🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vén Bức Màn Hóa Học Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn VÉN BỨC MÀN HÓA HỌC Biên dịch : Tuấn Minh Nhà xuất bản Lao Động 2007 Khổ 13 x 19. Số trang : 199 Thực hiện ebook : hoi_ls (www.thuvien-ebook.com) LỜI MỞ ĐẦU Tại sao nói Trái Đất? Liệu có thể chế tạo ra những nguyên tố mới được không? Tính phóng xạ của nguyên tố là như thế nào? Làm thế nào để nhận biết được các nguyên tố? Bạn có biết trong có thể người có bao nhiêu? Không khí được tạo thành từ đâu? Nguyên tử và phân tử là gì? Nitơ có vai trò gì trong? Khí ôxy trong tự nhiên liệu có bị cạn kiệt không? Liệu có thể tách được khí ôxy và khí nitơ trong không khí không? Sau khi trời tạnh mưa tại sao không khí lại trong lành hơn? Tại sao khi máy photocopy hoạt động lại sinh ra m? Lỗ thủng ôzôn ở Nam cực hình thành như thế nào? Tại sao lại xảy ra hiện tượng trúng độc hơi than vào mùa đông? Tại sao vào mùa đông ngọn lửa trong bếp than lại có màu ? Tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh và có vị gây kích thích? Liệu có loại khí nào mà chỉ ngửi đã thấy buồn cười không? Tại sao không khí lại bị ô nhiễm? Tại sao khí thải của xe hơi có thể gây ô nhiễm môi trường? Tại sao lại khởi xướng sử dụng tủ lạnh không có flo? Sunfua điôxít (SO2), một trong những chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí hình thành từ đâu? Bạn có biết hiện tượng gây quang hoá là như thế nào không? Bạn có biết hiện tượng hiệu ứng nhà kính là như thế nào? Tại sao không được bước vào các hầm cất giữ rau quả ngay sau khi mở cửa? Tại sao khí cầu lại có thể bay được? Khi xảy ra cháy xăng đâu, tại sao không dùng nước để chữa cháy? Tại sao bình bọt chữa cháy lại có thể dập tắt được ngọn lửa? Tại sao sử dụng bộ chữa cháy lại hiệu quả hơn so với sử dụng bình bọt chữa cháy? Nước được cấu tạo từ những thành phần gì? Tại sao nói nước là nguồn sống? Nước có loại nặng loại nhẹ không? Tại sao uống nước có ga lại có thể làm cho đỡ khát? https://thuviensach.vn Tại sao không nên uống nước đun sôi nhiều lần? Uống nước càng tinh khiết càng tốt có? Tại sao lại không thể dùng nước đun sôi để muối để nuôi cá cảnh? Tại sao lại không được dùng nước máy trực tiếp để tưới hoa? Tại sao vào mùa đông những chiếc ang đựng nước bằng sành thường hay bị vỡ? Tại sao các tảng băng lại nổi được trên mặt nước? Tại sao người nông dân không thể dùng nước biển để tưới cho cây trồng? Tại sao nước biển lại vừa mặn vừa chát? Kim loại nào nhẹ nhất? Kim loại nào có trọng lượng nặng nhất? Kim loại nào mềm nhất? Kim loại nào rắn nhất? Kim loại nào khó nóng chảy nhất? Kim loại đen là kim loại nào? Tại sao nói làm bằng sắt thì cứng nhưng dễ vỡ và dao thái thì lại sắc? Tại sao gang thép lại bị gỉ? Tại sao thép không gỉ lại khó bị ăn mòn hơn? Tại sao những đồ vật làm bằng vàng và bạc lại không bị gỉ? Chì có lợi và hại như thế nào? Kim loại hàng không vũ trụ là kim loạt gì? Ngày xưa kim loại nào là kim loại quý? Tại sao các vật dụng được làm từ nhôm lại khó bị hoen gỉ? Đằng sau tâm gương soi được quét bằng chất gì? Dùng cái gì để nối hai thanh? Có đúng ruột bút chì được làm bằng chì không? ại sao nói không dính thì không bị cơm bám vào? Thuỷ tinh được làm từ chất gì? Thuỷ tinh khó vỡ là gì? Kính chắn gió của xe hơi và kính thông thường khác nhau như thế nào? Tại sao? Tại sao kính thuỷ tinh lại chống được đạn? Liệu thuỷ tinh có thể thay thế được thép không? Quần áo phòng cháy của các nhân viên chữa cháy được làm bằng gì? Tác dụng của sợi quang hoá là gì? Các thiết bị đun nước bằng điện đánh lửa như thế nào? Sau khi xi măng được đưa ra sử dụng, tại sao lại cần tưới nước? Tại sao gạch và ngói lại có màu đỏ và màu xám? Gốm sứ kim loại có tác dụng như thế nào? Có loại gốm nào không b? Tại sao nói sự ra đời của tinh thể đơn silic đã dẫn đến một cuộc cách mạng kỹ thuật quan trọng? Làm thế nào để vẽ được hoa văn trên các sản phẩm bằng gốm sứ? Tại sao vôi sống để lâu biến thành dạng bột? https://thuviensach.vn Tại sao một số loại mắt kính lại có khả năng thay đổi mầu sắc? Tại sao bấc đèn cồn lại cháy được lâu? Tại sao khi cho phèn chua vào nước lại làm cho nước trong hơn? Tại sao nông dân một số nơi lại rắc vôi ra ruộng? Tại sao lại không được uống cồn công nghiệp? Tại sao trong bệnh viện thường sử dụng cồn để diệt trùng? Tại sao cồn nguyên chất lại có khả năng sát trùng? Tại sao không được dùng muối công nghiệp để ăn? Tại sao thuốc đỏ dạng nước lại không thể dùng lẫn với cồn iốt? Tại sao long não đặt trong tủ quần áo lại càng ngày càng nhỏ đi? Vì sao giặt khô cũng có thể làm sạch được quần áo? Tại sao nước hoa lại có mùi thơm? Tại sao không được dùng nước nóng để hoà tan bột giặt có chứa chất xúc tác? Làm thế nào để giặt sạch được vết mực xanh trên quần áo? Tại sao khi làm bánh bao người ta lại phải để cho bột lên men trước? Rượu có thể biến thành dấm được không? Tại sao ong đốt thường rất đau? Tại sao canh bì lợn lại có thể đông lại được? Tại sao uống nước cacbonat natri lại có thể chữa được bệnh thừa axit trong dạ dày? Tại sao trứng đã biến chất lại có mùi thối? Mặc dù đã được luộc chín nhưng tại sao khi bóc ra lòng đỏ trứng vịt muối vẫn còn có mỡ màu vàng? Tại sao sữa chua vừa dễ uống vừa có nhiều chất dinh dưỡng? Tại sao rượu nếp lại có mùi thơm? Bạn có biết làm thế nào để kiểm tra được lái xe có uống rượu trước khi điều khiển phương tiện thamgia giao thông không? Tại sao sử dụng phương pháp chiếu xạ có thể giữ cho thực phẩm tươi ngon? Tại sao lại phải cất giữ hoa quả ở những nơi có nhiệt độ thấp? Tại sao có người bị trúng độc khi ăn dứa tươi? Có đúng đường hoá học được làm từ đường không? Liệu đường đỏ có thể chuyền thành đường trắng và đường phèn được không? Đường có phải là chất ngọt nhất không? Tại sao cần khuyến khích mọi người sử dụng muối iốt? Tại sao muối ăn lại có thể tan được trong nước đá? Vào mùa hè tại sao trong thùng muối thường có nước? Vào mùa hè nếu bị ra mồ hôi nhiều tại sao cần uống một chút nước đun sôi pha muối nhạt? Ăn nhiều mì chính có bị ung thư không? Tại sao khi được cho một chút mì chính canh lại có mùi vị ngon hơn? Tại sao các loại thức ăn lại có mùi vị khác nhau? Tại sao thứ? Tại sao kem đánh rằng có chứa fluor lại có khả năng ngăn ngừa sâu răng có hiệu quả? Tại sao bề mặt của một số loại xà phòng bánh lại ra “? Tại sao glixêrin lại có thề giữ được độ ẩm cho da? https://thuviensach.vn Tại sao thuốc uốn tóc có thể làm cho tóc cong được? Tại sao kem chống nắng lại có thể giúp da tránh được cháy nắng? Giấy kẹo tự tan được làm bằng gì? Có phải giấy bóng kính được làm từ thuỷ tinh không? Có loại giấy nào chịu được nước không? Có loại giấy nào chịu được lửa không? Tại sao giấy da bò (giấy dai) lại có kết cấu bền chắc hơn các loại giấy thường? Tại sao thuốc phiện và các loại độc phẩm khác lại có thề dùng làm dược phẩm chữa bệnh? Tại sao mực tàu lại rất khó? Tại sao sau một thời gian dài những chữ được viết bằng mực nước xanh đen thường bị bay mầu và chuyển thành mầu đen? Những chữ được viết bẵng mực mật được ẩn đi như thế nào? Tại sao máy ảnh lại có thể chụp ra được những tấm ảnh đẹp như vậy? Tại sao chụp phim mầu lại có thể cho phép chụp được những hình ảnh mầu? Tại sao đèn flash lại có thể phát ra được ánh sáng trắng mạnh như vậy? Tại sao diêm có thể bốc cháy được nhờ ma sát? https://thuviensach.vn LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát minh mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật. Việc phát minh ra máy bay, sản xuất ôtô công nghiệp hóa với quy mô lớn và xây dựng đường cao tốc đã rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực và tác quốc gia; việc phát minh ra Pênêxilin, tiêm chủng phổ biến các loại vắc xin phòng dịch, làm cho con người thoát khỏi những loại bệnh truyền nhiễm đã uy hiếp nhân loại hàng vạn năm nay; việc phát minh ra và phổ cập máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, truyền hình... đã rất tiện lợi và cải thiện cuộc sống vật chất của con người; việc phát minh ra quang tuyến và điện thoại di động, sự xuất hiện của mạng Internet đã nhanh chóng nối liền con người trên khắp thế giới với nhau nhanh chóng; việc hoàn thành công trình "tổ gien" đã mở rộng nhận thức của con người những tầng sâu của sinh mệnh; việc xây dựng và phát triển của ngành hàng không đã đưa tầm mắt của loài người vươn tới nơi sâu thẳm của vũ trụ. T những điều đó không những đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cơ cấu kinh tế và phương thức sinh sống của con người, nó cũng làm thay đổi nhận thức của con người đối với thế giới khách quan, xây dựng các quan điểm khoa học hoàn toàn mới. Nhờ đó, sự phát triển khoa học kỹ thuật và sản xuất trong 100 năm của thế kỷ XX đã vượt qua tổng hợp mấy nghìn năm phát triển từ khi lịch sử loài người có văn tự đến nay, nhưng đồng thời cũng gây ra một loạt những hậu quả tai hại như phá hoại môi trường sinh thái, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng... Con người cuối cùng cũng đã nhận thức được, việc khai thác mang tính “cướp bóc" đối với đại tự nhiên sẽ chịu sự trừng phạt nghiêm khắc. Chỉ có sống hài hoà với tự nhiên mới có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, vừa không làm hại tự nhiên và môi trường vừa không uy hiếp sự sinh tồn của nhân loại và sự phát triển của thế hệ tương lai. Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và toàn cầu hoá kinh tế tri thức. Dựa trên nền tảng của công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ gien sẽ có sự đột phá và phát triển mới. Chúng ta đã tiến hành thành công công cuộc đối mới và đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và rực rỡ. Nhưng so sánh với thế giới và khu vực thì còn những khoảng cách rất lớn, đặc biệt là với các nước phát triển trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là chính sách hàng đầu, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là ý tưởng và sự nghiệp to lớn mà mỗi người dân Việt Nam phải ra sức nỗ lực thực hiện thành công. Đặc biệt, thế hệ tương lai mới là những chủ nhân tương lai của đất nước. “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai” . Với ý nghĩa đó, trong thanh thiếu niên, chúng ta cần hướng dẫn và giúp đỡ họ có hứng thú và cướng tìm tòi, học hỏi các tri thức khoa học, phổ cập những kiến thức mới nhất, bồi dưỡng tinh thần khoa học nắm vững phương pháp khoa học. Đây không chỉ là nội dung và nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nhà trường mà toàn xã hội bao gồm giới khoa học, giới xuất bản phải hết sức quan tâm. Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại đặt ra yêu cầu rất cao đối với ngành giáo dục. Mục đích của giáo dục hiện đại là truyền thụ những tri thức và kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống, quan trọng hơn là làm cho con người có đủ các quan điểm khoa học và tinh thần khoa học, nắm vững và vận dụng các phương pháp khoa học. Để đi sâu tìm hiểu và nhận thức một cách toàn diện thế giới đã biết và chưa biết, con người cần có các tri thức khoa học rộng về nhiều phương diện. Chính vì vậy, để tăng cường tố chất toàn diện cung cấp những tri thức, kiến giải mới cho thanh thiếu niên, chúng tôi đã biên dịch bộ sách Khám phá thế giới khoa học từ nhiều nguồn tư liệu của nước ngoài mà chủ yếu là từ cuốn Những vấn đề khoa học kỳ thú của NXB Khoa học kỹ thuật Thiên Tân, Trung Quốc - 2004. Hy vọng rằng, với nội dung có thể gọi là phong phú chính xác, dễ hiểu, bộ sách sẽ giành được sự yêu thích của đông đảo bạn đọc.NGƯỜI BIÊN DỊCH https://thuviensach.vn Tại sao nói Trái Đất? Các loại vật chất tồn tại ở khắp nơi trên Trái Đất của chúng ta. Vậy, những nhân tố cơ bản nào cấu thành vật chất? Hơn hai nghìn năm trước đã có người sớm đưa ra câu hỏi này, song do khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ chưa phát triển nên người ta vẫn chưa tìm ra câu trả lời chính xác. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, thông qua nhiều thí nghiệm, nghiên cứu và phân tích khoa học, cuối cùng người ta mới có được hiểu biết chính xác về sự cấu thành của vật chất và đưa ra kết luận: Vạn vật trên thế giới đều được cấu thành từ một số thành phần rất đơn giản và rất cơ bản, như ôxy, nitơ, hidro, cacbon, sắt... Các thành phần cơ bản và đơn giản này được gọi là các nguyên tố, có tác dụng cấu thành vật chất. Chúng là những vật chất đơn giản nhất và nguyên thuỷ nhất nhưng không thể bị tách rời nếu sử dụng những biện pháp thông thường. Ôxy và thủy ngân đều là nguyên tố, nhưng ôxit thủy ngân thì lại không phải là một nguyên tố, vì chúng được cấu thành từ ôxy và thủy ngân và có thể bị phân giải khi nhiệt độ tăng. Đến năm 1996, nhân loại đã phát hiện ra 112 nguyên tố khác nhau. Trong đó có 92 nguyên tố có thể tìmthấy trong tự nhiên, những nguyên tố còn lại do các nhà khoa học chế tạo ra tại các phòng thí nghiệm. 112 nguyên tố này có mầu sắc đa dạng do sự pha trộn khác nhau từ các mầu đỏ, vàng và xanh. Bằng những cách thức kết hợp khác nhau, chúng có thể tạo ra rất nhiều các dạng vật chất khác nhau. Nguyên tố ôxy kết hợp với nguyên tố hidro tạo ra nước. Nguyên tố ôxy kết hợp với nguyên tố cacbon tạo ra ôxit cacbon và cacbonic. Bằng những cách kết hợp khác nhau, hợp chất của ba nguyên tố ôxy cacbon và hidro có thể tạo ra nhiều dạng vật chất có liên quan mật thiết đến chúng ta như: Đường sắcarôda (C12H22O11), rượu etilic, tinh bột (C6H10O5)... Ngay chính bản thân con người chúng ta cũng được cấu thành từ hơn 20 loại nguyên tố khác nhau. Vì vậy, chúng ta có thể nói: “Không có các nguyên tố thì sẽ không có thế giới vật chất phong phú của chúng ta ngày hôm nay". https://thuviensach.vn Liệu có thể chế tạo ra những nguyên tố mới được không? Cho dù có hình dáng khác nhau, nhưng vạn vật trên Trái Đất đều được cấu thành từ các nguyên tố. Tính đến nay, chúng ta đã phát hiện được 112 nguyên tố, liệu có thể tìm thấy những nguyên tố mới khác hay không? Quá trình tìm ra các nguyên tố rất vất vả và tốn nhiều thời gian. Công việc tìm kiếm các nguyên tố đã được tiến hành từ nửa cuối thế kỷ XVIII, khi tìm ra nguyên tố ôxy, các nhà khoa học nhận biết được thành phần cơ bản nhất của vật chất chính là nguyên tố. Ban đầu, các nhà hoá học tiến hành tìm kiếm các nguyên tố chủ yếu bằng biện pháp phân tích những vật chất của chính họ. Thông qua tiến hành thí nghiệm đối với các loại vật chất khác nhau, họ đã tìm ra được nhiều loại nguyên tố khác nhau, trong đó có ôxy, hidro, nitơ... Nhưng, do những hạn chế về điều kiện và kỹ thuật tiến hành thí nghiệm nên việc tìm kiếm những nguyên tố mới của các nhà hoá học đã bị bế tắc. Lúc đó, các nhà vật lý học đã đem lại cho các nhà hoá học một phương pháp và kỹ thuật vật lý mới. Họ bắt đầu cùng các nhà hoá học tiến hành công việc tìm kiếmnhững nguyên tố mới. Nhà hoá học người Anh thế kỷ 19 Hum Phry Davy đã sử dụng phương pháp điện phân Bô- tát để tìm ra kali (K). Năm 1860, nhà hoá học người Đức Bensant đã sử dựng lăng kính, kết hợp với phương pháp phân tích quang phổ đã tìm ra chất Cs, sau đó tiếp tục tìm ra chất Rb. Cũng bằng phương pháp này, nhà khoa học người Anh William Crookes đãất thallium (Tl), nhà vật lý học người Đức Laphur và Licht đã tìm ra chất indium (In)... Cùng với việc tìm ra được nhiều các nguyên tố mới, một số nhà hoá học bắt đầu đi sâu nghiên cứu mối quan hệ nội tại giữa các nguyên tố này. Năm 1869, căn cứ vào một số mối liên hệ bên trong giữa các nguyên tố, nhà hoá học người Nga Mendelêep đã phát minh ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Ông đã gắn cho mỗi nguyên tố một ký hiệu. Không chỉ đưa 60 nguyên tố đã được phát hiện lúc đó vào trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, căn cứ vào quy luật thay đổi về tính chất của các nguyên tố, Mendeleev còn mạnh dạn đưa ra dự đoán về một số nguyên tố mới, sau đó đưa chúng vào trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát hiện ra các nguyên tố mới. Bắt đầu từ thế kỷ XX, người ta bắt đầu sử dụng phương pháp thí nghiệm để tìm ra các nguyên tố mới và phương pháp này đã thành công như đã tìm ra các chất: technetium (Tc), Francium (Fr), Astatium (At), Promethium (Pm), Plutonium (Pu), Americium (Am)... Phải chăng có thể sẽ tiếp tục tìm và phát hiện ra nhiều nguyên tố mới nữa? Những nguyên tố từ số 93 trở đi trong bảng hệ thống tuần hoàn đều do con người tạo ra. Đặc điểm chung của chúng là trong quá trình sắp xếp chúng có thể thay đổi tính chất và biến thành một nguyên tố khác, thậm chí có nguyên tố chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn bằng 1/10 tỷ giây. Vì vậy, việc phát hiện ra các nguyên tố mới sẽ ngày càng khó khăn hơn. Nhưng cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người vẫn hoàn toàn có khả năng phát hiện ra các nguyên tố mới. > https://thuviensach.vn Tính phóng xạ của nguyên tố là như thế nào? Năm 1896, nhà vật lý học người Pháp Béccơren đã phát hiện ra một hiện tượng hết sức kỳ lạ ngay trong phòng thí nghiệm của ông. Không thể lý giải được cuốn phim âm bản được gói kỹ bằng giấy đen và đặt trong ngăn kéo bàn đã bị nhiễm sáng. Tại sao vậy? Sau khi nghiên cứu một cách tỉ mỉ, ông phát hiện nguyên nhân làm cho giấy in ảnh bị nhiễm sáng là do kali sunfat đặt cùng với phim âm bản có thể phát ra một loại tia sáng mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Tia sáng này đã làm cho cuộn phim âm bản bị nhiễm sáng. Tiếp theo, ông còn tiến hành thí nghiệm đối với các loại vật chất có chứa chất urani khác và phát hiện những chất có chứa urani đều có thể phát ra loại tia này. Sau này, người ta gọi loại tia sáng này là tia urani, đồng thời gọi những nguyên tố có thể phát ra tia urani là nguyên tố có tính phóng xạ. Việc phát hiện các nguyên tố có tính phóng xạ và hiện tượng phóng xạ đã mở ra một lĩnh vực hoàn toàn mới đối với hoạt động nghiên cứu khoa học. Sau Béccơren, hai vợ chồng Quy Ry đã tìm ra nguyên tố Pôlôni (Po) và nguyên tố Rađiom (Ra) có tính phóng xạ mạnh hơn Urani. Các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực này tiếp tục tìm ra ngày càng nhiều các nguyên tố có tính phóng xạ mới, trong đó có cả các nguyên tố tự nhiên và những nguyên tố nhân tạo. Những tia do các nguyên tố có tính phóng xạ phát ra mà con người không thể nhìn thấy là rất nguy hiểm. Khi cường độ của chúng vượt quá một lượng nhất định thì có thể làm chết một tế bào bình thường, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. Tháng 12 năm 1983, tại Khoa Phóng xạ của một bệnh viện ở thị trấn Waleisi thuộc Mátxcơva của Nga, một thanh kim loại Co-60 có tính phóng xạ rất mạnh dùng để điều trị ung thư đã bị đánh cắp và bán cho một cơ sở thu mua phế liệu. Thanh kim loại này đã làm cho cư dân ở vùng này bị nhiễm xạ, hơn 200 người bị mắc bệnh máu trắng do nhiễm x từ chất Co-60 quá mức cho phép. Nhưng, nếu chúng ta kiểm soát được mức độ nhiễm xạ, chúng có thể đem lại hạnh phúc cho con người. Người ta đã lợi dụng đặc điểm của tính phóng xạ này tiêu diệt được những khối u ác tính và những vi khuẩn gây bệnh để điều trị bệnh ung thư. Ngoài ra, chúng cũng thường được dùng trong hoạt động nghiên cứu khoa học và sản xuất nông nghiệp. https://thuviensach.vn Làm thế nào để nhận biết được các nguyên tố? Nhìn những chùm pháo hoa rực rỡ muôn hình muôn vẻ nhiều người rất thích, song bạn có biết những mầu sắc lung linh đó có từ đâu không? Nhà hoá học người Đức Bensant đã phát hiện ra rằng, khi sử dụng các loại nguyên tố và muối của chúng làm pháo hoa, chúng sẽ cho mầu sắc rất đặc biệt. Nguyên tố kali dùng làm pháo hoa sẽ cho mầu tím, nguyên tố Natri sẽ cho mầu vàng, nguyên tố Calci sẽ cho màu đỏ gạch, nguyên tố đồng cho mầu xanh. Sau này, Bensant cùng với nhà vật lý người Đức Chelhal phát hiện ra rằng, sau khi cho chiếu qua lăng kính, ngọn lửa của các nguyên tô và muối của chúng bị chia thành nhiều tia sáng có mầu sắc khác nhau. Những tia sáng này được sắp xếp ở một vị trí cố định theo một trật tự nhất định. Những nguyên tố khác nhau thì vị trí và trật tự của những tia sáng này cũng khác nhau. Cho dù bạn đem một số nguyên tố khác nhau và muối của chúng trộn đều lên rồi đốt thì vị trí và trật tự các tia sáng vốn có của từng nguyên tố vẫn sẽ không bị Mỗi người khi trưởng thành đều có chứng minh thư nhân dân, những thông tin trên chứng minh thư sẽ cho chúng ta biết đặc điểm riêng của từng người, như nơi ở, ngày tháng năm sinh... Những đặc điểm riêng này của mỗi người là hoàn toàn khác nhau. Hình dạng và vị trí khác nhau của các tia sáng vốn có của các nguyên tố cũng giống như các đặc điểm trên chứng minh thư nhân dân của mỗi người, các nhà khoa học chỉ cần nhìn vào mầu sắc và thứ tự của các tia sáng là có thể biết đó là nguyên tố gì. Mỗi người đều có vân tay riêng của mình, vân tay đó sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời mỗi người, hơn nữa vân tay của mỗi người là không giống nhau. Có thể nói, vân tay là cơ sở chính xác nhất để phân biệt người này với người khác. Vì vậy, có nhà khoa học đã nói một cách hình tượng rằng, hình dạng đặc trưng của các tia sáng của mỗi nguyên tố chính là "vân tay" của nguyên tố đó. “Vân tay" của mỗi nguyên tố chính là biện pháp hiệu quả nhất giúp các nhà khoa học phát hiện ra các nguyên tố mới. Nếu nhìn thấy những "vân tay" lạ có nghĩa là các nhà khoa học đã phát hiện ra một loại nguyên tố mới. Điều thú vị nhất là năm 1868 , khi quan sát hiện tượng nhật thực, các nhà khoa học đã phát hiện ra nguyên tố Heli dạng khí, một nguyên tố rất hiếm trên mặt trời. Mãi 27 năm sau, các nhà khoa học mới phát hiện ra nguyên tố này trên Trái Đất. "Vân tay" của mỗi nguyên tố thật là kỳ lạ. https://thuviensach.vn Bạn có biết trong có thể người có bao nhiêu? Con người là một dạng vật chất có sự sống. Cũng giống như các