🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vinh Quang Và Quyền Năng Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn epub©vctvegroup 29-12-2017 https://thuviensach.vn GIỚI THIỆU Graham Greene, nhà văn Anh nổi tiếng được công chúng Việt Nam biết đến với tiểu thuyết The quiet American (Người Mỹ trầm lặng) đã được dựng phim hai lần, ông được coi là người viết về chiến tranh Việt Nam ấn tượng nhất. Là người sống cuộc đời đầy phiêu lưu và mạo hiểm nên, Greene thích đưa các nhân vật người Anh dè dặt của mình vào những tình huống khắc nghiệt, ở những nơi chốn khác lạ. Trong thế kỷ 20, không nhà văn nào có được những nhìn nhận tinh tế hơn Graham Greene khi đưa ra sự so sánh giữa con người với con người. Khi mà ngày càng có ít các nhà văn cố gắng phân tích những đức tính tốt đẹp của con người rơi vào sự sa ngã, thì Greene là bậc thầy trong sự phân minh đầy tính phức tạp này. Nhân vật của ông tồn tại trong hệ thống phẩm hạnh được xác định rõ ràng… Với thành công đó, nhà văn nào cũng thèm muốn có được sức tưởng tượng chứa đầy sự đột phá vô cùng hấp dẫn như Greene - người không bao giờ thiếu chuyện để viết mà ngược lại, luôn ngập trong những áng văn không ngừng tuôn chảy trong mình. Greene từng nói rằng, thời niên thiếu không hạnh phúc là sự cân bằng vô cùng bổ ích cho ông. Tuổi thơ của ông là sự khổ cực ở trường học, những cuộc vật lộn với thầy hiệu trưởng lại là chính người cha của mình; tìm cách tự vẫn ở tuổi vị thành niên và rồi lại si tình đến mê muội người vợ của chuyên gia tâm thần học chữa bệnh cho mình; không đam mê thể thao và thường bỏ học để dành thời giờ đọc tiểu thuyết phiêu lưu của các nhà văn như Rider Haggard và R. M. Ballantyne… Chính những câu chuyện đó đã https://thuviensach.vn có ảnh hưởng sâu đậm tới Greene và giúp ông tạo được phong cách văn chương của mình. Graham Greene là người trầm lặng, kín đáo nhưng cuộc sống riêng tư của ông lại rối như tơ vò. Ông tự nhận mình là “một người chồng tồi và người yêu không kiên định” bởi có quan hệ với nhiều phụ nữ, chưa kể thú đam mê rượu đến mức trở thành huyền thoại. Năm 1925, khi mới 21 tuổi, Graham Greene phải lòng Vivienne Dayrell Browning – một cô gái xinh đẹp theo đạo Công giáo. Nhà văn tương lai mất hai năm ròng với hàng trăm lá thư tình mùi mẫn mới chinh phục được người đẹp. Chưa hết, trước khi được Vivienne mở lời nói câu đồng ý trước bàn thờ Chúa, Greene còn phải cải đạo để vừa lòng ý trung nhân. Hai người kết hôn năm 1927. Họ đã có một thời gian khá mặn nồng, nhưng càng ngày, bất đồng giữa hai người càng lớn. Vivienne khá khắt khe và có cái nhìn cao đạo với vấn đề tình dục. Trong khi chồng cô lại là một người rất trần tục và luôn thẳng thắn thể hiện các nhu cầu bản năng. Họ có hai người con Lucy Caroline và Francis. Cuộc hôn nhân tan vỡ từ năm 1939 nhưng đến năm 1947, hai người mới chính thức chia tay. Cuốn “Vinh quang và quyền năng” có lẽ là một lời biện hộ muộn màng cho hôn nhân tan vỡ của mình. https://thuviensach.vn LỜI MỞ ĐẦU Tác phẩm của một tiểu thuyết gia công giáo người Anh, một người Anh giáo trở lại, như cuốn “Vinh Quang và Quyền Năng” trước hết mang lại cho tôi cảm giác bỡ ngỡ. Chắc chắn là tôi tìm được trong đó môi trường tâm linh quen thuộc, chính trong sâu thẳm của màu nhiệm quen thuộc mà Graham Greene đã đưa tôi vào. Nhưng mọi việc diễn ra cứ như thể tôi đi vào một khu nhà cổ qua một cánh cửa bị che khuất sau những dây leo, cành cây, mà tôi không biết, và bỗng chốc tôi nhận ra cái lối đi lớn trong vườn nơi ngày xưa tôi thường nô đùa, và tôi nhẩm đọc những chữ viết tắt mà tôi đã khắc lên thân cây sồi trong những kỳ nghỉ hè năm nào. Một người công giáo Pháp chỉ đi vào giáo hội qua cổng chính; họ bị chi phối bởi lịch sử chính thức của giáo hội Pháp; họ dự phần vào những cuộc tranh luận đã từng phân hoá giáo hội Pháp trong nhiều thế kỷ, người ta khám phá ra người nào đó thuộc phe Port Royal hay Dòng tên, họ về phe Bossuet chống lại Fenelon hay họ về phe với Lamenais và Lacordaire hay với Louis Veuillot. Không thể không liên tưởng đến tác phẩm của Bernanos khi đọc “Vinh quang và Quyền năng”. Những tranh luận của giới công giáo trong suốt bốn thế kỷ qua như được phác hoạ lại nơi đây. Sau cha xứ Donissan trong “Dưới ánh mặt trời của Satan” xuất hiện cha sở xứ Ars. Những vị thánh của Bernanos, những linh mục có khuynh hướng tự do, những giáo dân ngoan đạo mà ông mô tả với giọng điệu cay cú nói ngược lại sự tôn kính và sự gớm ghiếc của ông. Phần mình, Graham Greene đã lén lút đi vào vương quốc bí nhiệm, trong vương quốc của thiên nhiên và ân sủng. Không có thiên kiến nào làm vẩn đục cái nhìn của ông. Không có luồng tư tưởng nào làm ông rời xa phát hiện của ông, cái bí quyết mà ông đã đột nhiên tìm thấy. Ông không có một định https://thuviensach.vn kiến nào về cái mà chúng ta gọi là “linh mục tội lỗi”. Có thể nói rằng, ông không có trong đầu óc một mô hình đạo đức nào cả. Có bản tính tự nhiên hay hư nát và có Ân sủng quyền năng; có con người khốn khổ, không đáng giá gì sất, ngay cả để làm điều tội lỗi và cái tình yêu nhiệm màu bao trùm con người trong cái khốn nạn cũng như trong cái hổ nhục để biến họ thành thánh, một vị tử đạo. Vinh quang và quyền năng của Chúa Cha toả rạng nơi bản thân một linh mục Mexico nghiện rượu và đã có con với một nữ giáo dân của mình. Mô típ lố bịch, tầm thường và tội trọng của ông chỉ làm cho người ta cười nhạo hay nhún vai và ông linh mục tội lỗi nhận biết điều đó. Cái mà cuốn sách này muốn chứng minh cho chúng ta là, nếu tôi nói không quá, là việc thánh hoá tội lỗi nhờ ân sủng. Vị linh mục phản động, bị chính quyền kết án tử hình, đầu ông bị treo giá (cuốn truyện mượn khung cảnh một nước Mexico bị thao túng bởi những người cầm đầu chống đạo) đã tìm cách đi trốn, như những linh mục khác đã làm, ngay cả những vị thánh thiện nhất. Ông chạy trốn, đã vượt được qua biên giới, nhưng lại quay về khi có người hấp hối cần đến ông hay cả khi ông biết sự hiện diện của ông không mang lại gì hay cả khi ông biết đó là một cái bẫy, rằng người đến kêu cứu ông là người chỉ điểm. Vị linh mục nghiện rượu, tội lỗi, run sợ trước cái chết, đã hiến dâng mạng sống mình nhưng không bao giờ quên cái cảm giác hèn hạ, nhục nhã của mình. Ông ta sẽ cho là chuyện tiếu lâm nếu ai đó nói ông là Thánh. Ông được bảo vệ cách lạ lùng chống lại thói kiêu ngạo, sự tự mãn. Ông đi tử đạo nhưng luôn mang trong mình ý thức về sự sa đoạ, phạm thánh của một linh mục đang trong tình trạng tội trọng, đến nỗi ông hy sinh thân mình nhưng qui chiếu tất cả cho Thiên Chúa, cho quyền lực và vinh quang của Ngài nơi con người khốn nạn nhất trong những con người: chính bản thân ông ta. Và càng đi đến hồi kết, chúng ta càng thấy con người tội lỗi tầm thường này càng hoá thân nên giống Chúa Kitô để nên giống Ngài, nhưng chưa đủ: đến mức đồng hoá mình với Chúa của mình. Mầu nhiệm Thương khó tái hiện nơi tội nhân này, tội nhân được lựa chọn trong cặn bã của nhân loại và đã lặp lại điều Đức Kitô đã làm, không phải ở trên bàn thờ dưới hình bánh https://thuviensach.vn hình rượu và mình thì chẳng mất gì, nhưng là hiến tế chính máu và thịt mình trên Thánh giá. Ở nơi con người vị “linh mục tội lỗi” này, không phải là những nhân đức đã tỏ rạng để đối lập với tội lỗi, nhưng chính là đức tin - đức tin vào cái dấu ấn vô hình ông đã lãnh nhận ngày thụ phong, vào cái kho tàng mà chỉ có mình ông (bởi vì những linh mục khác đã bỏ trốn hay đã bị sát hại) còn mang trên đôi tay bất xứng nhưng đã được Thánh hiến. Vị linh mục cuối cùng còn lại trong vùng, ông không thể tin được rằng sau ông sẽ còn linh mục để cử hành thánh lễ, để giải tội, để giúp kẻ liệt trước ngưỡng cửa đời sống vĩnh cửu. Và dù sao đức tin của ông đã không lay chuyển dù ông không biết rằng, ngay khi ông vừa gục ngã dưới làn đạn, một linh mục khác đã đột ngột xuất hiện. Qua đó, chúng ta cảm nhận sự hiện diện bí ẩn của Thiên Chúa trong một xã hội vô thần, cái giòng chảy ngầm của ân sủng đã làm Graham Greene choáng ngợp hơn là cái mặt tiền hoành tráng mà giáo hội trần thế trình ra trước mặt các dân tộc. Nếu có một ki tô hữu nào đó mà sự sụp đổ của giáo hội hữu hình không làm cho xao xuyến, chính là Graham Greene mà tôi nghe nói ở Bruxelles, trước mặt hàng ngàn tín hữu và sứ thần toà thánh, đã gợi lên hình ảnh vị giáo hoàng cuối cùng trong một Âu châu hoàn toàn mất đức tin, đứng xếp hàng trước quầy vé, mặc chiếc quần tây xoàng xĩnh, cầm trên tay, còn lấp lánh chiếc nhẫn của “người đánh cá”, cái cặp giấy carton. Có thể nói rằng, cuốn sách này là một thông điệp gởi đến thế hệ trong đó mọi cái đều bị xem là phi lý. Những người trẻ thời đại Jean Paul Sartre, Camus, những con mồi tuyệt vọng của cái tự do phù phiếm. Graham Greene hé lộ rằng, có thể, sự phi lý này thực ra chỉ là một tình yêu không bờ bến. Ông cũng gởi thông điệp cho những người ngoan đạo, những người chưa bao giờ nghi ngờ về những giá trị của chính mình và luôn mang trong đầu những mô thức thánh thiện, với những phương thế chuyên biệt để đạt được những mức độ đạo đức khác nhau. Ông đặc biệt nhắm tới những kitô hữu, linh mục và giáo dân, các tiểu thuyết gia đang rao giảng con đường thập giá nhưng phải nói là họ chưa chịu “đóng đinh” đủ. Bài học lớn cho những https://thuviensach.vn người bị ám ảnh bởi sự toàn thiện, những con người khốn khổ săm soi những khiếm khuyết của mình mà quên rằng ngày phán xét sau cùng, theo thánh Gioan Thánh giá, chính tiêu chuẩn tình yêu là tiêu chí phán xét. Cái đất nước ông mô tả truy lùng các linh mục và giết hại các ngài, đúng là cái đất nước mà chúng ta đang thấy hình thành trước mắt. Đây là giờ của “hoàng tử thế gian”, nhưng ông mô tả họ không chút hận thù: ngay với tên đao phủ, ông cảnh sát trưởng đều mang dấu ấn của lòng thương xót. Họ tìm kiếm chân lý; họ tin đã tìm thấy chân lý và đang phục vụ chân lý, cái chân lý đòi phải hy sinh một số đồng loại. Bóng tối bao trùm vùng đất mà ông mô tả, nhưng có một tia sáng nào đó đang xuyên qua. Dù gì đi nữa, chúng ta không nên sợ hãi, tác giả đã nhắc cho chúng ta rằng điều bí ẩn sẽ được nhận biết, cũng còn những giá trị cho thế giới phi lý này. Cái tự do mà Sartre đề nghị cho con người có những giới hạn: chúng ta biết rằng, những tạo vật được yêu thương như chúng ta không có tự do nào khác ngoài cái tự do từ chối tình yêu đó… Francois Mauriac. https://thuviensach.vn I Ông Tench ra khỏi nhà dưới ánh nắng chói chang xứ Mexico và trong làn bụi trắng để đi tìm ống ê te. Từ trên mái nhà, một vài con diều hâu dáng đói khát nhìn ông với những đôi mắt hờ hững: ông chưa phải là xác chết. Một chút tức giận nổi lên trong người ông, ông lấy tay gỡ vài cục đá trên đường và ném yếu ớt vào những con chim. Một hai con đập cánh bay lượn lờ trên thành phố, nó bay vòng trên công trường bé xíu, trên tượng bán thân của vị cựu tổng thống, cựu tướng lãnh, cựu nhân sĩ, trên hai cái quầy bán nước khoáng rồi bay tít ra song, ra biển. Nó không có gì để ăn: bên kia sông, cá mập đã lo thu dọn những xác chết. Ông Tench băng qua quảng trường. Ông chào một người cầm súng ngồi dựa lưng vào tường trong chút bóng râm. Nhưng không giống như bên Anh quốc, người đó không trả lời, chỉ nhìn ông Tench chăm chăm bằng một con mắt nghi ngại như thể ông ta chưa bao giờ có quan hệ gì với người ngoại quốc này, như thể ông Tench chưa bịt vàng cho hai răng cấm của ông ta. Ông Tench tiếp tục đi qua nhà thờ cũ, qua Kho bạc rồi ra cảng. Đến nửa đường, ông tự hỏi mình ra đây làm gì? Một ly nước khoáng? Đó là tất cả những gì người ta có thể tìm thấy ở đây, trong cái xứ sở mà cái gì cũng cấm, à mà còn có bia nửa, nhưng đó là độc quyền của nhà nước và rất đắt; người ta chỉ có thể uống vào những dịp quan trọng. Một cảm giác buồn nôn quặn ruột ông Tench. Không, ông không ra đây để mua nước khoáng. À vâng, lọ ê te, chắc chắn thế… Tàu đã cập bến. Ông đã nghe tiếng còi tàu sau bữa trưa, khi ông đang nằm dài trên giường. Ông đi ngang trước nhà ông thợ hớt tóc, nhà của hai nha sĩ, vượt qua nhà hải quan, kho hàng và ra bến sông. https://thuviensach.vn Giữa những đồn điền trồng chuối, con sông lặng lờ trôi ra biển. Tàu General Obregon đang neo đậu trên bến cảng và người ta đang bốc bia… Đã được hơn một trăm thùng chất trên bến cảng. Ông Tench nấp mình trong bóng râm của toà nhà hải quan và tự hỏi: “Ta đến đây làm gì nhỉ?” Dưới sức nóng, cái đầu ông trống rỗng. Ông lại nhổ nước bọt và buồn bã nhìn mặt trời. Rồi ông ngồi xuống một cái thùng gổ để đợi. Không biết làm gì. Không có ai đến nhà ông trước năm giờ. Tàu General Obregon dài chừng ba mươi mét. Thành tàu đã hư hao, có duy nhất một xuồng cứu sinh, một cái chuông treo bằng một sợi thừng mục nát; đằng trước, một ngọn đèn dầu; nhưng nó có vẻ như còn có thể đương đầu với Đại Tây Dương thêm được hai ba năm nữa nếu nó không chìm trong vịnh khi có gió bão từ phía bắc đến. Điều đó không quan trọng gì. Người ta tự trấn an khi mua vé. Giữa đám gia cầm bị cột chân, năm sáu hành khách đang dựa vào thành tàu nhìn bến cảng: nhà kho, con đường không một bóng người, nhà của các nha sĩ và ông thợ hớt tóc. Ông Tench nghe tiếng nghiến của bao súng lục phía sau mình và ông quay nhìn lại. Một nhân viên hải quan nhìn ông một cách tức giận. Ông ta nói gì đó mà ông Tench không hiểu. “Anh nói gì?” Ông Tench hỏi. “Răng tôi đâu?” Nhân viên hải quan ấp úng. “À! răng của anh, vâng răng của anh.” Anh nhân viên không có răng, vì thế khó hiểu ông ta đang nói gì. Ông Tench đã nhổ hết răng của anh ta. Ông lại ợ hơi. Có cái gì không ổn, sán, kiết lỵ…? “Khuôn răng của ông gần xong rồi, chiều nay ông sẽ có.” Lời hứa phi lý. Dĩ nhiên, hoàn toàn phi lý, nhưng người ta sống như thế đó, luôn hẹn lần hẹn lữa. Anh nhân viên hài lòng; có lẽ rồi anh ta cũng quên, tóm lại, anh ta làm được gì nào? Đằng nào tiền cũng đã trả đủ. Đối với ông Tench, cuộc đời là thế đó: nóng nực, quên, hẹn qua ngày mai, yêu cầu trả đủ tiền nếu có thể https://thuviensach.vn và rồi, sao? Ông nhìn làn nước sông trôi lặng lờ: phía cửa sông, vây một con cá mập nổi lên như kính tiềm vọng. Qua năm tháng, nhiều con tàu đã chìm ở đây, góp phần chống đỡ đôi bờ sông, những cái ống khói nghiêng nhô lên như những nòng súng hướng đến một mục tiêu nào đó phía xa, sau những vườn chuối và đầm lầy. Ông Tench tự nhủ: “Lọ ê te, chút nữa thì quên mất”. Ông buồn bã đếm những chai bia Moctuzema. Một trăm bốn chục thùng. Mười hai lần một trăm bốn mươi: miệng ông khô lại: mười hai nhân bốn mươi tám. Ông nói cao giọng bằng tiếng Anh: “Chúa ơi, cô nàng xinh quá!” Một ngàn hai, một ngàn sáu trăm tám mươi: ông khạc xuống đất và lơ đãng nhìn cô gái đẹp đứng trước mũi tàu General Obregon… Dáng thanh mảnh (những em ở đây thì thường phục phịch), mắt đen và nhất thiết không thể thiếu một cái răng vàng lấp lánh, một chút tươi mát, trẻ trung… một ngàn sáu trăm tám mươi