🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Vệ Sinh Yếu Quyết Ebooks Nhóm Zalo Mục Lục VỆ SINH YẾU QUYẾT – Y tông tâm lĩnh 1.Tiểu dẫn 2. Thuật cổ 3. Khi cư (sinh hoạt) 4. Ăn uống: 5. Nước uống: 6. Trầu, thuốc, rượu, trà: 7. Thất tình 8. Phụ nữ 9. Dưỡng nhi: 10. Ăn ở: 11. Tránh tai nạn 12. Phòng bệnh truyền nhiễm 13. Phòng bệnh gia súc 14. Điều dưỡng bệnh nhân 15. Tóm tắt VỆ SINH YẾU QUYẾT – Y tông tâm lĩnh 1. Tiểu dẫn. 2. Thuật cổ. 3. Khi cư. 4. Ăn uống. 5. Nước uống. 6. Trầu, thuốc, rượu, trà. 7. Thất tình. 8. Phụ nữ. 9. Dưỡng nhi. 10. Ăn ở. 11. Tránh tai nạn. 12. Phòng bệnh truyền nhiễm. 13. Phòng bệnh gia xúc. 14. Điều dưỡng bệnh nhân. 15. Tóm tắt (10 điều răn). 1.Tiểu dẫn Để cho nam nữ trẻ gia đều hay Tấc lòng tâm niệm bấy nay Mong đời hết bệnh kéo dài ngày xuân Dưỡng sinh theo phép Chân nhân Sách trên đã chép nguyên văn mấy bài Để tuỳ hoàn cảnh tuỳ thời Tuỳ nghi lĩnh hội những lời tinh ba Quyển này đúc lại thành ca Mấy lời thiết yếu để ta ghi lòng Bao gồm phương pháp dự phòng Cổ kim dung hợp quán thông dung hoà 2. Thuật cổ Nội kinh thiên một, hai, ba(*) Thiên thượng cổ thiên chân luận. Tứ khí điều thần luận và Sinh khí thông thiên luận Nhiếp sinh di dưỡng(*) đề ra hàng đầu Nhiếp sinh là chăm giữ sức khoẻ. Di dưỡng là nuôi nấng. Dưỡng sinh bao gồm cách nuôi nấng, ra dưỡng, giữ gìn sức khoẻ để sống lâu Cổ nhân dạy nhủ đời sau Biết gìn giữ trước khỏi sầu bệnh nguy Đời xưa các bậc thánh tri Chữa khi chưa bệnh có gì khó khăn Đau rồi tiếc của thương thân Khác gì khi loạn thấy cần đúc gươm Đề phòng bệnh hoạn đau thương Là điều thiết yếu ngày thường phải lo Nhiếp sinh phép có từ xưa Âm dương thời tiết bốn mùa thuận theo Tu thân dưỡng tính đôi chiều Điều hoà thuật số bấy nhiêu phép mà Noi xưa ăn ở thật thà Chẳng vì danh lợi bôn ba nhọc lòng Lao tâm chẳng phải đề phòng Sáng làm tối nghỉ thong dong khoẻ người Khởi cư gìn giữ theo thời Uống ăn điều độ đua chơi chẳng cần Cho nên hình thể, tinh thần Trong ngoài đều mạnh, bình an thọ trường Tuổi trời hưởng hết là thường Chẳng lo chết yểu vì chưng biết phòng Đời nay trái người cổ phong Rượu chè trác táng làm xằng kể chi No say phòng dục đôi khi Chân Nguyên(*) hao tán chỉ vì kiệt tinh Chân khí cũng là gọi là nguyên khí, chính khí, đó là tinh khí tiên thiên họp cùng cốc khí hậu thiên mà thành, vật chất chủ yếu duy trì cuộc sống Tinh vơi nghiêng động thần minh Thoả lòng, trái đạo dưỡng sinh còn gì! Năm mươi tuổi đã thấy suy Vì chưng tửu sắc khởi cư không chừng Người xưa dạy cách đề phòng Tuỳ thời mà tránh "tặc phong hư tà"(*) Gió độc thừa cơ người yếu xâm vào nhà mà gây bệnh Muốn cho chân khí điều hoà Sửa mình trong sạch(*) hư vô trong lòng Không có tham vọng bậy bà coi có cũng như không Tinh thần giữ vững ở trong Bệnh nào xâm được chẳng phòng cũng an Chí nhân, lòng chẳng muốn tham Có gì lo sợ tà(*) xâm hại minh Tác nhân gây bệnh Chớ nên quá nhọc thân mình Làm gì mà chẳng mệt thì mình vân vui Mọi điều vừa phải thì thôi Muốn gì cũng được chẳng đòi hỏi hơn Ăn thường mà vẫn thấy ngon Mặc gì cũng đẹp vui quen với đời Chẳng hề tranh cạnh đua đòi Mọi người chất phác chẳng nài dưới trên Mắt trông chẳng muốn chẳng thèm Dâm tà(*) đâu dễ quấy phiền lòng ta Những điều không chính đáng, tà dâm. Thị dục bất năng lao kỳ mục, dâm tà bất năng hoặc kỳ tâm (NKYC tr78) Bất kỳ kẻ khéo người ngu Ai mà biết giữ chẳng lo sợ gì Trăm năm động tác chẳng suy Dưỡng sinh trọn đạo chẳng nguy chút nào 3. Khi cư (sinh hoạt) Khởi cư: Xuất nhập (*) hàng đầu Xuất tác nhập tức mặt trời mọc thì đi làm, mặt trời lặn thì về nghỉ Thuận theo động tĩnh của bầu thiên nhiên Âm dương (*) vận chuyển ngày đêm Khí dương Nóng tính động, khí âm lạnh tính tĩnh làm ngưng lại. Âm dương là hai hiện tượng mâu thuấn và thống nhất của một sự vật trong vũ trụ cũng như trong sinh lý và bệnh lý. Danh từ âm dương còn dùng để chỉ trời đất: Dương là trời, âm là đất. Bốn mùa thời tiết luân phiên chẳng nhầm Xưa rằng : "sáng dậy đêm nằm Ngày làm tối nghỉ là vâng mệnh trời Cũng là cương kỷ của người Khuyên ai dậy sớm, chớ ngồi thâu canh" Cần lao cung ứng nhu cầu Ở đời muốn sống dễ hầu ngồi dưng Cần lao thân thể khang cường Tinh thần vui vẻ gân xương chuyển đều Nhàn cư bất thiện mọi điều Nghĩ thầm làm bậy, đói nghèo theo thân Nhàn cư ủ rũ tinh thần Nằm nhiều khí huyết kém phần lưu thông Còn như làm việc không chừng Cũng là trái với lẽ thường chẳng nên Ham mê, mưu lự thâu đêm Lao tâm, lao lực, không quên phòng ngừa Thuận theo thời tiết bốn mùa Xuân sinh, hạ trưởng, thu thu, đông tàng (*) Mùa xuân thì sinh, hạ thì lớn lên, mùa thu thì thu về, mùa đông thì cất giấu Mùa xuân khai thái dương thăng (*) Mùa xuân mở đầu ấm áp (Khí dươnh mạnh lên) (Nội kinh yếu chỉ tr78-80) Giữ mình khoan khoái chí càng phát sinh Mùa hè muôn vật trưởng thành Chẳng lười hoạt động thân mình mạnh thêm Mùa thu khe khắt im lìm Khởi cư thận trọng chớ nên xuề xoà Mùa đông nấp náu trong nhà Đừng quên tiết lậu (*) xông pha quá chừng Sơ hở, tiết mất tinh khí (nội kinh yếu chỉ tr 80 - 23) Tiết trời biến đổi là thường Nhưng ta phải biết đề phòng mới yên Mùa xuân kiêng gió trước tiên Mùa hạ nắng nóng lại xen mưa rào Mùa thu sương xuống hanh hao Mùa đông gió rét khi nào khỏi mưa Chớ quên ẩm thấp bốn mùa Hư tà rất dễ thừa cơ lấn vào Lục dâm (*) tuy gió dẫn đầu Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả Ai ngờ hàn thấp theo sau hại mình Nắng thì hao khí rành rành Hàn thấp lưu lại thương hình(*) chẳng sai Thương tổn đến hình thể :Cám khí thấp vào hại đến da thịt, gân mạch, lạnh nhiều thì nhức xương, rút gân (nội kinh yếu chỉ tr24-25) Ví bằng bệnh chữa phát ngay Đến khi tiết đổi lúc rày bệnh