🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Việt Nam Hành Trình Đi Đến Phồn Vinh
Ebooks
Nhóm Zalo
1
www.Sachvui.Com
VŨ MINH KHƢƠNG
VIỆT NAM
Hành trình đi đến phồn vinh 5/2014
0
www.Sachvui.Com
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. ƢỚC MƠ KHÔNG BAO GIỜ TẮT.............................. 5 Đất Nƣớc Lớn Lên................................................................................ 5 Năm Mới, Nói Chuyện Đổi Mới Tƣ Duy ............................................ 13 Đột Phá Từ Triết Lý Phát Triển......................................................... 25 Đẳng Cấp Phát Triển: Việt Nam Chọn Đông Á Hay Đông Nam Á? . 50 Nền Móng Phát Triển Và Mệnh Lệnh Cải Cách ................................ 62
Việt Nam Trƣớc Thách Thức Xây Dựng Nhà Nƣớc Kiến Tạo Phát Triển................................................................................................... 83
CHƢƠNG 2. NHỮNG TRĂN TRỞ KHÔN NGUÔI........................ 89 Tầm Vóc Dân Tộc Và Công Cuộc Phát Triển.................................... 89 Bài Học Về Xây Dựng Một Tổ Chức Trƣờng Tồn.............................. 98
Coi Trọng Yếu Tố Công Bằng Trong Hoạch Định Chính Sách Công .......................................................................................................... 107
Từ Một Văn Hóa Biện Bác Đến Một Dân Tộc Tƣ Duy .................... 113 Đôi Điều Về Cải Cách Cơ Cấu (Tái Cấu Trúc) Nền Kinh Tế.......... 119 Học Gì Từ Lộ Trình Đi Đến Phồn Vinh Của Ngƣời Trung Quốc?.. 137 Thay Đổi Để Đi Lên......................................................................... 141 Mong Lời Tuyên Thệ Phồn Vinh ...................................................... 148 Việt Nam 2045: Quốc Gia Hùng Cƣờng, Dân Tộc Phồn Vinh ........ 154 Thách Thức Biển Đông Và “Chiếc Nỏ Thần” Việt Nam ................. 159 Biến Họa Thành Phúc Bằng Canh Tân Đất Nƣớc ........................... 164 Thƣ Gửi Lãnh Đạo Đất Nƣớc Và Đồng Bào Ở Quê Nhà ............... 169 Việt Nam: Chặt Cầu Để Tiến Lên? .................................................. 171
Tính Chính Danh Của Đảng Cầm Quyền Và Trách Nhiệm Cải Cách .......................................................................................................... 182
i
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
CHƢƠNG 3. TÌM CHÂN LÝ TỪ THỰC TẾ CUỘC SỐNG......... 194 Đƣờng Sắt Cao Tốc Và Những Câu Hỏi Về Chất Lƣợng Thể Chế .. 194 Chống Lãng Phí Bằng Lƣợng Hóa Năng Lực Cán Bộ..................... 204 Dự Án Dung Quất: Bài Học Đắt Giá Cho Công Nghiệp Hóa ......... 208 Để Đẩy Quan Hệ Việt–Mỹ Lên Tầm Cao Mới................................. 214 Để Không Còn Khủng Hoảng Thiếu Điện Trong Tƣơng Lai........... 219 Muốn Thu Hút Ngƣời Tài, Phải Trọng Dụng Nhân Tài Có Sẵn ...... 225 Ba Nguyên Lý Nền Tảng Để Việt Nam Tăng Trƣởng....................... 233
Một Số Kiến Nghị Nâng Cao Sức Cạnh Tranh–Phát Triển Của Nền Kinh Tế Việt Nam............................................................................. 238
Việt Nam Khó Phồn Vinh Nếu Trọng Phát Đạt Hơn Phát Triển ..... 265 Một Vài Suy Nghĩ Về Sách Và Sự Nghiệp Chấn Hƣng Đất Nƣớc.... 276 Từ Lấy Phiếu Tín Nhiệm Đến Đẩy Mạnh Cải Cách ........................ 282
CHƢƠNG 4. LỚP TRẺ VÀ GÁNH NẶNG TƢƠNG LAI............. 285 Cần Một Thế Hệ Trẻ Có Tri Thức Và Dũng Khí.............................. 285 Sinh Viên Việt Nam – Tầm Nhìn Và Ý Chí Chiến Lƣợc ................... 299 Lớp Trẻ Phải Ý Thức Đƣợc Sứ Mệnh Quan Trọng Của Mình......... 303 Đam Mê Của Ngƣời Trẻ Là Năng Lƣợng Sống Của Dân Tộc......... 307 Làm Gì Để Thích Ứng Trong Một Thế Giới Đầy Biến Động?......... 313 Phát Triển Và Nuôi Dƣỡng Tố Chất Lãnh Đạo ............................... 319
LỜI KẾT ............................................................................................. 326
ii
www.Sachvui.Com
LỜI MỞ ĐẦU
Sinh ra ở đời, ai cũng có ƣớc mơ. Ƣớc mơ không chỉ là kim chỉ nam cho mục tiêu hƣớng tới mà còn là động lực mạnh mẽ thôi thúc ngƣời ta vƣợt qua mọi trở ngại trên hành trình cuộc đời của mình. Trong muôn vàn ƣớc mơ của mình, ngƣời Việt Nam ta, có lẽ ai cũng chia sẻ và thôi thúc bởi một ƣớc mơ chung đƣợc khao khát từ ngàn đời về một dân tộc ngẩng cao đầu, một quốc gia phồn vinh, một xã hội chứa chan tình yêu thƣơng và ý thức trách nhiệm trong sự sâu sắc về đạo lý và anh minh về công lý. Những hy sinh vô bờ bến của biết bao thế hệ ngƣời Việt Nam trong hàng nghìn năm qua là những minh chứng mạnh mẽ về sức mạnh vô song của dân tộc trong thực hiện ƣớc mơ mãnh liệt này. Thế nhƣng, xót xa thay, ngƣời Việt Nam ta, trong hòa bình và trƣớc những cơ hội lớn lao cho phát triển, thƣờng lại thấp kém đi một cách kỳ lạ. Hạn hẹp về tầm nhìn, yếu mềm về bản lĩnh, say sƣa với phô trƣơng, mê mẩn với danh tƣớc, vụ lợi cá nhân bất chấp những tổn thất khôn lƣờng của cộng đồng và đất nƣớc. Bởi vậy, có một nghịch lý là, dƣờng nhƣ khi đất nƣớc càng có nhiều thuận lợi, con đƣờng đi đến ƣớc mơ chung của dân tộc càng dài ra với nhiều gian khó trắc trở mới do chính chúng ta tạo ra (cho dù hầu nhƣ không ai trong chúng ta thấy trong đó có phần lỗi của mình).
Sự tồn tại và thắng thế của nghịch lý này có căn nguyên từ ba yếu tố có liên quan tƣơng tác khăng khít với nhau. Đó là, Khiếm khuyết trong tư duy phát triển của xã hội, Hạn chế trong phẩm chất hợp tác của cộng đồng, và Tính thiếu ưu tú của bộ phận tinh hoa.
1
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Khiếm khuyết trong tư duy phát triển của xã hội thể hiện ở sự thiên lệch coi phát đạt cao hơn phát triển. Phát đạt là sự gia tăng về thu nhập, nâng cấp về điều kiện vật chất (nhƣ của cải dự trữ, nhà cửa, trang thiết bị, và hạ tầng cơ sở), và mở rộng về thanh thế quan hệ. Trong khi đó, phát triển đƣợc đo bằng tính tự trọng chính mình và lòng tôn trọng ngƣời khác, tầm nhìn và khả năng sáng suốt trong tổng hợp thông tin để ra các phán xét và quyết định, biết trân trọng cái mình đang đƣợc hƣởng, và ý thức tự đánh giá lại mình trong trách nhiệm với bản thân, tập thể, và xã hội. Trong khi phát đạt có thể đƣợc tạo ra nhờ những nỗ lực nhất thời hoặc may mắn, phát triển tạo nên nền tảng căn bản có tính cấu trúc cho một sự thịnh vƣợng lâu dài. Thiên lệch về phát đạt, coi nhẹ phát triển, có thể làm mạnh lên những yếu tố đi ngƣợc lại sự phát triển, gây nguy cơ tiềm ẩn cho sự suy tàn. Đây cũng chính là lý do mà nhiều gia đình phát đạt mà con cái hƣ đốn; nhiều công ty ăn nên làm ra một thời mà bị sa lầy vào đấu đá nội bộ hoặc các thƣơng vụ làm ăn chụp giật phi pháp; đất nƣớc có tăng trƣởng cao mà nền tảng phát triển lâu dài mỗi ngày một suy yếu.
Nỗ lực thúc đẩy tiến trình phát triển của một xã hội đòi hỏi phải có một lƣợng đủ lớn cá nhân ƣu tú có một tầm nhìn chung cho tƣơng lai và thôi thúc xã hội đồng lòng hƣớng tới đó. Động lực chủ đạo cho sự đổi thay xã hội có cội nguồn chủ yếu từ tầm nhìn thấu đáo và mạnh mẽ này. Sự phê phán các khuyết tật của hệ thống hiện tại có thể giúp tăng mức đòi hỏi đổi thay nhƣng tự nó không tạo nên cải biến phát triển. Trong khi đó, một hệ thống cầm quyền muốn gia cƣờng khả năng trƣờng tồn của mình phải hết sức chú trọng vai trò làm “bà đỡ” cho đòi hỏi phát triển ngày càng bức bách của xã hội. Say sƣa với các dự án nhằm tạo nên sự phát đạt, trong khi xem nhẹ, hoặc thậm chí ngăn trở tiến trình phát triển (chẳng hạn, hạn chế ý thức công dân và tinh thần phản biện của ngƣời dân) có thể dẫn đến nguy hại không thể lƣờng hết đƣợc.
2
www.Sachvui.Com
Lời mở đầu
Hạn chế về phẩm chất hợp tác của cộng đồng (khi không còn chiến tranh) của ngƣời Việt Nam ta đã đƣợc nhiều học giả, doanh nhân, và ngƣời dân bàn đến. Bài toán “Săn hƣơu” của triết gia Pháp Jean-Jacques Rousseau cho một ví dụ sinh động giúp chúng ta hiểu sâu hơn tại sao khuyết tật này là phổ biến trong cộng đồng Việt Nam ta. Trong câu chuyện này, hai ngƣời đi săn cùng rơi vào một tình thế chung: nếu cả hai cùng im lặng chờ hƣơu đến rồi cùng nổ súng thì thành công của cuộc đi săn sẽ rất lớn; vừa săn đƣợc hƣơu, vừa củng cố tình hợp tác. Thế nhƣng, mỗi ngƣời đi săn đều lấn bấn với những câu hỏi và toan tính riêng: “nếu hƣơu không đến thì tối lấy gì ăn cho gia đình mình?” và “nếu ngƣời kia nổ súng bắn con thỏ cho riêng anh ta thì hƣơu sẽ không tới và tối nay chỉ gia đình anh ta có ăn trong khi gia đình mình sẽ đói.” Ham muốn nhỏ, sợ rủi ro, thiếu lòng tin vào đồng đội, và sự thiếu vắng một thiết chế hiệu lực cho thực thi cam kết là những lý do thúc đẩy mỗi ngƣời đi săn nổ súng bắn thỏ. Cách chọn bắn thỏ càng trở nên phổ biến khi mỗi ngƣời đi săn đều đủ thính tai, tinh mắt để một mình bắn thỏ mà không cần đến sự giúp đỡ của đồng bạn. Trong bối cảnh này, tinh thần hợp tác của cộng đồng sẽ mỗi ngày một giảm sút nếu có nhiều ngƣời trong cộng đồng phát đạt nhờ những phát súng bắn thỏ. Tình thế và động thái này dƣờng nhƣ đang phổ biến trong cộng đồng chúng ta; và đó có lẽ là một lý do quan trọng làm thấp đi phẩm chất hợp tác vốn rất tiềm tàng của mỗi ngƣời Việt Nam.
Bộ phận tinh hoa đại diện bởi các chính trị gia, các nhà lãnh đạo, giới trí thức và doanh nhân đóng một vai trò quyết định trong thúc đẩy công cuộc phát triển của một xã hội. Họ có những khả năng tiềm tàng trong việc tạo nên những thông điệp và động lực mạnh mẽ giúp toàn xã hội vƣợt qua hai trở ngại lớn nói trên của một tiến trình phát triển – thiên lệch về phát đạt, coi nhẹ phát triển và thiếu phẩm chất hợp tác cộng đồng cho những mục tiêu lớn.
3
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Thế nhƣng, cũng chính bộ phận tinh hoa này, do sự thiếu ƣu tú của mình, họ có thể sa lầy vào hai khuyết tật nói trên và trở thành trở lực trong con đƣờng cải biến phát triển để đi đến phồn vinh của dân tộc. Sự ƣu tú của bộ phận tinh hoa thể hiện ở ba thƣớc đo chủ yếu: khát vọng dân tộc; ý chí học hỏi tinh hoa nhân loại; và ý thức tìm chân lý từ thực tế với tinh thần cầu thị chân thành và sâu sắc trong tiếp nhận các ý kiến phản biện để không ngừng hoàn thiện những nỗ lực đóng góp cho đất nƣớc của mình.
Ý thức rõ những khó khăn trở ngại nêu trên, với tinh thần “Quốc gia hƣng vong, thất phu hữu trách,” tác giả biên soạn quyển sách này để chia sẻ cùng bạn đọc những suy tƣ, trăn trở nhằm góp sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp chung biến khát vọng ngàn đời của dân tộc Việt Nam ta thành hiện thực huy hoàng trong nửa đầu của thế kỷ 21. Quyển sách này là tập hợp có hệ
thống các bài viết trong thời gian qua của tác giả trên các báo trong nƣớc, theo bốn chủ đề: Ƣớc mơ không bao giờ tắt (Chƣơng 1), Những trăn trở khôn nguôi (Chƣơng 2), Tìm chân lý từ thực tế cuộc sống (Chƣơng 3), và Lớp trẻ và gánh nặng tƣơng lai (Chƣơng 4). Lời kết của quyển sách chia sẻ với bạn đọc đôi lời tâm huyết và chiêm nghiệm từ cuộc sống.
4
www.Sachvui.Com
CHƯƠNG 1. ƯỚC MƠ KHÔNG BAO GIỜ TẮT
ĐẤT NƯỚC LỚN LÊN
Trong bão táp của chiến tranh, tác phẩm Đất nƣớc đứng lên của nhà văn Nguyên Ngọc làm bao ngƣời cảm khái về sức mạnh vô song của một dân tộc khi họ biết nhất tề đứng lên.
Thế nhƣng, chiến tranh với chiến thắng lại có mặt trái khắc nghiệt. Nó có thể buộc một dân tộc đã từng quả cảm đứng lên trong chiến tranh giải phóng lại ngoan ngoãn quỳ xuống trong thời bình, thậm chí trên chính mảnh đất quê hƣơng của mình.
Ngƣời Đức lý giải hiện tƣợng đầy nghịch lý này bằng câu ngạn ngữ, hàm ý rằng chiến thắng lớn đẻ ra hai đội quân lớn: một là đội quân tham nhũng do có đƣợc cƣờng quyền tƣởng nhƣ vô tận từ chiến thắng; hai là đội quân bi ai, luôn bị dằn vặt, uất ức về
sự thua trận. Điều nguy hiểm là hai đội quân này có sự tƣơng tác cộng hƣởng: sự đông lên của đội quân này làm đông lên đội quân kia. Kết cục là sức mạnh nhân bản của dân tộc ngày càng bị suy yếu trong sự ruỗng nát lòng tin của xã hội, cho dù của cải vật chất có khá hơn xƣa.
Nƣớc Việt Nam ta không biết sẽ rơi vào quy luật nói trên hay không nhƣng những dấu hiệu đáng quan ngại không phải là hiếm thấy.
Dƣờng nhƣ, hơn ba thập kỷ đã trôi qua kể từ chiến thắng 1975,
5
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
dù đã có đƣợc một số tiến bộ đáng kể về phát triển vật chất, đất nƣớc ta chƣa thực sự lớn lên.
Nỗ lực đóng góp để “đất nƣớc lớn lên” không chỉ còn là mong muốn chân thành của ngƣời dân mà đã trở thành yêu cầu sống còn để dân tộc phát triển.
1. Làm gì để đất nƣớc lớn lên?
Mỗi thành tố của xã hội, dù là một cá nhân hay một tổ chức/công ty, dù là một gia đình hay một làng xóm/cộng đồng, dù là một chính khách hay cả hệ thống chính trị đều có tác động (tốt hoặc xấu) tiềm tàng tới tiến trình phát triển của các thành tố liên quan khác.
Một thành tố sẽ đi lên hay đi xuống? nếu đi lên thì đi lên đƣợc bao xa? nếu đi xuống thì sẽ đi xuống đến mức nào? Tất cả tùy thuộc rất nhiều vào sự tác động tiềm tàng của các thành tố liên quan đến nó. Một điều cần hết sức lƣu ý là, những tác động dựa trên sự lạm dụng các yếu tố vật chất nhƣ tiền bạc, đặc quyền đặc lợi, hay bè cánh thƣờng dẫn đến hậu quả lâu dài xấu hơn là tốt.
Con ngƣời là thành tố hạt nhân của tổng thể xã hội. Do vậy một đất nƣớc sẽ chỉ lớn lên khi mỗi con ngƣời đƣợc giải phóng, đƣợc trân trọng, đƣợc đầu tƣ, và đƣợc kỳ vọng để tạo nên những tác động tốt tiềm tàng lên chính mình và lên các thành tố khác của xã hội. Đất nƣớc sẽ nhỏ bé đi nếu con ngƣời bị hèn yếu trong trói buộc về tƣ tƣởng, phải chòi đạp trong sự gian dối, và bị nghi kị trong những giả định thấp kém của hệ thống và cộng đồng.
Theo mô hình Maslow, nhu cầu của con ngƣời có thể đƣợc khái quát thành năm bậc từ thấp đến cao: Vật chất, An sinh, Thấu cảm, Huân dự, và Sứ mệnh cao cả. Con ngƣời và đất nƣớc sẽ lớn lên nếu có sự đồng bộ của LỰC ĐẨY LÊN từ sự thỏa mãn của các nhu cầu thấp (Vật chất, An sinh) với LỰC KÉO LÊN của các nhu cầu cao
6
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
(Thấu cảm, Huân dự, Sứ mệnh cao cả).
Con ngƣời và đất nƣớc sẽ nhỏ bé đi nếu họ bị nhầy nhụa trong nỗ lực tìm kiếm và chụp giật các nhu cầu thấp và bị bế tắc trong cố gắng chân chính nhằm vƣơn lên các nhu cầu cao hơn. Một trong những lý do là sự đảo lộn trong thƣớc đo giá trị của xã hội. Hệ thống trở nên vô cảm; Huân dự bị hoen ố vì có thể đƣợc mua bán hoặc làm gian dối; Sứ mệnh cao cả nhƣ ƣớc mong phấn đấu vì dân vì nƣớc chỉ còn là khẩu hiệu mơ hồ.
Do vậy, mỗi con ngƣời chỉ có thể lớn lên nếu các thành tố liên quan kỳ vọng và trợ giúp họ không ngừng vƣơn lên những nhu cầu cao hơn.
Thế nhƣng, con ngƣời chỉ có thể lớn lên nếu hệ thống không ngừng lớn lên. Sự lớn lên của hệ thống có ý nghĩa nền tảng cho sự lớn lên của một dân tộc, đặc biệt trong xã hội Đông Á, nơi mà, ngƣời dân lệ thuộc rất nhiều vào hệ thống trong suy nghĩ, đánh giá, và hành động của mình.
Sự lớn lên của một hệ thống, trong khi đó, đòi hỏi tầm nhìn thời đại, khả năng học hỏi, và ý thức tự xem lại mình để sửa đổi và cải cách.
Một đất nƣớc sẽ khó tránh đƣợc nguy cơ suy yếu nếu hệ thống chấp nhận một tầm nhìn mơ hồ về thế giới và thiển cận về tƣơng lai.
