🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tuổi Trẻ Không Bao Giờ Quay Lại - Nhiều tác giả Ebooks Nhóm Zalo TUYỂN CHỌN NHỮNG CÂU CHUYỆN HAY NHẤT TUỔI TRẺ KHÔNG BAO GIỜ QUAY LẠI FIRST NEWS Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám đốc - Tổng Biên tập ĐINH THỊ THANH THỦY Biên tập: Lê Thị Hồng Lam Sửa bản in: Duy Danh Trình bày: Dương Mai Bìa: Nguyễn Hùng NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 62 Nguyễn Thị Minh Khai - Q.1 - TP. HCM ĐT: (028)38225340 - 38296764 - 38247225 Fax: 84.28.38222726 Email: [email protected] Website: www.nxbhcm.com.vn Sách điện tử: www.sachweb.vn NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 1 62 Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1, TP. HCM ĐT: (028) 38 256 804 NHÀ SÁCH TỔNG HỢP 2 86 - 88 Nguyễn Tất Thành, Q.4. TP. HCM ĐT: (028) 39 433 868 GIAN HÀNG MO1 - ĐƯỜNG SÁCH TP. HCM Đường Nguyễn Văn Bình, Quận 1, TP. HCM Thực hiện liên kết: CÔNG TY TNHH VĂN HÓA SÁNG TẠO TRÍ VIỆT (First News) Địa chỉ: 11H Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM In 3.000 cuốn, khổ 13 x 20,5 cm tại Công ty cổ phần In Scitech (D20/532H Nguyễn Văn Linh, H. Bình Chánh, TP.HCM). Xác nhận đăng ký xuất bản số 567 - 2019/CXBIPH/10- 46/THTPHCM ngày 25/02/2019 - QĐXB số 221/QĐ - THTPHCM - 2019 cấp ngày 05/03/2019. ISBN: 978 - 604 - 58 - 8952 - 7. In xong và nộp lưu chiểu quý II/2019. LỜI GIỚI THIỆU C uộc sống là một cuộc hành trình liên tục và không phải lúc nào cũng dễ dàng. Trong hành trình đó, mỗi người đều sẽ nếm trải vô vàn cảm xúc, từ thiếu thốn đến viên mãn, từ đau khổ đến hạnh phúc, từ lạnh lẽo đến ấm áp,... qua đó học cách cân bằng bản thân và cuộc sống của chính bản thân mình, tìm thấy ý nghĩa cũng như mục đích sống của riêng mình. Vẫn biết rằng mọi gian truân và thử thách của ngày hôm nay có ý nghĩa như những bài học, dạy cho tuổi trẻ biết trân trọng những điều tốt đẹp sẽ đến vào ngày mai; đồng thời cũng chính là động lực giúp các bạn trẻ không ngừng quan sát, không ngừng lắng nghe, không ngừng học hỏi, không ngừng thay đổi và tự hoàn thiện chính mình, trải nghiệm mọi cung bậc của cuộc sống để tiến bước vào đời. Nhưng, những thời khắc khó khăn và những suy nghĩ tiêu cực cũng luôn ẩn mình chờ sẵn trong nếp tối tâm hồn của mỗi con người; đặc biệt là giữa thời đại thừa thãi thông tin, thật giả lẫn lộn và thiếu vắng giá trị chân thật như ngày hôm nay. Chính vì vậy mà bạn cần giữ vững trong tâm hồn mình một niềm tin mạnh mẽ, tin vào bản thân mình, tin vào những giá trị tốt đẹp vẫn hiện hữu trong cuộc sống, trong các mối quan hệ và trong chính sự nhiệt thành của mình dành cho cuộc sống. Đây chính là lý do tập sách này ra đời, kiên trì thực hiện lời hứa từ nhiều năm trước, nỗ lực giữ gìn những khu vườn tình yêu và khát vọng trong lòng bạn trẻ. “Tuổi trẻ không bao giờ quay lại” là một lời nhắn gửi, một món quà tinh thần, một cái hộp nhỏ chứa bảy túi hạt giống với bảy sắc màu nuôi dưỡng sức mạnh và lòng dũng cảm cho bạn trẻ. Chúng tôi hy vọng có thể tiếp tục truyền lửa, tạo thêm động lực, chắp cánh ước mơ,... lấy đó làm giá trị cốt lõi dẫn bước bạn trẻ vào đời, cùng các bạn đối mặt với cuộc sống và vượt qua những thử thách. Mỗi bước chân là một cơ hội. Mỗi bước chân là một niềm hy vọng. Tuổi trẻ không sợ thất bại. Hãy tiến lên! - First News NHIỆT TÌNH TUỔI TRẺ Túi Hạt Giống Màu Đỏ "Những hạt giống màu đỏ. Những hạt giống nở ra hoa lửa hừng hực nhiệt tình tuổi trẻ. Những hạt giống giúp bạn sống có nhân cách, sống có phẩm giá, dám ước mơ và dám kiên trì với những điều tốt đẹp." M ƯỚC MƠ ột ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước. Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối - những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực. Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái không thể có. Ước mơ chính là con đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết tâm, bạn hoàn toàn có thể hiện thực hóa chúng. Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả khả năng của mình. Nhưng nếu những ước mơ ấy không thể trở thành hiện thực thì bạn cũng đừng quá thất vọng. Hãy nuôi dưỡng cho mình một khát khao mới và tiếp tục nỗ lực. Sớm muộn gì chúng cũng trở thành hiện thực, một khi bạn còn cố gắng. - Thu Hằng dịch Theo You can CUỘC BỘ HÀNH LỊCH SỬ Như nhiều người châu Phi khác, tôi tin rằng số phận không tạo ra tôi, mà chính tôi mới là người tạo ra số phận của mình. - Legson Kayira V ới hành trang là năm ngày lương thực đi đường, một quyển Kinh thánh, một cuốn sách có tựa đề Hành hương (The Pilgrim's Progress), cùng với một chiếc rìu làm vũ khí tự vệ và một tấm chăn, Legson Kayira hăm hở bắt đầu cuộc hành trình của đời mình. Cậu sẽ phải vượt qua một chặng đường dài từ Nyasaland (Cộng hòa Malawi ngày nay), nơi bộ tộc cậu đang sinh sống, ngược lên phía bắc rồi đi về hướng đông tới Cairo (Thủ đô Ai Cập) để lên tàu sang Mỹ tìm kiếm một tấm bằng đại học. Đó là vào tháng 10 năm 1958, lúc cậu gần 17 tuổi. Cha mẹ cậu mù chữ nên chẳng biết nước Mỹ ở đâu và xa gần thế nào. Họ chỉ biết cầu chúc cho cậu thượng lộ bình an. Với Legson, chuyến đi này bắt nguồn từ một ước mơ – dù đối với nhiều người đó chỉ là một sự điên rồ – một ước mơ đã khiến cậu nung nấu quyết tâm được đi học. Cậu muốn mình giống thần tượng Abraham Lincoln của cậu, một con người đi lên từ nghèo khổ rồi trở thành Tổng thống Mỹ và đấu tranh không mệt mỏi cho phong trào giải phóng nô lệ. Rồi cậu cũng muốn mình giống Booker T. Washington, người dám đứng lên phá bỏ xích xiềng nô lệ, trở thành nhà cải cách, nhà giáo dục vĩ đại, người đã mang lại niềm tin và phẩm giá cho cả nhân dân Mỹ. Như các thần tượng của mình, Legson cũng muốn phục vụ nhân loại, cậu muốn làm một điều gì đó thật khác biệt cho thế giới này. Để nhận rõ mục đích của mình, cậu cần phải học, và học tại một trường hạng nhất. Vì vậy, cách tốt nhất là đến nước Mỹ. Hãy khoan nghĩ đến việc Legson không một xu dính túi và bằng cách nào cậu có đủ tiền mua vé tàu đi Mỹ. Hãy khoan bàn chuyện cậu ấy không hề có ý niệm gì về một trường đại học nào khi bước chân xuống tàu và ngay cả nếu có, liệu cậu có được chấp nhận vào học hay không. Cũng đừng tự hỏi làm thế nào Legson có thể vượt 5.000 km xuyên qua lãnh địa của hàng trăm bộ tộc nói hơn năm mươi thứ tiếng khác nhau mà chẳng có thứ tiếng nào quen thuộc với cậu. Các bạn đừng bận tâm đến những câu hỏi đó, bởi đó là những điều Legson phải làm và đã làm được. Trong suy nghĩ của cậu lúc đó không có gì ngoài khát vọng được đặt chân lên vùng đất nơi cậu nghĩ có thể thay đổi số phận của mình. Không phải lúc nào cậu cũng kiên định như thế. Khi còn nhỏ, đôi lần cậu lấy cái nghèo của mình để biện hộ cho sự thua kém trong việc học và những thất bại của bản thân. Cậu từng tự nhủ rằng “mình chỉ là một đứa con nhà nghèo, biết làm sao bây giờ!”. Như nhiều đứa trẻ khác trong làng, thật dễ hiểu khi Legson cũng cho rằng học hành đối với một đứa con nít Karongo tỉnh lẻ chỉ tổ phí thời gian. Nhưng sau khi đọc những quyển sách do các nhà truyền giáo trao tặng, cậu phát hiện ra thế giới còn có một Abraham Lincoln và một Booker T. Washington. Câu chuyện về hai bậc vĩ nhân này đã vén đám mây mờ đang che phủ cuộc đời cậu và rằng trước hết cậu cần phải học. Thế là cậu nung nấu ý định đi Cairo từ đó. Sau năm ngày cuốc bộ khó khăn trên vùng đồi núi gồ ghề đầy đá tai mèo thuộc châu Phi hoang dã, Legson chỉ đi được vỏn vẹn 40 km trong khi lương thực mang theo đã cạn, nước uống đã hết và không tiền bạc trong tay. Hoàn thành chặng đường 4.950 km còn lại quả là chuyện không tưởng. Nhưng quay về đồng nghĩa với bỏ cuộc, là cam phận với cuộc sống nghèo khó và ngu muội. Thế rồi, cậu tự hứa với lòng mình: “Mình sẽ cố gắng đến hơi thở cuối cùng chứ nhất định không bao giờ dừng bước nếu chưa đến được nước Mỹ”. Và cậu lại tiếp tục lên đường. Có những đoạn đường cậu đi cùng với người lạ, nhưng phần lớn thời gian - cậu làm kẻ lữ hành đơn độc. Đến mỗi ngôi làng mới, cậu thăm dò kỹ lưỡng trước khi tiến vào vì không biết họ sẽ có thái độ thân thiện hay thù địch đối với cậu. Đôi khi, cậu cũng kiếm được việc làm và một chỗ trú ngụ qua đêm. Còn thì cậu thường xuyên ngủ dưới trăng sao. Cậu tìm kiếm trái rừng và bất cứ loại cây cỏ nào có thể ăn được để sống qua ngày. Cậu trở nên gầy gò và ốm yếu dần theo cuộc hành trình của mình. Đó là chưa kể một trận sốt rét thập tử nhất sinh mà cậu phải gánh chịu. Trời quả không phụ lòng người, cậu được vài người tốt bụng dùng thảo dược cứu chữa và cho trú lại đến hết cơn bạo bệnh. Kiệt sức và xuống tinh thần trầm trọng, một lần nữa cậu lại muốn quay về. Cậu lấy lý lẽ rằng quay về sẽ tốt hơn tiếp tục cuộc hành trình xuẩn ngốc, thậm chí là liều mạng này. Nhưng, Legson đã lật lại những trang sách mà cậu vẫn luôn mang bên mình. Những dòng chữ quen thuộc làm cậu tin tưởng trở lại với mục đích của mình. Thế là cậu lại tiếp tục. Ngày 19/01/1960, tức mười lăm tháng sau khi bắt đầu chuyến bộ hành thiên lý của mình, Legson đi được gần 1.600 km và đến Kampala, thủ đô của Uganda. Cậu bây giờ đã mạnh mẽ hơn về vóc dáng và khôn ngoan hơn trong cách sinh tồn. Cậu ở lại Kampala sáu tháng và làm đủ thứ nghề. Có điều đặc biệt là, cậu luôn dành từng phút rỗi rãi để vào thư viện và đọc ngấu nghiến mọi thứ. Ở Ở thư viện, tình cờ cậu bắt gặp một thư mục nói về các trường đại học ở Mỹ. Hình ảnh một ngôi trường nguy nga bề thế nhưng thân thiện in hình trên nền trời trong xanh, thanh thoát với những đài phun nước và những thảm cỏ được cắt tỉa khéo, lại được bao quanh bởi núi non hùng vĩ làm cậu thấy nhớ những đỉnh núi cao vời, uy nghi nơi quê nhà Nyasaland. Đại học Skagit Valley ở vùng núi Vernon, bang Washington, đã trở thành hình ảnh thực tế đầu tiên trên con đường đi tìm tương lai tưởng như vô vọng của Legson. Ngay lập tức, cậu viết đơn gửi hiệu trưởng nhà trường trình bày hoàn cảnh của mình và xin một suất học bổng. Cùng lúc đó, cậu cũng cố gắng sử dụng hầu bao hạn hẹp của mình để gửi đơn đến nhiều trường khác vì sợ rằng Skagit không chấp nhận đơn của cậu. Nhưng Legson không cần phải làm thế. Vì quá ấn tượng trước quyết tâm của cậu nên ngài hiệu trưởng trường Skagit không những cho phép Legson nhập học mà còn cấp cho cậu một suất học bổng và giới thiệu cho cậu một việc làm thêm để kiếm tiền trang trải chi phí ăn ở. Một phần khát vọng của Legson đã trở thành hiện thực. Nhưng con đường của Legson vẫn còn rất nhiều chướng ngại phía trước. Theo luật pháp Mỹ, cậu phải có hộ chiếu và thị thực nhập cảnh. Nhưng để có hộ chiếu, cậu phải xuất trình giấy khai sinh. Tồi tệ hơn nữa, để được cấp thị thực, cậu cần phải có một tấm vé khứ hồi khi đến Mỹ. Một lần nữa cậu lại cần đến bút và giấy. Cậu viết thư cho các nhà truyền giáo, những người đã dạy dỗ cậu từ hồi tấm bé. Cuối cùng, mọi chuyện cũng được lo liệu ổn thỏa, trừ tấm vé máy bay khứ hồi để được cấp thị thực vào Mỹ. Không hề nao núng, Legson tiếp tục cuộc hành trình đi Cairo với niềm tin rằng thế nào cậu cũng kiếm được đủ số tiền cần thiết. Cậu tự tin đến mức vét hết những đồng xu cuối cùng tậu