🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Từ Thăm Thẳm Lãng Quên
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
ebook©vctvegroup 23-06-2018
https://thuviensach.vn
Tặng Peter Handke
https://thuviensach.vn
Từ thăm thẳm lãng quên... Stefan Georg
https://thuviensach.vn
Nàng có vóc dáng tầm thước, còn anh, Gérard Van Bever, thấp hơn một chút. Buổi tối lần đầu tiên chúng tôi gặp nhau, cái mùa đông cách nay ba mươi năm ấy, tôi đã theo họ đi về một khách sạn trên ke Tournelle và lên phòng họ. Hai cái giường, một cạnh cửa ra vào, một dưới bệ cửa sổ. Cửa sổ ấy không trông xuống bờ ke và hình như được trổ ra trên mái nhà.
Tôi không nhận thấy chút xộc xệch nào trong căn phòng. Hai cái giường gọn gàng. Không va li. Không quần áo. Chỉ có một cái đồng hồ báo thức thật to đặt trên một bàn đầu giường. Và mặc dù có cái đồng hồ đó, ta vẫn có thể bảo họ sống ở đây một cách lén lút, tránh để lại những dấu vết tiết lộ sự hiện diện của mình. Vả lại, buổi tối đầu tiên ấy, chúng tôi chỉ ở trong phòng một lúc, vừa đủ thời gian để lại những quyển sách nghệ thuật mà tôi đã quá mệt không muốn mang theo, trước đó tôi đã không bán được cho một ông chủ hiệu sách trên quảng trường Saint‒Michel.
Và cũng chính trên quảng trường Saint‒Michel họ đã bắt chuyện với tôi vào cuối buổi chiều, giữa dòng người đang chui xuống miệng bến tàu điện ngầm và những người đi trên đại lộ theo chiều ngược lại. Họ hỏi tôi quanh đó chỗ nào có bưu điện. Tôi sợ lời chỉ dẫn của mình sẽ quá mơ hồ, vì chưa bao giờ tôi biết cách chỉ ra con đường ngắn nhất đi từ điểm này đến điểm khác. Thế nên tôi đã chọn cách đích thân dẫn họ tới bưu điện Odéon. Trên đường đi, nàng dừng lại ở một quán cà phê có quầy bán thuốc lá để mua ba con tem. Nàng dán chúng lên phong bì, trong lúc đó tôi kịp đọc được: Mallorca.
Nàng nhét bức thư vào một thùng thự, chẳng buồn kiểm tra xem đó có đúng là thùng ghi dòng chữ: Nước ngoài ‒ Theo đường máy bay. Chúng tôi quay trở lại quảng trường Saint‒Michel cùng các bờ ke. Nàng lo lắng thấy
https://thuviensach.vn
tôi vác đống sách, bởi vì “chắc chúng phải nặng lắm”. Rồi, nàng nói với Gérard Van Bever, giọng dứt khoát:
‒ Anh giúp cậu ấy đi.
Anh mỉm cười với tôi và cầm lấy một quyển sách‒quyển to nhất‒kẹp vào dưới tay.
Trong phòng họ, trên ke Tournelle, tôi đặt đống sách xuống dưới chân cái bàn đầu giường có đặt đồng hồ báo thức. Tôi không nghe thấy tiếng tích tắc. Kim đồng hồ chỉ ba giờ. Trên gối có một vết ố. Cúi người đặt sách xuống, tôi ngửi thấy mùi ete bay lơ lửng phía trên cái gối và cái giường ấy. Cánh tay nàng chạm khẽ vào tôi, nàng bật ngọn đèn trên bàn đầu giường.
Chúng tôi ăn tối trong một quán cà phê trên ke, cạnh khách sạn của họ. Chúng tôi chỉ gọi món chính. Van Bever là người trả tiền. Tối hôm ấy tôi không có tiền, và Van Bever nghĩ anh thiếu mất năm franc. Anh lục tìm các túi áo măng tô rồi áo vest, rốt cuộc cũng lôi ra được đủ số tiền, gồm toàn xu lẻ. Nàng để mặc anh làm việc ấy, ánh mất lơ đãng dán vào anh, miệng thì hút thuốc lá. Nàng đã đưa phần mình cho chúng tôi chia nhau, còn nàng chỉ ăn vài miếng từ đĩa của Van Bever. Nàng quay sang tôi, giọng hơi khàn:
‒ Lần tới, chúng ta sẽ đi ăn ở quán cho ra quán...
Sau đó, hai chúng tôi đứng trước cửa khách sạn đợi Van Bever lên phòng lấy đống sách cho tôi. Tôi là người bắt chuyện trước, hỏi nàng xem họ sống ở đây lâu chưa, họ từ tỉnh lên hay từ nước ngoài về. Không, họ có gốc gác quanh Paris thôi. Họ ở đây đã được hai tháng rồi. Tối hôm ấy nàng chỉ nói với tôi có vậy. Và tên nàng nữa: Jacqueline.
Van Bever xuống chỗ chúng tôi, trả sách cho tôi. Anh muốn biết hôm sau tôi còn mang chúng đi bán nữa không, và kiểu mua bán này có mang lại lợi nhuận không. Họ nói chúng tôi có thể gặp lại. Rất khó định ra một giờ hẹn cụ thể, nhưng họ thường ngồi ở một quán cà phê, góc phố Dante.
Vài lần tôi quay trở lại đó trong những giấc mơ. Đêm hôm trước, mặt trời tháng Hai đang lặn làm tôi choáng mắt, dọc theo phố Dante. Nó đã không hề
https://thuviensach.vn
thay đổi trong suốt quãng thời gian ấy.
Tôi đã dừng lại trước hàng hiên gắn kính, nhìn vào chỗ quầy, cỗ máy pinball và vài cái bàn sắp xếp như thể bao lấy một sàn nhảy. Khi tôi đi tới giữa phố, tòa nhà lớn bên kia đường, đại lộ Saint‒Germain, phủ bóng xuống. Nhưng sau lưng tôi, vỉa hè vẫn ngập nắng. Tỉnh giấc, quãng đời tôi quen biết Jacqueline hiện ra trước mắt tôi trong cùng sự tương phản bóng tối và ánh sáng ấy. Những phố phờ phạc, đậm mùa đông và cũng nắng chiếu xuyên qua các khe cửa sổ.
https://thuviensach.vn
Gérard Van Bever mặc áo măng tô vải sọc xương cá, quá khổ so với thân hình. Giờ đây tôi lại thấy anh đứng đó, trong quán cà phê trên phố Dante, trước máy pinball. Nhưng Jacqueline mới là người đang chơi. Hai cánh tay và nửa thân trên của nàng chỉ hơi nhúc nhích, còn cỗ máy thì kêu lạch xạch và nháy nháy đèn. Chiếc áo măng tô của Van Bever rộng, phủ dài đến quá đẩu gối. Anh đứng rất thẳng, cổ áo bẻ, hai tay đút túi. Jacqueline mặc áo len cổ lọ màu ghi sợi xoắn và áo vest da mềm màu hạt dẻ.
Lần đầu tiên tôi gặp lại họ trên phố Dante, Jacqueline ngoảnh đầu nhìn về phía tôi, nàng mỉm cười rồi tiếp tục chơi pinball. Tôi ngồi xuống một cái bàn. Với tôi, hai cánh tay và nửa thân trên của nàng thật mảnh dẻ trước cỗ máy to kềnh liên tục rung lắc lúc nào cũng có thể đẩy nàng bật ngửa về đằng sau. Nàng cố đứng vững, giống như chỉ chực ngã nhào khỏi boong tàu. Nàng đi ra bàn, tôi và Van Bever thế chỗ nàng trước máy pinball. Thoạt đầu, tôi ngạc nhiên khi thấy họ chơi trò này lâu đến thế. Thường thì tôi là người cắt ngang giờ chơi của họ, nếu không hẳn nó sẽ cứ tiếp tục mãi không dừng.
Buổi chiều, trong quán gần như không có người, nhưng từ sáu giờ trở đi, khách khứa ngồi chật ních ở quầy và vài cái bàn trong phòng. Tôi không nhận ra Van Bever và Jacqueline ngay, giữa tiếng trò chuyện huyên náo, tiếng máy pinball lạch xạch và giữa những người ngồi sát sạt vào nhau kia. Trước tiên, tôi định vị chiếc mãng tô sọc xương cá của Van Bever, rồi đến lượt Jacqueline. Từng có nhiều lần tôi đến mà không gặp họ, và lần nào tôi cũng ngồi ở một cái bàn mà đợi rất lâu. Tôi nghĩ mình sẽ chẳng bao giờ còn có dịp gặp họ nữa, họ đã biến mất vào đám đông và sự ồn ã. Thế rồi một hôm, đầu buổi chiều, ở góc căn phòng trống hoang, họ ở đó, cạnh nhau, trước cỗ máy pinball.
https://thuviensach.vn
Tôi chỉ còn nhớ nhập nhòa những chi tiết khác của quãng đời ấy. Tôi đã gần như quên mất khuôn mặt bố mẹ mình. Tôi đã sống thêm một thời gian ở nhà họ, rồi bỏ học và kiếm tiền bằng cách đi bán những quyển sách cổ.
Không lâu sau khi quen biết Jacqueline và Van Bever tôi chuyển đến sống ở khách sạn Lima, cạnh khách sạn họ ở. Tôi chủ tâm tăng thêm cho mình một tuổi bằng cách sửa năm sinh trên hộ chiếu, thế nên tôi đã đủ tuổi thành niên. Cái tuần ngay trước khi tới khách sạn Lima, vì tôi không biết ngủ ở đâu, họ đã giao chìa khóa phòng mình cho tôi rồi lên đường đến một trong những sòng bạc dưới tỉnh mà họ thường lui tới.
Trước khi chúng tôi gặp nhau, họ đã bắt đầu ở sòng bạc Enghien và hai hay ba sòng bạc khác ở các thành phố nhỏ ven biển vùng Normandie. Tiếp đó, họ tập trung vào Dieppe, Forges‒les‒Eaux và Bagnoles‒de‒l’Orne. Họ đi vào thứ Bảy và trở về vào thứ Hai cùng một khoản tiền thắng bạc, không bao giờ quá một nghìn franc. Van Bever đã tìm ra chiến lược đặt cửa “tập trung vào số 5 bình vôi”[1] như anh nói, nhưng ở trò quay số nó chỉ làm ta thắng nếu đặt những món nhỏ.
Tôi chưa từng đi cùng họ đến những chỗ ấy. Tôi đợi họ cho tới thứ Hai, ở yên trong khu phố. Rồi, sau một thời gian, Van Bever đến “Forges”‒ theo cách gọi của anh ‒ bởi vì nơi này không xa bằng Bagnoles‒de‒1’Orne, còn Jacqueline ở lại Paris.
Những đêm tôi ở một mình trong phòng họ, lúc nào cũng bồng bềnh cái mùi ê te đó. Cái lọ xanh lơ để trên giá bồn rửa. Tủ tường thì chứa quần áo: một chiếc vest đàn ông, một cái quần dài, một cái xu chiêng và một trong những chiếc pull‒over màu ghi cổ lọ mà Jacqueline hay mặc.
Những đêm ấy tôi ngủ không ngon. Tôi hay tỉnh dậy, chẳng biết mình đang ở đâu. Phải mất một lúc lâu tôi mới nhận ra căn phòng. Nếu bị hỏi về Van Bever và Jacqueline, hẳn tôi sẽ rất bối rối, khi phải biện minh cho sự hiện diện của mình nơi đây. Họ có quay trở lại không? Rốt cuộc tôi nghi ngờ chuyện đó. Người đàn ông ở lốỉ vào khách sạn, đằng sau cái quầy gỗ tối
https://thuviensach.vn
màu, không mấy để ý đến việc tôi lên phòng và giữ chìa khóa. Ông ta chỉ gật đầu chào tôi.
Đêm cuối cùng, tôi tỉnh dậy vào khoảng năm giờ rồi không sao ngủ tiếp được. Chắc hẳn tôi nằm giưòng của Jacqueline, và tiếng đồng hồ báo thức tích tắc to đến nỗi tôi những muốn nhét nó vào tủ tường hoặc vùi xuống gối. Nhưng tôi sợ sự im lặng. Thế nên tôi nhỏm dậy, ra khỏi khách sạn. Tôi bước đi trên bờ ke sông cho tới đoạn hàng rào lưới sắt của Vườn Bách Thảo, rồi tôi bước vào quán cà phê duy nhất đã mở cửa, đối diện ga Austerlitz.
Tuần trước đó, họ đã đi sòng bạc ở Dieppe và trở về lúc sáng sớm. Hôm nay chắc cũng sẽ như vậy thôi. Thêm một tiếng, hai tiếng chờ đợi nữa... Đám người ngoại ô từ ga Austerlitz đi ra mỗi lúc một thêm đông, uống một tách cà phê ở quầy rồi chui tọt xuống miệng bến tàu điện ngầm. Trời vẫn còn tối. Tôi lại đi dọc hàng rào lưới sắt của Vườn Bách Thảo rồi hàng rào Halle aux vins[2] xưa cũ.
Từ xa, tôi nhận ra bóng hình họ. Chiếc măng tô sọc xương cá của Van Bever tạo thành một đốm sáng trong bóng tối. Họ ngồi trên ghế băng, ở phía bên kia ke, đối diện với những cái hòm khóa chặt của dân bán sách cũ. Họ vừa từ Dieppe về tới nơi. Họ đã gõ cửa phòng nhưng không ai trả lời. Và lúc trước, tôi ra phố mà vẫn để chìa khóa trong túi.
Cửa sổ phòng tôi ở khách sạn Lima nhìn xuống đại lộ Saint‒Germain và đoạn trên phố Bernardins. Nằm trên giường, tôi nhìn thấy trong khung cửa sổ ấy tháp chuông một nhà thờ mà tôi đã quên mất tên. Và ban đêm là tiếng chuông điểm giờ, sau khi xe cộ đã thôi ồn ào. Jacqueline và Van Bever thường đi về cùng tôi. Chúng tôi từng đi ăn tối tại một quán Trung Quốc. Chúng tôi từng đến rạp xem một bộ phim.
Những buổi tối ấy, chẳng gì phân biệt chúng tôi với đám sinh viên mà chúng tôi đi ngang qua trên đại lộ Saint‒Michel. Chiếc măng tô hơi sờn của Van Bever và chiếc áo vest da của Jacqueline lọt thỏm vào khung cảnh u ám của khu La Tinh. Còn tôi, tôi mặc một chiếc áo gió cũ kỹ màu be nhuốm
https://thuviensach.vn
bẩn, cầm trên tay mấy quyển sách. Không, thực sự, tôi không biết điều gì có thể thu hút sự chú ý về phía chúng tôi.
Tôi đã viết lên phiếu đăng ký ở khách sạn Lima rằng tôi là “sinh viên đại học văn khoa”, nhưng đó thuần túy chỉ là thủ tục, vì người đàn ông ở quầy tiếp tân chưa từng hỏi tôi một thông tin nào hết. Chỉ cần tuần nào tôi cũng trả tiền phòng là được. Một hôm, tôi đi ra phố với một túi sách để tìm cách bán lại cho một hiệu sách quen, ông ta hỏi tôi:
‒ Học hành tốt chứ?
Thoạt tiên tôi cứ tưởng mình cảm nhận được chút mỉa mai trong giọng nói của ông ta. Nhưng ông ta hoàn toàn nghiêm túc.
Khách sạn Tournelle cũng yên tĩnh y như khách sạn Lima. Chỉ có Van Bever và Jacqueline là khách ở đây. Họ bảo tôi rằng khách sạn sắp đóng cửa, nó sẽ được sửa lại thành khu căn hộ. Thêm nữa, ban ngày, ta nghe thấy tiếng búa đập trong những căn phòng kề bên.
Họ có điền vào tờ phiếu đăng ký nào không và nghề nghiệp của họ là gì? Van Bever trả lời tôi rằng trên giấy tờ anh viết: “Bán hàng rong”, nhưng tôi chẳng biết có phải anh đang đùa hay không. Jacqueline thì nhún vai. Nàng không có nghề nghiệp. Bán hàng rong: tôi cũng vậy, suy cho cùng, tôi hoàn toàn có thể nhận cái danh hiệu này, bởi thời gian của tôi được dùng để chuyển những quyển sách từ hiệu này sang hiệu khác.
Trời lạnh. Tuyết tan trên vỉa hè và trên các ke sông, sắc đen pha xám của mùa đông còn quay trở về trong ký ức tôi. Và Jacqueline luôn luôn ra phố với chiếc áo vest da quá phong phanh so với mùa này.
https://thuviensach.vn
Lần đầu tiên Van Bever một mình đi Forges‒les‒Eaux còn Jacqueline ở lại Paris, chính là một trong những ngày mùa đông ấy. Chúng tôi đã đi qua sông Seine để đưa Van Bever tới bến tàu điện ngầm Pont‒Marie, vì anh sẽ bắt tàu hỏa ở Saint‒Lazare. Anh bảo chúng tôi rằng, có thể, anh cũng sẽ đến sòng bạc ở Dieppe, rằng anh muốn kiếm được nhiều tiền hơn mọi khi. Chiếc măng tô sọc xương cá của anh biến mất vào miệng bến tàu điện ngầm và chúng tôi còn lại với nhau, Jacqueline và tôi.
Tôi vốn luôn luôn gặp nàng đi cùng Van Bever, mà không có cơ hội thực sự nói chuyện với nàng. Vả lại, có những hôm suốt buổi tối, nàng chẳng thốt ra đến một lời. Hoặc, đôi khi, nàng xẵng giọng bảo Van Bever đi mua thuốc lá cho nàng, như thể nàng muốn rũ anh đi. Và tôi nữa. Nhưng, dần dà, tôi đã quen với những khoảng im lặng và tính khí đột ngột của nàng.
Hôm đó, vào lúc Van Bever đi xuống cầu thang bến tàu điện ngầm, tôi nghĩ nàng hối tiếc vì đã không đi cùng anh như thường lệ. Chúng tôi đi dọc ke sông phía trước tòa thị chính thay vì trở ngược sang tả ngạn. Nàng không nói gì. Tôi chực đợi sẵn, lúc nào nàng cũng có thể từ biệt tôi. Nhưng không. Nàng tiếp tục bước đi bên cạnh tôi.
Một màn sương mù lơ lửng trên sông Seine và các bờ ke. Jacqueline hẳn lạnh cóng trong chiếc áo vest da quá phong phanh kia. Chúng tôi đi qua quảng trường Archevêché, phía cuối đảo Cité, và nàng húng hắng ho. Một lúc thì nàng thở lại được bình thường. Tôi nói nàng phải uống thứ gì đó ấm và thế là chúng tôi bước vào quán cà phê trên phố Dante.
Ở đây ngự trị tiếng ồn quen thuộc cuối buổi chiều. Có hai người đứng trước cỗ máy pinball, nhưng Jacqueline không muốn chơi. Tôi gọi cho nàng
https://thuviensach.vn
một cốc grog, nàng vừa nhăn mặt vừa uống, như thể nuốt thuốc độc. Tôi bảo nàng: “Lẽ ra cô không nên mặc cái áo này đi ra phố.” Kể từ khi chúng tôi quen nhau, tôi vẫn chưa làm sao xưng hô thân mật được với nàng bởi như thể nàng đã đặt ra khoảng cách giữa nàng và tôi.
Chúng tôi ngồi ở một cái bàn trong góc phòng, ngay gần máy pinball. Nàng chồm người về phía tôi, nói với tôi rằng nàng không đi cùng Van Bever bởi vì nàng cảm thấy không được khỏe cho lắm. Nàng nói khá nhỏ nên tôi phải ghé sát mặt vào mặt nàng. Trán chúng tôi gần như chạm nhau. Nàng tâm sự với tôi: chừng nào hết mùa đông, nàng hy vọng có thể rời khỏi Paris. Để đi đâu?
‒ Sang Mallorca...
Tôi còn nhớ bức thư nàng đã gửi đi vào cái hôm chúng tôi gặp nhau lần đầu và trên phong bì có ghi: Mallorca.
‒ Nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đi ngay ngày mai... Đột nhiên mặt nàng tái nhợt. Một người ngồi bàn bên chống khuỷu tay lên gờ bàn chúng tôi, như thể anh ta không nhìn thấy chúng tôi, và tiếp tục trò chuyện với người đối diện. Jacqueline ngồi sát ra rìa chiếc ghế dài để tránh. Tiếng lạch xạch của máy pinball làm tôi thấy bức bối.
Cả tôi nữa, tôi cũng mơ đi khỏi đây chừng nào tuyết tan trên các vỉa hè, khi tôi đã có thể đi đôi giày mọi cũ của mình.
‒ Tại sao phải đợi đến hết mùa đông ? tôi hỏi nàng.
Nàng mỉm cười với tôi.
‒ Trước hết chúng ta phải dành dụm tiền cái đã.
Nàng châm một điếu thuốc. Nàng bật ho. Nàng hút thuốc quá nhiều. Và lúc nào cũng là những điếu có cái mùi hơi oải của loại thuốc lá Pháp nhẹ. ‒ Không phải cứ đi bán sách như anh thì chúng ta sẽ dành dụm được tiền đâu.
Tôi sung sướng khi nàng nói “chúng ta”, như thể kể từ nay, nàng và tôi, chúng tôi đã gắn kết vì tương lai.
https://thuviensach.vn
‒ Chắc chắn Gérard sẽ mang về rất nhiều tiền từ Forges‒les‒Eaux và Dieppe, tôi nói với nàng.
Nàng nhún vai.
‒ Đã sáu tháng nay chúng tôi chơi theo chiến lược của anh ấy mà chẳng kiếm được bao nhiêu.
Cái chiến lược đặt cửa “tập trung vào số 5 bình vôi” này có vẻ không thuyết phục được nàng cho lắm.
