🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vua Hàm Nghi Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Tên sách : VUA HÀM NGHI Tác giả : PHAN TRẦN CHÚC Nhà xuất bản : CHINH-KÝ Năm xuất bản : 1951 ------------------------ Nguồn sách : tusachtiengviet.com Đánh máy : alegan, khibungto, alittleNu, baothong158qt, kayuya, Skellig, truongquang0500, lion8, Anh9902, fathao, Kiểm tra chính tả : Ngô Thanh Tùng, anfat3, Tào Thanh Huyền, Vũ Thị Xuân Hương, Trần Ngô Thế Nhân Biên tập ebook : Thư Võ Ngày hoàn thành : 18/11/2018 https://thuviensach.vn Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE-4U.ORG Cảm ơn tác giả PHAN TRẦN CHÚC và nhà sách CHINH KÝ đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá. https://thuviensach.vn MỤC LỤC CÁI OAI TÀN CỦA VUA TỰ-ĐỨC ĐÀN HẶC NGUYỄN-VĂN-TƯỜNG, PHAN-ĐÌNH-PHÙNG BỊ TỐNG NGỤC TÔN-THẤT THUYẾT, CON HÙM XÁM CỦA TRIỀU-ĐÌNH HUẾ NGUYỄN VĂN-TƯỜNG ĐÔ ĐỐC COURBET BẮN VÀO CỬA THUẬN MỘT HÒA ƯỚC KÝ TRÊN VŨNG MÁU VUA HIỆP-HÒA CHỌN MỘT TRONG BA CÁCH CHẾT TRẦN-TIỄN-THÀNH BỊ GIẾT, TUY-LÝ-VƯƠNG BỊ ĐẦY VÔ QUẢNG-NGÃI NGUYỄN-VĂN-TƯỜNG ĐỊNH XÉ HÒA-ƯỚC 25 THÁNG TÁM VUA HÀM-NGHI : QUÃNG ĐẦU CỦA MỘT CUỘC ĐỜI LUÂN LẠC HAI MƯƠI BA THÁNG NĂM KINH THÀNH THẤT THỦ CHẠY RA QUẢNG-TRỊ TRONG KHI VĨNH BIỆT ĐƯỜNG ĐI CÔN ĐẢO NGUYỄN HỮU ĐỘ BỎ TÂN-SỞ, THUYẾT ĐƯA VUA RA BẮC ĐẢNG VĂN THÂN BỊ CHẸN ĐƯỜNG ĐỘNG-HẢI VUA HÀM-NGHI LÁNH SANG LÀO THỐNG-SOÁI DE COURCY LẬP VUA ĐỒNG-KHÁNH QUA ĐÈO QUI-HỢP VUA HÀM-NGHI XUỐNG CHIẾU CẦN-VƯƠNG LÊ TRỰC DẤY QUÂN Ở THANH-THỦY ĐỘI QUÂN MƯỜNG CỦA TRƯƠNG QUANG-NGỌC https://thuviensach.vn PHAN ĐÌNH-PHÙNG VÀ ĐINH NHO-HẠNH KHỞI BINH Ở VỤ QUANG CUỘC SĂN NGƯỜI TẠI QUẢNG-BÌNH TƯỚNG PHÁP DỤ LÊ-TRỰC HAI LÁ THƯ CỦA QUAN NGUYÊN ĐỀ-ĐỐC HÀ-NỘI NGUYỄN-PHẠM TUÂN MẮC PHẢN CHÀNG THANH-NIÊN TRÊN SÔNG NAI VUA HÀM NGHI BỊ BẮT TÔN THẤT ĐẠM TUẪN TIẾT TRƯỚC KHI LÌA NƯỚC 1889-1935 https://thuviensach.vn PHAN TRẦN CHÚC VUA HÀM NGHI Nhà sách Chinh-Ký 63B, Phố Sinh Từ – Hà-Nội XUẤT BẢN https://thuviensach.vn VUA HÀM NGHI của Phan-trần-Chúc do nhà sách Chinh-Ký xuất-bản, in lần thứ ba tại nhà in Vĩnh-Thịnh – Hanoi. https://thuviensach.vn CÁI OAI TÀN CỦA VUA TỰ-ĐỨC 1882-1883 – Về hai năm cuối đời Tự-Đức, lá cờ của triều Nguyễn ủ rũ, vì đã trải qua mấy phen thất-bại ở chiến trường. Lốt chân người Pháp dẫm lên gần khắp cõi Đông-dương. Bức đồ Việt-nam thoạt tiên bị cắt đứt ba tỉnh Biên-hòa, Gia định, Định-tường (5 tháng Sáu 1862). Ngày 25 tháng Sáu 1867, Nam-triều mất nốt ba tỉnh Vĩnh-long, Châu-đốc và Hà tiên. Thế là trọn xứ Nam-kỳ đã về tay người Pháp mà chỉ còn giữ lại có hai trăm mẫu ở hai xã Linh-chung và Tân-mỹ thuộc tỉnh Biên-hòa, làm của hương hỏa để tế họ Đỗ và họ Phạm là họ Từ-Dụ Thái-hậu, mẹ vua Tự-Đức.1 Trung và Bắc-kỳ tuy vẫn còn là của nhà Nguyễn, nhưng theo điều thứ ba, hiệp ước ngày 15 tháng Ba 1874 « vua An nam không được phép ký thương-ước với bất cứ một nước nào mà không hợp với thương-ước Pháp-Nam và mỗi lần giao-thiệp với một ngoại-quốc phải trình trước đại-biểu Chánh-phủ Pháp ». Nước Nam dồn lại chỉ còn có hai xứ là Trung, Bắc-kỳ. Hai xứ ấy lại cũng không được độc-lập hoàn-toàn. Vì ngoại giao của nó đã phải đi theo đuôi ngoại giao nước Pháp. Trong một nước tạm yên : Những trận đánh ở Bắc-kỳ thoắt đổi làm cuộc giao-thiệp hòa-bình. Nhưng vua Tự-Đức không chịu nổi cái mầm bảo-hộ của người Âu, nên quay về lối ngoại-giao cổ của nước Nam. Ngày 25 tháng Chạp 1880, Nam-triều đệ các đồ tiến cống sang nhà Thanh và gây mối https://thuviensach.vn giao-thiệp cũ với Trung-hoa, có ý mượn sức người Tàu để trừ người Pháp. Việc làm của vua Tự-đức trái với hiệp-ước Pháp-Nam. Ngày 13 tháng Ba 1882, Le Myre de Vilers là Thống-đốc Nam-kỳ có gửi một bức thư ra trách vua Tự-Đức. Cuộc xung-đột này chưa giải quyết thì lại xẩy ra việc Le Myre de Vilers cử Thiếu-tá Henri Rivière ra Bắc để án ngữ thành Hà-nội. Le Myre de Vilers hẹn Thiếu-tá Henri Rivière không được động binh. Quân Pháp đóng ở tô giới, quân Nam giữ trong thành. Bản ý Le Myre de Vilers là cho Thiếu-tá Rivière ra thị uy ở Bắc-kỳ để giúp thanh thế cho Rheinart, ngoại giao ủy viên Pháp trong lúc điều đình với Nam-triều ở Huế. Nhưng Henri Rivière vốn chủ chiến nên khi viết thư về Sài-gòn, có câu : « Lớp này chúng ta phải cố đứng vững ở Bắc-kỳ »2. Rồi y bắn vào thành Hà-nội, rồi y cướp thành. Được tin, Nam-triều tức giận. Rheinart, vì thế mà hỏng việc, phải rời Huế vô Sài-gòn. Hai tháng sau, ngày 19 tháng Năm 1883 thì Henri Rivière bị quân cờ đen giết ở ô Cầu-giấy (Hà-nội). Sợi giây giao thiệp đứt. Ngọn lửa chiến tranh vừa tắt, nhân cơ hội này lại bùng lên. Khi tin Henri Rivière bị giết về đến Paris, Nghị-viện lập tức bàn ngay việc phái viện-binh sang đánh An-nam và có gửi bức điện sau này cho chức Thống-đốc Nam-kỳ : « Toàn- https://thuviensach.vn thể nghị-viện bỏ phiếu thuận xuất tiền ra để đánh lấy Bắc-kỳ. Nước Pháp sẽ báo thù cho các thần tử ». Ngày 10 tháng Bẩy, Challemel Lacour, Tổng-trưởng bộ Ngoại-giao tuyên bố tại Hạ-nghị-viện : « Nếu chịu kiên nhẫn một chút thì quân ta cũng có thể giữ được Hà-nội mà chờ viện binh. Song vì quá can đảm nên quân ta không nhịn được chiến tranh mà chủ-tướng bị hại ». Kinh thành Huế đón cái chết của Henri Rivière một cách khác hẳn. Dân chúng và quan quân cùng vui mừng về cuộc thắng trận ở Bắc-hà. Quân và dân cùng tưởng tượng như một trận Cầu-giấy đã trừ cái ách cho nước Nam và sau khi đã giết Henri Rivière thì người Pháp không bao giờ dám bén mảng đến bờ cõi nước mình nữa. Trong Triều, vua Tự-Đức tuy đang ngọa bệnh nhưng cũng cố gượng ngự triều. Giữa sự hoan-hỉ của triều-đình. Binh-bộ thượng-thư Trần Tiễn-Thành tỏ ra ý bất-bình. Thành phản đối việc mở yến tiệc để khao cuộc thắng trận ở Bắc-kỳ, nói : « Trận tuy thắng nhưng phỏng có ích gì. Giết Henri Rivière mới là trừ được một người thù. Nhưng rồi đây sẽ có trăm ngàn người Pháp khác thay cho Henri Rivière. Trận ô Cầu giấy không lợi gì hết mà chỉ hại cho việc giao thiệp của hai nước sau này. Mai mốt quân Pháp lại kéo ra đánh lấy Hà-nội, rồi dần dần, lấy cả thành Huế này nữa thì quân ta chống sao được »… Tôn-thất-Thuyết tức giận, chê Trần Tiễn-Thành là hèn nhát. Ý Thuyết muốn đánh, đánh đến kỳ cùng. Nếu nước https://thuviensach.vn Pháp mang thêm quân sang đánh lấy Bắc-kỳ mà quân ta xét không chống nổi thì xin quân cứu viện của Tàu. Hai bên không đồng ý, cãi nhau kịch liệt. Trần Tiễn-Thành : « Tôi là người Tàu, lẽ tự-nhiên là tôi phải nói hay cho nước Tàu. Song cứ xét ở thực-sự thì quân Pháp tuy ít nhưng tinh nhuệ, lại có khí giới chỉnh bị. Quân Tàu và ta tuy đông nhưng không có thao luyện. Quân Tàu tôi dám chắc rằng không thể thắng được quân Pháp ». Tôn-thất-Thuyết không bàn nữa, phủi áo đứng dậy, nói : « Ông là người Tàu mà ông khinh nước Tàu. Không biết nhục ! ».3 Trần Tiễn-Thành nguyên là giòng giõi người Tàu vì không phục nhà Thanh và muốn mưu đồ khôi phục lại nhà Minh, nên trốn sang Việt-nam. Trần Tiễn-Thành là người có thao lược nên được triều-đình Huế tin dùng. Hiện Trần đã được phong đến chức Văn-minh-diện Đại-học-sĩ, lĩnh Binh-bộ Thượng-thư. Xét quân mình, mỗi lần đánh là một lần bại, Trần cho việc giao-chiến với nước Pháp là không thích thời nên thường khuyên vua Tự-Đức nên giảng hòa. Nhưng, phần vì quân địch vô cố gây sự, phần vì trong triều số đông chủ chiến, nên vua Tự-Đức trước sau vẫn do dự, không dám quyết là nên chiến hay nên hòa. Nhà vua lại nhân lúc bệnh nguy nên việc nước đành chịu bỏ cho mấy vị quyền thần. Hai đảng, chiến do Nguyễn-văn Tường và Tôn-thất-Thuyết chủ trương và hòa, do Trần-tiễn Thành đứng đầu, nhân sự suy nhược của nhà vua mà kéo vây cánh, chia ra làm hai phái phản đối nhau. https://thuviensach.vn Phái muốn giảng hòa với Pháp, phái định đánh nhau đến kỳ cùng. Hai phái hai chính-kiến. Vậy nếu nói chung cả đoàn thể thì, triều-đình Huế cũng như vua Tự-đức trước khi lâm chung không có chính kiến gì hết. Nước Việt-nam như con thuyền trôi trên giòng nước chẩy mạnh, các thủy thủ vì tranh nhau tay lái nên không biết lái về phương nào. Giữa lúc bối rối đó, vua Tự-Đức thăng hà : 19 tháng Bẩy 1883. https://thuviensach.vn ĐÀN HẶC NGUYỄN-VĂN-TƯỜNG, PHAN ĐÌNH-PHÙNG BỊ TỐNG NGỤC KHI lâm chung, vua Tự-Đức cho triệu Trần-tiễn-Thành, Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất-Thuyết đến trước long sàng để ký-thác Thụy-Quốc-Công Ưng-Chân là người theo ý muốn của vua Tự-Đức, sau này được kế vị. Nguyên vua Tự-Đức không có con, có nuôi ba người cháu là Ưng-Chân tức Dục-Đức con trai Kiến-thụy Công Hồng-Y (con thứ tư vua Thiệu-Trị) và Ưng-Kỵ tức Chánh Mông, Ưng Đăng tức Dưỡng Thiện là con Kiên-Thái Vương Hồng-Cái (con út vua Thiệu-Trị). Hồng-Y mất trước khi thành Huế thất thủ. Kiên-thái Vương thì chết một cách không ngờ vào năm 1875. Một buổi sáng người nhà thấy Vương chết ở trong giường, cổ có một vết thương và nằm cạnh một con dao cạo. Người ta nói Kiên thái-Vương có máu điên nên mấy hôm trước đi chơi thuyền đã chực nhảy xuống sông. Song những lời đó, nhiều người cho là không đúng và ngờ rằng Vương bị ám sát. Sợ các quyền thần không tôn Thụy quốc-công theo như di chúc, vua Tự-Đức lại muốn mượn oai-quyền của hai vị Hoàng-thúc Thọ-xuân-Vương Mân-Định và Tuy-lý Quận vương Mân-Trinh để kiềm-chế Nguyễn-văn-Tường và Tôn thất-Thuyết. Trong di chiếu, vua Tự-Đức nói : « Thọ-xuân-Vương Mân Định và Tuy-lý Quận-vương Mân-Trinh là những bậc lão https://thuviensach.vn thành có đức hạnh mà xưa nay trẫm vẫn kiến trọng. Sau này hai khanh nên vì trẫm mà ngăn ngừa những việc quá lạm về triều-chánh ». Lời vua Tự-Đức có làm cho Thọ-xuân-Vương và Tuy-lý Quận-vương được vị nể. Nhưng binh quyền và chánh quyền đã về cả tay Tôn-thất-Thuyết và Nguyễn-văn-Tường. Hai vị Hoàng-thân đành thúc thủ mà nhìn những hành-động chuyên-chế của Thuyết và Tường. Không những thế, tính mệnh hai người sau này lại còn gửi ở trong tay Tôn-thất Thuyết. Thụy Quốc-công Dực-Đức lên ngôi. Trong di chiếu của vua Tự-Đức đọc ở triều có câu : « Hoàng trưởng-tử4nay đã khôn lớn, nhưng có tính dâm đãng nên chẳng được tốt5. Tuy vậy nước có vua lớn là phúc cho xã tắc, nếu bỏ biết lấy ai thay ? » Dục-Đức nghe mấy câu ấy, không bằng lòng, nói riêng với ba vị phụ chánh, xin bỏ tám chữ, rồi hãy thông lục ra các tỉnh. Thành không trả lời, Tường và Thuyết thì nhất định không nghe. Dục-Đức tức giận, nói quả quyết rằng thế nào cũng trả thù được mới nghe. Biết vậy, Tường, Thuyết mới xướng lên việc phế, lập. Trần Tiễn-Thành bất-đắc-dĩ phải theo. Rồi cả ba người cùng vào cung, xin Từ-Dụ Thái-hậu bỏ Dục-Đức mà lập Lãng Quốc-công Hồng-Dật là con út vua Thiệu-Trị (em vua Tự-Đức). Tường, Thuyết khép Dục-Đức vào ba tội : 1. Đòi bỏ bớt lời di chiếu. 