🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Từ Rừng Thẳm Amazon Đến Quê Hương Bolero Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Mөc lөc 1. Tại sao Nam Mӻ? 2. TRONG RỪNG THẲM AMAZON 3. Thành phố giữa rừng già 4. Đi tìm thổ dân 5. Nữ chiến binh Amazon 6. Thổ dân Amazon "thứ thiệt" 7. Bộ lạc đa thê và những chiến binh báo đen 8. Sống như một thổ dân Matsés 9. Con báo lạc bầy và tiếng gọi nơi hoang dã 10. Độc dược rừng thẳm 11. Bí mật rừng già 12. Sát thủ sông Amazon 13. XỨ SỞ CỦA NHỮNG CHIẾC ĐẦU LÂU PHA LÊ 14. Ở một nơi rất xa Thượng Đế 15. Chiến binh Zapatista 16. Lãnh địa của những người bịt mặt 17. Chichen Itza, Dưới bóng kỳ quan 18. Có một Mexico khác 19. Người Việt hành nghề châm cứu trên đất Mexico 20. 13 Chiếc đầu lâu pha lê bí ẩn 21. BAY TRÊN THÀNH PHỐ ĐÁ 22. Hậu duệ của thần mặt trời 23. Inca Trail - Cung đường huyền thoại 24. Đường đến kỳ quan Machu Picchu 25. Thành phố đá Machu Pichhu 26. Những hòn đảo trôi dạt 27. Nazcam, sa mạc và hơi thở của những xác ướp 28. Bùa chú và những tập tục rùng rợn 29. Lá coca huyền bí 30. Xem bói ở Puno 31. Những hòn cuội tiền 32. Cây xương rồng thế mạng! 33. Trong quán Chicha https://thuviensach.vn 34. Inti Raymi: Lễ hội thần Mặt Trời 35. LANG THANG TRÊN QUÊ HƯƠNG BOLERO 36. Quốc đảo cá sấu thời công nghệ 37. Nghèo vẫn có thể hào hiệp! 38. Lương y như... Cuba 39. Thời tem phiếu chưa qua 40. Mưu sinh 41. Tổng thống Mӻ cũng thèm xì gà 42. Bùa chú ở xứ xì gà 43. Quý tộc "SA CƠ" 44. "Bóng ma" cấm vận 45. Trên quê hương Bolero 46. Sống giữa Cuba, Nhớ... Sài Gòn xưa https://thuviensach.vn Tại sao Nam Mӻ? T hật ra, giấc mơ Nam Mӻ đã hấp dẫn tôi từ ngày bé, bởi những cô hoa hậu thế giới nóng bỏng người Venezuela, bởi vua bóng đá Maradona lùn tịt (giống tôi)... Nhưng từ Việt Nam đến Nam Mӻ xa diệu vợi, nên giấc mơ đó đành gác lại vô thời hạn. Năm 2006, tôi qua Mӻ học, tình cờ được xem cuốn phim Nhật ký xe máy (Motocycle Diaries) kể về chuyến du hành dọc Nam Mӻ của Che Guevara khi còn là cậu sinh viên y khoa năm cuối. Cuốn phim đã đánh thức giấc mơ xưa. Thế là tìm tài liệu đọc và biết thêm Nam Mӻ còn có nền văn minh Inca quá lẫy lừng. Đọc lai rai, chuẩn bị tư liệu trong một năm, và tôi lên đường. Năm 2008, tôi đến Peru lần đầu tiên và dành gần hai tháng cùng ăn, ở, sinh hoạt với người Quechua - hậu duệ của dân Inca. Lúc đó, tiếng Tây Ban Nha tôi không biết, nhưng đi những vùng núi hẻo lánh, sống với người Quechua thì hầu như không thể tìm ra người biết nói tiếng Anh (vì thế, tôi thường rất mỏi tay khi... trò chuyện). Cũng may, tôi gặp được chị Quỳnh Dao (một trong ba người Việt sống tại Peru lúc bấy giờ). Chị Dao trước học ở Nga, sau theo chồng về Peru. Chị giỏi tiếng Tây Ban Nha, lại nhiệt tình nên tôi đã học được từ chị biết bao nhiêu điều hay, lạ về văn hóa Peru. Chuyến đi đã để lại rất nhiều cảm xúc trong tôi, nên khi vừa quay lại Mӻ, tôi đăng ký học ngay tiếng Tây Ban Nha vì biết chắc chắn mình sẽ trở lại. Năm 2009, tôi đi Mexico hai lần, mỗi lần một tháng. Cuối năm 2011, trước khi về hẳn Việt Nam, tôi dành bốn tháng lang thang ở Nam Mӻ để khám phá đời sống, văn hóa vùng thổ dân Amazon, Peru và Bolivia (Argentina tôi chỉ ở hơn muời ngày, nên không tính). Tính ra tổng thời gian tôi ở Trung và Nam Mӻ là khoảng tám tháng. https://thuviensach.vn Cùng với Bắc Triều Tiên, Cuba là nước Xã hội chủ nghĩa còn quá nhiều “bí mật” với thế giới. Ở thế kӹ 21 mà vẫn còn chế độ tem phiếu, phân phối thӵc phẩm, vẫn còn “làm theo năng lӵc, hưởng theo nhu cầu”, là một trong những nước nghèo của thế giới, nhưng giáo dục và y tế lại phát triển rất mạnh… Tôi muốn đi Cuba từ mười năm trước. Nhưng, lúc đó quy định du lịch Cuba của Mӻ vẫn còn quá ngặt nghèo, tôi lại đang học ở Mӻ nên sợ việc học bị đứt đoạn. Không đi được nhưng tôi vẫn theo dõi, vẫn tìm đọc về đảo quốc này. Giờ đây, khi đã học xong và trở về Việt Nam, giấc mơ ngày xưa lại bùng lên. Tôi muốn đi để cảm nhận được rõ ràng nhất sӵ đổi thay của Cuba, trải nghiệm những điều lâu nay tôi chỉ biết qua báo chí, qua “lời đồn”. Trong du lịch, tôi không phải là người “chấm điểm”, không thích đi những điểm du lịch nổi tiếng. Tôi thích đi chậm và sâu, thích tìm hiểu về con người, về những nền văn hóa cổ xưa. Đối với tôi, để tạm gọi là hiểu về một nền văn hóa, thời gian trải nghiệm ít nhất phải tính bằng đơn vị năm. Tôi lại quá yêu văn hóa và con người Nam Mӻ. Vì thế, bây giờ nếu có ai hỏi nơi nào tôi muốn đi nhất thì câu trả lời chắc chắn vẫn là Nam Mӻ. Có lúc, tôi nghĩ mình có thể bỏ cả cuộc đời để tìm hiểu về vùng đất này. Ai đó nói rằng: “Cuộc đời là những chuyến tàu mà không ai biết sẽ dừng tại ga nào...”. Có lẽ thế. NGUYỄN TẬP https://thuviensach.vn TRONG RӮNG THẲM AMAZON https://thuviensach.vn Thành phӕ giӳa rӯng già N ơi nào trên Trái đất tập trung nhiều động - thΉc vật kỳ lạ nhất? Nơi nào là mái nhà cͿa nh·ng bộ lạc kỳ bí - niềm khao khát cͿa biết bao kẻ khám phá? Câu trả lời là AMAZON, bảo tàng thiên nhiên nhiệt đͳi kỳ vĩ nhất thế giͳi, trải rộng qua chín quốc gia, nơi có con sông vͳi chiều dài và lưu lưͻng nưͳc lͳn nhất thế giͳi. Để trải nghiệm nh·ng câu chuyện kỳ thú về rừng già và thổ dân Amazon, không đơn giản như một chuyến du lịch dài ngày… Cách đây chưa lâu, hãng thông tấn BBC phát một đoạn video về một bộ lạc mới được phát hiện sâu trong rừng rậm Amazon (gần biên giới Brazil và Peru). Thế là tôi càng thêm tò mò, háo hức muốn được tìm hiểu về Amazon. Dù đã từng trải nghiệm những giây phút tưởng như lả người đi vì khát, vì cái nóng kinh hồn trong những ngày cưỡi lạc đà, lang thang giữa sa mạc Gobi; những lúc xây xẩm, muốn gục xuống vì thiếu ôxy trên những đỉnh đèo hơn 5.000 mét tại Tây Tạng; những ngày lên nương, vào rừng săn thú cùng với người Si La (một trong những dân tộc ít người nhất ở Việt Nam) ở rừng núi Tây Bắc,… nhưng với tôi, tiếp tục khám phá rừng già Amazon, tìm gặp thổ dân vẫn đầy quyến rũ, dù không kém phần thӱ thách. Những “bài tập” đeo ba lô gần 30 ký đi bộ mấy tiếng đồng hồ, kӻ năng sinh tồn, nhìn sao biết phương hướng… được tôi lôi ra luyện lại từ vài tháng trước khi lên đường. Dù tôi từng ở Peru hai tháng (năm 2008) khi làm loạt ký sӵ về người Inca, nhưng khi biết tôi định đi Amazon, nhân viên lãnh sӵ tại sứ quán Peru vẫn đòi thêm sổ chích ngừa sốt vàng da và một loạt thuốc ngừa khác như: dịch tả, sốt rét,… mới đồng ý cấp visa. “Vì sӵ an toàn của anh thôi. Đến Amazon, không có sӵ chuẩn bị nào là thừa”, nhân viên lãnh sӵ chìa https://thuviensach.vn cuốn sổ hộ chiếu với dấu đóng visa Peru mới tinh kèm theo nụ cười: “Chúc chuyến đi an toàn”. ✤✤✤ Nằm gần biên giới giữa Colombia và Brazil, Iquitos (một thành phố của Peru) được mệnh danh là thủ đô sinh thái của Amazon. Iquitos có địa thế gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài vì rừng rậm và những con sông lớn. Muốn đến Iquitos, người ta chỉ có thể đi bằng đường không hoặc đường thủy (khoảng bốn, năm ngày). Đây là thành phố lớn nhất thế giới không thể đến được bằng đường bộ. Từ Lima (thủ đô Peru), tôi bay mất gần hai giờ để đến Iquitos. Sân bay nhỏ, “nghèo nàn” hơn cả sân bay Phú Quốc của Việt Nam. Cùng một đất nước, mới đây tôi hãy còn sùm sụp áo ấm, khăn len và ho sù sụ vì lạnh, vậy mà chỉ chưa đầy hai tiếng sau, vừa ra khỏi máy bay, cái nóng đã xộc vào. Nhiệt độ lên tới 36 độ C, độ ẩm 90%. Gió thổi ào ào nhưng người vẫn nhớp nháp, khó chịu. Iquitos được khám phá ra từ giữa thế kӹ 18, khi ấy chỉ là một thành phố nhỏ nằm lẩn khuất trong rừng già. Từ đầu thế kӹ 20, khi cơn sốt mủ cao su (vốn có rất nhiều ở Amazon) bùng nổ, Iquitos trở thành một trong những thành phố sầm uất nhất Nam Mӻ. Nhờ nằm ở bờ sông Amazon nên Iquitos đã trở thành trung tâm giao thương giữa châu Âu và cư dân Amazon. Tất cả những công trình xây dӵng ở đây kiểu dáng gần như được “nhập khẩu” từ châu Âu. Trong đó, nổi tiếng nhất là “căn nhà sắt” do Gustav Eiffel, kӻ sư kỳ tài đã xây dӵng tháp Eiffel ở Pháp, thiết kế. Căn nhà này ban đầu được xây dӵng tại Pháp, sau khi triển lãm tại Paris vào cuối thế kӹ 19, nó được “tháo rời” và được tàu chở đến Iquitos. Rồi cơn sốt cao su qua đi khi người châu Âu tìm ra cách làm cao su tổng hợp và đã có thể “tậu” được những đồn điền cao su tại các nước châu Á, như bừng tỉnh sau một giấc mơ đẹp, Iquitos trở về với sӵ nghèo nàn của mình. Thương cảng nhộn nhịp tàu thuyền nước ngoài ngày nào giờ chỉ còn những chiếc ghe nhỏ trao đổi, mua bán trái cây, sản vật của cư dân quanh vùng. Thời vàng son xa xưa giờ https://thuviensach.vn chỉ còn gợi nhớ qua những công trình kiến trúc già nua còn tồn tại cho đến ngày nay quanh quảng trường trung tâm. Tôi đón chiếc moto-kar (một kiểu xe chở khách, phía trước là xe máy, kéo theo thùng chở khách đằng sau, tương tӵ xe lôi) cùng vài du khách nước ngoài, chạy quanh thành phố mà cứ ngỡ mình về lại... Việt Nam cách đây khoảng 20 năm. Dù hầu hết các nước Nam Mӻ đều sӱ dụng xe hơi, nhưng ở Iquitos, phương tiện giao thông phổ biến nhất lại là xe máy (phần lớn là xe Wave, Cub đời cũ, nhả khói mịt mù). Các bác tài moto-kar luôn phóng nhanh, lạng lách khá điệu nghệ. Vì là dân Việt Nam nên tôi chẳng lạ gì chuyện này, nhưng với khách nước khác, thì đó là một trải nghiệm mới. Họ rú lên, có người bịt cả mắt lại vì sợ. a Moto-kar là phương tiện di chuyển chính tại Iquitos. Dân Iquitos còn nghèo, nhiều nơi vẫn chưa có điện và nước sạch. Chiều xuống, các bà các mẹ lại ngồi tụ tập “tám chuyện” khắp các góc phố cũ kӻ. Những đứa trẻ trần trùng trục đuổi nhau chạy quanh, đùa giỡn ầm ĩ. Đến giờ chiếu chương trình yêu thích, chúng bắc ghế tụ tập nhau xem chung bằng cái tivi nội địa cũ mèm… Ôi, sao mà giống Việt Nam đến thế! Ở đây, tivi, điện thoại, internet không phổ biến lắm. Cái USB 3G mua ở thủ đô Lima được quảng cáo là có thể xài ở bất kỳ nơi đâu, nhưng đến đây thì tắt ngóm. Thế là tôi “toi” mất 200 sol (khoảng 1,4 triệu đồng). Mục đích chuyến đi của tôi lần này là tìm gặp bộ lạc Matsés - những chiến binh ẩn sâu trong rừng già, nổi tiếng vì những vụ bắt cóc phụ nữ bộ tộc khác về làm vợ và ăn thịt. Một hướng dẫn viên du lịch địa phương nghe thế liền nói: “Đi chi cho xa? Ngay đây thôi, có bộ lạc người Bora và Yagua hay lắm. Nhiều báo, đài cũng đến đó để viết bài, quay phim rồi”. Để chứng minh lời mình nói, anh chìa cho tôi xem một loạt hình thổ dân ngӵc trần (kể cả nữ), vẽ mặt và người vằn vện đang cầm súng thổi tên (một loại vũ khí dùng săn thú của người Amazon). Tôi quyết định đi ngay. https://thuviensach.vn Rừng nhiệt đới Amazon có diện tích khoảng 5,5 triệu km2, trải rộng qua 9 quốc gia Nam Mӻ (Brazil, Peru, Colombia , Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam và French Guyana), chiếm hơn 50% diện tích rừng nhiệt đới trên thế giới, có hơn 2,5 triệu loài côn trùng và hàng chục ngàn loài động thӵc vật. Amazon còn nổi tiếng với những loài thú dữ như: trăn khổng lồ anaconda, ếch độc, cá cọp piranha,… a https://thuviensach.vn Đi tìm thә dân C hàng thổ dân mang chiếc khố bằng lá cây, mình trần cháy nắng, rón rén bưͳc sâu vào bͽi rậm để tiến sát con mồi. Trên tàn cây cao, nh·ng con chim vẫn đang véo von. Anh dừng lại, nhẹ nhàng rút mũi tên từ túi nhỏ đeo bên người ra, cẩn thận đặt vào cái ống dài rồi đưa lên miệng nhắm vào con chim gần nhất và... thổi mạnh. “Phͽp”, một âm thanh sắc gọn vang lên, con chim rơi xuống đất. Đó là đoạn phim trên kênh Discovery mà tôi rất thích về một buổi đi săn của thổ dân Amazon. Vốn là một “fan cuồng” của những kênh truyền hình thám hiểm, nên tôi đều đã xem đi xem lại những thước phim về thổ dân Amazon này nhiều lần. Tuy nhiên, khi xem lần này, nó làm tôi không ngủ được. Trằn trọc, hồi hộp, háo hức. Vì chỉ sáng mai thôi, tôi sẽ trӵc tiếp gặp được những thổ dân Amazon bằng xương bằng thịt. Trời vừa tờ mờ sáng, chúng tôi đã có mặt tại điểm hẹn. Cùng đi với tôi là một nhóm người Anh, Pháp, Đức. Họ cũng tò mò muốn tìm hiểu về thổ dân Amazon. “Cần mang theo những gì để vào gặp thổ dân Bora và Yagua?”, tôi hỏi. Câu trả lời của anh hướng dẫn viên làm tôi hơi ngạc nhiên: “Một chai nước và tiền (dĩ nhiên). Đó là tất cả những gì anh cần mang theo”. Gặp thổ dân vùng Amazon mà lại dễ dàng đến thế sao? Tôi lên đường với chút “gờn gợn” trong lòng. Từ trung tâm Iquitos, tôi đón chiếc moto-kar và trả 2 sol (khoảng 14 ngàn đồng) để ra bến sông. Khác với tưởng tượng của tôi về con sông Amazon dài nhất thế giới (6.800 km - gấp hơn 4 lần đoạn đường từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội), khúc sông chảy qua Iquitos hiền lành và đỏ quạch phù sa như những con sông ở miền Tây quê mình. “Đừng tưởng lầm! Amazon có khoảng 10.000 nhánh sông lớn, nhỏ. Đây chỉ là một đoạn bé tí. Xuôi theo dòng ra cӱa https://thuviensach.vn sông, có đoạn rộng đến… 325 km, trông như biển đấy”, người dẫn đường thấy tôi hoang mang liền giải thích. Khu vӵc này giống hệt một khu chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ. Người dân thấp, đen; họ cũng chạy vỏ lãi hay ghe chở trái cây, nông sản từ những vùng lân cận đổ về mua bán, trao đổi; cũng chen chúc, nhộn nhịp… Nếu không biết, chẳng bao giờ tôi nghĩ mình đang ở một đất nước Nam Mӻ xa xôi, cách Việt Nam cả nӱa vòng Trái đất. Chiếc xuồng máy lạch xạch rời bến. Non một tiếng đồng hồ sau, anh hướng dẫn chỉ tay vào đám người đang đứng lố nhố tại cánh rừng ven sông cách đấy không xa: “Thổ dân Bora đấy!”