‒ Cô biết Gérard lâu chưa?
‒ Lâu rồi... Chúng tôi quen nhau ở Athis‒Mons, ngoại ô Paris... Nàng nhìn thẳng vào mắt tôi, im lặng. Hẳn nàng muốn tôi hiểu rằng về chủ đề này chẳng còn gì để nói nữa.
‒ Thế có nghĩa cô là người Athis‒Mons ?
‒ Phải.
Tôi còn nhớ rõ tên thành phố này, gần Ablon, một người bạn tôi sống ở <>đó. Cậu ta mượn ô tô của bố mẹ và cứ chiều tối lại chở tôi đến Orly. Chúng tôi hay lai vãng rạp chiếu phim và một quán bar ở sân bay. Chúng tôi nán lại rất muộn để nghe thông báo những chuyến bay đến và những chuyến bay đi, tới những địa điểm xa ngái, rồi đi lang thang trong sảnh lớn. Khi cậu ta chở tôi quay lại Paris, chúng tôi không đi theo xa lộ mà vòng qua Villeneuve‒le‒Roi, Athis‒Mons, những thành phố nhỏ khác ở ngoại ô phía Nam... Thời đó, biết đâu tôi từng đi ngang qua Jacqueline.
‒ Cô đã đi nhiều nơi chưa?
Đó là một trong những câu hỏi dùng để hâm nóng một cuộc trò chuyện vô vị, và tôi đã nói ra bằng một giọng thờ ơ vờ vịt.
‒ Chưa đi nhiều lắm, nàng đáp. Nhưng bây giờ, nếu chúng ta kiếm được ít tiền...
Nàng nói còn nhỏ hơn, như thể muốn trao cho tôi một bí mật. Và thật khó mà nghe ra được, trong sự ồn ã quanh chúng tôi. Tôi chồm về phía nàng, lại thêm lần nữa trán chúng tôi gần chạm vào nhau.
https://thuviensach.vn
‒ Gérard và tôi, chúng tôi từng quen một ông người Mỹ viết tiểu thuyết... Ông ấy sống ở Mallorca... Ông ấy sẽ tìm cho chúng tôi một ngôi nhà bên ấy... Người ấy chúng tôi đã gặp tại hiệu sách tiếng Anh trên bờ ke.
Tôi thường xuyên đến đó. Hiệu sách này là một mê cung những cần phòng nhỏ chất đầy sách, ở đó ta có thể lánh biệt mọi sự. Khách hàng từ xa đến, tạm dừng chân nơi đây. Hiệu sách đóng cửa rất muộn. Tôi đã mua ở đó vài cuốn tiểu thuyết trong tủ Tauchnitz rồi tìm cách bán lại. Ngoài trời có những giá sách cùng ghế ngồi và cả một chiếc trường kỷ. Chẳng khác gì một hàng hiên quán cà phê. Từ đó, ta có thể nhìn thấy nhà thờ Đức Bà. Thế nhưng, chỉ cần bước qua ngưỡng cửa là ta đã ngỡ mình đang ở Amsterdam hay San Francisco.
Thế có nghĩa, bức thư mà nàng gửi đi từ Odéon là để cho cái “ông người Mỹ viết tiểu thuyết”... Ông ta tên là gì ? Có thể tôi từng đọc một cuốn sách của ông ta...
‒ William McGivern...
Không, tôi không biết ông McGivern này. Nàng châm một điếu thuốc mới. Nàng ho. Nàng vẫn nhợt nhạt như thế.
‒ Chắc tôi bị cúm rồi, nàng nói.
‒ Chắc cô phải uống thêm một cốc grog nữa.
‒ Thôi, cám ơn.
Đột nhiên nàng có vẻ lo lắng.
‒ Tôi hy vọng Gérard sẽ ổn...
‒ Tôi cũng thế...
‒ Lúc nào tôi cũng lo lắng khi Gérard không ở đây...
Nàng phát âm từ “Gérard”, dừng lại hồi lâu ở từng âm tiết, vô cùng dịu dàng. Dĩ nhiên, đôi khi nàng cộc cằn với anh, nhưng trên phố nàng khoác tay anh, hoặc nàng ngả đầu lên vai anh khi chúng tôi ngồi tại một cái bàn trong quán cà phê Dante. Một chiều nọ, tôi gõ cửa phòng họ, nàng bảo tôi vào, họ đang nằm trên một trong hai cái giường hẹp, cái giường gần cửa sổ.
‒ Tôi không thể không để tâm đến Gérard...
https://thuviensach.vn
Câu này buột khỏi miệng nàng, như thể nàng tự nói với chính mình và quên mất tôi đang ở đó. Đột nhiên, tôi thấy mình thừa thãi. Có lẽ tốt hơn hết là để nàng lại một mình. Và đúng vào cái lúc tôi kiếm cớ từ biệt, ánh mắt nàng đậu lên tôi, ánh mắt ấy thoạt đầu trống trải. Rồi rốt cuộc nàng nhìn thấy tôi.
Tôi là người lên tiếng trước:
‒ Cô đã đỡ cúm chưa?
‒ Tôi phải uống aspirin. Anh biết quanh đây có hiệu thuốc nào không? ‒ Nhìn chung, vai trò của tôi, cho đến giờ phút này, là chỉ cho họ bưu điện và hiệu thuốc gần nhất.
Có một hiệu thuốc, gần khách sạn của tôi ở, trên đại lộ Saint‒Germain. Nàng không chỉ mua aspirin mà còn mua một chai ê te. Chúng tôi đi bộ cùng nhau thêm một lúc nữa cho đến góc phố Bernardins. Nàng dừng lại trước cửa khách sạn tôi ở.
‒ Nếu anh muốn thì chúng ta sẽ gặp nhau cùng ăn tối.
Nàng bắt tay tôi. Nàng mỉm cười với tôi. Tôi đã phải kìm nén không đề nghị được ở lại với nàng.
‒ Đến đón tôi vào khoảng bảy giờ nhé, nàng bảo.
Nàng rẽ ở góc phố. Tôi không thể ngăn mình nhìn nàng đi xa dần về phía ke sông, trong chiếc áo vest da quá phong phanh cho mùa đông. Hai tay nàng đút trong túi áo.
Cả chiều tôi ở trong phòng. Hệ thống sưởi không hoạt động nữa nên tôi vẫn mặc nguyên măng tô nằm lên giường. Thỉnh thoảng, tôi rơi vào mộng mị nông hoặc cứ nhìn chằm chằm một điểm trên trần nhà mà nghĩ đến Jacqueline và Gérard Van Bever.
Nàng có về khách sạn không? Hay nàng có hẹn, đâu đó trong Paris ? Tôi còn nhớ một tối nàng để Van Bever và tôi lại với nhau. Chúng tôi đã đi xem phim, suất chiếu cuối, và tôi có cảm giác Van Bever lo lắng. Anh kéo tôi đến rạp chỉ cốt để thời gian trôi nhanh hơn. Quãng một giờ sáng, chúng tôi gặp lại Jacqueline tại một quán cà phê trên phố Cujas. Nàng không nói cho
https://thuviensach.vn
chúng tôi biết mình làm gì suốt buổi tối. Vả lại, Van Bever cũng không hỏi nàng, cứ như thể vì có tôi nên họ không thoải mái nói chuyện. Đêm ấy, tôi thấy mình thừa thãi. Họ đã đưa tôi về khách sạn Lima. Họ im lặng. Đó là một đêm thứ Sáu, trước ngày họ lên đường theo lệ thường đến Dieppe hoặc Forges‒les‒Eaux. Tôi đã hỏi họ sẽ đi chuyến tàu mấy giờ.
‒ Mai chúng tôi ở lại Paris, Van Bever đáp, giọng khô khốc. Họ để tôi lại trước cửa khách sạn. Van Bever bảo tôi: “Mai nhé” mà không bắt tay tôi. Jacqueline thì mỉm cười với tôi, nụ cười hơi gượng gạo. Có thể nghĩ rằng nàng cảm thấy e sợ vì phải ở một mình với Van Bever và muốn có thêm ai đó. Thế nhưng, lúc tôi nhìn họ đi xa dần, Van Bever nắm lấy cánh tay Jacqueline. Họ nói gì với nhau? Jacqueline thanh minh vì chuyện gì đó ư? Van Bever trách móc nàng ư? Hay tôi chỉ tưởng tượng vớ vẩn mà thôi?
Khi tôi ra khỏi khách sạn thì trời đã tối từ lâu. Tôi đi theo phố Bernardins ra bờ ke. Tôi gõ cửa phòng nàng. Nàng ra mở cho tôi. Nàng mặc một trong những chiếc pull‒over cổ lọ sợi xoắn màu ghi và quần đen bó ở cổ chân. Nàng đi chân trần. Cái giường gần cửa sổ bừa bộn và ri đô kéo lại. Chụp đèn đầu giường đã được gỡ ra nhưng cái bóng đèn bé xíu vẫn để lạỉ nhiều khoảng tối. Và vẫn cái mùi ê te đó, còn mạnh hơn bình thường.
Nàng ngồi xuống mép giường, còn tôi ngồi trên cái ghế duy nhất dựa vào tường, gần chỗ bồn rửa.
Tôi hỏi sức khỏe nàng đã khá hơn chưa.
‒ Khá hơn tí chút rồi...
Nàng nhìn thấy ánh mắt tôi đậu lên chai ê te đã mở nắp, đặt giữa cái bàn đầu giường. Hẳn nàng nghĩ tôi ngửi thấy mùi.
‒ Tôi dùng nó để đỡ ho đấy...
Và bằng cái giọng của một người đang tìm cách thanh minh, nàng nhắc lại:
‒ Đúng thế đấy... trị ho hữu hiệu lắm.
https://thuviensach.vn
Và vì nhận ra tôi sẵn sàng tin lời nàng, nàng bảo:
‒ Anh chưa bao giờ thử à?
‒ Chưa.
Nàng bèn chìa cho tôi một cái tăm bông sau khi đã nhúng vào ê te. Tôi ngần ngừ vài giây rồi mới cầm lấy, nhưng nếu như điều này có thể tạo ra một mối liên kết giữa chúng tôi... tôi hít chỗ bông rồi chai ê te. Đến lượt mình nàng cũng làm thế. Một cảm giác mát lạnh ào vào phổi tôi. Tôi nằm xuống bên cạnh nàng. Chúng tôi ôm lấy nhau và rơi vào trống rỗng. Cảm giác mát lạnh mỗi lúc một thêm ồ ạt và tiếng tích tắc của cái đồng hồ báo thức tách hẳn ra, mỗi lúc một rõ thêm, trong sự im lìm, tới mức tôi còn nghe thấy cả vọng âm của nó.
Chúng tôi ra khỏi khách sạn vào khoảng sáu giờ sáng và đi bộ đến quán cà phê trên phố Cujas, quán mở cửa cả đêm. Chính ở đây họ đã hẹn tôi vào tuần trước đó, khi từ Forges‒les‒Eaux về. Họ tới vào khoảng bảy giờ và chúng tôi đã cùng nhau ăn sáng. Tuy nhiên họ không hề mang dáng vẻ vừa thức trắng đêm mà còn sôi nổi hơn nhiều so với thường lệ. Nhất là Jacqueline. Họ đã thắng hai nghìn franc.
Lần này, từ Forges trở về Van Bever sẽ không đi tàu hỏa mà ngồi trong ô tô của một người quen được ở sòng bạc Langrune, một người sống ở Paris. Lúc ra khỏi khách sạn, Jacqueline nói với tôi có lẽ anh đã ở phố Cujas rồi.
Tôi hỏi nàng có muốn một mình đi đến đó không, sự có mặt của tôi có thực sự cần thiết không. Nhưng nàng nhún vai bảo nàng muốn tôi đi cùng. Trong quán cà phê không có ai khác ngoài chúng tôi. Ánh đèn nê ông làm tôi quáng mắt. Bên ngoài, trời vẫn tối đen và tôi đã đánh mất khái niệm thời gian. Chúng tôi ngồi đó bên cạnh nhau, trên cái ghế dài, gần ô cửa kính lớn, và tôi cảm giác như thể đêm mới bắt đầu.
Tôi nhìn thấy, qua cửa kính, một chiếc ô tô màu đen dừng lại trước quán cà phê. Van Bever bước xuống trong chiếc áo măng tô sọc xương cá. Anh cúi người về phía người lái xe trước khi đóng cửa lại. Anh đưa mắt tìm
https://thuviensach.vn
nhưng không nhìn thấy chúng tôi. Anh cứ tưởng chúng tôi ngồi ở cuối phòng. Mắt anh hấp háy vì ánh đèn nê ông. Rồi anh đến ngồi đối diện chúng tôi.
Anh không có vẻ ngạc nhiên khi thấy tôi, hoặc giả anh quá mệt mỏi không muốn tự đặt cho mình những câu hỏi chăng? Anh gọi ngay một tách cà phê đúp và bánh croissant.
‒ Cuối cùng anh đã đến Dieppe...
Anh vẫn mặc chiếc măng tô, vẫn để cổ áo bẻ. Lưng anh vồng lên, đầu rụt xuống, cái dáng điệu quen thuộc ở anh những khi ngồi, khiến tôi nghĩ đến một nài ngựa. Ngược lại, lúc đứng anh giữ lưng thật thẳng, như thể muốn tỏ ra mình cao lớn hơn.
‒ Anh đã thắng ba nghìn franc ở Dieppe...
Anh hơi có vẻ thách thức khi nói điều đó. Có lẽ đó là cách anh bày tỏ nỗi bực bội khi thấy tôi ngồi với Jacqueline. Anh cầm lấy tay nàng. Anh lờ tôi đi.
‒ Tốt đấy, Jacqueline nói.
Nàng vuốt ve bàn tay anh.
‒ Hai người có thể mua vé máy bay đi Mallorca rồi, tôi nói. Van Bever nhìn tôi vẻ ngạc nhiên.
‒ Em đã kể với cậu ấy dự định của chúng ta, Jacqueline nói. ‒ Thế tức là cậu biết rồi phải không? Tôi hy vọng cậu sẽ đi cùng chúng tôi...
Không, nhất quyết là anh không có vẻ giận vì tôi ở đó. Nhưng anh tiếp tục xưng hô trịnh trọng với tôi. Tôi đã nhiều lần thử xưng hô thân mật. Không thành công. Lúc nào anh cũng nói với tôi theo lối trịnh trọng. ‒ Tôi sẽ đi cùng nếu anh chị muốn, tôi nói.
Nhưng tất nhiên là chúng tôi muốn có cậu rồi, Jacqueline đáp. Nàng mỉm cười với tôi. Giờ đây nàng đã đặt tay mình lên tay anh. Người phục vụ mang tới cà phê và bánh croissant.
‒ Anh không ăn gì suốt hai mươi tư tiếng rồi, Van Bever nói.
https://thuviensach.vn
Mặt anh xanh lét, dưới ánh đèn nê ông, hai mắt anh thâm quầng. Anh ngốn ngấu mấy cái croissant liền.
‒ Giờ thì khá hơn rồi... Ban nãy, trên xe, suýt thì anh ngủ mất đấy. Jacqueline thì chừng như đã khỏe hơn. Nàng không còn ho nữa. Vì tác dụng của ê te chăng? Tôi tự hỏi hay mình đã mơ thấy những giờ trải qua với nàng, cảm thức trống rỗng, mát lạnh và nhẹ bỗng, hai chúng tôi trên chiếc giường quá chật, những quay cuồng cuốn lấy chúng tôi như một cơn lốc, vọng âm giọng nói của nàng vang lên còn to hơn tiếng tích tắc đồng hồ. Nàng đá xưng hô thân mật với tôi. Giờ thì lại chuyển về trịnh trọng. Và Gérard Van Bever ở đó. Hẳn lại phải đợi đến lúc anh đi Forges‒les‒Eaux hay Dieppe lần nữa, và thậm chí còn không thể chắc chắn rằng nàng sẽ ở lại Paris với tôi.
‒ Còn hai người đã làm gì ?
Trong một thoáng, tôi tưởng đâu anh nghi ngờ gì đó. Nhưng anh hỏi câu này lơ đãng, tưởng chừng như theo thói quen mà thôi.
‒ Không có gì đặc biệt, Jacqueline đáp. Bọn em đi xem phim. Nàng nhìn thẳng vào mắt tôi như muốn biến tôi thành kẻ đồng lõa trong lời nói dối này. Nàng vẫn để tay mình trên tay anh.
‒ Xem phim gì thế?
‒ Moonfleet, tôi đáp.
‒ Có hay không?
Anh đã rút tay mình khỏi tay Jacqueline.
‒ Hay lắm.
Anh lần lượt chăm chú nhìn từng người chúng tôi. Jacqueline chịu đựng ánh mắt anh.
‒ Tôi rất muốn hai người kể cho tôi về bộ phim... Nhưng thôi để hôm khác... hai người có thời gian mà...
Giọng anh chuyển sang mỉa mai và tôi nhận thấy gương mặt Jacqueline thoáng chút ngại ngần. Nàng nhíu mày. Rốt cuộc nàng nói với anh: ‒ Anh muốn về khách sạn chưa?
https://thuviensach.vn
Nàng lại cầm lấy tay anh. Nàng đã quên mất là tôi có ở đó. ‒ Chưa... Anh sẽ uống thêm một tách cà phê...
‒ Rồi sau đó ta về khách sạn nhé, nàng nhắc lại với anh, giọng dịu dàng. Đột nhiên tôi nhận ra đang là buổi sáng và uể oải tỉnh lại. Mọi thứ làm nên vẻ quyến rũ cho đêm qua đang tan biến. Chỉ là một cô gái tóc nâu, trong chiếc áo vest da màu hạt dẻ, nước da nhợt nhạt, ngồi đối diện một người đàn ông vận măng tô sọc xương cá. Họ cầm tay nhau trong một quán cà phê ở khu La Tinh. Họ sẽ cùng nhau về khách sạn. Và một ngày mùa đông mới lại bắt đầu, sau bao nhiêu ngày mùa đông khác. Chắc lại sẽ phải lang thang trong mờ mịt đại lộ Saint‒Michel, giữa tất tật những con người kia, họ đang đi đến trường hoặc khoa đại học. Họ cùng độ tuổi tôi, nhưng với tôi họ là những kẻ xa lạ. Gần như tôi không hiểu chút nào ngôn ngữ của họ. Một hôm, tôi đã tâm sự với Van Bever rằng tôi muốn chuyển sang một khu phố khác bởi vì tôi cảm thấy khó ở giữa những sinh viên kia. Anh đã nói: ‒ Như thế là sai lầm đấy. Ở với họ thì sẽ không bị nhận ra. Jacqueline thì quay đầu đi chỗ khác, như thể không quan tâm đến chủ đề này và sợ Van Bever sẽ thổ lộ điều gì đó với tôi.
‒ Tại sao? tôi hỏi anh. Anh sợ bị nhận ra à?
Anh không trả lời. Nhưng tôi không cần lời giải thích. Cả tôi nữa, tôi cũng luôn luôn sợ bị nhận ra.
‒ Sao nào? Ta về khách sạn chứ?
Nàng vẫn giữ giọng nói dịu dàng ấy. Nàng vuốt ve tay anh. Tôi còn nhớ lời nàng nói với tôi chiều hôm trước, tại quán cà phê Dante: “Tôi không thể không để tâm đến Gérard.” Họ sắp về phòng. Họ có hít ê te giống như chúng tôi hôm qua không? Không. Lúc nãy, khi chúng tôi ra khỏi khách sạn, Jacqueline đã rút chai ê te từ trong túi áo vest ra, vứt xuống một miệng cống, cách xa một chút, trên bờ ke.
‒ Tôi đã hứa với Gérard là sẽ không dùng cái thứ của nợ này nữa. Có vẻ như tôi không gây cho nàng những mối bận tâm như thế. Tôi thấy thất vọng nhưng cũng cảm nhận được sự đồng lõa đầy bối rối, bởi vì nàng
https://thuviensach.vn
đã muốn chia sẻ “thứ của nợ” ấy với tôi.
Tôi đi cùng họ đến bờ ke. Đúng lúc sắp bước qua cửa khách sạn, Van Bever chìa tay cho tôi.
‒ Sớm gặp lại nhé.
Nàng tránh ánh mắt tôi.
‒ Lát nữa ta gặp lại nhau ở quán Dante, nàng nói.
Tôi nhìn họ đi lên cầu thang. Nàng khoác tay anh. Tôi đứng đó, bất động, ở lối vào. Rồi tôi nghe tiếng cửa phòng họ đóng lại.
Tôi đi trên ke Tournelle, dọc theo hàng tiêu huyền tiêu điều, trong sương mù và cái lạnh ẩm ướt. Ít nhất thì tôi cảm thấy mừng vì có đi ủng chống tuyết, nhưng căn phòng không mấy ấm áp và cái giường gỗ màu hạt dẻ gây cho tôi chút e ngại. Van Bever đã thắng ba nghìn franc ở Dieppe. Làm thế nào để tôi, tôi đây, có thể kiếm được ngần ấy tiền? Tôi thử ước lượng mấy quyển sách định đem bán vẫn còn lại. Chẳng nhiều nhặn gì. Dẫu sao thì kể cả nếu tôi có nhiều tiền, chắc Jacqueline cũng chẳng thèm quan tâm đâu.
