🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Và Một Ngày Dài Hơn Thế Kỷ
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
Giới thiệu:
Đôi nét về tác giả:
Một số tác phẩm:
LỜI TÁC GIẢ MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ Người đi một ngày dài hơn thế kỷ
Nhà văn Kyrgyzstan, Chingiz Aitmatov: đau đáu yêu thương
VÀ MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ
C h i n g h i z A i t m a t o v
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU:
Vĩnh biệt tác giả "Một ngày dài hơn thế kỷ"
Nhà văn Kyrgyzia nổi tiếng Chinghiz Aitmatov, tác giả của những tác phẩm làm rung động hàng triệu con tim trên thế giới đã qua đời tại Bệnh viện Nuremberg ở CHLB Đức vào hồi 15 giờ 31 phút ngày 10/6. Hãng DPA của CHLB Đức đưa tin nhà văn Kyrgyzia qua đời vì bệnh phổi. Chinghiz Aitmatov đã lâm bệnh từ mấy tháng trước tại Kazan, nơi ông tham gia quay phim "Một ngày dài hơn thế kỷ". Ông được đưa vào điều trị tại bệnh viện tốt nhất ở Tatarstan (Nga). Ngày 16/5, Aitmatov được đưa sang Đức chữa trị và ông đã vĩnh biệt chúng ta ở tuổi 80.
Aitmatov sinh năm 1928 tại làng Sheker, vùng Talass của Kyrgyzia. Tuổi thơ ông rong ruổi trên những cánh đồng và thảo nguyên vùng Trung Á thơ mộng. Lớn lên, Aitmatov đến sinh sống cùng gia đình tại Moskva. Nước Nga với những cánh rừng bạch dương hùng vĩ và những con người nhân hậu đã nuôi dưỡng tâm hồn Aitmatov, hun đúc nên những tác phẩm bất hủ của ông. Chính vì thế, những tác phẩm của Aitmatov đều thể hiện bằng hai thứ tiếng Kyrgyzia và Nga.
Từ năm 1952, những tác phẩm đầu tiên của Chingiz Aitmatov lần lượt ra đời. Đến nay, những tác phẩm của nhà văn đã được tái bản tới 650 lần trên thế giới và được dịch sang 170 ngôn ngữ khác nhau với số lượng lên đến 60 triệu bản. Tiểu thuyết cuối cùng của nhà văn "Khi nào núi đổ (nàng dâu vĩnh viễn)" vừa được xuất bản tại Moskva năm 2006. Năm nay ở Kirgizia là "Năm Chinghiz Aitmatov". Mới đây, tại Thổ Nhĩ Kỳ, một ủy ban vận động đề cử Aitmatov làm ứng cử viên giải thưởng Nobel Văn học được thành lập. Sáng kiến đề cử Aitmatov do Hội nghị Bộ trưởng các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Azerbaijan, Kazakhstan, Uzbekistan, Kyrgyzstan, Turkmenistan, Altai, Tatarstan, Tuva...đưa ra.
Hội nghị khẳng định Aitmatov là nhà hoạt động văn học xuất sắc của cộng đồng Turkic. "Chingiz Aitmatov được coi như biểu tượng tinh thần và
https://thuviensach.vn
nhân phẩm của tất cả nhân dân Turkic trên toàn thế giới, còn toàn bộ cuộc đời nghệ thuật của ông có ý nghĩa Quốc tế sâu rộng - Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdull Gul tuyên bố. Chinghiz Aitmatov đã từng giữ các chức vụ như Tổng biên tập tạp chí "Văn học nước ngoài", Thư ký Hội Nhà văn Liên Xô. Ông được phong danh hiệu Nhà văn Nhân dân của Kyrgystan, Anh hùng Lao động XHCN, được nhận giải thưởng Lênin, 3 lần đoạt giải thưởng Quốc gia Liên Xô, Đại biểu Xô - viết tối cao Liên Xô, Ủy viên BCH T.Ư Đảng Cộng sản Kyrgyzia. 16 năm cuối đời, Aitmatov làm đại sứ của Kyrgyzia ở châu Âu.
Nước Nga đau đớn nhận tin Aitmatov qua đời. Tổng thống D. Medvedev gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia quyến của nhà văn. Chủ tịch Hội các nhà xuất bản Nga Mikhail Seslavinsky nêu rõ: "Trong những ngày cuối đời, Aitmatov luôn trăn trở rằng phải làm tất cả để giữ mối quan hệ nhân văn bền chặt giữa các nước cộng hòa trong không gian hậu Xô - viết. Ông tham gia các cuộc hội thảo và luôn là người bạn thân thiết, gần gũi của đất nước chúng ta. Sự nghiệp sáng tác của ông là một phần không thể thiếu trong không gian văn học của nước ta". Ngoại trưởng Pháp Bernar Kushner vô cùng thương tiếc nhà văn Kyrgyzia, ông cho rằng Aitmatov luôn sống mãi trong lòng những người hâm mộ như một nhà văn vĩ đại nhất của thế kỷ XX. Nhà hoạt động văn hóa xã hội Mikhail Veller khẳng định sự ra đi của Aitmatov đã để lại khoảng trống, mất đi một mắt xích quan trọng trong không gian văn hóa hậu Xô - viết.
Bạn đọc Việt Nam mến yêu Chinghiz Aitmatov qua những tác phẩm: "Người thầy đầu tiên", "Núi đồi và thảo nguyên", "Giamilia", "Cây phong non trùm khăn đỏ", "Vĩnh biệt Gunxarư", "Một ngày dài hơn thế kỷ", "Đoạn đầu đài"... Đó là những thiên truyện đã thực sự làm ngây ngất những con tim luôn khát khao với cuộc sống mến yêu, với thiên nhiên thấm đẫm tình người. Chinghiz Aitmatov thực sự là cây đại thụ trong nền văn học Xô - viết, một nhà văn chói ngời với những tư tưởng nhân văn. "Vĩnh biệt Gunxarư"! Vĩnh biệt Chinghiz Aitmatov! Nhà văn của nhân dân Chingiz Aitmatov./.
https://thuviensach.vn
MẠNH HIỀN
Ai - ma - tốp thuộc số các nhà văn Xô viết hiện đại mà hầu hết các tác phẩm được dịch và giới thiệu ở ta. Kể từ khi Giamilya và Chuyện núi đồi và thảo nguyên ra mắt bạn đọc Việt Nam cho đến nay một phần tư thế kỷ đã trôi qua. Cái hương sắc lãng mạn dễ làm say lòng người trong những áng văn chương dường như được dệt bằng mầu sắc của cầu vồng và cỏ hoa đồng nội đã dần dần được bổ sung thêm bằng chủ nghĩa hiện thực nghiệt ngã với những vấn đề phức tạp và nhức nhối của cuộc sống trong một loạt tác phẩm tiếp theo sau như Vĩnh biệt Gumxary, Cánh đồng mẹ, Con tầu trắng, và gần đây nhất là tiểu thuyết Và một ngày dài hơn thế kỷ, cuốn sách đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình tìm tòi nghệ thuật của nhà văn.
Cái ngày dài đằng đẵng mà tác giả đem so với cả một thế kỷ là ngày bác công nhân đường sắt E-đi-gây, nhân vật chính của tác phẩm, tiễn đưa người bạn chí cốt của mình đến nơi an nghỉ cuối cùng. Trên đường dẫn tới nghĩa trang cổ kính Ana – Bây ít mà nay đã biến thành khu vực sân bay vũ trụ, E–đi-gây đã ôn lại trong ký ức những kỷ niệm sâu sắc về người bạn quá cố Kazangap, đồng thời cũng nhìn lại quãng đời mình ngót bốn mươi năm qua với những sự việc đáng ghi nhớ, với những niềm vui và nỗi buồn không thể nào quên.
Và những bước thăng trầm trong cuộc đời của Edigay cũng gắn liền với những chuyển biến của đất nước Xô viết trong vòng nửa thế kỷ. Nói một cách khác, đó chính là sự vận động của con người trong lịch sử và sự vận động của lịch sử trong con người.
Cũng vào đúng lúc Edigay đang bận rộn với việc lo liệu ma chay cho Kazangap, thì trên vũ trụ đã xảy ra một sự cố phi thường: hai phi công vũ trụ trên trạm quỹ đạo phối hợp Xô Mỹ “Paritet” đã phát hiện ra một nền văn minh ngoài Trái Đất, nơi tồn tại một nền hòa bình vĩnh cửu và có một trình độ phát triển rất cao về khoa học kỹ thuật. Và những người sống trên hành tinh “Bộ ngực rừng” đó đã bày tỏ nguyện vọng muốn đến thăm Trái
https://thuviensach.vn
Đất và tiếp xúc với những người của hành tinh chúng ta. Nhưng khám phá cực kỳ quan trọng đó không ngờ lại dẫn tới những hậu quả tai hại khôn lường…
Và cứ thế, những sự việc xảy ra dưới đất, trong khu vực ga xép Bão tuyết và trên khoảng không vũ trụ cứ đan chéo, xen kẽ nhau, tuyến cốt truyện hiện thực của đời sống hàng ngày với bao lo toan vất vả song song tồn tại bên cạnh tuyến huyễn tưởng ngoài vũ trụ.
Tất cả những điều đó đã tạo nên kết cấu độc đáo của tác phẩm đồng thời cũng đòi hỏi ở người đọc sự động não suy tư đáng kể để thâm nhập vào cốt lõi của những sự việc, những cảnh ngộ được miêu tả.
Nếu ai theo dõi con đường sáng tác của Aimatop hẳn thấy rõ rằng đứng ở trung tâm cái thế giới nghệ thuật của nhà văn bao giờ cũng là những người lao động bình thường nhất, những người đã nếm trải nhiều nỗi gian truân mất mát, đã kinh qua muôn vàn thử thách nhưng vẫn giữ vững phẩm giá con người và một niềm tin mãnh liệt vào sự tất thắng của cái thiện, vào một tương lai đẹp đẽ hơn. Ấy là Đuy-sen trong Người thầy đầu tiên, Tôn - gô - nai trong Cánh đồng mẹ, Tanabai trong Vĩnh biệt Gumxary, Edigay trong tác phẩm mới nhất này.
Đối với E-đi-gây, chỉ nội việc hai vợ chồng đến định cư và nhận làm công việc đơn điệu và vất vả ở một ga xép hẻo lánh giữa chốn hoang mạc khô cằn với khí hậu vô cùng khắc nghiệt và với bao thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày đã là một sự dũng cảm, một chiến công thầm lặng đáng khâm phục. Đó là chủ nghĩa anh hùng dẻo dai bền bỉ của những người công nhân đã hiểu rõ được ý nghĩa công việc của mình với sự nghiệp chung của đất nước và đã tìm thấy ở lao động một niềm vui thực sự, một nhu cầu bức thiết nội tại như ánh sáng và khí trời.
Nhưng E-đi-gây không phải là người chỉ biết cặm cụi làm hùng hục theo kiểu ăn no vác nặng. Ở người cựu chiến binh đảm nhận công việc bẻ ghi buồn tẻ này chúng ta bắt gặp một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, một tấm lòng đôn hậu ưu ái sống vì mọi người, một cái đầu luôn luôn trăn trở trước những vấn đề gay cấn của thời cuộc. Vì thế cho nên trong khi sống giữa nơi hoang mạc mông quạnh, Edigay vẫn cảm thấy mình gắn bó khăng khít với
https://thuviensach.vn
cuộc sống của Tổ quốc, với mạch đập thời gian, với những điều đã bao đời nay làm cả loài người day dứt. Tất nhiên không phải bao giờ E-đi-gây cũng hành động một cách sáng suốt, nhưng ông không bao giờ là một con người nửa vời, một kẻ thô lỗ hai mặt hay một phần tử thỏa hiệp, vô nguyên tắc. Phàm điều gì ông tin là đúng, là phù hợp với lương tâm mình, với lợi ích chung thì ông cố gắng thực hiện bằng tất cả khả năng của mình, không do dự chần chừ, không suy tính thiệt hơn, nhất là trong cuộc đấu tranh cho sự công bằng, cho sự phục hồi chân lý. Tác giả đã đặt Edigay vào những tình huống xử lý phức tạp, đã cho nhân vật tiếp xúc với nhiều loại người tốt xấu khác nhau, đã buộc ông phải suy nghĩ trên những câu hỏi hóc búa về cội nguồn của sự bất công, về bản chất của thói độc ác, đê tiện… và qua đó đã chiếu sáng nhân cách nhân vật từ các góc độ khác nhau. Aimatop đã hoàn toàn đúng khi ông nhận định rằng những người như E-đi-gây là “chỗ dựa của trái đất.”
Nếu tuyến cốt truyện thứ nhất giới hạn trong phạm vi một không gian và thời gian chật hẹp và mang tính chất cụ thể – lịch sử, thì với tuyến cốt truyện thứ hai – tuyến huyễn tưởng – tác giả đã đưa người đọc vượt ra khỏi ranh giới một quốc gia, một chế độ xã hội và những suy nghĩ của nhà văn mang tính chất toàn cầu trước thực trạng đáng lo ngại của hành tinh chúng ta: cuộc chạy đua vũ trang, tình trạng đối địch và mâu thuẫn gay gắt giữa hai thế giới, thái độ không tin cậy lẫn nhau đã tước đoạt mất của toàn nhân loại nhu cầu và nguyện vọng chính đáng được sống và phát triển trong hòa bình, đã gây nên sự cách ly và tâm trạng hoảng sợ đối với việc tiếp xúc với một nền văn minh có trình độ cao hơn, hiện đại hơn. Phải chăng xã hội loài người trên hành tinh “Bộ ngực rừng” là hình ảnh tương lai của hành tinh chúng ta khi nhà nước không còn nữa, khi con đường tiến hóa của loài người nằm ngoài những hình thức giải quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh, khi một nền hòa bình trường cửu được thiết lập?
Chính tinh thần cao cả […] trước nguy cơ của một cuộc chiến tranh hủy diệt đang đe dọa loài người đã thôi thúc nhà văn thông qua những hình tượng ẩn dụ để nói lên những ý nghĩ nung nấu ấy. Và chính vì thế Và một ngày dài hơn thế kỷ không chỉ là một bài ca tuyệt vời về lao động sáng tạo
https://thuviensach.vn
mà còn là một lời kêu gọi hòa bình tha thiết đồng thời là lời cảnh cáo đối với […] thảm họa hạt nhân và tình hình căng thẳng trên thế giới hiện nay. …
Trong Và một ngày dài hơn thế kỷ, ngoài truyền thuyết, huyền thoại, bài ca, Aitmatov lần đầu tiên đã sử dụng yếu tố huyễn tưởng như một phương thức tư duy nghệ thuật nhằm làm nổi bật lên dưới dạng khuếch đại những điều trớ trêu phi lý trong hiện thực được miêu tả, nhất là ở thời đại của những phát minh kỳ diệu về khoa học kỹ thuật.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ:
Chinghiz Aitmatov sinh ngày 12-12-1928 tại vùng thung lũng Talax, làng Sheker, huyện Kirov, tỉnh Talas (Kyrgyzstan). Sau khi học xong lớp 6, C. Aitmatov làm thư ký cho Xô viết xã ở ngay quê mình.
Ông bắt đầu hoạt động văn học khi còn là sinh viên Trường ĐH Nông nghiệp Kirghizia. Năm 1956 - 1958, ông theo học Trường Viết văn Gorky tại Matxcơva. Năm 1958, hai tập truyện ngắn của Aitmatov (bằng tiếng Nga và tiếng Kirghizia) đã được xuất bản ở Frunze. Ông được giải thưởng văn học Lênin 1963 với chùm truyện đầu tay: Giamilia, Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ và Mắt lạc đà.
Sau đó ông tiếp tục viết và đã đoạt Giải thưởng quốc gia Nga năm 1969, Giải thưởng quốc gia Liên Xô năm 1977, Anh hùng Lao động XHCN (1978), Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học, Nghệ thuật và Văn học châu Âu,
https://thuviensach.vn
Viện Hàn lâm Khoa học nghệ thuật thế giới... Năm 1990, ông được tổng thống Goorbachev cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Bỉ, Hà Lan, Luxemburg. Năm 1994 - 2008, ông là Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Kyrgyzstan tại Bỉ, Hà Lan, Luxemburg, đại diện toàn quyền của Kyrgyzstan tại Liên hiệp châu Âu và UNESCO. Năm 2008, Tổng thống nước Cộng hòa Kyrgyzstan quyết định chọn làm Năm Aitmatov.
Chiều 10-6-2008, ông qua đời tại Bệnh viện Nuremberg (Đức) vì tuổi già lại mắc bệnh thận và phổi, hưởng thọ 80 tuổi.
Chinghiz Aitmatov, tác giả tiểu thuyết MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ (И Дольше Века Длится День, 1980) là nhà văn Kirgiz, anh hùng lao động Liên Xô, giải thưởng Lênin Văn Học, 1963, giải thưởng quốc gia Liên Xô các năm 1969, 1977, 1983… Viện Sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học – Nghệ Thuật Châu Âu, Paris, 1983.
Chingiz Ajtmatov sinh năm 1928, trong một gia đình viên chức, tại vùng thung lũng Talax, làng Sêkerơ, huyện Kirop, nước Cộng Hoà Xô Viết Kirgiz, thuộc miền Trung Á Liên Xô.
Ngay khi còn là sinh viên trường Đại Học Nông Nghiệp Kirgiz, ông đã bắt đầu say mê hoạt động văn học.
Năm 1956 - 1958, Chingiz Ajtmatov theo học khoa văn, Viện văn học M. Gorki - Mockva. Xong chuyển hẳn sang hoạt động báo chí và văn học. Cùng năm 1958, nhân ‘Tuần Văn học - Nghệ thuật Kirgiz’ tổ chức tại Frunze, hai tuyển tập truyện ngắn bằng tiếng Nga và tiếng Kirgiz của ông đã được xuất bản.
Ngay từ những tác phẩm đầu tay này, Chingiz Ajtmatov đã chứng tỏ sự trưởng thành về các mặt tư tưởng, nghệ thuật và tài năng của mình. Khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên văn đàn trong nước và thế giới.
Truyện Giamilia, 1958, ca ngợi sự dũng cảm của một cô gái Kirgir, dám sống, dám yêu, dám chống lại những phong tục tập quán cổ hủ, lỗi thời, được đông đảo độc giả đồng tình và chú ý.
Tập Núi Đồi và Thảo Nguyên, 1961, giải thưởng Lênin, gồm ba truyện vừa: Người thầy đầu tiên, Cây phong non trùm khăn đỏ, Mắt lạc đà, ca ngợi
https://thuviensach.vn
tính ưu việt của cuộc sống mới, quan hệ mới giữa người với người, và giữa người với thiên nhiên.
Sau tập truyện trên, mỗi tác phẩm mới của ông ra đời là một sự kiện mới trong đời sống văn học Liên Xô.
Truyện vừa:
Cánh Đồng Mẹ, 1963
Vĩnh Biệt Gun - xa - rư, 1966 – giải thưởng quốc gia Nga, 1969 Kịch bản phim Con Tàu Trắng, 1969, chuyển thể từ truyện vừa cùng tên, viết năm 1970 – giải thưởng quốc gia Liên Xô 1977
Sếu Đầu Mùa, 1975
Con chó khoang chạy ven bờ biển, 1977 và
Một ngày dài hơn thế kỷ, 1980 – giải thưởng quốc gia Liên Xô, 1983. Hầu hết tác phẩm của Chingiz Ajtmotov đều viết về dân tộc Kirgiz, mang tính thời đại sâu sắc và nêu được những vấn đề về lịch sử, triết học, đạo đức và vũ trụ… trong khoảng một phần tư thế kỷ trở lại đây. Chingiz Ajtmotov viết bằng tiếng mẹ đẻ và tiếng Nga. Văn phong giản dị, tế nhị nhưng hàm súc, cô đọng, giàu chất trữ tình và chất suy tưởng. Bằng thực chất lao động, nhà văn của mình, ông đã có nhiều đóng góp lớn trong việc phát triển và làm giàu tiếng Nga văn học.
Ông được công nhận là một cây bút văn xuôi xuất sắc của nền văn học Xô Viết, ảnh hưởng tốt đến các nhà văn khác, nhất là lớp cầm bút trẻ. Hầu như mỗi tác phẩm của ông đều gây nên những cuộc tranh luận lớn trong sinh hoạt văn học Liên Xô, nhưng tựu trung đều khẳng định sức khám phá, sáng tạo của một nghệ sĩ lớn khi khái quát hiện thực xã hội cũng như phong cách và thủ pháp nghệ thuật.
Ông đã kết hợp tài tình tính dân tộc và tính hiện đại trong khi vận dụng nhuần nhuyễn truyền thuyết và huyền thoại trong dân gian lẫn khoa học viễn tưởng vào tác phẩm của mình.
Nhiều tác phẩm của ông đã được dựng thành phim: Giamilia, Mắt lạc đà, Người thầy đầu tiên, Cánh đồng mẹ, Quả táo đỏ, Con tàu trắng… MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ là tiểu thuyết quan trọng của Chingiz Ajtmotov. Ngay từ lúc mới ra đời đã không ngừng được dư luận
https://thuviensach.vn
rộng rãi trong và ngoài nước đặc biệt theo dõi.
Ở nước ta, đây là lần đầu tiên, tác phẩm độc đáo này do Nhà xuất bản TRẺ tổ chức dịch và giới thiệu tương đối đầy đủ với bạn đọc từ lâu vẫn mong đợi và dành cho tác giả quen thuộc này nhiều cảm tình đặc biệt.
MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ là đỉnh cao của khuynh hướng triển khai triết lý đối với cuộc sống, thông qua số phận một con người. Triết lý của tác phẩm nảy sinh từ những suy tưởng sâu sắc về những chủ đề lớn: lao động, nhân tạo, vũ trụ, lịch sử…
Đó là những bi kịch về thời đại, những nỗi đau nhân tình muôn thuở của con người khi lâm vào cảnh ngang trái, gian truân, phải đấu tranh để sinh tồn. Đó là số phận của Edigej – một công nhân đường sắt già – suốt đời lận đận mưu sinh. Cuối cùng, gia đình trụ lại ở một ga xép giữa thảo nguyên úa vàng heo hút, thuộc miền Đất Giữa.
Để đảm bảo giao thông cho con đường huyết mạch của Tổ Quốc, bất kể ngày đêm, bão tuyết, họ phải lao động chân tay đơn giản, liên tục, năm này qua năm nọ, không thể khác được. Với một tinh thần cần mẫn, nghiêm túc, tự giác tự nguyện. Nghĩa vụ lao động đã trở thành một nhu cầu nội tại, gắn liền với sự tồn tại của đất nước và bản thân.
“Người lao động – theo tác giả – chính là chỗ dựa, là cái trục của Trái Đất”.
Đó là chủ nghĩa nhân đạo được thể hiện ở tình thương yêu, đùm bọc của Edigej và các công nhân Bornly - Bão Tuyết đối với Abutalip, một người lao động chân chính gặp cảnh gian truân.
Đó là tình cảm gắn bó với quá khứ dân tộc, thể hiện qua sự gìn giữ trân trọng những truyền thống tốt đẹp, bảo vệ ký ức, tàng trữ những giá trị lâu bền của con người.
Khi nhắc lại truyền thống về loài chim Donenbaj, về tên nô lệ mankur u mê nghe lời chủ, bắn chết chính mẹ đẻ của mình, tác giả qua đó phê phán mạnh mẽ loại ‘mankur hiện đại’ quyền cao tước trọng, học hàm, học vị và kiến thức đầy đủ, nhưng bên trong trống rỗng như người không tim, hoàn toàn mất gốc truyền thống gia đình và dân tộc.
https://thuviensach.vn
Đề tài vũ trụ được triển khai bằng một thủ pháp nghệ thuật kỳ ảo, nhằm gây hiệu quả lạ hoá, làm nổi bật những vấn đề tư tưởng có ý nghĩa rất thực tại: nhân loại phải có tầm nhìn xa trong việc bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất. Và, phải đặt Trái Đất trong tồn tại vũ trụ, mới khách quan nhận ra những âm mưu gây chiến trên Trái Đất trở nên vô cùng phi lý, phi nhân, nhỏ nhen và tầm thường.
Với trình độ xã hội và kỹ thuật mà nhân loại ngày nay đại tới, những vấn đề lớn của hành tinh chúng ta không thể nào giải quyết riêng rẽ mà nhất thiết phải có sự hợp lực thống nhất của mọi nước, mọi lực lượng trên thế giới.
Trong MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ, qua sự kết hợp giữa tuyến tường thuật cuộc đời những công nhân ở ga xép bão tuyết với tuyến miêu tả những cảnh tượng từ sân bay vũ trụ Sarozek và những biến cố về sự liên hệ giữa Trái Đất và Hành Tinh Ngực Rừng, tác giả đã tạo ra một sự so sánh đầy ý nghĩa: vấn đề bảo vệ ký ức, những truyền thống tốt đẹp của quá khứ mà những công nhân đường sắt ở Boranly - Bão Tuyết quan tâm, mang ý nghĩa sống còn, có tầm nhân loại, chẳng kém việc chinh phục vũ trụ, đi tìm những nền văn minh khác ngoài Trái Đất của các nhà bác học và các nhà du hành vũ trụ.
Càng đọc MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ, chúng ta càng thấm nhuần tính thuần hậu của chủ nghĩa nhân đạo Cộng Sản. “Những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc trong thời gian gần đây cho thấy rằng văn học đã cảm nhận được nhu cầu của xã hội phải chuyển sang một trình độ mới về chất… Nó đã lần ra được những điểm nhức nhối của cuộc sống chúng ta, những chiều hướng bất lợi trong các lĩnh vực xã hội, tinh thần. Những vấn đề xã hội - đạo đức gay gắt nhất mà xã hội hiện nay đang chú ý đã được đặt ra trong một loạt tiểu thuyết…”1.
Chúng ta rất vui mừng và không ngạc nhiên khi biết rằng, ngày 28-6- 1986, trong đại hội nhà văn Liên Xô lần thứ VIII. Chingiz Ajtmatov đã được đề cử vào Ban thường vụ gồm 9 người, và ông có tên ở vị trí đầu tiên trong danh sách ấy.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Một số tác phẩm:
* Giamilia (Джамиля, 1958)
* Cây phong non trùm khăn đỏ (Тополёк мой в красной косынке, 1961) * Người thầy đầu tiên (Первый учитель, 1962)
* Mắt lạc đà
(Bốn truyện trên được gộp trong tập Truyện núi đồi và thảo nguyên - Повести гор и степей, 1963)
* Vĩnh biệt Gunxarư (Прощай, Гульсары, 1966)
* Con tàu trắng (Белый пароход, 1970)
* Восхождение на Фудзияму (tạm dịch: Lên núi Phú Sĩ, đồng tác giả với Kaltai Mukhamedzhanov, Калтай Мухамеджанов)
* Sếu đầu mùa (Ранние журавли, 1975)
* Con chó khoang chạy trên bờ biển (Пегий пёс, бегущий краем моря, 1977) * Và một ngày dài hơn thế kỷ (И дольше века длится день, 1980, sau đổi tên là "Буранный полустанок")
* Đoạn đầu đài (Плаха, 1986)
* Тавро Кассандры, 1996
* Встреча с одним бахаи, 1998 (Trò chuyện với Feizolla Namdar, Фейзолла Намдар) * Когда падают горы (Вечная невеста) (2006)
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
LỜI TÁC GIẢ MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ
Ai cũng biết cần mẫn là một trong những thước đo tất yếu phẩm chất con người.
Với ý nghĩ đó, Edigej Zhangeldin, hay ‘Edigej - Bão Tuyết’ như những người quen biết bác vẫn gọi, quả thực là một người lao động chân chính. Bác là một trong những người làm chỗ dựa của đất, như ta quen nói. Theo tôi nghĩ, bác gắn bó với thời đại mình tới mức mật thiết nhất, và thực chất bác là con người của thời đại mình.
Chính vì lẽ đó, điều quan trọng đối với tôi khi xử lý những vấn đề đặt ra trong cuốn tiểu thuyết này là nhìn thế giới thông qua số phận của Edigej, một công nhân đường sắt từng chiến đấu ngoài mặt trận. Và tôi đã cố gắng làm tốt việc ấy ở mức độ vừa sức với tôi. Hình tượng Edigej - Bão Tuyết:
https://thuviensach.vn
đó là thái độ của tôi đối với nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa hiện thực xã hội, mà đối tượng nghiên cứu chủ yếu của nó đã và vẫn là người lao động. Tuy nhiên, tôi không hề tuyệt đối hoá bản thân khái niệm ‘người lao động’, chỉ vì người lao động là ‘con người giản dị, tự nhiên’, đang cặm cụi cày ruộng hay chăn nuôi. Qua xung đột giữa cái muôn thuở với cái hữu hạn trong cuộc sống, người lao động đáng được chú ý và quan trọng tới mức nào là tuỳ theo nhân cách họ ra sao, gánh nặng tinh thần họ lớn tới mức nào, thời đại họ đang sống được thể hiện tập trung ở họ đến đâu. Vì thế, tôi cố đặt Edigej - Bão Tuyết vào trọng tâm trật tự thế giới hiện thời, vào trung tâm những vấn đề đang khiến tôi xúc động.
Edigej - Bão Tuyết không chỉ là người lao động bẩm sinh hoặc do tính chất nghề nghiệp. Bác là người có tâm hồn cần mẫn, người có tâm hồn cần mẫn sẽ đặt cho mình những câu hỏi mà những người khác cho rằng đã có sẵn lời giải đáp. Và do vậy, những người kia làm việc một cách uể oải – ngay cả khi họ làm điều tốt – và họ chỉ sống theo kiểu tiêu dùng.
Còn những người có tâm hồn cần mẫn dường như được liên kết bởi một thứ tình nhân ái nào đó – họ luôn luôn có khả năng tự thể hiện không giống người khác, họ có thể thấu hiểu, và nếu chưa hiểu thấu, thì họ lắng vào suy ngẫm. Thời đại ta cung cấp cho họ những chất liệu để họ suy ngẫm nhiều hơn bao giờ hết. Mạch ký ức của loài người đã giăng từ trái đất vào vũ trụ.
Có lẽ mâu thuẫn bi đát nhất của giai đoạn cuối thế kỷ XX là thiên tài của loài người thì vô tận, mà khả năng biến nó thành hiện thực lại quá mong manh, chỉ vì những trở ngại chính trị, tư tưởng và chủng tộc do chủ nghĩa đế quốc đẻ ra.
Trong điều kiện ngày nay, khi không chỉ xuất hiện các khả năng kỹ thuật để bay vào vũ trụ một cách ổn định, mà các nhu cầu kinh tế và sinh thái học của loài người còn buộc ta phải thực hiện khả năng ấy, thì việc thổi bùng sự chia rẽ giữa các dân tộc, tiêu phí tiềm lực vật chất và năng lượng tinh thần cho cuộc chạy đua vũ trang là tội ác quái đản nhất trong số các tội ác chống lại con người.
https://thuviensach.vn
Chỉ có giải toả sự căng thẳng trên thế giới mới có thể được coi là đường lối chính trị tiến bộ hiện nay. Trên đời này không còn nhiệm vụ nào quan trọng hơn.
Nếu loài người không học được cách sống hoà bình, họ sẽ bị huỷ diệt. Không khí nghi ngờ, phòng bị, đối nghịch nhau là một trong những nguy cơ tai hại nhất, đe dọa cuộc sống thanh bình và hạnh phúc của loài người.
Người ta có thể chịu đựng lẫn nhau, nhưng họ không thể suy nghĩ hệt như nhau nếu họ vẫn còn là con người, vẫn duy trì các phẩm chất người của mình. Ý muốn làm mất bản sắc cá nhân của con người từ xưa đến nay vốn dĩ là mưu đồ của các vương triều, của bọn đế quốc và bá quyền.
Kẻ nào quên quá khứ, ắt buộc phải xác định lại chỗ đứng của mình trên thế giới, kẻ nào bỏ mất kinh nghiệm lịch sử dân tộc mình và của các dân tộc khác, sẽ bị loại ra khỏi bước phát triển lịch sử và chỉ có khả năng sống với ngày hôm nay.
Chỉ cần nhắc qua cuộc ‘Cách mạng văn hoá’ ở Trung Quốc, sự thao túng ý thức dân tộc, đẩy phép biện chứng phức tạp của cuộc sống xuống mức độ vài câu trích dẫn từ cái gọi là ‘sách đỏ của Mao’, chỉ cần nhắc đến vận mệnh của một dân tộc vốn có truyền thống lâu đời trên cái nền chính sách bá quyền hiện nay của giới lãnh đạo Trung Quốc, sẽ thấy ngay sự tương hợp giữa các hiện tượng ấy, nghe ra có vẻ rất viễn tưởng.
Quả vậy, thần thoại của người cổ đại, chủ nghĩa hiện thực kỳ ảo của Gogol, của Bulgakov hay của Markes, khoa học viễn tưởng… tuy hết sức khác nhau song tất cả đều có sức thuyết phục, chính vì chúng gắn liền với hiện thực. Yếu tố viễn tưởng phóng to một vài phương diện nào đó của hiện thực, rồi sau khi công bố ‘luật chơi’, sẽ giới thiệu các phương diện ấy theo kiểu khái quát triết lý, cố vạch rõ tiềm năng phát triển của những điểm đã chọc lọc từ hiện thực.
Yếu tố viễn tưởng – đó là phép ẩn dụ cho phép nhìn cuộc sống dưới góc độ mới mẻ, bất ngờ. Trong thời đại ta, các ẩn dụ đã trở nên đặc biệt cần thiết chẳng những vì các thành tựu khoa học kỹ thuật thâm nhập vào lĩnh vực viễn tưởng trước đây, mà chủ yếu là vì thế giới ta đang sống thật dị
https://thuviensach.vn
thường, một thế giới bị xâu xé bởi những mâu thuẫn kinh tế, chính trị, tư tưởng, chủng loại.
Bởi lẽ đó, tôi muốn các ẩn dụ Sakozek trong cuốn tiểu thuyết của tôi một lần nữa nhắc nhở người lao động về trách nhiệm của họ trước vận mệnh của trái đất chúng ta…
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
NGƯỜI ĐI MỘT NGÀY DÀI HƠN THẾ KỶ
Vì đó là chuyến đi của đời người của số phận. Cao hơn nữa đó là hành trình của văn hóa từ truyền thống đến hiện đại. Khi người công nhân đường sắt Yedigei tìm cách chôn cất bạn mình là Kazangap trong nghĩa trang truyền thống của làng thì ở phía kia thế giới các chính khách Mỹ và Liên Xô đang bàn tính có nên đón tiếp các vị khách từ hành tinh khác đến trái đất hay không. Yedigei cố gắng hết sức để bạn mình được yên nghỉ trong lòng đất quê hương theo đúng phong tục tập quán mặc cho con trai người quá cố và dân làng nhạo báng nói rằng từ lâu họ đã chẳng còn tin vào truyền thống nữa. Chỉ đến khi biết được khu nghĩa trang của làng bây giờ nằm trong địa phận dành cho các hoạt động nghiên cứu vũ trụ của Liên Xô và sẽ phải dời chuyển ông mới đành thôi. Hai mạch cốt truyện song hành của “Và một ngày dài hơn thế kỷ” là để tác giả nêu lên sự căng thẳng giữa giá trị của tiến bộ khoa học kỹ thuật và tầm quan trọng của việc duy trì truyền thống và bản sắc. Một ngày dài hơn thế kỷ là cái ngày đó ngày Yedigei đưa Kazangap ra nghĩa trang dọc đường ông hồi tưởng cả cuộc đời mình và bạn mình đã sống với biết bao biến cố bao điều đã thấy và đã nghĩ. Con người thiếu văn hóa tức là mất ký ức là trở thành nô lệ cho kẻ khác là thành sát nhân. Chính ở tiểu thuyết này nhà văn đã lấy lại cái từ “mankurt” trong truyền thuyết Thổ Nhĩ Kỳ để nói về loại người đó. Một người mẹ có đứa con bị quỷ thần bắt và lấy mất ký ức. Khi bà mẹ tìm được đứa con về thì nó chẳng còn nhớ gì bố mẹ chẳng biết mình sinh ra ở đâu và cuối cùng nó đã giết người mẹ vì nghe nói bà định làm hại nó. Tên người mẹ trong truyền thuyết đó được đặt cho cái nghĩa trang làng mà Yedigei muốn chôn cất bạn mình. Và từ tiểu thuyết “mankurt” đã trở thành một danh từ chung chỉ loại người mất văn hóa mất ký ức cội nguồn bỏ cái của mình chạy theo cái của người khác. Tóm lại “mankurt” là “kẻ mất gốc”.
Vì đó là chuyến đi của tự do của sự giải phóng. Cô gái Jamilya (trong truyện cùng tên) ở một vùng núi Kyrgyzya đã nghe theo tiếng gọi của tình yêu đích thực mà không ngại ngần yêu và bỏ trốn khỏi làng cùng người lính
https://thuviensach.vn
giải ngũ Daniyar bỏ lại phía sau mình làng quê cùng những lề thói cũ bỏ lại người chồng đang ở mặt trận chỉ biết coi vợ như một đồ vật tôn thờ chứ không phải đối tượng tình yêu. Người em chồng đã ủng hộ chị dâu việc ấy. Câu truyện không chỉ là lời phê phán sự bất bình đẳng nam nữ trong các xã hội truyền thống phương Đông nó còn là lời ngợi ca tình yêu ngợi ca vẻ đẹp tinh thần con người dám sống và dám yêu. Nhà thơ Pháp Louis Aragon đọc truyện này xong đã không ngần ngại khen tặng “đó là thiên tình sử hay nhất thế giới”. Những ước mơ rồi sẽ thành hiện thực khi con người biết mơ ước. Như cậu bé mồ côi (trong truyện “Con tàu trắng”) mơ trở thành cá để đi tìm lại người bố yêu quý mà cậu tin là đang đi trên con tàu trắng ở hồ Issyk - Kul.
Vì đó là chuyến đi của sự hy sinh cho lợi ích con người. “Người thầy đầu tiên” là anh lính trẻ Duysen về làng đem dăm ba chữ biết được ở quân đội dạy cho các trẻ nhỏ. Anh không chỉ dạy chữ mà còn đấu tranh với các hủ tục để bảo vệ nhân phẩm con người cho các em. Anh đã đưa ánh sáng văn minh chiếu rọi nơi tăm tối và anh lặng lẽ nép mình trong bóng tối khi những học trò của mình trưởng thành bước ra vùng ánh sáng. Đức hy sinh cao cả thầm lặng. Và lòng biết ơn bị quên lãng đau đớn thấm thía. Và cũng lại từ thiên truyện cảm động đó “người thầy đầu tiên” trở thành câu cửa miệng người đời như một nhắc nhở một tự vấn lương tâm.
Người đi một ngày dài hơn thế kỷ và dắt dẫn bao độc giả khắp thế giới đi cùng mình đó là nhà văn Chingiz Aitmatov một người con của núi đồi và thảo nguyên nước cộng hòa Trung Á Kyrgyzstan. Bằng những trang văn thấm đầy nhân ái và văn hóa ông đã mang xứ sở núi non của mình ra thế giới và góp cho văn học thế giới một khuôn mặt độc đáo. Tập truyện “Núi đồi và thảo nguyên” của ông được giải thưởng Lênin (1963) đã nhanh chóng khẳng định một tài năng văn chương đích thực. Năm 1964 tập truyện này đã được dịch và in ở Việt Nam. Nó đã được đón nhận hân hoan và cũng đã bị phê phán kịch liệt. Cũng dễ hiểu thôi ở cái thời tính giai cấp còn được coi là cao hơn và mạnh hơn tính nhân loại mặc dù ở Liên Xô tác phẩm này ra đời và được trao giải thưởng cao nhất là vào thời kỳ “hửng ấm” khi bắt đầu những nỗ lực (nhưng nhanh chóng thất bại) làm cho “chủ nghĩa xã hội
https://thuviensach.vn
mang bộ mặt người”. Phải chờ thêm gần hai mươi năm nữa trước cận kề đổi mới các tác phẩm của Aitmatov mới ùa vào Việt Nam cùng tác phẩm của một số nhà văn tiêu biểu khác cuối thời Xô Viết đem lại cho nhà văn và độc giả Việt Nam một luồng sinh khí mới trong cảm nhận suy tư và sáng tạo. Thời ấy đầu những năm tám mươi thế kỷ trước ở Liên Xô và Việt Nam người ta nói nhiều đến ba cuốn tiểu thuyết có tên bắt đầu bằng chữ “P” (tiếng Nga): Đám cháy (V. Rasputin) Thám tử buồn (V. Astafiev) và Đoạn đầu đài (C. Aitmatov). Những cuốn sách phơi bày một thực trạng xã hội lâu nay che kín và gióng lên tiếng chuông cảnh tỉnh con người trước nguy cơ ô nhiễm sinh thái tự nhiên và sinh thái văn hóa. Dễ hiểu với một tâm thức nhà văn như vậy nên khi nước cộng hòa Kyrgyzstan tách ra độc lập Aitmatov đã không quản ngại đảm nhiệm các chức vụ đại sứ để giới thiệu đất nước mình với thế giới và tìm kiếm sự hòa hợp văn hóa của nước mình với nhân loại. Nhưng trên hết và sau hết ông vẫn là một nhà văn. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng của ông “Khi những ngọn núi sụp đổ” (“Cô dâu muôn đời”) vẫn đi tiếp mạch viết “Đoạn đầu đài” nói về ý nghĩa cuộc sống trong thế giới hiện đại.
Aitmatov suốt đời phấn đấu cho một chủ nghĩa nhân đạo trong trẻo nguyên sơ một chủ nghĩa nhân đạo xích con người lại gần nhau không phân biệt sắc tộc tôn giáo chính kiến. Ông buồn khi thấy trên các quảng trường bao đời nay chỉ dựng tượng những chiến binh. Còn những người lao động văn hóa lao động hòa bình thì tượng họ ở đâu? “Cần phải khắc phục sự thiếu hụt này trước hết qua văn học nghệ thuật với nền tảng là chủ nghĩa nhân đạo” ông nói. Để chống lại làn sóng văn hóa đại chúng đang dâng lên mạnh mẽ khắp thế giới ông khuyên những người sáng tạo là hãy tạo ra những giá trị nghệ thuật độc đáo và hãy biết giữ gìn những giá trị đã có. Và ông tin văn hóa hòa bình sẽ đến thay thế văn hóa chiến tranh.