sinh Mùa đông chẳng biết giữ tinh Sang xuân cảm gió biến thành bệnh ôn Mùa hè hạ chí âm sinh(*) Tiết hạ chí vào giữa mùa hè (22 tháng 6 dương lịch) thì khí âm bắt đầu sinh (Hạ chí nhất âm sinh) bớt nóng dần Không kiêng sống lạnh, thu thành rét cơn Mùa thu phong thấp không kiêng Sang hè sinh bệnh sống phần ỉa phòng Mùa thu khí táo chẳng ròng Mùa đông ho hắng vì chưng phục tà(*) Tà khí xâm vào người nhưng chưa phát bệnh ngay mà còn nấp náu ở trong người, đợi khi người yếu hoặc cảm thêm mới phát bệnh. Xem bệnh năng ở Nội kinh tr 22 - 23 Muốn cho chân khí điều hoà Ta nên kiêng cữ xông pha lỗi thời Thích nghi khí hậu của trời Âm duơng hoà hợp trong ngoài mới yên 4. Ăn uống: Vệ sinh ăn uống trước tiên Khuyên ăn thanh đạm, khuyên kiêng đậm nồng Ngũ tâm (5 vị cay) dùng phải có chừng Ăn nhiều tán khí, biết phòng mới hay Các mùi mặn đắng chua cay Ăn nhiều sinh bệnh chẳng sai đâu mà Đắng nhiều hại phế khô da Mặn nhiều tâm lanh, màu tà phải ngưng Quá chua can động rút gân Quá cay, chai thịt, môi quăn, hại tỳ Ngọt nhiều cũng chẳng ích gì Tỳ chen, thận yếu xương tê, tóc cằn(*) Theo Thiên ngũ tạng sinh thành của Nội kinh tố vấn Đến như gừng, tỏi, kiệu, hành Từng dùng phòng bệnh đã thành thói quen Vừa chừng gia vị thì nên Hễ người táo nhiệt, chớ quên kiêng dùng Cao lương tích trệ sinh ung Rau tương thanh đạm đói lòng cũng ngon Ăn nhiều ngũ cốc(*) tốt hơn Gạo tẻ, gạo nếp, bắp, đậu, mè Thịt thà tanh béo sinh đờm, sinh giũn (lãi) Có câu: Tham thực cực thân Bệnh tòng khẩu nhập(*) ta cần phải kiêng Tham ăn thì dễ bị đau, bệnh thường do ăn uống sinh ra Muốn cho ngũ tạng được yên Bớt ăn mấy miêng, nhịn thèm sinh đau Ăn no thì chớ gội đầu(*) Người xưa để tóc dài, khi vừa ăn no mà gội đầu phải cúi xuống thì dễ sinh tức bụng và nhức đầu Nên đi bách bộ cho tiêu kiêng nằm Tháng 3 đói kém thiếu ăn Đền mùa cờm mới, ăn dần mới tieu Chết vì bội thực cũng nhiều Ngờ đâu lại có người nghèo chết no Còn người phú quý nhàn cư Ngày đêm yến tiệc ăn no lại nằm Rượu say rồi lại nhập phòng Khỏi sao tích trệ, phạm phòng chết non Nhà nghèo củ chuối cũng ngon Ăn nhiều sinh thũng còn hơn đói lòng Bệnh can no đói bất đồng Tai y khôn dễ dự phòng được ư? Mấy điều cần phải phòng ngừa Kiêng ăn sống sít, bẩn dơ, làm nhàm Thức ăn phải đậy để phòng Thằn lằn, nhện, kiến, nhặng ông rơi vào Kiêng ăn rau sống tương meo (mốc) Quạ đen, chó trắng(*) cùng loài tanh hôi Quạ đen hay con kênh kênh thường ăn xác chết: Thịt chó cò ăn thì dễ sinh đau bụng đi ngoài Chẳng ăn thịt thối, thịt ôi Nem thiu, lươn chết tanh hôi ích gì Quả xanh nước lã độc ghê Ăn vào ỉa mừa thường khi bất ngờ Lại còn độc sắn(*) chẳng ngờ Đây nói cây khoai mì (sắn) lương thực phụ trồng để ăn (Manihot esculenta Crantz) không phải là dã cát có độc theo sách xưa, cũng có tên là Câu vẫn tức Lá Ngón (Đoạn trường thảo) Cũng nên biết cách phòng ngừa mới yên Phải đem bóc vỏ trước tiên Cắt ra ngâm nước một đêm, trắng ròng Nấu kỹ thì tốt hơn hông (Đồ) Trước, sau, ăn mía, mật, đường đã say Từng dùng rau muống xưa nay Tuy rằng giải độc chưa hay đâu mà Ai hay ăn nấm cần ngừa Nấm lim(*) rất độc vì chưng rắn, trùng Chất độc ở trong nấm không phải do rắn trùng nhả ra. Chính tuỳ theo loại cây nấm. Quan niệm về nguyên nhân trúng độc rắn và việc dùng nước phẩn giải độc là theo "Bản thảo cương mục" Vậy nên biết cách đề phòng Cho vào đồ bạc nấu cùng thử xem Thấy đồ sắc biếc xám đen Biết rằng nấm độc ta bèn bỏ đi Nhược bằng ngộ độc đôi khi Uống ngay nước Phẩn(*) tức thì giải luôn Theo Linh nam bản thảo: Phân người đốt thành tro; để lâu khi dùng hoà với nước và lắng lấy nước trong uống giải độc Hoặc dùng nước xáo đất tường(*) Đất vách hoà với nước, lóng lấy nước trong để uống Lóng trong mà uống cũng thường được an Luận về phòng độc thức ăn Biết bao nhiêu thứ khó khăn kể cùng Chỉ bằng kiêng kỵ là xong Đừng ăn thức lạ mới hòng khỏi nguy Bất kỳ ngộ đọc thứ gì Rễ sòi, củ chuối uống thì trục ra Đậu đen, cam thảo trung hoà Hoàng đằng, Quán chúng, Từ cô giải liền Độc cá thì dùng Mã tiên (Cỏ roi ngựa) Thịt toi: Hoàng bá; Trùng: phèn, chè khô Độc cua, sò ốc: tía tô Trứng rau ngộ độc: Giấm chua tiêu liền 5. Nước uống: Một điều trọng yếu không quên Vấn đề nước uống phải nên thế nào? Chớ dùng nước ruộng nước ao Nước hộ, nước vũng, nước nào cũng dơ Chi bằng nước giếng nước mưa Nước sông, nước suối cũng chưa an toàn Cần thêm ngâm nước sát trung Chanh châu, Quán chúng, Hùng Hoàng, Nghể râm Phèn chua lọc nước thêm trong Ao từ, nước bẩn cũng không nên dùng Nước ăn chứa đựng trong thùng Cũng nên đậy kín đề phòng bụi rơi Nước mưa nên hứng giữa trời Mái nhà thường có sâu trôi lẫn vào Bề xây thành đáy mọc meo Nên dùng vôi bột cọ thao cho liền Cá vàng nuôi cảnh càng nên Phòng khi có độc, cá liền chết ngay Cá ăn bọ gậy(*) hàng ngày Con loăng quăng hoá sinh muỗi Vẫn là trừ muỗi, lợi thay mọi bề 6. Trầu, thuốc, rượu, trà: Luận về trầu, thuốc, rượu, chè Từng dùng thiết đãi bạn bè vui thay Vừa là phòng bệnh hàng ngay Nhưng dùng quá mức hai này cũng sâu Nước ta có tục ăn trầu Để cho thơm miệng, hồng hào đỏ môi Bạt trừ khí độc tanh hôi Sơn, lam chường ngược(*) thiên thời, thấp ôn Sốt rét chói nước do khí độc của rừng núi (Rét rừng) Trầu cau ngừa bệnh rét cơn Từ xưa đã rõ chẳng còn hoài nghi Lại dùng thiết khách đôi khi Mở đầu câu chuyện có gì quý hơn Nào là tang, tế, quan, hôn(*) Ma chay, cúng lễ, lễ qua quan cho đội mũ của con trai lên 20 tuổi (thời xưa), lễ cưới Tân lang (*) quốc tuý quốc hồn(*) xưa nay Cau, nói chung là trầu cau Cái tinh tuý đặc biệt của dân tộc Cơi trầu tục lệ chẳng phai Cho nên có kẻ trầu nhai luôn mồm Ăn nhiều tán khí gày mòn Phổi khô môi rộp rõ ràng chẳng sai