Nàng đã bảo tôi: “Lát nữa ta gặp lại nhau ở quán Dante.” Nàng nói thật mập mờ. Chắc tôi sẽ phải đợi họ cả một buổi chiều, rồi thêm một buổi chiều nữa, như đã đợi vào lần đầu tiên. Và tôi càng đợi thì rốt cuộc một ý nghĩ sẽ càng chiếm lĩnh tâm trí tôi: nàng không muốn gặp tôi nữa vì chuyện xảy ra giữa chúng tôi đêm vừa rồi. Với nàng tôi đã trở thành một chứng nhân phiền toái. Tôi đi ngược đại lộ Saint‒Michel và có cảm giác như bấy lâu nay mình cứ luẩn quẩn mãi trên vẫn những vỉa hè ấy, trở thành tù nhân trong cái khu phố này chẳng vì lý do cụ thể nào. Trừ một lý do mà thôi: trong túi áo tôi có một tấm thẻ sinh viên giả để cho hợp thức, và do vậy tốt hơn hết là nên lai vãng một khu sinh viên.
Khi tới cửa khách sạn Lima, tôi do dự không muốn vào. Nhưng tôi chẳng thể ở ngoài phố cả ngày, giữa những con người kia, họ mang cặp da và cặp táp trên đường tới trường trung học, trường Sorbonne, trường Mỏ. Tôi lên
https://thuviensach.vn
giường nằm. Căn phòng quá nhỏ chẳng thể làm gì khác được : không có ghế cũng chẳng phô tơi.
Tháp chuông nhà thờ hiện ra rõ nét trong khung cửa sổ, và cả đám cành của một cây dẻ, tôi thấy tiếc vì nó trụi lá, nhưng còn phải đợi thêm một tháng nữa mới tới mùa xuân. Tôi chẳng còn nhớ mình có nghĩ đến tương lai hay không, vào quãng thời gian ấy. Tôi nghĩ chắc hẳn mình đã sống ở thời hiện tại, với những dự định chạy trốn mơ hồ, cũng như hôm nay, và hy vọng gặp lại họ, Jacqueline và anh, lát nữa, ở quán cà phê Dante.
https://thuviensach.vn
Khi đã rất muộn, khoảng một giờ sáng, họ giới thiệu tôi với Cartaud. Cả buổi tối tôi ngồi đợi ở quán cà phê Dante mà không thấy họ đâu nhưng không dám ghé khách sạn của họ. Tôi đã ăn một bữa tại quán Trung Quốc trên phố Sommerard. Viễn cảnh sẽ không bao giờ còn được gặp lại Jacqueline khiến tôi ăn mà không thấy ngon. Thế nên tôi cố tự trấn an: họ sẽ không rời khách sạn ngay tắp lự, và thậm chí nếu có đi thì họ cũng sẽ để lại cho tôi địa chỉ mới ở chỗ lễ tân. Nhưng họ để lại địa chỉ cho tôi vì lẽ gì cơ chứ? Kệ chứ, tôi sẽ lết đi tìm họ, thứ Bảy và Chủ nhật, tại các sòng bạc ở Dieppe và Forges‒les‒Eaux.
Tôi nán lại một lúc lâu trong hiệu sách tiếng Anh trên bờ ke, về phía Saint‒Julien‒le‒Pauvre. Tôi mua ở đó một cuốn sách: A High Wind in Jamaica, mà tôi từng đọc hồi mười lăm tuổi bằng tiếng Pháp dưới nhan đề Cơn bão Jamaica. Tôi bước đi vô định, rồi dạt vào một hiệu sách khác, cũng đóng cửa rất muộn, trên phố Saint‒Séverin. Rồi tôi quay về phòng, cố đọc sách.
Tôi lại đi ra phố và những bước chân dẫn tôi đến quán cà phê trên phố Cujas nơi chúng tôi hội ngộ sáng nay. Tim tôi nhói lến: họ đang ngồi ở cùng cái bàn ấy, gần ô cửa kính, với một người đàn ông tóc nâu. Van Bever ngồi bên phải ông ta. Tôi chỉ còn nhìn thấy Jacqueline đối diện với họ, một mình trên băng ghế, hai tay khoanh lại. Nàng ở đó, sau ô cửa kính, trong làn ánh sáng vàng, và tôi thấy tiếc vì không đi ngược được thời gian. Hẳn tôi sẽ lại ở trên vỉa hè phố Cujas đúng cái chỗ trước kia nhưng là tôi của hiện giờ, và hẳn tôi sẽ không gặp khó khăn gì để kéo Jacqueline ra khỏi cái bể cá ấy, đưa nàng về với bầu không khí tự do.
https://thuviensach.vn
Tôi ngượng ngùng bước về phía bàn họ ngồi, như thể muốn bắt quả tang họ. Thấy tôi, Van Bever vẫy tay rất thân ái. Jacqueline mỉm cười với tôi mà không tỏ ra chút ngạc nhiên nào. Van Bever là người giới thiệu tôi với người kia:
‒ Pierre Cartaud...
Tôi bắt tay ông ta và ngồi xuống băng ghế, bên cạnh Jacqueline. ‒ Cậu đi ngang qua đây à? Van Bever hỏi tôi, bằng giọng lịch sự hẳn vẫn hay dùng với một mối quen biết mơ hồ.
‒ Vâng... Hoàn toàn là tình cờ thôi...
Tôi kiên quyết ngồi nguyên chỗ của mình, trên băng ghế. Jacqueline tránh ánh mắt tôi. Phải chăng vì có Cartaud nên họ lạnh nhạt với tôi thế này? Hẳn tôi đã cắt ngang cuộc trò chuyện giữa họ.
‒ Cậu muốn uống gì không? Cartaud hỏi tôi.
Ông ta có cái giọng trầm, rành rọt của một người quen nói và quen thuyết phục.
‒ Một cốc nước lựu.
Đó là một người đàn ông nhiều tuổi hơn chúng tôi, trạc ba mươi lăm. Tóc nâu, đưòng nét khuôn mặt hài hòa. Ông ta mặc một bộ com lê màu xám. Khi ra khỏi khách sạn, tôi đã nhét vào túi áo gió quyển A High Wind in Jamaica. Tôi thấy yên ổn khi lúc nào cũng mang theo mình một quyển tiểu thuyết yêu thích. Tôi đặt nó lên bàn để lục tìm trong túi bao thuốc lá, và Cartaud để ý đến nó.
‒ Cậu đọc được tiếng Anh à?
Tôi đầp là đúng thế. Vì Jacqueline và Van Bever im lặng, rốt cuộc ông ta nói:
‒ Các bạn quen nhau lâu chưa?
‒ Chúng tôi gặp nhau ở khu này, Jacqueline đáp.
‒ À phải... tôi hiểu rồi...
Thật ra thì ông ta hiểu gì ? Ông ta châm một điếu thuốc.
https://thuviensach.vn
‒ Và cậu cũng đi cùng họ đến sòng bạc chứ?
‒ Không.
Van Bever và Jacqueline vẫn giữ vẻ e dè. Sự có mặt của tôi có thể làm họ bối rối đến mức nào chứ?
‒ Thế thì cậu chưa bao giờ nhìn thấy họ chơi trò quay số suốt ba tiếng liền rồi...
Ông ta phá lên cười.
Jacqueline quay sang tôi.
‒ Chúng tôi đã quen ông đây ở Langrune, nàng bảo tôi.
‒ Tôi đã để ý ngay đến họ, Cartaud nói. Họ có một lối chơi đến là kỳ quặc...
‒ Tại sao lại kỳ quặc? Van Bever hỏi, giọng rõ là ngây thơ giả tạo. ‒ Mà chúng tôi phải tự hỏi ông có thể làm gì ở Langrune chứ, Jacqueline nói, mỉm cười với ông ta.
Van Bever đã lấy tư thế nài ngựa quen thuộc của mình: lưng vồng lên, đầu rụt lại. Anh có vẻ không thoải mái.
‒ Ông chơi ở sòng bạc à? tôi hỏi Cartaud.
‒ Không hẳn. Tôi thích vào đó, vậy thôi... những lúc có thời gian rảnh rỗi...
Thế ngoài thời gian rảnh rỗi thì ông ta làm gì?
Dần dà, Jacqueline và Van Bever trở nên thoải mái hơn. Có phải họ ngại tôi nói ra một lời nào đó khiến Cartaud khó chịu, hay ngại trong khi nói chuyện Cartaud sẽ hé lộ điều gì đó mà họ muốn giấu tôi?
‒ Thế còn tuần tới... Sẽ là Forges nhỉ?
Cartaud vui vẻ nhìn họ.
‒ Chắc Dieppe hơn, Van Bever đáp.
‒ Hẳn tôi có thể chở anh đến đó. Nhanh lắm đấy...
Ông ta quay sang Jacqueline và tôi:
‒ Hôm qua, chúng tôi mất hơn một tiếng để đi từ Dieppe về đây...
https://thuviensach.vn
Tức là ông ta đã chở Van Bever về Paris. Tôi còn nhớ chiếc xe màu đen, dừng lại trên phố Cujas.
‒ Ông làm thế thì tốt quá, Jacqueline nói. Lần nào cũng phải đi tàu thì chán lắm...
Nàng nhìn Cartaud, ánh mắt thật kỳ lạ, như thể nàng bị ông ta gây ấn tượng mạnh, và không sao ngăn nổi mình ngưỡng mộ ông ta thế nào đó. Van Bever có nhận ra điều này không?
‒ Tôi sẽ rất vui nếu giúp được gì, Cartaud nói. Tôi hy vọng cậu cũng sẽ đi cùng...
Ông ta nhìn tôi chằm chằm bằng ánh mắt mỉa mai. Như thể ông ta đã đánh giá xong tôi, và tôi khiến ông ta muốn tỏ ra đôi chút hạ cố. ‒ Tôi không hay lui tới các sòng bạc dưới tỉnh, tôi xẵng giọng đáp. Ông ta bất ngờ. Jacqueline cũng ngạc nhiên vì câu trả lời của tôi. Van Bever thì không nhúc nhắc.
‒ Cậu nhầm rồi. Vui lắm, các sòng bạc dưới tỉnh ấy...
Ánh mắt ông ta đanh lại. Tôi đã làm ông ta phật ý, chắc rồi. Ồng ta không ngờ nổi một suy nghĩ kiểu như vậy lại phát ra từ miệng một cậu bé có vẻ ngoài rụt rè đến thế. Nhưng tôi muốn nỗi khó chịu tan đi. Thế nên tôi nói thêm:
‒ Ông nói đúng... Vui lắm... Nhất là Langrune...
Phải, tôi rất muốn biết ông ta có thể làm gì ở Langrune khi gặp Jacqueline và Van Bever. Tôi có biết nơi ấy bởi vì năm trước, tôi từng ghé đó vào một buổi chiều cùng các bạn, trong một chuyến đi Normandie. Tôi thực sự thấy khó hình dung ông ta ở đó, vận bộ com lê màu xám và bước đi trước các villa đổ nát bên bờ biển, dưới trời mưa, để tìm sòng bạc. Tôi mơ hồ nhớ rằng sòng bạc không nằm ngay ở Langrune mà cách đó vài trăm mét, ở Luc‒sur‒ Mer.
‒ Cậu là sinh viên à?
https://thuviensach.vn
Rốt cuộc ông ta hỏi tôi. Lúc đầu tôi đã định đáp: vâng, nhưng câu trả lời hết sức đơn giản này sẽ làm phức tạp mọi thứ, bởi sau đó sẽ phải nói rõ là học gì.
‒ Không. Tôi làm việc cho các hiệu sách.
Tôi hy vọng với ông ta vậy là đã đủ. Ông ta có đặt cùng câu hỏi ấy cho Jacqueline và Van Bever không? Và họ đã trả lời như thế nào? Van Bever có nói anh làm nghề bán hàng rong không? Điều này thì tôi ngờ lắm. ‒ Còn tôi từng là sinh viên, ngay bên đối diện kia thôi...
Ông ta chỉ một tòa nhà nhỏ nằm bên kia đường.
‒ Đó là trường Chỉnh hình Pháp... Tôi đã ở đó một năm... Sau đó, tôi học bên trường Nha khoa, đại lộ Choisy...
Giờ đây giọng ông ta nói với chúng tôi chuyển sang màu tâm sự. Ông ta có thực sự chân thành không? Có lẽ ông tìm cách làm chúng tôi quên đi rằng ông ta không cùng độ tuổi với chúng tôi và ông ta không còn là sinh viên nữa.
‒ Tôi đã chọn bên Nha để hướng tới một điều gì đó cụ thể. Vì tôi từng có thiên hướng thích lơ vơ, giống như các bạn...
Rõ ràng, tôi chỉ thấy độc một lời giải thích cho việc người đàn ông ba mươi lăm tuổi kia, vận com lê màu xám, muộn thế này còn ngồi với chúng tôi trong một quán cà phê khu La Tinh: ông ta để ý đến Jacqueline.
‒ Các bạn muốn uống thêm gì đó không? Tôi thì sẽ gọi một ly whisky nữa...
Van Bever và Jacqueline không tỏ ra chút gì gọi là sốt ruột. Còn tôi, tôi ngồi nán lại trên băng ghế, giống như trong những cơn ác mộng ta không sao đứng lên nổi bởi vì hai chân bỗng nặng như chì. Chốc chốc, tôi lại quay qua Jacqueline và những muốn bảo nàng rời khỏi quán, chúng tôi sẽ đi bộ ra ga Lyon. Chúng tôi sẽ lên một chuyến tàu đêm, sáng hôm sau là tới Côte d’Azur hay nước Ý.
Chiếc ô tô đỗ trên phố Cujas, cách đó một quãng, ở đoạn vỉa hè có những bậc thang và lan can sắt. Jacqueline lên ngồi ghế trên.
https://thuviensach.vn
Cartaud hỏi địa chỉ khách sạn tôi ở và, sau khi qua phố Saint‒Jacques, chúng tôi đi vào đại lộ Saint‒Germain.
‒ Nếu tôi hiểu đúng, ông ta nói với tôi, thì các bạn đều ở khách sạn... Ông ta quay mặt sang phía Van Bever và tôi. Thêm lần nữa, ông ta nhìn chúng tôi với nụ cười mỉa mai và tạo cho tôi cảm giác trong mắt ông ta hai chúng tôi chẳng đáng kể chút nào.
‒ Nhìn chung, đây là cuộc sống lưu đãng...
Có lẽ ông ta muốn dùng giọng bông đùa và đồng lõa. Nên ông ta mới làm ra như thế, một cách vụng về, giống như những người lớn tuổi hơn cảm thấy bối rối trước tuổi trẻ.
‒ Thế các bạn định sống ở khách sạn đến lúc nào?
Lần này, ông ta quay sang Jacqueline. Nàng đang hút thuốc, gạt tàn ra bên ngoài qua ô cửa đã hạ kính.
‒ Đến chừng nào chúng tôi có thể rời khỏi Paris, nàng đáp. Điều đó còn tùy thuộc vào người bạn Mỹ của chúng tôi bên Mallorca.
Lúc nãy, tôi đã cố tìm mà không thấy nổi một quyển sách của cái ông McGivern ấy tại hiệu sách tiếng Anh trên bờ ke. Bằng chứng duy nhất cho sự tồn tại của ông ta là cái phong bì tôi từng nhìn thấy, vào ngày đầu tiên, trên tay Jacqueline, đề địa chỉ Mallorca. Nhưng tôi không chắc tên người nhận có phải “McGivern” hay không.
‒ Các bạn thực sự có thể trông cậy vào ông ấy à? Cartaud hỏi. Van Bever, bên cạnh tôi, tỏ ra bối rối. Rốt cuộc Jacqueline là người trả lời: ‒ Dĩ nhiên... Ông ấy đã mời chúng tôi đến Mallorca.
Giọng nàng dứt khoát, cái giọng tôi chưa từng biết đến ở nàng. Tôi tưởng như nàng muốn dùng “người bạn Mỹ” này để trấn áp Cartaud, làm cho ông ta hiểu rằng ông ta, Cartaud, không phải là người duy nhất quan tâm đến nàng và Van Bever.
Ông ta dừng xe trước khách sạn của tôi. Thế là tôi phải rời khỏi họ, tôi sợ mình sẽ không còn gặp lại họ nữa, cũng như không còn những buổi chiều đợi họ ở quán cà phê Dante. Cartaud sẽ không đưa họ về ngay khách sạn và
https://thuviensach.vn
chắc chắn họ sẽ cùng nhau qua đêm, đâu đó bên hữu ngạn. Hoặc thậm chí, có thể họ sẽ còn uống một cốc cuối cùng trong khu phố. Nhưng trước hết, họ muốn rũ bỏ tôi cái đã.
Van Bever xuống khỏi xe, để cửa mở. Tôi mơ hồ thấy bàn tay Cartaud lướt nhẹ qua đầu gối Jacqueline, nhưng có thể đó chỉ là một ảo ảnh xuất hiện trong bóng tối nhờ nhờ.
Nàng mấp máy môi bảo tôi “hẹn gặp lại”. Cartaud thì ban cho tôi lời chúc “ngủ ngon” lạnh nhạt. Nhất quyết, tôi là người thừa. Van Bever đứng trên vỉa hè đợi tôi ra khỏi xe. Và anh bắt tay tôi. “Chắc hôm nào đó ở quán Dante nhỉ,” anh bảo tôi.
Đến ngưỡng cửa khách sạn, tôi ngoái đầu lại. Van Bever vẫy tay với tôi rồi chui vào xe. Cửa xe đóng sập lại. Giờ đây, anh còn lại một mình trên băng ghế sau.
Chiếc xe lăn bánh, đi về hướng sông Seine. Đó cũng là đường tới ga Austerlitz và ga Lyon, và tôi tự nhủ họ sắp rời khỏi Paris.
Trước khi lên phòng, tôi hỏi mượn người trực đêm một quyển danh bạ, nhưng tôi còn chưa biết “Cartaud” viết chính xác như thế nào, và trước mắt tôi có: Cartau, Cartaud, Cartault, Cartaux, Carteau, Carteaud, Carteaux. Không ai trong số đó mang tên Pierre.
Tôi không sao ngủ nổi, thấy tiếc vì đã không hỏi Cartaud. Nhưng ông ta liệu có trả lời hay không? Nếu quả thật ông ta từng học trường Nha khoa, hiện ông ta có hành nghề không? Tôi thử hình dung ông ta vận áo bờ lu trắng của nha sĩ, tiếp khách trong phòng khám. Rồi những ý nghĩ đưa tôi quay trở về với Jacqueline và bàn tay Cartaud trên đầu gối nàng. Có lẽ Van Bever sẽ cho tôi vài lời giải thích. Tôi ngủ chập chờn. Trong mơ, những cái tên diễu qua dưới dạng các ký tự sáng lòa. Cartau, Cartaud, Cartault, Cartaux, Carteau, Carteaud, Carteaux.
https://thuviensach.vn
Tôi tỉnh dậy vào quãng tám giờ: có người gõ cửa phòng tôi. Là Jacqueline. Hẳn tôi trông ngơ ngác lắm, đúng như kẻ vừa trôi qua một giấc ngủ tệ hại. Nàng bảo sẽ đợi tôi bên ngoài.
Trời vẫn còn tối. Tôi nhìn thấy nàng từ cửa sổ. Nàng ngồi trên ghế băng, phía bên kia đại lộ. Nàng đã dựng cổ chiếc áo vest da của mình lên, thọc hai tay vào túi cho đỡ lạnh.
Chúng tôi đi về phía sông Seine và bước vào quán cà phê cuối cùng trước khi tới Halle aux vins. Vì sự tình cờ nào mà nàng đang ở đây, ngồi đối diện với tôi? Hôm trước, khi xuống khỏi xe Cartaud, tôi đã không thể tưởng tượng được một chuyện đơn giản nhường này. Tất tật những gì tôi định làm là chờ nàng, trong những buổi chiều lê thê, vô vị, ở quán cà phê Dante. Nàng bảo tôi rằng Van Bever đã đi Athis‒Mons xin bản sao giấy khai sinh cho họ, để lấy hộ chiếu mới. Họ đã làm mất hộ chiếu cũ trong một chuyến sang Bỉ cách đây ba tháng.
Nàng không còn phô ra với tôi vẻ hờ hững đã làm tôi hoang mang vào tối qua nữa, khi tôi bắt gặp họ cùng Cartaud. Tôi tìm lại được nguyên vẹn nàng, trong những khoảnh khắc chúng tôi từng trải qua bên nhau. Tôi hỏi nàng đã khỏi cúm chưa.
Nàng nhún vai. Trời còn lạnh hơn hôm qua nhưng nàng vẫn mặc chiếc áo vest da mềm ấy.
‒ Cô phải kiếm một cái măng tô ra hồn, tôi bảo nàng.
Nàng nhìn thẳng vào mắt tôi và nở nụ cười hơi chút chế giễu. ‒ Anh nghĩ một cái măng tô ra hồn là như thế nào?
Câu hỏi này làm tôi cấm khẩu. Và như thể muốn trấn an tôi, nàng nói tiếp: ‒ Dẫu sao cũng sắp hết mùa đông rồi.
https://thuviensach.vn
Nàng đang đợi tin tức từ Mallorca. Những tin tức ấy sẽ chóng đến thôi. Nàng hy vọng có thể ra đi vào mùa xuân. Lẽ dĩ nhiên, tôi sẽ đi cùng họ, nếu tôi muốn. Tôi thấy yên tâm vì nàng xác nhận điều này.
‒ Còn Cartaud thì sao? Cô có tin tức gì của ông ấy không? Nghe thấy cái tên Cartaud, nàng nhíu mày. Ấy là tôi đã lấy cái giọng điềm nhiên của một người đang nói về trời mưa và thời tiết đẹp. ‒ Anh vẫn còn nhớ tên ông ta cơ à?
‒ Cái tên dễ nhớ mà.
Và cái ông Cartaud đó, ông ta có làm nghề gì không? Có, ông ta làm việc tại một phòng khám răng trên đại lộ Haussmann, cạnh bảo tàng Jacquemart‒ André.
Nàng châm một điếu thuốc, cử chỉ bồn chồn:
‒ Ông ta có thể cho chúng ta vay tiền. Số tiền này sẽ giúp cho chuyến đi của chúng ta.
