🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Từ Tơ Lụa Đến Silicon Ebooks Nhóm Zalo TỪ TO LUA ĐẾN SILICON FROM SILK TO SILICON CÂU CHUYỆN VỀ TOÀN CẦU HÓA THÔNG QUA MƯỜI CUỘC ĐỜI LẠ THƯỜNG JEFFREY E. GARTEN Nguyễn Tuấn Việt dịch NHÀ XUẤT BẢN TRẺ TỪ TO LUA DEN SILICON FROM SILK TO SILICON CÂU CHUYỆN VỀ TOÀN CẦU HÓA THÔNG QUA MƯỜI CUỘC ĐỜI LẠ THƯỜNG JEFFREY E. GARTEN Nguyễn Tuấn Việt dịch NHÀ XUẤT BẢN TRẺ LỜI NHÀ XUẤT BẢN Trên tay bạn là một cuốn sách hấp dẫn, và có thể một số bạn sẽ không buông nó xuống cho đến khi đọc đến dòng cuối cùng. Cuốn sách viết về toàn cầu hóa... Vâng, nhưng xin bạn đừng vội thất vọng (người ta cứ lải nhải suốt về đề tài này, mà chỉ toàn là một mớ lí luận, phải không bạn?) vì hai lí do sau đây: Thứ nhất, tác giả đã chọn được một cách tiếp cận độc đáo và thông minh để luận bàn về toàn cầu hóa: thông qua cuộc đời của mười nhân vật nổi bật trong lịch sử. Bạn biết rồi đấy, đời người thì luôn đầy ắp những khát vọng, trăn trở, nỗi niềm, vinh quang, cay đắng... tức tất cả những yếu tố tạo nên kịch tính, vẻ đẹp và sự duyên dáng cho một đề tài khô khan. Thứ hai, chưa bao giờ toàn cầu hóa lại là câu chuyện mang tính thời sự như lúc này, khi mà phong trào chống toàn cầu hóa đang dâng cao. Nước Anh đã rút khỏi Liên minh châu Âu; nước Mĩ hình như muốn quay lại thời kì biệt lập. Khắp nơi, người ta dựng lên những hàng rào ngăn chặn người nhập cư. Khắp nơi, người ta bo bo giữ lấy lợi ích riêng. Liệu có phải là sự sụp đổ của toàn cầu hóa? Bất chấp những thách thức mới, tác giả vẫn tìm cách chứng minh toàn cầu hóa là một quá trình không thể đảo ngược; và những bước lùi hiện này chỉ là sự điều chỉnh cần thiết cho các bước tiến tương lai. Điều này có ý nghĩa rất lớn, vì ít ra nó giúp chúng ta yên tâm hơn, bớt đi sự hoang mang trong thế giới đầy rẫy những đổi thay và bất trắc hiện nay. Liên quan đến các khía cạnh “kĩ thuật”, chúng tôi thiển nghĩ cần nhấn mạnh một vài vấn đề sau đây: như chính tác giả thừa nhận, việc chọn ra mười nhân vật là do chủ quan của riêng ông. Vài bạn đọc chúng ta có thể muốn rút khỏi danh sách (hay bổ sung) cái tên này hoặc tên khác, nhưng những nhân vật trong cuốn sách này thuộc về tiêu chí và lựa chọn của tác giả. Tác giả nhận định rõ toàn cầu hóa không phải bao giờ cũng là con đường êm thắm, và cái giá của nó sẽ còn là đề tài tranh luận lâu dài. Toàn cầu hóa mà Thành Cát Tư Hãn mang lại có đáng không để đổi bằng những chết chóc, đau thương đến cùng với vó ngựa Mông Cổ? Khám phá châu Phi có đáng không để đổi bằng thảm kịch buôn bán nô lệ? Nhiều người 6 thời nay có thể cho là đáng, những người sống vào các thời đại liên quan có thể cho là không (thậm chí họ còn không biết đến khái niệm toàn cầu hóa), tác giả thì có lẽ cho đó là “cần thiết”. Toàn cầu hóa mà tác giả bàn đến có vẻ không liên quan mấy đến phạm trù đạo đức. Tuy nhiên, trên thực tế, hai phạm trù này hẳn vẫn đan kết với nhau (nhất là khi chúng ta không có đủ độ lùi để phán xét), và “toàn cầu hóa bằng mọi giá” chưa hẳn là cách tiếp cận tốt đẹp. “Mèo trắng, mèo đen” có thể giúp một đất nước hội nhập với thế giới, giúp dân chúng giàu có hơn, nhưng nó cũng có thể dẫn đến sự băng hoại đạo lí và tàn phá môi trường mà hậu quả là không thể nào lường hết. Con đường Tơ lụa có thể góp phần tạo ra sự phồn vinh toàn cầu, nhưng nó cũng có thể gây ra thêm chia rẽ và đối đầu nếu không có được một thiết chế đúng đắn... Trong cuốn sách, chúng tôi giữ nguyên lập luận và trình bày của tác giả để rộng đường cho bạn đọc suy xét. Hi vọng bạn sẽ tìm thấy từ cuốn sách này nhiều điều bổ ích và một niềm tin nhất định vào tương lai thế giới. NHÀ XUẤT BẢN TRẺ LỜI GIỚI THIỆU Đây là câu chuyện chưa từng kể về toàn cầu hóa. Nó xoay quanh mười nhân vật đã làm cho thế giới chúng ta nhỏ lại và gắn kết với nhau hơn. Trong số những người bạn sẽ gặp có một thiếu niên lớn lên từ thảo nguyên Trung Á để rồi dựng nên một đế quốc rộng lớn nhất trong lịch sử; có nhà sản xuất các sản phẩm bằng giấy trang trí đã đưa truyền thông toàn cầu đến những tiến bộ vượt xa mọi thành tựu trong lịch sử nhân loại; có nhà buôn (rượu) cognac đã nghĩ ra một thí nghiệm chưa từng ai dám làm để phá bỏ các biên giới các quốc gia; có một người tị nạn trốn chạy khỏi Đức Quốc xã lẫn Liên Xô để dẫn đầu một cuộc cách mạng máy tính; và nhiều người khác nữa với cuộc đời cũng lâm li tương tự. Thành tựu của họ không chỉ kịch tính trong thời đại họ sống mà còn đang tiếp tục định hình thế giới ngày nay của chúng ta. Trong các chương sau, tôi sẽ kể họ là ai, họ làm gì. Tôi sẽ kể lại những cuộc hành trình khó tin của họ và những điểm chung mà họ có. Tôi cũng sẽ giải thích bằng cách nào họ vẫn còn thích ứng với một vài thách đố toàn cầu lớn nhất của thời đại chúng ta. Hầu hết chúng ta đều đã có những hiểu biết cơ bản về toàn cầu hóa, mặt tốt và mặt xấu của nó. Chúng ta chứng kiến việc mở rộng kinh doanh đã giúp kinh tế tăng trưởng, giá cả hạ, nhiều lựa chọn hơn, nhưng đồng thời cũng thu hẹp việc làm. Nhiều người đã hưởng lợi từ những cơ hội đầu tư mới vào những công ti và quốc gia trên khắp thế giới, nhưng chúng ta cũng thấy cả sự tàn phá theo sau các cuộc khủng hoảng ngân hàng quốc tế. Chúng ta được mở mang nhờ những trao đổi văn hóa và giáo dục, nhưng ta lại cảm thấy bị đe dọa bởi sự lan tràn của khủng bố xuyên biên giới. Ngày nào chúng ta cũng chứng kiến những trồi sụt, những lợi ích và đe dọa của một thế giới gắn kết hơn. Tuy nhiên, toàn cầu hóa không chỉ là một hiện tượng gần đây. Nó bắt 10 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N đầu khoảng sáu chục ngàn năm về trước, khi ước chừng 150.000 con người đã bước ra khỏi châu Phi trong cuộc tìm kiếm thức ăn và sự an toàn. Nhiều thiên niên kỉ qua đi, những đàn ông, phụ nữ và trẻ em này đã di cư đến mọi ngóc ngách của thế giới. Họ kết hôn với nhau. Họ buôn bán với nhau. Họ lan truyền và hòa trộn những ý tưởng, tôn giáo và văn hóa của họ. Họ lâm chiến rồi dựng nên những vương quốc của họ, đưa nhiều sắc dân khác nhau vào dưới một mái nhà chính trị mà đôi khi bao phủ nhiều lục địa rộng lớn. Họ lập ra những đô thị, vốn trở thành tụ điểm của nhiều dân tộc. Họ phát triển kĩ thuật và cải tiến truyền thông giữa họ với nhau. Họ định ra những luật lệ, chuẩn mực và hiệp ước để cai quản sự phụ thuộc lẫn nhau ngày một gia tăng giữa họ. Câu chuyện toàn cầu hóa cũng chẳng khác gì câu chuyện về lịch sử loài người. Tôi tin rằng toàn cầu hóa là một trong những nguồn lực hùng mạnh nhất trên thế giới, và thậm chí sẽ còn tăng hơn thế nữa trong những thập niên sắp tới. Nó sẽ tái định hình các ngành công nghiệp, chuyển đổi cách thức chúng ta làm việc, làm thay đổi khí hậu, làm giàu văn hóa của chúng ta, và đặt ra những thách đố đầy gian truân cho mọi cấp chính quyền – từ việc tạo đủ việc làm tốt khi đối mặt với buôn bán siêu cạnh tranh, cho đến việc ứng phó với các cuộc tấn công mạng trên toàn thế giới vào cơ sở hạ tầng then chốt của chúng ta. Tại sao phải đọc thêm một cuốn sách nữa về chủ đề này? Dẫu sao cũng đã có nhiều cây bút viết về toàn cầu hóa từ góc độ những nguồn lực càn quét như chiến tranh, thương mại và di dân. Toàn cầu hóa đã được phân tích thông qua việc xem xét những ngành công nghiệp quốc tế như dệt và dầu khí, và thông qua ghi chép các sự kiện đặc biệt như khủng hoảng tài chính và sóng thần. Nhiều cuốn sách đã đặt câu hỏi: toàn cầu hóa có lợi hay có hại? Liệu có nên khuyến khích nó hay nên kiểm soát nó? Tuy nhiên, theo như tôi biết, toàn cầu hóa chưa từng bao giờ được nhìn qua lăng kính một số lượng ít ỏi những con người mà việc làm quả cảm của họ đã tạo ra bước nhảy vọt khổng lồ. Đó là một thiếu sót căn bản, vì việc hiểu các nhân vật trung tâm của quá khứ cũng quan trọng như một phần máu thịt của lịch sử vậy. Nếu 11 L Ờ I G I Ớ I T H I Ệ U không tập trung vào những cá nhân đặc biệt, chúng ta sẽ không thấy sự khác biệt mà những người này đã tạo ra khi họ chọn cách hành động này mà không chọn cách khác. Chúng ta sẽ bị tước đi cái khả năng so sánh các lãnh đạo đương thời với các lãnh đạo trước họ. Điều đó sẽ chẳng khác nào nghiên cứu một cuộc chiến mà không suy xét đến các động cơ, các quyết định, và sự thành bại của các tướng lĩnh chóp bu. Thật ra, chính sự phối hợp phong phú giữa các tình huống khách quan với hành động của con người mới làm cho việc đào xới lịch sử thế giới trở nên hấp dẫn đến như vậy. Trong Từ tơ lụa đến silicon, tôi chọn ra những người đáp ứng nhiều tiêu chí khác nhau. Thứ nhất, họ phải là những lãnh đạo tạo ra sự chuyển hóa. Nói nôm na là thế này: họ phải thực sự làm thay đổi thế giới. Nhiều lãnh đạo vĩ đại đã đạt được thành tựu gì đó, giải quyết rốt ráo điều gì đó – thắng một trận lớn, thương thảo được một hiệp ước quan trọng, thuyết phục được chúa công của mình. Tuy nhiên, những người này không nhất thiết phải là những nhà chuyển hóa thành công. Để đạt được danh hiệu đó, các lãnh đạo phải hành động trên một mặt bằng cao quý hơn, giống như những người mà tôi sẽ trình bày sau đây. Các lãnh đạo tạo ra sự chuyển hóa không đổi chác thứ này lấy thứ khác, thành tựu của họ không phải là kết quả của việc mặc cả hay thương lượng, và họ cũng không phát minh ra một thứ gì độc đáo. Họ thay đổi hình thái đang thịnh hành trong tổ chức xã hội. Họ làm dấy lên hi vọng về những con lộ thênh thang của văn minh. Họ mở ra những con đường cao tốc để nhiều người khác cùng đi. Tôi cũng đã định ra những người có thể khắc họa như “nhà tiên phong”. Đó là những người khởi đầu, những người đang ở tầng trệt của một xu thế mạnh mẽ đã bén gốc hay một trào lưu có tác động vượt bậc đối với thế giới. Thực sự, mỗi nhân vật của tôi đều có thể được nhận ra nhờ vai trò dẫn dắt trong một giai đoạn quyết định của toàn cầu hóa – ví dụ, việc thám hiểm những vùng đất mới, tìm kiếm những kho tàng mới, mở rộng lãnh thổ cai trị, hạ thấp các hàng rào truyền thông và thương mại, truyền bá công nghệ mới và quy trình công nghiệp mới ra khắp thế giới. 12 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N Một cách thức khác để nghĩ về những người nam nữ trong cuốn sách này là hình dung họ như những người mở ra nhiều kỉ nguyên của lịch sử thế giới: thời đại đế chế, thời đại Thám hiểm, thời đại Khai thác Thuộc địa, thời đại Tài chính Toàn cầu, thời đại Truyền thông Toàn cầu, thời đại Năng lượng và Công nghiệp hóa, thời đại Bác ái, thời đại Chủ nghĩa Siêu Quốc gia, thời đại Thị trường Tự do, thời đại Công nghệ Cao, và Thời đại Trung Quốc Trỗi dậy. Một trong các nhân vật của tôi còn dẫn đầu trong tất cả các thời đại này. Các đối tượng của tôi cũng phải là “người làm” chứ không chỉ là “người nghĩ”, tức phải là những người chịu xắn tay áo để làm cho thứ gì đó diễn ra, có ý nghĩa toàn cầu. Vì vậy, tôi đã gác sang bên các triết gia lớn như Karl Marx, các nhà khoa học đáng kính như Marie Curie, hay các nhà kinh tế cổ điển như Adam Smith, mặc dù những người này đều rất quan trọng. Chúng ta thường quá coi trọng sức mạnh của ý tưởng mà không nhìn nhận đầy đủ tầm quan trọng của việc áp dụng tại chỗ một cách hiệu quả. Thực sự, việc tạo ra những đột phá thuần túy bằng trí tuệ thường chỉ là phần dễ làm trong các chuyển đổi lớn. Chẳng có nhân vật nào của tôi là thánh nhân cả, chắc chắn là vậy. Cá biệt nhiều người có những mặt tối và gây ra những đau thương to lớn trong sự trỗi dậy của họ. Trong số những người nam và nữ ở đây, bạn sẽ tìm thấy vài người rất tàn bạo, nếu không muốn nói là dã man, trong nỗ lực chinh phục và thống trị những lĩnh vực mới. Bạn sẽ thấy những người mà động cơ thám hiểm và buôn bán đi kèm với việc mở rộng chế độ nô lệ tàn khốc, những người đưa ra các chính sách kinh tế – xã hội có hệ quả không mong đợi, làm xé toạc các kết cấu cộng đồng và hủy hoại vô số sinh linh. Tuy nhiên, bù lại, tôi tin rằng đóng góp tổng hợp của mỗi nhân vật trên là tích cực rõ rệt, góp phần tạo ra nền văn minh với nhiều cơ hội vượt trội cho tự do cá nhân lẫn sự giàu có về vật chất và tinh thần. Tôi bắt đầu cuộc tìm kiếm của mình trong thế kỉ 12, khi kỉ nguyên vĩ đại đầu tiên của toàn cầu hóa đang ở buổi bình minh, mà biểu tượng là sự hồi sinh của Con đường Tơ lụa thuở xa xưa. Tôi kết thúc bằng cuối thế kỉ 20, khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, dựa nhiều 13 L Ờ I G I Ớ I T H I Ệ U vào con chip (vi mạch) silicon, đang tăng tốc và Trung Quốc mới mở cửa ra thế giới. Hai sự kiện này đã tạo nền tảng cho ít nhất là phần còn lại của thế kỉ này. Đó là một giai đoạn kéo dài, chắc chắn rồi, nhưng tôi lại chịu ảnh hưởng bởi điều mà Winston Churchill được cho là đã từng nói: “Càng nhìn xa ra phía sau thì ta càng thấy xa ở phía trước”. Tôi diễn dịch câu này là khi ta nhìn lui thật xa vào quá khứ thì việc đó sẽ cho ta những góc nhìn tốt hơn rất nhiều vào những mẫu hình lâu dài của lịch sử. Tôi thích ý nghĩ rằng, dù cá nhân hay tập thể, những kinh nghiệm và thành tựu của mười nhân vật nam nữ xuất chúng mà tôi viết ra đây sẽ đem lại một góc nhìn cần thiết về một số thách đố đương đại đang cấp bách. Trong số đó, trước tiên là tương lai của bản thân toàn cầu hóa trong kỉ nguyên mà tăng trưởng kinh tế thế giới có thể chậm lại, vấn đề thất nghiệp có thể bị tắc nghẽn ở những cấp độ chính trị không phù hợp, khủng bố leo thang, các cuộc khủng hoảng tài chính xoay vòng, các cuộc tấn công mạng gia tăng, còn vấn đề khí hậu thì treo lơ lửng trên tất cả mọi thứ. Nhưng Từ tơ lụa đến silicon có thể khêu gợi cả những vấn đề lớn hơn – sự đi lên của Trung Quốc, tương lai của châu Âu, các triển vọng của một thế giới chuyển hóa đến không thể nhận biết nổi bởi những kĩ thuật mới. Tôi có nhiều điều muốn nói trong cuốn sách này về mỗi nhân vật kiệt xuất, cũng như về cách mà chúng ta có thể nghĩ về họ như một nhóm. Tuy vậy, tạm thời hãy cho phép tôi chỉ nói rằng, sau khi viết xong cuốn sách này, tôi đã thể nghiệm một cảm xúc dâng trào: vượt qua mọi nghi ngờ, những vai chính của tôi đã cho thấy cá nhân có thể đạt thành tựu lớn như thế nào khi chống lại những thứ khập khiễng đã kéo dài cực lâu, và thành tựu đó có sức mạnh chuyển hóa và lâu bền ra sao. Vào lúc mà chúng ta khao khát có những nhà lãnh đạo vĩ đại ở mỗi lĩnh vực, những nhân vật mà tôi viết ra sẽ là nguồn động viên lớn cho chúng ta trước những thứ đang chực chờ phía trước. TỪ TƠ LỤA ĐẾN SILICON Chương I THÀNH CÁT TƯ HÃN Người tình cờ xây đế chế 1162-1227 Novgorod Các nhà nước thuộc Nga Biển Đen Biển Đỏ Georgia ian pĐịa Trung Hải BVương quốc Hồi giáo Seljuk saCBiển n ểiT h i ê n S ơ n Baghdad Delhi Đế chế Mông Cổ Thời điểm Thành Cát Tư Hãn tạ thế năm 1227 Thời điểm Hốt Tất Liệt tạ thế năm 1294 Các nước triều cống năm 1294 Aral Vịnh Ba Tư Biển Ả-Rập T h i ê n S ơ n Miến Điện Đại Việt Chiêm Thành B i ể n N h ậ t Bản Hồ Baikal Karakorum Sa mạc Gobi Bắc Kinh 1.000 dặm Hoàng Hải Đông Vịnh Bengal Biển Châu Âu Vienna Venice Địa Serai BerkTrung Constantinople Hải Trebizond Tabriz Samarkand Acre Baghdad Herat Ba Tư Hormuz Medina Ả-rập Châu Phi Ấ n Đ ộ D ư ơ n g 1.000 dặm Ấn Độ ộ D ư ơ n g Almalik Con đường Tơ lụa và những tuyến thương mại dưới thời Đế chế Mông Cổ Karakorum Bắc Kinh Trấn Giang Quảng ChâuThái Bình Quần đảo Gia Vị Trung Hoa Dưg ơn Những đế chế trong quá khứ Đế chế Macedonia năm 323 TCN Đế chế La Mã năm 125 TCN Đế chế Mông Cổ năm 1297 Đế chế Tây Ban Nha năm 1790 Đế chế Anh năm 1920 Map Nat Case, INCase, LLC HA NOI BIỄN QĐ. Hoàng Sa (VIỆT NAM) ĐÔNG QĐ. Trường Sa VIỆT NAM) Đ. Phú Quốc Đ. Côn Sơn Những câu chuyện của chúng ta khởi đầu từ thế kỉ 12, khi một thủ lĩnh đã chinh phục những vùng đất trải dài từ vành đai Thái Bình Dương đến nơi mà ngày nay là Đông Âu, tạo thành một đế chế rộng lớn nhất trong lịch sử loài người. Ở đỉnh cao của nó, đế chế này chiếm đến 31 triệu km2, gấp bốn lần kích cỡ của mọi đế chế trước nó và lớn hơn mọi thâu tóm đất đai tiếp sau nó. Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) không chỉ thu gom bấy nhiêu đất đai vào dưới một mái nhà chính trị mà còn khởi hoạt một quy trình mà từng nhân vật lãnh đạo khác trong cuốn sách này sẽ mở rộng và khơi sâu, tạo ra những mối liên kết vật lí, thương mại và văn hóa, định hình nên sự toàn cầu hóa ngày nay. Cuộc đời của Thành Cát Tư Hãn phản ánh hai khía cạnh của toàn cầu hóa: sự chuyển dịch và hủy diệt mà nó có thể gây ra, và đồng thời là nền hòa bình, sự hiện đại hóa và sự thịnh vượng mà nó có thể tôn tạo. Những nỗ lực của Thành Cát Tư Hãn được khởi đầu bằng sức mạnh thô bạo và những trận chiến tàn khốc, nhưng chúng đã để lại phía sau một thế giới hợp nhất qua những kênh mới hình thành nhằm lan tỏa thương mại và trao đổi ý tưởng. Huyền thoại Thành Cát Tư Hãn từ thuở đầu đã bị che phủ trong bóng tối. Tương truyền, vào khoảng năm 1150, trên một chiếc hắc xa nhỏ do bò kéo, một thiếu nữ xinh đẹp tên Kha Ngạch Luân (Hoelun) đã chu du đến phía bắc của vùng đất mà ngày nay là Mông Cổ. Đó là vợ của Dã Khách Xích Liệt Đô (Chiledu) – một chiến binh của tộc Miệt Nhi Khất (Merkit). Cuộc hành trình đưa đôi vợ chồng băng qua vùng thảo nguyên Mông Cổ, vượt những cánh đồng cỏ bao quanh bởi những khu rừng, những sa mạc và một chiếc hồ, nơi Dã Tốc Cai (Yesügei) – thủ lĩnh của tộc Thái Xích Ô (Tayichiud) – ngồi câu cá. Vừa nhác thấy Kha Ngạch Luân xinh đẹp, Dã Tốc Cai liền quyết định bắt cóc nàng, theo phong tục lúc bấy giờ. Cùng hai người anh em, 23 T H À N H C Á T T Ư H à N ông đã xông vào chiếc xe và bắt lấy Kha Ngạch Luân. Sau đó, nàng hạ sinh cho ông một người con trai, được Dã Tốc Cai đặt tên là Thiết Mộc Chân (Temüjin), theo tên một đối thủ đã mất mạng dưới tay ông trên chiến trường. Cậu bé đó sau này lớn lên, trở thành Thành Cát Tư Hãn. Để kể ra câu chuyện về Thành Cát Tư Hãn, cần phải có rất nhiều đồn đoán để lấp đầy khoảng trống giữa những sự kiện ít ỏi mà người đời biết chắc. Vì người Mông Cổ chưa có chữ viết nên lịch sử của họ được lưu giữ qua con đường truyền khẩu. Tài liệu duy nhất của người Mông Cổ về khoảng thời gian trị vì của Thành Cát Tư Hãn là một tài liệu mang tên “Mông Cổ bí sử ”, viết vào giữa thế kỉ 13 bằng chữ viết vay mượn của người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) thuộc nhóm các dân tộc nói tiếng Turk. Không bản sao từ gốc nào còn lưu lại, và bản dịch sang tiếng Anh phải dựa theo những ghi chép của Trung Hoa. Nhiều chuyên gia cho rằng các ghi chép này đầy những thêu dệt để phục vụ mục đích chính trị. Hơn nữa, do người Mông Cổ không có chữ viết, lịch sử còn sót lại của họ thường là tác phẩm của các học giả Trung Hoa và Ba Tư sống ở các vùng đất mà người Mông Cổ xâm chiếm, vì vậy luôn bị bóp méo tương ứng. Dẫu vậy, nhiều điều căn bản vẫn tỏ tường một cách hợp lí xung quanh việc Thành Cát Tư Hãn là ai? Ông giành được quyền lực như thế nào? Ông xây dựng thế giới của mình ra sao, cai trị nó ra sao? Và dĩ nhiên, ông đã có tác động lên thế giới như thế nào? Những gian truân của hoàng đế tương lai Khi Thiết Mộc Chân khoảng 9 tuổi, cha ông đưa ông đến bộ tộc mà mẹ ông xuất thân – nơi nổi tiếng có nhiều phụ nữ đẹp – để tìm cho con một người vợ phù hợp. Tại đó, Dã Tốc Cai thu xếp cho Thiết Mộc Chân kết hôn với một cô bé lên mười tên là Bột Nhi Thiếp (Börte) khi cả hai đủ lớn. Ông để cậu bé ở lại gia đình Bột Nhi Thiếp dự kiến trong vòng một năm, để con ông gần gũi hơn với cô dâu tương lai và gia đình vợ. Trên đường trở về, Dã Tốc Cai gặp bốn người Tháp Tháp Nhi (Tatar) – một bộ tộc mà ông mới vừa giao chiến không lâu. 24 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N Tưởng rằng họ không nhận ra mình, ông nhận lời mời của họ, cùng chia sẻ bữa ăn. Về đến nhà ngày hôm sau, ông lâm trọng bệnh rồi từ trần, có lẽ do bị đầu độc bởi những kẻ đã mời ông dùng bữa. Cảm thấy bị đe dọa, Kha Ngạch Luân liền đưa tin đến con trai Thiết Mộc Chân. Vốn sùng bái người cha chiến binh và thủ lĩnh của mình, cậu bé rất đau đớn trước cái chết đột ngột của ông. Dã Tốc Cai là một thành viên được tôn kính của tộc Thái Xích Ô. Nhưng nhiều tháng sau khi ông qua đời, các thủ lĩnh của bộ tộc quyết định rằng gia đình ông là một gánh nặng quá tốn kém nên đã bỏ rơi họ. Thiết Mộc Chân cùng mẹ và các anh em trai bị đẩy vào cảnh sống du cư đầy gian truân. Không có sự bảo vệ của cộng đồng chính thức, gia đình ông trở thành những người ở ngoài lề xã hội, buộc phải luôn di chuyển để tránh trở thành con mồi của bọn đạo tặc. Họ cầm cự bằng cách ăn lá cây dại, rễ cây dại, và hạt kê nấu chín. Vào mùa đông, họ phải chống chọi với cái lạnh đến 40 độ âm; vào mùa hè, họ phải chịu đựng cái nóng hành hạ. Một bước ngoặt đã xảy đến với chàng trai trẻ Thiết Mộc Chân vào cái ngày mà cậu bắt gặp người anh cùng cha khác mẹ giấu giếm lương thực. Nổi giận, Thiết Mộc Chân giết chết anh bằng một mũi tên. Tương truyền, Kha Ngạch Luân đã đau đớn gào thét: “Đồ ăn hại! Đồ ăn hại! [Ngươi] là con báo vồ mồi, con sư tử điên, con quái thú ăn tươi nuốt sống con mồi”. Thiết Mộc Chân khi đó mới chỉ mười ba tuổi. Tiếp sau bước ngoặc huynh đệ tương tàn đó, các thủ lĩnh tộc Thái Xích Ô đã đến thăm chừng Thiết Mộc Chân. Trên thảo nguyên, cậu thiếu niên đã kết bạn với rất nhiều tay du thủ du thực đến từ các bộ lạc nhỏ, các gia đình bị bỏ rơi, các ổ trộm cướp và những tay lang bạt. Các thủ lĩnh tộc Thái Xích Ô phân vân không biết gã thiếu niên đầy cá tính và hung bạo này liệu sẽ có ngày dựng nên một bộ tộc đối nghịch để trả thù họ hay không. Thế là họ bắt và tống giam Thiết Mộc Chân, trói quặt hai tay và đeo gông gỗ vào cổ cậu bé, khiến cậu phải chịu đau đớn khi di chuyển hay thậm chí khi ngồi xuống. Được vài năm thì Thiết Mộc Chân trốn thoát. 25 T H À N H C Á T T Ư H à N Giờ đây 16 tuổi, Thiết Mộc Chân xúc tiến việc đòi lại Bột Nhi Thiếp và kết hôn cùng nàng. Cha của Bột Nhi Thiếp trao cho con rể một chiếc áo khoác lông chồn làm của hồi môn. Thiết Mộc Chân mang chiếc áo tặng lại cho một đồng minh khi xưa của cha chàng là Thoát Lí (Toghril), thủ lĩnh của tộc Khắc Liệt (Kereyid). Ông này đồng ý đền đáp bằng cách trợ giúp Thiết Mộc Chân khi nào được yêu cầu. Cơ hội đã nhanh chóng đến vì chẳng bao lâu sau khi cưới Bột Nhi Thiếp, nàng đã bị tộc Miệt Nhi Khất bắt cóc. Trong ba ngày, Thiết Mộc Chân đã cầu khẩn, xin Thượng đế dẫn lối. Trong khi các tộc khác đi theo Phật giáo, Hồi giáo, hay Ki-tô giáo, Thiết Mộc Chân lại là người duy linh, thờ phụng linh hồn của thiên nhiên. Chàng cầu khẩn vị Thượng đế duy nhất mà chàng biết, tức Trời Xanh Vĩnh Hằng. Và rồi chàng quyết chí phục thù, nay với sự hậu thuẫn của Thoát Lí mà lúc đó đã huy động tộc của mình cùng với các tộc khác. Họ tàn sát người Miệt Nhi Khất – đó là chiến thắng quân sự đầu tiên của chàng trai sau này là Thành Cát Tư Hãn – và giải cứu Bột Nhi Thiếp. Do bị những kẻ bắt cóc xâm hại, Bột Nhĩ Thiếp trở về, mang thai một bé trai mà không biết chắc cha của nó là ai. Nhà lập quốc Mông Cổ Sức hút cá nhân của Thiết Mộc Chân đã lôi kéo nhiều người đi theo ông. Từ khi còn niên thiếu, ông đã hiểu rất rõ bản chất mong manh của nền chính trị bộ tộc. Các thủ lĩnh có thể theo ông vào một lúc nào đó, rồi cũng đột nhiên như vậy cắt đứt mối quan hệ. Để ứng phó với thách thức về lòng trung thành của các bộ tộc, Thiết Mộc Chân chuyển sự cướp bóc hỗn loạn thành một hệ thống tưởng thưởng. Sau mỗi cuộc tấn công, ông đòi kiểm soát toàn bộ chiến lợi phẩm. Đó là một sự thoát li rõ rệt khỏi tập tục phổ biến, cho phép mỗi chiến binh chiếm làm của riêng tất cả những gì có thể khuân vác được. Bằng cách tập trung hóa quy trình cướp bóc, Thiết Mộc Chân tạo cho mình một cơ chế phân phát của cải cướp được, theo đó lòng trung thành được tưởng thưởng và sự bất phục tùng bị trừng phạt. 26 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N Thêm vào đó, khi đánh dẹp một bộ tộc, ông có xu hướng tận diệt các thủ lĩnh chính trị có thể thách thức ông, nhưng lại chiêu mộ những ai có thể ủng hộ cho việc theo đuổi quyền lực của ông. Ông không có chút ưu ái nào cho các quý tộc và con trai của họ. Ông cũng tin vào việc đồng hóa các bộ tộc mà ông chinh phục được vào chính bộ tộc của ông, thậm chí nhận cả những đứa trẻ của các bộ tộc bị đánh bại làm thành viên trong gia đình của chính mình. Thiết Mộc Chân còn dùng sự sợ hãi để cưỡng bách lòng trung thành đối với quốc gia Mông Cổ đang thành hình. Sau khi đánh thắng hết trận này đến trận khác trên thảo nguyên, những câu chuyện về sự hung bạo của ông được lan truyền. Trong một chiến dịch lớn chống lại tộc Tháp Tháp Nhi, ông nổi tiếng vì đã hạ lệnh giết chết tất cả những ai cao hơn trục của cỗ xe, một cách để đoan chắc đã triệt hạ tận gốc cơ cấu quyền lực đang tại vị. Nhiều năm sau đó nữa, khi Thiết Mộc Chân trở thành Thành Cát Tư Hãn và những cuộc chinh phục của ông mở rộng ra những vùng đất ngoại bang, danh tiếng hung bạo của ông cũng đạt tới những thái cực mới. Lúc đó, người Mông Cổ thường phải chiến đấu với những kẻ thù có quân số và vũ khí vượt trội. Để bù lại sự thua kém này, Thiết Mộc Chân chuyển sự linh hoạt quân sự thành một nghệ thuật bậc cao. Ông thường ra lệnh cho quân của mình bao vây một bộ lạc từ mọi hướng, gieo rắc hoảng sợ và hỗn loạn, sau đó rút đi theo những hướng đã kéo đến. Đôi khi, trong lúc rút chạy, người Mông Cổ vứt lại những món vật quý giá như dây thừng hay nữ trang bằng đồng thau để làm chậm bước hay phân tâm những kẻ truy đuổi, hay gài bẫy họ để phản công. Để che giấu quy mô lực lượng của mình, ông tung kị binh ra theo từng đợt sóng, lúc dồn lúc thưa, khiến địch mất phương hướng. Hoặc, khi chập tối, ông có thể ra lệnh cho mỗi binh sĩ thắp năm ngọn lửa, cách nhau nhiều mét, tạo cảm giác một lực lượng lớn đang đồn trú qua đêm. Thiết Mộc Chân đã tạo ra một kiểu quân đội mới trên thảo nguyên. Mô hình cũ là những cá nhân tấn công một cách ngẫu nhiên và hỗn loạn – một “bầy đàn các cá nhân tấn công”. Thay vào đó, ông đã mang đến sự trật tự, một cấp độ kiểm soát cao hơn, một sự đa dạng hơn về 27 T H À N H C Á T T Ư H à N sách lược. Và theo từng chiến thắng, Thiết Mộc Chân đã mài sắc hơn nữa tài năng quân sự của mình. Trận đánh đỉnh điểm đưa Thiết Mộc Chân thành nhà lãnh đạo duy nhất của quốc gia Mông Cổ diễn ra vào năm 1204, khi ông đánh bại tộc Nãi Man (Naiman). Đến năm 1206, vị trí lãnh đạo vững chắc đã cho phép ông triệu tập một hội nghị gọi là Hốt lí lặc đài (khuriltai), quy tụ tất cả các thủ lĩnh trên khắp Mông Cổ. Các túp lều trải dài hàng cây số theo tất cả mọi hướng, và những nghi lễ đã kéo dài nhiều ngày. Tấu nhạc, đấu vật, đua ngựa, thi bắn cung khiến mọi người đều vui vẻ, trong khi các cỗ xe đến phân phát những món ngon – như thịt ngựa hầm – cho các vị khách mời. Vào chính thời điểm đó, Thiết Mộc Chân đã đăng quang, trở thành Thành Cát Tư Hãn. Những người ủng hộ Thiết Mộc Chân khuân ông trên một tấm thảm nỉ để đưa lên ngai vàng. Đại Pháp sư làm phép cầu nguyện, căn dặn Thiết Mộc Chân rằng “mọi quyền hành trao cho ông đều đến từ Thiên đình và Thượng đế sẽ phù trợ và ban phúc lộc cho Thiên tử mà Người chọn nếu như Thiên tử đó cai trị thần dân một cách tốt đẹp và công bằng. Nhưng ngược lại, nếu như lạm dụng quyền lực, Thiên tử đó sẽ lâm vào thảm cảnh”. Thiết Mộc Chân nhận danh hiệu Thành Cát Tư Hãn (Chinggis Khan), một cái tên mà các thần dân Ba Tư sau này đọc là Genghis Khan. Các sử gia đã có nhiều tranh cãi xoay quanh cái tên này, nhưng ít nhất nó cũng mang ý nghĩa là Nhà Cai trị Tối cao và Toàn năng. “Nếu các ngươi muốn ta trị vì”, ông nói với các thủ lĩnh, “liệu các ngươi có sẵn sàng quả quyết hoàn thành bất kể ý nguyện nào của ta không? Các ngươi có đến khi được ta triệu tập không? Có đi bất cứ nơi đâu ta phái đi không? Có lấy mạng bất cứ kẻ nào ta muốn không?”. Các thủ lĩnh gào lớn: “Có”. Thành Cát Tư Hãn đáp lại: “Thế thì, từ đây về sau, từng lời của ta sẽ là thanh gươm của ta”. Các thủ lĩnh quỳ mọp xuống, dập đầu lạy bốn lạy. Phát minh thể chế của nhà nước Mông Cổ Trong khi chứng tỏ mình là một chỉ huy quân sự lỗi lạc, Thành Cát Tư Hãn cũng tỏ rõ tài thao lược của ông trong việc tổ chức nhà nước 28 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N Mông Cổ, trước hết vì – không giống các nhà chinh phục khác – ông chẳng vướng mắc điều gì cố hữu khi xây đắp. Ông khởi đầu với một xã hội nguyên sơ, gồm các bộ lạc thường xuyên lâm chiến với nhau, và hoạt động chính là đi cướp vợ và cướp ngựa. Dù không biết đọc, biết viết, Thành Cát Tư Hãn đã nhanh chóng quy tụ quanh mình nhiều học giả, thư lại, thông dịch viên – bao gồm nhiều người gốc Hoa và gốc Ba Tư – và đã ra lệnh cho họ tạo ra một hệ thống chữ viết. Ông ban hành luật lệ để xử lí các thói quen kích động thù hận và chiến tranh, mặt khác vẫn chừa chỗ cho tập tục và truyền thống. Cho nên ông đã cấm việc bắt cóc, cưỡng bức và buộc làm nô lệ, điều có lẽ được bắt nguồn từ những trải nghiệm bị giam cầm bởi tộc Thái Xích Ô và từ vụ bắt cóc Bột Nhi Thiếp. Ông tuyên bố mọi đứa trẻ đều có quyền hợp pháp, dù cha mẹ có địa vị thế nào. Ông biến trộm cắp thành trọng tội. Ông tuyên bố tự do tôn giáo cho mọi người. Ông thiết lập một hệ thống thuế khóa, nhưng miễn trừ cho các lãnh đạo tôn giáo, y sĩ, luật gia, học giả và những người làm chuyên môn khác. Ông tạo ra vị trí phán quan tối cao để duy trì luật pháp và trừng trị những kẻ bất tuân. Ông quy định những người kế tục ông phải do Hội nghị Hốt lí lặc đài chọn ra, bất kì thành viên nào trong gia đình ông tiếm quyền mà không qua bầu bán thì phải chịu tội chết, mặc dù mức án này chưa bao giờ được tuân thủ. Thành Cát Tư Hãn đã dựng lên một nhà nước được tổ chức chặt chẽ dọc theo các chiến tuyến, nhưng trong quá trình đó, ông cũng tạo ra trật tự và kỉ cương ở những nơi phân tán, vô pháp và duy trì chế độ mỗi-bộ-tộc-vì-mình. Ông lập ra một hệ thống quân sự dựa trên đơn vị thập phân – một quân đội mà, giả dụ gồm 100.000 quân, được chia thành 10 trung đoàn, mỗi trung đoàn có 10 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn có 10 đại đội, và cứ thế tiếp tục. Tổ chức mới đem đến kỉ luật cho các lực lượng bộ lạc vốn trước đó hỗn loạn. Cùng với đó là truyền thông hiệu quả từ chóp bu xuống đến đáy và chế độ luân chuyển các chỉ huy ở mọi cấp một cách dễ dàng và hợp lí. Thành Cát Tư Hãn với đội quân trên lưng ngựa của ông – 150.000 đến 200.000 binh sĩ, mỗi người đều có nhiều ngựa – có thể di chuyển với tốc độ choáng váng, vượt hàng ngàn cây số qua hoang mạc và 29 T H À N H C Á T T Ư H à N những rặng núi hiểm trở để tấn công từ những hướng mà kẻ địch không thể nào nghĩ đến vì quá xa xôi. Họ di chuyển với trọng lượng tối thiểu, mang theo công binh để xây dựng tại chỗ những gì cần thiết, sử dụng vật liệu địa phương thay vì kéo theo sau một đoàn dài thiết bị. Họ mang theo rất ít thức ăn và nước uống, sống bằng lương thực kiếm được tại chỗ. Khác với các quân đội truyền thống, thường hành quân theo hàng dọc, họ trải rộng ra trong một khu vực rộng lớn với các thủ lĩnh ở giữa những vòng tròn đồng tâm. Do mọi người đều thất học nên mệnh lệnh được truyền đi bằng miệng từ binh sĩ này đến binh sĩ khác dưới dạng một giai điệu cố định chỉ có nội dung là thay đổi, nhờ đó làm cho thông tin dễ nhớ hơn. Thành Cát Tư Hãn tuyển mộ con cháu các chỉ huy quân sự để tạo thành một binh đoàn đặc biệt, giữ vai trò cận vệ cho ông. Ông mua chuộc sự trung tín của họ bằng những phần chia chác chiến lợi phẩm đặc biệt hào phóng, thuyết phục họ báo cáo về sự trung thành của cha họ, đảm bảo cha họ không nổi loạn vì nếu làm vậy thì con mình sẽ lâm nguy. Dần dần, đội cận vệ đặc biệt này còn thực hiện hàng loạt các công việc dân sự nữa, từ xét xử tại các phiên tòa cho đến kiểm soát lối vào các căn lều hoàng gia. Họ trở thành bộ phận hành chính công của hoàng đế. Thế giới vụn vỡ không đương nổi cường nhân Cuộc chinh phạt của người Mông Cổ được dẫn dắt bởi cùng những yếu tố đã thúc đẩy những người du mục tấn công các khu vực định cư trong suốt lịch sử: sự yếu ớt của những nền văn minh lâu đời, khát vọng chiếm hữu của cải của các xã hội phát triển cao hơn xã hội của chính họ, và sự trỗi dậy của các lãnh đạo có uy tín. Từ rất lâu trước khi Thiết Mộc Chân trở thành Thành Cát Tư Hãn, đã tồn tại nhiều tuyến đường nối Trung Hoa với Trung Đông, bao gồm cả tuyến buôn bán hàng hải ở Ấn Độ Dương. Những con đường trên đất liền và biển này được gọi chung là Con đường Tơ lụa. Các thương thành như Genoa, Baghdad và Samarkand đã sản sinh ra một 30 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N tầng lớp thương nhân phiêu lưu. Họ qua lại trên những con đường này, làm lan tỏa những thành tựu kĩ mĩ thuật, từ đồ gốm của nhà Tống, Trung Hoa, đến những món đồ nạm vàng hay bạc của Ba Tư. Thương nhân vận chuyển ngựa, gạo, sách in, và đủ loại hàng hóa qua những con đường mà cũng mang theo cả những bậc tu hành, những tay lang bạt, những vị sứ thần và những nhà thầu khoán. Họ truyền bá những kỹ thuật mới để làm đường, đóng tàu; những ý tưởng và phương tiện trao đổi mới chẳng hạn như tiền giấy, những dạng tín dụng và hợp tác thương mại mới; và những tiêu chuẩn mới về cân nặng và đo đạc. Con đường Tơ lụa còn là một vành đai truyền tải để giao lưu mọi khía cạnh của văn hóa và tôn giáo. Mối đe dọa lên những