Tuy dùng phòng bệnh rất hay Nhưng khi nóng rực người gày đừng ăn Hàng ngày uống nước rất cần Chè xanh giải khát sinh tân hoá đàm Giải độc lợi tiểu tiêu cơm Váng đầu chóng mặt lại càng được thanh Uống vừa khoan khoái thần minh Uống nhiều khó ngủ thân mình gày xanh Uống nhiều lúc đói chẳng lành Hoả tiêu thận bại, tỳ sinh hư hàn Nước chè uống lạnh tích đờm Chi bằng uống nóng khi còn bốc hơi Tuỳ từng chè vối lâu đời Để ngừa sốt rét ở nơi núi rừng Tiêu đờm hạ khí ngừng nông Trướng đày, thấp trệ, tích hòn đều tan Đói lòng chè đặt bùng cồn (trà quạu) Người gày thì chớ uống càn khí hao Nhiệt dùng chè Bạng(*) tốt nhiều Chè tươi loại già Hàn thì chè Vối dễ tiêu tích đầy Thuốc Lào tính nó nóng cay Hút vào khí độc chạy ngay khắp mình Làm cho rung động thần minh Bỗng dưng khoan khoái tâm tình tiêu dao Nhớ ai như nhớ thuốc lào Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên (5) Năm 1665, vua Lê Huyền Tông đã hai lần hạ lệnh cấm hút thuốc lào nhưng không thực hiện được Bấy lâu ta đã dùng quen Tương tư yên thảo(*) tương truyền chẳng sai Cây thuốc lào có tên riêng là Tương tư yên thảo Nghĩa là Nhớ nhung khói cổ, tên khoa học là Nicotiana rusticUm Bài trừ khí độc tanh hôi Tán hàn trừ thấp tạm thời thấy mau Ở nơi nứơc độc rừng sâu Dự phòng sốt rét, đâu đâu cũng dùng Hút vào, uất hoả hôi mồm Họng khô, phổi ráo, tích đờm sinh ho Khí hao, huyết tụ chẳng ngờ Ung thư(*) kết hạch(*) nguy cơ có ngày Mụn nổi phát nhanh là ung, nhọt chìm phát chậm là thư, nói chung là mụn nhọt Tụ lại thành hòn hay nổi hạch như tràng nhạc kết hạch Hại nhiều lợi ít rõ thay Khuyên ai quyết chí bỏ ngay thuốc lào Lá tươi thì độc làm sao Ăn vào tê dại, nôn nao mê trầm (lịm đi) Tốt thay trừ mọt sát trùng Dùng vào trừ rệp trải giường hoặc xông Rễ khô uống nó thì công Tiêu trừ trùng tích vô cùng là hay(*) Lá thuốc lào tươi hay khô chữa rắn, sâu cắn. Rễ sao vàng chữa tích báng. Nhưng có chất Nicotin rất độc Ruợu nồng tính nóng, hơi cay Dở chưa, dở ngọt vị hay lạ thường Uống vào tai mắt đỏ bừng Tâm thần rung động bàng quàng nói năng Cường dương, tráng đởm(*) chi bằng Mạnh dương kích dục và gây thêm can đảm hùng mạnh Bỗng nhiên sức mạnh hung hăng là đời Cưới xin, yến tiệc vui chơi Đăng quan, tế lễ, rượu đòi trước tiên Có người say rượu liên miên Người thì đói khát, không cơm, ăn mày Rượu dùng tốn gạo nguy thay Một người uống rượu mấy người nhịn ăn Rượu say mê muội tinh thần Khiến người làm bậy, làm càn hại thay Rượu dùng làm thuốc thì hay Tán hàn, hành huyết thật tài thật nhanh Thuốc sao tẩm rượu thi hành Thuốc cao pha rượu để dành được lâu Thuốc mà ngâm rượu chạy mau Ngoài xoa trong uống như cầu nhiều ghê Tay chân đau nhức thấp tê Người già rũ mỏi thuốc gì tốt hơn Xưa dùng ngừa trị phong hàn Rượu đầu vị thuốc rõ ràng chữ: Y(*) Chữ "Y" gồm chữ "dậu" ở dưới. Dậu có nghĩa là rượu (Dậu thánh) Song le nạn rượu cũng nguy Đến khi quá chén biết gì dại khôn Ngà ngà mượn dịp hành hung Say nhiều nôn mửa, bỗng nhiên mê trầm Hơi men nung nấu Can tâm Đau đầu, thổ huyết, họng sưng, mắt mù Biến sinh cước khí(*) ung thư Chân đau sưng tê lạnh Phế nuy(*) Tâm noãn(*), khô gan, da vàng Phổi héo khô (lao phổi Tim đập chậm hay cơ tim giãn ra (Suy tim) Lâu ngày thấp nhiệt huân chưng(*) Khí ẩm chưng bốc nóng Biến nên vị thống(*) tràng phòng(*), gân mềm Đau dạ dày Tràng phong hạ huyết (Ỉa ra máu) Rượu làm khí lực hao mòn Chi bằng nhịn rượu để còn gạo ăn Chẳng những phòng bệnh phải răn Cũng là giáo phú hưng dân đồng thời(*) Vừa là dạy cho dân giàu mạnh Nên dùng làm thuốc mà thôi Già thì uống ít trẻ thì cấm ngăn Uống ăn là việc rất cần Nhưng mà kiêng kỵ lại càng cần thay Cứ trong ăn uống thường ngày Phải cần biết chọn thức này, thức kia Lại nên phối hợp thích nghi Ăn nhầm sinh bệnh chẳng gì ích đâu Nuôi người già yếu ốm đau Càng nên tiết chế mới hầu khỏi nguy Nên ăn kiêng kỵ thức gì Ở trong Bản thảo(*) đã ghi rõ ràng Bản thảo cương mục. Khuyên người phụ nữ nên tường Để giúp y thuật ngày càng tiến hơn 7. Thất tình Nội thương bệnh chứng phát sinh Thường do xúc động thất tình gây nên Quá mừng khí hoãn như điên Chợt kinh khí loạn tâm phiền ngất đi Nghĩ nhiều khí kết thương tỳ Thao thức không ngủ, ăn thì chẳng ngon Lo sầu phế khí tiêu mòn Hụt hơi héo hắt nói không ra lời Xung can sùng sục như sôi Giận thì khí thượng tựa trời sấm vang Sợ thì khí xuống tận cùng Thận hư run rẩy, dái thun, gối mềm Tinh thần rối loạn chẳng yên Vì chưng khí hết biến thiên thất thường Ngấm ngầm nguyên khí tổn thương Thừa hư tà lấn vào trong bệnh thành Lợi dục đầu mối thất tình Chặn lòng ham muốn thì mình được an Cần nên tiết dục thanh tâm Giữ lòng liêm chính chẳng ham tiền tài Chẳng vì danh lợi đua đòi Chẳng vì sắc đẹp đắm người, hại thân(*) Sắc đẹp làm cho người ta mê đắm và có thể hại đến tính mệnh Giữ tinh, dưỡng khí, tồn thần Tinh không hai tán thì thần được yên Hàng ngày luyện khí chớ quên Hít vào thanh khí, độc liền thải ra Làm cho khí huyết điều hoà Tinh thần giữ vững bệnh tà khó xâm Lại cần tiết chế nói năng Tránh làm quá sức dự phòng khí hao Thức đêm lo nghĩ quá nhiều Say mê sắc dục cũng đều hại tâm Biến sinh lao tái bệnh thâm Chân nguyên suy tổn ngấm ngầm chết non Có người phú quý luyện đan(*) Chế và dùng thuốc trường sinh Tưởng rằng tăng thọ nhờ hoàn tráng dương(*) Thuốc cường dương Ngờ đâu thận đã tổn thương Còn dùng dược thạch(*) lại càng chóng nguy Thuốc bằng kim thạch như Lưu hoàng, Dương khởi thạch Đột nhiên tứ đại(*) phân ly Tứ đại: 4 yếu tố lớn trong cơ thể là Máu, thịt, gân, xương. Ý câu này là nói thân thể bỗng dưng lìa rời Đỉnh chung mũ sắc(*) mặt my (mày) với đời Đỉnh chung mỹ sắc là danh vọng và sắc đẹp Nhìn xem thôn dã