🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tương Lai Hậu Nhân Loại - Hậu Quả Của Các Mạng Công Nghệ Sinh Học
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN I - ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI
1 - CÂU CHUYỆN VỀ HAI ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN
2- KHOA HỌC VỀ NÃO BỘ
3 - DƯỢC HỌC THẦN KINH VÀ VIỆC KIỂM SOÁT HÀNH VI
4 - TĂNG TUỔI THỌ
5 - CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN
6 - TẠI SAO CHÚNG TA PHẢI LO LẮNG
PHẦN II: LÀ CON NGƯỜI
7 - NHÂN QUYỀN
8 - BẢN CHẤT TỰ NHIÊN CỦA CON NGƯỜI
9 - NHÂN PHẨM
PHẦN III: PHẢI LÀM GÌ
10 - DÙNG CHÍNH TRỊ KIỂM SOÁT CÔNG NGHỆ SINH HỌC 11 - HIỆN NAY CÔNG NGHỆ SINH HỌC ĐƯỢC KIỂM SOÁT RA SAO 12 - CÁC CHÍNH SÁCH TRONG TƯƠNG LAI
GHI CHÚ
https://thuviensach.vn
Thế là đủ rồi: đã đến lúc chính trị sẽ có một ý nghĩa khác. Friedrich Nietzsche, The Will to Power, Phần 960
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU
Đối với một người mà những năm gần đây chỉ chuyên tâm đến các vấn đề văn hóa và kinh tế thì viết một quyển sách về công nghệ sinh học xem ra quả thật là một bước nhảy vọt, nhưng thực ra việc này không điên như người ta nghĩ.
Khoảng đầu năm 1999, Owen Harries, biên tập viên tờ The National Interest, mời tôi viết một bài nhìn lại mười năm sau bài viết “Sự kết thúc của lịch sử?” do tôi viết và được ông cho đăng vào mùa hè 1989. Trong bài báo này, tôi đã lý luận là Hegel đã đúng khi ông cho rằng lịch sử nhân loại đã kết thúc vào năm 1806, bởi vì không thấy có bước tiến chủ yếu nào trong chính trị sau những nguyên tắc được Cách mạng Pháp đề ra và được củng cố bởi chiến thắng của Napoleon trong Trận Jena cùng năm đó. Sự tan rã của Liên bang Xô viết vào năm 1989 báo hiệu một sự hội tụ rộng lớn hơn hướng đến nền dân chủ tự do toàn cầu.
Trong quá trình suy ngẫm về những lời phê bình về cho bài báo ấy, tôi thấy duy nhất có một lời phê bình tôi không thể phản biện được: đó là không thể nào có sự kết thúc của lịch sử trừ phi khoa học kết thúc.
Như tôi đã mô tả cơ chế tiến triển của lịch sử thế giới trong quyển sách tôi viết tiếp theo bài báo nói trên, The End of History and the Last Man (Sự kết thúc của lịch sử và Con Người cuối cùng) sự phát triển của khoa học tự nhiên và công nghệ hiện đại đã nổi lên thành một trong những động lực chính yếu cho cơ chế này. Phần lớn công nghệ ở cuối thế kỷ 20, như cái gọi là cuộc Cách mạng Thông tin, đã tạo thuận lợi cho việc mở rộng nền dân chủ tự do. Nhưng chúng ta chưa hề đến gần sự kết thúc của khoa học, và thật ra, chúng ta dường như đang đứng giữa thời kỳ cực kỳ tiến bộ của các ngành khoa học về đời sống.
Trong mọi sự kiện, tôi luôn nghĩ đến tác động của sinh học hiện đại lên hiểu biết của chúng ta về chính trị vào lúc nào đó. Suy nghĩ này đã được
https://thuviensach.vn
nhen nhóm từ một nhóm nghiên cứu do tôi chỉ đạo trong nhiều năm nay về tác động của những ngành khoa học mới đối với nền chính trị quốc tế. Một số những suy nghĩ ban đầu của tôi về vấn đề này đã được phản ánh trong quyển The Great Disruption (Sự gẫy đổ lớn lao), cuốn sách viết về vấn đề bản chất con người và những chuẩn mực, và tầm hiểu biết của chúng ta về vấn đề này đã được định hình như thế nào bởi thông tin thực nghiệm từ những lĩnh vực nghiên cứu hành vi con người, sinh học tiến hóa, và khoa học thần kinh về nhận thức. Nhưng lời mời tôi viết bài báo nhìn lại “sự kết thúc của lịch sử” đã tạo cơ hội khiến tôi bắt đầu suy nghĩ về tương lai theo một cách có hệ thống hơn, dẫn đến việc ra đời bài báo được đăng trên tờ The National Interest vào năm 1999 với tựa đề: “Second Thoughts: The Last Man in a Bottle” (“Nghĩ lại: Người Cuối cùng trong chai”). Và tác phẩm các bạn đang đọc là một sự bàn luận mở rộng những điều đã được đề cập lần đầu tiên trong bài báo vừa nói.
Những cuộc tấn công khủng bố nước Mỹ vào ngày 11 tháng 9 năm 2001 một lần nữa đã làm dấy lên những nghi ngờ về giả thuyết kết-thúc- của lịch-sử, lần này sự nghi ngờ dựa trên nền tảng là chúng ta đang chứng kiến một sự “đụng độ của các nền văn minh” (nói theo nguyên văn câu của Samuel P. Huntington) giữa thế giới phương Tây và thế giới Hồi giáo. Tôi không tin là những biến cố trong ngày nói trên lại có ý nghĩa như vậy, tôi tin là việc thuyết cấp tiến Hồi giáo thúc đẩy những cuộc tấn công này chỉ là một phản ứng tự vệ tuyệt vọng và đến một lúc nào đó phản ứng ấy sẽ bị trấn áp bởi làn sóng trải rộng hơn của sự hiện đại hóa. Tuy nhiên, những biến cố này đã chỉ ra một thực tế rằng bản thân khoa học và công nghệ, nguồn gốc của thế giới hiện đại, là những điểm yếu then chốt của nền văn minh của chúng ta. Máy bay, tòa nhà chọc trời và những phòng thí nghiệm sinh học – tất cả những biểu tượng của tính hiện đại – đều được biến thành vũ khí trong một cơn bộc phát ác ý. Khối lượng ác ý hiện tại không liên quan đến vũ khí sinh học, mà liên quan đến sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố sinh học biến người nghèo thành những mối đe dọa sống, được
https://thuviensach.vn
vạch ra trong quyển sách này, đòi hỏi kiểm soát chính trị rộng hơn nữa đối với việc sử dụng khoa học và công nghệ.
Không cần phải nói, các độc giả cũng biết là đã có nhiều người giúp tôi trong đề án nghiên cứu dẫn đến việc viết ra tác phẩm này, và tôi muốn nói lời cám ơn họ. Đó là David Armor, Larry Arnhart, Scott Barrett, Peter Berkowitz, Mary Cannon, Steve Clemons, Eric Cohen, Mark Cordover, Richard Doerflinger, Bill Drake, Terry Eastland, Robin Fox, Hillel Fradkin, Andrew Franklin, Franco Furger, Jonathan Galassi, Tony Gilland, Richard Hassing, Richard Hayes, George Holmgren, Leon Kass, Bill Kristol, Jay Lefkowitz, Mark Lilla, Michael Lind, Michael McGuire, David Prentice, Gary Schmitt, Abram Shulsky, Gregory Stock, Richard Velkley, Caroline Wagner, Marc Wheat, Edward
O. Wilson, Adam Wolfson, và Robert Wright. Tôi rất cám ơn đại diện xuất bản của tôi – Esther Newberg, và tất cả mọi người ở International Creative Management đã giúp tôi trong những năm tháng qua. Cám ơn những phụ tá nghiên cứu của tôi – Mike Curtis, Ben Allen, Christine Pommerening, Sanjay Marwah, và Brian Grow – về sự đóng góp vô cùng quý báu của họ. Tôi cũng cám ơn Bradley Foundation đã cung cấp sự hỗ trợ qua các học bổng góp phần vào đề án nghiên cứu này. Cám ơn Cynthia Paddock, trợ lý toàn diện của tôi, người đã đóng góp vào công đoạn cuối cùng của bản thảo này. Và, như thường lệ, tôi luôn cám ơn Laura – vợ tôi – nhà phê bình có tư duy sâu sắc về quyển sách và về những vấn đề mà cô ấy có những quan điểm thật vững chắc.
https://thuviensach.vn
PHẦN I - ĐƯỜNG ĐẾN TƯƠNG LAI
1 - CÂU CHUYỆN VỀ HAI ĐỊA NGỤC TRẦN GIAN
Mối đe dọa đối với loài người không bắt đầu từ những cỗ máy và linh kiện công nghệ có tiềm năng gây chết người. Mối đe dọa thật sự lúc nào cũng tác động đến con người ở điều cốt lõi. Quyền lực của sự đóng khung tư tưởng (Gestell) đe dọa con người bằng cái
khả năng làm cho con người không thể tiến đến khám phá độc đáo hơn và từ đó trải nghiệm sự thôi thúc của một chân lý quan trọng hơn.
Martin Heidegger, The Question Concerning Technology
Tôi được sinh ra vào năm 1952, ngay đúng giữa thời kỳ bùng nổ dân số tại Mỹ. Đối với những ai đã từng lớn lên theo cách tôi đã lớn lên trong những thập niên giữa thế kỷ 20, tương lai và những viễn cảnh đáng sợ của nó đã được định nghĩa qua hai quyển sách, một của George Orwell – 1984 (xuất bản lần đầu năm 1949) và một của Aldous Huxley – Brave New World (xuất bản năm 1932).
Cả hai quyển sách này đều đã có tầm nhìn tiên tri rất xa so với tầm nhận thức của bất kỳ ai sống vào thời kỳ sách ra đời, bởi vì cả hai đã tập trung vào hai ngành công nghệ khác nhau thật sự đã xuất hiện và định hình thế giới trong hai thế hệ kế tiếp. Quyển 1984 nói về cái mà ngày nay chúng ta gọi là công nghệ thông tin: tâm điểm sự thành công của đế chế chuyên chế, trải rộng mênh mông ở xứ Oceania được tạo dựng bởi một cỗ máy gọi là màn hình (telescreen) – một màn hình phẳng có kích thước bằng một bức tường, cùng lúc phát và nhận hình ảnh, từ trong nhà một người dân thường đến đại bản doanh của một Big Brother. Màn hình là công cụ cho phép trung ương tập quyền hóa cuộc sống xã hội dưới quyền kiểm soát của Bộ Sự thật (Ministry of Truth) và Bộ Tình yêu thương (Ministry of Love), bởi
https://thuviensach.vn
vì nó cho phép nhà nước hủy bỏ mọi đời sống riêng tư cá nhân bằng cách dùng một mạng lưới khổng lồ được tạo bởi các dây dẫn để kiểm soát mọi lời nói và hành động của cá nhân.
Quyển Brave New World, trái lại, nói về một cuộc cách mạng công nghệ lớn khác sắp xảy ra – đó là công nghệ sinh học. Bokanovskification – tức việc thụ thai con người trong ống nghiệm chứ không phải trong tử cung – như chúng ta nói ngày nay; linh dược cho con người hạnh phúc tức thì; Feelies – kỹ thuật dùng điện cực kích thích cảm giác; và chuyển đổi hành vi qua việc liên tục nhắc đi nhắc lại đánh vào tiềm thức và – khi các kỹ thuật trên không thành công – đưa vào cơ thể những kích thích tố nhân tạo; tất cả những viễn cảnh khoa học giả tưởng do quyển sách đem lại đã tạo ra một cảm giác ghê rợn đặc biệt cho người đọc.
Với khoảng thời gian dài bằng nửa thế kỷ phân cách chúng ta với lần xuất bản đầu tiên của hai quyển sách nói trên, chúng ta có thể thấy là trong khi các dự báo công nghệ được mô tả trong hai quyển sách này đã khiến chúng ta kinh ngạc vì ngày nay chúng đã trở thành hiện thực, thì các dự báo chính trị được đề cập trong quyển sách đầu – 1984 – lại hoàn toàn sai. Năm 1984 hiện thực đã đến và rồi đã đi, với việc Mỹ vẫn bị mắc kẹt trong cuộc Chiến tranh lạnh với Liên bang Xô viết. Năm 1984 hiện thực đã thấy mô hình đầu tiên của máy tính cá nhân do hãng IBM giới thiệu và sự khởi đầu của cái sẽ trở thành cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Như Peter Huber đã lý luận, máy tính cá nhân, nối mạng Internet, đã thật sự hiện thực hóa màn hình2 của Orwell. Nhưng, thay vì trở thành một công cụ trung ương tập quyền và độc tài chuyên quyền, nó đã dẫn đến một hướng trái ngược hẳn: dân chủ hóa con đường tiếp cận thông tin và phi tập quyền chính trị. Thay vì có một Big Brother theo dõi từng người một, mọi người đều có thể sử dụng máy vi tính và mạng Internet để theo dõi Big Brother, tức nhà nước của mọi quốc gia đều phải hướng đến việc phổ biến nhiều thông tin hơn về các hoạt động của mình.
Lời tiên tri mang tính chính trị về một địa ngục trần gian khác được đề ra trong quyển Brave New World vẫn đang còn trong giai đoạn đợi chờ để trở
https://thuviensach.vn
thành hiện thực. Rất nhiều công nghệ đã được Huxley dự kiến trong quyển sách này, thí dụ như kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai hộ, thuốc tác động tâm thần, và công nghệ di truyền để chế tạo ra trẻ em, hiện nay hoặc đã có hoặc đang trong giai đoạn hướng tới. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này vẫn còn đang trong giai đoạn khởi đầu; những công bố dồn dập về những đột phá và thành tựu trong ngành công nghệ y-sinh học, thí dụ như việc hoàn tất Đề án Bản đồ gene người (Human Genome Project) vào năm 2000, là tín hiệu báo trước sẽ còn nhiều thay đổi quan trọng hơn nữa.
Trong số những cơn ác mộng do hai quyển sách này gợi ra, những cơn ác mộng của quyển Brave New World đã tạo ấn tượng mạnh cho tôi vì chúng tinh vi và mang tính thách thức hơn. Ta dễ dàng thấy điều sai lầm trong thế giới được mô tả trong quyển 1984: nhân vật đối lập – Winston Smith – kẻ thù ghét loài chuột cống hơn bất kỳ thứ gì khác, do đó nhân vật Big Brother đã thiết kế ra một cái lồng trong đó các con chuột cống có thể cắn nát mặt của Smith khiến anh ta hãi sợ đến mức chấp nhận phản bội người yêu của mình. Đây là thế giới của chế độ độc tài kinh điển, có được quyền lực nhờ vào kỹ thuật công nghệ, tuy nhiên, thế giới này không khác biệt là bao so với những thảm kịch chúng ta đã từng thấy và biết đến trong lịch sử nhân loại.
Trái lại, trong thế giới mà Brave New World mô tả, cái ác không hiển nhiên như trong quyển sách kể trên vì không có nhân vật nào bị tổn hại; thật vậy, đây là một thế giới mà ai cũng có được điều mình muốn có. Như một nhân vật đã ghi nhận: “Những Kiểm soát viên đã nhận thức rằng sự ép buộc chẳng có gì hay cả,” và rằng con người nên bị lôi cuốn hơn là bị ép buộc sống trong một xã hội trật tự. Trong thế giới này, bệnh tật và mâu thuẫn xã hội đã bị triệt phá, không có tâm trạng trầm cảm, điên cuồng, cô đơn, hoặc rối loạn cảm xúc; tình dục luôn ở tình trạng tốt và sẵn sàng. Còn có cả sự hỗ trợ của nhà nước để đảm bảo cho khoảng thời gian giữa sự xuất hiện của một ham muốn và sự thỏa mãn ham muốn được rút ngắn tới mức tối đa. Không còn nhân vật nào coi tôn giáo là điều nghiêm túc, không còn ai sống hướng nội và cũng không có sự khao khát nào không thể thỏa mãn
https://thuviensach.vn
được, gia đình sinh học bị xóa bỏ, không còn ai đọc Shakespeare. Và cũng chẳng có nhân vật nào tỏ ra tiếc nuối các điều bị xóa bỏ (ngoại trừ nhân vật đối lập – John Man Di) bởi vì họ sống vui khỏe.
Từ khi quyển sách này được xuất bản, hình như đã có hàng triệu bài luận văn của học sinh trung học được viết để trả lời câu hỏi: “Có điều gì sai trái trong thế giới được mô tả trong quyển sách này?” Câu trả lời (trong các bài luận văn được điểm A) thường như sau: những nhân vật trong Brave New World có thể sống vui khỏe, nhưng họ đã không còn là con người. Họ không còn tranh đấu, khao khát, thương yêu, cảm nhận đau khổ, họ không có những chọn lựa khó khăn về mặt đạo đức, có gia đình, họ cũng không làm bất kỳ điều gì mà chúng ta
– theo truyền thống – vẫn gắn liền với việc làm người. Họ không còn những nét đặc trưng tạo dựng nhân phẩm cho chúng ta. Thật vậy, không còn gì liên quan đến loài người, bởi vì họ được sản sinh bởi các Kiểm soát viên để trở thành các giai cấp khác nhau như Alpha, Beta, Epsilon, và Gamma, xa rời nhau y như con người xa rời con thú. Thế giới của họ trở thành phi tự nhiên theo nghĩa sâu sắc nhất mà ta có thể nghĩ ra, bởi vì bản chất con người đã bị thay đổi. Nói theo lời của nhà đạo đức sinh học, Leon Kass, “Khác với con người bị bệnh tật hoặc sự nô lệ làm giảm nhân phẩm, con người bị mất tính nhân bản theo kiểu Brave New World không khốn khổ, không biết là mình đã bị mất tính nhân bản, và điều tệ hại hơn nữa, họ cũng chẳng thèm quan tâm nếu như họ biết điều ấy. Thật vậy, họ là những người nô lệ sung sướng trong niềm hạnh phúc được làm nô lệ.”3
Tuy nhiên, dù cái kiểu trả lời như thế này thường cũng đã đủ tầm mức để tạo sự hài lòng cho các thầy cô dạy Anh văn tại một trường trung học kinh điển, nó vẫn chưa đủ đào sâu nhận thức (theo như Kass tiếp tục nhận định). Bởi vì ta có thể hỏi tiếp, Điều gì khiến việc làm người là điều quan trọng theo phương thức truyền thống được định nghĩa bởi Huxley? Dù sao, cái con người ngày nay cũng đã là sản phẩm của một tiến trình tiến hóa đã tiếp diễn trong hàng triệu năm, một quy trình có cơ may sẽ tiếp tục tốt đẹp trong tương lai. Không có một tính cách con người cố định, ngoại trừ một khả
https://thuviensach.vn
năng chung là khả năng chọn con người mình muốn trở thành, là khả năng sửa đổi mình cho phù hợp với điều mình mong muốn. Vậy, ai là người sẽ nói được với chúng ta là làm người và có nhân phẩm có nghĩa là gắn chặt với một hệ thống các phản ứng cảm xúc, vốn là những sản phẩm phụ vô tình được sản sinh trong lịch sử tiến hóa của chúng ta? Không có những thứ gọi là gia đình sinh học, là bản chất con người hoặc một con người “bình thường”, và ngay cả khi cứ cho là chúng có đi nữa, tại sao phải coi đó là kim chỉ nam cho chuyện đúng sai? Thật ra, Huxley muốn nói với chúng ta là chúng ta nên tiếp tục cảm nhận nỗi đau, trầm cảm hoặc cô đơn, hoặc khổ đau vì một căn bệnh nào đó, tất cả là vì đó là những gì con người đã làm trong phần lớn thời gian loài người hiện hữu. Thay vì lấy các đặc tính này làm nền tảng cho “nhân phẩm”, tại sao chúng ta không đơn giản chấp nhận số mạng của chúng ta là những sinh vật tự chỉnh sửa?
Huxley gợi ý tôn giáo là một nguồn định nghĩa cho ý nghĩa của việc làm người. Trong Brave New World, tôn giáo đã bị xóa bỏ và Ki-tô giáo trở thành một ký ức xa vời. Truyền thống Ki-tô giáo duy trì ý niệm con người được sinh ra theo hình ảnh Chúa Trời, đó là nguồn gốc của nhân phẩm. Như vậy, việc sử dụng công nghệ sinh học để dấn thân vào cái mà một nhà văn Ki-tô giáo khác – C.S. Lewis – gọi là “sự xóa bỏ con người” sẽ mạo phạm ý Chúa Trời. Tuy nhiên, tôi không nghĩ là khi ta đọc kỹ Huxley hoặc Lewis, ta có thể đi đến kết luận là hai tác giả này tin rằng tôn giáo là nền tảng duy nhất giúp con người có thể hiểu rõ được ý nghĩa thế nào là con người. Cả hai nhà văn đều gợi ý rằng bản chất tự thân, và đặc biệt là bản chất con người, đóng một vai trò đặc biệt trong việc định nghĩa cho chúng ta biết phải trái đúng sai, điều gì là công bằng và điều gì là không công bằng, điều gì là quan trọng và điều gì là không quan trọng. Do đó phán xét cuối cùng về “điều gì sai trái” trong Brave New World của Huxley sẽ được biện minh hoặc bị phủ nhận tùy theo quan điểm của chúng ta về tầm quan trọng của bản chất con người (nhân bản) khi bản chất này được coi là nguồn gốc của các giá trị.
https://thuviensach.vn
Mục tiêu của quyển sách này là biện luận rằng Huxley đúng, rằng mối đe dọa quan trọng nhất do công nghệ hiện đại đặt ra là khả năng khiến bản chất con người thay đổi và do đó, sẽ dẫn chúng ta đến thời kỳ “hậu nhân loại” trong lịch sử loài người. Tôi sẽ lập luận rằng điều này là quan trọng, bởi vì bản chất con người hiện hữu, là một khái niệm có ý nghĩa, và đã cung cấp một sự ổn định liên tục cho trải nghiệm của chúng ta với tư cách một con người. Bản chất này, cùng với tôn giáo, định nghĩa những giá trị cơ bản nhất của chúng ta. Bản chất con người định hình và giới hạn các thể loại có thể có của các thể chế chính trị, do đó một nền công nghệ có đủ tiềm lực để có thể tái định hình cái chúng ta đang là sẽ có thể tạo những hậu quả xấu cho nền dân chủ tự do và cho bản thân của bản chất chính trị.
Có thể, như trường hợp của 1984, rốt cuộc chúng ta sẽ thấy các hậu quả do ngành công nghệ sinh học đem lại hoàn toàn không gây hại một cách đáng ngạc nhiên, và cũng thấy rằng chúng ta đã lo lắng đến mất ngủ một cách vô cớ. Có thể cuối cùng công nghệ này lại tỏ ra không có năng lực nhiều như ta đang nghĩ bây giờ, hoặc có thể con người sẽ chừng mực và cẩn trọng trong việc ứng dụng công nghệ này. Nhưng có một điều khiến tôi không hoàn toàn tin tưởng một cách lạc quan như vậy, đó là ngành công nghệ sinh học, trái với nhiều tiến bộ khoa học khác, ngành này hiển nhiên pha trộn một cách tinh tế, trong cùng một gói, các điểm lợi và các điểm hại.
Ngay từ ban đầu, vũ khí nguyên tử và năng lượng nguyên tử được nhìn nhận là nguy hiểm, và do đó là những mục tiêu được kiểm soát chặt chẽ ngay từ thời điểm Kế hoạch Manhattan sản xuất quả bom nguyên tử đầu tiên vào năm 1945. Các nhà quan sát, như Bill Joy, đã lo lắng về công nghệ nano – coi đó là những cỗ máy có khả năng tự sao chép ở mức độ phân tử để có thể sản sinh một cách không thể kiểm soát được và do đó có thể hủy diệt những người sáng tạo ra chúng.4 Tuy nhiên, những mối đe dọa theo kiểu này thật ra là những mối đe dọa dễ đối phó nhất bởi vì chúng quá hiển nhiên. Nếu như bạn thấy mình dễ dàng có nguy cơ bị một cỗ máy do chính bạn sáng chế giết chết, dĩ nhiên bạn sẽ nghĩ ra những giải pháp bảo vệ
https://thuviensach.vn
mình. Và như vậy, cho đến giờ chúng ta đã có thành tích kiểm soát một cách hợp lý các máy công nghệ nano này.
Tương tự, có thể có những sản phẩm công nghệ sinh học cho thấy rõ những hiểm họa chúng có thể gây ra cho loài người – thí dụ như những siêu bọ, những virus mới, hoặc thực phẩm biến đổi gene gây ra những phản ứng ngộ độc. Cũng giống như vũ khí nguyên tử hoặc công nghệ nano, theo một cách nào đó, những sản phẩm này dễ dàng giải quyết nhất bởi vì một khi chúng ta đã nhận thức được chúng có thể gây nguy hiểm, chúng ta sẽ thẳng thừng coi chúng là mối đe dọa và có cách để trị chúng. Mặt khác, các mối đe dọa điển hình bắt nguồn từ công nghệ sinh học là những mối đe dọa được Huxley nắm bắt rất kỹ, và được tóm tắt qua tựa đề một bài báo của nhà văn Tom Wolfe, “Xin lỗi, nhưng đành phải nói là Linh hồn của bạn vừa mới chết đi.”5 Trong nhiều trường hợp, công nghệ y khoa đã đưa ra cho chúng ta những cuộc mặc cả với quỷ dữ: giúp kéo dài thời gian sống nhưng trong tình trạng khả năng trí tuệ bị giảm sút; không bị trầm cảm nhưng mất tư duy sáng tạo hoặc mất tinh thần; những liệu pháp khiến chúng ta không còn sáng suốt nhận biết được ranh giới giữa những điều chúng ta làm được do chính khả năng chúng ta và những điều chúng ta làm được nhờ vào các liều hóa chất khác nhau tác dụng lên não chúng ta.