một đôi giày mới để không phải đi chân đất qua cổng Skagit Valley. Ngày tháng trôi qua, tin tức về cuộc hành trình dũng cảm của cậu bắt đầu lan rộng. Vào lúc cậu đến Khartoum (Thủ đô của Sudan) và rơi vào tình cảnh rỗng túi và kiệt sức, thì huyền thoại Legson Kayira đã tạo ra một nhịp cầu nối lục địa châu Phi với Vernon, Washington. Sinh viên trường Skagit Valley cùng sự đóng góp của người dân địa phương đã gửi đến cậu 650 đô la để mua vé khứ hồi sang Mỹ. Khi biết tin này, Legson đã bật khóc vì lòng biết ơn và nỗi vui mừng trước tấm lòng của các vị ân nhân của mình. Tháng 12/1960, sau cuộc hành trình dài hơn hai năm, cuối cùng Legson Kayira cũng đã đặt chân lên đất Mỹ. Cậu hãnh diện bước vào ngưỡng cửa Đại học Skagit Valley với hai quyển sách báu ôm chặt trong tay. Câu chuyện về Legson chưa kết thúc ở đó. Sau khi tốt nghiệp đại học, cậu học lên nữa và trở thành giáo sư Chính trị học của Đại học Cambridge, Anh, đồng thời là một tác giả có uy tín trên thế giới. Như hai thần tượng của mình (Abraham Lincoln và Booker T. Washington), Legson Kayira đã vươn lên từ những khởi đầu hèn mọn và đã hoán cải thành công số phận của mình. Legson đã tạo nên một sự khác biệt và thực sự trở thành ngọn đèn soi sáng cho những người đi sau tiếp bước theo. - Nguyễn Đoàn dịch Theo Mission on the March Một khi ƯỚC MƠ CỦA BẠN ĐỦ LỚN thì tất cả những vấn đề khác đều KHÔNG ĐÁNG PHẢI BẬN TÂM. - Khuyết danh LÒNG DŨNG CẢM T rong cuộc đời, mỗi chúng ta đều có ba kẻ thù cần phải tiêu diệt: do dự, nghi ngờ và sợ hãi. Ba kẻ thù này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi cảm thấy nghi ngờ và sợ hãi, tất yếu bạn sẽ do dự trong việc đưa ra quyết định và hành động. Phân tích thất bại trong cuộc sống của hơn 25.000 người, các chuyên gia cho biết: do dự gần như đứng đầu danh sách những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại. Trái với do dự là tính quyết đoán, và đây chính là một trong những biểu hiện của lòng dũng cảm. Sự bất tử của mỗi người nằm ở việc họ có dám đưa ra quyết định hay không. Để có được một quyết định rõ ràng, mỗi người cần phải có lòng dũng cảm, và đôi khi phải cực kỳ can đảm. Bên cạnh đó, giá trị của các quyết định lại phụ thuộc vào mức độ dũng cảm khi hành động. Những quyết định vĩ đại làm nền móng cho văn minh nhân loại đã được đưa ra bất chấp rủi ro, thậm chí bất chấp cả việc phải hy sinh tính mạng. Con người ta sẽ chẳng làm nên trò trống gì nếu không có một ý tưởng táo bạo, một tư duy đột phá và lòng can đảm để hiện thực hóa chúng. Chẳng thà bạn phạm sai lầm khi hành động còn hơn cứ ôm khư khư mối lo thất bại rồi chùn bước. Cuộc đời bạn sẽ ra sao nếu bạn không bao giờ dám làm một điều gì lớn lao? Lòng dũng cảm là tài sản vô giá mà tự nó đã tiềm ẩn sức mạnh vô hình có thể giúp con người sống một cuộc đời đích thực. Với lòng dũng cảm, bạn sẽ tự tạo ra cơ hội cho bản thân và đủ bản lĩnh để đối mặt với những trở ngại của cuộc sống. Tất cả chúng ta sinh ra đều có lòng dũng cảm. Nhưng chỉ những ai biết tôi rèn và vận dụng nó thường xuyên thì mới có thể sở hữu lòng dũng cảm thật sự. Hãy vận dụng lòng dũng cảm để củng cố sức mạnh tinh thần của bạn. Hãy tìm cho mình một hướng đi thích hợp và sống một cuộc đời ý nghĩa. Hãy thử những công việc mới và phá bỏ các rào cản trong cuộc sống của bạn. Với lòng dũng cảm, bạn sẽ vững vàng tiến về phía trước! - Thu Hằng dịch Theo You can NHỮNG CẬU TRÒ NHỎ Ở Canada, có cậu trò nhỏ tên là Craig Kielburger. Cậu sống cùng gia đình ở một vùng ngoại ô thanh bình của Thành phố Toronto. Vào những lúc rảnh rỗi, cậu thường chơi trượt ván, bơi lội, hay trượt tuyết. Ở Pakistan, có cậu bé tên là Iqbal Masih. Năm cậu lên bốn, cha mẹ cậu buộc phải cho cậu đi làm thằng ở để trả món nợ 16 đô la của gia đình. Chưa đầy mười tuổi, cậu phải làm việc từ 12 đến 16 tiếng mỗi ngày, bảy ngày trong tuần với mức lương chưa đến một đô la một tháng, và làm quần quật trong một xưởng dệt thảm bẩn thỉu. Thân thể cậu chỉ còn da bọc xương. Và, dĩ nhiên là cậu chưa bao giờ được đến trường. Hai cậu bé đến từ hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Hình ảnh lam lũ của một đứa trẻ nghèo khổ phương Đông và hình ảnh sung túc no đủ của một cậu bé phương Tây đã được hình tượng hóa trong một nỗ lực nhằm giải phóng tình trạng nô dịch trẻ em. Iqbal được phóng thích khỏi “xí nghiệp nhà tù” vào năm cậu mười tuổi. Trong hai năm kế tiếp, cậu được xem như một anh hùng của cả thế giới, một biểu tượng sống của chiến dịch vận động chống lại ngành dệt thảm ở Pakistan. Đến năm mười hai tuổi, Iqbal bị ám sát, tiếng nói của cậu mãi mãi câm nín. Cách đó nửa vòng trái đất, Craig Kielburger theo dõi câu chuyện về cuộc đời và cái chết của Iqbal qua một tờ báo địa phương. Bỗng chốc, sự thơ ngây của một cậu bé 12 tuổi vụt biến mất, thay vào đó là sự đồng cảm và sự cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của công lý. Cậu tự hứa với lòng mình là sẽ làm bất kỳ việc gì để chấm dứt tình trạng bóc lột lao động trẻ em. Cậu thông minh và có tầm nhìn để biết một mình cậu không thể làm được việc này, ộ ậ g ợ ệ y nhưng cậu sẽ vận động mọi người vào cuộc. Mọi người bảo cậu còn quá nhỏ, và sẽ chẳng có ai nghe lời cậu. Nhưng Craig Kielburger là một nhà hoạt động năng nổ và hiệu quả. Dù chỉ mới 12 tuổi, nhưng cậu biết phải làm thế nào liên kết mọi người lại với nhau để cùng đấu tranh vì một mục tiêu chung. Cậu tìm đọc bất kỳ tài liệu nào có nói đến 200 triệu trẻ em khắp nơi trên thế giới phải làm việc như nô lệ. Nhưng không chỉ đọc, Craig muốn tận mắt chứng kiến những trẻ em đó cùng môi trường và điều kiện làm việc khắc nghiệt mà chúng phải chịu đựng. Lúc đầu cha mẹ cậu phản đối. Ngay cả việc đi xe điện ngầm đến trung tâm thành phố, cậu cũng không được phép đi một mình. Sau cùng, cậu quyết định bán đi một số đồ chơi của mình để quyên góp cho chuyến đi. Cảm động bởi quyết tâm của con trai mình, sau cùng cha mẹ cậu đồng ý cho cậu thực hiện chuyến đi vòng quanh châu Á trong bảy tuần, với sự giúp đỡ về tài chính của bà con họ hàng. Trang bị một máy quay phim và được hộ tống tại mỗi chặng dừng bởi các nhà hoạt động nhân quyền địa phương, Craig đi từ Thái Lan sang Bangladesh rồi đến Ấn Độ, Nepal và Pakistan. Cậu vào các xưởng làm bột mì bít bùng đến các nhà máy có điều kiện làm việc khắc nghiệt, thiếu dưỡng khí. Cậu gặp một cô bé làm việc mười một tiếng một ngày ở công đoạn đóng gói bao bì kẹo trong một căn phòng nóng bức và chật chội, và một cậu bé chân trần đang khâu những trái banh. Cậu nói chuyện với từng người bạn trẻ và chúng trò chuyện cởi mở với cậu như đã quen biết cậu tự thuở nào. Cuối cuộc hành trình, Craig đến viếng Iqbal tại nơi an nghỉ cuối cùng của cậu ấy trong nghĩa trang nhỏ. Trong lúc Craig đang thực hiện chuyến đi vòng quanh châu Á, Thủ tướng Canada cũng đang công du ở đây. Craig đề nghị gặp Thủ tướng nhưng ông từ chối. Suy cho cùng, Craig chỉ là một đứa trẻ chưa đến tuổi bỏ phiếu nên không mấy ai quan tâm đến ý kiến của cậu. Tuy nhiên, giới truyền thông thì lại khác, họ rất chú ý đến Craig khi biết cậu cùng hai trẻ em lao động khác sẵn sàng kể lại những câu chuyện của chúng. Báo chí thay nhau khuấy đảo công chúng và chỉ sau một đêm, vấn đề lao động trẻ em đã giành được sự quan tâm của mọi người dân Canada. Thật bất ngờ, Thủ tướng lại đề nghị gặp Craig. Bây giờ thì Craig biết cậu phải làm gì, nhưng cậu không thể tự mình hoàn thành mục tiêu. Cậu cần một tập thể. Cậu nghĩ ngay đến những bạn học cùng lứa tuổi với cậu. Trở về nhà, Craig đem những bức ảnh gây chấn động con tim mà cậu đã chụp được và những câu chuyện kinh hoàng vào lớp học. Craig kết luận: “Vấn đề là như thế, các cậu có giúp được không?”. Và, cậu nhận được sự hưởng ứng ngoài mong đợi. Thế là các cậu cùng nhau thành lập Tổ chức Free The Children (Giải phóng Trẻ em). Họ gặp nhau hàng tuần để chia sẻ thông tin và định hướng chương trình hành động. Sau đó Craig liên hệ với các tổ chức khác để trao đổi thông tin và yêu cầu hỗ trợ cũng như thiết lập các mối liên hệ mới. Nhóm của cậu cứ thế ngày một phát triển. Sau khi nghe Craig phát biểu tại hội nghị thường niên của Liên đoàn Lao động Thành phố Ontario, 2.000 lãnh đạo công đoàn cùng hưởng ứng quyên góp số tiền lên đến 150.000 đô la cho Free The Children. Thị trưởng Toronto cấm mua bán pháo hoa được làm từ những xưởng sản xuất có sử dụng lao động trẻ em. Bộ trưởng Ngoại giao mời Craig giữ chức vụ cố vấn các vấn đề về quyền trẻ em trong chính phủ, và quốc hội Mỹ đã mời cậu phát biểu. Chính phủ Canada hiện nay là một trong những quốc gia đi đầu trong việc xóa bỏ mọi hình thức sử dụng và bóc lột lao động trẻ em. “Trẻ em có một phẩm chất đặc biệt tạo nên sức mạnh mà người lớn không thể nào có được,” Craig nói. “Trẻ em có óc tưởng tượng. Chúng nghĩ rằng mình có thể bay được. Và chúng dám nghĩ rằng chúng có thể nói chuyện ngang hàng với cả Thủ tướng!”. Trong vòng hai năm, Free The Children có hàng ngàn hội viên và trở thành một phong trào quốc tế có hiến chương rõ ràng và có mặt từ Âu sang Á. Free The Children đã làm thay đổi cách nghĩ của người lớn, thay đổi luật pháp, và thay đổi cuộc sống của hơn 200 triệu trẻ em trên khắp thế giới. Quyển sách cho trẻ em chúng ta à? Chính các bạn là những người quyết định điều đó. - Nguyễn Đoàn dịch Theo He Achieved The Impossible NHIỆT HUYẾT R alph Waldo Emerson từng nói: không có một thành công lớn lao nào lại thiếu bóng dáng của lòng nhiệt huyết. Quả thật, khi bạn tìm thấy niềm đam mê của mình, toàn bộ tâm trí, năng lượng của bạn sẽ hòa quyện cùng quyết tâm, tạo nên động lực lớn để bạn hoàn thành nó một cách triệt để. Lòng nhiệt huyết giúp con người xác định được hướng đi và có được một khởi đầu đúng đắn. Nhiệt huyết là một quá trình chứ không phải là một trạng thái. Nó có thể được truyền từ người này sang người khác một cách dễ dàng. Vượt qua mọi lý lẽ, quy tắc, lòng nhiệt huyết giúp bạn thu hút được sự chú ý và có được sự ủng hộ của những người xung quanh. Làn sóng của lòng nhiệt huyết sẽ kết nối mọi người thành một khối thống nhất và tạo ra động lực thúc đẩy tất cả tiến về phía trước. Lòng nhiệt huyết giúp người ta vượt qua thử thách để làm nên kỳ tích. Với lòng nhiệt huyết, con người có thể thay đổi trật tự thế giới và làm nên lịch sử. Do đó, dù bạn là ai hay đang làm gì chăng nữa thì điều tốt nhất bạn có thể làm là tin tưởng vào ý tưởng và công việc của mình, đồng thời, hãy thực hiện nó với tất cả lòng nhiệt huyết. Nếu bạn muốn làm điều gì đó có ý nghĩa thì hãy chọn một việc mà bạn có thể dành hết tâm huyết vào đó – như vậy là bạn đã có một bước khởi đầu đúng đắn. Nhiều người chọn con đường làm hài lòng kẻ khác hoặc con đường hái ra tiền. Nhưng để đi đến đích, hãy chọn con đường mà bạn tâm huyết. Đa số chúng ta sinh ra đều có đầy đủ tâm hồn, trí tuệ và sự quyết tâm. Nhưng chỉ những ai biết tập hợp tất cả những yếu tố q y g g ập ợp g y này vào một mục đích nào đó thì họ mới có thể đạt được mục tiêu đề ra. Vì thế, hãy nuôi dưỡng ngọn lửa nhiệt huyết trong bạn ngay từ ngày hôm nay, và hãy duy trì ngọn lửa ấy trong suốt