2. Đương có tang mà mặc áo sặc sỡ. https://thuviensach.vn 3. Dâm đãng và thích ăn ngon. Liền đó, Dục-Đức bị tống ngục ! Trước khi chết, ông đã trải qua một hồi cơ cực. Theo lệnh Tôn-Thất Thuyết, giám ngục không cho ai được mang thức ăn hoặc uống dâng vua. Nhưng may có vị quan nhỏ thương tình chủ cũ, nhân một khe ngạch, ngày ngày đút một nắm cơm vào cho Dục-Đức dùng. Muốn cho nhà vua khỏi khát, vị quan ấy phải xấp nước một cái áo cũ đút vào khe ngạch Dục-Đức vắt nước ở trong áo ấy ra mà uống. Nhờ ơn vị quan kia, Dục-Đức sống thoi-thóp được ít ngày. Sau mưu cơ bại lộ. Tôn-Thất Thuyết cho lấp khe lại. Dục-Đức chết đói. Đình thần phần nhiều bất bình về việc phế Dục-Đức, nhưng không ai dám phản đối, sợ gây thù với bọn quyền thần. Đô-sát-viện có quyền đàn hặc, nhưng trong 16 quan Ngự-sử tại Đô-sát-viện thì vây cánh Tôn-Thất Thuyết có tới 6 người. Tuy vậy, Đô-sát-viện cũng cử Phan-đình-Phùng trỉ-trích Nguyễn-văn-Tường và Tôn-Thất Thuyết. Có người báo trước, Tường cho quân mai phục sẵn. Khi họp quần thần, Tường cứ lẳng lặng để cho Phan-đình-Phùng phân trần. Nhưng Phan vừa nói dứt lời thì Tường liền ra hiệu. Quân mai phục bốn phía đổ ra, trói Phan-đình-Phùng mà hạ ngục. Bảy hôm sau khi vua Hiệp-Hòa lên ngôi, Phan-đình-Phùng mới được tha, nhưng bị lột hết chức tước. https://thuviensach.vn Phan người làng Đông-Thái phủ Đức-thọ tỉnh Hà-tĩnh, đỗ Đình-nguyên đời hoàng-giáp Tự-Đức và làm quan đến chức Ngự-sử. Sau khi ra khỏi thành Huế, Phan liền lui về lập ấp ở Vũ quang, giáp giới hai huyện Hương-sơn và Hương-khê (Hà tĩnh). Ông chiêu mộ hào-kiệt các nơi, phái người xuất dương du-học và khởi quân cần vương chống nhau với quân Pháp dữ dội trong mấy năm 1892-1895. Phan giữ bốn tỉnh phía Bắc, tổ chức quân đội rất có trật tự. Quân phục của quân Phan-đình-Phùng giống như quân phục của lính khố xanh, dùng súng kiểu 1874 do Phan-đình Phùng chế lấy, nhưng khác súng của người Pháp có hai chỗ là cò yếu và trong lòng súng không có khe nên đạn bắn không được xa. Tuy vậy quân Phan cũng đã giết hại rất nhiều quan quân đi đánh dẹp. Về việc Phan-đình-Phùng, Đại-úy Gosselin viết : « Những việc cũ lại lần lượt xẩy ra : quan đại-biểu của triều-đình Huế bị bắt và bị giết, thành bị cướp, làng bị phá, cuộc khủng-bố lan ra khắp vùng trong ba năm trời. Cuối năm 1895, cuộc chống-chọi kém và không có vẻ thống nhất ; vì một cái dấu hiệu bề ngoài rất tầm thường, người ta biết đích là Phan đình-Phùng đã chết về bệnh lỵ và lao-lực nhiều quá vì phải lẩn-lút ở trong rừng để tránh quân Pháp luôn luôn tầm-nã. Xác ông bị Nguyễn-Thân quật lên đưa về nguyên quán ở Hà tĩnh, ngay phía dưới dồn Linh-cảm. Tới nơi, quan quân thiết thiêu-đàn rồi rội dầu hỏa vào đốt cho đến khi xương thịt cháy hết mới nhặt tro mà rắc xuống sông. Các đồng-chí của ông, người nào không chạy qua Lào mà trốn thoát sang Xiêm đều https://thuviensach.vn bị bắt giải về Huế xử-tử ». https://thuviensach.vn TÔN-THẤT THUYẾT, CON HÙM XÁM CỦA TRIỀU-ĐÌNH HUẾ THUYẾT là người thế nào mà đã gây được cuộc khủng-bố tại triều-đình Huế, đã đóng vai Thủ-tướng độc-tài ở một thời đại mà người ta còn hết sức tôn-trọng quân-quyền. Tôn-Thất Thuyết, người trong hoàng-phái, sinh năm 1835 tại Huế. Xuất thân là võ-tướng, trải qua nhiều cuộc chinh chiến, Tôn-Thất Thuyết lần lượt lên đến chức Phụ Chính đại thần. Sau khi Trần Tiễn-Thành bị hành-thích, Thuyết kiêm cả chức Binh-bộ Thượng-thư. Thế là binh quyền và chánh-quyền của Nam-triều thu cả trong một tay Tôn-Thất-Thuyết. Năm vua Tự-Đức băng-hà, Thuyết đã gần 50 tuổi, nhưng coi còn rất tráng-kiện. Theo lời thuật thì « Tôn-Thất Thuyết giỏi về võ nghệ, tính hung hãn và ham hoạt-động ; người vạm vỡ, bụng hơi bệu, đầu cạo trọc nên đội khăn khó. Người trong thời thường khen Thuyết là không ưa những lối trang sức bề ngoài ». Lời phê-bình ám hợp với những hành động của Thuyết khi ra dẹp giặc ở Bắc-kỳ. Người ta thuật lại, khi ở Bắc-ninh, quân Thuyết đóng ở phương nào thì phương ấy phải lặng như tha ma. Những tiếng động, không cứ là trống mõ hay giun dế đều làm cho Thuyết tức giận. Cho nên quân Thuyết đi đến đâu thì thôn dân lập tức phải đập chết gà, chó, hoặc mang đi gửi nơi khác, chờ cho Thuyết đi khỏi rồi mới mang về, không thế, tất https://thuviensach.vn bị trọng tội. Một hôm Thuyết ra chơi ngoài phố, chợt thấy một đứa bé đang chửi mẹ, Thuyết đứng lại xem và hỏi tuổi đứa bé. Mẹ nó thưa là nó lên 6 tuổi. Ngồi vào mâm cơm ăn, đứa bé vừa trở đầu đũa thì bị Thuyết sai lính mang ra chém, cho rằng đứa bé đã khôn (biết trở đầu đũa) mà còn chửi mẹ là bất hiếu ! Tại Huế, Thuyết giết không biết bao nhiêu mạng người. Người ta nghiệm thấy rằng sáng nào Thuyết vui vẻ ra hầu thì không xảy ra sự gì. Nhưng sáng nào, Thuyết ra ngồi công đường mà mặt đã cằm cặm, ngồi khom khom có vẻ tức giận thì hôm ấy ít nhất cũng có một người bị Thuyết chém. Cái tính hiếu sát làm cho khắp đình thần phải sợ oai vũ của Thuyết. Nhất là quyền của Tôn-Thất-Thuyết lại tăng lên đến cực điểm, từ sau khi vua Tự-Đức thăng hà. Một viên hành-tẩu bộ Binh tên là Chuyên tình cờ bị Thuyết bắt được đang đọc một câu phong-dao nói xấu Thuyết, lập tức bị Thuyết sai đao-phủ-thủ mang ra chém, không ai dám xin mà dù ai xin cũng không được. Nguyên thời bấy giờ có một câu phong-dao rất thịnh hành, mà ngày nay người Huế cũng chưa quên, là : « Nước Nam có bốn gian-hùng : Tường gian, Viêm dối, Khiêm khùng, Thuyết ngu6lại thêm hai thằng vũ phu : Đề Đức, Đề Soạn dương mu chịu đòn ».7 Trong sáu người bị kể ở câu phong-dao này thì Tôn-thất Thuyết là người bị mạt xát hơn cả. Người bấy giờ thường khinh lối võ đoán của Tôn-Thất https://thuviensach.vn Thuyết, cho Thuyết xuất thân ở nơi quân ngũ, không đủ trí thức làm những việc có ý nghĩa như các quan văn. Lời xét đoán đó theo ở sự ham chuộng khoa cử trong hồi bấy giờ. Nhưng nếu phán đoán cao lên một bậc nữa, thì cái bệnh ham giết người của Thuyết tuy đáng trách, nhưng chánh sách độc đoán của Thuyết cũng không nên vin vào sự thất bại mà chê. Mấy năm sau cùng, vua Tự-Đức đã mất hết nghị lực phấn đấu. Triều thần thì kẻ chủ chiến, người chủ hòa, nhưng dù chiến hay hòa, hai phái cũng chỉ vật nhau bằng lưỡi, chứ không ai chịu hành động gì cả. Mấy ông vua kế vị vua Tự Đức thì, đối với triều đình chưa có oai quyền, với thần dân không đủ tín nhiệm. Vậy trong triều tất phải có một người có định kiến. Người ấy là Tôn-Thất Thuyết. Mà muốn cho cái định kiến kia có thể thực hành được thì thế tất phải trừ những người không đồng ý với Thuyết. Triều thần, người nào chủ hòa đều bị coi là thù chung của nước Nam và thù riêng của Tôn-Thất Thuyết. Không những Thuyết không để cho phái phản đối mang cái tư tưởng hòa bình ra thực hành mà lại còn lấy uy vũ bưng miệng mọi người, cấm không ai được phát biểu tư tưởng ấy. Thuật việc về thời bấy giờ, một bạn đồng liêu với Tôn Thất Thuyết là Huỳnh-Côn nói : « Chúng tôi sợ lối xử trí ấy không biết nhường nào nên trăm miệng đều kín như bưng. Các quan liêu nếu có bàn tán điều gì thì phải đóng kín cổng và giữ cực kỳ bí-mật ». https://thuviensach.vn Tuy vậy, trong giới nào cũng có tai mắt của Tôn-Thất Thuyết, vì vây cánh của Thuyết cực đông. Cho nên một vị Án-sát là Tôn-thất Bá ở Bắc-kỳ vô Kinh chỉ nói có một câu : « Sức người Pháp mười phần, ta chỉ có hai phần » cũng đến tai Thuyết ngay. Cách mấy giờ sau Tôn-Thất Bá bị bắt, trói và giam tại ngục Phù-thừa mãi đến khi người Pháp hạ thành Huế (1885) mở cửa ngục Tôn-Thất Bá mới được ra khỏi. Không chịu nổi cái không khí chuyên chế của Tôn-Thất Thuyết, Trần-Tiễn Thành xin cáo về, triều-đình không thuận, Trần phải từ chức Binh-bộ Thượng-thư, lui về Quốc-sử-quán. Tôn-Thất Thuyết là một tử thù của nước Pháp. Nhưng người Pháp đối với Thuyết chỉ có oán với trọng, mà không có khinh. Các sĩ quan Pháp dự việc hạ thành Huế hầu hết khen ngợi lối tổ chức quân đội của Thuyết và nhận rằng quân An-nam thua là vì khí-giới kém chứ không phải xếp đặt vụng. Về việc làm của Tôn-Thất Thuyết, lại cũng những sĩ quan ấy nói : « Những việc bạo-động mà Tôn-Thất Thuyết làm nhiều khi thúc giục bởi tấm lòng chân thành yêu nước ». Khi Tôn-Thất Thuyết chết ở Long-châu (1913), người Tàu viếng ông đôi câu đối sau này : « Thù Nhung bất cộng đái thiên, vạn cổ phương danh lưu Tượng-quận ; Hộ giá biệt tầm tĩnh địa, thiên niên tàn cốt ký Long-châu ». Thù ngoài không đội trời chung, muôn thuở tiếng thơm ghi Tượng-quận8; Giúp chúa riêng tìm cõi thác, ngàn năm xương bạc gửi Long châu.9 https://thuviensach.vn NGUYỄN VĂN-TƯỜNG TRONG Việt-sử, cái tên thường đi liền với Tôn-Thất Thuyết là Nguyễn Văn-Tường. Tuy vậy, hai người chỉ liên lạc với nhau đến hết ngày mồng 5 tháng bảy năm 1885. Sau khi người Pháp hạ thành Huế thì Thuyết đưa vua Hàm-Nghi đi trốn, lo khôi phục lại cơ đồ mà Tường thì chạy sang phía địch để cầu lấy cái phú-quý mà thực ra Tường không được hưởng. Nguyễn Văn-Tường, người xã An-xá-trung, tỉnh Quảng trị, sinh năm 1820. Sinh ở một nhà bình dân. Tường ham học, có nghị-lực, năm 1852 đỗ cử nhân. Được bổ làm Hành-tẩu bộ Hình (1854), rồi ra tri huyện Quỳnh-lưu. Năm 1857, Tường giữ chức tri-phủ Lương-giang. Hai năm sau, trở về bộ Công rồi ra Án-sát Thanh-hóa. Năm 1862, Tường lại quay về Huế làm biện lý bộ Công. 1863, cha chết, Tường về quê chịu tang. Tiếp lại mẹ chết, nên mãi đến năm 1865, Tường mới lại quay vào làm Phủ doãn Thừa-thiên. Nhưng được một năm thì Tường có lỗi, bị giáng chức. Năm 1866, Tường bị cử ra làm chức Khâm-phái ở Quảng trị ; 1873, Tường đột nhiên được thăng Hữu-tham-tri bộ Lễ, cử vô Saigon, tiếp lại ra Bắc điều-đình với Ngoại-giao ủy-viên Pháp Philastre để lấy lại mấy tỉnh Bắc-kỳ mà đại-úy Francis https://thuviensach.vn Garnier đã chiếm được. Năm 1874, Tường được vua Tự-Đức cho toàn-quyền ký hòa ước với nước Pháp. Nhân đấy, Tường được người Pháp tặng Đệ-nhị-đẳng Bắc-Đẩu bội-tinh và vua Tự-Đức phong cho tước Kỳ-vĩ bá và quyền chức Thượng-thư bộ Hộ, xung Cơ-mật viện Đại-thần, kiêm cả việc giao-thiệp với nước Pháp cho đến năm 1881. Khi vua Tự-Đức băng hà, Tường được đứng đầu hàng phụ-chánh. Lần lượt leo đến bậc sau rốt trên bước thang sĩ-hoạn, Tường tỏ ra là người có mưu-trí, nhẫn nhục và thức thời. Khi thất thế, bị đuổi về Quảng-trị (1866), Tường làm công việc của kẻ bị đày ải cũng kiên nhẫn như khi ngồi ghế Phủ-doãn Thừa-thiên. Cho nên vua Tự-Đức thương mà phục chức cho ở triều đình Huế. Mười hai tháng phát lưu ở Quảng-trị giúp cho Tường xem xét rành mạch nơi này. Khi vua Tự-Đức gia cho Tường xây thành Tân-sở làm hậu thuẫn cho triều đình Huế phòng gặp sự biến nguy Tường vẽ kiểu, rồi Tường lại đứng đốc công, không nề gì khó nhọc. Chỗ đáng trách hơn hết là Tường đã nhị tâm. Sau khi vua Tự-Đức mất, người ta ngờ rằng Tường muốn nhờ sức ủng hộ của quân Pháp mà lập con mình lên làm vua. Nhưng trong triều còn có các vị hoàng thân có quyền thần và nhất là có Tôn-Thất Thuyết nên Tường về cánh với Thuyết, cũng chủ chiến như Thuyết, chủ đích mượn tay Thuyết để trừ những người có thể làm trở ngại cho việc mình. https://thuviensach.vn Nguyễn Văn-Tường lại trở về nghề làm thuốc, đi lại trong cung, được Từ Dụ Thái-hậu tin dùng. Quyền của Từ Dụ Thái hậu ở Huế không kém gì quyền Từ-Hi Thái-hậu, nhà Mãn thanh. Trong được lòng Thái-hậu, ngoài dựa vào thế lực Tôn Thất Thuyết, Tường tự ý lập và bỏ vua. Tống ngục Dục-Đức, giết vua Hiệp-Hòa, đày Tuy lý Vương, giết Trần Tiễn-Thành. Mấy việc đều do Tôn-Thất Thuyết làm, nhưng chủ mưu ở Nguyễn văn-Tường. Trong câu phong-dao « Tường gian, Thuyết ngu » người đương thời muốn chỉ rằng Thuyết bị lợi dụng mà không biết. Cái thái độ mờ ám của Nguyễn văn-Tường đến khi thành Huế thất thủ thì rõ rệt ra ngay. Tôn-Thất Thuyết bị thất bại, đưa vua Hàm-Nghi đi trốn, Tường lẻn ra hàng. Nhưng cũng chẳng giúp nổi được việc gì cho chủ mới, Tường bị Thống soái De Courcy đày ra Côn-đảo với Phạm Thận-Duật và Tôn-Thất Đính là cha Tôn-Thất Thuyết. Sau Tường bị chuyển sang đày ở Tahiti, hằng năm Chánh phủ trợ cấp 60.000 quan. Nhưng vừa tới Papeiti là một hải cảng của Tahiti thì Tường chết. Hài cốt được đưa về táng ở Quảng-trị. https://thuviensach.vn ĐÔ ĐỐC COURBET BẮN VÀO CỬA THUẬN DỤC-ĐỨC bị phế, Tường và Thuyết tôn Lãng Quốc-công là con út vua Thiệu-Trị lên làm vua lấy hiệu là Hiệp-Hòa. Triều thần không ai dám phản kháng gì hết. Phan đình-Phùng bị tống ngục và làm thất-đảm tất cả mọi người. Quần thần đành phải ngậm miệng đứng nghe Nguyễn trọng-Hiệp, Lại-bộ thượng thư