🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tư Duy Tối Ưu Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn a https://thuviensach.vn Mục lục 1. Những lời khen ngợi quyển sách “tư duy tối ưu” 2. Lời mở đầu 3. PHẦN I - CHIẾC ĐỒNG HỒ VÀ CÁI LA BÀN 4. Chương 1 - Tiếng chuông cảnh tỉnh 5. Chương 2 - Thói quen khẩn cấp 6. Chương 3 - Bốn nhu cầu và năng lực cơ bản của con người: Sống, yêu thương, học tập, để lại di sản 7. PHẦN II - GIỮ CHO ĐIỀU QUAN TRỌNG LUÔN LÀ QUAN TRỌNG 8. Chương 4 - Tổ chức phần thứ II: Quy trình ưu tiên cho điều quan trọng nhất 9. Chương 5 - Sức mạnh của viễn cảnh 10. Chương 6 - Giữ cân bằng các vai trò 11. Chương 7 - Sức mạnh của các mục tiêu 12. Chương 8 - Lập kế hoạch hàng tuần 13. Chương 9 - Tính chính trực trong thời khắc ra quyết định 14. PHẦN III - SỨC MẠNH CỦA SỰ ĐỒNG TÂM HIỆP LỰC 15. Chương 10 - Học hỏi từ cuộc sống 16. Chương 11 - Hiện thực của tính tương thuộc 17. Chương 12 - Cùng nhau ưu tiên cho điều quan trọng nhất 18. Chương 13 - Trao quyền bắt đầu từ bên trong 19. PHẦN IV - SỨC MẠNH VÀ SỰ BÌNH YÊN CỦA LỐI SỐNG DỰA VÀO NGUYÊN TẮC 20. Chương 14 - Từ quản trị thời gian đến lãnh đạo bản thân 21. Chương 15 - Sự bình yên của các kết quả https://thuviensach.vn Những lời khen ngợi quyển sách “tư duy tӕi ưu” N ếu bạn ưa thích 7 Thói quen để thành đạt, bạn cũng sẽ thích quyển Tư duy tối ưu. Cách tiếp cận dựa vào nguyên tắc của Covey đối với quản trị thời gian thực sự đem đến cho bạn “cái la bàn” để chỉ ra điều gì là thực sự quan trọng trong cuộc đời.” - Nolan D. Archibald Chủ tịch &CEO Công ty Black & Decker “Với sự sâu sắc và sức lôi cuốn, Tư duy tối ưu chiếu ánh sáng chói lọi vào tình cảnh mờ mịt của các kӻ thuật quản trị thời gian. Thay vì chỉ nhìn vào từng mẩu của cuộc sống, nay chúng ta nhìn thấy toàn bộ cả bức tranh. Quyển sách này giống như một đòn bẩy có thể giúp bạn thay đổi thực sự cuộc sống của mình.” - Scott DeGarmo Tổng biên tập tạp chí Success “Thiết thực, giàu trí tuệ bậc nhất chính là nội dung cuốn sách mới nhất của Stephen Covey, Tư duy tối ưu. Một quyển sách bạn cần phải đọc vì sự vững bền của gia đình bạn!” - Robert H. Schuller Giáo sĩ Nhà thờ Crystal “Những thành công lớn nhất trong cuộc đời tôi có được là dựa vào các nguyên tắc làm thay đổi cuộc đời mà Stephen Covey đã chỉ ra trong cuốn Tư duy tối ưu.” - Steve Young Cầu thủ bóng bầu dục nổi tiếng của MΏ “Điều chúng ta tin tưởng sẽ định hình cuộc sống của chúng ta! Điều khác biệt của cuốn Tư duy tối ưu là ở chỗ nó cho chúng ta thấy con tim dẫn dắt chúng ta đến đâu và vì sao lương tâm của chúng ta là https://thuviensach.vn cái la bàn chỉ đường cho chúng ta đi đến thắng lợi. Hãy đọc cuốn sách này để nung nấu ngọn lӱa sống có ý nghĩa của bạn!” - Anthony Robbins Tác giả cuốn Unlimited Power https://thuviensach.vn Lời mӣ đầu N ếu làm việc chăm chỉ hơn, tài tình hơn và nhanh nhẹn hơn mà vẫn không có kết quả, thì chúng ta phải làm cách nào? Nếu bạn phải dừng lại và suy ngẫm về “những ưu tiên số một” trong đời - một vài điều bạn cho là quan trọng nhất - thì đó là những điều gì? Liệu bạn có thực sự dành đủ sự quan tâm, sự tập trung và thời gian cho chúng không? Qua thực tế công việc tại Trung tâm Lãnh đạo Covey (Covey