dạng vật chất khác trong tự nhiên, con người cũng được tạo nên từ những nguyên tố hoá học khác nhau. Trong số gần 100 loại nguyên tố khác nhau tồn tại trong giới tự nhiên, hơn 60 loại nguyên tố có ở trong cơ thể con người. Hàm lượng nhiều hay ít của các nguyên tố này trong cơ thể con người cũng không giống nhau và có sự khác biệt rất lớn. Thông thường, chúng ta gọi những nguyên tố có hàm lượng lớn hơn 1/10.000 ]à những nguyên tố có hàm lượng cực lớn, những nguyên tố có hàm lượng nhỏ hơn 1/10.000 là những nguyên tố có hàm lượng cực nhỏ. Tổng cộng những nguyên tố có hàm lượng cực lớn trong cơ thể con người có 11 loại khác nhau, lần lượt từ cao đến thấp là ôxy, cacbon, hidro, nitơ, can xi, phốt pho, kali, lưu huỳnh, natri, clo và magiê. Ôxy là nguyên tố có hàm lượng cao nhất, chiếm 65% trọng lượng cơ thể, mặc dù chỉ chiếm 0,05% trọng lượng cơ thể nhưng Mg vẫn thuộc các nguyên tố có hàm cực lớn. Không cần phải nói thì ai cũng biết tầm quan trọng của các nguyên tố có hàm lượng cực lớn đối với cơ thể con người, ôxy, cacbon và hidro là ba thành phần chủ yếu cấu tạo lên các cơ quan trên cơ thể con người. Có thể nói, nếu không có ba nguyên tố này thì không thể hình thành cơ thể người. Canxi là thành phần quan trọng của xương, thanh thiếu niên ở tuổi dậy thì cần bổ sung Canxi để thúc đẩy sự phát triển bình thường của xương. Nếu người già thiếu canxi thì xương trở nên giòn và dễ gẫy. Nitơ là nguyên tố quan trọng trong protein, cơ thể con người được bổ sung nitơ thông qua ăn uống các chất có chứa protein. Các nguyên tố có hàm lượng cực lớn có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người, nhưng cơ thể con người cũng cần một số nguyên tố có hàm lượng cực nhỏ để đảm bảo sức khoẻ. Hiện đã xác đinh được có ít nhất 10 loại nguyên tố có hàm lượng cực nhỏ nhưng lại không thể thiếu trong cơ thể con người, đó là: Fe, Zn, Cu, Cr, Mn, Co, F, Mo, I và Se. Ví dụ Fe chẳng hạn, Fe chỉ chiếm 0.004% trọng lượng cơ thể nhưng lại là thành phần quan trọng trong huyết sắc tố. Ví dụ khác đối với Zn, tổng trọng lượng của Zn trong cơ thể người không quá 2g, nhưng cũng không thể xem nhẹ vai trò của Zn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi trong máu của phụ nữ mang thai thiếu Zn thì có thể sinh ra đứa trẻ dị dạng. Mỗi ngày trên thế giới có hàng chục thậm chí hàng trăm đứa trẻ dị dạng ra đời do thiếu Zn. Do Zn có quan hệ đến tính mạng con người nên được ví là "nguyên tố sinh mạng". Tóm lại, cơ thể con người là một thể hữu cơ được hình thành từ những nguyên tố nêu trên theo một tỷ lệ nhất định, mỗi một nguyên tố hoá học có vai trò đặc biệt riêng song chúng cũng tác dụng bổ trợ cho nhau cùng duy trì sự tồn tại sự sống của cơ thể con người. Một số bệnh tật của con người là do thiếu hoặc thừa một nguyên tố nào đó gây ra. Những nguyên tố cần thiết cho cơ thể người đều được bổ sung qua đường ăn uống và hô hấp. Vì vậy, khẩu phần ăn có vai trò quyết định đảm bảo sự hài hòa giữa các nguyên tố trong cơ thể con người, do những nguyên tố cần thiết có trong nhiều loại thực phẩm, nên thường xuyên thay đổi khẩu phần trong bữa ăn. https://thuviensach.vn Không khí được tạo thành từ đâu? Không khí tồn tại xung quanh chúng ta là một dạng vật chất quan trọng bảo đảm duy trì sự tồn tại cho các dạng vật chất có sự sống. Có thể bạn không cảm nhận được đang tồn tại xung quanh chúng ta từng giờ từng phút, vì trong điều kiện bình thường nó tồn tại dưới dạng không mầu, không mùi vị. Nếu bạn đem một chiếc bình không đậy nắp dìm xuống dưới nước, bạn sẽ thấy có những chiếc bong bóng nổi lên từ miệng chiếc bình, đồng thời nghe thấy tiếng "ục, ục". Chiếc bình tưởng như trống rỗng nhưng lại chứa đầy không khí bên trong, do không khí không thể chìm dưới nước nên khi nước chảy vào trong chiếc bình sẽ đẩy không khí ở trong bình ra làm xuất hiện những bọt khí và âm thanh. Không khí là một đại gia đình hoà thuận và có rất nhiều thành viên. Nếu tính về thể tích, nitơ có thể tích lớn nhất, chiếm 78%; thứ hai là ôxy, chiếm 21%; còn lại chủ yếu là cacbon điôxít và các loại khí hiếmkhác.Trong điều kiện bình thường, để tách riêng những thành viên trong gia đình này ra quả thật là một việc không hề dễ chút nào. Còn trong công nghiệp người ta thường sử dụng phương pháp hạ thấp nhiệt độ của không khí xuống, trước tiên đưa không khí chuyển về dạng thể lỏng, sau đó dựa vào nhiệt độ sôi không đồng đều của các chất có trong không khí để tách riêng từng chất. Đặc tính của mỗi thành viên trong gia đình không khí là hoàn toàn khác nhau. Nitơ và một số loại khí hiếm có đặc tính ổn định thường không hay tham gia các phản ứng hoá học. Nhưng, với hoạt tính mạnh, ôxy thường xuyên tham gia và cuộc sống hàng ngày của con người. Ôxy có tác dụng lớn trong hoạt động hô hấp của con người và trong phản ứng cháy của các vật. Nhưng, chúng cũng đem lại một số phiền toái cho con người, như làm cho thực phẩm bị hư hỏng và thối rữa, làm sản sinh các mầm bệnh trong lương thực... Để tránh ôxy làm hư hỏng các loại thực phẩm, người ta sử dụng biện pháp bơm khí nitơ vào trong kho để đẩy ôxy ra khỏi kho chứa lương thực tránh tình trạng làm biến chất thực phẩm và sản sinh các loại mầm bệnh trong lương thực. Trong điều kiện thường, nitơ và ôxy đều tồn tại bên , cạnh nhau, nhưng khi trời có sấm và chớp, hai chất này tác dụng với nhau tạo ra một chất mới, đó là ôxit nitơ. Các thành viên trong gia đình không khí và hàm lượng của từng thành viên có thể thay đổi theo từng khu vực khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau và sự thay đổi của môi trường sinh thái tự nhiên, nhưng về tổng thể thì giống nhau. https://thuviensach.vn Nguyên tử và phân tử là gì? Mọi vạn vật trong thế giới đều được cấu tạo từ vô số những hạt cơ bản vô cùng nhỏ bé. Có rất nhiều loại hạt cơ bản khác nhau cấu tạo nên vật chất và phân tử chính là một trong những loại hạt cơ bản đó. Thể tích của một phân tử rất nhỏ, trong một giọt nước thì có đến 15 triệu tỷ phân tử nước. Tất cả mọi người trên thế giới phải mất đến 30 năm mới có thể đếm hết được số phân tử nước có trong một giọt nước. Trọng lượng của phân tử cũng rất nhỏ, tổng cộng trọng lượng của 6.020 triệu tỷ phân tử nước chỉ có khoảng trên dưới 18g. Tuy chúng ta không thể dùng mắt thường để nhìn thấy các phân tử, nhưng chúng ta vẫn có thể cảm nhận được sự tồn tại của các phân tử, vì các phân tử có đặc điểm riêng của chúng và vận động liên tục không ngừng. Vẩy một vài giọt nước hoa ở góc nhà thì cả phòng đều có mùi thơm. Nguyên nhân là do các phân tử nước hoa vận động không ngừng và lan toả tới mọi nơi trong phòng. Do phân tử đặc điểm này nên quần áo ướt mới có thể khô và đường mới có thể tan trong nước. Phân tử bên trong vật chất và giữa các phân tử luôn có một khoảng cách nhất định, những trong một điều kiện nhất định, khoảng cách giữa các phân tử bên trong một chất cũng có thể bị thay đổi, băng có thể tan thành nước, nước có thể bốc hơi chuyển thành hơi nước, chính là do có sự thay đổi khoảng cách giữa các phân tử tạo nên. Phân tử cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho các dạng vật chất khác nhau thì có tính năng khác nhau. Phân tử cũng có thể bị chia nhỏ, trong những điều kiện nhất định thì phân tử có thể bị phân chia thành những hạt nhỏ hơn nữa, đó là nguyên tử. Nguyên tử cũng là một loại hạt cực nhỏ, giống như phân tử, nguyên tử cũng có thể trực tiếp cấu thành vật chất, như sắt đồng được cấu thành từ vô số các nguyên tử sắt, đồng. Kích thước của chúng cũng vô cùng nhỏ bé, trong số các nguyên tử thì hidro có kích thước nhỏ nhất, 100 triệu nguyên tử hidro xếp liên tục cạnh nhau cũng chỉ dài có 1cm. Chúng cũng vận động biến đổi không ngừng. Các nguyên tử khác nhau trong cùng một chất cũng có khoảng cách nhất định với nhau. Khoảng cách này có thể bị thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của điều kiện bên ngoài. Trong những điều kiện nhất định, nguyên tử cũng có thể tiếp tục bị chia nhỏ do nguyên tử được tạo thành từ các hạt nhỏ hơn nữa. https://thuviensach.vn Nitơ có vai trò gì trong? Nitơ là chất khí không mầu, không mùi, có hàm lượng lớn nhất trong không khí, chiếm khoảng 4/5 thể tích không khí nhẹ hơn không khí và rất khó tan trong nước. Thường thì chúng ta khó có thể cảm nhận được sự tồn tại của nitơ. Trong điều kiện bình thường, nitơ có tính ổn định, không tham gia vào phản ứng cháy và con người cũng không thể sử dụng để hô hấp. Liệu nitơ có ích gì cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người không? Có. Con người có thể lợi dụng đặc tính ổn định của nitơ và coi chúng như là một loại khí bảo vệ. Ví dụ, dùng nitơ để bảo vệ kimloại khi hàn nối các kim loại với nhau; bơm nitơ vào trong bóng đèn điện để kéo dài tuổi thọ của dây tóc bên trong; bơm nitơ vào trong kho chứa lương thực để phòng chống hiện tượng thực phẩm bị thối hỏng và phát sinh mầm bệnh trong thực phẩm; trong y học, người ta dùng dung dịch nitơ làm thuốc đông lạnh; khi trời có sấm và mưa, sau nhiều thay đổi trong không khí, cuối cùng nitơ có thể chuyển hoá thành axit nitơric. Axit nitơric đi kèm với nước mưa và rơi xuống mọi nơi trên bề mặt Trái Đất, sau đó tác dụng với một số khoáng chất có trong đất và tạo thành phân đạm để các loại thực vật có thể hấp thụ. Các loài thực vật không thể sinh trưởng được nếu thiếu phân đạm và các hợp chất có chứa nitơ khác. Các loại thực vật họ đậu như đậu nành, đậu trạch... có thể hấp thụ trực tiếp khí nitơ trong không khí, sau đó tự chuyển hoá thành những hợp chất hoá học có chứa nitơ cần thiết cho sự sinh trưởng của chúng. Trong ngành công nghiệp hoá học, nitơ có tác dụng đặc biệt quan trọng. Trong một điều kiện nhất định, người ta cho nitơ tác dụng với hidro để tạo ra khí amoniac. Khí amoniac là một sản phẩm quan trọng trong ngành công nghiệp hoá học, là nguyên liệu để sản xuất phân bón và axit nitơric, dung dịch của chúng còn là một loại phân bón sử dụng trong nông nghiệp. Khí nitơ còn được sử dụng trong chế tạo thuốc súng vàược phẩm... Với việc đầu tư ngày càng nhiều cho hoạt động nghiên cứu khí nitơ, chắc chắn sẽ còn tìm ra nhiều hơn nữa những tác dụng mới của khí nitơ phục vụ con người và đem lại sự tiện lợi cho con người. https://thuviensach.vn Khí ôxy trong tự nhiên liệu có bị cạn kiệt không? Mọi người đều biết rằng, hoạt động hô hấp của con người và các loài động vật, cũng như phản ứng cháy của các chất... đều không thể thiếu ôxy, mà ôxy chỉ chiếm khoảng 21% lượng khí có trong thiên nhiên. Liệu trong tương lai, lượng khí ôxy có bị cạn kiệt không? Nếu mỗi người đều chú ý giữ gìn môi trường sinh thái thì lượng khí ôxy được bổ sung sẽ cân bằng với lượng khí ôxy bị tiêu hao, khi đó chúng ta không phải lo sẽ thiếu khí ôxy. Chắc chắn bạn sẽ có cảm nhận như sau: Khi bạn từ một thành phố ồn ào, náo nhiệt đến đi dạo ở một khu ngoại ô với những cánh rừng xanh tươi, cây cối um tùm. ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy không khí rất trong lành, thoải mái, dễ chịu. Tại sao vậy? Vì những nơi này có một lượng lớn khí ôxy tươi. Có phải chính thực vật ở những nơi này đã sản sinh ra khí ôxy? Đúng, trong các loài thực vật xanh có chứa một loại vật chất mang tên "nguyên tố diệp lục", loại vật chất này có một đặc tính rất lạ là dưới ánh nắng mặt trời có thể hấp thụ những khí cacbon do con người thải ra, đồng thời sản sinh ra khí ôxy. Người ta gọi khả năng này là khả năng quang hợp. Chính nhờ khả năng quang hợp của các loài thực vật đã làm tiêu hao một lượng lớn khí cacbon do con người thải ra trong quá trình hô hấp và do phản ứng cháy của các dạng vật chất sinh ra, đồng thời liên tiếp sản sinh ra khí ôxy mới, nhờ đó đảm bảo sự sinh tồn của con người. https://thuviensach.vn Liệu có thể tách được khí ôxy và khí nitơ trong không khí không? Bầu không khí bao trùm toàn bộ diện tích bề mặt Trái Đất. Không khí là một đại gia đình lớn với rất nhiều thành viên. Trong đó, nếu tính theo thể tích, khí nitơ có thể tích lớn nhất, chiếm 78% thể tích không khí; thứ hai là ôxy, chiếm 21%; thể tích của các loại khí hiếm chiếm 0,94%; cacbon chiếm 0,03%, các loại khí khác chiếm 0,03%. Trong điều kiện bình thường, các loại khí liên kết chặt chẽ với nhau, tách chúng ra là một việc không hề dễ chút nào. Một số nhà khoa học đưa ra câu hỏi như sau: trong điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường thì không thể tách chúng ra được nhưng nếu đưa các loại khí vào làm lạnh và tăng áp suất lên để chúng chuyển thành chất lỏng, thì điều gì sẽ xảy ra? Khi bắt đầu đưa ra câu hỏi này, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu nhiệt độ sôi của nitơ và ôxy. Các nhà khoa học phát hiện, nhiệt độ sôi của nitơ và ôxy là không giống nhau, nhiệt độ sôi của nitơ thấp hơn ôxy. Chúng ta biết rằng, nếu tăng dần nhiệt độ đối với hai chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau thì chất lỏng có nhiệt độ sôi chuyển thành dạng khí và bốc hơi trước. Nếu giữ nhiệt độ ở mức đủ để nitơ bay hơi (chưa đủ nhiệt độ để ôxy bay hơi) thì nitơ ở thể lỏng sẽ chuyển thành thể khí và tách khỏi nitơ ở thể lỏng, chờ đến khi khí nitơ bay hơi hết, chúng ta sẽ thu được ôxy ở thể lỏng. Công nghiệp hiện đại thường sử dụng phương pháp trên để tách nitơ và ôxy. Do khi chuyển thành dạng khí, thể tích của nitơvà ôxy rất lớn, không tiện cho việc bảo quản và vận chuyển nên các nhà máy thường sử dụng biện pháp tăng áp suất làm cho khí nitơ và khí ôxy chuyên thành thể lỏng và cho vào một loại thùng chứa đặc biệt bằng gang để bảo quản. Khí ôxy thường được cất giữ trong các thùng gang mầu xanh để sử dụng. Những chiếc thùng gang mầu xanh mà chúng ta thường thấy trong các bệnh viện chính là thùng chứa ôxy ở thể lỏng. Khi có bệnh nhân cần tiếp ôxy, bác sĩ chỉ cần bật van giảm áp trên bình chứa, ôxy ở thể lỏng sẽ tự chuyển thành dạng khí và bay ra. Cùng với sự tiến bộ cửa khoa học kỹ thuật, chắc chắn các nhà khoa học sẽ còn tiếp tục tìm ra các biện pháp mới để tách nitơ và ôxy. https://thuviensach.vn Sau khi trời tạnh mưa tại sao không khí lại trong lành hơn? Sau khi tạnh mưa, không chỉ bầu trời trong và xanh hơn mà không khí cũng trong lành và dễ chịu hơn rất nhiều, tại sao vậy? Nguyên nhân là do khi thời tiết có mưa và sấm, những tia chớp đ một bộ phận khí ôxy trong không khí chuyển thành ôzôn. Ôzôn cùng họ với khí ôxy, chúng đều được tạo thành từ các nguyên tố ôxy, nhưng thể tích phân tử của ôzôn lớn hơn thể tích phân tử của ôxy. Một phân tử ôxy được tạo thành từ hai nguyên tử ôxy, nhưng một phân tử của ôzôn được tạo thành từ ba nguyên tử ôxy. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa ôzôn và ôxy. Trong điều kiện nhiệt độ thường ôxy là một loại khí không mầu, không mùi, nhưng ôzôn lại là một loại khí có mầu xanh da trời và hơi có mùi hôi. Nhưng do số lượng nhỏ nên mọi người dường như không ngửi thấy mùi của ôzôn, nó có thể làm cho không khí trở nên trong lành hơn và có khả năng khử trùng mạnh. Vì vậy, người ta có thể sử dụng chúng để làm sạch không khí, dùng làm thuốc khử những độc tố có trong nước để phục vụ sinh hoạt của con người, chế tạo ra các vật khử độc tố... Trong quá trình ôxy hoá, cành cây tùng cũng có thể sinh ra một lượng nhỏ ôzôn, vì vậy không khí trong các khu rừng tùng rất trong lành phù hợp với con người. Đương nhiên, không phải hàm lượng ôzôn có trong không khí càng cao thì càng tốt, bởi khi hàm lượng ôzôn vượt quá một tiêu chuẩn nhất định sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và quá trình sinh trưởng và phát triển của các cây nông nghiệp. Vì vậy, trong bản "dự báo chất lượng không khí" tại thành phố, ôzôn bị coi là một trong những loại khí làm ô nhiễm không khí và khuyến cáo người dân cần thường xuyên kiểm tra nồng độ ôzôn trong không khí. https://thuviensach.vn Tại sao khi máy photocopy hoạt động lại sinh ra m? Máy photocopy là một thiết bị văn phòng hiện đại, đã phổ biến trong các cơ quan lớn, các đơn vị hành chính sự nghiệp, công sở. Nó đem lại nhiều tiện lợi cho con người trong công việc tại văn phòng, như sao chụp các tài liệu, văn bản, bản thảo... Không biết bạn có cảm nhận được điều này không, khi máy photocoppy hoạt động, bạn sẽ cảm thấy trong phòng đặt máy photocopy thường có mùi lạ rất khó chịu, tại sao vậy? Nguyên nhân là do, khi máy photocopy hoạt động sẽ sinh ra một luồng điện có điện áp lớn. Năng lượng của luồng điện này sẽ làm khí ôxy trong không khí chuyển hoá thành một loại khí có mùi tanh của cá, đó là ôzôn. Ôzôn và ôxy có họ với nhau, nhưng đặc tính và bản chất lại không hề giống nhau. Ôxy là một dạng khí không mùi, không có độc tố và dùng cho hoạt động trao đổi khí của con người, nhưng ôzôn là một loại khí không chỉ có tính kích thích mà còn chứa độc tố. Nếu hàm lượng của ôzôn có trong không khí nhỏ nó không gây ảnh hưởng xấu đến con người mà còn có tác dụng khử trùng trong không khí. Nhưng, khi hàmlượng ôzôn trong không khí quá cao có thể làm cho con người cảm thấy khô miệng, đầu óc mệt mỏi, ho, đau đầu, giảm thị lực, phá hoại hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm tổn hại đến thần kinh não bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Ngoài ra, ôzôn còn là chất xúc tác cho ôxy và nitơ tác dụng với nhau tạo ra một chất NO hoá có mùi kích thích và độc hại. Thực ra, không chỉ có máy photocopy mà một số loại máy khác khi hoạt động sinh ra một luồng điện có điện áp lớn thì đều sản sinh ra ôzôn. Để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người khi những chiếc máy này hoạt động, cần lắp đặt các thiết bị thông gió trong phòng để kịp thời thải các hoá chất có chứa nitơ và ôzôn trong phòng ra ngoài. Ngoài ra, cần tránh để nhiều ánh nắng mặt trời chiếu vào trong phòng nhằm giảm thi hình thành các chất sau khi bị NO hoá. https://thuviensach.vn Lỗ thủng ôzôn ở Nam cực hình thành như thế nào? Năm 1985, các nhà khoa học Anh tại trạm nghiên cứu ở Nam cực đã phát hiện thấy ở Nam cực đã hình thành một lỗ thủng ôzôn lớn bằng toàn bộ diện tích nước Mỹ. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là một tin xấu đối với nhân loại. Vì giống như một vị thần hộ mệnh của con người, bao quanh Trái Đất và nằm cách bề mặt Trái Đất khoảng 22 đến 25 nghìn mét, tầng ôzôn liên tục hấp thụ một lượng lớn các tia tử ngoại có cường độ lớn từ mặt trời chiếu xuống, giúp con người tránh được các tia tử ngoại. "Lỗ thủng ôzôn" ở Nam cực hình thành như thế nào? nguyên nhân do đâu? Thành phần chủ yếu trong thuốc tẩy, rửa, thuốc tạo bọt trong công nghiệp; hoá chất trong hệ thống làmlạnh trong máy điều hoà và tủ lạnh mà chúng ta sử dụng hàng ngày đều là Fleon gas 11 và Fleon gas 12. Những chất này rất dễ bay hơi, sau khi chúng bay tới tầng ôzôn, kết hợp với tia tử ngoại sẽ tạo ra "Nguyên tố clo” phá huỷ tầng ôzôn, một nguyên tử clo có thể phá huỷ 10 vạn phân tử ôzôn. Tính xem, một lượng lớn nguyên tử clo được tạo thành từ những chất như: Fleon gas 11 có trong hệ thống làm lạnh của tủ lạnh sẽ phá huỷ bao nhiêu phân tử ôzôn. Như vậy, làm sao tầng ôzôn của chúng ta không bị phá huỷ? Ngoài những chất cùng họ Fleon gas ra, các hoá chất được to thành từ quá trình clo và ôxy hoá, brômvà ôxy hoá, nitơ và ôxy hoá trong khí thải của các loại xe đều là những chất phá huỷ các phân tử ôzôn. Để bảo vệ tầng ôzôn, chúng ta cần tránh sử dụng các loại hoá chất có họ cùng Fleon gas, tìm ra các chất thay thế sử dụng Fleon gas, nghiêm cấm thải những loại khí thải có hại ảnh hưởng đến chất lượng không khí, để đem lại một bầu không khí trong lành cho cuộc sống con người. https://thuviensach.vn Tại sao lại xảy ra hiện tượng trúng độc hơi than vào mùa đông? Vào mùa đông, nhiều gia đình có thói quen đốt than để sưởi ấm. Than là một "gia đình" lớn, bao gồmcác thành viên: C, H, O, S, N... Khi than được đốt lên, các chất trên sẽ kết hợp với khí ôxy trong không khí tạo thành các chất khác nhau, như cácbon điôxít, ôxit cacbon, sunfua điôxít, nước, sản phẩm của nitơ và ôxy hoá... Trong số các chất trên, ôxít cácbon là chất chính gây ra hiện tượng trúng độc khí than. Ôxit cacbon là một dạng khí không mầu, không mùi nhưng rất độc. Ôxit cacbon rất dễ kết hợp với hồng cầu trong máu, khả năng kết hợp của ôxit cacbon với hồng cầu trong máu cao gấp 210 lần so với khả năng kết hợp của ôxy với hồng cầu trong máu. Sau khi đã nhiễm vào trong cơ thể người, ôxit cacbon bám chặt lấy các hồng cầu trong máu làm giảm khả năng kết hợp giữa các hồng cầu với ôxy, cuối cùng làm mất khả năng vận chuyển ôxy của các hồng cầu, làm cho cơ thể người thiếu ôxy. Nếu một người chỉ cần hít phải một lư̖ôxit cacbon sẽ cảm thấy đau đầu và khó thở, còn nếu hít phải nhiều ôxit cacbon dễ dẫn đến tử vong do thiếu ôxy. Cho dù ôxit cacbon là một dạng khí không mầu, không mùi và rất khó phát hiện, nhưng nếu chúng ta tìmthấy nguyên nhân sinh ra ôxit cacbon sẽ tránh được không bị trúng độc ôxit cacbon. Quá trình hình thành ôxit cacbon là do trong quá trình đốt than, lượng cacbon trong than không được cung cấp đủ ôxy. Nếu được cung cấp đủ ôxy, trong quá trình cháy, cacbon trong than sẽ chuyển hoá thành cacbon điôxít không độc. Vì vậy khi sử dụng bếp than để sưởi ấm, cần mở lỗ thông hơi bên trên và mở cửa lò bên dưới để đảm bảo trong lò có đủ lượng khí ôxy cho lượng cacbon trong than cháy hết. Ngoài ra, cần có ống thông khói ở trong bếp và có lỗ thông gió trong nhà để đảm bảo cho nhà luôn thoáng gió, như vậy có thể tránh được hiện tượng khí ôxit cacbon không thoát được ra ngoài và cổ thể giảm hàm lượng khí ôxít cácbon trong nhà. Có người nói, đặt một chậu nước lên trên bếp than thì có thể tránh được không bị trúng độc khí than, điều này hoàn toàn không có cơ sở, vì ôxit cacbon rất khó tan trong nước, nước không thể hấp thụ ôxit cacbon. Nếu phát hiện ai đó bị trúng độc khí