Chúng ta thử xem ba kịch bản sau, cả ba đều có khả năng xảy ra trong một hoặc hai thế hệ sắp tới rõ rệt.
Khả năng đầu tiên liên quan đến các dược phẩm mới. Từ những kết quả có được do tiến bộ trong ngành dược học thần kinh, các nhà tâm lý học đã khám phá ra rằng tâm tính con người dễ nhào nặn hơn ta nghĩ. Các thuốc tác động tâm thần, như Prozac và Ritalin, có thể ảnh hưởng lên tính cách như cải thiện lòng tự hào và khả năng tập trung tinh thần, nhưng chúng cũng có thể gây ra các phản ứng phụ và do đó chúng bị hạn chế chỉ định dùng và chỉ được dùng khi có nhu cầu trị liệu rõ ràng. Tuy nhiên, trong tương lai, khi kiến thức về bản đồ gene cho phép các công ty dược điều chế dược phẩm của họ một cách thật đặc hiệu cho các thể loại gene khác nhau, tương ứng với từng cá nhân bệnh nhân và nhờ đó sẽ giảm thiểu đến mức tối
https://thuviensach.vn
đa các tác dụng phụ. Những người ù lì có thể trở nên năng động hơn; những người hướng nội sẽ hướng ngoại hơn; bạn có thể có tính cách này vào ngày thứ tư và tính cách khác vào cuối tuần. Sẽ không còn lý do nào để bất kỳ ai có quyền cảm thấy trầm cảm hoặc buồn phiền; ngay cả một người vui vẻ một cách “bình thường” cũng sẽ khiến mình vui hơn mà không sợ bị nghiện thuốc, bị khó chịu sau chầu nhậu, hoặc tổn thương dài lâu về não bộ.
Trong kịch bản thứ hai, tiến bộ trong ngành nghiên cứu về tế bào gốc cho phép các nhà khoa học nghĩ đến việc tái sinh mọi thể loại mô trong cơ thể, đến mức tuổi thọ có thể được đẩy lên đến trên 100 tuổi. Nếu như bạn cần có một trái tim hoặc một lá gan mới, chỉ việc cấy nó trong lồng ngực một con heo hoặc một con bò (ND chú thích: để rồi sau đó đem ghép nó vào người bạn); não bộ bị tổn thương do bệnh Alzheimer hoặc tai biến có thể được hồi phục. Vấn đề duy nhất là có nhiều mặt tinh tế và một số mặt không-mấy-tinh tế trong tiến trình lão hóa con người khiến ngành công nghệ sinh học chưa nghĩ ra cách giải quyết được hoàn toàn: thí dụ con người có trí tuệ xơ cứng dần và trở nên bảo thủ về mặt tư duy theo với tuổi già, và dù cho họ có cố gắng, họ không thể tiếp tục làm cho mình quyến rũ trong mắt người phối ngẫu và ngược lại cũng không còn thấy người phối ngẫu quyến rũ nữa, và họ khao khát có bạn tình ở độ tuổi trẻ trung còn sinh nở được. Điều tệ nhất là họ không chịu tách ra khỏi cuộc sống, không những của con cái họ, mà còn của các cháu chắt họ nữa. Mặt khác, sẽ có quá ít người sinh con hoặc có bất kỳ liên hệ nào đến quy trình sinh nở truyền thống, do đó việc sinh sản truyền thống chẳng còn mấy ý nghĩa.
Trong kịch bản thứ ba, các phôi thai khỏe mạnh được kiểm tra đều đặn trước khi cấy để tối ưu hóa khả năng con người có con thuộc thể loại mình muốn. Bạn có thể tăng khả năng đoán được nền tảng xã hội của một người trẻ tuổi nào đó dựa vào dáng dấp và trí thông minh của người ấy; nếu như có ai đó không đạt được chuẩn mực do xã hội đề ra, người ấy sẽ có khuynh hướng đổ lỗi do cha mẹ mình đã chọn gene xấu thay vì nhận đó là lỗi của chính mình. Vì mục đích nghiên cứu và để có thể sản xuất ra các sản phẩm y khoa mới, gene của người đã được chuyển sang các loài vật và ngay cả
https://thuviensach.vn
các loài cây cỏ; và gene của loài thú đã được cấy thêm vào một số phôi thai của con người để giúp con người gia tăng sức chịu đựng của cơ thể hoặc sức đề kháng với bệnh tật. Các nhà khoa học không dám nghĩ đến việc sản xuất ra một quái vật hoàn toàn huyền thoại – nửa người nửa khỉ – mặc dù họ có khả năng làm việc đó; tuy nhiên những người trẻ tuổi bắt đầu cho rằng những bạn cùng lớp yếu kém hơn họ thật sự không hoàn toàn là con người về mặt gene. Bởi vì, thật sự, chính những người trẻ tuổi này không có tính người.
Xin lỗi, nhưng đành phải nói linh hồn bạn vừa mới chết đi...
Về cuối đời mình, Thomas Jefferson đã viết, “Tầm trải rộng bao quát của ánh sáng khoa học đã mở ra trước mắt mọi người một sự thật có thể sờ nắn được này, đó là không phải đa số con người bị sinh ra với cái yên ngựa đeo trên lưng họ, cũng như không phải một thiểu số con người được ưu tiên sinh ra với đôi ủng có đinh thúc ngựa sẵn sàng cưỡi lên lưng của đa số kia một cách hợp pháp, nhờ ơn Chúa Trời định.”6 Sự bình đẳng về mặt chính trị này, đã được thiêng liêng hóa bởi bản Tuyên ngôn Độc lập, dựa trên thực tế đã được chứng minh về sự bình đẳng tự nhiên có của con người. Chúng ta khác nhau rất nhiều về mặt cá nhân cũng như văn hóa, nhưng chúng ta cùng chia sẻ nhân tính cho phép mỗi con người đều có tiềm năng giao tiếp và thiết lập một quan hệ có đạo đức với mọi con người khác trên hành tinh này. Câu hỏi tận cùng nhất được công nghệ sinh học khơi gợi ra là: Cái gì sẽ xảy đến cho quyền con người về mặt chính trị một khi chúng ta, thật sự, có khả năng sinh sản những người phải đeo yên ngựa trên lưng và những người có ủng và đinh thúc ngựa để cưỡi lên lưng những người kia.
MỘT GIẢI PHÁP ĐƠN GIẢN
Chúng ta phải làm gì để ứng phó với nền công nghệ sinh học mà trong tương lai sẽ trộn lẫn các điểm lợi đầy tiềm năng với các điểm hại hoặc mang tính thể chất và thấy rõ, hoặc mang tính tinh thần và khó thấy? Câu trả lời thật hiển nhiên: Chúng ta nên sử dụng quyền lực pháp trị của nhà nước để quản lý nó. Và nếu như việc quản lý này tỏ ra vượt ngoài quyền
https://thuviensach.vn
lực của bất kỳ một nhà nước đơn lẻ nào, thì nó cần được thực hiện ở tầm mức quốc tế. Vào lúc này, chúng ta cần bắt đầu suy nghĩ cụ thể để tìm cách phân biệt được việc sử dụng công nghệ sinh học đúng và sai, và củng cố một cách hiệu quả các quy chế ở tầm mức quốc gia và quốc tế.
Tuy nhiên, câu trả lời hiển nhiên này lại không tỏ ra hiển nhiên đối với nhiều người tham gia vào cuộc tranh luận hiện tại về ngành công nghệ sinh học. Cuộc tranh luận vẫn còn đang đắm chìm ở tầm mức tương đối trừu tượng liên quan đến khía cạnh đạo đức của các quy trình, thí dụ như sinh sản vô tính hoặc nghiên cứu tế bào gốc, và phân thành hai trường phái: trường phái mong muốn cho phép tiến hành mọi điều và trường phái mong muốn cấm đoán mọi lĩnh vực nghiên cứu và thực hành. Một cuộc tranh luận mở rộng dĩ nhiên quan trọng, nhưng các sự kiện đang chuyển biến quá nhanh khiến chúng ta cần nhanh chóng có hướng dẫn cụ thể hơn về đường hướng phát triển trong tương lai để ngành công nghệ này tiếp tục phục vụ con người thay vì trở thành làm chủ con người. Bởi vì dường như chúng ta không thể cho phép làm mọi chuyện nhưng cũng không thể cấm đoán những nghiên cứu có tiềm năng, nên chúng ta cần tìm ra một điểm dung hòa.
Tạo dựng các thể chế quản lý mới là một việc không thể coi nhẹ khi sự thiếu hiệu quả vây quanh mọi nỗ lực liên quan đến quản lý. Trong ba thập niên vừa qua, đã có một phong trào toàn cầu về bãi bỏ quản lý nhiều lĩnh vực của mọi nền kinh tế quốc gia, từ ngành hàng không đến ngành bưu chính viễn thông, và ngày càng mở rộng hơn để tiến đến giảm thiểu tầm mức và lĩnh vực quản lý của nhà nước. Kết quả của việc này là nền kinh tế toàn cầu trỗi dậy quá cả là một cỗ máy sản xuất sự giàu có và cải tiến công nghệ hiệu quả.
Nhưng điều quan trọng là ta cần phải phân biệt được rằng điều thành công trong một lĩnh vực kinh tế này không có nghĩa là nó sẽ thành công trong một lĩnh vực kinh tế khác. Thí dụ ngành công nghệ thông tin đã sản xuất ra nhiều điều lợi cho xã hội và tương đối ít điều hại, và do đó tương đối ít bị nhà nước kiểm soát. Nhưng trái lại, các chất liệu nguyên tử và các
https://thuviensach.vn
chất thải độc hại phải tuân thủ theo các quy định chặt chẽ ở tầm mức quốc gia và quốc tế vì việc kinh doanh chúng không theo đúng quy định rõ ràng sẽ gây nguy hiểm.
Một trong những vấn đề lớn nhất trong việc quản lý ngành công nghệ sinh học con người là quan điểm phổ biến cho rằng không thể nào dừng sự phát triển của công nghệ. Nếu như nước Mỹ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác cố gắng cấm sinh sản vô tính hoặc công nghệ di truyền dòng mầm (germ line genetic engineering) hoặc bất kỳ một quy trình công nghệ sinh học nào khác, những người muốn thực hiện những quy trình này chỉ việc di dân đến một quốc gia có thể chế luật pháp cho phép họ thực hiện. Toàn cầu hóa và tình trạng cạnh tranh quốc tế trong nghiên cứu y sinh học đảm bảo quốc gia nào rào giậu mình bằng cách đề ra các giới hạn về mặt y đức với các cộng đồng khoa học của họ hoặc với công nghệ sinh học sẽ bị trừng phạt.
Ý tưởng cho rằng không thể nào dừng hoặc kiểm soát tiến bộ công nghệ là một ý tưởng sai lầm, các lý do lập luận cho nhận định này sẽ được đưa ra một cách đầy đủ hơn trong Chương 10 của quyển sách. Thật vậy, chúng ta kiểm soát được mọi thể loại công nghệ và nhiều thể loại nghiên cứu: con người không được tự do thực nghiệm để phát triển các vũ khí sinh học mới cũng như không được tự do thực nghiệm trên bất kỳ người nào mà không có sự đồng ý của người ấy. Việc có một số cá nhân hoặc tổ chức vi phạm các quy định này, hoặc có các quốc gia hầu như không có hoặc buông lỏng các quy định này, không biện minh cho việc không đặt ra các quy định. Cũng như việc có kẻ cắp và kẻ giết người không có nghĩa là luật pháp cho phép ăn cắp và giết người.
Bằng mọi giá, chúng ta cần tránh thái độ chủ bại liên quan đến công nghệ, tránh cho rằng chúng ta không thể làm gì để dừng lại hoặc định hình các phát triển mà chúng ta không muốn có, tránh cho rằng chúng ta không cần cố tìm cách dừng chúng lại. Việc thiết lập một hệ thống quản lý cho phép các xã hội kiểm soát được ngành công nghệ sinh học sẽ không dễ thực hiện: nó đòi hỏi các nhà lập pháp trong các quốc gia trên toàn thế giới phải bước lên bục phát biểu và đưa ra các quyết định khó khăn liên quan đến
https://thuviensach.vn
những vấn đề khoa học phức tạp. Hình thức và thể loại các thể chế được thiết kế để thiết lập các quy định mới là một câu hỏi còn bỏ ngỏ; thiết kế chúng sao cho chúng chỉ hạn chế ở mức tối thiểu các phát triển tích cực trong khi vẫn cho chúng năng lực cưỡng chế hiệu quả là cả một thách thức. Và còn thách thức hơn nữa là việc sáng tạo ra các quy định chung ở tầm mức quốc tế, củng cố một sự đồng thuận giữa các quốc gia có những nền văn hóa và những quan điểm khác nhau về những vấn đề đạo đức tiềm ẩn. Nhưng quá khứ đã cho thấy những vấn đề có tính chất phức tạp tương tự cũng đã được giải quyết thành công.
CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ SỰ TÁI BẮT ĐẦU CỦA LỊCH SỬ
Nhiều cuộc tranh luận hiện hành liên quan đến công nghệ sinh học, đến các vấn đề như sinh sản vô tính, nghiên cứu tế bào gốc, và công nghệ dòng mầm, bị phân hóa giữa cộng đồng các nhà khoa học và cộng đồng các tín đồ tôn giáo. Sự phân hóa này là một điều đáng tiếc bởi vì nó đã khiến nhiều người tin rằng niềm tin tôn giáo là lý do duy nhất có thể chống lại một số phát triển trong ngành công nghệ sinh học. Đặc biệt tại Mỹ, ngành công nghệ sinh học đã bị lôi cuốn vào cuộc tranh luận liên quan đến việc phá thai; nhiều nhà nghiên cứu cảm thấy rằng sự tiến bộ đáng kể đang bị cản trở bởi một số nhỏ kẻ cuồng tín chống lại việc phá thai.
Điều quan trọng là chúng ta phải cảnh giác với một số phát minh trong ngành công nghệ sinh học vì những lý do không liên quan gì đến tôn giáo. Trường hợp tôi đưa ra tại đây được gọi là Aristotelian, không phải vì tôi đang viện đến uy tín của nhà triết học Aristotle, mà vì tôi lấy phong cách triết lý của ông về chính trị học và bản chất để làm mô hình cho điều tôi muốn hoàn thành.
Thật vậy, Aristotle lý luận rằng các khái niệm của con người về cái đúng và cái sai được dựa trên nền tảng cốt lõi là bản chất con người. Tức là, không hiểu những hành vi, tính cách, mục tiêu và ham muốn tự nhiên khớp lại với nhau thành một tổng thể con người như thế nào thì chúng ta không thể hiểu được chung cuộc của con người hoặc không thể phân định phải trái
https://thuviensach.vn
đúng sai, tốt-xấu, công bằng-không công bằng. Giống như nhiều nhà triết học hiện đại thiên về thuyết duy lợi, Aristotle tin rằng cái tốt được định nghĩa bởi những gì con người mong muốn có; nhưng trong khi các nhà triết học theo thuyết duy lợi tìm cách quy giản mục tiêu của con người đến một mẫu số chung đơn giản như làm giảm đau khổ tức tối đa hóa sự sung sướng, Aristotle có một quan điểm phức tạp và tinh tế hơn về sự đa dạng và bao la của các mục tiêu của con người. Triết lý của ông là nhằm cố gắng phân biệt cái tốt theo bản chất tự nhiên với cái tốt theo quy ước, và cố gắng sắp xếp một cách hợp lý các đặc tính tốt của con người.
Aristotle, cùng với các bậc tiền bối của ông, Socrates và Plato, đã khởi động cuộc đối thoại về bản chất con người, cái bản chất tiếp diễn trong nền tảng truyền thống của triết lý phương Tây mãi cho đến thời gian đầu của thời kỳ cận đại, tức thời điểm sản sinh học thuyết dân chủ tự do. Tuy có nhiều tranh luận xung quanh bản chất con người là gì, nhưng không một ai phản bác về tầm quan trọng của bản chất con người được coi là nền tảng cho nhân quyền và công bằng. Trong số những người tin vào nhân quyền tự nhiên là những Cha đẻ của nước Mỹ (nguyên văn “American Founding Fathers”), những người đã dựa vào niềm tin ấy để xây dựng cuộc cách mạng chống lại vương quyền thống trị của Anh Quốc. Tuy nhiên, khái niệm này đã không được thịnh hành trong một hai thế kỷ vừa qua trong giới các nhà triết học kinh viện và các trí thức.
Như chúng ta sẽ thấy trong Phần II của quyển sách này, tôi tin rằng đây là một sai lầm, và tin rằng mọi định nghĩa có ý nghĩa về nhân quyền phải được dựa trên các phán xét cụ thể về bản chất con người. Cuối cùng, ngành sinh học hiện đại đang cung cấp một số nội dung phổ cập có ý nghĩa cho khái niệm về bản chất con người, đúng ngay khi cuộc cách mạng công nghệ sinh học đe dọa lấy mất chén rượu ăn mừng thành công.
Bất kể các nhà triết học kinh viện và các nhà khoa học xã hội nghĩ như thế nào về khái niệm bản chất con người, thực tế một bản chất con người ổn định xuyên suốt lịch sử loài người đã có những hệ quả rất lớn về mặt chính trị. Như Aristotle và mọi lý thuyết gia nghiêm túc về bản chất con
https://thuviensach.vn
người đã hiểu được, bản chất con người là một con thú có văn hóa, điều này có nghĩa là con người có thể học tập kinh nghiệm và chuyển giao việc học tập ấy đến con cháu mình qua các phương thức không theo di truyền. Do đó, theo nghĩa hẹp, bản chất con người không quyết định hành vi con người mà dẫn đến sự đa dạng khổng lồ về những phương cách con người nuôi dạy con cái, kiềm chế bản thân, cung cấp các nguồn lực, và những điều tương tự khác. Những cố gắng liên tục của loài người trong việc tự thay đổi một cách có văn hóa là những điều dẫn đến lịch sử loài người và dẫn đến sự phát triển về tính đa dạng và tinh vi của các thể chế do con người thiết lập theo thời gian.
Thực tế của tiến trình và tiến hóa văn hóa đã khiến nhiều nhà tư tưởng hiện đại tin rằng sự linh hoạt của con người hầu như là vô tận – có nghĩa con người có thể được định hình bởi môi trường xã hội bao quanh theo những cách vô hạn. Định kiến đương thời về khái niệm bản chất con người bắt nguồn chính từ điểm này. Nhiều người trong số những người tin vào việc xã hội hình thành nên hành vi của con người có những động cơ ngấm ngầm: họ mong sử dụng cỗ máy xã hội để tạo dựng những xã hội công bằng theo một nguyên tắc lý tưởng trừu tượng nào đó. Lấy thí dụ bắt đầu với cuộc Cách mạng Pháp, thế giới đã bị đảo lộn bởi một loạt các phong trào chính trị hướng đến thế giới hoàn mỹ nhằm tạo dựng một thiên đàng hạ giới bằng cách sắp xếp lại từ cốt lõi những thể chế nền tảng nhất của xã hội, từ đơn vị gia đình đến tài sản tư nhân đến quốc gia. Những phong trào này đã lên đến đỉnh điểm trong thế kỷ 20, với các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa diễn ra ở Nga, Trung Quốc, Cuba, Campuchia, và các nơi khác.
Vào cuối thế kỷ 20, hiển nhiên là mọi thực nghiệm kể trên đều đã thất bại, và thay thế chúng là những cố gắng để tạo dựng hoặc tái lập những nền dân chủ tự do. Một lý do quan trọng của sự hội tụ toàn cầu về nền dân chủ tự do có liên quan đến sự ngoan cố của bản chất con người. Bởi vì, nếu như hành vi của con người là dễ nhào nặn và đa dạng, nó không vĩnh viễn là như vậy; ở một số thời điểm, các cội rễ ăn sâu của bản năng tự nhiên và các khuôn mẫu hành vi sẽ lên tiếng làm xói mòn các kế hoạch tốt nhất do các
https://thuviensach.vn
nhà kiến thiết xã hội đề ra. Nhiều thể chế đã phá bỏ sự tư hữu, làm giảm ý nghĩa gia đình, và đòi hỏi con người có lòng vị tha với nhân loại nói chung thay vì gói gọn trong cộng đồng thân bằng quyến thuộc. Nhưng sự tiến hóa đã không định hình con người theo khuôn mẫu này.
Các thể chế chính trị không thể vừa phá bỏ vừa nuôi dưỡng bản chất con người mà thành công được. Lịch sử của thế kỷ 20 được định nghĩa bởi hai quan điểm trái nghịch nhau: ngành sinh học là tất cả, và ngành sinh học hầu như chẳng là gì cả. Chế độ dân chủ tự do đã nổi lên thành hệ thống chính trị duy nhất có thể tồn tại và chính đáng cho những xã hội đương đại bởi vì nó tránh sa vào bất cứ cực đoan nào, định hình chính trị theo các chuẩn mực công lý được tạo dựng trong lịch sử trong khi không can thiệp quá mức vào các dạng hành vi tự nhiên của con người.
Có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến hướng đi của lịch sử được tôi bàn đến trong quyển The End Of The History And The Last Man.7 Một trong những động cơ thúc đẩy tiến trình lịch sử của loài người là sự phát triển của khoa học và công nghệ, đó chính là điều quyết định tương lai của những khả năng sản xuất kinh tế và do đó, quyết định phần lớn các đặc tính cấu trúc xã hội. Sự phát triển của công nghệ vào cuối thế kỷ 20 đặc biệt đã dẫn đến nền dân chủ tự do. Đây không phải vì công nghệ thúc đẩy sự tự do chính trị và bản thân sự bình đẳng – nó không làm như vậy – mà bởi vì công nghệ ở cuối thế kỷ 20 (đặc biệt những ngành công nghệ liên quan đến thông tin) là những công nghệ được nhà nghiên cứu chính trị Ithiel de Sola Pool mệnh danh là những ngành công nghệ của tự do.8
Tuy nhiên, không có sự đảm bảo nào cho việc công nghệ sẽ luôn tạo ra những kết quả chính trị tích cực như vậy. Nhiều tiến bộ công nghệ trong quá khứ đã làm giảm thiểu tự do của con người.9 Thí dụ, phát triển nông nghiệp đã dẫn đến sự xuất hiện của những xã hội rất phân hóa về đẳng cấp và đã khiến cho việc nô lệ hóa dễ dàng hình thành hơn so với thời kỳ nguyên thủy săn bắn và hái lượm. Gần với thời đại chúng ta hơn, phát minh của Eli Whitney về rượu gin từ bông gòn đã khiến thu hoạch bông gòn trở
https://thuviensach.vn
thành quan trọng ở Nam Mỹ vào đầu thế kỷ 19 và dẫn đến sự tái sinh của chế độ nô lệ hóa tại vùng đất này.
Như các lời phân tích sâu sắc hơn về khái niệm “sự kết thúc của lịch sử” đã vạch rõ, không thể có sự kết thúc nếu không có sự kết thúc của khoa học tự nhiên và công nghệ hiện đại.10 Chúng ta chẳng những chưa đến giai đoạn kết thúc của khoa học và công nghệ; dường như chúng ta còn đang đến bên lề một trong những giai đoạn quan trọng nhất của tiến bộ công nghệ trong lịch sử loài người. Công nghệ sinh học và tầm hiểu biết khoa học lớn hơn về não bộ con người hứa hẹn sẽ tạo những sự phân nhánh chính trị đáng kể. Liên kết với nhau, các nhánh này sẽ mở ra trở lại những khả năng kiến thiết xã hội mà các xã hội, với công nghệ của thế kỷ 20, đã phải bỏ cuộc.
Nếu chúng ta nhìn lại các công cụ được sử dụng bởi các nhà kiến thiết xã hội trong quá khứ và các nhà lập kế hoạch thế giới hoàn mỹ không tưởng, chúng ta sẽ thấy chúng thô sơ một cách không thể tin được. Tuyên truyền xách động, trại lao động, trại cải tạo, học thuyết Freud, điều kiện hóa ngay từ thưở ấu thơ, thuyết hành vi – tất cả những điều này là những kỹ thuật nhằm biến cái cọc vuông vức của bản chất con người thành cái lỗ tròn của kế hoạch hóa xã hội. Không một điều nào được dựa trên kiến thức về cấu trúc thần kinh hoặc cơ sở sinh hóa của não bộ; không một ai hiểu được các nguồn gốc di truyền của hành vi, hoặc nếu như có người hiểu, không một ai trong số họ có thể làm được điều gì tác động lên chúng.