Chingiz Aitmatov sinh năm 1929 sang năm ông tròn 80 tuổi. Năm nay chính phủ Kyrgyzstan đã tuyên bố là năm Chingiz Aitmatov. Mới đây ông cũng đã được khối nước nói tiếng Thổ đề cử giải Nobel văn chương. Nhưng tất cả những cái đó đã lùi lại phía sau ông từ ngày 10/6/2008. Tưởng nhớ ông hãy đọc lại văn ông để ngấm và ngẫm thêm nhiều điều bình thường và
https://thuviensach.vn
sâu sắc nữa. Tưởng nhớ ông độc giả Việt Nam có lẽ cũng nói được như một tờ báo Nga là “tưởng nhớ một nhà văn xuất sắc và một con người mà tên tuổi và sáng tác sẽ dài hơn một thế kỷ - đó là điều chắc chắn”.
Hà Nội 12. 6. 2008
PHẠM XUÂN NGUYÊN
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Nhà văn Kyrgyzstan, Chingiz Aitmatov: đau đáu yêu thương
Mỗi một nhà văn đều trưởng thành trong cái nôi văn hóa của dân tộc mình. Nhưng những nhà văn kiệt xuất luôn tới được với toàn nhân loại khi đi đến tận cùng những cảm xúc dân tộc. Nhà văn Kyrgyzstan, Chingiz Aitmatov chính là một người như vậy. Ông sinh ra và lớn lên ở nước cộng hòa Trung Á xa xôi nhưng lại viết bằng tiếng Nga và đã trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của nền văn học Xôviết. Các tác phẩm của ông luôn đau đáu nỗi đau cho thân phận con người trong một thế giới luôn diễn ra quá nhiều bất trắc và tàn bạo.
Từ bản làng ra đi
Chingiz Aitmatov sinh năm 1928 tại bản làng Sheker xa xôi của Kirgizia (Kyrgyzstan), lúc đó còn là một nước cộng hòa thành viên của Liên bang Xôviết. Cha ông vốn là một nhân tố hoạt động tích cực trong phong trào nông dân địa phương rồi trưởng thành lên tới vị trí một lãnh đạo cao cấp của nước cộng hòa.
Tuy nhiên, năm 1937, trong những rối lẫn chính trường ở Liên Xô thời đó, thân phụ nhà văn tương lai đã bị bắt giữ rồi bị xử bắn năm 1938. Thân mẫu, một phụ nữ người Tatar, từng tham gia công tác tuyên truyền chính trị trong quân đội Xôviết và sau này, phát triển thành một nhà hoạt động xã hội có tiếng. Nhà văn tương lai cùng các chị em gái của mình đã trở về nơi chôn nhau cắt rốn Sheker theo lệnh của người cha trước khi ông bị bắt. Tuổi thơ của Aitmatov đã trôi qua ở đó…
Ngay từ nhỏ, nhà văn tương lai đã trải qua một bài học khắc nghiệt về danh dự: dù biết cha mình bị oan uổng nhưng cậu bé Chingiz không bao giờ giấu giếm xuất thân của mình và luôn trung thực chấp nhận những trớ trêu vì câu chuyện của thân phụ, dù có thể bị đối xử không công bằng… Sau này, tính cương trực đó đã được thể hiện rất rõ nét trong các tác phẩm của Aitmatov…
https://thuviensach.vn
Sau khi học hết lớp tám, Aitmatov đã lên Dzhambun và vào học trường trung cấp thú y. Tiếp theo, nhà văn tương lai thi vào Trường Đại học Nông nghiệp. Năm 1953, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, Aitmatov làm việc một số năm trong Viện nghiên cứu khoa học về gia súc, đồng thời bắt tay vào viết những truyện ngắn đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ.
Năm 1956, Aitmatov thi đậu vào khóa dạy viết văn cao cấp ở Moskva. Truyện vừa Mặt đối mặt của Aitmatov viết bằng tiếng mẹ đẻ được in trên tạp chí Ala Too năm 1957 và được đánh giá là một phát hiện mới trong xử lý tâm lý con người của nền văn học Kirgizia. Mặt đối mặt kể về giai đoạn lịch sử hào hùng nhưng bi thảm của quốc gia Xôviết, những năm chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Câu chuyện xảy ra ở một bản làng Kirgizia xa xôi với nhiều tình tiết đẫm nước mắt. Nhân vật nữ chính của tác phẩm Seide đã phải ngậm đắng nuốt cay bởi nỗi oan là kẻ đào ngũ…
Năm 1958, Aitmatov đã in được truyện ngắn đầu tiên trên tạp chí Tháng Mười. Tuy nhiên, chỉ tới truyện vừa Dzhamilia, Aitmatov mới thực sự chinh phục được độc giả và các nhà văn. Ngay lập tức tác phẩm này được Louis Aragon dịch ra tiếng Pháp năm 1959.
Trong lời nói đầu của bản dịch ra tiếng Pháp, chính Aragon đã đánh giá:
“Trước khi nói tất cả những gì mà tôi nghĩ về Dzhamilia, tôi cần phải nhấn mạnh rằng, tôi coi đó là tác phẩm tuyệt vời nhất trên thế giới về tình yêu.
Tại đây, tại thành Paris kiêu hãnh, thành Paris của Villon, Hugo và Baudelaire, thành Paris của các ông vua và các cuộc cách mạng, thành Paris, đô thị vĩnh cửu của nghệ thuật, nơi từng viên đá gắn bó với huyền thoại hay lịch sử, trong thành phố của những tình nhân… Trong thành Paris từng nhìn thấy mọi sự, đọc mọi thứ, trải qua mọi điều, tôi đã đọc Dzhamilia chứ không phải Werther, không phải Antonio và Cleopatra và cũng không phải Giáo dục tình cảm…
Và tất cả những hình ảnh Romeo và Julietta, Paolo và Francesca, Hermani và Dona Sol đều trở nên mờ nhạt… bởi vì tôi đã gặp được Danyar
https://thuviensach.vn
và Dzhamilia, hai người đã đưa tôi về với năm thứ ba chiến tranh, vào đêm tháng 8/1943 ở đồng bằng Kurkurey…”.
Ngay từ lúc đó, Aragon cũng dự đoán tương lai văn học của Aitmatov: “Ai cũng chỉ có một đời. Chingiz Aitmatov mới chỉ bắt đầu cuộc đời đó. Nhưng có lẽ là anh đã tụ lại được trong trái tim mình, đã nhận thức được bằng trí tuệ của mình tất cả những trải nghiệm vô cùng tận của nhân loại. Và chính vì thế nên chàng trai trẻ này đã nói về tình yêu hơn bất kỳ ai khác… Ôi, Musset ơi, anh bạn có thể tiếc nuối vì không được biết về cái đêm tháng tám đó ở miền Kirgizia xa xôi! Và có thể ghen tị với người ở tuổi ba mươi – người đã không đánh mất cả sức mạnh lẫn cuộc sống…”. Cho tới nay, đây là tác phẩm được phổ cập nhất của nhà văn. Được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Chỉ riêng bằng tiếng Đức, Dzhamilia được tái bản tới 37 lần… Truyện vừa này về sau cũng đã được đưa vào sách Những truyện núi đồi và thảo nguyên mang lại danh tiếng quốc tế cho Aitmatov… Những truyện núi đồi và thảo nguyên đã được trao giải thưởng Văn học Lênin…
Trở về quê sau khi tốt nghiệp khóa dạy viết văn cao cấp ở Moskva, Aitmatov đã làm phóng viên một thời gian rồi chuyên tâm về sáng tác văn học và lãnh đạo các tạp chí văn học danh tiếng ở cả Kirgizia lẫn Moskva. Những tác phẩm văn học xuất sắc đã đưa ông lên một trong những vị trí hàng đầu của nền văn học Xôviết. Ông từng được nhận Giải thưởng Lênin năm 1963 và ba lần nhận Giải thưởng Quốc gia Liên Xô vào các năm 1968, 1980 và 1983.
Sau khi Liên Xô tan vỡ, Aitmatov từng làm đại sứ của nước Cộng hòa Kyrgyzstan tại ba nước thuộc Liên minh kinh tế Benelux (Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Hơn ai hết, Aitmatov đã chứng minh được chân lý: Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, mọi dân tộc dù đông người hay ít người đều có cơ hội cất lên tiếng nói nghệ thuật xứng đáng của chính mình. Những tác phẩm cuối đời của Aitmatov càng củng cố hơn vị trí một nhà văn hàng đầu của ông trong thế giới hiện đại.
Sách của Aitmatov được xuất bản ở khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là ở CHLB Đức, trong 7 - 8 năm gần đây tại đó đã phát hành tới cả triệu
https://thuviensach.vn
bản sách của ông. Đối với một nhà văn ở châu Âu, đó là số lượng khổng lồ. Tại Việt Nam ta, độc giả từ lâu đã biết và yêu hàng loạt những tác phẩm của ông như Người thầy đầu tiên, Dzhamilia, Con tàu trắng, Cây phong quàng khăn đỏ, Một ngày dài hơn thế kỷ…
Cuộc đời thú vị
Là một nhà văn lớn, Aitmatov đã trải qua những tháng ngày có rất nhiều giai thoại. Và những giai thoại đó vẫn được truyền tụng cho tới ngày hôm nay.
Người ta kể rằng, món tiền đầu tiên mà Aitmatov được lĩnh nhờ năng khiếu văn học của mình không phải là lúc đã lớn, khi ông được trao Giải thưởng Lênin cho tác phẩm Chuyện núi đồi và thảo nguyên mà là từ lúc… 5 tuổi. Khi đó, trong nông trang bị chết một con ngựa.
Và vị bác sĩ thú y người Nga xuống đấy để xác định nguyên nhân con ngựa bị chết đã không biết làm sao giải thích cho các nông trang viên hiểu được nguyên do đã làm ngựa chết vì ông không biết tiếng địa phương, còn người địa phương lại không thạo tiếng Nga. May mà có cậu bé Chingiz, lúc đó mới 5 tuổi: Cậu đã dịch tuyệt vời đến mức bà nội nghe thích quá, đã thưởng cho cậu một súc thịt lớn để cậu mang ra ăn cùng bạn bè…
Một trong những tác phẩm mới nhất của Aitmatov là Tuổi thơ tôi ở Kyrgyzstan được xuất bản bằng tiếng Đức trước khi ra mắt bằng tiếng mẹ đẻ của nhà văn. Số là, người bạn lâu năm của ông, dịch giả người Đức Fridrich Hitse đã nghe ông kể chuyện về tuổi thơ của ông và viết lại bằng tiếng Đức. Chính vì thế nên đã có thời gian, những người hâm mộ tài năng của Aitmatov, vốn chỉ viết văn bằng tiếng Kyrgyzstan và tiếng Nga, đã không thể đọc được cuốn sách mới này của ông nếu không biết tiếng Đức…
Có lần, Aitmatov nhận được thư gửi từ thành phố Boston của nước Mỹ. Độc giả người Mỹ này, vốn rất yêu thành phố của mình, cảm ơn nhà văn đã nhắc tới Boston trong cuốn sách Plakha (Aitmatov đã đặt tên Boston cho con chó trong sách). Viết thư trả lời độc giả người Mỹ, Aitmatov đã buộc phải giải thích rằng, thực ra, theo tiếng Kyrgyzstan, “boston” có nghĩa là cái áo lông màu xám.
https://thuviensach.vn
Con gái của nhà văn (ông có bốn người con từ hai cuộc hôn nhân) cũng nối nghiệp cha và viết văn, không phải bằng tiếng Nga hay tiếng Kyrgyzstan mà bằng tiếng Anh vì cô đang sống ở New York. Hai người con trai lớn của Aitmatov hiện là viên chức ở Kyrgyzstan, còn người con trai nhỏ đang học hội họa.
Aitmatov suốt một thời gian dài giữ chức Chủ tịch Hội điện ảnh Kyrgyzstan. Ông giải thích rằng, điều này rất có lý vì phần lớn những bộ phim hay đều dựa vào kịch bản là những tác phẩm văn học xuất sắc. Năm 2002, Aitmatov còn làm Chủ tịch Ban giám khảo Liên hoan phim quốc tế Moskva…
Năm 2004, nhân dịp Aitmatov bước vào tuổi 75, Trường Đại học Moskva mang tên Lomonosov (MGU) đã phong tặng ông bằng tiến sĩ danh dự. Các nhà khoa học cho rằng, một nhà văn có những tác phẩm như Cây phong quàng khăn đỏ, Dzhamilia, Một ngày dài hơn thế kỷ… thì không cần phải bảo vệ bất cứ một luận án nào cũng xứng đáng ngồi vào ghế tiến sĩ.
HOÀNG OANH
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Chương 1
Đây cuốn sách này thay cho thể xác ta
Và từ ngữ này thay cho tâm hồn ta.
GRIGOR NAAEKATSI
Thán thư (thế kỷ X)
Phải thật kiên nhẫn trong khi tìm mồi ở những mương rãnh khô cạn và lở lói. Một con cáo đói lần theo dấu chân lằng nhằng, dễ lẫn đến mức chóng mặt của loài chuột nhắt, lúc thì hấp tấp cào bới hang chuột, lúc thì náu mình chờ một con chuột nhỏ đang nép đâu đó nhảy ra chỗ trống, để có thể vồ lấy nó ngay tức khắc. Từ xa, con cáo chậm rãi và kiên nhẫn tiến lại gần tuyến đường sắt, về phía dải đất thẫm màu nổi lên cao cao, thẳng tắp giữa thảo nguyên.
Bãi đất ấy vừa quyến rũ, vừa đe dọa con cáo nhỏ. Trên đó, những đoàn tàu sầm sầm lao đi, khi về hướng này, khi về hướng kia, để lại phía sau bụi xỉ và mùi khói khét lẹt bị gió tạt là là trên mặt đất. Cả khu vực lân cận rung chuyển nặng nề mỗi khi có chuyến tàu lao qua.
Gần tối, con cáo nằm xuống cạnh cột điện thoại, dưới đáy khe, trong một bụi cây chút chít khô và dày. Nó cuộn mình thành một khối màu hung hung cạnh những thân cây chút chít màu đỏ sẫm ken sát nhau, và kiên nhẫn chờ đêm xuống. Hai tai nó dỏng lên lắng nghe tiếng gió rì rì thổi nhè nhẹ qua lớp cỏ chết khô cứng queo, dãy cột điện thoại cũng rên rỉ tẻ nhạt. Song con cáo không sợ tiếng rên ấy, vì dãy cột chỉ đứng cố định một chỗ, không hề truy đuổi nó.
Nhưng tiếng sầm sập của những đòan tàu mỗi lần lao qua đều làm cho nó run lên, căng thẳng và thu mình lại gọn hơn nữa. Tấm thân nhỏ nhoi và hai dãy xương sườn yếu ớt của nó cảm nhận cái sức mạnh ghê gớm, tưởng chừng long trời lở đất kia, song nó vẫn cố nén sợ hãi và ghê tởm các mùi lạ, để nằm dưới lòng rãnh chờ khi đêm xuống, con đường sẽ trở lại yên tĩnh hơn.
https://thuviensach.vn
Hoạ hoằm lắm, nó mới mò đến kiếm ăn ở đây, chỉ trong những trường hợp hoàn toàn đói mồi…
Khi không có đoàn tàu nào chạy qua, thảo nguyên đột nhiên trở nên im ắng như sau vụ đất lở, và những lúc im lặng tuyệt đối ấy, con cáo nhỏ lại nắm bắt trong không khí một thứ âm thanh cao tần khó hiểu và đáng ngờ nào đó thoang thoảng phía trên thảo nguyên đang chập choạng tối, một thứ âm thanh chẳng của giống vật nào cả. Có thể đó là trò chơi của các dòng quyển lưu, mà cũng có thể là dấu hiệu sắp thay đổi thời tiết. Bằng bản năng, con cáo nhỏ cảm nhận điều ấy và nó cay đắng nằm bẹp dí tại chỗ. Nó muốn tru lên thành tiếng, muốn rên ư ử vì lờ mờ linh cảm một tai hoạ chung nào đó. Nhưng cái đói vẫn lấn át ngay cả dấu hiệu cảnh báo ấy của tự nhiên.
Vừa liếm láp các đệm thịt ở gót chân đã hơi chai đi vì chạy nhiều, con cáo vừa khẽ rên ư ử.
Trước đây, khi sắp chuyển sang thu, trời cứ tối là lạnh giá. Đêm thì rét, đất phủ một lớp sương trắng như muối và dễ tan. Vậy là sắp bước vào cái mùa buồn tẻ đối với loài thú sống ở thảo nguyên. Những con mồi vốn đã hiếm hoi ở vùng này vào mùa hè lập tức biến mất, con thì chạy tới miền ấm áp, con thì chui vào hang, con thì tới vùng cát tránh mùa đông. Bây giờ thảng hoặc mới gặp một chú cáo lủi thủi kiếm mồi trên thảo nguyên, tựa hồ cả loài cáo đã tới ngày tuyệt giống. Bầy cáo con năm trước đã lớn và toả đi khắp phía, nhưng chưa đến mùa đông là thời kỳ bầy cáo từ khắp nơi tụ về một chỗ, làm cái việc duy trì nòi giống, những con đực cắn xé nhau để giành con cái với sức mạnh mà thiên nhiên phú cho chúng…
Màn đêm vừa buông xuống, con cáo liền rời khỏi rãnh. Nó dỏng tai nghe, đoạn mon men tiến lại nền đường xe lửa và vọt qua vọt lại hai bên mép đường không gây một tiếng động. Ở đây, nó tìm kiếm những thức ăn thừa mà hành khách quăng xuống qua cửa sổ toa tàu. Nó phải chạy khá lâu dọc hai bên đường tàu, hít ngửi đủ thứ đồ vật có mùi khó chịu, cho đến khi vớ được một món gì tàm tạm. Suốt dọc đường tàu, rải rác các mẩu giấy và mảnh báo bị vò nhàu, các loại vỏ chai vỡ, các mẫu thuốc lá, các vỏ đồ hộp méo mó và đủ thứ rác rưởi khác. Khó ngửi nhất là cái mùi phả ra từ miệng những chai bia vỡ, tưởng ngất đi được. Sau hai lần choáng váng cả đầu óc,
https://thuviensach.vn
con cáo không dám hít ngửi cái thứ không khí nồng nặc mùi rượu nữa. Nó xì mũi, nhảy tránh ra chỗ khác.
Vậy mà tai ác thay, nó vẫn chưa gặp được cái nó cần, sau bao nhiêu công phu chờ đợi và nén sự sợ hãi trong lòng. Song với hy vọng may ra kiếm được thứ gì ăn đỡ đói, nó vẫn kiên nhẫn chạy dọc đường tàu và thỉnh thoảng băng ngang từ bên này sang bên kia.
Nhưng đột nhiên đang chạy nó sững lại, hơi giơ một chân trước lên như bị bất ngờ. Dưới ánh mờ của vầng trăng nhàn nhạt ở trên cao, con cáo đứng giữa hai đường ray như một bóng ma câm lặng. Tiếng rì rầm xa xa khiến nó cảnh giác vẫn chưa mất đi, hiện thời nghe còn quá xa. Con cáo cong đuôi, lưỡng lự đôi chân, chuẩn bị rời khỏi đường tàu, nhưng nó bỗng dưng vội vã sục sạo vệ đường. Nó linh cảm sắp được một món, mặc dù tiếng sắt thép va chạm đáng sợ và tiếng đập xình xịch của hàng trăm bánh xe từ xa cứ mõi lúc một gần thêm. Con cáo chỉ do dự một giây nữa, rồi nó cuống quýt vọt đi, loạng choạng như một cánh bướm. Vừa lúc ấy, từ khúc đường quanh, những ánh đèn xa và gần của đoàn tàu, những tia đèn pha cực mạnh chợt bừng sáng, rọi trắng loá toàn bộ địa phận phía trước, lột trần không chút thương tiếc cái vẻ cằn cỗi, đói khát của thảo nguyên. Rồi đoàn tàu sầm sầm lao trên đường ray, không khí đầy mùi khói bụi khét lẹt, gió thổi ào ào.
Con cáo cắm cổ chạy thoái lui, chốc chốc ngoảnh lại và dán mình xuống đất vì sợ hãi. Con quái vật mang ánh đèn di động kia đã lao qua, nhưng tiếng sắt thép loảng xoảng và tiếng bánh xe xình xịch phải một hồi lâu mới ngớt. Con cáo lại co cẳng, vắt chân lên cổ mà chạy…
Sau đó nó dừng nghỉ để thở và nó lại muốn quay về chỗ đường tàu, nơi có thể kiếm được chút gì đỡ đói. Nhưng phía trước lại thấy thấp thoáng ánh đèn trên đường tàu, tiếp đến lại một chuyến tàu hàng dài lê thê, do hai chiếc đầu máy cùng kéo.
Con cáo bèn quyết định vòng tránh khu vực này, để rồi mò ra đường tàu ở đoạn nào không có các chuyến tàu chạy qua…
Những chuyến tàu ở vùng này chạy từ Đông sang Tây và từ Tây sang Đông…
https://thuviensach.vn
Trải rộng hai bên đường tàu ở vùng này là những hoang mạc mênh mông – miền Sarozek và các thảo nguyên úa vàng thuộc miền Đất Giữa. Ở vùng này, mọi khoảng cách bất kỳ đều được đem so với con đường sắt, như so với kinh tuyến Greenwich.
Những chuyến tàu vẫn chạy từ Đông sang Tây và từ Tây sang Đông…
Nửa đêm khuya khoắt, có một người kiên trì lặn lội tìm đến gặp Edigej ở chỗ chòi bẻ ghi.
