🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Viết Về Bạn Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN DO THƯ VIỆN KHTH TP.HCM THỰC HIỆN General Sciences Library Cataloging-in-Publication Data Bùi Ngọc Tấn, 1934- Viết về bè bạn : tập chân dung văn nghệ sĩ / Bùi Ngọc Tấn. - T.P. Hồ Chí Minh : Trẻ, 2014. 632 tr. : tranh ảnh ; 20 cm. 1. Bùi Ngọc Tấn, 1934-. 2. Nhà văn Việt Nam -- Thế kỷ 21. 3. Văn học Việt Nam -- Thế kỷ 21. 4. Văn nghệ sĩ -- Việt Nam -- Thế kỷ 21. 1. Bùi Ngọc Tấn, 1934-. 2. Authors, Vietnamese -- 21st century. 3. Vietnamese literature -- 21st century. 4. Artists --Vietnam -- 21st century. 895.9228034 -- dc 23 B932-T16 https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Lời đầu sách Hồi còn trẻ, đọc những hồi ký của các nhà văn lớn viết về mình, viết về nhau, về cuộc đời văn chương của họ, tôi cứ ao ước đến khi nào già (còn lâu lắm!) cũng sẽ viết hồi ký về bản thân, về bè bạn. Đến lúc ấy hẳn sẽ có bao nhiêu chuyện để kể và cánh trẻ hẳn sẽ thích thú khi đọc mình như bây giờ mình mê đi khi đọc hồi ký của các bậc lão trượng. Thời ấy viết hồi ký phải có hai điều kiện: Một là phải già (thì sau này chắc chắn tôi sẽ già). Hai, phải là những cây đa cây đề (thì bây giờ mới hai mươi tuổi chả lẽ năm mươi năm nữa, mình lại không là một cái cây... gì đó tỏa bóng mát). Lời đầu sách ‹ 5 https://thuviensach.vn Thời gian đã chứng minh những suy nghĩ của tôi là không đúng. Năm mươi năm sau, quả là tôi đã già. Thế nhưng tuy già, tôi vẫn chỉ là một cây gai, cây ké mọc ở bên lề đường văn học. Cũng may cuộc sống đã dân chủ hơn: Quyền được viết và in hồi ký, kể lại cuộc đời mình và bè bạn không còn là của riêng một tầng lớp nào. Mặc dù vậy nhưng tôi không có ý định hồi ký về tôi. Bởi vì tôi còn mải mê đuổi theo những công việc khác. Hơn nữa nhìn lại cuộc đời toàn những thất bại của mình, tôi thấy nó mênh mông bể Sở, khó mà ôm cho hết. Lực bất tòng tâm. Với lại có được hồi ký về những thất bại không nhỉ? Tập Viết về bè bạn mà các bạn đang có trong tay là ngoài dự định của tôi. Nó được hình thành một cách ngẫu nhiên. Bắt đầu là một lời xui giục để rồi có những trang về Nguyên Hồng. Và một đơn đặt hàng viết kịch bản phim về Lê Đại Thanh. Rồi hôm nay nhớ về người bạn này, tháng sau nghĩ về người bạn khác. Các bạn tôi là tuổi trẻ của tôi, là một phần của cuộc đời tôi. Bao giờ nghĩ về họ tôi cũng thấy chúng tôi đã sống đẹp làm sao, dù khó khăn đến đâu cũng cứ sống, cứ yêu đời, cứ làm việc. Họ là các nhà văn, nhà báo, họa sĩ, nhiếp ảnh gia, tức là những nghệ sĩ, mà người ta nói rằng nghệ sĩ là tiêu biểu của nhân dân cũng như nói hiền tài là nguyên khí quốc gia vậy. Thôi thì trong khi chưa hồi ký được về mình hãy Viết về bè bạn. Nhưng các bạn tôi hầu hết là những người chịu nhiều vất vả, kể cả đắng cay, những người lận đận, không 6 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn thành đạt. Đành có sao viết vậy. Đây không phải tập sách viết về những ngôi sao sáng mà phần lớn là những ngôi sao mờ mịt vần vũ bão giông, một tập sách viết về những người luôn vượt lên, không đầu hàng số phận. Tôi viết về họ như những người mang nghiệp chướng trong mình. Tôi viết về sự nhếch nhác trần ai của họ, của những người làm nghề mà các tập chân dung văn nghệ sĩ khác chưa nói tới hoặc chỉ nói qua. Viết về cái chông gai và cả hiểm nguy của người nghệ sĩ, đặc biệt là với nghề văn để các bạn trẻ suy nghĩ kỹ trước khi bước vào nghề, dấn thân vào cuộc phiêu lưu với nghệ thuật ngôn từ. Tôi muốn có bóng dáng thời đại chúng tôi đã sống trong những trang sách của tôi, tôi cũng hiểu được rằng viết chân dung, viết hồi ký là phải trung thực nếu không muốn mình là kẻ bịp bợm. Cuối cùng tôi muốn nói với các bạn đọc, đặc biệt các bạn đọc trẻ rằng viết hồi ký thật vui nhưng cũng thật buồn. Vui như tôi đã nói ở trên. Còn buồn vì khi cầm bút viết hồi ký là mình... sắp đến cõi rồi... Ngã Sáu 6/2003 Bùi Ngọc Tấn Lời đầu sách ‹ 7 https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn PHẦN THỨ NHẤT Rừng xưa xanh lá https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Tôi là bạn của ông Dương Tường Chuyện ở thành phố Hồ Chí Minh: Một lần Dương Tường đưa nhóm họa sĩ 5 người (gang of five) từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh mở triển lãm. Nguyễn Quân mời tất cả tới khách sạn chiêu đãi. Dương Tường đi xích lô, tay cầm tờ Vietnam News cẩn thận, bước vào khách sạn. Người gác cửa khách sạn to lớn, mặc đồng phục nắm chặt vai anh, đẩy ra vỉa hè: - Không được bán báo ở trong ấy! Đi ra ngoài kia mà bán!Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 11 https://thuviensach.vn Chuyện ở Hà Nội: Một ngày giáp Tết, nghe mấy họa sĩ trẻ rủ rê, Dương Tường đi chợ hoa với họ. Vào chợ, họ tản mát khắp nơi để chọn bằng được một cành đào ưng ý. Lơ ngơ một mình giữa chợ, Tường mua đại một cành đào, vác ra ngoài cổng chợ đứng chờ. Đang cầm cành hoa mới mua, xo ro trong mưa dầm gió bấc, bỗng một bàn tay nắm lấy vai anh, đẩy anh vào trong chợ: - Không được bán hoa ở đây! Mang vào trong chợ mà bán! Đó là người bảo vệ chợ. Đứng ở trong bị đẩy ra ngoài. Đứng ở ngoài bị đẩy vào trong. Người ta nhầm Dương Tường là người bán báo, người bán hoa. Nhưng học theo cách nói của Nguyễn Tuân, tôi nghĩ chưa ai nhầm Dương Tường là nhà thơ, nhà văn hóa cả... Buổi biểu diễn kết thúc, đèn bật sáng trong những tràng vỗ tay ran và khán giả đứng dậy ra về, gặp tôi trong hành lang nhà hát, lối thông lên sân khấu, bà Lorelle Browning vẫn giữ nguyên nụ cười trước thành công của buổi diễn. Thấy tôi, bà tiến sĩ người Mỹ này dừng lại, chắp hai tay trước ngực, xá tôi một xá và cúi đầu chào tôi một cách rất phương Đông: - Chào ông. Tôi là bạn của ông Dương Tường.12 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Tất nhiên bà phát âm lơ lớ, kiểu phát âm của một người ngoại quốc đang tập nói những câu giao tiếp tiếng Việt. Và một trong những câu đầu tiên bà học để có thể tự nói bằng tiếng Việt là câu nói trên. Tôi là bạn của ông Dương Tường. Trong câu chuyện giữa chúng tôi đó là câu duy nhất bà nói không phải qua phiên dịch. Còn cứ là phải nhờ “phiên dịch” Thu Hà, một nữ nghệ sĩ sân khấu xinh đẹp, người vừa từ sàn diễn trong vai một phu nhân lộng lẫy quyền quý của Giấc mộng đêm hè bước xuống. Hồi chiều, khi đoàn kịch nói Việt-Mỹ (tôi cứ tạm đặt tên như vậy) vừa từ Hà Nội về Hải Phòng, còn đang nhận phòng tại khách sạn Hòa Bình trước cửa ga, tới thăm nữ nghệ sĩ Thu Hà, tôi đã gặp bà Lorelle Browning tại đó. Bà cùng ông chồng ở phòng gần bên. Thu Hà giới thiệu tôi với bà một cách vắn tắt nhất: - Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, bạn của nhà thơ Dương Tường. Bà reo lên: - A! Và đứng thẳng người, chắp hai bàn tay trước ngực, xá tôi một xá: - Chào ông. Tôi là bạn của ông Dương Tường. Đó là một cách nói: Tôi với ông là bạn. Bởi chúng ta cùng có một người bạn chung: Ông Dương Tường. Nó cũng đồng thời như một chứng chỉ bà là người bạn của nghệ thuật Việt Nam. Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 13 https://thuviensach.vn Chúng ta còn nhớ năm 1999, một đoàn kịch nói Việt Nam đã sang Mỹ diễn Hồn Trương Ba da hàng thịt. Một tháng rưỡi đoàn lưu diễn ở các trường đại học. Diễn tiếng Việt nhưng phụ đề màn hình bằng tiếng Anh. Tưởng như sẽ khó khăn cho việc tiếp nhận nghệ thuật, cho việc giao lưu tình cảm giữa sàn diễn và người xem. Nhưng kết quả có thể nói là vượt sự mong đợi. Dư luận Mỹ rất hoan nghênh. Hoan nghênh về nghệ thuật. Hoan nghênh về một hình thức giao lưu văn hóa mới, về sự hiểu nhau thêm giữa hai dân tộc. Mặc cho một số Việt kiều quá khích ở Los Angeles biểu tình phản đối, những buổi biểu diễn của đoàn kịch Việt Nam vẫn cứ đầy ắp người xem. Diễn xong khán giả còn đứng dậy hoan hô (đứng dậy hoan hô là một hình thức hoan nghênh đặc biệt tại Mỹ). Một năm sau, năm 2000, chương trình hợp tác sân khấu Việt Mỹ lại có những sáng kiến mới. Không chỉ là đoàn kịch nói Việt Nam sang Mỹ như trước, hay ngược lại, một đoàn nghệ sĩ sân khấu Mỹ tới biểu diễn ở Việt Nam, mà là các diễn viên Mỹ và Việt Nam cùng diễn chung một vở, diễn viên Việt nói tiếng Việt, diễn viên Mỹ nói tiếng Anh, tất nhiên là phải dùng đến phụ đề trên màn hình vi tính. Vở được chọn là Giấc mộng đêm hè của Shakespeare. Và Những con thú thủy tinh (The glass menagerie) của Tennessee Williams, Mỹ. Tôi gặp bà Lorrelle trong dịp đoàn về Hải Phòng công diễn hai vở trên trước khi bay vào thành phố Hồ Chí Minh. Bà 14 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Lorrelle là chủ nhiệm chương trình. Diễn ở các thành phố lớn Việt Nam rồi sẽ sang Mỹ biểu diễn. Chắc chắn chương trình giao lưu nghệ thuật này có tác dụng góp phần vào việc nhân dân hai nước hiểu nhau hơn, một bước tiến trong quá trình hai dân tộc cùng nhau hướng tới tương lai. Nhưng thật ít người biết được rằng sáng kiến gây tiếng vang này lại nảy sinh trong một buổi trò chuyện về sân khấu giữa Dương Tường với bà Lorrelle. Là tiến sĩ văn khoa, giảng dạy ở trường Pacific University, bà tới Việt Nam giảng dạy về Shakespeare ở trường Đại học Huế và trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Những lúc rỗi rãi, bà muốn có người trò chuyện. Một hôm, bà ngỏ ý ấy với cô Diana, một người nước ngoài làm phóng viên cho tờ Vietnam News: Giá có ai ở Hà Nội mà nói chuyện về Shakespeare được thì thích quá nhỉ? Cô Diana tươi cười bảo bà: - Có chứ. Sao lại không? Cô Diana đưa bà Lorrelle Browning đến nhà Dương Tường, 3B Phan Huy Chú. Thế là chuyện dứt không ra. Rất tâm đầu ý hợp. Tường nói cho bà biết Tường đã dịch Shakespeare, sân khấu Việt Nam đã từng dựng Shakespeare: Romeo và Juliet, vua Lear. Othello thì đang dựng dở... Bà Lorrelle nói về Shakespeare bên Mỹ, về những nhà hát đã công diễn Shakespeare, về sự mãi mãi say mê của công chúng Mỹ đối với nhà viết kịch vĩ đại... Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 15 https://thuviensach.vn Bỗng nhiên Tường hỏi: - Sao bây giờ chúng ta không làm một cuộc trao đổi sân khấu giữa Việt Nam và Mỹ nhỉ? Đó là một ngẫu hứng, một ngẫu hứng “nhiều khi không phải xuất phát từ những kế hoạch định sẵn, mà nảy ra từ sự gặp gỡ giữa con người với con người cụ thể” như một bài báo đã viết về anh. Lorrelle Browning im lặng. Bà suy nghĩ và như đang cân nhắc những vấn đề gì đó. Rồi bảo: - Tôi phải xem sân khấu Việt Nam thế nào đã. Dương Tường đưa bà khách Mỹ, một chuyên gia về Shakespeare của nước Mỹ tới gặp những người có trách nhiệm trong Hội Nghệ sĩ sân khấu. Trọng Khôi, Nguyễn Đình Nghi vốn từ lâu đã là những người bạn của anh. Đôi bên thống nhất trước tiên hãy cử một đoàn nghệ sĩ Việt Nam sang Mỹ công diễn một vở kịch Việt Nam, tất nhiên là diễn bằng tiếng Việt. Bà Lorrelle đề xuất sáng kiến khắc phục rào cản ngôn ngữ bằng phụ đề. Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ được chọn. Nhạc sĩ Xuân Oanh dịch kịch bản. Dương Tường hiệu đính. Tường cùng Trọng Khôi làm dự toán. Bà Lorrelle không biết mỏi mệt trong việc chạy thủ tục, chạy kinh phí. Cuối cùng ông Oscar người Thụy Điển đại diện Quỹ Ford tại Việt Nam đồng ý tài trợ cho cả chuyến đi. * 16 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Dương Thụ nói Dương Tường là người của giao tiếp. Vợ con anh bảo anh ham vui, thích lang bang nơi này nơi khác. Ngay từ thập kỷ 60, thời gian rất căng thẳng, mặc dù đã bị công an thẩm vấn nhiều lần, mỗi bước đi đều bị giám sát chặt chẽ, anh vẫn cứ lang bang. Anh tin rằng rồi người ta sẽ hiểu anh, anh chỉ đến với nghệ thuật và như vậy chẳng có gì để sợ. Với lại cảm giác “nhồn nhột sau gáy”, anh đã quen rồi. Như anh quen với việc một số người, trước đây từng là bạn, lảng tránh anh. Những người anh đến chơi cũng đều là những người đã quen “giật mình một cái vỗ vai”1 như quen với sự hiện diện của anh. Thế giới giao tiếp của anh thật đa dạng. Từ ông chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu tới các diễn viên trẻ, từ những ông tổng biên tập báo tới các phóng viên mới vào nghề, từ những họa sĩ còn hàn vi, vẽ tranh bảo hộ lao động kiếm sống đến những nhân vật tiếng tăm như Nguyễn Tuân, Sĩ Ngọc, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên... Anh chơi thân với Văn Cao, với Trịnh Công Sơn. Nhà anh giống một câu lạc bộ. Câu lạc bộ đa ngành đa nghề. Trong đám khách ngồi im lặng ký họa trên tầng gác mới xây thêm ở Mai Gallery ngõ số 3B Phan Huy Chú ta dễ dàng bắt gặp nhóm họa sĩ trẻ Hà Trí Hiếu, Đinh Quân, Đặng Xuân Hòa, Đỗ Phấn... Cũng có khi là một đám khách “tạp” nhiều ngành nghề uống bia chuyện gẫu: Hoàng Cầm, Nguyễn Quân, Bảo Ninh, Dương Thu 1 Thơ Hoàng Hưng Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 17 https://thuviensach.vn Hương. Và đoàn xe nổ máy ầm ầm đang ngoặt vào nhà anh mời anh đi ăn cơm cá bống kho phố Lò Đúc kia là Nguyễn Thanh Sơn, nữ phóng viên báo Tuổi Trẻ Thuý Nga vừa từ thành phố Hồ Chí Minh ra, Ngô Hà Thái và Phạm Xuân Nguyên. Lại nữa, một ông già tuổi trên 90 nhưng còn rất nhanh nhẹn, khỏe mạnh và cả vui tếu nữa: họa sĩ Hoàng Lập Ngôn đang dán mũi vào một tập tranh in. Vợ chồng Đỗ Minh Tâm, Vũ Bích Thủy về nhà “chú Tường” như về nhà mình. Hoàng Đăng Nhuận từ Huế xuống ga Hàng Cỏ tới thẳng nhà Tường, quẳng ba lô trèo lên giường ngủ vùi, ngủ như chưa bao giờ được ngủ. Ở Sài Gòn anh có không biết bao nhiêu bạn: Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thanh Bình, Lưu Công Nhân, Trịnh Cung, Trần Tiến, Hồ Thu Hồng, Tường Vân... Tôi nhớ vào buổi sáng sau khi bế mạc Đại hội Nhà văn một ngày, Nguyễn Thị Minh Thái và con gái lại nhà Dương Tường kéo chúng tôi đi ăn sáng tại một nhà hàng trên đường Lý Thường Kiệt và gặp Phú Quang ở đó, Phú Quang mời Dương Tường vào thành phố Hồ Chí Minh dự một chương trình biểu diễn ca khúc của anh, Dương Tường nhận lời và hôm sau bay cùng Phú Quang tắp lự. Châu Diên đã viết một bài về Dương Tường mà ngay đầu đề cũng đã nói đúng cái chất Dương Tường: Rồng rắn lên mây... Ông Tường có nhà không? “Với ông Tường thì cẩn thận réo lên như thế cũng không thừa. Vì ông... không bao giờ có nhà, ông vắng nhà ngay cả khi ông có nhà theo cái nghĩa dung tục đời thường. Ông đang vớ 18 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Bùi Ngọc Tấn và Dương Tường. Ảnh: Nguyễn Đình Thi. vẩn đâu đó... Ta cứ việc réo lên rồi ta cứ xộc đến với ông. Ông không từ chối ai hết. Giờ đây người ta đã hiểu toàn bộ con người anh là thuộc về nghệ thuật. Câu nói hơi có vẻ to tát này chỉ để nói một điều: Đã bớt đi những câu hỏi đặt ra về sự giao du phức tạp, đáng ngờ của anh và sự phức tạp đáng ngờ của chính bản thân anh. Bớt đi thôi vì ngoài những người “có vấn đề” lại còn cánh tây đầm cứ ra vào nhà ông Tường tơi tới. Luôn có những người châu Âu châu Mỹ, cao mét tám, hai mét, tóc vàng, tóc bạch kim, mắt xanh, mũi lõ, quần bò, quần soóc, váy dài, váy ngắn, đàn ông, đàn bà khoác ba lô, mang túi đi từ ngõ vào, hỏi những người trong ngõ Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 19 https://thuviensach.vn bằng một giọng lơ lớ mà chỉ về sau mới quen, mới hiểu còn lúc đầu nghĩ mãi không ra: - Tôi hoi nha ôn duôn tuôn. Vào nhà ông Tường một lúc. Rồi ra. Chẳng biết chuyện với nhau những gì. Chỉ biết khi vào, tay xách một gói vuông vắn. Khi ra tay không. Xóm phố nhìn anh bằng cặp mắt soi mói ngờ vực. Anh được mời ra đồn làm việc. Và không quên phải cầm theo cái gói nhỏ người nước ngoài tặng anh: Một gói sách. Đầu năm 1990 Joren Gerhart, nhà nhiếp ảnh người Thụy Điển từ Hong Kong tới Hà Nội và tìm đến Dương Tường do nữ phóng viên Shelly Goll giới thiệu. Chàng trai (bằng tuổi Hải Âu con trai anh) cao một mét chín tám này làm ảnh cho một số tạp chí của Hong Kong, trong đó có chuyên mục chân dung nghệ sĩ cho tờ Asian Art News. Anh ta ngỏ ý muốn được chụp ảnh một số văn nghệ sĩ Việt Nam. Rất vui vẻ, Tường kéo anh ta đi ăn cơm bụi, đi chơi, đến nhà những người bạn của anh ở Hà Nội, toàn những người Gerhart sẽ phải chụp ảnh. Anh chàng phóng viên nhiếp ảnh rất phấn khởi: - Shelly Goll đã đúng. Cô ấy bảo cứ đến ông là gặp đủ mọi người. Trần Phương Mai, con gái anh đưa Gerhart đến những địa chỉ phải đến. Chỉ ít ngày sau, Gerhart đã có trong tay chân dung những văn nghệ sĩ nổi tiếng của Hà Nội. Rồi Mai đưa Gerhart vào Huế gặp Bửu Chỉ, Hoàng Phủ Ngọc 20 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Tường, tổ chức chụp ảnh các văn nghệ sĩ Huế. Chưa hết, Mai còn đưa Gerhart vào thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả chuyến đi của Gerhart là collection ảnh những văn nghệ sĩ tiêu biểu của Việt Nam và... Mai Gallery. Chính Gerhart gợi ý với anh là nên mở phòng tranh. Đến nhà Dương Tường, đi cùng hai bố con anh, hiểu được kiến thức của anh đối với hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung cũng như sự quen biết rộng rãi của anh và bằng con mắt của một người am hiểu sinh hoạt văn hóa khu vực Đông Nam Á, Gerhart cả quyết Gallery không chỉ giải quyết những khó khăn về kinh tế của gia đình anh mà còn giới thiệu được hội họa Việt Nam ra thế giới. Mai Gallery ra đời. Rồi Stephen Mac Guinness chủ Gallery Plum Blossoms được Trịnh Cung và Thi Uyên đưa từ thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội đến thăm anh. Lại một phút giây xuất thần lóe sáng: Dương Tường, Trịnh Cung cùng Nguyễn Quân làm việc với Gallery 7 Hàng Khay (do Việt Hải phụ trách) và Stephen, đề xuất một kế hoạch giới thiệu có hệ thống hội họa Việt Nam ra nước ngoài. Thế là năm 1991 lần đầu tiên hội họa Việt Nam được giới thiệu với một quy mô lớn ra quốc tế. Gallery Uncorked Soul (có nghĩa Tâm hồn bộc bạch) Hong Kong đã giới thiệu và trưng bày tranh Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tư Nghiêm, Lê Công Thành, Phạm Việt Hải, Trần Lưu Hậu, Trịnh Cung, Nguyễn Trung, Hoàng Đăng Nhuận, Đỗ Thị Ninh, Bửu Chỉ, Nguyễn Quân, Nguyễn Thân, Bùi Suối Hoa, Đặng Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 21 https://thuviensach.vn Xuân Hòa, Trần Trọng Vũ... Để đạt kết quả trên, Nguyễn Quân, Trịnh Cung, Dương Tường đã làm việc không mệt mỏi. Tường tập hợp cánh họa sĩ để họ chọn tranh. Nhà Tường lúc nào cũng đông họa sĩ. Jeffry nhà phê bình hội họa Mỹ được Plum thuê sang Việt Nam giám định tranh. Lúc đầu không có Trần Trọng Vũ. Tường đưa Plum đến nhà Trần Dần. Jeffry quyết định chọn Vũ. Lần đầu tiên, tác phẩm của Vũ được ra nước ngoài. Cùng với triển lãm, một catalogue được phát hành. Đó là một cuộc triển lãm mang tính đột phá trong quá trình hội nhập của hội họa Việt Nam. Ở Hong Kong sau này có một gallery chuyên giới thiệu tranh và bán tranh của họa sĩ Việt Nam: Gallery Lã Vọng. Chủ gallery, bà Shirley Hui, một tiến sĩ người Mỹ gốc Hoa tới Việt Nam và đến Dương Tường. Gallery Lã Vọng là kết quả của những lần anh dắt bà Hui đến chơi Đặng Xuân Hòa, Nguyễn Tư Nghiêm, nhóm 5 người (gang of five). Trong tập sách đầu tiên của Gallery Lã Vọng có đoạn viết: “Ông này (Dương Tường), nhà thơ và nhà phê bình lỗi lạc đã soi sáng cho tôi rất nhiều khía cạnh của văn hóa Việt Nam” (The latter, eminent poet and critic, has enlightened me greatly on many aspects of Vietnamese culture). Bà Shirley Hui còn kéo thêm bà Judith Day cộng tác và sau này khi bà Judith Day rời Hong Kong về Mỹ, chưa có điều kiện mở gallery, bà lập salon tranh, triển lãm tranh Việt Nam ở Chicago, New York và vài nơi khác. 22 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Khi David Thomas, cựu chiến binh, giáo sư họa sĩ trường đại học Emmanuel, người đầu tiên tổ chức triển lãm mỹ thuật Việt-Mỹ mang tên “Nhìn từ hai phía” sang Hà Nội tìm đến Dương Tường, cảm phục sự nhiệt tình và kiến thức sâu rộng của anh đối với hội họa đã tới Hội đồng Văn hóa châu Á (Asian Cultural Council) xin tài trợ để có thể mời anh cùng với Nguyễn Quân, Đặng Xuân Hòa sang Mỹ, dự triển lãm thứ hai do David tổ chức với tên gọi “Cách nhau một đại dương”. Đó là vào năm 1995. Hộ chiếu đòi hỏi nhiều thủ tục không đơn giản. Một trong những thủ tục bắt buộc: anh phải là người của Hội Nghệ sĩ tạo hình. Mà Tường thì chưa ở trong bất kỳ một hội nghệ thuật nào (cho đến tận bây giờ anh vẫn chưa có chân trong Hội Nhà văn). Anh phải làm đơn xin vào Hội Nghệ sĩ tạo hình, ngành lý luận phê bình. Hội đồng lý luận không giới thiệu anh lên ban chấp hành, mặc dù đơn của anh được Trần Lưu Hậu, chủ tịch Hội đồng nghệ thuật và Thái Bá Vân, nhà lý luận hàng đầu, ký tên giới thiệu. Mà thời hạn đi Mỹ đã gần kề. Bà Vũ Giáng Hương khi đó là Tổng thư ký Hội biết chuyện phát biểu: - Anh Dương Tường viết những bài phê bình, giới thiệu hội họa rất có chất lượng, và viết nhiều hơn số đông nhà phê bình chuyên nghiệp. Hai anh Thái Bá Vân, Trần Lưu Hậu đã giới thiệu. Nếu cần tôi xin là người thứ ba giới thiệu anh Dương Tường. Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 23 https://thuviensach.vn Dương Tường được kết nạp vào Hội Nghệ sĩ tạo hình. Anh được cấp hộ chiếu đi Mỹ với tư cách là nhà phê bình nghệ thuật. * “Tường đã sang thăm Hoa Kỳ, đã tới Boston - Châu Diên viết như vậy - đã đi nhiều ngả, đã đến bên đài kỷ niệm có tên Bức tường Việt Nam. Một ngày cuối tháng chạp năm 1995, Tường ngồi thụp xuống chân đài kỷ niệm viết vội những dòng thơ bằng tiếng Anh, vẫn như mọi lúc, không bao giờ có ý định công bố, thơ viết vội cho chính mình, đơn giản là thơ, thế thôi. Tuy chỉ là ghi vội cho mình, song bài thơ đã lọt vào mắt xanh một chuyên san Đại học Yale. Nữ nhiếp ảnh Ellen Kaplowitz đã xin phép viết bài thơ lên một tấm pa-nen lớn đặt ngoài cửa ra vào triển lãm của chị. Còn họa sĩ Rodney Dickson thì in bài thơ của Tường vào thiếp mời triển lãm của mình có tên là Life~Death (Sống~Chết) đầu tháng 2 - 2001 ở New York”. Tên Dương Tường cùng ngôi nhà của anh đã trở thành quen thuộc với nhiều người làm văn hóa nghệ thuật ở nhiều nước. David về Mỹ nói với bạn bè: - Gia đình Hà Nội của tôi là nhà Dương Tường. Anh được Cộng đồng Pháp ngữ mời sang Pháp. Anh sang Đức trong Festival Gặp Việt Nam của Đức. Tôi nói đùa với Dương Tường: 24 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn - Chỉ vì ham vui mà ông làm được khối việc ra đấy. Có thể gọi ông là Vụ văn hóa đối ngoại nghiệp dư. Được không? Dù lúc đầu có hơi phiền phức, nguy hiểm. Tường cười: - Cũng là do cái tính của mình. Báo Lao Động cũng đã phỏng vấn anh về đề tài này, tất nhiên không như chúng tôi đùa bỡn cùng nhau. Bài báo viết: ... không thể là ngẫu hứng, nó là kết quả của những tình bạn thâm giao với các văn nghệ sĩ tài năng từ lúc họ còn hàn vi, đến các họa sĩ trẻ thời mở cửa được “lăng xê” một cái là lên như diều... Ông được tiếng là người chu đáo tận tình với bạn bè. Và Tường đã bộc bạch: “Tôi yêu quý các nghệ sĩ, ở thế hệ đàn anh, đó là phẩm chất mà người Pháp gọi là “intégité morale”, tức là một sự toàn vẹn “nguyên khôi” hết mình, trung thực không thể chê trách. Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Trần Dần là những người như thế. Đáng buồn là những con người như thế ngày càng ít. Với thế hệ trẻ, tôi “sướng” lây cái sướng của họ: Không mặc cảm, không ràng buộc, với người đi trước họ không đạp đổ, vẫn kính trọng nhưng không bị đè... Tôi yêu văn hóa Việt Nam, nghệ thuật Việt Nam. Và tôi yêu tấm lòng đối với văn hóa Việt Nam của những người nước ngoài đến với Việt Nam, đến với tôi, một cô họa sĩ Hà Lan tôn thờ Trần Trung Tín của mình còn hơn Van Gogh, một David Thomas lặn lội gõ cửa các nơi để giới thiệu “Bảy cột trụ hội họa Việt Nam” cho dân Mỹ. Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 25 https://thuviensach.vn Nói Tường ham chơi, ham vui là một cách nói yêu. Anh là người lao động nghiêm túc. Anh đã dịch hơn 50 đầu sách từ tiếng Anh, tiếng Pháp ra tiếng Việt. Đó là những tác phấm nổi tiếng của văn học thế giới, những tác phẩm luôn gợi mở cho những người cầm bút Việt Nam những suy nghĩ mới mẻ về sáng tác, những tác phẩm mà Nguyễn Quang Thân nói đọc xong thay đổi cả nhận thức như Anna Karenina (Lev Tolstoi), Alexis Zorba (Nikos Kazantzaki, Hy lạp). Và Đất dữ (Jorge Amado, Brazil), Cuốn theo chiều gió (Margaret Mitchell, Mỹ) Đồi gió hú (Emily Brontё, Anh), Cội rễ (Alex Haley, Mỹ), Con đường xứ Flandres (Claude Simon, Pháp), Bức thư của người đàn bà không quen (Stefan Zweig, Áo), Người dưng (Albert Camus, Pháp), Truyện ngắn Tchekhov, nhiều vở kịch của Shakespeare như Othello, Anthony và Cleopatra, Đêm thứ 12 v.v... Hiện Tường đang đánh vật với tiểu thuyết Trống thiếc của Gunter Grass, nhà văn Đức, Nobel văn học 1999. Không chỉ chọn sách dịch, Tường luôn cố gắng hết sức mình để đạt được một chất lượng chuyển ngữ tốt nhất. Những bản dịch của anh đọc thật sướng. Rất nước ngoài nhưng cũng rất Việt Nam. Và đặc biệt, rất Dương Tường. Anh quan niệm dịch văn học như sau: “Tôi muốn người dịch là đồng tác giả, làm sao vượt lên định kiến “dịch là phản”, bản dịch phải là kết quả trong đó có 100 phần trăm tác giả và 100 phần trăm dịch giả, làm sao có thể ký tên (nói cho vui) Nguyễn Du - Dương Tường dưới bản dịch 26 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Truyện Kiều. Nói cách khác, bản dịch phải thể hiện cá tính của dịch giả trong từng chữ. Điều đó cũng tựa như trong âm nhạc, biểu diễn nhạc là “dịch” một tác giả theo cách của mình; cũng là Chopin, nhưng Chopin do Ashkenazy đánh là ký tên Ashkenazy, Chopin do Đặng Thái Sơn đánh là ký tên Đặng Thái Sơn... Tôi thích làm cái khó, làm cái gì hơn mình một tí, như người kiễng chân từng milimét. Tôi muốn mình phải dịch những gì có thể tác động đến văn học Việt Nam, đến người làm nghề văn thì mới bõ. Đối với văn học đương đại, vấn đề không phải là viết khó hay dễ, mà cần phải biết có bao nhiêu con đường khác nhau, đó là gợi ý để mình thám hiểm. Đừng ăn sẵn, dù là ăn sẵn của ông cha hay ăn sẵn của thiên hạ, phải phăng những con đường mới”. Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho những điều anh nói trên là tập Những con đường xứ Flandres của Claude Simon, Nobel Văn học. Tường nói với tôi: - Những con đường xứ Flandres chưa đến 400 trang mà tôi dịch lâu gấp đôi Cuốn theo chiều gió dày cả ngàn trang. Tôi dịch vì nghĩ đến anh em viết mà chưa được đọc quyển này thì thiệt quá. Nhiều lúc rất mệt nhưng cố. Trong lời giới thiệu in đầu sách, Tường viết: Tôi dám khẳng định: cuốn sách này sẽ chỉ có một công chúng hạn hẹp. Nó không dành cho những người tìm khoái thú dễ dàng ở một cốt truyện nhiều tình tiết ly kỳ hay éo le hấp dẫn theo cách thông thường. Chúa chứng giám là tôi tuyệt Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 27 https://thuviensach.vn nhiên không có ý làm nản lòng độc giả, mà quả thực là ngay cả ở Pháp, quê hương của tác giả, thái độ của nhiều trí thức trung bình đối với sách của Claude Simon cũng chỉ “kính nhi viễn chi” mà thôi. Song tôi lại dám nói những ai tìm đến cuốn sách này với lòng ham muốn khám phá đích thực sẽ như bị bùa mê và sẽ đọc lại nó chí ít vài lần nữa. Lời giới thiệu này dành cho loại độc giả đó. Hy vọng nó sẽ cung cấp được một số đường dây khả dĩ giúp họ tìm được lối trong mê cung kỳ thú trong thi pháp tiểu thuyết của Simon. Những con đường xứ Flandres đúng là một mê cung. Mê cung đối với người đọc, mê cung đối với người dịch vì nó là mê cung ngay cả đối với Claude Simon, người viết ra nó. Chính tác giả đã làm việc tám tháng ròng trên từng đoạn nhỏ, trên từng dòng lẫn lộn không phân biệt, đến nỗi ông phải dùng những sợi chỉ màu đánh dấu mới có thể định hướng được trong cái mê cung do chính ông tạo ra. Đánh giá đúng công sức cố gắng của anh chuyển ngữ mê cung Con đường xứ Flandres, Hội Nhà văn đã trao giải thưởng về văn học dịch cho anh. Tổng kết về Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên viết: Ông là nhà báo? dịch giả? nhà phê bình văn học? nhà phê bình mỹ thuật? nhà phê bình âm nhạc? nhà phê bình sân khấu? nhà thơ? Đúng cả. 28 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Sau khi dẫn chứng về nhà báo, nhà dịch thuật của Dương Tường, Phạm Xuân Nguyên chứng minh anh là nhà phê bình văn học: “Hãy nghe ông Tường giải một nỗi buồn của Nguyễn Tuân: “Xưa nay, người ta ưa nhìn Nguyễn Tuân như một mặc khách không ngừng bị ám ảnh bởi nỗi khát khao xê dịch, luôn luôn thèm đi, cuồng đi. L’invitation au voyage mà anh dịch rất hay là Thỉnh Du- đó là một khúc nhạc quyến rũ nhất đối với lòng chàng lãng tử họ Nguyễn. Nhưng những năm cuối đời, những chuyến đi xa dường như không cám dỗ anh nữa. Phải chăng nỗi cuồng đi đã nguội lạnh trong anh? Tôi, tôi nghĩ thế này: Có lẽ, như Celine làm cuộc viễn du đến tận cùng đêm, anh cũng thấy cần dành thời gian còn lại để hoàn thành cuộc viễn du đến tận cùng lòng mình. Vả chăng, theo tôi, cuộc hành trình lớn nhất, dài nhất trong đời anh- mà anh chưa đi hết- đó là cuộc hành trình chữ. Với anh, mỗi lần động bút là một chuyến phiêu du- du lịch trên địa đồ chữ nghĩa”. Còn đây, ông viết về Raymond Carver - một Tchekhov của nước Mỹ hậu hiện đại: Truyện ngắn của Carver tựa như những mẩu giáo khoa về phân hủy. Làm thế nào để đánh hỏng đời mình và đời người khác, để nảy sinh hằn thù điên loạn và tội ác? Carver đã tạo ra một thế giới thiếu vắng tình yêu, thiếu vắng đến độ dã man. “Chúng tôi nói gì khi bàn về tình yêu” là đầu đề một kiệt tác ngắn của ông. Thật kỳ lạ, từ lâu lắm rồi người ta đã quên hẳn không còn biết Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 29 https://thuviensach.vn nói gì, nói thế nào về tình yêu. Trái tim bị xâm thực bởi quá nhiều tham vọng nhỏ nhoi đã trở nên khô héo cằn cỗi không còn biết đến nhịp đập yêu thương”. Cùng với Phạm Xuân Nguyên, tôi dẫn ở đây một Dương Tường phê bình hội họa bằng những gì tôi có trong tay: Một trích đoạn anh viết về Nguyễn Quân trong Hành trình vào cái không nhìn thấy: (..). Những tác phẩm gần đây của Nguyễn Quân vẫn lúa túa hình sắc, vẫn ươm những mảng màu mát rượi như da thịt người con gái vừa tắm, song có phần u trầm hơn, vẫn chan chứa nhục cảm song chín mọng tịch lặng hơn. Xem tranh Quân, có lúc tôi tự nhủ: Này đừng mắc lừa! Lật cái lớp sum suê rực rỡ bên trên, ta sẽ thấy ở tầng sâu cái mà các nhà hiện tượng học hiện sinh gọi là “cô đơn bản thể”. Nói cách khác là cái tâm thái bơ vơ lạc lõng mà vì nó, người nghệ sĩ cần đến nghệ thuật để hòa nhập trở lại vào âm dương vũ trụ... Và những dòng anh viết về Hà Trí Hiếu: Hà Trí Hiếu có nỗi đam mê vừa cuồng nhiệt vừa e ấp, thể hiện ở độ ào ạt của màu sắc và sự tinh tế của ánh sáng dường như được cổ vũ bởi sức sống bao lâu bị nén lại nay bỗng một lúc vọt trào: những bộ mặt không có nét với những cái hốc trắng thay vì miệng từ đó cất lên những khúc ca im lặng. Những con bò có khi dài ngoằng mà vẫn gợi một cảm giác vuông vức, thường là một màu đất trầm tĩnh như cuộc đời người nông dân. Ở Hiếu, dạt dào cái trữ lượng đồng quê của 30 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn một tâm hồn thôn dã chưa kịp thành thị hóa. Bút pháp và mảng màu ngày càng thiên về xuất biểu của họa sĩ, nghịch lý thay, chẳng những không đối chọi mà còn bổ sung cho cái trữ tình của những Quê Việt, Khúc ca quê, Thôn nữ và Bò, cái trữ tình ngăn ngắt xanh trong đó lời ru của Mẹ quyện với giếng nước lũy tre làng và trăng ca dao tưới sầu lên nỗi tủi phận của những cô gái lỡ thì. Dương Tường là nhà báo (hẳn rồi vì anh là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam) là nhà dịch thuật, là nhà phê bình hội họa, Phạm Xuân Nguyên còn khuyên chúng ta hãy lắng cùng Tường Văn Cao và xung động Icare, để thấy anh là một nhà phê bình âm nhạc, hãy nhìn cùng anh Vua Lear n chiều để thấy anh là nhà phê bình sân khấu. Và chắc chắn Dương Tường còn là một nhà thơ. Báo Lao Động đã phỏng vấn anh: Liệu có quá nhiều “nhà” trong một ông Dương Tường? Hay dùng một hình ảnh trong câu thơ ông (được bạn bè sửa đi một chữ): “những ngón tay mưa, Dương Tường trên mái”, ông thích nhất ngón tay nào của mình? Dương Tường đã trả lời: Thích nhất là ngón tay... thơ. Thơ. Đấy mới là điều chủ yếu. Đấy mới là nghiệp chính của anh. Ngay từ những năm 60 tôi đã thấy thơ anh khác lạ. Rõ ràng anh luôn tìm tòi, phăng những con đường mới: Rười rượi xanh mà ai xui em bùng khói tóc Để tôi sai nhịp tôi tiếng tiêu buồn thổi vào đêm mộcTôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 31 https://thuviensach.vn Hay: Tôi cắn phải tên em lòng chiều bội thực gió mùa Và: Những ngón tay mưa dương cầm trên mái Những ngón tay mưa kéo dài tai quái một nỗi nhớ siêu hình nhạc nhòe đường xanh đêm lập thể Một bài thơ một câu của anh (Để ghi trên mộ chí sau này) tôi đã nghe nhiều người đọc như một tuyên ngôn của chính họ: Tôi đứng về phe nước mắt. Vâng. Dương Tường là rất nhiều “nhà”. Dù đã nhiều “nhà” như thế, tôi vẫn muốn thêm vào ở anh một nhà hoạt động văn hóa đối ngoại và một nhà văn xuôi nữa. Văn xuôi của anh tràn đầy chất thơ. Những người đọc sách anh dịch bao giờ cũng rất thú vị khi đọc những trang in ngả của anh viết lời giới thiệu ở đầu sách. Một tập tạp văn dày 500 trang của Tường đang chờ để ra mắt công chúng: Ai đầu tiên gọi chích chòe là chích chòe. Tên sách là tên một bài tiểu luận của anh, trong đó anh nói lên quan niệm của mình về thơ: 32 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Một trong những đặc thù của cái đẹp nơi chữ thơ, tôi nghĩ, là sự lên ngôi của con âm thay vì con nghĩa. Hãy một lần nữa nghe bà cô tổ Hồ Xuân Hương của chúng ta biểu âm sự nứt ra của một động Hương Tích: Bày đặt khen ai khéo khéo phòm Cái động từ phòm (hình như chỉ được dùng hai lần trong thơ Hồ Xuân Hương, ngoài ra không gặp ở đâu khác) cũng thuộc loại từ “bịa” phi ngữ nghĩa mà biểu năng trực cảm của nó kỳ diệu đến nỗi ai cũng hiểu tác giả định nói gì. Không có khả năng như tạo hóa “bịa” ra, chẳng hạn, một động Hương Tích thì nhà thơ “bịa” ra chữ! Những chữ tinh khôi tự nhiên như bản thân sự sống, vừa ra đời đã trở thành những thực thể. Thi sĩ, tôi quan niệm, là kẻ đầu tiên kéo thế giới ra khỏi vùng khuyết danh. Mà khuyết danh có nghĩa là chưa tồn tại. Thi sĩ cho sự vật một cái tên mà trước đó nó chưa có - tức là đưa nó vào tồn tại. Ai đầu tiên gọi chích chòe, khi nó còn khuyết danh, là chích chòe, người ấy đích thị là một nhà thơ. Loài chim ấy ắt đã có từ rất lâu trước đó, người ta hẳn đã nhiều lần thử đặt cho nó một cái tên nhưng không đậu và chỉ đến khi ai đó, trong một lóe chớp thần hứng, bật thốt ra hai âm tiết chích chòe trúng pắp không gì thay thế nổi, thì nó mới thực sự tồn tại, thêm cho trời đất một cái gì không chỉ đơn thuần là một loài chim. Văn xuôi của anh là như thế đấy. Một thứ văn xuôi khi đọc, không cần xem tên tác giả cũng biết ngay là của Dương Tường! Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 33 https://thuviensach.vn * Phạm Xuân Nguyên thốt lên: Tôi lạ lắm ông Dương Tường. Nguyên mới quen Tường, lạ đã hẳn. Tôi chơi với Dương Tường nửa thế kỷ rồi mà cũng vẫn cứ lạ về anh. Người bạn nhỏ thó của tôi lấy đâu ra sức lực và tích tụ từ bao giờ những kiến thức cũng như khả năng làm việc như vậy? Lại càng lạ khi Mạc Lân nói với tôi rằng chính Dương Tường là người dắt Lân vào con đường bán máu. Chỉ tới cuối năm 2001, khi hai chúng tôi vào thành phố Hồ Chí Minh, rỗi rãi thời gian, trò chuyện tôi mới vỡ nhẽ ra được một số điều về anh. Vợ chồng tôi vào thành phố Hồ Chí Minh chơi với con gái và con rể tôi sống ở trong ấy. Tôi điện ra mời Dương Tường vào. Vốn “ham vui” anh mua vé máy bay vào ngay. Đó là những ngày nghỉ tuyệt vời. Chúng tôi để cả nửa ngày trời câu cá ở nhà Dương Thụ. Tường câu được một con cá quả bằng cái chuôi liềm, mặt cứ tái đi vì xúc động, vì đã câu được một con cá to như thế, vì nó giãy dụa đầu cần, vì sợ nó vuột khỏi lưỡi câu rơi xuống ao mất. Đó là con cá đầu tiên anh câu được trong đời. Rồi chúng tôi đi Long Hải chơi trò phóng máy bay trực thăng với Nguyễn Thanh Bình. Chúng tôi ăn sáng với vợ chồng nhà báo trẻ Tường Vân. Đến nhà Hoàng Hưng dự một bữa cơm do cháu Ly Hoàng Ly, con gái anh trổ tài nấu nướng... Những giây phút thư giãn, hoàn toàn không lo lắng suy 34 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn nghĩ. Chắc sẽ khó có được một lần thứ hai như thế, một lần thứ hai cả hai chúng tôi cùng vào Sài Gòn nghỉ ngơi. Tường kể về tuổi trẻ của anh, về những ngày anh học lớp sixième hệ secondaire trường Louis Pasteur ở Nam Định. Rồi bỏ học theo bố mẹ lên Me, Vĩnh Yên vì gia đình vỡ nợ. Tham gia tổng khởi nghĩa ở Me. Rồi về Hà Nội học trường tư thục Phan Chu Trinh do Đặng Thai Mai mở. Tường cười: - Kháng chiến mình ra học ở vùng tự do. Học nhảy lớp đệ tứ. Mình thi trung học phổ thông ba lần không đỗ. Như bây giờ là chưa tốt nghiệp hệ lớp bảy. Năm 1950, 18 tuổi mình đi bộ đội. - Thế ông lấy đâu ra vốn ngoại ngữ như vậy? Dương Tường thắt cravate làm MC trong buổi Bùi Ngọc Tấn nói chuyện tại Viện Goethe Hà Nội (5-2004) Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 35 https://thuviensach.vn - Ông quên mất trận đánh đồn Hói Đào tôi đã kể cho ông à? Chiếm được đồn, anh em tìm chiến lợi phẩm. Còn mình tìm sách. Vớ được quyển À l’Ouest rien de nouveau (Phía Tây không có gì lạ) thế là đọc. Ông có biết không, khi thấy Phía Tây không có gì lạ ở phòng thằng đồn trưởng mình mới hiểu vì sao đánh cái đồn này dễ thế. Tường cười, nói tiếp: - Đánh đồn nào mình cũng tìm sách. Trong ba lô bộ đội bao giờ cũng có hai quyển từ điển nặng trịch, một tiếng Anh, một tiếng Pháp, dù hành quân mang nặng đến đâu cũng không vất bỏ. Vừa đánh nhau vừa đọc vừa học. Thế là mình nâng dần được trình độ. Về nhạc, họa, sân khấu cũng là do mình chơi với Văn Cao, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Đình Nghi, với bè bạn các ngành. Chơi và học họ. Rồi suy nghĩ, đọc thêm sách... Vậy là bí quyết của anh quá giản đơn: Không ngừng học. Học trong sách vở. Học trong bè bạn anh em. Học cả đời. Tường đã nói Tường muốn làm việc khó, làm cái gì hơn mình một tí, như người phải kiễng chân từng milimét để nâng trình độ mình lên. Sực nhớ đến Mạc Lân, tôi hỏi: - Ông Lân ông ấy bảo tôi là chính ông... Tường hiểu ngay điều tôi định nói: - Chuyện bán máu ấy à? Tôi là thằng bán máu đầu tiên trong số anh em mình. Không ai giới thiệu cả. 36 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Tình huống những năm 64, 65 ông biết là khó khăn thế nào rồi. Tôi còn nhớ giỗ ông nội tôi mà cả nhà chỉ còn tiền mua rau, không thể nào kiếm được mấy lạng thịt chui làm giỗ. Đang bí thì gặp ông Ngô Quốc Hạnh, bạn mình. Hạnh làm giám đốc Sở Công Thương thành phố Hà Nội. Hạnh cho một cái phiếu mua vịt. Mừng quá đem về đưa Trinh. Thế là có giỗ. Ông bố mình lúc bấy giờ còn sống. Cụ cứ cám ơn Hạnh mãi. Cả năm sau vẫn thấy cụ nói: Anh Hạnh tốt thật đấy. Thì giỗ bố cụ, cụ không nhớ ơn sao được. Tình thế mỗi ngày một căng. Khó khăn quá. Tôi có nghe người ta nói chuyện bán máu. Nghĩ hay là cứ thử xem sao. Tôi vào bệnh viện Việt Đức tìm hiểu. Đúng vào cái hồi tôi xuống ông, gặp ông Vũ Thư Hiên cũng đưa cả gia đình xuống, rồi chúng tôi đi nghỉ Đồ Sơn, sau đợt ấy về là bắt đầu đấy. Tôi đội cái mũ sùm sụp để không ai nhận ra mình. Vào bệnh viện quan sát. Thấy cũng không có gì ghê gớm, mình làm được. Thế là hôm trước thăm dò, hôm sau vào đăng ký bán máu luôn. Hôm bán máu phải nhịn ăn, chỉ uống cà phê sữa thôi. Máu của tôi thuộc nhóm máu O, nhóm máu xã hội chủ nghĩa được chuộng lắm. Số cân của tôi chỉ được bán 150 cc thế mà đề nghị bán 200 cc cũng gật đầu ngay tắp lự. Được tiền và được nhiều phiếu lắm. Thịt, đường, sữa, đậu. Ra cổng các ông bà phe xúm lại hỏi mua phiếu. Ông Lân bán phiếu chứ mình không bán. Mình cầm về đưa cho bà Trinh mà chưa biết giải thích nguồn gốc mấy cái phiếu ra sao. Sực nhớ đến Ngô Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 37 https://thuviensach.vn Quốc Hạnh đã một lần cho phiếu mua vịt, mình bảo: “Anh Ngô quốc Hạnh cho phiếu đây này”. Lần sau cũng lại anh Ngô Quốc Hạnh cho phiếu đây này. Ngô Quốc Hạnh biến thành tiên, thành bụt ở nhà mình. Ông bố mình càng nhắc chuyện năm nọ không có anh Hạnh cho cái phiếu mua vịt thì nguy, mấy bố con không làm nổi cái giỗ cho cụ. Đưa tiền cho bà Trinh dễ hơn đưa phiếu, cứ nói đại là tiền nhuận bút, mặc dù dạo ấy có được in gì đâu mà có nhuận bút.Về sau những lúc khó khăn quá bà ấy cứ giục mình: “Anh đến anh Hạnh xin ít phiếu đi”. Có lần bí quá mà còn hai tuần lễ nữa mới đến kỳ bán máu, tôi than thở với Lê Phát. Ông có nhớ Lê Phát không nhỉ. Lê Phát đài Tiếng nói Việt Nam cùng dịch Tchekhov với tôi. Lê Phát bảo: “Thằng trưởng phòng huyết học là bạn tôi. Để tôi viết thư cho nó”. Tường cười. Anh vừa cười vừa thuật lại câu chuyện “đáng buồn cười” cách đây non nửa thế kỷ ấy. Tối hôm ấy anh cầm thư giới thiệu của Lê Phát tới nhà ông trưởng phòng huyết học. Đọc thư tiến cử của Phát, ông trưởng phòng gật đầu xởi lởi: - Được. Sáng mai anh đến. Tôi sẽ bảo chúng nó ưu tiên lấy nhiều cho anh. Đó là lần Tường bán được nhiều nhất: 280cc! Đại thắng trở về đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Lê Phát đã đứng chờ ở cổng, hồi hộp: - Được không? 38 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Tường ăn mừng thắng lợi với Phát bằng một bữa bia hơi Cổ Tân. Phát hai vại. Tường một vại. Uống xong, bốc, Phát nói một câu xanh rờn làm các bàn bia khác cùng quay cả lại: - Hôm nay tao uống máu thằng Tường! Bán máu thành công, Tường nghĩ ngay đến Mạc Lân. Mạc Lân bán được. Bán đều. Thừa thắng xông lên, Tường kéo Châu Diên đi. Nhưng đến Châu Diên thì thất bại. Máu Châu Diên không đông. Mới chọc kim lấy máu để thử, rút mũi kim ra máu đã chảy đầy bắp tay, chảy xuống nền nhà lênh láng đỏ lòm. Mọi người nhìn vào đều sợ. Châu Diên hoảng, vớ vội nắm bông băng chạy vào nhà vệ sinh cho khuất rồi băng ở trong ấy. Thế là chúng tôi chuyện về Mạc Lân, về Châu Diên, về những công việc phải làm sau khi ra Bắc. Tường bảo: - Kỳ này về phải tập trung làm cho dứt điểm cái Trống thiếc. Dạo này tốc độ làm việc không được như trước. Chậm đi. Sức khỏe yếu rồi. Bảy mươi, sắp bảy mốt rồi. Lại qua bao gian khổ. Làm gì không yếu đi. Làm được thế đã là tốt lắm. Tôi muốn nói với Tường như vậy. Nhưng tôi bảo anh: - Ừ. Cố lên. Mình thấy ông đánh vật với nó cũng lâu rồi đấy. Tôi biết để có thể ngồi dịch Grass, Tường đã mất biết bao thời gian. Anh làm việc với nhà xuất bản, anh liên hệ với Grass, với đại sứ quán Đức tại Việt Nam. Anh xin Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 39 https://thuviensach.vn tiền tài trợ để có thể trả bản quyền cho Grass theo đúng luật xuất bản, một số tiền vài trăm Đê Mác hoàn toàn mang tính tượng trưng. Và anh dịch. Anh cặm cụi trước cái máy vi tính xách tay Dell mới tinh giá 2500 đô mà Nguyễn Thanh Bình gửi từ thành phố Hồ Chí Minh theo đường bưu điện ra tặng anh. Công việc trôi chảy. Nhưng nhà anh quá nhiều khách, quá nhiều bạn. Nên làm cứ bị ngắt quãng. Thế là Trọng Khôi, chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu cảm cái tình anh đã đóng góp với hội về “cái vụ sân khấu Việt-Mỹ”, kéo anh lên Tam Đảo dự trại sáng tác kịch bản sân khấu để anh... dịch Grass. Anh là người trại viên nghiêm túc nhất, lúc nào cũng ngồi trước máy vi tính. Cả trại nhiều khi kéo nhau đi dã ngoại, chỉ có một mình anh xuống nhà ăn với một suất cơm. Một tháng trời, được thêm 200 trang. Bế mạc trại, anh về nhà. Lại kém hiệu quả... Tường bay ra trước tôi. Khi về Hải Phòng, gọi điện lên cho anh, tưởng anh đang ở Hà Nội thì đầu dây bên kia tiếng Trinh, vợ anh: - Anh Tấn đấy à. Anh Tường em đi lên trại sáng tác Đại Lải rồi. Đi từ mồng một đầu tháng cơ. Giáp Tết mới về. Tôi biết vào cái tháng chạp ta rét đại hàn chi cực này chắc chắn Hội Nhà văn không mở trại sáng tác. Anh nộp tiền ăn và tự giam mình cô đơn một mình một bóng trong một căn buồng ở Đại Lải, dốc sức làm việc. Dù giáp Tết, người ta tất bật, đâm sấp dập ngửa với bao công 40 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn việc lo toan. Dù nhiệt độ xuống từ 8 đến 13 độ kéo dài cả tháng. Với lại cho dù có ở nhà vị tất anh đã giúp vợ con được việc gì. Anh là người lơ lửng trên mây, ngu ngơ vụng về với mọi thứ của đời thường, là người của một thế giới tinh thần, nói đúng hơn luôn đắm mình trong nghệ thuật, “đi vắng ngay cả khi đang có ở nhà” như Châu Diên nói. Tôi biết vợ anh đã phải sắc thuốc bắc cho anh, để anh tăng thêm sức khỏe, để anh im lặng đánh vật với từng con chữ. Dịch cả ngàn trang sách đâu phải dễ dàng gì. Một công việc cực nhọc. Tường luôn làm những cái gì hơn mình một tí. Anh lại đang kiễng chân từng milimét. Từ bôn tập hành quân, đeo thêm quyển từ điển đi hết chiến dịch này tới chiến dịch khác thời chống Pháp cách đây hơn nửa thế kỷ. Đến thập niên 60 hòa bình nhưng còn căng thẳng hơn thời chiến tranh, đe dọa cả an toàn cuộc sống. Và trong sáng tác, dịch, phê bình nghệ thuật. Ngay bán máu cũng cố bán vượt chỉ tiêu một ít xê xê. Bây giờ là vượt lên sức khỏe, tuổi tác. Vượt lên. Phương châm sống của cả đời anh. Cho nên chơi với anh đã nửa thế kỷ, lúc nào tôi cũng rất sung sướng khi nói: - Tôi là bạn của ông Dương Tường. Như bà Lorrelle Browning đã nói cùng tôi. Mùng 3 Tết Nhâm Ngọ 13/2/2002 Tôi là bạn của ông Dương Tường ‹ 41 https://thuviensach.vn Thời gian gấp ruổi Ngày nay ngày nay Chuyện đẹp qua đi Thời gian gấp ruổi... Quang Dũng Trong một lần tới thăm Nguyễn Khải tại thành phố Hồ Chí Minh, đang vui câu chuyện, tôi hỏi anh có biết Mạc Lân không. Hỏi để mà hỏi. Hỏi vì câu chuyện đang xoay quanh thế hệ những người cầm bút chúng tôi trước và sau hòa bình 54. Tôi không nghĩ rằng Khải biết Lân, vì Lân chưa một ngày ở Văn nghệ Quân đội. Và cái tên Mạc Lân chỉ xuất hiện duy nhất có một lần trong một tập sách 42 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn mỏng mà từ lâu người ta đã quên nó. Thật không ngờ, Nguyễn Khải trả lời: - Biết chứ. Sao không biết. Mạc Lân. Lê Mạc Lân. Con cả Lê Văn Trương. Chí lớn và tính nết ngang tàng lắm. Khi anh ấy ở quân khu tôi còn đang ở tỉnh. Anh ấy phải hơn tuổi tôi. Không biết dạo này ra làm sao. Có khỏe không. Tôi kể cho Khải nghe những thông tin mới nhất về Lân. Có một chuyện vui: - Lâu lâu không thấy tôi gọi điện lên, ông Lân ông ấy lại gọi xuống tôi, ông ấy bảo: Sao ông không gọi điện cho tôi, ông sợ đau hào à. Tôi bảo không phải sợ đau hào đâu mà chán lắm ông ơi. Tôi có cảm giác ai đó đang nghe câu chuyện của chúng mình nên tôi không muốn gọi. Ông ấy gắt: Ai nghe. Ông cứ thần hồn nát thần tính. Đ. mẹ thằng nào nghe trộm. Đấy. Tôi chửi rồi đấy. Ông cứ nói đi. Chúng tôi cùng cười. Khải bảo: - Tính nết vẫn y như thế. Tôi thống kê những bệnh tật Lân mang trong người. Nhồi máu cơ tim hơn 20 năm, từ năm 1982 đến nay, sỏi thận, tiểu đường, hai lần gãy chân nhưng lại phải mổ ba lần... Khải lắc đầu sợ hãi. Không chỉ Nguyễn Khải. Ai biết bệnh của Lân đều sợ. Nhưng Lân là người kiên cường. Rất kiên cường chiến đấu với bệnh tật