Tất cả những điều này có thể thay đổi trong một hoặc hai thế hệ sắp tới. Chúng ta không cứ phải thiết lập sự quay trở lại của thuyết ưu sinh học được tài trợ bởi nhà nước hoặc phổ biến rộng rãi công nghệ di truyền mới có thể thấy được điều này sẽ như thế nào. Ngành dược học thần kinh đã sản xuất ra không chỉ thuốc Prozac để trị chứng trầm cảm mà cả thuốc Ritalin để kiểm soát các hành vi không tự kiềm chế của trẻ em. Như chúng ta đã khám phá ra, không chỉ những mối liên hệ mà cả những con đường liên thông thật sự ở cấp độ phân tử giữa các gene và các đặc tính như trí thông minh, tính hung hăng, khuynh hướng tính dục, khuynh hướng phạm tội,
https://thuviensach.vn
nghiện rượu, và những đặc tính tương tự, con người sẽ không tránh khỏi việc sử dụng những kiến thức này vào những mục đích xã hội chuyên biệt. Tự thân điều này sẽ trở thành một loạt các vấn đề về đạo đức mà các bậc cha mẹ phải đối mặt, và cả những vấn đề chính trị mà có thể ngày nào đó sẽ chi phối các nền chính trị. Nếu như có ngày các bậc cha mẹ giàu có chợt thấy mở ra cơ hội để cải thiện trí thông minh của con cái họ cũng như con cháu của chúng, thì ngày ấy chúng ta sẽ thấy không chỉ những tranh luận về đạo đức mà là cả một cuộc chiến về giai cấp xã hội.
Quyển sách này được chia thành ba phần. Phần thứ nhất đặt ra một số đường hướng có thể dẫn đến tương lai và vẽ ra một số các hậu quả cấp 1, từ những hậu quả gần nhất đến những hậu quả xa vời hơn hoặc thậm chí không chắc chắn xảy ra. Bốn giai đoạn được đề ra bao gồm như sau:
• nâng cao kiến thức về não bộ và nguồn sinh học của hành vi con người • dược học thần kinh và việc điều khiển các cảm xúc và hành vi • kéo dài sự sống
• và cuối cùng, công nghệ di truyền.
Phần II liên quan đến các vấn đề triết lý mà khả năng điều khiển được bản chất con người đặt ra. Phần này sẽ lập luận rằng bản chất con người tập trung ở sự hiểu biết của chúng ta về phải trái đúng sai – tức quyền con người – và về cách chúng ta có thể phát triển khái niệm nhân phẩm không dựa trên giả thuyết tôn giáo về nguồn cội con người. Những bạn đọc không thiên về các bàn luận chính trị mang tính lý thuyết có thể bỏ không đọc một vài chương trong phần này.
Phần cuối cùng mang tính thực tiễn hơn: nó sẽ bàn luận về việc nếu chúng ta quan ngại một số hậu quả lâu dài của ngành công nghệ sinh học, chúng ta có thể giải quyết phần nào các hậu quả ấy bằng cách thiết lập một khung khổ kiểm soát tách biệt rạch ròi sử dụng hợp pháp và bất hợp pháp. Phần này của sách có thể mang vẻ đối lập với Phần II, nó đi vào các chi tiết về các tổ chức và các luật được đề ra bởi nhà nước Mỹ và một số nhà nước khác, nhưng nó có lý do để được biên soạn. Tiến bộ công nghệ đã xảy ra
https://thuviensach.vn
quá nhanh khiến chúng ta cần phải nhanh chóng chuyển đến việc phân tích cụ thể hơn về các thể loại thể chế chúng ta cần có để kiểm soát nó.
Có nhiều vấn đề mang tính thiết thực trước mắt và liên quan đến chính trị đã được đặt ra bởi các tiến bộ trong công nghệ sinh học, thí dụ như việc hoàn tất Đề án Bản đồ gene người, bao gồm sự kỳ thị về gene và quyền riêng tư về thông tin di truyền. Quyển sách này sẽ không tập trung vào bất kỳ vấn đề nào được nêu ra ở trên, một phần vì chúng đã được phân tích sâu sắc bởi các tác giả khác, một phần bởi vì những thách thức được mở ra bởi công nghệ sinh học không chỉ ngay trước mắt mà có thể lâu sau một thập niên hoặc môt thế hệ hoặc lâu hơn nữa. Điều quan trọng cần nhận biết là thách thức này không đơn giản là một thách thức về đạo đức mà cả về chính trị. Bởi chính các quyết định chính trị mà chúng ta sẽ đề ra trong vài năm sắp tới liên quan đến mối quan hệ của chúng ta với ngành công nghệ sinh học sẽ là yếu tố mang tính quyết định cho việc chúng ta sẽ bước vào hoặc không bước vào tương lai hậu nhân loại và hố sâu đạo đức tiềm năng mà tương lai này mở ra cho chúng ta.
https://thuviensach.vn
2- KHOA HỌC VỀ NÃO BỘ
Những viễn cảnh nào cho thấy cuộc cách mạng công nghệ sinh học sẽ gây ra hậu quả chính trị, thay vì chỉ tác động xấu lên các đơn vị gia đình gồm cha mẹ và con cái? Những khả năng nào làm thay đổi hoặc kiểm soát hành vi con người trên bình diện vĩ mô, và đặc biệt là, đến một ngày nào đó, việc chúng ta có thể thay đổi bản chất con người một cách có chủ ý khả thi đến mức độ nào?
Một số các người cổ vũ cho Đề án Bản đồ gene người, như Tổng Giám đốc điều hành (CEO) của Khoa học gene người (Human Genome Science), William Haseltine, đã có những tuyên bố có tầm nhìn rất xa về thành quả mà ngành sinh học phân tử hiện nay sẽ đạt được. Ông lập luận rằng “khi nào chúng ta hiểu được quy trình thân thể tự sửa chữa ở cấp độ tế bào... khi ấy chúng ta sẽ có khả năng tiến đến mục tiêu duy trì cơ thể chúng ta hoạt động bình thường, thậm chí vĩnh viễn hoạt động bình thường.”1 Tuy nhiên, đa số những nhà khoa học làm việc trong lĩnh vực này lại có tầm nhìn khiêm nhường hơn về điều họ đang làm hiện nay và điều họ sẽ có thể thực hiện được vào một ngày nào đó trong tương lai. Nhiều người trong số họ có thể khẳng định là họ chỉ tìm kiếm những liệu pháp điều trị một số các bệnh liên quan đến di truyền, thí dụ như bệnh ung thư vú và bệnh xơ nang, rằng có những rào cản vô cùng to lớn chống lại kỹ thuật sinh sản vô tính và cải thiện di truyền, và rằng việc thay đổi bản chất con người chỉ là sản phẩm của khoa học giả tưởng, không là một công nghệ khả thi.
Ai cũng biết dự đoán về công nghệ là điều khó làm và có nhiều rủi ro là không chính xác, đặc biệt khi bàn về các sự kiện còn ở cách ta một hoặc hai thế hệ nữa. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải đề ra một số kịch bản có khả năng xảy ra trong tương lai, để gợi ý rằng sẽ có một phổ các điều có thể xảy ra, một số sẽ rất khả thi và thậm chí có thể sẽ xuất hiện trong nay mai, và một số khác có thể sẽ không bao giờ trở thành hiện thực. Như chúng ta sẽ thấy, ngành công nghệ sinh học hiện đại đã sản xuất ra những tác động mà
https://thuviensach.vn
sẽ có hậu quả ảnh hưởng lên nền chính trị của thế giới trong thế hệ sắp tới, cho dù cho tới khi đó công nghệ di truyền không sản xuất được một em bé theo thiết kế.
Khi nói về cách mạng công nghệ sinh học, điều quan trọng là phải nhớ rằng chúng ta đang bàn về một điều lớn lao hơn là công nghệ di truyền. Điều chúng ta đang trải qua hiện nay không đơn giản chỉ là một cách mạng công nghệ vì chúng ta đã có được khả năng giải mã và thao tác lên ADN, mà bởi vì đây là cuộc cách mạng trong nền tảng khoa học về sinh học. Chính cuộc cách mạng khoa học này đã rút ra những kết quả và những bước tiến trong một số lĩnh vực liên quan, bên cạnh lĩnh vực sinh học phân tử, bao gồm các lĩnh vực như khoa học thần kinh nhận thức, di truyền học quần thể, di truyền học hành vi, tâm lý học, nhân chủng học, sinh học tiến hóa, và dược học thần kinh. Tất cả những lĩnh vực này của nền khoa học tiên tiến tiềm ẩn liên quan đến chính trị, bởi vì chúng nâng cao tri thức của chúng ta về não bộ, và từ đó nâng cao khả năng điều khiển não bộ, nguồn gốc của mọi hành vi của con người.
Như chúng ta sẽ thấy, thế giới có thể sẽ có hình dạng khác hẳn trong những thập niên sắp tới mà không cần chúng ta phải võ đoán về những điều khả thi của ngành công nghệ di truyền. Ngày nay và trong một tương lai rất gần, chúng ta đang và sẽ phải đối mặt những chọn lựa đạo đức liên quan đến sự riêng tư về thông tin di truyền cá nhân, các cách sử dụng thuốc đúng đắn, nghiên cứu về phôi thai, và sinh sản vô tính con người. Tuy nhiên, chẳng bao lâu nữa, chúng ta sẽ còn phải đối mặt các vấn đề liên quan đến việc chọn lọc phôi thai và mức độ cho phép mọi công nghệ y khoa có thể được sử dụng vì mục đích cải thiện hơn là vì mục đích trị liệu.
CUỘC CÁCH MẠNG TRONG NGÀNH KHOA HỌC THẦN KINH NHẬN THỨC
Con đường đầu tiên dẫn đến tương lai không liên quan gì đến công nghệ, mà chỉ đơn giản là sự tích lũy kiến thức về di truyền học và hành vi. Nhiều lợi ích mà người ta trông đợi Đề án Bản đồ gene người đem lại không liên
https://thuviensach.vn
quan đến công nghệ di truyền tiềm năng mà liên quan đến nghiên cứu cấu trúc gene (genomics) – tức tìm hiểu về các chức năng tiềm ẩn của gene. Thí dụ, nghiên cứu cấu trúc gene sẽ cho phép điều chế thuốc phù hợp với từng cá nhân để giảm thiểu nguy cơ bị tác dụng phụ; ngành này sẽ giúp các nhà tạo giống thực vật có kiến thức chính xác hơn nhiều trong việc thiết kế các giống loài mới.2
Tuy nhiên, nỗ lực liên hệ giữa di truyền và hành vi đã đi trước Đề án Bản đồ gene người nhiều năm, và đã dẫn đến hậu quả đẩy nhiều cuộc chiến chính trị lên tới đỉnh điểm.
Chí ít, từ thời những người Hy Lạp cổ đại, con người đã tranh luận về tầm quan trọng tương đối của bản chất tự nhiên so với ảnh hưởng của việc nuôi dạy trong hành vi con người. Phần lớn thời gian của thế kỷ 20, các ngành khoa học tự nhiên và đặc biệt là các ngành khoa học xã hội có khuynh hướng nhấn mạnh các tác lực văn hóa lên hành vi nhiều hơn các tác lực tự nhiên. Xu hướng dư luận đã quay ngược trở lại – nhiều người, trong những năm gần đây, đã đảo ngược thái quá, khi thiên về các nguyên nhân do di truyền.3 Sự dịch chuyển trong quan điểm khoa học này được phản ánh khắp mọi nơi trên báo chí phổ cập, qua các bài bình luận về “di truyền cho” mọi thứ, từ trí thông minh cho đến béo phì đến tính hung hăng.
Cuộc tranh luận về vai trò của di truyền và văn hóa trong việc hình thành nhân cách đã bị chính trị hóa cao độ ngay từ đầu, với những người bảo thủ có khuynh hướng cổ vũ các giải thích dựa trên bản chất tự nhiên (tức theo di truyền - ND), và cánh tả nhấn mạnh vai trò của sự nuôi dạy. Trong các thập niên đầu của thế kỷ 20, lập luận của phe theo trường phái di truyền học đã bị chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc và sắc tộc sử dụng lệch lạc để ngụy biện rằng có một số chủng tộc, một số nền văn hóa, và một số xã hội có đẳng cấp thấp kém hơn. Hitler chính là người bênh vực cho cách giải thích do di truyền nổi tiếng nhất của cánh hữu. Trước khi Luật Di dân hạn chế nhập cư được thông qua vào năm 1924, những người chống đối việc cho nhập cư vào nước Mỹ, như tác giả Madison Grant với quyển The Passing of the Great Race (tạm dịch: Sự qua đời của nòi giống vĩ đại),4 đã lập luận
https://thuviensach.vn
rằng việc thay đổi mô hình di dân từ phía bắc xuống phía nam châu Âu đã làm giảm giá trị nòi giống nước Mỹ.5
Nguồn gốc phả hệ không đáng tin cậy trong lập luận của trường phái theo di truyền đã phá hỏng hầu hết các cuộc tranh luận về di truyền học trong suốt nửa sau thế kỷ 20. Các trí thức cấp tiến dốc tâm phản biện lại các lập luận về bản chất tự nhiên. Họ làm như vậy không chỉ vì nếu chấp nhận là có các khác biệt tự nhiên giữa các nhóm con người thì có nghĩa là chấp nhận thứ bậc xã hội, mà còn vì nếu chấp nhận là có các đặc điểm tự nhiên, cho dù những đặc điểm này là đặc điểm chung phổ quát, thì sẽ có nghĩa là chấp nhận có những giới hạn trong việc uốn nắn con người, và từ đó có nghĩa là hy vọng và hoài bão của con người cũng có giới hạn. Những người cổ vũ cho nữ quyền nằm trong số những người phản bác mạnh mẽ nhất mọi gợi ý cho rằng khác biệt giữa nam giới và nữ giới là do di truyền hơn là do xã hội hình thành.6
Vấn đề của cả hai quan điểm cực đoan này, quan điểm do cấu trúc xã hội hình thành và quan điểm do di truyền hình thành, là cả hai đều không đứng vững trước những bằng chứng thực nghiệm có sẵn hiện nay. Trong quá trình tổng động viên binh lính cho Thế chiến thứ nhất, quân đội Mỹ bắt đầu mở rộng sát hạch trí thông minh các tân binh, lần đầu tiên cung cấp dữ liệu về khả năng nhận thức của các nhóm chủng tộc và dân tộc khác nhau.7 Các dữ liệu này bị những người chống đối việc cho nhập cư vào nước Mỹ nắm bắt và sử dụng làm bằng chứng cho trí tuệ thấp kém của người Do Thái và người da đen, và nhiều chủng tộc khác. Trong một chiến thắng lớn vào giai đoạn đầu của chủ thuyết “kỳ thị chủng tộc một cách khoa học”, công trình nghiên cứu được xây dựng rất cẩn thận bởi nhà nhân loại học Franz Boas cho thấy kích thước vòng đầu và trí thông minh của trẻ em nhập cư sẽ giống kích thước vòng đầu và trí tuệ của trẻ em tại Mỹ khi các trẻ em nhập cư này được nuôi dưỡng theo chế độ dinh dưỡng kiểu Mỹ. Những nhà nhân loại học khác cũng chứng minh rằng trong các sát hạch trí thông minh do quân đội Mỹ tiến hành có tiềm ẩn định kiến văn hóa (ví dụ, sát hạch yêu cầu trẻ em nhận ra hình ảnh các sân chơi tennis trong số các hình ảnh khác,
https://thuviensach.vn
đa số các trẻ em nhập cư không nhận ra được vì chưa bao giờ trông thấy các sân chơi tennis này).
Mặt khác, bất kỳ bậc cha mẹ nào từng nuôi dạy con cũng biết, qua kinh nghiệm nuôi dạy, rằng anh chị em cùng cha mẹ vẫn có những khác biệt cá nhân không thể giải thích được khi chỉ dựa vào cách nuôi dạy và môi trường nuôi dạy. Cho tới nay, chỉ có hai phương cách để gỡ được đám rối giữa nguyên nhân do bản chất tự nhiên và nguyên nhân do nuôi dạy. Cách thứ nhất thông qua ngành di truyền học hành vi, và cách thứ hai thông qua nhân chủng học so sánh giữa các nền văn hóa. Tuy nhiên, tương lai hầu như không tránh khỏi hứa hẹn chúng ta sẽ có được kiến thức chính xác hơn dựa trên thực nghiệm về những con đường phân tử và thần kinh dẫn từ gene đến hành vi.
Ngành di truyền học hành vi dựa trên việc nghiên cứu các cặp trẻ sinh đôi – lý tưởng nhất là các trẻ sinh đôi cùng một trứng (đơn hợp tử). Chúng ta biết là những trẻ này giống y như nhau vì chúng do sự phân bào của cùng một trứng, tức chúng có cùng một kiểu gene, nói cách khác cùng một ADN, và chúng ta giả định là các sự khác biệt xuất hiện về sau trong hành vi giữa hai trẻ sinh đôi này phản ánh môi trường nuôi dạy khác nhau chứ không phải vì di truyền khác nhau. Bằng sự so sánh hành vi giữa hai trẻ sinh đôi giống y nhau này, thí dụ làm sát hạch trí thông minh của chúng, hoặc so sánh các dữ liệu liên quan đến hành vi phạm tội hoặc công việc của chúng, ở những độ tuổi khác nhau, ta có thể có được một thông số diễn giải cấp độ của điều mà các nhà thống kê gọi là phương sai của kết quả do di truyền tạo ra. Như vậy những gì còn lại, không do di truyền tạo ra, sẽ là do môi trường tạo ra. Ngành di truyền học hành vi cũng nghiên cứu trẻ được nhận làm con nuôi trong cùng một gia đình, tức anh chị em không cùng huyết thống. Nếu như môi trường chúng chia sẻ chung, tức cùng một gia đình và cùng một phương cách nuôi dạy, đủ mạnh để uốn nắn hành vi của chúng, theo như lập luận của những người theo chủ thuyết do môi trường (đối lập với chủ thuyết theo di truyền), thì cặp anh chị em không cùng huyết thống này sẽ cho thấy mối tương quan giữa các đặc tính hành vi của chúng cao hơn so
https://thuviensach.vn
với mối tương quan được thấy giữa một cặp trẻ không cùng huyết thống được chọn ngẫu nhiên. Việc so sánh hai thể tương quan này sẽ giúp chúng ta đo được tác động của môi trường sống chung.
Các kết quả của ngành di truyền học hành vi thường gây sững sờ vì chúng cho thấy sự hiện hữu của những mối liên hệ về hành vi giữa hai trẻ sinh đôi giống y hệt nhau ngay cả khi chúng được nuôi dạy bởi hai cặp cha mẹ khác nhau trong hai môi trường khác biệt nhau về nền tảng văn hóa hoặc kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, phương pháp nghiên cứu di truyền học hành vi cũng bị chỉ trích mạnh mẽ. Vấn đề chủ yếu là những yếu tố nào tạo nên sự khác biệt về môi trường. Trong nhiều trường hợp, cặp trẻ sinh đôi tuy được nuôi dạy trong hai gia đình khác nhau, nhưng hai gia đình đó có nhiều điều kiện môi trường giống nhau, khiến ta khó có thể phân biệt ảnh hưởng có nguồn gốc tự nhiên với ảnh hưởng có nguồn gốc văn hóa. Trong số những “môi trường chung” mà một nhà nghiên cứu về di truyền học hành vi có thể bỏ sót là tử cung người mẹ, nơi có ảnh hưởng mạnh lên sự phát triển của genotype (thể loại gene) thành phenotype (kiểu hình dạng), tức cá nhân con người. Cặp trẻ sinh đôi giống y hệt nhau đương nhiên chung nhau môi trường tử cung người mẹ, nhưng môi trường tử cung bà mẹ này có thể khác bà mẹ khác, thí dụ như bà mẹ có thể bị suy dinh dưỡng, nghiện rượu, hoặc nghiện ma túy, và những điều ảnh này có thể ảnh hưởng lên sự phát triển của genotype thành phenotype.
Phương pháp thứ hai, kém chính xác hơn, để khảo sát nguồn gốc bản chất tự nhiên của hành vi là khảo sát văn hóa so sánh (cross-cultural) của một đặc tính hoặc một hoạt động mang tính văn hóa. Ngày nay, chúng ta đã có một hồ sơ dân tộc học về hành vi của một phổ lớn các xã hội, hoặc đang hiện hữu hoặc cổ xưa dựa vào các nguồn thu thập từ lịch sử hoặc ngành khảo cổ học. Nếu như có một đặc tính xuất hiện trong tất cả các xã hội loài người hoặc hầu như trong tất cả các nền xã hội được biết đến, tức không có tác động của môi trường, thì ta có thể chắc chắn rằng hành vi có nguồn gốc do gene hơn là môi trường. Đây là phương cách nghiên cứu điển hình được
https://thuviensach.vn
dùng trong nghiên cứu so sánh hành vi của động vật, tức ngành nghiên cứu hành vi động vật (animal ethology).
Phương pháp nghiên cứu này có một vấn đề: ta khó tìm được những đặc tính thật sự mang tính phổ quát liên quan đến cách thức con người tư duy và hành động. Hành vi ở con người có sự đa dạng lớn hơn loài thú, bởi vì con người là sinh vật có cấp độ văn hóa cao nhất, họ học được cách cư xử thông qua luật lệ, phong tục tập quán truyền thống và những ảnh hưởng khác được hình thành bởi cấu trúc xã hội hơn là do tự nhiên.8 Các nhà nhân loại học chuyên về nghiên cứu văn hóa ở thời kỳ hậu Boas đặc biệt thích thú nhấn mạnh sự đa dạng của hành vi con người. Nhiều tác phẩm kinh điển của ngành nhân loại học ở thế kỷ 20, như tác phẩm Coming of Age in Samoa của Margaret Mead, cho thấy một số tập quán văn hóa thường gặp tại phương Tây, thí dụ như sự ghen tuông liên quan đến tính dục, hoặc sự tiết chế tình dục của các thanh thiếu nữ, không được thực hành tại một số các nước không thuộc nền văn hóa phương Tây.9 Truyền thống này tồn tại trong vô số các “nghiên cứu văn hóa” tại các trường đại học khắp trên nước Mỹ, nhấn mạnh sự hiện hữu của các dạng hành vi được coi là lệch lạc, biến thái, tức khác với chuẩn bình thường của phương Tây.
Tuy nhiên, vẫn còn một thực tế là có những phổ quát về văn hóa: mặc dù những hình thái gia đình, chẳng hạn gia đình năm thế hệ ở Trung Quốc và gia đình hạt nhân (chỉ có cha mẹ và con cái) ở Mỹ – là không phổ quát; quan hệ cặp đôi giữa nam và nữ là một hành vi đặc trưng-loài cho con người, không có ở loài tinh tinh. Nội dung của các ngôn ngữ của loài người được cấu tạo một cách ngẫu nhiên và mang tính văn hóa, nhưng những “cấu trúc cơ bản” về ngữ pháp, tức nền tảng chung của tất cả các ngôn ngữ, được Noam Chomsky phát hiện ra đầu tiên, thì không. Nhiều thí dụ về hành vi khác thường hoặc không điển hình được dùng để làm suy yếu sự hiện hữu của những mô hình nhận thức phổ quát bị hổng, như nghiên cứu của Margaret Mead về các thanh thiếu niên Samoa. Người da đỏ Hopi được cho là không có khái niệm về thời gian, nhưng thật ra, họ có khái niệm về thời gian; chỉ là các nhà nhân loại học nghiên cứu họ không nhận ra.10 Người ta
https://thuviensach.vn
có thể nghĩ màu sắc là những ứng viên thích hợp cho sự hình thành do xã hội, vì những cái chúng ta định là màu “xanh dương” hoặc màu “đỏ” thật ra chỉ là những điểm nằm trên một phổ liên tục các bước sóng ánh sáng. Tuy vậy, vẫn có một nghiên cứu về nhân loại học đã yêu cầu các thành viên của những nền văn hóa khác nhau sắp xếp những màu sắc được sử dụng trong xã hội riêng của họ thành một bảng phân loại màu sắc; kết quả là người ta cảm nhận màu chính và các màu phụ như nhau xuyên biên giới văn hóa. Điều này có nghĩa là dường như có một “phần cứng” về nhận thức màu sắc dựa trên bản chất sinh học của con người, cho dù ta không biết những gene hoặc những cấu trúc thần kinh chuyên biệt nào sản sinh ra nhận thức đó.
Ngành di truyền học hành vi và nhân loại học so sánh giữa các nền văn hóa bắt đầu với hành vi ở cấp vĩ mô và đã đưa ra những suy luận về bản chất tự nhiên của con người dựa trên các mối tương quan. Ngành di truyền học hành vi bắt đầu với giả thuyết là con người đồng nhất về gene và từ đó đi tìm các khác biệt do môi trường; còn ngành nhân loại học so sánh giữa các nền văn hóa coi con người là không đồng nhất về văn hóa và từ đó đi tìm những nét giống nhau do di truyền. Tuy nhiên, không ngành nào có đủ khả năng để chứng minh là mình hoàn hảo không thể nào phản biện được, bởi vì cả hai đều dựa trên suy luận bằng thống kê, tức có độ sai lệch lớn, và không ngụ ý miêu tả mối quan hệ nhân quả thật sự giữa gene và hành vi.