bao người làm ăn chất phác, chơi bời chẳng hay Ngô khoai ra cháo hàng ngày Ấy mà khoẻ mạnh hơn người cao lương Vì quen cuộc sống bình thường Ít lo xúc phạm nội thương thất tình Rạng đông cày cuốc luyện mình Đồng không hít thở, thân hình nở nang Lo sầu vì bệnh giàu sang Vui nghèo khoẻ mạnh hiên ngang trong lòng Thảnh thơi ở chốn núi rừng Cuộc đời thanh bạch mà thường sống lâu Hơn người quyền quý công hầu Nhàn cư tửu sắc phần nhiều chết non Mặc dù đạo dẫn, tiên đan Đâu bằng hai chữ Thanh tâm là cùng 8. Phụ nữ Bệnh căn nữ có khác nhau Về phương kinh nguyệt, có mang lâm bồn Sinh rồi, con mẹ vuông tròn Nhưng mà sản hậu lại còn phải kiêng Mấy điều ghi nhớ trước tiên Nhập phòng vô độ chớ nên chiều chồng Lửa dục nung nấu trong lòng Âm tinh hao kiệt, máu hồng cũng khô Đẻ nhiều huyết bại khí hư Dần dần thuỷ kiệt, từ từ sinh lao Dâm phòng quá độ khí hao Thường khi không chữa quy vào hiếm hoi Hoặc là đẻ nhặt sinh đôi Con bầy ốm yếu, giống nói mạnh sao Đẻ luôn con lại bú nhiều Đêm hôm mất ngủ âm tiêu(*) gày mòn Tinh huyết bị hao kiệt. Xem phụ đạo xán nhiên Ốm đau lại phải nuôi con Thêm phần lao lực chóng tàn ngày xuân Thương người phụ nữ tảo tần Sinh ra gánh vác mọ phần cho nan Thương người ca xướng phấn son Ăn không ngồi rỗi hiến thân cho người Biết bao bệnh tật trong đời Nguyên do sắc dục chơi bời gây nê Biết bao lao khổ ưu phiền Vì chưng: một của một con, ai từ(*) Lòng ham muốn về của và con thì bao nhiêu cũng vừa, không ai từ chối Song le dâm dục thạn hư Biến sinh kinh bế, huyết khô gày mòn Mắn con thường lại chết non Há không tiết dục lại còn đa dâm Lại còn uất giận xung tâm Vì chưng tình dục ghen tuông chẳng ngừa Can uất kinh bế huyết hư Âm tiêu hoả tốc từ từ bệnh sinh Vậy nên thư thái tính tình Bớt lòng ham muốn thì mình sống lâu *** Một điều trọng yếu hàng đầu Khuyên người chớ vội nhận trầu vấn danh (*) Lễ dạm vợ đầu tiên bên nam đến hỏi tên tuổi bên nữ Đợi khi nam nữ trường thành Để cho thiên quý(*) âm tinh(*) vẹn toàn Thời kỳ thận khí đầy đủ (Tuổi dậy thì): Nữ 14t, nam 16t. Đến lúc đó nữ thì có kinh nguyệt, nam thì có tinh khí đầy đủ Tinh khí của thận (Xem phụ đạo xán nhiên) Đến kỳ rồi mới kết hôn Nữ nam sung túc, cháu con sum vầy Chớ theo cổ tục hại thay Đưa con gả bán từ ngày còn thơ Tảo hôn(*) chết yểu cần ngừa Năm 1489, luật Hồng đức ấn định tuổi thành hôn sớm nhật: Nam 18t, nữ 16t nhằm hạn chế tục tảo hôn Há sao luật cấm mà chưa tuân hành *** Đàn bà nên giữ vệ sinh Để cho nguyệt tín kỳ kinh được đều Chớ nên làm lụng quá nhiều Khi kinh chưa sạch chớ liều ngủ chung Nhập phòng, uất giận can xung Dễ sinh băng lậu(*) khó lòng cầm ngay Băng huyết, rong huyết Kiêng ăn sống lanh tích đầy Dầm mưa, rửa sớm, sau này trệ kinh Liền khi vừa mới sạch mình Kiêng ăn táo nhiệt, thất tình, phòng trung Gây nên động hoả khí xung Huyết khô thuỷ kiệt, dự phòng hư lao Giữ gìn thai nghén thế nào Để cho con cái về sau yên lành(*) Xem "Phụ đạo xán nhiên" quyển hậu Chặn ngăn xúc động thất tình Dự phòng điên giản sài kinh sau này Dục phòng thương thận nguy thay Tiên thiên(*) không đủ thóp(*) đầy được ư Sự bẩm sinh hay chỉ cơ năng của thận Thóp, Nam gọi là mỏ ác Cứng đầu ngọeo cổ lưng gù Chậm đi, chậm nói, gày gò những xương Ăn nhiều các thứ cay nồng Sinh con thai nhiệt, lở sưng da vàng Ăn nhiều các thứ khổ hàn Sinh con tỳ tiết sống phân, thũng tề Hàn thấp nhiễm đến thai nhi Hàn thì đau bụng, thấp thì bào sang Lại kiêng lội nước leo thang Van la, trật đả dễ dàng sảy thai Họăc con tàn tật đòi nơi Bẩm sinh mang bệnh sau này khó nuôi Chớ nên sầu não bi ai (buồn khóc) Tìm nơi thanh tú xa nơi hãi hùng Lại còn no đói thất thường Cũng đều ảnh hưởng đến lòng thai nhi Có mang khuyên chớ nằm ì Thường nên xay lúa thể chi(*) vận đều Thân và tay chân Để cho sinh đẻ thuận chiều Lại nên nằm thẳng chớ queo chân vào Trong buồng lửa đót khí hao Lại kieng tiếng đọng ồn ào sợ kinh Lâm bộn đến lúc gần sinh Khuyên người vững dạ tính tình thảnh thơi Chớ nên rặn sớm hết hơi Chớ nên bóp bụng theo lời người ta Ổn bà(*) cấm kẻ vào ra Bà mụ xem (Toạ thảo lương mô) Đến khi hoa nở(*) chớ cho nước vào Khi mở tử cung và con chui ra (nghĩa bóng) Trục thai hoặc thuốc hạ bào (nhau) Không nên mãnh liệt khí hao hại người Dự phòng sau lúc đẻ rồi(*) Xem "Phụ đạo xán nhiên" quyển hậu Nằm yên một chỗ chớ ngồi, chớ đi Trong phòng kín đáo tứ vi (4 bề) Chớ cho gió lọt vào khe lạnh lùng Sưởi hơ, chớ để than hồng Chỉ nên sưởi ấm vào vùng bụng, chân Cần kiêng xúc động tinh thần Không nên vội tắm, rửa chân, chải đầu Vá may, làm lụng chưa cần Dự phòng băng huyết, đau đầu khí xung Muốn cho khí xấu khỏi ngưng Cần nên ăn Nghệ, kiêng dùng đồ tanh Các thức mát lạnh chẳng lành Cần nên ấm bụng, ấm mình mới tan Muốn cho da bụng khỏi nhăn Thì nên bôi Nghệ, thắt khăn mấy vòng Tiêu cơm thì uống chè Vằng Vừa phòng tích tụ, hà trưng(*) trước phù Hòn báng do khí huyết ngưng tụ Phòng dục là việc cần ngừa Trăm ngày kiêng cữ cũng chưa an toàn Vừa cho khoẻ mẹ mạnh con Khuyên người phụ nữ quyết tâm giữ gìn 9. Dưỡng nhi: Nuôi con là việc rất cần Mọi người ai cũng quan tâm hàng ngày Tiên thiên bẩm thụ chẳng đầy Là vì thiếu phép dưỡng thai trong lòng Hậu thiên(*) nuôi dưỡng chẳng phòng Chỉ vật chất dinh dưỡng sau khi sinh hay chỉ về chức năng của tỳ vị hệ tiêu hoá Thì con ốm yếu gày còm chết non Anh nhi như cái mầm non Cần nên vun tưới, chăm nom, giữ gìn *** Dự phòng ngay lúc mới sinh Trước tiên cắt rốn, gừng, hành xát dao Vải mềm nước muối tẩm vào Quấn tay móc miệng độc trào tiết ra Lại dùng nước nấu Ngân hoa Tắm ngay cho trẻ, ngoài da mát lành Dự phòng đậu sởi phát sinh Lá xoan, ích mẫu rửa mình cũng hay Dự phòng thai nhiệt kinh sài