. Người Bora ở đây quả không hổ danh là những nghệ nhân tài năng của rừng xanh, họ để ngӵc trần (kể cả nữ), đeo trên cổ những chuỗi hạt trái cây đủ màu đặc trưng của vùng Amazon, đội mũ gắn những chiếc lông đuôi vẹt dài thượt, mặc váy đan từ vỏ cây vả, cây sung, chân đeo vòng vỏ ốc, đeo bên mình những chiếc giỏ xinh xắn đan bằng lá cọ,… Vài thổ dân không cần hỏi đã đưa bàn tay đầy màu… quẹt lên mặt chúng tôi. Anh hướng dẫn trấn an và cho biết những hình vẽ này sẽ giúp chúng tôi tránh được rắn rít, thú dữ trong rừng. Thì ra, người Bora rất tin vào thế giới tâm linh. Họ tin rằng các năng lӵc siêu nhiên sẽ sắp đặt thế giới và giải quyết mọi vấn đề theo cách tốt nhất. Và những hình vẽ trên mặt, trên người họ là minh chứng cho niềm tin đó. (Tùy vào địa vị trong bộ lạc mà hình vẽ của họ sẽ khác nhau). Mỗi người chúng tôi phải trả 20 sol (khoảng 140 ngàn đồng), gọi là “phí thăm bộ lạc”. Vẫn biết là ai cũng cần tiền để sống nhưng tӵ nhiên tôi cảm thấy “lượng sượng”. “Chẳng biết mình có tìm hiểu được gì thú vị ở đây không?”, tôi thầm nghĩ. Nhưng tôi chẳng có thời gian mà băn khoăn nhiều vì lập tức những người Bora đã lôi tuột chúng tôi vào vòng tròn cùng tham gia nhảy múa. Tất cả xếp thành vòng tròn, trên tay mỗi người cầm một cây gậy, họ đi vòng quanh, dộng gậy xuống sàn đất, nam đánh trống, nữ https://thuviensach.vn múa và tất cả cùng hát. Tiếng gậy nhịp nhàng theo tiếng hát của những cô gái Bora ngӵc trần. Nhịp điệu chuyển liên tục, khi khoan thai chậm rãi, khi ào ào như thác đổ. a Người Bora có nhiều họ. Mỗi họ có một con thú làm biểu trưng. Các điệu nhảy của họ thường là để tỏ lòng tôn kính các linh vật này. Hôm đó, họ nhảy điệu tỏ lòng tôn kính Sacha Vaca (một loài heo vòi chỉ có ở rừng Amazon), rồi họ chuyển sang điệu nhảy tỏ lòng tôn kính Manguare (một loài tương tӵ chim diệc hay bồ nông),… Người hướng dẫn cho biết trong những buổi lễ hội, người Bora có thể nhảy múa như thế cả đêm. Sau điệu nhảy, những người phụ nữ bỗng bao vây du khách và… chào bán đồ lưu niệm. Nói công bằng thì những con búp bê, những chiếc túi xách đan từ lá cọ kia quả thӵc là những tác phẩm nghệ thuật rất xinh xắn. Nếu muốn có hình ảnh “ấn tượng” về những thổ dân vẽ rằn ri trên người, bận những trang phục lạ lẫm thì đây chính là cơ hội tuyệt vời. Nhưng đó không phải là thứ khiến tôi phải vượt hàng ngàn cây số để tìm kiếm. Thổ dân Bora chỉ vậy thôi sao? Tôi lịch sӵ từ chối, lẳng lặng chuồn ra khỏi đám đông nhốn nháo đó. “Người Yagua, những nữ chiến binh Amazon, nổi danh với cây súng thổi tên đâu rồi?”, tôi hỏi - và khá bất ngờ khi anh dẫn đường cho biết nơi ở của người Yagua chỉ cách người Bora chừng 10 phút đi bộ. Dù có đôi chút ngờ ngợ, nhưng lòng háo hức trong tôi vẫn còn, thế là bước tiếp… Người Bora gốc ở Colombia , trước đây có khoảng 15.000 người sống nӱa du canh du cư. Đầu thế kӹ 20, khi “cơn sốt cao su” bùng nổ ra tại đây, người Bora bị bắt làm nô lệ. Họ bị ép vào tận rừng sâu để khai thác cao su. Người Bora hiện còn khoảng 3.000 người, sống chủ yếu ở Peru và Colombia (một số ít sống ở Brazil). Người Bora sống chung trong một cái lều cӵc lớn (gọi là maloca), từng gia đình được chia một khoảnh nhỏ (gọi là curaca). a https://thuviensach.vn Nӳ chiến binh Amazon K hi nh·ng người Tây Ban Nha đầu tiên đặt chân đến vùng đất này, nhìn thấy người Yagua mặc váy bằng lá cọ, mang theo súng thổi tên độc nên cho rằng đó là nh·ng… n· chiến binh. Thế là họ đặt tên con sông dài nhất thế giͳi theo tên bộ tộc các n· chiến binh trong thần thoại Hy Lạp - Amazon… Vũ khí của người Yagua làm tôi liên tưởng đến Thiết chưởng liên hoa Cừu Thiên Xích, một nhân vật trong truyện Thần Điêu Đại Hiệp của Kim Dung. Bà này võ công cao cường, có chiêu dùng miệng thổi hột táo giết chết đối thủ trong nháy mắt. Tuy không biết võ, nhưng tài dùng miệng thổi tên độc hạ gục con mồi của người Yagua cũng có thể liệt vào hàng tuyệt kӻ. Họ dùng súng thổi tên để săn chim và những loài thú nhỏ trong rừng. “Đối với khỉ, người thợ săn phải phục sẵn trên những tàn cây cao. Khi khỉ dính tên, nó thường vùng chạy khá xa cho đến khi chất độc ngấm vào mới chịu dừng lại”, người hướng dẫn giải thích với chúng tôi. Vừa đến nơi ở của bộ lạc Yagua, tôi đã nhìn thấy vài người đàn ông mặc váy, mặt vẽ vằn vện dường như… đang đợi sẵn. Người hướng dẫn nói: “Váy của họ làm bằng lá cọ. Dùng hạt cây điều nhuộm (bixa orellana) ghè ra để lấy màu đỏ nhuộm váy và vẽ mặt. Kiểu họa tiết, hình vẽ phụ thuộc vào địa vị trong bộ lạc. Ngoài ra, chất nhuộm này còn có tác dụng… chống muỗi”. Cách đó vài chục mét, họ đặt tượng một con chim bằng gỗ to chừng nắm tay. “Phụp”, “phụp”… những mũi tên cứ thế phóng đến liên tiếp với tốc độ chóng mặt mà hầu như không có cái nào trật. -------------a5----------------- Dĩ nhiên tôi cũng muốn thӱ. Anh chàng thổ dân Yagua hiểu ý, đưa tôi cái súng. Tôi bắt chước anh, bặm môi, trợn mắt nhắm thẳng con https://thuviensach.vn chim gỗ thổi thật mạnh. Nhóm du khách đi cùng vỗ tay bôm bốp. Tôi nhìn con chim gỗ: “Ủa, sao không thấy mũi tên?”. Mấy người thổ dân cười khanh khách chỉ xuống nền đất cách đó chừng… 5 mét. Đúng là sӱ dụng súng thổi tên không hề đơn giản như tôi nghĩ. Rafael, một nghệ nhân người Yagua, cho chúng tôi biết rằng ngày nay, súng thổỉ tên vẫn còn sӱ dụng vì dễ chế tạo, thao tác im lặng, không làm động các loài thú nhỏ (đặc biệt là loài khỉ), nhưng các anh thợ săn thích sӱ dụng khẩu shotgun 16 viên hơn. Những khẩu súng thổi tên giờ chủ yếu chỉ làm kӹ niệm hoặc bán cho khách du lịch lấy vài đô la. Không chỉ dùng súng thổi tên, người Yagua còn là bậc thầy về sӱ dụng độc dược. Họ nấu những loại rễ, trái, lá rừng cho đến khi keo đặc lại rồi nhúng mũi tên vào. Phần đầu mũi tên có khứa rãnh để chất độc mau ngấm hơn. Chất độc này sẽ ngấm vào cơ thể, làm tê liệt con mồi. “Thầy pháp là người giỏi nhất về độc dược và những bí mật này chỉ được truyền miệng từ đời này sang đời khác”, Rafael cho biết. Chiều muộn, đoàn du khách lục tục lên đò quay lại Iquitos. Tôi quyết định không theo đoàn về mà ở lại để tìm hiểu thêm về cuộc sống của người Yagua. Dù sao, so với người Bora, người Yagua cũng còn nhiều điều thú vị hơn. Không ngờ điều này lại làm tôi phát hiện ra một sӵ thật đáng buồn. Thấy du khách đã về hết, những người Yagua cũng dọn dẹp đồ đạc. Mấy chàng thổ dân mặc váy bằng lá cọ tròng nhanh cái quần jean, áo thun; các cô gái ngӵc trần ban nãy giờ cũng mặc vội cái áo ngӵc vào. Một số người đến bụi rơm gần đó lôi chiếc xe máy ra rồi ầm ầm lao đi. a Theo con đường mòn, tôi lần đến ngôi làng của người Yagua đang sống. Đó là những căn nhà sàn lợp lá dừa, vách gỗ. Tôi bước vào một nhà hỏi mua đồ lưu niệm. Thấy tôi, họ thoáng giật mình vì bất ngờ. Anh thổ dân Ramos giờ đã biến thành chàng thanh niên sành điệu với đồng hồ, đồ tây, tóc rẽ ngôi mướt rượt. Cô vợ đang chải đầu, dặm lại chút son lên môi. Cô không ở trần nữa mà mặc chiếc pull xanh, trên có hàng chữ nổi bật “I love you”. Trong nhà khá https://thuviensach.vn khang trang, có điện thoại, tivi, đầu đĩa DVD... đầy đủ. “Anh muốn súng thổi tên, mặt nạ hay da thú?”, Ramos hỏi bằng tiếng Tây Ban Nha rồi chỉ tay lên những tấm da báo, da trăn lớn chiếm cả một góc tường. “Bao nhiêu?”, tôi tò mò. Ramos lôi từ góc nhà một tấm da trăn cuộn lại, rộng chừng 2 gang tay, còn nguyên cả cái đầu to bằng bàn tay đang ngoác mồm, răng lởm chởm: “100 USD”. Thật sӵ tôi chẳng biết giá và cũng không thích đụng đến động vật hoang dã nên từ chối và chỉ mua vài cái mặt nạ và cây súng thổi tên làm kӹ niệm. - Các anh sống bằng gì? - Tôi hỏi. - Người Bora và Yagua chúng tôi ở đây đã văn minh rồi. Một số ít không chịu “văn minh” thì đã rút sâu vào rừng. Mỗi sáng chúng tôi đi bộ hoặc chạy xe máy ra chỗ làm, thay đồ và đợi du khách đến. Ngoài đồ lưu niệm ai bán nấy hưởng, tiền “thăm bộ lạc” sẽ chia đều ra cho mỗi người. Thời gian rảnh chúng tôi ở nhà làm đồ lưu niệm. Tôi quyết định về lại Iquitos ngay trong đêm dù phải trả tiền thuê hẳn một chuyến đò. - Sao không ở lại, đợi ngày mai rồi về chung với du khách? - Ramos hỏi. Tôi chỉ cười nhẹ và nói vì có việc gấp. Thật ra, lý do là vì tôi chẳng còn gì lưu luyến nơi đây. Hụt hẫng. Bao nhiêu dӵ định tìm hiểu về thổ dân Amazon “nguyên thủy” với những chuyện kỳ thú như trong phim ảnh bay biến sạch. Ramos tiễn tôi ra tận bến đò, anh rút trong túi ra cái điện thoại di động: - Lưu lại số điện thoại của tôi, có chuyện gì cần thì gọi tôi nhé. Tôi bắt tay anh chào tạm biệt. Chiếc đò chòng chành rồi xành xạch chạy đi. Giữa đêm rừng Amazon thinh lặng, tiếng nhạc xập xình vẫn văng vẳng… Tôi thất vọng ngồi trên con đò lao vào màn đêm hướng về thành phố mà không biết rằng chỉ vài hôm nữa thôi, tôi sẽ gặp được thổ dân Amazon thứ thiệt: người Matsés. https://thuviensach.vn Ngày nay, bộ lạc Yagua chỉ còn khoảng 3.000- 4.000 người, sống rải rác dọc sông Amazon trên lãnh thổ của Peru, Colombia , Brazil. Họ dùng súng thổi tên dài khoảng 1- 2 mét, được làm từ hai thanh gỗ xẻ rãnh, dán dính với nhau bằng nhӵa cây. Muốn làm ra một cây súng thổi tên tốt phải mất khoảng ba ngày. Phần đầu mũi tên có khứa rãnh để chất độc thấm vào con mồi nhanh hơn. Người Yagua chuốt mũi tên bằng răng của cá cọp (hung thần sông Amazon, một đàn cá cọp có thể ăn thịt hết một con nai trong vài phút). https://thuviensach.vn Thә dân Amazon "thӭ thiӋt" C hiếc thͿy phi cơ bảy chỗ mang số hiệu EP 857 lưͻn vài vòng trên cánh rừng già rồi đáp xuống con sông Yavarí làm tung nưͳc trắng xóa. Nơi đây là Angamos, biên giͳi gi·a Peru và Brazil. Bắt đầu từ đây, thế giͳi văn minh gần như bị bỏ lại phía sau. Khá thất vọng sau buổi tiếp xúc với thổ dân “nӱa mùa” Yagua và Bora, tôi càng quyết tâm phải gặp được những thổ dân Amazon “thuần chất” hơn. Trước khi đi, tôi đã tìm hiểu, đọc tài liệu khá nhiều về vùng này và biết trước rằng mình có thể gặp những bộ tộc khá hấp dẫn như người Shuar, người Jivaro (nổi tiếng với việc thu nhỏ đầu người lại cho đến khi nhỏ bằng quả cam), người Matis (được mệnh danh là báo đốm) và người Matsés (từng là những chiến binh cướp vợ bộ tộc khác và ăn thịt người). Tôi mất cả ngày trời để lân la hỏi hàng chục công ty du lịch và cả Sở Văn hóa tại Iquitos (Peru) nhưng đều nhận được cái lắc đầu. May thay, có một người trong Hội nghiên cứu Văn hóa thổ dân Amazon mách nhỏ cho tôi biết rằng muốn tiếp xúc những bộ tộc đó, tại Iquitos may ra chỉ Amazon Explorer mới có thể dẫn đường. Amazon Explorer là công ty du lịch chỉ có hai thành viên: Hector (nhà tӵ nhiên học người Argentina) và Bertien (người Hà Lan, phiên dịch tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh). Họ khá ngạc nhiên khi nghe tôi đề nghị dẫn đi gặp thổ dân Amazon “thứ thiệt”: “Lâu lắm rồi mới có người yêu cầu như thế, hầu hết đều chọn đi Bora và Yagua”. “Người Shuar và người Matis ở khá xa Iquitos. Gặp người Matsés là khả thi nhất. 2.400 USD cho chuyến đi 15 ngày”, Hector nói. Đây không phải là lúc mặc cả, tôi đồng ý. Hector chìa tờ giấy trước mặt tôi: “Anh ký vào đây”. Tờ giấy chi chít các quy định và dặn dò nhưng tóm lại chỉ một câu: “Chúng tôi không chịu trách nhiệm trước bất cứ tai nạn nào xảy ra”. https://thuviensach.vn - Có nơi nào để mua bảo hiểm không? - Tôi hỏi. Hector cười: - Không công ty nào chịu bán bảo hiểm cho khách đi vào vùng rừng rậm Amazon đâu. Và tôi cũng nói trước, đừng nghĩ đến trӵc thăng cứu hộ hay những thứ đại loại như thế như trên phim. Đã vào rừng, có nghĩa là chấp nhận mọi rủi ro! - Anh kết lại một câu khá lạnh lùng. Angamos là một thị trấn nhỏ nằm ngay biên giới của Brazil và Peru. Nơi đây được xem là điểm “văn minh” cuối cùng vì vẫn còn có điện từ bình ắc-quy và một vài tiệm tạp hóa nho nhỏ. Người dẫn đường là Denis, 29 tuổi, anh này người Matsés nên kiêm luôn phiên dịch từ tiếng Matsés sang tiếng Tây Ban Nha. Denis đón chúng tôi tại Angamos. Ngày nay, thổ dân Amazon được chính quyền bảo vệ nhiều hơn. Muốn vào lãnh thổ của họ phải có giấy phép của chính quyền. Một nhà thám hiểm ở châu Âu đã từng phải ngồi tù ở Brazil vì dám nói dối mình là bạn của thổ dân để xâm nhập vào sâu trong lãnh địa của thổ dân. Ngay cả xin được giấy phép (hoặc qua mặt được chính quyền), chuyện thổ dân “chào đón” kẻ lạ mặt dám xâm nhập vào vùng đất của họ bằng bẫy và những mũi tên tẩm thuốc độc cũng đã từng xảy ra. Khu vӵc người Matsés sinh sống là khu bảo tồn quốc gia, muốn vào phải có giấy phép và được chính người Matsés dẫn vào. Vì thế, đừng bao giờ nghĩ rằng có thể tӵ mình đi “thám hiểm”. Đi ghe tiến vào lãnh địa người Matsés. a - Khi vào vùng cấm, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Nếu không đi chung với người Matsés, bọn trồng và buôn lậu thuốc phiện sẵn sàng giết chết người lạ vì họ không biết đấy là khách du lịch hay là người của chính phủ cài vào để bắt họ. - Denis giải thích. https://thuviensach.vn Chiếc đò nhỏ chất đầy nhu yếu phẩm: trứng, sữa đặc, xà phòng, lương khô,… để làm quà cho người Matsés, cùng bốn người: tôi, Hector, Bertien và Denis xuôi theo con sông Yavarí lên đường. Chỉ tay vào ngã ba, nơi hai con sông Yavarí và Galvez gặp nhau, Denis nói: “Chúng ta đang bước vào lãnh thổ của người Matsés đấy”. Không như những con sông khác, sông Galvez nhìn đen như… kênh Nhiêu Lộc thời trước kia bởi những chất hóa học từ vỏ cây rừng tiết ra. Chính chất này góp phần lọc nước, giết vi khuẩn và bọ gậy. Nhờ vậy mà khu người Matsés sinh sống không có muỗi. Dọc con sông Galvez là những cây gòn cao, tàng lá ken kín. Đàn vẹt Amazon đuôi dài, màu sắc sặc sỡ, to như con gà, biểu tượng của nước Honduras, đang đậu kín những ngọn cây hai bên bờ sông. “Bọn vẹt này rất chung thủy, luôn đi theo cặp, chẳng khi nào bay một mình”, Hector nói. Thảng hoặc, một đàn cá heo hồng, loài cá heo nước ngọt đặc trưng của vùng Amazon, lại nhảy lên vờn sóng. Trong tài liệu tôi đọc trước khi đi có viết người Matsés rất sợ cá heo hồng vì theo truyền thuyết, cá heo hồng sẽ thường giả dạng một cô gái hoặc chàng trai xinh đẹp để dụ dỗ rồi lôi người xuống đáy sông. Vì thế, người Matsés không ăn thịt cá heo hồng vì sợ linh hồn cá heo sẽ giết mình. Vừa kiểm tra lại thông tin đó với Denis thì từ hướng ngược lại xuất hiện chiếc ghe chèo ra hướng Angamos, chở theo một chú nhóc bị sưng húp toàn thân và gần như mê sảng. “Nó tắm trên sông thì có con cá heo hồng bơi sát vào nó. Thế là khi lên bờ, nó bị thế này”, cha của đứa bé (cũng là người Matsés) kể với Denis bằng giọng đầy sợ hãi. Nắng gắt, lại đang giữa mùa khô nên nước rất cạn, người chúng tôi nhớp nháp mồ hôi vì độ ẩm cao. Tám tiếng đồng hồ ngồi trên ghe, người tôi bị nắng đốt cháy đỏ như con tôm luộc. Khi mặt trời đã sắp lặn phía sau cánh rừng và mọi người muốn lả đi vì say nắng và mệt, thì cũng là lúc chúng tôi thấy thấp thoáng những dáng người nhỏ bé, ngӵc trần… Denis reo to: “Tới nơi rồi!”