Leadership Center), chúng tôi có dịp tiếp xúc với nhiều người từ khắp mọi nơi trên thế giới, và nhận được nhiều ấn tượng tốt. Họ là những người năng động, chăm chỉ, có năng lực, chu đáo và quyết tâm tạo ra sự khác biệt. Tuy vậy, những người này luôn có những trăn trở lớn hàng ngày khi họ cố gắng dành ưu tiên cho điều quan trọng nhất. Thực ra, việc bạn chọn đọc cuốn sách này là dấu hiệu cho thấy bạn cũng có thể là một trong số những người đang có cùng tâm trạng đó. Tại sao những điều quan trọng nhất đối với chúng ta lại thường không được ưu tiên trước hết? Nhiều năm qua, chúng ta được trang bị các phương pháp, kӻ thuật, công cụ và kiến thức để quản lý và kiểm soát tốt thời gian của mình. Chúng ta cũng được dạy rằng nếu không ngừng làm việc nhiều hơn, học hỏi cách làm việc tốt hơn và nhanh hơn, sӱ dụng thiết bị hay công cụ mới, hoặc lưu trữ hay tổ chức hồ sơ theo một cách đặc biệt nào đó thì chúng ta sẽ giải quyết được mọi vấn đề. Vì thế, chúng ta tìm mua những cuốn sổ công tác mới, tham gia một lớp học mới hay đọc một cuốn sách mới. Chúng ta cố gắng học mọi thứ, ứng dụng mọi thứ, chúng ta nỗ lực nhiều hơn nữa, nhưng rốt cuộc điều gì đã xảy ra? Hầu hết những người https://thuviensach.vn chúng tôi gặp cho rằng kết quả đạt được chỉ là tích thêm sự bực bội và phạm thêm nhiều sai lầm. • Tôi cần có thêm nhiều thời gian! • Tôi muốn hưởng thụ nhiều hơn. Tôi chỉ chạy loanh quanh và chẳng bao giờ có thời gian cho riêng mình. • Bạn bè và gia đình luôn đòi hỏi ở tôi nhiều hơn – nhưng làm sao tôi có thể đáp ứng cho họ? • Tôi luôn gặp khủng hoảng vì sự chần chừ, nhưng tôi chần chừ vì luôn gặp phải khủng hoảng. • Tôi không giữ được sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Cứ như tôi đang cướp thời gian của việc này để làm việc kia, điều đó chỉ làm cho mọi việc tồi tệ hơn. • Căng thẳng quá! • Có quá nhiều chuyện phải làm - và chuyện nào cũng cần cả. Tôi phải lựa chọn làm sao đây? Phương pháp quản trị thời gian truyền thống cho rằng nếu làm việc với hiệu suất cao hơn, thì cuối cùng bạn sẽ kiểm soát được cuộc sống của mình, và việc tăng cường kiểm soát sẽ đem lại cho bạn sự bình yên và thỏa mãn mà bạn mong muốn. Chúng tôi không đồng ý với ý kiến đó. Đặt hạnh phúc của chúng ta dựa vào khả năng kiểm soát mọi thứ là điều vô nghĩa. Trong khi chúng ta có thể kiểm soát việc lựa chọn hành động của mình, chúng ta lại không thể kiểm soát được những hậu quả do hành động của chúng ta gây ra. Các quy luật khách quan hay các nguyên tắc phổ quát mới quyết định các hậu quả đó. Do vậy, chúng ta không kiểm soát cuộc sống của chúng ta; mà các nguyên tắc làm điều đó. Chúng tôi cho rằng ý tưởng này lý giải cho https://thuviensach.vn những nỗi thất vọng của nhiều người về cách “quản trị thời gian” trong cuộc sống. Trong cuốn sách này, chúng tôi trình bày một phương pháp quản trị thời gian hoàn toàn khác. Đó là quan điểm dựa vào nguyên tắc. Nó ưu việt hơn so với các chỉ định của phương pháp truyền thống, như là phải nhanh hơn, mạnh hơn, khôn ngoan hơn và nhiều thứ khác. Thay vì đưa cho bạn một chiếc đồng hồ khác, phương pháp này sẽ đem đến cho bạn một cái la bàn - vì rằng xác định đúng đích đến mới là điều quan trọng hơn so với việc bạn đi