chai, mỗi chai một pesô. Ai đó nói với ông bằng tiếng Anh: “Ông nói gì?” Ông Tench đột nhiên quay lại. “Ông là người Anh?” nhưng nhìn khuôn mặt tròn, má trũng với hàm râu tua tủa, ông ta chỉnh lại câu hỏi của mình: “Ông nói tiếng Anh?” “Vâng.” Người kia đáp. Ông ta như một cái bóng, nhỏ người, mặc áo quần thành thị màu sẫm, cũ mèm. Tay xách vali nhỏ, một cuốn sách cắp dưới nách lòi ra một phần tranh vẽ, một màn âu yếm, màu sặc sỡ. “Xin lỗi. Tôi tưởng lúc nãy ông nói với tôi.” Hai mắt hơi xếch. Người khách lạ làm cho ta nghĩ rằng ông ta vừa mới liên hoan sinh nhật một mình. Ông Tench hắng giọng và khạc đàm. “Tôi đã nói gì thế?” Ông ta không nhớ gì cả. “Tôi nghe: Chúa ơi, đẹp quá!” https://thuviensach.vn “Ơ, tôi nói gì mới được chứ?” Ông ta nhìn lên trời. Một con diều hâu đang bay lượn như một quan sát viên. “Gì nào? A phải rồi, có lẽ là cô gái! Ở đây không mấy khi có gái đẹp như thế. Một năm mới có một hai cô đáng để nhìn.” “Cô ta rất trẻ.” “Ô! tôi không có hậu ý gì cả,” ông Tench nói cách uể oải. Mình được phép nhìn mà. “Tôi sống ở đây một mình mười lăm năm rồi đó.” “Ở đây sao?” “Ở đây hay trong vùng lân cận này.” Họ để thời gian trôi qua trong im lặng; bóng nhà hải quan đã dài thêm vài tấc; con diều hầu như đứng im trên không, đen như cái kim một chiếc đồng hồ. “Đi tàu thuỷ đến đây à?” “Không.” “Ra đi bằng tàu à?” Người khách nhỏ bé lẩn tránh câu trả lời, rồi hình như ông ta cũng muốn biện minh: “Tôi chỉ ngắm nó thôi, tôi nghĩ là nó sắp rời bến nhỉ?” “Đi Veracruz trong vài giờ nữa,” ông Tench giải thích. “Không ngừng ở đâu à?” “Biết ngừng ở đâu được nữa?” Ông nói thêm: “Ông đến đây bằng gì?” Người khách lạ đáp gọn lỏn: “Bằng xuồng. “Anh có đồn điền à?” “Không.” https://thuviensach.vn “Thật thú vị được nghe nói tiếng Anh,” ông Tench nói, “nhưng anh học tiếng Anh ở bên Mỹ.” Người lạ gật đầu. Xem ra anh ta ít lời. “A, tôi sẽ đổi tất cả mọi thứ tôi có để được ở đó trong lúc này!” Ông ta lại trầm giọng, vẻ lo lắng. “Anh có gì uống không? Trong vali anh đó? Những người bên đó, nhiều khi… Tôi có biết một hai người… Như thuốc ấy mà.” “Tôi chỉ có thuốc,” người kia nói. “Thuốc tây?” Hai con mắt đầy gân máu nhìn lấm lét ông Tench. “Ông có thể xem tôi là thầy lang băm.” “Ồ, ai cũng phải sống mà.” “Anh đi tàu?” “Không, tôi đến bến cảng để… để… à, mà có gì quan trọng đâu.” Ông Tench đặt tay lên bụng và nói: “Ông có thuốc chống… à! Mẹ, tôi không biết chống cái gì nữa. Bệnh của tôi, đó là cái thành phố chết tiệt này. Ông không chữa cho tôi được đâu. Không ai chữa được.” “Ông muốn quay về nhà à?” “Nhà tôi?” Ông Tench nói. “Đây là nhà tôi. Ông có thấy tỷ giá đồng pesô ở Mexico không? Bốn đồng một đô la. Ôi, lạy Chúa tôi, cầu cho chúng con.” “Anh công giáo à?” “Không, không, đó chỉ là một cách nói. Tôi không tin những cái nhảm nhí đó.” Ông lại nói thêm, “Nóng quá.” “Tôi nghĩ là ta nên kiếm một nơi nào ngồi một chút.” “Về nhà tôi,” ông Tench nói, “Tôi có hai cái võng. Tàu chưa đi đâu. Nếu ông muốn xem nó khởi hành, còn lâu.” https://thuviensach.vn “Tôi muốn gặp một người,” người khách lạ nói, “tôi muốn gặp người có tên Lopez.” “Lopez à? Bị bắn cánh đây vài tuần rồi,” ông Tench nói. “Chết rồi sao?” “Anh biết ở đây thế nào rồi. Bạn à?” “Không, không. Bạn của một người bạn.” “A! vậy sao.” Ông Tench nói. Ông khạc một bãi đờm về phía ánh nắng. “Nghe nói là anh ta đã giúp… Ồ, những người không được lòng… trốn thoát. Vợ anh ta hiện nay sống với tay cảnh sát trưởng.” “Vợ à? Anh ta lấy vợ rồi sao?” “Không, không, ý tôi muốn nói cái cô ở chung với anh ta đó.” Ông Tench ngạc nhiên khi thấy vẻ mặt của người khách lạ. Ông lặp lại: “Ôi, như thế đấy.” Mắt ông khách nhìn chăm chăm chiếc General Obregon. “Một cô gái đẹp. Dĩ nhiên, trong hai năm nữa, cô ta cũng sẽ giống như những mụ ở đây, phục phịch, khờ khạo. Ôi, Chúa ơi, tôi muốn uống một ly rượu. Ora pro nobis.” “Tôi có một ít cognac,” người khách lạ nói. Ông Tench đột nhiên quay lại. “Ở đâu?” Người đàn ông có khuôn mặt hóp đưa tay lên hông như thể để chứng minh. Ông Tench cầm tay anh ta. “Coi chừng, không phải ở đây.” Ông nhìn vào khoảng bóng râm. Một lính gác đang ngồi ngủ, súng để bên cạnh. “Về nhà tôi,” ông Tench khẩn khoản. https://thuviensach.vn “Nhưng tôi muốn xem chiếc tàu khởi hành,” người khách ngập ngừng. “Ối dào, phải vài tiếng nữa nó mới khởi hành,” ông Tench đoan chắc. “Vài tiếng nữa sao? Anh có chắc không? Đứng đây nóng quá.” “Về nhà tôi đi.” “Nhà tôi”, người ta dùng từ này để chỉ bốn bức tường trong đó người ta ngủ. Ông ta thực ra chưa bao giờ có nhà. Ông ta đi ngang qua khoảng sân chói nắng nơi có bức tượng bán thân của ông tướng đang trở màu xanh vì đóng rêu, bên cạnh những quầy nước khoáng, dưới bóng mấy cây dừa. Một tấm bưu thiếp trên một đống bưu thiếp: khi xóc nó lên, người ta thấy Nottingham, khu ngoại ô nơi ông sinh ra, một thời gian ngắn ở Southend. Cha ông ta là nha sĩ. Kỷ niệm xa xưa nhất của ông Tench là từ ngày ông ta tìm thấy trong giỏ đựng giấy một hàm răng giả: cái miệng bằng đất sét không răng. Ông ta đã xem đó là món đồ chơi yêu thích của mình, người ta đã dụ dỗ cho ông quên nó đi với một bộ cơ khí, nhưng ông không chịu. Số mệnh đã lên tiếng. Thời thơ ấu, có những lúc cánh cửa mở ra cho tương lai đi vào. Cái hải cảng nóng ẩm này với những con diều hâu đã nằm sẵn dưới đáy sọt giấy: chính ông ta đã kéo chúng lên. Hạnh phúc cho chúng ta vì ta không phân biệt được những cái khốn nạn, tủi nhục rải rác trong tuổi thơ của chúng ta, trong các ngăn tủ, trên những giá sách, khắp nơi. Những con đường không được lót gạch: mùa mưa, khắp làng (thực ra đây chỉ là một ngôi làng) chìm trong bùn. Nhưng ngày hôm đó, đất dưới chân cứng như đá. Hai người đàn ông đi qua trước tiệm hớt tóc và nhà mấy ông nha sĩ: mấy con diều hâu đã đậu lên mái nhà như là gia cầm; chúng tìm những con ký sinh trùng dưới đôi cánh thô lỗ và bụi bặm. Ông Tench nói: “Xin lỗi”, và dừng lại trước một căn nhà một tầng bằng gỗ nhỏ, có mái hiên và một cái võng. Cái nhà lớn hơn những nhà bên cạnh chút xíu, dọc theo con đường dẫn xuống và mất hút trong đầm lầy cách đó hai trăm mét. Ông Tench nói giọng sôi nổi: “Ông có muốn xem cơ ngơi một chút không? Không tự hào, nhưng tôi dám nói tôi là nha sĩ tốt nhất trong vùng. Nhà được đấy chứ?” Niềm kiêu hãnh lung linh trong giọng nói của ông. https://thuviensach.vn Ông ta vào trước, khoá cửa cẩn thận; đi qua phòng ăn có hai cái ghế xích đu đặt hai bên bàn, một ngọn đèn đầu, vài tờ báo Mỹ cũ, một cái tủ. “Tôi sẽ mang ly ra,” ông nói, “nhưng trước hết để tôi cho ông xem… Ông là người có học…” Phòng nha sĩ hướng ra khoảng sân trong đó có mấy con ngỗng dơ dáy đang đi đủng đỉnh. Một máy khoan đạp bằng chân, một ghế nha sĩ bọc vải đỏ chói, một tủ kính bên trong những dụng cụ vất bừa bãi. Một cái kẹp ngâm trong ly nước, đèn cồn hư chông chênh trong góc, những cục bông gòn khắp các ngăn tủ. “Rất tốt,” người khách lạ nói. “Không tệ lắm cho vùng này phải không?” Ông Tench nói. “Ông không tưởng nổi những khó khăn của chúng tôi ở đây.” Ông nói thêm chua chát: “Cái máy khoan này được sản xuất bên Nhật. Tôi mới nhận về có một tháng nhưng nó đã bắt đầu hư. Nhưng tôi không có điều kiện để mua máy Mỹ.” “Cửa sổ của anh đẹp quá,” người lạ nói. Một tấm kiếng màu đã được gắn vào: qua khung sắt gắn kính, Mẹ đồng trinh nhìn ra đàn ngỗng trên sân. “Tôi mua lại nó khi người ta cướp phá nhà thờ. Phòng nha sĩ không có kính màu là không được. Không văn minh. Bên quê tôi, tôi muốn nói bên Anh, kính màu thường trình bày chàng kỵ sĩ vui tính, tôi không biết tại sao… hay bông hồng Tudor. Nhưng, không nên khó tính quá!” Ông ta mở cửa và nói: “Xưởng làm việc của tôi” Cái đầu tiên người ta thấy là một cái giường có giăng mùng. Ông Tench nói thêm: “Anh thấy đấy, tôi không thiếu chỗ.” Một cái bình đựng nước uống, một cái thau đặt trên ghế dài bên cạnh có cái đựng xà bông; phía bên kia, đèn xì, khay đầy cát, kẹp, một cái lò nhỏ. https://thuviensach.vn “Tôi làm khuôn với cát,” ông Tench nói, “đó là tất cả những gì tôi có thể tìm thấy ở đây.” Ông nhặt trên bàn cái khuôn hàm dưới: “Không luôn luôn chính xác, dĩ nhiên, và họ than phiền.” Ông đặt cái khuôn xuống và hất đầu chỉ một vật đặt trên bàn giống như một cuộn dây hay ruột non, có gắn mấy cái van cao su. “Vết nứt bẩm sinh,” ông giải thích, “đây là lần đầu tôi thử. Phương pháp Kingsley. Tôi tin là tôi sẽ không thành công. Nhưng cũng phải thử để bắt nhịp với thời đại.” Miệng ông mở lớn, cái nhìn trở nên bất định; trong căn phòng nhỏ này, không khí thật nóng nực. Người khách đứng đó như mất dạng trong một hang động, giữa những vật hoá thạch và những dụng cụ thuộc về một thời đại mà ông ta hầu như không biết. “Nào, chúng ta ngồi chứ?” người khách lạ nói. Ông Tench nhìn ông ta không hậu ý. “Chúng ta mở chai cognac chứ?” “Ồ vâng, cognac.” Ông Tench lấy ra hai cái ly trong hộc bàn; chùi cẩn thận để xoá đi những vết bụi. Rồi hai người ra ngồi trên xích đu trong phòng bên cạnh. Ông Tench rót rượu. “Không thêm nước sao?” người khách lạ nói. “Ối dào, không tin tưởng được nước ở đây,” ông Tench nói. Ông đặt tay lên bụng và uống một hơi dài. “Trông ông cũng không được khoẻ lắm,” ông ta nói thêm. Và nhìn chăm chú người khách lạ: “Răng ông.” Một răng nanh đã ra đi, cái răng cửa bị sâu và đóng cao vàng khè. “Ông phải lo chữa răng đi.” “Để làm gì?” người khách lạ trả lời. https://thuviensach.vn Ông ta dè dặt nhìn một chút ít rượu còn lại trong ly như thể nhìn con vật mà ta che chở nhưng không tin cậy. Khuôn mặt xanh xao, thân thể không được chăm sóc, ông ta có vẻ như một con người không quan trọng mà sức khoẻ xấu hay sự lo âu đã vắt kiệt sức. Ông ngồi ghé mép ghế, cái vali nhỏ đặt trên đầu gối, cầm ly rượu mà ông ta nhấp từng chút một với sự trìu mến lẫn ăn năn. “Uống đi,” ông Tench vồn vã (đâu phải rượu của ông ta). “Nó tốt cho anh đấy.” Bộ áo quần đen, hai vai xuôi gợi nhớ đến hình dạng cái quan tài; và cái chết cũng đã ngự trị trong miệng đầy răng hư của ông ta. Ông Tench rót thêm một ly nữa. “Ở đây người ta cảm thấy rất cô đơn. Thật là vui khi được nói tiếng Anh với ai đó, dù là người lạ. Tôi không biết ông có muốn xem hình con tôi không?” Ông ta rút từ trong bóp ra một tấm hình đã vàng ố và chìa cho người khách. Trong hình, hai đứa con trai đang tranh nhau một cái bình tưới trong một khu vườn nhỏ. “Dĩ nhiên, hình này chụp sáu năm rồi.” “Bây giờ chúng đã là đàn ông rồi.” “Một đứa chết rồi.” “A!” người khách thốt lên, “nhưng trong một xứ Kitô giáo chứ?” Ông ta uống một ngụm rượu và nhìn ông Tench cười gượng gạo. “Vâng, dĩ nhiên rồi,” Ông Tench ngạc nhiên trả lời, khạc đàm rồi nói tiếp: “Thú thật, với tôi, điều đó không nghĩa lý gì.” Ông khách lại chìm trong im lặng và ý nghĩ ông biến đâu mất, cái miệng hé mở vẫn thế, khuôn mặt tái đi cho đến khi ông thấy đau nơi dạ dày làm ông quay lại với thực tại; ông ta rót thêm chút rượu. “Xem nào, chúng ta đang nói gì nào?… Mấy đứa nhỏ… a! Đúng rồi, mấy đứa nhỏ! Lạ thật… Anh biết không, ký ức của tôi về cái bình tưới rõ hơn nhiều so với mấy đứa trẻ. Nó màu xanh, tôi đã mua nó giá ba bảng, mười https://thuviensach.vn một hào và ba xu; tôi có thể không ngần ngại đưa ông đến cửa hàng tôi đã mua nó. Còn mấy thằng nhóc thì…” Ông ta nhìn chăm chăm cái ly dưới đáy như thể dưới đáy ly ông ta tìm lại được quá khứ. “Tất cả những gì mà tôi nhớ là chúng hay khóc.” “Có khi nào ông nhận được tin nhà không?” “À, tôi quyết định không viết thư từ khi đến đây. Để làm gì? Tôi không gởi tiền về được. Tôi cũng không ngạc nhiên nếu vợ tôi lấy chồng khác. Mẹ bà ta sẽ thúc ép, con mụ già: bà ta chưa bao giờ có chút cảm tình nào với tôi.” “Kinh khủng,” người khách lạ trầm giọng. Ông Tench ngạc nhiên nhìn ông khách, ông ta ngồi đó như một dấu chấm hỏi, sẵn sàng ra đi, sẵn sàng ở lại, ngồi ghé lên mặt ghế. Bộ râu ba ngày chưa cạo tạo cho người khác cảm tưởng không tin cậy: một gã mà người ta có thể yêu cầu làm bất cứ việc gì. Ông ta nói thêm: “Tôi muốn nói chuyện thế giới. Cách mà mọi việc đã xảy ra.” “Cạn ly đi.” Ông khách uống từng ngụm nhỏ. Trái cấm. “Anh còn nhớ thành phố này trước đây chứ… trước khi bọn áo đỏ đến đó?” “Có thể.” “Hồi đó thật sung sướng!” “A! vậy sao? Không để ý.” “Người ta ít ra cũng còn có… Chúa.” “Điều đó cũng không thay đổi gì cả!” Ông Tench rót thêm một ly khác. “Đây luôn là một nơi tồi tệ. Một sa mạc. Chúa ơi! Người bên xứ tôi nói về cái đẹp, cái nên thơ. Tôi, tôi tự bảo: Năm năm thôi rồi biến. Nhưng ở đây có https://thuviensach.vn nhiều việc làm. Răng vàng. Nhưng rồi đồng pesô mất giá. Và bây giờ, tôi không đi được nữa rồi. Một ngày nào đó tôi sẽ thoát khỏi nơi này. Tôi sẽ về hưu. Tôi sẽ về nhà. Sống bình thường như mọi người có học. Tất cả những cái này (ông khoát tay một vòng quanh phòng), tôi sẽ quên hết. Vâng, sẽ không lâu đâu. Tôi là người lạc quan.” Ông Tench kết luận. Đột nhiên người khách hỏi: “Từ đây đi Veracruz, đi mất mấy tiếng?” “Ai?” “Tàu thuỷ” Ông Tench trả lời: “Từ đây có thể đến đó trong hai mươi bốn giờ. Khách sạn Diligencia, một khách sạn tốt. Rồi hộp đêm, nhảy nhót, thành phố vui vẻ.” “Ông làm như nó gần lắm. Còn vé thì sao? Giá bao nhiêu?” “Cái đó phải hỏi Lopez,” ông Tench trả lời, “ông ta là đại lý.” “Nhưng Lopez…” “À vâng, phải rồi. Tôi quên mất, bị bắn rồi.” Có tiếng gõ cửa. Người khách giấu cái vali xuống dưới ghế và ông Tench cẩn thận tiến đến bên cửa sổ. “Bao giờ cũng phải cẩn thận. Các nha sĩ (xứng đáng với tên gọi đó) đều có kẻ thù.” Một giọng nhỏ nhẹ cầu khẩn: “Bạn” Ông Tench mở cửa. Đột nhiên, ánh mặt trời chiếu vào phòng như một thanh kim loại nung nóng. Một thằng bé đứng trước cửa. Nó kiếm một thầy thuốc. Nó đội cái nón lớn che khuất đôi mắt màu hạt dẽ. Phía sau nó, hai con lừa dậm vó trên nền đất nóng và cứng. Ông Tench giải thích ông là nha sĩ, không phải bác sĩ… Thằng bé đoan chắc là mới có một thầy thuốc đến đây: bà già bị sốt và không muốn di chuyển. Mẹ nó ốm. https://thuviensach.vn Một ký ức mơ hồ hiện lên trong trí ông Tench. Ông nói như thể mới phát hiện ra: “Nhưng anh là thầy thuốc mà, phải không?” “Không, không, tôi còn phải lên tàu.” “Tôi nghĩ rằng…” “Tôi đã đổi ý.” “Anh biết rồi, tàu chưa đi đâu. Họ không bao giờ đúng giờ.” Ông hỏi thằng bé có phải đi xa không. Nó đáp sáu dặm. “Xa quá,” ông Tench nói, “thôi đi đi. Kiếm người khác.” Ông ta lại nói thêm với người khách: “Tiếng đồn nhanh thật. Chắc là mọi người đều đã biết ông ở đây.” “Tôi không được việc gì đâu,” người khách phân bua giọng lo âu. Hình như ông ta hỏi ý kiến ông Tench. “Đi đi,” ông Tench la lên. Cậu bé vẫn đứng yên. Dưới ánh mặt trời chói chang, nó nhìn vào trong phòng chờ đợi với sự kiên nhẫn vô bờ bến. Nó giải thích là mẹ nó ốm nặng sắp chết. Đôi mắt nâu không biểu lộ cảm xúc nào: Nó chỉ kể lại một sự việc. Người ta sinh ra, cha mẹ chết, già đi, rồi mình cũng chết. “Nếu bà ta sắp chết,” ông Tench