Một dân tộc sẽ có tầm vóc bị còi cọc nếu hệ thống không khát khao học hỏi để làm giàu trí tuệ của mình trên nền tảng tinh hoa của toàn nhân loại.
Một xã hội sẽ rơi vào bế tắc nhiễu nhƣơng nếu hệ thống không luôn nghiêm khắc tự xem lại mình trong nỗ lực cải cách không ngừng. Thích nghe phỉnh nịnh, đổ lỗi cho khách quan là cách ngắn nhất đƣa đất nƣớc đến sự hèn kém.
7
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Một khi hệ thống ý thức rõ đƣợc tầm quan trọng phải xem lại mình thì nên khởi đầu bằng việc nghe theo những nguyên tắc ngàn đời đã đƣợc đúc rút từ cổ nhân. Đó là, nếu thấy ngƣời dân xem thƣờng chính quyền thì phải xem lại đức hạnh của quan lại; nếu thấy ngƣời dân không tuân thủ luật pháp thì phải xem lại ý thức thƣợng tôn công lý của hệ thống; nếu thấy ngƣời dân hay trí trá thì phải xem lại sự thành tâm và tín nghĩa của ngƣời lãnh đạo; nếu thấy ngƣời dân hay mê tín dị đoan thì phải xem lại tính minh bạch và công tâm của cơ chế.
2. Đƣa đất nƣớc lớn lên trong hai ví dụ cụ thể
Ngƣời viết chỉ xin đƣa ra hai ví dụ nhỏ liên quan đến nỗ lực giúp đất nƣớc lớn lên từ góc độ của cá nhân và hệ thống. Nỗ lực của cá nhân: Đội tuyển bóng đá Việt Nam và danh hiệu vô định Đông Nam Á
Là ngƣời Việt Nam, có lẽ ai cũng thấy xúc động khi đội tuyển bóng đá Việt Nam đăng quang giải vô địch Đông Nam Á đêm 28/12/2008. Sự xúc động này có một phần là sự hãnh diện về thành tích hiếm có của bóng đá Việt Nam, nhƣng cội nguồn lớn lao hơn nhiều có lẽ là ý thức và lòng tự hào dân tộc – một tố chất luôn tiềm tàng đâu đó trong mỗi con ngƣời Việt Nam trong sự nén chờ và thúc giục đã quá lâu.
Ngƣời viết bài này đã đọc kỹ bài trả lời phỏng vấn của Công Vinh và thấy lấp lánh ở cầu thủ này và đồng đội phẩm chất của những ngƣời anh hùng.
Thế nhƣng mấy năm trƣớc đây, chúng ta cũng đã từng xúc động gần nhƣ vậy với Văn Quyến và ngƣời viết bài này bây giờ vẫn tin rằng đây là một con ngƣời rất đáng quý.
Điều gì đã làm Văn Quyến và một số đồng đội mình trở nên suy đồi đi theo một cách nào đó, để rồi không ngần ngại làm thấp hèn tổ
8
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
quốc của mình trong những vụ mua bán cá độ. Có lẽ, trong sự đi xuống và đi xuống quá xa của Văn Quyến, các thành tố khác nhƣ tổ chức, bè bạn, gia đình, cộng đồng, và xã hội cần gánh chịu một phần trách nhiệm quan trọng.
Với khát vọng giúp đất nƣớc lớn lên, bản thân Công Vinh và đồng đội cùng tổ chức, bè bạn, gia đình, cộng đồng, và xã hội không chỉ rút ra bài học sâu sắc từ Văn Quyến mà cần bƣớc lên một cách tiếp cận mới.
Làm gì đây với hàng chục tỷ đồng tiền thƣởng và sự hân hoan ngƣỡng mộ của hàng triệu công chúng?
Đây là câu hỏi lớn không chỉ cho các cầu thủ đội tuyển Việt Nam mà cho tất cả các thành tố liên quan, bởi câu trả lời chính xác quyết định Công Vinh và đồng đội của mình sẽ đi lên chứ không đi xuống sau chiến thắng này, đi lên thật xa đến hết sức mình chứ
không chỉ nhỉnh lên chút ít rồi thỏa mãn cầm chừng. Theo cách tiếp cận đó, chúng ta cần đặc biệt trân trọng và sẵn sàng trợ giúp Công Vinh và các cầu thủ Việt Nam hƣớng tới những nhu cầu cao cả hơn là để họ say sƣa thỏa mãn trong những nhu cầu vật chất tầm thƣờng.
Một đề xuất có tính gợi ý là các cầu thủ Việt Nam nên dành một nửa số tiền thƣởng của mình để góp sức xây các sân bóng đá bình dân cho trẻ em toàn quốc theo tinh thần sau:
– Các địa phƣơng ƣu tiên dành các khu đất thuận tiện nhất cho trẻ em chơi để xây dựng các sân chơi này.
– Các doanh nhân và ngƣời có điều kiện tiết kiệm dốc hết lòng tài trợ cho các dự án. Khả năng thu hút tài trợ tùy thuộc vào nỗ lực của từng địa phƣơng cùng uy tín và sự thành tâm mong muốn của các cầu thủ đội tuyển.
– Các sân bóng đá này nên có tên chung nhắc nhở thế hệ trẻ hƣớng tới tƣơng lai, chẳng hạn: “ƢỚC MƠ VIỆT.”
9
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
– Mỗi sân bóng đều có một tấm đá vĩnh cửu với dòng chữ “Chúng tôi ƣớc mong các bạn – thế hệ Việt Nam tƣơng lai – sẽ đem lại cho Tổ quốc những vinh quang mà thế hệ chúng tôi hôm nay chƣa thể làm đƣợc,” cùng với tên các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam 2008 và tên của của các tổ chức, cá nhân đã có đóng góp đáng kể cho việc xây dựng sân bóng.
Nỗ lực của hệ thống: Chính phủ và gói kích cầu
Việt Nam đang đứng trƣớc những thách thức gay gắt trong phát triển. Tuy nhiên, những thách thức gay gắt này hiện tại không phải ở sự ổn định trung hạn của mô hình phát triển hiện thời mà ở sự lựa chọn mô hình phát triển để đất nƣớc có thể đi đến một tƣơng lai tƣơi sáng.
Với mô hình phát triển hiện thời, chúng ta có thể có sự ổn định và tăng trƣởng khá trong vòng 5–7 năm nữa bởi chúng ta đƣợc hƣởng rất nhiều lợi thế, từ vị trí địa lý đến nguồn lực con ngƣời, từ lợi thế nƣớc đi sau đến nguồn tài trợ quốc tế phong phú, từ nguồn kiều hối dồi dào (trên 10% GDP) đến khoản thu lớn từ dầu mỏ và than đá (chiếm bình quân trên 15% tổng thu nhập quốc dân trong 5 năm qua, cao hơn nhiều so với mức 4–5% của Trung Quốc và Ấn Độ – là hai nƣớc tăng trƣởng nhanh hơn hẳn chúng ta trong cùng thời gian này).
Mô hình phát triển hiện tại không thể đƣa Việt Nam đến một tƣơng lai hùng cƣờng vì ba khuyết tật căn bản: Không tôn trọng nguyên tắc thị trƣờng; Chất lƣợng thể chế kém; và Nguồn vốn con ngƣời không đƣợc coi là động lực chủ yếu của phát triển mà là thứ
yếu so với tiền bạc và đất đai.
Mô hình phát triển cho Việt Nam đi đến một tƣơng lai tƣơi sáng đòi hỏi phải loại bỏ ba khuyết tật nói trên, đồng thời đặc biệt chú trọng bốn nguyên tắc chiến lƣợc: Cân nhắc cẩn trọng trƣớc khi đƣa ra một chính sách; Phát triển mỗi địa phƣơng phải đƣợc gắn kết trong nỗ lực gia cƣờng sức cạnh tranh của các địa phƣơng lân
10
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
cận và của cả vùng; Đầu tƣ vào con ngƣời, đặc biệt về tố chất tƣ duy và phẩm chất chuyên nghiệp; và Xác định vị thế chiến lƣợc quốc gia trong phân công lao động toàn cầu.
Mô hình phát triển hiện thời của chúng ta còn rất yếu trên cả bốn nguyên tắc này. Vì vậy, sau hai thập kỷ đổi mới vừa qua, chúng ta có thêm nhiều nguồn lực vật chất, nhƣng quả thực chƣa mạnh lên về tâm thế và thực lực.
Gói kích cầu, do đó, không nên dùng để kích thích tăng trƣởng theo mô hình hiện tại mà cần đƣợc sử dụng để nâng cấp mô hình phát triển hiện tại. Nghĩa là, gói kích cầu cần đƣợc sử dụng để hoàn thiện cơ chế thị trƣờng, nâng cấp chất lƣợng hệ thống thể chế, và dồn sức đƣa nguồn vốn con ngƣời thành động lực chủ đạo cho phát triển. Trong sử dụng gói kích cầu cần tôn trọng bốn nguyên tắc của mô hình phát triển hiện đại nói trên.
Đặc biệt, trong chiến lƣợc phát triển địa phƣơng, cần có chính sách để một địa phƣơng mong địa phƣơng bên cạnh tăng trƣởng và phát triển mạnh hơn là tranh giành, ganh ghét. Một chính sách gợi ý có thể là chính phủ dành 20–30% khoản thu ngân sách tăng thêm từ một địa phƣơng cho đầu tƣ và phát triển vào hạ tầng cơ sở và hệ thống trƣờng học của các địa phƣơng lân cận.
3. Thay lời kết
Lịch sử nƣớc ta cho thấy rằng thế hệ ngƣời Việt Nam nào cũng rất tự hào về đất nƣớc của mình, nhƣng không phải thế hệ nào cũng làm cho đất nƣớc có thể tự hào về mình.
Quả thực, từ niềm tự hào về đất nƣớc đến nỗ lực làm đất nƣớc có quyền tự hào về mình là một khoảng cách rất lớn mà không phải thế hệ ngƣời Việt Nam nào cũng làm đƣợc dù biết đó là trách nhiệm thiêng liêng.
Năm 2008 đã qua với những thách thức và thành công đáng ghi nhớ, để lại những chỉ mốc quan trọng để chúng ta thấy rõ đất
11
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
nƣớc mình sẽ lớn lên trong niềm tự hào hay nhỏ đi trong sự hổ thẹn trong năm 2009 này.
Đất nƣớc sẽ hổ thẹn nếu có cầu thủ đội tuyển Việt Nam sau cơn say chiến thắng lại đi vào còn đƣờng suy đồi hƣ hỏng. Đất nƣớc sẽ nhỏ đi nếu bộ máy quan liêu tiếp tục bành trƣớng, tham nhũng và lợi ích đặc quyền tiếp tục hoành hành, và nguồn vốn con ngƣời tiếp tục bị xói mòn trong tệ nạn xã hội và hệ thống giáo dục xuống cấp.
Đất nƣớc sẽ tự hào nếu có cầu thủ đội tuyển Việt Nam càng trở nên gắn bó và cùng chia sẻ những ƣớc muốn và hành động cao cả và nhân bản.
Đất nƣớc sẽ lớn lên nếu bộ máy nhà nƣớc đƣợc tinh giản mạnh mẽ trong sự đồng cảm và tin yêu của xã hội.
Đất nƣớc sẽ lớn lên nếu tham nhũng và lợi ích đặc quyền mất hẳn chỗ đứng.
Đất nƣớc sẽ lớn lên nếu nguồn vốn con ngƣời đƣợc khơi dậy trong hào khí của ý chí dân tộc và sự cải cách sâu rộng của toàn bộ hệ thống giáo dục.
Vietnamnet – 1/1/2009
12
www.Sachvui.Com
NĂM MỚI, NÓI CHUYỆN ĐỔI MỚI TƯ DUY
Bên thềm của năm mới Ất Dậu, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng chia sẻ một ƣớc mong là năm mới này sẽ mang lại nhiều hạnh phúc và thành đạt hơn cho bản thân, gia đình, bè bạn, và quê hƣơng - đất nƣớc. Liệu có cách gì để mong muốn này không chỉ là sự vọng ƣớc truyền thống mà trở thành tiền đề căn bản cho một sự khởi phát đi lên, không chỉ trong năm tới, mà cả cho tƣơng lai lâu dài?
Câu trả lời là “có” nếu mong ƣớc của chúng ta đủ mạnh để tạo nên một bƣớc ngoặt trong đổi mới tƣ duy và mỗi chúng ta bƣớc vào năm mới với một tƣ duy thực sự đổi mới.
1. Đổi mới tƣ duy: bƣớc đột phá tạo nên cục diện phát triển mới
Khi mong muốn thành đạt hơn, đặc biệt để vƣợt qua một thách thức hoặc trắc trở, con ngƣời ta thƣờng hành động theo một trong ba mẫu thức căn bản:
(I) Nỗ lực cao hơn về lƣợng (thời gian, nguồn lực), nhƣng giữ nguyên phƣơng cách hành động và lối tƣ duy cũ;
(II) Đƣa ra những phƣơng cách hành động mới với nỗ lực cao hơn, nhƣng vẫn giữ nguyên về căn bản lối tƣ duy cũ; và (III) Đổi mới tƣ duy, trên cơ sở đó tìm thấy những phƣơng cách hành động mới và nguồn sinh lực mới, trên cơ sở đó, có nỗ lực cao hơn hẳn về chất.
Thực tiễn chỉ ra rằng, hành động của con ngƣời ta thƣờng dừng ở mẫu thức I, một số vƣợt lên mẫu thức II, và chỉ rất ít đạt tới mẫu thức III. Thêm nữa, ngƣời ta thƣờng chỉ hành động theo mẫu thức III khi đã rơi vào tình thế vô cùng khó khăn, khủng hoảng; khi
13
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
mà, hành động theo mẫu thức III không còn là sự lựa chọn tùy ý nữa mà đã trở thành mệnh lệnh bức thiết cho sự sống còn. Hành động theo mẫu thức III, nghĩa là, đổi mới sâu sắc tƣ duy để tìm ra phƣơng cách và sinh lực dồi dào cho những nỗ lực mới có ý nghĩa nền tảng và là bƣớc đi then chốt nhằm tạo nên cục diện phát triển mới với những thuận lợi và thời cơ mà trƣớc đó khó có thể hình dung đƣợc. Karl Marx từng nhấn mạnh tầm quan trọng của đổi mới tƣ duy khi khẳng định rằng, chúng ta phải “căng tầm mắt đại bàng của tƣ duy” để suy xét và hành động, một khi tình thế đã thay đổi. Ngạn ngữ phƣơng Tây cũng có câu: “Đổi mới tƣ duy, Đổi thay thế giới.”
Công cuộc Đổi Mới của nƣớc ta, khởi đầu từ giữa thâp kỷ 80 là một ví dụ sinh động. Trƣớc đó, chúng ta đã nỗ lực rất cao, áp dụng nhiều biện pháp quyết liệt để khuyến khích tăng trƣởng kinh tế và sản xuất lƣơng thực, hàng hóa; thế nhƣng, tình thế ngày càng trở nên khó khăn. Chỉ khi công cuộc Đổi Mới đƣợc Đại hội Đảng VI thông qua với nguyên tắc nền tảng là đổi mới tƣ duy kinh tế, chuyển từ kế hoạch tập trung và quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng, nền kinh tế nƣớc ta mới khởi phát và bƣớc vào giai đoạn phát triển khá nhanh và thuận lợi trong suốt gần hai thập kỷ qua.
Cải cách Minh Trị của Nhật Bản, bắt đầu vào năm 1868, cũng khởi đầu bằng đổi mới tƣ duy. Từ một đất nƣớc “đóng cửa” và chịu nhiều ràng buộc của các hủ tục lạc hậu, dân tộc Nhật trƣớc hiểm hoạ xâm hấn của phƣơng Tây, đã đứng lên cải cách trên nền tảng của đổi mới tƣ duy, thể hiện qua năm lời thề thiêng liêng nhân danh vua Minh Trị, trong đó khẳng định “Các hủ tục của quá khứ sẽ bị bãi bỏ và mọi việc sẽ đƣợc cân nhắc dựa trên quy luật công bằng của trời đất” (lời thề thứ tƣ) và “Tri thức sẽ đƣợc truy tìm khắp thế giới để gia cƣờng nền tảng phát triển quốc gia” (lời thề
thứ năm). Chính cuộc cải cách kỳ vĩ này đã không chỉ tránh cho
14
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
dân tộc Nhật Bản số phận mất nƣớc, lầm than nhƣ nhiều dân tộc châu Á khác mà còn biến Nhật Bản thành một quốc gia hùng mạnh chỉ sau ngót bốn thập kỷ.
2. Đổi mới tƣ duy: lợi ích lớn, khả thi cao, nhƣng là một quá trình rất khó khởi động
Đổi mới tƣ duy đem lại lợi ích vô cùng lớn, nó khởi phát sức mạnh tiềm tàng của cá nhân, tổ chức, và toàn xã hội; tạo nên nguồn sinh lực mạnh mẽ và dồi dào từ chính nội tại cho nỗ lực vƣơn lên và phát triển. Mặt khác, sự trì trệ về tƣ duy không chỉ làm chậm tiến trình phát triển mà còn kìm hãm cá nhân, tổ chức, và dân tộc trong vòng luẩn quẩn của khó khăn yếu kém. Xét cho cùng, sự thua kém, tụt hậu của một con ngƣời, một tổ chức, thậm chí một quốc gia, không phải là do hạn chế về khả năng hay nguồn lực, mà chủ yếu là do thiếu áp lực cho những đổi mới sâu sắc và quyết liệt về tƣ duy.
Đổi mới tƣ duy có tính khả thi cao vì đó không phải là sự chuyển sang một cách suy nghĩ gì cao xa hay mới lạ mà chỉ là sự trở về với cách tƣ duy trong sáng, bình dị, có cội nguồn từ chân lý của khoa học và lòng nhân bản. Hơn nữa, đổi mới tƣ duy không tốn phí đầu tƣ vật chất, không đòi hỏi thời gian đào tạo, và không phụ thuộc các yếu tố ngoại cảnh. Thế nhƣng, đổi mới tƣ duy là một quá trình rất khó khởi động, nếu không nói là không thể, nhất là khi mà tình thế còn dƣờng nhƣ “xuôi chèo mát mái.”
Khoa học tâm lý chỉ ra rằng, tƣ duy của con ngƣời ta đƣợc chỉ đạo và xử lý tự động bởi những niềm tin và giả định đã ăn sâu vào tiềm thức. Hơn nữa, quy trình này lại nằm trong vòng xoáy tự gia cƣờng: con ngƣời thông qua cách tƣ duy của mình thƣờng chỉ chọn lọc những thông tin phù hợp với cách nghĩ của mình, do vậy niềm tin và giả định đã có ngày càng đƣợc gia cƣờng; kết quả là cách tƣ duy (cũ) này ngày càng trở nên vững chắc.
15
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Cách tƣ duy của mỗi ngƣời lại càng khó thay đổi nếu nó trùng hợp với trào lƣu chung của xã hội bởi các hiện tƣợng diễn ra phổ biến trong xã hội không ngừng củng cố thêm niềm tin và cách nghĩ hiện có của cá nhân. John Maynard Keynes, nhà kinh tế học lớn nhất của thế kỷ 20, đã từng nhận xét: “Khó khăn không phải ở cách tƣ duy mới, mà ở việc thoát khỏi đƣợc cách nghĩ cũ, cách nghĩ đã ăn sâu trong mọi ngõ ngách của não trạng chúng ta.”
3. Đổi mới tƣ duy: Những nội dung cấp bách
Quá trình đổi mới tƣ duy đƣợc bắt đầu bằng việc trăn trở và bàn luận sâu sắc về những nội dung tƣ duy cần đổi mới. Bài viết này xin mạo muội đƣa ra một số nội dung bƣớc đầu sau đây:
3.1. Thang bảng giá trị và thƣớc đo thành đạt
Thang bảng giá trị và thƣớc đo thành đạt ở xã hội ta đang bị quá thiên lệch theo các tiêu chí nặng về vật chất và hình thức. Các tiêu chí về tinh thần và giá trị xã hội đang bị xem nhẹ. Kết quả là, nhiều ngƣời lao vào kiếm tiền bất chính với tâm niệm “hy sinh đời bố, củng cố đời con” mà không nghĩ đến sự tổn hại về danh dự và phẩm chất, không chỉ của bản thân mà cả của con cái mình; nhiều ngƣời chạy chọt kiếm học vị, chức vụ mà không biết rằng sự chạy chọt này đã làm họ mất đi sự trân trọng của xã hội; nhiều gia đình xâu xé nhau trong tranh chấp nhà cửa, quyền lợi bất chấp sự tan nát của quan hệ họ hàng, ruột thịt.