than, cần nhanh chóng đưa nạn nhân ra những nơi thoáng gió, đặt đầu nạn nhân ở tư thế cao và tiến hành hô hấp nhân tạo. Nếu trên da nạn nhân xuất hiện những nốt ban đỏ, chứng tỏ nạn nhân đã bị trúng độc rất nặng, có thể đe doạ tính mạng, cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu. https://thuviensach.vn Tại sao vào mùa đông ngọn lửa trong bếp than lại có màu ? Dùng bếp than để sưởi ấm vào mùa đông là thói quen của của nhiều gia đình. Có thể bạn sẽ có thấy: khi mới bắt đầu nhóm lửa trong lò, lửa trong lò cháy rất đượm, nhưng sau đó dần dần không còn đượm như trước nữa. Lúc này, bạn dùng cây sắt thông lò chọc mấy cái ở dưới cống lò thì ngọn lửa lại cháy đượm như lúc ban đầu. Nếu bạn cho quá nhiều than vào trong lò và không đảm bảo thông gió từ dưới cống lò lên, thì thỉnh thoảng trong lò sẽ xuất hiện những ngọn lửa xanh. Tại sao vậy? Chúng ta đều biết mọi phản ứng cháy đều cần đến ôxy, ôxy chiếm 21 % không khí xung quanh chúng ta. Nếu cống lò đảm bảo thông gió tốt thì lượng ôxy cần thiết cho phản ứng cháy sẽ được cung cấp đủ. Vì vậy, người ta lắp đặt ống khói cho lò than là để: 1/ thoát khói, 2/ lợi dụng sự chênh lệch về nhiệt độ để đưa thêm không khí từ dưới cống lò vào trong lò, và như vậy sẽ làm cho ngọn lửa trong lò cháy đượm hơn. Nếu cho nhiều than vào trong lò, không đảm bảo thông gió từ dưới cống lò lên, lượng khí ôxy trong lò ngày càng ít, than nóng trong lò sẽ sinh ra một loại khí, đó là ôxit cacbon. Ngọn lửa xanh trong tò được tạo ra chính nhờ quá trình đốt cháy lượng ôxit cacbon trên. Ôxit cacbon là một dạng khí không mầu, không mùi, nhưng nếu con người hít phải khí này, hồng cầu trong máu sẽ biến thành hồng cầu có chứa ôxit cacbon, trung khu thần kinh của con người sẽ bị tổn thương. Hiện tượng này gọi là bị trúng độc ôxit cacbon, còn gọi là trúng độc khí than. Lúc đầu thì cảm thấy váng đầu, khó chịu, sau đó sẽ bị ngất, nếu để kéo dài, không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Nhưng, nếu không khí thông thoáng thì ôxít cácbon sẽ tự tan hết. Vì vậy, khi đun bếp than vào mùa đông cần chú ý điều kiện thoáng gió sẽ tránh không bị trúng độc khí than. https://thuviensach.vn Tại sao nước trong bể bơi lại có màu xanh và có vị gây kích thích? Nước trong bể bơi thường có mùi vị gây cảm giác kích thích, mùi vị đó được hình thành như thế nào? Phải chăng mùi vị đó được hình thành từ những độc tố do con người hoà vào trong nước ở bể bơi? Thường có rất nhiều người bơi tại bể bơi mỗi ngày. Mỗi người đến bơi đều mang theo các loại vi trùng và mầm bệnh vào trong bể bơi, khiến cho tất cả các loại vi trùng và mầm bệnh đều có thể có ở trong bể bơi. Nước trong bể bơi không thể đảm bảo được thay thường xuyên, nên đã trở thành nơi lây lan các bệnh truyền nhiễm. Để trừ khử những các loại mầm bệnh và vi trùng ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, người ta nghĩ ra cách cho vào trong nước ở bề bơi một loại thuốc để diệt các loại vi khuẩn và mầm bệnh. Loại thuốc đó thông thường là khí clo, nó có mùi vị gây kích thích. Chỉ tan trong nước có khả năng tiêu diệt các loại vi khuẩn rất mạnh, các loại vi trùng như trực khuẩn bệnh lị a míp, trực khuẩn thương hàn... có trong nước ở bể bơi không thể kháng cự được loại thuốc này và đều bị tiêu diệt. Mùi vị mà chúng ta ngửi thấy là do clo được hoà tan trong nước tạo ra. Ngoài ra, clo còn được dùng để khử các độc tố trong nước máy, khi bạn rửa mặt vào buổi sáng thường ngửi thấy trong nước có một chút mùi vị rất đặc biệt, những mùi vị này là do sau khi dùng clo và các hoá chất khác để khử trùng nước máy tạo ra. Còn có một loại thuốc khử trùng khác được dùng để máy và nước trong bể bơi, đó là bột tẩy trắng, sau khi hoà tan bột tẩy trắng vào trong nước, chúng có thể sinh ra một chất có khả năng sát thương rất lớn làm cho các loại vi khuẩn không thể tiếp tục tồn tại trong nước. Nước thường không có mầu, nhưng chúng ta thường thấy nước trong bể bơi có mầu xanh rất hấp dẫn, tại sao vậy. Nguyên nhân là do, để trừ khử các loại mầm bệnh, người ta đã hoà vào nước một lượng dung dịch axit sunphuric đồng. Chỉ cần hoà một lượng nhỏ axit sunphuric đồng vào trong nước ở bể bơi thì có thể trừ khử được tất cả các loại vi trùng do những người đến bơi mang theo xuống nước trong bể bơi và đảm bảo sức khoẻ cho tất cả những người đến bơi tại bể bơi. Vì vậy, khi bạn đến bơi tại các bể bơi đừng chê nước trong bể bơi có mùi khó chịu. https://thuviensach.vn Liệu có loại khí nào mà chỉ ngửi đã thấy buồn cười không? Cười vốn là cách biểu lộ tình cảm tự nhiên của con người, nhưng có một loại khí sau khi ngửi xong bạn sẽ cười một cách rất tự nhiên và sảng khoái, không thể giấu được niềm vui, thậm chí còn khua chân múa tay. Loại khí đó có tên gọi là nitơ ôxít (N2O) hay còn gọi là "khí gây cười" cùng họ với clo (Cl). Nó là một loại khí có thể làm cho con người ta phát cười. Làm sao lại phát hiện ra loại khí này? Vào thế kỷ thứ XVII một nhà hoá học vĩ đại người Anh có tên Pristley đã phát hiện ra một loại khí có thể làm cho than củi đang cháy càng cháy đượm hơn. Lúc đầu, các nhà hoá học cho rằng đó là khí ôxy, vì lúc đó các nhà hoá học đã biết đến tác dụng của ôxy trong phản ứng cháy. Nhưng, sau này mới phát hiện ra loại khí này có vị ngọt như bình thường và làm cho người ta có cảm giác thoải mái, hoàn toàn khác với khí ôxy, không mầu, không mùi; còn có một điểm khác biệt nữa là, loại khí này dễ tan trong nước hơn ôxy. Đó là loại khí gì vậy? Bí mật về tên tuổi của loại khí này được giữ kín trong một thời gian dài, mãi đến 26 năm sau khi có một nhân viên thực nghiệm mới có tên David tới công tác tại phòng thí nghiệm của Pristley. Chàng thanh niên này rất dũng cảm, mỗi loại khí do mình pha chế ra, anh ta đều đích thân ngửi, nếm thử và tìm hiểu loại khí đó có ảnh hưởng gì tới con người. Một hôm, sau khi David hít thử mấy lần một loại khí chưa có tên cụ thể thì chuyện lạ bắt đầu xảy ra: anh ta cười khanh khách mà không thể nhịn được, đồng thời khua chân múa tay, dường như bị ma làm. Một lúc lâu sau anh ta mới trấn tĩnh trở lại. Từ đó, người ta mới hiểu biết một cách chính xác về loại khí này và gọi nó là "khí gây cười". Sau này, người ta còn phát hiện "khí gây cười" còn có tác dụng gây mê. Khi y học chưa có thuốc gây mê, các cuộc phẫu thuật nhỏ như nhổ răng cũng làm cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn, rất vất vả. Nhưng, sau khi hít "khí gây cười" xong, bệnh nhân cảm thấy đỡ đau nhiều. Vì vậy, "khí gây cười" rất nhanh chóng được đưa vào ứng dụng trong các bệnh viện. Đây chính là loại thuốc gây mê đầu tiên. Tại sao "khí gây cười" lại làm cho con người cười và làm giảm đau. Nguyên nhân là do, nitơ ôxít cấu tạo nên "khí gây cười" có đặc tính đặc biệt là làm tê liệt toàn bộ các tế bào thần kinh trong não bộ. "Khí gây cười" thực sự làm cho con người có cảm giác thoải mái, nhưng hoàn toàn không có nghĩa là hít càng nhiều loại khí này càng tốt. Ngược lại, nếu không kiểm soát được lượng khí này trong cơ thể, rất dễ làmcho con người mất khả năng kiềm chế bản thân, sử dụng vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể gây thiếu ôxy trong não, dẫn đến tử vong. Vì vậy, nhất đinh không được quá mê muội khi thấy tác dụng bề ngoài của loại khí này. https://thuviensach.vn Tại sao không khí lại bị ô nhiễm? Trong điều kiện thường, tỷ lệ các chất có trong không khí luôn giữ ở mức tương đối ổn định. Nhưng, khi hàm lượng độc tố của một chất nào đó trong không khí vượt quá điều kiện thường hoặc vượt quá khả năng tự điều hoà của không khí sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho quá trình phát triển của cả con người và các sinh vật. Điều đó có nghĩa là bầu không khí đã bị ô nhiễm. Các chất gây ô nhiễm bầu không khí chủ yếu là bụi đất, sunfua điôxít, ôxit cacbon, các chất được tạo thành từ nitơ và ôxy và cacbon điôxít. Các chất gây ô nhiễm trên có thể thâm nhập vào trong cơ thể con người qua đường hô hấp và gây ra những bệnh cấp tính và mãn tính. Khi bầu không khí bị ô nhiễm còn ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của các loài thực vật và làm hư hoại các kim loại, vật liệu xây dựng... Những năm 90 của thế kỷ XX, Tổ chức Y tế thế giới và Tổ chức Môi trường của Liên hợp quốc đã đưa ra một thông cáo, trong đó chỉ rõ: "Ô nhiễm không khí đã trở thành một hiện thực không thể tránh khỏi đối với tất cả các cư dân ở thành phố trên toàn thế giới". Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là gì? Đại đa số các chất gây ô nhiễm không đều là các chất và khí thải trong quá trình đốt cháy các nhiên liệu. Hiện tượng ô nhiễm không khí bắt đầu xuất hiện sau khi con người sử dụng than làm nguyên liệu đốt. Quá trình phát triển không ngừng của các ngành công nghiệp đã khiến nhu cầu sử dựng than ngày càng tăng, theo đó hiện tượng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng. Trong quá trình phản ứng cháy, than đá thường sinh ra chất sunfua điôxít, khi cháy không hết chúng sẽ sinh ra ôxit cacbon. Trong quá trình vận hành động cơ của xe hơi, quá trình đốt cháy xăng và dầu là nguyên nhân chủ yếu sinh ra ôxit cacbon, hợp chất giữa nitơ và ôxy. Sau khi chất ôxitcacbonclofluor được dùng làm thuốc đông lạnh được thải vào không khí cũng sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài ra, hiện tượng núi lửa hoạt động, cháy rừng, bụi... cũng là một nguyên nhân tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, nhưng đó chỉ là một phần cực nhỏ so với những gì con người gây ra làm ô nhiễm môi trường. Để phòng chống và khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường, cần áp dụng các biện pháp xử lý tổng hợp, như: điều chỉnh kết cấu năng lượng, quy hoạch hợp lý trong phát triển công nghiệp và xây dựng đô thị... Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do những hành vi của con người gây ra, cải thiện môi trường sống phụ thuộc vào chính bản thân con người. https://thuviensach.vn Tại sao khí thải của xe hơi có thể gây ô nhiễm môi trường? Chúng ta thường thấy, khi khởi động và trong quá trình động cơ của xe hơi vận hành, ống khói của xe thường thải ra khói đen hoặc khói mầu trắng, đó là những gì mà1;i ta thường gọi là khí thải từ các xe hơi, chúng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí. Khí thải xe hơi hình thành như thế nào và tại sao nó lại gây ô nhiễm không khí? Chỉ khi được cung cấp đủ nhiên liệu thì động cơ của xe hơi mới phát huy được công suất và mới có thể chạy được trên đường. Xăng và dầu diezen là nhiên liệu phổ biến dành cho động cơ xe hơi. Khi động cơ xe hơi hoạt động, các loại nhiên liệu này liên tục bị tiêu hao và nó sinh ra năng lượng cung cấp cho xe, đồng thời cũng sinh ra một lượng khí thải lớn thông qua hệ thống ống xả ra ngoài không khí. Trong khí thải của xe hơi có hợp chất của nitơ và ôxy (NO, NO2), ôxit cacbon và một số hợp chất của muối và ôxit. Chúng đều là những chất có hại cho sức khoẻ của con người. Hợp chất muối sau khi thâm nhập vào cơ thể con người sẽ tích tụ lại, khi lượng muối này tích tụ nhiều trong cơ thể con người sẽ làm cho người ta cảm thấy chán ăn, đau đầu, mất ngủ, mỏi cơ, thiếu máu... và nhiều biểu hiện khác có hại cho sức khoẻ, nếu bị nặng có thể gây choáng, thậm chí dẫn đến tử vong. Khi NO và NO2tan vào trong máu, sẽ làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của các huyết sắc tố làm cho cơ thể bị thiếu ôxy. Theo đường hô hấp, NO2 có thể thâm nhập vào phổi của con người và gây ra các bệnh về đường hô hấp. Dưới ánh nắng mặt trời và trong điều kiện có ôxy các hợp chất của não và ôxy, ôxitcacbon có thể tác động với nhau tạo thành các hợp chất hoá học có tính kích thích, hình thành các đám mây quang hoá có mầu trắng và mầu vàng nâu. Nếu như không khí ẩm ướt, độ ẩm cao thì có thể hình thành khí ôzôn ở mặt đất. Những chất này đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Để giảm thiểu lượng khí thải từ xe hơi gây ô nhiễm không khí nhiều quốc gia đã bắt đầu đưa vào sử dụng loại x không chì, và cải tiến động cơ để giảm đáng kể số lượng và hàm lượng độc tố có trong khí thải của xe hơi. Nếu gia đình bạn có xe hơi hãy thường xuyên tiến hành kiểm tra để đảm bảo lượng khí thải mà xe của gia đình bạn thải ra đúng với tiêu chuẩn quốc gia. Đó chính là bạn đang góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. https://thuviensach.vn Tại sao lại khởi xướng sử dụng tủ lạnh không có flo? Liệu bạn có biết rõ tủ lạnh nhà bạn đang sử dụng loại chất làm lạnh có chứa chất flo hay không. Hiện nay, các loại chất làm lạnh mà mọi người sử dụng trong tủ lạnh đa số vẫn là loại thuốc CFC có chứa chất ôxit cacbon flo-clo. Ôxit cacbon flo-clo là một phát hiện đặc biệt lớn của con người trong giai đoạn đầu thế kỷ XX, là một hợp chất hoá học được hình thành từ các chất: flo với cacbon, hidro, clo hoặc brôm. Ôxit cacbon flo-clo là một loại khí không mầu, không mùi, không vị hoặc dạng dung dịch dễ bay hơi. Trong điều kiện thường, chúng có tính bền vững, không có tính hoạt, không thể cháy được trong không khí, không có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người, dễ bay hơi, dễ hoá lỏng. Vì vậy, hàng chục năm nay, chúng được sử dụng phổ biến làm thuốc làm lạnh trong các thiết bị làm lạnh (tủ lạnh) và điều hoà. Chúng còn được sử dụng rộng rãi để làm bọt biển, bột chữa cháy, thuốc sát trùng và chất xúc tác trong công nghiệp điện tử và công nghiệp hàng không. Chính nhờ có đặc tính ổn định và khó bị nước mưa, tuyết và các chất khác bòn mà ôxit cacbon flo-clo ngày càng tích tụ nhiều trong không khí. Khi chúng được đưa tới tầng bình lưu (khu vực cách bề mặt Trái Đất từ 10.000- 50.000m được gọi là tầng bình lưu, lượng ôzôn có trong không khí chủ yếu tập trung tại khu vực này và hình thành tầng ôzôn dầy khoảng 20.000m với hàmlượng tương đối cao), sẽ hấp thụ tia tử ngoại và sinh ra năng lượng, sau đó đặc tính ổn định của chúng sẽ thay đổi biến thành tính hoạt. Dưới sự chiếu xạ của các tia tử ngoại, chúng sẽ phân giải và giải phóng ra các nguyên tử clo có tính hoạt cực mạnh, các nguyên tử clo có thể huỷ hoại các phân tử ôzôn mà bản thân các nguyên tử này không hề bị phân huỷ. Một nguyên tử do có thể huỷ hoại 100.000 phân tử ôzôn, làm giảmnồng độ ôzôn trong tầng bình lưu, thậm chí làm thủng tầng ôzôn. Những năm 80 của thế kỷ XX, người ta đã phát hiện ở Nam cực xuất hiện một lỗ thủng tầng ôzôn. Năm 1987, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện ở Bắc cực cũng xuất hiện một lỗ thủng ôzôn. Lượng ôzôn trong tầng ôzôn bị giảm chắc chắn sẽ làm cho một số lượng lớn các tia tử ngoại chiếu xạ trực tiếp xuống bề mặt Trái Đất. Sự chiếu xạ với số lượng lớn của các tia tử ngoại sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư ngoài da, đục thuỷ tinh thể của con người, đe doạ nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người. Để bảo vệ tầng ôzôn, đồng thời để bảo vệ chính con người chúng ta, cộng đồng quốc tế đã bắt đầu vào cuộc. Tháng 8 năm 1985, hơn 20 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước Vienna về bảo vệ tầng ôzôn. Hiện nay, đã có hơn 30 nước đã phê chuẩn Nghị định thư Montellier về sử dụng tầng ôzôn của Công ước này, quyết định cắt giảm, từng bước chấm dứt việc sản xuất và sử dụng ôxit cacbon flo-clo. Vì môi trường sống của con người chúng ta, hãy sử dụng tủ lạnh không có flo (tức là không sử dụng ôxit cacbon flo- clo để làm chất làm lạnh). https://thuviensach.vn Sunfua điôxít (SO2), một trong những chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí hình thành từ đâu? Trong báo cáo về chất lượng không khí, chất gây ô nhiễm không khí được nhắc đến nhiều chính là sunfua điôxít. Sunfua điôxít hình thành như thế nào và tại sao lại gọi sunfua điôxít là chất gây ô nhiễm môi trường? Đó là vì sunfua điôxít có thể gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến sức khoẻ của con người, sự sinh trưởng của các loài động vật thực vật và môi trường tự nhiên. Nếu con người hít phải khí sunfua điôxít sẽ bị ho không dứt, ngoài ra còn bị mắc các bệnh về đường hô hấp; khi nồng độ của sunfua điôxít trong không khí đạt 10 ppm (01 ppm bằng 01 phần 1 triệu), con người sẽ không thể sinh sống một cách bình thường được; nếu khi nồng độ của sunfua điôxít trong không khí đạt 400 ppm, con người sẽ bị chết do thiếu ôxy. Ngoài ra, chúng còn trực tiếp huỷ hoại lá của các loài thực vật, làm giảm sản lượng các loại cây trồng nông nghiệp, nghiêmtrọng có thể làm cho các loài thực vật chết khô. Sau khi tiếp xúc với một số chất khác trong không khí nó còn có thể chuyển hoá thành SO3, khi đó nguy hiểm sẽ càng nghiêm trọng hơn. Hai chất này có thể tạo thành axit trong nước mưa và tuyết. Khi nước mưa và tuyết rơi xuống bề mặt Trái Đất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loại cây trồng nông nghiệp, rừng, nguồn nước và đất đe doạ đến sức khoẻ của con người. Vì vậy, các nhà khoa học gọi sunfua điôxít là chất chủ yếu gây ô nhiễm không khí và nghiêm cấm thải loại sunfua điôxít vào không khí. Sunfua điôxít trong không khí hình thành như thế nào? Tại sao hàm lượng sunfua điôxit trong không khí vào mùa đông ở các thành phố phía Bắcại cao hơn nhiều so với mùa hè? Đó là vì, vào mùa đông, các thành phố ở phía Bắc Trung Quốc chủ yếu dùng than để cung cấp nhiệt lượng, mà trong than có nhiều nguyên tố lưu huỳnh (S). Khi than được đốt sẽ giải phóng ra lưu huỳnh, sau đó lưu huỳnh kết hợp với ôxy có trong không khí tạo thành sunfua điôxít. Cùng với các loại khí thải khác sinh ra trong phản ứng cháy, sunfua điôxít được thải vào trong không khí thông qua hệ thống ống khói. Ngoài ra, khí thải từ các phân xưởng sản xuất axit sunphuric, việc thiêu đốt các loại dầu thô có chứa lưu huỳnh và tinh luyện các loại quặng gang có chứa lưu huỳnh đều tạo ra sunfua điôxít. Để bảo vệ môi trường sống của chúng ta, giải quyết nạn ô nhiễm không khí, bắt buộc phải nghiêm cấm thải loại các chất có độc tố vào không khí. Các nhà máy hoá chất bắt buộc phải tiến hành xử lý các loại khí thải sản sinh trong quá trình sản xuất trước khi thải các loại khí này vào không khí. https://thuviensach.vn Bạn có biết hiện tượng gây quang hoá là như thế nào không? Đầu thế kỷ XX, tại Los Angeles (Mỹ) đột nhiên xuất hiện một đám mây lạ. Nó có mầu xanh nhạt, hàng ngày xuất hiện vào buổi sáng và biến mất vào buổi chiều tối, cứ như thế diễn ra cả mấy chục ngày liền. Đám mây này đã kích thích rất mạnh đến thị lực và hô hấp của con người, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đối với các loài thực vật và các sản phẩm làm bằng cao su. Trong đám mây xanh đó có chứa một lượng lớn ôzôn, andehit A, andehit hydro cacbua cacbon, este A axitnitoric. Sau Los Angeles, các thành phố lớn ở một số nước khác, như Nhật Anh, Canada, Đức, Australia, Hà Lan... và thành phố Lan Châu của Trung Quốc cũng đều lần lượt xuất hiện các đám mây tương tự. Những đám mây này hình thành như thế nào? Qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, những đám mây này được hình thành sau khi diễn ra phản ứng giữa các hợp chất của nitơ với ôxy và cacbon với hidro trong điều kiện có ánh nắng mặt trời mạnh, sau đó hình thành NO và các nguyên tử ôxy. Các nguyên tử ôxy này có thể kết hợp với các phân tử ôxy trong không khí và hình thành các phân tử ôzôn. Do sự tồn tại của các phân tử ôzôn đã tạo thành những đám mây có mầu xanh trên. Sau một loạt biến đổi trong không khí, hợp chất của cacbon và hidro sẽ chuyển hoá thành các chất như: andehit A, andehit hydro cacbua cacbon, este A axitnitoric có mùi kích thích. Do những biến đổi trên chỉ có thể diễn ra trong điều kiện ánh sáng mạnh, nên những đám mây trên chỉ xuất hiện vào ban ngày khi có ánh nắng mặt trời, còn đến buổi chiều tối khi mặt trời lặn thì các đám mây trên cũng tự biến mất. Các nhà khoa học gọi những đámmây trên là mây quang hoá. Ở những thành phố lớn có nhiều xe hơi, do trong khí thải của xe có chứa các hợp chất của nitơ với ôxy và hợp chất của cacbon với hidro, nên tại các thành phố lớn có thể xuất hiện các đám mây quang hoá. Khí thải của các nhà máy sản xuất axit và các nhà máy hoá dầu cũng là nguyên nhân làm xuất hiện các đám mây quang hoá. Vì vậy, việc tăng cường xử lý khí thải của các loại xe hơi, nghiêm cấm phóng thải các loại khí gây ô nhiễm không khí ra môi trường đã trở thành nhiệm vụ cấp bách hiện nay. https://thuviensach.vn Bạn có biết hiện tượng hiệu ứng nhà kính là như thế nào? Chỉ cần đặt chân vào trong nhà kính dùng để trồng hoa tại các trang trại và viện nghiên cứu, bạn sẽ cảmthấy rất ngột ngạt, khó thở. Tại sao nhiệt độ trong nhà kính lại cao hơn nhiệt độ bên ngoài? Nguyên nhân là do ánh nắng mặt trời chiếu qua những ô cửa kính của toàn bộ ngôi nhà, rồi chiếu lên toàn bộ những vật thể trong nhà. Khi đó toàn bộ các vật thể sẽ hấp thụ năng lượng từ ánh nắng mặt trời làm cho nhiệt độ của chúng tăng lên. Khi nhiệt độ tăng, chúng sẽ phát ra các tia hồng ngoại giải phóng nhiệt lượng, nhưng các tấm kính lại có khả năng ngăn không cho các tia hồng ngoại chiếu qua và xuyên ra ngoài. Như vậy, năng lượng mà toàn bộ các vật thể giải phóng trong quá trình hấp thụ ánh nắng mặt trời sẽ tích tụ lại trong nhà kính làm cho nhiệt độ trong nhà tăng cao. Đó chính là hiện tượng hiệu ứng nhà kính mà người ta thường nhắc tới. Khí cacbondiôxit trong không khí cũng có tác dụng ngăn không cho các tia hồng ngoại truyền nhiệt lượng qua, vì vậy có người gọi đó là hiện tượng hiệu ứng nhà kính. Nếu trong không khí tích tụ quá nhiều khí cacbon điôxít sẽ làm cho nhiệt lượng mà ánh nắng mặt trời chiếu xuống bề mặt Trái Đất không thể tán phát ra bên ngoài, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao từ đó hình thành hiệu ứng nhà kính. Vì vậy, hiện tượng hiệu ứng nhà kính sẽ làm cho khí