. Người Matsés sống ở làng Buen Peru và San Juan, sát biên giới Peru và Brazil. Từ Iquitos, người ta phải đi bằng thủy phi cơ, hoặc đi https://thuviensach.vn thuyền khoảng… một tuần mới đến được Angamos (cách Iquitos hơn 800 km đường sông). Từ đây tiếp tục đi đò máy ngược dòng hơn tám tiếng nữa để đến Buen Peru và San Juan. Còn một cách di chuyển khác là đi thuyền 19 tiếng từ Iquitos đến Requena (160 km), sau đó đi bộ băng rừng ba ngày đêm sẽ đến nơi. Đi kiểu này tuy ngắn hơn một chút, nhưng nguy hiểm gấp bội. Vì thế, tôi chọn phương án một. https://thuviensach.vn Bӝ lạc đa thê và nhӳng chiến binh báo đen L à nỗi kinh sͻ cͿa biết bao bộ tộc khác tại Amazon, người Matsés nổi tiếng về nh·ng vͽ đánh chiếm, bắt cóc phͽ n· bộ tộc khác về làm vͻ và… ăn thịt. Trước đây, cũng như các thổ dân khác tại rừng già Amazon, người Matsés luôn “thӱ” lòng can đảm của đối phương. Chỉ cần thấy đối phương thoáng chút sợ, xem như đồ đạc sẽ bị lột sạch. Moises, chuyên gia huấn luyện kӻ năng tồn tại trong rừng già Amazon, từng gặp người Matsés vào năm 1986, cho biết đã từng có hai phụ nữ Pháp bị người Matsés bắt cóc. Khi người ta tìm thấy, họ không còn được là phụ nữ nữa: âm vật của họ đã bị cắt mất. Tôi đọc điều này trước khi vào thăm người Matsés, dù không phải phụ nữ nhưng tôi không khỏi có chút e dè, vì biết đâu tôi bị cắt “cái khác”. a Làng San Juan của người Matsés nằm bên dòng sông Galvez (gần biên giới Brazil và Peru). Thấy chúng tôi, bọn trẻ trần truồng đang nghịch nước, rượt đuổi nhau ở mé sông bỏ chạy tán loạn. Những người phụ nữ ngӵc trần đang xắt chuối cũng bỏ dở, đưa ánh nhìn đầy dò xét. - Ông tôi kể lại hồi xưa thổ dân Amazon bị người da trắng giết chết rất nhiều. – Thật ra theo tài liệu tôi đọc được, họ chết vì dịch bệnh do người da trắng đem đến và do bị bắt làm nô lệ khai thác cao su. - Vì thế, cho đến bây giờ, người Matsés và nhiều bộ lạc khác ở Amazon vẫn tin rằng, người da trắng đến để giết họ, lột da mặt, rồi lấy mỡ làm dầu bôi trơn đặc biệt cho máy bay, tên lӱa,… Mặc dù sau đó, chính phủ và các nhà truyền giáo đã tuyên truyền, giải thích https://thuviensach.vn rất nhiều nhưng vẫn có người không tin. - Denis, người Matsés dẫn đường, cho biết. Chúng tôi vào nhà Manquid, trưởng làng San Juan. Nhà người Matsés giống nhà sàn của người dân tộc thiểu số Việt Nam nhưng thấp hơn, chỉ kê cao hơn so với mặt đất chừng ba, bốn tấc. Sàn và vách bằng tre, nứa đập dập, cột kèo bằng tre, gỗ, mái lợp lá cọ, lá dừa,… Giáo, mác, cung tên được cất trên xà nhà. - Ngày xưa mọi người sống chung trong một cái nhà lớn gọi là maloca, có cái dài đến 50 mét (giống nhà chung của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam). Trong đó, mỗi gia đình sẽ phân chia “lãnh thổ” bằng những tấm phên đan bằng chambira (một họ cây dừa). - Manquid nói. Người Matsés hiện vẫn theo chế độ đa thê. Manquid, 53 tuổi, có hai người vợ là chị em ruột, mỗi bà sinh cho ông năm người con. - Trước đây, hai đêm ở với vợ này, hai đêm với vợ khác. Bây giờ già rồi, không còn “làm ăn” gì được nữa nên mấy bả cũng thông cảm. Mà hai vợ là ít đấy. Thời của cha tao, có ông đến tám vợ. Bây giờ thú rừng ít đi, sông cũng ít cá, lấy nhiều vợ làm sao lo nổi thức ăn cho vợ, con. Manquid cho biết. Mỗi ngày, gia đình họ sẽ ngồi ăn chung với nhau, nhưng mỗi bà lại phải tӵ nấu cơm riêng và mang đến cho chồng ăn. Nếu chồng no hoặc ăn không hết thì chồng sẽ cho con ăn. Vì thế, mỗi người vợ sẽ có một bếp riêng, chồng có quà gì cũng phải chia đều. Manquid là người thông thái nhất làng, đã từng đến thủ đô làm việc với chính phủ. Tuy vậy, ông vẫn tin rằng thế giới phẳng như một cái đĩa. Ông cứ hỏi đi hỏi lại tôi rằng: “Mày đi nhiều vậy, nói tao biết, đâu là điểm tận cùng của thế giới?”. - Muốn biết người Matsés đánh nhau thế nào, cứ hỏi Tumi, - trưởng làng Manquid nói. https://thuviensach.vn Khác với tưởng tượng của tôi về một chiến binh là phải vạm vỡ, to cao, trước mặt tôi là một ông già nhỏ thó, cao chỉ chừng một mét rưỡi, cắt tóc “bum bê” (giống cái nồi úp lên đầu). Chiến binh Matsés đấy! Tumi là chiến binh duy nhất còn sót lại của người Matsés ở làng San Juan. Ông từng giết báo bằng cung tên, sang bộ lạc khác ở Brazil cướp người mang về làm vợ cho người trong bộ lạc. Ngay cả một trong những bà vợ hiện nay của ông cũng do ông cướp về được từ người Matis ở Brazil. a Tumi ở trong căn nhà vách nứa nhỏ, nhưng có đến… ba cái bếp. Nhà truyền thống của người Tày ở Việt Nam cũng có ba bếp, nhưng chỉ có một bếp dùng để nấu nướng (hai bếp còn lại thường để sưởi ấm, giữ lӱa). Nhưng với người Matsés, như thế nghĩa là Tumi có ba người vợ. - Cướp vợ và người của bộ lạc khác là để mở rộng bộ lạc, cũng như khẳng định vị thế và bản lĩnh của người Matsés. Chúng tôi cũng cướp cả con nít mang về, nuôi nấng dạy dỗ chúng nó. Nếu là con gái thì 5, 10 năm sau sẽ lấy một người trong bộ lạc. Nếu là con trai, sau này lớn lên nó cũng trở thành người Matsés. - Tumi cho biết. Theo cuốn Cuộc sống truyền thống cͿa người Matsés” (La vida tradicional de los Matsés) thì những vụ đánh giết thế này mãi đến những năm 70 của thế kӹ 20 mới chấm dứt. Ngay cả mẹ của trưởng làng, bà Shang Ku Swo, cũng bị cướp từ bộ lạc Korubo về. Khi còn trẻ, bà đã từng nhiều lần ăn thịt người chết trong bộ lạc. - Khi một người chết đi, bộ lạc sẽ làm thịt người chết đó, nấu lên và ăn thịt. Riêng bộ phận sinh dục thì chính chồng hoặc vợ của người đó sẽ ăn. Thậm chí xương cũng nấu ra, hút tủy ăn hết. - Bà kể. Và tập tục ăn thịt người ghê rợn này còn giữ mãi cho đến những năm 60 của thế kӹ 20. https://thuviensach.vn Người Matsés (cả nam lẫn nữ) từ 40 tuổi trở lên đều xăm trên môi một đường sọc như mang cá kéo dài đến tận tai. Nhưng thế hệ sau thì hầu như không còn xăm hình nữa. Denis cũng không xăm. “Chúng tôi không muốn bị coi thường khi tiếp xúc với người văn minh. Dù gì các bộ lạc rừng Amazon cũng vẫn bị coi là tầng lớp thấp. Vả lại, ngày xưa xăm mặt là để phân biệt người Matsés với những bộ lạc khác, để không đánh nhầm người nhà khi chiến đấu. Bây giờ không đánh nhau nữa, thì để hình xăm làm gì?”, anh nói. a https://thuviensach.vn Sӕng như mӝt thә dân Matsés B ắt cá không cần lưͳi, mồi. Ăn, làm bếp và cả “chuyện ấy” đều diễn ra trên võng,… Đó là một số điều lạ mà tôi biết thêm khi sống vͳi thổ dân Matsés. Tôi thức dậy khi ánh nắng sớm len qua vách nứa chiếu thẳng vào mặt. Người trong làng có lẽ đã vào rừng cả, xung quanh chỉ còn tiếng gà gáy le te và đàn vẹt đuôi dài vẫn cãi nhau ỏm tỏi ngoài mé sông. Yên bình quá! Manquid, trưởng làng San Juan, bưng cho tôi một gói lá chuối to bọc mấy củ khoai mì và vài con cá nướng. Người Matsés không ăn đường (do không có để dùng), không sӱ dụng dầu ăn và muối cũng rất hiếm. Khi bắt được cá, họ chỉ bỏ lên lá chuối và nướng, ăn với khoai mì. “Bữa ăn thường ngày của người Matsés đấy. Mày là khách nên dùng dĩa và nĩa, còn chúng tao thì như thế này thôi”, nói rồi ông dùng tay bốc ăn ngon lành. “Đi bắt cá không?”, Manquid hỏi tôi. Bà vợ thứ hai đang nghiền chuối (nước chuối ép là thức uống phổ biến của người Matsés), thấy chồng chuẩn bị đi, cũng bỏ dở rồi vội vã chạy theo. - Người Matsés hiện sống chủ yếu bằng trồng trọt và săn bắn. Ngoài việc trồng khoai mì, lượm củi, nấu ăn, khi chồng đi săn bắt, vợ cũng phải đi theo. Nếu bắt được cá, bắn được thú thì vợ sẽ mang về. - Manquid cho biết. - Ủa? Tại sao đi bắt cá mà không mang theo cần câu hoặc lưới? - Tôi thắc mắc. Manquid khoát tay: - Không cần đâu, ra đến đó sẽ biết. https://thuviensach.vn Điểm bắt cá là một con suối nhỏ lẩn khuất trong rừng. Manquid đi loanh quanh, đào bới một lát, rồi ôm về một đống rễ cây, ngồi giã nát ra. Rồi Manquid mang đống rễ đã được giã khuấy xuống suối làm khuấy động, trắng cả một khúc suối. Trong khi đó, bà vợ đứng phía dưới dòng nước, cách đó chừng vài chục mét, khua chân liên tục như trẻ nghịch nước. - Khua chân để cá sợ mà bơi ngược lên chỗ Manquid. Chất độc từ rễ cây đó sẽ lan ra trong nước làm cá thiếu ôxy không thở được. – Hector, người dẫn đường, nhà tӵ nhiên học, giải thích cho tôi. Thật vậy, khoảng 10 phút sau, cá phơi bụng nổi lên, vợ Manquid chỉ việc dùng vợt để vớt. - Yên tâm đi, chất này chỉ có tác dụng với cá, người ăn vào không sao đâu. - Manquid trấn an. Trời hầm hập, cánh rừng già bạt ngàn lặng phắc, không một lay động. Nóng và ẩm đến điên người. Từ con suối bắt cá về nhà chỉ chừng nӱa tiếng đi bộ mà tôi muốn lả đi, mồ hôi túa ra nhớp nháp. Tôi nhờ Hector giữ đồ, rồi xuống suối tắm. Trời nóng mà được ngâm mình trong dòng suối mát lạnh thì còn gì bằng. Tôi đang nằm ngӱa, lim dim mắt tận hưởng thì Hector bỗng hét lớn: - Tập, coi chừng! Một con rắn thân có khoang màu đỏ, vàng, đen, dài gần một mét, to bằng cổ tay đang nhẹ nhàng rẽ nước. Tôi điếng hồn. Bài học cơ bản về đi rừng vụt hiện lên trong đầu “Những gì càng sặc sỡ, bắt mắt thì càng phải đề phòng”. Trên bờ, Hector tiếp tục la lên: - Đừng động đậy! Tôi đứng im, giơ hai tay lên trời. Nín thở. Con rắn bơi trong nước, trườn cái thân nhám nhúa cạ sát ngӵc tôi, rồi tiếp tục hành trình của mình… https://thuviensach.vn Đợi tôi lên bờ và hoàn hồn, Hector mới nói: “Đó là con rắn đỏ (coral snakes), người dân ở đây gọi là Naka Naka. Đây là một trong những loài rắn sặc sỡ và có nọc độc ghê gớm nhất rừng nhiệt đới Amazon. Một cú đớp của nó có thể giết chết con mồi trong tích tắc”. Hú vía. Võng dĩ nhiên là để nằm. Đúng, nhưng chưa đủ. Với người Matsés, chiếc võng đan từ sợi cây chambira (một họ cây dừa) đóng vai trò quan trọng hơn rất nhiều. Ngay tại bếp, nếu để ý sẽ thấy luôn có một chiếc võng sát đất. Họ ngồi trên võng, chồm lên bếp lӱa để nấu ăn. Đến bữa, mỗi người gói đồ ăn vào lá chuối, tӵ bưng lên võng của mình rồi bốc ăn. Thậm chí, quan hệ tình dục cũng diễn ra... trên võng. (Điều này tôi đã hỏi nhiều người Matsés và họ đều khẳng định điều đó). Tài thật! a - Nằm trên võng để đề phòng côn trùng, rắn rít. Ngày nay, nhiều người đã ngủ mùng (do chính phủ cung cấp), nhưng võng vẫn là thứ không thể thiếu của người Matsés. - Denis cho biết. Hiện nay, tuy chưa có điện nhưng người Matsés cũng được chính phủ hỗ trợ khá nhiều: cung cấp mùng màn, áo quần,… Nhưng mọi thứ đều có cái giá của nó. Dù đã khoanh vùng khu bảo tồn cho những bộ lạc ít người, nhưng chính phủ Peru vẫn đang cắt dần đất đầu nguồn để bán cho các công ty dầu mỏ. Hành động này đã làm ô nhiễm nguồn nước, nguồn sống chính của các bộ lạc, khiến đời sống của họ bị đe dọa thật sӵ. Chưa kể, nền văn minh đem lại sӵ thuận lợi, tiện nghi trong cuộc sống, nhưng đồng thời cũng lấy đi bản sắc truyền thống của người Matsés. Tại San Juan và Buen Peru, nơi người Matsés tập trung sinh sống, hầu hết họ đều mặc áo thun, quần jean, váy vải,… Phụ nữ không còn ghim trên miệng những sợi lông dài như những con báo gấm, không mặc váy đan bằng sợi cây chambira, thanh niên không còn xăm mặt làm chiến binh như cha ông họ. a https://thuviensach.vn Văn minh có sӵ cám dỗ kỳ lạ. Thanh niên Matsés rủ nhau lũ lượt rời bỏ làng của mình để ra Angamos, nơi có bóng đèn điện, có đầu đĩa nhạc CD (dù chỉ chạy bằng bình ắc quy)… Lidya, 23 tuổi, đã có một con, đang xúng xính bận thӱ những chiếc váy hoa sặc sỡ bằng vải rẻ tiền mới đổi được ở Angamos bằng một bao đầy ắp rùa. Khi tôi hỏi về sӵ “pha tạp” quá nhanh của thanh niên Matsés hiện nay, cô hỏi ngược lại: - Anh cũng là thanh niên, lại có hiểu biết. Vậy cho anh ở trần, bận váy chambira mãi như chúng tôi, anh có đồng ý không? Chỉ vậy thôi, mà tôi không thể trả lời. Biết là mình không thể ích kӹ muốn họ phải tiếp tục “ăn lông, ở lỗ” mãi, nhưng lòng vẫn không khỏi buồn. Ừ, dù sao tôi cũng chỉ là một người kể chuyện đường xa tò mò thôi mà… Biết tôi rất muốn tìm hiểu cuộc sống của người Matsés nguyên thủy, Denis nói: - Tôi có ông bác bỏ làng vào sống trong rừng sâu vì không muốn tiếp xúc với thế giới văn minh. Để tôi vào hỏi thӱ xem ông ấy có chịu gặp anh không. Nói đoạn, anh dắt con dao dài vào người quày quả đi. Tối mịt, Denis trở về, mặt hớn hở: - Ổng chịu rồi, mai lên đường. Phải thừa nhận một thӵc tế rằng, đây không phải là thế kӹ 15, để chúng ta được làm Christopher Columbus khám phá ra châu Mӻ. Chúng ta lại càng không phải là một trong số rất ít những nhà thám hiểm thật sӵ với những kӻ năng và phương tiện hỗ trợ đặc biệt như trong National Geographic hoặc Discovery… Vì thế, đừng ngây thơ nghĩ rằng mình sẽ khám phá được một nơi nào đó còn “hoang sơ” và “thuần chủng” 100%, nơi văn minh chưa hề chạm đến. Thời đại bây giờ, khi bạn đọc được thông tin về một nơi nào đó, có nghĩa là nơi đó đã bị “ô nhiễm” văn minh, chỉ là ít hay nhiều mà thôi. https://thuviensach.vn Con báo lạc bầy và tiếng gӑi nơi hoang dã T ừ chối sΉ văn minh đang len lỏi, bành trưͳng đến các bộ tộc ít người ở Amazon. Dunu cùng vͻ con bỏ làng, trốn vào tận sâu trong rừng để sống cuộc sống săn bắt, hái lưͻm như cha ông họ đã từng sống trưͳc đây… Từ làng San Juan, xuôi theo dòng sông Galvez hơn một tiếng đồng hồ để đến Buen Peru, ngôi làng thứ hai của người Matsés. Từ đây lại tiếp tục băng rừng thêm vài tiếng nữa, cho đến khi rã rời cả chân, mồ hôi ướt sũng như tắm cũng là lúc vừa thấy thấp thoáng một chòi lá hình dáng như ụ rơm giữa rừng già. Đó là nơi ở của Dunu (tiếng Matsés nghĩa là chiến binh). Một ông già đen nhẻm, trần truồng ló đầu ra khỏi chòi, nhìn chúng tôi bằng đôi mắt ngạc nhiên. Cho đến khi thấy người dẫn đường Denis, mặt ông mới giãn ra. Ông chui tọt vào chòi. Một phút sau trở ra, vẫn vòng lá dừa trên đầu, vẫn hình xăm đặc trưng của người Matsés trên mặt, nhưng lần này thì không còn trần truồng nữa mà ông đã mặc một cái quần xịp cũ kӻ. - Ông già chẳng khi nào mặc quần. Mấy cái quần này là bọn tôi mang đến và thuyết phục mãi ông mới chịu mặc. Nhưng chỉ mặc khi có người lạ đến thôi. Ngay cả khi đi rừng, ông vẫn chỉ độc một cái vòng lá trên đầu, kẹp dương vật vào sợi thắt lưng làm bằng lá cọ cột ngang bụng. Cứ thế mà tồng ngồng với hai bà vợ và hai đứa con. - Denis cho biết. a Dunu vốn là người Matis, bị người Matsés bắt cóc về từ khi còn nhỏ nên cũng trở thành người Matsés và sống tại làng Buen Peru. https://thuviensach.vn Những thập niên cuối thế kӹ trước, khi những nhà truyền giáo và chính phủ Peru đem “ánh sáng văn minh” đến cho người Matsés và cung cấp thӵc phẩm, quần áo, thuốc men,… phần lớn họ đều chấp nhận. Tuy nhiên, cũng có một số người Matsés từ chối. Họ dần lùi sâu vào rừng, tránh tiếp xúc với thế giới văn minh. Dunu là một trong số đó. Ông mang theo hai bà vợ vào rừng, cả gia đình sống cô lập giữa rừng già, sinh con đẻ cái ở đấy. Bà vợ cả trạc tuổi Dunu vẫn “trang điểm” như tổ tiên mình bằng cách gắn những sợi râu làm từ gân lá cọ trên mép, trông như con báo, loài vật oai hùng, đáng sợ nhất của người Matsés. Hector lên cơn thèm thuốc lá, nhưng hộp quẹt anh mang theo đã hết sạch gas nên quay sang hỏi xin Dunu chút lӱa. Dunu chẳng nói chẳng rằng, dùng dao khoét một lỗ nhỏ trên cây nứa, đặt bên dưới một chút bùi nhùi từ cây bông gòn, rồi lấy một cây que đặt vào lỗ, dùng tay se liên tục. Chừng năm phút sau, ma sát giữa cây que và thanh nứa đã làm bật ra tia lӱa, bắt vào đống bùi nhùi. Thật ra, cách lấy lӱa này tôi không thấy lạ vì đó là một trong những kiến thức cơ bản khi đi rừng, nhưng không ngờ ở thời đại này, khi tên lӱa, vệ tinh đã phóng vù vù khỏi Trái đất cách đây vài chục