🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vị Bá Tước Thứ Năm Của Giòng Họ Hauberk
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Mục lục
Giới Thiệu
Phần I - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Phần Ii - Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Phần Iii - Chương 1
Chương 2
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Giới Thiệu
Aldous Leonard Huxley sinh năm 1894 trong một gia đình nhiều đời làm công tác khoa học: ông nội và bố là những nhà sinh học lớn của nước Anh.
"Tuổi trẻ thất trận" (The Defaith of Youth - 1918) mở đầu sáng tác của ông, cũng là mở đầu cho "Thế kỷ đen" ở Anh. Loạt sáng tác kế tiếp trong nhiều năm vẫn nằm trong dòng tư tưởng bi quan: liệu những người tự cho là có trách nhiệm bảo vệ giá trị tinh thần và vật chất của loài người, họ có làm tròn nhiệm vụ không, hay ngược lại họ đang phá hỏng cái gia tài chung ấy? Ông không tin ở những món quà thế kỷ 20 mang tới. "Vàng mạ kền" (Crome Yellow - 1921) "Phản bác" (Point Counter Point -1928): những bức tranh châm biếm cái xã hội tứ chiếng, phè phỡn của châu Ảu những năm 20. "Thế giới mới dũng cảm" (Brave New World - 1932) chỉ giễu tham vọng Mỹ hóa thế giới của các trùm tài phiệt và trùm văn hóa Mỹ. "Bình yên dưới đáy sâu" (1945) phê phán nếp sống gấp...
(Jouvence - tên tác phẩm của tập này) ra đời năm 1954. Bằng nhận thức sắc sảo, trí tuệ Aldous Huxley nhìn ra cái thế giới của Con Bò Vàng, ông mất năm 1963 ở California - Mỹ.
Tại vùng ngoại ô một thành phố miền Nam California, có một tòa lâu đài kỳ dị, cao đến 24 tầng, xây dựng trên đỉnh đồi. Bao quanh khu nhà là hai lớp tường, rồi một hào nước sâu, ra vào bằng một cái cầu treo kiểu trung cổ. Đó là trụ sở một siêu công ty kinh doanh từ xăng dầu, hầm mỏ, ngân hàng tới nghĩa trang, mồ mả. Tòa nhà có đủ cơ quan và phương tiện tối tân, có cả nhà thương làm phúc cho trẻ, thảo cầm viên, một viện nghiên cứu khoa học với các chuyên viên cực giỏi. Phần trên dành riêng cho chủ nhàn và cô nhân tình với một bể bơi hiện đại cách một đất trên 200 mét. Nơi đây
https://thuviensach.vn
đã xảy ra một vụ án tình, kẻ giết người chính là Stoyte. Tỷ phú Stoyte có quá nhiều thú vui nên chỉ có một mơ ước: tìm ra phương thuốc trường sinh. Một học giả Anh có trong tay tài liệu của dòng họ Hauberk ở Anh từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 17 về phương thuốc. Vị Bá tước thứ năm của dòng họ này, cách đây trên trăm năm đã ứng dụng và ghi chép kỹ diễn biến trên cơ thể ông và một người tình cùng dùng thuốc với ông cho đến năm ông gần trăm tuổi. Có chứng cứ nói rằng hai người cho đến nay vẫn còn sống dưới hầm bí mật của một tòa lâu đài cổ đâu đó ở Bắc Anh.
Stoyte đang thất tình, đang bê bối trong vụ án bèn cùng với cô nhân tình và nhà khoa học tới nước Anh truy tìm hai con người bất tử kia. Họ còn sống hay đã chết? Câu trả lời phải dành cho ngòi bút trào lộng mà cay đắng của Huxley.
Người dịch
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Phần I - Chương 1
Đôi bên đã thỏa thuận trước bằng điện tín: Jeremy Pordage phải nhận ra người tài xế da màu mặc đồng phục xám, khuy áo cài một bông hoa nhỏ; còn người tài xế phải tìm một ông Ăng lê đứng tuổi, tay cầm tập thơ Wordsworth. Ga đông người, nhưng họ dễ dàng nhận ra nhau.
- Anh là người tài xế của ông Stoyte?
- Ông Pordage đây ạ?
Jeremy gật đầu. Dáng dấp thảm hại trong bộ quần áo buồn cười, ông dang hai tay về phía người tài xế, dang nửa chừng như một con bù nhìn, nửa như muốn xin lỗi, nửa lại như muốn khoe cái mẽ xấu xí của mình. Dường như ông muốn nói: "Trông thảm hại nhỉ, nhưng chính là tôi đấy!".
Tự giễu mình chính là một kiểu tự vệ, một kiểu đề phòng quen thuộc ở ông. Ông dùng nó trong nhiều trường hợp khác nhau. Tự dưng ông lại nghĩ, trong cái xứ Viễn Tây này, không biết người ta có phải bắt tay tài xế không
nữa? Nhất là đối với người da đen. Ông muốn tỏ rằng mình không phải là giống người thượng đẳng, rằng chính đất nước Anh của ông đã từng mang trách nhiệm nặng nề là phải bảo hộ người dân da màu.
Trong lúc ông đang phân vân như vậy thì anh tài xế ngả mũ, thực hiện vai trò là một kẻ đày tớ da đen kỳ cựu trên đất Mỹ. Hơi quá đáng một chút, anh ta khom người, cười toe toét đến tận mang tai và nói:
- Ông Pordage, kính chúc ông vui vẻ khi đến Los Angeles! Và anh ta đổi giọng, chuyển từ long trọng sang thân mật:
https://thuviensach.vn
- Ông không có quyển sách, tôi vẫn nhận ra ông mà!
Jeremy gượng cười. Một tuần trên đất Mỹ, ông đã thấy ái ngại cho giọng nói của mình, nó vốn là sản phẩm của Viện đại học Ba Ngôi Cambridge, mười năm trước chiến tranh: giọng nói êm nhẹ, gợi nhớ tới khúc kinh cầu chiều trong một ngôi nhà nguyện ở Anh.
Bên Anh, chẳng bao giờ ông chế giễu giọng nói ấy như ông từng chế giễu vẻ người hay tuổi tác của mình. Ở đất Mỹ này, thì lại khác. Chỉ cần gọi một tách cà phê hoặc hỏi nhà vệ sinh ở đâu (chán thật, họ cũng không gọi là "nhà vệ sinh" nữa!), chỉ vậy thôi là thiên hạ trố mắt nhìn ông như một thứ trò lạ ở khu giải trí.
- Anh khuân vác đâu rồi? - Ông ra vẻ bận rộn hỏi, gác lại vấn đề kia.
Vài phút sau, xe nổ máy. Ngồi đong đưa một mình đằng sau, xa tầm gạ chuyện của anh tài xế (ông hy vọng như vậy), Jeremy Pordage thích thú ngắm nhìn phong cảnh, chẳng còn muốn bận tâm tới chuyện gì nữa. Miền Nam California trải ra trước tầm nhìn.
Đầu tiên là khu ngoại ô ghẻ lở của người Phi châu, Nhật Bản, Mêhicô, Philippin. Cảnh xô bồ lai tạp của những màu da: Đen, Vàng, Nâu bát nháo. Và những người đàn bà trẻ trung (trang phục bằng tơ nhân tạo của họ mới đẹp làm sao!). Ông mỉm cười một mình.
Vùng ngoại ô lở lói dần dần nhường bước cho những dãy nhà cao tầng của khu thương mại.
Dân cư có vẻ Âu châu hơn. Mỗi góc đường một cửa hàng dược. Trẻ bán báo rao tin Franco đang tiến tới Barcelone. Phần đông các cô gái làm như vừa bước đi vừa lẩm nhẩm cầu kinh. Nhưng Jeremy phát hiện ra rằng các cô nhai kẹo cao su, nhai luôn mồm như vậy. Kẹo cao su chứ không phải là Chúa.
https://thuviensach.vn
Chiếc xe hơi bỗng chui tọt vào một đường ngầm và thoát ra một thế giới khác, thế giới ngoại thành với những cây xanh và bảng quảng cáo hỗn độn, những căn nhà thấp trong vườn cây...
Xe hơi chạy về phía Tây, ánh nắng chiếu xiên từ phía sau tới, rọi sáng trên mỗi khu nhà, mỗi tấm bảng quảng cáo như một chùm đèn cố ý soi để khách mới tới nhìn cho rõ những gì cần nhìn.
Hãy dừng xe, đổ thêm xăng Super Consol!
Điều lạ lùng, người tài xế dừng xe thật, anh nói:
- Năm chục lít Super - Và quay lại phía Jeremy anh khoe - Công ty của chúng tôi đấy - Ông Stoyte là giám đốc! - Anh chỉ tay sang tấm bảng bên kia đường:
Cho vay tiền mặt trong mười lăm phút. Hãy hỏi ý kiến Công ty Dịch vụ tài chính chúng tôi!
- những cái kia cũng là của chúng tôi đấy! - Anh tài xế hãnh diện nói. Anh ta ngoái lại nhìn Jeremy và vẫy tay yề phía tấm bảng Beverly:
- Cả cái kia nữa, cũng là của chúng tôi đấy! - Anh ta có vẻ đắc thắng như con mèo đi hia liệt kê tài sản của Hầu tước De Carabas.
- Anh muốn nói cả cái Lăng Beverly?
Anh da đen gật đầu.
- Nghĩa trang đẹp nhất thế giới! - Và sau một lúc lặng im, anh ta nói - Ông có muốn xem qua một tí chăng? Ngay trên đường đi, chẳng phải rẽ đâu xa.
https://thuviensach.vn
- Thú vị đấy! - Jeremy nói, bằng cái giọng lịch sự của tầng lớp thượng lưu Anh. Rồi lại nghĩ, có lẽ nên tỏ ra bình dân hơn. Ông e hèm, rồi dùng luôn cái danh từ mới học được, ông nói - Hết xẩy! - Phát âm bằng giọng đại học Ba Ngôi Cambridge. Câu ấy nghe mất tự nhiên đến mức làm ông đỏ mặt. May quá, anh tài xế bận tránh xe nên không để ý.
Chiếc xe chạy vòng quanh một đỉnh đồi trọc màu da cam và bỗng nhiên một hàng chữ khổng lồ xuất hiện giữa trời:
Lăng Beverly, nghĩa trang của các nhân vật xuất chúng.
Ở bên dưới, một phiên bản rất to của ngôi tháp nghiêng Pisa 1.
- Ông thấy chưa? Anh da đen xúc động nói - Tháp Phục sinh đấy! Hai trăm ngàn đô! Nó đấy! - Anh ta nói bằng một giọng trân trọng, dằn từng tiếng. Anh ta ấn vào đầu ông Ăng lê cái cảm giác như chính anh đã bỏ tiền túi ra xây cái tháp vậy.
Chú thích
(1)Tháp nghiêng Pisa - Thánh đường bảy tầng kiến trúc lộng lẫy cao 56 mét ở thành phố Pisa (Ý) xây dựng từ thế kỷ XI - bị lún nghiêng đến nay vẫn chưa đổ (ND).
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Chương 2
Một giờ sau. Họ đã xem những gì cần xem. Những thảm cỏ nghiêng như những ốc đảo xanh trên vùng đồi trọc này. Những lùm cây, bia mộ trong cỏ. Nghĩa trang của những con vật thân yêu. Ngôi nhà Nguyện của Tu sĩ với ngôi mộ của Shakespeare thu nhỏ. Chầu nhạc lễ liên tục, giọng độc tấu thụ cầm của ban Wurlitzer Vĩnh cửu do hệ thống loa giấu kín trong nghĩa trang phát ra thường trực ở khắp mọi ngóc ngách.
Ngôi nhà Cô Dâu ở lối ra của Thánh đường. Người ta cử hành hôn lễ cũng như tang lễ của mình trong ngôi nhà thờ này.
- Ngôi nhà Cô Dâu, - Anh tài xế nói - vừa mới tân trang lại theo kiểu phòng ngủ của Hoàng hậu Marie Antoinette. Và cạnh ngôi nhà Cô Dâu, hành lang Tro Tàn tuyệt diệu bằng cẩm thạch đen đưa bạn tới lò thiêu. Ba kiểu lo thiêu hiện đại chạy bằng Mazut lúc nào cũng nổi lửa sẵn sàng phục vụ các bạn.
Đi tới đâu, hai người cũng được tiếng thụ cầm Wurlitzer Vĩnh cửu đưa theo bén gót. Họ đi xe tới ngọn tháp Phục sinh, họ đứng bên ngoài để ngắm vì ban quản trị Công ty nghĩa trang Viễn Tây đang làm việc trong đó. Họ đi ngang góc Trẻ thơ - khu nghĩa trang dành cho trẻ - đầy tượng Mục đồng với
tượng Chúa Hài đồng, nhóm tượng trẻ con bằng cẩm thạch đùa với nhưng con thỏ vàng. Cái ao sen, và một cái máy đặt tên là Vòi nhạc cầu vồng phun nước cùng với những tia ánh sáng màu và những dòng nhạc không thể thiếu được của hãng Wurlitzer Vĩnh cửu. Rồi thì khu vườn Tĩnh Lặng, lăng Hoàng hậu Taj Mahan thu nhỏ, rồi mộ phần Hy Lạp cổ. Sau cùng, anh tài xế dừng lại bên cái lăng để giới thiệu. Coi như một bằng chứng hào hùng cho sự hiển hách của ông chủ.
https://thuviensach.vn
Có thể nào chăng? - Jeremy tự hỏi - lại có thể có một cái vật như thế? Chắc không thể nào có được. Cái Lăng Bervely như không có thật, không thể nào ông tưởng tượng ra nổi. Nhưng bây giờ đây, khi nhớ lại nó, thì ông nghĩ rằng quả ông đã có trông thấy nó.
Ông nhắm mắt để khỏi bị ngoại cảnh quấy rầy và ông hình dung lại từng chi tiết cái thực tế khó tin là thực kia. Kiến trúc bên ngoài chép theo bức "Hòn đảo người chết" của Boecklin. Bản dập "Nụ hôn" của Rodin được những ngọn đèn giấu kín tô hồng. Những bậc thang mênh mông bằng cẩm thạch đen. Những dãy hành lang bất tận với những hàng mộ gắn bia. Bình thau, bình bạc đựng người chết hỏa táng, trông như loại cúp thể thao. Cửa kính màu tô hình thánh tích. Lời răn đạo tạc trên băng rôn cẩm thạch. Băng nhạc Wurlitzer Vĩnh cửu nghêu ngao. Điêu khắc ở khắp nơi.
Jeremy nghĩ đây là điều khó tin nhất. Điêu khắc cũng thường trực như nhạc Wurlitzer. Mắt nhìn bất cứ hướng nào cũng có tượng. Hàng trăm bức tượng mua sỉ ở một xí nghiệp cẩm thạch khổng lồ nào đó ở Carrare, ở Ý. Và chỉ có một loại tượng phụ nữ khỏa thân. Loại tượng người ta nghĩ có thể gặp trong phòng khách của một nhà chứa loại sang ở Rio de Janeiro.
Trên lối vào cửa mỗi hành lang, một khẩu hiệu bằng cẩm thạch có câu hỏi: "Hỡi thần chết, bây giờ đến lượt ai đây". Các bức tượng đã trấn an mọi người, lẳng lặng thôi, nhưng rất hùng hồn. Tượng phụ nữ trẻ, quần áo đơn
giản bằng một sợi dây nịt. Tượng phụ nữ ngồi, phụ nữ làm điệu bộ thẹn thùng che đậy, phụ nữ vươn vai, vặn vẹo hoặc là nằm ngửa. Phụ nữ chơi chim, chơi với hổ báo, phụ nữ chơi với phụ nữ, mắt ngước lên trời để diễn tả sự thức tỉnh của linh hồn "Ta là Phục sinh của sự sống", khẩu hiệu viết: "Chúa trời là người chăn ta, cho nên ta chẳng thiếu thứ gì". Chẳng thiếu thứ gì, cả nhạc Wurlitzer, cả loại gái nịt thắt lưng rất chặt. "Cái chết tan vào trong chiến thắng" - Chiến thắng không phải của tinh thần mà là của thân xác, thân xác no nê, mãi mãi thanh tân, dồi dào tình dục, Thiên đường của người Hồi có những cuộc giao phối kéo dài sáu thế kỷ. Trong cái thiên
https://thuviensach.vn
đường Cơ Đốc cải tiến này, nhờ khoa học tiếp tay, thời gian làm tình có thể kéo dài đến hàng chục thế kỷ, cộng thêm những cuộc đấu ten nít và khúc côn cầu. Ô to bắt đầu xuống dốc. Jeremy mở mắt, xe đã vượt qua đỉnh ngọn đồi, nơi thiết lập cái Lăng. Tới chân dốc, xe rẽ trái, lăng bánh trên con đường bê-tông, băng qua cánh đồng. Tài xế tăng tốc. Bảng quảng cáo trôi vùn vụt. Phòng tắm hơi. Ăn tối kèm khiêu vũ trong lâu đài Horolulu. Chữa bệnh tâm thần. Bánh mì thịt khổng lồ. Ngay từ bay giờ, bạn hãy mua ngôi nhà mơ ước.
Những đồn điền cam mênh mông, màu xanh thẫm xen vàng, diễu hành như những trung đoàn, rộng hàng cây số vuông, lấp lánh dưới ánh mặt trời.
- Tarzana - anh tài xế nói, vẻ quan trọng.
Đúng. Hàng chữ trắng xuất hiện bên đường "Viện đại học Tarzana". - Ông Stoyte vừa cho xây một đại giảng đường ở đấy. - Anh tài xế nói.
Con đường bắt đầu lượng vòng, dường như nó hướng tới nơi hai dãy núi giao nhau. Bỗng nhiên ở khoảng trống giữa hai đồn điền cam, Jeremy trông thấy một khung cảnh lạ mát. Cách chân núi độ non cây số, có một ngọn đồi nhỏ lên trên cánh đồng, giống như một hòn đảo đối diện với ghềnh đá trên bờ biển. Trên ngọn đồi ấy, một tòa lâu đài vươn khỏi màn sương. Tòa lâu đài kỳ lạ, một thứ nhà chọc trời, nền dốc theo thế núi. Kiểu cách thái ấp, gôtic, trung cổ được lặp đi lặp lại nhiều lần. Trung cổ hơn bất cứ một tòa lâu đài nào của thế kỷ mười ba.
Jeremy bàng hoàng tới mức buộc miệng nói:
- Cái kia là cái gì vậy? - Tay chỉ lên cơn ác mộng dựng ở đỉnh đồi.
- Cái kia? Đó là trụ sở của ông Stoyte! - Anh tài xế trả lời và lại mỉm cười, hết sức tự hào nói tiếp - Cũng là nhà riêng nữa.
https://thuviensach.vn
Các đồn điền cam lại một lần nữa xuất hiện, che lấp quang cảnh. Jeremy dựa lưng vào đệm băn khoăn tự hỏi "Không biết mình lọt vào một chuyến đày ải nào đây?" Thù lao hậu hĩnh, công việc thú vị: phân tích hồ sơ gia phả của dòng họ Hauberk mà ông Stoyte vừa mua được ở Anh cho bộ sưu tập riêng.
