🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Uống Trà Trị Bách Bệnh Ebooks Nhóm Zalo Uống Trà Trị Bách Bệnh Chia sẽ ebook : http://downloadsachmienphi.com/ Tham gia cộng đồng chia sẽ sách : Fanpage : https://www.facebook.com/downloadsachfree Cộng đồng Google :http://bit.ly/downloadsach Table of Contents Lời nói đầu Chương I: Tác dụng như vị thuốc của trà Chương II: Những bệnh thường gặp của cơ quan hô hấp Chương III: Những căn bệnh thường gặp về hệ thống tuần hoàn và máu Chương IV: Những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp Chương V: các bệnh thường gặp của hệ thần kinh, nội tiết và trao đổi chất Chương VI: Một số bệnh phụ (nam) khoa Chương VII: Một số bệnh về ngũ quan thường gặp Chương VIII: các bệnh nhi khoa thường gặp Chương IX: Những bệnh thường gặp khác Phụ lục: Những kiến thức xung quanh việc uống trà Hãy trở thành bác sĩ sử dụng trà điều trị bệnh tật cho chính mình ăn là một trong những việc quan trọng của đời người, nếu ăn đúng cách thì có thể biến thức ăn ngon trở thành thuốc quý. Lời nói đầu Trong thời kỳ Tần Hán trước công nguyên, trong cuốn “Thần nông bản thảo kinh” của Trung Quốc có ghi chép lại về trà, khi đó có tác dụng như là dược thảo. Đến cuốn “Thần nông bản thảo” của thời Chiến quốc thì đã trần thuật lại dược tính và tác dụng của trà: trà có vị đắng, những người uống trà rất có ích cho tâm thái, giảm béo, sáng mắt”. Lá trà có màu sắc sáng, mùi thơm, những chất có chứa trong lá trà rất có lợi cho sức khoẻ của con người. Những người thường xuyên uống trà có được sức khoẻ, trường thọ, “mỗi ngày uống khoảng 3 đến 5 chén trà thơm, có lợi cho sức khoẻ, tinh thần sảng khoái”. Trà được bắt nguồn từ Trung Quốc, trong rất nhiều sách cổ của đất nước này có vô vàn những ghi chép thú vị về trà. Có ghi chép lại rằng, Đường Tuyên Tông năm công nguyên 849, có một hôm có một vị hoà thượng hơn trăm tuổi đến Lạc Dương, Đường Tuyên Tông hỏi vị hoà thượng uống thuốc bổ gì mà có thể được trường thọ như vậy. Vị hoà thượng trả lời, khi còn nhỏ cuộc sống rất nghèo khổ, không biết thuốc bổ là gì, không có uống bất cứ loại thuốc gì, chỉ là bình sinh thích uống trà, đi khắp nơi coi trà là cầu. Đường Tuyên Tông nghe xong liền tặng ông 50 cân trà và chúc ông sẽ luôn trường thọ. Trà không những có công hiệu trị liệu rất tốt mà còn có thể phòng chống được rất nhiều bệnh tật. Nhà y học đời Đường của Trung Quốc Trần Tàng Khí đã từng đánh giá cao giá trị dược liệu của trà: các loại trà là thuốc quý đối với rất nhiều bệnh tật, trà là thuốc chữa bách bệnh. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, dược tính thần kì của trà đã có được sự công nhận của mọi người. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh, trà có vai trò trong việc phòng trừ bệnh đái tháo đường, các bệnh về tim mạch, chống ung thư, chống lão hoá v.v… , có thể thấy trà là một loại thuốc tốt trong việc chữa trị các loại bệnh tật. Vậy rốt cuộc trong trà có chứa những vật chất nào có lợi cho sức khoẻ của con người, đồng thời lại có công hiệu trừ bệnh tật? Khoa học phát hiện ra rằng, trong trà có chứa rất nhiều hợp chất, trong đó có protein hoà tan, axit amin, hợp chất cacbon hydrat và rất nhiều loạ vitamin, đặc biệt là vitamin C, vitamin B và vitamin P có trong trà rất có lợi đối với cơ thể con người, là thành phần không thể thiếu trong quá trình trao đổi chất. Công dụng của trà trong việc phát triển trí não, phòng chống lão hoá, nâng cao khả năng miễn dịch, cải thiện tổ chức tế bào đường ruột và tiêu hoá, giải độc tố đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng thực, vì thế trà cũng chính là chất điều chỉnh chức năng rất tốt. Đồng thời trà còn có vai trò dự phòng và trị liệu phụ trợ đối với rất nhiều loại bệnh tật. Muối vô cơ có trong lá trà, đặc biệt là các nguyên tố (các nguyên tố vi lượng) như đồng, phốt pho, sắt, nhôm, mangan, kẽm, canxi, magiê v.v… có thể bổ sung nhu cầu của con người đối với khoáng chất, đối với sức khoẻ của con người và làm chậm lại quá trình lão hoá cũng có vai trò quan trọng. Cafein có trong trà có thể kích thích thần kinh hưng phấn cao độ, khiến cho tinh thần của con người hưng phấn, tư duy hoạt bát, tiêu trừ mỏi mệt. Ngoài ra, cafein còn khiến cho tim mạch hoạt động nhanh hơn, làm cho các động mạch được giãn nở, tăng cường sự cung cấp máu cho tim, có vai trò trong việc xây dựng một trái tim khoẻ mạnh, còn có thể tăng cường sự hô hấp, năng cao khối lượng làm việc của các cơ bắp, nhưng lại không hề làm cho huyết áp tăng cao. Đồng thời trà cũng có tác dụng cầm máu, tiêu diệt vi khuẩn, giải độc khi cơ thể hấp thu phải lượng muối kim loại hoặc chất kiềm sinh vật. Chất cafein và phênol có trong trà kết hợp với nhau có thể phòng trừ sự tăng cao của cholesterol trong cơ thể. Khoa học thực nghiệm còn phát hiện ra rằng, trà còn có tác dụng chống lại sự ngưng tụ, có thể khiến sự hình thành protein xơ có độ kết dính tăng cao được giảm bớt, điều đó chứng minh trà có thể khống chế sự xơ cứng động mạch. Có nghiên cứu còn cho thấy rõ, uống cà phê khiến hàm lượng cholesterol trong cơ thể tăng cao, nhưng uống trà có nhiều thành phần phenol và vitamin có thể có vai trò tốt trong việc thanh lọc cafein có hại, vì thế điểm đặc biệt của trà chính là ở đây. Vì vậy, từ xưa tới nay trà luôn được coi là thực phẩm tốt trong việc tốt cho sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ, có công hiệu giống như là “linh đơn huyền diệu”. Chính vì thế nhà thơ nổi tiếng đời Tống là Tô Đông Pha đã chủ trương khởi xướng nếu bệnh nhẹ thì chỉ cần uống trà, không cần phải uốn thuốc, ông nói: thà rằng uống mấy bất trà còn hơn là uống một viên thuốc. Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, yêu cầu của con người đối với các loại thực phẩm cũng bắt đầu từ “ăn no” đến “ăn ngon” rồi chuyển đến hình thức “tẩm bổ cho sức khoẻ”. Sự huyền diệu do việc uống trà mang tới sẽ đem đến rất nhiều điều tốt đẹp cho con người trong việc bảo vệ sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Chương I: Tác dụng như vị thuốc của trà I. Lịch sử và sự phát triển của trà thuốc Trà vốn là một loại thực vật hoang dã thuộc loại sơn trà thường mọc thành bụi. Khoảng hơn 4000 năm trước vào thời đại Thần nông, những người lao động đã ngẫu nhiên phát hiện ra trà cũng như tác dụng giải độc của trà, từ đó trà đã trở thành thứ đồ uống giải độc. Trà thuốc là thành phần thuốc quan trọng trong y học của Trung Quốc, là kinh nghiệm được tổng kết lại trong một thời gian dài và trong quá trình chiến đấu với bệnh tật của người lao động Trung Quốc. Trà có tác dụng như một vị thuốc, nó đã tồn tại trong 2700 năm lịch sử của người Trung Quốc. Trong cuốn Bản thảo Thần Nông thời Đông Hán, cuốn Bản thảo bổ sung của Trần Tạng Khí đời Đường, cuốn Trà phổ của Cố Nguyên Khánh đời Minh đều ghi chép lại một cách rất cẩn thận công dụng như một vị thuốc của lá trà. Tương truyền Thần Nông Thị nếm phải bạch thảo, nhiễm phải 72 vị độc, nhờ có lá trà mới giải được độc. Những danh y lớn đời Hán là Trương Trung Cảnh, Hoa đều dùng trà để chữa các loại bệnh. Vào thời Đường đã có khá nhiều cách luận giải về việc phòng bệnh và chữa bệnh khi dùng lá trà. Cuốn Bản thảo đời Đường có nói: “Lá trà cam thảo có vị mát lạnh mà không độc, tiêu đờm, trợ tiêu hóa, lợi tiểu tiện. Lại nói: “Hạ khí tiêu hóa thức ăn, khi uống cho thêm thủ di, hành và gừng vào. Lấy trà và các vị trà thuốc ứng dụng vào việc chữa đau đầu, đờm nóng, tiêu hóa thức ăn và tiêu nước, từ đó có tác dụng bổ thận chống mỏi lưng, thính tai sáng mắt, cơ bắp chắc khỏe. Tác dụng giống như vị thuốc của trà: Do trà uống rất thuận lợi nên người ta hay cho thêm vài vị thuốc vào trà, từ đó mà tạo nên trà thuốc. Theo sự tích lũy kinh nghiệm của những người chữa bệnh, cho rằng trà thuốc là chỉ một loại thuốc, vị tất phải cho thêm lá trà mới gọi chung là trà thuốc. Trong cuốn Thái bình thánh huệ vương của Vương Hoài Ân đời Tống đã kể ra hơn 10 phương trà thuốc như trà thông thị, trà bạc hà, trà lưu huỳnh. Trong cuốn n thiện chính yếu của Hốt Tư Tuệ đời Nguyên cũng ghi chép về các phương trà thuốc; cuốn Bản thảo cương mục của Lí Thời Trân đời Minh đã luận giải rất rõ ràng về các phương trà thuốc, trong đó có luận giải về trà chủ trị ho khan, tiêu đờm. Trà thuốc khá thịnh hành vào thời Minh Thanh, là một thứ trà bổ dưỡng cho sức khỏe, những người nghiên cứu về trà ngày càng nhiều, thậm chí ứng dụng vào trà thuốc càng phong phú, vào thời đó thịnh hành nhất là đại trà ẩm, là một loại trà thuốc bảo vệ sức khỏe. Theo phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc, dùng trà dưỡng sinh kết hợp với thuốc trung thảo càng là một sự phát triển lớn, càng khiến cho công dụng của trà thuốc cũng như trà bổ dưỡng sức khỏe lớn hơn nữa, nó đã trở thành một viên ngọc sáng quý báu trong y học cổ truyền của người Trung Quốc. Ví dụ như trong cuốn Bản thảo cầu chân cũng nói tác dụng của trà là lọc phổi tiêu đờm, thanh nhiệt giải độc, điều tiết dịch nhầy, giải sạch độc. Phàm là các chứng thức ăn khó tiêu hóa, đầu mắt không sạch, đờm không tiêu, tiểu tiện khó khăn, cảm giác háo nước, cho đến nôn ra máu, tiểu tiện ra máu, hỏa thương mục, khi uống trà đều có tác dụng. Trong hoàng cung thời nhà Thanh, uống trà thuốc để chữa bệnh, bồi dưỡng sức khỏe đã trở thành tục lệ phổ biến của các tầng lớp vương công quý tộc. Các danh y đời trước trong một thời gian dài đã từng bước tích lũy được những kinh nghiệm phong phú về cách chữa bệnh vào việc sử dụng những loại trà thuốc bồi bổ sức khỏe. Sau khi thống nhất đất nước, trong phần phụ lục cuốn Dược điển phần thứ nhất của Trung Quốc đã ghi chép yêu cầu và cách dùng để chữa trị của trà thuốc, sự phổ biến của trà bồi bổ sức khỏe đã từng bước có tác dụng. Trà thuốc qua các nhà dưỡng sinh và danh y thời trước đã không ngừng hoàn thiện, từ đó đã xuất hiện các phương trà thuốc nhiều tác dụng, đã trở thành một nét đặc sắc trong phương pháp dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe, phòng bệnh và chữa bệnh của các danh y Trung Quốc. II. Đông y với việc nhận thức về chức năng bảo vệ sức khỏe của trà thuốc Đông y với việc nhận thức về nguyên lí chữa bệnh của các phương thuốc, chủ yếu là thông qua việc giải thích những lí luận cơ bản về tứ khí, ngũ vị, tăng giảm chìm nổi, quy kinh. 1. Tứ khí Bao gồm nóng, lạnh, ấm, mát, nó là sự thông qua phân loại quy nạp tính chất các loại bệnh không giống nhau mà ra. Người bệnh tuy có các dạng bệnh như thế nào, biến chứng đến đâu nhưng chung quy lại cũng chỉ có mấy dạng cơ bản này. Qua thực tiễn cũng đã tổng kết được chức năng của các loại thuốc, phàm là những loại thuốc chữa những bệnh tính lạnh lại có thuộc tính nóng, ấm, có chức năng ấm nóng, trợ dương, giải lạnh, ích khí như phụ tử, gừng khô; những loại thuốc chữa những loại bệnh tính nóng lại có thuộc tính mát, lạnh, có chức năng thanh nhiệt, hạ hỏa, mát máu, giải độc, tư âm, như hoàng liên, sinh địa; ngoài ra, những loại thuốc chữa chứng cơ thể suy nhược có chức năng bổ khí, tráng dương, tư âm, dưỡng huyết, an thần như nhân sâm, đương quy; những loại thuốc có chức năng tăng cường cơ thể hoặc những loại bệnh phát ra hay ẩn ở bên trong, đều có chức năng hạ tả, lợi nước, thông tiện, chữa què, hoạt huyết như đại hoàng, xuyên loan v.v 2. Ngũ vị Chỉ các vị không giống nhau là chua, cay, mặn, ngọt, đắng. Cay có thể tạo chua, hành khí như ma hoàng, quế, tía tô. Chua có thể tạo chát như ô mai, vị đắng có thể làm hạ tả, dưỡng ẩm, giảm nghịch như hoàng liên v.v. Vị ngọt có thể bổ ích như cam thảo v.v Vị mặn có thể làm mềm cứng tản kết như côn bộ v.v 3. Tăng giảm chìm nổi Chỉ những vị thuốc khi vào cơ thể có thể có tác dụng bổ dương, hoặc giảm bình nghịch, hoặc tăng phát tán, hoặc hạ thông đường tiểu, có thể làm bệnh tình thuyên giảm. Thuốc tăng nổi có chức năng thăng dương, phát tán, giải độc, giảm nôn, thuốc giảm chìm có chức năng thanh nhiệt, tả hạ, lợi tiểu, giảm nghịch, nhịp thở đều, tiềm dương. 4. Quy kinh Chỉ những loại thuốc có tác dụng chữa bệnh đối với một loại tạng phủ nào đó của cơ thể, như hoàng liên có chức năng thanh tả tâm hỏa khi hoàng liên đi vào tâm kinh. Tóm lại, tác dụng về nguyên lí của những loại thuốc là thông qua cơ chế có tính tổng hợp của tứ khí, ngũ vị, tăng giảm chìm nổi, quy kinh mà thành, tuy mỗi loại thuốc có một vài công dụng, thậm chí là nhiều công dụng nhưng đều có thành phần chủ yếu khác nhau, không thể chọn một loại thuốc để chữa tất cả các loại bệnh. Những loại thuốc có chức năng không giống nhau theo lí luận của ng y, thông qua những tác dụng biện chứng, cách kết hợp hợp lí có thể đạt được những hiệu quả có tính chỉnh thể rõ rệt, từ đó có thể chữa được những căn bệnh thường gặp hoặc những căn bệnh nan giải. Trà thuốc được sử dụng theo cách lí luận của Đông y, chức năng bảo vệ sức khỏe của nó cũng giống như cơ chế chữa bệnh của các loại thuốc khác, đồng thời thông qua sự tác động lẫn nhau của thuốc và bệnh đối với sự bổ sung, điều tiết chính cơ thể để đạt tới mục đích chữa bệnh. Ví dụ như bệnh có tính nóng biểu hiện là phát nóng, đổ mồ hôi, miệng khát, thích uống nước lạnh hoặc ở trạng thái buốn bực, dùng những loại thuốc lạnh mát hoặc thậm chí dùng cách uống nước lạnh thì có thể đạt được tác dụng trong việc kháng lại chất độc nóng, cuối cùng sẽ hồi phục được sự cân bằng âm dương trong cơ thể. III. Những thành phần có lợi trong lá trà Uống trà có thể bổ sung các chất protein và axit amin cần thiết cho cơ thể. Thông qua uống trà có thể hấp thụ trực tiếp hàm lượng protein là 2% ở dạng hòa tan có trong lá trà, phần lớn protein là ở dạng hòa tan nằm trong bã cặn của trà. Qua việc nghiên cứu chứng minh của các nhà khoa học trong một thời kì dài, hàm lượng hóa học có trong lá trà vô cùng phong phú, bao gồm hơn 500 thành phần các loại, trong đó có rất nhiều thành phần là các chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, có tác dụng trong việc phòng chữa các loại bệnh. Trà có nhiều chất phenol, lipopolysaccharides, axit amin v.v.. Hàm lượng phenol có trong lá trà (chủ yếu là ở cây nhi trà) thường chiếm 20-30%, là một loại oxi tự do phổ biến nhất của hợp chất, có tác dụng giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu, phòng trừ lão hóa, chống phóng xạ, diệt khuẩn, tiêu đờm v.v Hàm lượng chất lipopolysacchrides trong lá trà vào khoảng 3%, nó có thể làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và còn có tác dụng cải thiện chức năng tạo máu, chống phóng xạ, trị những bệnh liên quan đến phóng xạ. Các loại axit amin có trong lá trà rất phong phú, gồm hơn 25 loại, trong đó có isoleucine, leucine, lysine, phenylalanine, threonine, axit methyl butyric là sáu trong tám loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra còn có chất histidine cần cho trẻ sơ sinh đến khi trưởng thành. Hàm lượng axit amin có trong lá trà chiếm từ 2-5%, nó là đơn vị chủ yếu của thành phần protein chứa trong tế bào để tạo nên cơ thể, là yếu tố không thể thiếu trong bộ máy trao đổi chất của cơ thể, có tác dụng giảm huyết áp, chống mệt mỏi và bảo vệ sức khỏe, có lợi cho việc hóa trị liệu đối với người bị ung thư. Trong những năm gần đây, người ta đã tách chất hồng trà có trong hồng trà, có tác dụng chống lão hóa, chống lại sự di căn của ung thư, giảm lượng đường, giảm lượng mỡ v.v Những lợi ích này rất có tác dụng về sức khỏe đối với cơ thể, có thể phòng và chữa bệnh. Uống trà còn có thể bổ sung các loại khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Qua thí nghiệm của các nhà khoa học, trong lá trà có chứa hàm lượng nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể. Có tới hơn 30 loại nguyên tố đại lượng khác gồm chất đạm, natri, kali, canxi, photpho, magie, lưu huỳnh, nhôm, sắt, clo; nguyên tố vi lượng gồm đồng, mangan, kẽm, borum, silic, molypden, coban, iot, flo, selen, crom, thiếc v.v đều là những nguyên tố cần thiết cho cơ thể. Nguyên tố đại lượng chủ yếu là photpho, kali, canxi, natri, magie, lưu huỳnh; nguyên tố vi lượng chủ yếu là sắt, mangan, kẽm, selen, đồng, flo và iot Hàm lượng kẽm có trong lá trà khá cao, đặc biệt là trong trà xanh, bình quân mỗi gam trà xanh chứa 73 mg kẽm, cao nhất là 252 mg; bình quân mỗi gam hồng trà cũng chứa 32 mg kẽm. Về hàm lượng sắt bình quân chứa trong lá trà, mỗi gam trà khô chứa 123 mg; mỗi gam hồng trà chứa 196 mg. Những nguyên tố này có tác dụng quan trọng đối với bộ máy sinh lí của cơ thể. Thường xuyên uống trà sẽ có được những khoáng chất quan trọng. Ngoài ra, người ta đã tiến hành nghiên cứu rộng rãi đối với vi lượng nguyên tố chứa trong lá trà và đã đạt được những kết quả nghiên cứu lớn, ví dụ thông qua việc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, hàm lượng selen chứa trong lá trà có tác dụng tích cực đối với việc phòng và chữa bệnh. IV. Vitamin có trong lá trà Lá trà chứa rất nhiều hàm lượng vitamin. Hàm lượng vitamin B thông thường vào khoảng 100-150 ppm có trong trọng lượng tịnh của lá trà. Hàm lượng (vitamin B5) có nhiều nhất trong các loại vitamin B, nó ở vào khoảng một nửa hàm lượng vitamin B, nó có thể phòng tránh bệnh hủi và các bệnh về da. Hàm lượng vitamin B1 có trong lá trà cao hơn ở rau, vai trò thường ngày của vitamin B1 là có thể duy trì hệ thần kinh, tim và hệ thống tiêu hóa. Cứ trong 100 gam lá trà thì có khoảng 10-20 mg lactoflavin (vitamin B2), mỗi ngày uống năm cốc trà là có thể đáp ứng đầy đủ 5-7% lượng cần thiết của cơ thể, chức năng hàng ngày là nó có thể tăng cường độ đàn hồi của da và võng mạc. Hàm lượng axit folic (vitamin B11) rất cao, vào khoảng 0,5-0, 7 ppm trong trọng lượng tịnh của lá tr, mỗi ngày uống năm cốc trà là có thể đáp ứng đầy đủ 6-13% lượng cần thiết của cơ thể. Khi vào cơ thể, nó có chức năng thay thế chất béo và hợp chất nucleotide. Hàm lượng vitamin C có trong lá trà cũng rất cao, cao nhất là ở trà xanh, khi đó hàm lượng vitamin C có thể đạt tới 0,5%, vitamin C có thể phòng tránh bệnh xấu máu, tăng sức đề kháng cho cơ thể, thúc đẩy quá trình làm liền vết thương. Hàm lượng vitamin E (tocopherols) trong lá trà chiếm từ 300-800 ppm trọng lượng tịnh của lá trà, chủ yếu tồn tại trong thành phần của chất béo. Vitamin E là một loại thuốc chống oxi hóa, có thể ngăn trở quá trình oxi hóa của chất béo trong cơ thể, vì thể nó có công dụng trong việc chống lão hóa. Hàm lượng vitamin K có trong lá trà cũng rất cao, mỗi ngày uống năm cốc trà có thể đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vitamin K có thể thúc đẩy gan hợp thành chất làm đông máu. Uống trà có thể bổ sung rất nhiều lượng vitamin cần thiết cho cơ thể. Trong lá trà có chứa rất nhìều hàm lượng vitamin. Căn cứ vào tính hòa tan có thể phân thành vitamin hòa tan trong nước và vitamin hòa tan trong chất béo (bao gồm các loại vitamin B và vitamin C), có thể thông qua việc uống trà để cơ thể hấp thụ trực tiếp các loại vitamin đó. Vitamin C có thể tăng cường sức đề kháng và sự miễn dịch của cơ thể, còn được gọi là axit chống máu xấu. Hàm lượng vitamin C có trong lá trà khá cao, cứ 100âmm trà xanh thường có 100-250 mg, thuộc vào loại cao như trà Long Tỉnh có thể đạt tới hơn 360 mg, còn có hàm lượng cao hơn cả một số loại hoa quả như chanh, cam quýt Hồng trà, trà ô long trong quá trình chế biến sẽ xuất hiện sự lên men, hàm lượng vitamin C khi chịu sự oxi hóa sẽ giảm, 100 gam lá trà còn 10 mg, đặc biệt là hồng trà hàm lượng càng thấp hơn. Vì vậy, càng có nhiều lượng trà xanh thì giá trị dinh dưỡng càng cao. Mỗi người mỗi ngày chỉ cần uống 10 gam trà xanh cao cấp là đã đáp ứng được lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Do vitamin có tính tan trong chất béo khó tan trong nước, lá trà khi đổ nước sôi vào cũng khó có thể được hấp thụ. Vì vậy, cần phải tạo thói quen ăn trà để bù vào nhược điểm này, đem trà giã thành bột nhỏ, cho thêm vài loại thực phẩm vào như trà có thêm đậu phụ, bột mì, các loại bánh ngọt, kẹo, kem ăn những loại thực phẩm có trà này thì có thể có được toàn bộ những thành phần dinh dưỡng vitamin có tính hòa tan trong mỡ có trong lá trà, càng phát huy được giá trị dinh dưỡng của trà. V. Đặc điểm của trà thuốc Thuốc nước là loại thuốc hay dùng nhất trong các loại thuốc, nó cũng giống như trà thuốc, ưu điểm của nó là chế biến đơn giản, tiện lợi, dễ dàng, có chứa nhiều thành phần dễ hòa tan, có độ nước trong, sau khi uống dễ hấp thụ vào cơ thể, có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên, người bệnh khi sắc thuốc cũng phải theo những trình tự phiền phức, nếu cách làm không đúng, những thành phần có lợi sẽ dễ bị phân giải và phá hủy. Ví dụ như đun quá lâu hoặc cho quá ít nước sẽ dễ tạo thành bột; khi đun thuốc đến nhiệt độ 30-40o C, các chất trong thuốc sẽ tạo hoạt tính enzim mạnh, những thành phần có lợi của nó, đặc biệt là glucozit dưới tác dụng của men sẽ bị phân giải, khiến cho những thành phần có lợi chứa trong thuốc giảm, công dụng chữa bệnh cũng ít đi, thậm chí là mất công dụng. Những thang trà thuốc có những đặc điểm dưới đây: Một là có thể căn cứ vào đặc điểm tính năng, yêu cầu chế biến của thuốc, lần lượt đem ngâm tất cả các loại đoạn, sợi, bột thuốc, cũng có thể ngâm cùng lúc. Sau khi để khô, làm theo trình tự đơn giản, tạo ra đồ uống thuận tiện, thích hợp với tất cả các quốc gia và xu thế phát triển với nhịp sống nhanh của thế giới. Hai là khi ngâm, lấy nước sôi làm dung môi sẽ có thể tiêu hủy nhanh chóng những enzim trong đó, tránh để cho những thành phần có lợi bị phân giải và phá hủy. Ba là các loại thuốc có thể ở dạng bột thô hoặc sợi nhỏ, đoạn nhỏ, bề mặt bên ngoài có diện tích lớn thì diện tích tiếp xúc với dung môi cũng lớn, dể khiến cho những thành phần có lợi bị phân giải. Bốn là trà thuốc nên cho vào những đồ có tính giữ nhiệt, thông thường có thể duy trì nhiệt độ ở mức 80-95o C, như thế mới có thể bảo đảm những thành phần có lợi được hòa tan mà không bị phá hủy. Năm là có thể đổ nước lại nhiều lần để duy trì được lâu dài công dụng chữa bệnh. c biệt là đối với một loại bệnh mãn tính nào đó, nếu sau khi uống thường xuyên trong một thời gian thì những thành phần có lợi sẽ đạt đến một lượng tiêu chuẩn trong cơ thể mà nếu chỉ uống thuốc không sẽ không đạt được hiệu quả như vậy. Ví dụ như những bệnh nhân bị sỏi tiết niệu, sau khi thường xuyên uống trà, có thể gia tăng những thành phần thuốc có tác dụng bào mòn sỏi thận, có lợi cho việc đào thải và làm nhỏ sỏi thận. Sáu là đối với những loại thuốc dạng keo không chịu được nhiệt độ cao như a giao, sừng hươu hoặc những loại thuốc dễ phát tán như hoa cúc, hoa ngân, một số loại không nên đun lâu như lá dâu, lá phiên tả, tạo ra trà thuốc còn đơn giản hơn tạo ra những loại thuốc khác. Từ ứng dụng lâm sàng, thuốc nước có thể coi là thuốc ở thể dịch, tuy có ưu điểm là hấp thụ và tác dụng nhanh chóng, nhưng vì phải uống một lượng lớn, có vị đắng, người bệnh khi uống thuốc có cảm giác ức chế, rất khó chịu. Trà thuốc lại được coi như trà để người bệnh có cảm giác dễ chịu hơn khi uống và không bị bó buộc về thời gian uống mà có thể uống tùy lúc. ng thời, nhiệt độ của trà thuốc cũng dễ khống chế, có thể căn cứ vào bệnh tình để lựa chọn cách uống thích hợp. Từ những hiệu quả trong cách chữa bệnh, những thành phần có lợi trong trà thuốc hòa tan một lượng lớn, chất lượng của cốt thuốc cũng tốt, nên sử dụng lâm sàng. Vì ưu điểm của trà là tiện lợi, có công dụng, có tính tự nhiên, tiết kiệm, ngoài ra còn có tính tập trung, tính linh hoạt, vì vậy trà thuốc nhanh chóng được vận dụng rộng rãi vào các biểu hiện lâm sàng, nhận được sự ủng hộ của mọi người. VI. Cách chế biến trà thuốc Căn cứ vào những thành phần không giống nhau tạo ra trà thuốc, người ta cũng có các cách dùng không giống nhau, có mấy cách phân loại và sử dụng dưới đây: 1. Trà bột Bột giã nhỏ, hỗn hợp lại với nhau và phân làm ba bước. Bột giã là thảo dược sau khi phơi khô, giã thành bột dạng thô, qua 14-20 lần sàng. Phải tránh khi giã có quá nhiều bột nhỏ. Cho hỗn hợp những loại bột đã giã ở dạng thô vào máy đánh tan đánh đều, hoặc dùng máy trộn đến khi màu đều rồi làm lại 1-2 lần. Bột nghiền là dùng loại giấy có tính năng chống ẩm tốt, hoặc túi làm bằng polyethylen, mỗi túi phân thành từng lượng thuốc nhất định. Bảo quản ở nơi khô ráo thoáng mát. làm bột trà, không được để vón cục, bột mịn cũng ít. 2. Trà viên Gồm năm bước là giã thành bột, trộn đều, nặn thành viên, sấy khô, đóng gói. Dùng cách giã giống như trên, tạo thành bột thô. Loại thuốc này là lấy bột mì cho thêm một lượng nước thích hợp vào nấu lên thành loại thuốc sánh như bột, trộn lẫn vào cùng với bột trà, tạo thành viên. c của bột cần vừa phải, nếu quá đặc sẽ khó nhào, thậm chí còn ảnh hưởng đến độ dính. Yêu cầu mầu sắc của các viên nặn phải đồng nhất, không được rời rạc. Cũng có thể lấy những nguyên liệu thuốc có thành phần không bốc hơi được trong phương thuốc, đun nước cô đặc thành thuốc cao thay cho thuốc dạng hồ bột, trộn hỗn hợp với những loại thuốc