cuộc đời mình! - Thu Hằng dịch Theo You can THÀNH CÔNG không tự nhiên mà đến. Bằng cách LÀM VIỆC CHĂM CHỈ VÀ SÁNG TẠO trong việc tìm kiếm các giải pháp cho một vấn đề, BẠN SẼ TÌM THẤY LỐI RA TỪ TRONG NGHỊCH CẢNH. - Eula Hall NGƯỜI PHỤ NỮ DỜI NON LẤP BIỂN Ở APPALACHIANS E ula Hall không có bằng cấp gì về y học, nhưng ngày nào cô cũng chăm sóc cho người bệnh và những ca chấn thương. Cô chưa hề qua trường lớp chính quy nào về chính trị hay luật, nhưng cô là một trong những nhà vận động hành lang và là người vận động quyên góp vì người nghèo hiệu quả nhất nước Mỹ. Trên tường nhà cô cũng chẳng treo tấm huân chương nào ghi nhận thành tích hoạt động xã hội của cô, thậm chí cả bằng tốt nghiệp phổ thông trung học cũng chẳng có, vậy mà cô vừa là một nhà tư vấn, vừa là người bênh vực quyền lợi cho người già, người nghèo và rất nhiều người đang bị ngược đãi mà cô gặp trên đường đời. Nếu trên thế gian này có loại bằng cấp về sự cống hiến, tinh thần sáng tạo và lòng kiên trì thì Eula Hall phải được nhận bằng tiến sĩ. Trên thực tế, cô chỉ là một “cô gái tỉnh lẻ quê mùa và nghèo kiết xác” làm việc trong các lán trại gia súc nằm trong các khu rừng xa xôi hẻo lánh của vùng núi Appalachians thuộc bang Kentucky. Công việc của cô là xoa dịu nỗi đau cho người bệnh tại quê nhà. Đó là lĩnh vực mà cô đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm quý báu. Chào đời tại quận Pike, Kentucky vào năm 1927, Eula là một trong bảy đứa con mà hầu hết đều bị khiếm khuyết này khác về mặt thể chất. Lớn lên và lập gia đình, Eula sinh được năm con. Cô hoàn toàn không được chăm sóc gì trước khi sinh, và cả năm đứa trẻ đều được sinh tại nhà. Một đứa bị sinh non và điếc bẩm sinh, một đứa chết lúc còn ẵm ngửa. Trong suốt đời mình, Eula đã chứng kiến cảnh nhiều trẻ em chết vì suy dinh dưỡng và thiếu ăn, người lớn thì chết vì những căn bệnh có thể phòng ngừa được, chẳng hạn như bệnh uốn ván. Họ chết vì không có bác sĩ, không có bệnh viện, và không được chăm sóc y tế, và vì không có khả năng chi trả cho những dịch vụ y tế thông thường nhất. Vào năm mười tám tuổi, Eula đã có một tầm nhìn rõ ràng về cuộc đời mình. Cô muốn làm một công việc gì đó để giúp đỡ mọi người. Con người mới chỉ học đến lớp tám, chưa từng học qua một khóa chuyên ngành nào đã quyết định mở một trạm xá. Mỗi tuần cô dành ra 50 đô la từ tiền công lao động của mình và liên tục trong bảy năm như thế. Sau đó cô thuê một ngôi nhà nát nằm bên rìa một con đường biệt lập ở một vùng gọi là Mud Creek (Ngã ba Bùn) với giá 40 đô la một tháng làm nơi trợ giúp y tế cho người dân trong vùng. Để đưa trạm xá vào hoạt động, Eula cần có tiền để trang trải chi phí, nhưng cái khó hơn cả là nguồn y bác sĩ. Appalachians không phải là nơi làm việc lý tưởng đối với các bác sĩ trẻ, những người có mức thu nhập hàng tháng bằng số tiền kiếm được trong cả đời của những cư dân vùng Mud Creek này. Rồi thì điều kiện về nhà ở cũng không khích lệ họ mấy. Vì vậy, Eula cho các bác sĩ ở nhà mình và nấu ăn cho họ. Cô tìm kiếm sự cộng tác từ các bác sĩ có gốc nước ngoài, những người cần phục vụ tại những vùng khó khăn hẻo lánh để được chính phủ cấp thẻ xanh (loại thẻ cư trú dài hạn do chính phủ Mỹ cấp). Trạm xá lập tức bị quá tải ngay từ những ngày đầu tiên. Bệnh nhân với đủ thứ bệnh và thương tật đổ dồn đến. Rất nhiều người chưa từng đi khám bệnh lần nào trong đời và phần đông họ chỉ có thể chi năm đô la tiền viện phí. Lại một thử thách nữa đặt ra cho Eula. Một đêm nọ, bỗng nhiên trạm xá bị cháy rụi. Giấc mơ của cả đời người và hơn chục năm làm việc của Eula thế là tan thành mây khói. Đứng trước đống đổ nát, Eula nghĩ đến 15.000 cư dân trong vùng giờ đã là trách nhiệm của cô. Cô nghĩ về công việc, các vật dụng y tế và trang thiết bị đang nằm trong đống tro tàn. “Cảm giác của tôi khi đó chẳng khác nào đang bị hàng ngàn mũi kim châm thấu tim. Đó thực sự là nỗi đau khủng khiếp nhất mà tôi từng trải qua”. Cô nhớ lại. Lúc đó cô đã khóc. Song, bằng tất cả nghị lực của mình, cô thông báo với toàn thể nhân viên: “Trạm xá thế là xong, nhưng chúng ta thì còn đây”. Đêm hôm đó, cô bắt đầu suy nghĩ và tìm cách gầy dựng lại. Ngày hôm sau, cô tiếp nhận bệnh nhân ngoài trời, dùng một chiếc ghế dài và một đường dây điện thoại máng trên cành cây. Công việc chữa trị cứ thế diễn ra. Eula cố gắng xoay xở để gây quỹ – thông qua đài phát thanh, các buổi chiêu đãi, ngay cả việc phải đứng ngoài đường với thùng lạc quyên vào những ngày mọi người lãnh lương và trợ cấp. Trong ba tháng, cô thu được 102.000 đô la, đủ để thành lập một trạm y tế mới. Khi một trường học ở địa phương đóng cửa nghỉ hè, Eula liên hệ với họ và di chuyển phòng khám tới đó. Vào mùa thu, cô dời phòng khám vào xe rờ moọc. Cứ thế từng bước một, từng đô la một, phòng khám mới, hiện đại dần dần thành hình. Nhờ có tầm nhìn không hề dao động và đầy sáng tạo của Eula, ngọn lửa từng thiêu rụi trạm xá đầu tiên đã dọn đường cho một phòng khám mới tốt hơn, tiện nghi hơn. Ngày nay, Phòng khám Mud Creek là phòng khám duy nhất trong bán kính vài trăm kilômét mà các bệnh nhân khi đến đây có thể trả viện phí “tùy theo túi tiền của mình”. Những khi phòng khám không đủ khả năng giúp họ, Eula tìm đến một nhà hảo tâm nào đó. Cô đã từng thu xếp một số ca phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư nhưng không có tiền; có lần, cô thuyết phục Lions Club thanh toán chi phí phẫu thuật cho một bé gái bị tổn thương mắt trầm trọng. Những lúc cần thiết, cô có thể kiêm luôn vai trò tài xế xe cứu thương để đưa bệnh nhân đến bệnh viện tuyến trên. Có lần xe bị lật và cô bị gãy xương bả vai. Sáng hôm sau, cô lại quay về tiếp tục công việc. Triết lý sống của cô, đồng thời cũng là nguồn năng lượng dồi dào của cô là: “Không phải lúc nào đường đời cũng bằng phẳng” và “Sau cơn mưa, trời lại sáng”. Cô cho là nếu được học hành đàng hoàng hơn, có lẽ cô sẽ làm được nhiều điều tốt đẹp hơn nữa cho mọi người. Thật khó nói “nhiều hơn nữa” là gồm những gì, nhưng Eula từng có mặt tại tòa án để bảo vệ quyền lợi cho người nghèo, trong đó có cả những bệnh nhân bị bệnh bụi phổi. Cô được sự cho phép của tiểu bang tổ chức lại hệ thống cung cấp nước sạch và xây dựng một nhà máy xử lý nước để thay thế hàng trăm giếng nước bị nhiễm bẩn. Cô quyên góp tiền để mua một chiếc xe dùng để giao bữa ăn đến nhà dưỡng lão, đài thọ bữa ăn trưa miễn phí cho trường học và xây dựng trung tâm dưỡng lão. Bất kể việc gì cô muốn làm, cô đều biến nó thành hiện thực. Chuông điện thoại phòng làm việc của cô reo không ngớt suốt ngày. Bản thân cô cũng bị bệnh tim và chứng viêm khớp, nhưng thay vì nhập viện từ vài năm trước, cô lại bướng bỉnh bảo “Có ai chết vì làm việc nhiều đâu”. Phòng khám đứng vững và tồn tại như một tượng đài thể hiện ý chí mạnh mẽ của Eula, một tinh thần làm việc không ngừng và đầy sáng tạo. Hàng ngày, hàng trăm người đi bộ hoặc lái xe qua những đoạn đường gập ghềnh để đến với phòng khám của cô, nơi bên trong có mười bảy nhân viên kể cả hai bác sĩ đang hối hả làm công việc điều trị bệnh nhân trong bảy căn phòng được trang bị rất đầy đủ. Thu nhập hàng năm của Eula vào khoảng 22.000 đô la và cô chưa hề nghỉ một ngày phép nào trong nhiều năm làm việc. Cô đi làm mỗi ngày và ở lại đó cho đến tận khuya, khi đã khám xong bệnh nhân cuối cùng trong ngày. - Nguyễn Thanh Tùng dịch Theo The Power of The Creative Spirit LỰA CHỌN C uộc sống luôn đặt ra cho con người nhiều thử thách và chính những thử thách đó đã tạo nên sự khác biệt giữa họ. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, mỗi người đều có hai sự lựa chọn, hoặc trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, hoặc trở thành người hữu ích. Sự lựa chọn này là kết quả của thái độ sống của mỗi người. Trong khi người lạc quan luôn nhìn nhận vấn đề từ những khía cạnh tích cực thì kẻ bi quan lại không làm được như vậy. Họ luôn cảm thấy hối tiếc vì những gì đã xảy ra trong quá khứ cũng như lo lắng quá nhiều cho tương lai. Thái độ sống này đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư duy và cuộc sống của chính họ, cũng như của những người xung quanh. Bạn chỉ thật sự sống hữu ích khi dám nhận lãnh trách nhiệm về mình. Khi nhận lãnh trách nhiệm, bạn buộc phải làm việc bằng cả khối óc lẫn con tim. Sự kết hợp hoàn hảo giữa khối óc và con tim sẽ giúp bạn có được những ý tưởng mới, cũng như tránh được những sai lầm đáng tiếc. Xã hội luôn đề cao những người biết gạt bỏ mọi lo lắng tầm thường để hướng đến một cuộc sống hữu ích. Nhưng để có được sự tôn vinh đó, trước hết bạn phải sống có trách nhiệm với chính mình. Thay vì mải nghĩ về những thất bại đã qua, bạn hãy lựa chọn cho mình một thái độ sống tích cực hơn, bằng cách hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Cây bút xã luận nổi tiếng Arthur Brisbane từng nói: “Hối tiếc về những điều đã xảy ra có thể trở thành động lực để bạn sống tốt hơn trong tương lai. Nhưng bạn chỉ thực sự sống có ích khi không lãng phí thời gian của mình vào những hối tiếc vẩn vơ”. Sống hết mình cho hiện tại và nghe theo sự mách bảo của trái tim sẽ giúp bạn sống một cuộc đời hữu ích, cũng như không phải hối tiếc vì những gì mình đã làm hoặc không làm. Hãy vượt lên những điều tầm thường và sống một cuộc đời hữu ích. - Thu Hằng dịch Theo You can HỌ ĐÃ LÀM ĐƯỢC T ại ngôi trường làng nhỏ bé của một vùng quê nghèo thuộc bang Kansas, Mỹ, có một cậu học trò 7 tuổi chuyên đi học sớm để đốt lò sưởi cho cả lớp. Một sáng nọ, khi vừa bước đến cửa lớp, bọn trẻ nhìn thấy lửa cháy tràn lan khắp phòng học. Chúng lập tức nhìn thấy cậu bé đốt lò, lúc này đang nằm bất tỉnh dưới nền nhà, và kéo cậu ra ngoài trong tình trạng thập tử nhất sinh: cậu bị phỏng gần hết phần thân dưới. Mọi người nhanh chóng đưa cậu đến trạm xá gần đó. Từ trên giường bệnh, cậu bé lại ngất xỉu một lần nữa khi nghe bác sĩ nói với mẹ cậu rằng cậu đã hết phương cứu chữa, rằng cậu sẽ chết trong vài ngày tới vì ngọn lửa đã tàn phá hết toàn bộ phần thân thể từ bụng xuống chân cậu. Nhưng cậu học trò nhỏ không muốn chết. Cậu quyết định phải sống bằng mọi giá. Và, trước sự kinh ngạc của các nhân viên y tế, cậu đã thực sự sống sót. Khi lưỡi hái tử thần đã đi qua, cậu lại nghe bác sĩ và mẹ cậu nói thầm gì đó với nhau. Bác sĩ bảo rằng thịt da cậu đã bị lửa nướng chín gần hết, rằng cái chết có lẽ tốt hơn cho cậu vì cậu sẽ sống cuộc đời còn lại trên một đôi chân què quặt. Một lần nữa cậu bé dũng cảm hạ quyết tâm, rằng cậu sẽ chẳng chịu làm một đứa trẻ què cụt, cậu phải đi, chạy, nhảy như lũ bạn xung quanh cậu. Nhưng sự thật là, cậu chẳng thể cử động được gì từ thắt lưng trở xuống, toàn bộ phần dưới của thân thể cậu chỉ là một sự bất động. Cuối cùng cậu cũng được xuất viện. Mẹ cậu xoa bóp đôi chân nhỏ bé của cậu mỗi ngày nhưng cậu không hề có cảm giác gì, cậu hoàn toàn không điều khiển được phần dưới cơ thể mình. Nhưng, ý chí của cậu thì mạnh hơn bao giờ hết. Một buổi sáng nọ, khi mẹ cậu đẩy cậu ra sân để hít thở khí trời và tắm nắng, cậu vùng dậy nẩy người ra khỏi chiếc xe lăn rồi rơi đánh phịch xuống đất. Sau đó cậu bò, cậu