Đầu tiên, người ấy đi ngay trên đường tà - vẹt. Sau đó, khi xuất hiện đoàn tàu hàng chạy ngược lại đang lao xuống dốc, người ấy né xuống vệ đường, vừa đi vừa dùng hai tay che gió và bụi thổi thốc ra từ dưới gầm tàu như một cơn lốc. (Đây là một đoàn tàu đặc biệt, luôn luôn bật đèn xanh trên đường chạy. Khi qua đây, nó sẽ rẽ sang một nhánh riêng vào vùng cấm của khu vực Sarozek. Tại đó, có đơn vị phục vụ giao thông riêng dẫn dắt đoàn tàu tới sân bay vũ trụ. Nói tóm lại, là vì thế mà cả đoàn tàu được phủ vải bạt và có bộ đội bảo vệ trên mỗi sàn toa).
Edigej đoán ngay rằng đó là vợ bác đang vội vã đến gặp bác, và sự vội vã ấy hẳn phải có lý do nghiêm trọng. Nhưng vì nhiệm vụ công tác, bác không được quyền rời vị trí bẻ ghi, khi chuyến tàu cuối cùng có người phụ trách đứng ở cửa toa mở ngỏ chưa chạy qua. Bác và người ấy phải dùng đèn xách tay đánh tín hiệu cho nhau, rằng mọi chuyện trên đường đều ổn thoả; và chỉ khi đó, Edigej – tai còn bị ù vì tiếng ầm ầm vừa rồi – mới quay sang hỏi vợ:
– Mẹ nó đến có việc gì?
Người vợ lo lắng nhìn chồng và mấp máy môi. Edigej không nghe rõ, nhưng bác hiểu – ấy là bác nghĩ như vậy.
– Mẹ nó hãy vào đây tránh gió đã – bác kéo vợ vào trong chòi. Nhưng trước khi nghe rõ từ miệng vợ điều chính bác đã đoán biết, thì lúc này, không hiểu sao bác lại sửng sốt về chuyện hoàn toàn khác. Tuy từ trước bác cũng đã nhận ra dấu hiệu của tuổi tác, nhưng lần này, thấy vợ thở hổn hà hổn hển do phải đi vội, tiếng thở cứ khò khè trong lồng ngực và hai bả vai gầy gò lên theo mỗi nhịp thở, bác bỗng có cảm giác ấm ức thay cho
https://thuviensach.vn
vợ. Ánh điện sáng rực trong chiếc chòi bẻ ghi nhỏ bé, sơn màu trắng tuyền, chợt soi rõ mồn một những nếp nhăn mà bác chưa hề nhìn thấy trên hai gò má đã bắt đầu sạm của Ukubala (trước kia Ukubala là một cô gái chắc nịch, da hơi ngăm pha màu lúa tiểu mạch, có đôi mắt đen sáng long lanh), rồi cả cái miệng khuyết mấy chiếc răng kia một lần nữa chứng tỏ rằng dù một phụ nữ đã hết thời xuân sắc cũng hoàn toàn không nên để khuyết răng như vậy (lẽ ra từ lâu, đã phải đưa vợ đi lắp những chiếc răng kim loại. Bây giờ hết thảy mọi người, từ già chí trẻ, đều lắp răng giả như thế cả). Thêm vào đó là những món tóc bạc trắng từ dưới vành khăn xoã xuống mặt, khiến trái tim bác nhói đau.
“Ôi mình ơi, mình già mất rồi” – Edigej ngầm thương vợ với cảm giác gờn gợn như chính bác có lỗi một phần. Bởi vậy, bác càng nặng lòng biết ơn vợ về mọi điều, về tất cả những gì hai vợ chồng từng trải qua sau nhiều năm chung sống. Và đặc biệt về việc vợ bác, giữa đêm hôm khuya khoắt, đã chạy dọc đường tàu tới điểm xa nhất của cái ga xép này để báo cho chồng biết tin Kazangap mất. Bởi lẽ, Ukubala biết rõ tin này rất hệ trọng đối với Edigej. Lão Kazangap bất hạnh – một ông già cô đơn – vừa qua đời trong ngôi nhà đắp bằng đất trống trải. Ukubala hiểu rằng trên đời này chỉ có một mình Edigej xúc động lo lắng đến cái chết của ông già Kazangap đã bị mọi người bỏ rơi, tuy rằng chồng bà chẳng phải họ hàng thân thích gì với người quá cố.
– Mẹ nó hãy ngồi nghỉ một chút đã – Edigej nói, khi hai người đã vào trong chòi.
– Ông cũng ngồi nghỉ đi – Ukubala bảo chồng.
Hai người ngồi xuống:
– Có chuyện gì vậy?
– Bác Kazangap chết rồi.
– Hồi nào?
– Vừa rồi, tôi chạy sang nhà bác ấy xem bác có cần giúp cái gì không. Tôi bước vào nhà, đèn vẫn sáng, và bác ấy vẫn nằm nghiêng trên giường, riêng chòm râu không hiểu sao lại cong ngược lên. Tôi lại gần và gọi: bác Kazangap, bác Kazangap ơi, bác có muốn uống trà nóng để tôi pha cho nhé!
https://thuviensach.vn
Nhưng bác ấy đã đi rồi – giọng bà nghẹn ngào, nước mắt lăn xuống hai gò má gầy hơi ửng đỏ vì lạnh, và bác nấc lên khe khẽ. – Một con người tốt biết chừng nào, thế mà lúc chết hoá ra chả có ai vuốt mắt cho – Ukubala vừa khóc vừa nói. – Đâu ngờ một người như thế phải chết như một con… – bà định bảo như một con chó hoang, nhưng bà ngừng lại, khỏi cần nói thêm cũng đã rõ rồi.
Edigej - Bão Tuyết, như mọi người vùng này vẫn gọi, ngồi nghe vợ nói, vẻ mặt đăm đăm, hai bàn tay gân guốc như rễ cây nặng nề đặt trên đầu gối. Chiếc mũ lưỡi trai của công nhân đường sắt đã sờn và thấm dầu mỡ che ánh đèn rọi vào mắt bác, bác đã phục vụ ở cái ga xép Boranly - Bão Tuyết này lâu lắm, hồi mới từ mặt trận trở về. Giờ đây bác đang nghĩ gì?
– Mình phải làm gì đây? – Ukubala hỏi.
Edigej ngẩng đầu, nhìn vợ với nụ cười chua chát.
– Còn làm sao nữa! Ta sẽ mai táng bác ấy! – Bác nhổm dậy như đã quyết định dứt khoát. – Thế này nhé, mẹ nó hãy quay về nhà gấp. Và nghe tôi dặn này…
– Tôi nghe ông đây.
– Hãy đánh thức Ospan dậy. Đừng bảo trưởng ga nói, điều đó không quan trọng. Trước cái chết, tất cả đều như nhau thôi. Mẹ nó hãy bảo cậu ta rằng ông lão Kazangap đã chết, ông lão đã làm việc bốn mươi năm liên tục ở nơi này. Có lẽ khi Kazangap bắt đầu ở đây thì Ospan còn chưa ra đời, và hồi ấy dù có thuê tiền cũng chẳng ai chịu mang một con chó tới đây nuôi. Trong thời gian Kazangap làm việc, số đoàn tàu chạy qua còn nhiều hơn cả số sơi tóc trên đầu… Mẹ nó cứ nói như thế, để cậu ta suy nghĩ. Và nghe tôi dặn này…
– Tôi nghe ông đây.
– Mẹ nó hãy đánh thức mọi người dậy, hãy gõ tất cả các cửa sổ. Nào đông đúc gì cho cam, tổng cộng chỉ có tám nhà, đếm được trên đầu ngón tay… Hãy gọi tất cả dậy, đêm nay không ai được ngủ, khi có một người như thế qua đời. Hãy gọi tất cả dậy.
– Nhỡ họ tức giận trách móc mình thì sao?
https://thuviensach.vn
– Việc của ta là báo tin cho mọi người biết, còn ai muốn chửi bới, trách móc gì mặc kệ họ. Cứ bảo là tôi ra lệnh đánh thức, phải có lương tâm chứ! Hượm đã!
– Còn việc gì nữa?
– Trước hết mẹ nó chạy tới phòng trực ga. Hôm nay Shajmerden ngồi điều vận, hãy báo cho anh ta biết và bảo anh ta thử nghĩ xem nên làm gì. May ra có thể tìm được người thay tôi lần này. Nếu tìm được, báo cho tôi biết. Mẹ nó hiểu chưa, cứ bảo anh ta thế nhé!
– Tôi sẽ nói với anh ta! – Ukubala đáp, rồi như chợt nhớ ra điều chủ yếu nhất đã quên biến đi mất, bà nhắc: – Thế còn đám con cái của bác Kazangap? Phải điện ngay cho chúng nó biết trước tiên chứ, đằng này lại… Bố chết kia mà…
Edigej cau mày khó chịu khi nghe câu nói ấy, bác chẳng buồn đáp. – Con cái dù có thế nào thì vẫn là con cái – Ukubala nói tiếp, giọng như phân trần, vì biết rằng Edigej không thích nhắc chuyện ấy. – Tôi biết chứ – bác phẩy tay. – Đâu phải tôi không hiểu gì! Đúng thôi, không thể vắng mặt chúng được; tuy rằng nếu để tôi quyết, thì chả đời nào tôi cho lũ đó lại gần!
– Ông ơi, đó không phải là việc của ta. Hãy để chúng nó về và tự chôn cất bố chúng. Kẻo sau lại lời ra tiếng vào đủ chuyện…
– Làm như tôi ngăn cản không bằng! Thì cứ để chúng nó đến. – Nhỡ con trai bác ấy trên thành phố không về kịp?
– Kịp thôi, nếu nó muốn. Hôm kia lên ga chính, tôi đã đánh điện cho nó, báo tin cha nó ốm nặng, khó qua khỏi. Nói thế là đủ! Nó vẫn tự coi mình là đứa thông minh, nó phải hiểu chứ…
– Nếu vậy thì ổn rồi – bà vợ vừa lòng với lý lẽ của chồng và như vẫn đang nghĩ đến điều khiến bà lo ngại, bà nói tiếp: – Giá nó đem cả vợ về thì tốt, dầu sao cũng là bố chồng qua đời, chứ đâu phải người dưng…
– Việc đó thì kệ vợ chồng nó quyết định. Khỏi cần gợi ý, chúng nó đâu còn là trẻ con.
– Đương nhiên, đương nhiên rồi – bà Ukubala đành chấp nhận, dù vẫn còn nghi ngại.
https://thuviensach.vn
Hai người cùng im lặng.
– Thôi, mẹ nó đừng chần chừ nữa, đi đi.
Nhưng bà vợ lại còn điều muốn nói:
– Còn con gái bác ấy, con bé Ajzada khốn khổ, sống với thằng chồng nghiện ngập và lũ con ở trên ga chính, nó cũng phải về làm tang bố chứ? Edigej bất giác mỉm cười, vỗ vai vợ:
– Bây giờ mẹ nó bắt đầu lo hộ hết thảy mọi người. Từ đây đến chỗ Ajzada chẳng bao xa, sáng mai sẽ cho người lên báo tin. Tất nhiên nó sẽ về kịp. Mẹ nó nên hiểu rằng cả con Ajzada lẫn thằng Shabitzhan, nhất là cái thằng con bất hiếu ấy, chẳng làm được trò gì đâu. Rồi mẹ nó xem, chúng nó sẽ về thôi, né tránh sao được, nhưng chúng cũng chỉ đứng nhìn như khách lạ, còn làm ma cho bác Kazangap vẫn là việc của chúng ta, vậy đó… Thôi, mẹ nó hãy đi làm những gì tôi đã dặn.
Ukubala đã bước đi, song còn chần chừ dừng lại, rồi mới bước tiếp. Lúc ấy Edigej gọi với theo:
– Nhớ đến chỗ phòng trực gặp Shajmerden trước đã, để anh ta cử người đến thay tôi, sau đó tôi sẽ làm bù. Ai lại để người qua cố nằm một mình trơ trọi trong căn nhà trống… Mẹ nó cứ bảo thế nhé…
Và bà vợ gật đầu, bước vội. Lúc ấy trên bảng điều khiển, đèn tín hiệu màu đỏ, nhấp nháy, kêu è è – một đoàn tàu mới đang chạy về ga Boranly - Bão Tuyết. Theo lệnh của trực ga, phải dồn nó vào tuyến đường dự phòng, để thông đường cho một đoàn tàu chạy ngược chiều cũng đang sắp vào ga, một sự dồn tàu thông thường. Trong khi các đoàn tàu chạy qua theo đường của chúng, Edigej thỉnh thoảng lại ngó về phía Ukubala đang đi xa dần bên vệ đường như thể bác còn quên nói điều gì với vợ. Dĩ nhiên còn có điều cần nói, trước khi mai táng còn thiếu gì việc phải lo, không thể nhớ ngay tất cả, nhưng bác nhìn theo vợ chẳng phải vì lý do ấy. Đơn giản là vì chính lúc này bác mới để ý thấy vợ bác già đi, lưng còng xuống rõ rệt trong màn khói màu vàng của ánh đèn đường.
Bác nghĩ: Vậy là cái già đã ngồi chễm chệ trên vai. Thành ông lão bà lão mất rồi! Và tuy rằng trời phú cho bác sức khoẻ tốt, bác còn dẻo dai lắm, nhưng dầu sao cũng đã bước sang tuổi sáu mươi mốt rồi. “Độ hai ba năm
https://thuviensach.vn
nữa người ta sẽ mời mình về hưu thôi” – Edigej tự nhủ không hề có ý diễu cợt. Song bác biết rằng bác chưa về hưu sớm như vậy, cũng không dễ dàng tìm được người thay chân bác ở vùng này. Bác vừa làm thợ bẻ ghi, vừa làm công nhân sửa chữa, bẻ ghi thì thỉnh thoảng thôi, khi nào có ai bệnh hoặc nghỉ phép. Mấy ai muốn đến vùng đất hẻo lánh, xa xôi và khô cằn này để nhận thêm vài đồng lương? Cứ thử tìm ra một người thợ như vậy trong số thanh niên bây giờ mà xem.
Để sống ở các ga thuộc miền Sakozek, phải có tinh thần, nếu không sẽ gục ngã. Thảo nguyên mênh mông, con người thì bé bỏng. Thảo nguyên hờ hững, anh khổ sở hay vui sướng, nó cũng mặc kệ anh; anh hãy tiếp nhận nó như nó đang có. Trong khi đó con người lại quan tâm đến mọi thứ trên đời; những gì xảy ra, xảy ra như thế nào và họ buồn bã, khổ sở cảm thấy rằng, giá ở một nơi khác, bên cạnh những người khác, có lẽ mình sẽ sung sướng hơn, còn ở đây chỉ có sự trớ trêu của số phận… Và vì lẽ đó, người ấy đánh mất bản thân mình trước thảo nguyên khắc nghiệt và vĩ đại; người ấy mất hết tinh thần, như cái ắc quy trong chiếc mô tô ba bánh của Shajmerden mất điện. Shajmerden cứ khư khư giữ gìn cái xe, anh ta chẳng đi và cũng không cho ai mượn. Vậy là chiếc xe cứ đứng chết dí một chỗ, lúc cần thì không nổ được máy, chẳng chạy được vài bước. Con người ở miền Sarozek cũng thế: nếu không tha thiết với công việc, không bám rễ vào thảo nguyên thì không sống nổi, và khó lòng ở yên một chỗ. Những hành khách từ trên các toa tàu ngó xuống, phải giơ hai tay ôm đầu: – Trời ơi, sao người ta có thể sinh sống ở đây được nhỉ? Bốn phía chỉ thấy thảo nguyên và lạc đà! Vậy mà người ta vẫn cứ sống, nếu ai có đủ kiên nhẫn. Ba năm, nhiều lắm chỉ bốn năm, rồi cũng đến bỏ đi nơi khác…
Ở ga Boranly - Bão Tuyết chỉ có hai người bám rễ suốt đời là Kazangap và bác – Edigej - Bão Tuyết. Bao nhiêu vị khác đến rồi đi! Về phần bác chưa dám nói, chứ ông già Kazangap thì đã làm việc ở đây bốn mươi năm, không phải vì ông già ấy kém cỏi so với những vị khác. Dù có đem đổi Kazangap lấy mười người, Edigej cũng chẳng chịu… Giờ thì Kazangap không còn nữa, ông già chết rồi….
https://thuviensach.vn
Các chuyến tàu vẫn chạy, chuyến sang phía đông, chuyến về phía tây. Đường tàu ở Boranly - Bão Tuyết có nhiều lúc vắng lặng. Và mọi vật xung quanh lập tức hiện ra rõ rệt – những ngôi sao trên bầu trời đêm đêm hình như nhấp nháy sáng hơn, và gió như thổi mạnh hơn bên vệ đường, trên lớp đá sỏi trải giữa hai thanh ray đang khẽ ngân nga.
Edigej không bước vào trong chòi. Bác đứng tựa vào cây cột, suy nghĩ. Đằng xa trước mặt, bên kia đường sắt, là hình bóng mờ mờ của bầy lạc đà đang nhai cỏ trên cánh đồng. Chúng đứng lặng dưới trăng, chờ đêm trôi qua. Và trong số đó, Edigej nhận rõ con lạc đà hai bướu, đầu to của bác; con lạc đà thuộc loại khoẻ nhất, đi nhanh nhất miền Sarozek này và nó giống chủ của mình, nó cũng được gọi là Karanar - Bão Tuyết. Edigej kiêu hãnh vì Karanar. Nó là một con vật có sức khoẻ hiếm thấy, tuy điều khiển nó không đơn giản, bởi vì Karanar là con đực mà hồi trước Edigej lại không thiến.
Edigej tự nhủ là sáng mai cần lùa con Karanar về nhà sớm để thắng yên. Bác sẽ cùng nó đi đưa ma, đầu óc bác còn lo nghĩ nhiều chuyện khác nhau….
Ở khu ga, mọi người vẫn đang ngủ yên. Đầu ga đằng kia, có mấy gian nhà nhỏ là nơi làm việc, thêm sáu ngôi nhà giống nhau lợp phibro xi măng do ngành đường sắt xây dựng, với ngôi nhà của Edigej, do chính bác dựng nên. Và cái nhà bằng đất của ông lão Kazangap quá cố, rồi các kiểu bếp lò làm ngay ngoài sân, các hàng rào bằng sậy che gió cho đàn gia súc, cùng nhiều thứ lặt vặt khác. Giữa khu vực ấy có một cái cối xay gió vạn năng, vừa làm quay cái bơm điện và khi cần có thể bơm nước bằng tay, xuất hiện ở đây được mấy năm nay. Đó là toàn bộ khu ga Boranly - Bão Tuyết.
Khu ga nằm ven tuyết đường sắt vĩ đại, giữa thảo nguyên Sarozek mênh mông. Một khâu nối nhỏ bé trong hệ thống chằng chịt như mạch máu các ga chính ga phụ, các đầu mối giao thông, các đô thị… Toàn bộ khu ga đứng chơ vơ, hứng mọi thứ gió trên đời, nhất là gió mùa đông, khi những trận bão tuyết miền Sarozek thổi lồng lộn, vun tuyết ngập đến cửa sổ các ngôi nhà và dồn thành đụn lớn trên đường tàu… Bởi thế, ga xép này mang
https://thuviensach.vn
tên Boranly - Bão Tuyết, và tấm biển treo ở cửa ga được viết bằng hai thứ tiếng: Boranly – tiếng Kazak và Bão Tuyết – tiếng Nga… Edigej còn nhớ, hồi chưa có các loại máy cào tuyết hoạt động, với những thiết bị bắn tuyết văng tung toé, với những lưỡi dao gạt tuyết sang hai bên…, khi phải xử lý các đụn tuyết trên đường tàu, có thể nói, bác và Kazangap từng phải đánh vật một mất một còn với chúng. Tưởng như việc đó mới gần đây thôi, năm năm mươi, năm năm mốt, mùa đông rét mới khiếp chứ. Đâu chỉ ngoài mặt trận mới sử dụng sinh mệnh cho những việc làm một lần, như lao lên tấn công hay một mình ném lựu đạn vào gầm xe tăng!… Ở đây, những việc như thế xảy ra luôn. Tuy không ai giết anh, nhưng anh tự giết mình. Đã bao nhiêu đống tuyết phải dọn bằng tay, cào bằng mê, hoặc tống vào bao tải vác lên trên đồi; chẳng hạn ở cây số thứ bảy, nơi đường tàu xuyên qua một quả đồi bị xẻ ngang. Và mỗi lần như thế lại tưởng chừng đó là trận sống mái cuối cùng với bão tuyết, đành phải nhắm mắt nộp mạng cho thần chết, miễn sao khỏi phải nghe tiếng còi tàu giục giã, đòi thông đường giữa thảo nguyên!
Nhưng hồi ấy những đống tuyết rồi cũng tan, các tàu lại lao qua, năm tháng lại trôi đi… Ngày nay chẳng mấy ai nghĩ đến điều đó, chuyện quá khứ mà… Những tay cán bộ bảo đảm giao thông ngày nay cưỡi xe đến đây, rồi những đội kiểm tra - sữa chửa ồn ào. Tất cả bọn họ không tin, không hiểu, không thể tưởng tượng rằng một nhúm người chỉ có xẻng thôi lại đủ sức dọn tuyết thông đường giữa thảo nguyên Sarozek! Thần kỳ! Có vị còn cười nhạo: Tội gì chuốc lấy những cực hình ấy! Tại sao lại tự chôn mình như thế! Chúng tôi ấy à, chúng tôi mặc xác! Sao các anh không vứt mẹ nó đấy, sao các anh không tìm nơi khác, đến một công trường lớn, ít ra cũng có những điều kiện tối thiểu mà làm việc! Làm bao nhiêu công sẽ được trả bấy nhiêu lương. Có việc gấp rút thì hò nhau làm ngoài giờ… “Các ông già lẩm cẩm ơi, các ông ngu dại thì chết cũng đáng đời!…”
Khi gặp những vị ‘khôn ngoan’ kiểu đó, Kazangap không thèm để ý đến họ, dường như điều ấy chẳng can hệ gì tới mình. Bác chỉ cười khẩy, tựa hồ tự thầm biết những gì lớn lao mà bọn kia không thể hiểu nổi. Riêng
https://thuviensach.vn
Edigej không nhịn được, lắm lúc nóng mặt, cãi nhau những trận ra trò với họ, song chỉ chuốc thêm bực mình.
