🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tuổi Già - Tập 1
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
SIMONE DE BEAUVOIR
TUỔI GIÀ
NGUYỄN TRỌNG ĐỊNH dịch TẬP 1
NHÀ XUẤT BẢN PHỤ NỮ HÀ NỘI 1998
https://thuviensach.vn
XUẤT BẢN VỚI SỰ CỘNG TÁC CỦA ĐẠI SỨ QUÁN PHÁP TẠI VIỆT NAM
ÉDITÉ AVEC LE CONCOURS DE
L'AMBASSADE DE FRANCE AU VIETNAM Dịch theo bản tiếng Pháp
LA VIEILLESSE
Nhà xuất bản Gallimard 1973
https://thuviensach.vn
DẪN LUẬN
Khi còn là thái tử Siddharta, bị vua cha nhốt trong một tòa lâu đài tráng lệ, nhiều lần Thích Ca trốn đi dạo chơi bằng xe ngựa trong vùng. Trong lần dạo chơi đầu tiên, thái tử gặp một người tàn tật, tóc bạc, răng rụng, da nhăn nheo, cúi gập người trên một cây gậy, miệng lập cập, hai tay run rẩy. Chàng lấy làm
ngạc nhiên và người xà ích giải thích đó là một ông già. Thái tử liền thốt: “Những kẻ hèn yếu và dốt nát, chuếnh choáng vì niềm kiêu hãnh của tuổi trẻ, không thấy được tuổi già. Khốn khổ biết chừng nào! Hãy trở nhanh về nhà thôi. Các trò chơi và niềm vui mà làm gì, vì ta là nơi ẩn náu của tuổi già mai sau”.
Qua một ông già Thích Ca nhận ra số phận của chính mình, sinh ra để cứu vớt loài người, Thích Ca muốn chia sẻ hoàn toàn với số phận của họ. Và về điểm này, Người khác họ: họ lẩn tránh những gì không làm họ vui lòng. Và đặc biệt là tuổi già. Châu Mỹ đã loại trừ ra khỏi từ vựng của họ từ: người chết: mà chỉ nói người khuất bóng thân yêu; cũng giống như vậy, họ tránh liên hệ tới tuổi già. Ở nước Pháp ngày nay, đó là một đề tài cấm kỵ. Khi bắt buộc phải vi phạm điều cấm kỵ ấy, tôi đã bị người ta la ó! Chấp nhận mình đã bước vào ngưỡng cửa của tuổi già, tức là cho rằng nó rình rập tất cả mọi người phụ nữ, rằng nó đã tóm cổ nhiều người. Với thái độ dễ thương hay giận dữ, nhiều người, nhất là người già, không ngớt nhắc đi nhắc lại với tôi rằng làm gì có tuổi già! Có những người không trẻ bằng những người khác, chỉ thế thôi! Đối với xã hội, tuổi già xuất hiện như một điều bí ẩn đáng xấu hổ, mà nói tới là điều khiếm nhã. Trong mọi lĩnh vực, văn học viết rất nhiều về phụ nữ, về trẻ em, về thiếu niên; ngoài các công trình chuyên môn, người ta rất ít ám chỉ tới tuổi già. Một tác giả băng hoạt hình đã phải làm lại cả một loạt tác phẩm vì trước đó ông ta đã đưa vào trong số các nhân vật một cặp vợ chồng đáng tuổi làm ông làm bà: “Hãy loại bỏ người già đi!” - người ta hạ lệnh cho ông ta[1]. Khi tôi nói mình viết một cuốn tiểu luận về tuổi già, người ta thường thốt lên: “Sao lại kỳ thế!... Bà đâu có già!... Đề tài ấy, ngán lắm...”
Chính vì lý do ấy mà tôi viết cuốn sách này: để phá tan sự đồng tình im lặng. Theo Marcuse, xã hội tiêu thụ đem một ý thức tốt đẹp thay thế cho ý thức xấu xa và bài xích mọi ý nghĩ tội phạm. Cần khuấy động sự yên ổn của nó. Đối với người có tuổi, nó chẳng những là phạm tội, mà còn là một tội ác. Ẩn náu phía sau các huyền thoại bành trướng và phong túc, nó cho người già là những kẻ
https://thuviensach.vn
khốn cùng. Ở Pháp, nơi tỷ lệ người già cao nhất thế giới - 12% dân số trên 65 tuổi - họ bị dồn vào cảnh khốn cùng, cô đơn, tàn tật, thất vọng. Ở Mỹ, số phận của họ cũng không sung sướng hơn. Nhằm dung hòa sự man rợ này với thứ đạo lý nhân văn chủ nghĩa mà họ thuyết giáo, giai cấp thống trị có cách đơn giản là không xem họ là những con người; nếu nghe tiếng nói của họ, người ta bắt buộc phải thừa nhận đó là một tiếng nói của con người; tôi sẽ buộc độc giả của mình nghe tiếng nói ấy. Tôi sẽ miêu tả hoàn cảnh của họ và cách họ sống; tôi sẽ nói những gì diễn ra thực sự trong đầu óc và trong con tim họ - những thứ bị dối trá, huyền thoại và những lời sáo rỗng của nền văn hóa tư sản xuyên tạc.
Vả lại, thái độ của xã hội đối với họ mang tính chất đồng lõa sâu sắc. Nói chung, xã hội không coi tuổi già là một lớp tuổi rõ rệt. Cuộc khủng hoảng về tuổi dậy thì cho phép vạch ra giữa một thiếu niên và người trưởng thành một đường ranh giới chỉ mang tính võ đoán trong những giới hạn chật hẹp; ở tuổi 18, 21, thanh niên được chấp nhận vào xã hội con người. Hầu như bao giờ xung quanh sự thăng tiến ấy cũng có những “nghi thức chuyển giai đoạn”. Còn thời điểm bắt đầu tuổi già thì không được xác định rõ rệt, nó thay đổi theo từng lúc, từng nơi. Không ở đâu, người ta bắt gặp “nghi thức chuyển giai đoạn” thiết lập một quy chế mới[2], về chính trị, suốt đời, cá nhân giữ nguyên những quyền lợi và nghĩa vụ giống nhau. Luật Dân sự không mảy may phân biệt giữa một cụ già trăm tuổi và một người tuổi bốn mươi. Các nhà làm luật cho rằng ngoài những trường hợp bệnh lý ra, trách nhiệm hình sự của người có tuổi cũng hoàn toàn đầy đủ như của thanh niên[3]. Trong thực tiễn, người ta không coi họ là một lớp người riêng, vả lại, họ cũng không muốn như vậy; có sách, báo, sân khấu, những buổi truyền hình và truyền thanh dành cho trẻ em và thiêu niên: còn đối với người già thì không[4]. Trên tất cả những bình diện này, người ta đồng hóa họ với lớp người lớn tuổi trẻ hơn. Nhưng khi quyết định quy chế kinh tế của họ, hình như người ta cho là họ thuộc một lớp người xa lạ: họ không có những nhu cầu cũng như những tình cảm giống như những người khác, nếu chỉ cần ban cho họ một chút bố thí khốn khổ là cảm thấy hết nợ đối với họ. Các nhà kinh tế học, các nhà làm luật tin vào cái ảo ảnh thuận tiện ấy khi phàn nàn cái gánh nặng những người không hoạt động gây nên cho những người hoạt động: như thể những người này không phải là những người không hoạt động trong tương lai và không bảo đảm chính ngày mai của mình trong lúc xây dựng việc nhận lấy trách nhiệm đối với những người có tuổi. Còn các nhà hoạt động công đoàn thì
https://thuviensach.vn
không nhầm lẫn: khi đưa ra những đòi hòi, bao giờ họ cũng coi trọng vấn đề hưu trí.
Những người già không tạo nên một lực lượng kinh tế nào thì không có cách gì để đòi hỏi quyền lợi của mình: lợi ích của những kẻ bóc lột, là tiêu diệt tình đoàn kết giữa người lao động và người không sản xuất, sao cho không một ai bênh vực những người này. Những huyền thoại và lời sáo rỗng theo tư duy tư sản tìm cách chỉ ra một con người khác trong người già. “Chính với những thiếu niên sống khá nhiều năm mà cuộc đời tạo nên lớp người già” - Proust từng nhận định như vậy - họ giữ lại những nết tốt và những tật xấu của con người trong họ. Điều đó, dư luận không muốn biết tới. Nếu biểu thị những ham muốn, những tình cảm, những đòi hỏi giống như những người trẻ tuổi, thì người già làm người ta công phẫn; ở họ, tình yêu nam nữ, lòng ghen tuông hình như là bỉ ổi hay lố bịch, còn tình dục thì đáng ghê tởm và bạo lực thì chẳng có nghĩa lý gì. Họ phải là tấm gương về mọi đức tính. Trước hết, người ta đòi hỏi ở họ sự thanh thản; người ta khẳng định họ có lòng thanh thản ấy, nên cho phép người ta không quan tâm tới nỗi bất hạnh của họ. Cái hình ảnh người ta tô vẽ về họ là hình ảnh một nhà Hiền triết trong ánh hào quang của một mái tóc bạc trắng, giàu kinh nghiệm và khả kính, vượt lên rất xa thân phận con người; nếu rời khỏi hình ảnh ấy, là họ rơi xuống phía dưới; cái hình ảnh đối lập với hình ảnh trên đây, là hình ảnh một lão già điên lẩm cẩm, lố lăng, bị trẻ em chế giễu. Dẫu sao, do đức độ hay do sự đê tiện của họ, họ ở ngoài nhân loại. Vì vậy, người ta có thể không ngại ngần khước từ đối với họ những gì tối thiểu được coi là cần thiết cho một cuộc sống con người.
Người ta đẩy xa sự loại thải này tới mức làm cho nó quay trở lại chống chính bản thân mình; người ta sẽ không công nhận bản thân mình trong hình ảnh ông già mà chính mình là ông già đó. Proust nhận xét một cách xác đáng: “Trong mọi hiện thực, (tuổi già) có lẽ là hiện thực mà chúng ta giữ lại một khái niệm thuần túy trừu tượng lâu bền nhất trong đời”. Tất thảy mọi người đều khả tử: họ nghĩ tới điều đó. Nhiều người trong số họ trở thành người già: hầu như không một ai hình dung trước sự biến đổi ấy. Người ta không chờ đón, không dự kiến một cái gì khác ngoài tuổi già. Khi được hỏi về tương lai của họ, thanh niên, nhất là nữ thanh niên, cho đời mình kéo dài nhiều nhất đến tuổi 60. Một số cô gái bảo: “Em không chờ đến ngày ấy, em sẽ ra đi trước đó”. Và thậm chí, một vài cô nói: “Em sẽ tự sát trước ngày ấy”. Người trưởng thành hành động như thế không bao giờ phải trở thành người già. Thông thường, người lao động kinh
https://thuviensach.vn
hoàng khi điểm giờ nghỉ hưu: thời hạn nghỉ hưu vốn đã được ấn định trước, người đó biết thời hạn ấy, nhẽ ra họ phải chuẩn bị sẵn. Sự thật là sự hiểu biết ấy vẫn xa lạ đối với họ cho tới giây phút cuối cùng - trừ phi nó thực sự mang tính chất chính trị.
Đến ngày đó, và khi đã bước tới gần, thông thường, người ta thích tuổi già hơn là cái chết. Tuy vậy, đứng cách xa, người ta xem xét cái chết sáng suốt hơn cả. Cái chết nằm trong phạm vi những khả năng trực tiếp của chúng ta, uy hiếp chúng ta ở mọi lứa tuổi; có lúc chúng ta suýt chết; thông thường, chúng ta sợ chết. Con người ta không trở nên già nua trong chốc lát; ở tuổi thanh niên hay lúc tráng niên, chúng ta không nghĩ là tuổi già tương lai đã tiềm ẩn trong con người mình như Thích Ca: tuổi già ấy cách xa chúng ta tới mức khoảng cách ấy lẫn lộn trước mắt mình với sự vĩnh hằng: tương lai đối với chúng ta như thể phi hiện thực. Vả lại, cái chết không là gì cả; người ta có thể cảm thấy một nỗi bàng hoàng siêu hình trước cái hư vô ấy, nhưng bằng một cách nào đó, nó làm người ta yên lòng, nó không đặt thành vấn đề. “Ta sẽ không còn nữa”. : ta giữ hình tích của mình trong sự tiêu vong ấy[5]. Ở tuổi 20, hay 40, tôi nghĩ mình già, tức là nghĩ mình là người khác. Trong mọi sự biến đổi, đều có một cái gì đó khủng khiếp. Ở tuổi ấu thơ, tôi bàng hoàng, và thậm chí kinh hoàng khi hiểu ra sẽ có ngày mình sẽ trở thành người lớn. Nhưng ý muốn mình vẫn là bản thân mình, thường được bù đắp ở buổi thiếu thời bởi những lợi thế của quy chế người trưởng thành. Còn tuổi già thì xuất hiện như một nỗi bất hạnh: ngay cả ở những người mà người ta cho là vẫn giữ được vẻ quắc thước, sự suy sụp về thể chất mà tuổi già kéo theo cũng vẫn lồ lộ trước mắt. Vì ở loài người, sự đổi thay do năm tháng là nổi bật nhất. Loài vật thì gầy đi, yếu đi, nhưng không biến đổi. Còn con người thì có. Người ta se lòng khi nhìn thấy bên cạnh một thiếu phụ trẻ, phảng phất trong gương hình ảnh chính mình những năm tháng sau này: tức là mẹ mình. Theo Lévi-Strauss, người Da đỏ Namblikwara chỉ có một từ để nói “trẻ và đẹp” và một từ để nói “già và xấu”. Trước hình ảnh người già gợi ý với chúng ta về tương lai của mình, chúng ta không tin; một tiếng nói nội tâm thầm thì một cách phi lý với chúng ta rằng điều đó sẽ không đến với mình: sẽ không còn là chúng ta nữa khi điều đó xảy tới. Trước khi nó ập xuống chúng ta, tuổi già là cái chỉ liên quan tới ngườl khác. Vì vậy, có thể hiểu vì sao xã hội có thể khiến chúng ta không coi người già là đồng loại của mình.
Thôi, chúng ta đừng tự lừa dối mình nữa; ý nghĩa cuộc sống chúng ta nằm trong tương lai đang đón đợi mình; chúng ta không biết mình là ai, nếu không
https://thuviensach.vn
muốn biết mình sẽ là người thế nào: chúng ta hãy tự nhận biết mình ở ông lão kia, ở bà già nọ. Cần phải như vậy nếu chúng ta muốn đảm nhận thân phận con người của mình một cách trọn vẹn. Chỉ có như vậy, chúng ta mới không còn chấp nhận một cách thờ ơ nỗi bất hạnh của lứa tuổi cuối cùng, chúng ta sẽ cảm thấy mình ở trong cuộc: và quả chúng ta ở trong cuộc. Nỗi bất hạnh ấy tố cáo một cách vang dội chế độ bóc lột chúng ta đang sống. Người ta không thể tự mình thỏa mãn nhu cầu của mình, bao giờ cũng bị coi là một gánh nặng. Nhưng trong những tập thể có một sự bình đẳng nào đó - trong lòng một cộng đồng nông thôn, ở một số dân tộc nguyên thủy - người đứng tuổi, tuy không muốn biết, vẫn biết ngày mai thân phận của mình sẽ là thân phận mà ngày hôm nay người đó quy cho người già. Đấy là ý nghĩa truyện cổ tích của Grim, được thuật lại ở mọi miền thôn dã. Một gã nông dân bắt người cha già ăn riêng, trong một cái máng gỗ nhỏ; hắn bất chợt thấy đứa con trai đang ghép những miếng ván. Nó bảo ông bố: “Cho bố đấy, khi bố về già”. Thế là ông già lại ngồi vào bàn ăn cùng cả nhà. Trước lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt, các thành viên còn hoạt động trong tập thể sáng tạo nên những sự thỏa hiệp. Tình trạng cấp bách của nhu cầu buộc một số người nguyên thủy giết chết bố mẹ, dù về sau, có phải chịu một số phận như thế. Trong những trường hợp ít căng thẳng hơn, sự phòng xa và tình cảm gia đình chế ngự tính ích kỷ. Trong thế giới tư bản, lợi ích dài hơn không còn tác dụng: những kẻ có đặc quyền và quyết định số phận của đám đông không sợ phải nếm trải số phận ấy. Còn những tình cảm nhân văn chủ nghĩa thì không bao giờ can thiệp tới, mặc dù những lời huyênh hoang dối trá. Cơ sở của nền kinh tế là lợi nhuận; trên thực tiễn, toàn bộ nền văn minh phụ thuộc vào nó: người ta chỉ quan tâm tới tập thể người trong một doanh nghiệp trong chừng mực tập thể ấy có lợi. Sau đó, họ bị vứt bỏ. Tại một hội nghị gần đây, tiến sĩ Leach, nhà nhân chủng học ở Cambritgiơ tuyên bố: “Trong một thế giới đang chuyển động, trong đó máy móc có những cuộc đời rất ngắn ngủi, con người không nên phục vụ quá lâu. Tất cả những gì vượt qua 55 năm tuổi đều phải loại bỏ”[6].
Cái từ “đồ bỏ đi” nói đúng điều nó muốn nói. Người ta kể lể với chúng ta rằng nghỉ hưu là thời gian của tự do và giải trí; có những nhà thơ ca ngợi “lạc thú nghỉ ngơi”. Đó là những lời dối trá vô liêm sỉ. Xã hội áp đặt cho số đông người già mức sống khốn khổ tới mức từ ngữ “già nua và đói nghèo” trở thành hầu như một từ thừa (pléonasme); ngược lại, số đông người bần cùng là người già. Nhàn rỗi không mở ra cho người nghỉ hưu những khả năng mới; vào lúc cá
https://thuviensach.vn
nhân, đến phút cuối cùng, được giải thoát khỏi những sự ràng buộc, người ta tước đoạt của họ mọi phương tiện sử dụng quyền tự do. Họ buộc phải sống lay lắt trong cô đơn và phiền muộn, như một vật phế thải không hơn không kém. Khi trong mười lăm hay hai mươi năm cuối đời, một con người chỉ còn là một vật chẳng ai đoái hoài, thì đó là sự thất bại của nền văn minh chúng ta: sự thật hiển nhiên ấy khiến chúng ta nghẹn ngào nếu chúng ta coi người già là những con người từng có một cuộc sống con người phía sau họ, chứ không phải là những xác chết dật dờ. Những ai tố cáo cái chế độ đọa đày vốn là chế độ chúng ta, phải đưa điều điếm nhục ấy ra ánh sáng. Chính bằng cách tập trung nỗ lực của mình vào thân phận những người xấu số nhất, người ta có thể làm lay chuyển một xã hội. Để phá hủy hệ thống đẳng cấp, Gandhi tìm cách giải quyết thân phận tầng lớp Tiện dân (parias); nhằm tiêu hủy gia đình phong kiến, nước Trung Hoa cộng sản giải phóng phụ nữ. Đòi hỏi con người cứ phải là con người ở lứa tuổi cuối cùng của họ bao hàm một sự đảo lộn triệt dể. Không thể thu được kết quả ấy với một vài cải cách hạn hẹp không đụng chạm tới hệ thống: chính nạn bóc lột người lao động, chính quá trình phân hủy xã hội và sự khốn cùng của một nền văn hóa chỉ dành riêng cho tầng lớp quan lại, dẫn tới những cảnh già nua phi-nhân văn ấy. Chúng chỉ ra rằng cần làm lại tất cả, từ đầu. Chính vì vậy, vấn đề này bị nhấn chìm trong im lặng hết sức kỹ lưỡng; và chính vì vậy, cần phá tan sự im lặng ấy: tôi mong đợi độc giả giúp đỡ tôi trong công việc này.
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ĐẦU
Cho tới đây, tôi nói tới tuổi già như thể cái từ này bao trùm một hiện thực được xác định rõ rệt. Thực ra, đối với loài người, không thể dễ dàng phân tích tuổi già. Nó là một hiện tượng sinh học: cơ thể người cao tuổi có một số đặc điểm. Nó kéo theo những hệ quả về mặt tâm lý: một số cách cư xử được coi một cách chính đáng là đặc trưng cho tuổi già. Cũng như mọi tình huống của con người, nó có một khuôn khổ hiện sinh: nó làm biến đổi quan hệ của cá nhân với thế giới và với lịch sử của chính mình. Mặt khác, con người không bao giờ sống ở trạng thái tự nhiên; trong tuổi già, cũng như ở mọi lứa tuổi khác, quy chế của con người bị áp đặt bởi xã hội mình sống trong đó. Tình hình làm cho vấn đề trở nên phức tạp, chính là mối tương thuộc chặt chẽ giữa những quan điểm khác nhau này. Ngày nay, người ta biết rằng xem xét riêng rẽ những dữ kiện sinh lý học và những dữ kiện tâm lý học, là một việc làm trừu tượng; chúng chỉ huy lẫn nhau; chúng ta sẽ thấy trong tuổi già, mối quan hệ ấy là đặc biệt rõ ràng: tiêu biểu nhất là trong lĩnh vực tâm thể (psychosomatique). Nhưng chỉ có thể hiểu cái mà người ta gọi là đời sống tâm thần của một cá nhân dưới ánh sáng của tình thế hiện sinh của cá nhân ấy; vì vậy, tình thế này cũng có những ảnh hưởng đến cơ thể; và ngược lại: mối quan hệ với thời gian được cảm nhận khác nhau tùy theo cơ thể suy sụt nhiều hay ít.
Cuối cùng, xã hội quy định vị trí và vai trò của người già trong lúc tính đến đặc ứng (idiosyncrasie) cá nhân của họ: tình trạng tê liệt của họ, kinh nghiệm của họ; một cách tương hỗ, cá nhân phụ thuộc vào thái độ thực tiễn và mang ý thức hệ của xã hội đối với mình. Vì vậy, miêu tả theo lối phân tích những mặt khác nhau của tuổi già là không đủ: mỗi mặt tác động đến tất cả các mặt khác và chịu ảnh hưởng của chúng; cần nắm bắt tuổi già trong sự vận động vô hạn của cái vòng tuần hoàn ấy.
Vì vậy, phải nghiên cứu tuổi già ở tất cả mọi mặt. Vì mục đích chủ yếu của tôi là đưa ra ánh sáng cái mà ngày nay, trong xã hội chúng ta, người ta gọi là số phận người già, nên có thể các bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy tôi dành nhiều trang cho thân phận của họ trong những xã hội được mệnh danh là nguyên thủy, cũng như cho thân phận của họ vào những thời điểm khác nhau của lịch sử nhân loại. Nhưng tuy tuổi già, với tính cách số phận sinh học, là một hiện thực xuyên suốt lịch sử, song không phải vì vậy mà số phận không diễn ra một cách
https://thuviensach.vn
khác nhau tùy theo hoàn cảnh xã hội; và ngược lại: cái có nghĩa hay vô nghĩa khiến phải xem xét toàn bộ xã hội này, vì qua xã hội, xuất hiện cái có nghĩa hay vô nghĩa của cuộc sống trước đó. Muốn đánh giá xã hội chúng ta, cần đối chiếu những giải pháp được nó lựa chọn với những giải pháp mà những tập thể khác đã từng áp dụng qua không gian và thời gian. Sự đối chiếu này sẽ cho phép rút ra những gì là tất yếu trong cuộc đời người già, có thể tránh bớt khó khăn cho cuộc đời ấy trong chừng mực nào, với cái giá nào, và vì vậy, phần nào là trách nhiệm đối với họ của chế độ họ sống trong đó.
Có thể hình dung mọi hoàn cảnh con người trong tính khách quan bên ngoài - như nó diễn ra đối với người khác - và trong tính nội tại, khi chủ thể đảm nhận hoàn cảnh ấy và vượt lên trên nó. Đối với người khác, người già là đối tượng của một tri thức; đối với bản thân, người già có một kinh nghiệm sống về cuộc đời. Trong phần đầu cuốn sách này, tôi sẽ vận dụng quan điểm thứ nhất. Tôi sẽ xét xem sinh học, nhân chủng học, sử học, xã hội học đương đại dạy chúng ta những gì về tuổi già. Trong phần hai, tôi sẽ cố gắng miêu tả cái cách người già nội hiện (intérioriser) quan hệ của mình với cơ thể mình, với thời gian, với người khác. Cả hai cuộc điều tra này sẽ không cho phép chúng ta xác định tuổi già nói chung; trái lại, chúng ta sẽ nhận thấy nó mang vô số diện mạo, không thể thay thế lẫn nhau. Trong quá trình lịch sử cũng như hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp chỉ đạo cách thức mỗi con người đến với tuổi già. Sự khác biệt về cảnh già giữa người này và người khác còn có những nguyên nhân khác; sức khỏe, gia đình v.v... Nhưng sự đối lập giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột tạo nên hai lớp người già, một lớp cực kỳ rộng lớn, còn lớp kia chỉ bao gồm một thiểu số nhỏ bé. Mọi ý đồ bàn về tuổi già nói chung đều không thể chấp nhận vì nó nhằm che lấp sự khác biệt ấy.
Một câu hỏi được đặt ra ngay tức thì. Tuổi già không phải là một sự kiện tĩnh, mà là kết cục và sự kéo dài một quá trình. Quá trình này diễn ra thế nào? Nói cách khác già đi là thế nào? Khái niệm này gắn liền với khái niệm đổi thay. Nhưng cuộc sống của phôi, của trẻ sơ sinh, của trẻ em là một sự thay đổi liên tục. Có nên từ đó kết luận cuộc đời chúng ta là một cái chết chậm rãi như một vài người nêu lên không? Chắc chắn là không. Một nghịch biện như vậy phủ nhận chân lý chủ yếu của cuộc sống; cuộc sống là một hệ thống không vững chãi trong đó thế cân bằng thường xuyên mất đi và thường xuyên được lập lại: tính trơ ì mới là đồng nghĩa của cái chết. Còn quy luật của cuộc sống, là đổi thay. Một loại hình đổi thay nhất định đặc trưng cho tuổi già: đó là hiện tượng
https://thuviensach.vn
không thể quay trở lại và bất lợi, và là một sự suy tàn. Lansing, thầy thuốc lão khoa người Mỹ, đề xuất định nghĩa sau đây: “Một quá trình biến đổi tiệm tiến, bất lợi, thông thường gắn liền với sự chuyển động của thời gian, trở nên rõ rệt sau tuổi trưởng thành và tất yếu dẫn tới cái chết”.
Nhưng ngay lập tức, chúng ta vấp phải một khó khăn: cái từ bất lợi có nghĩa thế nào? Nó bao hàm một sự đánh giá. Chỉ có tiến bộ hay thoái lùi đối với một mục tiêu được đề ra. Từ ngày trượt tuyết tồi hơn các cô em gái, Marielle Goitschel cho mình là người già trên lĩnh vực thể thao. Thứ bậc tuổi tác được thiết lập trong lòng cuộc sống, và tiêu chí còn bấp bênh hơn nhiều. Cần biết cuộc sống con người nhằm mục đích gì để quyết định những sự biến đổi nào làm cuộc sống ấy cách xa mục đích hay đưa nó lại gần.
Đây là một vấn đề đơn giản nếu chỉ xem xét trong con người cơ thể của họ. Mọi cơ thể đều có khuynh hướng tồn tại. Muốn vậy, phải tái lập thế cân bằng mỗi khi nó bị tổn hại, tự vệ chống lại những sự xâm lược từ bên ngoài, có cách nhìn bao quát nhất và kiên định nhất đối với cuộc sống. Theo viễn cảnh ấy, các từ: bất lợi, thờ ơ, có hại, có một ý nghĩa rõ rệt. Từ lúc chào đời tới tuổi mười tám, đôi mươi, quá trình phát triển của cơ thể có xu hướng tăng thêm cơ may sống sót: nó mạnh lên, trở nên vững chãi hơn, nguồn lực lớn thêm, khả năng ngày càng phát triển. Toàn bộ năng lực thể chất của cá nhân được phát triển tới điểm đỉnh vào khoảng tuổi hai mươi. Vì vậy, trong hai mươi năm đầu, quá trình biến đổi của cơ thể diễn ra trọn vẹn, có lợi.
Một số biến đổi không làm cho đời sống của cơ thể kém sút đi hay tốt đẹp lên, chúng diễn ra một cách vô hại: chẳng hạn, hiện tượng thu teo của tuyến ức (thymus) xảy ra ở tuổi thơ; hiện tượng thu teo các tế bào thần kinh mà số lượng lớn hơn rất nhiều so với nhu cầu của cá nhân.
Còn những sự đổi thay bất lợi thì xảy ra rất sớm. Biên độ phạm vi điều tiết giảm bớt từ tuổi lên mười. Giới hạn độ cao những âm thanh có thể nghe được giảm bớt từ trước tuổi thiếu niên. Một hình thức trí nhớ thô sơ nhất định giảm sút từ tuổi 12. Theo Kinsey, năng lực tình dục của đàn ông sút kém sau tuổi 16. Những sự sút kém, rất hạn chế này, không cản trở quá trình phát triển của tuổi thiếu niên và tráng niên đi theo một đường đồ thị đi lên dần.
Sau tuổi 20, và nhất là từ 30, bắt đầu xảy ra hiện tượng thu teo các cơ quan. Đã nên nói tới quá trình già lão từ lúc này chưa? Chưa. Ở con người, bản thân cơ thể không phải là tự nhiên đơn thuần. Những sự mất mát, biến chất, sút kém có thể được bù đắp bằng những sự lắp ráp, nhũng hiện tượng tự động, một tri
https://thuviensach.vn
thức thực tiễn và trí lự. Chúng ta sẽ không nói tới hiện tượng già lão chừng nào những sự giảm sút chỉ là nhất thời và có thể bổ khuyết. Khi những sự giảm sút ấy trở nên nghiêm trọng và vô phương cứu chữa, thì cơ thể trở nên yếu ớt và ít nhiều bất lực: có thể nói dứt khoát là nó suy tàn.
Vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều nếu chúng ta xem xét cá nhân một cách trọn vẹn. Người ta suy tàn sau khi đạt tới một điểm đỉnh: đặt điểm đỉnh này vào chỗ nào? Mặc dù tương thuộc lẫn nhau, vật chất và tinh thần không cùng theo một quá trình tiến hóa song song một cách nghiêm ngặt. Về tinh thần, một cá nhân có thể trải qua những sự tổn thất to lớn trước khi bắt đầu sự suy sụt về thể chất; trái lại, trong quá trình suy sụt ấy, cá nhân có thể có những sự thu nhận - quan trọng về tinh thần. Giữa hai mặt ấy, chúng ta cho mặt nào có giá trị hơn cả? Mỗi người sẽ có lời giải đáp khác nhau tùy theo người đó coi trọng khả năng cơ thể hay năng lực tinh thần, hay một sự thăng bằng thích đáng giữa hai mặt ấy. Cá nhân và xã hội thiết lập một trật tự thứ bậc các lứa tuổi theo những sự lựa chọn như vậy: nhưng không một trật tự nào được hoàn toàn chấp nhận.
Trẻ em có ưu thế hơn người lớn do khả năng phong phú hơn, sức tiếp nhận rộng lớn hơn, cảm giác tươi mát hơn: nhưng liệu có phải vì thế mà cho rằng trẻ em suy sụt đi theo tuổi tác không? Hình như đó là quan điểm của Freud đến một chừng mực nhất định. Ông từng viết: “Hãy nghĩ tới sự trái ngược đáng buồn giữa trí tuệ rực rỡ của một đứa trẻ khỏe mạnh và sự yếu kém về trí tuệ của một người lớn trung bình”. Và đó là quan niệm Montherland thường khai triển: “Tài năng của tuổi thơ, khi tắt thì tắt vĩnh viễn. Người ta bao giờ cũng bảo con bướm phát sinh từ một con nhộng; ở loài người, chính bướm trở thành nhộng” - Ferrante nói như vậy trong Hoàng hậu tử vong (La Reine Morte).