Nàng có vẻ đợi phản ứng của tôi.
‒ Ông ấy giàu à? tôi hỏi nàng.
Nàng mỉm cười.
‒ Anh vừa nói đến áo măng tô... Xem nào, tôi sẽ gợi ý ông ta tặng tôi một chiếc măng tô lông thú...
Nàng đặt tay lên tay tôi, giống như tôi đã thấy nàng làm với Van Bever tại quán cà phê trên phố Cujas, rồi nàng ghé sát mặt vào mặt tôi. ‒ Bình tĩnh đi, nàng bảo tôi. Tôi chẳng hề thích măng tô lông thú đâu.
Trong phòng tôi, nàng kéo tấm ri đô màu đen lại. Tôi chưa từng làm thế bao giờ bởi vì màu của mấy tầm ri đô khiến tôi bất an, và tôi luôn luôn tỉnh dậy với ánh sáng bình minh. Giờ đây ánh sáng lọt vào qua khe ri đô. Thật kỳ khi thấy chiếc áo vest và quần áo của nàng vứt rải rác trên sàn nhà. Một lúc lâu sau đó, chúng tôi ngủ vùi. Tiếng người đi lại ngoài cầu thang lôi tôi ra
https://thuviensach.vn
khỏi giấc ngủ, nhưng tôi không cử động. Nàng vẫn đang ngủ, đầu gối lên vai tôi. Tôi nhìn đồng hồ đeo tay. Đã hai giờ chiều.
Rời khỏi phòng, nàng bảo tôi tốt hơn hết là tối nay chúng tôi đừng gặp nhau. Hẳn Van Bever đã từ Athis‒Mons về từ lâu và đang đợi nàng ở ke Tournelle. Tôi không muốn hỏi nàng tính giải thích sự vắng mặt của mình như thế nào.
Còn lại một mình, tôi thấy như lại quay trở về đúng điểm hôm qua: thêm lần nữa tôi chẳng chắc chắn vào điều gì và không có giải pháp nào khác ngoài chờ đợi, ở đây, hoặc ở quán cà phê Dante, hoặc có lẽ ghé qua phố Cujas vào lúc một giờ sáng. Và thêm lần nữa, thứ Bảy, Van Bever hẳn sẽ đi Forges‒les‒Eaux hoặc Dieppe và chúng tôi sẽ đưa anh ra bến tàu điện ngầm. Và nếu anh chấp nhận cho nàng ở lại Paris, mọi chuyện sẽ lại diễn ra chính xác như lần trước. Và cứ như vậy cho đến lúc thời gian kết thúc.
Tôi vơ lấy dăm quyển sách nghệ thuật, nhét vào chiếc túi lớn bằng vải bạt màu be rồi đi xuống cầu thang.
Tôi hỏi người đàn ông đứng sau quầy tiếp tân xem ông ta có danh bạ phố phường Paris không và ông ta chìa cho tôi một quyển, màu xanh lơ, trông có vẻ còn mới. Tôi lần theo từng số nhà trên đại lộ Haussmann cho tới lúc tìm ra, ở số 158, bảo tàng Jacquemart‒André. Ở số 160, đúng là có một nha sĩ, một tay Pierre Robbes nào đó. Tôi cứ chép bừa lại số điện thoại của ông ta: Wagram 1318. Rồi tôi đi, chiếc túi lớn màu be xách ở tay, đến hiệu sách tiếng Anh ở Saint‒Julien‒le‒Pauvre, ở đó tôi bán được một trong những quyển mang theo, Italian Villas and Their Gardens, với giá một trăm năm mươi franc.
https://thuviensach.vn
Tôi do dự mất một lúc trước tòa nhà số 160 đại 16 Haussmann rồi bước qua cổng. Trên một tấm pa nô gắn lên tường, viết chữ in lớn, là tên người và tầng gác:
Bác sĩ P. Robbes‒ P. Cartaud
Tầng 3
Tên của Cartaud không được viết theo cùng kiểu chữ với những cái tên khác và có vẻ được đưa thêm vào danh sách. Tôi quyết định lên tầng ba bấm chuông cửa nhưng không đi cái thang máy có hai cánh cửa gắn kính và tấm lưới thép ánh lên trong bóng tối mờ mờ. Tôi chậm rãi trèo cầu thang, chuẩn bị trước những gì sẽ nói với người ra mở cửa‒ Tôi có hẹn trước với bác sĩ Cartaud. Nếu được dẫn vào gặp ông ta, tôi hoàn toàn có thể lấy cái giọng bông đùa của một người nổi hứng ghé thăm bạn bè. Có mỗi một chi tiết không ổn lắm: ông ta mới gặp tôi đúng một lần và rất có khả năng không nhận ra tôi.
Trên cửa gắn một tấm bảng mạ vàng ghi dòng chữ:
PHÒNG KHÁM RĂNG
Tôi bấm chuông một lần, hai lần, rồi ba lần, nhưng không thấy ai ra mở. Tôi ra khỏi tòa nhà. Sau bảo tàng Jacquemart‒ André là đến một quán cà phê có hàng hiên gắn kính. Tôi chọn một cái bàn từ đó có thể theo dõi lối vào nhà số 160. Tôi đợi Cartaud đến. Thậm chí tôi còn không chắc ông ta có
https://thuviensach.vn
quan trọng gì đối với Jacqueline và Van Bever hay không. Đó chỉ là một cuộc gặp tình cờ. Có lẽ suốt đời mình họ sẽ chẳng bao giờ gặp lại Cartaud nữa.
Tôi đã uống mấy cốc nước lựu rồi và đã năm giờ chiều. Rốt cuộc tôi quên biến lý do chính xác khiến tôi chờ đợi ở hiên quán cà phê này. Từ nhiều tháng nay, tôi không đặt chân sang bên hữu ngạn, và giờ đây ke Tournelle và khu La Tinh như đang ở cách hàng nghìn cây số.
Trời đổ tối. Quán cà phê, vắng ngắt lúc tôi chọn bàn, dần dần đông lên, khách chắc từ các văn phòng quanh đây đi ra. Tôi nghe thấy tiếng máy pinball, giống như ở quán cà phê Dante.
Một chiếc ô tô màu đen dừng lại, ngang đoạn bảo tàng Jacquemart‒ André. Thoạt tiên, tôi chỉ lơ đãng nhìn nó. Và rồi tôi thấy giật thột: đó chính là xe của Cartaud. Tôi nhận ra vì đó là một mẫu xe Anh không mấy phổ biến ở Pháp. Ông ta xuống xe rồi vòng sang mở cửa bên trái cho ai đó: là Jacqueline. Trong lúc đi về phía cửa tòa nhà, họ có thể nhìn thấy tôi, đằng sau cửa kính hàng hiên, nhưng tôi không hề nhúc nhích. Thậm chí, tôi còn không rời mắt khỏi họ, như thể muốn thu hút sự chú ý vào mình.
Họ đi qua, không để ý thấy tôi. Cartaud đẩy cánh cửa để Jacqueline bước vào. Ông ta mặc một chiếc măng tô xanh lính thủy còn Jacqueline khoác chiếc áo vest da phong phanh.
Tôi lấy một xèng gọi điện thoại ở quầy. Ca bin nằm dưới tầng hầm. Tôi bấm số Wagram 1318. Có người nhấc máy.
‒ Ông là Pierre Cartaud?
‒ Ai vậy?
‒ Tôi có thể nói chuyện với Jacqueline được không?
Vài giây im lặng. Tôi dập máy.
https://thuviensach.vn
Tôi gặp lại họ, nàng và Van Bever, chiều hôm sau đó, tại quán cà phê Dante. Chỉ có họ, tận góc phòng, trước cỗ máy pinball. Họ không ngừng chơi khi tôi đến. Jacqueline mặc quần đen bó ở cổ chân và đi giày bệt đỏ buộc dây. Đây không phải giày để đi vào mùa đông.
Tôi tận dụng một lúc Van Bever đi kiếm thuốc lá, chỉ còn lại Jacqueline và tôi đối diện nhau mới nói:
‒ Cartaud thì sao? Hôm qua ở chỗ đại lộ Haussmann ổn chứ? Mặt nàng thoắt tái nhợt.
‒ Tại sao anh lại hỏi tôi điều đó?
‒ Tôi đã thấy cô đi cùng ông ta vào nhà.
Tôi cố mỉm cười và nói giọng nhẹ nhàng.
‒ Anh đi theo tôi đấy à?
Hai mắt nàng mở to. Đúng lúc Van Bever quay trở lại chỗ chúng tôi, nàng ghé sát vào tôi, hạ giọng nói:
‒ Chuyện này chỉ chúng ta biết với nhau thôi đấy nhé.Tôi nghĩ đến chai ête ‒ thứ của nợ như nàng từng nói ấy ‒ mà nàng cho tôi dùng cùng vào đêm hôm trước.
‒ Trông cậu có vẻ lo lắng...
Van Bever đứng trước mặt tôi, vỗ vai tôi, như thể muốn lôi tôi ra khỏi một cơn ác mộng. Anh chìa cho tôi bao thuốc lá.
‒ Anh muốn chơi thêm một ván pinball không? Jacqueline hỏi anh. Có cảm giác như nàng tìm cách đẩy anh ra xa khỏi tôi.
‒ Thôi, chưa chơi ngay đâu. Chơi mãi anh thấy đau đầu lắm.
https://thuviensach.vn
Tôi cũng thấy đau đầu. Tôi nghe thấy tiếng máy pinball ngay cả khi không còn ở quán cà phê Dante nữa.
Tôi hỏi Van Bever:
‒ Anh có tin tức gì của Cartaud không? Jacqueline nhíu mày, hẳn là để tôi hiểu không được đả động đến chuyện này.
‒ Tại sao ? Cậu quan tâm đến ông ấy à?
Anh hỏi tôi, giọng khô khan. Dường như anh ngạc nhiên khi thấy tôi nhớ được tên Cartaud.
‒ Ông ấy chữa răng có giỏi không nhỉ? tôi hỏi.
Tôi nhớ tới bộ com lê màu xám và cái giọng trầm với âm sắc rõ nét, những đặc điểm không thểthiếu của một phong cách lịch thiệp nào đó. ‒ Tôi không biết, Van Bever đáp.
Jacqueline làm ra vẻ không nghe thấy. Nàng nhìn lơ đi nơi khác, về phía cửa quán. Van Bever mỉm cười, nụ cười hơi méo mó.
‒ Một nửa thời gian ông ấy làm việc ở Paris, anh nói.
‒ Ngoài ra thì sao ?
‒ Dưới tỉnh.
Đêm hôm trước tại quán cà phê trên phố Cujas, một nỗi lấn bấn đã lơ lửng giữa họ và Cartaud, nó không tan đi mặc cho những lời ngây ngô mà chúng tôi nói với nhau khi tôi ngồi vào bàn cùng họ. Và nỗi lấn bấn này, giờ đây tôi lại thấy trong sự im lặng của Jacqueline và những câu trả lời tránh trớ của Van Bever.
‒ Vấn đề với ông ta là ông ta bám hơi dính quá, Jacqueline nói. Van Bever có vẻ nhẹ nhõm vì nàng đã chủ động nói với tôi điều này, cứ như thể, từ bây giờ trở đi, họ chẳng còn gì phải giấu tôi nữa. ‒ Chúng tôi không đặc biệt muốn gặp ông ta, anh nói thêm. Chính ông ta là người cứ bám riết lấy chúng tôi...
Đúng, đó chính là điều Cartaud đã nói vào tối hôm trước. Họ quen ông ta hai tháng trước đó ở sòng bạc Langrune. Lúc ấy ông ta đang lơ đãng chơi trò quay số một mình, để giết thời gian. Ông ta đã mời họ ăn tối tại quán ăn duy
https://thuviensach.vn
nhất còn mở cửa, cách dó không xa, tại Luc‒sur‒Mer, và nói cho họ biết mình là nha sĩ hành nghề trong vùng. Ở Le Havre.
‒ Anh chị tin lời ông ta à? tôi hỏi.
Van Bever có vẻ ngạc nhiên vì tôi có thể đặt nghi ngờ về nghề nghiệp của cái tay Cartaud ấy. Nha sĩ ở Le Havre. Tôi từng nhiều lần đến thành phố đó, cách đây đã lâu, để bắt tàu sang Anh, và tôi đã đi dạo quanh quanh các bờ ke. Tôi cố nhớ lại lúc tới nhà ga và hành trình ra đến cảng. Những tòa nhà lớn bằng bê tông, tất tật giống hệt nhau, dọc theo các đại lộ quá rộng. Những tòa nhà khổng lồ và những lối đi dạo khiến tôi cảm thấy trống rỗng. Và giờ đây, phải tưởng tượng Cartaud ở trong khung cảnh đó.
‒ Ông ta còn cho chúng tôi địa chỉ ở Le Havre mà, Van Bever nói. Trước mặt Jacqueline, tôi không dám hỏi anh có biết địa chỉ khác của ông ta ở Paris, trên đại lộ Haussmann không. Đột nhiên ánh mắt nàng trở nên mỉa mai, vẻ như nghĩ rằng Van Bever đang đơn giản hóa mọi chuyện và làm cho chúng trở nên bớt rắc rối so với bản chất thật: một người đàn ông mà ta gặp tại một thành phố cảng vùng Normandie và làm nha sĩ ở Le Havre, rặt những điều quá mức tầm thường, nhìn chung là vậy. Tôi còn nhớ mình vẫn luôn luôn đợi tới giờ lên tàu trong một quán cà phê trên bến: Cánh Cửa Đại Dương... Cartaud có lai vãng quán ấy không? Và nơi đó, ông ta có mặc cùng bộ com lê màu xám ấy? Ngày mai, tôi sẽ mua một tấm bản đồ Le Havre và, khi nào chỉ có tôi với Jacqueline, nàng sẽ giải thích cho tôi mọi chuyện. ‒ Chúng tôi đã nghĩ ông ta sẽ mất dấu chúng tôi ở Paris, nhưng cách đây ba tuần, chúng tôi gặp lại ông ta...
Và Van Bever vồng lưng thêm chút nữa, cổ rụt lại, như sắp phải vượt qua một chướng ngại vật.
‒ Anh chị đã gặp ông ta trên phố à? tôi hỏi.
‒ Đúng thế, Jacqueline đáp. Tôi tình cờ gặp lại ông ta. Ông ta đang đợi taxi ở quảng trường Chatelet. Tôi đã cho ông ta địa chỉ khách sạn chúng tôi ở.
Đột nhiên nàng có vẻ bực tức vì câu chuyện cứ tiếp tục mãi ở chủ đề này.
https://thuviensach.vn
‒ Giờ thì một nửa thời gian ông ta ở Paris, Van Bever nói, ông ta muốn gặp chúng tôi. Chúng tôi không thể từ chối...
Chiều qua, Jacqueline ra khỏi xe sau khi Cartaud mở cửa cho nàng và theo ông ta bước vào tòa nhà trên đại lộ Haussmann. Tôi đã quan sát kỹ cả hai. Khuôn mặt Jacqueline không thể hiện chút khóchịu nào. ‒ Anh chị thực sự buộc phải gặp ông ta à?
‒ Phải, theo cách nào đó, Van Bever đáp.
Anh mỉm cười với tôi. Anh ngần ngừ một lúc rồi nói thêm: ‒ Cậu có thể giúp chúng tôi một việc... Đó là ở cùng chúng tôi, mỗi lần cái ông đó đến gặp chúng tôi...
‒ Cậu có mặt thì sẽ giúp chúng tôi đơn giản hóa được nhiều thứ lắm, Jacqueline nói. Việc đó không làm cậu chần chứ?
‒ Không mà. Tôi rất vui lòng.
Tôi sẵn lòng làm mọi thứ vì nàng.
https://thuviensach.vn
Thứ Bảy, Van Bever lên đường đi Forges‒les‒Eaux. Tôi đợi họ vào quãng năm giờ chiều trước khách sạn họ ở, đúng như họ đã bảo tôi. Van Bever đi ra trước. Anh rủ tôi dạo vài bước dọc theo ke Tournelle.
‒ Tôi trông cậy cậu sẽ trông nom Jacqueline.
Tôi ngạc nhiên trước những lời này. Anh bảo tôi, vẻ hơi bối rối, rằng hôm trước Cartaud đã gọi điện thoại cho họ nói rằng ông ta sẽ không thể lái xe chở anh đến Forges‒les‒Eaux vì ông ta bận việc. Nhưng không được tin vào những lời lịch thiệp bề ngoài này, cũng như cái vẻ đáng mến giả dối ấy. Chỉ đơn giản là Cartaud tính lợi dụng việc anh, Van Bever, đi vắng, để gặp Jacqueline.
‒ Thế tại sao anh không dẫn nàng theo đến Forges‒les‒Eaux ? Anh đáp, nếu làm thế, Cartaud sẽ tới gặp họ ở đó, kết quả sẽ lại y nguyên. Jacqueline ra khỏi khách sạn, đến chỗ chúng tôi.
‒ Em đoán hai người đang nói về Cartaud, nàng bảo.
Nàng lần lượt nhìn chăm chăm vào mặt hai chúng tôi.
‒ Anh vừa bảo cậu ấy ở đây với em, Van Bever nói.
‒ Anh thật tốt quá.
Chúng tôi đi tiễn anh, giống lần trước, tới bến tàu điện ngầm Pont‒Marie. Cả hai đều im lặng. Còn tôi, tôi chẳng muốn hỏi han gì nữa. Tôi buông mình theo bản tính vô ưu. Điều chính yếu là tôi sẽ được ở một mình với Jacqueline. Thậm chí tôi còn được sự cho phép của Van Bever, anh đã trao cho tôi vai trò người bảo vệ nàng. Tôi có thể hy vọng gì hơn nữa đây?
Trước khi đi xuống cầu thang bến tàu điện ngầm, anh nói:
‒ Anh sẽ cố về vào sáng mai.
https://thuviensach.vn
Đi hết các bậc cầu thang, anh đứng bất động một lúc, người ưỡn thẳng, trong chiếc măng tô sọc xương cá. Anh nhìn Jacqueline chăm chăm. ‒ Nếu muốn nói chuyện với anh thì em đã có số điện thoại sòng bạc ở Forges nhé...
Đột nhiên trên mặt anh hằn lên vẻ mệt mỏi bã bời.
Anh đẩy một cánh cửa, nó đóng sập lại sau lưng anh.
Chúng tôi đi qua đảo Saint‒Louis về hướng tả ngạn và Jacqueline khoác tay tôi.
‒ Khi nào thì chúng ta sẽ gặp trúng Cartaud nhỉ? Câu hỏi của tôi có vẻ khiến nàng hơi khó chịu.
Nàng không trả lời.
Tôi chờ đến lúc bị nàng bỏ lại trước cửa khách sạn nàng ở. Nhưng nàng kéo tôi lên phòng.
Trời đã tối. Nàng bật ngọn đèn ở cạnh giường lên. Tôi ngồi trên cái ghế đặt gần bồn rửa, còn nàng ngồi trên sàn nhà, dựa lưng vào thành giường, hai tay bó gối.
‒ Tôi phải đợi điện thoại của ông ta, nàng nói. Nàng đang nhắc đến Cartaud. Nhưng tại sao nàng lại phải đợi điện thoại của ông ta? ‒ Hôm qua, anh đã rình tôi ở đại lộ Haussmann?
‒ Đúng.
Nàng châm một điếu thuốc. Ngay hơi đầu tiên nàng đã bật ho. Tôi rời khỏi cái ghế để ngồi xuống đất, bên cạnh nàng. Chúng tôi dựa lưng vào thành giường.
Tôi nhấc điếu thuốc khỏi tay nàng. Hút thuốc chẳng có lợi gì cho nàng và tôi những muốn nàng đừng ho nữa.
‒ Tôi không muốn chúng ta nói chuyện ấy trước mặt Gérard... Anh ấy hẳn cảm thấy ngại với anh... Nhưng tôi muốn nói cho anh hay rằng anh ấy biết mọi chuyện...
Nàng nhìn thẳng vào mắt tôi với vẻ thách thức:
‒ Lúc này, tôi không thể làm khác... Chúng ta cần kẻ đó...
https://thuviensach.vn
Tôi chực đặt cho nàng một câu hỏi nhưng nàng đã chìa tay về phía cái bàn đầu giường để tắt đèn đi. Nàng ngả người sang tôi và tôi cảm thấy cặp môi nàng ve vuốt trên cổ tôi.
‒ Anh không muốn bây giờ chúng ta nghĩ sang chuyện khác à? Nàng nói đúng. Ta nào có thể biết được tương lai giăng sẵn những phiền nhiễu gì.
Quãng bảy giờ tối, có người gõ cửa phòng và một giọng khàn khàn cất lên: “Có điện thoại nhé.” Jacqueline nhỏm dậy khỏi giường và, không buồn bật đèn, choàng lên người chiếc áo gió của tôi rồi rời phòng, vẫn để cửa mở hé.
Điện thoại gắn trên tường ngoài hành lang. Tôi nghe tiếng nàng trả lời, toàn “có” với “không” và nhắc đi nhắc lại rằng “tối nay nàng không thực sự cần phải đến”, như thể người đang nói chuyện với nàng không hiểu lời nàng nói, hoặc giả nàng muốn kẻ kia phải cầu xin.
Nàng đóng cửa lại và tới ngồi xuống giường. Trông nàng thật kỳ cục trong cái áo gió quá khổ, tay áo đã được nàng xắn lên.
‒ Nửa tiếng nữa tôi có hẹn với ông ta... Ông ta sẽ đến đón tôi... Ông ta nghĩ tôi đang ở đây một mình...
Nàng xích lại gần tôi và, hạ giọng xuống, nàng nói:
‒ Tôi cần anh giúp tôi một việc...
