🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vì sao họ thành công (Tập 1)
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Vì sao họ thành công
https://thuviensach.vn
Lời giới thiệu - Vì sao họ thành công ?
Gần đây, chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ CEO, đó là chữ viết tắt của Chief Executive Officer, (Tổng) Giám đốc điều hành. Tuy tên gọi này có phần mới mẻ tại Việt Nam nhưng ở các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, tên gọi CEO đã xuất hiện từ một trăm năm trước đây.
Quyển sách này không đưa ra bất cứ định nghĩa nào về CEO, cũng không cung cấp những kiến thức chuyên ngành có thể giúp bạn thiết lập và điều hành một doanh nghiệp hay một tổ chức xã hội, mà nó là tập hợp các câu chuyện do chính các CEO kể lại qua cuộc phỏng vấn với tác giả Lucinda Watson, con gái của một “dòng họ” CEO nổi tiếng của một tập đoàn công nghiệp hàng đầu thế giới vào những thập niên cuối của thế kỷ XX.
Hãy nghe Donald M. Kendall, nguyên Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Pepsi nói: “Để thành công, bạn cần phải là người thật may mắn, nhưng như thế vẫn chưa đủ”. Và John Sculley, cựu Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn máy tính Apple, bổ sung thêm: “Bạn có thể được thăng chức vì có thành tích xuất sắc trong một lĩnh vực nào đó nhưng khi bạn trở thành một CEO, bạn phải am hiểu tất cả mọi lĩnh vực!”. Họ là đại diện của những người lấy công việc làm lẽ sống, lấy thành tích kinh doanh làm mục tiêu, lấy sáng tạo làm khát vọng và luôn xem công ty là ngôi nhà thứ hai của mình.
Bạn cũng sẽ gặp một nhà tương lai học, một tu sĩ, một vài đầu bếp trứ danh và nhiều người khác nữa trong quyển sách này. Có người không hề lấy sự thành đạt làm mục đích của đời mình nhưng sự thành đạt lại đến với họ rất tự nhiên, có người rất mơ hồ khi đứng trước một ngã ba đường nhưng rồi họ lại thành đạt hơn cả mong đợi, và cũng có người bước vào con đường thành công như nhờ một phép lạ.
Họ đã sống và làm việc như thế nào, quan niệm ra sao về sự thành đạt và những phẩm chất nào đã làm cho tên tuổi của họ nổi tiếng khắp năm châu? Có thể công việc, cuộc sống của họ khác nhau, nhưng tất cả họ đều có một điểm chung: Họ chưa bao giờ nghĩ mình là người thành đạt. Và ngay bây giờ, bạn sẽ có cơ hội khám phá tất cả những điều thú vị đó qua quyển sách này.
- First News
https://thuviensach.vn
Lời tác giả "Vì sao họ thành công?"
Trong suốt 10 năm giảng dạy các kỹ năng tiếp thị, tôi nghiệm ra rằng chúng ta không thể tự quảng bá mình nếu thiếu sự tự tin. Triết lý đó được đúc kết từ những buổi trò chuyện với các CEO về những thói quen trong giao tiếp của họ.
Hiện tôi đang cùng cộng tác với trường Đại học California và trường Kinh doanh Haas của Berkeley để phát triển chương trình về kỹ năng giao tiếp kinh doanh và kỹ thuật phỏng vấn xin việc cho sinh viên. Tôi thường nói chuyện với các sinh viên về những định hướng cho tương lai cũng như tìm hiểu những ưu tư của họ về việc làm thế nào để đạt được thành công và luôn vượt lên dẫn đầu. Qua đó, tôi luôn khích lệ các sinh viên phải biết tự tin, dám mạo hiểm nhằm theo đuổi đến cùng ước mơ của mình.
Dù vậy, một số người vẫn còn do dự và chỉ chọn công việc nào mà họ cho là ít rủi ro nhất, rồi cuối cùng cảm thấy không hài lòng với chính quyết định của mình. Tôi thường tự hỏi: Nguyên nhân nào khiến con người có xu hướng hoài nghi bản thân, hay quyết tâm trở thành CEO của một công ty tầm cỡ, hay dám tự đứng ra lập nghiệp? Khi trò chuyện với các CEO, tôi đã tìm ra câu trả lời cho mình và qua cuốn sách này, tôi muốn chia sẻ với các bạn những bí quyết của họ. Những câu chuyện về sự thành công ở đây được rút ra từ nỗ lực của các cá nhân đã đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Từ những lần trò chuyện với các CEO, hay với những người sắp được đề bạt làm CEO của nhiều công ty tầm cỡ, lãnh đạo của những tổ chức phi lợi nhuận lớn, những chủ doanh nghiệp nhỏ đã điều hành và tạo nên tên tuổi cho công ty của mình, tôi nhận ra rằng tất cả họ đều giống nhau ở chỗ họ có ước mơ và dám theo đuổi ước mơ đó đến cùng, dù niềm đam mê công việc của họ có thể khác đi đôi chút. Đứng trước khó khăn, họ không nản chí mà quyết tâm vượt qua tất cả để tiếp tục con đường đã chọn, chứng tỏ một sự tự tin mạnh mẽ và khả năng thích ứng nhanh. Họ đối phó với sự xung đột và chỉ trích bằng một thái độ tích cực.
Tôi đã từng hỏi làm thế nào họ nhận ra ước mơ của mình và đã tìm được câu trả lời khi nghe nữ bếp trưởng và chủ nhà hàng Alice Waters nói rằng, bà tin và theo đuổi đến cùng việc thực hiện những khát vọng mạnh mẽ nhất của mình. Alice nhớ lại chuyến đi Paris lúc nhỏ và bị chinh phục hoàn toàn bởi nền văn hóa Pháp. Lớn lên, bà học nấu ăn rồi mở nhà hàng Chez Panisse nổi tiếng khắp California. Cũng giống như vậy, bà Faye Wattleton tìm thấy ước mơ của mình sau khi tốt nghiệp đại học là khẳng định vị thế của người phụ nữ. Cuối cùng bà trở thành lãnh đạo của Tổ chức Planned Parenthood và điều hành rất thành công suốt mười bốn nămhttps://thuviensach.vn
trước khi thành lập một tổ chức phi lợi nhuận của riêng mình: Trung tâm Bình đẳng Giới tính.
Con đường thành công của những nhà lãnh đạo này không thể thiếu sự khích lệ, động viên và tin tưởng của các đồng nghiệp và những người xung quanh, những người đã đặt trọn niềm tin vào họ, nhờ đó họ cảm thấy tự tin hơn trong những quyết định và hành động của mình. Họ có những xuất phát điểm rất khác nhau, một số khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, trong khi những người khác nhận được hỗ trợ rất nhiều về mọi mặt. Có người tìm thấy ước mơ của mình từ khi còn rất trẻ, trong khi có những người phải mất một thời gian dài mới tìm ra mục đích của đời mình. Thế nhưng chỉ có ước mơ mới chính là động lực thúc đẩy họ chinh phục những đỉnh cao sự nghiệp. Nếu không có ước mơ, có lẽ chỉ vài người trong số họ có được vị trí như ngày hôm nay.
- Lucinda Watson
https://thuviensach.vn
Những câu chuyện về những TGĐ điều hành
“Con đường tốt nhất để đi lên trong cuộc đời là dám tạo ra sự khác biệt bằng sự tự tin và sáng tạo của bản thân.”
- Khuyết danh
Frank Cary
Nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn IBM. Khi cha tôi, Thomas Watson Jr., nghỉ hưu ở Tập đoàn IBM, Frank Cary thay ông giữ vị trí CEO. Thời đó, mọi người đều nói rằng Frank là một sự thay thế hoàn hảo do ông rất có tài về ngoại giao. Frank Cary trầm tĩnh, thông minh và hầu như được mọi người yêu mến.
Ông có cách điều hành công việc khác hẳn cha tôi, đặc biệt trong việc truyền cảm hứng và tạo dựng lòng tin nơi nhân viên của mình. Dù đã nhiều năm không gặp Frank nhưng khi tôi liên hệ đề nghị phỏng vấn, ông vui vẻ chấp nhận ngay và đón tiếp tôi rất ân cần. Phải nói rằng ông có nụ cười rất đẹp, chính nụ cười ấy làm tôi nhớ về ông nhiều nhất. Phòng ông trưng bày nhiều kỷ vật của những người tiền nhiệm. Nghe Frank hồi tưởng về quá khứ của mình, tôi thật sự xúc động vì tình cảm mà ông dành cho cha tôi.
Frank là người có trí nhớ cực tốt, do đó cuộc phỏng vấn diễn ra rất dễ dàng. Ông cư xử rất khiêm tốn và hay khích lệ người khác góp chuyện trong khi vẫn có thể kể một câu chuyện đan xen mà cả hai phía đều hứng khởi. Frank xem IBM là ngôi nhà thứ 2 của mình và chính điều đó đã giúp ông có được những thành công vượt bậc. Đó là điều ông luôn tự hào và tâm đắc. Ngày nay, nhiều người cũng cống hiến hết mình cho công ty, song đó là những công ty do chính họ làm chủ, chứ không phải ở vị trí một giám đốc làm thuê như Frank Cary, một con người luôn sống hết mình vì công việc.
Hãy trang bị cho mình kiến thức tổng quát và dám bày tỏ chính kiến với cấp trên
“Bạn không thể thành công nếu không có đủ can đảm chấp nhận rủi ro, bất kể khi phải chuyển chỗ làm đến một thành phố khác hay khi bày tỏ chính kiến của mình trước cấp trên.”
- Frank Cary
https://thuviensach.vn
Tôi lớn lên tại một thị trấn tỉnh lẻ có tên là Inglewood nằm ngay bên rìa Los Angeles, California - vùng đất của ngành công nghiệp chế tạo máy bay - rồi vào Đại học UCLA (University of California Los Angeles). Để có tiền đóng học phí, tôi xin được một chỗ tuyệt vời là làm nhân viên chạy việc vặt của Hãng tin CBS.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ, tôi gia nhập quân đội và được xếp vào lính bộ binh. Tôi thật may mắn vì chưa bao giờ phải đối mặt với khói lửa súng đạn suốt thời gian tại ngũ. Sau khi chiến tranh kết thúc, tôi phục vụ ở Nhật một năm với nhiệm vụ chỉ huy bốc dỡ hàng hóa từ tàu lên bờ bằng xe lội nước. Rất lâu trước khi các đồng đội của tôi về nước, tôi đã không còn làm việc đó và bắt tay làm ăn với ba công ty vận chuyển lậu và tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển nghề nghiệp của tôi sau này. Sau đó tôi về nước và ghi danh vào Trường Đại học Quản trị Kinh doanh Stanford. Tôi đã nhiều lần thay đổi mục tiêu nghề nghiệp trong đời. Cha tôi là bác sĩ, khi tôi bắt đầu năm thứ hai đại học thì ông ngã bệnh và qua đời. Cho đến lúc cha mất, tôi vẫn muốn trở thành bác sĩ. Nhưng rồi sau đó tôi thấy học trường y tốn quá nhiều thời gian, nhất là khi tôi phải tự bươn chải để kiếm sống trang trải học phí. Tôi quyết định theo học chính trị và lấy bằng cử nhân để chuẩn bị vào trường luật. Đến khi rời quân ngũ, tôi lại nhận ra rằng học luật phải mất đến ba năm trong khi trường kinh doanh chỉ cần một năm rưỡi. Thêm vào đó, tôi đã lập gia đình nên thực tế nhất là vào Stanford. Và tôi đã không bao giờ hối tiếc vì sự chọn lựa này.
Từ khi còn là một anh sinh viên quèn, tôi đã nhận ra rằng hòa đồng và tôn trọng tất cả mọi người là một đức tính cực kỳ quan trọng để thành đạt. Cha tôi không phải là một người như thế, dù ông là một bác sĩ. Lớp tôi có gần năm trăm học sinh thuộc nhiều cộng đồng khác nhau nhưng chúng tôi không hề chia bè kết phái. Tôi học hành chăm chỉ, chơi thể thao và học được rất nhiều về bản chất con người từ bạn đồng môn, giáo viên, phụ huynh của bạn bè tôi và những người tôi làm việc cho họ. Tôi không biết đích xác mình thừa hưởng từ ai hay từ đâu, nhưng tôi là một người biết lắng nghe. Và điều này đã giúp tôi rất nhiều trong sự nghiệp của mình.
Sau khi tốt nghiệp trường kinh doanh, tôi muốn làm việc cho Merill Lynch, một công ty giao dịch chứng khoán, nhưng lại thôi vì họ chỉ có văn phòng ở Tennessee. Sau đó, qua một người bạn, tôi nộp đơn xin phỏng vấn với IBM dù mới chỉ biết lơ mơ rằng họ là một công ty có tầm cỡ và có nhiều hứa hẹn. Tôi trúng tuyển. Họ không đề nghị tôi mức lương cao nhất nhưng họ trao cho tôi một cơ hội và tôi đã nắm bắt. Tôi bắt đầu ngay tại Los Angeles như mong muốn và mọi việc đã tiến triển từ đó.
https://thuviensach.vn
Tôi bắt đầu sự nghiệp bằng công việc huấn luyện kỹ năng bán hàng, đó là một công việc không dễ dàng nhưng có nhiều thú vị. Nó cho tôi cơ hội áp dụng những kiến thức tổ chức quản lý kinh doanh cùng các mô hình trực tuyến - chức năng vào thực tế với các đại diện thương mại của IBM, những người luôn phải phân tích thông tin và giải quyết khiếu nại của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Nhờ nhiệt huyết và hết lòng với công việc, tôi liên tục được đề bạt lên những vị trí cao hơn. IBM phát triển nhanh đến mức không bao lâu sau tôi trở thành trợ lý giám đốc chi nhánh San Francisco và được đề cử làm giám đốc chi nhánh Chicago. Một năm sau tôi trở về làm giám đốc khu vực ở San Franciso. Tôi may mắn được làm việc với Bud Kocher, một trợ lý giám đốc chi nhánh trẻ, đầy tài năng, với Bill McWhirter, một giám đốc giỏi của chi nhánh San Francisco. Chính hai người này đã đóng một vai trò quan trọng trong sự thành đạt của tôi.
Khi trở lại San Francisco, tôi được giữ chức giám đốc khu vực vùng duyên hải Thái Bình Dương kéo dài từ Colorado đến tận Hawaii. Về mặt địa lý, đó là vùng đất tốt nhất nước Mỹ. Vào năm 1958, tất cả các bộ phận thương mại của IBM đều không đạt doanh số, trừ khu vực tôi phụ trách. Lý do là chúng tôi đã có những văn phòng thương mại tuyệt vời và những giám đốc chi nhánh tài ba. Lúc đó tôi, Bud Kocher cũng như các giám đốc trẻ tuổi khác được gọi là những người cầm trịch. Tuy nhiên, vì là người quản lý khu vực duy nhất bên bờ Thái Bình Dương đạt được sản lượng vào năm đó nên tôi được công ty chú ý khá nhiều. Bob Hubner, giám đốc kinh doanh xuất sắc của IBM muốn tạo điều kiện để tôi tiến xa hơn nữa. Sau hai ba lần thoái thác Bob, cuối cùng chúng tôi dọn sang bờ Đông. Tôi bắt đầu ra vào tòa nhà 590 Đại lộ Madison (Văn phòng chính của IBM tại Manhattan) và tòa nhà Armonk (Văn phòng quốc tế của IBM ở New York). Gia đình chúng tôi đã sống ở New York lâu hơn bất kỳ nơi nào khác. Dù đôi lúc chúng tôi cũng lo lắng về việc học hành và cuộc sống của bọn trẻ nhưng rồi mọi chuyện cũng tốt đẹp.
Kiến thức về kinh doanh ở trường đóng vai trò rất quan trọng đối với sự nghiệp của tôi ở IBM. Trước tiên, đó là nhờ tôi nắm khá rõ các khái niệm kinh doanh hiện đại trong khi nhiều công ty thời đó hoạt động chỉ dựa theo kinh nghiệm là chủ yếu. Thứ đến là nhờ tiếng tăm của trường Stanford. Vào thời đó, chẳng mấy ai thích vào trường kinh doanh nên tôi có phần được chú ý hơn so với những mảnh bằng B.S. hoặc B. A. (B.S: Bachelor of Science - Bằng Cử nhân khoa học; B. A: Bachelor of Arts - Bằng Cử nhân văn chương).
Tôi rời IBM vào cuối năm 1980, trước khi những chiếc máy vi tính cá nhân ra đời. Tôi khởi sự dự án chế tạo máy vi tính cá nhân của mình từ trước lúc nghỉ hưu nhưng phải một năm sau việc sản xuất mới đạt đến đỉnh cao. Cho đến bây giờ, tôi không hề hối tiếc khi đề cử John Opelhttps://thuviensach.vn
vào thay vị trí của mình. Nhưng cũng có vài chuyện không hay xảy ra ở IBM sau khi tôi đi làm tôi rất buồn. Những năm gần đây, IBM đã phải tìm kiếm những nhà lãnh đạo xuất sắc ở các công ty khác về điều hành công ty. Đó là một quyết định đúng đắn để cải tổ nội bộ công ty và may mắn là công ty đã được hồi phục.
Tôi muốn nói với những ai đang khởi nghiệp hôm nay rằng không có sự chuẩn bị nào là thừa thãi cả: Một nền tảng học vấn vững chắc, hiểu biết rộng về mọi mặt trong cuộc sống và tính cách cá nhân tốt là những nhân tố quan trọng dẫn đến thành công của bạn. Bên cạnh đó, một tầm nhìn chiến lược và một kế hoạch khả thi cũng quan trọng không kém. Một nhà lãnh đạo xuất sắc phải luôn nêu gương và truyền cảm hứng cho mọi người, và còn nhiều kỹ năng khác nữa, như khả năng thuyết trình hiệu quả trước đám đông chẳng hạn… Các cố vấn cũng giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nghề nghiệp của bạn, như Thomas Watson Jr. và Hal Williams, những người tôi rất biết ơn vì sự chỉ dẫn của họ. Và, bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không dám chấp nhận rủi ro.
Kết luận
Theo Frank Cary, dám bày tỏ chính kiến với cấp trên là chìa khóa cho sự thành công. Ông không tin rằng ai đó có thể được gọi là thành đạt nhờ phương châm "cúc cung tận tụy” và “sống lâu lên lão làng". Thành công chỉ đến với những ai có đầu óc kinh doanh nhạy bén, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng nhận ra và biết cách sử dụng người tài, cùng với tài lãnh đạo và chí tiến thủ của bản thân.
Dan Case - TGĐ điều hành Tập đoàn Hambrecht & Quist
Trước khi gặp Dan Case, tôi nghe mọi người nói rất nhiều về anh, một CEO của Hambrecht & Quist. Điều thú vị là trong quá trình phỏng vấn Dan, tôi khám phá ra Dan còn có người anh trai tên Steve Case, người đứng đầu Hãng truyền thông America Online. Thế là tôi cất công tìm hiểu xem dòng họ nào đã sản sinh ra hai lãnh đạo trẻ đầy ấn tượng đến thế.
Thái độ đón tiếp tôi của người trợ lý của Dan và cách thiết kế phòng ốc của Hambrecht & Quist tạo cho tôi ấn tượng về một môi trường làm việc rất trẻ trung và năng động. Trước khi tới công ty, tôi nghĩ đó là một nơi trang trọng và kín đáo. Tuy nhiên, thực tế Dan đã tạo ra một buổi nói chuyện khá thân thiện và gần gũi.
Dan trông khá giống Jim Carey: cao to, hấp dẫn và dĩ nhiên là tràn đầy sinh lực. Cách nóihttps://thuviensach.vn
chuyện của anh đậm chất hài hước song vẫn cẩn trọng trong từng câu chữ. Tôi tự hỏi phải chăng đó là do Dan còn quá trẻ so với chức vụ mà anh đang đảm nhận. Và tôi thật sự khâm phục khả năng làm chủ cảm xúc cũng như những cách thức mà anh đã tiến hành để đạt được những mục tiêu trong cuộc sống của mình. Dù điều hành một công ty lớn như thế nhưng Dan vẫn dành nhiều thời gian cho gia đình. Anh biết cả tên bạn bè của con mình và thường chơi đùa với chúng. Tôi nghĩ có lẽ thế hệ của Dan sẽ là những bậc cha mẹ tốt hơn vì họ biết cân bằng giữa thành công trong sự nghiệp và hạnh phúc gia đình.
Khiêm tốn và quyết đoán
“Cần nhiều yếu tố khác nhau để đạt đến thành công nhưng kiến thức vẫn là điều quan trọng nhất.”
- Dan Case
Tôi sinh ra và lớn lên ở Honolulu, thủ phủ của Hawaii, rồi học trường Oxford và Princeton trước khi làm việc cho Hambrecht & Quist. Ở Princeton ngoài việc học tôi còn may mắn được phụ trách mục phỏng vấn của chương trình phát thanh học đường và luôn có mặt ở New York và Washington.
Nhờ vậy từ rất sớm tôi hiểu rõ về các nền văn hóa và những lợi thế về vị trí địa lý của các vùng khác nhau. Tôi cũng học được rằng khi hoạt động kinh doanh tiến triển quá nhanh, bạn có thể sẽ bị phá sản vì sự mất cân đối giữa thu và chi. Bọn sinh viên chúng tôi cũng biết cách bán những tài sản vô hình (dịch vụ tư vấn) cho các công ty lớn khi đang học năm thứ nhất. Tôi là người điều hành kinh doanh và người hợp tác với tôi phụ trách sản xuất. Anh ta chịu trách nhiệm mục phỏng vấn và kinh doanh các chương trình quảng cáo trên đài phát thanh. Còn tôi khi đó đã là một chuyên gia tổ chức các sự kiện, sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm trong mọi việc.
Tôi làm việc cho Hambrecht & Quist vào mùa hè năm 1979 sau khi tốt nghiệp trường Princeton. Lúc đó, Bill Hambrecht gọi cho tôi và nói: “Tôi được đề cử phụ trách Ủy ban Thành lập Vốn đầu tư của Tổng thống Carter. Tôi được biết anh có tham gia vài công trình nghiên cứu ở trường đại học và anh hiện muốn học hỏi thêm về chiến lược kinh doanh và các vấn đề về doanh nghiệp. Tôi sẽ dạy anh về công việc kinh doanh nếu anh chịu làm thư ký cho tôi để tôi có thể hoàn thành tốt sứ mạng này”. Tôi xin một cuộc hẹn nhưng ông bảo rằng điều đó không cần thiết và ông sẵn sàng nhận tôi qua điện thoại với mức lương, theo như ông nói, là “Tùy anh đề nghị”. Thế là tôi chuyển hướng học ngành ngân hàng trong khi làm trợ lý hành chánh cho ônghttps://thuviensach.vn
như đã thỏa thuận.
Cái hay của Hambrecht & Quist là tinh thần luôn hướng về những điều mới lạ và óc kinh doanh nhạy bén. Đó là những thay đổi về cơ cấu tổ chức mà khởi đầu là việc kinh doanh dịch vụ chăm sóc y tế kỹ thuật cao. Điều đó kích thích tôi luôn tìm tòi sáng tạo và nghĩ ra rất nhiều điều thú vị. Tuy nhiên, thay vì chuyển sang làm việc cho công ty khác, tôi quyết định thay đổi công việc ngay trong lòng Hambrecht & Quist.
Tôi cho rằng giá trị nền tảng mà các trường đại học có thể đem lại cho chúng ta là những mối quan hệ chúng ta đã xây dựng được, là truyền thống và sự giáo dục mà bạn thụ đắc và cả sự tự tin. Cần nhiều yếu tố khác nhau để đạt đến thành công nhưng kiến thức vẫn là điều quan trọng nhất.
Trên đường thành công, đôi khi chúng ta không tránh khỏi những lúc đối diện với nỗi sợ hãi. Tôi nghĩ sợ hãi cũng tác động đến sự thành bại. Sợ thất bại là một con dao hai lưỡi, vừa có tác dụng thúc đẩy vừa có khả năng kìm hãm sự thành công của chúng ta. Nếu so với những bạn bè đồng trang lứa ở Princeton và Oxford thì tinh thần dám đương đầu với rủi ro của tôi thuộc loại mạnh mẽ, tuy sự "rủi ro" của tôi không thể sánh bằng sự mạo hiểm của một số người khác như các nhà chính trị, các nhà thám hiểm… Cuộc đời dạy chúng ta rằng thất bại là mẹ thành công. Vì vậy, tôi luôn dự phòng cho những điều tồi tệ nhất: Nếu mọi thứ không suôn sẻ, tôi sẵn sàng làm lại từ đầu.
Tôi cũng cho rằng chúng ta cần phải thật sự tự tin khi bước vào thế giới kinh doanh muôn màu muôn vẻ. Có tầm nhìn chiến lược và biết được chính xác điều gì thúc đẩy cũng như kích thích lòng say mê công việc của bạn là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Đa phần các cơ hội lớn trong đời - dù là đời sống riêng tư hay công việc - đều đòi hỏi ở bạn ý chí, tính kỷ luật, sự thông suốt và một tầm nhìn chiến lược.
Tôi thường nói với mọi người rằng trong kinh doanh, khách hàng là thượng đế. Không có điểm dừng trong các dịch vụ chăm sóc khách hàng. Nếu hiểu được điều đó, bạn sẽ thành công, nhưng hãy luôn nhớ rằng: Đừng bao giờ ngủ quên trên chiến thắng.
Kết luận
Dan Case là điển hình về một CEO trẻ tuổi có óc kinh doanh từ nhỏ. Ông đã kết hợp nhuần nhuyễn kỹ năng hoạch định chiến lược với tài tổ chức tuyệt vời và khả năng thấu hiểu mọi vấn đề đến mức chi tiết. Ở tuổi 40 ông đã khá thành công và sống một cuộc sống khiêm tốn không https://thuviensach.vn
chút phô trương. Ông nổi bật với những giá trị truyền thống, sự quyết đoán trước các cơ hội cá
nhân cũng như nghề nghiệp, tính khôi hài và óc mạo hiểm từ khi còn rất trẻ. Đó chính là những phẩm chất cốt yếu của một tổng giám đốc điều hành thành đạt ngày nay.
John Chen - Tổng giám đốc điều hành SYBASE
John Chen là Chủ tịch tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và là Tổng giám đốc điều hành Sybase, một trong những công ty phần mềm độc lập lớn nhất thế giới. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty mở rộng thêm bốn phân ngành chuyên cung cấp cho khách hàng những giải pháp kinh doanh theo định hướng thị trường có mục tiêu.
Trước khi bước vào Sybase, John đã là Chủ tịch và Tổng giám đốc Siemens Pyramid, một liên danh chuyên sản xuất máy vi tính của Tập đoàn ba tỉ đô la Siemens Nixdorf. Trước khi gia nhập Pyramid Technology, ông đã từng làm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành tại Công ty Unisys trong mười ba năm. John cũng có chân trong Ban Giám đốc Tập đoàn Niku và Wafer Technology. Ngoài ra ông còn là thành viên của nhiều hiệp hội khác nhau kể cả Ủy ban Chứng khoán Quốc gia, Hiệp hội Các Kỹ sư Lập trình người Hoa, Hiệp hội các nhà sản xuất phần mềm Mỹ - Á, Ủy ban 100 công ty hàng đầu Hoa Kỳ, và là Cố vấn cao cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu Á - Mỹ.
Tôi gặp John Chen lần đầu tiên trên một chuyến bay từ New York đi San Francisco. Khi đó có một hành khách đề nghị ông đổi ghế nhưng với giọng điệu như muốn gây hấn và tôi thật sự ấn tượng bởi lối ứng xử hết sức bặt thiệp của John trong tình huống đó.
Tôi thực hiện cuộc phỏng vấn John Chen tại trụ sở chính của Sybase ở Emeryville, California. Đó là một tòa nhà màu đen sang trọng bên ngoài và tĩnh lặng bên trong. John rất quan tâm đến phong thủy nên mọi thứ bên trong tòa nhà đều được bày trí theo đúng nguyên tắc phong thủy Trung Hoa để vừa tận dụng được diện tích và không gian, vừa đem lại sự riêng tư thoải mái cho mọi nhân viên.
Cũng như Dan Case, John Chen là người tình cảm, luôn nhớ về nguồn cội và luôn dành cho gia đình một vị trí xứng đáng trong tim mình. Ngồi với John, tôi quên mất rằng mình đang phỏng vấn ông vì bị cuốn hút vào những câu chuyện của ông. John có tư tưởng và triết lý sống khoáng đạt và là người rất dễ trò chuyện. Ông nói về mình rất cởi mở, đó là điểm khá khác biệt so với một số doanh nhân hàng đầu khác. Khả năng theo đuổi và chia sẻ ý tưởng của ông chắc chắn đã góp phần không nhỏ vào sự hình thành phong cách lãnh đạo tuyệt vời và những thành tích
https://thuviensach.vn
đáng khâm phục của ông.
Sự kết hợp văn hóa Đông và Tây
“Thành công xuất phát từ một tầm nhìn rõ ràng và sự nỗ lực hết mình. Không phải mọi cố gắng của bạn luôn mang lại thành công, nhưng bạn có quyền tự hào vì đã cố gắng hết mình. Làm được điều đó, bạn đã thành công đến chín mươi phần trăm.”
- John Chen
Tôi là Chủ tịch Tập đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc của Sybase. Mười lăm năm trước, Sybase được thành lập bởi một nhóm người đến từ Berkeley, California và công việc kinh doanh của họ ngày càng phát đạt.
Họ đã đi đầu trong làn sóng thu nhỏ những chiếc máy tính mainframe của IBM (máy chủ, rất đồ sộ về kích thước nhưng dung lượng hạn chế) để hạ giá thành và tăng tính hiệu quả.
Đó là cả một kỷ nguyên mới về mạng máy tính. Hãng Sun Microsystems cũng từng bước lớn mạnh thành một công ty cung cấp dịch vụ mạng sừng sỏ với trị giá tài sản lên đến hàng trăm triệu đô la Mỹ. Một số công ty đã có phần mềm bổ sung và một trong số này là Sybase. Vào thời điểm đó, Sybase thiết lập những cơ sở dữ liệu để chạy những máy vi tính đời mới nhằm thay thế dần những chiếc máy IBM vừa kềnh càng vừa có hệ điều hành phức tạp.
Ngày đó người ta đồn rằng IBM sắp phá sản nhưng rõ ràng họ vẫn lớn mạnh cho đến hôm nay. Riêng Sybase có những bước tăng trưởng nhảy vọt và trở thành một trong những đứa con cưng của ngành công nghiệp máy tính non trẻ này vào những năm đầu của thập niên 90. Tất cả các công ty ở Wall Street và vô số các công ty bưu chính viễn thông đều sử dụng phần mềm của chúng tôi. Lúc đó, các sáng lập viên và những người giữ vị trí chủ chốt trong công ty có thu nhập rất cao và họ trở nên kiêu ngạo - ít nhất là theo suy nghĩ của tôi. Còn tôi thì đang điều hành một công ty sản xuất linh kiện máy tính (phần cứng) và đang cố tìm cách hợp tác với Sybase. Nhưng Sybase thành công đến mức họ chẳng chịu ngồi nghe ai cả. Nếu bạn đến Sybase để giới thiệu về công ty bạn mà không đồng ý hoặc không hiểu mọi điều họ nói thì tốt nhất là đừng tới đó. Một trong những "nạn nhân" của Sybase là SAP, kẻ dẫn đầu trong trào lưu tiếp theo, tức thiết kế và cung cấp các dịch vụ mạng trọn gói cho khách hàng. SAP muốn hợp tác với Sybase để cải tiến và phát triển phần mềm hơi kém hiệu năng của Sybase nhưng Sybase ngoảnh mặt làm ngơ. Hành động này đã biến SAP thành đối thủ cạnh tranh của Sybase và giải pháp phần mềm Oracle ra đời.
https://thuviensach.vn
Thật không may cho Sybase, vào giữa thập niên 90, nhiều công ty bắt đầu lo lắng về cái gọi là sự cố Y2K. Việc lập trình lại mọi thứ tỏ ra không hiệu quả, nhất là về giá cả, nên họ cần những trình ứng dụng trọn gói. Đó là thời cơ của SAP và họ đã không bỏ qua. Cuối năm 1993, Sybase bắt đầu lao vào ngõ cụt, và thay vì cố gắng hết mình để giành lại thị trường thì họ lại đi theo một hướng khác. Họ liên doanh liên kết với các đối tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau hòng mở rộng thanh thế - từ nghiên cứu phát triển, cơ sở dữ liệu, triển khai ứng dụng, và công nghệ kết nối không dây. Tuy nhiên, sự hợp tác chỉ kéo dài không quá chín tháng vì công ty chẳng có một chiến lược kinh doanh hay thế mạnh quản lý nào để có thể điều hòa các lợi ích giữa các bên. Đó là vào năm 1995 và Sybase là một Liên minh (Conglomerate) có tổng doanh thu hơn một tỉ đô la. Dù Sybase cho chào đời nhiều công nghệ tiên tiến nhưng thị trường vẫn không chấp nhận vì khách hàng chuộng những phần mềm trọn gói hơn cho việc giải quyết sự cố máy tính năm 2000. Do đó Sybase rơi vào tình thế khó khăn, mất dần thị phần và doanh số sụt giảm xuống mức 800 triệu đô la trong bốn năm liên tiếp.