ở dạng bột thô đấy thành viên. Nếu độ kết dính không đủ thì tùy tình hình mà cho thêm lượng bột hồ thích hợp vào. Lấy một lượng thuốc nhất định cho vào một khuôn tròn bằng đồng, lấy phần tâm của khuôn gỗ đặt vào thuốc, dùng một chiếc gậy để gõ cho rơi ra là có thể dùng được. Khi sấy nên bắt đầu từ nhiệt độ thấp mới đến nhiệt độ cao, mới đầu vào khoảng 60o C, đợi đến khi mặt ngoài khô mới từ từ tăng nhiệt độ lên 70-80o C, như thế mới tránh cho bề mặt bên ngoài khỏi nứt. Trong quá trình sấy khô nên đảo đều các vị trí để bề ngoài được khô đều, tránh cho màu sắc của viên trà không giống nhau làm ảnh hưởng đến chất lượng. Cuối cùng dùng loại giấy có tính chống ẩm tốt để đóng gói các viên, cất giữ tại nơi kín, yêu cầu bề mặt phải toàn vẹn, không có hiện tượng nứt. 3. Trà hạt Còn gọi là trà cô đặc, gồm bốn bước là ngâm, làm thành hạt, sấy khô, đóng gói. Ngâm là lấy 10-20% nguyên liệu trong phương thuốc nghiền thành bột nhỏ (70-100 lần sàng). Tiếp đó cho nước vào nguyên liệu đun một lần hoặc nhiều lần, đem lọc, chất được lọc cô lại thành bột đặc. em những hạt cô đặc và bột thuốc trộn lẫn với nhau, trộn đều cho đến khi các chất kết dính lại, sàng tiếp 12-14 lần để tạo thành hạt. Những hạt này đạt đến nhiệt độ 60-80o C là tiến hành sấy khô, lai lọc tiếp 12 lần nữa, để ở nơi kín đáo. ng gói cùng với thang thuốc, thông thường vẫn đóng gói bằng túi polyethylen, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát. Trà ở dạng hạt yêu cầu không có hiện tượng hút ẩm, kết hạt. VII. Cách pha trà thuốc Một là bỏ trực tiếp các loại nguyên liệu vào cốc trà, đổ nước sôi vào hoặc nước đã đun sôi và đang giữ ở nhiệt độ nhất định, đậy nắp vào để trong 5-10 phút, thường xuyên uống. Những nguyên liệu có thể uống được trực tiếp đa phần đều là những thứ dễ chiết xuất như nhân sâm, hoa cúc, hạt ngũ vị dễ dàng hơn cho việc phát huy công dụng, cây thạch xương bồ, sơn tra nên chế biến thành dạng bột thô, lấy vải sạch bọc lại, sau đó đổ nước vào uống. Hai là đem tất cả nguyên liệu vào một bình nước nóng, cho nước sôi vào, đậy chặt nắp lại, để từ 30-60 phút là có thể uống như trà. Khi dùng theo phương pháp này, do bình nước nóng có tính năng giữ nhiệt tốt, những thành phần thuốc có lợi càng dễ phân tách. Có thể cho 2-3 lượng vào một gói, sau đó phân ra số lần uống trong ngày. Ba là đem tất cả vật liệu vào nồi, cho nước vào đun, chắt lấy nước rồi cho vào bình giữ nhiệt, uống nhiều lần như trà. Khi cho nước vào đun có thể cho nhiều nước, thậm chí có thể đun làm hai lần liên tiếp, sau đó lấy nước đã chắt của hai lần đun ấy cho cùng vào nhau, chia làm hai lần uống. Bốn là nguyên liệu là phần thịt hạch đào, vừng là các loại thực phẩm có thể sử dụng trực tiếp, nên xát trước để tạo thành bột, sau đó cho thêm sữa, sữa đậu nành vào là có thể uống được. Nếu nguyên liệu là những loại hoa quả như cà rốt, táo có thể ép lấy nước, sau đó cho thêm sữa hoặc nước ép hoa quả vào là có thể uống được. Khi pha trà để uống cần chú ý: ở cách đổ nước trực tiếp vào uống, khi uống hết 1/3 lượng nước, có thể cho thêm nước sôi vào, tùy theo cách uống mà cho thêm 3-5 lần, uống cho đến khi thấy vị nhạt thì thôi. ở cách uống nước ép hoa quả, nên làm tùy lúc và uống tùy lúc, tránh làm mất đi thành phần chất dinh dưỡng trong khi chế biến. Trong nước trà có nhân sâm, nhãn khô, vải, táo đỏ, khi uống đến lúc thấy vị nhạt nên lấy ra ăn. Khi chế biến có thể cho thêm đường, tuy nhiên cần biết điều tiết để có vị vừa phải, không nên cho quá nhiều. Không nên cho đường trắng mà nên dùng đường đen và đường kính. VIII. Cách sử dụng trà thuốc Căn cứ theo yêu cầu về phương thuốc của bác sĩ thì ta nên bỏ những thảo dược cần thiết vào cốc trà hoặc bình giữ nhiệt, đổ nước đun sôi vào, khuấy đều, đậy nắp cốc hoặc nắp bình lại, để trong 15-30 phút là có thể dùng được, uống như trà, uống cho đến khi có vị nhạt. Nếu có những loại thuốc cần phải đun, dùng nồi đất đun lấy nước cốt, cho 2-3 lần nước vào đun, đun cho đến khi còn nước cốt thì đem lọc, cho vào bình giữ nhiệt, uống nhiều lần thay trà. Đối với những loại trà nghiền thành bột thì cần cho thêm chất kết dính vào (như bột hồ loãng, hoặc những loại thuốc chứa thành phần không bay hơi trong phương thuốc đun thành cao rồi làm thành thuốc dạng chất dính), trộn đều, vo viên, chia thành từng thang (hoặc cho vào bình), bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, phơi cho đến khi khô; phơi dưới ánh nắng hoặc phơi dưới nhiệt độ thấp; cuối cùng đóng gói vào những loại giấy có tính năng chống ẩm tốt, để ở nơi kín đáo, hoặc để trong bình đá. Khi sử dụng cần căn cứ vào lượng nước hoặc thời gian đun để uống thay trà. Những loại trà nghiền thành bột cần căn cứ theo yêu cầu của phương thuốc, lấy giấy hoặc vải để gói, khi đã chia thành gói nên để ở nơi khô ráo, trong quá trình dùng phải gói lại cẩn thận. Trà thuốc thành phẩm, thông thường các gia đình không nắm rõ được phương pháp và công nghệ bài chế, có thể căn cứ theo nhu cầu của bản thân, khi lựa chọn mua trà thuốc ở xưởng gia đình hay ở những thương hiệu trà thuốc ở thành phố cần căn cứ vào cách hướng dẫn sử dụng. Nó phù hợp khi mang theo hoặc dùng trong gia đình. i với những loại bệnh phức tạp, tốt nhất là nên dùng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. IX. Những điều cần chú ý khi dùng trà thuốc Cần căn cứ vào bệnh tình, thể chất cũng như khả năng chịu đựng của cơ thể để lựa chọn dùng những loại trà thuốc hợp lí, cần nắm rõ liều lượng dùng hợp lí, không nên dùng quá ít, cũng không được uống quá nhiều. Nên uống nóng, thông thường không nên để qua đêm. Nên pha xong rồi uống luôn, tránh không được pha rồi để cách mấy ngày sau mới uống. Với những loại trà khi uống để đổ mồ hôi thì nên uống nóng, không hạn chế uống vào lúc nào thì bệnh có thể dứng. Cần duy trì việc đổ mồ hôi một cách từ từ, không nên để mồ hôi tiết ra quá nhiều nhằm tránh kiệt sức. Loại trà là thuốc bổ nên uống trước bữa ăn để toàn bộ những thành phần trong đó có thể hấp thụ được. Với những loại trà có tính kích thích tràng vị nên uống sau bữa ăn nhằm giảm sự kích thích đối với tràng vị. Với những loại trà thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ. Với loại trà thanh hầu dùng cho bệnh nhân bị bệnh về họng, khi uống vào miệng nên nuốt một cách từ từ để làm ướt và ấm họng. Với những loại trà thuốc chữa những bệnh truyền nhiễm về đường tiết niệu, nên duy trì việc uống liên tiếp nhằm duy trì nồng độ thuốc cần thiết trong đường niệu đạo, đồng thời có tác dụng làm loãng dịch niệu, làm sạch đường niệu, có lợi cho việc đào thải nhanh chóng các chất độc bẩn. Với những loại trà thuốc phòng dịch, nên nắm chắc cách dùng theo mùa. Với những loại trà chữa bệnh mãn tính và những loại bổ dưỡng sức khỏe cho người già nên uống thường xuyên và uống trong một thời gian dài. Nếu muốn làm viên trà (bình trà) nên giữ nóng nhằm tránh nước nguội khiến độ kết dính yếu, khó thành hình dạng. Nên cố gắng rút ngắn thời gian chế biến, tránh thời gian quá dài làm chất lượng thay đổi, nên chú ý hơn vào mùa hè. Do thể tích của bình pha trà rất nhỏ, dung môi và lượng thuốc ít, vì vậy, không nên dùng những loại thuốc có lượng lớn, bị sùi bọt. Ngoài ra, cũng không nên sử dụng những loại thuốc có độc tố hoặc những loại thuốc có thành phần có lợi nhưng lại khó tan trong nước. Chương II: Những bệnh thường gặp của cơ quan hô hấp I. Cảm lạnh Được biết, hệ thống miễn dịch của cơ thể mỗi ngày đều phải đối diện với sự xâm hại của rất nhiều những virus mang bệnh khác nhau, hay gặp nhất chính là virus gây cảm lạnh, bệnh có tính lây bằng đường hô hấp do virus cảm lạnh gây ra được gọi là bệnh cảm. Theo số liệu thống kê, các loại virus gây cảm lạnh khác nhau có thể lên tới 200 loại, khi mỗi lần hệ thống miễn dịch phải đối diện với những loại virus gây cảm lạnh khác nhau, sẽ khó mà tránh khỏi nguy cơ mắc phải. Một khi hệ thống miễn dịch bị yếu đi, bệnh cảm lạnh càng dễ thâm nhập vào người, từ đó hàng loạt người sẽ bị dịch cảm. Cảm lạnh cũng là loại bệnh hay gặp nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, còn gọi là trúng gió, triệu chứng là hắt xì hơi, xổ mũi, chảy nước mắt, người nóng, đau đầu, ho, toàn thân khó chịu v.v Nói chung, triệu chứng lâm sàng có thể chia thành hai loại chủ yếu là cảm phong nhiệt và cảm phong hàn, trong đó còn có trúng nắng, trúng ẩm, cảm lạnh do cơ thể suy yếu. Người bị cảm nên căn cứ vào những triệu chứng khác nhau để lựa chọn những loại trà thích hợp để điều trị bệnh. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Trong lá trà có chất cafein, theophylline, ca cao có công dụng lợi niệu, có thể đào thải một lượng nhiệt lượng lớn, có lợi cho việc giảm nhiệt độ của cơ thể. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống trà nóng sau chín phút, nhiệt độ cơ thể có thể giảm xuống 1-2o C, sau 15 phút nhiệt độ cơ thể lại hồi phục như lúc đầu. Trà uống vào mùa hè có thể chống nóng, giảm nhiệt độ, tăng cường sinh lực, chống khát, cũng là thứ đồ uống chữa nhiệt miệng, khô họng. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà gừng pha đường Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi 10 miếng, lá trà 10 gam, đường đen 15 gam. Trước tiên gừng đem rửa sạch, thái nhỏ, cho vào một cốc lớn cùng lá trà, đổ ngập nước sôi vào, đậy nắp lại, để khoảng hơn 10 phút, cho thêm một lượng đường đen vừa đủ vào. Uống luôn trong một lần khi còn nóng, uống xong lên giường đắp chăn cho ra mồ hôi. Công hiệu chữa trị: Giúp tản hàn, hòa vị. Dùng cho những người bị cảm kinh niên, đau đầu kéo dài, đau nhức toàn thân, ăn không ngon miệng. Chú ý: Phương trà này là kinh nghiệm dân gian chuyên chữa cảm lạnh. Trong phương trà này có gừng tươi có vị cay và nóng giúp chữa lạnh, lá trà giúp lợi niệu, làm giãn mạch máu, đường đen có vị ngọt dịu, dùng để hòa giải sự kích thích vị gừng và lá trà đối với dạ dày. Người bị cảm nặng sốt cao không nên uống. (2). Trà gừng tía tô Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi, lá tía tô mỗi loại 3 gam, lá trà vừa đủ. Gừng tươi đem cắt nhỏ, lá tía tô rửa sạch, cho một lượng lá trà thích hợp vào cốc, đổ nước sôi vào để trong 10 phút, uống thay trà, mỗi ngày uống hai thang vào sáng và tối, uống nóng. Công dụng chữa trị: Thông gió giảm nhiệt, điều tiết khí hòa vị. Dùng cho những người bị cảm phong hàn, đầu đau và nóng, hoặc bị cảm dạng tràng vị như có chứng nôn ói, đau dạ dày, trướng bụng. Chú ý: Phương thuốc này uống thay trà, vị dễ uống, dễ sử dụng, thích hợp với việc phòng bệnh, chữa bệnh và bảo vệ sức khỏe trong gia đình. (3). Trà khương hoạt tía tô Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá tía tô, khương hoạt, lá trà mỗi loại 9 gam. em ba loại trên tạo thành bột, đổ nước sôi vào. Mỗi ngày uống một thang, uống khi nóng. Công dụng chữa trị: Giải nóng và cay. Dùng cho những người bị cảm phong hàn, nôn, sốt, đau đầu, không có mồ hôi, cơ thể đau nhức v.v Chú ý: Phương trà này uống thay trà khi còn nóng, giải gió và lạnh, những người bị cảm, cơ thể đau nhức cũng có thể dùng. y là cách chữa bệnh đơn giản mà hiệu quả. (4). Trà ớt Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: ýt 500 gam lá trà 10 gam, hồ tiêu, muối ăn vừa đủ. Trước tiên ớt đem rửa sạch, sau đó cho hỗn hợp lá trà, hồ tiêu, muối ăn vào trộn đều, cho vào bình, bịt chặt miệng lại, để khoảng 15 ngày là có thể dùng được. Khi dùng phải lấy ra lượng ớt thích hợp, đổ nước sôi vào, uống khi còn nóng. Công dụng chữa trị: Chữa lạnh, khai vị hỗ trợ tiêu hóa. Dùng cho những người cảm lạnh đau đầu, chóng mặt, ăn ít. Phương trà có cách dùng thuận tiện, ví dụ như khi cần có thể uống một cốc là đã có tác dụng khai vị, ăn được nhiều hơn. Chú ý: Những người bị loét trực tràng, viêm phế quản cũng như các bệnh về gan, thận không nên dùng. (5). Trà chống cảm Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Rễ bản lam, lá đại thanh mỗi loại 50 gam; hoa cúc dại, hoa kim ngân mỗi loại 30 gam. Cho 4 thứ trên vào ấm trà, đổ nước sôi vào, đợi sau một lát rồi uống. Uống nhiều như trà. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc. Dùng cho những người phòng chứng cảm dịch tễ. Chú ý: Phương trà này ngoài để phòng tránh dịch cảm, còn có tác dụng phong tránh khá tốt các bệnh viêm não dịch tễ, viêm gan dịch tễ và lây đường hô hấp dịch tễ (đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm do virus). Khi mắc những loại bệnh dịch, sẽ có rất nhiều loại trà thuốc phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe. 3. Những điều cần ghi nhớ Thời tiết thay đổi, làm việc quá sức, tinh thần căng thẳng hoặc ở môi trường nhiều gió trong một thời gian dài sẽ đều khiến khả năng miễn dịch giảm đi, càng khiến virus gây cảm dễ xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, phương pháp phòng tránh bệnh cảm hữu hiệu nhất và cũng là phương pháp bảo vệ sức khỏe tốt nhất chính là tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, đồng thời cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lí trong khẩu phần ăn hàng ngày. (1). Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể Kiên trì tập thể dục, Ví dụ như đi bộ, chạy bộ, leo núi, đánh bóng, luyện thái cực quyền, có thể tăng khả năng chịu rét của cơ thể, phòng tránh bệnh cúm. Bảo đảm giấc ngủ đầy đủ. y là điều kiện giữ gìn sức khỏe cơ bản nhất cũng như quan trọng nhất. Nếu có cảm giác mình sắp mắc bệnh thì nên tạo ra thời gian nghỉ ngơi đầy đủ cho bản thân. Không nên để cơ thể làm việc quá sứcB, làm việc quá sức có thể khiến cơ thể bị suy nhược, rất dễ bị virus gây cảm xâm nhập vào cơ thể. Không làm công việc phải chịu nhiều áp lực trong một thời gian dài. p lực sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho cơ thể, làm công việc chịu nhiều áp lực trong một thời gian dài sẽ càng nguy hại hơn cho cơ thể, cần thường xuyên giữ cho tâm tính vui vẻ, từ đó chứng cảm cũng sẽ phải giảm theo. (2). Chế độ ăn uống hợp lí Chế độ ăn uống phải có đầy đủ chất dinh dưỡng. Kén ăn hoặc thường xuyên ăn ngoài rất dễ khiến chế độ dinh dưỡng không cân bằng, từ đó sẽ khiến cho sức đề kháng của cơ thể kém đi, cần chú ý giữ cân bằng các chất dinh dưỡng khiến cơ thể khỏe mạnh như protein, chất đường, chất béo, vitamin và khoáng chất. Vitamin C có thể chống cảm. Như người ta vẫn thường nói, mỗi ngày bổ sung 100 mg vitamin C có thể tránh được hiện tượng thiếu vitamin C. Nếu mọi người cần đề phòng những loại bệnh mãn tính như ung thư dạ dày hoặc muốn tăng sức đề kháng của cơ thể, mỗi ngày có thể dùng 500-600 mg trong một thời gian dài. Uống nhiều trà xanh. Vì trong trà xanh có chứa nhiều hàm lượng nhi trà, giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh cảm dịch tễ. (3). Cố gắng giảm nguy cơ truyền nhiễm Tránh những nơi tập trung đông đúc. Tại những nơi công cộng có đông người như trong nhà ga hoặc những cửa hàng bách hóa, trong không khí luôn tồn tại vô số vi khuẩn gây bệnh. miễn dịch với các loại bệnh truyền nhiễm, tốt nhất là nên tránh xa những nơi nguy hại như vậy. c biệt là trong thời gian bùng phát bệnh cảm dịch tễ cần sớm cách li người bệnh, giảm các hình thức sinh hoạt tập thể. (4). Kịp thời tiếp nhận văcxin phòng dịch cảm Văcxin phòng dịch cảm là một biện pháp hữu hiệu phòng trừ bệnh cảm dịch tễ, nhưng lại không phát huy tác dụng với các bệnh cảm thông thường. Tóm lại, thông qua việc sử dụng văcxin phòng dịch cảm để tạo kháng thể có thể bảo vệ được cơ thể con người trong một năm, nhưng do virus gây cảm sẽ không ngừng tạo ra biến thể nên hàng năm cần tiếp nhận các loại văcxin phòng bệnh cảm dịch tễ. II. Ho Ho là triệu chứng thường gặp của các loại bệnh về hệ thống đường hô hấp, là một loại phản xạ lại tính bảo vệ của đường hô hấp, giúp sản sinh ra các chất có hại như dịch đờm và các chất khác biệt, làm giảm mức độ ho là rất có lợi, nhưng không nhất thiết phải dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu ho dữ dội, ho nhiều, thậm chí là ho có kèm theo co giật thì cần kịp thời đi khám bệnh. Dịch đờm là chứng viêm đường hô hấp do tế bào và thể mạc niêm mạc khí quản tiết ra quá nhiều, dịch đờm có thể kích thích niêm mạc đường hô hấp sinh ra ho, thậm chí ho ra đờm, còn gọi là khạc đờm. Khi có hiện tượng khạc đờm, nên dùng thuốc tiêu đờm và thuốc giảm ho, khạc đờm. Thường xuất hiện chứng ho kinh niên, hay gặp nhất chính là chứng viêm cuống phổi mãn tính; ho không dứt có thể tạo thành chứng hen suyễn cuống phổi, đường hô hấp không bình thường; ho nhiều vào sáng sớm có thể là chứng viêm mãn tính hoặc do hút thuốc lá; ho nhiều vào đêm có thể là bệnh lao phổi, ho gà Khi khạc đờm, do bệnh và triệu chứng bệnh không giống nhau, đờm cũng khác nhau, có khi có màu vàng, khi thì màu nâu hoặc màu xanh, thậm chí trong đờm còn có cả máu 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Gọt vỏ quýt đến phần cùi màu trắng, lớp biểu bì được giữ lại ấy được gọi là vỏ quýt, có tác dụng điều tiết khí trong phổi, tiêu đờm, lâm sàng nhiều có thể dùng để chữa chứng ho, nấc. nước sôi vào vỏ quýt uống thay trà, có tác dụng rất tốt khi chữa chứng ho. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà vỏ quýt Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Vỏ quýt một miếng (3-6 gam), hồng trà 4, 5 gam. nước sôi vào để trong 20 phút là có thể uống, mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Chữa chứng ho ra đờm nhiều, khó khạc đờm. Chú ý: Lá quýt có công dụng nhuận gan hòa khí, tiêu phù giải độc, là thuốc chữa đau sườn, đau ngực. (2). Trà tiêu đờm nhuận phổi Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt ngũ bối 500 gam, trà xanh 30 gam. Giã thành bột, cho thêm 120 gam đường giấm vào, trộn đều và nhuyễn thành những hạt nhỏ, đổ nước sôi vào và uống nóng. Công dụng chữa trị: Chữa chứng ho kéo dài, đau họng, viêm họng v.v Chú ý: Hạt ngũ bối có tác dụng hạ hỏa ở phổi, chữa chứng nóng phổi và ho ra nhiều đờm. (3). Hồng trà Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bánh hồng 6 cái, đường kính 15 gam. Sau khi đun nhừ, cho thêm 5 gam lá trà vào nước trà trên là có thể dùng, mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Chữa chứng ho suy phổi, ra đờm nhiều v.v Chú ý: Hàm lượng vitamin trong bánh hồng cao tới 65,22%, protein 1,5%, chất béo 0,1%, bánh mềm, vị ngọt dịu, nên ăn nhiều. Bánh hồng có thể thúc đẩy quá trình thay máu, giải độc rượu, có tác dụng nhất định trong việc giảm huyết áp, hồng muối có thể chữa chứng đau họng, khô họng và bệnh aptơ. (4). Nước trà ép củ cải trắng Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Củ cải trắng, gừng tươi, lê mỗi loại 10 gam, cắt miếng rồi trộn đều, cho nước sôi vào uống như trà. Công dụng chữa trị: Chữa chứng ho ra đờm nhiều. Chú ý: Do củ cải trắng có vị ngon mà phần thịt nhiều nên còn được gọi là tiểu nhân sâm. Nó có tính lạnh, vị cay ngọt, có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng của các chất protein, chất đường, vitamin A, vitamin C, canxi, sắt, photpho. Nó có tác dụng thuận khí, tỉnh rượu tiêu đờm, nhuận phổi chữa khát v.v (5). Trà dâu, cúc, hạnh nhân Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá dâu (đã ngâm), cúc hoa vàng, hạnh nhân mỗi loại 10 gam, đường cát trắng vừa đủ. Trước tiên đem ba thứ trên nấu lên lấy nước cốt, cho một lượng đường cát thích hợp vào đảo đều là có thể dùng được. Uống thay trà. Công dụng chữa trị: Thuận phong thanh nhiệt, nhuận phổi ngừng ho. Chú ý: Phương trà này dùng cho người bị ho do gió nóng, họng đau và khô họng, ho ngầm âm câm, ho khó, có đờm hoặc khi ho ra mồ hôi, da vàng vọt, sợ gió, đau người v.v (6). Trà tía tô, đường, gừng Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi 15 gam, lá tía tô, đường đen mỗi loại 10 gam. Trước tiên gừng tươi đem rửa sạch cắt nhỏ, sau đó cho vào cốc trà cùng với lá tía tô, đổ nước sôi vào, đậy chặt nắp để trong 10 phút, cho đường đen vào đảo đều là có thể dùng được. Uống nóng thay trà. Công dụng chữa trị: Giúp ra mồ hôi, nhuận phổi dứt ho. Chú ý: Ho do gió lạnh, ho ra nhiều nước bọt loãng, tức ngực, khi mới ra ngoài có chứng sợ lạnh, đau đầu, đau người, không có mồ hôi, miệng khát v.v (7). Trà đường kính ngân nhĩ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá trà 5 gam, ngân nhĩ, đường kính mỗi loại 20 gam. Trước tiên đem ngân nhĩ rửa sạch, cho một lượng nước và một lượng đường kính thích hợp vào nồi nấu nhừ, sau đó cho lá trà vào rồi đổ nước sôi lên, chắt cặn lấy nước cốt, cho ngân nhĩ vào, đảo đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Từ âm nhuận phổi, thanh nhiệt dừng ho. Chú ý: Ngân nhĩ thích hợp với người bị ho, bị lao phổi, thân nhiệt thấp. (8). Trà nhuận phổi chữa ho Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Huyền sâm, mạch môn, cát cánh mỗi loại 6 gam; ô mai, cam thảo tươi mỗi loại 3 gam. Cho các vị thuốc trên vào bình giữ nhiệt, đổ một lượng nước sôi vừa đủ vào, đậy chặt nắp để trong 15 phút, uống nhiều thay trà. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Dưỡng âm bổ phổi, thanh họng dứt ho. Chú ý: Phương trà này dùng để chữa chứng ho trong một thời gian dài, phổi bị tổn thương, triệu chứng thường thấy là khô họng, ho dữ dội, không đờm, khô miệng, lưỡi đỏ, hoặc có hiện tượng lên nhiệt, đổ mồ hôi trộm. Những người bị ho do gió lạnh không nên dùng. Ho mãn tính rất dễ dẫn tới tổn hại phổi hoặc khí phổi, người âm hư cần dưỡng âm, khí hư nên bổ khí. m khí ở phổi hồi phục, bệnh ho mới có thể chữa khỏi. Huyền sâm, mạch môn trong phương thuốc có tác dụng dưỡng âm nhuận phổi; cát cánh, cam thảo có tác dụng tiêu đờm dứt ho; ô mai có thể làm phổi khỏe mạnh, trong cuốn Bản thảo cương mục cũng nói dùng nó để chữa chứng ho trong thời gian dài. Các thí nghiệm về dược lí đã chỉ ra rằng, dịch nước được tiết ra từ ô mai hoặc dịch cồn có tác dụng kháng khuẩn đối với một số loại khuẩn như cách lan thị âm, cách lan thị dương và các loại khuẩn có tính kết hạt. 3. Những điều cần ghi nhớ Các chuyên gia khuyên rằng, cảm lạnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ho, vì thế trong sinh hoạt hàng ngày cần chú ý, cảm ít, không cảm thì ho ít. phòng tránh ho, trước tiên chúng ta phải làm được bốn điều sau đây: (1). Phòng tránh ho trước tiên phải phòng tránh cảm. Tránh ho tránh cảm là điều vô cùng quan trọng, vì vậy bình thường phải chú ý rèn luyện cơ thể, nâng cao khả năng chống tà, tránh ngoại cảm, nhằm chống mắc phải bệnh nặng. Tùy lúc mà mặc nhiều hay mặc ít đồ, tránh phải chịu lạnh, chịu gió sẽ dễ bị cảm. (2). Sinh hoạt phải điều độ. Bình thường cần tăng cường sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lí, phải đảm bảo một ngày ăn ba bữa chính, ít ăn vặt, ít ăn đồ lạnh hoặc đồ ngấy, nên ăn đồ hợp khẩu vị, đồ thanh đạm, đồ có nhiều chất dinh dưỡng. Bảo đảm giấc ngủ, không gian phòng ngủ phải yên tĩnh, không khí trong lành, dễ lưu thông. (3). ít đi đến nơi công cộng. Cố gắng không được đưa trẻ nhỏ tới nơi công cộng, ít tiếp xúc với người bị ho. (4). Nên ăn lê và củ cải. Bình thường nên ăn một lượng thích hợp lê và củ cải, mỗi ngày ăn 1- 2 quả lê, có tác dụng dưỡng phổi nhuận tràng, chống ho. Ngoài ra, quất có tác dụng tốt trong việc chống ho, mỗi ngày có thể ăn ba lần, mỗi lần 5-6 quả cũng có công dụng giống như thuốc. Có công dụng phòng tránh nhất định đối với bệnh ho. III. Viêm phế quản mãn tính Viêm phế quản mãn tính là triệu chứng viêm mãn tính của khí quản, niêm mạc cuống phổi và các bộ phận liên quan khác. Triệu chứng lâm sàng là chứng ho tái phát trong thời gian dài, ho ra đờm hoặc thở hổn hển. Bệnh tình nếu tiến triển từ từ, khí sẽ ứ đọng lại ở phổi, thậm chí động mạch phổi bị căng hoặc bị đau tim do bắt nguồn từ phổi. y là một loại bệnh nguy hiểm thường gặp đối với sức khỏe con người, phát bệnh nhiều, người ở độ tuổi 40-65 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh là 15-20%. Truyền nhiễm là nhân tố quan trọng phát sinh ra chứng viêm phế quản, ngoài ra trời lạnh và thời tiết thay đổi đột ngột cũng là nguyên nhân quan trọng khác tạo ra bệnh. Sự kích thích của trời lạnh khiến huyết quản thuộc bộ phận đường hô hấp bị co giật, khi khả năng phòng tránh bị giảm sẽ có lợi cho sự xâm nhập và sinh sôi nảy nở của các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. ng hô hấp của con người thông thường đều có một cơ chế phòng bệnh hoàn thiện, có thể ngăn trở được sự xâm nhập của những vi khuẩn có hại gây bệnh cho cơ thể, làm đường hô hấp duy trì được trạng thái không có vi khuẩn. Khi chế độ dinh dưỡng không đúng, cơ thể nhiễm cồn mãn tính và mắc các bệnh mãn tính khác, chức năng phòng chống và miễn dịch của bộ phận đường hô hấp hoặc cơ thể bị suy giảm, từ đó sẽ có điều kiện phát sinh bệnh viêm phế quản mãn tính. Do nguyên nhân gây bệnh không giống nhau, sự yếu đi của nội tạng cũng không giống nhau, từ đó mà các triệu chứng lâm sàng sẽ khác nhau. Nên căn cứ vào bệnh tình để có sự lựa chọn các loại thuốc phù hợp. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Củ cải trằng chứa nhiều hàm lượng vitamin C và canxi, vì vậy, ăn nhiều củ cải trắng có thể chống cảm, giải tỏa căng thẳng, giảm mệt mỏi, làm sạch khí ở ruột, giải độc, lợi niệu và bổ hư v.v Nếu có các triệu chứng như tiêu hóa không tốt, axit dạ dày quá nhiều, ho nhiều, tức ngực khó thở, cảm gió, không nên ăn quá nhiều. Lấy nước cốt đã đun của củ cải trằng uống như trà sẽ có tác dụng nhuận phổi rất tốt. 2. Những loại trà nên sử dụng (1).Trà củ cải Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Củ cải trắng 100 gam, lá trà 5 gam, muối ăn vừa đủ. em củ cải cắt nhỏ cho muối ăn vào nấu chín. nước sôi vào lá trà, lấy nước cốt đổ vào nước củ cải, cho thêm muối ăn vào là có thể dùng được. Mỗi ngày uống hai thang. Công dụng chữa trị: Giải nhiệt, chữa ho, dịu họng. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị viêm phế quản, ho ra nhiều đờm. Ngoài ra, phương trà cũng có công dụng với chứng ho phong nhiệt, viêm họng. Củ cải trắng có vị ngọt mát, có công dụng làm bớt ngấy, giảm chất béo, tiêu đờm, chữa ho v.v (2). Trà mỡ bản với mật Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Chè xuân 60 gam, mỡ lợn thái miếng, mạch nha, mật ong mỗi thứ 120 gam. Trước tiên cho một lượng lá trà thích hợp vào nồi, cho bốn bát nước vào, đun lên cho đến khi nước cạn còn 2,5 bát, chắt lấy nước. Sau đó lấy mỡ lợn bỏ cân, cho nước cốt trà, mạch nha, mật ong vào nấu lên cho đến khi thành cao. Lấy thìa múc ra một ít cao, hòa vào cùng nước canh, mỗi ngày uống vài lần. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt nhuận phổi, bổ tì dưỡng khí, chữa ho tiêu đờm. Chú ý: Phương thuốc này dùng cho người bị hen suyễn dẫn đến hư màng phổi, viêm phế quản mãn tính. (3). Trà sữa hạnh nhân Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạnh nhân ngọt 10 quả, đường cát trắng vừa đủ, sữa 200 mg. Trước tiên đem hạnh nhân giã nát, cho vào cốc, cho thêm một lượng đường trắng thích hợp vào, đổ nước sôi lên, đậy nắp lại để trong 15 phút, lọc để bỏ cặn, đổ nước cốt hạnh nhân vào cùng với sữa là có thể dùng được. Uống khi đói, mỗi ngày uống 1-2 lần. Công dụng chữa trị: Nhuận phổi chữa ho. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị viêm phế quản mãn tính và ho kéo dài, thể lực giảm sút, vận động mạnh nên ra mồ hồi nhiều. Chú ý: người bị ho, đờm vàng, ho ọe cẩn thận khi dùng. (4). Trà lá dâu cầm máu Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy một lượng lá dâu đã muối khô nghiền nhỏ, cho vào bình sứ là có thể dùng được. Mỗi ngày 1-2 lần, mỗi lần lấy ra 6 gam, lấy 3 gam trà xanh, nấu thành canh hoặc đổ nước sôi vào, đợi nguội là có thể uống được. Công dụng chữa bệnh: Thanh nhiệt giảm nóng, làm mát máu và cầm máu. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị giãn mạch máu, hoặc các chứng ho do nóng phổi, đờm trong máu, kết hạt ở phổi, chảy máu cam, chảy máu răng. (5). Trà quýt Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Lá trà 2 gam, vỏ quýt khô 2 gam. Đổ nước sôi vào uống khi nóng, mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Trị các chứng ho do viêm phế quản mãn tính, nhiều đờm, ngạt mũi v.v… Chú ý: Thịt quả hồ đào có tác dụng bổ phổi, ấm phổi, chữa ho. Dùng cho những người yếu phổi hoặc phổi và thận đều yếu do ho kéo dài, thở yếu và ho do lạnh. (6). Trứng gà với lá trà Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá trà xanh 15 gam, trứng gà 2 quả. Cho vào luộc cùng nhau, khi trứng chín bóc bỏ vỏ rồi lại cho vào luộc, ăn lá trà và trứng, mỗi ngày ăn một lần, ăn khi đói. Công dụng chữa trị: Trị các bệnh ho do viêm phế quản, hen suyễn. 3. Những điều cần ghi nhớ Một là tăng cường tập thể dục: Người bị viêm phế quản mãn tính lúc rỗi rãi nên tập thể dục nhằm tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và khả năng dự trữ của tim, phổi. Hai là chú ý giữ ấm: Vào khi thời tiết chuyển lạnh, tránh bị nhiễm lạnh. Vì khí lạnh một mặt có thể khiến chức năng phòng bệnh của khí quản bị giảm, mặt khác có thể làm cơ bàng quan ở khí quản bị rút ngắn, sự tuần hoàn dịch huyết ở niêm mạc bị ngăn trở và sự bài tiết các chất cặn bã cũng bị ngăn trở, từ đó có thể phát sinh các bệnh truyền nhiễm. Ba là chống cảm lạnh: Chú ý bảo vệ cơ thể, phòng chống cảm lạnh. Phải duy trì việc tập thể dục đều đặn, tốt nhất là nên bắt đầu vào mùa hè, tất nhiên bắt đầu vào mùa thu hoặc mùa đông đều được. Người có điều kiện có thể tập chịu lạnh để phòng cảm, duy trì việc rửa mặt bằng nước lạnh, rửa khoang mũi nhằm tăng khả năng chịu lạnh. Bốn là cai thuốc: Người bị viêm phế quản mãn tính đầu tiên không những phải cai thuốc mà còn phải tránh cả việc phải hút thuốc thụ động, vì các chất hóa học ở trong thuốc như hắc ín, nicotin, axit xyanic có thể tác động tới dây thần kinh thực vật, dẫn tới hiện tượng co giật phế quản, từ đó làm tăng sự ngăn trở đối với đường hô hấp. Ngoài ra, còn có thể tổn hại tới tế bào da và trùng mao trên niêm mạc khí quản, khiến niêm mạc khí quản tiết ra nhiều chất hơn, làm giảm chức năng làm sạch của phổi, dễ dẫn tới các vi khuẩn gây bệnh sinh sôi trong phổi và khí quản, từ đó sẽ dễ mắc bệnh viêm phế quản mãn tính. Năm là giữ gìn tốt môi trường xung quanh: Mùa đông, trong phòng ngủ cần định kì có sự thay đổi không khí, nhiệt độ, độ ẩm thích hợp là biện pháp quan trọng để giảm bệnh “già”. Cửa sổ phòng ngủ nên mở định kì để không khí lưu thông, điều này không chỉ giúp cho các loại khí có hại ra ngoài mà còn có tác dụng giảm số lượng vi khuẩn trong phòng ngủ. Tất nhiên thời gian cho mỗi lần thông gió cũng không nên quá dài, nên duy trì trong 30 phút, nhằm tránh khí ấm trong phòng bị giảm nhanh. Trong phòng ngủ nên nghiêm cấm việc hút thuốc lá, cố gắng tránh sự ô nhiễm của các loại khói dầu, khói củi, khói than. Tránh những loại khói, bụi và những loại thể khí có tính kích thích ảnh hưởng tới đường hô hấp nhằm tránh mắc chứng viêm phế quản mãn tính. Ngoài ra, viêm phế quản mãn tính phát bệnh nhiều vào mùa đông khi thời tiết lạnh, mùa hè mắc bệnh ít hơn, có thể dùng cả các loại thuốc mùa hè và mùa đông của Đông y, đây được gọi là nguyên tắc “phục chính cố bản”, từ việc thông qua sự trợ giúp của chính khí mà tăng cường khả năng kháng bệnh của cơ thể, loại bỏ những bệnh độc, từ đó thúc đẩy quá trình hồi phục cơ năng sinh lí của cơ thể. IV. Hen suyễn Hen suyễn là chỉ việc hô hấp gặp khó khăn, là triệu chứng viêm mãn tính khí quản rất do nhiều các tế bào (đặc biệt là tế bào trương to và tế bào phình to và tế bào có tính khát axit) xâm nhập vào. Bệnh hen suyễn phát tác do các nhân tố như cơ của phế quản co ngắn lại, niêm mạc phế quản bị sưng, dịch nhầy tiết ra quá nhiều khiến đường không khí bị ngăn lại. Triệu chứng bệnh rõ thấy nhất của nó là khi hít thở không khí tạo ra âm thanh như tiếng rít. Biến chứng của bệnh phế quản sẽ dẫn đến các triệu chứng như ho, tức ngực, khó thở. Cứ vào buổi đêm và (hoặc) vào lúc sáng sớm là bệnh lại phát tác, bị nặng hơn, thường xuất hiện hiện tượng đường khí thuận nghịch bị ngăn trở, đa số người bệnh có thể tự làm giảm được triệu chứng hoặc điều trị để làm giảm triệu chứng. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Theo nghiên cứu của y học hiện đại đã chỉ ra rằng, trong hoa khoản đông có chứa hàm lượng chất kiềm, chất xeton, glucozit, flaven, chất cồn, dầu bay hơi, tannins …, lâm sàng dùng cho những người bị hen suyễn, viêm phế quản mãn tính sẽ có hiệu quả rõ rệt. Hoa khoản đông và lá trà khi uống đổ nước sôi vào là có thể uống được, có tác dụng rất tốt đối với người bị hen suyễn. 2. Những loại trà nên sử dụng (1). Trà thuốc chữa hen suyễn - phương thuốc 1 Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Tang bạch bì 15 gam, hạt tía tô 15 gam, ma hoàng nướng 10 gam, hạnh nhân 15 gam, cam thảo 10 gam, phấn hoa 10 gam, hạt bí đao 15 gam, địa long 15 gam, thục địa 15 gam, sơn dược 15 gam, lá trà vừa đủ. Đem những loại thuốc trên cho nước vào đun, mỗi ngày uống một thang, chia ra hai lần uống vào mỗi sáng và tối. Công dụng chữa trị: Bổ âm, thanh phổi, bình ổn hơi thở. (2). Trà thuốc chữa hen suyễn - phương thuốc 2 Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt tía tô 15 gam, hạnh nhân 15 gam, đảng sâm 20 gam, phục linh 15 gam, bạch thuật 15 gam, tần bì 15 gam, ban hạ 15 gam, cúc tây 15 gam, hoa khoản đông 15 gam, ma hoàng nướng 10 gam, thục địa 15 gam, sơn dược 15 gam, lá trà vừa đủ. Đem những loại thuốc trên đổ nước vào đun, mỗi ngày uống một thang, chia làm hai lần uống vào sáng và tối. Công dụng chữa trị: Kiện tì tiêu đờm, chữa ho, bình ổn hơi thở. (3). Trà thuốc chữa hen suyễn – phương thuốc 3 Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Xác ve 30 gam, địa long 10 gam, tằm khô 10 gam, cây xạ can 10 gam, ma hoàng 6 gam, cam thảo 6 gam, cây tế tân 3 gam, xuyên bối mẫu 9 gam, lá trà với lượng thích hợp. Đun sôi những nguyên liệu trên, mỗi ngày một thang, mỗi ngày uống hai lần phân ra làm buổi sáng và buổi tối. Công dụng chữa trị: Làm ấm phổi tản nhiệt, hóa viêm bình suyễn. (4). Trà kiều mạch mật ong Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bột kiều mạch 120 gam, lá trà 6 gam, mật ong 6 gam. Lá trà nghiền nhỏ, trộn đều cùng với bột kiều mạch và mật ong. Mỗi ngày lấy ra 20 gam, đổ nước sôi vào để trong năm phút là có thể uống được. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, bình ổn hơi thở. Chú ý: Phương trà này dùng với người bị hen suyễn thông thường. Trong kiều mạch có chứa nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng như rutin, selen và vitamin, là những chất có lợi cho sức khỏe. Theo cuốn “Bản thảo cương mục” ghi lại: nó có tác dụng đối với tràng vị, ích khí, điều tiết thần kinh, giảm nhiệt, chữa đau phù, chữa chứng khí hư màu trắng, chữa đau do tả. (5). Trà hoa khoản đông Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa khoản đông 6 gam, lá trà 6 gam. Đổ nước sôi vào để trong 5 phút là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống làm nhiều lần. Công dụng chữa trị: Tiêu đờm, bình ổn hơi thở. Chú ý: Phương trà này dùng với người bị hen suyễn thông thường. Hoa khoản đông (còn gọi là hoa đông, hoa cửu cửu), là một loại thuốc đã dùng từ rất lâu đời, thấy sớm nhất là ở trong cuốn “Sở từ”, sau đó được thấy ở những cuốn thư tịch cổ về y dược từ thời trước như “Thần nông bản thảo kinh”, “Bản kinh phùng nguyên”, “Biệt lục”, “Dược phẩm hóa nghĩa”, v.v… đã luận giải sâu sắc về giá trị của loại thuốc trên. Loại thuốc trên có vị cay, hơi đắng, có tính nóng, có tác dụng nhuận phổi hạ khí, chữa ho tiêu đờm, có tác dụng rất tốt đối với người bị ho kéo dài, ho ra nhiều đờm, ho ra máu. (6). Trà phục linh gừng khô Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Gừng tươi 5 gam, phục linh 10 gam, cam thảo 5 gam. Đem ba thứ trên nghiền thành bột khô, cho vào cốc, đổ nước sôi vào, uống lúc nóng, uống như trà. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: ấm phổi tản lạnh, lợi thấp tiêu đờm. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị ho do lạnh, hay thở hổn hển, cổ họng khó chịu, ho đờm, miệng không khát, hoặc thích uống nước nóng v.v… (7). Trà trúc lịch Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trúc lịch, mật ong mỗi loại 30 gam. Cho trúc lịch và mật ong vào trong cốc rồi trộn đều, uống thay trà. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt tiêu đờm, ổn định tinh thần, thông mạch lạc. (8). Trà nhân sâm phục linh Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nhân sâm 5 gam (hoặc 20 gam đảng sâm), phục linh trắng 20 gam, gừng tươi 5 gam. Đem ba loại thuốc trên giã thành bột khô, bỏ cùng vào một cốc giữ nhiệt, đậy nắp lại để trong 30 phút, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang, có thể uống quanh năm suốt tháng. Công dụng chữa trị: Bổ tì ích phổi, lợi thấp tiêu đờm. Chú ý: Phương trà này chữa chứng hư phổi và dạ dày nhưng đang ở thời kì thuyên giảm, triệu chứng thường gặp là đổ mồ hôi, ăn ít, đại tiện ra phân loãng, hơi thở ngắn, nhiều đờm, đờm lỏng v. v… (9). Trà hạch đào nhân sâm Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Nhân sâm 5 gam, nhân hạch đào 4 cái. Đem nhân sâm, nhân hạch đào giã nát, nghiền thành bột, bỏ chung vào một cốc trà, đổ nước sôi vào, đậy kín nắp để trong 15 phút, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Bổ thận ích phổi, thu khí bình ổn hơi thở. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị hư cả phổi và thận dẫn tới ho, triệu chứng thường thấy là ho nhiều, hơi thở ngắn, đau lưng ù tai. (10). Trà kinh giới bạc hà Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Kinh giới 10 gam, bạc hà 5 gam, quả đậu đơn 10 gam. Đem ba thứ trên giã nát thành bột thô, cho vào cùng một cốc trà, đổ nước sôi vào, đậy chặt nắp để từ 10-15 phút, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Tản lạnh, giải độc. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị ho phong hàn, triệu chứng thường gặp là ho, đờm trong và loãng và kèm một số triệu chứng khác. (11). Trà tía tô, hạnh nhân, gừng tươi Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Tía tô, hạnh nhân, gừng tươi mỗi loại 10 gam. Cho ba loại nguyên liệu trên tiến hành sơ chế qua, sau đó cho vào trong bình giữ ấm, đổ nước sôi vào trong, đậy nắp lại trong vòng 30 phút, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Giải lạnh, chữa ho, chống ho bình suyễn. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị ho do phong hàn. (12). Trà trúc như lư căn Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lư căn tươi 100 gam, trúc như 30 gam, tang bạch bì 10 gam, gừng tươi 10 gam. Trước tiên lư căn đem rửa sạch, cắt thành đoạn nhỏ, đổ nước cho vào cùng với trúc như đun thành canh, chắt bỏ cặn lấy nước cốt, uống thay trà. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt lợi tiểu, thanh phổi chữa ho. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị ho do phong nhiệt. (13). Trà hạt tía tô Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Hạt tía tô 15 gam. Trước tiên đem hạt tía tô giã nát thành bột, cho vào cốc, đổ nước sôi vào, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Hạ khí giải độc, tiêu đờm ngừng ho. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị ho ra đờm, triệu chứng thường gặp là hay ho, đờm nhiều mà có dịch nhầy, khó khạc nhổ, tức ngực, buồn nôn, tim đập nhanh. (14). Trà hạnh nhân với hai loại hạt Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt tía tô 15 gam, hạt bạch giới, hạnh nhân mỗi loại 10 gam, mật ong vừa đủ. Đem hạt tía tô, hạt bạch giới, hạnh nhân giã nát thành bột, cho vào cốc, đổ nước vào, đậy nắp lại để từ 10-15 phút, cho mật ong vào, uống thay trà. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Bổ phổi lợi khí, tiêu đờm giảm ho. Chú ý: Phương trà này dùng với những người ho ra đờm. 3. Những điều cần ghi nhớ Bệnh hen suyễn là chứng bệnh mãn tính về đường hô hấp, do khi phát bệnh đường hô hấp trong một thời gian ngắn có thể có cơ chế tự làm bệnh thuyên giảm hoặc có sự điều trị để người ta cảm thấy dễ chịu, vì vậy thông thường không được bệnh nhân chú ý, thật ra hen suyễn là một loại bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp, một khi có sự phát tác cấp tính thì có thể dẫn tới chết người, vì thế người bệnh phải có sự phòng tránh cẩn thận. (1). Tránh tiếp xúc với những nơi mẫn cảm. Người bị hen suyễn nên để ý tới một số chất có thể gây kích thích đường hô hấp, cần cố gắng tránh tiếp xúc, ví dụ với những bệnh nhân mẫn cảm với lông động vật không nên nuôi vật nuôi trong nhà. Những thế dễ tạo sự mẫn cảm với người bệnh khác như thảm, người bệnh cũng nên cố gắng tránh tiếp xúc, hoặc mỗi tuần nên tắm bằng nước nóng. Nếu muốn đưa những thứ trên lên giường thì nên dùng túi bọc lại. (2). Duy trì việc không khí luôn được lưu thông trong phòng và sàn nhà sạch sẽ. Người bị hen suyễn nên đặc biệt chú ý không khí lưu thông và sự sạch sẽ trong phòng, vì bụi và vi khuẩn trong không khí là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự phát tác của bệnh hen suyễn, vì vậy nên thường xuyên dọn dẹp, giảm lượng bụi trong không khí. (3). Cai thuốc. Thành phần hóa học trong khói thuốc và khi hút thuốc người ta nhả ra một lượng khói đều có ảnh hưởng trực tiếp đối với người bị hen suyễn, vì nó sẽ kích thích đường hô hấp, vì vậy người bệnh nên bỏ ngay thói quen hút thuốc. Ngoài ra, người bệnh cũng nên cố gắng tránh việc phải hút thuốc lá thụ động. (4). Làm việc vừa phải. Một số người vì làm việc mà phát ra chứng hen suyễn, khiến toàn bộ công việc phải bị dừng lại, thật ra đây là cách làm sai lầm, vì vận động có thể tăng cường chức năng của tim và phổi, hỗ trợ cho việc khống chế bệnh. Người bị hen suyễn cần lựa chọn cách vận động theo lời khuyên của bác sĩ, có thể vận động một cách thường xuyên, bơi là một hình thức vận động vô cùng thích hợp với người bị hen suyễn, vì nước có tác dụng giảm chứng hen suyễn phát tác. V. Bệnh lao phổi Năm 1882, các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra nhánh khuẩn bacillus gây lao (gọi tắt là khuẩn lao), đồng thời khẳng định khuẩn lao là nguyên nhân gây bệnh duy nhất của bệnh lao. Sau khi nhiễm phải khuẩn lao chắc chắn người ta sẽ mắc bệnh lao, khi mắc phải sự truyền nhiễm của khuẩn lao hoặc sức kháng thể của cơ thể giảm, bệnh lao sẽ bị nặng hơn. Các cơ quan nội tạng của cơ thể đều có thể bị nhiễm bệnh do sự truyền nhiễm của khuẩn lao gây nên, nhưng bệnh lao phổi là căn bệnh dễ thấy nhất, chiếm hơn 80% trong các bệnh lao của cơ quan nội tạng. Triệu chứng điển hình của bệnh lao phổi là thân nhiệt thấp, người yếu, đổ mồ hôi trộm, ăn ít, ho, ra đờm nhiều, khạc ra máu, về lí thuyết là rất khó chẩn đoán. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chế độ dinh dưỡng của con người đã được cải thiện, thể chất được tăng lên, những loại thuốc chống lao đã được ứng dụng rộng rãi, sau khi mắc bệnh lao phổi, những triệu chứng lâm sàng không còn ở dạng điển hình. Đặc biệt là tại những nơi truyền nhiễm nhẹ về sự giới hạn, cùng với sự tăng lên của hiện tượng vôi hóa ở người già trong quá trình điều trị bệnh lao phổi, sau khi lây nhiễm sẽ bị cảm nhiều lần, có biểu hiện ho, dễ tạo ra lậu chẩn. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Hoa cúc thân nhẹ, dễ nổi, thanh nhiệt làm mát, thường dùng để phân tán phong nhiệt, hoặc người nóng, chất độc nóng lưu trong phổi, đau đầu, ho, thường dùng cùng với lá dâu, liên kiều, bạc hà, cát cánh, uống như trà lá dâu hoa cúc. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà mật ong ngọc lan Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa ngọc lan 3-5 gam, mật ong 25 gam, trà xanh 0,5-1 gam. Cho hoa ngọc lan, trà xanh vào nước sôi để trong năm phút, khi còn nóng cho thêm mật ong vào trộn đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm ba lần uống. Công dụng chữa trị: Chữa viêm, tiêu đờm. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị lao phổi, viêm phế quản mãn tính. (2). Trà lười tươi ô liu Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Quả lười tươi 9-10 gam, ô liu 5 gam, mật ong 25 gam, trà xanh 1-1,5 gam. Đổ nước sôi vào quả lười ươi, ô liu để trong năm phút rồi chắt bỏ cặn, khi còn nóng cho thêm trà xanh, mật ong vào trộn đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm ba lần uống. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giải độc, trơn họng, lợi âm. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị viêm họng mãn tính, phổi nóng, ho. (3). Trà lá hồng Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá hồng, trà xanh một lượng vừa đủ. Trước tiên lá hồng đem rửa sạch, lá hồng tốt nhất nên ngắt vào mùa thu, nghiền thành bột, cho vào ấm sứ. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần lấy ra 6 gam bột, cho vào cùng lá trà rồi đun lên, đợi nguội mới uống. Công dụng chữa trị: Làm mát máu, cầm máu. Chú ý: Phương trà này dùng với người bị lao phổi, giãn khí quản do ho, đờm trong máu, xuất huyết dạ dày và các dạng xuất huyết như tiểu tiện ra máu, xuất huyết tử cung, ban xuất huyết. (4). Trà táo sen Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Tiểu mạch 200 gam, táo to 30 gam, hạt sen 25 gam, trà xanh 1 gam. Bỏ những hạt tiểu mạch nổi ra ngoài, cho nước vào nấu tiểu mạch cho chín, khi nước đang sôi cho trà xanh vào trộn đều là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, chia làm 3-4 lần uống. Công dụng chữa trị: Kiện vị, dưỡng tinh. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị lao phổi. Công dụng của thuốc trong hạt tiểu mạch nổi là ngăn mồ hôi. (5). Trà ốc tuyết Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn dược tươi 45 gam, hạt ninh khuông (giã nát) 12 gam, bánh hồng ngâm 18 gam. Trước tiên đem sơn dược, hạt ninh khuông nấu lên, chắt bỏ cặn, cho thêm bánh hồng ngâm vào nước trên là có thể dùng được. Uống tùy lúc. Công dụng chữa trị: Bổ tì nhuận phổi. Chú ý: Phương trà này chủ trị âm khí phổi tì không đủ dẫn tới hư nhiệt, hơi thở ngắn, ít nói, tiếp nhận kém, cơ thể gầy yếu, ho do lao phổi. Sơn dược, cam bình, ích khí dưỡng âm, bổ tì, thận, phổi, có thể bổ cả khí tì, ích âm tì, lại có thể bổ khí phổi, ích âm phổi. Hạt ninh khuông (còn có tên gọi khác là hạt thiên lực) có chức năng thanh nhiệt lợi họng, còn có chức năng khống chế sự sinh trưởng của khuẩn cầu chuỗi màu vàng. Bánh hồng ngâm, vị ngọt và mát, có chức năng thanh nhiệt nhuận phổi, chữa ho tiêu đờm. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có nói về bánh hồng ngâm: “Có công dụng bổ máu, tì, phổi, vị ngọt giúp hòa khí, vị chát nhưng dễ hấp thụ, kiện tì bổ dạ dày, chữa ho.” Còn nói thêm: “Hồng ngâm, nước hồng ép rất có tác dụng đối với các bệnh về phổi.” Kết hợp ba loại thuốc, đều có chức năng bổ tì nhuận phổi, thanh nhiệt, chữa ho, tiêu đờm. Khi chữa được âm khí ở tì và phổi sẽ có tác dụng hơn để chữa ho lao. Phương pháp chữa bệnh bằng bánh hồng ngâm: Chỉ lấy những hạt hồng chín, cắt bỏ lớp vỏ ngoài, phơi cả ngày và qua đêm sương, sau một tháng thì gói kín vào đồ cói, khoảng một tháng sau sẽ thành bánh hồng ngâm, mặt ngoài có màu trắng như phấn, dùng chổi quét lớp ngoài là thành hồng ngâm. Bỏ hồng ngâm vào nồi đun cho nóng chảy đến khi thành dạng mật, đổ vào khuôn có hình dáng đặc biệt, phơi khô, khi phơi khô xong thì gọi là bánh hồng ngâm. Nên phơi khô ngoài ánh nắng mặt trời để tránh chảy nước. (6). Trà chữa lao Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Vỏ địa cốt 9 gam, sài hồ 6 gam, cam thảo tươi 3 gam. Những loại thuốc trên đem nghiền thành bột, cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi vào, đậy nắp lại để trong 15 phút, uống nhiều như trà. Mỗi ngày uống một thang, khi hết nóng thì không uống nữa. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt mát máu, chữa lao nhiệt. Chú ý: Phương trà này chủ trị chữa lao phổi, điều trị chứng tăng nhiệt và giảm nhiệt. Người bị cảm phong hàn, trúng gió độc không nên dùng. Vỏ địa cốt cũng giống như hạt khởi kỉ, vị ngọt mát, có tác dụng thanh nhiệt mát máu, chủ trị đổ mồ hôi trộm, tăng nhiệt hư lao, phổi nóng do ho, nôn ra máu, chảy máu cam, chữa khát, cao huyết áp. Các thí nghiệm về dược lí đã chứng minh, phương thuốc này có tác dụng rất tốt trong việc thanh nhiệt và làm mát máu, có tác dụng giải nhiệt yếu hơn aminopyrine, nhưng lại tương đương với các loại thuốc giải nhiệt khác. Nó còn có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng đường trong máu. Sài hồ cũng giống như rễ cây cẩm chướng, vị ngọt và đắng, mát, có thể làm mát phổi, tì, vị, thận, có chức năng làm mát máu. Vì nó có tính năng giải độc nên có chức năng làm giảm nhiệt do lao. Phương thuốc trên cộng thêm một lượng nhỏ cam thảo có thể giải nhiệt và điều dưỡng. Dùng kết hợp ba loại thuốc trên, có tác dụng rất tốt đối với hiện tượng phát nhiệt do lao. (7). Trà lá công lao Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Lá công lao còn tươi và non 60 gam. Trước tiên đem loại lá trên rửa sạch, để ráo nước, cho vào bình giữ nhiệt, đổ nước sôi chiếm nửa bình, đậy nắp lại trong 10 phút, uống thay trà. Uống hết trong một ngày nhưng chia làm nhiều lần uống, không uống cặn. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt từ âm. Chú ý: Phương trà này chủ trị hiện tượng tăng nhiệt do lao, ho ra máu. Lá công lao, còn có tên gọi khác là lá hoàng thiên trúc, thổ hoàng bách, kích hoàng bách, kích hoàng kim (tiếng Tứ Xuyên), mộc hoàng liên. Sự phân biệt giữa các nơi ở Trung Quốc là khá nhiều, có thể mua được quanh năm. Phương thuốc này tốt nhất là dùng khi còn tươi. Nó có vị đắng mát, có chức năng thanh nhiệt từ âm, có thể chữa bệnh lao phổi. Lá công lao có chứa hàm lượng chất palmatisine, jatrorrhizine và magnolorine có khả năng tiêu diệt khuẩn cầu chuỗi màu vàng, khuẩn que gây thương hàn. Khi dùng phương trà này sẽ tăng khả năng kháng lao trong quá trình điều trị. (8). Trà bách bộ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bách bộ, đường đen mỗi loại 20 gam. Đem bách bộ nghiền thành bột, đổ nước sôi vào để trong 20 phút, cho đường đen vào, uống thay trà. Công dụng chữa trị: Chữa ho nhuận phổi. Chú ý: Phương trà này chủ trị đối với những người bị ho kéo dài, ho ban ngày, ho do lao phổi. Bách bộ còn có tên gọi khác là thuốc dược sắt. Nên ngắt trước khi cây nẩy mầm vào mùa xuân và trước khi chồi héo vào mùa thu, rửa sạch hết đất, bỏ rễ, đổ nước sôi vào đun hoặc hấp cách thủy cho đến khi cây chuyển thành màu trắng, phơi khô, cắt thành đoạn, ăn sống hoặc nướng lên. Nó có vị ngọt dịu, đắng, có thể chữa ho nhuận phổi, người bị ho dữ dội, ho trong thời gian dài đều có thể dùng. Theo cuốn “Dược tính luận” có ghi:“Chữa nóng phổi, thượng khí, ho, chủ nhuận ích phổi”. Nghiên cứu về dược lí đã chỉ ra rằng, trong bách bộ có chứa hàm lượng chất stemonine, stemonidine, protostemonine, có tác dụng chữa ho rõ rệt, có thể giảm cường độ của hệ hô hấp trung ương, có tác dụng tiêu diệt nhiều loại kí sinh trùng trong cơ thể. Có tác dụng khống chế khuẩn que gây lao, khuẩn que gây bạch hầu, khuẩn cầu chuỗi, khuẩn cầu gây viêm phổi, khuẩn que gây mủ và các loại nấm trên da. Ngoài ra, bách bộ còn có thể dùng để chữa sởi, viêm da, bệnh acpet mảng tròn, muỗi đốt, lấy cây vẫn còn tươi rồi trà sát lên phần bị bệnh. 3. Những điều cần ghi nhớ Để đề phòng bệnh lao phổi, nên làm được mấy điểm dưới đây: Tích cực giáo dục về vệ sinh thân thể, làm cho thanh niên hiểu được cách thức truyền nhiễm và sự nguy hiểm của bệnh lao phổi. Giáo dục tốt thói quen vệ sinh sạch sẽ là không được khạc nhổ đờm bừa bãi. Đờm của người bị lao phổi phải bị đốt hoặc tiêu hủy. Phải kiểm tra sức khỏe định kì đối với thanh thiếu niên, phát hiện sớm, cách li sớm, điều trị sớm. Ngoài ra, còn cần kịp thời cho trẻ sơ sinh tiêm vacxin phòng lao để cơ thể sinh ra khả năng miễn dịch, giảm sự phát sinh bệnh lao phổi. Khi phát hiện các triệu chứng thân nhiệt thấp, đổ mồ hôi trộm, ho khan, có máu trong đờm, người mệt mỏi, ăn ít, kém ăn v.v… cần kịp thời đến bệnh viện khám. Sau khi đã xác nhận là bệnh lao phổi cần lập tức tiến hành chữa bệnh, đồng thời phải tăng cường chế độ dinh dưỡng nhằm nâng cao thể chất. Chỉ cần phát hiện kịp thời, chữa trị triệt để thì bệnh lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi. Người bị bệnh lao phổi khi ở nhà cần tiến hành cách li. Cách li là biện pháp khống chế sự truyền nhiễm cho người khác. Người bị lao phổi là căn nguyên của các bệnh lao khác. Vì vậy nên bố trí người bệnh vào một không gian riêng biệt, chất thải và đồ dùng của người bệnh đều phải để riêng biệt khỏi người khỏe mạnh. Các biện pháp cụ thể là: (1). Tốt nhất là đưa người bệnh ở phòng có không khí lưu thông, đầy đủ ánh sáng, Nếu không có điều kiện, người bệnh có thể ngủ tại một chiếc giường riêng, chú ý thường xuyên mở cửa sổ để lấy gió. (2). Quần áo chăn màn người bệnh nên thường xuyên phơi ra ánh nắng để tiêu độc, sau khi bệnh được chữa khỏi, phòng phải được tiến hành tiêu độc triệt để. Có thể dùng cách đốt hoặc dùng 1-2 thìa giấm mỗi mét vuông cho vào lò rồi xông khói, lại lấy 3% bột tẩy trắng rửa sạch hoặc 3% nước lyzon phun lên khắp nhà và sàn, đóng cửa chính và cửa sổ từ 1-2 giờ. (3). Người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác, không được đi đến nơi công cộng. (4). Đồ ăn, dịch đờm, những thứ mà người bệnh nôn phải được tiêu độc, đặc biệt chú ý dịch đờm của người bệnh phải khạc ra giấy hoặc khạc vào ống nhổ, tiến hành đốt hoặc tiêu độc xong mới được vất đi. (5). Biện pháp cách li tốt nhất đối với người bị lao phổi là vào nơi cách li của bệnh viện chuyên khoa lao phổi, giảm khả năng truyền nhiễm với người trong ngành cũng như với người khác, có lợi cho gia đình và xã hội. VI. Ung thư phổi Trong những năm gần đây, tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh do ung thư phổi ở các nước trên thế giới không ngừng ra tăng. ở thời kì đầu mắc bệnh, bệnh ung thư phổi thường không có triệu chứng gì, khi đã phát hiện ra triệu chứng thì căn bệnh này đã ở vào thời kì phát triển, chủ yếu có liên quan đến các yếu tố di căn, phân kì, lớn nhỏ, vị trí của khối u. Triệu chứng thường gặp là ho mãn tính, khạc ra máu, tức ngực, khó thở, sốt, đau ngực, khàn tiếng, ăn kém và giảm cân v.v… Những triệu chứng này cũng có thể do những loại bệnh khác ở phần ngực gây nên, vì vậy một khi có biểu hiện nên nhanh chóng đi đến bệnh viện kiểm tra nhằm xác định rõ căn nguyên của bệnh, tránh để cho bệnh tình trầm trọng hơn. Nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư phổi cho tới nay vẫn chưa xác định được rõ ràng, nhưng thông thường người ta cho rằng nó có liên quan tới những nhân tố dưới đây: Một là hút thuốc, đây là nhân tố đầu tiên dẫn tới bệnh ung thư phổi; hai là không khí ô nhiễm, theo thống kê, tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh do ung thư phổi tại các khu công nghiệp và các thành phố lớn là khá cao, điều này có khả năng liên quan tới sự ô nhiễm của khí thải công nghiệp và khí thải sinh hoạt; ba là nhân tố về nghề nghiệp, người thường xuyên tiếp xúc với các chất như amiăng, asen, crom, kền, nhựa đường, khói bụi; bốn là các nhân tố khác, ví dụ như các nhân tố virus truyền nhiễm, các loại thức ăn bẩn ôi mốc, thiếu vitamin A, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm và do di truyền đều có tác dụng chung đối với sự phát tác của bệnh ung thư phổi. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trà có nhiều thành phần có tác dụng ngăn trở các chất hóa học gây ung thư. Tác dụng ngăn trở ở trà xanh là mạnh nhất, có thể đạt tới 90%. Tiếp đó là trà hoa, trà ô long và hồng trà. Qua thí nghiệm đã phát hiện ra rằng, dùng 1 gam lá trà chia làm hai lần, mỗi lần cho thêm 150 ml nước là có thể uống được, như thế là có thể hoàn toàn ngăn trở được những hợp chất hóa học gây ung thư cho cơ thể. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà kì khởi Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoàng kì, cẩu khởi mỗi loại 15 gam, lá trà vừa đủ. Mỗi ngày vào buổi sáng lấy những loại thuốc trên, đổ nước sôi vào hoặc tốt hơn là đổ nước vào đun sôi lên, đợi nửa tiếng sau là có thể dùng được, mỗi ngày uống vài lần. Tiếp tục đun sôi để uống hoặc uống ấm đều được, uống muộn nhất là trước khi đi ngủ, tốt nhất là nên ăn hết hoàng kì và cẩu khởi; mỗi ngày uống một thang, kiên trì uống trong một thời gian dài thì tốt hơn. Công dụng chữa trị: Hoàng kì còn có tên gọi là độc cân, có tác dụng trì hoãn sự lão hóa của cơ thể, tăng cường và điều tiết khả năng miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt nó có chứa nhiều hàm lượng nguyên tố vi lượng sêlen, là chất chữa ung thư rất tốt. Chú ý: Hoàng kì và cẩu khởi đều có cùng tác dụng, có chức năng tăng cường và nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Người bị mắc bệnh ung thư phổi có thể kiên trì uống trà làm từ hoàng kì và cẩu khởi thì cũng có thể nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. (2). Trà đào ngộ không Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 50-100 gam đào ngộ không, hồng trà 3 gam, táo đỏ 25 gam. Đào ngộ không và táo rửa sạch rồi cho thêm 1000 ml nước vào, đun lên cho đến khi còn 500 ml, cho hồng trà vào đun sôi trong một phút là có thể dùng được. Công dụng chữa trị: Kiện tì ích khí, giải độc chống ung thư. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị ung thư dạ dày, ung thư thực quản và các loại khối u khác. (3). Trà ô long quả trám Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Quả la hán hai quả, trà ô long 5 gam. Cho nước vào quả la hán và trà ô long vào đun lên, đợi sôi 10 phút rồi chắt lấy nước. Uống thay trà, mỗi ngày 1-2 thang. Công dụng chữa trị: Tăng cường sinh lực, lợi họng, giải độc chống ung thư. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị viêm họng mãn tính và các bệnh ung thư vòm họng, ung thư phổi. (4). Trà xanh với quả sung Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sung 2 quả, trà xanh 10 gam. Quả sung cắt thành miếng, cho một lượng nước thích hợp vào đun lên cùng với trà xanh, đợi sôi trong 10 phút là có thể dùng được. Uống nhiều như trà, mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Nhuận phổi sạch ruột. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị ung thư phổi ở thời kì đầu. 3. Những điều cần ghi nhớ Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi chủ yếu là do hút thuốc, cách sinh hoạt không tốt, sống gấp gáp, trong đó hút thuốc chính là “bàn tay tử thần” chủ yếu, 90% người bị ung thư phổi là có liên quan tới thuốc lá. Vậy, trong sinh hoạt phải có cách phòng tránh thế nào để không mắc phải bệnh ung thư phổi? Làm giảm sự nguy hại của thuốc lá. Nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư phổi là do các yếu tố về môi trường ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng trong ăn uống, nhưng so với hút thuốc, tác dụng của môi trường, chế độ ăn uống vẫn ít hơn. Có tài liệu đã chứng minh, 80% người bị ung thư phổi là có liên quan đến thuốc lá, tuy bệnh ung thư phổi không hoàn toàn là do thuốc lá gây nên, nhưng hai thứ này có thể coi như anh em ruột, chúng không thể tách rời. Vì vậy, điều kiện đầu tiên để phòng tránh bệnh ung thư phổi vẫn là cai thuốc. Khi ăn uống cần phải ăn đủ cả ba loại thực vật. Các nhà khoa học Mĩ đã liệt kê ra 25 nhân tố nguy hiểm dễ gây ra bệnh ung thư phổi, trong đó ít nhất là khi ăn không đủ ba loại thực phẩm này sẽ dễ gây ra bệnh ung thư phổi: thiếu rau và hoa quả tươi, thức ăn có hàm lượng sêlen thấp và ăn không đủ các loại đậu. Rau và hoa quả tươi có chứa nhiều hàm lượng vitami – vitamin A trì hoãn sự giác hóa ở tế bào, ngăn trở sự phát sinh của các tế bào gây hại và gây ung thư; vitamin C ngăn trở sự hình thành những hợp chất hóa học gây ung thư cho cơ thể, thúc đẩy sự hợp thành những chất làm nhiễu trong cơ thể; ngoài ra, vitamin E có tác dụng chống oxi hóa, nó có thể tiêu diệt những chất gây ung thư có hại cho cơ thể, ngăn trở sự hình thành những tế bào tự do dẫn đến ung thư. Vì vậy, trong sinh hoạt phải ăn nhiều rau và hoa quả tươi. Ngoài ra, trong đậu có chứa ít nhất năm loại chất có công dụng chống ung thư và có thể thúc đẩy chức năng tạo máu của cơ thể, thần kinh dinh dưỡng, có thể giảm quá trình lão hóa, tăng cường hoạt động của não, nâng cao khả năng giải độc của cơ thể, còn có chức năng giảm lượng mỡ trong máu, chống ung thư, có thể nói là nó có rất nhiều công dụng. Giảm sự ô nhiễm của không khí và môi trường. Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi còn là do không khí ô nhiễm. Phải chú ý đến từng điểm nhỏ trong sinh hoạt, thông thường, những bà nội trợ ở một số gia đình khi nấu ăn có thói quen chao, rán, xào, thường đun dầu thật nóng. Cần phải biết rằng, dầu đun, rán, xào có thể làm tăng vọt những chất gây ung thư có trong không khí. Đương nhiên, trong môi trường sinh hoạt không chỉ phải chú ý những nội dung này mà còn phải chú ý tới những ảnh hưởng của chất gây ung thư, các chất phóng xạ, nếu có chất độc do ô nhiễm có tính phóng xạ trong khi ngửi hoa hoặc của các vật liệu trang trí trong phòng cũng phải rất chú ý. Chương III: Những căn bệnh thường gặp về hệ thống tuần hoàn và máu I. Xơ cứng động mạch Xơ cứng động mạch là một dạng bệnh biến thể của viêm động mạch. Chất cholesterol, mỡ trung tính hoặc chất platelet hoặc lớp cặn trong dịch máu ở huyết quản bị gồ lên, khiến huyết quản tăng thêm độ dầy, trở nên cứng, khiến chỗ trống bên trong huyết quản bị thu hẹp lại, làm quá trình tuần hoàn máu diễn ra không thuận lợi, từ đó tạo ra chứng xơ cứng động mạch, nếu tiếp tục bị xấu đi thì sẽ tắc nghẽn hoàn toàn dẫn tới nhồi máu cơ tim và nghẽn mạch máu não. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó chủ yếu là do sự rối loạn thay đổi chất lipids, động lực học của dịch máu bị thay đổi và bản thân động mạch cũng có sự thay đổi. Khi người bệnh có triệu chứng lượng mỡ trong máu cao (chủ yếu là hàm lượng các chất cholesterol, chất triglyceride và hàm lượng thấp của chất lipoproteins tăng lên) thì bệnh sẽ dễ phát sinh. Khiến lượng mỡ trong máu tăng lên có thể là do ăn những thức ăn có chứa quá nhiều hàm lượng mỡ động vật như mỡ lợn, thịt mỡ, các loại nội tạng như gan, thận, lòng đỏ trứng, kem sữa v.v… Cũng có thể là do bệnh về gan thận, bệnh tiểu đường, chức năng tuyến giáp yếu đi dẫn tới sự thay thế chất lipids bị mất làm lượng mỡ trong máu tăng lên. Bệnh này thường gặp nhiều ở người già, phần lớn là trên 40 tuổi (ở phụ nữ thường gặp nhiều là sau thời kì mãn kinh). Nhưng người ở tuổi trung niên hoặc thậm chí là ở tuổi thanh niên cũng có thể mắc bệnh. Nam giới mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, bệnh cũng thường nặng hơn. Những cư dân ở thành thị, những người lao động trí óc căng thẳng, người bị béo phì, cao huyết áp, người bị bệnh tiểu đường và người có lượng mỡ trong máu cao cũng thường dễ mắc bệnh hơn. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Các chuyên gia về dinh dưỡng cho rằng “trà là phương thuốc hữu hiệu nhất từ thiên nhiên được ban cho con người”. Các nghiên cứu cũng sớm chứng minh được rằng, uống trà có tác dụng làm giảm lượng mỡ trong máu, giảm huyết áp, từ đó có thể phòng tránh được những căn bệnh phát sinh về tim, não, huyết quản. Vì trong lá trà có chứa phenol, đặc biệt là nhi trà có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm lượng mỡ và bảo vệ mao mạch huyết quản. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà cẩu kỷ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mười mấy hạt cẩu kỷ, đổ nước nóng vào, uống làm nhiều lần. Công dụng chữa trị: Bổ thận ích tinh, dưỡng gan sáng mắt, nhuận phổi. Chú ý: Cẩu kỷ có thể làm giảm huyết áp, giảm lượng mỡ và chống xơ cứng động mạch. Khi chức năng gan thận không đủ dẫn tới chóng mặt ù tai, thị giác kém, trí nhớ giảm còn có chức năng chữa các chứng trên đồng thời bảo vệ sức khỏe, rất thích hợp với người dùng máy tính nhiều dẫn tới mỏi mắt. (2). Trà hoa hòe Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mỗi ngày vào sáng và tối có dùng 6 gam hoa hòe, đổ nước sôi vào sau đó uống thay trà. Công dụng chữa trị: Có tác dụng rõ rệt khi làm giảm huyết áp. Chú ý: Hoa hòe có thể làm giảm sự đau và giòn của mao mạch huyết quản. Có thể dùng để phòng chống và chữa trị bệnh cao huyết áp, xuất huyết não. (3). Trà sơn tra Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn tra 15-30 gam, đổ nước sôi vào uống thay trà. Mỗi ngày vào sáng và tối dùng một lần. Công dụng chữa trị: Giảm lượng mỡ trong máu. Chú ý: Theo nghiên cứu về dược lí đã chỉ ra rằng, những thành phần có trong sơn tra có thể tăng cường và điều hòa chức năng của cơ tim, cải thiện sự xơ cứng của huyết mạch, phòng chống sự rối loạn của nhịp tim, giảm lượng mỡ trong máu, mở rộng huyết quản, giảm huyết áp. Người bị cao huyết áp, đau tim, lượng mỡ trong máu cao có thể dùng. (4). Trà hoa cúc Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mỗi ngày dùng khoảng 3 gam cúc trắng uống như trà, mỗi ngày 3 lần; có thể cho hoa cúc vào cùng với hoa kim ngân, cam thảo đun lên rồi uống như trà. Công dụng chữa trị: Bình gan sáng mắt, thanh nhiệt giải độc. Chú ý: Hoa cúc cũng giống như cam thảo, vị của nó không đắng, có thể dùng hoa cúc to hoặc hoa cúc nhỏ đều được. Hoa cúc có tác dụng rõ rệt trong việc làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng của động mạch vành, dùng với người bị cao huyết áp, xơ cứng động mạch, không chỉ cải thiện được triệu chứng mà còn có thể làm giảm lượng cholestron, có tác dụng chữa bệnh rõ rệt đối với căn bệnh xơ cứng động mạch não và động mạch vành. (5). Trà nhân hạt sen Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Dùng 12 gam nhân hạt sen, đổ nước sôi vào sau đó uống như trà, vào mỗi sáng và tối uống trong ngày uống một lần. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, an thần, trợ tim. Chú ý: Nhân hạt sen là phần chồi mầm màu xanh ở giữa hạt sen, nó có vị đắng, nhưng lại có tác dụng giảm huyết áp rất tốt. 3. Những điều cần ghi nhớ Xơ cứng động mạch là căn bệnh thường gặp ở người già. Để phòng tránh xơ cứng động mạch nên bắt đầu ở tuổi trung niên: Một là tham gia các hoạt động thể dục thích hợp, chú ý kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi, tránh làm việc mệt mỏi quá sức. Mức vận động ở tuổi trung niên không nên quá nhiều, các bài tập vận động không nên quá sức, chủ yếu là các bài vận động như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, tập thái cực quyền. Vận động không chỉ giải tỏa sự căng thẳng về tinh thần, khiến thần kinh ổn định mà còn có thể giảm lượng cholestron trong máu. Những người ở tuổi trung niên không thể chạy bộ hoặc những người làm việc văn phòng có thể thường xuyên thực hiện những bài vận động ở mắt cá chân, nhấc hai đầu gối lên, mũi chân chạm đất, xoay tròn phần mắt cá chân, xoay theo một hướng khoảng 20 lần, mỗi ngày làm hai lần sẽ phát huy được tác dụng. Hai là cải thiện chế độ ăn uống. Thông thường, qua tuổi 40 sẽ bị mắc chứng xơ cứng động mạch ở các mức độ khác nhau. Trong chế độ ăn uống trước tiên không nên ăn quá nhiều nhằm duy trì sự ổn định về trọng lượng của cơ thể. Tiếp đó nên ăn ít những thực phẩm là động vật có chứa nhiều mỡ, nhiều đường. Có thể ăn nhiều cá, những thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng chất magie, nữ giới mỗi ngày phải có 450 mg, nam giới mỗi ngày phải có 550 mg magie là thích hợp nhất. Chuối và hạnh nhân có chứa nhiều hàm lượng magie. Ba là thực hiện cai thuốc cai rượu một cách nghiêm túc. Hàng ngày nên giữ tâm lí vui vẻ, tinh thần thoải mái, tạo mối quan hệ tốt và giao tiếp cởi mở với đồng nghiệp, hàng xóm và bạn bè xung quanh. Trạng thái tinh thần tốt cũng là một trong các cách để phòng chống bệnh xơ cứng động mạch. Bốn là uống nhiều trà xanh. Trà xanh có chức năng giảm lượng mỡ trong máu, có thể phòng tránh bệnh xơ cứng huyết quản. Theo báo cáo, do nhi trà có trong trà xanh chứa thành phần có lợi là flavon có thể giảm lượng mỡ trong máu, giảm lượng platelet bị đông tụ quá nhiều, giảm độ dính ở máu, chống tắc huyết quản, từ đó giảm số lần trúng phong. Vì vậy, người hay uống trà xanh có số lần trúng phong ít hơn người không uống là 73%. II. Bệnh vành tim Bệnh vành tim hay còn gọi là bệnh động mạch vành là do cơ chế của động mạch vành (xơ cứng động mạch hoặc co giật huyết quản) bị hẹp hoặc bị ngăn trở dẫn tới đau tim do cơ tim bị thiếu máu thiếu oxi (tim quặn đau) hoặc cơ tim bị hoại tử (cơ tim bị tắc) còn gọi là bệnh đau tim do thiếu máu. Bình thường chúng ta nói bệnh vành tim đa phần là do hẹp hoặc tắc động mạch gây ra, còn gọi là bệnh đau tim do xơ cứng động mạch vành. Động mạch vành bị co hẹp là do chất béo trong huyết quản bị tích tụ lại, quá trình này được gọi là xơ cứng động mạch. Sự phát triển của xơ cứng động mạch luôn theo một trình tự nhất định, sự co hẹp của động mạch vành dần dần bị nặng hơn, hạn chế sự chuyển hóa máu vào cơ tim. Tim không được cung cấp đủ lượng oxi cần thiết khiến ngực bị ảnh hưởng và làm tim bị đau. Sự phát tác của bệnh đau tim đối với mỗi người là không giống nhau. Đa số người ta hình dung đó là “cảm giác phần ngực bị tức”, “cảm giác tức bụng”, “có cảm giác bị tức”, một số người bệnh có cảm giác khó chịu ở hai vai, lưng, cổ, cổ họng, làm chậm hoặc ngăn trở glyxerin và axit nitric. Nghẽn cơ tim là một biểu hiện khác của bệnh vành tim, triệu chứng của nó là đau ngực trong thời gian dài và trở nên nghiêm trọng, không có tác dụng trong việc chứa chất glyxerin và axit nitric. Khi nghẽn cơ tim thì động mạch vành sẽ hoàn toàn bị ngăn trở, bộ phận cơ tim này do không được dịch máu cung cấp mà sẽ bị hỏng. Đa số do bộ phận bị thu hẹp mà dẫn tới quá trình ngưng máu nhanh, dễ phá hủy hoặc huyết quản bị co giật. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Các loại axit amin có trong lá trà có 25 loại, trong đó theanine có hàm lượng cao nhất, chiếm hơn 50% trong axit amin. Theo tổng kết, axit amin là thành phần dinh dưỡng tất yếu của cơ thể. Có axit amin là yếu tố quan trọng để biết được cơ thể có khỏe mạnh hay không, ví dụ như axit glutamic có thể làm giảm amoniac trong máu, chữa chứng hôn mê gan; methionine có thể điều chỉnh chất béo. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà đậu xanh lá sen Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá sen khô 2 gam, đậu xanh 5 gam, trà xanh 2 gam. Cho đậu xanh vào nồi rang qua, giã thành bột. Cho lá sen và trà xanh vào nồi, cho bột đậu xanh và một lượng nước thích hợp vào đun lên. Sau khi nước sôi chắt bỏ cặn, uống như nước trà. Công dụng chữa trị: Có tác dụng thanh nhiệt, giảm lượng mỡ trong máu, giúp giảm huyết áp. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị bệnh vành tim. (2). Trà mạch nha sơn tra Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mạch nha đã nấu 10 gam, sơn tra nấu cắt miếng 3 gam, đường đen vừa đủ. Cho những vị thuốc trên vào cốc, cho 250 ml nước sôi vào, đậy nắp lại để trong 20 phút rồi uống nóng như trà. Mỗi ngày uống 2-3 thang. Công dụng chữa trị: Giảm lượng mỡ, giảm huyết áp, trợ tim. Chú ý: Những người bị cao huyết áp, người bị vành tim và người tiêu hóa không tốt nên uống trong một thời gian dài, có tác dụng tốt trong việc bồi bổ sức khỏe. (3). Trà lá ngân hạnh Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá ngân hạnh 5 gam. Đem lá ngân hạnh vò nát, cho vào trong cốc giữ nhiệt, đổ nước sôi vào, đậy chặt nắp trong nửa tiếng. Uống thay trà. Công dụng chữa trị: ích tim bổ phổi, hóa thấp chống tả. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị đau tim do xơ cứng động mạch vành, lượng mỡ trong máu cao, bệnh lị, viêm ruột. (3). Trà hoa cúc quyết minh Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa cúc 3 gam; sơn tra, quyết minh mỗi loại 15 gam. Cho ba loại thuốc trên vào cốc, đổ nước sôi vào, để trong 30 phút, có thể uống nhiều như trà. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt bình gan, hoạt huyết thông mạch. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị bệnh vành tim, có tác dụng giảm huyết áp, làm mềm huyết quản. (4). Trà thuốc quả sâm Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đơn sâm, táo gai cắt miếng (sơn tra cắt miếng) mỗi loại 10 gam, mạch môn 5 gam. Cho ba loại thuốc trên vào cốc, đổ nước sôi vào, để trong 30 phút, đợi cho bớt nóng là có thể uống được. Uống nhiều như trà. Công dụng chữa trị: hoạt huyết thông mạch. Chú ý: Phương trà này dùng để điều trị bệnh vành tim, cao huyết áp và có tác dụng làm mềm huyết quản. (5). Trà thuốc hoa cúc, sơn tra, tiêu thần khúc Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Hoa cúc 25 gam, sơn tra cắt miếng 15 gam, tiêu thần khúc 3 gam. Mỗi ngày uống một thang. Đổ nước sôi vào, uống như trà. Công dụng chữa trị: Chữa sáng mắt trúng gió, trợ tiêu hóa. Chủ trị bệnh vành tim cao huyết áp. Chú ý: Phương trà này còn kiêm chữa cả chứng lượng mỡ trong máu cao, tiêu hóa không tốt, tiêu chảy. 3. Những điều cần ghi nhớ Người không có triệu chứng nguy kịch của bệnh vành tim cũng sẽ giảm đi sự nguy hiểm của bệnh chủ yếu nhằm vào những người dễ mắc bệnh, khống chế những nhân tố dễ gây bệnh, phòng tránh sự hình thành xơ cứng động mạch. Ngay từ khi còn là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và khi còn trẻ đã phải bắt đầu tích cực phòng tránh những nhân tố nguy hiểm phát sinh. Một là không hút thuốc. Hai là duy trì sự ổn định bình thường của huyết áp, huyết áp ở mức lí tưởng là 120/80 mm Hg. Các biện pháp để phòng tránh cao huyết áp là giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường, hạn chế chất cồn và các đồ ăn mặn được hấp thụ vào cơ thể, duy trì lượng kali, canxi và magie thích hợp và sử dụng thuốc giảm huyết áp dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ba là duy trì lượng mỡ trong máu ở mức bình thường, phòng tránh lượng mỡ trong máu quá cao, người ở mức cao nguy hiểm nên kiểm tra định kì, ăn ít đồ ăn có chất mỡ, thường xuyên vận động và uống thuốc giảm lượng mỡ. Bốn là tránh cho tâm lí căng thẳng. Năm là cách sinh hoạt vận động quá ít là yếu tố vô cùng nguy hiểm dẫn tới bệnh vành tim, tập thể dục đều đặn giúp duy trì được trọng lượng cơ thể, làm giảm lượng mỡ trong máu và sự phát sinh của bệnh cao huyết áp, bệnh vành tim. Sáu là duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường, phòng tránh bệnh tiểu đường. III. Cao huyết áp Cao huyết áp là từ thường gọi căn bệnh huyết áp cao trong hệ thống tuần hoàn, thông thường là chỉ huyết áp động mạch tuần hoàn trong cơ thể tăng cao, là một triệu chứng lâm sàng chung thường gặp. Huyết áp động mạch trong một ngày có sự thay đổi rất lớn, khi trạng thái sinh lí không giống nhau, ví dụ như lúc nghỉ ngơi và vận động, lúc bình tâm và bị kích động, lúc no và đói, lúc sáng và tối, chỉ số huyết áp thường có sự thay đổi nhất định. Huyết áp ở mức cao thì tỉ lệ mắc các bệnh vành tim, biến chứng của động mạch thận và xuất huyết não cũng cao hơn. Có thể thấy rằng, giữa huyết áp động mạch và hậu quả của nó có mối quan hệ nhất định với nhau. Làm thế nào để biết được mức độ của chứng cao huyết áp? Thấp ở mức 18,7/12 kPa (140/90 mm Hg) là bình thường, cao ở mức 21,3/12,7 kPa (160/95 mm Hg) là cao huyết áp. Đây là mức tiêu chuẩn chuẩn đoán về cao huyết áp của tổ chức Y tế thế giới. Hiện nay, tiêu chuẩn bình thường là được sự khẳng định từ quá trình phân tích so sánh của sự phân bố huyết áp ở những người cao huyết áp với sự phân bố ở những người bình thường. Giới hạn ở mức bình thường đã đạt được này hợp lí hơn nhiều so với các phương pháp khác. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Trà phổ nhĩ có thể làm giảm lượng cholesterol, chất triglyceride và axit fatty tự do, tăng lượng bài tiết chất cholesterol qua đường tiểu tiện và đại tiện, cũng có thể khống chế đôi chút thành phần cholesterol có trong gan, đồng thời có tác dụng phòng chống bệnh về huyết quản tim. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà lá dâu khổ đinh Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà khổ đinh, hoa cúc, lá dâu, rễ cỏ gianh trắng, câu đằng mỗi loại 6 gam. Giã thành bột thô, đun thành trà, uống nhiều như trà. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, bình gan. Dùng cho những người bị cao huyết áp, đau bụng, đau đầu. Chú ý: Đông y cho rằng, cỏ gianh trắng có vị ngọt và mát, quy phổi, dạ dày, bàng quan. Có tác dụng mát máu cầm máu, thanh nhiệt lợi thấp, tăng cường sinh lực, chữa khát. (2). Trà kí sinh dâu Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Kí sinh dâu, lá trà mỗi loại 10 gam. Đổ nước sôi vào uống như trà. Công dụng chữa trị: Chữa bệnh cao huyết áp, đau xương phong thấp. Chú ý: Kí sinh dâu có vị đắng, ngọt dịu, quy gan, lọc thận. Đây là loại thuốc trung tính không nóng không lạnh, chữa phong thấp, bổ gan thận, cũng có tác dụng dưỡng huyết ích âm. (3). Trà hoạt huyết Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hồng hoa 5 gam, đàn hương 5 gam, trà xanh 1 gam, đường đen 25 gam. Đổ nước vào đun. Công dụng chữa trị: Phòng tránh bệnh xuất huyết não, cao huyết áp. Chú ý: Hồng hoa còn gọi là hoa nam hồng, hoa thảo hồng. Phương thuốc này có vị cay nóng, nhập gan, tim, có tác dụng hoạt huyết thông mạch, chữa tắc giảm đau. (4). Trà hoa cúc hoa hồng long đảm Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa cúc 6 gam, hoa hồng 6 gam, cỏ long đảm 10 gam, trà xanh 6 gam. Đổ nước sôi vào bốn vị thuốc trên, uống nhiều như trà, mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt mát máu, kiện tì hạ áp. Chú ý: Hoa cúc có hàm lượng chất dầu, trong dầu là long não, dầu cúc… Ngoài ra, nó còn chứa hàm lượng vitamin A, vitamin B1, axit amino… Đổ nước sôi vào hoa cúc hoặc đun lên, nó có tác dụng kháng khuẩn nhất định đối với khuẩn cầu chuỗi màu vàng, khuẩn que gây ra nhiều loại bệnh và các loại nấm da; khi ở nồng độ cao, nó còn có tác dụng khống chế đối với virus gậy cúm PR 3 và khuẩn xoắn. Chất thuốc chứa trong hoa cúc còn có thể làm giãn động mạch vành, tăng lưu lượng máu chảy vào vành tim, có tác dụng làm giảm lượng oxi hao phí ở tim và làm giảm huyết áp, ngoài ra còn có chức năng khống chế sự lưu thông của mao mạch huyết quản để từ đó có thể chống viêm. Thuốc cao hoa cúc có thể thông vị, có tác dụng giải nhiệt. (5). Trà giảm huyết áp hoa hồng hoa cúc Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, hoa cúc, hoa hồng mỗi loại 3 gam. Đổ nước sôi vào, uống hàng ngày. Công dụng chữa trị: Có tác dụng cải thiện mao mạch huyết quản, phòng trừ sự dễ vỡ của mao mạch huyết quản, tính thẩm thấu cao mà dẫn tới xuất huyết. Có thể giảm huyết áp, có tác dụng đối với người bị cao huyết áp, có tác dụng phòng tránh chứng xuất huyết. Chú ý: Thường xuyên dùng loại trà này, có thể bình gan giải gió, sáng mắt giảm nhiệt, có công dụng rất tốt trong việc phòng trừ bệnh cao huyết áp. (6). Trà hoa tam thất Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa tam thất 30 gam (hoa tam thất thường nở từ tháng sáu đến tháng tám, sau khi hái thì phơi khô, cắt nhỏ, cho vào bình sứ). Mỗi ngày lấy ra 3 gam hoa tam thất, đổ nước sôi vào. Uống thay trà. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt sáng mắt, bình gan hạ huyết áp. Chú ý: Phương trà này dùng để chữa với những người bị cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt, ù tai, viêm họng cấp tính v.v… (7). Trà lá sen Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá sen tươi rửa sạch cắt nhỏ, cho một lượng nước thích hợp vào, đun sôi để nguội uống thay trà. Công dụng chữa trị: Thuốc nước và thuốc cao từ lá sen có tác dụng làm giãn huyết quản, thanh nhiệt giải độc và hạ huyết áp. Chú ý: Lá sen còn là một vị thuốc giúp giảm béo. (8). Trà củ sắn dây Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đem củ sắn dây rửa sạch cắt thành từng miếng mỏng, mỗi ngày dùng 30 gam, cho nước vào đun sôi lên sau đó uống như trà. Công dụng chữa trị: Thường xuyên uống trà làm từ củ sắn dây sẽ có tác dụng rõ rệt trong việc chữa trị bệnh cao huyết áp. Chú ý: Củ sắn dây còn có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu lên não, có tác dụng khá tốt đối với các chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai và đau mỏi lưng do bệnh cao huyết áp gây ra. (9). Trà hạt quyết minh Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Mỗi ngày dùng khoảng 15-20 gam hạt quyết minh, đổ nước sôi vào uống như trà. Công dụng chữa trị: Có tác dụng giảm huyết áp, giảm lượng mỡ trong máu, lọc gan sáng mắt v.v… Chú ý: Thường xuyên uống trà làm từ hạt quyết minh sẽ có tác dụng trong việc điều trị bệnh cao huyết áp, là một loại thuốc chữa cao huyết áp, hoa mắt chóng mặt, thị giác kém. (10). Trà kí sinh dâu Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 15 gam kí sinh dâu khô, đun lên trong 15 phút là có thể dùng, mỗi ngày vào mỗi sáng và tối uống một lần. Công dụng chữa trị: Kí sinh dâu là loại thuốc bổ thận, bổ huyết. Chú ý: Đông y cho rằng, trà kí sinh dâu là loại nước uống thay trà, có công dụng rõ rệt trong việc chữa bệnh cao huyết áp. (11). Trà râu ngô Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Râu ngô mỗi ngày dùng 25-30 gam, mỗi ngày uống vài lần. Công dụng chữa trị: Có tác dụng chữa tả, hạ huyết áp, lợi niệu, dưỡng vị. Chú ý: Râu ngô có tác dụng rất tốt trong việc lợi niệu giảm huyết áp, khi có biểu hiện lâm sàng dùng râu ngô sẽ có tác dụng rõ rệt trong việc chữa bệnh phù và cao huyết áp do chứng viêm thận gây ra. 3. Những điều cần ghi nhớ Chúng ta đều biết cao huyết áp là một loại bệnh của phương thức sinh hoạt, không một loại vacxin nào có thể phòng tránh được bệnh cao huyết áp. Phương pháp sinh hoạt lành mạnh chính là cách phòng tránh tốt nhất. Tổ chức Y tế thế giới đã sớm chỉ ra rằng, cao huyết áp gồm cả chứng huyết quản tim não, hoàn toàn có thể thông qua cách sinh hoạt văn minh, lành mạnh để tăng tính phòng bệnh, hơn nữa còn nên phòng bệnh ngay từ khi còn trẻ. Vì sự phát sinh của những loại bệnh này là bắt đầu hình thành từ thời kì chúng ta còn trẻ, trong một thời gian dài ẩn bệnh, đến tuổi trung niên triệu chứng của bệnh mới dần dần bị phát tác. Phải phòng trừ bệnh từ sớm, ngay từ khi phát hiện ra chứng cao huyết áp, điều mấu chốt là mọi người đều phải biết về cách phòng tránh bệnh, mọi người đều có thể tự bảo vệ được sức khỏe của mình. Trong bốn nền tảng lớn của tuyên ngôn Victoria nổi tiếng – “ăn uống hợp lí, vận động vừa phải, cai thuốc ít rượu, tâm lí bình ổn” (cũng là cách sinh hoạt lành mạnh), đã thông qua thực tiễn để chứng minh được đây là một phương pháp đầy hiệu quả. Có nghiên cưú đã chứng minh cách sinh hoạt lành mạnh này có thể làm tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp giảm xuống 55%, có thể thấy rằng tác dụng của việc làm giảm tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp là rất dễ. Có chuyên gia đã đưa ra “ba kỉ luật lớn, bốn chú ý lớn” để phòng tránh bệnh đau tim, cao huyết áp. Ba kỉ luật lớn là: Thứ nhất, sinh hoạt điều độ; thứ hai, ăn uống khoa học; thứ ba, sinh hoạt văn hóa thường xuyên. Bốn chú ý lớn là: Một là duy trì huyết áp ở mức bình thường; hai là duy trì trọng lượng cơ thể ở mức bình thường; ba là duy trì lượng mỡ trong máu ở mức bình thường; bốn là ăn uống điều độ; năm là cai thuốc, hạn chế uống rượu, ăn ít muối; sáu là duy trì việc tập thể dục ở mức thích hợp; bảy là giữ ổn định trạng thái tâm lí cũng như tinh thần; tám là có ý thức tự bảo vệ sức khỏe của mình. Những điều này rất có ý nghĩa và có ảnh hưởng sâu rộng đến việc phòng tránh bệnh cao huyết áp của chúng ta. IV. Bệnh tim mang tính phong thấp 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Ngọc trúc có chứa hàm lượng glucozit đắng của huệ tây, glucozit huệ tây, và phenol glucozit, rượu hồ bì và vitamin A. Glucozit huệ tây của ngọc trúc có tác dụng trợ tim, một lượng thuốc nhỏ có thể khiến tim đập nhanh và mạnh hơn, với một lượng lớn sẽ phản tác dụng. Ngọc trúc kết hợp với việc dùng cây long đờm chữa phong thấp, đương quy giúp hòa huyết, cam thảo điều hòa các vị thuốc sẽ có tác dụng chữa bệnh đau tim do phong thấp. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà phong tim Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Rễ cây trà già (hơn 10 năm tuổi trở lên) 30-60 gam, phong hà lê 30 gam, vạn niên thanh 6 gam, một ít rượu nếp. Cho một lượng nước thích hợp vào bốn vị thuốc trên, đun sôi trong 30 phút, chắt bỏ cặn là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống tùy lúc. Công dụng chữa trị: Trị gió, trợ tim, lợi niệu. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị tim mang tính phong thấp, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, sưng tức ngực v.v… (2). Trà trợ tim Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Rễ cây trà già 30-60 gam, rượu nếp một lượng thích hợp. Đem rễ cây trà già (càng già càng tốt) rửa sạch, sau khi để ráo nước cắt thành miếng mỏng, cho nước và một lượng rượu nếp thích hợp vào, cho vào nồi nấu lên hoặc cho vào đồ bằng sứ dùng lửa nhỏ đun, chắt bỏ cặn là có thể dùng được. Mỗi ngày uống một thang, uống một lần vào buổi tối trước khi đi ngủ. Công dụng chữa trị: Chữa phong thấp, trợ tim an thần, lợi niệu tiêu phù. Chú ý: Phương trà này dùng với những người đau tim phong thấp tính, tim đập nhanh, hơi thở ngắn, ít niệu, sưng phù, khó ngủ. (3). Trà hoa hướng dương Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Hoa hướng dương một bông. Đem hoa hướng dương cắt thành bốn phần, lấy một phần, cho nước vào đun lên uống như trà. Mỗi ngày hai lần, mỗi lần một lần đun, uống khi còn nóng. Công dụng chữa trị: Chữa phong thấp, trợ tim, an thần. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị phong thấp, van hai lá hẹp, tức ngực, tim đập nhanh, nhịp tim không đều. (4). Trà ngọc trúc Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngọc trúc, long đờm, đương quy mỗi loại 9 gam, cam thảo 3 gam. Căn cứ theo tỉ lệ của những vị thuốc trên tăng số lượng lên 10 lần, nghiền thành bột, mỗi ngày lấy ra 30-40 gam, đổ nước nóng vào bình, đổ một nửa lượng nước sôi vào, đậy chặt nắp, sau 10-20 phút là có thể dùng. Công dụng chữa trị: Dưỡng âm nhuận phổi, chữa phong thấp, hòa huyết. Chú ý: Phương trà này chủ trị bệnh đau tim tính phong thấp. Có tác dụng ngăn thấp và chữa bệnh tiểu đường. Ngũ trúc còn có chức năng dưỡng âm làm ẩm, dùng để chữa các chứng tổn thương phổi, dạ dày. Trong cuốn Bản thảo biện độc có ghi: “(tên gọi khác của ngọc trúc) có tác dụng làm nhuận, dưỡng âm ở phổi và tì, những người bị phong nhiệt phong thấp có thể dùng, những người bị nhiệt phong thấp dễ gây tổn âm, mà vị thuốc này lại có tác dụng dưỡng âm, lại dễ ngăn độc, ngọc trúc có vị ngọt dịu, bổ mà không độc, được người xưa tin dùng.” (5). Trà ngọc trúc mạch môn Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ngọc trúc, mạch môn, bách hợp, thạch hộc mỗi loại 15 gam. Căn cứ vào lượng tỉ lệ các loại thuốc trên tăng lên gấp bảy lần, nghiền thành bột. Mỗi ngày dùng 60 gam, đổ nước đã đun sôi vào, cho thêm một nửa lượng nước sôi, đậy chặt nắp, đợi 10-20 phút sau là có thể uống, uống tùy ý thay trà. Công dụng chữa trị: Dưỡng âm, tăng cường sinh lực, nhuận phổi, thanh tim, ích vị. Chú ý: Phương trà này dùng với những người bị bạch hầu ở thời kì đầu, phòng tránh bệnh viêm cơ tim và tê liệt đầu dây thần kinh, những người bị viêm tì vị nên kiêng dùng. Bốn vị thuốc trên đều có vị ngọt lạnh, có chức năng từ âm, nhuận phổi, dưỡng vị, sau khi kết hợp dùng với ngũ đồng sẽ càng thêm từ nhuận, có tác dụng với người bị tổn thương phổi vị, bao gồm người mới khỏi bệnh bạch hầu, người mới hồi phục bệnh viêm phổi. Mạch môn có tác dụng dưỡng âm nhuận phổi, dưỡng tim, khai vị, tăng cường sinh lực. Trong cuốn “Bản thảo hồi ngữ” có nói: “Mạch môn là loại thuốc thanh tim nhuận phổi”. Cuốn “Bản thảo chính nghĩa” cũng nói: “Mạch môn có vị ngọt, ngăn mỡ, bổ âm vị, tăng tuyến nước bọt, vốn là một loại thuốc bổ ích cam dược.” Rễ mạch môn có chứa hàm lượng chất steroid sapogenins, β-sitosterol, axit amin, đường gluco và vitamin A. Đối với người bị bệnh tiểu đường, mạch môn có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và còn có thể nhanh chóng thúc đẩy sự phục hồi của tế bào insulin. Ngoài ra, thành phần mạch môn có tác dụng kháng khuẩn khá tốt đối với khuẩn cầu chuỗi trắng, khuẩn que ruột già v.v… 3. Những điều cần ghi nhớ Để đề phòng căn bệnh này, trước tiên cần đề phòng mắc chứng phong thấp nhiệt, là cơ sở để bệnh đau tim khó phát sinh. Một khi phần màng tim đã có sự tổn hại thì nên tích cực khống chế và dự phòng hoạt động phong thấp, khống chế triệu chứng, cải thiện chức năng của tim nhằm tránh cho bệnh biến chứng nặng hơn. (1). Phòng tránh và chữa trị sự truyền nhiễm của khuẩn liên cầu. Phải chú ý vệ sinh nơi ở, đối với các loại bệnh truyền nhiễm do khuẩn liên cầu cấp tính gây nên như bệnh sốt phát ban, viêm amiđan cấp tính, viêm họng, viêm tai giữa và viêm hạch bạch huyết, nên tích cực chữa triệt để nhằm tránh sự phát tác của bệnh phong thấp nhiệt. Sự phát tác nhiều lần của bệnh phong thấp nhiệt sẽ làm sự tổn hại của phần vành tim thêm trầm trọng. (2). Kết hợp nhiều phương pháp chữa bệnh. Vận động thích hợp và lao động vừa phải có thể làm tăng khả năng chịu đựng của chứng đau tim, không còn xuất hiện hiện tượng thở khó khăn nữa, có thể sinh hoạt và làm việc bình thường, tuy nhiên cần tránh lao động nặng nhọc và làm việc quá sức. Nghỉ ngơi có thể làm giảm chứng đau tim, là biện pháp cần có để phòng chữa bệnh, khi phát tác bệnh nên căn cứ vào triệu chứng và chỉ dẫn của bác sĩ, nên sinh hoạt hạn chế theo thể lực, thậm chí có thể nằm trên giường cho đến khi chức năng của tim được cải thiện mới thồi. (3). Giữ cho tâm lí tinh thần ổn định. Nhiều người bị đau tim là do tinh thần căng thẳng, khi tâm lí bị kích động tim sẽ đột nhiên hoạt động nhanh chóng làm tăng chứng đau tim tạo chức năng của tim không đầy đủ, vì vậy mà phải giữ cho tâm lí vui vẻ, tinh thần thoải mái. (4). ăn uống điều độ. Bệnh đau tim phong thấp tính sẽ dễ dẫn đến chứng phù thũng, do đó cần hạn chế các chất được nạp vào cơ thể, phòng tránh cho bệnh phù thũng bị nặng lên, tránh cho chứng đau tim thêm nặng, thông thường, người bị bệnh phong tim mỗi ngày chỉ nên nạp vào cơ thể 1-5 gam muối là vừa phải. Tiếp đó phải giảm những loại thức ăn có chứa hàm lượng mỡ cao: thức ăn có chứa hàm lượng mỡ cao khi nạp vào cơ thể sẽ khó tiêu hóa, sẽ làm tăng thêm chứng đau tim, có khi còn làm rối nhịp tim, vì vậy nên ăn ít hoặc không ăn thức ăn có chứa nhiều hàm lượng mỡ. Ngoài ra còn phải kiêng những đồ ăn chứa chất kích thích như ớt, gừng, hồ tiêu, thuốc lá, rượu, chè đặc, cà phê in, amphetamine sẽ làm chứng đau tim nặng thêm, người bị bệnh phong tim khi chức năng tim không tốt nên đặc biệt chú ý. (5). Hạn chế sinh hoạt. Bình thường, người bị bệnh đau tim phong thấp tính nếu từ trước tới giờ chưa bị suy tim thì khi kết hôn, sinh hoạt tình dục và cho con bú sẽ không gặp trở ngại lớn lắm. Khi vợ chồng sinh hoạt tình dục, nhịp tim sẽ tăng lên, huyết áp cũng sẽ tăng, chứng đau tim cũng theo đó mà bị nặng hơn. Vì vậy, người bị phong tim nên hạn chế sinh hoạt. (6). Thường xuyên uống nước cốt chanh. Nước cốt chanh có tác dụng rất tốt đối với người bị tim phong thấp. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, trong nước cốt chanh có khả năng hạn chế khuẩn liên cầu dẫn tới bệnh phong thấp nhiệt. Cách uống nước cốt chanh là: Bắt đầu từ ngày đầu tiên, mỗi ngày phải uống 10 ml nước cốt chanh, sau đó mỗi ngày tăng thêm 10 ml, tăng cho đến khi phải uống mỗi ngày 300 ml thì thôi. Thông thường qua hai cách điều trị này mà bệnh phong tim đã có chuyển biến tốt. V. Thiếu máu Thiếu máu là chỉ hàm lượng hồng cầu và bạch cầu chứa trong dịch máu bị ít. Thông thường, lượng bạch cầu bình thường ở nam giới là 140g/ lít máu; nữ giới là 120g/ lít máu. Lượng hồng cầu ở mức bình thường là 4,0-5,5X10/ lít. Thiếu máu là dấu hiệu của rất nhiều loại bệnh, ngay từ những năm 50 đã có người chỉ ra rằng, không thể không tìm ra nguyên nhân gây thiếu máu. Gây ra bệnh thiếu máu do rất nhiều nguyên nhân phức tạp, ngày nay người ta đã biết được nguyên nhân thường thấy ở bệnh thiếu máu là do chế độ dinh dưỡng, truyền nhiễm, u, các loại thuốc, bệnh mang tính miễn dịch, đau thận, bệnh về đường ruột và những loại bệnh mang tính di truyền. Truyền nhiễm là nguyên nhân thường thấy ở bệnh thiếu máu. Theo thống kê, có khoảng 40% những loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể gây ra thiếu máu, trong đó bao gồm các bệnh viêm gan virus, bệnh sỏi thận, mưng mủ ở phổi, viêm tủy xương, viêm khoang chậu, viêm màng não v.v… Những năm gần đây, do bệnh viêm gan đã trở nên phổ biến, sau khi viêm gan sẽ dẫn tới chứng thiếu máu đã không còn là chuyện mới mẻ. Một loại nguyên nhân gây bệnh khác nữa, đó là các khối u ác tính cũng liên quan tới hiện tượng thiếu máu. Các khối u thường gây ra hiện tượng xuất huyết, di căn tới các vùng khác, ngăn cản sự hấp thụ các chất dinh dưỡng, phá hủy các cơ quan tạo máu, nên từ đó sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Trong lá trà có hàm lượng chất tannins, là tập hợp các loại vitamin B có tác dụng quan trọng trong việc phòng chống bệnh thiếu máu. Khi ăn uống mà thiếu chất tannins thì chỉ cần uống một lượng trà xanh nhất định là có thể bổ sung được loại chất còn thiếu đó. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà đan sâm hoàng thanh Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 5 gam lá trà; đan sâm, hoàng thanh mỗi thứ 10 gam, cho tất cả vào giã mịn. Cho nước sôi vào hãm, đậy nắp trong khoảng 10 phút, mỗi ngày uống 1 thang. Công dụng chữa trị: Hoạt huyết, bổ huyết, sinh tinh. Chú ý: Hoàng thanh là một loại dược liệu có vị ngọt, tính vị hơi ấm, có tác dụng bổ gan, cường gân cốt, hạ đường trong máu, kéo dài sự lão hoá. Phương thuốc trên thích hợp với chứng thiếu máu và giảm triệu chứng tế bào huyết trắng. (2). Trà long nhãn trà xanh Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 9 gam long nhãn, 6 gam trà xanh. Cho vào nước nóng ngâm hãm, chờ đến khi nước ấm uống thay trà. Mỗi ngày uống 1 thang. Công dụng chữa trị: Bổ huyết thanh nhiệt, bổ sung axit, phòng ngừa thiếu máu, cơ thể suy nhược nếu dùng thường xuyên rất tốt. Chú ý: Long nhãn, quế viên có tính vị cam, bình, không độc. Hàm lượng dinh dưỡng có trong long nhãn rất phong phú, có chứa nhiều các thành phần dinh dưỡng như protein, chất béo, các loại đường, axit amin, caroten, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và các khoáng chất như kali, natri, canxi, magie, sắt, phốt pho, kẽm, man gan, đồng v.v… Đông y cho rằng, long nhãn rất có hiệu quả trong ích tâm thận, bổ khí huyết, an thần, lợi ngũ tạng, bồi bổ sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ. Nó thích hợp để điều trị tâm thận hư tổn, giúp trí nhớ tốt, điều trị mất ngủ, bồi bổ sức khoẻ, thích hợp cho những người có khí huyết yếu hay phù thũng. Y học hiện đại cho rằng, long nhãn có tính chất hoạt huyết tế bào hồng cầu và các tế bào vitamin trong máu, nâng cao huyết cầu, cải thiện tính đàn hồi của mao mạch máu, giảm mỡ trong máu, lưu lượng máu thành động mạch, có tác dụng tăng cường phòng trị chứng bệnh về tim mạch. (3). Hồng trà a giao Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 6 gam a giao, 3 gam hồng trà. Cho vào nước nóng ngâm hãm, chờ cho đến khi a giao tan ra, uống thay trà. Công dụng chữa trị: Bổ hư từ âm, trấn tĩnh tinh thần. Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị thiếu máu váng đầu, sắc mặt vàng vọt, thiếu máu khiến cho cơ thể suy nhược. (4). Trà sữa nóng Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 1 gam hồng trà, 15 gan đường khô, 75 gam sữa bò hoặc 50 gam bơ. Đun sôi sữa bò lên, khi bắc ra cho thêm đường, và nước trà vào (hồng trà đem ngâm hãm trước lấy nước trà), khuấy lên uống thay trà. Công dụng chữa trị: Bổ huyết nhuận phổi, nâng cao tinh thần, làm ấm cơ thể. Đây là loại thức uống rất tốt để bổi bổ thể chất và sức khoẻ cho người thiếu máu. (5). Trà tăng lực nâng cao sức khoẻ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam đẳng sâm, 12 gam cẩu tử, 15 gam mạch nha, 20 gam sơn tra, 30 gam đường đỏ, 5 gam ô long trà. Cho vào nước sôi ngâm hãm uống thay trà. Công dụng chữa trị: Bổ khí ích huyết, nâng cao sức khoẻ và tinh thần. Chú ý: Đẳng sâm có tác dụng bổ trung ích khí, dùng để trị gan thận khí hư. Ngoài ra, nó còn có tác dụng dưỡng huyết, sih dịch, dùng để trị chứng thiếu máu, thiếu dịch, là một loại thuốc thường dùng kết hợp với các loại thuốc bổ huyết khác. Loại trà trên là thức uống đặc biệt tốt phù hợp với người cơ thể hư nhược. (6). Trà bạch thuật cam thảo Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 15 gam bạch thuật, 3 gam cam thảo, 600 ml nước, 3 gam hồng trà. Cho bạch thuật, cam thảo vào nước, đun sôi trong khoảng 10 phút, thêm hồng trà vào là được. Chia làm 3 lần, uống khi còn nóng, có thể đun sôi lên để uống tiếp, mỗi ngày uống 1 thang. Công dụng chữa trị: Kiện tỳ bổ thận, ích khí sinh huyết. Chú ý: Bạch thuật tính ôn, vị cam, đắng, có tác dụng kéo dài sự lão hoá. (7). Trà gừng tươi đại táo Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 25 - 30 gam đại táo, 10 gam gừng tươi; 0,5- 1,5 gam hồng trà. Cho đại táo vào nước sôi đun cho đến khi cạn nước. Gừng tươi thái mỏng, sao khô, thêm mật ong vào sao cùng cho đến khi có màu hơi vàng. Cho đại táo, gừng tươi và hồng trà vào ngâm hãm nước sôi trong khoảng 5 phút, mỗi ngày làm 1 thang, chia ra làm 3 lần uống và uống khi nóng, ăn đại táo. Công dụng chữa trị: Kiện tỳ bổ huyết, hoà vị, trợ tiêu hoá. Chú ý: Phương thuốc trên thích hợp chứng ăn không ngon miệng, thiếu máu, ăn xong lại nôn. 3. Những điều cần ghi nhớ Tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu tương đối cao, thường gặp nhiều nhất là thiếu máu do thiếu sắt, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, chỉ cần điều chỉnh cuộc sống hàng ngày và chú ý chế độ ăn uống mỗi ngày là có thể đề phòng được bệnh thiếu máu. Sắt là nguyên tố quan trọng hàng đầu trong việc tạo máu, trong tình huống thông thường, người lớn mỗi ngày cần 1 mg sắt, phụ nữ thời kỳ sinh đẻ cần 1,5 –2 mg sắt, phụ nữ trong thời kỳ mang thai và cho con bú thì nhu cầu sắt càng cao hơn. Vì vậy, chúng ta cần thường xuyên chú ý bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất sắt, ví dụ như thịt nạc, gan lợn, lòng trắng trứng, rong biển, rau xanh, mộc nhĩ. Đồng thời phải kết hợp ăn uống điều độ, ví dụ sau khi ăn cơm xong có thể ăn một lượng hoa quả thích hợp, vì trong hoa quả có chứa lượng vitamin C và axit thực vật phong phú, có thể giúp tăng hấp thụ chất sắt. Nhưng nếu sau khi ăn xong mà uống trà ngay thì lại không tốt, do chất tenin trong trà và chất sắt trong thực phẩm sẽ kết tủa, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hoá. Ngoài ra, nếu dùng nồi bằng gang để nấu thực phẩm, cũng có tác dụng rất tốt đối với việc phòng chống bệnh thiếu máu. Axit và vitamin B12 cũng là một loại chất không thể thiếu để tạo máu. Trong các loại rau xanh và tươi, hoa quả, các loại dưa, các loại đậu và các loại thịt cũng có rất nhiều chất axit thực vật. Thịt động vật và nội tạng động vật như gan, thận, tim… cũng rất phong phú chất vitamin B12, nhưng nếu sau khi nấu chín ở nhiệt độ cao, có thể làm mất đi tới hơn 50% chất axit thực vật và khoảng 10-30% vitamin B12. Cho nên, trong cuộc sống hàng ngày, nên chú ý đến vấn đề tiêu hoá thực phẩm, càng cần chú ý đến biện pháp chế biến, làm sao để tránh việc thực phẩm được nấu chín quá, dẫn đến mất đi chất dinh dưỡng vốn có trong thực phẩm. Cần bảo vệ tốt “nhà máy tạo máu” của cơ thể. Có rất nhiều chất hoá học và vật lý học ảnh hưởng đến tuỷ sống. Các chất hoá học đó là ben zen, demobane thuốc chống u bướu, các loại thuốc kháng sinh (ví dụ như chloramphenicol, stơrep tômicin), thuốc có chứa lưu huỳnh, thuốc chống chứng động kinh, thuốc chống phong thấp (ví dụ như: bảo thái tùng, thuốc tiêu viêm) v.v… Các chất vật lý học ví dụ như tia X, tia gama, hạt nơ tron đều có thể làm hại tuỷ sống, đây là kẻ thù của tổ chức tạo máu. Cho nên, cần áp dụng nghiêm túc các biện pháp phòng chống, tuân thủ đúng các thao tác quy trình, đặc biệt là không lạm dụng dùng những loại thuốc có thể làm ảnh hưởng đến khả năng tạo máu, càng nên tránh chụp X-quang. Bị mất máu cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thiếu máu. Vì vậy, đối với những chứng bệnh gây ra mất máu, ví dụ như bị bệnh giun móc, bệnh trĩ, xuất huyết tử cung mang tính chức năng v.v… nên tích cực điều trị khỏi bệnh. Chương IV: Những bệnh về đường tiêu hóa thường gặp I. Tiêu chảy Tiêu chảy là chứng bệnh thường mắc phải trong các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh này đại tiện nhiều hơn bình thường, phân và nước tiểu loãng, lượng nước trong phân nhiều, có khi có cả chất béo, những chất không được tiêu hóa, hoặc có chứa cả máu đặc. Người bình thường mỗi ngày đại tiện một lần, có người 2-3 ngày mới đại tiện một lần, hoặc mỗi ngày 2-3 lần nhưng phân vẫn bình thường thì không nên cho rằng đó là bệnh tiêu chảy. Điều cần lưu ý là, người già và người ở thời kì hậu phẫu thường mắc chứng táo bón trực tràng tính, do phân lưu lại trong khoang trực tràng, kích thích lớp niêm mạc ở trực tràng, khiến cho số lần đại tiện tăng lên, qua nhiều lần tạo thành chứng lị, có khi còn đại tiện cả dịch nhầy ra ngoài, cũng không nên cho rằng đó là bệnh tiêu chảy mà trên thực tế đó là bệnh táo bón ở mức độ nghiêm trọng, đối với loại bệnh táo bón này cần tiến hành rửa ruột hoặc tìm cách đưa phân ra ngoài, y học gọi bệnh này là tiêu chảy giả. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Người mắc bệnh tiêu chảy y học không có thuốc điều trị, có thể dùng 5 – 10 gam lá chè cho trực tiếp vào miệng, nhai nát rồi nuốt vào bụng, cách này rất có hiệu nghiệm. Có thể dùng trà xanh, hoặc cũng có thể dùng trà nhài. Trà là đồ uống truyền thống của Trung Quốc và đây cũng là một loại thuốc tốt. Theo cách lí luận của Đông y, lá trà giúp cơ thể tỉnh táo, nghiên cứu mới đây còn chỉ ra rằng lá trà còn có tác dụng diệt khuẩn, vì vậy nó có tác dụng kháng khuẩn ngăn tiêu chảy đối với bệnh tiêu chảy vi khuẩn cấp. Tuy nhiên cần chú ý hai điểm sau: một là trong lá trà ngoài chất tannins còn có những thành phần tạo sự hưng phấn như chất cà phê in, theophylline, v.v…, nếu dùng với số lượng nhiều có thể dẫn đến mất ngủ. Tiếp đó, thành phần chất tannins và phenol trong lá trà còn có thể tạo sự kích thích tràng vị, ảnh hưởng tới bộ phận dạ dày. Vì vậy, người bị bệnh về dạ dày hoặc mất ngủ không nên dùng cách này. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà chanh Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Lấy một quả chanh. Trước tiên chanh luộc chín rồi gọt bỏ vỏ, phơi khô, cho vào ấm sứ, cho một lượng muối ăn thích hợp vào ướp. Mỗi lần dùng một quả chanh, cho vào bát rồi dội đầy nước sôi lên, đậy nắp để trong 15 phút. Đây là đồ uống thay trà. Công dụng chữa trị: Giải nhiệt bồi dưỡng sức khỏe, hòa vị điều hòa bài tiết. Chú ý: Phương pháp này còn chữa trị chứng nấc, viêm tràng vị cấp tính, tiêu chảy nôn, vào mùa hè đây còn là đồ uống giải nhiệt và bảo vệ sức khỏe rất tốt. (2). Trà táo đỏ với đảng sâm Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Đảng sâm 20 gam, táo đỏ 10 - 20 quả, lá trà 3 gam. Đảng sâm, táo đỏ sau khi rửa sạch cho vào đun cùng với lá trà là có thể dùng được. Công dụng chữa trị: Bổ tì hòa vị, ích khí bồi dưỡng sức khỏe. Chú ý: Thích hợp với những người thể lực suy giảm, người sau khi phát bệnh ăn uống kém đi, đại tiện ra phân loãng, cơ thể mệt mỏi, suy nhược thần kinh, tim đập nhanh hoặc đập loạn nhịp, phụ nữ có tạng nóng. (3). Trà tứ quân tử Phương pháp chữa bệnh bằng trà: Đảng sâm 10 gam, bạch thuật 6 gam, phục linh 12 gam, cam thảo 4 gam. Đun thành thang thuốc dùng như trà. Công dụng chữa trị: Bổ khí, kiện tì, dưỡng vị. Chú ý: Phương pháp này điều trị được chứng hư tì vị khí, quá trình vận chuyển các chất yếu, ăn uống kém, giọng yếu, toàn thân mệt mỏi, đại tiện ra phân loãng. (4). Trà đậu côve Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đậu côve bỏ vỏ 30 gam (nếu là đậu tươi là 60 gam), cho một lượng nước thích hợp vào đun cho đến khi đậu chín nhừ, chắt lấy nước, uống thay trà. Công dụng chữa trị: Bổ tì, giải nhiệt, tiêu ẩm. Chú ý: Đồ uống này chủ trị các bệnh về bài tiết, bài tiết quá nhiều, khi đại tiện ra phân loãng như nước, không có mùi hôi, bị đầy bụng hoặc đau âm ỉ, hoặc bị chóng mặt, thể lực mệt mỏi, mặt vàng võ, bựa lưỡi trắng, mạch yếu. Đậu côve còn gọi là đậu côve Danh Nam, đậu Cao Mi, đậu trà, v.v…đều là những cây thuộc họ đậu. Thông thường vào khoảng thời gian lập đông thì ta nên hái những quả đậu đã chín, phơi khô, lấy ra những hạt giống, lại phơi khô một lần nữa. Lấy nhân đậu côve đã sạch cho vào nồi rang đều dưới lửa nhỏ cho đến khi chúng chuyển thành màu vàng, khi chín dần dưới tác động của nhiệt thì lấy ra để nguội giã nát rồi cho vào dùng. Món trà này có vị ngọt dịu, có chức năng bổ tì, giải nhiệt tiêu ẩm, có thể chữa được các chứng liên quan đến nóng ẩm, nôn ọe, bài tiết, yếu tì, nấc, ăn ít mà bài tiết nhiều, giải khát, v.v… Theo nghiên cứu của phương thuốc này đã chỉ ra rằng, trong đậu côve có chứa hàm lượng các chất protein (22,7%), chất béo (1,8%), cacbon hyđrat (57%), canxi, phot pho, sắt, axit phytic, magie, axit pantothenic, kẽm. Cuốn “Bản thảo cầu chân” đã luận giải về cách điều trị bài tiết đối với loại đậu côve này như sau: “Loại này có tác dụng bổ tì, có vị ngọt, bản thân đậu côve có mùi thơm, giúp củng cố chức năng của tì; giúp tì luôn có cảm giác dễ chịu; tì đắng ẩm mà ưa khô, đậu côve có tính nóng, càng củng cố chức năng của tì mà khắc phục được tính khô. Khi tì đã tốt, đường nước sẽ tự thông, không bị lẫn, còn những chất độc nóng ẩm từ mặt trời sẽ tự khắc chế được chỉ còn lại trong tì những chất có lợi, như thế liệu còn bệnh khát và bệnh về bài tiết được không?” Người có tì vị không tốt, mùa hè nên thường xuyên uống loại trà này có thể thanh nhiệt tiêu ẩm, phòng chữa bệnh về tả lợi. (5). Trà nhị trần chỉ lợi Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lá trà trần, trần bì 10 gam, gừng tươi 7 gam. Trần bì đem cắt nhỏ, trộn cùng với lá trà, gừng tươi rồi cho vào cốc giữ nhiệt, cho nước sôi vào, uống làm nhiều lần. Mỗi ngày dùng 2-3 thang. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt tiêu ẩm, thông khí chữa lị. Chú ý: Món trà này chủ trị nhiệt lợi, đi lị, kiết lị ra máu đặc. Người khó khăn trong bài tiết không nên dùng, những người bị mất ngủ không nên uống trước khi ngủ. Lá trà trần có tác dụng thanh nhiệt, gột rửa đi những chất độc bẩn, chữa viêm trừ lị. Theo nghiên cứu, tác dụng của vị thuốc trong lá trà chủ yếu do hàm lượng chất purine vàng chuyển hóa mà thành, ngoài ra còn chứa một hàm lượng lớn của axit tannic, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. Ngay từ thời Đường đã ghi “giải nóng độc hạ lợi, dùng một cân trà làm thuốc, người mắc bệnh lị đã lâu nên dùng” (theo ghi chép của Mạnh Tiên trong cuốn “Tất hiệu phương”). Trần bì có thể làm kiện tì bổ khí, thông tạng phủ, lại có tác dụng đào thải và vận chuyển những chất có lợi cũng như những chất cặn bã giúp tì khỏe mạnh, giúp cho lá trà ngăn tác dụng của bệnh lị, gừng tươi có tác dụng khai vị, chữa lạnh, ba vị thuốc trên đều có tác dụng giải nhiệt, điều hòa bồi bổ khí, ngăn trở bệnh lị. Tác dụng của việc dùng món trà trần, vì trà tân nha có mùi thơm thanh nhẹ, có tác dụng thanh nhiệt là chủ yếu. Trà lại có vị chát, có tác dụng bổ tì trợ giúp tiêu hóa, chữa chứng đi lị. (6). Trà bội lan hoắc hương Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoắc hương 10 gam, bội lan 10 gam, nhân bạch khấu 5 gam. Ba loại thuốc này đem giã qua, rồi cho vào cốc giữ nhiệt, đổ nước sôi vào, đợi 10 phút là có thể dùng được, vừa uống vừa cho thêm nước sôi vào, mỗi ngày một thang. Công dụng chữa trị: Giải nhiệt, ngăn bài tiết. Chú ý: Phương trà này dùng với những người đã mắc bệnh khá nặng, bài tiết ra nước vàng, phần bụng quặn đau, nôn ọe. (7). Trà mề gà mạch nha Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Mạch nha 30 gam, mề gà 10 gam, gạo lốc 30 gam, lá trà 5 gam. Cho tất cả những vị thuốc trên vào nồi, rang cho vàng đều dưới lửa nhỏ, sau khi đã giã nhỏ cho vào cốc giữ nhiệt, cho nước sôi vào để trong vòng 20 phút là có thể uống như trà, mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Giúp tiêu hóa, chữa tiêu chảy. Chú ý: Món trà này dùng cho những người bị đau bụng do tiêu chảy, đại tiện ra chất nhầy đặc hoặc phân có lẫn tạp chất, loãng và có mùi hôi khó ngửi. (8). Trà củ từ bạch thuật Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Bạch thuật 20 gam, củ từ 20 gam, phục linh 15 gam, ô mai 10 gam, đường đen vừa đủ. Cho những vị thuốc trên vào nồi, cho một lượng nước vừa đủ vào, đun sôi 30 phút rồi dùng như trà, cho thêm đường đen vào rồi hòa tan ra, cho vào cốc giữ nhiệt rồi uống như trà, mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Bổ tì chữa tiêu chảy. Chú ý: Món trà này dùng cho những người đại tiện ra phân loãng, có khi ra nước, khi ăn đồ tươi sống, đồ ăn ngấy nhiều dầu hoặc đồ khó tiêu hóa khiến bệnh tiêu chảy nặng hơn, khiến thể lực suy giảm. 3. Những điều cần ghi nhớ Để phòng tránh bệnh tiêu chảy cần chú ý ở mọi phương diện, làm sạch vệ sinh môi trường cũng như vệ sinh cá nhân là biện pháp phòng tránh quan trọng đối với căn bệnh trên, cụ thể nên lưu ý mấy điểm sau đây: Một là trước khi ăn những thực phẩm là động vật hoặc đồ hải sản cần phải nấu chín kĩ. Với những đồ hải sản như cá biển, tôm biển, cua biển, sứa biển đều có chứa loại vi khuẩn phẩy có khả năng hòa tan vào máu (còn gọi là khuẩn Bibrio Parahemolyticus), khi ta ăn phải những loại hải sản chưa chín kĩ trên có thể mắc phải bệnh truyền nhiễm do khuẩn phẩy gây ra; hoặc những loại thịt như thịt lợn, thịt bò, thịt dê, thịt gà, thịt vịt, v.v… cùng những loại nội tạng, bắp thịt, trứng, các chế phẩm từ sữa đều chứa những loại khuẩn bẩn như khuẩn Salmonella, vì vậy khi mua những loại thực phẩm muối hoặc đã nấu chín, trước khi ăn nên nấu lại một lần nữa nhằm đề phòng sự truyền nhiễm của khuẩn Samonella. Hai là cần phân biệt rõ thực phẩm đã qua sơ chế và thực phẩm đã nấu chín trong bữa ăn nhằm tránh sự truyền nhiễm chéo giữa chúng. Ngoài ra, không nên mua những thực phẩm bẩn không đảm bảo vệ sinh, cần giáo dục cho trẻ nhỏ thói quen giữ vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt ngay từ nhỏ. Ba là không ăn những thực phẩm đã hỏng và biến chất. Cơm thừa, cháo, sữa bò, chế phẩm từ sữa, cá, thịt, trứng, v.v… đều dễ bị sự truyền nhiễm của độc tố ở khuẩn cầu chuỗi, nếu ăn những thực phẩm này khiến người ta dễ bị nhiễm phải độc tố có trong khuẩn cầu chuỗi, vì thế, trước khi ăn cơm thừa, rau thừa v.v… cần nấu lại một lần nữa, thực phẩm lấy ra từ tủ lạnh cũng nên nấu lại mới được ăn. Bốn là khi người bệnh bị tiêu chảy, trong quá trình chăm sóc và điều trị cần chú ý cách li với người bệnh, ví dụ, nên cách li đối với người từ khi mắc bệnh cho đến khi mất đi triệu chứng của bệnh sau một tuần, những thức ăn mà người bệnh dùng nên giống với những thức ăn của các thành viên trong gia đình nhưng phải để đồ ăn riêng, dùng xong đồ ăn phải dùng nước sôi khử trùng nhằm diệt hết vi khuẩn, chăn đệm đã qua sử dụng của người bệnh có thể đem ra ngoài phơi dưới ánh nắng mặt trời một lúc cũng có thể có tác dụng diệt khuẩn rất tốt. II. Tiêu hóa không tốt Tiêu hóa không tốt là những loại thức ăn không thích hợp với dạ dày. Đau ở một vùng bụng nào đó là triệu chứng điển hình của hiện tượng tiêu hóa không tốt. Các triệu chứng thường gặp khác là nôn ọe, nấc cụt nhiều lần. Nguyên nhân của hiện tượng tiêu hóa không tốt bao gồm viêm dạ dày (chứng viêm niêm mạc dạ dày) hoặc loét đường ruột, ngoài ra còn có các yếu tố liên quan như axit dạ dày quá nhiều hoặc quá ít, nhai không kĩ và ăn quá nhiều. Nguyên nhân dẫn đến tiêu hóa không tốt gồm có: Một là nhai không kĩ. Thường là do ăn quá nhanh. Nhai thức ăn là một bước quan trọng trong quá trình tiêu hóa, nhai không kĩ sẽ ảnh hưởng tới sự tiêu hóa, làm giảm đi hiệu suất tiêu hóa. Hai là ăn quá nhiều. Trong một thời gian nhất định hệ thống tiêu hóa chỉ có thể tiêu hóa một lượng thức ăn có hạn, ăn càng nhiều, hệ thống tiêu hóa càng khó hoạt động kịp. Ba là vừa ăn vừa uống quá nhiều nước canh. Trong khi ăn mà uống quá nhiều nước sẽ khiến các chất dịch bài tiết có chức năng tiêu hóa bị loãng như axit dạ dày, enzim tiêu hóa và nước mật, v.v… Sau khi dịch tiêu hóa bị loãng, hiệu suất tiêu hóa sẽ giảm, từ đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Bốn là ăn quá muộn. Hệ thống tiêu hóa vào ban đêm cũng ở vào trạng thái nghỉ ngơi, vì vậy ăn vào đêm khuya cũng ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Năm là do áp lực tâm lí. Ai cũng biết rằng áp lực tâm lí sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa. Sáu là axit dạ dày ở mức thấp hoặc enzim tiêu hóa tiết ra quá ít. Có những người không thể sản sinh ra đủ lượng axit dạ dày hoặc enzim tiêu hóa nhằm đảm bảo cho quá trình tiêu hóa được tiến hành một cách thuận lợi. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Hồng trà có tác dụng khá tốt khi làm bổ dạ dày, lợi niệu, kháng thể đối với người già, những người lao động chân tay, viêm tràng vị mãn tính, tiêu hóa không tốt, hệ thống tiết niệu bị sỏi, viêm thận nên uống hồng trà. Sản phụ khi uống hồng trà có cho thêm đường đen sẽ có lợi cho bài tiết, bồi bổ sức khỏe. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà vỏ quýt Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Vỏ quýt rửa sạch cắt nhỏ, sau khi phơi khô cho vào cùng lá trà rồi đổ nước sôi vào. Công dụng chữa trị: Lợi khí khai vị, giúp tỉnh táo sảng khoái tinh thần. Chú ý: Đồng thời với việc uống trà cũng cần phải vận động nhiều, vận động sẽ giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn. Đồng thời cần phải chú ý không nên để trạng thái tinh thần quá kích thích, tâm lí bực bội sẽ dễ tạo tâm tính nóng nảy, ảnh hưởng tới tuyến nước bọt, khiến miệng lưỡi khô rát. Nên biết rõ về cơ thể cũng như tâm tính của mình ở mọi phương diện. (2). Trà tam tiên giải nhiệt bổ vị Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Ba vị tam tiên rang cháy (bao gồm sơn tra, thần khúc, mạch nha) mỗi loại 4,5 gam, chì xác (đã rang cháy) 4,5 gam, quảng trần bì 3 gam, rượu hoàng liên 2,5 gam, sinh địa 9 gam, cam cúc 9 gam, lư căn tươi 2 gam (cắt nhỏ), lá trúc 2,5 gam. Cho nước vào đun sôi uống như trà. Công dụng chữa trị: Mát ruột tạo nước bọt, giải những chất độc nóng trong dạ dày, giúp tiêu hóa thức ăn, bổ dạ dày. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người sau khi ăn tiệc, ăn quá nhiều đồ ngấy nhiều dầu, trong dạ dày chứa nhiều đồ nóng, v.v… (3). Trà củ từ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Củ từ (đã sấy khô) 50 gam, hồng trà 5 gam. Đun sôi nước. Uống như trà, mỗi ngày dùng một thang. Công dụng chữa trị: Bổ tì ích vị. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người tì vị yếu, ăn không ngon miệng, thể lực mệt mỏi. (4). Trà vỏ quýt sơn tra Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn tra 20 gam, vỏ quýt 5 gam. Sơn tra dùng lửa nhỏ rang lên cho đến khi bề mặt chuyển thành màu vàng nhạt, bỏ ra rồi để nguội, cho vào ấm trà cùng với vỏ quýt. Đun sôi lên rồi uống như trà. Công dụng chữa trị: Bổ tì vị, chữa đầy hơi, làm bớt ngấy. Chú ý: Phương trà này dùng cho những người bị đầy bụng, ăn không thấy ngon, tiêu hóa không tốt, những bộ phận bên trong phần ruột và dạ dày khó chịu. (5). Trà nhài thạch xương bồ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hoa nhài, cây thạch xương bồ mỗi loại 6 gam, bỏ hai loại trên vào bình giữ nhiệt, cho một lượng nước sôi vừa đủ vào, đậy nắp trong 10 phút là có thể uống được. Mỗi ngày uống một thang. Công dụng chữa trị: Thông khí giải độc, hòa vị trợ giúp tiêu hóa. Chú ý: Phương trà này chủ trị: Đầy hơi độc ở gan mà dẫn đến viêm ruột mãn tính, triệu chứng thường gặp là đau những bộ phận ở cơ quan đường ruột, ăn không thấy ngon, đầy hơi, khó đại tiện, bựa lưỡi ngấy, mạch căng. Kiêng kị: những người yếu phổi và lá lách hoặc yếu thận hay thở hổn hển không nên dùng. Phương trà này là trà nhài có thêm vào cây thạch xương bồ mà thành. Hoa nhài còn gọi là hoa mộc lê, hoa lài, v.v… Hoa có vị cay, ngọt, nóng, lợi khí, giải độc, tránh loãng phân, điều hòa cơ thể, người ta thường dùng những loại trà nổi tiếng, điều tiết lượng ẩm, chữa chứng đau tràng vị, ăn không ngon miệng. Cuốn “Tùy tức cơ ẩm thực phổ” có nói: “Trà này có tác dụng điều tiết hạ khí, tránh loãng đục. Trị đau bụng đi ngoài”. Cuốn “Bản thảo phùng nguyên” cũng nói: “Hoa nhài người xưa ít dùng, gần đây dùng hoa nhài trắng, tạo cho hương hoa bay tỏa xung quanh.” Theo ghi chép của dược học thời cận đại: Sản phẩm này khi đun lên để rửa mắt có thể chữa được bệnh viêm kết mạc; dầu ép từ nó nhỏ vào tai có thể chữa chứng viêm tai. Thành phần của nó có sự liên quan tới chất benzen methanol và các chất ête khác. Thạch xương bò vị nóng cay, bổ tim, dạ dày, tinh thần thông suốt, tiêu ẩm hòa vị, dùng cho những người ngực, bụng, đường ruột khó chịu, ngăn khí lạnh. Theo những tài liệu ghi chép lại, thạch xương bồ giúp thúc đẩy sự bài tiết của dịch tiêu hóa và ngăn trở sự lên men không bình thường của tràng vị, ngoài ra còn có tác dụng chữa chứng co giật của đường ruột và cơ bàng quan. Món trà này rất đáng tin cậy trong việc chữa chứng đau dạ dày và ngăn trở khí, ngoài ra còn có công dụng chữa bệnh nhanh đối với chứng hấp thụ kém do viêm dạ dày mãn tính. 3. Những điều cần ghi nhớ Các triệu chứng của bệnh tiêu hóa không tốt là: (1). Nhiệt lượng không đủ khiến thức ăn đã được tiêu hóa một phần không thể được hấp thụ vào trong máu, khiến phần lớn các chất bị lưu lại ở đường tiêu hóa, như thế các chất không thể được vận chuyển đến các tế bào của cơ thể nhằm tạo ra nhiệt lượng. (2). Các chất dinh dưỡng thiếu là những chất vitamin và vi lượng nguyên tố cần thiết phải có trong thức ăn, vì vậy sự trở ngại trong việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có thể dẫn tới nhiều thành phần chất dinh dưỡng bị thiếu. Sự thiếu các thành phần chất dinh đưỡng này sẽ đem đến những hậu quả về lâu dài, gây nguy hiểm ngay cả khi lao động bình thường đến việc tăng nguy cơ đối với các bệnh nguy hiểm như bệnh tim và bệnh ung thư. (3). Việc tiêu hóa không thích hợp nếu hiệu suất làm việc của hệ thống tiêu hóa không đủ, thức ăn tại bộ phận tiêu hóa hoặc tại toàn bộ cơ quan tiêu hóa sẽ sót lại, lên men tại đường tiêu hóa và sản sinh trong cơ thể, tạo ra hiện tượng nấc cụt, khí ở ruột, bài khí nhiều và bụng khó chịu. (4). Thói quen bài tiết bị thay đổi do tiêu hóa kém dẫn tới táo bón, tiêu chảy, có khi xuất hiện cả trường hợp tiêu chảy và táo bón thay nhau xảy ra. Để đề phòng tiêu hóa không tốt cần chú ý mấy điểm sau: (1). Khi ăn nên giữ cho tâm lí thoải mái, không nên ăn vội vàng, cũng không được nuốt vội thức ăn, càng không được đứng khi ăn hoặc vừa đi vừa ăn. (2). Không nên ăn cơm chan hoặc ăn thức ăn với nước, trước hoặc sau khi ăn không được lập tức uống quá nhiều nước. (3). Trong khi ăn không nên bàn luận hoặc tranh cãi một vấn đề gì đó. Nếu muốn thảo luận vấn đề gì nên để một tiếng sau khi ăn mới được bàn đến. (4). Trong khi ăn không nên uống rượu, khi ăn xong không nên hút thuốc ngay. (5). Không nên mặc quần thắt eo quá chặt khi ăn. (6). Nên ăn đúng giờ. (7). Tránh ăn uống quá nhiều, đặc biệt là đồ ăn cay hoặc chứa nhiều hàm lượng chất béo. (8). Nếu có điều kiện nên uống một cốc sữa giữa hai bữa ăn, tránh cho axit dạ dày quá nhiều. (9). Nên ăn ít đồ ăn quá ngọt hoặc đồ ăn được chế biến sẵn, ăn nhiều hoa quả sẽ kích thích axit dạ dày tiết ra. (10). Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. III. Đau dạ dày Đau dạ dày còn gọi là đau ổ dạ dày, triệu chứng thường gặp là phần bụng hay đau, bị đầy bụng, ăn không thấy ngon, sôi bụng, nôn ọe, đại tiện ra phân rắn hoặc loãng, hoặc thấy chóng mặt, nằm ngồi không vững, cơ thể mệt mỏi, v.v… Thói quen sinh hoạt dẫn đến chứng đau dạ dày cũng có rất nhiều, bao gồm công việc quá căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, sau khi ăn đã làm việc hoặc vận động ngay, uống nhiều rượu, ăn quá cay, thường xuyên ăn những thức ăn khó tiêu hóa, v.v… Nguyên nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày cũng là do tâm tính buồn bực, khí gan không tốt hoặc dạ dày bị lạnh; khí gan ảnh hưởng tới dạ dày, ổ dạ dày đau âm ỉ, nôn ra nước, thích nóng sợ lạnh, ấn bụng xuống thấy bớt đau; khi dạ dày bị ứ đọng, khi ăn thức ăn không thể kịp thời nghiền nhỏ, đưa xuống đường ruột, vì vậy mà bị lưu lại trong dạ dày, thức ăn khi qua xử lí sẽ lên men và dậy mùi, đồng thời cũng sẽ có triệu chứng tràng vị; khi bộ phận ở dạ dày xuất hiện viêm loét, khuẩn ruột gà môn vị sẽ sống kí sinh ở vết loét làm vết loét thường xuyên bị viêm; cần kịp thời dùng thuốc để diệt vi khuẩn nếu thói quen ăn uống xấu không sửa được, sau khi vết loét lành lại dạ dày tự nhiên sẽ không thấy đau. Dưới đây là những loại trà có thể kết hợp để sử dụng. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Hồng trà là một loại trà lên men, hương vị khá nặng là nét đặc sắc của nó và cũng là điểm tốt của nó, đặc biệt thích hợp dùng vào mùa thu hoặc mùa đông. Hồng trà là do chất hồng có trong trà lên men mà thành, trà có nhiều phenol dưới tác động của quá trình oxi hóa enzim sẽ tạo ra phản ứng enzim bị oxi hóa, hàm lượng bị giảm đi, sự kích thích của dạ dày cũng theo đó mà giảm. Ngoài ra, quá trình oxi hóa khi trà chứa nhiều phenol sẽ thúc đẩy sự tiêu hóa của cơ thể, vì vậy hồng trà không những không làm tổn thương đến dạ dày mà còn bồi bổ cho dạ dày. Thường xuyên uống hồng trà có cho thêm đường, sữa có thể làm hết viêm, bảo vệ niêm mạc dạ dày, có hiệu quả nhất định đối với việc chữa trị vết loét dạ dày. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà thanh trung Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hương phụ, trần bì mỗi loại 4,5 gam, hắc san chi, kim linh tử, diên hồ sách mỗi loại 2,4 gam, cam thảo (đã nướng) 1,5 gam, xuyên hoàng liên (nước gừng đã nấu lên) 3 gam. Đem các loại thuốc trên đun thành thuốc. Công dụng chữa trị: Giải nhiệt hòa vị. Chú ý: Phương thuốc này chủ trị dạ dày đau nóng, hoặc tác động hoặc làm ngừng, lưỡi khô, táo bón, thích lạnh sợ nóng, mạch lớn. (2). Trà hoa quýt Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hồng trà, vỏ quýt 3-5 gam. Đổ nước sôi vào, uống như trà. Công dụng chữa trị: Có tác dụng làm ấm trong và hòa vị. Chú ý: Phương trà này thích hợp với những người đau lạnh dạ dày. (3). Trà tam kiện đinh hồ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đinh hương, gừng, quế quan mỗi loại 4,5 gam. Những loại thuốc trên sắc thành một thang. Dùng một lượng nước là 250 ml, đun cho đến khi còn 170 ml, lấy 50 hạt hồ tiêu sao lên cho đến khi chúng chuyển thành màu vàng, cho vào trong thang thuốc. Công dụng chữa trị: Chữa lạnh hòa vị. Chú ý: Phương thuốc này chủ trị khoang dạ dày bị đau, sắc mặt xanh môi thâm, chân tay lạnh. (4). Trà hồ tiêu Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đậu đỏ, quế (chưa bị xử lí qua lửa) mỗi loại 30 gam, hồ tiêu 180 gam, gừng khô (đã rang) 90 gam, cát cánh (đã rang) 900 gam, cam thảo (đã rang) 210 gam. Đem những loại thuốc trên xay nhỏ. Mỗi thang là 5 gam, cho một ít muối, một lượng nước sôi vào, có thể dùng tùy lúc. Công dụng chữa trị: Chữa lạnh hòa vị. Chú ý: Phương thuốc này chủ trị tì vị bị lạnh, màng phổi không tốt, tim và bụng bị đau, nôn ọe, ợ chua, chán ăn. (5). Trà thuật quế Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Thương thuật 6 gam; ma hoàng, thần khúc đã sao, vỏ quýt, phục linh trắng, trạch tả mỗi loại 3 gam; cành quế, bán hạ, nhân thảo đậu khấu, chư linh mỗi loại 1,5 gam, hoàng thị 0,9 gam, cam thảo đã nướng 0,6 gam, hạnh nhân 10 quả. Đem những vị thuốc trên làm thành thang thuốc. Dùng 300 ml nước, cho thêm 5 miếng gừng vào, đun cho đến khi nước còn 150 ml, bỏ cặn, uống nóng khi đói. Công dụng chữa trị: Bổ tì hỗ trợ tiêu hóa, làm mát chữa đau. Chú ý: Phương trà này có tác dụng điều trị hàn ẩm, cơ thể mỏi mệt, dạ dày hay đau về tối, sắc mặt vàng vọt. 3. Những điều cần ghi nhớ Đau dạ dày, còn gọi là đau ổ dạ dày do khí độc bên ngoài, thức ăn bên trong không tốt và chức năng của tạng phủ bị mất dẫn đến khí bị ứ, dạ dày bị mất đi chất dinh dưỡng, trên đây là những triệu chứng đau khoang bụng mà dẫn tới bệnh trên. Những nguyên nhân dưới đây tạo thành chứng đau dạ dày: (1). Khí lạnh độc bên ngoài khiến bụng lạnh, từ đó ảnh hưởng đến dạ dày, khí lạnh vào vết thương khiến khí bị ứ đọng, khí dạ dày không lưu thông được tạo ra hiện tượng đau. (2). Khi dạ dày bị đau ăn uống không kiêng kị, ăn vội vàng, ảnh hưởng đến tì vị, thức ăn bị ứ đọng, làm khí cũng bị ngăn trở, khí ở dạ dày mất đi mà sinh ra đau. (3). Khí gan bị ảnh hưởng đến dạ dày mà tạo ra tâm tính nóng nảy, tâm lí không ổn định, gan không còn thông, khí bị ngăn trở, dạ dày mất đi sự điều tiết mà tạo nên chứng đau dạ dày. (4). Tì vị bị yếu, thể chất không tốt hoặc làm việc quá sức, hoặc ăn uống không đúng cách, hoặc đau tì vị trong một thời gian dài khiến chúng bị ảnh hưởng, hoặc thận âm không đủ, mất đi sự ấm nóng đều khiến tì vị bị lạnh khiến dạ dày mất đi tính dưỡng ấm và gây đau. Để phòng tránh bệnh đau dạ dày cần phải: Đối với người bệnh bị đau khoang dạ dày cần chú ý đến việc điều tiết tinh thần và ăn uống, giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tính cách cởi mở, làm việc điều độ, tránh ăn uống vội vàng hoặc ăn uống không điều độ, lúc ăn ít lúc ăn nhiều, nên ăn nhưng đồ thanh đạm dễ tiêu hóa có thể làm giảm chứng đau dạ dày hoặc giảm sự phát tác của đau dạ dày, từ đó có thể phòng tránh được bệnh đau dạ dày. IV. Táo bón Táo bón là để chỉ hiện tượng số lần bài tiết ít, mỗi 2-3 ngày hoặc lâu hơn mới đại tiện một lần, không có tính quy luật, phân cứng, thường kèm theo cảm giác khó khăn khi đại tiện. Đây là một triệu chứng lâm sàng thường thấy. Táo bón có thể chia thành táo bón cấp tính và táo bón mãn tính. Bệnh táo bón này thường gặp nhiều ở người cao tuổi. Nguyên nhân dẫn đến chứng táo bón là do bệnh biến của đường ruột, toàn thân hoặc các chứng bệnh của hệ thống thần kinh, trong đó hội chứng tổng hợp kích thích bên trong dạ dày là một nguyên nhân thường thấy nhất. Số lần đi đại tiện ít là đặc tính của táo bón. Thường xuyên uống một loại thuốc nào đó cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón, ví dụ như thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống ngất, thuốc chống stress, thuốc disease drug resistance, thuốc kháng kiềm mật, các chế phẩm nha phiến, các loại thuốc giảm huyết áp, các loại chất chống axit có chứa canxi, nhôm, bít mút (ký hiệu là Bi) và các loại thuốc lợi tiểu v.v… Biểu hiện của chứng táo bón thường thể hiện ở hai điểm sau: Thứ nhất là táo bón cấp tính đa số thường do đường ruột bị tắc nghẽn, đường ruột tê liệt, bệnh viêm niêm mạc đường ruột cấp tính, tim xung huyết cấp tính, đau hậu môn cấp tính v.v… dẫn đến, chủ yếu biểu hiện thành triệu chứng lâm sàng nguyên phát. Thứ hai là táo bón mãn tính, triệu chứng bệnh thường không rõ ràng, nhưng những người tinh thần quá mẫn cảm, có thể cảm thấy những triệu chứng về đường ruột thông qua biểu hiện ăn ít đi, miệng đắng, trướng bụng, nóng bụng, chứng đau bụng phát tác, đánh trung tiện v.v… Ngoài ra còn kèm theo đau đầu, váng đầu, mất sức, và tinh thần suy nhược. Việc phát sinh triệu chứng bệnh có mối quan hệ lớn tới chức năng nhu động ruột, đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ đến yếu tố tinh thần. Do phân khô cứng hoặc kiểu phân dê, người bệnh sẽ cảm thấy đau vùng kinh mạch phía dưới, cảm giác khi đại tiện rất đau đớn, khó chịu. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Trà có tác dụng giúp tiêu hoá các chất mỡ béo rất tốt. Trong cuốn “Những ghi chép về thảo dược” thời Đường có viết chức năng của trà là “nếu dùng lâu ngày có tác dụng làm cho người ta gầy đi”. Người vùng dân tộc thiểu số của biên giới Trung Quốc có câu “một ngày không thể không uống trà”. Lý do là do lá trà có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ tiêu hoá và giảm chất béo, đến ngày nay đã có một cụm từ để chỉ về chức năng này của trà, đó là “giảm béo”. Điều này là do trong lá trà có chất cafein có thể nâng cao sự tiết dịch bài tiết của dạ dày, có thể hỗ trợ tiêu hoá, nâng cao khả năng phân giải chất béo. Cho nên, câu nói “uống trà lâu ngày sẽ thành người gầy” cũng có nguồn gốc từ đây. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà vừng mật ong Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc : Lấy 3 - 5 gam hạt vừng, mật ong đủ dùng. Cho các loại nguyên liệu trên vào sao thơm rồi tán thành bột, mỗi lần dùng từ 3 - 5 gam, thêm lượng mật ong vừa đủ, rồi cho nước sôi vào, mỗi ngày 1 lần. Công dụng chữa trị: Nhuận táo, thông ruột. Chú ý: Loại trà trên chủ trị chứng táo bón, kiết lỵ xong rồi lại táo bón gặp ở người già, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai. Theo cuốn “Dược tính luận”, hạt vừng còn có nhiều tên gọi khác nhau, nó là một loại cây thuộc họ dâu, khi bỏ vỏ đi sẽ có được hạt. Khi dùng, lựa chọn những hạt tốt, loại bỏ tạp chất và vỏ ngoài, đem rửa sạch nhân. Hạt vừng tính vị cam bình, có tác dụng nhuận táo, thông ruột, hoạt huyết. Nó là loại dược liệu tốt để trị ruột táo, bí tiện, tiêu khát, chống nóng, tê do trúng gió, làm ấm nóng bộ phận tiêu hoá. Trong cuốn “Bản thảo cương mục” viết “Hạt vừng có lợi cho phụ nữ thông mạch, điều chỉnh chứng lỵ của ruột già”. Cuốn “ Tử mẫu bí lục” ghi “ Hạt vừng có thể trị chứng bạch lỵ ở trẻ nhỏ, cơ thể suy nhược nặng”. Đây là một trong các phương pháp “Thông nhân thông dụng” của đông y, nhưng trong hạt vừng cũng có rất nhiều hàm lượng chất dầu béo, có tác dụng thông ruột, nếu người bệnh cơ thể suy nhược, sau đó đại tiện bí hoặc kiết lỵ, mà không sử dụng được đại hoàng, lá phiên tả thì có thể dùng hạt vừng để thông tiện. (2). Trà thông tiện bí cho người già Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Nhục thung dung, cam tử, thảo quyết minh mỗi thứ 10 gam, đun sôi lên trong khoảng 10 phút, lọc bỏ bã lấy nước uống. Công dụng chữa trị: Tốt cho thận, nhuận tràng. Chú ý: Món trà trên dùng cho người già bị bí tiện mãn tính. (3). Trà mật ong Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 5 gam trà xanh, 5 ml mật ong, cho vào nước sôi ngâm hãm dùng uống. Mỗi ngày sau khi ăn xong uống 1 cốc. Công dụng chữa trị: Nhuận tràng, thông tiện. Chú ý: Loại trà trên thích hợp điều trị chứng tiện bí mãn tính. (4). Trà đại hoàng lai phục tử Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 10 gam lai phục tử sao khô; đại hoàng, mộc hương, mỗi loại 6 gam, đập giập, cho vào cốc bảo ôn ngâm hãm, thêm 300 ml nước nóng, ngâm hãm trong 15 phút, chia làm 2-3 lần uống nóng. Ngày làm 1 thang. Công dụng chữa trị: Tiêu thực, thông tiện, chống đầy bụng. Chú ý: Loại trà này chủ trị bí tiện nghiêm trọng. Người đau bụng, trướng bụng nhưng đại tiện bình thường, không bị đầy bụng không nên dùng. Thảo quyết minh có tác dụng tiêu thực chống đầy bụng, hoá viêm hạ khí, chủ trị tiêu thức ăn lâu tiêu, ngực đau tức, trướng bụng, ho, viêm họng. Lai phục tử sau khi sao khô, thêm nước sôi vào uống có hiệu quả rất tốt đối với chứng tiện bí nghiêm trọng của người già và trẻ nhỏ. (5). Trà tứ nhân thông tiện Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạnh nhân khô, hạ tùng tử, hạt vừng, nhân bá tử mỗi loại 10 gam. Cho cả 4 loại hạt trên vào giã nát, cho vào cốc bảo ôn, thêm nước sôi vừa phải, đậy nắp ngâm hãm trong khoảng 15 phút, uống nhiều lần thay trà. Uống liền trong 1-3 ngày. Công dụng chữa trị: Nhuận tràng thông tiện. Chú ý: Phương thuốc trên chủ trị người bị âm hư và người già tiết dịch tiêu hoá kém, biểu hiện phân đại tiện khô cứng, cơ thể gầy yếu, gò má đỏ, hoa mắt ù tai, tâm thần lo lắng, eo lưng nhức mỏi, lưỡi đỏ, mạch đập nhanh. Trẻ em kỵ dùng loại trà này. Trong món trà trên, hạnh nhân tính đắng, hơi ấm, có chút độc, tốt gan và thông đại tràng, có tác dụng nhuận tràng. Tùng tử nhân còn gọi là tùng cầu, tính vị đắng ôn, không độc, người xưa thường dùng để trị chứng tê do trúng gió, tràng táo, đại tiện khó khăn và trị vết thương lở loét. Hạt vừng còn có tên gọi khác là đại ma nhân, là một loại hạt thuộc họ dâu, tính vị cam bình, tốt thận, thông đại tràng, nhuận tràng, thông tiện. Bá tử nhân là một loại hạt từ cây bá tử, tính vị cam bình, tốt cho tim, thận, thông đại tràng, có tác dụng tốt trong dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện. Bốn vị thuốc trên đều chứa chất dầu, có tác dụng hoạt tràng thông tiện, đặc biệt có tác dụng vô cùng hiệu quả với người già, sản phụ, người thể chất yếu bị âm hư (do dịch tiết ít) dẫn đến táo bón. Trong phương trà trên, hạnh nhân có đôi chút độc tố, nếu dùng với liều lượng lớn có thể bị trúng độc, nhưng nếu dùng cho trẻ con, thì cần phải giảm liều lượng thật ít. 3. Những điều cần ghi nhớ Muốn phòng ngừa chứng tiện bí phải bắt đầu từ những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống, ví dụ mỗi ngày đều uống rất ít nước, vận động không đủ, ăn ít chất xơ v.v… đều là các nguyên nhân gây ra chứng bí tiện này. Cho nên, đầu tiên phải thay đổi những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Đại tiện là một loại hoạt động cực kỳ phức tạp, nó là sự kết hợp sinh lý của rất nhiều nhóm cơ, nhóm dây thần kinh. Phụ nữ có thể do bị bệnh về khoang chậu, stress mà có thể tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, cho nên tỷ lệ phụ nữ bị mắc chứng này cao hơn nam giới gấp hơn 4 lần. Các bạn nữ trẻ nên quan tâm đến sức khoẻ của chính mình. Đại tiện đúng giờ, không nên vì quá bận rộn mà khi cơ thể lên tiếng cho nhu cầu này, chúng ta lại nín nhịn đi, làm cho các chức năng trong cơ thể bị rối loạn. Khi đại tiện, không nên giết thời gian bằng cách xem sách báo, mà nên tập trung tinh thần để làm tốt việc này. Bình thường, chúng ta nên uống nhiều nước, nên ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ. Ngoài ra, những vấn đề về tâm lý cũng nên học cách tự mình khắc phục, giải quyết, hoặc ra quyết định để nhờ người khác giúp đỡ, ví dụ như stress, chờ đợi, ức chế thần kinh… đều là một trong những nguyên nhân gây ra bí tiện. Còn nữa, bất kể bận rộn như thế nào, cũng nên sắp xếp một chút thời gian để rèn luyện sức khoẻ, tập thể dục một chút, như vậy rất tốt đối với việc phòng và trị bệnh táo bón. V. Nôn Nôn là một loại triệu chứng biểu hiện lâm sàng. Nhiều loại bệnh khiến cho dạ dày mất cân bằng, khí đầy lên, đều có thể dẫn đến chứng nôn mửa. Biểu hiện lâm sàng như sau: Nôn do lạnh thì chất nôn không có gì (nôn khan), rất nóng, miệng không khát, tứ chi lạnh. Nôn do nóng (sốt) thì miệng hôi hoặc chua, thích uống đồ lạnh, tiểu tiện nước vàng. Gan khí ảnh hưởng đến dạ dày thì sau khi ăn xong là nôn ngay, nôn tức ngực, đau. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Thận và dạ dày hư nhược và khi thức ăn khó tiêu hoá thì sẽ buồn nôn. Trà có vị đắng có tác dụng khai vị, cho nên dùng trà để trị buồn nôn thì có hiệu quả rất tốt. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà dấm chua Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lượng tiểu mạch vừa đủ dùng (khoảng 150 gam); dấm gạo, lá trà đủ dùng (khoảng 5 gam). Cho tiêu mạch vào giã nát cùng dấm chua rồi viên thành từng viên nhỏ, đun lên (hoặc hấp cách thuỷ) cho chín. Lấy một lượng đủ nước sôi ngâm hãm với trà xanh, dùng làm nước uống cho những viên tiểu mạch giã với dấm ở trên. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên, uống để cầm nôn. Công dụng chữa trị: Hoà vị, chống nôn. Chú ý: Loại trà trên thích hợp để chống nôn. (2). Trà tỳ bà lô căn Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 10-15 gam lá tỳ bà, 10 gam lô căn tươi, đường trắng đủ dùng. Cho lá tỳ bà vào bỏ hết lông, sấy khô, cho vào nồi đun sôi lên cùng lô căn, bỏ bã, lấy nước. Cho thêm một lượng ít đường trắng đủ dùng vào, hoặc dùng nước nóng thật sôi ngâm hãm lấy nước uống nóng. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt hoà vị. Chú ý: Loại trà này có tác dụng vị trung táo nhiệt, chống buồn nôn. (3). Trà ô mai băng sa Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 2 gam ô mai, 1 gam băng sa; 1,5 gam hồng trà. Cho tất cả ba vị trên vào cốc bảo ôn, cho nước sôi nóng đủ dùng, ngâm hãm, đậy nắp trong 10 phút, uống nhiều lần thay trà. Mỗi ngày làm 1 thang. Công dụng chữa trị: Chống nôn. Chú ý: Loại trà này chủ trị viêm dạ dày mãn tính hoặc thần kinh dã dày có vấn đề khiến cho buồn nôn. Trong phương trà này, ô mai tính vị ôn, có tác dụng giúp hấp thu và sinh dịch, cầm nôn. Băng sa chủ yếu có tác dụng giải độc, loại bỏ cặn bã, chống nôn. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho rằng, băng sa không chỉ có tác dụng khống chế vi khuẩn lỵ thường thấy trong đường ruột và tiêu hoá, mà còn có thể tiêu trừ các chứng viêm niêm mạc, ví dụ như viêm kết mạc, viêm dạ dày. Lá trà có tác dụng trừ chất béo, giảm chán ăn, ăn nhiều tức ngực, có hỗ trợ cho tác dụng chống nôn của ô mai và băng sa. Kết hợp dùng 3 vị này có thể tạo ra khả năng chống nôn rất tốt. (4). Trà tiêu thực Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Lấy 30 gam tích thực sao khô, 60 gam bạch thuật sao khô, 50 gam lục thần khúc sao khô. Theo liều lượng trên, cho tất cả các loại nguyên liệu vào giã thành bột chuẩn bị dùng. Mỗi lần dùng uống lấy ra 20 gam, cho vào túi vải nhỏ, rồi ngâm hãm trong cốc bảo ôn, đậy nắp trong khoảng 15 phút, sau đó lấy nước uống nhiều lần thay trà. Uống xong trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Mỗi ngày làm 1 – 2 thang. Công dụng chữa trị: Kiện thận, chống khó tiêu, hành khí, dẫn khí. Chú ý: Loại trà này chủ trị thận khí hư nhược, ăn uống không tiêu. Biểu hiện bụng đầy trướng, đau khó chịu, chán ăn, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Những người thận khí hư nhược mà thức ăn không bị khó tiêu không nên dùng. Loại thận hư nhược mà loại trà trên chủ trị là do thức ăn không tiêu hoá được gây ra. Trong phương thuốc này, lấy bạch thuật làm chủ, chủ yếu có tác dụng kiện thận, hỗ trợ sự vận hành của thận làm chính. Thứ đến là tích thực, có tác dụng hạ khí chống khó tiêu, giải trừ chứng đầy bụng. Bạch thuật dùng nhiều hơn tích thực gấp 2 lần, chủ yếu chú ý bồi bổ là chính, trong bồi bổ phải có tiêu hoá, trong tiêu hoá phải có bồi bổ. Ngoài ra còn có lục thần khúc có tác dụng tiêu hoá những loại thức ăn tích tụ lại. Kết hợp dùng cả 3 loại vị này có thể làm cho thận vị điều hoà, tiêu hoá tốt, ăn uống bình thường. Theo sách “Dược lý học của các loại thuốc” có ghi lại: “thần khúc có chức năng lên men để hỗ trợ tiêu hoá, nhưng nếu người bệnh có axit dạ dày quá nhiều, sẽ dẫn đến lên men nhiều bất thường, cho nên khi đó không nên dùng”. Thần khúc có thể trị chứng dạ dày đầy trướng, nhưng những người bị chứng khó tiêu nhưng lại bị loét dạ dày lại không nên dùng. 3. Những điều cần ghi nhớ Nếu không có biểu hiện buồn nôn đoạn phát, sau khi nôn xong, dạ dày có cảm giác nhẹ nhõm, thì đa phần đó là nôn do nguyên nhân từ dạ dày. Kèm theo đó là hiện tượng dạ dày trướng, dạ dày lên men nhiều, đầy hơi, đa phần tiêu hóa không tốt, thì chỉ cần khống chế ăn uống thanh đạm, không cần phải điều trị đặc biệt gì. Nếu kèm theo hiện tượng dạ dày đau, đa phần là do viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính gây ra, có thể dùng thuốc kháng sinh để điều trị. Nếu bệnh nhân đau bụng dữ dội, có kèm theo tiêu chảy, thì phải nghĩ đến khả năng bệnh nhân bị trúng độc, phải đưa bệnh nhân đi bệnh viện để cấp cứu. Không buồn nôn mà lại nôn, nôn rất dữ dội, sau khi nôn mới cảm thấy nhẹ nhõm, đa phần do các bệnh của trung khu thần kinh gây ra áp cao dẫn đến, thường thấy do các bệnh như viêm não, viêm niêm mạc não, u não, xuất huyết não, đặc biệt là khi bị sốt cao cũng có thể gây ra. Những bệnh nhân loại này nên đi đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác, tuyệt đối không tự dùng các loại thuốc chống nôn. Buồn nôn nhiều, có khi bị nôn, trong các thứ nôn ra đôi khi có cả dịch mật, sau khi nôn xong vẫn không thấy nhẹ nhõm, thậm chí có bệnh nhân nôn hết cả các thứ trong dạ dày ra rồi mà vẫn muốn nôn, nôn như một phản xạ, thường thấy là các cơ quan tạng khí trong người vị mắc chứng viêm, ví dụ như viêm túi mật, viêm tuyến tuỵ và viêm nhiễm độc gan. Những loại nôn này không thể coi thường được, mà phải nhanh chóng, kịp thời đưa bệnh nhân đến bệnh viện chẩn đoán, điều trị. Nếu thường xuyên xảy ra, nhưng đối với những bệnh nhân mắc bệnh không nặng, thì đa phần là do các chứng bệnh do viêm gây ra, có thể uống thuốc sinh dịch tạm thời cầm nôn, rồi điều trị bệnh nôn sau. Nếu buồn nôn nhiều mà những thứ nôn ra không chua, lượng không nhiều, nôn ra không ảnh hưởng đến những thức ăn ăn vào, như vậy có mối quan hệ chặt chẽ đến tinh thần. Biểu hiện thường thấy là có quan hệ với thần kinh dạ dày. Loại nôn này quan hệ mật thiết, đặc biệt với việc điều tiết tinh thần, áp dụng biện pháp hít sâu vào để cầm nôn. Có thể uống oryzanol, vitamin B1, vitamin B6, kèm theo các thuốc an thần. Theo Đông y, có thể dùng trần bì, trà Tô châu, lá tỳ bà, gừng tươi mỗi thứ 10 gam, đun lên uống là cũng có hiệu quả điều trị nhất định. Ngoài ra, những người bị nôn kèm theo cảm giác choáng váng, tai ù ù (hội chứng tổng hợp meniere) hoặc do vận động hoa mắt gây ra, thường thường đều có thể uống an thần có thể trừ được chứng choáng váng đó, và cầm nôn. VI. Viêm gan Viêm gan là một loại thuật ngữ bình thường dùng để chỉ một chứng bệnh viêm của gan tạng. Đa số dùng để chỉ bệnh có chứa virus của một số tổ chức, chúng ta thường thấy nói nhiều nhất đến viêm gan A, B, C, D, E. Năm loại virus viêm gan này lây truyền qua những đường khác nhau, và là một trong những chứng bệnh lây truyền nghiêm trọng nhất, những điểm chung của chúng là truyền nhiễm gan tạng sau đó dẫn đến viêm gan. Ngoài ra, cũng có nguyên nhân như lạm dụng dùng thuốc, uống quá nhiều rượu hoặc tiếp xúc, hấp thu chất độc hại từ môi trường bên ngoài gây ra viêm gan. Viêm gan nặng là do nó làm các chức năng gan trở nên rối loạn. Trong đó bao gồm cả tác dụng tiết dịch mật hỗ trợ tiêu hoá, điều tiết các thành phần máu, thanh lọc các độc tố trong máu. Do bệnh này thường bị chẩn đoán sai thành bệnh cảm cúm, hoặc do bệnh nhân không có biểu hiện bệnh đặc biệt nào, cho nên nhiều trường hợp không chẩn đoán ra được chính xác bệnh nhân bị nhiễm viêm gan. Một số biểu hiện của viêm gan thường thấy là: - Chán ăn. - Mất sức, mệt mỏi. - Sốt nhẹ. - Đau nhức cơ hoặc đau khớp. - Buồn nôn. - Đau bụng. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Trà hoa cúc tốt cho trừ phong thanh nhiệt, mát gan hạ hoả, đồng thời ích âm sáng mắt, có thể dùng để trị gan phong hàn, hoặc gan nóng dẫn đến phù. Đa số hoa cúc được kết hợp dùng với lá dâu, quyết minh tử, long đảm thảo để dùng với tác dụng mát gan sáng mắt. Nếu gan thận không tốt, hoa mắt chóng mặt, thường kết hợp dùng với cẩu tử, thục địa hoàng, sơn du nhục như làm thành viên cúc thục địa hoàng, đều có công hiệu trong từ bổ gan thận, ích âm sáng mắt. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà hạt vừng ích huyết Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Hạt vừng đen sao vàng, 3 gam lá trà. Vừng đen sau khi sao vàng, mỗi lần lấy 6 gam ra dùng, cho thêm nước chè, ngâm hãm uống. Công dụng chữa trị: Từ bổ gan thận, dưỡng huyết bổ khí. Chú ý: Hạt vừng đen người xưa còn gọi là hồ ma, có chứa nhiều axit béo không no, protein, kẽm, i ốt, sắt v.v… Ngoài ra, nó còn có chứa nhiều loại vitamin và chất dinh dưỡng nh ư chi ma tố, phenol vừng, sterols và dịch nhầy. Cuốn “Thần nông bản thảo kinh” viết, hạt vừng chủ trị “hư khí do bị tổn thương, bổ ngũ tạng, ích khí lực, căng gân cốt, sinh tinh, ích tuỷ”. Cuốn “Bản thảo cương mục” viết: “Nếu uống nước hạt vừng đen trong vòng 100 ngày thì có thể xua đuổi được tất cả các loại bệnh tật. Nếu uống 1 năm thì cơ thể sáng sủa, đầy sinh lực. Nếu uống 2 năm thì tóc bạc đen trở lại. Nếu uống 3 năm thì răng đã rụng có thể mọc lại”. Dùng hạt vừng đen làm một loại thuốc trị bệnh, có tác dụng bổ gan, bổ thận, dưỡng huyết, nhuận táo, tinh mắt, làm đẹp. Vừng đen là loại thực phẩm tốt nhất để duy trì và làm đẹp. (2). Trà xanh ô mai Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, ô mai mỗi thứ 6 gam. Cho vào nước ngâm hãm uống nhiều lần thay trà. Công dụng chữa trị: Bổ gan, điều khí, cầm đau. Chú ý: Phương trà này dùng rất có hiệu quả đối với người bị viêm gan mãn tính, tâm trạng u uất dùng với số lượng ít. (3). Trà hương phụ xuyên khung Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, xuyên khung, hương phụ tử mỗi thứ 3 gam, giã thành bột, ngâm hãm uống. Công dụng chữa trị: Dùng thường xuyên phương trà này có tác dụng bổ gan, hành khí, chống đau. Chú ý: Loại trà này thích hợp dùng với người bị viêm gan mãn tính, gan tức, đau đầu. (4). Trà hoa cúc Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Dùng 3-4 gam trà xanh thượng hạng (hoặc trà Phổ Nhĩ), 10 gam hoa cúc. Cho nước nóng vào ngâm hãm, uống nhiều lần. Công dụng chữa trị: Mát gan sáng mắt, trấn tĩnh, giải nhiệt, tăng cường lưu lượng máu và động mạch, làm chậm sự lão hoá tim mạch, giảm huyết áp. Chú ý: Dùng loại trà này trong thời gian dài sẽ thanh nhiệt, sáng mắt, lợi máu, giảm cân, có hiệu quả kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra, nó còn có tác dụng phòng ngừa bệnh cao huyết áp giai đoạn đầu và chứng bệnh xơ gan. (5). Trà ngũ vị tử Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 3-5 gam bắc ngũ vị tử; 0,5-1,5 gam trà xanh, 25 gam mật ong. Dùng lửa sao bắc ngũ vị tử cho đến khi hơi cháy, cho vào hãm cùng trà xanh khoảng 5 phút, khi đang nóng, cho thêm mật ong vào khuấy đều là được. Mỗi ngày làm 1 thang, chia thành 3 lần, uống khi nóng. Công dụng chữa trị: Trấn tĩnh, bổ thận, ích gan. Chú ý: Loại trà này chủ trị chân mềm yếu mất sức, ù tai, tinh thần suy nhược, viêm gan mãn tính, gan hư, hoa mắt, thị lực giảm sút. (6). Trà ngũ phương Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Loại trà này được làm thành thang, từ các vị thuốc sau: Lá mẫu kinh, lá quế mộc, bạc hà, xa tiền tử, rễ bạch nhu, cam thảo. Mỗi lần 3 gam (đóng thành mỗi túi 3 gam), ngâm hãm với nước sôi hoặc đun sôi lên uống nhiều lần thay trà. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải độc, trừ phong lợi thấp, phòng chống viêm gan. Chú ý: Phương trà này dùng để phòng ngừa bệnh viêm gan, có thể phòng tránh chảy máu não, có thể dùng để trị cảm cúm, kiết lỵ, trúng nắng nóng. (7). Trà thanh nhiệt bổ sức khoẻ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 60 gam rau răng ngựa tươi (rửa sạch rồi giã nát); 0,2 gam cam thảo. Cho vào cùng 400 ml nước, đun lấy còn 200 ml. Chia làm 2 lần uống thay trà vào mỗi buổi sáng tối. Mỗi ngày 1 thang, uống liền trong 4 ngày. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, trừ viêm, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đề phòng lây nhiễm viêm gan. Chú ý: Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, rau răng ngựa tươi nếu nấu thành canh hoặc đun sôi lên làm trà uống có công hiệu trong tiêu viêm diệt khuẩn. (8). Trà nhân trần xa tiền tử Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam nhân trần, 12 gam xa tiền tử. Đun sôi lên lấy nước uống thay trà, mỗi ngày 1 thang, mỗi ngày đun sôi lên uống 2 lần, uống liền trong 1 tuần. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, lợi thấp khớp, đề phòng lây nhiễm viêm gan. Chú ý: Theo cuốn “Bản thảo cương mục” và “Từ điển các vị thuốc nam” từ xưa đến nay, ngành dược học đều ghi lại rằng: nhân trần là loại thuốc bảo vệ sức khoẻ với tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, giải nhiệt, ức chế vi khuẩn, hạ huyết áp, giảm mỡ máu, kiện thận lợi tiểu, chống nóng, trừ phong, chữa phong hàn, tán nhiệt, trị ung nhọt v.v… (9). Trà mầm cây liễu cạn Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam mầm cây liễu cạn, 15 gam đường đỏ. Cho nước nóng vào ngâm hãm, uống thay trà, mỗi ngày một thang. Công dụng chữa trị: Đề phòng và điều trị viêm gan. Chú ý: Mầm cây liễu cạn có hiệu quả trong tán phong, trừ thấp, thanh nhiệt, trị viêm gan, viêm khớp do thấp khớp. (10). Phương trà điều trị viêm gan số III Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam hoắc hương, 10 gam bội lan, 10 gam thương thuật, 6 gam hậu bổ, 5 gam vỏ quýt, 10 gam tích khắc, 10 gam vỏ đại phúc, 6 gam mộc hương 15 gam nhân trần, 10 gam tam sơn khô. Cho tất cả các vị thuốc trên nghiền thành bột, làm thành thang, mỗi túi 15 gam, mỗi lần uống nửa túi, mỗi ngày uống 2 lần. Công dụng chữa trị: Kiện thận, trừ thấp, điều khí. Chú ý: Loại trà trên thích hợp với người thận hư. (11). Trà bổ gan Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 12 gam đẳng sâm, 10 gam bạch thuật sao, 10 gam thương thuật sao, 10 gam hoắc hương, 15 gam nhân trần, 12 gam đương quy, 12 gam bạch thược, 10 gam hương phụ, 10 gam phật thủ, 15 gam sơn tra, 15 gam trạch lan, 15 gam mũ lệ tươi, 12 gam semen vaccariae cho nước vào đun sôi, mỗi ngày một thang, uống thay trà. Công dụng chữa trị: Kiện thận bổ gan, hoạt huyết, thanh nhiệt, lợi thấp khớp. Chú ý: Loại trà này thích hợp dùng cho người gan thận hư hàn, khí huyết tích tụ, thấp nhiệt, viêm gan. (12). Trà bản lan mát gan Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam rễ bản lan, 15 gam nhân trần, 9 gam hoàng bá sao khô. Các vị thuốc trên tăng liều lượng lên gấp 15 lần rồi giã thành bột. Mỗi lần dùng lấy ra 50 – 60 gam, cho vào bình bảo ôn, thêm nước nóng ngâm hãm trong 15 - 20 phút, uống nhiều lần thay trà, mỗi ngày một thang, uống liền trong 7-10 ngày Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt tiêu độc, trừ thấp khớp. Chú ý: Rễ bản lan tính vị đắng, hàn, thanh nhiệt giải độc, mát máu, cầm máu. Trong cuốn “Sổ tay các vị thảo dược thường dùng của Liêu Ninh” có viết “ trị viêm gan, viêm tuyến nước bọt”. Loại trà trên lấy rễ bản lan làm chủ yếu để thanh nhiệt, giải độc, sau đó mới đến tác dụng lợi thấp khớp của nhân trần. Hoàng bá đắng, hàn, khô thích hợp dùng với viêm gan có lây nhiễm. Các nghiên cứu khoa học hiện đại cho rằng: rễ bản lan có chứa indican, sitosterin, iratin, rễ bản lau kết tinh (A, B, C) có tác dụng kháng vi rút và giải độc. Loại trà này rất đắng và lạnh, cho nên những người âm hư, thận vị tổn thương, người mắc bệnh dạ dày không nên dùng. (13). Nước ngũ vị tử hồng táo Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam ngũ vị tử, 10 quả hồng táo, 30 gam quýt vàng, đường phèn vừa đủ. Cho tất cả các nguyên liệu trên vào đun lấy nước. Mỗi ngày một thang, chia làm hai lần uống, uống liền trong 15 ngày. Công dụng chữa trị: Dưỡng huyết bổ gan, tốt cho thận, bồi bổ sức khoẻ. Chú ý: Loại trà này có tác dụng tốt với gan khí hư nhược, viêm gan, tức ngực. 3. Những điều cần ghi nhớ Muốn đề phòng bệnh viêm gan thông thường, chúng ta phải thực hiện tốt những điều sau đây: Thứ nhất là chú ý ăn uống vệ sinh, giáo dục trẻ nhỏ yêu thích thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Trước khi ăn cơm và sau khi đi vệ sinh xong phải rửa tay sạch sẽ. Thứ hai là người lớn, thầy cô giáo cần phải nắm vững những kiến thức phòng ngừa bệnh viêm gan, một khi phát hiện thấy có trẻ nhỏ bị viêm gan, phải làm tốt công tác cách ly. Thứ ba là phải đề cao cảnh giác, nếu phát hiện thấy trẻ có biểu hiện cảm mạo như ho, sổ mũi, sốt … hoặc có triệu chứng về tiêu hoá không tốt như không muốn ăn cơm, nôn, tiêu chảy… nếu điều trị mấy ngày mà vẫn chưa thấy khỏi, thì phải nghĩ đến nguy cơ mắc bệnh viêm gan, cần phải kịp thời đưa trẻ đi bệnh viện để khám chính xác. Đề phòng virus viêm gan Thứ nhất là đề phòng viêm gan trong gia đình: Trong gia đình, nếu phát hiện ra người có bệnh viêm gan hoặc kiểm tra sức khoẻ phát hiện thấy có virus viêm gan, cần phải kịp thời đi bệnh viện để chẩn đoán điều trị. Nếu xác định chính xác mắc viêm gan, cần ở lại bệnh viện điều trị hoặc điều trị theo chỉ dẫn của bệnh viên. Sau khi bệnh nhân ở viện điều trị, người nhà phải mang chăn chiếu, quần áo… mà người bệnh dùng ra phơi ngoài trời nắng ít nhất nửa giờ đồng hồ trở lên, hoặc phải dùng thuốc tiêu độc ngâm trong 20 phút rồi đem giặt sạch. Những vật mà người bệnh đã tiếp xúc qua cũng có thể dùng thuốc tiêu độc với nồng độ như trên để tiêu độc, ngâm trong khoảng 10 phút rồi bỏ ra lau chùi rửa sạch. Những dụng cụ ăn uống mà bệnh nhân đã sử dụng qua phải cho vào nước sôi đun trong khoảng 30 phút. Những người tiếp xúc chặt chẽ với người bệnh viêm gan B hoặc nhiễm virus viêm gan B trong gia đình phải đi bệnh viện kiểm tra HBsAg, tiêm phòng chống HBS và HBC, với người có kết quả âm tính phải tiêm chủng ngừa viêm gan B theo trình tự tháng đầu, 1 tháng sau đó, rồi 6 tháng sau đó. Những người có quan hệ mật thiết trong gia đình bị mắc bệnh viêm gan A phải chú ý đường lây truyền bệnh từ miệng, chú ý ăn uống vệ sinh và những dụng cụ ăn uống phải được khử trùng sạch sẽ, đồng thời phải khử trùng bồn cầu toilet sạch sẽ, ngoài ra cần phải tiêm phòng vacxin phòng ngừa bệnh. Thứ hai là phải phòng ngừa lây bệnh ở những nơi công cộng: Những nhân viên phục vụ ăn uống trong những đơn vị như nhà ăn tập thể, cửa hàng kinh doanh ăn uống, trương học, nhà trẻ… cần phải định kỳ kiểm tra sức khoẻ, không mua những thức ăn không sạch để chế biến, nếu có điều kiện cần thực hiện vệ sinh dụng cụ ăn uống. Những đơn vị tập thể, nếu một khi phát hiện ra có người mắc bệnh viêm gan, cần kịp thời cách ly, tích cực tuyên truyền giữ gìn vệ sinh, đồng thời tiến hành khử trùng triệt để những vật phẩm đã tiếp xúc với người bệnh. Nếu không thể ngăn cản được, mà dịch viêm gan A bùng phát, cần tiêm phòng miễn dịch cầu (SIG, 0.02 – 0.12ml/kg) và virus viêm gan A cho những người có tiếp xúc mật thiết với nguồn bệnh trong vòng 7- 10 ngày. Chương V: các bệnh thường gặp của hệ thần kinh, nội tiết và trao đổi chất I. Tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não dân gian thường gọi là trúng gió, đây là một chứng bệnh do tắc tuần hoàn não gây ra, dẫn đến đặc điểm của bệnh là mất chức năng thần kinh cục bộ não. Khi những mạch máu cung cấp chất dinh dưỡng và oxi cho não đột nhiên bị vỡ, hoặc bị tắc sẽ dẫn đến chứng bệnh này. Khi máu không đến được bộ phận cần đến của đại não, việc cung cấp ôxi bị gián đoạn, các tế bào não bắt đầu bị chết đi. Kể cả các chứng bệnh của động mạch và tĩnh mạch trong và ngoài hộp sọ, tĩnh mạch thái dương, nhưng chủ yếu nhiều nhất vẫn là các chứng bệnh của động mạch. Bệnh cao huyết áp, xơ vữa động mạch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến căn bệnh này và thường thấy nhiều ở người già. Căn cứ vào các thay đổi của bệnh lý, có thể phân chia thành hai loại tai biến mạch máu não là xuất huyết và thiếu máu mạch máu não. Bệnh thường xảy ra bất ngờ, chỉ trong vài phút hoặc vài giờ đồng hồ là có thể đạt tới đỉnh điểm, có những khi kéo dài từ 24-48 giờ đồng hồ. Bệnh nhân bị xuất huyết nặng có thể thấy đau đầu, buồn nôn, sau một khoảng thời gian rất ngắn thì chìm vào hôn mê. Bệnh nhân bị nhẹ, có thể thấy đau đầu, váng đầu, sau đó toàn thân mất hết sức lực, dần dần xảy ra những trở ngại về ý thức. Bệnh nhân xuất huyết ít có thể ý thức luôn luôn tỉnh táo. Đau đầu có thể gặp ở 50% bệnh nhân, đại đa số xuất hiện chứng buồn nôn. Chứng động kinh chiếm chưa đến 10%. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Trà có tác dụng hỗ trợ ức chế các chứng bệnh về mạch máu. Chất phenol có nhiều trong trà có tác dụng quan trọng đối với sự trao đổi chất béo của cơ thể. Nếu chất cholesterol trong cơ thể cao, chất béo sẽ tích tụ trên thành mạch máu, sau khi những tế bào bằng phẳng nhẵn nhụi sau khi được sinh ra dễ dàng hình thành nên những nốt xơ hoá trên động mạch, dẫn đến các chứng bệnh về mạch máu. Chất phenol có nhiều trong trà, đặc biệt là trà còn có nhiều chất ECG và EGC và các chất oxi hoá có trong trà vàng và trà non, có tác dụng hỗ trợ ức chế sự gia tăng của những nốt xơ hoá trên, làm giảm sự gia tăng của chất xơ protein, làm sạch máu, từ đó chống lại sự xơ vữa động mạch. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà nhân sâm Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam lá trà, 20 gam ngũ vị tử, 10 gam nhân sâm, 30 gam long nhãn. Ngũ vị, nhân sâm đập giập, long nhãn thái sợi nhỏ, cho vào cùng với lá trà quấy đều, ngâm hãm trong nước nóng khoảng 5 phút. Uống nhiều lần thay trà. Công dụng chữa trị: Kiện não cường thân (làm cho não khoẻ và tăng cường sức khoẻ), bổ trung ích khí. Chú ý: Phương trà này dùng với người có trí nhớ suy giảm, ngôn ngữ khó khăn. (2). Trà hạ cát thảo Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam hạ cát thảo, 2 gam trà xanh. Đun sôi hạ cát thảo cho đến khi sôi, cho trà xanh vào cốc bảo ôn, sau đó cho vào nồi đun hạ cát thảo, đậy nắp ngâm hãm trong khoảng 5 -10 phút. Uống nhiều lần thay trà, uống thường xuyên. Mỗi ngày thay lá trà 2 lần. Công dụng chữa trị: Mát gan sáng mắt. Chú ý: Loại trà này thích hợp dùng để trị những di chứng của bệnh tai biến mạch máu não, hoa mắt, ù tai. (3). Trà xương bồ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam xương bồ, 2 quả mơ chua, 2 quả đại táo, đường đỏ vừa đủ dùng. Cho xương bồ thái mỏng, cho vào cốc trà, sau đó thêm đại táo, mơ chua và đường đỏ vào đun sôi, rồi rót vào cốc trà. Uống nhiều lần thay trà. Công dụng chữa trị: Tĩnh tâm an thần, hương thơm dễ chịu. Chú ý: Loại trà này thích hợp dùng để hồi phục sức khoẻ sau khi bị di chứng của chứng rối loạn mạch máu não. (4). Hồng trà, trà xanh bản lan Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 2 gam trà xanh, 5 gam hồng trà, 10 gam bản lan. Cho bản lan sao khô, hồng trà giã mịn, sau đó cho trà xanh vào khuấy đều, thêm nước sôi vừa đủ dùng, đậy nắp ngâm hãm trong 10 phút là được. Mỗi ngày uống 2 thang, uống nhiều lần thay trà. Công dụng chữa trị: ích khí hoạt huyết. Chú ý: Loại trà này thích hợp với những di chứng của chứng trúng gió. 3. Những điều cần ghi nhớ Phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não được chia thành 2 cấp, là phòng ngừa cấp 1 và phòng ngừa cấp 2. Phòng ngừa cấp 1 tập trung vào những nhân tố nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não những khi đó người bệnh vẫn chưa phát bệnh, mục đích là thông qua các phương pháp để làm giảm sự nguy hiểm của việc xảy ra bệnh tai biến mạch máu não. Bệnh cao huyết áp là một nhân tố nguy hiểm hàng đầu, vì vậy đầu tiên cần phải xác định xem bệnh nhân có bị cao huyết áp hay không, đồng thời thông qua những biện pháp phù hợp để khống chế huyết áp trong phạm vi cho phép. Nếu cần thiết, cũng cần phải thông qua việc khống chế ăn uống và điều trị bằng thuốc để khống chế bệnh tiểu đường. Quan hệ mật thiết đến nồng độ cholesterol trong máu còn kể cả hàm lượng mỡ trong máu, điều chỉnh cơ cấu thức ăn và phải điều trị bằng thuốc có thể sẽ là cho mỡ máu bình thường. Cai thuốc lá và tránh uống nhiều rượu cũng là một trong những biện pháp vô cùng quan trọng. Nếu bệnh nhân đã từng bị bệnh này, thì cần phải kiểm tra toàn diện sức khoẻ để đưa ra chẩn đoán toàn diện, đồng thời thông qua các nguyên nhân gây bệnh để điều trị và phòng ngừa các khả năng có thể gây ra bệnh tai biến mạch máu não. Nếu bệnh nhân bị mắc chứng nhịp tim không đều hay các chứng bệnh về tim mạch khác (ví dụ như màng tim nhân tạo và bệnh tim) cũng cần phải điều trị bằng thuốc trong thời gian dài để trị khỏi bệnh tai biến mạch máu não. Phòng ngừa cấp 2. Nếu bệnh nhân có tiền sử bị tai biến mạch máu não, thì lần sau này sự nguy hiểm khi xảy ra tai biến mạch máu não càng cao. Phòng ngừa cấp 2 là thông qua các phương pháp khác nhau để ngăn cản sự nguy hiểm của bệnh tai biến mạch máu não. Đối với bệnh nhân dạng này, cần thông qua kiểm tra sức khoẻ toàn diện và đánh giá nguyên nhân gây bệnh. Tuy mỗi bệnh nhân có thể phải tiến hành những đánh giá khác nhau, nhưng nguyên tắc điều trị bệnh là giống nhau. Có một số bệnh nhân, có thể xuất hiện một số tác dụng phụ và những vấn đề về y học không phù hợp với cách trị liệu. Cho nên, trước khi điều trị, đầu tiên phải tiến hành kiểm tra sức khoẻ toàn diện và thử chẩn đoán để quyết định xem người bệnh có tiếp nhận việc điều trị bệnh được không. Đồng thời, cũng cần kịp thời giáo dục, tuyên truyền cho bệnh nhân xem họ có triệu chứng nào đó không, để họ nói ra xem trong thời gian vừa qua đã bị những triệu chứng gì. II. Chứng mỡ trong máu cao Mỡ trong máu cao là một chứng bệnh thuộc về phạm trù chóng mặt, có đờm, tâm trạng buồn bực, tức ngực v.v… của đông y. Biểu hiện lâm sàng là những lúc hoa mắt, tức ngực, bụng đói thì chất mỡ trong máu (triglycreit và cholesterol) tăng cao (có những trường hợp biểu hiện lâm sàng không có chút triệu chứng nào). Bệnh có nguyên nhân bên ngoài là thường xuyên ăn những thức ăn có chứa nhiều chất béo, nguyên nhân bên trong là do suy yếu sức khoẻ do tuổi già, hoặc do thận suy yếu dẫn đến âm dương không cân bằng. Bệnh này còn do gan thận hư tổn, đờm tích tụ dẫn đến những sự tắc nghẽn. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Hàm lượng trà non trong lá trà rất cao nên tương đối tốt. Trà non có thể hấp thu dần dần vitamin C, đồng thời nâng cao tỷ lệ ứng dụng của nó, làm cho vitamin C có thể phát huy hiệu quả to lớn của mình. Vitamin C có thể di chuyển cholesterol từ mạch máu vào trong gan, sau đó tiếp tục chuyển hoá nó thành dịch mật, hình thành nên hạt dịch mật bài tiết qua đường tiêu hoá, từ đó làm giảm nồng độ chất béo có trong máu, đồng thời có tác dụng làm tăng tính dẻo dai của mạch máu, tính đàn hồi và làm giảm khả năng thẩm thấu. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà bảo vệ sức khoẻ Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Đun sôi trà xanh, giảo cổ lam, cát căn và hãm uống. Công dụng chữa trị: Hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Chú ý: Loại trà này phối hợp giữa giảo cổ lam và cát căn có thể dần dần làm tăng tuần hoàn máu. (2). Trà tam bảo Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà phổ nhĩ, hoa cúc, quả la hán với lượng đủ dùng, cho vào giã nát. Dùng 20 gam ngâm với nước nóng thành trà, uống nhiều lần. Công dụng chữa trị: Thích hợp điều trị chứng cao huyết áp, mỡ cao trong máu, đồng thời có hiệu quả trong hạ huyết áp, giảm béo, tiêu trừ mỡ thừa. Chú ý: Phổ nhĩ trà ôn vị, có hiệu quả đặc biệt rõ rệt trong giảm béo, giảm mỡ, phòng ngừa xơ vữa động mạch, phòng ngừa các bệnh về tim, giảm huyết áp, chống lão hoã, chống ung thư, hạ đường trong máu. (3). Trà sơn tra giảm béo Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Sơn tra tươi, khô mỗi loại 7 gam; 9 gam trần bì sao khô, hồng trà với lượng đủ dùng. Cho tất cả các vị thuốc trên vào bình bảo ôn, thêm nước sôi đầy đến nửa bình, ngâm hãm trong khoảng hơn 10 phút. Uống nhiều lần thay trà, uống hết trong ngày. Công dụng chữa trị: Tiêu thực, điều khí, giảm mỡ. Chú ý: Phương trà này điều trị ăn quá nhiều chất béo, mỡ trong máu tương đối cao, kèm theo triệu chứng váng đầu, tức tức đầu, thườn thấy miệng có nhiều đờm, hoặc cơ thể hơi béo, bụng dạ khó chịu. Người dịch vị dạ dày quá nhiều, bị loét dạ dày không nên dùng. Phương trà này đã được kiểm nghiệm trong thực tế, nếu uống thường xuyên sẽ có hiệu quả rất lớn. Trong phương thuốc trên, sơn tra là vị thuốc chủ đạo, các nghiên cứu khoa học hiện đại cho thấy, nó có chứa axit của sơn tra, axit tửu thạch, axit chanh, xêton và các loại glucoxit có tác dụng làm giãn nở các mạch máu, hạ huyết áp, hạ mỡ máu, hỗ trợ tiêu hoá v.v… Trong cuốn “Bản thảo cương mục” có nói về tác dụng của sơn tra: “tiêu thực, tiêu thịt tích tụ”. Trong cuốn “Bản thảo thông huyền” có viết “Sơn tra vị ôn hoà, tiêu dầu mỡ (chỉ thịt động vật)” là rất có lý. Trần bì sao có tác dụng điều khí, có hiệu quả hỗ trợ tiêu hoá, bổ sung thêm tác dụng hỗ trợ tiêu hoá cho sơn tra. Hồng trà là loại trà xanh đã được lên men, có men axit gốc, là một loại thực phẩm rất tốt để hoà vị, tiêu thực, giải trừ tích tụ, kết hợp dùng với hai loại thuốc trên, càng đem lại hiệu quả tốt hơn. (4). Trà thủ ô Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 20-30 gam thủ ô, cho thêm nước sôi ngâm hãm trong 30 phút, chờ cho đến khi nước ấm thì bỏ ra uống thay trà, mỗi ngày 1 thang. Công dụng chữa trị: Hà thủ ô có tác dụng hạ mỡ máu, giảm sự hình thành nghẽn mạch máu. Chú ý: Theo báo cáo nghiên cứu lá trà của viện khoa học Trung Quốc, lá trà có chứa nhiều loại vitamin, protein, axit amin, tố chất trà non, cafein, lượng mỡ dư thừa nhiều đường. Ngoài ra còn có một báo cáo nữa phát hiện ra rằng, chúng ta có thể lấy thêm được rất nhiều loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể từ lá trà, như đồng, sắt, kẽm, cùng với một lượng lớn các nguyên tố khác như mangan, phôt pho, magiê, iốt v.v… Những người bị mỡ trong máu tăng cao, nếu thường xuyên uống trà hà thủ ô để điều trị sẽ thấy hiệu quả điều trị cực kỳ rõ rệt. (5). Trà giảm mỡ giảm béo Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 30 gam hà thủ ô tươi, 15 gam sơn tra tươi, 15 gam thảo quyết minh, 20 gam vỏ bí đao, 3 gam Trà Ô Long. Cho hà thủ ô và 3 vị ban đầu vào đun sôi, lọc bỏ bã, sau đó lấy nước ngâm hãm với trà Ô Long, lấy nước uống. Mỗi ngày làm 1 thang. Uống liên tục trong liệu trình điều trị, 2 tháng là một liệu trình. Thường thường, uống trong khoảng 3-5 là một liệu trình. Công dụng chữa trị: Hạ mỡ máu, hoạt huyết, giảm áp, lợi tiểu. Chú ý: Loại trà này có tác dụng giảm béo, cơ chế chủ yếu là bổ tỳ gan thận, điều chỉnh âm dương trong cơ thể cân bằng. Một nghiên cứu liên quan khác cho thấy, hà thủ ô có chứa lượng lớn axit hoàng căn, có thể tăng sự vận động của đường ruột, chống và giảm sự hấp thu của các chất béo trong đường ruột, cho nên có thể giảm mỡ béo được. 3. Những điều cần ghi nhớ Chứng mỡ cao trong máu chủ yếu là phải phòng ngừa tốt, có thể tuân theo những chính sách dưới đây: Thứ nhất là ăn uống hợp lý: Ăn uống hợp lý là nguyên lý cơ bản để điều trị bệnh mỡ cao trong máu, mỗi bệnh nhân mỡ cao trong máu nào, trước khi tiến hành điều trị, đều phải tiến hành điều trị bằng ăn uống. Chỉ khi điều trị bằng ăn uống không đem lại hiệu quả hoặc bệnh nhân không kiên nhẫn (thường điều trị từ nửa năm đến 1 năm), thì mới nên điều trị bằng thuốc, vì điều trị bằng ăn uống là cách điều trị hợp nhất với sinh lý của người bệnh. Bất kể loại thuốc giảm béo nào, ít nhiều cũng đều có tác dụng phụ, cho nên, khi điều trị bằng thuốc, cũng cần áp dụng biện pháp ăn uống hợp lý, nhẹ nhàng. Thứ hai là vận động cơ thể hợp lý: Vận động, rèn luyện sức khoẻ có thể tăng cường tiêu hoá, cải thiện trao đổi chất, phòng chống mỡ trong máu tăng cao, mỡ cơ thể tăng cao. Vận động có thể giúp hàm lượng mỡ cao trong máu có thể giảm xuống tới mức bình thường. Không chỉ có vậy, vận động có thể nâng cao chất protein chống oxi hoá động mạch có trong mạch máu – có chứa hàm lượng rất lớn chất protein chống mỡ (HDL), cải thiện chức năng của tim, tăng cường tuần hoàn tim, từ đó có tác dụng tốt trong phòng ngừa bệnh xơ vữa động mạch. Người cơ thể có sức khoẻ tốt, không có bệnh về tim mạch, cần tiến hành vận động đều đặn, ví dụ như chạy dài, đạp xe đạp, bơi, đánh cầu lông, leo núi v.v… Nhưng những người bị bệnh về tim mạch, bệnh huyết áp cao hoặc đái đường v.v… không nên tiến hành thực hiện những loại vận động quá mạnh. Những loại này, cần vận động theo chỉ dẫn của thầy thuốc, căn cứ vào tình trạng bệnh mà tập những loại thể thao trị liệu, thái cực quyền v.v… Thứ ba là điều trị hợp lý: Khi thực hiện những biện pháp điều trị trên rồi mà hiệu quả vẫn chưa tốt, thì cần bổ sung thêm những cách điều trị vật lý khác, ví dụ như tắm khoáng, trị liệu điện từ gan. Biện pháp trị liệu điện từ cho gan có thể điều chỉnh được rối loạn gan, từ đó làm cho mỡ trong máu trở nên bình thường. Thứ tư là điều trị bằng thuốc: Đối với chứng bệnh mỡ máu lâu năm và nặng, có thể tiến hành điều trị bằng thuốc, hiện nay chưa có loai thuốc nào có thể giảm nhẹ được lượng mỡ trong máu một cách hợp lý theo sinh lý. Đa số lượng mỡ máu chỉ giảm trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng về lâu dài sẽ xuất hiện các tác dụng phụ. Cho nên, điều trị bằng thuốc là biện pháp bất đắc dĩ khi áp dụng cho những trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim mạch mà trao đổi mỡ trong máu bị rối loạn, cho nên cần phải kết hợp điều trị với những biện pháp mà không dùng đến thuốc. III. Bệnh tiểu đường Bệnh tiểu đường là một tổ hợp của các bệnh do trao đổi chất và bài tiết không tốt gây ra. Bệnh do chức năng của tế bào insulin không bình thường, dẫn đến việc trao đổi chất đường, chất protein và cả chất béo bị rối loạn. Biểu hiện lâm sàng điển hình thường thấy là “ba nhiều một ít”, đó là uống nhiều, đi tiểu nhiều, ăn nhiều và tiêu hoá ít. Căn cứ theo nguyên nhân gây bệnh mà chia bệnh này ra làm 2 loại là tiểu đường mang tính kế phát và tiểu đường mang tính nguyên phát. Bệnh tiểu đường nguyên phát là để chỉ bệnh tiểu đường mà nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác, nó còn được gọi là bệnh đái đường xảy ra đặc biệt hoặc nguyên nhân chưa rõ ràng, trong đó tuyệt đại đa số là đã mắc bệnh tiểu đường. 1. Những điều cần ghi nhớ về dưỡng sinh Trong Đông y, bệnh tiểu đường đựoc gọi là “tiêu khát” đồng thời căn cứ vào sự thứ tự của triệu chứng “ba nhiều” ở trên để chia thành tiêu hoá nhiều, tiêu hoá trung bình hoặc tiêu hoá ít. Khát mà uống quá nhiều nước thì xếp vào loại tiêu hoá nhiều, tiêu hoá tốt mà ăn nhiều được, xếp vào loại tiêu hoá trung bình, miệng khát, tiểu tiện táo thì gọi là tiêu hoá ít. Nếu trong cuộc sống hàng ngày, nếu kiên trìg uống trà trong thời gian dài, có thể hỗ trợ cho việc giảm nhẹ bệnh này. 2. Các loại trà nên sử dụng (1). Trà mướp Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 200 gam mướp, 5 gam trà xanh. Mướp bỏ vỏ thái miếng, thêm chút muối vào đun sôi lên, sau đó thêm trà xanh vào khuấy đều lấy nước uống. Mỗi ngày 1 thang, chia thành 2 lần để uống. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giải độc, mát máu, cầm máu, tiêu viêm, chống ho. Chú ý: Trà này thích hợp với người bị tiểu đường, đường trong máu, gan nóng, ho. (2). Trà lão Tống Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam trà lão Tống (có thể thay bằng lá trà của cây trà có trên 70 năm tuổi). Đun sôi nước lên, ngâm hãm trà trong khoảng 5 phút là được. Mỗi ngày 1 thang, chia thành 2-3 lần uống. Công dụng chữa trị: Hạ đường, sinh nhiệt, cầm khát. Chú ý: Loại trà này thích hợp với người bị tiểu đường. (3). Trà phấn hoa Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 125 gam phấn hoa tươi. Phấn hoa tươi chế biến thành bột, mỗi ngày dùng 15-20 gam, cho nước sôi vào ngâm hãm, đậy nắp trong vài phút là được. Mỗi ngày uống nhiều lần thay trà, uống lâu dài sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, sinh dịch, chống khát. Chú ý: Phương trà này chủ trị tiêu khát, tiêu nhiệt, giải buồn bực, đồng thời có tác dụng an thần, bồi bổ. Nó thích hợp dùng với người bị bệnh tiểu đường gan dạ dày táo nhiệt, có tác dụng sinh nhiệt, chống khát rất tốt. (4). Trà tơ hồng Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam tơ hồng. Cho tơ hồng vào giã nát, cho vào túi vải gói lại, cho vào cốc nước sôi, hãm. Uống nhiều lần thay trà, có thể dùng thường xuyên. Công dụng chữa trị: Bổ thận ích tinh. Chú ý: Phương trà này thích hợp với bệnh tiểu đường do gan thận âm hư. (5). Trà ốc đồng Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 con ốc đồng. Dùng nước sạch rửa rồi ngâm ốc trong nửa ngày, rửa sạch bùn đất, cho vào nước sạch, đun lên lấy nước uống thay trà. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giải khát. Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng tiểu đường miệng khát, uống nhiều. (6). Trà lá cao lau Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 10 gam lá cao lau. Cho lá cao lau vào rửa sạch, giã nát, đun sôi lên uống thay trà. Mỗi ngày uống nhiều lần. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt giải khát, tiêu viêm, chống phiền muộn. Chú ý: Loại trà này thích hợp với chứng tiểu đường đau nửa đầu, nóng lòng, miệng khát uống nhiều. (7). Trà vỏ bí phấn hoa Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam vỏ bí đao, 9 gam vỏ dưa hấu, 6 gam phấn hoa. Hai vị đầu thái mỏng, cho vào đun sôi lên cùng với phấn hoa, sau đó bỏ bã lấy nước. Uống nhiều lần thay trà, không cố định thời gian. Công dụng chữa trị: Sinh dịch, chống khát. Chú ý: Phương trà này thích hợp với người bị tiểu đường, miệng khát, uống nhiều nước. (8). Trà lan hoàng thảo, ngọc trúc Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 9 gam lan hoàng thảo, 9 gam ngọc trúc, 3 gam trà xanh, đường phèn đủ dùng. Cho hai vị đầu cùng 300 ml nước đun sôi lên trong vòng 15-20 phút, lấy nước, tiếp đó cho trà xanh vào, đậy nắp trong 3-5 phút, thêm đường phèn, khuấy đều lên là được. Mỗi ngày 1 thang, uống nhiều lần thay trà, cho đến khi vị nhạt thì thôi. Công dụng chữa trị: ích dạ dày, nhuận gan, thanh nhiệt dưỡng âm, sinh dịch, giải khát. Chú ý: Phương trà này thích hợp với bệnh nóng, dịch ít, gan vị không tốt, hư hoả dẫn đến các chứng bệnh và chứng tiểu đường. (9). Trà sa sâm mạch đông Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 15 gam bắc sa sâm, 15 gam mạch đông, 15 gam sinh địa, 5 gam ngọc trúc. Cho tất cả 4 vị trên giã thành bột, thêm nước nóng vào ngâm hãm trong 15-20 phút, bỏ bã lấy nước. Mỗi ngày 1 thang, uống nhiều lần thay trà, không cần cố định thời gian uống. Công dụng chữa trị: ích dạ dày, sinh dịch. (10). Trà râu ngô Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: 100 gam râu ngô, 3 gam trà xanh. Cho râu ngô và 300 ml vào nồi đun sôi lấy nước, bỏ bã lấy nước, thêm trà xanh vào ngâm hãm uống. Mỗi ngày 1 thang, chia làm 3 lần uống nóng. Công dụng chữa trị: Thanh nhiệt, giảm đường. Chú ý: Phương trà này thích hợp với chứng người tiểu đường mà nước như nước thạch cao. Thông qua kiểm nghiệm trên động vật, râu ngô có tác dụng làm giảm mỡ máu rõ rệt, có tác dụng rất tốt với chứng tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận. (11). Trà tiêu khát Phương pháp chữa bệnh bằng trà thuốc: Trà xanh, ngũ vị tử mỗi loại 4 gam; 15 gam cát căn, thiên hoa và mạch đông mỗi loại 10 gam; 15 gam tri mẫu. Cho cát căn và ba vị sau vào giã thành bột, rồi cho vào cốc trà, ngâm hãm với nước sôi. Mỗi ngày uống 1 thang, uống nhiều lần