Đổi mới tƣ duy theo nội dung này phải làm cho các tiêu chí giá trị tinh thần, đặc biệt là các tiêu chí về sự chân chính, lòng nhân bản, và cống hiến cho xã hội, trở nên có vai trò then chốt trong thang bảng giá trị và thƣớc đo thành đạt. Khi đó, đối với một cá nhân, sự trân trọng của xã hội có giá trị hơn chức vụ hay bằng cấp, đối với một gia đình, để lại cho con cái niềm tự hào về sự trong sáng và tận tâm của bố mẹ quý hơn là của cải.
16
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Điều đáng nhấn mạnh là, trong các nƣớc tƣ bản phát triển, nơi mà nhiều ngƣời tin rằng đồng tiền có vị trí thống trị, các tiêu chí tinh thần lại đƣợc xã hội đặc biệt coi trọng. Con ngƣời ta có thể thất bại nhiều lần trong làm ăn chứ khó có thể dối trá, thất nhân tâm, dù chỉ một lần, trong sự nghiệp. Hơn thế nữa, hầu hết các doanh nhân giàu có và có tiếng tăm lừng lẫy đều bắt đầu sự nghiệp của mình bằng say mê và tâm huyết tạo nên giá trị mới đặc sắc cho xã hội chứ không phải tham vọng làm giàu bằng mọi giá. Sự giàu có dƣờng nhƣ là hệ quả chứ không phải là động lực chính yếu cho nỗ lực vƣơn lên của họ.
Để thực sự khởi động quá trình đổi mới tƣ duy theo nội dung này, các cơ quan nhà nƣớc, các trƣờng đại học, và các doanh nghiệp cần sử dụng các tiêu chí giá trị tinh thần làm thƣớc đo quan trọng cho việc tuyển dụng và đề bạt của mình. Nhƣ vậy, các tiêu chí hình thức nhƣ điểm thi đại học, bằng cấp, chứng chỉ sẽ không còn vị thế tuyệt đối nhƣ hiện nay.
3.2. Nâng cao ý chí và phẩm chất là phƣơng cách nền tảng để vƣợt qua thách thức và đi tới đỉnh cao
Yếu tố ý chí và phẩm chất đƣợc dân tộc ta coi trọng rất cao trong chiến tranh giành độc lập nhƣng thƣờng bị xem nhẹ trong thời bình. Lý do có lẽ là, ƣớc vọng đƣa dân tộc đến vị thế phồn vinh trong cộng đồng thế giới chƣa trở thành thiêng liêng và bức xúc nhƣ ƣớc mơ giành độc lập.
Giờ đây, từ cá nhân đến xã hội, chúng ta thƣờng coi các biện pháp vật chất nhƣ là phƣơng cách căn bản cho mọi nỗ lực vƣơn lên. Một gia đình muốn con mình học giỏi hơn thƣờng không tiếc tiền và công sức cho con học thêm và có thêm điều kiện vật chất nhƣng dƣờng nhƣ không chú ý đến việc giúp con mình có đƣợc
hoài bão lớn hơn, nhân cách cao hơn. Mọi ngƣời đang xem nhẹ một nguyên tắc muôn thuở là gia sản quý nhất mà một gia đình để lại cho con cái không đơn thuần là học vấn, càng không phải là của
17
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
cải, mà chính là hoài bão và nhân cách.
Trong tăng cƣờng đấu tranh chống tham nhũng, chúng ta đã có nhiều cố gắng: trừng phạt nghiêm khắc hơn một số kẻ tham nhũng, ban hành thêm các quy định và chỉ thị nhằm hạn chế nạn tham nhũng, giảm cơ chế xin cho... Tuy nhiên, nạn tham nhũng dƣờng nhƣ không giảm mà thậm chí đang trở nên tinh vi hơn. Một lý do quan trọng là chúng ta dựa quá nhiều vào các biện pháp hành chính - vật chất, trong khi coi nhẹ sức mạnh cốt lõi của quốc gia trong đấu tranh chống tệ nạn này là hoài bão và tinh thần dân tộc.
Chúng ta cần nghiêm khắc nhận thấy rằng, một bộ phận đáng kể trong đội ngũ cán bộ quản lý của chúng ta đã mất đi cảm nhận thiêng liêng về trách nhiệm đƣa dân tộc đi tới phồn vinh và vị thế vẻ vang trong cộng đồng thế giới. Những ngƣời này không thấu hiểu rằng, cái giá phải trả cho sự tham nhũng không chỉ là số tiền bị chiếm đoạt, mà là sự giảm sút niềm tin của thế hệ trẻ và sự mất đi lòng tự hào của một dân tộc đã chấp nhận muôn vàn hy sinh để
bảo vệ phẩm giá của mình. Chúng ta có khá lên về mức sống vật chất, nhƣng lòng tự hào của chúng ta nhƣ một dân tộc có hoài bão lớn, nhân bản, và kiên cƣờng, đang bị tổn thƣơng nghiêm trọng.
Bƣớc ra thế giới, chúng ta bị coi là một đất nƣớc có tệ nạn tham nhũng nặng nề (đƣợc xếp ở mức nghiêm trọng nhất so với các nƣớc Đông Á) [1]; tỷ lệ ngƣời nhiễm HIV và nghiện hút ma túy trong độ tuổi so sánh của nƣớc ta cao hơn hàng chục lần so với Nhật Bản và Hàn Quốc, và hơn ba lần so với Trung Quốc [2]. Hơn lúc nào hết, chúng ta cần thấm thía rằng hoài bão và lòng tự hào dân tộc phải đƣợc viện đến để có đƣợc sức mạnh kỳ diệu chống lại mọi thói hƣ tật xấu của xã hội, trong đó có nạn tham nhũng.
Công cuộc đổi mới của chúng ta đã đem lại những thành quả rất đáng trân trọng. Tuy nhiên trong công cuộc đổi mới này, thành công của chúng ta dựa phần nhiều trên động lực “cởi trói” chứ chƣa phải trên động lực của “hoài bão và ƣớc mơ dân tộc.” Thành
18
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
công trong những năm qua làm chúng ta say sƣa với động lực “cởi trói” và nhiều ngƣời tin rằng “thoáng” và “đầu tƣ nƣớc ngoài” là động lực căn bản cho công cuộc phát triển. Điều này rất nguy hiểm. Cũng nhƣ một con ngƣời, một dân tộc với cách tƣ duy này chỉ có thể đủ ăn và có chút khấm khá (nhờ vào vị thế địa lý và tài nguyên giàu có mà ông cha để lại) chứ không thể trở thành một dân tộc cƣờng phát, đƣợc cộng đồng thế giới trân trọng và ngƣỡng mộ.
Để sức mạnh tiềm tàng của dân tộc đƣợc thực sự khơi dậy, sự nghiệp phát triển của nƣớc ta trong những năm tới đây cần dựa trên động lực mãnh liệt của “ý chí và phẩm chất dân tộc” chứ không còn chỉ là nỗ lực “cởi trói.” Nếu chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ “cởi trói” và hài lòng với các thành quả đã đạt đƣợc thì tham nhũng và trì trệ vẫn có chỗ đứng và dân tộc khó có thể làm nên những thành quả kỳ diệu trong tƣơng lai. Ngạn ngữ có câu “trở ngại lớn nhất trong thực hiện một ƣớc mơ lớn không phải là những khó khăn hay thách thức lớn mà là sự bằng lòng với những ƣớc mơ nhỏ.”
Một khi có ƣớc mơ lớn, nâng cao phẩm chất dân tộc là vô cùng bức thiết. Chuyện kể rằng, Tƣởng Giới Thạch khi quyết tâm xây dựng Đài Loan thành một hòn đảo phồn vinh đã hỏi các chuyên gia văn hóa về những tính xấu khái quát nhất của ngƣời Trung Quốc và nhận đƣợc câu trả lời rằng hai tính xấu đó là: “coi mình là trung tâm, hiểu biết ít ỏi về thế giới” và “ghen ghét với ngƣời có khả năng hơn mình.” Chính quyền Tƣởng rất thấm thía nhận xét đó nên trong cất nhắc quan chức vào các vị trí trọng yếu đã rất ý thức chọn những ngƣời không bị hai khuyết tật này. Tuyển dụng và đề bạt quan chức không chỉ đơn thuần là chọn ngƣời làm việc mà là một thông điệp mạnh mẽ với xã hội, thúc đẩy mọi ngƣời đổi thay cách nghĩ và nâng cao phẩm chất của mình.
Với Việt Nam ta, sẽ cần nhiều nghiên cứu và bàn luận để tìm ra những khiếm khuyết chung của dân tộc; nhƣng có lẽ hai nhƣợc
19
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
điểm mà nhiều ngƣời thƣờng nhắc tới là “tầm nhìn không rộng” và “ý chí không cao, dễ thoả mãn”; “tầm nhìn không rộng” làm mất đi khả năng nắm bắt những thời cơ có ảnh hƣởng đến vận mệnh dân tộc và huy động các nguồn lực chiến lƣợc cho phát triển; “ý chí không cao, dễ thoả mãn” làm ngƣời ta dễ sa vào hƣởng thụ cá nhân,
thiếu tính hợp tác, thậm chí đi đến mâu thuẫn và lục đục nội bộ. Để đất nƣớc đi lên, chúng ta thực sự cần lựa chọn và đề bạt những cán bộ trách đƣợc hai điểm yếu nguy hiểm này.
3.3. Tƣ duy hợp tác quốc tế và học hỏi tinh hoa
Tƣ duy hợp tác quốc tế và học hỏi tinh hoa của chúng ta hiện nay còn nhiều khiếm khuyết.
Trong hợp tác quốc tế chúng ta thƣờng bị những ức chế có từ quá khứ cản trở khả năng nhận thức thấu đáo và kịp thời những cơ hội cho công cuộc phát triển hiện tại và tƣơng lai. Chúng ta dƣờng nhƣ không thấy hết sự may mắn về vị thế nằm sát cạnh và tiềm năng hợp tác đặc biệt với Trung Quốc, một nền kinh tế đang tăng trƣởng với tốc độ vũ bão và sẽ trở thành một cực kinh tế cực kỳ quan trọng trong vài thập kỷ tới; chúng ta còn khai thác với hiệu quả rất thấp mối quan hệ với Mỹ, một quốc gia có sự trân trọng và đồng cảm đặc biệt với dân tộc Việt Nam.
Chúng ta cần học ngƣời Nhật Bản trong quan hệ với Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ II; bom nguyên tử Mỹ giết hại hàng trăm ngàn ngƣời chỉ làm tăng ý chí phát triển của dân tộc Nhật Bản và sự trân trọng của họ với tình hữu nghị chân chính của dân tộc Mỹ. Chúng ta cần học ngƣời Hàn Quốc trong quan hệ với Nhật Bản; sự đô hộ của Nhật Bản trong quá khứ để lại những hiềm khích rất dễ
bị kích động giữa hai dân tộc; thế nhƣng ngƣời Hàn Quốc coi sự vƣợt lên của dân tộc mình là điều tối thƣợng và do vậy rất trân trọng và khai thác với hiệu quả cao nhất mối quan hệ chiến lƣợc với Nhật Bản. Trung Quốc trong nỗ lực vƣợt lên thành cƣờng quốc đã khai thác rất khéo léo và hiệu quả mối quan hệ với Mỹ, một
20
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
nƣớc từng bị coi là kẻ thù số 1; kết quả là, đa số ngƣời Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn mới đây, coi Trung Quốc là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ, chỉ sau Anh, Nhật Bản, và Israel [3].
Trong quan hệ học hỏi, chúng ta thƣờng mất nhiều sức vào phát hiện điểm yếu của đối tác để cảnh giác và phê phán, hơn là tìm ra điểm tinh hoa để khai thác và học tập. Điều này xảy ra đặc biệt phổ biến ở các liên doanh của ta với nƣớc ngoài. Kết quả là, chất lƣợng hợp tác của chúng ta với các đối tác nƣớc ngoài thƣờng ở tầm rất thấp.
Ngƣời Nhật, trong cải cách Minh Trị, nêu khẩu hiệu “Hoà thần, Dƣơng khí,” nghĩa là “Tinh thần Nhật Bản, Tinh hoa phƣơng Tây” để dốc sức học hỏi các nền văn minh mới. Ngƣời Mỹ thì cho rằng điểm yếu thì ai cũng có, điều quan trọng cho giá trị của một con ngƣời là những điểm mạnh của ngƣời đó; vì vậy họ phát hiện và sử dụng tài năng rất nhanh và hiệu quả.
3.4. Thất bại và thách thức là tài sản quý, cần đƣợc trân trọng và khai thác triệt để nhằm làm nên một sự nghiệp vẻ vang Theo cách tƣ duy thông thƣờng hiện nay, chúng ta thƣờng coi thất bại và thách thức nhƣ những món nợ nặng nề. Cách nghĩ này dẫn tới hai thiệt thòi lớn. Thứ nhất, chúng ta mất đi tính dám nghĩ - dám làm và trở nên cẩn thủ. Thứ hai, chúng ta không khai thác đƣợc triệt để thất bại nhƣ một tài sản quý mà chúng ta đã phải trả giá đắt mới có đƣợc.
Tầm vóc của một con ngƣời, một tổ chức, hay một quốc gia đƣợc đo không đơn thuần bởi những thành công, mà quan trọng hơn, bằng khả năng trƣởng thành vƣợt bậc từ thất bại và thách thức. Khả năng này (đƣợc gọi là “nhân tố phƣợng hoàng” trong lí thuyết phát triển [4]) rất quan trọng cho nỗ lực làm nên một sự nghiệp vẻ vang, dù đó là một cá nhân, một tổ chức, hay một quốc gia. Thành công kỳ vĩ của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Trung Quốc đều
21
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
có động lực kỳ diệu của nhân tố phƣợng hoàng.
Nƣớc ta còn nghèo, thế và lực còn yếu, thất bại trên chặng đƣờng đi lên sẽ còn nhiều; vì vậy “nhân tố phƣợng hoàng” cần đƣợc đặc biệt khơi dậy, trân trọng, và phát huy tới mức cao nhất. Theo cách tƣ duy hiện nay, chúng ta chƣa thực sự coi trọng nhân tố
này. Thất bại của đội tuyển Việt Nam ở Tiger Cup là một ví dụ. LĐBĐ Việt Nam đã xử lí rất quyết liệt: đuổi huấn luyện viên, kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, thay đổi tổ chức; thế nhƣng nhân tố phƣợng hoàng dƣờng nhƣ vắng bóng. Điều này báo hiệu sự sa sút, hơn là sự trƣởng thành vƣợt bậc của bóng đá nƣớc ta sau thất bại này.
Nếu có nhân tố phƣợng hoàng, có lẽ LĐBĐ Việt Nam sẽ xử sự nhƣ sau: thứ nhất, đề nghị với sự trân trọng ông huấn luyện viên lí giải kỹ càng mọi nguyên nhân của thất bại và cho những gợi ý giá trị nhất mà ông ta có thể có đƣợc cho chúng ta trƣớc khi từ giã (hãy để cho ông ta ra đi với niềm tin là dân tộc này sẽ chiến thắng chứ không phải với suy nghĩ “họ thua là phải”); thứ hai, thảo luận sâu rộng trong giới hâm mộ bóng đá về chiến lƣợc tƣơng lai cho bóng đá Việt Nam: đã có ý kiến rất hay cho rằng, xây dựng nền tảng cho sự cƣờng phát tiềm tàng của bóng đá quốc gia quan trọng hơn thắng lợi ở một giải cụ thể; thứ ba, tìm kiếm khắp nơi trong cả nƣớc ngƣời thực sự xứng đáng, có khả năng thu hút mạnh mẽ tài năng và nguồn lực tài trợ trong cả nƣớc cho sự nghiệp phát triển bóng đá nƣớc nhà.
3.5. Vai trò của mỗi cá nhân trong công cuộc đổi mới và cải cách
Trong cách nghĩ hiện nay, trƣớc mỗi trì trệ ách tắc, chúng ta thƣờng đổ cho “cơ chế” mà ít ai thấy trách nhiệm của chính mình. Từ cải cách giáo dục đến cải cách hành chính, chúng ta dƣờng nhƣ ở tình trạng thụ động, trông chờ vào những văn bản và quy định của chính phủ, hy vọng từ đó dẫn đến những cải cách sâu rộng.
22
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Thế nhƣng, công cuộc đổi mới ở nƣớc ta và kinh nghiệm cải cách trên thế giới đã chỉ ra rằng, một cuộc cải cách thành công chỉ có thể diễn ra nếu hội đủ ba yếu tố then chốt: (i) sự trăn trở và bức xúc cao độ của toàn xã hội; (ii) tầm nhìn và ý chí chiến lƣợc của ngƣời lãnh đạo; và (iii) những thử nghiệm năng động có tính đột phá ở cấp cơ sở.
Trong ba yếu tố nêu trên, yếu tố thứ ba có vai trò đặc biệt năng động, nó thúc đẩy sự chín muồi của hai yếu tố đầu. Do đó, sức năng động và những thử nghiệm có tính đột phá của cá nhân và cấp cơ sở có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy nhanh sự nghiệp đổi mới và cải cách ở nƣớc ta.
Thành công của sự nghiệp đổi mới thể chế kinh tế ở nƣớc ta trong những năm qua cũng bắt đầu từ sự đột phá năng động của cá nhân, tổ chức, và địa phƣơng. Tuy nhiên, sự năng động và đột phá của cá nhân và cơ sở trong giai đoạn mới của công cuộc đổi mới và cải cách hiện nay khó khăn và thách thức hơn nhiều, vì nó không chỉ đòi hỏi sự dũng cảm trong nỗ lực cởi trói mà còn đòi hỏi kết tụ đƣợc tinh hoa của phẩm chất dân tộc, với tầm nhìn, hoài bão, và khả năng tìm kiếm và hấp thụ tri thức của nhân loại.
Mỗi cá nhân cần trở thành một nhân tố năng động và tích cực cho công cuộc cải cách, khởi đầu bằng nỗ lực đổi mới tƣ duy, trên cơ sở đó, đóng góp những sáng kiến và sinh lực mới cho sự nghiệp phát triển chung.
4. Thay lời kết
Đổi mới tƣ duy có sức mạnh kỳ diệu trong nâng cao năng lực và tầm vóc đi lên của mỗi cá nhân, tổ chức, và xã hội. Thế nhƣng đổi mới tƣ duy là quá trình rất khó khởi động, nhất là khi mà tình thế dƣờng nhƣ còn thuận lợi. Chỉ rõ những nội dung cần đổi mới trong tƣ duy, thảo luận sâu sắc, và có ý thức chấp nhận sự đổi mới là những bƣớc đi ban đầu rất quan trọng.
23
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Đổi mới tƣ duy cần trở thành sự lựa chọn khảng khái và dũng cảm của mỗi cá nhân, tổ chức, và toàn xã hội. Đổi mới tƣ duy sẽ tạo nên nền tảng vững chắc và sức mạnh tiềm tàng cho dân tộc ta đi tới vị thế vẻ vang và xứng đáng của mình trong cộng đồng thế giới.
Vietnamnet – 6/2/2005
Ghi chú:
[1] Theo Ngân hàng Thế giới
(http://www.worldbank.org/research/growth/corrupt_data.htm)
[2] Theo Liên Hiệp Quốc (http://www.unodc.un.org;
http://www.unaids.org )
[3] Theo báo Financial Times, 13/01/2005.
[4] Tiếng Anh, “Phoenix factor”: nhân tố này xuất phát từ ý tƣởng dân gian: phƣợng hoàng với sức mạnh kỳ diệu hiện lên từ tro tàn đổ nát.