giao lộ phồn vinh toàn cầu này mang tính chất chính trị: những lực lượng chính trị li tâm đang xé toạc các trung tâm quyền lực châu Âu, Hồi giáo và Trung Hoa. Những nhà cai trị trước đó chưa từng bị ai tranh giành nay lại phải đối phó với thách thức từ các thủ lĩnh khu vực và địa phương – thúc đẩy bởi khát vọng quyền lực và giàu có, và từ các xung đột văn hóa và tôn giáo. Thành Cát Tư Hãn đã bị cuốn vào chính cơn lốc xoáy chính trị đó, được thúc đẩy bởi tầm nhìn xa thì ít mà chủ yếu là bởi sự cám dỗ của hoạt động cướp bóc và trả thù cá nhân, như chúng ta sẽ thấy. Đến thập niên đầu tiên của thế kỉ 13, trong khi các xã hội định cư và phân hóa hơn của Trung Hoa và Hồi giáo đang bận bịu đẩy lui các cuộc xâm lăng, Thành Cát Tư Hãn lại nghiêng về hướng tấn công bành trướng, và xã hội quân phiệt của ông đã được tổ chức tuyệt vời cho hoạt động đó. Ông cũng biết rằng việc giữ cho vương quốc của mình hợp nhất đòi hỏi phải tưởng thưởng kinh tế nhiều hơn nữa cho các thủ lĩnh bộ lạc Mông Cổ, những người có truyền thống độc lập mãnh liệt, đã được hợp nhất không chỉ bởi sức mạnh quân sự vượt trội của ông mà còn bởi viễn cảnh giàu có không ngớt gia tăng. Thành Cát Tư Hãn đã tạo ra quanh ông một môi trường hung hãn bởi tham vọng, có kỉ luật cực cao và được khuyến dụ bởi một sứ mệnh rõ rệt là tấn công và cướp phá các xã hội khác. Chỉ sau hai năm lên ngôi, Thành Cát Tư Hãn không chỉ củng cố nền cai trị của ông ở Mông Cổ mà còn di chuyển cả vào các vùng lãnh 31 T H À N H C Á T T Ư H à N thổ tiếp giáp. Quan tâm trực tiếp của ông là người láng giềng Trung Hoa bất ổn. Từ lâu trước thời Thành Cát Tư Hãn, người Mông Cổ đã cướp phá miền Bắc Trung Hoa để lùng y phục, đồ đạc, yên ngựa và đồ bếp núc, tức những món hàng xa xỉ mà những thợ săn và dân chài như họ không làm ra được. Để đối phó, các vị vua Trung Hoa tìm cách chia rẽ các bộ tộc Mông Cổ, ngăn cản họ hợp sức tấn công, và chiến lược này đã thành công trong suốt nhiều thế kỉ. Thêm vào đó, nhà Đường, từng có lúc cai quản toàn bộ Trung Nguyên, từ lâu đã bị chia thành ba triều đại khu vực: nhà Tống ở phía nam, nhà Kim ở bắc Trung Hoa và vùng Mãn Châu, và nhà Tây Hạ ở phía tây. Đó là tình thế mà Thành Cát Tư Hãn phải đối mặt ở phía nam. Ở phía tây của ông là thế giới Hồi giáo với đời sống kinh tế và văn hóa nhộn nhịp, nhưng lại tồn tại trong trạng thái chính trị hỗn độn, đặc trưng bởi các triều đại kình địch nhau, các tướng quân tranh chấp nhau, những cuộc lật đổ thường trực, những cuộc chiến bè phái, những khu vực li khai, những hoán đổi liên minh. Bản thân quốc vương cũng lâm chiến với các tôn thất, và dân chúng thường nghi kị các binh sĩ, đặc biệt là lính lê dương. Các mối quan hệ nội bộ đã căng thẳng đến mức quốc vương Ả-rập tại Baghdad được cho là đã bí mật cầu viện Thành Cát Tư Hãn, để rồi ông phát động cái sẽ là cuộc tấn công đầu tiên vào thế giới Hồi giáo của mình, chống lại đế quốc Khwarezm, một khu vực chiến lược nằm giữa Trung Hoa và Ai Cập, bao gồm cả những phần thuộc về Uzbekistan, Turkmenistan và Iran ngày nay. Kháng cự và phục thù Đòn tấn công đầu tiên của Thành Cát Tư Hãn nhắm vào triều đại yếu nhất trong ba triều đại Trung Hoa, tức nhà Tây Hạ. Chiếm giữ vùng đất nay là Bắc Tây Tạng, nhà Tây Hạ đã đạt đến trình độ văn minh cao với hàng chục thành trì lớn, một hệ thống trường học công, một học viện có quy mô 300 học viên để đào tạo quan lại, học giả, thợ dệt lành nghề, thợ thuộc da, thợ xây và thợ luyện kim – tổng thể là một nguồn chiến lợi phẩm chín muồi. Vài năm sau khi trở thành Đại Hãn, Thành Cát Tư Hãn tấn công thành Ngân Xuyên (Yinchuan). Đó là 32 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N cuộc tấn công đầu tiên của Mông Cổ vào một thành lũy. Tuy nhiên, vào giai đoạn đó, quân đội của Thành Cát Tư Hãn còn thiếu những loại vũ khí công thành của Trung Hoa, nước đã có trái phá, cung lớn hai cánh và ba cánh để công thành, có thể bắn ra những “mũi tên” kích cỡ cây cột điện, làm xuyên thủng những tường thành từ cách xa 800m. Không phá được thành, quân Mông Cổ tìm cách phá đê gây ngập Ngân Xuyên. Việc này cũng không ép được phía Tây Hạ đầu hàng nên họ bèn đóng quân để bao vây lâu dài. Sau gần một năm quân Mông Cổ kiên trì dựng trại xung quanh các bờ thành, hoàng đế Tây Hạ chấp nhận cầu hòa. Để chấm dứt việc bao vây, ông gả con gái cho Thành Cát Tư Hãn, cống nạp lạc đà, chim ưng, vải vóc, đồng thời hứa hẹn sẽ chuyển về Mông Cổ một dòng bất tận những hàng hóa xa xỉ. Thành Cát Tư Hãn đã phải thất vọng vì việc cống nạp đã dừng lại ngay khi binh tướng của ông vừa rời đi. Nhiều năm sau đó, vị Đại Hãn và các con của ông sẽ còn trở lại để trừng trị hành động bội ước này. Mục tiêu kế tiếp của Mông Cổ ở Trung Hoa là nhà Kim, một đế quốc được phòng thủ tốt hơn và lãnh thổ rộng hơn rất nhiều so với nhà Tây Hạ. Thành Cát Tư Hãn lên một kế hoạch xâm lược chi li, điều động hàng chục vạn binh sĩ và hàng vạn con ngựa, cùng với nhiều cỗ xe quân lương do lạc đà kéo. Ông phái các lực lượng Mông Cổ tiến xuống theo từng đợt sóng, phái giao liên phi ngựa nhanh để phối hợp các hoạt động, rồi san phẳng từ thành này đến thành khác – Thiểm Bá (Xamba), Ngũ Nguyên (Wuyuan), Lâm Hà (Linhe). Thành Cát Tư Hãn đẩy quân Kim lui về Yên Kinh (Yanjing, nay là Bắc Kinh), nơi ông đã bao vây trong một năm giữa lúc binh sĩ của ông cướp phá nơi thôn dã và chiếm giữ các thành thị nhỏ. Rồi họ chiếm được luôn cả Yên Kinh, đẩy quân địch lui xuống Mukden (nay là Thẩm Dương, thành phố lớn nhất của tỉnh Liêu Ninh ở đông bắc Trung Quốc). Một lần nữa không phá được những bờ thành vững chắc của Mukden, Thành Cát Tư Hãn giả lui quân rồi biến mất. Khi người dân trong thành vui sướng mở cổng thành ăn mừng, quân Mông Cổ quay lại và chiếm thành. Nhà Kim đành đầu hàng và người Mông Cổ nắm được quyền kiểm soát miền đông bắc Trung Hoa, bao gồm cả nơi mà ngày nay là bán 33 T H À N H C Á T T Ư H à N đảo Triều Tiên. Họ san phẳng nhiều thành trì, tàn sát hàng vạn binh sĩ và thường dân, bắt giữ tù binh để làm lá chắn hay người dẫn đường cho họ trong các mục tiêu kế tiếp. Những câu chuyện tàn ác này gieo rắc nỗi khiếp sợ khắp Trung Á, sang đến tận Bắc Âu, nơi một sứ giả từ thế giới Hồi giáo đã kể rằng xương của những người bị tàn sát chất thành núi, mặt đất trơn trượt do mỡ người, và để không rơi vào tay quân Mông Cổ, sáu ngàn cô gái đã tự sát bằng cách nhảy xuống từ các bờ thành cao của Yên Kinh. Thành Cát Tư Hãn quay trở về Mông Cổ, tin rằng nhà Kim nay đã là một nhà nước chư hầu, cam tâm triều cống cho ông đến vĩnh viễn. Một lần nữa cống phẩm lại không đến, và một lần nữa, quân Mông Cổ phải trở lại nhiều năm sau đó để thu hoạch. Trường hợp nhà Tây Hạ và nhà Kim có vẻ như đã dạy cho Thành Cát Tư Hãn một bài học là không thể tin vào những lời hứa hẹn trong tương lai. Ông cần phải thay đổi chiến lược và bắt đầu sáp nhập, chiếm đóng các nước chư hầu. Tấn công trước, hoạch định sau Khoảng 10 năm sau cuộc tấn công vào Trung Hoa lần đầu tiên, Thành Cát Tư Hãn bắt đầu phóng mắt đến thế giới Hồi giáo ở phía tây. Các kế hoạch ban đầu của ông không bao gồm việc chiếm giữ và cai quản những vùng lãnh thổ mới. Quan tâm của ông đặt vào thương nghiệp. Năm 1217, ông gửi một phái bộ 100 người, tất cả đều là người Hồi giáo, đến đề nghị một thỏa thuận thương mại chính thức với Quốc vương Mohammed của Khwarezm. Lúc đó, đế quốc Khwarezm đang ở trong tình trạng nội chiến liên miên. Khi phái đoàn thương gia của Thành Cát Tư Hãn đến biên giới Khwarezm, một vị quan cai quản địa phương đã bắt giữ họ vì tội do thám. Thành Cát Tư Hãn giận dữ cử ba sứ giả đến nhờ cậy sự can thiệp của quốc vương Mohammed, người nắm giữ quyền hành cao nhất ở nơi đây. Thay vì đáp ứng yêu cầu của Thành Cát Tư Hãn, vị quốc vương chọn cách xử tử ba vị sứ giả, một hành động đã khuyến khích vị quan cai quản địa phương hành quyết luôn một trăm phái viên ban đầu. 34 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N Giận đến điên cuồng, Thành Cát Tư Hãn đi một mình lên đỉnh đèo, tự cạo trọc đầu, và một lần nữa cầu nguyện Trời Xanh Vĩnh Hằng trong suốt ba ngày rằng: “Con không là kẻ gây chuyện; xin hãy cho con sức mạnh để phục hận”. Niềm tin vào vị Thượng đế duy linh là cốt lõi tạo nên tính cách của Thành Cát Tư Hãn và là sự nâng đỡ tinh thần lớn – hay sự bào chữa – cho các hành động của ông. Thành Cát Tư Hãn xâm lăng Khwarezm vào khoảng năm 1219. Lúc này, người Mông Cổ đã biết áp dụng kĩ thuật công thành Trung Hoa – cung tên lớn, trục phá thành, thang leo, ống phóng hỏa. Họ đã kết hợp được kị binh thiện chiến với pháo binh hạng nặng nên có thể mau chóng đè bẹp hầu như tất cả mọi sự phòng ngự. Thành Cát Tư Hãn tung đợt tấn công đầu tiên vào thế giới Hồi giáo mà chẳng có trù liệu nào về nơi sẽ chấm dứt. Cuộc tấn công đã tiếp diễn, băng qua lục địa Á - Âu, vào đến tận Đông Âu, bởi lẽ việc cướp bóc mỗi thành trì càng kích thích hơn nữa cơn thèm khát của các tướng lĩnh. Thất vọng vì thiếu hụt cống phẩm từ Trung Hoa, nhưng Thành Cát Tư Hãn có lẽ cũng háo hức khi viện dẫn điều đó như cái cớ để chiếm lĩnh những lãnh thổ mới, giàu có hơn, ở phương Tây. Dù động cơ của ông là gì đi nữa, Thành Cát Tư Hãn đã tấn công những nền văn minh tiến bộ hơn đáng kể so với Trung Hoa, và dĩ nhiên là vượt xa Mông Cổ đến hàng năm ánh sáng. Những vùng đất Hồi giáo quy tụ dân Ả-rập, Thổ Nhĩ Kì và Ba Tư là những nơi có học thức hơn bất kì đế chế nào đang tồn tại. Họ đã thay giấy cói bằng giấy. Những cửa hàng bán sách mọc như nấm ở nhiều thành phố và những gia đình giàu có thường sở hữu những thư viện lớn của riêng mình. Người Ả-rập đã dịch lại các tác phẩm kinh điển của Hi Lạp và Ấn Độ, dùng chúng làm nền tảng cho những tiến bộ của chính họ trong hầu hết các lĩnh vực học thuật, từ kiến trúc đến đến y học. Nhưng thành tựu trí tuệ không làm được gì để hợp nhất thế giới Hồi giáo Trung cổ chống lại người Mông Cổ, những kẻ mà sau năm năm chinh phạt Khwarezm đã tràn tới các thành trì từ Afghanistan sang đến Biển Đen, bao gồm cả Gurganj (thuộc Turkmenistan và là thủ đô của đế quốc Khwarezm), Nishapur (Iran), Merv (Turkmenistan), Multan (Pakistan), và Samarkand (Uzbekistan). 35 T H À N H C Á T T Ư H à N Cuộc chiến chống Hồi giáo tàn bạo chưa từng có ngay cả với các chuẩn mực của Mông Cổ. Thuộc hạ của Thành Cát Tư Hãn đã hạ sát hàng chục ngàn người ở Trung Hoa, nhưng số người chết ở các khu vực Hồi giáo còn cao hơn thế gấp nhiều lần. Quân Mông Cổ thường phân chia dân chúng địa phương ra, hoặc là phục vụ cho đế chế, hoặc là đưa đi giết. Để ngăn ngừa những kháng cự trong tương lai, họ trảm thủ cấu trúc xã hội bằng cách tận diệt tầng lớp quý tộc, tương tự sách lược trước kia của Thành Cát Tư Hãn trên thảo nguyên. Bất cứ ai có được địa vị cha truyền con nối hay nhờ giàu có đều là mục tiêu hành quyết. Nam giới trẻ tuổi có cơ thể lành lặn nhưng không có tay nghề thì bị ép tòng quân hoặc bị đưa đi làm lá chắn sống. Khi quân Mông Cổ gặp phải những con hào bao quanh thành trì, họ buộc người địa phương nằm xuống nước để tạo thành những cây cầu người. Tương truyền, Thành Cát Tư Hãn đã luộc sống quân thù rồi lấy xương sọ làm những chén uống rượu nạm bạc. Một giai thoại kể rằng các vương công Nga từng hành quyết một nhóm sứ giả Mông Cổ đã bị bắt và bị buộc nằm dài ra đất. Thành Cát Tư Hãn được đồn là đã đặt một bệ phẳng lên thân mình họ rồi mở một bữa tiệc trên đó, khiến các vương công ngạt thở từ từ mà chết. Không rõ có bao nhiêu câu chuyện như thế này là thật, bởi lẽ từ khi còn là Thiết Mộc Chân, Thành Cát Tư Hãn và thuộc hạ của ông đã tiếp tay lan truyền những câu chuyện đó để dọa dẫm kẻ thù. Mặc dù vậy, Thành Cát Tư Hãn vẫn chừa lại những người có chuyên môn như thư lại, chiêm tinh gia, công trình sư, thầy lang, quan tòa, và những người thợ lành nghề như thợ gốm, thợ mộc, cùng những người pha trò mua vui để phục vụ trong triều đình của ông hay ở những vùng khác của đế chế. Khi Thành Cát Tư Hãn tiến sâu hơn vào các vùng đất Hồi giáo, ông gửi nhiều đoàn vận chuyển chiến lợi phẩm về quê nhà Mông Cổ. Người Mông Cổ bắt đầu hưởng thụ những món hàng xa xỉ mà họ chưa bao giờ có thể hình dung, bao gồm những công cụ bằng kim loại, đồ sứ Ba Tư, những tấm vải lộng lẫy và những món nữ trang lấp lánh. Đặc lợi mới của người Mông Cổ và triều đình mở rộng của họ khiến họ trở thành những người tiêu thụ lộ liễu. Vì người Mông Cổ tiếp tục chẳng 36 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N làm ra được gì, vì kì vọng của họ cứ tiếp tục dâng cao, và vì họ là những chiến binh tài ba như thế, nên không thể có cái kết logic nào cho các cuộc viễn chinh. Nhà nước Mông Cổ trở thành một đế chế quốc tế Thành Cát Tư Hãn vẫn háo hức đem lại sự tiến bộ cho đế chế đang bành trướng của ông. Ông thành lập nơi lưu trữ thư tịch để ghi chép các chỉ dụ của ông rồi dịch chúng ra và truyền đi. Mỗi cuộc chinh phạt mới lại làm khuếch đại thêm mối thách đố cai trị lãnh thổ của ông và do thiếu hụt những người Mông Cổ để cai quản, Thành Cát Tư Hãn phải quay sang các tài năng ngoại quốc, nhất là từ Trung Hoa và Ba Tư. Một ví dụ là Gia Luật Sở Tài (Yelü Chucai), tuyển mộ từ tộc Khiết Đan (Khitan) ở Bắc Trung Hoa, đã trở thành một cố vấn tin cậy của ông. Gia Luật đã học chiêm tinh, nói được cả tiếng Mông Cổ lẫn tiếng Hoa, am tường luật pháp và truyền thống của Trung Nguyên. Một số học giả khác thuộc cùng bộ tộc này cũng đã đi theo ông. Thành Cát Tư Hãn còn để tâm đến những giá trị triết học. Ví dụ, đâu khoảng năm 1221, ông đã cho vời một tu sĩ Đạo giáo 70 tuổi từ Trung Hoa tên là Khưu Xứ Cơ (Ch’ang-ch’un). Ông là một triết gia có rất nhiều môn sinh và rất được nể trọng. Sau gần ba năm du ngoạn từ Trung Hoa đến căn cứ quân sự của Thành Cát Tư Hãn nằm sâu ở Tây Á, vị cao nhân Trung Hoa này sau đó đã trải qua nhiều năm kề cận bên Thành Cát Tư Hãn, truyền giảng cho ông về học thuyết vô vi, khổ hạnh và thiền định. Thấy rằng mọi cuộc chinh phạt đều tạo ra một nguồn cung ứng mới, Thành Cát Tư Hãn thừa nhận rằng tầng lớp thương gia có thể vận chuyển hàng hóa nhanh hơn là quân đội. Ông và triều đình của ông bèn hậu thuẫn cho các thương gia bằng cách đầu tư, hợp tác kinh doanh, đặt những lô hàng lớn và đánh thuế thấp. Đó là một dạng sơ khai nhưng có chủ ý của chủ nghĩa tư bản nhà nước, một sự báo trước cho các nền chính trị kinh tế của Á - Âu và Đông Á trong những thế kỉ kế tiếp. 37 T H À N H C Á T T Ư H à N Khi đế chế phình to ra, người Mông Cổ đặt ưu tiên cho hậu cần. Họ xây đường, xây cầu, xây bến phà, và xây cả những thị tứ mới đóng vai trò những kho trung chuyển. Ấn tượng hơn nữa, khoảng mười ngàn trạm liên lạc đã được thiết lập suốt dọc theo Con đường Tơ lụa và trên khắp đế chế, mỗi trạm cách nhau chừng một ngày đi bộ. Chúng thường đi kèm những trạm dừng chân, nơi người đi đường có thể tìm được ngựa khỏe, thức ăn, chỗ trọ và người dẫn đường. Thậm chí còn có cả hộ chiếu sơ khai. Những dịch vụ truyền tin đặc biệt thường có sẵn để truyền tin tức từ trạm này đến trạm khác. Các con đường được bảo vệ khỏi những tên đạo tặc nhờ binh lính hay các gia tộc địa phương. Thành Cát Tư Hãn và các lãnh đạo chóp bu đã cẩn thận pha trộn hàng hóa, ý tưởng và tài năng, cho nó chảy dọc theo những mạng lưới bảo hộ toàn châu lục của họ. Họ ưu tiên cho quân đội vận chuyển chiến lợi phẩm, và ưu tiên cho những người thợ lành nghề mà họ tuyển mộ hay trưng dụng được. Người Mông Cổ cũng mở cửa cho những thương gia được chọn, và mọi dạng thái của trao đổi đã trổ hoa: ẩm thực được hòa trộn, những thầy lang và chiêm tinh gia từ Trung Hoa và Ba Tư được giao lưu với nhau, văn chương từ những nền văn hóa khác nhau được phổ biến. Bản đồ của đế chế được vẽ và tu chỉnh, các từ điển được dịch ra nhiều thứ tiếng... Đại Hãn đã chuyển các thợ rèn kim loại, thợ gốm, thợ làm bánh mì và đầu bếp từ đầu này của đế chế sang đầu bên kia. Ông thậm chí còn đưa vài chỉ huy của các binh đoàn Hồi giáo bị ông đánh bại vào quân đội của chính ông. Hoàn tất công việc ở Trung Hoa Khi chiến dịch đánh chiếm đất Hồi giáo kết thúc vào khoảng năm 1224, Thành Cát Tư Hãn quyết định quay sang phía bắc Trung Hoa để tính sổ với triều đình Tây Hạ, vốn không chỉ lờ tịt triều cống mà còn lờ tịt cả yêu cầu của Đại Hãn cung cấp quân đội cho chiến dịch đánh Hồi giáo. Nay trong độ tuổi lục tuần, Thành Cát Tư Hãn quyết tâm tái lập sự thống trị của ông ở phía bắc Trung Hoa. Việc đó tốn mất ba năm, nhưng đến năm 1227 thì Tây Hạ đã chuẩn bị quy hàng. 38 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N Chính vào lúc đó. Thành Cát