Cuối năm 1997, tôi được mời vào Sybase thế chỗ Mitchell Pressman, Tổng giám đốc vừa bị cho nghỉ việc, để thực hiện ý đồ của Ban giám đốc là cải tổ công ty và đưa nó trở về vị trí trước đó trên thương trường. Lúc tôi vào thì các lãnh đạo chủ chốt đã bỏ đi nên hệ thống tổ chức nội bộ bị thiếu hụt, gãy vỡ và rối tung. Sybase có chi nhánh ở 60 quốc gia với hơn 6.000 nhân viên nhưng hoạt động kém hiệu quả vì thiếu tầm nhìn chiến lược và tính đồng nhất. Tôi đã từng thành công trong việc xoay chuyển tình thế của Pyramid Technology, một công ty có quy mô nhỏ hơn, chẳng những đưa nó trở lại làm ăn có lãi mà còn khuyếch trương thêm. Vì vậy, Hội đồng quản trị Sybase tin tưởng tôi có thể bắt tay vào việc để giải quyết rốt ráo mọi vấn đề của công ty, từ những nguyên lý kinh doanh nền tảng đến việc thành lập một đội ngũ nhân viên làm việc hiệu quả và xây dựng một tầm nhìn chiến lược hướng về thị trường, cũng như tăng doanh số bán và làm cho các bảng cân đối kế toán trở lại sáng sủa hơn. Họ cần một người biết việc, và đó là lý do tôi được chọn.
Lúc mới bắt đầu sự nghiệp, tôi thường kiêu ngạo cho rằng mọi người đều khờ khạo còn tôi thì quá khôn ngoan. Tôi tốt nghiệp Cal tech (Học viện Công nghệ California), nơi chúng tôi được nhồi nhét ý nghĩ rằng mình nằm trong số một phần trăm những con người có đầu óc siêu việt nhất thế giới. Nhưng về sau, càng thành công, tôi càng thấm thía một câu châm ngôn của Trung Quốc rằng núi cao còn có núi cao hơn.
Tuy vậy, tôi đã đem về nhiều thành tích ngoài mong đợi và rất tự hào về những gì tôi đã làm cho Sybase vào thời điểm đó. Tôi đã dốc toàn lực để đáp ứng mọi kỳ vọng của công ty và nâng cao năng lực quản trị chung để phù hợp với các mục tiêu hoạt động của công ty. Còn tầm nhìnhttps://thuviensach.vn
chiến lược? Thật ra, nếu bạn đã ở đủ lâu trong ngành kinh doanh thì việc xây dựng một tầm nhìn xa là không khó vì bạn có thể cảm nhận được nhịp đập của nó một cách rất tự nhiên. Tôi muốn là người chiến thắng nhưng không phải bằng mọi giá, tôi thích thực hiện những bước đi chậm mà chắc. Andy Grove (Chủ tịch Tập đoàn Intel) có câu nói rất nổi tiếng: "Tôi luôn là người hoang tưởng". Thật vậy, mỗi sáng thức dậy ông đều lo rằng sẽ có người đuổi kịp ông và thế là ông càng nỗ lực. Đó là lý do tại sao ông trở nên cực kỳ thành công. Tôi cho rằng lòng tin cùng với một chút "hoang tưởng" kiểu ấy là điều kiện mà mọi người cần có để đạt đến thành công.
Thành thật mà nói, hầu như tất cả mọi thành công của tôi đều đến từ một tập thể lớn. Từ nhỏ, trong khi chơi thể thao, tôi đã biết rằng đồng đội thật sự mạnh hơn cá nhân và nếu tập thể cần một thủ lĩnh thì tôi luôn cố gắng trở thành người đứng mũi chịu sào. Đoàn kết là sức mạnh. Vì thế, tôi cho rằng tạo được một tập thể gắn bó và hưng phấn chính là yếu tố quan trọng để thành công trong mọi tình huống, nhất là những lúc dầu sôi lửa bỏng.
Có nhiều cách để làm giàu nhanh nhưng cá nhân tôi được thăng tiến không phải vì tiền. Tôi muốn rằng sau khi về hưu, tôi sẽ tự hào nói rằng chí ít mình cũng đã làm được một điều gì đó có ý nghĩa hơn; tôi đã chia sẻ những điều vĩ đại với những con người vĩ đại, đó mới chính là động cơ của tôi.
Tôi lớn lên gặp thời khó khăn, cha mẹ tôi là dân di cư từ Trung Quốc sang Hong Kong. Cha tôi được dạy làm kế toán thực hành. Sống trong vùng đất nằm dưới sự đô hộ của Vương quốc Anh, gia đình tôi thoạt đầu rất khó khăn vì không ai trong chúng tôi nói được tiếng Anh còn bằng cấp kế toán của cha tôi thì vô giá trị. Ông học tiếng Anh vào buổi tối còn ban ngày làm những việc vặt nuôi sống gia đình. Hong Kong vào những năm 1950 chỉ là một hòn đảo nhỏ với một làng chài. Nhưng ba, bốn thập niên tiếp theo, nó đã trở thành một trung tâm tài chính và thương mại hùng mạnh đứng thứ hai trên thế giới. Sự biến chuyển này là kết quả của sự cần mẫn của mọi người dân. Viễn cảnh đó đã mài giũa tầm nhìn của tôi. Nếu bạn tập trung vào mục đích của mình và làm việc chăm chỉ, bạn sẽ tiến bộ. Đó là điều giúp tôi luôn hướng về phía trước.
Lớn lên, tôi làm đủ mọi việc để có miếng ăn, để được đi học. Tôi luôn tâm niệm rằng không có gì được cho không bao giờ. Nếu bạn muốn thay đổi cuộc đời, bạn phải vào những trường đại học danh tiếng và phải học hành cũng như làm việc cật lực. Còn nếu bạn chỉ muốn vào những trường hạng hai, hạng ba thì bạn học ra sao cũng được nhưng cuộc đời bạn rồi cũng sẽ thường
thường như thế.
https://thuviensach.vn
Tôi may mắn được học những trường tiếng tăm ở Mỹ. Tôi học được nhiều về các nền văn hóa khác nhau. Tôi học được tinh thần thi đua quyết liệt trong học tập cũng như trong cuộc sống. Đại học Brown làm tôi say mê, còn ở Cal tech thì việc học rất gian nan nhưng nhờ đó tôi rèn luyện được sự tự tin không gì có thể sánh được. Sự kết hợp giữa thời niên thiếu khó khăn và nền giáo dục khắt khe của Mỹ đã thực sự làm tôi tự tin hơn rất nhiều. Dần dần tôi nhận ra rằng đừng bao giờ chăm chăm vào thành công của người khác mà phải chú ý tạo thành công cho riêng mình. Nếu có một cái nhìn thực tế về những gì bạn phải hoàn thành và làm theo cách của bạn là điều rất quan trọng. Tôi từng thấy nhiều người cố gắng làm việc cật lực để giống người khác. Không phải thế, cái chính là những gì bạn làm phải tỏ ra khác biệt. Nếu bạn đã làm hết sức và cảm thấy thoải mái với chính mình thì đó là điều bạn cần phải tự hào.
Tất cả bạn bè của tôi, những người tôi cho là cực kỳ thành đạt đều rất tự tin. Họ có những mục tiêu rõ ràng và theo đuổi chúng bằng cả con tim và khối óc. Khi vào Sybase, tôi nói: "Chúng ta sẽ thành công". Khoảng chín tháng trước đây, tôi triệu tập một cuộc họp gồm những giám đốc hàng đầu của Sybase trên toàn thế giới. Tôi bảo họ rằng phẩm chất quan trọng nhất mọi người cần có là niềm tự hào, và nó phải xuất phát từ một tầm nhìn rõ ràng và sự nỗ lực hết mình. Không phải mọi cố gắng của bạn luôn mang lại thành công, nhưng bạn có quyền tự hào vì đã cố gắng hết mình. Nếu bạn làm được điều đó, bạn đã thành công tới 90%. Đôi khi tôi thức giấc lúc 3 giờ sáng để nghe báo cáo qua điện thoại. Có nhiều điều không chắc chắn từ những quyết định quan trọng, rằng không biết công việc có xuôi chèo mát mái hay không. Có lúc bạn bắt buộc phải chấp nhận những hậu quả xấu. Nếu công việc không như ý bạn thì bạn phải tự nhủ: "Chúng ta đã được chia những lá bài này, hãy cố tập trung chơi tốt nhất”. Tôi nghĩ rằng những người thành đạt cao đều hài lòng với cách thức xử lý công việc của bản thân họ.
Những người thành đạt cũng rất thông minh nhưng tôi nghĩ rằng sự khác biệt giữa họ và những người không thành đạt là rất nhỏ. Nhiều người không biết khoa trương để mọi người biết đến nhưng không có nghĩa là họ ngốc nghếch. Nhiều người có bằng cấp thường tỏ ra khôn ngoan lanh lợi, nhưng thực tế là những người khác cũng đâu kém hơn.
Nhưng có rất nhiều điểm chung giữa những người thành đạt, chẳng hạn như lòng kiên trì, sự cần cù vượt khó và một đức tính khác mà ít người nói đến là tinh thần chấp nhận cả thành công lẫn thất bại. Tôi nghĩ có đến 90% người thành đạt đồng ý rằng kết quả cuối cùng không phải là quan trọng nhất, mà quan trọng hơn cả là con đường dẫn đến thành công. Vì thế, tôi tin rằng ý chí góp phần rất quan trọng trong sự thành công của mỗi người.
Điều tôi học được ở cương vị một người nước ngoài điều hành một công ty Mỹ là sự cần thiếthttps://thuviensach.vn
của việc nỗ lực phát triển kỹ năng giao tiếp. Để làm việc tốt ở đất nước này bạn phải giao tiếp một cách minh bạch. Tôi cố gắng tập trung vào những ý chính để đảm bảo rằng tôi đang diễn đạt những ý tưởng quan trọng nhất chứ không phải cố thể hiện qua dáng vẻ bên ngoài hay cách nói chuyện. Năm 1973 tôi đặt chân đến nước Mỹ, khi đó khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của tôi rất tệ. Những gì cần diễn đạt, tôi nghĩ trong đầu bằng tiếng Hoa rồi sau đó dịch sang tiếng Anh một cách chậm chạp khiến người ta nghĩ rằng tôi không có gì để nói nên đã bỏ đi. Để cải thiện tình hình, tôi dành khá nhiều thời gian cho việc học nội dung, cấu trúc câu và cách sử dụng trọng âm trong tiếng Anh. Giờ đây cách nhấn giọng của tôi vẫn mang chút âm hưởng của tiếng Hoa nhưng nó không còn làm tôi bối rối nữa và tôi thật sự tự hào về điều đó.
Cuối cùng, tôi biết vẫn còn một cái nhìn thiên lệch về hình ảnh của người châu Á ở đất nước này. Tôi nghĩ một trong các thế mạnh của tôi là sự nhận thức sâu sắc về các nền văn hóa khác nhau và sự hiểu biết thấu đáo rằng: chiếc áo không bao giờ làm nên thầy tu.
Kết luận
Không như các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay với những phi vụ đầu tư chớp nhoáng, thật dễ chịu khi chúng ta nghe John quan niệm rằng ông xem trọng việc đầu tư chậm mà chắc. Hơn nữa, cách nhìn nhận sự việc không bị bó buộc khiến ông dám mạo hiểm và nhận được những kết quả tốt đẹp từ những nỗ lực tối đa của mình.
Thật vậy, biết rõ các thế mạnh của mình, và biết thể hiện chúng ở đâu, lúc nào là những đức tính quan trọng của các CEO. Ngoài ra, niềm tự hào và lòng tự tin cũng rất quan trọng. Làm thế nào một người có thể có được những đức tính này, nhất là niềm tự hào? John nói rằng lòng tự hào đến từ việc bạn nắm rõ các mục tiêu của mình và cố gắng hết sức để thực hiện chúng. Đối với ông, cách thức đi đến thành công luôn quan trọng hơn kết quả cuối cùng.
John cũng nói rằng tinh thần làm việc tập thể, một chất keo kết dính cần thiết trong mọi tổ chức, đang bị mất đi. Nhưng ông tin tưởng rằng đó chỉ là tạm thời và cùng với lòng trung thành, nó sẽ sớm quay trở lại với các công ty trong tương lai gần.
Ngoài ra, thời thơ ấu của các CEO cũng tác động đến tính cách và sự thành công của họ sau này. John Chen từ nhỏ đã biết sự làm việc chăm chỉ và học vấn là chìa khóa của thành công. Trong nền kinh tế toàn cầu đa văn hóa ngày nay, chính sự đa dạng sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh tốt hơn. Đối với John, sự nhạy bén này dường như xuất phát từ ước muốn thấu hiểu và khả năng giao tiếp hiệu quả của ông với những người xung quanh.
https://thuviensach.vn
Nhớ về cuộc phỏng vấn John, tôi thấy dường như ở ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tính
cạnh tranh và tính thực tế của phương Tây với triết lý "vô vi" của phương Đông, thể hiện qua sự từng trải của ông khi nhận thức rằng "mình giỏi còn có người giỏi hơn". John Chen thật là một Tổng giám đốc điều hành có khả năng truyền cảm hứng cho mọi người.
Donald M.Kendall - Nguyên TGĐ điều hành tập đoàn Pepsi
Don Kendall là đồng sáng lập viên kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Pepsi trong suốt 21 năm trước khi ông nghỉ hưu vào năm 1986. Thực ra ông gia nhập Pepsi-Cola từ năm 1947 và trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc năm 1963.
Năm 1965 ông thiết kế đề án sáp nhập Pepsi-Cola với FritoLay để hình thành Tập đoàn Pepsi. Dưới sự lãnh đạo của ông, Pepsi trở thành một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất Hoa Kỳ hiện nay với các chi nhánh có mặt trên 200 quốc gia trên khắp thế giới. Don còn là thành viên Hội đồng quản trị của Công ty Orvis và Tập đoàn Resound, Giám đốc Ủy ban Kinh doanh Mỹ - Nga và Viện Quan hệ Đông-Tây Hoa Kỳ.
Khuôn mặt tròn và chòm râu trông rất “ông già Noel" của Don cho thấy (và thực sự là như thế) ông là một người thân thiện, vui tính, có lối nói chuyện tuyệt vời và cực kỳ quan tâm đến việc rèn luyện thể hình dù đã ở vào tuổi tám mươi. Bên cạnh việc dẫn dắt Tập đoàn Pepsi lên đến vị trí đỉnh cao trong kinh doanh, Don cũng có những đóng góp quan trọng vào việc xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế và sự công bằng của con người. Năm 1989, ông nhận được giải thưởng danh giá George F. Kennan vì những đóng góp của ông trong tiến trình cải thiện quan hệ với Liên bang Xô Viết. Và những thành công của ông trong vai trò của một Tổng giám đốc điều hành là một thực tế hiển nhiên.
Không thành công nếu không hứng thú
“Có được sự may mắn và một người cố vấn đáng tin cậy là yếu tố rất cần thiết cho sự thành công của bất kỳ ai, nhưng sự hỗ trợ quan trọng nhất chính là việc tìm thấy niềm vui trong công việc. Đừng bao giờ cố sức bám trụ một công việc mà bạn không thích nhưng vẫn phải làm vì một lý do nào đó.”
- Donald M. Kendall
Khi tôi đang học năm thứ hai đại học thì Chiến tranh Thế giới thứ II bùng nổ. Tôi trở vềhttps://thuviensach.vn
Sequim, Washington đúng vào dịp lễ Giáng sinh. Khắp nơi người ta dựng vô số chướng ngại vật như thể quân Nhật đã đánh tới nơi vậy. Lệnh tổng động viên được phát ra và tôi đăng ký gia nhập quân đội, làm phi công ném bom trong suốt thời kỳ chiến tranh.
Khi chiến tranh kết thúc, tôi xuất ngũ và bắt đầu đi tìm việc làm. Khi đó, quân đội có chương trình hỗ trợ cho những ai muốn theo học đại học nhưng bạn phải cam kết là sẽ làm việc cho họ trong ba năm sau khi tốt nghiệp. Dù không có đủ tiền để có thể theo học cho đến hết đại học nhưng tôi không muốn ở trong quân đội lâu hơn nữa nên quyết định không theo con đường này.
Ngay khi xuất ngũ, tôi lập tức chuyển sang bờ Đông vì nghe nói nghề câu cá hồi ở đây rất khấm khá. Rồi một người bạn thời còn trong quân đội bảo tôi nộp đơn xin vào Pepsi làm việc. Bản thân anh ấy không thể làm cho Pepsi vì mang họ Lehman. Số là trước đây Walter Mack, một người thuộc đế chế Pepsi, đã cưới một cô vợ dòng họ Lehman nhưng sau đó họ ly dị. Vì lẽ đó Pepsi và nhà Lehman cắt đứt quan hệ với nhau. Tôi nghe lời anh ta, đi phỏng vấn và được nhận vào Pepsi với mức lương khởi điểm 400 đô la. Đó là vào năm 1947.
Tôi bắt đầu từ xưởng đóng chai, sau đó chuyển qua khâu giao hàng bằng xe tải, và cuối cùng làm tiếp thị món nước giải khát màu nâu mang lại nhiều sảng khoái của Pepsi. Tôi yêu công việc này. Thỉnh thoảng tôi có những cuộc nói chuyện với sinh viên và tôi luôn khuyên họ rằng mỗi sáng thức dậy, nếu họ thấy không hứng khởi với công việc mình sẽ làm trong ngày thì tốt nhất nên chọn việc khác mà làm. Không có con đường nào có thể đưa bạn đến thành công nếu bạn không có hứng thú trong công việc hiện tại. Tôi tin rằng đó là một trong những vấn đề đáng quan tâm của giới trẻ hiện nay. Phần lớn họ cần một việc làm chứ không phải họ yêu thích công việc họ đang làm.
Lúc ấy, tôi rất phấn khởi với những gì tôi đang làm cho Pepsi và may mắn là tôi có rất nhiều cơ hội để thăng tiến. Kết thúc công việc tiếp thị nước ngọt, tôi chuyển qua làm ở bộ phận kinh doanh nội địa. Với tôi, mỗi một ngày trôi qua luôn luôn có nhiều điều mới mẻ để làm và để học hỏi.
Nhiều người có tài và lẽ ra có thể đạt đến những vị trí quản lý cao cấp nhưng rồi họ đã không thể vì đã không biết lựa chọn đúng vị trí vào những thời điểm thích hợp. Để thành công, bạn cần phải là người thật may mắn, nhưng chỉ may mắn thôi thì chưa đủ. Tôi từng làm tiếp thị Pepsi tại thành phố Atlantic. Nhóm tám người chúng tôi làm việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Nhưng Atlantic là một thành phố sống về đêm nên tôi luôn nán lại đến khuya. Hầu như toàn bộ doanh số của tôi đều được thực hiện vào ban đêm và nó lớn hơn doanh số của tất cả các thành
https://thuviensach.vn
viên khác cộng lại. Ban giám đốc công ty biết được thành tích này của tôi nên đã cất nhắc tôi lên bộ phận phụ trách chiến lược tiếp thị toàn quốc.
Bạn cũng cần phải tự tin, bằng không bạn sẽ chẳng bán được thứ gì cả. Tôi sinh ra ở một nông trại. Sáu tuổi tôi đã biết vắt sữa bò, cắt cỏ, chặt cây, làm vườn, điều khiển hầu như tất cả các loại máy móc trong nhà và cứ thế cho đến hết trung học. Điều này cho tôi niềm tin vì tôi biết mình có nhiều kỹ năng và có thể làm được nhiều việc. Do đó, tôi chưa bao giờ lo sợ là mình bị thất nghiệp.
Đối với đa số người thì kinh nghiệm là yếu tố quan trọng trước khi khởi sự kinh doanh, dĩ nhiên trừ phi họ có năng khiếu đặc biệt. Nếu một người có ý tưởng lớn và mở công ty kinh doanh theo ý tưởng đó thì thật lý tưởng. Nhưng đó không phải là công thức phổ biến cho những người trẻ tuổi ngày nay. Hầu hết những người trẻ tuổi thường thiếu kinh nghiệm và tôi cho rằng kinh nghiệm thậm chí quan trọng hơn những bài lý thuyết suông ở trường. Nếu bạn đang làm việc tại một công ty và bạn thực sự yêu thích công việc của mình, bạn không cần phải vào trường kinh doanh nào cả mà hãy học ngay trong công việc của mình. Tôi không khuyến khích bạn vào trường để học kinh doanh ngoại trừ đó là những công việc cần kiến thức chuyên ngành như kế toán hoặc tiếp thị.
Tôi biết đến công việc kinh doanh là nhờ vào thực tế công việc và biết quản lý nhờ vào thời gian phục vụ trong quân đội. Lúc đó, thay vì ngồi chờ đến lượt bay như những phi công khác, tôi lên văn phòng và nói với sếp là tôi thích công việc văn thư tuy không có kinh nghiệm gì. Kết quả là tôi đã trở thành một nhân viên hành chánh - thống kê tốt. Tài chính - kế toán không phải là điểm mạnh của tôi nên tôi học một khóa kế toán hàm thụ.
Tôi học được rất nhiều từ những người xung quanh. Tại nhà máy ở Pittsburgh, tôi được Fred Sabowski, giám đốc điều hành, quan tâm và hết lòng chỉ dạy. Ông thường trò chuyện với tôi đến một giờ sáng. Lúc đó tôi đã mệt bở hơi tai nhưng vẫn ngồi với ông và tôi đã học được rất nhiều kinh nghiệm kinh doanh từ ông. Tôi cũng học được nhiều về ngành kinh doanh đóng chai nhượng quyền từ những người lâu năm trong nghề. Walter Dowson, người nắm trong tay hệ thống các nhà máy đóng chai của cả một tiểu bang Michigan rộng lớn, quả là một con người tuyệt vời. Lúc đó không hiểu sao những người lớn tuổi thường thích kể cho bọn nhóc thế hệ trẻ chúng tôi nghe những câu chuyện ly kỳ về kinh doanh. Nhờ vậy, tôi có mối quan hệ với cả những nhà máy đóng chai ở Denver và Chicago. Còn người phụ trách vùng Louisville là một kỹ sư. Khi tôi đến bán thiết bị cho ông, ông lôi ra một cái thước lô-ga, tức thì tôi cũng rút ra một
cái tương tự. Tôi học được cách sử dụng loại thước này hồi còn ở quân đội. Ông không thể tinhttps://thuviensach.vn
rằng một thanh niên như tôi mà cũng biết sử dụng thước lô-ga. Kết quả là chúng tôi thân nhau từ đó.
Thuở nhỏ, có lẽ cô giáo lớp năm của tôi là người có ảnh hưởng lớn nhất đối với tôi. Cô tin ở tôi và luôn theo dõi sự nghiệp của tôi từ đó đến nay. Cô không có con nên dành hết sự quan tâm của mình cho tôi. Đó là chính là một trong những động lực lớn thúc đẩy tôi tiến bộ. Cha mẹ tôi ly dị nhau và tôi thật may mắn có được một người như cô trong đời.
Theo tôi, tìm thấy niềm vui trong công việc là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của bạn, bên cạnh kinh nghiệm, sự may mắn và đội ngũ các cố vấn đáng tin cậy. Đừng bao giờ nhận một công việc bạn không thích vì bạn sẽ không thể đi tới thành công. Việc học hành cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Trừ phi bạn muốn trở thành kỹ sư, bác sĩ hoặc biết chính xác bạn muốn gì ở trường đại học, bạn mới cần phải bước vào đó. Hãy tích lũy kinh nghiệm từ thực tế công việc và luôn mở rộng tầm nhìn về tương lai của bạn. Ở tuổi xế chiều, dù muốn dù không bạn vẫn phải thu hẹp mục tiêu của mình; vì thế, hãy mở rộng nó tối đa khi bạn còn trẻ. Và cuối cùng, để khởi nghiệp, bạn cần phải học càng nhiều càng tốt tất cả mọi thứ có liên quan đến việc kinh doanh của bạn, đừng bao giờ chỉ tập trung vào một mặt duy nhất.
Kết luận
Tôi thích cách Don Kendall định nghĩa về sự may mắn và vai trò đòn bẩy của nó đối với sự thành công. May mắn dường như cũng là một cơ hội, vì thế nó chỉ đến với những ai thực sự can đảm, dám mạo hiểm và luôn sẵn sàng nắm bắt nó trong sự nghiệp cũng như trong cuộc sống cá nhân.
Cũng như Frank Cary, Don Kendall bắt đầu sự nghiệp ở vị trí một nhân viên bán hàng có niềm say mê công việc cao độ. Ông tin rằng sự tự tin của mỗi con người được xây dựng từ thuở ấu thơ và là phẩm chất quan trọng của bất kỳ ai. Cũng như nếu bạn đã từng thành công với môn đi dây tử thần, bạn sẽ tự tin hơn, bản lĩnh hơn và dễ dàng vượt qua mọi trở ngại khác. Sự tự tin theo thời gian sẽ chuyển thành kinh nghiệm chuyên môn của bạn.
Suy nghĩ của Don Kendall về thành công rất thực tế. Thành công ngày hôm nay của ông được đúc kết qua kinh nghiệm của chính mình và qua những người mà ông đã từng làm việc chung. Don thật lòng biết ơn những người từng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và giúp ông có được thành công ngày hôm nay. Có thể nói, Don đã dấn thân, đã nghe, đã học hỏi và đã thành công.
https://thuviensach.vn
Jane Cahill Pfeiffer - Nguyên TGĐ NBC, Nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị IBM
Jane Cahill Pfeiffer có 21 năm làm việc tại IBM và nghỉ hưu vào năm 1976 khi đang giữ chức Phó Chủ tịch tập đoàn phụ trách mảng truyền thông và quan hệ với chính quyền. Bà cũng từng là Giám đốc Đài Phát thanh Quốc gia (NBC) và hiện tại là thành viên Ban giám đốc Công ty Giấy Quốc tế Ashland Oil, Công ty J.C. Penney và Công ty Bảo hiểm Nhân thọ New York.
Bà cũng là Ủy viên quản trị của Đại học Notre Dame và Hội đồng Phát triển Hải ngoại, thành viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế, Ban Hội nghị và Câu lạc bộ Công Kỹ nghệ gia Hoa Kỳ.
Jane là người phụ nữ đầu tiên cha tôi đề cập đến trong công việc của ông. Tôi rất ngạc nhiên khi biết cha tôi có một nữ cố vấn. Tuy vậy, nhiều năm sau đó tôi vẫn còn nghe về danh tiếng của bà và bà đã trở thành một trong những cố vấn thân cận nhất và được kính trọng nhất của cha tôi.
Lần đầu gặp bà khi còn bé, tôi chào bà trịnh trọng theo đúng khuôn phép đã được dạy dỗ. Nhưng bà yêu cầu tôi gọi bà là Jane. Jane rất thân mật, cởi mở và dễ trò chuyện. Bà nhớ như in từng đứa chúng tôi nhưng không phải vì chúng tôi là con của Tom Watson Jr., sếp của bà, mà bà thật sự quan tâm và thấu hiếu sự nhọc nhằn khi cha mẹ tôi phải nuôi dạy sáu đứa trẻ mà năm trong số đó là gái. Bà luôn dành thời gian hỏi han về cuộc sống của chúng tôi.
Tôi đã không gặp bà khá lâu và cuộc phỏng vấn này thật là một sự trùng phùng cảm động. Bà vẫn giữ phong thái giao tiếp tuyệt vời của mình với mọi người. Sự thông minh, quyết đoán và tự tin là những những phẩm chất đã giúp bà thành công trong kinh doanh.
Tôi thực hiện cuộc phỏng vấn tại nhà riêng của bà. Đó là một ngôi nhà rộng rãi, ngăn nắp và cho ta cảm giác dễ chịu như tính cách của bà. Chồng bà, Ralph Pfeiffer, đã mất một năm trước đó. Rõ ràng là Jane đã dành cả tình yêu và sự dâng hiến cho chồng, con và cả cháu của bà. Khi còn là một thiếu nữ, bà đã từng mong muốn trở thành nữ tu và niềm tin đó đã theo bà suốt chiều dài sự nghiệp lẫy lừng. Tôi tin rằng điều đó đã giúp bà đứng vững trước những thách thức khắc nghiệt dành cho một người phụ nữ muốn tiến lên vị trí cao nhất trong lĩnh vực kinh doanh vào những thập niên sáu mươi, bảy mươi của thế kỷ trước.
Tôi thường khuyên sinh viên của tôi hãy là chính mình khi giao tiếp, nhưng rất ít người thấy thoải mái với lời khuyên này. Đa phần mọi người thường nói những điều cấp trên của họ thích nghe. Vì thế, khả năng giao tiếp của họ bị hạn chế. Riêng với Jane, bà chưa bao giờ tỏ ra e sợ khihttps://thuviensach.vn
bày tỏ chính kiến của mình, ngay cả khi đối diện với các nhân vật cao cấp. Dù yêu mến và tôn trọng cha tôi, bà vẫn nhận thấy những điểm tốt và cả những điểm xấu trong hành vi của cha tôi và sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ ấy một cách thẳng thắn. Bà thích chọn những cánh cửa hẹp và luôn vượt qua một cách tuyệt vời bằng ý chí sắt đá của mình. Quả thật tôi rất ngưỡng mộ bà.
Hết lòng chia sẻ thành quả, dám nhận trách nhiệm
“Luôn đúng giờ một cách chính xác, và trên tất cả là một khát vọng làm việc cần mẫn và sẵn sàng cống hiến - để không là một người bàng quan ngoài cuộc mà phải chung vai gánh vác mọi việc - cũng như đủ can đảm bày tỏ chính kiến của mình, dù cho có bị phản đối.”
- Jane Cahill Pfeiffer
Thành công của tôi có lẽ là nhờ tôi không có tham vọng thái quá và luôn có mục đích sống rõ ràng. Điều đó bắt nguồn từ thời thơ ấu của tôi. Cha tôi mất lúc mới 34 tuổi và để lại cho chúng tôi những tờ hóa đơn tiền thuốc mà mẹ, anh trai và bản thân tôi phải làm việc cật lực trong một thời gian dài mới thanh toán hết.
Cứ thế tôi lớn lên bên cạnh mẹ, làm một đứa con ngoan, sẵn sàng gánh vác thêm trách nhiệm, và ấp ủ nhiều điều thú vị từ cuộc sống. Tôi vốn là một nữ sinh trường dòng. Vào những năm trung học, tôi từng muốn trở thành nữ tu nhưng rồi tôi cảm thấy mình cần phải kiểm chứng lại ước nguyện đó. Và tôi quyết định mình sẽ vào một đại học không dính dáng gì đến tôn giáo, Đại học Maryland.
Trường này có nhiều môn mới lạ và hấp dẫn - chẳng hạn như môn nghệ thuật sân khấu, xuất bản báo chí - và để cho sinh viên tự quản. Ở môn nghệ thuật sân khấu, tôi thực hành cả ở vai trò đạo diễn, viết kịch bản, và diễn viên. Tôi tham gia ban tự quản sinh viên và trở thành chủ tịch hội nữ sinh viên. Tôi được học với nhiều vị giáo sư giỏi như nhà sử học vĩ đại Gordon Prange, người đã làm tôi thật sự xúc động khi giảng về lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ II và nước Nhật. Tôi còn rất thân thiết với ông Charles (Curly) Byrd, Hiệu trưởng trường và nhiều vị trưởng khoa khác nữa.
Điều lạ là tôi vẫn không từ bỏ ý định trở thành tu sĩ. Sau khi tốt nghiệp Đại học Maryland, tôi vào một dòng tu kín ở Berkeley, California và dạy học ở đó một năm. Sau đó tôi quyết định trở về thủ đô Washington để sống cùng gia đình.
Năm 1955, tôi vào IBM, khi đó còn rất non trẻ, làm lập trình viên, rồi giảng dạy và có được rấthttps://thuviensach.vn
nhiều kinh nghiệm với loại máy IBM 650, tiền thân của những chiếc máy vi tính cá nhân ngày nay.