trườn, cậu choài người vào đám cỏ, kéo lê đôi chân tật nguyền phía sau. Cậu nhắm thẳng hàng rào mà bươn tới. Bằng một nỗ lực phi thường, bất ngờ, cậu với nắm lấy bờ rào đứng dậy. Cứ thế hết ngày này sang ngày khác, cậu ra vườn và men theo bờ rào tập đi. Chẳng mấy chốc, quanh nhà cậu là một con đường mòn nhẵn thín. Cậu không mong muốn gì ngoài ý nghĩ phải sống trên chính đôi chân của mình. Chính nhờ bàn tay dịu dàng của mẹ và ý chí kiên cường của chính bản thân, cậu đã có thể đứng lên, bước đi và… chạy. Năm 12 tuổi, cậu đi học trở lại, cậu chạy bộ đến trường, rồi cậu chạy thi và đánh bại mọi vận động viên nhí khác ở lứa tuổi cậu. Cậu chạy vì niềm vui được chạy nhảy và cuối cùng, khi trưởng thành, cậu chạy với tư cách một vận động viên chuyên nghiệp giữa các sân vận động danh tiếng trên thế giới trong tiếng reo hò vang dậy của hàng triệu triệu người hâm mộ. Đó là chân dung nhà vô địch Glenn Cunningham, “Người đàn ông thép của Kansas” (Kansas Ironman),“Cánh én Kansas” (Kansas Flyer),“Con ngựa sắt vùng Kansas” (Iron Horse of Kansas), và “Con tàu tốc hành Elkhart” (Elkhart Express), những biệt danh do báo chí và người hâm mộ đặt cho ông, người phá kỷ lục thế giới cự ly chạy 1 dặm với thành tích 406”08 vào năm 1934, khi ông chưa đến tuổi 25. “Tôi luôn tin rằng tôi có thể đi lại bình thường, và đó là sự thật. Giờ đây tôi sẽ chạy, và chạy nhanh hơn bất kỳ người nào khác”. Glenn phát biểu như thế sau khi lập kỷ lục thế giới. Glenn Cunningham vinh danh tại Quảng trường Madison là một trong những vận động viên điền kinh xuất sắc nhất của Mỹ thế kỷ 20. Ông mất ngày 10/03/1988 tại Menifee, bang Arkansas, Hoa Kỳ, ở tuổi 80. - Nguyễn Đoàn dịch Theo Internet Không có cách nào tốt hơn để xua tan NHỮNG CHỈ TRÍCH bằng sự chuẩn bị tốt nhất và làm cho mọi người ĐOÀN KẾT. Hãy biết mình đang nói về điều gì. Đừng lơ là. SỰ XUẤT SẮC VÀ TỈ MỈ SẼ LUÔN NHẬN ĐƯỢC SỰ TÔN TRỌNG CỦA MỌI NGƯỜI. - Luật sư Leah Sears Ý CHÍ CỦA MỘT CÔ GÁI Đ a số các luật sư tương lai bắt đầu nghĩ và biết đến ngành luật khi đã là sinh viên đại học. Một vài người biết lo xa bắt đầu lên kế hoạch từ khi còn học trung học. Nhưng Leah Sears đã đặt mục tiêu của mình là sẽ theo đuổi nghề luật ở lứa tuổi mà hầu hết những đứa trẻ cùng tuổi còn đang mơ ước có được một chiếc xe đạp mới hoặc một đôi giày trượt pa-tanh. Khi mới bảy tuổi, cô bé Leah đã gửi thư đến các trường luật để xin bản thông tin chi tiết về những ngôi trường này. Nhìn những tấm hình trong bản thông tin, đặc biệt là những tấm hình từ trường Harvard và trường Yale, Leah nhận ra cô trông không giống bất kỳ ai trong những tấm hình ấy cả. Cô là người da đen, và hầu như tất cả mọi sinh viên cô thấy trong hình đều là người da trắng, không những thế, tất cả họ đều là nam. “Tôi cảm thấy mình như là người thuộc giai cấp thứ hai vậy. Khi ấy, trong tôi hình thành rất rõ một quyết tâm. Tôi tin là tôi sẽ làm được một điều gì đó. Và để điều đó xảy ra, tôi phải tạo ra sự thay đổi”. Sự thay đổi đó không chỉ có ý nghĩa với riêng bản thân Leah Sears mà còn cho những ai không có điều kiện có được một cuộc sống tốt như cô - lớn lên trong một gia đình quân nhân trung lưu. Cô muốn tạo điều kiện cho những người cần nhiều cơ hội hơn trong cuộc sống, những người không thuộc về số đông, những người mà mỗi khi họ nhìn vào trong gương và tất cả những gì họ thấy là một người “không là ai cả”. Cô biết nếu muốn thành công, cô phải bắt đầu ngay từ bây giờ. Được sự hỗ trợ và động viên từ ba mẹ, Leah càng quyết tâm và nỗ lực để đạt kết quả xuất sắc trong học tập và tham gia đầy đủ ự ạ q g ọ ập g y các hoạt động ở trường. Trường trung học của cô chưa từng có một hoạt náo viên nào là người Mỹ gốc Phi cả, nhưng điều đó không ngăn được cô. Leah chăm chỉ luyện tập vũ đạo và vượt qua những rào cản về màu da ở trường khi được chọn vào đội hoạt náo. Mặc dù vậy, đối với cô việc học vẫn là trên hết. “Có được bằng cấp từ ngôi trường tốt nhất sẽ rất quan trọng để đạt tới mục tiêu của mình”, cô luôn tự nhắc nhở mình như thế. “Vì cha mẹ không đủ điều kiện cho mình theo học ở những ngôi trường danh tiếng đến thế, mình cần phải cố hết sức để giành được một học bổng”. Những cố gắng của cô được đáp lại. Cô giành được một suất học bổng toàn phần của Trường Đại học Cornell, tốt nghiệp với tấm bằng hạng ưu vào tháng Sáu năm 1976, sau đó cô hoàn tất khóa học về ngành luật ở Trường Đại học Luật Emory năm 1980. Hai mươi lăm tuổi, cô làm việc tại một công ty luật có uy tín ở Atlanta của Alston và Bird. Và ở đó, mặc dù cô tìm thấy được những kinh nghiệm bổ ích, nhưng có rắc rối là “quá nhiều việc văn phòng mà lại thiếu nhân viên để làm”. Công việc khác xa mục tiêu đầu tiên của cô. Sau hai năm, cô rời công ty đó và chấp nhận làm ở một vị trí có lương thấp hơn, đó là một thẩm phán chuyên xử các vụ án giao thông ở tòa án Atlanta. Đây có vẻ là một bước đi đúng đắn. “Tôi lớn lên vào đúng lúc giao thời, khi quyền công dân và quyền phụ nữ có những biến chuyển mạnh mẽ và tôi đã thấy luật pháp đã tạo nên những thay đổi cho những người giống như tôi vậy”, cô bình luận. Sự chuẩn bị kỹ càng của cô đã được đền đáp. Bây giờ, với mỗi bước tiến, cô nhận ra rằng cô có thể sẽ tạo ra một sự đột phá, một thay đổi lớn lao. “Hiện có rất, rất ít luật sư người da đen, và có trời mới biết được là có nữ luật sư người da đen nào đang hành nghề hay không, vì thế tôi chẳng có ai để tư vấn, chẳng có ai để mà noi gương”. Bởi hoàn cảnh đặc biệt của mình, cô làm việc chăm chỉ gấp đôi những gì trước đây cô từng làm. Sau khi sinh con, cô vẫn luôn đảm đương tốt vai trò luật sư lẫn vai trò của người mẹ, cô luôn giữ được thăng bằng giữa gia đình và sự nghiệp. Trong cuộc vận động tranh cử vào vị trí chánh án tòa án tối cao năm 1988, phương pháp của cô rất đơn giản: “Mỗi đêm tôi chỉ ngủ ba hoặc bốn tiếng từ khi ra ứng cử cho đến khi bỏ phiếu”. Trong ba cuộc đua tranh gần nhất, Leah trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi trẻ nhất được bầu vào Tòa án cấp cao bang Georgia. Bốn năm sau, cô đã đạt được bước tiến lớn nhất trong đời khi Thống đốc Zell Miller mời riêng cô đến để bổ nhiệm vào Tòa án Tối cao bang Georgia. Khi đó Leah mới ba mươi sáu tuổi, là người trẻ nhất, là người phụ nữ đầu tiên và là người Mỹ gốc Phi thứ hai từng được ngồi ở tòa án cấp cao nhất bang Georgia. Nhưng bất chấp trình độ học vấn của Leah, bất chấp cả quá trình phấn đấu, lao động vất vả và những gian khổ mà cô đã phải trải qua, nhiều người vẫn bác bỏ những gì mà cô đạt được, họ coi tất cả những điều đó chỉ mang giá trị hình thức mà thôi. “Người ta không thèm nhìn nhận rằng vị trí mà tôi đang có được hiện tại đều bởi vì tôi là một thẩm phán giỏi; họ cho rằng tôi đạt những thành quả này bởi vì tôi là phụ nữ hoặc bởi vì tôi là người da đen”, cô ngậm ngùi nói như vậy. “Tôi biết tôi phải cố làm việc chăm chỉ hơn và chuẩn bị thật tốt hơn những người khác để giành được sự tôn trọng của đồng nghiệp và những người xung quanh, những người đã bắt đầu công tác từ trước tôi”. Leah tạo thói quen đến văn phòng mỗi sáng sớm lúc 5:30, trước cả mọi người, và cẩn thận xem xét lại những vụ kiện mà cô đã nhận được. Cô cùng với thư ký của mình đọc kỹ bản tóm tắt hồ sơ của luật sư bào chữa và gặp nhau mỗi sáng để thảo luận với nhau. Trước cuộc họp hội đồng luật sư hàng tuần, cô luôn chuẩn bị thật kỹ những gì muốn nói và viết chúng ra giấy, không bao giờ “qua loa”. Sau mỗi cuộc họp, cô nhờ các đồng nghiệp thẳng thắn phê bình về những hành động của mình. Trước buổi họp kế tiếp, Leah tập trung hơn vào những điều cần phải cải thiện. “Tôi đã luôn nói chuyện với những thẩm phán khác và hỏi họ thật nhiều với một thái độ cầu tiến, ham học hỏi. Tôi biết tôi có thể đã làm phiền người khác, nhưng tôi không bao giờ ngừng lại. Dần dần họ cũng bắt đầu rủ tôi ăn trưa. Có khi, tôi bình luận một vấn đề gì mà họ đang nói đến, họ còn trả lời và tranh luận với tôi như thể tôi là một người thông minh và có thể đóng góp xây dựng được điều gì cho họ vậy. Rồi đến một lúc, họ thật sự lắng nghe tôi.” Thẩm phán Leah Sears vẫn đang giúp cho mọi người có được sự thay đổi như cô từng mong ước thuở ấu thơ. Cô ấy đang làm thay đổi cả thế giới, một trường hợp, một người vào một thời điểm nào đó. “Không có gì nghi ngờ rằng những thành công của tôi là kết quả của cả một quãng đời dành cho việc chuẩn bị và làm việc chăm chỉ. Nó là một quá trình xây dựng, tại bất kỳ thời điểm đã định nào, tôi vẫn luôn chuẩn bị sẵn sàng để đón lấy cơ hội”. - Nguyễn Thanh Tùng dịch Theo Being First If Second Nature To This High Court Judge Ý THỨC TRÁCH NHIỆM A nsalus de Insulis vĩ đại từng viết: “Hãy học tập không ngừng như thể bạn sẽ trường sinh bất tử; nhưng hãy sống nhiệt thành như thể bạn không còn cơ hội nữa ngày mai”. Mỗi chúng ta đều có một sứ mệnh trong cuộc đời này và phải nỗ lực hết mình để hoàn thành nó. Sứ mệnh đó bắt đầu từ khi bạn sinh ra và sẽ theo bạn cho đến hơi thở cuối cùng! Sứ mệnh đó được cụ thể hóa bằng trách nhiệm trong mỗi giai đoạn hoặc thời kỳ của cuộc đời mỗi người. Trách nhiệm là yếu tố cơ bản làm nên một con người đích thực. Trách nhiệm điều chỉnh hành động của con người theo những nguyên tắc nhất định. Dù bạn là ai hay vị trí hiện tại của bạn là gì thì việc tỏ ra có trách nhiệm trong những việc mình làm là điều rất cần thiết. Trong tất cả những trách nhiệm mà bạn phải gánh vác thì trách nhiệm với chính bản thân là cao cả và nặng nề nhất. Nếu bạn tỏ ra hèn kém hoặc nghi ngại ngay trong chính suy nghĩ và quyết định của mình, thì sớm muộn gì bạn cũng sẽ thất bại. Hãy sống dấn thân và thực hiện những mục tiêu mình đã đề ra. Nhưng quan trọng hơn, hãy sống với tinh thần trách nhiệm cao nhất, không chỉ với gia đình, công việc mà còn với chính bản thân. Khi làm bất kỳ việc gì, bạn hãy nỗ lực hết mình và biết chịu trách nhiệm với từng lời nói, hành động của mình. Bạn nên hiểu rằng, tiền bạc hay địa vị không phải là thứ có thể mang đến một cuộc sống hạnh phúc đích thực. Chỉ có những quyết định mang tính trách nhiệm mới có thể giúp bạn có được cuộc sống như bạn khao khát. - Thu Hằng dịch Theo You can NGƯỜI BIẾN ĐỊA NGỤC THÀNH THIÊN ĐƯỜNG T ên anh ấy là James, nhưng mọi người thích gọi anh là Rocky. Anh có thân hình to cao, vạm vỡ và sẵn sàng “rắn như đá” khi cần thiết. James Robinson,“tảng đá” sống và làm việc tại quận Bedford Stuyvesant, New York, một trong những khu ổ chuột và nhiều tội phạm nhất nước Mỹ. Nhưng chính anh đã cứu được nhiều sinh mạng và phục hồi một cộng đồng mà trước đó không ai có thể làm được. Vào năm 1966, khi Rocky 26 tuổi, đứa cháu gái bảy tuổi của anh bị xe tải tông phải trên đường phố khu Bed-Stuy này. Nếu lúc đó có người biết sơ cứu thì cô bé đã không phải vĩnh viễn ra đi. Lúc được đưa đến bệnh viện thì cô bé đã ngừng thở. Cái chết vô lý của đứa cháu gái là một trong những lý do đưa Rocky vào làm việc trong ngành y tế. Tại Trung tâm Cấp cứu Thành phố New York, anh nhận thấy hầu như hơn 50% các cuộc gọi đến xuất phát từ những khu phố có tỉ lệ tội phạm cao. Theo Rocky, cư dân sinh sống tại những nơi phức tạp như Bed Stuy đôi khi phải chờ lâu đến gần nửa giờ sau khi đã quay số 911 để yêu cầu xe cấp cứu; những cuộc gọi đến từ những khu dân cư của người da trắng thường được đáp ứng rất nhanh. Rất nhiều người bị chết một cách oan uổng – những người như cháu của Rocky – chỉ vì phải chờ quá lâu một chiếc xe cứu thương. Rocky quyết định tìm hiểu rõ hơn về chuyện này. Qua điều tra nghiên cứu, anh nhận thấy các khu dân cư giàu có đã thu xếp đội xe cứu thương cho riêng họ bởi vì cả thành phố hầu như quá tải bởi các ca cấp cứu. “Nếu đó là lời giải”, ông bảo với người bạn và cũng là người phụ trách về cứu thương, Joe Perez,“Chúng ta sẽ trang bị những đội cứu thương của riêng chúng ta ở Bed-Stuy này!”