năm, khi chúng ta chỉ cần bỏ 2.000 đồng ra là mua được cái hộp quẹt xài thả ga cả tháng, thì ở một nơi không cách xa thế giới văn minh là mấy, vẫn có người hàng ngày muốn có lӱa phải hì hục làm bằng một cách thủ công và thô sơ như thế. a Nơi ở của gia đình Dunu là cái chòi lá được dӵng trên nền đất, bên trong chẳng có gì đáng giá ngoài bốn cái võng và hai cái bếp cho hai bà vợ. Khắp chòi, thứ “văn minh nhất” có lẽ là mấy cái nồi và vài bộ quần áo mà Denis mang vào cho. Ngay sát cӱa (thật ra chỉ là tấm phên bằng lá dừa) treo đầy cung tên và giáo để chống kẻ thù hoặc thú một cách nhanh nhất. Bà vợ cả đang cắt tóc cho con gái bằng một đoạn nứa được mài sắc. Cắt đến đâu, bà nhanh tay lượm tóc rụng giấu vào hai bên vách lá: https://thuviensach.vn - Phải cất kӻ, không thì bọn bộ tộc khác tìm được rồi ếm bùa mình. - Bà thì thào ra vẻ bí mật. - Người Matsés có ếm ngược lại không? - Tôi hỏi. - Có chứ. Muốn ếm ai, chỉ việc nhai tobacco (một loại thuốc lá loại nặng) trong miệng rồi nhổ vào đống tóc của kẻ thù mà mình muốn ếm. Người bị ếm bụng sẽ bị trướng lên và chết. Bà vợ thứ hai mới đi rừng về, vai vác cây chuối thật to, đầu vẫn đeo theo cái gùi bện bằng lá cây rừng. Nghe hỏi về bùa chú, bà cũng kể thêm: - Cách ếm khác là lấy tóc hay móng tay của nó vất vào lӱa rồi ếm. - Thế sao phải giấu mà không đốt tóc, móng tay luôn để không ai có thể ếm mình được? - Tôi hỏi. - Không, nếu làm như vậy sẽ là tӵ ếm mình luôn đấy. Đang nói thì trời bắt đầu chuyển mưa. Mây đen đã phủ kín, gió thổi ầm ào qua cánh rừng làm hàng cây vặn mình kêu răng rắc, cuốn theo đám lá bay đầy trời… Dunu ngậm một nhúm tobacco trong miệng nhai rồi ngӱa mặt lên trời phun ra và lẩm bẩm: - Trời đừng làm mưa nữa vì muôn thú sẽ sợ hãi, con người không thể đi săn được. Trong khi đó, Sadia, vợ cả của Dunu, lại lẳng lặng ra trước lều cắm hai cái rìu xuống đất. “Đừng lo, sẽ không mưa đâu”, bà nói giọng chắc nịch. Không mưa sao được. Không khí đã sӵc mùi hơi nước, mưa đã lắc rắc vài hạt… Nhưng quả là bất ngờ, chỉ vài phút sau, trời tӵ nhiên quang đãng lại, mặt trời lại chói chang như chưa từng chuyển mưa bao giờ. Tôi ngạc nhiên: - Tại sao thế? Bà già không trả lời mà hỏi ngược lại: https://thuviensach.vn - Tao cầm hai cái rìu giơ lên trước mặt, mày có sợ không? - Dĩ nhiên rồi. Bà tiếp, giọng thản nhiên: - Ừ, thì ông trời cũng vậy thôi. Dunu khoảng gần 60 tuổi. Ước chừng là vậy vì khi tôi hỏi tuổi, Dunu lắc đầu không biết và chỉ nói “nhiều lắm”. Hỏi tuổi bà vợ cả, cũng nhận được câu trả lời y chang. Lúc này Denis mới giải thích: “Người Matsés chỉ biết đếm đến 5. Đấy là số lớn nhất. Sau đó lại lặp lại chu kỳ của 5. Thí dụ: số 7 sẽ là 2 của đơn vị 5 thứ 2. Người trẻ bây giờ dùng tiếng Tây Ban Nha để đếm từ số 6 nhưng những người Matsés lớn tuổi không biết tiếng Tây Ban Nha vẫn sӱ dụng cách đếm truyền thống của họ. Vì thế, với những gì lớn hơn 25, họ sẽ nói: ‘rất nhiều’ vì không còn số để đếm nữa”. https://thuviensach.vn Đӝc dưӧc rӯng thẳm T ận sâu trong rừng già Amazon, người Matsés cất gi· một phương pháp bí ẩn là dùng chất độc cͿa con nhái điện để làm thuốc ch·a bệnh cũng như tăng cường khả năng săn thú… Chiều buông xuống, đêm dần đến bằng tiếng nỉ non của côn trùng, tiếng vo ve của muỗi, tiếng hú gọi bầy của đàn khỉ, tiếng ầm ì xa xa của sấm chớp báo hiệu cơn mưa vùng Amazon sắp đến… Đêm đặc quánh. Giữa đêm đen Amazon, ngay cả những thợ săn thiện chiến nhất cũng phải đề phòng. Họ có thể trở thành con mồi của thú rừng, côn trùng, cá sấu… Hai giờ sáng, khi mọi người đã chìm vào giấc ngủ sau một ngày dài mệt mỏi, Dunu chợt đến lay từng người dậy: “Sapo”. Chẳng hiểu chuyện gì, nhưng thấy thái độ nghiêm trọng của ông, chúng tôi không hỏi một câu, nhanh nhẹn xỏ giày bám theo. Dunu ra hiệu im lặng lắng nghe, vẳng từ xa có tiếng ộp oạp nho nhỏ. Ông thì thào: - Đó là nhái điện, con vật sở hữu sức mạnh của người Matsés đấy. a Dunu hướng về tiếng con nhái kêu rồi ồm ộp giả giọng con nhái để “trả lời”. - Nó đang gọi bạn tình. Tao trả lời nó. - Ông giải thích. Chúng tôi nhanh chóng cùng ông vào rừng, lần theo tiếng nhái. Cứ mỗi lần nhái kêu, Dunu lại “trả lời”. Tiếng nhái có vẻ ngày càng rõ hơn. Nhưng lội rừng hơn 15 phút vẫn chưa thấy. Núi rừng bao la, con nhái thì bé tí, trời lại tối như mӵc. Làm sao có thể mò ra nó? Dunu khoát tay ra dấu im lặng và tiếp tục “trả lời”. Chợt ông dừng lại, trèo phốc lên cây nhanh như một con báo. Thoáng chốc, Dunu https://thuviensach.vn đã lẫn trong tàn cây cao. Tiếng nhái bỗng im bặt. Dunu tụt xuống, trong tay là con nhái xanh, to gần bằng bàn tay, đưa tôi xem và nói: “Mày may mắn lắm. Con nhái này hiếm, không phải lúc nào cũng tìm được”. a Sáng hôm sau, Dunu mang con nhái ra, cắm bốn cây que xuống đất, dùng dây cột bốn chân rồi căng nó ra. Bà vợ ngồi bên cạnh, tay bấm mạnh vào chân nhái. Con nhái đau quá, rùng mình rồi tiết ra trên da một ít chất lỏng như sữa đặc. Dunu dùng cây que, gạn lấy chất lỏng đó rồi bôi lên thanh nứa. Làm như thế vài lần, sau khi lấy được khoảng vài giọt, Dunu tháo dây, trả tӵ do cho con nhái. Chất lỏng được bôi lên thanh nứa, chỉ vài phút sau đã khô lại. - Vậy là dư xài cho mấy chuyến đi săn sắp tới rồi. – Dunu tỏ vẻ hài lòng. - Con nhái này có gì đặc biệt mà người Matsés lại coi trọng đến thế? - Tôi hỏi. - Người Matsés thường sӱ dụng chất độc này trước những chuyến đi săn dài ngày. Chất độc trên da nhái sẽ giúp con người thấy được loài thú trước khi bị nó phát hiện; giúp phân biệt được đâu là quả độc, quả lành; giúp linh hồn của con người canh bẫy giùm khi con người đi ngủ; giúp đi rừng không biết mệt, đói, khát,… - Dunu giải thích rồi hỏi tôi. - Muốn thӱ không? Tôi đồng ý, với điều kiện phải có người thӱ trước cho tôi xem. Chắc cú mà. Denis “hy sinh” làm trước. Thế là Dunu bẻ một nhánh cây nhỏ bằng đầu đũa, châm vào bếp lӱa cho đến khi cháy rӵc lên rồi chấm thẳng vào bắp tay Denis. Vết chấm đã lòi thịt, Dunu quẹt một ít nọc độc của con nhái rồi bôi lên. Kết quả đến liền sau đó chỉ vài phút, Denis gập người xuống, nước mắt, nước mũi chảy giàn giụa, rồi ói… Thấy phản ứng của Denis tôi chẳng còn tâm trí muốn thӱ sapo. Nhưng đã lỡ… Chấm đầu tiên, cả cơ thể tôi nóng dần lên, người bắt https://thuviensach.vn đầu đổ mồ hôi, bụng quặn đau. Khi chấm thứ hai chạm vào, người tôi như có lӱa đốt từ bên trong, mồ hôi vã ra như tắm, mặt bừng bừng, tim đập mạnh như muốn vỡ cả lồng ngӵc. Lúc này tôi cảm giác được máu chảy rần rật quanh người. Nhà báo Mӻ Peter Gorman, một trong những nhà báo đầu tiên tiếp xúc với người Matsés từ những năm 1980 cũng đã thӱ sapo và cảm thấy “như thú rừng đang ‘nhập’ vào mình và bất chợt tôi nhận ra mình đang bò và gầm gừ như một con thú”. Tôi không có cảm giác đó như Gorman, nhưng chấm thứ ba vừa xong, tôi không kiểm soát được cảm giác của mình nữa, đầu óc quay cuồng, tôi quӷ xuống, nôn thốc nôn tháo rồi gục ngã, đầu lơ mơ không còn biết gì nữa… a Đến khi tôi hoàn hồn, mở mắt tỉnh lại, mọi người đều lộ vẻ mừng rỡ. Dunu nói: - Người mới chỉ thӱ một chấm. Mày đòi chơi ba chấm mà tỉnh lại nhanh như vậy là khỏe. Có người chết vì sӱ dụng sapo quá liều rồi đấy. Để đi rừng không biết mệt, không bắn trượt và không bị mất mũi tên, người Matsés thường làm “sapo”. Họ dùng que nung đỏ, rồi chích vào vai để cháy lớp da, lòi thịt ra. Rồi bôi chất độc của con nhái điện vào (một loài nhái độc đặc trưng của vùng Amazon). Để chó săn giỏi hơn, người Matsés còn cho chó thӱ cả sapo (xát chất độc của nhái điện vào mũi chó). Ngoài ra, để biết chỗ nào nên đi săn, người Matsés sӱ dụng nu-nu. Đó là một loại bột ma túy gây ảo giác (bằng thuốc lá trộn với tro từ vỏ một loại cây thuộc họ cacao tán thành bột). Dùng bằng cách thổi mạnh bột nu-nu vào lỗ mũi người “chơi”. https://thuviensach.vn Bí mật rӯng già N gười Matsés không có “bề dày văn hóa truyền thống”, không có nh·ng điệu múa cổ truyền, không có ch· viết, không có nh·ng phẩm vật độc đáo để có thể trao đổi vͳi nh·ng bộ tộc khác. Nhưng cuộc sống trong môi trường đầy “hiểm họa” - thú d·, rắn rít, cá sấu, sốt vàng da - và gần như cách biệt vͳi thế giͳi bên ngoài đã rèn người Matsés trở thành nh·ng bậc thầy về kΏ năng sinh tồn gi·a rừng già Amazon. - Này nhóc, sapo giúp đi rừng không biết mệt mày cũng đã thӱ, nu nu giúp biết nơi nào nên đi săn mày cũng đã hít, hôm nay vào rừng với tao chứ? - Dunu cười cười hỏi tôi. Bao nhiêu “bùa chú” chuẩn bị trước khi vào rừng của người Matsés tôi đều thӱ qua, chẳng lý do gì tôi lại từ chối. Tôi hí hӱng khoe với Dunu thêm một loại bùa (mới tậu được ở chợ thú rừng tại Iquitos trước khi vào đây): một chiếc nanh báo đeo lủng lẳng trước ngӵc. Nhìn nó, Dunu chợt biến sắc. - Cũng may là mày khoe trước khi tao và mày cùng đi săn. Không bao giờ được đeo vòng cổ nanh báo (ở Amazon không có cọp) vì báo sẽ luôn đi theo mình và ăn thịt đấy. Nói xong, Dunu đến bên vách lá, lấy ra một khúc xương bỏ vào bếp đốt, khói bay lên khét nghẹt, vậy mà ông hít lấy hít để. - Đó là xương của con lười (con cù lần), ngӱi khói cháy từ xương con này sẽ giúp mình đánh hơi, tìm thấy nó nhạy hơn. Đoạn ông bước ra ngoài, gom mấy trái cọ chất thành đống rồi cũng đốt lên. Đợi đến khi lӱa đượm, khói xông lên mịt mù, Dunu lại tiếp tục tiến tới, “hơ” người trong đám khói đó và ra hiệu cho chúng tôi https://thuviensach.vn làm theo. Nhất cӱ nhất động của ông đều được tôi bắt chước hoàn hảo. Cứ làm, thắc mắc hỏi sau. - Hơ khói trái cọ sẽ giúp người thợ săn đi rừng may mắn hơn. - Hector, nhà tӵ nhiên học, người dẫn đường của tôi, giải thích. Chúng tôi xuất phát. Nói vào rừng cho vui, thật ra cái chòi chúng tôi đã nằm sâu trong rừng rồi. Chỉ vài bước qua khúc cây bắc ngang con suối là bước vào cánh rừng bạt ngàn. Đang giữa ban ngày, nắng chói chang, nhưng trong rừng, trời như tối sầm lại. Những thân cổ thụ to đến mấy vòng ôm vươn tán cây rậm rạp trên cao nên nắng chỉ lọt xuống lốm đốm, nhợt nhạt. Không khí ẩm, sӵc mùi lá mục. Trời nóng, đi một lát mồ hôi đã rịn ra nhớp nháp cả người. Dunu ra hiệu cho chúng tôi dừng lại nghỉ mệt. Còn ông thì đi loanh quanh, ngó nghiêng. Bất chợt, ông cầm con dao chặt phăng một nhánh dây leo (to bằng cổ tay) trước mặt. Cành cây bị chặt rỉ nước ra, Dunu ngӱa cổ uống sạch. - Sao ông biết cây nào có nước để uống? - Tôi hỏi. - Tìm những loại cây leo rồi chặt thӱ. Thấy nước chảy ra đặc, màu đục thì đừng đụng vào. Thấy nước trong thì nếm thӱ một chút, nếu có vị đắng thì ngưng ngay. Nếu không đắng thì tiếp tục nếm thêm và chờ một chút. Nếu vẫn thấy ổn là có thể uống thoải mái. Vũ khí đi săn của Dunu chỉ là một cây dao và cung tên. Cung của người Matsés làm từ lõi cây cọ, mũi tên dài khoảng hai mét, làm bằng cây mây, đuôi có gắn lông chim đại bàng hoặc kền kền. Làm mũi tên rất công phu, nên người Matsés giữ tên rất kӻ, bắn tên đi là phải tìm lại cho bằng được. Dunu ngồi xuống, rút mũi tên vốn đã nhọn hoắt ra mài đi mài lại. - Ổng muốn cảnh báo những con thú dữ “tao có mũi tên sắc lắm đây, đừng hòng ăn thịt hay đụng đến tao” đấy. - Denis nói. Tôi ngỏ ý mượn Dunu cung tên để thӱ bắn, nhưng ông lắc đầu. Người Matsés không cho thợ săn khác mượn cung tên của mình. Bỗng trong bụi rậm trước mặt nghe tiếng sột soạt, một con thú ăn https://thuviensach.vn kiến chầm chậm bò ra. Dunu đang giương cung sẵn sàng bỗng hạ xuống, không bắn. a - Sao không bắn? - Tôi hỏi. - Dùng cung tên bắn con thú ăn kiến sẽ rất xui. Nếu lỡ bắn, sau này không thể sӱ dụng mũi tên đó để đi săn vì bắn không thể trúng đích được nữa. Dunu xốc lại cung tên, tay cầm con dao, vừa đi vừa phát cây rừng, tiếp tục băng băng đi. Có lẽ mấy ngày nay đi bộ nhiều quá nên chân tôi bị chuột rút, đau đến tái mặt. Không muốn ảnh hưởng đến người khác, tôi không nói gì và cố gắng bám theo. Khoảng cách giữa tôi và họ cứ xa dần cho đến lúc tôi không còn thấy Dunu nữa. Lạc rồi! Tôi kêu to, nghe có tiếng đáp lại, nhưng không thấy người đâu cả. Cứ như vậy đến suốt nӱa tiếng. “Hay là thần rừng Chullachaqui giả tiếng để dụ tôi?”, một chút hoang mang thoáng qua trong đầu. Chullachaqui là con quӹ lùn của rừng Amazon. Nó thường biến hình thành người thân hoặc bạn bè của ai đó rồi dụ họ đi sâu vào rừng cho đến khi lạc lối. Dù mấy ngày trước đã được bà vợ cả của Dunu chỉ cách nhìn vào bàn chân, nếu một chân giống người, chân kia có ngón chân và móng cúp vào như chân thú thì đích thị đó là con quӹ lùn, nhưng tôi vẫn không mấy tin tưởng. a Bài học vỡ lòng ngày trước ở Hội Du khảo trẻ Thành phố Hồ Chí Minh về những cách ứng phó khi bị lạc trong rừng không ngờ lại có dịp sӱ dụng. Tôi đứng lại, không đi nữa. Trong khi đợi, đầu tôi vạch ra tất cả những phương án nếu chẳng may Dunu quay lại tìm không thấy. Cũng may, ông trời không muốn thӱ kӻ năng sinh tồn “ba rọi” của tôi, nên đợi thêm một chút đã thấy Dunu lò dò quay lại. Nghe tôi hỏi về Chullachaqui, Dunu nói Chullachaqui chỉ dụ và bắt những người đi săn. Khi đó, Chullachaqui sẽ giả tiếng của con thú thợ săn muốn bắn. Thế là thợ săn đi theo, đi mãi cho đến khi bị lạc trong https://thuviensach.vn rừng thẳm. Trong bộ tộc đã có nhiều người bị Chullachaqui dụ vào rừng mấy ngày. Khi tìm được, họ gần như hoảng loạn. Như để chứng minh thêm sӵ nguy hiểm của Chullachaqui, ông chỉ vào hàng lông mày đã được cạo sạch của mình: “Phải làm thế để Chullachaqui không ‘thấy’ được mình. Ông ta chỉ thấy và bắt những người còn lông mày”. Nghe Dunu nói tôi cũng hơi lạnh người vì cặp lông mày của tôi còn nguyên. Tôi không tin quӹ ma, nhưng ở chốn rừng thiêng nước độc này, chẳng ai dám “nói cứng” chuyện gì. Để biết được nơi nào nên đi săn, con thú nào sẽ săn được, người Matsés sӱ dụng nu-nu. Đó là thuốc lá và tro đốt từ vỏ cây macambo (một họ cây cacao) tán nhỏ thành bột. Nu-nu là một loại ma túy gây ảo giác. Để một ít bột nu-nu vào một đầu ống tre. Một người sẽ kê miệng vào đầu kia và thổi mạnh. Bột nu-nu sẽ theo ống tre “bay” thẳng vào mũi người “chơi”. Tôi cũng đã thӱ và cảm thấy lâng lâng, nhưng vừa đứng dậy thì đầu óc quay cuồng và té xuống đất. Nhà báo Mӻ Peter Gorman tả về cảm giác của ông khi sӱ dụng nu-nu: “Trong cảm giác nӱa tỉnh nӱa mơ ấy, trước mặt tôi hiện ra những con khỉ, heo vòi, lợn lòi,… rồi sấm sét nổ lên, vài con thú ngã xuống”. Sau đó, những người Matsés yêu cầu Gorman kể cặn kẽ về những điều ông thấy trong “cơn mê” ấy để xác định địa điểm đi săn. Ngày hôm sau đi săn, Gorman và những người Matsés đã săn được những con thú mà Gorman thấy trong giấc mơ và lạ hơn nữa là địa điểm đi săn gần như giống hệt những gì Gorman thấy trong giấc