Nhưng còn cái nghĩa trang rồi cái... cái vật kia, Jeremy lắc đầu. Giữa con người ấy với ông có một sự liên quan nào, một sự thông cảm nào về tình cảm, tư tưởng? Vì cớ gì ông ta lại mời mình. Chắc ông ta chẳng thèm thưởng thức sách của mình viết. Mà liệu ông ta đã có đọc bao giờ chưa? Ông ta hiểu gì về mình? - Jeremy nghĩ.
Tiếng còi xe cắt đứt dòng suy nghĩ của ông.
- Dân làm mướn. - Anh tài xế nói.
- Là thế nào?
- Dân làm mướn. Đám này ở miền Nam. Ở Kansas. Họ tới hái "rốn" ở chỗ chúng tôi.
- Hái rốn của các anh?
- Cam rốn, cam vỏ lúm ấy. Đang mùa. Năm nay cam rốn được mùa. Lại ra khoảng trống. Và "cái vật" lại xuất hiện, đồ sộ hơn bao giờ hết.
Bên ngoài bức tường, có nhiều khu biệt thự. Mặt tiền ngôi nhà to nhất, mang dòng chữ mạ vàng: "Khu điều dưỡng Stoyte dành cho trẻ bệnh tật". Hai lá cờ treo hai bên. Một lá cờ sọc sao, lá kia màu trắng với chữ S to màu đỏ, phấp phới trong gió. Anh tài xế hãm phanh, chiếc xe nhẹ nhàng dừng lại bên cạnh một người đàn ông đang rảo bước dọc theo lề cỏ.
- Mời ông lên xe, ông Propter! - Anh tài xế gọi.
https://thuviensach.vn
Người kia quay lai, mỉm cười ra vẻ cảm ơn, rồi bước tới gần xe. Đấy là một ông già cao lớn, vai rộng nhưng hơi còng, tóc hung điểm bạc, một gương mặt tế nhị, thông minh, vừa kiên nghị vừa bình thản, hiền hòa.
- A! Georges đấy ư? - Ông ta nói - Anh đáng yêu lắm!
- Tôi rất thích ông. Ông Propter! - Anh da đen nói, rồi anh quay lại, mặt mày tươi rói, trịnh trọng vẫy tay về phía Jeremy nói - Xin được giới thiệu, ông Prodage từ bên Anh mới qua. Ông Pordage, đây là ông Propter.
Hai người siết tay nhau và ông Propter lên xe.
- Ông tới thăm ông Stoyte? - Ông ta hỏi khi anh anh tài xế cho xe chạy.
Jeremy lắc đầu. Không, ông tới làm việc. Ông tới để nghiên cứu những tập tài liệu viết tay, nói chính xác là những tập hồ sơ của dòng họ Hauberk.
Ông Propter chăm chú nghe, thỉnh thoảng lại nghiêng đầu. Jeremy nhìn ông, dò xét:
- Ông có phải là ông William Propter không? Có phải ông đã viết quyển "Khái luận về chống cải cách"?
Ông ta gật đầu.
Jeremy sung sướng nhìn ông:
- Thật vậy sao? - "Khái luận" là một trong những quyển sách Jeremy yêu thích, một công trình mẫu mực.
Xe tiếp tục lăn bánh và Cái Vật 1 kia lại xuất hiện. Ông Propter chỉ tay nói:
https://thuviensach.vn
- Tội nghiệp Jo Stoyte! Ông nghĩ xem, với cái quả tạ ấy buộc ở gót chân? Chưa nói tới nhiều quả tạ khác lê theo hắn. Bọn ta may mắn thật, chẳng có gì để thi thố, ngoài cái mác học giả. - Im lặng một lát rồi ông la lại nói - Tội nghiệp Jo, hắn hơi phách lối. Bởi người đời coi ông cao hơn hắn, nên hắn sẽ ra vẻ với ông. Ông ta nhìn Jeremy vừa có vẻ cảm tình vừa có vẻ giễu cợt - Chưa hết, ông thuộc loại người để cho người ta hành hạ. Tướng ông là tướng nạn nhân, dù ông có là học giả, là tôn ông đi nữa! Dễ dàng bị thiên hạ giết thịt.
Vừa bực vì sự suồng sã của ông kia, vừa cảm động vì giọng cởi mở, Jeremy lo lắng mỉm cười, ông Propler lại nói:
- Trong quan hệ với Jo Stoyte, ông nên nhớ rằng hắn luôn có mặc cảm cho nên hắn luôn tấn công trước. - Ông lại trỏ Cái Vật - Tôi và hắn đi học với nhau từ thời trẻ. Thời ấy chúng tôi gọi hắn là thằng "bụng mỡ", là "thùng nước lèo", vì cả trường chỉ có một mình hắn là to bụng. Nhiều khi tôi cứ tự hỏi tại làm sao người đời hay thành kiến với những thằng mập. Ví dụ trong số các thánh, chẳng có thánh nào mập cả, trừ Thomas d'Aquin 2. Chẳng có gì phải ngờ, cụ ấy thánh thật đấy, - hiểu theo nghĩa bình dân - nghĩa đúng nhất. Nhưng vì Vincent de Paul 3 là thánh, cho nên Thomas d'Aquin không được coi là thánh. Có lẽ do cái bụng phệ của cụ. Nhưng thôi, ta đang nói đến Jo Stoyte. Hắn mập, tôi đã nói, cho nên ở trường lúc đó, hắn đích thực là nạn nhân của chúng tôi. Chúng tôi trừng phạt cái tội mập và hắn đã chống đỡ một cách thảm hại. Tội nghiệp! Luật bù trừ đấy... Nhưng thôi, tới nhà rồi.
Chiếc xe dừng lại trước ngôi biệt thự màu trắng giữa một lùm trắc bá rậm rạp. Ông bắt tay Jeremy và nói:
- Thôi, để khi khác. Nhưng mỗi khi hắn lên mặt, hắn quá đáng quá, thì ông hãy nhớ cái ngày ở trường của hắn, và ông nên thương hại hắn, đừng chấp.
https://thuviensach.vn
Chiếc xe lại lăn bánh. Cuộc gặp gỡ với tác giả "Khải luận" làm cho Jeremy vừa yên tâm lại vừa hồi hộp. Cái Vật đã ở gần bên. Ông chợt nhận ra quanh khu đồi có một hào nước sâu. Cách hào nước vài trăm mét, ô-tô vượt qua hai hàng rào sư tử đá. Có lẽ trong mắt chúng có đặt tế bào quang học, nên khi xe vừa qua khỏi, thì chiếc tàu treo phía bên kia hào từ từ hạ xuống. Xe vượt qua cầu, dừng trước một cổng chắn ghép kiểu răng bừa, cái bừa mạ kềnh từ từ giở lên, hai cánh cửa bằng thép inốc lập tức mở rộng. Ô tô chạy thẳng vào, bắt đầu leo dốc.
Cánh cửa ở bức tường thứ hai cũng tự động mở ra lập tức khi chiếc xe tiến tới gần. Giữa bức tường và vách núi có một chiếc cầu bê tông rộng. Bên dưới cầu trong bóng râm, Jeremy nhận ra một hình thù quen thuộc. Lát sau ông mới nhớ: Đấy là phiên bản của động Laurdes 4.
Anh tài xế trỏ ngón tay về phía cái động nói:
- Cô Maunciple là ai vậy?
- Thì... một cô gái trẻ, có thể coi như là bạn của ông chủ đi. - Và anh lảng sang chuyện khác.
Chiếc xe tiếp tục leo dốc. Sườn đồi trồng toàn xương rồng. Con đường vòng về phía Bắc, xương rồng bắt đầu nhường chỗ cho cỏ non và cây cảnh. Giữa sân cỏ là một bệ đá hết sức lịch sự như được rút ra từ tờ "Thời trang", số đặc biệt dành cho các Thánh nữ. Trên bệ, một tượng thần bằng đồng của nhà điêu khắc Ý Bologne tạc một cô gái có bộ ngực trần nhẵn bóng, đôi vú
phun ra hai tia nước. Xa hơn một chút là chuồng khỉ đông đúc đang chí chóe.
Xe tiếp tục lên cao, lại rẽ quanh và lần này đỗ hẳn trên một tấm sàn bê tông hình tròn. Anh da đen lại một lần nữa ngả mũ, cúi đầu chào khách và khuân hành lý ra khỏi xe. Jeremy tới cạnh lan can nhìn xuống. Sườn đồi
https://thuviensach.vn
gần như lao thẳng xuống vực ở chiều sâu ba mươi mét, ngoài kia là bức rào, hào nước, rồi khu đồn điền cam.
- Im dunklen. Lanh die gold nen Orengen Ginhen 5 - Jeremy khẽ ngâm và ông nghĩ đến một câu thơ tương tự của thi sĩ Marvell: "Người treo lên cành lá những quả cam vàng rực như ngọn đèn vàng trong bóng đêm xanh". Ông thấy nhà thơ Anh diễn đạt chính xác hơn Goethe.
Cam đã được ghi nhận, được đánh giá rồi, còn tòa lâu đài?
Ông quay lại, tựa lưng vào lan can, nhìn trời. Cái Vật ngự tít trên cao, đồ sộ, đe dọa. Chắc chưa có ai làm thơ về nó.
Một tiếng gầm kéo dài. Hai cánh cửa sắt của tòa lâu đài quay trên bản lề như một cơn bão giật, mở tung ra. Một người đàn ông cục mịch, mặt đỏ bừng dưới làn tóc trắng như tuyết vọt ra khỏi cửa, nhảy bổ về phía Jeremy. Gương mặt ông ta lạnh lẽo như một cái mặt nạ câng câng nhìn khách.
Chưa hề sống ở xứ sở tự do. Jeremy lập tức mỉm miệng cười trong khi người kia (ông đoán chắc là ông chủ) đang sấn đến chỗ ông. Đối chiếu với gương mặt sa sầm bất động kia, ông cảm thấy nụ cười trên môi mình không đúng chỗ, bộ mặt ông hẳn là bộ mặt thằng ngớ ngẩn. Hết sức bối rối, ông tìm cách điều chỉnh lại bộ mặt.
- Ông Pordage? - Người kia hỏi bằng một giọng ông ổng - Hân hạnh được biết ông. Tôi là Stoyte.
Hai người bắt tay nhau. Người kia vẫn nhìn ông trân trân, không buồn nhếch mép. Mãi một lúc ông ta mới nói:
- Tôi không nghĩ là ông già như vậy.
Lần thứ hai trong buổi sáng hôm ấy, Jeremy lại dang hai tay như một con bù nhìn đang xin lỗi. Ông xin lỗi thật. Ông nói:
https://thuviensach.vn
- Như là cây trước gió, thưa ông, người ta tiến tới tuổi già. Người ta... Stoyte cắt ngang:
- Ông bao nhiêu tuổi, hả? - Giọng xẳng xớm, như giọng cảnh sát hỏi thằng ăn trộm vừa bị tóm.
- Năm mươi bốn tuổi.
- Năm mươi bổn tuổi, không hơn? - Ông Stoyte lắc đầu - Năm mươi bốn tuổi lẽ ra phải cường tráng hơn nhiều. Cuộc sống tình dục của ông ra sao?
Jeremy tìm cách che đậy sự bối rối của mình, bèn cười trừ, vỗ lên vầng trán hỏi:
- Mon beau printemps et mon été ont fait le saut par la fenetre 6 - Ông nói bằng tiếng Pháp.
- Cái gì vậy? - Ông Stoyte cau mày - Đừng nói tiếng ngoại quốc với tôi. Tôi chẳng bao giờ học cái đó. - Ông ta bỗng cười ầm lên, tiếng cười như ngựa hí - Tôi cầm đầu một công ty xăng dầu ở đây. Tôi có hai ngàn trạm cấp xăng, riêng ở California này. Và không có một người nào trong bất cứ trạm xăng nào của tôi lại không tốt nghiệp đại học! - Ông ta lại hí lên một hồi cười đắc thắng - Ông hãy đi tìm họ để nói tiếng Tây!
Ông lặng im một lúc, liên tưởng chuyện gì đó rồi nói:
- Người đại diện của tôi ở Luân Đôn, thằng cha chuyên moi đồ cổ cho tôi ở bên ấy, mà cũng là người giới thiệu ông cho tôi, hắn nói ông là nhân vật cần thiết cho những cái... gọi nó là cái gì nhỉ? Những hồ sơ mà tôi đã mua kỳ hè vừa rồi. Roenuck? Hobuck?
- Hauberk - Jeremy nói - ông buồn rầu nhưng cảm thấy hài lòng: Đúng ông nghĩ không sai về con người này. Ông ta chưa hề đọc sách của ông,
https://thuviensach.vn
cũng chẳng biết có ông. Tóm lại có lẽ nên nhớ rằng ngày còn trẻ người ta gọi ông ta là "thùng nước lèo".
- Hauberk - Ông Stoyte nhắc lại vẻ khinh khỉnh - Người ta nói ông chính là người tôi đang cần. - Và ông ta lại hỏi luôn - Lúc nãy ông nói gì về vấn đề tình dục của ông, khi ông nói bằng tiếng Tây?
Jeremy có một nụ cười bối rối:
- Tôi có ý là nói cũng bình thường thôi, ở tuổi của tôi.
- Ông biết gì chuyện đó, bình thường ở tuổi của ông? Hãy nhờ bác sĩ Obispo bảo cho. Không tốn tiền. Bác sĩ Obispo là người làm của tôi. - Và chuyển ngay sang chuyện khác - Ông có muốn viếng cái lâu đài này không? Tôi cho người hướng dẫn.
- Ồ, ông chu đáo quá. - Jeremy nói. Và để tỏ ra đôi chút lễ độ, ông thêm - Tôi vừa mới thăm cái nghĩa địa của ông.
- Thăm nghĩa địa của tôi? - Ông Stoyte nhắc lại, vẻ nghi hoặc; vẻ nghi ngờ trở thành giận dữ. Ông Stoyte hét lên.
- Ông nói cái chó gì vậy?
Jeremy hốt hoảng nói rằng ông có tới thăm Lăng Beverly, rằng theo chỗ ông biết thì ông Stoyte đã bỏ vốn ra cho công ty nghĩa trang...
- À, được - Ông kia đã dịu giọng, trán vẫn còn nhíu lại - Tôi lại nghĩ là ông nói...
Ông Stoyte dừng lại giữa câu, để mặc cho Jeremy đoán xem ông nghĩ cái gì.
- Nào, mời ông. - Ông ta bỗng nói như sủa vào tai người ta và nhào vào phía cửa lâu đài.
https://thuviensach.vn
Chú thích
(1)Chỉ tòa lâu đài của Stoyte.
(2)Thánh Thomas d'Aquin (1225-1274.) tu sĩ Ý, lý thuyết gia lớn của Thiên Chúa giáo xuất thân quý tộc, sinh hoạt và tác phong trí thức.
(3)Thánh Vincent de Paul (1581-1660), tu sĩ Pháp xuất thân nông dân, sống khổ hạnh, giản đơn với người nghèo khổ.
(4)Động đá ở miền Nam nước Pháp, nơi một bé gái mười ba tuổi nhìn thấy Đức Mẹ hiện ra năm 1858. Sau đó trở thành địa điểm hành hương du lịch...
(5)Giữa vòm lá sẫm ngời lên những quả cam vàng (Goethe) (6)Mùa xuân đẹp và mùa hạ của tôi đã nhảy qua cửa sổ, đi rồi.
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Chương 3
Trong căn phòng số mười sáu của khu điều dưỡng, Stoyte dành cho trẻ bệnh tật, ánh sáng lọt qua rèm, êm dịu. Không khí yên tĩnh.
Có tiếng động ở bên ngoài. Cánh cửa phòng bật toang ra như trong cơn bão nổi, rồi có ai đó nhảy xổ vào. Cô y tá rùng mình ngẩng lên. Câu chuyện "Cái giá của một lần rùng mình" đang đọc dở cộng thêm cái rùng mình thật sự này làm có nghẹn thở. Cô nổi giận:
- Cái gì thế này? - Cô nhận ra kẻ vi phạm, gương mặt cô dịu lại ngay - Ồ! Ông Stoyte!
Nghe tiếng động, bọn trẻ ngừng nói chuyện, quay ra.
- Bác Jo! - Chúng liên tiếp kêu lên - Bác Jo!
Những đứa kia chợt tỉnh giấc cũng kên lên:
- Bác Jo! Bác Jo!
Cuộc tiếp đón nồng nhiệt làm ông Stoyte cảm động, gương mặt sa sầm ban nãy liền trở nên tươi tỉnh. Ông nở một nụ cười, làm ra vẻ phản đối, đưa hai tay bịt tai lại.
- Các con làm ta điếc tai mất! - Ông kêu lên đoạn nói với cô y tá - Những đứa bé tội nghiệp! Chúng làm tôi cảm động muốn khóc lên được! - Giọng ông nghèn nghẹn... - Chúng ốm đau như vậy... - Ông lắc đầu, bỏ dở câu nói, đoạn ông đổi giọng - Mà này - Stoyte vẫy bàn tay to bè về phía Jeremy
https://thuviensach.vn
Pordage đang theo ông bước vào phòng, vẻ mặt vẫn còn bối rối - Xin giới thiệu với các cô, ông... ông... con khỉ! Tôi quên mất tên ông rồi!
- Pordage! - Jeremy nói và buộc lòng ông phải nghĩ thầm: thằng cha này ngày xưa có tên là "thùng nước lèo".
- Pordage, đúng rồi. Các cô cứ hỏi kỹ ông ta về sử, về văn học. - Giọng ông chủ vẫn đùa cợt - Ông Pordage thông thạo mọi thứ đó.
Jeremy cải chính là ông chỉ thạo văn học Anh thể kỷ 18. Stoyte nói át đi, quay trở lại với mấy đứa trẻ:
- Nào, đoán xem bác Jo đem cái gì đến cho các cháu đây? - Kẹo, kẹo cao su, bóng bay, đường... - Lũ trẻ đoán.
Ông Stoyte tiếp tục lắc đầu. Cho đen lúc lũ trẻ cạn nguồn tưởng tượng, ông mới thò vào túi áo móc ra một cái còi, một cái kèn harmonica, một cái mõ bằng gỗ, một cái kèn bằng đồng và khẩu súng lục. Khẩu súng ông cất vội vào túi và ông chia đồ chơi cho lũ trẻ.
- Nào, bắt đầu đi. Một, hai, ba! - Hai tay bắt nhịp, ông cất giọng hát bài dân ca "Trên sống Swanee".
Gương mặt bối rối của Jeremy biến thành hoảng sợ.