Sau đó, đam mê chu du đây đó trỗi dậy trong tôi, tôi quyết định nghỉ việc ở IBM và đi du lịch vòng quanh châu Âu với hai người bạn. Vậy mà thần may mắn vẫn không từ bỏ tôi, một lãnh đạo cao cấp của IBM đã nghe một bài diễn văn do tôi trình bày trước công ty sau khi T.J. Watson, Tổng giám đốc, mất. Ông gọi cho mẹ tôi và bảo rằng ông sẽ tuyển lại tôi khi tôi trở về, khỏi phải nói cũng biết mẹ tôi cảm thấy nhẹ nhõm thế nào.
Năm 1957, trong nỗ lực đầu tiên của Chính phủ Mỹ cho chương trình chinh phục không gian, hàng chục người chúng tôi lao vào lập trình phóng những tên lửa, đầu tiên là không người lái, sau đó có chở theo một số sinh vật, và cuối cùng là có người lái. Lúc đầu dường như Buck Rogers của Mỹ có phần lấn lướt nhưng ngay sau đó phi thuyền Sputnik của Liên Xô được phóng lên. Cuộc chạy đua bắt đầu và chương trình không gian của Mỹ cất cánh. Thật tuyệt vời khi bạn đã từng là một trong những người lập trình và phân tích hệ thống đầu tiên của IBM vào thời kỳ sơ khai đó. Tôi thật sự trưởng thành khi làm việc cho chương trình không gian này.
Vào năm 25 tuổi tôi đi Bermuda để làm điều phối viên của chi nhánh IBM tại đó. Tôi sống ở Bermuda nhiều năm liền, làm việc cật lực và tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu. Vào giữa những năm 60 tôi có nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến ở IBM, đồng thời cũng tham gia chương trình có tên gọi là Thực tập sinh Nhà Trắng. Đó là một chính sách của chính phủ nhằm tìm kiếm những người trẻ tuổi, thành đạt để giao cho những trọng trách trong thời gian một năm tại Nhà Trắng. Khoảng thời gian công tác ngắn ngủi đó đã mang lại cho tôi một cái nhìn cận cảnh về sự phức tạp trong việc quản lý và điều hành đất nước. Ở đây, tôi cũng được nhiều người quý trọng. Cho tới giờ, tôi vẫn còn liên lạc với Ngoại trưởng John Gardner, Ngoại trưởng Robert Wood, và nhiều bạn bè thực tập sinh khác ở Nhà Trắng.
Khi thời hạn phục vụ tại Nhà Trắng của tôi kết thúc vào tháng 9 năm 1967, Thomas Watson Jr. mời tôi ăn tối tại Washington và đề nghị tôi làm một trong những trợ lý hành chánh trong văn phòng của ông. Tôi nhận lời. Các trợ lý của Thomas Watson đều là những người hết sức dễ thương nhưng được ví như những quả ngư lôi sẵn sàng xuyên phá mọi bức tường. Vào ngày tôi bước vào tòa nhà Armonk, một đồng sự ra đón tôi đã nói: “Tôi luôn muốn biết một “nữ ngư lôi” sẽ hoạt động như thế nào”. Đó là khoảng thời gian rất thú vị: nhiều thay đổi trong cơ cấu tổ chức của IBM được thực hiện và đó cũng là giai đoạn trưởng thành vượt bậc của bản thân tôi.
Sau đó tôi được đề cử vào chức Phó Chủ tịch IBM, phụ trách thông tin liên lạc và đối ngoại với các cơ quan chính phủ. Thử thách lớn nhất là tôi phải theo đuổi và giải quyết những tranh
https://thuviensach.vn
tụng, kiện cáo về việc chống độc quyền kinh doanh. Và may mắn lại xuất hiện với tôi khi tôi được tiếp xúc với những người nổi tiếng như Burke Marshall, Nick Katzenbach, Frank Carey… Họ đều có những đức tính tuyệt vời và luôn dành thời gian học hỏi lẫn nhau. Tôi hạnh phúc khi có được những cố vấn vĩ đại như Bruce Oldfield và Jim Turnock trong những năm làm việc cho NASA. Tại IBM, bạn là đàn ông hay phụ nữ không thành vấn đề, điều quan trọng là bạn có hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hay không. Tôi thật sự biết ơn Thomas Watson vì ông ấy đã cho tôi nhiều cơ hội để chứng tỏ mình.
Cuộc đời tôi thật sự thăng hoa khi tôi lập gia đình với Ralph vào năm 1975. Lúc đó Ralph là Chủ tịch Hội đồng quản trị IBM khu vực Viễn đông (châu Mỹ). Vì muốn sống với nhau bên cạnh những đứa con tuyệt vời của anh ấy, tôi rời IBM và bắt đầu làm cố vấn cho những công ty tôi có quan hệ trước đây. Tổng thống Jimmy Carter mời tôi vào nội các của ông ấy vào năm 1976 nhưng lúc đó tôi vừa trải qua một cuộc phẫu thuật và mới lập gia đình với Ralph nên tôi đã từ chối.
Tháng 9 năm 1977, Fred Silverman, Chủ tịch NBC mời tôi giúp ông với tư cách là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Thật là một thay đổi lớn khi tôi chuyển từ IBM xuống một tổ chức nhỏ hơn, cơ cấu tổ chức kém hơn. Mặc dù phải đương đầu với những vấn đề phức tạp nhưng được làm việc với Fred thật là một kinh nghiệm tốt. Chúng tôi đã tiến những bước dài trong việc đưa tin và những chương trình truyền hình chất lượng cao, kể cả những thành tựu nổi bật trong việc sắp xếp lại cơ cấu tổ chức nội bộ.
Fred và tôi phát triển theo hai hướng khác nhau, tôi rời NBC vào năm 1980 để trở về với công việc cố vấn của mình. Trên thực tế tôi phải đảm đương nhiều việc cùng lúc. Một phần ba thời gian dành cho kinh doanh, một phần ba cho những tổ chức phi lợi nhuận, và một phần ba để làm những việc Ralph và tôi yêu thích. Ralph là Giám đốc Thương mại Toàn cầu của IBM khi về hưu vào tháng 9 năm 1986. Vì cả hai chúng tôi chịu trách nhiệm xúc tiến kinh doanh và thực hiện những cam kết cho các quỹ từ thiện nên sau khi Ralph nghỉ hưu, tôi trở nên rất bận rộn. Mọi người thường thắc mắc sao mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp như thế. Vâng, đó là bởi tôi có một quan niệm sống giản dị: Luôn đúng giờ một cách chính xác, và trên tất cả là một khát vọng làm việc cần mẫn và sẵn sàng cống hiến để không là một người bàng quan ngoài cuộc mà phải chung vai gánh vác mọi việc cũng như đủ can đảm bày tỏ chính kiến của mình dù có bị phản đối. Dám nhận trách nhiệm là một trong những điều kiện cơ bản để thành công. Tôi thấy điều đó ở những đứa con riêng của chồng tôi. Bọn trẻ sẵn sàng nhận trách nhiệm về cuộc đời mình và làm cả những việc cực nhọc nhất để chuẩn bị bước vào đời nên chúng rất hiểu giá trị của công việc. Khi bạn hiểu rõ việc bạn đang làm và truyền cảm hứng cho người khác, bạn sẽ cảmhttps://thuviensach.vn
thấy cuộc sống thật thú vị.
Để thành công trong kinh doanh, bạn phải hết lòng chia sẻ những thành quả và dám nhận trách nhiệm khi cần. Thất bại là mẹ thành công, nhưng thành công có tới 1.001 người cha trong khi thất bại thì chẳng có lấy một người đỡ đầu. IBM là công ty tiên phong trong việc áp dụng phương pháp tổ chức hoạt động theo nhóm. Từ lập trình viên các cấp cho đến bộ phận truyền thông hay đối ngoại đều làm việc theo mô hình này để tập trung trí tuệ tập thể nhằm giải quyết các vấn đề nằm ngoài tầm hiểu biết cá nhân.
Việc kinh doanh ngày nay khác hẳn thời của tôi. Nó thay đổi từng ngày từng giờ. Không ai dám cam đoan là mình sẽ làm ở một công ty suốt đời. Công nghệ cũng phát triển nhanh đến chóng mặt. Lớp trẻ ngày nay phải nhận ra rằng họ phải luôn học, học, và học để theo kịp thời đại. Họ phải tự quyết định cuộc đời mình. Họ phải kiên trì và có lòng tự trọng cũng như sẵn sàng cống hiến để trở thành người hữu dụng cho xã hội chứ không nên có ý nghĩ rằng cuộc đời chỉ là một canh bạc mà họ, người chơi, chỉ cần chiến thắng mà không cần phân biệt đúng sai. Nếu bạn không có một chuẩn mực đạo đức nào để điều chỉnh hành vi của mình, bạn sẽ rất vất vả khi cần nhận diện điều tốt và điều xấu. Công ty đầu tiên bạn làm, cấp trên đầu tiên dìu dắt bạn, và những đồng nghiệp đầu tiên hỗ trợ bạn là những yếu tố bảo đảm sự thành bại trong sự nghiệp của bạn sau này. Hãy luôn ghi nhớ điều này.
Ở cấp độ rộng, nhiều người trẻ tuổi cần phải thấy rằng có một khoảng cách rất lớn giữa họ và những người khác ở khắp mọi miền đất nước và khắp nơi trên thế giới - một khoảng cách không gì có thể đo được. Nhìn lại nền kinh tế của chúng ta trong 10 năm gần đây, việc chi ngân sách diễn ra không đồng đều. Rồi sẽ có những nhóm người, già, trẻ, bé, lớn bị bần cùng hóa. Lớp trẻ cần tìm những phương cách cải thiện cuộc sống của họ. Ở nhiều thành phố, có nhiều người tình nguyện đi phát cháo từ thiện, làm việc cho các nhà dưỡng lão, xây nhà cho người vô gia cư, hay tham gia các chương trình giúp đỡ người tàn tật. Họ làm những công việc vừa giúp họ vượt lên chính mình, vừa giúp đỡ người khác và học hỏi được nhiều điều từ đó. Nếu cuộc đời của bạn chỉ gói gọn trong việc đi mua sắm và thu gom của cải mà không giúp đỡ ai thì tôi nghĩ rằng vào một độ tuổi nào đó, bạn sẽ giật mình tự hỏi: “Tất cả những điều đó thật sự có ý nghĩa gì?”. Chúng ta có sống mãi được đâu. Khi nghĩ về cuộc đời và cái chết của chồng tôi ở tuổi 69, tôi nhận ra rằng ông ấy là một người thật sự đã cống hiến hết tài năng của mình, ông đối mặt với cái chết một cách bình thản. Tôi còn nhớ lời ông ấy nói: “Mọi việc tôi muốn làm tôi đều đã làm. Tôi muốn làm lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa nhưng thế này tôi cũng mãn nguyện lắm rồi”. Đó là một tấm gương tuyệt vời cho tôi và các con của chúng tôi.
https://thuviensach.vn
Tôi thường khuyên các con phải biết phân tích những việc chúng đang đối mặt, đơn giản bằng cách viết ra các khả năng có thể lựa chọn, ưu và khuyết điểm của vấn đề rồi tự quyết định dù biết rằng quyết định đó có thể thay đổi. Đừng phân tích chi li mọi thứ để rồi án binh bất động. Bạn phải tập cho mình tính cương quyết. Dĩ nhiên ngày nay việc quyết định sẽ khó khăn hơn thời của tôi vì có quá nhiều cơ hội, có thể làm bạn phân vân trong việc chọn lựa. Bạn phải tự mày mò bươn chải vì không có ai cầm tay chỉ việc cho bạn nữa. Người tài giỏi là người có một quan điểm riêng, có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và làm việc chăm chỉ. Bạn không thể để nước đến chân mới nhảy. Bạn phải vừa học vừa làm việc cật lực nếu bạn muốn thành công. Và điều này sẽ chẳng bao giờ thay đổi theo thời gian.
Kết luận
Jane Cahill Pfeiffer có một sự nghiệp đáng để mọi người mơ ước ở IBM, NBC và trong lĩnh vực tư vấn. Bà nói rằng bà đã đạt được điều đó nhờ biết sắp xếp và phân bổ thời gian, cộng với tinh thần làm việc chăm chỉ và lòng can đảm để làm một thành viên năng động trong mọi tổ chức mà bà tham gia.
Jane hiểu rõ những giá trị cơ bản, có óc tò mò có định hướng, dám nhận lãnh trách nhiệm khi cần thiết, và sống có mục đích rõ ràng bên cạnh người mẹ góa bụa. Cũng như các nhà lãnh đạo khác được đề cập đến trong quyển sách này, Jane thừa nhận mình cũng có sợ hãi, nhất là trong những năm làm việc cho chương trình không gian. Nhưng bà nhận ra thuốc giải độc cho sự sợ hãi chính là sự chuẩn bị chu đáo cho công việc và bà đã mang theo bài học này trong suốt sự nghiệp của bà.
Jane được thăng chức Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị đúng vào khoảng thời gian mà giới nữ đấu tranh yêu cầu được giao các trọng trách cao hơn trong các công ty. Ngày nay tuy môi trường kinh doanh trên thế giới đã rất khác biệt, nhưng những lời khuyên của bà vẫn còn nguyên giá trị. Đó là, trước hết cần xác định rằng bạn phải luôn học hỏi vì công nghệ ngày nay thay đổi từng giờ từng phút. Hai là, bạn phải hiểu rõ mình là ai và biết sử dụng các chuẩn mực đạo đức của bạn như một chiếc kim chỉ nam cho sự nghiệp của bạn. Ba là, luôn thành thật với lương tâm của mình dù có bị buộc thôi việc.
Cuối cùng, Jane luôn đề cập đến sự may mắn khi bà bắt đầu sự nghiệp trong một công ty xuất sắc. Từ đó bà khuyên lớp trẻ hãy cẩn thận trong việc chọn lựa công ty đầu tiên để bắt đầu làm việc. Điều đó tạo điều kiện cho họ học hỏi được nhiều từ một môi trường làm việc tích cực với những con người tài giỏi. Tuy may mắn không phải là tất cả, nhưng chính nó là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành đạt của một người phụ nữ như bà vào
https://thuviensach.vn
những thập niên 60 – 70 của thế kỷ XX.
Những câu chuyện về các doanh nhân thành đạt
Wilkes BashFord - Ông chủ chuỗi cửa hiệu thời trang Wilkes Bashford
Tôi biết Wilkes Bashford hai mươi ba năm về trước tại San Fransisco. Wilkes có một dáng dấp như chú bé người bay Peter Pan trong cổ tích Bắc Âu. Ông trông trẻ hơn so với tuổi của mình và có nụ cười trẻ thơ cùng một mái tóc chưa có lấy một sợi bạc. Tôi quen ông qua một người bạn tại một buổi dạ tiệc lớn ở Pacific Heights.
Lần đó Wilkes bắt tay tôi và nheo mắt nói: “Tóc chị dài thật đấy!”. Tôi cười to vì không chỉ ông mà ai cũng nói như thế. Nhưng tôi thích để tóc dài vì nó tạo cho tôi một vỏ bọc để chống đỡ thế giới này và để tôi có cái mà mân mê mỗi khi phải dự họp. Từ đó trở đi, mỗi lần gặp nhau ông đều lưu ý tới mái tóc của tôi và nó trở thành một đề tài bông đùa bất tận giữa hai chúng tôi và lần nào tôi cũng chỉ cười và cam đoan rằng tôi sẽ không cắt ngắn nó.
Cửa hiệu thời trang của Wilkes có vị trí tốt nhất ở San Francisco. Dĩ nhiên ông có nhiều chi nhánh khắp bang California nhưng tôi luôn nhớ tới cửa hiệu mấy tầng lầu ở phố Sutter mỗi khi nghĩ về ông. Bước vào cửa hiệu, khách hàng sẽ bị mê hoặc dần theo mỗi tầng lầu bởi cách trang trí cực kỳ hấp dẫn và điệu nghệ. Nhân viên bán hàng rất nhiệt tình và luôn làm khách hài lòng tối đa. Wilkes rất am hiểu về thời trang và cung cách phục vụ. Ông thành công trong việc kinh doanh của mình bằng việc theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của cửa hiệu và luôn tuân thủ các nguyên tắc đã định. Căn cứ vào sự ngưỡng mộ mà mọi người dành cho ông thì có lẽ món tài sản quý giá nhất mà ông sở hữu chính là con người ông.
Tôi phỏng vấn Wilkes trong văn phòng của ông với sự hiện diện của một chú chó nhỏ. Tình yêu động vật đã thúc giục ông thành lập một nhà mở ở Mendocino dành cho các con vật bị bỏ rơi. Hàng năm ông đều tổ chức một cuộc diễu hành dành cho thú nuôi và chủ của chúng để gây quỹ tài trợ cho nhà mở này.
Wilkes là người có óc hài hước và rất vui tính nên cuộc phỏng vấn diễn ra khá thoải mái. Ông miêu tả cuộc đời mình với cái nhìn rất chi tiết. Và, cũng như nhiều người tôi từng gặp, ông cóhttps://thuviensach.vn
niềm tin mạnh mẽ rằng ông có thể thành công trong bất cứ công việc nào bằng sự nỗ lực không ngừng của mình. Thật vậy, ông lấy cảm hứng và niềm vui trong công việc làm động lực cho chính mình. Wilkes không bao giờ chê bai hay nói xấu ai cũng như luôn đối xử tốt và quan tâm tới tất cả mọi người. Những phẩm chất tuyệt vời đó chắc chắn đã đóng góp rất nhiều vào sự thành đạt của ông.
Phải hiểu được tâm lý khách hàng
“… Đối với lớp trẻ ngày nay, những con người thông minh lanh lợi, thật khó nhận biết bản thân họ khao khát điều gì. Không lẽ ai cũng muốn trở thành một người giàu có? Hay làm một điều gì đó ý nghĩa hơn trong đời?”
- Wilkes Bashford
Tôi sinh ở New York. Năm tôi lên sáu, gia đình tôi chuyển đến sống tại Hillsdale, New York cho đến khi tôi vào đại học. Cha tôi nguyên là giáo viên nhưng ông đã dọn đến Hillsdale để phụ ông tôi làm đại lý phân phối máy gặt đập liên hợp. Vào cuối những năm 1940, kỹ nghệ lạnh ra đời và phát triển nhanh chóng.
Tủ lạnh và những thứ tương tự được phát minh và các nhà kinh doanh máy nông nghiệp như ông tôi chuyển qua ngành điện lạnh. Ngành này nhanh chóng trở thành một ngành kinh doanh phát đạt thời đó.
Ở tuổi thiếu niên, tôi rất thích công việc nhặt bóng và vác gậy đánh gôn tại một sân gôn ở vùng ngoại ô cách Hillsdale không xa. Sau đó, tôi vào Đại học Cincinnati và đỗ đầu lớp kỳ thi tốt nghiệp khóa đó. Để tự trang trải học phí, tôi tham gia chương trình vừa học vừa làm nên phải mất đến năm năm, thay vì bốn năm, mới tốt nghiệp ra trường. Tôi làm thêm tại Cửa hàng Bách hóa Liên bang Chilatos, bây giờ đổi tên thành Lazarus, từ năm học đầu tiên vào năm 1956 mãi đến ba năm sau khi ra trường, tức năm 1959.
Thoạt đầu, tôi rất muốn làm việc trong ngành khách sạn, nhưng rồi tôi đi theo ngành kinh doanh bán lẻ nhờ kinh nghiệm tích lũy được trong những năm làm việc tại Cửa hàng Bách hóa Liên bang và cũng vì sự hấp dẫn của nó đối với tôi. Tôi theo ngành này từ năm 1956 - đã hơn 40 năm mà tôi vẫn còn thích nó. Quả thật nếu bạn dồn hết tâm trí và sức lực vào một nghề nào đó, bạn khó lòng bứt ra khỏi nó vì bất cứ lý do gì.
Sau khi làm ở Cincinnati được ba năm, tôi quyết định dọn về San Francisco và làm việc tạihttps://thuviensach.vn
phòng hành chánh của Cửa hàng bách hóa White House. Chẳng bao lâu sau, nhân viên thu mua ngành hàng nam giới nghỉ việc và tôi được xếp vào vị trí đó. Năm đó tôi hai mươi sáu tuổi và làm ở đây cho đến khi cửa hàng này đóng cửa vào tháng Giêng năm 1965. San Francisco không còn việc gì phù hợp với tôi nên tôi đi New York và lại làm việc cho Cửa hàng Bách hóa Liên Bang với chức vụ Giám đốc ngành thời trang dành cho nam giới.
Tuy nhiên, tôi quay quắt nhớ San Francisco nên quyết định quay về đó và mở một cửa hàng vào năm 1966, tức năm tôi ba mươi ba tuổi. Việc mở một cửa hàng thời đó dễ hơn ngày nay rất nhiều. Chỉ cần có trong tay ba mươi ngàn đô la là bạn có thể bắt đầu kinh doanh.
Bán lẻ là một ngành kinh doanh hướng vào người tiêu dùng trực tiếp nên bạn phải giỏi giao tiếp và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng. Và, để thành công, bạn phải luôn tỏ ra dễ mến với mọi khách hàng. Bán lẻ là một công việc kinh doanh không hề có điểm dừng, nó sẽ luôn đẩy bạn về phía trước.
Dù được học nhiều môn khác nhau về ngành bán lẻ ở Đại học Cincinnati, nhưng tôi nghĩ cách tốt nhất để khởi nghiệp trong ngành này là cứ tham gia chương trình vừa học vừa làm trong các cửa hàng bách hóa như tôi đã làm. Tức là sau sáu tuần học, tôi lại nghỉ bảy tuần để đi làm. Vì thế, ngay sau khi tốt nghiệp tôi đã có kha khá kinh nghiệm trong việc kinh doanh cửa hàng bách hóa. Cộng thêm mười năm kinh nghiệm làm việc, tôi có đủ tự tin để mở một cửa hàng cho riêng mình.
Cho đến nay tôi vẫn bao quát tất cả và quán xuyến mọi thứ trong cửa hàng của mình, đặc biệt trong ngành hàng dành cho quý ông. Năm 1978, tôi mở thêm ngành hàng dành cho phụ nữ và trong suốt mười hai năm đầu tiên tôi luôn tham gia vào các chuyến tìm mua các mặt hàng dành cho quý bà. Sau đó, Nina, trợ lý của tôi, tiếp tục coi sóc những thương vụ này vì cô ấy đã có đủ kinh nghiệm sau mười hai năm bôn ba mua sắm cùng tôi.
Tôi cho rằng thách thức lớn nhất của nghề này là phải đoán biết chính xác tâm lý khách hàng. Họ nghĩ gì và muốn gì. Chúng tôi kinh doanh được ba mươi hai năm và khách hàng của chúng tôi gồm nhiều thành phần. Chỉ riêng những người giàu có thì có người cứ làm bộ như đang rỗng túi, nhưng có người lại luôn muốn phô trương của chìm của nổi của mình. Chúng tôi cần biết tâm lý về thời trang của đa số khách hàng ở mọi thời điểm. Nếu họ sắp thay đổi quan niệm, chúng ta phải đi trước họ một bước. Phục vụ khách hàng là một thách thức to lớn, nhưng quan trọng nhất là phải đảm bảo có được một chỗ thích hợp trong lòng họ.
Điều cốt yếu chúng ta cần tập trung vào khách hàng của mình là phải xác định rõ họ là ai và họhttps://thuviensach.vn
quan tâm điều gì khi đi mua sắm.
Nhưng không phải mọi chuyện lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chúng tôi vướng vào vụ tranh chấp tiền thuê mặt bằng với Hội đồng Thành phố San Francisco. Chúng tôi bị nêu lên trang bìa hai năm liên tục từ năm 1984 để bàn dân thiên hạ phán xét xem chúng tôi phải trích bao nhiêu phần trăm lợi nhuận của mình để trả tiền thuê mặt bằng cho Thành phố. Đây quả là một giai đoạn cực kỳ khó khăn của chúng tôi khi phải sống với búa rìu dư luận. Tuy nhiên, chúng tôi đã vượt qua và không ngừng lớn mạnh về khối lượng giao dịch, về tỉ suất lợi nhuận và khẳng định được vị thế của mình trên thương trường cho đến ngày hôm nay.
Gần đây, một trong những chuyện làm tôi suy nghĩ và phiền lòng nhất là người ta cứ hay đo lường sự thành đạt bằng những đồng đô la. Trong các thập niên trước, những cuộc đàm thoại thường xoay quanh các đề tài văn học, nghệ thuật, âm nhạc, hội họa và lịch sử; còn ngày nay mọi người chỉ thích nói về tiền bạc. Thỉnh thoảng, tôi ngồi ăn trưa một mình tại nhà hàng Le Central và nếu tôi chịu khó lắng nghe bàn bên cạnh thì y như rằng họ đang nói về chuyện tiền bạc. Đây là một hiểm họa cho thế hệ trẻ vì nếu họ chỉ chăm bẳm kiếm tiền và lúc nào cũng ganh tị với người giàu có thì họ sẽ để vuột khỏi đời mình nhiều thứ khác đáng giá hơn và tự làm giảm giá trị của bản thân.
Tôi cho rằng thành công là khi bạn có khả năng tạo ra một cuộc sống theo ý bạn, một cuộc sống mà bạn cảm nhận được sự thành đạt của mình cùng với sự bình yên trong tâm hồn. Càng lớn lên, kiến thức và kinh nghiệm của bạn càng mở rộng. Tôi không tin rằng ngay từ những năm đầu đời, người ta đã biết bản thân mình là ai. Nếu bạn có khả năng duy trì hoài bão của mình, biết lắng nghe người khác và đánh giá cao những quan điểm của họ thì khi đó thành công sẽ đến với bạn một cách rất tự nhiên. Nếu bạn đạt đến mức ung dung tự tại này, bạn sẽ thấy mình hạnh phúc và mọi người sẽ khen ngợi bạn. Theo tôi, thành đạt là như thế.
Tôi có nhiều cố vấn trong đời, họ là những người hùng của tôi. Chẳng hạn như Willie Brown (Thị trưởng Thành phố San Francisco), tôi ngưỡng mộ và kính phục anh ấy vì triết lý sống, tính cương trực, sự trung thực và sự rạch ròi trong quan niệm giữa cái tốt và cái xấu của anh ấy. Tôi và Willie giống nhau ở chỗ chúng tôi không bị đồng tiền lôi kéo. Người ta thường cười phá lên khi nghe tôi nói thế, nhưng đó là sự thật. Giàu có không mê hoặc được tôi. Tôi nói vậy không phải vì tôi đã sáu mươi lăm tuổi và là một người giàu có. Từ nhỏ tôi đã biết rằng thị trường lớn hơn thì đương nhiên là sẽ kiếm được nhiều tiền hơn. Tôi tin rằng người kiếm được nhiều tiền ắt hẳn có những ưu tiên trong cuộc sống và những quan niệm sống khác hẳn tôi.
Tôi dành nhiều thời gian làm việc cho FIDM (The Fashion Institute of Design & Merchandisinghttps://thuviensach.vn
- Viện Thiết kế Thời trang và Kinh doanh). Tôi thích làm việc chung với thế hệ trẻ bởi họ rất dễ hòa đồng. Tôi thường tâm sự với họ rằng ngành thời trang hiện không thật sự hấp dẫn được giới trẻ vì lương khởi điểm quá thấp so với ngành điện tử hay công nghệ thông tin, lại phải làm việc cả ngày thứ Bảy, nhưng nó có sức tác động sâu rộng đối với toàn xã hội. Rằng ngành này cần những con người tài năng và không ai có khả năng làm tốt công việc này bằng những người sống lâu năm trong nghề.
Tôi không biết ý chí thành công là do bẩm sinh mà có hay do con người thụ đắc được trong quá trình sống và làm việc. Một vài người trong số nhân viên của tôi ít nhiều thể hiện chí hướng này và ngay lập tức tôi biết rằng họ sẽ ngày càng trở nên có giá trị trong cửa hàng của tôi. Tôi cũng có cơ hội nói chuyện với nhiều người thành đạt trong nhiều lĩnh vực khác nhau và nhận ra rằng sự ham hiểu biết thực sự là một đức tính rất quan trọng. Sự ham hiểu biết đem đến cho bạn một kiến thức mà bạn chưa từng có. Người không chịu học hỏi sẽ mất đi nhiều cơ hội để thể hiện tiềm năng cao nhất của mình. Theo tôi, ham hiểu biết và hài hước là hai phẩm chất then chốt trong đời. Không có chúng, bạn đã tự giới hạn những khả năng của mình.
Tôi làm việc sáu ngày trong tuần và toàn tâm cống hiến để cửa hàng ngày càng tốt hơn. Một người thành đạt luôn dành ưu tiên hàng đầu cho nghề nghiệp của mình, nhưng tôi tin các bạn có thể làm được như thế mà không cần phải hy sinh nhiều thứ quan trọng trong đời.
Kết luận
Wilkes Bashford chưa bao giờ để bị tiền bạc lôi cuốn hay cảm thấy buồn vì nghĩ rằng tiền bạc là động cơ chính của lớp nhân viên mới. Ông cho rằng lớp trẻ ngày nay dễ bị cám dỗ khi lựa chọn hướng đi của mình theo mục đích vật chất mà không dựa trên tài năng và phẩm chất của họ.
Wilkes đã ở trong ngành bán lẻ hàng hóa suốt sự nghiệp kinh doanh của ông, bắt đầu từ một chương trình vừa học vừa làm trong trường đại học và tiếp theo là làm chủ một cửa hàng thời trang bán lẻ tuyệt đẹp ở San Francisco. Có lẽ vì thế mà ông cho rằng, muốn làm một ông chủ thành đạt trong một ngành kinh doanh nào đó, trước hết hãy làm một công nhân ham học hỏi. Thật vậy, kiến thức và kinh nghiệm của ông trong ngành kinh doanh bán lẻ là cực kỳ tinh tế và sâu rộng, từ kỹ năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng đến nghệ thuật trưng bày hàng hóa và phương pháp điều hành, quản lý cửa hàng. Đó là những yếu tố then chốt tạo nên sự thành công của ông trong ngành bán lẻ hàng thời trang tại Mỹ.
https://thuviensach.vn
Ted Bell - Nguyên PCT HĐQT và GĐ sáng tạo toàn cầu Cty Young & Rubicam
Ted Bell bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành ngân hàng và sau đó làm Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị và Giám đốc Sáng tạo Toàn cầu Công ty Young & Rubicam, một công ty có nhiều khách hàng nổi tiếng như Hãng xe hơi Ford, CitiBank và Tập đoàn sản xuất dụng cụ gia đình Sears.
Tôi gặp Ted lần đầu tiên vào năm tôi 20 tuổi ở một sườn núi gần Đại học Randolph Macon, Virginia, khi tôi đi thăm Alan Kew, chồng tôi sau này. Dạo ấy Ted đang tổ chức một cuộc picnic cho một nhóm bạn sinh viên của anh ấy. Tôi không bao giờ quên ấn tượng đầu tiên của mình về anh trong bộ quần jeans áo sơ mi phong trần với chiếc nón rộng vành màu nâu cũ kỹ đội lệch. Anh quả là người có tài tổ chức và rất sáng tạo nên cuộc dã ngoại đã kết thúc trong vui vẻ và hào hứng dù lúc đầu có phần nhạt nhẽo.
Chúng tôi gặp gỡ và trò chuyện trong một tiệc rượu tại nhà riêng của anh nằm ở mạn trên bờ Đông khu Manhattan. Ted đón tôi ngay tại cửa chính với ly Martini trên tay và vẫn quần jeans áo sơ mi con như ngày nào.
Trước khi phỏng vấn, ông một mực đề nghị chúng tôi xem một đoạn phim quảng cáo mới nhất ông vừa làm cho Tập đoàn Sony và hào hứng bình luận từng cảnh quay như thể ông chưa xem nó bao giờ. Vâng, tất cả những mẫu quảng cáo của Ted đều làm người xem bay bổng với những ước mơ. Ông đúng là người mơ mộng bậc nhất mà tôi từng gặp. Cuộc đời của ông là một cuộc phiêu lưu không có điểm dừng. Ông chưa bao giờ tự hỏi rằng mình có thành công hay không, cũng như chưa bao giờ lo lắng đến việc kiếm tiền mà chỉ chú tâm vào cuộc phiêu lưu đó. Ông luôn giữ được niềm đam mê nghề nghiệp của mình và đã viết ra rất nhiều kịch bản, tiểu thuyết, sách thiếu nhi và làm vô số những thước phim quảng cáo hàng đầu.
Niềm đam mê nghề nghiệp giúp vượt mọi khó khăn
“Hãy luôn là người nồng nhiệt nhất. Vâng, nồng nhiệt nhất chứ không phải khôn ngoan, lanh lợihttps://thuviensach.vn
nhất. Nếu bạn là người có niềm đam mê công việc lớn nhất và có lòng quan tâm đến mọi người nhiều nhất, nhất định bạn sẽ thành công.”