nhanh như thế nào. Về một phương diện nào đó, cách tiếp cận này rất mới mẻ; nhưng ở một góc độ khác, nó không có gì xa lạ. Nó bám rễ sâu vào các nguyên tắc cổ điển, có tính muôn thuở, trái ngược với cách tiếp cận nóng vội, đốt cháy giai đoạn, cách làm giàu nhanh mà không cần bỏ công sức như vẫn được quảng bá trên vô số sách báo nói về cách quản trị thời gian hiện hành và về “sự thành đạt”. Chúng ta đang sống trong một xã hội hiện đại đề cao các kӻ thuật đi đường tắt, đốt cháy giai đoạn. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống không phải là cái có thể đạt được bằng sự nóng vội hay đi đường tắt. Không có con đường tắt như thế! Nhưng có một con đường khác dẫn đến thành công. Con đường đó dựa vào các nguyên tắc đã được minh chứng trong suốt quá trình lịch sӱ. Nếu có thông điệp nào được rút ra từ chân lý này, thì đó là: một cuộc sống có ý nghĩa không phải là vấn đề tốc độ nhanh hay chậm hoặc hiệu suất cao hay thấp. Vấn đề là bạn đang làm gì và vì sao bạn làm điều đó, chứ không phải bạn làm nhanh tới mức nào. Vậy bạn có thể đặt kỳ vọng gì từ cuốn sách Tư duy tối ưu này: - Trong Phần I – “Chiếc đồng hồ và cái la bàn”, chúng ta sẽ xem xét khoảng cách - mức độ không phù hợp giữa cách sӱ dụng thời gian của chúng ta với những điều thực sự quan trọng đối với ta. Chúng ta sẽ đi vào phần mô tả ba “thế hệ” quản trị thời gian truyền thống, gồm cả mô thức hiện hành về hiệu suất và sự kiểm soát, và bàn luận vì sao cách tiếp cận thuần túy dựa vào “chiếc đồng hồ” này thực sự làm gia tăng khoảng cách - mức độ không phù hợp đó. https://thuviensach.vn Chúng ta sẽ xem xét sự cần thiết của tư duy mới - thế hệ quản trị thời gian thứ tư - một tư duy hoàn toàn khác với tư duy của các thế hệ trước. Chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra lại cách sӱ dụng thời gian của mình, xem bạn chỉ chạy theo những việc thuần túy “khẩn cấp” hay có quan tâm đến những điều thực sự “quan trọng” đối với cuộc đời của bạn. Chúng ta cũng sẽ xem xét những hậu quả do “thói quen khẩn cấp” gây ra. Cuối cùng, chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu “những điều quan trọng nhất” - tức là những nhu cầu cơ bản của con người và những năng lực cần thiết để sống, yêu thương, học hỏi và để lại một di sản cho thế hệ sau - và làm thế nào để ưu tiên cho điều quan trọng nhất, nhờ sӱ dụng cái la bàn nội tâm để điều chỉnh cuộc sống của chúng ta phù hợp với các hiện thực theo hướng “chính Bắc” đích thực chi phối chất lượng cuộc sống của chúng ta. - Trong Phần II – “Giữ cho điều quan trọng luôn là quan trọng”, chúng ta sẽ nghiên cứu quy trình tổ chức Phần tư thứ II - quy trình 30 phút mỗi tuần, chỉnh đồng hồ phù hợp với hướng của la bàn, giúp bạn chuyển trọng tâm từ “tính khẩn cấp” sang “tầm quan trọng”. Chúng tôi sẽ nêu khái quát trước để bạn hình dung ra các lợi ích tức khắc, sau đó sẽ đi sâu vào từng phần của quy trình để bạn thấy rõ sự phong phú mà quy trình này có thể đem đến cho cuộc đời của bạn. Cụ thể, chúng ta sẽ xem xét: • Làm thế nào nhận diện sứ mệnh của bạn và tạo lập một viễn cảnh tương lai mạnh mẽ đem lại ý nghĩa và mục đích và trên thực tế, trở thành ADN của cuộc đời bạn. • Làm thế nào tạo ra sự cân bằng và sự hiệp lực