nói, “đâu cần gì làm phiền thầy thuốc.” Nhưng người khách lạ đã đứng lên: ông đã nghe một tiếng gọi, dù không muốn, ông cũng không thể làm ngơ. “Lúc nào cũng vậy cả,” ông ta buồn buồn nói. “Luôn luôn.” “Anh sẽ không kịp chuyến tàu.” “Tôi sẽ lỡ chuyến tàu này. Số tôi là số lỡ tàu.” Ông ta run lên vì tức giận: “Đưa rượu cho tôi.” https://thuviensach.vn Ông uống một ngụm lớn, mắt nhìn thằng bé bất động, con đường loá nắng, những con diều hâu như những chấm đen trên bầu trời. “Nhưng nếu bà ta sắp chết…” ông Tench nói. “Tôi biết họ. Bà ta cũng như anh và tôi thôi.” “Ông sẽ không làm gì được.” Thằng bé nhìn hai người, xem như cuộc tranh luận không liên quan gì đến nó. Cuộc tranh luận tiếp tục với một ngôn ngữ mà nó không hiểu. Nó đợi ông thầy thuốc quyết định. “Làm sao anh biết được điều đó?” người khách lạ nói. “Mọi người đều nói đi nói lại: không được việc gì.” Rượu đang tác động, ông nói thêm giọng chua chát: “Hình như tôi nghe họ nói điều đó trên khắp thế giới!” “Dù sao thì cũng sẽ có chuyến tàu khác trong mười lăm ngày nữa,” ông Tench nói. “Hay ba tuần. Ông có thể trốn đi. Vốn liếng của ông đâu có đầu tư ở đây.” Ông ta nghĩ đến món tiền đầu tư của mình: cái máy khoan Nhật, cái ghế nha sĩ, đèn cồn, kẹp và cái bếp nhỏ để đúc răng vàng- những cái ông có trong xứ này. “Đi thôi,” người khách lạ nói với thằng bé. Ông ta quay lại cảm ơn ông Tench đã cho ông nghỉ ngơi một lúc, trong bóng râm. Ông ta có vẻ hơi khách khí, cái khách khí của những người hay ngại, nhưng cũng không từ chối. Có lẽ ông ta không thích cưỡi lừa. Ông ta lại nói thêm như thói quen: “Tôi sẽ cầu nguyện cho ông.” “Cảm ơn,” ông Tench đáp. Người đàn ông lên lừa và đi với thằng bé. Họ chậm chạp tiến lên trong vùng sáng trần trụi, hướng về phía khu đầm lầy. Chính từ đó, sáng nay ông khách đã đi đến đây để xem chiếc General Obregon: bây giờ ông ta quay lại đường cũ. Ông hơi nghiêng ngã trên lưng con lừa, hiệu quả của rượu https://thuviensach.vn cognac. Một lúc sau, ông chỉ còn là một cái bong nhỏ nhoi mờ nhạt cuối đường. “Nói chuyện với người ngoài nhiều lúc cũng thú vị” Ông Tench nghĩ. Ông đi vào phòng, khoá cửa (ai biết sao). Ông cảm thấy cô đơn, trống rỗng. Nhưng ông cũng quen với bóng mình trong gương. Ông ngồi xuống trên ghế xích đu, lắc lư nhè nhẹ tạo ra làn khí mát ít ỏi. Một hàng kiến chạy ngang qua phòng đến chỗ người khách lạ đã để rơi vãi một vài giọt rượu: rồi chúng tụ lại thành vòng quanh đó, đi về trật tự và biến mất vào khe tường đối diện. Trên bến cảng, hai tiếng còi từ tàu General Obregon ngân lên, ông Tench tự hỏi tại sao thế. Người khách lạ bỏ quên một cuốn sách đặt dưới ghế. Trên bìa, có một phụ nữ ăn mặc theo kiểu những năm 1900, đang gào khóc trên nền trải thảm; cô ta đang ôm chặt cái chân mang giày bóng lộn, nhọn hoắt. Đứng, người đàn ông có bộ ria mép nhìn người đàn bà vẻ khinh khỉnh. Cuốn sách có tựa “La Eterna Martir”. Một lúc sau, ông Tench nhặt lên xem. Khi ông mở ra, ông ngạc nhiên vì những gì viết trong sách không liên quan gì đến hình bìa: tiếng La tinh. Ông Tench nghĩ ngợi. Ông khép sách lại và mang vào trong xưởng. Không nên đốt sách, nhưng tốt hơn là dấu đi, ai biết… sách này nói gì. Ông ta đặt sách lên cái lò dùng để nấu vàng. Rồi ông ta đứng một lúc bên bàn làm việc, miệng há ra; ông ta vừa mới sực nhớ ông đi ra cảng để làm gì: lọ ê te mà người ta gởi cho ông bằng tàu General Obregon. Một hồi còi khác từ trên sông vọng lại và ông Tench lao vội ra, quên cả đội mũ. Ông ta đã xác quyết là tàu sẽ không đi trước cuối buổi sáng, nhưng làm sao tin được những người này: họ bất thường ngay cả trong cái bất thường của họ. Khi ông chạy đến cảng, con tàu đã xa bờ ba mét, rẽ sóng ra biển. Ông Tench gọi lớn nhưng vô ích. Không có lọ ê te trên cảng. Ông la thêm một lần nữa rồi bỏ mặc: thật ra có quan trọng quái gì đâu. Thêm một chút đau đớn trong cái phần thế giới bị lảng quên này thôi. Trên boong tàu General Obregon, một làn gió nhẹ thổi qua: những đồn điền trồng chuối hai bên bờ, vài cột an ten trên mô đất cao, bến cảng lùi xa. Nhìn lại phía sau, người ta không nhớ là bến cảng có hiện hữu hay không. https://thuviensach.vn Trước mũi tàu, Đại tây dương trải rộng với những con sóng xám và tròn làm nhấp nhô thân tàu; mấy con ngỗng bị cột chân hơi chao qua chao lại trên boong. Thuyền trưởng đứng trên cabin, một cây tăm cài trên tóc. Đất liền xa dần và đêm đột ngột buông xuống từ vòm trời đầy sao sáng. Phía mũi tàu, một ngọn đèn dầu leo lét, và cô gái cất tiếng hát một bài tình ca trong đó kể chuyện một bông hồng nhuốm máu người yêu dấu. Cảm giác tự do, khoáng đạt ngự trị trên vùng vịnh xứ nhiệt đới, những bờ biển thấp chìm sâu vào bóng tối. “Tôi hạnh phúc,” người con gái tự nhủ, “mà không biết tại sao mình hạnh phúc.” Phía ngược lại, rất xa, những con lừa bước đi khó nhọc trong bóng tối. Hiệu quả của rượu đã hết từ lâu, và trên con đường lầy lội, mà trong mùa mưa thì không thể đi được, người khách lạ còn mang theo trong đầu tiếng còi của con tàu General Obregon. Ông biết điều đó có nghĩa gì: Con tàu đã đúng giờ. Tự nhiên ông thấy ghét thằng bé dẫn đường, người đàn bà đang bệnh, ông ta không xứng đáng với cái gì ông đang mang trong mình. Mùi ẩm ướt xông lên chung quanh ông; có thể nói, lửa đã không hong khô được phần đất này của thế giới khi trái đất được đưa vào quay cuồng trong vũ trụ; nó đã không thu hết hơi nước và mây trong vùng này. Lắc lư theo nhịp chân con lừa, người khách lạ bắt đầu cầu nguyện giọng nhựa rượu: “Xin cho họ bắt con sớm… Bắt con đi…” Ông đã tìm cách trốn thoát, nhưng, như một tù trưởng vùng tây Phi, ông ta là nô lệ của bộ lạc mình và không thể, kể cả nằm ngủ, vì sợ gió nổi lên. https://thuviensach.vn II Toán quân trở về sở cảnh sát: những con người áo quần xốc xếch, súng mang lộn xộn; ở nơi đáng ra có những cái khuy áo lại lòng thòng những sợi dây; những cái xà cạp tụt xuống mắt cá chân: đó là những con người nhỏ nhắn, có những đôi mắt đen bí hiểm, mắt của người da đỏ. Trên đỉnh đồi, quảng trường được chiếu sáng bằng những bóng đèn cột lại từng chùm ba cái. Kho bạc, dinh tỉnh trưởng, phòng nha sĩ, nhà tù… những kiến trúc thấp màu trắng, đã được xây dựng từ ba trăm năm nay, và rồi con đường đổ dốc xuống, bức tường gia cố của ngôi nhà thờ hoang tàn; ở khắp mọi nơi, người ta gặp thấy nước, sông. Màu sơn hồng của những căn nhà cũ tường đất đã dần trở lại thành bùn. Chung quanh quảng trường, cuộc tuần hành ban tối đang diễn ra; đàn bà một bên, đàn ông một bên: những thanh niên mặc áo đỏ đi quanh mấy cái quán bán nước khoáng, nói chuyện lớn tiếng. Viên trung uý đi đầu đội quân, dáng chán chường. Hình như ông ta bị buộc chặt vào đám người mà ông ta không muốn: hình như cái sẹo trên hàm là minh chứng cho một lần trốn thoát. Giày và bao súng anh ta được đánh xi bóng loáng; áo quần không thiếu một cái cúc nào. Cái mũi nhọn và hơi khoằm nhô ra đằng trước. Bộ dạng chỉnh tề của anh, trong cái thành phố nhếch nhác này, chứng tỏ một tham vọng vô bờ bến. Mùi chua chua xông lên từ phía bờ sông và trên mái nhà, mấy con diều hâu nằm ngủ, đầu núp dưới cánh. Đôi khi, một khuôn mặt ngu ngơ ló ra. Đúng chín giờ ba mươi, điện trên quảng trường tắt. Lính gác bồng súng chào và toán lính đi vào trại. Không đợi lệnh, mọi người máng súng lên và ùa ra sân tìm cái võng của mình. Một vài người đạp giày ra, nằm dài xuống. Thạch cao rơi từ trên tường xuống. Nhiều thế hệ https://thuviensach.vn cảnh sát đã ngoạch ngoạc những câu chữ lên tường vôi. Một vài nông dân ngồi đợi trên ghế băng, tay đặt ngay ngắn trên đùi. Không ai giải quyết cho họ cả. Trong phòng, hai người đang đánh lộn. “Ông cảnh sát trưởng đâu?” trung uý hỏi. Không ai biết: ý kiến mọi người là ông ta chơi bi da đâu đó trong thành phố. Viên sĩ quan bực mình nhưng luôn tự chủ ngồi vào bàn của ông sếp: sau đầu ông, trên bức tường vôi màu trắng, ai đó đã vẽ hai trai tim lồng vào nhau. “Đợi gì nữa, cho các can phạm vào.” Những can phạm tuần tự đi vào, cúi chào, mũ cầm tay. “Người này say rượu ngoài đường… năm pesô.” “Nhưng thưa ngài, tôi không có tiền.” “Vậy thì bắt nó lau nhà vệ sinh.” Người này tội xé bích chương bầu cử… phạt năm pesô. Người kia tội mang tượng thánh trong áo… phạt năm pesô. Công việc chấm dứt: không có gì quan trọng cả. Qua cánh cửa mở, muỗi bay vào. Bên ngoài, nghe tiếng bồng súng chào: cảnh sát trưởng đi vào. Ông ta có vẻ lơ đễnh, mặc bộ đồ lụa trắng, mũ rộng vành, băng đạn nịt quanh người và khẩu súng ngắn lớn đập lách cách vào đùi. Tay ông cầm khăn áp vào miệng, dáng đau đớn. “Lại đau răng,” ông nói, “đau răng…” “Không có gì mới à,” viên trung uý nói vẻ cau có. “Ông tỉnh trưởng mới gọi tôi hôm nay,” ông cảnh sát trưởng nói. “Vụ gì, rượu à?” “Không, một linh mục.” https://thuviensach.vn “Ta đã tử hình tên cuối cùng cách đây nhiều tuần rồi mà.” “Ông ta nói rằng đó không phải là tên cuối cùng.” “Cái khó là chúng ta không có hình.” Ông ta nhìn lên phía tường có gắn hình James Calver, bị chính quyền Mỹ truy nã vì tội cướp ngân hàng và giết người: một khuôn mặt tàn nhẫn, không cân đối: hình được gởi cho tất cả các đồn cảnh sát Trung Mỹ; trán thấp, mắt có vẻ cuồng tín vì một nhận thức cố hữu. Viên trung uý nhìn tấm hình tiếc nuối: ít có cơ hội tên này xuống tận phía nam này, nó sẽ bị tóm trong những vùng giáp ranh, ở Juarez, Piedras Negras hay Nogoles. “Tỉnh trưởng nói chúng ta có…” cảnh sát trưởng lại thều thào, “ôi đau quá, đau quá…” Ông ta cố lấy cái gì đó từ trong túi quần nhưng cấn cái bao súng. Viên trung uý nhịp tay vẻ bất mãn. “Đây, cầm đi.” Ông cảnh sát trưởng nói. Một đám đông ngồi xung quanh một chiếc bàn; các cô gái mặc áo mousseline trắng; các bà đứng tuổi tóc tai tề chỉnh, mặt có vẻ mệt mỏi, các ông đứng phía sau, cái nhìn rụt rè, lo lắng. Những khuôn mặt được kết thành từ nhiều điểm nhỏ: hình chụp buổi liên hoan mừng rước lễ lần đầu được cắt từ báo ra và đã chụp từ nhiều năm nay… ở giữa các bà, một linh mục khá trẻ, mang áo dòng của các linh mục công giáo La Mã. Người ta có thể hình dung con người được nuông chiều, chăm sóc tận tình bởi các bà trong một khung cảnh hết sức thân mật và trang nghiêm. Người ta chụp ảnh ông ngồi đó, béo tốt, mắt hơi xếch, tràn đầy những câu bông đùa vô hại dành cho các bà. “Hình này chụp đã nhiều năm nay rồi.” “Trông giống như những linh mục khác thôi,” viên trung uý nói. Hình hơi nhoà, nhưng ta có thể thấy được một cái cằm nhẵn thín, có xoa phấn. Những cái tốt đẹp của cuộc đời đã đến với ông ta quá sớm, sự kính https://thuviensach.vn trọng của giáo dân, đời sống vật chất dễ dãi. Ông ta là hạng người khi nào cũng có những lời khuyên nhân đức tầm thường, những lời bông đùa nhẹ nhàng tạo thuận lợi cho những quan hệ, chấp nhận sự kính trọng của người khác như là việc đương nhiên… Một con người hạnh phúc. Sự hằn học giữa hai con chó khác giống trào dâng trong lòng ông trung uý. “Chúng ta đã bắn hơn nửa tá những tên như thế này.” Ông nói. “Tỉnh trưởng đã nhận được báo cáo… Tuần trước, ông ta đã muốn trốn đi Vera Cruz.” “Và tụi áo đỏ, tụi nó làm gì, sao lại nại đến chúng ta?” “Ồ, tụi nó bắt trượt. Tình cờ ông ta không lên tàu.” “Tại sao vậy?” “Người ta đã tìm thấy con lừa. Ông tỉnh trưởng yêu cầu phải bắt trong một tháng, trước mùa mưa.” “Trước đây hắn ta ở giáo xứ nào?” “Concepcion và mấy làng chung quanh. Nhưng ông ta bỏ đi từ nhiều năm nay rồi.” “Có thêm chỉ dẫn gì không?” “Ông ta có thể được xem như là một tên Mỹ. Ông ta đã ở sáu năm trong một chủng viện Mỹ. Gì nữa? Quê ông ta tại Carmen. Con nhà buôn. Những thông tin này không giúp thêm gì cho ta.” “Với tôi thì họ giống nhau tất,” viên trung uý nói. Một chút gì như là sự ghê tởm trong giọng nói ông ta khi ông nhìn những cái áo trắng trong hình; ông ta nhớ lại mùi hương trầm trong nhà thờ khi ông còn bé, mùi nến, sự tự mãn ẩn mình dưới các lớp đăng ten, những đòi buộc hy sinh phát đi từ những người đứng trên bàn thờ, những người mà ngay nghĩa của từ hy sinh cũng chưa hiểu rõ. Người nông dân già khoanh tay quỳ trước tượng thánh, kiệt sức sau một ngày lao nhọc trong các đồn điền, họ lại https://thuviensach.vn còn đòi ông hy sinh thêm chút nữa. Và vị linh mục đi qua với mâm dâng cúng, và lấy tiền của họ! Ông ta phê bình họ vì những tội lỗi (đúng ra đã khích lệ họ), còn linh mục thì trái lại, không mất mát gì cả, hay thật ra chỉ là chút thú vui nhục dục. Ông trung uý nghĩ, cái đó không có gì khó. Chính ông ta cũng đâu cần đàn bà. “Chúng ta sẽ bắt được nó,” ông nói, “vấn đề chỉ là sớm hay muộn.” “Ôi! Đau răng quá,” ông cảnh sát trưởng rên rỉ. “Mấy cái răng này hại tôi suốt đời. Hôm nay, điểm bi da tốt nhất của tôi chỉ được có 25.” “Anh phải đổi nha sĩ thôi.” “Ồ, tụi nó giống nhau hết.” Ông trung uý cầm cái hình ghim lên tường. James Calver, tên cướp nhà băng và giết người hung dữ nhìn cái đám tiệc rước lễ lần đầu. “Ít ra nó cũng là một thằng người,” ông trung uý gật gù. “Ai?” cảnh sát trưởng nói. “Tên cướp Mỹ.” “Anh có biết nó đã làm gì ở Houston không?” Ông cảnh sát trưởng nói. “Nó đã trốn đi mang theo hai ngàn đô la. Hai cảnh sát bị giết.” “Cảnh sát à?” “Đó là một vinh dự được truy bắt những thành phần như thế.” Ông ta vẩy mạnh tay đập muỗi. “Thật ra,” ông trung uý nói thêm, “một con người như thế cũng không làm gì ác lắm đâu. Một vài người bị giết… Ai mà không chết. Tiền… phải có ai đó tiêu tiền chứ. Chúng ta sẽ có ích cho xã hội nếu ta tóm được một trong những tên này này.” Đứng giữa căn phòng vôi trắng, với đôi giày bóng loáng và cái nọc độc trong đầu, cái ý nghĩ vừa rồi cho ông ta cảm thấy có chút giá trị gì đó. Có cái https://thuviensach.vn gì đó vô vị lợi trong tham vọng của ông, một chút nhân đạo khi ông ta muốn bắt gọn cái đám béo tốt đang dự tiệc rước lễ lần đầu trên kia. Ông cảnh sát trưởng nói thêm, giọng rầu rầu: “Ông ta phải ranh ma như quỉ mới sống sót được sau từng đó năm.” “Ai cũng làm được như thế,” viên trung uý đáp lại. “Chúng ta chưa bao giờ quan tâm đến việc này đúng mức. Chỉ trừ khi họ tự nộp mình. Tin tôi đi, tôi sẽ tóm tên này trong tháng này, với điều kiện là…” “Điều kiện gì?” “Nếu tôi được toàn quyền.” “Nói thì dễ,” ông cảnh sát trưởng nói. “Anh làm thế nào?” “Tỉnh này nhỏ. Núi phía bắc, biển phía nam. Tôi sẽ lùng sục như ta lục soát một con đường, nhà này qua nhà khác.” “A, có vẻ thực tế đấy.” Và ta nghe ông cảnh sát trưởng rên nho nhỏ. “Nghe tôi nói đây,” viên trung uý nói. “Tôi dự tính sẽ bắt con tin trong mỗi làng. Nếu dân làng không nộp nó cho ta, ta sẽ bắn con tin. Rồi bắt con tin khác.” “Sẽ có nhiều người chết.” “Không đáng sao?” Ông trung uý nói vẻ mãn nguyện. “Nó sẽ giúp ta loại bỏ vĩnh viễn những tên như thế.” “Anh có tin là ý kiến của anh đúng không?” Ông cảnh sát trưởng nói. Để đi về nhà, viên trung uý phải đi ngang qua thành phố. Cả cuộc đời ông đã ở đây: Nhà công đoàn thợ thuyền và nông dân ngày xưa là trường học của nhà