- Ted Bell
Bà tôi là người truyền cho tôi lòng can đảm để tự tin thức giấc mỗi ngày. Hôm đến dự lễ tốt nghiệp của tôi, bà hỏi: “Bây giờ cháu sẽ làm gì?”, tôi đáp: “Bà hỏi rất hay nhưng cháu chưa có ý định gì cả”. Tôi chưa bao giờ phải làm việc gì để trang trải chi phí hồi còn học đại học.
Vì thế, tôi không có động cơ làm việc. Tôi có một chiếc xe hơi thể thao nho nhỏ và như thế là quá tuyệt vời rồi. Nhưng bà bảo:“Bà muốn cháu vào làm việc ở ngân hàng”.
Gia đình tôi đã mấy đời kinh doanh ngành ngân hàng và tôi là cháu đích tôn nên thể nào tôi cũng được giao khối tài sản đó, việc gì tôi phải vội vã chứ? Ông cố tôi là người sáng lập ra ngân hàng này, ông nội tôi từng là chủ tịch Hội đồng quản trị, và lúc tôi tốt nghiệp cuối năm 1960 thì chú tôi đang làm Chủ tịch Hội đồng quản trị cơ mà.
Thật tình, tôi không thích làm ngân hàng nên nói với bà rằng: “Con sẽ làm ngân hàng một năm. Nếu công việc không tiến triển tốt, con sẽ nghỉ và sang châu Âu làm nhà văn”. Số là tôi bắt đầu viết tiểu thuyết vào năm cuối đại học và có bản thảo gửi cho một nhà xuất bản lớn và được họ trả lời: “… chúng tôi sẽ không in cuốn này nhưng rất muốn nhìn thấy bản thảo hoàn chỉnh của anh”. Điều đó thật đáng khích lệ đối với tôi.
Tôi đi Florida, làm một nhân viên ngân hàng hạng bét trong một chi nhánh hạng bét, và … ghét công việc đó. Tôi làm vài tháng thì được giao nhiệm vụ ghi nhật ký sổ cái thông qua sự hỗ trợ của một cỗ máy đồ sộ và ba chiếc máy đánh chữ. Anh chàng trước tôi không thể trình báo cáo lên bàn Giám đốc trước 11 giờ sáng, nên họ bảo tôi cố mà làm nhanh hơn. Tất nhiên tôi chả biết gì và tính toán lại càng kinh khủng đối với tôi nhưng tôi vẫn đến sớm, nhập và xuất dữ liệu ra khỏi cái máy đó và khi ngài Giám đốc đến văn phòng vào 9 giờ sáng thì báo cáo đã nằm sẵn trên bàn làm việc. Thành tích đó đã giúp tôi thoát khỏi cái địa ngục thu nhỏ nằm dưới tầng hầm và bước lên tầng trên, vốn được gọi là “bệ phóng” của mọi ước mơ.
Ngày đầu tiên trong cương vị mới, tôi xuống kho lãnh văn phòng phẩm và gặp một nhân viên bảo vệ tên Jesse. Anh ta nói: “Tôi biết cậu là cháu ông Powell. Tôi biết cậu từ lúc cậu mới 12 tuổi, cậu thường đến ngân hàng này vào mỗi chiều thứ Sáu để đón ông ấy, cậu là Ted đúng không?”. Tôi đáp: “Jesse, đây là bí mật của riêng chúng ta, không ai trong ngân hàng này trừ giám đốc được phép biết tôi có quan hệ thế nào với dòng họ Powell, anh hiểu chứ?”. Và thế là
không còn ai khác biết tôi là ai.
https://thuviensach.vn
Và vì không biết tôi là ai nên ngài Alvarez, Phó giám đốc ngân hàng thường tìm tôi và Jesse mỗi khi trời mưa (mà ở Florida cứ mỗi 20 phút là trời lại đổ mưa) để ra lệnh cho chúng tôi hạ lá cờ Mỹ trước tòa nhà mang vào, và mang ra treo lên lại sau đó, rõ ràng là một công việc đày ải. Một hôm tôi nói với Alvarez: “Tôi có thể hỏi ông một câu được không? Tôi từng là một hướng đạo sinh, và là hướng đạo sinh cấp Sư tử. Nhưng tôi chưa từng nghe có quy định nào phải hạ cờ khi trời mưa cả.” Ông ấy đáp: “Tôi biết anh nói đúng nhưng ông Powell, Giám đốc của chúng ta, là sĩ quan hải quân và cờ hải quân phải luôn được hạ xuống khi trời mưa!” Nhiều năm sau tôi kể lại chuyện này cho chú tôi nghe thì ông nói: “Cái gì? Hải quân chẳng bao giờ có cái quy định quái đản đó!”.
Lúc ấy công việc của tôi là mở tài khoản vãng lai cho khách hàng, một việc tôi làm tốt, mà lại nhanh nữa nên tôi có nhiều thời gian rảnh, thế là tôi lôi sách ra đọc. Lần nọ, ngài Alvarez bắt gặp tôi đang đọc sách và sau một hồi tranh luận khá gay gắt, ông ấy bảo:“Nếu anh còn rảnh, tôi sẽ tìm việc cho anh làm. Từ giờ trở đi anh không được mang bất cứ cuốn sách nào vào bàn làm việc của anh”. Cũng chẳng sao, tôi bắt đầu đọc tự điển, vì ai cũng được phép sử dụng một cuốn tự điển. Mỗi ngày tôi gạch một hàng trong tự điển và đọc cho kỳ hết mà ông ta không làm gì tôi được.
Rồi tôi được giao nhiệm vụ tiếp thị máy thanh toán thẻ tín dụng VISA và MasterCard. Lúc đầu tôi hăng hái đâm đầu vào bất cứ khách hàng nào và ra sức chứng minh cho họ thấy tại sao họ nên trích mười bảy phần trăm doanh số của mình nộp cho chúng tôi để đổi lấy sự tiện lợi trong việc thanh toán bằng thẻ tín dụng do chúng tôi cung cấp. Nhưng chẳng ai hiểu tôi nói gì cả. Sau đó tôi đổi chiến thuật, chẳng hạn với các tay trùm ga-ra sửa xe trong vùng, tôi nói: “Rất nhiều người từ các bang miền Bắc đi qua đây, bị hỏng xe và cần tiền mặt để trả tiền sửa xe nhưng họ không có sẵn trong tay. Nếu quý vị ký hợp đồng trước với BankAmericard và trương bảng “chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng”, họ sẽ ghé thăm quý vị trước thay vì chạy sang gã có cái ga-ra đồ sộ bên kia đường!” Thế là ngân hàng chúng tôi tha hồ đặt máy khắp nơi. Tôi thích làm tiếp thị, nhưng ngặt nỗi tôi cũng thích viết văn.
Tôi hoàn thành một năm làm việc tại ngân hàng và quyết định đi châu Âu viết tiểu thuyết. Nhưng khó xử nhất là lúc tôi nói với chú tôi về quyết định đó. Ông bảo: “Cháu không thể ra đi được đâu. E nói rằng nếu cháu cứ tiếp tục mọi việc như cháu đã làm, cháu sẽ trở thành Giám đốc ngân hàng này trước khi cháu ba mươi tuổi”. Tôi đáp tôi không muốn thế. Ông lại bảo: “Cháu có biết làm một giám đốc ngân hàng trước ba mươi tuổi vĩ đại cỡ nào không?”. Tôi đáp: “Cháu không muốn vĩ đại như thế, công việc ngân hàng chán ngấy, cháu chỉ muốn trở thành
nhà văn thôi.”
https://thuviensach.vn
Tôi sống ở Switzeland một năm và chỉ viết tiểu thuyết mà thôi. Mỗi cuối tuần tôi đi Milan chơi với gia đình Birdie, một người bạn làm người mẫu cho Tạp chí Vogue. Tony, chồng cô ấy, là một nhiếp ảnh gia nổi tiếng thời ấy. Anh là phóng viên ảnh của Vogue và có một studio lớn nằm ngay trung tâm thời trang của thế giới, Milan. Tôi bắt đầu thích ngành này và lân la dò hỏi Tony. Anh giới thiệu tôi với một người tên là Luigi Montegheni, người mà đến nay tôi vẫn còn liên lạc. Tôi nói với Luigi: “Tôi không biết gì về nhiếp ảnh nhưng tôi thật sự thích viết quảng cáo”. Luigi sắp xếp cho tôi một chỗ nhưng rồi sếp anh ấy bảo: “Anh không thể thuê cậu nhóc này, cậu ấy không nói được tiếng Ý”. Thế là tôi bị nốc-ao ngay khi chưa đặt chân lên võ đài.
Sau đó tôi đi London và sống trong một căn phòng tồi tàn đến mức khi Birdie đến thăm tôi, cô ấy không thể tin vào mắt mình. Tôi bắt đầu viết đơn xin việc gửi các công ty quảng cáo, kể với họ việc xảy ra ở Ý và nói rằng tôi có thể làm tốt trong ngành quảng cáo. Tôi không có bản tự giới thiệu thành tích và cũng không biết phải làm nó thế nào. Rất may tôi gặp Malcolm Gluck, làm việc cho Công ty quảng cáo Doyle Dayne Birnbach. Anh đã tận tình giúp tôi làm một bản tự giới thiệu hoàn chỉnh và thế là tôi bước chân vào ngành quảng cáo.
Trong bản tự giới thiệu đó, tôi viết một mẫu quảng cáo cho Nikon mà đến giờ tôi vẫn còn giữ. Đó là bức ảnh chụp cảnh mặt trời lặn với dòng chữ: “Nếu hoàng hôn chỉ đến một lần trong hai mươi lăm năm, tôi sẽ ra biển cùng chú chó cưng của tôi và … một chiếc máy ảnh Nikon”.
Tôi chỉ muốn làm những mẫu quảng cáo để đời. Tôi không muốn danh vọng, cũng chẳng muốn làm giám đốc ngân hàng, nói chung tôi không muốn lãnh đạo ai cả. Nếu tôi thành đạt, tôi sẵn sàng chia sẻ cùng lớp trẻ để họ có thể tạo ra những mẫu quảng cáo hay hơn tôi. Nhiều người để cái tôi của mình phát triển quá mức. Họ kém vui khi thấy người khác thành công hơn họ. Nếu bạn thật sự không tiếc thời giờ và công sức giúp đỡ lớp trẻ thì họ sẽ sẵn sàng xả thân vì bạn.
Tôi chưa bao giờ băn khoăn rằng liệu tôi có thành công hay không vì tôi luôn nghĩ rằng mình có thể và hoàn toàn tự tin vào điều đó. Tôi biết tôi đã chọn đúng hướng đi và tôi thực sự gặp may. Đầu tiên tôi làm cho một công ty quảng cáo nhỏ ở phố Hartford, Connecticut với mức lương 7.000 đô la một năm. Tôi còn nhớ lần đó ngài Giám đốc đến gặp tôi sau khi mọi người đã ra về hàng giờ trước đó và hỏi: “Anh có thích ý tưởng này không?”. Tôi nghĩ bụng: “Trời ơi, mình chỉ là một thằng nhóc giá bèo mà lại được một cây đại thụ như thế này hỏi ý kiến mới lạ chứ!”.
Rồi tôi chuyển sang viết kịch bản quảng cáo với một người bạn. Không hiểu sao tôi viết nhanh và kiếm được nhiều tiền đến nỗi tôi nghĩ mình có thể bước vào cả Hollywood. Cũng vào khoảng thời gian đó tôi lập gia đình. Tôi định chuyển sang Los Angeles sống và làm việc trong
https://thuviensach.vn
ngành điện ảnh. Nhưng tôi đã nghĩ lại. Đó là lần duy nhất tôi có ý định từ bỏ ngành quảng cáo để làm công việc khác.
Tôi nghĩ sáng tạo là yếu tố cốt lõi tạo sự thành công trong bất cứ lĩnh vực nào. Bill Gates, Redstone, John Reed đều là những con người cực kỳ sáng tạo. Tuy nhiên, để thành công, bạn không chỉ cần phải sáng tạo, bạn còn phải có khả năng nói chuyện thông suốt với CEO của các công ty hàng đầu thế giới về ngành kinh doanh của họ. Thật vậy, người có óc sáng tạo trong ngành quảng cáo là người có thể hiểu mọi thứ một cách rất nhanh nhạy, làm như họ bẩm sinh là thế. Tôi có thể ngồi với Jack Nassa hay Alex Trottman hàng giờ để nói về chuyện kinh doanh của họ. Tôi biết điều gì Alex làm đúng và điều gì sai. Tôi có một sự hiểu biết mang tính bản năng như thế.
Tôi thật sự đam mê việc tôi làm và mọi người ai cũng biết và cảm nhận được điều đó. Đó là chìa khóa quan trọng để thành công. Bạn cần phải có một tầm nhìn rõ ràng về những điều tốt xấu và những việc nên làm. Có thể nói kiểu lãnh đạo của tôi chính là lòng đam mê công việc của tôi. Đó là điều tôi luôn kỳ vọng ở nhân viên của mình. Tôi cũng đặt ra những tiêu chuẩn rất cao, tôi học điều đó từ sếp cũ của tôi là Bill Burns hồi ở Doyle Dayne, một trong những nhà quảng cáo huyền thoại. Ông có khả năng hướng mọi người làm việc theo cách của mình dù có hay không có mặt ông ở đó. Đơn giản là vì ông không thể quán xuyến tất cả. Ông chỉ muốn mọi người phải tự hỏi chính mình trước khi đưa ra một quyết định nào đó: “Trong trường hợp này thì Bill sẽ làm gì nhỉ”, hoặc “Mình nghĩ Bill sẽ không thích thế đâu!”.
Đối với tôi, thành công là được làm công việc mình yêu thích mỗi ngày và cảm thấy hài lòng về kết quả mình đạt được. Nhưng trước hết, bạn phải chọn đúng được nghề mà bạn thật sự yêu thích. Tôi nghĩ cha mẹ nào cũng muốn con cái mình trở thành một chủ ngân hàng, luật sư hay bác sĩ. Không ai bảo con cái họ rằng: “Con phải là một nhà quảng cáo” cả. Nhưng, quả thật quảng cáo rất thú vị.
Tôi tin lớp trẻ ngày nay đến với ngành quảng cáo có khác xưa. Có nhiều trường lớp danh tiếng ở Mỹ chuyên dạy về quảng cáo. Thật sự quảng cáo là một ngành kết hợp nhiều lĩnh vực. Quảng cáo, phim ảnh và ngành kinh doanh giải trí thường đi chung với nhau. Khi Steven Spielberg đặt chiếc Ford Explorer ở vị trí trung tâm trong phim Công viên Kỷ Jura như một phương tiện lưu thông qua vùng đất của khủng long thì ông đã quảng cáo cho hãng xe Ford. Nhiều người đã không ngần ngại cho rằng những người viết quảng cáo nếu viết kịch bản phim sẽ hay hơn kịch bản của một người biên kịch mới ra trường nhờ vốn sống cực kỳ phong phú của họ.
Từ nhỏ tôi đã thấy mình khác biệt với nhóm bạn cùng tuổi. Không phải tôi kiêu căng ngạo mạnhttps://thuviensach.vn
gì. Tôi chỉ thích ngồi một mình hàng giờ trên ngọn cây và đong đưa theo gió trong khi đám bạn chơi đá banh hay tập xe đạp bên dưới. Năm lớp sáu tôi bắt đầu viết truyện ngắn. Rồi tôi đưa truyện của mình cho cô giáo tiếng Anh của tôi đọc. Cô ấy rất thích và đem dán chúng lên báo tường. Tôi rất hãnh diện. Tôi là một nhà văn từ khi tôi chỉ mới mười một, mười hai tuổi.
Lời khuyên của tôi cho lớp trẻ là hãy xây dựng lòng đam mê trong mọi việc. Hãy là người nồng nhiệt nhất, chứ không phải khôn ngoan lanh lợi nhất. Đừng nhận lời khen mà hãy cám ơn những lời phê bình. Nếu bạn là người có niềm đam mê công việc lớn nhất và có lòng quan tâm đến mọi người nhiều nhất, nhất định bạn sẽ thành công.
Kết luận
Ted Bell sống, làm việc và luôn nói về sự đam mê nghề nghiệp. Theo Ted, đam mê tức là có tầm nhìn rộng, luôn tự tin và quan trọng nhất là có niềm say mê đối với công việc. Thành công là biết truyền sự đam mê của mình cho mọi người và cảm thấy hạnh phúc với những gì bạn làm để mỗi sớm mai thức dậy bạn có thể nói rằng: "Vâng, xin cảm ơn đời đã mang đến cho tôi một ngày mới".
Ted lớn lên với thiên hướng trở thành một nhà văn, được hấp thụ những tư tưởng kinh doanh lớn từ thuở nhỏ nhờ có điều kiện tiếp xúc với các doanh nhân quyền lực nên có đầu óc rất nhạy bén trong kinh doanh. Dù không định trước nhưng Ted lại chuyển sự nghiệp của mình sang lĩnh vực quảng cáo và đã tìm ra đúng phương tiện cần thiết để phát huy tài năng và kinh nghiệm của mình.
Điểm lại những yếu tố tạo nên sự thành công, Ted cho rằng chỉ có óc sáng tạo thôi chưa đủ, con người cần có sự thấu hiểu công việc một cách bản năng, điển hình là những doanh nhân hàng đầu thế giới như Bill Gates, Sumner Redstone và John Reed. Ông cũng đánh giá cao sự đóng góp và chia sẻ của đồng nghiệp, nhất là những người trẻ trong sự thành công của một người. Nếu bạn nâng đỡ họ trong nghề nghiệp, họ sẽ không bao giờ bỏ bạn và từ đó bạn phát triển được một đội ngũ thành công.
Các quan sát của Ted về những thay đổi hiện nay trong ngành quảng cáo hoàn toàn xác đáng và có ích cho mọi cá nhân có quan tâm đến lĩnh vực này. Ngày nay, quảng cáo là sự đan xen và kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau - bao gồm cả quảng cáo, kỹ nghệ điện ảnh, và kinh doanh giải trí. Duy trì quan hệ với giới kinh doanh và ý thức sâu sắc về các thay đổi của nó sẽ đương nhiên góp phần rất lớn vào sự thành công của bạn.
https://thuviensach.vn
Susie Tompkins Buell - Nhà sáng lập Cty Esprit
Susie Tompkins Buell là đồng chủ sở hữu Công ty may Esprit de Corps tọa lạc ở miền Bắc California. Tiền thân của Esprit de Corps là Công ty Plain Jane chuyên sản xuất trang phục phụ nữ, được Susie cùng với một người bạn gái sáng lập từ năm 1968. Một năm sau, chồng bà là Doug Tompkins cùng tham gia điều hành công ty.
Năm 1979, Công ty Plain Jane đổi tên thành Esprit de Corps và dần dần trở thành một trong những công ty hàng đầu nước Mỹ trong ngành sản xuất trang phục thể thao dành cho trẻ em. Không những thành công trong kinh doanh, dưới sự lãnh đạo của Susie, Esprit còn rất quan tâm đến các vấn đề xã hội có liên quan đến khách hàng của họ, chẳng hạn như đại dịch AIDS.
Vào năm 1996, bà bán công ty và nghỉ hưu. Sau đó, bà lập gia đình với Mark Buell và sống ở Bắc California. Bà vẫn rất năng động trong các hoạt động chính trị và xã hội với ưu tiên hàng đầu là các vấn đề về quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.
Cuộc phỏng vấn diễn ra tại ngôi nhà đặc biệt của bà trên một vách đá dựng đứng nhô ra biển ở quận Marin, California. Đó là một ngôi nhà được trang trí nội thất bằng gỗ với phong cách rất tinh tế, ấm áp và tràn đầy các kỷ vật khắp mọi góc nhà. Vào ngày hẹn phỏng vấn, dù có gió to nhưng chúng tôi vẫn quyết định ngồi bên hiên nhà. Trong lúc nói chuyện, thỉnh thoảng bà lại liệng những quả bóng tennis ra xa cho chú chó yêu Gracie chạy đi nhặt mang về cho bà.
Nhà Susie thường rất đông người, từ cháu nội, cháu ngoại của bà cho đến lũ trẻ con hàng xóm, bạn bè của ông bà, bất cứ người láng giềng nào và cả những con chó lạ đến làm quen. Bà rất chân thành trong giao tiếp và có trực giác chính xác đến mức khó tin khi nhận xét về người khác. Điều đó đã góp phần rất lớn vào sự thành công vĩ đại của bà trong việc nắm bắt các xu hướng và phong cách thời trang mới.
Hãy làm việc với lòng đam mê
“…Những người may mắn có quyền lựa chọn nghề nghiệp cho mình nên tự hỏi: "Điều gì làm tôi quan tâm nhất? Điều gì thực sự làm tôi thích nhất?”. Chỉ khi đó họ mới trở nên sáng tạo và sẽ không bao giờ nói“không”trước mọi nghịch cảnh.”
- Susie Tompkins Buell
Hồi nhỏ, có một dạo tôi muốn trở thành nữ tu vì các trường nữ sinh công giáo tạo cho tôi rấthttps://thuviensach.vn
nhiều ấn tượng. Rồi tôi lại muốn làm vợ, làm mẹ. Tôi làm việc không ngừng nghỉ và luôn muốn vươn tới những chân trời mới.
Việc làm đầu tiên trong đời của tôi là giữ trẻ và gói quà Giáng sinh. Hồi trung học, tôi mới có một việc làm đúng nghĩa ở Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Thành phố. Tôi muốn kiếm tiền mua xe vì cha mẹ tôi chỉ có thể hoặc đóng học phí cho tôi học đại học, hoặc tổ chức cho tôi một đám cưới và tôi chỉ có quyền chọn một trong hai. Tôi chưa bao giờ thích học hành và chưa từng là một sinh viên giỏi. Tôi chỉ muốn việc học sớm chấm dứt để có thể sớm bước vào cuộc sống và bôn ba với đời.
Vì thế, tôi quyết định lập gia đình để được bay ra khỏi tổ, để được độc lập tự do và làm muôn vàn thứ khác. Tôi để ý Doug Tompkins, một con người có đầu óc phóng khoáng, mạo hiểm. Chúng tôi cưới nhau nhưng Doug vì quen sống độc lập nên cứ vắng nhà suốt ngay sau đó. Tôi cảm thấy không hạnh phúc khi ở nhà một mình và nghĩ rằng nếu tôi có con thì sẽ hạnh phúc hơn, vì còn có ai đó yêu mình và gần gũi mình. Chúng tôi có bé Quincy và sau đó là Summer. Cùng lúc chúng tôi mở một cửa hàng bán dụng cụ thể thao ngoài trời có tên gọi là The North Face. Thực sự đó là cơ sở kinh doanh của Doug nhưng tôi luôn giúp anh rất nhiều.
Năm hai mươi sáu tuổi, khi hai con vẫn còn bé, tôi có chuyến đi châu Âu lần đầu tiên trong đời để đến thăm một người bạn đang thử thời vận với nghề người mẫu thời trang. Vì tôi phụ trách mảng thu mua vật tư cho The North Face nên tôi bị hút hồn bởi phong cách và thời trang của các cô gái châu Âu. Y phục của họ rất giản dị nhưng đầy nữ tính và rất thanh lịch. Tôi nghĩ tại sao chúng tôi không làm ra những trang phục như thế ở Mỹ. Tôi trở về và gặp Jane, một người bạn đang tìm việc, cùng nhau bàn bạc và mở một công ty riêng chuyên may những loại y phục như tôi đã thấy ở châu Âu.
Chúng tôi gọi đó là dây chuyền sản xuất Plain Jane và sản xuất ra những chiếc áo dài ôm sát người, không được nữ tính lắm theo cách nhìn ngày nay nhưng được cắt may rất khéo và trông thật tuyệt vời, rất hiện đại và rất mốt. Rồi chúng tôi tìm được nhà cung cấp nguyên liệu và người tạo mẫu. Mọi người cười nhạo hai cô gái mảnh mai muốn lập công ty thời trang vì không ai trong chúng tôi từng kinh qua một trường lớp thời trang nào. Jane đầy tham vọng còn tôi thì tò mò khám phá và là một trợ thủ đắc lực cho cô ấy. Với tôi, lỗ lãi không phải là vấn đề.
Đồng thời vào năm 1967, vì nợ nần, Doug và tôi bắt đầu chán ngán The North Face nên sang lại cho hai người em với giá rẻ. Doug dùng số tiền đó để mua một chiếc Ferrari cũ để làm phương tiện đi lại. Thế là chúng tôi cùng ba đứa con nhỏ sống trong nợ nần và không một xu dính túi. Điều đó cũng tốt vì tôi tin rằng chúng ta trưởng thành từ sai lầm nhiều hơn là bất cứ hình thức
https://thuviensach.vn
giáo dục nào khác.
Thế rồi chúng tôi quyết định bán chiếc Ferrari để mở một cửa hàng mới, kinh doanh trang phục phụ nữ. Doug đăng quảng cáo và nửa đêm có một người gọi đến: "Tôi muốn mua chiếc Ferrari của các bạn, khi nào tôi có thể xem nó?”. Anh ta đến ngay sau đó và cùng Doug ra ngoài. Ba giờ sau Doug quay về và nói rằng vị khách đó muốn mua chiếc Ferrari bằng tiền mặt và cũng muốn hỗ trợ tài chính cho Plain Jane, vì anh ta nghe Doug tâm sự rằng chúng tôi cần một nhà tài trợ.
Ban đầu chúng tôi ký hợp đồng với các gia đình ở khu phố Tàu để gia công quần áo cho chúng tôi. Hàng hóa chúng tôi sản xuất ra được mọi người yêu thích. Thế là đã thành công bước đầu. Chúng tôi có một người bạn làm phụ trách giao tế nhân sự hay quảng cáo gì đó tại Cửa hàng Bách hóa Joseph Magnin. Cô ấy đã thu xếp cho chúng tôi gặp giám đốc thu mua và ông ấy rất thích những chiếc áo đầm của chúng tôi. Thế là sản phẩm của chúng tôi được bày bán trong các tủ kính của họ. Họ rất phấn khởi vì sức mua tăng lên rõ rệt và chúng tôi phát triển mạnh từ đó.
Nhưng rồi một thời gian sau, hầu như mọi phụ nữ bỗng chuyển sang mặc đồ jeans chứ không thích áo đầm mềm mại nữ tính như trước nữa. Lúc đó chúng tôi đang nghỉ mát ở Los Angeles và đi mua sắm ở một cửa hiệu lớn tên là Judy. Ở đó, tôi nhận ra mọi người đều hớn hở mặc jeans. Chúng tôi biết mình không thể sản xuất đồ jeans vì đó là một ngành hoàn toàn khác với sở trường của chúng tôi. Mặt khác, chúng tôi cũng không có đủ thời gian vì đã lên kế hoạch giới thiệu hàng ra thị trường ngay ngày mai. Tôi tức tốc gọi điện thoại cho nhà tạo mẫu của chúng tôi và bảo: "Hãy may ngay cho tôi một cái quần hai ống mà anh chỉ cần xỏ hai chân vào và kéo lên, dùng các loại vải may áo đầm mà anh đang có trong tay, và gởi cho tôi trước sáng mai". Và chúng tôi đã thành công với hàng triệu triệu chiếc quần tây kiểu đó. Tôi thích giải quyết các vấn đề về kinh doanh như thế. Tôi thích những sự việc có tính khai phá như thế và tìm ra những cách mới để giải quyết các vấn đề. Thời trang luôn thay đổi, bạn phải luôn tìm ra những cái mới lạ hơn.
Chúng tôi bán quần tây được một hai mùa và rồi các cô gái quay sang mặc quần jeans với áo phông gấp nếp nên chúng tôi tạo ra một loại áo gọi là Sweet Baby Jane để mặc với quần jeans. Sau đó chúng tôi quyết định sản xuất áo thun và nghĩ nên đặt gia công hàng ở Hồng Kông hoặc Ấn Độ. Đây là một ý tưởng rất mới mẻ thời đó và được rất nhiều khách hàng ưa thích.
Mỗi giai đoạn đều có khó khăn riêng nhưng vào thời đó bạn phải rất nhanh nhạy vì thị trường luôn khát những sản phẩm mới. Tôi có cảm nhận về màu sắc rất tốt và thêu cả hoa văn lên
https://thuviensach.vn
quần áo nên hàng hóa của chúng tôi trông rất trẻ trung tươi tắn. Chúng tôi sản xuất không kịp bán.
Chúng tôi cần một thương hiệu và đã chọn Esprit de Corps nhưng không sử dụng trong một thời gian dài. Trong sáu năm liền chúng tôi chỉ sử dụng những cái tên như Plain Jane, Sweet Baby Jane, Rose Hips, Jasmine Tee. Rồi tôi có ý tưởng kết hợp tất cả các sản phẩm khác nhau của công ty chúng tôi một cách hài hòa để tạo ra một nét riêng. Thời đó trang phục được bán theo từng loại riêng biệt và chúng tôi tạo sự đột phá bằng việc tung vào thị trường các mẫu thiết kế quần jeans mặc cùng với áo sơ mi. Tôi hiểu khá rõ quan niệm về thời trang và các sô biểu diễn thời trang thương mại cũng như cung cách tiếp thị của châu Âu. Thế là chúng tôi nảy ra ý tưởng làm các bộ sưu tập thời trang và ý tưởng này xem như tiên phong tại Mỹ.
Doug và tôi mày mò học hỏi theo sự phát triển của công ty. Khi công ty được mười tuổi thì chúng tôi đã có mười năm kinh nghiệm. Chúng tôi nghĩ ra mọi thứ để tạo sự thoái mái cao nhất cho khách hàng khi họ đến mua sắm. Danh tiếng và hình ảnh của trang phục Esprit liên tục phát triển cho đến năm 1986, năm đánh dấu sự mở đầu cuộc chiến giá cả trong ngành công nghiệp thời trang. Hãng Gap rất giỏi trong việc sao chép mọi thứ bán chạy nhất trên thế giới và bán với giá hạ nhất. Vì thế tất cả các nhãn hiệu danh tiếng nhất đều phải hạ giá theo. Chúng tôi là người đi đầu trong lĩnh vực phối hợp màu sắc trên sản phẩm và đưa màu sắc vào thị trường, nhưng các công ty khác muốn làm thế cũng chẳng khó khăn gì vì họ có cả một bảng màu rất phong phú. Công nghiệp thời trang ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn.
Năm 1990, tôi và một số đối tác mua lại Esprit từ chồng tôi. Năm năm sau tôi bán hết phần hùn của mình vì nó đã phát triển vượt quá khả năng kiểm soát của tôi. Giờ đây Esprit có hơi thở của riêng nó. Tuy nó cũng có những thăng trầm nhưng chẳng bao giờ đạt được thời hoàng kim như ngày nào.
Khi khởi nghiệp, tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện thành bại, Doug cũng vậy. Chúng tôi chỉ biết tiến về phía trước.
Ngày nay tôi tin thành công là hiểu rõ mục tiêu của bạn là gì - điều gì bạn muốn hoàn thành vào cuối đời. Điều gì mang lại cho bạn sự thanh thản trước khi nhắm mắt xuôi tay? Phải chăng đó là những điều bạn đã hoàn thành, rằng bạn đã làm những việc tốt và đã giúp đỡ được nhiều người? Tuy vậy, thành công còn tùy thuộc vào vị trí mà bạn đang đứng. Nếu bạn ngồi đây với tôi và hưởng mọi an nhàn thì bạn sẽ nói về sức khỏe và sự bình yên trong tâm hồn. Nếu bạn đang trong vòng xoáy của thị trường thì bạn sẽ bàn đủ mọi phương cách để lớn mạnh hơn, quyền lực hơn, để bạn luôn là số một về mọi mặt, luôn kiểm soát và chi phối mọi thứ. Kinh
https://thuviensach.vn
doanh là thế. Nhưng đó không phải là tất cả cuộc đời của bạn. Khi nào bạn rời công việc kinh doanh buồn tẻ và bắt đầu nhìn lại đời mình trong bối cảnh rộng lớn của thế giới xung quanh, bạn sẽ thấy nhiều điều mà trước đó bạn chưa từng thấy vì cứ mải quay cuồng với những tính toán thành bại trên thương trường.
Tuy nhiên, thành công trong kinh doanh sẽ cho bạn nhiều cơ hội để làm được nhiều việc và gặp gỡ những người danh tiếng. Vì tôi từng thành công nên tôi có thể dễ dàng nói chuyện với nhiều nhân vật quan trọng qua điện thoại. Đó thật sự là những cơ hội không thể có được nếu tôi ở vị trí khác. Giờ đây, công việc yêu thích nhất của tôi là mang chị em phụ nữ đến với nhau, giúp họ nhận ra quyền lực và tài năng của mình cũng như làm cho họ hiểu rằng chúng tôi cần hỗ trợ lẫn nhau để làm việc, để chia sẻ và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tôi đã thành lập một tổ chức giáo dục và đào tạo dành cho phụ nữ. Tôi tài trợ cho trường đào tạo phóng viên báo chí và nhiếp ảnh của Đại học California ở Berkeley. Tôi cam kết giúp phụ nữ gánh vác trách nhiệm về những con người trong cuộc sống của họ - ý tôi muốn nói đến con cái và cả người đàn ông của đời họ. Tôi hết sức hy vọng rằng, những người phụ nữ có trách nhiệm và học vấn cao hơn này sẽ góp phần giải quyết một số vấn nạn mà chúng ta đang phải đối mặt.