Một ngày kỳ lạ; Buổi sáng tới ga; Anh tài xế da đen; Những khu ngoại ô bất tận; Lăng Beverly; Cái vật giữa vườn cam; Cuộc gặp gỡ William Propter và cái thằng cha Stoyte này quả thật là khủng khiếp. Rồi bên trong tòa lâu đài, bức Rubens 1 và bức Greco to ở phòng khách, bức Vermeer trong thang máy, tranh khắc của Rembrandt trên tuờng hành lang, bức Winterhalter trong phòng hầu bàn..
https://thuviensach.vn
Rồi căn buồng kiểu Louis XV của cô Maunciple với tranh của Watteau, rồi hai bức Lancret rồi cái máy kem ẩn sau cánh cửa kiểu rococo và bản thân cô Maunciple nữa. Cô mặc bộ kimônô màu da cam, ngồi uống kem xôđa ở quầy giải khát riêng của cô. Ông được tất cả giới thiệu, và ông từ chối ly kem. Như bị lôi kéo theo cơn lóc, trong dịp tham quan lâu đài phòng Thương Nghị bích họa của Sert. Thư viện với tủ sách do Grinling chạm trổ, nhưng các ngăn còn trống vì ông Stoyte chưa quyết định mua sách.
Ông Stoyte lẳng lặng bước qua tiền sảnh, Jeremy vẫn lẽo đẽo theo sau. Trong gian phòng La Mã tiếng chân buớc vọng lên tận mái vòm, cao ba mươi mét; gian phòng xứng với tầm cỡ Vương cung thánh đường Durham. Dọc tường, bộ sưu tập giáp trận đứng Xếp hàng, lặng lẽ như những bóng ma bằng thép.
Ông Stoyte chẳng mảy may chú ý tới kho báu của mình, rảo bước băng qua phòng đọc của Hội khoa học Cơ Đốc dành để tưởng niệm hương hồn Stoyte phu nhân. Ông thầm rủa bà vợ quá cố bỗng gợi ông nghĩ tới cái chết.
Thang máy ẩn trong một hốc tối ở bức tường trong. Ông Stoyte đưa tay mở cửa. Đèn bật sáng, rọi lên bức tranh một phụ nữ Hà Lan mặc áo xa tanh xanh ngồi trước chiếc thụ cầm 2. Jeremy nghĩ: Ngồi giữa trung tâm một phương trình, giữa một thế giới mà cái đẹp với cái duy lý, hội họa với hình học giải tích chỉ là một. Ngồi làm gì nhỉ? Để diễn đạt bằng biểu tượng những chân lý nào về bản chất cuộc đời? Đấy là vấn đề. Về nghệ thuật mà nói, vấn đề luôn ở chỗ ấy.
Hầm rượu, nơi tàng trữ tư liệu Hauberk. Rồi hầm ngầm, nơi đặt máy phát điện, máy điều hòa nhiệt độ. Rồi nhà bếp, nơi ông bếp trưởng người Tàu khoe với ông Stoyte đám rùa mời đem từ Caraip về. Tầng 15 nơi Jeremy được giao một căn hộ và thế là đã tới giờ hẹn thăm viện điều dưỡng.
https://thuviensach.vn
Trong căn phòng số 16, nhiều y tá, nhân viên đã tụ tập thêm để xem ông Stoyte điều khiển dàn nhạc trẻ.
- Trong ông thật giống một em bé khổng lồ đang đùa giỡn.
Một cô nói vui, không giấu vẻ âu yếm. Một cô khác có xu hướng văn chương hơn, bèn hỏi Jeremy có phải cảnh này giống một đoạn nào đó của Dickens không? Jeremy mỉm cười gật đầu không đám cãi.
Cô thứ ba, thực tế hơn thì nói cô tiếc không có cái máy Kodak trong tay để chụp "tại trận" ngài Giám đốc Công ty Xăng dầu Consol, Giám đốc Công ty Bất động sản và hầm mỏ California, Giám đốc Ngân hàng Thái Bình Dương, Giám đốc Công ty Nghĩa trang Viễn Tây...- Cô xướng danh ông chủ một cách nhiệt thành như một nhân vật triều đình xướng danh một đại quý tộc Tây Ban Nha.
Gương mặt đầy bướu của ông Stoyte vẫn còn nở nang phúc hậu như vậy khi ông rời căn phòng số 16.
Những bậc thang rộng đưa chân ông từ bậc thềm xuống sân. Bên chiếc Cadillac màu xanh của ông đỗ ở đấy, có một chiếc xe lạ. Gương mặt ông Stoyte tối sầm lại khi ông trông thấy nó. Bọn phục kích, bọn tống tiền, biết đầu đấy! Ông cho tay vào túi áo:
- Ai ở trong đó? - Ông rống lên, giọng giận dữ đến mức Jeremy tưởng ông đã quá rồ.
Một giương mặt to tròn, bự như mặt trăng mới mọc thò ra cửa xe. Một nụ cười nở rộng với điểm trung tâm là một điếu xì gà đang nhai dở.
- À, anh đấy ư, Clancy? - Ông Stoyte nói - Tại sao không cho tôi biết là anh đang ở đây?
https://thuviensach.vn
Gương mặt ông đỏ bừng lên. Ông cau mày, thở thịt bên má ông giật giật, ông quát người tài xế của ông:
- Tôi không muốn có xe lạ đậu gần xe tôi, hiểu chưa! Nghe rõ chưa?
Rồi bỗng nhớ tới lời bác sĩ Obispo một hôm nói với ông, khi ông nổi cơn thịnh nộ: "Ông Stoyte, ông muốn chết sớm hay sao? Ông lại muốn bị một cơn xung huyết nữa sao? Một cơn nữa thôi, bảo đảm ông sẽ đi đời, không như lần trước đâu...". Giọng ông bác sĩ giễu cợt trong lễ độ.
Ông cố sức nuốt giận "Chúa là tình thương" ông tự nhủ. Phu nhân Prudence Mac Gladdry Stoyte là tín đồ thành kính của khoa học Cơ Đốc giáo "Chúa là tình thương" ông nói thêm một lần nữa. Nhưng nếu bọn kia đừng ngu ngốc quá như vậy thì ông đâu có nổi nóng. "Chúa là tình thương". Lỗi ở bọn họ.
Clancy đã bước ra khỏi xe, bụng to như cái thùng tô nô, cặp giò cà kheo bước lên bậc thang, miệng mỉm cười, mat nháy nháy.
- Chuyện gì thế? - Ông Stoyle hỏi, nghĩ bụng thằng cha kia lẽ ra không nên nhăn nhở như vậy - À, xin giới thiệu với anh... ông... ông...
- Pordage! - Jeremy nói.
Clancy nói rất vui thích được làm quen với ông. Bàn tay ông ta chìa ra cho Jeremy nhơm nhớp mồ hôi.
- Tôi có một tin vui dành cho ông. - Clancy hạ giọng, thì thào kiểu mưu sĩ, tay che miệng, dành riêng cho ông Stoyte hưởng mùi xì gà và cái tin vui - Ông còn nhớ Tittelbaum? - Trịnh trọng như diễn viên trên sân khấu tỉnh lẻ, ông cầm tay, dìu ông Stoyte bước ra xa mấy bước.
- Thằng cha ở sở công trình công cộng?
https://thuviensach.vn
Clancy gật đầu:
- Một chỗ nhờ cậy đấy! - Và ông ta lại nháy mắt.
- Rồi sao? - Ông Stoyte hỏi, và tuy Chúa là tình thương thật đấy, nhưng giọng ông đã thấy bực bội.
Clancy liếc nhìn Jeremy và nói khẽ:
- Ông có biết Tittelbaum nói gì với tôi hôm nay không?
- Làm sao tôi biết được hắn nói cái gì với anh, lạy Chúa!
(Khoan! Chúa là tình thương! Khoan nổi nóng!).
Clancy vẫn tiếp tục điệu bộ:
- Hắn cho tôi biết Hội đồng thị trưởng đã có quyết định về vấn đề... - Ông ta lại hạ giọng - về vấn đề thung lũng San Felipe.
- Vậy họ quyết định cái gì hở trời! - Một lần nữa ông Stoyte thấy hết chịu nổi.
Trước khi trả lời, Clancy rút mẩu xì gà đang nhấm trong miệng ra vứt xuống đất, rút từ trong túi áo gi-lê ra điếu xì gà khác, bốc vỏ giấy kiếng, đặt vào đúng chỗ điếu xì gà ngậm ở đấy, chưa chịu châm lửa.
- Họ đã quyết định - Ông ta nói chậm rãi, nhấn mạnh sự quan trọng của từng chữ - Họ đã quyết định dẫn nước tưới đến đó.
Cơn bực bội tan biến ngay lập tức, trên mặt ông Stoyte; thay vào đó là một sự chăm chú cực độ.
- Đủ nước tưới cho toàn bộ thung lũng? - Ông hỏi.
- Đủ nước tưới cho toàn bộ thung lũng. - Ông Clancy long trọng lặp lại.
https://thuviensach.vn
Ông Stoyte im lặng một lúc rồi ông hỏi:
- Liệu chừng còn bao nhiêu thời gian?
- Tittelbaum cho rằng tin này không lộ ra trước sáu tuần.
- Sáu tuần? - Ông Stoyte do dự một phút và ông cả quyết - Đồng ý. Anh khởi động liền đi! Đem theo một số người. Mua riêng cho cá nhân, để chăn nuôi... Hiểu chứ? Mua hết. À mà giá cả thế nào?
- Trung bình mười hai đô-la một acre 3.
- Mười hai. - Ông Stoyte nghĩ bụng, giá sẽ tăng đến một trăm đô-la ngay khi thi công đường dẫn nước - Anh nghĩ là sẽ mua được độ bao nhiêu acre?
- Khoảng ba chục ngàn.
Gương mặt ông Stoyte tươi rói:
- Được. Hay lắm! Nhưng phải giấu tên tôi nhé! - Và đi thẳng vào vấn đề - Ta phải cho Tittelbaum bao nhiêu?
Clancy cười một cách khinh bỉ:
- Tôi sẽ thí cho hắn bốn hoặc năm trăm đô-la!
- Vậy là đủ sao?
Người kia gật đầu.
- Tittelbaum đang kẹt. Hắn không dám đòi hơn, chỉ cần từng ấy. - Để làm gì? Cờ bạc hay gái?
Clancy lắc đầu:
https://thuviensach.vn
- Để trả tiền thuốc. Con hắn bị bại liệt.
- Bại liệt? - Ông Stoyte hỏi, giọng thương xót thành thực, ông nói - Bảo hắn đưa thằng bé tới đấy. - Ông dang tay chỉ khu điều dưỡng - Cơ sở tốt nhất toàn bang đấy. Miễn phí cho hắn.
- Ông tốt quá! - Clancy nói.
- Ồ, không có gì! - Ông Stoyte bước vào ô-tô - Tôi rất vui lòng làm chuyện đó. Hãy nhớ kinh thánh nói những gì về trẻ em. Đến với lũ trẻ thấy như là nó ấm cái thùng này. - Ông nói và gõ gõ vào lồng ngực vồng lên như cái thùng tô nô. - Bảo Tittelbaum viết riêng cho tôi một cái đơn. Tôi cho thằng bé vào ngay.
Ổng trèo lên xe, đóng cửa lại, nhưng chợt trông thấy Jeremy, ông lại mở cửa ra, không nói gì. Jeremy cám ơn, chui vào xe và ông Stoyte đóng cửa lại. Ông nói với Clancy:
- Mai nhé! Bắt tay ngay vào vụ San Felipe. Nhanh lên! Tôi sẽ nhường anh mười phần trăm trên số diện tích vượt hai chục ngàn acre.
Ông ra lệnh tài xế cho xe chạy về phía lâu đài "Chúa là tình thương" ông nghĩ tới lũ trẻ, nghĩ tới khoản lãi vài triệu đô-la trong vụ. San Felipe "Chúa là tình thương" ông thì thào để cho người bạn đường nghe được "Chúa là tình thương". Jeremy thấy ngột ngạt hơn bao giờ hết.
Cây cầu treo hạ xuống khi chiếc Cadillac màu xanh tiến tới gần. Chiếc bừa mạ kền giở lên, hai cánh cổng thép inốc dạt sang hai bên, mở lối. Trên sân tennit, bảy đứa con của ông đầu bếp Tàu đang chơi patin. Ở bên dưới cái động thiêng có một tốp thợ nề đang làm việc. Trông thấy họ, ông Stoyte bảo tài xế dừng xe.
- Họ đang lập mộ cho mấy người nữ tu. - Ông nói với Jeremy khi hai người xuống xe.
https://thuviensach.vn
- Mấy người nữ tu? - Jeremy ngạc nhiên hỏi.
Ông Stoyte gật đầu và cắt nghĩa là đám nhân viên của ông ở Tây Ban Nha có mua một bức phù điêu và cửa rèm cuốn của một tu viện cổ ở đấy. Tu viện bị bọn phiến loạn Franco phá hồi đầu cuộc nội chiến.
- Họ biếu luôn xác mấy người nữ tu chôn trong tu viện. Xác ướp tự nhiên hay phơi khô, không biết nữa. Thật là một dịp may vì tôi cũng đã có cái để chôn họ. - Ông nói và đưa tay chỉ cái nhà mồ mà nhóm thợ nề đang gắn vào trong động.
Đấy là một chiếc quan tài La Mã to, nắp cẩm thạch chạm hình một vị thân vương và một phu nhân quỳ gối cổ đeo tràng hạt. Sau lưng họ là chín cô gái quỳ thành ba hàng dọc, tuổi từ thơ ấu đến trưởng thành, một công trình nghệ thuật thế kỷ 13.
- Tôi mua được cái này ở Anh, hai năm trước. - Ông Stoyte nói và hỏi đám thợ - Cái này bao giờ xong?
Họ trả lời:
- Ngay chiều nay!
- Vậy thì ta phải đưa các bà ra khỏi phòng lạnh. - Ông Stoyte nói.
Ô tô lại lăn bánh. Một con chim su vỗ cánh, im lặng treo mình trong không trung, hứng tia nước vọt ra từ núm vú bên trái của Nữ thần. Lũ khỉ đánh nhau chí chóe giành ăn, giành con cái. Ông Stoyte nhắm mắt lại, lẩm bẩm "Chúa là tình thương" ông cố kéo dài tâm trạng hân hoan do lũ trẻ đem lại và do tin vui Clancy đưa tới.
"Chúa là tình thương, không có sự chết". Ông chờ hơi nóng ấm dâng lên lồng ngực giống như hớp uytki uống kèm sau lời nguyện. Nhưng dường như bọn quỷ dữ hôm nay muốn khuấy phá ông. Thay vì nghĩ tới Chúa, ông
https://thuviensach.vn
lại nghĩ tới mấy bà nữ tu, những cái xác ướp nhăn nheo của họ, nghĩ tới chính cái của ông trong ngày phán xét.
Phu nhân Stoyte xưa là tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo nhưng ông thì lại theo tôn giáo Tin Lành Êcốt. Ngày bé, trên cái giường trẻ của ông trong túp lều ở Nashville, có câu châm ngôn ghê gớm này dán bằng giấy trang kim trên nền đen: "Điều kinh khủng nhất trong đời là rơi vào tay một vị Chúa hãy còn sống"...
"Chúa là tình thương và không có sự chết!" Ông Stoyte thều thào. Nhưng ông lại nghĩ, đối với những kẻ tội đồ như ông thì chỉ có dòi bọ đục thây là vĩnh viễn không chết.
"Nếu ông thấy kinh hãi khi nghĩ về cái chết thì chắc chắn ông sẽ mau chết. Bác sĩ Obispo có lần đã nói với ông. Cái sợ là chất độc và là loại chất độc không chậm lắm đâu, tiếc thay!"
Vùng lên trong một cố gắng quyết liệt, ông Stoyte bắt đầu huýt sáo. Ông huýt sáo bài:
- Tôi nằm trong đống rơm.
Trong ánh trăng.
Trong vòng tay cô bé...
Nhưng gương mặt mà Jeremy Pordage nhìn thấy là gương mặt của một con người nằm trong xà lim án chém.
Chú thích
(1)Tên người trong chương này là tên các danh họa Âu châu từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18.
(2)Đây là bức "Cô gái làng chơi" của Van Dermeer (tức Vermeer).
https://thuviensach.vn
(3)1 acre bằng 0,4 hecta.
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Chương 4
Nhìn từ bể bơi trên tháp cao này, phong cảnh quanh vùng tuyệt đẹp. Anh hãy thả mình trong làn nước trong veo, chỉ cần ngẩng đầu lên nhìn qua khu tường chắn là đủ thấy đồi núi, đồng bằng trong mọi sắc độ xanh, nâu, tím biếc. Thả nổi, nhìn, suy ngẫm - và nếu anh là Jeremy Pordage - anh sẽ nghĩ đến ngọn tháp huyền bí có nhiều phòng kín mà nhà thơ nhắc trong khúc Epipsy:
Nhìn ra khung trời phương Đông.
Ngang tầm gió mát trăng trong...
Còn về phần cô, thì Virginia Maunciple không hề nghĩ ngợi gì. Cô không nhìn ngắm, nghĩ ngợi gì cả, cô ực thêm một ngụm rượu gừng, trèo lên cầu nhảy phía trên cao. Cô dang tay nhảy, chúi mình xuống nước, đoạn cô trồi lên, bất ngờ túm lấy thắt lưng Jeremy dìm xuống nước. Jeremy trồi lên, nước sặc ra đằng mồm đằng mũi, thở hổn hển. Cô gái cười tỉnh bơ:
- Để cho ông cựa quậy tí chút, không thì ông cứ nằm im như bụt.
Và cô nghĩ: "Ô, cái lũ ngợm bác Jo khuân từ đầu về! Một ông Ăng lê đeo kính, đến để nghiên cứu các bộ giáp sắt; một ông ngọng để chăm sóc tranh tượng; một ông khác chỉ nói tiếng Đức để dòm ngó đám đồ cổ và lại đến ông Ăng lê ngớ ngẩn này, mặt thuỗn như mặt thỏ, giọng nói như một điệu nhạc không lời thổi bằng kèn xắc xô".
Jeremy Pordage chớp chớp cho đỡ cay mắt và vì ông bị viễn thị mà lại không có kính, ông trố mắt nhìn cô gái tơ đang cười ở sát mặt ông, ngắm
https://thuviensach.vn
thân hình cô đang uốn éo chênh vênh trong làn nước. Ông nguôi cơn giận và ông cười với cô.
Cô Maunciple vươn tay vỗ vỗ vào mảng hói trên đỉnh đầu Jeremy, cô nói:
- Này ông bạn, chỗ này bóng ghê quá! Bóng như một quả bóng bida. À! Tôi sẽ gọi bạn là Ngà voi nhé! Ngà voi. Tạm biệt, Ngà voi! - Cô quay lại, bơi tới cái thang, rời khỏi mặt nước. Cô lại gần bàn, uống nốt chỗ rượu, rồi cô tới ngồi lên mép đi-văng - Ông Stoyte đeo kính đen mặt quần đùi, đang nằm trên đó tắm nắng. Cô nói bằng giọng bông lơn âu yếm:
- Thế nào, bác Jo! Bác cảm thấy con tim thanh thản chứ? - Tôi thấy sung sướng "Bé em ạ!".