Cả hai tác giả đều có những lý do riêng - hết sức khác nhau - để đề cao tuổi thơ. Quan điểm của họ nói chung không được đồng tình. Bản thân từ trưởng thành (matrité) chỉ ra rằng người ta thường dành cho người lớn vị trí cao hơn trẻ em và thanh niên: người lớn có tri thức, kinh nghiệm, năng lực. Thông thường, các nhà khoa học, triết học, nhà văn cho rằng cực điểm phát triển của cá nhân nằm ở giữa đường đời[7]. Thậm chí một vài người trong số họ cho tuổi già là thời kỳ được ưu đãi của cuộc sống: theo họ, nó mang tới kinh nghiệm, sự khôn ngoan và lòng thanh thản. Họ cho là cuộc sống con người không có chuyện suy tàn.
Xác định cái gì là tiến bộ hay suy thoái đối với con người đòi hỏi người ta phải căn cứ vào một mục đích nhất định; nhưng không một mục đích nào có sẵn,
https://thuviensach.vn
một cách tiên nghiệm, trong cái tuyệt đối. Mỗi xã hội tạo nên những giá trị của riêng mình: cái từ suy tàn (déclin) chỉ có thể có một ý nghĩa cụ thể trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
Sự tranh cãi này khẳng định điều tôi đã nói ở phần trên: chỉ có thể hiểu tuổi già trong tính toàn vẹn của nó; nó không phải chỉ là một sự kiện sinh học, mà còn là một sự kiện văn hóa.
https://thuviensach.vn
PHẦN THỨ NHẤT
XÉT THEO TÍNH KHÁCH QUAN BÊN NGOÀI
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG MỘT
TUỔI GIÀ VÀ SINH HỌC
Như chúng ta vừa nói: trên bình diện sinh học, khái niệm suy tàn mang một ý nghĩa rõ rệt. Cơ thể suy tàn khi cơ may tồn tại của nó suy giảm. Bao giờ con người cũng có ý thức về tính tất yếu của hiện tượng biến động ấy. Người ta từng nghiên cứu nguyên nhân của nó từ thời cổ đại. Câu giải đáp phụ thuộc vào quan niệm của y học nói chung và cuộc sống.
Ở Ai Cập và ở tất cả các dân tộc cổ đại, y học lẫn lộn làm một với ma thuật. Ở cổ Hy Lạp, lúc đầu, nó không toát ra từ siêu hình học tôn giáo hay từ triết học. Mãi đến thời Hippocrate, nó mới mang tính độc đáo, trở thành một khoa học và một nghệ thuật; được thiết lập qua kinh nghiệm và lập luận. Hippocrate sử dụng lại lý thuyết của Pythagore về bốn thể dịch (humeurs): máu, đờm dãi (phlegme), mật vàng, mật đen (atrabile); bệnh tật phát sinh khi mất thế cân bằng giữa chúng với nhau; tuổi già cũng vậy. Theo ông, người ta bắt đầu già từ tuổi 56. Ông là người đầu tiên so sánh các giai đoạn của cuộc sống con người với bốn mùa của tạo hóa, và so sánh tuổi già với mùa đông. Trong nhiều sách của ông và đặc biệt là trong châm ngôn, ông có những sự quan sát chính xác về người già. (Họ cần ít lương thực hơn thanh niên. Họ có khó khăn về hô hấp, bị chứng xuất tiết (catarrhe) kéo theo cơn ho, có hiện tượng khó tiểu tiện, đau khớp, bệnh thận, chóng mặt, đột quy (apoplexie), suy mòn (cachexie), ngứa, khó ngủ; họ tiết nước qua ruột, mắt, mũi; họ thường bị đục thủy tinh thể; thị lực yếu, tai kém). Trong mọi lĩnh vực, ông khuyên họ điều độ, nhưng cũng đừng ngừng hoạt động.
Sự thừa kế Hippocrate không mấy tốt đẹp. Các quan điểm của Aristote dựa trên tư biện, chứ không phải trên kinh nghiệm; theo ông, điều kiện sống là sức nóng bên trong và ông đồng hóa cảnh giả lão với một trường hợp giá lạnh. La Mã thừa kế khái niệm của người Hy Lạp trong khi giải thích những hiện tượng của cơ thể: khí chất, thể dịch, thể chất (crase), linh khí (pneuma). Ở La Mã, dưới thời Marc Aurèle, kiến thức y học không tiên tiến hơn ở Hy Lạp dưới thời Périclès.
Vào thế kỷ II, Galien làm một công trình tổng hợp khái quát về nền y học cổ đại. Ông cho tuổi già là bước quá độ giữa bệnh tật và sức khỏe. Nó không phải thực sự là một trường hợp bệnh lý: tuy nhiên, mọi chức năng sinh lý học của
https://thuviensach.vn
người già đều giảm sút. Ông giải thích hiện tượng này bằng cách dung hòa lý thuyết về thể dịch và lý thuyết về sức nóng bên trong. Sức nóng này được nuôi dưỡng bằng các thể dịch: nó nguội lạnh đi khi cơ thể bị mất nước hay các thể dịch bốc hơi. Trong cuốn Gérocomica, ông đưa ra những lời khuyên về vệ sinh được người ta noi theo ở châu Âu cho tới tận thế kỷ XIX. Ông nghĩ rằng theo nguyên lý contraria contrariis (lấy độc trị độc), cần sưởi ấm và làm ướt cơ thể người già: người già cần tắm nóng, uống rượu vang và cũng cần hoạt động. Ông đưa ra những lời khuyên chi tiết về chế độ ăn uống. Ông nêu trường hợp Antioche, vị thầy thuốc già ở tuổi 80 vẫn thăm viếng người bệnh và tham dự các hội nghị chính trị, và Teléphos, nhà ngữ pháp học già sức khỏe vẫn tốt cho tới gần 100 tuổi.
Trong nhiều thế kỷ, y học chỉ chú giải công trình của ông. Độc đoán, tin chắc mình không thể sai lầm, ông thắng lợi vào một thời kỳ người ta còn tin tưởng hơn là tranh cãi. Chủ yếu, ông sống vào một thời kỳ và trong một môi trường mà đạo độc thần xuất phát từ phương Đông được khẳng định chống lại đạo đa thần. Lý thuyết của ông thấm đẫm tình cảm tôn giáo. Ông tin vào sự tồn tại một Thượng đế duy nhất. Ông cho cơ thể là một công cụ vật chất của linh hồn. Những nhà giảng giáo lý Cơ đốc tán thành quan điểm của ông; và cả người Do Thái lẫn người Arập theo đạo Hồi cũng vậy. Và chính vì vậy, trong suốt thời Trung đại, y học hầu như không phát triển: hệ quả là người ta vẫn rất ít biết về tuổi già. Tuy vậy, Avicenne - bản thản cũng là môn đệ của Galien - đã có những nhận xét rất đáng chú ý về bệnh kinh niên và rối loạn tâm thần của người già.
Các tác gia kinh viện quan tâm so sánh cuộc sống với một ngọn lửa được dầu ngọn đèn nuôi dưỡng: đó là một hình ảnh huyền bí, trong lúc linh hồn ở thời Trung đại thường được biểu diễn bằng một ngọn lửa. Trên bình diện ngoại đạo, mối quan tâm lớn của thầy thuốc là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Trường phái Salerme, nơi ra đời và phát triển nền y học phương Tây, quan tâm xây dựng “chế độ sức khỏe và sống lâu”. Văn học viết nhiều về chủ đề này. Ở thế kỷ XIII, Roger Bacon, người coi tuổi già là một bệnh tật[8], viết tặng Clément VI một tập sách vệ sinh về tuổi già, trong đó ông dành một vị trí quan trọng cho thuật luyện đan (alchimie). Nhưng ông là người đầu tiên có ý kiến điều chỉnh thị giác bằng kính phóng đại. (Người ta sản xuất loại kính này ở Italia, ít lâu sau khi ông qua đời năm 1300. Người Êtruyri đã biết sử dụng răng giả. (Thời Trung đại, người ta lấy răng ở xác súc vật hay xác thanh niên). Cho tới cuối thế kỷ XV, tất cả các công trinh về tuổi già đều là những chuyên luận về vệ sinh. Trường phái
https://thuviensach.vn
Montpellier cũng soạn thảo các “chế độ sức khỏe”. Cuối thế kỷ XV, ở Italia, diễn ra một cuộc phục hưng khoa học song song với cuộc phục hưng nghệ thuật. Thầy thuốc Zerbi viết một cuốn Lão khoa, chuyên khảo đầu tiên về bệnh lý tuổi già. Nhưng ông không sáng tạo gì hết.
Ngành y học có bước tiến lớn vào đầu thời Phục hưng, là giải phẫu học. Trong một nghìn năm, người ta cấm phẫu tích cơ thể người. Điều này có thể thực hiện được, một cách ít nhiều công khai, vào cuối thế kỷ XV. Điều đáng chú ý nhưng không có gì đáng ngạc nhiên khi nhà sáng lập ngành phẫu thuật hiện đại lại là Leonard de Vinci: với tư cách họa sĩ, ông thiết tha quan tâm tới việc thể hiện cơ thể con người và mong muốn được biết nó một cách chính xác. “Tôi đã phẫu tích hơn mười cơ thể người - theo lời ông - để có hiểu biết đầy đủ và thực sự về chúng”. Thực tế, vào cuối đời, ông đã phẫu tích hơn ba mươi xác chết, trong đó có thi thể người già. Ông vẽ nhiều gương mặt và cơ thể người già; ông cũng vẽ, theo quan sát của chính mình, ruột và động mạch của họ (ông cũng ghi lại thành văn những hiện tượng thay đổi về giải phẫu quan sát được, nhưng mãi về sau, người ta mới được biết các văn bản ấy).
Giải phẫu học tiếp tục tiến triển với Vesale, người thầy vĩ đại của ngành khoa học này. Nhưng những ngành khác thì giẫm chân tại chỗ. Khoa học vẫn mang nặng dấu ấn siêu hình. Chủ nghĩa nhân văn tìm cách đấu tranh chống lại truyền thông nhưng vẫn không thoát ra khỏi. Ở thế kỷ XVI, Paracelse viết sách bằng tiếng Đức thay thế tiếng Anh, vì muốn được hiện đại. Ông có một số trực giác mới và đáng chú ý, nhưng bị nhấn chìm trong những lý thuyết rối rắm. Theo ông, con người là một “hợp chất hóa học” và tuổi già là kết quả của một hiện tượng tự nhiễm độc (auto-intoxication).
Cho tới lúc bấy giờ, các công trình viết về tuổi già chỉ quan tâm tới vệ sinh dự phòng: về chẩn đoán và điều trị, chỉ có những lời chỉ dẫn tản mạn. David Pomis, thầy thuốc ở Vơnidơ, là người đầu tiên bàn về những vấn đề này một cách rõ ràng, có trật tự. Một số công trình miêu tả của ông về bệnh già rất sâu và chính xác, đặc biệt là bệnh huyết áp cao.
Ở thế kỷ XVII, có nhiều công trình về tuổi già, nhưng không có giá trị. Thế kỷ XVIII, Galien vẫn còn đồ đệ, trong đó phải kể tới Gerard Van Swieten. Ông này cho già lão là một thể bệnh không thể chữa khỏi; ông chế giễu các bài thuốc theo thuật luyện đan hay thiên văn học; ông miêu tả chính xác một số hiện tượng thay đổi về mặt giải phẫu do tuổi già gây nên. Nhưng sự tăng tiến của giai cấp tư sản, chủ nghĩa duy lý và máy móc mà giai cấp này sử dụng, dẫn tới việc thành
https://thuviensach.vn
lập một trường phái mới: trường phái y vật lý (iatrophysique) Borelli, Baglivi đưa vào y học các quan niệm của La Mettrie: cơ thể là một cỗ máy, một tập hợp hình trụ, hình thoi, bánh xe. Phổi là một ống bễ. Về tuổi già, họ lấy lại lý thuyết của các nhà cơ giới luận thời cổ đại[9]: cơ thể thoái hóa giống như một cỗ máy hao mòn đi khi đã được dùng lâu dài[10]. Luận đề này vẫn có những người bảo vệ tới tận thế kỷ XIX, và thậm chí vào thời kỳ này, nó trở nên thịnh hành nhất. Mặt khác, Stahl đề xướng lý thuyết mệnh danh là thuyết sức sống (vitalisme) cho rằng trong con người có một nguyên lý cốt tử, một thực thể, mà sự suy yếu sẽ kéo theo sự già nua và cái chết.
Giữa những người bênh vực truyền thống và những người coi trọng các hệ thống hiện dại, nổ ra nhiều cuộc tranh cãi vô bổ. Y học vấp phải nhiều khó khăn nghiêm trọng về mặt lý thuyết. Nó không còn bằng lòng với bệnh học về các thể dịch nhưng cũng chưa tìm ra những cơ sở mới, nên rơi vào một ngõ cụt. Tuy vậy, về thực tiễn, nó vẫn tiến triển. Những cuộc mổ xẻ gia tăng, giải phẫu học có những bước tiến lớn, có lợi cho công trình nghiên cứu tuổi già. Ở Nga, Fischer, giám đốc Y tế, đoạn tuyệt với Galien và mô tả có hệ thống hiện tượng thu teo các cơ quan trong cơ thể do lão suy. Cuốn sách của ông là sự kiện đáng ghi nhớ, mặc dù còn những thiếu sót. Công trình đồ sộ của Morgagni, người Italia, xuất bản năm 1761, cũng rất quan trọng. Lần đầu tiên, nó thiết lập mối liên quan giữa các triệu chứng lâm sàng và những sự quan sát trong các cuộc mổ xẻ. Sách dành hẳn một tiết về tuổi già.
Trong thập kỷ cuối cùng, về đề tài này, xuất hiện ba cuốn sách dự báo những phát minh của hai thế kỷ XIX và XX. Rush, thầy thuốc người Mỹ, xuất bản một công trình lớn về sinh lý học và lâm sàng, dựa trên cơ sở những sự quan sát của ông. Hufeland, người Đức, cũng tập hợp trong một chuyên luận, nhiều sự quan sát đáng chú ý và rất được hoan nghênh. Ông theo thuyết sức sống. Ông hình dung mỗi cơ thể có một năng lượng sống nhất định, năng lượng này hao mòn dần theo thời gian. Công trình quan trọng nhất là của Seiler, xuất bản năm 1799, hoàn toàn viết về giải phẫu học người già; sách dựa trên cơ sở những cuộc mổ xẻ. Nó không có gì độc đáo nhưng là một trong những công cụ lao động được ưa chuộng nhất trong hàng chục năm qua. Người ta sử dụng nó cho tới tận giữa thế kỷ XIX.
Vào đầu thế kỷ XIX, các thầy thuốc ở Montpellier tiếp tục đi theo thuyết sức sống[11]. Tuy nhiên, y học bắt đầu thừa hưởng tiến bộ của sinh lý học và của tất cả các khoa học thực nghiệm. Các công trình nghiên cứu về tuổi già trở nên
https://thuviensach.vn
chính xác và có hệ thống. Năm 1817, Rostan nghiên cứu bệnh suyễn của người già; phát hiện ra mối quan hệ của nó với một sự rối loạn về não. Năm 1840, Prus viết bản khái luận đầu tiên có hệ thống về bệnh người già.
Từ giữa thế kỷ XIX, khoa lão bệnh học (gériatrie) bắt đầu tồn tại thực sự - tuy chưa mang cái tên ấy. Khoa học này gặp thuận lợi ở Pháp nhờ việc thành lập những dưỡng đường rộng lớn tập hợp nhiều người già. Salpêtrière là dưỡng đường lớn nhất châu Âu, với tám nghìn người bệnh trong đó từ hai đến ba nghìn là người già. Người già cũng có nhiều ở Bicêtre. Vì vậy, dễ sưu tập những sự kiện lâm sàng về lứa tuổi này. Có thể coi Salpêtrière là hạt nhân của tổ chức lão khoa đầu tiên. Charcot tổ chức tại đấy nhiều buổi nói chuyện nổi tiếng về tuổi già, về sau được in thành sách năm 1886 và có tiếng vang rất lớn. Lúc bấy giờ, xuất hiện nhiều cuốn chuyên khảo sáo rỗng về vệ sinh không có gì đáng chú ý. Nhưng nhìn chung, y học dự phòng nhường bước cho điều trị học: từ nay, người ta quan tâm chữa bệnh cho người già. Nhất là vì họ ngày càng đông, lúc đầu ở Pháp, về sau, ở các nước khác: trong số khách hàng của các thầy thuốc, có thêm nhiều bệnh suy thoái phát triển trên mảnh đất già lão. Trước cuốn sách của Charcot, đã ra đời một công trình của Pennock năm 1847, một tiểu luận của Réveillé-Parise năm 1852, nghiên cứu tần số của mạch đập và nhịp thở của người già. Giữa những năm 1857 và 1860, Geist xuất bản một công trình tổng hợp có giá trị về văn học lão khoa ra đời ở Đức, Pháp và Anh.
Vào cuối thế kỷ XIX và ở thế kỷ XX, các công trình nghiên cứu gia tăng. Boy-Tessier năm 1895, Rauzier năm 1908, Pic và Bamamour năm 1912, xuất bản ở Pháp những công trình tổng hợp quan trọng. Cũng rất quan trọng, còn có công trình của Burger ở Đức, các tiểu luận của Minot và Metchnifoff ở Mỹ, cả hai đều xuất bản năm 1908, và tiểu luận của Child, nhà động vật học cũng ở Mỹ, năm 1915. Cũng như những thời kỳ trước, một vài nhà khoa học vẫn hy vọng giải thích quá trình lão hóa bằng một nguyên nhân duy nhất: Cuối thế kỷ XIX, một vài người cho rằng hiện tượng ấy do sự thu teo các tuyến tình dục gây nên. Ở tuổi 72, Brown Sequard, giáo sư Đại học Pháp (Collège de France) tiêm chất chiết từ tinh hoàn chuột lang (cobaye) và chó: không có kết quả lâu bên. Voronoff, cũng là giáo sư Đại học Pháp, có sáng kiến ghép cho người già các tuyến của khỉ: thất bại. Bogomoletz tìm cách chế huyết thanh hồi xuân trên cơ sở hocmôn: cũng thất bại nốt. Về phía mình, Metchnikoff lấy lại, dưới một hình thức hiện đại, quan niệm cho rằng già lão là kết quả của một quá trình tự nhiễm độc. Vào đầu thế kỷ XX, theo một công thức được chấp nhận, Cazalis khẳng
https://thuviensach.vn
định: “Động mạch già đi theo con người”; ông cho xơ vữa động mạch là yếu tố quyết định quá trình già lão. Quan niệm phổ biến nhất cho già lão là do giảm sút trao đổi chất.
Nascher, người Mỹ, được coi là cha đẻ của lão bệnh học. Sinh trưởng ở Viên - vốn là một trung tâm nghiên cứu quan trọng vể tuổi già-, ông tới Niu Ooc từ nhỏ và học y khoa. Đến thăm một dưỡng đường cùng với một nhóm sinh viên, ông nghe một bà già phàn nàn với ông giáo sư về những sự rối loạn khác nhau. Giáo sư giải thích bệnh của bà, chính là tuổi già. “Vậy có thể làm gì? Nascher hỏi. - Không gì hết”. Kinh ngạc về câu giải đáp, Nascher quan tâm nghiên cứu hiện tượng già lão. Trở về Viên, ông tới thăm một nhà dưỡng lão, kinh ngạc về sự trường thọ và sức khỏe của người già. “Ấy là vì chúng tôi chăm sóc những bệnh nhân có tuổi như các thầy thuốc nhi khoa chăm sóc trẻ em” - những người bạn đồng nghiệp giải thích với ông như vậy. Từ đó, ông xây dựng một ngành y học riêng mà ông đặt tên là lão bệnh học. Năm 1909, ông công bố chương trình đầu tiên; năm 1912, ông thành lập Hội lão bệnh học Niu Ooc và năm 1914, công bố một cuốn sách mới về vấn đề này, nhưng không tìm được người xuất bản: người ta cho vấn đề không có gì bổ ích.
Bên cạnh lão bệnh học, gần đây, đã phát triển một ngành khoa học ngày nay được gọi là lão khoa: không nghiên cứu bệnh lý tuổi già, mà nghiên cứu chính quá trình già lão. Vào đầu thế kỷ, các công trình nghiên cứu về tuổi già chỉ là thứ phẩm của những công trình khác: xem xét đời sống cây cối và loài vật, người ta nhân đấy chú ý tới những sự đổi thay của chúng theo năm tháng. Tuổi thanh, thiếu niên là đối tượng của những công trình chuyên môn, nhưng tuổi già không được nghiên cứu cho chính bản thân nó, phần lớn do những điều cấm kỵ tôi đã nêu[12]!. Đó là một vấn đề khó chịu. Giữa những năm 1914-1930, chỉ được coi là quan trọng các công trình của Carrel mà các quan niệm được phổ biến rộng rãi ở Pháp; người ta trở lại ý tưởng cho rằng tuổi già là một sự tự nhiễm độc do các sản phẩm của quá trình chuyển hóa các tế bào.
Về sau, tình hình thay đổi. Ở Mỹ, số người cao tuổi tăng lên gấp đôi giữa những năm 1900 và 1930, rồi lại tăng gấp đôi giữa 1930 và 1950; công nghiệp hóa xã hội dẫn tới việc tập trung một số lớn những người già vào các thành phố và làm nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng: nhiều cuộc điều tra được tiến hành để tìm ra giải pháp; chúng khiến người ta lưu ý tới người già và người ta muốn biết những cuộc điều tra ấy. Trong sinh học, tâm lý học, xã hội học, công trình nghiên cứu phát triển từ 1930, và tiến triển tương tự ở những nước khác. Năm
https://thuviensach.vn
1938, ở Kiep, có một hội nghị quốc tế về lão khoa. Trong cùng năm ấy, ở Pháp được công bố công trình tổng hợp vĩ đại của Bastai và Pogliatti, và ở Đức, ra đời tạp chí chuyên môn định kỳ đầu tiên. Năm 1939, một nhóm nhà khoa học Anh và giáo sư y học quyết định lập một câu lạc bộ quốc tế nghiên cứu về tuổi già. Ở Mỹ, xuất bản cuốn sách đồ sộ của Cowdry, cuốn Problems of ageing (Những vấn đề về lão khoa).
Trong chiến tranh, các công trình bị chậm lại, nhưng được tiếp tục trở lại sau chiến tranh. Năm 1945, một hội lão khoa được thành lập ở Mỹ, và năm 1946 được xuất bản tại đây, tạp chí định kỳ thứ hai dành cho những vấn đề tuổi già. Những xuất bản phẩm tăng lên nhiều ở tất cả các nước. Ở Anh, huân tước Nuffield lập tổ chức Nuffield với những khoản ngân sách đồ sộ: tổ chức này nghiên cứu lão bệnh học và cả hoàn cảnh sinh sống của người già ở Anh. Ở Pháp, dưới sự thúc đẩy của Léon Binet, công trình nghiên cứu về tuổi già có một đà phát triển mới. Một hiệp hội quốc tế về lão khoa được thành lập năm 1950 ở Liège; hiệp hội này tổ chức đại hội trong cùng năm ấy ở Liège, rồi năm 1951 ở Saint Louis du Missouri, ở Luân Đôn năm 1954, và nhiều đại hội khác về sau. Ở nhiều nước thành lập các hội nghiên cứu. Năm 1954, một bảng tra thư mục về lão khoa ở Mỹ giới thiệu 19.000 sách tham khảo. Theo tiến sĩ Destrem, hiện nay, số lượng ấy đã tăng lên gấp đôi. Ở Pháp, Hội lão khoa được thành lập năm 1958. Cùng năm ấy, thành lập Trung tâm nghiên cứu lão khoa do giáo sư Bourlière lãnh đạo. Những tiểu luận quan trọng được công bố ở Pháp: của Grailly và Destrem năm 1953, của Binet và Bourlière năm 1955. Tạp chí lão khoa Pháp được sáng lập năm 1954. Cuối cùng, một hội đồng chuyên môn về vệ sinh xã hội được thành lập ở Paris để ứng phó với các vấn đề tuổi già. Ở Mỹ, trường Đại học Chicago công bố năm 1959 và 1960 ba chuyên luận vốn là những cuốn sách tóm tắt thực sự về tuổi già, về cả quan điểm cá nhân lẫn xã hội, ở châu Mỹ và Tây Âu.
Lão khoa phát triển trên ba bình diện: sinh học, tâm lý học và xã hội học. Trong cả ba lĩnh vực này, nó đều trung thành với cùng một định kiến thực chứng chủ nghĩa; người ta không đặt vấn đề giải thích vì sao xảy ra các hiện tượng, mà miêu tả một cách tổng hợp, càng chính xác càng tốt, chúng xảy ra như thế nào.
***
Y học hiện đại không còn tìm cách quy nguyên nhân cho quá trình lão hóa về sinh học, mà coi nó gắn liền với quá trình cuộc sống, cũng như sự ra đời, phát
https://thuviensach.vn
triển, sinh sản, và chết. Những cuộc thí nghiệm của Mc Cay về loài chuột[13] gợi ý cho tiến sĩ Escoffier-Lambiotte một công trình bình luận đáng lưu ý: “Như vậy, sự già lão, rồi cái chết không có quan hệ với một mức tiêu hao năng lượng, một số nhịp đập nhất định của tim, mà xuất hiện khi kết thúc một chương trình phát triển và trưởng thành nhất định”. Nói cách khác, già lão không phải là một biến cố cơ học; giống như cái chết mà, theo Rike, “mỗi người mang trong mình giống như trái cây mang hạch của nó”, hình như mỗi cơ thể chứa đựng từ đầu sự già nua của mình, hệ quả tất yếu của sự hoàn mãn bản thân[14].
Ngày nay, người ta cho đó là một quá trình chung cho mọi sinh vật. Cho tới những thời gian gần đây, người ta ngỡ bản thân các tế bào cũng bất tử: chỉ có những sự kết hợp của chúng mới bị phá hủy qua thời gian. Carrel bảo vệ luận điểm này và cho là mình chứng minh nó. Nhưng những kinh nghiệm gần đây đã chỉ ra rằng tế bào cũng biến đổi theo năm tháng. Theo nhà sinh học Mỹ Orgel, thời gian kéo theo những sự suy yếu trong hệ thống vốn thông thường xác định và kế hoạch hóa một cách chính xác việc sinh sản các prôtêin tế bào. Nhưng các công trình thuộc phạm vi hóa - sinh này còn chưa mấy sâu sắc.
Ở con người, về mặt sinh lý học, cái đặc trưng hiện tượng già lão được tiến sĩ Destrem gọi là một “sự biến đổi theo nghĩa xấu của các mô”. Khối các mô tích cực về mặt chuyển hóa giảm bớt, còn khối các mô trơ ì về chuyển hóa thì gia tăng: đó là những mô ở khe và xơ cứng, và là đối tượng của một quá trình mất nước (déshydratation) và thoái hóa mỡ (dégénérescence graisseuse). Có một sự giảm sút rõ rệt của khả năng hồi sinh tế bào. Ưu thế của mô khe (tissu interstitiel) đối với các mô trọng yếu rất rõ rệt ở cấp độ các tuyến và hệ thần kinh. Nó kéo theo hiện tượng thu teo các cơ quan chủ yếu và sự suy yếu của một số chức năng không ngừng giảm sút cho tới khi chết. Những hiện tượng hóa sinh xảy ra: natrium, chlore, calcium tăng thêm; kalium, magnésium, phosphore và các protein tổng hợp giảm bớt.
Vẻ ngoài của cá nhân biến đổi: tóc bạc và thưa dần; người ta không hiểu vì sao: cơ chế của hiện tượng mất sắc tố (dépigrnentation) của mao mạch (bulbe capillaire) vẫn không rõ; lông cũng bạc trắng trong lúc ở một số chỗ - ví dụ ở cằm bà già - chúng bắt đầu mọc nhiều. Do mất nước và mất tính đàn hồi của mô lớp da dưới, da nhăn lại. Răng rụng. Tháng tám 1957, ở Mỹ, có 21,6 triệu người không còn răng, tức là 13% dân số. Do mất răng, phần mặt dưới ngắn lại tới mức mũi - kéo dài ra một cách thẳng đứng do các mô đàn hồi bị teo - sát lại gần cằm. Do lớp da lão suy, mí mắt trên dày lên, trong lúc có những cái túi hiện lên
https://thuviensach.vn
phía dưới mắt. Môi trên mỏng bớt; dái tai lớn lên. Bộ xương cũng biến đổi. Các đĩa cột sống lún xuống và các đốt sống lưng yếu đi: giữa tuổi 45 - 85, nửa thân trên giảm mất mười cm ở đàn ông, và mười lăm ở đàn bà. Độ rộng của hai vai giảm bớt, của khung chậu tăng lên; lồng ngực có xu hướng mang hình tên, nhất là ở phụ nữ. Hiện tượng teo cơ, xơ cứng các khớp dẫn tới rối loạn trong vận động. Chứng loãng xương (ostéoporose) xuất hiện: chất đặc của xương trở nên xốp và yếu; vì vậy, gãy cổ xương đùi - vốn đỡ sức nặng của cơ thể - là một tai nạn thường hay xảy ra.
Tim không thay đổi nhiều nhưng hoạt động suy giảm, mất dần khả năng thích ứng; chủ thể phải giảm bớt hoạt động tim để giữ gìn nó. Hệ tuần hoàn bị thương tổn; chứng xơ vữa động mạch (athérosclérose) không phải là nguyên nhân của già lão, nhưng là một trong những đặc điểm thường xuyên nhất của tuổi già. Người ta không biết chính xác do cái gì gây nên: người thì nói do rối loạn hóc môn; người lại bảo do huyết áp quá cao; thông thường, người ta cho nguyên nhân chính là rối loạn chuyển hóa lipide. Hệ quả có nhiều. Có khi, xơ vữa động mạch ảnh hưởng tới não. Dẫu sao, tuần hoàn não bị chậm lại. Tĩnh mạch mất đàn hồi, lưu lượng tim giảm bớt, tốc độ tuần hoàn chậm đi, huyết áp tăng. Vả lại, cần lưu ý rằng chứng tăng huyết áp, rất nguy hiểm cho người lớn, lại rất có thể chịu đựng được ở người cao tuổi. Mức tiêu thụ ôxy của não giảm bớt. Lồng ngực trở nên cứng rắn hơn và năng lực hô hấp, từ 5 lít ở tuổi 25, giảm xuống còn 3 lít ở tuổi 85. Lực cơ bắp giảm sút. Thần kinh vận động chuyển kích thích chậm hơn, và phản ứng cũng vậy. Có hiện tượng thu teo thận, tuyến tiêu hóa, gan. Các cơ quan cảm giác bị thương tổn. Năng lực thích ứng giảm sút. Tật lão thị là hiện tượng hầu như của mọi người già; và thị lực giảm sút, năng lực phân biệt cũng vậy. Năng lực thính giác sút kém, có khi điếc. Khứu giác, vị giác, xúc giác không còn nhạy như trước.