Lời khuyên mà tôi muốn gửi đến các bạn trẻ là hãy làm việc với sự đam mê thực sự của mình. Ngày xưa chúng tôi đã từng làm việc mười bốn giờ mỗi ngày, bảy ngày trong tuần và từ tuần này qua tuần khác mà vẫn vui thích vì chúng tôi thực sự đam mê công việc. Tôi biết phần đông mọi người làm việc đơn giản chỉ để có miếng cơm manh áo. Nhưng những ai may mắn có quyền lựa chọn nghề nghiệp cho mình nên tự hỏi: “Điều gì làm tôi quan tâm nhất? Điều gì thực sự làm tôi thích nhất?”. Chỉ khi đó họ mới trở nên sáng tạo và sẽ không bao giờ nói “không” trước mọi nghịch cảnh.
Giờ đây tôi không còn gì để hối tiếc. Có nhiều thứ tuyệt vời dành cho tôi sau khi tôi rời khỏi thương trường. Có lẽ tôi đã không bao giờ lập gia đình lần nữa nếu tôi vẫn còn làm việc và Mark, người chồng thứ hai của tôi, cũng nghĩ như thế. Khi đi làm, bạn có muốn dành thời gian cho gia đình cũng không thể được. Nhưng khi nghỉ việc, chúng ta sẽ có một tầm nhìn mới.
Thực sự, lối hành xử nghĩa hiệp trong kinh doanh ngày nay hầu như không còn nữa. Bạn khó có thể đặt niềm tin vào một đối tác nào nếu như không ký hợp đồng rõ ràng. Khi mới bắt đầu kinh doanh, chúng tôi không ký hợp đồng gì cả mà chỉ dựa vào lòng tin. Mọi người quý chúng tôi vì chúng tôi nồng nhiệt và sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi mọi lúc mọi nơi. Ngày nay, để thành công trong việc kinh doanh sản phẩm hay ý tưởng của mình, bạn phải nghĩ đến cả việc trang trí bao
https://thuviensach.vn
bì đóng gói, tiếp thị và nhanh chóng bán nó ngay khi nó còn mới lạ. Bằng không, bạn sẽ bị sao chép ý tưởng và phỗng tay trên. Đó là một thực tế đáng buồn nhưng đã là doanh nhân, bạn phải chấp nhận điều đó.
Kết luận
Susie Buell là một phụ nữ năng động, có tinh thần doanh nhân và óc mạo hiểm cao. “Chúng ta cứ làm!” dường như là một câu thần chú linh nghiệm trong thời của bà. Bà cho rằng mình may mắn vì thị trường trong những thập niên 70, 80 đang trong cơn khát các sản phẩm mới nên bà mới dễ dàng thành công. Ngày nay, bà biết rằng ngành bán lẻ đã thay đổi rất nhiều và câu chuyện về sự thành công của bà khó có thể lặp lại. Có các quy luật mới để thành công trong ngành bán lẻ, cũng như có những khuynh hướng mới trong ngành quảng cáo mà Ted Bell đã từng mô tả vậy.
Sau khi đã bán Esprit de Corps vào năm 1995, Susie đã định nghĩa thành công là hiểu rõ mục tiêu trong đời của bạn là gì và điều gì bạn muốn hoàn thành vào cuối đời - điều gì mang lại cho bạn sự thanh thản trước khi nhắm mắt xuôi tay. So với nhiều người thành đạt khác, quan niệm của bà về sự thành công quả là rất khác biệt.
Lời khuyên của Susie về thành công cũng giống như lời khuyên của Ted Bell. Hãy đam mê và sáng tạo trong công việc và có đầu óc thực tế để nhận ra đúng thời điểm dẫn đến thành công. Cuối cùng nếu bạn đang thành công với một sản phẩm mang lại lợi nhuận cao, hãy sẵn sàng bán nó và chuyển qua kinh doanh sản phẩm khác trước khi quá muộn. Hãy luôn nuôi dưỡng tinh thần doanh nhân.
Bob Cohn - Nguyên TGĐ Octel & Lucent Technologies
Bob Cohn, sáng lập viên kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Hãng truyền thông Octel cho đến khi sáp nhập với Lucent Technologies vào năm 1997. Vào thời điểm được Lucent mua lại, Octel đã là nhà cung cấp hệ thống thư thoại hàng đầu với 120 triệu khách hàng tại hơn 70 nước trên thế giới.
Bob lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Stanford và làm việc cho McKinsey & Co từ 1976 đến 1979, rồi được Tập đoàn Acurex tuyển dụng trước khi sáng lập ra Octel. Hiện ông là thành viên trong Ban Giám đốc Saba Systems và Chapters Online, là thành viên Ủy ban An ninh Quốc gia, Ủy viên trường Castilleja và là thành viên Tiểu bang Cố vấn Bộ Quốc phòng Hoahttps://thuviensach.vn
Kỳ. Bob người gốc Canada và hiện sống với gia đình ở vịnh San Francisco.
Tôi gặp Bob lần đầu tiên trên một chuyến bay từ San Francisco đi London. Chúng tôi đã thảo luận đủ mọi thứ từ việc tận hưởng cuộc sống khi thành đạt đến việc nuôi dạy con cái trong một gia đình đông con. Bob là một người cực kỳ thông minh, biết lắng nghe, bình luận sắc sảo và thường bất đồng ý kiến với tôi.
Tôi phỏng vấn Bob tại nhà riêng của ông ở vịnh San Francisco, gần khu học xá. Ngôi nhà được trang trí khá kiểu cách dù ông có phong cách sống rất giản dị. Bob là người nhạy bén, có trí nhớ cực tốt và cẩn trọng trước các quyết định quan trọng trong đời. Ông đã tạo dựng một gia sản lớn trong khoảng thời gian rất ngắn nhưng không bao giờ tỏ ra kiêu căng tự phụ.
Bob có nhiều ý tưởng rất hay, nhưng điều đáng ngưỡng mộ nhất ở ông là triết lý sống hiếm ai có được: "Bạn nên quyết định xem mình cần bao nhiêu tiền để có một cuộc sống như ý. Và bạn phải tự hứa rằng khi bạn đạt đến điều đó, bạn sẽ thôi không làm giàu nữa mà hãy bắt đầu cho đi…". Và Bob đã thật sự sống đúng như vậy.
Xác định mục tiêu ngay từ khi khởi nghiệp
“Nhiều người thường lên kế hoạch nghỉ hè tỉ mỉ hơn là kế hoạch phát triển sự nghiệp của họ. Tôi là một nhà kế hoạch cực đoan nhưng cũng có những lúc tôi chẳng có ý niệm nào về việc tôi đang làm.”
- Bob Cohn
Ông tôi khởi sự kinh doanh ngay sau khi từ Canada đến nước Mỹ. Ba tôi cũng có cơ sở kinh doanh riêng. Khi còn bé, tôi ước ao được nhìn thấy tên mình gắn trên cửa phòng làm việc cùng với chức vụ. Tôi luôn muốn tự điều hành một công việc kinh doanh nào đó.
Tôi cũng thích học y khoa, lúc nhỏ tôi đã từng giúp chẩn đoán chính xác chứng u não của mẹ tôi. Lúc học trung học, tôi lại rất quan tâm đến ngành giải trí. Tôi điều hành vài ban nhạc trong trường hoạt động rất nhộn nhịp. Tôi bị hấp dẫn mạnh bởi ngành kinh doanh ca nhạc.
Vì thế lúc vào Đại học Florida, tôi chỉ quan tâm có ba điều: trở thành bác sĩ phẫu thuật thần kinh, điều hành một cơ sở kinh doanh của riêng mình, và sản xuất phim ảnh hoặc kinh doanh trong ngành công nghiệp giải trí. Nhưng rồi tôi nghiệm ra rằng những người trong ngành giảihttps://thuviensach.vn
trí không phải là típ người phù hợp với tôi, dù rằng ngành giải trí vẫn hấp dẫn tôi. Tôi chuyển qua học dự bị y khoa nhưng lại gặp một giảng viên dạy hóa hữu cơ rất chán và nói tiếng Anh không tốt lắm. Tôi do dự không biết có nên bỏ ngành này luôn hay không.
Mùa hè năm 1967, tôi đi Canada làm việc trong một nhà máy chế biến lông thú của bác tôi. Đó là một nhà máy thuộc hàng lớn nhất thế giới. Hầu như mọi nhà sản xuất áo lông thú danh tiếng đều đặt bác tôi gia công lông cho họ. Ông tôi thành lập nhà máy này và cha tôi, một kỹ sư hóa, cũng góp tay phát triển nó.
Bác và bà tôi muốn tôi làm việc ở văn phòng hơn là làm dưới xưởng. Cực chẳng đã, tôi đành nhận vì cả hai cứ nài nỉ tôi. Họ bảo tôi tính toán bảng lương, một công việc vô cùng phức tạp. Tôi phải vật lộn với hệ thống tính lương theo sản phẩm cực kỳ rối rắm, mỗi tháng phải bỏ ra nửa tá người và hai tuần lễ để tính lương cho nhân viên. Rồi ông bác bảo tôi kiểm tra sổ lương của năm năm trước. Một công việc thật kinh khủng! Với cách làm như lúc tính lương cho nhân viên, có lẽ tôi phải bù đầu ngập cổ suốt cả mùa hè mới mong hoàn tất một phần.
Tôi có một người bạn, nay đã là một nhà vật lý hạt nhân, lúc đó đang làm trợ giảng ở một trường đại học gần nhà máy chúng tôi. Cậu ấy mời tôi đến tham quan phòng lab máy tính của cậu ấy và chỉ tôi vài chiêu lập trình trên máy điện toán IBM 1620 (còn cậu ấy thì dùng máy IBM 360 model 50, đời mới hơn). Cả hai chiếc máy này khi chạy chương trình làm ta liên tưởng đến hai chiếc máy giặt đang làm việc cật lực vậy. Tốc độ xử lý thông tin rất chậm nhưng tôi nhanh chóng hiểu được nguyên lý làm việc của nó.
Thế là tôi quyết định đưa tất cả dữ liệu của các bảng lương mà bác tôi yêu cầu kiểm tra vào chương trình máy tính. Rồi mất thêm một tháng học cách lập trình, tôi mới có được kết quả. Sau khi hoàn thành, tôi đối chiếu với các sổ lương và phát hiện ra hàng ngàn đô la sai sót. Tôi báo cho bác tôi, ông tròn mắt nhìn tôi: "Cái gì? Cháu làm việc này chỉ trong mấy tuần thôi sao?". Tôi rút ra các sổ lương và chỉ cho ông từng sai sót một. Thế là ông nổi đóa. Ông không hề có một khái niệm gì về máy tính và nghĩ rằng tôi đã làm lộ bí mật kinh doanh của ông, “truyền nghề” cho máy với những thông tin về hoạt động của nhà máy. Ông nghĩ máy tính là một sinh vật có trí khôn! Và thế là một chân trời mới đã hé mở với tôi. Tôi quyết định không học y, mà học ngành máy tính. Lúc đó, tôi không thể tưởng tượng được khi phải khởi sự kinh doanh mà không có máy tính trong tay.
Vào thời đó, học máy tính một cách đàng hoàng bài bản là cả một vấn đề. Tôi bắt đầu làm công việc bán thời gian ở phòng máy tính Đại học Florida. Hóa ra tôi biết về lập trình máy tính nhiều hơn hầu hết những người biết lập trình trên thế giới vào lúc đó. Vị giáo sư phụ trách
https://thuviensach.vn
phòng máy khuyên tôi vào học lớp kỹ sư phân tích và thiết kế hệ thống của ông với tư cách dự thính. Chẳng bao lâu sau ông đề nghị tôi làm trợ giảng cho ông, dạy phần mềm FORTRAN cho sinh viên năm cuối. Sau đó ông là người mở ra ngành khoa học máy tính đầu tiên ở trường đại học. Tôi là người đầu tiên lấy bằng tốt nghiệp ngành này vì tôi vừa học vừa dạy trong ngành khoa học mới mẻ này.
Tôi học máy tính vì cảm thấy yêu thích và muốn ứng dụng nó vào công việc kinh doanh hàng ngày. Tôi không muốn rơi vào hoàn cảnh của bác tôi. Ông luôn nghĩ máy tính là những sinh vật có trí khôn và sẽ thống trị cả thế giới trong tương lai.
Năm 1972 tôi nộp đơn vào hai trường kinh doanh nhưng không được xét tuyển. Vì thế tôi nghĩ rằng nếu muốn kinh doanh thì đầu tiên phải biết kiếm tiền. Tôi quyết định vào làm trong một ngân hàng thương mại có thể cho vay những khoản tiền lớn chứ không chỉ là những món tiền nho nhỏ làm vốn cho các tiệm giặt ủi địa phương. Những năm 1970, trừ phi bạn tốt nghiệp Stanford hay Harvard, hoặc có bằng MBA hạng ưu, bạn mới mong được nhận vào ngân hàng Chase Mahattan hay CitiBank. Tôi quyết định đóng lệ phí dự tuyển và được nhận vào Ngân hàng Nhà nước Maryland ở Baltimore với mức lương 7.800 đô la một năm. Đó là một cái giá rất hời vì ở đó tôi học được rất nhiều thứ.
Tôi ở đó được một năm thì bắt đầu tiếp thị các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại. Khi tôi tiếp cận một khách hàng mới, họ luôn hỏi điều gì Ngân hàng Maryland có mà những ngân hàng khác không có. Rằng chúng tôi có cho họ vay khi các ngân hàng khác từ chối họ không? Chúng tôi có thể cho vay với lãi suất thấp hơn ngân hàng khác không? Tôi phải trả lời không với tất cả, nhưng tôi bảo họ chúng tôi có thể cung cấp cho họ những dịch vụ tuyệt vời nhất. Sau đó, tôi đề nghị Ban giám đốc ngân hàng đưa ra các chương trình chiết khấu, điểm thưởng, cho vay cá nhân ưu đãi để thu hút và giữ chân khách hàng. Thời đó, chưa ai nghĩ ra những phương thức tiếp thị kiểu này nên có lẽ mọi người cho tôi là một gã dở hơi kỳ dị.
Một hôm, có một ông già chủ một công ty chuyên sản xuất sứ thủy tinh (để phủ lên bề mặt kim loại) bước vào ngân hàng cùng với một người. Người này yêu cầu chúng tôi cung cấp một chuyên gia định giá tài sản để ông ta mua công ty nọ. Tôi không nhớ rõ lắm các con số, nhưng nếu doanh thu của công ty ông lão là mười triệu đô la một năm thì đã có năm triệu đô la tiền lãi trong đó. Người mua đề nghị ông mức giá năm triệu đô la và ông định bán ngay vì tuổi tác không cho phép ông giữ công ty lâu hơn nữa. Tôi làm một phép phân tích tính lãi lũy tiến đơn giản và bảo ông ấy: "Ông đang lãi năm triệu đô la mỗi năm. Ông có biết để có số tiền lãi năm
triệu mỗi năm, ông phải bỏ ra bao nhiêu tiền để mua trái phiếu có lãi suất 5%/năm không?https://thuviensach.vn
Ông phải bỏ ra một trăm triệu đô la đấy!”. Ông lão sửng sờ. Thế mà anh ta lại đưa ra cái giá năm triệu đô la. Tay nọ nhìn thấy công ty của ông lão là một cái máy in tiền nhưng người chủ của nó lại không có chút hiểu biết gì về tài chính. Tôi tự hỏi không biết ngoài kia có bao nhiêu người như thế.
Nhiệm vụ của tôi bao gồm cả việc thẩm định dự án vay vốn của khách hàng. Hồi đó, để ra một kết luận có nên cho vay hay không, tôi phải hỏi rất nhiều câu hỏi và sau mỗi câu trả lời là một loạt các tính toán, đôi khi phải mất tới năm giờ đồng hồ, ấy là nếu người xin vay không thay đổi câu trả lời của mình. Tôi để ý ngân hàng có một cái máy tính mà họ ít khi dùng. Thế là tôi dùng FORTRAN để viết một chương trình nhằm phục vụ các tính toán của tôi. Nó không hay như phần mềm Excel ngày nay nhưng rất hiệu quả thời đó. Người muốn vay tiền chỉ cần nói số tiền muốn vay, cung cấp vài dữ kiện trong báo cáo tài chính và nêu một số yếu tố rủi ro tiềm tàng, trong chớp nhoáng máy tính xử lý tất cả và in ra bản phân tích cho biết họ thực sự cần bao nhiêu tiền và mấy năm sẽ hoàn vốn cho dự án đó.
Bỗng dưng khách hàng nhận được sự phục vụ rất hiệu quả và tận tình ở ngân hàng chúng tôi - một điều mà chẳng nơi nào khác có được. Lúc này, khi tiếp thị qua điện thoại, tôi đã có thể nói: “… Đây là cách chúng tôi có thể giúp ông/ bà. Xin vui lòng ghé qua đây cùng với sổ sách của ông/bà và chúng tôi sẽ nói cho ông/bà biết nên đầu tư kinh doanh như thế nào”.
Vài năm sau, tôi nộp đơn vào mười trường kinh doanh một lần nữa và được chín trường chấp nhận. Tôi chọn Stanford và rời Ngân hàng Maryland, để lại chương trình mà tôi đã viết và nghe nói họ còn sử dụng nó trong nhiều năm sau đó.
Những năm tháng đó tôi đã cố gắng tích lũy thật nhiều kinh nghiệm để sau này có thể bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của riêng mình. Tôi nhận ra rằng mình cần phải thông thạo một ngôn ngữ nữa, và tôi chọn tiếng Pháp. Tôi chu du khắp châu Âu, mà nhiều nhất là ở Pháp để trau dồi ngôn ngữ cũng như quan sát và học hỏi nhiều điều khác. Kỳ nghỉ hè giữa năm nhất và năm hai ở Stanford, tôi cố xin một việc làm trong môi trường quốc tế ở châu Âu và gửi đi khoảng ba mươi thư xin việc, nhưng chỉ nhận được năm thư trả lời. Một trong số đó là từ Ngân hàng Rothschild ở Pháp. Nhà tuyển dụng này đang rất muốn có một nhân viên người Mỹ với lối suy nghĩ và làm việc kiểu Mỹ trong bộ phận quan hệ đối ngoại và tài chính của ông. Bản thân ông cũng từng tốt nghiệp trường Harvard. Mối quan tâm chính của ông là liệu tôi có nói được tiếng Pháp hay không. Dĩ nhiên vào lúc đó tôi đã nói tiếng Pháp một cách trôi chảy. Thế là tôi được nhận và có một khoảng thời gian tuyệt vời. Tôi đã thấu hiểu hơn về các tập quán thương mại
quốc tế và tiếp thu rất nhiều điều chưa từng biết. Người nhận tôi vào làm sau này trở thànhhttps://thuviensach.vn
một người bạn chí thân và là cha đỡ đầu cho đứa con đầu lòng của tôi.
Sau khi tốt nghiệp Stanford, tôi muốn làm cho một công ty đa quốc gia. Nhưng tôi cũng cần có một số kinh nghiệm về quản lý dây chuyền sản xuất. Tôi từng được đề nghị một hợp đồng làm việc mùa hè cho một công ty tư vấn nhưng đã từ chối. Vậy là tôi đã bỏ lỡ cơ hội học cách giải quyết các vấn đề về quản lý từ những doanh nhân biết cách vượt qua mọi khó khăn trở ngại. Để sửa chữa, tôi vào làm việc cho McKinsey & Co hai năm và đó thực sự là một lựa chọn đúng đắn. Tôi học được cách viết, cách tổ chức, cách thiết kế và thực hiện các cuộc thuyết trình lưu loát và chủ động lôi kéo khán thính giả vào cuộc bằng óc phân tích và sự tập trung cao độ của mình. Sau hai năm ở McKinsey, tôi được cấp chứng chỉ tư vấn viên và sắp sửa được huấn luyện để trở thành một nhà quản lý. Tôi đã sử dụng máy tính để làm một số đánh giá, hoạch định vô số chiến lược và giải quyết rất nhiều vấn đề rắc rối. Nhưng bỗng một đêm thức giấc, tôi tự hỏi nghề này có phải là sự nghiệp của tôi không? Còn ước muốn mở công ty riêng của tôi?
Vợ tôi cũng nhắc nhở tôi điều đó. Lúc ấy, chúng tôi đang sống tại Canada và tôi rất thích cách kinh doanh nhượng quyền thương hiệu của McDonald. Họ là những cỗ máy làm ra tiền và tôi nghĩ nếu mình có một nhà hàng như thế thì hay quá. Tôi đang làm khảo sát về các cửa hàng thức ăn nhanh cho McKinsey và thấy các cửa hàng McDonald không có nhiều ở Canada. Nhưng vợ tôi thì không muốn có một ông chồng chỉ biết ăn hamburger để sống. Tôi ra sức giải thích rằng chúng tôi có thể kiếm hàng triệu đô la nhờ những cửa hàng như thế nhưng cô ấy vẫn hoài nghi. Thật tình tôi có nộp đơn nhưng không được McDonald chấp nhận vì không đủ tiền - tôi nghĩ khoảng 250.000 đô la mà nếu tôi có xoay xở cho đủ tiền đi nữa thì họ chưa chắc đã chịu, vì theo triết lý của McDonald thì khoản tiền đó phải do chính bản thân tôi làm ra chứ không phải do thừa kế hay vay mượn mà có. Thương hiệu Burger King cũng có điều kiện tương tự.
Đúng vào thời điểm đó, một công ty điện tử ở California sau khi tham chiếu hồ sơ lưu của tôi ở Stanford đã mời tôi giữ chức giám đốc tiếp thị. Tôi chưa vội nhận lời mà dùng thời gian đó để cùng gia đình đi California nghỉ mát. Ở đó, tôi gặp lại một người bạn, nhà sáng lập Công ty Rolm ở Thung lũng Silicon. Tôi kể cho ông về cuộc phiêu lưu của tôi với McKinsey. Ông đề nghị tôi đến California làm cho ông. Tôi giải thích là tuy tôi đã có bằng cấp cần thiết, đã biết thế nào là kinh doanh ngân hàng và cả tư vấn nhưng thật sự tôi vẫn chưa có kinh nghiệm quản lý dây chuyền sản xuất. Thế rồi qua ông, tôi được giới thiệu đến hai công ty sản xuất điện tử khác mới thành lập trong khu vực. Một là Công ty Intel có vốn đầu tư khoảng vài trăm triệu đô la, hai là một công ty nhỏ vào cỡ năm mươi triệu đô la. Intel rất muốn tôi làm việc cho họ. Họ nói rằng có lẽ tôi là người có bằng MBA đầu tiên được họ tuyển dụng. Nhưng tôi do dự vì những người sẽ là nhân viên của tôi nói rằng để thành công ở đây thì không nhất thiết phải là một thạc sĩ.https://thuviensach.vn
Công ty thứ hai tuy nhỏ hơn nhưng được điều hành bởi một giám đốc có bằng MBA, nên chuyện bằng cấp của tôi không phải là vấn đề, mà vấn đề nằm ở chỗ khác. Tôi làm cho họ và kinh nghiệm của tôi trở nên cực kỳ quý giá. Họ làm mọi thứ đều sai và tôi phải chấn chỉnh lại tất cả.
Thế mạnh thực sự của tôi nằm ở khâu tiếp thị và hoạch định chiến lược. Công ty này có thị phần ổn định, chuyên sản xuất dụng cụ kiểm tra và đo lường chính xác cho các ngành công nghiệp. Họ sử dụng máy tính và sản xuất các loại máy móc có thể sử dụng trong những điều kiện khắc nghiệt. Tôi trở thành Giám đốc Tiếp thị của họ và chỉ trong vòng hai tháng, tôi vạch ra những điểm mạnh, yếu và xác định các lỗ hổng trên thị trường của công ty. Tôi tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh và lập phương án sản xuất một sản phẩm mà sau khi xuất xưởng sẽ trở thành một sản phẩm thành công nhất mà họ chưa từng có. Sự chính xác tuyệt đối trong sản phẩm của chúng tôi quyết định cả lợi nhuận và sự sống còn của khách hàng, vì nếu sản phẩm của họ bị phát hiện là nhẹ hơn trọng lượng ghi trên bao bì, họ sẽ bị phạt nặng và mất uy tín thương hiệu. Tôi lên kế hoạch để trong một thời gian ngắn, sản phẩm này phải được bán được ra nhiều hơn bất cứ sản phẩm nào trước đó. Nhưng rồi các kỹ sư của chúng tôi đã chế tạo không đúng. Chúng tôi đã giao 500 sản phẩm như thế trên toàn thế giới trong vòng một tháng và chúng bị hỏng hóc khắp nơi.
Chúng tôi phải xem lại từ khâu thiết kế, chế tạo, lắp ráp và bảo trì để chuẩn hóa sản phẩm. Chúng tôi nghiên cứu nhiều ngày nhưng vẫn không tìm ra được lỗi kỹ thuật trong sản phẩm mẫu. Cuối cùng một người có tên Peter Olson, nặng một trăm sáu mươi ký, hút bốn gói thuốc lá mỗi ngày, được mời đến. Ông ta hỏi tràng giang đại hải rồi nhìn bản thiết kế và phán: “Một trăm ngàn đô la, tôi sẽ giải quyết vấn đề của các ông trong vòng hai tuần. Mỗi ngày tôi trễ hạn, các ông cứ trừ bớt mười ngàn đô la, nhưng nếu tôi hoàn thành trước hạn, tôi phải được thưởng mười ngàn đô la mỗi ngày còn lại.” Ông chủ tôi bối rối trước số tiền quá lớn như vậy, nhưng tôi bảo rằng nếu không thuê ông ta gỡ rối, công ty sẽ phá sản. Vả lại, nếu Peter Olson không thể khắc phục được sự cố hoặc trễ hạn mười ngày thì xem như ông ta làm không công, chúng tôi cũng chẳng mất gì. Nhưng Giám đốc nhà máy thì lại không muốn như vậy. Ông ta nghĩ tốt nhất là chúng tôi cứ gửi những sản phẩm hiện tại của mình cho khách hàng, nếu bị hỏng hóc thì sẽ nhận trở lại để bảo hành. Tôi tranh cãi gay gắt với ý kiến đó, thậm chí tôi đã định nghỉ việc vì sự bất đồng ý kiến này. Nhưng nghĩ lại, nếu tôi ra đi giữa lúc công việc đang rối bòng bong như thế này thì không hay, và họ cũng đã sa thải giám đốc nên tôi đồng ý ở lại thêm sáu tháng nữa.
Qua mấy ngày mà vẫn không thấy Peter Olson xuất hiện, tôi nghĩ ông ta chỉ giỏi bốc phét và đã âm thầm rút lui. Nhưng rồi ông ta đến, làm việc cả ngày lẫn đêm mấy ngày liền và sau cùng đưahttps://thuviensach.vn
ra một bản vẽ thiết kế sản phẩm xấu chưa từng thấy. Nhưng không những ông ta đã giải quyết được vấn đề mà còn nâng công suất máy lên gấp ba lần và biến nó thành một thiết bị đo lường có độ tin cậy cao nhất so với các sản phẩm cùng loại trên thế giới lúc bấy giờ. Thật ra thiết bị đó là một trong các sản phẩm cấp thấp của chúng tôi. Tôi muốn chế tạo một loại máy cao cấp với những linh kiện tương tự nhưng một người có trình độ lớp ba và không biết nói tiếng Anh cũng có thể sử dụng được. Tôi đề xuất dùng màn hình cảm ứng với nhiều ngôn ngữ, và người điều khiển có thể sử dụng dễ dàng ngôn ngữ mà mình chọn. Chúng tôi đã bán chiếc máy đó ra toàn thế giới và thậm chí tôi còn nhận được bằng phát minh cho ý tưởng đó.
Peter Olson quả là ấn tượng và tôi bắt đầu để ý đến ông ấy. Đến khi thiết kế sản phẩm thứ hai thì tôi đã khá thân với Peter Olson. Tôi biết nếu muốn mở công ty thì tôi cần có một kỹ sư tài giỏi như ông. Đúng lúc đó, Peter lại đang tìm kiếm một chức giám đốc. Chúng tôi bàn về ngành công nghiệp chế tạo các dụng cụ đo lường chính xác, các máy tính điều khiển dây chuyền sản xuất, các loại máy móc vi phẫu thuật và dụng cụ y khoa, về khoa học điện tử trong ngành hàng không, về bưu chính viễn thông và máy vi tính. Lúc đó là vào năm 1981, một người bạn của Peter biết về một kỹ thuật mới gọi là thư thoại (voice mail) và chúng tôi đi tham quan một hội chợ thương mại ngành trang thiết bị tự động dành cho văn phòng ở Las Vegas. Mọi loại máy móc ở đó được làm ra dường như chỉ dành cho những người có đầu óc kỹ sư sử dụng! Tôi muốn chế tạo một thứ gì đó mà một ông già năm mươi tuổi và không biết gì về máy tính cũng sử dụng được. Tôi nghĩ thiết bị thư thoại rất hữu ích và là một thị trường rất có tiềm năng, nếu chúng tôi tạo ra được một sản phẩm đơn giản và tiện dụng hơn thì đó sẽ là một bước đột phá lớn.
Tôi bắt đầu tìm kiếm các lỗ hổng trong lĩnh vực này. Tôi gọi cho Wang, IBM, Voice & Data Systems, VMX ở Texas và xin các tài liệu nói về nguyên tắc truyền tin nhắn bằng lời của họ. Họ đang rất hãnh diện về thành tích của mình nên sẵn sàng gửi cho tôi mọi thứ mà không hề hỏi vì sao tôi cần những thứ đó.
Khi nhìn vào những việc họ đã làm, tôi biết họ đã đi sai đường. Sản phẩm của họ quá cồng kềnh, quá phức tạp và không giải quyết được vấn đề cơ bản, đó là làm thế nào để trả lời điện thoại một cách tự động. Tôi phác thảo một tiêu chuẩn kỹ thuật và đề nghị Peter thiết kế một sản phẩm có khả năng đảm trách việc chuyển tải thư thoại cho các tập đoàn lớn với giá thấp vừa phải, khoảng 50.000 đô la. Peter bảo ông ta làm được. Tôi thảo ra kế hoạch kinh doanh và cùng Peter huy động tài chính để thành lập công ty. Nhưng khốn nỗi, trước đây Peter đã nổi tiếng là người vô cùng lập dị nên mọi người rất do dự khi đầu tư vào một công ty có dính dáng với ông ấy. Tôi viết dự án thành lập Octel từ giữa tháng 11 năm 1981 đến tháng 3 năm 1982 vàhttps://thuviensach.vn
cuối cùng chúng tôi tìm được nguồn vốn đầu tư vào tháng 7 năm 1982. Thế rồi Octel ngày càng lớn mạnh đúng như ý đồ ban đầu của chúng tôi.
Tôi nghỉ hưu vào năm 1990, sau khi công ty tạo dựng được một tài sản trị giá một trăm triệu đô la. Chúng tôi bỏ xa mọi đối thủ cạnh tranh và tăng trưởng với tốc độ không thể tin được trong khi Wang và IBM phải từ bỏ ngành kinh doanh thư thoại. Giờ đây, tôi muốn tìm kiếm những người có kinh nghiệm làm việc ở các công ty một tỉ đô la để đưa công ty lên tầm cao mới. Tôi cảm thấy không đủ tự tin để đưa nó đi xa hơn, một phần cũng vì tôi đã có hai con và sắp sửa có đứa thứ ba nên tôi muốn dành thời gian nhiều hơn cho gia đình. Bọn trẻ cần sự chăm sóc của tôi nên tôi quyết định nghỉ hưu để làm tốt vai trò người cha đối với các con.
Nhìn lại những gì đã qua, tôi thấy rằng phần lớn thành công mà tôi có được là nhờ tôi có một tầm nhìn chiến lược. Đó là khả năng nhận ra một cơ hội mà người khác không nhìn thấy, và biết cách tận dụng nó cũng như biết lúc nào nên dừng lại. Tôi cũng có năng khiếu về kinh doanh. Như một người sống lâu trong một căn nhà, anh ta có thể đi khắp nhà trong bóng tối mà không hề vấp phải bất cứ thứ gì, vì mọi vị trí đã in sâu vào tâm trí anh ta. Người mù cũng thế, họ đi tới đích vì họ loại bỏ ra khỏi tâm trí họ mọi thứ không cần thiết. Đó là tầm nhìn. Chúng tôi cũng từng tuyển một người đã làm đến chức Phó Tổng giám đốc điều hành Công ty Hewlet Packard. Ông ấy điều hành một chi nhánh trị giá hàng tỉ đô la của họ và có bằng kỹ sư của Princeton và MBA của Stanford, nhưng thực tế cho thấy ông ta hoàn toàn không có tầm nhìn hay kỹ năng kinh doanh gì cả.