Cartaud sẽ đưa nàng đi ăn tối cùng bạn bè ông ta.Sau đó, nàng cũng không biết chắc buổi tối sẽ kết thúc thế nào. Việc nàng muốn nhờ tôi là: tôi rời khỏi khách sạn trước khi Cartaud tới. Nàng sẽ đưa tôi một cái chìa khóa. Đó là chìa khóa căn hộ trên đại lộ Haussmann. Tôi sẽ đến đó tìm một cái va li, trong một tủ tường ở phòng khám răng, “cái tủ ở cạnh cửa sổ ấy”. Tôi sẽ lấy cái va li rồi mang nó quay trở lại đây, trong căn phòng này. Vậy đó, hết sức đơn giản. Nàng sẽ gọi điện vào quãng mười giờ để nói cho tôi biết có thể gặp nàng ở đâu.
https://thuviensach.vn
Cái va li ấy đựng gì? Nàng nở nụ cười bối rối và bảo tôi: “Một ít tiền.” Tôi không thấy việc này đáng kinh ngạc quá mức. Và Cartaud sẽ phản ứng thế nào khi không thấy nó nữa? Ừ thì, ông ta sẽ chẳng bao giờ ngờ được rằng chúng ta đã đánh cắp nó. Tất nhiên, ông ta không biết chúng ta có chìa khóa đánh lại của căn hộ. Nàng đã giấu giếm ông ta thuê làm ở hiệu “Đánh chìa khóa lấy ngay” tại ga Saint‒Lazare.
Tôi thấy xúc động vì từ “chúng ta” mà nàng đã dùng, bởi vì từ ấy chỉ nàng và tôi. Dẫu vậy tôi cũng muốn hỏi xem Van Bever có biết kế hoạch này không. Có chứ. Nhưng anh muốn nàng là người nói cho tôi. Thế nên tôi chỉ là một nhân vật phụ và điều họ chờ đợi ở tôi là thực hiện một cuộc đột nhập trộm đồ. Để làm tôi hết đắn đo, nàng nói rõ thêm rằng Cartaud không phải “một người tốt”, và rằng dẫu sao thì, “ông ta nợ nàng món ấy...”
‒ Thế cái va li đó có nặng không? tôi hỏi nàng.
‒ Không.
‒ Vì tôi không biết nên đi taxi hay tàu điện ngầm.
Nàng có vẻ ngạc nhiên vì tôi chẳng tỏ chút gì gọi là ngại ngần. ‒ Anh không thấy phiền khi làm việc ấy cho tôi à?
Chắc hẳn nàng muốn nói thêm rằng tôi sẽ chẳng gặp nguy hiểm gì đâu, nhưng tôi không cần được khích lệ. Thực ra mà nói, từ khi còn bé, tôi đã chứng kiến bố tôi vận chuyển rất nhiều hành lý‒ va li hai đáy, túi và hòm da, thậm chí cả những chiếc cặp đen khiến ông có vẻ đáng kính một cách giả dối... Và mãi mãi tôi chẳng hay biết bên trong chúng đựng những gì.
‒ Tôi rất vui lòng làm việc ấy, tôi đáp lời nàng.
Nàng mỉm cười với tôi. Nàng cảm ơn tôi, nói thêm rằng đây là lần cuối cùng nàng đề nghị với tôi một điều như vậy. Tôi hơi thất vọng vì Van Bever có biết, nhưng ngoài ra thì đâu có gì thực sự làm tôi thấy phiền. Vốn dĩ tôi quen thuộc với những chiếc va li lắm rồi.
Trên ngưỡng cửa, nàng đưa chìa khóa cho tôi rồi hôn tôi.
Tôi lao xuống các bậc cầu thang, rảo bước qua bờ ke về phía cầu Tournelle, hy vọng không chạm trán Cartaud.
https://thuviensach.vn
Dưới bến tàu điện ngầm, vẫn là giờ cao điểm. Tôi cảm thấy thoải mái ở đây, bị ép chặt giữa những hành khách khác. Tôi không sợ thu hút sự chú ý của người khác. Lúc nào trở về cùng cái va li, nhất định tôi cũng sẽ đi tàu điện ngầm.
Tôi đợi chuyển sang tàu đi Miromesnil ở ga Havre‒Caumartin. Tôi còn nhiều thời gian phía trước. Jacqueline sẽ không gọi điện về khách sạn cho tôi trước mười giờ. Tôi để mặc hai hay ba chuyến tàu chạy qua. Tại sao nàng lại giao tôi, chứ không phải Van Bever, nhiệm vụ này? Và có thật nàng đã nói với anh là tôi sẽ đi lấy cái va li ấy? Với nàng thì chẳng bao giờ ta có thể biết điều gì.
Ra khỏi bến tàu điện ngầm, tôi cảm thấy hơi lo sợ, nhưng nỗi lo sợ ấy nhanh chóng tan đi. Tôi đi ngang vài người bộ hành lác đác và cửa sổ các tòa nhà tối đen: đó là các văn phòng mà người ở trong vừa đi khỏi. Trước những người số nhà 160, tôi ngẩng đẩu lên. Chỉ những cửa sổ trên tầng năm sáng đèn.
Tôi không bật đèn tự động. Thang máy chậm chạp đi lên và ánh sáng màu vàng của bóng đèn tròn trên đầu tôi rọi bóng lưới thép lên bức tường cầu thang. Tôi để mặc cửa thang máy mở hé, vừa kịp tận dụng ánh sáng từ đó hắt ra để nhét chìa khóa vào ổ.
Quanh sảnh vào, những cánh cửa đôi của các phòng đều mở toang và một thứ ánh sáng trắng từ đèn đường dưới đại lộ hắt lên. Tôi đi vào phòng khám của nha sĩ, phía bên trái. Ghế ngồi bệnh nhân đặt ở giữa phòng, cái lưng tựa bọc da ngả về đằng sau, tạo ra một dạng đi văng nâng cao trên đó ta có thể nằm duỗi dài chân.
Trong ánh đèn đường, tôi mở cái tủ kim loại đặt bên cạnh cửa sổ. Cái va li nằm ở đó thật, trên một ngăn, một cái va li sắt tây giản dị, giống loại mà lính tráng nghỉ phép hay mang.
Tôi nhấc va li lên và quay trở ra sảnh. Đối diện với phòng khám nha là một phòng chờ. Tôi bật công tắc. Ánh sáng đổ xuống từ một chùm đèn pha lê. Những cái ghế phô tơi phủ nhung xanh lục. Trên một cái bàn thấp là mấy chồng tạp chí. Tôi đi ngang qua căn phòng này, bước vào một phòng ngủ
https://thuviensach.vn
nhỏ kê một cái giường hẹp, chăn đệm ngổn ngang. Tôi bật đèn đầu giường lên.
Một chiếc áo pyjama bị cuộn lại vứt trên gối. Trong tủ tường, treo trên mắc, là hai bộ com lê cùng màu xám và cũng có kiểu cắt giống bộ mà Cartaud mặc hôm ở phố Cujas. Và bên dưới cửa sổ là một đôi giày màu hạt dẻ, bên trong có nhét cốt giày.
Vậy, đây là phòng ngủ của Cartaud. Trong cái giỏ mây đựng rác, tôi nhìn thấy một vỏ bao Royales, loại thuốc lá mà Jacqueline thường hút. Hẳn tối hôm trước nàng đã vứt nó khi tới đây cùng ông ta.
Tôi máy móc mở ngăn kéo cái bàn đầu giường,trong đó xếp chồng lên nhau những hộp thuốc ngủ và thuốc aspirin cùng danh thiếp mang tên Pierre Robbes, bác sĩ nha khoa, địa chỉ 160 đại lộ Haussmann, Wagram 1318.
Cái va li khóa chặt và tôi do dự không biết có nên phá khóa không. Không nặng lắm. Chắc hẳn nó đựng tiền giấy. Tôi lục túi mấy bộ com lê kia, tìm được một cái ví màu đen, trong đó có một chứng minh thư, cấp cách đây một năm, mang tên Pierre Cartaud, sinh ngày 15 tháng Sáu năm 1923, ở Bordeaux (Gironde), nơi cư ngụ: 160 đại lộ Haussmann, Paris.
Tức là Cartaud đã ở đây ít nhất một năm... Và đây cũng là nhà ở của cái người mang tên Pierre Robbes, bác sĩ nha khoa. Đã quá mệt để đi hỏi người gác cổng, mà tôi lại không thể xuất hiện trước mặt ông ta với cái va li sắt tây này trên tay.
Tôi đã ngồi xuồng thành giường, giờ tôi ngửi thấy mùi ê te, nó khiến tim tôi nhói lên, như thể Jacqueline vừa rời khỏi căn phòng này.
Trước khi ra khỏi tòa nhà, tôi quyết định gõ vào cánh cửa gắn kính chỗ người gác cổng, bên trong còn ánh đèn. Một người đàn ông tóc nâu, vóc dáng thấp nhỏ, mở hé cửa và thò đầu ra. Ông ta nhìn tôi vẻ nghi ngại. ‒ Tôi muốn gặp bác sĩ Robbes, tôi nói với ông ta.
‒ Hiện nay bác sĩ Robbes không ở Paris.
‒ Ông biết tôi có thể gặp ông ấy ở dâu không?
https://thuviensach.vn
Ông ta có vẻ mỗi lúc một thêm nghi ngại và ánh mắt ông ta đậu lại trên chiếc va li sắt tây mà tôi đang xách.
‒ Ông không có địa chỉ của ông ấy à?
‒ Tôi không thể cho anh biết, thưa anh. Tôi không biết anh là ai. ‒ Tôi là họ hàng của bác sĩ Robbes. Tôi đang đi nghĩa vụ quân sự, được về phép mấy hôm.
Chi tiết này dường như trấn an được ông ta một chút.
‒ Bác sĩ Robbes đang ở nhà ông ấy tại Behoust.
Tôi không nghe rõ cái tên này. Tôi đề nghị ông tađánh vần cho tôi: BEHOUST.
‒ Xin thứ lỗi, tôi nói với ông ta. Nhưng tôi cứ nghĩ bác sĩ Robbes không còn sống ở đây nữa. Trên danh sách khách thuê nhà có một cái tên khác. Và tôi chỉ cho ông ta danh sách, cùng cái tên Cartaud.
‒ Đó là một đồng nghiệp của bác sĩ Robbes...
Thêm một lần nữa, tôi đọc thấy vẻ nghi ngại trên mặt ông ta. Ông ta nói với tôi:
‒ Xin chào nhé, thưa anh.
Rồi ông ta đóng sầm cánh cửa lại.
Ra đến ngoài, tôi quyết định đi bộ tới bến tàu điện ngầm Saint‒Lazare. Cái va li không nặng lắm. Đại lộ vắng hoe, những mặt tiền nhà tắt hết đèn, thảng hoặc một chiếc ô tô chạy qua, về hướng quảng trường Ngôi Sao. Có lẽ tôi đã phạm sai lầm khi gõ cửa chỗ người gác cổng, bởi vì ông ta sẽ cung cấp đặc điểm nhận dạng của tôi. Để tự trấn an, tôi tự nhủ rằng chẳng ai‒ cả Cartaud lẫn tay bác sĩ Robbes ma quái kia, hay người gác cổng số nhà 160‒ có thể làm gì phương hại tới tôi. Đúng, việc tôi đã làm‒ xâm nhập một căn hộ xa lạ và lấy đi một cái va li không thuộc về mình, hành động mà trong mắt người khác hẳn phải mang một mức độ trầm trọng nào đó‒ sẽ chẳng gây ra cho tôi chuyện gì.
https://thuviensach.vn
Tôi không muốn ngay lập tức quay về ke Tournelle. Tôi đi lên cầu thang nhà ga và bước vào phòng Những Bước Chân Lạc Lối[3]. Vẫn còn rất nhiều người đi về phía các ke tàu ngoại ô. Tôi ngồi xuống một cái ghế băng, va li để giữa hai chân. Dần dà tôi có cảm giác cả mình cũng là một người lữ hành hoặc một người lính đang về phép. Ga Saint‒Lazare cho tôi không gian trốn chạy còn rộng lớn hơn cả ngoại ô và vùng Normandie, nơi những đoàn tàu kia sắp tới. Mua vé đi Le Havre, thành phố của Cartaud. Và tại Le Havre thì biến mất ở bất kỳ đâu, trong thế giới rộng lớn, qua Cánh Cửa Đại Dương...
Tại sao cái sảnh nhà ga này lại mang tên phòng Những Bước Chân Lạc Lối? Chắc là chỉ cần ở lại đây ít thời gian, rồi thì sẽ chẳng gì còn quan trọng nữa, ngay cả những bước chân ta.
Tôi đi đến quán ăn, nằm ở tận cuối sảnh. Ở hiên, hai người lính về phép đang ngồi với một cái vali giống hệt va li của tôi. Thiếu điều tôi đã mượn chìa khóa va li nhỏ xíu của họ để thử mở cái va li mà tôi đang xách. Nhưng tôi sợ lúc đã mở ra rồi, những xấp tiền giấy mà chắc chắn nó chứa bên trong sẽ bị những người ngồi bên nhìn thấy, nhất là mấy tay thanh tra mặc thường phục tôi từng nghe nhắc đến: cảnh sát nhà ga. Mấy từ này gợi cho tôi nhớ đến Jacqueline và Van Bever, như thể họ đã kéo tôi vào một cuộc phiêu lưu, trong đó kể từ nay tôi có nguy cơ trở thành con mồi cho cảnh sát nhà ga.
Tôi bước vào quán ăn và chọn một cái bàn gần những ô kính lớn nhìn xuống phố Amsterdam. Tôi không thấy đói. Tôi gọi một cốc nước lựu. Tôi kẹp cái va li giữa hai chân. Một cặp ngồi bàn bên cạnh đang thấp giọng nói chuyện với nhau. Người đàn ông tóc nâu, chừng ba mươi tuổi, hai gò má sần sùi. Anh ta vẫn mặc nguyên áo khoác. Người phụ nữ cũng tóc nâu và mặc măng tô lông thú. Họ đang ăn nốt bữa tối. Người phụ nữ hút thuốc Royales, giống Jacqueline. Dựa vào băng ghế họ đang ngồi là một cái cặp đen lớn và một chiếc va li da cùng màu. Tôi tự hỏi họ vừa tới Paris hay sắp đi khỏi đây. Người phụ nữ cất tiếng, giọng nghe rõ hơn:
‒ Ta chỉ có thể đi chuyến tàu sắp tới thôi.
‒ Lúc mấy giờ?
‒ Mười giờ mười lăm phút...
https://thuviensach.vn
‒ Đồng ý, người đàn ông nói.
Họ nhìn nhau, vẻ thật lạ. Mười giờ mười lăm phút. Cũng gần giờ Jacqueline hẹn sẽ gọi điện thoại về ke Tournelle cho tôi.
Người đàn ông trả tiền và họ đứng dậy. Anh ta xách cái cặp đen và va li lên. Họ đi ngang qua trước bàn tôi, nhưng không hề để ý đến tôi.
Người phục vụ cúi xuống tôi, hỏi:
‒ Anh đã chọn đồ chưa?
Anh ta chỉ vào thực đơn.
‒ Trong quán, khu này phục vụ ăn tối... Tôi không thể chỉ mang cho anh một thứ đồ uống...
‒ Tôi đang đợi một người, tôi nói với anh ta.
Qua tấm kính, đột nhiên tôi nhìn thấy người đàn ông và người phụ nữ kia, trên vỉa hè phố Amsterdam. Cô ta đã khoác lấy tay anh ta. Họ bước vào một khách sạn, xuôi xuống dưới một chút.
Người phục vụ lại đứng trước bàn tôi:
‒ Thưa anh, anh phải chọn đồ đi thôi... tôi ngừng ca làm rồi đây... Tôi xem đồng hồ đeo tay. Tám giờ mười lăm phút. Tôi thích ở lại đây hơn là đi lang thang ngoài kia, trong cái lạnh, thế nên tôi gọi món. Giờ cao điểm đã qua. Tất cả mọi người đều đã lên các chuyến tàu ngoại ô.
Bên dưới, phố Amsterdam, nhiều người lố nhố đằng sau những cửa kính của quán cà phê cuối cùng trước khi đến quảng trường Budapest. Ánh đèn ở dó vàng hơn và tối hơn ở quán Dante. Tôi từng tự hỏi rất lâu tại sao tất cả những con người kia lại tới quanh Saint‒Lazare để mà lạc lối, cho đến ngày tôi được biết nơi này là một trong những vùng thấp nhất của Paris. Họ trượt xuống đây theo một triền dốc thoải. Cặp vừa rồi đã không kháng cự nổi triền dốc ấy. Họ đã cố tình lỡ tàu để dạt vào một căn phòng có ri đô đen, giống ở khách sạn Lima, nhưng giấy dán tường thì bẩn hơn và chăn đệm thì nhăn nhúm bởi những người ghé qua trước đó. Trên giường, chắc hẳn cô ta thậm chí còn chẳng cởi chiếc áo măng tô lông thú.
https://thuviensach.vn
Tôi đã ăn tối xong. Tôi đặt cái va li lên băng ghế, ở bên cạnh, và lấy con dao định lách vào lỗ khóa, nhưng cái ổ khóa này quá nhỏ. Nó được chốt lại bằng mấy cái đinh mà tôi hẳn có thể nạy ra được nếu có kìm. Để làm gì đây? Tôi sẽ đợi đến lúc ở với Jacqueline trong phòng, trên ke Tournelle.
Tôi cũng có thể một mình bỏ đi và không bao giờ liên hệ với họ nữa, với nàng và với Van Bever. Cho đến giờ mọi kỷ niệm đẹp của tôi đều là những kỷ niệm về chạy trốn.
Tôi nảy ra ý muốn cắt một tờ giấy thành những ô vuông nhỏ. Và trên mỗi ô vuông, tôi sẽ viết một cái tên và một địa điểm:
Jacqueline
Van Bever
Cartaud
Bác sĩ Robbes
160 đại lộ Haussmann, tầng ba
Khách sạn Tournelle, 65 ke Tournelle
Khách sạn Lima, 46 đại lộ Saint‒Germain
Quán Le Cujas, 22 phố Cujas
Cà phê Dance
Forges‒les‒Eaux, Dieppe, Bagnoies‒de‒l’Orne, Enghien, Luc‒sur‒Mer, Langrune
Le Havre
Athis‒Mons
Tôi sẽ trộn những mảnh giấy vào nhau, như một bộ bài, rồi rải chúng lên mặt bàn. Là thế chăng, cuộc sống hiện tại của tôi? Tức là với tôi, vào lúc này, mọi sự chỉ quanh quẩn ở chừng hai mươi cái tên và địa chỉ rải rác mà tôi là điểm kết nối duy nhất? Thế tại sao lại là những cái đó chứ không phải những cái khác? Tôi có gì chung, tôi đây, với những cái tên và những địa
https://thuviensach.vn
điểm kia? Tôi đang ở trong một giấc mộng mà ta biết bất kỳ lúc nào cũng có thể tỉnh dậy khi bị những mối nguy đe dọa. Nếu tôi quyết định làm vậy, nếu rời khỏi cái bàn này, mọi thứ sẽ tách khỏi nhau, tất thảy sẽ biến vào hư không. Sẽ chỉ còn lại một cái va li sắt tây và vài mẩu giấy viết nguệch ngoạc những cái tên và địa điểm chẳng còn chút ý nghĩa nào với bất kỳ ai.
Tôi lại đi ngang qua phòng Những Bước Chân Lạc Lối, gần như vắng tanh, và tiến về phía các ke tàu. Trên tấm pa nô lớn tôi tìm đích đến của chuyến tàu lúc mười giờ mười lăn phút mà cặp vừa rồi sẽ đi: LE HAVRE. Tôi có cảm giác những đoàn tàu này chẳng dẫn tới đâu và người ta buộc lòng phải mãi mãi lang thang từ quán ăn sang phòng Những Bước Chân Lạc Lối và từ phòngnày sang khu bán hàng rồi các phố xung quanh. Còn phải tiêu tán thêm một tiếng đồng hồ nữa. Gần chỗ các đường ray đi ngoại ô, tôi dừng lại trước một ca bin điện thoại. Quay trở lại số 160 đại lộ Haussmann để trả cái va li về lại chỗ của nó chăng? Làm vậy, mọi thứ sẽ trở về trật tự của chúng và tôi sẽ chẳng còn có gì mà tự trách móc. Trong ca bin, tôi tra danh bạ, vì đã quên mất số điện thoại của bác sĩ Robbes. Những hồi chuông cứ thế đổ. Chẳng có ai trong căn hộ. Gọi điện đến Behoust cho ông bác sĩ Robbes ấy và thú nhận mọi chuyện với ông ta chăng? Lúc này Jacqueline và Cartaud có thể ở đâu? Tôi gác máy. Tôi đành lòng giữ cái va li này rồi mang tới cho Jacqueline bởi vì đó là cách duy nhất để giữ liên hệ với nàng.
Tôi lật giở quyển danh bạ. Các phố Paris diễu qua dưới mắt tôi, cũng như số các tòa nhà và tên những người sống ở đó. Tôi tình cờ nhìn thấy mục: SAINT‒ LAZARE (Ga) và kinh ngạc thấy cả ở đây cũng có những cái tên:
Cảnh sát Đường sắt Lab 28 42
TOA NẰM Eur 44 46
QUÁN CÀ PHÊ ROME Eur48 30
KHÁCH SẠN TERMINUS Eur 36 80
Hiệp hội bốc vác Eur 58 77
https://thuviensach.vn
Gabrieile Debrie, bán hoa,
Phòng Những Bước Chân Lạc Lối
Lab 02 47
Khu bán hàng:
1 Bernois Eur45 66
5 Bà Biddeloo và bà Dilley Eur 42 48
Giày Geo Eur 44 63
CINÉAC Lab 80 74
19 Bourgeois (Renée) Eur 35 02
25 Dịch vụ chuyển thư Eur 45 96
25 bis Nono‒Nanette Eur 42 62
27 Chơi ném đĩa Eur 41 43
Ta có thể nào kết mối liên hệ với những con người này không? Vào giờ này, Renée Bourgeois còn ở đâu đó trong nhà ga chăng? Đằng sau những ô kính của một phòng chờ, tôi chỉ thấy độc một người vận trên mình chiếc áo khoác màu hạt dẻ cũ kỹ, ngồi rũ trên một băng ghế mà ngủ, một tờ báo thò ra từ túi áo. Là Bernois?