Thu teo các tuyến nội tiết là một trong những hệ quả thông thường nhất và rõ rệt nhất của sự già lão; nó kéo theo hiện tượng thu teo cơ quan sinh dục. Về điểm này, gần đây, một số sự kiện cụ thể đã được chứng minh[15]. Ở đàn ông có tuổi, không có hiện tượng bất bình thường đặc biệt về tinh trùng; về lý thuyết, việc thụ tinh của noãn (ovule) bằng tinh dịch lão suy là cực kỳ khó khăn. Không có quy luật chung về việc ngừng sinh sản tinh trùng, mà chỉ có những ca riêng biệt. Tuy nhiên, hiện tượng cương cứng (érection) chậm gấp hai hay ba lần so với tuổi thanh niên. (Hiện tượng cương cứng buổi sáng sớm có thể thấy ở người rất cao tuổi không mang tính chất tình dục). Nó có thể được giữ lâu mà không
https://thuviensach.vn
phóng tinh (éjaculaton), và sự kiểm soát này có được là vừa do kinh nghiệm giao hợp vừa do giảm cường độ đáp ứng tình dục. Sau lúc cực khoái (orgasme), hiện tượng xẹp (detumescence) diễn ra cực kỳ nhanh chóng, và người có tuổi trơ ì trước những sự kích thích mới, lâu hơn thanh niên nhiều.
Ở thanh niên, hiện tượng cương cứng phát triển thành hai giai đoạn: giai đoạn tống chất lỏng tinh khí vào niệu quản tuyến tiền liệt (urètre prostatique); giai đoạn chuyển qua niệu quản tới lỗ niệu quản (méat urétral) và ra ngoài; trong giai đoạn 1, chủ thể cảm thấy hiện tượng cương cứng nhất thiết sẽ xảy ra. Nói chung, người có tuổi không hề cảm thấy như thế; cả hai giai đoạn rút lại làm một và người đó có cảm giác một sự rò rỉ (suintement) hơn là một sự tống ra (expulsion). Với tuổi tác, khả năng cương cứng và phóng tinh giảm sút và thậm chí mất hẳn. Nhưng sự bất lực không phải bao giờ cũng kéo theo sự dập tắt dục năng (libido).
Ở phụ nữ, chức năng sinh sản bị cắt đứt đột ngột vào lúc tương đối trẻ. Là sự kiện duy nhất trong quá trình già lão phát triển liên tục trên tất cả các bình diện khác, nó xảy tới đột ngột vào khoảng 50 tuổi: thời kỳ mãn kinh. Chu kỳ buồng trứng và vòng kinh nguyệt ngừng lại, buồng trứng trở nên xơ cứng; người phụ nữ không còn có thể thụ thai. Các steroide tình dục[16] không còn và cơ quan sinh dục bị thu teo.
Có một thiên kiến phổ biến là người già khó ngủ. Sự thực, theo một cuộc điều tra ở các dưỡng đường Pháp năm 1959, họ ngủ trên bảy tiếng mỗi đêm. Nhưng ở nhiều người trong số họ, có hiện tượng loạn giấc ngủ (dysomnie). Hoặc họ khó ngủ, hoặc họ dậy sớm, hoặc nữa, giấc ngủ của họ bị cắt đứt đoạn; lý do của những hiện tượng không bình thường này có thể thuộc phạm vi sinh lý học, sinh học hay tâm lý học. Sau tuổi tám mươi, hầu như mọi người già đều ngủ gà ngủ gật ban ngày.
Nói chung, tình trạng thu teo cơ thể của người cao tuổi kéo theo hiện tượng dễ mệt mỏi mà không một ai thoát khỏi; họ chỉ có thể nỗ lực về thể chất trong những phạm vi hạn hẹp. Họ chống đỡ viêm nhiễm tốt hơn người trẻ; nhưng cơ thể bị nghèo nàn đi khó chịu đựng hơn những xâm nhập của thế giới bên ngoài: sự thu teo của các cơ quan làm giảm bớt độ an toàn cho phép chống đỡ. Một vài thầy thuốc đi tới chỗ đồng hóa tuổi già với một thứ bệnh tật: chẳng hạn, nữ tiến sĩ Aslan, nhà lão khoa học Rumani nổi tiếng, trong một cuộc trả lời phỏng vấn ở Italia. Riêng tôi cho sự đồng nhất hóa ấy là không thỏa đáng; bệnh tật là một sự cố; còn tuổi già là bản thân quy luật cuộc sống. Nhưng từ ngữ: “già nua và tàn
https://thuviensach.vn
tật” hầu như là một từ thừa. Péguy từng viết: “Già lão chính là tàn tật thu tóm lại”. Còn Samuel Johnson thì nói: “Bệnh tật của tôi là hen suyễn, phù thũng và, khó chữa hơn là tuổi bảy nhăm”. Một bác sĩ hỏi một bà già đeo kính: “Bà sao
vậy, thưa bà? Cận thị hay viễn thị?” - Thưa bác sĩ, tôi bị già”. Có mối quan hệ tương hỗ giữa già nua và bệnh tật; bệnh tật thúc đẩy tuổi già và tuổi già dễ bị các rối loạn bệnh lý, đặc biệt là các quá trình suy thoái đặc trưng cho tuổi già. Rất hiếm gặp cái có thể gọi là “tuổi già ở trạng thái đơn thuần”. Người già bị mắc một thứ đa bệnh lý (polypathologie) mạn tính. Nếu xem xét một trăm người bệnh có tuổi và một trăm người thanh niên, thì tỷ lệ người đến khám bệnh hay mua thuốc ở số thanh niên cao hơn nhiều. Mặt khác, người già chỉ chiếm khoảng 12% dân số. Nhưng ở Pháp, trong bệnh viện, họ chiếm một phần ba số người nhập viện, và đến một ngày nhất định, chiếm hơn nửa số bệnh nhân vì họ ở lại lâu hơn những người khác, ở châu Mỹ, năm 1955, trong lúc chỉ chiếm một phần mười hai dân số, họ lại chiếm một phần năm số giường bệnh viện. Một cuộc điều tra ở California năm 1955 cho thấy số lượt khám bệnh tăng theo lứa tuổi. Số lượt khám bệnh của người già nhiều hơn số lượt khám bệnh của nhân dân nói chung 50%, và số lượt khám bệnh của phụ nữ có tuổi, cao hơn hai lần so với nam giới. Phụ nữ cũng chiếm số đông hơn trong bệnh viện. Họ sống lâu hơn đàn ông, nhưng trong suốt cuộc đời, họ thường ốm đau nhiều hơn. Nói chung, ở Mỹ, số người mắc bệnh mạn tính ở người già, trung bình lớn hơn bốn lần so với những người khác. Những cuộc điều tra ở Australia, Hà Lan cũng cho những kết quả tương tự.
Người có tuổi chủ yếu bị những “cơn khó chịu khó xác định” và bệnh thấp khớp. Theo một công trình thống kê ở Mỹ, thì bệnh tật chủ yếu của người già là viêm khớp, thấp khớp, bệnh tim. Theo một công trình khác là: bệnh tim, viêm khớp, bệnh viêm thận, cao huyết áp, xơ vữa động mạch. Theo một công trình khác nữa là: rối loạn trong phối hợp, thấp khớp, bệnh hô hấp, tiêu hóa và thần kinh. Nghiên cứu số người già nằm viện ở Lion, bác sĩ Vignat nhận thấy họ bị những chứng bệnh sau đây theo thứ tự giảm dần: bệnh tim mạch, hô hấp, tinh thần, suy kiệt về sinh học, bệnh về mạch, thần kinh, ung thư, rối loạn bộ máy vận động, rối loạn tiêu hóa. Vì tuổi già chủ yếu là lĩnh vực của tâm thần thân thể (psychosomatique) nên bệnh của các cơ quan cũng phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố tâm lý.
Thực ra, trong nhiều trường hợp, không thể phân tích hai loại nguyên nhân ấy. Chẳng hạn, tai nạn thường xảy ra đối với người già. Đó là kết quả của một số
https://thuviensach.vn
hành vi có đụng tới năng lực trí tuệ - sự chú ý, tri giác - và thái độ biểu cảm: thờ ơ, buông xuôi, ác ý. Nhưng mặt khác, phần lớn những tai nạn ấy được giải thích bằng rối loạn về phương hướng, chóng mặt, cơ bắp cứng đờ, bộ xương mềm yếu. Giữa tuổi 45 - 55, cứ 100.000 người, trung bình hàng năm xảy ra 52 tai nạn; trên tuổi 75, trung bình lên tới 338. Nhiều nhất là bị ngã trong nhà, đôi khi kéo theo tử vong, người già cũng là nạn nhân của tai nạn giao thông vì đi lại khó khăn và không trông thấy rõ. Nhiều người không muốn ra khỏi nhà.
Điều mà tất cả các sự quan sát làm rõ, là những sự khác biệt quan trọng giữa những người cùng một lứa tuổi. Tuổi thời gian và tuổi sinh học rất không khớp nhau: bề ngoài về thể chất cho biết chính xác hơn là xem xét về sinh lý học theo số năm. Năm tháng không có trọng lượng giống nhau trên tất cả các đôi vai. Theo Howell, nhà lão khoa học Mỹ, sự già lão “không phải là một con đường dốc mà mọi người cùng xuống theo một tốc độ như nhau. Đó là một loạt bậc cao thấp khác nhau mà một số người nhảy qua nhanh hơn những người khác[17]”. Có một thứ bệnh, “bệnh lùn già” (“progéria”) làm mọi cơ quan của người bệnh, già sớm đi[18]. Ngày 12 tháng giêng 1968, ở bệnh viện Chatham, Canada, một bé gái 10 tuổi bị chết, với tất cả dáng vẻ bề ngoài của một cụ bà 90. Một trong những người anh trai của em cùng chết cùng một thứ bệnh ấy lúc 11 tuổi. Bác sĩ Denard-Toulet kể với tôi về một phụ nữ chết ở tuổi 45 do các cơ quan bị thu teo vì già lão. Ngoài những trường hợp rất hiếm thấy ấy, sự suy tàn xảy ra nhanh hay chậm do nhiều yếu tố: sức khỏe, di truyền, môi trường, xúc cảm, những thói quen cũ, mức sống. Nó mang những hình thức khác nhau tùy theo chức năng này hay chức năng khác thoái hóa đầu tiên. Có khi, đó là một quá trình liên tục; trong những trường hợp khác, một người cho tới lúc bấy giờ có vẻ hoàn toàn theo đúng tuổi tác hoặc thậm chí còn trẻ hơn so với tuổi, bỗng nhiên “già hẳn đi”. Trong trường hợp bệnh tật, stress, tang tóc, thất bại nặng nề, các cơ quan đột nhiên bị hỏng: cơ cấu vốn che giấu những sự thiếu hụt của chúng thì nay suy sụp. Thực ra, chủ thể từng chịu trong cơ thể hiện tượng thu teo do già lão; nhưng đã bù đắp được bằng những hoạt động tự động hay những cách ứng xử có suy xét: bỗng nhiên, người đó không còn khả năng vận dụng những sự bảo vệ ấy và sự già nua tiềm tàng bắt đầu bộc lộ. Sự suy sụp tinh thần này có ảnh hưởng tới các cơ quan và có thể kéo theo cái chết. Tôi được nghe kể về trường hợp một phụ nữ 63 tuổi, giữ gìn sức khỏe rất tốt, từng dũng cảm chịu đựng những nỗi đau đớn trong khi điều trị. Một sinh viên nội trú lơ đãng bảo bà sẽ không bao giờ khỏi bệnh; thế là bà bỗng già đi đến hai chục tuổi và những cơn đau tăng lên dữ
https://thuviensach.vn
dội. Một sự phật ý nặng nề, một vụ thua kiện chẳng hạn, có thể biến một người tuổi 60 thành một người già lão, về thể chất cũng như tinh thần. Nếu không xảy ra một cú sốc nào thuộc loại đó, nếu sức khỏe vẫn tốt, thì trái lại, cho tới một tuổi đã cao, chủ thể có thể bù đắp những năng lực bị mất. Ngày trước, thường có một sự tương phản rõ rệt giữa phát triển tinh thần và phát triển thể chất của con người. Montesquieu đã phàn nàn sự khập khiễng ấy: “Thật tội nghiệp cho con người! Trí tuệ chỉ vừa kịp đến độ trưởng thành thì cơ thể đã bắt đầu suy yếu!” Delacroix ghi nhật ký: “Sự khập khiễng kỳ lạ giữa sức lực trí tuệ nhờ tuổi tác và cảnh suy yếu của cơ thể cũng do tuổi tác, bao giờ cũng làm tôi kinh ngạc, và theo tôi là một mâu thuẫn trong quyết định của tạo hóa”. Tiến bộ của y học đã làm biến đổi tình hình. Được bảo vệ chống lại nhiều bệnh tật và cảnh tàn phế, cơ thể có khả năng chống đỡ lâu hơn. Chừng nào trí tuệ còn minh mẫn và khỏe mạnh, thì thông thường, người ta giữ được cơ thể tráng kiện: sức khỏe suy sụp khi tinh thần rệu rã. Ngược lại: nếu đời sống sinh lý sút kém nghiêm trọng, thì năng lực tinh thần bị rối loạn. Dẫu sao, chúng cũng bị ảnh hưởng của những sự biến đổi của cơ thể. Các thông điệp bị truyền đi chậm hơn và bị sai lệch vì chất lượng kém của các cơ quan tiếp nhận. Hoạt động của bộ não ít linh hoạt hơn; mức tiêu thụ ôxy của nó giảm sút; và nếu máu không được cung cấp đủ ôxy thì trí nhớ giảm sút trực tiếp, các quá trình khái niệm xảy ra chậm, thao tác tinh thần trở nên bất bình thường và xảy ra những phản ứng dữ dội về xúc cảm: sảng khoái hay suy sụp. Có thể xem hiện tượng già lão như một ví dụ về “tình trạng bị cắt xén lan man” mà Goldstein nói tới khi bàn về những tai biến về não sau khi bị chấn thương. Trong trường hợp này, cũng bị mất đi các tế bào thần kinh. Vì những tế bào này có nhiều nên nếu tình thế không buộc chủ thể phải có một nỗ lực quá mức, thì người đó có thể dễ dàng đối phó. Nhưng nếu trong đời người đó có những sự mất thăng bằng, thì có thể xảy ra tai họa. Dẫu sao, nỗ lực trí óc làm người đó mệt mỏi: năng lực làm việc, khả năng chú ý bị giảm sút, chí ít cũng từ tuổi bảy mươi.
Khi nghiên cứu tâm lý người già, các nhà lão khoa sử dụng những phương pháp giống như khi họ tìm hiểu về mặt sinh lý học tuổi già. Họ xem xét các chủ thể theo tính bên ngoài, và chủ yếu dựa vào phép đo tâm thần (psychométrie). Đó là một ngành khoa học mà tôi cho rất đáng phản bác. Cá nhân khi chịu một cái test rơi vào một tình thế giả tạo và kết quả thu được là những sự trừu tượng hóa đơn thuần, khác hiện thực sống động. Thực ra, phản ứng trí tuệ của một con
https://thuviensach.vn
người phụ thuộc vào những sự xung đột trong gia đình có thể làm một đứa trẻ vốn sớm phát triển cho tới lúc bấy giờ, nay trở nên rõ ràng đần độn. Năm 1917, trong quân đội Mỹ, người ta muốn biết trình độ tri năng của các ứng cử viên sĩ quan: thế là người ta có sáng kiến lập các test thông minh đầu tiên, và về sau, tổ chức nhiều công trình nghiên cứu loại này. Năm 1927, Willoughby lấy lại một số test được sử dụng trong quân đội Mỹ và đem áp dụng cho một nhóm gia đình sống xung quanh trường đại học Stanford. Năm 1925- 1926, Jones và Conrad tập hợp những kết quả thu được ở Anh, sau khi xem xét 1.191 chủ thể. Công trình nghiên cứu này được tiếp tục ở Mỹ, Đức, Anh. Năm 1955, ở Pháp, Suzanne Pacaud nghiên cứu phản ứng của 4.000 nhân viên đường sắt, tuổi từ 20 đến 55, và của thợ học việc, từ 12 tuổi rưỡi đến 15 tuổi rưỡi. Gần đây, giáo sư Bourlière thiết lập ở Sainte Périne một hệ thống test về năng lực trí tuệ. Người ta nhận thấy trí nhớ trực tiếp không đặt được; trí nhớ cụ thể (về những dữ kiện quen thuộc) giảm sút trong khoảng từ 30 đến 50 tuổi. Trí nhớ sút kém nhất là trí nhớ bao hàm việc thiết lập những mối liên kết mới: ví dụ, việc tiếp thu một ngôn ngữ. Vả lại, có những sự khác biệt lớn tùy theo trình độ văn hóa của các chủ thể. Những test về trí nhớ tổ chức cho 3.0000 người chỉ ra rằng tất cả mọi người, trí nhớ giảm sút theo tuổi, nhưng ở những người lao động trí óc thì ít hơn ở những người lao động chân tay; ở công nhân chuyên nghiệp cũ, ít hơn so với thợ học việc; ở những người đang làm việc, ít hơn so với những người nghỉ hưu.
Đối với những phản ứng vận động, chúng diễn ra nhanh nhất và chính xác hơn ở lứa tuổi 25; tốc độ và độ chính xác của chúng giảm bớt từ tuổi 35 và nhiều hơn nửa sau 45. Còn về tốc độ thao tác trí tuệ, thì có tiến bộ cho tới tuổi 15, chững lại từ tuổi 15 đến 35, và sau đó giảm sút. Người trên 60 phản ứng kém với các test trí tuệ nếu bị khống chế về thời gian; trái lại, nếu thời gian không bị hạn định, thì có thể đuổi kịp và thậm chí vượt người trưởng thành. Những người cao tuổi khó có thể thích ứng với những tình thế mới; họ tổ chức lại dễ dàng những điều đã biết nhưng chống lại những sự thay đổi. Giành được cái mà người ta gọi là một ván - tức là một thái độ, một phương hướng trí tuệ họ phải nỗ lực nhiều: họ bị nô lệ những thói quen ngày trước, họ thiếu linh hoạt. Một khi theo đuổi một ván, họ khó bỏ ra. Thậm chí đứng trước những vấn đề hoàn toàn không còn thích hợp nữa, họ vẫn bám lấy. Vì vậy, khả năng bước đầu rèn luyện của họ bị giảm sút nhiều. Mọi năng lực đòi hỏi một sự thích ứng đều suy yếu đi từ tuổi 35, nhất là nếu nó không được nuôi dưỡng: quan sát, trừu tượng hóa và tổng hợp,
https://thuviensach.vn
hội nhập, cấu trúc. Tính nhẩm, tổ chức không gian cũng như luận lý lôgich đều suy yếu. Ở những người không có học thức, từ vựng nghèo nàn đi sau 60 năm; nhưng nó được duy trì và thậm chí còn phong phú thêm ở những người có trình độ văn hóa cao. Nói chung, những tri thức được đồng hóa kỹ lưỡng, từ vựng, trí nhớ trực tiếp hay bị trì hoãn lại về từ ngữ và con số không hề hao mòn đi. Tóm
lại, ở cá nhân, có một tiềm năng chuyển động, có khả năng thích ứng bị già đi, và một phân số được kết tinh, được tạo nên bằng những cơ chế tiếp thu được, không già đi.
Từ các test và tài liệu thống kê nói chung, toát ra một hệ quả quan trọng: trình độ văn hóa của chủ thể càng cao thì sự giảm sút năng lực càng yếu và chậm. Nếu tiếp tục sử dụng trí nhớ và trí tuệ, thì người đó có thể giữ chúng nguyên vẹn. Tôi sẽ trở lại điểm này, điểm chúng ta chỉ có thể giải thích bằng cách gắn liền trí tuệ và trí nhớ một cá nhân với sự chú ý của người đó tới cuộc sống, tới quyền lợi của mình trên đời này, tới toàn bộ dự kiến của mình. Tạm thời, chúng ta chỉ lưu ý rằng một số người tuổi rất cao tỏ ra có hiệu lực hơn thanh niên. Thật vậy, nhiều công trình trí óc được hoàn thành không theo giới hạn thời gian. Nghề nghiệp, kỹ thuật, sự phán đoán, việc tổ chức các nhiệm vụ có thể bù đắp những thiếu sót trong ký ức, hiện tượng mệt mỏi, thích ứng khó khăn.
Tuy nhiên, cũng như cơ thể người già và có quan hệ với nó, tâm thần của họ yếu ớt: những trường hợp bệnh tâm thần xảy ra ở người già nhiều hơn ở lớp trẻ[19]. Theo một báo cáo của Viện sức khỏe tâm thần của Mỹ, trên 100.000 chủ thể thuộc cùng một lớp tuổi, số người bệnh tâm thần là 2,3 dưới 15 tuổi, 76,3 giữa 25 và 43 tuổi, 93 giữa 35 và 54 tuổi, 236,1 ở người già. Ở Thụy Điển, trên 7 triệu dân, có 9.000 trường hợp người già mất trí tuệ, theo nghĩa chặt chẽ của từ này. Ở Mỹ, số người mắc bệnh tâm thần nói chung tăng bốn lần giữa 1904 và 1950, và số người già đưa vào bệnh viện tâm thần tăng chín lần: có một phần vì người ta ngần ngại sử dụng phương tiện ấy. Ở Thụy Điển, tình hình không thay đổi từ hai nhăm năm nay.
Ngày nay, người già ít bị tật nguyền hơn xưa; trong số họ, số người bị liệt giường cũng ít hơn. Thậm chí, nếu so sánh nhiều nhóm tuổi, người ta bắt gặp trong những nhóm già nhất một tình hình phản - suy tàn: sở dĩ như vậy là vì muốn được sống lâu đến vậy, phải có lúc xuất phát một tiềm năng sức khỏe đặc biệt. Nhưng không phải vì vậy mà, theo quy luật chung, bắt đầu từ một thời điểm nào đó, mọi cá nhân đều bị sút kém. Khi nói “tuổi già tráng kiện”, “tuổi già tươi đẹp”, điều đó có nghĩa là người cao tuổi tìm thấy được thế cân bằng của
https://thuviensach.vn
mình về thể chất và tinh thần, chứ không phải cơ thể, trí nhớ, năng lực thích ứng về vận động tâm thần (adaptation psychomotrice) như của một người trai trẻ. Không một ai sống lâu có thể thoát khỏi cảnh già; đó là một hiện tượng tất yếu, không thể tránh khỏi.
Tuổi già bao giờ cũng dẫn tới cái chết. Nhưng hiếm khi tự thân nó kéo theo cái chết, mà không có sự can thiệp của một yếu tố bệnh lý. Schopenhaueur cho là đã từng biết những người hết sức già lão qua đời mà không có nguyên nhân cụ thể. Giáo sư Delore kể chuyện một bà cụ một trăm tuổi đi bộ tới bệnh viện và xin một chiếc giường để chết, vì cụ cảm thấy rất mệt mỏi. Ngày hôm sau, cụ qua đời và khi mổ xẻ, không tìm thấy một sự rối loạn cơ thể nào hết. Nhưng đó là một trường hợp hầu như duy nhất. Những cái chết được gọi là “tự nhiên” - đối lập với những cái chết về tai nạn - trên thực tế đều bị gây nên bởi một sự hư hỏng của cơ thể.
Con người sống lâu hơn các động vật có vú khác. Từ những nguồn tin nghiêm túc, tôi chỉ gặp một chủ thể duy nhất sống trên 105 năm: Antoine - Jean Giovanni, sống ở làng Grossard và thọ trên 108 tuổi. Người ta nghĩ tuy không tin chắc, rằng di truyền giữ một vai trò trực tiếp hay gián tiếp trong tuổi thọ; nhiều yếu tố khác can thiệp vào, và trước hết là giới tính: trong tất cả các loài động vật, con cái sống lâu hơn con đực: ở Pháp, phụ nữ sống trung bình lâu hơn nam giới bảy năm. Sau đó, là ảnh hưởng của những điều kiện phát triển, chế độ ăn uống, môi trường, điều kiện kinh tế.
Những điều kiện này có ảnh hưởng rất quan trọng đối với sự già lão. Các nhà lão khoa học đã chứng minh điều đó qua nhiều cuộc điều tra. Cuộc điều tra mà tôi đã nói tới, được tiến hành ở Sheffield chỉ ra rằng sức khỏe tùy thuộc chặt chẽ vào mức sống. Điều đó nổi rõ từ công trình nghiên cứu của nhóm giáo sư Bourlière về nông dân và ngư dân ở Bretagne. Người ta cho ở nông thôn, con người sống lâu và mạnh khỏe hơn so với ở thành phố: sự thực thì tất cả các chủ thể được xem xét đều không được mạnh khỏe bằng những người khá giả ở Paris cùng một lứa tuổi.
Vai trò của những yếu tố kinh tế này cho chúng ta thấy những giới hạn của lão khoa, với tư cách xác định sự già lão của cá nhân về mặt sinh học. Những kết quả thu được hết sức đáng lưu ý; không thể hiểu tuổi già nếu không dựa vào chúng. Nhưng chúng không thể đủ. Trong nghiên cứu tuổi già, chúng chỉ thể hiện một thời điểm trừu tượng. Sự thu teo vì già nua của một con người bao giờ cũng diễn ra trong lòng một xã hội; nó tùy thuộc chặt chẽ vào bản chất của xã
https://thuviensach.vn
hội ấy và vào vị trí của cá nhân hữu quan. Bản thân yếu tố kinh tế không thể tách khỏi kiến trúc thượng tầng về xã hội, chính trị, ý thức hệ bao trùm yếu tố ấy; được xem xét một cách tuyệt đối, mức sống, mới chỉ là một sự trừu tượng hóa; với những nguồn lực giống nhau, một người sẽ được coi là giàu trong lòng một xã hội nghèo, và là nghèo trong lòng một xã hội giàu. Vì vậy, muốn hiểu hiện thực và ý nghĩa của tuổi già, cần xem xét vị trí nào được dành cho người già, người ta quan niệm cuộc sống họ ra sao ở những thời kỳ khác nhau, những địa điểm khác nhau. Như tôi đã nói ở phần trên, ý nghĩa công việc đối chiếu này là ở chỗ nó cho phép, nếu không đưa tới, thì chí ít cũng hé mở một lời giải đáp cho câu hỏi quan trọng này; cái gì không thể tránh khỏi trong cuộc sống người già? Xã hội chịu trách nhiệm về cuộc sống ấy trong chừng mực nào? Chúng ta bắt đầu xem xét những xã hội mà người ta gọi là không có lịch sử hay “nguyên thủy”.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG HAI
CÁC DỮ KIỆN DÂN TỘC HỌC
Không một tập thể người nào là không có một nền văn hóa nhất định, dù thô thiển tới đâu, hoạt động của con người với những công cụ do tự mình chế tạo, là một công việc lao động mà xuất phát từ đó, được thiết lập nên, chí ít cũng một cái phôi của tổ chức xã hội. Vì vậy, chúng ta chớ tìm cách hình dung một cái già tự nhiên là thế nào đối với họ. Nhưng có thể quan sát tình hình gì xảy ra đối với loài vật - mặc dù khi bàn về chúng, thậm chí cái từ “tự nhiên” có thể gây tranh cãi. Ở nhiều loài, và nhất là ở những loài tiến triển nhất, những con vật sống lâu và có kinh nghiệm đều có ảnh hưởng lớn; chúng truyền cho những con khác những thông tin tiếp thu được qua kinh nghiệm. Thứ bậc của mỗi con trong nhóm có quan hệ trực tiếp với số năm nó sống. Về điểm này, các nhà động vật học kể lại một số sự quan sát đáng chú ý. Ở loài quạ gáy xám (chouca), khi một con chim non tỏ vẻ sợ hãi, những con khác không chú ý tới; nhưng hễ một con chim đực già báo động, là tất cả cất cánh bay vù. Chính những con quạ gáy xám già tập cho những con khác nhận biết kẻ thù. Các cộng tác viên của nhà động vật học Yerkes tập cho một con tinh tinh nhỏ hái những quả chuối với một dụng cụ phức tạp: không một con đồng loại nào tìm cách bắt chước nó. Người ta tập như vậy cho một con tinh tinh già, tức là ở lớp trên: tất cả những con khác đều quan sát và bắt chước nó. Về nguyên tắc, chúng chỉ bắt chước những con đồng loại ở một lớp trên.
Điều đặc biệt thú vị là quan sát tình hình xảy ra ở loài vật gần gũi với chúng ta nhất, tức là loài vượn người. Trong tất cả các bầy, con đực già nhất giữ một vai trò thống trị đối với con cái và những con ít tuổi. Có khi cả một nhóm con đực giữ quyền hành và chia nhau các con cái; có khi chỉ có một thủ lĩnh duy nhất, và nó chấp nhận việc chia nhau. Trong cả hai trường hợp, chúng không gây nên tình trạng gây gổ, và chết cái chết tự nhiên. Nhưng cũng có trường hợp con đực già nhất chiếm đoạt các con cái, và những con đực trẻ chỉ đến gần con cái một cách lén lút với nguy cơ bị trừng phạt một cách nghiêm khắc, vẫn còn lực lưỡng ở tuổi 50, nó bảo vệ các con cái và đàn con chống lại thú dữ. Lớn lên và có sức lực, những con vượn trẻ chống lại nó, rình rập nó. Nó yếu đi. Bộ răng vốn là vũ khí dữ tợn nhất, bị gãy và thối ruỗng. Khi đàn vượn trẻ cảm thấy thời
https://thuviensach.vn
cơ đã tới, hoặc vì một cuộc chiến đấu chống thú dữ đã làm nó kiệt sức, hoặc vì nó chịu số phận của mình, thì con lớn nhất nhảy xổ vào nó, và thường giết chết nó hay làm nó bị tử thương. Dù chỉ bị thương nhẹ, nó cũng cảm thấy bị đánh bại, nó sợ. Nó rời bỏ nhóm từ nay do kẻ xâm lược cầm đầu, và sống cô đơn. Nó khó kiếm sống và mòn mỏi dần. Lúc đó, nó thường là con mồi của thú dữ. Hoặc nó bị những căn bệnh gây tử vong, hoặc nó trở nên tàn phế và không còn có thể đảm bảo nhu cầu của mình; nó chết đói. Có khi nó còn lực lưỡng lúc bị những con đực trẻ hơn loại trừ. Và nó không phải là một gánh nặng đối với cộng đồng, một mặt vì nó còn hoạt động, mặt khác vì cộng đồng ấy có thể được xem như một xã hội dồi dào: vấn đề cái ăn không đặt ra đối với nó vì cả đàn sống trong sự giàu có của thiên nhiên. Sở dĩ con vượn già bị hành hạ - cũng như con thay thế nó sau này - là vì đã giữ độc quyền các con cái và áp chế những con vượn trẻ. Không có trường hợp nào những con vượn cái già bị giết chết: cả đàn nhận nuôi chúng.