Tư Hãn từ trần trong tình huống mà cho đến nay vẫn còn là bí mật. Không ai biết liệu có phải ông bị thương trong chiến trận, bị té ngựa, bị một vi khuẩn chết chóc tấn công, bị đầu độc bởi một tình nhân, hay cuộc đời ông đã kết thúc theo cách nào khác. Thành Cát Tư Hãn để lại chỉ dụ rằng tất cả mọi chi tiết liên quan đến cái chết của ông phải được giữ bí mật tuyệt đối và thế là nó đã được giữ kín. Truyền thuyết kể rằng những binh lính và nô bộc dính dáng đến việc chôn cất ông đều bị giết chết để diệt khẩu. Lí do thực tiễn cho sự bí mật đó là nếu cái chết của Thành Cát Tư Hãn được ban bố thì điều đó chắc chắn sẽ khơi mào sự nổi loạn ở các vùng đất Hồi giáo và khiến cho Tây Hạ cân nhắc lại việc đầu hàng. Không có tường thuật rạch ròi nào về việc Thành Cát Tư Hãn, trước lúc lâm chung, có nhận chiếu thư xin hàng của Tây Hạ hay không, nhưng việc quy hàng đó đã thực sự diễn ra. Đế chế hậu Thành Cát Tư Hãn Những người kế nghiệp Thành Cát Tư Hãn đã tiếp tục bành trướng đế chế Mông Cổ. Trong suốt thế kỉ kế tiếp, họ còn nhân đôi kích cỡ của nó, bổ sung thêm Nam Trung Hoa, toàn bộ Iran, phần lớn Thổ Nhĩ Kì, Georgia, Armenia, Azerbaijan, phần lớn những vùng sinh sống được của Nga, Ukraine, và phân nửa Ba Lan – tính tròn là khoảng 20% diện tích đất đai của thế giới. Thành Cát Tư Hãn đã thiết lập không chỉ một đế chế mà cả một nền tảng cai trị mà từ đó những người kế nghiệp ông đã dựng thành một Triều đại Mông Cổ (Pax Mongolica), một giai đoạn tương đối hòa bình và ổn định kéo dài trên phần lớn lục địa Á-Âu từ năm 1206 đến giữa thế kỉ 14. Đế chế đó đã là trụ cột cho một kỉ nguyên toàn cầu hóa chưa hề có tiền lệ. Người Mông Cổ đã cách mạng hóa chiến tranh, nhờ đó mà có khả năng chinh phục, nhưng đế chế của họ rất lâu mới kết thúc, đó là nhờ việc mở rộng giao thương, vận chuyển, và truyền thông; nhờ sự pha trộn những con người, ý tưởng và văn hóa; nhờ sự hợp nhất các quy trình hành chính. Ưu thế lớn của người Mông Cổ so với những người xây dựng đế chế trước họ là ở chỗ, trên đường đi, 39 T H À N H C Á T T Ư H à N họ không bị vướng mắc bởi những ý tưởng thâm căn cố đế về chính trị, kinh tế và phổ biến văn hóa. Họ không bị thúc đẩy bởi lí tưởng hay bất kỳ động lực cứu rỗi nào mà chỉ có những nỗ lực thực dụng là vơ vét cho thật nhiều của cải. Kết quả là, họ không áp đặt lí tưởng chính trị, hay văn hóa, hay ý tưởng tôn giáo nào lên người khác mà chỉ tạo ra một môi trường cực kỳ bao dung, chừng nào mà chế độ cai trị căn bản còn chưa bị thách thức tận gốc rễ và chừng nào chiến lợi phẩm còn chảy êm thắm từ những lãnh thổ xa xăm vào trung tâm Mông Cổ. Bao dung trong tự do tôn giáo là điểm đặc biệt đáng ghi nhận, phản ánh cách suy nghĩ của Thành Cát Tư Hãn. Ông hiểu rõ mình sẽ có lợi nhiều hơn nếu tỏ ra tôn trọng các nền văn hóa kiêu hãnh của địa phương và các lãnh đạo tôn giáo đầy sức ảnh hưởng, và ông đã kết giao chặt chẽ với họ. Thờ ơ trong kiểm soát tôn giáo và văn hóa, người Mông Cổ đã tập trung vào xây dựng giao thương và hạ tầng vật chất, hành chính và luật pháp để giúp nó chảy tự do. Lấy ví dụ, trước đế chế Mông Cổ, rất ít thương nhân sử dụng Con đường Tơ lụa, chủ yếu vì các tay trung gian Ả-rập ở những nơi như Syria, Iraq, và Lebanon đòi đứng giữa người mua và người bán, áp đặt mức thuế cao cho cả đôi bên. Trong khi đó, ở đỉnh cao của Triều đại Mông Cổ (Pax Mongolica), không hề có những rào cản thương mại nào đáng kể trên con đường từ Địa Trung Hải đến Trung Hoa, nơi mà những thành thị lớn trở thành những thủ phủ quốc tế. Tại nơi mà ngày nay là Bắc Kinh, cháu của Thành Cát Tư Hãn là Hốt Tất Liệt (Kubilai, tại vị 1260-1294) đã thiết lập cơ quan đặc biệt để hỗ trợ các thương nhân đủ mọi quốc tịch đến từ khắp mọi nơi trên đế chế, một số đến từ những nơi rất xa xăm như Ý, Ấn Độ và Bắc Phi. Người Mông Cổ còn khuyến khích dân chúng, đặc biệt là người Trung Hoa, di cư đến các trạm giao thương ở nước ngoài để tạo thuận lợi cho mở rộng thương mại. Các con của Thành Cát Tư Hãn trở thành những nhà truyền bá nghệ thuật và văn hóa vĩ đại thông qua các kênh buôn bán mà họ thiết lập. Thẩm mĩ của họ đối với y phục nhiều màu sắc, nữ trang bằng bạc, và hình ảnh động vật đã kích thích ước muốn tạo ra những đồ vật làm họ hài lòng trên khắp đế chế, và điều này đã dẫn đến sự hội tụ về phong cách. Ngoài ra, sự liên kết giữa các xã hội đã dẫn đến việc vải 40 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N vóc và hội họa Trung Hoa càng trở nên phổ biến hơn ở Ba Tư, nơi mà gạch ngói Iran bắt đầu có hình rồng, phụng vốn chỉ phổ biến ở Trung Hoa. Khi lượng người di chuyển trên những con đường của đế chế tăng lên thì cũng bắt đầu xuất hiện những nhân vật đáng chú ý. Trong số những người chu du này, Marco Polo là người nổi tiếng nhất ngày nay, nhưng hãy còn nhiều người khác nữa, trong đó có nhà luật học Hồi giáo Ibn Battuta, giáo sĩ Cảnh giáo (Nestorian Christian) Rabban Sauma, các giáo sĩ dòng Francisco John Plano Carpini và William của Rubruck, và Khổng gia Trung Hoa Châu Đạt Quan (Zhou Daguan). Bút tích của họ mô tả lại những nơi từ Angkor Wat đến Hàng Châu, Tabriz, Paris, khiến những chốn thần thoại này trở thành đá thử vàng về văn hóa cho các tầng lớp tinh hoa khắp đế chế. Dưới sự cai trị Mông Cổ, hào quang của đế chế Trung Hoa đã được hồi phục. Bắt đầu từ Thành Cát Tư Hãn, sự lãnh đạo của Mông Cổ đã biến đổi Trung Hoa từ một nền văn minh bị nội chiến và hận thù triều đại xé nát thành một quốc gia hợp nhất, có khả năng đương cự với những cuộc nổi loạn, những cuộc xâm lăng và những mưu toan thống trị của ngoại bang trong vòng sáu thế kỉ. Ở Tây Á, người Mông Cổ đã tạo được sự hợp nhất giữa những thủ lĩnh Hồi giáo đấu đá nhau, qua đó mà khai sinh ra đế chế Ba Tư hiện đại. Mặc dù người Mông Cổ chưa bao giờ chiếm đóng Đông Âu và các quốc gia Địa Trung Hải, họ vẫn kích thích cuộc cách mạng năng suất ở các khu vực này nhờ giúp phương Tây tiếp xúc với những công cụ chuyên dụng, kĩ thuật thổi lò mới, cây trồng mới tốn ít công sức trồng trọt hơn, và cả những ý niệm mới như tiền giấy, như đặt nhà nước trên nhà thờ, như tự do tôn giáo. Năm 1620, nhà khoa học người Anh Francis Bacon đã nêu tên ba phát minh làm thay đổi thế giới là máy in, thuốc súng và la bàn. Cả ba phát minh này đều đến với phương Tây trong thời kì hoàng kim của đế chế Mông Cổ. Sử gia kiêm nhà báo Nayan Chanda đã viết rất hay như sau: “Các đế chế đóng vai trò then chốt trong việc phát triển cai trị vì chúng phổ biến luật lệ và quy tắc ra một lãnh thổ mở rộng”. Sau khi chỉ ra những tiến bộ tại đế chế La Mã, đế chế Mauryan ở Ấn Độ, đế chế nhà Hán ở Trung Hoa, ông viết tiếp: 41 T H À N H C Á T T Ư H à N “Dưới đế chế Mông Cổ, phạm vi cai trị đã vươn lên một đỉnh cao mới... Mối quan tâm sâu sắc đối với thương mại của Mông Cổ thể hiện ở chỗ Con đường Tơ lụa xuyên Trung Á đã nổi lên thành một “băng chuyền” được bảo vệ tốt cho việc trao đổi hàng hóa, con người và ý tưởng. Với các trạm gác Mông Cổ, những quán trọ, hệ thống bưu chính, hệ thống hộ chiếu và thẻ tín dụng (paiza) sơ khai, giao thương và vận chuyển đường bộ đã được cai quản tốt chưa từng thấy trên con đường này”. Đặc biệt đáng ghi nhận nhất là tác động của đế chế lên việc cai trị ở Trung Hoa. Nền hành chính khởi đầu dưới thời Thành Cát Tư Hãn đã đạt đến đỉnh cao dưới thời những người kế tục ông như Hốt Tất Liệt, người đã giảm tô thuế và đảm bảo quyền sở hữu cho chủ đất. Hốt Tất Liệt còn xây dựng một mạng lưới trường học rộng lớn, chuyên nghiệp hóa hoạt động công vụ, phát hành tiền giấy và ban bố luật phá sản. Ông đã thiết lập một cơ quan khuyến nông nhằm cải thiện đời sống nông dân và năng suất cây trồng; lập ra Cục Sản xuất Vải nhằm cải thiện việc trồng bông, dệt sợi, và các kĩ thuật sản xuất hàng dệt. Ông thúc đẩy nghệ thuật và văn chương, cho dịch các tác phẩm kinh điển của Ba Tư và các nước khác sang tiếng Hoa. Ông quy định giáo dục phổ quát trước bất kì nhà cai trị châu Âu nào đến 500 năm, và ông đã ngăn cấm việc hành quyết tội phạm trước công chúng vào lúc mà việc này còn là một tấn tuồng được ưa chuộng ở trời Âu. Những thành tựu đã diễn ra rất lâu sau thời Thành Cát Tư Hãn, nhưng chúng phát sinh từ những nỗ lực từ rất sớm của ông nhằm thiết lập một xã hội đa văn hóa bao quát khắp lãnh thổ rộng lớn. Lần theo những cội rễ ban sơ của toàn cầu hóa Người ta thường nói thời kì hoàng kim của toàn cầu hóa bắt đầu gần lúc xuất phát cuộc cách mạng công nghiệp ở châu Âu năm 1870 và kết thúc năm 1914, khi Thế chiến I phá tan ý tưởng rằng hòa bình có thể được đảm bảo bằng việc gia tăng các mối liên kết chính trị và kinh tế. Giai đoạn này quả thực đã chứng nghiệm một sự bùng nổ toàn cầu 42 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N trong thương mại, đầu tư, di dân, và những phát minh mới như điện tín. Nhưng giai đoạn này không phải là khởi đầu chính xác. Thời kì hoàng kim đầu tiên là vào các thế kỉ 13 và 14. Đó là thời kì của Thành Cát Tư Hãn cùng con cháu mình, khi các con lộ họ xây và canh giữ đã mở ra một thế giới mới của những tiềm năng. Người Âu có thể mua lụa và các loại hàng dệt quý hiếm khác, những gia vị lạ lẫm, thậm chí cả kĩ thuật làm giấy của Trung Hoa. Kĩ thuật luyện sắt Trung Hoa đã hòa trộn với kĩ năng cơ giới Ba Tư để tạo ra những vũ khí tân tiến; y học Ấn Độ, Trung Hoa và Ba Tư đã phối hợp nhau, tạo ra những tiến bộ lớn trong ngành dược. Thật vậy, câu chuyện Thành Cát Tư Hãn chính là câu chuyện thu nhỏ của bản thân toàn cầu hóa. Nó minh họa cho sức mạnh của chinh phạt quân sự trong việc gia cố các mối liên kết giữa các xã hội phân tán. Nó cho thấy thương mại đi theo sau chinh phạt như thế nào, buôn bán và văn hóa chồng lấn nhau ra sao, và vì sao các mạng lưới vận chuyển và truyền thông lại quan trọng đến như vậy. Cùng với các con cháu của mình, Thành Cát Tư Hãn còn đối mặt với thách đố lâu dài của việc cân bằng giữa kiểm soát hành chính trung ương với việc bao dung cho các thể chế và văn hóa địa phương. Lịch sử không bao giờ lặp lại, như chúng ta đều biết, nhưng chúng ta không thể phớt lờ một số điều song trùng. Dĩ nhiên, thế giới của Thành Cát Tư Hãn tiến bộ kém xa so với thế giới của chúng ta, nhưng nó báo trước được nhiều xu thế trọng yếu của thế kỉ này. Nhiều người phương Tây ngày nay tin rằng hầu hết các ý tưởng phát minh và công nghệ đều khởi nguồn từ Âu - Mỹ. Nhưng đế chế Mông Cổ lại minh họa cho sự sáng tạo tiên phong của phương Đông, mà nay đang nổi lên trở lại với sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ. Quả thực, ảnh hưởng đang gia tăng của các quốc gia châu Á trên nhiều khía cạnh đã thể hiện sự quay trở về với cán cân quyền lực đã bắt đầu lệch đi dưới thời kì Thành Cát Tư Hãn và tiếp tục như thế đến tận giữa thế kỉ 18. Ví dụ, năm 1500, tổng sản phẩm quốc nội của Đông Á lớn hơn gấp ba lần so với Tây Âu, và đến tận năm 1820 nó vẫn còn lớn hơn đến những hai lần rưỡi. Nhiều thế kỉ trước năm 1800, châu Á là khu vực năng động nhất 43 T H À N H C Á T T Ư H à N thế giới về khía cạnh phát minh công nghệ trong các lĩnh vực như luyện kim, đóng tàu, nông nghiệp, dẫn đầu bởi Trung Hoa và Ấn Độ. Nhưng rồi vị thế của châu Âu và châu Á đã đảo lộn. Tuy nhiên, đến đầu thế kỉ 21, nhiều xu hướng cũ đang nổi lên trở lại. Châu Á lại ngoi lên. Nay nó đã chiếm đến gần 50% GDP toàn cầu. Tỉ trọng của nó trong sản xuất các tài nguyên quan trọng, trong thương mại và đầu tư cũng đạt đến những tầm mức trọng yếu trong kinh tế toàn cầu. Châu Á chứa đựng phần lớn dân số thế giới. Chúng ta đã đi hết một vòng tuần hoàn. Thêm vào đó, Trung Quốc đang một lần nữa xây dựng các liên kết với châu Âu thông qua vịnh Ba Tư và thông qua Nam Á. Cú đấm mạnh mẽ của nước này bao gồm việc mở rộng thương mại lẫn xây dựng những đường ống dầu khí, bến cảng, và xa lộ xuyên quốc gia. Năm 2013, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping) đã có chuyến viếng thăm nhiều nước láng giềng của Trung Quốc ở phía tây, như Kazakhstan và Uzbekistan, để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thắt chặt mối quan hệ giữa Trung Quốc với họ. Tại một thời điểm trong các chuyến thăm, ông Tập đã gợi lại những ngày trong thời đại Thành Cát Tư Hãn và nói: “Tôi hầu như nghe được tiếng chuông lạc đà và thấy được những làn khói mỏng trên sa mạc”. Chưa đầy hai năm sau, ông đã làm được nhiều điều hơn là mơ mộng về quá khứ. Ông đã cam kết bơm 62 tỉ dollar vào ba ngân hàng do nhà nước Trung Quốc sở hữu để đầu tư cho “Con đường Tơ lụa Mới”, cả trên bộ lẫn trên biển, cả hai tuyến này gộp chung lại tạo thành chính sách gọi là “Nhất Đới, Nhất Lộ” (hay “Một vành đai, Một con đường”) của Trung Quốc. “Nhất Đới, Nhất Lộ” còn bao gồm các tuyến đường sắt chở hàng, băng qua nước Nga để đến Hamburg, các nhà máy điện và cơ sở sản xuất khắp lục địa Á - Âu, và các liên kết tài chính đa dạng. Cùng với việc thiết lập một ngân hàng quốc tế mới phục vụ cho phát triển hạ tầng – ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á – mà Trung Quốc đã đề xuất và đầu tư thực tế, và cùng với sự tham gia của 50 quốc gia vào năm 2015, tạo tác của Thành Cát Tư Hãn đang bước vào cuộc hồi sinh hiện đại. 44 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N ♒ Trong lịch sử thế giới, không nhóm người nào đóng góp nhiều cho sự mở rộng và khơi sâu toàn cầu hóa bằng những người xây dựng đế chế, quy tụ nhiều triệu con người và trải rộng trên nhiều khu vực địa lí. Suy cho cùng, toàn cầu hóa liên quan đến việc kết nối ở vô số cấp độ và phá vỡ nhiều bức tường ngăn cách dân số với những nguồn gốc, tập tục và niềm tin khác nhau. Đế chế mà Thành Cát Tư Hãn thiết lập trong thế kỉ 13 đã làm cả hai điều này với thang độ và qui mô chưa từng có tiền lệ. Vì thế mà nó đã đem đến một trong những bước nhảy vọt mạnh mẽ nhất của toàn cầu hóa. Sẽ là một khoản cược tốt nếu ta đánh cá rằng Con đường Tơ lụa – trải dài từ Thái Bình Dương cho đến Đại Tây Dương cả về tinh thần lẫn về hình thể hiện đại – sẽ tiếp tục được mở ra trong suốt thế kỉ này, làm gia tăng sự tương thuộc toàn cầu qua những đơn đặt hàng với quy mô khổng lồ. Chương II HOÀNG TỬ HENRY Nhà thám hiểm tạo ra khoa học khám phá 1394-1460 Bắc Mĩ 1492-1493 Phát kiến địa lý của người Đại Tây châu Âu Dương 1487-1522 Nam Mĩ1519-1522 Thái Bình 1497-1499 Dương Mũi Horn Châ Châu Ph 1497-1499 Châu Âu Châu Phi Châu Á Thái Bình Dương 1497-1499 1487-1488 Ấn Độ Dương Mũi Hảo Vọng Châu Đại Dương 1519-1522 48 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N Bờ Tây châu Phi được khám phá dưới thời Hoàng tử Henry Pháp Bồ Đào Nha Quần đảo Madeira Quần đảo Canary Mũi Bojador Mũi Blanco Quần đảo Mũi Verde Đảo Arguin Mũi Verde Mũi Masts Tâ y Mũi Roxo Đảo Nuno TristãoP h i Sierra Leone (Khám phá cuối cùng của Henry) Mũi Palmas Bờ Biển Ngà dặm Tàu đã đóng, lính đã luyện, súng đã rèn, lương thảo đã chất đống, tất cả trong vòng bí mật tuyệt đối. Tiếng hò reo của một đội quân sắp ra trận có thể nghe thấy được ở đầu bên này của Lisbon lẫn ở đầu bên kia, thậm chí ở cả các ngôi làng nhỏ ngoại ô, nhưng chẳng ai biết vua John I của Bồ Đào Nha đang lên kế hoạch đánh ai. Dân chúng đang trong tâm trạng phấn khích cao độ trước cuộc phiêu lưu quân sự sắp tới, thế mà họ vẫn cứ mù tịt về cả động cơ lẫn mục tiêu của nó. Đó là vào năm 1415 và Bồ Đào Nha đang an hưởng thái bình. Ba mươi năm về trước, đất nước này đã giành được độc lập, tách ra khỏi người láng giềng duy nhất và đối thủ truyền kiếp là Castile (nay là Tây Ban Nha). Giờ thì quan hệ với Castile đã bình ổn và các ông hoàng Bồ Đào Nha đang ăn không ngồi rồi. Văn hóa ở châu Âu Trung Cổ bị ám thị bởi những giá trị hiệp sĩ và chủ nghĩa anh hùng, vì vậy sự thiếu vắng chiến tranh là một nỗi khổ não cho các hiệp sĩ và các ông hoàng Bồ Đào Nha. Không có cách chi thu được hoa lợi từ đất, còn kho tàng và vinh quang thì chỉ giành được trong chinh chiến, nhà vua đang ra sức tìm kiếm một mục tiêu ở nước ngoài để xốc lại tinh thần. Hoàng gia chọn mục tiêu là cảng Ceuta, một cảng vốn nhỏ bé nhưng thành trì kiên cố, nằm ở bờ biển phía bắc của nơi mà ngày nay là Morocco. Băng qua Địa Trung Hải, chỉ cách thành phố Gibraltar của Tây Ban Nha có 23 cây số, Ceuta vừa là điểm xuất phát cho các con tàu chở lúa mì Morroco sang châu Âu, vừa là đầu cuối phía bắc của tuyến thương mại béo bở xuyên Sahara. Từ Ceuta, lạc đà và xe thồ đưa hàng bạc châu Âu và những sản phẩm khác xuống phía nam, đến các vương quốc Hồi giáo ở khu vực Sudan trải dài từ Đại Tây Dương ra đến Biển Đỏ, rồi mang vàng, nô lệ (số lượng còn ít ỏi vào giai đoạn đó) và