Khả năng truyền cảm hứng cho mọi người cũng rất quan trọng. Tôi biết cách hướng mọi người đến nơi cần đến. Tôi nghĩ đó là kỹ năng mà một Tổng giám đốc điều hành giỏi cần phải có. Có thể phần nào điều đó là nhờ năng khiếu bẩm sinh nhưng chủ yếu là ở sự rèn luyện. Chính công việc ở McKinsey trước kia đã dạy tôi cách tổng hợp các vấn đề phức tạp và giải thích chúng theo một cách đơn giản nhất.
Nhiều người thường lên kế hoạch nghỉ hè tỉ mỉ hơn là kế hoạch phát triển sự nghiệp của họ. Tôi là một nhà kế hoạch cực đoan nhưng cũng có những lúc tôi chẳng có ý niệm nào về việc tôi đang làm. Theo tôi, bước đầu tiên để có một sự nghiệp là tự lập ra một bản liệt kê trung thực nhất những điều mình muốn và không muốn làm. Tôi đã làm điều đó vào những năm 1960. Tôi liệt kê ra các điều thật sự cần thiết và các điều không cần đối với tôi, rồi theo đó mà lên kế hoạch theo đuổi những điều mình mong muốn trong cả cuộc đời.
Khi bạn mới mười bảy hay hai mươi lăm tuổi, việc lựa chọn nghề nghiệp và hoạch định tương lai quả là rất khó. Nhưng chúng ta có thể nhận lời khuyên của những người đi trước và học
https://thuviensach.vn
hành nghiêm túc nhằm tạo tiềm lực mạnh mẽ cho bản thân.
Một cách khác để xây dựng sự nghiệp khi bạn còn trẻ là hãy tưởng tượng bạn sẽ thành đạt như thế nào vào tuổi năm mươi: trình độ học vấn, thành tựu và danh tiếng của bạn lừng lẫy đến mức nào? Từ đó, bạn hãy xác định nghề nghiệp thực sự của mình và theo đuổi nó cho đến khi thành công. Đừng vì những chỗ làm có lương cao, sự hào nhoáng của những tên tuổi nổi tiếng hay những vị trí béo bở bạn được đề nghị mà quên đi mục tiêu sự nghiệp của đời bạn. Hãy quan tâm nhiều hơn đến công việc vì chính nó mới đem lại kinh nghiệm và tạo ra danh tiếng để bạn gặt hái được những gì bạn thật sự mong muốn trong đời.
Nếu bạn được học, được làm việc với những người tài giỏi, bạn sẽ có được một tầm nhìn xa và khả năng xử lý các vấn đề phức tạp theo cách đơn giản của họ. Có người không cố ý chỉ bảo cho bạn, nhưng bạn sẽ học được nhiều kinh nghiệm quý báu thông qua cách làm việc của họ.
Nếu bạn chọn một con đường bằng phẳng trong nghề nghiệp của mình, bạn sẽ không bao giờ thành công thực sự. Lửa thử vàng, gian nan thử sức. Hãy dám mạo hiểm và sẵn sàng chấp nhận rủi ro để đến được bên kia đường hầm, nơi có kho báu đang chờ bạn. Hãy luôn nhìn về phía trước và cố gắng hết mình.
Kết luận
Bob Cohn có một tầm nhìn rõ ràng về các mục tiêu sự nghiệp của mình. Từ rất sớm ông đã biết thế mạnh của mình là kỹ năng tiếp thị và hoạch định chiến lược, cũng như ông chỉ muốn điều hành một công ty của riêng mình. Ông lập một kế hoạch cuộc đời rất tỉ mỉ nhưng cũng thú nhận rằng đôi lúc ông không biết mình đang làm gì. Bắt đầu sự nghiệp tại một nhà máy chế biến lông thú và một cơ duyên đến với lĩnh vực máy tính, sau đó vào làm việc trong các ngân hàng tầm cỡ quốc gia và quốc tế, chu du khắp châu Âu, vào Stanford, cộng tác với Hãng Tư vấn McKinsey, rồi làm Giám đốc Tiếp thị cho một công ty điện tử ở Thung lũng Silicon, California, đường đến Octel của ông quả không phải là một đường thẳng.
Lời khuyên của ông cho lớp trẻ là hãy thể hiện tính chiến lược trong sự chọn lựa nghề nghiệp của mình. Không nên chỉ biết chạy theo tiền bạc mà phải tự nhận biết bản thân, biết lựa chọn các ưu tiên hàng đầu và lập kế hoạch thực hiện chúng từng bước một. Trong quá trình theo đuổi các mục tiêu nghề nghiệp, hãy học hỏi các kỹ năng mới và tích lũy các kinh nghiệm cần thiết để có thể biến ước mơ và hoài bão của bạn thành hiện thực. Cuối cùng, Bob lưu ý rằng những người thực sự thành công là những người có tầm nhìn chiến lược sâu rộng và khả năng truyền cảm hứng cao độ cho người khác. Và, như lời bình của Ted Bell về lòng đam mê và khiếuhttps://thuviensach.vn
kinh doanh, Bob cũng cho rằng những tài năng đó là thiên phú nhưng cũng cần được trau dồi trong môi trường thực tế.
Ray Kassar - Nguyên TGĐ điều hành Tập đoàn ATARI
Ray Kassar vào Đại học Brown từ năm mười sáu tuổi và tốt nghiệp ba năm sau đó, bắt đầu bước đường thăng tiến liên tục trong cả cuộc đời mình. Sau khi ra trường, ông tham gia chương trình huấn luyện của Tập đoàn Công nghiệp Burlington hai năm.
Sau đó ông thi vào Đại học Harvard, lấy bằng MBA rồi trở về Burlington và được Spencer Love, nhà sáng lập và Tổng giám đốc mời vào hàng ngũ những người quản lý hàng đầu của tập đoàn.
Khi Spencer Love qua đời, Ray tiếp tục ở lại với Burlington thêm vài năm nữa rồi mới ra mở công ty riêng và thành công trong nhiều năm liền cho đến khi bán nó cho người khác và nhận chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành Atari, một công ty đang làm ăn thua lỗ. Dưới sự dẫn dắt của ông, Atari đã sống lại và phát triển tột bậc trong chỉ vài năm sau đó.
Tôi biết Ray vì ông là bạn của mẹ tôi thời niên thiếu ở Long Island. Khi dọn về San Francisco, ông có mời chúng tôi đến ăn tối. Ông là người rất niềm nở và dễ mến. Nhà ông có rất nhiều trò chơi điện tử Atari, tuy vào những năm 70, trò chơi điện tử còn chưa phổ biến lắm. Ray có quan hệ rất rộng và hầu như quen biết tất cả mọi người danh tiếng trong mọi lĩnh vực trên thế giới. Hình các ngôi sao điện ảnh, các nhân vật hoàng gia và dĩ nhiên ảnh gia đình cùng nhiều kỷ vật khác treo khắp nhà phản ánh một cuộc sống sành điệu về du lịch và giải trí. Nhà ông nằm trên một ngọn đồi ở San Francisco nhìn xuống khung cảnh tuyệt vời của thành phố, vừa sảng khoái, vừa quyến rũ như tính cách của ông vậy.
Thành công của Ray một phần nhờ sức thu hút kỳ lạ trong cách nói chuyện của ông cũng như khả năng làm cho mọi người cảm thấy dễ chịu. Ông luôn có cái nhìn lạc quan về mọi việc – chính điều đó giúp truyền niềm tin sang mọi người xung quanh. Mọi người gặp ông đều thích và muốn hợp tác với ông, có lẽ vì sự chân tình hiếm có của ông.
Hãy tìm tòi khám phá và đặt câu hỏi
“Luôn đặt câu hỏi cho những điều mình đang kiếm tìm và hãy hiểu rằng không có gì tự nhiên mà có.”
https://thuviensach.vn
- Ray Kassar
Tôi sinh ra ở Brooklyn, New York, học trường nam sinh. Nhờ sự giới thiệu của thầy giáo tiếng Anh cùng với bảng điểm trung học đạt loại xuất sắc mà tôi nhận được học bổng vào Đại học Brown. Đó là vào những năm Chiến tranh Thế giới thứ II đang diễn ra nên họ rút ngắn chương trình học và tôi tốt nghiệp đại học năm tôi mới mười chín tuổi.
Sau khi ra trường, chưa biết mình sẽ làm gì nhưng tôi có rất nhiều tham vọng. Tôi muốn mình làm được một việc gì đó thật lớn lao. Cha tôi là một người an phận và luôn bằng lòng với những gì mình có. Mẹ tôi thì chỉ muốn mọi điều tốt nhất cho chúng tôi nhưng không hề thúc ép nên chúng tôi không phải chịu một áp lực buộc phải thành công bằng mọi giá.
Cha tôi không ủng hộ việc học đại học, ông cho đó là một sự lãng phí thời gian. Mẹ tôi thì tự hào về trình độ học vấn và học bổng của tôi. Gia đình cha tôi di cư từ Syria vào năm 1911 và kinh doanh trong ngành tơ lụa. Do hậu quả của thời kỳ suy thoái kinh tế nên những nhà máy sợi của gia đình tôi ở Patterson, New Jersey đều bị phá sản. Cha tôi phải làm những công việc độ nhật qua ngày, kể cả tài xế taxi. Chúng tôi không có nhiều tiền nhưng lúc nào cũng cảm thấy hạnh phúc vì gia đình tôi rất thương yêu nhau.
Cha không muốn chúng tôi làm thêm các công việc vào mùa hè. Ông nghĩ gia đình chúng tôi không đến nỗi phải quá túng quẫn để chúng tôi phải làm như vậy. Tuy nhiên, lúc học đại học, tôi cần tiền để tự trang trải chi phí cá nhân nên đã lén gia đình xin làm nhân viên trực tổng đài điện thoại cho hội sinh viên trường từ 12 giờ đêm đến 8 giờ sáng để kiếm hai mươi lăm đô la mỗi tuần, một số tiền khá lớn đối với một sinh viên, tương đương ba, bốn trăm đô la ngày nay.
Sau khi tốt nghiệp, tôi vỡ ra nhiều điều bất ngờ. Số là Bob Love, bạn cùng phòng của tôi là con của nhà sáng lập kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn Công nghiệp Burlington. Vậy mà tôi chẳng biết gì vì Bob luôn cháy túi, thường xuyên phải mượn tiền tôi và quần áo thì lúc nào cũng lôi thôi, lếch thếch. Giáng sinh năm đó, Bob rủ tôi đi thăm cha cậu ấy ở Florida. Tôi bảo tôi không đủ tiền. Cậu ấy nói úp mở rằng chúng tôi sẽ thu xếp được. Hóa ra chúng tôi đến Florida bằng máy bay riêng của công ty cha cậu ấy. Gia đình Bob có một biệt thự rộng mênh mông ở Palm Beach. Don David - trưởng khoa của Đại học Harvard cũng là một khách mời của gia đình Bob. Thế rồi chẳng hiểu sao cha Bob lại đề nghị cho tôi một chỗ làm trong công ty ông và vị trưởng khoa nọ hứa cho tôi một học bổng vào trường Harvard của ông với điều kiện tôi có hai năm kinh nghiệm làm việc thực tế. Không biết tôi đã làm gì gây ấn tượng nơi họ nhưng đó là một câu chuyện có thật. Thế là sau khi tốt nghiệp ở Brown, tôi vào làm thực tập viên, rồi nhân viên chính thức cho Tập đoàn Burlington trong các nhà máy ở Bắc Carolina trong hai
https://thuviensach.vn
năm. Sau đó, họ cho tôi tạm nghỉ phép để theo học Harvard.
Khi trở về Burlington, tôi trở thành nhân viên tiếp thị ở New York và tôi rất thích công việc đó. Chẳng bao lâu tôi trở thành một phó giám đốc chi nhánh trẻ tuổi nhất của Burlington. Sau đó, ngài Spencer Love đột ngột qua đời trong một buổi chơi tennis, viên thủ quỹ Charlie Myers trở thành giám đốc mới. Lúc đó tôi chỉ là một phó giám đốc ngành hàng trang trí nội thất nhưng lại kiếm được nhiều tiền hơn vị tân giám đốc nên ông ta đã giáng chức tôi. Hầu hết các nhân viên của Burlington, trừ một số người biết tôi và công việc của tôi, đều cho rằng tôi có địa vị như thế là nhờ sự sủng ái của ngài Spencer Love. Tôi tức giận và muốn nghỉ việc. Nhưng làm thế chẳng khác nào chứng tỏ lời nói của họ là đúng. Thế là suốt ba năm sau đó, tôi bộc lộ năng lực bản thân cho Charlie Myers thấy. Sau đó tôi được đề bạt và mọi việc trở nên tốt đẹp.
Với cương vị là một giám đốc, tôi luôn quan tâm rèn luyện cho mọi nhân viên những kỹ năng làm việc tốt hơn. Đó là thế mạnh của tôi. Tất nhiên, tôi may mắn gặp cả ba yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa cùng một lúc. Có lẽ sự chững chạc của một cậu bé mười chín tuổi tại bữa tiệc Giáng sinh đã làm ngài Spencer Love và trưởng khoa Don David chú ý và cho tôi những cơ hội đáng giá ngàn vàng. Tôi rất hạnh phúc khi làm việc tại Burlington và thực sự xem đó là ngôi nhà thứ hai của mình.
Ba năm sau, đã đến lúc chọn ra một giám đốc mới. Có ba ứng viên. Một là Bill Klopman, giám đốc ngành may mặc, đến một người nữa, và sau đó là tôi, người thua họ đến cả một con giáp. Họ đã chọn Bill Klopman mặc dù chính tôi là người đem về hai phần ba lợi nhuận cho công ty. Tôi cho rằng có một thông điệp trong quyết định của họ và quyết định xây dựng một con đường cho riêng mình. Tôi nghỉ việc. Đó là một sự ra đi đầy chí khí. Tôi mở một công ty nhập khẩu hàng may sẵn từ Ai Cập và gọi nó là RA Kassar Corp. Đó là công ty đầu tiên ở Mỹ kinh doanh xuất nhập khẩu ngành may mặc và việc kinh doanh tiến triển rất thuận lợi.
Lần nọ, khi còn làm ở Burlington, tôi ăn trưa với Bill Sarnoff, một người bạn thân hồi học Harvard. Cậu ấy bảo tôi rằng Tập đoàn Truyền thông Warner vừa mua lại công ty Atari và đang tìm một giám đốc điều hành. Tôi cảm thấy bị đánh giá thấp vì Atari chỉ đáng giá 27 triệu đô la, cớ sao tôi phải nghỉ ở Burlington và sang đó? Rồi sau khi tôi mở công ty RA Kassar Corp, cậu ấy lại nằn nì mời tôi đến gặp Manny Gerard ở Văn phòng Công ty Warner. Tôi đành phải đồng ý cho qua chuyện. Manny quả là một nhà thương thuyết số một. Ông ấy mời tôi đến California, bảo tôi cứ xem qua nhà máy và cho họ một số nhận xét. Tôi đến Sunnyvale, gặp nhà sáng lập Atari là Nolan Bushnell và quan sát một lượt. Đó là một thế giới hoàn toàn mới đối với tôi, mọi
thứ đều được tự động hóa theo công nghệ tiên tiến nhất. Tôi rất thích thú nhưng lại bảo với họhttps://thuviensach.vn
rằng tôi không phải là người thích hợp vì tôi không biết nhiều về máy móc. Họ bảo họ chỉ cần một người có đầu óc kinh doanh như tôi mà thôi. Rồi họ đề nghị tôi đưa ra điều kiện. Tôi nói tôi không thể bỏ công ty của mình nhưng sẵn sàng đến Atari làm việc một, hai ngày mỗi tháng, và tôi cần có tài xế riêng để đưa đón. Họ đồng ý mọi yêu cầu của tôi.
Sau tháng đầu tiên, tôi nhận thấy công việc không tiến triển như tôi nghĩ và làm như thế là thiếu công bằng cho Công ty Warner. Thực sự tôi không thể có những đánh giá toàn diện về Atari nếu chỉ đến làm việc một, hai ngày mỗi tháng. Vì tôi đã có một người thay thế điều hành khá tốt Kassar những lúc tôi đi vắng nên tôi quyết định ở lại Atari trong sáu tháng. Họ đánh giá cao sự trung thực của tôi và đồng ý. Đến cuối tháng thứ sáu, họ cứ đinh ninh rằng tôi sẽ khuyên họ giải thể công ty nhưng qua bản đánh giá chi tiết vừa lập xong, tôi chỉ ra cho họ một cơ hội lớn và khuyên họ đầu tư thêm. Họ đề nghị tôi tiếp tục giúp họ và tôi bấm bụng ở lại cho đến cuối năm.
Vào cuối thời hạn họ lại muốn tôi làm trợ lý cho Chủ tịch Hội đồng quản trị Nolan Bushnell. Tôi nói sẽ cân nhắc đề nghị của họ nếu tôi toàn quyền điều hành công ty và Nolan ra đi. Thật lòng mà nói, lối điều hành của Nolan quá lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của công ty. Họ đồng ý và tôi trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành Atari. Về phần tôi, tôi phải bán công ty của mình để toàn tâm toàn ý với Atari. Thật là thú vị khi có riêng một công ty nhưng như vậy cũng chưa chắc là hay nhất.
Khi tôi đến Atari thì nó chỉ đạt doanh thu bảy mươi lăm triệu đô la với số lỗ hàng năm là mười lăm triệu đô la. Công ty không có kế toán trưởng, cũng chẳng có giám đốc sản xuất. Tôi phải cơ cấu lại bộ máy quản lý. Còn sản phẩm họ làm ra đầy những lỗi. Họ bán ra được một trăm ngàn máy chơi game thì bị trả lại đến tám mươi ngàn chiếc (tức sản phẩm hỏng chiếm tỉ lệ 80%). Tôi lại lao vào chấn chỉnh khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm. Và trong vòng ba năm công ty đã đạt doanh số một tỉ rưỡi đô la. Vào năm thứ tư, doanh số đã tăng lên hai tỉ rưỡi đô la, trong đó lãi ròng là bốn triệu rưỡi đô la.
Tôi tin sự hiệu quả quản lý của tôi nằm ở lối điều hành kinh doanh cứng rắn. Bề ngoài tôi có vẻ dễ chịu, thoải mái nhưng kỳ thực tôi rất khắt khe trong công việc. Nếu có ai đó không làm việc cho đàng hoàng nghiêm túc, tôi sẽ cho anh ta nghỉ ngay không chút hối tiếc, miễn là chứng cứ rõ ràng. Công việc là công việc, tôi không bao giờ để tình cảm lấn át lý trí mình.
Tôi làm cho Atari từ tháng 2 năm 1978 đến tháng 6 năm 1983 thì bị cho nghỉ việc. Nhưng vì bị ràng buộc bởi điều khoản không cộng tác với đối thủ của họ trong vòng năm năm nên tôi chẳng biết làm gì sau đó. Trong quá trình làm việc, họ luôn sợ tôi chuyển sang một đối thủ nào
https://thuviensach.vn
đó của họ nên đã trả lương cho tôi rất hào phóng. Và tôi dùng số tiền đó đầu tư vào các công ty khác và trở thành cố vấn.
Steve Ross, Chủ tịch Tập đoàn truyền thông Warner, sếp của sếp tôi, là người ra lệnh sa thải tôi. Tôi nhớ lần đó Steve gọi điện hỏi ý kiến tôi về một hợp đồng hợp tác sản xuất trò chơi điện tử phóng tác theo bộ phim E.T. (Sinh vật ngoài trái đất) mà ông ấy vừa ký với đạo diễn Spielberg với giá hai mươi triệu đô la. Tôi bác bỏ ngay ý tưởng ấy nhưng ông ấy vẫn cứ khăng khăng bảo chúng tôi phải sản xuất xong trò chơi đó trong vòng sáu tuần (thay vì sáu tháng như tôi đề nghị). Spielberg có ghé qua chỗ chúng tôi đôi ba lần để trợ giúp và chúng tôi cũng hoàn thành được một game. Steve cương quyết bảo chúng tôi gửi đi năm triệu game đó vào Giáng sinh năm 1982. Chúng tôi giao năm triệu game và bị trả về toàn bộ.
Thương vụ thất bại thảm hại và mọi người đồn đãi ngày càng rộng ra làm Steve phật ý. Ông ấy đến và nhận toàn bộ trách nhiệm. Tôi mời ông ấy vào phòng mình và nói rằng dường như ông không hài lòng với cách làm việc của tôi và nếu đúng như vậy ông cứ nói thẳng và tôi sẽ ra đi. Ông bảo tôi làm việc rất tốt. Tôi nói nếu thế thì ông đừng can thiệp vào chuyện của chúng tôi nữa, cứ để chúng tôi tự chủ. Chỉ có thế nhưng vào tháng 6 năm 1983, họ gọi tôi đến New York, hôm đó là thứ Năm, để gặp Manny Gerard. Anh ta chẳng thể nói được một câu cho rõ ràng là tôi bị sa thải. Anh ta vòng vo rằng có lẽ tôi nên xin thôi việc, rằng Steve muốn anh ta đuổi tôi ra khỏi Atari. Tôi khá bối rối - không phải vì bị sa thải mà vì cách hành xử không chuyên nghiệp của họ. Ngày hôm sau, Manny gọi đến khách sạn Mayfair Regent và nói với tôi rằng Steve đề nghị tôi ở lại thêm ba tháng nữa vì họ chưa tìm được người thay thế. Tôi bảo: “Manny này, anh đang làm cái quái quỷ gì thế? Anh vừa sa thải tôi hôm qua và bây giờ anh lại muốn tôi ở lại!”. Tôi đáp: “Không đời nào!” và bay sang châu Âu mười ngày. Họ thuê người khác và công việc kinh doanh của họ sa sút từ đó.
Steve Ross là một con người cực kỳ phức tạp. Ông ấy vừa dễ mến nhưng cũng rất thâm trầm. Tôi nghĩ ông ấy căng thẳng vì “thằng tí hon” Atari chiếm tới 60% lợi nhuận của Tập đoàn Warner và 40% tổng doanh số của họ. Bỗng dưng tin tức về Atari trên các phương tiện truyền thông đại chúng lấn át cả tên tuổi của Warner Communications. Tôi được báo chí nói đến rất nhiều và Steve không thích điều đó. Ông ấy có cái tôi quá lớn và vấn đề là ở chỗ đó. Tôi hoàn toàn không hối tiếc gì về những năm tháng ở Atari. Kinh nghiệm tôi có được thật tuyệt vời. Tôi đã mở đầu một nền công nghiệp mới giúp đất nước này tiến lên như vũ bão và chuẩn bị cho bọn trẻ những bước đi cần thiết để bước vào thời đại máy vi tính tiếp theo.
Trong tương lai, tôi và David Ferguson sẽ thực hiện một ý tưởng Internet gọi là Shoppers IQhttps://thuviensach.vn
(tạm dịch Người mua sắm thông minh). David sẽ lo về kỹ thuật còn tôi phụ trách tiếp thị. Nếu thành công, nó sẽ rất hấp dẫn vì ý tưởng này chưa hề xuất hiện trên Internet. Tôi khá bận rộn với dự án trên nhưng nếu có một công ty lớn nào đó đang gặp nhiều vấn đề nan giải cần nhờ đến tôi, tôi sẵn sàng xem xét đề nghị của họ một cách nghiêm túc.
Ngày nay, trong kinh doanh, mọi việc đã thay đổi rất nhiều. Vào thời của tôi, nhân viên rất trung thành với công ty và ngược lại. Hồi đó, tôi rất phẫn nộ khi có ai đó mồi chài tôi sang một công ty khác, dù mức lương họ đề nghị rất hậu hĩnh. Khi tôi kể rằng suốt đời tôi chỉ làm có hai công ty thì ai cũng cười cho rằng tôi bị tâm thần. Ngày nay, một người nhảy cóc hai, ba chỗ làm trong năm không phải là chuyện lạ. Tôi đã từng thấy có người thay đổi tới mười chỗ làm trong ba năm. Có lẽ đó là sở thích của họ. Song song đó, các nhà tuyển dụng ngày nay, đặc biệt là những công ty công nghệ cao, cũng thích những nhân viên đã từng làm việc cho nhiều công ty. Họ cho rằng những nhân viên này có nhiều kinh nghiệm. Riêng tôi thì không nghĩ thế. Phần còn lại của thế giới đang tiến nhanh. Châu Âu đang cải cách kinh tế mạnh mẽ và châu Á sẽ vươn lên trong một thời gian ngắn nữa thôi.
Tôi cũng hết sức khuyên các bạn trẻ nên học thật nhiều từ các trường kinh doanh. Hãy đặt ra cho mình những câu hỏi thông minh về kinh doanh hiệu quả và gọt giũa các kỹ năng giao tiếp của mình. Tôi chưa bao giờ run sợ trước ai đó, và nếu có tôi cũng đã vứt bỏ nó sau khi học xong Harvard. Tò mò trong công việc cũng là một đức tính tốt. Hãy luôn đặt câu hỏi cho những điều mình đang kiếm tìm và hãy hiểu rằng không có gì tự nhiên mà có.
Khi còn bé, thần tượng của tôi là các nhân vật lịch sử. Tôi quan tâm nhiều đến những người lãnh đạo đất nước như tổng thống, thủ tướng, như Napoleon chẳng hạn. Trong thế giới kinh doanh ngày nay, tôi ngưỡng mộ những người như Jack Welch của General Electric, Roberto Goizueta của CocaCola, và những người đã thực sự xây dựng được những đế chế kinh doanh của riêng họ. Rất nhiều người như thế, nhưng người tôi ngưỡng mộ nhất là Spencer Love, người được sinh ra ở Cambridge, Massachusetts, có cha làm giáo sư toán ở Đại học Harvard. Ông là người từng vay mượn 3.000 đô la để đến Bắc Carolina và sáng lập ra Burlington, sau này trở thành một công ty dệt may lớn nhất thế giới.
Kết luận
Dù Ray Kassar không chịu áp lực phải thành công từ phía gia đình và cũng không có một định hướng nghề nghiệp rõ ràng từ ban đầu như nhiều doanh nhân thành đạt khác, nhưng ông luôn tin rằng mình sẽ làm nên chuyện lớn trong đời. Cho nên khi cơ hội đến, và đến như trong truyện cổ tích, ông nắm bắt ngay lấy nó. Ông bảo: "Tôi thật may mắn khi ở vào một thời điểm
https://thuviensach.vn
và vị trí thích hợp như thế".
Ray đem tài năng đổi mới và kỹ năng dùng người của mình vào công việc kinh doanh ở Tập đoàn dệt may Burlington cũng như ở Công ty sản xuất trò chơi điện tử Atari. Ông còn là người có bản lĩnh và có tài đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn ở những thời điểm khó khăn. Mọi thành công của ông đều bắt nguồn từ một tầm nhìn chiến lược và óc kinh doanh nhạy bén. Tuy nhiên, người tài thường hay gặp nạn. Việc làm thuê không phải lúc nào cũng trôi chảy và hơn một lần ông đã quyết định tự mình làm chủ việc kinh doanh của riêng mình.
Lời khuyên của ông thật xác đáng: hãy tìm tòi khám phá trong công việc, hãy biết đặt câu hỏi, nhưng đừng nhận những gì không thuộc về mình.
Thế giới việc làm đang thay đổi và lòng trung thành của nhân viên đối với công ty dường như không còn nữa. Đó là nhận xét chung của nhiều tổng giám đốc điều hành ngày nay. Riêng ở Ray, cuộc đời và sự thành đạt của ông là một tấm gương khích lệ mọi người đi tìm sự thành công trong nghề nghiệp, cũng như tìm lại giá trị đáng được tôn vinh của lòng trung thành trong công việc như ngày trước.
Bradley Ogen - Chủ nhân chuỗi nhà hàng Lark Creek
Bradley là một người tầm thước, tóc nâu với đôi mắt nhiều nếp nhăn và một nụ cười tinh quái. Tuy đã ở vào tuổi bốn mươi nhưng trông ông vẫn tràn đầy sinh lực như một gã thanh niên mới lớn. Lịch sự, ân cần với mọi khách hàng là đức tính mang lại thành công cho ông trong ngành kinh doanh nhà hàng.
Ông sở hữu một chuỗi nhà hàng mang tên Lark Creek ở San Francisco. Trước đây ông từng là bếp trưởng của nhà hàng Campton Place. Nơi nào có Bradley, nơi đó có những món ăn ngon tuyệt vời. Bradley được xem là nhà tiên phong trong việc chuyển hóa tinh hoa ẩm thực truyền thống Mỹ thành những món ăn tinh tế và mang phong cách hiện đại.
Ngoài công việc điều hành các nhà hàng, ông còn là phát ngôn viên cho nhiều công ty và tổ chức khác nhau như Hiệp hội các nhà sản xuất bơ sữa, Hiệp hội ngành nho, và Quaker Oatmeal. Ông cũng là cố vấn Hội Bếp trưởng các Hãng hàng không Mỹ và tham gia nhiều diễn đàn về nghệ thuật ẩm thực. Ông và vợ là Yody đã xuất bản một quyển sách dạy nấu ăn có tựa đề: Bradley Ogden's Breakfast, Lunch, and Dinner (tạm dịch: Nấu ăn hàng ngày theo phong cách
https://thuviensach.vn
Bradley Ogden).
Suốt buổi phỏng vấn, Bradley cứ phải đi đi lại lại bảo ban các trợ lý hoặc kiểm tra việc này việc khác. Ông là người khiêm tốn, ít khi nói về thành công của mình và luôn tri ân những người từng giúp đỡ ông. Tôi rất thích thú khi ngồi nghe những câu chuyện về thành công cũng như những tai nạn nghề nghiệp của ông trong quá khứ.
Kinh doanh không chỉ là để kiếm tiền
“Tôi nhận ra rằng người thành công nhất cũng là người khiêm tốn nhất. Niềm đam mê của đời họ và những lý do tạisao họ làm những việc như thế là rất khác biệt, tất cả không hẳn chỉ vì mục đích kiếm tiền.”
- Bradley Ogden
Nhà hàng đầu tiên của tôi là lữ quán Lark Creek ở Larkspur, California, khai trương năm 1989. Ngày nay chúng tôi có thêm bốn nhà hàng khác ở San Francisco, Walnut Creek, San Mateo, Santa Barbara và dự định mở thêm vài cơ sở nữa trong thời gian tới.
Quản lý nhà hàng tại chỗ thật dễ dàng nhưng điều hành các nhà hàng đặt tại các thành phố khác là một công việc khá vất vả. Hồi mới thiết lập được ba nhà hàng, tôi rong ruổi ngoài đường nhiều hơn ở nhà nhưng chẳng hoàn thành việc gì cho tới nơi tới chốn cả. Tôi bị quay như chong chóng. Sau này, tôi quyết định ngồi một chỗ và các nhân viên quản lý của tôi có nhiệm vụ đến báo cáo hàng tuần cho tôi. Thỉnh thoảng tôi mới đi thăm các nhà hàng của mình. Nhờ vậy, hai năm gần đây, tôi mới có thời gian nhiều hơn để tập trung vào lữ quán Lark Creek.
Sự trưởng thành trong công việc của các nhân viên là rất quan trọng. Việc huấn luyện để phát triển kỹ năng nghề nghiệp cũng như tinh thần sáng tạo của nhân viên là những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc kinh doanh của chúng tôi. Chúng tôi thường xuyên trau dồi kỹ năng quản lý, phục vụ khách hàng cho mọi nhân viên từ tạp vụ đến người quản lý. Những nhân viên quản lý chủ chốt của chúng tôi được chia phần trăm lợi nhuận. Đó là cách tốt nhất để giữ những người tài giỏi và gắn chặt trách nhiệm với quyền lợi của họ.