cũng như kiên cường sống. Đến nhà Lân, một căn hộ cấp 4 ở khu tập thể ngoại thành, nhìn anh nặng nề ngồi dậy, nặng nề cà nhót Thời gian gấp ruổi ‹ 43 https://thuviensach.vn cà nhắc ra bàn nước pha nước, tôi không thể không nhớ đến những ngày chúng tôi mới quen nhau, những ngày sau hòa bình 54, khi tôi 20 tuổi còn Mạc Lân 26 tuổi. Một Mạc Lân trẻ trung, cao to, sôi nổi, yêu đời, huy hiệu Điện Biên sáng ngực áo. Một Mạc Lân kể chuyện văn công lên Điện Biên phục vụ tận chiến hào, con Hồng Ngọc nó hát bài Qua miền Tây Bắc như thế này này. Và cao hứng Lân hát. Lân bắt chước cô văn công Hồng Ngọc nào đó hát. Cái giọng thuốc lào, ống bơ gỉ của Lân rè rè cố bắt chước cô Hồng Ngọc làm chúng tôi không nín được cười. Hôm nay nhìn ông già ngoài bảy mươi tuổi bạn tôi nét mặt sáng ngời lên vì có bạn đến thăm, tôi hiểu được thế nào là thời gian, thế nào là cuộc đời. Tôi đọc Mayakovsky, những vần thơ thời tuổi 20 chúng tôi thường hay đọc để nói về nhau: Dáng anh đi cao lớn thiên tài Từng bước một trong đầu em nổi sấm Và Lân đọc tiếp với giọng hào hùng của một chàng trai ngày trước: Nhưng vẫn vô công không tài nào anh cướp được em đi Ông vua An-be đã mất mọi thành trì Cũng nhiều của hơn tôi nhiều lắm Một cách đọc của Lân. Vẫn là Maya. Nhưng anh đã lắp đoạn này vào đoạn khác. Có hề chi. Miễn là những 44 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn vần thơ ấy làm chúng tôi trẻ lại, làm chúng tôi sống lại quãng thời gian đẹp nhất của chúng tôi. Hơn nữa nếu bây giờ mà có một ông vua An-be bất hạnh nào đó đã mất mọi thành trì thì đúng là ông ta cũng vẫn giàu hơn Mạc Lân rất nhiều. Tôi nói cho Lân nghe những đêm ít ngủ của tuổi già, tôi nằm tổng kết lại cuộc đời mà thấy rằng những ngày chúng tôi ở báo Tiền Phong với nhau là những năm tháng đẹp nhất. Lân cũng đồng ý với tôi như vậy: - Nhớ lắm ông ạ. Một cảm giác đau như nhớ lại những ngày thơ ấu. Đúng là một cảm giác đau. Ngày ấy tôi mới bước vào đời. Tôi mới 20 tuổi... Sau tiếp quản Thủ đô, khoảng tháng 12 năm 1954, đơn vị thanh niên xung phong chúng tôi có ba người được chuyển về báo Tiền Phong: Vũ Lê Mai, Lê Thị Túy và tôi. Ít ngày sau từ bộ đội lại chuyển về ba người nữa: Mạc Lân, Tất Vinh và Vũ Lê. Rồi tiếp theo là Nguyễn Trí Tình, Vũ Công Luận, Mai Cát, Văn Kim Kim, Phan Mai... Tất cả đều còn rất trẻ. Đội ngũ phóng viên Tiền Phong lúc đó chưa ai tới 30. Chỉ có Mạc Lân là lớn tuổi nhất: 26 tuổi. (Tôi không kể Vũ Lê, vì chỉ nửa năm sau, khi hoàn tất việc tập kết quân đội 300 ngày, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, Vũ Lê chuyển về Hải Phòng, nhóm bộ đội chỉ còn Mạc Lân, Tất Vinh). Đó là một lớp thanh niên tuyệt vời, có học thức, có khát vọng, có Thời gian gấp ruổi ‹ 45 https://thuviensach.vn lý tưởng, có nhiệt tình, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ và tràn đầy niềm vui sống, niềm vui làm việc. Tiền Phong là một tờ báo có uy tín lúc đó và phóng viên Tiền Phong luôn được bạn đồng nghiệp các báo kính nể. Ở Tiền Phong tôi đã được hưởng niềm sung sướng của người lần đầu tiên được đọc tin của mình viết in trên báo, sự xúc động đến lặng người khi giở báo ra thấy bài phóng sự của mình chạy dài ba cột, chiếm cả góc trang báo. Chúng tôi không được dự một lớp đào tạo nghiệp vụ nào. Chúng tôi học nghề chủ yếu qua những buổi sinh hoạt rút kinh nghiệm trong nội bộ cơ quan, phân tích ưu khuyết điểm hằng tháng hằng quý. Riêng tôi, tôi đọc thêm. Đọc báo và đọc cả truyện. Không chỉ đọc. Tôi còn đóng một quyển sổ, ghi chép, phân tích những sáng tác mình đang đọc. Khi mới về báo Tiền Phong, thấy trong tủ sách cơ quan có một tập truyện viết về Điện Biên Phủ, lập tức tôi chiếm giữ nó, cất trong ngăn kéo. Đó là tập Bảo vệ đường lên mặt trận của Hồ Phương, Mạc Lân, Đại Đồng, tập sáng tác duy nhất cho đến lúc đó viết về Điện Biên, một tập sách được giải thưởng trong cuộc thi sáng tác về Điện Biên Phủ, gần như cùng với quân đội ta tiến vào tiếp quản Thủ đô, bởi vì lúc đó Trần Dần còn chưa viết dòng đầu tiên của bộ tiểu thuyết Người người lớp lớp. Tôi ghi chép, tôi phân tích, tôi ghi vào sổ tay những điều sẽ giúp ích cho tôi trên con đường làm báo và sáng tác sau 46 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn này. Dễ hiểu rằng khi Mạc Lân về cùng làm phóng viên, tôi thân thiết và quý trọng anh ngay. Một tình bạn có thể gọi là vong niên được, dù cùng trong tuổi 20. Giờ đây khi đã trên dưới 70, chênh nhau 6 tuổi chẳng đáng kể gì, nhưng ngày ấy một người 20 và một người 26 tuổi, khoảng chênh lệch quả là rất lớn. Hơn hẳn một phần ba thời gian mình đã sống đâu phải chuyện đùa. Mà không phải chỉ là năm tháng. Hơn tôi 6 tuổi, có nghĩa Lân bắt gặp cách mạng đúng vào tuổi trưởng thành. Khi tôi còn ở Nhi đồng cứu vong hội, còn đang đẽo súng gỗ, đánh trận giả, đánh trống cà rùng và hát Nhanh bước nhanh nhi đồng thì anh đã tham gia cướp chính quyền ở Thủ đô, đã đi Nam tiến, người anh đã nhuốm mùi lửa đạn. Trong tập Chi đội 3 Giải phóng quân Nam tiến của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản năm 2000 có một đoạn viết về một trận đánh ở Phan Rang như sau: Kế hoạch tiến công nhà Công sứ, dinh lũy cuối cùng của bọn Nhật lúc bấy giờ nghe có vẻ quy mô: Toàn bộ lực lượng vũ trang và phục vụ các nơi dùng trống, chiêng, thùng, chậu... gây tiếng động lớn để uy hiếp tinh thần địch, đồng thời đẩy “đại bác” vào chiếm lĩnh trận địa, ngắm thẳng vào tường chính diện tòa Công sứ. Dự kiến bắn khoảng 20 phát, tạo một lỗ hổng to rồi lăn hai phuy xăng vào phóng hỏa, tạo điều kiện cho quân ta xung phong. Thời gian gấp ruổi ‹ 47 https://thuviensach.vn Một vài cán bộ và chiến sĩ suy nghĩ và lo lắng kế hoạch khó thực hiện nhưng không ai có chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu nào hay hơn, vũ khí cũng chỉ có vậy. Ngày bao vây tòa Công sứ cuối cùng, Lê Văn Lân (tức Thuận Lân) một chiến sĩ của trung đội Nguyễn Tiệp đang bắn kiềm địch thì tiểu đội trưởng Lê Văn Cử (tức Thái) phái đi dỡ cọc rào có chằng dây thép gai, để chuẩn bị cho đơn vị có đường xuất kích. Bọn Nhật từ trên cao phát hiện. Một tràng liên thanh bắn làm cho Thuận Lân bị thương. Nhanh như cắt, Lê Chân, một chiến sĩ cùng tổ đã xông ra vác bạn trên vai, chạy ẩn vào mép tường. Các đồng chí Phấn và Hạnh, hai nữ cứu thương, băng bó cho Lân và đưa về hậu phương, sau đó về bệnh viện nơi sơ tán ở gần Cầu Mống (nay thuộc phường Bảo An) gần Tháp Chàm. Mấy phút sau Cử vào “lỗ” bắn của Thuận Lân, mới bắn được một phát đã bị bọn Nhật bắn trúng mắt và khiêng về bệnh viện thì hy sinh. (Sách đã dẫn, trang 121, 122). Cũng sách trên ở trang 122 có chú thích như sau: Thuận Lân tức Lê Văn Lân hiện ở nhà A5, phòng 102, khu tập thể Liên Cơ Dịch Vọng Hà Nội. Lê Văn Lân chính là Mạc Lân. Đó là tên khai sinh của anh. Lớn lên, anh thay chữ Văn đệm giữa bằng tên người anh yêu quý. Thuận là tên một cô bạn học mà anh yêu vụng nhớ thầm suốt thời gian anh cắp sách tới trường. Ngày ấy anh là Lê Thuận Lân. Sau này vào bộ đội, một đồng đội thân thiết của anh tên Mạc hy sinh, anh có tên Lê Mạc Lân. Trận Thuận Lân bị 48 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn thương vừa kể là trận đánh tại Phan Rang, tháng 11 năm 1945, thời cách mạng còn đang trứng nước. Đơn vị Nam tiến của anh đã sớm có mặt tại mặt trận Sài Gòn, đánh địch ở cầu Bình Lợi, Xuân Lộc, Phan Thiết, Phan Rang, Nha Trang, Buôn Ma Thuột... Bị thương, Lân trở về Hà Nội, thành phố của thời thơ ấu, của tuổi học trò, thành phố anh đã gia nhập đoàn Thanh niên Cứu quốc, tham gia tổng khởi nghĩa, cướp chính quyền. Hà Nội khi Lân từ Phan Rang trở ra giống như một thùng thuốc súng. Ngọn lửa chiến tranh có thể bùng phát bất cứ lúc nào và cuối cùng đã bùng phát. Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng thực dân Pháp càng lấn tới vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không, chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ... Lân tham gia bộ đội Thủ đô với chức vụ tiểu đội trưởng. Anh lại cùng đồng đội đào giao thông hào, dựng chướng ngại vật và cầm súng chiến đấu giữ từng góc phố, từng mét vỉa hè Hà Nội. Đánh nhau ở phố Huế, Ô Cầu Dền, đê Thanh Lương. Chiến đấu ở Trại Vệ quốc đoàn trung ương (trước cửa rạp Majestic). Đánh vào tòa Đại sứ Pháp, lúc đó là nhà đại tá La mi, trưởng phái đoàn Liên kiểm Pháp, viên sĩ quan Pháp có vinh dự được có mặt trong một bài thơ Việt Nam, bài Hải Phòng 19-11-1946, kiệt tác của Trần Huyền Trân: Thời gian gấp ruổi ‹ 49 https://thuviensach.vn Nổ súng rồi! Nổ súng rồi! Hải Phòng ộc máu phun ra bể Nước mặn từ nay thêm máu người! Và: Miệng La mi ngọt bên tiếng súng Bao nhiêu bơ sữa reo cười Đầu năm 1947, quân ta rút khỏi Thủ đô, bắt đầu cuộc trường kỳ kháng chiến. Lân đã là cán bộ trung đội. Anh được kết nạp Đảng và đi học lớp bí thư chi bộ. Rồi được thăng cấp cán bộ đại đội làm phái viên kiểm tra của ban kiểm tra thuộc phòng chính trị bộ tư lệnh quân khu. Năm ấy anh mới 20 tuổi. Đồng chí phái viên kiểm tra này không chỉ quá trẻ, mà còn có tác phong lính tráng xuề xòa, hay kể chuyện tiếu lâm, hứng lên còn kể cả chuyện cô đầu Khâm Thiên, theo nhận xét của trên rõ ràng không thích hợp với công tác kiểm tra. Ông Văn Phác bảo Lân: - Thôi, cậu về làm báo. Thì làm báo. Đó cũng là nguyện vọng vủa anh. Về tờ Vệ quốc quân khu 2. Gặp Yên Thao, Văn Thân, Nguyễn Phúc Nghiệp ở đó. Ít lâu sau khu 2 sáp nhập với khu Tả Ngạn thành Liên khu 3, Lân về báo Quân Bạch Đằng của quân khu 3. Liên miên những ngày đi chiến dịch: Quang Trung, đường 6, Hà Nam Ninh... Và vào địch hậu. Rồi theo một đơn vị pháo binh lên Điện Biên phủ. Tập Bảo vệ 50 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn đường lên mặt trận là kết quả của bao ngày đêm cùng đơn vị pháo ăn bom trên đèo Lũng Lô, mưa dầm cơm vắt, mịt mù khói lửa, cái sống cái chết chỉ trong gang tấc... Chiến dịch Điện Biên kết thúc thắng lợi. Một nửa đất nước hoàn toàn giải phóng. Cha anh, nhà văn Lê Văn Trương di tản vào Sài Gòn. Cái gánh nặng lý lịch anh mang suốt thời gian kháng chiến giờ đây càng nặng nề hơn. Cấp trên mời anh lên nói anh sẽ được xuất ngũ. Trần Dần biết tin ấy, nhắn gọi Lân về phòng Văn nghệ Quân đội, nhưng Lân không về. Chính anh cũng muốn rời quân ngũ dù phải phục viên như người bạn Tạ Phương Hiển “tuổi hăm ba treo ấn từ quan” cũng được. May sao ông Trương Công Cẩn, chính ủy sư đoàn là người có trách nhiệm và thông cảm với anh em văn nghệ sĩ, viết thư cho ông Nguyễn Lam khi đó là bí thư trung ương đoàn Thanh niên Cứu quốc: “Đây là những đồng chí có công nhưng cấp bậc thấp vì chính sách đối với văn nghệ sĩ của chúng ta chưa rõ ràng, nhờ đồng chí giúp đỡ tạo điều kiện cho các đồng chí ấy công tác bên đoàn thể, dân sự..”