24
www.Sachvui.Com
ĐỘT PHÁ TỪ TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN
1. Yêu cầu khẩn thiết của đột phá
Công cuộc đổi mới ở nƣớc ta đã đem lại những thành quả rất đáng trân trọng: tốc độ tăng trƣởng GDP trong 16 năm qua (1990– 2006) xấp xỉ 7,6%/năm (Bảng 1), thuộc loại khá cao so với mức tăng trƣởng của khu vực và thế giới. Một không khí lạc quan, say sƣa dƣờng nhƣ đang lan tràn với sự sôi động của thị trƣờng chứng khoán và triển vọng thu hút nhiều dự án đầu tƣ mới của nƣớc ngoài.
Thế nhƣng, chúng ta cần tỉnh táo phân tích sâu hơn thực trạng và triển vọng tăng trƣởng của đất nƣớc để thấy hết trách nhiệm của thế hệ chúng ta hôm nay trong việc đƣa nƣớc Việt đến một tƣơng lai mà chúng ta không phải hổ thẹn vào năm 2045, khi thế hệ con cháu chúng ta kỷ niệm 100 năm Quốc khánh và 70 năm ngày thống nhất đất nƣớc.
Bảng 1: Tăng trƣởng GDP, 2004–2008
1990–2006 2004 2005 2006 2007*2008* Việt Nam 7,6% 7,8% 8,4% 8,2% 8,3% 8,5% Trung Quốc 10,1% 10,1% 10,4% 10,7% 10% 9,8% Campuchia Thiếu số liệu 10% 13,4% 10,4% 9,5% 9,0% Ghi chú: *Số liệu 2007 và 2008 là dự báo
Bốn lý do đƣợc phân tích dƣới đây sẽ cho thấy chúng ta đang đứng trƣớc những đòi hỏi khẩn thiết phải đột phá:
Thứ nhất, trong so sánh với Trung Quốc, chúng ta không chỉ chậm hơn hẳn trong nhịp độ phát triển hiện tại, mà sẽ thấp kém hơn rất nhiều trong vị thế tương lai
25
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Tốc độ tăng trƣởng GDP của chúng ta khá cao nhƣng so với Trung Quốc thì thấp hơn hẳn bởi một khoảng cách từ 2% đến 2,5%; trong giai đoạn 1990–2006, tốc độ tăng trƣởng GDP trung bình của Việt Nam và Trung Quốc tƣơng ứng là 7,6% và 10,1% (Bảng 1).
Sự thua kém về tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời lại càng lớn hơn do tốc độ tăng dân số của Trung Quốc thấp hơn ta; cùng trong giai đoạn 1990–2006, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc ta là 6,0% trong khi của Trung Quốc là 9,1%.
Động thái tăng trƣởng của Việt Nam và Trung Quốc kể từ khi công cuộc cải cách phát huy hiệu lực ở mỗi nƣớc (năm 1990 với Việt Nam, năm 1980 với Trung Quốc) cho thấy tăng trƣởng GDP 7,6% của Việt Nam giai đoạn 1990–2006 khá giống với các nƣớc Đông Nam Á trong thời kỳ 20 năm, 1975–1995 (Thái Lan: 8,1%; Malaysia: 7,5%; Indonesia: 7,1%), trong khi của Trung Quốc (tăng trƣởng GDP đạt 9,8% trong giai đoạn 1980–2006) tƣơng tự và có phần trội vƣợt hơn các con rồng châu Á trong thời kỳ 30 năm, 1965–1995 (Singapore: 9,0%; Hàn Quốc: 8,4%).
Hơn nữa, Trung Quốc đã có hàng chục năm đạt tốc độ tăng trƣởng GDP ở mức trên 10% (dấu hiệu của nền kinh tế cất cánh), trong khi tăng trƣởng GDP của Việt Nam chỉ đạt tới mức cao nhất của mình là 9,5% vào năm 1995.
Kết quả là, khoảng cách thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa nƣớc ta và Trung Quốc mỗi ngày một cách xa. Nếu vào năm 1976, khi nƣớc ta mới thống nhất, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của hai nƣớc xấp xỉ bằng nhau (khoảng 140 USD, tính theo thời giá năm 2000) [1], thì đến năm 2006, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của Trung Quốc (1.589 USD) đã gấp gần ba lần nƣớc ta (578 USD).
Với giả định lạc quan rằng công cuộc phát triển của cả hai nƣớc vẫn tiếp tục thuận lợi nhƣ trong mấy thập kỷ qua, điều mà
26
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
chúng ta đều mong muốn. Thế thì, điều gì sẽ xảy ra vào năm 2045 nếu Việt Nam không có nỗ lực đột phá để vượt lên. Phân tích dƣới đây theo hai tình huống lạc quan A và B cho thấy, vị thế của Việt Nam vào năm 2045 so với Trung Quốc sẽ vô cùng thấp kém.
Tình huống A – SIÊU LẠC QUAN
Hình 1A giả định rằng trong 40 năm tới, cả hai nƣớc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời nhƣ đã đạt đƣợc kể từ khi công cuộc cải cách kinh tế ở mỗi nƣớc bắt đầu phát huy hiệu lực. Nghĩa là, từ năm 2007 đến 2045, Việt Nam sẽ liên tục đạt mức tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời 6,0% (nhƣ trong giai đoạn 1990–2006) trong khi tốc độ này của Trung Quốc là 8,6% (nhƣ trong giai đoạn 1980–2006).
Theo tình huống này, vào năm 2045, mức thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam vào khoảng 5.600 USD (tính theo thời giá năm 2000), thấp hơn so với mức hiện nay của Mexico (6.200 USD), trong khi của Trung Quốc vào khoảng 39.600 USD (xấp xỉ mức hiện nay của Hoa Kỳ và Nhật Bản).
Tuy nhiên, đây là giả định siêu lạc quan, ít hiện thực cho cả hai nƣớc vì theo quy luật hội tụ, tốc độ tăng trƣởng của mỗi quốc gia có thiên hƣớng giảm khi mức thu nhập bình quân đầu ngƣời ngày càng cao lên.
Tình huống B – LẠC QUAN HIỆN THỰC
Hình 1B giả định rằng trong 10 năm tới (2007–2016), cả hai nƣớc tiếp tục duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời đã đạt đƣợc trong thời kỳ cải cách của mình (Việt Nam: 6,0%; Trung Quốc: 8,6%); sau đó, trong 29 năm tiếp theo (2017–2045), tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời của hai nƣớc chậm lại: Việt Nam theo mô hình của Thái Lan giai đoạn 1975–2005 với mức tăng 4,7%/năm; Trung Quốc theo mô hình của Hàn Quốc cùng
27
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
trong giai đoạn 1975–2005 này, với mức tăng 5,7%/năm. Theo tình huống này, vào năm 2045, mức thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời của Việt Nam vào khoảng 3.900 USD (tính theo thời giá năm 2000), thấp hơn mức hiện nay của Malaysia (4.400 USD); trong khi đó, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của Trung Quốc sẽ vào khoảng 18.100 USD, cao hơn mức hiện nay của Hàn Quốc (13.500 USD) và gần bằng mức hiện nay của Italia (19.500 USD). Giả định này vẫn là rất lạc quan cho cả hai nƣớc, đặc biệt với Việt Nam; tuy nhiên, tính hiện thực khá cao. Trong một tình huống kém lạc quan hơn, (không trình bày ở đây), vào năm 2045, Việt Nam đạt đƣợc trình độ phát triển hiện nay của Thái Lan, trong khi Trung Quốc ở mức hiện nay của Hàn Quốc.
Các tình huống trên đây cho thấy, nếu nƣớc ta không có nỗ lực đột phá, thì cho dù bối cảnh phát triển trong mấy thập kỷ tới vẫn tiếp tục thuận lợi nhƣ hiện nay, Việt Nam sẽ vẫn ở mức phát triển thấp so với khu vực và thế giới, trong khi Trung Quốc sẽ tiến rất xa và trở thành một nƣớc công nghiệp phát triển. Và nhƣ vậy, vào năm 2045, khi kỷ niệm 100 năm thành lập nƣớc và 70 năm ngày thống nhất đất nƣớc, Việt Nam vẫn chƣa thoát hẳn cảnh nghèo nàn lạc hậu (giống nhƣ Mexico, Malaysia, hay Thái Lan hiện nay); đồng thời sẽ phải chịu thêm mặc cảm tủi nhục vì vị thế thấp kém của đất nƣớc so với Trung Quốc và các nƣớc phát triển, cùng sự xót xa, nuối tiếc về những cơ hội vô giá mà thế hệ hôm nay đã bỏ qua.
28
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Hình 1A. Tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời giai đoạn 1990–2045: Tình huống A – SIÊU LẠC QUAN
29
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Hình 1B. Tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời giai đoạn 1990–2045: Tình huống B – LẠC QUAN HIỆN THỰC
30
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Thứ hai, những dân tộc tương đồng với chúng ta đang có những nỗ lực vượt lên
Chỉ xin nêu hai ví dụ gần gũi, có tính điển hình: Hàn Quốc và Campuchia.
Hàn Quốc tiêu biểu về khát vọng và nỗ lực vƣơn lên của một dân tộc từ nghèo khó, chiến tranh, thậm chí chết đói vào những năm 1950. Chính phủ Hàn Quốc hoạch định rất rõ các bƣớc đi để đất nƣớc này trở thành thành viên khối các nƣớc công nghiệp phát triển OECD vào năm 1996 (trong vòng chƣa đầy 40 năm kể từ khi khởi đầu công cuộc công nghiệp hóa). Và hiện nay, họ đang quyết liệt thực hiện chiến lƣợc cƣờng quốc nhằm đạt trình độ khoa học công nghệ của 7 cƣờng quốc hàng đầu thế giới (G7) vào năm 2025
[2]. Đặc biệt đáng chú ý là, chính phủ và các công ty Hàn Quốc hết sức chú trọng xây dựng những yếu tố nền tảng của một xã hội dân chủ, trong đó ngƣời dân không còn mặc cảm, thụ động mà trở thành chủ nhân với ý thức công dân và niềm tin ngày càng sâu sắc
vào sự công bằng và minh bạch của thiết chế xã hội. Campuchia là một dẫn chứng về một nƣớc láng giềng chịu những thiệt thòi và mất mát to lớn do chiến tranh và diệt chủng nhƣng đã bắt đầu vƣơn lên sống động trên nền tảng của một xã hội với thiết chế hiện đại, tuy còn non nớt. Bảng 1 với số liệu của Ngân hàng Phát triển châu Á cho thấy, tăng trƣởng GDP của Campuchia trong ba năm qua và dự kiến cho hai năm tới vƣợt hơn hẳn Việt Nam.
Thứ ba, đó là sự đòi hỏi bởi quy luật thép của phát triển Vận động phát triển của một xã hội chịu sự tác động của một quy luật thép liên quan đến tiến triển về thứ bậc nhu cầu của cá nhân con ngƣời theo mô hình Maslow, do nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow đƣa ra năm 1946.
Mô hình này, trong một sự khái quát có tính tƣơng đối, chỉ ra
31
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
rằng nhu cầu của con ngƣời ta gia tăng từ thấp đến cao theo năm thứ bậc chính. Thang bậc thấp nhất là Nhu cầu Sinh tồn (có tính vật chất nhƣ ăn, uống, sinh hoạt); thang bậc thứ hai là Nhu cầu An toàn (nhƣ an ninh, sức khỏe, nguồn thu nhập); thang bậc thứ ba là Nhu cầu Yêu thƣơng (hạnh phúc gia đình, tình bạn); thang bậc thứ tƣ là Nhu cầu Trân trọng (đƣợc tin tƣởng, trân trọng bởi bè bạn, đồng nghiệp về thành tích đóng góp, đƣợc hãnh diện về đất nƣớc, đồng bào); và thang bậc thứ năm, cao nhất, là Nhu cầu Lý tƣởng (theo đuổi khát vọng, sáng tạo, đức hạnh, chân lý).
Theo mô hình này, với đại đa số, con ngƣời ta sẽ bƣớc lên nhu cầu ở thang bậc cao hơn khi và chỉ khi các nhu cầu ở bậc thấp hơn đã đƣợc thỏa mãn. Trong những tình huống đặc biệt (nhƣ chiến tranh, cách mạng), con ngƣời ta có thể tạm hy sinh các nhu cầu thấp và có ngay các nhu cầu ở thang bậc cao nhất trong hy vọng sẽ
đƣợc thỏa mãn nhu cầu thấp hơn trong ngày mai chiến thắng. Ngƣời dân nƣớc ta sau nhiều thập kỷ mất mát và đói khổ do hậu quả của chiến tranh và cơ chế quản lý quan liêu bao cấp, đã bùng phát nhu cầu ở thang bậc thấp nhất khi đất nƣớc hòa bình và nền kinh tế khởi sắc. Với đà phát triển của nền kinh tế, một bộ phận lớn dân chúng hiện nay đã thỏa mãn đƣợc nhu cầu ở bậc thấp (Sinh tồn, An toàn) và đang bƣớc lên các nhu cầu cao (Yêu thƣơng, Trân trọng, và Lý tƣởng).
Thế nhƣng, xu thế dịch chuyển lên thang bậc nhu cầu cao hơn có thể bị chậm lại nếu môi trƣờng làm ăn không thật minh bạch, ổn định hoặc xã hội bị cuốn hút vào các nhu cầu vật chất thấp kém có tính hƣởng lạc và dục vọng do sự sa sút của nền tảng đạo đức xã hội.
Một khi xu thế dịch chuyển lên các nhu cầu cao đƣợc đẩy nhanh, ngƣời dân sẽ có đòi hỏi rất bức bách về các nhu cầu cao hơn. Ở thang bậc thứ ba, đó là sự quan tâm với tinh thần trách nhiệm của bộ máy công quyền và lòng thấu cảm của những
32
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
ngƣời đƣợc bầu chọn làm đại diện nhân dân; ở thang bậc thứ tƣ, đó là sự cao quý trong tiêu chí đánh giá và thái độ trân trọng của xã hội với tài năng và công lao đóng góp của mỗi ngƣời; ở thang bậc thứ năm, cao nhất, đó là môi trƣờng tự do phấn khích cho mọi ngƣời đƣợc sáng tạo, ƣớc mơ, và theo đuổi hoài bão và lý tƣởng của mình.
Nếu không có đột phá, hệ thống chính trị của chúng ta sẽ chỉ có thể tồn tại nhờ vào cố gắng làm chậm lại xu thế dịch chuyển lên nhu cầu cao hơn của xã hội bằng cách chấp nhận để xã hội bị kìm chế ở các nhu cầu thấp, đặc biệt là sự cuốn hút vào các nhu cầu vật chất tầm thƣờng trong sự hoành hành của nạn tham nhũng và tha hóa.
Đột phá sẽ đẩy nhanh sự vận động đi lên của xã hội, và đó sẽ là động lực, không chỉ đƣa đất nƣớc thoát ra khỏi quốc nạn tham nhũng, thoái hóa đạo đức mà còn đặt nền tảng khai phóng mạnh mẽ cho công cuộc phát triển của nƣớc ta trong thời gian tới.
Thứ tư, chỉ có đột phá quyết liệt, Việt Nam mới có hy vọng trở thành một nước công nghiệp và đuổi kịp Trung Quốc về mức thu nhập vào năm 2045
Giả định rằng, Trung Quốc sẽ phát triển theo tình huống LẠC QUAN HIỆN THỰC nhƣ phân tích ở trên trong Hình 1B. Theo tình huống này, vào năm 2045, Trung Quốc sẽ trở thành một nƣớc công nghiệp với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời gần bằng Italia hiện nay. Đây có lẽ cũng chính là khát vọng của ngƣời Việt Nam
khi chúng ta hƣớng tới năm 2045.
33
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Hình 1C. Tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời giai đoạn 1990–2045:
Tình huống C – ĐỘT PHÁ
34
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Trong tình huống này, nhƣ Hình 1C trên đây, để vƣợt lên và bắt kịp Trung Quốc vào năm 2045, tăng trƣởng của nền kinh tế nƣớc ta phải có những bƣớc tiến vƣợt bậc: đạt mức tăng GDP bình quân đầu ngƣời với tốc độ 7,0% trong ba năm 2007–2009 (thời gian chuẩn bị), rồi tăng lên mức 9,5% cho suốt giai đoạn 36 năm (2010–2045). Nhƣ vậy, tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời của nƣớc ta cho cả giai đoạn 39 năm, 2007–
2045 phải đạt mức 9,1%, xấp xỉ kỷ lục của Singapore giai đoạn 1965–1995 và của Trung Quốc giai đoạn 1990–2006. Điều này sẽ chỉ có thể xảy ra nếu Việt Nam có những bƣớc phát triển đột phá.
Đột phá rõ ràng đã trở thành một yêu cầu khẩn thiết cho sự nghiệp phát triển nƣớc ta. Thế nhƣng, đột phá không bắt đầu từ cố gắng sửa đổi một vài thủ tục hành chính, hay biện pháp đốc thúc quyết liệt một số dự án trọng điểm, mà phải khởi đầu từ TRIẾT LÝ PHÁT TRIỂN.
2. Đi tìm triết lý phát triển cho Việt Nam
Trong khuôn khổ có hạn, bài viết này đề cập đến bốn nội dung của triết lý phát triển mà chúng ta cần có đột phá trong nhận thức. Bốn nội dung đó là (1) Các yếu tố nền tảng của phát triển; (2) Thế mạnh cốt lõi và điểm yếu dễ tổn thƣơng của dân tộc; (3) Sức mạnh của dân chủ; và (4) Vai trò tiên phong của hệ thống.
2.1. Các yếu tố nền tảng của phát triển
Với kỳ vọng đẩy nhanh nhịp độ công nghiệp hóa và tốc độ tăng trƣởng, chúng ta đã đầu tƣ rất lớn vào các dự án công nghiệp thiếu sức sống nhƣ xi măng, mía đƣờng, dầu khí, đóng tàu; trong khi xem nhẹ những yếu tố nền tảng, cực kỳ quan trọng không chỉ cho tăng trƣởng hiện tại, mà cả phát triển trong tƣơng lai.
35
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Lý thuyết tăng trƣởng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm phát triển toàn cầu chỉ ra rằng tốc độ tăng trƣởng GDP của một quốc gia quyết định chủ yếu bởi mức thu nhập bình quân đầu ngƣời hiện tại, các yếu tố khách quan, và các yếu tố nền tảng [3].
Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời có tác động âm tới tốc độ tăng trƣởng; nghĩa là, khi mức thu nhập cao lên thì tốc độ tăng trƣởng có xu hƣớng thấp xuống. Nói một cách khác đi, nếu hai nƣớc có điều kiện khách quan và nền tảng gần giống nhau, nƣớc nghèo hơn thƣờng có tốc độ tăng trƣởng cao hơn (tổng kết này thƣờng đƣợc gọi là quy luật hội tụ có điều kiện).
Các yếu tố khách quan liên quan tới tiến bộ về khoa học công nghệ, toàn cầu hóa, thiên tai dịch bệnh, biến động của giá dầu và tăng trƣởng của các nền kinh tế lớn.
Các yếu tố nền tảng gắn với nguồn vốn con ngƣời (trình độ học vấn, sức khỏe, ý chí vƣơn lên, tính sáng tạo); thiết chế vĩ mô (ổn định chính trị, hệ thống luật pháp, chất lƣợng của bộ máy quản lý nhà nƣớc…); và hạ tầng cơ sở (hệ thống giao thông, cung ứng điện -
nƣớc, dịch vụ tài chính ngân hàng…).
Tăng trƣởng khá cao của nƣớc ta trong thời kỳ đổi mới bắt nguồn từ cả ba nhóm yếu tố. Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc ta ở vào mức rất thấp; so với mức thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc ta năm 2005, Indonesia và Phillipines hơn ta 2 lần, Trung Quốc: 2,7 lần, Thái Lan: 4,4 lần, Hàn Quốc: 26 lần, Nhật Bản: 56 lần). Thứ hai, bối cảnh khách quan cho phát triển của nƣớc ta rất thuận lợi, đặc biệt là tốc độ phát triển bùng nổ của nền kinh tế Trung Quốc, công nghệ thông tin, và toàn cầu hóa. Thứ ba, là các yếu tố nền tảng. So với các nƣớc nghèo, chúng ta có nguồn nhân lực vƣợt trội hơn hẳn về giáo dục và tính năng động; về thiết chế vĩ mô, chúng ta đã có bƣớc tiến lớn về cải cách hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngoài hoạt động ngày càng thuận
36
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
lợi. Về hạ tầng cơ sở, chúng ta đã có những những bƣớc tiến vƣợt bậc.