đọc tờ chiếu của Từ-Dụ thái-hậu lập vua mới. Vua Hiệp-Hòa, một thi sĩ ưa cái thú ngâm hoa vịnh nguyệt hơn là miếng đỉnh chung. Các triều thần phải đến tận phủ riêng của ông ở Kim-long nài ép ông mới chịu về cung, để gánh lấy một cái trách nhiệm mà tự ông cũng biết là nguy ngập. Việc Lưu Vĩnh-Phúc (Cờ-đen) giết thiếu tá Henri Rivière ở Sơn-tây gây một mối thù giữa hai nước Pháp, Nam. Cuộc chiến tranh mà Tôn Thất Thuyết cùng phái ông mong mỏi từ trước đến giờ, tất phải có. Chánh phủ Pháp quả quyết chinh-phục nước Nam. Trong bài diễn văn đọc tại Hạ nghị-viện Pháp ngày 10 tháng Bẩy 1883 Challemel Lacour, Ngoại giao tổng trưởng : « Trước kia cũng tưởng cử đặc biệt ủy viên sang để nhắc cho vua Tự-Đức thi hành hiệp-ước 1874. Nhưng nay quân Cờ-đen đã rõ rệt là quân vua Tự-Đức ; vua Tự-Đức là thù của nước Pháp. Ủy viên ấy đã phải gọi về và nay phải giải quyết việc Viễn-đông bằng chiến tranh. Sẽ có một người am hiểu xứ https://thuviensach.vn Bắc-kỳ đứng chỉ huy : Người ấy được cử làm Chánh-phủ ủy viên và đã tiếp các mệnh lệnh của Chánh phủ ! » Người mà Lacour nói là Harmand. Ông này trước là y-sĩ ngạch Hải-quân tới Bắc-kỳ lần đầu năm 1845 và đã đứng chỉ huy đội quân hạ thành Nam-định. Harmand được Chánh-phủ Pháp ủy cho toàn quyền đối phó với nước Nam. Các võ quan đánh phá nơi nào phải bàn trước với ông và phải do nơi ông mới giao thiệp được với Chánh-phủ Pháp. Ngày 16 tháng tám 1883, hải quân Pháp do thủy-sư Đô đốc Courbet chỉ huy tới Đà-nẵng (Tourane). Hải đội gồm có hai thiết giáp hạm : Bayard và Atalante ; một vận tải : Annamite ; hai tuần dương hạm : Drace, Chateau Renaud ; hai pháo thuyền : Vipère và Lynx. Harmand và De Champeaux đóng trên thiết giáp hạm Bayard. Khi hải-đội Pháp tới cửa Thuận, Courbet liền phái một sĩ quan đáp thuyền nhỏ đưa tối-hậu-thư vào cho Chánh-phủ Nam-triều, hẹn đến chiều 18 tháng tám nếu Triều-đình Huế không chịu nộp cho quân Pháp các pháo đài (đồn) ở cửa Thuận-an thì Đô-đốc khai chiến. Lá thư cấp bách làm cho Triều-đình hoảng sợ. Phái chủ hòa muốn nộp phắt ngay cửa Thuận cho quân Pháp để giữ thế bình yên. Vua Hiệp-Hòa thì do dự. Nhưng Tôn-Thất Thuyết nhận thư một cách thản-nhiên ! Ngay hôm đó, ông cùng với con trai là Tôn-Thất Đảm https://thuviensach.vn thân đốc thúc đại quân chở thêm súng khoa-sơn ra các đồn hiện còn chưa chỉnh bị. Tôn-Thất Thuyết vốn dự bị cuộc tranh đấu ở cửa Thuận an đã lâu. Vì cửa biển này là cái ngõ của kinh thành Huế. Nếu cửa Thuận mất thì địch quân có thể theo giòng sông Thuận an mà áp và đến tận kinh thành. Biết thế hiểm, trong mười năm liền Tôn-Thất Thuyết đã cho xây pháo đài ở cửa bể và hai bên vệ sông. Những pháo đài ấy có súng ống, có kho đạn và có một hàng đại bác dàn mặt. Pháo đài xây trên bãi cát, đứng ngoài biển nom vào, lồ lộ như những trái núi con. Trong khi quân Pháp dự bị hạ thành Thuận-an thì Tôn Thất Thuyết cũng đã chờ sẵn để tiếp chiến. Ngày 18 tháng Tám, hai bên cùng nóng lòng chờ cho chóng tối và cùng tự tin rằng thắng sẽ về mình và cuộc chiến tranh này sẽ giải quyết được vấn đề Việt-nam. 5 giờ rưỡi chiều, hạn phúc thư của triều đình Huế hết. Một trái đạn đại bác đi theo với tiếng nổ từ ngoài biển gieo mạnh vào đồn Hải đài. Tiếp đến, trái thứ hai, thứ ba. Năm phút sau, tiếng đại bác liên thanh. Đạn như mưa rội xuống Hải-đài, một cái thành kiên cố của Nam-triều ở phía Bắc cửa Thuận-An bị bọc trong màn khói. Đáp lại món quà của hải quân Pháp, quân Việt-nam từ trên đồn dùng súng Khoa-sơn bắn đạn lớn về phía hai chiếc thiết giáp hạm Bayard và Atalante. Mặt nước yên lặng của https://thuviensach.vn cửa Thuận-an phút chốc đã thành cái mồ chung cho mấy ngàn chiến sĩ. Cửa Thuận-an như một cái ngõ hẻm phía Bắc có đồn Hải đài, phía nam có Hà-nhuận. Phía trong đồn Hải-đài có một Ngự lâu. Chốn này bị cuộc chiến tranh đổi thành pháo đài. Trước lầu Nam quân đặt một giẫy 4 khẩu thần-công. Đội quân nhỏ ấy làm cho hải-quân Pháp phải kinh ngạc, nó không chịu kém quân Pháp một viên đạn nào ! Không những hai lần nó bắn trúng pháo thuyền Vipère đỗ ở phía trong, mà lại còn bắn tràn ra thiết giáp hạm Bayard đỗ ở ngoài khơi xa lắc. Tiếp với Hải-đài, đồn Hà-nhuận của Nam quân cũng bắn liên thanh. Chỗ yếu của quân Nam là súng của mình toàn một hạng súng đồng bắn bằng đạn đặc và lắp vô đằng miệng, sức đi yếu quá, phần nhiều rơi xuống bể. Súng của hải-quân Pháp đúc theo kiểu mới (sau hồi Pháp-Phổ chiến tranh) bắn có hiệu lực hơn, làm cho Nam quân chết hại cực nhiều. Nhưng khuyết-điểm chẳng làm giảm nhuệ-khí của Nam-quân. Một người lính này chết lập tức có một người lính khác ra thay, xác nọ chồng lên xác kia, các chiến sĩ như đã thề cùng nhau ở cửa Thuận. Đêm 18, Nam-quân lại có thêm viện binh từ Huế kéo ra. Suốt hai ngày 19 và 20, cuộc tranh đấu kịch-liệt một cách không ngờ ! Nhưng đang đêm, quân Pháp xuất kỳ bất ý đánh chẹn ngang đồn Hải-đài. Sau một loạt súng từ mặt bể đưa vào, https://thuviensach.vn Nam-quân chết gục cả xuống ngay miệng súng. Sáng 21 tháng tám, hai pháo-thuyền Vipère và Lynx của Pháp xông vào hải-khẩu đồn Hải-đài đã im tiếng súng. Nhưng về phía nam, đồn Hà-nhuận vẫn bắn. Rồi các đồn Hạp-châu, Cồn-sơn, Hi-dụ, Lộ-châu, Phổ-lợi cũng tiếp với đồn Hà-nhuận mà bắn vào pháo thuyền của địch-quân. Thế đã kém. Kho đạn trên đồn Hạp-châu lại bị nổ. Nam quân núng. Thừa thắng, Thủy-sư Đô-đốc Courbet ra lệnh bắn chặn vào hai bên hải-khẩu, rồi kéo lên bộ. Những chông mà Nam triều cắm chìm trên bãi cát, trước tưởng có lợi, nhưng dưới đế giầy của lính Pháp nó chẳng có hiệu lực gì. Quân Pháp cướp luôn mấy đồn trên cửa Thuận-an. Công xếp đặt của Nam-triều trong mười năm rút lại bị Hải-quân Pháp phá vỡ trong ba buổi. Trong bảy pháo-đài lớn giữ cửa Thuận-an có một đồn, khi quân Pháp đến vẫn chưa xây xong. Đồn ấy là Cồn-cỏ do một vị quan là Trần-tiếp-Thành đứng đốc công phía tây đồn vẫn bỏ ngỏ để chịu đạn của quân Pháp. Việc phòng thủ cửa Thuận là một công cuộc lớn của Nam triều. Tổ chức việc che chở cho bờ cõi phía Đông, Nam-triều đã chẳng ngại tốn của, tốn công. Nam-quân có vì khí giới kém mà bị thất bại, nhưng cái khí hào-hùng còn phảng phất ở cửa Thuận-an, trên bãi cát trắng đã chôn mấy ngàn tử-sĩ.10 https://thuviensach.vn MỘT HÒA ƯỚC KÝ TRÊN VŨNG MÁU HẢI QUÂN Pháp đã chiếm được đồn Hải-đài, ở phía bắc cửa Thuận. Những thành-trì kiên cố của đồn này và Ngự-lâu, thốt thành ra những bức tường mạnh-mẽ để che-chở cho địch quân. Chiếc cầu lớn của Chiêu-thương cục11là một công ty buôn của người Tầu ở cửa Thuận bị người Pháp dùng làm cầu đổ bộ cho pháo binh. Binh-sĩ Pháp chỉ chịu khó đẩy mấy ngàn xác chết của Nam-quân ở đồn và trụ-sở Chiêu-thương cục ra là đủ có một đồn Hải-quân rộng rãi. Phía nam, các đồn Hà-nhuận, Hạp-châu, Lộ-châu, Cồn sơn, Cồn-cỏ, Hi-dụ và Phổ-lợi vẫn cố chống. Nhưng những tiếng súng lẻ tẻ bắn vào chỗ hư không như báo cho bên địch biết rằng Nam quân đã vì sự nghèo khí-giới, nghèo đạn dược mà nghèo luôn cả sự hăng hái hy-sinh cho bờ cõi. Mấy giờ liền, các đồn ở cửa Thuận đồng thời dâng biểu về triều xin viện binh. Nhưng kho tàng đã cạn, cũng như cái chí phấn đấu của một nửa triều đình đã chết ngay từ khi chưa có cuộc chiến tranh. Vua Hiệp-hòa thiết triều, các đình thần đều chủ hòa. Ngay tối 21 tháng tám, Nam triều cử Lại-bộ thượng thư Nguyễn-trọng-Hợp ra cửa Thuận xin đình chiến. Muốn cho điều đình được dễ dàng triều đình cử thêm cố Gaspard (cố Kim Long) cùng đi với quan Lại-bộ thượng-thư. Nguyễn-trọng-Hợp ra đến cửa Thuận thì trời đã tối xẫm. Ông hạ lệnh cho các đồn Nam đình bắn. Nhưng ngoài biển, từ các chiến hạm của quân Pháp đạn vẫn vun vút bay vào. https://thuviensach.vn Nguyễn-trọng-Hợp và cố Kim-Long khi xuống thuyền phải đốt đuốc và viết mấy chữ « miễn chiến » vào vải trắng căng lên mạn thuyền. Tới Hải-đài là đồn quân Pháp đã chiếm được, Nguyễn trọng-Hợp và cố Kim-Long xin giảng hòa với đại biểu Pháp Harmand. Harmand ưng đình chiến trong 48 giờ, nhưng bắt triều đình Huế phải thi hành ngay mấy điều : 1. Nam-quân phải rút ngay ra khỏi 7 đồn chính và 5 đồn phụ ở dọc sông, từ kinh thành ra cửa Thuận và hủy bỏ thuốc súng ở 12 đồn ấy. 2. Triệt bỏ những chông cắm ở hai cửa sông Thuận-an. 3. Trả lại quân Pháp hai chiếc tầu do nước Pháp giao cho vua Tự Đức theo như hiệp ước 1874 và trả lại luôn cả chiếc « Scorpion » là pháo thuyền mà quân Nam đã chiếm được của Francis Garnier. Nguyễn-trọng-Hợp thuận theo. Sáng 22 tháng tám đình chiến. Nguyễn-trọng-Hợp cùng với đại biểu Pháp bắt đầu thảo hiệp-ước mới. Dưới lưỡi gươm của vệ binh, bốn đại biểu của hai nước giải phẫu cái xác không có hoạt động của bức địa đồ nước Nam. Kẻ thắng trận mang ý muốn truyền bảo cho kẻ thua. Một lời nói, một chữ viết mà Nam-triều không thuận tất sẽ có một trận mưa đạn rội vào cửa Thuận. Kết cục hiệp-ước thảo xong : Điều thứ nhất. – Nước Nam thừa nhận quyền Bảo-hộ https://thuviensach.vn của nước Pháp. Việc ngoại-giao của nước Nam với bất cứ một cường quốc nào đều do nơi Pháp chủ-chương. Điều thứ hai. – Tỉnh Bình-thuận sẽ sát-nhập vào xứ Nam-kỳ, thành thuộc-địa của nước Pháp. Điều thứ ba. – Quân Pháp sẽ giữ dãy núi Đèo-ngang cho ra đến Vũng-chùa cùng các đồn ải ở Thuận-An và cửa sông Huế. Tại mấy nơi này, nước Pháp được tự ý xây thêm đồn lũy. Điều thứ tư. – Chánh phủ Nam-triều phải tức-tốc thu quân ở Bắc-kỳ về và quân đội sẽ hạn-chế theo như điều-ước. Điều thứ năm. – Chánh phủ Nam-triều hạ lệnh các quan-lại Bắc-kỳ phải về nhậm chức, cử quan-lại mới cho những nơi hiện thiếu và thừa nhận những quan-lại do các nhà đương-chức Pháp tuyển-bổ. Điều thứ sáu. – Các quan tỉnh từ phía bắc Bình-thuận trở ra và từ Đèo-ngang trở vào được cai-trị như cũ, chỉ bị người Pháp kiểm-xát về thương-chánh và công-chánh là những món cần điều-khiển một cách thống-nhất và có chuyên môn. Theo hiệp-ước, tại Huế có Khâm-sứ người Pháp. Tại Bắc kỳ thì khắp các tỉnh có Công-sứ, có quan Pháp mà quan An nam thì phải phụ-thuộc vào các vị Đại-thần Pháp ấy. Ngoại giao, tài chánh, quân-bị bao nhiêu vấn đề ấy Nam triều trao cả cho nước Pháp. Trái lại nước Nam được miễn khỏi phải trả nợ về chiến-phí cho nước Pháp theo như hiệp ước năm 1874. https://thuviensach.vn Sự thất-bại ở cửa Thuận thay đổi hẳn số mệnh của nước Nam. Ngày 25 tháng Tám, đại-biểu của hai nước ký hiệp-ước. Chiều-25, Harmand cùng với De Champeaux lên tòa Lãnh-sự Huế (đổi làm tòa khâm sứ) ở hữu-ngạn Hương-giang. Sau đó, hai đại-biểu Pháp vào bệ kiến vua Hiệp-Hòa. Harmand đặt De Champcaux làm Khâm-sứ Trung-bộ. Viên này nguyên trước là Hải-quân Trung-úy và giữ chức Thanh-tra các việc bản-xứ ở Nam-kỳ. Tiếp, Harmand ra Bắc, cử Thống-soái Bichot thay Thống soái Bouet, rồi mang quân đánh hai thành Sơn-tây và Bắc ninh, sau khi đã hạ được thành Hà-nội. https://thuviensach.vn VUA HIỆP-HÒA CHỌN MỘT TRONG BA CÁCH CHẾT SỰ thất bại ở cửa Thuận là một cái hận vô cùng của nước Nam. Nhưng, trái lại, phái địch của Tôn-thất-Thuyết tại Nam triều muốn nhân đó làm một cơ hội tốt để lật bàn tay sắt của viên phụ chính độc-tài. Vì ai cũng tin rằng viên đạn của Đô đốc Courbet và hiệp-ước Harmand sẽ làm cho thanh thế Tôn thất-Thuyết mười phần bớt đi đến bẩy tám. Giữa triều, Hồng-Sâm là con trai Tuy-lý quận-vương, giữ chức Sung-biện Nội-các, đương nhiên công-kích Tôn-thất Thuyết và Nguyễn-văn-Tường. Hồng-Sâm gọi hai người là gian-thần và buộc cho hai người cái tội đã làm mất nước. Sâm dám làm việc phi-thường ấy là vì cậy ở lòng tin yêu của vua Hiệp-Hòa. Nhà vua cũng tưởng nhân dịp này có thể trừ được hai vị quyền-thần nên việc làm tỏ ra cương quyết và dần dần như muốn leo lên