Lúc khi mới đẻ uống ngay Ngưu Hoàng Phòng ngừa kiết lỵ tiện đường(*) Ỉa lỏng, ỉa chảy, kiết lỵ Uống ngay cam thảo, mật ong kiện tỳ Phòng ngừa kinh giản, đậu mùa Cho uống sữa lợn(*) tháng đầu cũng nên Sữa heo mát lành xưa đáng để phòng bệnh đậu mùa, kinh giản (ấu ấu tu tri quyển Kim) Buộc bụng cho kẻ không quên Chặn tà hàn thấp nhiễm truyền tề phong(*) Uốn ván đường rốn *** Khi tắm cho trẻ phải phòng Gió lừa nước lanh, trẻ run rẩy mình Chớ nên để trẻ sợ kinh Tắm lâu nên kỵ, lau mình nhẹ tay Giữ lưng cho trẻ cần thay hàn thấp xâm nhập, kinh sài phát ra Phong trì(*) sau gáy thường xoa Huyệt ở hai bên gáy từ chân tóc lộn lên nửa đốt ngón tay Đề phòng ngoại cảm phong tà Lục dâm(*) Phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả Khi cảm chỗ đó nên chườm Mồ hôi ra được, trẻ thường lại chơi Hớt tóc chỗ ấm nên ngồi Làn đào, bột mịn, cạo rồi liền xoa Đề phòng lở ngứa ngoài da Dùng nước Kinh giới, hoè hoa tắm thường Cho mặc ấm bụng, ấm lưng Ấm chân, kín rốn còn hơn bịt đầu Áo quần thích ứng theo mùa Bịt hơi nóng quá phải ngừa ngứa sang (Lở) Trên đầu dương khí bốc lên Đội mão hơi bức hoá sinh chốc đầu Dưới chân chẳng thiết ấm nhiều Từ khi trẻ đã bắt đầu tập đi Để cho cơ biểu thích nghi Khi trời ấm lạnh cho đi ra ngoài Trong phòng ủ ấm là sai Đến khi thay đổi tiết trời cảm ngay Cho nằm ở chỗ thoáng hơi Nhưng cần phải tránh những nơi gió lùa Đề phòng hàn thấp răn ngừa Lăn mình dưới đất, nằm bò ngoài sương Nằm nơi mát lạnh nên kiêng Mặc dù tiết nóng chớ nên ở trần Khi ngủ bụng ngực đắp chăn Còn kiêng tiếng động giật mình hoảng kinh Gối đầu Hoa cúc nhẹ thanh Phòng ngừa phong nhiệt xông lên mắt đầu Tịch (tránh) tà cho đeo bao trừ(*) Bao đựng thuốc đeo cho trẻ để cản khí độc, phòng bệnh cũng gọi là đeo bùa (Ấu ấu tu ri quyển Kim) Địa liền, Long não, A nguỳ, Chân hương Gặp khi sấm sét tiếng vang Nhét tai cho trẻ để phòng điếc tai Lại cần biết cách cho chơi Cấm ôm súc vật, tránh nơi lạ thường Đồ chơi thanh nhã nên dùng Chớ cho bốc đất, bắt trùng mà ăn Ngồi lê dưới đất nên răn Trùng xâm, kiến đốt, bất thần bệnh sinh Chơi dao, chơi lửa đáng kinh Đề phòng tai nạn, thân hình đao thương Nuôi trẻ tuần tiết phải tường Vỡ da sốt lớn là thường đừng lo Vội dùng thuốc mạnh hồ đồ Hài nhi non nớt, nguy cơ tới liền Mọc răng đi tướt suốt đêm Vội vàng cầm ỉa sẽ thêm nóng nhiều Tập ngồi chớ để ngồi lau Tuỷ non, xương yéu về sau lưng gù Tập đi sớm quá cũng ngừa Làm trẻ rán sức, gân mềm chồn chân Luận về cho bú, cho ăn Là phần trọng yếu ta cần quan tâm Những điều nhũ mẫu phải làm Giữ sao cho sữa tốt lành luôn luôn Phòng dục, uống rượu phải kiêng Nhất là ăn thức nướng rang, cay nồng Cùng thức sống lạnh cay nhờn Mặn chua thái quá cũng không nên dùng Uống ăn hỗn tạp không chừng Làm cho chất sữa thất thường, loãng chua Lạnh thì nôn, tháo đầy, ho Nóng thì lở, kiết, bất ngờ lòi dom Sau khi mưa náng giãi dầm Hoặc khi mẹ mới tắm xong uống liền Sữa này truyền bệnh tất nhiên Cần nên vắt bỏ trước tiên nước đầu Sau khi tích sữa đã lâu Cũng nên vắt bỏ lớp đầu mới an Bú ăn cần cách thời gian Ăn liền lại bú hoàn toàn không tiêu Đang no hoặc giả bú nhiều Nôn, ói, ọc sữa là điều đáng lo Sau khi trẻ đã biết bò Ăn nhiều bột gạo để cho cứng mình Muốn cho bụng dạ yên lành Sớm ăn ngũ cốc cho thành thói quen Kể từ ba tháng trở lên Cho ăn cháo loãng thì yên vị trường Dự phòng tích trệ giun trùng Ít ăn béo ngọt, uống phòng Sứ quân (quả giun) Hạt sen, đậu ván nên ăn Chua cay, đắng chát ta cần phải kiêng Bớt ăn mấy miếng cho thèm Còn hơn bội thực gây nên tích đầy Uống ăn điều độ cần thay Thức ăn thanh đạm là bài thuốc tiên Tôm cua, sò ốc nên kiêng Ăn vào lạnh dạ, ỉa liền phân tanh Đến như kiệu, tỏi, hẹ, hành Dễ sinh hư nhiệt tính tình mẩn mê Chim sẻ, chím ngói bổ ghê Ăn vào trằn trọc khó bề ngủ yên Lại sinh lở ngứa liên miên Thịt gà, cá chép cũng nên ăn vừa Nuôi con biết cách phòng ngừa Thì con khoẻ manh, mẹ đà khỏi lo Nhà nghèo khi đói, khi no Không mền, không áo cần ngừa gió sương May thay tạo hoá đoái thương Lưng cơm mảnh chiếu, con thường vui chơi Vì chưng quen với tiết trời Lại không tích trệ như người cao lương Muốn cho con cái khang cường Khuyên người phụ nữ nên tường cách nuôi Ở “ấu ấu tu tri” quyển Kim, thì nói ngoài 6 tháng mới cho trẻ ăn cháo loãng 10. Ăn ở: Ăn ở cần phải chọn nơi Chọn làng mà ở, chọn người mà giao Làm nhf chỗ thoáng, chỗ cao Tránh nơi dơ bận, ồn ào, âm u Xa phường trộm cắp hung đồ Gần người chất phác, cần cù làm ăn Để cùng giúp đỡ đồng lân Để cùng gìn giữ an ninh xóm làng Thường khi đào giếng khai mương Phát hoang bụi rậm, dọn đường cùng đi Nhà giàu ích kỷ chi li Nhìn xa độ thị phố phường Dâm ô truỵ lạc, chợ đường hôi tanh(*) Nói về xã hội thời Lãn ông Mấy ai biết giữ thân mình(*) Xem Thượng kinh ký sự Huống là trật tự vệ sinh xóm phường Nhưng nơi thắng cảnh miếu đuờng Cần nên gìn giữ phong quang vẹn toàn Những nơi mồ mả chợ đường Chớ nên phóng uế, đào mương, đắp bùn Đừng nên phát hoả đốt lùm Đề phòng gió bốc, lửa um cháy nhà Nhà ở thì phải làm xa Bếp xây tường đất trái lờ lửa om Gần bếo chớ chất củi rơm Nên đào ao giếng sẵn luôn trong vườn Phòng hoả quan trọng vô cùng Giữ gìn cuộc sống, đề phòng hoả thương (phỏng) Thuỷ tai nguy hiểm phi thường Đê điều cần phải chăm thường đắp luôn Cấm người đào đất xẻ mương Lợi miệng thì ít, hai chung thì nhiều Ở nơi nước lũ hiểm nghèo Trồng cây cổ thụ để neo chằng nhà Phòng khi lụt lội nước sa Thuyền bè sắm để trong nhà gì hơn Trước lo việc ở cho yên Sau gìn sạnh sẽ không quên ghi lòng Chớ nên ỉa bến, ỉa sông Chi bằng ỉa ruộng, ỉa đồng tốt cây Quanh nhà chớ đái mà khai Ẩm thấp sinh muỗi, tanh hôi sinh ruồi Trong nhà cửa mở thoáng