giữa các vai trò khác nhau trong cuộc sống của bạn. • Làm thế nào xác lập và đạt được các mục tiêu dựa trên các nguyên tắc để đem lại chất lượng cao nhất cho cuộc sống. • Làm thế nào giữ vững quyết tâm luôn ưu tiên cho điều quan trọng nhất. https://thuviensach.vn • Làm thế nào để hành động chính trực vào những thời khắc quyết định - nghĩa là tỉnh táo và khôn ngoan để xác định đúng “ưu tiên cho điều quan trọng nhất” là bám giữ kế hoạch cũ hay thay đổi nó... và để có thể làm bất cứ điều gì bạn cho là đúng với niềm tin và sự thanh thản. • Làm thế nào để biến các tuần lễ của bạn thành một vòng xoắn ốc không ngừng đi lên trong học tập và trong cuộc sống. - Trong Phần III – “Sức mạnh của sự đồng tâm hiệp lực”, đề cập đến các vấn đề và tiềm năng của quan hệ tương thuộc trong thực tế - chiếm tới 80% thời gian hoạt động của chúng ta - một lĩnh vực gần như bị lãng quên hoặc không được đề cập thích đáng trong cách quản trị thời gian truyền thống. Chúng ta sẽ xem xét sự khác biệt giữa quan hệ tương tác giao dịch và quan hệ tương tác biến đổi với những người khác. Thay vì coi người khác như những nguồn lực, qua đó chúng ta khai thác để thu được kết quả nhiều hơn thông qua sự trao quyền, chúng ta sẽ xem xét cách thức tạo ra sự hiệp lực có sức mạnh nhờ cùng chung một khát vọng và những thỏa thuận hiệp lực. Chúng ta cũng sẽ xem xét vấn đề trao quyền - tức “chuyển dịch điểm tựa” đến vị trí xa nhất của đòn bẩy - và những điều mà bạn có thể làm để thúc đẩy sự trao quyền cho cá nhân và tổ chức, và dùng nó làm chất xúc tác tạo ra sự biến đổi trong mối quan hệ với gia đình, với tập thể đồng nghiệp hay với các tổ chức xã hội. - Trong Phần IV – “Sức mạnh và sự bình yên của lối sống dựa vào nguyên tắc”, chúng ta sẽ tham khảo một số ví dụ có thực từ cuộc sống, và tìm hiểu vì sao cách tiếp cận của thế hệ quản trị thời gian thứ tư có thể làm chuyển biến thực sự chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn và tính chất của những việc bạn làm. Phần kết luận của cuốn sách tập trung vào các nguyên tắc để sống bình yên và làm thế nào để vượt qua những trở ngại chủ yếu để mang lại cho bạn một cuộc sống mӻ mãn, vui vẻ và có ý nghĩa. Để thu được hiệu quả nhất từ cuốn sách này, bạn nên đọc có chiều sâu - nghĩa là liên hệ với bản thân mình, với khuôn mẫu đã được dạy dỗ, với động cơ của mình, để xem đâu là “điều quan trọng nhất” đối với bạn, và bản thân bạn đại diện cho điều gì. Đây là một quá https://thuviensach.vn trình đấu tranh nội tâm ở mức cao. Khi đọc cuốn sách này, chúng tôi khuyên bạn nên thỉnh thoảng dừng lại và lắng nghe tiếng nói từ cả khối óc lẫn con tim của mình. Khi đã thấm nhuần và hiểu sâu sắc về sự tự ý thức, bạn sẽ có sự thay đổi. Khi đó, bạn sẽ nhìn thế giới với đôi mắt khác. Bạn sẽ nhìn các mối quan hệ với cái nhìn khác. Bạn sẽ nhìn thời gian một cách khác. Bạn sẽ nhìn bản thân mình khác trước. Chúng tôi tin rằng cuốn sách này sẽ giúp bạn có sự tăng tiến vượt trội trong việc tạo ra một cuộc sống có chất lượng cho bản thân và những người xung quanh. Chúng tôi cám ơn bạn đã xem xét những cách thức mà chúng tôi tin là tốt hơn. Từ những kinh nghiệm của mình, chúng tôi tin rằng những nguyên tắc đúng đắn mà cuốn sách này nêu