Đi theo cầu thang khổng lồ, tôi đến khu bán hàng. Mọi cửa hiệu đều đã đóng. Tôi nghe tiếng động cơ diesel của những chiếc taxi đang xếp hàng đợi ngoài sân Amsterdam. Khu bán hàng được chiếu sáng rất gắt và đột nhiên tôi sợ gặp phải một tay thanh tra thuộc “Cảnh sát Đường sắt”‒ như được viết trong danh bạ. Hắn sẽ yêu cầu tôi mở cái va li ra và tôi sẽ phải bỏ chạy. Bọn họ sẽ dễ dàng bắt được tôi và giải tôi đến đồn cảnh sát của nhà ga. Thế thì ngớ ngẩn quá.
Tôi bước vào Cinéac và trả hai franc rưỡi ở quầy. Người xếp chỗ, một phụ nữ tóc vàng cắt ngắn, định dẫn tôi đi theo ánh đèn pin về phía những hàng ghế đầu, nhưng tôi thích ngồi ở cuối phòng hơn. Những hình ảnh thời sự tiếp nối nhau và loa bình luận bằng giọng nói the thé mà tôi biết rất rõ, vẫn cùng
https://thuviensach.vn
cái giọng ấy, trong suốt hơn hai mươi lăm năm. Tôi đã nghe thấy giọng nói này hồi năm ngoái ở rạp Bonaparte khi họ chiếu một bộ phim dựng từ các hình ảnh thời sự cũ.
Tôi đặt cái va li lên ghế, bên tay phải. Trước mặt, tôi đếm được bảy bóng hình ngồi rải rác, chỉ có bảy người. Trong phòng lơ lửng mùi ô zôn nhàn nhạt, cái mùi xộc vào ta khi bước trên tấm lưới sắt thông khí ở bến tàu điện ngầm. Tôi chẳng mấy quan tâm đến hình ảnh các sự kiện xảy ra trong tuần. Hết khoảng mười lăm phút này đến khoảng mười lăm phút khác, những hình ảnh ấy lại quay trở lại trên màn hình, phi thời gian tính, giống như cái giọng lanh lảnh kia, cái giọng khiến tôi tự hỏi có phải nó vẫn phát ra nhờ một cái miệng giả.
Chương trình thời sự tua lại đến lần thứ ba thì tôi nhìn đồng hồ đeo tay. Chín rưỡi rồi. Trước mặt tôi chỉ còn lại hai bóng người. Chắc hẳn đều đã ngủ. Người xếp chỗ ngồi trên một chiếc ghế sập dựng sát vào tường ở góc phòng, gần lối ra. Tôi nghe tiếng cái ghế sập lại. Chùm ánh sáng đèn pin soi lên hàng ghế ngang với chỗ tôi ngồi, nhưng ở phía bên kia lối đi. Cô ta dẫn đường cho một thanh niên mặc quân phục. Cô ta tắt đèn đi và cả hai ngồi xuống. Tôi nghe thấy vài lời trong cuộc trò chuyện của họ. Hẳn anh ta cũng sẽ đi chuyến tàu Le Havre. Anh ta sẽ gắng sức quay trở lại Paris trong vòng hai tuần nữa. Anh ta sẽ gọi điện cho cô ta để nói chính xác ngày nào anh ta quay về. Họ ở ngay gần chỗ tôi. Chỉ ngăn cách bởi lối đi. Họ nói to, như thể chẳng hay biết đang có tôi và hai bóng dáng ngủ vùi phía trước. Họ im bặt. Họ ôm nhau và hôn nhau. Cái giọng the thé vẫn bình luận các hình ảnh trên màn hình: cuộc tuần hành của những người đình công, đoàn rước một nguyên thủ quốc gia nước ngoài qua Paris, những vụ ném bom... Tôi chỉ ước giọng nói ấy tắt luôn đi. Ý nghĩ cái giọng ấy cứ đều đều bình luận những thảm họa tương lai, chẳng có lấy một chút cảm thông nào, khiến tôi thấy lạnh cả lưng. Giờ đây cô xếp chỗ đã cưỡi lên đầu gối anh kia. Cô ta chuyển động phía trên anh ta một cách giật cục và trong tiếng cọt kẹt của lò xo. Rất nhanh chóng, tiếng thở và tiếng rên của cô ta rốt cuộc cũng khỏa lấp giọng nói sắc mảnh trên loa.
https://thuviensach.vn
Trong sân Rome, tôi lục túi kiểm tra xem còn đủ tiền không. Mười franc. Tôi có thể đi taxi. Sẽ nhanh hơn nhiều so với tàu điện ngầm: nếu đi tàu điện ngầm thì tới bến Opéra tôi sẽ phải đổi tàu, phải xách va li đi dọc các hành lang.
Người tài xế chực cho cái va li vào cốp xe nhưng tôi muốn giữ nó lại bên mình. Chúng tôi đi xuôi đại lộ Opéra và đi theo các bờ ke. Đêm hôm ấy Paris hoang vu như một thành phố mà tôi sắp rời bỏ mãi mãi. Đến ke Toumelle, tôi chỉ sợ đã đánh mất chìa khóa phòng, nhưng nó vẫn nằm yên trong túi áo gió của tôi.Tôi đi ngang qua trước quầy tiếp tân nhỏ và hỏi người đàn ông theo lệ thường còn ở đó đến nửa đêm xem có ai gọi điện cho phòng số ba không. Ông ta đáp là không có, nhưng mới mười giờ kém mười phút.
Tôi leo lên cầu thang, không bị ông ta hỏi han gì. Có lẽ ông ta không phân biệt được Van Bever với tôi. Hoặc giả ông ta chẳng còn muốn đoái hoài tới đám người đến và đi ở một khách sạn sắp phải đóng cửa.
Tôi mở hé cửa phòng để nghe cho rõ nếu ông ta gọi tôi ra nghe điện thoại. Tôi đặt nằm cái va li xuống đất, rồi lên giường của Jacqueline nằm. Mùi ê te dai dẳng trên gối. Có phải nàng lại dùng nó không? Sau này chẳng biết trong tâm trí tôi cái mùi ấy liệu có vĩnh viễn gắn chặt với Jacqueline ?
Từ mười giờ trở đi, tôi bắt đầu cảm thấy lo âu: nàng sẽ không gọi và tôi sẽ không còn gặp lại nàng nữa. Tôi thường nghĩ đến chuyện những người tôi quen biết sẽ biến mất bất cứ lúc nào, chẳng bao giờ còn có tin tức. Cả tôi nữa, tôi cũng từng hẹn rồi chẳng thèm đến hoặc thậm chí còn lợi dụng lúc ai đó đang đi bên cạnh trên phố không chú ý để bỏ đi. Một cái cổng trên quảng trường Saint‒Michel vẫn thường giúp ích rất nhiều cho tôi. Chỉ cần bước qua đó là ta có thể vượt một cái sân nhỏ sang bên phố Hirondelle. Và tôi đã viết vào một cuốn sổ nhỏ màu đen danh sách tất cả những tòa nhà có hai lối vào...
Tôi nghe thấy giọng người đàn ông vọng lên trong cầu thang: điện thoại gọi cho phòng số ba. Đã mười giờ mười lăm phút, và tôi đã chẳng còn tin sẽ
https://thuviensach.vn
có điện nữa. Nàng đã thoát được khỏi Cartaud. Nàng đang ở quận XVII. Nàng hỏi tôi có lấy được cái va li không. Tôi phải nhét hết quần áo của nàng vào một cái túi du lịch rồi về bên khách sạn Lima lấy luôn đồ của tôi, sau đó đợi nàng ở quán cà phê Dante. Nhưng tôi phải rời ke Tournelle càng chóng càng tốt bởi vì đó sẽ là nơi đầu tiên Cartaud tìm đến. Nàng nói bằng giọng vô cùng bình thản như thể tất tật câu chuyện này đã được chuẩn bị sẵn từ trước, trong óc nàng. Tôi lấy từ tủ tường một cái túi du lịch cũ và nhét vào đó hai cái quần, chiếc áo vest da, đống xu chiêng, mấy đôi giày bệt màu đỏ, chiếc pull‒over cổ lọ và vài thứ đồ vệ sinh để trên giá bồn rửa, trong đó có cả một chai ê te. Chỉ còn lại quần áo của Van Bever. Tôi không tắt đèn, để người gác đêm nghĩ vẫn có người trong phòng, rồi khép cửa lại. Van Bever sẽ về lúc mấy giờ? Anh hoàn toàn có thể đến gặp chúng tôi ở quán cà phê Dante. Nàng đã gọi điện đến Forges hay Dieppe để nói với anh cùng những điều vừa nói với tôi chưa?
Tôi đi xuống cầu thang mà không bật đèn tự động. Tôi sợ mình sẽ thu hút sự chú ý của người gác đêm với cái túi du lịch và chiếc va li này. Ông ta đang cúi xuống một tờ báo, vẻ như chơi trò giải ô chữ. Tôi không thể ngăn mình nhìn ông ta lúc đi qua, nhưng thậm chí ông ta còn chẳng ngẩng đẩu lên. Ra đến ke Tournelle, tôi chỉ e nghe thấy ông ta hét lên từ phía sau: Thưa anh, thưa anh... Mời anh quay trở lại đây ngay... Và tôi cũng hình dung ra cảnh chiếc ô tô của Cartaud đỗ xịch lại ngay bên cạnh. Nhưng ra đến phố Bernardins thì tôi bình tĩnh trở lại. Rất nhanh chóng, tôi lên phòng mình và xếp vào cái túi của Jacqueline vài thứ quần áo cùng hai quyển sách còn lại.
Rồi tôi đi xuống và đề nghị được thanh toán. Người gác đêm không hỏi han gì. Bên ngoài, trên đại lộ Saint‒Germain, tôi nhận ra cơn say quen thuộc vẫn thường cảm thấy dâng lên trong mình, mỗi khi chạy trốn.
https://thuviensach.vn
Tôi ngồi ở cái bàn phía trong góc và đặt nằm chiếc va li trên băng ghế. Trong phòng không có ai. Một người khách duy nhất chống khuỷu tay lên mặt quầy. Ở đó, trên tường, phía trên mấy hàng thuốc lá, kim đồng hồ chỉ mười giờ rưỡi. Bên cạnh tôi là cỗ máy pinball, lần đầu tiên nằm im lìm. Giờ đây, tôi chắc chắn nàng sẽ đến chỗ hẹn.
Nàng bước vào, nhưng ánh mắt nàng không ngay lập tức tìm kiếm tôi. Nàng ra quầy mua thuốc lá. Nàng ngồi xuống băng ghế. Nàng nhìn thấy cái va li, rồi nàng chống hai khuỷu tay lên mặt bàn và thở ra một hơi thật dài. ‒ Tôi đã cắt đuôi được ông ta, nàng nói.
Họ ăn tối tại một quán gần quảng trường Pereire, nàng, Cartaud và một cặp nữa. Nàng muốn trốn đi vào cuối bữa ăn, nhưng từ hiên quán họ có thể nhìn thấy nàng đi về phía bến taxi hay cửa bến tàu điện ngầm.
Họ rời khỏi quán và nàng phải lên xe cùng họ. Họ đưa nàng đến, ngay gần đó, quán bar một khách sạn tên là Les Marronniers, để uống một cốc cuối cùng. Và chính tại Les Marronniers nàng đã chuồn đi được. Ra đến ngoài trời, nàng gọi điện cho tôi từ một quán cà phê trên đại lộ Courcelles.
Nàng châm một điếu thuốc và bắt đầu ho. Nàng đặt tay lên tay tôi, cái cử chỉ tôi từng thấy nàng làm với Van Bever, trên phố Cujas. Và nàng tiếp tục ho, cái chứng ho tệ hại nơi nàng.
Tôi giật điếu thuốc lá, dụi nó vào gạt tàn. Nàng nói:
‒ Hai chúng ta phải rời khỏi Paris... Anh có đồng ý không? Dĩ nhiên là tôi đồng ý.
‒ Cô muốn đi đâu nào? tôi hỏi.
‒ Đâu cũng được.
https://thuviensach.vn
Ga Lyon ở ngay gần. Chỉ cần đi dọc bờ ke đến Vườn Bách Thảo rồi đi qua sông Seine. Cả hai chúng tôi đều đã chạm tới đáy, và đã đến lúc phải chống gót xuống bùn lấy trớn để trồi lên mặt nước. Ở đó, ở quán bar Les Marronniers, chắc Cartaud đã bắt đầu lo lắng vì mãi không thấy Jacqueline đâu. Có lẽ Van Bever vẫn đang ở Dieppe hay Forges.
‒ Thế còn Gérard thì sao, ta không đợi anh ấy à? tôi hỏi nàng. Nàng lắc đầu và mặt nàng nhăn nhúm lại. Nàng sắp òa khóc đến nơi. Tôi hiểu rằng, nàng muốn hai chúng tôi ra đi chính là để đoạn tuyệt với một quãng đời nàng. Và cả tôi nữa, tôi cũng để lại sau lưng mình những năm xám xịt và vô định mà tôi đã sống cho tới lúc này.
Tôi những muốn nói lại với nàng: có lẽ phải đợi Gérard. Tôi im lặng. Một bóng hình vận măng tô sọc xương cá hẳn sẽ hằn sâu vĩnh viễn vào mùa đông năm ấy. Những từ này rồi sẽ quay trở lại trong ký ức tôi: số 5 bình vôi. Và cả một gã đàn ông tóc nâu vận com lê màu xám mà tôi chỉ kịp gặp thoáng qua, còn chẳng biết ông ta có phải là nha sĩ hay không. Và khuôn mặt mỗi lúc một thêm mờ ảo của bố mẹ tôi.
Tôi rút từ túi áo gió của mình ra chiếc chìa khóa căn hộ trên đại lộ Haussmann mà nàng đã đưa cho tôi và đặt lên bàn.
‒ Ta làm gì với nó đây?
‒ Giữ lại làm kỷ niệm.
Ở quầy chẳng còn người khách nào nữa. Trong im lìm, quanh chúng tôi, tôi nghe tiếng lách tách đèn nê ông. Những ngọn đèn chiếu một làn ánh sáng tương phản hẳn với màu đen những ô kính ngoài hiên, một ánh sáng quá rợ, như lời hứa về những mùa xuân và mùa hạ sắp đến.
‒ Chắc phải đi về phương Nam...
Tôi cảm thấy thích thú khi nói từ ấy: phương Nam. Tối đó, trong căn phòng trống hoang này, dưới ánh đèn nê ông, cuộc đời còn chưa có chút trọng lực nào và chạy trốn sao mà dễ dàng đến thế... Đã quá nửa đêm. Ông chủ quán bước về phía bàn chúng tôi để thông báo đã đến giờ đóng cửa quán cà phê Dante.
https://thuviensach.vn
Trong va li, chúng tôi thấy có hai xấp tiền mỏng, một đôi găng tay, mấy quyển sách nha khoa và một cái dập ghim. Jacqueline có vẻ thất vọng trước độ mỏng của hai xấp tiền.
Trước khi đi xuống phương Nam và Mallorca, chúng tôi quyết định ghé London. Chúng tôi bỏ lại chiếc va li ở tủ gửi đồ ga Bắc.
Chúng tôi phải đợi tàu mất hơn một tiếng ở quán ăn nhà ga. Tôi mua một cái phong bì cùng một con tem và gửi tích kê tủ gửi đồ cho Cartaud, số 160 đại lộ Haussmann. Trong đó kèm theo mấy lời nói rằng tôi hứa sẽ hoàn tiền cho ông ta trong tương lai rất gần.
https://thuviensach.vn
Ở London, mùa xuân năm ấy, phải đủ tuổi thành niên và đã lấy nhau thì mới vào ở khách sạn được. Chúng tôi lọt vào một dạng nhà trọ gia đình ở Bloomsbury nơi bà chủ nhà làm ra vẻ nghĩ chúng tôi là anh trai em gái. Bà đề nghị chúng tôi ở một căn phòng dùng làm phòng hút thuốc hoặc phòng đọc sách, có ba cái trường kỷ và một tủ sách. Chúng tôi chỉ có thể ở đó năm ngày, với điều kiện phải trả tiền trước.
Rồi, lần lượt từng người, làm ra vẻ không quen biết nhau ở chỗ quầy tiếp tân, chúng tôi thuê được hai phòng ở khách sạn Cumberland, với mặt tiền đồ sộ nằm trên Marble Arch. Nhưng chúng tôi cũng phải rời khỏi đó chỉ sau ba ngày, vì trò lừa đảo ấy đã bị phát hiện.
Chúng tôi không thực sự biết có thể ngủ ở đâu. Sau khi ra khỏi Marble Arch, chúng tôi rảo bộ thẳng đường, đi dọc Hyde Park và thế là đã vào Sussex Gardens, một đại lộ dẫn về phía nhà ga Paddington. Nhiều khách sạn nhỏ nối đuôi nhau trên vỉa hè phía tay trái. Chúng tôi chọn bừa một cái, và lần này, thậm chí họ còn chẳng hỏi giấy tờ của chúng tôi.
https://thuviensach.vn
Nỗi nghi ngờ tới viếng thăm chúng tôi vào một giờ đều đặn, ban đêm trên đường về khách sạn, với viễn cảnh sắp phải quay về căn phòng nơi chúng tôi sống như những kẻ mờ ám, chừng nào ông chủ còn cho phép.
Trước khi bước qua cửa khách sạn, chúng tôi đi dạo một đoạn dọc theo Sussex Gardens. Chẳng ai trong chúng tôi có chút ham muốn trở về Paris. Kể từ nay, chúng tôi đã bị cấm cửa khỏi phía bờ ke Tournelle và khu La Tinh. Tất nhiên, Paris thì rộng, và hẳn chúng tôi có thể chuyển khu phố mà không mắc nguy cơ gặp phải Gérard Van Bever hay Cartaud. Nhưng tốt hơn hết là không quay lại đằng sau.
Bao nhiêu thời gian đã trôi qua trước khi chúng tôi quen Linda, Peter Rachman và Michael Savoundra? Có lẽ chừng hai tuần. Hai tuần đằng đẵng, trời mưa suốt không thôi. Để thoát khỏi căn phòng dán giấy lấm chấm vết mốc, chúng tôi ra rạp xem phim. Rồi chúng tôi đi bộ, lúc nào cũng là dọc theo Oxford Street. Chúng tôi đến khu Bloomsbury, phố có nhà trọ gia đình nơi chúng tôi đã qua đêm đầu tiên ở London. Và rồi lộn lại Oxford Street, theo hướng ngược lại.
Chúng tôi cố tìm cách trì hoãn giây phút phải về khách sạn. Chúng tôi không thể tiếp tục đi bộ dưới màn mưa này. Chúng tôi luôn luôn có giải pháp là vào rạp xem thêm một suất chiếu nữa, hoặc vào một cửa hàng lớn hay một quán cà phê. Nhưng sau đó thì vẫn cứ phải quyết định trở về Sussex Gardens.
Một buổi xế chiều chúng tôi đánh liều đi về phía thấp hơn, xuống tận bên kia bờ sông Thames, tôi cảm thấy nỗi hoảng hốt xâm chiếm mình. Đó là giờ cao điểm: một làn sóng dân ngoại ô đi qua cầu Waterloo tiến về phía nhà ga. Chúng tôi đi trên cầu theo chiều ngược lại và tôi chỉ sợ chúng tôi sẽ bị cuốn
https://thuviensach.vn
phăng theo dòng người kia. Nhưng rồi chúng tôi cũng thoát thân. Chúng tôi ngồi xuống một cái ghế băng, trên quảng trường Trafalgar. Trong suốt chuyến đi, chúng tôi không nói với nhau lời nào.
‒ Không ổn à? Jacqueline hỏi tôi. Anh nhợt nhạt
quá...
Nàng mỉm cười với tôi. Tôi cảm thấy rõ nàng đang phải cố gắng giữ vẻ bình tĩnh. Viễn cảnh sắp phải bước đi giữa đám đông trên Oxford Street để quay về khách sạn làm tôi sợ hãi. Tôi không dám hỏi nàng có cảm thấy cùng nỗi lấn bấn ấy không. Tôi nói:
‒ Em không thấy thành phố này lớn quá sao ?
Tôi cũng cố mỉm cười. Nàng nhíu mày nhìn tôi.
‒ Thành phố này lớn quá và chúng ta chẳng quen biết một ai... Giọng tôi nghẹn ngào. Tôi chẳng thể thốt được thêm một lời nào nữa. Nàng châm một điếu thuốc. Nàng đang mặc chiếc áo vest da quá phong
phanh và ho húng hắng, cũng như lúc còn ở Paris. Tôi nuối tiếc ke Tournelle, đại lộ Haussmann và nhà ga Saint‒Lazare.
‒ Ở Paris thì dễ dàng hơn...
Nhưng tôi nói nhỏ đến mức phải tự hỏi nàng có nghe thấy không. Nàng chìm đắm trong suy nghĩ. Nàng đã quên mất sự có mặt của tôi. Trước chúng tôi là một ca bin điện thoại màu đỏ, một phụ nữ vừa từ đó đi ra.