thờ. Ông đã góp tay xoá đi những tàn tích đáng ghét đó. Cả thành phố đã thay đổi: gần nghĩa trang, cái sân vận động tráng xi măng, có những dàn đu quay trông giống như những giàn treo cổ đã thay thế nhà thờ chánh toà. Thế hệ mới có thể đã có những kỷ niệm mới: không còn gì giống như ngày xưa. Dáng đi của ông trung uý gợi nhớ đến dáng đi của một linh mục: https://thuviensach.vn một nhà thần học đang rà soát lại những sai lầm của quá khứ để triệt tiêu chúng. Rồi ông ta cũng về đến nhà. Tất cả đều là nhà trệt quét vôi trắng, ở trong có một khoảng sân trong đó có giếng nước và vài chậu hoa. Những cửa sổ hướng ra đường đều có song sắt. Phòng của trung uý có một cái giường làm từ thùng đựng hàng cũ, chiếu rơm, gối và chăn… Trên tường có bức hình tổng thống và một cuốn lịch; trên nền nhà lót gạch, một cái bàn và một ghế xích đu. Dưới ánh đèn, căn phòng thật buồn thảm, giống như nhà tù hay phòng trong tu viện khổ tu. Viên trung uý ngồi lên giường và bắt đầu cởi giày. Giờ này là giờ đọc kinh. Những con mối bay đụng vào tường nghe lách tách như pháo nổ. Hơn chục con rơi xuống đất, mất cánh. Viên trung uý nghĩ thầm một cách tức giận vì trong xứ sở này, còn có những người tin vào Chúa tình yêu và thương xót. Một vài nhà chiêm niệm cho rằng họ đã có tiếp xúc trực tiếp với Thiên Chúa. Ông cũng vậy, ông là một người chiêm niệm nhưng ông chỉ gặp thấy hư vô…, chỉ xác tín duy nhất một điều là trong cái hành tinh đang nguội dần đi này, những con vật đã tiến hoá cho đến khi thành con người, tuyệt đối không biết tại sao. Ông ta thì biết. Ông ta nằm xuống giường, áo vẫn đang mang trên người và tắt đèn. Hơi nóng tràn ngập căn phòng như sự hiện diện của kẻ thù. Đâu đó, có tiếng một cái máy hát. Nhạc từ thành phố Mexico đến, từ Luân Đôn hay New York tràn vào trong cái xứ tối tăm nhỏ bé bị bỏ quên này. Điều đó ông xem như một sự yếu đuối: đây là quê hương ông và ông đã muốn bao bọc nó bằng những bức tường sắt cho đến khi ông ta thành công trong việc xoá đi tất cả những gì liên quan đến tuổi thơ bất hạnh của ông. Mọi sự đã bắt đầu cách đây năm năm. Mắt mở, viên trung uý vẫn nằm ngữa, những con mối chạm vào trần nhà. Ông nhớ lại tên linh mục mà bọn “áo đỏ” đã bắn dưới chân tường nghĩa địa nằm phía trên đồi. Đó là con người tròn trịa, nhỏ thó, mắt lồi. Đó là một đức ông và ông ta nghĩ rằng, chức vụ đó sẽ che chở được cho mình; do đó ông tỏ https://thuviensach.vn ra khinh rẻ đám tu sĩ cấp thấp và đến phút chót, ông ta vẫn nại đến chức vụ của mình. Chỉ đến lúc tận cùng, ông ta mới nhớ đọc kinh. Ông ta quì gối xuống và người ta cho ông một vài phút để đọc kinh ăn năn tội. Ông trung uý đã tham dự như một khán giả, ông ta không quan tâm lắm. Ông ta đã tự tay bắn năm linh mục, hai hay ba ông gì đó đã trốn thoát, ông Giám mục thì đang yên ổn tận thành phố Mexico, chỉ duy nhất một linh mục nghe lời tỉnh trưởng buộc các linh mục phải lấy vợ. Hiện nay ông ta sống gần bờ sông với bà giúp việc trước kia. Giải pháp này, theo ông, là giải pháp tốt nhất: tránh đổ máu và người này là một tấm gương sống động chứng minh cho đức tin hèn yếu của họ. Điều đó chứng minh trong nhiều năm, đương sự chỉ là một tên lừa bịp vì ông ta chẳng tin có thiên đàng cũng như hỏa ngục, nếu không ông ta đã dám chấp nhận một phút đau đớn để đạt được hạnh phúc muôn đời… Nằm trên cái giường cứng, trong màn đêm nóng ẩm, viên trung uý không thấy một chút thèm khát xác thịt. * * * Ở khu thương mại, trong căn phòng nhỏ phía sau, một bà đang đọc truyện cho con nghe. Hai đứa con gái sáu và mười tuổi ngồi ở mép giường, còn cậu con trai mười bốn tuổi thì dựa lưng vào tường, có vẻ chán nản. “Từ khi còn rất nhỏ, bạn trẻ Juan, bà mẹ đọc, đã tỏ ra rất khiêm nhường và sùng đạo. Trong đám bạn học hung bạo, trẻ Juan nghe theo lời Chúa và đưa má bên kia. Ngày kia, cha bạn tưởng rằng bạn nói dối và đánh bạn; nhưng sau đó, ông biết là con ông nói thật, ông xin lỗi con. Nhưng Juan nói: ‘Ba thân yêu ơi, Cha chúng ta trên trời có quyền trách phạt con cái mà…’” Bồn chồn, cậu bé trai gãi má trong lúc bà mẹ đọc giọng đều đều. Hai cô bé mắt tròn xoe uống từng lời thánh thiện này. https://thuviensach.vn “Chúng ta cũng biết rằng cậu bé Juan cũng có những lúc cười đùa với các bạn khác, nhưng có những lúc cậu tránh xa nhóm bạn chơi và mang một cuốn truyện thánh bằng hình vào trong chuồng bò để xem.” Với cái chân trần, cậu bé nghiền nát một con mối, và càng lúc càng sốt ruột, cậu nghĩ rằng, rồi thì cái gì cũng đến hồi kết, đến cái ngày cậu Juan đi đến với cái chết, đứng dựa lưng vào tường miệng hô: “Hoan hô Chúa Kitô là Vua!” Vâng, cậu tự nhủ, “phải có đoạn kế tiếp chứ”; sẽ có một quyển sách mới khác. Những quyển sách chuyển lậu từ thành phố Mexico đến: nếu không bị mấy ông hải quan phát hiện. “Không, cậu Juan chỉ là một trẻ em Mexico như những trẻ khác, có điều cậu biết suy nghĩ hơn các bạn khác. Năm đó, lớp cậu sẽ trình diễn trước mặt Đức Giám mục địa phận một vở kịch ngắn về những cuộc bắt đạo đầu tiên và không ai cười nhiều hơn Juan khi cậu được chọn vào vai Nêron. Và cậu đã rất khôi hài trong vai diễn của mình, đứa bé đã được chọn để chết vì Chúa lúc còn trẻ dưới tay một con người còn tàn bạo hơn cả Nêron. Một bạn đồng môn của cậu, sau này là cha Miguel Cerra, dòng Tên đã viết: ‘Không ai ở đó có thể quên được cái ngày hôm đó…’” Một cô gái liếm mép. Đời phải thế. “Khi màn kéo lên, Juan xuất hiện trong cái áo choàng (là tấm khăn đẹp nhất của mẹ mình), với đôi ria mép vẽ bằng than, đầu đội triều thiên cắt từ hộp thiếc. Vị Giám mục già cũng phì cười khi Juan trịnh trọng tiến về phía trước và bắt đầu tuyên bố…” Cậu con trai quay mặt vào tường che dấu cái ngáp. “Juan có thực sự là một vị thánh không mẹ?” nó hỏi cách mệt mỏi. “Juan sẽ là thánh một ngày gần đây thôi, khi Đức Thánh Cha quyết định.” “Và mọi người đều sẽ như thế sao?” “Ai?” “Những người chết vì đạo.” https://thuviensach.vn “Vâng, tất cả mọi người.” “Kể cả cha Jôsê?” “Đừng nói đến ông ấy. Con không thấy xấu hổ sao? Đó là một kẻ đáng khinh bỉ. Ông ta là đồ chối Chúa.” “Nhưng ông ta nói là ông ta còn chịu cực hình nhiều hơn những người khác.” “Mẹ cấm con nói chuyện với ông ta, con ạ…” “Và vị kia? Ông cha đến nhà mình hôm trước đó.” “Không không. Ông cha này không giống Juan.” “Ông cha đó có đáng khinh bỉ không?” “Không, không đáng.” “Ông cha đó có mùi hôi khó chịu.” Đột nhiên cô gái nhỏ nhất lên tiếng. Bà mẹ tiếp tục đọc: “Ngày đó, Juan có linh cảm là một vài năm sau cấu sẽ được diễm phúc tử đạo. Chúng ta không biết, nhưng cha Miguel Cerra kể rằng, buổi tối, Juan quỳ cầu nguyện lâu hơn thường lệ, và khi các bạn trong lớp trêu chọc cậu, như thói thường của tụi nhất quỷ nhì ma…” Giọng đọc đều đều không dứt, nhẹ nhàng nhưng dứt khoát: hai cô bé nghe chăm chú và chuẩn bị sẵn trong đầu những câu hỏi đạo đức làm cho mẹ ngạc nhiên, cậu con trai thì ngáp. Rồi cũng hết chuyện. Lúc sau, bà mẹ đi ra tìm chồng. Bà nói: “Tôi lo cho con trai mình quá.” “Tại sao không phải là mấy đứa con gái? Con nào cũng phải lo.” “Hai con bé là hai vị thánh sống, nhưng thằng con trai mình… Nó đặt cho tôi những câu hỏi khó về vị linh mục nghiện rượu. Tiếc rằng mình đã cho ông ta tá túc.” https://thuviensach.vn “Nếu mình không làm như thế, ông ta đã bị bắt, và trở thành một trong những thánh tử đạo của bà. Người ta sẽ viết sách về ông ta và bà sẽ đọc cho con nghe.” “Ông cha đó ư? Không bao giờ.” “Thôi, kết cục lại, ông ta đã không bỏ cuộc. Anh không tin vào những gì viết trong những quyển sách này. Chúng ta đều là người cả.” “Anh có biết hôm nay người ta kể với nhau chuyện gì không? Bà kia mang con trai đến nhờ ông cha đó rửa tội. Bà ta muốn đứa bé có tên thánh là Phêrô. Nhưng ông cha say quá, ông không nghe gì hết và đặt cho thằng bé tên thánh là Brigitte. Brigitte.” “Đó cũng là tên một nữ thánh tốt.” Ông cha nói “Có nhiều lúc anh làm em bực mình. Con trai mình lại còn nói chuyện với cha Jôsê.” “Thành phố này quá nhỏ,” ông cha nói. “Không nên tự dối mình. Chúng ta bị bỏ rơi. Mình phải cố tự xoay xở thôi. Còn Giáo Hội… Giáo Hội, đó là cha Jôsê, đó cũng là ông cha nghiện rượu, anh không biết còn giáo hội nào khác. Nếu em không thích Giáo Hội đó, thì chúng ta xin ra thôi.” Ông kiên nhẫn quan sát bà vợ: Ông có học hơn bà. Ông biết dùng máy đánh chữ và biết một chút kế toán. Có lần ông đã đi đến tận thành phố Mexico. Ông ta đọc được bản đồ. Ông ta biết rõ mình bị bỏ rơi như thế nào, mười giờ để xuôi dòng sông ra bến cảng, rồi hai mươi bốn giờ lênh đênh trên vịnh Veracruz… Đó là lối thoát duy nhất. Phía bắc, đầm lầy và những con sông ngăn cách tỉnh này với tỉnh khác. Và phía bên kia, không có đường sá gì… chỉ có những con đường mòn dành cho lừa và đôi lúc có máy bay từ trên cao có thể nhìn thấy một vài làng của người da đỏ, một vài cái chòi của người chăn súc vật và sau đó hai trăm dặm là Thái Bình Dương. Bà vợ nói: “Tôi muốn chết quách cho rồi” https://thuviensach.vn “A, đúng thế,” ông chồng đáp lại. Miễn bàn. “Nhưng chúng ta vẫn phải tiếp tục sống.” * * * Ông già ngồi trên cái thùng gổ trong sân trong. Ông mập mạp và thở khó khăn: cái nóng làm ông hơi ngột thở như sau khi ta làm việc gì qúa sức. Ngày xưa, ông cũng có biết chút ít về thiên văn, và tối hôm đó, ông ngồi cố gắng nhận diện những chòm sao trên bầu trời đêm. Ông ta chỉ mặc một cái áo sơ mi và quần tây dài, chân trần, nhưng trong bộ dạng ông ta chắc chắn có nét gì đó của một cố đạo. Bốn mươi năm linh mục đã in dấu trên ông mãi mãi. Im lặng tuyệt đối bao trùm thành phố: tất cả đều ngủ say. Thế giới những tinh hà làm tràn đầy vô tận với một lời hứa hẹn: thế giới của chúng ta không phải là độc nhất. Có lẽ còn một nơi nào đó mà Đức Kitô không chết. Thật khó tin nếu nói rằng từ những vì sao kia, trái đất của chúng ta cũng chiếu sáng rực rỡ: trái đất đang trôi nổi trong vũ trụ. bao bọc bởi một làn sương mù giống như một con thuyền bị hoả hoạn bị bỏ rơi trên biển. Toàn thể trái đất đang ngột ngạt vì tội lỗi của chính mình. Trong căn phòng độc nhất, một giọng đàn bà the thé gọi ông: “Jôsê, Jôsê!” Tiếng gọi làm ông co rúm lại như một người tù khổ sai bị đày đi chèo thuyền. Mắt ông rời bầu trời và đột nhiên, các vì sao biến mất lên trời: những con mối bò trên mặt sân: “Jôsê, Jôsê!” Ông ta ước mơ được như những người đã bị tử hình: thật mau lẹ. Người ta đưa họ đến bức tường nghĩa địa và hành quyết: chỉ hai phút thôi, cuộc đời chấm dứt. Và người ta gọi đó là tử đạo! Ở đây, cuộc sống tiếp tục không ngừng; ông ta mới chỉ sáu mươi hai tuổi. Ông ta có thể sống đến chín mươi tuổi. Hai mươi tám năm… thời gian từ khi ông được sinh ra cho đến khi nhận giáo xứ đầu tiên: tuổi thơ, tuổi thanh niên và cả chủng viện. https://thuviensach.vn “Jôsê, đi ngủ thôi.” Ông run lên: ông biết ông thật lố bịch. Một ông già lấy vợ đã là khôi hài, nhưng một linh mục già… Ông tự xét lương tâm, như một người ngoài, và tự hỏi không biết mình có đáng được xuống hoả ngục không. Trên giường, ông chỉ là một ông già nặng nề, bất lực đáng xấu hổ. Nhưng ông lại nhớ lại cái hồng phúc mà ông đã lãnh nhận và không ai có thể lấy lại được. Đó là điều làm ông đáng phải bị luận phạt… cái năng quyền mà ông vẫn còn có là biến bánh thành Thịt và rượu thành Máu Chúa. Ông là một linh mục phạm thánh: dù ông đi đâu dù ông làm bất cứ điều gì, ông làm nhục danh Chúa. Một ngày kia, một người công giáo chối đạo, bị chính sách của ông tỉnh trưởng kích động, đã nhào vào nhà thờ ( hồi còn có nhà thờ) và cướp Mình Thánh Chúa. Nó nhổ vào Mình Thánh rồi lấy chân giẫm lên; khi đó các tín hữu đã bắt ông ta lại và treo cổ lên tháp chuông như có nơi người ta treo hình nộm Judas trong ngày thứ sáu tuần thánh. Con người đó, cha Jôsê nghĩ, tội của nó cũng chưa nặng lắm, ông ta chỉ hành động vì lý tưởng chính trị, còn mình, mình tệ hơn nhiều… mình là tấm gương ô nhục treo lên cao để làm hư trẻ con. Ngồi trên cái thùng, dạ dày đầy hơi, ông nấc cụt. “Jôsê, anh làm gì đó? Vô ngủ đi.” Cả ngày, ông không phải làm gì cả. Không còn phụng vụ, không thánh lễ, không giải tội, và cầu nguyện cũng không còn cần thiết: cầu nguyện là một hành vi, và ông thì không muốn làm gì cả. Hai năm nay, ông sống trong tội trọng và không ai có thể giải tội cho ông; không phải làm gì hết, chỉ có ăn, ăn quá nhiều; bà ta nuôi ông, vỗ béo ông, chăm sóc ông như một con heo.” Jôsê.” Ông lại nấc cụt vì ý tưởng phải đối đầu lần thứ bảy trăm ba mươi bảy bà giúp việc uy quyền của ông mà nay là vợ ông. Ông lại sắp thấy bà nằm trên cái giường to lớn, trơ trẽn chiếm gần hết diện tích căn phòng, cái bóng xương xương nằm trong mùng, khuôn mặt ốm và lọn tóc ngắn màu xám, đầu đội một cái mũ xấu xí. Bà ta nghĩ rằng mình có địa vị cần được bảo vệ: https://thuviensach.vn được quan đầu tỉnh trợ cấp, vợ của linh mục duy nhất phá giới. Bà ta rất hãnh diện. “Jôsê…” “Anh… hic… anh đến đây, em yêu.” Ông ta đứng dậy và nghe đâu đó có tiếng cười nhạo. Ông ngước nhìn lên: hai con mát đỏ sọc giống như mắt con heo khi biết người ta đưa nó đến lò sát sinh. Một giọng trẻ con ré lên: “Jôsê!” Ông dáo dác nhìn quanh khu nhà. Phía đối diện, sau song cửa sổ, ba thằng nhóc nhìn ông. Ông quay lưng lại, đi một hai bước nặng nề vào nhà vì ông quá mập. “Jôsê,” một giọng the thé cất lên: “Jôsê!” Ông nhìn ngoái lại và bắt gặp những khuôn mặt trẻ con khoái trá. Hai con mắt đỏ sọc của ông không diễn tả sự giận dữ, ông không có quyền tức giận; miệng ông cười méo xệch. Lũ trẻ bắt đầu gào lên không kiêng kỵ gì nữa: “Jôsê, Jôsê, đi ngủ thôi, Jôsê!” Tiếng kêu la của chúng vang khắp khu nhà; ông cười khiêm tốn, khoát tay xin chúng im lặng. Không còn ai kính trọng ông nữa, cả trong nhà, cả trong thành phố hoặc bất cứ nơi đâu trên cái trái đất khốn khổ này. https://thuviensach.vn III Đại uý Fellow hát tướng lên chỉ để một mình ông nghe trong khi cái máy nổ nhỏ râm ran phía sau chiếc thuyền. Khuôn mặt rám nắng của ông trông như tấm bản đồ một vùng núi non, những vệt nâu đậm hay nhạt và hai hồ nước trong xanh là hai con mắt. Ông hát sai giọng những bài do ông tự chế. “Tôi về nhà, tôi về nhà, tất cả những gì tôi ăn sẽ rất ngon, ngon, ngon. Trong cái thành phố chó đẻ này, tất cả đều đáng phỉ nhổ, nhổ nhổ.” Ông rời giòng sông đi vào một con rạch nhỏ. Một vài con cá sấu phơi mình trên bờ sông. “Tao không thích cái mỏm của tụi mày, lũ súc vật khốn kiếp…” ông hát. Ông là một con người hạnh phúc. Đồn điền chuối kéo dài tới tận mép sông, bên phải cũng như bên trái. Dưới ánh nắng gay gắt, giọng ông vang lên; tiếng hát và tiếng máy nổ đều đều là những âm thanh duy nhất ông nghe được. Ông thấy vui với một niềm vui trai tráng: làm việc của người đàn ông, trong thiên nhiên, không chịu trách nhiệm với ai cả. Ông chỉ cảm thấy một nơi khác mà ông có được niềm vui lớn lao như thế: nước Pháp thời chiến tranh, giữa khung cảnh bị đào nát bởi những công sự. Con lạch vòng quanh rồi tiến vào