hơi Để cho dương khí mặt trời lọt qua Siêng năng quét cửa, quét nhà Soi giường, giặt chiếu mới là vệ sinh Khác nhau thôn dã thị thành Nhà nông cần phải lấy phân bón mầu Góc vườn dào hố ủ sâu Nên làm chuòng lợn, ràn trâu xa nhà Phòng bệnh, phòng rắn cho gà Chuồng đan phên kín, chớ là dưới sân Độn chuồng là việc rất cần Vừa tránh ruồi nhặnh, thêm phân lợi nhiều Bất kỳ kẻ có người nghèo Ăn mặc sạch sẽ chẳng tiêu tốn tiền Áo quần giặt giũ cho liền Vò Găng Bồ kết, Chu biên, Bồ hòn(*) Quả găng trâu, bồ hòn, bồ kết và vỏ chu vò ra tẩy sạch vết bẩn (có chất saponin) dùng như xà phòng Lại nên tắm gội luôn luôn Có câu: Đói sạch rách thơm, sá gì Giàu sang màn trướng chu vi (vây quanh) Trong u ám (đen tối) thương khi bẩn nhiều. Nước chảy, không thối, không rêu Lòng sạch, người sạch là liều thuốc tiên 11. Tránh tai nạn Muốn cho thôn xóm được yên Mỗi người đều phải giữ gìn cùng nhau Đề phòng trộm cướp binh đao Là điều khó tránh người nào chẳng lo Ấy là những việc bất ngờ Thật ra vốn có nguyên do rõ ràng Khó nghèo ghét kẻ giàu sang Kẻ ăn không hết, người làm chẳng ra Kẻ thì gác tía xướng xa Người thì đói rét kêu la khắp đường Thà rằng bạo động bất lượng Còn hơn chết đói nằm đường thối thây Bệnh đời sâu sắc lắm thay Tây y không dễ với tay ngăn ngừa Sửa mình lương thiện cần cù Không chèo chẳng ngã, không giàu chẳng nguy Mặc đời những truyện thị phi Bỏ lòng lợi dục sợ gì tai ương Chí như ẩu đả đao thương Giết nhau, đầu độc vẫn thường xảy ra Lòng tham không đái khôn dò Chỉ vì danh lợi, dâm tà xui nên Lại còn gieo hoạt vu oan Đốt nhà hại của dã man vô cùng Chỉ vì nông nổi ác tâm Làm người đau khổ, hoạ thâm về mình Tội chi thắt cổ trầm mình Dù người ức iếp, quyên sinh thiệt đời Chi bằng nhẫn nhục cho rồi Lòng mình ngày thằng, có thời giải oan Ở đời tai hoạ đa đoan (nhiều mối) Biết lường tiến thoài biết dừng khỏi nguy Can qua tham khốc(*) thường khi Chiến tranh tàn hại. Tranh quyền cướp nước chỉ vì mộng tham(*) Dưới thời Lãn Ông xã hội Việt Nam rối ren cực độ. Các tập đoàn phong kiến xấu xé nhau về quyền lơi, địa vị. Nhà Trịnh, chúa Nguyễn đánh nhau chia cắt đất nước để cai trị. Nhân dân cực khổ nhiều mặt. Ở miền Bắc, từ năm 1937 phong trào nông dân liên tiếp nổi lên khắp nơi chống chính quyền Lê – Trịnh, đều lần lượt thất bại và bị đàn áp. Ở miền Nam, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, nông dân Tây Sơn khởi nghĩa năm 1971 đánh đuổi chúa Nguyễn, lần lượt giải phóng miền Nam và đánh bại quân can thiệp Xiêm vào năm 1875. Rồi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc diệt chúa Trịnh năm 1786 và tiêu trừ quân phong kiến Mãn Thanh dưới chiêu bài giúp đỡ nhà Lê sang xâm lược nước ta, đầu năm 1789. Chính nghĩa đã thắng hung tàn Mưu thâm thì hoạ cũng thâm Hại nhân, nhân hại, tất nhiên, khôn ngừa Anh hùng lỡ bước sa cơ Hùm thiêng mắc bẫy, nào ngờ chết toi Chớ nên tàn bạo ở đời Lòng mình không muốn thì người nào dung Chớ nên cậy thế oai hung Lòng người không phục, đến cùng vẫn nguy(*) Rắn và chó sói X Chớ nên thám hiểm hiếu kỳ Đứng đi cẩn thận sợ gì chiết thương (què xương) Chớ nên lặn vực chui hang Nhỡ khi chuột rút, xà lang hại mình Chớ vì quyền lợi tranh igành Hại nhân ích kỷ mà thành oan gia Chớ nên đấu sức ganh đua Ngoài phòng tai nạn, trong ngừa tổn thương Lưới chài săn bắn phải phong Biến khơi, rừng rậm, tố dông lạc đường Đừng nên táo bạo không chừng Sông sâu chớ lôi, đò đầy khoan sang X Thú trùng tác hại cũng thường Há không nghĩ đến những phương thuốc phòng Chó dại thì nó chay rông Ăn nhầm nọc độc ngoài đồng phát điên Thường nên nhót lại đừng quên Hết đường tiếp xúc nhiễm truyền được sao Đề phòng chấy rạn thế nào Cần nên tắm gội chải đầu luôn luôn Rận thì nên giặt áo quần Hột na(*) trừ chấy vài lần hết ngay Na: tức mãng cầu ta, mang cầu dai Ânnom Squamoss L lá rất đắng, chữa sốt rét, ruột trừ chấy rận(rang giã nhỏ, trộn dầu dừa mà xức) Vôi đá sát trùng xưa nay Trừ giun, diệt đỉa ta hay thường dùng Trục đỉa thì dùng mật ong Nó còn dùng để trục trùng vào tai Thuộc chuột dùng rễ Hương bài Trừ sâu: thuốc lá, trừ ruồi: Ngề, vôi Trừ rệp: bồ kết, hoa nồi Hun nhà trừ muỗi, dùng Bèo, lá Xoan Đề phòng rết cắn không quên Giường nằm phải có che phên làm trần Nhà giàu đã có mùng màn Sợ gì rết muỗi mà bàn mà lo Mắm tương trong vại trong vò Tự sinh ròi bọ, lò mò bò lên Dùng là Bọ mắm(*) bỏ trên Cây thuốc giòi (Poujolzia india Gaud) tác dụng lương huyết chỉ thấp, bài trùng giải độc (chữa ho), trừ ròi trong mắm Bọ bâu lên lá ta bèn vứt đi Lá này giã bỏ trước khi Phòng ngừa sinh bọ có bề tốt hơn Miệng vò bịt vải luôn luôn Ruồi lằn không đậu lại càng tốt thay Ong bu chớ đập mà nguy Một con bị chết cả bầy đốt luôn Đề phòng xà thú vào vườn Trồng cây Ruốc cá xung quanh hàng rào Lại con trừ đỉa dưới ao Thường lấy xuơng ngựa bỏ vào cũng hay 12. Phòng bệnh truyền nhiễm Thiên thời dịch lệ nguy thay Làm sao mà trừ được bệnh này mới an Từ xưa luống những lo toan Thế mà chướng lệ (sốt rét ác tính) vẫn còn xảy ra Núi rừng rậm rạp bao la Lá lim phân thú, trùng xà ủ men Suốt đời khí thấp lưu liên Đến khi nắng nóng chứng lên bệnh thành Theo đường mũi miệng vào mình Khí độc lam chướng (trùng núi) hoành hành ác ghê Bệnh này chứng trạng bất tề Tựa như sốt rét mà nguy chẳng chầy Hoắc hương bách giải(*) uống ngay Hoắc hương bách giải hoàn: hương phụ 2 lạng 5 đồng cân. Lá lim, ngũ gia bì đều 2 lạng; Lá sung, nam mộc hương đều 3 lạng; Hạt cau, muội nồi, long đởm thảo, thường truật đều 1 lạng. Gừng khô một ít; tán nhỏ, lấy hột đậu xanh quyất hồ làm viên bằng đầu ngón tay út, uống mỗi lần 3 – 5 viên với nước thang như sau: - Sốt rét ngã nước ác tính uống với nước gừng - Ỉa