. Vào năm 1988, Rocky không hề biết rằng anh và Joe là những người đầu tiên trong cả nước mở dịch vụ cứu thương được điều hành bởi chính cộng đồng cư dân địa phương. Rocky không hề tiên liệu được những khó khăn phía trước. Thử thách đầu tiên là tìm nơi đặt trụ sở. Họ sử dụng một tòa nhà bị bỏ hoang vốn là nơi lui tới của những tay mua bán ma túy. “Nếu bọn nghiện ma túy sử dụng tòa nhà đó để cướp đi sinh mạng của bao người thì chúng tôi sẽ dùng tòa nhà đó để cứu sống họ”, Rocky phát biểu. Do không có điện, nước (ngoại trừ chút ít nước nhỏ giọt từ mái nhà cũ kỹ), hai người họ phải làm việc vào ban ngày. Họ dùng máy bộ đàm để nhận những cuộc gọi cấp cứu. Mặc dù họ có thể làm việc trong điều kiện thiếu thốn của tòa nhà, nhưng một trong những thứ quan trọng nhất dùng trong dịch vụ cứu thương họ lại không có, đó là xe cứu thương. Họ dùng một chiếc Chevrolet cũ kỹ để đến hiện trường tai nạn mỗi khi nhận được tin báo có tai nạn, hỏa hoạn, nổ súng hoặc đâm chém. Nhưng chiếc xe ấy không phải lúc nào cũng khởi động ngon lành. Có những lúc họ phải chạy bộ đến hiện trường với những phương tiện cấp cứu và bình ô xy trên lưng. Để cứu người, họ thường phải chạy ngang qua đám buôn ma túy đang cười giễu cợt họ, những viên cảnh sát biến chất và cả những người bàng quan khó chịu. Ai cũng cười nhạo, ngoại trừ các nạn nhân vẫn còn sống sót khi Joe và Rocky tới nơi. Tòa nhà cũ kỹ trở nên lạnh giá vào mùa đông. Sau đó họ được tặng một chiếc xe có rờ moọc, loại xe kéo có thể dùng làm nhà ở và họ đã ngang dọc khắp các phố với chiếc xe có rờ moọc này. Họ san bằng hai cái lều của bọn ma túy và dựng nơi làm việc của họ ở đó. Đối với những kẻ buôn bán ma túy, thì chiếc xe có rờ moọc của họ giống như lời tuyên chiến. Trong tám tháng ròng, bọn buôn ma túy liên tục dọa dẫm Rocky. Chúng bắn bể kiếng và dọa sẽ đốt xe. Chúng còn nổ súng vào Rocky và Joe khi họ đang trên đường tới hiện trường. Rocky vừa chạy vừa cúi thấp người, bọn buôn ma túy chỉ thôi bắn họ khi chúng chứng kiến cảnh Rocky và Joe đang cứu một trong số đồng bọn của chúng bị thương sau một vụ thanh toán đẫm máu trên đường phố. Họ còn bị gièm pha và đả kích bởi các đồng nghiệp vốn coi họ là đối thủ cạnh tranh lớn. Cả hai trở thành mục tiêu cho những trò đùa độc ác, quấy rối, và cả những tin đồn thất thiệt. Rocky biết cách duy nhất để dập tắt những lời gièm pha kia là anh và Joe phải chuyển đổi hoạt động nhỏ bé của mình lên tầm cao mới, chuyên nghiệp hơn và đáp ứng được nhiều nhu cầu hơn. Để làm được điều này, Rocky cần phải có một nhóm tình nguyện viên, một quân đoàn thực thụ. Để xây dựng đội binh cứu hộ này, anh lôi kéo mọi người từ cộng đồng dân cư tại chỗ tham gia. Bed-Stuy có hai trăm năm mươi mái nhà xập xệ, hàng trăm con buôn ma túy và gái điếm hoạt động trên khắp các đường phố, số lượng người vô gia cư và trẻ thất học chiếm tỉ lệ cao, và hầu hết cư dân đều thuộc tầng lớp lao động cấp thấp. Nhiều người trong số họ tin rằng đội quân tình nguyện này chẳng làm nên trò trống gì, chẳng thà họ vẫn tiếp tục gọi 911 như cũ. Vì thế Rocky và Joe đi phát tờ rơi quảng bá cho dịch vụ mới của họ. Khi các cư dân trong vùng thấy hai anh chàng này hối hả chạy tới hiện trường, khi thì bằng xe, có lúc thì chạy bộ để cứu những người hàng xóm của họ, thì lúc đó họ mới bắt đầu thức tỉnh. Rocky thu nhận những tình nguyện viên trong số người đang cai rượu, thất nghiệp, hoặc ngay cả những người mua bán ma túy muốn sống lương thiện trở lại. Trong vài tháng, Rocky và Joe gạn lọc được hơn chục người trẻ tuổi và huấn luyện họ những kỹ năng sơ cứu và cứu thương. Sau khi được huấn luyện, các tình nguyện viên sẽ nhận nhiệm vụ khi được gọi. Trong quá trình làm việc, các tình nguyện viên được dạy nhiều kỹ năng mới và việc tìm ra mục đích sống đã cứu họ khỏi sự tuyệt vọng chán chường. Một số người sau đó tiếp tục học y tá và rồi trở thành bác sĩ. Rocky không chỉ cứu sống sinh mạng người khác, mà còn cứu rỗi cuộc đời của những người đang sống. Cuối cùng tờ Daily News cũng đăng một bài báo nói về “những anh chàng chạy vòng quanh trên các phố, đeo bình ô-xy sau lưng”. Một nhà hảo tâm sau khi đọc bài viết đã tặng họ một chiếc xe cứu thương đã qua sử dụng. Vậy là Rocky đã có đội cấp cứu của riêng mình. Trong ngày đầu tiên đưa vào sử dụng, chiếc xe đã đưa đội cấp cứu đến hiện trường một vụ hỏa hoạn và cứu sống mười người từ tòa nhà đang bốc cháy. Sang hôm sau, họ thành công trong một ca cứu sản phụ. Hết lần này đến lần khác, Rocky, Joe và nhân viên của mình là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường, và ngay cả những người làm việc tại Trung tâm Cấp cứu Thành phố cũng phải công nhận giá trị của họ. Tiền và hiện vật từ các nhà hảo tâm bắt đầu đổ về. Có một băng đảng ở Montana viết “Chúng tôi là những người thô lỗ ở đây, nhưng chúng tôi vô cùng xúc động với những gì các bạn đã thực hiện và chúng tôi muốn giúp các bạn”. Vào những lúc khó khăn về tài chính, Rocky tìm cách xoay xở như làm dịch vụ rửa xe, quyên góp ngoài đường phố. Anh làm bất cứ việc gì để trang trải chi phí thuê mặt bằng, huấn luyện nhân viên, và mua thêm trang thiết bị – bất kể việc gì để cứu sống người bị nạn. Ngày nay, Tổ chức Cấp cứu Tình nguyện Bedford-Stuyvesant là tổ chức cứu hộ đầu tiên của Mỹ có 350 tình nguyện viên. Trung bình mỗi tháng họ nhận khoảng ba trăm cuộc gọi đến – có cuộc gọi từ cảnh sát, có cuộc gọi từ Trung tâm Cấp cứu Thành phố mỗi khi họ quá tải, và phần lớn là của những cư dân luôn biết rằng họ có thể trông cậy vào dịch vụ đáng tin cậy và nhanh chóng của Rocky. Thông thường giá trị của sự sáng tạo và trí tưởng tượng là điều không thể, nhưng đó là trường hợp thực tế của Rocky Robinson và Joe Perez. Giá trị của hai mươi sáu phút – khoảng thời gian đủ để tạo nên sự khác biệt giữa sự sống và cái chết trong một cộng đồng chỉ gồm những khu nhà bỏ hoang và những tâm hồn bị bỏ rơi. - Nguyễn Đoàn dịch Theo How To Rescue A Neighborhood SỐNG CHO NGÀY HÔM NAY N gày hôm nay là ngày quan trọng nhất. Sở dĩ tôi nói như vậy vì đó là ngày mới nhất và cũng là ngày không bao giờ trở lại trong cuộc đời bạn. Đừng chờ đợi ngày mai. Hãy sống trọn vẹn cho hôm nay. Đừng để sự lo lắng, thất vọng, tức giận hay hối hận… xuất hiện trong ngày hôm nay của bạn. Tất cả đều đã thuộc về quá khứ hoặc chỉ xảy đến trong tương lai. Hãy làm việc thật nghiêm túc và sống có trách nhiệm với chính cuộc sống của mình. Đối với một kẻ lười biếng thì hôm nay cũng giống ngày mai và chẳng khác gì hôm qua. Họ luôn tìm lý do để trì hoãn những việc cần phải làm trong ngày. Trì hoãn sẽ khiến những dự định của bạn không bao giờ trở thành hiện thực. Mọi nỗ lực, lời nói, hành động của bạn ngày hôm nay sẽ quyết định tương lai của bạn ngày sau. Hoàn thành mục tiêu đề ra trong ngày hôm nay sẽ giúp bạn cảm thấy hưng phấn và tạo tiền đề để bạn thực hiện tốt hơn công việc của mình vào ngày mai. Thậm chí, nụ cười ngày hôm nay cũng có thể ảnh hưởng đến ngày mai của bạn. Vì vậy, đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm hôm nay. - Thu Hằng dịch Theo You can KHÔNG GÌ LÀ KHÔNG THỂ D anny Kaye từng cho rằng: “Cuộc sống là một khung vải rộng và bạn nên vẽ vào đó tất cả những sắc màu trong khả năng của mình”. Quả thật, bạn chính là người họa sĩ quyết định nội dung cũng như sắc màu trong bức tranh cuộc sống của mình. Bức tranh đó trở nên như thế nào, tươi sáng hay u tối, là tùy thuộc vào chính bạn. Bạn có thể xoay chuyển cuộc đời theo cách bạn mong muốn. Nếu ví cuộc đời bạn như một doanh nghiệp thì tất cả “cổ phiếu” của “doanh nghiệp” ấy đều thuộc về bạn. Bạn chính là tổng giám đốc của “doanh nghiệp” ấy. Không gì có thể ngăn cản được bước tiến của bạn nếu khao khát thành công của bạn thật sự mạnh mẽ. Khó khăn hay thất bại chỉ là những trở ngại mà cuộc sống muốn thử thách ý chí và lòng kiên trì của bạn mà thôi. Do đó, đừng để tâm đến những lời chỉ trích cay độc hay xét đoán chủ quan của những người xung quanh. Giá trị của bạn được đo bằng những hành động hữu ích mà bạn đã làm được cho chính mình, cho cuộc sống. Hôm nay là kết quả của những gì được thực hiện theo kế hoạch của ngày hôm qua, và ngày mai sẽ bắt đầu từ hôm nay. Hãy sống hết mình cho hiện tại để không phải hối tiếc vì những gì bạn đã trải qua hoặc lãng phí. Với sự hy sinh, lòng kiên trì, quyết tâm nỗ lực không mệt mỏi và tính tự chủ của mình, nhất định bạn sẽ thành công. Bạn chính là người làm chủ số phận của mình. Không có gì là không thể! - Thu Hằng dịch Theo You can TUYỂN CHỌN NHỮNG CÂU CHUYỆN HAY NHẤT T TÔI SẼ ôi sẽ nhớ về quá khứ như là một con đường đầy kinh nghiệm quý báu mà tôi đã đi qua. Tôi sẽ cố gắng hết sức và tập trung mọi thời gian, công sức vào việc hoàn thành nhiệm vụ của ngày hôm nay. Tôi sẽ làm những gì mà trước kia, tôi không dám làm. Tôi sẽ sống với cả bầu nhiệt huyết của mình. Tôi sẽ mỉm cười thay vì chau mày, sẽ kiên nhẫn thay vì tức giận. Trên hết, tôi sẽ làm chủ bản thân mình. Tôi sẽ trung thành với con đường mình đang đi. Tôi sẽ giữ vững niềm tin và mạnh mẽ tiến về phía trước. Tôi sẽ bắt tay vào thực hiện và hoàn tất mọi dự định của mình. Tôi sẽ làm những việc mà tôi yêu thích. Tôi sẽ công bằng và chính trực, vì đó là con đường duy nhất dẫn đến thành công. Nếu thất bại, tôi sẽ rút ra cho mình những kinh nghiệm quý giá để không tái phạm thêm lần nữa. Tôi sẽ không lãng phí thời gian của mình, sẽ quan tâm đến sức khỏe và cẩn trọng với danh dự của bản thân. Tôi sẽ góp phần làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn, sẽ biến ngày hôm nay của những người tôi gặp thành một ngày tốt lành. Tôi sẽ dành hết tâm trí của mình vào việc phục vụ những người xung quanh, bởi vì trong ánh hào quang của những việc tôi làm cho người khác luôn ẩn chứa vầng sáng của chính tôi. Tôi sẽ làm cho ngày hôm nay trở thành một ngày thật đáng sống. - Thu Hằng dịch Theo You can TỰ HOÀN THIỆN BẢN THÂN Túi Hạt Giống Màu Cam Những hạt giống của tinh thần không ngại đổi thay. Những hạt giống giúp bạn ngày càng trưởng thành hơn, nỗ lực hơn để hoàn thiện chính mình." HÃY DÀNH CHÚT THỜI GIAN MỖI NGÀY... B ạn hãy dành một chút thời gian để đứng trước gương và mỉm cười những khi buồn. Mọi chuyện rồi sẽ qua nếu bạn biết cách đón nhận và vượt lên những điều không mong đợi của cuộc sống. Hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ và chiêm nghiệm những gì mình đã làm, vì đó là