mơ. https://thuviensach.vn Sát thӫ sông Amazon Đ ó là loài cá hung bạo nhất thế giͳi. Chúng sẽ táp đứt rời ngón tay cͿa nh·ng kẻ nghịch nưͳc bất cẩn, chúng sẽ khiến nh·ng tay bơi lội ở mỗi khúc sông tại Paraguay trở thành tàn tật; chúng sẽ cắn xé và nuốt sống nh·ng vật thể sống nào bị thương vô phúc rͳt xuống sông. Máu đã làm chúng trở nên điên cuồng...” Đoạn mô tả cá cọp piranha do Tổng thống Mӻ Theodore Roosevelt viết trong quyển “Xuyên qua Brazil hoang dã” (năm 1914) đã làm tôi cӵc kỳ tò mò và quyết phải tìm hiểu bằng được loài cá huyền thoại trong chuyến khám phá Amazon này. Thấy tôi có vẻ hứng thú với cá cọp, Denis bĩu môi: - Tưởng gì ghê gớm chứ, piranha ở đây có đầy. Nếu muốn chút nữa tôi dẫn anh đi câu. Cùng thổ dân Amazon đi câu cá cọp piranha, kẻ đứng đầu danh sách 13 sát thủ nước ngọt đáng sợ nhất (do tạp chí khoa học National Geographic bình chọn), thì còn gì bằng. Dĩ nhiên, tôi đồng ý ngay tắp lӵ… Đồ nghề đi câu cá cọp khá đơn giản: vài cọng dây rừng làm dây câu, lưỡi câu. Chúng tôi xuôi theo con sông Galvez, Denis ngồi trước mũi ghe, tay lăm lăm cây chỉa ba, bất chợt anh đâm thẳng xuống nước. Một con cá to gần bằng bàn tay bị đâm xuyên qua đang giãy đành đạch. “Mồi câu piranha đấy”, Denis nói rồi dùng dao cắt con cá sống làm nhiều phần. - Mồi phải tươi và có máu như vầy mới dụ được piranha. Loài này nhạy lắm, chỉ cần có chút máu, từ cách đó hơn 3 km bọn chúng vẫn có thể đánh hơi được. Hector giải thích thêm. https://thuviensach.vn Denis bỏ miếng mồi còn dính máu tươi vào lưỡi câu, vừa thả xuống nước, anh vừa dùng mái chèo khuấy cho nước động lên “để bọn chúng tưởng có con mồi bị thương vừa rớt xuống nước”. Nghe vậy tôi cũng thò tay xuống khuấy nước phụ. Bất chợt nghe nhói ở đầu ngón tay nên tôi giật mình rút tay lên. Tôi bị cá cắn. Vết cắn không sâu nhưng đủ để máu ứa ra. - Lúc nãy quên dặn anh đừng thò tay xuống nước khi câu. Nhưng anh may đấy, có người còn bị cắn lòi thịt. Denis vừa nói thì cần câu cũng rung nhẹ. Nhanh như cắt, anh giật lên. Một con cá bụng đỏ, vây đỏ, to hơn bàn tay đã dính câu, giãy đành đạch. - Piranha có hơn 20 loài, loài bụng đỏ này là đáng sợ nhất vì nó tấn công cӵc nhanh và mạnh. Bọn này có hàm răng cӵc sắc và khỏe, một cú đớp của nó có sức mạnh gấp 30 lần trọng lượng cơ thể. Như để chứng minh lời mình nói Hector banh hàm con cá ra cho tôi xem những cái nanh lởm chởm và nhọn hoắt đan xen vào nhau như răng lược của con cá. Nó làm tôi nhớ lại lời kể của Tổng thống Theodore Roosevelt trong chuyến đi thám hiểm vùng Amazon năm 1913. “Con bò đột nhiên bị lôi xuống sông. Mặt nước như sôi lên bởi hàng trăm con piranha khát máu đang điên cuồng cắn xé nạn nhân xấu số. Chỉ vài phút sau, mặt nước yên tĩnh trở lại. Một bộ xương trắng hếu nổi lên…”. Nghĩ tới đó tӵ nhiên tôi rùng mình. Nghe tôi kể vậy, Denis cười lớn: - Trừ khi bị thương, chảy máu chứ piranha rất hiếm khi tấn công người. Chúng tôi ở đây vẫn câu bọn nó suốt đấy thôi. Piranha nướng ăn ngon lắm. a Buổi đi câu kết thúc với chiến lợi phẩm là gần hai chục con cá cọp cùng những loài khác. Trong khi đợi Denis nướng cá, tôi nằm đung đưa trên võng chambira nghe tiếng chim gù xa xa, nhìn khói bếp bay lên, bỗng nhớ đến chái bếp ngày nào ngoại vẫn hay ngồi chụm lӱa nấu cơm. Tӵ nhiên thèm được nghe một câu vọng cổ đến lạ... https://thuviensach.vn Về thôi! Dù sao tôi cũng ở trong rừng với người Matsés nӱa tháng rồi còn gì. Theo National Geographic, có hơn 20 loài cá piranha, kích thước từ 14 – 26 cm. Đây là giống ăn tạp, khi không tìm được mồi, nó có thể ăn thịt đồng loại của mình. Piranha nguy hiểm hơn cả cá mập vì cá mập luôn săn động vật nhỏ hơn mình còn piranha thì bất chấp con mồi lớn hay nhỏ. Theo một thống kê không chính thức, hàng năm tại Brazil có khoảng 1.200 con bò bị cá cọp ăn thịt. Ray Owczarzak, người phụ trách Viện Hải Dương học quốc gia ở Baltimore (Mӻ), cho biết chỉ cần 300 - 500 con piranha đã có thể rỉa một người nặng 80 kg còn lại bộ xương trong vòng… 5 phút. Khi tôi ngồi viết nh·ng dòng cuối cùng này thì nhận đưͻc thư cͿa Bertien, người phiên dịch cho tôi suốt thời gian sống vͳi người Matsés. Thư ngắn thôi, nhưng đͿ khiến tôi thẫn thờ. “Dunu bị viêm gan siêu vi B. Tội nghiệp, ngay cả khi bệnh tái phát nặng, ông già vẫn cương quyết không chịu rời cái chòi nhỏ bé nằm gi·a rừng cͿa mình. Chỉ đến khi nằm liệt, mọi người mͳi có thể ‘cư͹ng bức’ đưa ông đến Angamos xin đi nhờ máy bay quân sΉ lên Iquitos ch·a trị. Nằm viện đưͻc vài ngày Dunu chết…” Con báo lạc bầy cͿa bộ tộc Matsés đã chết khi rời khỏi rừng. Nghe nói trưͳc khi chết, Dunu cứ nằng nặc đòi về lại rừng, về lại cái chòi lá tồi tàn cͿa ông, nơi có hai bà vͻ và hai đứa con đang ngóng chờ… Còn nhͳ khi chia tay, Dunu đã đặt tên cho tôi là “Dunu cania” (nghĩa là “chiến binh nhóc”). Ông nói: “Mày đã th΅ sapo, nu-nu, đã đi rừng, bắt cá vͳi tao. Ở lại đi, tao sẽ đào tạo mày thành một thằng dunu thật sΉ”. Thế mà Dunu đành lỗi hẹn vͳi tôi… Tôi lͽc lại đống đồ k΍ niệm, lôi ra chiếc võng chambira mà Dunu tặng trưͳc khi chia tay. Chiếc võng ưͳp mùi mồ hôi, mùi nắng, mùi rừng. Tôi nằm lên võng đong đưa và nhắm mắt lại. Trong dòng hồi https://thuviensach.vn tưởng miên man về nh·ng k΍ niệm đã qua, tôi hồ như trở lại cánh rừng già Amazon bạt ngàn đó, ông già Dunu đen nhẻm, trần truồng đang đứng trưͳc cái chòi lá, nhìn tôi cười hiền lành và nói: “Bư rambô, Dunu cania - Chào chiến binh nhóc”… a https://thuviensach.vn XӬ SӢ CӪA NHӲNG CHIẾC ĐẦU LÂU PHA LÊ https://thuviensach.vn Ӣ mӝt nơi rất xa Thưӧng Đế N ơi nào có huyền thoại về nh·ng chiếc đầu lâu pha lê mà khi tập hͻp đͿ 13 cái sẽ có quyền năng vô hạn: đó là Mexico. Nơi nào xuất phát bí ẩn về “ngày tận thế” cͿa nhân loại 21/12/2012: cũng từ Mexico. Nơi có ngọn núi l΅a nhỏ nhất thế giͳi: vẫn là Mexico. “Quê hương” cͿa chocolate, bắp: cũng là Mexico. Chừng đó cũng đͿ hấp lΉc để tôi lại vác ba lô lên đường… Huyền thoại đầu tiên: may mắn cho năm mӟi Ấn tượng đầu tiên của tôi là người Mexico rất nhiệt tình. Hỏi gì cũng trả lời. Thậm chí, không biết gì cũng chỉ bảo rất tận tình (dĩ nhiên là… chỉ bậy!). Điển hình là theo lời chỉ dẫn của người dân địa phương, sau mấy tiếng đồng hồ lội bộ rảo cẳng, tôi cũng tìm đến được khu nhà trọ mình cần và nhận ra nơi đó chỉ cách điểm xuất phát… hai ngã tư. Tôi trọ ở khu Hidalgo, mà mãi về sau mới biết đây là một trong những khu phức tạp nhất thủ đô Mexico. Bà chủ nhà lụ khụ bước ra đón, cười hớn hở: - Bà đang dọn cơm thì làm rớt cái nĩa xuống đất, biết ngay là có đàn ông tới. - Sao không phải là phụ nữ ạ? - À, làm rớt cái muỗng thì mới là phụ nữ đến nhà, - rồi bà tiếp. - Cháu may mắn đấy, chỉ còn một chỗ cuối cùng. Căn phòng nhỏ, dơ hầy, toilet sӱ dụng chung, góc phòng có vài chậu xương rồng, một loại “bùa” phổ biến của dân châu Mӻ để giải trừ những điều bất lành. Nhưng vậy cũng là quá may mắn, vì một phòng trung bình ở nơi khác có giá 500 peso (khoảng 700 ngàn đồng) thì với số tiền đó, tại đây tôi ở được… một tuần. https://thuviensach.vn Đến Mexico vào dịp cuối tuần, đồ “xôn” bày bán la liệt. Tôi làm quen và rủ được hai bạn trẻ người địa phương đi chơi cùng. Dừng trước một cӱa tiệm bên đường, người bạn Mexico hỏi tôi: “Anh có em gái không?”. Tôi gật đầu. Thế là anh ấy chỉ vào một bộ đồ lót đỏ rӵc treo trong tiệm và nói: - Mua về tặng cho em gái đi, rồi bảo cô ấy mặc nó vào đêm giao thừa, cô ấy sẽ có tình yêu. Thấy tôi ngạc nhiên, anh thổ địa liền giải thích: - Người Mexico xem màu đỏ là màu của tình yêu, nên vào ngày cuối cùng trong năm, các cô gái độc thân thường mua đồ lót đỏ mặc vào để cầu tình yêu trong năm mới. Vì thế, vào dịp cuối năm, đồ lót màu đỏ là thứ đắt hàng nhất. Tôi cũng muốn làm quen với một cô gái Mexico độc thân nhưng đành bó tay vì không có cách nào để phát hiện “điểm nhận diện” độc đáo ấy. Huyền thoại thӭ hai: bí ẩn Đảo Búp Bê Chỉ là một hòn đảo nhỏ nhưng Đảo Búp Bê được xem là điểm tham quan “rùng rợn” nhất Mexico. Chuyện kể rằng, năm 1920, một em bé bị chết đuối tại hòn đảo nhỏ phía Nam Mexico. Tương truyền, linh hồn cô bé không được siêu thoát, dân địa phương thỉnh thoảng lại nghe những âm thanh kỳ lạ phát ra từ hòn đảo bị ma ám này. Cuối thập niên 1950, một người đàn ông tên Don Julian đến định cư tại đây. Don Julian tin rằng tất cả búp bê đều có linh hồn nên ông thu nhặt, dùng cả nông sản để đổi lấy những con búp bê, bất kể mới cũ, xấu đẹp, treo khắp đảo để làm bạn với bé gái xấu số kia. Thậm chí, ông còn làm một cái am nhỏ để thờ cô bé và những con búp bê. Năm 2001, Don Julian bị té và chết ngay tại nơi cô bé chết đuối năm nào. Người dân tin rằng cô bé đã gọi ông về với cô. Đảo Búp Bê vốn đã rùng rợn lại càng ma quái hơn… Từ trung tâm Mexico, đi về phía Nam khoảng 25 km, xuôi theo dòng kênh đào Xochimilco https://thuviensach.vn chừng hai tiếng đồng hồ, tôi cùng một số khách nước ngoài tò mò đặt chân lên hòn đảo ma quái này. Trước khi đến, theo lời dân địa phương, chúng tôi cũng mua đèn cầy, búp bê, kẹo bánh để “làm quà” cho em bé chết đuối, Don Julian và các búp bê. Ngay ở cổng vào, du khách đã được chào đón bằng những con búp bê xấu xí như những xác chết bị treo cổ. Thêm vài bước nữa, chúng tôi giật mình khi thấy hầu như mọi cây cối trên đảo đều lủng lẳng những hình nhân búp bê cụt tay, chân, mạng nhện giăng đầy mắt, cháy nám nӱa thân người… Tưởng chừng như bất cứ nơi đâu trên đảo, bạn cũng đều bị theo dõi bởi cặp mắt ma quái của những con búp bê. “Bảo tàng búp bê” trên đảo chỉ là một cái chòi vách gỗ lụp xụp, trong đó có hình Don Julian, bên dưới là một con búp bê được choàng lên vô số “phẩm vật”: tiền xu, mắt kiếng, vòng bạc mà du khách mang đến “cúng”. Mấy người du khách sợ sệt nhìn quanh, thỉnh thoảng lại có người la lên một tiếng. a Dù vậy, Đảo Búp Bê không “ghê rợn” như tôi nghĩ. Thấy tôi cười cười, có vẻ không tin, Anastasio Velazquez, dân địa phương, nói: - Vào ban đêm, cứ cúng một búp bê tại nơi bé gái chết đuối, nó sẽ “liên lạc” với hàng ngàn búp bê trên đảo, và lúc đó, hồn ma sẽ hiện ra… Thấy chẳng du khách nào hào hứng ở lại cùng, nên tôi cũng không dám ở lại đêm trên hòn đảo này để “xem ma”. Nhưng cuối năm 2009, một đoàn khảo sát của Mӻ đã mang đầy đủ thiết bị tối tân như máy đo thân nhiệt, máy đo điện từ trường đến đảo để…“bắt ma”. Đêm ấy… khi đang phục kích, một thành viên trong đoàn khảo sát vô tình chạm vào một con búp bê, con búp bê đang nhắm mắt bỗng https://thuviensach.vn bừng mở mắt. Một người khác hô lên: “Hỡi các hồn ma, nếu các bạn thật sӵ tồn tại, hãy ra dấu hiệu cho chúng tôi biết”. Vừa dứt lời, mọi người đột nhiên nghe thấy những tiếng động lạ như có ai chạy trên mái nhà và một cái bóng xẹt ngang qua cӱa. Các thành viên đoàn khảo sát hoảng hồn bỏ chạy. Nhóm khác lại thấy có những đốm sáng lạ di chuyển liên tục, máy đo thân nhiệt chuyển động, máy đo điện từ trường phát hiện có nguồn điện từ trường cao đột ngột, trong khi không có bất kỳ người hoặc con thú nào ở khu vӵc đó. Khi đoàn khảo sát chạy đến nơi, tất cả các dấu hiệu đột nhiên biến mất. Sau khi phân tích những dữ liệu thu thập được, các chuyên gia khoa học Mӻ khẳng định Đảo Búp Bê thật sӵ có những điều bí ẩn không thể giải thích được. Đảo Búp Bê thật sӵ có ma hay không thì chưa ai dám chắc, nhưng chắc chắn một điều rằng những khảo sát trên làm đảo càng hấp dẫn du khách hơn. Người Mexico có câu: “Chúa thì xa, mà USA thì gần” vừa nói lên vị trí địa lý của Mexico (nằm giáp biên giới phía Nam của Mӻ) nhưng cũng vừa nói lên sӵ “lệ thuộc” của Mexico vào Mӻ (chiếm hơn 80% thị trường xuất khẩu của Mexico). Mexico có diện tích 1.964.375 km2 (gấp sáu lần Việt Nam), dân số 114 triệu người. Thu nhập bình quân đầu người (năm 2011) khoảng 14.800 USD/người (gấp bốn lần Việt Nam). Tuy nhiên, Mexico có sӵ phân hóa giàu nghèo rất cao (1/3 dân số nắm giữ hơn một nӱa thu nhập toàn quốc). https://thuviensach.vn Chiến binh Zapatista H ọ đã làm một cuộc cách mạng gây rúng động Mexico vͳi sΉ Ϳng hộ cͿa hàng trăm ngàn người khắp nơi trên thế giͳi. Sau đó lập khu tΉ trị, sống cách ly vͳi chính quyền. Luôn đội mũ trùm, bịt khăn kín mặt nên không ai biết họ thật sΉ là ai, ngoài một điều… Đó là nh·ng chiến binh Zapatista. Ngày 1/1/1994, Mexico “rúng động” vì hơn 3.000 chiến binh Zapatista đội mũ trùm che kín mặt đồng loạt nổi dậy tại các thành phố lớn của bang Chiapas (một trong những bang nghèo nhất Mexico). Họ giải thoát tù nhân, phóng hỏa đốt đồn cảnh sát, trại lính, … Mãi 11 ngày sau, xung đột vũ trang mới tạm ngừng. Hơn 100 ngàn người đã biểu tình ủng hộ cuộc khởi nghĩa Zapatista. Báo The New York Times gọi đây là “Cuộc cách mạng đầu tiên thời hậu hiện đại của người Mӻ La tinh”. Năm 2000, Tổng thống Vicent Fox hứa đàm phán hòa bình với Zapatista nhưng không thành. Zapatista tuyên bố tӵ trị. Hàng chục ngàn người thiểu số đã lập ra năm khu tӵ trị chính, tӵ động cô lập, sống cách ly với chính quyền. a Trước chuyến đi, tôi có dịp được xem thước phim tài liệu về “những người nông dân nổi dậy” Zapatista này. Họ thӵc sӵ là ai? Có “ghê rợn” như những tay Hồi giáo cӵc đoan thường xuyên bắt người chặt đầu? Câu hỏi đó cứ lẩn quẩn trong đầu tôi cho đến khi có dịp đặt chân đến Mexico. Lần theo dấu của các chiến binh Zapatista, tôi bắt chuyến xe đò đi gần 900 km từ thủ đô Mexico đến San Cristobal, bang Chiapas - nơi nổ ra phát súng đầu tiên của cuộc khởi nghĩa. Chính tại đây, Zapatista đã giải phóng tù binh, tuyên bố lý do phát động cuộc nổi https://thuviensach.vn dậy. Tại quảng trường trung tâm vẫn còn những dấu tích của cuộc nổi dậy năm nào. Tôi đến một số công ty du lịch uy tín tìm người hướng dẫn đến Oventic - trung tâm đầu não của Zapatista - nhưng đều gặp phải những cái lắc đầu: “Ở đấy có gì mà xem? Mà chưa chắc đến đấy là được phép vào đâu nhé”. Đành liều tӵ đi vậy. Trong mấy ngày mò mẫm tìm đường đi nước bước, tôi tình cờ làm quen với Lizeth - cô sinh viên khoa tiếng Anh người Mexico. Nghe tôi “vẽ vời” về sӵ hấp dẫn của chuyến đi, Lizeth cũng nổi máu tò mò. Tuy nhiên, cô vẫn… sợ. Vậy cũng hay. Lizeth là phụ nữ, sợ nguy hiểm nên cần một người bạn đồng hành. Còn tôi, với vốn tiếng Tây Ban Nha chỉ đủ để giao tiếp, thì có một người đồng ý làm “phiên dịch viên miễn phí” (tiếng Tây Ban Nha sang tiếng Anh) cũng là một may mắn. Với 40 peso (khoảng 60 ngàn đồng Việt Nam), tôi và Lizeth ra bến xe cóc, leo lên chiếc xe dù 12 chỗ đời cũ nhưng chất gần 20 người cùng những bao tải khoai tây, gà… hệt như đi xe đò ở Việt Nam hồi thập niên 70, 80 của thế kӹ 20. Trên đường đi, tuy ngoài mặt