ngà voi trở về, vận chuyển qua châu Âu. Chiếm Ceuta sẽ giúp nhà vua kiểm soát hoạt động buôn bán này và tiện thể, cũng tạo cả cơ 50 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N hội cho Bồ Đào Nha đánh dẹp dân đạo Hồi mà họ cho là đám ngoại giáo ở Bắc Phi. Nhiều cố vấn của nhà vua chống lại cuộc phiêu lưu quân sự đầy rủi ro này. Castile có thể e ngại cuộc bành trướng của Bồ Đào Nha tại sân sau của mình và sẽ can thiệp, hậu thuẫn cho Ceuta. Bồ Đào Nha vẫn đang nợ đầm đìa từ cuộc chiến giành độc lập, làm sao trong hoàn cảnh tài chính căng thẳng đó có thể huy động đủ người và tàu thuyền cho một cuộc viễn chinh đường biển tại những miền đất lạ xa xăm? Mặc dù người Viking đã nhiều lần giong buồm đến những vùng đất xa lạ vào cuối thế kỉ 11 và thực hiện nhiều cuộc thám hiểm ở Địa Trung Hải, Tây Âu, nhưng vẫn chưa từng gửi hạm đội của mình đi làm những chuyến viễn chinh như thế, chí ít là làm một cách có hệ thống. Vào thời điểm đó trong lịch sử châu Âu, các thuộc địa vẫn chưa tồn tại. Chính Hoàng tử Henry1, lúc đó 19 tuổi, là người cổ súy nhiệt thành nhất cho việc xâm lăng Ceuta. Là con trai thứ ba của nhà vua, Henry biết mình không có cửa để thừa kế ngai vàng nên đành phải tìm danh vọng và tiền tài trong việc xâm chiếm Ceuta vậy. Giữa hội đồng chiến tranh, ông thống thiết khơi gợi ý thức của vua cha về vận mệnh, tô vẽ những vinh quang mà Bồ Đào Nha sẽ gặt hái trên khắp châu Âu nếu như chiếm được một hải cảng Hồi giáo, cùng với đó là mối lợi thương mại từ việc làm chủ một trung tâm buôn bán thịnh vượng của Bắc Phi. Henry rõ ràng tin rằng chiến dịch sắp tới sẽ nâng cao địa vị của ông, biến ông thành một chính khách quân sự. Henry đã thuyết phục được vua cha không chỉ chuẩn y cuộc xâm lăng mà còn giao phó cho ông việc chuẩn bị chiến trận. Tuy nhiên, dù tuân theo ý chỉ của nhà vua, tầng lớp tinh hoa của Lisbon vẫn không chào đón lựa chọn Henry cho lắm. Họ nghĩ ông trẻ người non dạ, lại còn tham vọng mù quáng, cho nên không thể đảm trách một cuộc phiêu lưu trọng đại như vậy được. Ông hoàng trẻ tuổi quyết chứng tỏ bản thân bằng cách vắt kiệt sức, chuẩn bị cho cuộc xâm lăng sắp tới. Ông xoay xở dựng lên một đội quân gồm các hiệp sĩ Bồ Đào Nha và lính đánh thuê từ khắp châu Âu để đưa vào đội thuyền lớn nhất xưa nay mà Bồ Đào Nha từng quy 1 Tên đầy đủ là Infante Dom Henrique de Avis. 51 H O À N G T Ử H E N RY tụ. Theo một ước tính, thủy đội của ông bao gồm 59 thuyền galley (thuyền chạy bằng buồm và sức chèo), 63 thuyền vận chuyển, và 120 thuyền nhẹ cùng lực lượng xâm lăng gồm các thủy thủ, tay chèo và lính bộ, tổng cộng khoảng 19.000 người. Mục tiêu của cuộc huy động lớn này được giữ kín, bất chấp những chất vấn không ngớt của dân chúng Bồ Đào Nha và các vị sứ thần đầy âu lo. Ngày 26/07/1415, thủy đội giương buồm rời Lisbon, thẳng tiến phương nam với tất cả những kèn trống biểu trưng cho cuộc đại viễn chinh, những con thuyền phấp phới cờ xí, những thuyền trưởng trong đồng phục màu mè, những tấm bạt sáng phủ trên boong các thuyền galley. Khi thủy đội đến cảng Lagos của Bồ Đào Nha ở đông nam, vua John công bố mục tiêu của nó là Ceuta, và tin này nhanh chóng được truyền đi suốt dọc bờ biển Morocco. Thống đốc Ceuta, Sala-ben-Sala, kêu gọi tăng viện từ khắp vương quốc của ông. Khi đến gần Ceuta, các con thuyền Bồ Đào Nha buộc phải quay đầu do đụng phải bão biển. Vào một trong những khoảnh khắc lộn xộn thường làm nên lịch sử đó, Sala-ben-Sala cho rằng mối đe dọa đã qua đi và giải tán các lực lượng tăng viện. Tuy nhiên, khi thời tiết quang đãng hơn, người Bồ Đào Nha đã trở lại và tiến hành một cuộc tấn công hung hãn. Henry dẫn đầu cuộc xung kích, nhưng nhiệt huyết của ông đã mau chóng vượt qua tài chỉ huy. Ông chạy trước binh lính của mình quá xa nên bị tách rời khỏi họ trong suốt nhiều giờ liền, đủ lâu để toi mạng. Tuy nhiên, ông đã xuất hiện trở lại để đóng vai trò dẫn dắt cuộc chinh phạt. Toàn bộ trận chiến diễn ra trong 12 giờ, với thương vong nặng nề ở phía những người phòng thủ Ceuta. Thi thể họ chất thành đống, trong khi Bồ Đào Nha chỉ mất có tám người – một kết quả có được nhờ lợi thế bất ngờ và vũ khí ưu việt. Chỉ trong vài ngày, quân của Henry đã thực hiện xong nghi thức thanh tẩy các ngôi đền của thành phố, bàn giao chúng cho người Công giáo. Cuộc thập tự chinh vì tôn giáo và vinh quang vừa hoàn tất thì cuộc cướp phá tàn nhẫn cũng bắt đầu. Quân Bồ Đào Nha chất lên xe nào nữ trang, nào thảm, nào tơ lụa, nào đồ đồng, nào gia vị, nào vàng, nào bạc, nói chung là bất cứ thứ gì họ tìm được. Đó là lần đầu tiên Henry 52 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N thấy sự giàu có ở hải ngoại, và thể nghiệm này hẳn đã kích thích nơi ông cơn thèm khát muốn chinh phục những miền đất Hồi giáo khác. Vua John tuyên bố Ceuta là lãnh thổ của Bồ Đào Nha. Ông đưa đến đó 2.500 quân đồn trú và bổ nhiệm Pedro de Menezes làm thống đốc của Ceuta dưới quyền Henry. Henry giờ đây nắm toàn quyền kiểm soát cơ ngơi đầu tiên ở hải ngoại của Bồ Đào Nha, và cùng với đó là hàng lô lốc những danh hiệu mới: Hoàng tử Henry, Quận công của Viseu và Chúa công của Covilham. Vài năm sau, tức năm 1420, nhà vua lại tắm con trai trong một phần thưởng nữa khi yêu cầu Giáo hoàng phong Henry làm Tổng quản Dòng tu đoàn hiệp sĩ Jesu Christi, một dòng tôn giáo – quân sự ở Bồ Đào Nha hiến dâng cho việc cải đạo những kẻ ngoại giáo. Dòng này sẽ trở thành căn bản quyền lực của Henry, đem cho ông khoản trợ cấp hằng năm từ những phần đất đai rộng lớn mà nơi này nắm giữ. Nó còn đề cao uy tín của ông như một thập tự quân vì tôn giáo, không chỉ ở riêng Bồ Đào Nha mà ở khắp châu Âu Công giáo nữa. Bất cứ làm việc gì trong những năm tiếp sau, Henry đều vận dụng sự ủy nhiệm đó để làm câm họng những kẻ chỉ trích ở Lisbon, vốn chỉ chực chờ sơ hở để tấn công ông, kẻ phiêu lưu liều lĩnh đã tiêu tốn quá nhiều tiền của mà gặt hái thì quá ít. Cuộc chinh phạt quân sự ở Ceuta đã khai mở hoạt động bành trướng của Bồ Đào Nha ra hải ngoại, bước đầu tiên để xây dựng đế chế hàng hải đầu tiên của châu Âu. Nó cho các nhà cầm quyền khác thấy rằng một đất nước nhỏ bé và tụt hậu ven biển với dân số chưa đầy hai triệu người có thể trở thành cường quốc thế giới. Nó đánh dấu thành công quân sự đầu tiên của châu Âu chống lại đạo Hồi trên lãnh thổ Hồi giáo, và nó đặt nền móng thuộc địa đầu tiên của châu Âu tại châu Phi. Từ thời điểm đó trở đi, người Âu bắt đầu thám hiểm thế giới một cách có hệ thống, cùng lúc xâm nhập vào cả châu Á lẫn châu Mỹ. Dĩ nhiên, nỗ lực này cũng có những bước lùi. Nó cũng mang theo những tội ác tồi tệ nhất của loài người, chẳng hạn như vai trò của Henry trong việc khuếch trương buôn bán nô lệ. Nhưng nó cũng đặt nền móng cần thiết cho việc thuộc địa hóa và tất cả những bước đi kế tiếp dẫn đến xã hội toàn cầu mà ngày nay ta biết. 53 H O À N G T Ử H E N RY Tuy nhiên, khi Bồ Đào Nha kiểm soát Ceuta, hầu hết thương nhân địa phương đã bỏ chạy. Không có họ, Ceuta mất đi phần lớn những liên hệ thương mại với châu Phi và trở thành một ốc đảo cô lập trong một quốc gia Hồi giáo thù địch. Để tìm cách cứu vãn tình thế, Henry bắt đầu bận bịu với các thương nhân Ả-rập còn trụ lại, bơm cho họ thông tin về các mối lái kinh doanh và các mạng lưới thương mại ở châu Phi và Trung Đông. Ông học hỏi việc nhập khẩu gia vị để bảo quản thực phẩm hoặc pha chế thuốc men. Tất cả những thông tin này thu hút mối quan tâm mạnh mẽ của châu Âu. Và để bù đắp cho những tuyến đường cung ứng bị cắt đứt, Henry bắt đầu thông thuộc sâu sắc thế giới hàng hải – việc tậu và thuê mướn các thuyền buôn, cộng đồng các chủ thuyền, hoạt động mua và phân phối hàng cung ứng. Ông đã học được cách cai quản một thuộc địa mới. Ceuta, do đó là một sự kiện cột mốc trong cuộc đời Henry. Ông đã giành danh hiệu hiệp sĩ trên chiến trường, giành được sự nhìn nhận mà ông khao khát ở vua cha, giành được cái ôm của Giáo hoàng, của Henry V nước Anh, và của vua Castile. Ông đã học được việc buôn bán và kiểm soát một lãnh thổ hải ngoại. Vị hoàng tử còn biểu hiện những phẩm chất cá nhân then chốt giúp định hình tương lai của ông, đặc biệt là tính thực tiễn và tính hiếu kì không ngưng nghỉ, cùng ý chí dò tìm thông tin một cách hệ thống để đưa vào sử dụng trong các cuộc mạo hiểm tương lai. Thể nghiệm Ceuta trở thành nền tảng cho những cuộc thám hiểm gieo mầm của Henry xuống dọc bờ biển châu Phi và là nền tảng cho việc cai quản những vùng đất mới mà ông và những người kế tục sẽ sáp nhập vào Bồ Đào Nha. Nó đánh dấu sự khởi đầu đích thực những cuộc thám hiểm của châu Âu đến châu Phi, châu Á, và Tân Thế giới ở châu Mỹ. Lá số tử vi mang điềm lành Henry ra đời ngày 04/03/1394. Từ nhỏ, ông đã có mối quan hệ gắn bó và yêu thương với vua cha, một chiến binh anh dũng đã giành độc lập cho Bồ Đào Nha từ tay Castile sau trận chiến Aljubarrota ngày 14/08/1385. Mẹ ông, Nữ hoàng Philippa, là một thành viên hoàng 54 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N gia Anh lớn lên tại Anh quốc. Bà hình như đã truyền vào cậu bé Henry những câu chuyện lịch sử của nước Anh cùng những quy tắc mã thượng trong những câu chuyện về các hiệp sĩ dũng cảm, hào hoa phi ngựa ra chiến trường. Cũng như những công tử hoàng gia thời đó, Henry được dạy dỗ chu đáo, bao gồm lịch sử, văn chương, thánh kinh và thần học, thiên văn học, hàng hải, đan xen với những điều thần bí và mê tín dị đoan. Các sử gia thống nhất với nhau rằng hành động của Henry được dẫn dắt bởi niềm tin vào lá số tử vi của ông, trong đó nói rằng định mệnh của ông là “tạo ra những cuộc chinh phục cao quý và vĩ đại nhằm phát hiện những bí mật mà trước đó bị che giấu khỏi tầm mắt con người”. Vị hoàng tử là một sản phẩm của châu Âu Trung cổ và nhà nước Bồ Đào Nha trong giai đoạn cuối thế kỉ 14, đầu thế kỉ 15. Khi đế chế Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn bắt đầu tan rã, nó được thay thế ở lục địa Á - Âu bởi sự trỗi dậy của các vua chúa và nhà chuyên chế địa phương, thường xuyên lâm chiến, nổi loạn và cướp bóc. Những lối đi trên bộ từng nối kết Trung Hoa với các vùng biên cương của Đông Âu trở nên khó di chuyển hơn vì mỗi công quốc nổi lên lại thiết lập những địa giới riêng của mình với những tô thuế mới, trung gian mới, và tập quán thương mại mới. Những đoàn buôn lữ hành khát khao có một con đường mới để sang phương Đông, né tránh được các địa phương rắc rối này. Lựa chọn thay thế tốt nhất là băng qua đại dương bao la, nhưng không quốc gia châu Âu nào hoàn toàn sẵn sàng để đi ra hướng biển. Còn về khả năng hàng hải thì châu Âu vẫn còn thua xa Trung Hoa và Ba Tư, và những tranh chấp nội bộ khiến nó khó lòng tổ chức được bất kỳ dạng chiến dịch quốc gia nào, bao gồm những cuộc viễn chinh lớn theo đường biển. Đột phá của Hoàng tử Henry ở Bắc Phi có thể kích hoạt tuyệt vời ý niệm mới mẻ về triển vọng của châu Âu. Triều đại Mông Cổ đang phai nhòa, châu Âu bắt đầu hấp thu những phát minh của châu Á, bao gồm thuốc súng và công cụ hàng hải mà rốt cuộc sẽ giúp dịch chuyển cán cân quyền lực từ Á - Âu sang châu Âu. Lục địa này trỗi dậy còn nhờ sức mạnh của những tiến bộ trong 55 H O À N G T Ử H E N RY nông nghiệp và kĩ thuật quân sự, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh gia tăng giữa các quốc gia, điều tương phản rõ rệt với việc kiểm soát tập trung đầy bế tắc đang bóp nghẹt Trung Hoa. Henry là sản phẩm của cuộc cạnh tranh đó, nhưng phải mất thêm một thế kỉ nữa châu Âu mới dốc được toàn lực qua việc thiết lập những quốc gia - dân tộc hiệu quả, một tinh thần hiếu kì khoa học, và kết liễu sự độc tôn của Giáo hội Công giáo. Không phải ngẫu nhiên mà người tiên phong từ rất sớm như Henry lại nổi lên từ Bồ Đào Nha chứ không từ những thế lực châu Âu già đời hơn. Sự độc lập đã cho Bồ Đào Nha được thái bình và yên ổn chính trị, trong khi nhiều quốc gia đối địch ở châu Âu cảm thấy quá âu lo nội chiến hoặc kẻ thù ngoại bang nên không thể nghĩ đến chuyện cử những người quả cảm nhất của mình đi thám hiểm. Các đối thủ tiềm tàng ở mặt trận xa hơn cũng đang tránh xa biển rộng. Nhà Minh của Trung Hoa trước đó đã cử Đô đốc Trịnh Hòa (Zheng He) vào các sứ mệnh thám hiểm vươn xa đến tận Đông Phi, nhưng lúc này đã hướng trở vào trong nước và cắt bớt các chuyến du hành của ông này. Các thuyền trưởng Ấn Độ thì hài lòng với việc giới hạn các chuyến du hành ở các cơ hội giàu có bao quanh Ấn Độ Dương. Người Ottoman thì bị kìm chân bởi những eo biển chật hẹp, thường là do quân thù kiểm soát, mà đó lại là lối thoát duy nhất của họ để đi ra thế giới rộng lớn hơn. Chỉ Bồ Đào Nha là có nền tảng ổn định trong nước, từ đó có thể khởi phát những chuyến thám hiểm vượt biển khơi. Phát kiến đầu tiên: các quần đảo ở Đại Tây Dương Sau chiến thắng Ceuta, Hoàng tử Henry chuyển hướng nhìn về Đại Tây Dương1. Để tìm kiếm kho tàng và cải đạo những người ngoại giáo, mục tiêu lựa chọn đầu tiên của Henry là quần đảo Canary, cách bờ biển châu Phi không xa. Tuy nhiên, vua John lại không phê chuẩn vì quần đảo Canary đã bị Castile tuyên bố chủ quyền và ông vẫn lo mình 1 Không rõ ngày chính xác ngày tháng các phát kiến ở Đại Tây Dương vì các nguồn mâu thuẫn nhau. 56 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N chọc giận các tiên vương Bồ Đào Nha. Henry đành gửi hai con thuyền đi tìm những hòn đảo mới nằm xa hơn ở phía tây và sâu hơn vào Đại Tây Dương. Bị cuốn khỏi lộ trình bởi một cơn bão, một trong hai con thuyền này đã phát hiện ra một hòn đảo, về sau được đặt tên là Porto Santo, rồi báo cáo rằng đó chỉ là một đảo hoang nhỏ. Hoàng tử cho họ về với mệnh lệnh phải đi xa hơn nữa. Đâu vào khoảng từ 1419 đến 1425 (các sử gia không thống nhất với nhau về thời điểm), họ đã có một phát hiện lớn hơn và hứa hẹn hơn ở một nơi xa hơn Porto Santo 48 cây số, cách bờ biển Morocco 580 cây số. Được đặt tên là Madeira, hòn đảo này chính là phát hiện lớn đầu tiên của Henry. Mặc dù những người Ý đi biển đã thấy nó từ nhiều thập niên trước và cho rằng nơi đây không có giá trị nào, người Bồ Đào Nha vẫn tìm ra gỗ ở đó – thứ trở nên rất quan trọng cho công nghiệp đóng tàu của họ – và cả nhựa cây máu rồng, có thể dùng làm phẩm nhuộm và thuốc men. Nhiều năm sau, người Bồ Đào Nha trồng mía lấy từ Sicily và nho lấy từ Crete trên đảo Madeira, biến nó thành nơi xuất khẩu chính gỗ, đường và rượu, trở thành một bánh răng sống còn trong nền kinh tế đế quốc của Lisbon. Henry sau đó đã tung thêm một cuộc thám hiểm nữa, mang lại những kết quả rất giống với phát hiện ra Madeira. Sau khi thuộc hạ của ông đi đến một hòn đảo nhỏ vô giá trị, ông lệnh cho họ đi theo một hải trình dài hơn để trở về và họ đã tìm ra được Azores (đâu trong thập niên 1430; một lần nữa các sử gia lại mâu thuẫn nhau). Bao gồm chín hòn đảo ở cùng vĩ tuyến với Bồ Đào Nha và nằm ở gần một phần ba chặng đường băng Đại Tây Dương, Azores cũng đã được các nhà thám hiểm khác nhìn thấy trước đó và cũng bị họ chê. Nhưng Bồ Đào Nha lại khuyến khích và đôi khi cưỡng bức dân của họ định cư ở đó, rồi mau chóng xây lên những trại gia súc mới và trồng hoa quả, tạo nên một trạm dừng cho các cuộc thám hiểm xuyên Đại Tây Dương, một phòng thí nghiệm mới cho việc cai quản thuộc địa của Bồ Đào Nha. Những thành công sớm này cũng tạo uy tín cho Henry ở Lisbon khi ông cần tung ra một cuộc phiêu lưu còn đáng sợ hơn nhiều, vòng qua mũi Bojado ở bờ biển Tây Phi. 57 H O À N G T Ử H E N RY Đột phá Mũi Nhô Mũi Bojado trong tiếng Bồ Đào Nha có nghĩa là “Mũi Nhô”, và mặc dù phần nhô chỉ kéo dài chưa đầy 40km, hay chưa đầy một ngày giong buồm dọc theo bờ biển của nơi mà nay được gọi là Tây Sahara, các cuộc thám hiểm của châu Âu đến đây vẫn rất hạn chế trong suốt nhiều thập niên. Có vài bằng chứng rằng, từ nhiều thế kỉ trước, các nền văn minh cổ ở Địa Trung Hải như Phoenicia, Hi Lạp và Carthage có thể đã cử người đi xuống bờ biển phía đông của châu Phi và băng qua mũi Bojador. Nhưng rồi nhiều thế kỉ tiếp sau, trong cái gọi là “kỉ nguyên đen tối”, những điều mê tín đã lan tràn, và đến thập niên 1430 thì nhiều thế hệ đã qua đi mà chẳng ai dám bén mảng băng qua điểm đó. Truyền thuyết nói rằng, ở phía nam mũi Bojador, đại dương luôn sôi sục, thủy quái săn đuổi tàu thuyền và con người, còn mặt trời thì nóng đến mức có thể biến da trắng thành da đen. Người ta còn tin rằng tàu bè băng qua sẽ bị những cơn gió quỷ quyệt cuốn vào những rặng đá ngầm màu đỏ nguy hiểm bên ngoài mũi. Trong ý niệm phổ biến, Bojador được hình dung là điểm “một đi không trở lại” trên bờ biển châu Phi. Nếu Henry đưa được đoàn thám hiểm băng qua