Tất cả những điều này đều sắp sửa thay đổi. Về lý thuyết, ngành sinh học có thể cung cấp những thông tin về những con đường phân tử kết nối giữa các gene và hành vi. Các gene này kiểm soát sự thể hiện – tức bật tắt các gene khác – và chúng chứa mật mã của các protein kiểm soát các phản ứng hóa học của cơ thể và là những khối kiến trúc của các tế bào cơ thể. Phần lớn kiến thức chúng ta hiện đang có về các nguyên nhân do di truyền tương đối giới hạn, chủ yếu ta chỉ biết về những rối loạn đơn bào. Các hành vi ở cấp độ cao hơn, thí dụ như trí thông minh và tính hung hăng, thường có nguồn gốc phức tạp hơn về mặt di truyền học bởi vì chúng là sản phẩm của nhiều gene tương tác với nhau và với môi trường. Nhưng dường như ta sẽ có khả năng hiểu biết nhiều hơn về các nguyên nhân do di truyền cho dù ta
https://thuviensach.vn
không bao giờ có thể hiểu được hoàn toàn hành vi được hình thành như thế nào.
Thí dụ một gene tạo nên trí nhớ siêu việt được nhà sinh học tại trường Princeton, Joe Tsien, cấy vào một con chuột nhắt. Từ lâu, người ta nghi ngờ một thành phần của tế bào não gọi là “NMDA receptor” có liên quan đến khả năng hình thành trí nhớ và là sản phẩm của loạt gene mang tên NR1, NR2A, NR2B. Qua việc thực hiện một thí nghiệm có thể nói là gây kinh ngạc đến mất hồn, trong đó một con chuột nhắt được sinh ra mà không có gene NR1, Tsien đã xác định được là chính gene này thật sự liên kết với trí nhớ. Trong một thực nghiệm thứ hai, ông cho thêm gene NR2B vào một con chuột khác và thấy rằng thật sự đã tạo ra một con vật có trí nhớ siêu phàm.11
Tsien đã không tìm thấy một “gene chuyên biệt cho” trí thông minh; ông thậm chí cũng không tìm ra một “gene chuyên biệt cho” trí nhớ, bởi vì trí nhớ được hình thành bởi sự tương tác của nhiều gene khác nhau. Bản thân trí thông minh có thể không là sản phẩm của một gene duy nhất mà là một tập hợp các khả năng chịu ảnh hưởng của cả một phổ các chức năng nhận thức nằm trong não, và trí nhớ chỉ là một trong số những khả năng này. Tuy nhiên, hiện nay, một mảnh ráp của toàn bộ cấu trúc này đã được nhận biết, và sẽ đến lượt nhiều mảnh khác. Hiển nhiên là không thể có thí nghiệm trên con người gây chấn động dư luận, nhưng dựa vào những điểm giống nhau giữa phenotype người và động vật, sẽ có thể có những suy luận về nguyên nhân do di truyền vững chắc hơn hiện nay.
Ngoài ra, ta có thể nghiên cứu các điểm khác nhau về sự phân bố các allele (đoạn ADN khác biệt giữa các cá thể) và liên hệ chúng với các điểm khác biệt giữa các dân tộc. Thí dụ chúng ta biết rằng các nhóm dân tộc khác nhau trên thế giới có những phân bố khác nhau về nhóm máu; sơ bộ chỉ có 40% người châu Âu có máu nhóm O (tức người da trắng Caucasian - ND), trong khi người châu Mỹ bản xứ (tức người da đỏ - ND) hầu như toàn bộ chỉ có máu nhóm O.12 Các allele có liên quan đến chứng thiếu máu hồng
https://thuviensach.vn
cầu dạng lưỡi liềm cũng phổ biến hơn trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi so với người Mỹ da trắng.
Nhà di truyền học quần thể Luigi Luca Cavalli-Storza đã lập bản đồ suy diễn lịch sử các cuộc di dân trong quá khứ của loài người ở giai đoạn sớm, di dân ra khỏi châu Phi để đến các phần khác nhau trên trái đất, dựa trên sự phân bố các ADN ty thể (mitochondria, nằm ngoài nhân tế bào, và được di truyền từ mẹ sang con).13 Ông đã tiến xa hơn khi liên kết các dân tộc này với sự phát triển của các ngôn ngữ, và đã suy diễn để cung cấp lịch sử tiến hóa của ngôn ngữ mà không có dữ liệu văn bản.
Thể loại kiến thức khoa học này, dù không có công nghệ để tận dụng, có những hàm ý chính trị quan trọng. Chúng ta đã từng thấy điều này xảy ra trong trường hợp của ba hành vi ở cấp độ cao do di truyền – trí thông minh, phạm tội, và tình dục – và trong tương lai ta sẽ còn thấy những hành vi khác nữa.14
Khả năng di truyền của trí thông minh
Năm 1994, Charles Murray và Richard Herrnstein, đã nhóm lên một cơn bão lửa khi họ xuất bản quyển sách, The Bell Curve.15 Ngập tràn các dữ liệu thống kê và dựa rất nhiều vào bộ dữ liệu Nghiên cứu Kinh tuyến Quốc gia về Giới trẻ, quyển sách đã gây ra hai luồng khẳng định cực kỳ đối kháng nhau. Luồng đầu tiên cho rằng trí thông minh được thừa hưởng chủ yếu qua di truyền. Nói theo ngôn ngữ thống kê, Murray và Herrnstein lập luận rằng 60 đến 70% phương sai về trí thông minh là do gene, phần còn lại là do các yếu tố môi trường, thí dụ dinh dưỡng, giáo dục, cấu trúc gia đình, và những đặc tính khác thuộc về môi trường. Và luồng thứ hai lập luận rằng các gene có giữ một vai trò theo các sát trí hạch thông minh cho thấy người Mỹ gốc Phi có chỉ số thông minh thấp hơn người Mỹ da trắng một độ lệch chuẩn (standard deviation).[1] Murray và Herrnstein giữ lập luận cho rằng trong một thế giới mà các rào cản xã hội đối với tính lưu động đang sụp đổ và phần thưởng dành cho trí thông minh đang tăng cao, xã hội
https://thuviensach.vn
càng tăng sự phân hóa về mặt cấu trúc cùng với nhận thức. Chính các gene chứ không phải các nền tảng xã hội sẽ là chìa khóa dẫn đến thành công. Những người thông minh nhất sẽ lấy phần lớn tài sản; thật vậy, do việc “giao phối theo kiểu xứng đôi vừa lứa” (assortative mating), tức khuynh hướng kết hôn với người giống mình, giới có nhận thức ưu tú sẽ có khuynh hướng gia tăng khả năng phát triển tương ứng của họ theo thời gian. Những người có trí thông minh thấp kém hơn sẽ phải đối mặt với những hạn chế nghiêm trọng về cơ hội phát triển trong cuộc sống, và khả năng các chương trình quốc gia nhằm cải thiện những hạn chế này bị giới hạn.16 Những lập luận này mang âm hưởng những lập luận được phát biểu trước đó bởi nhà tâm lý học Arthur Jensen trong một bài báo đăng trên tờ Harvard Educational Review vào năm 1969, trong đó ông đã có những kết luận cũng bi quan như vậy.17
Không có gì lạ khi quyển The Bell Curve tạo ra một sự bất đồng quan điểm lớn đến thế. Murray và Herrnstein bị cáo buộc là những người phân biệt chủng tộc và bảo thủ mù quáng.18 Qua những lời lẽ trong một bản tham luận, “Mang nguy cơ tấn công và cảnh báo, The Bell Curve... đơn giản là một chương khác của nền kinh tế chính trị của chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc tiếp diễn.”19 Một tuyến tấn công chung cáo buộc các tác giả quyển sách là những nhà ngụy khoa học đưa ra những phát hiện giả mạo và thiên lệch không đáng được bàn luận một cách nghiêm túc, và tìm cách gắn các tác giả đó với các tổ chức trọc đầu và tân phát xít.20
Nhưng quyển sách chỉ là tràng đạn bắn đi gần đây nhất trong cuộc chiến giữa những người cho rằng trí thông minh mang tính di truyền cao độ và những người cho rằng trí thông minh chủ yếu được hình thành bởi môi trường. Những nhà bảo thủ thường thích lập luận dựa trên những khác biệt có nguồn gốc bản chất tự nhiên của con người bởi vì họ muốn biện minh cho hệ thống phân chia giai cấp xã hội hiện hành và chống đối sự can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh sự phân hóa ấy. Trái lại, cánh tả không thể chấp nhận ý tưởng là có những giới hạn mang tính bản chất tự nhiên (tức do di truyền - ND) trong việc đi tìm công bằng xã hội, và đặc biệt không
https://thuviensach.vn
chấp nhận có các khác biệt do tự nhiên giữa các nhóm chủng tộc trong loài người. Sự tranh chấp trong một vấn đề như nguồn gốc của trí thông minh cao đến mức ngay lập tức tràn ra thành những cuộc tranh cãi về phương pháp luận nghiên cứu, với cánh hữu lập luận rằng khả năng nhận thức là không phức tạp và có thể đo lường được, còn cánh tả lập luận rằng khả năng nhận thức là mơ hồ và dễ bị đo lường sai.21
Có một thực tế khiến ta cảm thấy không thoải mái: đó là sự phát triển của ngành thống kê hiện đại, và từ đó là sự phát triển của khoa học xã hội đương thời nói chung, bị ràng buộc chặt chẽ với trắc nghiệm tâm thần (psychometry) và các công trình nghiên cứu của một số nhà phương pháp luận tài năng nhưng cũng là những người phân biệt chủng tộc và nghiên cứu thuyết ưu sinh học (eugenics). Đứng đầu trong số những người này là Francis Galton, anh em họ của Charles Darwin, đề ra thuật ngữ eugenics, và đã lập luận trong quyển Hereditary Genius rằng khả năng xuất chúng có khuynh hướng được di truyền theo gia đình.22 Galton là một trong những người đầu tiên ở cuối thế kỷ 19 thiết kế ra các sát hạch trí thông minh mà ông hy vọng sẽ mang tính khách quan trong việc đo lường trí thông minh. Ông đã thu thập các dữ liệu một cách hệ thống, và đã thực nghiệm chúng bằng những phương pháp toán học mới để phân tích chúng.
Học trò của Galton, Karl Pearson, là Giáo sư Galton về ưu sinh học tại University College, Luân Đôn, và là một tín đồ kiên trung của thuyết xã hội của Darwin, đã từng viết: “Lịch sử cho tôi thấy một con đường, và chỉ có một con đường, trong đó một mức độ cao cấp của văn minh đã được sản sinh, con đường đó là cuộc chiến giữa các chủng tộc, và sự sinh tồn của chủng tộc có thể chất và tinh thần phù hợp nhất.”23 Ông cũng là một nhà phương pháp luận siêu việt và là một trong những người sáng lập ra ngành thống kê hiện đại. Mọi sinh viên năm thứ nhất của môn thống kê đều biết cách tính hệ số “Pearson’s r”, tức hệ số cơ bản về đặc tính tương quan, và đều học sát hạch chi bình phương ( 2), một phát minh khác của Pearson dùng để khảo sát ý nghĩa thống kê. Pearson đã phát minh ra hệ số tương quan, một phần vì ông muốn tìm ra một phương cách chính xác hơn để đo
https://thuviensach.vn
lường các hiện tượng tương quan, tức các sát hạch về trí thông minh, với các đặc tính sinh học tiềm ẩn, tức bản thân trí thông minh. (Trang web của khoa thống kê của University College tự hào đăng các công trình nghiên cứu của ông trong vai trò một nhà toán học ứng dụng nhưng kín đáo tránh đăng các bài viết của ông về chủng tộc và di truyền).
Một nhà phương pháp luận quan trọng khác, Charles Spearmen, đã phát minh ra kỹ thuật cơ bản để phân tích các yếu tố và phổ tương quan Spearman, cả hai đều là những công cụ thống kê không thể thiếu được trong nghiên cứu. Spearman, một nhà trắc nghiệm tâm lý, ghi nhận rằng các trắc nghiệm khảo sát khả năng trí tuệ tương quan cao độ với nhau: thí dụ như người có điểm số vấn đáp cao thường có điểm số cao khi làm sát hạch toán học. Ông giả định có một yếu tố chung cho trí thông minh, mà ông gọi là g (biểu tượng cho general intelligence
– trí thông minh nói chung), là nguyên nhân tiềm ẩn cho kết quả của một cá nhân trên nhiều trắc nghiệm khác nhau. Phân tích yếu tố phát triển nhờ nỗ lực phân lập trị số g theo một phương pháp nghiêm ngặt của ông, và đây vẫn là trung tâm của các tranh luận đương thời về trí thông minh thừa hưởng qua di truyền.
Đối với một số người, việc liên hệ phương pháp trắc nghiệm tâm lý với các quan điểm chính trị không thể chấp nhận được về chủng tộc và ưu sinh học có thể cũng đủ để họ phản bác toàn bộ các quan điểm này, nhưng dữ liệu thật sự cho thấy là không nhất thiết phải có sự tương quan giữa những kết quả sai lệch về chính trị với khoa học sai lệch. Công kích các thành tựu về mặt phương pháp luận của những người có quan điểm mà ta không thích và bác bỏ các công trình nghiên cứu của họ bằng cách gọi đó là “ngụy khoa học” là một cách đi tắt tiện dụng tránh phải đưa ra lập luận về vấn đề. Phản biện kiểu này đã được sử dụng có hiệu quả bởi cánh tả trong phần lớn nửa sau của thế kỷ 20, với cao trào là việc xuất bản quyển sách của Stephen Jay Gould, The Mismeasure of Man vào năm 1981.24 Gould, một nhà nghiên cứu cổ sinh vật học cực Tả, bắt đầu phản biện bằng cách nhắm vào các đối tượng như Samuel George Morton và Paul Broca, là các nhà khoa học ở thế
https://thuviensach.vn
kỷ 19 tin rằng trí thông minh có thể được suy từ việc đo kích thước đầu và những kết quả nghiên cứu sai lệch của họ đã được sử dụng để cổ vũ các chính sách phân biệt chủng tộc và chống đối nhập cư thời kỳ khúc quanh chuyển sang thế kỷ 20. Sau đó, Gould tiếp tục tấn công các nhà cổ vũ đáng tin cậy hơn của các giả thuyết về trí thông minh do di truyền ở thế kỷ 20, như Spearman và Cyril Burt, mà Arthur Jensen đã dựa rất nhiều vào để lập luận.
Trường hợp của Burt đặc biệt đáng ghi nhận vì Burt, một trong những người khổng lồ của ngành tâm lý học hiện đại, đã bị kết án vào năm 1976 vì tội danh cố ý giả mạo các dữ liệu trong các công trình nghiên cứu về các cặp sinh đôi đơn hợp tử (cùng trứng) để có thể tạo ra định đề là trí thông minh có hơn 70% mang tính di truyền. Oliver Gillie, nhà báo người Anh, đã tuyên bố trên tờ The Sunday Times ra cùng năm 1976 rằng Burt đã ngụy tạo các đồng tác giả và các dữ liệu, và rằng các kết quả của Burt đưa ra chỉ là ngụy tạo. Việc này đã cung cấp đạn dược cực kỳ mạnh cho những chỉ trích khác, thí dụ như nhà tâm lý học Leon Kamin, đã lập luận rằng “không có dữ liệu nào có thể khiến một người thận trọng chấp nhận được giả thuyết là điểm số đạt được trong các sát hạch chỉ số thông minh IQ có một mức độ di truyền nào đó.”25 Cùng với Richard Lewontin và Steven Rose, Oliver Gillie đã đã tiếp tục tấn công trên nền tảng rộng toàn bộ lĩnh vực của ngành di truyền học hành vi mà họ coi là ngụy khoa học.26
Đáng tiếc, ý tưởng trị số g biểu tượng cho một điều có thật trong não và trị số này có cơ sở di truyền học thì không dễ dàng bị giết chết nếu chỉ dựa trên nền tảng phương pháp luận nghiên cứu. Những nhà nghiên cứu đi sau thế hệ này, qua việc tìm hiểu lại các công trình của Burt, chứng minh rằng bản thân những lời kết tội Burt đã giả mạo cũng là giả mạo.27 Trong bất kỳ tính huống nào, các công trình nghiên cứu của Burt không là công trình duy nhất khảo sát các cặp sinh đôi cho thấy có ảnh hưởng cao của tính di truyền; ngoài các công trình này còn có một số công trình khác, bao gồm công trình vào năm 1990 nghiên cứu các cặp sinh đôi tại Minnesota, cũng đưa ra các kết quả rất giống các kết quả của Burt.
https://thuviensach.vn
Một cuộc tranh luận quan trọng và phức tạp tiếp tục không giảm nhiệt trong số những nhà tâm lý học liên quan đến sự tồn tại và bản chất của trị số g của Spearman, với lập luận của các học giả rất được tin cậy đến từ cả hai trường phái.28 Từ lúc học thuyết của Spearman về trí thông minh được công bố lần đầu tiên vào năm 1904, cho rằng trí thông minh là đơn thể bị phản bác bởi những người tin rằng trí thông minh thật sự là một tập hợp các khả năng liên quan với nhau, mỗi một khả năng này có thể biến thiên ngay cả trong một cá nhân. Một trong những người cổ vũ sớm nhất cho quan điểm này là nhà tâm lý học người Mỹ, L. L. Thurstone; một người khác mới gần đây là Howard Gardner, chủ thuyết “các trí thông minh khác nhau” của ông đã được biết đến rộng rãi trong giới giáo dục Mỹ.29 Những người bênh vực cho yếu tố g đã vạch ra rằng lập luận có phần nào mang tính định nghĩa: đa số khả năng mà Gardner dán nhãn là trí thông minh, giống Murray và Herrnstein cũng vạch ra, một cách hợp lý, nên được gọi là tài năng, còn thuật ngữ trí thông minh nên được dành cho một tập hợp các chức năng nhận thức giới hạn hơn. Họ đã đặt yếu tố g của họ dựa vào việc phân tích yếu tố và số liệu thống kê vững chắc cho thấy yếu tố g biểu hiện cho một trong những chức năng ấy. Các nhà phê bình đã phản biện hợp lý khi cho rằng những người cổ vũ cho yếu tố g đang suy diễn từ sự hiện hữu của một khả năng mà chưa có ai thật sự quan sát thấy, trong khi hẳn là phải có một tương quan sinh lý trong não bộ.
Quyển The Bell Curve dẫn đến việc xuất bản một loạt các quyển sách khác do những nhà tâm lý học và chuyên gia nghiên cứu về trí thông minh viết. Các quyển này tóm tắt những kiến thức hiện thời về mối liên hệ giữa trí thông minh và di truyền.30 Từ các tư liệu này, ta thấy rõ ràng là trong khi nhiều người phản đối mạnh mẽ nhiều khẳng định chính của Murray và Herrnstein, vấn đề hai ông này đã phát hiện ra – tức tầm quan trọng của trí thông minh trong xã hội hiện đại và tác động do nguồn gốc di truyền của nó – sẽ không thể phủ định được. Thí dụ, có rất ít người phản đối việc có một mức độ cụ thể về di truyền cho bất kể điều gì mà các sát hạch trí thông minh đo lường, dù điều đó là yếu tố g hay là nhiều yếu tố khác trong trí
https://thuviensach.vn
thông minh. Trong sự thức tỉnh mà The Bell Curve đem lại, một ấn bản đặc biệt của tạp chí American Psychologist được xuất bản đúc kết sự đồng thuận của ngành này khi cho rằng phân nửa của trí thông minh của con người dường như có liên quan đến di truyền ở độ tuổi ấu thơ, và sẽ có tỷ lệ còn cao hơn nữa khi con người đến độ tuổi trưởng thành.31 Trong giới chuyên gia, có một tranh luận kỹ thuật liên quan đến việc so sánh di truyền “theo nghĩa rộng” với di truyền “theo nghĩa hẹp”, việc tranh luận này đã khiến một số người lập luận rằng yêu tố di truyền hình thành trí thông minh không có tác động lớn hơn 40%,32 nhưng rất ít người chịu nghiêm túc xem xét ý kiến của Kamin cho rằng không có bằng chứng đáng tin nào cho thấy có mối liên hệ giữa kết quả sát hạch trí thông minh với di truyền.
Sự khác biệt ý kiến về giả thiết tính di truyền của trí thông minh đã có những tác động khá quan trọng lên chính sách liên quan đến cộng đồng, bởi vì nếu như tỷ lệ tác động của di truyền có những con số thấp hơn 40% đến 50% thì điều này sẽ gợi ý rằng, trái với suy diễn của Murray và Herrnstein, các yếu tố môi trường thật sự hiện hữu, và chính sách của nhà nước có thể tác động lên các yếu tố môi trường này, giúp nâng cao chỉ số IQ. Ta có thể thấy rằng cái ly cổ vũ cho thuyết môi trường trở thành đầy được phân nửa thay vì vơi đi phân nửa: có nghĩa là một môi trường tốt hơn về chế độ dinh dưỡng, giáo dục, an ninh và kinh tế sẽ góp phần nuôi dưỡng tỷ lệ 50% do môi trường của chỉ số IQ của trẻ em và do đó, những yếu tố môi trường vừa kể sẽ là mục tiêu hợp lý của chính sách xã hội.
Lập luận cổ vũ yếu tố môi trường hình thành nên trí thông minh cũng đã xoa dịu cú đánh liên quan đến vấn đề làm nhức đầu: trí thông minh có liên hệ với chủng tộc. Ấn bản American Psychologist đặc biệt đó cũng khẳng định rằng người da đen thật sự có điểm số sát hạch trí thông minh thấp hơn các điểm chuẩn một cách đáng kể so với điểm số của người da trắng. Vấn đề là tại sao như vậy? Có nhiều lý do dựa trên hoàn cảnh môi trường gợi ý rằng sự thấp kém này có nguyên nhân do từ môi trường hơn là do từ di truyền. Một trong những lý do quan trọng đó có liên quan đến cái gọi là hiệu ứng Flynn, được đặt theo tên của nhà tâm lý học James Flynn, người
https://thuviensach.vn
đầu tiên ghi nhận điểm số IQ đã được nâng cao trong thế hệ vừa qua ở hầu hết các quốc gia phát triển.33 Rất khó có thể nói rằng sự thay đổi này là do các tác động của di truyền, bởi vì các thay đổi về di truyền không thể xảy ra nhanh như vậy; chính Flynn cũng nghi ngờ về việc toàn bộ loài người ở thế hệ này lại có thể thông minh hơn thế hệ trước đó (nếu trí thông minh do di truyền thì toàn bộ loài người phải thông minh vì có cùng gene người - ND). Điều này gợi ý rằng chỉ số IQ gia tăng đáng kể là kết quả có được từ yếu tố môi trường mà chúng ta hiện đang hiểu biết rất ít, xếp mức từ chế độ dinh dưỡng tốt hơn xưa (cũng là yếu tố dẫn đến việc thế hệ này cao lớn hơn thế hệ trước) đến nền giáo dục và phương pháp kích thích trí tuệ sẵn có để sử dụng nhiều hơn. Điều này gợi ý rằng các nhóm xã hội bị thiệt thòi, thí dụ như cộng đồng người Mỹ gốc Phi, phải chịu những thiệt thòi tương đối về chế độ dinh dưỡng, nền giáo dục, và các yếu tố khác của môi trường xã hội, sẽ thấy chỉ số IQ của mình được nâng lên theo với sự cải thiện các yếu tố môi trường vừa kể. Chỉ số IQ của người da đen đã được nâng cao, cũng như chỉ số IQ của người Do Thái và những thành viên của các cộng đồng nhập cư khác, và khoảng cách giữa người da đen và người da trắng đã được thu hẹp lại đến một mức độ nào đó; thậm chí, trong tương lai, tầm quan trọng của khoảng cách này sẽ phai nhòa đi.
Điểm chính của cuộc bàn luận về trí thông minh và di truyền này không phải là tranh luận về một giả thuyết riêng biệt nào liên quan đến trí thông minh hoặc ước đoán riêng biệt nào về tính di truyền của trí thông minh. Quan sát của riêng tôi về những người đồng thời sống quanh tôi (đặc biệt là chính các con của tôi) gợi ý rằng trí thông minh không phải là sản phẩm của duy nhất yếu tố g mà là sản phẩm của một tập hợp của các khả năng liên kết chặt chẽ với nhau. Quan sát hợp lý cũng đã cho tôi thấy rằng di truyền đã ảnh hưởng rất nhiều lên những khả năng này. Tôi ngờ rằng những nghiên cứu thêm được thực hiện ở cấp độ phân tử sẽ không dẫn đến những kết quả mới gây kinh ngạc về sự khác biệt về trí thông minh giữa các chủng tộc khác nhau. Lượng thời gian tiến hóa đã qua từ khi các chủng tộc hình thành là quá ngắn, và độ khác biệt về di truyền giữa các chủng tộc, khi ta
https://thuviensach.vn
xem xét các đặc tính có thể đo được (thí dụ sự phân phối các nhóm máu), cũng quá hẹp để có thể cho rằng có những khác biệt lớn về trí thông minh.