Edigej và Kazangap thường trò chuyện với nhau về cái mà đám thợ kiểm tra - sửa chữa ngày nay vẫn chế nhạo, mỗi khi họ đến đây trên những toa xe chuyên dùng. Hai bác còn nói nhiều chuyện khác vào những năm mà bọn thợ khôn ngoan kia hẳn mới là lũ trẻ ở truồng. Thời ấy, hai bác còn phải vắt óc lo đến sinh hoạt hàng ngày nữa chứ. Từ bấy đến nay đã lâu quá rồi, từ năm bốn mươi lăm kia, nhất là sau khi ông già Kazangap về hưu, và cuộc sống của bác ấy không xuôi chèo mát mái: bác lên thành phố ở với thằng con trai, ba tháng sau đã bỏ về đây. Dạo đó hai bác đã luận bàn đủ thứ chuyện trên đời, Kazangap quả là một người thông thái. Có những điều đáng nhớ… Và bỗng nhiên Edigej vô cùng cay đắng khi hiểu ra rằng từ nay bác chỉ có thể nhớ lại mà thôi…
Edigej vội bước vào chòi khi nghe tiếng micro của máy đàm thoại nội bộ kêu lạo xạo. Trong cái máy ngớ ngẩn ấy có tiếng lọc ọc một lát, sau đó mới vang lên giọng nói:
– Bác Edigej, alo, bác Edigej – giọng trực ga Shajmerden è è. – Bác nghe rõ không? Trả lời đi!– Tôi nghe đây! Nghe rõ!
– Bác có nghe rõ không?
– Nghe rõ, nghe rõ!
– Rõ như thế nào?– Như từ thế giới bên kia!
– Tại sao lại từ thế giới bên kia?– Chả tại sao cả!
– À ra vậy… Nghĩa là tại ông lão Kazangap ở bên ấy!– Ở bên ấy làm sao?
– Nghĩa là ông lão đã… sang thế giới bên kia – Shajmerden cố tìm lối nói thích hợp. – Nói thế nào nhỉ? Nghĩa là ông lão đã đi hết chặng đường vinh quang của mình.– Ừ – Edigej đáp gọn lỏn.
“Đồ khốn kiếp – bác nghĩ – người ta chết mà nó cũng chẳng biết cách nói cho nó giản dị”.
Shajmerden ngừng một phút. Micro càng lạo xạo, lẹt xẹt, để lộ tiếng thở rõ hơn. Sau đó Shajmerden lè nhè:
https://thuviensach.vn
– Này, Edigej, yêu cầu bác đừng có làm tôi rối trí. Nếu ông lão chết thì chết chứ sao… Bây giờ chỗ tôi chẳng có ai hết, tại sao bác lại phải ngồi bên người chết mới được chứ? Ngồi như thế có làm cho ông lão sống lại được đâu kia chứ?
– Còn tôi thì tôi cho rằng cậu chẳng hiểu cái gì hết – Edigej nổi giận. – Đừng làm rối trí nghĩa là thế nào! Cậu mới về đây hơn một năm, còn tôi với bác Kazangap đã làm việc với nhau ba chục năm. Cậu nghĩ xem, một người trong số chúng ta qua đời, không ai được bỏ mặc người quá cố nằm chỏng chơ một mình trong ngôi nhà trống vắng như thế.
– Làm sao ông lão ấy biết mình nằm một mình hay có người ngồi bên? – Nhưng chúng ta biết.
– Thôi được, bác đừng có làm ầm ĩ lên nữa!– Đấy là tôi giải thích cho cậu nghe.
– Vậy bác muốn gì? Ở chỗ tôi chẳng còn ai cả. Bác có về chỗ ông lão thì cũng chả làm được việc gì sất, giữa lúc đêm hôm khuya khoắt thế này.– Tôi sẽ cầu nguyện cho người quá cố. Đọc bài cầu nguyện ấy mà.
– Cầu nguyện? Bác, Edigej - Bão Tuyết mà lại cầu nguyện?– Ừ, tôi. Tôi biết bài cầu nguyện.
– Hay chửa, sáu chục năm sống dưới chính quyền Xô Viết rồi.– Cậu im đi, chính quyền Xô Viết thì dính dáng gì đến chuyện này! Người ta đã cầu cho vong linh người chết từ thời xửa thời xưa. Con người qua đời, chứ đâu phải con vật!
– Thôi được, bác cứ cầu nguyện, nhưng đừng có la ầm ĩ lên nữa. Tôi sẽ cho người đi gọi Edibaj - Cò Hương, nếu ông ta đồng ý thì sẽ đến thay cho bác… Còn bây giờ thì chuẩn bị đi, đoàn tàu số 117 sắp tới ga, bác hãy đưa nó sang đường dự phòng….
Shajmerden tắt máy đàm thoại nội bộ. Edigej vội ra chỗ bẻ ghi, và trong khi làm phận sự, bác cứ nghĩ: không biết Edilbaj có đồng ý đến thay mình chăng. Và bác thêm hy vọng – dầu sao người ta vẫn có lương tâm – khi bác nhìn thấy cửa sổ của mấy ngôi nhà bừng sáng, bầy chó sủa ầm ĩ. Nghĩa là vợ bác đang đi đánh thức dân Boranly dậy.
https://thuviensach.vn
Trong lúc ấy, đoàn tàu số 117 đã chạy vào đường dự phòng. Từ đầu ga đằng kia tiến lại một đoàn tàu chở dầu – toàn là những xitec. Hai đoàn tàu gặp nhau, một chạy về hướng đông, một chạy về hướng tây.
Đã hai giờ sáng. Các ngôi sao trên trời đua nhau lấp lánh, mỗi ngôi một vẻ lung linh riêng. Và mặt trăng trên bầu trời Sarozek bắt đầu chiếu rõ hơn, dường như được tiếp thêm một sức mạnh nào đấy. Còn bên dưới, trên thảo nguyên Sarozek mênh mông tít tắp, chỉ thấy hình bóng bầy lạc đà, trong đó nổi lên Karanar - Bão Tuyết cao lớn và những đường viền mờ nhạt của các gò đống ở gần. Ngoài ra, mọi vật đều chìm vào bóng đêm vô tận. Gió không chịu ngủ, cứ thổi rù rù.
Edigej hết vào lại ra khỏi chòi, ngóng trông Edilbaj có xuất hiện trên đường tàu hay không. Bỗng bác thấy một con thú nhỏ ở vệ đường. Đấy là con cáo nọ, cặp mắt nó ánh lên màu xanh nhấp nháy. Nó ũ rũ đứng dưới chân cột điện báo, không định tiến lại gần hay bỏ chạy.
– Mày làm gì ở đây hả! – Edigej giơ một ngón tay đe nó. – Liệu hồn! Tao thì tóm cổ! – và bác dậm chân một cái.
Con cáo nhảy lui vài bước và ngồi xuống, quay nghiêng về phía bác. Nó nhìn chăm chú và đau khổ, bác có cảm tưởng nó không chớp mắt, cứ trân trân nhìn bác hoặc nhìn vật gì đó ở cạnh bác. Cái gì đã lôi cuốn nó, tại sao nó lại xuất hiện ở đây? Nó bị thu hút bởi ánh đèn điện, hay là nó đến đây vì quá đói? Edigej thấy cử chỉ của nó rất lạ. Và tại sao mình không choảng cho nó một cục đá, khi con mồi dẫn xác tới nhỉ? Edigej đưa chân tìm một hòn đá to hơn. Bác ngắm và vung tay định ném, nhưng lại thôi. Hòn đá rơi xuống chân, thậm chí bác toát mồ hôi. Quái lạ thật! Đầu óc con người sao mà nghĩ lắm chuyện! Đang định ném chết con cáo, đột nhiên lại nhớ có ai đó đã kể – hình như một thằng cha thợ sửa chữa, hoặc một tay phóng viên nhiếp ảnh đã cùng bác trò chuyện về Chúa Trời, hay là một gã nào đó… À mà không phải, chính cái thằng Shabitzhan đã kể, thằng khốn kiếp ấy lúc nào cũng kể những chuyện thần kỳ, lạ lùng chỉ để thắng người khác. Thằng Shabitzhan, con của Kazangap, đã kể về việc chuyển chỗ ở của các linh hồn sau khi chết.
https://thuviensach.vn
Thật là một đứa bẻm mép, vô tích sự. Thoạt nhìn, nó không đến nỗi nào. Nó biết tất cả mọi chuyện, nó nghe cũng đủ thứ chuyện. Nó đã được dạy dỗ ở các trường nội trú, các trường đại học, nhưng lại không nên người. Nó thích khoe khoang, nhậu nhẹt, chuốc rượu thì chả ai bằng, nhưng chẳng làm nên việc gì. Tóm lại, một cái thùng rỗng; trái ngược hẳn với Kazangap, mặc dù nó có bằng nọ bằng kia. Không, con không giống bố, thằng con hư hỏng. Nhưng mặc kệ, nó đã thế, còn biết làm sao bây giờ.
Có lần, nó kể bên Ấn Độ, người ta tin vào một giáo lý, cho rằng khi một người chết đi, thì linh hồn người đó nhập vào một sinh vật nào đấy, một sinh vật bất kỳ, có thể là một con kiến. Rằng mỗi người, từ kiếp trước đã từng là một con chim, một con thú, thậm chí một loại sâu bọ nào đó. Vì thế, giết bất cứ con vật nào, dù là một con rắn thường hay rắn độc cũng là có tội; nếu gặp nó trên đường, ta phải cúi chào và nhường đường cho nó.
Đời thật lắm chuyện kỳ lạ. Ai biết chuyện đó có thực đến mức nào, thế gian mênh mông, con người biết sao hết được mọi thứ. Vì thế, lúc định ném đá giết con cáo, Edigej chợt nghĩ: nhỡ linh hồn Kazangap bấy giờ đã nhập vào nó thì sao? Rất có thể, sau khi nhập vào con cáo, Kazangap đã đến chỗ người bạn tốt nhất của mình; bởi vì sau khi bác ấy chết, ngôi nhà bằng đất của bác trở nên trống trải, hiu quạnh, đầy buồn thảm… “Mình lẩm cẩm mất rồi! – Edigej trách thầm và xấu hổ. – Sao lại nghĩ vớ vẩn như thế nhỉ? Mình lú lẫn rồi chăng?”.
Bởi vậy, khi tiến từ từ về phía con cáo, Edigej nói với nó như thể nó hiểu được tiếng người:– Đi đi, đây không phải là chỗ của mày! Hãy ra thảo nguyên. Nghe rõ chưa? Đừng đi về phía khu ga, ở đấy có lũ chó. Mày hãy ra với thảo nguyên của mày.
Con cáo quay người bỏ đi. Nó ngoảnh lại hai lần, rồi biến mất trong bóng đêm.
Lại một đoàn tàu nữa chạy vào ga. Đoàn tàu lịch kịch giảm dần tốc độ, quyện theo một đám bụi mù trên các nóc toa. Khi nó dừng hẳn, từ trên đầu máy vẫn đang hoạt động, người tài xế ló ra:
– Ây, Edigej - Bão Tuyết, asalam aleikum!– Alekim – asalam!
https://thuviensach.vn
Edigej nghểnh đầu để nhìn rõ hơn người kia là ai. Trên tuyến đường này tất cả mọi người đều biết nhau. Thì ra người tài xế là một thanh niên, Edigej nhờ anh ta, khi tàu đến ga Kumbel – một ga lớn, nơi Ajzada đang ở, – báo cho cô ấy biết bố cô ấy đã chết. Anh tài xế sẵn sàng làm giúp điều ấy vì kính trọng hương hồn bác Kazangap, hơn nữa tại Kembel sẽ thay tổ lái, thậm chí anh ta còn hứa trên chuyến quay trở lại, sẽ cho cả gia đình Ajzada đi nhờ về đây, nếu chị ấy chuẩn bị kịp.
Một người đáng tin cậy. Edigej cảm thấy nhẹ nhõm hơn, thế là xong được một việc.
Vài phút sau đoàn tàu chuyển bánh, và khi từ biệt anh tài xế, Edigej thấy một người gầy gò đang men theo vệ đường dọc đoàn tàu đang tăng dần tốc độ, đi về phía bác. Edigej nhận ra đó là Edilbaj.
Trong lúc Edigej bàn giao công việc, nói vài lời với Edilbaj - Cò Hương về chuyện vừa xảy ra – cả hai đều thở vắn than dài nhớ đến Kazangap, – tại ga Boranly - Bão Tuyết đã có hai đoàn tàu chạy qua, theo hai hướng khác nhau. Và khi đã xong việc, trên đường về nhà, Edigej mới sực nhớ đã quên không nhắc vợ, nói đúng hơn là hỏi ý kiến vợ, về chuyện bằng cách nào báo tin cho hai đứa con gái và hai chàng rể của mình về cái chết của ông lão Kazangap. Hai cô con gái của Edigej lấy chồng ở một vùng gần thành phố Kyzyl - Orda. Cô lớn sống ở một nông trường quốc doanh trồng lúa, chồng làm thợ lái máy kéo. Cô thứ hai lúc đầu sống ở ga ngoại ô Kazalinsko; sau đó cùng gia đình chuyển đến nông trường quốc doanh với cô chị, chồng làm lái xe. Và mặc dù Kazangap không phải người thân thích với chúng nó, song nhất thiết chúng nó phải về dự lễ tang. Edigej cho rằng đối với chúng nó, Kazangap còn thân thiết hơn bất cứ người bà con ruột thịt nào khác. Hai đứa chúng nó đã ra đời bên cạnh Kazangap ở ga Boranly - Bão Tuyết. Chúng đã lớn lên ở đấy, đã học ở trường phổ thông; và thi vào trường nội trú tại khu ga Kumbel, thì chính Edigej hoặc Kazangap đã nhiều lần đưa đón chúng. Nhớ dạo hai đứa còn nhỏ, bác đã dùng lạc đà chở chúng về nghỉ hè hoặc trở lại khi tựu trường. Bố ngồi giữa, con em ngồi đằng trước, con chị đằng sau. Từ Boranly - Bão Tuyết đến Kumbel, con Karanar rảo bước mất ba giờ, mùa đông thì lâu hơn một chút.
https://thuviensach.vn
Nếu Edigej bận, Kazangap sẽ đưa đón chúng, ông coi chúng như con đẻ. Edigej quyết định sớm mai sẽ đánh điện cho các con để chúng liệu thu xếp. Về hay không còn tuỳ, nhưng ít ra chúng phải biết rằng bác Kazangap đã qua đời…
Sau đó vừa đi bác vừa nghĩ, rằng sáng mai, việc đầu tiên là đem con Karanar ngoài bãi chăn về, sẽ rất cần đến nó. Trên đời này, chết không đơn giản, mà chôn cất một người cho xứng đáng cũng chẳng dễ gì… Bao giờ cũng thiếu sót cái này, cái nọ, cái gì cũng phải tìm kiếm vội vội vàng vàng, kể từ tấm cải liệm cho đến món củi để đun làm bữa cúng.
Đúng lúc ấy, có một cái gì đó vỡ ra trên không trung, giống như ở ngoài mặt trận, vọng lại tiếng ầm ầm của sóng nổ cực mạnh, và mặt đất dưới chân rung chuyển. Đằng trước, rất xa trong thảo nguyên, về phía sân bay vũ trụ Sarozek, Edigej nhìn thấy một khối lửa lớn dần, từ dưới đất lao vút lên trời. Bác cũng sững sờ trước cảnh một quả tên lửa bay vào vũ trụ, cảnh này bác chưa từng thấy bao giờ. Cũng như mọi người dân Sarozek, bác biết rằng ở cách đây chừng bốn năm chục cây số có sân bay vũ trụ Sarozek – rằng có một nhánh đường sắt riêng chạy từ ga Togrek - Tam tới sân bay ấy. Người ta còn kể rằng ở đằng ấy, giữa thảo nguyên, đã mọc lên một thàn phố lớn với những cửa hàng đồ sộ. Bác đã nghe đài, nghe kể, đọc báo, không biết bao nhiêu chuyện về các nhà du hành vũ trụ, về các chuyến bay vũ trụ. Ở các buổi ca nhạc nghiệp dư trên tỉnh, trẻ em có bài hát đồng ca rằng chúng ta là những đứa trẻ sung sướng nhất trên đời, bởi vì các chú phi hành gia đã đi vào vũ trụ từ quê hương của chúng. Nhưng vì tất cả những thứ nằm trong khu vực sân bay vũ trụ bị coi là vùng cấm, nên Edigej tuy sống rất gần đấy, cũng mới chỉ được nghe, được biết thế thôi.
Đêm nay, lần đầu tiên bác chứng kiến tận mắt tên lửa vũ trụ lao vút lên trời, như một khối lửa sôi sùng sục, rọi sáng loá cả một vùng. Edigej chợt rùng mình – lẽ nào lại có người ngồi trong khối lửa ấy? Một hay hai người? Và tại sao bác sống thường xuyên ở đây mà chưa bao giờ bác nhìn thấy thời điểm tàu vũ trụ cất cánh, trong khi người ta đã bay bao nhiêu chuyến rồi! Có lẽ những lần trước họ cất cánh vào ban ngày. Dưới ánh mặt trời, ở khoảng cách xa như thế, vị tất đã nhìn thấy rõ. Còn lần này, tại sao lại
https://thuviensach.vn
phóng đi vào ban đêm? Vì vội vã, hay theo kế hoạch định trước? Có lẽ nó khởi hành từ trái đất ban đêm, nhưng lên trên đó lập tức là ban ngày chăng? Shabitzhan từng kể, tựa hồ chính nó đã lên trên ấy, rằng ở trong vũ trụ cứ mỗi nữa giờ, ngày đêm lại thay thế nhau. Phải hỏi kỹ thằng Shabitzan mới được, nó biết hết mọi điều, nó chỉ thích làm nhân vật quan trọng. Gì thì gì chứ nó cũng làm việc ở trên tỉnh, chỉ mong nó đừng có bịa thêm, để làm quái gì kia chứ? Anh là ai thì cứ hãy tự đúng là mình. “Cháu đã gặp ông này, ông nọ, có ông to lắm, đã từng bàn bạc với nhau bao nhiêu điều…”. Thế nhưng Edilbaj - Cò Hương sau lần lên tỉnh gặp Shabitzan lại kể khác. Anh ta bảo chỉ thấy thằng Shabitzan chạy nháo nhào từ bàn máy điện thoại tới cửa phòng làm việc chỗ khách ngồi đợi, chỉ thấy nó luôn miệng: “Tôi nghe đây, thưa đồng chí Alzhapar Kakharmanovich! Xin tuân lệnh đồng chí Alzhapar Kakhamanovich! Dạ có ngay, thưa đồng chí Alzhapar Kakhamanovich”. Còn cái ông nhà Alzhapar kia thì chỉ ngồi trong phòng làm việc và luôn tay ấn những cái nút gì đó. Bởi vậy, Edilbaj chẳng kịp nói chuyện ra đầu ra đũa với Shabitzhan… Đấy, Edilbaj kể, cái thằng đồng hương của chúng ta hoá ra là như thế đấy. Mặc xác nó muốn trở nên thế nào cũng được… Chỉ thương bác Kazangap, bác ấy vốn hết lòng chăm lo cho thằng con trai. Cho đến mãn đời không hề nói gì xấu về nó, thậm chí bác ấy đã ra thành phố ở với vợ chồng nó; chính vợ chồng nó đã nài nỉ mời bác ấy lên tỉnh và chở bác ấy đi. Vậy mà kết cục là… Nhưng thôi, đó lại là chuyện khác…
Adigej đi trong đêm với những ý nghĩ như thế, sau khi bác nhìn theo con tàu vũ trụ cho đến lúc nó mất hút. Khi khối lửa nhỏ dần, chìm vào bầu trời đêm, biến thành một điểm khói trắng, bác mới bắt đầu đi tiếp, lòng tràn ngập những cảm giác lạ lùng, trái ngược nhau. Bác khâm phục cảnh tượng vừa rồi, song đồng thời cũng hiểu rằng đó là công việc xa lạ đối với mình, một việc làm cho người ta kinh ngạc và hoảng sợ. Lúc ấy bác chợt nhớ đến con cáo nhỏ đã mon men tới gần đường tàu, nó sẽ kinh hoảng biết chừng nào, khi con rồng lửa khủng khiếp kia vút qua thảo nguyên trống trải. Chắc nó chẳng biết náu mình vào đâu…
https://thuviensach.vn
Nhưng ngay bác, Edigej - Bão Tuyết, người chứng kiến quả tên lửa được phóng lên vũ trụ vào ban đêm, cũng đâu biết, và cũng không được quyền biết rằng đó là chuyến bay cấp cứu, hoả tốc của một con tàu vũ trụ có người lái, đã cất cánh mà không có nghi thức long trọng, không có các phóng viên tham dự; đã cất cánh vì một sự kiện đặc biệt xảy ra trên trạm vũ trụ ‘Paritet - Song Đôi’ hoạt động hơn một năm rưỡi nay, theo chương trình hợp tác Xô - Mỹ, mang tên ‘Tramplin’. Làm sao Edigej biết được tất cả những chuyện đó? Bác cũng không ngờ rằng sự kiện ấy sẽ liên quan đến cả bác, đến cuộc sống của bác, và chẳng phải chỉ vì mối liên hệ mật thiết giữa một người với cả loài người trong ý nghĩa phổ quát của nó mà đó là mối quan hệ hết sức cụ thể và trực tiếp. Bác lại càng không biết và không thể ngờ rằng chỉ ít giây sau, khi con tàu kia cất cánh khỏi sân bay vũ trụ Sarozek, thì ở phía bên kia hành tinh, từ sân bay vũ trụ Neveda của Mỹ cũng đã bay lên một con tàu có nhiệm vụ hệt như thế, cũng bay lên trạm ‘Paritet’, cũng tới quỹ đạo ‘Tramplin’, có điều là theo chiều quay ngược lại.