Mà thật vậy. Mặt trời đã xua tan những suy nghĩ đen tối trong ông, giờ thì ông đang sống trong hiện tại, hiện tại ngọt ngào lúc ông tới thăm lũ trẻ ốm đau, lúc Tittelbaum mách cho món lợi hàng triệu đô-la, lúc trời thì xanh, nắng thì ấm, lúc mở mắt ra, người ta thấy bé Virginia cười, làm như bé thật tình yêu bác Jo vậy! Không, không chỉ yêu như cha chú, bởi nghĩ cho cùng thì tuổi tác là cái gì? Là do ta tự cảm thấy, tuổi tác hay không, là do hành động của ta. Riêng đối với "Bé em", ta có cảm thấy là ta trẻ khôngng nào? Ta có hành động trẻ không nào? Có đấy! Mà còn khá xuất sắc nữa kia!
Ông Stoyte mỉm cười với mình, nụ cười thỏa mãn của kẻ chiến thắng. - Thế nào, Bé em? - Ông nói to, đặt bàn tay phốp pháp lên đầu gối cô gái.
Cô Maunciple lim dim nhìn ông, cái nhìn bí mật lả lơi, đồng lõa. Cô khẽ bật cười, vươn vai.
https://thuviensach.vn
- Mặt trời dễ chịu quá! Dễ chịu quá! - Rồi cô nhẳm nghiền mắt, đặt tay sau gáy, vươn vai. Kiểu ngồi ấy làm ngực nẩy, hông thót, và mông nở ra (Các quan thái giám thường bắt các cô gái lần đầu tới gặp Quốc vương Hồi giáo phải ngồi như vậy) Jeremy bất chợt quay lại nhìn thấy, và ông nhận ra đó chính là kiểu ngồi của bức tượng đặc biệt lẳng lơ trên lầu ba, Lăng Beverly.
Qua cặp kính mát, ông Stoyte nhìn cô với một cảm giác chiếm hữu vừa háo hức vừa che chở, Virginia là "Bé em" của ông, không chỉ ở nghĩa bóng mà ở cả nghĩa đen. Tình cảm của ông đối với cô xen kẽ: lúc là tình yêu bố con, lúc là tình dục cường bạo nhất.
Ông nhìn kỹ. Tương phản với mảnh xa tanh trắng trên người, nước da rám nắng của cô trông thật mặn mà. Đường nét mềm mại thanh thoát, vật thể rắn trong không gian, tròn trịa, không góc cạnh. Đôi mắt ông lần dò trên bộ tóc vàng, lần xuống cái trán dồ, đôi mắt cách quãng khá xa, cái mũi thẳng mà khiêu khích rồi cái miệng. Cái miệng này là nét đặc trưng nhất. Gương mặt Virginia trông ngay dại như trẻ con chính là do cái môi trên nó hơi ngắn.
Tính khí trẻ con ở cô bộc lộ ra bất cứ lúc nào. Khi cô kể những câu chuyện nhảm nhí hoặc khi cô thưa chuyện với ngài Giám mục, khi cô dùng trà ở một căn phòng sang trọng, khi cô uống rượu với lũ bạn lúc cô cùng với họ thưởng thức cái mà cô gọi là "cái thứ choai choai" hoặc khi cô chầu lễ ở nhà thờ.
Theo niên lịch thì cô là một phụ nữ hai mươi hai tuổi. Nhưng cái môi ngắn này lúc nào cũng cho cảm giác cô hãy còn là một cô bé chưa tới tuổi ưng chịu. Đối với ông Stoyte đã quá lục tuần, sự tương phản giữa gái tơ và
ông lão, giữa lõi đời và thơ dại, tạo ra một sự hấp dẫn choáng váng. Theo cả hai nghĩa đen và bóng, Virginia là một em bé nhưng không chỉ có vậy, cô là một em bé thật sự từ trong ra ngoài.
https://thuviensach.vn
Con người tuyệt diệu! Bàn tay đặt trên đầu gối cô nãy giờ bất động, bèn từ từ bóp lại. Giữa ngón cái lùn mập và bên ngón cứng cáp còn lại, đang diễn ra một sự co giãn ngọt ngào của da thịt.
- Jinny - Ông nói - Bé em của ta!
"Bé em" mở to đôi mắt xanh, buông xuôi hai cánh tay, toàn thân thư giản, đôi vú đang căng từ từ xuôi xuống như đôi chim đi vào giấc ngủ. "Bé em" mỉm cười nhìn ông.
- Tại sao lại véo em thế, bác Jo?
- Ta muốn ăn thịt Bé em. - Giọng bác Jo như muốn ăn thịt người thật! - Em dai thịt lắm.
Ông Stoyte cười, hả hê nói:
- Tội nghiệp "Bé em" dai thit.
Em bé dai thịt cúi xuống ôm ông mà hôn.
Jeremy Pordage đang lửng lơ trên cái phao ngắm cảnh, thầm thì ngâm ngợi bài thơ, bỗng tình cờ quay lại. Ông ngượng đến mức chìm nghỉm xuống hồ. Ông trồi lên, bơi tới cái thang, chẳng kịp chờ ráo nước, cứ thế cắm đầu chạy vào thang máy.
- Ồ, lại thế nữa! - Ông nói và nhìn bức tranh của Vermeer. - Lại thế nữa! o O o
- Sáng nay tôi vừa làm một cú áp phe. - Ông Stoyte nói khi "Bé em" ngồi thẳng dậy.
- Áp phe gì?
https://thuviensach.vn
- Áp phe hời. Cú này trúng lắm. Thứ ngon, thứ thiệt.
- Bao nhiêu?
- Một triệu, có khi hơn.
- Bác Jo, em thấy bác cừ lắm! - Giọng cô rất thật. Quả cô thấy ông cừ lắm. Trong thế giới của cô, có một triệu đô-la là đạt tiêu chuẩn cừ. Cha mẹ, bạn bè, thầy giáo, báo chí, quảng cáo, truyền hình, kín hở đều nói vậy. Với lại Virginia rất yêu bác Jo của cô. Bác cho cô nhiều thì giờ nhàn rỗi. Và cô
cảm ơn điều đó, ngoài ra cô thích yêu mọi người mỗi khi có dịp, cô thích làm vừa lòng mọi người. Làm mọi người vừa lòng là bé ngoan, dù họ có già một chút như bác Jo đây, dù đôi khi họ đòi cố phải làm những chuyện cô không thích.
- Em thấy bác cừ lắm. - Cô lặp lại.
Được cô gái khen, ông Stoyte thích lắm.
- Ồ chuyện ấy quá dễ! - Ông khiêm tốn nói và ông chờ đợi những lời khen tiếp.
Virginia đáp ứng liền.
- Dễ? Không đời nào! Em nói là bác cừ lắm. Vậy thì bác nên im đi!
Sướng quá, ông Stoyte bốp chặt mớ da thịt săn chắc trong lòng tay, âu yếm siết chặt lại.
- Ta sẽ tặng em một món quà nếu vụ này ăn chắc. Bé em thích gì nào? - Thích gì hả? Em chẳng thích gì hết!
Cô không nói dối. Cô không thích khơi khơi như vậy. Khi cô thấy thích - một ly kem xô đa chẳng hạn - hay một "thú choai choai", hay một cái áo
https://thuviensach.vn
choàng lông thú chợt thấy ở cửa hàng, những lúc ấy cô thèm thật, cô thèm muốn điên, không thể chờ đợi được. Còn như những thèm muốn dài hạn, những thèm muốn phải suy nghĩ trước, không, cô không thích những cái đó. Trong phần lớn cuộc đời mình, Virginia hưởng những phút giây hoan lạc nối tiếp nhau nào cô có đếm bao giờ. Còn nếu như buộc phải đếm thời gian thì cô không bao giờ vượt mức. Cái mức ấy là một tuần.
Ngay cả cái thời cô còn làm vũ nữ, lương mười tám đô-la một tuần, cô cũng chẳng bao giờ để ý chuyện tiền nong hay an toàn xa lộ. Cô chẳng thèm lo ngộ nhỡ gặp tai nạn chẳng hạn, thì đâu còn cặp đùi để mà phô trên sân khấu! Rồi bác Jo mò tới. Và từ đó, mọi sự trở nên tốt lành, mọi sự như mọc ra trên cây, một cái cây mọc ra bể hơi, mọc ra cốc tai, mọc ra đồ lót thượng hảo hạng. Chỉ cần với tay, điều ước muốn đã có trên cây, như một quả táo trong vườn hồi xưa, khi cô còn ở Oregon. Quà tặng để mà làm gì? Đòi làm gì? Với lại quá rõ là bác Jo thích cái tính ấy của cô. Làm cho bác Jo vui cô thấy mình rõ là bé ngoan.
- Em đã bảo mà, bác Jo, em không thích cái gì hết.
- Không thích gì hết? - Một giọng nói đằug sau lưng làm cho họ giật mình - Còn tôi thì tôi thích một chuyện.
Làn tóc đen nhánh, nhanh nhẹn, chỉnh tề, nước da mởn như người phương Đông, bác sĩ Sigmund Obispo nhanh nhẹn tiến đến bên cái đi-văng.
- Nói chính xác hơn, tôi muốn tiêm cho con người vĩ đại đây một liều Testerone một phết năm xăng-ti-lít vào tĩnh mạch. Vậy thì nàng tiên hãy biến đi!
Anh ta vuốt nhẹ vai cô gái với vẻ thèm thuồng không giấu diếm. Và khi cô nhường chỗ, quay lưng lại, anh ta vỗ luôn vào cái mông dán mảnh xa tanh trắng.
- Hốp! Dang ra!
https://thuviensach.vn
Virginia quay ngoắt lại định bảo anh ta không được nhặng lên như thế, nhưng khi đưa mắt nhìn từ tảng thịt lông lá của ông Stoyte tới bộ mặt điển trai kia, bộ mặt vừa đểu cáng vừa nịnh hót, thì cô liền đổi ý. Thay vì nói: Đừng có cà chớn! Cô chỉ bĩu môi rồi cô thè lưỡi, như một sự chấp nhận, như một cử chỉ đồng lõa, một cử chỉ không phải đối với bác Jo.
Tội nghiệp bác Jo, cô nghĩ, lòng tràn đầy thương cảm đối với ông già và xuýt nữa thì cô thấy mắc cở. Chuyện trớ trêu là bác sĩ Obispo đẹp trai quá, anh ta từng ghẹo cho cô cười: cô thích được anh ngắm, thích quát nạt để xem anh ta làm gì cô. Đôi khi cô mắng thật. Những khi anh ta sàm sỡ quá, điều anh ta vẫn thường làm.
- Làm như anh là Douglas Fairbanks con không bằng! - Nàng nói té tát và hết sức bệ vệ, bệ vệ tối đa trong hai mảnh xa tanh trắng dính trên người, nàng bước ra xa, tựa lên lan can nhìn xuống cánh đồng bên dưới. Những bóng người bé như con kiến xê dịch giữa vườn cam. Cô tự hỏi không biết họ làm cái gì dưới đó, rồi cô bỏ qua, trở lại với những vấn đề thú vị hơn.
Vấn đề Sig gã bác sĩ đẹp trai, bởi mỗi khi gần hắn cô đều thấy phấn khích lạ thường, ngay cả khi hắn nham nhở như vừa rồi. Một ngày nào đó; chuyện ấy rồi sẽ xảy ra trong lâu đài này... Ồ, chỉ để xem xem nó ra làm sao thôi. Tội nghiệp bác Jo! Nhưng lẽ ra bác phải nghĩ tới chuyện đó, ở tuổi của bác, và tuổi của cô nữa! Điều hiếm thấy là từ vài tháng nay, cô chưa làm bác nổi ghen, tất nhiên là không kể chuyện cô với hai con bé Enid và Mary Lou. Đấy chỉ là những chuyện qua đường, thú vị thật, nhưng chẳng có gì quan trọng. Còn đối với Sig, nếu "cái đó" xảy ra thì lại là chuyện khác. Bởi vì đối với người đàn ông như Sig, "cái đó" quan trọng hơn nhiều, mặc dù cô không muốn vậy. Đấy là lý do để cô lánh nó kẻo mắc tội. Nhưng sá gì lý do ấy, một người đàn ông hẳn hoi thế kia mà lại đẹp trai nữa (những chàng tóc láng, da nâu bao giờ cũng làm cô mê mệt). Và khi người ta đã uống hai ly, hay là ba ly và người ta thấy hơi rùng mình thì lúc ấy sá gì tội với lỗi. Với lại chuyện dây mơ rễ má, dắt díu vào nhau, trước khi biết nó là cái gì
https://thuviensach.vn
thì nó đã xảy ra. Mà Đức Mẹ Đồng Trinh cũng tỏ ra thông cảm và sẽ tha thứ cho cô. Còn cha xứ Reilly hay xét nét cô nhưng cha lại tham ăn tục uống. Cái tội tham ăn với... cái kia có kém gì nhau.
- Thế nào, ông bệnh nhân ra sao rồi? - Bác sĩ Obispo ngồi xuống chỗ của bé em, nhại thái độ một thầy thuốc thăm bệnh cho thân chủ của mình. Anh ta vui vẻ cực độ. Công việc trong phòng nghiên cứu tiến triển tốt, loại thuốc mới điều chế tiêm cho ông chủ thấy có hiệu quả, cuộc tái vũ trang bộc phát làm tăng giá cổ phần trong các xí nghiệp của ông bố, và rõ là Virginia không còn tử thủ bao lâu nữa - Thế nào, sáng nay người tàn phế ra sao rồi? - Obispo nhại giọng Ăng lê (anh ta có làm việc một năm ở Oxford sau khi nhận bằng tiến sĩ).
Ông Stoyte gầm gừ cái gì nghe không rõ. Thái độ bông lơn của bác sĩ Obispo từa tựa như một câu chửi thề thoải mái, nó làm ông điên tiết, ông cảm thấy tuy làm ra vẻ bông lơn nhưng giọng điệu độc địa của Obispo thật ra là có tính toán. Máu ông Stoyte như sôi lên. Nhưng ông biết huyết áp đang lên theo, đời ông đang bị rút ngắn. Với Obispo ông không được nổi giận, hơn nữa, không thể tống khứ hắn đi, hắn là một cái ung nhọt cần thiết. "Chúa là tình thương và không hề có sự chết" nhưng ông Stoyte hoảng sợ nghĩ rằng ông đã già. Oliispo đã một lần cứu ông khi ông gần hấp hối, hắn hứa sẽ kéo dài cuộc sống của ông thêm mười năm. Nếu các phát minh của hắn thành công thì còn lâu hơn nhiều - hai mươi năm, ba mươi, bốn mươi. Đối với ông, thì sự chế không có chừng. Trong khi chờ đợi... ông Stoyte thở dài não nuột "Chúng ta ai cũng có nỗi khổ riêng, con ạ!..." Ông nhớ lời bà ngoại động viên, khi bà bắt ông uống dầu tẩy giun.
Bác sĩ Obispo đã tẩy trùng kim tiêm, dùng lưỡi cưa nhỏ cắt ống thuốc, hút đầy ống tiêm. Cử chỉ của anh ta thoải mái, chính xác như người biểu diễn. Anh ta vừa là người múa, vừa là khán giả, tự mua tự vỗ tay khen.
- Xong rồi! - Anh ta nói.
https://thuviensach.vn
Ngoan ngoãn, im lặng, ông Stoyte lăn một vòng trên cái bụng bự như một con voi xiếc.
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Chương 5
Jeremy mặc quần áo chỉnh tề ngồi trong căn hầm dưới lâu đài được tạm dùng làm bàn giấy. Mùi bụi khô ngái của đống hồ sơ cũ bốc lên đầu ông như một loại thuốc làm say choáng váng. Hàng nghìn tập tư liệu do biết bao thế hệ của họ hàng Hauberk để lại chất đống qua năm tháng. Hauberk chồng lên Hauberk, Nam tước chồng lên hiệp sĩ, thái ấp chồng lên công quốc, rồi Hầu tước Hauberk chồng lên Bá tước Hauberk, đến người cuối cùng, vị Bá tước thứ năm. Sau vị này, cơ đồ suy sụp chả còn gì. Chỉ còn những văn bản thừa kế, một ngôi nhà cũ và hai bà gái già ngày càng chìm nghỉm trong gia thế hãnh diện mà nghèo túng cuối cùng, nghèo túng hơn là hãnh diện - hai bà gái già tội nghiệp!
Hai bà đã thề là không bán kho gia phả này, nhưng cuối cùng cũng đành ưng thuận, nhượng lại cho ông Stoyte. Kho hồ sơ được gởi sang California. Bây giờ thì hai bà có thể yên trí hưởng hai đám tang linh đình của mình. Và đến đấy là chấm dứt sự nghiệp nhà Hauberk.
Một mâm cỗ thịnh soạn, một mảnh lịch sử Anh quốc.
Như đứa bé khua tay trong thùng cám để tìm món quà tặng mà nó biết là sẽ thú vị. Jeremy khui thùng đầu tiên, lấy ra một bọc và cắt dây buộc. Giấy má lộn xà ngầu. Một quyền sổ chi tiêu trong thái ấp năm 1576 và 1577; Câu chuyện của một người trong họ Hauberk kể về chuyến chinh phạt Alexandrette của Tôn ông Kenelm Digby; mười một bức thư bằng tiếng Tây Ban Nha của Miguel de Molinos 1 gửi cho phu nhân Anne Hauberk làm cho bà này bỏ đạo Tin Lành theo đạo Thiên Chúa (một vụ bê bối trong gia tộc); một tập đơn thuốc trị bệnh ghi bằng thứ chữ viết đầu thế kỷ 17; một tập khảo luận "Về cái chết" của Drelincourt; một quyển sách đã bị sứt
https://thuviensach.vn
gáy: tập "Felicia" hay là "Thời niên thiếu hoa nguyệt của tôi". Tác giả: Andred de Nerciatv.
Jeremy mở bọc thứ hai lục ra tập Di cảo của vị Bá tước thứ ba nhan đề "Những suy nghĩ trối lại về âm mưu của Giáo chủ vừa qua". Giữa xấp tài liệu có một lọn tóc đàn bà màu nâu sáng, Jeremy đang ngẫm nghĩ về lọn tóc thì có tiếng gõ cửa.
Ông ngẩng lên. Một người đàn ông mặc áo choàng trắng đang tiến tới. Người lạ mặt cười nói:
- Hy vọng không quấy rầy anh. - Thật ra thì anh ta đang quấy rầy - Tôi tên là Obispo. Bác sĩ Sigmund Obispo, thầy thuốc của "nhà vua" Stoyte đệ nhất, mà chúng ta hy vọng là Stoyte cuối cùng...
Anh ta cười vang tự thưởng thức câu khôi hài của mình, rồi thuận tay với luôn một bức thư của Molinos, điệu bộ khinh bạc như một nhà quý tộc giữa đống rác rưởi. Anh ta đọc:
- Ame a Dios come es en si y no come se lo dice y forma su imaginacionv.