Vấn đề nằm ở chỗ khác. Ngay cả khi ta không thực hiện được bất kỳ đột phá nào trong ngành công nghệ di truyền cho phép ta có thể tác động lên trí thông minh, nội việc tích lũy kiến thức về gene và hành vi sẽ có những hệ quả về chính trị. Một trong số những hệ quả này có thể tốt: ngành sinh học phân tử có thể sẽ giải thoát cho gene khỏi phải chịu trách nhiệm về những khác biệt quan trọng giữa các cá nhân hoặc các nhóm, cũng giống như nghiên cứu của Boas về kích thước hộp sọ đã hạ bệ “chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dựa trên khoa học (scientific racism)” đầu thế kỷ 20. Mặt khác, các ngành khoa học về sự sống có thể cung cấp cho chúng ta những thông tin mới mà chúng ta không biết thì tốt hơn. Cơn bão lửa chính trị do quyển The Bell Curve làm dấy lên sẽ không là cơn bão cuối cùng về chủ đề này, và những ngọn lửa do quyển sách này nhóm lên sẽ nuôi dưỡng các nghiên cứu mới về ngành di truyền học, khoa học thần kinh nhận thức, và sinh học phân tử. Nhiều người cánh tả sẽ thích thú phản đối ra miệng các lập luận liên kết gene với trí thông minh, họ sẽ cho rằng các lập luận đó mang tính kỳ thị chủng tộc và là kết quả của những công trình nghiên cứu của các nhà ngụy khoa học, và bản thân khoa học chân chính sẽ không cho phép thể loại đi đường tắt này. Việc tích lũy kiến thức về các con đường phân tử dẫn đến trí nhớ, như đã được biện minh bởi các thí nghiệm gây kinh ngạc do Joe Stien thực hiện trên loài chuột nhắt, sẽ khiến những dự đoán trong tương lai về tính di truyền của trí thông minh trở nên còn chính xác hơn nhiều. Các kỹ thuật chụp hình não bộ, thí dụ như kỹ thuật chụp hình cắt lớp não bằng tia positron (positron-emission tomography), đo hình ảnh chức năng não bằng cộng hưởng từ (functional resonance imaging), và đo phổ cộng hưởng từ (magnetic resonance spectroscopy), sẽ có khả năng để lập bảng động học dòng lưu lượng máu và các xung điện thần kinh; đề ra mối liên hệ giữa các yếu tố sinh học này với các hoạt động trí tuệ, đến một ngày nào đó sẽ đạt được câu trả lời đúc kết cho câu hỏi liệu yếu tố g là một yếu tố đơn độc hay là một tập hợp các yếu tố, bằng cách định vị yếu tố g trong
https://thuviensach.vn
một hoặc nhiều bộ phận của não. Việc khoa học ác (bad science) được sử dụng vào những mục đích ác không ngăn cản chúng ta với khả năng khoa học thiện (good scince) trong tương lai sẽ chỉ phục vụ những điều mà chúng ta cho là điều thiện.
Di truyền học và Tội phạm
Nếu có vấn đề gì gây ra bất đồng chính trị lớn hơn mối liên hệ giữa di truyền và trí thông minh, thì đó là nguồn gốc di truyền của việc phạm tội. Cố gắng truy nguyên hành vi phạm tội cho nguồn gốc sinh học đã có lịch sử dài lâu và phức tạp như lịch sử của ngành trắc nghiệm tâm lý (psychometry), với các nghiên cứu trong lĩnh vực này cũng đã phải chịu hậu quả của những phương pháp luận sai lệch có liên quan đến phong trào ưu sinh học. Nhà khoa học tai tiếng nhất dựa theo truyền thống tư duy này là bác sĩ người Ý, Cesare Lombroso, vào thời kỳ đầu chuyển sang thế kỷ 20, đã khảo sát cả các tù nhân còn sống lẫn đã chết và đã phát triển một học thuyết cho rằng có một dạng thể chất có khuynh hướng phạm tội đặc trưng bởi một vầng trán thấp, đầu nhỏ, và các đặc điểm khác. Chịu ảnh hưởng của Darwin, Lombroso đã tin rằng các “dạng” khuynh hướng phạm tội là những hậu quả để lại từ thời kỳ ban đầu của sự tiến hóa của loài người và chúng đã, bằng một cách nào đó, tồn tại được cho đến ngày nay. Lombroso chịu trách nhiệm về quan điểm phóng khoáng hiện đại cho rằng một số người, do những nguyên nhân sinh học riêng của họ, không thể bị quy trách nhiệm cho những tội ác mà họ phạm phải; nhưng công trình nghiên cứu của ông đã sai lệch về phương pháp luận đến mức sau này nó đã, cùng với khoa tướng sọ (phrenology) và các phlogiston (một nguyên tố mà khi chưa tìm ra oxy được cho là hiện diện trong chất dễ gây cháy để gây cháy - ND), được đưa vào các quyển kỷ yếu ngụy khoa học (pseudoscience).34
Các học thuyết hiện đại về nguồn gốc sinh học của việc phạm tội xuất phát từ cùng nguồn với những học thuyết về sự liên kết giữa di truyền và trí thông minh: tức di truyền học hành vi. Mọi nghiên cứu về cặp sinh đôi
https://thuviensach.vn
cùng trứng nhưng được nuôi dạy trong hai môi trường khác nhau hoặc cặp trẻ không có liên hệ huyết thống được nuôi dạy trong cùng một gia đình cũng đều cho thấy có những mối tương quan giữa gene và hành vi phạm tội.35 Một công trình nghiên cứu đặc biệt có kích thước mẫu lớn, 3.586 anh chị em sinh đôi trong Danh sách Thống kê trẻ sinh đôi của Đan Mạch (Danish Twin Register), đã cho thấy cặp sinh đôi cùng trứng có 50% nguy cơ cùng có khuynh hướng phạm tội so với 21% được thấy ở cặp sinh đôi song hợp tử (thụ tinh từ hai trứng khác nhau).36 Một nghiên cứu về anh chị em con nuôi không cùng huyết thống có kích thước mẫu lớn, các đối tượng nghiên cứu cũng nằm trong danh sách nói trên, so sánh các cặp sinh đôi đơn hợp tử (thụ tinh cùng trứng) được nuôi dạy trong cùng một gia đình bởi các cha mẹ hoặc phạm tội hoặc không phạm tội, với các cặp anh chị em con nuôi không cùng huyết thống cũng được nuôi dạy trong cùng một gia đình bởi các cha mẹ hoặc phạm tội hoặc không phạm tội, đã cho thấy khuynh hướng phạm tội của cha mẹ sinh học (tức cặp cha mẹ tạo sự thụ tinh ra trẻ) là yếu tố dự báo quan trọng nhất cho hành vi phạm tội ở trẻ em so với khuynh hướng phạm tội của cha mẹ nuôi, điều này gợi ý là có một dạng chuyển giao nào đó theo tự nhiên của khuynh hướng phạm tội.
Các học giả bênh vực thuyết chống lại thuyết di truyền về khuynh hướng phạm tội đã đưa ra những phản biện có cùng quan điểm với các phản biện về mối tương quan giữa di truyền và trí thông minh.37 Các nghiên cứu về trẻ song sinh thường thất bại vì không tìm ra được các đặc tính tinh tế của môi trường, không loại bỏ được các yếu tố không do di truyền có thể tác động lên khuynh hướng phạm tội, hoặc dựa trên những nghiên cứu có kích cỡ mẫu nhỏ. Travis Hirschi và Michael Gottfredson đã lập luận rằng khuynh hướng phạm tội không thể có nguồn gốc sinh học (tức từ gene di truyền) bởi vì tội phạm là do cấu trúc xã hội hình thành.38 Có nghĩa là, điều mà xã hội này coi là tội ác không nhất thiết cũng bị một xã hội khác coi là tội ác; như vậy làm sao ta có thể nói một ai đó mang “gene chuyên biệt cho” khuynh hướng hẹn hò để rồi hãm hiếp hoặc sống vô công rồi nghề?
https://thuviensach.vn
Tuy nhiều học thuyết di truyền học phạm tội đã hoàn toàn bị bác bỏ, hành vi phạm tội là một lĩnh vực hành vi xã hội có nhiều lý do để được coi là có yếu tố di truyền. Phạm tội dĩ nhiên là một thể loại hành vi có nguồn gốc từ cấu trúc xã hội, nhưng một số tội phạm nghiêm trọng, thí dụ như giết người và trộm cắp, không được bất kỳ xã hội nào chấp nhận, và các đặc tính về hành vi, thí dụ khả năng kiềm chế bản năng kém khiến một số cá nhân vượt rào các quy định xã hội có thể bắt nguồn từ di truyền.39 Một kẻ phạm tội bắn chết người bằng cách bắn vào đầu người này chỉ vì muốn cướp đôi giày chạy thể thao của người đó, hiển nhiên đã không tư duy hợp lý về việc có được sự thỏa mãn tức khắc đánh đổi bằng việc phải trả giá trong một thời gian dài; dễ dàng thấy điều này là kết quả của ứng xử xã hội kém từ tuổi ấu thơ, nhưng cũng không vô lý khi ta cho rằng một số người theo bản chất tự nhiên (tức theo di truyền) cũng đã có tư duy kém dẫn đến việc đánh đổi không hợp lý nói trên.
Nếu ta chuyển từ các khác biệt cá nhân sang các khác biệt theo nhóm, có thể thoạt nhìn là có yếu tố di truyền trong khuynh hướng phạm tội đơn giản bằng cách quan sát trong hầu hết mọi xã hội đã được biết đến và trong mọi thời kỳ lịch sử, chủ yếu là thanh niên, thường trong độ tuổi 15 đến 25, phạm tội ác.40 Dĩ nhiên thiếu nữ và phụ nữ, cũng như người lớn tuổi, cũng có thể phạm tội, nhưng có một điều gì đó ở thanh niên đặc biệt tạo cho họ khuynh hướng đi tìm sự khẳng định cái tôi qua thể chất và chấp nhận các thách thức có nguy cơ khiến họ vượt rào các quy định do xã hội đề ra. Nhà nhân loại học sinh học Richard Wrangham đã ghi chép trong quyển Demonic Males được xuất bản vào năm 1996, rằng trong thực tế có những con tinh tinh đực tổ chức thành những nhóm nhỏ vượt ra ngoài ranh giới lãnh thổ bầy đàn của chúng để cố ý mai phục tấn công các nhóm tinh tinh đực khác.41 Cứ cho rằng loài người là hậu duệ của một tổ tiên tinh tinh cách nay 5 triệu năm, và cho rằng có một sự liên tục đáng kể trong khuynh hướng thiên về bạo lực và tính hung hăng của phái nam trong suốt thời kỳ tiến hóa, thì nguyên nhân do di truyền sẽ trở nên vững chắc.42
https://thuviensach.vn
Một số nghiên cứu đã gợi ý có những con đường phân tử trực tiếp nối giữa gene với tính hung hăng. Cuối thập niên 1980, công trình nghiên cứu về một gia đình người Hà Lan có tiền căn rối loạn mang tính bạo lực đã lần ra nguyên nhân là do gene kiểm soát việc sản xuất các men được gọi tên là monoamin oxidase, viết tắt là MAO.43 Sau đó, một nghiên cứu của Pháp về chuột nhắt đã cho thấy một sự khiếm khuyết tương tự gene MAO khiến chuột nhắt trở nên cực kỳ dữ tợn.44
Dĩ nhiên là người ta có thể học cách kiềm chế bản năng bốc đồng của mình,45 đặc biệt khi, vào những thời điểm phát triển phù hợp, họ được giáo dục để có những thói quen đúng đắn.[2] Đến lượt mình, xã hội có thể làm được nhiều điều để củng cố việc tự kiềm chế này, và có thể phát hiện và trừng phạt hành vi phạm tội trong trường hợp sự tự kiềm chế này thất bại. Những yếu tố xã hội có vai trò trong các tỷ lệ phạm tội khác nhau một cách bi kịch giữa các cộng đồng xã hội (thành phố New York, vào một thời điểm nào đó, đã có tỷ lệ án giết người trong một năm cao hơn tỷ lệ án giết người của cả nước Nhật) và, trong cùng một cộng đồng xã hội theo với thời gian.46 Nhưng chức năng kiểm soát của xã hội sẽ diễn ra trong bối cảnh những cơn bốc đồng sinh học. Hai nhà tâm lý học chuyên về tiến hóa, Martin Daly và Margo Wilson, đã cho thấy tỷ lệ phạm tội giết người thay đổi tương ứng với những dự báo của ngành sinh học tiến hóa – thí dụ, các vụ giết người trong gia đình thường xảy ra giữa những người không cùng huyết thống (giữa vợ chồng hoặc giữa cha dượng và con riêng) hơn là giữa những người có cùng huyết thống.47
Bất kể quan hệ thật sự giữa gene và môi trường với khuynh hướng phạm tội là gì đi nữa, điều rõ ràng là bất kỳ một cuộc tranh luận công khai nào về vấn đề này cũng không thể thực hiện được về mặt chính trị ở nước Mỹ hiện nay. Lý do là vì những người Mỹ gốc Phi là đại diện với tỷ lệ rất cao cho cộng đồng tội phạm tại Mỹ, nên bất kỳ gợi ý nào cho rằng có một yếu tố hình thành khuynh hướng phạm tội ở người da đen thì sẽ chẳng khác nào cũng gợi ý rằng người da đen về mặt di truyền nào đó có sẵn trong bản chất mình khuynh hướng phạm tội. Không một nhà nghiên cứu nghiêm túc nào
https://thuviensach.vn
về lĩnh vực này có bất kỳ gợi ý nào như vậy kể từ những ngày xa xưa của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc dựa trên khoa học, tuy nhiên việc này cũng không ngăn ngừa được một số người luôn cho rằng bất kỳ ai quan tâm nghiên cứu vấn đề này cũng phải có những động cơ mang tính phân biệt chủng tộc.
Đầu thập niên 1990, những suy luận này được nuôi dưỡng bởi Frederick K. Goodwin, một nhà tâm thần học tên tuổi và là Chủ tịch của Hiệp hội Quản lý việc nghiện rượu, lạm dụng ma túy và sức khỏe tâm thần Hoa Kỳ (Alcohol, Drug abuse, and Mental Health Administration). Goodwin, mà Tom Wolfe đã mô tả là một “gã nhà quê nổi tiếng trong giới giao tiếp truyền thông” (nguyên văn yokel), mô tả Chương trình hành động chống bạo lực của Viện Quốc gia về Sức khỏe tâm thần với gợi ý rằng đô thị Mỹ tràn ngập tội phạm là một khu vực “rừng rú”.48 Rõ ràng Goodwin muốn nói đến con số những nghiên cứu thật sự nghiêm túc gợi ý rằng bạo lực ở nam giới mang tính phần cứng (tức do gene). Tuy nhiên, phương thức chọn lựa thuật ngữ không đúng cách của Goodwin đã dẫn đến việc Thượng nghị sĩ Edward Kennedy và Dân biểu John Dingell trực tiếp cáo buộc ông là người phân biệt chủng tộc, và họ cũng lên án chương trình chống bạo lực, coi đó là một chương trình theo học thuyết ưu sinh học được thiết kế để loại trừ các phần tử mà xã hội không mong muốn có.
Việc này đã làm dấy lên sự phản đối của công chúng được tổ chức xung quanh một hội nghị mang tên “Ý nghĩa và tầm quan trọng của nghiên cứu về di truyền học và hành vi phạm tội” (The Meaning and Significance of Research on Genetics and Criminal Behavior), được tổ chức bởi David Wasserman, một nhà nghiên cứu tại Đại học Maryland, và được tài trợ một phần bởi Trung tâm về nghiên cứu gene người thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ (National Institutes of Health – NIH).49 Hội nghị được lên chương trình, bị chỉ trích, được lên chương trình lần hai, và cuối cùng được tổ chức tại một địa điểm hẻo lánh ở vịnh Chesapeake vào năm 1993. Nhằm đáp trả sức ép đối với việc tổ chức hội nghị này, Wasserman đã tìm cách lôi kéo các nhà phê bình thuộc lĩnh vực di truyền học và khuynh hướng phạm tội vào cuộc
https://thuviensach.vn
và đã lên kế hoạch cả một đội cổ vũ trình bày lịch sử của phong trào theo học thuyết ưu sinh học.50 Việc này đã không ngăn được một số người tham dự hội nghị đề xuất một bản phản đối công khai cảnh báo rằng “các nhà khoa học cũng như các sử gia và các nhà xã hội học không nên cho phép mình bị lợi dụng để ngụy tạo tính nghiêm túc kinh điển cho ngụy khoa học mang tính phân biệt chủng tộc.” Hội nghị đã bị phá ngang bởi những người biểu tình bên ngoài phòng hội nghị, đồng ca câu “Hội nghị Maryland, các người không thể lánh mặt được – chúng tôi biết các người đang thúc đẩy diệt chủng!”51 Do đó, như ta có thể dự đoán, trong tương lai, khả năng NIH hoặc Viện quốc gia về sức khỏe tâm thần (National Instute of Mental Health) nhận tài trợ một sự kiện tương tự như hội nghị này sẽ thấp.
Gene và bản năng giới tính, khác giới và đồng giới
Một lĩnh vực thứ ba mà kiến thức về di truyền học đang được tích lũy đang và sẽ có những ảnh hưởng quan trọng về chính trị là bản năng giới tính.52 Ít người phủ nhận bản năng giới tính có cội rễ sinh học rất mạnh, và việc nhiều khác biệt giữa nam và nữ bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân sinh học nhiều hơn là các nguyên nhân do môi trường có nền tảng lý luận vững chắc hơn việc các khác biệt về chủng tộc do sinh học. Dù sao, các cộng đồng chủng tộc và dân tộc của loài người (ranh giới giữa các cộng đồng này thường không rõ ràng) chỉ mới phát triển trong vòng vài chục ngàn năm vừa qua – tức như một hiện tượng thoáng qua trong cả thời kỳ tiến hóa trong đó sự phân biệt giới tính đực cái đã kéo dài khoảng hàng trăm triệu năm, tức ngay cả trước thời điểm loài người xuất hiện. Người nam và người nữ khác nhau về mặt sinh lý, di truyền (dĩ nhiên người nữ có hai nhiễm sắc thể XX và người nam có một cặp nhiễm sắc thể XY), và thần kinh. Nhờ vào phong trào nữ quyền đương đại mà tất cả những khác biệt về giới tính được coi là chỉ giới hạn ở mức độ thể chất, còn phần tinh thần thì chủ yếu giống y như nhau ở nam và nữ. Đối với những người có quan điểm này, mọi khác biệt về giới tính được hiểu là khác biệt về phái tính – có nghĩa là khác biệt do phương cách trẻ em trai và trẻ em gái giao tiếp xã hội.
https://thuviensach.vn
Nhưng rất có thể suy diễn này không hoàn toàn chính xác, và trong thế hệ qua một ngành quan trọng của môn sinh học tiến hóa đã lập luận là não bộ của phái nam và phái nữ đã được định hình bởi những yêu cầu tạo sự khác biệt trong quá trình thích nghi tiến hóa.53
Rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm về đề tài này đã được thực hiện trong 40 năm qua. Năm 1974, hai nhà tâm lý học Eleanor Maccoby và Carol Jacklin đã đúc kết nhiều điều mà thời ấy được biết trong một tác phẩm đồ sộ mang tên Psychology of Sex Differences (Tâm lý học về sự khác biệt giới tính).54 Tác phẩm này đã hạ bệ các huyền thoại về việc nam nữ khác nhau như thế nào – không có chứng minh nào đáng tin cậy, thí dụ trẻ trai với trẻ gái khác nhau về tính hòa đồng, khả năng đề xuất, tức khả năng phân tích, hay nói chung là trí thông minh. Mặt khác, có một số các lĩnh vực mà một loạt các nghiên cứu đã khám phá ra những khác biệt nhất quán. Trẻ em gái có khuynh hướng nói nhiều hơn trẻ em trai, trẻ em trai lại giỏi về khả năng hình dung-không gian, trẻ em trai có khả năng tính toán cao hơn, và cuối cùng, trẻ em trai hung hăng hơn nhiều.55
Trong quyển sách sau này của Maccoby, The Two Sexes (Hai giới tính), cho thấy khác biệt về giới tính bắt đầu từ độ tuổi rất sớm. Một sự đa dạng các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy trò chơi của trẻ em trai thiên về thể chất nhiều hơn trò chơi của trẻ em gái, và trẻ em trai có khuynh hướng thiết lập các đẳng cấp lãnh đạo có định nghĩa rõ ràng hơn trẻ em gái, và trẻ em trai có tính ganh đua cao hơn, và tính ganh đua này có khuynh hướng hiện diện trong nhóm nhiều hơn là giữa các cá nhân. Trẻ em trai có tính hung hăng về mặt thể chất nhiều hơn trẻ em gái, mặc dù trẻ em gái lộ tính hung hăng trong quan hệ nhiều hơn (có nghĩa là bộc lộ tính hung hăng qua thái độ tẩy chay hoặc xa lánh ghét bỏ). Ngôn từ của trẻ em trai khác với trẻ em gái, thường tập trung vào những chủ đề mang tính hung hăng-bạo lực nhiều hơn, trong khi ngôn từ của trẻ em gái tập trung về các quan hệ trong gia đình. Và liên quan đến việc chọn bạn để chơi theo giới tính nào khi trẻ ở độ tuổi còn rất nhỏ, trẻ em trai và trẻ em gái dường như đã được lập trình một cách cứng ngắc theo kiểu tự chia tách theo giới tính.56 Phần lớn các kết
https://thuviensach.vn
quả nghiên cứu này đều được thấy ở các nền văn hóa khác nhau. Tất cả những điều này gợi ý cho Maccoby rằng hẳn phải có một yếu tố sinh học nào đó hoạt động để phân định hành vi của nam giới và nữ giới ngoài các mô hình hòa nhập xã hội phân định trẻ một cách quy ước theo với giới tính của trẻ.57
Khi nói đến vấn đề gene và chứng đồng tính, các lập luận chính trị hầu như hoàn toàn quay ngược. Đối với vấn đề về gene và trí thông minh, gene và khuynh hướng phạm tội, và gene và khác biệt giới tính, cánh tả phản đối mạnh mẽ các giải thích của ngành sinh học và tìm cách hạ thấp giá trị của mọi bằng chứng cho thấy di truyền có ảnh hưởng quan trọng lên bất kỳ hành vi nào được nói đến ở trên. Đối với vấn đề liên quan tình trạng đồng tính, cánh tả đã đưa ra một phản biện: định hướng giới tính không phải là một vấn đề do chọn lựa cá nhân hoặc do sự quy định của xã hội, mà là một điều ngẫu nhiên xảy đến với một cá nhân như thể một tai nạn xảy đến lúc được sinh ra đời.
Chứng đồng tính luôn đặt ra một vấn đề đặc biệt cho ngành sinh học tiến hóa. Bởi vì sự tiến hóa được coi là hoàn toàn liên quan đến sự thành công trong việc sinh sản, mà những người đồng tính có khuynh hướng không để lại con cái, nên người ta có thể cho rằng một gene chuyên biệt cho chứng đồng tính sẽ bị loại trừ khỏi quần thể một cách khá nhanh chóng qua quy trình chọn lọc tự nhiên. Các nhà sinh học tiến hóa đương thời đã đưa giả thuyết là nếu như có một yếu tố di truyền tạo ra chứng đồng tính, thì yếu tố này là sản phẩm thứ phát của một yếu tố khác, mang tính thích nghi hóa cao, một yếu tố có thể đem lợi ích cho nữ giới và được thừa hưởng từ người mẹ.58 Người ta tin rằng não của các loài động vật khác nhau, kể cả của loài người, được giới tính hóa ngay trước khi sinh ra qua việc tiếp xúc với các kích thích tố giới tính ở các mức độ khác nhau, các mức độ tiếp xúc này được ấn định bởi gene. Dựa theo các nghiên cứu thực hiện trên chuột nhắt, người ta đã giả định là chứng đồng tính nam là do thiếu tiếp xúc với kích thích tố nam, testosterone, gây ra.
https://thuviensach.vn
Cho tới nay, tính di truyền của chứng đồng tính được giả định theo cùng phương cách với tính di truyền của trí thông minh hoặc khuynh hướng phạm tội, dựa vào các nghiên cứu trên trẻ sinh đôi và trẻ con nuôi. Những nghiên cứu này đã cho thấy tỷ lệ tính di truyền từ 31% đến 74% đối với nam, và 27% đến 76% đối với nữ. Một số các nghiên cứu giải phẫu học thần kinh gần đây đã cho thấy là thật sự có những khác biệt về cấu trúc trong ba phần của não khi so sánh người nam đồng tính với người nam không đồng tính; theo Simon LeVay, các khác biệt được thấy rõ nhất ở vùng hypothalamus (vùng não điều khiển thân nhiệt, đói, khát...).59 Trong thực tế, Dean Hamer, một nhà nghiên cứu tại NIH, đã khẳng định là có một liên hệ giữa một điểm nào đó trên nhiễm sắc thể X với chứng đồng tính.60 Sử dụng các kỹ thuật chuẩn về nghiên cứu gene để phân tích phả hệ của một nhóm người nam tự nhận mình là đồng tính, Hamer và các cộng sự của ông đã thấy một mối tương quan có ý nghĩa thống kê giữa định hướng giới tính và một số các yếu tố đánh dấu gene (genetic marker) nằm tại vùng Xq28 của nhiễm sắc thể X.