chảy uống nước cơm - Đau bụng và thổ tả uống với nước muối sắc - Kiết lỵ uống với Chỉ xác sắc - Cảm nóng rét, uống với nước Gừng, Hành sắc Trước khi chưa phát hoạ may được lành Gặp khi chướng khí lưu hành B an ngày nắng bộc hơi thành mùi thơm Kíp luô bịt kín mũi mồm Nói năng phải tránh mới hòng khỏi qua Ở nơi lam chướng phải ngừa Tuyệt không phòng sự, ăn no, nhọc nhằn Ngày uống vài chén rượu tằm(*) Rượu tăm: tức rượu để nấu bằng nếp, lấy cao chữ từ 40 độ Để cho khí huyết ôn thông rất cần Dự phòng nước độc sơn lam(*) Sơn lam chướng khi hay lam chướng là khí độc của núi rừng Nên uống cam thảo với phen luôn luôn Phòng ngừa ngã nước rét cơn Ăn nên ngót bụng, ngủ trùm kín chân Nằm cùng người bệnh nên răn Ngủ ngày phải kị nên ăn cao trầu Nước Riềng, chè vối đều tiêu Lại ăn Ý dĩ uống liều thiên kim(*) Thiên kim bất hoãn hoàn: hậu phác, thương truật, hoắc hương, hương phụ, trần bì, bán hạ, tân lang, thảo quả, cam thảo bằng nhau tán bột, viên với hồ bằng đầu ngón tay út, uống mỗi lần 1 – 3 với nước gừng Tuy rằng ở chốn núi rừng Biết phòng cũng được bình thường chẳng lo X Bệnh nguy hoắc loạn(*) từ xưa Hoắc loạn: dịch tả Thái âm(*) thấp khí phát sinh Khí đát làm tổn thương tỳ vị Nhân ăn uống lạnh trong mình tổn thương Vì chưng nó đói thất thường Lại ăn uống nước độc rừng chảy xuôt Sau khi mưa lụt nước trôi Biết bao uế tạp theo ngòi chảy đi Uống vào nôn tháo đôi khi Nên dùng nước giếng khỏi nguy phần nào Địa liền, quán chúng ngâm vào Hoắc hương nấu uống tà liêu khí hoà Kiêng ăn rau sống, sinh già(cà sống) Thức ăn nấu chín bệnh tà tránh xá Liền sau nạn đói can qua Thường có dịch lớn phát ra kéo dài Cho rằng dịch lệ thiên thời Thực ra uế tạp do nguời gây nên Dưới đất xác chết lưu niên Nắng mưa chưng nấu bốc lên hại người Trẻ già cảm nhiệm động thời Biết phòng, biết tránh nhiều người cũng qua Hễ khi ôn dịch phát ra Dự phòng uống Tỏi, bạc hà, lá thông Nữ thanh(*), bục dục(*) nên dùng Rau mảnh bát (Cocninia cordifolia Cogn) hát đọt non luộc ăn Thái bộc căn bùng mục: Mallotus barbatus muell et Arg Lại hun Bồ kết, đàn hương trong nhà Có dịch thì chớ lân la Cần nên nút mũi khi ra ngoài đường Dùng bông bọc tỏi, hùng hoàng Khi thăm ngừoi bệnh lại càng không quên Chuyền trò đối diện chớ nên Về nhà tẩy uế mới yên trong lòng Trong nhà người bệnh ở cùng Chớ nên chung chạ đồ dùng phòng lây Nhất là lao trái truyền thi(*) Lao trùng truyền nhiễm (kể cả lao phổi) Đề phòng truyền nhiễm trường kỳ mới yên Ngăn ngừa cha mẹ di truyền Hao tinh lao lực bệnh nguyên khơi mào Ở gần dễ nhiễm trùng lao Nên dùng vôi bột rắc vào đờm phân Ống nhỏ, nên chứa vôi, mun Dự phòng bách bộ, uống ngăn cũng màu Chí như mai độc(*) hại sâu Di đọc của bệnh giang mai (Bách gia trân tàng quyển Quý tr.24) Phòng ngừa bệnh nhiễm lúc đầu khó thay Đến khi bệnh đã phát rồi Chữa không tiệt nọc, suốt đời truyền di Dương mai truyền nhiễm thật nguy Khuyên người nam nữ chớ đi chơi nhiều Cu vẽ(*), khúc khắc uống nhiều Bồ cu vẽ (Brevnia fruticos Hook) Rau sam ăn mãi độc tiêu hết truyền Lệ phong(*) gốc tự cao nguyên Phong cùi ở Hành giản trân nhu quyển Đoài, cũng dùng mật ong nhưng không kiêng cay Trùng độc, xà độc gây nên bệnh này Dễ lay, khó khỏi ngừơi hay Ai mà mắc phải lánh ngay(cách ly) vào rừng Chớ nên lưu luyến gia đình Bền lòng điều dưỡng một mình mới an Mật ong, rau má thường ăn Móng tay(*) thịt rắc rất cần khu phong Lá móng tay tức thuốc mọi lá lựu (lawsoia inermis L) Xem Bách gia trân tàng quyển Trọng Khỏi rồi còn cấm tửu phòng (rượu, phòng dục) Mặn, cay phải kỵ, mới hòng hồi cư(về nhà ở) *** Dự phòng truyền nhiễm đậu mùa Từ xưa có phép nhưng chưa an toàn Nên xa người bệnh thì hơn Áo quần nên nấu, chiếu giường phải xông Người bệnh nên ở trong phòng Đến khi bay hết hoàn toàn phải ra *** Lên sởi cũng như lên hoa(đậu) Cần kiêng gió nước mới là bình an Dự phòng đậu, sởi, đầu ôn(*) Sưng đầu mặt, quai bị Chành châu(*) rau mác uống đôn(ngăn) cũng lành Canh châu (Xích nhu đẳng: Sageretiatheezans Br.) Lá non hãm nước uống sôi uống thay nước trà, chữa sởi đậu. Tác dụng tiêu độc Dự phòng đơn độc phát sinh Gỗ vang sắc uống thì mình cũng an Ngăn ngừa ôn độc phát ban Thạch cao, núc áo, lá chàm uống ngay Thấp ôn(cảm cúm) tê mỏi chân tay Đau lưng nghẹt mũi bệnh này ít lo Cần nên mặc ấm ăn no Uống đon: Hưong phụ, tử tô, trần bì Phong ôn phát sốt li bì Cắt căn, kinh giới uống thì cũng qua 13. Phòng bệnh gia súc Phòng dịch gà heo trâu bò Dọn chuồng là việc phải lo hàng ngay Dọn ròi lại vẩy rắc vôi Nên đốt Thương truật xông hơi vào mồm Gà thì phải để cao chuồng Gà làng cách biệt gió sương cần phòng Ăn gạo tẩm nước vôi trong Rượu ngâm hột Giổi(*) uống thường được qua Cây gỗ cao ở rừng, đặc sản VN (Talauma gioi A Hlev) hạt có mùi thơm dùng làm gia vị vừa là thuốc chữa đau bụng hay ngâm rượu xoa bóp Đậu sang: cóc mẫn(*) uống xoa Cóc mãn (centipeda milima L) Nga bất thực thảo Diêm sinh chặn dịch ngáp rù, ỉa vôi Đến khi đã chớm có toi Chớ mua gà chợ về nuôi thêm phiền Phải đem gà chết chôn liền Chớ nên vất xác nhiễm truyền sao đang Phòng ngừa dịch lợn phát ban Chanh châu, đơn đỏ(*) uống đon cũng lành Đơn mặt trời, cây liễu, Excoccoria cochin chinenois Lour – ôn phế thông khi, giáng suyễn chữa mề đay mụn Đến khi dịch đã phát sinh Rau sam nấu với pHù bình cho ăn Bồ kết, củ ráng uống luôn (quán chúng) Sát trùng, bài độc, khí ôn thanh trừ Ngăn ngừa dịch lợn bò trâu Hùng hoàng, bồ kết, ô đầu đốt than Tán ra thổi mũi thông quan Lại cho uống tỏi dân gian thường làm Tiễn đưa lịch lệ ôn hoàng (tống ôn) Trước tiên tẩy uế, khai quang gia đường(*) Rửa sạch vô mở sáng cửa nhà. Nghĩa bóng là phép “tẩy uế” “khai quang” của thầy cúng khi làm