Anh ta nhìn Jeremy mỉm cười:
- Yêu Chúa nơi Người! Nói dễ, làm khó. Yêu một người đàn bà nơi nàng đã khó, tuy rằng nàng đã có một cơ sở vật chất hẳn hoi, cơ sơ mà ta gọi là "đàn bà". Cơ sở đôi khi khá dễ thương. Chứ còn Chúa chỉ là tinh thần, nói cách khác do tưởng tượng thuần túy mà ra.
Jeremy mỉm cười, bối rối:
- Không cần phải để ý đến ý nghĩa của những câu ấy làm gì. - Và để khỏi tranh luận lôi thơi, ông chế giễu luôn công việc mình làm - "Lục lọi trong đống rác rưởi, kể cũng có nhiều cái thú đấy chứ!"
https://thuviensach.vn
Bác sĩ Obispo cười xòa, đấm vào lưng Jeremy:
- Khen cho anh. Anh rất thẳng thắn. Anh nói công việc đối với anh chỉ là một thú vui. Tôi cũng vậy, tôi coi ngành sinh học bé nhỏ của tôi là một thú vui. Ngày xưa, cũng có thời tôi đã từng mê sách cổ.
Jeremy hắng giọng, đưa tay sờ đầu, mắt sáng lên, thưởng thức trước câu đùa sắp nói. Nhưng chàng bác sĩ không để cho ông có thì giờ, anh ta nhìn đồng hồ và đứng dậy.
- Tôi muốn giới thiệu với ông, phòng thí nghiệm của tôi. Từ giờ đến bữa ăn còn thừa thì giờ.
Jeremy muốn ở lại với cái kho báu của mình, nhưng tính vốn nể nang nên ông miễn cưỡng đứng dậy theo Obispo.
Ra tới cửa, bác sĩ mào đầu về chuyện trường sinh - chuyện ngành nghiên cứu của anh ta khi tốt nghiệp y khoa - nhưng lúc đầu vì sinh kế, anh ta không thể đeo đuổi. Các con bệnh thường giết chết những công trình nghiên cứu. Làm thế nào được khi phải dốc hết thì giờ để thăm bệnh, khám bệnh rồi trị bệnh. Anh ta nói bệnh nhân có ba loại: loại tưởng mình là mắc bệnh, thực ra không có bệnh gì hết, loại có bệnh và sẽ khỏi; loại có bệnh và tốt nhất là nên chết đi cho rồi... Đối với những ai có khả năng tiến hành các công trình dài hơi, thì đừng nên mất thì giờ ở phòng mạch. Nhưng "Sức ép kinh tế" đâu phải chuyện đùa. Anh ta chắc sẽ mòn đời trong con đường tắt tị ấy, thế rồi Jo Stoyte bỗng nhiên xuất hiện. Đúng là của trời cha.
- Chúa ban cho ta một món quà khủng khiếp! - Jeremy lẩm nhẩm câu thơ của Colleridge.
- Dạo ấy Stoyte đang thập tử nhất sinh, hai mươi kí lô thịt thừa, vừa bị một cơn xung huyết. Không nặng lắm, nhưng đủ để lão già xuẩn ngốc toát mồ hôi lạnh. Thế nào gọi là chết khiếp! Ha ha! (hàm răng trắng dã của bác
https://thuviensach.vn
sĩ Obispo lóe ra như một con sói đang cười) Với lão Jo thì đó là một sự hoảng loạn. Lão gần như chết khiếp!
Nhờ vậy bác sĩ Obispo được hưởng lương hậu, có phòng nghiên cứu về trường sinh, có người giúp việc. Anh ta tiến hành nghiên cứu hóa sinh, ở nghĩa địa Berkeley. Những thí nghiệm trên loài khỉ ở Braxin, những chuyến nghiên cứu về rùa ở quần đảo Galapagos. Tất cả những gì cần cho một nhà khoa học, kể cả lão già Jo để làm vật thí nghiệm, ông ta sẵn sàng nhận mọi liệu pháp với hy vọng kéo dài tuổi thọ.
Thời ấy, Obispo chỉ cần làm thế nào ngăn không cho lão lên cân, tráng thận, kích dục bằng cách tiêm tinh dịch, theo dõi tĩnh mạch cho lão. Hiện giờ anh ta đang tiến tới hoàn thành một công trình mới, nhiều hứa hẹn. Trong vài tháng nữa, có thể là vài tuần nữa, và lúc ấy sẽ công bố kết quả.
- Hấp dẫn thật đấy! - Jeremy lễ phép nói. Họ đi dọc một hành lang hẹp quét vôi, ánh sáng lờ mờ.
Bác sĩ Obispo lại tiếp tục câu chuyện trường sinh.- Vấn đề này mới ở giai đoạn tiền khoa học thôi. Thống kê, khảo sát, chưa có một lý thuyết tổng quát; một mớ sự kiện vậy thôi. Nhưng mà là những sự kiện rất lạ, những dị chứng khác thường. Thí dụ tại làm sao mà một con ve sống lâu bằng một con bò mộng? Một con chim yến sống lâu bằng ba đời cừu? Làm sao mà lũ chó mới mười bốn năm đã già còn bọn két thì hơn trăm tuổi vẫn thanh xuân? Làm sao mà ở giống người chúng ta, đàn bà mới bốn mươi, năm mươi đã thôi đẻ, hả ông? Còn các mụ cá sấu thì đến ba trăm tuổi, vẫn đẻ sòn sòn. Lạy Chúa, làm sao mà một con cá chép sống đến hai trăm năm vẫn trẻ, còn cái lão Jo Stoyte nhà tôi...
Từ một ngóc ngách hành lang, hai người khiêng một cái cáng bỗng đổ xô ra, trên cáng là hai cái xác ướp của hai bà nữ tu. Họ đâm sầm vào Obispo.
- Đồ chó chết! - Bác sĩ Obispo hét lên.
https://thuviensach.vn
- Chính anh là đồ chó chết!
- Các người không có mắt sao?
- Câm mồm!
Bác sĩ Obispo khinh bỉ quay người, tiếp tục bước. Hai người kia nói với theo:
- Anh là cái thá gì chứ?
Jeremy tò mò nhìn hai cái xác ướp.
- Nữ tu Cát minh chân đất. - Ông thì thầm. Thưởng thức một hình tượng văn chương thú vị, ông nhắc lại lần nữa - Cát minh chân đất! 4
Anh khiêng cáng đi sau hiểu lầm bèn trợn mắt quát:
- Chân đất đấy, thì sao?
Jeremy lẳng lặng chạy theo Obispo. Cuối cùng anh ta dừng chân lại trước một căn phòng, mở cửa bước vào:
- Tới nơi rồi! Ta vào thôi.
Mùi cồn lẫn với mùi chuột xông lên nồng nặc, Jeremy bước vào. Đúng là chuột thật, từng lồng chuột chồng lên nhau suốt một dãy tường đối diện. Bên trái ba cửa sổ đục thông qua triền đồi, trông ra cái sân tennít và viễn cảnh vườn cam cùng với đồi núi. Ngồi trước một trong ba cửa sổ ấy, một anh thanh niên nhòm qua kính hiển vi. Anh ta ngẩng lên, mái tóc vàng bù xù, quay lại nhìn hai người, vẻ mặt chất phác ngây thơ như trẻ con.
- A! Bác sĩ đấy ư? - Anh ta nở một nụ cười khả ái.
https://thuviensach.vn
- Trợ lý của tôi, Peter Boone. - Obispo giới thiệu - Peter xin giới thiệu với cậu, ông Pordage.
Pcter đứng lên, người to cao như một lực sĩ. Khi nghe Jeremy gọi là ông Boone, anh ta cười nói:
- Xin hãy gọi tôi là Peter. Mọi người ở đây đều gọi tôi là Peter.
Jeremy ngẫm nghĩ xem có nên bảo Peter gọi mình là Jeremy không, nhưng vì ông chần chừ lâu qua nên bị lỡ dịp.
- Peter là một chàng trai thông minh - Bác sĩ Obispo nói bằng giọng che chở, ra điều âu yếm - Anh ta nắm vững khoa sinh lý, lại khéo tay nữa. Đây là nhà giải phẫu chuột giỏi nhất mà tôi được biết trên đời.
Peter mỉm cười, hơi ngượng, không biết phải trả lời sao cho phải.
- Có điều anh ta đề cao chính trị hơi quá mức. - Bác sĩ Obispo nói tiếp - Đấy là khuyết điểm duy nhất của anh ta. Tôi đã tìm cách chữa trị nhưng chưa có kết quả lắm, cho tới nay. Có phải không Peter?
Chàng trẻ tuổi lại cười:
- Vâng, không kết quả lắm - Và anh ta quay sang Jeremy - Ông đã biết tin gì về Tây Ban Nha chưa?
Jeremy lắc đầu.
- Thật là khủng khiếp. - Peter buồn rầu nói - Khi tôi nghĩ tới những con người ấy, không máy bay, không đại bác...
- Ồ! Vậy thì tốt nhất là đừng nghĩ tới, khỏe hơn! - Obispo khuyên.
Chàng thanh niên im lặng nhìn anh ta một lúc rồi rút đồng hồ ra xem và nói:
https://thuviensach.vn
- Có lẽ tôi lên bể bơi một chút trước giờ ăn. - Rồi anh ta bước ra cửa. Bác sĩ Obispo lấy một cái lồng chuột dí gần sát mũi Jeremy.
- Đây là những con đực đã được tiêm tinh dịch. - Anh ta lắc cái lồng làm lũ chuột kêu chí chóe. Anh ta lại tiếp tục nói làm cho Jeremy thấy khó chịu - Bọn chúng quả có hoạt bát hơn, nhưng phiền một nỗi hiệu quả chỉ nhất thời. Anh đặt cái lồng vào chỗ cũ - Nhưng nhất thời dễ chịu còn hơn là nhất thời khó chịu! Vì vậy tôi đã dùng trị liệu Testerone đối với lão Jo. Không phải vì lão ta cần lắm đâu, với cô bé Virginia bên cạnh.
Nói tới đó bác sĩ Obispo cho tay lên bịt miệng, nhìn về phía cửa sổ:
- Lạy Chúa tôi! Hắn đã đi rồi. Tội nghiệp, thằng bé đang yêu! Hắn nghĩ cô bé Virginia là một thần tượng của nhà thơ, trong suốt như pha lê. Tháng rồi, có người nói xa gần rằng con bé ấy với lão già... Thế là hắn định đánh người ta. Hắn nghĩ con bé ấy làm gì ở đây chứ? Con bé nói chuyện với bác Jo về các dải thiên hà chắc? Và hắn thấy hạnh phúc. Ôi! Thôi mặc kệ hắn, chẳng cần nói nữa!
- Nhưng trở lại vấn đề bác Jo. - Anh ta lại tiếp, với nụ cười độ lượng - Cô gái ấy trong nhà cũng ngang với trị liện bằng tinh dịch đấy. Nhưng tiêm hormone, chỉ có tác dụng nhất thời. Brown - Sequart và Voronoff và nhiều ngưỏi khác đã lầm. Họ cho rằng cường độ dục tính giảm là nguyên nhân lão hóa. Thật ra nó chỉ là một triệu chứng thôi. Sự lão hóa bắt đầu ở những nguyên nhân khác. Chính lão hóa ảnh hưởng đến bộ máy sinh dục, đến toàn bộ cơ thể. Trị liệu tinh dịch chỉ là kích thích, những ngọn roi dùng để quất vào các lão già. Nó chỉ giúp anh trong chốc lát, không ngăn được cái già đang xồng xộc theo sau anh.
Jeremy cố nén một cái ngáp.
- Ví dụ, - Obispo lại tiếp tục - tại làm sao nhiều giống thú sống lâu hơn người mà cứ sung sức. Không rõ loài người chúng ta mắc sai lầm về sinh lý
https://thuviensach.vn
vào lúc nào, vào bộ phận nào? Bọn cá sấu đã tránh được sai lầm đó, rùa cũng vậy, cả một số loài cá. Đây anh xem.
Anh ta bước tới vách kéo tấm màn che để lộ ra một bồn nước lớn bằng thủy tinh đặt âm trong triền đồi.
Trong làn nước lờ mờ, hai con cá chép khổng lồ ngậm môi nhau, mang phe phẩy nhịp nhàng, liên tục phun từng dòng bọt khí lên mặt nước, xung quanh chúng. Lũ cá bé thỉnh thoảng vọt lên, vẩy ngời ánh bạc. Đang mê mẩn khoái lạc, hai con cá khổng lồ chẳng thèm đếm xỉa tới ai.
- Hai con cá chép này sống dưới hồ một lâu đài cổ ở Franconie, tôi quên mất tên. - Obispo vẫn tiếp tục - Đâu như vùng Bamberg. Gia đình ấy đang sa sút, nhưng lũ cá là một gia tài quý, không thể nào mua được. Jo Stoyte bèn dùng một khoản tiền lớn, thuê người đánh cắp hai con cá đem ra khỏi xứ trong một cái bồn đặc biệt lắp dưới gầm xe. Mỗi con cân năng ba mươi ký lô, dài một mét hai. Cái vòng gắn đằng đuôi đeo một đồng tiền bạc niên biểu 1761.
- Năm mở đầu thời kỳ của mình đây - Jeremy lẩm bẩm, bắt đầu chú ý câu chuyện. Một ngàn bảy trăm sáu mốt, năm Fingal ra đời. Ông cười một mình. Hai con cá chép với thi hào Ossian, nhà thơ yêu thích của Napoléon, hai con cá chép với những lời thầm thì mở đầu khổ thơ tuyệt diệu: "Hoàng hôn xứ Celtes". Đề tài hấp dẫn cho một bài tùy bút của mình. Hai mươi trang khảo luận uyên bác xen lẫn chuyện cá mú! - Jeremy mỉm cười.
Nhưng bác sĩ Obispo không để yên cho ông thưởng thức những ý nghĩ ấy. Anh ta lại bắt đầu:
- Vậy thì, hai con cá chép kia gần hai trăm tuổi, sức khỏe vẫn dồi dào. Không một triệu chứng lão hóa, không có gì chứng tỏ là chúng không sống thêm ba hoặc bốn thế kỷ nữa. Còn anh! - Obispo quay lại chỉ vào Jeremy như quan tòa buộc tội - Còn anh thì chưa qua tuổi trung niên mà đầu đã hói,
https://thuviensach.vn
mắt đã mờ, răng đã rụng ít nhiều. Không làm nổi cái gì dài hơi một chút; táo bón kinh niên, đúng không nào? Trí nhớ giảm sút, tiêu hóa thất thường, gân cốt mòn mỏi nếu không nói là hết cốt!
Jeremy gượng cười và ở mỗi câu dẫn tội ông lại gật đầu ra vẻ thú vị. Trong lòng, ông vừa cảm thấy buồn vì lời chẩn đoản quá đúng, vừa thấy giận ông thầy thuốc. Tự giễu mình già sớm là một chuyện, còn khi nghe kẻ khác nhận xét mình như một sinh vật thua kém bọn cá chép, đấy lại là chuyện khác. Nhưng ông vẫn tiếp tục mỉm cười gật đầu.
- Vậy thì một bên là ông đây, đằng kia là lũ cá. - Obispo tiếp tục - Vậy thì tại làm sao mà công việc làm ăn về đường sinh lý của ông chẳng ra gì? Hay, nói cho đúng, tại làm sao và bằng cách nào ông đã vi phạm cái điều sai lầm khiến cho ông rụng cả răng lẫn tóc về nó sẽ sớm đưa ông xuống mồ?
Anh ta khép tấm màn che lại, cầm tay Jeremy đưa tới trước dãy lồng chuột.
- Anh nhìn những con chuột kia.
Jeremy nhìn và chẳng thấy gì lạ cả, liền hỏi:
- Chúng làm sao?
Obispo cười:
- Nếu chúng là người thì chúng đều là những cụ ông, cụ bà ngoài trăm tuổi cả đấy.
Anh ta bắt đầu nói, giọng hăm hở, phấn khích về rượu béo, về lông ruột 5 ở loài cá chép. Bí mật nằm cả ở đấy, chìa khóa của mọi vấn đề lão hóa trường sinh nằm cả ở đấy. Ở giữa các steror 6 và hệ mao mạch trong ruột loài cá chép.
https://thuviensach.vn
- Ồ! Cái lũ steror ấy! - Bác sĩ Obispo chau mày, lắc đầu khi nhắc đến tên - chúng gắn liền với lão hóa. Trường hợp dễ thấy nhất là Cholesteron. Một sinh vẫt được gọi là già, khi nó tích lũy Cholesteron trên thành động mạch...
Anh ta kết luận: Một là rượu béo trong cá chép không tích tụ quá mức; Hai là Steror lành không biến thành Steror độc ở cá chép; Ba là sự miễn nhiễm ấy do tính chất hết sức đặc biệt của lông ruột ở loài cá chép. Cho nên một con chép có thể sống đến hai trăm năm mà vẫn thanh xuân.
Lòng ruột non ở cá có thể ghép vào ruột loài có vú?
Ngoài hành lang, một hồi chuông báo hiệu giờ ăn trưa đã đến. Hai người bước ra ngoài, xuống thang máy. Bác sĩ Obispo vẫn tiếp tục:
- Nhưng lũ chuột dường như có vẻ nản chí. Bây giờ tôi bắt đầu thử nghiệm ở những con vật to hơn. Nếu có kết quả ở chó và khỉ, thì tôi chắc cũng có kết quả ở bác Jo!
Chú thích
(1)Miguel de Molinos (1610-1697) Lý thuyết gia Thiên Chúa giáo. Bài bác giáo hội La Mã, bị bắt giam, chết trong ngục.
(2)Andred de Nerciat (1734-1801) Nhà ngoại giao, nhà văn Pháp. Tác giả nhiều quyển sách dâm loạn.
(3)Yêu chúa nơi Người, không như nơi hình ảnh ta nghĩ về Chúa.
(4)Dòng tu Carmel (Cát minh) thành lập từ giữa thế kỷ 15, theo giáo lý khổ hạnh Nữ tu Cát minh đi chân đất, ở nhà tu kín. Còn trong giới quý tộc Âu châu thời ấy, cho mãi tới thế kỷ 18, đàn bà có thể để vai trần, nhưng để chân trần thì bị coi là "hở hang". Jeremy hẳn thú vị chuyện ấy trong đoạn này.
https://thuviensach.vn
(5)Lòng ruột - Slore - cấu tạo của niêm mạc làm nhiệm vụ ngăn chặn dị thể xâm nhập vào nội tạng đồng thời hấp thu chất dinh dưỡng vào máu. Ruột non và tá tràng chứa khoảng bốn triệu "lông" trên diện tích 5 mét vuông.
(6)Steror: cấu trúc vòng kín của cáo loại rượu béo: Cholesterol, ergosterol... trong máu, phát kiến năm 1933.