Nếu tuyển bếp trưởng, tôi sẽ mời họ nấu cho chúng tôi vài ngày rồi mới quyết định. Ở vùng vịnh San Francisco hoặc khu Marin, việc tuyển nhân viên không gặp khó khăn gì vì ai cũng muốn làm việc ở đây.
https://thuviensach.vn
Các bếp trưởng của chúng tôi rất sáng tạo trong công việc. Thực đơn của chúng tôi luôn mang đến cho thực khách những món ăn tươi nguyên mang hương vị đồng quê, được chế biến với những loại gia vị đặc biệt theo phong cách Mỹ. Tôi khuyến khích sự sáng tạo và mỗi sự sáng tạo của chúng tôi phải dựa trên sự am hiểu về ẩm thực để mang lại những ấn tượng mới lạ và thú vị cho khách hàng. Chẳng hạn, có lần chúng tôi đi chợ và tìm được vài nguyên liệu mới như những trái sung Mission đen tuyệt đẹp - còn gọi là sung Thổ Nhĩ Kỳ. Thế là món vịt mì trân châu ngày hôm đó, chúng tôi sẽ cho thực khách dùng chung với những trái sung nướng, hoặc mứt sung, hoặc bánh tạc nhân sung. Chúng tôi cũng có những nhà cung cấp nông sản tươi đến tận cửa sau của nhà hàng. Họ là những chủ nông trại trong vùng. Vì thế, món ăn của chúng tôi luôn luôn phong phú và tươi mới. Mỗi tuần, tôi đều tổ chức một cuộc họp gọi là "Hội nghị sáng tạo" để mọi người tham gia đóng góp ý kiến xây dựng một thực đơn xuất sắc hơn.
Michael Dellar - người chung vốn làm ăn với tôi - phụ trách phần kinh doanh, còn tôi thì quản lý việc nấu nướng. Chúng tôi vẫn cộng tác tốt đẹp sau mười năm cùng làm việc với nhau. Chúng tôi quen nhau vì cùng nằm trong Ban Giám đốc Viện Thực phẩm và Rượu vang Hoa Kỳ, và ông cũng từng là một khách quen của nhà hàng Campton Place lúc tôi còn làm bếp trưởng ở đó. Như mọi ngành kinh doanh khác, muốn công việc trôi chảy thì bạn phải bao quát rất nhiều việc và cần nỗ lực cao độ. May mắn sao, hai chúng tôi bổ sung cho nhau rất tốt.
Tôi có mười bảy năm kinh nghiệm trong ngành nhà hàng - khách sạn nên tôi học được rất nhiều bài học trong lĩnh vực này. Mọi người thường nghĩ đã là chủ thì không cần phải làm việc cực nhọc; nhưng trong thực tế, bạn phải làm việc gấp đôi. Việc tôi thích nhất là sáng tạo những món ăn mới và động tay động chân nấu nướng. Đó là thế mạnh của tôi. Tuy nhiên, để có thể quản lý tốt công việc, bạn cần phải là một người thầy tốt và một nhà sư phạm giỏi. Bạn phải lo liệu từng việc nhỏ và giải thích cặn kẽ cho nhân viên của bạn thế nào là một quả sung tươi. Đó là lý do tại sao mỗi thứ Năm và thứ Bảy tôi thường đi chợ với đội ngũ nhân viên của tôi. Khi còn làm bếp trưởng ở Kansas City, tôi luôn đi chợ nông sản do nông dân tự nhóm họp trong khi không đầu bếp nào làm chuyện đó. Theo tôi, những loại rau củ quả mới thu hoạch luôn đem lại những hương vị thơm ngon, bổ dưỡng, tinh khiết nhất.
Quản lý nhà hàng thật dễ nhưng cũng thật khó. Dễ nếu bạn luôn đào tạo, huấn luyện, phát triển, và tạo cơ hội đi lên cho đội ngũ nhân viên của mình. Khó là bạn phải biết cách quản lý con người, biết kết hợp các kỹ năng quản lý hiện đại - ý tôi muốn nói đến các phần mềm quản lý và kỹ năng sử dụng máy vi tính - để quản lý sổ sách thu chi và lập ngân sách chi tiết đến từng xu
lẻ. Bằng không, bạn sẽ phá sản lúc nào không hay.
https://thuviensach.vn
Ngày nay chúng tôi phải đối mặt với nhiều thách thức hơn. Nhiều nhà hàng mới với những bếp trưởng tài ba liên tục xuất hiện. Thực khách ngày càng biết thưởng thức các món ngon vật lạ. Cho nên, yêu cầu về sự độc đáo của những món ăn và chất lượng phục vụ càng cao hơn bao giờ hết. Đó là lý do chúng tôi bỏ ra 25.000 đô la để trang trí lại một phòng ăn nhỏ. Điều quan trọng là bạn hãy luôn đổi mới và tiếp tục duy trì những cam kết phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đừng ngủ quên trong chiến thắng.
Đôi khi tôi ước gì mình có thể bán tất cả và lập một quán bar B&B nho nhỏ ở đâu đó, hoặc mở trường dạy nấu ăn, hoặc tạm nghỉ một năm để đi du lịch đây đó. Tôi chưa bao giờ có kỳ nghỉ nào kéo dài tới hai tuần vì công việc cứ níu lấy tôi. Tôi chỉ mới sang châu Âu vài lần và chưa bao giờ đến Ý, nơi tôi luôn ao ước được đặt chân đến. Còn nhớ chuyến xuất ngoại đầu tiên của tôi là lần tôi đi Barcelona năm 1986 cùng đầu bếp Alice Waters và sáu đầu bếp khác theo lời mời của chính quyền địa phương Tây Ban Nha. Chúng tôi vừa biểu diễn phục vụ vừa kết hợp đi du lịch. Những năm sau đó, tôi có sang Paris, rồi London và Scotland một vài lần rồi thôi, tôi không có thời gian để đi nhiều hơn.
Tôi lớn lên ở miền Bắc Michigan cùng sáu anh chị em khác. Gia đình chúng tôi sống khá chật vật và thỉnh thoảng mới ăn với nhau một bữa cơm tối Chủ nhật. Dù chẳng có gì nhiều để ăn nhưng những gì ba mẹ tôi nấu đều tươi nguyên và rất ngon. Chúng tôi đi câu và đi săn rất nhiều lúc còn nhỏ và đó là nguồn bổ sung chất tươi đáng kể trong bữa ăn của chúng tôi. Tôi vẫn nhớ như in về những ngày ấy.
Tôi vào ngành kinh doanh ăn uống nhờ vào sự may mắn. Sau khi học xong trung học, tôi theo học trường dạy vẽ thiết kế khoảng bốn tháng rồi bỏ ngang. Tôi cùng cậu em trai nhận chân chiên trứng ở lữ quán Holiday ngay tại Traverse City. Nhân tiện, tôi muốn nói rằng Traverse City là một thành phố vui nhộn nhất thế giới. Đầu bếp trứ danh Alice Waters và gia đình ông từng sống một thời gian tại đó. Sau đó, cha tôi thấy một bài báo trên tờ Detroit Free Press có nói đến Học viện Nghệ thuật Ẩm thực Hoa Kỳ ở Hyde Park, New York, và bảo chúng tôi: “Nếu các con học nghề nấu ăn, các con không sợ thiếu việc làm”. Thế là chúng tôi vào trường dạy làm đầu bếp. Em trai tôi bỏ học sau bốn tháng và vào Hải quân. Tôi cũng nghỉ mấy năm rồi quay lại và tốt nghiệp vào năm 1977.
Ra trường, tôi làm cho Gelbert Robinson tại nhà hàng Plaza Three. Sau đó tôi cùng bếp trưởng của họ, cũng là thầy của tôi hồi ở Học viện Ẩm thực Hoa Kỳ, xin nghỉ và đi Missouri cùng mở ba nhà hàng và một khách sạn ở Springfield trong vòng 2 năm, mặc dù trước đó Plaza Three đề
nghị tôi ở lại làm bếp trưởng cho họ.
https://thuviensach.vn
Tháng 12 năm 1979, tôi trở lại Kansas City làm bếp trưởng cho một nhà hàng trong chuỗi American Restaurant. Tôi làm khoảng năm năm. Cố vấn của chúng tôi là Joe Baum, Barbara Kafka và James Beard. Chúng tôi nhận được rất nhiều lời khen tặng và học được nhiều kinh nghiệm tuyệt vời ở đó.
Năm 1983 tôi rời American Restaurant về San Francisco và góp vốn với Bill Wilkinson mở nhà hàng Campton Place. Ngày nay Bill là chủ nhà hàng Greenleaf Produce, Giám đốc điều hành Nhà hàng Stanford Court và từng làm việc với Jim Nassikas trong thời hoàng kim của Stanford Court. Thực sự tôi không muốn dọn về San Francisco vì cứ nghĩ đến những trận động đất và tưởng tượng cảnh cả vùng đất này có thể sẽ đổ nhào xuống biển là tôi e sợ. Thế nhưng cuối cùng tôi đã bị Bill thuyết phục hoàn toàn. Tôi cộng tác với Bill trong sáu năm, trước khi mở lữ quán Lark Creek.
Khoảng một tháng sau khi mở nhà hàng Campton Place, Patty Unterman đến viếng. Bà ấy đến cùng Ruth Reichl và một đôi vợ chồng rất tiếng tăm. Đó là lần đầu tiên bà ấy bước vào nhà hàng của chúng tôi. Tôi đã làm món xúp cua Dungeness để đãi họ. Đó là một món thơm ngon tuyệt hảo. Bà ấy rất thích món xúp nhưng gọi tôi đến bảo: “Brad, tôi phải nói cho anh biết rằng anh đã bỏ quên một phần vỏ của gói gia vị trong món xúp đấy”. Tôi nghĩ thầm: “Trời ơi, thế là tiêu đời!”. Nhưng tôi cố tự cứu mình: “Vâng, thưa bà, đó là cách người ta thường làm ở Kansas City đấy ạ, bà chưa từng nghe về điều đó sao?”. Với tôi, đó là bài học lớn từ một sơ suất nhỏ.
Lần khác, khi còn ở Plaza Three, tôi vừa mới vào làm và Chủ tịch Tập đoàn Gelbert Robinson là Ken Hill đến dùng bữa tối. Tôi làm món táo Charlotte đãi ông. Sáng hôm sau khi ông trở lại, Dan Durrick, trợ lý của ông gọi tôi và nói: “Brad, ngài Ken Hill dùng bữa tối hôm qua và mọi thứ đều ngon tuyệt. Ông ta đã dùng món tráng miệng táo Charlotte”. Tôi như mở cờ trong bụng, và Dan nói tiếp: “nhưng không may là nó có mùi tỏi!”. Tôi cảm thấy như đất đang sụp dưới chân. Tôi đã sử dụng bơ tỏi cho món đó mà không chịu nếm trước. Thế là tôi học thêm bài học là phải nếm trước tất cả mọi thứ.
Tôi lập gia đình được hai mươi bốn năm và có ba con trai, cả ba đều rất tuyệt vời. Tôi cũng may mắn có một người vợ đóng vai trò quan trọng cho sự thành công của tôi. Thật thế, cô ấy đã luôn ủng hộ tôi và nhiều lần gỡ rối cho tôi. Chad, một trong ba đứa con trai hiện đang học ở Học viện Ẩm thực Hoa Kỳ, là niềm tự hào của tôi. Tôi lúc nào cũng bận rộn. Tôi thường rời nhà lúc 7 giờ sáng và về đến nhà lúc 1 giờ đêm. Tôi đã làm quần quật như thế suốt hai mươi năm nay vì tôi yêu công việc này. Nhiều người thích thành công và tạo danh tiếng cho mình nhưng
chỉ muốn làm việc bốn mươi giờ mỗi tuần. Nếu ít ỏi thời gian như thế thì làm sao bạn có thểhttps://thuviensach.vn
chăm sóc từng miếng ăn cho thực khách và làm họ, những người trả tiền cho bạn, hài lòng được?
Hiển nhiên là tôi rất tự hào khi sở hữu các nhà hàng của tôi. Nhưng điều thực sự quan trọng là chất lượng cuộc sống mà tôi đã xây dựng được - đó là những điều tôi cam kết để mưu cầu sự tuyệt hảo. Dù tôi có sở hữu đến mười nhà hàng như thế này đi nữa, điều đó cũng không có ý nghĩa gì nếu tôi không trân trọng những khách hàng và nhân viên của tôi. Kinh doanh không chỉ là kiếm tiền, mà nó phải thể hiện được phong cách sống của bạn. Đó là những gì chúng ta có thể làm để giúp đỡ những người xung quanh. Từ những việc làm đơn giản như dành chút thời gian và sức lực cho trường học, hoặc làm từ thiện, tôi tham gia cộng tác với các tổ chức từ thiện trong nước như tổ chức Meals on Wheels, March of Dimes, Red Cross, AIDS. Tôi điều hành một giải golf ba năm một lần gây quỹ ủng hộ bệnh nhân tiểu đường. Chúng tôi cũng lập nhiều quỹ cho các trường học, sở cứu hỏa và nhiều tổ chức địa phương khác.
Nhiều người do quá xem trọng thành công và danh vọng nên không bao giờ đạt được những điều đó. Nhưng nếu họ dành thời gian và nỗ lực thật nhiều vào công việc mà họ yêu thích thì điều kỳ diệu sẽ xảy ra. Để thành công bạn phải làm việc hai trăm phần trăm so với chính bạn, bất kể bạn làm công việc rửa chén đĩa hay là một giám đốc điều hành của một nhà hàng lớn. Tôi nhận ra rằng những người thành công nhất cũng là những người khiêm tốn nhất. Niềm đam mê của đời họ và những lý do tại sao họ làm những việc như thế là rất khác biệt, tất cả không hẳn chỉ vì mục đích kiếm tiền.
Kết luận
Làm doanh nhân có nghĩa là luôn đặt việc kinh doanh lên trên hết, như phần lớn các nhà lãnh đạo thành đạt của chúng ta công nhận. Thành công đòi hỏi một sự hy sinh các sở thích cá nhân và Bradley Ogden cũng không phải là một ngoại lệ. Ông rất ít khi nghỉ mát và luôn có mặt ở các nhà hàng của mình. Kim chỉ nam trong hành động của Bradley, cũng như Wilkes Bashford và Howard Lester, là lấy việc làm hài lòng khách hàng bằng những sản phẩm hoàn hảo và chất lượng phục vụ tối ưu của họ.
Để thành công trong ngành kinh doanh ăn uống, Bradley cho rằng lòng đam mê và tính sáng tạo là rất cần thiết. Ông cũng tin rằng làm việc chăm chỉ cũng là một yếu tố tối cần thiết cho ngành kinh doanh này. Song, đừng cố ôm đồm mọi việc. Bạn phải biết sắp xếp mọi việc một cách khoa học, và mạnh dạn giao việc cho người khác. Hãy đào tạo họ trở thành những cộng sự kinh doanh đáng tin cậy của bạn. Hãy chia sẻ quyền lợi để nâng cao tinh thần trách nhiệm của
họ.
https://thuviensach.vn
Howard Lester - TGĐ điều hành Cty Williams Sonoma
Howard Lester sinh năm 1935, lấy bằng cử nhân kinh tế Đại học Oklahoma rồi làm việc cho IBM tại Oklahoma. Ông từng gầy dựng và điều hành thành công nhiều công ty riêng trong lĩnh vực công nghệ thông tin trước khi bán lại những công ty này cho các nhà đầu tư khác.
Nổi bật nhất trong số các công ty do ông gầy dựng là Williams Sonoma, một doanh nghiệp nhỏ được ông mua lại rồi khuyếch trương thành một công ty trị giá hai tỉ đô la. Lester là sáng lập viên kiêm giám đốc của chuỗi nhà hàng Ý Il Fornaio USA, giám đốc Hãng bán lẻ điện tử The Good Guys, Nhà hàng CKE và Chuỗi siêu thị Harold. Ngoài ra, ông còn là quản trị viên Viện Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco và thành viên ban cố vấn Học viện Kinh doanh Berkeley's Haas, nơi ông tài trợ cho Trung tâm Lester vì sự Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp.
Howard là một người cao to, dễ mến, tự tin và có những suy nghĩ độc lập. Trông ông giống như một tay cao bồi chỉ thích rong ruổi giữa những cung đường mới lạ trên lưng chiến mã hơn là phải gò bó trong những bữa tiệc thịnh soạn, kiểu cách của giới thượng lưu. Tôi gặp Howard lần đầu tiên trong một buổi dạ tiệc ở San Francisco. Ông nói chuyện rất thông minh, thẳng thắn nhưng không kém phần duyên dáng. Và chúng tôi đã kết giao bạn bè từ hôm ấy.
Tôi phỏng vấn Howard tại văn phòng của ông trong Công ty Williams Sonoma ở San Francisco. Cách bài trí khá giản dị tạo một cảm giác thoáng đãng và dễ chịu cho bất kỳ ai khi bước vào. Howard có một trí nhớ tuyệt vời, thích hồi tưởng về những người đã từng quen biết và rất cởi mở khi nói về cuộc đời của chính mình. Dù là điển hình của một người Mỹ thành đạt, ông vẫn là một con người hết sức khiêm tốn. Những phẩm chất chủ yếu làm cho Howard trở thành một doanh nhân thành đạt và được nhiều người yêu mến chính là tính độc lập, lòng tự tin, óc khôi hài và ý chí vươn tới thành công không bao giờ cạn.
Dám bước ra khỏi vùng an toàn
“Thất bại không phải là dấu chấm hết. Bạn đừng quan tâm đến nó mà hãy nghĩ đến sự thành
công và làm mọi thứ cần thiết để đạt được nó.”
https://thuviensach.vn
- Howard Lester
Tôi bắt đầu công việc đầu đời của mình bằng nghề giao báo vào năm tôi chín tuổi. Tôi làm việc này trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ II cho tới năm mười lăm tuổi. Tôi cũng đi cắt cỏ, phụ việc cho một nhà thuốc tây, rồi làm cả nghề phụ hồ. Còn nhớ, công việc tốt nhất của tôi thời đó là làm thợ kiểm tra đường băng cho một căn cứ không quân ở Oklahoma.
Gia đình tôi khó khăn, cha tôi lại bỏ đi, nên kỳ hè nào tôi cũng phải kiếm việc để làm thêm. Tôi cũng không lấy đó làm buồn lòng và so sánh với những đứa trẻ khác được đi bơi, câu cá, hay cắm trại trong kỳ nghỉ hè. Hầu hết các bạn của tôi cũng làm việc như tôi.
Vào đại học, tôi tiếp tục làm thêm và cũng làm đủ thứ việc. Tôi nhớ nhất thời gian làm cho một người rất tử tế, chủ một tiệm bán hamburger trong khu học xá. Tôi được trả công hậu hĩnh và được ăn hamburger với củ hành thoải mái đến mức lần đầu tiên hẹn hò với người yêu, cô ấy có thể ngửi được mùi của tôi từ xa cả cây số.
Đến sau khi ra trường, tôi cũng chưa có ý niệm gì về tương lai của mình. Thậm chí có thời gian tôi đã hoãn việc học đại học, rồi bị gọi vào lính và được đưa sang châu Âu mấy năm trước khi quay lại Đại học Oklahoma để có thể tốt nghiệp. Trong thời gian đó tôi lại hẹn hò với một cô bạn cũ. Cô ấy rất hay. Một buổi tối nọ, khi chúng tôi đang ngồi bên nhau trong xe tại một bãi đất trống, cô ấy nói: “Lester này, em nghĩ chúng mình không thể như thế này mãi được. Em muốn lấy một người có mục đích sống rõ ràng nhưng anh không phải là người đó.” Thế là chấm dứt một câu chuyện tình lãng mạn. Nhưng cô ấy đã làm tôi tỉnh ra. Tôi bắt đầu suy nghĩ nghiêm túc về những việc mình sẽ làm, nhưng tôi vẫn chưa thấy nghề nào thích hợp. Tuy vậy, trong thâm tâm, tôi luôn tin rằng rồi tôi sẽ thành công trong một lĩnh vực nào đó.
Sau khi tốt nghiệp, tôi vào làm cho IBM ở Oklahoma khoảng một năm rưỡi. Tôi biết IBM là một tập đoàn có tầm cỡ nhưng trong đầu vẫn luôn có ý nghĩ về một công việc kinh doanh riêng. Trong lúc làm ở IBM, tôi có mở một tài khoản tiết kiệm ở Ngân hàng Oklahoma, nơi vừa mua một loạt máy tính dòng IBM-1400 nhưng chỉ sử dụng trong nửa thời gian làm việc. Tôi bàn với ngân hàng rằng tôi sẽ sử dụng thời gian nhàn rỗi của các máy tính của họ để viết một chương trình theo dõi thanh toán hóa đơn và quản trị văn phòng cho các khách hàng của họ, ngân hàng sẽ trả chi phí lập trình cho tôi và khách hàng sẽ trả phí phục vụ cho ngân hàng. Chương trình đó nhanh chóng trở thành một ứng dụng phổ biến cho các ngân hàng và một số lĩnh vực khác sau đó. Thành công này khích lệ một ý tưởng lớn hơn. Tôi và hai người bạn huy động 100.000 đô la và thành lập một liên doanh với Republic Bank, Dallas, ngân hàng lớn nhất bang Texas thời đó. Chúng tôi phát triển các chương trình ứng dụng thanh toán hóa đơn y tế tự động hoặc
https://thuviensach.vn
chi trả lương tự động qua ngân hàng và làm việc như một phòng dịch vụ chăm sóc khách hàng tự động của họ. Họ trả cho chúng tôi một khoản tiền rất lớn, hoặc chi theo phần trăm tổng doanh thu hàng tháng, tùy theo cách nào cao hơn. Vào năm 1962, tôi thôi việc ở IBM, trở thành chủ tịch của công ty liên doanh đó và chuyển đến Dallas. Tôi mới 27 tuổi và chưa gặp rắc rối nào kể từ khi bắt đầu việc kinh doanh này nên rất phấn khởi. Tôi nghĩ rằng mình đang đi đúng đường.
Chúng tôi mời được một số ngân hàng ở Tennessee, New York, Mississippi sử dụng dịch vụ của mình và đặt văn phòng trong ngân hàng họ. Ban đầu họ tỏ ý hoan nghênh nhưng trong thâm tâm họ lại không muốn người ngoài can thiệp vào công việc kinh doanh của họ. Về phần mình, chúng tôi chỉ kiếm được một số lợi nhuận khiêm tốn nhưng lại phải hao tổn sức lực quá lớn. Vả lại, cũng không có đòn bẩy nào giúp chúng tôi đi xa hơn nên cuối cùng chúng tôi quyết định bán lại cho họ toàn bộ dịch vụ và chia đều cho mỗi người chúng tôi một số tiền khiêm tốn.
Tôi đến Ngân hàng First National ở Memphis, bang Tennessee và đề nghị họ cho phép tôi được bán phần mềm do chúng tôi làm ra (khi còn liên doanh với họ) cho các ngân hàng khác. Họ đồng ý và tôi ký giao ước với họ. Kế đó tôi thành lập một công ty khác, gởi thư ngỏ đến các ngân hàng và chờ điện thoại gọi đến. Đúng như tôi dự đoán, điện thoại dồn dập gọi tới và tôi bắt đầu bán phần mềm đó. Thoạt đầu chúng tôi phát triển phần mềm này là nhằm hỗ trợ cho các sản phẩm của Tập đoàn General Electric vì đa số các ngân hàng thời đó đều sử dụng các loại máy móc thiết bị mang nhãn hiệu G.E. Sau đó, vào năm 1965 - 1966, IBM cho ra đời dòng máy tính 360 nên tôi muốn chuyển đổi toàn bộ phần mềm hiện có của chúng tôi sang chạy trên loại máy này vì tôi nhận ra rằng chúng tôi sẽ có một thị trường khổng lồ. Tôi ký một thỏa thuận với Ngân hàng Jackson, Mississippi để thiết kế phần mềm và ngược lại, họ sẽ làm nhà phân phối. Tôi sử dụng ngôn ngữ lập trình COBOL nhưng lúc đó IBM không thể chạy COBOL một cách hoàn chỉnh nên phần mềm của tôi chưa thể hoạt động được. Vì tôi đã bán ra khoảng hai mươi chương trình đó với giá 35.000 đô la một bản và đã tiêu hết các khoản tiền ký quỹ nên tôi rất lo lắng.
Đúng lúc đó tôi nhận được điện thoại của một người ở Los Angeles đang làm cho Computer Sciences Corporation (CSC). CSC muốn thâm nhập vào thị trường phần mềm ứng dụng trong kinh doanh nên cử ông ấy đi nghiên cứu thị trường mới này. Tuy nhiên, đi đến đâu ông ấy cũng nghe nói: "Ông nên liên hệ với Lester, anh ta đã làm việc đó nhiều năm rồi”. Thế là họ gọi cho tôi và đề nghị gặp nhau. Họ đồng ý hoàn tất các phần còn lại để phần mềm của tôi có thể hoạt động và phân phối chúng nếu tôi chịu bán công ty của tôi cho họ. Tôi đồng ý và ký hợp đồnghttps://thuviensach.vn
làm việc năm năm với họ, đảm nhiệm việc điều hành một bộ phận gọi là Hệ thống các ứng dụng, giống những việc tôi đã và đang làm. Đó là vào năm 1967, tôi ba mươi hai tuổi và có một công việc tuyệt vời với CSC ở Los Angeles. CSC trở thành một trong ba nhà cung cấp hệ điều hành lớn nhất thế giới và doanh thu của họ đạt gần bốn tỉ đô la mỗi năm.
Tháng Giêng năm 1972, hợp đồng với CSC kết thúc, tôi nghỉ việc và chuyển về New York, huy động một số vốn và mua lại một công ty chuyên sản xuất phần mềm cho ngân hàng. Phần mềm của họ rất xuất sắc, một số nhân viên của họ rất giỏi, nhưng họ không biết cách bán sản phẩm. Tôi nghĩ đây là một cơ hội tốt. Tôi quyết định chuyển công ty từ Reading, Pennsylvania về miền Nam California và ký một hợp đồng lớn với Ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ và BankAmericard. Thế là chúng tôi trở thành nhà cung cấp phần mềm ứng dụng lớn nhất cho các ngân hàng trong nước. Chúng tôi đổi tên công ty thành Centurex, một cái tên nghe rất "kỹ thuật cao". Nhưng các ngân hàng lại thích tự phát triển phần mềm của riêng họ hơn là đi mua trọn gói. Chúng tôi biết đó là một ý tưởng không thực tế nhưng họ thì không nghĩ vậy. Tuy nhiên, chúng tôi đã làm việc khá tốt và nếu gặp thời chúng tôi đã có thể phát triển thành một công ty lớn ngày nay. Sau đó, chúng tôi nhận được nhiều lời đề nghị mua lại công ty và quyết định bán nó cho một công ty có niêm yết cổ phiếu ở Thị trường Chứng khoán New York vào năm 1975, với một cái giá rất hời. Đó là Tập đoàn Bradford. Bradford có những quan hệ rất gần gũi với ngành ngân hàng nên có nhiều lợi thế kinh doanh hơn chúng tôi. Họ chưa phải là một tập đoàn lớn, doanh thu chỉ vào cỡ 150 triệu đô la nhưng họ có một chiến lược thật sự xuất sắc. Nếu mọi thứ được thực hiện theo đúng kế hoạch của họ thì có lẽ ngày nay đó đã là một công ty tầm cỡ trong ngành cung cấp dịch vụ và tư vấn tài chính. Tuy nhiên, công tác quản trị của họ có nhiều sai sót và họ cũng không theo kế hoạch đến cùng. Thoạt đầu tôi làm Phó giám đốc điều hành trong một năm rưỡi, phụ trách tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm. Nhưng trong đời sống riêng, cuộc hôn nhân của tôi chẳng được suôn sẻ, vì thế mùa hè năm 1976, tôi xin nghỉ và trở lại Los Angeles, nơi thực sự là nhà của tôi. Trong một năm rưỡi sau đó, tôi không làm gì cả - ngoại trừ chơi golf.
Cho tới năm bốn mươi mốt tuổi, công việc của tôi chỉ quanh quẩn trong phạm vi máy tính với phần mềm, và tôi không muốn tiếp tục làm việc đó nữa. Một ngành khác mà tôi có thể làm là ngân hàng, nhưng tôi cũng không thích nốt.
Sáu tháng trời tôi chỉ thích ở không. Mỗi sáng tôi thức dậy và tự nhủ: “Hôm nay mình có thể làm bất cứ điều gì mình muốn! Mình không phải trả lời điện thoại hoặc lo nghĩ về những chuyện chưa xảy ra”. Suốt sáu tháng nhàn rỗi trôi qua như thế nhưng bỗng một hôm tôi như bừng tỉnh: “Mình không có việc gì làm hôm nay trong khi bạn bè mình đều đang làm việc”. Tôi
https://thuviensach.vn
cảm thấy cần phải làm ngay một việc gì đó, nhưng chưa biết là gì, chỉ biết rằng tôi không thích làm những việc tôi đã từng làm trước đây. Tôi nghĩ về cuộc đời và nhận ra rằng tiền bạc không phải là thứ quan trọng nhất. Điều quan trọng hơn đối với tôi giờ đây là sự yêu đời, yêu công việc hàng ngày, là sự tin tưởng vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống và tận hưởng chúng. Lần đầu tiên trong đời, tôi suy ngẫm về những chuẩn mực khác của cuộc sống. Từ trước tới nay, tôi chỉ lo kiếm tiền, đi tìm kiếm sự thành đạt, trông nom con cái và đủ mọi thứ linh tinh khác. Bỗng dưng, tôi không còn lo lắng gì về những điều đó nữa. Tôi đã có nhiều tiền, tôi không cần phải lo nghĩ nữa. Tôi chỉ nghĩ về những gì có thể mang đến cho tôi niềm vui và hạnh phúc. Thế là tôi lập ra một danh sách những việc tôi thích làm và muốn làm ngay.
Trong khoảng một năm, tôi nói chuyện với nhiều người và quan sát nhiều công ty khác nhau. Tôi ném mình vào một vài cuộc phiêu lưu mới. Một trong số đó là một cái máy sử dụng axít sulfuric để làm sạch các giếng dầu và đường ống dẫn gas. Thật lý thú. Lần đầu tiên tôi cho phép mình dùng thời gian để làm những việc linh tinh và thú vị như thế.
Qua một vài người quen trong ngân hàng, tôi biết có một công ty tên là Williams Sonoma đang rao bán. Tôi bay đến San Francisco và gặp luật sư của họ. Đó là một công ty kinh doanh bán lẻ quy mô nhỏ, doanh thu khoảng bốn triệu đô la một năm và đang trên bờ vực phá sản. Gia đình Marcus đang sở hữu một nửa công ty. Ông Marcus mới qua đời và vợ ông, bà Betty, muốn bán nó. Tôi thăm dò thêm một số người nữa và thấy công ty này là đáng mua, dù nó đang bị lỗ hai, ba trăm ngàn đô la mỗi năm. Tôi nhận thấy rằng chỉ cần một vài cải tiến cơ bản, tôi có thể đảo ngược thế cờ, làm cho công ty này có lãi cũng khoảng hai, ba trăm ngàn đô la mỗi năm. Tôi sẽ cài đặt các phần mềm quản lý thu chi, quản lý vật tư mà tôi đã viết trước đây vào các cửa hàng bán lẻ của công ty này. Cùng với chút ít kiến thức về tài chánh và ngân hàng, cũng như tổ chức bài trí hàng hóa bắt mắt hơn, tôi sẽ làm cho nó cất cánh trở lại.
Cùng với Jay McMahau, một người có kinh nghiệm trong ngành bán lẻ ở Los Angeles thường chơi golf với tôi, tôi đã mua lại Williams Sonoma vào tháng 6 năm 1978 với giá một trăm ngàn đô la. Jay hùn với tôi một nửa số đó và hiện nay anh ấy đang nắm giữ hai trăm năm mươi triệu đô la vốn cổ phần trên tổng số hai tỉ đô la tài sản của công ty. Việc kinh doanh sau đó rất thuận lợi và tôi cảm thấy thật thú vị. Tôi đã chuyển về vùng vịnh San Fsancisco và tôi yêu những tháng ngày ở nơi này.
Thành công, tại sao nó lại đến với tôi mà không phải là người khác? Tôi suy nghĩ rất nhiều về điều đó. Các cố vấn thật sự không đóng vai trò quan trọng trong cuộc đời tôi như những người
khác. Chỉ có một người tôi học được nhiều nhất từ cách điều hành kinh doanh của ông, đó làhttps://thuviensach.vn
Bill Hoover, Chủ tịch Hội đồng quản trị CSC. Nhưng không thể gọi ông là cố vấn của tôi. Thất bại không phải là dấu chấm hết. Bạn đừng quan tâm đến nó mà hãy nghĩ đến sự thành công và làm mọi thứ cần thiết để đạt đến thành công. Những người sáng tạo và có tầm nhìn xa thường dành nhiều thời gian để mơ tưởng đến mục đích của cuộc đời mình. Còn tôi lại không. Quá lắm tôi chỉ hình dung cuộc đời mình của năm năm sau đó mà thôi. Hãy gieo mạ và lúa sẽ mọc lên. Nếu bạn luôn đặt ra cho mình những câu hỏi và năng tiếp xúc với mọi người, khi cơ hội tới, chắc chắn bạn sẽ nắm bắt được nó ngay. Bạn không nhất thiết phải theo đúng trình tự A, B, C, D như trong kỹ thuật, vì như thế, có thể những cơ hội tốt sẽ vuột khỏi tầm tay bạn.