hậu của Trái Đất nóng dần lên, từ đó làm tan các tảng băng ở Namcực, làm tăng mực nước biển. Như vậy các thành phố ven biển và các hòn đảo trên biển sẽ có khả năng bị nước biển nhấn chìm. Đồng thời còn gây ra nhiều thiên tai, như hạn hán và lũ lụt cục bộ tại một số khu vực làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của con người. Muốn xoá bỏ hiện tượng hiệu ứng nhà kính, biện pháp hữu hiệu nhất là giảm thiêu lượng khí cacbon điôxít được thải vào không khí, đồng thời triển khai trồng thêm nhiều khu rừng mới để tận dụng khả năng quang hợp khí cacbon điôxít của các loài thực vật, bảo đảm sự tuần hoàn giữa cacbon điôxít và ôxy được diễn ra một cách bình thường. https://thuviensach.vn Tại sao không được bước vào các hầm cất giữ rau quả ngay sau khi mở cửa? Vào mùa đông, ở phía Bắc Trung Quốc người ta thường đào một cái hầm ở dưới đất để cất giữ hoa quả và rau xanh. Nếu bước vào một chiếc hầm cất giữ hoa quả và rau xanh mà lâu ngày không mở, người ta sẽ cảm thấy ngột ngạt, khó thở, thậm chí có thể bị tử vong. Tại sao lại có hiện tượng đó? Nguyên nhân là: rau quả được đưa từ ngoài vườn về chưa kịp thích nghi với điều kiện mới, khi được chuyển vào trong các hầm chứa, chúng vẫn tiếp tục quá trình trao đổi khí làmcho lượng khí cacbondiôxit trong hầm chứa ngày càng tăng, lượng khí ôxy trong hầm chứa ngày càng giảm, đến mức lượng khí ôxy trong hầm chứa không đủ để con người có thể tiến hành quá trình trao đôi khí ở mức bình thường. Vì vậy, khi con người bước vào những hầm chứa hoa quả và rau xanh thiếu ôxy như thế đương nhiên cảm thấy khó thở. Để tránh xảy ra chuyện không may ngoài mong muốn của chúng ta, trước khi bước vào các hầm chứa hoa quả và rau xanh cần mở to cửa, để thông gió một lúc nhằm làm cho khí cacbon điôxít trong hầm chứa bay ra ngoài và khí ôxy từ bên ngoài tràn vào bên trong hầm chứa. Sau đó châm một cây nến và đưa vào đặt tại sàn của hầm chứa rồi đứng bên ngoài quan sát sự thay đổi ngọn lửa của cây nến. Nếu ngọn lửa bị tắt chứng tỏ bên trong hầm chứa vẫn còn một lượng cacbon điôxít rất lớn, và con người không được phép vào bên trong để tránh nguy hiểm. Chỉ khi nào ngọn lửa vẫn cháy bình thường, không bị tắt thì chúng ta mới được phép vào bên trong. Ngoại ô thành phố Nabruz có một cái hang, bất kỳ con chó nào chạy vào cái hang này đều bị chết, nhưng con người đi vào thì không sao. Tại sao lại như vậy? Nguyên nhân là do cacbon điôxit nặng hơn không khí, mặt khác cái hang đó lại rất bí, không thoáng gió nên cacbon điôxít tích tụ ở bề mặt của hang, mà thân hình con chó thì thấp nên khi chạy vào trong hang sẽ hít phải toàn khí cacbon điôxít dẫn đến tử vong do thiếu ôxy. Nhưng, thân hình của con người cao hơn, khí cacbon điôxít trong hang chỉ tới hông con người, nên khi người ta đứng thì không có gì là nguy hiểm cả, nhưng nếu cúi xuống thì cũng gặp nguy hiểmtương tự. Ở một số hang không thoáng gió và một số giếng sâu mà không sử dụng thường xuyên thường tích tụ một lượng lớn khí cacbon điôxít. Vì vậy, để đảm bảo an toàn trước khi đi vào các khu vực đó cần làm thí nghiệm với ngọn lửa để xác định tính chất nguy hiểm sau đó mới được đi vào. https://thuviensach.vn Tại sao khí cầu lại có thể bay được? Vào những ngày lễ lớn, người ta thường thả những quả khí cầu lớn với nhiều mầu sắc sặc sỡ lên trời. Những quả khí cầu này bay rập rờn trên bầu trời, làm cho bầu trời thêm đẹp hơn. Tại sao khí cầu lại có thể bay đư̖Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành một thí nghiệm nhỏ như sau: đặt một miếng gỗ nhỏ vào trong chậu nước, chúng ta sẽ thấy miếng gỗ nổi trên mặt nước. Hiện tượng đó là do miếng gỗ được nâng lên nhờ vào sức nâng của nước. Tượng tự, không khí cũng có tác dụng nâng những vật thể tồn tại bên trong chúng lên dựa vào chính sức nâng của không khí. Sức nâng của không khí đối với các vật thể tồn tại trong không khí bằng với trọng lượng không khí của vật đó. Nếu trọng lượng không khí của vật đó lớn hơn trọng lượng thực của chính nó thì vật đó có thể bay được trong không khí, ngược lại thì không thể bay được trong không khí. Các vật liệu dùng để chế tạo khí cầu thường có trọng lượng rất nhẹ, nếu tiếp tục bơm thêm vào trong đó một loại khí nhẹ hơn so với không khí. Khi loại khí nhẹ này được bơm đầy vào bên trong khí cầu sẽ làm cho thể tích của khí cầu tăng, khi thả vào trong không khí thì trọng lượng không khí của khí cầu cao hơn trọng lượng thực của khí cầu, vì vậy khí cầu có thể bay được trong không khí và lên cao theo gió. Khí cầu xuất hiện đầu tiên là khí cầu nhiệt được bơm đầy khí nóng. Do mật độ của khí nóng nhỏ hơn so với khí lạnh. Vì vậy nếu hai khí cầu có cùng thể tích, thì khí nóng sẽ nhẹ hơn nên khí cầu nóng có thể bay được trong không khí. Sau này người ta đã chọn loại khí nhẹ nhất, hiđrô để bơm vào trong khí cầu, do khí cầu được bơm khí hiđrô có được sức nâng rất lớn của không khí nên nó có thể bay được rất cao. Người ta đã dựa vào nguyên lý khí cầu hidro có thể bay được trong không trung để chế tạo ra phi thuyền. Chiếc phi thuyền đầu tiên trên thế giới đã được bơm đầy khí hidro. Nhưng, do hidro rất dễ cháy, chỉ cần một que diêm có thể đốt cháy toàn bộ phi thuyền, có khi còn gây nổ lớn, những yếu điểm đó đã làm hạn chế khả năng sử dụng khí cầu hidro. Khi phát hiện ra heli với các đặc tính ổn định, không dễ cháy, mật độ chỉ bằng 1/7 thể tích không khí, người ta đã quyết định chọn heli để đưa vào trong khí cầu. Các khí cầu thám hiểmtrên không ngày nay vẫn tiếp tục nhờ vào heli mớiược. https://thuviensach.vn Khi xảy ra cháy xăng đâu, tại sao không dùng nước để chữa cháy? Dùng nước để chữa cháy là điều mà ai cũng biết. Chúng ta đùng một gáo nước dội vào một mẩu gỗ đang cháy thì có thể dập tắt được ngọn lửa. Vì phản ứng cháy cần có ôxy và diễn ra ở một nhiệt độ nhất định. Chúng ta dội một gáo nước vào mẩu gỗ có nghĩa là chúng ta đã tạo được một khoảng cách giữa mẩu gỗ với không khí và làm hạ nhiệt độ của mẩu gỗ xuống, như vậy có thể dập tắt được ngọn lửa. Trong các trường học, cơ quan, công sở, văn phòng, các trung tâm thương mại đều có các hộc chữa cháy, bên trong có các vòi rồng. Một khi xảy ra hoả hoạn, các vòi rồng này có thể dùng để bơm nước dập tắt đám cháy. Trong thùng của các xe chữa cháy cũng chứa rất nhiều nước. Nước có thể dập tắt được ngọn lửa, điều đó chỉ đúng trong điều kiện thường. Khi xảy ra cháy xăng dầu, nước không những không dập tắt được ngọn lửa mà còn làm cho ngọn lửa cháy to hơn, lan ra nhanh hơn. Tại sao vậy? Nguyên nhân là do dầu và xăng nhẹ hơn nước. Khi xảy ra cháy xăng hoặc dầu, nếu dùng nước để chữa cháy thì nước sẽ chìm xuống dưới xăng và dầu, như thế không phát huy được tác dụng tách dầu đang cháy ra khỏi không khí. Ngược lại, nước chảy sẽ đem theo dầu đang cháy lan ra xung quanh, làm tăng diện tích tiếp xúc giữa dầu và không khí, làm cho lửa càng cháy to hơn. Khi xảy ra cháy xăng dầu, dùng biện pháp nào để chữa cháy? Khi đun nấu thức ăn, do không cẩn thận để ngọn lửa bén vào trong nồi hoặc chảo gây cháy, không nên hoảng loạn, chỉ cần đậy vung nồi hoặc vung chảo lại sẽ tách được ngọn lửa ra với không khí và ngọn lửa sẽ tự tắt. Nếu xảy ra hoả hoạn tại các kho chứa xăng dầu, cần gọi đội chữa cháy đến giúp đỡ. Các nhân viên trong đội chữa cháy sẽ dùng các bình có chứa khí cacbondiôxit hoặc bột chữa cháy để dập tắt ngọn lửa. Khi bật van khoá, khí cacbondiôxit trong bình chữa sẽ phụt ra tạo thành một lớp màng lớn bao quanh ngọn lửa và cách ly dầu đang cháy với không khí xung quanh, như vậy sẽ dập tắt được đám cháy. https://thuviensach.vn Tại sao bình bọt chữa cháy lại có thể dập tắt được ngọn lửa? Lửa là hiện tượng phát quang và sinh nhiệt. Ngọn lửa hàng ngày mà chúng ta thấy chủ yếu là phản ứng cháy của một số vật liệu có thể đốt cháy, như gas, than, khí tự nhiên, dầu khí... khi nhiệt độ đủ điều kiện để phản ứng cháy xảy ra. Khi tham gia phản ứng cháy, đa số các vật liệu gây cháy đều cần có hai điều kiện sau: 1/ có đủ ôxy; 2/ đạt tới một nhiệt độ nhất định thì phản ứng mới có thể xảy ra được. Vì vậy, muốn dập tắt ngọn lửa, cần cách ly các vật gây cháy với không khí, hoặc hạ thấp nhiệt độ của các vật gây cháy xuống so với nhiệt độ Do bình bọt chữa cháy có thể đáp ứng cả 2 yêu cầu trên, nên tại các đám cháy thường thấy người ta sử dụng bình bọt chữa cháy để chữa cháy. Bình bọt chữa cháy là một chiếc bình làm bằng kim loại có mầu hồng, bên trong có chứa dung dịch natrihidro Axitcacbonic, thường gọi là "Tiểu Tô Đả". Ở giữa chiếc bình này còn có một chiếc bình con khác bằng thuỷ tinh chứa dung dịch nhôm axitsunfuric. Bình thường bình bọt chữa cháy được để theo chiều thẳng đứng, tránh để 2 loại dung dịch này tác dụng với nhau tạo ra phản ứng hoá học. Khi đưa ra sử dụng dùng để chữa cháy, người ta dốc ngược chiếc bình xuống làm cho dung dịch natrihydro axitcacbonic và dung dịch nhôm axitsunfuric tác dụng và phản ứng với nhau nhanh chóng tạo ra một lượng lớn khí cacbondiôxit. Khí cacbondiôxit được tích tụ ngay trong bình, khi áp suất tăng cao sẽ đẩy cacbondiôxit bắn ra ngoài. Cacbondiôxit là một dạng khí có trọng lượng nặng hơn không khí thường và có tác dụng ngăn không cho phản ứng cháy xảy ra. Khi cacbondiôxit được phun kín vật liệu gây cháy sẽ cách ly chúng với không khí xung quanh và làm cho ngọn lửa tự tắt. Ngoài ra, việc phun cacbon điôxít vào ngọn lửa, người ta còn phun một lượng nước lớn vào đám cháy. Trong điều kiện nhiệt độ cao trong ngọn lửa của đám cháy, nước sẽ bốc hơi góp phần hạ thấp nhiệt độ xung quanh vật liệt gây cháy, góp phần nhanh chóng dập tắt ngọn lửa. Bình bọt chữa cháy là anh hùng thực sự trong việc dập tắt các ngọn lửa tại các đám cháy, nhưng trong một số trường hợp khi xảy ra hoả hoạn thì bình bọt chữa cháy không thể phát huy được tác dụng dập tắt ngọn lửa, thậm chí là lợi bất cập hại. Ví dụ, khi xảy ra cháy các thiết bi sử dụng điện, nếu chưa ngắt nguồn điện mà sử dụng bình bọt chữa cháy để dập tắt ngọn lửa, thay vì dập tắt ngọn lửa thì do có tính dẫn điện nên dung dịch cacbondiôxit sẽ trở thành vật trung gian để tay chúng ta tiếp xúc với điện. Lúc này cần sử dụng các thiết bị chữa cháy khác để dập tắt ngọn lửa. https://thuviensach.vn Tại sao sử dụng bộ chữa cháy lại hiệu quả hơn so với sử dụng bình bọt chữa cháy? Bình bọt chữa cháy thực sự là một thiết bi chữa cháy hữu hiệu khi có hoả hoạn xảy ra, nhưng do dung dịch cacbon điôxít có khả năng dẫn điện nên trong một số trường hợp không thể dùng được bình bọt khí cacbon điôxít để chữa cháy được mà phải dùng bột khô để dập lửa. Cấu tạo của thiết bị sử dụng bột khô để chữa cháy gồm 2 phần chính, một chiếc bình bằng sắt nhỏ và một chiếc thùng bằng gỗ lớn. Người ta tăng áp suất để khí cacbondiôxit chuyển hoá thành thể lỏng sau đó cho vào trong chiếc bình nhỏ bằng sắt, cho tiếp natri hidro axit cacbonic dạng bột vào trong chiếc thùng bằng gỗ. Khi sử dụng, bật nắp của chiếc bình nhỏ bằng sắt, dung dịch cacbon điôxít đang có áp suất cao, khi áp suất bị hạ xuống nhanh chóng chuyển thành dạng khí phụt ra ngoài mang theo bột khô natri hidro axit cacbonic. Một lượng lớn khí cacbon điôxít được phụt ra và bao quanh các vật liệu gây cháy, cách ly chúng với không khí xung quanh, làm cho chúng thiếu ôxy không thể tiếp tục cháy được, đồng thời bột natri hidro axit cacbonic cũng sẽ bám chặt lấy những vật liệu cháy hình thành một chiếc áo giáp dầy bao quanh chúng. Ngoài ra, do có tính không ổn định nên khi nhiệt độ tăng, natri hidro axit cacbonic có thể phân giải biến thành cacbon điôxít tiếp tục bổ sung cho lớp khí cacbon điôxít đang bao quanh các vật dụng đang cháy, và dập tắt đám cháy. Vì vậy, người ta nói hiệu quả chữa cháy của chúng tốt hơn hình bọt khí. Mặt khác, do không sử dụng các dung dịch có tính dẫn điện nên phạm vi sử dụng của các thiết bị này cũng rộng hơn so với bình bọt khí. Tuy nhiên, thiết bị sử dụng bột chữa cháy này cũng không thể chữa được cháy trong mọi trường hợp. Ví dụ, thiết bị này không thể chữa được cháy trong trường hợp xảy ra hoả hoạn mà nguyên nhân chính là do các kim loại có thể cháy được trong môi trường có khí cacbon điôxít, vì cacbon điôxít không thể cách ly được các vật đang cháy với không khí xung quanh. https://thuviensach.vn Nước được cấu tạo từ những thành phần gì? Nước tinh khiết là một dạng thể lỏng trong suốt, không mầu, không mùi, không vị. Chúng là một dạng vật chất giúp duy trì sự sống của con người. Nước được cấu tạo từ những thành phần nào? Để đi tìm lời giải cho câu hỏi này, có người đã sử dụng một thiết bị đặc biệt, cho dòng điện chạy qua nước và phát hiện ra rằng sau khi cho dòng điện chạy qua thì mực nước trong thiết bi này giảm xuống, ở hai cực của dòng điện trong thiết bị này có hiện tượng bay hơi. Lần lượt tiến hành thí nghiệm đối với hai loại hơi thu được từ hai cực của dòng điện, kết quả như sau: hai loại hơi bay lên từ hai cực của dòng điện hoàn toàn không giống nhau, trong đó có một loại khí có thể hỗ trợ cho phản ứng cháy xảy ra, qua phân tích đó chính là ôxy, còn loại khí kia có thể cháy được và tạo ra một dung dịch không mầu, đó là nước, từ đó rút ra kết luận khí bay lên từ cực này chính là hydro. Do sau khi phân giải nước chỉ thu được hidro và ôxy nên có thể đưa ra kết luận sau: nước là do nguyên tố hidro và nguyên tố ôxy cấu tạo lên. Trong điều kiện thường, nước có đặc tính ổn định, không thể cháy được và cũng không hỗ trợ phản ứng cháy xảy ra, nhưng trong điều kiện đặc biệt, nước cũng có thể hỗ trợ để phản ứng cháy xảy ra. Chắc chắn bạn cũng đã gặp phải tình huống sau, khi cho một ít nước vào trong bếp than, ngọn lửa trong lò không những không cháy nhỏ đi, ngược lại chính tại chỗ bạn dội nước vào sẽ bùng lên một ngọn lửa, tại sao vậy? Nguyên nhân là do khi nước tiếp xúc với than trong lò có nhiệt độ cao, thì ôxy trong nước sẽ giải phóng hyđro, sau đó kết hợp với clo trong than tạo thành ôxitcacbon có thể cháy. Những nguyên tố hidro sau khi được giải phóng sẽ tự kết hợp với nhau tạo thành khí hidro có thể cháy được. Vì cả hai loại khí này đều có thể cháy được nên đã tạo ra hiện tượng trên. Nước có đặc tính hoà tan cao, nhiều chất có thể tan trong nước. Lợi dụng đặc tính này của nước người ta đã chế ra nhiều loại đồ uống khác nhau. Ở điều kiện 400C, nước có mật độ lớn nhất, khi nước đóng băng thể tích của nó có thế dãn nở khác nhau, vì vậy băng luôn nổi trên mặt nước. Vào mùa đông khi nước đóng băng, người ta cho nước vào các khe nham thạch để lợi dụng áp suất lớn trong việc dãn nở thể tích khi chúng đóng băng phục vụ mục đích phá núi lấy đá sử dụng. https://thuviensach.vn Tại sao nói nước là nguồn sống? Sau khi tiến hành nhiều thí nghiệm khác nhau, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận, 3,5 tỷ năm trước, sinh vật đầu tiên xuất hiện chính từ dưới nước. Chính vì vậy, người ta gọi nước là cái nôi của sự sống, là vật chất cơ bản nhất đảm bảo sự sinh tồn cho vạn vật trên Trái Đất. Con người cũng cần nước như cần không khí. Các thí nghiệm y học cho thấy, đa số những đứa trẻ mới sinh đều ngoan ngoãn, vì thai nhi được nuôi dưỡng trong môi trường có nước ối của người mẹ. Trừ protein, axit hạch, mỡ, còn lại những chất cơ bản cấu tạo nên cơ thể con người chủ yếu là nước. Khi thai nhi được khoảng 2 tháng thì hơn 90% cơ thể thai nhi là nước. Đối với một đứa trẻ sơ sinh, thì khoảng 80% cơ thể chúng là nước, trong cơ thể một người trưởng thành thì 65% là nước. Mỗi người cần bổ sung từ 2,5 đến 4 lít nước một ngày mới có thể duy trì được những nhu cầu bình thường. Tại sao nước lại có vai trò quan trọng như vậy đối với cơ thể? Nguyên nhân, nước có ưu điểm lớn là có đặc tính hoà tan cao, các chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần đều có thể tan trong nước. Nước được ví như một chiếc xe vận tải đưa các chất dinh dưỡng từ bên ngoài vào nuôi dưỡng các bộ phận trong cơ thể, đồng thời đưa các chất thải trong cơ thể ra ngoài. Nước tham gia vào quá trình trao đổi chất của cơ thể, người ta có thể mấy ngày không ăn cơm, nhưng nước thì không thể như vậy được, bởi vì 96% lượng máu trong cơ thể con người là nước. Trong quá trình lưu thông, máu sẽ đưa các chất dinh dưỡng đến các bộ phận trong cơ thể con người. Nếu không có nước, sẽ xảy ra hiện tượng đông đặc máu dẫn đến không lưu thông khí huyết, làm hạ đường huyết, nghiêm trọng có thể dẫn đến tắc động mạch trực tiếp gây nguy hiểmđến tính mạng. Thực vật thiếu nước có thể dẫn đến bị vàng và khô lá thậm chí sẽ bị chết. Ở những sa mạc khô hạn thiế nghiêm trọng trên thế giới dường như không có biểu hiện của sự sống. https://thuviensach.vn Nước có loại nặng loại nhẹ không? Tin hay không tin đó là quyền của bạn, nước thực sự có loại nặng loại nhẹ. Thành phần chủ yếu trong nước phổ biến hàng ngày chúng ta dùng là nước nhẹ. Nước nhẹ còn có một người anh em khác nữa là nước nặng. Hàm lượng nước nhẹ trong thiên nhiên cao hơn so với nước nặng. Cứ trong khoảng 50 triệu gamnước bình thường thì có khoảng 7,5 nghìn gam nước nặng. Trong tự nhiên, nước nhẹ có ở ao, hồ, sông, ngòi, nước mưa, tuyết, nhưng nước nặng thì chỉ có ở trong cơ thể các loài động thực vật và một số khoáng vật.Về bề ngoài, nước nặng và nước nhẹ rất giống nhau, đều là thể lỏng trong suốt, không mầu, nhưng hoàn toàn khác nhau về trọng lượng. Ở nhiệt độ 2000C, một mililít nước nhẹ có trọng lượng 0.9982 gam, nhưng trọng lượng của một mililít nước nặng lại lên tới 1.1056 gam. Đó là do thành phần của nước nặng gồm hai nguyên tử deuteri và một nguyên tử ôxy, còn thành phần của nước nhẹ gồm hai nguyên tử pơroti (đồng vị của hidro) và một nguyên tử ôxy. Nguyên tử pơroti ít hơn nguyên tử deuteri một nơtơron nên trọng lượng của pơroti nhỏ hơn trọng lượng của deuteri. Ngoài ra, nước nặng còn sợ lạnh hơn nước nhẹ, ở điều kiện nhiệt độ 3.80C nước nặng đã bắt đầu đóng băng, nhưng phải ở điều kiện 00C nước nhẹ mới bắt đầu đóng băng. Nước dễ bay hơi hơn nước nặng cho nên hàm lượng nước nhẹ trong nước mưa và trong tuyết cao hơn nhiều so với nước nặng. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện ra rằng, nước nặng và nước nhẹ khác biệt nhau khá lớn trên nhiều phương diện. Nước nhẹ cần cho nhu cầu của cơ thể sống, dùng nước tan từ tuyết có hàm lượng nước nhẹ cao để tưới cho cây dưa chuột sẽ có thể làm tăng sản lượng lên gấp 210%. Nếu thả một con cá nhỏ vào trong nước có hàm lượng nước nặng cao chỉ sau vài giờ con cá sẽ chết. Mặc dù, nước nặng không có lợi trực tiếp cho cơ thể sống nhưng nó có thể gián tiếp làm lợi cho cuộc sống của con người. Nếu 1.000 gam than có thể làm cho xe lửa chạy được 8m, thì năng lượng của 1.000 gam hợp chất có được sau khi deuteri kết hợp với một nguyên tử tơriti khác có thể làm cho xe lửa chạy từ Trái Đất đến mặt trăng. Cho dù là nước nặng hay nước nhẹ thì nước đều là bạn của con người. https://thuviensach.vn Tại sao uống nước có ga lại có thể làm cho đỡ khát? Vào những ngày mùa hè nắng nóng, khi bạn cảm thấy vừa khát vừa nóng, nếu uống một chai nước có ga, ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy mát hơn rất nhiều. Bạn đã tùng có cảm giác bị ợ sau khi uống hết một chai nước có ga chưa? Tại sao vậy? Nguyên nhân là do trong quá trình sản xuất nước có ga, bằng biện pháp hạ nhiệt độ và tăng áp suất, các công nhân nhà máy đã cho vào nước có ga rất nhiều khí cacbon điôxít. Khi bạn uống nước có ga thì cacbon điôxít có trong nước sẽ vào trong cơ thể bạn. Cacbon điôxít có một đặc điểm là không hợp với nước nhiệt độ cao, khi bạn làm tăng nhiệt độ của nước trong đó có cacbon điôxít, ngay tức khắc cacbon điôxít sẽ tách ra khỏi nước đồng thời làm mất đi một lượng nhiệt trong nước. Chính là do đặc điểm này, cộng với nhiệt độ trong cơ thể của con người luôn cao hơn nhiệt độ của nước có ga, nên khi bạn uống nước có ga vào trong cơ thể, cacbon điôxít sẽ không chịu được nhiệt độ cao trong cơ thể bạn và sẽ bay ra ngoài ngay lập tức. Quá trình đó, cacbon điôxít sẽ làm mất đi một phần nhiệt lượng trong cơ thể bạn, điều đó làm cho bạn cảm thấy mát mẻ và dễ chịu hơn nhiều. Cacbon điôxít cần phải thoát ra bên ngoài, vậy làm thế nào để bạn có thể làm cho chúng thoát được ra ngoài, biện pháp tốt nhất là nấc hoặc ợ.