Một số nhà phê bình đã đưa ra những phản ứng tương tự với vấn đề di truyền và trí thông minh, và di truyền và khuynh hướng phạm tội.61 Bất kể phán quyết cuối cùng về những chủ thuyết này là như thế nào, tình trạng đồng tính, cũng như chọn lọc giới tính nam, hiện diện trong thực tế của tất cả những cộng đồng xã hội được biết đến và dường như có một nguồn gốc tự nhiên nào đó. Điều đáng chú ý là tính chính trị của vấn đề này. Trái với trí thông minh và khuynh hướng phạm tội, tức hai lĩnh vực mà cánh tả đả phá dữ dội mọi ý niệm liên quan đến tính di truyền, nhiều người đồng tính ủng hộ cánh tả đã nắm lấy ý tưởng “có gene đồng tính” bởi vì khái niệm có nguyên nhân di truyền cho tình trạng đồng tính giải thoát những người đồng tính nam khỏi phải nhận trách nhiệm về chứng đồng tính của mình. Trong trường hợp này, cánh hữu phản biện tình trạng đồng tính là do người đồng tính chọn phong cách sống như vậy. Sự hiện hữu của gene gây đồng tính sẽ “chứng minh” là tính trạng đồng tính cũng đơn giản như nốt tàn nhang trên mặt: tức một tình trạng mà không ai có thể giải quyết được.
https://thuviensach.vn
Lập luận này cũng chẳng hợp lý gì hơn lập luận cho rằng trí thông minh và khuynh hướng phạm tội không thể bị ảnh hưởng của môi trường. Ngoài một số các rối loạn do một gene đơn thuần gây ra, các gene hầu như không bao giờ định được 100% đặc tính nào đó của một cá nhân,62 và cũng không có lý do nào để cho rằng sự hiện hữu của gene đồng tính sẽ loại bỏ vai trò của văn hóa, chuẩn đạo đức xã hội, cơ hội và những yếu tố môi trường khác trong việc định hướng giới tính. Chỉ cần dựa vào thực tiễn là có nhiều cá nhân không đồng tính cũng đủ để thấy là có sự uyển chuyển rất cao trong định hướng giới tính. Nếu các bậc cha mẹ lo rằng một chuyến cắm trại dã ngoại với một trưởng trại đồng tính có thể khiến con trai họ bị nhiễm hoặc bị lạm dụng đồng tính, thì việc con trai họ không có gene đồng tính không hẳn sẽ giúp họ yên tâm con mình thoát khỏi chuyện này.
Mặt khác, những người cánh hữu cảm thấy đồng tính đơn giản chỉ là một vấn đề do chọn lựa đạo đức của cá nhân cũng phải đối đầu với cùng một thực tế mà cánh tả phải đối đầu khi bàn luận về trí thông minh hoặc nhận dạng phái tính: đó là thiên nhiên luôn ấn định các giới hạn. Những người thuận tay trái có thể học cách viết hoặc ăn bằng tay phải, nhưng điều này sẽ luôn khiến họ phải đấu tranh với bản năng tự nhiên và sẽ không bao giờ cảm thấy việc sử dụng tay phải là “tự nhiên”. Thật vậy, đồng tính không khác gì với trí thông minh, khuynh hướng phạm tội, hoặc nhận dạng giới tính vì cho tới nay tình trạng này là một khuynh hướng chịu ảnh hưởng một phần của di truyền và một phần của môi trường xã hội và sự chọn lựa của cá nhân. Ta có thể lập luận rằng trong các trường hợp nói trên có những tác động tương đối của cả yếu tố di truyền lẫn môi trường xã hội, tuy nhiên việc công nhận sự hiện diện đơn thuần của một yếu tố di truyền sẽ khiến cuộc bàn luận về những đặc tính nói trên bất đồng rất cao vì nó gợi ra một giới hạn về tác động đạo đức và tiềm năng của con người.
Một trong những hy vọng được khao khát nhất trong ngành khoa học xã hội ở thế kỷ 20 là sự tiến bộ của các ngành khoa học tự nhiên sẽ loại trừ sinh học là một yếu tố quan trọng trong hành vi con người. Trên nhiều mặt, niềm hy vọng này được chứng minh là đúng: không có một nền tảng thực
https://thuviensach.vn
nghiệm nào cho chủ thuyết “scientific racism” (phân biệt chủng tộc dựa theo khoa học) bởi vì những khác biệt giữa các chủng tộc và các dân tộc, hoặc giữa nam và nữ, được chứng minh là nhỏ hơn nhiều trong thực tế so với giả định được đưa ra trong thời kỳ ngay sau khi học thuyết tiến hóa của Charles Darwin được công bố. Loài người thật sự có vẻ là một giống loài có tính thuần nhất đáng kể, điều này khớp với thuyết trực giác đạo đức thời kỳ hậu-Khai sáng liên quan đến phẩm giá phổ quát của mọi cá nhân. Nhưng sự khác biệt nhất định giữa các nhóm người vẫn tồn tại – đặc biệt là khác biệt về giới tính. Và sinh học sẽ tiếp tục đóng vai trò chính yếu trong việc giải thích khác biệt giữa các cá nhân trong cộng đồng. Trong tương lai, tích lũy kiến thức về di truyền học loài người sẽ càng nâng cao tri thức của chúng ta về nguồn gốc di truyền của hành vi, và do đó sẽ tiếp tục tạo ra những cuộc tranh luận chính trị không có hồi kết.
Kiến thức khoa học về quan hệ nhân quả sẽ không tránh khỏi dẫn đến việc nghiên cứu công nghệ để tìm các phương cách điều khiển quan hệ này. Thí dụ, sự tồn tại những mối tương quan sinh học của chứng đồng tính – bất luận là kích thích tố nam trong bào thai, một cấu trúc thần kinh để phân biệt, hay một gene đồng tính nền tảng cho cấu trúc thần kinh đó – tạo ra khả năng sẽ có ngày có một “liệu pháp điều trị” chứng đồng tính. Và đây là chỗ mà cánh tả có quyền khó chịu về việc bám lấy các giải thích mang tính sinh học, bởi vì những giải thích này, một lần nữa, sẽ đe dọa sự bình đẳng về phẩm giá con người.
Chúng ta có thể minh họa vấn đề này bằng thực nghiệm tư duy sau. Giả định là trong 20 năm nữa, chúng ta sẽ đạt đến mức hiểu rõ di truyền học về đồng tính và thiết kế một phương cách giúp cho các bậc cha mẹ có thể giảm thiểu rất nhiều nguy cơ sinh ra một đứa con đồng tính. Điều này không cần đến giả định phải có một ngành công nghệ di truyền tiên tiến; có thể đơn giản chỉ cần có một viên thuốc giúp tử cung người mẹ có nồng độ kích thích tố nam (testosteron) đủ để nam hóa não bộ của phôi thai đang được hình thành. Giả định là việc điều trị này không gây tốn kém, có hiệu quả, và không gây phản ứng phụ nghiêm trọng, và có thể được kê toa trong
https://thuviensach.vn
không khí kín đáo riêng tư ở tại phòng khám sản khoa. Giả định xa hơn nữa là những chuẩn đạo đức xã hội đã chuyển biến để hoàn toàn chấp nhận chứng đồng tính. Như vậy sẽ có bao nhiêu bà mẹ chọn dùng viên thuốc này?
Tôi nghĩ là sẽ có rất nhiều bà mẹ sẽ chọn dùng viên thuốc này, kể cả những phụ nữ mà hiện nay đang tỏ vẻ hoàn toàn bất bình trước điều mà họ cho là sự kỳ thị người đồng tính. Những người này có thể coi chứng đồng tính cũng tương tự như chứng hói đầu hoặc bị thấp lùn – tức không nên phê bình về mặt đạo đức, nhưng dù sao đi nữa cũng không phải là một chọn lựa tối ưu nên, cho dù có bình đẳng đi nữa, các bậc cha mẹ vẫn muốn con mình tránh không bị mắc phải những chứng này. (Mong muốn có con nối dõi của mỗi người là bằng chứng đảm bảo cho giả định này.) Như vậy, quyết định này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến địa vị xã hội của những người đồng tính nam, đặc biệt những người thuộc thế hệ mà chứng đồng tính nam còn bị loại trừ? Chẳng phải thể loại ưu sinh học cá nhân này làm cho họ trở thành đích ngắm của sự kỳ thị chuyên biệt hơn, và có quy mô lớn hơn, so với trước khi có viên thuốc testosteron hay sao? Và quan trọng hơn nữa, có hiển nhiên là loài người sẽ được cải thiện khi những người đồng tính nam bị loại trừ? Và nếu như nó không hiển nhiên chúng ta có nên thờ ơ trước thực tiễn là những chọn lựa mang tính ưu sinh học này đang xảy ra, và sẽ tiếp diễn khi mà các bậc cha mẹ thực hiện các chọn lựa này thay vì do nhà nước áp đặt?
https://thuviensach.vn
3 - DƯỢC HỌC THẦN KINH VÀ VIỆC KIỂM SOÁT HÀNH VI
Đối với họ, bị bệnh và nuôi dưỡng nghi ngờ đều là tội lỗi: ta cần thận trọng cư xử. Một người điên, bất kể là ai, vẫn có thể vấp phải đá hoặc người khác! Thỉnh thoảng dùng một chút thuốc độc: sẽ cho những giấc mơ dễ chịu. Và cuối cùng, tích lũy nhiều thuốc độc: sẽ dẫn đến cái chết dễ chịu.”
Friedrich Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra, I.5
Nhà tư tưởng mà sự nghiệp có lẽ đã trải qua nhiều thăng trầm nhất vào thế kỷ 20 là Sigmund Freud, người đã sáng lập ra ngành phân tâm học. Vào giữa thế kỷ này, Freud được toàn thế giới phương Tây công nhận là người đã khám phá ra những sự thật sâu sắc nhất về động cơ và ham muốn của con người. Mặc cảm Oedipus,[3] tiềm thức ham muốn dương vật, mong muốn chết – các khái niệm này do Freud đề ra đã là những đề tài nóng bỏng được các chuyên gia, mong muốn chứng tỏ kiến thức siêu việt của mình, tung ra bàn luận trong những buổi trà dư tửu hậu. Nhưng, vào cuối thế kỷ này, theo nhiều người trong ngành y, Freud chỉ là một điểm nhấn thú vị trong lịch sử tri thức, một người mà họ xếp vào đội ngũ các nhà triết học hơn là một nhà khoa học. Về sự thay đổi này trong đánh giá vai trò của Freud, chúng ta phải cám ơn những tiến bộ của ngành khoa học thần kinh nhận thức và một lĩnh vực khoa học mới – dược học thần kinh.
Học thuyết Freud được dựa trên tiền đề là bệnh tâm thần, bao gồm những bệnh nặng như chứng trầm cảm và tâm thần phân liệt, ban đầu có bản chất tâm lý – kết quả của sự rối loạn chức năng tâm thần xảy ra ở tầng sinh học nào đó của não. Quan điểm này đã bị phản biện bởi sự phát minh ra chất lithium, do nhà tâm thần học người Úc, John Cade, tình cờ phát hiện khi ông dùng nó cho những người bệnh hưng-trầm cảm của ông vào năm
https://thuviensach.vn
1949.1 Trong số những bệnh nhân này, có một số đã được chữa lành bệnh một cách kỳ diệu, và như vậy đã bắt đầu thời đại của liệu pháp dùng thuốc, và liệu pháp này hầu như thay thế hoàn toàn liệu pháp “nói chuyện” của Freud trong suốt hai thế hệ tiếp theo. Lithium chỉ là thuốc khởi đầu cho sự bùng nổ phong trào nghiên cứu và phát triển ngành dược học thần kinh, phong trào này dẫn đến một thế hệ mới các thuốc, như Prozac và Ritalin, được bào chế vào cuối thế kỷ 20, và có tác động lớn lên xã hội, tuy tác động này chỉ mới được hiểu rõ trong thời gian gần đây.
Sự lên ngôi của các thuốc tác động thần kinh trùng hợp với cái được gọi là cuộc cách mạng các chất dẫn xuất thần kinh (neurotransmitter) – có nghĩa là một sự mở rộng vô cùng lớn kiến thức khoa học về bản chất sinh hóa của não và các quy trình thần kinh.2 Ta có thể ví học thuyết Freud với học thuyết được đề ra bởi một nhóm bộ tộc sơ khai khi họ phát hiện một chiếc xe hơi và cố gắng giải thích cơ chế hoạt động nội tại của chiếc xe khi họ chưa mở được nắp xe để biết rõ bộ máy bên trong. Những con người sơ khai này sẽ quan sát mối tương quan mạnh mẽ giữa việc nhấn bàn đạp ga và việc xe tiến lên phía trước, và sau đó sẽ đặt ra giả thuyết là có một linh kiện nào đó nối hai động tác này để hình thành một năng lượng thúc đẩy sự vận chuyển của các bánh xe – có thể đó là một con sóc to nhốt trong lồng hoặc một người lùn có kích thước tương tự. Nhưng, những con người sơ khai này không có chút kiến thức nào về hydrocarbon, động cơ đốt trong, hoặc các van và piston, tức các thứ đã thật sự hình thành sự chuyển đổi tạo ra năng lượng.
Thật vậy, ngành khoa học thần kinh hiện đại đã mở nắp xe và cho phép chúng ta ghé mắt nhìn vào bộ máy, tuy rằng còn ở mức thăm dò. Hàng tá các chất dẫn xuất thần kinh, thí dụ như serotonin, dopamin, và nor epinephrin, kiểm soát việc kích thích các khớp (synapse) thần kinh và việc dẫn truyền tín hiệu qua các tế bào thần kinh (neuron) trong não. Nồng độ của các chất dẫn xuất thần kinh này và cách chúng tương tác với nhau trực tiếp tác động lên cảm nhận chủ quan của chúng ta về các cảm giác như sự thoải mái, lòng tự trọng, nỗi lo sợ và các cảm nhận khác. Nồng độ cơ bản
https://thuviensach.vn
của các chất dẫn xuất thần kinh này chịu ảnh hưởng tăng giảm bởi các nguyên nhân bắt nguồn từ môi trường và rất liên quan đến điều mà chúng ta gọi là cá tính. Rất lâu trước khi công nghệ di truyền trở thành một điều khả thi, thì kiến thức về đặc tính hóa học của não và khả năng tác động lên các chất này sẽ trở thành một nguồn lực quan trọng cho việc kiểm soát hành vi và sẽ có những hàm ý chính trị quan trọng. Chúng ta đã đứng ngay tâm điểm của cách mạng này rồi và không cần phải thêu dệt ra các kịch bản khoa học giả tưởng mới thấy cuộc cách mạng này sẽ như thế nào.
Ta thử lấy thí dụ thuốc chống trầm cảm, Prozac, do công ty dược Eli Lilly sản xuất, và các thuốc tương ứng, như Zoloft của Pfizer và Paxil của SmithKline Beecham (SKB). Prozac, có tên khoa học là fluoxetine, được xếp theo phân loại khoa học là thuốc ức chế chọn lọc việc tái hấp thu serotonin (selective serotonin re-uptake inhibitor – SSRI), và theo như tên gọi của nó, thuốc có tác động ức chế không cho các khớp thần kinh tái hấp thu serotonin và nhờ đó làm tăng nồng độ serotonin trong não. Trong cơ thể loài người và các loài linh trưởng khác, serotonin là một chất dẫn xuất thần kinh quan trọng: nồng độ thấp của serotonin sẽ làm giảm thiểu sự kiểm soát các xung động thần kinh và sẽ dẫn đến gia tăng tính khí hung hăng chống lại các đối tượng không phù hợp, và riêng ở người, sẽ dẫn đến trầm cảm, hung hãn, và tự tử.3
Như vậy, ta sẽ không ngạc nhiên gì khi thấy Prozac và các thuốc cùng loại nổi bật lên như một hiện tượng văn hóa quan trọng vào cuối thế kỷ 20. Cả hai tác phẩm, Listening to Prozac (Lắng nghe Prozac)
của Peter D. Kramer và Prozac Nation (Quốc gia Prozac) của Elizabeth
Wurtzel, đều ca ngợi Prozac như một điều kỳ diệu có các tác động thần kỳ làm thay đổi cá tính.4 Kramer mô tả một bệnh nhân của ông, Tess, bị chứng trầm cảm mãn tính, tự khép kín mình trong một loạt những quan hệ mang tính bạo dâm với đàn ông đã có vợ, và đang bị thất bại trong nghề nghiệp. Chỉ trong vòng vài tuần dùng Prozac, cá tính của Tess đã thay đổi hoàn toàn: cô ta đã dứt bỏ các quan hệ tự nguyện để mình bị lạm dụng tình
https://thuviensach.vn
dục và bắt đầu hò hẹn bình thường với những người đàn ông khác, không chơi với các bạn cũ nữa, và trở nên tự tin hơn và ít thỏa hiệp hơn trong phong cách quản lý công việc của cô.5 Tác phẩm của Kramer trở thành tác phẩm bán chạy và đóng góp nhiều vô kể vào việc sử dụng và chấp nhận dùng thuốc Prozac. Ngày nay, Prozac và các thuốc tương cận đã được 28 triệu người Mỹ và 10% dân số thế giới sử dụng.6 Bởi vì càng ngày càng có thêm phụ nữ và đàn ông bị chứng trầm cảm và tự ti, nên thuốc cũng trở thành một biểu tượng của phong trào nữ quyền: và dĩ nhiên thành công, như Tess, trong việc thoát khỏi một kiểu quan hệ xã hội không bình thường đã lặp lại với nhiều phụ nữ được kê toa dùng các chất ức chế tái hấp thu serotonin.
Ta sẽ không ngạc nhiên gì khi thấy các thuốc nổi danh có tác động kể trên đã gây ra nhiều tranh luận. Một số nghiên cứu cho thấy Prozac không hiệu quả như đã được tuyên bố,7 và Kramer bị chỉ trích là đã phóng đại về tác động của nó. Cho đến nay, một số lượng lớn hơn các y văn chống Prozac, gồm các tác phẩm như Talking back to Prozac (Phản biện lại Prozac)8 của Peter Breggin và Ginger Ross Breggin và tác phẩm Prozac Backlash (Quật trả Prozac)9 của Joseph Glemullen, lập luận rằng Prozac gây ra các tác động phụ mà nhà sản xuất tìm cách che giấu. Những nhà phê bình này chỉ trích rằng Prozac làm tăng trọng lượng cơ thể, gây co giật cơ làm biến dạng mặt, mất trí nhớ, rối loạn đời sống tình dục, tự tử, bạo lực, và tổn thương não.
Theo với thời gian, rất có thể Prozac cũng sẽ đi theo con đường của một thuốc chống rối loạn thần kinh, Thorazine, tức sẽ không còn được coi là một thần dược bởi vì sau khoảng thời gian sử dụng này ta đã có thể thấy được những tác động phụ mà ta chưa biết đến vào lúc khởi đầu, khi thuốc mới được đưa ra thị trường. Tuy nhiên, các vấn đề chính trị và đạo đức sẽ trở nên rắc rối hơn nếu như Prozac được xem là hoàn toàn an toàn và nếu như nó, hoặc những thuốc tương tự được tìm thấy sau này, có hiệu quả đúng như đã được quảng bá. Bởi vì Prozac được quảng bá là ảnh hưởng lên
https://thuviensach.vn
phần trung tâm nhất của các cảm xúc chính trị: đó là cảm nhận về giá trị bản thân, tức lòng tự tôn (self-esteem).
Ai cũng biết, lòng tự tôn là một khái niệm tâm lý đang thịnh hành, một thứ mà người Mỹ đang liên tục được bảo là họ cần phải có nhiều hơn. Tuy nhiên, lòng tự tôn cũng nói đến một dạng quan trọng của tâm lý con người: đó là sự khao khát được người khác công nhận mà ai cũng có. Socrates, trong quyển Republic, đã lập luận rằng “soul - con người” có ba phần: một phần là “desire - ham muốn”, một phần là “rationale - lý trí”, và phần cuối cùng được ông gọi là thymos, một thuật ngữ Hy Lạp thường được dịch sang tiếng Anh là “spiritedness - tính khí”. Thymos là mặt tự tôn trong cá tính của con người, phần trong con người ta đòi hỏi người khác phải nhìn nhận giá trị tức phẩm giá của ta. Nó không phải là lòng ham muốn một điều kiện hoặc một mục tiêu vật chất tốt nào đó để thỏa mãn một nhu cầu – tức không phải là “utility - thực dụng” mà các nhà kinh tế thường hiểu là nguồn gốc của động cơ của con người – đúng hơn, nó là một đòi hỏi chủ quan giữa người và người: ta đòi hỏi người khác phải công nhận địa vị xã hội của ta. Thật vậy, nhà kinh tế học, Robert Frank, đã chỉ ra phần lớn điều mà chúng ta thường hiểu là một lợi ích kinh tế thật ra là nhu cầu được công nhận về địa vị xã hội, tức điều mà ông gọi là những tài sản chứng minh địa vị xã hội của ta.10 Lấy thí dụ, chúng ta thèm khát có chiếc xe Jaguar nọ (một nhãn hiệu xe hơi thể thao nổi tiếng - ND) không phải vì chúng ta yêu thích những chiếc xe đẹp mà bởi vì chúng ta muốn qua mặt chiếc xe BMW của ông hàng xóm. Nhu cầu về sự công nhận không nhất thiết phải là cá nhân con người; ta có thể đòi hỏi người khác phải công nhận thần linh của ta, hoặc công nhận điều ta coi là thiêng liêng, hoặc tổ quốc ta, hoặc một chính nghĩa.11
Phần lớn các nhà lý thuyết chính trị đều đã nhìn nhận tính tâm điểm của sự công nhận này và tầm quan trọng cực kỳ của nó đối với chính trị. Một lãnh chúa này đánh nhau với một lãnh chúa khác không phải vì ông ta cần có thêm đất hoặc tiền bạc; thường ông ta đã có quá nhiều đất và tiền bạc đến mức không biết làm sao tiêu cho hết. Cái ông ta muốn có là sự công
https://thuviensach.vn
nhận về địa vị cai trị, tức chúa tể, của ông; cái ông ta muốn có là sự công nhận ông ta là vua của các vua. Nhu cầu được công nhận thường vượt qua lợi ích kinh tế: các quốc gia mới độc lập như Ukraina và Slovakia có thể có tình trạng tốt hơn các phần còn lại của những quốc gia lớn hơn, nhưng cái mà các quốc gia này tìm kiếm trong sự độc lập đó không là lợi ích kinh tế mà là lá cờ và cái ghế đại diện của riêng đất nước họ tại tòa nhà Liên hiệp quốc. Chính vì lý do này mà nhà triết học Hegel đã tin rằng tiến trình lịch sử chủ yếu được định đoạt bởi các cuộc chiến tranh giành sự công nhận, bắt đầu với “cuộc chiến đẫm máu” nguyên thủy giữa hai kẻ tranh chấp xem ai sẽ làm chủ và ai sẽ bị làm nô lệ, và kết thúc bằng sự trỗi dậy của nền dân chủ hiện đại, trong đó mọi công dân được công nhận là có quyền tự do và bình đẳng.
Hegel đã tin rằng cuộc đấu tranh giành sự công nhận là một hiện tượng thuần túy chỉ có ở loài người – hay nói đúng ra, phần nào đó nó có vai trò chủ chốt cho việc định nghĩa thế nào là một con người. Nhưng ông đã sai khi cho rằng nó chỉ có ở loài người: cơ sở sinh học cho lòng ham muốn được công nhận ở loài người cũng đã được thấy ở những loài động vật khác. Những thành viên của nhiều loài khác đã tự mình ngoi lên địa vị thống trị trên bậc thang quyền lực, thuật ngữ pecking order dĩ nhiên xuất phát từ loài gà.[4] Khi ta xem xét các loài linh trưởng gần gũi với loài người, thí dụ như khỉ đột và, đặc biệt là tinh tinh, ta sẽ thấy cuộc đấu tranh giành địa vị trên bậc thang quyền lực quả thật mang dáng dấp tương tự ở loài người. Nhà nghiên cứu về loài linh trưởng Frans de Waal đã mô tả rất dài về những cuộc đấu tranh giành quyền lực xảy ra trong một cộng đồng các con tinh tinh bị nhốt ở Hà Lan trong quyển Chimpanzee Politics (Chính trị của loài tinh tinh).12 Các con tinh tinh đực tập họp thành băng đảng, mưu mô và lừa lọc nhau, và chúng có những cảm xúc rất giống với lòng tự tôn và tức giận được thấy ở loài người khi địa vị quyền lực của chúng trong bầy đàn được công nhận hoặc bị phủ nhận bởi đồng loại.
Cuộc đấu tranh giành sự công nhận ở loài người dĩ nhiên phức tạp hơn cuộc đấu ở loài động vật khác. Con người, với trí nhớ, sự học tập, và khả
https://thuviensach.vn
năng tư duy trừu tượng rất lớn, có đủ sức để chỉ đạo các cuộc đấu tranh đòi hỏi việc công nhận lý tưởng, niềm tin tôn giáo, địa vị trong trường đại học, giải Nobel, và muôn vàn vinh dự khác. Tuy nhiên, điều quan trọng là lòng ham muốn được công nhận này có nền tảng sinh học và nền tảng này liên quan đến các nồng độ serotonin trong não. Người ta đã chứng minh rằng các con khỉ có địa vị thấp trên bậc thang quyền lực có nồng độ serotonin thấp, và ngược lại, khi một con khỉ đực chiến thắng để đạt vị trí tương tự hạng nam alpha ở loài người (hạng nhất - ND), nó sẽ cảm thấy “phê vì serotonin”.13
Chính vì lý do này mà một thứ thuốc như Prozac được cho là có ảnh hưởng quan trọng về chính trị. Hegel có phần nào có lý khi lập luận rằng toàn bộ tiến trình lịch sử của loài người được định đoạt bởi một loạt những cuộc tranh giành quyền lực tái đi tái lại. Thật sự mọi tiến bộ của loài người đều là sản phẩm gián tiếp của việc con người không bao giờ thỏa mãn với sự công nhận mà người khác dành cho mình; chỉ duy nhất qua đấu tranh và công việc mà con người có thể đạt được sự công nhận họ mong muốn có. Nói cách khác, địa vị là do công sức bỏ ra mang lại, cho dù người bỏ ra công sức đó là một ông vua hay một ông hoàng, hoặc là người anh em họ tên Mel của bạn, khi họ tìm cách ngoi lên để đạt đến địa vị chúa tể hoặc chức vị cửa hàng trưởng. Phương thức bình thường và được đạo đức chấp nhận để vượt qua mặc cảm tự ti là đấu tranh với bản thân mình và với người khác, là làm việc chăm chỉ, là đôi lúc phải đau khổ hy sinh, và cuối cùng là ngoi lên và các công sức bỏ ra được công nhận. Lòng tự tôn, theo ý nghĩa được hiểu bởi khuynh hướng tâm lý phổ cập của người Mỹ, đã gây vấn đề khi nó trở thành nhãn hiệu của một điều gì đó mà mỗi người đều thấy là mình cần có, bất kể là điều mình cần ấy đáng giá hay không đáng giá. Chính nhận thức này đã làm giảm giá trị của lòng tự tôn và cũng khiến việc tìm kiếm lòng tự tôn thất bại.