Chúng ta sẽ thấy là, cũng như trong nhiều loài khác, trong xã hội loài người, kinh nghiệm, những tri thức thu lượm được là một phương tiện thành công đối với người già. Chúng ta cũng thấy là họ thường bị trục xuất, ít nhiều thô bạo, khỏi tập thể. Tuy nhiên, bi kịch tuổi tác lúc đó không xảy ra trên bình diện tình dục, mà trên bình diện kinh tế. Người già không phải là cá nhân không còn khả năng đánh nhau nữa như ở loài vượn người, mà là người không còn có thể lao động được nữa và trở thành một miệng ăn vô ích. Không bao giờ cuộc sống của họ chỉ phụ thuộc vào các dữ kiện sinh học: những yếu tố văn hóa can thiệp vào. Đối với loài vượn người vốn chiếm đoạt con cái, tuổi già là một tai họa tuyệt đối khiến đồng loại muốn bắt nó chịu thế nào cũng được và không cho phép nó chống lại những sự xâm lược từ bên ngoài. Nó kéo theo một cái chết tàn bạo hay một sự suy tàn trong cô đơn. Còn trong các cộng đồng con người, cái tai họa tự nhiên ấy, tuổi già ấy, được hội nhập vào một nền văn minh vốn bao giờ cũng mang tính chất một sự phản - phát triển (antiphysis), dù trong một phạm vi rất nhỏ bé, và do vậy, có thể làm biến đổi sâu xa ý nghĩa của nó. Chẳng hạn, trong một vài xã hội, người ta thấy người già chiếm đoạt phụ nữ, vào lúc đã mất hết thể lực, nhờ một thứ uy tín bảo vệ họ chống lại bạo lực.
Tuy nhiên, bất luận bối cảnh thế nào, các dữ kiện sinh học vẫn tồn tại. Đối với mỗi cá nhân, tuổi già kéo theo một sự suy thoái mà người đó lo sợ. Nó mâu thuẫn với lý tưởng cường tráng hay mang nữ tính mà lớp trẻ và tráng niên theo đuổi. Thái độ tự phát, là khước từ tuổi già chừng nào nó được xác định bởi sự
https://thuviensach.vn
bất lực, cái xấu xí, bệnh tật. Tuổi già của người khác cũng gợi lên một sự ghê tởm tức thời. Sự phản ứng cơ bản này vẫn tồn tại ngay cả khi bị tập tục dồn nén. Đây là cội nguồn một sự trái ngược mà chúng ta bắt gặp nhiều ví dụ.
***
Mọi xã hội đều có khuynh hướng sống, sống mãi; nó kích thích sức sống, khả năng sinh sản gắn liền với tuổi trẻ; nó e sợ sự hao mòn và tình trạng không sinh sản của tuổi già. Đó là điều nổi bật, cùng với những điều khác, trong các công trình của Frazer. Theo ông, trong nhiều tập thể, người ta tôn kính người thủ lĩnh như là hiện thân của vị thần sau này sẽ ở trong thân thể người thay thế người đó; nhưng nếu bị suy yếu đi vì tuổi tác, vị thần không còn có thể bảo vệ cộng đồng có hiệu quả nữa: bởi vậy, cần giết chết viên thủ lĩnh trước khi chưa bắt đầu sự suy tàn. Frazer giải thích như vậy vụ sát hại vị linh mục ở Nemi thời cổ đại và vụ sát hại người ta vẫn còn nhận thấy vào đầu thế kỷ ở người Silluk vùng sông Nin trắng: vị thủ lĩnh bị giết chết khi có những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tật, yếu đuối, bất lực[20]. Chẳng hạn, người ta giết chết vị giáo chủ ở Congo mỗi khi sức khỏe ông ta hình như bị tổn thương; nếu ông bị chết một cách tự nhiên, sức lực bị cạn kiệt, thì vị thần sẽ bị chết theo ông và ngay lập tức thế giới sẽ bị tiêu diệt. Cũng chẳng hạn, người ta giết chết nhà vua ở Calicut. Bị sát hại giữa lúc tràn đầy sức lực, vị thủ lĩnh truyền lại cho người thừa kế một linh hồn tráng kiện.
Theo Frazer, những niềm tin tương tự dẫn người già, ở quần đảo Fidji và nhiều nơi khác tới chỗ tự sát: họ nghĩ mình sẽ sống mãi với lớp tuổi của mình khi từ bỏ thế giới này; vì vậy, họ không chờ đợi sự suy tàn chắc hẳn là phần dành cho họ một cách vĩnh hằng.
Cần so sánh những tập tục này với tập tục “chôn sống” của người Dinka, theo lời một số nhà quan sát[21]. Một số người già, mà vai trò trong cộng đồng quan trọng tới mức được coi là chịu trách nhiệm về sự tồn tại của cộng đồng - những người làm ra mưa, có những phép lạ khác - hễ có dấu hiệu suy yếu là bị chôn sống trong những buổi lễ họ tự nguyện tham dự. Người ta nghĩ nếu họ trút hơi thở cuối cùng một cách tự nhiên, thay vì giữ nó lại trong thân thể, thì cuộc sống của cộng đồng cũng bị dập tắt theo họ. Trái lại, đối với tập thể, lễ tang của họ là một thứ hồi sinh, một cách hồi xuân nguyên lý cuộc sống.
Thời gian trôi qua kéo theo hao mòn và suy thoái; niềm tin này thể hiện trong các huyền thoại và nghi thức hồi sinh vốn giữ một vai trò rất lớn ở người xưa,
https://thuviensach.vn
người nguyên thủy và thậm chí ở các xã hội nông thôn tiên tiến hơn; đặc trưng cho những trường hợp này, là kỹ thuật ở đấy không tiến bộ; thời gian trôi qua không được quan niệm là báo hiệu một tương lai mà là làm cho tuổi trẻ mai một đi; vấn đề là phải tìm thấy lại sức trẻ ấy. Nhiều huyền thoại giả định rằng sở dĩ tạo hóa và loài người có sức mạnh để sống và trường tồn, là vì vào một lúc nào đó, sức thanh xuân được trả lại cho họ: thế giới xưa bị tiêu diệt, và xuất hiện thế giới ngày nay. Đó là điều những người ở Babylone hình dung: một cơn hồng thủy đã nhấn chìm nhân loại và trái đất nổi lên từ các lớp sóng có dân cư mới sinh sống. Huyền thoại này được nói tới trong Kinh thánh: các dân tộc ngày nay ở xung quanh Thái Bình Dương cho là trái đất bị ngập lụt sau một lỗi lầm về nghi thức: thị tộc này cho cội nguồn của mình là một nhân vật huyền thoại từng may mắn thoát khỏi nạn hồng thủy. Miền đất của họ, được nước lũ sông Nil làm cho phì nhiêu một cách định kỳ, gợi cho người Ai Cập ý nghĩ tái sinh một cách thường xuyên: Osiris, thần Thực vật, hàng năm chết theo mùa gặt và sống lại khi hạt nẩy mầm trong sức mạnh tươi tốt của tuổi thanh xuân được hồi sinh vô tận[22].
Nhiều nghi lễ trước kia và cả hiện nay nữa có mục đích xóa bỏ thời gian trôi qua trong một chu kỳ nhất định: lúc đó, người ta có thể bắt đầu làm lại từ đầu một cuộc sống thoát khỏi gánh nặng của năm tháng. Trong các buổi lễ năm mới, người Babylone đọc thơ Sáng tạo thế giới. Người Hittite tái hiện thực hóa cuộc chiến đấu của rắn chống thần Teshup, và cuộc chiến thắng cho phép thần sắp xếp và cai quản thế giới, ở nhiều nơi, sự kết thúc năm cũ được đánh dấu bằng buổi lễ thanh toán năm đó: người ta đốt năm cũ theo hình nộm; tắt các ngọn lửa và đốt lên những ngọn khác; tổ chức những lễ tế thần rượu (orgies) mang trở lại cảnh hỗn mang nguyên thủy: xã hội, thế giới tiêu tan và người ta tái tạo chúng trong cái tươi mát nguyên thủy của chúng. Những buổi lễ này diễn ra trong năm cũng như lúc đầu năm: những buổi lễ mùa xuân mang lại cho nó ý nghĩa một sự hồi sinh của vũ trụ. Lễ đăng quang của một nhà vua thường được coi là mở đầu một kỷ nguyên mới. Khi lên ngôi, hoàng đế Trung Hoa định một cuốn lịch mới: trật tự cũ bị xóa bỏ, một trật tự mới ra đời... Quan niệm tái sinh giải thích một trong những tập quán thờ đạo thần (shinto) ở Nhật Bản: đền đài đạo thần phải định kỳ xây dựng lại hoàn toàn, đồ gỗ và trang trí phải hoàn toàn đổi mới. Đặc biệt là đền thờ lớn Isé, cũng chính là trung tâm của đạo, cứ hai mươi năm được xây dựng lại một lần; từ lần trùng tu đầu tiên, do nữ hoàng Joto (686 - 689) tiến hành, đền được xây dựng lại năm mươi chín lần, cũng như cây cầu lớn dẫn vào
https://thuviensach.vn
đền và mười bốn ngôi đền phụ. Đền đạo thần thể hiện mạnh mẽ mối quan hệ huyết thống gắn liền cá nhân với toàn thế giới: xây dựng lại đền là cản trở không để thời gian làm suy yếu sợi dây ấy. Còn có ý nghĩa hơn là những buổi lễ do Frazer miêu tả, trong đó các tập thể làm như thể tống khứ tuổi già khỏi nội bộ mình. Ở Italia, Pháp, Tây Ban Nha, ngày chủ nhật thứ tư mùa chay, người ta tiến hành việc “cưa xẻ người đàn bà già”; người ta làm như thể cưa làm đôi một bà già thực sự. Hành vi giả hành quyết này diễn ra ở Padoue năm 1747. Trong những trường hợp khác, người ta đốt thực sự những con bù nhìn đại diện cho người già.
Thế là, trên bình diện huyền thoại, xã hội nguyên thủy sợ hãi và chống lại hiện tượng hao mòn của tự nhiên và của các thể chế. Vấn đề đặt ra đối với họ, không phải là đi tới một tương lai mới, mà giữ nguyên vẹn một quá khứ đáng tôn kính được dùng làm mô hình cho hiện tại, trong lúc không ngừng hồi sinh nó bằng nghi lễ.
Vấn đề trở nên hoàn toàn khác khi cộng đồng đụng tới những cá nhân bằng xương bằng thịt: cộng đồng phải thiết lập với họ những mối quan hệ thực sự. Tuổi già là đáng ghét, người ta xua đuổi nó. Nhưng khi người già không thể hiện sự già nua của nhóm - vốn là trường hợp thông thường - thì không có lý do tiên quyết để bị loại bỏ. Quy chế người già sẽ được thiết lập theo thực nghiệm, tùy theo hoàn cảnh. Không còn khả năng sản xuất, người già trở thành một gánh nặng. Nhưng - như đã nói ở phần trên - trong một vài xã hội, khi quyết định số phận người già, chính người trưởng thành chọn lấy số phận của chính mình; họ tính đến quyền lợi của mình một cách dài hơi. Cũng có thể những sợi dây tình cảm rất chặt gắn bó người đó với bố mẹ già. Mặt khác, người cao tuổi, qua năm tháng, có những phẩm chất có thể làm cho họ rất hữu ích. Phức tạp hơn xã hội loài vật, cộng đồng người nguyên thủy cần một sự hiểu biết mà chỉ truyền thống truyền khẩu có thể truyền lại được. Nếu nhờ ký ức, lưu giữ được tri thức, nếu vẫn không quên quá khứ, thì người già khơi gợi được lòng kính trọng. Cuối cùng, họ đã có phần thuộc về thế giới người chết, khiến họ có vai trò trung gian giữa trái đất và thế giới bên kia, và cũng vì vậy, có những quyền lực đáng sợ. Những yếu tố ấy giao thoa với nhau để xác định quy chế của họ. Vả lại, cần lưu ý là đối với thời đại nguyên thủy, hiếm có người sống tới tuổi 65: số lượng họ ít khi vượt 3% dân số. Nói chung, người ta cho những người 50 tuổi là người già, thậm chí rất già. Trong chương này, tôi gọi là già, là cao tuổi, là người xưa,
https://thuviensach.vn
những người được tập thể coi là vậy và trong nhiều trường hợp là như vậy về mặt sinh học.
Những tư liệu về nhân chủng học xã hội tôi thu thập được, đôi khi rất cũ, đôi khi không đầy đủ hoặc giá trị không chắc chắn. Ít có những nhà quan sát tán thành các giá trị của một cộng đồng trong quá trình miêu tả. Họ nhận thức và đánh giá nó qua nền văn minh của chính bản thân mình, mà không hình dung có thể xa rời các chuẩn mực và tập quán của nó sau khi đã suy nghĩ, cân nhắc. Cũng hiếm thấy những người tổ chức một cách tổng hợp những quan sát của mình về tuổi già: họ cũng không mấy quan tâm tới lứa tuổi ấy; cung cấp những sự kiện thường khó hiểu, nếu không phải là mâu thuẫn nhau. Tôi sẽ tìm cách liên kết những dữ kiện người ta có được về cuộc sống người già với cấu trúc tổng hợp của cộng đồng. Tôi biết việc chọn bộ phận mẫu có thể võ đoán, nhưng công việc thống kê cũng chẳng kém võ đoán: nó chẳng soi sáng gì hết. Trái lại bằng so sánh, tương phản, có thể hy vọng đưa ra ánh sáng những mối quan hệ có ý nghĩa.
Do điều kiện sinh sống, người nguyên thủy là người săn bắt, hái lượm, người chăn nuôi hay nông dân; hai loại đầu là du mục, loại thứ ba thì định cư. Cũng có những người nửa du mục, những người có những mối ràng buộc khác nhau, những người nông dân lần lượt vỡ hoang những khu rừng khác nhau. Tôi sẽ phân loại họ theo phương thức lao động và theo môi trường, chứ không theo vị trí địa lý của họ: có nhiều sự tương đồng giữa những người hái lượm ở Australia và châu Phi hơn là giữa họ và nông dân châu Phi.
Thông thường, có nhiều khoảng cách giữa các huyền thoại do một tập thể bày đặt ra với tập tục thực sự của họ. Sự kiện này đặc biệt nổi bật về vai trò người già ở xã hội nguyên thủy. Trong những xã hội bất hạnh nhất, nhiều người ca ngợi tuổi già theo lối thần bí. Ở người Esquimaux nhiều giai thoại kể lại công việc cứu vớt một ông già một cách thần kỳ: một đòn trừng phạt khủng khiếp giáng xuống những người mưu mô thanh toán ông lão. Trong những câu chuyện khác, những người cao tuổi được miêu tả như những người có ma thuật tài nghệ, những nhà sáng chế, những người trị bệnh.
Người nguyên thủy thường hình dung thần linh là ông già vĩ đại tràn đầy sức lực và trí tuệ. Người Esquimaux cho nữ thần Nerwick là một người đàn bà rất già sống dưới nước, với thần linh những người chết; đôi khi, thần không bảo vệ những người săn chó biển cho tới khi một thầy pháp tới chải tóc cho thần. Theo một số dân tộc khác, một bà già kiểm soát gió bão. Người Hopi thì cho là một
https://thuviensach.vn
người đàn bà nhện (femme - araignée) già phát minh ra nghề thủ công. Có rất nhiều ví dụ như vậy. Nhưng chúng ta sẽ thấy là thực tế không hề bị ảnh hưởng của những chuyện hoang đường ấy.
Tình hình cực kỳ nghèo đói dẫn tới sự không phòng xa: cái chỉ đạo là hiện tại, và người ta hy sinh tương lai vì nó. Khi khí hậu khắc nghiệt, hoàn cảnh khó khăn, nguồn lực thiếu thốn, thì tuổi già của con người giống như tuổi già của những con vật. Tình hình là như vậy ở người Yakoute ở vùng Đông bắc Xibêri với cuộc sống nửa du mục: họ nuôi gia súc và ngựa; phải chịu mùa đông lạnh giá, mùa hè nóng như thiêu như đốt. Phần lớn số họ bị đói suốt đời.
Trong nền văn minh thô sơ này, tri thức, kinh nghiệm chẳng để làm gì. Tôn giáo hầu như không có. Còn ma thuật thì có vai trò: đạo Chaman phát triển[23]. Nói chung, thần khải (révélation) và thụ pháp (initiation) trong đạo Chaman xảy ra vào một lớp tuổi có phần cao; nhưng quyền lực tiếp thu được không giảm bớt theo thời gian. Trong số người già, chỉ có những thầy pháp già theo đạo Chaman được tôn trọng. Gia đình mang tính chất gia trưởng. Người cha có đàn gia súc; có một quyền lực tuyệt đối với con cái, có thể bán hay giết chúng; và thường trừ khử con gái. Nếu bị con trai nguyền rủa hay không vâng lời, thì ông ta truất quyền thừa kế của hắn. Chừng nào còn khỏe mạnh thì người cha hà hiếp gia đình. Nhưng khi ông ta suy yếu thì bị các con trai tước đoạt của cải và để cho héo hắt. Bị hành hạ trong tuổi thơ, họ chẳng chút xót thương bố mẹ già. Một người Yakoute đã đáp khi bị người ta chê trách hành hạ bà mẹ già: “Bà ấy cứ việc khóc! Cứ việc đói! Bà ấy đã làm tôi khóc không phải chỉ một lần và kêu ca phải nuôi tôi. Bà ấy đánh đập tôi vì những cái chẳng đâu vào đâu cả”. Theo Trostchansky, người từng sống lưu đày hai năm ở vùng Yakoute, người già bị đuổi khỏi nhà và buộc phải đi ăn xin; hoặc bị con trai biến làm nô lệ, bị đánh đập và buộc phải lao động cật lực. Sieroshevski, một nhà quan sát khác, kể lại: “Ngay trong những gia đình khá giả, tôi cũng nhìn thấy những bộ xương người sống, nhăn nheo, nửa người hay toàn thân trần truồng, nấp trong xó nhà và chỉ mò ra khi không có người lạ để lại gần bếp lửa và tranh giành với trẻ em phần cái ăn còn thừa”. Tình hình còn tồi tệ hơn đối với những người bà con xa. “Chúng để chúng tôi chết dần, chết mòn trong một xó, vì đói, vì rét, không phải như một kiếp người, mà như những con vật”. Cái ăn thiếu, trình độ văn hóa thấp, hận thù bố mẹ do sự hà khắc gia trưởng gây nên: tất cả đều góp phần chống lại người già.
https://thuviensach.vn
Người ta bắt gặp một tình hình tương tự ở người Ainu ở Nhật trước khi họ chịu ảnh hưởng của nền văn minh Nhật Bản. Xã hội của họ cũng rất thô sơ; khí hậu rất lạnh và cái ăn - mà cơ sở là cá sống - thì thiếu thốn. Họ ngủ đất, có ít dụng cụ, săn gấu và đánh cá. Kinh nghiệm của người cao tuổi không mấy có ích. Tôn giáo của họ là một thứ thuyết vật linh thô sơ: không có đền chùa, không có thờ phụng; họ chỉ dựng lên những cành liễu để tỏ lòng thờ kính thần linh và được họ cho là thiêng liêng. Họ có biết một vài điệu hát nhưng không có lễ hội và nghi thức. Nguồn giải trí chủ yếu và hầu như duy nhất là túy lúy, say sưa. Vì vậy, người già không có truyền thống để truyền lại. Các bà mẹ không chăm sóc con gái; sau tuổi dậy thì, chúng không còn mảy may tỏ ra gắn bó với mẹ. Người ta thờ ơ đối với bố mẹ già. Suốt đời, phụ nữ bị đối xử như những kẻ cùng khổ, phải lao động nặng nhọc và không được cầu nguyện, số phận họ xấu thêm theo năm tháng. Landor kể lại một cuộc viếng thăm một túp lều năm 1893: “Khi đến gần, tôi phát hiện ra một mớ tóc bạc trắng và hai cái móng vuốt, hầu như hai cẳng chân người mảnh khảnh với những cái móng dài, khoằm; một vài cái xương cá nằm rải rác trên nền đất và có phân thành đống trong một góc nhà; mùi xông lên thật khủng khiếp. Tôi nghe một hơi thở dưới mớ tóc ấy. Tôi sờ tóc, tẽ nó ra; rồi với một tiếng làu bàu, hai cánh tay xương xẩu chìa về phía tôi, nắm lấy tay tôi... người đàn bà chỉ còn da bọc xương, mớ tóc dài và những chiếc móng tay dài, trông thật đáng sợ... Bà ta hầu như bị mù, điếc và câm; vẻ như bị khớp làm cho tay chân cứng đờ, với những dấu hiệu bị phong. Trông bà thật tội nghiệp và kinh tởm. Bà không bị làng xóm hay người con trai cùng sống trong túp lều, hành hạ hay chăm sóc; nhưng là một thứ bỏ đi, và người ta ứng xử với bà như vậy; thỉnh thoảng, được người ta ném cho một con cá”.
Sự cùng khổ là một yếu tố quyết định khi tới điểm đỉnh: nó bóp nghẹt tình cảm. Người Xiriono sống trong rừng Bolivia, không bao giờ giết những đứa con sơ sinh, mặc dù nhiều đứa bị vẹo chân; họ thương yêu con cái và được chúng yêu thương trở lại. Nhưng bộ tộc nửa du canh này thường xuyên bị đói. Họ sống ở trạng thái man rợ, hầu như trần truồng, không trang sức, không dụng cụ; họ ngủ trên võng, chế tạo cung nỏ, không có xuồng và chỉ đi bộ. Thậm chí không biết nhóm lửa: họ mang lửa theo người. Không có gia súc. Mùa mưa, trú ngụ trong những túp lều bụi bặm; trồng một vài thứ cây, nhưng chủ yếu ăn rau rừng và trái cây rừng. Mùa khô, họ đánh cá và săn bắt. Họ không có huyền thoại, không có ma thuật; không biết đếm và tính thời gian. Không có tổ chức xã hội và chính trị; không ai xử kiện. Họ cãi vã nhau dữ dội về những vấn đề lương
https://thuviensach.vn
thực: ai nấy đấu tranh cho cuộc sống của mình. Cuộc sống ấy cơ cực tới mức mới 30 tuổi, sức lực đã xuống dốc, và đến tuổi 40 thì đã suy tàn. Thế là con cái thờ ơ đối với bố mẹ, quên họ đi trong những buổi phân phối cái ăn. Người có tuổi bước đi chậm chạp, làm cản trở những cuộc viễn chinh. Holmberg kể chuyện vào một buổi tối trước ngày tập thể di chuyển: “Tôi chú ý tới một bà già đang nằm, đau ốm, trên một chiếc võng, ốm tới mức không nói được. Tôi hỏi người trưởng làng người ta sẽ hành động thế nào đối với bà. Ông ta giới thiệu tôi với ông chồng. Người này bảo người ta sẽ để bà chết tại đấy... Sáng hôm sau, cả làng ra đi, không nói với bà một lời từ biệt... Ba tuần lễ sau... tôi tìm thấy lại chiếc võng và thi hài người bệnh”.
Ít thiếu thốn hơn người Siriono, khoảng 127.000 người Fang ở khu vực thượng Gabon, phần lớn trong cảnh không an toàn. Được người da trắng ít nhiều truyền bá kinh Phúc âm và văn hóa, họ ở trong một giai đoạn quá độ, giữa những tập tục vừa mất đi và không còn thích hợp với họ nữa, và một thứ đạo đức học hiện đại chưa được tinh luyện.
Trong một thời gian dài, họ sống bằng những cuộc chiến tranh chinh phạt và kinh tế: người già nắm giữ quyền lực chính trị nhưng một hội đồng thanh niên lãnh đạo những cuộc viễn chinh. Trạng thái chuyển động của những cuộc viễn chinh bắt buộc phải xây dựng một tổ chức thứ bậc, vì vậy, hiện nay, họ vẫn còn là một xã hội mà thủ lĩnh luôn luôn thay đổi. Họ được phân tán trong nhiều làng thường hay chuyển dịch. Hiện nay, hoạt động chính của họ là đánh cá và săn bắt. Cũng có một lớp nông dân định cư, trồng cacao và sống tương đối thịnh vượng. Trong tất cả các cộng đồng ấy, những người được trọng vọng nhất là nhà giàu. Tôn giáo của họ - phần lớn bị đạo Cơ đốc phá hủy - dựa trên cơ sở thờ cúng tổ tiên qua những chiếc sọ dừa được cất giữ trong một chiếc giỏ; quyền sở hữu chiếc giỏ quy định quyền lực và được hưởng, hoặc theo dòng dõi, hoặc theo năng lực tinh thần và đạo đức; tuổi tác là một phương tiện thành công, nhưng kém hơn so với năng lực, và với điều kiện không quá cao. Chủ gia đình là người anh cả trong số những người trưởng thành đang hoạt động. Bố mẹ già sống với người đó và vẫn giữ một quyền lực tinh thần nhất định chừng nào vẫn là những “người đàn ông thực sự” và những “người đàn bà thực sự”. Tuy vậy, phụ nữ không bao giờ có nhiều quyền lực: họ chỉ là những công cụ sinh đẻ và sản xuất đơn thuần; người ta khiếp hãi những người đàn bà già, những người bị coi là phù thủy, điều có thể quay lại chống họ; họ sớm suy tàn, ngay từ khi họ không còn có thể có con. Còn đàn ông thì ở điểm cực thịnh khi những đứa con nhỏ ra
https://thuviensach.vn
đời và sống dưới mái nhà mình, ở độ tuổi 50. Về sau, khi sức lực giảm sút, người già mất hết ảnh hưởng. Người Fang cho rằng cuộc sống con người là một đường biểu diễn đi lên từ tuổi thơ đến lúc trưởng thành; rồi đi xuống tới mức thấp nhất, để đi lên trở lại sau khi qua thế giới bên kia. Sự giàu có và những tri thức ma thuật có thể bù đắp sự mất mát vì tuổi già. Nhưng nói chung, người già bị tách khỏi đời sống công cộng, họ sống cuộc sống ngoài lề và không hề được tôn kính. Lọm khọm, họ bị khinh miệt tới mức sọ dừa họ không được sử dụng trong lễ thờ phụng. Nếu không có con thì cuộc sống của họ rất gay go. Ngay trong số những người cải sang đạo Cơ đốc, họ cũng rất ít được chăm sóc và sống rất khổ sở, nhất là những người đàn bà góa. Ngày trước, họ bị bỏ rơi trong rừng trong những cuộc chuyển cư. Ngày nay, khi một làng di chuyển đến nơi khác - điều thường xảy ra - họ bị bỏ lại phía sau, trong cảnh cùng quẫn hoàn toàn. Họ chấp nhận thân phận, và thậm chí “trong vui đùa” - như người ta vẫn nói - Một vài người tuyên bố “mệt mỏi vì cuộc sống” và nhờ người ta thiêu sống. Đôi khi chính những người thừa kế thanh toán họ.
Người Thonga không du canh du cư; những người dân Bantou này sống ở bờ đông Nam Phi, trên những vùng đất cằn cỗi. Dân cư ở rải rác. Đất đai thuộc về thủ lĩnh và được phân phối cho các thành viên trong cộng đồng; mỗi người là chủ nhân tuyệt đối của thành quả lao động của bản thân mình, hay của những người vợ, vì nhiều nhiệm vụ vốn dành cho phụ nữ. Người ta trồng ngô, trái cây, rau xanh, nuôi bò và dê; săn bắt và đánh cá; làm chút ít điêu khắc trên gỗ và đồ gốm. Folklore của họ gồm những điệu nhảy và bài hát. Họ trải qua những thời kỳ phong túc nhưng cũng cả những thời kỳ đói kém do lũ lụt và những đàn châu chấu. Họ ăn chung. Người ta lần lượt phục vụ những người chồng, đến trẻ em, rồi phụ nữ; về nguyên tắc, người ta chia sẻ với người tàn tật và người già. Những người này ít được trọng vọng. Khốn quẫn về kinh tế, họ không được thương yêu. Trẻ em từ 3 đến 14 tuổi sống với ông bà và lớn lên theo lối tự nhiên; luôn luôn đói, ăn cắp vặt; và công việc dạy dỗ bọn con trai là thử thách rất gay go. Sau đó, thanh niên cả nam lẫn nữ cùng sống chung trong một túp lều dành riêng cho họ. Họ ít có quan hệ với bố mẹ, và thù ghét thế hệ đã nuôi dưỡng mình trong sự thờ ơ. Đến tuổi trưởng thành, họ tỏ ra thô lỗ đối với người cao tuổi. Bản thân trẻ em, buộc phải ở chung với ông bà, không ưa thích người già; chế giễu họ và ăn mất phần của họ. Người Thonga hầu như không có truyền thống văn hóa và xã hội; ký ức người già không dùng để làm gì hết. Tôn giáo thì thô sơ. Người anh cả trong gia đình hương khói cho tổ tiên; tổ tiên đôi khi hiện về trong
https://thuviensach.vn
giấc mơ; người ta hỏi họ bằng những “chiếc xương đoán mộng”. Có những bà già hát, múa trong một số buổi lễ, thường theo lối tục tĩu. Họ không phải chịu một số cấm kỵ: chỉ có họ và những cô gái chưa đến tuổi dậy thì, được phép ăn thịt hươu bị giết để hiến tế. Họ thoát khỏi sự rủi ro của giới mình tuy không thuộc cộng đồng đàn ông. Vì trường hợp đặc biệt này, đàn bà già không phải sợ một sự nguy hiểm siêu nhiên nào: người ta nhờ họ tẩy uế làng mạc và vũ khí của chiến binh. Họ bám chặt công việc ruộng đất cho tới khi không còn sức lực; và khi không còn lao động được nữa, thì trở thành một gánh nặng và bị khinh rẻ trong cảnh suy tàn. Thông thường, những người đàn ông cao tuổi hành lễ trong các buổi lễ. Nhưng cái đó không đủ mang lại uy tín cho họ. Những người Thonga được trọng vọng nhất là những người béo nhất, khỏe mạnh nhất, giàu có nhất. Muốn giàu có, người ta lấy nhiều vợ vì chủ yếu họ lao động, nhờ thế, người chồng có lương thực dồi dào, cho con cái ăn uống đầy đủ, tiếp đón khách khứa; được ngợi ca, trọng vọng và có ảnh hưởng lớn. Nhưng khi một người đã chứng kiến cái chết của các bà vợ, và trở nên nhăn nheo, khô cằn, nghèo đói, thì người đó chỉ còn là một thứ phế thải và một gánh nặng mà người ta khó kiên nhẫn chịu đựng. Hiếm thấy những người được con cái tận tâm săn sóc. Nói chung, cuộc sống của họ rất khổ sở và họ phàn nàn. Khi làng dời chỗ, người già bị bỏ rơi. Trong chiến tranh, họ chết nhiều. Gặp khi hốt hoảng, họ ẩn náu vào rừng trong lúc người khác bỏ trốn, họ bị kẻ thù tìm thấy và sát hại; hoặc bị chết đói.
Tuy nhiên, phần lớn xã hội không để người già chết như những con vật[24]. Cái chết của họ kéo theo các nghi lễ, đòi hỏi, hay làm như thể đòi hỏi sự đồng tình của họ. Tình hình đó xảy ra, chẳng hạn đối với người Koryak[25] sống ở phía bắc Xibêri trong những điều kiện cũng khắc nghiệt như người Yakoute. Nguồn sống duy nhất của họ là những đàn tuần lộc chăn dắt trên thảo nguyên; mùa đông thì khắc nghiệt và những cuộc hành trình dài làm kiệt sức người già. Hiếm thấy một người nào trong số người già ấy muốn sống sau khi không còn sức lực. Người ta giết họ, cũng như giết những người mắc bệnh nan y. Điều đó có vẻ tự nhiên tới mức người Koryak sẵn sàng khoe tài khéo léo của mình: họ chỉ ra những nơi trên cơ thể mà chỉ một nhát dao hay giáo cũng gây tử vong. Cuộc hạ sát diễn ra trước mặt toàn thể cộng đồng, sau những buổi lễ phức tạp kéo dài.