chức chủ-nhân-ông thật của triều đình Huế. Tuy-lý quận-vương Mân-Trinh, một người thù của Tôn thất-Thuyết được vua Hiệp-Hòa thăng Tuy-lý Vương và kiêm quản việc giao-thiệp với thượng sứ Pháp. Trong triều có người tâu rằng Vương không quen việc đó, sợ làm điều thất thố. Nhưng vua Hiệp-Hòa quả quyết nói : « Tuy-lý Vương là người có tuổi, có đức, có kiến-thức và vốn trung-thành với triềuđình. Trẫm đã quyết định giao cho Vương chức Toàn quyền để giao-thiệp với người Pháp. Các khanh không nên https://thuviensach.vn ngăn ». Đối với những cử-chỉ – thất-sách nhiều hơn là đắc-sách – của vua Hiệp-Hòa, Tường và Thuyết cứ thản nhiên. Vì họ tin rằng vua Hiệp-Hòa dù có tin lầm ở cái hư-vị của mình mà hoạt động đôi chút đi nữa cũng chẳng hại gì : quân quyền là cái mãnh-lực duy nhất của một nước hiện còn trong tay họ. Vua Hiệp-Hòa không hiểu như thế nên tự ý giao thiệp với người Pháp và định nếu có sẩy ra việc gì thì sẽ mượn tay tướng Pháp trừ Tôn-thất Thuyết và Nguyễn-văn-Tường cũng không muộn. Chợt có mật sớ của Hồng-Phi, tham-tri bộ Lại, con trai Tùng-thiện Vương và Hồng-Sâm, sung biện Nội-các xin giết hai quyền thần. Vua xem sớ xong phê : « Giao Trần-Khanh phụng duyệt », rồi giao sớ cho thái-giám mang ra nhà Trần tiễn-Thành ở chợ Dinh-Ông. Lúc ấy đã chiều. Trần-Đạt ra đến cửa Nhật-tinh thì gặp Nguyễn văn-Tường vào. Tường hỏi, Đạt đáp là đưa sớ đến nhà Trần tiễn-Thành. Tường giật lấy tráp xem, thấy mấy chữ phê, đâm nghi, liền nói : « Ta cũng là phụ chánh, đưa đây ta xem cũng được ». Miệng nói, tay mở tráp lấy sớ xem. Đọc xong, Tường bỗng biến sắc mặt, không nói năng gì hết, sai lính hầu bắt Trần-Đạt giam một nơi. Còn chính mình thì thân đưa sớ đến cho Thuyết xem. Thuyết thét lên một tiếng, toan mặc áo vào cung, nhưng Tường ngăn lại, hai người bàn-bạc với nhau một lúc rồi cho triệu các quan đến họp ở bộ-đường bộ Binh, tuyên-bố rằng vua Hiệp-Hòa mưu giết đại thần có chứng cớ hẳn hoi, không https://thuviensach.vn thể để vậy được. Rồi Tường cho thảo sớ lấy chữ các quan, xin Thái-hậu bỏ vua Hiệp-hòa, lập người khác. Ngay lúc ấy, Tường sai Ông Ích-Khiêm vào cung giết vua Hiệp-Hòa. Khiêm mang 50 tên lính khiêng một cái võng vào điện Càn-thành. Vua ngủ vừa thức giấc giậy, thấy động liền hỏi. Ông Ích-Khiêm lên tiếng đáp : « Vâng chỉ Lưỡng-tôn-cung và triều mạng, mời đức ông đi ra ngoài ». Vua chưa biết nói thế nào thì họ đã sấn đến lăn vua vào trong võng mà khiêng sang Dục-Đức Đường. Nơi này có để sẵn trên bàn một thanh gươm, một sợi dây lụa, một bình thuốc độc tức là « Tam-ban triều điển ». Khiêm lậy rồi khóc, tâu : « Triều mạng có ba vật đó, xin đức ông chọn lấy một ». Vua ngập ngừng, nói : « Ta có tội gì mà các ngươi giết ta ? » Ông Ích-Khiêm đáp : « Chúng tôi chỉ biết làm theo triều mạng, ngoài ra không biết gì nữa ». Một lúc lâu, vua không chịu tự xử. Ông ích Khiêm gọi lính vào, truyền : « Đức ông đã không tự-xử thì bọn mày cứ hạ thủ đi ! » Lập tức bọn lính đè vua xuống, chận tay chân, lấy thuốc độc đổ vào tai được một lúc thì vua chết, lưỡi lè ra khỏi miệng. Quân lính nhặt xác vua Hiệp-Hòa để lên võng khiêng về phủ riêng tại Kim-long. Tới nơi, lính bỏ xác vào trong phủ, người nhà đổ ra kêu khóc và vội vàng cuốn xác vào trong một cái chiếu rồi khiêng sang bên kia sông chôn vội xuống cái lỗ người ta vừa cải táng. Mấy hôm sau, mọi việc trong triều đã yên ổn người nhà https://thuviensach.vn mới ra đào xác vua Hiệp-Hòa lên mà táng lại theo nghi lễ của những nhà bình dân. Lên ngôi ngày 20 tháng bẩy bị giết ngày 29 tháng một, vua Hiệp-Hòa nếm miếng đỉnh chung được không đầy năm tháng. Vì việc này Hồng-Phi bị giết tại bộ Lại. Còn Hồng-Sâm thì bị tống giam. https://thuviensach.vn TRẦN-TIỄN-THÀNH BỊ GIẾT, TUY-LÝ VƯƠNG BỊ ĐẦY VÔ QUẢNG-NGÃI ĐƯỢC tin vua Hiệp-Hòa bị giết, Trần-tiễn-Thành biết thân mình cũng chẳng thoát được nào. Trần liền căn dặn người nhà tắm rửa sạch sẽ đến trước bức ngự-dung vua Tự Đức lậy bốn lậy rồi lên lầu nằm chờ… chết. Việc triều-biến lúc đầu giữ bí mật nhưng sau huyên truyền cả ra ngoài thành. Quân lính tấp nập, đi bắt người này, khám chỗ nọ, thành Huế có cái cảnh-trạng như lại sắp xảy ra một cuộc biến-thiên. Nhưng sự náo động từ chiều trở về tối thì bớt hẳn. Trần-tiễn-Thành vẫn yên trí nằm chờ. Đêm khuya, mọi người trong nhà như đã quên cái thảm trạng ban ngày mà ngủ yên thì chợt có tiếng đập cửa, tiếp đến tiếng gọi : « Thái-hậu cho gọi ông lớn vào cung có việc cần ». Tiếng gọi hốt-hoảng và như ở giữa một số đông người. Biết nguy, một người tỳ-thiếp của Trần ra chặn lấy cửa. Bọn người ở ngoài thấy phía trong có người chống, liền phóng một lưỡi gươm qua khe cửa. Then gẫy, cửa mở toang, người thiếu phụ gẫy cánh tay, nằm gục xuống thềm. Cả bọn xông vào. Trần ở trên lầu thấy động, vừa xuống được nửa cầu thang thì bị người đi đầu bọn đâm trúng một lưỡi gươm. Trần-tiễn-Thành chết. Bọn lính này là thủ-hạ của Trương-văn-Để tay chân của https://thuviensach.vn Tôn-thất-Thuyết. * Vua bị giết, con bị giam, Tuy-lý-Vương biết thế mình nếu có đứng cũng không yên. Vương định bỏ rời kinh thành để tỏ rõ rằng mình không dự vào việc giết vua Hiệp-Hòa. Có người can ngăn, Vương đáp : « Ngày xưa, Triệu-Đôn với Triệu-Xuyên cùng thờ vua Tấn. Xuyên giết vua và cướp ngôi, Đôn vốn là bề tôi trung, nhưng chính Đôn cũng mục kích tấm thảm-kịch mà không chịu đi khỏi nước. Đời sau, nhà làm sử buộc Đôn vào tội đồng-mưu với Xuyên mà giết vua. Tôi là người hoàng-phái lại giữ chức trọng trong triều. Không có cách can ngăn để cho bọn Thuyết phạm tội ác tầy đình, tôi tự biết là nhục lắm. Đã vậy, không lẽ tôi lại cứ ở yên đây để họp mặt với kẻ kia ». Lời Tuy-lý-Vương nói trên này chỉ là để che sự lo sợ của Vương đối với hai vị quyền thần. Vì Hồng-Sâm là con trai Tuy-lý-Vương bị bắt mà chưa biết sống chết thế nào. Trần tiễn-Thành đã bị giết thì Tuy-lý-Vương cũng không thể là người mà bọn Tường không để ý. Tuy vậy Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất-Thuyết vẫn để cho Tuy-lý-Vương được tự-do. Nhưng Vương cáo ốm không vào triều, rồi từ phủ riêng ở Vĩ-dạ trốn thẳng ra cửa Thuận. Cũng như vua Hiệp-Hòa, ý Vương là muốn mượn thế-lực của quân Pháp để gỡ cái nạn chuyên-chế của Thuyết và Tường. Tuy-lý-Vương vào yết-kiến viên lãnh-sự Pháp De Champeaux rồi lưu ở trại Hải-quân. https://thuviensach.vn Luôn mấy hôm thấy vắng mặt Tuy-lý-Vương, Tôn-thất Thuyết sinh nghi. Khi dò biết rằng Vương đã noi gương vua Hiệp-Hòa, Thuyết lập tức cho vây phủ Tuy-lý-Vương và bắt tất cả con cái của Vương mà tống ngục. Đồng thời, Thuyết lại phái người ra cửa Thuận yêu cầu lãnh-sự Pháp phải giao Tuy-lý-Vương trả Nam-triều. De Champeaux trước còn do-dự, sau nghĩ chẳng nên vì một người gây thù với cả một triều đình, nhất là cuộc chiến-tranh mới xẩy ra ba tháng trước đã làm cho nước Pháp hao tổn nhiều tướng-sĩ. Hai hôm sau, lãnh-sự Pháp mang Tuy-lý-Vương trả Nam triều. Vương cùng các con bị giam tại ngục Phủ-thừa. Ngày 30 tháng Chạp 1883, Hồng-Sâm bị khép vào tội phản quốc, xử-tử. Hồng-Tư là con cả Tuy-lý-Vương cũng bị chết một cách khả-nghi. Toàn gia Tuy-lý-Vương bị chia ra đầy ở ba nơi Bình-định, Phú-yên và Quảng-ngãi. Tuy-lý-Vương sức yếu lại quen sinh trưởng ở nơi quyền quí, cùng với các con dắt díu nhau rời kinh thành Huế. Từ nơi cực phong-lưu rơi xuống chốn cực phong trần, cuộc phiêu linh của Tuy-lý-Vương gợi ra một cảnh rất thương-tâm. Ngày 13 tháng Bẩy 1885, đảng Văn-Thân ở Quảng-ngãi do cử-nhân Lê-trung-Đình và Tú-tài Nguyễn-tú-Hân khởi lên chống với quân Pháp, tôn Tuy-lý-Vương làm Phụ-quốc Vương. Nhưng đảng này bị quân Nguyễn-Thân hợp với quân Pháp https://thuviensach.vn đánh tan. Mãi đến đời vua Đồng-Khánh, Tuy-lý-Vương mới lại được gọi về triều phục-chức. https://thuviensach.vn NGUYỄN-VĂN-TƯỜNG ĐỊNH XÉ HÒA ƯỚC 25 THÁNG TÁM VUA Hiệp-Hòa chết, Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất Thuyết tôn Dưỡng-Thiện là con trai Kiên-Thái-Vương và là con nuôi vua Tự-Đức lên làm vua, lấy hiệu là Kiến-Phúc. Nhiều người nghĩ rằng Nguyễn-văn-Tường tôn Dưỡng Thiện mà không lựa người khác có tư-cách hơn là vì con trai Tường lấy chị Dưỡng-Thiện. Tường muốn vin vào vua mới để tăng thế-lực. Nhưng sự thực không thế. Việc lập vua Hiệp-Hòa đã giúp cho Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất Thuyết một món kinh-nghiệm. Vua mới, nếu lớn tuổi, tất sẽ tìm cách thoát-ly quyền phụ-chánh mà tự ý giao thiệp với người ngoài. Lập thiếu-quân, Nguyễn-văn-Tường giữ được cái thế chắc chắn là vua Kiến-Phúc sẽ không chịu ảnh-hưởng nào khác, ngoài cái ý muốn của Tôn-thất-Thuyết và Nguyễn-văn-Tường, ý muốn ấy là bài trừ người Pháp. Vì hiệp-ước 25 tháng Tám 1883 là một viên thuốc đắng hai người không nhắm mắt mà nuốt được trôi. Nó chỉ là một cớ để hoãn binh. 30 tháng Chín 1883, sau khi Đô-đốc Courbet và Thượng sứ Harmand ra khỏi cửa Thuận, Tôn-thất-Thuyết lại khởi thế công để khôi phục lại cái thanh-thế đã mất vì sự thất bại ở cửa Thuận ngày 21 tháng Tám. Buổi chiều, Thuyết ra lệnh cho đảng Văn-thân dự-bị sáng https://thuviensach.vn sớm hôm sau đi phá, giết các giáo dân. Theo hiệu súng đại bác trong thành, các nơi đồng thời phải khởi sự. Nhưng Nguyễn-văn-Tường cho cuộc tàn-sát này khi sớm quá, vì Tường nghĩ rằng quân Nam-triều từ khi thua trận chưa tổ-chức lại. Giết tín đồ và giáo-sĩ tức là gây thù với người Pháp. Nếu quân Pháp mượn cớ này mà từ cửa Thuận kéo vào kinh thành Huế thì Nam quân chống sao lại. Thuyết cho lời Tường là phải, nên hoãn việc đánh phá các giáo-đoàn. Đêm 28, Văn-thân kéo đến vây các giáo-đoàn từ buổi tối chờ mãi cho đến tang tảng sáng, không thấy có hiệu lệnh, kéo nhau ra về. Hầu Chuyên đứng đầu phá các giáo-đoàn ở phía Nam thành Huế. Tin rằng ở xa không nghe tiếng súng, nên đúng giờ cứ hạ-thủ. Chỉ trong mấy giờ các nhà thờ và cơ-nghiệp của mấy trăm giáo-dân ở Truồi, Cầu-hai, Nước-ngọt, Châu Mới và Buông-tàm bị một tay Hầu Chuyên làm cho tan thành tro bụi. Lãnh-sự Pháp ở Huế đứng vào tình thế rất nguy. De Champeaux phải yêu cầu viên tổng-binh Pháp ở cửa Thuận giúp cho 50 tên lính (lữ đoàn hải-quân số 27) để phòng chống giữ tòa lãnh-sự. Viên tổng-binh Lejard ở cửa Thuận còn lại 550 tên quân. De Champeaux không chịu thừa nhận vua Kiến-Phúc, nhất định đóng cửa nằm trong lãnh-sự quán. Cố Kim-Long (Gaspar) và ba giáo-sĩ nữa phải vào ẩn tại tòa lãnh sự để nhờ https://thuviensach.vn Champeaux che chở. Triều-đình Huế cũng biết là mình ở vào trường-hợp khó khăn nên đã phái hai chiếc tàu nhỏ đi Bắc-hải mượn quân cứu-viện của Tàu. Nhưng hai chiếc tàu này, khi vừa ra đến cửa Thuận thì bị chiến-hạm Atalante của hải quân Pháp đón bắt. Tiếp, lại nhận được tin quân Hoàng-kế-Viêm bị thất-bại ở Sơn-tây, Nguyễn-văn-Tường biết rằng nếu chống với người Pháp vào lúc này tất nguy, nên chịu gây cuộc hòa-hảo với lãnh-sự Pháp. Theo lời yêu cầu của De Champeaux, triều đình Huế mang Hầu Chuyên ra kết án xử-tử, vì Chuyên tình nguyện như thế để cứu cho thế nước. Nam-triều phải đền cho các nhà bị nạn ngót 10.000$. Nhưng đến 13 tháng Chạp 1883 lại có lệnh bí mật của đảng Văn-thân, khuyên dân đúc khí giới và trừ bọn « thù chung ». Đảng này định cử sự vào giữa khoảng mồng 2 và mồng 8 tháng Giêng 1884. Triều đình sợ rằng việc này có hại đến cuộc điều đình của hai nước nên ra lệnh hoãn. Song, vì ở xa xôi quá, miền bắc tỉnh Thanh-hóa không nhận được lệnh. Đảng Văn-thân ở miền này giết mất 7 giáo-sĩ ngoại-quốc, một giáo-sĩ bản xứ, 63 thầy dòng và linh hai trăm giáo dân. Số nhà thờ bị đốt là 242 nóc. Các quan-lại có dự vào việc này bề ngoài cũng có bị trừng phạt. Cách