Hai con tàu được cấp tốc phóng lên vũ trụ theo mệnh lệnh phát đi từ tàu sân bay nghiên cứu khoa học ‘Convention’2. Đó là trạm nổi trên đại dương của trung tâm liên hợp Xô - Mỹ, điều khiển chương trình ‘Demiurge’3.
Tại sân bay ‘Convention’ đậu tại khu vực thường trú của nó trên Thái Bình Dương, phía nam quần đảo Aleut, ở toạ độ cách Vladivostok và San Francisco một khoảng cách bằng nhau. Trung tâm liên hợp điều khiển chương trình – gọi tắt là Trung tâm điều khiển – lúc này đang căng thẳng theo dõi đường bay của cả hai con tàu lên quỹ đạo ‘Tramplin’.
Tạm thời mọi chuyện diễn biến tốt đẹp, sẽ phải lắp ghép hai con tàu với tổ hợp ‘Paritet’. Một nhiệm vụ cực kỳ phức tạp, việc lắp ghép phải diễn ra không theo kiểu lần lượt – hết con tàu thứ nhất mới đến con tàu thứ hai – mà đồng thời với một khoảng thời gian, từ cả hai phía khác nhau của trạm.
‘Paritet’ không hề trả lời các tín hiệu của Trung tâm điều khiển, phát đi từ tàu ‘Convention’ suốt hơn mười hai giờ qua; cũng không đáp lại tín hiệu
https://thuviensach.vn
của hai con tàu đang tiến lại lắp ghép với nó… Còn phải biết rõ điều gì đã xảy ra với tổ lái ‘Paritet’.
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Chương 2
Những chuyến tàu ở vùng này chạy từ Đông sang Tây và từ Tây sang Đông…
Trải rộng hai bên đường tàu ở vùng này là những hoang mạc mênh mông – miền Sarozek và các thảo nguyên úa vàng thuộc miền Đất Giữa. Ở vùng này, mọi khoảng cách bất kỳ đều được đem so với con đường sắt, như so với kinh tuyến Greenwich.
Những chuyến tàu vẫn chạy từ Đông sang Tây và từ Tây sang Đông…
Từ ga Boranly - Bão Tuyết đến nghĩa địa Ana - Bejit của bộ tộc Najman ít ra phải xa đường sắt đến 30 kilômét, đấy là theo đường thẳng và với cách ước lượng của người dân vùng Sarozek. Nếu không đi liền để khỏi bị lạc giữa thảo nguyên, thì nên đi dọc theo tuyến đường sắt, nhưng khi đó quãng đường đến nghĩa địa sẽ xa hơn: sẽ phải đi vòng đến tận khúc quanh thung lũng Kybyksai, rồi quẹo về phía nghĩa địa Ana - Bejit. Không còn lối thoát nào khác, thế là ngắn nhất cũng mất ba chục versta4đường đi và ngần ấy đường về.
Nhưng ngoài Edigej ra, thì chẳng một ai trong số dân Boranly hiện nay biết đường đi tới đó; tuy họ cũng nghe nói đến nghĩa địa Bejit lâu đời, qua nhiều câu chuyện nửa như cổ tích, nửa như truyền thuyết. Nhiều năm nay, đây là trường hợp đầu tiên ở Boraly - Bão Tuyết, một cái ga xép có tám nóc nhà, mới có người chết phải đem chôn cất. Cách đây mấy năm, khi một cháu gái bị chết vì bệnh suyễn, cha mẹ cháu đã đem thi hài cháu về chôn cất ở tỉnh Ural quê họ. Còn vợ Kazangap – bà lão Bukej – thì yên nghỉ tại nghĩa trang canh ga Kumbel: bà lão mất ở bệnh viện trên ấy cách đây mấy năm, và người ta đã quyết định mai táng tại đó. Đưa bà lão về Boranly - Bão Tuyết là vô nghĩa. Kumbel là ga lớn nhất ở miền Sarozek; hơn nữa, ở đấy có cô con gái Ajzada và thằng con rể tuy nghiện ngập hư đốn, nhưng dầu sao cũng là thân thích ruột rà. chúng nó sẽ chăm nom phần mộ. Vả
https://thuviensach.vn
chăng, hồi ấy bác Kazangap còn sống, bác ấy tự quyết định nên làm thế nào.
Còn bây giờ người ngoài phải nghĩ cách làm… Tuy nhiên Edigej cương quyết giữ ý kiến của mình. Bác bảo bọn trẻ:
– Các anh các chị hãy vứt bỏ cái lối thiếu hào hiệp ấy đi. Chúng ta sẽ mai táng một người như bác Kazangap ở Ana - Bejit, nơi tổ tiên yên nghỉ, theo đúng lời dặn của người quá cố. Đừng nói nữa, hãy bắt tay vào việc chuẩn bị đi. Đường xa đấy, sáng mai ta sẽ khởi hành sớm…
Tất cả đều hiểu Edigej có quyền quyết định, và họ đồng ý. Kể ra Shabitzhan có thử phản đối, cậu ta kịp về ngay hôm sau trên một chuyến tàu hàng – tàu khách không dừng ở ga này. Và cái việc cậu ta về đây, tuy chưa nhận được tin bố sống hay chết, chỉ riêng điều đó đã khiến Edigej cảm động, thậm chí vui sướng. Và có những phút hai chú cháu đã ôm nhau khóc vì nỗi đau khổ chung. Sau đó, Edigej tự ngạc nhiên về mình. Trong lúc ấp đầu Shabitzhan vào ngực, bác đã không kềm chế được, vừa nói vừa nức nở: “Con đã về, tốt lắm! Con đã về là tốt lắm!” – cứ như thể thằng Shabitzhan về có thể làm cho Kazangap sống lại không bằng. Và tại sao Edigej lại khóc lóc, chính bác cũng chẳng hiểu nữa. Hai chú cháu ôm nhau khóc một hồi lâu ngoài sân, trước cửa ngôi nhà bằng đất trơ trọi của Kazangap. Nhớ dạo Shabitzhan lớn lên trước mắt bác, thằng bé được bố nó yêu quý hết mực, được đưa vào học trường nội trú Kumbel dành riêng cho con em cán bộ đường sắt. Nhớ những khi rỗi rãi họ đã đáp tàu hoặc cưỡi lạc đà lên thăm nó xem nó sống ở ký túc xá thế nào, có làm mếch lòng ai chăng, có vi phạm kỷ luật hay không, học hành ra sao, thầy cô giáo nhận xét gì về nó… Những khi đón nó về nhà chơi, đã bao lần bác dùng áo lông bọc kín, chở nó lên lạc đà, vược qua bão tuyết hoạc giá rét, chỉ cốt nó kịp giờ học…
Ôi, những ngày tháng này không bao giờ trở lại nữa! Tất cả đã trôi qua như một giấc mơ. Bây giờ trước mặt bác là một người lớn, chỉ còn hơi giống thằng Shabitzhan hồi bé – mắt óc nhồi, hay cười. Bây giờ nó mang kính, đội mũ rộng vành, đeo chiếc cà vạt nhàu. Nó làm việc ở trên tỉnh và rất muốn làm ra vẻ một cán bộ quan trọng. Nhưng cuộc sống này điên đảo lắm, không dễ gì leo lên chức này chức nọ, như chính nó nhiều lần đã phàn
https://thuviensach.vn
nàn, nếu không có người mạnh thế nâng đỡ, nếu không quen biết rộng, hoặc có họ hàng làm lớn. Nó chỉ là con trai của một bác công nhân Kazangap nào đấy ở cái ga xép Boranly - Bão Tuyết nào đấy. Khốn khổ chưa! Nhưng bây giờ thì bố nó cũng không còn nữa, một ông bố vô tích sự nhưng giá còn sống vẫn tốt hơn nghìn lần một ông bố vẻ vang đã chết…
Sau đó, nước mắt cũng cạn. Họ chuyển sang trò chuyện, bàn bạc công việc. Lúc ấy mới vỡ lẽ rằng cậu con trai yêu quý – cậu con trai cái gì cũng biết ấy – về đây không phải để làm lễ mai táng mà chỉ là để chôn bố cho sớm, rồi cuốn gói thật nhanh. Nó bắt đầu phát ra những ý kiến như thế này: làm quái gì phải cất công đưa đến tận nghĩa địa Ana - Bejit xa xôi, quanh đây rộng mênh mông, cả một vùng thảo nguyên hiu quạnh chạy dài đến cùng trời cuối đất. Có thể đào một cái hố ở gần đâu đây, trên một cái gò nào đấy, cạnh đường xe lửa. Cứ để cho ông lão bẻ ghi nằm đó mà nghe tiếng xe lửa chạy trên đường ray, nơi ông đã làm việc cả đời. Thậm chí nó còn nhắc đến câu tục ngữ xa xưa: “Sinh dữ tử lành, chôn nhanh hết nợ”. Dây dưa mà làm gì, bàn bạc mà làm chi, chôn ở đâu mà chả thế, những việc như thế này kết thúc càng sớm càng hay.
Nó lập luận theo kiểu đó, còn bản thân nó như muốn biện bạch rằng bao nhiêu việc quan trọng và cần kíp đang chờ nó ở cơ quan, mà thời gian thì quá ít, ai chả biết thủ trưởng đâu có quan tâm đến chuyện nghĩa địa ở xa hay gần, đã ra lệnh cho nó phải có mặt ở cơ quan vào ngày này giờ nọ. Thủ trưởng là thủ trưởng, thành phố là thành phố…
Edigej tự rủa thầm mình là một lão già ngu ngốc. Bác xấu hổ và tiếc rằng đã khóc nấc lên cảm động khi thấy thằng Shabitzhan xuất hiện, tuy thật sự nó là con trai ông già Kazangap. Edigej đứng dậy, lúc ấy có năm người đang ngồi trên đống tà vẹt cũ kê sát tường làm ghế, và bác phải nén lắm mới khỏi nặng lời trước mặt mọi người vào một ngày như thế này. Vì nghĩ đến Kazangap, bác chỉ nói:
– Dĩ nhiên quanh đây thì thiếu gì chỗ, muốn bao nhiêu chẳng có. Nhưng tại sao người ta lại không chôn cất người thân của mình theo kiểu bạ đâu chôn đấy? Phải có lý do chứ! Chả lẽ họ tiếc đất? - bác ngừng lời và
https://thuviensach.vn
mấy người Boranly im lặng nghe bác. – Các vị hãy quyết định lấy, hãy suy nghĩ thêm, còn tôi đi xem công việc đến đâu rồi.
Đoạn bác bước ra với vẻ mặt sa sầm, khó chịu, như muốn tránh xa tội lỗi. Lông mày bác nhíu lại ở góc mũi. Tính bác vốn nóng nảy, thẳng thừng – người ta đã gọi bác là ‘Bão Tuyết’ còn vì biệt hiệu ấy rất hợp với tính nết bác. Vừa rồi, nếu chỉ có riêng bác với Shabitzhan, chắc bác đã đốp vào mặt nó – cái mặt trơ trẽn – tất cả những lời nó đáng phải nghe, cho nó nhớ đời! Nhưng bác chẳng muốn về hùa với đám đàn bà. Cánh phụ nữ đang xì xào tức giận, họ bảo thằng con trai về làm tang cho cha mà như đi chơi, hai tay đút túi quần. Ít ra cũng mang về mấy gói trà, chưa nói gì về các khoản khác. Rồi vợ nó, một đứa con dâu thành thị, lẽ ra phải tỏ thái độ tôn trọng bố chồng, phải về đây khóc lóc vài tiếng chứ. Chẳng còn biết xấu hổ là gì, đồ vô lương tâm. Hồi ông lão còn sống và dư dật – có hai con lạc đà cho sữa, gần hai chục con cừu cái với bầy cừu con – thì nó bố bố con con. Nó mò về luôn, dỗ ngon dỗ ngọt ông lão bán sạch các thứ đó, rồi lên thành phố ở với vợ chồng nó. Còn số tiền ấy, chúng nó mua sắm đồ gỗ và xe hơi, xong xuôi, chúng nó coi bố là đồ thừa. Bây giờ bố chồng chết, nó không thèm ló mặt về. Cánh phụ nữ định làm ầm lên, nhưng Edigej không cho phép. Này các bà – bác nói – đừng có mở miệng nói năng lung tung vào dịp này. Đấy không phải là việc của chúng ta, hãy để chúng nó tự khu xử lấy…
Bác bước ra chỗ chuồng lạc đà, ở đó, con Karanar - Bão Tuyết được lùa từ bãi chăn về, đang bị buộc mũi, chốc chốc lại kêu lên bực bội. Nếu không kể hai lần con Karanar cùng bầy lạc đà kéo nhau ra uống nước tại chồ giếng bơm, thì hầu như cả tuần, suốt ngày đêm, nó được thả rông hoàn toàn. Nó cắm chịu ở trong chuồng, con vật quái ác, và bây giờ nó đang tỏ rõ sự bất mãn – giận dữ ngoác to cái mồm lởm chởm những răng, thỉnh thoảng lại rống lên, ra cái điều ta bị trói chân trói cẳng, trong khi lẽ ra nó phải biết điều một chút.
Edigej bước lại bên nó với tâm trạng bực tức sau khi nói chuyện với Shabitzhan, mặc dù bác đã biết trước cái thằng ấy vốn dĩ như vậy. Cứ như thể Shabitzhan về dự đám tang bố có nghĩa là nó ban ơn cho mọi người ở đây. Đối với nó, đây là cái gánh nặng cần được vứt bỏ thật nhanh chóng.
https://thuviensach.vn
Edigej chẳng muốn phí lời với nó nữa, bởi lẽ đằng nào bác cũng phải tự lo liệu mọi việc, và đã có xóm giềng hỗ trợ. Tất cả những ai không bận công tác đều giúp bác chuẩn bị lễ mai táng và bữa cúng ngày mai. Phụ nữ đi mượn bát đĩa, cọ rửa các ấm xamova, nhào bột, và đã bắt đầu nướng bánh; nam giới thì gánh nước, cưa các thanh tà - vẹt gỗ phế thải làm củi đun, – ở giữa thảo nguyên trần trụi này, chất đốt bao giờ cũng hiếm như nước. Chỉ riêng Shabitzhan lăng xăng, làm mất thời giờ của mọi người, luôn miệng ba hoa đủ chuyện, nào vị nọ vị kia giữ chức vụ gì trên tỉnh, ai được thăng, ai bị cách chức. Còn chuyện vợ nó không về làm ma bố chồng chẳng hề làm nó lúng túng chút nào: Thật là lạ! Vợ tôi – nó nói – bận tham gia một hội nghị gì đấy, các bà ạ, tại hội nghị ấy sẽ có mặt các vị khách ngoại quốc cơ. Về khoản tại sao các con của nó không về, thì nó lờ đi. Các con của nó còn bận phấn đấu học giỏi, đi học đều đặn để được nhận bằng tốt nghiệp loại xuất sắc, thuận lợi cho việc thi đại học. Edigej giận dữ nghĩ thầm: “Chúng nó là cái loại người gì vậy! Đối với chúng nó, mọi việc trên đời đều hệ trọng, trừ cái chết!”. Và điều đó khiến bác thấy bất nhẫn: “Nếu cái chết đối với chúng chẳng là gì cả, thì hoá ra cuộc sống cũng không có giá trị nào hết. Vậy thì chúng sống để làm gì và sống như thế nào?”…
Edigej thầm mắng con Karanar:
– Đồ cá sấu, làm gì mà mày cứ nhặng xị lên thế? Sao mày cứ ngẩng lên trời mà rống, tựa hồ ông trời trên kia có thể nghe thấy tiếng mày không bằng? – Edigej gọi con lạc đà của mình là đồ cá sấu chỉ trong những trường hợp hãn hữu, khi bác hoàn toàn mất kềm chế. Biệt hiệu ấy là do những người thợ làm đường đặt cho con Karanar - Bão Tuyết vì cái mồm lởm chởm răng và tính nết đáo để của nó. – Mày cứ rống nữa đi, đồ cá sấu, rồi tao sẽ bẻ sạch răng của mày cho mà xem!
Đến lúc thắng yên lên mình lạc đà, Edigej thấy nguôi ngoai cơn giận. Bác ngắm con vật, Karanar - Bão Tuyết vốn khoẻ và đẹp. Tuy Edigej khá cao, song cũng không thể với tay tới đầu nó. Edigej khéo léo níu cổ con lạc đà xuống, gõ gõ ngọn roi vào hai đầu gối đầy vết chai của nó, nghiêm giọng bắt nó quỳ xuống. Tuy vùng vằng, con lạc đà vẫn tuân lệnh chủ và cuối cùng, sau khi thu chân lại, nó tì ngực xuống đất nằm im để chủ làm việc.
https://thuviensach.vn
Thắng yên lên mình lạc đà một cách thực sự – đó là một việc vất vả như xây một ngôi nhà vậy. Phải khéo lêo, tốn nhiều công sức, nhất là đối với một con lạc đà khổng lồ như con Karanar.
Không phải bỗng dưng người ta đặt cho nó cái biệt danh Karanar, nghĩa là Quỷ Đen. Cái đầu đen xù xì, bộ râu rậm màu đen kéo lên tận bờm, toàn bộ phần dưới cổ lông đen tuyền, mọc dài và dày như một cái bờm xuống tận đầu gối – thứ trang sức chủ yếu của con đực – hai cái bướu căng phồng nổi cao như hai cái tháp trên lưng. Thêm vào đó là cái chót đuôi đen sậm, toàn bộ phần còn lại – phần trên của chiếc cổ, bộ ức, hai bên sườn, bốn chân, bụng – thì ngược lại, tuyền một màu hạt dẻ sáng. Con Karanar - Bão Tuyết đẹp và nổi tiếng chính nhờ vóc dáng và bộ lông của nó. Và thời sung sức nhất của nó là vào lúc nó ở tuổi hai mươi.
Lạc đà sống rất lâu, có lẽ vì thế mà năm tuổi chúng mới đẻ con và cách hai năm mới đẻ một lần. Thời gian mang thai cũng lâu hơn mọi giống vật khác – những mười hai tháng. Lạc đà con được săn sóc cẩn thận trong một năm rưỡi đầu, để khỏi bị đau ốm, tránh gió máy thảo nguyên, sau đó nó lớn lên từng ngày và chẳng sợ giá rét, nóng bức hay tình trạng khát nước nào nữa…
Edigej rất thạo việc chăm sóc lạc đà – con Karanar - Bão Tuyết luôn luôn khoẻ mạnh. Dấu hiệu đầu tiên của sức khoẻ là hai cái bướu đen của nó cứ thô lố như hai khối gang. Hồi Kazangap tặng bác chú lạc đà Karanar đang còn bú mẹ, bé xíu và lông mượt như tơ hệt một chú vịt con, Edigej mới đến lập nghiệp ở Boranly - Bão Tuyết này, sau khi từ mặt trận trở về được vài năm. Hồi ấy Edigej còn trẻ lắm, đâu ngờ bác lại sống ở đây cho đến lúc bạc đầu. Đôi khi xem lại các bức ảnh cũ, chính bác không tin mắt mình nữa. Thay đổi ghê quá – già sọm hẳn đi, thậm chí lông mày cũng đã bạc trắng. Nét mặt dĩ nhiên cũng khác, riêng thể xác không nặng nề như thường thấy ở tuổi này. Hàng ria mép trở thành bộ râu lúc nào chẳng biết nữa, bây giờ hình như nhất thiết phải có râu, nếu không, khác gì ở truồng. Có thể nói cả một câu chuyện dài đã trôi qua từ ngày ấy.