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Chương 6
Trong phòng ăn nhỏ, đồ đạc rập khuôn phong cách thời kỳ hoàng thân Georges trị vì. Bốn chân bàn là bốn con rồng sơn son. Hai con nữa ở hai bên lò sưởi "Phương Đông rực rỡ" như kiểu người ta quan niệm trong thời kỳ Nhiếp chính ở Anh.
Jeremy nhìn quanh quất tìm người nói chuyện.
Với ông Stoyte chăng? Không được. Cô Virginia cũng vậy, hai cô bạn của cô, đào ciné Hollywood cũng thế. Bác sĩ Obispo với Peter chắc thích chuột hơn là sách.
Có một người... Tiến sĩ Mulge, tiến sĩ triết học, thần học, hiệu trưởng Viện đại học Tarzana. Nhưng ông đang bận ca ngợi cái đại giảng đường mà ông Stoyte vừa lặng cho trường.
Peter Boone ngồi kề cô bạn Hollywood vì vậy anh phải nhìn Virginia qua một mái tóc nâu, một hàng lông mi giả, và một mùi nước hoa sơn chi nồng đậm tưởng như có thể sờ được. Anh chỉ muốn vượt qua chướng ngại, nhìn đôi môi ngắn ngủn của Virginia, cái mũi bé xíu nó làm cho anh muốn khóc lên vì nó xinh quả, hỗn quá, lố bịch mà đẹp như thiên thần. Anh yêu những cái đó ở cô đến đỗi thấy lồng ngực mình trống rỗng chỉ có cô mới đong đày được.
Hai cô nói chuyện về cuốn phim mới của hãng Cosmopolitan nhan đề "Hãy nói chuyện với đôi tất".
- Chuyện hay đấy chứ, phải không Peter? - Virginia khen.
https://thuviensach.vn
Peter gật đầu, anh sẵn sàng gật đầu ưng chịu, khen mọi thứ cô khen. - Chuyện phim đó làm tôi nhớ tới Tây Ban Nha! - Virginia nói.
Jeremy ngẫm nghĩ xem cái gì trong phim dính líu tới Tây Ban Nha. Cosmopolitan, bọn Nazi, Franco, con nhà giàu, vũ khúc trần truồng hay hiện đại hóa? Virginia yêu cầu Peter thuật lại những gì anh đã làm về Tây Ban Nha. Peter ngập ngừng. Cô bạn Hollywood cũng nói vào... Peter chiều ý hai cô.
Anh ấp úng thuật lại thời kỳ anh tình nguyện gia nhập lữ đoàn Quốc tế trong những ngày tháng anh dũng năm 1937. Jeremy lắng nghe Peter nói qua dòng thác hùng biện ầm ào của tiến sĩ Mulge. Câu cú của Peter lủng củng xen lẫn những tiếng lóng dùng ngoài mặt trận, kiểu nói mà trí thức
Anh, Mỹ ngày ấy ưa dùng để tỏ vẻ bình dân. Cầu chuyện thật cảm động. Jeremy thấy rõ tình cảm nồng cháy của chàng thanh niên đối với tự do và cũng là lòng dũng cảm của anh, tình yêu đồng đội ở anh thấy rõ rằng chàng Peter mặc dù bị cái môi ngắn cám dỗ, mặc dù bận rộn trong phòng thí nghiệm, nhưng anh vẫn còn nhớ tha thiết cuộc đời ngay ấy. Nhớ những con người gắn bó trong cùng một lý tưởng, cùng chia sẻ hiểm nguy, thiếu thốn, đối diện với cái chết luôn luôn có mặt. Nhớ Tây Ban Nha...
- Thế ý kiến của ông về lao động sáng tạo như thế nào, thưa ông Pordage?
Bị bắt quả tang về tội lơ đãng, Jeremy giật mình.
- Lao động sáng tạo ư? - Ông lúng túng kéo dài thời gian. - Lao động sáng tạo, ồ, vâng, tôi hoàn toàn tán thành ạ. Kiên quyết nhất ạ!
- Tôi rất sung sướng được nghe ông nói như vậy, - Tiến sĩ Mulge nói - Ở Tarzana, quý ông có biết điều tôi mong ước là gì không?
https://thuviensach.vn
Ông Stoyte và Jeremy đều không trả lời nhưng ông Mulge vẫn nói cho họ biết:
- Đó là biến Tarzaua trở thành trung tâm sống động của nền văn hoá mới sẽ mở ra trên miền đất Viễn Tây này.
Giữa chừng câu chuyện, Peter chợt thấy chỉ có cô bạn Hollywood nghe anh nói thôi. Virginia kín đáo nghiêng ngóng rồi sau đó quay ngoắt sang câu chuyện thầm thì giữa cô bạn bên kia với Obispo.
- Các người nói chuyện gì vậy? - Virginia hỏi.
Obispo chồm về phía cô ta và bắt đầu nói lại. Ba mái tóc chụm vào nhau, cái thì đen bóng như tẳm dầu, cái thì màu nâu lượn sóng rất cầu kỳ, cái thứ ba vàng rực. Nhìn vẻ mặt họ, Peter đoán Obispo đang thuật một câu chuyện mất dạy.
Lúc được Virginia mỉm cười, bảo thuật chuyện Tây Ban Nha, Peter thấy nở nang lồng ngực. Giờ thì nỗi buồn lại bắt đầu chui vào khoảng trống rỗng ấy, một nỗi buồn rối rắm pha lẫn ghen tuông và sợ hãi. Sợ nàng tiên bị hủ hóa, hơn nữa, sợ nàng tiên chẳng còn gì để mà bị hủ hóa nàng tiên trong trắng không hề trong trắng như chàng tưởng. Câu chuyện đang tuôn chảy liền bị tắt. Anh im hẳn.
- Rồi sao nữa? - Cô bạn Hollywood nằn nì với thái độ nhiệt tình và cảm phục người anh hùng. Một anh bạn trẻ nào ở địa vị Peter hẳn lầy làm cảm động, nhưng anh lắc đầu:
- Cũng chẳng có gì!
- Thế còn đội tuần tra, đội tuần tra?...
- A, đội tuần tra thì có gì đáng nói?
https://thuviensach.vn
Một trận cười ầm ĩ nổ tung, át cả câu nói của anh. Ba cái đầu đồng lõa lập tức rời nhau, cái tóc đen, cái tóc nâu, cái tóc vàng rực rỡ. Peter ngẩng nhìn. Cười cái gì? Peter như người tử đạo, nghĩ lo thay, sợ thay sự sa đọa của nàng.
-... Trên tất cả, - tiến sĩ Mulge nói, - lao động và sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật, một trường Nghệ thuật xứng đáng với Tarzana, xứng đáng với truyền thống của...
Tiếng cười sặc sụa của đám phụ nữ tiếp tục, đủ sức chọi với sự nghiêm trang đạo mạo của quý ông. Ông Stoyte quay về phía ấy.
- Có chuyện gì vậy? (Nghi lắm! Ông sẽ không tha thứ bất cứ ai nói cho em bé nghe chuyện con heo. Ông không cho phép nói chuyện con heo trong một cuộc họp mặt có quý cô, bà), có chuyện gì mà các người ồn lên như vậy?
Bác sĩ Obispo phải trả lời. Ông nói ông vừa thuật lại cho quý cô, bà nghe một câu chuyện tục ở đài phát thanh. Giọng ông nghe lễ độ ngọt xớt. Ông muốn nói nay là ông Stoyte muốn nghe ông thuật lại câu chuyện ấy?
Ông Stoyte gầm lớn, quay mặt đi.
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Chương 7
Sau cùng, bữa ăn cũng kết thúc. Tiến sĩ Mulge có một cái hẹn ở Pasadana với bà quả phụ một nhà sản xuất hàng cao su. Có thể bà ấy sẽ hiến ba mươi nghìn đô la đề trang bị một nhà nghỉ cho nữ sinh. Ông Stoyte đến Los Angeles dự phiên họp thường kỳ chiều thứ sáu của ban quản trị. Bác sĩ Obispo cần làm vài công việc phẫu thuật, ông xuống hầm chuẩn bị dụng cụ. Peter phải đọc một chồng thông bảo khoa học nhưng anh ta lợi dụng vài phút còn lại để ngồi với Virginia. Còn Jeremy thì tất nhiên hồ sơ Hauberk đang đợi ông.
Như vừa thoát gánh nặng, ông trở về căn hầm. Chưa đầy ba giờ sau, ông lại tìm được một tập thư của Molinos giữa đám sổ sách linh tinh cùng với tập thư số ba và số bốn của Nerciat và ôi, sung sướng! Tập Một trăm hai mươi ngày ở Sodome của ngài hầu tước thần thánh 1, tập sách hiếm nhất trong số tác phẩm của ông.
Của báu bất ngờ! Mà cũng chẳng bất ngờ lẳm ở cái gia đình Hauberk này. Ngày phát hành của quyển sách cho phép nghĩ nó thuộc về vị Bá tước thứ năm, người mang tước vị hơn nửa thế kỷ và chết trong tội lỗi lúc chín mươi tuổi, dưới thời vua Guillaume đệ tứ. Tính tình ông ta là vậy cho nên người ta không ngạc nhiên khi lìm thấy một trữ lượng văn chương con heo lớn như thế, có khi còn hơn thế nữa.
Loại sách ấy chắc còn nhiều nhiều, Jeremy tha hồ mà đọc, mà nghiên cứu và thưởng thức. Chợt nhớ lại phút ganh tị trên bể bơi, ông mỉm cười. Ông Stoyte có thể có tất cả những người đàn bà mà ông thích, nhưng một mẩu văn chương tuyệt tác loại con heo của thế kỷ thứ mười tám còn đáng giá gấp chục lần cô Maunciple! Ông gấp quyển sách lại, cầm nơi tay. Gáy
https://thuviensach.vn
sách bọc da, đẹp một cách trang nhã, dòng chữ mạ vàng vẫn còn ngời chói: "Nhật tụng La Mã". Ông đặt nó lên góc bàn cùng với loại sách hiếm khác. Khi nào xong công việc, chiều nay ông sẽ đem tất cả về phòng ông.
o O o
Đã ba giờ chiều, mặt trời xuống thấp. Virginia mặc chiếc quần " soóc " trắng với chiếc áo cánh màu hồng, chân đi tất trắng, giày vải trắng, đầu đội chiếc mũ lính thủy. Cô tới xem người ta cho lũ khỉ đột ăn bữa chiều.
Chiếc xe gắn máy thấp màu hồng dựa bên đường, cô bước theo Obispo và Peter tới gần chuồng khỉ.
Trước mặt họ, trên hòn núi giả, một khỉ mẹ ngồi, trong tay bế một khỉ con đã chết rữa từ nửa tháng nay. Phía trên con khỉ mẹ, hai con khỉ đực tự dưng đánh nhau trước cửa hang. Phía bên phải, trên một hòn núi giả khác, một con khỉ già lẫm liệt.
Peter nhặt trong chiếc giỏ đem theo, ném về phía nó một củ khoai tây và một củ cà rốt. Khỉ già lập tức chổng mông nhảy xuống chộp củ cà rốt, vừa ăn vừa phồng má lên, nhét luôn củ khoai tây vào đấy. Rồi từ từ tiến về phía rào sắt vừa nhai vừa ngửng đầu đòi ăn nữa.
Chiến trường được giải toả. Con đực tơ đang bắt rận liền phát hiện tình hình. Nó vừa la chót chét vừa men tới con khỉ cái đang thu mình sợ hãi trên mỏm đá. Chỉ trong vòng mười giây, chúng đã ôm nhau làm tình. Virginia thích chí vỗ tay la lên:
- Ơ! Xem bọn láu cá kìa! Cứ như là người vậy!
Peter ngừng tay, nói là lâu quá chưa thấy cụ Propler tới chơi, và rủ mọi người tới thăm cụ.
https://thuviensach.vn
- Từ chuồng khỉ tới tàu ngựa Propter, từ tàu ngựa Propter trở về nhà Stoyte và chuồng chó Maunciple. Cô em cảm thấy thế nào? - Obispo âu yếm nói với Virginia.
-
Virginia nín thinh, ném khoai cho con khỉ già, tìm cách ném sao cho nó quay người lại, trở về với con khỉ cái trên mỏm đá, để nó nhìn xem cô em yêu quý làm gì khi vắng nó.
Để Peter ở lại cho khỉ ăn, hai người ngược dốc tới thẳng phòng làm việc của Jeremy. Virginia xô cửa gọi to:
- Ngà voi ơi! Bọn này tới quấy rầy Ngà voi đây!
Jeremy lẩm nhẩm một câu đùa ý nhị nào đó rồi ông bỗng dừng lại, chợt nhớ tới chồng văn chương độc đáo ở góc bàn. Đứng lên, cho vào tủ tức là gợi cho người ta chú ý. Cũng chẳng có tờ báo hay chồng sách nào để đậy lại. Ông đành để mặc thế, cầu mong cho mọi sự tốt lành.
Ngay lập tức mọi sự chẳng lành chút nào. Đang buồn tay muốn cựa quậy, làm một cái gì đó, Virginia vồ lấy tập thơ của Nerciat, lật lia lịa và rơi vào đúng một trang minh họa nét vẽ hết sức tỉ mỉ. Cô chăm chú xem mở to mắt, lại chăm chứ xem nữa rồi cô hét lên, ngạc nhiên kích động. Bác sĩ Obispo chúi mũi vào xem va cũng hét to lên, rồi cả hai rống lên cười.
Jeremy ngồi nguyên, hết sức bối rối. Ông mỉm cười khi hai người kia hỏi rằng suốt ngày ông ngồi đọc loại văn chương như vậy chăng? Và đó là lĩnh vực nghiên cứu của ông chăng? Ông nghĩ bụng thiên hạ sao mà quấy rầy, sao mà kém tế nhị!
Virginia thong thả lật tập sách cho đến khi cô tìm được một tranh minh họa khác. Một lần nữa, hai người lại kêu lên thảng thốt, khoái trá, và lần này họ có vẻ ngờ vực.
https://thuviensach.vn
- Có thể nào như vậy chăng? Chuyện đó có thể làm được sao? Cô hỏi rồi cô đánh vần lời ghi chú bên dưới: "Niềm khoái lạc tới với muôn nhà". Cô lắc đầu quầy quậy. Cô không hiểu nghĩa.
Jeremy bỗng nảy ra một sáng kiến: Sao ông lại không dịch cho cô nghe nhỉ? Dịch từng câu, đọc to lên như người phiên dịch ở một phiên họp Hội đồng Liên hợp quốc? Ông đang nghĩ nên nói thế nào thì bác sĩ Obispo cầm luôn cuốn sách trên tay cô gái, vơ luôn hai tập còn lại cùng với quyển "Người gác cửa tu viện" và quyển "Một trăm hai mươi ngày ở Sodome" 2. Anh ta tỉnh bơ luồn tất cả vào túi áo vét tông.
- Đừng buồn cô em ạ. Tôi sẽ dịch cho cô nghe. Bây giờ ta trở lại chuồng khỉ kẻo Peter lại lo. Nào ta đi đi, ông Pordage.
Jeremy nghĩ bực cho mình và giận thằng cha bác sĩ xàm xỡ, ông lẳng lặng theo họ bước ra cửa.
Peter đã cho khỉ ăn hết giỏ khoai. Anh tựa người vào chấn song, chăm chú quan sát từng cử động của bọn chúng. Khi mấy người kia đến gần, anh quay lại, gương mặt trẻ trung phấn chấn. Anh nói với Obispo:
- Này, bác sĩ! Tôi thấy là có kết quả đấy!
- Cái gì kết quả? - Virginia hỏi.
Nụ cười của Peter gửi cho cô chứa chan hạnh phúc. Vâng anh đang hạnh phúc. Hai lần, ba lần hạnh phúc. Virginia tỏ ra ân cần với anh sau vụ bỏ rơi anh để nghe những chuyện nhảm nhí, thế là đủ cho anh thấy hạnh phúc. Với lại chắc đâu là chuyện nhảm nhí, bởi khi cô quay lại nhìn anh, thì gương mặt cô giống in gương mặt cô bé trong quyển sách ở gia đình. Gương mặt ngẩng nhìn lên, biết bao ngây thơ trong trắng khi Chúa Jésu nói: "Nước trời là như vậy đấy". Nguyên nhân nữa làm anh sung sướng là việc cấy lông ruột cá chép cho lũ khỉ do anh tiến hành quả là hiệu nghiệm. Anh nói:
https://thuviensach.vn
- Tôi thấy chúng hoạt bát hơn, lông chúng dường như cũng láng hơn.
Điều đó làm anh hết sức hài lòng, cũng ngang với sự có mặt của Virginia, trong nắng chiều rạng rỡ, ngang với sự ân cần của cô. Càng hài lòng hơn khi anh nghĩ rằng cô hoàn toàn trong trắng. Rồi anh lại lẩn thẩn nghĩ rằng, giữa sự phục trang của lũ khỉ với cung cách duyên dáng chiều nay của cô gái có một mối liên quan sâu sắc không chỉ giữa hai người mà đồng thời với đất nước Tây Ban Nha trung thực, tới cuộc đấu tranh chống phát xít... Có một khúc hát anh học ở trường ngày bé - thế nào nhỉ?
Anh không thể yêu em đến thế
Nếu như anh không yêu... cái gì nhỉ?
Lúc này làm sao anh nhớ nổi! 3
Chẳng có cái gì anh yêu hơn Virginia được. Nhưng vì anh yêu khoa học và yêu công lý - yêu say mê, nên công tác nghiên cứu bây giờ và các bạn ngày xưa ở Tây Ban Nha càng làm cho anh yêu Virginia say đắm hơn, có thể nói là đặc biệt hơn.
- Ta đi chứ? - Anh hỏi mọi người.
Bác sĩ Obispo nhìn đồng hồ:
- Tôi quên mất. Tôi còn phải viết mấy bức thư trước bữa tối. Để khi khác vậy!
- Ồ, chán quá! Peter làm ra vẻ tiếc, thật ra anh thấy thích. Anh thầm phục bác sĩ Obispo, anh coi ông như một nhà nghiên cứu tài năng nhưng không phải là loại người thông dụng để một cô gái ngây thơ như Virginia có thể tin cậy. Anh sợ cho cô. Obispo, một con người nhẫn tâm, chó má nữa là khác. Với lại, ông ta cứ đâm sầm vào mối liên hệ giữa anh và Virginia. - ồ
https://thuviensach.vn
chán quá! - Anh nhắc lại một cách khoái chí và anh chạy ùa trên đường, chạy nhanh tới mức tim đập loạn lên. Ôi, cái chứng thấp khớp tệ hại!
Bác sĩ Obispo nhường bước cho Virgnia và nháy mắt vỗ nhẹ vào túi. Virgnia cũng nháy mắt lại và đi về phía Peter.
Lát sau, bác sĩ Obispo đi ngược lên, những người kia đi bộ xuôi xuống dốc. Nói chính xác hơn thì Peter và Jeremy đi bộ còn Virginia vốn không hề nghĩ đôi chân dùng để đi, cô leo lên chiếc xe gắn máy lùn sơn màu kem mận, cô vịn vai Peter, thả cho chiếc xe lăn từ từ.