vùng đầm lầy xanh ngắt; một con diều hâu lượn trên trời. Đại uý Fellows mở hộp thức ăn và ăn một cái bánh kẹp (giữa thiên nhiên lồng lộng, ăn gì cũng thấy ngon). Một con khỉ chạy qua cất tiếng kêu the thé, vui vẻ. Đại uý Fellow cảm thấy mình hoà quyện với thiên nhiên: tình anh em nhẹ nhàng nhưng cao rộng kết nối ông với vạn vật: tình huynh đệ này chảy trong máu ông, ở đâu ông cũng cảm thấy như ở nhà. “Thằng ranh con,” ông nghĩ, “thằng ranh con!” Ông lại bắt đầu hát… Lần này lời ca như là của ai đó, lộn xộn, dù cho ông có ý tốt. “Cho tôi cuộc đời https://thuviensach.vn tôi yêu, cho tôi nhúng miếng bánh của tôi vào nước của giòng sông, dưới bầu trời đầy sao…, người thợ săn từ biển trở về…” Vùng trồng chuối thưa dần; phía xa, dải núi như một vạch đen kẻ lên bầu trời. Một vài căn nhà nhỏ hiện ra trong đám bùn lầy. Ông đã về tới nhà. Một đám mây mỏng che khuất niềm vui của ông. “Ai cũng muốn có người nào đó ra đón mình,” ông tự nhủ Ông tiến về căn nhà lợp mái ngói – khác với những cái khác, cột cờ không treo cờ, tấm bảng trên cửa chính viết “Công ty Chuối Trung Mỹ”. Hai cái võng mắc dưới mái hiên, nhưng không thấy ai cả. Ông đại uý biết phải tìm vợ mình ở đâu. Ông không mong bà sẽ ra đón ông ở cửa. Ông đẩy một cánh cửa và ồn ào đi vào, cất tiếng gọi: “Ba về rồi đây nè!” Một ánh mắt thất thần nhìn ông xuyên qua cái màn, tiếng giày ông lộp độp phá tan yên tỉnh và an bình, bà Fellow giật mình trong mùng. Ông hỏi: “Anh về, có vui không, Trixy?” Người đàn bà có khuôn mặt thất thần nhanh chóng tạo một nụ cười gượng gạo. Ông đại uý Fellow nói: “Anh rất sung sướng được về nhà,” và ông tin như thế. Xác tín duy nhất nhưng chắc chắn của ông, và ông luôn có những biểu hiện phù hợp: tình yêu, niềm vui, đau khổ, hận thù. Ông luôn luôn là người cư xử đúng vào giờ H. “Ở văn phòng, mọi việc ổn chứ?” “Tuyệt vời.” “Hôm qua em hơi bị sốt.” “À, phải có người chăm sóc em.” Ông nói thêm vẻ lơ đễnh, “em sẽ khoẻ thôi, nhất là bây giờ lại có anh ở đây.” Ông đã nhẹ nhàng bỏ qua ý nghĩ về sốt; ông vỗ tay, cười lớn, còn trong màn, bà vợ run rẩy. https://thuviensach.vn “Côran đâu rồi?” “Đang đứng với viên cảnh sát.” “Anh muốn nó đến đón anh,” đại uý nói vừa đi quanh căn phòng cho đến khi ông hiểu được điều vợ ông nói: “Cảnh sát, cảnh sát đến đây làm gì?” “Ông ta đến từ hôm qua và Côran đã cho phép ông ta ngủ dưới hàng hiên. Nó nói với em là cảnh sát đang truy bắt ai đó.” “Lại bày chuyện! Kiếm ai ở đây?” “Đó không phải là một cảnh sát thường, ông ta là sĩ quan. Ông ta nói với tôi là ông ta cho lính ở lại trong làng.” “Anh nghĩ là em cũng nên đứng dậy. Ý anh là… với các ngữ đó, không biết rồi sẽ có chuyện gì.” Ông ta nói vẻ không tin tưởng chút nào: “Côran chỉ là một đứa bé.” Bà vợ rên rỉ: “Em đã nói là em bị sốt. Em mệt lắm.” “Không sao cả. Một chút nắng. Rồi em xem… Bây giờ đã có anh ở nhà.” “Em nhức đầu quá. Em không đọc sách hay may vá được. Và rồi, người đó…” Sự kinh hãi đứng sau lưng bà, sát ngay vai bà, và bà liên tục cố gắng để không quay mặt lại. Bà che lấp nỗi sợ hãi của mình để khỏi nhìn nó… Bà gọi nó là sốt, chuột, thất nghiệp. Khuôn mặt thật của cái sợ là cái chết. Cứ qua một năm, bà càng cảm thấy gần nó hơn trong cái xứ xa lạ này. Họ sẽ thu dọn hành lý và ra đi, để bà lại một mình trong cái nghĩa trang, dưới một nấm mồ mà sẽ không có ai đến viếng thăm bà. “Tôi nghĩ là tôi phải đi gặp ông cảnh sát,” ông đại uý nói. Ông ngồi ghé xuống giường cầm tay bà. Họ có những cái chung, sự dè dặt. Ông lơ đãng nói thêm: “Tên ngoại quốc, thư ký của ông chủ, mình sẽ không gặp lại nữa.” “Đi rồi à?” https://thuviensach.vn “Qua bên kia thế giới.” Ông cảm thấy bàn tay ông đang cầm cứng lại; bà lùi vào tường, ra xa ông. Ông đã đụng đến từ cấm kỵ, mối giây liên kết giữa ông và bà đã đứt, ông không hiểu tại sao. “Nhức đầu à, em yêu?” “Anh có phải đi gặp người đó không?” “Vâng, vâng, anh đi.” Nhưng ông không nhúc nhích. Chính con bé đến gặp ông. Con bé dừng trước cửa phòng và nhìn hai người với vẻ lo lắng vô cùng cho họ. Dưới cái nhìn trầm trọng của cô bé, họ trở thành, ông là một một cậu bé không tin tưởng được và bà là một bóng ma mà một cơn gió nhẹ cũng đủ làm cho bay biến. Cô bé còn rất trẻ, khoảng mười ba tuổi; ở tuổi này, người ta hầu như không sợ gì: tuổi già, cái chết, tất cả những gì có thể xảy ra, rắn cắn, sốt, chuột, mùi hôi. Cuộc đời chưa đụng đến nó, hình như, cô bé là bất khả chiến bại. Nhưng có thể nói là nơi cô bé, mọi cái đã được tinh giản tới mức tối đa. Đó là hệ quả của cái nắng trên một đứa bé, nắng nóng làm cho con bé gầy như một bộ xương. Cái vòng vàng đeo nơi cổ tay gầy guộc giống như cái ổ khoá móc trên một cánh cửa bằng vải mà ta có thể xuyên thủng bằng một cú đấm. “Con đã nói với ông cảnh sát là ba đã về,” cô bé nói. “Vâng, vâng,” đại uý Fellows trả lời. “Con không hôn ba sao?” Cô bé trịnh trong băng qua căn phòng và hôn lên trán ông, một cái hôn nhạt nhẽo: Ông ta cảm thấy cô bé thiếu nhiệt tâm. Nó còn phải lo nghĩ những chuyện khác. Cô bé nói: “Con đã bảo nhà bếp là mẹ sẽ không dậy ăn cơm tối.” Ông đại uý nói theo. “Anh nghĩ là em nên cố gắng một chút.” “Tại sao?” Côran hỏi https://thuviensach.vn “Ồ, không…” “Con muốn nói chuyện riêng với ba,” Côran nói. Bà Fellows lùi sâu về phía cuối gường, bà tin rằng chuyến hành trình cuối cùng của bà sẽ được sắp xếp như thế đó, do Côran. Lòng tốt là một đức tính kinh khủng, bà chưa bao giờ có được. Chính lòng tốt tuyên bố: “Người chết không nghe”, hay “Họ không còn đau khổ”, hay: “Hoa cườm tiện hơn.” “Ba không hiểu,” ông đại uý nói, “tại sao mẹ con không được nghe…” “Mẹ sẽ không muốn nghe. Mẹ chỉ thêm sợ thôi.” Kinh nghiệm cho ông hay là Côran có giải đáp cho mọi vấn đề. Nó không bao giờ nói mà không suy nghĩ: nó luôn luôn sẵn sàng, nhưng nhiều khi những giải pháp mà nó đã chuẩn bị bị ba nó xem như là mọi rợ. Nó được cảm hứng từ cuộc sống duy nhất mà nó biết: cuộc sống ở đây. Đầm lầy, diều hâu, không có trẻ con nào khác ở đây, có chăng là mấy đứa trẻ dưới làng, bụng đầy giun, ăn những thức ăn thừa rơi vãi trên bờ sông, như những con vật. Người ta nói rằng, một đứa trẻ tạo dựng mối ràng buộc giữa cha mẹ: đúng thế, ông cảm thấy rất khó chịu khi phải nói chuyện riêng với con bé. Ông không lường được hậu quả của những gì con bé sắp nói. Qua tấm màn, ông tìm tay vợ mình: họ là người lớn, họ cùng hội với nhau, con gái họ là người lạ ở trong nhà họ. “Con làm ba sợ,” ông nói giọng đùa cợt. “Con không tin,” con bé cân nhắc từng lời, “con không tin là ba sẽ sợ.” Ông chịu thua và siết tay vợ: “Em yêu, con gái mình đã quyết rồi…” “Trước hết, anh phải đi gặp ông sĩ quan cảnh sát. Ông ta phải đi khỏi đây. Em không thích ông ta.” “Vậy thì chắc chắn hắn ta phải đi thôi,” đại uý Fellows vừa nói vừa cười. “Em đã nói chuyện với ông ta. Em đã giải thích là mình không thể từ chối cho ông ta ngủ trên võng qua đêm, vì họ đến quá khuya, nhưng bây giờ, em muốn ông ta đi khỏi nơi đây.” https://thuviensach.vn “Ông ta không nghe lời em à?” “Ông ta nói là ông ta muốn gặp anh.” “Ảo tưởng,” đại uý Fellows nói. Cay cú là vũ khí tự vệ duy nhất, nhưng con bé không hiểu loại ngôn ngữ này. Cô bé không hiểu những gì không rõ ràng, như hai với hai là bốn, như những niên đại trong sách sử. Ông ta rời tay vợ và đi theo con bé dưới ánh trời chiều. Dáng đứng bất động, màu ô liu, viên sĩ quan cảnh sát đứng trước mái hiên; ông ta không tiến lên bước nào khi ông Fellows đến. “Chào trung uý,” ông đại uý nói vẻ lơ đễnh. Ông ta tự nhiên có ý nghĩ là Côran có nhiều điểm chung với tên trung uý này hơn là mình. “Tôi tìm một người,” viên trung uý trả lời. “Người ta báo là ông ta đang ở trong vùng này.” “Ông ta không thể có ở đây được.” “Con gái ông cũng đã nói với tôi như thế.” “Ông phải tin con tôi chứ.” “Cáo buộc cho người này rất nặng.” “Sát nhân?” “Không, phản bội.” “Ôi, phản bội…” ông Fellows nói và tự nhiên không còn quan tâm đến vấn đề. Phản bội có mặt ở khắp nơi… cũng không nặng nề hơn mấy vụ ăn trộm vặt trong trại lính. “Đó là một linh mục. Xin ông thông báo cho chúng tôi lập tức nếu ông nhìn thấy, tôi tin ở ông.” Một chút im lặng, rồi viên trung uý nói tiếp: “Anh là ngoại kiều, nhưng anh sống ở đây dưới sự bảo hộ của luật pháp chúng tôi. Chúng tôi mong đợi https://thuviensach.vn một sự báo đáp từ quý ông. Ông không phải là người công giáo chứ?” “Không.” “Vậy thì tôi có thể tin ông được.” Viên trung uý đứng dưới ánh mặt trời như một dấu chấm hỏi đen, nhỏ nhưng đe doạ, thái độ của anh ta làm cho người ta nghĩ là anh không muốn nhận quà cáp gì từ người nước ngoài, ngay cả một chút bóng râm. Tuy nhiên, anh ta đã tranh thủ ngủ trên võng. “Có thể anh ta xem như là trưng dụng,” đại uý Fellows nghĩ thầm. “Ông uống nước khoáng không?” “Không, cảm ơn.” “Vậy sao,” đại uý Fellow nói. “Đó là tất cả những gì tôi có thể mời ông, phải không? Uống rượu là phản bội, đúng không.” Đột nhiên, viên trung uý quay gót làm như thể ông không chịu đựng được khi nhìn những con người này; họ đứng nhìn ông đi nhanh xuống con đường mòn hướng về phía làng; đôi giày và bao súng ánh lên dưới ánh mặt trời. Khi ông ta đi được một đoạn, ông ta nhổ một cái; ông ta cũng lịch sự đấy nhỉ, ông ta chờ cho đến lúc mà ông ta nghĩ rằng người ta không còn nhìn thấy để bày tỏ sự thù hận, căm ghét một lối sống khác với lối sống của ông ta, ông chán ghét thoải mái, an toàn, dễ dãi. “Ba thích là bạn của ông ta hơn là đối địch với ông ta,” đại uý nói. “Dĩ nhiên rồi, ông ta căm hận chúng ta.” “Những người đó căm ghét hết tất cả mọi người.” “Con nghĩ,” Côran nói, “ông ta nghi ngờ gì đó.” “Tình nghi là nghề của họ mà.” “Tại vì con không để cho ông ấy lục xét nhà.” “Tại sao con lại ngăn cản ông ta?” đại uý Fellows nói. “Ông ta mơ hồ cảm thấy có chuyện gì đó.” https://thuviensach.vn “Con nói con sẽ thả chó ra cắn ông ta… và con sẽ khiếu nại lên lãnh sự quán. Ông ta không có quyền…” “Ồ,” ông đại uý Fellows nói, “quyền của họ, họ mang bên đùi trái đó. Cho họ xét nhà có trở ngại gì đâu.” “Con đã hứa.” Con bé cũng cương quyết như ông trung uý: nhỏ, đen, lạc lõng giữa rừng chuối. Sự giản đơn không cho phép nó nhân nhượng ai; tương lai, đầy bất trắc, lo âu, hận thù còn ở xa nó. Cánh cửa mà ngày kia tương lai đi vào đang đóng. Nhưng từ nay, một lời nói, một cử chỉ, một hành động đều cũng có thể là “vừng ơi, mở ra…” và sau đó con bé sẽ thấy gì? Đại uý Fellows cảm thấy sợ: Ông thấy rằng sự nuông chiều quá độ của ông đối với con bé làm cho ông mất quyền uy trên nó. Người ta không thể áp đặt sự kiểm tra trên đối tượng người ta yêu mến… Ông hình dung thấy nó đang chạy cách bất cẩn về phía chiếc cầu gãy, trên con đường dốc đứng mà không cản nó lại được. Đại uý nhắm mắt - ông ta là người hạnh phúc - và hát một câu ngắn. “Con không muốn những người như thế biết con nói dối, ba hiểu không?” Côran nói. “Con nói dối sao?” Ông ba thốt lên, “ý con nói là ông linh mục ở đây chứ gì!” “Dĩ nhiên là ông ta ở đây,” Côran trả lời. “Ở đâu?” “Trong vựa chuối,” cô bé nhỏ nhẹ giải thích. “Chúng ta không thể để cho họ bắt ông ta.” “Mẹ con có biết không?” “Không! Con không tin tưởng mẹ được.” Con bé không lệ thuộc vào ông cũng như vào mẹ nó: cả hai đều thuộc về quá khứ. Trong bốn mươi năm nữa, họ sẽ chết như con chó hồi năm ngoái. https://thuviensach.vn “Đưa ba đến chỗ ông ấy.” Ông ta bước đi chầm chậm; hạnh phúc rời xa ông nhanh chóng và toàn diện như thể ông ta từ bỏ một người bất hạnh; nhưng người bất hạnh thì luôn sẵn sàng. Khi nhìn con đi trước mặt ông với hai bím tóc nhỏ nhoi, bị ánh nắng làm phai màu, ông ta lần đầu tiên nhận ra rằng ở tuổi nó, các cô người Mễ đã ngủ với đàn ông. Cái gì sẽ xảy ra? Tâm trí ông lùi bước trước những vấn đề mà ông không bao giờ dám nghĩ tới. Khi đi ngang cửa sổ phòng ngủ, ông thấy vợ gầy mòn, xanh xao, nằm co quắp trong mùng. Ông tiếc nuối hồi tưởng lúc ông còn ở trên sông, khi ông làm công việc của người đàn ông, không bận tâm đến ai. “Giá như mình không cưới vợ…” “Chúng ta không nên dính líu tới chuyện chính trị của họ.” “Đây không phải là chuyện chính trị,” cô bé nhẹ nhàng giải thích. “Con biết chính trị là gì. Mẹ và con đã học ‘Đạo luật Cải tổ’.” Cô bé lấy chùm chìa khoá trong túi ra và mở cửa nhà kho nơi chứa chuối trước khi xà lan chở ra bến cảng. Sau khi từ ngoài nắng vào, trong kho rất tối: nghe có cái gì động đậy ở trong góc. Đại uý Fellows cầm đền pin chiếu về phía người đàn ông mặc đồ tây màu sẫm nhưng rách nát, một con người nhỏ bé hai mắt linh hoạt, râu nhiều ngày chưa cạo. “Ông là ai?” Đại uý Fellows hỏi. “Tôi nói tiếng Anh được.” Ông ta cầm khư khư trong tay một cái cặp nhỏ như thể đang đợi một chuyến tàu mà ông không thể trễ. “Đáng ra anh không nên đến đây.” “Vâng, tôi biết.” “Chúng tôi không liên quan gì đến việc của các anh. Chúng tôi là người nước ngoài.” “Đúng thế, tôi đi ngay đây”, người đàn ông đáp. Ông ta đang đứng, đầu hơi cúi xuống như đang chờ lệnh từ cấp sĩ quan. https://thuviensach.vn Đại uý Fellows dịu giọng. “Chờ trời tối đã, đừng để bị bắt.” “Vâng.” “Ông đói không?” “Hơi hơi. Nhưng không sao.” Ông ta nói tiếp giọng từ tốn: “Nếu ông có thể giúp tôi một việc…” “Việc gì?” “Cho tôi xin chút rượu.” “Vì anh, tôi đã vi phạm luật rồi,” đại uý Fellows nhắc. Ông đại uý bước nhanh ra, bỏ rơi người đàn ông nhỏ bé trong bóng tối, giữa những quày chuối. Côran khoá cửa rồi đi theo ông. “Đạo gì thế không biết!” ông Fellows càu nhàu. “Đi ăn mày rượu. Nhục nhã.” “Nhưng đôi lúc ba cũng uống.” “Con gái ơi, khi con lớn lên con sẽ hiểu sự khác biệt giữa uống một chút rượu sau khi ăn cơm và… Chúa tôi, nghiện rượu.” “Con mang cho ông ta chút bia được không?” “Không mang gì cả.” “Nhưng không thể tin được những người giúp việc.” Ông đại uý thấy mình bất lực và tức giận. “Con thấy con làm khổ ba chưa!” Ông nặng nề đi vào nhà, vào phòng ngủ và ông giận dữ đi lui đi tới. Bà Fellows ngủ chập chờn, bà đang mơ thấy đám cưới. Bà nói lớn: “Coi chừng cái váy của tôi.” “Em nói gì?” Ông hỏi giọng bực bội. https://thuviensach.vn Đêm buông xuống như một tấm màn. Mới đó còn có mặt trời, thế mà chỉ một lúc sau… Bà Fellows choàng tỉnh dậy. “Anh nói gì thế, anh yêu?” “Em nói đó chứ. Em nói đến tàu lửa.” “Chắc là em mơ.” “Còn lâu ở đây mới có tàu lửa,” ông ta lầm bầm. Ông đến ngồi xuống cạnh giường, tránh xa cửa sổ: xa những cái ta không muốn thấy, không muốn biết. Những con dế mèn bắt đầu gáy và sau khung màn cửa kim loại, đom đóm bay qua lại chập chờn như những ánh đèn. Ông ta đặt bàn tay to xù của mình lên tay vợ như để trấn an và nói: “Cuộc sống của mình cũng không đến nỗi tệ lắm, phải không em, Trixy!” Nhưng ông thấy hình như vợ ông co rúm lại: từ “sống” làm liên tưởng đến từ “chết”. Bà quay mặt đi. Sợ hãi, bà thấy càng lúc giới hạn của sự kinh hoàng càng lùi xa. Bà liên kết mọi loài, mọi vật với những ý niệm đó… Do đó từ “khăn trải giường” cũng thế. Bà hất cái khăn