Giờ đây, khi thắng yên con Karanar đang nằm dưới đất, đe nẹt nó lúc bằng giọng nói, lúc bằng cách vung tay, trong khi con lạc đà thỉnh thoảng
https://thuviensach.vn
gầm gừ hục hặc như một con sư tử, cái đầu xù xì trên chiếc cổ dài ngoẵng cứ quay qua quay lại, Edigej mới nhớ lại những chuyện xảy ra ngày xưa và lấy làm buồn lòng…
Bác loay hoay rất lâu, cứ sửa đi sửa lại mãi cái dây cương. Lần này, trước khi thắng yên, bác đã phủ lên mình con Karanar tấm chăn đẹp nhất dệt từ ngày xưa, có tua dài nhiều màu và các hoạ tiết trang trí như một tấm thảm. Bác không còn nhớ lần cuối cùng bác tô điểm cho con Karanar bộ yên hiếm có, được Ukubala gìn giữ cẩn thận như thế này, là hồi nào. Bây giờ mới lại đúng dịp…
Thắng xong yên cương, Edigej bắt Karanar đứng dậy và lấy làm hài lòng. Thậm chí bác kiêu hãnh về việc mình vừa làm. Karanar trông thật đường bệ, uy nghi với bộ yên cương trang trí giữa hai cái bướu. Không, phải để cho bọn trẻ, đặc biệt là thằng Shabitzhan chiêm ngưỡng, phải để chúng hiểu rằng chôn cất một người đã sống xứng đáng không phải là một thứ gánh nặng phiền phức, mà là một sự kiện tuy đau khổ nhưng vĩ đại và do đó, phải theo đúng nghi lễ. Có người được cử nhạc, phủ cờ, có người được bắn súng vĩnh biệt, có người được rước nhiều vòng hoa đến đặt trên mộ…
Còn bác, Edigej - Bão Tuyết, ngày mai, từ sáng, sẽ chỉ huy đám tang, sẽ cưỡi trên lưng con Karanar được trang điểm đẹp nhất, đưa linh cữu Kazangap tới nơi an nghỉ cuối cùng ở Ana - Bejit…. Và suốt dọc đường bác sẽ nghĩ đến Kazangap, khi vượt thảo nguyên Sarozek vĩ đại và trơ trụi. Và sẽ vừa suy nghĩ vừa trao Shazangap cho lòng đất nơi nghĩa địa của bộ tộc như lời dặn của người quá cố. Đúng, Kazangap đã dặn như vậy. Đường dù xa hay gần, nhưng không ai có thể ngăn cản bác thực hiện lời trối trăn của Kazangap, kể cả con trai của ông cụ.
Hãy để tất cả mọi người thấy rằng dù chuyện gì xảy ra, nhưng Karanar của bác cũng đã sẵn sàng – đã được thắng yên cương đẹp đẽ – để gánh vác phận sự nói trên. Hãy để mọi người nhìn thấy, Edigej cầm cương dắt con lạc đà ra khỏi chuồng, đi một vòng qua tất cả các nhà rồi buộc nó cạnh ngôi nhà bằng đất của ông già Kazangap. Hãy để mọi người nhìn thấy Bác, Edigej - Bão Tuyết, không thể không giữ lời hứa của mình. Có điều là bác
https://thuviensach.vn
không cần phải phí công chứng minh điều đó, trong lúc bác thắng yên cương, Edilbaj - Cò Hương đã gọi Shabitzhan ra một chỗ vắng: – Ta ra đằng kia nói chuyện một chút.
Hai người trao đổi không lâu. Edilbaj không thuyết phục, mà đốp chát thẳng thừng:
– Thế này, cậu Shabitzhan ạ, cậu hãy cảm ơn thượng đế rằng trên đời còn có Edigej - Bão Tuyết, bạn của cha cậu. Và cậu chớ cản trở chúng tôi mai táng ông già một cách tử tế, nếu cậu vội, chúng tôi sẽ không giữ chân cậu. Tôi sẽ ném thêm vài cục đất thay phần của cậu!
– Đó là cha tôi, tôi biết chứ… – Shabitzhan vừa mở miệng, nhưng Edilbaj cắt ngang:– Cha cậu thật đấy, nhưng cậu không đáng làm con. – Ông nói gì vậy – Shabitzhan phản đối. – Thôi được, ta sẽ không cãi nhau vào dịp này. Thì cứ đem chôn ở Ana - Bejit, đâu chả được, chẳng qua là tôi thấy nó hơi xa…
Câu chuyện của họ chấm dứt ở đó. Và khi Edigej đã dắt con Karanar đi một vòng trở về nói với mọi người: “Xin các vị đừng nói những lời thiếu hào hiệp nữa. Một người như thế chúng ta sẽ mai táng ở Ana - Bejit…”, thì không ai phản đối, tất cả im lặng tán thành.
Từ sáng đến tối mịt hôm ấy, tất cả đều quây quần trên sân, trước ngôi nhà người quá cố. May là thời tiết rất đẹp, sau cái nóng ban ngày, trời trở nên mát lạnh, cái mát sắp sang thu ở vùng Sarozek. Bầu không khí vĩ đại, tĩnh mịch, lặng gió, trùm khắp buổi hoàng hôn. Chiều tối, người ta đã xả thịt xong một con cừu to cho bữa cúng ngày mai. Lúc này họ ngồi uống trà bên các ấm xamova bốc hơi nghi ngút và nói đủ thứ chuyện… Hầu hết các món ăn đã được chuẩn bị xong, chỉ còn đợi sáng mai khởi hành đi Ana - Bejit. Buổi tối trôi qua êm ả đúng như khi có một vị cao niên qua đời.
Vẫn như mọi ngày, những chuyến tàu vẫn gặp nhau và tránh nhau ở ga Bôranly - Bão Tuyết, vẫn chạy từ đông sang tây và từ tây sang đông…. Suốt buổi tối hôm ấy, mọi việc dường như bình thường, nếu không xảy ra một chuyện buồn lòng. Ấy là khi vợ chồng Ajzada đáp nhờ chuyến tàu hàng về chịu tang bố. Ajzada vừa xuất hiện đã khóc ầm lên, thế là cánh phụ nữ vây quanh chị ta cũng khóc theo. Nhất là bà Ukubala khóc thật thảm
https://thuviensach.vn
thiết, bà rất thương Ajzada, hai cô cháu cứ ôm nhau khóc nức nở. Edigej cố an ủi Ajzada: Thôi cháu ơi, biết làm thế nào bây giờ, ta có chết theo người quá cố được đâu, đành phải chấp nhận số mệnh vậy. Nhưng Ajzada vẫn chưa nguôi.
Sự đời thường như vậy – cái chết của ông bố là cái cớ để chị ta than khóc, bày tỏ nỗi lòng chất chứa lâu nay trước mặt mọi người. Ajzada gọi bố, vừa khóc lớn vừa cay đắng than thân trách phận. Quần áo lếch thếch, mắt sưng húp, Ajzada cứ vật vã khóc than: Nào số phận hẩm hiu, chẳng ai thông cảm và chỉ bảo cho chị ta. Nào là chị ta khổ từ lúc trẻ, vớ phải thằng chồng là một con sâu rượu. Con cái thì suốt ngày lê la trên khu ga không ai chăm nom dạy bảo, cho nên hoá thành hư đốn, không chừng nay mai sẽ trở thành những tên ăn cướp trên tàu. Thằng con lớn lại tập tành rượu chè, công an đã tới nhắc nhở, cảnh cáo, cứ điệu này thì chẳng mấy chốc sẽ phải ra toà, nhưng chị ta có thể làm gì được, khi một nách những sáu con! Thằng bố chúng nó thì bỏ mặc tất cả.
Đúng là bỏ mặc tất cả, anh ta cứ ngồi cúi đầu, mặt buồn xo, dáng đờ đẫn, lặng lẽ rít những điếu thuốc khét lẹt. Dẫu sau anh cũng đã về chịu tang bố vợ. Đối với anh, đây không phải lần đầu. Anh biết: mụ đàn bà làm ầm ĩ một lát rồi sẽ mệt… Nhưng vừa lúc ấy cậu em vợ – Shabitzhan – xen vào. Thế là bắt đầu rắc rối. Shabitzhan lên lớp bà chị: Đời thuở nhà ai lại làm như thế, chị về đây mai táng cha hay bôi nhọ bản thân mình? Phải chăng một người con gái Kazak xưa nay vẫn khóc ông bố đáng kính của mình như vậy? Chẳng phải lời than khóc vĩ đại của những phụ nữ Kazak đã trở thành các bài ca, các huyền thoại cho con cháu hằng mấy trăm năm đó sao? Còn kiểu khóc của chị chỉ làm cho mọi người khóc theo sướt mướt, chứ có làm cho người chết sống lại được đâu. Ngày trước, phụ nữ người ta khóc ra khóc, để ca tụng người chết và mọi ưu điểm của người đó. Còn chị? Ở đây chị cứ than vãn rên rỉ, như thể chị quá ư khổ sở ở trên đời không bằng!
Xem chừng Ajzada không chờ nghe những lời nói đó. Cho nên chị ta gào to hơn, giận dỗi hơn. À, mày ra cái vẻ thông thái, giỏi giang gớm chửa? Trước hết, mày hãy dạy con vợ mày! Mày hãy đem những lời hoa mỹ ấy đến giảng giải cho con vợ mày đã! Tại sao nó không về đây mà thở ra
https://thuviensach.vn
những lời than khóc vĩ đại cho chúng tao nghe! Sao nó không về nhà làm ma bố chồng, để bù lại phần nào việc chúng mày – đồ quỷ cái và đồ liếm gót ti tiện – đã cướp sạch tài sản của bố! Chồng tao tuy nghiện ngập thật đấy, nhưng anh ấy đã về đây, còn con vợ khôn ngoan thông thái của mày thì đâu?
Shabitzhan bèn quát lớn với ông anh rể để anh ta bắt vợ câm miệng. Vậy là anh ta đột nhiên nổi xung, lao tới bóp cổ Shabitzhan… Bà con vất vả lắm mới can được hai anh em nhà ấy, tất cả đều cảm thấy khó chịu và xấu hổ. Edigej rất ngao ngán, bác đã biết tư cách của chúng, nhưng không ngờ tới mức này. Bác nghiêm nghị cảnh cáo: Nếu các anh không tôn trọng nhau thì ít ra cũng đừng làm nhục hương hồn người bố; nếu không, tôi sẽ nhất quyết không cho phép các anh ở đây thêm một phút nào nữa….
Vậy là trước khi mai táng đã xảy ra câu chuyện không hay như vậy, Edigei rầu cả ruột. Cặp lông mày nhíu lại trên gốc mũi, bác lại bị ám ảnh bởi câu hỏi – tại sao chúng nó, con của Kazangap lại đổ đốn ra như thế, tại sao chúng nó lại đến nông nổi ấy? Lẽ nào bác và Kazangap đã mơ ước như vậy hồi chở chúng nó đến trường nội trú Kumbel, dưới trời oi nồng hay tuyết giá, để chúng học hành nên người, để chúng khỏi bị chết cóng ở một cái ga xép nào đó giữa vùng Sarozek, để về sau chúng không phải nguyền rủa số phận và trách cứ bố mẹ đã không lo lắng cho chúng? Thế nhưng kết cục ngược lại hoàn toàn. Và tại sao, cái gì đã cản trở chúng trở thành những con người có lương tâm.
Thế là Edilbaj - Cò Hương lại gỡ bí giùm bác vào buổi tối hôm ấy. Edilbaj tỏ ra khá nhạy bén, bác ta hiểu rất rõ Edigej. Con của người chết xưa nay bao giờ cũng là nhân vật chủ yếu trong dịp tang lễ, sự đời là thế, và không thể đẩy chúng ra, đuổi chúng đi, dù chúng trơ trẽn, vô tích sự đến mức nào. Để xoa dịu cái trò cãi lộn đáng xấu hổ giữa hai chị em vừa rồi, Edilbaj mời tất cả nam giới tới nhà mình. Tại sao chúng ta lại cứ ngồi ngoài sân đếm sao trên trời – bác ta nói – mời bà con sang nhà tôi uống trà đã nào…
https://thuviensach.vn
Ở nhà Edilbaj, Edigej như rơi vào một thế giới khác. Trước kia bác vẫn thường ghé sang đây chơi và lần nào bác cũng hài lòng, vui mừng cho gia đình Edilbaj. Hôm nay bác càng muốn ở đây lâu hơn, nhu cầu đó xuất phát từ chỗ bác cần phải phục hồi những sức lực đã mất.
Edilbaj cũng là công nhân đường sắt như những người khác, lương chẳng hơn ai, sống cũng như tất cả mọi người, trong một nửa ngôi nhà lắp ghép có hai phòng và ngăn bếp; nhưng ở đây chan hoà một không khí khác hẳn – mọi thứ đều sạch sẽ, ngăn nắp, ấm cúng. Cũng là món nước trà như ở các nhà khác, nhưng trong những cái cốc ở nhà Edilbaj, Edigej tưởng như là mật ong trong suốt. Vợ Edilbaj vừa đẹp người, vừa đảm đang, các con thì ngoan ngoãn… Họ sẽ sống ở Sarozek một thời gian nữa, rồi đi nơi khác, Edigej nghĩ thầm như vậy. Sẽ rất tiếc, nếu họ rời khỏi nơi đây…
Bỏ dép ở ngoài thềm. Edigej bước vào nhà, ngồi xếp chân bằng tròn, và lần đầu tiên trong ngày nay, bác cảm thấy vừa mệt vừa đói. Tựa lưng vào vách gỗ, bác im lặng. Những người khách còn lại, quây quanh chiếc bàn tròn nho nhỏ và thấp gần sát đất, trò chuyện khe khẽ với nhau…
Câu chuyện thật sự lạ lùng diễn ra sau đó. Edigej đã quên con tàu vũ trụ vừa được phóng đi hồi đêm, bây giờ những người am hiểu đang nói những điều khiến bác phải suy nghĩ. Chẳng phải bác phát hiện ra điều gì mới lạ đối với mình, mà là bác ngạc nhiên trước những lập luận của mọi người và vốn hiểu biết quá ít ỏi của mình về vấn đề đó. Song bác không tự trách mình, tất cả những chuyến bay vũ trụ ấy, những chuyến bay khiến mọi người chú ý ấy, đối với bác quá xa vời gần như là thần diệu. Bởi vậy, thái độ của bác là tôn kính pha lẫn đề phòng, như thể đứng trước một sức mạnh vô hình, tốt nhất là bác chỉ được quyền biết thế thôi. Tuy nhiên, cảnh tượng con tàu cất cánh bay lên vũ trụ đã khiến bác sửng sốt. Những người ngồi kia đang bàn luận chính về sự kiện ấy.
Đầu tiên họ ngồi uống subat – một thứ nước chắt từ sữa lạc đà. Món subat ngon tuyệt, mát lạnh, nhiều bọt, hơi say. Cánh thợ sửa đường qua đây rất ưa món này, thường nốc căng bụng và gọi nó là bia Sarozek. Thêm vào món nhắm nóng sốt, ở nhà Edilbaj còn có rượu vốtca. Mọi bữa thì Edigej - Bão Tuyết sẵn sàng nhập cuộc, nhưng lần này bác từ chối và bằng thái độ
https://thuviensach.vn
đó, muốn tỏ cho những người khác hiểu rằng bác khuyên họ đừng nên chè chén, vì ngày mai sẽ phải đi xa vất vả. Bác lo lắng khi thấy mọi người, nhất là Shabitzhan lại uống vốtca pha lẫn subat. Subat pha với vốtca hợp lắm, y như hai con ngựa hay được thắng chung một xe, uống vào người cứ lâng lâng. Nhưng hôm nay điều đó bất lợi, chẳng lẽ ra lệnh cho mọi người đừng uống? Họ phải biết giữ chừng mực chứ. Kể cũng yên tâm, vì vợ chồng của Ajzada chưa động đến vốtca. Bợm nhậu vớ được vốtca thì phải biết, song anh ta chỉ uống subat. Chắc anh ta hiểu rằng làm một thằng say bí tỉ, trong ngày đưa tang bố vợ là điều quá đáng. Nhưng liệu anh ta tự kềm chế được bao lâu? Chỉ có trời biết.
Họ cứ ngồi như thế, nói đủ thứ chuyện. Bỗng Edilbaj vừa rót subat mời khách – tay bác ta dài ghê gớm, mỗi bận duỗi ra, gập vào cứ như hai cái gàu máy xúc – vừa chìa chiếc cốc cho Edigej ở phía bên kia bàn vừa nói:
– Bác Edigej này, đêm qua túc trực thay cho bác, bác vừa đi một quãng, tôi có thấy một cái gì chuyển động rung rung trên trời, khiến người tôi chao đảo. Nhìn lên, tôi thấy một chiếc tên lửa vừa được phóng lên từ sân bay vũ trụ! To quá! To ghê gớm! Bác nhìn thấy chứ?
– Tất nhiên! Tôi há hốc cả miệng ra! Ghê thật! Khối lửa cháy đùng đùng và cứ thế lao lên mỗi lúc một cao, cao mãi! Khiếp quá! Tôi đã sống ở đây bao năm, chưa từng gặp cảnh đó.
– Thì tôi cũng mới được tận mắt chứng kiến lần đầu – Edilbaj thú nhận. – Nếu chú mới thấy lần đầu, thì bọn tôi làm sao thấy được – Shabitzhan pha trò một chút để diễu vóc dáng của Edilbaj.
Edilbaj - Cò Hương cười khẩy:
– Tôi là cái thớ gì. Tôi nhìn và không tin ở mắt mình nữa: cả một khối lửa kêu ù ù trên cao! Tôi nghĩ: Chắc lại có người bay vào vũ trụ. Chúc thượng lộ bình an nhé! Còn mình phải xoay núm bắt sóng cái đài bán dẫn thật nhanh – bao giờ tôi cũng mang theo nó bên mình. Tôi nghĩ chắc lúc này người ta đang thông báo trên đài phát thanh, thường người ta vẫn truyền đi ngay từ sân bay vũ trụ. Và giọng phát thanh viên cũng hồ hởi như đang phát biểu tại cuộc mít tinh vậy. Hồi hộp quá đi mất! Bác Edigej ạ, tôi
https://thuviensach.vn
chỉ muốn biết thật sớm xem ai bay, tôi được nhìn thấy ai đang bay, nhưng hoá ra không phải như vậy.
– Tại sao? – Shabitzhan ngạc nhiên cướp lời, cặp lông mày dướn lên ra vẻ quan trọng. Anh ta đã chếnh choáng say, mặt đỏ gay, mồ hôi lấm tấm. – Tôi chả biết, người ta không báo tin gì hết. Tôi bắt sóng đài ‘Hải Đăng’ và chờ mãi, nhưng người ta chẳng đưa tin gì cả.
– Không thể thế được! Chắc phải có chuyện gì đó! – Shabitzhan nghi ngờ, và anh ta nhấp thêm một ngụm vốtca với subat. – Mỗi chuyến bay vào vũ trụ là một sự kiện lớn trên thế giới… Chú hiểu không? Đó là uy tín khoa học và chính trị của chúng ta.
– Tôi chả biết tại sao. Tôi cố nghe hết bản tin cuối cùng, thậm chí cả mục điểm báo…
– Hừm! – Shabitzhan lắc đầu. – Giá tôi ở trên tỉnh, cơ quan của tôi, tất nhiên đã biết! Tiếc thật! Có lẽ đã có chuyện gì chăng?
– Ai mà biết đã có chuyện gì hay không, riêng tôi thật lấy làm tiếc – Edilbaj - Cò Hương thật thà nói. – Đối với tôi, con tàu ấy như chở người phi công vũ trụ của riêng tôi. Nó đã cất cánh trước mắt tôi. Tôi nghĩ, không chừng người phi công là một chàng trai ở vùng ta cũng nên! Thế thì sướng lắm. Rồi sẽ được gặp anh ấy ở đâu đó, tha hồ vui…
Shabitzhan vội ngắt lời bác ta, hăng lên vì một ước đoán nào đó:– Á à, tôi hiểu rồi! Đấy là một con tàu không có người lái. Một chuyến bay thí nghiệm thôi.
– Nghĩa là thế nào? – Edilbaj liếc sang hỏi.– Theo phương án thí nghiệm. Chú hiểu không, nghĩa là bay thử. Con tàu không người lái bay lên ghép nối với con tàu khác hoặc đi vào quỹ đạo, và hiện nay chưa biết kết quả ra sao. Nếu đạt kết quả mỹ mãn, người ta sẽ đưa tin trên đài phát thanh và báo chí. Nếu thất bại, có thể sẽ không đưa tin. Biết nhiều quá để làm gì?
Edilbaj thất vọng gãi gãi trán:– Thế mà tôi cứ ngỡ trong đó có người đấy.
Tất cả im lặng và hơi buồn trước lời giải thích của Shabitzhan, và có lẽ câu chuyện đã chấm dứt ở đó, nếu như chính Edigej không vô tình gợi ra một ý mới:
https://thuviensach.vn
– Các gighit ơi!5Như vậy, theo chỗ tôi hiểu, thì đó là một tên lửa không có người lái phải không? Thế thì ai điều khiển nó bay lên vũ trụ? – Còn ai nữa? – Shabitzhan vung hai tay ngạc nhiên và đắc thắng nhìn Edigej dốt nát. – Chú ơi, ở trên ấy mọi việc đều do radio điều khiển. Theo mệnh lệnh phát ra từ trung tâm điều khiển dưới Trái Đất. Chú hiểu chưa? Thậm chí dù trên con tàu có phi công vũ trụ đi nữa, tên lửa vẫn bay theo sự hướng dẫn của radio. Còn phi công muốn tự quyết định điều gì thì phải xin phép. Koketai thân mến ơi!6chuyện đó phức tạp vô cùng, không giống như việc cưỡi con Karanar đâu…
– À ra thế, vậy cậu kể đi – Edigej buột miệng nói.