tỉnh bơ nhưng thật sӵ lòng tôi vẫn phập phồng hồi hộp. Hình ảnh những phóng viên bị phiến quân Hồi giáo bắt giữ lại hiện lên trong đầu. Lời dặn dò của một người dân địa phương lại vang lên: “Cẩn thận nhé. Ở đấy vẫn còn phức tạp lắm”. Tôi không biết tình hình đang “phức tạp” thế nào, nhưng nơi đèo núi heo hút này, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Bị lắc lư như say rượu hơn tiếng đồng hồ trên đoạn đường đèo núi toàn những khúc cua cùi chỏ thì tôi thấy một tấm bảng bên đường: “Lãnh thổ của Zapatista. Đây là nơi mọi người có thể yêu cầu và chính quyền sẽ tuân lời” báo cho biết chúng tôi đang tiến vào vùng tӵ trị của các chiến binh Zapatista. Ở đây, Zapatista có toàn quyền. Lizeth bất giác nắm chặt lấy tay tôi, mặt đầy căng thẳng. Tôi trấn an: “Esta bien! - Ổn cả thôi!” nhưng tim cũng bắt đầu đập thình thịch. Được xem là “trung tâm đầu não” của Zapatista, làng Oventic nhận được sӵ “quan tâm” chặt chẽ của chính quyền nước này cũng như của thế giới. Nhưng, chẳng hề giống như tôi từng tưởng tượng, nơi https://thuviensach.vn đây không kín cổng cao tường, không cờ xí, khẩu hiệu rợp trời, không lính tráng súng ống đầy mình, gương mặt đằng đằng sát khí,... Oventic giống như bất cứ khu làng bình yên nào đó ở Mexico. Không tường, không trạm gác. Nếu như không có tấm bảng “Tất cả cho mọi người, không dành riêng cho chúng tôi”, phía dưới tấm bảng lại có dòng chữ “Trái tim trung tâm của Zapatista” thì hẳn tôi sẽ không tin mình đã đến nơi. Cánh cổng dẫn vào Oventic bằng song sắt chỉ cao vừa bằng đầu người, sơn màu đỏ đen - hai màu chính trong lá cờ của Zapatista. Nép bên góc là một nữ “ninja” bịt kín mặt đang đứng gác. - Tôi là phóng viên đến từ Việt Nam, muốn vào tìm hiểu về Zapatista của các bạn. - Tôi nói. Cô “ninja” lướt cặp mắt dò xét nhìn chúng tôi từ đầu đến chân, kiểm tra passport rồi dẫn chúng tôi vào một căn phòng nhỏ. Hai “ninja” nam khác đang chờ sẵn, họ thuộc Ủy ban cảnh vệ. a Đến trước chúng tôi là một nhóm gồm một cô giáo người Mӻ và vài người Mexico dẫn đường, họ cũng muốn đến tìm hiểu nhưng không được Zapatista cấp phép đi tham quan mặc dù đã cố gắng nài nỉ. Người đàn ông bịt mặt lịch sӵ nhưng lạnh lùng giải thích: “Sau khi xem xét giấy tờ và lý do của các bạn đến đây, chúng tôi cảm thấy không đủ tin tưởng để cấp phép”. Các công ty du lịch tại San Cristobal nói đúng. Thật không dễ gì xin phép được vào tham quan, tìm hiểu về Zapatista. (Có lẽ vì vậy mà họ không mở tour du lịch đến đây). Tôi đứng đó, dạ bồn chồn không yên. Lúc này sӵ sợ hãi trong tôi hoàn toàn biến mất mà thay vào đó là nỗi lo không được cấp phép. Tôi đã tốn quá nhiều thời gian, công sức để đến được đây, chẳng lẽ lại thành công cốc. Rồi cũng đến lượt chúng tôi. Họ yêu cầu chúng tôi lần lượt liệt kê tên, tuổi, nghề nghiệp, mục đích ra giấy. Mười phút nặng nề trôi qua. Sau khi săm soi giấy tờ, hỏi han đủ điều, người cảnh vệ gật đầu: “Các bạn được tham quan, nhưng cấm quay phim, chụp ảnh khi https://thuviensach.vn chưa có sӵ đồng ý. Đừng cố gắng làm trái quy định, hậu quả sẽ nặng nề lắm đấy”. Không sao. Tôi gật đầu lia lịa. “Chỉ cần được vào trước, chuyện chụp hình thì… làm lén vậy”, tôi nhủ thầm. Như đã quá quen với “ý đồ chụp ảnh lén”, dù đã đe dọa như vậy, nhưng họ vẫn “tặng kèm miễn phí” một “ninja” đi theo để kiểm soát chúng tôi… Quân đội giải phóng dân tộc Zapatista (EZLN) thành phần chính là những dân tộc thiểu số nghèo bang Chiapas. Cái tên Zapatista xuất phát từ tên người anh hùng Zapata đã đốt các trang trại, đồn điền để đòi lại đất đai cho nông dân Mexico trong cuộc nổi dậy năm 1910. Cuộc khởi nghĩa nổ ra đúng ngày hiệp định tӵ do thương mại NAFTA giữa Mexico, Mӻ và Canada có hiệu lӵc để bày tỏ sӵ phản đối của những dân tộc thiểu số bang Chiapas. Họ cho rằng nông sản không được sӵ bảo hộ của chính quyền sẽ không cạnh tranh nổi với Mӻ và Canada. Bên cạnh đó, sӵ phân biệt đối xӱ, đất đai bị thu hẹp, không được bồi thường thỏa đáng cũng là nguyên nhân. https://thuviensach.vn Lãnh đӏa cӫa nhӳng ngưӡi bӏt mặt C ó lẽ đây là một trong nh·ng khu làng kỳ lạ nhất thế giͳi. Trừ con nít, còn lại hầu hết đều bịt kín mặt. Phͽ n· chiếm 50% trong thành phần lãnh đạo Zapatista và một nhiệm kỳ cͿa các “quan chức” chỉ là… hai tuần. Làng Oventic có một trục đường chính đắp xi măng rộng chừng sáu mét. Dọc theo trục đường chính là nhà dân và các “cơ quan công quyền” như: Ủy ban cảnh vệ, Nhà của chính quyền tốt, Hội phụ nữ danh dӵ, trạm y tế, trường học… Gọi thế cho sang, chứ tất cả đều là nhà cấp bốn, mái tôn, vách gỗ ọp ẹp. Những dãy nhà vệ sinh tồi tàn, chỉ là những tấm vách ngăn, có cái còn không có nóc. Trên các bức tường, cánh cӱa là những khẩu hiệu và hình vẽ: “Không có vũ khí nào hiệu quả hơn sӵ thật trong suy nghĩ”, nhiều nhất có lẽ là hình Che Guevara. Có đi vùng Trung Nam Mӻ này mới thấy sức ảnh hưởng của Che lớn mức nào. Hầu hết những vùng quê nghèo tôi từng qua đều có hình và khẩu hiệu của Che: “Nói những gì bạn nghĩ, và làm những gì bạn nói”. Che đã trở thành biểu tượng đấu tranh cho tӵ do và công bằng. Tôi thắc mắc: - Tại sao các anh lại dùng mũ trùm đầu hoặc khăn bịt mặt? “Ninja” hộ tống trả lời: - Mũ trùm đầu và khăn bịt mặt là biểu tượng của đấu tranh. Chúng tôi phải dùng chúng bởi chính phủ có thể bắt và giết chúng tôi nếu https://thuviensach.vn biết được mặt. Nhà tại đây đều đưͻc sơn phết, vẽ khẩu hiệu rất vui mắt.Nhà tại đây đều đưͻc sơn phết, vẽ khẩu hiệu rất vui mắt. a - Những người dùng mũ trùm đầu và khăn bịt mặt có gì khác nhau không? - Dĩ nhiên khác nhiều chứ. Dùng mũ trùm đầu sẽ nóng hơn nhiều. - “Ninja” trả lời, mắt ánh lên nụ cười. Ngoài lý do đề phòng bị nhận diện, mặt nạ còn là biểu tượng của Zapatista - những người nông dân nổi dậy. - Với cái mặt nạ, tôi là một chiến binh Zapatista đấu tranh cho tӵ do và công bằng. Không có mặt nạ, tôi chỉ là một người dân tộc thiểu số bình thường. - Anh cho biết. Chúng tôi đi bộ xuống trường học cách đó chừng vài trăm mét. Đó là dãy nhà một lầu dài, cũ kӻ. Trên bức tường có dòng chữ: “Dân chủ, công bằng trong giáo dục”. Trẻ em từ những khu làng khác có thể đến trường này học và ở nội trú. Ngoài kiến thức chung, ở đây còn dạy những bài học rất thӵc tế liên quan đến cuộc sống hàng ngày như cách quản lý chi tiêu trong gia đình, cách tính sản lượng bắp thu hoạch trong vụ mùa,… - Tôi có thể phỏng vấn thủ lĩnh của các anh được chứ? - Tôi hỏi. Người dẫn đường đến trước một cái lán gỗ với hàng chữ “Nhà của chính quyền tốt” (casa de la junta del buen gobierno) và yêu cầu chúng tôi đứng chờ. - “Chính quyền tốt”? - Đúng, vì chúng tôi là chính quyền tốt, chứ không như chính quyền hiện nay của Mexico. - Anh trả lời. https://thuviensach.vn Lát sau, anh ra dấu gọi chúng tôi vào trong rồi đóng sầm cӱa lại. Một thoáng lo ngại vụt qua… Đó là một căn phòng nhỏ, nóng hầm hập. Giữa phòng, một người đàn ông trùm kín mặt mũi với khăn trùm đầu đen và một khăn quàng đỏ ở cổ tượng trưng cho Zapatista ngồi chờ sẵn. - Tôi từng là chiến binh trong cuộc nổi dậy năm 1994. Cứ gọi tôi là Guerrero (chiến binh). – Người đàn ông tӵ giới thiệu sau khi đã kiểm tra kӻ càng giấy tờ và thông tin cá nhân của chúng tôi. Căn phòng dán đầy poster của Che Guevara, Hugo Chavez (Tổng thống Venezuela), khẩu hiệu cổ động cho các cuộc cách mạng. Tuy nhiên, ngay bên cạnh lá cờ đen sao đỏ với khẩu hiệu “Công bằng, tӵ do, dân chủ” của các chiến binh Zaptista vẫn là lá cờ Mexico. Tôi thầm nghĩ, thế nghĩa là Zapatista tuy lập khu tӵ trị, cách ly với chính quyền, nhưng họ vẫn là những người yêu nước. Nghe giới thiệu tôi là người Việt Nam, người đàn ông cười lớn: “Vietnamita bum bum Estados Unidos” (Việt Nam “bùm bùm” Mӻ). Lòng tôi dấy lên chút tӵ hào. Thì ra tên tuổi Việt Nam cũng vang dội đến đây. Cuộc nói chuyện nhờ vậy mà cởi mở hơn. Dù vậy, đôi mắt của anh ta vẫn ánh lên chút cảnh giác, dò xét. “Anh có 15 phút để phỏng vấn”, người chiến binh thông báo đầy dứt khoát. Tôi vào đề ngay. Các anh muốn điều gì khi nổi dậy? Chúng tôi không muốn giành lấy chính quyền, chỉ muốn rằng chính phủ Mexico phải quan tâm dân tộc thiểu số hơn. Điều chúng tôi cần là: công bằng, dân chủ, tӵ do. Chính quyền Zapatista hoạt động thế nào? Zapatista không có một lãnh tụ cụ thể. Thay vào đó, mọi người đều có thể tham gia vào những quyết định quan trọng về cách quản lý, hướng phát triển,… Để tăng sӵ dân chủ, một nhiệm kỳ của các https://thuviensach.vn “quan chức” Zapatista chỉ là hai tuần và phụ nữ chiếm 50% trong thành phần lãnh đạo. Có tồn tại mối quan hệ nào gi·a chính phͿ và Zapatista? Không. Mặc dù chính phủ đã cố gắng đề nghị hỗ trợ vật liệu để làm mái nhà, hoặc một bao xi măng cho từng gia đình, nhưng chúng tôi không nhận bất kỳ thứ gì của chính phủ. Các anh có nh·ng dịch vͽ công cộng nào khi không nhận sΉ hỗ trͻ cͿa chính phͿ? Chúng tôi có trạm y tế và phòng khám bệnh ở mỗi khu tӵ trị, hơn 60 trường học dạy tiếng Tzotzil (tiếng thổ ngữ của dân tộc thiểu số ở vùng Chiapas và Oxaca nơi tập trung các chiến binh Zapatista) và tiếng Tây Ban Nha. Ngoài ra còn có các hợp tác xã để trao đổi một cách công bằng hơn với nước ngoài. Người dân trong khu tΉ trị sống bằng cách nào? Zapatistas sống nhờ vào nông sản tӵ trồng trọt và sӵ hỗ trợ tiền bạc, y tế từ các tổ chức trên thế giới. a Người chiến binh nhìn vào đồng hồ, nhưng tôi làm như không để ý và dồn dập hỏi tiếp. Sống trong nh·ng khu tΉ trị thế này người dân sẽ đưͻc lͻi gì? Tất cả cho mọi người. Đó là tôn chỉ của chúng tôi. Mọi người có nhiều tӵ do hơn, được cùng bàn bạc để quyết định điều gì tốt nhất cho cộng đồng. Ngoài ra, họ được sӵ ủng hộ của nhiều tổ chức trên thế giới cho phong trào đấu tranh đòi hỏi sӵ công bằng. Còn bất lͻi? https://thuviensach.vn Khi một người đấu tranh cho công bằng và lý tưởng thì không có bất lợi vì họ có chính nghĩa. Điều gì sẽ xảy ra nếu quân đội cố gắng xâm nhập vào ngôi làng của nh·ng chiến binh Zapatista? Dân chúng sẽ không để họ yên. Có bao nhiêu chiến binh Zapatista? Tập trung nhiều nhất ở đâu? Không đếm xuể. Trên toàn đất nước Mexico. Chiến binh cắt ngang câu chuyện và đứng dậy lịch sӵ nói với tôi: - Anh là một trong những người hỏi nhiều nhất rồi đấy. Tôi vẫn còn nhiều thắc mắc về Zapatista, nhưng đành chịu. Tiễn tôi ra tận cổng, người chiến binh bắt tay chúng tôi thật chặt: “Khi nào đăng báo thì nhớ gởi chúng tôi xem nhé”. Tôi cười và không nói ra: “Tất nhiên, có thể sẽ có cả những bức ảnh chụp lén nữa”. https://thuviensach.vn Chichen Itza, Dưӟi bóng kỳ quan L ão pháp sư đứng trên đài cao, ng΅a mặt cầu khẩn: “Đất đang khát. Dịch bệnh đang hoành hành. H͹i chư thần, hãy nhận lấy nh·ng phẩm vật hiến tế và giúp chúng tôi”. Nói rồi, lão pháp sư dùng dao đâm thẳng vào ngΉc tù binh, moi trái tim giơ thẳng lên trời… Hình ảnh buổi tế lễ đầy ám ảnh trong bộ phim Apocalypso (đạo diễn Mel Gibson) về nền văn minh Maya hiện lên trong đầu tôi khi đứng gi·a Chichen Itza – phế tích cͿa người Maya ở Mexico. Bóng đá có lẽ là niềm đam mê lớn nhất của dân Mexico. Một tờ báo nước này đã từng báo động: “Trong năm vừa qua, GDP giảm 10%, kiều hối mất 20 tӹ, ngành du lịch đang trên bờ phá sản. Và… tồi tệ hơn nữa, bóng đá nước ta đang đứng hàng thứ tư đã bị tụt xuống hạng 33 trên thế giới”. Trong khi bóng đá chỉ mới bắt đầu tại Anh vào giữa thế kӹ 19, thì trước đó hơn 3.000 năm, chơi bóng đã là môn thể thao quá phổ biến của người Mexico. Tuy nhiên, nếu ở những trận bóng bình thường, người thắng cuộc sẽ nhận được một số tiền thưởng, thì trong những trận bóng thời cổ đại ấy, kẻ thua cuộc phải trả bằng chính mạng sống của mình… a Sân bóng lớn nhất châu Mӻ thời bấy giờ (70 m x 168 m) nằm tại Chichen Itza. Tôi đứng im lặng, mường tượng những trận bóng sinh tӱ ngày xưa… Hai đội (từ hai đến bốn thành viên mỗi đội) phải tìm cách đưa một quả bóng cao su (nặng từ 3 kg - 4 kg) vào một vòng tròn đá treo trên bờ tường bằng cách sӱ dụng hông của mình (ở Chichen Itza, vòng tròn đá cao 6 m). https://thuviensach.vn a Hai đội tượng trưng cho sӵ đối đầu giữa thần trên trời và thần dưới lòng đất, quả bóng tượng trưng cho mặt trời. Theo tạp chí National Geographic, đội trưởng của đội thua cuộc sẽ bị giết. Và đầu của họ có thể sẽ được bọc lớp cao su khác để làm bóng cho trận đấu tiếp theo. Máu của họ được hiến tế cho thần linh để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Xung quanh chẳng có ai ngoài tôi và người hướng dẫn nhưng vẫn nghe văng vẳng bên tai tiếng người. Phải chăng là tiếng nói của những hồn ma bóng quế ngày xưa? Tôi chột dạ. Chàng hướng dẫn chỉ tay về nhóm du khách phía cuối sân bóng: “Họ nói đấy!”