Trong bộ tộc người Chukchee ở Xibêri, vốn có quan hệ với những người buôn bán Da trắng, những ai sống bằng nghề đánh cá đều rất khốn khó. Một vài người
https://thuviensach.vn
già tìm được cách buôn bán và có chút ít vốn liếng, họ được trọng vọng. Những người khác là một gánh nặng và sống vất vả tới mức họ dễ dàng chọn cái chết. Người Hopi, người Da đỏ, Creek, người Crow và người Boschiman ở Nam Phi có tập tục dẫn người già tới một túp lều được cố tình dựng lên ở nơi xa làng, để lại ở đấy một ít nước uống, cái ăn và bỏ mặc. Người Esquimaux, mà của cải hết sức eo hẹp, khẩn cầu người già đi nằm trong tuyết để chờ cái chết; hoặc trong một chuyến đi đánh cá ở xa, người ta bỏ quên họ hay nhốt họ trong một cái lều tuyết để họ chết rét trong đó. Khi cảm thấy mình là một gánh nặng cho cộng đồng, người Esquimaux Ammassalik ở Groenland thường tự sát theo tập quán. Một buổi tối, họ làm kiểu xưng tội công khai, và vài ba ngày sau, bước lên chiếc xuồng làm bằng da và vĩnh viễn từ bỏ đất liền[26]. Paul-Emile Victor kể lại rằng một người tàn tật, vì không thể bước xuống xuồng được, đã yêu cầu người ta ném mình xuống biển, vì cái chết khi bị chìm đắm dưới nước là con đường ngắn nhất để đi tới thế giới bên kia. Con cái ông làm theo lời yêu cầu, nhưng vì quần áo giữ lại, ông cứ bồng bềnh trên mặt nước. Một trong những người con gái rất thương yêu cha, thân thiết bảo ông: “Cha ơi, cha hãy ngụp đầu xuống, con đường sẽ ngắn hơn”.
Nhiều xã hội tôn trọng người già chừng nào họ còn sáng suốt và khỏe mạnh, nhưng họ bị tống khứ khi trở thành già yếu và lẩm cẩm. Tình hình là như vậy ở người Hottentot sống nửa du mục ở châu Phi. Mỗi gia đình có căn lều riêng, đàn gia súc, và giữa các thành viên có mối quan hệ chặt chẽ. Những từ “ông”, “bà” là những từ thân mật được sử dụng ngoài phạm vi mọi quan hệ họ hàng; truyện dân gian, truyện kể phản ánh lòng tôn kính đối với người cao tuổi. Họ suy yếu sớm: 50 tuổi là già lão. Họ không lao động được nữa và được người ta nuôi dưỡng. Kinh nghiệm và tri thức của họ có lợi cho cộng đồng. Hội đồng gia tộc hỏi và coi trọng ý kiến của họ. Tuổi tác bảo vệ họ chống các lực lượng siêu nhiên, nên họ có thể có một vai trò đặc biệt và rất quan trọng trong đời sống xã hội. Nhờ người già, người ta duy trì được sự cố kết của cộng đồng. Tuy vậy, khi họ trở nên vô ích vì mất hết các năng lực, thì bị bỏ rơi. Và thậm chí - ít nhất cũng cho tới đầu thế kỷ trước - con trai họ đòi quyền được tống khứ họ[27]: bao giờ người ta cũng cho phép. Người con trai mở một bữa tiệc mời làng đến tiễn biệt ông già; người ta đặt ông lên lưng một con bò và một đám người đưa ông tới một căn lều ở cách xa, bỏ ông ở đó với một ít lương thực. Ông bị chết đói, hay bị thú dữ giết chết. Đấy là tập tục chủ yếu của người nghèo, nhưng đôi khi
https://thuviensach.vn
cũng cả người giàu vì người ta quy cho người già - nhất là cho các bà già - những quyền lực ma thuật, và người ta sợ hãi họ.
Người Ojibwa ở phương Bắc, sống gần hồ Winnipeg, ngày nay chịu ảnh hưởng rất nhiều của nền văn minh Da trắng. Nhưng vào đầu thế kỷ, họ còn giữ tập tục cũ, và có một sự tương phản rõ rệt giữa quy chế người cao tuổi còn lực lưỡng và số phận những người “suy tàn”. Họ sống trong một vùng mùa đông rất lạnh, nhưng khí hậu trong lành, đất đai màu mỡ: nhiều lúa gạo, rau xanh, trái cây. Các gia đình tập hợp trong mùa hè thành từng trại 50 đến 200 người và phân tán đi trong mùa đông để săn bắt, theo từng nhóm nhỏ, loài vật có da lông để bán da. Trẻ em rất được chăm sóc; lên 3 hay 4 tuổi, chúng mới được cai sữa và các bà mẹ đưa chúng đi theo khắp nơi. Chúng rất được yêu thương, không bao giờ bị trừng phạt và sống hoàn toàn tự do. Nói chung, trong xã hội này, không ai ức hiếp ai. Người bệnh được chăm sóc một cách kiên nhẫn. Người ta chú ý không làm phật lòng người láng giềng, có phần vì ngờ vực: sợ phép phù thủy. Tôn giáo chủ yếu có xu hướng chống lại bùa ngải và phục vụ lợi ích cá nhân.
Ông bà thường sống với con cái đã có gia đình và khuyên bảo họ, thường đặt tên cho trẻ sơ sinh. Họ có “quan hệ vui đùa” với các cháu: ông coi các cháu trai, bà coi các cháu gái một cách bình đẳng; trêu chọc nhau, đỡ đần nhau. Nhưng không phải vì vậy mà trẻ em không tôn kính họ: người ta tập cho chúng trọng vọng người già. Họ ở trong Hội đồng gia tộc gồm cả những người trưởng thành, và những người này bày tỏ lòng tôn kính họ. Sự tôn kính mang tính chất tương đối bề ngoài và qua lời nói. Ở một vài bộ tộc, tồn tại một “hội y học lớn” nghiên cứu cây thuốc: họ cho là một số cây này mang lại sức khỏe và tuổi thọ. Thanh niên được đưa vào trong hội và được người già huấn luyện. Người ta cho rằng người già có nhiều quyền lực ma thuật và có thể nguy hiểm. Đôi khi họ hành lễ với tư cách đạo sĩ. Một vài người trong số họ được chọn làm “người mõ”, ban đêm đi thông báo chương trình lao động ngày hôm sau và cho những lời khuyên bảo. Tuổi thọ được ca ngợi, chừng nào nó đi kèm theo sức khỏe. Người ta cho tuổi thọ có được là nhờ đức độ và cây thuốc.
Khi đến tuổi rất già và tình trạng tàn phế, thì cách đối xử khác nhau rất xa tùy theo gia đình; nhưng thông thường, người già không được chăm sóc, và thậm chí có khi người trẻ lấy trộm lương thực dành cho họ. Người ta nghĩ là họ không còn quyền lực ma thuật và không sợ họ nữa. Cũng có khi họ bị bỏ trong một túp lều, xa làng hay trên một hòn đảo hoang vắng. Nếu có một người họ hàng muốn
https://thuviensach.vn
cứu giúp họ thì người đó bị chế giễu và ngăn cản. Nói chung, họ muốn được giết chết một cách trọng thể. Người ta tổ chức một buổi lễ, hát một điệu hát tang lễ, nhảy múa, rồi lại hát, và người con trai giết ông bố bằng một nhát rìu.
Các nhà dân tộc học sẵn sàng cho rằng người già dễ dàng nhẫn nhục chấp nhận cái chết mình phải chịu: đó là tập tục, con cái họ không thể hành động khác đi; có thể chính bản thân họ ngày trước đã giết chết bố mẹ họ và thậm chí họ cảm thấy có vinh dự vì buổi lễ diễn ra là vì họ. Trong chừng mực nào niềm lạc quan ấy có cơ sở? Thật khó biết. Rất hiếm tư liệu vì câu hỏi này. Tôi bắt gặp hai tư liệu. Tư liệu thứ nhất là cuốn tiểu thuyết Narayama rất hay của Nhật Bản, trong đó, dựa theo những sự kiện có thực, Fukasawa gợi lên cái chết của một bà già. Ở một số vùng hẻo lánh của Nhật Bản, và cho tới một thời kỳ gần đây, làng mạc nghèo đói tới mức người ta buộc phải hy sinh người già: người ta chở họ tới những ngọn núi mệnh danh là “núi chết” và bỏ họ lại ở đấy.
Vào đầu cuốn truyện, O’Rin, một bà già gần bảy mươi, có đức tính hy sinh và thành kính mẫu mực và được người con trai là Tappei yêu thương, bỗng nghe hát trên đường phố bài hát Narayama[28]; theo bài hát, khi ba năm trôi qua, người ta già đi ba tuổi: như vậy, để cho người già hiểu rằng thời kỳ “hành hương” đã tới gần. Đêm trước ngày lễ Người chết, những người phải “đi lên núi” triệu tập những người làng đã đưa cha mẹ lên đấy; đó là ngày lễ lớn duy nhất trong năm, người ta ăn gạo trắng, thứ lương thực quý nhất, người ta uống rượu gạo. O’Rin quyết định tổ chức buổi lễ ngay trong năm nay. Mọi thứ đã được chuẩn bị đầy đủ: vả lại, con trai của bà tục huyền: sẽ có một người đàn bà chăm sóc việc nhà. Bà còn khỏe mạnh, còn lao động, vẫn giữ nguyên hai hàm răng: đó chính là niềm băn khoăn của bà; ở một làng thiếu lương thực, mà ở cái tuổi bà, còn nhai ngấu nghiến được bất cứ cái gì thì thật là xấu hổ. Một đứa cháu nội sáng tác một bài hát chế giễu bà, gọi bà là bà già ba mươi ba răng, và mọi đứa trẻ đều ngâm nga bài hát. Bà dùng đá đập gãy được hai chiếc răng, nhưng những lời chế giễu vẫn tiếp diễn. Đứa cháu nội lớn nhất cưới vợ: giờ đây, khi đã có hai thiếu phụ trong nhà, bà cảm thấy mình vô tích sự và càng ngày càng nghĩ tới một buổi hành hương. Con trai và con dâu bà khóc lóc khi được bà cho biết quyết định của mình. Buổi lễ diễn ra. Bà hy vọng tuyết sẽ rơi: có nghĩa là bà sẽ được nhiệt tình đón tiếp ở thế giới bên kia. Lúc rạng đông, bà ngồi trên một tấm ván để Pappei cõng trên lưng. Theo tục lệ, họ lén lút rời khỏi làng và không còn nói với nhau nửa lời. Hai mẹ con leo lên núi. Lên gần tới đỉnh núi, họ trông thấy phía chân núi những xác chết và các bộ xương người. Đàn quạ lượn lờ xung
https://thuviensach.vn
quanh. Đỉnh núi ngập xương. Người con trai đặt mẹ xuống đất; bà trải một chiếc chiếu mang theo; đặt lên đấy một nắm cơm và ngồi xuống. Bà không thốt lấy nửa lời, nhưng làm những cử chỉ để xua đuổi anh con trai. Hắn vừa cất bước vừa khóc. Trong lúc hắn xuống núi, tuyết bắt đầu rơi. Hắn ngoảnh lại để báo cho mẹ biết. Tuyết cũng rơi trên đỉnh núi, bà lẩm nhẩm cầu kinh trong khi bị bao bọc trong tuyết. Hắn kêu lên: “Tuyết rơi, cơ hội thật tốt”. Bà mẹ lại ra hiệu cho hắn cứ về đi và hắn cất bước. Hắn tha thiết yêu quý mẹ, nhưng lòng hiếu thảo được nảy nở trong khung cảnh của xã hội; theo sự bắt buộc của tập tục, hắn tỏ ra là một người con tận tụy bằng cách đưa O’Rin lên đỉnh núi.
Người ta muốn biết những người già bị hy sinh có thường hành động theo kiểu Matayan, nghĩa là do sợ hãi và bằng chống đối hay không. Fusakawa dành cho ông ta một vị trí rất quan trọng trong cuốn tiểu thuyết, vì thái độ của ông không thể là một thái độ đặc biệt, mà phải là một thái độ tiêu biểu. Phải chăng sự phục tùng có tính chất giáo hóa của O’Rin là một ngoại lệ?
Có một tư liệu rất đáng chú ý chứng minh rằng người già thường nguyền rủa thân phận khốn khổ của họ: đó là bản sử thi của người Nartre đã có từ rất lâu trong bộ tộc Ossète và lưu lại cho người Tcherkesse. Một số đoạn[29] miêu tả nỗi kinh hoàng của người già trước sự hành quyết đang uy hiếp họ. Người Nartre là tổ tiên theo huyền thoại của người Ossète và từng truyền lại cho họ tập tục của chính bản thân mình. Theo bản sử thi của người Nartre họ được phân bố thành ba gia đình, được bố trí từ trên đỉnh xuống chân núi. Những người ở trên cao là các chiến binh, những người ở dưới thấp là những “người giàu”. Ở lưng chừng núi, là người Alacgatae, nổi bật về trí thông minh và giữ những chức trách cao nhất. Mọi người Nartre đều hội họp ở nhà họ để bàn cãi về những vấn đề lợi ích công cộng và dự những bữa tiệc mang tính chất tôn giáo. Trong buổi lễ, những người già của ba gia đình do “hội đồng sát hại người già” chỉ định bị giết chết. Họ bị đầu độc hay bị hạ thủ. Pline l’Ancien và Pomponius Méla kể lại là người Seythes có quan hệ họ hàng với người Ossète ở phía Bắc, tổ chức sát hại người già. Sử thi người Nartre kể một trường hợp tự nguyện chết: “Urizmaeg già lão trở thành trò cười của thanh niên Nartre... Ông quyết định từ giã cuộc đời. Ông cắt cổ con ngựa, dùng da ngựa may một cái túi, chui vào trong để người ta ném ông xuống biển”. Nhưng thông thường, người già không để người ta giết hại: họ phải chịu luật lệ chung xây dựng trên cơ sở tôn giáo và luật pháp. Người già được kính trọng và giữ một vai trò quan trọng; nhưng khi rất già, người Nartre -
https://thuviensach.vn
theo sử thi kể lại - “buộc họ vào một chiếc nôi như một trẻ nhỏ và hát ru để ru ngủ họ”.
Vốn tôn trọng người già, người Ossète ngày nay thay đổi một số chi tiết của sử thi. Người ta coi việc giết người già là những mưu đồ tội phạm, chứ không phải là việc áp dụng một tập tục cổ xưa. Vào giữa bữa tiệc, xuất hiện một người anh hùng trẻ tuổi cứu thoát ông già.
Có những bộ tộc rất nghèo nhưng không loại bỏ người già. Do đâu có sự khác biệt này? Thật đáng quan tâm tìm hiểu trong khi so sánh với các ví dụ vua nói trên. Khác với các bộ tộc ở ven biển, người Chuckchee trong nội địa tôn kính người già. Cũng như người Koryac, họ chăn dắt các đàn tuần lộc trên thảo nguyên phía Bắc; cuộc sống của họ vất vả tới mức họ suy tàn sớm, nhưng không vì vậy mà suy sụt về mặt xã hội. Quan hệ gia đình rất chặt chẽ. Người cha cai quản gia đình và là chủ đàn gia súc: ông giữ quyền sở hữu ấy cho tới khi chết. Vì sao ông được trao quyền kinh tế ấy? Chắc hẳn là vì, bằng cách này hay cách khác, cả cộng đồng tìm thấy quyền lợi của mình trong đó: những người lớn, tuổi còn trẻ hơn, kinh sợ ý nghĩ sẽ có ngày mình bị mất mạng, và do vậy bảo đảm được một tình hình xã hội ổn định mà họ đều mong muốn. Đặc biệt, và có lẽ là trường hợp ở đây, người già thường giữ vai trò quan trọng trong việc phân chia của cải trong hôn nhân: có đàn gia súc - hay đất đai - có nghĩa là có quyền phân chia chúng cho con trai và con rễ theo tục lệ. Là chủ sở hữu, người già cũng là người trung gian hòa giải giữa những người được hưởng thụ hợp pháp của cải của mình. Vì vậy, không có vấn đề một trong số họ tước đoạt những của cải ấy của ông như tình hình xảy ra ở những dân tộc sơ khai như người Yakoute. Dẫu sao, của cải mà người già vẫn là người nắm giữ, bảo đảm cho họ một ảnh hưởng lớn. Có khi tuy đã hầu như lẩn thẩn, họ vẫn lãnh đạo cả đoàn: quyết định những cuộc di trú và vị trí cắm trại trong mùa hè. Khi dời trại, người già ngồi trên xe trượt tuyết cùng với những người khác; nếu không đủ tuyết, thì thanh niên cõng họ trên vai. Theo Bogoras kể lại, vào mùa xuân, một người trong số họ tới vùng sông Volverene để mua dụng cụ của nhà buôn ở các làng vùng Bắc cực. Ông ta mua được chăng hay chớ, mang về những con dao ăn thay vì những con dao săn. Bọn trẻ cười vui vẻ: “Ông già điên! Nhưng làm sao được? Một ông già mà lị”. Bogoras kể chuyện một ông già khập khiễng, chống nạng, nhưng vẫn làm chủ đàn gia súc và gia đình. Hàng năm, ông đi chợ phiên và tiêu gần hết cả tiền để mua rượu. Nhưng không vì vậy mà không tiếp tục được trọng vọng.
https://thuviensach.vn
Người Yahgan, gồm khoảng 3.000 người, sống ở vùng ven biển xứ Patagôni[30]thuộc những bộ tộc nguyên thủy xa xưa nhất: không có rìu, lưỡi câu; dụng cụ làm bếp và đồ gốm cũng không. Họ không có dự trữ[31] nên phải sống ngày nào hay ngày ấy; không có trò chơi, không có nghi lễ và cũng chẳng có tôn giáo thực sự: chỉ một niềm tin mơ hồ vào một sinh linh tối cao và vào quyền lực các thầy pháp saman. Dẫu sao, họ cũng có chó và xuồng. Họ sống du cư trên sông nước, săn bắt và đánh cá. Sức khỏe rất tốt nhưng cuộc sống cực kỳ khó khăn; hầu như lúc nào cũng đói và suốt ngày đi kiếm cái ăn. Họ được phân phối thành những gia đình có vợ có chồng tập hợp nhau lại thành trại trong những thời kỳ nhàn rỗi, nhưng không do một quyền lực nào cấp trên cai quản. Không có người xử kiện. Họ đông con, đó là lý do cuộc sống của họ và họ yêu quý chúng, các bậc ông bà cũng thương yêu các cháu. Con trai, con gái đều được đối xử rất tốt, chúng yêu thương bố mẹ thắm thiết và, trong trại, bố mẹ, con cái vẫn sống chung lều. Tình yêu thương này vẫn tồn tại khi bố mẹ rất già và mọi người cao tuổi đều được kính trọng. Lương thực được phân phối cho cả cộng đồng: mà người già là những người được phục vụ đầu tiên; được dành vị trí tốt nhất trong lều. Người ta không bao giờ để họ ở một mình, luôn luôn có một người con chăm sóc họ. Không bao giờ họ bị chế giễu. Người ta lắng nghe ý kiến họ. Nếu thông minh và trung thực, họ có ảnh hưởng lớn về tinh thần. Có những bà góa già làm chủ gia đình và được vâng lời một cách triệt để. Kinh nghiệm của người cao tuổi phục vụ cộng đồng: họ biết tìm kiếm thực phẩm ra sao và làm nhiệm vụ nội trợ. Chính họ truyền lại và làm mọi người tôn trọng luật lệ không thành văn. Họ nêu gương tốt, rầy la và, nếu cần, trừng phạt những kẻ có hành vi sai trái.
Quy chế này được lưu giữ trong một tổng thể hài hòa. Người Yahgan thích ứng một cách đặc biệt với môi trường khắc nghiệt của mình. Họ thích giao thiệp với đồng loại, thăm viếng, tương trợ lẫn nhau và sẵn sàng đón tiếp người lạ. Cuộc đấu tranh vì đời sống của họ là rất cam go, nhưng không có hiện tượng tranh giành một cách ích kỷ. Có trường hợp có thể làm cho người mắc bệnh nan y chóng chết để rút ngắn những nỗi đau đớn của người hấp hối. Nhưng hoàn cảnh của người đó phải là tuyệt vọng và quyết định phải được mọi người đồng ý.
Những nhà quan sát, khi mô tả tập tục của người Yahgan không giải thích bản chất hồn hậu của những tập tục ấy. Nhưng sự thật, trường hợp của họ không phải là duy nhất. Người Aléout cũng vậy, mặc dù đời sống khó khăn, số phận người
https://thuviensach.vn
già vẫn hạnh phúc. Chắc hẳn là vì mọi người thừa nhận kinh nghiệm của người già có giá trị, và nhất là, vì tình yêu thương lẫn nhau gắn bó cha mẹ với con cái. Người Aléout, gốc Mông Cổ, lực lưỡng và có thân hình cân đối, sống trên quần đảo Aléout. Họ đi lại bằng xuồng và sống bằng nghề đánh cá, họ ăn cá voi và đầu cá ướp. Họ không dự trữ thực phẩm, họ vung phí, mặc dù không dồi dào: họ có sức dẻo dai và có thể nhịn ăn qua nhiều ngày. Họ chia sẻ cái ăn cho cả cộng đồng. Họ sống trong lều tranh. Họ chậm chạp, nhưng khéo tay và không biết mệt trong công việc. Họ có trí nhớ tốt và có thể bắt chước nghề thủ công Nga và chơi cờ. Có những nhà quan sát cho là họ lười biếng: sở dĩ như vậy, là vì họ không có những giá trị như trong xã hội trọng thương; họ không muốn tích lũy của cải; người ta tôn trọng người giàu vì khéo léo về kỹ thuật giúp họ giàu có, chứ không phải vì tài sản của họ. Nhưng nữ trang của phụ nữ lại rất đắt tiền; đôi khi, họ làm những cuộc viễn chinh lớn để tìm đá quý. Họ tổ chức những buổi lễ, khiêu vũ, tiệc tùng. Họ ít thờ phụng nhưng tin vào quyền lực các thầy pháp saman. Rất ít khi họ giết trẻ em: người ta làm tất cả vì chúng, cho chúng tất cả những gì tốt đẹp nhất. Có khi có người tự sát vì thất vọng vì mất con hay cháu. Ngược lại, con cái quý trọng bố mẹ và ra sức làm cho những năm tháng cuối cùng của bố mẹ được yên ấm; bỏ mặc bố mẹ là một sự sỉ nhục; người ta phải giúp đỡ họ, chia sẻ mọi thứ với họ, nếu cần, hy sinh vì họ; đặc biệt, người ta tận tụy với mẹ, dù mẹ có tàn tật và lẩm cẩm. Đối xử tốt với bố mẹ, nghe lời bố mẹ, thì được bù đắp: đánh cá sẽ được nhiều và sống sẽ thọ hơn. Sống thọ, là nêu một tấm gương lớn cho con cháu. Những người già rất cao tuổi giáo dục thanh niên; người ta trân trọng lắng nghe họ, dù họ có lẩm cẩm. Họ phụ trách trông coi lịch (thay đổi vị trí của cây diêm chỉ ngày trong tháng). Các bà già chăm sóc người bệnh: mọi người tin cậy họ. Nói chung, có một sự cân bằng tốt đẹp giữa kinh tế và lòng hiếu thảo. Thiên nhiên cung cấp đủ nguồn lực để cha mẹ có thể nuôi dưỡng con cái và có thì giờ chăm sóc chúng; ngược lại, con cái không để cha mẹ già thiếu thốn chút gì.
Những xã hội chúng ta vừa xem xét chỉ có kỹ thuật thô sơ; tôn giáo và thậm chí cả ma thuật chỉ giữ một vị trí nhỏ bé. Khi đời sống kinh tế đòi hỏi một nguồn tri thức phong phú hơn, thì ma thuật và tôn giáo phát triển; vai trò người già lúc đó phức tạp hơn, có thể nắm giữ những quyền lực lớn hơn. Điển hình nhất là trường hợp người Aranda: trước khi các nhà truyền giáo đến xứ này, người Aranda đã thiết lập một chính quyền bô lão (gérontocratie) thực sự. Người Aranda sống bằng săn bắt, hái lượm, hầu như trần truồng trong rừng Australia.
https://thuviensach.vn
Nói chung, họ ăn uống tốt, mặc dù còn có những thời kỳ khó khăn. Mỗi gia đình gồm một người đàn ông, một hay nhiều vợ, con cái và chó. Họ giết trẻ em khi người mẹ không thể nuôi đứa trẻ sơ sinh vì đang nuôi một đứa khác; người ta giết trẻ sinh đôi[32]; cũng có khi người ta giết một đứa trẻ nhỏ để nuôi một trẻ khác lớn tuổi hơn nhưng yếu ớt (và đôi khi người mẹ cũng tham dự bữa tiệc giết con ấy). Nhưng những đứa được giữ lại được chăm sóc rất tốt. Các bà mẹ rất độ lượng. Không bao giờ họ từ chối cho con nhỏ bú, và cai sữa rất muộn; người ta để trẻ em hết sức tự do, chỉ đến tuổi lớn khôn, chúng mới bị buộc phải tôn trọng những điều cấm kỵ về giới tính. Những thành viên được tôn kính nhất trong cộng đồng là những người “mái tóc hoa râm”. Những người “gần đất xa trời” quá suy yếu, không còn có cuộc sống minh mẫn hoạt bát đều được nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ tử tế[33] nhưng không còn ảnh hưởng nữa. Còn những người “tóc hoa râm” thì giữ một vai trò hàng đầu. Kinh nghiệm thực tiễn của họ là cần thiết cho sự thịnh vượng của nhóm. Thật vậy, những người săn bắt - hái lượm cần biết rất nhiều điều: cái gì ăn được và cái gì không ăn được, nhận biết sự có mặt của củ mài qua những dấu hiệu gì, làm thế nào để phát hiện ra mạch nước ngầm, làm một số món ăn ra sao để loại trừ chất độc. Có một ánh mắt, một cái khéo tay mà người ta chỉ có thể thu được qua một sự thực hành lâu dài. Vả lại, nếu biết các truyền thống thiêng liêng - điệu hát, huyền thoại, lễ nghi, tập tục của bộ tộc - thì người cao tuổi có quyền lực rất lớn. Tri thức của người nguyên thủy không thể tách khỏi ma thuật; nắm được thuộc tính các sự vật cho phép sử dụng chúng, vừa theo các quy luật nhân quả hợp lý, vừa theo tính năng ma thuật của chúng; mặt khác, các kỹ thuật mật thiết gắn liền với những nghi thức ma thuật mà nếu không có chúng thì kỹ thuật sẽ vô hiệu. Tri thức của người “tóc hoa râm” ăn khớp với việc sở hữu một quyền lực ma thuật: cả hai phát triển theo tuổi tác. Họ có thể làm cho nhiều người đau ốm: người ta khiếp hãi họ. Họ không còn phải chịu cấm kỵ về ăn uống nữa[34]. Thật vậy, có thể nói họ đã vượt ra ngoài số phận của con người và được “miễn dịch” chống lại những tai họa siêu nhiên đe dọa con người. Những gì cấm kỵ đối với con người bình thường - vì quyền lợi riêng của người đó và của cộng đồng - không còn là điều cấm đoán đối với họ nữa. Hoàn cảnh đặc biệt của họ giao cho họ một vai trò tôn giáo. Người mà tuổi tác làm cho dịch lại gần thế giới bên kia là người trung gian tốt nhất giữa thế giới này và thế giới ấy. Người cao tuổi lãnh đạo đời sống tôn giáo, và đời sống này bao trùm toàn bộ đời sống xã hội. Họ có những đồ vật thiêng liêng dùng trong nghi lễ. Chỉ một mình họ có quyền sờ vào những viên đá thần,
https://thuviensach.vn
tượng trưng vừa cho tổ tiên huyền thoại vừa cho các vật tổ. Chúng càng cổ xưa càng có giá trị, và càng làm cho cộng đồng hiện tại dịch lại gần những vị anh hùng của quá khứ. Người già chỉ huy các nghi lễ và được người ta tỏ ra hết lòng cung kính: trong những buổi lễ này, người trẻ tuổi chỉ được nói khi người già hỏi han. Người già phải dạy dỗ con cháu: truyền cho con cháu các điệu hát, huyền thoại, nghi thức, nhưng giữ lại cho mình một số điều bí mật[35]. Người trẻ phải chịu hạn chế nghiêm ngặt về mặt thực phẩm để dành cho người già. Ở một số bộ lạc, người trẻ cho họ máu để tăng thêm sức khỏe: người ta lấy máu ở một động mạch cánh tay, ở mu bàn tay hay dưới móng tay; tưới vào cơ thể người già, hay để người già uống. Người già được biếu thực phẩm vì hiểu biết nghi lễ, vì hoạt động lễ nghi và tiếng hát. Của cải và uy tín khiến họ làm thủ lĩnh cộng đồng. Nhưng, nếu năng lực giảm sút, họ chỉ còn giữ quyền lực danh nghĩa: người ta lặng lẽ thay thế họ bằng một người dự khuyết trẻ tuổi hơn. Họ xin lời khuyên bảo của những người cùng lớp tuổi. Ngay cả ở những bộ lạc mà quyền thủ lĩnh theo chế độ cha truyền con nối - và khi vì vậy, người thủ lĩnh có thể còn trẻ - người già vẫn là những ông chủ đích thực. Họ giải quyết những vụ tranh cãi, chỉ ra những nơi cần lập trại mới, tổ chức các buổi tiệc tùng. Không có việc gì có thể làm nếu không được họ đồng tình. Xưa kia, họ lợi dụng quyền lực này để chiếm đoạt phụ nữ. Họ đòi hỏi tất cả mọi thiếu nữ đều phải dành cho họ. Động cơ này mang tính kinh tế và xã hội hơn là tình dục. Thiếu nữ phải lấy chồng từ tuổi dậy thì và con trai phải chờ lễ thụ pháp. Chủ yếu, hai vợ chồng già có lợi để cho một người đàn bà trẻ nuôi dưỡng họ. Người đàn bà già bảo: “Ông già tội nghiệp phải có một người vợ trẻ đi tìm mật và nước cho ông”. Thế là thanh niên không tìm được vợ.
Kỹ thuật, ma thuật, tôn giáo là những nét văn hóa chủ yếu của xã hội nguyên thủy. Ba lĩnh vực này gắn bó mật thiết với nhau, và ma thuật có quan hệ thân thuộc vừa với kỹ thuật vừa với tôn giáo. Hai yếu tố này có lợi cho cộng đồng, còn ma thuật thì có tính hai chiều, ở người Aranda, người “tóc hoa râm” thắng lợi trong cả ba lĩnh vực này. Người ấy đáng quý vì nắm tri thức và có thể đảm nhận chức trách tôn giáo. Nhờ các quyền lực ma thuật, người đó làm cho người ta vừa kính trọng vừa sợ hãi.