Tiếng khỉ chí choé im dần đằng sau, họ qua khúc quanh đi ngang bức tượng nàng tiên của Jean Bologne. Nàng tiên vẫn phun nước bằng đôi vú trần nhẵn bóng, phun hoài không nghỉ. Virginia dừng câu chuyện kép xi-nê đang nói dở với Peter và bằng giọng bất kính của một nữ đội viên "Đội bảo vệ văn hoá", nói:
- Thật không hiểu sao bác Jo lại cho để cái này ở đây? Tởm quá! Tởm! - Cô gẳn giọng nhắc lại:
Cô phật ý vì bức tượng không mặc quần áo? Jeremy nhớ lại hai mẩu xa tanh cô mặc trên bể bơi, ông nghĩ nó cũng chẳng khác gì bức tượng.
Cô lắc đầu quầy quậy:
- Không, tôi nói cái kiểu xịt nước kìa! - cô nhăn mặt như người ta nếm phải một cái gì chát chúa - Kinh quá!
- Mà lại sao? - Jeremy cố gặng.
- Tại vì nó kinh quá! - Cô chỉ cắt nghĩa được có vậy.
Đứa con của thời đại, được nuôi bằng sữa bò quen nhẵn các biện pháp kỵ thai, cô không thể chấp nhận được cái hình mẫu kém tế nhị của một thời cổ
https://thuviensach.vn
lỗ kia.
Kinh quá! Cô chỉ nói được có vậy và quay lại với Peter, cô tiếp tục câu chuyện kép xi-nê.
Virginia dựng xe trước lối vào động thờ. Đám thợ nề đã gắn xong ngôi mộ, động vắng người. Virginia cung kính sửa lại chiếc mũ lính thủy, cô đội nghiêng trên đầu rồi cô chạy ùa lên bậc thềm. Cô dừng lại trước sàn, làm dấu thánh, rồi cô bước vào động, quỳ trước bức tượng thờ. Hai người kia đứng chờ ngoài đường. Một lúc, cô trở lại và nói với Jeremy:
- Mùa hè năm ngoái tôi bị viêm mũi. Nhờ Đức Mẹ phù hộ tôi khỏi bệnh ngay, tôi bèn nói với bác Jo cho lập cái động này. - Cô quay lại Peter, -Nhớ không, Peter, lúc Đức Giám mục tới ban phước, hết xảy nhỉ?
Peter gật đầu.
- Từ ngày có Đức Mẹ ở đây, tôi hết bệnh, không hề bị sổ mũi nữa là khác.
Virginia nói và lại trèo lên xe. Mặt mày cô rạng rỡ chiến thắng; mỗi chiến thắng của Đức Mẹ trên trời cũng là một chiến thắng của Virginia Maunciple. Bỗng dưng chẳng hiểu ất giáp gì, giống như ở xưởng quay phim khi đạo diễn ra lệnh phải rã rời xây xẩm, cô đặt tay lên trán, thở dài thườn thượt và cô nói:
- Sao chiều nay tôi thấy mệt quá. Chắc tại vừa ăn xong đã ra nắng. Có lẽ tôi phải về nằm nghỉ một lát.
Peter nhanh nhẩu đề nghị cùng quay về lâu đài với cô, nhưng cô âu yếm và cương quyết từ chối. Cô quay xe, mỉm một nụ cười đặc biệt duyên dáng, gần như đắm đuối với Peter. Cô nói:
- Về nhé, " bé Peter "!
https://thuviensach.vn
Cô mở ga cho xe vượt lên dốc, càng lúc càng nhanh, càng lúc càng ầm ĩ, và cô mất hút sau một khúc quanh.
Năm phút sau, cô đã ở trong phòng khách của cô, sửa soạn một ly sôcôla đá để uống trước quày giải khát. Bác sĩ Obispo ngồi trong chiếc ghế bành mạ vàng, lót sa tanh màu đùi tiên nữ. Ông mở quyển "Một trăm hai chục ngày" ra đọc to và từ từ dịch từng câu trong phần một.
Chú thích
(1)Bá tước François de Sadè (1740-1814) thường được gọi là Hầu tước Sadè, nhà văn Pháp chuyên viết truyện bạo dâm.
(2)Sodome: thành phố sa đoạ (Cựu Ước)
(3)Bài "Khi ta ra trận" - một ca khúc phổ biến ở Anh:
Anh không thể yêu em đến thế
Nếu như anh không yêu danh dự?
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Chương 8
Ông Propter ngồi trên chiếc ghế ngựa dưới cây trắc bá to nhất. Về phía tây, dãy núi chỉ còn là một vết đen in trên nền trời, nhưng trước mặt ông, về phía bắc, trên những triền núi cao, ánh sáng và bóng tối vẫn còn đang tranh
chấp, ửng hồng trên bề mặt, tím sẫm ở những vùng sâu. Ngang tầm mắt, tòa lâu đài được bao bọc trong một ánh hào quang rực rỡ, lãng mạn không thể tưởng.
Ông nhìn tòa làu đài, nhìn ngọn núi, rồi nhìn lên bầu trời mờ nhạt trên cao qua tán lá. Ông nhắm mắt lại nghĩ tới câu Đức Hồng y Beruile trả lời câu hỏi "Con người là gì?".
Nghĩ lan man một lúc, rồi ông trở lại những chuyện làm ông bận rộn trong ngày. Ông nhớ lại buổi nói chuyện ban sáng với Hansen, viên quản lý bất động sản của Jo Stoyte. Hansen lợi dụng tình trạng nhân công thừa ế để bóc lột họ. Trong các đồn điền ông ta quản lý, trẻ em phải làm việc suốt ngày ngoài nắng với đồng lương hai ba xu một giờ. Tối đến, người làm trở về những túp lều dựng ven sông, Hansen thu tiền thuê mỗi căn lều như vậy một tháng mười đô la.
Mười đô la một tháng để chết cóng vì rét, ngủ trên phản đầy rận rệp, dễ bị kiết lỵ, thấp khớp. Chuyện ngược đời là Hansen không phải là người xấu. Thấy ai đánh chó, ông bất bình, ông nhảy tới bênh vực một đứa trẻ bị ức hiếp, một người đàn bà bị hành hạ.
- Đấy là chuyện khác. - Ông ta nói.
- Khác ở chỗ nào? - ông Propter vặn.
https://thuviensach.vn
Đó là chuyện khác còn đây là do bổn phận của ông. Hansen nói vậy. Nhưng bổn phận gì mà lại coi người lao động như nô lệ? Hansen nói đây là bổn phận của ông đối với đồn điền. Ông không làm cái gì xấu để thu lợi cho ông cả.
Làm điều xấu vì kẻ khác và làm điều xấu vì chính mình nào khác gì nhau? Ông Propter hỏi. Kết quả vẫn thế. Người lao động không bớt đau khổ khi anh làm cái chuyện mà anh coi là bổn phận hoặc cái chuyện làm lợi cho riêng anh.
Nói chung, với Hansen, kết quả chả đi đến đâu. Ông Propter nghĩ chắc ông phải thử lần nữa với Jo Stoyte. Thường thường Jo chẳng chịu nghe nói rằng đồn điền là chuyện của Hansen. Thật là tiện lợi. Hắn chẳng dễ gì để cho thiên hạ gỡ gạc.
Từ Hansen tới Jo Stoyte, ông nghĩ lan man sang cái gia đình của gã làm thuê tỉnh Kansas mà ông cho ở nhờ sau bếp... Nghĩ tới ba đứa nhỏ suy dinh dưỡng, răng đã bắt đầu sún, tới người đàn bà gầy còm yếu đuối chẳng hiểu do những loại bệnh gì, đến anh chồng cục súc, buồn thảm, đầy hậu thù đối với chính bản thân.
Ông ngẩng đầu. Có tiếng chân bước tới. Peter Boone và anh chàng Ăng lê gặp trong ô tô đang tiến về phía ông dưới lùm trắc bá. Ông Propter giơ tay mỉm cười. Ông quý Peter. Anh ta có trí thông mình thiên bẩm, tấm lòng tốt thiên bẩm, tế nhị, hào hiệp, ngay thẳng yêu ghét. Những đức tính đẹp, dễ thương. Nhưng rủi thay, do kém định hướng, những đức tính ấy không đủ sức làm nên điều thiện, không đủ sức đạt được cái mà người ta thường gọi là sự giải phóng. Vàng ròng đấy, nhưng còn ở dạng quặng, chưa cô đặc. Sẽ tới một ngày nào đó anh chàng này học được cách sử dụng kho vàng của mình. Anh ta phải có ý thức học. Học để nhớ và để quên, phải quên đi nhiều thứ. Học đối với chàng này cũng khó như với anh chàng ở Kansas, có điều nó khó do những nguyên nhân khác nhau...
https://thuviensach.vn
- Nào, Peter! Lại đây. Cậu còn đưa cả ông Pordage đến nữa. Hay lắm! - Rồi ông ngồi dịch ra giữa ghế nhường chỗ cho hai người ngồi hai bên. Trỏ tay về phía lâu đài, ông hỏi Jeremy:
- Thế là anh đã làm quen với con Chằn tinh?
Jeremy nhăn mặt gật đầu nói:
- Tôi nghe lời ông, nhớ lại cái tên của ông ta ở trường. Quả có thấy dễ chịu hơn.
- Tội nghiệp Jo! Những người mập cứ bị coi là những người sung sướng! Nhưng có ai bị người đời chế giễu mới biết điều đó. Cái kiểu vui cười, kiểu tự đùa cợt, chẳng qua chỉ là một cách trách né, một vấn đề phòng bệnh. Họ tự tiêm ngừa bằng cái chất lố bịch giữa họ để khỏi bị dị ứng khi người ta
chế giễu họ.
Jeremy mỉm cười. Ông biết quá rõ chuyện ấy, nói:
- Đó là cách gỡ bí hay nhất khi người ta mập...
Ông Propter gật đầu:
- Nhưng rủi thay, Jo không dùng cách đó. Jo là loại mập hù dọa người, bịp người. Loại hành hạ anh và làm ra vẻ che chở anh. Loại thích chơi trội, mời các cô gái ăn kem, dù có phải ăn cắp mười xu trong ví của bà ngoại. Loại bị lật tẩy và tiếp tục khoác lác. Tội nghiệp Jo! Suốt đời hắn là một thằng mập loại ấy.
Ông lại chỉ về phía lâu đài, nói với Peter:
- Kia là ngôi đền hắn dựng lên để thờ chất xám suy thoái. Về vấn đề chất xám, công trình của cậu tới đâu rồi?
https://thuviensach.vn
Peter đang triền miên trong những ý nghĩ về Virginia. Hàng trăm lần anh đặt câu hỏi vì sao cô ta lại bỏ rơi anh, hay anh đã làm điều gì không phải, hay cô ta mệt thật- hay vì nguyên do nào khác? Nghe đến tiếng "công trình" anh ngước lên và gương mặt anh lập tức sáng rỡ.
- Rất tốt! - anh nói và bằng những lời nồng cháy. Vắn tắt, anh báo cho ông Propter biết những kết quả thu được ở chuột và bắt đầu ở cả chó và khỉ nữa.
- Vậy nếu thành công thì chó của các anh sẽ ra sao?
- Thì tuổi thọ của chúng kéo dài chứ sao!
- Biết rồi, nhưng tôi muốn hỏi chuyện khác kia. Một con chó, tức là một con sói chưa phát triền hoàn chứ gì? Nó giống cái bào thai sói hơn là giống một con sói, đúng không?
- Peter gật đầu.
- Kể cũng đáng ngại đấy. Lũ chó của các anh đi thụt lùi trong quá trình trưởng dục.
Peter cười nói:
- Lúc ấy thì lũ chó Bắc Kinh mà các bà quận chúa già ôm trên tay sẽ trở mặt, đuổi cắn các bà. Khôi hài đấy nhỉ!
Ông Propter tò mò nhìn Peter, chờ anh ta đi sâu thêm vào vấn đề nhưng thấy anh ta lặng thinh, ông nói:
- Tôi thấy anh tìm được hạnh phúc trong công tác khoa học. Xin có lời mừng anh! - Và quay sang Jeremy ông nói:
- Nếu tôi nhớ không lầm thì loài người đâu có nhờ to xác dần, như cái cây mà trở nên hoàn mỹ phải không anh?
https://thuviensach.vn
- Cũng không phải nhờ sống lâu, sống ba trăm năm như một gốc thông! - Jeremy trả lời.
- Sống đến ba trăm tuổi, chúng ta sẽ làm gì hả ông? - Ông Propter hỏi - vẫn còn là "Tôn ông và học giả" chứ?
Jeremy húng hắng ho.
- Chắc chẳng còn là tôn ông được. Ngay từ bây giờ, đã bắt đầu rồi đây này! Lạy Chúa! - Và ông sờ tay lên cái đầu hói.
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Chương 9
Buổi họp chiều thứ sáu của ông Stoyte hoàn toàn thuận lợi. Nhật Bản đề nghị mua thêm một trăm nghìn thùng dầu. Bentonit vẫn bán chạy. Đơn xin vay vốn ngân hàng có giảm chút ít, nhưng trận dịch cúm tuần qua làm cho thu nhập của Lăng Beverly tăng vọt hẳn lên.
Buổi họp tan trước một giờ. Trên đường về, ông ghé qua chỗ Hansen để nắm tình hình, nhưng chỉ sau vài phút, ông đã vùng bỏ chạy, nhảy bổ lên ô tô, đóng sầm cửa lại và ra lệnh:
- Đến đằng ông Propter!
A! Cái thằng Propter chó chết này lắm chuyện thật! Hết bọn công nhân hoả xa giờ tới bọn hái cam.
Ông Stoyte có mối thù đặc biệt đối với bọn khố rách, còn đặc biệt hơn mối thù của chủ đối với người làm thuê, bởi vì trước đây ông từng là kẻ khố rách. Sau khi bỏ nhà sang California, trong vòng sáu năm, ông đã từng hiểu được cái chữ nghèo. Ông căm thù hoàn cảnh làm cho người ta nghèo, đồng thời ông khinh những kẻ hoặc quá ngu, quá yếu đuối hoặc là quá rủi ro không thoát ra khỏi cảnh nghèo khó được.
Kẻ nghèo van xin tình thương, mà ông thì không cho. Ông muốn quên quá khứ mà họ lại nhắc ông nhớ quá khứ. Ông thấy kẻ nghèo là quá tởm lợm. Logic của ông Stoyte là như vậy. Thế mà cải lão Propter này thì đòi tăng lương cho bọn người làm ở đồn điền cam, đòi cất nhà ở, đòi... Chiếc xe tiến êm đềm dưới vòm lả xanh, ông Stoyte nắm chặt bàn tay phải thỉnh
thoảng lại đấm vào lòng bàn tay trái trong khi suy nghĩ.
https://thuviensach.vn
Năm mươi năm trước, mặc dù lớn tuổi hơn và khỏe hơn, Bill Propter là đứa trẻ duy nhất trong trường không bắt nạt Stoyte. Sau này để trả ơn, phần để tỏ ưu thế mới, đã lấy lại thăng bằng giữa hai người, Stoyte tặng ông nhiều cổ phần trong công ty xăng dầu Consol, nhưng ông không nhận. Stoyte vẫn chưa có dịp sử dụng ưu thế mới, chưa thể ngang hàng Propter được và điều càng cáu tiết hơn nữa, là ông cảm thấy Propter hơn. Chính vì vậy ông đã chọn mảnh đất gần nhà Propter trong thung lũng này để xây lâu đài. Propter có những đức tính mà ông không có: quả là một sự thách thức. Vì thế lý do làm ông yêu Propter cũng đồng thời làm cho ông ghét Propter.
Xe dừng. Tài xế chưa kịp mở cửa xe, ông đã vọt ra như một mũi tên, chạy đâm sầm vào nhà.
- Jo đấy ư? - Từ dưới vòm trắc bá một giọng quen thuộc vọng ra.
Ông Stoyte chăm chú nhìn trong bóng tối, rồi ông nhanh nhẹn tiến về phía chiếc ghế có ba người ngồi, họ chào ông. Peter lễ phép đứng lên nhường chỗ. Chẳng để ý tới chuyện đó cũng như chẳng để ý tới anh, ông Stoyte nói luôn với Propter:
- Trời ơi, anh không để cho người làm của tôi được yên sao? - Người làm nào, Jo?
- Bob Hansen chứ còn ai! Khi vắng tôi anh tới đó làm cái gì? - Thì tôi đã tới gặp anh trước, anh bảo hỏi Hansen!
Quả có thế thật. Ông Stoyte chỉ còn biết gầm lên:
- Chõ mũi vào chuyện của người ta! Gớm thật!
- Peter mời anh ngồi kìa. - Ông Propter nói. - Hoặc nói cách khác, đằng sau lưng anh có một cái ghế sắt đấy, Jo!
https://thuviensach.vn
- Tôi không ngồi! - Ông Stoyte hét, - Tôi bắt anh trả lời. Anh nghĩ thế nào mà lại làm như vậy?
- Nghĩ thế nào? Chuyện xưa như trái đất, phải tôi bịa ra.
- Anh không trả lời được sao?
- Được chứ! Người lao động là người, không phải là sâu bọ. - Tất cả chúng nó đều là một lũ khố rách.
Ông Propter quay sang bảo Peter ngồi xuống cái ghế bỏ không. - Tụi khổ rách đó, tôi đã nói là tôi không cho phép!
- Ồ anh vô lý quá! - Ông Propter nói.
- Tôi vô lý? Anh hãy cứ nhìn cái nhà tôi đang ở với cái chòi của anh em ở đây. Anh sẽ thấy ai có lý.
- Đúng là vậy. Nhưng anh quá "mơ hồ" Jo ạ. Mơ hồ tới mức cho là người ta không cần ăn cũng làm việc cho anh được.
- Anh định tập cho họ làm ''cộng sản'' hả?
Tiếng "cộng sản" làm cho Stoyte giật mình đồng thời cho thấy ông là người có lý.
Giọng ông run lên:
- Anh là một thằng cộng sản! - ông lặp lại với giọng của một hiệp sĩ thập tự chinh - Là một thằng xách động cộng sản, hiểu chưa?
- Tôi tưởng anh đang nói về cái ăn của người lao động.
- Thôi đi!
https://thuviensach.vn
- Ăn, ở và lao động đúng không?
- Tôi phải chịu đựng anh quá nhiều rồi đấy, vì nghĩ đến tình bạn của chúng ta. Nhưng bây giờ thì quá đủ. Trời ơi, nói chuyện cộng sản với lũ khố rách ấy! Biến cả vùng này thành một vùng nguy hiểm. Người tử tế làm sao chịu được!
- Người tử tế? - Ổng Propter định cười to lên, nhưng ông nghĩ dồn Stoyte nhiều quá dễ nguy hiểm.