đó không bao lâu thì lại có một tờ dụ cổ-động dân chúng bài Pháp. Và triều-đình đốc-thúc các quan địa phương khai phá các đường núi, sửa sang các nơi như Vạn-xuân, https://thuviensach.vn Cam-lộ và Tân-sở để dự bị chiến tranh. Tuy vậy, cái nhuệ khí của Nam-triều cũng đã nhụt, Triều đình Huế xưa nay vẫn tin cậy vào sức giúp đỡ của Tàu. Không ngờ Trung-hoa cũng bị kiệt-quệ chẳng kém gì dân tộc mình. Ngày 11 tháng Năm 1884, Lý hồng-Chương ký hiệp ước Thiên-tân nhượng chủ quyền nước Việt-nam cho người Pháp. Patenôtre đại-biểu Pháp ở Tàu về nước có rẽ qua vào Huế thăm Nguyễn-văn-Tường. Patenôtre nhân dịp này ép Nam triều phải thừa nhận hiệp-ước Harmand. Yếu thế, Tường đành phải cử hai đại-biểu hợp bàn với Patenôtre tại tòa Lãnh-sự. Nam-triều trước còn từ chối, sau phải nhận để cho quân Pháp đóng tại Mang-cá ở phía sau thành. Điều khoản này là một sợi giây thắt cổ cho Nam-triều. Vì cái địa thế ở Mang-cá sẽ giúp cho quân Pháp nhìn rõ những cử chỉ của Nam-quân và gây một trở lực lớn cho Nam triều khi muốn hoạt động. Một điều khó giải quyết nữa là con ấn của vua Tàu phong cho vua Việt-nam. Ấn bằng bạc mạ vàng, trên nắm trạm một con lạc-đà nằm phủ phục. Mặt dưới có khắc mấy chữ Hán : « Việt-nam quốc-vương chi ấn ». Ý Patenôtre muốn thu ấn ấy mang về Pháp lấy cớ rằng Tàu đã nhường Việt-nam cho Pháp thì ấn còn dùng được việc gì. Nhưng Tường cho sự người ta lấy mất ấn tín là nhục cho https://thuviensach.vn quốc-thể, nói gắt : « Thế ông định làm cho đảng Văn-thân họ giết tôi hay sao ! ». Patenôtre không nài nữa. Sau hai bên đồng ý mang ấn hủy đi, trước khi ký hiệp ước : ngày 6 tháng Sáu 1884. Cũng ngày hôm ấy, Rheinart được cử làm Khâm-sứ Trung-kỳ. https://thuviensach.vn VUA HÀM-NGHI : QUÃNG ĐẦU CỦA MỘT CUỘC ĐỜI LUÂN-LẠC Ý Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất-Thuyết trước sau vẫn không thay đổi là « không thừa nhận hiệp-ước », dù là Harmand hay Patenôtre cũng vậy. Vì thừa nhận hiệp-ước tức là trao chủ-quyền của nước Nam cho người khác, là mang hết trách nhiệm với lịch-sử sau này. Nhưng bị lãnh-sự Pháp luôn luôn thúc bách Nguyễn-văn Tường biết rằng kế hoãn-binh chỉ là phương thuốc tạm bợ, chứ không có hiệu-lực lâu dài. Vậy muốn cho người Pháp không thằng thúc nữa, Tường nghĩ chỉ còn có cách là làm cho người có trách-nhiệm phải thừa nhận hiệp-ước chết, để tuyên-bố rằng hiệp-ước không còn hiệu-lực. Ngày 31 tháng Bảy 1884, Nam-triều báo cho Rheinart biết rằng vua Kiến-Phúc bị trọng bệnh đã băng-hà. Thực ra thì ông vua nhỏ tuổi này không có bệnh tật gì hết. Ông vô tội mà bị chết ở dưới lưỡi gươm của hai vị quyền-thần. Vua Kiến-Phúc là một trong những người bị chết oan vì chánh sách sai lầm của triều-đình Huế. Mồng 1 tháng Tám 1884, Nam-triều lập Ưng-Lịch lấy hiệu là Hàm-Nghi. Ưng-Lịch là con trai Kiên-thái-Vương và là em ruột vua Kiến-Phúc. Không được hạnh-phúc nuôi và dạy ở trong cung như hai https://thuviensach.vn anh là Chánh-Mông và Dưỡng-Thiện, cha chết sớm sống trong cảnh hàn vi với mẹ ở ngoài thành. Năm 1884, Ưng-Lịch mới 14 tuổi, là tuổi ham đánh khăng với trẻ hàng xóm hơn là lo truyện triều-đình. Một buổi sáng, sứ-giả đến đón vô cung, bắt gặp Ưng-Lịch ăn mặc rách rưới đang nô đùa với trẻ ở ngoài đường. Sứ-giả đưa áo, mũ ra bảo thay, cậu bé run lẩy bẩy mà không dám mặc, cũng không dám cầm lấy những của ác-nghiệt ấy, sau này nó đã đầy cậu vào một cuộc điêu-linh và giết cả hạnh-phúc của cậu. Làm vua thời loạn là một việc chẳng ai muốn cho nên 5 năm sau, khi triều-đình đến đón Bửu-Lân là con vua Dục-Đức lên làm vua (Thành-Thái) cả nhà oà lên khóc và thế chẳng giữ được mới chịu để cho vua Thành-Thái bước lên ghế chí tôn. Đứng vào địa-vị vua Hàm-Nghi lại càng đáng sợ hơn nữa. Thấm thoắt không đầy một năm, ba vua bị giết12. Trong bốn tháng, triều-đình Huế đổi chủ ba lần13. Đối với ngoài thì hiệp ước đã ký, nhưng cái mệnh-hệ của nước Nam chưa rõ còn mất ra thế nào. Vì khi lập vua Hàm-Nghi, Nam-triều không chịu hỏi ý-kiến lãnh-sự Pháp, nên Rheinart không thừa nhận vua mới và điện về Pháp, xin Chánh-phủ đối phó với nước Nam bằng một chánh-sách cương-quyết hơn. Thời bấy giờ, một vị quan (người ta nói là Ông Ích Khiêm) khi bị bắt giam có viết vào tường ngục hai câu thơ : Nhất giang lưỡng quốc nan phân-thuyết ; Tứ nguyệt tam vương triện bất tường. Một sông, đôi nước khôn đường nói (Thuyết) ;14 https://thuviensach.vn Bốn tháng, ba vua triệu chẳng lành (Tường). Tác-giả cố gò cho chữ Tường đối với chữ Thuyết là có ý mai mỉa và oán hận hai người. Nhưng cái nguyên-nhân thất bại của Nam-quân, người ta nhìn thấy từ đời vua Tự-Đức kia rồi. Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất-Thuyết dù có cố giẫy giụa trong sự thất bại, chẳng qua cũng là muốn làm nghĩa-vụ đến phút sau cùng. Cuộc thất bại ở cửa Thuận cũng như bao việc sau này là kết quả của thời thế nhiều hơn là vì hai người vụng xử. Giữa cái tình hình nguy ngập đó, cậu bé Ưng-Lịch tức là vua Hàm-Nghi – nói cho đúng là bị người ta bắt ép phải lên ngôi. Vì sứ giả phải xấn đến tận người cậu mà lột những quần áo rách-rưới cậu đang mặc ra mà phủ cho cậu một bộ quần áo mới. Cậu bé không dám chống-cự, phải theo sứ-giả đi giữa hai hàng thị-vệ, tiến vào điện để cho triều-thần làm lễ đăng quang là những triều-nghi phiền phức mà mắt cậu chưa bao giờ thấy. Mới ra đời, vua Hàm-Nghi đã phải đóng vai thụ-động. Vai ấy, rồi đây nhà vua sẽ phải đóng bốn năm trường và đến tận bây giờ, đã 50 năm có lẻ. Tiếp được điện của Rheinart, Nội-các Jules Ferry hạ lệnh cho Thống-soái Millot phái một lữ-đoàn vào chiếm lấy thành Huế và phong cho vua mới. Đại-tá Guerrier là Tổng-tham mưu của Thống-soái được cử vào việc này. Cùng với 600 quân và hai đoàn đại-bác, Đại tá đáp tầu « Le larn » vô Huế. Lúc quân Pháp tới thì cửa thành vẫn đóng, nhưng không có dự-bị giao chiến gì hết. https://thuviensach.vn Khi quân Pháp yêu cầu mở cửa thành, Nguyễn-văn-Tường cho người ra đáp rằng Nam-triều sẵn lòng hội kiến với đại biểu Pháp để thảo hiệp-ước mới. Đại-tá Guerrier quả quyết nói hiệp-ước Patenôtre là chính thức rồi ; trong 12 giờ nếu không mở cửa thành, Đại-tá sẽ bắn. 3 giờ chiều 16 tháng Tám 1884 khi sắp hết hạn – Tường sang toà Khâm nói cho Đại-tá Guerrier và Rheinart biết rằng Nam-triều thi-hành hiệp-ước và hẹn sáng hôm sau sẽ để cho đại-biểu Pháp vào bệ-kiến vua Hàm-Nghi và cắm lá cờ ba sắc lên Mang-cá. 9 giờ sáng 17 tháng Tám 1884, Đại-tá Guerrier và Rheinart cùng với 25 sĩ-quan thuỷ, bộ và 160 tên lính do cửa chính (Ngọ-môn) vào điện Thái-hoà. Nhưng vua Hàm-Nghi không có mặt tại điện. Rheinart phải để cái đai Thượng-hạng Bắc-đẩu bội-tinh lên chiếc ngai không. Khi trở ra thì cửa chính đã đóng. Cả bọn phải đi theo cửa cạnh. Các quan đứng trong điện tủm tỉm cười. * Sau khi sảy ra việc này, Rheinart hết sức kiếm cách để mang quân Pháp vào đóng tại Mang-cá. Nhưng Tường lấy cớ rằng hiệp-ước chưa thông qua, cực lực phản đối. Không bao lâu, Rheinart bị gọi về Pháp, Lemaire là Tổng lãnh-sự Pháp ở Thượng-hải được cử sang thay. Khi tới Huế, Lemaire yêu cầu Nam-triều mang xử vụ Văn thân giết các giáo-sĩ ở Thanh-hoá. Nam-triều thuận. Một Hội đồng có đại-biểu của cả hai bên thành-lập. Nhưng thật ra thì https://thuviensach.vn Hội-đồng này cũng chẳng hoạt-động gì. Tiếp, lại xẩy ra việc Gia-hưng-Vương bị giết, Gia-hưng Vương là em vua Tự-Đức, Gia-Hưng hồi đó chừng 50 tuổi, vốn thân-thiện với người Pháp nên có hồi Rheinart đã tính đến việc lập Gia-Hưng lên làm vua. Việc không thành, Gia Hưng tự dưng gây thù với bọn Tôn-thất-Thuyết. Hồi tháng Năm 1885, Gia-Hưng bị bắt ; người nhà sang nhờ đại-biểu Pháp can-thiệp, Gia-Hưng được tha. Nhưng Nguyễn-văn-Tường nói cho Lemaire biết rằng việc Gia-Hưng là việc riêng của Triều-đình Huế, người Pháp không có quyền can-thiệp. Mấy hôm sau Gia-hưng-Vương lại bị bắt. Lần thứ hai, Vương bị lột hết chức-tước và buộc vào tội « Tiết-lậu quân quốc trọng sự », kết án phái lưu ra Mai-lĩnh. Được ít lâu Vương chết. Các quan-lại dự vào việc Gia-Hưng đều bị kết án vào tội âm-mưu phản-quốc và xử-tử. Nguyễn-hữu-Độ vì không tuân theo triều-đình, ý muốn nhậm chức Tổng-đốc Hà-nội bị triều-đình khép vào tội chết và ra lệnh cho phải dùng thuốc độc mà tự-tận. Tình-hình càng ngày càng nghiêm-trọng. Tôn-thất Thuyết trước còn đặt súng chung quanh đại-nội, sau dàn súng lên cả mặt thành. Lãnh-sự Pháp cho cử-chỉ đó là một biểu-hiệu chiến-tranh, yêu-cầu Nam-triều phải triệt binh. Thuyết bề ngoài cho cất bớt súng để y được vừa lòng, nhưng phía trong, vẫn dự-bị ngấm ngầm, phòng một cuộc chiến-tranh mới. https://thuviensach.vn HAI MƯƠI BA THÁNG NĂM KINH THÀNH THẤT THỦ CUỐI năm 1884. Tại Bắc-kỳ, quân Pháp thất-bại, Trung tá Herbinger thua trận ở Lạng-sơn. Đại-tướng Négrier bị thương. Một bức điện kể rõ những việc này của Đại-tướng Brière de L’Isle gửi về Pháp-đình làm cho dư-luận nôn-nao, Nghị viện họp Đại-hội-đồng. Thủ-tướng Jules Ferry, người chủ trương việc đánh lấy Bắc-kỳ, ngồi ghế Chánh-phủ tại Nghị viện không khác một tội-nhân ngồi tại trường-hình. Bị công kích luôn mấy giờ. Jules Ferry cố cãi để bênh-vực cái chính sách thực-dân của mình. Kết-quả, Nghị-viện bỏ phiếu không tín-nhiệm. Nội-các Jules Ferry đổ. Brisson lên lập Nội-các mới. Việc đầu tiên mà ông làm là cử Thống-soái De Courcy mang đại quân sang chiếm cứ Bắc kỳ. De Courcy được quyền kiêm-quản cả quân-bị lẫn ngoại giao ở Đông-dương. Ngày mồng 1 tháng Sáu 1885, Thống-soái tới vịnh Hạ long. Nhưng cuộc chiến-tranh Trung-Pháp đã gần tàn. 26 tháng Sáu, Thống-soái gửi bức điện sau này về Paris : « Mang một lữ-đoàn lính Ả-rập vô Huế, mồng 1 tháng Bảy tới Thuận-an ; mồng 3 tháng Bảy tôi vào bệ-kiến vua Việt nam ». Thống-soái De Courcy tuy mới tới Bắc-kỳ được một https://thuviensach.vn tháng, nhưng đã hiểu rõ tình-hình nước Việt-nam. Thống-soái hiểu rằng nếu triều-đình Huế còn đứng vững, nếu Nam-triều còn có hy-vọng thoát ly những điều bắt buộc trong hiệp-ước mồng 6 tháng Sáu 1884, nếu Việt-nam còn có chí muốn khôi-phục chủ-quyền ở đất nước mình, là nhờ ở hai người : Tôn-thất Thuyết và Nguyễn-văn Tường. Nếu Tường và Thuyết còn ở ngoài cương-toả, còn đứng làm trụ cho Nam-triều, thì Nam-kỳ dù chinh-phục, Bắc-kỳ dù thất thủ, đối với người Pháp, vấn-đề Việt-nam cũng chưa giải-quyết. Khi tới vịnh Hạ-long, Thống-soái De Courcy nói : « Đoạn trót việc này là ở Huế ». Đại-tướng Brière de L’Isle cũng nhắc luôn với các tướng thuộc-hạ câu : « Muốn giải quyết việc Đông-dương, chỉ có một cách là bắt hai viên Phụ-chính ». Những việc mà Thống-soái De Courcy định làm ở Huế, các tướng thuộc-hạ của Thống-soái đã biết rõ ngay từ khi Thống-soái rời xứ Bắc-kỳ cho nên tại Paris có tiếp được bức thư sau này của một viên sĩ-quan, đề ngày 1 tháng Bảy 1885 : « Sáng 27 tháng Sáu, Thống-soái De Courcy cùng với Đại-tá Crétin và các quan hầu đã xuống Hải-phòng đáp tầu Henri Rivière đi Huế. Đi theo tầu này có tầu Brandon chở lữ đoàn quân Ả-rập số 3 và 500 bộ-binh. Lính Ả-rập sẽ đóng tại Huế. Chuyến này có lẽ Thống-soái sẽ đối phó một cách quyết liệt. Chậm còn hơn không. Rồi đây chẳng biết Thống-soái có bắt Tường và Thuyết không hay chỉ bẻ gẫy sức hoạt-động của hai người ? Người ta đồn rằng những vàng bạc châu báu https://thuviensach.vn của nhà Nguyễn chuyển cả sang Lào. Biết đâu nay mai triều đình chẳng theo sang để giữ lấy cái kho bảo-vật ấy ». Như trên này chứng rằng người Pháp trước khi mưu hạ thành Huế đã nhìn thấy rõ những việc bí mật của Nam-triều. Duy có một chỗ sai là vàng bạc không phải chuyển sang Lào mà là chuyển ra thành Tân-sở, cách Huế hơn trăm