Bojardo, ông sẽ phá được rào cản tâm lí đã kìm chân những cuộc thám hiểm của châu Âu trong suốt nhiều thế kỉ, đồng thời giải phóng được tinh thần của người Bồ Đào Nha để họ mạo hiểm bước ra thế giới với sự quả quyết và ý thức lớn hơn về triển vọng. Khoảng năm 1430, Henry bắt đầu biệt phái những thuộc hạ của ông thực hiện đến 15 đợt vòng qua Bojardo. Họ thất bại hết đợt này đến đợt khác, quay đầu về chủ yếu là vì sợ. Các thuộc hạ của Henry là đại diện của chủ tàu, tức những người giám sát trang thiết bị và tổ chức các cuộc thám hiểm, nhưng ở chức năng này thì họ chẳng làm gì được nhiều để thúc ép các thuyền trưởng và thủy thủ bất kham, những tay lão làng trong nhiều chuyến du hành. Henry tin rằng những rủi ro chỉ là tưởng tượng mà thôi. Một số sử gia nói rằng niềm tin đó có thể được củng cố bởi những câu chuyện hư cấu từ thế kỉ trước của Pháp và Castile, kể về những vị thuyền trưởng khoe khoang đã đi vòng qua Bojador. Nhưng cách này hay cách khác, Henry đã quyết 58 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N tâm đưa thuyền băng qua cái mũi này. Ông đã phải vượt qua không chỉ sự mê tín của thời đại đó mà cả lợi ích thương mại cá nhân của các thuyền trưởng, khi mà kho tàng có thể kiếm được dễ dàng hơn bằng hoạt động cướp biển và buôn bán ở những vùng biển quen thuộc. Năm 1434, Hoàng tử Henry triệu tập một thuộc hạ tên Gil Eannes, người đã nhiều lần không vòng qua được Bojador. Không ai biết đích xác Henry nói gì, liệu ông có kêu gọi lòng yêu nước của Eannes hay hứa hẹn những phần thưởng lớn cho ông này. Một số tường thuật nói rằng Henry đã lệnh cho Eannes nếu không mô tả được những vùng đất và biển ở phía dưới mũi thì đừng có quay trở về. Chỉ biết một điều là Eannes đã rời đi với sự can đảm mà ông chưa từng thể hiện trước đó. Mô tả chính xác về chuyến du hành định mệnh của Eannes không tồn tại ở bất kì dạng thức đáng tin cậy nào. Nhưng một tường thuật đã cho chúng ta hình ảnh về điều có thể đã diễn ra. Sau chừng một tuần lễ trên biển, Eannes và thủy thủ đoàn của ông đã đến mũi Not, ở ngay phía bắc Bojador. Dưới bóng các cánh buồm, họ ngồi uống rượu, nhắm cá khô, thịt muối, phô-mai và bánh quy – một bữa tiệc trước khi đối mặt sự bất định. Họ tiến xuống phía nam cùng với làn gió nóng thổi ra từ sa mạc, ép họ về phía bờ biển. Khi mũi Bojador hiện ra, Eannes ra lệnh lái hẳn ra xa các rặng đá ngầm đỏ nguy hiểm. Họ giong buồm về hướng tây rồi đi xuống phía nam trong vòng một ngày và một đêm, rồi họ rẽ sang đông, hướng trở về bờ biển. Đó là vào một ngày hè nắng bỏng, và các thủy thủ có lẽ đã tụ tập trên boong, che mắt nhìn ra, và cũng có thể họ đã nhìn xuống để kiểm tra lại màu da của mình. Đất liền đã ló dạng. Nó bằng phẳng, nhiều cát, sáng loáng dưới mặt trời, thật khác xa cái bề ngoài kém hiếu khách của bờ biển phía bắc mũi Bojador. Các thủy thủ nhìn lên phía bắc và thấy mũi Bojador đó. Họ thực sự đã đi vòng qua nó. Họ giong buồm hướng về bãi biển rồi buông neo. Một chiếc xuồng được thả xuống và Eannes chèo xuồng vào bãi biển. Dù không thấy dấu hiệu nào có người sinh sống, Eannes vẫn nhận ra vài bông hồng, và ông đã mang chúng về để dâng tặng hoàng tử. Nếu Ceuta là thể nghiệm có tính khai phá nhất của Henry thì việc vượt qua Bojador lại là thể nghiệm quan trọng nhất của ông. Nó gửi đi 59 H O À N G T Ử H E N RY một thông điệp đến tất cả các nhà thám hiểm đương thời rằng những trở ngại duy nhất còn lại chỉ là tiền và sự quyết tâm. Tin đồn nhanh chóng lan tỏa khắp thế giới. Kỉ nguyên thám hiểm nay đã mở ra với tốc độ chưa từng thấy, thu hút mọi nguồn lực và mọi con người. Hết năm này sang năm khác, Henry gửi những con thuyền xuống bờ biển châu Phi, chiếc sau đi xa hơn chiếc trước1. Tuy nhiên, vào giai đoạn này, Henry có rất ít giá trị cụ thể để trưng ra, bào chữa cho những chuyến thám hiểm tốn kém của ông. Eannes đã không tìm được mống người nào để cải đạo, cũng chẳng tìm được vàng hay kho tàng để mà mang về nhà. Để dấn tới, Henry phải làm sao để các chuyến phiêu lưu của ông đem đến khả năng chi trả. Cho nên ông bắt đầu nhòm ngó các thủy lộ băng qua châu Phi, tạo ra con đường tắt để đi đến những miền đất giàu có của Ấn Độ và Trung Hoa. Ông hi vọng có thể dùng chính thủy lộ này để tìm ra đế quốc Ki-tô giáo của Prester John, vị tu sĩ – vua bộ lạc mà tương truyền đã cai trị một dải đất rộng lớn ở Đông Bắc Phi, tại khu vực mà nay là Ethiopia. Vương quốc của Prester John có tiếng rất giàu vàng và bạc, và có một quân đội hùng mạnh lên tới 100.000 người mà Hoàng tử Henry hi vọng sẽ gia nhập cuộc thánh chiến chống lại những kẻ ngoại giáo theo Hồi giáo. Do thiếu cả tiền bạc lẫn thời gian, vả lại cũng phải kể đến yếu tố Prester John chỉ là một huyền thoại, những giấc mơ này của Henry không bao giờ trở thành sự thật. Vương quốc hay anh em Trước giai đoạn quan trọng của những phát kiến kế tiếp, Henry bước vào một chương đen tối của cuộc đời. Vua John băng hà, trao lại ngai vàng Bồ Đào Nha cho người con trưởng Edward, tức anh cả của Henry. Henry nhiều năm qua đã nôn nóng muốn chinh phục Tangier, một thành phố ven biển ở phía đông Ceuta. Ông đệ trình kế hoạch 1 Theo vài tường thuật sau này, có khả năng cái mũi mà Eannes bọc qua không phải là mũi Bojado. Tuy vậy, tác động của việc phá vỡ hàng rào tâm lý cũng đã là một thành tựu lớn. Theo Peter Russell, Prince Henry "the Navigator": A Life (New Haven, CT: Yale University Press, 2000), 111. 60 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N tấn công lên tân vương và các cố vấn của ngài. Tất cả đều chống đối vì Tangier chắc chắn sẽ kháng cự mạnh mẽ hơn Ceuta và quốc khố Bồ Đào Nha không đương nổi việc huy động một đội quân đủ quy mô cho cuộc phiêu lưu lớn hơn đó. Một lần nữa, những người chỉ trích Henry nói rằng ông quá liều lĩnh, ông là một thập tự quân quá sốt sắng. Nhưng giống như trong cuộc bàn luận về Ceuta, Henry đã chứng minh một cách thuyết phục, không ai cưỡng lại được. Ông lập luận rằng thiên mệnh của Bồ Đào Nha là cải đạo người Hồi giáo và tháo mở tinh thần thượng võ của các hiệp sĩ. Cuối cùng, triều đình đã đồng ý phát động một cuộc chiến nữa. Lần này, chuẩn bị của Henry sơ sài hơn nhiều. Kế hoạch xâm lăng của ông trở thành một bí mật mở, khiến Tangier có thời gian để chuẩn bị phòng thủ. Hoàng tử tập hợp được một đội quân với chỉ 8.000 bộ binh, bằng phân nửa số bộ binh ông từng tung vào Ceuta. Cuộc xâm lăng Tangier bắt đầu vào 09/09/1437 với một đội quân Bồ Đào Nha ít ỏi hơn, vũ trang kém hơn và kém mưu lược hơn. Bên phòng thủ đẩy lui các cuộc tấn công liên tục lên các tường thành của thành phố. Chỉ sau vài ngày họ đã bao vây quân Bồ Đào Nha, ép Henry phải đầu hàng trước Sala-ben-Sala, tức chính viên thống đốc mà ông đã đánh bại ở Ceuta. Sala-ben-Sala đòi Bồ Đào Nha không chỉ trao trả Ceuta mà còn phải để lại người em Fernando của Henry làm con tin nhằm đảm bảo ông giữ đúng cam kết. Để cứu quân đội, Henry buộc phải chấp nhận các điều khoản này. Sau đó, hoàng tử được cho phép lui quân về Ceuta, nơi ông lưu lại vài tháng, chừng như rất đau đớn về thỏa thuận với Sala-ben-Sala. Tuân thủ nó thì sẽ là nỗi nhục quốc gia lẫn cá nhân, còn bội ước thì đồng nghĩa với việc Fernando chết chắc. Henry quay về Bồ Đào Nha để hội ý vua Edward và cả hai đã quyết định sẽ cam lòng hi sinh cậu em trai nếu cần. Trong sáu năm, họ đã cố thương lượng một thỏa thuận mới để Fernando được thả. Bị giam cầm như nô lệ, bị biệt giam với thức ăn ít ỏi, Fernando cuối cùng đã chết trong lao tù. Cuộc tấn công vụng về đã phơi bày tính kiêu ngạo của Henry, khả năng phán đoán quân sự kém 61 H O À N G T Ử H E N RY cỏi của ông, và khát vọng buông tuồng của ông. Và điều đó đã buộc ông phải thu mình lại, chuyên tâm hơn nữa vào những gì mà ông làm tốt nhất: thám hiểm. Từng bước một Vào những ngày đó, uy quyền Giáo hoàng đã bao che rất nhiều cho những cuộc phiêu lưu hải ngoại, về cả pháp lí lẫn tinh thần. Sau thành tựu ở Bojador, Hoàng tử Henry tranh thủ được Giáo hoàng ban cho Bồ Đào Nha những đặc quyền thám hiểm bờ biển châu Phi xuống sâu đến tận phía nam và ra xa đến tận những hòn đảo mà các chuyến thám hiểm của ông có thể vươn đến được, cho dù mục đích có là buôn bán hay chiến tranh đi nữa. Henry đã dùng sự chuẩn y của Giáo hoàng để làm đòn bẩy, tổ chức các hải vụ và ép các thương gia độc lập tham gia vào những cuộc mạo hiểm của ông với 20% thu nhập từ các hợp tác này rơi vào túi vị hoàng tử. Thành công ở Bojador đã thắp lại tinh thần phiêu lưu của Henry, sự nhiệt thành của ông trong việc đưa Ki-tô giáo đến những kẻ ngoại đạo, và khát vọng tìm kiếm sự giàu có – đặc biệt là vàng – cho bản thân ông và cho Bồ Đào Nha. Chính trong thời kì đó mà Henry đã bắt đầu tiến hành thám hiểm một cách có phương pháp. Trong khoảng 1441 đến 1460, ông thực hiện nhiều hải vụ một cách điềm đạm, mỗi hải vụ lấn xa hơn một chút xuống phía nam so với hải vụ trước, từ mũi Bojador đến mũi Blanco, rồi đến mũi Verde, kế nữa là mũi Roxo. Theo lối di chuyển đó, ông lần xuống dọc bờ biển châu Phi từng bước một. Các thuộc hạ, các thuyền trưởng, các thủy thủ đều theo lệnh của Henry, cặn kẽ lập hồ sơ dọc bờ biển: thực vật, thế giới hoang dã, văn hóa của cư dân. Henry kĩ lưỡng lập danh mục mọi bước tịnh tiến về kiến thức. Mỗi mẫu vật và mỗi quan sát mà thuộc hạ thu thập đều được ông mang về nhà phân tích, tạo ra một nền tảng cho sự hiểu biết mà thuộc hạ của ông từ đó xây lên thêm qua những chuyến đi kế tiếp. Các chuyến đi đã được xây trên những chuyến đi khác, và thủy thủ ngày càng có thêm nhiều kinh nghiệm với các triển vọng hàng hải, với gió, và với người châu Phi. 62 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N Henry dặn dò các thuyền trưởng của ông mỗi chuyến đi phải mang về ít nhất một người bản địa châu Phi có kiến thức để có nguồn thông tin về văn hóa và môi trường mua bán, đồng thời cũng để làm thông ngôn và dẫn đường cho các chuyến đi tiếp sau. Hoàng tử khuyến khích các thuyền trưởng cử phái viên đi càng sâu càng tốt vào lục địa để tìm hiểu thêm các triển vọng thương mại. Các hải vụ đã phát hiện nhiều bộ lạc châu Phi. Đôi lúc những cuộc gặp gỡ này diễn ra tốt đẹp, dẫn đến những mối mang buôn bán mới, nhưng cũng có những lúc chúng kết thúc bằng những trận đánh ác liệt. Những va chạm như thế chẳng có gì là ngạc nhiên vì mặc dù Henry không còn cử tàu chiến vào mục đích chinh phục vũ trang, các nhà thám hiểm của ông vẫn được chỉ đạo phải dựng những cây thánh giá bằng gỗ (sau đó thường được thay bằng đá) ở mỗi đích đến mới, xác lập chủ quyền đất đai cho Ki-tô giáo và cho Bồ Đào Nha. Dù nhiều thuộc hạ của Henry xây được danh tiếng sau những trận đánh thắng người dân ở bờ biển Sahara, nhưng ngày càng có nhiều cuộc thám hiểm được tài trợ bởi các thương gia, chứ không phải bởi Henry hay nhà nước, và mối quan tâm của các thương gia lại là thuần túy thương mại. Hoàng tử buộc phải hòa giải các mối quan tâm khác nhau giữa các chiến binh và thương gia. Theo thời gian và theo sự bức thiết, ông đã phải xem trọng thương mại hơn là việc cải giáo. Buôn bán nô lệ Qua các hải vụ, Henry nhanh chóng phát hiện ở châu Phi một viễn cảnh thương mại thấp kém hơn mọi viễn cảnh khác về khía cạnh giá trị, một viễn cảnh còi cọc cả trong ý niệm, thực thi lẫn can dự. Tuy vậy, trong mắt nhiều người đồng bào của Henry, việc mở rộng buôn bán nô lệ có thể bào chữa cho tất cả những chuyến thám hiểm của ông. Sự thật là buôn bán nô lệ đã có cội rễ ngược về thời đế chế La Mã, và vào thời của Henry người châu Âu vẫn đang mua bán hay đổi chác nô lệ da đen trong các ngôi chợ của Bắc Phi rồi bắt họ làm việc ở Ý, Castile và cả ở Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, Henry vẫn là lái buôn đầu tiên của châu Âu mua hay cưỡng chế nô lệ trực tiếp từ các bộ lạc dọc bờ biển 63 H O À N G T Ử H E N RY Tây Phi, thiết lập ra chiến dịch buôn bán đường biển đầu tiên, xuất khẩu nô lệ đi châu Âu một cách có hệ thống và với số lượng gia tăng nhanh chóng. Việc này bắt đầu khá chậm chạp với việc bắt cóc vài người bản địa châu Phi, rồi tiến đến việc đổi chác với các tù trưởng bộ lạc: vải lanh, bạc và lúa mì Bồ Đào Nha đổi lấy đàn ông, phụ nữ và trẻ em châu Phi. Vào buổi sáng 08/08/1444, lô hàng đầu tiên gồm 235 người châu Phi, rời cảng từ nơi mà nay là Senegal, cập bến tại cảng Lagos của Bồ Đào Nha. Các sử gia nói rằng đó là lúc mà chế độ nô lệ hiện đại bắt đầu. Số lượng đã tăng lên nhanh chóng, và trong cuộc đời Henry có lẽ đã có từ mười lăm đến hai mươi ngàn nô lệ bị đưa đến Bồ Đào Nha, chỉ riêng dưới danh nghĩa của ông. Một số nhà viết tiểu sử có cảm tình với Henry lập luận rằng mối quan tâm chính của ông đối với người châu Phi là cải đạo Ki-tô cho họ; rằng nhiều người châu Phi bị đưa đến Lisbon đã được phép hội nhập vào xã hội Bồ Đào Nha, kết hôn với người bản xứ, học hỏi các kỹ năng thương mại, và leo lên các nấc thang kinh tế; rằng bản thân Henry dù được cho quyền có nhiều nô lệ nhưng chỉ lấy có vài người. Nhưng các lời biện bạch này không thể che giấu sự tàn bạo trong hoạt động buôn bán mới của ông. Thuộc hạ của Henry không chỉ đổi vải lanh lấy người mà còn cưỡng bắt nhiều người châu Phi, giết chết kẻ nào kháng cự để răn đe những người khác. Họ săn đuổi đàn ông, phụ nữ, trẻ em để bắt và chở đi trong những điều kiện phi nhân tính: nhốt trong các hầm tàu, đánh roi ở trên boong, phơi ra ngoài mưa nắng trong suốt cuộc hành trình dài trở về Bồ Đào Nha, nơi nô lệ bị đem bán đấu giá. Ngay cả Zurara, người viết biên niên đương đại vốn ngưỡng mộ cuộc đời của Henry, cũng vẽ ra một bức tranh u ám về cảnh bán đấu giá nô lệ ở Lisbon. “Trái tim nào có thể chai đá đến mức không nhức nhối trước nỗi xót xa khi nhìn thấy đám người [nô lệ] đó? Một số cúi thấp đầu, khuôn mặt nhạt nhòa trong nước mắt khi họ nhìn nhau; một số rên rỉ thảm thương, ngước nhìn trời không dứt và khóc rống, như thể đang gọi cha của vũ trụ đến giúp. Để làm tăng thêm nữa nỗi thống khổ của 64 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N họ, những kẻ phụ trách việc phân li sau đó đã đến và tách họ ra khỏi nhau, phân đều vào năm nhóm. Làm vậy cũng đủ để tách những đứa con trai ra khỏi cha của chúng, tách vợ khỏi chồng, tách anh khỏi em... Và khi những đứa bé bị đưa vào một nhóm và thấy cha mẹ chúng ở nhóm khác, chúng nhảy dựng lên và chạy về phía cha mẹ; những bà mẹ ôm chặt lấy con trong vòng tay, mặt cúi gằm xuống đất, thà chấp nhận thương tích, coi thường cái đau xác thịt còn hơn là để con bị giằng ra khỏi họ.” Henry có khả năng tàn bạo và thực dụng đến lạnh lùng. Ông đã thí cả người em chỉ vì một cảng buôn, và với ông việc phát hiện nô lệ châu Phi cũng tương đương như việc tìm thấy vàng. Hầu hết những oán hờn ấp ủ nhắm vào ông tại Lisbon – về những thao túng của ông tại triều đình, về nỗi nhục quốc thể mà ông đã mang đến cho Bồ Đào Nha trong thảm bại Tangier, và về kho tàng đồ sộ mà ông đã chi tiêu vào những hải vụ không sinh lợi – có thể gác sang bên khi đối mặt với sự phồn thịnh mà Henry đang tạo ra qua buôn bán nô lệ. Dù cảm thấy thế nào về đạo lí của chế độ nô lệ, có lẽ ông đã xem hoạt động buôn bán này là một vận may, thậm chí một mệnh trời, bởi lẽ nó cho phép ông tiếp tục sứ mệnh thám hiểm của Ki-tô giáo và cải thiện cái địa vị người hùng quốc gia của ông ta. Năm 1443, phát hiện đảo Arguin của Henry đã tỏ ra là một sự kiện bước ngoặt. Nó cho phép Bồ Đào Nha có được một căn cứ vững chắc ở châu Phi để tiếp tục bành trướng kinh doanh nô lệ và mở rộng ảnh hưởng trên lục địa. Nằm ở phía nam mũi Blanco (nay là một phần của Cộng hòa Hồi giáo Mauritania), hòn đảo này chỉ cách bờ khoảng ba cây số, rộng khoảng năm cây số và dài chỉ bằng phân nửa. Mặt đất cao cho phép lính canh giám sát được eo biển ngăn cách nó với đất liền. Đảo có một suối nước ngọt, có chim chóc, bồ nông, và hồng hạc, nhờ đó người đi biển ghé qua sẽ có cơ hội được ăn thịt thay cho món ăn thường nhật là cá. Arguin là nơi đầu tiên và duy nhất ở hàng ngàn cây số cách xa Bồ Đào Nha mà tàu thuyền của Henry có thể an toàn neo đậu để sửa chữa và lấy nước ngọt ở châu Phi. Khi người Bồ Đào Nha phát hiện ra Arguin, mật độ dân chài châu 65 H O À N G T Ử H E N RY Phi ở nơi đây đã dày đặc. Năm 1445, 26 con tàu Bồ Đào Nha đã bình định hòn đảo và trong vòng một thập niên, các con tàu do Henry hay các đối tác được cấp phép của ông sở hữu đã xuất khẩu khỏi Arguin khoảng 800 nô lệ mỗi năm. Họ xây một pháo đài đá. Nó trở thành căn cứ của Bồ Đào Nha cho các chiến dịch buôn bán nô lệ và là kiểu mẫu cho các pháo đài khác vốn sẽ nhanh chóng neo giữ các thuộc địa của Bồ Đào Nha trên khắp thế giới. Chẳng bao lâu sau, các quốc gia châu Âu khác cũng theo gót. Sagres: Henry lui về Ngày nay người ta gọi Henry là “Hoàng tử Henry – Nhà hàng hải”. Đó là một danh hiệu được gán tặng vào lúc mà các nhà viết tiểu sử của châu Âu bắt đầu nghiêm túc đánh giá những thành tựu trên biển của Henry hàng trăm năm sau khi ông từ trần. Cách chi đó, đây là một biệt danh trớt quớt nhất bởi lẽ bản thân Henry hình như chưa bao giờ du hành, nếu bỏ qua ngoại lệ ở Ceuta và Tangier. Có lẽ đơn giản là ông không thích đi tàu, có lẽ ông sợ những rủi ro thể chất, hay có lẽ ông tự cho mình là ông hoàng thương gia, là người tiên phong vượt trên cả đám người đi biển. Khi ông lần đầu tiên lên đường đến châu Phi, thám hiểm hãy còn là cuộc phiêu lưu lẻ tẻ của các thương nhân và lính đánh thuê. Henry biến nó thành một định chế, một dự án quốc gia đang diễn tiến. Đến cuối cuộc đời, ông điều hành sứ mệnh này từ pháo đài của ông, tọa lạc trên một vách núi cao nhìn ra Đại Tây Dương ở thành phố Sagres, miền nam Bồ Đào Nha1. Từ đây, hoàng tử có thể đã nhìn ra đại dương và suy tính chiến dịch cải đạo thế giới Hồi giáo và tìm kiếm tài lợi trên bờ biển châu Phi. Các sử gia vẫn đang tranh cãi điều gì chính xác đã diễn ra và các hoạt động này đã giúp cho khoa học hàng hải tiến triển đến mức nào. Có người mô tả nơi ông lui về là chỗ hội họp của các chuyên gia hàng hải đủ dạng – từ những người đóng tàu, đến những người vẽ bản đồ 1 Các sử gia không thống nhất với nhau ông an vị ở Sagres từ lúc nào, nhưng có vẻ như ông đã ngụ tại đó trong ít nhất từ 15 đến 20 năm. 66 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N và các kĩ thuật gia hàng hải. Họ tụ tập để trao đổi các ý tưởng, triển khai các phát minh hàng hải đa dạng, và Henry là nguồn lực dẫn dắt. “Từ khắp nơi, những thủy thủ, những người chu du và những nhà bác học kéo đến Sagres, mỗi người thêm vào một mảnh sự kiện mới...”, sử gia Daniel Boorstin viết, “Bên cạnh người Do Thái là người Hồi giáo và người Ả-rập, người Ý từ Genoa và Venice, người Đức và Bắc Âu, và khi việc thám hiểm tiến triển thì lại có thêm những dân bộ lạc từ bờ tây châu Phi”. Những người khác, như nhà viết tiểu sử Peter Russell, thì vẽ ra một bức tranh kém hào hứng hơn, nói rằng không hề có bằng chứng Henry có một nhóm quây quần nào như thế theo nghĩa chính thức. Trong khi Boorstin ngụ ý rằng, ở Sagres, Henry đã đóng góp vào nhiều tiến bộ có ý nghĩa trong công nghiệp tàu bè và thiết bị hàng hải thì, ngược lại, W. G. L. Randles lại tranh biện rằng Henry chẳng áp dụng các tiến bộ nào như thế khi xây dựng các cuộc thám hiểm. Tuy nhiên, các chuyên gia có vẻ thống nhất ở hai điểm lớn. Thứ nhất, từ những ngày ở Ceuta, vị hoàng tử đã tập hợp thông tin từ các nguồn cực kì rộng lớn: thương nhân và nhà cung cấp, người vẽ bản đồ và học giả từ khắp châu Âu, người châu Phi mà các đoàn thám hiểm tiếp xúc. Ông, vì vậy, có kiến thức rất rộng và nhiều khả năng đã giúp các thuyền trưởng của mình bằng cách trao cho họ những thông tin mà họ không thể có từ nguồn nào khác. Hoạt động này nghe chẳng có gì đáng sửng sốt theo chuẩn mực ngày nay, nhưng nó là sự tiên phong đột phá vào kỉ nguyên khi mà các hải vụ thám hiểm còn hoàn toàn mới lạ và rất không thường xuyên, khi mà truyền thông còn tương đối sơ khai, sự hợp tác còn là hiếm hoi, việc tập hợp thông tin và hệ thống hóa chúng còn là sự mới mẻ đích thực. Xét các khía cạnh đó thì Henry đã, lần đầu tiên, chuyển hóa những phát hiện thô thành những kiến thức hữu ích cho những chuyến mạo hiểm càng lúc càng thành công. Theo điểm thứ hai mà hầu hết các sử gia đều tán thành, ý thức sứ mệnh không mệt mỏi của Henry là vô song. Nó là sự hòa trộn khó xác định giữa nhiệt tình tôn giáo và cơn thèm khát vàng, trong đó yếu tố sùng tín ít nhất là vỏ bọc thuận tiện cho lòng tham thương mại. Dù vậy, lòng nhiệt thành tôn giáo đã chuyển hóa thành sự từ chối gập người lại khi đối diện trắc trở, dù là do các chỉ trích ở triều đình 67 H O À N G T Ử H E N RY Lisbon hay do sự nhục nhã trên chiến trường. Lòng nhiệt thành đó luôn được chuyển hóa thành khả năng thuyết phục người khác nhân danh ông mà đối mặt mọi kẻ thù, dù là kẻ thù đáng sợ nhất. Hoàng tử Henry từ trần trong yên bình tại Sagres vào 13/11/1460, khi ông 66 tuổi. Bất chấp nhiều nguồn thu nhập từ đất đai của ông, từ các độc quyền của hoàng gia đối với xà-bông và nhiều mặt hàng khác, từ liên doanh thám hiểm với thương nhân, và từ việc buôn bán nô lệ, ông đã qua đời trong nợ nần chồng chất. Thám hiểm sau thời kì Henry Vào lúc từ trần, Henry vẫn nắm giữ đặc quyền của Giáo hoàng, kiểm soát toàn bộ hoạt động buôn bán dọc bờ biển châu Phi trên Đại Tây Dương. Năm 1469, nhượng quyền buôn bán với châu Phi này được chuyển giao lại cho Fernão Gomes, một thương gia ở Lisbon, người đã tiếp tục mẫu hình thám-hiểm-từng-bước của Henry, thậm chí một cách có tính toán hơn nữa: ông đã thám hiểm thêm khoảng 480 cây số bờ biển châu Phi mỗi năm, và trong 5 năm sau đó ông đã phủ tới những khoảng cách mà người của Henry phải mất đến 30 năm mới hoàn thành. Năm 1475, sự chuyển nhượng được hoàn về cho vua Bồ Đào Nha. Trong nửa thế kỉ kế tiếp, tốc độ thám hiểm đã gia tăng trước sự cạnh tranh nội-Âu để khai thác các cơ hội càng lúc càng béo bở từ cơn sốt thương mại toàn cầu. Đến cuối thế kỉ 15, đầu thế kỉ 16, chính người Bồ Đào Nha là những người thường xuyên vượt qua những rào cản mới để vươn ra những vùng biển và lục địa kế tiếp. Năm 1488, Bartolomeu Dias đã vòng qua điểm cuối cùng, mũi Good Hope (mũi Hảo Vọng) ở cực Nam châu Phi, mở thông con đường ra đại dương, hướng đến Ấn Độ. Vasco de Gama đã dùng con đường này để đến Ấn Độ trong chuyến du hành bước ngoặt hơn 45.000 cây số của ông từ 1497 đến 1498. Trong cùng thập niên đó, Christopher Columbus – được Tây Ban Nha tài trợ vì vua Bồ Đào Nha không kham nổi chuyến mạo hiểm này – đã giong buồm băng Đại Tây Dương để khám phá châu Mĩ, nối bước bởi các đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha. Vasco Núñez de Balboa 68 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N đã lập ra Panama vào năm 1510, và, từ 1519 đến 1522, Ferdinand Magellan đã có chuyến du hành vòng quanh thế giới, xuất phát từ Tây Ban Nha đi về hướng tây (bản thân Magellan đã bị giết chết trước khi chuyến đi kết thúc). Năm 1776, Adam Smith viết: “Khám phá châu Mĩ và khám phá con đường đến Đông Ấn vòng qua mũi Hảo Vọng là hai sự kiện trọng đại nhất trong lịch sử nhân loại”. Nếu như Bojador đã mở cửa cho việc châu Âu phát hiện Ấn Độ và châu Mĩ thì việc Henry thiết lập các tiền đồn ở Ceuta, Madeira, Azores, và đảo Arguin đã mở cửa cho việc khai thác thuộc địa. Trong hai thập niên đầu của thế kỉ 16, Bồ Đào Nha chỉ định ra một phó vương ở Ấn Độ và chiếm lĩnh Ormuz, cánh cổng vào vịnh Ba Tư, chiếm được Goa ở bờ biển Ấn Độ và Malacca ở Viễn Đông. Ở đỉnh cao của đế chế Bồ Đào Nha, đất đai mà nước này chiếm giữ trải rộng từ Brazil ở phía tây đến những cương thổ xa nhất của Trung Hoa ở phía đông. Sự bành trướng của Bồ Đào Nha đã nuôi dưỡng những tham vọng lớn dần của Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh. Thách thức trực tiếp đầu tiên đến từ Hà Lan, nước đã tấn công các thuộc địa của Bồ Đào Nha quanh thế giới và ganh đua với Lisbon trong kiểm soát buôn bán gia vị từ châu Á, nô lệ từ châu Phi và mía từ Brazil. Đến cuối thế kỉ 16, đế chế Bồ Đào Nha bị tán mỏng và phai mờ, mở đường cho sự cường thịnh kinh tế của Hà Lan. Phải đối mặt với nguồn nhân lực và sức mạnh trên biển vượt trội hơn, người Bồ Đào Nha đã gập mình, rút lui khỏi cuộc đấu tranh giành giật vai trò thống soái trên toàn cầu. Di sản Henry là người dẫn đường, người chuyển một quốc gia của nông và ngư dân thành một đế chế dựa vào khám phá đại dương và định cư ở hải ngoại. Vào lúc ông mất, các chuyến du hành của ông đã dấn xuống bờ biển Tây Phi khoảng 2.400km, đến tận nơi mà nay là Sierra Leone. Chúng đã biến Lisbon thành một trung tâm toàn cầu cho văn hóa quốc tế và kinh doanh hàng hải không ngừng gia tăng. Độc nhất trong thời đại của mình, Henry đã tạo ra được cái mà sử 69 H O À N G T Ử H E N RY gia Daniel Boorstin gọi là “một cuộc phiêu lưu tập thể của quốc gia... một chương trình quốc gia tiến bộ từng bước một cách có hệ thống để tiến lên, vượt qua cõi vô thức”. Ông, vì vậy, đã lập ra mẫu hình cho các nỗ lực khám phá của quốc gia trong tương lai, thậm chí cả việc hợp tác với các nhà đầu tư tư nhân khi mà sự hậu thuẫn của nhà nước suy giảm. Hơn bất kì ai, Henry đã khởi hoạt kỉ nguyên khám phá – tức nỗ lực của châu Âu nhằm thuộc địa hóa châu Phi, châu Á và châu Mĩ. Và ông đã giúp khánh thành sự thống trị thương mại toàn cầu của phương Tây trong suốt nhiều thế kỉ. Kỉ nguyên đó chắc chắn sẽ vẫn diễn ra nếu không có Henry. Sớm hay muộn, việc người Âu hướng tới thâu tóm sản vật của châu Á và truyền bá Ki-tô giáo cũng sẽ tạo ra một hình thái chuyển đổi nữa. Nhưng chính Henry là người đã bắt lấy thời cơ. Một thế kỉ sau Hoàng tử Henry, việc buôn bán liên tục giữa các khu vực chủ chốt trên trái đất đã lần đầu tiên được xác lập và thế giới đã trở thành một mạng lưới đơn nhất. Ngày càng có nhiều loại hàng hóa và sản phẩm ngư nghiệp được đổi lấy đường, tiêu, nhục đậu khấu, đinh hương, hồi quế, thóc lúa, gỗ, vàng bạc, tơ lụa, vải vóc, đồ sứ, ngựa và vô vàn những thứ khác. Tàu thuyền đã mang những giống cây như thuốc lá, khoai tây, hay những giống vật như ngựa hay heo đến các khu vực mà trước đó chúng còn là vật lạ. Cùng lúc, các con tàu này cũng mang theo những kí sinh và côn trùng làm lan truyền bệnh sốt rét và đậu mùa từ Á - Âu sang đến Mĩ, rồi mang bệnh giang mai từ Tây bán cầu sang Á - Âu. Nếu như kỉ nguyên Mông Cổ khai mở bởi Thành Cát Tư Hãn là thời kì hoàng kim đầu tiên của toàn cầu hóa thì kỉ nguyên châu Âu khai mở bởi Henry chắc chắn là thời kì hoàng kim thứ hai. ♒ Năm 1975, Wernher von Braun, một trong những kiến trúc sư của thám hiểm không gian, đã viết rằng tòa thành bên bờ biển tại Sagres của Henry “là tiền lệ gần nhất của cái mà cộng đồng nghiên cứu không gian đang cố thực hiện trong thời đại chúng ta”. Ông so sánh tiếp những nhân vật Bartolomeu Dias, Ferdinand Magellan, hay 70 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N Vasco de Gama như những người được Henry huấn luyện, đồng thời mô tả chuyến du hành lịch sử của Christopher Columbus như một phần của môi trường khám phá do Henry kiến tạo. Năm 1980, tác giả Carl Sagan đã mô tả các khoang tàu vũ trụ Voyager như “hậu duệ trực hệ” của các con thuyền mà Henry sở hữu. Hiển nhiên, Hoàng tử Henry đã là nguồn cảm hứng của nhiều thế kỉ. Ngày nay, chúng ta vẫn đang thám hiểm nhiều vùng đất mới. Ngoài không gian chẳng hạn, chúng ta đã đáp xuống các thiên thạch, cử người lên vũ trụ trong lâu hơn một năm nhiều, phát hiện những hành tinh mới, và thậm chí gửi các khoang tàu vũ trụ ra ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Ngày càng có nhiều quốc gia và công ti tham gia vào thám hiểm, dốc vào đó tài năng, tiền bạc, công sức nghiên cứu lẫn kiến thức do đại chúng đóng góp. Những ngành công nghiệp hoàn chỉnh đã nổi lên, được thúc đẩy bởi thương mại, và đã tồn tại những đồn đoán có cơ sở rằng những căn cứ nhỏ có thể sẽ được xây trên Mặt trăng hay Hỏa tinh vào giữa thế kỉ này. Không ai biết chắc tất cả những điều đó sẽ tiến hóa ra sao, chẳng hơn gì khả năng dự đoán tương lai của Hoàng tử Henry, nhưng cũng như trong các giai đoạn thám hiểm đầu tiên của châu Âu, hướng đi và động lực mạnh mẽ hình như đã chắc chắn có. Tiêu đề một bài xã luận năm 2014 trên tờ Financial Time vốn thường điềm tĩnh đã phản ánh thực tế đó: “Định mệnh hiển nhiên của chúng ta là ra khỏi Trái đất”, bài báo đó viết. Về phần các đại dương, chúng ta vẫn đang ở giai đoạn đầu của việc lập ra bản danh mục khổng lồ các hệ sinh thái và tài nguyên thiên nhiên nằm sâu dưới bề mặt Trái đất. Trong tất cả các mục tiêu theo đuổi này, chúng ta đều thấy các mẫu hình do Hoàng tử Henry thiết lập: sự tìm kiếm thông tin không ngưng nghỉ, tiếp cận hệ thống để xây dựng từ bài học của những hải vụ trước, sự phấn chấn mà loài người thể nghiệm khi đột phá những hàng rào địa lí mới, và sự thôi thúc không ngưng nghỉ phải đi xa hơn, xa hơn nữa, thậm chí khi sự tưởng thưởng là không chắc chắn. Không có những nỗ lực đó, toàn cầu hóa sẽ chẳng bao giờ trở nên rộng khắp và sâu lắng như ngày nay, và trong tương lai cũng chẳng có được sự tiến bộ tương tự. Chương III ROBERT CLIVE Gã lưu manh dâng Ấn Độ cho đế chế Anh 1725-1774 Tây Tạng Những vùng dưới sự cai trị của đế chế Maratha XEM BẢN ĐỒ KHU VỰC NÀY V ị n h B e n g a l B i ể n à - R ậ p dặm Ấn Độ thế kỷ 18 Đồi Thánh Thomas Pháo đài David Bờ biển Carnatic dặm Liên hiệp Vương quốc Anh Quần đảo Channel Quần đảo Turks & Caicos Quần đảo Cayman Quần đảo Virgin Honduras thuộc Anh Trinidad & Tobago Bờ Biển Vàng Quần đảo Phoenix Guiana thuộc Anh Quần đảo TokelauĐế chế Anh năm 1900 Lãnh thổ tự trị, thuộc địa, bảo hộ và những vùng lãnh thổ khác bị Đảo cai trị hoặc quản lí bởi Pitcairn Liên hiệp Vương quốc Anh Quần đảo Falkland Đảo Ascention Quần đảo Cook Vịnh Đảo Ducie Đảo Norfolk Đảo Gough Nam Georgia hannel Bờ Biển Vàng o gh orgia Bắc Quần đảo Nam Các khu định cư và Bắc Borneo thuộc Anh liên bang Mã LaiĐảo Ascention Bắc Trung Phi thuộc Anh Nam Vịnh Mũi Thuộc địa Orange River Quần đảo Edward Ai Cập Bờ biển Ấn Độ Sudan thuộc Ai Cập Somali thuộc Anh Đông Phi thuộc Anh Đảo Cocos Đảo Christmas Úc Uy Hải Quần đảo SolomonQuần đảo Gilbert Vào ngày 10/03/1743, chàng trai 17 tuổi Robert Clive đang đứng tại một bến cảng London, sẵn sàng lên đường tìm vận may ở Ấn Độ với tất cả những của cải đắt giá nhét trong vài chiếc va-li nhỏ. Cậu thiếu niên đang sắp bước lên chiếc Winchester tải trọng 500 tấn, là con tàu lớn nhất và tân tiến nhất thuở bấy giờ. Là một sự kết hợp giữa tàu buôn và tàu chiến, Winchester phản ánh bản chất kép của chủ nhân nó, công ti Đông Ấn, cánh tay buôn bán quan trọng nhất của đế chế Anh đang bành trướng, và là một cánh tay có vũ trang. Con tàu dự kiến sẽ đến Ấn Độ sau 6 tháng, nhưng hơn 1 năm sau nó vẫn còn lênh đênh. Chuyến du hành gặp phải bước ngoặt xui xẻo đầu tiên ngoài khơi bờ biển Brazil, khi con tàu bị mắc cạn ở một bãi đá ngầm. Để giảm tải, viên thuyền trưởng đã vứt bớt hành lí, bắt đầu từ chiếc va-li của tay sĩ quan cấp thấp như Clive. Ít lâu sau, một cơn bão dữ dội ập xuống con tàu, lôi luôn cả Clive xuống biển. Viên thuyền trưởng bèn chộp lấy chiếc thùng, cột dây vào đó, rồi quẳng chiếc phao cứu sinh ứng biến này cho Clive. Cậu thiếu niên xoay xở bò được lên thuyền, nhưng mất trắng những của cải còn sót lại, gồm chiếc nón, bộ tóc giả, đôi giày và chiếc khóa thắt lưng. Sau nhiều bận chậm trễ nữa, cuối cùng con thuyền thả neo ở Madras trên bờ biển phía đông của biển Ấn Độ vào ngày 01/06/1744. Clive xuống thuyền gần như với hai bàn tay trắng, chỉ còn mỗi bộ đồ trên người, đành phải vay tiền của viên thuyền trưởng với mức lãi cắt cổ để sắm lại quần áo. Những tường thuật về Madras trong thời kì này sẽ vẽ ra cảnh tượng mà Clive đã chứng kiến khi chiếc Winchester bỏ neo vào lúc chạng vạng. Không khí nóng giạt ra biển, mang theo mùi gia vị và phân bị đốt khi những người mới đến đi về phía ánh sáng lấp lánh của cái khu định cư thực dân nhỏ bé trên những chiếc thuyền bện bằng xơ dừa. Họ có thể đã được các lái đò Ấn Độ đưa đi trong vài mét cuối cùng 77 R O B E R T C L I V E để lên được đất liền, nơi các vị khách Anh tức thì sửng sốt trước cảnh tượng chen chúc đầy ấn tượng: những nông dân Hindu đóng những chiếc khố nhớp nhúa và những tay buôn Hồi giáo khoác áo choàng lụa dài, tất cả đều quấn khăn trên đầu; những con chó hoang đang sục sạo trong đống rác cạnh một sạp bán thức ăn mà ruồi bu kín mít, cách không xa những con đường lớn là những dinh thự trắng tinh mà những thương gia Anh giàu có nhất đang trú ngụ, được bảo vệ bởi những người canh gác mặc đồng phục. Nằm phía đông nam tỉnh Carnatic ở ven biển, Madras là nơi tập trung tất cả các trung tâm buôn bán quan trọng nhất của châu Âu tại Ấn Độ. Nó là mảnh ghép chính trong chuỗi dài các miền đất thuộc Anh bao gồm các bàn đạp ở Calcutta và Bombay. Ở trung tâm khu định cư tại Madras là pháo đài St. George, bao gồm một khu đất nhỏ với một dinh thự dành cho thống đốc, những trại quân dành cho lính, cùng các nhà kho và nhà ở của công ti. Chỉ người Âu mới được phép sống tại khu đất này mặc dù một số thương nhân phương Tây giàu có cũng sống trong các dinh