Để có được giây phút sảng khoái vào mùa hè, các bạn nhỏ thường uống một lượng lớn nước có ga, kết quả làm cho bụng bị óc ách, khó chịu. Đó là vì nước có ga thường lạnh, sau khi uống chúng vào cơ thể, dạ dầy và ruột thường bị kích thích do lạnh, gây co thắt ruột, dạ dày và huyết quản dẫn đến co giật dạ dầy và ruột, gây đau bụng. Vì vậy, dù có tác dụng giải khát nhưng không nên lạm dụng uống quá nhiều nước có ga. https://thuviensach.vn Tại sao không nên uống nước đun sôi nhiều lần? Chúng ta đều biết nước là một dạng vật chất giúp duy trì sự sống của vạn vật. Nước hàng ngày mà chúng ta sử dụng là nước được lấy từ sông, ngòi, ao, hồ sau khi được các nhà máy lọc nước xử lý. Sau khi đưa nước ở sông ngòi về, các nhà máy lọc nước sử dụng biện pháp đế lắng nhằm loại bỏ đất, cát và các tạp chất có trong nước, rồi cho clo vào trong nước để sát trùng và khử vi khuẩn. Sau khi xử lý, nước đã được làm sạch, loại bỏ được đất cát và các tạp chất nhưng vẫn giữ được các khoáng chất và muối trong nước. Các khoáng chất và muối vô cơ còn lại trong nước đều có lợi cho cơ thể con người trừ thủy ngân, cadimi, chì... Trong điều kiện bình thường, do hàm lượng các chất này có trong nước rất thấp nên không ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Nếu chúng ta tăng nhiệt độ cho nước, khi nhiệt độ của nước lên tới 1000C, nước sẽ chuyển thành dạng khí và bay hơi. Chúng ta càng kéo dài thời gian tăng nhiệt độ cho nước thì lượng nước bay hơi càng nhiều, khi đó nồng độ các chất có hại cho sức khoẻ của con người, như thủy ngân, cadimi, chì... còn lại trong nước sẽ càng lớn. Ngoài ra, trong nước còn có một số muối nitơrat, khi chúng ta kéo dài thời gian tăng nhiệt độ của nước thì muối nitorat sẽ chuyển hoá thành muối axit 2 gây bệnh ung thư, là kẻ thù của sức khoẻ con người. Nếu thường xuyên uống nước đun sôi nhiều lần chắc chắn sẽ có hại sức khoẻ của con người. Vì vậy, tốt nhất chúng ta không nên uống nước đun sôi nhiều lần. Để tiết kiệm nước, chúng ta uống bao nhiêu thì đun bấy nhiêu. https://thuviensach.vn Uống nước càng tinh khiết càng tốt có? Để đảm bảo sức khoẻ của con người, chúng ta không được uống nước chưa qua khử trùng. Nhưng, có phải uống nước càng tinh khiết càng tốt không? Điều này cần xuất phát từ nhu cầu của cơ thể con người, để đảm báo các hoạt động sinh lý bình thường, cơ thể con người cần có sự tham gia của các nguyên tố khác nhau, ví dụ như canxi, phốt pho... có lợi cho quá trình phát triển của xương, đảm bảo cho cơ thể được chắc khoẻ, có đủ sức tiến hành các hoạt động cơ bắp; canxi còn có lợi cho quá trình co bóp của tim, nó chiếm khoảng 1.38% trọng lượng cơ thể con người. Magiê có vai trò quyết định đến quá trình hình thành protein trong cơ thể con người, nó chiếm khoảng 0.04% trọng lượng cơ thể con người. Mỗi người một ngày cần khoảng 0.3 đến 0.5 gam magiê. Kẽm là một loại nguyên tố vi lượng quan trọng có vai trò miễn dịch trong cơ thể con người. Để đáp ứng các nguyên tố mà cơ thể con người cần, ngoài cách ăn các loại thực phẩm khác nhau, còn có thể thông qua uống các loại đồ uống. Nước máy hàng ngày chúng ta dùng đều là nước từ ao, hồ, sông, ngòi sau khi đã được xử lý và vô trùng. Nước là một liều thuốc vô cùng tốt cho sức khoẻ, chúng có thể hoà tan nhiều dạng vật chất khác nhau. Nước trong tự nhiên đã hấp thụ nhiều loại nguyên tố khác nhau mà cơ thể con người cần từ thiên nhiên để phục vụ con người. Nếu chúng ta đem lọc hết các nguyên tố cần thiết cho con người có trong nước mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, làm cho nước trở nên tinh khiết thì con người không thể thông qua uống nước để cung cấp các nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Như vậy, uống nước tinh khiết chưa chắc đã là một điều tốt. Bây giờ bạn hãy thử nghĩ xem, có thể dùng nước tinh khiết trên thị trường để thay thế nước hàng ngày mọi người vẫn thường dùng https://thuviensach.vn Tại sao lại không thể dùng nước đun sôi để muối để nuôi cá cảnh? Giống như các loài động vật khác, cá không chỉ cần phải ăn, uống mà cũng cần phải hô hấp. Chỉ có điều cách hô hấp của cá khác so với con người. Con người hô hấp bằng phổi, còn cá thì hô hấp bằng mang. Đại đa số các loài cá tiến hành hoạt động hô hấp ở dưới nước. Lượng ôxy có trong nước ở các sông, ngòi, ao, hồ là thứ không thể thiếu đối với các sinh vật ở dưới nước trong quá trình sinh trưởng. Trước khi trời mưa, thường thấy cá trong các ao hồ nhẩy lên khỏi mặt nước, tại sao vậy? Vì lượng khí có trong nước nhiều hay ít phụ thuộc rất lớn vào áp suất bên ngoài. Áp suất càng lớn thì lượng khí trong nước càng nhiều. Trước khi trời mưa, áp suất thường xuống rất thấp, làm giảm lượng khí ôxy có trong nước. Vì không đủ ôxy để thở nên cá trong các ao hồ thường khó thở nên chúng phải nhẩy lên khỏi mặt nước để hô hấp. Lượng khí có trong nước nhiều hay ít không chỉ liên quan đến áp suất mà còn liên quan đến nhiệt độ. Trong điều kiện thường, nhiệt độ càng cao thì lượng khí có trong nước càng ít. Nếu bạn tăng nhiệt độ cho nước có ga, bạn sẽ thấy một lượng khí lớn sẽ bay hơi. Đó là vì trong nước có ga có một lượng lớn khí cacbon điôxit. Khi nhiệt độ tăng cao, cacbon điôxít khó tan trong nước nên nhiệt độ càng tăng cao thì cacbon điôxit nhiều. Cũng giống nguyên lý đó, khi đem nước đun sôi lên, khi nhiệt độ tăng, lượng ôxy trong nước sẽ bay hơi. Nếu dùng nước đun sôi đê nguội để nuôi cá, thì cá sẽ chết vì thiếu ôxy. Vì vậy, không được dùng nước đun sôi để nuôi cá. Nước dùng để nuôi cá cũng cần phải được thay thường xuyên để đảm bảo trong nước có đủ ôxy cho cá sống và sinh trưởng. Có người thích trồng một vài cây rong, táo trong bể cá cảnh để cá có thể bơi lội tự nhiên cạnh những cây rong, cây tảo này, đồng thời tạo ra sự thú vị cho những chú cá cảnh, nhưng cũng đem đến nguy cơ tiềmẩn ảnh hưởng đến sự sinh tồn của những chú cá cảnh. Vì các loại rong, tảo cũng cần phải có ôxy để sống, nếu những cây rong và tảo lớn quá sẽ giành ôxy với những chú cá trong bể. Vì vậy, cần hạn chế, không nên trồng quá nhiều các loại rong, tảo trong bể cá. https://thuviensach.vn Tại sao lại không được dùng nước máy trực tiếp để tưới hoa? Nước máy là nước do các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp xử lý nước cung cấp cho cư dân sau khi đã tiến hành khử và vô trùng nước. Loại nước này rất sạch và trong, có rất ít tạp chất, ai cũng cần đến chúng. Thế thì bạn sẽ hỏi nước máy ở đâu ra? Đó là do các nhà máy lọc nước sản xuất ra. Quy trình sản xuất nước của các nhà máy lọc nước gồm: lấy nước về, cho chất khử vào, đánh trong, làmcho các tạp chất chìm xuống, lọc, dẫn nước tới phục vụ các ộ dân... Trong đó, khử và vô trùng nước tức là cho chất làm lắng và khử trùng vào nước đã lấy về (chủ yếu là nước từ dưới lòng đất) cho chất làm lắng vào là để làm cho các hạt tạp chất nhỏ trong nước tích tụ thành những mảng lớn, tiện cho việc làm trong nước; chất khử trùng chính là cho clo vào trong nước sẽ khử hết các loại vi trùng và vi khuẩn có trong nước. Như vậy, sau khi làm trong, khử trùng và lọc, nước sẽ không còn ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của con người, phù hợp với nhu cầu sử dụng nước hàng ngày của người dân. Nhưng, do chúng khá trong và sạch nên thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng và các vi sinh vật cần thiết đối với các loài động thực vật. Cây hoa, cá cảnh đều là những động thực vật có sự sống, trong quá trình sinh trưởng chúng vừa cần nước vừa cần các nguyên tố dinh dưỡng và các loại vi sinh vật có được từ nước. Chính vì vậy, không thể dùng nước máy trực tiếp để tưới hoa và nuôi cá. Giải quyết vấn đề trên, một số người có kinh nghiệm đã đựng nước máy vào trong chậu và phơi ngoài trời một thời gian đợi cho hết thuốc khử trùng và thuốc làm lắng trong, các tạp tất trong nước nhiều lên rồi mới đem ra tưới hoa hoặc nuôi cá cảnh. https://thuviensach.vn Tại sao vào mùa đông những chiếc ang đựng nước bằng sành thường hay bị vỡ? Sau tết âm lịch, một số đường ống dẫn nước ở ngoài trời đột nhiên xuất hiện hiện tượng rò rỉ nước, quan sát kỹ một chút bạn sẽ phát hiện những ống dẫn xuất hiện các khe hở nhỏ, thực ra các ống dẫn nước đã bị hở. Vào mùa đông, nếu để các ang đựng nước ở ngoài trời, bạn không nên đổ nước vì khi đựng đầy nước, nếu gặp thời tiết lạnh, ang đựng nước sẽ bị vỡ do quá lạnh. Có lẽ bạn không tin, thủ phạm phá huỷ đường ống dẫn nước và ang đựng nước chính là nước bên trong ống và trong ang. Bạn đã từng nghe chuyện con nhím và con rắn chưa? Khi gặp nhím, con rắn muốn lao tới quấn chặt và giết chết nó. Ngược lại, khi gặp rắn, con nhím không kịp chạy, chỉ còn cách co rúm người lại và dựng những chiếc gai trên người lên để tự bảo vệ và để cho con rắn muốn quấn quanh thế nào thì quấn. Con rắn quấn quanh con nhím càng chặt, con nhím cố gắng hết sức để khỏi ngạt thở và càng thu nhỏ người lại. Đợi cho con rắn cuốn chặt hết cỡ, đột nhiên con nhím bắt đầu căng người ra, những chiếc gai trên người con nhím cũng bắt đầu dựng lên, chỉ nghe thấy một tiếng rắc, con rắn đã bị đứt ra làm nhiều đoạn. Tuy chỉ là chuyện kể, nhưng đằng sau đó là một chân lý. Chân lý đó có điểm giống so với việc ang đựng nước bị vỡ vào mùa đông. Mọi vật thể đều có đặc tính nóng nở ra, lạnh co lại. Do thời tiết lạnh, những chiếc ang đựng nước đã co lại, càng lạnh càng co lại nhiều. Nước cũng có đặc tính nóng nở ra, lạnh co lại nhưng khi nhiệt độ xuống đến 40c thì nước có thể tích nhỏ nhất, khi đó tính nóng nở ra, lạnh co lại của nước chuyển thành lạnh nở ra, nóng co lại. Khi nhiệt độ xuống đến 00C, thì nước chuyển từ thể lỏng sang thể rắn và bắt đầu đóng băng, thậm chí càng lạnh càng nở ra nhiều, băng càng đông càng dầy. Nhiệt độ càng thấp thì ang đựng nước càng thu nhỏ lại, ngược lại thì nước và băng bên trong ang càng nở ra, kết quả là làm cho ang đựng nước của chúng ta bị vỡ. Việc những chiếc ang đựng nước và ống dẫn nước bị phá hỏng diễn ra lâu dài trong suốt mùa đông. Mắt thường của chúng ta có thể nhìn thấy những chiếc ang nước bị vỡ, nhưng hiện tượng đường ống dẫn nước bị rò rỉ thì rất khó phát hiện. Đợi đến khi sang xuân, thời tiết ấm áp, băng trong các đường ống tan ra thành nước và rò rỉ ra bên ngoài thì chúng ta mới biết được. Vì vậy, vào mùa đông cần quấn thêm một lớp vải cho đường ống dẫn nước ở ngoài trời. Nếu không sử dụng đến đường ống dẫn nước vào mùa đông thì hãy khoá van cấp nước nguồn tránh để đọng nước trong đường ống sẽ tốt hơn. https://thuviensach.vn Tại sao các tảng băng lại nổi được trên mặt nước? Vào mùa đông giá rét, nếu bạn tới những chiếc hồ nước ở ngoại ô thành phố sẽ thấy mọi người đang trượt tuyết và chơi vui vẻ trên tuyết. Nếu bạn cầm một tảng băng nhỏ ném xuống nước, tảng băng sẽ nổi trên mặt nước. Tại sao nước lại đóng băng trên bề mặt và băng lại có thể nổi trên mặt nước? Chúng ta đều biết, giống như đa số các chất khác, nước cũng có đặc tính gặp nóng nở ra, gặp lạnh co lại. Nhưng, nước còn có một đặc điểm riêng, đó là khi nhiệt độ xuống đến 40C thì tính chất gặp nóng nở ra, gặp lạnh co lại của nước lại thay đổi theo chiều hướng ngược lại, nghĩa là gặp lạnh thì nở ra, gặp nóng co lại, nhiệt độ đóng băng của nước là 00C. Khi nhiệt độ xuống đến 00C thì nước ở thể lỏng sẽ thể rắn và bắt đầu đóng băng. Nhiệt độ càng thấp thì các tảng băng càng đông cứng dầy hơn và ở diện tích rộng hơn. Lúc này thể tích của nước tăng thêm 1/10 lần so với thê tích của nước ở 40C, tuy thể tích tăng nhưng trọng lượng thì vẫn giữ nguyên, đó gọi là mật độ bị co lại, cũng chính là băng thì nhẹ, nước thì nặng, nên băng có thể nổi trên mặt nước. Cần chú ý đặc điểm này của nước, là nó rất có lợi cho con người. Những khối băng dầy với diện tích rộng cho phép con người trượt băng ở trên bề mặt, còn các loài sinh vật thì có thể bơi lội, sinh sống một cách thoải mái ở dưới. Trong lịch sử chiến tranh từ cổ chí kim, cả trong và ngoài nước cho thấy, nhiều trận đánh đã lợi dụng được đặc điểm này của nước. Khi bị dòng sông chặn lại, nếu gặp thời tiết lạnh, nước trong sông sẽ đóng băng, bộ đội có thể đi trên bề mặt băng để vượt qua sông, tranh thủ thời gian giành thắng lợi trong chiến đấu. https://thuviensach.vn Tại sao người nông dân không thể dùng nước biển để tưới cho cây trồng? Mời bạn cùng tham gia một thí nghiệm nhỏ với chúng tôi. Sau khi đã rửa sạch và để cho róc hết nước, đem thái dưa chuột hoặc thái nhỏ rau cải rồi cho vào nồi, sau đó rắc vào đó một ít muối ăn. Một lúc sau ta thấy, dưa chuột, rau cải bị héo, đồng thời trong nồi có rất nhiều nước, tại sao vậy? các phân tử nước có đặc điểm thích kết hợp với muối. Nếu chúng ta dùng một loại lưới mỏng (lưới mỏng chỉ cho phép một số phân tử, như nước đi qua mà không cho các phân tử khác đi qua) để lọc và tách hai loại muối có nồng độ khác nhau ra, các phân tử nước sẽ thẩm thấu từ cực có nồng độ muối loãng sang cực có nồng độ muối đậm đặc hơn, cho đến khi nồng độ hai bên cân bằng nhau mới thôi. Đặc tính này của các phân tử nước đã làm cho lượng nước có trong các loại rau khi bị ướp muối thẩmthấu ra ngoài. Các loại cây trồng hút nước từ dưới đất dựa vào rễ của chúng, và thông qua nước để vận chuyển các chất dinh dưỡng ở dưới lòng đất đến các bộ phận của cây. Nước biển có hàm lượng muối cao, nếu dùng nước biển để tưới cho các loại cây trồng, muối trong nước biển sẽ được đưa vào trong cây cùng với nước thông qua rễ của cây, bản thân các loại cây trồng rất khó có thể thải hết lượng muối lớn trong cây ra bên ngoài. Vì vậy mới có hiện tượng hàm lượng muối trong dung dịch của các loại cây trồng cao hơn hàm lượng muối bên ngoài, dẫn đến lượng nước trong các loại cây trồng liên tục thẩm thấu ra ngoài, làmmất các chất dinh dưỡng, gây vàng lá, khô thân, cuối cùng là các cây trồng bị chết do thiếu nước. Vì vậy, người dân không dùng nước biển để tưới cho các loại cây trồng. Muối không chỉ làm cho lượng nước trong các loại cây trồng thẩm thấu ra ngoài, mà còn làm mất nước trong các tế bào. Con người đã lợi dụng đặc tích này của muối, dùng muối để ướp thịt, cá... làm cho các loại vi trùng vi khuẩn bị mất nước rồi bị chết do thiếu nước, từ đó có thể lưu giữ được các loại thực phẩmlâu hơn mà không bị ôi thiu hoặc biến chất. https://thuviensach.vn Tại sao nước biển lại vừa mặn vừa chát? Khi đi tắm biển, do không cẩn thận uống phải một ngụm nước biển, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy vừa lạ, vừa khó chịu trước vị vừa mặn, vừa chát của nước biển. Phải chăng nước biển và nước chúng ta uống hàng ngày là khác nhau? Đúng vậy, nước biển và nước chúng ta uống hàng ngày hoàn toàn khác nhau. Nếu chúng ta lần lượt đựng nước biển và nước ngọt vào hai chiếc nồi khác nhau, sau đó đun cho cạn, chúng ta sẽ thấy trong nồi đựng nước ngọt dường như không có chất rắn nào trong nồi, còn nồi đựng nước biển thấy một chất rắn mầu trắng lắng xuống đáy nồi. Tại sao vậy? Nguyên nhân là do nước ngọt được cấu tạo chủ yếu từ hai chất là nước ngọt và các nguyên tố khoáng chất vi lượng. Trong quá trình đun, nước bay hơi liên tục và cuối cùng chuyển hoá hoàn toàn thành hơi nước thì trong nồi dường như không còn lại chất nào cả. Còn nước biển có cấu tạo rất phức tạp, trong 1.000 gam có khoảng 35 gam muối, ngoài ra còn có CaSO4, MgSO4 và nhiều chất khác. Nhiệt độ nóng chảy của các chất này rất cao, quá trình đun sôi làm cho nước liên tục chuyển hoá thành hơi nước, theo đó thì nồng độ của nước biển cũng tăng dần. Khi được bay hơi hết, các chất đó lắng xuống đáy nồi và chuyển thành thể rắn. Do muối có vị mặn, CaSO4lại có vị chát, còn MgS04thì có vị đắng, nên nước biển vừa có vị mặn, vừa có vị chát, vừa có vị đắng, không thể dùng trực tiếp được. Những chất trong nước biển có từ đâu? Chúng ta biết rằng, nước ở các con sông trong đất liền cuối cùng cũng đổ ra biển, dòng chảy trên các con sông đã mang theo phù sa và nham thạch hai bên bờ sông raển. Các khoáng chất có thể hoà tan trong đất liền đã bị nước hoà tan và mang ra biển. Dần dần nước biển chuyển thành vừa mặn, vừa đắng và vừa chát. https://thuviensach.vn Kim loại nào nhẹ nhất? Nếu bạn cho một miếng kim loại liti nhỏ và một cái đinh sắt vào một cái khay đựng đầy dầu diezen, bạn sẽ thấy chiếc đinh sắt chìm xuống, miếng liti nổi trên mặt dầu hoả. Tại sao vậy? Nguyên nhân là do, trong cùng một điều kiện ngoại cảnh, mật độ của sắt lớn hơn mật độ của liti, mật độ của dầu diezen nhỏ hơn mật độ của sắt và lớn hơn mật độ của liti. So sánh trọng lượng riêng của ba chất trên trong cùng một thể tích thì sắt có trọng lượng lớn nhất, liti có trọng lượng nhỏ nhất, còn dầu diezen có trọng lượng riêng nhỏ hơn sắt và lớn hơn liti. Liti có trọng lượng riêng nhẹ nhất trong số các kim loại, trọng lượng riêng của liti chỉ bằng 1/2 trọng lượng riêng của nước. Các nhà khoa học Liên Xô trước đây đã lợi dụng đặc tính nhẹ của liti, cho liti kết hợp với magiê tạo thành hợp kim litimagiê, một loại vật liệu siêu nhẹ. Loại hợp kim này còn nhẹ hơn cả gỗ, có các đặc tính luôn nổi trên mặt nước, độ bền cao, tính đàn hồi cao. Nếu dùng liti để chế tạo tên lửa và tầu vũ trụ thì có thể giảm đáng kể trọng lượng của tên lửa và tầu vũ trụ. Liti có mầu trắng bạc, rất mềm và dẻo, bạn có thể dùng dao để cắt chúng thành những miếng nhỏ như cắt cao su. Liti có tính hoạt, dễ kết hợp với các chất khác. Nếu đưa liti ra ngoài không khí, nó sẽ nhanh chóng kết hợp với ôxi tạo ra phản ứng cháy giải phóng năng lượng. Nếu muốn dập, bạn có thể dùng cát để phủ lên ngọn lửa, không nên dùng nước để dập lửa. Vì tính chất của liti thay đổi rất nhanh khi gặp nước, nó nổi trên mặt nước và lan ra xung quanh, nhanh chóng chiếm một phần nguyên tử hidro có trong phân tử nước, hai nguyên tử hidro cấu tạo thành một phân tử hidro, tích tụ thành khí hidro tách ra khỏi nước. Hidro là một loại khí rất dễ cháy, nếu gặp lửa trong không khí nó sẽ bốc cháy. Vì vậy nếu dùng nước để chữa những đámcháy liti thì vô hình trung đã đổ thêm dầu vào lửa. Do liti có đặc tính kết hợp được với nhiều chất khác nên chúng ta không thể tìm thấy liti tinh khiết trong tự nhiên. Liti có rất nhiều tác dụng khác nhau, ví dụ như dùng làm pin hoặc ắc quy vừa bền vừa tốt. Liti có ứng dụng rất quan trọng trong ngành công nghiệp năng lượng nguyên tử, công nghiệp kỹ thuật hàng không, công nghiệp hoá hữu cơ... https://thuviensach.vn Kim loại nào có trọng lượng nặng nhất? Trong số các kim loại thì ôxmi có trọng lượng nặng nhất, nó có mật độ 22.57 gam/1cm3. So sánh với một lượng nhôm có cùng thể tích, thì trọng lượng của oxmi nặng gấp hơn 10 lần nhôm, bề ngoài nó có mầu xanh xám, có nhiệt độ nóng chảy rất cao, chỉ thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của vônphơram (chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất) 920C. Ôxmi có đặc tính rất cứng, chắc và giòn, không chịu được va đập mạnh. Người ta cho oxmi tác dụng với irít để tạo ra hợp kim có độ cứng rất cao và dùng hợp kim này để chế tạo một số linh kiện chủ yếu trong các loại máy móc, như nam châm... Một số ngòi bút máy mà chúng ta sử dụng được chế tạo chính từ hợp kim của ôxmi và irít. Ôxmi được ứng dụng nhiều trong sản xuất công nghiệp hoá chất, nó có vai trò hỗ trợ quan trọng trong việc sản xuất amoniac (một loại nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp hoá chất và trong phân bón nông nghiệp). Với khả năng có thể làm cho quá trình sản xuất amôniắc tiến hành được trong điều kiện nhiệt độ và áp suất thấp, ôxmi đã giúp làm giảm giá thành sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất. Ôxmi dạng bột không ổn định trong điều kiện có không khí nó có thể tác dụng chậm với ôxy tạo thành một chất mới có tính bay hơi. Chất mới này có mùi vị đặc trưng, tức là chỉ cần một lượng nhỏ, nhưng người ta cũng có thể ngửi thấy. Khí của chất này không có mầu và rất độc; có khả năng kích thích mạnh đến đường hô hấp của con người và làm cho người ta bị trúng độc; nó còn có thể gây sát thương thậm chí làmmù mắt. https://thuviensach.vn Kim loại nào mềm nhất? Bạn đã từng biết đến kim loại xêdi chưa? Nó là kim loại mềm nhất, mềm như cao su và có thể dùng dao cắt thành những miếng nhỏ. Xêdi được nhà hoá học người Đức Bensant chế tạo ra lần đầu tiên vào năm 1861. Nó có mầu trắng bạc, có đặc tính hoạt, dễ tác dụng với các chất khác. Khi đưa xêdi ra ngoài không khí, ngay lập tức nó sẽ tác dụng với ôxy tạo thành một chất mới không còn mầu trắng bạc nữa. Nếu thả xêdi xuống nước, nó sẽ nổi trên mặt nước và chuyển động về các hướng rồi cháy, trường hợp nghiêm trọng còn gây ra những tiếng nổ và tạo thành một dung dịch có tính ăn mòn mạnh. Chính vì đặc tính hoạt này mà trong tự nhiên không có xêdi tinh khiết, mà chỉ có hợp chất của xêdi với các chất khác nhau. Trong công nghiệp, tinh chế kim loại xêdi là một việc không hề đơn giản chút nào, cần phải có các biện pháp hữu hiệu thì mới có thể tách được xêdi ra khỏi các hợp chất khác. Để tinh chế được kim loại xêdi, chúng ta bắt buộc phải nghiêm cấm không cho chúng tiếp xúc với không khí. Nếu xảy ra cháy kim loại xêdi, tuyệt đối không được dùng nước để dập lửa, nếu không ngọn lửa sẽ càng cháy to hơn. Trong nguyên tử xêdi có một số điện tử đặc biệt nhanh nhậy người ta gọi nó là những điện tử tự do. Khi có tia sáng chiếu lên bề mặt kim loại xêdi, các điện tử tự do này sẽ thu năng lượng và giải phóng khỏi bề mặt kim loại xêdi. Người ta đã lợi dụng đặc điểm này của kim loại xêdi, mạ cho xêdi một lớp thủy ngân mỏng và chế tạo thành các loại ống điện quang khác nhau. Khi bị ánh sáng chiếu vào, các ống điện quang này sẽ sinh ra dòng điện, ánh sáng càng mạnh thì dòng điện càng lớn. Các loại ống điện quang có thể được ứng dụng làm các thiết bị cảnh báo, có thể báo động khi có hoả hoạn xảy ra, dù là ở xa, thậm chí còn có thể dùng để trông giữ kho tàng. Các ống điện quang được làm từ xêdi còn có thể chế tạo thành các thiết bị trong lĩnh vực thiên văn có độ nhậy rất cao. Việc đào sâu nghiên cứu về xêdi, chắc chắn con người sẽ còn phát hiện ra nhiều ứng dụng mới của xêdi. https://thuviensach.vn Kim loại nào rắn nhất? Kim loại được cho là rắn nhất chính là crômi (Cr), nó vừa có độ rắn cao, vừa có tính co giãn lớn, có mầu trắng bạc. Cho dù bị để lâu ngày ngoài không khí, nhưng nó cũng không bị hoen gỉ, crômi là kim loại đứng đầu không bị không khí ăn mòn. Người ta đã lợi dụng đặc tính không bị không khí ăn mòn và bề mặt sáng trắng của crômi để mạ crômi cho các kim loại khác bảo vệ chúng không bị không khí ăn mòn, vừa làm cho chúng sáng đẹp hơn. Các linh kiện bên ngoài của xe đạp, gọng kính, đồng hồ... đều được mạ một lớp crôm mỏng bên ngoài. Mạ một lớp crôm mỏng bên ngoài sắt còn làm tăng tính chống bào mòn. Ví dụ: mạ một lớp mỏng crôm bên trong nòng pháo, nòng súng thì dù có bắn hàng trăm hàng nghìn quả pháo hoặc viên đạn thì lớp mạ crômi vẫn không bị mài mòn. Nếu cho crômi tác dụng với sắt sẽ tạo ra một loại thép không gỉ, không bị ăn mòn nhưng vẫn đảm bảo độ dẻo của thép. Thép không gỉ có vai trò quan trọng trong sản xuất công nghiệp. AlO3 có chứa crômi có mầu hồng rất đẹp, được mệnh danh là "Đá hồng ngọc". Các chất có chứa crômi còn được sử dụng rộng rãi trong các ngành khác nhau. Ví dụ, KCr đậm đặc được sử dụng nhiều trong in ấn, nhuộm, làm thuốc nhuộm, mạ điện, y dược... Cho KCr đậm đặc tác dụng với axit sunfric đậm đặc sẽ thu được một dung dịch