cây số, về phía Bắc. Thành Tân-sở xây từ năm Quí-vị (1883), khi vua Tự-Đức còn sống. Sau khi Henri Rivière cướp thành Hanoi, Triều-đình Huế biết rằng mình đứng vào thế nguy. Cái vết chinh phục thoạt tiên đổ xuống Nam-kỳ, đã lan ra đến Bắc-kỳ, biết đâu một ngày kia nó chẳng thấm cả vào Trung-kỳ và kinh-thành Huế. Trước sự còn mất các quan chủ-chương việc phái người du-học, mua khí-giới ở Hương-cảng để phòng bị nước Nam. Nhưng vua Tự-Đức không thuận, tỏ ý lo sợ, nói : « Nếu các khanh làm những việc ấy tức là khởi hấn với người Pháp. Muôn một, họ mang quân vào hạ thành Huế thì mẹ con trẫm biết ẩn vào đâu ? ». Câu nói trên này của vua Tự-Đức là hòn đá đầu tiên để xây thành Tân-sở. Theo lời bàn của quần-thần, ngay đầu năm Quí-vị, vua Tự-Đức phái Nguyễn-văn-Tường đứng đốc-công xây thành. Tân-sở có cái nghĩa rất giản-dị là « nơi mới » hay « kinh-đô mới ». Thành xây trên một cao-nguyên, cao linh trăm thước, ở phía Tây-bắc tỉnh Quảng-trị, cách phủ-lỵ Cam-lộ 15 cây số. Thành rộng mỗi chiều 780 thước, phía Đông-bắc giáp làng https://thuviensach.vn Bảng-sơn, Nam và Tây-nam giáp Việt-yên, Đông giáp Mai dản. Thành xây gạch, phía ngoài có ba hàng luỹ tre. Xây thành, Nguyễn-văn-Tường đã dùng tới linh 10.000 thợ và gây ra cuộc náo-nhiệt ở giữa một nơi mà từ trước đến giờ chỉ là chỗ qua lại của loài mãnh-thú. Trong thành có đủ cung-điện của nhà vua (tiền-đường) có dinh trại của quân-sĩ, có chợ, có giếng nước, tóm lại nếu thành có bị vây, thì người trong thành cũng vẫn đủ các nhu phẩm để sống được một cách đầy đủ. Bốn góc thành có bốn khẩu súng khoa-sơn. Trong thành có bốn con tượng, có đủ các kiểu súng nhỏ. Trước cửa tiền-đường đặt hai khẩu súng đồng. Một khẩu là : Phá-địch tuyệt-dũng đại-tướng-quân. Khẩu thứ hai : Phá-địch hùng-oai đại-tướng-quân. Tên tuy kêu, nhưng hai khẩu súng này đúc từ đời Lê, sự thực chỉ dùng làm đồ bài-trí. Ngoài thành, về phía Đông-bắc có nơi gọi là Miễu-đông. Tại nơi này, Tường cho lập nhiều kho nhỏ xây tụt xuống đất, dưới chứa đạn và thuốc súng, trên lát ván. Xây và xếp đặt thành, Nam-triều tốn kém cực nhiều. Thành Tân-sở là nơi cứu nguy cho Nam-triều, khi tại Huế có chiến tranh hay vạn nhất kinh-thành thất-thủ. Khi nghe tin Thống soái De Courey vô Huế và xin vào triều-kiến vua Hàm-Nghi, Tường, Thuyết đã rắp tâm định quyết liệt một phen, nên trong hai hôm mồng 2 và 3 tháng https://thuviensach.vn Bảy, phái người mang các bảo vật ra tích cả ở Tân-sở. Ngày mồng 2 tháng Bảy, Thống-soái De Courey tới Huế, Nam-triều phái hai vị quan cao cấp cùng đi với lãnh-sự Pháp De Champeaux ra đón Thống-soái tận cửa Thuận. Khi Thống soái tới toà lãnh-sự, quân Nam và quân Pháp cùng cử nhạc mừng. Tại toà lãnh-sự, quân Pháp bắn 21 phát thần-công, trong thành quân Nam bắn 19 phát. Thống-soái De Courey cho mời viện Cơ-mật sang toà Lãnh-sự để bàn về các nghi-lễ trong khi đại-biểu Pháp vào triều-kiến vua Hàm-Nghi. De Courey định nhân dịp này bắt sống Tôn-thất Thuyết. Nhưng Thuyết biết mưu, cáo ốm không chịu sang toà Lãnh sự. De Courey cử bác-sĩ Mangin sang chữa cho Thuyết, Thuyết từ chối, nói không quen dùng thuốc của người Pháp. Bàn về nghi-lễ, hai bên tranh luận giờ lâu, kết-quả viện Cơ-mật thuận để De Courey do cửa chính vào triều. Đi theo có binh-sĩ mang khí-giới, tiếp đến bộ Tham-mưu và nhân viên toà Lãnh-sự. Cả bọn được do các bậc giữa tiến thẳng lên phòng ngự, nhưng tới cột thứ nhì về bên phải, Thống-soái phải dừng lại, trao thư uỷ nhiệm cho một vị đại-thần, đệ lên ngự-lãm. Thống-soái De Courey không thuận điều ấy, nói vua hoặc sứ Tàu có quyền vào thẳng phòng ngự. Nay, nước Pháp đã thay Tàu mà giữ chủ-quyền cho nước Nam thì đại biểu Pháp cớ sao lại không được hưởng quyền ấy, nghĩa là De Courey muốn cho vua Việt-nam phải xuống ngai ra đón đại biểu Pháp và tiếp lấy thư uỷ nhiệm. Viện Cơ-mật không thuận, nhưng cũng không dám quyết- https://thuviensach.vn liệt hẳn, nói xin hoãn cuộc điều-đình, chờ khi nào Tôn-thất Thuyết bình phục hẳn sẽ bàn lại. Ngay trong khi hai bên còn đang điều đình, vẫn có người đi do-thám về báo với De Champeaux rằng quân Nam đang dự-bị chiến-tranh. Cố Caspar (Kim-long) cũng nói cho Thống soái De Courey biết là quân Nam sửa-soạn khai chiến ở chung quanh thành, quân lính ở các ngả dồn vào thành đông như đi chợ mà người ra rất hiếm. Trước toà Lãnh-sự ngày thường người ta thấy thuyền xuôi ngược cực đông, hôm ấy cũng dồn cả về một ngả. Hôm đó là 22 tháng Năm năm Ất-dậu (mồng 4 tháng Bẩy 1885). Viện Cơ-mật điều đình với đại-biểu Pháp về nghi-lễ cốt ý là được rộng thì-giờ để sửa-soạn trong thành. Còn Tôn-thất Thuyết thì cáo ốm mà thực ra không có bệnh tật gì. Suốt ngày 22, Thuyết đốc thúc quân lính đặt các súng ống chĩa về phía toà Lãnh-sự và Mang-cá là trại của quân địch. Mặt trời gần lặn, Đề-đốc hộ-thành Trần-Soạn cưỡi ngựa đi đầu một đội quân, lần lượt đóng hết các cửa thành và cửa nào cũng đặt thêm mấy khẩu thần-công. Nam-quân chia ra các đội, chấn các cửa thành, cộng tất 12 ngàn người. Mãi nhá-nhem tối, quân mới được lệnh nắm cơm sẵn đề phòng có việc cần cấp. Cơ-mật-viện họp bàn từ buổi sáng, trước định khai chiến vào 10 giờ đêm, lúc các sĩ-quan còn họp tại toà Lãnh-sự, nghĩa là quân ở Mang-cá không có chủ-tướng. Nhưng đêm đó trăng mọc khuya, sợ khởi-sự vào lúc trời tối quá, quân khó https://thuviensach.vn điều-khiển nên sau quyết định vào cuối giờ Tý sang đầu giờ Sửu (1 giờ sáng). Thuyết lại cắt một toán quân mai-phục ở cầu Thanh-long, phòng Đại-tá Pernot là người chỉ-huy đội quân Mang-cá và các sĩ quan thuộc-hạ ở toà Lãnh-sự về qua cầu này thì úp ra mà đánh. Mọi việc cắt đặt xong, Thuyết cùng Tôn-thất Đảm lên vọng-lâu chờ đến giờ Tý thì nổi hiệu. * Về phía toà Lãnh-sự, Thống-soái De Courey nghiễm nhiên chờ hai viên Phụ-chánh trả lời về nghi-lễ cuộc triều kiến. Tối mồng 4 tháng Bảy, Thống-soái thiết đại tiệc ở vườn hoa toà Lãnh-sự, ngay trên bờ sông Hương. Cây cối và dinh thự đều trăng đèn, muôn nghìn tia sáng phản chiếu trên mặt nước. Thống soái De Courey vốn khinh thị người Việt-nam, yên trí rằng Nam-triều không làm nổi được việc gì cho ra hồn và tin rằng một lữ-đoàn lính Ả-rập và một đội bộ binh của Thống-soái cũng đủ làm cho triều-đình Huế và dân Việt-nam khiếp sợ. Vì thế, Thống-soái không chịu để ý đến những lời khuyên của De Champeaux và cố Caspar là những người đã hiểu rõ xứ này. Đã thế, De Courey lại tự tin quá, cho rằng mình có thể giải quyết trong một lúc những vấn đề nó đã giằng giai hằng mấy năm trời ở giữa nước Nam và nước Pháp. Khi các sĩ-quan cất chén mừng. Thống-soái tự phụ nói : « Trong cái sự nghiệp võ bị, xưa nay tôi vẫn được rạng rỡ luôn. Dù đi đến đâu ngôi sao của tôi cũng không mờ. Hôm nay nó lại càng https://thuviensach.vn rạng thêm nữa… » Đến nửa đêm, tại toà Lãnh-sự cũng như Mang-cá vẫn yên. Quân lính đi ngủ hết, trừ ra có quân đi tuần thì vẫn đi lại như thường. Một giờ sáng, một tiếng súng nổ, một hòn đạn từ trên rơi xuống, bắn thủng mái và gác toà Lãnh-sự. Tiếp đến tiếng hò reo và súng bắn liên-thanh, nhà cửa cháy tứ tung, ngọn lửa bốc lên nghi ngút. Đội quân đi tuần tại toà Lãnh-sự bắn trả và lui được Nam-quân xông vào cướp Lãnh-sự quán, Trung uý Boucher tự ý ra chống, cứu được toà Lãnh-sự và bộ Tham mưu. Thống-soái De Courey lúc ấy đang ngồi thảo các giấy má gửi về bộ, nghe thấy quân mình bị bắn, ra lệnh bảo thôi, nói đấy là « quân Nam thấy Thống-soái thiết tiệc, bắn súng mừng ». Thống-soái cho Trung-uý Boucher là mắc chứng điên, định bắt giam. Nhưng chỉ mấy phút sau, Thống-soái cũng nhận ra rằng những loạt súng mà quân Nam bắn chẳng phải để mừng Thống-soái. Ngọn lửa cứ ngùn ngụt bốc lên mãi, các nhà cửa, trại lính, chuồng ngựa đều cháy ở dưới trận mưa đạn. Lính Pháp đang ngủ, thình lình thức dậy, kẻ bị bắn chết, kẻ chết cháy, kẻ bị thương cực nhiều. Những người sống sót chạy ra vơ lấy khí-giới, mình trần như nhộng. Nhiều người mặc áo không kịp, theo lệnh-chủ-tướng ra tụ họp ở một nơi xa những tên đạn của Nam-quân. Toà Lãnh-sự và Mang-cá xa nhau 2.500 thước và cách một con sông nên không giúp đỡ được nhau. Trong quân https://thuviensach.vn Pháp chỉ có hai người biết rõ địa-thế thành Huế là De Champeaux và Thiếu-uý Julien, nhưng cả hai cùng ở toà Lãnh-sự, nên quân Pháp đành thúc-thủ, ngồi chờ sáng. Trong thời gian đó, Tôn-thất Thuyết phái lính hoả-hổ đi các nơi báo tin thắng trận và cũng chờ sáng xem quân địch thiệt hại nhường nào. Nguyễn-văn-Tường thì có ý hoài-nghi. Nhưng Thuyết nói quyết là quân Pháp đã bị giết hết, không có hy vọng gì chống lại. Thực ra, đêm ấy Tôn-thất Thuyết tổ chức cũng đã khéo. Nhưng súng đại bác bắn mãi vào một nơi, thành ra quân Pháp không hại bao nhiêu. Chỗ sơ-xuất ấy là tự quân Nam không chiếu súng được vì trời tối. 4 giờ sáng, quân Pháp ở Mang-cá chia làm ba đạo, liều chết xông vào thành. Quân Nam không ngờ có cuộc công kích đột-ngột ấy, chống lại một cách yếu-ớt, nhưng cũng bắn thủng bụng viên Thiếu-uý Pellicot. Hai đạo tiến rất chậm vì càng vào, đường càng bề bộn những súng đại-bác và những khiên bọc da trâu mà quân Nam dùng để chống lại địch quân. Các vọng lâu đổi làm pháo-đài, trên thành quân Nam bắn xuống tua tủa. Khi đánh một pháo đài trong có chứa nhiều thuốc súng, thuốc cháy, một toán quân Ả-rập cùng với viên đội bị nổ tung lên. Những người lính này bị chết cháy ngay tại trận. Hai đoàn quân tiến vào đến trước Đại-nội thì đã 6 giờ sáng. Về phía toà Lãnh-sự, đoàn quân Cheroutre cũng định tiến sang, nhưng bị súng đại-bác của Nam-quân chẹn lấy cầu. Xông vào đánh, Trung-uý Lasroix bị tử thương ; Thiếu-uý Heitschell khi sắp qua cầu thì gặp một hòm thuốc súng nổ, bị chết cháy. https://thuviensach.vn Sau rốt, đoàn Cheroutre chiếm được cầu, quân Nam bỏ chạy ra các phố. Đoàn quân này tiến thẳng vào Hoàng-cung nhưng cũng gặp những súng ống, hầm hố như hai quân trên. Nhìn về đằng trước, đạo Cheroutre thấy có một đội Nam quân rất đông. Cheroutre nghe có hiệu quân mình ở trong thành, liền xông đến đánh : Nam-quân bỏ chạy. Đạo Cheroutre vào thành. Dân trong thành lớn bé già trẻ đổ chạy dẫm lên nhau mà chết. Ngay lúc ấy, các đoàn Bornes và Sajot cũng vào tới thành. 