cơ nguy nga ở bên ngoài. Nhà của Clive sẽ là hai căn phòng khiêm cung trong khu cư xá của công ti bên trong thành. Trưởng thành trong công ti Công ti Đông Ấn có bốn loại nhân viên: thương nhân lớn, thương nhân nhỏ, người đại diện, và thầy kí tầm thường được gọi là thư lại. Clive thuộc về bậc thang thấp nhất. Thông thường, một viên thư lại trẻ phải mất khoảng năm năm mới được cất nhắc thành người đại diện, rồi mất thêm ba năm nữa mới trở thành thương nhân nhỏ và thêm ba năm nữa mới lên thành thương gia lớn. Clive rơi ngay vào công việc sổ sách nhàm chán. Ngày này qua ngày khác, cậu đứng sau một chiếc bàn cao cùng khoảng 20 viên thư lại khác theo dõi các hóa đơn, các biên nhận, các mức tồn kho, rồi ghi vào sổ cái và kết toán kinh doanh cho công ti Đông Ấn đối với các mặt hàng như chàm, diêm tiêu và bông. Sáng nào các thư lại cũng được đánh thức bằng phát súng chỉ thiên, rồi đi nhà thờ trước bữa điểm tâm. Công việc kéo dài đến tận 78 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N trưa, sau đó là ăn trưa, là chợp mắt, rồi trở lại làm việc vào lúc bốn giờ chiều. Clive dành vài buổi tối để đi đến thư viện trong dinh thự của thống đốc. Dù chưa từng là một người học hành nghiêm chỉnh, cậu vẫn tìm hiểu sâu một số lớn tác giả như Bacon, Descartes, Khổng Tử, Erasmus, Hobbes, Machiavelli, Shakespeare và các tác giả khác. Có vẻ như đó là giai đoạn duy nhất trong đời mà Clive bày tỏ chút hiếu kì trí tuệ, và điều đó đã chấm dứt sau gần một năm. Clive sinh ra trong một gia đình thuộc tầng lớp trung-hạ-lưu, thuở bé chẳng mấy khi được hưởng những niềm vui thực thụ. Lúc lên ba, cha Clive, một luật sư kiêm nhà kinh doanh, gửi anh đến sống với cô và dượng sau khi có chuyện gì đó – chẳng rõ là chuyện gì – không hay cho kinh tế gia đình. Clive là một đứa bé lanh lợi, tinh thần luôn thay đổi thất thường giữa vui vẻ và cáu bẳn. Dượng của Clive từng viết cho cha mẹ Clive, than phiền Clive “dữ tợn và độc đoán”. Clive vào ra hết trường này đến trường khác, không phải vì học tập có vấn đề mà vì gặp khó khăn trong quan hệ với bạn bè và vì không chịu khuất phục trước kỉ luật. Có gì đó liều mạng và côn đồ ở cậu bé này. Có lần Clive leo lên gác chuông của ngôi nhà thờ ở khu vực và ngồi chông chênh như sắp ngã khiến cho bên dưới hoảng loạn. Khi trở thành thiếu niên, có lần Clive cầm đầu một băng đi đòi tiền bảo kê các chủ cửa hàng, dọa đập vỡ kính cửa sổ nếu như họ từ chối. Khi bước sang tuổi mười bảy, cha của Clive thu xếp cho con một cuộc phỏng vấn ở chỗ người bạn tại công ti Đông Ấn, một công ti có danh tiếng chói sáng trong việc mở ra những con đường thênh thang cho phiêu lưu và làm giàu, đem đến những cơ hội không thể ngờ cho những người trẻ tuổi, bất kể họ học hành đến đâu. Công ti trả lương thấp nhưng cho phép nhân viên có cơ hội làm giàu – đôi khi giàu đến đáng kinh ngạc – thông qua nhiều dạng buôn bán do tự thân họ xoay xở hoặc thông qua quà tặng và tiền thưởng cho các thắng lợi quân sự. Clive giữ khoảng cách với nỗ lực của công ti nhằm tái tạo một sân khấu xã hội giống như cuộc sống tiêu biểu ở Anh, với những tiệc tùng, khiêu vũ, nhậu nhẹt sau bữa tối, và chơi bài. Cậu có rất ít bạn bè dù mọi người đều sống và làm việc trong cái khu chật chội này. Cậu viết 79 R O B E R T C L I V E nhiều thư về nhà rồi mòn mỏi chờ hồi âm, chờ những con thuyền mang đến vài tin tức gia đình, nhưng hầu như chẳng có thông tin nào đến với cậu. “Anh không có một ngày vui thú nào kể từ khi rời quê hương”, cậu viết cho người em họ. Điều khiến Clive lo lắng nhất là khoản tiền nợ viên thuyền trưởng. Clive rất ngưỡng mộ cha và khát khao cũng được ông ngưỡng mộ. Cậu cảm thấy xấu hổ khi phải viết thư xin tiền để trả nợ, và nỗi xấu hổ đó đã nhân đôi khi cậu tiếp tục không nhận được hồi âm. Chưa đầy một năm sau khi đến Madras, Clive nạp đạn vào khẩu súng kíp, đặt họng súng lên thái dương và bóp cò. Tách! Cậu thử lần thứ hai. Lại chỉ là một tiếng “tách!”. Một người bạn bước vào, nghe Clive kể lại chuyện gì vừa xảy ra, cầm lấy khẩu súng, chĩa vào một hướng an toàn, rồi bóp cò. Một tiếng nổ lớn phá tan sự im lặng. Có vẻ đó là một câu chuyện bịa, nhưng hầu hết những người viết tiểu sử Clive đều tin nó có thật vì Clive đã trải qua nhiều cơn trầm cảm trong suốt cuộc đời. Giờ thì áp lực nợ nần đang khiến Clive lao đầu vào môi trường làm việc khắc nghiệt đó – một môi trường ngột ngạt bởi cái nóng oi bức cùng những mối đe dọa rình rập của tiêu chảy, sốt, kiến khổng lồ và bão bụi – khiến một số lượng cao bất thường các nhân viên công ti bị dây vào ma túy, rượu chè, và sớm phải đi đến nghĩa trang. Cho nên, câu hỏi lớn được đặt ra là bằng cách nào Robert Clive lại thăng tiến như tên lửa trong mười lăm năm kế tiếp, lên chức tương đương với giám đốc và tổng tư lệnh của công ti Đông Ấn, chưa kể gì đến việc trở thành người giàu nhất nước Anh? Làm cách nào một cậu nhóc toan tự tử, một thư lại thiếu niên chẳng có dòng dõi gì trong một nước Anh nặng nề giai cấp, một chàng trai nợ đầm đìa vài người bạn, không có quen biết chính trị nào, không có kinh nghiệm thương mại nào và chưa từng được huấn luyện quân sự lại có thể thăng tiến được ở một công ti luôn đòi hỏi tất cả những điều đó? Làm cách nào Clive lại sắm được vai trò trung tâm trong việc xây dựng cái từng là một công ti buôn bán nhỏ – với những tiền đồn lác đác chỉ chiếm vài cây số vuông ở vài thành phố Ấn Độ và chỉ buôn bán với mỗi mình nước Anh – thành một công ti đa quốc gia với quân đội riêng kiểm 80 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N soát đến một phần ba tiểu lục địa Ấn Độ? Quan trọng nhất là bằng cách nào một chàng trai thiếu ấn tượng như thế lại là người đặt nền móng cho một đế chế – đế chế Anh – với quyền lực hùng mạnh như thế trong lịch sử toàn cầu hóa, một đế chế đang phổ biến ra khắp các ngóc ngách của thế giới những ý niệm về kinh tế thị trường, lí tưởng dân chủ, và nền trị pháp? Tranh chấp quốc gia mở cửa cho Clive Clive đến Ấn Độ đúng lúc Anh đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên và cất cánh trở thành một quyền lực đế quốc. Anh đang chuyển sang chế độ dân chủ nghị viện, và một khi quyền lực chính trị chuyển từ quân chủ sang lập pháp thì quyền lực kinh tế cũng từ xã hội thượng lưu thấm xuống xã hội tiêu thụ đại trà mới mẻ, được xây dựng trên sự gia tăng giàu có ở tầng lớp trung lưu. Một cuộc cách mạng tài chính đang nhập khẩu– chủ yếu từ Hà Lan – các kĩ thuật như bán công phiếu để tài trợ cho một lực lượng hải quân lớn hơn và hỗ trợ hạ tầng cho sự bành trướng đế quốc. Không quốc gia châu Âu nào – có thể là ngoại trừ Hà Lan – đạt được sự tiến bộ chính trị và xã hội như Anh hay có sự háo hức làm hài lòng người tiêu thụ ngày một đông đảo thông qua thương mại toàn cầu như nước này. Để là quốc gia đầu tiên chinh phục toàn Ấn Độ, Anh phải cạnh tranh với Pháp, đối thủ chính ở châu Âu của nước này. Mặc dù Anh có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới, Pháp lại có quân đội hùng mạnh nhất châu Âu và cả hai đều đang ở trạng thái đụng độ nhau liên tục suốt trong thế kỉ 18. Khi Clive đến Madras năm 1744, việc Pháp hay Anh sẽ chinh phục được tiểu lục địa vẫn còn là một câu hỏi mở. Tranh cãi này là hậu trường quốc tế cho tất cả những thắng lợi theo sau của Clive. Đó là một tranh cãi không thể nào hiểu được nếu không tham khảo bản thân nền chính trị nội bộ của Ấn Độ. Clive đang bước vào một thế giới lớn hơn và phức tạp hơn so với suy nghĩ của hầu hết công dân Anh. Dân số Ấn Độ lớn hơn dân số Anh ít nhất hai mươi lần. Lúc đó Ấn Độ có lẽ chiếm đến một phần tư tổng sản lượng kinh tế thế 81 R O B E R T C L I V E giới so với 3% của Anh. Ấn Độ cũng là nhà của một trong những nền văn minh tiên tiến nhất về phương diện văn học nghệ thuật và kiến trúc. Trong một bài tiểu luận viết về Clive, Huân tước Macaulay – một thành viên hàng đầu của Nghị viện Anh và là một sử gia danh tiếng – đã tỏ ra phẫn nộ vì Anh chú trọng các thuộc địa của mình ở Mĩ nhiều hơn là ở Ấn Độ, một đế chế có nền văn minh cao chẳng kém gì Tây Ban Nha, nước đã chinh phục châu Mĩ. Macaulay viết rằng người Ấn có những thành thị đẹp đẽ hơn Toledo, có những tòa nhà đắt giá hơn thánh đường ở Seville, “có các chủ ngân hàng giàu hơn các công ti giàu nhất của Barcelona hay Cádiz”. Cần phải căng hết trí tưởng tượng mới hình dung ra được nước Anh ngày nào đó sẽ cai trị Ấn Độ. Tuy nhiên, Ấn Độ từ lâu đã đi qua thời kì cực thịnh của nó dưới thời Hoàng đế Mughal Aurangzeb vào cuối thế kỉ 17. Khi ông băng hà năm 1707, các lực lượng chính trị li khai đã xen vào, gieo rắc bất ổn ở một quốc gia mà các nhà lãnh đạo đế quốc Mughal là người Hồi giáo trong khi đến hai phần ba dân số lại theo Ấn giáo. Lúc Clive đến, nhà cầm quyền trung ương đang thất thế trước các nhà cầm quyền tự trị và bán tự trị ở các tỉnh, những người đã dựng lên chế độ thuế khóa của riêng mình, xây những đội quân riêng, kí kết các liên minh và đem quân đánh lẫn nhau. Trong một môi trường chính trị bấp bênh cao độ như thế, công ti Đông Ấn đã thay mặt Anh buôn bán hàng hóa và nguyên vật liệu từ một vài tiền đồn ở cả hai bên bờ biển của Ấn Độ. Các giới chức của công ti phải cúi đầu trước Hoàng đế Ấn Độ và các Phó vương để xin xỏ được kinh doanh. Họ phải thương thảo các hiệp ước phức tạp, phải hối lộ, phải giành giựt sự ưu ái của các vương gia – như lãnh thổ tô nhượng và giảm thuế – cạnh tranh với Pháp và Hà Lan, vốn cũng có các phiên bản công ti Đông Ấn của mình. Các hoàng tử Ấn Độ và các công ti châu Âu đang đua tranh nhau xây dựng các liên minh vốn thường xuyên đổ vỡ khi một đề nghị tốt hơn được đưa ra. Thông thường, hai ông hoàng Ấn sẽ hợp sức chống ông hoàng thứ ba, mỗi phe đều được hậu thuẫn bởi Anh hay Pháp, khiến cho thị trường Ấn trở thành một trận địa sát phạt ngạt thở của châu Âu. Khi cạnh tranh thương mại tăng tốc, Pháp và Anh bắt đầu bành trướng các lực lượng bảo vệ của mình quanh các công ti. Họ đưa 82 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N nhau ra chiến trường và dùng khả năng quân sự tiên tiến của mình để đánh bại các đội quân đông đảo hơn hẳn nhưng kém kỉ luật hơn và vũ trang cổ lỗ hơn của Ấn Độ. Trong đế quốc manh mún này, một con người tham vọng và xảo trá như Clive có thể thành công huy hoàng. “Ai nắm được thương mại thế giới, kẻ đó sẽ nắm được của cải” Clive sẽ chuyển công ti Đông Ấn thành phương tiện của ông để thống trị Ấn Độ. Được thành lập bởi một nhóm doanh gia Anh và thiết chế như “một công ti buôn bán thuộc Sàn giao dịch London ở Đông Ấn”, nó được gọi phổ biến là “công ti”. Chính thức thiết lập bởi Nữ hoàng Elizabeth vào năm 1600, hiến chương ban đầu của nó là tạo ra một doanh nghiệp thuần túy thương mại, được độc quyền (so với các công ti khác của Anh) buôn bán khắp nơi trên thế giới ngoại trừ châu Âu trong vòng 15 năm. Mãi từ năm 1612 ở Surat, Anh đã bắt đầu đạt được các thỏa thuận với hoàng đế Ấn Độ để tạo ra những điểm buôn bán trên tiểu lục địa, rồi sau đó mở rộng các bàn đạp này đến Madras và Bombay vào năm 1670, khi vua Charles II trao quyền cho công ti không chỉ làm công việc buôn bán mà bao luôn việc chiếm cứ lãnh thổ, đúc tiền, chiêu mộ quân để bảo vệ, và tiến hành phán xử dân sự và hình sự đối với nhân viên của mình. Giống như các công ti đối thủ của Pháp và Hà Lan, công ti đang trở thành hiện thân của chủ nghĩa trọng thương châu Âu, thứ chủ nghĩa bào chữa cho việc sử dụng mọi biện pháp cần thiết, dù là thương mại hay quân sự, để thống trị cạnh tranh kinh tế toàn cầu. Đâu đó vào khoảng năm 1600, Ngài Walter Raleigh đã khái quát về cách nhìn trọng thương sẽ chi phối các nhà lãnh đạo châu Âu. Ông nói: “Ai nắm được thương mại thế giới, kẻ đó sẽ nắm được của cải của thế giới và nhờ vậy nắm được cả thế giới”. Tuy nhiên, trước khi Clive bước vào bức tranh, hoạt động của công ti trước hết và trên hết vẫn là một hoạt động buôn bán rời rạc. Các tiền đồn của nó tại Madras, Calcutta, Bombay và nơi khác, tất cả đều báo cáo riêng rẽ nhau về tổng hành dinh ở London. Có rất ít sự xâu kết giữa các chi nhánh, vốn thường xuyên cạnh tranh nhau. Chỉ dưới bàn 83 R O B E R T C L I V E tay của Clive, và khi phải ứng phó với nền tảng cấu trúc chính trị rối ren của Ấn Độ, công ti mới bắt đầu gia cố ảnh hưởng và thực thi toàn bộ sức mạnh chính trị và quân sự của nó. Càng kiểm soát nhiều lãnh thổ, công ti càng có nhiều đòn bẩy để đòi hỏi nhiều nhượng bộ hơn từ các hoàng tử và càng thương lượng trực tiếp hơn (đối nghịch với thương lượng qua trung gian) với các nhà buôn Ấn Độ. Vào lúc Clive rời khỏi Ấn Độ lần cuối, năm 1767, ông đã hoàn tất việc chuyển đổi công ti từ một doanh nghiệp buôn bán thành một quyền lực lãnh thổ. Clive đã xây dựng một lực lượng quân sự ấn tượng. Dưới thời kì của ông, một lực lượng an ninh nhỏ, không chính thức, nhằm bảo vệ các hoạt động buôn bán của công ti đã phát triển thành một quân đội với hơn 100.000 người với mục đích không thể nào phân biệt với sứ mệnh của công ti: chinh phục các thị trường mới bằng mọi cách. Dưới thời ông, công ti đã trở thành tổ hợp buôn bán lớn nhất và phức hợp nhất ở Ấn Độ, với quyền hạn lãnh thổ ở Madras, Calcutta, Bombay cùng các hoạt động thương mại hái ra tiền. Xuất khẩu sang châu Á tăng 100%. Công ti chiếm đến 20% toàn bộ nhập khẩu vào Anh, nơi nó trở nên đồng nghĩa với ổn định tài chính. Trong bốn thập niên từ 1709 đến 1748, công ti chỉ có hai lần không trả lãi được cho cổ đông. Trong quãng đời của Clive, công ti đã ngày càng trở nên xoắn kết với đời sống tài chính và chính trị Anh. Mức độ nào đó nhờ vào công ti mà những lợi ích chính trị đã mang lại sức mạnh hay sự giàu có, bao gồm mạng lưới rộng lớn các nhà cung ứng và các cổ đông của của công ti, từ tầng lớp trung lưu đang lên cho đến tầng lớp thượng lưu và đến tận các đại sảnh của Westminster. Gần một phần ba các nghị viên có nắm chứng khoán của công ti, và 13 trong số 24 giám đốc của công ti cũng như 12 cựu lãnh đạo quân đội và dân sự của công ti có ghế tại Nghị viện. Rất nhiều nhân viên của công ti trở về Anh để mua bất động sản và kinh doanh cũng là một lực lượng vận động hậu trường đáng kể. Không một thực thể nào khác – ngoại trừ ngân hàng Anh – có thể là chủ nợ của chính phủ như công ti, và không một thực thể nào khác có thể thả nổi một lượng trái phiếu khổng lồ như thế ra công chúng. Công ti đã thiết lập được một thứ uy tín mạ vàng và chiếm được một vị thế đặc biệt trong thế giới tài chính của London – 84 T Ừ T Ơ L Ụ A Đ Ế N S I L I C O N nhờ trở thành dạng đầu tư đối với nhiều công dân Anh và nhờ những thặng dư tài chính định kì mà nó cho vay ra ngoài. Công ti đã giúp nâng nước Anh từ vị thế quyền lực bậc nhì châu Âu lên vị thế bậc nhất. Không một cơ quan nào của chính phủ Anh lại cắm cờ Anh ở nhiều địa điểm xa lạ như thế. Chính Robert Clive là người đã biến công ti thành một thế lực như vậy. Từ thư lại đến chiến binh Dưới đây là câu trả lời vì sao tất cả những điều đó lại diễn ra. Hai năm sau khi toan tự vẫn, Clive tiếp tục buồn chán, cô đơn và trầm cảm. Rồi đến ngày 07/09/1746, với việc Pháp xâm chiếm pháo đài St.George, trận đánh của châu Âu để giành thế thượng phong ở Ấn Độ đã bắt đầu trong háo hức. Clive bị đánh thức bởi tiếng pháo nổ. Ông nhìn ra ngoài và thấy những con thuyền Pháp ở ngoài khơi và binh lính Pháp đang leo xuống những chiếc xuồng nhỏ để vào bờ. Tất cả quanh Clive là sự rúng động của những phụ nữ và trẻ em bị xô đẩy tìm chỗ núp để chờ đợi điều có vẻ chắc chắn là sự tan rã của phía Anh. Việc bảo vệ pháo đài nằm trong tay một lực lượng bảo vệ nhếch nhác, kém thao luyện, kém trang bị, kém chỉ huy, và kém cả về quân số đến mức một chọi ba. Khi pháo của Pháp nã trúng một kho lương của Anh, các binh lính của công ti nhào vào hôi của chính cái kho của phe mình. Một số say xỉn do rượu vừa cướp được, số khác bỏ thành để đi hôi của tại những căn nhà trống ở bên ngoài do dân cư đã bỏ chạy. Pháo của Anh tự vỡ tung ra từng mảnh chỉ sau vài lần khai hỏa. Chỉ sau 24 giờ, Thống đốc Anh Nicholas Morse đã đầu hàng. Clive bị bắt rồi bị quân Pháp đưa đi diễu hành qua quảng trường của thị trấn cùng những binh lính Anh tủi nhục. Quân Pháp nói người Anh có thể được trả tự do nếu thề không cầm vũ khí chống lại Pháp lần nào nữa và nếu chịu chi tiền bồi thường cho những người chiến thắng. Ai mà từ chối thì sẽ bị biệt giam ở trong thành. Clive nằm trong số này, nhưng vài đêm sau, với sự giúp đỡ của vài người bản xứ, ông cùng hai người bị giam đã khoác y phục Ấn, bôi đen mặt để giả làm người bản xứ và trốn thoát được ra ngoài.