Tuy nhiên, ngày nay đã có ngành công nghệ dược của Mỹ, qua các thuốc như Zoloft và Prozac, ngành này có thể cung cấp lòng tự tôn đóng gói trong chai thuốc làm tăng nồng độ serotonin trong não. Khả năng điều khiển cá
https://thuviensach.vn
tính theo phương cách Peter Kramer mô tả đã làm dấy lên một số các câu hỏi đáng quan tâm. Liệu tất cả các cuộc chiến ta thấy trong lịch sử loài người có thể tránh được nếu lúc ấy con người có điều kiện để tăng nồng độ serotonin trong não? Liệu Cesar hoặc Napoleon Đệ Nhất có còn cảm thấy nhu cầu làm bá chủ phần lớn châu Âu nếu như họ có được viên Prozac để thỉnh thoảng lấy ra dùng? Nếu được như vậy, thì lịch sử đã khác đi như thế nào?
Rõ ràng là có hàng triệu người trên thế giới bị trầm cảm về mặt lâm sàng, và cảm nhận của họ về lòng tự tôn ở dưới mức được chấp nhận rất xa. Đối với họ, Prozac và những thuốc tương tự, là những thần dược do Trời ban. Nhưng nồng độ serotonin thấp không vạch rõ một tình trạng bệnh lý, và sự hiện hữu của Prozac đã mở ra cái mà Kramer đặt cái tên nổi tiếng là cosmetic pharmacology – dược học mỹ phẩm: tức việc dùng một thuốc không phải vì giá trị trị liệu của nó mà đơn giản chỉ vì nó giúp cho ta “cảm thấy khỏe hơn”. Nếu như giá trị của lòng tự tôn là cực kỳ quan trọng cho hạnh phúc của con người, ai lại không muốn có nhiều lòng tự tôn hơn nữa? Và như vậy, con đường đã rộng mở cho một thứ thuốc mà đáng lý ta sẽ phải cảm thấy bất ổn nếu như ta nhận ra sự thật là chẳng qua nó đem lại cho ta trạng thái thể chất giống như trạng thái được thỏa mãn về mọi mặt mà Aldous Huxley đã mô tả trong quyển Brave New World của ông.
Nếu viên Prozac dường như là một viên thần dược mang lại hạnh phúc, thì viên Ritalin đóng vai trò của một công cụ kiểm soát xã hội hiệu quả cực kỳ. Ritalin14 là tên thương mại của chất methylphenidate, một chất kích thích rất gần với thuốc methamphetamin, tức loại thuốc bán trên đường phố được biết đến vào thập niên 1960 với cái tên lóng là speed – tốc độ. Ngày nay, nó được dùng để điều trị một hội chứng gọi là rối loạn làm giảm khả năng tập trung và gây cuồng vận động (attention deficit-hyperactivity disorder – ADHD), một “bệnh” thường xảy ra ở các trẻ em trai không thể ngồi yên trong lớp.
Thời gian đầu, tức vào năm 1980, chứng rối loạn giảm khả năng tập trung (attention deficit disorder –ADD), được coi là bệnh và được liệt kê
https://thuviensach.vn
lần đầu tiên trong quyển Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM – Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần) của Hiệp hội các bác sĩ tâm thần Hoa Kỳ, tức quyển kinh thánh của các bệnh tâm thần được chính thức công nhận. Trong ấn bản đời sau của quyển cẩm nang này, tên của bệnh đã được đổi thành “attention deficit hyperactivity disorder”, thuật ngữ hyperactivity đã được thêm vào để nói lên một đặc trưng của chứng này. Việc đưa cái tên ADD và sau đó là cái tên ADHD vào quyển DSM bản thân nó đã là một tiến trình gây chú ý. Mặc dù đã có nhiều thập niên nghiên cứu, nhưng chưa một ai tìm ra được nguyên nhân của ADD/ADHD. Nó là một bệnh chứng được nhận biết chỉ dựa vào triệu chứng. Quyển DSM liệt kê một số các tiêu chí chẩn đoán bệnh, như rối loạn khả năng tập trung và tăng hoạt các chức năng vận động. Do đó các bác sĩ sẽ quyết định một cách chủ quan mức độ nào thì những triệu chứng của bệnh nhân là đủ để cho ra chẩn đoán, cho dù những triệu chứng này không phải lúc nào cũng rõ ràng.15
Do đó, không có gì ngạc nhiên về việc các nhà tâm thần học, Edward Hallowell và John Ratey xác định, trong quyển Driven to Distraction của họ, rằng: “Một khi bạn hiểu được hội chứng này là thế nào, bạn sẽ thấy nó ở khắp mọi nơi.”16 Theo thống kê, 15 triệu người Mỹ có thể đang bị một dạng nào đó của chứng ADHD. Nếu điều này đúng, vậy thì nước Mỹ đang có một dịch bệnh có tầm cỡ thật sự lớn đến mức gây ngã ngửa.
Dĩ nhiên, có một giải thích đơn giản hơn: đó là ADHD không hẳn là một bệnh, đúng ra đây là phần đi xuống của đường cong biểu diễn hình chuông mô tả sự phân bố của một hành vi hoàn toàn bình thường.17 Người trẻ tuổi, và đặc biệt là các bé trai, không được thiết kế để phải ngồi yên tại bàn làm việc trong nhiều giờ liên tiếp và phải tập trung sự chú ý vào một thầy cô giáo, thay vì được chạy nhảy vui chơi hoặc các hoạt động thể chất khác. Việc ta gia tăng đòi hỏi các bé trai phải ngồi yên trong lớp học, hoặc các bậc cha mẹ hoặc các thầy cô giáo có ít thì giờ hơn để có thể cùng các bé làm các bài tập thú vị, chính là nguyên nhân gây ra cảm giác là có một căn
https://thuviensach.vn
bệnh đang lớn dần lên. Nói theo lời của Lawrence Diller, một bác sĩ và tác giả của bài phê bình thuốc Ritalin:
Chúng ta được đặt vào khả năng cho rằng ADD là một tình trạng bệnh lý bao gồm tất cả các vấn đề về hành vi của trẻ em bắt nguồn từ các nguyên nhân khác nhau, cả về mặt sinh học tiên thiên lẫn tâm lý. Và việc Ritalin giúp điều trị nhiều vấn đề về hành vi như vậy có thể sẽ khuyến khích việc chẩn đoán chứng ADD mở rộng giới hạn của nó.18
Ritalin là một thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, về mặt hóa học, nó rất gần với các thuốc kiểm soát hành vi như methamphetamin và cocain. Tác động dược lý của Ritalin rất giống tác động của hai thuốc này: mở rộng lĩnh vực chú ý quan tâm, tạo cảm giác hưng phấn, tăng sinh lực trong một thời gian ngắn, và cho phép gia tăng khả năng tập trung. Thật vậy, các động vật trong phòng thí nghiệm được tự do chọn dùng Ritalin hoặc cocain đã không tỏ ra nghiêng về loại nào cả. Những thuốc này cũng làm người bình thường tăng khả năng tập trung, sự quan tâm, và sinh lực. Nếu dùng quá liều, Ritalin có thể gây ra các phản ứng phụ tương tự như methamphetamin và cocain gây ra, bao gồm chứng mất ngủ và sụt cân. Đây chính là lý do tại sao các bác sĩ kê toa Ritalin cho trẻ em phải kèm thêm lời dặn: “phải có những ngày nghỉ dùng thuốc”. Ở những liều thấp thường dành cho trẻ em, Ritalin dường như không cho thấy có tác động gây nghiện nào như đã được thấy với cocain, nhưng ở những liều cao hơn, tác dụng gây nghiện của Ritalin tương tự với tác dụng của cocain. Việc này đã khiến Cơ quan Quản lý thuốc Hoa Kỳ (Drug Enforcement Association – DEA) xếp Ritalin vào loại thuốc đòi hỏi bác sĩ phải viết toa thuốc thành ba bản, và tổng số lượng sản xuất thuốc phải được kiểm soát.19
Tác động có lợi của Ritalin về mặt tâm lý đã giải thích lý do tại sao nó được sử dụng – hoặc, như DEA sẽ gọi là nó bị lạm dụng – bởi con số những người bị chẩn đoán là mắc chứng ADHD gia tăng. Theo Diller, “Thuốc cải thiện mạnh mẽ khả năng làm việc ở trẻ em và người lớn được chẩn đoán hoặc không được chẩn đoán là bị chứng ADHD”.20 Trong thập niên 1990, Ritalin đã trở thành thuốc được gia tăng tiêu thụ nhanh nhất tại
https://thuviensach.vn
các trường trung học và đại học, khi sinh viên học sinh nhận thấy là thuốc giúp các em học thi và tăng khả năng tập trung trong giờ học. Theo một bác sĩ giảng dạy tại Đại học Wisconsin, “Phòng học giống như một nhà thuốc tây.”21 Tác giả của sự nổi danh của Prozac đã mô tả việc dùng một mạch 40 viên Ritalin một ngày đã dẫn bà đến phòng cấp cứu và liệu pháp giải độc, tại đó bà đã gặp những bà mẹ đã lấy cắp thuốc Ritalin của con để dùng cho bản thân.22
Ritalin đã cho chúng ta thấy trước chuyện sẽ xảy ra sau này nếu và khi có được công nghệ gene, với tiềm năng tác động lên hành vi có hiệu quả hơn xa. Những người nghĩ mình bị chứng ADHD thường tuyệt vọng khi tin rằng mình không có khả năng tập trung tư tưởng hoặc thực hiện tốt một số các chức năng sống; tuy nhiên, không như họ đã được giải thích, việc không có khả năng này không do cá tính yếu mềm mà do một tình trạng thần kinh. Giống như người đồng tính quy cho “gene đồng tính” là nguyên nhân hành vi của họ, những người bị chứng ADHD cũng muốn bào chữa để rũ bỏ trách nhiệm cá nhân về hành vi của họ. Như tựa đề của một quyển sách thịnh hành gần đây cổ vũ cho Ritalin đã gợi ý: “it’s nobody’s fault – không là lỗi của ai cả.”23
Hiện giờ, chắc chắn tình trạng có quá nhiều người bị cuồng vận động hoặc giảm khả năng tập trung đến nỗi làm ta chấp nhận yếu tố sinh học là yếu tố quyết định then chốt cho hành vi của những người này. Nhưng, còn những người, cứ cho là chỉ có 15% khả năng tập trung bình thường, thì sao? Có thể có một nền tảng sinh học nào đó cho tình trạng của họ, nhưng rõ ràng họ có thể làm một số việc tác động đến mức cao nhất lên khả năng tập trung hoặc tính cuồng vận động của họ. Huấn luyện, cá tính, quyết tâm và môi trường nói chung đều đóng vai trò quan trọng. Do đó, việc xếp những người này vào nhóm người có bệnh sẽ làm mất đi đường ranh giới phân biệt giữa điều trị rối loạn hành vi và hỗ trợ tăng nhận thức về hành vi. Việc xóa mờ ranh giới này cũng chính là yêu cầu của những người cổ vũ cho việc dùng thuốc điều trị chứng ADHD.
https://thuviensach.vn
Trong việc này, họ đã được hỗ trợ bởi những quyền lợi rất quan trọng.24 Đầu tiên và cũng là quan trọng nhất, là quyền lợi của chính bản thân các bậc cha mẹ và thầy cô giáo không muốn bỏ thì giờ và công sức cần thiết cho việc khép vào kỷ luật, thay đổi cá tính hoặc huấn luyện các trẻ khó dạy theo kiểu cũ. Dĩ nhiên, ta có thể hiểu được việc những bậc cha mẹ đang bận rộn và các thầy cô đang bị quá tải mong muốn cuộc sống của bản thân họ được nhẹ gánh khi dùng con đường tắt là thuốc men, nhưng hiểu được không đồng nghĩa với chấp nhận là đúng. Đại diện quan trọng nhất vận động cho những quyền lợi này ở Mỹ là tổ chức CHADD, tức Children and Adults with Attention-Deficit/ Hyperactive Disorder (Trẻ em và người lớn bị chứng rối loạn gây giảm thiểu tập trung/cuồng vận động), là một nhóm phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1987 và bao gồm chủ yếu là phụ huynh của những trẻ bị chứng ADHD. CHADD tự coi mình là một nhóm hỗ trợ và nhà cung cấp những thông tin cập nhật nhất về ADHD và phương pháp trị liệu nó, và CHADD đã gắng sức vận động để đưa ADHD vào danh sách các chứng bệnh gây mất khả năng làm việc và để các trẻ em được chẩn đoán là mắc chứng ADHD sẽ được hưởng một nền giáo dục riêng biệt theo như luật Individuals with Disabilities Education Act (IDEA - Luật Giáo dục dành cho những cá nhân bị khuyết tật) đã đề ra.25 CHADD đặc biệt quan tâm đến nạn nhân của ADHD không được làm rõ tình trạng. Năm 1955, CHADD đã tung ra chiến dịch khổng lồ để vận động cho Ritalin được xếp vào loại thuốc thuộc Bảng III (Schedule III), như vậy sẽ gỡ bỏ được sự kiểm soát của DEA về lượng sản xuất và làm mềm đi rất nhiều những quy định về kê toa và mua Ritalin.26
Nguồn cổ vũ quan trọng thứ hai cho việc dùng thuốc trị chứng ADHD là bản thân ngành công nghiệp dược, và đặc biệt là các công ty dược như Novartis (trước đây là Ciba-Geigy), tức công ty sản xuất ra Ritalin và các thuốc liên quan đến nó. Eli-Lilly, nhà sản xuất Prozac, đã phải tiêu tốn cả một đống tiền để phản biện lại các chuyện tiêu cực liên quan đến phản ứng phụ của Prozac, bởi vì Prozac là thuốc mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho công ty, và điều này cũng đúng cho Novartis với Ritalin. Novartis đã vận
https://thuviensach.vn
động rất mạnh để Ritalin có thể được xếp vào nhóm các thuốc Bảng III và, qua việc tung tin đồn vào đầu thập niên 1990 là sẽ thiếu thuốc, cố tạo ra sức ép để được tăng hạn mức sản xuất. Tuy nhiên, năm 1995, Novartis đã đi quá trớn và các nỗ lực vận động cho thuốc được thay đổi phân loại đã sụp đổ sau khi nổi lên thông tin là Novartis đã giấu không công khai hóa việc đóng góp cho CHADD khoảng 900.000 USD.
Việc đưa vào điều trị bằng thuốc một tình trạng như ADHD có hậu quả quan trọng về mặt chính trị và pháp lý. Theo luật pháp Hoa Kỳ, ADHD hiện đang được xếp vào phân loại khuyết tật và qua đó đã giúp cho những người mắc chứng ADHD được bảo vệ bởi hai đạo luật tách biệt nhau: Phần 506 của Luật Lao động và Phục hồi (Vocational Rehabilitation Act) ban hành năm 1973, và Luật Giáo dục người khuyết tật (Individuals with Disabilities Education Act) được thông qua năm 1990. Luật Lao động cấm việc đối xử kỳ thị những người bị khuyết tật; Luật Giáo dục cung cấp quỹ bổ sung ngân sách dùng cho việc giáo dục những người được chính thức công nhận có khuyết tật nên không tiếp thu trong học tập được như người bình thường. Việc bổ sung chứng ADHD vào danh sách các khuyết tật của IDEA là kết quả của một cuộc đấu tranh chính trị kéo dài tạo chia rẽ sâu sắc khiến CHADD cùng các nhóm bác sĩ và cổ động viên khác chống lại Hiệp hội Giáo dục Quốc gia (National Education Association – NEA) – tức liên đoàn quốc gia của các nhà giáo – cùng Hiệp hội Quốc gia vì sự phát triển của người da màu (National Association for the Advancement of Colored People – NACCP). NEA không thích hậu quả của việc kéo dài danh sách những khuyết tật, trong khi đó NACCP lo rằng trẻ em da đen có thể sẽ dễ có nguy cơ bị xếp vào loại trẻ có khuyết tật về khả năng tiếp thu trong học tập và được đưa vào điều trị nhiều hơn trẻ em da trắng. Cuối cùng, ADHD cũng được đưa vào danh sách chính thức của các khuyết tật vào năm 1991 sau khi CHADD và các nhóm phụ huynh khác thực hiện một chiến dịch tích cực qua thư ngỏ gửi các giới và vận động (lobby).
Hậu quả của việc ADHD được chính thức xếp vào phân loại các chứng khuyết tật là trẻ em mắc chứng bệnh này được quyền hưởng những dịch vụ
https://thuviensach.vn
giáo dục chuyên biệt ở các trường tuyến quận trên khắp nước Mỹ. Các học sinh mắc chứng ADHD có quyền đòi hỏi được kéo dài thêm giờ khi làm các bài thi chuẩn, một ứng dụng thực tiễn mà các trường đã thực hiện để tránh bị thưa kiện. Theo tạp chí Forbes, trường đại học luật Whittier Law School đã bị một sinh viên mắc chứng ADHD kiện vì chỉ cho sinh viên này thêm 20 phút so với sinh viên bình thường để hoàn tất một bài thi có thời gian làm bài chuẩn là 60 phút. Do đó, để tránh nguy cơ bị kiện, trường đã tăng thêm giờ làm bài theo ý sinh viên bị ADHD.28
Với lý do là gây tốn kém, nhiều người bảo thủ tại Mỹ đã than phiền về việc nới rộng các định nghĩa về khuyết tật do IDEA đưa ra. Nhưng phản biện quan trọng hơn chính là vấn đề đạo đức: thật vậy, khi xếp ADHD vào danh sách các khuyết tật, xã hội đã gánh vác một tình trạng bao gồm cả nguyên nhân sinh học lẫn tâm lý và đã cho rằng nguyên nhân sinh học quan trọng nhất. Như vậy, những cá nhân thật sự còn phần nào khả năng kiềm chế hành vi của mình sẽ được khuyến khích là không cần cố gắng kiềm chế nữa, và thế là một bộ phận còn phần nào bình thường trong xã hội đã được tạo cơ hội để tái phân bổ tiền bạc lẫn thời gian về mình xem như đền bù cho những chuyện thực ra chí ít cũng trong khả năng họ kiểm soát được.
Tương tự, mối quan tâm của những nhóm như NAACP về việc các thuốc tác động thần kinh như Ritalin có thể sẽ bị dùng thiên cho các cộng đồng thiểu số cũng có lý do của nó. Tại Hoa Kỳ, có một sự gia tăng đáng kể về số lượng cấp toa thuốc tác động thần kinh (chủ yếu là Ritalin và các dẫn xuất của nó) cho trẻ em (tức ở độ tuổi trước khi đến trường, thậm chí có khi còn nhỏ tuổi hơn) khi chúng có vấn đề về hành vi. Một công trình nghiên cứu, thực hiện năm 1998, đã cho thấy là trong số những người nhận quỹ hỗ trợ Michigan Medicaid, có khoảng 57% những trẻ dưới 4 tuổi được chẩn đoán là bị ADHD và đã được kê toa dùng một hoặc nhiều thuốc tác động thần kinh.29 Một nghiên cứu quan trọng khác, đã gây ra một cơn bão chính trị nhỏ khi công bố kết quả, đã cho thấy vào năm 1995, các chất kích thích được cấp cho hơn 12% các trẻ từ 2 đến 4 tuổi trong một chương trình lớn của Midwestern Medicaid, và các chất chống trầm cảm đã được cấp cho
https://thuviensach.vn
gần 4% trẻ em ở độ tuổi này. Khi đọc báo cáo của nghiên cứu trên, chúng ta thấy rõ ràng là, trong các chương trình hỗ trợ người thiểu số của Medicaid, những thuốc này được kê toa với tỷ lệ cao hơn một cách đáng kể so với tỷ lệ không kê toa được khuyến cáo bởi tổ chức Y tế Thế giới (HMO) cũng do nghiên cứu này đưa ra.30
Có sự đối xứng đáng ngạc nhiên giữa Prozac và Ritalin. Prozac được kê toa rất nhiều cho phụ nữ bị trầm cảm và giảm lòng tự tôn; qua việc làm tăng nồng độ serotonin, thuốc đã giúp họ nâng cao cảm giác “số một”. Ngược lại, Ritalin được kê toa rất nhiều cho những bé trai không chịu ngồi yên trong lớp học bởi vì bản chất tự nhiên không thiết kế các bé trai để ngồi yên trong lớp học. Như vậy, ta thấy cả hai nhóm này đều cùng được nhẹ nhàng hướng về cá tính trung gian của nam giới, tự thỏa mãn và tuân theo xã hội, đó cũng chính là kết quả phù hợp với chính trị hiện hành của xã hội Mỹ.
Hệ quả thứ hai là làn sóng dược học thần kinh của cuộc cách mạng công nghệ sinh học đã ập xuống chúng ta. Nó đã sản xuất ra một viên thuốc trông giống như thể tế bào và một viên thuốc giúp xã hội kiềm chế được các bé trai, cả hai viên thuốc này dường như hiệu quả hơn việc dạy giao tiếp xã hội ở độ tuổi còn nhỏ và liệu pháp nói chuyện của Freud ở thế kỷ 20. Cả hai được sử dụng trên hàng triệu triệu người trên thế giới, với nhiều tranh cãi về hậu quả tiềm ẩn dài lâu sau này của chúng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên, hầu như không có lập luận nào về việc chúng ảnh hưởng đến kiến thức kinh điển về cá tính và hành vi đạo đức.
Prozac và Ritalin chỉ mới là thế hệ thứ nhất của dòng thuốc tác động thần kinh. Trong tương lai, gần như mọi điều mà ta hình dung công nghệ di truyền đạt được sẽ dễ dàng đạt được sớm hơn nhờ ngành dược học thần kinh.31 Một dòng thuốc mang tên benzodiazepin có thể được sử dụng để ảnh hưởng lên hệ thống acid gamma-aminobutyric (GABA), để làm giảm thiểu lo âu, giúp duy trì trạng thái tinh thần ổn định nhưng vẫn tinh tường phản ứng tích cực, và tạo ra giấc ngủ ngắn mà không gây mê ngủ. Những thuốc kích thích hệ thống dẫn xuất thần kinh giao cảm (dopamine) có thể
https://thuviensach.vn
được dùng để tăng sức dẻo dai bền bỉ và động lực. Các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin tại các khớp thần kinh phối hợp với các thuốc tác động lên các hệ thống dẫn xuất thần kinh giao cảm có thể tạo ra những thay đổi về hành vi ở những vùng trong đó các chất dẫn xuất thần kinh khác nhau tương tác. Cuối cùng, biết đâu sẽ tác động đến hệ thống hợp chất hóa học nội sinh để làm giảm thiểu sự nhạy cảm với đau đớn và nâng cao ngưỡng khoái cảm.
Chúng ta không cần phải chờ ngành công nghệ di truyền và các em bé được thiết kế trong ống nghiệm mới có thể thấy trước các thể loại thế lực chính trị thúc đẩy công nghệ y khoa mới; chúng ta có thể thấy tất cả chúng đang vận hành trong lĩnh vực dược học thần kinh. Việc sử dụng tràn lan các thuốc tác động thần kinh đang diễn ra tại Hoa Kỳ chứng tỏ có ba khuynh hướng chính trị mạnh mẽ sẽ tái xuất hiện cùng với ngành công nghệ di truyền. Khuynh hướng đầu tiên là mong muốn đưa được càng nhiều càng tốt các hành vi vào danh sách các bệnh cần được điều trị của người dân thường, vì như thế họ sẽ rũ bỏ được trách nhiệm đối với các hành vi do mình gây ra. Khuynh hướng thứ hai là áp lực của các quyền lợi mà các thế lực kinh tế sẽ hưởng được từ việc hỗ trợ khuynh hướng thứ nhất trong tiến trình nói trên. Những quyền lợi này bao gồm những người cung cấp các dịch vụ xã hội, thí dụ như thầy cô giáo và bác sĩ – những người sẽ luôn luôn ưa thích các con đường tắt của ngành sinh học hơn là các kỹ năng giáo dục phức tạp hơn để can thiệp vào hành vi – cùng các công ty dược sản xuất ra thuốc. Khuynh hướng thứ ba, bắt nguồn từ việc cố gắng đưa tất cả mọi thứ vào danh sách các bệnh cần điều trị, là khuynh hướng mở rộng lĩnh vực điều trị bao gồm một số tình trạng sức khỏe nhiều hơn bao giờ hết. Sẽ luôn luôn có thể tìm ra được một bác sĩ ở một nơi nào đó đồng ý rằng một tình trạng sức khỏe khó chịu hoặc stress đều mang tính bệnh lý, và việc cộng đồng rộng lớn hơn chính thức công nhận một tình trạng sức khỏe nào đó là một khiếm khuyết hợp pháp cần được can thiệp bù đắp chỉ còn mang tính thời gian.
https://thuviensach.vn
Tôi đã bỏ ra nhiều thì giờ bàn luận về Prozac và Ritalin, không phải vì tôi tin rằng chúng độc hay gây hại, mà bởi vì chúng là những điều báo hiệu cho những gì sẽ xảy ra sau này. Có thể trong ít năm nữa chúng không còn là những thuốc được ưa chuộng bởi vì những tác dụng phụ của chúng mà hiện giờ chưa được phát hiện. Tuy nhiên, dù có như vậy đi nữa, đến lúc đó chúng cũng sẽ được thay thế bởi những thuốc tác động thần kinh hiện đại hơn và dĩ nhiên, có tác động mạnh và chuyên biệt hơn.