dùng để tẩy sạch các vết bẩn cứng đầu nhất, người ta dùng nó để rửa các vết bẩn khó tẩy trong các ống, bình thí nghiệm trong các phòng thí nghiệm. https://thuviensach.vn Kim loại nào khó nóng chảy nhất? Trong số tất cả các loại kim loại, vônphơram là chất khó nóng chảy nhất, nhiệt độ nóng chảy của vônphơram lên tới 3.4100C. Người ta thường cho rằng, vàng mười không sợ lửa, nhưng nhiệt độ nóng chảy của vàng cũng còn thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của vônphơram. Chúng ta đều biết nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ Edixon đã phát hiện ra đèn điện. Việc dùng đèn điện để thắp sáng đã làm cho thế giới của chúng ta tươi sáng hơn. Nhưng, do tóc bóng đèn lúc đó không chịu được nhiệt độ cao, nên tuổi thọ của bóng đèn rất ngắn. Năm 1904, hai nhà khoa học người Úc là Lonsted và Harman đã dùng sợi vônphơram để chế tạo ra một loại bóng đèn có dây tóc bằng sợi vônphơram. Loại bóng đèn này vừa sáng hơn, vừa bền hơn do sợi vônphơram có thể chịu được nhiệt độ cao nên tóc bóng đèn có tuổi thọ lâu hơn. Ngày nay, người ta vẫn tiếp tục dùng sợi vônphơram làm nguyên liệu để sản xuất tóc bóng đèn. Vônphơram đem lại ánh sáng cho con người, là sứ giả ánh sáng của con người. Không chỉ có nhiệt độ nóng chảy cao, vônphơram còn rất cứng. Nếu cho thêm vào trong sắt một lượng nhỏ vônphơram sẽ làm độ cứng của sắt tăng thêm rất nhiều, dùng đó làm các loại dao cắt thì có thể cắt được các kim loại khác. Ngoài ra, khi được cho thêm vônphơram vào, sắt còn có tính chịu nhiệt rất cao. Dù trong điều kiện nhiệt độ rất cao thì nó vẫn không thay đổi hình dạng và tính chất, vẫn đảm bảo độ rắn và cứng. Vì vậy, hợp kim sắt và vônphơram là vật liệu lý tưởng để sản xuất các thiết bị cắt, tiện. Từ xưa, người Trung Quốc đã tinh luyện được bảo kiếm, bảo đao có thể cắt được sắt một cách dễ đàng. Các nhà khoa học đã tiến hành kiểm nghiệm thành phần của các bảo đao và bảo kiếm đó và phát hiện trong đó có vônphơram. https://thuviensach.vn Kim loại đen là kim loại nào? Trong số 112 nguyên tố hoá học đã được phát hiện, thì có đến 90 nguyên tố kim loại. Kim loại là một gia đình có nhiều thành viên nhất. Trong công nghiệp, người ta thường chia kim loại thành kim loại đen và kim loại mầu. Kim loại đen chỉ có ba loại, gồm sắt, crômi và mangan. Các kim loại còn lại đều là kim loại mầu. Kim loại đen có mầu đen hay không. Không, sắt và mangan nguyên chất đều có mầu trắng bạc, còn crômi có mầu xám bạc. Nhưng, do bề mặt của sắt thường có một lớp S3O4 mầu đen hoặc một lớp S2O3 Có mầu lá cọ làm cho mọi người nhầm tưởng chúng là mầu đen, mặt khác do crômi và mangan thường là những chất cấu tạo nên hợp kim, vì vậy người ta gọi chung chúng là kim loại đen. Kim loại đen có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Chúng là nguyên liệu được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp. Người sắt và crômi để chế tạo ra các thiết bị, máy móc, khí cụ không gỉ sử đụng trong tất cả các lĩnh vực, thành phẩm của thép không gỉ có mặt trong tất cả các gia đình. Người ta còn dùng sắt và mangan để chế tạo ra hợp kim mangan có độ rắn và độ cứng tương đối cao, nhưng có tính đàn hồi lớn, chống mài mòn. Trong công nghiệp, người ta thường dùng hợp kim mangan để chế tạo lò xo, bánh răng, bánh xích, dầu xe... dùng cho máy kéo và máy nghiền. Trong số các kim loại mầu, người ta lại dựa vào những đặc tính riêng của từng kim loại để sắp xếp chúng thành các nhóm khác nhau. Những kim loại trọng lượng dưới 5 gam/1 cm3 được coi là kim loại nhẹ, ví dụ như magiê, nhôm, natri, kali... Các kim loại có trong lượng lớn hơn 5 gam/1cm3 được coi là kim loại nặng, như đồng, kẽm, thiếc... Những kim loại có nhiều trong tự nhiên gọi là kim loại thường, còn những kim loại ít có trong tự nhiên thì gọi là kim loại hiếm. Ví dụ, nhôm, canxi là kim loại thường; giecmani và diconi là kim loại hiếm. Những kim loại có tính phóng xạ được gọi kim loại phóng xạ, ví dụ như radiom, urani... Còn vàng, bạc, bạch kim được coi là kim loại quý. https://thuviensach.vn Tại sao nói làm bằng sắt thì cứng nhưng dễ vỡ và dao thái thì lại sắc? Tuy cùng được làm từ sắt nhưng nồi đun và dao thái lại được làm từ các loại sắt khác nhau. Có lẽ nào sắt lại có nhiều loại khác nhau. Đúng vậy, chúng ta biết rằng, họ hàng nhà sắt rất đông, có rất nhiều thành viên. Ví, gang, thép, thép đã tôi. Nồi đun mà chúng ta thường dùng được làm từ gang. Ngoài sắt ra, thành phần của gang còn có khoảng hơn 2% cacbon. Do gang có hàm lượng cacbon cao nên có đặc tính vừa cứng, vừa giòn, không chịu được va đập, nếu va đập mạnh sẽ bị vỡ. Vì vậy, khi muốn dùng gang để làm thành các thiết bi, máy móc, người ta phải đun cho gang nóng chảy thành thể lỏng, sau đó đổ chúng vào khuôn đã chuẩn bị trước. Loại gang này được gọi là gang đúc. Những chiếc nồi được đúc từ gang có tính chống mài mòn cao. Dao thái được làm từ thép. Thép có thành phần cơ bản gần giống sắt, cũng gồm sắt và cacbon. Nhưng, thép có hàm lượng cacbon thấp hơn sắt, thường chỉ từ 0.25 đến 2%. Ngoài ra, trong thép còn có một số nguyên tố khác mà sắt không có, như crômi, vônphơram, mangan... Những chất này đã làm cho thép có tính dẻo và có thể co giãn, rất thuận tiện cho việc gia công máy móc. Thép còn có độ cứng cao hơn sắt nhiều lần, dùng làm dao rất sắc. Quá trình và cách thức sản xuất sắt và thép là hoàn toàn không giống nhau. Sắt được luyện từ quặng sắt trong các lò luyện sắt có nhiệt độ cao, còn thép thì được luyện từ gang trong các lò luyện thép. https://thuviensach.vn Tại sao gang thép lại bị gỉ? Gang và thép được sử dụng rộng rãi trong sản xuất và trong cuộc sống hiện đại của con người và có vai trò quan trọng nhất đối với con người trong số tất cả các kim loại. ười ta gọi nó là trụ cột của công nghiệp, sản lượng thép cao hay thấp là một trong những tiêu chí để đánh giá thực lực của một quốc gia. Nhưng, điều đáng tiếc là, hàng năm lượng sắt thép bị tiêu hao do hoen gỉ lại chiếm tới 1/4, thậm chí 1/3 sản lượng thép cả năm của toàn thế giới. Việc sắt thép bị ăn mòn đã gây ra những thiệt hại đối với các trang thiết bị sản xuất như: phải ngừng sản xuất, giảm năng suất, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho một quốc gia. Ví dụ, thiệt hại về kinh tế của nước Anh một năm do sắt thép bị hoen gỉ gây ra đã lên tới 600 triệu bảng.Tại sao sắt thép lại bị gỉ? Thí nghiệm dưới đây sẽ giúp chúng ta trả lời câu hỏi đó. Chọn ba chiếc đinh sạch rồi lần lượt đặt vào ba chiếc cốc khác nhau. Cho vào cốc thứ nhất một ít nước máy sao cho chỉ một phần của chiếc đinh sắt chìm dưới nước, phần còn lại hở trên mặt nước và tiếp xúc với không khí; đổ đầy nước đun sôi để nguội vào cốc thứ hai, rồi đậy nắp cốc lại; cho một ít vôi sống vào trong cốc thứ ba, rồi cũng đậy nắp cốc lại. Vài ngày sau, chúng ta sẽ thấy: phần không tiếp giáp với không khí của chiếc đinh trong chiếc cốc thứ nhất đã bị gỉ; chiếc đinh trong chiếc cốc thứ hai hầu như không bị gỉ; còn chiếc đinh trong chiếc cốc thứ ba thì không hề bị gỉ. Thí nghiệm trên cho thấy: việc sắt bị gỉ có liên quan đến môi trường xung quanh nó. Khi không khí ẩm ướt sẽ tồn tại nhiều hơi nước, khí cacbondiôxit và ôxy. Trong điều kiện không khí ẩm ướt, trên bề mặt sắt có thể hình thành một lớp hơi nước có chứa cacbondiôxit và ôxy. Ôxy trong hơi nước rất dễ tác dựng với sắt tạo thành lớp gỉ sắt tơi xốp trên bề mặt của sắt. Gỉ sắt vừa xốp, vừa dễ hút nước nên nó tiếp tục ăn mòn sắt bên trong. Vì vậy có thể thấy, môi trường không khí ẩmướt là thủ phạm chính làm cho sắt bị ăn mòn. Trong điều kiện không khí khô ráo, sắt nguyên chất rất khó bị ăn mòn, bị gỉ. Nhưng trong sắt mà chúng ta tường dùng thường có một số tạp chất khác như cácbon, silic... Các hợp chất này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho sắt bị ăn mòn, chúng tạo điều kiện để sắt bị ăn mòn trong khi gặp môi trường không khí ẩm ướt. https://thuviensach.vn Tại sao thép không gỉ lại khó bị ăn mòn hơn? Thép không gỉ là một loại hợp kim có chứa crômi, niken và nhiều kim loại khác. Hợp kim này có tính chống ăn mòn cao, dù có đặt chúng trong môi trường ẩm ướt thì cũng rất khó bị hoen gỉ. Sắt thép bình thường rất dễ bi hoen gỉ, nhưng tại sao thép không gỉ lại khó bị hoen gỉ? Đó là vì trong thành phần của thép không gỉ có chứa crômi và niken. Trong quá trình luyện thép, nếu pha thêm crômi và niken thì có thể làm thay đổi kết cấu bên trong của thép và hình thành một lớp vỏ có tính bền bám chặt lên bề mặt của thép. Lớp vỏ đó không chỉ khó tác dụng với các chất khác trong không khí mà còn có tác dụng bảo vệ thép ớ bên trong, chặn tất cả các chất ăn mòn không cho tiếp xúc với sắt. từ đó tránh không để sắt bị ăn mòn, hoen gỉ. Nhưng, điều đó không có nghĩa là thép không gỉ hoàn toàn không bị ăn mòn, vì thành phần chính của nó là sắt, nếu gặp phải các chất có tính ăn mòn cao thì chúng vẫn bị hoen gỉ chỉ có điều không nghiêm trọng như sắt thường. Con người phát hiện ra thép không gỉ cũng rất tình cờ. Năm 1913, khi nghiên cứu chế tạo một loại hợp kim dùng để chế tạo nòng súng nhà khoa học người Anh Hăngri Bretlle đã phát hiện ra hợp kim giữa sắt và crômi, nhưng do tính năng của nó không phù hợp với yêu cầu nên ông đã không sử dụng đến hợp kim này. Sau một thời gian, nhiều kim loại trong đống phế thải đã bị ăn mòn, hoen gỉ, chỉ có hợp kim này vẫn sáng bóng. Bretlle đã kiểm tra kỹ lại quá trình nghiên cứu, và đã trở thành người đầu tiên phát hiện ra hợp kim. Do có đặc tính ưu việt chống ăn mòn cao, nên thép không gỉ được ứng dụng rộng rãi và có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, như công nghiệp quốc phòng, công nghiệp hoá chất, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi, y học... Các sản phẩm được làm từ thép không gỉ có mặt hầu hết trong các gia đình và trở thành các sản phẩm được người tiêu dùng ưu thích. https://thuviensach.vn Tại sao những đồ vật làm bằng vàng và bạc lại không bị gỉ? Vàng và bạc được coi là kim loại quý. Con người phát hiện ra vàng sớm nhất, nó tượng trưng cho sự cao quý, quang minh, kiên trinh, liêm khiết. Những vật dụng được làm bằng vàng không bao giờ bị gỉ, luôn luôn sáng bóng. Bạc được con người phát hiện ra từ thời cổ đại xa xưa, có mầu sáng trắng. Do vàng và bạc có tính ổn định, hầu như không tác dụng với bất kỳ chất nào trong điều kiện bình thường nên chúng thường không bị gỉ. Kể cả trong điều kiện nhiệt độ tăng cao, nó vẫn không thay đổi mầu sắc và không tác dụng với ôxi. Trong tự nhiên, vàng hầu như không tác dụng với các chất khác, những quặng và được tìm thấy đều có dạng nguyên chất. Thỏi vàng mà Astrailia tìm ra năm 1972 có trọng lượng 214.3 nghìn gam, đến nay vẫn là thỏi vàng lớn nhất trên thế giới. Trong tự nhiên, bạc tồn tại dưới hai dạng khác nhau, một là bạc nguyên chất. Đến nay, khối bạc có trọng lượng lớn nhất mà con người đã tìm thấy nặng tới 13.5 tấn. Dạng thứ hai là tồn tại dưới dạng kết hợp với một nguyên tố khác. Tính không gỉ của vàng và bạc cũng chỉ là tương đối. Trong những môi trường đặc biệt, vàng và bạc cũng có thể bị ăn mòn, ví dụ bôi lưu huỳnh lên bề mặt của bạc, bề mặt của bạc sẽ có mầu đen. Đó là vì bạc dễ kết hợp với lưu huỳnh. Khi bạc kết hợp với lưu huỳnh sẽ tạo thành sản phẩm là AgS mầu đen, có thể dùng dung dịch amôniắc đê tẩy sạch lớp vỏ mầu đen này. Vàng có thể bị hoà tan trong dung dịch axit clohidric và axitnitơric đặc. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, để bày tỏ quyết tâm muốn quay về tổ quốc, nhà vật lý học nổi tiếng Pohl người Đan Mạch đã quyết định để lại chiếc huy hiệu được làm từ vàng Nobel. Làm thế nào để tránh không để chiếc huy hiệu quý báu đó rơi vào tay quân lính Đức? Ông đã dùng biện pháp hoà tan vào trong dung dịch axit clohidric và axit nitoric, điều mà quân lính Đức không thể ngờ tới. Sau khi chiến tranh kết thúc, Pohl đã trở về nước và tiến hành tách vàng Nobel trong dung dịch axit clohydric và axit nitơric mà ông đã hoà tan vàng vào trong đổ trước đây, và đúc mới một tấm huân chương sáng bóng bằng vàng Nobel, trong đó chứa đựng lòng yêu nước của Pohl. > https://thuviensach.vn Chì có lợi và hại như thế nào? Một trong bốn phát minh lớn của người Trung Quốc cổ đại là kỹ thuật in ấn. Từ rất sớm, người Trung Quốc cổ đại đã biết dùng những con chữ bằng đất sét để in ấn các loại tài liệu giấy tờ. Sau đó, người Trung Quốc còn tiếp tục phát hiện và dùng những con chữ bằng gỗ và đồng để in ấn các loại tài liệu giấy tờ. Chì là một kim loại nặng rất mềm, chỉ cần dùng móng tay siết lên bề mặt của chì thì cũng có thể tạo ra những vết xước. Vì vậy, trong suốt thời gian dài vừa qua, các loại giấy tờ, tài liệu, sách, báo, tạp chí... và các loại ấn phẩm khác mà chúng ta vẫn thường đọc đều được in từ những con chữ làm bằng chì. Ngoài ra, chì còn có một đặc tính ưu việt khác nữa. đó là nó có khả năng ngăn chặn không cho các tia X xuyên qua. Nên chúng còn được dùng để làm các loại kính chì, tạp dề chì, các hộp chì để bảo vệ các loại vật dụng khác.Tuy có nhiều ứng dụng hữu ích, nhưng chì cũng có hại rất nhiều đối với cuộc sống của con người. Nó có thể tác dụng và sinh ra các độc tố ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể con người, đặc biệt là đối với hệ thống thần kinh, hệ thống tiêu hoá, hệ thống tái sản xuất máu, hệ thống huyết quản. Cơ thể con người hấp thụ từ 5 đến 10% lượng chì thâm nhập vào trong cơ thể thông qua đường ăn uống; từ 30 đến 50% lượng chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp được tích tụ tại phổi, 90 đến 95% lượng chì xâmnhập vào cơ thể qua da được tích tụ tại xương. Do chì tích tụ tại xương, phần mềm và não sẽ làm cho chức năng sinh lý bị giảm, gây thiếu máu, viêm đầu dây thần kinh, gây khó khăn cho quá trình vận động và làmgiảm cảm giác. Ngoài ra, chì còn có thể làm giảm khả năng kích thích phát triển trí não ở trẻ nhỏ, dẫn đến những hành động khác thường. Lượng chì trong cơ thể của người hiện đại cao gấp 170 lần so với người nguyên thuỷ. Qua theo dõi, nghiên cứu đối với một người Mỹ, trong vòng 10 năm, cơ thể của người này đã tích tụ được từ 80 đến 120mg chì. Nhưng điều đáng sợ hơn là các hợp chất có chứa chì đã bay hơi vào trong bầu không khí trên núi cao, trong nước biển và tuyết, thậm chí còn có cả trong các tảng băng ở Nam cực. Xét ở góc độ toàn cầu, nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm không khí chính là lượng chì trong khí thải của xe hơi. Vì vậy cần giảm thiểu lượng khí gây ô nhiễm có trong khí thải của xe hơi, thậm chí còn phải cấm sử dụng các loại xăng có chì. https://thuviensach.vn Kim loại hàng không vũ trụ là kim loạt gì? Cùng với sự phát triển không ngừng của ngành hàng không vũ trụ, yêu cầu đối với các loại nguyên vật liệu phục vụ cho ngành hàng không vũ trụ cũng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Khi vận tốc bay của máy bay cao gấp 2, 3 lần và tốc của âm thanh, ma sát giữa thân máy bay với không khí làm cho nhiệt độ xung quanh máy bay có thể lên tới 4000C đến 5000C. Vì vậy đòi hỏi các nguyên vật liệu dùng trong hàng không vũ trụ phải có đặc tính nhẹ và chịu được nhiệt độ cao... Titan (Ti) có đặc tính chịu nhiệt và chịu lạnh rất tốt, trong điều kiện nhiệt độ dao động từ -253 đến 5000C, titan vẫn đảm bảo giữ được độ chịu lực cao và độ dẻo tốt, cộng thêm ưu thế có mật độ các hạt trong một đơn vị thể tích nhỏ nên titan đã trở thành kim loại tốt nhất phục vụ cho ngành hàng không vũ trụ. Khi người ta trộn đều Nhôm (Al) lẫn với titan sẽ thu được hợp kim Nhôm (Al) với titan, nhiệt độ công tác của nó có thê lên tới 1.0400C. Trong động cơ của máy bay phản lực thế hệ mới, hợp kim của titan chiếm18% đến 25% trọng lượng động cơ; trong máy bay Boeing 747, hợp kim của titan chiếm 28% trọng lượng động cơ; còn đối với loại máy bay siêu âm thế hệ mới nhất, hợp kim của titan chiếm 95% tổng trọng lượng của máy bay. Trong chế tạo tên lửa, vệ tinh nhân tạo và tầu vũ trụ, người ta cũng sử dụng một lượng rất lớn hợp kim của titan. Hiện nay trên thế giới, 3/4 lượng titan và hợp kim của titan được sản xuất để phục vụ cho ngành công nghiệp hàng không vũ trụ. Vì vậy, nếu không có hợp kim của titan, tương lai ngành hàng không vũ trụ khó có thể tiếp tục phát triển. Titan còn có khả năng chống ăn mòn cao. Nếu đem một cái đĩa được làm bằng titan vứt xuống biển, 10 năm sau bề mặt của nó vẫn không hề có bất kỳ một dấu hiệu nào chứng tỏ đã bị ăn mòn, ngoài ra nó còn có khả năng chịu được áp lực rất lớn trong điều kiện bị chìm dưới những nơi có mực nước sâu. Vìa vậy, hợp kim của titan còn được gọi là "Kim loại ẩn dưới biển", và được dùng phổ biến trong chế tạo các loại tầu ngầm, chiến hạm... Titan cũng được ứng dụng rộng rãi trong phẫu thuật chữa trị ngoại khoa. Các dụng cụ y học được làm từ hợp kim của titan không những vô độc, mà còn không có phản ứng phụ đối với cơ thể con người. Hiện nay, hợp kim của titan đã được sử dụng để làm các khớp nối, vỏ hộp sọ, van tim tĩnh mạch chủ https://thuviensach.vn Ngày xưa kim loại nào là kim loại quý? Hiện nay, bất kể gia đình nào cũng sử dụng các đồ dùng làm bằng nhôm, như nồi nhôm, ấm nhôm, cửa sổ hợp kim nhôm. Giá thành của các loại đồ dùng này vừa phải, ai cũng có thể mua được. Nhưng hơn 100 năm trước, nhôm là một kim loại rất quý, được gọi là "vàng trắng", còn quý hơn vàng thật. Một nghìn gam nhôm lúc đó giá 30.000 Franc Pháp, nhưng giá của một nghìn gam vàng chỉ khoảng 10.000 Franc Pháp. Trong số các kim loại, nhôm có trữ lượng lớn nhất trong lòng đất, cao gấp 2 lần trữ lượng sắt, cao gấp gần 1.000 lần trữ lượng của đồng. Khi đó, hầu hết các gia đình đều sử dựng các vật dụng được làm từ đồng và sắt, nhưng tại sao các vật dụng làm bằng nhôm lại hiếm như vậy. Nguyên nhân là do nhôm và ôxy luôn gắn kết chặt chẽ với nhau, rất khó để tách rời chúng. Sau một thời gian dài thăm dò và tiến hành thí nghiệm, cuối cùng các nhà khoa học cũng đã tìm ra một số biện pháp để tách ôxy ra khỏi nhôm. Năm 1845, nhà hoá học người Đức Waesler đã phát hiện ra nhôm dưới dạng bột. Đến năm 1854, nhà hoá học người Pháp Waesch đã tìm ra cách để tách nhôm từ quặng nhôm ra và dùng nó để đúc thành thỏi. Nhưng, do chi phí cho quá trình tách nhôm ra từ quặng quá cao nên không thể triển khai trên diện rộng phục vụ sản xuất công nghiệp, và giá thành của nhôm quá cao. Cho đến năm 1886, hai nhà khoa học trẻ mới 23 tuổi là Hal người Mỹ và Airo người Pháp đã độc lập nghiên cứu và tìm ra cách thức sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân nhôm ôxy hoá. Theo phương pháp này, chi phí cho quá trình sản xuất nhôm không quá cao nên sau đó được ứ dụng rộng rãi trong sản xuất nhôm. Ngày nay, chúng ta vẫn đang tiến hành sản xuất nhômtheo phương pháp này. Phương pháp đó đã giúp con người nâng cao được sản lượng nhôm hàng năm, đến nay sản lượng nhôm đứng thứ hai chỉ sau sắt. Nhôm là một loại kim loại nhẹ, có tính co giãn tốt, nhưng độ rắn và độ chịu lực của nhôm không cao. Lợi đụng đặc tính này của nhôm, người ta đem nhôm trộn lẫn cùng một số kim loại khác tạo hành hợp kimnhôm. Hợp kim nhôm là niềm tự hào của ngành hàng không trong thế kỷ XX, nó là nguyên liệu quan trọng trong chế tạo máy bay, phi thuyền, tầu vũ trụ. Công dụng của nhôm rất nhiều, hơn nữa giá thành lại rẻ, ngày nay các "quý tộc" ngày xưa đã xuất hiện hầu hết trong các gia đình và phát huy tác dụng hỗ trợ con người trong cuộc sống. https://thuviensach.vn Tại sao các vật dụng được làm từ nhôm lại khó bị hoen gỉ? Nếu cho rằng nhôm không bi hoen gỉ thì hoàn toàn không chuẩn xác. Kết quả thí nghiệm của các nhà khoa học đã chứng minh, trên thế giới không có kim loại nào là không bị gỉ, mà chỉ khác nhau về điều kiện khiến các kim loại bị gỉ và mức độ bị gỉ như thế nào mà thôi. Do không có khả năng tạo ra một lớp màng tự bảo vệ nên một khi sắt đã bị gỉ thì không thể ngăn chặn được, gỉ sắt sẽ ăn mòn sắt cho đến khi hết mới thôi, vì vậy mà chúng ta thường nhìn thấy lớp gỉ sắt đen sì. Nhưng, nhôm thì khác, lớp gỉ do nhôm sinh ra bám rất chặt vào bề mặt của nhôm, chặn không cho không khí tiếp xúc với nhôm nguyên chất bên trong nên nhôm bên trong không bị gỉ. Lớp gỉ nhôm này đã trở thành một lớp áo bảo vệ bên ngoài tránh không để các vật dụng bằng nhôm bị ăn mòn, lớp áo này gọi là nhôm ôxy hoá. Nhôm ôxi hoá có một đặc tính là, nếu chúng ta đánh sạch lớp nhôm ôxy hoá đang bám trên bề mặt của nhôm đi, một thời gian ngắn sau đó, trên bề mặt của nhôm sẽ lại hình thành một lớp nhôm ôxy hoá mới để bảo vệ nhôm. Có người khi đi mua các vật dụng được làm từ nhôm, do thấy bề mặt của chúng có mầu vàng hoặc mầu xám nên chê và không mua, điều đó là hoàn toàn không đúng. Đó là do những người công nhân của nhà máy đã cố ý dùng dung dịch axitnitơric và axitsơnfuric natri quét lên bề mặt của sản phẩm, bổ sung thêm một lớp nhôm ôxi hoá cho bề mặt của nhôm để làm tăng độ bền cho sản phẩm, nên chúng mới có mầu như vậy. Lớp màng bảo vệ này bền và chắc hơn nhiều so với lớp nhôm ôxit của nhôm tự sinh ra. https://thuviensach.vn Đằng sau tâm gương soi được quét bằng chất gì? Cuộc sống của chúng ta không thể thiếu gương kính, một tấm gương kính sáng trắng như bạc hoàn toàn khác với một tấm kính thông thường, nó có thể phản chiếu rất rõ nét toàn bộ những gì mà nó soi thấy. Theo bạn, mặt sau của gương được phủ chất gì để chúng có thể phản chiếu được tất cả các cảnh vật phía trước nó?Tấm gương đầu tiên được người Winisians làm ra cách đây hơn 400 năm. Họ một tờ giấy thiếc dán lên mặt sau của tấm kính, sau đó tráng lên đó một lớp thủy ngân, do thủy ngân có khả năng hoà tan thiếc, làmcho tấm giấy thiếc tan ra, cùng với thủy ngân trở thành một lớp dung dịch có mầu trắng bạc dính chặt vào mặt sau của tấm kính, tạo ra một tấm gương sáng trắng như bạc. Lúc bấy giờ, loại