Thế nhƣng, một câu hỏi cần đặt ra là “tại sao tăng trưởng của chúng ta thấp hơn hẳn Trung Quốc trong suốt hai mươi năm qua?”
Nguyên nhân không thể là yếu tố mức thu nhập đầu ngƣời vì chúng ta ở mức thấp hơn Trung Quốc; và do đó lẽ ra chúng ta phải tăng trƣởng cao hơn theo quy luật hội tụ (theo ƣớc tính của tác giả, yếu tố này cho phép Việt Nam tăng trƣởng cao hơn Trung Quốc khoảng 1%).
Nguyên nhân cũng không thể là các yếu tố khách quan, vì điều kiện khách quan cho phát triển của cả hai nƣớc cơ bản giống nhau, nếu không nói là Việt Nam có phần thuận lợi hơn. Chẳng hạn, mức viện trợ quốc tế tính trên bình quân đầu ngƣời của Việt Nam trong giai đoạn 1990–2004 cao gấp hơn sáu lần so với Trung Quốc.
Nhƣ vậy, nguyên nhân rõ ràng nằm ở các yếu tố nền tảng. Dƣới đây chỉ xin nêu ra mấy ví dụ về sự thua kém của chúng ta so với Trung Quốc trên một số thƣớc đo có liên quan tới việc chăm lo phát triển nguồn lực con ngƣời và chất lƣợng của thiết chế vĩ mô.
Về chăm lo phát triển nguồn lực
Trƣớc hết, hệ thống giáo dục của Trung Quốc có những tiến bộ hơn hẳn Việt Nam, thể hiện ở một số điểm nổi bật sau: + Tỷ lệ học sinh độ tuổi 15–24 mù chữ giảm từ 4,5% năm 1990 xuống 1% năm 2004 trong khi tỷ lệ này của Việt Nam tăng từ 5,5% lên 6% [4].
+ Hệ thống giáo dục đại học của Trung Quốc đã đƣợc cải cách mạnh mẽ theo hƣớng 3D (Decentralization = Tự chủ hóa; Depoliticization = Phi chính trị hóa; Diversity = Đa dạng hóa), và 3C (Commercialization = Thƣơng mại hóa; Competition = Cạnh tranh; Cooperation = Hợp tác). Kết quả là các trƣờng đại học phát triển
37
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
mạnh mẽ cả về số lƣợng và chất lƣợng. Số lƣợng trƣờng đại học tƣ tăng từ số 0 năm 1985 lên 1.300 năm 2000. Các trƣờng đại học gia tăng nhanh số lƣợng bài nghiên cứu, sáng chế, phát minh và đặc biệt bám sát nhu cầu ứng dụng và đòi hỏi của thị trƣờng; thu nhập từ các doanh nghiệp khoa học kỹ thuật của 13 đại học đầu đàn đạt trên 7 tỷ USD năm 2004 [5]. Thêm nữa, hai đại học Bắc Kinh và Thanh Hoa của Trung Quốc đƣợc xếp vào các đại học hàng đầu thế giới [6].
Thứ hai, Việt Nam đang đứng trƣớc những vấn đề đáng lo ngại về chất lƣợng hệ thống y tế và nếp sống lành mạnh. Chẳng hạn, số lƣợng các bà mẹ bị tử vong khi sinh con (tính trên 100.000 lần sinh) tăng từ 95 năm 1995 lên 130 năm 2004; trong khi chỉ số này của Trung Quốc giảm từ 60 xuống 56. Về chỉ số ngƣời nhiễm HIV trên 1.000 dân, Việt Nam đang ở trong xu thế tăng và chỉ số này của Việt Nam vào năm 2005 cao gấp 6,3 lần so với Trung Quốc, 12 lần so với Hàn Quốc, và 24 lần so với Nhật Bản. Số lƣợng ngƣời chết vì bệnh AIDS ở Việt Nam tăng từ 8.900 năm 2003 lên 13.000 năm 2005, gấp hàng chục lần Nhật Bản hay Hàn Quốc [7].
Thứ ba, là về an toàn cá nhân. Mức tai nạn giao thông cao, bạo lực, và trộm cắp, trấn lột, lừa đảo đang trở thành vấn nạn ở Việt Nam. Chỉ số tai nạn giao thông đƣờng bộ (tính trên 100.000 dân) của Việt Nam cao hơn và tăng nhanh hơn Trung Quốc. Chỉ số này của Việt Nam so với Trung Quốc cao gấp 1,3 lần vào năm 1998 và 1,7 lần vào năm 2003 [8]. Theo thống kê này, nếu chỉ số tai nạn giao thông của Việt Nam giữ đƣợc ở mức của Trung Quốc, thì mỗi năm, hàng nghìn đồng bào ta (năm 2003 là 5.000 ngƣời) sẽ tránh đƣợc cái chết oan khốc này.
Về thiết chế vĩ mô
Ngân hàng Thế giới, trên cơ sở nhiều nguồn tài liệu khảo sát, đƣa ra đánh giá thƣờng kỳ chỉ số chất lƣợng thiết chế vĩ mô của mỗi nƣớc trong so sánh toàn cầu [9]. Hình 2 chỉ ra Việt Nam trong
38
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
so sánh với Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, và Singapore trên một số chỉ số chủ yếu của chất lƣợng thiết chế vĩ mô: “Ổn định chính trị”, “Chất lƣợng chính sách”, “Hiệu lực chính quyền”, và “Kiểm soát tham nhũng.” Con số trên thanh biểu đồ chỉ ra đẳng cấp của mỗi quốc gia theo từng tiêu chí (thể hiện bởi số lƣợng phần trăm trong tổng số 213 quốc gia và vùng lãnh thổ đƣợc xếp hạng trên chỉ số đƣợc xem xét).
Hình 2 cho thấy, Việt Nam có vị trí khá cao và lợi thế quan trọng về ổn định chính trị, song chúng ta còn ở vị thế rất yếu trong các tiêu chí khác, đặc biệt là các tiêu chí “chất lƣợng chính sách” và “kiểm soát tham nhũng.”
Một minh chứng khác liên quan đến hạn chế và tính dễ thỏa mãn của chúng ta trong quản lý. Tổn thất điện so với tổng lƣợng điện sản xuất của chúng ta dừng ở mức khoảng 14% từ năm 2000 đến nay sau khi giảm đƣợc mức khá cao trong các năm trƣớc đó (15–20%). Chúng ta dƣờng nhƣ không trăn trở phấn đấu để đạt đƣợc mức tổn thất thấp nhƣ nhiều nƣớc khác. Chẳng hạn nhƣ, vào năm 2003, mức tổn thất điện của Trung Quốc là 6,5%, của Thái Lan là 7,3%, của Malaysia là 4,6%, và của Hàn Quốc 3,2%. Nếu ngành điện của ta giảm đƣợc tổn thất điện năng xuống mức của Thái Lan (7,3%) hay Trung Quốc (6,5%), chúng ta sẽ có thêm 2–3 tỷ Kwh mỗi năm, và nhƣ vậy sẽ không chỉ tránh đƣợc việc cắt điện mà còn thu thêm đƣợc trên 100 triệu USD mỗi năm.
39
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Hình 2: Việt Nam trong so sánh với các nƣớc trên các tiêu chí về thiết chế vĩ mô, 2005 Nguồn: từ số liệu của Ngân hàng Thế giới
40
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
2.2. Thế mạnh cốt lõi và những điểm yếu dễ tổn thƣơng của dân tộc
Do đặc thù của lịch sử, yếu tố địa lý, và nhân chủng học, mỗi dân tộc trong quá trình phát triển của mình đều hình thành nên những thế mạnh cốt lõi và những điểm yếu dễ tổn thƣơng.
Thế mạnh cốt lõi của một dân tộc có ba đặc trƣng chính [10]: thứ nhất, nó giúp tạo nên giá trị; thứ hai, nó có thể áp dụng trong khắp mọi ngành nghề; và thứ ba, ngƣời dân coi nó nhƣ một thuộc tính tự nhiên và cảm thấy phấn khích khi nó đƣợc khơi dậy và phát huy.
Những điểm yếu dễ tổn thƣơng của một dân tộc thể hiện ở ba điểm: thứ nhất, nó gây tổn thất cho sức phát triển của dân tộc; thứ hai, nó rất dễ trỗi dậy và bùng phát khi có cơ chế thuận lợi; và thứ ba, ngƣời dân coi nó nhƣ một thuộc tính tự nhiên và có thể mất đi cảm xúc bị dằn vặt khi phải sống chung với nó.
Một trong những đặc thù quyết định đặc tính ngƣời Việt Nam có liên quan đến lịch sử hàng nghìn năm đan xen giữa những năm tháng chịu nhẫn nhục với sự khôn khéo linh hoạt để tồn tại dƣới ách thống trị của ngoại bang là ý chí quật khởi, sẵn sàng chấp nhận hy sinh để giành và giữ độc lập.
Về địa lý, Việt Nam có thế mạnh cốt lõi về vị trí chiến lƣợc và sự đa dạng và khá thuận hòa của khí hậu.
Về đặc tính con ngƣời, nhƣ đã đƣợc đề cập trong nhiều nghiên cứu, thế mạnh cốt lõi của Việt Nam nổi bật ở lòng yêu nƣớc và tinh thần quật khởi, đặc biệt trong những tình thế sống còn của dân tộc; ở trí thông minh và sự năng động, ở sự coi trọng đặc biệt việc đầu tƣ vào giáo dục; và ở tính vị tha, chu đáo, và tinh tế.
Các điểm yếu dễ tổn thƣơng của Việt Nam có lẽ cũng nằm ở đặc tính dân tộc. Thứ nhất đó là tính thiếu duy lý, dễ ảo tƣởng (có
41
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
lẽ do quá nhiều năm phải mơ tƣởng đến ngày thoát khỏi ách đô hộ và thiếu cơ hội trải nghiệm qua những quy luật khắt khe và sòng phẳng của kinh tế thị trƣờng); thứ hai, đó là tính coi thƣờng nguyên tắc, không ngại nói dối hoặc làm sai nguyên tắc để đƣợc việc (có lẽ do phải tìm cách tồn tại đƣợc dƣới sự thống trị và kiểm soát hà khắc quá lâu); và thứ ba, đó là tính dễ thỏa mãn, thích phô trƣơng, hƣởng lạc khi có điều kiện.
Thực tế phát triển chỉ ra rằng, một dân tộc có thể làm nên những kỳ tích phi thƣờng khi thế mạnh cốt lõi của họ đƣợc khơi dậy và phát huy; song dân tộc đó cũng có thể rơi vào tình trạng trì trệ, sa sút khi những điểm yếu dễ tổn thƣơng của họ có cơ hội bùng phát.
Sự nổi lên đặc sắc của một số công ty trên thị trƣờng chứng khoán vừa qua một phần là do các công ty này đã biết bật lên nhờ dựa trên thế mạnh cốt lõi của đất nƣớc. Chẳng hạn nhƣ FPT (phần mềm) nhờ vào khai thác trí tuệ ngƣời Việt; Minh Phú (thủy sản) nhờ vào tính chu đáo và tinh tế trong bán hàng và lợi thế địa lý của nƣớc ta trong sản xuất nông sản; Tân Tạo nhờ vào tính linh hoạt trong nắm bắt thời cơ và lợi thế vị trí địa lý.
Theo một cách nhìn về chiến lƣợc kinh doanh, thế mạnh cốt lõi của dân tộc Việt Nam khi đƣợc khơi dậy và phát huy sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho các công ty Việt Nam có sức cạnh tranh quốc tế đặc sắc trong các lĩnh vực dịch vụ y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, sinh học, du lịch, vận tải hàng không và đƣờng biển, sản xuất và chế biến thực phẩm.
Thế nhƣng, nhiều công ty của Việt Nam, dù đã có ít nhiều thành công, cũng có thể sẽ thất bát, thậm chí suy sụp, nếu họ dung dƣỡng trong hệ thống quản lý của mình những điểm yếu dễ tổn thƣơng của ngƣời Việt Nam ta, đó là sự ảo tƣởng - thiếu thực tế, tính tùy tiện và không ngại nói dối, và cách làm gian dối, tính dễ
thỏa mãn, thích phô trƣơng, hƣởng lạc.
42
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Mặc dù trong bối cảnh quốc tế rất thuận lợi, sự nghiệp phát triển nƣớc ta hiện nay vẫn còn đang đứng trƣớc những nguy cơ rất lớn có liên quan đến sự sa sút trong nền tảng phát triển. Một trong những nguyên nhân quan trọng là do cơ chế hiện nay của chúng ta chƣa khơi dậy đƣợc (nếu không nói là đã làm nhụt đi) thế mạnh cốt lõi của dân tộc; trong khi lại tạo nên môi trƣờng dung dƣỡng cho các điểm yếu dễ tổn thƣơng bùng phát và lây lan.
Cụ thể là, ý chí chiến lƣợc trong phát triển của chúng ta thấp, lại bị ràng buộc bởi những tƣ tƣởng giáo điều đã làm nhụt đi khát vọng và tinh thần quật khởi của dân tộc; chúng ta dồn nguồn lực cho nhiều dự án công nghiệp duy ý chí thay vì đầu tƣ cho chăm sóc và phát triển nguồn lực con ngƣời. Bộ máy công quyền của chúng ta với một bộ phận khá đông đã trở nên vô cảm làm thui chột tính vị tha và lòng nhân ái của ngƣời dân. Tham nhũng, tiêu cực và quản lý yếu kém tạo cơ hội cho nhiều ngƣời giàu lên nhanh chóng không bằng lao động chân chính làm cho ngƣời dân càng ảo tƣởng về cách làm giàu chụp giật. Hệ thống lƣơng bổng bất hợp lý, hệ thống luật pháp thiếu minh bạch, sự lạm dụng quyền lực khuyến khích sự gian dối và chèn ép sự ngay thẳng. Cơ chế lựa chọn và giám sát cán bộ thiếu dân chủ, khoa học sinh ra nhiều quan chức bê tha, hƣởng lạc, sính phô trƣơng và thành tích không thực chất, làm ngƣời dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, không còn thấy xấu hổ khi sa đà vào con đƣờng này.
Nếu không có đột phá để tiết chế các điểm yếu dễ tổn thƣơng này của dân tộc, tình thế phát triển của Việt Nam sẽ đứng trƣớc những khó khăn còn nghiêm trọng hơn trong tƣơng lai. Tính ảo tƣởng sẽ làm nạn cờ bạc, hủ tục mê tín dị đoan, và cách làm ăn chụp giật lan tràn. Tính thiếu ngay thẳng sẽ làm tình trạng gian dối ngày càng phổ biến và ăn sâu vào mọi lĩnh vực, đặc biệt trong sản xuất và chế biến thực phẩm, giáo dục, tƣ pháp, và tuyển chọn đề bạt cán bộ. Tính dễ thỏa mãn thích hƣởng lạc sẽ làm tắt ngấm mọi
43
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
khát vọng đổi thay và chấp nhận sự hoành hành của nạn tham nhũng, ma túy, và mãi dâm.
2.3. Thực thi dân chủ để huy động sức mạnh tổng lực của dân tộc
Công cuộc đổi mới của nƣớc ta chỉ ra những bài học quan trọng về giải phóng và phát huy nguồn lực xã hội.
Từ việc giải phóng sự kiểm soát về quá trình sản xuất, chúng ta đã tạo ra bƣớc nhảy vọt trong gia tăng sản lƣợng hàng hóa. Từ đó nƣớc ta thoát đƣợc cảnh thiếu đói, nghèo nàn để chuyển sang đủ ăn.
Từ việc tự do hóa việc thiết lập công ty và chuyển dịch tƣ liệu sản xuất, chúng ta đã tạo nên sự bùng phát của khu vực kinh tế tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngoài. Từ đó, nƣớc ta đang có những chuyển biến thuận lợi để chuyển đƣợc từ tình trạng đủ ăn sang tình trạng khấm khá.
Giờ đây, dân chủ hóa là bƣớc đi quan trọng và hợp lý tiếp theo để nƣớc ta chuyển đƣợc từ khấm khá lên phồn vinh. Dân chủ hóa sẽ giúp nƣớc ta thoát khỏi tình trạng khan hiếm ngƣời tài năng, trung thực, và tâm huyết và tạo nên những động lực tiềm tàng để
ngƣời dân sát vai nhau phấn đấu trong một ý thức công dân sâu sắc vì tƣơng lai tốt đẹp của bản thân và đất nƣớc.
Dân chủ hóa cũng tạo môi trƣờng phấn khích cho sáng tạo và thử nghiệm táo bạo, một động lực quan trọng cho mọi kỳ tích phát triển. Dân chủ hóa sẽ cho phép thử nghiệm hình thành một số thành phố có đẳng cấp quốc tế theo các định hƣớng sau:
+ Thị trƣởng của thành phố sẽ do ngƣời dân trực tiếp bầu ra. Bộ máy sẽ đƣợc tuyển chọn trên các tiêu chí chủ đạo là tài năng, tính trung trực, và lòng tâm huyết. Cơ chế trả lƣơng sẽ do thành phố tự cân đối quyết định để đảm bảo một chính quyền ƣu tú, tận tâm, và tuyệt đối trong sạch.
44
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
+ Thành phố sẽ đƣợc xây dựng theo đẳng cấp hàng đầu quốc tế về quy hoạch, giao thông công cộng, cây xanh, bảo vệ môi trƣờng, nhà ở, bệnh viện, trƣờng học, tiện ích văn hóa - thể thao.
+ Thành phố áp dụng mô hình giáo dục hiện đại (trong đó, Singapore là một kinh nghiệm quý) để đào tạo thế hệ trẻ trở thành công dân có tầm vóc toàn cầu.
+ Thành phố sẽ là cái nôi ra đời của các đại học đẳng cấp quốc tế và các công ty có tầm vóc quốc tế của Việt Nam. + Thành phố sẽ là tâm điểm khơi dậy sức mạnh cốt lõi của dân tộc và thu hút trí tuệ, kinh nghiệm, và nguồn lực toàn cầu.
2.4. Vai trò của hệ thống quản lý
Viễn cảnh phát triển của một quốc gia tùy thuộc rất lớn vào tầm vóc và chất lƣợng của hệ thống quản lý.
Chất lƣợng của hệ thống quản lý đƣợc đánh giá chủ yếu trên các dịch vụ công chủ yếu mà hệ thống phải cung cấp; đó là giáo dục, y tế - sức khỏe, giao thông - quy hoạch đô thị, thủ tục hành chính, an ninh - trật tự, và bảo vệ các chuẩn mực đạo đức xã hội.
Mặc dù chúng ta đã đạt đƣợc những thành quả đáng trân trọng trong quá trình đổi mới vừa qua, tầm vóc và chất lƣợng hoạt động của hệ thống quản lý ngày càng bộc lộ rõ sự bất cập.
Theo mô hình phát triển động, mỗi hệ thống có một cái ngƣỡng về tầm vóc mà nếu vƣợt qua nó, hệ thống dù còn nhiều khuyết tật yếu điểm, nhƣng với nỗ lực phát triển, sẽ mỗi ngày một hoàn thiện để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thực tiễn khách quan.
Thế nhƣng, nếu tầm vóc của hệ thống đã bị tuột xuống dƣới ngƣỡng xung yếu đó, thì cho dù xoay xở thế nào, các căn bệnh của hệ thống sẽ mỗi ngày một trầm kha và không thể nào chữa trị bằng những liệu pháp thông thƣờng (bệnh càng chữa, càng nặng).
45
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Khi đó, hệ thống chỉ còn phƣơng cách duy nhất là đột phá để nâng tầm vóc của mình vƣợt lên trên ngƣỡng xung yếu trong động thái vận động của mình.