Edigej - Bão Tuyết chưa biết nguyên lý điều khiển bằng radio như thế nào. Theo quan niệm của bác, radio là những từ ngữ, những âm thanh được truyền đi trên không trung từ những khoảng cách xa. Nhưng làm sao có thể điều khiển một vật theo kiểu đó nhỉ? Nếu bên trong vật ấy có người thì đã đành, người ấy sẽ thực hiện các chỉ thị: hãy làm thế này, thế nọ. Edigej muốn hỏi kỹ tất cả những chuyện đó, nhưng bác nghĩ rằng chẳng nên hỏi nữa. Trong thâm tâm, không hiểu sao bác hơi khó chịu, nên im lặng. Thằng Shabitzhan nói năng ra vẻ bề trên quá, ra cái điều các bác các chú chả hiểu gì ráo, lại dám coi tôi là đứa vô tích sự, lão anh rể nghiện ngập còn định bóp chết tôi, trong khi tôi hiểu biết hơn tất cả các vị ở đây.
“Thây kệ mày – Edigej nghĩ bụng, – chúng tao đã dạy mày cả đời là cốt cho mày hiểu biết. Ít ra mày phải biết được cái gì đó nhiều hơn chúng tao, những người ít học chứ”. Rồi Edigej còn nghĩ thêm: “Nếu một kẻ như nó mà cầm quyền, thì chắc nó sẽ lấn lướt hết thảy mọi người, sẽ bắt cấp dưới phải làm ra vẻ am tường đủ chuyện, không chịu nổi những ai kém cỏi. Bây giờ nó mới chỉ làm chân chạy giấy mà đã muốn mọi người, dù là bà con ở xứ Sarozek hẻo lánh này phải trọng nể nó”.
Còn Shabitzhan thì quả có đặt cho mình mục đích lấn át, làm cho bà con Boranly phải sửng sốt, qua đó đề cao giá trị anh ta sau vụ cãi lộn nhục nhã vừa rồi với chị gái và anh rể. Anh ta luôn miệng huyên thuyên để đánh
https://thuviensach.vn
lạc hướng. Anh ta liền kể những chuyện thần kỳ khó tin, những thành tựu khoa học lạ lùng, chốc chốc lại nhấp một ngụm vốtca với subat. Thứ chất cay ấy làm cho anh ta mỗi lúc một hăng thêm và bắt đầu bịa ra những chuyện mà bà con Boranly chất phác chẳng hiểu đâu vào đâu nữa.
– Các chú nghĩ mà xem – Shabitzhan đảo cặp mắt kính lấp lánh nhìn khắp mọi người ngồi quanh. – Chúng ta, nếu am hiểu, chúng ta là những người sung sướng nhất trong lịch sử nhân loại. Như chú Edigej kia, bây giờ chú là người cao tuổi nhất ở đây. Chú biết ngày trước và hiện nay khác nhau thế nào, ý cháu muốn nói là trước đây người ta tin vào Thượng Đế. Thời cổ đại Hy Lạp các vị thần hình như sống trên núi Olemp, nhưng thần thánh quái gì họ? Một bọn ngu dốt thì có. Họ đã làm được gì nào? Họ không liên kết được với nhau, không thay đổi nổi lối sống của loài người, và họ cũng chẳng nghĩ đến chuyện thay đổi. Chẳng có thần linh quái nào hết, toàn là thần thoại, cổ tích thôi. Còn các vị thần thời nay, họ đang sống ngay bên cạnh chúng ta, ở ngay vùng này, tại sân bay vũ trụ Sarozek. Và đó là niềm tự hào của chúng ta trước toàn thế giới. Không ai trong số chúng ta nhìn thấy họ, biết mặt họ, và cũng không nên cho phép bất cứ người dân quái nào cũng được gặp họ mà bắt tay hỏi thăm sức khoẻ. Nhưng họ là những vị thần thực sự! Chú Edigej vừa kinh ngạc về chuyện họ điều khiển con tàu vũ trụ bằng radio. Đó là việc vặt, đã qua giai đoạn ấy rồi! Giai đoạn máy móc hoạt động theo chương trình. Sắp sang thời kỳ sẽ điều khiển con người bằng radio, như đã từng điều khiển máy móc tự động kia. Điều khiển con người nhé, các chú hiểu chưa, hết thảy, từ già chí trẻ. Đã có các dữ kiện khoa học. Khoa học đã đạt được tới đỉnh cao ấy, xuất phát từ những lợi ích cao cả.
– Hượm đã, hượm đã, lợi ích cao cả là cái quái gì – Edilbaj ngắt lời anh ta. – Cậu thử nói xem nào, tôi nghe chưa ra. Theo cậu, mọi người chúng ta đều phải đeo kè kè bên mình một cái máy thu, giống như chiếc đài bán dẫn để nghe lệnh? Ai cũng vậy, chỗ nào cũng vậy ư?
– Chú này mới ngớ ngẩn chứ! Ai bảo thế? Loại máy thu ấy chỉ là trò vặt vãnh, là đồ chơi của con nít! Chẳng ai phải đeo kè kè cái gì bên mình hết! Cứ ở truồng mà đi cũng được. Đã có những sóng vô tuyến vô hình –
https://thuviensach.vn
người ta gọi là những dòng điện sinh học – thường xuyên tác động đến chú, đến ý thức của chú, lúc ấy chú định né tránh vào đâu được nào? – Ghê gớm đến thế à?
– Chứ sao! Người ta sẽ phải làm mọi việc theo chương trình phát đi từ trung tâm. Chú cứ tưởng chú sống và hành động theo ý muốn của chú, nhưng thực ra là theo chỉ thị của cấp trên. Và tất cả phải theo một trình tự nghiêm ngặt. Nếu muốn chú hát – phát tín hiệu – thế là chú hát. Nếu thích chú nhảy múa – tín hiệu – thế là chú nhảy múa. Nếu cần chú làm việc – thế là chú làm việc, mà làm ra làm nhé! Trộm cắp, lưu manh, tội ác… tất cả sẽ bị lãng quên, chỉ còn đọc thấy trong những cuốn sách cũ thôi. Bởi vì tất cả mọi thứ sẽ đều được dự kiến trong hành vi của con người – mọi hành động, mọi ý nghĩ, mọi nguyện vọng. Chẳng hạn hiện nay trên thế giới có sự bùng nổ dân số, nghĩa là người ta đẻ ra nhiều quá, chả biết nuôi bằng cái gì. Phải làm sao đây? Phải giảm tỉ lệ sinh đẻ, các vị sẽ chỉ nằm với vợ khi nào có tín hiệu ra lệnh, xuất phát từ lợi ích của xã hội.
– Lợi ích cao cả chứ? – Edilbaj - Cò Hương hỏi thêm với chút ác ý. – Đúng thế, lợi ích của nhà nước trên hết.
– Nếu bỏ qua các thứ lợi ích ấy, tôi cứ muốn ngủ với vợ thì sao? – Chú Edilbaj thân mến ơi, không xong đâu. Chú sẽ không nảy ra ý muốn như vậy, dù có chìa ra cho chú một giai nhân tuyệt sắc, chú cũng chả buồn ngó ngàng. Bởi vì người ta đã phát dòng điện sinh học mang dấu âm rồi, thành thử vụ đó sẽ đâu vào đấy. Chú cứ tin tôi đi, hoặc lấy việc quân sự làm ví dụ. Tất cả sẽ theo tín hiệu, cần nhảy vào lửa sẽ có vị nhảy vào lửa, cần nhảy dù sẽ có người nhảy dù ngay tắp lự, cần ôm mìn nguyên tử lao vào gầm xe tăng, xin mời, sẽ có anh lao liền. Các vị sẽ hỏi tôi tại sao? Tại vì đã phát dòng điện sinh học dũng cảm – thế là người ta chả còn biết sợ là gì. Thế đó!
– Ái chà, phịa ra phịa! Dóc đến thế là cùng! Người ta dạy cậu những gì trong ngần ấy năm? – Edilbaj ngạc nhiên thật sự.
Những người ngồi quanh cười, cựa quậy, lắc đầu, ý nói anh chàng ba hoa chích choè quá mức, song họ vẫn tiếp tục nghe – nó kể những chuyện tuy vớ vẩn nhưng thú vị, chưa nghe bao giờ. Ai cũng hiểu rằng Shabitzhan
https://thuviensach.vn
đã say mèm, ngăn cản nó làm gì, mặc cho nó tán. Đó đây đã có người nghe nó kể về vài điều, thật giả đến đâu chẳng cần suy xét cho mệt óc. Edigej bỗng hoảng sợ thật sự – không phải tự dưng cái thằng bẻm mép lại khua môi như thế, hẳn nó đã đọc hay nghe lỏm ở đâu đó những chuyện kia, bởi cái gì nó cũng biết qua quít, chẳng hiểu điều gì đến nơi đến chốn. Sự đời sẽ ra sao, nếu quả thực có những kẻ, hơn nữa lại là những vị học giả tiếng tăm, khao khát điều khiển mọi người hệt như họ là những vị thần…? Còn Shabitzhan vẫn cứ ba hoa không dứt. Cặp mắt dưới hai tròng kính đổ mồ hôi, giãn rộng như mắt mèo trong bóng tối, anh ta vẫn cứ luôn miệng nhấp vốtca và subat. Lúc này anh ta đang vung tay kể về cái Tam Giác Quỷ nào đấy trên đại dương, nơi những chiếc tàu biển biệt tích một cách bí hiểm và những chiếc phi cơ bay qua vùng đó rơi tõm vào đâu không rõ. – Ở trên tỉnh có một anh cố tìm cách đi công tác ra nước ngoài, anh ta nằn nì mãi và thế là được đi. Những vị khác bị gạt ra, và anh ta bay qua đại dương, định tới Urugoay hoặc Paragoay gì đó. Nhưng khi phi cơ bay đúng phía trên Tam Giác Quỷ thì nó biến mất, anh ta mất tăm, thế là rồi đời! Còn những người bạn đã nhường chuyến đi cho anh ta, những người bị anh ta gạt ra, thì nhờ vậy mà vẫn được sống đàng hoàng trên đất nước mình và khoẻ nhơn nhơn! Nào hãy cạn chén, mừng sức khoẻ của chúng ta! “Lại thế nữa! – Edigej chán nản nghĩ thầm. – Nó sắp nhắc đến đề tài quen miệng của nó đấy. Tai hoạ! Hễ cứ rượu vào là như xe không phanh!” – Xin hãy cạn chén mừng sức khoẻ của chúng ta! Shabitzhan nhìn mọi người bằng cặp mắt đờ đẫn, mờ đục, nhưng vẫn cố tạo ra vẻ mặt quan trọng, đầy ý nghĩa. – Sức khoẻ của chúng ta là tài sản lớn nhất của đất nước. Sức khoẻ của chúng ta là báu vật của quốc gia. Thế đấy! Chúng ta đâu phải là những kẻ bình thường, chúng ta là những nhân vật quốc gia! Và tôi còn muốn nói rằng…
Edigej - Bão Tuyết đứng phắt dậy, không chờ Shabitzhan nói nốt lời chúc rượu, bác bước ra ngoài. Vấp phải vật gì đó kêu loảng xoảng ngoài thềm, có lẽ là chiếc xô, bác xỏ chân vào đôi dép đã lạnh ngắt vì sương đêm, rồi đi về nhà, lòng đầy tức giận.
https://thuviensach.vn
“Ôi, bác Kazangap tội nghiệp! – bác cắn râu, khẽ rên rỉ vì giận dữ. – Chết cũng chả được yên, khổ thân bác! Thằng con bác cứ ngồi nốc rượu như khi dự liên hoan, bất chấp tất cả! Nó nghĩ ra cái lời chúc rượu quỷ quái về sức khoẻ của đất nước ấy, để lần nào cũng nhái đi nhái lại ấy. Lạy trời ngày mai mọi nghi lễ đều hoàn tất, chúng tôi sẽ mai táng bác, làm bữa cúng xong nó sẽ không được phép lai vãng tới đây nữa, chúng tôi sẽ được giải thoát khỏi nó, vì ở nơi này chẳng ai cần nó và nó cũng chẳng cần đến ai”.
Hoá ra mọi người đã ngồi chơi khá lâu ở nhà Edilbaj - Cò Hương. Đã quá nửa đêm, Edigej hít đầy lồng ngực không khí lạnh giá của thảo nguyên Sarozek về đêm. Điệu này thời tiết ngày mai sẽ sáng sủa và khô ráo, hơi nóng như mọi khi. Bao giờ cũng vậy, ban ngày trời nóng, đêm thì lạnh cóng. Vì thế mà bốn phía thảo nguyên quanh đây đều khô cằn, cây cỏ khó bề thích nghi. Ban ngày chúng hướng về phía mặt trời, xoè lá, khát nước, còn đêm thì co lại rét mướt. Những cây khoẻ mới sống nổi, thường là loại cây gai, ngải cứu, chủ yếu bám rễ vào các rãnh, có thể cắt chúng làm cỏ khô.
Nhà địa chất học Elizarov, một người bạn lâu năm của Edigej - Bão Tuyết vẫn kể, rằng ngày xưa có người đã vẽ một bức tranh về vùng này, rằng có thời nơi đây cỏ mọc um tùm, khí hậu khác hẳn, những đàn súc vật lang thang khắp thảo nguyên. Thời kỳ ấy chắc đã qua lâu rồi, có lẽ từ trước khi lũ rợ Choang Choang dữ tợn tràn đến vùng này. Lũ rợ ấy nay chẳng còn dấu vết, nếu không, làm sao vùng này chỉ có ngần ấy người… Chẳng phải bỗng dưng vô cớ Elizarov bảo rằng Sarozek là cuốn sách bị quên lãng về lịch sử thảo nguyên…. Ông cho rằng lịch sử nghĩa địa Ana - Bejit cũng không phải là chuyện ngẫu nhiên. Một số người chỉ công nhận những gì được viết trên giấy mới là lịch sử, nhưng cái thời chưa có sách ấy thì không được tính đến hay sao…?
Khi lắng nghe tiếng xe lửa chạy qua ga, một sự liên tưởng lạ lùng nào đó thường đưa Edigej về với các cơn bão vũng biển Aral, nơi bác đã sinh ra và lớn lên. Chính Kazangap cũng là dân Kazak vùng Aral, vì thế mà hai người đã thân nhau ở ga này và thường nhắc nhở đến vùng biển quê hương.
https://thuviensach.vn
Trước khi Kazangap mất không lâu, hồi mùa xuân, hai người đã cùng về thăm Aral. Hoá ra ông già đi một chuyến dối già, nhưng không đi thì hơn, đi chỉ thêm nặng lòng. Biển đang cạn dần, bị thu hẹp ghê gớm. Họ phải đi xe hàng chục cây số qua những nơi trước đây là đáy biển, nay toàn đất sét, mới tới được mép nước.
Tại đó, Kazangap đã nói:
“Trước là biển Aral, nay chỉ thấy toàn đất. Nước biển còn cạn khô, nói chi đến cuộc đời người”.
Hôm ấy ông già còn bảo:
“Chú hãy chôn tôi ở nghĩa địa Ana - Bejit, chú Edigej ạ. Tôi gặp biển lần này là lần cuối cùng đây!”.
Edigej - Bão Tuyết dùng tay áo quệt nước mắt, ho vài tiếng cho cổ khỏi nghẹn, rồi bước vào ngôi nhà đất của Kazangap, nơi Ajzada, Ukubala và cánh phụ nữ đang lo nốt công việc tang gia. Những phụ nữ Boranly khi người này, lúc người khác, ghé tới đây chia buồn hoặc giúp một tay nếu cần.
Edigej dừng chân cạnh một gốc cây cong queo được chôn xuống đất, nơi buộc con Karanar - Bão Tuyết đã thắng bộ yên cương, gọn đẹp tươm tất. Dưới ánh trăng, con lạc đà trông cao lớn, uy nghi như một con voi, không dừng được, Edigej khẽ vỗ vào sườn nó:
– Mày khoẻ lắm!
Đến ngưỡng cửa, không hiểu sao Edigej chợt nhớ lúc con cáo chạy tới sát đường xe lửa. Không dám, bác từ bỏ ý định ném đá giết nó, rồi sau đó, trên đường về nhà, bác đã nhìn thấy một con tàu lửa cất cánh từ sân bay vũ trụ, bay vút lên không gian đen ngòm…
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Chương 3
Vào giờ ấy, trên Thái Bình Dương, ở vĩ độ bắc, đã hơn bảy giờ sáng. Mặt trời chói chang toả ánh nắng tràn trề xuống mặt biển yên tĩnh bao la nhấp nhánh. Ngoài trời, nước, quanh đây không còn cái gì khác. Song chính ở đây, trên tàu sân bay ‘Convention’ trong khuôn viên của nó, đang diễn ra một tấn kịch thế giới chưa một người nào bên ngoài hay biết. Tấn kịch này bắt đầu từ một sự kiện chưa từng có trong lịch sử chinh phục vũ trụ, vừa xảy ra trên trạm quỹ đạo Xô - Mỹ ‘Paritet’.
Tàu sân bay ‘Convention’ – tổng hành dinh khoa học chiến lược của trung tâm điều khiển chương trình hợp tác nghiên cứu vũ trụ ‘Demiurge’, đã lập tức cắt đứt mọi quan hệ với thế giới bên ngoài vì sự kiện trên. Không hề thay đổi địa điểm thường trú của mình ở phía nam quần đảo Alent, trên Thái Bình Dương, ngược lại, nó còn xác định toạ độ chính xác hơn bằng khoảng cách trên không như nhau so với Vladivostok và San Fransisco.
Trên con tàu khoa học này cũng đã có một vài thay đổi. Theo lệnh của hai vị tổng chủ nhiệm chương trình, một của Liên Xô, một của Mỹ, cả hai chuyên viên điều khiển khối liên lạc vũ trụ – một của Mỹ, một của Liên Xô – sau khi nhận được tin tức về vụ việc đột xuất trên trạm ‘Paritet’ đã tạm thời bị cách ly nghiêm ngặt để tin tức khỏi lọt ta ngoài…
Tất cả cán bộ nhân viên trên tàu ‘Convention’ bị đặt vào tình trạng báo động cao độ, mặc dù tàu này không hề có chức năng quân sự, càng không được trang bị bất cứ thứ vũ khí gì và hưởng quyền lợi bất khả xâm phạm theo một nghị quyết riêng của Liên Hiệp Quốc. Đó là chiếc tàu sân bay phi quân sự độc nhất trên thế giới.
Khoảng mười một giờ trưa, sẽ có hai tiểu ban đặc trách của hai nước đáp máy bay đến tàu ‘Convention’. Hai tiểu ban này có đủ thẩm quyền thông qua những quyết định cấp thời và áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ an ninh cho nước mình và cho toàn thế giới.
Vậy là vào giờ ấy tàu sân bay ‘Convention’ đang ở ngoài khơi Thái Bình Dương, phía nam quần đảo Alent với khoảng cách như nhau giữa
https://thuviensach.vn
Vladivostok và San Fransisco. Sự lựa chọn toạ độ này không phải ngẫu nhiên, hơn bao giờ hết, lần này thể hiện rõ ràng quan điểm nhìn xa trông rộng và thận trọng của các tác giả chương trình ‘Demiurge’, bởi lẽ ngay cả vị trí của con tàu, nơi thực thi kế hoạch nghiên cứu vũ trụ do hai bên cùng soạn thảo, đã nói lên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng, tuyệt đối ngang quyền trong sự hợp tác khoa học - kỹ thuật quốc tế độc đáo này.
Tàu sân bay ‘Convention’ với toàn bộ trang thiết bị và năng lượng dự trữ là đồng sở hữu của cả hai phía, là con tàu hợp tác mà hai nước chung cổ phần. Nó có liên lạc vô tuyến điện thoại – truyền hình trực tiếp và đồng thời với hai sân bay vũ trụ Nevada và Sarozek. Trên tàu có tám máy bay phản lực, mỗi bên bốn chiếc, làm nhiệm vụ giao thông vận chuyển thường xuyên trong các quan hệ hàng ngày với lục địa. Trên tàu, song song có hai thuyền trưởng – một của Liên Xô, một của Mỹ: thuyền trưởng song đôi 1 - 2 và thuyền trưởng song đôi 2 - 1; mỗi vị, vào giờ trực của mình, sẽ là thuyền trưởng chính. Toàn bộ thuỷ thủ đoàn trên tàu đều có biên chế song đôi tương ứng: trợ lý, hoa tiêu, thợ máy, thợ điện, thuỷ thủ và chiêu đãi viên…
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của trung tâm điều khiển trên tàu ‘Convention’ cũng được xây dựng theo cơ cấu như thế. Bắt đầu từ hai vị tổng chủ nhiệm chương trình của mỗi bên – tổng chủ nhiệm song đôi 1 - 2 và 2 - 1, tất cả các cán bộ khoa học và chuyên môn cấp dưới cũng đều song đôi, đại diện bình đẳng cho cả hai bên. Chính vì thế mà trạm vũ trụ nằm trên quỹ đạo ‘Tramplin’ cũng được gọi là trạm ‘Paritet’7để nói lên thực chất các quan hệ dưới mặt đất.
Dĩ nhiên, trước tất cả những cái đó, đã từng diễn ra một công tác chuẩn bị lớn lao và đa dạng của các cơ quan khoa học, ngoại giao và hành chính ở cả hai nước. Phải tốn nhiều năm, sau vô số cuộc gặp gỡ và thảo luận, hai bên mới đi tới chỗ nhất trí phối hợp mọi vấn đề chung và riêng của chương trình ‘Demiurge’.
Chương trình ‘Demiurge’ đặt ra nhiệm vụ vô cùng to lớn của những vấn đề vũ trụ học trong thế kỷ này – đó là nghiên cứu hành tinh X, nhằm sử dụng các nguồn khoáng sản của nó đang ẩn tàng một nguồn năng lượng
https://thuviensach.vn