cội nguồn của sức mạnh. Hãy dành một chút thời gian để tận hưởng cuộc sống này, vì nếu bạn không cảm nhận đầy đủ được ý nghĩa sự hiện diện của bạn trên cõi đời này, bạn sẽ để những cơ hội đến với mình trôi qua một cách vô ích. Hãy dành một chút thời gian để đọc sách vì đó chính là con đường ngắn nhất đưa bạn đến sự thông thái và trí tuệ. Hãy dành một chút thời gian để yêu thương mọi người và đón nhận tình yêu mọi người dành cho bạn, vì đó là điều vô giá mà chỉ có con người chúng ta mới cảm nhận được. Hãy dành một chút thời gian để cùng chia sẻ những khó khăn với mọi người. Một ngày trôi qua thật ngắn ngủi và vô vị khi ta chỉ nghĩ cho bản thân mình mà không quan tâm đến những người xung quanh. Hãy dành một chút thời gian để làm việc. Không phải công việc nào cũng đem lại sự thăng tiến và thành đạt cho bạn, nhưng nếu không làm gì cả, bạn sẽ không bao giờ có cơ hội biết đến thành công. - Hồng Nhung dịch Theo Take Time THÓI QUEN T hói quen là những hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần. Cuộc sống là một chuỗi các thói quen nối tiếp nhau. Những thói quen tốt sẽ mang đến cho bạn những lợi ích thiết thực. Ngược lại, những thói quen xấu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh hoạt của bạn, và thậm chí, khiến bạn phải trả giá đắt. Thói quen có thể giúp bạn làm nên sự nghiệp nhưng cũng có thể phá tan cơ đồ của bạn, như nhà tự nhiên học người Pháp Jean Baptiste Lamarck đã nói: “Thói quen làm nên bản chất thứ hai của mỗi người”. Ý nghĩ là thứ duy nhất bạn có thể kiểm soát hoàn toàn nếu bạn muốn. Não bộ của bạn sẽ ghi dấu một hành động nào đó khi bạn thực hiện nó lần đầu, sẽ trở thành nếp trong lần thứ hai và sẽ xuất hiện một con đường mòn trong lần thứ ba. Việc hình thành thói quen cũng giống như việc tiết kiệm tiền. Bạn có thể biến những đồng xu nhỏ hôm nay thành một gia sản kếch sù vào ngày mai, nếu biết cách tiết kiệm. Tương tự, những hành vi nhỏ nhất cũng có thể trở thành thói quen nếu chúng được lặp đi lặp lại nhiều lần. Khi bạn hành động theo tiêu chí tích cực ngày qua ngày thì sẽ đến lúc, điều đó trở thành thói quen và nếp sống của bạn. Hãy kiểm soát suy nghĩ để tiến đến làm chủ thói quen của mình. - Thu Hằng dịch Theo You can Đầu tiên chúng ta tạo ra thói quen, rồi sau đó, thói quen định hình chúng ta theo cách mà nó muốn. HÃY KHẮC PHỤC NHỮNG THÓI QUEN XẤU, NẾU KHÔNG, MỘT NGÀY NÀO ĐÓ, CHÚNG SẼ CHỈ HUY CHÚNG TA. - Rob Gilbert CHIẾC ''ÁO GIÁP'' L ần đầu tiên xa nhà, xa người thân, giã biệt tuổi thơ bên khu vườn đầy hoa trái và dòng sông trong xanh, thơ mộng phía sau nhà để bắt đầu một cuộc sống mới ở một nơi xa lạ, bạn sẽ phải làm những gì? Ở môi trường mới, bạn không quen một ai, ngay đến cô bạn cùng phòng trong ký túc xá đã sống bên bạn hơn một tháng nay cũng có cái vẻ gì đó thật xa cách. Từ phục trang cho đến cách đi đứng, nói năng của cô ấy đều khác với bạn. Cô ấy đến từ một vùng quê mà bạn chưa một lần viếng thăm. Căn phòng bạn đang ở cũng không giống với căn phòng bạn đã được giới thiệu trong ngày đầu nhập học, lúc có mẹ đi cùng. Nó có vẻ nhỏ hơn, lạnh lẽo và xấu xí hơn rất nhiều. Chính vì tất cả những điều đó mà bạn lúc nào cũng phải “mặc áo giáp”, để tự bảo vệ mình trước những mối nguy hiểm tiềm ẩn trong một môi trường hoàn toàn xa lạ. Những ngày đầu là một thử thách đối với bạn. Buồng tắm nhỏ xíu là nơi để rèn luyện và đánh giá khả năng thích nghi của bạn. Kết quả là mọi người đều thấy rằng không có gì phải phàn nàn, còn bạn thì ngược lại, luôn thắc mắc không biết phòng tắm có là nơi an toàn để mình có thể thoải mái cởi bỏ “áo giáp” và tự tin bước vào bằng đôi chân trần. Ánh mắt bạn buồn bã quan sát những con người đang đi lại dọc hành lang, tự hỏi không biết ai trong số họ rồi đây sẽ trở thành bạn tốt của mình. Đã rất nhiều lần, giấc ngủ đến với bạn khi nước mắt vẫn còn chưa kịp ráo. Bạn nôn nóng mong thời gian qua thật nhanh cho đến ngày lễ Tạ ơn để được về nhà. Bạn đang nghĩ rằng giá mình được học ở ngôi trường chỉ cách nhà ba mươi phút lái xe thì tốt biết mấy! Bạn gọi điện thoại về nhà ít nhất mười cuộc mỗi tuần. Bằng một giọng thống thiết, rên rỉ, bạn kể lể với bố mẹ về nỗi nhớ nhà của mình. Mặc cho giọng than thở của bạn bi thảm đến mức nào, bố mẹ cũng chỉ nói mỗi một câu: “Con hãy thả lỏng bản thân và tạo cho mình những cơ hội để hòa nhập vào cuộc sống mới”. Đến mức có lúc bạn giận dỗi và thoáng có ý nghĩ rằng, không biết người đang nói chuyện với mình ở đầu dây bên kia có phải là bố mẹ của mình hay là chú vẹt nuôi trong nhà, chỉ biết lặp đi lặp lại: “Hãy cho mình một cơ hội, hãy cho mình một cơ hội”. Cái thời điểm mở đầu cho việc cởi bỏ “áo giáp” rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người, vấn đề chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Và bạn cũng không là ngoại lệ. Đó chính là cái đêm bạn thức trắng vừa thưởng thức các món ăn vặt vừa tán gẫu cùng một nhóm bạn gái ở chung dãy lầu. Sau đêm đó, bỗng nhiên, nỗi ám ảnh về “cái mùi khó chịu và những con vi khuẩn gớm ghiếc trong phòng tắm” trong bạn nhạt dần. Thậm chí bạn đã có cảm giác thân thiết với một vài người bạn gái. Đó cũng là lần đầu tiên kể từ khi xa gia đình, bạn leo lên giường với cái áo đầm ngủ thoải mái, mát mẻ mà không cần phải mặc thêm “áo giáp”. Những đêm tiếp theo cũng vậy, bạn nhẹ nhàng chìm vào giấc ngủ không một chút âu lo. Cuối cùng, bạn đã có thể nhận ra rằng: từ nay, mình sẽ không còn ghì chặt lấy ống nghe để sụt sùi kể lể với bố mẹ về những khó khăn của mình. Thay vào đó, thật tự nhiên, bạn sẽ chậm rãi đi dọc hành lang, tìm đến phòng một vài người bạn để trò chuyện, trao đổi bài vở cùng nhau. Rồi ngày mai, khi điện thoại về cho bố mẹ, trong câu chuyện của bạn hẳn sẽ có thêm vài điều thú vị mới, rằng cô bạn mới quen của bạn thật dễ mến, đáng yêu; rằng hôm nay, trên chuyến xe buýt từ trường về, bạn đã nhường ghế cho một bác lớn tuổi... Chắc chắn bạn sẽ nghe chú vẹt nhà mình, không biết từ bao giờ, đã học lỏm bố mẹ bạn được câu: “Thật tuyệt vời, con gái yêu ạ!”. Một ngày nọ, sau khi tham gia buổi vũ hội do trường tổ chức, bạn quay sang hỏi người bạn chung phòng: “Tụi mình về nhà bây giờ chưa?”. Và bạn chợt nhận ra rằng mình đang nói về căn phòng ở ký túc xá, nơi mà giờ đây, bạn bỗng thấy không còn xấu xí như lúc đầu nữa. Có lẽ, hệ thống lò sưởi đã được sửa lại, những bức tường cũng được quét lại vôi màu trứng sáo trông rất tinh tươm… Đến một lúc nào đó, nếu bạn vẫn còn “mặc áo giáp” khi vào nhà tắm hay khi lên giường ngủ trong một môi trường mới thì bạn hãy thử một lần thả lỏng bản thân và cho mình một cơ hội nhé! - Đan Châu dịch Theo Shoes in the Shower NHỮNG CÂU HỎI ''TẠI SAO'' C húng ta thường lãng phí rất nhiều thời gian và công sức vào những việc “đầu voi đuôi chuột” chỉ vì không xác định rõ mục tiêu trước khi bắt tay vào việc. Đây là một sai lầm mà bất kỳ ai cũng có thể khắc phục bằng cách đặt câu hỏi “Tại sao?” trước khi làm một việc gì đó. Khi bắt đầu bằng câu hỏi “Tại sao?”, bạn sẽ xác định được mục tiêu và chiều hướng phát triển của mình. Bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và năng lượng của bản thân. Hãy tự vấn bản thân bằng những câu hỏi như: “Tại sao mình cần phải làm (hoặc từ chối) điều này?”,“Tại sao mình lại lãng phí thời gian như vậy?”,“ Tại sao mình lại không biết biết ơn cuộc sống?”,“Tại sao mình không dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè?”,“Tại sao mình lại cứ lo lắng về những điều chưa xảy đến?”... Khi đó, bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những trăn trở của mình cũng như sẽ thận trọng hơn khi đưa ra quyết định tiếp theo. Đặc biệt, khi dành thời gian để trò chuyện với chính mình một cách trung thực và cởi mở, bạn sẽ có thêm nhiều khám phá hữu ích và thú vị về bản thân. Dù có thể những khám phá ấy sẽ gây xáo trộn tâm hồn và cuộc sống của bạn nhưng nó cũng sẽ mang đến cho bạn cơ hội để hiểu rõ hơn về mình. Khi tổng kết những gì bạn đã làm trong thời gian qua cùng với câu hỏi “Tôi là người thành công hay thất bại?”, bạn sẽ hiểu hơn chặng đường mình đã đi qua cũng như định hình được hướng đi sắp tới. Không bao giờ là sai lầm hay thất bại hoàn toàn! Nếu nhận thấy những gì mình đã làm chứa đựng nhiều sai lầm, bạn hãy tự rèn luyện tính kỷ luật tự giác để có được những thay đổi y ự yệ ỷ ậ ự g ợ g y tích cực hơn. Tất cả chúng ta đều mong muốn thành công và chắc chắn, chẳng ai muốn phí phạm thời gian cho thất bại. Knute Rockne từng nói: “Cả thế giới đều yêu mến người chiến thắng và chẳng ai nhòm ngó đến kẻ thất bại”. Đánh giá đúng năng lực của bản thân sẽ giúp bạn thoát ra khỏi những mộng tưởng hão huyền và tạo dựng được một cuộc sống như mong muốn. Hãy hình thành cho mình thói quen hỏi “Tại sao?” trong mọi tình huống. Nhưng thay vì đưa ra những lời ta thán đầy luyến tiếc, bạn hãy nghĩ đến những giải pháp tích cực và tự đi tìm câu trả lời bằng chính nghị lực của bản thân. Khi làm được như vậy, bạn sẽ không phải hối tiếc về những gì mình đã làm hoặc không làm. - Thu Hằng dịch Theo You can HÃY DÀNH MỘT PHÚT... T ất cả những người làm nên nghiệp lớn xưa nay đều là những người có tư tưởng lớn. Hãy chịu khó suy nghĩ. Nếu bạn chịu khó suy nghĩ thì bạn sẽ ít phạm sai lầm, ít bị lúng túng, lo lắng hay sợ hãi. Nhưng bạn hãy hướng suy nghĩ của mình đến một mục đích cụ thể. Hãy hệ thống hóa những ý tưởng của bạn. Hãy lên kế hoạch hành động cho từng ngày, từng giờ, từng phút. Napoleon là một người chịu khó suy nghĩ. Có một lần, vào giai đoạn khủng hoảng của Paris, người ta tìm thấy ông trong một gác xép tồi tàn – ông đang ngồi nghiên cứu đường phố Paris và vắt óc suy nghĩ về chiến lược hành động tiếp theo. Hãy là người bạn đồng hành biết im lặng của chính mình. Hãy có trách nhiệm với nguồn tri thức mà mình sở hữu. Hãy vun trồng các giống cây mới trên mảnh đất thất bại của mình. Nếu biết xông pha và có quyết tâm sắt đá thì bạn sẽ gặt hái được hoa thơm quả ngọt. Bắt đầu ngay từ ngày hôm nay, bạn hãy chịu khó suy nghĩ về mỗi hành động của mình và ý thức rằng, chỉ những người chịu khó suy nghĩ mới có thể làm được những điều lớn lao và hữu ích. - Thu Hằng dịch Theo You can BẠN CÓ ĐANG MỈM CƯỜI? C ó thể nói, tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tạo hóa chính là gương mặt con người. Điều đặc biệt là trong muôn vạn con người được sinh ra từ thuở hồng hoang của trời đất, chưa bao giờ có hai gương mặt nào hoàn toàn giống nhau. Thêm một điều đặc biệt khác nữa: gương mặt con người luôn thay đổi theo thời gian! Nét mặt biểu hiện tính cách và cảm xúc của con người. Muốn hiểu một người nào đó, điều bạn cần làm trước tiên là quan sát nét mặt của họ. Dù nhiều người có khả năng che giấu cảm xúc nhưng nếu chịu khó quan sát, bạn hoàn toàn có thể hiểu được suy nghĩ, xúc cảm của họ thông qua các biểu hiện trên gương mặt. Trong mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh khác nhau, bạn có thể chọn cho mình nét mặt phù hợp: khép kín, trung tính hoặc cởi mở. Không có gì sai trái khi bạn thể hiện cảm xúc chân thật của mình lên gương mặt. Vấn đề nằm ở chỗ: Hãy luôn