8 giờ rưỡi sáng, Đại-tá Metzinger cho hạ cờ An-Nam xuống, lấy thắt lưng xanh của lính Ả-rập chắp những miếng vải trắng và đỏ làm thành một lá cờ tam-tài treo lên cột cờ, để báo tin thắng trận và ra hiệu cho thống-soái De Courey ở bên kia sông biết. Khi tiến vào cung, quân Pháp thu những thỏi vàng và bạc nén còn bỏ lại được tới trên một triệu quan. Quân Pháp chết mất 4 sĩ-quan và 60 tên lính. Về phía người Nam, thì vừa dân, vừa lính chết chừng 1500 người. Số người chết nhiều như thế là vì đêm trước Tôn-thất Thuyết cho đóng tất cả các cửa thành, nên khi gặp thế nguy, dân không có đường chạy. Xác chết không sao chôn xuể, một phần bị đẩy xuống sông, phần khác thì bị đốt ra tro. Gặp nắng, thịt người rữa ra, hơi hôi hám bốc lên hàng mấy ngày mới tan. 23 tháng Năm năm Ất-dậu (5 Juillet 1885). https://thuviensach.vn Trong đống xương tàn, cháy ra tro hay trôn vào bụng cá, nhà nào cũng có cha mẹ, anh em hoặc thân-thích nhà mình. Ở Huế, tới 23 tháng Năm, nhà nào cũng có giỗ, cho nên người ta gọi ngày ấy là « Quẩy cơm chung ». Trong sự truy-niệm tổ-tiên, ngày 23 tháng Năm, người Huế đã vô tình mà kỷ niệm cả : Kinh-thành thất-thủ. https://thuviensach.vn CHẠY RA QUẢNG-TRỊ BỐN giờ sáng, Nam quân vẫn còn tin là mình toàn thắng. Chợt quân Pháp liều mạng xông vào các cửa. Trần-Soạn, Tôn-thất-Đảm và các tướng chia nhau ra giữ. Nhưng thế đã núng. Đến tang tảng sáng thì các mặt trận đều bị thua. Tôn thất-Thuyết hạ lênh thu tàn quân họp làm đại đội, chực sẵn ở cửa Chương-đức, trước Đại-nội. Thuyết cầm gươm vào cung mời Thái-hậu và vua Hàm-Nghi đi trốn. Trong cung, đêm tuy có nghe tiếng súng và quân hò reo, đoán biết là có chiến tranh. Nhưng tại sao hai bên xung đột, trong nội cũng không ai biết. Thuyết mang việc thất bại ra tâu Thái-hậu. Từ-dụ Thái-hậu bất bình nói : « Nước yếu phải thua nước mạnh, đó là lẽ tất nhiên. Đời đức Tiên-hoàng còn phải noi theo hoà ước, huống chi sự thế mỗi ngày một khác, vậy phải tuỳ thời ». Nhưng hối cũng đã muộn. Thái-hậu đành cùng với hai bà Trang-Ỷ và Học-Phi lên kiệu. Khi Tôn-thất-Thuyết vào giục vua Hàm-Nghi đi trốn thì vua chẳng hiểu đầu cuối gì hết, không chịu đi, nói : « Ta có đánh nhau với ai đâu mà phải chạy ». Trong lúc vội vàng, Thuyết không đáp, rút gươm ra khiến quân sĩ vực vua lên kiệu, rồi do cửa Hữu ra khỏi Hoàng thành. Đạo ngự tất cả chừng hơn ngàn người, mà phần đông là quan Đại-thần và các ông Hoàng, bà Chúa. Cuộc điêu linh của triều đình Huế, sau khi bị thất bại, hiện ra một cảnh https://thuviensach.vn trạng rất thương tâm. Các vị Thái-hậu, các bà Chúa và những ông Hoàng nhỏ tuổi trai gái, già trẻ, người đi kiệu, kẻ đi chân, chen chúc nhau mà trốn chạy, ai nấy đều lo lắng ra cho mau khỏi Hoàng thành, tưởng tượng như cái chết, khi mình đi khỏi, sẽ sập xuống cái đài phú quí ấy. Có người yếu quá không đi được phải ôm chân mà khóc hoặc nằm vật ra vệ đường. Hoàng-tử Chánh-Mông cưỡi ngựa, đi hộ vệ hoàng tộc chạy nhanh quá, trong áo giắt một ít tiền vàng, rơi tua tủa cả ra đường ; một bà chúa, chị vua, ngồi trên mình ngựa, tay bồng một em nhỏ. Một bà thứ-phi đã có tuổi, vợ cả Kiến-thái Vương, mù, do một thị-tỳ dắt chạy, lạc vào trong đám bình dân. Khi chạy, bà vơ vội ở trong hòm được một cái túi vải trong có mấy cái mề-đay vàng. Tay bà xách túi, thình-lình có kẻ giựt mất. Các ông Hoàng, bà Chúa xưa nay quen sinh hoạt ở nơi đài-các, mỗi bước đi ra là kiệu, là võng, nhất đón gặp lúc loạn-ly phải trốn chạy, coi thê-thảm không biết nhường nào. Thuyết cũng hiểu biết như vậy, nhưng sự thế nguy-bách làm thế nào. Trần-Soạn đi trước mở đường, Nguyễn-văn-Tường triệt lộ. Tới đò Kẻ-Vạn, vua Hàm-Nghi phải xuống kiệu. Lúc ấy trên sông không có thuyền, nhà vua trụt giầy và vén quần lên tận đầu gối lội qua sông. Nhưng vừa lội được vài bước, thấy sông sâu quá, khóc mà quay trở lại. Thuyết đành phải theo con đường áp mặt Hoàng-thành, và do cầu Bạch-hổ mà https://thuviensach.vn sang sông. Đạo-ngự đi về phía nhà thờ Kim-long, lên thẳng chùa Thiên-mụ. Vua Hàm-Nghi ngồi trên kiệu, do hai người lính khiêng. Phía trong thành, súng của quân Pháp vẫn nổ liên thanh. Cả đoàn sợ địch quân đuổi đánh nên chạy rất nhanh. Đường gồ ghề, mỗi bước lên xuống làm cho đầu vua đập mạnh vào thành kiệu. Tôn-thất-Thuyết phải bỏ kiệu và mời vua lên võng. Lúc đầu, Thuyết định đưa vua và Thái-hậu ra ẩn tại lăng Tự-Đức. Nhưng sợ nơi này gần thành quá, sớm chầy quân Pháp sẽ nghe biết, đến bắt về nên từ Kim-long cứ phải thẳng đường mà tiến lên Trường-thi thuộc làng La-chữ, rồi lưu ở đó một đêm. Trong Hoàng-phái vì các đình-thần nhiều người, hoặc vì lo sợ, hoặc mỏi mệt quá, theo không được, giữa đường phải bỏ, ẩn vào các làng ở hai bên đường. Triều-đình không khác một buổi chợ đông, khi phồn-thịnh thì mọi người cùng muốn chen chân vào, gặp cơn nguy biến, ai lo mạng người nấy, tản mác đi mỗi người một ngả. Sáng hôm sau, đạo-ngự đi về phía bắc, nhưng mãi đến trưa mới đi khỏi kinh-thành được mấy chục dặm. Sự chậm trễ đó, phần lớn vì trong đoàn có nhiều bà chúa già hoặc nhỏ tuổi đi không được, vì xưa nay không quen xông-pha vào chốn phong trần. Có bà vì lo sợ mà ngất hẳn đi. Nhiều bà khác, không tài nào đi được nữa, đành phải ngồi lên mình ngựa cho quân dắt. Trời nắng gắt, khí nóng từ trên chiếu xuống và ở bãi cát https://thuviensach.vn trắng hai bên đường bốc lên. Hơn ngàn người như bị nung trong một cái lò ; từ người quyền-quý cho đến kẻ quân-nhân đều giống nhau ở chỗ thân hình tiều-tụy. Đúng ngọ, đạo-ngự dừng lại. Quân-sĩ lấy cơm nắm từ hôm trước ra ăn, cơm đã thiu ướt, nhưng đói quá, nhiều người cũng cố nuốt để lấy sức đi cho đến tối. Vua Hàm-Nghi phần lo buồn, phần mệt mỏi, ăn không được, đành ngồi nghỉ một lúc rồi lại bước lên võng. Ngự-đạo đi mãi đến khuya mới đóng lại một nhà phú-hộ ở bên đường mà nghỉ. Hôm sau tới Quảng-trị. Được tin báo Tuần-vũ Quảng-trị là Trương quang Đản và Án-sát Trương Đính mang quân ra ngoài thành nghênh tiếp. Vua Hàm-Nghi vào ngự tại Hành-cung. Đình-thần và Hoàng-phái thì chia ra ở tạm các dinh-thự trong thành. Lăn lộn trong khói đạn từ một giờ sáng mồng 5 tháng bẩy, cả đoàn chống chọi với đường trường, với khí nóng và sự đói khát hai ngày liền, trong sự mệt mỏi và thất-vọng, vua quan với quân lính cùng thấy mình có một cái tủi như nhau : thua trận. https://thuviensach.vn TRONG KHI VĨNH BIỆT MỒNG 7 và mồng 8 tháng bẩy, đạo-ngự ở Quảng-trị. Mong mỏi cái mệnh-lệnh quả-quyết của Tôn-thất-Thuyết, ai nấy cùng ra vẻ lo buồn. Mới ba hôm trước, là ông Hoàng, là bà Chúa, là Thượng-thư, là Tham-tri, bao nhiêu người đang ngồi cao chót vót trên đài phú-quý, thốt thành ra kẻ vong mệnh, phiêu-bạt ở nơi xa lạ, không biết mai đây, rồi tính mệnh sẽ còn mất thế nào. Lấy thành Quảng-trị làm kinh-đô tạm ? Không ai dám nghĩ như thế. Vì thành này, cách kinh-thành Huế chỉ một ngày đường, sớm muộn quân Pháp sẽ dõi mà đuổi theo. Dùng thành Quảng-trị để chống với người Pháp lại càng không nên. Thành nhỏ, quân ít, sớm chầy tất thành bị phá mà tính mệnh của Nam-triều cũng không thể còn được. Trong khi ấy thì Tôn-thất Thuyết cho quân-sĩ đi sửa sang đường từ Quảng-trị qua Cam-Lộ lên Tân-Sở. Thuyết lấy thêm lương-thực tích ở trong thành và hạ lệnh cho các tỉnh phía Bắc mộ thêm quân để phòng quyết chiến với quân Pháp một phen nữa. Chiều mồng 8 tháng Bẩy, theo lệnh Từ-dụ Thái-hậu, các quan văn, võ họp cả ở Hành-cung. Thái-hậu ngỏ ý muốn trở về Huế và thừa nhận hiệp-ước mồng 6 tháng Sáu năm 1884. Các đình-thần và nhất là Hoàng-phái đều tán thành ý Thái-hậu. Nhưng Thuyết không https://thuviensach.vn thuận, nói : « Về Huế là bước chân vào nhà ngục mà người cầm chìa-khóa là quân Pháp ; thừa nhận hiệp-ước là bán đứt quyền độc-lập của nước Việt-nam. Là người, đành rằng ai cũng muốn an hưởng thái-bình, nhưng nếu không lo khôi phục chuyến này thì không những Thuyết sẽ mang tiếng là đã bỏ mất giang-san của Tiên triều gây dựng mà lại còn đắc tội với hậu thế ». Thuyết nói quả quyết rằng còn một hơi thở là còn đánh. Các quan có một số tán thành ý Thuyết, nói thành Tân-sở vẫn dự bị làm nơi chống giữ, nhất đán thất-thủ Kinh thành. Nay tuy Huế đã mất nhưng miền Nam cũng như miền Bắc hiện còn lại đất đai của Nam-triều. Nếu đánh thì còn hy-vọng lấy quân của các tỉnh mà chống với quân Pháp. Triều-đình mà chịu hàng thì cái hy-vọng khôi phục sẽ không còn được nữa. Thái-hậu khóc, nói : « Kinh-đô là chỗ tôn-xã. Triều-đình ở đó ; về Huế dù chết đi nữa, cũng còn được thấy Liệt-thánh ở chốn Hoàng-tuyền ». Từ-dụ Thái-hậu là người có oai quyền lớn tại triều đình Huế. Bà là con quan Lễ-bộ Thượng-thư triều Minh-Mệnh, Nguyễn-đăng-Hưng, người huyện Tân-hòa, tỉnh Gia-định. Năm 14 tuổi, bà được tuyển vào cung làm vợ vua Thiệu Trị. Bà sinh ra vua Tự-Đức. Chính bà trông nom dạy dỗ ông vua này. Tự-Đức thường nói : « Mẫu nhi sư yên » (mẹ mà là thày nữa). Không muốn trái lời Thái-hậu mà cũng không muốn vì ý một người đàn bà mà thay đổi việc có quan-hệ đến vận mênh quốc-gia, Thuyết nghĩ được một cách là chia đạo-ngự https://thuviensach.vn ra làm hai phái : một phái là Thái-hậu, những người trong Hoàng-phái và các quan lại già yếu, hoặc không có chí phấn đấu thì quay về Huế, phái bên kia, Thuyết cố giữ lấy vua Hàm-Nghi các võ-tướng và văn-quan, xưa nay vốn là người có khí-phách, thì cùng lên Tân-sở. Thuyết làm như thế được hai điều lợi : 1. Không phải bắt ép Thái-hậu làm một việc mà Thái-hậu không muốn. 2. Loại được những người yếu ớt hoặc già cả làm trở ngại cho cuộc phấn đấu sau này. Thái-hậu biết rằng nói nhiều cũng không chuyển được lòng Thuyết đành phải thuận. Sáng 9 tháng Bẩy, thiết triều sớm, các vị vương công, trong số có Chánh-Mông là anh và Ưng-Quyền là em ruột của Hàm-Nghi đứng về phái về, đã sửa soạn từ đêm hôm trước. Kẻ ngựa người võng dự bị sẵn cả ở cửa Hành-cung. Cha mẹ anh em sắp rời bỏ nhau, mà ai nấy cùng tự phó mặc cho sự rủi may. Cuộc ly biệt này đau đớn không biết chừng nào, vì đối với vua Hàm-Nghi, nó là ngày vĩnh biệt. Phục xuống đất, vua Hàm-Nghi lạy Từ-dụ Thái-hậu và các bà Trang-Ỷ, Học-phi. Nhà vua nức nở khóc, không nói lên tiếng. Thái-hậu cũng chứa-chan giọt lệ, nhưng chỉ cắn răng cố nuốt những sự đau lòng. Tiếp, đến các Hoàng thân lạy từ vua. Trong mấy năm liền, thời thế đã làm cho Nam-triều đổ không biết bao máu https://thuviensach.vn với nước mắt, người trong cuộc chịu những nỗi đau-đớn không biết bao nhiêu lần, nhưng sự ly-biệt ở giữa những cái sống vô hi-vọng vẫn làm cho người ta khổ tâm hơn hết. Tôn-thất Thuyết, con người xưa nay đã làm cho kẻ khác vội nước mắt một cách rất thản-nhiên, lần này cũng phải động lòng. Các con trai Thuyết, trừ Tôn-thất-Đảm đã trưởng thành, Thuyết cũng muốn cho trở về Kinh. Nhưng Tôn-thất Thiệp, lúc ấy mới 15 tuổi, quả quyết theo cha, thề cùng với vua và cha cùng sống, chết. Mặt trời đã lên cao, Thái-hậu gạt nước mắt, vội-vã lên kiệu, các đình-thần và vương-tôn cũng lần lượt theo sau. Đi dòng-dã trong hai ngày mới tới Huế. Thái-hậu liền về thẳng Khiêm-lăng là lăng vua Tự-Đức. Vua Hàm-Nghi và Tôn-thất-Thuyết, hôm sau cũng rời Quảng-trị, do đường Cam-Lộ lên Tân-sở. Quân sĩ lúc ấy chỉ còn 500 người, vào đóng trong thành. Còn vua Hàm-Nghi thì ngự tạm tại một nhà giầu là Xã-Điểm ở Bảng-sơn (ngoài thành). Trong mấy hôm ở Tân-sở, vua đi võng vào thành có một lần để hội-kiến với các triều-thần. Nhà vua thường buồn rầu, một lần có yêu-cầu Thuyết đưa về Huế. Thuyết nghiêm sắc mặt, nói : « Nếu nhà-vua muốn về Huế thì xin để đầu lại đây đã ». Từ đấy vua Hàm-Nghi không bao giờ dám nhắc-nhỏm đến việc về nữa và đành gửi tính-mạng mình cho Tôn-thất Thuyết. https://thuviensach.vn ĐƯỜNG ĐI CÔN ĐẢO SÁNG 23 tháng Năm, khi đội quân của vua Hàm-Nghi rời bỏ Hoàng-thành đến làng La-chữ thì người ta thấy mất một người. Một người mà mới vài hôm trước ba chữ tên làm rung động thành Huế, một người đã ngồi tới địa-vị cao nhất của triều-đình ; người, trong mấy năm sau cùng này đã giữ cả vận-mệnh của nước Việt-Nam. Người ấy là Văn-minh điện Đại-học-sĩ kiêm Phụ-chánh đại-thần Nguyễn-văn-Tường. Khi đạo-ngự đến Kim-long (cách thành hơn một cây số), Tường nhân lúc mọi người ồ-ạt trốn chạy, thừa cơ lẩn vào sau một bụi cây rồi đi thẳng đến nhà riêng của giáo-sĩ Caspar, người mà Tường quen biết đã lâu, nhờ ở sự giao thiệp với người Pháp. Lúc Tường mới vào, cố Caspar không nhận ra ai hết. Vì khăn áo xốc-xếch, mặt mũi nhăn-nheo. Một đêm trường trải bao cuộc gian nguy, rồi lại ngồi nửa ngày lo lắng làm cho Tường mất hẳn vẻ bệ-vệ của một vị đại-thần. Tường mỏi mệt quá, sau khi chào giáo-sĩ, ngồi phịch ngay xuống ghế và yêu-cầu giáo-sĩ cho ăn. Lúc ấy đã mười giờ sáng. Tại sao Tường không theo vua lên La-chữ ? Có người ngờ rằng nhân khi vua Hàm-Nghi và Tôn-thất Thuyết đã ra khỏi kinh-thành, Tường quay về định điều đình với người Pháp để gây thế-lực cho riêng mình, hoặc chiếm lấy https://thuviensach.vn địa-vị nguyên-thủ của triều-đình Huế. Nhiều người khác cho là Tường mình già sức yếu, biết mình không chống