trải giường đi và nói: “Nóng quá, nóng quá.” Người đàn ông lúc nào cũng yêu đời, người đàn bà lúc nào cũng cảm thấy bất hạnh, im lặng trên giường, nhìn đêm càng lúc càng tối mịt. Họ là hai người bạn đời bị chia tách ra khỏi thế giới này! Không còn gì có ý nghĩa, chỉ còn cái gì đó trong tim họ; họ đã được đưa qua những không gian vô tận như những đứa trẻ, không biết rồi sẽ đến đâu. Họ bắt đầu hát, với niềm vui tuyệt vọng, một bài hát cũ từ thời chiến tranh; họ không muốn nghe tiếng bước chân đi ngang qua sân về hướng vựa chuối. * * * https://thuviensach.vn Côran đặt mấy cái đùi gà và bánh xoắn xuống đất rồi lấy khoá mở cửa. Cô bé còn mang theo một chai bia. Em nghe tiếng số soạt trong bóng tối: một người đang nhúc nhích và sợ. “Tôi đây” em nói để trấn an ông ta, nhưng không bật đèn pin lên. Cô bé nói thêm: “Cháu mang cho ông một chai bia và chút thức ăn.” “Cảm ơn.” “Cảnh sát đã đi khỏi làng. Họ đi về phía Nam. Ông phải đi lên hướng Bắc thôi.” Ông ta không trả lời. Cô bé hỏi theo tính tò mò của trẻ con: “Nếu họ bắt được ông, họ sẽ làm gì ông?” “Họ sẽ bắn chết tôi.” “Chắc là ông sợ lắm nhỉ,” cô bé có vẻ quan tâm. Ông ta mò mẫm tiến ra phía cửa về hướng ánh sao nhạt nhoà. “Tôi rất sợ,” ông ta vấp một quày chuối. “Ông không trốn đi được sao?” “Tôi đã cố gắng trốn. Cách đây một tháng. Con tàu sắp rời bến và ngay lúc đó tôi nghe có tiếng gọi.” “Có ai đó cần ông à?” “Bà ta cũng không cần tôi nữa,” ông linh mục chua chát trả lời. Nhờ ánh sao, Côran đã có thể được mặt ông ta: Ba cô nói khó tin tưởng những người có khuôn mặt như thế. “Tôi thật bất xứng?” “Bất xứng với cái gì?” https://thuviensach.vn Ông ta siết chặt cái va li và hỏi: “Cô có thể cho tôi biết bây giờ là tháng mấy rồi không? Tháng Hai phải không?” “Không bữa nay là mồng bảy tháng ba rồi.” “Tôi ít khi gặp được người nhớ ngày tháng. Như thế trong một tháng nữa, sẽ bắt đầu mùa mưa.” Ông giải thích: “Khi mùa mưa đến, tôi gần như được an toàn, em thấy không, vì cảnh sát không thể hành quân được.” “Ông sẽ được mưa cứu sao?” Cô bé hỏi vì muốn học hỏi thêm. Đạo luật Cải Cách, đồi Senlac, một vài từ tiếng Pháp cất dấu trong đầu cô như một kho tàng bí mật. Cô bé đòi phải có lời giải cho những thắc mắc của mình. “Ồ, không. Mưa sẽ cho tôi sống thêm sáu tháng.” Ông ta gặm một cái đùi gà. Côran nghe mùi hơi thở ông chua như vật gì đó bị phơi nắng nhiều ngày. “Tôi thích người ta bắt được tôi.” “Nhưng,” cô bé lý luận, “sao ông không ra đầu thú?” Những câu trả lời của ông ta cũng trực tiếp và rõ ràng như những câu hỏi của cô bé. “Phải chịu đau đớn,” ông nói. “Chấp nhận đau đớn như thế là điều không thể. Hơn nữa, nhiệm vụ của tôi là không để bị bắt. Em hiểu không, giám mục của tôi không còn ở đây nữa.” Một chút giả hình thúc giục ông nói. “Đây là địa phận của tôi.” Ông lấy một cái bánh cuốn và ăn ngấu nghiến. “Khó thật,” cô bé trịnh trọng nói. Cô nghe tiếng uống ực ực. “Tôi cố nhớ lại cuộc sống hạnh phúc ngày xưa.” https://thuviensach.vn Một con đom đóm chiếu sáng khuôn mặt ông trong vài giây rồi tắt ngúm, đó là khuôn mặt một người vô gia cư. Đâu là nguyên nhân hạnh phúc của ông ta nhỉ? “Lúc này,” ông nói tiếp, “ở thành phố Mexico, người ta đang chầu phép lành… Có cả Đức Giám mục… Em có nghĩ là có lúc nào đó…? Họ cũng không biết là tôi còn sống ở đây.” “Dĩ nhiên rồi,” cô bé nói, “ông có thể … từ chối.” “Tôi không hiểu.” “Từ chối đức tin của ông đó,” cô bé dùng một từ trong sách lịch sử châu Âu. “Không thể được. Tôi là linh mục. Tôi hoàn toàn không có quyền.” Cô bé say sưa lắng nghe. “Như một cái vết tích bẩm sinh, phải không?” Cô nghe tiếng môi ông trượt tuyệt vọng trên miệng chai. “Em có thể lấy rượu cognac của ba cho ông.” “Đừng, không nên ăn trộm.” Ông ta uống đến giọt bia cuối cùng, không còn gì cả. “Tôi phải đi đây,” ông nói, “đi ngay thôi.” “Lúc nào ông cũng có thể trở lại đây.” “Ba em sẽ không bằng lòng.” “Ông ta không biết đâu,” cô bé nói, “tôi sẽ lo cho ông. Phòng ngủ của tôi ở đối diện cửa kho này. Ông chỉ cần gõ cửa. Có lẽ,” cô bé nói giọng nghiêm trang, “có lẽ chúng ta phải có ám hiệu. Nếu người khác đến gõ thì sao…?” “Một người đàn ông khác,” ông ta nói giọng kinh ngạc. “Vâng, ai biết được. Một người đi trốn pháp luật khác.” https://thuviensach.vn “Có thể lắm.” “Đôi lúc cũng có đấy,” cô bé nói vẻ hờ hững. “Đã có như thế chưa?” “Chưa. Nhưng bây giờ em muốn chuẩn bị sẵn sàng. Ông sẽ gõ ba tiếng: một ngắn, hai dài.” Ông linh mục phì cười như trẻ con: “Làm sao gõ tiếng dài được?” “Như thế này này.” “Ah, cô muốn nói là gõ mạnh vào.” “Em nói dài vì đó là tín hiệu morse.” Ông ta không hiểu morse là gì, ông nói với cô bé: “Em là một cô gái tốt. Em có muốn cầu nguyện cho tôi không?” “Không, tôi không tin vào những cái đó.” “Em không tin vào lời cầu nguyện sao?” “Tôi không tin vào Thiên Chúa. Tôi mất đức tin khi lên mười.” “Thôi, thế cũng được. Tôi sẽ cầu nguyện cho em.” “Nếu ông muốn thế,” em nói. “Nếu ông quay lại, em sẽ bày cho ông vần morse. Ông có thể cần dùng đến.” “Dùng làm gì?” “Nếu ông trốn trong đồn điền, em có thể liên lạc với ông với cái gương soi, em có thể thông tin cho ông về hoạt động của kẻ địch.” Ông linh mục chăm chú lắng nghe. “Nhưng quân địch có thể thấy em.” “Ồ, em sẽ kiếm cách giải thích.” https://thuviensach.vn Cô bé tiến tới mấy bước, cố tránh những chướng ngại vật. “Vĩnh biệt cô bé,” ông nói. Ông chần chừ gần cửa đi ra. “Có thể… nhưng em không tin vào lời cầu nguyện… có lẽ em thích… Tôi có một trò ảo thuật rất hay.” “Ồ, em thích lắm.” “Nhưng phải có bộ bài tây. Em có bộ bài nào không?” “Không.” Ông ta thở dài: “Vậy thì chịu,” và ông ta lại cười. Cô bé ngửi thấy mùi bia trong hơi thở của ông. “Như vậy tôi chỉ còn cách cầu nguyện cho em.” “Có vẻ như ông không sợ,” cô bé nói. “Một chia bia là thay đổi một thằng hèn cách kỳ diệu. Nếu tôi uống được chút rượu, tôi có thể đối đầu với cả quỷ dữ…” Ông linh mục loạng quạng ở cửa ra vào.” “Vĩnh biệt,” cô bé nói. “Em hy vọng là ông sẽ thoát.” Nghe có tiếng thở dài trong bóng tối. Cô bé dịu dàng nó tiếp: “Nếu họ giết ông, em sẽ không bao giờ tha thứ cho họ.” Cô bé sẵn sàng chấp nhận, không do dự, mọi trách nhiệm, kể cả trách nhiệm trả thù cho ông. Đó là lẽ sống của em. * * * Sáu bảy căn nhà chòi làm bằng cành cây và đất bùn nằm trong một khoảng đất trống; hai cái đã sập. Vài con heo dùng mõm cày đất, một bà già https://thuviensach.vn cầm bó đuốc cháy, đi từ chòi này qua chòi kia để hun khói tránh muỗi. Phụ nữ ở trong hai chòi, mấy con heo trong một chòi; trong căn chòi còn lại, cái vững chãi nhất, dành để dự trữ bắp, có một ông già, một cậu bé và một đàn chuột trông coi. Ông già đứng trong khoảng trống nhìn ngọn lửa di chuyển từ chỗ này qua chỗ kia trong bóng tối. Nó giống như một nghi thức lặp lại hàng ngày, vào cùng một giờ trong suốt cuộc đời. Mái tóc bạc, chòm râu cũng bạc nhiều ngày chưa cạo, hai tay chai sần và mong manh như lá vàng mùa thu, ông già cho ta cảm tưởng của sự trường tồn. Từ nay, ông ta không thay đổi gì được nữa vì ông đã đến tận giới hạn của cuộc sống: ông đã già từ nhiều năm nay. Người khách lạ tiến vào khoảng đất trống. Ông ta mang cái mà trước đây gọi là giày của dân thành phố, đen và nhọn; chỉ còn phần mũ giày, và thực ra thì ông ta đi chân đất. Đôi giày của ông cũng chỉ còn giá trị biểu trưng như những lá cờ đầy mạng nhện treo trong nhà thờ. Ông mặc áo sơ mi và quần tây đen, nhưng đã rách, tay cầm một vali nhỏ như hành khách đi tàu lửa. Ông ta cũng đạt đến tình trạng trường tồn, nhưng người ta còn thấy nơi ông những dấu ấn của thời gian; đôi giày rách minh chứng cho một qúa khứ khác hơn; những nếp nhăn trên mặt là dấu tích của sợ hãi và hy vọng cho tương lai. Bà già mang đuốc dừng lại ở giữa hai căn nhà để quan sát ông già mới đến. Ông già tiến lại, mắt dán xuống đất, vai trĩu xuống khi ông biết có người khác nhìn mình. Ông già đi đến gặp ông ta: ông hôn tay người mới đến. “Ông cho tôi một cái võng để ngủ nhờ hôm nay được không?” “Ôi, cha ơi. Cái võng, cái đó chỉ có ở thành phố. Ở đây, cha phải bằng lòng với những gì đang có thôi.” “Không quan trọng. Một chỗ nào đó tôi có thể nằm một chút. Và ông có thể kiếm cho tôi… cho tôi… một chút rượu được không?” “Ở đây chỉ có cà phê thôi, cha ơi. Chúng con không có gì khác.” “Có gì ăn không?” https://thuviensach.vn “Dạ không có gì cả.” “Không sao.” Cậu bé ra khỏi chòi và nhìn hai người đàn ông. Mọi người đều nhìn họ: giống như trong trận đấu bò, con vật đã đuối sức, khán giả chờ hành động sắp tới của nó. Không phải là họ vô cảm; họ thưởng thức cảnh tượng khác thường này: một người cùng khốn hơn cả họ nữa. Người đàn ông lạ khập khiễng đi vào lều. Bên trong, ánh sáng chỉ chiếu tới ngang đầu gối. Trên nền đất, đó không phải là một ngọn đèn nhưng là một đống củi cháy đang lụi dần. Cái bồ chứa bắp chiếm hết nửa diện tích căn phòng: tiếng chuột chạy sột soạt trong lá bắp khô. Trong đó có một cái giường đắp bằng đất, có trải chiếu; hai cái thùng gỗ dùng làm bàn. Vị khách lạ nằm dài và ông già đóng cửa lại. “Có gì đáng sợ không?” “Thằng bé sẽ canh chừng. Nó biết làm việc đó.” “Ông có đợi cha không?” “Không. Nhưng năm năm rồi chúng con không thấy linh mục… rồi cũng có ngày được gặp.” Ông ngủ một giấc ngủ tràn đầy lo âu còn ông già đang cúi rạp trên nền nhà để thổi lửa. Có ai đó gõ cửa và vị linh mục vùng dậy. “Không có gì, thưa cha. Cà phê của cha đây mà.” Người ta mang cho vị linh mục cà phê làm từ bắp rang cháy đang nghi ngút khói đựng trong ca sắt, nhưng ông linh mục mệt đến nổi không uống được. Ngài nằm nghiêng trên giường, bất động; một con chuột trong đống bắp nhìn ngài. “Hôm qua, lính có đến đây,” ông già nói. Ông tiếp tục thổi lửa; căn phòng đầy khói. Vị linh mục hung hắng ho, con chuột chạy trốn vào trong đống bắp. “Cha ơi, thằng bé chưa được rửa tội. Vị linh mục trước đây đi qua đây đòi hai pesô. Con chỉ có một pesô. Và hiện nay con chỉ còn năm mươi xu.” https://thuviensach.vn “Để mai,” vị linh mục mệt mỏi nói. “Mai cha có làm lễ không?” “Có, có.” “Và giải tội. Cha có giải tội không?” “Có, nhưng để cho tôi ngủ một chút đã.” Ngài nằm ngữa ra, nhắm mắt để tránh khói. “Chúng con không có tiền trả cho cha. Cha kia, cha Jôsê thì…” “Cho cha áo quần cũng được,” cha có vẻ giận dữ. “Nhưng chúng con chỉ có bộ đồ mặc trên người.” “Ông lấy áo quần tôi mà mặc.” Ông già bắt đầu càu nhàu gì đó, mắt nhìn liếc bộ đồ đen rách nát của vị linh mục. “Thưa cha, cũng phải vậy thôi.” Ông tiếp tục thổi lửa. Vị linh mục nhắm mắt. “Sau năm năm, có nhiều tội phải xưng lắm.” Vị linh mục chợt ngồi dậy: “Ông nói sao?” “Thưa cha, cha nằm mơ. Thằng bé sẽ báo động nếu có lính đến. Con chỉ muốn nói…” “Ông không thể để cho tôi ngủ năm phút sao?” Linh mục nằm xuống: đâu đó trong chòi của phụ nữ có tiếng hát: “Tôi đi vào trong vườn, tôi đã tìm thấy một bông hoa hồng…” Ông già dịu giọng: “Nếu giờ này lính đến thì… Cha biết gánh nặng đè lên linh hồn chúng con…” Vị linh mục ngồi dậy, dựa vào tường nói giọng tức giận: “Được, bắt đầu đi. Tôi cho mấy người xưng tội.” https://thuviensach.vn Mấy con chuột ngọ ngậy trong đống bắp. “Sao, nói đi. Đừng làm mất thời gian. Nhanh lên. Khi nào…?” Ông già quỳ bên đống lửa, trong lúc đó, bên kia khu rừng thưa có tiếng phụ nữ hát: “Tôi đi vào trong vườn và đoá hoa hồng đã úa tàn.” “Cách đây năm năm.” Ông ta dừng lại thổi lửa. “Khó nhớ quá, cha ơi.” “Có khi nào ông có ý nghĩ xấu không?” Vị linh mục dựa lưng vào tường, chân xếp bàng, mấy con chuột, đã quen giọng nói, lại nhao nhao trong đống bắp. Ông già vừa xưng tội cách khó nhọc, vừa thổi lửa. “Việc đền tội, đọc… đọc… có tràng hạt không?… Vậy thì đọc năm sự Vui.” Linh mục nhắm mắt, thì thầm công thức giải tội và ông không đọc hết được… Ngài choàng tỉnh. “Con cho mấy bà đến được không,” ông già nói. “Năm năm rồi mà.” “Ừ, cho họ đến đi,” linh mục giận dữ nói. “Tôi là đầy tớ của các ông các bà mà.” Ngài lấy tay che mặt và khóc. Ông già ra mở cửa; bên ngoài, trời chưa tối hẳn dưới vòm trời đầy sao. Ông đến chòi các bà gõ cửa. “Qua đây, đi xưng tội đi. Phải lịch sự với cha chứ.” Các bà đáp rằng các bà mệt, thôi để sáng mai. “Các bà muốn chống lại cha à? Các bà có biết tại sao ngài đến đây không? Đó là một linh mục thánh thiện. Ngài đang khóc trong lều vì tội của chúng ta đó.” Ông xua các bà ra; các bà băng qua sân đến trước căn chòi, còn ông già đi xuống con đường mòn dẩn xuống sông để thay phiên cho thằng bé phòng khi lính đến bất chợt. https://thuviensach.vn IV Từ nhiều năm nay, ông Tench không viết một cái thư nào. Ngồi trước bàn viết, ông gậm nhấm cây bút sắt. Nghe theo một tiếng gọi kỳ lạ, ông sẽ ném hú hoạ bức thư của mình vào không gian bằng cách sử dụng cái địa chỉ cuối cùng mà ông biết… Southend. Làm sao biết được ai còn sống, ai đã chết …? Ông cố gắng bắt đầu. Thật khó hơn phá tan bầu khí lạnh nhạt trong buổi họp ở đó ta không biết ai cả. Ông đề bì thư trước: “Bà Henry Tench, nhờ bà Marsdale chuyển, số 3 đường Westcliff.” Đó là nhà mẹ vợ ông, con mụ chuyên xía mũi vào mọi chuyện và bà đã buộc ông phải trưng cái bảng nha sĩ trước nhà ở Southend. “Xin nhờ chuyển” ông viết thêm. Bà ta dứt khoát sẽ không chuyển nếu bà nhận ra nét chữ của ông, nhưng sau ngần ấy năm, chắc chắn bà đã quên. Ông tiếp tục gậm nhấm cây viết… và rồi…? Công việc có thể đã dễ dàng hơn nếu mục đích của ông không phải là để tự khẳng định cho một ai đó là ông còn sống. Điều đó có thể làm cho vợ ông bối rối, nếu bà đã tái giá, nhưng trong trường hợp này, bà ta sẽ không ngần ngại gì mà không xé bỏ bức thư. Ông viết: Sylvia thân mến, bằng nét chữ to, rõ của trẻ con, tai ông lắng nghe tiếng phù phù của cái lò. Ông đang chế tác một hỗn hợp vàng; ở trong thành phố này, không có hỗn hợp làm sẵn. Mặt khác, các cửa hàng sẽ không cung cấp cho ông loại vàng mười bốn ông cần cho việc làm răng và ông cũng không có điều kiện mua loại vàng tốt hơn. Cái đáng chán là không bao giờ xảy ra chuyện gì cả. Ông ta có một cuộc sống thanh bạch như bà Marsdale có thể yêu cầu: đạm bạc, đều đặn và đáng kính. https://thuviensach.vn Ông liếc mắt nhìn vào lò: vàng đã chảy và sắp hoà vào hỗn hợp: ông cho thêm một muổng than hoạt tính để cho hỗn hợp khỏi có bọt, rồi cầm viết và bắt đầu mơ màng trước tờ giấy. Ông không nhớ rõ lắm về vợ mình, ông chỉ nhớ những cái mũ mà bà hay đội. Chắc là bà ta sẽ rất ngạc nhiên khi nhận được thư này sau chừng đó năm. Họ đã không viết thư cho nhau từ khi đứa con nhỏ qua đời. Năm tháng không còn có ý nghĩa gì đối với ông. Thời gian qua thật nhanh và không làm ông thay đổi thói quen của mình. Sáu năm trước, ông đã muốn trở về Anh, nhưng cuộc cách mạng đã làm đồng pesô mất giá, rồi ông ta dọn đến định cư tại miền Nam. Hiện nay, ông đã tích cóp được một ít tiền, nhưng tháng trước, đồng tiền lại hạ giá thêm nữa, chắc là có cuộc đảo chính đâu đó. Không còn gì để mong đợi… Ông lại đưa cây bút ngậm vào trong miệng và ký ức của ông tan biến trong cái nóng ngột ngạt của căn phòng. Viết làm gì? Ông cũng không nhớ tại sao mình lại có cái ý nghĩ kỳ cục đó. Ai đó gõ cửa, ông Tench bỏ rơi bức thư trên bàn với hàng chữ Sylvia thân mến. Một hồi chuông vọng lại từ một con tàu: chiếc General Obregon trở lại từ Veracruz. Một kỷ niệm trỗi dậy trong ông: như một cái gì sống động đang bắt đầu ngọ nguậy ở trong phòng trước, giữa những cái ghế xích đu… “ Một buổi chiều thú vị: ông ta ra sao rồi, ông tự hỏi, khi nào?