ra sẽ giúp bạn có được cuộc sống yên bình và thành đạt. Sức mạnh bắt nguồn từ các nguyên tắc. Chúng tôi tin rằng nội dung cuốn sách này sẽ giúp bạn thoát khỏi sự ràng buộc của chiếc đồng hồ và khám phá ra cái la bàn của chính mình. Chiếc la bàn này sẽ giúp bạn sống, yêu thương, học tập, và để lại một di sản lớn và lâu bền với niềm vui bất tận. - Stephen R. Covey https://thuviensach.vn PHẦN ICHIẾC ĐӖNG HӖ VÀ CÁI LA BÀN S tephen: Con gái tôi, Maria, vừa mới sinh đứa con thứ ba, nói chuyện với tôi: “Bố ơi, con rất bΉc mình. Bố biết là con yêu quý đứa bé như thế nào, nhưng nó chiếm hết thời gian của con. Con không còn thời gian làm điều gì khác, kể cả điều mà chỉ có con mới làm được”. Tôi hiểu lý do đã làm cho con gái tôi bΉc mình. Maria là một đứa thông minh, có năng lΉc, và luôn làm nh·ng việc tốt. Con bé bị cuốn hút trước nhiều việc cần phải làm - nh·ng dΉ án phải hoàn thành, nh·ng đóng góp cần phải có, nh·ng công việc nội trợ ngổn ngang. Khi hai bố con nói chuyện với nhau, chúng tôi nhận ra rằng sΉ bΉc bội của con bé về cơ bản là do sΉ kỳ vọng của nó. Và lúc này, điều cần làm duy nhất đối với Maria là vui với đứa con vừa mới chào đời. “Thư giãn đi, con ạ”, tôi nói. “Hãy thư giãn và vui với trải nghiệm mới này. Hãy làm cho đứa con bé bỏng của con cảm nhận được niềm vui của mẹ nó. Không một ai khác có thể yêu thương và nuôi dưỡng đứa trẻ này tốt hơn con. Tất cả nh·ng mối quan tâm khác bây giờ chẳng là gì so với việc này.” Maria nhận ra rằng, trước mắt cuộc sống của mình sẽ bị mất thăng bằng... và đó là điều không tránh khỏi. “Mọi việc trên đời đều có thời gian và thời điểm thích hợp của nó.” Con bé cũng nhận ra rằng khi đứa con của nó lớn lên và bước sang giai đoạn khác của cuộc sống, nó sẽ có điều kiện để thΉc hiện các mục tiêu của mình và có đóng góp nhiều hơn. Cuối cùng, tôi nói với con gái: “Con cũng chẳng cần đặt ra kế hoạch làm việc và hãy tạm quên đi thời khóa biểu. Thôi không dùng đến các công cụ lập kế hoạch, nếu nh·ng cái đó chỉ làm cho con cảm https://thuviensach.vn thấy có lỗi. Đứa bé là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con vào lúc này. Hãy vui hưởng hạnh phúc cùng con trẻ và đừng lo âu. Hãy dΉa vào cái la bàn nội tâm, chứ không phải chiếc đồng hồ treo trên tường”. Đối với nhiều người trong chúng ta, luôn tồn tại khoảng cách lớn giữa cái la bàn và chiếc đồng hồ - tức là giữa những điều thực sự quan trọng đối với chúng ta và cách thức chúng ta sӱ dụng thời gian. Khoảng cách này không thể san lấp bằng phương pháp “quản trị thời gian” truyền thống, là phương pháp nhằm tăng khối lượng công việc, sao cho chúng ta có thể làm nhiều hơn và nhanh hơn. Quả thật, nhiều người nhận ra rằng nhiều khi tăng tốc độ làm việc chỉ khiến cho tình hình thêm tồi tệ mà thôi. Bạn hãy thӱ trả lời câu hỏi này: Nếu như có phép màu, đột nhiên bạn có thể tăng 15% hoặc 20% hiệu suất công việc như hứa hẹn của phương pháp quản trị thời gian truyền thống, thì điều đó có giải quyết được các mối bận tâm của bạn không? Thoạt đầu, có thể bạn cảm thấy phấn khích về điều này, nhưng nếu bạn cũng giống như nhiều người khác mà chúng tôi từng gặp, bạn sẽ nhận ra rằng mình không thể giải quyết những thách thức đang gặp chỉ đơn thuần