. Thật đáng kinh ngạc về trình độ xӱ lý âm thanh của người Maya trong các công trình kiến trúc. Chiều dài sân bóng là 168 mét, nhưng ở đầu này vẫn có thể nghe được những tiếng nói chuyện thì thầm từ đầu kia. Công trình nổi bật ở Chichen Itza chính là kim tӵ tháp bậc thang El Castillo cao 25 mét, được xây để quan sát thiên văn và tế lễ. Đây là đài thiên văn cổ nhất của người Maya. Dù không đồ sộ như các kim tӵ tháp Ai Cập, nhưng kim tӵ tháp của người Maya vẫn nổi tiếng không kém vì những bí ẩn của nó. Làm cách nào từ ngàn năm trước, chỉ bằng một đài thiên văn, người Maya có thể tính ra một năm có 365 ngày, chu kỳ sao Kim xoay quanh mặt trời là 584 ngày (con số chính xác của khoa học hiện đại là 583,92 ngày)?... Có lẽ vậy mà kim tӵ tháp Castillo là công trình được nhiều người ghé thăm nhất. Du khách đứng tập trung xung quanh, ngắm nhìn và đặt câu hỏi với hướng dẫn viên để mong tìm được câu trả lời. Những tràng pháo tay cứ rộ lên không ngớt. Họ vỗ tay tán thưởng chăng? Không. Du khách vỗ tay để thӱ nghiệm một điều thú vị khác từ công trình này. Đứng giữa khoảng trống vậy mà vỗ tay một cái, Castillo sẽ vọng lại một tiếng ríu rít như chim hót. Tôi cũng làm thӱ và quả đúng thế thật. Người hướng dẫn nói đó là tiếng chim Quetzal - một loài chim linh thiêng của người Maya. https://thuviensach.vn Đứng trước kim tӵ tháp Castillo, cũng như nhiều du khách, tôi thắc mắc chỉ cần một lối lên đỉnh đền là đủ, sao người Maya lại xây đến bốn? - Người Maya có lý do của họ. Bốn lối lên, mỗi lối 91 bậc thang, cùng với đỉnh tháp trên cùng sẽ là (91x4) +1= 365, tương đương với số ngày trong năm. Vào buổi chiều ngày xuân phân (19/3 - 21/3) và thu phân (22/9 - 24/9) hằng năm, hàng ngàn người đổ về đây để xem bóng của kim tӵ tháp đổ xuống lối lên tạo thành hình con rắn thần đang trườn từ đỉnh tháp xuống. Trước đây, du khách được leo lên tận đỉnh tháp để chiêm ngưỡng, nhưng từ năm 2006, chính quyền đã cấm hẳn sau khi một phụ nữ người Mӻ ngã chết tại đây. Đành vậy… a Đến Chichen Itza, lẫn trong dòng khách du lịch hớn hở nườm nượp đổ về còn có những chiếc bóng lặng lẽ, cam chịu. Đó là những anh chàng đội mũ quả ớt Sombrero truyền thống của người Mexico bán những chiếc mặt nạ rẻ tiền bằng đất nung. Đó là những cô gái mặc váy thêu huipils (rất phổ biến từ thời Maya) bán bưu ảnh. Đó là tấm lưng trần đẫm mồ hôi của những người thợ trùng tu di tích đang cúi gằm mặt làm việc miệt mài dưới cái nắng chói chang. Đó là những đứa bé rách rưới, đen nhẻm đang xòe tay xin tiền bố thí của du khách... Họ đều là con cháu của những người Maya xa xưa. Người Maya từng một thời lẫy lừng với nền văn minh đi trước phương Tây hàng trăm năm giờ đây lại nhẫn nhịn kiếm từng đồng lẻ từ những di sản của tổ tiên họ để lại. Juanito, một người bán dạo ở di tích này, cho biết: - Tôi cũng là người Maya, dòng họ, tổ tiên chúng tôi đều sống tại đây. Thế mà giờ đây chúng tôi vẫn phải sống bám vào du khách đấy. Juanito nói đúng. Phần lớn dân địa phương quanh đây, sống bằng nghề bán đồ lưu niệm, hoặc làm công, trùng tu di tích với mức https://thuviensach.vn lương rẻ mạt. Hơn một triệu du khách đến đây hàng năm, tiêu hàng chục triệu đô la. Nhưng bao nhiêu trong số đó thật sӵ đến được tay họ? Tôi mua vài cái mặt nạ và chiếc mũ quả ớt Sombrero. Juanito cầm một nắm hạt cacao bỏ vào tay tôi: “Tiền thối của anh đây”. Tôi còn đang ngơ ngác, anh tiếp: - Đối với người Maya chúng tôi, hạt cacao chính là tiền đấy. Anh yên tâm không phải tiền giả đâu. - Thế nào là tiền giả? - À, hạt cacao rỗng ruột chính là “tiền giả” của người Maya. Nói rồi Juanito cười lớn và đưa mấy đồng peso Mexico cho tôi: - Đùa thôi. Chỉ là cho anh biết thêm một điều thú vị nhỏ về người Maya ngày xưa đấy mà. Chichen Itza nằm phía Nam Mexico. Từ năm 600 - 1250, Chichen Itza là trung tâm kinh tế, chính trị, tôn giáo và quân sӵ của đế chế Maya. Trong thời kỳ này, ở đây có khoảng 50 ngàn cư dân sinh sống. Từ hơn 1.000 năm trước, người Maya đã phát minh ra con số “0”; hiểu được chu kỳ của sao Kim, trong khi đến tận thế kӹ 19, khoa học hiện đại mới phát hiện ra; biết chu kỳ mặt trời là 365 ngày… Người Maya hiện nay còn khoảng bảy triệu người, sống rải rác ở các miền Nam Mexico, El Salvado, Guatemala, Belize và Honduras. Chichen Itza được công nhận là di sản văn hóa thế giới và được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thế giới mới vào năm 2007. https://thuviensach.vn Có mӝt Mexico khác C huyến xe buýt đêm từ Palenque đến Merida giật mình tỉnh giấc lúc 1 giờ 30 phút sáng vì một tốp quân đưͻc vũ trang đầy mình chặn lại. Anh lính trẻ súng ống, áo giáp tận răng rất nhã nhặn xin phép đưͻc lͽc soát tất cả hành khách và hành lý vì lý do đảm bảo an ninh. Một lúc sau, chuyến xe lại tiếp tͽc lên đường, nhưng thiếu hai vị khách. Họ bị tạm gi· bởi một lý do đơn giản: Họ có súng… Không phải ngẫu nhiên khi thế giới công nhận rằng thủ đô Mexico là thành phố có tӹ lệ tội phạm cao nhất thế giới. Còn nhớ những ngày đầu đến thủ đô Mexico, tôi ở trọ tại khu Hidalgo, một trong những khu phức tạp nhất thủ đô. Cạnh phòng tôi là phòng của một anh bạn người Colombia tên Daniel. Do có thời gian ở cùng thành phố Houston, Mӻ, nên chúng tôi nhanh chóng kết thân. Một buổi tối, tôi đi chơi về, còn cách nhà trọ chỉ chừng trăm mét thì phát hiện đang bị một thanh niên bám theo. Hơi chột dạ, tôi bước nhanh hơn. Phía đối diện, một gã khác cũng ập tới. Tôi dợm chân định vọt sang bên kia đường nhưng không kịp. Hai gọng kềm đã gần như siết chặt. Một ánh dao sắc rút ra khỏi túi cùng với giọng nói rít qua kẽ răng: “Dame dinero! (Đưa tiền đây cho tao)”. Trong đầu tôi thoáng nhớ lại câu chuyện của bà chủ nhà trọ mấy hôm trước. Một vận động viên Taekwondo của Mexico từng giành được huy chương Olympic. Trên đường đi xe buýt về nhà, anh bị một tên cướp dí súng trấn lột. Không muốn phiền phức, anh ngoan ngoãn đưa hết tiền bạc, chỉ xin lại cái huy chương làm kӹ niệm. Tên cướp lắc đầu. Giận quá, anh đá tên cướp té nhào ra cӱa xe, định chạy thoát thân nhưng… không kịp. Tên đồng bọn đứng sau đã kịp thời nhả một viên đạn ngay ót của anh. https://thuviensach.vn Vốn đề phòng trước nên tiền tôi cất nhiều chỗ. Do đó, nếu đưa hết tiền trong túi cũng không sao. Chỉ tiếc dàn máy ảnh mấy ngàn đô cùng với đống hình tư liệu. Còn đang suy tính tìm kế hoãn binh thì bên kia đường bỗng vang lên một tiếng kêu lớn: “Ê, Tập!”. Daniel từ bên kia đường chạy xộc tới, tay rút nhanh khẩu súng cất trong bụng ra. Hai tên trấn lột thấy tôi có “viện binh”, lại cầm súng, nên vội vàng bỏ chạy. Daniel nhếch mép: - Mày may đấy, gặp bọn trấn lột “cóc ké”, chỉ xài dao. Đụng bọn thứ dữ là mệt rồi. a Như để trả lời thắc mắc của tôi về khẩu súng, Daniel thiệt thà nói: - Hồi trước ở Colombia , tao từng vào tù vì buôn bán ma túy. Bắn nhau hoài. Sau một tuần ở trọ tại thủ đô Mexico, thấy tôi có cái nhìn hơi “đen tối” về tình hình an ninh, cướp giật đầy rẫy, bà chủ nhà trọ khẳng định: - Đất nước Mexico không “tệ” như cháu nghĩ đâu. Hãy về quê bà chơi, cháu sẽ thấy có một Mexico khác hẳn. Vì cũng muốn tìm hiểu thêm về người Mexico, tôi đồng ý nhận lời mời. Cùng đi với tôi có Alberto, anh con trai của bà chủ nhà trọ. Do tối hôm trước thức khuya, sáng lại phải đi sớm nên tôi mắt nhắm mắt mở xỏ lộn vớ. Chỉ vậy thôi mà Alberto reo ầm lên: “Tốt, tốt, chuyến đi này anh sẽ gặp nhiều điều hên đấy!”. Thì ra, theo niềm tin của nhiều người Mexico, vô tình xỏ lộn vớ là điềm rất may mắn. Hồi còn ở Mӻ, tôi thường nghe Việt kiều kháo nhau: “Không ăn đậu không phải là Mễ (Mexico), không đi trễ không là người Việt Nam”. https://thuviensach.vn Nhưng tới Mễ rồi mới thấy dân Mễ còn đi trễ gấp mấy lần. Suốt thời gian ở đây, tôi đã nhiều lần mỏi mòn chờ đợi những người bạn Mexico. Lần này cũng vậy, hẹn nhau xuất phát lúc 6 giờ sáng, vậy mà Alberto lừng khừng cho tới gần 9 giờ mới có thể rời khỏi nhà. a a Quê bà chủ nhà trọ là một ngôi làng nhỏ vô danh nằm gần thành phố San Cristobal, bang Chiapas (một tiểu bang phía Nam Mexico, vốn là đất của người Maya, vẫn còn lưu giữ rất nhiều tập tục từ ngàn xưa để lại). Người Maya ngày nay không còn tục “nẹp” hai miếng ván vào đầu từ nhỏ để đầu và trán dẹt ra, nhưng họ hãy còn những nét đặc trưng của tổ tiên, đó là khi nhìn nghiêng thì cái trán dẹt và cái mũi hơi khoằm sẽ nằm trên cùng một mặt phẳng. Dù chẳng quen biết gì, nhưng người trong làng vẫn tiếp tôi rất niềm nở, tận tình giải thích những thắc mắc của tôi, nhưng hầu hết đều không đồng ý chụp hình vì sợ tôi “bắt linh hồn đi mất”. Các món ăn phổ biến của người Maya đều chế biến từ bắp: cháo, bánh, rượu,… Có lẽ do tò mò và tham ăn, thӱ hết những món ăn địa phương nên tôi bị trúng thӵc. Bụng đau quặn, nhức đầu, buồn nôn. Khi sang Mexico tôi có mang theo thuốc nhưng lại chủ quan để lại thủ đô vì nghĩ chỉ đi vài ngày nên không cần. Biết tôi bệnh, một bà cụ Maya trút ra chút bột đӵng trong trái bầu nhỏ đeo bên người rồi bảo tôi uống. Alberto trấn an tôi: “Uống đi, không sao đâu. Thuốc cổ truyền của người Maya đấy”. Tôi nghe lời, bỏ vào miệng ngậm và nuốt từ từ. Thuốc có vị cay cay và hiệu nghiệm thật, sáng hôm sau, tôi gần như khỏe hẳn. Sau này tôi có dịp hỏi chuyện một tiến sĩ nghiên cứu về người Maya, ông cho biết loại thuốc đó tên là Pilico, làm từ thuốc lá dại, đá vôi và tỏi tán nhuyễn, trộn với nhau. Người Maya thường đem theo bên mình để phòng ngừa khi bị trúng gió độc, đau bụng, buồn nôn, hoặc những chuyện không hay xảy ra khi đi xa. https://thuviensach.vn Không chỉ riêng tôi, những người Việt Nam tại Mexico cũng từng gặp chuyện không may tương tӵ. Vũ Anh Quang, hiện là nhân viên công ty viễn thông Viettel, khi còn ở Mexico từng bị trấn lột đến ba lần. Nhật Quang, cӵu sinh viên ngành quan hệ quốc tế, khi dẫn bạn đi chơi khu Tepito, từng chứng kiến giang hồ rượt đuổi nhau, bắn súng… như phim. Hai cӵu du học sinh ngành tiếng Tây Ban Nha, Nguyễn Thị Trang và Trần Thị Thùy Linh, cũng bị chặn đường trấn lột. Nguyễn Lê Minh, cӵu sinh viên, khi đang đứng đợi tàu điện ngầm đã bị bọn cướp giật túi xách rồi đạp anh té thẳng vào trong tàu. Tàu chạy, bọn cướp đứng nhìn theo và…“chọc quê”. https://thuviensach.vn Ngưӡi ViӋt hành nghề châm cӭu trên đất Mexico C ách n΅a vòng trái đất, ở đất nưͳc Mexico xa xôi, bằng nh·ng chiếc kim nhỏ bé và kΏ thuật châm cứu độc đáo, hơn 10 năm qua, các bác sĩ Việt Nam đã khám và ch·a cho gần 200 ngàn lưͻt dân lao động… Tôi đến trung tâm châm cứu mang tên Hồ Chí Minh ở thủ đô Mexico vào một sáng thứ bảy. Người bệnh ngồi chờ khá đông, hai bác sĩ Việt Nam cùng cô phiên dịch chạy tất bật giữa 10 giường bệnh gần như kín người. Tôi bắt chuyện với bà Hernandez, 60 tuổi, đang ngồi chờ bác sĩ. Bà kể bà bị xơ gan cổ trướng, mấy tháng trước người bà sưng phù to, không đi tiểu được, nôn mӱa nhiều, đi lại rất khó khăn. Bà đã đi nhiều bệnh viện, điều trị bằng Tây y nhưng tình trạng không thuyên giảm. Nghe nói có trung tâm châm cứu Việt Nam rất hay, bà lặn lội tìm đến. Sau hơn một tháng châm cứu tại trung tâm để điều hòa khí huyết cơ thể, kết hợp với uống thuốc và chế độ ăn uống hợp lý, bệnh tình bà giảm hẳn, người bớt phù, đi tiểu được, hết nôn mӱa… Bà khoe: “Tôi không ngờ châm cứu của Việt Nam lại hiệu nghiệm đến thế. Ngoài việc giảm hẳn bệnh, tôi còn giảm cân, từ 81 kg xuống còn 62 kg. Bây giờ tôi thon thả hẳn ra”. Nói rồi bà xoay người làm dáng, cười rất sung sướng. Bên cạnh các bệnh về khớp (viêm đa khớp, thoái hóa khớp), giảm béo, châm cứu còn có thể chữa các bệnh như liệt nӱa người do tai biến mạch máu não, đau thần kinh tọa, suy nhược thần kinh,… Với những bệnh này, châm cứu có ưu thế vượt trội hơn Tây y về hiệu quả cũng như thời gian điều trị. Bằng các phương pháp bấm huyệt, thủy châm, điện châm… các bác sĩ Việt Nam đã khiến người Mexico bất ngờ lớn về công nghệ châm cứu mang thương hiệu Việt. Vì thế, tuy mục đích ban đầu của châm cứu Việt Nam tại Mexico là khám, https://thuviensach.vn chữa bệnh cho dân lao động nghèo, nhưng về sau ngay cả các VIP ở đây cũng bị châm cứu Việt “mê hoặc”. Trong một chuyến sang thăm Mexico, biết vợ của Bộ trưởng Tài chính bị liệt do tai biến mạch máu não, chữa Tây y không khỏi, “thần châm” lão niên Nguyễn Tài Thu đã nhận lời chữa giúp. Thật diệu kỳ, chỉ sau vài đợt châm cứu, bà đã đi lại được bình thường. Bác sĩ Tạ Thị Thảo, làm việc tại trung tâm, cho biết: - Cơ thể người có hai mạch chính và 12 đường kinh, huyệt là những điểm nằm trên đó. Kӻ thuật châm cứu phổ biến thường dùng những cây kim nhỏ, ngắn (4 - 5 phân) và chỉ có thể châm được một huyệt trên một đường kinh. Ở kӻ thuật mãng châm, bác sĩ dùng những chiếc kim dài (15 - 30 phân) và to (đầu kim 0,5 - 1 mm) có thể châm xuyên kinh, xuyên huyệt, tức châm hai huyệt cùng lúc trên hai đường kinh khác nhau. Với những bệnh nhân bị liệt, đau thần kinh tọa, dùng kӻ thuật mãng châm sẽ có tác động mạnh hơn và thời gian điều trị được rút ngắn. a Tổng Bí thư Mexico cũng là “khách hàng thường xuyên” của châm cứu. Ông bị u xơ tiền liệt tuyến, nhờ châm cứu mà bệnh của ông gần như đã được chữa dứt. Hầu như tháng nào ông cũng sang trung tâm để châm cứu, cấy chỉ vào huyệt (đưa chỉ tӵ tiêu vào huyệt, chỉ sẽ kích thích huyệt như được châm cứu liên tục) để chữa căng thẳng thần kinh. Thấy châm cứu chữa stress quá hiệu nghiệm, lại không phải lệ thuộc vào thuốc, nên mỗi khi bầu cӱ hoặc trước những cuộc họp căng thẳng, nhu cầu châm cứu của các VIP càng tăng cao. Thậm chí, năm 2006, một ứng cӱ viên tranh cӱ tổng thống đã mời bác sĩ Việt Nam đi theo suốt một tháng trời để đảm bảo sức khỏe cho ông. Năm 2010, phó thị trưởng Thành Acapulco gặp cướp. Do quá sốc nên ông bị mất ngủ, uống thuốc cũng không ngủ được. Một lần nữa, bác sĩ Việt Nam lại “ra tay”. Chỉ trong một tuần, ông phó thị trưởng đã bình phục hoàn toàn. Ở https://thuviensach.vn Ở Mexico, phí khám chữa bệnh rất cao, trung bình 400 - 500 peso/lần (khoảng 600 - 750 ngàn đồng), có khi lên đến 1.000 - 2.000 peso/lần (1,5 - 3 triệu đồng). Tại Mexico cũng có cả các trung tâm châm cứu của Hàn Quốc, Trung Quốc,... nhưng chi phí khá cao, mỗi lần châm cứu khoảng 300 - 400 peso. Trong khi đó, châm cứu Việt (với sӵ hỗ trợ của Đảng Lao Động Mexico) chỉ lấy 50 - 100 peso/lần (khoảng 75 - 150 ngàn đồng). Người già còn được giảm, người nghèo được chữa miễn phí. Chữa bệnh hiệu quả, giá lại rẻ, nên các trung tâm châm cứu Việt luôn đông bệnh nhân và là nơi chữa bệnh tin cậy của dân Mexico, từ những người lao động nghèo như thợ hồ, công nhân quét dọn đến tầng lớp giàu có như giáo sư, bác sĩ,… Để có được thành quả này, có lẽ nhân dân Mexico nên biết ơn thượng nghị sĩ Alberto Anaya Gutiérrez, Tổng Bí thư Đảng Lao Động. Năm 2000, trong một chuyến sang thăm Việt Nam, ông đã đề nghị Việt Nam giúp đỡ phổ biến châm cứu tại nước mình. Chẳng phải ngẫu nhiên mà ông Tổng Bí thư lại ngỏ lời như thế. Không chỉ bởi giáo sư Nguyễn Tài Thu quá lẫy lừng trên thế giới về tài châm cứu mà còn vì châm cứu Việt cũng đã có “duyên nợ” với đất nước Mexico từ lâu. Năm 1985 giáo sư Tài Thu đã được mời giảng dạy về châm cứu tại Mexico, từng dùng “đôi bàn tay vàng” của mình châm cứu gây tê để mổ tạo hậu môn giả cho cháu ruột ông Tổng Bí thư Đảng Lao Động. Năm 2001, trung tâm châm cứu Việt Nam đầu tiên tại Mexico mang tên Hồ Chí Minh đã chính thức ra đời tại Thành phố Monterrey (bang Nuevo Leon, sát biên giới Mӻ). Và dĩ nhiên, người “chủ xị” không ai khác ngoài giáo sư Nguyễn Tài Thu. Chỉ sau một năm hoạt động, nhờ hiệu quả tích cӵc của trung tâm châm cứu Hồ Chí Minh tại Monterrey, Đảng Lao Động đã đề nghị Việt Nam mở thêm trung tâm khác tại thủ đô Mexico. Thành công nối tiếp, năm 2003, trung tâm châm cứu thứ ba của Việt Nam ra đời (cả ba trung tâm đều mang tên Hồ Chí Minh) cùng với lớp đào tạo thạc sĩ về châm cứu tại Đại học Zacatecas, bang Zacatecas. https://thuviensach.vn Tiến sĩ Hồ Quang Minh, điều phối viên các dӵ án châm cứu tại Mexico, cho biết: - Bệnh viện Châm cứu Trung ương đã cӱ những bác sĩ ưu tú, có ít nhất 5 năm kinh nghiệm, sang chữa bệnh cho dân lao động nghèo Mexico và giảng dạy về châm cứu. Nước bạn trả phụ cấp cũng như lo nơi ở cho các bác sĩ Việt Nam. Dù theo giao ước, các bác sĩ Việt Nam chỉ cần làm việc một năm tại Mexico nhưng vẫn có những bác sĩ tình nguyện ở lại. Như bác sĩ Phương Lan (trung tâm châm cứu Hồ Chí Minh tại Zacatecas), tính đến năm 2012, đã ăn mấy cái Tết xa nhà. Nhắc đến Tết cổ truyền, giọng chị bỗng trầm