… rồi mọi sự trở lại yên tĩnh. Ông Tench thường nhìn người khác bị đau, đó là nghề của ông. Ông chờ đợi, cẩn thận, và sau một lúc, ông nghe một tiếng gọi nhỏ: Bạn (ở đây, không nên tin ai cả, ông quyết định rút then cài và mở cửa cho khách. * * * Cha Jôsê bước qua cánh cổng lớn nơi đó có ghi hàng chữ màu đen “IM LẶNG” và vào nơi mà trước đây người ta gọi là “Vườn của Chúa”. Có thể nói đây là đám đất đã được phân lô và mọi người mạnh ai nấy xây không quan tâm đến kiến trúc của nhà bên cạnh. Những nhà vòm bằng đá cao thấp đủ kiểu; nhiều khi, qua khung cửa kính, người ta thấy những bó hoa bằng https://thuviensach.vn kim loại đang rỉ sét trên bục: nó tạo cho ta cảm giác như đang ở trong nhà bếp của một căn nhà mà chủ nhân đã bỏ đi, quên lau chùi bình bông. Một khung cảnh thân thiện bao trùm... người ta muốn đi đâu cũng được, xem gì cũng được. Sự sống đã hoàn toàn biến mất ở nơi này. Ngài đi chầm chậm dọc theo mấy ngôi mộ. Ngài thấy được yên tĩnh một chút trong khu đất này vì ở đây bọn trẻ con không đến và ngài thấy nẩy sinh một nuối tiếc mơ hồ. Hai con mắt sưng húp, đỏ mọng của ngài nhìn quanh quất. Khi ngài vòng qua ngôi mộ nhà Lopez to lớn - một gia đình thương nhân có tiếng trong thành phố vì cách đây năm mươi năm, họ là sở hữu chủ của cái khách sạn đầu tiên trong tỉnh lỵ. Ngài thấy rằng ngài không phải một mình. Phía cuối nghĩa địa, gần bức tường bao, hai người đàn ông đang vội vã đào huyệt, một người đàn bà và một ông già đứng gần huyệt mộ. Một quan tài của trẻ con nằm gần chân họ. Chỉ một loáng, người ta đã đào đến được độ sâu cần thiết trong cái nền đất xốp này. Ngay lập tức, nước dâng lên: do đó những nhà giàu thường xây mộ nổi trên đất. Họ ngừng tay và nhìn cha Jôsê còn ngài thì lùi lại phía mộ nhà Lopez như một người khách không mời mà đến. Không có dấu hiệu tang tóc gì trong cái ánh nắng chói chang này. Một con diều hâu đậu trên mái nhà gần nghĩa trang. Một giọng e dè kêu lên: “Cha.” Cha Jôsê lúng túng xua tay, như muốn nói là ông ta không có ở đây, ngài đã đi thật xa rồi. “Cha Jôsê” ông già lặp lại. Mọi người hau háu nhìn ngài: trước khi thấy ngài, họ đã cam đành, nhưng bây giờ họ tỏ vẻ như đói khát… Cha Jôsê co rúm người lại và rời xa đám người. “Cha Jôsê,” ông già lặp lại, “xin cha đọc cho cháu một kinh.” Họ cười với ngài và chờ đợi. Họ đã quá quen thấy người chết, nhưng đây là một cơ hội hiếm có; họ có thể hãnh diện về việc một thành viên của gia đình được chôn cất theo nghi thức phụng vụ. “Không được đâu,” cha trả lời. “Hôm qua là lễ bổn mạng của nó,” bà mẹ nói thêm, làm như việc này sẽ làm cho đưa bé được một ân huệ. “Nó mới năm tuổi.” Đó là một bà nhiều https://thuviensach.vn chuyện, ưa khoe hình con mình với những người lạ; nhưng cái mà bà có thể chỉ cho ngài thấy ở đây chỉ là cái quan tài. “Tôi lấy làm tiếc.” Để đến gần cha Jôsê hơn, ông già dùng chân hất cái hòm sang bên, cái hòm quá nhẹ, quá nhỏ xem như chỉ đựng một nắm xương. “Chúng con không dám xin cha làm tất cả nghi thức đâu, chỉ xin cha một kinh thôi. Đó là một đứa bé vô tội.” “Như thế là phạm luật.” “Tên thánh nó là Anita. Con bệnh khi sinh nó, bà mẹ giải thích vì sao con mình chết sớm.” “Luật…” Ông già đặt một tay lên miệng. “Cha có thể tin tưởng ở chúng con. Chỉ một kinh ngắn thôi. Con là ông nó. Đây là mẹ nó, cha nó, chú nó. Cha có thể tin ở chúng con.” Nhưng, bi kịch chính là chỗ đó… ông không thể tin ai cả. Vừa về tới nhà là họ sẽ rêu rao khắp nơi. Vị linh mục không ngừng lùi lại, lắc đầu quầy quậy, hai bàn tay mập mạp vòng lại, đứng dán sát vào mộ nhà Lopez. Ông sợ, nhưng một, tiếng gọi chặn ngay cổ họng ông, vì người ta còn xem ông như linh mục, kính trọng… “Cha không làm được đâu, các con ơi…” Bất ngờ và đột ngột, sự tuyệt vọng bao trùm nghĩa trang. Họ đã quen nhìn thấy trẻ con chết nhưng họ không quen với điều mà cả thế giới đều biết, là thấy hy vọng tắt ngúm. Bà mẹ bắt đầu khóc, không có nước mắt, ồn ào như một con thú mắc bẫy; ông già quỳ gối xuống, hai tay giang lên trời. “Cha Jôsê, cha là linh mục duy nhất…” Có thể nói là ông ta đang chờ đợi phép lạ. Cha Jôsê bị thôi thúc bởi ước muốn bất chấp mọi nguy hiểm và đọc vài kinh trên huyệt mộ này; một ao https://thuviensach.vn ước cháy bỏng được làm nghĩa vụ của mình xâm chiếm lấy ngài, ngài làm dấu thánh giá lên trời; rồi cái sợ lại trào lên cổ họng ngài như vị ma tuý. Sự nhẫn nhục và an toàn chờ đợi ngài gần bến cảng: ngài muốn bỏ đi. Chịu thua, ngài quì gối xuống cầu xin họ: “Xin tha cho tôi. Tôi bất xứng. Các người không thấy tôi chỉ là một thằng hèn thôi sao?’” Hai ông già quỳ gối đối diện nhau giữa những ngôi mộ, cái quan tài nhỏ bé kia giờ chỉ là một cái cớ; màn kịch thật khôi hài. Ông biết rằng thật lố bịch: cả đời ông đã suy nghĩ, phân tích và có thể tự hiểu mình: xồ xề, xấu, già, hèn. Như thể cả cơ binh thiên thần đã im tiếng để cho tiếng la inh ỏi, chói tai và độc địa của tụi trẻ con trong khu nhà vang lên: “Jôsê, đi ngủ.” Ông biết rằng ông mang một tội không thể cứu vớt được: tuyệt vọng. * * * “Rồi cũng đến ngày vinh phúc,” bà mẹ đọc, “Ôi, thật là ngày vui sướng cho mẹ và các chị! ngày hơi buồn, vì xác thịt yếu đuối nên làm sao họ không buồn khi mất con, mất anh… Ôi, nếu họ biết là ngay ngày đó, họ có được một vị thánh ở trên trời cầu bầu cho họ!” Ngồi trên giường, cô gái nhỏ nhất hỏi: “Chúng ta cũng có một vị thánh chứ mẹ?” “Dĩ nhiên rồi.” “Sao họ muốn có thêm một vị thánh nữa?” Bà mẹ tiếp tục đọc. “Ngày hôm sau, cả nhà rước Mình Thánh Chúa từ tay con, anh mình. Rồi họ âu yếm nói lời từ biệt người chiến sĩ Chúa Kitô - họ không biết rằng đó là lần cuối cùng và trở về nhà ở Morales. Nhưng, mây đen đã che kín bầu trời, https://thuviensach.vn tổng thống Calles đang thảo luận về bộ luật chống người công giáo trong lâu đài Chapultepec. Quỷ Satan sẵn sàng tấn công xứ Mexico bất hạnh.” “Khi nào thì họ bắn anh ta?” Cậu con trai bồn chồn hỏi. Bà mẹ cứ tiếp tục đọc. “Ngoài cha linh hướng, Juan không cho ai biết là anh đang chuẩn bị cho những ngày khó khăn sắp đến bằng những hy sinh hãm mình nghiêm ngặt. Các bạn khác không hay biết gì và họ đang bị cuốn hút bởi những chuẩn bị cho ngày lễ thành lập dòng, chính anh…” “Con biết, con biết,” cậu con trai nói. “Anh ta đã đóng kịch.” Các cô gái tròn xoe mắt kinh ngạc. “Tại sao không, Luis?” bà mẹ đáp. Bà nghỉ một lúc rồi tiếp tục đọc. Hai cô em nhìn ông anh vừa kinh sợ, vừa thán phục. “Chính anh…” bà mẹ đọc, “được phép diễn một vở kịch ngắn, chỉ một hồi, dựa trên…” “Vâng con biết,” cậu con trai nói, “dựa trên tích các thánh tử đạo hầm trú.” Mím môi, bà mẹ tiếp tục: “… dựa trên cuộc bắt bớ những tín hữu đầu tiên. Có lẽ anh ta nhớ rằng khi còn bé, mình từng đóng vai Nêron trước mặt Đức Giám Mục, nhưng, lần này, anh xin cho mình được đóng vai hài của người bán cá thành Rôma…” “Con không tin chút nào hết,” cậu con trai lầm bầm. “Làm sao con dám nói thế?” “Anh ta có vẻ đần.” Hai cô bé trân người, những đôi mắt thiên thần tròn xoe, chứng kiến cuộc tranh cãi. https://thuviensach.vn “Ra với ba con đi.” “Con sẽ đi bất cứ đâu để tránh cái… tránh cái…,” cậu bé nói. “Con nói cái gì, lặp lại mẹ nghe.” “Cái…” “Ra khỏi đây.” Cậu đóng mạnh cửa khi đi ra. Ông cha đang đứng trước cửa sổ nhìn qua song sắt. Những con mối va vào ngọn đèn dầu kêu lách tách, gãy cánh, bò trên nền nhà. “Mẹ bảo con nói với ba là con không tin một chút nào vào những quyển sách mà mình đang đọc…” “Sách nào?” “Sách hạnh các thánh tử đạo đó.” “Ối dào! Cái này…” ông cha nói giọng buồn bã. Không có ai đi ngoài đường. Chín giờ rưỡi tối, đèn tắt rồi. “Cố gắng độ lượng,” ông nói. “Con xem, với chúng ta, mọi cái như đã kết thúc. Những cuốn sách đó, cũng là một chút tuổi thơ của ta mà.” “Nhưng nó có vẻ đần đần sao đó.” “Con không nhớ lại ngày xưa, hồi còn đạo. Ba chưa bao giờ là người công giáo tốt, nhưng dù sao đó cũng là… cũng là nhạc, là ánh sáng, là nơi ta trốn được cái nóng, và với mẹ con, Chúa ơi, đó là công việc thường xuyên của bà ta. Nếu như ta có một rạp hát hay bất cứ cái gì để thay thế, chúng ta sẽ không cảm thấy quá… quá bị bỏ rơi.” “Nhưng cậu Juan đó,” thằng con trai chống chế, “có vẻ như một thằng ngu.” “Họ giết cậu ta rồi phải không?” “Vâng, như họ đã giết cha Villa, Obregon, Madero…” https://thuviensach.vn “Ai cho con biết tên họ?” “Chúng con chơi trò đó mà. Hôm qua, chính con là Madero. Mấy đứa kia đã bắn con trên công trường vì… con âm mưu trốn thoát.” Nơi xa, trong đêm đen, có tiếng trống; mùi nồng nồng từ sông đưa lên tràn ngập căn phòng, cái mùi bồ hóng thật quen thuộc của thành phố. “Tụi con rút thăm, may rủi. Con là Madero; Pedrô là Huerta. Nó trốn đi Vera Cruz theo đường sông, Manuel đã theo dõi nó… Nó là Caranza.” Người cha nhìn ra đường, đưa tay hất một con mối đang bò trên áo ông; một tiếng bước chân đi đều tiến lại. “Chắc là mẹ con không bằng lòng.” “Còn ba?” đứa trẻ hỏi. “Tại sao lại là ba? Đó không phải là lỗi của con. Chúng ta bị bỏ rơi…” * * * Đám lính đi qua, để về doanh trại. Họ trèo lên ngọn đồi và đi qua khu đất trước kia là nhà thờ chánh toà. Dù có nhịp trống, họ vẫn đi không đều bước, họ có vẻ thiếu ăn và chưa quen nghiệp nhà binh. Họ đi qua con đường tối đen; cậu con trai nhìn họ thèm thuồng cho đến khi họ đi khuất. Bà Fellows đung đưa trên chiếc ghế… “Lúc đó ngài Palmerston tuyên bố rằng nếu chính phủ Hy Lạp không xử sự đúng đắn với Don Pacifico…” “Con yêu, mẹ nhức đầu quá, mẹ nghĩ hôm nay chúng ta nên dừng lại ở đây thôi.” “Vậy cũng được, con cũng hơi nhức đầu.” https://thuviensach.vn “Mẹ tin là con sẽ khoẻ ngay thôi. Con xếp sách vở lại đi.” Những cuốn sách cũ gởi đường bưu điện từ một công ty của Paternoster Row tên là công ty TNHH Lớp học tư; đó là một giáo trình bắt đầu bằng: “học cách đọc sách không chảy nước mắt” và dẫn ta tuần tự tiến đến Đạo luật Canh Tân, đến Ngài Palmerston, rồi đến Victor Hugo. Mỗi sáu tháng, họ gởi đề thi đến và bà Fellows nghiên cứu kỹ các câu trả lời và đưa cho con gái. Cô gái gởi đáp án về cho Paternoster Row và vài tuần sau sẽ nhận được kết quả; có lần, em quên làm bài vì có nổ sung ở Zapata và cô đã nhận được một thông báo có câu mở đầu như sau: “Thưa phụ huynh, chúng tôi lấy làm tiếc khi thông báo rằng… Cái khó là hiện nay em đã học trước chương trình đến vài năm vì em không có sách gì khác để đọc đến nỗi các đề thi thường chậm mất vài năm. Đôi lúc, cơ sở gởi cho em bằng có đóng dấu nổi để treo, bằng báo rằng cô Carôn Fellows đã qua lớp 3, trình độ nhóm hai, có đóng dấu cao su: Henry Beckley, B. A Giám đốc công ty TNHH Lớp học tư và nhiều khi cũng nhận được thư riêng đánh máy viết rằng: Học sinh thân mến, chúng tôi nghĩ rằng, tuần này, em nên chú ý hơn đến… Những bức thư luôn có cùng một chữ ký màu xanh hơi nhoè và phải mất sáu tuần mới nhận được.” “Con yêu,” bà Fellows nói, “con đi tìm bà bếp bảo dọn cơm trưa đi. Cho con thôi. Mẹ không ăn được và ba con không có nhà.” “Mẹ tin có Chúa không?” Câu hỏi làm bà Fellows kinh ngạc. Bà trả lời: “Tất nhiên rồi.” “Ý con muốn nói đến tín điều Vô nhiễm nguyên tội… và các thứ tương tự khác.” “Con yêu, sao con hỏi kỳ vậy. Con có nói chuyện với ai rồi phải không?” “Không, con có nói chuyện với ai đâu, con suy nghĩ, thế thôi.” Cô ta không đợi câu trả lời, em biết sẽ không có câu trả lời. Chính em phải quyết định hết mọi việc. Chính Henry Beckley B. A đã ghi như thế https://thuviensach.vn trong một trong những bài học đầu tiên. Điều đó dễ chấp nhận hơn là chuyện cậu bé đi hia bảy dặm. Lúc mười tuổi, em đã loại bỏ cả hai huyền thoại đó ra khỏi đầu không thương tiếc. Lúc đó em bắt đầu học đại số. “Mẹ hy vọng không phải là ba con…” “Không, không.” Cô bé đội mũ kết và đi ra trong ánh nắng gay gắt lúc mười giờ sáng để tìm bà bếp… Nó có vẻ mong manh hơn bao giờ hết và cũng bất trị. Khi cô bé đã ra lệnh xong, em ra kho để xem lại mấy cái da cá sấu giăng trên tường; rồi qua chuồng ngựa xem mấy con lừa có khoẻ không. Cô bé mang trên mình trách nhiệm một cách cẩn thận, như mang một vật bằng sứ đi qua cái sân nóng bỏng: không có câu hỏi nào mà em không trả lời được; trên trời, những con diều hâu bay là đà. Cô trở về nhà và nói với mẹ: “Hôm nay thứ năm.” “Vậy sao con?” “Không biết ba đã lo gởi chuối ra cảng chưa?” Cô bé nhanh nhẹn trở lại sân và rung chuông: một người da đỏ xuất hiện. Chưa, chuối còn trong kho. Chưa có lệnh lạc gì hết. “Đưa chuối ra ngay,” cô bé ra lệnh. “Nhanh lên, tàu sắp đến rồi.” Cô đi tìm cuốn sổ của ba và bắt đầu đếm số quày người ta mang ra, mỗi quày chừng một trăm trái, mỗi trái giá vài xu. Phải mất hơn hai giờ mới hết kho. Công việc phải hoàn tất; thêm một lần nữa, ba cô lại quên ngày. Sau hơn nửa giờ, cô bé thấy mệt, thường thì bữa sáng không khi nào em thấy mệt. Cô dựa lưng vào tường, nhưng thấy nóng nơi vai. Em không trách cứ ai việc em phải làm đây, phải lo hết mọi việc: từ “chơi” không có nghĩa gì đối với cô bé suốt đời phải làm người lớn. Trong một cuốn sách của Henry Beckley, có hình buổi ăn xế của búp bê: em bé không thể hiểu được như thể đó là một nghi lễ mà em không biết; em không hiểu tại sao lại phải giả bộ. https://thuviensach.vn Bốn trăm năm mươi sáu, bốn trăm năm mươi bảy. Mồ hôi chảy dài như tắm trên thân thể những người lao công. Cô bé cảm thấy một cơn đau kinh khủng trong bụng. một quày chuối đi qua, em không kịp ghi và em cố gắng bắt kịp. Lần đầu tiên trong đời, ý thức trách nhiệm đối với em là một gánh nặng qúa sức mà em phải chịu đựng từ nhiều năm nay. Năm trăm hai mươi lăm. Cơn đau này mới (lần này không phải do sán lải) nhưng nó không làm em sợ: có thể nói là cơ thể em đang đợi, nó đang chuẩn bị cho em trưởng thành. Trong trường hợp của em, không thể nói là tuổi thơ đang rời xa em: Tuổi thơ là một điều mà em chưa bao giờ nhận thức được. “Quày cuối cùng à?” “Vâng, thưa cô.” “Anh có chắc không?” “Chắc ạ.” Nhưng cô cần phải kiểm tra. Từ nào đến giờ, chưa bao giờ em có ý thoái lui trước công việc nặng nhọc. (Nếu em không làm thì ai làm đây.) Nhưng hôm nay, em cần nằm nghỉ, ngủ; nếu chuối không xuất đi được, đây là lỗi của ba em. Cô bé tự hỏi không biết mình có bị sốt không: hai chân em lạnh ngắt trên nền đất nóng. “Không sao, để rồi hay,” cô bé tự nhủ. Và em kiên nhẫn đi vào nhà kho, tìm cái đèn pin và bật lên. Đúng, nhà kho có vẻ trống rỗng. Côran chưa bao giờ làm việc gì nửa chừng. Cô bé tiến đến sát tường, dọi đèn trước mặt. Một