Ở người Zande thuộc Soudan, chúng ta tìm thấy một sơ đồ tương tự, nhưng ở đây, ma thuật chiếm ưu thế và trước hết, người cao tuổi xây dựng sự thống trị của mình trên cơ sở sự sợ hãi. Trong vùng đồng cỏ, họ sống bằng săn bắt, đánh cá, hái lượm, trồng trọt ngô, sắn, khoai lang, chuối. Thú săn có nhiều. Thủ công
https://thuviensach.vn
nghiệp khá phát triển. Họ tin vào một vị thân, thần Mbori. Nhưng mối quan tâm thường xuyên nhất của họ là hoạt động phù thủy. Họ cho rằng mỗi cá nhân có một quyền lực mà họ gọi là mangu: một chất có quan hệ với gan và lớn dần theo thời gian. Cũng như ở người Aranda, người cao tuổi có những tri thức bổ ích; và họ cũng là những thầy phù thủy có quyền lực cao nhất; họ ít ngại ngùng hơn những người khác trong việc sử dụng bùa ngải, vì gần với cái chết, họ thờ ơ hơn đối với việc lo sợ bị trả thù. Hệ quả là quyền kiểm soát cộng đồng nằm trong tay họ. Người ta muốn ban phúc cho những buổi săn bắt: những buổi này sẽ thất bại nếu họ đoán là có điềm xấu.
Ngày trước, con trai phụ thuộc chặt chẽ vào bố. Người già lợi dụng tình hình này để chiếm đoạt phụ nữ, tới mức thanh niên khó có thể kết hôn. Về điểm này, tình hình có thay đổi chút ít do những buổi tiếp xúc với người Da trắng. Chắc hẳn, do ảnh hưởng của người Da trắng, có những sự khác biệt về tín ngưỡng giữa thế hệ trẻ và thế hệ già. Thế hệ này luôn luôn cho chết chóc là vì bùa ngải. Khi người rất cao tuổi chết, người ta cho là ông đã tiêu phí hết thời gian được hưởng trên trái đất và chỉ cần một chút mangu rất nhỏ là có thể giết chết ông. Đôi khi người ta nghĩ người ta chết là vì Thượng đế. Người ta bảo: “Mbori đã mang ông ta đi”; cuộc sống giống như một cây gậy bị Mbori gặm nhấm dần: hết chiếc gậy, thì người ta trút hơi thở cuối cùng; nhưng không phải không có sự can thiệp của một thầy phù thủy mà gia đình tìm cách trả thù. Nhưng thanh niên thì cho người ta chết là vì già lão. Họ nói về người chết: “Ông ta đã ăn hết phần mình.” Họ tin vào phép phù thủy; nhưng khi thấy cái chết của một người già là tự nhiên, thì nó không đáng để người ta bàn tán. Họ nói riêng với nhau như vậy trong lúc vẫn làm tròn nghĩa vụ công khai với người chết.
Ma thuật có vai trò to lớn đối với người Da đỏ ở vùng Đại Chaco - người Chorati, Mataco, Toba - vốn là những bộ tộc nửa du mục, sống bằng trái cây dồi dào trong rừng và chăn nuôi đà điểu. Họ không đòi hỏi nhiều và không tích trữ cái ăn vì tin tưởng vào ngày mai: lương thực sẽ không thiếu đối với họ. Thủ lĩnh là một người cao tuổi do những người chủ gia đình lớn tuổi nhất bầu ra khi người thủ lĩnh trước qua đời; quyền lực của ông ta mang tính chất danh nghĩa hơn là thực tế. Người già có ảnh hưởng là do tuổi tác tạo cho họ tính chất thiêng liêng. Sinh sống một cách dễ dàng, những người Da đỏ này có điều kiện dành một vị trí quan trọng cho đời sống tôn giáo: đời sống này do người già lãnh đạo. Họ không còn phải chịu những điều cấm kỵ về ăn uống. Người ta sợ họ vì những quyền lực ma thuật: họ có thể làm hại kẻ thù bằng phù phép. Người ta
https://thuviensach.vn
cho là sau khi chết, họ trở thành yêu quái: khi những người Da dỏ này bảo đã thấy yêu quái, bao giờ cũng là dưới gương mặt một người già. Người ta tin là tính độc hại của người già tăng theo thời gian: khi trở nên yếu đuối và tê liệt, người đó bị giết bằng một mũi tên vào tim và xác bị thiêu. Hình như - cũng giống như trong lịch sử ma quái - qua sự tiêu hủy hoàn toàn cơ thể, người ta ngăn cản không cho nó biến thành ma quái.
Mối quan hệ giữa tri thức và quyền lực ma thuật thể hiện rõ rệt ở người Navajo, và bảo đảm cho một số người già một uy tín lớn. Đó là một xã hội phức hợp, văn hóa rất phát triển và từng chịu ảnh hưởng của nền văn minh người Da trắng mà họ tiếp xúc thường xuyên[36], về phía Tây - Bắc Arizona, họ ở trên một lãnh thỗ rộng lớn cằn cỗi nhưng trở nên phì nhiêu bằng các hệ thống thủy lợi và những trận mưa lớn. Họ có ngựa, gia súc và, tùy theo mùa vụ, có hai hay ba điểm tập hợp. Xã hội họ phong túc. Họ ăn bánh mì, thịt, đồ hộp mua của người Da trắng. Họ có quần áo đẹp được trang trí bằng bạc và ngọc lam; họ chế tạo bạc, dệt vải, hoạt động hội họa. Thơ, ca hát, nhảy múa, nghệ thuật hư cấu rất phát triển. Gia đình theo chế độ mẫu hệ và phụ nữ rất được coi trọng. Đàn gia súc của riêng họ thường quan trọng hơn gia súc của chồng. Ông bà và cháu có quan hệ rất nồng hậu; chủ yếu, ông bà ngoại tham gia giáo dục các cháu. Có khi, từ 9, 10 tuổi, các cháu sống với ông bà và giúp đỡ họ. Đứa cháu trai có với ông những mối “quan hệ vui đùa”. Họ chạy thi với nhau: người thắng cuộc được một chiếc yên ngựa. Thường cậu cháu trai thách ông: lăn trong tuyết, nhảy qua hố. Nó chế giễu ông nó một cách dễ thương. Ông bà ứng xử với cháu một cách tuyệt vời. Tuy vậy, những công việc chúng buộc phải làm, đôi khi làm chúng giận hờn.
Xã hội văn minh và thịnh vượng này chăm sóc mọi người yếu đuối, tàn tật, trẻ em chậm thích ứng. Nó ân cần đối với người già, dù họ có lụ khụ và lẩm cẩm đi nữa. Có khi một vài người mất trí bỏ nhà đi lang thang: họ được đưa về nhà. Nhưng thanh niên và người lớn chế giễu những người già tàn tật và ấp a ấp úng: họ chế giễu một cách kín đáo vì sợ bị trả thù. Thật vậy, tuổi tác làm người già từ lĩnh vực phàm tục chuyển qua lĩnh vực thiêng liêng và người ta quy cho họ quyền lực siêu nhiên; nhất là cho đàn ông. Trong một vụ kiện liên quan tới 222 thầy phù thủy, người ta tính được trong số đó, 38 phụ nữ, tất cả đều già, và 184 đàn ông, trong đó 122 người già. Người ta sợ tất cả những cái đó. Người ta không dám không tiếp đón ân cần một người già, dù có khó chịu đến mấy. Nhưng nhiều người trong số họ không có một chút ảnh hưởng nào, họ sống
https://thuviensach.vn
ngoài lề xã hội. Một người già dốt nát thì ít được coi trọng. Dẫu sao, người ta cũng kính trọng những ca sĩ có khả năng gìn giữ và truyền lại tinh thần truyền thống: truyện cổ tích, huyền thoại, nghi thức, lễ hội, nhảy múa, công thức. Người ta coi họ là những thực thể thiêng liêng có quyền lực mênh mông. Nhờ trí nhớ, họ bảo đảm sự nối tiếp liên tục của cộng đồng qua thời gian. Nhưng “lời hát” cũng có giá trị như những câu phù chú ma thuật; chúng cho phép làm ra mưa, ra nắng, chữa khỏi bệnh tật, đoán định tương lai. Những lời hát ấy là sở hữu riêng của người biết chúng; những người trẻ tuổi được dạy những bài hát ấy tặng quà cho họ: ngựa, tiền bạc. Họ cũng nhận được quà tặng khi sử dụng tri thức của mình có lợi cho một cá nhân, một nhóm hay tập thể.
Người ca sĩ nổi danh hơn cả trong tuổi già. Vì vậy, những ông già - ca sĩ có quyền lực gấp đôi: qua số năm họ sống và hiểu biết của họ. Họ là người giàu có nhất trong cộng đồng; chiếm vị trí rất cao trong thang bậc xã hội.
Sau khi chết, người già trở thành một con ma nguy hiểm: mọi người nguyên thủy đều tin người chết tiếp tục tồn tại dưới dạng những con ma, ít nhiều đáng sợ. Nhưng, nếu theo người Da đỏ vùng Chaco, người chết càng cao tuổi, người ta càng sợ sự tàn ác của người đó sau khi chết, thì trái lại, người Navajo có một niềm tin trái ngược mà tất cả các nhà quan sát đều nhấn mạnh. Nếu một cá nhân chết sau khi đã “hoàn toàn tiêu phí cuộc sống”, nghĩa là không đau đớn, trong trạng thái lão suy - không còn bước đi được và làm bất kỳ cái gì nếu không được người khác giúp đỡ -, thì đó là một điều may mắn lớn cho cá nhân ấy và cho gia đình; không còn có gì cần mong ước nữa, vì người đó sẽ không phải là một con ma. Người đó sẽ hóa kiếp và lại sống đến tuổi già để sống lại, một cách vô tận. Xung quanh cảnh hấp hối cũng như công việc mai táng, không có những nghi thức thông thường nhằm bảo vệ gia đình và cộng đồng chống lại vong linh người quá cố. Bản thân gia đình tự lo liệu lấy công việc chôn cất như là một công việc gia đình khác và không để tang như thường lệ. Điều này khiến người ta nghĩ là theo người Navajo - và chắc hẳn theo những người nguyên thủy khác sự độc ác của ma bắt nguồn từ một sự hận thù: chết một cách đáng tiếc, chứ không phải theo nguyện vọng, người chết trả thù, và chủ yếu chống gia đình mình: người Navajo cho rằng họ chỉ thấy bóng ma của những người có quan hệ họ hàng. Nếu một người ra đi vì đã sống trọn năm tháng, một cách thanh bình, thì không hề có gì phải thù oán hết. Người Navajo cũng cho rằng cái chết của một đứa trẻ sơ sinh - dưới một tháng tuổi - không có những hệ quả đáng lo ngại: nó sống chưa đủ thời gian để có thể trở thành ma.
https://thuviensach.vn
Xã hội người Givaro cũng là một xã hội thịnh vượng; họ sống trong rừng nhiệt đới, dưới chân dãy núi Andes, bằng nghề làm vườn, săn bắt và đánh cá. Đàn ông săn bắt, đàn bà làm vườn: đất đai màu mỡ, thú rừng nhiều, họ không bao giờ thiếu thực phẩm. Họ dệt vải và làm những đồ gốm trang nhã. Họ không hoạt động chính trị; các gia đình sống rải rác; họ rất yêu trẻ em, và chỉ giết chết những đứa bất bình thường. Những người cao tuổi được kính trọng. Chính nhờ kinh nghiệm của họ mà khoa học về loài vật và cỏ cây cũng như dược lý phát triển. Họ truyền lại các huyền thoại và ca khúc. Ngoài trí tuệ này ra, họ còn có một quyền lực siêu nhiên ngày một phát triển, ngay cả trong cảnh lão suy. Những người cao tuổi nhất trong gia đình đặt tên cho trẻ em: họ hội nhập đứa trẻ sơ sinh vào toàn gia quyến. Người già lý giải giấc mơ của thanh niên và tiến hành lễ thụ pháp cho họ; dạy họ cách dùng thuốc ngủ và thuốc hút. Đàn ông và đàn bà cao tuổi điều khiển các nghi thức và lễ hội tôn giáo - tuy không phải là tu sĩ -. Trò tiêu khiển ưa thích của người Givaro, là chiến tranh: người chỉ huy cuộc viễn chinh, thông thường là một người đàn ông tương đối lớn tuổi. Có khi các chiến binh già đưa về nhà những nữ tù binh được chọn trong các bộ lạc thù địch; ăn nằm với họ, nhưng thường bị họ phản bội với những người đàn ông trẻ tuổi hơn; thế là họ bị đánh đập, đôi khi đến chết. Người Givaro cũng sợ linh hồn người già trả thù. Bị hành hạ, những người này hóa kiếp thành một con vật nguy hiểm (hổ báo, trăn nước...) và trở về trừng phạt những kẻ phạm tội.
Đối với người Lele, một bộ lạc sống gần Congo trong một khu rừng và thảo nguyên, những quyền ưu tiên dành cho người già rất lớn cho tới tận khoảng năm 1930. Bộ lạc này sống ít phong túc hơn nhiều so với bộ lạc người Bushong sát bên cạnh, trong những điều kiện tương tự: cày bừa, đánh cá, săn bắt, dệt vải. Đất đai có xấu hơn chút ít, mùa khô hạn có kéo dài hơn chút ít, nhưng những sự khác biệt này không đủ giải thích sự khác biệt về mức sống; sự khác biệt này chủ yếu bắt nguồn từ bối cảnh xã hội. Theo những nhà dân tộc học từng quan sát họ vào đầu thế kỷ, họ lao động ít hơn, và với những kỹ thuật thô sơ hơn; họ không tìm kiếm thành tựu cá nhân, một mặt vì sợ bị ganh ghét, nhưng chủ yếu vì cái tạo nên uy tín, không phải là việc tích lũy của cải, mà chính là tuổi tác. Việc phân công lao động chỉ cho phép họ làm một số nhiệm vụ; nhưng họ theo chế độ đa thê; họ chiếm đoạt phụ nữ và phụ nữ lao động cho họ; các chàng rể cũng phải phục vụ họ. Thanh niên chỉ có quyền có một người vợ tập thể: để đổi lấy những áo quần mới dệt, người đàn ông cao tuổi tặng một trong những con gái mình cho lớp thanh niên của một làng, và toàn thể lớp này trở thành con rể ông ta. Không
https://thuviensach.vn
có sự hợp tác hữu nghị giữa các lớp tuổi. Người trẻ không được ganh đua với người già; người cao tuổi được độc quyền về nghề nghiệp của mình: đánh trống, rèn, khắc gỗ. Đến một lúc nào đó, người đó dạy nghề cho một thanh niên rồi rút lui và người thanh niên lại giữ độc quyền.
Người già không được trao một nhiệm vụ xã hội quan trọng nào, nhưng họ có quyền lực tôn giáo đảm bảo cho họ những đặc quyền lớn. Để giữ những đặc quyền này, họ thiết tha cố làm sao vẫn tỏ ra cần thiết đối với cộng đồng. Họ giữ bí quyết các nghi thức, lễ hội, thuốc chữa bệnh; trong nội tình thị tộc, họ là những người duy nhất biết các khoản nợ nần của người này, người nọ cũng như những cuộc thương lượng hôn nhân: sự hiểu biết này là cần thiết cho sự thành công của các công việc. Tuy nhiên họ cần đến thanh niên là những người duy nhất có đủ thể lực để săn bắt, đánh cá, mang hành lý cho người Âu. Thanh niên đe dọa bỏ đi nếu cảm thấy bị ức hiếp. Người già trừng phạt những người vô kỷ luật bằng cách không cho phép lấy vợ và tham dự việc thờ cúng. Mặc dù sự xung đột này, vẫn có một thế cân bằng nhất định. Người trẻ biết rằng cuối cùng người già sẽ chết, mình sẽ được thừa kế gia tài của những người đàn bà góa và hưởng những đặc quyền của tuổi già. Tất thảy diễn ra như thể người Lele hy sinh địa vị xã hội chung để thiết lập một thứ bảo hiểm xã hội, bảo đảm tuổi già cho mình. Khoảng năm 1949, tình hình thay đổi nhiều: thanh niên cải sang đạo Cơ đốc; được các đoàn truyền giáo và chính phủ bảo vệ. Họ kết hôn với các nữ tín đồ Cơ đốc giáo và làm việc cho người Âu. Sự phân biệt các lớp tuổi hầu như không còn nữa.
Đối với người Tiv, phần đóng góp văn hóa của người già là cội nguồn đặc quyền của họ. Ở Nigeria, người Bantou làm ruộng, chăn nuôi chút ít gia súc, săn bắt, hái những trái cây ăn được, dệt vải và làm đồ gốm. Họ nuôi dạy con cái một cách rất phóng khoáng, và một khi khôn lớn, chúng lao động cùng với bố mẹ. Chúng cũng rất gắn bó, với ông bà, những người thường truyền lại cho chúng kinh nghiệm về tôn giáo và ma thuật. Tuổi trưởng thành là lứa tuổi được coi là hoàn mãn nhất; sức nóng là của riêng lớp tuổi này trong lúc cơ thể của trẻ em và người già thì giá lạnh. Người ta bảo là những người rất già “hoàn chỉnh cơ thể của họ” (Nhưng họ không cho là sự bất lực cũng như tình trạng khô héo vì già lão không có quan hệ với tuổi già: theo họ, bất lực là do ma thuật, khô héo, bệnh tật). Một cách công khai, tất cả số họ đều được tôn kính; nhưng họ chỉ có ảnh hưởng thực sự nếu có tri thức và năng lực; nếu không, họ không được trao một chức năng nào; người ta nuôi dưỡng họ, lễ phép đối với họ, nhưng coi họ như
https://thuviensach.vn
con số không. Gia đình họ theo chế độ gia trưởng: chủ gia đình, là người đàn ông cao tuổi nhất nếu có những tính chất cần thiết. Người thủ lĩnh cộng đồng cũng là người cao tuổi nhất, với cùng điều kiện như người chủ gia đình: nếu không, chỉ có chức mà không một chút thực quyền nào. Những người xét đoán ngay thẳng, nói năng giỏi, am hiểu các phả hệ và nghi lễ, được coi là những người khôn và dìu dắt nhân dân. Họ “biết sự việc” và kiểm soát các lực lượng ma thuật. Họ chăm sóc cho đất đai màu mỡ. Mọi hoạt động xã hội - hiệp ước, chiến tranh và hòa bình, thừa kế, kiện sự - đều phụ thuộc vào ma thuật, và vì vậy, đều nằm trong tay họ[37]. Họ chữa bệnh; hòa giải những cuộc tranh chấp; gìn giữ cơ cấu xã hội. Gần gũi tổ tiên, họ giữ một vai trò tôn giáo quan trọng và có những lời phán truyền. Người Tiv thờ phụng những tấm đá linh thiêng; các bà già nấu những món ăn dâng lên những tảng đá ấy, đàn ông và đàn bà cao tuổi điều khiển nghi lễ. Khi không còn sức lực và năng lực, người già rút lui khỏi đời sống xã hội; họ chỉ còn một vai trò danh nghĩa, hoặc thậm chí không còn gì nữa hết. Một số vẫn giữ những chức trách tôn giáo. Có khi một người già chán chường cuộc sống, tập hợp họ hàng lại và phân phát các vật thờ (fétiche) trước khi tự sát.
Người Kikouyou cũng xây dựng truyền thống quyền lực của mình trên cơ sở lòng tôn kính do sự khôn ngoan của họ mang lại. Đó là người Bantou sống dưới chân và trên lưng chừng núi Kenya; vào năm 1948, họ có hơn một triệu người và tiếp xúc nhiều với nền văn minh hiện đại: họ đã từng là nô lệ của các chủ đồn điền người Âu. Họ sống bằng trồng trọt và chăn nuôi. Chiếc chìa khóa của nền văn minh của họ, là hệ thống bộ lạc dựa trên nhóm gia đình; người ta lao động chung trong lòng Đại Gia đình. Họ rất coi trọng các “lớp tuổi” bao gồm tất cả đàn ông được cắt bao quy đầu (circoncis) trong cùng năm: lứa tuổi xưa nhất được ưu tiên so với các lứa tuổi khác. Có những sợi dây chặt chẽ giữa ông bà và cháu. Họ cùng thuộc một cách tượng trưng một nhóm tuổi. Người bà gọi đứa cháu trai là “chồng tôi” và người ông nội gọi đứa cháu gái là “vợ tôi”. Con cái kính trọng bố mẹ, lời nguyền rủa của một ông bố hay của một bà mẹ là tai họa khủng khiếp nhất: không một sự tẩy uế nào có thể xóa bỏ nó được. Khi về già, cha mẹ được nuôi dưỡng và chăm sóc chu đáo. Người già không có con cái được con cái hàng xóm giúp đỡ và họ coi chúng như chính con cái mình. Tổ chức quân sự nằm trong tay lớp trẻ. Thế hệ người già điều khiển công việc chung. Một thế hệ điều khiển trong hai mươi đến ba mươi năm: rồi trao quyền lại cho thế hệ nối tiếp, trong một buổi lễ mệnh danh là itwika. Như vậy, một thế
https://thuviensach.vn
hệ bao gồm tất cả những lớp tuổi giữa hai itwika. Người đàn ông mà tất cả các con đã cắt bao quy đầu và bà vợ đã vượt qua tuổi sinh đẻ thì không còn điều khiển công việc công nữa; nhưng đạt tới thứ hạng cao nhất của thang bậc xã hội và tham gia hội đồng tối cao. Hội đồng này có những chức năng tôn giáo cao. Muốn vào hội đồng, phải trải qua một lễ thụ pháp[38]. Những người được thụ pháp có quyền hiến tế thánh thần và vong linh tổ tiên; xóa bỏ những vết nhơ về nghi lễ; nguyền rủa những kẻ độc ác: lời nguyền rủa của họ rất đáng sợ. Họ quy định ngày giờ cắt bao quy đầu và lễ itwika. Họ xử kiện vì người ta cho là họ thoát khỏi những niềm đam mê và xét xử một cách công minh. Cũng có một hội đồng các bà già có trách nhiệm giữ gìn tập tục, trừng phạt thanh niên phạm tội, và có quyền lực ma thuật. Đàn bà và đàn ông cao tuổi giữ một vai trò chủ yếu trong các lễ thụ pháp. Người ta coi người già như những “Thánh nhân” thanh thản và thoát tục. Ảnh hưởng của họ phụ thuộc vào năng lực và cả vào của cải của họ. Nói chung, người ta cho là họ khôn ngoan. Người ta bảo: “Một con dê già không vô cớ mà nhổ nước bọt”, và cũng còn nói: “Người già không nói dối bao giờ”. Các bà già rất được kính trọng khi rụng hết cả răng; người ta cho là họ “đầy ắp trí tuệ”, và chôn cất họ trọng thể thay vì bỏ xác họ cho sói rừng.
Thông thường người cao tuổi có được một quy chế ưu đãi là nhờ ký ức. Chẳng hạn người Mèo sống rất cao trong rừng ở Trung Quốc và Thái Lan. Các dân tộc đã bắt đầu phát triển một nền văn hóa cao và sau đó bị ngừng lại trong bước chuyển biến, chắc hẳn do chiến tranh. Gia đình mang tính chất gia trưởng: con trai không rời khỏi nhà bố mẹ trước tuổi 30. Về nguyên tắc, chủ gia đình có quyền sống, quyền chết đối với mọi người trong nhà; trên thực tế, quan hệ giữa cha và con trai rất tốt; họ hỏi ý kiến của nhau. Họ có nhiều con; ông bà chăm sóc các cháu. Phụ nữ, trẻ em, người có tuổi được đối xử rất tốt. Nếu một trong số những người này cảm thấy cô đơn, sau khi con cháu chết hết, thì nhận sự che chở của người chủ một gia đình lớn; bao giờ họ cũng được đón nhận, mặc dù là một gánh nặng. Người ta cho là vong linh người chết sống trong nhà và bảo vệ gia đình: vong linh hóa kiếp trong những trẻ sơ sinh. Người ta tôn trọng người già, chủ yếu trong chừng mực họ truyền lại truyền thống, ký ức của họ về các huyền thoại xưa khiến họ có uy tín lớn. Họ là người hướng dẫn và cố vấn của tập thể. Thực hiện các quyết định chính trị là lớp người trẻ mà thái độ đồng tình, vì vậy, là cần thiết; nhưng nói chung, họ tuân thủ nguyện vọng của người già.
Vai trò của ký ức lại càng rõ rệt hơn đối với người Mende mà tổ chức chính trị có cội rễ trong một quá khứ xa xưa. Họ là một dân tộc Hồi giáo, có khoảng
https://thuviensach.vn
572.000 người vào năm 1931[39] và sống ở Sierra Léone. Gia đình theo chế độ gia trưởng, và nhiều thế hệ ở chung dưới một mái nhà. Chủ gia đình là người đàn ông cao tuổi nhất. Ngồi ăn, ông là người được phục vụ trước tiên, và trước hết, ông chia sẻ với những người cùng thế hệ. Có hai lớp người rõ rệt. Lớp trên gồm con cháu những người săn bắn và chiến binh đã từng chiếm đất đầu tiên. Lớp thứ hai gồm những người mới tới và con cháu nô lệ. Những người lớp trên có đất đai và người cha truyền lại cho người con trai cả. Những người lớp thứ hai chỉ là những người giữ đất. Người chủ đất có quyền được cả nhà phục dịch; cả nhà cày bừa, trồng lúa, chế biến dầu cọ, săn bắn và đánh cá. Cầm đầu mỗi nhóm là một người cao tuổi: không nhất thiết phải là người cao tuổi nhất mà là người có uy tín nhất; có thể đó là một phụ nữ nếu chồng không còn và nếu có một nhân cách xuất sắc. Khi trở nên già lão, người thủ lĩnh có một phụ tá. Chỉ có ký ức là cho phép nói một cá nhân thuộc lớp người nào. Người muốn làm thủ lĩnh phải biết lịch sử xứ sở, các phả hệ, tiểu sử những người sáng lập và hậu duệ họ, và tri thức ấy nhất thiết phải do tổ tiên truyền lại. Chính tổ tiên là những người nắm giữ truyền thống, vì vậy, tổ chức chính trị dựa vào họ. Mặt khác, người Mende sống trong quan hệ mật thiết với vong linh những tổ tiên gần, thuộc hai thế hệ trước. Người ta gọi những người này là “ông” và được coi là có tham dự sinh hoạt của gia đình. Vì gần với tổ tiên hơn so với phần còn lại của cộng đồng, người già giữ vai trò trung gian giữa cộng đồng và tổ tiên. Người cao tuổi nhất trong gia đình điều khiển việc thờ phụng và là một cố vấn rất được lắng nghe về mọi vấn đề tôn giáo, và có ảnh hưởng lớn trong mọi lĩnh vực.
Người già giữ một vai trò ít quan trọng hơn ở các dân tộc tương đối tiến bộ, không tin ma thuật và ít chú ý tới truyền thống khẩu ngữ, như dân tộc Lepcha ở Himalaya; họ biết đọc và theo đạo Lama (lamaisme); lao động trong các đồn điền chè; trồng ngô, lúa, kê; nuôi gia súc; săn bắn. Mức sống rất cao về mặt ăn uống. Gia đình theo chế độ gia trưởng; trẻ em sống hạnh phúc, chúng yêu thương bố mẹ. Trong nội bộ gia đình, tuổi tác rất được trọng vọng. Trong xưng hô, người ta được lùi lại một thế hệ để tỏ lòng tôn kính. Bố mẹ vợ, bố mẹ chồng được gọi là: ông, bà; anh trai và chị gái được gọi là: bố, mẹ. Người ta gọi một người là người già để biểu thị lòng tôn trọng. Con cái chăm sóc cha mẹ già. Số phận người già có nhiều con cháu đang sống, rất sung sướng. Người ta ca ngợi sức khỏe và sự thịnh vượng của họ; coi họ như một thứ bùa phép; biếu họ tặng phẩm với hy vọng được hưởng đức độ của họ. Nhưng nếu không có con cái và sức lực để lao động, thì người già chỉ là một thứ đồ bỏ đi; tử tế lắm, người ta đối
https://thuviensach.vn
xử lễ phép với họ, nhưng coi họ là một gánh nặng. Thái độ của người ta giống nhau đối với cả hai giới nam, nữ. G.Gorer, người từng sống ít lâu trong vùng người Lepcha, kể lại rằng người ta giới thiệu với ông một ông già rất thành kính, nhưng bị khinh miệt vì không biết đọc; ông cụ không có con, người đầy mụn nhọt. Mọi người chế giễu ông, bảo ông chết đi còn hơn: “Sao ông không chết đi trong lúc người Âu có mặt tại đây, để họ có thể dự đám tang ông?” Trong xã hội này, chỗ dựa duy nhất của người già, là tình thương yêu của con cái; tự thân họ, họ chẳng có một giá trị nào.
Chúng tôi đã gặp nhiều trường hợp ở hạng cao nhất hay thấp nhất của thang bậc xã hội. Cái đó tùy thuộc vào năng lực và tài sản của họ. Một ví dụ nổi bật về phân biệt đối xử theo của cải, là trường hợp người Thái. Đó là những tín đồ Phật giáo sống ở biên giới Vân Nam. Họ chia đời người thành bốn thời kỳ; mỗi lần chuyển thời kỳ được đánh dấu bằng một buổi lễ tôn giáo. Muốn đạt đến thời kỳ thứ tư, sau khi đã nuôi dạy xong con cái, người ta phải tổ chức một đại lễ, kéo dài, kèm theo hát, múa, trò chơi, lễ rước, lễ hiến tế và kéo dài chí ít cũng ba ngày. Tổ chức lễ cực kỳ tốn kém, chỉ có người giàu mới có thể đài thọ nổi. Nếu có điều kiện, họ không những chỉ tổ chức một mà nhiều lần, và uy tín của họ ngày một tăng thêm.
Có những xã hội phồn vinh và cân bằng, trong đó tuổi tác không đánh dấu một sự suy sụp, nhưng cũng không phải là một nguồn uy tín. Chúng ta sẽ xem xét qua ba trường hợp rất khác nhau sau đây.
Người Cuna, khoảng 25.000 người, sống ở Panama, dọc bờ biển và trên quần đảo Đại Tây dương, với khí hậu ôn hòa, tuy đôi khi làng mạc bị sóng thần quét. Họ đi lại trong rừng nguyên sinh bằng xuồng. Sức khỏe rất tốt, nhiều người sống đến trăm tuổi. Họ ở trong làng mạc và lao động theo nhóm; phụ nữ lao động ở nhà và ngoài đồng; đàn ông săn bắt, đánh cá, đốn cây; mùa màng tươi tốt: ngô, chuối, dừa, được đưa ra thị trường. Phụ nữ giữ tiền bạc; và cùng với những thứ khác, đàn ông có thể mua xuồng máy. Phụ nữ và trẻ em ăn mặc đẹp; nam giới trang phục theo kiểu châu Âu. Mọi người đều rất chải chuốt, thường tắm rửa; nhà cửa, đường phố rất sạch. Nền văn hóa của họ khá tiến bộ: những lời ca, một hệ thống tính toán, hai ngôn ngữ thần bí dành cho thủ lĩnh và thầy pháp, một chữ viết manh nha. Tôn giáo thô sơ: người ta chỉ thờ phụng những thánh thần và vong linh gắn liền với sức khỏe cơ thể. Thầy pháp và thầy thuốc chữa bệnh. Các gia đình được tập hợp thành một nhóm theo chế độ ở rể (matrilocal), đứng đầu là chồng của người chị cả. Họ đông con. Nhờ sức khỏe tốt, người già và thậm
https://thuviensach.vn
chí rất già vẫn tiếp tục lao động; các bà cụ già chịu trách nhiệm về nhà cửa và buôn bán dừa. Đàn ông cao tuổi chuyên trách công việc tôn giáo, nhưng không vì vậy mà có một ảnh hưởng đặc biệt. Tuổi tác không tạo nên giá trị đặc biệt, trừ phi có kèm theo trí tuệ và kinh nghiệm. Người ta vâng lời người chủ gia đình, nói chung, cao tuổi, nếu có năng lực. Đối với vị trưởng làng, là người chủ trì các hội đồng, trước hết, người ta đòi hỏi phải có học thức: tuổi tác chỉ có ảnh hưởng tới một chừng mực nhất định. Nói chung, người già cũng được coi như những người tuổi còn trẻ hơn, và không đặt ra những vấn đề đặc biệt.