. Thế là Mạc Lân, Tất Vinh, Vũ Lê về báo Tiền Phong, Dương Tường về Việt Nam Thông tấn xã. Những bộ quân phục cùng với những huy hiệu Điện Biên của các anh làm sáng cả cơ quan báo, càng thêm sức hút đối với những thông tin viên, cộng tác viên khi họ đến tòa báo. Cũng xin nói thêm một chút về những bộ quần áo đại quân này. Chỉ có Mạc Lân, cán bộ đại đội (anh ở cái cấp Thời gian gấp ruổi ‹ 51 https://thuviensach.vn bậc này suốt gần 8 năm trường kỳ kháng chiến, từ năm 1947 tới năm 1954) là có áo bốn túi, hai túi trên ngực và hai túi dưới vạt. Còn Tất Vinh, Vũ Lê cán bộ trung đội, Dương Tường cán bộ tiểu đội thì áo chỉ có hai túi ngực và vai áo can vá thêm hai miếng để mang vác áo vẫn bền, không rách, loại áo Phùng Quán đã viết thành thơ: So với ông cha tôi có kém gì đâu Cũng có gan cởi áo tặng nhau Nhưng áo tôi nàng không mặc được Áo lính vá vai xanh màu quân phục * Ngày mới về Tiền Phong, Lân được làm trưởng ban Văn nghệ nhưng phải nói rằng cái chức ấy chẳng có sức hấp dẫn chúng tôi, kể cả chính Lân. Điều hấp dẫn chúng tôi là lao vào cuộc sống, lao vào thực tế, vừa viết được những bài đặc sắc cho báo vừa tích lũy cho sáng tác văn chương sau này. Vũ Lê Mai đi sâu vào công nghiệp, Nguyễn Trí Tình rực lửa anh hùng sẵn sàng đến tất cả những mũi nhọn của công cuộc xây dựng. Văn Kim Kim với vốn Trung văn giàu có, áp cặp kính cận xuống những tạp chí Trung Quốc, dịch, lấy tài liệu viết về những hỏa tiễn, những loại máy bay đời mới và mục Khoa học và Tuổi trẻ của anh bao giờ cũng hấp dẫn bạn đọc. Tôi đi về nông thôn, hết nghiêng sông đổ nước vào đồng (chống hạn) lại 52 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn nghiêng đồng đổ nước ra sông (chống úng). Nhà báo già nhất cơ quan khi đó, anh Vương Mộ Thanh, bố họa sĩ Đỗ Phấn sau này (ngày ấy Đỗ Phấn bé tí hin, tôi hay bế Đỗ Phấn đi chơi và dạy Phấn những điều ba lăng nhăng nhất, như chân thì gọi là đầu, đầu thì lại là đít, và tên cháu là gì? là Ông Bách Khoa, khiến anh chị Mộ Thanh phải van các chú, các chú đừng dạy cháu như thế nữa) cũng như trẻ lại với chúng tôi. Mạc Lân, Tất Vinh cùng ở tổ văn nghệ. Dễ hiểu rằng các anh phải cáng đáng những phần việc nặng nề nhất cho những số đặc biệt, nhất là số báo Tết: Thơ và truyện ngắn. Thơ cũng không khó. Tất Vinh có thể đi đặt được. Vỡ kế hoạch thì chính anh sáng tác. Nhưng không chỉ có vậy. Còn tùy bút, còn điểm thơ. Và Mạc Lân còn phải đẻ ra truyện ngắn. Chúng tôi, cánh trẻ mới vào nghề nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ của mình cho số báo Tết một cách rất nghiêm túc và nộp bài cho biên tập. Và khi đường phố đã lác đác hoa đào, mậu dịch đã xe về cửa hàng những mứt, những rượu, những lá dong, gạo nếp và lòng người ai cũng náo nức cả lên, thì trong bữa cơm tập thể, đồng chí tổng biên tập nói lời cuối cùng: Tất cả bài đã đầy đủ, chỉ còn thiếu của tổ văn nghệ. Tối nay cứ làm ma két và đầu giờ sáng mai, hai đồng chí ban văn nghệ phải có bài. Đấy là thời hạn chót. Đồng chí nói vẻ nghiêm khắc nhưng không có ý gì bực bội. Ai cũng biết sáng mai tổ văn nghệ sẽ nộp đủ bài. Ai cũng biết “hai ông tướng văn nghệ” là cứ phải nước đến đít mới viết được ra. Thời gian gấp ruổi ‹ 53 https://thuviensach.vn Đêm ấy Lân, Vinh thức khuya, hẳn rồi. Tôi chong đèn ra sân chơi bóng bàn. Đã khuya, anh em đã mệt, đi nghỉ cả, tôi ghé lên gác nhìn hai anh đang miệt mài cặm cụi. Cả hai cùng quay mặt vào tường im lặng viết, nhưng khi tôi lên các anh biết ngay. Mạc Lân quay ra nhìn tôi cười. Anh gọi Tất Vinh: - Vinh. Nghỉ đã. Đi uống cà phê. Tất Vinh đứng lên, khoái chí ngâm nga mấy câu thơ cửa miệng tả vẻ đẹp của người con gái bằng những món ăn phổ thông dễ gợi cảm nhất: Môi em mọng đỏ cà chua. Mắt em ngọt kẹo vừng kẹo lạc. Em cười giòn phàn xôi, phá sa. Đó là dấu hiệu các anh đang làm việc có kết quả. Ba chúng tôi đi bộ ra phố Huế. Ra phố mới thấy rét. Gió đã hẳn. Còn sương. Đường phố vắng. Lá khô lăn dưới lòng đường, trên vỉa hè. Chúng tôi ôm lấy nhau đi. Ba chàng phóng viên Tiền Phong chưa vợ cảm thấy cuộc đời sao đáng yêu đến thế. Chúng tôi uống cà phê vỉa hè. Ông cà phê vỉa hè ngã tư Hàm Long phố Huế hình như bán hàng suốt đêm. Hàng ông lúc nào cũng đông khách. Càng rét càng đông. Bởi vì các quán cà phê vỉa hè khác người ta thường pha cà phê bít tất nghĩa là cho cà phê vào túi vải rồi đem ninh lên. Còn ông, ông pha phin theo kiểu Pháp. Cốc đựng cà phê đặt vừa trong một cái ống bơ sữa bò có nắp đậy, có quai dây thép quấn vải cầm cho đỡ nóng. Khách hàng mỗi người một phin, một ống bơ, 54 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn quây quanh cái bếp lò than quả bàng. Chung quanh bếp và ngay trên những hòn than miệng bếp, chen sát nhau là những ống bơ đen khói đựng nước lúc nào cũng sôi sùng sục để làm nóng cà phê theo lối cách thủy. Ngồi dưới sương rơi buốt vai, buốt lưng nhưng da mặt ửng hồng, rát lên vì lửa, huơ huơ hai bàn tay quanh bếp, xì xụp thứ cà phê nóng bỏng đậm đặc bắt môi bắt lưỡi, vai chen vai dù không quen biết, dù rì rầm câu chuyện hay yên lặng, khách hàng cũng hoàn toàn hiểu nhau. Nhấc lên đặt xuống cái ống bơ, lấy kẹp gắp một hòn than đặt đúng chỗ cho ngọn lửa lên vừa phải, cho ống bơ của mình không bị cập kênh, lấy một cái đóm giấy lách vào khe than hồng rồi mồi lên điếu thuốc, im lặng nhả khói, mọi người cùng hưởng những giây phút thư giãn tuyệt vời quanh bếp lửa. Ông chủ hiệu cũng hoàn toàn yên lặng. Ông chỉ nói khi phải tính tiền với khách. Và giọng nói của ông đúng là giọng nói của người quanh năm ngồi bên bếp lửa. Nó có mùi khói. Nó ngàn ngạt khê khê, ấm áp vô cùng. Ba chúng tôi đứng lên. Rời xa bếp. Rét. Chúng tôi lại khoác vai nhau. Vẫn im lặng. Chỉ có tiếng lá khô gió thổi lăn dưới lòng đường, lăn trên vỉa hè. Bỗng Lân reo lên: - Tao nghĩ ra được cái kết của truyện rồi. Cô gái sang đò về đến đầu làng thì trời đã tối. Cô leo lên bờ đê và thấy sao đã mọc. Càng nhìn lâu càng thấy nhiều sao. Những ngôi sao như những hạt ngô mẹ tẽ ra phơi nắng ngày mùa. Thời gian gấp ruổi ‹ 55 https://thuviensach.vn * Cái truyện ngắn số báo Tết ấy cũng như tất cả các bài báo khác của Mạc Lân đều ký tên Hoàng Hoan. Hình như đó là cái tên đã được đặt trước cho con anh dù nó chưa sinh, dù nó là trai hay gái. Về Tiền Phong ít lâu Mạc Lân lấy vợ. Sinh cháu gái Hoàng Hoan. Mặc dù Lân đã chạy sang hàng ngũ có vợ có con nhưng cánh chưa vợ chúng tôi vẫn cứ coi anh như một thành viên. Chúng tôi xem vợ chồng anh tắm cho cháu. Chúng tôi quây quanh Hoàng Hoan reo hò động viên Hoàng Hoan tênh tênh. Bật cười khi thấy Lân với cái cù dìa bột chạy theo cháu ép cháu ăn và cằn nhằn: - Tao nuôi mày thế này mà mày ngày sau lại cứ em yêu nhất anh. Và khi cháu bốn năm tuổi, chúng tôi có xoa đầu vuốt tóc Hoàng Hoan thì Hoàng Hoan hất tay chúng tôi ra, nói với giọng con nít gần như nhăn nhó: - Đầu để nghĩ. Không phải để xoa. Tất cả chúng tôi cười ầm. Hoàng Hoan cũng cười toe toét. Mạc Lân sung sướng xốc con lên vai đi quanh phòng: - Đúng. Đầu để nghĩ! Con gái bố giỏi lắm. Đầu để nghĩ. Mạc Lân muốn con bé con có cái đầu không phải để xoa, mà có cái đầu để nghĩ. Và tất nhiên, cái đầu của anh cũng là để anh suy nghĩ. Nói đúng ra kiểu 56 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn dạy con như vậy là đùa chơi nhưng cũng chỉ có Lân dạy con kiểu ấy. Đó là phản ứng của anh với tình trạng có những cái đầu chỉ nghĩ theo những điều mà những cái đầu khác đã nghĩ sẵn cho mình. Chẳng phải vì là bạn với Trần Dần, Phùng Quán mà anh tán thành những quan điểm của báo Nhân Văn. Không chỉ trong suy nghĩ anh còn phát biểu thành lời. Tất nhiên anh không được tin tưởng nữa. Đang là trưởng ban Văn nghệ, anh sang làm trưởng ban bạn đọc, rồi xuống làm phóng viên. Lương từ bậc 11 hạ xuống còn bậc 7. Nhưng điều đó có hề gì. Anh vốn không thích ở nhà duyệt bài, giữ gôn, mà muốn đi cơ sở. Bắt đầu cuộc chiến tranh leo thang Johnson. Miền Bắc mới được 10 năm im tiếng súng và đang tận lực chi viện cho miền Nam giờ đây phải trực tiếp chiến đấu. Những nơi chiến sự ác liệt nhất đều có Mạc Lân. Cơ quan cử anh đi vì anh là người xông xáo, không ngại hiểm nguy, nắm bắt vấn đề nhanh, viết bài nhanh, hơn nữa trước đây anh từng là phóng viên mặt trận. Yên Vực, Hàm Rồng, Nam Ngạn, Đò Cấm, Cầu Hổ, Cầu Vằn... đều có anh. Những địa danh giờ đây không gợi một ý niệm gì nhưng ngày ấy là lương tâm của toàn dân tộc. Đó là quyết tâm của một bên là khoa học kỹ thuật hiện đại tối tân nhất, sức mạnh quân sự hùng hậu nhất của Mỹ và đồng minh với một bên là ý chí gang thép, của quân và dân miền Bắc giữ vững mạch máu giao thông đưa người và súng đạn của cải vào Thời gian gấp ruổi ‹ 57 https://thuviensach.vn miền Nam chiến đấu. Đời làm báo của Mạc Lân từ đó là những chuyến đi đột xuất tới những vùng lửa đạn, vất vả, gian khổ, nhịn đói, đêm hôm, nguy hiểm. Lân đã tận mắt chứng kiến nhiều chuyện. Những chiếc cầu bị đánh sập. Những chiếc máy bay bị bắn đứt ngang đâm thẳng xuống gần trận địa. Những trận địa pháo bị trúng bom, những cô gái đi thăm chồng là pháo thủ bỗng trở thành những người tiếp đạn trên trận địa, ẩn hiện trong khói lửa, quần áo, da tóc khét mùi thuốc đạn. Trận chiến đấu kết thúc, sau khi thay phiên trực chiến, sau khi đã xuống sông tắm gội và ăn uống, nghỉ ngơi, hai vợ chồng người chiến sĩ nọ tràn đầy tình yêu bước vào căn buồng của riêng họ: căn buồng hạnh phúc. Lân kể lại chuyện ấy cho tôi nghe trong một lần anh xuống Hải Phòng (tôi đã từ báo Tiền Phong chuyển về báo Hải Phòng hồi cuối năm 1959) viết về nhưng con tàu mở đường mòn trên biển. Anh sôi nổi: - Giá ông nhìn thấy hai vợ chồng người chiến sĩ nông dân chân chất ở trận địa cầu Hàm Rồng. Buổi chiều còn tơi bời khói lửa, gần như không phải con người bằng xương bằng thịt nữa mà là sắt thép, cái sống cái chết liền nhau mà buổi tối thì trẻ trung tươi tắn thế. Cô cậu ngượng chưa muốn vào nhà hạnh phúc ngay, còn đi la cà buồng nọ buồng kia nhưng đi đến đâu cũng bị xua đuổi. Người ta không muốn cô cậu mất thì giờ vì họ. Thời gian quý lắm. Nhất là thời gian giữa hai trận đánh. Và gật gù: 58 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn - Tôi sẽ viết một cái truyện ngắn về cái lực Việt Nam. Về một đôi vợ chồng chiến sĩ như tôi vừa kể cho ông. Chiến đấu suốt buổi chiều, đến tối, khi cửa phòng hạnh phúc khép lại, chị vợ hỏi chồng: Mệt thế anh có chiều em được không? Anh chồng cười: Được chứ, sao lại không? Nhưng anh chiều ít hay chiều nhiều? Chiều nhiều. Chẳng thể nào diễn đạt được hai tiếng chiều nhiều Lân nói. Quai hàm xương xẩu bên dưới trẹo đi. Vừa âu yếm vừa nũng nịu mà chỉ Mạc Lân mới có. Tôi không biết anh đã đặt bút viết cái truyện ngắn ấy chưa. Ý tưởng về truyện ngắn này nảy sinh trong lần về trận địa Hàm Rồng nhưng nó bắt nguồn từ những suy nghĩ sâu xa hơn. Ngày ấy người ta sợ viết về tình yêu trai gái. Ngày ấy những con người chiến đấu được giản lược đi đến mức tối đa. Lân nói: Bọn Liên Xô sang đây nó bảo nhân vật của các anh không có bộ phận sinh dục à? Cứ đọc sách của mấy ông viết thì đúng như thế thật. Nhưng tôi cam đoan với ông rằng trong Nam đang chiến đấu gay go như thế nhưng người ta vẫn yêu nhau, vẫn ghen tuông, vẫn ngoại tình, vẫn ngủ với nhau. Cuộc sống ông ạ. Không có gì dập tắt được cuộc sống. Chỉ có chúng ta dập tắt nó trong sách thôi. Những suy nghĩ kiểu như vậy ngày ấy cũng là lạc lõng, cần phải uốn nắn. Lân biết rằng thật khó mà viết được một cái gì đó chân thực. Nhưng anh vẫn đi. Vẫn đến với những nơi nguy hiểm nhất. Những tấm gương chiến đấu Thời gian gấp ruổi ‹ 59 https://thuviensach.vn của quân dân ta ở tuyến lửa động viên anh. Khi bom Mỹ đánh trúng trại hủi Quỳnh Lập, anh đang ở khu 4. Lấy xe đạp đạp suốt đêm tới Trại hủi, lấy tài liệu viết bài ngay. Nghĩ tới anh em trong tòa soạn đang ở Hà Nội, Lân tự thấy mình là “ghê”, nhưng ý nghĩ ấy biến mất ngay khi anh đến phòng mổ của các bác sĩ: Vi trùng hủi Hansen lây bằng đường máu mà các bác sĩ mổ cho những người hủi bị trúng bom không có găng tay! Đến những mũi nhọn trong chiến đấu, đó là lương tâm - và cũng có thể là tự ái nghề nghiệp - của anh, là máu mê của anh nữa, chứ anh hoàn toàn không tin là anh sẽ được lãnh đạo báo tin tưởng. Cho nên mỗi khi thấy lãnh đạo tươi cười với anh là anh cảnh giác. Như một hôm, một ủy viên biên tập thân mật vỗ vai anh, anh hiểu ngay là sắp có nhiệm vụ đột xuất. Quả nhiên, người ủy viên biên tập nói với anh: - Nó đánh Nam Định rồi. Thế là ba lô xe đạp guồng suốt đêm về Nam Định viết Thành phố dệt nổ súng. * Năm 1967, Mạc Lân rời khỏi báo Tiền Phong. Lê Bầu sau khi đi học phiên dịch ở Trung Quốc, công tác ở ngành bưu điện đã xin chuyển được về Hội Văn nghệ Hà Nội. Bầu kéo Lân về đó. Lân về Hội Văn nghệ Hà Nội vì 60 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn hai lý do: Anh không thể ở báo Tiền Phong được nữa mà Hội Văn nghệ Hà Nội lại có báo, có nhà xuất bản, nghĩa là có đất dụng võ như lời tán của Bầu. Nhưng cái đất dụng võ ấy đâu có phải là của Mạc Lân mà cũng chẳng phải của Lê Bầu. Có một ý kiến (hay chỉ thị) không thành văn nhưng mạnh hơn văn bản mà tất cả các báo, các nhà xuất bản đều thực hiện rất triệt để và nghiêm chỉnh là không in bài của Mạc Lân, Lê Bầu. Nếu hãn hữu có in cũng không được ký tên hai người. Người ta thực hiện triệt để tới mức tập Người Hà Nội có bài của Mạc Lân, Lê Bầu thế mà tên không được in đã hẳn, nhuận bút cũng không có nốt. Túng thiếu. Mà phải có tiền. Phải sống. Đang loay hoay với kế mưu sinh thì Dương Tường đến. Nào ai ngờ được chính anh chàng lơ ngơ này lại là người giải quyết cho Mạc Lân vấn đề cực kỳ khó khăn ấy: Đi bán máu. Lân tròn xoe mắt, sửng sốt và bất ngờ. Bán máu? Bán ở đâu? Bán như thế nào? Ai mua? Ông lại sáng tác ra chuyện gì nữa thế? Không phải chuyện sáng tác, hư cấu. Người thực việc thực một trăm phần trăm. Chuyện của chính tôi. Chính tôi đã đi bán rồi đây ông ạ. Có mà trời tin. Đừng bịp nhau. Người một tay xách nặng như ông mà đi bán máu. Trông thấy ông người ta cũng đủ ngán rồi. Ông không tin thì thôi. Bốn hai cân như tôi mà bán được máu đấy. 200 cc đàng hoàng. Ông ăn chắc mỗi kỳ 250 cc. Thế thì đúng rồi. Nhưng bán ở đâu? Thủ Thời gian gấp ruổi ‹ 61 https://thuviensach.vn tục ra sao? Lân mừng như người chết đuối vớ được cọc. Thế là Tường giảng giải. Và để kết luận, Tường bảo: “Tôi sẽ đưa ông đi”. Lân không nhờ Tường đưa đi. Anh tự đi. Tường động viên: Cũng nhiều chuyện phức tạp, lôi thôi lắm, chứ không đơn giản đâu. Không biết gan của ông có vấn đề gì không. Có vi trùng sốt rét không. Ở bộ đội thằng nào chẳng sốt rét. Thôi cứ đi. Được hay không thì cũng là một lần tổng kiểm tra sức khỏe. Từ bé đến giờ chúng mình đã kiểm tra sức khỏe bao giờ đâu. Nghe lời Tường dặn, Lân mua nửa cân chè Thái đến gặp phó phòng huyết học bệnh viện Việt Đức như một cái lễ ra mắt. Anh được khám, được X quang tim phổi, thử máu, thử nước tiểu không mất tiền. Không bệnh truyền nhiễm. Không viêm gan. Không có vi trùng sốt rét. Lại còn được nghe giảng về huyết học. Cho đến bây giờ anh mới biết thì ra hồng cầu ba tháng chết một lần, và cũng cứ ba tháng tủy sống lại sản sinh ra một thế hệ hồng cầu mới. Hồng cầu chết nằm trong lá lách. Đó là nghĩa địa hồng cầu. Máu thì có bốn nhóm tất cả. A, B, O, AB. Nhóm máu AB là nhóm máu ích kỷ, rất ít người có nên bệnh viện không mua, khó bán. Nhưng khi cần người ta đến tận nhà mua và lại bán được đắt. Còn nhóm máu O được gọi là nhóm máu xã hội chủ nghĩa, tiếp được cho các nhóm máu khác. Nhóm máu của Lân thuộc nhóm B, chẳng ích kỷ cá nhân chủ nghĩa mà cũng chẳng xã hội 62 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Bùi Ngọc Tấn (phải) và hai lính me quá đát Mạc Lân (giữa), Dương Tường (trái). Ảnh : Công Nam chủ nghĩa. Lấy máu theo trọng lượng cơ thể. Tường chắc mỗi lần bán chỉ được 150 cc. Lấy 200cc có thể do cảm tình gì đó. Lân 60 ki lô mới được lấy 200cc. Về sau những lần cần tiền Lân đeo thêm chì vào người để đạt trọng lượng 70 ki lô và bán được 250, 300cc, anh nghĩ chắc Dương Tường cũng giở trò gian lận này. Lấy xong máu, cầm biên nhận đến tài vụ lĩnh tiền, nhận phiếu bồi dưỡng. Tiền tính theo xê xê còn tem phiếu thì đồng loạt. Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít máu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu. Cho nên những ngày đi bán máu rất vui. Con người mình bỗng nhiên tăng thêm giá trị trước gia đình và trước bao cặp mắt của cánh phe vé, bỗng nhiên mình được bao bọc quấn quít giữa những Thời gian gấp ruổi ‹ 63 https://thuviensach.vn cái nhìn trìu mến, tình cảm, hò hẹn của đám đàn ông đàn bà chuyên sống bằng buôn bán tem phiếu lúc nào cũng có mặt ngoài cổng bệnh viện. Đội ngũ phe vé cũng đông xấp xỉ đội ngũ những người bán máu. Giá cả dễ thống nhất. Giá làng. Người trao tiền, người trao phiếu là xong. Điều gay go nhất là tiêu chuẩn bồi dưỡng còn được một bát phở tái bò, nhưng phải xếp hàng ăn ngay tại hành lang bệnh viện. Những lần đầu đứng ngồi xì xụp bát phở ngoài hành lang ngượng lắm. Cắm mặt mà và, mà xụp xoạp cho nhanh. Nhưng rồi quen. Nghĩ mình lương thiện. Quá lương thiện. Lương thiện gấp trăm lần những người khác. Chẳng có gì mà xấu hổ. Thế là dần dần cứ ăn bình tĩnh nhẩn nha. Chẳng nuốt vội nuốt vàng như trước. Để thấy chất bổ ngấm vào người, vào máu. Để thấy mình đang hồi phục. Để thấy máu mình lại đang nảy nở sinh sôi. Bán máu êm ả là thế mà nhiều lúc vẫn giật mình. Ví như đang ngồi nhìn cả vào người y tá chờ gọi tên mình thì người ấy bỗng bật ra những cái tên bất ngờ nhất: - Chính Yên! - Phan Kế Bảo! Hay đang bưng bát phở lên ăn, nghe tiếng gọi giật giọng: - Phương Nam! Toàn những người quen. Toàn những trí thức. Ngượng nghịu nhìn nhau. Rồi cũng quen dần. Lương thiện thì rõ ràng là lương thiện rồi. Nhưng nó tố cáo 64 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn bước đường cùng. Người bán máu nuôi con đi học. Người lương hưu ít ỏi không đủ sống. Quần áo chỉn chu. Tóc chải gọn gàng. Mặt mũi sáng sủa, đi lại rón rén nhẹ nhàng chỉ trông cũng biết là người có học. Đấy là một loại. Loại này đông nhất. Loại thứ hai ít hơn: Những nam nữ thanh niên còn rất trẻ, quần áo bít dít cười nói trò chuyện ồn ào. Đó là cánh đua đòi ăn chơi tung tẩy rủ nhau đi bán máu lấy tiền mua nhẫn vàng mua đồng hồ quần bò áo phông. Còn dân bán máu chuyên nghiệp lại khác. Giống cánh trí thức. Ít nói. Có nói cũng rất khẽ. Khuôn mặt đầy lo lắng ưu tư. Họ có nhiều sổ, bán ở nhiều nơi. Có khi lên cả Sơn Tây, Thái Nguyên. Về cả Thái Bình. Họ chưa đến hạn được bán. Họ sợ máu họ loãng. Họ sợ bệnh viện nhận ra sự gian dối của họ. Dân chuyên nghiệp bán máu xong là đổ xô đi mua viên sắt, uống nước cua sống. Hy vọng như vậy sẽ có đủ huyết sắc tố cho đợt bán sau. Dân chuyên nghiệp vén ống tay áo lên nhìn biết ngay. Chằng chịt vết kim. Lân bán máu sau Tường. Nhưng Lân là người theo đuổi cái công việc này lâu nhất. Khi kẻ viết bài này lang thang từ các trại tù miền rừng núi trở về, sẵn có nghề trong tay, Lân đi bán máu đột xuất, chiêu đãi y một bữa bún chả, ăn trong căn buồng hẹp nhà Lê Bầu phố Phùng Hưng. Một bữa ăn vĩnh viễn nằm trong trí nhớ. * Thời gian gấp ruổi ‹ 65 https://thuviensach.vn Năm 1971 Mạc Lân xin nghỉ hưu non. Tình thế bắt buộc, mặc dầu anh không muốn. Thật không ngờ: Nghỉ hưu, anh lại có nhiều việc để làm. Cái chuyện anh không được viết, hoặc được viết nhưng không được in hay được in nhưng không được ký tên cũng không được nhận nhuận bút cả bàn dân thiên hạ đều biết. Và nhiều người tìm đến anh. Đó là những người đang đi vào con đường viết lách, những cộng tác viên của một vài tờ báo, những người đang muốn có một cái truyện ký đầu tiên, hay cũng đã có một hai cái tin đăng báo và giờ đây đang giao du với những cán bộ biên tập các nhà xuất bản, những người đã có một vài sáng tác được in và đang muốn được kết nạp vào hội văn nghệ địa phương, kể cả hội nhà văn, rất cần bản thảo như một chứng chỉ. Hoặc muốn vây vo với một em nào đó. Để chinh phục. Để có thể yêu, và không loại trừ cả chuyện hôn nhân. Cũng nhiều khi đơn giản chỉ là một cách kiếm ăn, phe phẩy, nhận việc, không phải làm mà vẫn có tiền tiêu, hơn nữa có tiếng tăm. Thời ấy mọi đơn đặt hàng đều là truyện ký. Một thứ người thực việc thực được văn nghệ hóa, có tả cảnh, tả tình, có đối thoại, một thứ văn chương tổ đội. Cái khoản ấy Lân rành. Chẳng cứ Lân rành. Bầu cũng rành.(Và cả tôi nữa. Cũng rành). Bầu và Lân làm thành một tổ viết văn chui. Nghĩa là viết văn không cho người khác biết, trừ người đặt hàng mình. Việc nhiều khi không có. Nhưng cũng có lúc làm không hết việc. Do người ta tự tìm đến. Mà cũng do bè bạn khơi nguồn, tìm việc mang đến cho anh, anh 66 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn chỉ việc viết mà không biết người sẽ đứng tên sách anh viết, người sẽ phải trả tiền cho anh là ai. Đủ các đề tài. Chuyện chiến đấu trong Nam. Chuyện nhà máy, cải tiến kỹ thuật, mỗi người làm việc bằng hai, chuyện chăn nuôi trong hợp tác xã nông nghiệp. Chuyện phong trào hai tốt (dạy tốt, học tốt) ở các trường học. Đề tài gì cũng được. Nhưng các ông phải cung cấp tài liệu. Bọn này chỉ biết có viết thôi. Đảm bảo đúng thời hạn, đúng số trang số chữ, đảm bảo chất lượng. Hợp đồng chỉ thảo miệng như vậy. Còn nữa. Nhuận bút chia đôi. Cũng là thống nhất miệng. Nhiều khi gặp khách hàng rắn quá, Lân nhận theo tỷ lệ bốn mươi, sáu mươi. Người đứng tên sách ăn sáu, còn Lân ăn bốn. Chung quanh cái việc viết văn chui của Lân thật nhiều chuyện li kì. Có những người nhận nhuận bút rồi nhưng định quịt, không thanh toán tiền cho kẻ viết. Đi lại nhiều lần. Ngọt nhạt. Mềm mỏng. Căng thẳng. Người ta cũng không định quịt của mình. Chẳng qua là vì quá bốc với “tác phẩm đầu tay”, lỡ liên hoan hết cả tiền nhuận bút. Cuối cùng đành phải tháo đồng hồ Poljot đưa Lân. Làm ăn phải giữ cái mối chứ nhiều lúc nhục lắm ông ơi. Anh chồng bảo cô vợ thế này: Anh Lân anh ấy túng quá, anh thuê anh ấy chép bản thảo, tạo điều kiện cho anh ấy thêm tí thu nhập, em đến xem anh ấy chép xong chưa cầm về cho anh, nhà xuất bản họ giục. Tiền nong cứ kệ anh. Anh sẽ thanh toán với anh ấy sau. Chị vợ phục tấm lòng ăn ở của chồng sát đất. Chồng mình quan tâm đến bạn như thế chứ còn gì nữa. Một tấm lòng Thời gian gấp ruổi ‹ 67 https://thuviensach.vn vàng! Thật may cho cái số của mình... Chị vợ đến gặp mình nói lại ý kiến của chồng. Mình khất. Nói rằng mấy hôm nay tôi bận quá chưa chép được. Chị về nói lại với anh hộ. Chị vợ lại hỏi: Chữ anh ấy nhà tôi khó xem lắm đấy. Tôi đọc còn khó, anh có đọc được không. Mình vội bảo: Tôi đã công tác ở tòa soạn chị ạ, chữ viết kiểu gì tôi cũng đọc được. Lần đầu tiên vui vẻ. Lần thứ hai bà vợ đến mình vẫn chưa chép được, bà ta đã có vẻ bực nhưng cố nén. Và lần thứ ba cũng vẫn bận quá chưa chép được cho anh thì bà vợ không chịu được nữa. Dắt xe ra cửa còn nói đổng: “Đã đói còn lười. Người ta thông cảm giao việc cho làm mà không chịu làm”. Lân cười. Kể đến đây Lân cười. Rồi anh nghiêm mặt quát lên với tôi: “Những công việc ấy làm sao viết trước, viết sẵn được. Ông cũng viết văn ông còn lạ gì. Cứ là phải nước đến đít rồi mới nhảy!” Và nhắc lại châm ngôn anh đã nói cùng tôi: “Làm ăn phải giữ lấy cái mối. Đành chịu. Họ muốn nói thế nào tùy họ”. Bỗng cười phá lên: “Nhưng anh chồng là người tuyệt vời. Cuối cùng thì bản thảo cũng xong. Sách in trước Tết. Nhuận bút có trước Tết. Ông cũng biết Tết mà có nhuận bút thì tuyệt như thế nào. Mình đến nhà anh ta. Hí hửng sẽ mang được tiền về cho vợ. Nhưng chị vợ anh ta cũng có nhà. Hai thằng chỉ nhìn nhau mà không nói. Không có cách nào đưa tiền được. Truyện trò giữa hai thằng tri kỉ gượng đến chín giờ tối thì mình rút. Nhưng thật không ngờ. Mười giờ bà vợ đạp xe tới nhà mình: - Anh Lân có mất cái gì không? 