Tôi cũng có quen nhiều doanh nhân thành đạt, có người có tư duy rất sáng tạo và trí tưởng tượng bay bổng, nhưng cũng có người chỉ đơn thuần là người túc trí đa mưu. Tuy nhiên, họ có điểm chung là không bao giờ nghĩ đến thất bại. Họ chỉ luôn tâm niệm một điều duy nhất: có thể, có thể, và luôn có thể. Dick Riordan, Thị trưởng Los Angeles là một người như thế. Bạn có thể truyền cho người khác sự tự tin để thành công hay không, tôi không biết, nhưng tôi thường tự hỏi mình về điều đó trong khi nuôi dạy các con mình.
Có một anh bạn từng làm nhân viên của tôi ở CSC. Tôi tuyển anh vào CSC từ IBM và có lẽ anh ấy giỏi hơn tôi. Ít lâu sau anh yêu cầu một chức vụ cao hơn nhưng CSC không thể đáp ứng, thế là anh ấy chuyển qua Xerox. Tôi vẫn giữ quan hệ tốt đẹp với anh và đã chủ động mời anh về tham gia công ty nhỏ của tôi. Lần đó, anh bay từ Connecticut đến San Francisco để nói chuyện với tôi. Khi tiễn anh ra máy bay, anh im lặng không nói gì. Cuối tuần, anh gọi cho tôi và nói: “Tôi không thể làm việc đó, Howard, tôi không biết phải giải thích với anh thế nào nhưng đơn giản là tôi không thể. Tôi cảm thấy thật ngu ngốc nếu từ bỏ Xerox, tôi cần sự bảo bọc của nó”. Anh ở lại Xerox và cuối cùng trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị và là nhà sản xuất máy vi tính thành công nhất ở Bắc California. Thỉnh thoảng tôi vẫn gặp lại anh ấy. Tôi tin rằng anh sẽ có một tương lai tuyệt vời nếu cộng tác với chúng tôi, nhưng anh ấy đã không có tinh thần của một doanh nhân. Tôi tin có nhiều người khác cũng thế. Họ không dám bước ra khỏi vùng an toàn trong khi tôi dám làm điều đó. Tôi chưa bao giờ lấy làm phiền lòng vì không có một văn phòng sang trọng như nhiều người khác. Tôi không bao giờ run sợ và đó là câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp của tôi.
Kết luận
Sự thành đạt của Howard Lester làm người ta khó mà tin rằng ông đã từng không có mục tiêu lý tưởng gì khi học đại học. Dù ông luôn tin rằng mình sẽ thành công trong một lĩnh vực nào đó,
nhưng bản thân ông cũng không biết chính xác đó là gì. May mắn là ông bước ngay vào mộthttps://thuviensach.vn
công ty tầm cỡ sau khi tốt nghiệp nên đã có đất dụng võ và tài năng của ông bắt đầu bộc lộ. Tinh thần doanh nhân của ông được chứng minh qua hàng loạt vụ mua bán các công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm vừa và nhỏ thời đó, khi ông chưa qua tuổi ba mươi.
Ở tuổi bốn mươi mốt, ông chợt tỉnh ra và nghĩ rằng tiền bạc không phải là tất cả. Ông từ bỏ ngành công nghệ thông tin mà mình đã theo đuổi suốt hơn hai mươi năm, một nghề đã mang lại cho ông sự giàu có và một cuộc sống đầy đủ tiện nghi, để bước sang một lĩnh vực khác hầu tìm kiếm sự yêu đời, yêu người và sự thư thái trong tâm hồn. Ông mua lại Williams Sonoma, một công ty kinh doanh cửa hàng bán lẻ đang có nguy cơ phá sản, và thật kỳ lạ, dù lúc này ông chỉ lấy việc kinh doanh một ngành nghề mới làm vui nhưng rồi ông đã làm cho Williams Sonoma ngày nay trở thành một hệ thống siêu thị bán lẻ có tổng trị giá tài sản lên đến hai tỉ đô la, gấp 20.000 lần giá trị ban đầu của nó vào năm 1976.
Điều gì đã giúp ông thành công như thế? Howard nói rằng, hãy biết rõ các thế mạnh và điểm yếu của mình, luôn suy nghĩ về những giá trị và các ưu tiên trong cuộc sống và hướng mục tiêu sự nghiệp của mình vào đó. Đừng để bản thân bị cám dỗ bởi một công việc hoặc một lời đề nghị hấp dẫn mà từ bỏ con đường bạn đã vạch ra. Và quan trọng hơn hết là bạn phải hình dung ra viễn cảnh thành công của mình và sử dụng nó như một nguồn năng lượng mạnh mẽ giúp bạn biến ước mơ thành sự thật.
Nick Nickolas - Nhà tư bản tài chính
Ngày nay Nick Nickolas tự nhận mình là một nhà đầu tư độc lập, nhưng ông đã có một sự nghiệp xuất sắc trong kinh doanh ở cương vị Tổng giám đốc điều hành và Chủ tịch của nhiều công ty. Ông gia nhập Tập đoàn Time vào năm 1964 và làm thủ quỹ vào năm 1971, đảm trách mảng truyền hình cáp có thu phí.
Ông nhận chức vụ Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành Công ty Truyền hình cáp Manhattan vào năm 1974. Năm 1976 Nickolas trở thành Chủ tịch Công ty giải trí Home Box Office (Hãng phim HBO), một chi nhánh của Tập đoàn Time. Năm 1981, Nickolas được cử làm Giám đốc Phát triển Chiến lược, năm 1983 làm Giám đốc Tài chánh, năm 1984 trở thành Phó Tổng giám đốc điều hành và năm 1986 là Chủ tịch của Tập đoàn. Đầu năm 1990, Time Inc. và Warner Communications sáp nhập và trở thành công ty truyền thông và giải trí hàng đầu thế giới. Chức vụ sau cùng của Nick sau khi hai tập đoàn sáp nhập là Tổng giám đốc điều hành từ tháng
5 năm 1990 đến tháng 2 năm 1992.
https://thuviensach.vn
Hiện nay Nick là một giám đốc của Hãng Xerox, Boston Scientific Co., DB Capitol Partners, và Priceline.com. Ông cũng là thành viên ban giám đốc của nhiều công ty truyền hình tư nhân, Hãng truyền hình Turner, và ủy viên Ủy ban Cố vấn các vấn đề về Môi trường của Tổng thống. Nick Nickolas cũng là Hiệu trưởng trường Đại học Báo chí Columbia, ủy viên Ủy ban Bảo vệ Môi trường, thành viên Hội đồng Quan hệ Quốc tế.
Nick để lại trong tôi ấn tượng đầu tiên rằng ông là một con người mạnh mẽ, năng động, thích khám phá và tràn đầy sinh lực. Nick hiện sống với gia đình trong một biệt thự sang trọng ở Colorado. Ông rất yêu vợ và dành nhiều sự quan tâm đến từng sở thích của các con.
Nick là người duy nhất tôi phỏng vấn qua điện thoại. Thoạt đầu ông rất cẩn trọng khi trả lời. Vâng, thật khó thổ lộ về bản thân qua điện thoại, nhất là khi ta biết trước cuộc nói chuyện sẽ được ghi âm lại. Tôi thật sự kính nể khả năng diễn đạt và tư duy chặt chẽ của ông trong suốt cuộc phỏng vấn.
Hãy gõ mọi cánh cửa để đến được nơi bạn muốn
“Đưa ra những quyết định chính xác tại những thời điểm khó khăn, biết nói“không” hoặc “có” khi cần thiết. Đó là cái tài của người lãnh đạo và là điểm khác biệt của họ với những người khác.”
- Nick Nickolas
Việc tôi đang làm hiện nay là giúp các bạn trẻ, những người có tinh thần doanh nhân thực hiện những ước mơ của họ. Đó là một công việc hầu như hoàn toàn trái ngược với những gì tôi đã làm ba mươi năm về trước trong lĩnh vực truyền thông, nơi tôi chỉ biết có mệnh lệnh và kiểm soát.
Giờ đây tôi thường xuyên sử dụng điện thoại, fax, e-mail để kết nối với các bạn trẻ khắp nơi trên thế giới, những người giỏi hơn tôi gấp nhiều lần trong chuyên môn của họ.
Là con đầu lòng trong một gia đình di cư đến Annapolis, từ nhỏ tôi đã biết làm đủ mọi việc. Cha tôi phục vụ trong ngành hải quân và đồn trú khắp năm châu bốn biển trên thế giới. Mẹ tôi là một phụ nữ có ý chí mạnh mẽ. Chúng tôi thuộc tầng lớp công nhân viên chức nhưng cũng có niềm tự hào của riêng mình. Vừa rồi em trai tôi được Tạp chí Forbes xếp vào 400 người giàu nhất nước Mỹ năm nay. Mười năm trước đây, cậu ấy thành lập một công ty chuyên kinh doanh thiết bị y tế kỹ thuật cao từ hai bàn tay trắng. Hiện công ty cậu ấy trị giá đến một tỉ đô la.
Thần tượng của tôi khi còn nhỏ là Ted Williams. Như tất cả những người sinh ra ở New https://thuviensach.vn
England, tôi rất thích đội Red Sox. Williams là một cầu thủ tấn công cánh trái của đội bóng
chày Red Sox - Thành phố Boston. Tôi ngưỡng mộ tính cách trầm lặng bên dưới tài năng của anh. Tôi bị những người như Ted Williams lôi cuốn ở chỗ họ không cần mọi người chú ý đến chiến công của họ. Em trai tôi cũng là một người như thế.
Tôi cũng không biết cha mẹ tôi kỳ vọng ở tôi điều gì. Vào đầu những năm 1950, chúng tôi sống ở Copenhagen, Đan Mạch khoảng bốn năm, tôi vào học tại một trường Đan Mạch. Có rất ít người Mỹ ở thủ đô Đan Mạch nên họ không mở trường cho học sinh Mỹ. Sau đó, chúng tôi chuyển về Hoa Kỳ và tôi vào học năm hai ở một trường Trung học Mỹ. Năm đó tôi mười lăm tuổi. Nhưng cha tôi lại bảo: “Con sẽ đi Andover vào năm tới nếu con có thể thi đậu vào đó”. Tôi không biết Andover là gì, ở đâu và không vui với ý nghĩ bị giam lỏng ở đâu đó. Nhưng, Andover đã mở ra cho tôi một thế giới rộng lớn hơn. Em trai tôi cũng đến St. Paul một năm sau đó, nhưng học ở một trường khác. Tất cả những gì cha mẹ tôi làm là cho chúng tôi một nền giáo dục tuyệt vời và sau đó chúng tôi phải tự quyết định cuộc sống của mình. Tôi đi học bằng những khoản tiền vay mượn, mà sau mười năm làm việc, tôi vẫn chưa trả hết.
Không ai ngạc nhiên hơn chính bản thân tôi về sự thành công của tôi. Tôi luôn cho rằng mình sẽ là một nhà tư bản dù xuất thân gia đình tôi không phải thế. Sau khi tốt nghiệp Đại học Princeton, tôi quyết định vào học một trường kinh doanh. IBM cho tôi một học bổng toàn phần ở Đại học Wharton nhưng tôi không thích. Tôi vay tiền và vào Harvard vì nghĩ rằng Harvard là trường dạy kinh doanh tốt nhất. Nhưng có đúng như vậy không thì không ai biết chắc chắn được.
Khi tốt nghiệp Đại học Harvard, tôi quyết định vào làm cho bất kỳ công ty nào làm tôi nể trọng và thán phục về cung cách làm việc và sản phẩm của họ. Vì thế, tôi chấp nhận làm cho một hãng báo chí với mức lương thấp dù lúc đó tôi luôn trong cảnh nợ nần. Từ kinh nghiệm này, tôi khuyên các bạn trẻ ngày nay nên chọn cho mình một công ty mà sản phẩm của họ làm bạn bị mê hoặc, chứ đừng để bị cám dỗ bởi những hứa hẹn như thăng tiến nhanh, lương bổng hậu hĩ, an sinh xã hội và phúc lợi tốt của những công ty khác. Những thứ đó ở đâu cũng có, miễn là bạn say mê công việc và thể hiện hết khả năng của mình.
Thật sự khi còn trẻ tôi không có ai là cố vấn cả. Người đầu tiên khiến tôi chú ý đến là Jim Shepley, người được Đại tướng George Marshall tuyển dụng làm phụ tá vào cuối Chiến tranh Thế giới thứ II, và sau này trở thành Chủ tịch Tập đoàn Time. Ông ấy là một người rất thô lỗ và cứng rắn.
Tôi cũng khởi nghiệp như bao người khác, bắt đầu từ con số 0, nhưng tôi dám nghĩ dám làm. Khi có một ý tưởng hay, hoặc tôi tự cho rằng nó hay, tôi sẵn sàng đặt lên bàn thảo luận mà
https://thuviensach.vn
không bao giờ sợ bị làm trò cười cho thiên hạ. Đó là một điều khá ngạc nhiên khi tôi hồi tưởng lại. Em tôi cũng là một người như thế nên ắt hẳn đó là một phẩm chất mang tính di truyền của gia đình tôi.
Ngày nay, mọi việc đều khó khăn hơn, từ chính trị, thương mại, giáo dục hay ở bất cứ lĩnh vực nào. Vì thế các nhà lãnh đạo tài giỏi luôn phải cân đối mọi nguồn lực trong quá trình phát triển, và phải ra những quyết định chính xác trong những tình huống khó khăn, biết nói “không” hoặc “có” khi cần thiết. Đó là cái tài của người lãnh đạo và là điểm khác biệt của họ với những người khác.
Tôi thích những người sống có mục đích và chí hướng rõ ràng. Hiện thời, rất ít chính trị gia được tôi ngưỡng mộ hoặc tôn là thần tượng. Em trai tôi có thể là một trong những thần tượng của tôi vì cậu ấy thật sự có định hướng và biết tập trung cho mục tiêu của mình. Công ty của cậu ấy kinh doanh với phương châm: “Tích tiểu thành đại” và họ rất nghiêm túc về chuyện đó. Càng có quyền lực thì con người càng dễ bị cuốn hút vào cái bẫy của thành công, của sự nổi tiếng trên mặt báo cũng như đủ mọi thứ khác. Ít ai có thể cưỡng lại những cám dỗ đó và giữ mình được nguyên vẹn. Nhưng em trai tôi thì không vậy, ít ra là cho tới lúc này.
Nếu tôi có thể làm điều gì đó khác với những gì tôi đã làm, có lẽ tôi đã trở thành một doanh nhân từ rất sớm. Nếu bạn quyết định suốt đời chỉ đi làm thuê, bạn vẫn sống khỏe và hầu như không hề gặp rủi ro gì trên đường đời. Nhưng bạn sẽ không tự mình quyết định được điều gì cả. Nếu được làm lại, tôi sẽ tự làm chủ mình và dành nhiều thời gian hơn để làm những điều mình thích. Tôi sẽ đi thám hiểm cuộc sống của người da đỏ, đi câu cá hoặc đọc những cuốn sách mà tôi ưa thích.
Lời khuyên của tôi cho các bạn đang theo học ngành kinh doanh hay sắp khởi sự kinh doanh là trước tiên hãy nghĩ đến lĩnh vực hay sản phẩm mà bạn sẽ tham gia sản xuất. Bạn nên đặt ra hệ thống các chuẩn mực cho mình, chẳng hạn như: “Tôi muốn tự khẳng định mình thế này. Tôi cảm thấy rất hài lòng với ý nghĩa đó và thiết tha bỏ ra hai mươi năm sắp tới để khẳng định mình qua nỗ lực hoàn thành công việc XYZ”. Tôi nghĩ đó là cách mọi người nên làm khi nghĩ về tương lai của mình - chứ không phải những vị trí hấp dẫn ban đầu, lương bổng, các kỳ nghỉ hoặc một ông chủ nào đó. Cho nên, các bạn trẻ của tôi, hãy gõ mọi cánh cửa, bước vào, và nhận mọi việc họ có thể cho bạn, ngay cả làm lao công. Bởi vì, một khi bạn đã vào đúng nơi bạn muốn, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì, làm như thế nào, ai là người bạn muốn học hỏi, kết giao, điều gì mang lại hứng thú cho bạn… trước khi bạn có thể khởi sự công cuộc kinh doanh
của riêng bạn. Những lựa chọn đó mới thực sự là quan trọng nhất.
https://thuviensach.vn
Kết luận
Nick Nickolas không nói nhiều về sự thành đạt của mình. Ông bắt đầu sự nghiệp ở một công ty mà ông ngưỡng mộ. Theo Nick, đó là quyết định khôn ngoan nhất đối với một người trẻ tuổi ngày nay. Hãy chọn một công ty có những sản phẩm bạn yêu thích. Hãy làm việc tại nơi bạn cảm thấy thoải mái và phấn khích. Đó là tiền đề của một sự nghiệp tối ưu nhất.
Giống như Frank Cary, ông khuyên mọi người nên mạnh dạn phát biểu những ý tưởng mới lạ và đừng quan tâm đến những hậu quả có thể xảy đến cho những suy luận chân thành của mình. Ông dẫn chứng sự thành công của người em trai của mình để chứng minh tầm quan trọng của việc không để mất tầm nhìn và xa rời những mục tiêu kinh doanh.
Trong lúc này, Nick đang hỗ trợ các nhà doanh nghiệp trẻ nhận ra những mục tiêu kinh doanh của họ và dường như đó là sở trường của ông. Nick chỉ có một tiếc nuối duy nhất là ông đã không trở thành một doanh nhân sớm hơn. Có lẽ việc giúp người khác nhận ra ước mơ của họ là cách mà Nick có thể lấy lại những năm đã mất.
Những câu chuyện về các nhà kinh tế chiến lược tài
Allen Grossman - Nguyên GĐ điều hành Tổ chức Outward Bound
Allen Grossman là giáo sư Khoa Quản trị Kinh doanh của Đại học Harvard và là giáo sư thỉnh giảng của trường đào tạo nghiên cứu sinh của Harvard. Grossman từng giữ chức Chủ tịch và Tổng giám đốc điều hành của Công ty Outward Bound sáu năm trước khi lui về làm việc riêng cho các tổ chức phi lợi nhuận vào năm 1997.
Trước khi làm việc cho Outward Bound, Allen là Tổng giám đốc điều hành khu vực của Công ty Albert Fisher PLC và là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Giấy Grossman.
Khi tôi đề nghị Alex Sanger, anh rể tôi, giới thiệu cho tôi một người nào đó tiêu biểu, làm việc trong các tổ chức phi lợi nhuận để phỏng vấn, anh ấy không ngần ngại nói ngay là Allen Grossman. Tôi muốn gặp ông ngay khi nghe Alex mô tả về tính chính trực, lòng can đảm và sự thông minh của ông. Tuy nhiên, ông chỉ đồng ý trả lời phỏng vấn sau khi đã hiểu rõ triết lý
https://thuviensach.vn
sống của tôi và mục đích của cuốn sách này.
Allen là người luôn hừng hực khí thế và có đôi mắt biết nói. Ông cảnh báo tôi ngay từ đầu rằng ông là người nói nhiều nên tôi phải chuẩn bị băng ghi âm trước. Quả đúng như vậy, và không như một số người khác, ông sử dụng những lời lẽ rành mạch, khúc chiết diễn tả rõ ràng suy nghĩ và các ý tưởng của ông. Tôi rất ấn tượng về sự nồng nhiệt và những ngôn ngữ cử chỉ, nhất là đôi tay và ánh mắt, mà ông thể hiện trong suốt cuộc phỏng vấn với tôi.
Công việc của Allen giờ đây là nâng cao chí hướng và óc sáng tạo của các doanh nhân thành đạt lên một mức trách nhiệm cao hơn đối với thế giới và mọi người. Tôi đã cho sinh viên của tôi nghe một số trích đoạn trong cuộc phỏng vấn ông vì tôi nhận thấy lời nói của ông có sức lan truyền rất lớn. Ông đúng là một nhà cải cách tư tưởng rất nhiệt tâm và luôn sống đúng với những giá trị của chính mình.
Hãy hiểu rõ bản thân và có niềm tin chiến thắng
“…Phần lớn những người thực sự thành đạt đều có lòng say mê công việc. Đó là một đức tính tuyệt vời góp phần mang lại cho họ hạnh phúc và thành công.”
- Allen Grossman
Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình đã hoàn toàn trưởng thành, đã đủ những trải nghiệm - tôi chỉ tăng thêm mỗi năm một tuổi mà thôi. Tôi sinh ra ở Newark, New Jersey và sau đó chuyển ra sinh sống ở vùng ngoại ô trù phú, một vùng quê tiêu biểu của New Jersey khi người cha có gốc dân tị nạn của tôi bắt đầu thành đạt.
Tôi vào một trường trung học công lập - đó là một cuộc sống rất trơn tru, bằng phẳng. Tôi là đứa con giữa trong số năm anh chị em. Nếu được sinh ra lần nữa, tôi vẫn chọn mái ấm này. Tôi có một anh trai, người được xem như một nhà tiên tri của gia đình và ba chị em gái. Từ rất sớm tôi đã biết tự xoay xở lấy mọi việc dù vẫn còn trong sự bảo bọc của cha mẹ.
Cha tôi là một nhà doanh nghiệp di dân cổ hủ. Tôi làm trong kho giấy của ông vào mỗi mùa hè từ khi mới mười một tuổi cho đến khi học xong đại học. Tôi chưa bao giờ làm ở nơi nào khác. Có một sự đánh giá rất cao cho sự chăm chỉ của bạn đối với những công việc gia đình thời đó. Cha tôi rất coi trọng tính thanh liêm và lòng trung thực. Điều đó thật sự có ý nghĩa với ông vì ông đến đây từ một đất nước khác và hành trang duy nhất ông mang theo là sự chính trực.
https://thuviensach.vn
Khi còn bé, tôi không chắc mình có một niềm tin tiềm tàng hoặc một cảm nhận rõ ràng về khả năng thành đạt của tôi. Theo tôi, gia đình quá trông mong người anh trai của tôi phải thật giỏi giang và thành đạt, còn đối với tôi thì không mấy hy vọng tôi sẽ làm nên trò trống gì. Thực sự tôi cũng có nghi ngờ bản thân điều đó. Điều này càng trầm trọng hơn khi tôi tốt nghiệp đại học năm 1965 và bước vào kinh doanh với cha và anh trai ở Xí nghiệp bao bì giấy của gia đình. May mắn là chúng tôi đã thành công. Cha tôi là người cực kỳ khôn ngoan, ông là người sáng lập nên nhà máy này và rất yêu mến nó, nhưng ông biết rằng nếu ông không chia sẻ bớt quyền hành cho con cái thì chúng tôi sẽ ra đi. Cho nên chẳng bao lâu sau ông bảo: "Được rồi, bây giờ là đến lượt các con. Hãy xem các con có thể làm được những gì nào”. Thật đáng buồn là ông mất vào năm 1972, khi tôi mới hai mươi bảy tuổi. Sau đó anh trai tôi và tôi đã xây dựng xí nghiệp này thành một công ty tầm cỡ quốc gia hoạt động khá thành công.
Tôi biết cha tôi có ý nghĩ rằng trong hai chúng tôi, anh tôi sẽ là người lãnh đạo. Tuy nhiên, anh tôi, lớn hơn tôi sáu tuổi, lại chưa bao giờ nghĩ rằng anh là số một và tôi là số hai. Trên thực tế, anh vui vẻ chia sẻ với tôi mọi đặc quyền nhưng lúc đầu tôi đã không nhận ra. Anh ấy rất thông minh, có tài, có đầu óc chính xác hơn tôi, và có lẽ bảo thủ hơn tôi. Tôi thì thích đối đầu với rủi ro nên chúng tôi bổ sung cho nhau và mọi việc tiến triển rất tốt.
Sống trong thời Kennedy và Martin Luther King, tôi luôn nghĩ về việc làm công ích. Tôi tin rằng cá nhân tôi có thể tạo nên một sự khác biệt cho xã hội. Tôi lao vào nắm công việc kinh doanh của gia đình và cưới vợ từ rất sớm. Lúc tôi tốt nghiệp đại học kinh doanh, phần lớn các bạn tôi đều đã làm việc cho các công ty lớn.
Tự tin là một khái niệm rất thú vị. Nó không đơn giản chút nào. Có lẽ một trong những giá trị của những người có tuổi là hiểu được ý nghĩa thật sự của sự tự tin. Tất cả chúng ta xét về mặt nào đó đều kém tự tin trong những điều chúng ta mong muốn. Tôi cho rằng tự tin là sự hiểu rõ chính mình, biết được đúng lúc mình sẽ vượt qua các thách thức và cũng biết hoài nghi về chính niềm tin của mình một khi nó tỏ ra không còn đúng đắn. Khi còn bé, tôi thường làm ra vẻ bạo gan hơn là tự tin thật sự. Giờ đây, tôi có thể nói: “Tôi cảm thấy không được tự tin lắm nhưng tôi biết tôi sẽ vượt qua thử thách này”. Tôi nghĩ đó mới là sự khác biệt quan trọng.
Từ rất sớm, tôi đã biết rằng thành công đòi hỏi một sự cần cù, tập trung, quyết đoán và biết cách vượt qua các trở ngại không thể tránh khỏi trên đường đời. Dĩ nhiên thành công cũng cần một chút may mắn và bất cứ ai nói rằng không cần sự may mắn là họ nói dối. Một yếu tố không thể thiếu nữa đó là khả năng động viên những người cùng làm việc với chúng ta. Đa số nhân
viên của chúng tôi rất năng động và gắn bó với công ty, họ không có cảm giác bị bóc lột vì họhttps://thuviensach.vn
cũng là một thành viên của công ty. Điều này rất quan trọng, nhất là trong các công ty tư nhân. Một số người giỏi thường có khuynh hướng giấu các kỹ năng của mình khi làm việc và không cho phép ai khác hoàn hảo hơn bản thân họ. Trái lại, anh tôi và tôi nhận thấy giao trách nhiệm nhiều hơn cho người khác là cách tốt nhất giúp chúng tôi có nhiều thời gian hơn để theo đuổi các mục tiêu chiến lược vĩ mô hơn. Việc thiết lập những mục tiêu lớn và kỳ vọng cao đối với bản thân và những người xung quanh cũng rất quan trọng; và tất nhiên, sự chính trực cũng rất cần thiết. Nói chung, dù cho những người tôi quen biết là thống đốc bang, là tổng thống hay người đứng đầu của một công ty, dù họ tốt nghiệp Harvard, Yale hay bất cứ đâu thì mẫu số chung vẫn là sự cam kết về trách nhiệm và sự chuyên tâm vào công việc. Phần lớn những người thực sự thành đạt đều có lòng say mê công việc. Đó là một đức tính tuyệt vời góp phần mang lại cho họ hạnh phúc lẫn thành công.
Sau mười lăm năm điều hành công việc kinh doanh của gia đình, tôi nói với anh tôi rằng tôi sẽ ra đi vì tôi không còn cảm thấy hứng thú nữa. Anh ấy bảo: "Ừ, anh cũng không muốn tiếp tục lâu hơn nữa dù chúng ta đã cộng tác với nhau rất tốt. Chúng ta đã cùng bắt đầu và bây giờ sẽ cùng nghỉ". Thế là chúng tôi quyết định bán công ty với một cái giá rất hời.
Ngay sau khi bán công ty, tôi nhìn vào bức tranh toàn cảnh lúc bấy giờ để xem nơi nào tôi có thể khởi tạo sự khác biệt và quyết định đó là các tổ chức phi lợi nhuận. Dù đã từng nằm trong ban giám đốc và là chủ tịch của hai tổ chức phi lợi nhuận, nhưng lúc này tôi chỉ muốn làm một nhân viên nhỏ bé mà thôi. Tôi phải thôi việc làm thỏa mãn cái tôi của mình sau khi đã thành công trong một lĩnh vực khác, dù hiện giờ tôi không thích lĩnh vực đó lắm. Hai năm tiếp theo, tôi vẫn tiếp tục làm tư vấn viên cho các tổ chức phi lợi nhuận và một số hiệp hội khác. Tôi lãnh nhiệm vụ hỗ trợ các CEO của đối tác trong những dự án quốc tế của Quỹ Rockefeller để giúp họ phát triển thành công các dự án. Thời gian đó, tôi hay ngồi cùng bàn với các nhà tài trợ nên nhiều người nghĩ: "Gã này là ai thế? Hắn làm việc không cần lương à? Chắc hắn bị tâm thần rồi!”. Nhưng với tôi đó lại là một cơ hội lớn vì khi đó, tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng nữa nên tôi quyết định học càng nhiều càng tốt để đưa mình lên một trình độ cao hơn. Hai năm rưỡi sau, tôi được đề nghị giữ nhiều vị trí quan trọng trong các lĩnh vực phát triển quan hệ quốc tế ở nước ngoài. Tôi không nhận vì tôi đã lập gia đình và có hai con, một đứa đang học ở trung học và vợ tôi có một hiệu sách ở New York. Vì thế, nếu ra nước ngoài, tôi không thể có một cuộc sống thăng bằng được.
Rồi thật bất ngờ, lời đề nghị làm CEO cho Tổ chức Outward Bound đến với tôi. Lần đầu tiên tôi nghe về tổ chức này và nhận ra rằng những việc tôi đã và đang làm có liên quan đến con người và tối ưu hóa các khả năng tiềm ẩn của họ cũng chính là điều mà Outward Bound đang hướnghttps://thuviensach.vn
đến. Tôi có thể áp dụng các kỹ năng quản trị và lãnh đạo của mình vào công việc để làm thay đổi cơ bản cuộc sống của nhiều người. Và tôi đã làm được như thế.
Outward Bound được sáng lập bởi Kurt Haln, một nhà giáo dục có một triết lý sống rất mới và nổi bật. Ý tưởng của Outward Bound là bạn không cần phải chiến thắng nỗi sợ hãi - nhưng bạn cần phải biết cách đương đầu với nó.
Có hai thách thức trong công việc này. Một, tôi là một sự lựa chọn bất thường trong khi có rất nhiều người tại Outward Bound có thể cáng đáng trọng trách đó. Họ đã quen thuộc tất cả nhân viên ở đó và là những người giàu kinh nghiệm hoạt động trong tổ chức này. Hai là, Outward Bound là một tổ chức có cơ cấu kiểu liên đoàn với hơn năm trăm công ty và ba tổ chức quốc tế. Ở vị trí một giám đốc điều hành, tôi phải tạo được sự đồng tâm hiệp lực trong một cộng đồng và thuyết phục họ hiểu rằng thay đổi cơ cấu tổ chức không chỉ mang lại lợi ích cao nhất cho Outward Bound mà còn vì lợi ích của chính họ.
Ở Outward Bound, John Whitehead là một nhà cố vấn vĩ đại và là một tấm gương mẫu mực. John hiện vẫn nằm trong Ban điều hành Outward Bound. Ông là một người đa năng đa tài, từng rất thành công trong vai trò người đứng đầu Goldman Sachs. Ông cũng giữ chức trợ lý Ngoại trưởng Mỹ dưới thời Tổng thống Ronald Reagan và sau này dành một nửa cuộc đời còn lại cống hiến cho các hoạt động ở những tổ chức phi lợi nhuận khác. Tuy nhiên, lúc đó tôi không ý thức về sự cố vấn đóng vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc đời của những người thành đạt. Tôi nghĩ cố vấn là những người chuyên điều chỉnh này nọ hơn là truyền đạt các bí quyết. Chức năng đó rất quan trọng vì “sai một li, đi một dặm”. Tôi thường quan sát những người chưa thành công và tìm hiểu nguyên nhân tại sao. Tôi không biết liệu nhà tư vấn có hỗ trợ tích cực cho bạn hay không, hay họ chỉ điều chỉnh hướng đi của bạn sau khi đối chiếu với những thất bại mà họ đã chứng kiến nơi người khác. Người có chí tiến thủ và tinh thần vươn tới sự xuất sắc thì thế nào cũng thành công, bất kể có hay không có cố vấn bên cạnh. Theo tôi, với những người có những phẩm chất thành đạt bẩm sinh và có học vấn tốt thì vai trò của cố vấn không thật sự cần thiết, nhưng đối với những người khác thì cố vấn chắc chắn rất quan trọng.
Điểm yếu lớn nhất của tôi trong công việc là tính cả tin. Tôi tin tất cả mọi người nên dễ bị lạm dụng lòng tốt. Một số người không trung thực và thường xuyên tạc để được thăng chức. Nhiều lần tôi đã bị một số người lợi dụng để mưu cầu quyền lợi cho cá nhân họ. Tuy nhiên, tôi chưa gặp vấn đề nào quá khó khăn đến nỗi không giải quyết được. Hiển nhiên là nhiều khi tôi rất căng thẳng nhưng tôi tin rằng mọi người có thể cùng nhau đạt đến thành công và vượt qua mọi
trở ngại.
https://thuviensach.vn