bằng cách làm được nhiều việc hơn với thời gian ít hơn. Trong Phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào ba thế hệ quản trị thời gian truyền thống và tìm hiểu lý do vì sao các phương pháp này không lấp được khoảng trống nói trên. Chúng ta cũng sẽ nghiên cứu thế hệ quản trị thời gian thứ tư, là thế hệ khác hẳn với các thế hệ trước đó. Nó không đơn thuần chỉ là một thế hệ “quản trị thời gian”, mà còn là sự lãnh đạo bản thân một cách hiệu quả. Thay vì chỉ cho chúng ta làm mọi việc cho đúng cách, nó tập trung vào chỗ giúp chúng ta nhận ra và làm đúng những việc cần làm. Chương 3 đề cập đến một vấn đề hóc búa là xác định cái gì là “điều quan trọng nhất” trong cuộc sống và làm thế nào để ưu tiên cho những việc đó. Chương này còn đề cập đến ba ý tưởng cốt lõi của thế hệ quản trị thứ tư. Đây có thể là một thách thức đối với cách suy nghĩ của bạn về thời gian và cuộc sống. Chương này đòi hỏi bạn phải có quyết tâm đi sâu vào nội tâm. Chúng tôi khuyên bạn nên https://thuviensach.vn đọc theo trình tự, nhưng nếu bạn thấy hữu ích hơn cho bạn, thì bạn có thể chuyển ngay sang Phần II, đọc quy trình tổ chức theo Phần tư thứ hai trước, để nắm được lợi ích của những điều chúng ta đang thảo luận rồi quay trở lại Chương 3. Chúng tôi tin rằng nếu bạn hiểu rõ và áp dụng đúng cả ba ý tưởng cốt lõi trong chương này, thì chúng sẽ có tác động rất lớn đến cách sӱ dụng thời gian và chất lượng cuộc sống của bạn. https://thuviensach.vn Chương 1Tiếng chuông cảnh tỉnh Kẻ thù của “tốt nhất” chính là “tốt”. C húng ta luôn lựa chọn cách sӱ dụng thời gian của mình, từ việc lớn đến việc nhỏ trong cuộc sống. Chúng ta cũng đang sống chung với những hậu quả do sự lựa chọn của chính chúng ta. Nhiều người không bằng lòng với những hậu quả đó, đặc biệt là khi có khoảng cách lớn giữa cách sӱ dụng thời gian với những điều có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. Cuộc sống của tôi thật bề bộn! Tôi chạy quanh suốt ngày - nào là hội họp, điện thoại, giấy tờ, các cuộc hẹn. Tôi vắt kiệt sức mình, lăn ra giường ngủ lịm đi và thức dậy sớm vào buổi sáng hôm sau để tiếp tục lặp lại như thế. Kết quả công việc của tôi không tồi; tôi làm được rất nhiều việc. Nhưng đôi khi tôi trăn trở từ đáy lòng mình: “Thế thì sao nhỉ? Điều mình đang làm có thΉc sΉ là có ý nghĩa?”. Thú thật là tôi không biết. Tôi cảm thấy như bị giằng xé. Gia đình rất quan trọng đối với tôi; công việc cũng vậy. Tôi sống trong sΉ mất thăng bằng thường trΉc, tìm cách dung hòa gi·a hai đòi hỏi này. Có cách nào để thΉc sΉ thành công và hạnh phúc - cả công việc tại cơ quan lẫn cuộc sống gia đình? Tôi có rất ít thời gian dành cho bản thân mình. Hội đồng quản trị và các cổ đông cứ bu vào tôi như đàn ong khi giá cổ phiếu của công ty sụt giảm. Tôi luôn luôn phải đóng vai trọng tài trong nh·ng cuộc đấu đá gi·a các thành viên trong ban lãnh đạo công ty. Tôi cảm thấy áp lΉc đè nặng khi lãnh đạo việc thΉc hiện sáng kiến cải thiện chất lượng của công ty. Tinh thần làm việc của các nhân viên trong công https://thuviensach.vn ty rất thấp và tôi cảm thấy có lỗi vì đã không gần gũi và lắng nghe họ nhiều hơn. Đáng buồn hơn là mặc dù gia đình tôi vẫn có nh·ng kỳ đi nghỉ chung, nhưng mọi người