hẳn. Chị tâm sӵ: - Xa quê hương đến một đất nước xa lạ, nhớ nhà là chuyện đương nhiên. Nhưng bù lại, mỗi khi châm cứu chữa khỏi bệnh cho người dân Mexico và được họ khen: “Châm cứu Việt Nam tài thiệt” thì tӵ nhiên cũng thấy ấm lòng, vui và tӵ hào lắm. Từ khi thành lập đến nay, ngoài việc khám chữa bệnh, châm cứu Việt Nam còn đào tạo được 23 thạc sĩ châm cứu cho Đại học Zacatecas. Năm 2011, Trung tâm phục hồi chức năng trẻ tàn tật (APAC) tại Thành phố Zacatecas cũng đã mời các bác sĩ Việt Nam sang hỗ trợ điều trị bằng châm cứu cho trẻ em tàn tật và trẻ em bị thiểu năng trí tuệ. https://thuviensach.vn 13 Chiếc đầu lâu pha lê bí ẩn C hiếc đầu lâu pha lê nổi tiếng nhất đưͻc cha con nhà thám hiểm người Anh Mitchell Hedges phát hiện năm 1927. Không phải ngẫu nhiên mà bộ phim “Indiana Jones và vương quốc đầu lâu pha lê” cͿa đạo diễn Steven Spielberg, do nam diễn viên Harrison Ford thͿ vai chính thu đưͻc gần 800 triệu USD trên toàn thế giͳi. Trong cuốn Sӵ nguy hiểm - người bạn của tôi, Mitchell Hedges, chủ nhân của “chiếc đầu lâu pha lê định mệnh”, viết: “Khi các thầy pháp người Maya muốn người nào chết, chỉ cần để họ nhìn vào chiếc đầu lâu pha lê định mệnh đó”. Thӵc tế, những người nhạy cảm khi tiếp xúc với “chiếc đầu lâu pha lê định mệnh” này đều cho biết họ có cảm giác như đang bị thôi miên và xuất hiện ảo giác. Vào thập niên 1970, Hewlett-Packard, công ty thẩm định thạch anh uy tín nhất thời bấy giờ, kết luận: “Chiếc đầu lâu pha lê này được chạm khắc cӵc kỳ hoàn hảo, phải tốn khoảng 300 năm làm việc liên tục mới có thể chế tác được như vậy! Ngoài ra, bên trong chiếc đầu lâu này còn có các lăng kính được xếp đặt khéo léo nên khi đốt nến lên chiếc đầu lâu sẽ phát ra nhiều hiệu ứng quang học kỳ lạ”. Hiện nay, còn vài chiếc đầu lâu pha lê khác đang nằm ở các viện bảo tàng Anh, Pháp và trong tay một số nhà sưu tập tư nhân. Tạp chí khoa học National Geographic khẳng định, cho đến nay, ai đã tạo ra những chiếc đầu lâu pha lê và chúng được tạo ra từ lúc nào vẫn là một bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học trên thế giới. Cũng vì thế, lai lịch những chiếc đầu lâu pha lê vẫn tiếp tục bao trùm trong bí ẩn… Những ngày ở ngôi làng Maya vô danh của Alberto, tôi còn thấy những chiếc đầu lâu đặt tại khu thờ cúng. Dĩ nhiên, những cái đầu lâu này không phải bằng pha lê, mà chỉ được tạc bằng đá. Nhưng https://thuviensach.vn chỉ riêng chuyện thờ chiếc đầu lâu cũng đáng để tôi tò mò. Alberto cho biết: - Tôi cũng có nghe kể về truyền thuyết 13 cái đầu lâu pha lê, nhưng chưa được tận mắt thấy bao giờ. Còn nhìn chung, với người Maya chúng tôi, đầu lâu là đại diện cho một số vị thần. Thờ đầu lâu cũng như thờ các vị thần. Thế thôi. “Phải rồi, Toniná!”, Alberto chợt reo lên. (Lần nào anh cũng làm tôi giật mình vì cách biểu lộ cảm xúc “hơi lố” như thế). “Toniná là vùng đất thiêng của người Maya. Đến đấy, có lẽ anh sẽ biết thêm nhiều điều hay ho”. Với một người tò mò như tôi, làm sao có thể bỏ qua một nơi như thế. Toniná, cách thủ phủ bang Chiapas gần ba tiếng xe đò, là khu di tích khảo cổ nổi tiếng ở Mexico. Toniná, nghĩa là “ánh sáng thiên đàng và thời gian thần linh”. Xưa kia, đây là một trong những thành phố phồn hoa, hiếu chiến nhất của người Maya. cũng chính là nơi diễn ra các buổi tế lễ quan trọng của các pháp sư, thầy cúng. Ở bang Chiapas, có một số công ty chào mời tour du lịch đến những nơi linh thiêng của người Maya, thậm chí có cả thầy pháp đi theo để thӵc hiện những nghi lễ cúng bái như: tẩy trần (làm thanh sạch cơ thể, tâm hồn), cầu sức khỏe, chữa bệnh,… Hôm tôi đến Toniná cũng là lúc một nhóm đang làm lễ. Đó là hai vợ chồng người Canada. Họ muốn làm lễ tẩy trần theo nghi thức của người Maya. Khác với tưởng tượng của tôi, rằng thầy pháp phải cởi trần, mặt sơn vằn vện, đầu đội mũ lông chim, cổ đeo nanh thú như các lễ hội văn hóa về người Maya, vị thầy pháp tên Miguel Angel này chỉ mặc quần jean, áo thun bình thường. Ông trải bốn tấm vải màu trắng, đen, vàng, đỏ (tượng trưng cho bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc), đặt bột trầm và rượu mía lên trên. “Ngày nay, để đơn giản hơn, thay vì rượu người ta có thể mời thần linh uống… Coca hoặc Pepsi”, Alberto lầm rầm giải thích cho tôi. https://thuviensach.vn a Bất ngờ, thầy pháp lôi trong túi ra một cái đầu lâu trông giống hệt chiếc đầu lâu pha lê định mệnh rồi đặt vào giữa bốn tấm vải màu. “Đây là một trong 13 cái đầu lâu pha lê đang rải rác khắp nơi trên thế giới. Nó sẽ giúp chúng ta tiếp cận với nguồn năng lượng vô tận của Đất Mẹ và khơi dậy được nguồn năng lượng có trong bản thân”, ông nói. (Dĩ nhiên, tôi không tin. Không thể nào một trong những chiếc đầu lâu pha lê huyền thoại lại có thể dễ dàng mang đi “làm phép” lung tung như thế). Hàng chục cây đèn cầy đỏ được thắp lên xung quanh hai vợ chồng người Canada. Đèn cầy đóng vai trò rất quan trọng trong các buổi tế lễ của người Maya. Kích thước, màu sắc của đèn cầy cũng mang ý nghĩa riêng. Chẳng hạn, trắng: hạnh phúc, trong sáng; hồng/xanh dương: chữa bệnh; vàng/ cam: trục sӵ đố kӷ, suy nghĩ tiêu cӵc ra khỏi đầu; đỏ: lấy lại năng lượng, sức khỏe, tinh thần. a Vị thầy pháp cúi đầu bắt đầu lầm rầm khấn vái thần linh. Trầm được đốt lên và hơ từ đầu đến chân cặp vợ chồng. Alberto cho tôi biết khói trầm được xem như thӵc phẩm cho thần linh. Đoạn, thầy pháp lấy dao trích máu mình nhỏ vào rượu rồi vẩy vào những cây đèn cầy để kết thúc lễ tẩy trần. Chi tiết cắt máu khi làm lễ của người Maya tôi có biết. Truyền thuyết viết trong sách thiêng Popol Vuh kể rằng Thượng đế dùng bắp và máu của mình để tạo ra con người. Vì vậy, khi thờ cúng, người Maya thường trích máu của mình để “trả lại”. Bị cuốn hút bởi kiến thức sâu rộng về văn hóa Maya của thầy pháp Miguel Angel, khi trở về, tôi đã lục tìm tư liệu về ông. Khá bất ngờ, ông từng là giám đốc của kỳ quan thế giới mới Chichen Itza, từng xuất bản sách, tổ chức hội thảo về văn hóa Maya ở nhiều nơi trên thế giới. Bất giác tôi liên tưởng đến chiếc đầu lâu pha lê của ông. Lẽ nào đó là đồ thật? Biết đâu… Thấm thoát hơn 40 ngày lang thang trên đất nưͳc Mexico cͿa tôi đã trôi qua. Trưͳc khi về, tôi có ghé thăm bà chͿ nhà trọ tại thͿ đô. Bà https://thuviensach.vn nhắc lại câu hỏi ngày đầu tiên gặp nhau: “Cháu thấy Mexico thế nào?”. Biết trả lời thế nào đây khi trong tôi có cả một chuỗi cảm xúc đan xen lẫn lộn. Sͻ hãi. Háo hức. Hoang mang. Hạnh phúc… Tôi ra bưu điện, mua vài tấm bưu ảnh gởi cho người bạn ở quê nhà. Còn một tấm tôi gởi cho… chính mình. Rồi một ngày nào đó, ở quê nhà, lẫn trong hàng đống hóa đơn tiền điện, nưͳc, bảo hiểm, tôi sẽ nhận đưͻc một tấm bưu thiếp nhỏ xinh đóng con dấu từ đất nưͳc Mexico xa xôi vͳi dòng ch·: “Này, khi nào lại vác ba lô lên đường?”. NHӲNG GHI CHÉP VӨN TRONG SӘ TAY Đẻ quỳ Khi người phụ nữ Maya sinh, người chồng sẽ ngồi trên ghế trước mặt vợ, vợ quỳ gối vịn vai chồng. Bà mụ ngồi phía sau đỡ đẻ. Nếu sản phụ sinh khó, bà mụ sẽ cầm rӵa hoặc con dao huơ qua bụng sản phụ ba lần để mau đẻ. Phòng xông hơi trӏ liӋu Từ thời kỳ Pre-hispanic (trước thế kӹ 16), người Maya đã biết sӱ dụng phòng xông hơi như một cách trị bệnh hoặc làm giảm stress. Theo văn hóa người Maya, phòng xông hơi tượng trưng như bào thai của mẹ. Những người sau khi vô tắm như được gột rӱa thân thể và thanh sạch tâm hồn, tái sinh thành một con người mới. Chiếc giày bùa Giống ở Peru, người Mexico cũng tin rằng nhặt được một chiếc giày trẻ em sẽ đem lại sӵ may mắn vô cùng. Vì thế, người dân thường treo nó trên xe, tại nơi buôn bán… Tacos Là món ăn phổ biến nhất của người Mexico. Lớp cuốn ngoài cùng thường làm từ bột bắp, nhân có thể là thịt bò, gà, phá lấu, hải sản, https://thuviensach.vn rồi rải lên hành tây, cà chua… chấm nước sốt tương ớt chua chua, cay cay. https://thuviensach.vn BAY TRÊN THÀNH PHӔ ĐÁ https://thuviensach.vn Hậu duӋ cӫa thần mặt trӡi N ền văn minh Inca là đế chế hùng mạnh nhất Nam MΏ trong thế k΍ 15 - 16. Thành phố đá Machu Picchu đưͻc bình chọn là một trong bảy kỳ quan thế giͳi năm 2007. Cung đường Inca vͳi tổng chiều dài hơn n΅a vòng trái đất băng qua bao vΉc đèo hiểm trở đưͻc xây dΉng cách đây hơn 5 thế k΍. Nh·ng bức tranh bí ẩn rộng ngót nghét 500 km (gần bằng đất nưͳc Singapore) trên sa mạc Nazca….Tất cả nh·ng điều đó đã thôi thúc tôi vác ba lô lên đường đến Peru. Mất hơn 10 tiếng bay từ Mӻ, tôi đặt chân đến Peru lúc gần 1 giờ sáng. Để tiết kiệm 30 USD tiền thuê khách sạn, tôi quyết định tìm một góc nào đó tại sân bay ngả lưng chờ trời sáng. Những tưởng mình là “dân chơi” thứ thiệt, vậy mà tôi vẫn phải loanh quanh hồi lâu mới tìm 2 ra một chỗ tạm ổn, vì những vị trí ngon lành (sạch sẽ, gần nơi qua lại của nhân viên sân bay để an toàn hơn) đã có những “phượt thủ” thứ thiệt (dân ba lô chuyên nghiệp) chiếm mất. Giấc ngủ bụi chập chờn, co ro trong cái lạnh cóng người rồi cũng trôi qua, 6 giờ sáng, tôi bắt taxi vào trung tâm, tìm đường lên Puno, điểm khởi đầu của chặng đường lang thang, cách Lima hơn 1.000 km. Người ta nói Peru là bãi rác xe hơi quả thật chính xác. Peru rất hiếm xe máy, chỉ toàn xe hơi, nhưng hầu hết là xe đời cũ, từ thế kӹ trước. Chiếc taxi chở tôi móp méo và đầy “sẹo”, cӱa kiếng quay bằng tay nhưng quay mãi không chịu lên. Qua ổ gà, cả xe và người cứ rung lên bần bật. Quái lạ hơn, gần tay lái lại treo lủng lẳng một chiếc giày trẻ em bé xíu, cũ kӻ. Người tài xế giải thích bằng thứ tiếng Anh bồi pha tiếng Tây Ban Nha: “Bùa đấy!”. Khi đi đường, nếu bạn bắt được một chiếc (không phải đôi) giày của trẻ con mới biết đi, thì đó là điều cӵc kỳ may mắn. Người Peru tin https://thuviensach.vn rằng những bước đi của trẻ con sẽ dẫn họ đi đúng đường, tránh tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra. Trong suốt gần hai tháng lang thang, thỉnh thoảng tôi vẫn thường thấy loại bùa này trên các chuyến xe khắp Peru. Những tưởng chiếc taxi này đã chiếm ngôi vô địch xe “cùi” ở Peru, nhưng khi ra đường, tôi mới thấy nó hãy còn tốt chán so vớí các xe khác. Đường nhỏ, có dải phân cách nhưng xe cứ chạy rối tung, vượt cả đèn đỏ. Kinh khủng nhất là tình yêu âm nhạc vô bờ bến của bác tài. Trên xe mở nhạc ầm ĩ, vừa lái bác tài vừa lắc lư theo nhạc, hát theo một cách hào hứng. Đến đoạn cao trào, ông bỏ cả tay lái, vỗ tay, vỗ đùi, lắc hông, nhún nhảy theo bài hát... Cũng may, đoạn đường từ sân bay đến trung tâm không xa, nếu không, có lẽ tôi đã đứng tim mà chết. Vị thần tối cao của đế chế Inca chính là thần mặt trời Inti. Vì thế, người Peru vẫn tӵ xem mình là con cháu thần mặt trời. Từng là một đế chế hùng mạnh nhất Nam Mӻ với lãnh thổ trải dài 4.000 km, từ Bắc xuống Nam, bao gồm các quốc gia hiện nay là Peru, Ecuador, một phần các nước Colombia, Bolivia, Argentina và Chile, từng là dân tộc sở hữu những khối vàng có thể luyện thành sợi dây xích khổng lồ dài hàng chục kilomet, nhưng con cháu thần mặt trời, hậu duệ của đế chế Inca hùng mạnh ngày nào bây giờ lại phải đương đầu với chướng ngại đời thường nhất: mưu sinh. Để nhận xét về Peru, chỉ cần một từ: nghèo. Tại quảng trường trước phủ tổng thống, thủ đô Lima, nhan nhản những em bé, thanh niên, bà già bán những bịch kẹo rẻ tiền, những cuộn giấy vệ sinh tính luôn vốn giá chỉ khoảng nӱa sol (đơn vị tiền tệ Peru, 1 sol = 6.000 đồng Việt Nam). Trong khi đó, một bữa ăn trung bình tại Lima giá khoảng 4 - 5 sol. Họ rao, họ mời mọc nhưng hoàn toàn không chèo kéo. Trên gương mặt khắc khổ hiện lên vẻ cam chịu. Họ làm tôi nhớ đến Tây Tạng. Cũng những gương mặt nám đỏ vì cháy nắng, cũng những bộ đồ cũ kӻ, cũng những cái nhìn nhẫn nhục. Người nghèo sao ở đâu cũng giống nhau đến thế… https://thuviensach.vn a Peru có rất ít trạm điện thoại công cộng, mà thay vào đó, mỗi góc đường đều có những cô gái, chàng trai cầm sẵn vài cái điện thoại di động để khách qua đường thuê gọi, năm hào/phút (chưa tới 4.000 đồng). Vanessa, một cô điện thoại viên 15 tuổi, cho biết: “Em bắt đầu làm từ 7 giờ sáng và kết thúc vào 8 giờ rưỡi tối, một tuần bảy ngày, được trả lương 300 sol (khoảng 100 USD)/ tháng”. Nhưng đó là còn may mắn. Có người phải đạt chỉ tiêu có khách gọi đủ 400 sol/ngày mới được tiền lương là 8 - 10 sol/ngày (khoảng 60 ngàn đồng). Không đủ chỉ tiêu thì chỉ được bao cơm, không có lương. Làm một phép tính đơn giản, nếu trung bình mỗi người gọi một cuộc hai phút (tương đương một sol) thì một ngày họ phải mời được 400 khách gọi. Đến Peru thì biết, những điện thoại viên di động như vậy nhiều vô kể ở mỗi góc đường, vì thế mức độ cạnh tranh cao khủng khiếp, có người phải bắt đầu công việc từ 5 giờ rưỡi sáng để mong kiếm thêm được vài người khách. Peru là quốc gia thuộc Nam Mӻ, có diện tích rộng gấp 4 lần Việt Nam (1.285.220 km) nhưng dân số chỉ bằng 1/3 Việt Nam (khoảng 30 triệu người). Peru hiện là quốc gia đang phát triển, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là 12.000 USD (gấp 3 lần Việt Nam), nhưng phân hóa giàu nghèo rất cao. https://thuviensach.vn Inca Trail - Cung đưӡng huyền thoại C on đường mòn gồ ghề nh·ng đá, len lỏi qua dải núi Andes phͿ đầy mây mù và tuyết trắng, vậy mà muốn đi phải đăng ký trưͳc cả n΅a năm mͳi hy vọng xin đưͻc giấy phép. Chi phí cho một chuyến đi bộ 4 ngày, 3 đêm trên con đường này trung bình là 500 USD/người. Đơn giản vì nó chính là con đường mòn Inca có từ thế k΍ 15, một trong nh·ng cung đường đáng đi nhất, dẫn đến kỳ quan thế giͳi Machu Picchu.... Muốn đến kỳ quan thế giới mới Machu Picchu thật ra có đường dễ đi hơn rất nhiều, chỉ cần đón xe lӱa từ trung tâm thành phố Cuzco và đi một mạch 5 tiếng là đến. Nhưng cách đó chỉ dành cho những người ít thời gian, không thích mạo hiểm. Muốn hiểu biết sâu hơn về văn hóa của dân tộc từng làm bá chủ cả vùng Nam Mӻ này, bạn phải đi bộ đến Machu Picchu bằng con đường Inca huyền thoại. Tôi từng được khuyến cáo: “Muốn đi Inca trail phải đăng ký giấy phép ít nhất sáu tháng trước khi khởi hành”. Vì thế, sau khi thu xếp được công việc để đi Peru, tôi lập tức online đăng ký giấy phép. Thế nhưng giấy phép đã kín chỗ cho đến… tháng 11. Do sợ quá đông khách du lịch sẽ phá hỏng con đường, chính quyền Peru chỉ đồng ý cấp phép cho không quá 250 du khách/ngày (không tính hướng dẫn viên và người thồ hàng). Chính vì thế, đây là một trong những tuyến đường trekking (đi bộ) “hot” nhất thế giới. Muốn đi phải đặt trước ít nhất từ 4 đến 6 tháng, thậm chí cả năm. Mà chi phí đâu có rẻ, một chuyến đi bộ 4 ngày 3 đêm giá trung bình từ 500 đến 600 USD. Đối với nhóm ít người, chi phí còn cao hơn nhiều. a https://thuviensach.vn