Nỗ lực đột phá của một hệ thống, trƣớc hết cần chú trọng vào ba khâu then chốt có mối quan hệ mật thiết với nhau; đó là Tầm nhìn, Khả năng học hỏi, và Cơ chế tuyển chọn - đề bạt cán bộ. Về tầm nhìn
Hệ thống phải thấu hiểu quy luật vận động của xã hội và xu thế phát triển của thế giới để có đƣợc tầm nhìn sáng rõ cho tƣơng lai của dân tộc. Trong nỗ lực này, ba nguy cơ cần tuyệt đối tránh là: tự trói mình vào quá khứ hoặc lợi ích cá nhân; phiến diện thiếu khoa học trong phân tích xu thế phát triển của thế giới; và mặc cảm về vị thế hiện tại để rồi làm tắt đi khát vọng vƣơn lên vị thế xứng đáng của dân tộc trong cộng đồng thế giới.
Về khả năng học hỏi
Hệ thống cần gia cƣờng khả năng học hỏi theo hai mô thức chính. Mô thức thứ nhất đòi hỏi sự nhạy bén tiếp thu cái mới, cái hay, và khả năng chắt lọc tinh hoa tri thức của nhân loại. Mô thức này đòi hỏi cán bộ phải có tài và có quyết tâm. Mô thức thứ hai đòi hỏi khả năng học từ sai lầm, thất bại. Đó là khả năng phân tích và thấu hiểu căn nguyên của những sai lầm trƣớc đây để rồi tránh mắc phải những sai lầm trong hiện tại và tƣơng lai. Chẳng hạn, Hàn Quốc khi kỷ niệm ngày độc lập thƣờng xoáy vào phân tích những nguyên nhân mất nƣớc hơn là tranh thủ phô trƣơng các thành tựu phát triển.
Về cơ chế tuyển chọn, đề bạt, đánh giá và đãi ngộ cán bộ Cũng nhƣ các nƣớc Đông Á khác, Việt Nam chịu ảnh hƣởng sâu đậm của văn hóa “cảm nhận xấu hổ” (shame culture). Theo đó ngƣời dân hành động dựa trên sự phán xét của xã hội về mình hơn là dựa trên suy xét của cá nhân là điều ấy đúng hay sai về luật pháp
46
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
hay đạo đức. Vì vậy, cách hành xử của ngƣời dân chịu ảnh hƣởng rất nhiều bởi cách hành xử của giới quan chức, trí thức, và giáo viên, là những tầng lớp mà ngƣời dân thƣờng coi là chuẩn mực cho những hành vi của xã hội.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore (và Trung Quốc gần đây) trong công cuộc phát triển của mình đã hết sức chú trọng xây dựng một đội ngũ công chức ƣu tú về tài năng và phẩm chất; và điều này đã mang lại những tác động to lớn không chỉ tới nhịp độ tăng trƣởng kinh tế mà cả nền tảng đạo lý của xã hội.
Ở Việt Nam, tài năng và phẩm chất trong thời gian qua chƣa thực sự trở thành tiêu chuẩn tối thƣợng trong tuyển dụng, đánh giá, và đề bạt cán bộ. Hệ quả là, đội ngũ này không chỉ chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của xã hội mà còn là nơi phát sinh ra lối sống bê tha
và những hành vi gian dối, tham nhũng. Do vậy, ngƣời dân hiện không còn bị tiết chế bởi cảm nhận xấu hổ khi bị lôi cuốn vào các hành vi gian dối, chạy chọt, cờ bạc, chơi bời.
Do đó, xây dựng một đội ngũ công bộc ƣu tú thông qua cơ chế tuyển chọn, đề bạt, đánh giá và đãi ngộ cán bộ thực sự dân chủ và khoa học cần là bƣớc đột phá quan trọng trong nỗ lực cải cách.
3. Thay lời kết
Khi khảo cứu lịch sử phát triển của các dân tộc trên thế giới, các nhà nghiên cứu thƣờng tìm thấy sự kinh ngạc ở một trong hai thái cực. Ở thái cực thứ nhất, ngƣời ta kinh ngạc trƣớc những cố gắng phi thƣờng mà một dân tộc có thể làm đƣợc khi họ thấu hiểu và dũng cảm chấp nhận những thách thức nghiệt ngã, biến chúng thành cơ hội để làm nên kỳ tích phát triển. Ở thái cực thứ hai, ngƣời ta thấy kinh ngạc về sự luẩn quẩn trong tƣ duy và sự tầm thƣờng trong hành động mà một dân tộc, dù có quá khứ vinh quang,
có thể có khi họ lẩn tránh những thách thức khắc nghiệt của đổi thay và bỏ qua những cơ hội vô giá cho phát triển.
47
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Nƣớc Việt Nam ta sẽ ở vào thái cực nào của sự kinh ngạc trong những thập kỷ tới đây?
Ngƣời Việt Nam liệu còn khắc ghi trong tâm can của mình nỗi trăn trở, xót xa về vị thế dân tộc “ruột đau nhƣ cắt, nƣớc mắt đầm đìa” của Trần Hƣng Đạo và ý chí hào hùng “Nhƣ nƣớc Đại Việt ta từ trƣớc / Vốn xƣng nền văn hiến đã lâu, [...] Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau / Song hào kiệt thời nào cũng có” của Nguyễn Trãi?
Hàng triệu ngƣời Việt Nam đã ngã xuống vì khát vọng độc lập tự do và tƣơng lai phồn vinh của dân tộc liệu có cảm thấy yên lòng với những gì chúng ta đang làm hôm nay?
Ngƣời Việt Nam năm 2045 sẽ đƣợc hãnh diện về lòng quả cảm và những nỗ lực phi thƣờng mà thế hệ hôm nay sẽ xiết chặt hàng ngũ để làm nên một nƣớc Việt Nam hùng cƣờng hay họ sẽ phải hổ thẹn, tủi nhục về vị thế yếu hèn của dân tộc trong cộng đồng thế giới và xót xa nuối tiếc về những cơ hội vô giá mà thế hệ cha anh họ đã bỏ qua?
Lịch sử đang chờ đợi câu trả lời của thế hệ chúng ta!
Vietnamnet – 27-29/4/2007
Ghi chú:
[1] “The World Economy: A Millennial Perspective”, Angus Maddison, OECD, 2001.
[2] Theo “Science and Technology Overview: Republic of Korea”, trang web của Bộ Ngoại giao và Thƣơng mại Quốc tế Canada, http://www.infoexport.gc.ca/science/korea_overview-en.htm#new#new, 15/04/2007.
[3] Xem thêm “Determinants of Growth”, Robert Barro, The MIT Press, 1997.
[4] Theo “Key Indicators 2006: Measuring Policy Effectiveness in Health and Education”, ADB, 2006.
48
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
[5] Theo “The Role of University in China‟s Economic Growth”, Báo cáo trình bày tại Đại học Stanford 6/2006 bởi Lan Xue, Hiệu phó Trƣờng Quản lý và Chính sách công, Đại học Thanh Hoa.
[6] Theo http://www.topuniversities.com/worlduniversityrankings/
[7] Dựa theo “2006 Report on the global AIDS epidemic, UNAIDS/WHO, May 2006”, Tổ chức Y tế Thế giới, 2006.
[8] Theo “Connecting East Asia: A New Framework for Infrastructure, 2005”, Statistical Annex: Infrastructure Indicators, Ngân hàng Thế giới, 2006.
[9] Xem thêm “Governance Matters V: Governance Indicators for 1996– 2005” bởi Kaufmann, Kraay, và Mastruzzi, Ngân hàng Thế giới, 2006.
[10] Xem thêm “The Core Competence of the Corporation”, Gary Hamel and C. K. Prahalad, Harvard Business Review, vol. 68, no. 3, May-June 1990.
49
www.Sachvui.Com
ĐẲNG CẤP PHÁT TRIỂN: VIỆT NAM CHỌN ĐÔNG Á HAY ĐÔNG NAM Á?
Trả lời phỏng vấn của Vietnamnet
Thiếu nền tảng vững chắc để nền kinh tế cất cánh
– Trong nhiều cuộc trò chuyện cũng nhƣ trong các bài viết, giới trí thức và những ngƣời có trách nhiệm đều khẳng định năm 2008 nhƣ thời điểm bản lề trong công cuộc phát triển của Việt Nam... Đánh giá của ông?
Năm 2008 là năm khởi đầu của giai đoạn 2008–2010, là giai đoạn nƣớc ta sẽ bƣớc ra khỏi danh sách các nƣớc nghèo và gia nhập vào nhóm các nƣớc có mức thu nhập trung bình. Đó là điều đáng mừng, nhƣng cũng rất đáng lo bởi chúng ta đã bƣớc vào giai đoạn có tính then chốt buộc chúng ta phải khẳng định chúng ta sẽ ở đẳng cấp nào trong công cuộc phát triển sắp tới.
Trong xu thế phát triển hiện nay, chúng ta sẽ đạt đƣợc mức thu nhập bình quân đầu ngƣời 1.000 USD trong mấy năm tới. Tuy nhiên, nền tảng cho nền kinh tế nƣớc ta cất cánh chƣa đƣợc chuẩn bị sẵn sàng; thể hiện ở chất lƣợng quản lý vĩ mô yếu, hạ tầng cơ sở
và quy hoạch chiến lƣợc kém, dung năng sáng tạo và chất lƣợng giáo dục còn rất thấp, môi trƣờng ô nhiễm, tệ nạn xã hội đã ở vào mức nghiêm trọng.
Chúng ta, trên thực chất, đang đứng trƣớc nguy cơ rơi vào cạm bẫy của mức phát triển trung bình: không còn quá nghèo để phải bức xúc cải cách và vƣợt lên; trong khi đó, các yếu tố nền tảng cho một nền kinh tế tăng trƣởng cao trong giai đoạn trƣởng thành lại quá yếu. Các mâu thuẫn trong phát triển trở nên gay gắt: giữa tính phức tạp của điều hành vĩ mô và năng lực và phẩm chất
50
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
của bộ máy quản lý; giữa yêu cầu cao về nguồn nhân lực có trình độ và chất lƣợng hệ thống giáo dục; giữa nhu cầu nâng cao sức cạnh tranh toàn cầu về môi trƣờng sống – kinh doanh và điều kiện giao thông, môi trƣờng, ăn ở.
Điều đáng suy nghĩ hơn nữa là, mặc dù chúng ta đang ở vào giai đoạn thuận lợi nhất của phát triển, kỳ vọng của thế giới về tƣơng lai của nƣớc Việt Nam ta dƣờng nhƣ cứ thấp dần theo thời gian.
Ngay sau năm 1975, khi chúng ta vừa thống nhất đất nƣớc, biết bao ngƣời đã ngƣỡng vọng rằng Việt Nam là một dân tộc có ý chí vô song và ngƣời Việt Nam có thể đi tới bất kể mục tiêu nào mà họ đặt ra. Điều này đã không xảy ra bởi chúng ta say sƣa quá lâu với chiến thắng và bị lu mờ trong tầm nhìn về tƣơng lai.
Năm 1986, công cuộc đổi mới ở nƣớc ta mở ra một giai đoạn đầy kỳ vọng cho công cuộc phát triển. Vào những năm đầu của thập kỷ 90, nhiều ngƣời kỳ vọng Việt Nam sẽ phát triển không thua kém Trung Quốc và có thể trở thành một con rồng mới của châu Á.
Chúng ta đã có nhiều cố gắng rất đáng trân trọng trong hơn 20 năm qua. Thế nhƣng, những nỗ lực này còn rất thấp so với đòi hỏi của thực tế, trong khi tƣ duy phát triển của ta mới dừng ở mức đổi mới có tính tình thế chứ chƣa phải là một cuộc cải cách sâu rộng có tính nền tảng.
Tiến trình phát triển của chúng ta trong 20 năm qua dƣờng nhƣ lặp lại mô thức Đông Nam Á theo kiểu tƣơng tự với Indonesia và Thái Lan, trong khi Trung Quốc đi theo mô thức Đông Á, điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, và Singapore.
Kể từ khi chúng ta gia nhập WTO năm 2006, thế giới một lần nữa hƣớng về Việt Nam. Hy vọng rằng Việt Nam có thể làm đƣợc điều gì đó kỳ diệu vẫn còn nhƣng đã trở nên nhỏ bé. Ngƣời ta có
51
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
cảm nhận là thế giới trong trào lƣu toàn cầu hóa mạnh mẽ đang nắm bắt cơ hội Việt Nam chứ không phải dân tộc Việt Nam đã đứng lên nắm lấy vận hội phát triển của mình.
Trong mấy năm qua, chúng ta thua kém so với hai nƣớc láng giềng là Trung Quốc và Campuchia trên hai chỉ số vĩ mô cơ bản là tốc độ tăng trƣởng và kiểm soát lạm phát. Trong giai đoạn 2003– 2007, chúng ta tăng trƣởng trung bình 8,2% và lạm phát bình quân là 9,5%; trong khi các con số tƣơng ứng của Trung Quốc là 10,8% và 3,3%; của Campuchia là 10,6% và 6,5%.
Mặc dù, mức lạm phát cao này có một phần nguyên nhân là do giá quốc tế tăng cao và Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhƣng chúng ta cần lý giải sâu sắc tại sao mức lạm phát của nƣớc ta cao hàng đầu ở Đông Nam Á và tại sao nhiều nƣớc hoàn toàn dựa vào nhập khẩu vẫn có mức lạm phát trong tầm kiểm soát (Singapore: 4,4%; Hồng Kông: 3,8%). Mức chênh lệch về lạm phát khoảng 8–9% giữa nƣớc ta và các nƣớc phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu biểu hiện phần nào căn bệnh hiệu quả thấp của nền kinh tế và hiệu lực hạn chế trong điều hành vĩ mô của nƣớc ta.
Rõ ràng, nƣớc ta đang ở giai đoạn then chốt, nếu không nói là cơ hội cuối cùng để tạo nền tảng vững chắc cho nền kinh tế nƣớc ta cất cánh, khẳng định công cuộc phát triển tƣơng lai của chúng ta thuộc đẳng cấp Đông Á chứ không phải Đông Nam Á. Nếu chúng ta không có nỗ lực đột phá, vào giữa thế kỷ 21 này, Việt Nam sẽ
chỉ có một vị thế trung bình ở Đông Nam Á, thua xa mức phát triển của Malaysia hay Thái Lan.
Từ đổi mới đến cải cách
– Vậy theo ông, tại sao công cuộc đổi mới ở nƣớc ta chƣa thực sự là một cuộc cải cách để tạo nền tảng vững chắc cho đất nƣớc cất cánh?
52
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Khởi đầu của một công cuộc cải cách sâu rộng đòi hỏi hội tụ đƣợc ba yếu tố then chốt. Thứ nhất là sự xót xa, tủi nhục về hiện trạng; thứ hai là nỗi sợ về hiểm họa do không chịu đổi thay; thứ ba là tầm nhìn và tri thức để đảm bảo cho công cuộc đổi thay thắng lợi.
Trong lịch sử nƣớc ta, trƣớc đe dọa xâm lƣợc của quân Nguyên-Mông, Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn, đã tạo nên một cuộc cải cách mạnh mẽ trong quân sĩ mà nội dung của bài hịch chứa đựng cả ba yếu tố nêu trên.
Về xót xa tủi nhục, ông viết: “…Thấy sứ ngụy đi lại nghênh ngang ngoài đƣờng, uốn tấc lƣỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ…” Về nguy cơ hiểm họa, ông nhấn mạnh: “… Lúc bấy giờ chúa tôi nhà ta đều bị bắt, đau xót biết chừng nào! Chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngƣơi cũng mất; …chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngƣơi cũng bị kẻ khác bới đào.” Và ông chỉ rõ tầm nhìn và kế sách để thực hiện cải cách bằng viết ra cuốn Binh thƣ yếu lƣợc và thúc giục quân sĩ tập luyện theo nó.
Ở Trung Quốc, ông Đặng Tiểu Bình cũng khởi đầu công cuộc cải cách trên cơ sở ba yếu tố then chốt nhƣ trên.
Về xót xa, tủi hổ, ông cùng ban lãnh đạo Trung Quốc ôn lại những nỗi nhục mà ngƣời Trung Quốc đã phải chịu trong lịch sử cận - hiện đại, bắt đầu từ thời Mãn Thanh, mà ký ức đau xót ám ảnh họ là tấm biển “Cấm người Trung Quốc và chó” treo ở cổng vào một công viên ở Thƣợng Hải trong thời thuộc quyền ảnh hƣởng của nƣớc ngoài.
Về hiểm họa, ông cũng mời ban lãnh đạo xem bộ phim tài liệu về cuộc hành hình vợ chồng chủ tịch Ceausescu của Rumani để hiểu rõ sự trừng phạt khi lãnh đạo mất đi lòng tin của ngƣời dân.
53
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Về tầm nhìn và kế sách, ông cũng cùng ban lãnh đạo và mƣu sĩ đƣa ra chiến lƣợc bốn hiện đại hóa với quyết tâm đƣa Trung Quốc trở thành một cƣờng quốc vào giữa thế kỷ 21.
Công cuộc đổi mới của nƣớc ta là một bƣớc thay đổi quan trọng; thế nhƣng nó đƣợc thúc đẩy chủ yếu bởi sự bức xúc của tình thế và nỗ lực “phá rào” ở cấp địa phƣơng.
Chúng ta đổi mới trên cơ sở từ bỏ cái cũ và nắm bắt cái mới vì thấy cái cũ có hại quá và cái mới đem lại lợi ích rõ rệt. Cách tiếp cận này là một sự duy lý thông thƣờng mang tính tình thế hơn là xuất phát từ ý chí cải cách triệt để. Vì vậy, chúng ta có thể năng động tiếp nhận một số cái mới nhƣng không thực sự chú trọng cải cách và xây dựng nền tảng căn bản cho phát triển lâu bền.
– Trên đánh giá tổng thể, theo ông, đâu là trụ cột chính yếu quyết định đẳng cấp phát triển của chúng ta?
Có ba trụ cột chính yếu: Thứ nhất đó là ý chí và tầm nhìn chiến lƣợc. Thứ hai, đó là thu hút và sử dụng ngƣời tài. Thứ ba, đó là sự nhạy bén, quyết liệt và triệt để trong phân tích thấu đáo và ý thức học hỏi - tiếp thu tri thức và tinh hoa của nhân loại. Ba trụ cột này có sự tƣơng tác chặt chẽ với nhau tạo nên sức mạnh cộng hƣởng rất tiềm tàng.
So với Trung Quốc và các nƣớc theo mô hình phát triển Đông Á, chúng ta đang thua kém rất xa trên cả ba trụ cột này. Về ý chí và tầm vóc chiến lƣợc, một ví dụ dễ thấy về yếu kém của chúng ta là trong quy hoạch đô thị - giao thông và hoạch định chiến lƣợc công nghiệp hóa.
Các thành phố của chúng ta phát triển manh mún, hỗn độn, trong khi chúng ta để mất rất nhiều tiền vào tay những ngƣời đầu cơ trục lợi đất đai và say sƣa với xây dựng trung tâm hội nghị, khu triển lãm, và tƣợng đài.
Ở Singapore, ngƣời ta coi quy hoạch của một địa phƣơng nhƣ
54
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
là cái la bàn của một con tàu. Theo họ quan sát, nhiều thành phố không chịu sắm la bàn cho con tàu của mình (cho dù quy hoạch ở đẳng cấp quốc tế ở mức khởi đầu chỉ tốn một số tiền nhỏ - khoảng
1 triệu USD), trong khi mất rất nhiều công sức và tốn phí cho tô vẽ, chỉnh trang một số bộ phận trên con tàu.
Trong phát triển công nghiệp, ngành hóa dầu của chúng ta là một ví dụ đáng suy nghĩ. Đây là ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, nhƣng cạnh tranh rất gay gắt và đòi hỏi vốn, công nghệ, và quyền lực thị trƣờng rất lớn (trong mua nguyên liệu thô và bán sản phẩm); vì vậy, xây dựng ngành công nghiệp này đòi hỏi sự
tham gia của những công ty hàng đầu thế giới với quy mô sản xuất lớn và quy hoạch có tính tổ cụm - liên thông để đảm bảo sức cạnh tranh quốc tế cao nhất.