‒ Thật tệ là ta chẳng có ai để gọi điện thoại... tôi nói với nàng. Nàng quay sang và đặt tay lên cánh tay tôi. Nàng đã vượt qua được cơn nản chí mà nàng hẳn cũng vừa cảm thấy, vào lúc chúng tôi đi dọc theo phố Strand về phía quảng trường Trafalgar.
‒ Chỉ cần có chút tiền để sang Mallorca thôi mà...
Đây là ý nghĩ đinh ninh của nàng kể từ khi tôi quen nàng và nhìn thấy địa chỉ trên cái phong bì.
‒ Ở Mallorca chúng ta sẽ được yên. Anh sẽ có thể viết sách... Một hôm, tôi đã tâm sự với nàng rằng trong tương lai tôi muốn viết sách, nhưng chúng tôi chưa bao giờ nhắc lại chủ đề ấy. Có lẽ giờ đây nàng nói đến
https://thuviensach.vn
chuyện này để trấn an tôi. Nhất định, nàng giỏi giữ bình tĩnh hơn tôi. Dẫu vậy tôi cũng muốn biết nàng định kiếm tiền bằng cách nào. Nàng không hề bớt vẻ kiên quyết:
‒ Chỉ ở thành phố chúng ta mới có thể kiếm được tiền... Anh cứ thử tưởng tượng là ta mất hút vào một chốn khỉ ho cògáy dưới nông thôn mà xem... Nhưng mà phải, nàng nói đúng. Đột nhiên, tôi thấy quảng trường Trafalgar khiến tôi yên tâm hơn hẳn. Tôi nhìn nước chảy ra từ những cái vòi, cảnh tượng ấy làm dịu lòng tôi. Chúng tôi đâu có bị kết án vĩnh viễn phải ở thành phố này, chết chìm trong đám đông trên Oxford Street. Chúng tôi có một mục đích rất giản dị: kiếm ít tiền để đi Mallorca. Cũng giống như cách đặt cửa của Van Bever. Quanh chúng tôi có biết bao nhiêu phố và ngã tư, chúng làm tăng cơ may của chúng tôi và chắc chắn rốt cuộc chúng tôi sẽ gợi dậy được một sự tình cờ may mắn.
Kể từ đó, tránh Oxford Street và khu trung tâm, chúng tôi luôn luôn đi về hướng Tây, về phía Holland Park và khu Kensington.
Một chiều, ở bến tàu điện ngầm Holland Park, chúng tôi chụp một bức ảnh tự động[4]. Chúng tôi kề sát mặt nhau mà chụp. Tôi còn giữ món kỷ niệm này. Khuôn mặt Jacqueline ở phía trước, còn mặt tôi, lùi lại một chút, không đủ vào hết trong khung ảnh, thành thử bị cắt mất tai trái. Sau khi đèn chớp lóe lên, chúng tôi cười rũ ra và nàng cứ muốn ngồi nán lại trên đùi tôi trong ca bin chụp ảnh. Rồi chúng tôi đi theo đại lộ chạy ven Holland Park, dọc những tòa nhà lớn màu trắng có vòm cổng. Lần đầu tiên kể từ khi chúng tôi tới London trời hửng nắng và tôi thấy như thể kể từ buổi chiều ấy trở đi, trời lúc nào cũng đẹp và ấm, như tiết hè đến sớm.
https://thuviensach.vn
Giờ ăn trưa, trong một quán cà phê ở Notting Hill Gate, chúng tôi làm quen với một cô gái tên là Linda Jacobsen. Cô bắt chuyện với chúng tôi trước. Đó là một cô gái cùng độ tuổi chúng tôi, tóc nâu để dài, gò má cao và cặp mắt xanh lơ hơi xếch.
Cô muốn biết chúng tôi từ vùng nào bên Pháp đến. Cô nói thật chậm, như thể ngần ngừ ở mỗi từ, khiến cho việc nói chuyện với cô bằng tiếng Anh thật dễ dàng. Cô tỏ ra ngạc nhiên khi biết chúng tôi sống ở một trong những khách sạn thảm hại khu Sussex Gardens. Nhưng chúng tôi bảo ngay với cô rằng chúng tôi không thể làm khác bởi vì cả hai vẫn còn ở tuổi vị thành niên.
Hôm sau, chúng tôi gặp lại cô ở cùng chỗ đó và cô sang ngồi bàn chúng tôi. Cô hỏi chúng tôi định lưu lại London lâu không. Trước vẻ kinh ngạc của tôi, Jacqueline nói với cô rằng chúng tôi tính ở lại đây nhiều tháng, thậm chí còn định tìm việc ở đây.
‒ Nhưng vậy thì các bạn không thể tiếp tục sống ở cái khách sạn đó được...
Đêm nào chúng tôi cũng muốn bỏ đi, vì cái mùi cứ lơ lửng trong phòng, một mùi lờ lợ mà tôi chẳng biết là mùi cống, mùi bếp hay mùi thảm bẩn nữa. Sáng ra, chúng tôi đi dạo một thôi dài trong Hyde Park để rũ bỏ cái mùi ấy cứ ám vào quần áo chúng tôi. Nó biến mất, nhưng sẽ quay trở lại trong ngày, và tôi hay hỏi Jacqueline:
‒ Em có ngửi thấy cái mùi đó không ?
Tôi thấy nản với ý nghĩ nó sẽ còn đeo đẳng theo chúng tôi suốt cuộc đời. ‒ Điều khủng khiếp, Jacqueline nói với cô bằng tiếng Pháp, là cái mùi ở khách sạn...
https://thuviensach.vn
Tôi phải dịch câu đó, một cách ngập ngừng. Rốt cuộc Linda cũng hiểu. Cô hỏi chúng tôi có chút tiền nào không. Hai xấp tiền trong va li ấy, chúng tôi chỉ còn lại một.
‒ Không nhiều lắm, tôi đáp.
Cô lần lượt nhìn hai chúng tôi. Cô mỉm cười với chúng tôi. Lần nào tôi cũng ngạc nhiên khi thấy có những người tỏ ra quý mến chúng tôi. Mãi sau này, tôi tìm thấy lại, nơi đáy một cái hộp giày chứa đầy những bức thư cũ, bức ảnh chụp tự động ở Holland Park và sửng sốt trước vẻ ngây thơ của khuôn mặt chúng tôi. Chúng tôi khiến người ta tin tưởng. Và chúng tôi chẳng hề xứng được như vậy, trừ mỗi cái sự xứng đáng mà tuổi trẻ ban phát cho bất kỳ ai trong một quãng thời gian rất ngắn, như một lời thệ mơ hồ chẳng được giữ bao giờ.
‒ Tôi có một người bạn chắc giúp được hai người, Linda bảo chúng tôi. Mai tôi sẽ giới thiệu.
Cô thường hẹn gặp ông ta ở quán cà phê này. Cô sống ngay gần đây và ông ta, bạn cô, có văn phòng ở chếch lên trên một chút, về phía Westbourne Grove, đại lộ có hai rạp chiếu phim mà chúng tôi hay lui tới, Jacqueline và tôi. Chúng tôi tới đó xem suất cuối, để trì hoãn cái lúc phải quay về khách sạn, và với chúng tôi đâu quan trọng gì việc tối nào cũng xem đi xem lại từng ấy bộ phim.
https://thuviensach.vn
Hôm sau, quãng giữa trưa, chúng tôi đang ngồi với Linda thì Peter Rachman bước vào quán. Ông ngồi xuống bàn chúng tôi, thậm chí chẳng hề cất lời chào. Ông hút một điếu xì gà, tàn rơi xuống vạt áo vest ông mặc.
Tôi kinh ngạc trước vẻ ngoài của ông: trông ông có vẻ già, nhưng thật ra ông chưa quá tứ tuần. Vóc dáng ông tầm thước, rất đô con, mặt tròn, trán với dầu nhẵn bóng, và đeo cặp kính đồi mồi. Hai bàn tay trẻ con của ông tương phản hẳn với vẻ ngoài lực lưỡng.
Linda trình bày hoàn cảnh của chúng tôi, nhưng cô nói nhanh quá, tôi không sao nghe kịp. Ông nheo cặp mắt nhỏ xíu nhìn chằm chằm vào Jacqueline. Thỉnh thoảng, ông bồn chồn rít một hơi xì gà và thổi khói vào mặt Linda.
Cô ngừng nói và ông mỉm cười với Jacqueline và tôi. Tuy nhiên, mắt ông vẫn giữ nguyên vẻ lạnh lùng. Ông hỏi tôi tên khách sạn chúng tôi ở khu Sussex Gardens. Tôi nói: Radnor. Ông phá lên cười rồi ngừng ngay:
‒ Khỏi phải trả tiền đi... Tôi là chủ khách sạn đó... Các bạn cứ nói với người quản lý, thay mặt tôi, rằng với các bạn thì miễn phí... Ông quay sang Jacqueline:
‒ Liệu có thể nào một phụ nữ xinh đẹp thế này lại sống ở Radnor không? Ông cố lấy giọng xã giao và điều đó làm ông phì cười.
‒ Ông làm trong ngành khách sạn à?
Ông không đáp lại câu hỏi của tôi. Ông lại thổi khói xì gà vào mặt Linda. Ông nhún vai.
‒ Don’t worry...
https://thuviensach.vn
Ông nhắc lại câu này nhiều lần và câu ấy cũng là tự nói với chính ông. Ông đứng dậy đi gọi điện thoại. Linda cảm thấy chúng tôi có chút hoang mang nên muốn giải thích thêm. Cái ông Peter Rachman này làm công việc mua bán các tòa nhà. “Các tòa nhà” là một từ quá oách bởi thật ra đó là những khu nhà ở xập xệ và thậm chí cả các khu ổ chuột, phần lớn nằm quanh đây, khu Bayswater và khu Notting Hiil. Cô không hiểu mấy công việc buôn bán của ông. Nhưng, dưới vẻ ngoài cục cằn, đó là‒ cô muốn nói ngay cho chúng tôi biết‒ một người khá được.
Chiếc Jaguar của Rachman đỗ cách đó một đoạn. Linda lên ngồi ở ghế trên. Cô quay xuống chỗ chúng tôi:
‒ Các bạn có thể đến ở nhà tôi trong lúc đợi Peter tìm một chỗ khác... Ông nổ máy, cho xe chạy dọc Kensington Gardens. Rồi đi vào Sussex Gardens. Ông dừng lại trước khách sạn Radnor.
‒ Lên lấy đồ đi, ông bảo chúng tôi. Và nhất là, đừng trả tiền nhé... Chẳng có ai ở quầy tiếp tân. Tôi lấy chìa khóa phòng. Kể từ khi sống ở đây, chúng tôi để quần áo trong túi du lịch. Tôi xách túi lên và chúng tôi quay xuống luôn. Rachman đang đi đi lại lại trước khách sạn, điếu xì gà ngậm trên miệng và hai tay đút vào túi áo vest.
‒ Hài lòng vì được rời khỏi Radnor chứ?
Ông mở cốp sau chiếc Jaguar và tôi đặt hai cái túi du lịch vào đó. Trước khi phóng đi, ông nói với Linda:
‒ Tôi phải ghé qua Lido một lúc. Sau đó, tôi sẽ chở mọi người... Tôi vẫn ngửi thấy cái mùi lờ lợ ấy của khách sạn và tự hỏi phải mất bao nhiêu ngày nữa nó mới chịu biệt tăm tích khỏi cuộc đời chúng tôi.
Lido là một khu tắm ở Hyde Park, nằm dọc theo hồ Serpentine. Rachman mua bốn vé ở ghi sê.
https://thuviensach.vn
‒ Buồn cười thật đấy... Trông nó thật giống bể bơi Deligny, tôi nói với Jacqueline.
Nhưng, đi qua lối vào, chúng tôi tới một dạng bãi sông, ven bờ đặt vài cái bàn có ô che. Rachman chọn lấy một bàn, trong bóng râm. Ông vẫn ngậm điếu xì gà.
Chúng tôi ngồi xuống. Ông lau trán và cổ bằng một cái khăn mùi soa to màu trắng. Ông quay sang Jacqueline:
‒ Nếu muốn thì cô có thể tắm...
‒ Tôi không có quần áo bơi, Jacqueline đáp.
‒ Tìm được ấy mà... để tôi bảo ai đó đi tìm quần áo bơi cho cô... ‒ Không cần đâu, Linda nói, giọng khô khốc. Cô ấy không muốn tắm. Rachman cúi xuống. Ông tiếp tục lau trán và cổ.
‒ Các bạn có muốn uống nước giải khát không? ông đề nghị. Rồi, với Linda:
‒ Tôi hẹn gặp Savoundra ở đây.
Cái tên ấy gợi cho tôi nghĩ đến một dáng hình xa xôi kỳ dị, và tôi chờ đợi tiến tới bàn chúng tôi một người phụ nữ Hindu mặc sari.
Nhưng đó lại là một người đàn ông tóc vàng trạc ba mươi tuổi, anh vẫy tay về phía chúng tôi và đi tới vỗ vai Rachman. Anh tự giới thiệu với Jacqueline và tôi:
‒ Michael Savoundra.
Linda nói cho anh biết chúng tôi là người Pháp.
Anh đi lấy một cái ghế ở bàn bên cạnh và ngồi xuống cạnh Rachman. ‒ Sao? Có gì mới không? Rachman hỏi anh, nhìn anh chằm chằm bằng cặp mắt nhỏ xíu lạnh băng.
‒ Tôi vẫn tiếp tục làm việc với kịch bản... Ta sẽ thấy...
‒ Ừ... như anh nói đấy, ta sẽ thấy.
Rachman nói bằng giọng khinh bỉ. Savoundra khoanh hai tay lại, ánh mắt đậu xuống Jacqueline và tôi.
https://thuviensach.vn
‒ Hai người ở London lâu chưa? anh hỏi bằng tiếng Pháp. ‒ Được ba tuần rồi, tôi đáp.
Anh có vẻ rất để ý đến Jacqueline.
‒ Tôi từng sống ở Paris một thời gian, anh nói bằng thứ tiếng Pháp ngập ngừng. Ở khách sạn Louisiane, phố Seine... Tôi đã thử quay một bộ phim ở Paris...
‒ Thật không may là chẳng ra đâu vào đâu, Rachman nói bằng giọng khinh bỉ, và tôi ngạc nhiên khi thấy ông hiểu được cái câu tiếng Pháp kia. Một quãng im lặng.
‒ Nhưng tôi chắc chắn lần này sẽ thành công, Linda nói. Phải không, Peter?
Rachman nhún vai. Savoundra, vẻ như bực bội, hỏi Jacqueline, vẫn bằng tiếng Pháp:
‒ Cô sống ở Paris à?
‒ Phải, tôi nói luôn, không để Jacqueline kịp trả lời. Không xa khách sạn Louisiane lắm đâu.
Jacqueline nhìn tôi. Nàng nháy mắt. Đột nhiên tôi cảm thấy ham muốn được ở trước khách sạn Louisiane, ra sông Seine và đi dọc theo những ki ốt của dân bán sách cũ cho tới bờ ke Tournelle. Tại sao đột nhiên lại tiếc nuối Paris thế nhỉ?
Rachman hỏi Savoundra một câu và anh đáp lại, liến thoắng. Linda nói xen vào. Nhưng tôi chẳng cố gắng hiểu họ nói gì nữa. Và tôi thấy rõ rằng Jacqueline cũng chẳng còn để ý gì đến cuộc trò chuyện của họ. Đó là thời điểm trong ngày chúng tôi thường rơi vào cơn buồn ngủ, bởi vì ở khách sạn Radnor ấy chúng tôi ngủ không ngon, chỉ khoảng bốn hay năm tiếng mỗi đêm. Và bởi ngày ngày ra khỏi khách sạn vào sáng sớm, trở về càng muộn càng tốt, chúng tôi ngủ trưa trên các bãi cỏ Hyde Park.
Họ tiếp tục nói. Thỉnh thoảng, Jacqueline nhắm mắt lại và cả tôi nữa, tôi cũng sợ mình ngủ thiếp đi. Nhưng dưới gầm bàn chúng tôi khẽ đá chân nhau những lúc cảm thấy người kia sắp chìm vào cơn ngủ.
https://thuviensach.vn
Chắc tôi đã ngủ lịm đi một lúc. Tiếng rì rầm trò chuyện của họ trộn lẫn vào tiếng cười và la hét trên bãi tắm, tiếng người bơi lội bì bõm. Chúng tôi đang ở đâu? Bên bờ sông Marne hay bờ hồ Enghien? Nơi này giống một Lido khác, Lido ở Chennevières và giống sporting ở La Varenne. Tối nay, chúng tôi sẽ quay về Paris, Jacqueline và tôi ấy, theo chuyến tàu Vincennes.
Ai đó vỗ mạnh lên vai tôi. Là Rachman.
‒ Mệt phải không ?
Trước mặt tôi, Jacqueline đang cố gắng mở to mắt.
‒ Hẳn các bạn không ngủ nhiều trong khách sạn của tôi, Rachman nói. ‒ Các bạn đã ở đâu? Savoundra hỏi bằng tiếng Pháp. Tại một nơi kém tiện nghi hơn nhiều so với khách sạn Louisiane, tôi đáp.
‒ Thật may là tôi đã gặp họ, Linda nói. Họ sẽ đến ở nhà tôi. Tôi những muốn biết tại sao họ lại tốt với chúng tôi đến thế. Ánh mắt Savoundra vẫn chăm chăm chĩa vào Jacqueline, nhưng nàng không biết, hoặc giả vờ không nhận ra. Còn anh, tôi thấy anh thật giống một diễn viên Mỹ mà tôi cố nhớ tên. À phải rồi. Joseph Cotten[5].
Các bạn sẽ thấy, Linda nói. Ở nhà tôi các bạn sẽ rất ổn…
‒ Dẫu sao thì, Rachman nói, cũng chẳng thiếu căn hộ đâu. Tôi có thể cho hai người mượn một cái, từ tuần sau...
Savoundra tò mò quan sát chúng tôi. Anh quay sang Jacqueline: ‒ Hai bạn là anh em à? anh hỏi bằng tiếng Anh.
‒ Cậu không gặp may rồi, Michael, Rachman nói, giọng lạnh giá. Họ là vợ chồng đấy.
Ra khỏi Lido, Savoundra bắt tay chúng tôi.
‒ Tôi hy vọng sớm gặp lại các bạn, anh nói bằng tiếng Pháp. Rồi anh hỏi Rachman đã đọc kịch bản của anh chưa.
‒ Chưa. Phải có thời gian chứ. Tôi thì kém cái khoản đọc lắm... Và ông phá lên cười cụt lủn, đôi mắt vẫn lạnh lẽo đằng sau cặp kính đồi mồi.
https://thuviensach.vn
Để xua bớt sự lúng túng, Savoundra quay sang nói với Jacqueline và tôi: ‒ Tôi sẽ rất thích nếu hai bạn đọc kịch bản của tôi. Có những cảnh xảy ra ở Paris, các bạn có thể sửa các lỗi tiếng Pháp.
‒ Ý hay đấy, Rachman nói. Để họ đọc đi... Họ có thể tóm tắt cho tôi... Savoundra đi xa dần theo một lối đi trong HydePark và chúng tôi lại ngồi vào ghế sau chiếc Jaguar của Rachman.
‒ Kịch bản của anh ấy hay chứ? tôi hỏi.
‒ À ừ... Tôi chắc chắn nó phải rất hay, Linda đáp.
‒ Hai người có thể cầm nó luôn, Rachman nói. Dưới sàn xe ấy. Quả thật, dưới gầm ghế sau có một tập tài liệu màu be. Tôi nhặt nó lên, đặt trên đùi.
‒ Anh ta muốn tôi đưa anh ta ba mươi nghìn bảng để làm phim, Rachman nói. Như thế là quá nhiều cho một kịch bản mà tôi sẽ chẳng bao giờ đọc... Chúng tôi quay trở lại khu Sussex Gardens. Tôi sợ ông sẽ đưa chúng tôi về khách sạn và, thêm lần nữa, tôi ngửi thấy cái mùi lờ lợ của hành lang và căn phòng. Nhưng ông tiếp tục cho xe chạy về phía Notting Hill. Ông rẽ sang phải, về hướng đại lộ có nhiều rạp chiếu phim và đi vào một phố hai bên trồng cây và những ngôi nhà màu trắng có vòm cổng. Ông dừng trước một trong số đó.
Chúng tôi cùng Linda xuống khỏi xe. Rachman vẫn ngồi lại sau vô lăng. Tôi nhấc hai cái túi du lịch khỏi cốp và Linda mở cánh cửa sắt rèn. Một cầu thang rất dốc. Linda đi trước chúng tôi. Hai cánh cửa trên thềm đầu cầu thang. Linda mở cánh bên trái. Một căn phòng tường trắng. Cửa sổ nhìn xuống phố. Không chút đồ đạc nào. Một cái đệm lớn dặt trên sàn. Căn phòng bên cạnh là phòng tắm.
‒ Ở đây các bạn sẽ thoải mái, Linda nói.
Từ cửa sổ, tôi nhìn thấy chiếc xe màu đen của Rachman giữa một khoảng nắng.
‒ Cô tốt quá, tôi nói.
https://thuviensach.vn
‒ Đâu có... Peter chứ... Nhà này là của ông ẩy...Ông ấy có nhiều căn hộ lắm.
Cô muốn chỉ cho chúng tôi phòng cô. Chúng tôi bước vào đó qua cánh cửa còn lại trên thềm. Quần áovà đĩa hát vung vãi trên giường và sàn nhà. Một mùi gì đó lơ lửng, cũng dễ nhận như mùi ở khách sạn Radnor nhưng dịu hơn: mùi cần.
‒ Đừng để ý nhé, Linda nói. Phòng tôi lúc nào cũng bừa bãi lắm... Rachman đã bước xuống khỏi xe, đứng trước lối vào ngôi nhà. Ông lại lấy chiếc khăn mùi soa màu trắng ra lau trán và cổ.