ghi nhớ, nét mặt cởi mở chính là một trong những bí quyết giúp bạn lôi cuốn người khác vào câu chuyện của mình và là con đường gián tiếp giúp bạn đạt được mục đích trong thương thuyết. Hãy quan tâm đến vẻ mặt của bạn bởi đây chính là ấn tượng đầu tiên về bạn trong mắt người đối diện. Nó ảnh hưởng rất lớn đến thông điệp bạn muốn truyền đạt. Hãy thay đổi vẻ mặt của mình nếu nhận thấy nó gây bất lợi cho việc giao tiếp của bạn. Cách duy nhất để thay đổi được nét mặt chính là thay đổi tính cách. Hãy sống lạc quan và tập mỉm cười để có được một nét mặt cởi mở. Đây cũng chính là bước khởi đầu để có được thành công trong cuộc sống. ggộg -ThuHằngdịch TheoYoucan TỰ LÀM GIÀU CHÍNH MÌNH BẰNG SÁCH S ách chứa đựng kho tàng tri thức của con người trong mọi thời đại. Sách phản ánh cuộc sống chân thực và sinh động, đồng thời chứa đựng những chân lý vĩnh cửu đã được chứng minh qua thời gian. Không chỉ giúp con người giải trí, sách còn mang đến nguồn tri thức vô tận. Cuộc sống của con người sẽ trở nên nghèo nàn và nhàm chán nếu không có sách. Sách kết nối con người và mang họ đến gần nhau hơn, bất chấp mọi khoảng cách về không gian và thời gian. Có thể nói, sự giàu có của nhân loại không nằm ở những kho báu đầy vàng, những kiến trúc đồ sộ hay những vùng đất trù phú. Nó nằm trong chính những cuốn sách được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tính cách một con người được thể hiện qua cách thức họ tiếp cận với tri thức của nhân loại, mà cụ thể là sách. Bạn có quyền lựa chọn thái độ đối với sách, hoặc học tập hoặc bỏ qua chúng. Bạn có thể dùng những triết lý, kinh nghiệm trong đó làm kim chỉ nam cho cuộc sống của mình, hoặc cũng có thể xem đó chỉ là lời phiếm đàm bên lề những cuộc “trà dư tửu hậu”. Nhưng bạn nên nhớ rằng, những cuốn sách giá trị bao giờ cũng tồn tại qua thử thách khắc nghiệt của thời gian. Có những cuốn sách được viết ra từ hàng thế kỷ trước nhưng đến bây giờ, triết lý của nó vẫn còn nguyên tác dụng. Chúng chứa đựng những bài học vô giá và là người bạn đồng hành tốt nhất của con người. Vì thế, bạn hãy làm hồi sinh tư tưởng của tác giả bằng cách vận dụng nó trong cuộc sống của mình, và chia sẻ nó với những người xung quanh. Ham hiểu biết là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của những vĩ nhân. Khi tìm hiểu về cuộc đời của những người như Tổng thống Lincoln, Thomas A. Edison, Henry Ford, Maksim Gorky,… bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của sách. Họ là những người yêu sách và biết cách vận dụng nguồn tri thức vô tận từ sách để đạt tới thành công như mong muốn. Khi bị lưu đày biệt xứ, Napoleon đã nói với viên sĩ quan trên tàu: “Hãy đọc sách và hãy quan tâm đến thi ca. Các nhà thơ là những người có khả năng chắp cánh cho tâm hồn và mang đến cho ta cảm giác thần tiên”. Tuy nhiên, không phải cuốn sách nào cũng có thể mang bạn đến với thế giới của những điều tốt đẹp. Vì thế, hãy lựa chọn nguồn tri thức mà bạn thấy hữu ích và xác định xem đâu là những cuốn sách có giá trị nhất trong lĩnh vực đó. Bạn cũng nên hiểu rằng, nếu chỉ đọc sách đơn thuần thì việc đọc sách của bạn sẽ chẳng mang lại lợi ích gì. Hãy để cảm xúc hòa quyện trên từng trang sách và khéo léo vận dụng vào thực tế cuộc sống, vào công việc, vào các mối quan hệ… của bạn. Hãy thường xuyên đọc những cuốn sách hay và đọc một cách có hệ thống. Hãy tự làm giàu cho chính mình bằng cách học hỏi những điều bổ ích từ sách, bởi như Maksim Gorki đã nói: “Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt ta một chân trời mới”. - Thu Hằng dịch Theo You can RÈN LUYỆN TÍNH TỰ CHỦ N ền tảng của sự thành công nằm ở tính kỷ luật tự giác và được thể hiện thông qua sự tự chủ. Tự chủ là lòng can đảm được sử dụng đúng lúc, là khả năng tự chế ngự và kiểm soát tất cả các trạng thái cảm xúc của bản thân. Nếu ví con người như một chiếc thuyền thì tính tự chủ chính là bánh lái, giữ cho thuyền đi đúng hướng, vượt qua những sóng gió của cuộc đời. Người hạnh phúc nhất chính là người có thể làm chủ được bản thân. Điềm tĩnh là một trong những biểu hiện của sự tự chủ. Người giữ được điềm tĩnh luôn ẩn chứa trong mình nguồn sức mạnh to lớn. Điềm tĩnh giúp con người giữ được sự sáng suốt trong khi những người khác không còn kiên nhẫn. Khi bị ai đó đổ lỗi, khi mọi lời chỉ trích đều dồn về bạn, khi bạn liên tục vấp ngã hay khi bị bạn bè quay lưng…, ấy là những lúc bạn cần đến tính tự chủ và sự điềm tĩnh. Biết chế ngự bản thân và giữ được sự điềm tĩnh, bạn sẽ có được bình yên cũng như sẵn sàng đấu tranh cho những mục tiêu cao cả của đời mình. Hãy cố gắng giữ được vẻ bình tĩnh và cái tâm bình thản, sáng suốt trong mọi tình huống, bạn nhé! Tính tự chủ được tạo nên bởi lòng kiên nhẫn, khả năng giữ im lặng và kiềm chế bản thân vì một mục tiêu xa hơn. Người không thể tự điều khiển được bản thân thì không bao giờ điều khiển được người khác. Người tự chủ luôn là người chiến thắng bởi họ luôn biết cách làm chủ bản thân trong mọi tình huống. Với sự tỉnh táo của mình, họ bình tĩnh phân tích vấn đề để đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhất. Sự tự chủ của người lãnh đạo là tấm gương cho cấp dưới noi theo. Tính tự chủ đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành tính cách của mỗi người. Nó giúp chúng ta cân bằng tính cách và cuộc sống của mình. Tất cả mọi người sinh ra đều mang trong mình những phẩm chất giống nhau, nhưng chỉ khi biết tôi rèn bản thân dưới sự chỉ đạo của sự tự chủ thì ta mới có thể hình thành cho mình những đức tính cần thiết và hữu dụng khác. Bạn có thể rèn luyện tính tự chủ bằng cách loại bỏ những suy nghĩ rối rắm và cảm giác sợ hãi của mình. Khi đã hình thành cho mình tính tự chủ, bạn sẽ có được sự sáng suốt cần thiết để tìm hiểu bản chất vấn đề và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất cho công việc và cuộc sống của mình. - Thu Hằng dịch Theo You can KHÔNG ĐỐ KỴ Đ ố kỵ nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tị hiềm, thói ganh tị, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày. Đố kỵ không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kỵ khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình. Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ. - Thu Hằng dịch Theo You can SAI LẦM S ai lầm là một phần tất yếu trong cuộc sống. Không ai toàn diện đến mức không bao giờ phạm sai lầm. Nhưng điều đáng nói là chúng ta học được điều gì từ những sai lầm mình đã mắc phải. Cách nhìn và ý chí của từng người dẫn đến các ứng xử khác nhau trước sai lầm. Với người này, sai lầm để lại những bài học bổ ích, những kinh nghiệm quý giá. Với người khác, sai lầm lại trở thành vỏ ốc để họ thu mình trong đó, không dám mạo hiểm lần nữa. Hãy biết chấp nhận sai lầm như một động lực để bạn tiếp tục phấn đấu. Nếu kế hoạch đầu tiên của bạn không mang lại hiệu quả thì hãy lập một kế hoạch khác; nếu vẫn thất bại, hãy thảo ra một kế hoạch khác nữa... Chinh phục thành công là hành trình không có điểm dừng. Hãy tiếp tục vững bước cho đến khi bạn đạt tới khát khao. Một lần, sau khi cha Henry Ward Beecher thuyết giáo tại giáo đường Plymouth ở Brooklyn, một chàng trai trẻ đến gặp ông và nói: - Thưa cha Beecher, cha có biết rằng trong bài thuyết giáo của cha sáng nay có một lỗi ngữ pháp hay không? Beecher đáp: - Chỉ một lỗi thôi ư? Ta nghĩ phải hàng chục lỗi cơ chứ. Rõ ràng, 50% sức mạnh của Beecher toát ra từ chính những lỗi lầm mà ông đã mắc phải. Chúng chứng tỏ ông vẫn là một con người trần tục như bao người khác. Điều khác biệt ở đây là ông dám thừa nhận sai sót để tự hoàn thiện bản thân. Con người thường mắc phải một trong hai loại sai lầm sau đây: Một loại sai lầm do thiếu hiểu biết và một loại sai lầm do bất cẩn. Trong khi những sai lầm do thiếu hiểu biết có thể được khắc phục bằng quyết tâm học hỏi không ngừng thì sai lầm do bất cẩn thường khiến con người trở nên yếu đuối và nhu nhược. Những người thường xuyên mắc phải loại sai lầm này luôn phải đối diện với thất bại vì họ đã lãng phí bầu nhiệt huyết và nguồn năng lượng của mình. Một trong những điều tốt đẹp mà bạn có thể làm mỗi ngày là hãy nỗ lực hết mình, và không sợ phạm sai lầm. Đừng chối bỏ, cũng đừng thất vọng nếu bạn mắc phải một sai lầm nào đó. Hãy tìm hiểu về chúng và rút ra những bài học hữu ích để tiếp tục tiến về phía trước! - Thu Hằng dịch Theo You can GÓC NHÌN Cuộc sống sẽ chẳng thay đổi, cho đến khi nào chúng ta thay đổi chính bản thân mình. - Khuyết danh N gày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua. Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói: - Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải! Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời. Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi góc nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi. - Thanh Giang dịch Theo Don’t change the world NÓI LỜI CẢM ƠN T hói quen cảm ơn người khác là một trong những thói quen tốt nhất mà bạn nên có. Hãy thử nghĩ xem, đã bao giờ bạn thấy khó chịu khi nhận một lời cảm ơn từ người khác? Hay đã bao giờ việc nói lời cảm ơn khiến bạn cảm thấy mình ti tiện, hèn kém đi? Nếu chưa thì hãy tập thói quen nói lời cảm ơn. Chắc không cần phải giải thích bằng lời những cảm xúc của bạn mỗi khi bạn biết ơn ai đó. Một khi đã có thói quen biết ơn thì bạn sẽ chung sống với nó một cách vô thức. Những người biết mang ơn người khác thường thể hiện qua ánh mắt và thái độ của họ thói quen đó. Đó là phẩm chất dễ nhìn thấy nhất mà cũng dễ lan truyền nhất. Nếu bạn phải tiếp xúc với một người lạnh lùng, chỉ biết làm việc như cái máy thì tôi khuyên bạn một điều: Đừng quên nói lời cảm ơn! Lời cảm ơn có tác dụng tạo nên sự phấn khích cho cả người nghe lẫn người nói. Nó có khả năng làm thay đổi cục diện vấn đề. Ngày sẽ đẹp hơn lên, mọi người sẽ trở nên bình đẳng với nhau hơn và mọi chuyện sẽ suôn sẻ hơn, nếu mỗi người đều có ý thức nuôi dưỡng lòng biết ơn. Hãy tập thói quen nói lời cảm ơn bằng cách thừa nhận công sức của người khác, bất kể đó là ai – cô thư ký của bạn, anh tiếp viên trong nhà hàng, bạn bè hay chồng/vợ bạn. Và cho dù việc họ làm có bình thường đến mấy, bạn cũng đừng bao giờ quên nói lời cảm ơn với nụ cười tươi. Đó là một sự đầu tư có lợi. - Thu Hằng dịch Theo You can HỌC CÁCH QUAN TÂM C on người thường thể hiện rõ bản chất thông qua cách xử sự với cuộc sống và những người xung quanh. Những người khôn ngoan luôn đối xử với người khác thẳng thắn, cởi mở và khéo léo. Họ hiểu rằng, chính cách xử sự này đã giúp họ sống một cuộc đời thanh thản và hạnh phúc. Khi xử sự đúng mực và lịch sự, bạn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người khác, từ đó, các mối quan hệ của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Không những thế, nụ cười rạng rỡ hoặc thái độ lịch lãm của bạn còn có thể tạo nên sự khác biệt cho cuộc sống của những người xung quanh. Khi đặt mình vào vị trí người đối diện, bạn sẽ hiểu rõ hơn cảm giác của họ, đồng thời sẽ thận trọng hơn trong cách giao tiếp, ứng xử thường ngày của mình. Ralph Waldo Emerson đã nói: “Hãy tin tưởng