nổi với sự gian-lao nên quay lại nhờ giáo sĩ Caspar che chở để cầu sống yên-ổn. Không ai hiểu trong chí Tường nghĩ thế nào, nhưng xưa nay ai cũng biết rằng Tường là người quỉ-quyệt, tính khí rất thâm-trầm, trái hẳn với Tôn-thất Thuyết vừa nóng, vừa thẳng. Trong khi ăn cơm, cố Caspar hỏi, Tường đáp rằng vua vừa đi khỏi Kim-long. Cố Caspar bảo Tường nên khuyên vua và Tôn-thất Thuyết trở về Hoàng-thành. Tường lẳng-lặng nghe lời cố Caspar, không đáp gì hết, bề ngoài rất bình-tĩnh. Ăn xong, Tường cáo-từ, một mình lủi-thủi đi về phía trường thi. Ngự-đạo cũng vừa tới nơi này. Tường đón kiệu Từ-Dụ Thái-hậu, tâu Ngự-giá trở về Hoành-thành. Nhưng Tường vừa nói dứt lời thì Hộ-giá đại-thần là Hữu-quân Hồ-Hiển đứng bên kiệu đã rút gươm ra chỉ vào mặt Tường nói : « Ông là Phụ chánh ; nước nhà đến nông nỗi này, ông phải theo đi hộ-giá mới phải. Cớ sao ông lại khuyên Ngự-đạo quay về mà làm tội mọi người. Nếu ông nói nữa, tôi chém ». Tường phải lánh ra bên đường, rồi lại lủi thủi quay về Kim-long. Muốn phô tả tâm-sự mình trong lúc khó khăn này, Tường có làm một thiên Đường-luật nay vẫn còn 4 câu truyền tụng : https://thuviensach.vn Sơn sắc thiên trùng thượng thúy-liễn, Thần tâm nhất dạng luyến đan đình. Thị phi nhiêu-phó thiên thu hậu, Xã-tắc, quân-vương thực trọng khinh ? Xe-giá ngàn trùng lẩn dặm xanh, Lòng tôi riêng luyến chốn đan-đình. Phải, chăng phó mặc ngàn sau luận, Vua, nước đôi đường, hỏi trọng khinh ? Trong mấy câu thơ này, Tường có ý nói rằng mình sở-dĩ không đi theo xa-giá là vì còn muốn ở lại để duy-trì xã-tắc. Đi với ở, đằng nào phải, là tùy theo sự phán-đoán của đời sau. Vì, vua với nước, chưa hẳn đã đằng nào đáng khinh, đằng nào đáng trọng. Về tới Kim-long, Tường lại vào thăm giáo-sĩ Caspar và nhờ đưa sang yết-kiến Thống-soái De Courey. Trước Thống soái, Tường nói mình không có dự cuộc dạ-chiến mồng 5 tháng Bẩy. Thống-soái De Courey trong bụng tuy không tin, nhưng bề ngoài vẫn làm ra như cho lời Tường nói là thực. Vì thực ra, De Courey lúc này cũng đứng vào chỗ khó xử. Mang nước Nam mà lập thành thuộc-địa xứ Nam-kỳ chăng ? Tất nhiên lại phải gây chiến-tranh với nước Tàu. Vì Tàu sẽ cho là Pháp làm trái với hiệp-ước Thiên-tân mà khai chiến. Lập vua mới chăng ? Nhưng vua cũ còn kia. Thuyết sẽ mượn tên vua Hàm Nghi mà lập một đảng quốc-gia để chống nhau với Pháp, việc đánh dẹp chắc chẳng dễ nào. Chi bằng dụ vua Hàm-Nghi và Tôn-thất Thuyết về, quân Pháp sẽ tránh được một cơn binh https://thuviensach.vn lửa. Nghĩ như thế nên Thống-soái định lợi dụng cái thế-lực của Tường để chiêu dụ vua Hàm-Nghi và chủ-trương các việc thường trong Triều-chánh. Theo lời đề-cử của Hoàng-tộc, De Courcy mời Thọ-xuân-Vương Mân-Định ra mà giao cho chức Nhiếp-lý quốc-chánh. Thọ-xuân-Vương hồi đó 80 tuổi, thực ra thì chỉ ngồi cái ghế quốc-trưởng để làm vì. Mọi việc ở cả tay Nguyễn-văn-Tường mà đằng sau Tường thì có Thống-soái De Courcy cầm giây giựt. Thoạt tiên, Tường cho người ra Quảng-trị dụ vua Hàm Nghi về. Việc không có kết quả, De Courcy bảo Tường thông sức đi các nơi, hẹn trong 12 ngày bắt đầu từ mồng 9 tháng Bảy, nếu các phái đảng của Thuyết chịu về hàng thì không những vô tội mà còn được phục nguyên chức cũ. Việc ấy lại càng vô hiệu nữa. De Courcy tưởng Tường có uy thế lớn nên hẹn cho Tường trong 2 tháng phải trị bình cả xứ Trung-kỳ. Hằng ngày De Courcy bắt Tường lưu ở lầu Thương-bạc, có một viên sĩ quan là Đại-úy Schmitz và một đội lính Ả-rập canh giữ. Thân Tường lúc ấy chẳng khác thân tù, dù Tường có thành thực muốn hòa-bình nữa cũng chẳng có kết quả gì. Vì sống ở giữa quân Pháp, Tường nói ai nghe, ai cũng tin rằng những lời ấy xuất ở ý muốn của người Pháp. Sau hai tháng, Tường chẳng làm nên công cán gì nên bị De Courcy đày sang Côn-đảo, tiếp, rời đi Tahiti thì bị bệnh, nằm tại nhà thương Papeiti mà chết. Thi thể Tường được mang về táng tại Quảng-trị. Gia sản https://thuviensach.vn Tường bị tịch biên và xung công. Sau, vua Thành-Thái nghĩ đến tội cũ của Nguyễn-văn Tường cho lính khai quật di hài lên và dùng gậy sắt mà đánh vào quan tài để trị tội trước. https://thuviensach.vn NGUYỄN HỮU ĐỘ CUỘC bại vong của Nguyễn-văn-Tường đã làm cho một người được hoàn toàn đắc ý. Người ấy là Nguyễn-hữu-Độ. Độ là giòng dõi Nguyễn-hữu-Dật, người huyện Tống-sơn, tỉnh Thanh-hóa, sinh năm 1832. Mãi đến năm 35 tuổi, Độ mới đỗ cử nhân, được bổ làm giáo thụ Kinh-môn, rồi thăng tri huyện Nghiêm-phong. Vì có công dẹp giặc bể, nên Độ được các quan trên để ý đến. Năm Tự-Đức 26, Hà-thành thất thủ, Khâm-sai Nguyễn-văn-Tường và đại biểu Pháp là Philastre giảng hòa. Nguyễn-hữu-Độ được lên Hải-dương quyền chức bố chánh, sung tiễu-phủ-sứ, chuyên giẹp giặc bể. Năm Tự-Đức 35 (1882), Hà-thành thất thủ lần thứ hai, Độ đương giữ chức tuần phủ được cử làm phó Khâm-sai để điều đình với đại biểu Pháp. Và, nhân đó được bổ làm Hà ninh tổng đốc. Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất-Thuyết xét biết rằng Nguyễn-hữu-Độ đã ngầm giao thiệp với người Pháp để gây thế lực riêng cho mình nên muốn triệu về để giữ mối họa về sau. Nhưng Độ là người rất giảo quyệt néo riết lấy người Pháp. Và không những không theo mệnh lệnh của triều đình, Độ lại còn dụng tâm mượn thế lực của Pháp để trừ cho kỳ được Nguyễn-văn-Tường và Tôn-thất-Thuyết. Ngoài việc thúc giục quân Pháp vào đánh Huế ra, Độ còn nhân danh kẻ khác gửi cho thống soái De Courcy bức thư : « Chúng tôi, thân hào sĩ xứ Bắc-hà kính bẩm Đại nguyên soái thống xuất Bắc-kỳ quân vụ toàn quyền đại thần các hạ : https://thuviensach.vn « Trộm xét nghịch thần Nguyễn-văn-Tường, Tôn-thất Thuyết mượn tiếng Y-Doãn, Chu-Công làm việc Vương-Mãng, Đổng-Trác. Từ ngày 14 tháng 6 năm Tự-Đức thứ 35 (1883), Đức Dực-Tôn thăng hà, lúc ấy Tường và Thuyết vâng di chiếu, giúp tự quân, tự chuyên uy phục, thiên thành việc phế lập, Thụy-quốc-công (Dục-Đức) chưa lên ngôi đã bị phế, lại theo mà giết đi. Hoàng-đế Lẵng-quốc-công (Hiệp-Hòa) vào nối ngôi trải bốn tháng trời, chưa nghe, có đều sai lỗi gì, cũng bị ép uống thuốc độc mà chết, thần dân rất lấy làm đau lòng. « Vua Kiến-Phúc lên ngôi, tính người trong sạch thiên tư khôn sáng, bọn nghịch thần ấy e rằng không lợi cho mình, cùng nhau thông mưu với Nội-đình, ngẫm chu cuốc phế lập. Thêm nữa, những tiếng (buông khe) không tốt, truyền bá ra ngoài, cho đến vua Kiến-Phúc cũng tức giận mà chết. Than ôi ! thảm thay ! « Ngoài ra Hoàng-thân như các ngài Hải-Ninh, Triệu Phong, Tùy-lý Ký-Anh, tối kỳ cựu như Trần-tiễn-Thành, huân tịch như Hồng-Hữu, Hồng-Nhi, Hồng-Sâm v.v… (mấy người trên này kẻ không thuận sự phế lập, người có mật sớ xin trừ quyền thần), hoặc bị giam vào ngục, hoặc bị ép uống thuốc độc, hoặc bỏ tù rồi giết chết, hoặc đầy đi phương xa, hầu khiến cơ nghiệp hoàng gia gây dựng vun trồng trên ba trăm năm, một mai tan tác đi mất, mà bọn nghịch thần ấy thì tự phong nào Vệ-quốc tướng quân ! nào Vy-quốc huân thần, sự biến đến thế, thực không nỡ nói nữa ! « Kia, thẻ tre của Thái-sử nước Tề, ngòi bút của Đông-hồ nước Tần, ấy là người nào, và thời thế nào ? Mà sao các tôi https://thuviensach.vn văn võ ở Triều, không nghe có một tờ hịch hỏi tội, không nghe có đạo quân đánh giặc, chỉ biết thừa thuận cầu vịnh, a dua kiếm lợi, khiến kẻ trung thần nghĩa sĩ trong nước, khoanh tay thở dài, ngắn cổ khó kêu. Thế đạo nhân tâm, nói đến xiết bao thương xót ! « Than ôi ! Bọn ấy xem vua như cỏ rác, lăng ngược dân chúng, thế tất đến không tự lập mình lên làm vua là không thôi. Từ năm ngoái đến nay, sở dĩ trì hồi do dự, chưa dám làm thẳng tay, là vì kiêng có nước lớn bảo hộ đấy thôi ! « Bọn sĩ dân chúng tôi đã từng đến cửa quan Đại nguyên soái đưa đơn bầy tỏ sự tình, đã được chuẩn chấp. Tưởng cái đầu của hai nghịch thần kia, không bao lâu sẽ đưa đến dưới cờ, mà nước Nam không còn nằm trong cõi bùn than nữa ! « Ngặt vì việc binh rắc rối, biến cảnh chưa yên, thành ra cái uy sấm sét còn xếp lại mà cái độc hùm beo càng thêm ra : nào cấm kéo binh vào cửa công môn, nào đặt quân phấn dũng để canh nhà tư. Ngoài các tỉnh thì đặt thêm sơn-phòng mà sức dân càng kiệt, mồm giục bọn Ngụy-Mao, Ngụy-Chàng khuấy rối mà làm nguy đến giáo-dân. Thậm nữa mượn cái tiếng (lập đồn phòng thủ) để làm việc hiếp-chế dời đô, tức như gần đây tờ công văn Binh, lời lẽ rất ngạo mạn. Suy nguyên ý bọn nghịch thần ấy cốt chống với người Pháp làm việc chuyên thiện đặng thỏa theo ý riêng mình mà tôn miếu cào thành gò bằng, nhân dân sa dưới bùn than, cũng không thèm để ý đến. « Chúng tôi, phận có tôn ty, tình đồng ưu ái, trộm nghe quí đại thần anh dũng cương quyết, tiếng vang hoàn cầu, xe https://thuviensach.vn sứ tới nơi : sinh kỳ đổi sắc. Thần dân hạ quốc, may được hưởng phúc thái bình ở lúc này chăng ? « Chúng tôi muội bầy tỏ, rất trọng thương đến bình dân, dở uy thần võ, trừ bọn nghịch thần cho chung quanh nhà vua được trong sạch, dẹp chánh xấu để chỉnh đốn cương kỷ trong triều đình, Thần dân xiết bao vui mừng. « Nay kính bẩm ». De Courcy đánh Huế. Cái ý nguyện đầu tiên của Nguyễn hữu-Độ đã đạt. Nhưng có mấy điều Độ không ngờ là Tôn-thất Thuyết mang cả vua Hàm-Nghi đi trốn, thành ra nước Nam không vua. Thứ là Thuyết đi mà Tường ở lại vẫn ngồi ghế thủ-tướng như cũ, khiến cho cái địa vị mà Độ thèm muốn vẫn bị kẻ thù ngồi mất. Độ không lách được vào đâu mà ngồi. Nhưng là một tay tính việc rất khôn khéo, Độ không thất vọng. Ông viết thư cho tất cả những người Pháp có thế lực mà ông quen biết để dèm pha Nguyễn-văn-Tường, trong số có bức thư gửi cho De Courcy, người mà ông trông cậy hơn cả, vì hiện là người có thế lực nhất : « Nguyễn-hữu-Độ kính bẩm Nguyên-soái đại thần cùng quí liệt soi xét : « Bản quốc gần mấy năm đây, gặp việc biến luôn, toàn nhờ thượng quốc giúp sức. Gần đây nghe tin trong kinh thành Huế, hai vị phụ chánh đại thần, gây ra mối hấn kịch, rất đỗi kinh hoàng. Nay lại nghe nghịch thần Nguyễn-văn-Tường băng mình ra thú, đem công việc hư hỏng lâu nay đổ cả cho một mình Tôn-thất-Thuyết, để mong tránh họa mình ; hoặc là giả ra đầu thú mà ở trong ngầm làm việc ám muội gì, cũng https://thuviensach.vn chưa biết được. Điều ấy quí liệt đại thần tất đã để lòng xem xét. « Nhưng tôi trộm nghĩ, sau Tiên-Hoàng-Đế (Tự-Đức) băng hà, bọn ấy thiện quyền phế lập, hãm hại các tôn chí (Hoàng-tộc), lang bối nhau làm gian, rối loạn triều chính. Cứ theo việc đã làm, rõ rệt trước tai mắt công chúng. Nay lại trút cả gánh tội ấy cho người đã chạy, ấy là chỗ « đại gian hùng » của Tường, tưởng quí liệt đã biết thừa, tôi không dám bàn. Phỏng như người ấy đã được khởi dụng thì cái tay tráo trở sau này, họa hoạn chưa biết đâu mà lường, không khỏi phiền quan bảo hộ phải châm chước sắp đặt một lần nữa. « Vậy nhờ chuyển đại ý tôi về thương lượng cho kỹ càng. Tôi không phải biện bạch nhiều. « Vả chăng, có sự ngày nay, may có Đức, Từ-Dụ Thái Hoàng Thái-hậu đã về trong cung. Quí đại thần không nỡ tuyệt hẳn nước người, một lòng kính đãi, thật là linh thiêng trên cửu-miếu, thần dân trong nước có chỗ ỷ trọng ; may ra thế nước có thể kéo lại được, hạ quốc xiết bao cảm bội. « Duy trong khoảng nguy nghi, cần có người thạch phụ trung thành thu xếp sắp đặt, đại cuộc may sớm định được. Tôi vẫn không dám tự dương, song nghĩ đến nền gốc nước nhà, ngày đêm lo ngại, ăn ngồi không yên ; như được về kinh, theo quí liệt đại thần, giúp chút sức hèn, may trong đôi tuần công việc sắp đặt có thứ lớp. Khi ấy sẽ cho tôi trở ra Hà nội cung chức như trước. Ấy nhờ quí đại thần thẩm trước, tôi rất lấy làm ngóng trông. » Ngày 29 tháng Năm, Vua Hàm-Nghi năm đầu. https://thuviensach.vn