gương này vừa hiếm, vừa đắt, một miếng gương chỉ rộng bằng khổ quyển sách mà chúng ta thường dùng mà giá cao tới 150 nghìn Franc Pháp. Loại gương này gây ra rất nhiều phiền toái, thậm chí có hại đối với con người, nên người ta đã tiến hành cải tiến kỹ thuật làm gương. Có người phát hiện ra cách mạ lên mặt sau của tấm kính một lớp bạc mỏng. Biện pháp này vừa đơn giản, tiện lợi, mà còn làm cho gương có độ nét cao, đồng thời tránh không sử dụng thủy ngân có độc tố. Người ta gọi loại gương này là gương bạc. Để tránh cho lớp mạ bạc không bị bong, sau khi mạ xong, người ta thường quét một lớp sơn mầu hồng lên trên lớp mạ. Đa số các loại gương mà chúng ta thường dùng là loại gương bạc này. Sở dĩ ruột phích nước nóng có mầu sáng trắng là vì được mạ một lớp bạc. Hiện nay, lại có người phát hiện ra phương pháp mạ lên mặt sau của tấm kính một lớp nhôm để làmthành gương nhôm. Nguyên liệu nhôm vừa nhiều hơn bạc, giá thành vừa rẻ hơn. Vì vậy, gương nhôm đã dần dần thay thế gương bạc và có mặt trong hầu hết các gia đình. https://thuviensach.vn Dùng cái gì để nối hai thanh? Muốn nối hai thanh sắt lại với nhau, thông thường người ta sử dụng biện pháp hàn nối, tán đinh bu lông hoặc bắt ốc. Nhưng những biện pháp này có rất nhiều nhược điểm, ví dụ chúng ta sẽ rất khó khăn trong việc hàn nối những thanh sắt hoặc thép mỏng, hoặc hai loại kim loại khác nhau, như thép với nhôm, thép với đồng, thép hoặc nhôm với thuỷ tinh... vì không thể dùng chung một loại que hàn để nối chúng lại với nhau. Phương pháp tán đinh bu lông và bắt ốc đòi hỏi phải khoan thành các lỗ, tại các vị trí đó thường dễ xảy ra rạn nứt; đinh tán và ốc bu lông làm tăng thêm trọng lượng cho các vật đó để hở đầu đinh tán và đầu ốc bu lông ra bên ngoài, vết nối thường không chặt và kín gây hiện tượng thấm nước, rò rỉ dầu mỡ, tạo điều kiện để không khí tiếp xúc ăn mòn. Các biện pháp nói trên chỉ có thể áp dụng được khi chắp nối các đồ vật thông thường, đối với các sản phẩm kỹ thuật cao, yêu cầu nghiêm ngặt thì không thể sử dụng các biện pháp chắp nối đó. Hiện nay, người ta đã chế tạo ra một loại keo dính cao phân tử dùng để nối các đồ vật bằng kim loại, gốm sứ, thuỷ tinh và các vật dụng bằng nhựa, khắc phục được những nhược điểm của các phương pháp hàn nối truyền thống trước đây nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm. Loại keo dính này có thế tham gia phản ứng hoá học với các chất được nối tạo thành các phân tử chung, làm cho vết nối bền và chắc hơn. Sau khi dính hai miếng thép nhỏ bằng hai mắt kính với nhau, chúng có thể chịu được sức kéo của một vật nặng tới hơn một tấn, mà bề ngoài không hề thấy có vết nối. Có rất nhiều loại keo dính khác nhau, rất phong phú, đa dạng, thậm chí giữa các loại keo còn có thể tác dụng với nhau để tạo ra một loại keo mới. Có loại k ở dạng nước, và cũng có loại keo dính ở dạng bột. Có thể đóng vào thành tuýp, cũng có thể làm thành các cuộn hoặc các miếng mỏng; có loại sử dụng trực tiếp, cũng có loại cần phải sử dụng theo một tỷ lệ nhất định. Chắp nối các loại vật dụng khác nhau cần lựa chọn các loại keo dính khác nhau, có loại cứng chắc, có loại mềm và dai, có loại dùng trong điều kiện nhiệt độ lên tới 2000C, cũng có loại dùng trong điều kiện nhiệt độ xuống tới -2000c, có loại có thể dẫn điện, có loại có thể chịu được nước, muối, axit... Tóm lại, chúng có hàng nghìn, hàng vạn các đặc tính khác nhau, mỗi một loại có một tính năng riêng, loại nào cũng có, không có gì là không thể. Một khi đã có loại keo dính cao phân tử thì chúng ta không phải bận tâm tới việc chắp nối sắt với nhau nữa, có đúng không các bạn? https://thuviensach.vn Có đúng ruột bút chì được làm bằng chì không? Chúng ta gọi là bút lông vì ngòi của nó được làm từ tóc hoặc lông; gọi là bút sắt (bút máy) vì ngòi của nó được làm từ kim loại. Ngoài ra, phấn, bút bi, mỗi cái tên đều xuất phát từ tính năng, đặc điểm của chúng. Vậy còn bút chì mà chúng ta vẫn thường sử dụng, tại sao nó lại có tên gọi là bút chì? Liệu có phải do ruột của chúng được làm từ chì không? Thế thì giải thích như thế nào về bút chì mầu xanh và mầu đỏ? Thực ra không phải như vậy. Có rất nhiều loại bì khác nhau, thường thì có thể chia chúng thành hai loại lớn: loại thứ nhất là các loại bút chì mầu đen dùng để viết hoặc vẽ; loại thứ hai là các loại bút ch mầu xanh, đỏ và loại bút chì đặc biệt. Nguyên liệu dùng để làm các loại bút chì mầu đen là than chì và đất sét. Than chì là một loại khoáng chất rất mềm, chỉ cần vạch một cái rất nhẹ trên giấy và các vật dụng khác thì nó cũng có thể để lại vết tích của nó, người ta đem than chì trộn với đất sét theo một tỷ lệ nhất định để làm thành ruột bút, rồi cho vào trong quản bút. Do hình dáng của nó, mặt khác khi viết ra nó có mầu đen giống chì nên người ta gọi nó là bút chì. Ruột của bút chì mầu xanh, mầu hồng và bút chì đặc biệt chủ yếu làm từ bột đá trơn, keo dính, dầu nến và phẩm mầu... sau khi kết hợp chúng với nhau. Do được làm từ những nguyên liệu khác nhau nên mầu sắc của chúng cũng khác nhau và công dụng của từng loại ruột bút cũng khác nhau. Do đã có một loại bút được gọi là bút chì, nên các loại bút khác nếu có hình thức giống bút chì thường được gọi là bút chì.... Thực ra, ruột của chúng đều không phải được làm bằng chì, nhưng do tiến bộ ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, ngày nay người công nhân đã tìm ra một phương pháp làm ruột bút chì mới mà không cần dùng đến than chì và đất sét, tất nhiên nó vẫn có tên gọi là bút chì. Chúng ta biết rằng, ruột các loại bút chì đều được làm từ các loại khoáng chất khác nhau, nên trong quá trình sử dụng bút chì không được phép đưa chúng lên miệng ngậm. https://thuviensach.vn ại sao nói không dính thì không bị cơm bám vào? Bí quyết để nồi không dính không bị cơm hoặc các loại đồ ăn khác bám vào là do thành nồi được mạ một lớp cao phân tử đặc biệt. Đây là một loại nhựa dính có chứa fluor và cacbon, được coi là ông vua của chất dẻo - hợp chất fluor với hidro cacbon. Người ta thường gọi chúng là "Đặc phúc long". Lớp mạ "Đặc phúc long" bên trong thành nồi sẽ không có bất kỳ một tác dụng phụ nào đối với nước sôi trong nồi và cũng không làm thay đổi mùi vị của dầu ăn, muối, tương, dấm... dù không cho dầu ăn vào trong nồi nhưng vẫn có thể rán trứng, cá... trực tiếp được mà không phải lo sợ bị sát, dính, nó thực sự là một dụng cụ nấu ăn rất tốt.Bất kỳ sự vật nào cũng có tính hai mặt, có mặt tốt và mặt không tốt. Điểm hạn chế của loại nồi không dính này là không cho phép đun không trên bếp và không được dùng vật cứng để làm xước bề mặt thành nồi. Nếu đun không, thì dễ làm cho "Đặc phúc long" bị phân giải trong điều kiện nhiệt độ cao sinh ra độc tố làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Dùng các đồ vật rắn, cứng cào lên bề mặt của thành nồi sẽ làmcho lớp mạ bị xước và bong, từ đó làm mất khả năng chống dính của nồi. https://thuviensach.vn Thuỷ tinh được làm từ chất gì? Thuỷ tinh, một cái tên rất dễ nghe, không chỉ vậy, đồ vật được làm từ thuỷ tinh cũng rất đẹp và rất hữu dụng. Các đồ vật được làm bằng thuỷ tinh có ở bất cứ đâu và bất cứ nơi nào trong cuộc sống của chúng ta. Thử nghĩ xem, nếu không có thuỷ tinh, thế giới của chúng ta sẽ như thế nào? Nếu cửa sổ nhà chúng ta không lắp kính thì ánh sáng mặt trời không thể chiếu được vào trong nhà, cho dù có dùng đèn điện để chiếu sáng thì cũng không đủ độ sáng, mặt khác bóng đèn cũng được làm từ thuỷ tinh. Mùa đông, ngồi trong xe ô tô vẫn có thể nhìn qua kính ô tô để thưởng thức phong cảnh bên ngoài, thuỷ tinh còn giúp ngăn không cho không khí lạnh từ bên ngoài tràn vào trong xe. Nếu không có thuỷ tinh thì ô tô không thể chạy được. Nếu không có thuỷ tinh thì sẽ không có những quả bóng thuỷ tinh với nhiều mầu sắc khác nhau để mọi người vui chơi. Một vật nữa không thể thiếu khi mỗi chúng ta mặc quần áo hay chải đầu, đó là gương soi. Đó mới chỉ là những tác dụng của thuỷ tinh trong cuộc sống hàng ngày, ngoài ra nó còn có nhiều tác dụng quan trọng khác nữa. Thuỷ tinh quan trọng như thế trong cuộc sống của chúng ta, vậy thì nó được chế tạo từ những chất gì? Hiện nay, nguyên liệu chủ yếu để người ta sản xuất kính là đá ráp, đá vôi và đá bồ tát. Tròng đó, đá ráp là thành phần quan trọng nhất, thành phần hoá học silic điôxit (SiO2); đá được hình thành trong tự nhiên sau một thời gian dài tích tụ và phong hoá. Sau nhiều lần thí nghiệm, các nhà khoa học đã nhiều lần cho thêmmột số chất khác vào, trong đó xút không chỉ có tác dụng làm giảm nhiệt độ nóng chảy của đá ráp, mà còn làm giảm độ dính của thuỷ tinh, làm cho thuỷ tinh có thể nóng chảy trong lò giống như dầu, sau đó người công nhân dùng thuỷ tinh đã nóng chảy để làm thành các loại vật dụng khác nhau phục vụ cho cuộc sống. Hiện nay, họ hàng nhà thuỷ tinh gồm: thuỷ tinh tấm, thuỷ tinh công nghiệp, thuỷ tinh kép, thuỷ tinh quang học, thuỷ tinh mầu... Một năm gần đây, còn có thảm thuỷ tinh, vật liệu thép thuỷ tinh... https://thuviensach.vn Thuỷ tinh khó vỡ là gì? Thuỷ tinh phổ thông rất dễ vỡ, nhưng một số loại thuỷ tinh được sản xuất theo phương pháp đặc biệt thì đã khắc phục được nhược điểm này. Chúng đang được sử dụng rộng rãi phục vụ nhiều nhu cầu khác nhau của con người. Ví dụ, thuỷ tinh kim loại có tính chịu ăn mòn rất cao, vừa rắn vừa có tính giãn nở cao, còn cao hơn cả các điện trở kim loại thông thường, là nguyên liệu rất tốt để chế tạo các thiết bị điện. Các loại máy đòi hỏi độ chịu lực cao, trọng lượng chỉ bằng 1/4 trọng lượng của các loại thép cùng loại, không bị ăn gỉ không dẫn điện, là vật liệu lý tưởng trong chế tạo thân xe con, vỏ ca nô, toa xe lửa và trong lĩnh vực xây dựng. Các ưu điểm của thuỷ tinh kép, thuỷ tinh thép, như: trong suốt, chịu được các tác động của địa chất, rắn, nhẹ và mềm, chịu được va đập... rất phù hợp để sản xuất kính chắn gió và chống đạn dùng cho xe hơi. Loại thuỷ tinh khó vỡ nhất là thuỷ tinh hữu cơ. Thuỷ tinh hữu cơ và thuỷ tinh thông thường không phải là cùng một họ. Thuỷ tinh thông thường được cấu thành từ muối của axit silixic, còn thuỷ tinh hữu cơ được cấu thành từ axêtôn, cồn, axit và natri xianôgien. Thuỷ tinh hữu cơ trong suốt có trọng lượng cực nhẹ và rất rắn chắc, đạn có thể bắn xuyên và làm mất khả năng chịu va đập nhưng không thể gây sát thương cho con người. Ngoài ra, thuỷ tinh hữu cơ còn có tính dẻo nhờ nhiệt, sau khi tăng nhiệt độ, có thể thay đổi hình dáng của nó tuỳ theo ý thích của chúng ta, là một ật liệu cực tốt dùng cho sản xuất các loại cửa kính trên máy bay và các thiết bị quang hoá. https://thuviensach.vn Kính chắn gió của xe hơi và kính thông thường khác nhau như thế nào? Bạn đã từng quan sát những mảnh vỡ của kính dùng để lắp cho cửa ra vào, cửa sổ và kính chắn gió của ô tô bao giờ chưa? Các mảnh vỡ của kính dùng để lắp cho cửa đi và cửa sổ thường có hình dạng, kích thước không đều nhau và nhọn, sắc không có một hình dạng nhất đinh; kính chắn gió trong các xe ô tô không vỡ thì thôi, nếu bị vỡ thường vỡ vụn và đều khắp toàn bộ mặt kính giống như mạng nhện và có hình dạng đều nhau như các hạt đỗ tương. Đây chính là ưu điểm của kính dùng để chắn gió trong các loại xe ô tô, và cũng là điểm khác biệt lớn nhất giữa thuỷ tinh phổ thông với kính dùng để chắn gió trong các loại xe ô tô.Thuỷ tinh không thể bị vỡ nếu không có một lực bất kỳ tác động vào chúng, chúng thường bị vỡ khi bị một lực từ bên ngoài tác động vào, đa số là hoàn toàn vô ý. Khi kính dùng để lắp đặt cho cửa đi và cửa sổ bị vỡ, thường gây sát thương cho con người. Nhưng, khi xe ô tô đang chạy với tốc độ cao, nếu kính chắn gió của xe bị vỡ mà cũng gây sát thương cho con người giống như kính dùng để lắp cho cửa đi và cửa sổ, thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Không kể tới việc các đồ vật khác trong xe và trên đường có thê gây sát thương cho con người, chỉ riêng những mảnh kính nhỏắc cũng đủ có thể làm sát thương toàn bộ những người ngồi trong xe. Vì vậy, người ta bắt tay vào tìm kiếm phương pháp làm cho sau khi bị vỡ, kính chắn gió cửa xe ô tô không bị vỡ thành các mảnh nhỏ và nhọn. Trong quá trình thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã cho thuỷ tinh vào trong lò có nhiệt độ cao, rồi tăng thêm nhiệt độ trong lò, đến khi chúng chuẩn bị nóng chảy thì đưa sang thiết bị gió làm nguội, quạt đều lên hai mặt của chúng, làm cho chúng bị giảm nhiệt độ đột ngột, phương pháp này gọi là tôi. Sau khi được tôi xong, do bị thay đổi nhiệt độ đột ngột từ nóng sang lạnh, thuỷ tinh sẽ có kết cấu chặt hơn, chất lượng cao hơn, đặc tính của nó cũng bị thay đổi rất nhiều. Nó không chỉ rắn hơn rất nhiều so với thuỷ tinh thông thường, điều quan trọng là sau khi bị vỡ, các mảnh vỡ của chúng vỡ rất đều nhau, không tạo thành những mảnh sắc và nhọn gây sát thương cho lái xe và những người ngồi trong xe, rất phù hợp dùng để làm kính chắn gió cho các loại xe ô tô. Người ta gọi nó là thuỷ tinh tôi, nó còn có một tên khác dễ nghe hơn, đó là thuỷ tinh thép. Để thí nghiệm độ chịu lực của thuỷ tinh thép, người ta dùng một quả cầu bằng sắt nặng khoảng 1000 gam thả xuống một tấm thuỷ tinh thép dầy khoảng 6-7mm (đã được kê rất êm), những tấm thuỷ tinh thép đó không hề bị vỡ. Người công nhân cắt những tấm kính thuỷ tinh thường theo kích cỡ của từng loại xe khác nhau, cắt gọt cho vuông vắn, sau đó dùng phương pháp tôi để làm ra các loại kính chắn gió khác nhau tuỳ theo từng loại xe. https://thuviensach.vn Tại sao? Chúng ta có thể đập vỡ thuỷ tinh một cách dễ dàng, nhưng muốn dùng dao để cắt thuỷ tinh thì không phải loại dao nào cũng có thể cắt được. Thuỷ tinh vừa rắn, vừa trơn, loại dao thông thường không thể cắt được chúng, chỉ có thể dùng dao làm bằng thuỷ tinh thì mới có thể cắt được thuỷ tinh. Tại sao lại như vậy? Chúng ta biết rằng, dao thái bình thưởng có thể thái được rau, đậu... nhưng muốn cắt sắt thì không thể. Vì dao bình thường cũng được làm bằng sắt nên có độ rắn giống nhau, nên chúng không thể cắt được sắt. Cách giải thích đó không đúng đối với thuỷ tinh, vì dao làm bằng thuỷ tinh lại có thể cắt được thuỷ tinh. Đó là vì mũi dao làm bằng thuỷ tinh được gắn một chút khoáng chất cực kỳ rắn, đó là đá kim cương. Khi tiếp xúc với thuỷ tinh, ngay lập tức, đầu đá kim cương sẽ tạo ra một đường rãnh nhỏ trên bề mặt thuỷ tinh. Sẵn có vết rạn đó, chúng ta chỉ cần bẻ nhẹ là có thể làm cho thuỷ tinh đứt theo đúng ý đồ của chúng ta. Đá kim cương là một loại khoáng chất thiên nhiên, có độ rắn rất cao, được coi là rắn nhất trong số tất cả các loại khoáng chất. Thuỷ tinh cũng được làm từ các loại khoáng chất, nhưng độ rắn của thuỷ tinh không bằng đá kim cương. Đá kim cương còn có nhiều tác dụng khác, như dùng để làm mũi khoan khoan thăm dò khoáng chất và cắt các loại kim loại... Nhưng, trữ lượng đá kim cương trong tự nhiên rất ít, đa số nằm rất sâu trong lòng đất. Hiện nay, nhu cầu sử dụng đá kim cương rất lớn, mà lượng đá kim cương không thể đáp ứng được nhu cầu của con người, nên người ta đã dùng phương pháp tăng nhiệt độ và tăng áp suất để sản xuất ra đá kimcương nhân tạo. Ngày nay, một số loại đá kim cương nhân tạo còn có độ cao hơn so với đá kim cương có trong tự nhiên. https://thuviensach.vn Tại sao kính thuỷ tinh lại chống được đạn? Xe hơi và nhà ở của các quan chức cấp cao của các nước và khu vực trên thế giới đều được sử dụng kính chống đạn. Trong thâm tâm mọi người, kính chống đạn là một cái gì đó vừa gây tò mò, vừa thần bí. Thực ra, nguyên liệu để làm kính chống đạn có rất nhiều loại khác nhau như thép thuỷ tinh, thuỷ tinh hữu cơ, thuỷ tinh kép, thuỷ tinh thép đều có thể dùng để làm kính chống đạn. Tuy mỗi loại đều có những đặc tính khác nhau, nhưng chúng đều có một đặc tính chung là trong suốt, chịu được va đập và chấn động mạnh, khó vỡ. Vì vậy, người ta thường căn cứ vào các nhu cầu khác nhau để chọn các loại nguyên liệu thuỷ tinh có tính chất khác để làm thành các loại kính chống đạn khác nhau. Thông thường, kính chống đạn có các đặc điểm sau: 1/ Độ trong suốt cao. Nếu kính thuỷ tinh có độ dày quá 15 cm, chúng sẽ có mầu xanh lá cây, nhìn qua lớp kính thuỷ tinh dày này sẽ không nhìn rõ các vật đối diện. Nhưng, cho dù nhìn qua lớp kính thuỷ tinh hữu cơ dày đến 1m vẫn có thể nhìn thấy tất cả các sự vật bên ngoài, thuận tiện cho người ngồi trong xe quan sát các sự vật hiện tượng xung quanh. 2/ Chịu được va chạm và chấn động mạnh. Kính thuỷ tinh thông thường không thể chịu được những va chạm và chấn động có cường độ mạnh, đạn bắn ở tầm xa cũng có thể làm vỡ kính thuỷ tinh thông thường. Nhưng với kính thuỷ tinh chống đạn thì khó có thể chịu được những chấn động và va chạm với cường độ cao từ những viên đạn được bắn ở cự ly gần. 3/ Khó vỡ, tuy rất rắn, nhưng kính thuỷ tinh thông thường thường rất dễ vỡ, kính thuỷ tinh chống đạn thì ngược lại, rất khó vỡ. Cho dù bị những viên đạn có sức công phá rất lớn tấn công cũng không bị vỡ hoàn toàn, mà chỉ bị thủng một lỗ nhỏ. Những đặc điểm trên giúp cho kính thuỷ tinh chống đạn có thể chống lại các loạt đạn tấn công cho dù ở cự ly xa hay cự ly gần. https://thuviensach.vn Liệu thuỷ tinh có thể thay thế được thép không? Tính chất của thuỷ tinh và sắt, thép hoàn toàn khác nhau: một loại thì rắn, trong suốt nhưng dễ vỡ; một loại thì bền vững, kiên cố, chịu được va đập nhưng thường bị gỉ. Mỗi loại đều có nhược điểm riêng, chúng không thể thay thế được cho nhau. Nhưng, có thể nghiên cứu và chế tạo ra một loại vật liệu mới hội tụ đủ những ưu điểm của cả sắt và thuỷ tinh, đáp ứng yêu cầu sử dụng trong những môi trường và điều kiện đặc thù.Những năm 30 của thế kỷ 20, ứng dụng nguyên lý "bê tông cốt sắt", người ta đã làm cho thuỷ tinh nóng chảy ra và kéo thành sợi. Sợi thuỷ tinh có tính đàn hồi cao, có thể kết thành các tấm lưới thuỷ tinh. Sau đó ép chặt các tấm lưới thuỷ tinh này lại và cho vào trong dung dịch chất dẻo cao phân tử, rồi tăng nhiệt độ sôi cho chúng và tiếp tục xử lý, cuối cùng tạo ra loại vật liệu dẻo được tăng cườ thuỷ tinh có cốt là thuỷ tinh và vỏ là chất dẻo. Tuy chất này không có thành phần của sắt nhưng nó rất rắn, mềm dẻo, trong suốt. không bị gỉ, không dẫn điện, khó vỡ, có thể sử dụng thay thế cho các vật liệu thép để sản xuất thành một số loại máy đòi hỏi độ chịu lực cao, nhưng trọng lượng của nó chỉ bằng 1/4 trọng lượng của các vật liệu thép trên cùng một thể tích, có tính năng vượt trội so với thuỷ tinh và thép. Từ đó, người ta gọi chúng là thép thuỷ tinh. Ra đời năm 1940, thép thuỷ tinh đã trở thành nguyên liệu công nghệ mới để sản xuất một số sản phẩmcao cấp. Người ta thường dùng chúng để làm thân xe hơi, vỏ ca nô, toa xe lửa, vừa nhẹ, đẹp và bền. Trọng lượng của thân xe hơi được làm bằng thép thuỷ tinh chỉ nặng khoảng hơn 150kg; ca nô được làm bằng thép thuỷ tinh không những nhẹ hơn làm bằng gỗ không bị gỉ, rách nát, mà còn có thể làm vỏ ca nô liền một khối không phải hàn nối. Nếu những đồ vật được làm bằng thép thuỷ tinh bị thủng thì cũng rất dễ sửa chữa, chỉ cần bôi lên xung quanh vết thủng một lớp keo dính có chứa fluor và cácbon, rồi dán lên đó một miếng vải sợi thuỷ tinh là có thể tiếp tục sử dụng bình thường. Thép thuỷ tinh còn có thể được sử dụng trong lĩnh vực quân sự, các loại xe tăng và tầu thuyền được làmtừ thép thuỷ tinh có thể ngăn chặn được sự công phá của đạn pháo đối phương. Một viên đạn bay với tốc độ cực nhanh cũng không thể làm thủng được một tấm thép thuỷ tinh dầy 8mm. Thép thuỷ tinh còn được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực thể thao, nó được dùng để làm cánh cung và những chiếc sào bật nhẩy dùng cho vận động viên nhẩy cao, vừa bền, vừa nhẹ. Thép thuỷ tinh được dùng để sản xuất nhiều đồ dùng trong gia đình và dùng cụ nấu bếp phục vụ cuộc sống hàng ngày của con người, chúng vừa đẹp vừa bền, thuận tiện cho việc vận chuyển. Như vậy, thành phần của thép thuỷ tinh không phải toàn bộ là thuỷ tinh, càng không phải toàn bộ là thép. Tóm lại thép thuỷ tinh và thép thuỷ tinh đều có những tác dụng riêng, chúng không thể thay thế được cho nhau. https://thuviensach.vn Quần áo phòng cháy của các nhân viên chữa cháy được làm bằng gì? Hiện nay, ai cũng biết khi xảy ra hoả hoạn cần lập tức gọi cho đội phòng cháy chữa cháy. Các nhân viên chữa cháy sẽ nhanh chóng mặc quần áo phòng cháy và có mặt tại hiện trường lao thẳng vào đám cháy để dập lửa, nhưng rất nhiều người không biết tại sao quần áo phòng cháy của các nhân viên chữa cháy lại có khả năng chống cháy? Những kết quả giành được trong quá trình cải cách mở cửa của đất nước đã tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu ăn mặc của nhân dân cả nước ngày càng đa dạng hơn, phong phú hơn, ngày càng thoải mái hơn, đẹp hơn. Trong số các loại quần áo đó, một phần được làm từ sợi bông, tơ tằm, lông cừu, còn lại đa số được làm từ các nguyên liệu hoá học, như sợi ni lông, sợi tổng hợp terilen... Tuy mỗi loại nguyên liệu đều có những ưu điểm khác nhau, nhưng chúng đều có một nhược điểm, đó là không chịu được lửa. Có một số loại quần áo, chỉ cần sơ ý đánh rơi tàn thuốc vào sẽ bị cháy. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong số những người bị trọng thương do hoả hoạn, có đến 33% là do quần áo bị cháy làm trọng thương. Nhân viên chữa cháy đảm nhiệm trọng trách dập lửa, bảo vệ tài sản và tính mạng của nhân dân, nếu họ mặc những loại quần áo không chịu được lửa thì họ không thể hoàn thành được nhiệm Trong tự nhiên, có một loại khoáng chất có tên át-bét, sợi của nó thô ráp hơn sợi bông, ngắn hơn sợi bông, có đặc điểm là chịu được nhiệt độ cao, không sợ lửa. Kết quả thí nghiệm cho thấy, trong điều kiện nhiệt độ 4000C, quần áo làm bằng sợi bông sẽ bị cháy và có mầu đen, tất nhiên độ chịu nhiệt của các loại quần áo được làm từ các loại sợi hoá học còn sẽ thấp hơn, nhưng các loại quần áo được làm từ sợi của át bét thì có thể chịu được nhiệt độ tới 1.0000C. Vì vậy, người ta dùng át-bét đã qua xử lý để dệt thành vải át bét. Sau đó dùng vải át bét để may các loại trang phục bảo hộ, như quần áo, mũ và găng tay cho nhân viên chưa cháy và công nhân luyện thép... Nhờ có các loại quần áo bảo hộ chống lửa mà các nhân viên chữa cháy có thể lao vào trong đám cháy, những người công nhân luyện thép có thể tiếp xúc gần với lò luyện mà không sợ nóng hoặc bị cháy quần áo, vừa bảo vệ sự an toàn cho bản thân, vừa hoàn thành nhiệm vụ sản xuất được giao. https://thuviensach.vn Tác dụng của sợi quang hoá là gì? Thời gian gần đây, ở một số nơi, trên các cột điện bằng bê tông lắp đặt đường dây cáp quang truyền số liệu, người ta thường thấy biển báo "Cáp quang không đồng, đạo tặc ắt chịu tội". Điều đó có nghĩa là gì? Đó là do những sợi dây điện chuyên dùng để truyền số liệu được lắp trên các cột điện bê tông không giố với loại dây điện để truyền dẫn điện, bên trong có đồng hoặc các kim loại khác, mà là một loại dây điện bằng chất dẻo, bên trong trông có vẻ như là không có gì. Nhưng không nên xem thường loại dây điện này, nó có khả năng rất lớn, có thể truyền hơn 10 vạn đường điện thoại hai chiều hoặc hàng trăm kênh truyền hình cùng một lúc, đảm bảo liên lạc điện thoại thường xuyên cho hàng ngàn hàng vạn gia đình và truyền hình hữu tuyến cho khách hàng, tạo ra cho con người một phong cách sống hiện đại, tiên tiến và nhanh chóng. Vì vậy nó có vai trò rất quan trọng trong đời sống. Vậy có đúng bên trong sợi dây cáp quang này không có gì không? Đương nhiên là không, bên trong sợi dây cáp quang đó có rất nhiều sợi dây quang hoá (cũng gọi là dây quang dẫn) được làm từ những sợi thuỷ tinh, chỉ có điều mắt thường không thể nhìn thấy những sợi dây này. Những sợi dây quang hoá bằng thuỷ tinh này rất nhỏ. Chúng ta biết rằng, 1m bằng 1.000mm, 1mm bằng 1.000 micrômét, đường kính của dây quang hoá thường khoảng từ 50 đến 150 micrômét. Để tăng cường độ chịu lực cơ học cho chúng, thông thường người ta quét lên bề mặt của chúng một lớp chất cao phân tử, để chúng có khả năng chịu được co giãn lớn và bị uốn cong ở góc độ lớn. Sản phẩm sợi thuỷ tinh có rất nhiều tác dụng khác nhau, lợi dụng khả năng truyền ánh sáng của nó để làm thành các loại dây quang học, đó chỉ là một trong số rất nhiều tác dụng của nó mà thôi. Các loại cáp truyền số liệu được làm từ những sợi dẫn quang có dung lượng rất lớn, hao tốn cực ít, không bị điện từ làmnhiễu, có thể truyền đồng thời cả âm thanh và hình ảnh, tạp âm ít, tính bảo mật cao, trọng lượng nhẹ, lắp đặt tiện lợi, tiết kiệm được nhiều đồng và nhiều ưu điểm khác, nguyên liệu của chúng là silic ôxit lại rất sẵn nên giá thành rất rẻ, vì vậy chúng là nguyên liệu lý tưởng cho ngành truyền thông hiện đại. https://thuviensach.vn Các thiết bị đun nước bằng điện đánh lửa như thế nào? Một số đồ dùng làm bếp của các gia đình ở thành phố hiện đại dường như không dùng diêm hoặc máy lửa để đánh lửa mồi. Ví dụ bếp ga chẳng hạn, chỉ cần mở van khoá đường dẫn ga, rồi dùng tay bật nhẹ công tắc đánh lửa, nghe thấy "bùng" một tiếng là lửa đã bắt đầu cháy; thiết bị đun nước cũng giống như vậy, chỉ cần bật công tắc đánh lửa là một ngọn lửa mầu xanh sẽ xuất hiện và bùng cháy. Dù đun cơm, nấu thức ăn hay tắm giặt đều rất tiện lợi. Vậy thiết bị đánh lửa này hoạt động như thế nào? Đó là do bên trong công tắc đánh lửa đều được lắp đặt một bộ phận đánh lửa có tên "sứ điện áp". Thành phần chủ yếu của "sứ điện áp" là: nhôm (Al), dicôni (Zr) và ôxit titan, vì vậy nó còn có tên là "sứ điện áp nhôm ôxit titan dicôni". Sứ điện áp được tạo thành từ rất nhiều hạt tinh thể vô cùng nhỏ bé, mỗi hạt tinh thể chỉ khoảng vài micrômét. Một miếng sứ bằng hạt đậu có thể chứa gần một trăm triệu hạt tinh thể nhỏ bé. Trong điều kiện điện áp lớn, các hạt tinh thể sẽ được sắp xếp gọn gàng theo một chiều hướng nhất định. Loại sứ được hình thành từ các tinh thể được sắp xếp theo một chiều hưởng nhất định có khả năng chuyển hoá giữa điện và áp lực. Khi tác động một lực nhất định vào một đầu của miếng sứ, thì hai đầu của miếng sứ sẽ sinh ra sự chênh lệch điện thế lên tới vài nghìn Vô có thể thông qua dây dẫn làm nảy sinh hiện tượng phóng điện cao áp. Nếu bị tăng áp lực nhiều lần hoặc bị va đập nhiều sẽ làm cho "sứ điện áp" liên tục phát ra các tia lửa điện. Dùng "sứ điện áp" làm bộ phận đánh lửa không sợ bị mài mòn, chỉ cần miếng "sứ điện áp" không bị vỡ thì có thể sử đụng chúng được mãi. Nó có ưu điểm là sử dụng được lâu, dễ sử dụng, an toàn. https://thuviensach.vn Sau khi xi măng được đưa ra sử dụng, tại sao lại cần tưới nước? Muốn làm cho các chất thông thường trở nên khô cứng, cần loại bỏ thành phần nước bên trong của chất đó, đương nhiên bê tông cũng không ngoại lệ. Nhưng, đối với những công trình mới được làm từ xi măng xong, cần có một thời gian bảo dưỡng, đó chính là việc tưới nước thường xuyên lên bề mặt của bê tông. Tại sao vậy? Đó là do xuất phát từ tính chất của xi măng. Xi măng là một chất hỗn hợp rất mịn được nghiền từ đá vôi, đất sét... sau khi đã được luyện ở nhiệt độ cao và trộn với một lượng nhất định các chất thạch cao. Khi người ta trộn xi măng với nước, chúng sẽ phản ứng hoá học với nhau tạo thành một chất đông cứng từ nước. Ngay lúc đó, phản ứng này chỉ diễn ra giữa nước với bề mặt của các hạt xi măng, rồi nước ngấm dần vào bên trong các hạt xi măng, sau đó các hạt xi măng bị nước làm ướt, dẫn đến thể tích của chúng tăng lên, thu hẹp khoảng trống bên trong hạt xi m sau cùng trở thành một khối đặc, nhiều hạt xi măng đặc như vậy kết hợp với nhau tạo thành một khối đá nhân tạo lớn. Cần phải có một khoảng thời gian nhất định để cho nước thấm đủ vào bên trong và làm ướt toàn bộ hạt xi măng, khoảng thời gian này kéo dài bao lâu phụ thuộc vào từng loại xi măng có mác khác nhau. Trong khoảng thời gian này, các hạt xi măng liên tục hút nước, vì lượng nước nhỏ có được trong quá trình phản ứng hoá học không đủ để làm ướt toàn bộ hạt xi măng, hơn nữa trong quá trình đó nước còn bị bay hơi. Vì vậy, trong thời gian này cần định kỳ, thường xuyên bổ sung nước cho chúng. Quá trình bổ sung thêmnước cho chúng gọi là quá trình bảo dưỡng đối với các công trình làm bằng xi măng, cũng chính là nguyên lý giải thích vì sao sau khi được đưa ra sử dụng, xi măng vẫn tiếp tục cần nước. Ngoài ra, xi măng thường sử dụng kết hợp với sắt, cát, sỏi. Trong đó, xi măng có tác dụng kết dính sắt, cát, sỏi mà những chất này đều không sợ nước, vì vậy bổ sung nước cho bê tông cốt thép chỉ có lợi mà không hề có hại. Nếu xi măng sử dụng kết hợp với một loại vật liệu sợ nước thì hiệu quả kết dính sẽ kémhơn. https://thuviensach.vn Tại sao gạch và ngói lại có màu đỏ và màu xám? Có phải là do gạch, ngói mầu đỏ là được làm từ đất đỏ; còn gạch, ngói mầu xám là được làm từ đất đen? Thực ra cả gạch, ngói mầu đỏ và mầu xám đều được làm từ đất sét, nhưng do phương pháp nung khác nhauên chúng có mầu sắc khác nhau. Đương nhiên điều này không đúng đối với các loại gạch, ngói được làm từ xi măng. Đối với các loại gạch, ngói mầu đỏ, sau khi dùng đất sét đóng thành gạch mộc, đưa chúng vào nung trong lò, bị ngọn lửa nhiệt độ cao nung nóng sẽ tạo ra phản ứng hoá học và phản ứng vật lý tạo thành gạch, ngói mầu đỏ tự nhiên. Mầu đỏ của gạch không bị phai trong điều kiện mưa, gió; cho phép sản xuất trên diện rộng, vì vậy giá thành rất rẻ, bán chạy, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Đối với gạch, ngói màu xám, cũng giống như gạch đỏ, từ đất sét đóng thành gạch mộc, đưa vào nung trong lò, tham gia các phản ứng hoá học và vật lý tạo thành gạch, ngói mầu xám. Nhưng, phải tiến hành thêm một công đoạn khó hơn, đó là khi nhiệt độ trong lò lên tới một nhiệt độ nhất định thì người thợ lò dùng đất bịt kín toàn bộ miệng lò và cửa cống lò làm cho toàn bộ khói đen trong lò bị tắc lại không thoát ra ngoài được, quá trình đó gọi là lấp lò. Để cho khói tắc trong lò một khoảng thời gian nhất định, rồi tiếp tục dùng nước đổ lên trên đất trên miệng lò, quá trình này gọi là hãm lò. Khi hãm lò, cần tưới nước từ từ, tránh không nên tưới nước trực tiếp vào trong lò, nếu không hàng mấy vạn viên gạch đang cháy trong lò sẽ bị nổ. Cho nước vào trong lò, làm cho nhiệt độ trong lò hạ dần xuống, và cuối cùng thu được gạch mầu xám. Có khi, do hãm lò không tốt nên gạch trong lò vừa có mầu đỏ vừa có mầu xám. Do vậy, thực hiện công việc này cần dựa vào kinh nghiệm của những người thợ lò, chỉ cần sơ ý một chút, làm không tốt thì sản phẩmgạch làm ra rất khó bán. Biện pháp này được phát hiện là do: khi khoa học chưa phát triển, vì mong muốn đưa gạch trong lò ra ngoài sớm nên người ta đã nghĩ ra cách dùng nước lạnh để làm giảm nhiệt độ trong lò, nhưng kết quả lại thu được một loại gạch có màu xám. Biện pháp này đã được sử dụng trong một thời gian dài để sản xuất gạch, ngói mầu xám. Ngày nay, con người thông minh hơn,ết cách để tiết kiệm không cần phải thực hiện công đoạn khó khăn và vất vả nói trên, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng cho các loại gạch, ngói, cho phép sản xuất với quy mô lớn, vì vậy các loại gạch, ngói hiện nay chủ yếu là mầu đỏ hầu như không còn ai đóng và nung gạch, mầu xám. https://thuviensach.vn Gốm sứ kim loại có tác dụng như thế nào? Gốm và sứ vốn là hai vật chất được con người phát minh và chế tạo ra sớm nhất, nhưng gốm sứ kimloại là một vật liệu khoa học mũi nhọn đặc biệt quan trọng được con người nghiên cứu và chế tạo thành công gần 50 năm trước. Từ rất sớm, con người đã nghiên cứu và chế tạo thành công vật liệu gốm. Các đồ vật được làm từ gốmthường có bề mặt thô ráp, không đẹp và không bền, nhưng có ưu điểm là chế tạo đơn giản, nên đã được lưu hành trong nhiều năm. Các đồ vật bằng sứ được chế tạo trên cơ sở lựa chọn kỹ các nguyên liệu được dùng làm gốm và pha trộn thêm một số chất mới, nên có đặc tính đẹp hơn, bền hơn gốm. Ngày nay, các đồ vật được làm từ gốm và sứ thường được gọi chung là gốm sứ, được sử dụng phổ biến trong cuộc sống của con người, trong lĩnh vực xây dựng... nhưng gốm sứ kim loại lại là một vật liệu chịu lửa quan trọng trong lĩnh vực khoa học mũi nhọn, như hàng không vũ trụ. Chúng ta cần phải có bếp mới nấu đơm, phóng tầu vũ trụ cũng vậy cần phải có tên lửa, tên lửa cũng giống như bếp nấu của chúng ta, nó là một động cơ phản lực. Nhiệt độ của động cơ phản lực khi được đốt cháy rất cao, có thể lên tới 5.0000C. Loại vật liệu nào có thể chịu được trong điều kiện nhiệt độ cao như vậy? Gỗ, chất dẻo, thuỷ tinh thì không cần phải nói, kim loại cũng không được, gốm sứ còn khả dĩ hơn kimloại một chút, nhưng chúng lại rất dễ vỡ. Vậy làm thế nào để giải được bài toán trên. Người ta trộn một ít bột kim loại mịn vào trong đất sét, rồi cho vào nung tạo thành hợp chất giữa kim loại và gốm sứ, đó là gốmsứ kim loại, quả nhiên gốm sứ kim loại có thể chịu được nhiệt độ 5.000. Gốm sứ kim loại hội tụ được một số ưu điểm của cả kim loại và gốm sứ, nó giống như kim loại vừa có độ dẻo, vừa khó vỡ, nhưng cũng có được những ưu điểm của gốm, như: chịu được nhiệt độ cao, có độ rắn cao, chống không bị ôxi hoá... và nhiều ưu điểm khác. Nếu cho thêm 20% kim loại côban vào trong gốm kim loại, nó có thể đảm đương được nhiệm vụ làm cửa thoát lửa của tên lửa vũ trụ. Gốm kim loại còn có thể dùng để cắt kim loại, giống như dao sắc cắt củ cải; nếu cho chúng vào trong lò phản ứng năng lượng nguyên tử, nó có thể chống lại sự ăn mòn của dung dịch natri, một chất ăn mòn mạnh. Vì vậy, tuy mới chỉ được phát hiện ra khoảng hơn 30 năm nay, nhưng nó đã trở thành vật liệu khoa học mũi nhọn cực kỳ quan trọng. https://thuviensach.vn Có loại gốm nào không b? Trong cuộc sống hàng ngày, nếu như đánh vỡ một chiếc chậu, một chiếc bát, một chiếc đã bằng sứ... thì đó là chuyện hết sức bình thường, không ai có thể chê trách cả, vì sứ là vật dễ vỡ. Nhưng, trong con mắt của các nhà khoa học, đây là một vấn đề rất đáng được nghiên cứu. Bạn cũng biết rằng, sứ có rất nhiều ưu điểm, như khó bị bôi bẩn, chịu được mài mòn, không bị gỉ... Nếu như cải tiến được nhược điểm dễ vỡ của chúng thì chúng sẽ còn có nhiều tác dụng khác nữa để phục vụ cuộc sống của chúng ta. Đầu tiên, các nhà khoa học định cho thêm chất xenlulô vào gốm để nâng cao tính năng của sứ, đem tanta và silic nitơ kết hợp lại với nhau để chế biến thành loại gốm sứ có độ dai lớn. Trong nhà kính, độ bền cơ học của nó có thể tăng rất cao, trong một khoảng thời gian ngắn có thể tăng gấp 30 lần. Một ví dụ khác nếu cho sợi silic cacbon có chứa vônphơram tác dụng với silic nitơ, sẽ thu được một hợp chất gốm sứ. Chất này có khả năng bể vỡ cao gấp mấy trăm lần so với gốm sứ chỉ có silic và nitơ. Các nhà khoa học còn có được ý tưởng mới nhờ xuất phát từ kết cấu của vỏ ốc, dùng than chì quét lên trên lớp silic cácbon, sau đó tăng áp suất và nhiệt độ cho chúng, sẽ thu được loại gốm sứ có chứa cả silic, cacbon và than chì. Kết quả thí nghiệm cho thấy, lớp vỏ ốc được cấu tạo từ nhiều lớp gốm có chứa silic và cacbon này có độ cứng lớn gấp hơn 100 lần so với các loại gốm sứ chỉ chứa silic và cacbon đơn thuần. Sau khi được gia công đặc biệt, gốm sứ hợp chất hoàn toàn có thể chịu được va đập, không sợ bị méo hoặc bị vỡ nữ,. cho dù có bị rơi xuống nền bê tông thì cũng không có vấn đề gì xẩy ra cả. Đương nhiên, loại gốm sứ này không thể dùng để chế tạo thành các đồ vật thông thường phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Hiện nay, nó đã được ứng dụng rộng rãiố lĩnh vực kỹ thuật cao. Trong thế kỷ XXI, loại gốm sứ không vỡ này sẽ tiếp tục có triển vọng phát triển rộng rãi hơn. https://thuviensach.vn Tại sao nói sự ra đời của tinh thể đơn silic đã dẫn đến một cuộc cách mạng kỹ thuật quan trọng? Hiện nay, các sản phẩm điện tử chắc hẳn không còn xa lạ đối với mọi người, vì chúng có mặt ở khắp mọi nơi trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ví dụ, hiện nay không còn thấy bóng dáng của những chiếc đồng hồ chạy bằng dây cót thay vào đó là đủ các loại đồng hồ điện tử, như đồng hồ điện tử treo tường, đồng hồ điện tử để bàn, đồng hồ điện tử treo ở thắt lưng, đồng hồ điện tử đeo tay, dường như đồng hồ điện tử đã chiếm lĩnh toàn bộ thị trường đồng hồ. Kiểu dáng của các loại đồng hồ điện tử rất đa dạng và có nhiều tính năng khác nhau: có loại đồng hồ báo giờ bằng kim, có loại báo giờ thông qua màn hình tinh thể lỏng, có loại đồng hồ báo giờ bằng các loại âm thanh khác nhau, có loại đồng hồ hẹn giờ báo thức, có loại báo cả giờ, phút và giây, có loại còn báo cả ngày và tháng. Không chỉ có mẫu mã đa dạng, có nhiều tính năng khác nhau, chính xác, các loại đồng hồ điện tử còn có ưu điểm là nhẹ và rẻ hơn loại đồng hồ cơ truyền thống. Có nhiều loại đồng hồ khác nhau như vậy, không có máy làm động cơ, thế thì chất gì có thể làm cho các loại đồng hồ này có được nhiều chức năng như vậy. Đó chính là "tinh thể đơn silic" mà chúng ta muốn nhắc tới.Tuy được làm thành nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng máy của tất cả các loại đồng hồ điện tử đều giống nhau được làm từ một miếng tinh thể silic đơn, trên đó người ta đã thiết kế nhiều mạch điện nhỏ, khi cần được cấp nguồn, cỗ máy này sẽ hoạt động theo một chương trình đã lập sẵn. Chỉ cần được cấp đầy đủ nguồn điện thường xuyên, cỗ máy sẽ chạy liên tục để báo giờ chúng ta. Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất cỗ máy của đồng hồ điện tử chính là tinh thể silic đơn. Tinh thể silic đơn là một chất bán dẫn được con người phát hiện sau nhiều cuộc thí nghiệm rồi chế tạo ra. Độ thuần công nghiệp của nó có thể đạt từ 99.9999999% đến 99.99999999%, nó là nguyên liệu cơ bản dùng cho quốc phòng và công nghiệp quốc phòng, nó còn là nguyên liệu cơ bản không thể thiếu trong lĩnh vực khoa học mũi nhọn: tầu vũ trụ, vệ tinh nhân tạo, tên lửa, tên lửa mang đầu đạn có điều khiển (đạn đạo)... và lĩnh vực truyền lực. Trên cơ sở nghiên cứu chế tạo ra tinh thể silic đơn, người ta tiếp tục nghiên cứu và chế tạo ra "máy chỉnh lưu bán dẫn công suất cao", "ống chỉnh lưu bán dẫn silic", "đường điện cụ thể (còn gọi là đường điện tập trung) ", "đường điện phân tử"... Hiện nay, độ thông minh và trí tuệ lô gic của “đường điện thế rắn" gần tương đương với bộ não của con người. Trước khi tìm ra kỹ thuật liên quan đến tinh thể silic đơn như đã nói ở trên, người ta không có cách nào để lắp đặt các linh kiện có tính chính xác cao và có chức năng đặc biệt trên cùng một tấm vật chất cụ thể. Chỉ có cách duy nhất là đem các linh kiện đó nối với nhau và lắp đặt bên cạnh nhau thì chúng mới có thể hoạt động được. Trong chiếc máy tính điện tử đầu tiên được Mỹ phát hiện vào năm 1946, có đến vài vạn chiếc ống điện tử chất đầy cả một toà nhà, đúng là một chiếc máy khổng lồ, vì vậy mà nó tiêu tốn rất nhiều điệnăng và gây khó khăn cho công tác bảo dưỡng bảo trì, sửa chữa. Sau khi tinh thể silic đơn ra đời, các nhà khoa học đã phải nỗ lực mấy chục năm trời, dùng kỹ thuật thu nhỏ hiện nay để chế tạo thành công chiếc máy vi tính với nhiều chức năng và đặc tính ưu việt vượt trội. Hiện nay, máy vi tính được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, cơ bản các ngành hàng không, hàng hải, công nghiệp, đường sắt, bưu chính, công an đã thực hiện tự động hoá tin học. Sử dụng máy vi tính phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người mới chỉ khai thác được một trong những chức năng vô cùng nhỏ bé của nó mà thôi. Việc sản xuất các loại máy tính khác nhau và các linh kiện lắp ráp đều không thể thiếu được tinh thể silic đơn, một nguyên liệu cơ bản. Vì vậy, sự ra đời của tinh thể silic đơn đã dẫn tới một cuộc cách mạng kỹ thuật đặc biệt quan trọng trên phạm vi toàn thế giới. Một số nước phát triển trên thế giới đều có trung tâm nghiên cứu silic riêng, người ta gọi đó là Khuê Cốc. Tại thôn Trung Quan ở Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc tập trung rất nhiều nhân tài nghiên cứu khoa học trên cả nước, được gọi là Khuê Cốc của Trung Quốc. Họ đã có nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển công nghiệp điện tử của Trung Quốc. https://thuviensach.vn Làm thế nào để vẽ được hoa văn trên các sản phẩm bằng gốm sứ? Những hoa văn trên các sản phẩm gốm sứ rất tinh tế. không baogiờ bị bay mầu, cho dù bị chôn sâu dưới lòng đất cũng không bị xuống cấp, chỉ cần những sản phẩm đó không bị vỡ thì những hoa văn trên đó sẽ không bao giờ bị thay đổi. Trong số rất nhiều các cổ vật được khai quật từ dưới lòng đất, chỉ có những cổ vật bằng gốm, sứ là không cần phải được bảo vệ một cách đặc biệt, nhưng vẫn lưu giữ được những giá trị vốn có của chúng. Một số cổ vật quý hiếm đã trở thành "quốc bảo". Bề mặt của gốm và sứ rất nhẵn và bóng, chỉ cần dùng tay cũng có thể xoá được những nét vẽ trên bề mặt của chúng, nếu dùng nước để rửa thì sẽ không còn một vết bẩn nào có thể còn bám lại. Vậy thì những hoa văn trên bề mặt của chúng.được vẽ lên như thế nào? Lớp vật chất vừa bóng, vừa nhẵn trên bề mặt của gốm và sứ được gọi là lớp men. Khi nung gốm sứ, người ta dùng một số kim loại hoặc chất ôxy hoá kim loại (trước đây gọi là dược thổ) để vẽ lên gốm mộc (gốm đã được nung một lần), hình thành một lớp men vừa nhẵn, vừa bóng và rất đẹp. Trong số các chất ôxy hoá kim loại có một số chất có thể cho mầu xanh da trời; một số khác có thể cho ra mầu xanh lá cây, mầu nâu, mầu trắng, mầu đen, mầu hồng, mầu vàng... Trộn lẫn một số chất ôxy hoá kim loại với nhau, chúng có thể cho ra một lại mầu sắc đặc biệt khác thường rất bắt mắt. Trước đây, những người thợ gốm thường vẽ các hoa văn lên gốm mộc bằng phương pháp thủ công, từng chiếc một. phải qua nhiều công đoạn, các mẫu hoa văn cũng không thống nhất với nhau, thậm chí có lúc còn dùng nhầm "dược thổ", vì vậy các hoa văn trên gốm có khi không theo mong muốn của người thợ gốm. Hiện nay, thông qua nghiên cứu các nhà nghiên cứu khoa học đã phát hiện ra cách dùng kim loại hoặc chất ôxy hoá kim loại in lên giấy sẵn, sau đó lựa chọn những tờ giấy đã in sẵn hoa văn theo đúng ý định của và dán lên "gốm mộc", rồi đưa vào trong lò nung. Làm như vậy sẽ nhanh chóng có được những hoa văn đẹp, đảm bảo chất lượng, giảm bớt được cường độ lao động cho những người thợ gốm và nâng cao hiệu quả sản xuất. https://thuviensach.vn Tại sao vôi sống để lâu biến thành dạng bột? Vôi mới ra lò được gọi là vôi sống, được làm thành từ đá vôi sau khi đã được nung ở nhiệt độ cao. Cục vôi sống vẫn giữ nguyên hình dạng cục đá ban đầu, nhưng chỉ có màu sắc là khác, đã chuyển thành mầu trắng. Nếu bạn cầm một cục vôi sau khi chúng đã được nung chín toàn bộ, bạn sẽ cảm thấy chúng nhẹ so với một hòn đá có cùng thể tích. Nếu cho vào nước, nó sẽ sủi lên rất nhiều bọt, bọt nước càng ngày càng to và nhiều hơn và nhanh chóng làm cho nước bị sôi sủi, hơi nước bốc lên. Trong quá trình đó, vôi dần dần tan ra và cuối cùng biến thành dạng bột trong nước. Vôi sống có thành phần hoá học là canxi ôxit. Canxi ôxit là một chất có tính hoạt, nếu gặp nước sẽ không chịu đứng im, nhanh chóng hút nước, như vậy làm cho vôi sống trở thành vôi chín (canxi hidro ôxit). Hơi nước bay lên và lan ra khắp nơi trong không khí, vôi sống để lâu không thể không tiếp xúc với hơi nước. Khi tiếp xúc với hơi nước, chúng sẽ hút ngay lập tức. Sau một thời gian dài, vôi sống sẽ dần dần bị biến thành dạng vôi bột, nhưng quá trình biến đối đó không diễn ra rõ rệt như ở trong nước mà thôi. Trong quá trình vôi sống biến thành vôi bột sẽ giải phóng một lượng lớn nhiệt năng. Nếu tôi nhiều vôi sống, nhiệt năng mà chúng sinh ra có thê đun sủi được nước, trứng có thể bị làm chín trong các hố vôi được tôi số lượng lớn. https://thuviensach.vn