Người Inca từng có một lịch sử. Trong một thế kỷ, họ đã chinh phục và đánh mất một đế chế. Nhưng nền văn minh của họ dựa trên truyền thống khẩu ngữ. Nó là một trong những nền văn minh cổ xưa nổi tiếng nhất. Tìm hiểu vị trí người già trong đó là điều đáng chú ý.
Người Inca có những tập tục thô bạo, nhưng những kỹ thuật và một tổ chức xã hội cực kỳ phát triển. Đàn ông bỏ nhiều thì giờ cho chinh chiến và đối xử với tù binh một cách man rợ. Là những nhà nông xuất sắc, họ biết làm ruộng bậc thang, dùng phân chim bón ruộng; trồng khoai tây, ngô, ngũ cốc và rất nhiều loại cây khác. Họ thuần hóa lạc đà; đàn gia súc của họ phát triển. Họ giữ ngũ cốc trong những cái kho lớn. Họ khai thác mỏ vàng, bạc, chì, thủy ngân. Họ hoàn thành những công trình thủy lợi lớn; mương máng, bể chứa, cống. Sáu con đường lớn chạy qua lãnh thổ; những cây cầu treo bằng sợi được bắc qua sông. Họ xây dựng những công trình tráng lệ: thành phố, lâu đài, chùa chiền. Nghề thủ công rất phát triển, trong đó có nghề vàng, bạc. Đời sống kinh tế tấp nập. Có nhiều chợ phiên để nông dân tới trao đổi sản phẩm. Đất đai được chia thành ba lô: một dành cho thần Mặt trời, lô thứ hai thuộc về vua Inca, lô cuối cùng là của các đẳng cấp lớp trên: họ cho nông dân cày bừa.
Điều đáng chú ý nhất trong nền văn minh của họ, là ai nấy đều có việc làm. Từ khi lên 5, mọi người đều phải làm việc có ích. Đàn ông được phân thành mười lớp, đàn bà thành mười lớp khác; trong chín lớp đàn bà, người ta nhóm họp nhau lại theo tuổi, và một lớp còn sót lại bao gồm tất cả những người tàn tật. Mỗi loại có nhiệm vụ riêng và phải phục vụ tốt nhất cộng đồng. Loại được tôn trọng nhất là các chiến binh, tuổi từ 25 đến 50. Họ phục vụ nhà vua và các lãnh chúa; một số được phái đến hầm mỏ. Họ lấy vợ vào khoảng tuổi 35; phụ nữ lấy chồng lúc tuổi 33. Trước tuổi 25, người ta phải vâng lời cha mẹ, giúp đỡ họ và phục vụ các tù trưởng. Từ 9 tuổi, các bé gái và thiếu nữ phục vụ gia đình, dệt vải, chăm sóc gia súc.
https://thuviensach.vn
Tuổi tác không loại trừ nghĩa vụ lao động. Sau tuổi 50, đàn ông được miễn quân dịch và mọi nhiệm vụ vất vả. Nhưng họ phải làm việc trong nhà thủ lĩnh và ngoài đồng. Họ vẫn có quyền uy trong gia đình. Phụ nữ tuổi trên 50 dệt quần áo cho cộng đồng; trông coi nhà cửa, nấu bếp v.v.. cho những phụ nữ giàu có. Từ tuổi 80 trở đi, họ bị điếc và chỉ còn biết ăn và ngủ. Nhưng người ta vẫn sử dụng họ. Họ bện dây và làm thảm, trông coi nhà cửa, nuôi thỏ và vịt, nhặt lá và rơm rạ; bà già dệt vải và kéo sợi, trông coi nhà cửa, giúp đỡ việc nuôi dạy trẻ em và tiếp tục phục vụ những người đàn bà giàu có, kiểm soát những người đầy tớ gái trẻ. Khi có ruộng đồng, họ không thiếu thốn gì hết; nếu không, họ được bố thí. Đối với đàn ông cũng vậy: người ta cho họ thực phẩm và quần áo, trông coi đàn dê cho họ; chăm sóc họ khi ốm đau. Nói chung, người cao tuổi được người ta sợ hãi, tôn kính và vâng lời. Họ có thể khuyên nhủ, giảng dạy, nêu gương tốt, khuyên làm việc thiện, giúp đỡ trong công việc thờ phụng. Họ được dùng làm người trông coi các thiếu phụ; có quyền đánh roi những người con trai và con gái không ngoan ngoãn.
Không thể coi nhân dân Bali là người nguyên thủy: họ từng có một nền văn minh cao trong nhiều thế kỷ. Nền văn minh này tránh được mọi ảnh hưởng nước ngoài, vì hòn đảo ở cách biệt. Người Hà Lan cai trị đảo qua trung gian của giai cấp quý tộc bóc lột cư dân nông thôn, nhưng không làm biến đổi cơ cấu xã hội cũng như lối sống của họ. Một nền văn hóa cổ xưa được duy trì trên đảo cho tới ngày nay và được truyền đạt theo truyền thống khẩu ngữ, vì người Bali không biết đọc, biết viết. Vì vậy, chúng ta có thể xếp nền văn hóa ấy bên cạnh những xã hội không có lịch sử.
Người Bali trồng lúa và nâng nền canh tác này lên một trình độ hoàn mỹ không một dân tộc nào đạt tới được. Họ có đàn gia súc béo tốt, có lợn và gia cầm; trái cây, rau xanh, nông sản phong phú và đa dạng, đem bán ở những chợ lớn họp nhiều phiên trong tháng. Làng mạc được xây dựng vững chãi và giữ gìn sạch sẽ; thủ công nghiệp rất phát triển, cũng như âm nhạc, thơ ca, nhảy múa, sân khấu. Dân chúng tôn trọng giai cấp quý tộc sống cách biệt đối với họ. Trên thực tế, mỗi làng là một nước cộng hòa nhỏ, dưới sự lãnh dạo của một hội đồng mà thành phần bắt buộc là tất cả đàn ông có gia đình, có một ngôi nhà hay thửa đất. Thủ lĩnh, thông thường được bầu ra, nhưng đôi khi cũng có trường hợp cha truyền con nối. Họ đại diện quyền lực của thần thánh trên mặt đất: kiểm soát đất đai, nhà cửa, toàn bộ đời sống xã hội. Quan hệ của mỗi cá nhân với cộng đồng rất chặt chẽ: mức trừng phạt nặng nhất đối với mỗi thành viên là khai trừ. Họ rất
https://thuviensach.vn
hiếu khách và rất lịch sự đối với nhau. Họ rất thông minh, lại có thân hình thanh nhã và rất có ý thức giữ gìn: các cử chỉ của họ đều có suy nghĩ và hài hòa. Họ sẵn sàng chấp nhận vai trò được trao, từ trẻ nhỏ, thiếu niên, phụ nữ, người lớn đến người già.
Trẻ em được cha mẹ và ông bà chiều chuộng, vuốt ve. Tuổi già được trọng vọng tuy không tạo nên hiệu lực ma thuật. Trong các Hội đồng, vị thứ của mỗi người được nâng lên theo năm tháng. Hàng tháng, người già trong làng họp nhau lại và tổ chức một bữa tiệc nhỏ cùng với thần thánh. Những vị thần này gần gũi và sẵn sàng thăm viếng con người. Người Bali theo thuyết hỗn hợp tôn giáo, học tập của Ấn Độ, Trung Quốc, Java và thấm đượm thuyết vật linh. Họ tôn thờ mặt trời, mặt trăng, nước và tất cả các nguồn gốc của sự phì nhiêu. Một tín ngưỡng được phát triển xung quanh cây lúa. Họ tin có những con ma có quyền lực làm hại người sống.
Người ta kể lại rằng ở Bali, ngày xưa, trong một làng hẻo lánh ở vùng rừng núi, người ta hiến tế và ăn thịt người già. Vào một thời kỳ, không còn sót lại một người nào và truyền thống bị tiêu tan. Người ta muốn xây dựng căn phòng lớn cho Hội đồng. Nhưng khi xem xét những thân cây đốn xuống để làm nhà, không một ai biết đâu là gốc, đâu là ngọn: tai họa sẽ xảy tới nếu đặt ngược chiều các tấm gỗ. Một thanh niên bảo sẽ giải quyết được vấn đề nếu mọi người hứa sẽ không ăn thịt người già nữa. Người ta hứa. Chàng bèn dẫn tới người ông được mình che giấu và ông cụ chỉ cho cộng đồng phân biệt giữa gốc và ngọn cây.
Dân làng phản bác, cho rằng chưa bao giờ có một tục lệ như vậy. Dẫu sao, trong cả xứ, người già đều được tôn kính: phần lớn vì đời sống sung túc, họ thoát khỏi cảnh suy sụp vì già lão. Họ mạnh khỏe lâu; không còng và cũng không vụng về; vẫn làm chủ cơ thể và thoải mái như thời trai trẻ. Phụ nữ tuổi 60, và thậm chí hơn nữa, vẫn có đường nét đẹp và sức lực cần thiết để đội trên đầu những hũ nước nặng, những giỏ trái cây, trọng lượng 20, 25 ký. Họ không ngừng lao động, trừ trường hợp bị tàn tật nặng; họ cho rằng cảnh nhàn rỗi sẽ nguy hiểm đối với sức khỏe vật chất và tinh thần và họ có thể bị các lực lượng siêu nhiên tấn công. Thậm chí, hoạt động của phụ nữ tăng theo năm tháng: có những người tuổi trên 60, lãnh đạo cả gia đình và tự mình đảm nhận lấy phần lớn công việc. Đàn ông có tuổi ít lao động; nhưng có nhiều nghĩa vụ: họ điều khiển những buổi hội họp của làng; họ là thầy thuốc, là người kể chuyện, dạy thơ ca, nghệ thuật cho thanh niên. Họ cũng thường chăn vịt ra đồng. Họ giữ một vai trò quan trọng trong các buổi lễ tôn giáo. Có những người đàn ông và đàn bà
https://thuviensach.vn
rất cao tuổi nhảy múa rất đẹp. Họ lên đồng, phán sấm ngữ. Vai trò của họ, đàn ông cũng như đàn bà, rất quan trọng, vì sự phân biệt theo giới không còn với tuổi tác. Họ được hỏi ý kiến về tất cả mọi việc. Khi trở nên rất già và bất lực, họ được gọi là ông và bà. Không còn răng, họ được coi gần như trẻ em; người ta nghĩ là chẳng bao lâu, họ sẽ hóa kiếp dưới dạng trẻ sơ sinh. Lúc đó, họ mất ảnh hưởng, nhưng tiếp tục được nuôi dưỡng tốt và đối xử tử tế. Dù có hèn yếu và bất lực, một ông già cũng có thể là một tu sĩ ở chùa: tuy nhiên, người đó có một phụ tá trẻ hơn và chức năng của ông mang tính chất danh nghĩa.
Hình như người ta không sợ họ. Nhưng trong các vở kịch ma thuật, Ranga, mụ phù thủy ăn sống trẻ em, được giới thiệu dưới dạng một mụ già quái gở, cặp vú lòng thòng, tóc bạc rũ rượi chảy xuống tận chân. Vai diễn này do một diễn viên lớn tuổi thủ: nhờ tuổi già, ông thoát khỏi hồn của mụ phù thủy mà mình thủ vai, trả thù.
Những tư liệu tôi nắm được không cho phép tôi rút ra một yếu tố mà các nhà dân tộc học cực kỳ coi trọng và liên quan tới cuộc sống người già: tức là tổ chức xã hội. Một số cộng đồng là những bộ lạc du mục, những tập hợp cấu trúc không chặt chẽ. Nhưng khi các thị tộc hay bộ lạc định cư trên một lãnh thổ nhất định - chỉ ra rằng xã hội đã mang tính chất nông nghiệp - thì thường phải xác định chính xác các dòng dõi khác nhau để quy định quyền thừa kế, những sự trao đổi về hôn nhân và quan hệ giữa các cá nhân. Dòng dõi cho biết tổ tiên, được tổ tiên hợp thức hóa và là sự nối tiếp đối với tổ tiên. Tổ tiên không bị ném trả lại quá khứ; cộng đồng - gia đình, thị tộc, bộ tộc - có quyền sở hữu đất đai, bao gồm cả người sống lẫn người chết; cộng đồng xây dựng một cách thần bí quyền lợi của mình trên cơ sở quyền lợi của những người đã khuất mà nó tự coi mình là người thừa kế. Có khi người ta nghĩ là tổ tiên hóa kiếp qua một trẻ sơ sinh trong hậu duệ, tới mức những thế hệ mới làm sống lại các thế hệ cũ. Người ta không thực hiện việc thờ cúng tổ tiên trong tất cả các xã hội theo dòng họ: nhưng tình hình này thường rất hay xảy ra. Tổ tiên là một vong linh khoan dung sống dưới mái nhà con cháu hay ít nhất cũng phù hộ họ nếu được thờ cúng đúng thể thức. Người đàn ông cao tuổi phải điều khiển những buổi lễ và hiến tế dâng lên tổ tiên. Gần gũi tổ tiên hơn so với lớp trẻ, và đến lượt mình chẳng bao lâu sẽ trở thành tổ tiên, người già mang tính chất thiêng liêng. Dòng dõi hiện thân ở ông và nhờ ông, những mối quan hệ đúng đắn có thể được thiết lập với những dòng họ khác: ông là biểu tượng của trật tự và là người xây dựng nó. Bởi thế, trong những xã hội như vậy, có một hình ảnh được xác định rõ rệt về người già, và họ
https://thuviensach.vn
được chính thức thừa nhận một quy chế. Còn trong các bộ lạc du mục - cũng như trong các xã hội công nghiệp của chúng ta - quy chế của người già thì tùy tiện, khác nhau giữa nhóm này với nhóm khác và ngay cả trong lòng một nhóm.
***
Vì vậy, không nên đơn giản hóa khi bàn về đời sống của người già trong xã hội nguyên thủy. Không phải là đâu đâu họ cũng đều không có nơi nương tựa; nhưng xây dựng một hình ảnh lý tưởng về số phận của họ cũng không đúng. Nó được quy định bởi những yếu tố chúng tôi đã lướt qua, và giờ đây, chúng ta phải tìm ra vai trò và những mối quan hệ của chúng.
Rõ ràng là người già có cơ may sống sót trong những xã hội giàu có, hơn là trong những xã hội nghèo đói, ở những người định cư, hơn là ở những người du mục. Đối với người định cư, chỉ đặt ra vấn đề nuôi dưỡng; đối với người du cư, lại có thêm vấn đề vận chuyển, khó khăn hơn. Dù có ít nhiều thoải mái, thì cũng phải trả giá bằng những sự chuyển dịch liên tục: người già không thể đi theo và bị bỏ rơi. Xã hội nông nghiệp có thể đủ phong tục để nuôi họ. Nhưng hoàn cảnh kinh tế không mang tính chất quyết định tuyệt đối: nói chung, vấn đề là ở chỗ lựa chọn của xã hội, và sự lựa chọn này có thể chịu ảnh hưởng của nhiều hoàn cành. Sự thật là mặc dù đời sống khó khăn, người Chukchee ở nội địa vẫn thu xếp đưa người già đi theo khi di chuyển. Trái lại, có những xã hội nông nghiệp bỏ mặc người già chết đói, tuy không phải là những xã hội khốn cùng nhất.
Có thể giả định rằng trong những xã hội bất hạnh, ma thuật và tôn giáo can thiệp để ủng hộ người già. Nhưng không. Chính vì sống trong cảnh bức bách mà những xã hội ấy hầu như không theo một nền tôn giáo nào. Ở đấy, ma thuật không phải là một “sự hiểu biết sự vật”, mà là một tập hợp những công thức trong tay các pháp sư. Những pháp sư già cả được kính trọng, nhưng bản thân tuổi già không tạo nên quyền lực ma thuật. Cũng có khi tôn giáo tồn tại, nhưng nó xác nhận và thần thánh hóa tập tục do nhu cầu áp đặt; cùng một lúc, cộng đồng thiết lập những phong tục cần thiết cho sự sống còn của mình và xác nhận chúng về mặt ý thức hệ: chúng ta đã thấy một ví dụ ở người Nartơ; trong Narayama, O’Rin muốn tuân theo ý chí thần thánh.
Một sự bảo vệ hữu hiệu hơn, là sự bảo vệ mà tình yêu thương của con cái đảm bảo đối với bố mẹ già. Roheim nhấn mạnh sự tương ứng giữa hạnh phúc tuổi thơ và hạnh phúc tuổi già. Chúng ta biết cách thức một đứa trẻ được đối xử quan trọng như thế nào trong quá trình phát triển nhân cách của nó về sau. Thiếu thốn
https://thuviensach.vn
trong nuôi dưỡng, bảo vệ, yêu thương, nó lớn lên trong tủi hờn, sợ hãi và thậm chí hận thù; lớn lên, quan hệ của nó với người khác mang tính chất gây gổ: nó sẽ thờ ơ đối với bố mẹ già khi họ không thể tự túc. Trái lại, khi bố mẹ nuôi dưỡng tử tế và thương yêu con cái, thì biến chúng thành những cá nhân vui sướng, cởi mở, khoan dung, vị tha: đặc biệt, chúng sẽ gắn bó với ông bà, cha mẹ; thừa nhận và làm tốt các nghĩa vụ đối với họ. Trong tất cả các trường hợp tôi viện dẫn - chỉ có một trường hợp duy nhất những đứa trẻ sung sướng trở thành những người lớn độc ác đối với bố mẹ già: đó là trường hợp người Ojibwoa. Trong lúc người Yakoute, người Ainu, vốn đày đọa trẻ em, bỏ mặc người già một cách man rợ, thì người Aléoute, vốn sống trong những điều kiện gần tương tự và hết sức ưu ái trẻ thơ, một mực kính trọng bố mẹ già. Tuy nhiên, người già thông thường là nạn nhân của một cái vòng luẩn quẩn: vì thiếu thốn quá, người lớn phải nuôi dưỡng con cái sơ sài, không chăm sóc chúng. Chúng ta cũng cần chú ý là lòng hiếu thảo mang hình thái do tập tục và tôn giáo quy định. Người con trai tỏ lòng kính yêu cha mẹ trong lúc thực hiện hết sức nghiêm túc những nghi thức người ta tiến hành trong lễ tang.
Người già hy vọng sống lâu nếu giữ được sức lao động. Nhưng nếu ăn uống kém, không được chăm sóc, mòn mỏi đi trong công việc, thì sớm trở nên già lão: Ở đây, cũng hình thành một cái vòng luẩn quẩn, bất lợi cho họ.
Hiếm thấy trong các cộng đồng nghèo, người già có tài sản đủ để tự túc. Những người săn bắt hái lượm không có của cải riêng: thậm chí không dự trữ lương thực. Đối với người chăn nuôi và làm nông nghiệp, của cải thường mang tính chất tập thể: cá nhân chỉ hưởng thành quả lao động của mình hay của các bà vợ; nếu những người này chết trước, nếu họ không còn lao động được nữa, cũng như bản thân mình, thì cá nhân hoàn toàn trắng tay - cũng như khi tập tục cấm người đó làm một công việc dành cho giới nữ -. Đôi khi, người chủ gia đình làm chủ đàn gia súc và đất đai của mình; nhưng khi không còn sức lực nữa, thì bị
những người thừa kế tước đoạt và thậm chí bị chúng trừ khử để trở thành chủ nhân ông sớm hơn. Chúng tôi chỉ thấy có hai trường hợp người già vẫn tiếp tục làm chủ sở hữu: Ở người Choukchee trong nội địa, và một vài trường hợp rất hiếm hoi ở người Choukchee ven biển có buôn bán với người Da trắng.
Có thể kết luận rằng cách lựa chọn thông thường nhất của xã hội, dù là nông nghiệp hay du mục, không đủ nguồn lực, là hy sinh người già. Chúng ta không thể biết sự thật về cách chịu đựng số phận này của họ. Các nhà xã hội học và những người đưa tin thường thích cho rằng họ chết một cách
https://thuviensach.vn
vui vẻ: tôi đã nêu lên những bằng chứng về mặt văn học cho phép nghi ngờ điều đó.
Khi một xã hội được hưởng một phạm vi an toàn nhất định, chúng ta có thể giả định một cách tiên quyết rằng xã hội ấy nuôi dưỡng người già: người trưởng thành làm như vậy chính vì tương lai của bản thân mình. Sự liên kết các hoàn cảnh thay vì việc tạo nên một cái vòng luẩn quẩn chỉ có lợi: trẻ em được đối xử tử tế và sẽ đối xử tử tế đối với bố mẹ; một chế độ ăn uống và vệ sinh thích hợp sẽ bảo vệ cá nhân chống tình trạng sớm lão suy. Văn hóa phát triển và nhờ đó, người già có thể có ảnh hưởng lớn. Lúc đó, ma quái là một hệ thống tư tưởng dịch lại gần một ngành khoa học.
Người nguyên thủy thừa nhận một “thiên hướng ma thuật” ở những cá nhân có một nét riêng biệt nào làm nổi bật: những người tàn tật, những kẻ phạm tội, v.v... Tuổi già cũng là một loại riêng biệt. Nhưng chủ yếu qua ký ức, người già tỏ ra là cần thiết trong lĩnh vực này; sự kiện được soi sáng khá rõ qua giai thoại văn thoại tôi đã nêu ở phần trên: nếu không có truyền thống thì tập thể không thể hoạt động. Những hoạt động này đòi hỏi chẳng những kỹ thuật mà người lớn có thể tái sáng tạo: chúng phải tuân thủ những quy định về nghi thức không nằm trong sự vật hiện tại mà do quá khứ áp đặt và chỉ có người già biết được. Với những thân cây, bao giờ người ta cũng có thể xây dựng: nhưng nếu không sắp đặt chúng theo một cách nào đó, do thực tiễn chỉ ra, thì người ta sẽ làm nổ ra những tai họa. Không thể bắn những mũi tên có hiệu quả nếu không biết những lời phù chú dẫn chúng tới đích. Chính người già nắm bí quyết ấy và chỉ thổ lộ ra một cách thận trọng; chúng ta đã thấy người già trong bộ lạc Lele chú ý ra sao để người ta cần tới họ: chỉ mãi về sau, họ mới truyền thụ tri thức của mình.
Vừa cần thiết, những người già lại vừa nguy hiểm vì có thể sử dụng tri thức của mình có lợi cho mình. Tính hai mặt của họ còn một nguyên nhân khác: vì gần gũi cõi chết, họ cũng gần gũi thế giới siêu nhiên. Về điểm này, tư tưởng người nguyên thủy không dứt khoát. Trừ cái chết của trẻ em rất nhỏ tuổi, họ không bao giờ cho cái chết là tự nhiên. Thậm chí, khi đã rất già, cái chết cũng do bùa ngải gây nên[40]. Nhưng họ hoàn toàn biết rằng chẳng bao lâu nữa người già sẽ chết, nên có người gọi họ là một “người hầu như đã chết”. Họ đã thoát khỏi cuộc sống con người: họ là một con ma “lơ lửng” (en sursis) và được “miễn dịch (immunise) chống lại ma quái. Mối quan hệ với người tiền nhân quá cố được quan niệm theo tính hai chiều: trong nhiều xã hội, đó là vị tổ tiên muốn có hạnh phúc cho hậu duệ. Trong mọi xã hội, đó là con ma, và với tư cách ấy, bị người ta
https://thuviensach.vn
khiếp hãi. Hầu như ở khắp nơi, ma chịu trách nhiệm về những điều không tốt xảy ra đối với cá nhân và thị tộc. Sự tồn tại của chúng không vững chắc: sau một thời gian tương đối dài, chúng tan biến, không để lại gì hết. Nhưng chừng nào chúng còn tồn tại, thì phải tìm cách giải hòa với chúng bằng nghi lễ, hiến tế, hoặc chí ít cũng bảo vệ mình chống lại chúng. Trong mọi trường hợp chúng ra chiều đe dọa - chuyển từ nhóm này qua nhóm khác, từ lớp tuổi này sang lớp tuổi khác, vi phạm nghi thức - chỉ có người già là có thể khử trừ tai họa. Người già đã từ thế giới phàm tục chuyển sang thế giới linh thiêng: và điều đó có nghĩa là bản thân họ có những quyền lực giống như quyền lực của con ma mà chẳng bao lâu nữa họ sẽ là con ma ấy.
Chính vì vậy, lòng tôn kính người già, đồng thời cũng gây nên sự sợ hãi. Trong những xã hội mà ma thuật gần gũi phép phù thủy hơn là gần gũi khoa học, và người ta rất sợ ma, thì khiếp hãi chiếm ưu thế. Nó cho phép người cao tuổi chiếm những vị trí cao và thậm chí ngược đãi lớp trẻ. Tuy nhiên, thái độ không giống nhau đối với “người có mái tóc hoa râm” và đối với người rất già. Sống lâu đôi khi được người ta ca ngợi. Nó chứng tỏ người đó đã biết sống đúng mực và vì vậy là một tấm gương. Phải có một bản chất ma thuật đặc biệt mới có thể chống chọi với mọi thử thách tự nhiên và siêu nhiên. Nhưng khi đến tuổi già lão, nhiều người nghĩ rằng bản chất ấy suy yếu đi cùng với những năng lực khác, và lòng sợ hãi không còn bảo vệ cá nhân nữa. Trái lại, có người khác cho rằng năng lực ma thuật chỉ tăng thêm theo tuổi tác. Cả ở đây nữa, cả hai thái độ ấy đều có thể xảy ra. Sự khiếp hãi mà người già gây nên lúc sinh thời và cả với tư cách bóng ma sau này đi nữa, khiến họ được đối xử tử tế, dù trong cảnh cực kỳ già yếu. Hoặc nữa, người ta vội vàng ngăn cản bước chuyển biến khiến người già mỗi ngày thêm một nguy hiểm, trong hiện tại cũng như trong tương lai: họ bị giết, bị đốt xác. Trên quần đảo Trobriand - ở Polynesia - và một vài nơi hẻo lánh ở Nhật Bản, người lớn ăn thịt người già đến một độ tuổi nào đó; bằng cách ấy, người ta nghĩ là đồng hóa được trí khôn của họ, đồng thời ngăn cản không cho họ trở thành thầy phù thủy và về sau, những người thầy bói có quá nhiều quyền lực.
Với tư cách giáo sĩ hay người hành lễ, người già không mang tính hai chiều. Vai trò của họ cực kỳ quan trọng một cách tích cực. Cả ở đây nữa, họ tự xác định tính cách của mình bằng ký ức. Họ truyền lại chính bản thân mình qua lễ tiết, nghi thức, nhảy múa, ca khúc cần thiết cho việc thờ phụng. Họ giảng dạy những thứ đó cho người khác, nhưng do hiểu biết nên đặc biệt có trách nhiệm tự
https://thuviensach.vn
mình thực hiện lấy. Họ cũng có trách nhiệm ấy vì lý do chúng ta nêu trên: họ là người trung gian giữa thế giới siêu nhiên và cõi trần thế này.
Với tư cách người nắm giữ truyền thống, người trung gian, người bảo vệ chống lại các lực lượng siêu nhiên, người cao tuổi bảo đảm qua thời gian và trong hiện tại sự cố kết của cộng đồng. Chính họ thường có trách nhiệm hội nhập trẻ sơ sinh vào cộng đồng bằng cách chọn cho chúng một cái tên. Nếu cộng đồng có một tổ chức chính trị phức tạp, thì cũng có thể chính họ đảm bảo cho hoạt động của cộng đồng: chỉ có người già có ký ức về các phả hệ là cho phép quy định cho mỗi cá nhân hay mỗi gia đình đúng vị trí của mình.
Những công việc mà người già giúp ích cộng đồng nhờ hiểu biết truyền thống, thường mang lại cho họ sự thịnh vượng về vật chất, chưa kể lòng tôn kính người ta mang tặng quà cho họ. Đặc biệt quan trọng là những món quà của các tín đồ mới (néophyte) được họ truyền cho bí quyết. Đó là cội nguồn vững chắc nhất của sự giàu có riêng. Nó chỉ xuất hiện ở những xã hội tương đối phồn vinh nên có một nền văn hóa phát triển và với những người có uy tín lớn.
Nhưng ở những xã hội còn tiên tiến hơn nữa, ảnh hưởng của người cao tuổi giảm sút. Những xã hội này ít tin hơn chuyện ma quái và thậm chí cả chuyện ma thuật; và cũng không còn sợ những người “hầu như chết rồi” nữa. Uy tín của người già dựa trên phần đóng góp của họ về văn hóa; và mất đi nhiều giá trị của mình trong những cộng đồng mà kỹ thuật tách khỏi ma thuật, và càng nhiều hơn trong những xã hội có chữ viết.
Khi có thế cân bằng hài hòa thì xã hội bảo đảm cho người già một chỗ đứng tử tế trong lúc trao cho họ những công việc thích hợp với sức lực của họ, nhưng không dành đặc quyền cho họ nữa.
Tuổi già không có cùng một ý nghĩa cũng như những hệ quả giống nhau đối với đàn ông và đàn bà. Tuổi già có một lợi thế đối với nữ giới: sau khi tắt kinh, phụ nữ không còn hữu tính (sexuée) nữa; họ chẳng khác nào cô gái chưa đến tuổi dậy thì, và, cũng như cô bé, thoát khỏi một số kiêng kỵ trong ăn uống. Họ được giải thoát khỏi những sự kiêng khem do kinh nguyệt; có thể tham gia khiêu vũ, uống rượu, hút thuốc, ngồi cạnh đàn ông. Những yếu tố có lợi cho đàn bà già cũng bảo đảm cho họ một vài điều lợi. Đặc biệt là trong xã hội mẫu hệ, vai trò văn hóa, tôn giáo, xã hội, chính trị của họ rất quan trọng. Trong những xã hội khác, kinh nghiệm của họ có một giá trị nhất định. Người ta gắn cho họ những quyền lực siêu nhiên tạo uy tín cho họ, nhưng cũng có thể quay lại chống họ.
https://thuviensach.vn
Nói chung, quy chế của họ thấp hơn quy chế nam giới. Người ta coi thường họ hơn, bỏ rơi họ dễ dàng hơn.