Singapore thực hiện rất tốt chiến lƣợc này trong việc thu hút các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực dầu khí nhƣ Shell, Exxon-Mobil, Caltex và tất cả đều tập trung trên một diện tích nhỏ của đảo Jurong trong một tổ cụm công nghiệp hóa dầu hoàn hảo.
Trong khi đó, ngành hóa dầu của ta đã phát triển qua hai thập kỷ vẫn chƣa xây xong nhà máy lọc dầu đầu tiên. Ngoài ra, chúng ta phải tự bỏ ra một khoản vốn lớn với giá thành xây dựng quá cao. Đồng thời, các nhà máy lọc dầu thứ hai và thứ ba lại dự kiến bố trí ở các nơi khác nhau, thiếu tính tổ cụm và vắng bóng các tập đoàn dầu khí hàng đầu. Theo cách này, ngành hóa dầu ở nƣớc ta sẽ khó có thể là một lực đẩy mạnh mẽ để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế đất nƣớc trong những năm tới đây.
Về thu hút và trọng dụng nhân tài, chúng ta còn quá ít những vị tƣớng tài năng và thiếu những đội quân quả cảm trong các lĩnh vực trọng yếu. Tôi có may mắn đƣợc tham gia giảng dạy một số khóa đào tạo ngắn hạn cho cán bộ của Việt Nam và thấy ở họ nhiều con ngƣời thông minh và tâm huyết. Thế nhƣng, mọi ngƣời đều chia sẻ mấy quan ngại lớn cho các cơ quan nhà nƣớc.
55
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Thứ nhất, khi gặp bài toán khó, các nhà quản lý thƣờng ít có nỗ lực tìm những lời giải có tầm cải cách mà thƣờng chỉ đốc thúc mạnh hơn hoặc đổ tại cơ chế và nguyên nhân khách quan.
Thứ hai, công suất hữu ích trong sử dụng năng lực của cán bộ ở mức thấp (nhiều ƣớc đoán cho thấy chỉ ở mức xấp xỉ 50%). Thứ ba, sau một số năm công tác ở một cơ quan nhà nƣớc, giá trị chủ yếu của một cán bộ là lòng nhiệt thành với công việc có xu hƣớng bị giảm sút. Điều đó cho thấy, với cơ chế hiện nay, chúng ta khó có thể thu hút và trọng dụng đƣợc cán bộ tốt thông thƣờng chứ chƣa nói đến tài năng.
Trong khi đó, ở Trung Quốc, nhân tài đƣợc thu hút và trọng dụng đặc biệt trên khắp mọi lĩnh vực, dù ở cƣơng vị bộ trƣởng hay hiệu trƣởng các trƣờng đại học.
Điều đặc biệt đáng lƣu ý là Trung Quốc vừa thành công trong việc thuyết phục Ngân hàng Thế giới bổ nhiệm công dân Lin Yifu của mình làm Kinh tế gia trƣởng, một chức vụ danh giá và có ảnh hƣởng rất lớn đã từng đƣợc đảm nhiệm bởi Larry Summer (cựu chủ tịch Đại học Harvard) và Josepth Stiglitz (ngƣời đã nhận giải thƣởng Nobel về kinh tế). Việc bổ nhiệm này sẽ giúp Trung Quốc tăng thêm đáng kể ảnh hƣởng của mình trong thế giới đang phát triển, đặc biệt là châu Phi.
Theo nhiều học giả ngƣời Trung Quốc, trong ý chí trở thành cƣờng quốc, Trung Quốc không theo mô hình “Bá quyền” nhƣ kiểu Mỹ (dựa vào quyền lực quân sự và kinh tế để ép buộc các nƣớc phải theo) mà theo mô hình “Vƣơng quyền”, theo đó, coi trọng bổ nhiệm ngƣời tài vào các cƣơng vị then chốt có sức thu hút và quy phục nhân tâm trên quy mô toàn cầu.
Về phân tích thấu đáo và nỗ lực học hỏi, chúng ta còn rất yếu. Chúng ta chƣa có chiến lƣợc tổng hợp và tiếp thu những kinh nghiệm hay nhất của quốc tế, từ xây dựng chiến lƣợc phát triển đến
56
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
xây dựng hệ thống chính trị và bộ máy quản lý nhà nƣớc; từ quy hoạch đô thị đến quản lý giao thông; từ cải cách giáo dục đến chăm sóc sức khỏe và đời sống của ngƣời dân.
Một ví dụ nhỏ mà nhiều bè bạn quốc tế thƣờng nhắc đến khi nói về tính kém học hỏi của Việt Nam là chúng ta không có mã số bƣu điện (zip code) cho địa chỉ của cơ quan hay nhà ở, điều mà hầu hết các nƣớc đều phải có.
Một ví dụ nữa là chúng ta dƣờng nhƣ sẵn sàng bỏ nhiều tỷ USD để xây dựng đƣờng sắt cao tốc Bắc-Nam nhƣng không hề trăn trở phân tích xem tại sao hiện nay tỷ mức hiệu quả trên 1km đƣờng sắt của chúng ta so với Trung Quốc chỉ bằng 1/10 về doanh thu; 1/4 về vận chuyển hành khách (ngƣời-km) và 1/20 về vận chuyển hàng hóa (tấn-km).
Trọng dụng ngƣời tài: Phải trở thành nhu cầu thực sự bức bách
– Trở lại với ý kiến mà ông đã đề cập Việt Nam còn yếu trong thu hút và sử dụng nhân tài. Trên thực tế, Thủ tƣớng đã nhiều lần khẳng định chính sách trọng dụng ngƣời tài phải là một trong những động lực phát triển. Theo chỉ đạo này, các nhà hoạch định chính sách và cơ quan quản lý đã đề ra nhiều giải pháp “trải thảm đỏ” hút nhân tài. Vậy tại sao, đến nay, chúng ta vẫn chƣa thể cải thiện nhiều trong lĩnh vực này?
Theo tôi, có ba nguyên nhân. Thứ nhất, dân tộc chúng ta phải trải qua quá nhiều cuộc chiến tranh giành độc lập trong cảnh nƣớc mất, nhà tan. Trong sự nghiệp thiêng liêng này, mọi ngƣời dân, ở mọi cấp độ của tài năng đều một lòng một dạ, xả thân, quên mình cho sự sống còn của dân tộc. Ngƣời lãnh đạo, do vậy, không thực sự phải trăn trở tìm cách thu hút và trọng dụng tài năng và điều đó làm mất đi khả năng của họ trong thu hút và trọng dụng nhân tài,
57
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
đặc biệt khi đã nắm trọn quyền lực trong tay.
Thứ hai, chúng ta chƣa hình thành đƣợc ý chí chiến lƣợc thôi thúc cả dân tộc đồng lòng đƣa đất nƣớc trở thành một quốc gia hùng cƣờng vào giữa thế kỷ này. Chúng ta dƣờng nhƣ coi trọng lợi ích vật chất và ổn định của riêng gia đình và tổ chức của mình hơn là vị thế và danh dự dân tộc. Do vậy, thu hút và trọng dụng ngƣời hiền tài không phải là nhu cầu thực sự bức bách, cháy lên tự đáy lòng.
Thứ ba, cơ chế bổ nhiệm cán bộ theo kiểu “quy hoạch” nhƣ hiện nay thƣờng dẫn đến loại bỏ tài năng, lòng tâm huyết và phẩm chất chân chính. Để đƣợc vào “quy hoạch” và thăng tiến, cán bộ không cần có chiến công mà thƣờng phải nhờ vào “chạy chọt” hoặc may mắn để có quan hệ tốt với lãnh đạo; đồng thời phải tự làm thui chột những bức xúc và khát vọng cháy bỏng để nhẫn nại chờ cơ hội, trong khi tìm cách tránh những nỗ lực mạnh dạn để khỏi mắc phải khuyết điểm.
– Từ những tồn tại hiện nay, theo ông, chúng ta có thể bắt đầu từ đâu để đẩy công cuộc phát triển của Việt Nam sang một bƣớc mới?
Một khi chúng ta thực sự có quyết tâm, nỗ lực cải cách, chúng ta nên tham khảo lƣợc đồ 3-P: Philosophy (Triết lý phát triển), People (Con ngƣời) và Programs (Chƣơng trình).
Về triết lý phát triển, có bốn nội dung căn bản sau: Nội dung thứ nhất là muốn ổn định, phát triển nhanh và hiệu quả, chúng ta trƣớc tiên phải thiết lập nên một nền tảng hợp quy luật và vững chắc cho công cuộc phát triển.
Hiện nay, chúng ta coi nhẹ việc xây dựng nền tảng trong khi muốn ổn định và phát triển nhanh. Theo cách làm hiện nay, chúng ta rất quyết liệt tạo sự ổn định thông qua can thiệp nhà nƣớc. Chúng ta cũng ra sức thúc đẩy tốc độ phát triển kinh tế nhƣng chủ
58
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
yếu bằng đốc thúc và tăng mạnh đầu tƣ về lƣợng. Kết quả là, sự ổn định do can thiệp trói buộc sẽ không bền vững, kìm hãm sức sáng tạo và tiến trình tăng trƣởng; tốc độ tăng trƣởng nhanh do đốc thúc đầu tƣ dẫn tới thiếu hiệu quả và có nguy cơ làm mất ổn định.
Triết lý này đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận rất căn bản và bền vững thay vì nóng vội trong giải quyết những vấn đề bức xúc nhƣ lạm phát và sự suy giảm của thị trƣờng chứng khoán. Chẳng hạn, trong giải quyết vấn đề lạm phát, chúng ta cắt mạnh nguồn tiền cung cho các khoản vay đầu cơ hoặc các dự án đầu tƣ không hiệu quả; đồng thời tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đặc biệt trong các lĩnh vực có ảnh hƣởng trực tiếp đến giá cả sinh hoạt.
Nội dung thứ hai, con ngƣời là tài sản lớn nhất của một quốc gia. Vì vậy, mọi nỗ lực đầu tƣ, phát triển, trợ cấp đều phải tập trung nhân lên tài sản này, khơi dậy sức mạnh cốt lõi và giảm thiểu những điểm yếu dễ tổn thƣơng của dân tộc.
Nội dung thứ ba là sức mạnh của dân chủ. Chỉ có dân chủ mới tạo đủ nguồn cung dồi dào để đáp ứng nhu cầu to lớn về nguồn tài năng và tâm huyết cho công cuộc cải cách và phát triển.
Nội dung thứ tƣ là mọi nỗ lực đột phá đều phải bắt đầu từ trong hệ thống. Sẽ không thể có đội ngũ doanh nhân khát vọng và xuất sắc nếu không có đội ngũ cán bộ nhà nƣớc có tầm nhìn chiến lƣợc rộng và tài năng ƣu tú.
Về con người, chúng ta phải thực sự có chiến lƣợc và lòng thành tâm trong đề bạt, thu hút và sử dụng ngƣời hiền tài vào các cƣơng vị chủ chốt nhƣ đã nêu ở trên.
Về chương trình, chúng ta phải có những dự án cụ thể khẳng định đƣợc sức mạnh tổng lực của dân tộc Việt Nam ở tầm vóc “Điện Biên Phủ” trong phát triển kinh tế.
Những dự án mang tầm vóc “Điện Biên Phủ”
59
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
– Gợi ý của ông về những chƣơng trình mang tầm vóc “Điện Biên Phủ” là gì?
Tôi xin nêu ra ba chƣơng trình cụ thể:
Chƣơng trình thứ nhất là xây dựng khu kinh tế - chính trị đặc biệt, vừa tạo động lực mạnh mẽ cho công cuộc phát triển, vừa là phòng thí nghiệm cho sự nghiệp cải cách.
Chúng ta nên tham khảo sự thành công đặc biệt gần đây của Dubai, một thành phố của một nƣớc nhỏ ở Trung Đông, không có dầu khí nhƣng khai thác triệt để thế mạnh quản trị của mình để trở thành một trung tâm 4T của khu vực (Trade = Thƣơng mại, Transport = Vận tải, Tourism = Du lịch và Technology = Công nghệ).
Chúng ta cũng cần tìm hiểu nỗ lực gần đây của Malaysia trong xây dựng khu kinh tế IDR (Iskandar Development Region) rộng khoảng 2.200km2(bằng diện tích khu Thẩm Quyến của Trung Quốc và gấp ba lần Singapore). Họ coi đây là điểm quyết chiến
chiến lƣợc khẳng định vị thế và quyết tâm của Malaysia trong đuổi kịp Singapore.
Chúng ta có thể có những dự án tƣơng tự. Chẳng hạn, khu kinh tế đặc biệt trên địa bàn Quảng Ninh - Hải Phòng, tạo bàn đạp quốc tế cho các nhà đầu tƣ khai thác sức mạnh cộng hƣởng của thị trƣờng và mạng lƣới sản xuất của Việt Nam và Trung Quốc, đồng thời tận dụng lợi thế đặc biệt của vịnh Hạ Long, di sản quốc tế cho phát triển du lịch.
Một khu khác là ở Khánh Hòa, với cảng nƣớc sâu ở vịnh Vân Phong và vùng nội địa rộng lớn với cảnh quan đẹp và thời tiết thuận lợi, có thể trở thành một trung tâm công nghiệp - thƣơng mại và tài chính lớn của cả vùng Đông Á.
Chƣơng trình thứ hai là tăng quyền lực của ngƣời dân trong giám sát chất lƣợng của bộ máy công quyền theo phƣơng thức cụ thể sau: Mỗi công dân sẽ đƣợc phát thẻ từ, ngoài tác dụng nhƣ
60
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
chứng minh nhân dân còn cho phép họ sáu tháng một lần bấm nút vào một máy đánh giá chất lƣợng công quyền ở địa phƣơng của họ. Máy này đƣợc đặt ở nhà văn hóa phƣờng - xã và nó gồm các nút thể hiện mức độ thỏa mãn của ngƣời dân với chính quyền địa phƣơng (phƣờng - xã và tỉnh - thành phố) về các nội dung chính: dịch vụ công quyền, an ninh trật tự, chống tham nhũng, bảo vệ môi trƣờng, và đánh giá tổng thể. Kết quả của máy này đƣợc truyền qua mạng đến các cấp cao hơn.
Theo đó, mọi cấp lãnh đạo đều biết chính xác và kịp thời lòng dân và cảm nhận của họ về từng nội dung cụ thể; trên cơ sở đó, có sự phân tích thấu đáo nguyên nhân và đƣa ra quyết sách xác đáng. Tƣơng tự, mỗi doanh nghiệp, kể từ khi thành lập sẽ đƣợc phát một thẻ phản hồi về sự hài lòng của họ với các cơ quan công quyền, đặc biệt trong các lĩnh vực đất đai, thủ tục giấy phép, thu thuế, trợ giúp thông tin, và sự tận tâm phục vụ.
Chƣơng trình thứ ba, chúng ta tăng hàm lƣợng khoa học và tầm chiến lƣợc của mỗi chính sách và quyết định quan trọng của Trung ƣơng. Theo hƣớng này, chúng ta lập ủy ban tƣ vấn, kiểm định chất lƣợng quản lý và chính sách công ở tầm quốc gia. Ủy ban này tập hợp khoảng 100–200 chuyên gia trong nƣớc và quốc tế
để thƣờng xuyên tham gia góp ý, đánh giá, bình luận, và cho điểm về chính sách và quyết định của Chính phủ trên các tiêu chí về tầm chiến lƣợc, tính khả thi và mức độ hiệu quả. Ý kiến tổng hợp này cùng với các gợi ý đƣợc cập nhập thƣờng xuyên tới các cấp lãnh đạo Trung ƣơng theo từng chính sách quan trọng và có đánh giá định kỳ sáu tháng một lần. Phƣơng thức này cũng có thể áp dụng cho một số địa phƣơng trọng điểm, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
– Xin cảm ơn ông!
Vietnamnet – 18-19/3/2008
61
www.Sachvui.Com
NỀN MÓNG PHÁT TRIỂN VÀ MỆNH LỆNH CẢI CÁCH
Những ai đã trăn trở trong nhiều năm qua về sự yếu kém trong nền móng phát triển của Việt Nam có lẽ đều đã dự cảm từ lâu những khó khăn mà nƣớc ta hiện nay đang trải qua: Tăng trƣởng suy giảm, lạm phát cao, lòng dân xao xuyến.
Trong khi việc giải quyết khó khăn nêu trên trƣớc mắt dựa vào các biện pháp tình thế nhƣ điều chỉnh lãi suất ngân hàng, quản lý chặt chẽ việc mua bán ngoại tệ, hạn chế đầu tƣ vào các dự án kém hiệu quả, bài viết này đề cập đến yêu cầu giải quyết những yếu kém ở nền móng, là nguyên nhân gốc rễ không chỉ của những khó khăn hiện tại mà của cả những nguy cơ, thách thức sẽ ngày càng gay gắt trong tƣơng lai.
1. Nền móng phát triển và kỳ vọng tăng trƣởng
Các nghiên cứu về tăng trƣởng kinh tế chỉ ra rằng, tốc độ và chất lƣợng tăng trƣởng của mỗi quốc gia tùy thuộc cơ bản vào nền móng phát triển của nƣớc đó.
Nền móng phát triển của một nƣớc dựa trên một số định tố chủ yếu, bao gồm nguồn nhân lực, hạ tầng cơ sở, hội nhập quốc tế, dung năng sáng tạo, phẩm chất cần kiệm, và chất lƣợng thể chế. Các định tố này có quan hệ tác động qua lại mật thiết với nhau, trong đó chất lƣợng thể chế đóng vai trò trụ cột, chi phối, có tính quyết định.
Với một nền móng phát triển vững chắc và không ngừng đƣợc gia cƣờng, nâng cấp, nền kinh tế sẽ đạt tốc độ và chất lƣợng tăng
62
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
trƣởng cao. Trái lại, trên một nền móng yếu lại không đƣợc chú trọng củng cố, chất lƣợng tăng trƣởng sẽ thấp, và do vậy, tốc độ tăng trƣởng nếu có cao trong giai đoạn đầu cũng sẽ không bền vững và nền kinh tế dễ bị tổn thƣơng trƣớc mỗi biến động không thuận lợi của nền kinh tế thế giới.
Theo quy tắc hội tụ có điều kiện từ phƣơng pháp phân tích khảo nghiệm, trung bình, cứ 35 năm, một quốc gia có thể thu hẹp một nửa khoảng cách về thu nhập bình quân đầu ngƣời giữa mức hiện tại và mức tiềm năng quyết định bởi các định tố nền móng phát triển của quốc gia đó. Do đó, cách tăng tốc phát triển nhanh và bền vững nhất là nâng cấp vƣợt bậc nền móng phát triển lâu dài của quốc gia.
Theo nghiên cứu của chúng tôi, Việt Nam coi nhẹ việc gia cƣờng, thậm chí làm suy yếu nền móng phát triển vốn còn rất thấp của mình. Thay vì quyết liệt tinh giản và nâng cấp bộ máy quản lý, chúng ta để khu vực nhà nƣớc phình ra với hiệu năng ngày một thấp.
Thay vì ráo riết cải cách doanh nghiệp nhà nƣớc, tạo lập một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh, chúng ta lập ra các tập đoàn kinh tế với não trạng bao cấp và lợi ích cục bộ, làm thị trƣờng càng thêm méo mó và thiếu minh bạch.
Thay vì đầu tƣ nâng cấp hiện đại hóa hệ thống giáo dục, y tế, và văn hóa đáp ứng đòi hỏi của thời đại, chúng ta để các lĩnh vực này xuống cấp nghiêm trọng trong sự hoành hành của tham nhũng, gian dối, và tệ nạn xã hội.
Thay vì khích lệ ngƣời dân cần kiệm đầu tƣ với tầm nhìn dài hạn và trách nhiệm với tƣơng lai, chúng ta tạo nên cơ chế để mọi ngƣời ảo tƣởng với những cơ hội chụp giật ngắn hạn, hoang phí trong tiêu dùng, phô trƣơng trong hình thức với những lễ hội và tƣợng đài đƣợc tổ chức và xây dựng tràn lan.