lễ tống ông theo duy tâm Kinh này, nên đọc thuộc lòng chớ quên 14. Điều dưỡng bệnh nhân Chăm nuôi người bệnh rất cần Cũng nên biết cách giữ gìn thì hơn Khi đàu nằm ở trên giường Mọi điều lo nghĩ thường thường hiện ra Nào lo việc cửa việc nhà Mong sao chóng khỏi để mà làm ăn Đau lâu sợ chết đến gần Bỏ con, bỏ vơ, thương thân tiếc đời Âu sầu bệnh nặng chẳng sai Cần khuyên người bệnh thảnh thơi trong lòng Tinh thần giữ vững ở trong Yên tâm điều trị mới mong chóng lành Nhược bằng xúc động thất tình Kém ăn, kém ngủ, bệnh tình sẽ tăng Ví bằng lo chết quá chừng Dễ sinh sợ hãi, mê trầm ngất đi Dù khi gặp bệnh chí nguy Ta đừng thổ lộ chớ hề xôn xao Cấm người khóc lóc ồn ào Cần nên vững dạ tin vào thuốc thang Khi đau tuyệt chớ nhập phòng Uống ăn tiết độ, cấm dùng rượu nem Đương sốt, sau hạ (xổ) kiêng cơm Nên ăn cháo loãng, chớ ham bánh quà Oẹ nôn tả lụ cần ngừa Ăn chất khô nóng, thịt thà khó tiêu Kiêng ăn bệnh chóng khỏi nhiều Uống ăn hỗn tạp, bệnh đều nặng thêm Áo quần nên giặt cho liền Lại năng thay chiếu, lau giường đỡ hôi Trừ rận xông củ ba mươi (bách bộ) Chăm người bệnh năng, tiện (đại tiện) rồi lại lau Xương khô gió thở nằm lâu Trầy da loét thịt, bôi dầu mộc qua Đầu giường chớ để than lò Muốn đêm ngon giấc, chớ cho ngủ nhiều Để đèn chói mắt muỗi vào Thức khuya uống nước, đái nhiều thâu canh Không ngủ sức khoẻ sụt mau Ăn được ngủ được là liều thuốc tiên Giữ gìn nguyên khí trước tiên Làm cho cơ thể khoẻ lên, bệnh lùi Vững lòng uống thuốc tin thầy Đừng tin phù phép theo lời thế gian Chớ nên cất mả, làm đàn(*) Bốc mộ tổ tiên đem chôn nơi khác và cúng lễ để cầu giải hạn thay số cho khỏi bệnh theo quan niệm duy tâm Rồi ra: tiền mất, tật mang được gì Phải đâu sinh ký tử quy(*) Sống là ở gửi, chết là về quê, theo thuyết luân hồi duy tâm của đạo Phật Phải đâu số mệnh mà quy cho trời Dở hay: vốn tự ở người Bệnh mà thất trị(*): quá thời, chết oan Không được chữa đúng phép và kịp thời (thiếu sót về diều trị) Chữa sao cho được vẹn toàn Khuyên người thầy thuốc chớ toan công(*) liều Phép chữa đuổi bệnh tà: hãn, thổ, hạ Theo gốc mà chữa mới hèo (hiệu) Bệnh không biến chứng, tà tiêu tan dần Ngộ(gặp) khí thế bệnh tiến lên Kịp thời ngăn chặn biến thuyền, khỏi nguy Công liền, tiếp bổ tuỳ nghi Giữ cho Chính khí khỏi suy vì tà Chữa gần mà phải phòng xa Chặn đường bệnh biến từ da vào lòng(*) Bệnh tà lúc đầu ở ngoài da thịt (biểu), nếu không chữa đúng phép và kịp thời thì tà khí dần vào trong(lý) Chữa ngay khi bệnh còn nông Chần chứ bệnh nặng khó lòng khỏi ngay Có câu: đau chóng đỡ chầy Là vì không biết chữa ngay kịp thời Thuốc thang sẵn có khắp nơi Trong vườn, ngoài ruộng, trên đồi, dưới sông Hàng ngàn thảo mộc thú trùng Thiếu gì thuốc bỏ, thuốc công quanh mình Cứ gì phải đợi Sâm, Linh Hạt sen, ý dĩ tính bình sẵn ngay Đại hoàng công hạ tốt đây Chu biên, lô hội dùng thay kém gì Chớ nên chuộng lạ cầu kỳ Chi bằng chữa được kịp thì là hơn Nên dùng các thứ thức ăn Thay vào thuốc bổ có phần lợi hơn Đậu đen trồng được trong vườn Hà tất phải đợi địa hoàng từ xa Ong rừng lại có hươu nhà(*) Ý nói ngoài việc nuôi ong lấy mật và săn hươu lấy gạc để dùng, còn nên đi kiếm thêm mật ong rừng và nuôi thêm hươu nai ở vườn nhà để lấy nhung, gạc làm thuốc bổ Thiếu gì thuốc bổ mà lo gày mòn Bình thường rau đậu bổ hơn Đến khi liệt nhược Sâm, nhung chẳng vào Dù cho Sâm phụ(*) nhiệm màu Sâm phụ thang: nhân sâm 5 đồng cân. Phụ tử chế 2 đồng cân 5 đồng phân, là phương thuốc hồi dương Âm dương ly thoát thuốc nào cứu đang X Ngoài cách điều trị bệnh thường Cũng nên biết cách đề phòng lúc nguy Cứu người bổ ngã tường đè Bỗng dưng chết ngất, cần dè chuyển lay Động di khí loạn nguy ngay Dần dà khí huyết phục hồi thì hơn Cứu người bị bỏng lửa hun Chớ nên ngâm lạnh đắp bùn mà nguy Trong uống thanh bổ tâm tỳ Mật ong, thuốc bỏng bôi thì đỡ ngay Phạm phòng ngừng thở đôi khi Khuyên người phụ nữ để y trên mình Chớ vì xấu hổ mà kinh Lăn xuống thì chết vô tình sát phu Cứu người chết đuối bến đò Chớ nên dốc thằng chống giò lên trên Nước đè thì khí tuyệt liền Chỉ còn nằm chếch nước bèn chảy ra Cứu người trúng nắng đường xa Chớ nên uống lạnh mới là được yên Cho nằm chỗ ướt không nên Chườm nóng vào rốn dần dần tính ra Gọi là mấy phép phòng ngừa Ta nên hiểu biết để cho đỡ lầm Chẳng qua mấy việc thường làm Sách này hợp lại thành bài “vệ sinh” 15. Tóm tắt Vệ sinh phép giữ thân mình Sao cho khoẻ mạnh an ninh mới là Mười điều cơ bản đề ra Thứ nhât: làm lụng, hai là nghỉ ngơi Ba là đừng trái tiết trời Xông pha mưa gió nắng nôi lạnh lùng Còn khi dịch lệ cuồng phong Biết chừng mà tránh, mà phòng mới yên Thứ tư thị hiếu chớ quên Mắt trông ham muốn, lòng quên cương thường Sinh ra làm bậy làm xằng Chứ “tham” sánh với chữ “thâm” một vần Năm là cần phải thủ chân Giữ lòng trong sạch cho thần được yên Định tâm như kẻ tham thiền Bỏ lòng lợi dục đua chen đường đời Sáu là ngủ dậy theo thời Luyện thân, luyện khí đứng ngồi thong dong Làm cho khí huyết lưu thông Chân tay cứng cáp trong lòng thảnh thơi Bảy: răm tửu sắc chơi bời Thoả lòng chốc lát, cuộc đời ngắn đi Tinh hao, chân khí phải suy Nguyên thần ly tán, bệnh gì chẳng sâu Tám: cần ăn uống hàng đầu Nhưng đừng quá bội mà đau dạ dày Kiêng ăn các thứ đắng cay Các thứ sống lạnh tích dầu khó tiêu Chín là năm ngủ thuận chiều Hướng phương sinh khí(về đông) đầu cao hơn mình Vòng tay lên ngực: mộng kinh Vào giường không nghĩ, thẳng mình ngủ yên Mười nên tắm giặt cho liền Ra ngoài dù, nón không quên trên đầu Đề phòng hàn thấp nhiễm vào Áo quần ấm áp, tà nào dám xâm Mấy điều nên nhớ nhập tâm Tháng ngày giữ trọn, trăm năm thọ trường. Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com