‒ Chắc là hai người cần tiến tiêu vặt ?
Và ông chìa cho chúng tôi một cái phong bì màu xanh lơ. Tôi đã suýt bảo ông rằng chúng tôi không cần, nhưng Jacqueline, chẳng nề hà chút nào, cầm luôn lấy cái phong bì.
‒ Cám ơn ông rất nhiều, nàng nói như thể chuyện này là đương nhiên. Chúng tôi sẽ sớm trả lại cho ông.
‒ Tôi hy vọng thế, Rachman đáp. Cộng cả lãi nữa chứ... Và dẫu sao thì cũng sẽ có cách hoàn trả khác thôi...
Ông phì cười.
Linda đưa cho chúng tôi một chùm chìa khóa nhỏ.
‒ Có hai chìa, cô nói. Một để mở cửa ngoài, chìa còn lại để mở cửa phòng.
Họ lên xe. Trước khi Rachman nổ máy, Lỉnda hạ kính xe xuống: ‒ Để tôi đưa các bạn địa chỉ nhà, phòng khi các bạn bị lạc... Và cô viết lên đằng sau cái phong bì màu xanh lơ: 22 Chepstows Villas.
Quay về phòng, Jacqueline mở cái phong bì ra. Bên trong có một trăm bảng.
‒ Lẽ ra chúng ta không nên nhận số tiển này, tôi bảo nàng. ‒ Nên nhận chứ... Chúng ta cần nó để đi Mallorca mà...
https://thuviensach.vn
Nàng nhận ra là tôi không bị thuyết phục.
‒ Chúng ta cần khoảng hai mươi nghìn franc để tìm một ngôi nhà và sống ở Mallorca... Chừng nào đã ở đó, chúng ta sẽ chẳng cần ai nữa... Nàng đi vào phòng tắm. Tôi nghe tiếng nước chảy vào bồn. ‒ Tuyệt quá, nàng nói với tôi. Đã lâu lắm rồi em không được tắm như thế này...
Tôi nằm dài ra trên tấm đệm. Phải cố gắng lắm tôi mới không ngủ thiếp đi. Tôi nghe tiếng nàng tắm. Được một lúc, nàng bảo tôi:
‒ Anh sẽ thấy dễ chịu lắm nhé, nước nóng...
Trong bồn rửa của căn phòng chúng tôi ở tại khách sạn Radnor, từ vòi chỉ chảy ra một dòng nước nhỏ lạnh ngắt.
Cái phong bì màu xanh lơ nằm cạnh tôi trên đệm.Một nỗi uể oải dịu ngọt xâm chiếm lẩy tôi, làm tan chảynhững nghi hoặc trong tôi.
Quãng bảy giờ tối, chúng tôi bị đánh thức bởi tiếng nhạc Jamaica trong phòng Linda. Trước khi chúng tôi đi xuống cầu thang, tôi gõ cửa phòng cô. Tôi ngửi thẩy mùi cần.
Cô mở cửa sau một lúc rõ lâu. Cô mặc một cái áo choàng tắm vải bông đỏ. Cô thò đầu qua khe cửa:
‒ Xin lỗi nhé... Tôi đang có khách...
‒ Chỉ là muốn chúc cô buổi tối vui vẻ thôi, Jacqueline nói. Linda do dự, rồi quyết định nói:
‒ Tôi có thể nhờ hai bạn một việc không? Khi nào chúng ta gặp Peter, không được để ông ấy biết tôi tiếp khách ở đây... Ông ấy ghen dữ lắm... Lần trước, ông ấy đến bất ngờ, thiếu điều ông ấy đã đập phá mọi thứ và ném tôi qua cửa sổ.
‒ Thế nhỡ ra tối nay ông ấy đến? tôi hỏi.
‒ Ông ấy phải đi vắng hai hôm. Ông ấy ra biển, ở Blackpool, để mua mấy khu nhà cũ.
https://thuviensach.vn
‒ Tại sao ông ấy lại tốt với chúng tôi như vậy? Jacqueline hỏi. ‒ Peter rất yêu quý những người trẻ trung. Ông ấy gần như không giao du với những người cùng độ tuổi. Ông ấy chỉ yêu quý những người trẻ trung thôi...
Một giọng đàn ông cất lên gọi cô, giọng nói rất đục bị tiếng nhạc gần như át mất.
‒ Thứ lỗi nhé... Hẹn sớm gặp... Và cứ tự nhiên nhé...
Cô mỉm cười rồi đóng cửa lại. Tiếng nhạc được vặn to lên và xuống đến phố, từ xa, chúng tôi vẫn còn nghe thấy.
‒ Dẫu sao thì cái ông Rachman ấy cũng kỳ cục thật đấy, tôi nói với Jacqueline.
Nàng nhún vai.
‒ Còn em thì em không sợ ông ấy...
Cứ như thể nàng từng biết những người đàn ông kiểu như vậy và nàng coi ông là tuyệt đối vô hại.
‒ Dẫu sao thì ông ấy cũng yêu quý những người trẻ trung...Tôi nói câu này bằng giọng ồm ồm khiến nàng phá lên cười. Trời đã tối. Nàng khoác tay tôi và tôi chẳng còn muốn tự vấn hay lo lắng về tương lai nữa. Chúng tôi đi bộ về phía Kensington, ngang qua những phố nhỏ yên tĩnh dáng điệu tỉnh lẻ. Một chiếc taxi chạy qua, Jacqueline giơ tay lên vẫy. Nàng nói địa chỉ một quán ăn Ý, về phía Knightsbridge, mà nàng đã để ý thấy trong những cuộc dạo chơi của chúng tôi, và đã nghĩ lúc nào giàu, chúng tôi sẽ đến đó ăn tối.
Căn hộ yên ắng và không còn tia sáng nào lọt ra từ cánh cửa phòng Linda nữa. Chúng tôi mở hé cửa sổ. Ngoài phố không một tiếng động. Đối diện, dưới tán cây, một ca bin điện thoại màu đỏ không người, đèn bật sáng.
Đêm hôm ấy, chúng tôi có cảm giác đã sống ở căn hộ này từ lâu rồi. Tôi đã để kịch bản của Michael Savoundra dưới đất. Tôi bắt đầu đọc. Nhan đề của nó là Blackpool Sunday. Hai nhân vật chính, một cô gái và một chàng trai tuổi hai mươi, đi lang thang ở ngoại ô London. Họ thường ghé Lido bên
https://thuviensach.vn
bờ Serpentine và bãi biển Blackpool vào tháng Tám. Họ có xuất thân khiêm tốn và nói giọng Cockney (kiểu nói đặc trưng của người dân khu nghèo Đông London). Rồi họ rời nước Anh. Ta gặp lại họ ở Paris và sau đó trên một hòn đảo Địa Trung Hải, có thể là Mallorca, nơi rốt cuộc họ được sống “cuộc đời đích thực”. Đọc đến đâu tôi lại tóm tắt nội dung đến đấy cho Jacqueline nghe. Ý muốn của Savoundra, như anh trình bày ngay từ đầu, là quay bộ phim này như một phim tài liệu, chọn lấy chàng trai và cô gái bất kỳchứ không phải các diễn viên chuyên nghiệp.
Tôi còn nhớ anh đã đề nghị tôi chữa hộ cho anh các lỗi tiếng Pháp, trong phần kịch bản diễn ra ở Paris. Có vài lỗi và cả vài nhầm lẫn nữa, rất nhỏ thôi, liên quan đến các phố của khu Saint‒ Germain‒des‒Prés. Lật giở các trang, tôi tưởng tượng ra những chi tiết cần thêm vào, hoặc những chi tiết khác phải sửa chữa. Tôi muốn nói chuyện ấy với Savoundra và có thể, nếu anh muốn, cùng anh sửa lại Blackpool Sunday.
https://thuviensach.vn
Những ngày tiếp sau đó, tôi không có dịp gặp lại Michael Savoundra. Đọc Blackpool Sunday, đột nhiên tôi nảy ra ham muốn viết một câu chuyện. Một sáng, tôi dậy thật sớm, cố gây càng ít tiếng ồn càng tốt để không làm gián đoạn giấc ngủ của Jacqueline, theo thói quen nàng sẽ còn ngủ đến tận trưa.
Tôi mua tập giấy viết thư tại một cửa hiệu ở Notting Hill Gate. Rồi tôi tiếp tục bước về phía trước, dọc đại lộ Holland Park, trong một buổi sáng mùa hè. Đúng, trong kỳ lưu trú ở London này, chúng tôi đã ở giữa tâm mùa hè. Thế nên, kỷ niệm tôi còn giữ vể Peter Rachman là một hình dáng màu đen, đồ sộ, ngược sáng, bên bờ Serpentine. Tôi không nhìn rõ nét mặt ông, vì bóng tối và ánh nắng tương phản với nhau quá dữ dội. Những tràng cười. Tiếng người bơi lội bì bõm. Và những giọng nói bên bờ nước vang vọng trong veo xa xăm, dưới tác động của mặt trời và sương mù bức xạ. Giọng của Linda.Giọng của Michael Savoundra hỏi Jacqueline:
‒ Hai người ở London lâu chưa?
Tôi ngồi ở một cái quán ngay cạnh Holland Park. Tôi chẳng hề có chút ý tưởng nào về câu chuyện mình muốn kể. Tôi nghĩ chắc mình sẽ phải viết bừa ra nhiều câu. Giống như khi ta mồi một cái bơm hoặc khởi động một cái máy bị kẹt.
Viết ra được những từ đầu tiên, tôi nhận thấy mình bị ảnh hưởng bởi Blackpool Sunday. Nhưng quan trọng gì cái việc kịch bản của Savoundra trở thành đà nhún cho tôi. Hai nhân vật chính tới ga Bắc một tối mùa đông. Lần đầu tiên trong đời họ đến Paris. Họ đi bộ rất lâu trong khu phố để tìm nơi tá túc. Họ tìm được một khách sạn trên đại lộ Magenta, lễ tân chấp nhận cho
https://thuviensach.vn
họ ở: khách sạn Anh và Bỉ. Tại khách sạn bên, khách sạn London và Anvers, họ đã bị từ chối với cái cớ họ còn vị thành niên.
Họ không rời khỏi khu phố, như thể sợ sẽ phải phiêu lưu xa hơn. Tối đến, trong quán cà phê ở góc phố Compiègne và Dunkerque, ngay đối diện ga Bắc, bàn của họ nằm kế bên bàn của một cặp kỳ lạ, vợ chồng Charell, ta phải tự hỏi hai người ấy có thể làm gì ở đây: bà, một phụ nữ tóc vàng dáng vẻ rất thanh lịch, và ông, một người đàn ông tóc nâu có giọng nói dịu dàng. Hai người ấy mời họ đến một căn hộ trên đại lộ Magcnta, không xa khách sạn của họ lắm. Các phòng đểu tối mờ mờ. Bà Charell rót rượu mời họ uống...
Tôi dừng lại ở đây. Ba trang rưỡi. Hai nhân vật chính của Blackpool Sunday khi tới Paris, đã ngay lập tức đến khu Saint‒Germain‒des‒Prés, khách sạn Louisiane. Còn tôi, tôi ngăn họ vượt sông Seine, để họ sa lầy và lạc lối ở tận cùng khu ga Bắc (Khu Saint‒Germain‒des‒Prés nằm ở tả ngạn sông Seine, còn ga Bắc Gare du Nord ở hữu ngạn).
Cặp Charell không có trong kịch bản. Thêm một sự sáng tạo của riêng tôi. Tôi bồn chồn muốn viết tiếp phần sau, nhưng tôi còn quá tay mơ, quá lười biếng, không sao tập trung được quá một tiếng đồng hồ, không sao viết nổi quá ba trang mỗi ngày.
https://thuviensach.vn
Mỗi sáng, tôi đến gần Holland Park để viết và thế là tôi không còn ở London nữa, mà ở trước ga Bắc và bước đi dọc theo đại lộ Magenta. Giờ đây, ba mươi năm sau, ở Paris, tôi tìm cách thoát khỏi cái tháng Bảy năm một nghìn chín trăm chín mươi tư này để trôi về phía mùa hè năm ấy, khi cơn gió nhẹ dịu dàng ve vuốt tán lá cây trong Holland Park. Bóng râm và ánh nắng tương phản mạnh tới nỗi tôi không bao giờ còn được thấy lại điểugì tương tự nữa.
Tôi đã thành công trong việc rũ bỏ ảnh hưởng của Blackpool Sunday, nhưng tôi thấy biết ơn Michael Savoundra vì đã gây nên ở tôi một cái gì giống như gây lửa. Tôi hỏi Linda xem có thể gặp anh không. Một tối, chúng tôi gặp lại nhau, anh, Jacqueline, Linda và tôi, ở quán Rio khu Notting Hill, một nơi có nhiều người Jamaica lai vãng. Tối hôm ấy, chỉ có chúng tôi là người da trắng, nhưng Linda biết rất rõ quán này. Chính đây, tôi nghĩ thế, là nơi cô kiếm được cần, mùi của nó tẩm đẫm các bức tường căn hộ của cô.
Tôi nói với Savoundra rằng tôi đã chữa các lỗi tiếng Pháp trong phần kịch bản của anh diễn ra ở Saint‒Germain‒des‒Prés. Anh lo lắng. Anh tự hỏi Rachman có cho anh tiền không và chẳng biết có phải tốt hơn hết là nên liên lạc với các nhà sản xuất bên Paris. Họ thì vốn luôn luôn sẵn sàng tin tưởng “những người trẻ tuổi”...
‒ Nhưng có vẻ như Rachman cũng yêu quý những người trẻ trung mà, tôi nêu nhận xét.
Và tôi nhìn Jacqueline, nàng mỉm cười vói tôi. Linda nhắc lại, vẻ tư lự: ‒ Đúng thế... Ông ấy yêu quý những người trẻ trung...
Một anh chàng Jamaica chừng ba mươi tuổi, nhỏ con, dáng vẻ như nài ngựa, đến ngồi bên cạnh cô. Anh ta quàng tay qua vai cô. Cô giới thiệu anh
https://thuviensach.vn
ta với chúng tôi:
‒ Edgerose...
Tôi còn nhớ tên anh ta, qua suốt chừng ấy năm. Edgerose. Anh ta bảo rằng anh ta rất vui vì được gặp chúng tôi. Tôi nhận ra cái giọng trầm đục của người gọi Linda sau cánh cửa, trong phòng cô.
Và đúng vào lúc Edgerose nói với tôi rằng anh là nhạc công và vừa đi diễn bên Thụy Điển về, Peter Rachman bỗng xuất hiện. Ông bước về phía bàn chúng tôi, ánh mắt đăm đăm chĩa ra từ sau cặp kính đồi mồi. Linda thoáng có một cử chỉ giật mình. Ông đứng sững trước mặt cô, và dang tay tát cô bằng mu bàn tay.
Edgerose đứng dậy, đưa ngón tay cái và ngón tay trỏ lên véo má trái của Rachman. Rachman lắc đầu hất tay anh ta ra và làm rơi mất cặp kính đồi mồi. Savoundra và tôi cố tách họ ra. Những người khách Jamaica khác kéo đến bu quanh bàn chúng tôi. Jacqueline vẫn bình thản và có vẻ hoàn toàn thờ ơ với toàn bộ màn kịch ấy. Nàng châm một điếu thuốc lá.
Edgerose cứ thế véo má Rachman lôi ra cửa, giống như thầy giáo đuổi khỏi lớp một đứa học sinh cứng đầu. Rachman cố tìm cách thoát ra và, bằng một động tác dột ngột bên tay trái, đấm vào mũi anh ta. Edgerose bèn buông tay. Rachman mở cửa quán cà phê, rồi đứng sững ở đó giữa vỉa hè.
Tôi đi ra chỗ ông, chìa cho ông cặp kính đồi mồi mà tôi đã nhặt trên sàn nhà. Đột nhiên, ông có vẻ rất bình tĩnh. Ông xoa xoa má.
‒ Cám ơn, anh bạn, ông nói với tôi. Chẳng việc gì phải đi lo lắng cho bọn gái điếm Anh đâu...
Ông rút từ túi áo vest chiếc khăn mùi soa màu trắng và cẩn thận chùi hai bên mắt kính. Rồi ông chỉnh lại nó, bằng một cử chỉ thành kính, hai tay giữ chặt gọng.
Ông leo lên chiếc Jaguar. Trước khi nổ máy, ông hạ kính xuống: ‒ Điều duy nhất mà tôi chúc cậu, anh bạn ạ, là vợ chưa cưói của cậu không giống như tất tật lũ gái điếm Anh này...
https://thuviensach.vn
Quanh bàn, mọi người đều im lặng. Linda và Michael Savoundra có vẻ lo lắng. Edgerose bình thản hút một điếu thuốc lá. Có một giọt máu đọng ở một bên cánh mũi của anh ta.
‒ Peter sẽ xấu tính lắm đây, Savoundra nói.
‒ Sẽ mất vài ngày, Linda vừa nói vừa nhún vai. Rồi xong thì thôi. Chúng tôi, Jacqueline và tôi, liếc mắt nhìn nhau. Tôi cảm thấy chúng tôi đang cùng tự đặt những câu hỏi giống nhau: có nên tiếp tục sống ở Chepstows Villas không? Thật ra thì chúng tôi đang làm gì cùng ba con người này? Đám bạn Jamaica của Edgerose đến chào anh ta và càng lúc càng có thêm người, thêm tiếng ồn trong quán cà phê. Nhắm mắt lại, có thể tưởng như đang ở quán cà phê Dante.
Michael Savoundra nhất định đòi đi cùng chúng tôi một đoạn đường. Chúng tôi đã để Linda lại, Edgerose và bạn bè họ rốt cuộc cũng lờ chúng tôi đi, như thể chúng tôi là những kẻ lén lút xâm nhập.
Savoundra đi giữa Jacqueline và tôi.
‒ Chắc hai bạn nhớ Paris lắm, anh nói.
‒ Không hẳn, Jacqueline đáp.
‒ Tôi thì khác, tôi nói với anh. Sáng nào tôi cũng ở Paris.
Tôi giải thích với anh rằng tôi đang viết một cuốn tiểu thuyết và đoạn đầu của nó lấy bối cảnh khu phố quanh ga Bắc.
‒ Tôi lấy cảm hứng từ Blackpool Sunday đấy, tôi thú nhận với anh. Đó cũng là câu chuyện về hai người trẻ tuổi...
Nhưng anh có vẻ không trách cứ gì tôi. Anh lần lượt nhìn hai chúng tôi. ‒ Đó là câu chuyện của hai bạn à?
‒ Không hoàn toàn đâu, tôi đáp.
Anh có vẻ lo lắng. Anh tự hỏi, chuyện của mình với Rachman có ổn thỏa hay không. Có khả năng sáng mai, ông sẽ đưa anh ba mươi nghìn bảng tiển mặt đựng trong một cái va li, mà không buồn đọc kịch bản. Hoặc sẽ từ chối anh, vừa từ chối vừa phà khói xì gà vào mặt anh.
https://thuviensach.vn
Theo anh, cảnh tượng chúng tôi vừa chứng kiến thường lặp đi lặp lại. Trong thâm tâm, trò ấy khiến Rachman thấy vui. Đó là một cách giúp ông bứt khỏi trạng thái bạc nhược thần kinh của mình. Hẳn ta có thể dựa vào cuộc đời ông để viết một cuốn tiểu thuyết. Rachman tới London ngay sau chiến tranh, cùng những người tị nạn khác từ phía Đông. Ông sinh ra ở đâu đó quanh đường biên mịt mù giữa Áo‒ Hung, Ba Lan và Nga, tại một trong những thành phố đồn trú bé nhỏ từng nhiều lần đổi tên.
‒ Cậu có thể hỏi ông ẫy, Savoundra nói vói tôi. Có lẽ ông ấy sẽ trả lời đấy, nếu là cậu...
Chúng tôi đã đi đến Westbourne Grove. Savoundra gọi một chiếc taxi chạy ngang qua:
‒ Các bạn thứ lỗi cho tôi vì đã không đi cùng tiếp nhé... Nhưng tôi mệt bã rồi...
Trước khi biến mất vào chiếc taxi, anh viết lên một vỏ bao thuốc lá địa chỉ và số điện thoại của anh.Anh trông chờ tôi có tin tức cho anh càng sớm càng tốt, để chúng tôi có thể cùng nhau xem những chỗ tôi sửa trong Blackpool Sunday.
Rồi lại chỉ còn chúng tôi, hai chúng tôi.
‒ Ta dạo thêm một lát trước khi về đi, tôi nói với Jacqueline. Ớ Chepstows Villas điều gì đang chờ đợi chúng tôi ? Rachman ném đồ đạc trong căn hộ qua cửa sổ như Linda từng kể? Hoặc có thể ông đang rình để bắt quả tang cô, cô cùng đám bạn Jamaica của mình.
Chúng tôi đến trước một quảng trường nhỏ mà tôi đã quên tên. Nó nằm gần căn hộ và tôi thường dò bản đồ London để tìm lại nó. Là Ladbroke Square, hay nằm xa hơn, về phía Bayswater? Các mặt tiền nhà bao bọc lấy nó tối om và đêm hôm ấy, nếu đèn đường có tắt thì hẳn chúng tôi vẫn định hướng được nhờ ánh trăng rằm.
Người ta đã quên không rút chìa khỏi ổ khóa cánh cửa nhỏ bằng lưới sắt. Tôi mở cửa ra, chúng tôi bước vào quảng trường và từ bên trong, tôi xoay chìa khóa lại. Chúng tôi bị nhốt ở đây và sẽ chẳng còn ai đến được nữa. Cảm giác lành lạnh chiếm lấy chúng tôi, như thể chúng tôi đang bước vào một
https://thuviensach.vn