- Tôi sẽ tống cổ anh ra khỏi vùng này! - ông Stoyte gầm lên. - Tôi sẽ... - Ông dừng lại giữa câu, đứng nguyên như vậy, lặng thinh, mồm há hốc, mắt trợn trừng. Ông thấy ù tai mặt nóng bừng - nó đấy, cơn xung huyết. Bác sĩ Obispo, cái chết. Cái chết và câu châm ngôn rực lửa trong ngôi nhà cũ. Điều khủng khiếp khi bị rơi vào tay vị Chúa còn sống không phải vị Chúa của phu nhân Stoyte mà là vị Chúa khác kia, Chúa thật sự của cha ông, của bà nội ông.
Ông Stoyte thở hắt ra rút khăn lau mặt, lau cổ, rồi không nói nửa lời, ông quay ngoắt lại, bỏ đi thẳng.
Ông Propter vội đứng lên, chạy theo và mặc dầu Stoyte vùng vằng giận dữ, ông vẫn nắm lấy cánh tay sánh bước đi cùng ông ta và nói - Tôi muốn chỉ cho anh xem cái này Jo ạ. Chắc anh sẽ thích.
- Tôi không muốn xem! - ông Stoyte rít giữa hai hàm răng giả. Ông Propter chẳng thèm để ý, cứ dắt ông ta ra phía hàng hiên.
- Đây là một loại thiết bị mà Abbot ở viện Smithsonian 1 nghiên cứu ít lâu nay. Một cái máy sử dụng năng lượng mặt trời. Năng suất khá hơn những cái trước.
Ông gọi hai người kia cùng tới xem rồi ông nói tiếp:
https://thuviensach.vn
- Thiết bị này có công suất hai mã lực, dùng cho sinh hoạt hằng ngày rất tiện lợi.
Ông Stoyte vẫn lặng thinh để tỏ cho biết mình vẫn còn đang giận nhưng cái máy và nhất là những ý định lung bung của Propter làm cho ông chú ý. Ông hỏi:
- Mà anh cần hai cái mã lực ấy đề làm gì?
- Để phát điện.
- Thế còn điện thành phố để làm gì? Họ không cấp điện cho anh sao? - Có chứ, nhưng tôi thử độc lập đối với thành phố xem sao. - Độc lập để làm gì?
Ông Propter cười nhẹ:
- Để thực hiện nền dân chủ giống như Thomas Jeffersonv định nghĩa.
- Trời ạ, cái máy thô lỗ này dính líu gì tới Jefferson chứ! - Ông Stoyte lại nổi cáu. - Anh cứ xài điện thành phố và vẫn cứ tin ở Jefferson không được sao?
- Đây mới là chỗ éo le! Gần như là không được!
- Thế là thế nào?
- Thế là thế đấy. - Ông Propter thong thả nói.
- Như tôi đây. Tôi cũng tin ở Jefferson vậy!
- Nhưng có điều này. Tôi biết và anh cũng biết rằng anh là ông chủ, ông chủ lớn không ai dám cãi.
https://thuviensach.vn
- Cho là vậy đi.
- Có một chữ khác để định nghĩa "không ai dám nghĩ". Đó là "Độc đoán".
- Rồi sao nữa?
- Rồi như thế này. Anh tin ở dân chủ, nhưng anh cầm đầu một bộ máy độc đoán và người làm của anh phải cúi đầu trước anh để kiếm cơm - Dân chủ ở chỗ nào?
Peter gật đầu tỏ ý tán thành. Anh nói:
- Về phần tôi thì tôi ủng hộ quyền làm chủ tập thể các phương tiện sản xuất.
Lần đầu tiên anh dám nói câu ấy trước mặt ông chủ và anh lấy làm khoái chí.
- Còn tôi thì tôi không muốn chấp nhận bất cứ ông chủ nào. Càng có nhiều chủ càng mất dân chủ. Nhưng vì là thiên hạ chẳng ai tự lo liệu, tự tức được mọi thứ nên vẫn phải có một ông chủ nào đó. Thành thử càng tự túc ít chừng nào, càng hưởng ít dân chủ chừng nấy. Thời của Jefferson, mỗi người dân Mỹ đều có thể tự túc. Họ hoàn toàn độc lập về kinh tế. Độc lập đối với chính phủ. Độc lập đối với mọi tổ chức kinh tế. Hiến pháp từ đó mà ra.
- Thì cho tới nay, hiến pháp ấy vẫn còn.
- Vẫn còn đó. Nhưng nó thích hợp với Liên hiệp thép Hoa Kỳ. Với Tổng Công ty Dịch vụ, với Liên hiệp Điện cơ General Motors với Công đoàn vàng của Lewis. Thực ra chúng ta đang sống dưới một thể chế mới, Hiến pháp chỉ còn là hình thức. Muốn thực sự sống trong hiến pháp, ta phải tạo ra những điều kiện sống của cái thời mà Hiến pháp ra đời. Cho nên tôi quan
https://thuviensach.vn
tâm tới cái máy này. Ít ra nó cho ta được độc lập về phương diện năng lượng, về chất đốt.
Ông Stoyte hơi cau mày rồi ông hỏi:
- Thế thôi ư? Còn các phương diện khác. Giao thông vận tải. Chế biến. Hàng hóa... Anh là một thằng lẩm cẩm Propter ạ. Xưa nay vẫn là một thằng lẩm cẩm. Làm sao anh đẩy cái xã hội này lùi về thế kỷ 18 được! Mà thôi, chiều nay nếu rảnh, mời anh qua tôỉ dùng bữa nhé!
Ông Stovte nhẹ nhõm bước ra xe. Ông thấy thắng Propter một điểm. Ông thấy Propter vẫn yêu mến ông. Ông thấy sung sướng, ông huýt sáo mồm rất to trên ở tô.
Vẫn để nguyên mũ trên đầu, vẫn huýt sáo, ông bước vào vòm cửa gôtic của tòa lâu đài qua tiền sảnh (ông vẫn giữ thói quen, tỏ vẻ bình dân trong tòa lâu đài cực kỳ sang trọng) ông rảo bước qua gian phòng La Mã lên thang máy, bước thẳng vô phòng khách của Virginia.
Khi ông mở cửa, hai người ngồi cách nhau khoảng năm mét: Virginia trước quày giải khát, trầm ngâm nhấm nháp ly socôla đá. Bác sĩ Obispo ngồi bảnh chọe trên chiếc ghế bành lót sa tanh hồng, châm lửa một điếu thuốc lá.
Ông Stoyte như bị đấm vào giữa ngực: ông nghi ngờ, ông ghen, mặt ông nhăn như cái bị rách. Mà nào ông đã thấy gì đâu, chẳng có cử chỉ nào, dấu hiệu nào, nét mặt nào khả nghi cả. Bác sĩ Obispo hoàn toàn tự nhiên thoải mái còn nụ cười em bé gửi cho ông thì quả là nụ cười ngây thơ của thiên thần.
- Bác Jo! - Cô chạy ào tới trước mặt ông, vòng tay qua cổ ông. - Bác Jo!
Giọng hồ hởi của cô, làn môi êm ái của cô có tác dụng ngay. Bác Jo xúc động, bác đạt tới đỉnh cao của danh từ ở cả hai nghĩa đen và bóng. Em bé
https://thuviensach.vn
của tôi! - Bác hổn hển hồi lâu, bác cảm thấy xấu hổ. Cô bé này người thơm và ấm, da thịt vừa mềm vừa chắc lẳn, cô bé trong trắng thơ ngây! Nghi ngờ cô dù trong một phút, cũng là bậy! Ông cảm thấy ân hận thêm trước thái độ của bác sĩ Obispo. Anh ta đứng dậy và nói:
- Lúc trưa, sau bữa ăn, tôi hơi ngờ ngợ thấy ông ho. Cho nên tôi đã lên đây để gặp ngay ông, khi ông trở về. - Anh ta cho tay vào túi, lôi ra đến quá nửa một quyển sách gáy da giống như quyển kinh nguyện. Anh ta ấn vội vào rồi rút ra một cái ống nghe. - Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhỡ ông lại lây cúm...
Nhớ lại tuần lễ cúm đặc biệt nhiều lợi tức ở Lăng Beverley, ông Stoyte hơi hoảng:
- Không, tôi không làm sao cả. - Ông nói - Ho hắng như vậy là thường, chỉ có cái bệnh cũ... Anh đã biết, viêm phế quản
- Có lẽ cũng chỉ có thế. Dù sao cũng xin ông cho khám.
Bác sĩ đeo ống nghe lên cố bằng một cử chỉ nghề nghiệp, nhanh nhẹn. - Anh ấy nói có lý, bác Jo ạ. - Em bé nói.
Cảm động vì bao nhiêu sự chăm sóc và cũng hơi chán cái bệnh chất tiệt kia, ông Stoyte cởi áo vét tông gi-lê và bắt đầu mở ca vát. Một loáng sau, ông đã giương bộ ngực trần, đứng dưới ánh sáng ngọn đèn treo Virginia thẹn thò len ra phía sau quầy giải khát.
Bác Obispo cho hai đầu ống nghe vào tai:
- Thở sâu vào! Anh nói và rà vòi nghe trên ngực ông Stoyte - nữa! Ho! - Bác sĩ nhìn qua cái thùng thịt lông lá, mơ màng để mắt lên bức tranh trên tường. Những người cư trú trong cái thiên đường buồn rượi của Waileau đang chuẩn bị ra khơi, có lẽ để đến một thiên đường khác buồn hơn
https://thuviensach.vn
- Đếm: Ba mươi ba... - Bác sĩ ra lệnh và ông tiếc rẻ rút lui khỏi "Cuộc hành trình tới Đảo mơ" 3 đi trở về với bộ ngực và cái bụng của ông Stoyte.
- Ba mươi ba. - ông Stoyte đếm. Ba mươi bốn, ba mươi lăm...
Dốc hết lương tâm nghề nghiệp, bác sĩ Obispo ra cái vòi hết điểm này đến điểm khác trên khối thịt lùm lùm hình trụ trước mặt ông. Tất nhiên chả có gì. Chỉ là loạt khò khè, cò cử hàng ngày. Để được long trọng hơn, có lẽ nên đưa ông lão xuống lầu, tới trước máy rọi quang tuyến. Nhưng thôi, trò hề này là quá đủ.
- Ông ho thêm.- Bác sĩ lại đặt dụng cụ vào mớ lông lá hoa râm trên vú trái ông Stoyte. Trong lúc ông ta giả ho, bác sĩ nghĩ là chưa tới các cái khác ở trên người ông ta, riêng cái bịch đồ lòng này cũng đã thấy khó ngửi. Chuyện một cô gái, bất cứ cô nào bất cứ vì lẽ gì, vì tiền đi chăng nữa, lại ngửi được cái này thì thật hết chỗ nói. Thế mà trong đời này khối cô ngửi được, lại còn thích nữa là khác.
"Thích" có lẽ không đúng lắm, bởi không nêu hiểu nó ở nghĩa đen, nghĩa sinh lý. Các cô thích bằng lý trí chứ không phải bằng thân thể. Các cô yêu những cái bịch đựng đồ lòng kia bằng cái đầu, các cô yêu vì địa vị xã hội của các cái bịch ấy, hoặc vì sự uyên bác của nó, tên tuổi của nó. Các cô không ngủ với nó mà ngủ với một tên tuổi, các cô nhân cách hóa cái bịch ấy.
Một số cô còn thích thêm công tác từ thiện, công tác xã hội, thậm chí thích ra mặt trận nữa. Không những số cô này thích ngủ với một tên tuổi, hoặc một đấng đạo đức, một nhiệm kỳ thẩm phán hoặc một ủy thác thương mại chẳng hạn, mà các cô cũng thích ngủ với một thương binh, một thằng bé đần độn, để đổi món ăn thôi hoặc một... Obispo liếc mắt về phía quày giải khát. Con bé kia là nó dám làm tất! Nhưng ngược lại Jo Stoyte cũng chính là một "Bé em" của cô, đồng thời cũng là một Lincoln cá nhân, Lincoln riêng của cô và may thay, đấy cũng là một kẻ có tấm séc đút túi -
https://thuviensach.vn
quan trọng đấy, tập séc. Nhưng nếu chỉ có thế thì Virginia cũng chưa thật hạnh phúc. Cái tập séc kia chịu nằm trong tay một nàng tiên, để nàng âu yếm nó và thay li cho nó. Hấp dẫn ở chỗ đó.
- Xin ông quay lại!
Ông Stoyte làm theo lời bác sĩ Obispo, cảm thấy cái lưng đỡ tởm hơn phía trước. Có lẽ vì nó ít cá tính hơn.
- Thổi sâu vào. - Obispo nói và bắt đầu diễn lại màn kịch - Thêm lần nữa. - Obispo nghĩ tới món hàng hấp dẫn đang nấp đằng sau quày giải khát. Chắc chắn món hàng sẽ ưng thuận thôi, miễn là mình phải kích thích nó. (Chắc chắn nó sẽ đòi mình nâng nó lên tượng đài, nhưng không, ai ngu gì, bọn đàn bà con gái do phú ông nuôi thường quá dễ... Bọn phú ông...)
- Đếm thêm đi! Ba mươi ba...
- Ba mươi ba! Ba mươi bốn!
Bọn phú ông thì chín mươi chín phần trăm mù tịt. Ái tình với họ chỉ là một sự thỏa mãn nhu cầu.
- Ba mươi lăm, - ông Stoyte tiếp tục đếm - Ba mươi sáu!
Obispo nghĩ: Riêng phần mình thì mình buộc đối phương phải ưng thuận, như vậy thích hơn.
Nhưng không nên đi xa quá, ép buộc quá, mất thú. Đối phương phải là loại nghiệp dư, loại cho rằng vừa đê mê vừa phải có ái tình, có con tim hòa hợp viết bằng chữ hoa cơ!
- Ba mươi bảy, ba mươi tám. - Ông Stoyte tiếp tục đếm với một sự kiên nhẫn lạ lùng.
https://thuviensach.vn
- Có thế thôi, ông ạ! - Bác sĩ Obispo nói và nhìn về phía quầy rượu giải khát.
Chú thích
(1)Viện nghiên cứu khoa học ở Washing ton thành lập năm 1838 theo chúc thư của nhà hoá học người Anh Smithson. Hiện là viện nghiên cứu quan trọng của Mỹ về vật lý vũ trụ, thiên văn, nhân chủng.
(2)Thomas Jefferson (1743-1826) - một trong những nhà khai sáng Hợp chủng quóc ở Mỹ. Người thảo Tuyên ngôn Độc lập và Dự thảo Hiến pháp Mỹ.
(3)"Hành trình tới đảo Cythère", Bảo tàng Louvres sáng tác đã đưa Watteau vào Hàn lâm viện Pháp năm 1917
https://thuviensach.vn
VỊ BÁ TƯỚC THỨ NĂM CỦA GIÒNG HỌ HAUBERK
Aldous Huxley
www.dtv-ebook.com
Chương 10
Ba người yên lặng đi về phía lâu đài. Peter nói trước!
- Đôi khi tôi nghĩ không biết có nên sống bằng đồng tiền của lão ta không? Ông nghĩ thế nào ông Propter?
- Nghĩ thế nào? Cứ tiếp tục làm công việc nghiên cứu. Nhưng coi chừng! Công việc ấy có lợi hay có hại? Phải thực dụng trong các vấn đề đó. Như Bentham 1 chẳng hạn.
Tội nghiệp Bentham? Jeremy nói khi nghĩ đến chuyện mình trùng tên với ông ta, cái tên hết sức thiểu não 2.
Ông Propter mỉm cười:
- Bentham, tội nghiệp thật! Con người quá hiền lành, thông minh biết bao, đồng thời cũng sai lầm biết bao! Ông ta không nghĩ rằng cái thiện là cái có rất ít tiền trên đời này.
- Vậy thì về mặt thực dụng, ông nghĩ thế nào về công trình nghiên cứu của tôi? - Peter hỏi.
- Tôi cũng không biết nữa. Tôi chưa nghĩ kỷ về vấn đề này, cũng chưa nhìn rõ kết quả để có thể kết luận. Có điều, nếu tôi làm công việc của cậu, tôi sẽ cẩn thận. Hết sức cẩn thận.
- Thế còn tiền? Tiền trong túi một anh nhà giàu như vậy, tôi có nên nhận không?
https://thuviensach.vn
- Mọi thứ tiền ít nhiều đều bẩn. Không hiểu tiền của Stoyle có bẩn hơn các thứ tiền khác không Cậu, thì chắc cậu nghĩ là bẩn hơn. Nhưng tiền ở các viện nghiên cứu, các trường đại học là do hắn chu cấp cả đấy... Chỉ tại lần đầu tiên cậu trông thấy cái nguồn của nó, nên cậu tởm. Đây này, cậu như lũ trẻ con ở thành phố, quen uống những chai sữa bò lấy từ trong ô tô ra, sạch sẽ, trắng tinh. Rồi một ngày nào đó cậu về quê, cậu thấy sữa được vắt từ trong vú bò ra, chuồng bò thì hôi hám...
- Vậy cứ tiếp tục như bây giờ là đúng?
- Phải. Đứng ở chỗ nó không xấu hơn chuyện khác. - Propter nói và bỗng nhoẻn cười. - Nghe nói tiến sĩ Muige trưa nay lại được Stoyte tặng thêm ba chục ngàn đô la nữa. Tôi rất mừng. Một món tiền lớn cho Viện Nghệ thuật Tarzana. Bọn nhà giàu cũng có ích chỗ đó - bảo trợ trí thức. Bởi vì bọn chúng chịu một áp lực khá lớn của xã hội. Chúng vừa xấu hổ vừa tự hào nghĩ, ít ra chúng cũng là ân nhân của xã hội. Với tiến sĩ Mulge, thì bọn giàu có thể yên chí. Có thể lập ở Tarzana bao nhiêu trường nghệ thuât cũng được. Còn nếu tôi mà yêu cầu hắn bỏ ra ít tiền để tài trợ cho việc nghiên cứu kỹ thuật phát huy dân chủ chẳng hạn, hắn sẽ mời tôi đi chỗ khác chơi. Tại sao? Tại vì nguy hiểm chứ sao! Hắn thích nghe, thích diễn văn về dân chủ. Nhưng hắn không thích ai phát minh ra những sáng kiến thực hiện dân chủ. Cậu đã thấy hắn nổi khùng lên với cái máy be bé của tôi. Bởi vì trong lĩnh vực nhỏ nhoi ấy, nó cũng gợi ý đến chuyện đó.
Đúng lúc ấy, một luồng sáng cực mạnh đập vào mặt ba người. - Cái gì vậy? - Jeremy giật mình kêu lên.
- Cái chùm đèn đó thôi. Lâu đài sợ bọn cướp - Peter nói.
- Cá tính của triệu phú Stoyte biểu hiện ra đấy.
- Ông Propter nắm tay Jeremy, - Nói cách khác hắn công bố cho mọi người biết là hắn sợ. Hắn sợ là vì hắn cầm quyền, là vì trong chế độ này, kẻ
https://thuviensach.vn