68 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Mình ngơ ngác: - Không. Không mất gì cả chị ạ. Chị vợ rút ra một xếp tiền đưa cho mình: - Anh đánh rơi tiền ở nhà tôi đây này. Khi anh về, nhà tôi thấy ở gầm ghế anh ngồi chỗ tiền này, hỏi tôi tiền nào đây. Chồng không mất, vợ không mất. Anh ấy bảo thế thì chỉ có tiền anh Lân đánh rơi thôi. Mình hiểu ngay tất cả. Sáng kiến ứng xử thông minh của ông chồng, sự thông cảm của ông ta đối với thói xấu cần tiền của mình trong những ngày giáp Tết. Mình giả vờ lục túi quần và reo lên: “Chết rồi. Đúng rồi. Tiền vợ tôi nó vừa lĩnh họ đưa cho tôi lúc chiều. May quá. Cám ơn anh chị”. - Nhưng sao toàn thấy bà vợ đến nhà ông mà ông chồng không đến? - Ông ấy bị đau chân. Đi làm sao được. Như mọi thứ hợp đồng khác, hợp đồng viết thuê của Lân có nhiều chuyện phát sinh. Chẳng hạn chuyện Lân viết (ký tên người khác) bỗng dưng lại ăn một cái giải thưởng nào đó. Như có một năm ba truyện ngắn Lân viết cho ba người được giải thưởng (của Hà Nội và của Tổng công đoàn). Người ta có thể quên hẳn Lân. Nhưng những người trúng giải thường là những người rộng rãi biết điều. Lộc bất khả hưởng tận. Ba cái giải thưởng ấy Lân đều được chia 50 phần trăm. Trần Dần, Phùng Quán Thời gian gấp ruổi ‹ 69 https://thuviensach.vn đem tiền đến cho Lân. Hai người này nhận việc cho Lân. Người nhận giải chẳng biết Lân là ai. Họ chỉ biết có ông Dần, ông Quán. Có một điều Lân lấy làm lạ là cái người chỉ đứng tên cho văn bản mà không hề viết lấy một dòng khi sách đã được in, gặp Lân là người đã viết ra nó lại cứ trò chuyện với Lân theo cái kiểu như chính anh ta là người đã sáng tác ra nó, chính anh ta là tác giả. Hoặc nói một cách rất bề trên: “Đoạn ấy viết được. Mình đi đến đâu người ta cũng khen. Dư luận tốt lắm”. Anh lắc đầu: Cũng nhiều lúc muốn tống một quả đấm vào mặt họ nhưng lại cố nén. Rồi cười: Làm ăn phải giữ lấy cái mối. Nghề viết thuê có nhiều lúc nhục nhưng cũng có lúc vinh. Ấy là cái lần Lân đi viết lịch sử đảng bộ Thuận Hải, tên gọi chung cho hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận thời còn đang sáp nhập làm một. Chưa bao giờ anh có một công việc quy mô như vậy. Nó hứa hẹn với anh nhiều tháng có công ăn việc làm và do đó thu nhập cũng khá hơn. Người dắt mối cho anh là Tạ Văn Bảo, trưởng ban công nghiệp báo Tiền Phong vào cái hồi anh làm trưởng ban văn nghệ. Tạ Văn Bảo đã vào biên ủy báo rồi chuyển sang làm giám đốc nhà xuất bản Thanh Niên. Khi đó nhà xuất bản Thanh Niên đang có một chương trình liên kết kinh tế gì đó với tỉnh ủy Thuận Hải. Biết tỉnh ủy Thuận Hải muốn có một bộ lịch sử đảng bộ tỉnh, Bảo đã đưa từ Hà Nội vào một cây bút có tín nhiệm để viết. Nhưng bản 70 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn thảo đổ. Không đạt. Mà không thể không có bản thảo, không thể không xuất bản tập lịch sử Đảng bộ. Bảo nghĩ đến Lân, một người chắc chắn sẽ có bản thảo, hơn thế, một bản thảo tốt. Lân nói với Tạ Văn Bảo: - Nhưng ông cũng biết rồi đấy. Tôi không phải đảng viên, viết lịch sử Đảng có được không? Với lại tôi chỉ viết giai đoạn từ khi thành lập Đảng tới Tổng khởi nghĩa thôi đấy. Bảo nói không có vấn đề gì, thu xếp vào trong ấy càng sớm càng tốt. Vợ chồng Lân vay giật được 200 đồng. Hằng, vợ Lân khâu vào mỗi cái quần lót của Lân một cái túi con, để cho tiền vào đó, miệng túi cài ghim băng cẩn thận. Mùa hè năm 1982 Lân vào Phan Thiết với 200 đồng, 200 điếu thuốc lá cuốn, một quyển sổ tay, vài cái bút bi, anh gặp các đồng chí trong tỉnh ủy. Lân thấy cần trực tiếp nói rõ nhân thân của mình với tỉnh ủy: - Trước đây tôi là đảng viên, nhưng từ lâu tôi không sinh hoạt Đảng nữa. Các anh xem tôi có đủ tiêu chuẩn làm việc không. Và tôi cũng báo cáo với các anh là tôi chỉ viết lịch sử Đảng bộ từ năm 45 trở về trước thôi. Nói rõ như vậy để các anh quyết định... Đồng chí đại diện tỉnh ủy nói với Lân: - Việc đó là của chúng tôi. Không phải việc của anh. Việc của anh là viết. Còn lại là việc của tỉnh ủy. Chỉ đến khi công việc chắc chắn rồi Lân mới dám mở ghim băng lấy tiền cất trong quần lót ra tiêu. Thời gian gấp ruổi ‹ 71 https://thuviensach.vn Hẳn là bản thảo tốt nên khi hoàn thành, tỉnh ủy hỏi Lân về giá cả, Lân rụt rè nói con số mười lăm nghìn đồng, một con số mà chính anh cũng hoảng lên nhưng anh còn nhận được số tiền cao hơn thế: hai mươi nghìn đồng! Tỉnh ủy còn nói sẽ có một tặng phẩm cho Lân. Lân nghĩ ngay đến vợ. Anh mạnh dạn đề nghị cái tặng phẩm mà tỉnh ủy ưu ái dành cho anh sẽ là một suất tàu khứ hồi Nam Bắc để vợ anh có thể vào Sài Gòn, tới Phan Thiết cùng với anh. Vấn đề quá đơn giản. Đề nghị của anh được chấp nhận ngay. Ít ngày sau Hằng vào Sài Gòn, ra Phan Thiết. Hai vợ chồng sống như những cặp vợ chồng nhàn cư đi du lịch. Đó là anh trả cái ơn, cái nghĩa đối với vợ mà nếu không có chuyến đi viết này anh sao làm được. Ôi! Một khi cái vận nó đã đến thì như vậy đấy. Cứ tự nó đến thôi. Khi nó không đến thì muốn cũng chẳng được. Vừa hoàn thành công việc với tỉnh ủy đã lại có công việc mới: Ký hợp đồng viết lịch sử tỉnh đoàn. Chưa xong lịch sử tỉnh đoàn đã ngấp nghé lịch sử huyện đoàn. Cứ như vậy mà thừa thắng xông lên. Nhưng cuộc đời luôn dành cho anh nhiều vố. Khi anh đã hút hết 200 điếu thuốc lá cuộn, khi Hằng đã trở ra Hà Nội, khi anh đang ngồi viết lịch sử tỉnh đoàn, anh bỗng thấy như có ai đánh rất mạnh vào ngực. Mặt mũi xây xẩm. Choáng váng như muốn ngất. Ngực thắt lại, đau nhói. Nghẹt thở. Có một cái gì cứ cắn trong lồng ngực... Cơn nhồi máu cơ tim đầu tiên của anh mà anh không biết. Từ Phan Thiết, anh trở vào thành phố Hồ Chí Minh 72 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn khám bệnh ở bệnh viện Gia Định. Huyết áp 170 trên 100. Bác sĩ bảo đối với người già, huyết áp như vậy bình thường. May sao anh gặp Vấn, một bác sĩ bạn anh từ hồi còn ở Hà Nội. Vấn khám, kết luận anh nhồi máu cơ tim và đưa đến bệnh viện Điện Biên Phủ (Saint Paul cũ). Thở ô xi. Truyền máu. Tiếp nước. Các bà xơ rất tận tình phục vụ nâng giấc đêm hôm. Quý ngài xa gia đình, mắc bệnh hiểm nghèo, chúng tôi xin được chăm sóc. Bảy ngày sau Hằng mới có mặt tại bệnh viện. Hai vợ chồng bay ra Hà Nội bằng chuyên cơ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Cũng là trúng số hên. Lân nằm bệnh viện với giấy giới thiệu của tỉnh ủy Thuận Hải gửi tới T78, nghĩa là Văn phòng Trung ương Đảng phía Nam. Chuyên cơ của Thủ tướng còn thừa hai chỗ. Hai chỗ ấy được dành cho vợ chồng một người bệnh nặng thuộc T78! * Đầu năm 2002 tôi gọi điện cho Lân. Chúng tôi duy trì cách liên lạc này để vẫn biết tin về nhau, được nghe giọng nói của nhau, dù nó hơi đau hào, bởi vì có bao giờ nhấc máy mà chúng tôi nói với nhau dưới năm phút đâu. Mà lương hưu của hai vợ chồng tôi sau bao kỳ tăng - mỗi kỳ 25 phần trăm - đều không quá 250 nghìn, nghĩa là vừa đủ cho hai cái đám cưới và một cái đám ma. Mà ở tuổi chúng tôi, con bạn lấy vợ lấy chồng nhiều, còn bạn thì cũng đã có hiện tượng lần lượt nằm xuống. Thời gian gấp ruổi ‹ 73 https://thuviensach.vn Bùi Ngọc Tấn và Mạc Lân Tiếng của Lân qua ống nghe áp vào tai tôi đã khác trước nhiều. Giọng nói của anh qua mỗi lần điện thoại một khác. Thều thào, mệt mỏi. Lần này lại càng mệt mỏi. Đứt quãng, nghe cả tiếng thở dốc. Nghe mà lo mà thương cho anh. Vụ rét cuối năm Tân Tỵ đầu năm Nhâm Ngọ này khủng khiếp quá. Tám đến mười lăm độ kéo dài cả tháng. - Tôi lại mới bị viêm thực quản, viêm môn vị. Phiền quá. Bệnh này khiến mình cứ phải ở nhà không đi đâu được. Chứ không thì cũng cố bỏ ra mười nghìn đi xe ôm đến ông Bầu, đến chỗ ông Tường chơi. Lại thêm bệnh mới. Nghe tiếng anh tôi lo. Anh mệt mỏi lắm rồi. Anh là người kiên cường chiến đấu với tật bệnh. 74 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Năm 1982, lần đầu tiên bị nhồi máu cơ tim, bác sĩ đã nói riêng với chúng tôi có cầm cự giỏi lắm cũng chỉ được từ năm năm đến bảy năm, mà anh đã chiến đấu với nó, đã cầm cự hai mươi mốt năm rồi. Đâu có phải chỉ nhồi máu cơ tim. Còn bao bệnh khác, bệnh nào cũng là trọng bệnh. - Tôi định vào bệnh viện nhưng bệnh viện hết giường rồi. Với lại cũng không có người trông nom. Bà Hằng nhà tôi còn phải đi làm. Không đi lấy gì mà sống. Tôi lên Hà Nội thăm Lân. Qua nút cổ chai Cầu Giấy đang được giải tỏa, nơi trước đây Lân bị tông xe và bị gãy chân lần thứ hai. Rẽ vào nhà Lân. Anh đang nằm trên chiếc giường một, chăn đệm đầy người. Một cháu gái xinh xẻo tóc xõa đang ngồi trước bàn với những trang giấy để mở. Tôi biết cháu. Đó là một sinh viên khoa báo chí trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Cháu ở gần nhà anh. Những lúc rỗi rãi cháu sang cơm nước, phục vụ anh và anh đọc cho cháu chép tập sách anh đang viết, tập sách của đời anh. Thấy tôi, cả hai bác cháu reo lên. Cháu gái xếp bản thảo vào trong một cái cặp, đi pha nước. Lân hất chăn đệm ra, ngồi dậy bảo cháu: - Hôm nay có bác Tấn, chúng ta nghỉ làm việc. Cháu ra ngoài kia mua cho hai bác thứ gì ăn trưa. Hai ổ bánh mì này, mấy quả táo này. Ông uống gì nhỉ. Bia à. Còn tôi nước ngọt. Cháu cầm tiền ra đi và một lát sau đã quay lại với những thứ đó trong túi ni lông. Cháu lấy cốc lấy đĩa bày Thời gian gấp ruổi ‹ 75 https://thuviensach.vn các thứ ra bàn nước và lễ phép chào chúng tôi, ra về. Chỉ còn hai chúng tôi. Vừa ăn vừa nhìn nhau. Lần nào lên Hà Nội gặp Lân tôi cũng cứ sờ sợ rằng đây là lần cuối cùng tôi nhìn thấy anh dù tôi biết bệnh tật có xúm lại vật được anh cũng còn lâu. Tôi bỗng nhớ đến một câu của Pautovsky mà tôi đã đọc khi còn độ tuổi hai mươi: “Tôi viết cho bạn bè tôi và vào tuổi này họ đang ít dần đi”. Đến bây giờ tôi mới ngấm câu nói ấy. Lân xếp xếp chồng bản thảo đã được làm vi tính, cất vào hộc tủ: - Cũng được một nửa rồi ông ạ. Mình định viết bốn cái truyện vừa độc lập. Nhưng khi ghép lại với nhau nó thành một quyển tiểu thuyết... Mắt anh ánh lên một nỗi khát khao. Giọng anh lại vang vọng sắc thái ngày nào. Tôi cầu mong anh hoàn thành dự định. Nhưng phải gấp lên Lân ơi. Mà không chỉ Lân. Cả mình, cả Bầu, cả Tường, cả Bão... Tất cả anh em mình. Thời gian gấp lắm rồi. Ngã Sáu 29/1/2002 Mùa rét năm Tân Tỵ 76 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn Lê Bầu Người hiểu giá trị của thời gian Càng già càng ngại đi xa. Lên Hà Nội thôi cũng ngại. Vì bè bạn ở Hà Nội toàn nghèo. Nhà cửa chật chội. Rất ít tiện nghi. Tuổi già lại sinh lắm thói quen xấu. Như cái gối không đúng độ cao quen thuộc là khó ngủ rồi. Như hay dậy sớm. Như hay tiểu đêm. (Nói bóng bẩy theo kiểu Nguyễn Tuân là yếu cái chân thận). Như hơi bị lạnh là hắt hơi. Dù không gây nguy hiểm như cái hắt hơi trong Cái chết của viên công chức của Tchekhov nhưng cũng là phiền. Còn vợ bạn. Con bạn... Cho nên có việc lên Hà Lê Bầu - Người hiểu giá trị của thời gian ‹ 77 https://thuviensach.vn Nội tôi hay ở nhà Lê Bầu. Anh sống độc thân. Lại trung tâm thành phố: Số 105 Phùng Hưng. Đó là một di tích lịch sử đã được xếp hạng. Ở mảng tường sát cửa ra vào có gắn một tấm biển đá khắc chữ vàng: Nơi đây là trụ sở Báo Tin Tức, cơ quan của Đảng trong thời kỳ mặt trận Bình Dân năm 1936-1939. Một căn nhà hai tầng mặt tiền, mỗi tầng chỉ có một buồng, do Sở Văn hóa Hà Nội quản lý. Buồng tầng trệt ngăn đôi. Buồng trên gác không ngăn. Bên trên bốn cán bộ ở. Bốn chiếc giường cá nhân đặt bốn góc theo kiểu nhà tập thể. Cả bốn người đã hưu, đã về quê, khóa cửa để đấy, mỗi tháng chỉ ra một lần họp chi bộ và giải quyết gạo dầu thịt mắm theo cách nói của Lê Bầu, nghĩa là mua các thứ định lượng trong phiếu theo giá cung cấp. (Từ khi xóa bỏ tem phiếu, bốn ông không ra Thủ đô nữa, căn buồng ấy các ông cho thuê lại). Buồng trệt chỉ có hai người ở trong hai nửa đã ngăn đôi, tiêu chuẩn dành cho những người sáng tác. Một là Lê Bầu. Một là ông Lúa tháng năm kén tằm vàng óng Huyền Tâm. Lớp cót ngăn ngày càng cũ, càng xộc xệch, bên này thở mạnh bên kia cũng nghe thấy. Căn buồng vốn hẹp ngăn ra lại quá hẹp. Nó như một cái ống, mỗi bên chỉ có một cửa sổ và một nửa cửa ra vào. Để có thể đi lọt nửa cái cửa ra vào ấy, người ta đã phải chữa lại, làm lại cái sống giữa hai cánh cửa cho nó hơi thụt vào bên trong. Làm như vậy khi hai cánh cửa hai buồng (thực ra là hai nửa buồng) cùng đóng thì tạo ra một góc tù chứ không thành một mặt phẳng. Mỗi cánh cửa của một hộ độc thân nhờ 78 › Bùi Ngọc Tấn https://thuviensach.vn