Trong nhiều xã hội, đàn ông và đàn bà cao tuổi có quan hệ chặt chẽ với trẻ em. Có một sự tương đồng giữa cảnh bất lực của trẻ còn bú và cảnh ấy của người già lão: nó được soi sáng trong bản anh hùng ca về người Narte kể chuyện họ trói những người già lại trong những chiếc nôi. Trẻ thơ hầu như vừa thoát khỏi cảnh mơ hồ; còn người già thì sắp đắm mình vào trong đó: người Navajo cho rằng đứa trẻ vừa mới sống chút đỉnh và người rất già hầu như không còn sống nữa, đều chết không oán hờn và không trở thành ma. Trên thực tiễn, đó là những cái miệng ăn vô tích sự và những hành trang cồng kềnh: những bộ lạc rất nghèo, những người du mục giết cả trẻ thơ lẫn người già. Có thể tục giết người già không bắt gặp tệ giết trẻ em. Nhưng ngược lại thì không: đại diện cho tương lai, trẻ em được coi trọng hơn người già giờ đây chỉ còn là một thứ phế phẩm đơn thuần. Cả hai đều là những ký sinh trùng, nên có khi xảy ra những sự đối kháng, trong trường hợp thiếu thốn: trẻ em “đánh cắp” phần của người già. Nhưng nếu có uy tín, nhờ những sự kiêng khem nghiêm ngặt trong ăn uống, thì người già chiếm đoạt một phần lớn cái ăn. Thông thường, cháu và ông bà liên kết chặt chẽ với nhau: cả hai đều thuộc một cách tượng trưng lớp tuổi giống nhau; công việc giáo dục các cháu được giao phó cho ông bà, và các cháu giúp đỡ ông bà. Những niềm hy vọng tương lai được đặt vào trẻ thơ; còn người già, cắm chặt vào quá khứ, là người nắm giữ tri thức; họ phải đào tạo những người thừa kế bảo đảm sự trường tồn cho họ bằng ký ức của những người đó, bằng việc thờ phụng tổ tiên. Chính mối quan hệ này xây đắp qua thời gian sự thống nhất của tập thể. Trên thực tiễn, người già, thoát khỏi nhiệm vụ của người trưởng thành, có thì giờ chăm sóc lớp trẻ, và về phía mình, lớp trẻ có điều kiện giúp đỡ ông bà những công việc họ đòi hỏi. Kèm theo những sự giúp đỡ nhau bổ ích ấy là những mối quan hệ vui đùa: do tình trạng bất lực của mình trong thực tiễn và cũng vì họ là những người ở ngoài lề, và với tư cách ấy, được giải thoát khỏi nhiều sự ràng buộc xã hội, trẻ con và người già không có cái nghiêm túc của người lớn: họ vui đùa với nhau, tham gia các trò chơi, thách thức nhau.
Trong xã hội nguyên thủy, người già, thực sự là Người Kia, với tính hai mặt của từ này. Là Người Kia, phụ nữ trong các huyền thoại của nam giới được coi vừa như là thần tượng vừa như một kẻ quỵ lụy. Vì vậy - vì những lý do khác và theo một cách khác người già trong những xã hội này vừa là một kẻ bần tiện vừa là một thánh nhân. Là người bất lực, vô bổ, người già cũng đồng thời là người
https://thuviensach.vn
trung gian, nhà ảo thuật, vị linh mục: bất cập vượt quá số phận con người và thông thường, cả hai cùng một lúc.
Cũng như trong mọi xã hội, người ta trải qua những thái độ ấy một cách khác thường và ngẫu nhiên. Số phận người cao tuổi có phần phụ thuộc vào năng lực của họ, vào uy tín và của cải do năng lực ấy mang lại cho họ; số phận của người tầm thường khác số phận của những người được ưu đãi. Cách đối xử cũng khác nhau tùy theo nhóm và gia đình. Lý thuyết và thực tiễn không phải bao giờ cũng thống nhất với nhau: có khi người ta chế giễu tuổi già sau lưng họ, trong lúc vẫn làm tròn nghĩa vụ với họ. Tình hình ngược lại thường hay xảy ra: miệng người ta nói tôn kính tuổi già, nhưng trên thực tiễn, người ta để người già chết dần chết mòn.
Điều quan trọng nhất cần nhấn mạnh, là quy chế của người già không bao giờ họ giành giật lấy mà do người ta ban phát cho họ. Trong cuốn Giới nữ (Le Deuxième sexe), tôi từng chứng minh rằng khi phụ nữ có một ảnh hưởng lớn từ quyền lực ma thuật của họ, thì thực ra nhờ đàn ông mà họ có được ảnh hưởng ấy. Nhận xét này cũng có giá trị đối với người già so với người lớn. Quyền uy của họ dựa trên sự sợ hãi hay lòng tôn kính do họ tạo nên: khi người lớn thoát khỏi quyền uy ấy, thì người già không còn một bùa phép nào khác. Tình hình này thường xảy ra trong sự tiếp xúc với nền văn minh người Da trắng. Người Zande, người Aranda không còn chiếm đoạt phụ nữ nữa. Lớp trẻ - như người Lao ở châu Phi chẳng hạn - rời bỏ làng mạc, nơi từng nuôi dưỡng bố mẹ già để đi tìm việc làm ở thành phố. Thanh niên Lele rũ bỏ quyền uy của người già bằng cách cải theo đạo Cơ đốc hay làm việc với người Âu.
Quyền uy của người già tiếp tục được khẳng định khi toàn thể cộng đồng muốn gìn giữ truyền thống của mình qua lớp người già ấy. Tùy theo khả năng và quyền lợi của mình, tập thể quyết định số phận người già: họ phải cam chịu số phận ấy ngay cả khi đinh ninh mình là những người mạnh nhất[41].
Dù còn sơ lược, công trình nghiên cứu này cũng đủ chứng minh rằng số phận người già phụ thuộc vào bối cảnh xã hội. Họ phải chịu một số phận sinh học kéo theo tất yếu một hệ quả kinh tế: họ không còn sản xuất được nữa. Nhưng sự già lão của họ xảy ra nhanh hay chậm tùy theo nguồn lực của cộng đồng: ở cộng đồng này, cảnh lão suy bắt đầu vào tuổi 40, nhưng lại ở tuổi 80 ở cộng đồng khác. Mặt khác, khi một xã hội tương đối phồn vinh, thì có thể có một số chọn lựa: người cao tuổi có thể bị coi như một gánh nặng, hay được hội nhập vào một cộng đồng mà các thành viên quyết định hy sinh của cải đến một mức nào đó để
https://thuviensach.vn
đảm bảo tuổi già cho họ. Vấn đề được xem xét không phải chỉ là hoàn cảnh vật chất của họ mà còn là giá trị được thừa nhận đối với họ: họ có thể được đối xử tốt nhưng bị khinh miệt, hay được đối xử tốt và tôn kính hay khiếp hãi. Quy chế này phụ thuộc vào mục đích của tập thể. Tôi đã nói là từ suy tàn chỉ có ý nghĩa trong sự so sánh với một mục đích nhất định mà người ta dịch lại gần hay lánh xa ra. Nếu một nhóm chỉ tìm cách sống sót từng ngày một và trở nên một miệng ăn vô ích, thì tức là suy tàn. Nhưng nếu gắn bó một cách huyền bí với tổ tiên, nhóm mong ước một sự trường tồn về tinh thần, thì nhóm đó hiện thân trong người già, vừa thuộc vào quá khứ vừa thuộc vào thế giới bên kia; lúc ấy, thậm chí sự suy sụp lớn nhất về thể chất cũng có thể coi là tuyệt đỉnh của cuộc đời. Thông thường nhất, cực điểm ấy nằm ở lớp tuổi “mái tóc hoa râm” và sự già lão được coi là một cảnh suy tàn; nhưng không phải bao giờ cũng vậy.
Chính ý nghĩa con người dành cho cuộc sống, chính hệ thống tổng hợp giá trị của họ xác định ý nghĩa và giá trị của tuổi già. Và ngược lại: qua cách ứng xử với người già, một xã hội bộc lộ ra rõ rệt sự thật - thường được ngụy trang kỹ lưỡng - về các nguyên tắc và mục đích của mình.
Những giải pháp thực tiễn của người nguyên thủy trong những vấn đề do người già đặt ra cho họ rất khác nhau: người già bị giết, bị để chết, hay được dành một mức sống tối thiểu, được bảo đảm một cuộc sống cuối đời đầy đủ, hoặc thậm chí được kính trọng, tôn vinh. Chúng ta sẽ thấy là các dân tộc được gọi là văn minh cũng ứng xử như vậy đối với người già; duy chỉ có việc sát hại là bị cấm, nếu không phải là ngụy trang.
https://thuviensach.vn
CHƯƠNG BA
TUỔI GIÀ TRONG CÁC XÃ HỘI NGÀY XƯA
Nghiên cứu cuộc sống người già qua các thời kỳ không phải là một công việc dễ dàng. Những tư liệu chúng tôi có trong tay ít khi đề cập tới: người ta ghép họ vào người lớn nói chung. Từ huyền thoại, văn học, tranh ảnh, toát lên một hình ảnh nhất định về tuổi già, khác nhau theo thời gian và không gian. Nhưng hình ảnh ấy có quan hệ gì với hiện thực? Khó có thể xác định được. Đó là một hình ảnh bấp bênh, rối rắm, mâu thuẫn nhau, từ tuổi già có hai nghĩa rất khác nhau. Đó là một phạm trù xã hội nhất định, được đánh giá ít nhiều khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Và đối với mỗi cá nhân, đó là một số phận riêng biệt, số phận của cá nhân ấy. Quan điểm thứ nhất của các nhà làm luật, các nhà đạo đức học; quan điểm thứ hai là của các nhà thơ; thông thường, họ đối lập nhau một cách triệt để. Nhà đạo đức học và nhà thơ bao giờ cũng thuộc những giai tầng được ưu đãi và đó là một trong những lý do làm tiếng nói của họ mất một phần lớn giá trị: bao giờ họ cũng chỉ nói một sự thật không đầy đủ, và thông thường họ nói dối. Tuy nhiên, nhà thơ vì bộc trực hơn nên thành thực hơn. Các nhà tư tưởng thì cố tạo cho mình những quan niệm về tuổi già phù hợp với quyền lợi của giai cấp mình.
Một nhận xét thứ hai được đặt ra ngay lập tức: ấy là không thể viết một cuốn lịch sử về tuổi già. LỊCH SỬ bao hàm một tính nhân quả nhất định. Nguyên nhân gây nên một hệ quả nào đấy, ngược lại, được hệ quả làm biến đổi. Sự thống nhất lịch đại (unité diachronique) phát triển qua mối liên kết này có một ý nghĩa nhất định. Cùng lắm chỉ có thể nói về lịch sử giới nữ vì phụ nữ đã từng là biểu tượng và là điểm xuất phát của những cuộc xung đột của nam giới: chẳng hạn, giữa gia đình nhà vợ và gia đình nhà chồng. Trong cuộc sống loài người, phụ nữ chưa bao giờ là chủ thể, nhưng chí ít cũng là nguyên cớ và động lực; cuộc sống của họ chuyển biến theo một đường biểu diễn thất thường nhưng có ý nghĩa. Người già, với tư cách phạm trù xã hội, chưa bao giờ can thiệp vào dòng chảy của cuộc đời[42]. Chừng nào còn có hiệu lực, người già vẫn hội nhập với tập thể và không phân biệt với tập thể: đó là một người đàn ông cao tuổi. Khi không còn năng lực nữa, người già xuất hiện như một người khác; lúc đó, triệt để hơn phụ nữ, họ trở thành một khách thể đơn thuần; phụ nữ thì cần thiết cho xã hội; còn
https://thuviensach.vn
người già thì chẳng để làm gì hết: không phải là tiền tệ đổi chác, cũng chẳng phải là người sinh sản, người sản xuất, họ chỉ còn là một gánh nặng. Chúng ta vừa nói là quy chế của họ do ban phát mà có: nó không bao giờ kéo theo một sự chuyển biến. Người ta thường nói: vấn đề người Da đen là một vấn đề của người Da trắng; vấn đề phụ nữ là một vấn đề của đàn ông: nhưng phụ nữ đấu tranh để giành quyền bình đẳng, người Da đen đấu tranh chống áp bức; còn người già thì không có vũ khí nào hết, và vấn đề của họ, tuyệt nhiên là một vấn đề của những người đàn ông trưởng thành đang lao động sản xuất. Những người này quyết định vai trò cần trao cho người già, theo quyền lợi riêng của chính mình, về thực tiễn cũng như về tư tưởng.
Ngay trong những xã hội phức tạp hơn những xã hội chúng ta vừa xem xét, vai trò ấy có thể quan trọng, vì những người trưởng thành dựa vào thế hệ già trong khi chống lại tính hiếu động của lớp trẻ. Thế hệ này không chịu để bị tước đoạt quyền lực mình đã giành được; nếu người ta muốn tước đoạt của họ, họ sẽ sử dụng nó để tìm cách bảo vệ. Qua huyền thoại, sử biên niên, văn học, chúng ta tìm thấy tiếng vang của những sự đụng độ ấy. Tất yếu, cuối cùng người già bị thất bại vì chỉ là một thiểu số bất lực và chỉ khai thác được sức mạnh từ số đông sử dụng mình.
Nếu vấn đề tuổi già là một vấn đề quyền lực, thì nó chỉ được đặt ra trong nội bộ các tầng lớp thống trị. Cho tới thế kỷ XIX, người ta chưa bao giờ nói tới những “người già nghèo đói”; họ không đông, tuổi thọ chỉ có thể có trong các tầng lớp được ưu đãi; tuyệt đối, họ chẳng đại diện cho gì hết. Lịch sử cũng như văn học tuyệt đối im lặng về họ. Tuổi già chỉ được nhắc tới trong một chừng mực nhất định đối với các giai tầng có đặc quyền.
Một sự kiện khác nổi lên rất rõ rệt: đấy là một vấn đề con người. Với tư cách kinh nghiệm cá nhân, tuổi già cũng liên quan tới, và thậm chí liên quan nhiều hơn tới phụ nữ, vì họ sống lâu hơn. Nhưng khi coi tuổi già là một đối tượng tư biện, người ta chủ yếu xem xét cuộc sống của nam giới. Như vậy, trước hết, vì đàn ông có tiếng nói trong luật pháp, giai thoại và sách vở; nhưng chủ yếu vì việc tranh giành quyền lực chỉ liên quan tới nam giới. Những con khỉ đực trẻ tước đoạt quyền lực của con khỉ đực già; chỉ một mình con này bị giết chết, chứ không phải những con khỉ cái già.
Những xã hội từng có lịch sử đều do đàn ông thống trị; phụ nữ trẻ và già rất có thể tranh giành nhau quyền lực trong đời sống riêng; còn trong đời sống công cộng, quy chế của họ giống nhau: họ vĩnh viễn là những “người vị thành niên”.
https://thuviensach.vn
Trái lại, vị trí của nam giới thay đổi theo thời gian; chàng trai trở thành một người trưởng thành, một công dân, và người trưởng thành trở thành một ông già. Đàn ông tạo thành một lớp tuổi mà ranh giới tự nhiên không rõ ràng, nhưng xã hội vẫn có thể quy định những giới hạn cụ thể, như định tuổi nghỉ hưu ngày nay. Chuyển từ lớp tuổi này qua lớp tuổi khác có thể tạo nên một sự tăng tiến hay một sự suy sụt.
Dân tộc học cũng như sinh học chỉ ra rằng phần đóng góp tích cực của người cao tuổi cho tập thể, chính là ký ức và kinh nghiệm của họ. Cái họ thiếu là sức lực và sức khỏe, và khả năng thích ứng với cái mới, và do vậy, tất yếu là khả năng sáng tạo. Có thể giả định một cách tiên nghiệm rằng trong các xã hội có tổ chức vững mạnh, lớp người trưởng thành dựa vào họ. Còn trong những xã hội bị phân chia, trong những thời kỳ nhiễu nhương hay cách mạng, lớp trẻ chiếm ưu thế. Vai trò người cao tuổi trong đời sống riêng trong gia đình phản ánh vai trò Nhà nước gửi gắm ở họ. Nghiên cứu cuộc sống người già qua thời gian, chúng ta thấy sơ đồ ấy được khẳng định.
Trong những trang sách dưới đây, tôi tập trung nghiên cứu xã hội phương Tây. Nhưng có một ngoại lệ được đặt ra là: Trung Quốc, vì điều kiện đặc biệt ưu đãi dành cho người già.
Không ở một nước nào, nền văn minh trải qua các thế kỷ mang tính chất tĩnh tại và cũng có tôn ti trật tự mạnh mẽ như ở Trung Quốc. Đấy là một nền văn minh lấy trị thủy làm gốc, đòi hỏi một chế độ tập quyền và chuyên chế; do những điều kiện kinh tế và địa lý, vấn đề đối với nhân dân, không phải là tiến triển, mà là sống sót; chính quyền lo duy trì những gì đã có từ trước. Bộ máy Nhà nước bao gồm những nhà nho mà trình độ và trách nhiệm tăng theo năm tháng: trên thượng đỉnh, mặc nhiên là những người lâu năm nhất. Quan điểm tối thượng này được phản ánh trong lòng gia đình. Sau khi giải quyết nghiêm ngặt quan hệ người dưới đối với người trên, Khổng Tử xây dựng theo hình ảnh tập thể thế giới vi mô mà ông lấy làm nền tảng cho tập thể tức là: gia đình. Cả nhà phải vâng lời người đàn ông cao tuổi nhất. Không có chuyện tranh cãi thực tế về đặc quyền tinh thần của người đó, vì nền nông nghiệp thâm canh ở Trung Quốc đòi hỏi kinh nghiệm nhiều hơn sức lực. Tập tục không đưa vào gia đình một nguyên tắc đối kháng nào vì vợ phải nghe lời chồng và không có phương sách nào chống lại. Cha có quyền sống, chết đối với con cái và thường giết chết con gái lúc sơ sinh; hoặc về sau, bán con gái làm nô lệ. Con trai phải vâng lời bố; em phải vâng lời anh. Hôn nhân bị áp đặt cho thanh niên; họ thành vợ thành chồng
https://thuviensach.vn
mà trước đó chưa hề gặp mặt nhau bao giờ. Quyền uy của người gia trưởng không giảm sút theo tuổi tác. Tuy bị áp chế thô bạo, phụ nữ cũng lợi dụng ảnh hưởng của tuổi tác: quy chế của bà già cao hơn nhiều quy chế của lớp trẻ thuộc cả hai giới nam, nữ; họ phụ trách việc giáo dục các cháu và thường ứng xử rất nghiêm khắc đối với chúng. Và họ đổ lên đầu con dâu sự áp bức mình từng phải chịu đối với mẹ chồng trước kia. Lòng tôn kính vượt ra ngoài giới hạn của gia đình, đến với một người cao tuổi: người ta thường nói mình nhiều tuổi hơn so với sự thật để được kính trọng. Kỷ niệm tuổi ngũ tuần là một cái mốc trong cuộc đời một con người. Nhưng sau tuổi 70, đàn ông từ bỏ hết mọi chức vụ để chuẩn bị cho cái chết. Tuy vẫn giữ nguyên quyền lực, họ để cho con trai cả quyền quản lý gia đình. Người ta tôn kính ở họ vị tổ tiên mà chẳng bao lâu nữa người ta sẽ thờ phụng. Uy quyền này của người già được lớp trẻ chấp nhận một cách nhẫn nhục hay tuyệt vọng - như văn học, đặc biệt là những vở ca kịch ngày trước nêu rõ - vì không có cách nào thoát khỏi nó, trừ phi hành động tự sát, thường xảy ra đối với các thiếu phụ. Khổng Tử xác nhận quyền uy ấy về mặt tinh thần bằng cách đồng hóa tuổi già với việc hiểu biết đạo lý: “15 tuổi, tôi chăm lo học tập đạo lý; 30 tuổi, tôi vững tâm trong rèn luyện; 40 tuổi, tôi không còn gì để hoài nghi nữa; đến tuổi 60, không có gì trong thiên hạ có thể làm tôi khó chịu; tuổi 70, tôi có thể nghe theo dục vọng của lòng mình mà không vi phạm đạo lý”.
Sự thực, những người rất già không nhiều, vì hoàn cảnh không thuận lợi cho sự trường thọ. Theo đạo Lão, trường thọ xuất hiện tự thân như một đức độ. Theo giáo huấn của Lão Tử, tuổi 60 là tuổi con người có thể thoát khỏi cơ thể mình bằng xuất thần nhập định (extase) và trở thành một vị thánh. Theo đạo Lão mới của Trung Quốc, mục đích tối cao của con người là tìm kiếm “tuổi thọ”. Tất cả các ông tổ của Lão giáo đều nói tới nó. Đây là một quy tắc hầu như mang tính dân tộc. Bằng tu luyện khổ hạnh và xuất thần nhập định, có thể đạt tới một tinh thần thánh thiện bảo vệ người ta chống lại cả cái chết. Tinh thần thánh thiện, chính là nghệ thuật không chết, là sự sở hữu tuyệt đối cuộc sống. Vì vậy, tuổi già là cuộc sống dưới hình thái cao nhất của nó. Người ta hình dung nếu tồn tại tương đối lâu dài, tuổi già sẽ kết thúc bằng hiện tượng phong thần (apothéose). Trang Tử gợi lại những tín ngưỡng ngày trước, khi kể lại rằng “mệt mỏi về trần thế sau một nghìn năm của cuộc sống, những con người cao siêu nâng mình lên hàng những bậc thần”.
Trong văn học Trung Quốc, có thể lớp trẻ phàn nàn về ách áp bức mà họ là nạn nhân. Nhưng không bao giờ tuổi già bị tố cáo như một tai họa. Trái lại, ở
https://thuviensach.vn
phương Tây, văn bản đầu tiên về tuổi già biến lớp tuổi này thành một bức tranh ảm đạm; người ta bắt gặp văn bản ấy ở Ai Cập; Ptah-hotep, nhà triết học và nhà thơ, viết nó vào năm 2500 trước Công nguyên:
“Những ngày cuối đời người già vất vả biết chừng nào! Họ yếu đi từng ngày; mắt kém, tai điếc; sức lực suy sụt; trái tim không còn biết nghỉ ngơi; miệng lặng im, không còn nói năng gì nữa. Năng lực trí tuệ giảm sút và người già hôm nay không thể nhớ hôm qua có cái gì. Xương cốt đau nhức. Những công việc trước kia người ta hoàn thành một cách vui vẻ thì nay chỉ có thể làm một cách khó nhọc và ý thức về thị hiếu không còn nữa. Tuổi già là tai họa tồi tệ nhất có thể giáng xuống một con người. Mũi thì tịt cứng và người ta không còn ngửi được gì nữa hết”.
Bản liệt kê đáng buồn này về khuyết tật của tuổi già, chúng ta sẽ bắt gặp nó từ lứa tuổi này đến lứa tuổi khác, và cần nhấn mạnh tính thường trực của chủ đề này. Tuy ý nghĩa và giá trị dành cho tuổi già thay đổi tùy theo xã hội, nhưng không phải vì vậy mà nó không phải là một sự kiện xuyên suốt lịch sử, gây nên một số phản ứng giống nhau. Về mặt cơ thể, rõ ràng nó là một hiện tượng suy tàn, và với tư cách ấy, phần lớn người ta sợ nó. Người Ai Cập đã từng nuôi hy vọng chiến thắng nó. Trên một trang sách giấy cói, có viết: “Mở đầu sách là cách biến đổi một ông già thành thanh niên”. Sách khuyên ăn những tuyến tươi của những con vật non. Giấc mơ hồi xuân ấy, chúng ta cũng sẽ bắt gặp cho đến tận ngày nay.
Dân tộc Do Thái nổi tiếng về tinh thần tôn trọng tuổi già. Phần nào là huyền thoại, phần nào là hiện thực trong những câu chuyện được sưu tập trong Kinh thánh từ thế kỷ IX? Khó có thể xác định được. Những chuyện ấy bắt nguồn cả từ những truyền thuyết khẩu ngữ ngày xưa lẫn tình hình hiện tại. Vào thời kỳ ấy, người Do Thái sống ở Palestine; những người du canh đã trở thành nông dân; nền văn minh bộ lạc, gia tộc, gia trưởng ngày trước đã biến đổi. Đã có các tầng lớp xã hội: những người giàu có cũng đồng thời là quan tòa, những người nắm quyền hành chính, những thương nhân, cho vay nợ lãi. Các tác giả thánh kinh luyến tiếc quá khứ và tìm thấy trong đó những giá trị họ mong muốn được người đương thời thừa nhận. Tuy người ta tìm thấy ở họ tiếng vang của một mối liên hệ dòng dõi mẫu hệ rất lâu đời, nhưng họ vẫn miêu tả một xã hội phụ quyền trong đó những vị tổ tiên vĩ đại mà họ cho là có tuổi tác một cách phi thường, là những người được thiên sủng và là người phát ngôn của Thượng đế. Họ cho tuổi thọ là phần thưởng tối cao về đức độ. “Nếu ngươi tuân theo những lời ta dạy -
https://thuviensach.vn
lời thượng đế phán trong Kinh thánh - thì ngày tháng của ngươi và ngày tháng của con cái ngươi trên xứ sở mà Thượng đế đã hứa ban cho tổ tiên ngươi, sẽ dồi dào như những tháng ngày của bầu trời trên mặt đất”. Kinh Cựu ước cũng nói: “Lòng sợ hãi Thượng đế làm tăng thêm ngày tháng, nhưng những năm tháng của kẻ độc ác sẽ bị rút ngắn”. Và nữa: “Mái tóc bạc trắng là một vòng hoa vinh quang: người ta tìm thấy nó trên con đường Công lý”. Được Thượng đế ban phúc, tuổi già buộc người ta vâng lời và kính trọng. Quyển III Kinh Cựu ước khuyên nhủ: “Hãy đứng dậy trước mái tóc bạc và tôn vinh bản thân người già”. Thượng đế đòi hỏi con cái phải tôn kính cha mẹ. Nếu một người con trai không vâng lời cha, và mọi cố gắng làm cho hắn phải nhượng bộ đều vô ích, thì - theo lời quyển cuối Kinh Cựu ước - người cha sẽ dẫn hắn tới những người già trong thành phố. “Và mọi người sẽ ném đá vào hắn cho đến chết”. Chúng ta muốn biết quả thật có những sự trừng phạt như vậy không. Có điều chắc chắn là khi có những điều quy định ấy, thì ắt hẳn trẻ em không được ngoan ngoãn như ở Trung Quốc: xã hội ở đấy nghiêm ngặt hơn và để nhiều chỗ hơn cho chủ nghĩa cá nhân. Người già giữ trong đó một vai trò chính trị. Theo quyển IV Kinh Cựu ước, thì Yahweh bảo Moise: “Hãy tập hợp bảy mươi ông già Ixraen lại. Họ sẽ cùng nhà ngươi gánh cái gánh nặng của dân tộc này và nhà ngươi sẽ không còn phải là người duy nhất gánh nó”. Chúng ta không rõ quả có một lời khuyên như thế hay không. Kinh thánh cũng kể lại rằng Roboam bị trừng phạt vì đã không nghe lời người già khuyên phải độ lượng đối với Ixraen: các bộ tộc bị áp bức tách ra khỏi nhà David. Chắc hẳn những truyền thuyết này được nêu lên nhằm làm chỗ dựa cho tập tục. Ở Palestine, cũng như trong mọi xã hội nông nghiệp tiên tiến, chắc chắn người già đóng một vai trò quan trọng trong đời sống công cộng, và chừng nào còn giữ được ít nhiều sức lực thể chất và tinh thần thì người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình cai quản nó. Dưới thời Antiochus le Grand (223 - 181), Joseph nói tới một Gerousia dưới quyền lãnh đạo của vị giáo chủ trong đó giới quý tộc tăng lữ giữ vai trò nòng cốt; đó là tổ chức Sanhédrin. Hình như nó chỉ xuất hiện trong những thế kỷ cuối cùng. Nó gồm 70 thành viên: các giáo chủ hết nhiệm kỳ, đại diện của 24 lớp giáo chức và những người già trong nhân dân. Đó là tối cao pháp đình. Nó ban hành luật pháp và can thiệp vào những mối quan hệ với quân chiếm đóng La Mã. Nó kiểm soát tất cả những gì đụng tới tôn giáo, tức là tất cả trên thực tế. Như vậy, nguời già giữ một vai trò quan trọng. Nhưng người ta cho rằng vị quan tòa lý tưởng phải không trẻ quá và cũng không già quá.
https://thuviensach.vn
Trong Kinh thánh, chỉ có một tình tiết gắn liền tật xấu chứ không phải đạo đức với người già; tình tiết này nằm trong một công trình được biên soạn muộn - giữa những năm 176 - 164 trước C.N -, cụ thể là Sách Daniel[43]. Đó là câu chuyện nổi tiếng về Suzanne và hai ông già. Hai người này, những vị quan tòa được ông chủ nhà kính trọng, say mê sắc đẹp vợ ông ta. Một buổi chiều, hai vị nấp vào trong vườn để nhìn trộm nàng đang tắm. Nàng không đoái hoài đến họ, và để trả thù, họ tuyên bố đã bắt gặp nàng ăn nằm với một chàng trai. Người ta tin lời họ và Suzanne bị xử tử. Nhưng Daniel, còn rất trẻ, đã cứu nàng sau khi hỏi riêng rẽ hai vị quan tòa và nghe họ nói trái ngược nhau. Cả hai bị tử hình[44]. Phải chăng vào thời kỳ ấy, người ta căm hờn những ông già trong đó một số lạm dụng của cải, chức vụ và lòng tôn kính của người ta đối với họ?
Cuốn Ecclésiaste - tác phẩm bí ẩn, niên điểm không rõ ràng và chắc chắn là hỗn hợp - mâu thuẫn với phần còn lại của tư tưởng Do Thái. Chúng ta bắt gặp ở đây một ví dụ nổi bật về sự đối lập tôi đã nêu lên giữa thái độ chính thức của xã hội đối với tuổi già và những sự phản ứng bột phát mà thái độ ấy gây cho các nhà thơ. Trong những tai họa của con người, cuốn Ecclésiaste cho là có tuổi già và miêu tả cảnh già lão với một vẻ tàn bạo chua cay, nếu đọc sách theo lối lý giải của Maurice Jastrow, một nhà chú giải Kinh thánh:
“Hãy nghĩ tới đấng Tạo hóa của ngươi trong những ngày tuổi còn xanh, trước khi những ngày bất hạnh ập tới và năm tháng dịch lại gần khi ngươi nói: ta không một chút vui sướng. Trước khi mặt trời và ánh sáng, trăng và sao tối đi, trước khi mây trở lại sau cơn mưa (thị lực giảm sút, trí tuệ hao mòn); khi những người giữ nhà (hai cánh tay) run rẩy, những người đàn ông mạnh khỏe (hai cẳng chân) còng xuống, những người đàn bà xay lúa (hàm răng) ngừng lại vì sút kém, những kẻ nhìn qua cửa sổ (đôi mắt) mờ đi, khi hai cánh cửa khép lại trên đường phố (rối loạn tiêu hóa và tiểu tiện), khi tiếng cối xay giảm dần (điếc), khi người ta thức dậy lúc có tiếng chim hót (khó ngủ, thức giấc sớm), khi mọi cô gái hát ca suy yếu (rối loạn tiếng nói), khi người ta sợ những cái trên cao (thở dốc khi leo trèo), khi cây hạnh đào nở hoa (tóc bạc), khi châu chấu trở nên nặng nề (giảm sút tình dục)... trước khi sợi dây bạc bị đứt (cột sống bị vẹo), chiếc bình vàng bị vỡ (thiểu năng của gan và thận)...”
Chúng ta không biết thật rõ hoàn cảnh người già ở các dân tộc khác thời Cổ đại. Tuy quan hệ giữa tập tục và những câu chuyện hoang đường rất không chắc chắn, chúng ta vẫn phải tra cứu huyền thoại, trong hoàn cảnh thiếu thốn tư liệu như hiện nay: phần lớn huyền thoại nói về tuổi già dưới góc độ những cuộc xung
https://thuviensach.vn