63
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Trong khi đó, Trung Quốc, với mục tiêu trở thành cƣờng quốc trƣớc năm 2050, đã và đang ráo riết xây dựng một nền móng phát triển ở đẳng cấp hàng đầu, tạo nền tảng cho nhịp độ tăng trƣởng mạnh mẽ và bền vững.
Nếu tiếp tục theo đuổi cung cách phát triển hiện nay, kinh tế Việt Nam sẽ đứng trƣớc nguy cơ rơi vào cạm bẫy của nƣớc có mức thu nhập trung bình thấp; nghĩa là không quá khó khăn thiếu đói để buộc phải cải cách, nhƣng cũng không có nền móng đủ mạnh cho nỗ lực vƣợt lên.
Bài viết này so sánh Việt Nam với Trung Quốc nhằm làm rõ một số điểm yếu then chốt trong nền móng phát triển của Việt Nam. Việc so sánh giữa Việt Nam và Trung Quốc không có hàm ý rằng Trung Quốc là mô hình tốt nhất mà Việt Nam cần đi theo; mà chỉ để chỉ ra rằng, Việt Nam, trong sự tƣơng đồng về mô hình phát triển với Trung Quốc, đã thể hiện sự yếu kém nghiêm trọng trong nỗ lực gia cƣờng và nâng cấp nền móng phát triển của mình.
2. Tại sao lại so sánh Việt Nam với Trung Quốc?
Đó là vì hai nƣớc có đặc điểm khá tƣơng đồng trong cải cách và phát triển nhƣng kết quả đạt đƣợc của hai nƣớc có sự khác biệt cơ bản, cả về lƣợng và chất.
Sự tƣơng đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc trong cải cách và phát triển thể hiện ở bối cảnh dẫn đến cải cách, điều kiện phát triển lúc khởi đầu cải cách, mục tiêu và biện pháp tiến hành cải cách.
Về bối cảnh dẫn đến cải cách: Việt Nam và Trung Quốc khởi đầu công cuộc cải cách (Việt Nam năm 1986, Trung Quốc năm 1978) sau khi đều đã nhận ra rằng không thể tiếp tục mô hình xây dựng CNXH theo kiểu cũ vì nó tàn phá động lực phát triển và chỉ
dẫn đến những khó khăn kinh tế ngày càng nghiêm trọng. Đồng thời, cả hai nƣớc đều đứng trƣớc khó khăn nghiêm trọng về kinh tế
64
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
mà cải cách là sự lựa chọn sống còn để thoát ra khỏi nguy cơ khủng hoảng.
Về điều kiện phát triển khi khởi đầu cải cách: Bảng 1 cho thấy, khi khởi đầu cải cách, cả hai nƣớc đều có mức thu nhập đầu ngƣời rất thấp (xấp xỉ 200 USD [1], thuộc nhóm nƣớc nghèo nhất thế giới) với trên 80% dân số sống ở nông thôn; năng suất ngũ cốc trên một héc-ta đất canh tác xấp xỉ nhau (2,7–2,8 tấn). Tỷ lệ dân biết chữ và tuổi thọ giữa hai nƣớc khá tƣơng đồng với Việt Nam có sự trội vƣợt đôi chút. Hội nhập quốc tế của hai nƣớc đều rất thấp với xuất khẩu chỉ chiếm khoảng 6,6% GDP; điều kiện hạ tầng kém, thể hiện ở số điện thoại mới ở mức 1–2 chiếc trên 1.000 dân.
Bảng 1: Một số chỉ số kinh tế - xã hội lúc khởi đầu cải cách ở Việt Nam và Trung Quốc
Chỉ sốViệt Nam (1986)
Thu nhập GDP bình quân đầu ngƣời
Trung Quốc (1978)
(USD, mức giá năm 2000) 203 165 Tỷ lệ biết chữ trong ngƣời lớn (%) 89,2 67,1 Tỷ lệ biết chữ trong lứa tuổi 16–24 (%) 93,6 91,3 Tỷ lệ dân sống ở nông thôn (%) 80,3 81,3 Năng suất ngũ cốc (tấn/hecta đất canh tác) 2,7 2,8 Xuất khẩu hàng hóa (% của GDP) 6,6 6,6
Điện thoại trên 1.000 dân 1,3 2,0 Nguồn: Ngân hàng Thế giới
Về mục tiêu và biện pháp tiến hành cải cách: Cả hai nƣớc lựa chọn cải cách theo mục tiêu kinh tế chứ không phải chính trị, với bƣớc đi thận trọng để đảm bảo sự ổn định tuyệt đối của hệ thống chính trị hiện hành. Cả hai nƣớc chọn tiến hành cải cách với những bƣớc đi khá giống nhau, khởi đầu với việc khoán hộ trong nông nghiệp và thừa nhận về mặt pháp lý thành phần kinh tế tƣ nhân.
65
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Tiếp đó là thúc đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, cải tổ các doanh nghiệp quốc doanh, và cải cách hệ thống tài chính - ngân hàng. Thế nhƣng kết quả đạt đƣợc của hai nƣớc, dù đều ấn tƣợng, có một cách biệt lớn cả về lƣợng và chất, với sự tụt hậu rõ rệt của Việt Nam trong so sánh với Trung Quốc. Kể từ mốc vƣợt qua mức thu nhập bình quân đầu ngƣời 200 USD (Việt Nam: 1986; Trung Quốc: 1982; Indonesia: 1968; tính theo thời giá năm 2000), tiến trình tăng trƣởng của Việt Nam rất thấp so với Trung Quốc và khá gần với Indonesia, trong khi nền kinh tế Trung Quốc có sự cất cánh với sự tƣơng đồng với mô hình Đông Á, bao gồm Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, và Hàn Quốc (Hình 1).
Những tổn thất nặng nề về kinh tế và chính trị mà Indonesia phải gánh chịu trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997– 1998 (tăng trƣởng GDP của Indonesia giảm xuống mức 4,7% năm 1997 trƣớc khi rơi vào suy thoái ở mức -13,1% năm 1998) là bài học đắt giá về hậu quả của việc coi nhẹ gia cƣờng nền móng phát triển trong sự say sƣa với một số thành tích bề nổi và sự khen ngợi của một số tổ chức quốc tế.
Vì vậy, việc đánh giá xác đáng những điểm yếu then chốt trong nền móng phát triển của Việt Nam và đƣa ra những biện pháp cải cách có tính nền tảng, sâu rộng và mạnh mẽ, là việc làm cấp thiết; không chỉ để vƣợt qua các khó khăn trƣớc mắt, mà còn tạo nền móng căn bản cho nền kinh tế nƣớc ta phát triển nhanh và bền vững hơn, tránh đƣợc nguy cơ khủng hoảng đang tích tụ và có khả năng xảy ra trong 5–10 năm tới.
66
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Hình 1: Tiến trình tăng trƣởng của Việt Nam, Trung Quốc, và Indonesia kể từ khi mỗi nƣớc vƣợt qua mức thu nhập bình quân đầu ngƣời 200 USD
Nguồn: từ số liệu của Ngân hàng Thế giới
67
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
3. Một số minh chứng về những điểm yếu then chốt trong nền móng phát triển của Việt Nam
Từ kết quả nghiên cứu chung của tác giả với Tiến sĩ Danny Quah, trƣởng khoa kinh tế của Đại học Kinh tế London, chúng tôi xin nêu ra dƣới đây một số minh chứng điển hình về một số điểm yếu cơ bản trong nền móng phát triển của Việt Nam. Do dung lƣợng có hạn, bài viết này sẽ chỉ tập trung thảo luận ba điểm yếu then chốt có liên quan trực tiếp đến chất lƣợng của hệ thống thể chế.
Điểm yếu thứ nhất, Việt Nam thiếu ý chí chiến lược trong nỗ lực cải cách
Điều này thể hiện ở việc phình ra của lực lƣợng lao động trong khu vực nhà nƣớc, sự manh mún trong nỗ lực cải cách các doanh nghiệp quốc doanh, và tính thiếu quyết đoán ở những thời điểm bƣớc ngoặt.
Sự phình ra của lực lƣợng lao động trong khu vực nhà nƣớc Một nền kinh tế mạnh với hiệu năng cao đòi hỏi sự tinh giảm mạnh mẽ về lao động trong khu vực nhà nƣớc. Khác với Trung Quốc, Việt Nam đi ngƣợc lại xu thế này. Bảng 2 cho thấy lao động trong khu vực nhà nƣớc (bao gồm Chính phủ, Đảng, đoàn thể, và các doanh nghiệp quốc doanh) của Việt Nam tăng nhanh hơn so với lao động trong toàn bộ nền kinh tế, với độ phình ngày càng mạnh hơn, từ mức +1,3% trong giai đoạn 1995–2000 vọt lên +9,3% trong giai đoạn 2000–2005. Trong khi đó, lao động trong khu vực nhà nƣớc của Trung Quốc so với toàn bộ nền kinh tế co lại rất mạnh ở mức -27% giai đoạn 1995–2000 và -17% giai đoạn 2000–2005.
68
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Bảng 2. Mức tăng về lao động của khu vực nhà nƣớc so với nền kinh tế trong các giai đoạn 1995–2000 và 2000–2005
Việt Nam Trung Quốc
2000–
2005
Mức tăng về lao động
1995– 2000
2000– 2005
1995– 2000
∙ Toàn bộ nền kinh tế (A) 13,9% 13,6% 5,9% 5,2% ∙ Khu vực nhà nƣớc (B) 15,2% 22,9% -21,1% -17,0% Độ phình ra (+) hoặc co lại (-) về lao
động trong khu vực nhà nước so với nền kinh tế (B-A)
+1,3% +9,3% -27,0% -22,2%
Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam, 2000–2006; Niên giám Thống kê Trung Quốc, 2000–2006
Sự manh mún trong nỗ lực cải cách các doanh nghiệp quốc doanh: Thiếu ý chí chiến lƣợc trong cải cách thể hiện rõ trong sự trì trệ và manh mún của nỗ lực cải cách các doanh nghiệp quốc doanh.
Trong khi các doanh nghiệp quốc doanh của Trung Quốc bị đặt vào môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt trên quy mô toàn cầu và bị hối thúc bởi khẩu hiệu “học hỏi, cải tiến, và tạo đột phá để vƣợt lên đẳng cấp thế giới,” các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam đƣợc o bế nâng đỡ trong một hệ thống quản trị lạc hậu, thiếu minh bạch, nên luẩn quẩn trong sự hạn hẹp về tầm nhìn và sự hà lạm của quyền lợi cục bộ và lợi ích cá nhân.
Bảng 3 cho thấy quy mô và nhịp độ cổ phần hóa của Việt Nam trong giai đoạn 1990–2005 rất nhỏ so với Trung Quốc. Tổng mức tiền thu đƣợc từ cổ phần hóa của Việt Nam chỉ bằng 1% mức GDP năm 2000 với quy mô trung bình của mỗi dự án là 3 triệu USD; trong khi các con số này của Trung Quốc là 4,8% và 252 triệu USD.
69
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Bảng 3. Nỗ lực tƣ nhân hóa/cổ phần hóa giai đoạn 1990–2005
Quốc gia Tổng số dự án
Tổng lƣợng tiền thu đƣợc
Quy mô trung bình của mỗi
Số tuyệt đối (triệu USD)
So với mức GDP năm 2000
dự án
(triệu USD)
Việt Nam 107 318 1,0% 3,0 Trung Quốc 229 57,706 4,8% 252,0 Nguồn: từ số liệu của Ngân hàng Thế giới
Thiếu quyết đoán chiến lƣợc ở thời điểm bƣớc ngoặt Trong tiến trình phát triển thƣờng xuất hiện những thời điểm có tính bƣớc ngoặt, đòi hỏi tính quyết đoán chiến lƣợc của ngƣời lãnh đạo. Tại thời điểm này, một quyết đoán sáng suốt sẽ giúp tạo nên một cục diện mới tạo ra sức phát triển nhảy vọt; trái lại, sự chần chừ, lúng túng sẽ làm mất đi thời cơ quý giá này và dẫn đến một bƣớc lùi tai hại trong tiến trình phát triển.
Nhƣ mô tả ở Hình 2 dƣới đây, tiến trình cải cách của Việt Nam và Trung Quốc đều xuất hiện những thời điểm có tính bƣớc ngoặt vào năm thứ 13 của cải cách sau khi công cuộc cải cách đã thu đƣợc những thành quả bƣớc đầu tạo nên tâm lý thỏa mãn, đồng thời làm nổi lên những lo ngại mang tính giáo điều về sự xa rời “chủ nghĩa xã hội.” Tiến trình cải cách, do vậy, có thể bị trì hoãn bởi những tranh cãi gay gắt trong nội bộ lãnh đạo.
Trung Quốc ở vào tình thế này vào năm 1991, năm thứ 13 của cải cách, khi đó thậm chí có kiến nghị đòi bãi bỏ các khu kinh tế đặc biệt. Trong tình thế đấu tranh căng thẳng này, ông Đặng Tiểu Bình quyết định không nhƣợng bộ mà chọn cách đƣơng đầu quyết liệt bằng cách tiến hành một chuyến đi về các tỉnh và thành phố cải cách ở phía Nam vào tháng 1 năm 1992 để tập hợp đƣợc lực lƣợng ủng hộ cải cách, làm hậu thuẫn cho quyết định của hội nghị mở
rộng của Bộ Chính trị tháng 3 năm 1992 về đẩy mạnh hơn nữa nhịp độ cải cách và mở cửa [2]. Với quyết định này, cải cách và
70
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
mở cửa của Trung Quốc kể từ năm thứ 13 của cải cách không những không bị chậm lại mà lại có bƣớc tiến nhảy vọt. Việt Nam vào năm thứ 13 của cải cách (năm 1999) cũng đứng trƣớc một cơ hội đòi hỏi sự quyết đoán đặc biệt, đó là việc ký hiệp định thƣơng mại với Mỹ vào tháng 9 năm 1999. Thế nhƣng chúng ta từ chối ký hiệp định này mặc dù mọi việc chuẩn bị dƣờng nhƣ đã sẵn sàng. Điều này làm nhiều ngƣời ngỡ ngàng. Một quan chức của Bộ Thƣơng mại Mỹ khi đó nhận xét: “Khi các bạn so sánh điều này với những nỗ lực của Trung Quốc trong các đàm phán thƣơng mại […] nó cho thấy rằng, Việt Nam chƣa thực sự tin vào mở cửa” [3].
Giáo sƣ Dwight Perkins của Đại học Harvard, nhà nghiên cứu hàng đầu về các mô hình phát triển Đông Á nhận xét: “Việc từ chối [này] của Việt Nam trong việc ký hiệp định thƣơng mại với Mỹ là một minh chứng về việc [Việt Nam] ngại ngùng trong việc chấp nhận một chính sách công nghiệp có lẽ là thích hợp nhất cho đất nƣớc của mình” [4].
Với sự thiếu quyết đoán này, Việt Nam đã tự làm mình tụt hậu trong nhịp độ tăng trƣởng so với Trung Quốc kể từ năm thứ 13 của cải cách.
71
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Hình 2. Tiến trình tăng trƣởng của GDP và giá trị gia tăng trong các ngành công nghiệp và dịch vụ trong 20 năm đầu của cải cách kinh tế
72
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
73
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Nguồn: từ số liệu của Ngân hàng Thế giới
74
www.Sachvui.Com
Chương 1. Ước mơ không bao giờ tắt
Điểm yếu thứ hai, chúng ta thiếu tầm chiến lược trong hoạch định công cuộc phát triển
Ba minh chứng cho kết luận này dựa trên mức tiêu thụ điện cho tăng trƣởng, khả năng nắm bắt cơ hội thị trƣờng, và nỗ lực bƣớc lên trên nấc thang công nghệ trong quá trình hội nhập quốc tế.
Về tiêu thụ năng lƣợng cho phát triển, mỗi nhà hoạch định chính sách đều hiểu rằng năng lƣợng ngày càng khan hiếm và giá của nó có xu hƣớng tăng nhanh hơn các loại sản phẩm khác. Do vậy, phát triển kinh tế và công nghiệp hóa phải đi hƣớng về các lĩnh vực và sản phẩm tiết kiệm năng lƣợng nói chung và điện nói riêng. Thế nhƣng chúng ta không đi theo hƣớng này.
Bảng 4 cho thấy, khác với Trung Quốc, mức tăng về điện tiêu thụ ở nƣớc ta trong giai đoạn 1990–2005 cao hơn nhiều mức tăng của giá trị gia tăng, trên quy mô của toàn bộ nền kinh tế cũng nhƣ của riêng ngành công nghiệp. Trên quy mô toàn bộ nền kinh tế, chúng ta tăng trƣởng bình quân 7,6% trong khi tiêu thụ điện tăng 14,1%. Trong lĩnh vực ngành công nghiệp nói riêng, mức tăng trƣởng của giá trị gia tăng là 10,9% trong khi mức tăng điện năng tiêu thụ là 14,3%.
Nghĩa là, phát triển kinh tế và công nghiệp của Việt Nam đang đi theo hƣớng tổn phí năng lƣợng. Tình hình này nếu không đƣợc sớm khắc phục sẽ không chỉ gây nên tình trạng thiếu điện nghiêm trọng mà còn làm cho nền kinh tế nƣớc ta ngày càng kém sức cạnh tranh và dễ tổn thƣơng do sự biến động ngày càng gia tăng của giá năng lƣợng quốc tế.
Về nắm bắt cơ hội thị trƣờng, Việt Nam chung biên giới với Trung Quốc nhƣng kém xa các nƣớc Đông Nam Á khác trong khai thác thị trƣờng khổng lồ và tăng trƣởng rất nhanh này trong khi lại nhanh chóng lệ thuộc vào nó một cách thụ động.
75
www.Sachvui.Com
Việt Nam hành trình đi đến phồn vinh
Bảng 4: Tiêu thụ điện năng cho tăng trƣởng kinh tế và công nghiệp giai đoạn 1990–2005
Việt Nam Trung Quốc
Toàn bộ nền kinh tế
∙ Tốc độ tăng về GDP 7,6% 10,1% ∙ Tốc độ tăng về điện tiêu thụ 14,1% 9,7% ∙ Tiết kiệm (+) hay tổn hao (-) điện
năng trong tăng trƣởng kinh tế-6,5% +0,4% Ngành công nghiệp
∙ Tốc độ tăng về giá trị gia tăng 10,9% 12,6% ∙ Tốc độ tăng về điện tiêu thụ 14,3% 9,3% ∙ Tiết kiệm (+) hay tổn hao (-) điện
năng trong tăng trƣởng công nghiệp
-3,4% +3,3%
Nguồn: từ số liệu của Ngân hàng Thế giới; Bộ Công Thƣơng Việt Nam; Niên giám Thống kê Trung Quốc, 2006
Bảng 5 cho thấy, trong giai đoạn 2000–2005, tỷ trọng Trung Quốc trong toàn bộ xuất khẩu của Việt Nam chỉ tăng không đáng kể, từ 6,6% năm 2000 lên 7,6% năm 2005; trong khi các con số này tƣơng ứng là 3,9% lên 8,6% với Singapore; 1,7% lên 9,9% với Philippines; 4,5% lên 7,8% với Indonesia; và 4,1% lên 8,3% với Thái Lan. Mặt khác, cùng trong thời gian này, Việt Nam lại tăng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, từ tỷ trọng 11,5% trong toàn bộ
nhập khẩu năm 2000 lên 17,5% năm 2005.
Về nỗ lực bƣớc lên trên nấc thang công nghệ trong hội nhập quốc tế, Bảng 6 cho thấy, từ năm 2000 đến năm 2005 tỷ trọng công nghệ cao trong xuất nhập khẩu của chúng ta còn thấp và tăng chậm. Trong xuất khẩu, tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao tăng thêm +1,8%, từ 5,8% lên 7,6%; trong khi con số này của Trung Quốc là +12,3%, từ mức 28,9% lên mức 41,3%.
Trong nhập khẩu của Việt Nam, tỷ trọng các sản phẩm công nghệ cao gia tăng không đáng kể (+0,6%), đồng thời có một bƣớc
76