Đương nhiên, thuật ngữ kiểm soát xã hội (social control) thường làm ta liên tưởng đến các giả tưởng mang tính cánh hữu về các chính phủ sử dụng thuốc tác động lên tinh thần để sản sinh ra những con người thuần phục chính phủ. Nỗi lo ngại này dường như không có cơ sở so với tương lai mà chúng ta có thể thấy trước được. Tuy nhiên, việc kiểm soát xã hội là một điều có thể được thực hiện bởi những thành viên trong xã hội ngoài chính phủ – các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, hệ thống nhà trường, và các thành viên khác có quyền lợi khi đầu tư vào việc con người sẽ hành xử ra sao. Như Alexis de Tocqueville đã chỉ ra, các nền dân chủ bị ảnh hưởng bởi sự “chuyên chế của đám đông”, trong đó ý kiến của quần chúng sẽ lấn áp sự đa dạng và khác biệt tự nhiên. Trong thời đại chúng ta, điều này được coi là đúng về mặt chính trị (politically correct), và vì vậy thật đáng để chúng ta quan tâm xem liệu ngành công nghệ sinh học hiện đại có sẽ nhanh chóng trở thành một thể loại kinh doanh cung cấp những con đường tắt sinh học có sức mạnh giúp đạt các mục tiêu được coi là đúng về mặt chính trị không.
Ngành dược học thần kinh cũng chỉ ra con đường dẫn đến các phản ứng về mặt chính trị có thể xảy ra. Không còn gì phải thắc mắc về việc các thuốc như Prozac và Ritalin có hiệu quả trong việc hỗ trợ một số lượng cực kỳ lớn những người không thể được hỗ trợ bằng cách khác. Đó là vì thật sự có rất nhiều người bị trầm cảm hoặc cuồng vận động và những rối loạn sinh học này đã khiến họ không thể hưởng cuộc sống bình thường như những người khác. Có lẽ, ngoại trừ những người theo Khoa học giáo (Scientology), có rất ít người dám công khai chống đối việc dùng các thuốc thuộc thể loại này hoặc từ chối dùng thuốc khi được chẩn đoán bệnh và kê
https://thuviensach.vn
toa chính xác. Điều khiến chúng ta có thể và nên lo âu là việc sử dụng các thuốc loại này, hoặc vì “dược học thẩm mỹ” – tức dùng thuốc để cải thiện tính cách thật ra đã là bình thường của chúng ta – hoặc vì mong muốn thay đổi tính cách sẵn có thành một tính cách khác mà ta cho là sẽ hợp thời trang hơn trong xã hội ta đang sống.
Xã hội Mỹ, cũng như phần lớn các xã hội khác, đã đưa ra những giới hạn cho những việc này vào các đạo luật quản lý sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các luật lệ thường bất nhất và kém được đầu tư tư duy, đó là chưa kể kém kiểm tra yêu cầu tuân thủ. Ta thử lấy thí dụ của Ecstasy, có tên lóng đường phố là MDMA, tức tên viết tắt của methylene-dioxy- meth-amphetamin, một trong những thuốc sử dụng bất hợp pháp được phát triển nhanh nhất trong thập niên 1990. Ecstasy, là một chất kích thích rất giống với meth-amphetamin, đã trở thành cơn bão cuồng loạn trong các vũ trường. Theo Viện quốc gia về lạm dụng thuốc Hoa Kỳ (U.S. National Institute of Drug Abuse), có 8% học sinh lớp 12, tức 3,4 triệu người Mỹ, đã sử dụng MDMA ít nhất một lần trong đời.32
Tuy gần gũi với Ritalin về mặt hóa học, nhưng Ecstasy lại có tác động giống Prozac nhiều hơn: nó kích thích sự tiết ra serotonin trong não. Các tác động của Ecstasy làm ảnh hưởng rất mạnh lên tính khí và tâm trạng, y như Prozac. Ta hãy thử xem xét câu chuyện sau đây do một người sử dụng Ecstasy kể lại:
Những người sử dụng đều thống nhất mô tả rằng lần “phê” đầu tiên là một trong những kinh nghiệm đẹp nhất trong đời họ. Jennie, 20 tuổi, là một sinh viên đại học sống ở vùng phía bắc New York. Chúng tôi đã gặp nhau trong một lần cô ấy đến thăm Washington vào tháng 12. Cô ấy có đường nét thanh mảnh và nước da trắng như một nàng công chúa nhạc đồng quê. Cô ấy kể với tôi lần đầu tiên cô ấy dùng Ecstasy là cách nay một năm. Nó đã đem đến cho cô những suy nghĩ sâu sắc. Cô ấy tâm sự, với vẻ thành thật đáng ngạc nhiên, rằng: “Em quyết định là sẽ có một ngày mình sẽ có con. Trước đó, em thật sự không nghĩ là mình muốn có con. Em không nghĩ mình sẽ là một bà mẹ tốt, bởi vì em có phần nào bị cha em lạm dụng cả tinh
https://thuviensach.vn
thần lẫn thể xác. Tuy nhiên, lúc đó, em chợt nhận ra là em sẽ yêu thương con của em và em sẽ chăm sóc chúng, và sau đó, em đã không đổi ý.” Cố ấy cũng nói là trong lần bay đầu tiên ấy với Ecstasy, cô đã tha lỗi cho cha mình, vì đã nhận ra rằng “không có ai là người xấu.”33
Các mô tả khác về Ecstasy đã cho thấy thuốc này dường như cải thiện độ nhạy cảm xã hội, thúc đẩy giao tiếp giữa con người, và tăng khả năng tập trung – tức tất cả những tác động được sự đồng ý của xả hội và tương tự như thần dược Prozac. Tuy nhiên, Ecstasy lại là một thuốc bị cấm mua bán và cấm dùng theo luật pháp Hoa Kỳ, trong khi các bác sĩ được phép kê toa thuốc như Prozac và Ritalin. Cái gì tạo ra khác biệt đối xử này?
Câu trả lời hiển nhiên là Ecstasy gây hại cho cơ thể theo phương cách mà Prozac và Ritalin được lập luận là không gây hại. Trang web của Viện quốc gia về lạm dụng thuốc nói về Ecstasy đã xác định thuốc này gây ra những rối loạn tâm lý như: “rối loạn tri giác, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ, thèm thuốc, lo âu trầm trọng, và hoang tưởng”; các triệu chứng thể chất bao gồm: “căng cơ, nghiến răng ngoài ý muốn, nắm chặt bàn tay ngoài ý muốn, buồn nôn, nhìn mờ, mắt đảo nhanh, ngất xỉu, và rét run hoặc đổ mồ hôi”; và đã được thấy là gây tổn thương vĩnh viễn ở não loài khỉ.
Thật ra, các y văn viết về hai thuốc được cho phép dùng là Ritalin và Prozac cũng đầy rẫy những chuyện kể về những tác dụng phụ tương tự như Ecstasy (ngoại trừ bằng chứng gây tổn thương vĩnh viễn ở não loài khỉ). Một số người lập luận rằng sự khác biệt nằm ở chỗ liều lượng dùng: nếu bị lạm dụng, Ritalin cũng có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng, đó là lý do tại sao việc dùng thuốc phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nhưng điều này cũng đặt ra câu hỏi: vậy tại sao không hợp thức hóa Ecstasy bằng cách xếp nó vào Bảng II? Hoặc, cách khác, tại sao không nghiên cứu tìm một thứ thuốc khác có cùng tác dụng dược học như Ecstasy nhưng có tác dụng phụ được giảm đến mức tối đa?
Câu trả lời cho những câu hỏi thuộc loại này nằm ở trung tâm tình trạng hỗn loạn đối với việc tội phạm hóa thuốc men. Chúng ta cảm thấy rất là
https://thuviensach.vn
nước đôi (không nhất quán) về việc sử dụng các chất mà mục đích trị liệu không rõ ràng, và tác động duy nhất của chúng là giúp cho người ta cảm thấy thoải mái. Chúng ta đặc biệt cảm thấy mình đang đi nước đôi nếu trạng thái “phê” do các thuốc đem lại đã cản trở nghiêm trọng khả năng hoạt động bình thường của người sử dụng, như trong trường hợp heroin và cocain. Nhưng chúng ta cũng cảm thấy khó biện minh cho việc mình đang đi nước đôi, bởi vì làm như vậy sẽ lại kéo sang việc định nghĩa thế nào là hoạt động bình thường (normal functioning) của một con người. Làm thế nào chúng ta có thể biện minh cho việc chúng ta cấm dùng bồ đà (marijuana), trong khi rượu và thuốc lá (nicotin), tức hai chất giống như bồ đà vì cũng giúp ta sảng khoái nhưng cũng gây nghiện, lại được phép sử dụng?[5] Hiểu những khó khăn trong lý luận này, chúng ta sẽ thấy sẽ dễ dàng hơn trong việc cấm sử dụng chất nào đó dựa trên cơ sở nó làm hại nghiêm trọng cơ thể con người – tức nó hoặc gây nghiện, hoặc gây rối loạn thể chất, hoặc gây các tác dụng phụ lâu dài, và những tác hại khác.
Nói cách khác, chúng ta không muốn có một quyết định rõ rệt nào về thuốc khi chỉ dựa trên việc nó không tốt cho tinh thần hoặc – nói theo ngôn ngữ y khoa hiện thời – chỉ dựa trên các tác động tâm lý. Nếu như ngày mai có một công ty dược sáng chế ra một viên thuốc thật sự tốt cho thể chất giúp người ta cảm thấy hạnh phúc và hòa hợp với xã hội, mà không gây ra tác dụng phụ, thì không rõ liệu có người nào có thể phát biểu rõ ràng lý do tai sao người ta không nên được cho phép dùng thuốc này không. Có nhiều người theo trường phái tự do ở cánh hữu lẫn cánh tả lập luận rằng chúng ta nên ngừng lo âu về tinh thần cũng như nội tâm của người khác đi, và chúng ta hãy để cho thiên hạ hưởng thụ những thuốc họ chọn dùng miễn là những thuốc này không khiến người sử dụng làm hại người khác. Nếu có người theo trường phái cổ điển gàn dở phản biện rằng thứ thuốc thể chất ấy không phải là thuốc trị bệnh, thì ngành tâm thần có thể sẽ là người được ủy thác để tuyên bố rằng trạng thái không hạnh phúc là một chứng bệnh và đưa nó vào đứng bên cạnh chứng ADHD trong bảng danh sách DSM.
https://thuviensach.vn
Vì vậy, chúng ta không cần phải đợi ngành công nghệ di truyền ra đời mới có thể dự báo thời điểm mà chúng ta có thể cải thiện trí thông minh, trí nhớ, nhạy cảm về cảm xúc, và tính dục, cũng như làm giảm thiểu tính khí hung hăng và tác động lên hành vi con người theo cách này hoặc cách khác. Vấn đề này đã được gắn với thế hệ các thuốc tác động thần kinh đương thời, và sẽ có tác dụng sắc nét hơn trong những thế hệ thuốc kế tiếp sớm xuất hiện.
https://thuviensach.vn
4 - TĂNG TUỔI THỌ
Nhiều người chết quá trễ, và một số ít người chết quá sớm. Khiến học thuyết “Chết đúng lúc!” có vẻ kỳ lạ.
Chết đúng lúc – như Zarathustra đã thuyết giảng. Câu hỏi hiển nhiên là làm thế nào những người không bao giờ sống đúng lúc lại có thể chết đúng lúc được? Trừ phi họ chưa hề được sinh ra! Vì vậy, tôi cho đó là những kẻ dư thừa. Nhưng, ngay cả kẻ dư thừa cũng vẫn bàn luận ồn ào về cái chết của mình; cũng như một hạt đậu rỗng tuếch nhất cũng vẫn muốn được bửa đôi.”
Friedrich Nietzsche, Thus Spoke Zarathustra, I.21
Con đường thứ ba qua đó ngành công nghệ sinh học đương đại sẽ ảnh hưởng đến chính trị là tăng tuổi thọ, với hệ quả thay đổi cơ cấu dân số và xã hội. Một trong những thành tựu lớn nhất của ngành y sinh học trong thế kỷ 20 tại nước Mỹ là làm tăng tuổi thọ. Tính từ lúc sinh ra, với phái nam, tuổi thọ đã được tăng từ 48,3 tuổi vào năm 1900 lên đến 74,2 tuổi vào năm 2000; và với phái nữ, từ 46,3 tuổi đến 79,9 tuổi.1 Tăng tuổi thọ, đi đôi với giảm một cách đáng kể tỷ lệ sinh con trong phần lớn thế giới các nước phát triển, đã tạo ra một nền tảng cơ cấu dân số toàn cầu khác hẳn cho nền chính trị thế giới; người ta đã cảm nhận được những tác động của nền tảng này rồi. Căn cứ tỷ lệ sinh sản và tử vong hiện hành, đến năm 2050, thế giới sẽ khác hẳn ngày nay, cho dù ngành y sinh học vào lúc ấy không hề làm tuổi thọ tăng lên thêm một năm nào. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ không có sự phát triển đáng kể nào về việc tăng tuổi thọ, trái lại, có nhiều khả năng là ngành công nghệ sinh học sẽ tạo ra những thay đổi đáng kể.
Một trong những lĩnh vực sẽ bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi các tiến bộ trong ngành sinh học phân tử là ngành lão khoa, tức ngành nghiên cứu về sự lão hóa. Hiện đang có một số học thuyết cạnh tranh với nhau liên quan
https://thuviensach.vn
đến việc tại sao con người già đi và cuối cùng sẽ chết, nhưng chưa có một sự đồng thuận đáng kể nào đề ra giải thích thỏa đáng nhất hoặc những cơ chế dẫn đến việc già đi và chết.2 Một trong các dòng lý thuyết này bắt nguồn từ cuộc cách mạng sinh học và, một cách đại cương, cho rằng các sinh vật già đi và chết bởi vì năng lực chọn lọc tự nhiên không hỗ trợ việc duy trì sự sống của một cá thể sau khi chấm dứt tuổi sinh sản.3 Một số gene nhất định có thể hỗ trợ khả năng sinh sản của một cá thể nhưng chúng sẽ trở nên rối loạn trong giai đoạn cuối của cuộc đời. Đối với những nhà sinh học đi tiên phong, bí ẩn lớn nhất không phải là câu hỏi tại sao con người chết đi mà là những câu hỏi, thí dụ như tại sao phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh lại có tuổi thọ cao. Bất kể lời giải thích là thế nào, các nhà sinh học có khuynh hướng tin rằng lão hóa là kết quả của sự tương tác giữa một số lớn các gene, và do đó không có con đường tắt nào không đi qua gene lại có thể dẫn đến việc đẩy lùi cái chết.4
Một dòng lý thuyết khác về lão hóa bắt nguồn từ ngành sinh học phân tử và liên quan đến các cơ chế đặc hiệu của tế bào khiến cơ thể mất khả năng làm việc và chết đi. Có hai loại tế bào mầm ở con người, một loại hiện diện trong trứng của người nữ và tinh trùng của người nam, và một loại có trong các tế bào sinh dưỡng (somatic cell), loại này có tổng cộng khoảng hàng trăm tỉ tỉ tế bào hình thành cơ thể. Tất cả các tế bào này tạo bản sao qua sự phân chia tế bào. Năm 1961, Leonard Hayflick khám phá ra rằng tế bào sinh dưỡng có một mức giới hạn cao hơn về tổng số các lượt phân chia tế bào mà chúng có thể tạo ra. Và số lượt phân chia tế bào này sẽ giảm theo với sự già đi của tế bào.
Một số các lý thuyết đã giải thích tại sao lại có giới hạn mà Hayflick đã giả định. Lý thuyết đứng hàng đầu liên quan đến sự tích lũy ngẫu nhiên các tổn hại của gene trong quá trình tế bào tạo bản sao.5 Với mỗi sự phân chia tế bào, các yếu tố môi trường như khói và phóng xạ, cũng như các chất hóa học như các gốc tự do dòng hydroxyl và các phế phẩm tế bào, đều có thể ngăn cản sự sao chép chính xác của ADN từ thế hệ tế bào này sang thế hệ kế tiếp. Cơ thể có một số các enzym sửa chữa ADN có khả năng dự báo
https://thuviensach.vn
tiến trình sao chép và sửa chữa các vấn đề về sao chép có thể xảy ra, tuy nhiên các enzym này không thể nắm bắt được tất cả các sai sót. Khi tế bào tiếp tục sao chép, các tổn hại ADN sẽ tăng dần lên trong tế bào, dẫn đến việc tổng hợp sai các protein và gây rối loạn chức năng. Tiếp đến, các rối loạn này sẽ lại là nền tảng cho những bệnh tật đặc trưng của tuổi già, như chứng xơ vữa động mạch, tim mạch, và ung thư.
Một lý thuyết khác cũng tìm cách giải thích là giới hạn do Hayflick đề ra liên quan đến các telomere, tức phân đoạn không có mã số của ADN, được gắn tại đầu của mỗi nhiễm sắc thể.6 Các telomere này tác động như những phần đầu trong một cuộn phim và đảm bảo rằng ADN được sao chép một cách chính xác. Việc phân chia tế bào liên quan đến việc tách rời hai chuỗi của phân tử ADN trong tế bào mẹ và tái tạo hai phiên bản hoàn toàn mới của phân tử này trong các tế bào con. Tuy nhiên, mỗi lần phân chia tế bào, các telomere sẽ bị ngắn lại một chút, cho đến khi chúng không còn khả năng bảo vệ các đầu chuỗi ADN, và khi ấy các tế bào, xem các telomere bị ngắn đi này là ADN bị hư hỏng, sẽ ngưng phát triển. Cừu Dolly, được hình thành từ sự nhân bản vô tính từ tế bào sinh dưỡng của một con cừu đã trưởng thành, có các telomere đã bị ngắn lại từ cừu trưởng thành thay vì những telomere dài hơn của cừu con mới sinh, và do đó được dự đoán là sẽ không sống thọ như những anh chị em được sinh sản tự nhiên của nó.
Có ba loại tế bào chính không bị ảnh hưởng bởi giới hạn Hayflick: tế bào mầm, tế bào ung thư, và một số loại tế bào gốc. Lý do khiến các tế bào này có thể sao chép một cách vô hạn liên quan đến sự hiện diện của một enzym ngăn cản việc làm ngắn đi các telomere, mang tên telomerase và được phân lập lần đầu tiên vào năm 1989. Đây chính là điều cho phép dòng mầm (germ line) tiếp tục phát triển không ngừng qua các thế hệ, và cũng chính enzym này là nguyên nhân gây ra sự phát triển bùng nổ của các bướu ung thư.
Leonard Guarente thuộc Viện Công nghệ Massachussetts (Massachussetts Institute of Technology – MIT) đã báo cáo những khám phá hạn chế lượng calorie trong nấm mốc làm tăng tuổi thọ, qua tác động
https://thuviensach.vn
của một gene đơn độc mang tên SIR2 (silent information regulator No 2). Gene SIR2 ức chế các gene sản sinh ra các phế phẩm của ribosom tích tụ trong các tế bào nấm mốc, các phế phẩm này sẽ giết chết các tế bào; các chế độ dinh dưỡng có calorie thấp sẽ hạn chế sự sinh sản nhưng lại giúp gene SIR2 hoạt động. Điều này có thể cung cấp lời giải đáp ở cấp độ phân tử cho câu hỏi tại sao các con chuột được nuôi tại phòng thí nghiệm theo một chế độ dinh dưỡng calorie thấp có tuổi thọ cao hơn các chuột khác đến 40%.7
Các nhà sinh học, như Guarante, đã gợi ý rằng một ngày nào đó sẽ có một con đường di truyền tương đối đơn giản dẫn đến việc tăng tuổi thọ của con người: nếu việc nuôi dưỡng con người theo kiểu hạn chế calorie như đã nói ở phần trên là điều không thực tế, thì sẽ có thể có những con đường khác nhằm thúc đẩy hoạt động của các gene SIR2. Nhưng, các chuyên gia về lão khoa khác, như Tom Kirkwood, lại thẳng thừng khẳng định lão hóa là kết quả của những chuỗi tiến trình phức tạp được thực hiện ở cấp độ tế bào, cơ quan, và toàn bộ cơ thể, và, do đó, không có một cơ chế đơn giản nào có thể ngưng được lão hóa và cái chết.8
Giả sử có một con đường tắt qua gene dẫn đến sự bất tử, thì cuộc đua tìm ra con đường tắt ấy hiện đã có mặt trong ngành công nghệ sinh học. Công ty Geron Corporation đã thực hiện được việc nhân bản vô tính và bằng sáng chế gene người sản xuất enzym telomerase và, phối hợp với công ty Advanced Cell Technology, tiến hành chương trình nghiên cứu tích cực về tế bào gốc lấy từ tế bào phôi thai. Đây là những tế bào hình thành một bào thai trong những thời kỳ phát triển sớm nhất, trước khi kịp có bất kỳ sự biệt hóa nào để hình thành các thể loại mô và cơ quan khác nhau. Tế bào gốc có tiềm năng trở thành bất kỳ tế bào hoặc mô nào trong cơ thể, và, do đó, hứa hẹn sản sinh ra những phần cơ thể hoàn toàn mới để thay thế những phần cũ đã rã mòn vì tiến trình lão hóa. Khác với các cơ quan cấy ghép có được từ những người hiến tặng, những phần cơ thể được nhân bản vô tính này sẽ hầu như hoàn toàn giống về mặt gene với những tế bào trong cơ thể mà chúng được cấy vào, và nhờ vậy, chúng được dự đoán là sẽ không tạo ra
https://thuviensach.vn
những phản ứng miễn dịch thường gây ra hiện tượng thải trừ cơ quan được cấy ghép.
Nghiên cứu về tế bào gốc là một trong những tuyến lớn của nghiên cứu y sinh học hiện hành. Nghiên cứu này cũng đang gây tranh cãi dữ dội vì sử dụng phôi thai làm nguồn cung cấp tế bào gốc – có nghĩa là các phôi thai phải bị giết chết trong quá trình nhân bản.9 Các phôi thai này thường là những phôi thai dư thừa trong “ngân hàng phôi”, kết quả của việc thụ tinh trong ống nghiệm tại các dưỡng đường sản phụ khoa. (Một khi đã được hình thành, các “dòng” tế bào gốc có thể được nhân bản hầu như đến vô tận.) [Chú thích ND: để tạo an toàn bù trừ cho việc thụ tinh bị thất bại, các phôi thai thường được nhân bản thành nhiều phôi, nhưng khi cấy vào tử cung người mẹ chỉ cấy theo số lượng người mẹ yêu cầu, nên sẽ dư ra một số phôi để lại trong ngân hàng phôi.] Bắt nguồn từ mối lo là nghiên cứu tế bào gốc sẽ khuyến khích phá thai và dẫn đến cố tình phá hủy các phôi thai người, Quốc hội Mỹ đã cấm Viện Y tế quốc gia (National Institutes of Health - NIH) tài trợ những công trình nghiên cứu có thể gây hại cho phôi thai người,10 khiến cho việc nghiên cứu tế bào gốc chỉ được thực hiện trong khu vực tư nhân. Năm 2001, một cuộc tranh luận gay gắt về chính sách này đã bùng nổ tại Mỹ khi chính quyền Bush bàn đến việc bãi bỏ lệnh cấm này. Cuối cùng, chính phủ Mỹ quyết định cho phép ngân sách liên bang tài trợ nghiên cứu tế bào gốc, nhưng chỉ giới hạn trong khoảng 60 dòng tế bào gốc đã được tạo ra.
Vào thời điểm này, ta không thể nào biết được cuối cùng ngành công nghệ sinh học có sẽ tìm ra con đường tắt dẫn đến việc nâng cao tuổi thọ, thí dụ như tìm ra một viên thần dược sẽ giúp nâng cao tuổi thọ lên 10 hoặc 20 năm.11 Tuy nhiên, cho dù không bao giờ tìm ra được, dường như chắc chắn khi cho rằng ảnh hưởng tích lũy của tất cả các nghiên cứu y sinh học đang được tiến hành hiện nay có thể sẽ giúp nâng cao tuổi thọ và, do đó tiếp tục khuynh hướng đã được bắt đầu từ thế kỷ vừa qua. Vì vậy, không có gì là quá sớm để cân nhắc một số kịch bản chính trị và hệ quả xã hội sẽ có thể
https://thuviensach.vn