mọi người, và họ sẽ chân thật với bạn; hãy đối xử cao thượng với người khác, và họ sẽ cao thượng với bạn”. Người biết xử sự luôn chu đáo và khéo léo trong quá trình giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, sự chu đáo và khéo léo đó phải xuất phát từ lòng chân thành chứ không phải là sự giả tạo. Một khi bạn thật lòng đối xử tốt với người khác, chắc chắn bạn sẽ nhận về nhiều hơn những gì đã cho đi. Bất kỳ ai cũng có thể mang đến sự khác biệt cho cuộc sống của người khác bằng sự quan tâm và cách xử sự đúng mực của mình. Hãy học cách quan tâm đến mọi người và hình thành cho mình thói quen tốt đẹp này. Hãy bắt đầu bằng những hành động nho nhỏ với những người mà bạn thương yêu, đồng thời hãy thể hiện bản chất tốt đẹp nhất của bạn, bất kể bạn đang làm gì hay đang ở đâu. Tôi tin đây chính là sự đầu tư khôn ngoan và bạn sẽ không bao giờ hối tiếc vì sự đầu tư này. - Thu Hằng dịch Theo You can NIÊM VUI VÀ TÌNH NGƯỜI sẽ thật sự bền vững khi bạn BIẾT QUAN TÂM NGƯỜI KHÁC như quan tâm chính bản thân mình. - Khuyết danh DIỆU KỲ TÌNH BẠN Túi Hạt Giống Màu Vàng “Những hạt giống màu vàng. Những hạt giống của tình bạn, một tình yêu không bao giờ thay đổi. Những hạt giống giúp bạn thêm yêu cuộc sống và tin tưởng vào sự tốt đẹp của cuộc đời.” TÌNH BẠN B ạn bè cần thiết cho cuộc sống của mỗi người tựa như việc chúng ta cần không khí để thở, cơm để ăn và quần áo để mặc. Không có bạn bè, cuộc sống của con người sẽ trở nên đơn độc, buồn chán và vô nghĩa. Để có bạn, trước hết bạn phải trở thành một người bạn đúng nghĩa. Nghệ thuật kết bạn là nghệ thuật của trái tim. Chỉ khi bạn đến với người khác bằng cả tấm lòng của mình thì khi đó, bạn mới được đền đáp. Tình bạn sẽ giúp chúng ta có thêm lòng can đảm, niềm vui và tìm thấy ý nghĩa thật sự của cuộc sống. Bạn bè là chỗ dựa tinh thần vững chắc giúp ta vượt qua mọi thử thách và vững vàng tiến bước. Nhưng tình bạn đúng nghĩa không tính bằng số lượng bạn bè mà bạn có. Vì thế, nếu bạn không thể và không muốn mở rộng mối quan hệ thì hãy tìm cho mình một người bạn đích thực. Đó là người có thể chia sẻ mọi buồn vui của cuộc sống và giúp bạn khám phá ra tiềm năng trong mình. Khi bạn tìm được một người bạn như thế, cũng có nghĩa là bạn đã tìm được chính mình. Người bạn đích thực là người luôn hiểu và ủng hộ bạn khi những người khác đã quay lưng. Nhưng đó cũng là người sẵn sàng tranh luận hoặc khuyên can nếu bạn mắc phải sai lầm nào đó. Một đôi bạn thân thiết là những người có thể ngồi với nhau hàng giờ mà chẳng cần phải nói tiếng nào. Nhưng khi chia tay, mỗi người đều cảm thấy phấn khởi và tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng! Một tình bạn chân thành sẽ giúp chúng ta tiến lên phía trước và đạt được thành công như mong muốn. Hãy tìm cho mình một người bạn đích thực và vun đắp cho tình bạn ấy được lâu bền. Hãy nhớ rằng, so với tình bạn, cuộc sống này thật ngắn ngủi. - Thu Hằng dịch Theo You can KHOẢNH KHẮC N ếu bạn không thể là tất cả đối với một ai đó, thì hãy trở thành một người bạn. Nếu bạn không thể là cả cuộc đời của người ấy, thì hãy bằng lòng trở thành một khoảnh khắc trong đời. Hãy trao nhau nụ cười và một cử chỉ thân ái để sưởi ấm lòng nhau. Hãy làm điều tốt cho bạn mình, mang lại những bất ngờ nho nhỏ để mỗi ngày đều có những niềm vui. Dù chỉ là một biểu hiện nhỏ, một cú điện thoại, một mẩu thư, hay bất cứ điều gì mà bạn có thể nghĩ ra đều mang lại niềm vui to lớn cho người được nhận. Mọi người sẽ thật sự biết ơn bạn về tình cảm mà bạn dành cho họ… Nếu bạn không thể giải quyết vấn đề rắc rối thay cho người khác, thì hãy an ủi và làm họ yên lòng. Hãy gieo vào lòng họ hạt giống của niềm tin vào sức mạnh bản thân. Những điều nhỏ nhoi nhưng được bạn thực hiện với sự tế nhị và trái tim yêu thương sẽ mang lại những kết quả không ngờ. Hãy cho họ biết rằng luôn có một người bạn quan tâm tới mình. Hãy làm cho cuộc đời họ trở nên nhẹ nhàng hơn, dù chỉ là trong một thoáng giây. Có thể họ chỉ cần một bàn tay nâng họ dậy. Đừng quay đầu nhìn lại quá khứ, cuộc sống này vốn ngắn ngủi. Đừng đợi chờ. Mọi người đang cần bạn. Nếu bạn không thể làm cho một ngày của họ dễ dàng hơn, thì hãy làm điều đó vì một giây phút đáng yêu. Điều đó có thể rất quan trọng với một ai đó… - Hoa Phượng dịch Theo The Friendship Creed TÀI SẢN QUÝ GIÁ NHẤT mà mỗi chúng ta đều có cho riêng mình, ĐÓ LÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN. - Khuyết danh BẠN CHUNG PHÒNG T ừ thuở lọt lòng đến nay, tôi chưa bao giờ dám nhận mình là người sạch sẽ, ngăn nắp. Tôi đặt ra một chân lý bất di bất dịch “bừa bãi là biểu hiện của một thiên tài” để biện hộ cho lối sống tự do, vô kỷ luật của mình. Đến khi trở thành một sinh viên lên thành phố trọ học, phải sống chung phòng với một người bạn, tôi vẫn giữ cái “nguyên tắc” sống bê bối, bừa bộn đó. Tôi cũng chẳng hiểu cơ duyên nào đã đưa đẩy tôi gặp một người bạn cùng phòng có tính cách hoàn toàn trái ngược với mình như thế. Kim, cô bạn chung phòng với tôi, quả là một người vô cùng ngăn nắp. Mọi thứ đều được cô ấy sắp xếp ngay ngắn và đặt đúng vị trí của nó. Cô ấy dán nhãn cho những đồ vật của mình, và mua cả một cái ống đựng bút nhỏ nhắn, xinh xắn về cũng chỉ để… đựng bút. Trong khi đó, tôi cũng có một cái như thế và không biết từ bao giờ nó đã bị biến thành một nơi để tôi tống vào đó tất cả những thứ lặt vặt, linh tinh như đồng xu, những mẩu giấy vụn… Nếu bắt gặp một cây bút cắm trong đó thì tôi sẽ “hồn nhiên” nghĩ rằng nó đã tự tìm đường chui vào chứ chắc chắn không phải do tôi đặt vào. Trong khi Kim ngày càng trở nên ngăn nắp hơn thì tôi chỉ toàn làm những điều ngược lại. Cả hai đứa đều đã chán nhau đến tận mang tai nên thường tìm cách châm chọc đối phương. Nếu cô ấy luôn than phiền về đống áo quần lộn xộn và dơ bẩn của tôi thì tôi lại khó chịu ra mặt và không ngừng châm chích rằng “mùi thuốc sát trùng” trên người cô ấy luôn làm tôi muốn bệnh. Tôi nhớ có lần, Kim vừa chun mũi vừa tống toàn bộ những giỏ hoa khô mốc meo của tôi vào sọt rác, cứ như thể chúng mang vi trùng truyền bệnh sốt rét da vàng vậy. Để trả đũa, tôi cố tình vất bừa một vài cuốn sách cũ của mình lên cái bàn không một hạt bụi của cô ấy… Tình trạng căng thẳng và “chiến tranh lạnh” giữa tôi và cô ấy cứ kéo dài cho đến một buổi tối nọ, khi Kim vào phòng và mặt cô ấy đỏ bừng lên giận dữ khi nhìn thấy một chiếc giày còn lấm bùn của tôi đã tự tìm đường đến nằm gọn dưới gầm giường của cô ấy (thật không thể nào giải thích nổi!). Tôi cũng chẳng hiểu tại sao một chuyện cỏn con như thế mà lại khiến Kim tức tối đến vậy. Cô ấy cầm nó lên, ném thật mạnh sang phía giường của tôi. Không may, cú ném quá mạnh đã làm rơi chiếc đèn ngủ của tôi xuống đất, vỡ tan tành. Những mảnh thủy tinh văng tung tóe khắp sàn nhà và phủ đầy lên mấy đôi bít tất mà tôi định lát nữa sẽ treo lên giá cho gọn gàng. Tôi điên tiết nhảy bật ra khỏi giường và bắt đầu mắng như tát nước vào mặt cô ấy. Tôi bêu riếu cô ấy là người lạnh lùng, xấc láo và thô lỗ. Cô ấy cũng chẳng chịu thua, vừa hùng hổ kết tội tôi vừa kể lể đủ mọi thói hư tật xấu của tôi. Màn khẩu chiến của chúng tôi kết thúc bằng việc cả hai cùng xô đẩy nhau nhằm tống đối phương ra khỏi phòng để giành phần đóng sập cửa vào mặt của người còn lại. Tôi tin chắc rằng việc cùng sống trong một phòng của chúng tôi sẽ không thể kéo dài thêm dù chỉ một đêm nữa thôi nếu như không có cuộc điện thoại đó. Trời càng về khuya thì bầu không khí trong phòng càng trở nên ngột ngạt. Chúng tôi ngồi đó, mỗi người một giường với những lời rủa thầm trong bụng dù không ai nói với ai lời nào. Đột nhiên, chiếc điện thoại di động của Kim đổ chuông. Cô ấy vội vàng đứng dậy và cầm máy nghe. Nhìn vẻ mặt căng thẳng, thoáng chút bối rối của cô ấy, tôi nghĩ ngay đến chuyện gì đó không hay đã xảy ra với Kim. Lúc trước, tôi có nghe Kim tâm sự rằng cô và bạn trai dạo gần đây thường xuyên cãi vã vì những chuyện rất vặt vãnh. Qua cuộc nói chuyện điện thoại của Kim, tôi nhận thấy giữa họ đã có mâu thuẫn nghiêm trọng, và cũng không loại trừ khả năng anh chàng kia đã nói lời chia tay với Kim. Không biết tôi đoán có đúng không, chỉ thấy Kim tắt máy điện thoại rất cương quyết, nhưng sau đó lại vùi mình trong chăn khóc nức nở. Vì tự ái, tôi không buồn hỏi nhưng thật lòng tôi cũng thấy thương cho cô ấy và không muốn bỏ mặc Kim lúc này. Rồi tôi chợt nảy ra một ý định. Một cách chậm rãi, tôi bắt tay vào dọn dẹp, bắt đầu từ một nửa bên phía giường của mình. Tôi sắp xếp lại tủ sách chung của hai đứa cho gọn gàng, rồi thu nhặt số quần áo và bít tất đang nằm vương vãi khắp nơi. Sau đó, tôi trải lại mền gối cho ngay ngắn, chỉn chu rồi quét dọn các mảnh vỡ trên sàn nhà (nhưng quyết không đụng tới các hộc tủ, việc gì cũng phải có giới hạn của nó mà!)… Tôi làm việc chuyên tâm đến nỗi Kim đã chui ra khỏi chăn từ lúc nào tôi cũng không biết. Cô ấy ngẩn người đứng nhìn tôi, quan sát mọi cử động của tôi với vẻ mặt ngạc nhiên hết sức. Dọn dẹp xong, tôi phủi tay tỏ ý mãn nguyện và lặng lẽ đến ngồi trên mép giường của cô ấy mà chẳng nói câu nào. Có lẽ vì tôi cũng chẳng biết nên nói những gì vào lúc này. Bàn tay cô ấy chợt nắm lấy tay tôi thật chặt. Tôi cảm thấy một sự ấm áp dễ chịu lan tỏa trong tim mình. Kim nhoẻn miệng cười thật tươi với tôi và nói: “Cảm ơn cậu!”. Vậy là tôi và Kim lại tiếp tục làm bạn chung phòng không chỉ vài ngày mà suốt hai năm trời. Tuy không phải lúc nào chúng tôi cũng nhìn thẳng vào mắt nhau hay tỏ ra thật thân thiết nhưng cả hai đều đã biết cách cư xử như thế nào để cùng nhau chung sống thuận hòa. - Đan Châu dịch Theo Learning How to Be Roommates BẠN VÀ NGƯỜI QUEN C ó sự khác nhau giữa bạn và người quen. Người quen là người mà ta biết tên, ta gặp gỡ thường ngày. Ta và người quen có thể có một số điểm tương đồng và ta cảm thấy việc gặp gỡ, trò chuyện với người đó là điều bình thường. Người quen là người mà ta có thể sẽ mời về nhà và cùng nhau chia sẻ mọi thứ ngoại trừ cuộc sống của ta. Đôi khi có những hành động của người quen mà ta không tài nào hiểu được vì ta chưa biết hay chưa hiểu được nhiều về người quen. Còn bạn thì sao? Bạn là người mà ta luôn nghĩ về ngay cả khi bạn không ở gần ta. Mỗi khi gặp được một người nào đó ấn tượng, xem bộ phim hay, hoặc vô tình đứng trước một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, là trong lòng ta nghĩ ngay đến bạn. Ước gì lúc này có bạn ở đây. Vì ta biết rằng bạn cũng sẽ có mối đồng cảm giống như ta. Bạn là người sẽ không bao giờ cười vào nỗi đau của ta mà luôn tìm cách xoa dịu, làm lành vết thương ấy ngay. Bạn luôn là người nói thật và nói thẳng mỗi khi ta làm sai điều gì. Bạn luôn là người chỉ cho ta cách làm đúng nhất. Bạn sẽ là người mà ta ôm chầm lấy và cùng hát vang bài ca hạnh phúc trong những ngày vui của cuộc đời. Và mỗi khi gặp trắc trở, ta lại tìm đến bạn để chia sẻ nỗi niềm. Mãi đến sau này, giữa cuộc sống bộn bề, bạn sẽ luôn là người đồng hành cùng ta. Trải qua những thăng trầm của cuộc sống, ta chợt nhận ra rằng ta có rất nhiều người quen nhưng ta không có nhiều bạn. - Đặng Thị Hòa dịch