vỏ chai bia lăn dưới chân em. Rồi ánh đèn chiếu lên tường: phía dưới, gần chân tường, em thấy có ai đó đã vẽ bằng phấn một số thánh giá. Chắc là ông ta khi ẩn nấp trong chuối, đã vô tình viết, vẽ cái gì đó cho bớt sợ, và đó là tất cả những gì ông ta làm được. Cô bé, bị hành hạ bởi cơn đau đàn bà, đứng bất động nhìn những cây thánh giá. Buổi sáng hôm nay đã mang lại cho em một điều mới mẻ đáng sợ: người ta nói rằng, ngày đó là ngày đáng ghi nhớ. * * * https://thuviensach.vn Ông cảnh sát trưởng đang chơi bi da, viên trung uý đến tìm ông. Ông quấn một chiếc khăn tay quanh mặt mong làm giảm đi cơn đau răng. Ông bôi phấn lên đầu cây cơ để đánh một cú khó lúc viên trung uý đẩy cửa bước vào. Trên kệ, người ta chỉ thấy mấy chai nước khoáng và một loại thức uống màu vàng, bảo đảm không có cồn. Viên trung uý vẫn đứng gần cửa, dáng lúng túng: tình cảnh bày ra trước mắt anh quá lố bịch, ông thấy xấu hổ và muốn loại ra khỏi tỉnh này những gì có thể khơi gợi sự chế nhạo của người nước ngoài. “Tôi nói chuyện với ông được không?” Viên trung uý hỏi. Ông cảnh sát trưởng nhăn mặt và tiến về phía cửa nhanh nhẹn hơn thường lệ: viên trung uý liếc nhìn lên các vòng để ghi điểm: ông sếp đang thua. “Chờ chút,” ông cảnh sát trưởng nói, Không muốn mở miệng. Lúc họ mở cửa, ai đó đã lấy cái cơ nhẹ nhàng đẩy cái vòng ghi điểm của ông cảnh sát trưởng. Họ đi bên cạnh nhau trên đường, một ốm một béo. Hôm nay chủ nhật, mọi gian hàng đều nghỉ, chút tàn tích duy nhất còn sót lại của chế độ cũ. Không có một tiếng chuông nhà thờ nào. “Anh đã gặp ông tỉnh trưởng chưa?” Ông trung uý hỏi. “Anh được toàn quyền hành động,” ông cảnh sát trưởng đáp, “toàn quyền.” “Chúng ta chịu hoàn toàn trách nhiệm à?” “Với một vài điều kiện.” “Điều kiện gì?” “Anh sẽ chịu trách nhiệm nếu không… bắt được… trước mùa mưa…” “Chỉ có thế thôi ư?” Viên trung uý càu nhàu. “Anh đã muốn thế thì được như thế.” “Tốt quá.” https://thuviensach.vn Hình như đối với ông trung uý, ông đã thấy được cái thế giới mà ông mong muốn. Họ đi ngang trước ngôi nhà của Công đoàn thợ thuyền và nông dân đang xây dựng: qua cửa sổ, họ thấy những bức tranh tường lớn: một linh mục đang vuốt ve một phụ nữ trong toà giải tội, một ông khác đang say mềm vì rượu lễ. “Nhờ nỗ lực của chúng ta, chẳng bao lâu nữa, những hình ảnh này sẽ không còn cần thiết,” viên trung uý nói. Họ nhìn những bức tranh với những cặp mắt xa lạ và đối với họ, chúng có vẻ man rợ. “Tại sao?… Được đó chớ.” “Một ngày nào đó, họ sẽ quên là họ đã từng có một giáo hội.” Ông cảnh sát trưởng không trả lời. Ông trung uý biết điều ông sếp đang nghĩ trong đầu: quá ồn ào cho một việc không đâu! “Vậy thì mệnh lệnh cho tôi là gì?” Ông trung uý hỏi giọng khô khốc. “Lệnh a!” “Vâng, ông là cấp trên của tôi.” Ông cảnh sát trưởng im lặng; từ hai con mắt tinh ranh của ông, ông kín đáo canh chừng viên trung uý. “Anh biết rằng tôi tin tưởng anh. Hãy làm cái gì anh cho là tốt nhất.” “Ông có thể viết lại những điều đó không?” “Không, không cần đâu. Chúng ta biết nhau quá mà.” Cuối cùng, viên trung uý nhượng bộ trước vì theo anh ta việc này rất quan trọng. Tương lai cá nhân anh không đáng kể. “Tôi sẽ bắt con tin trong tất cả các làng,” ông nói. “Như thế thì ông ta tránh làng mạc ra.” https://thuviensach.vn “Anh nghĩ là họ không biết ông ta ở đâu sao?” Ông trung uý cay đắng nói. Ông ta bắt buộc phải giữ quan hệ với họ, nếu không, anh ta chỉ là đồ vô dụng. “Cứ làm như anh muốn,” ông cảnh sát trưởng nói. “Và mỗi khi cần thiết, tôi sẽ bắn một mạng.” “Một chút máu không làm hại ai,” ông sếp đùa cợt. “Anh tính bắt đầu từ đâu?” “Tại giáo xứ của hắn: Conception và có thể là quê hắn.” “Tại sao lại chọn làng này?” “Vì hắn ta tin là được an toàn ở đó.” Viên trung uý sầm mặt nhìn những hàng quán cửa đóng im ỉm. “Cũng đáng để phải bắn một vài người. Nhưng, ông ta, anh có tin là ông ta sẽ ủng hộ tôi nếu mình có phiền phức với Mexico không?” “Không sao đâu, nhưng anh…” Một cơn đau răng làm ông không nói được. “Chính tôi đã muốn thế,” ông trung uý kết thúc câu chuyện. Ông ta đi về đồn cảnh sát còn ông sếp trở lại bàn bi da. Có ít người trên đường phố, trời nóng quá. “Phải chi,” viên trung uý thầm nghĩ, “mình có một tám hình rõ hơn.” Ông ta muốn biết rõ khuôn mặt kẻ thù. Một bầy trẻ con chiếm lĩnh công trường. Chúng chơi một trò chơi kỳ lạ và rắc rối; một chai nước khoáng rỗng bay đến vở nát ngay dưới chân viên trung uý. Ông đưa tay lên bao súng, quay lại. Ông bắt gặp ánh mắt ngại ngùng của một cậu bé. “Chính em đã ném cái chai phải không?” Hai con mắt màu nâu nhìn ông e ngại. “Tại sao em làm thế? “Đó là một quả bom.” https://thuviensach.vn “Em định ném tôi à?” “Không.” “Vậy thì ném ai?” “Tên cướp người Mỹ.” Ông trung uý cười gượng gạo. “Được, nhưng em phải nhắm kỹ hơn.” Ông lấy chân đá cái chai lăn lóc trên đường và tìm kiếm những câu nói thích hợp để chứng tỏ với lũ trẻ là ông với chúng cùng một phe. “Chú nghĩ rằng,” ông nói, “tên cướp Mỹ là một trong những tên Yankee giàu có…” Nhưng thấy trên khuôn mặt lũ trẻ sự tin tưởng vô hạn, ông cảm thấy mình phải làm một cái gì đó cho chúng, trong thâm tâm ông, ẩn kín sự âu yếm không được đáp trả và nỗi buồn. “Đến đây,” ông nói. Thằng bé lại gần, mấy đứa kia cũng xúm lại tụ thành vòng tròn bao quanh. “Em tên gì” “Luis.” Ông trung uý không biết nói gì. “Này, Luis, em phải học nhắm.” “Em muốn lắm!” thằng bé nói, đôi mắt thèm thuồng nhìn bao súng của ông trung uý. “Em muốn xem súng phải không?” Ông trung uý hỏi. Ông rút súng ra và đưa cho thằng bé; mấy đứa trẻ kia xáp lại gần. “Đây là khoá an toàn. Bật nó lên. Rồi, bây giờ bắn được rồi đó.” https://thuviensach.vn “Có đạn không chú?” Luis hỏi. “Luôn luôn có đạn.” Thằng bé liếm môi. Miệng nó tràn nước miếng như khi ngửi thấy mùi thức ăn ngon. Mấy đứa kia cũng xúm lại gần. Đứa bạo gan nhất đưa tay chạm vào bao súng. Khi ông trung uý bỏ súng vào bao, ông cảm thấy lũ trẻ sung sướng nhưng sợ sệt. “Súng này là súng gì hở chú?” Luis hỏi. “Colt 38.” “Có mấy phát.” “Sáu.” “Chú đã giết ai bằng súng này chưa?” “Chưa,” viên trung uý trả lời. Tụi trẻ con chăm chú đến không dám thở. Viên trung uý, tay đặt trên bao súng, nhìn một lúc vào những đôi mắt nâu, kiên nhẫn, nhiệt tình: ông ta chiến đấu cho chúng. Ông muốn loại bỏ khỏi tuổi thơ của chúng những gì đã khiến cho tuổi thơ ông trở nên quá bất hạnh: nghèo đói, tham nhũng, dị đoan. Chúng nó đáng được hưởng công lý, chỉ công lý mà thôi; trong một thế giới trống không, một trái đất đang nguội dần, chúng được quyền tạo dựng hạnh phúc như chúng mong muốn. Vì chúng, ông sẵn sàng lao vào cuộc tàn sát - trước hết là Giáo hội, rồi người nước ngoài, sau nữa là các chính trị gia- chính ông sếp của ông cũng sẽ đến lượt. Ông muốn cùng với chúng xây dựng lại thế giới trong một sa mạc. “Em muốn, em muốn…” Luis lắp bắp. Tham vọng của nó quá lớn khiến nó không nói được nên lời. Ông trung uý muốn làm một cử chỉ thân thiện, trìu mến… nhưng ông không biết làm như thế nào. Ông đành nhéo tai thằng nhỏ cho đến khi nó nhăn mặt vì đau. Những đứa trẻ khác tản mác ra như một bầy chim và viên trung uý một mình tiếp tục nhịp bước đi qua quảng trường, về phía đồn cảnh https://thuviensach.vn sát. Ẩn dấu dưới khuôn mặt đầy hận thù của con người nhỏ bé, ăn mặc chỉnh tề kia là tình yêu. Trên bức tường văn phòng, tên cướp nhìn xoi mói cái đám tiệc rước lễ lần đầu, ai đó đã vẽ quanh đầu ông linh mục một vòng tròn để phân biệt ông với những bà mẹ và các cô gái khác: cái nụ cười đáng ghét của ông ta rạng rỡ giữa vừng hào quang. Ông trung uý la lớn: “Có ai ở đây không?” Rồi ông ngồi vào bàn, có tiếng súng chạm nhau lách cách đến gần. https://thuviensach.vn V Đột nhiên con lừa của vị linh mục khụy xuống: cũng không có gì ngạc nhiên vì nó đã đi hơn mười hai giờ trong rừng. Trước hết, ông đi về hướng Tây, nhưng người ta nói có lính ở đó, ông lại quay qua hướng Đông: Bọn Sơ mi đỏ triển khai nhiều quân ở vùng đó do đó ông phải đi lên hướng Bắc, nơi ông phải lội trong đầm lầy, trong bóng tối rừng bạc hà. Bây giờ, con lừa và vị linh mục đã kiệt sức. Linh mục trèo xuống và cười. Ông cảm thấy vui. Đó là một trong những điều lạ lùng nơi con người: dù khổ cực đến thế nào, con người cũng có những lúc sảng khoái; lúc nào cũng có thể nhớ đến những giờ phút cam go: ngay trong hiểm nguy và cùng cực, đồng hồ vẫn chạy. Ngài cẩn thận băng qua hàng cây rồi đi vào trong một khoảng trống lầy lội, cả tỉnh này là như thế, sông, đầm lầy, rừng. Ngài quỳ gối trong ánh chiều tà và vục mặt vào vũng nước, vũng nước phản chiếu khuôn mặt xương xẩu lởm chởm râu, cái đầu tròn; bất ngờ là ngài lại cười với cái khuôn mặt ấy. Một cái cười nhăn nhó, rụt rè, xa xôi, ngờ vực của một tội nhân bị bắt qủa tang. Ngày xưa, ngài mất nhiều thời gian để tập trước gương một động tác. Do đó ngài biết rõ khuôn mặt mình như các diễn viên tự biết nét mặt mình. Khuôn mặt tự nhiên của ngài không phù hợp với điều ngài mong muốn. Đó là khuôn mặt của anh hề, thích hợp khi nói chuyện tiếu lâm vô hại với các bà, nhưng không thích hợp khi đứng trên bàn thờ. Ngài đã cố gắng thay đổi nó đi, “thật ra, ngài nghĩ, mình đã thành công. Hiện nay họ không còn nhận ra mình nữa.” Và nguyên nhân làm cho niềm vui trở lại với ngài như mùi rượu cognac, nó giúp tạm quên đi nỗi sợ, cô đơn, và nhiều thứ khác. Hoạt động của lính trong vùng buộc ngài phải trở về cái nơi mà ngài muốn đến hơn hết. Ngài đã trốn tránh nơi đó hơn sáu năm nay, nhưng lần này không phải do lỗi ở ngài, ngài buộc phải đến đó, cái đó không phải là tội. Ngài https://thuviensach.vn quay lại với con lừa và đá nhẹ nó: “Đứng lên…” Con người nhỏ bé, mặc áo quần nông dân rách rưới, lần đầu tiên trở về nhà sau nhiều năm, như mọi người khác để tìm lại mái ấm. Dù sao, nếu cho dù ngài đi con đường phía Nam để tránh làng này, cái đó cũng chỉ thêm một sự đánh mất: sau lưng ngài, những tháng năm đầy dẫy những đánh mất, bỏ rơi cùng loại - trước hết là bỏ rơi những ngày lễ, những ngày ăn chay kiêng thịt; sau đó, thỉnh thoảng ngài mới đụng đến kinh nhật tụng, sau đó ngài đánh mất trên bến cảng, nơi ngài đã muốn trốn đi. Sau sách kinh, là viên đá bàn thờ, ngài đã bỏ đi vì mang theo quá nguy hiểm. Ngài không có quyền dâng lễ không có tấm đá này: nguy cơ bị treo cổ là chắc chắn. Nhưng những qui định cho giáo sĩ trong tình cảnh của ngài ngày càng tỏ ra không thực tế khi hình phạt dành cho ngài là cái chết. Công việc hàng ngày của ngài như một con đập bị thấm nước; nước của lãng quên, từng giọt, từng giọt thấm vào và xóa bỏ tuần tự từ cái này đến cái khác. Năm năm trước, có lúc ngài đã buông xuôi trong tuyệt vọng: ngài đã phạm tội không tha thứ được và bây giờ ngài trở lại nơi xưa, trái tim đã nhẹ nhõm. Vì ngài đã chiến thắng được tuyệt vọng. Ngài là một linh mục tội lỗi, một linh mục nghiện rượu (người ta nói thế và ngài biết mình là thế), nhưng tất cả những thất bại đó, ngài đã quên mất; cách kín đáo, ngài chất đống nó vào một nơi: bãi bùn thất bại. Ngày kia, ngài giả thiết như thế, những thứ xấu xa đó sẽ làm tắc nghẽn nguồn ơn thánh. Cho đến nay, có những lúc nghi ngờ, những lúc kiệt sức, nhưng ngài vẫn trung thành cách đơn sơ đến nỗi ngài thấy xấu hổ. Nước tung toé dưới mỗi bước chân, con lừa đi qua khu rừng thưa. Họ lại vào rừng. Chiến thắng được sự tuyệt vọng dĩ nhiên không có nghĩa là sẽ không bị luận phạt. Vấn đề là màu nhiệm quá lớn lao: một con người tội lỗi lại phân phát Chúa cho người khác, ngài là thừa tác viên quỷ quái gì thế!… Trong trí ngài nhớ đến một câu chuyện: Thánh Michael mặc áo giáp đang phanh thây con rồng và những thiên thần có mái tóc đẹp bềnh bồng từ trời https://thuviensach.vn rơi xuống vì ganh tỵ (một giáo phụ đã viết như thế) rằng Chúa đã dành cho con người một đặc ân vĩ đại là sự sống… cuộc đời này. Những dấu tích trồng trọt xuất hiện; những gốc cây, tro than của những đám lửa dùng để khai quang đất để trồng tỉa. Ngài ngừng thúc con lừa: tự nhiên ngài thấy rất ngại ngùng… Một bà từ trong chòi đi ra, nhìn ngài đi trên con đường mòn, chậm rãi trên lưng con lừa mệt nhoài. Ngôi làng rất nhỏ: chừng hơn hai chục cái chòi vây quanh một quảng sân bụi bặm, chỉ có thế, như những ngôi làng khác. Nhưng ngôi làng này rất thiết thân với ngài. ở đây, ngài cảm thấy an toàn và chắc chắn được đón tiếp, ở đây ngài biết ít nhất cũng có một người ngài có thể tin cậy được, sẽ không nộp ngài cho cảnh sát. Khi ngài đến gần xóm nhà, con lừa lại ngồi phịch xuống: lần này ngài phải xô nó qua một bên để đứng lên. Một người đàn bà nhìn ngài như đang canh chừng kẻ thù. “Chào Maria,” ngài nói, “con có khoẻ không?” “A, cha đây mà,” bà la lên. Ngài không dám nhìn thẳng mặt bà, mà chỉ nhìn trộm. “Con không nhận ra cha sao?” Ngài hỏi. “Cha thay đổi nhiều quá.” Bà nhìn ngài từ đầu đến chân, với một chút khinh miệt. “Cha mặc bộ đồ này từ khi nào?” “Một tuần.” “Thế áo quần của cha?” “Cha đổi cho người ta rồi.” “Sao thế? Áo quần cha tốt lắm mà.” “Nó rách nát quá, và mang nó làm cho người ta để ý.” “Sao cha không mang về đây để con vá và thu đi. Thật phí của. Dáng dấp cha bây giờ cũng như những người đàn ông khác thôi.” https://thuviensach.vn Ngài cười khổ, cúi mặt xuống khi nghe bà ta mắng mình như một bà giúp việc của các cha xứ. Giống như ngày xưa ở nhà xứ, khi còn hội Con Đức Mẹ, các hội đoàn khác… Ngài hỏi nhỏ với một nụ cười lúng túng: “Brigitte ra sao?” Tim ngài nhảy ra khỏi lồng ngực khi ngài nhắc đến tên con bé. Tội có thể mang đến những hậu quả to lớn. Sáu năm rồi ngài mới về… nhà. “Cũng như mọi người thôi. Không tệ hơn. Cha muốn biết thêm gì nữa không?” Sự sung sướng mà ngài cảm thấy liên hệ với tội ác của ngài; ngài không có quyền cảm thấy hạnh phúc với cái điều có liên quan đến quá khứ. “Thôi được,” ngài trả lời cách máy móc, còn cái tình yêu thầm kín, bất xứng, làm tim ngài đập nhanh. Ngài nói thêm: “Cha rất mệt. Cảnh sát lùng sục quanh Zapata…” “Sao cha không lên miệt Monte-Cristô?” Ngài ngước mắt lên, lo âu. Đó không phải là sự tiếp đón mà ngài mong đợi: một nhóm nhỏ tụ tập giữa hai căn chòi đang quan sát ngài từ xa - có một cái quán nhạc đã sụp đổ và một quầy bán nước khoáng - người ta đã mang ghế để hóng chút gió buổi chiều. Không có ai đến hôn tay ngài và xin ngài chúc lành. Có thể nói rằng, tội của ngài đã hạ ngài xuống trong vũng bùn những tranh chấp hơn thua của con người để ngài học được rằng, ngoài tuyệt vọng và tình yêu, ngài cũng không được mong đợi ở nhà mình. “Bọn Áo đỏ ở đó,” ngài trả lời. “Thôi cũng được, thưa cha. Không lẽ chúng con đuổi cha. Cha vào đây với con.” Ngài ngoan ngoãn đi theo bà, vấp chân mấy lần vì cái quần nông dân hơi dài, niềm vui biến mất trên mặt ngài, chỉ còn lại nụ cười, quên lãng, như người sống sót sau vụ đắm tàu. Có tám người đàn ông, hai bà, khoảng sáu đứa trẻ con: ngài đến giữa họ như người ăn mày. Ngài không thể quên được https://thuviensach.vn