coi như không có tôi vì tôi luôn vắng mặt. Tôi cảm thấy không kiểm soát được cuộc sống của chính mình. Tôi cố gắng xác định đâu là điều quan trọng trong đời mình và đặt ra mục tiêu để thΉc hiện, nhưng lại để người khác - sếp, các đồng nghiệp, vợ tôi - can thiệp và gây cản trở. Điều tôi dΉ định làm luôn bị gác lại để làm nh·ng việc theo ý muốn của người khác. Điều thΉc sΉ quan trọng đối với tôi luôn bị trôi đi trong dòng chảy của nh·ng công việc quan trọng đối với nh·ng người khác. Ai cũng nói là tôi thành đạt. Tôi đã làm việc, cọ xát, và hy sinh, và đã leo lên đến đỉnh cao, nhưng tôi không thấy hạnh phúc. Đâu đó ở sâu trong tâm hồn, tôi cảm thấy sΉ trống trải. Nó giống như câu nói trong một bài hát: “Tất cả chỉ có vậy thôi ư?”. Hầu hết thời gian trong đời, tôi không hề hưởng thụ cuộc sống. Bất cứ làm được một điều gì, tôi lại nghĩ đến mười điều khác mà tôi đã không làm, và nó khiến tôi cảm thấy mình có lỗi. SΉ căng thẳng thường xuyên do phải cố đưa ra sΉ lΉa chọn điều cần làm trong hàng đống công việc khiến tôi bị stress. Làm thế nào để biết được điều gì là quan trọng nhất? Làm thế nào để thΉc hiện nó? Làm thế nào để thích thú nó? Tôi có linh cảm về điều cần làm cho cuộc đời của mình, và đã viết ra điều tôi cảm thấy thΉc sΉ quan trọng cũng như đặt ra mục tiêu để thΉc hiện nó. Thế nhưng, tôi lại đánh mất nó, ở đâu đó gi·a viễn cảnh tương lai và công việc hàng ngày. Làm thế nào để đưa nh·ng điều thật sΉ quan trọng vào cuộc sống thường ngày? Ưu tiên cho điều quan trọng nhất là một vấn đề trọng tâm của cuộc sống. Hầu hết chúng ta cảm thấy bị giằng xé bởi những điều chúng ta muốn làm, bởi những đòi hỏi đặt lên vai chúng ta, bởi nhiều trách nhiệm phải gánh vác. Tất cả chúng ta đều cảm thấy bị thách thức trước những quyết định mà chúng ta phải đưa ra hàng ngày hàng giờ về cách sӱ dụng tốt nhất thời gian của mình. https://thuviensach.vn Việc đưa ra quyết định sẽ dễ dàng hơn đối với sự lựa chọn giữa cái “tốt” và cái “xấu”. Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra cách sӱ dụng thời gian nào là lãng phí, vô bổ, hay có hại. Nhưng với phần lớn chúng ta thì vấn đề lựa chọn không phải giữa cái “tốt” và cái “xấu”, mà là giữa cái “tốt” và cái “tốt nhất”. Như thường thấy, kẻ thù của cái tốt nhất chính là cái tốt. Stephen: Tôi biết một người mới được mời làm trưởng khoa Kinh doanh tại một trường đại học lớn. Khi nhận nhiệm sở, ông đã nghiên cứu tình hình của khoa và nhận thấy điều mà khoa này đang cần nhất là kinh phí. Ông nhận thấy bản thân mình có khả năng đặc biệt trong việc gây quΏ, và do vậy ông coi việc xây dΉng kế hoạch gây quΏ là nhiệm vụ chủ yếu của mình. Điều này gây ra vấn đề trong khoa, vì các trưởng khoa cũ vốn vẫn đặt trọng tâm chủ yếu vào việc đáp ứng các yêu cầu giảng dạy hàng ngày. Vị trưởng khoa mới này lại luôn vắng mặt. Ông chạy khắp nơi trong nước tìm cách gây quΏ cho nghiên cứu khoa học, học bổng, và các khoản trợ cấp khác. Ông không tham dΉ vào nh·ng công việc hàng ngày như các trưởng khoa trước đã làm. Các giáo viên muốn làm việc với ông phải thông qua người trợ lý hành chính của ông, điều này làm họ cảm thấy bị xúc phạm vì họ quen làm việc trΉc tiếp với người đứng đầu. Các giáo viên trong khoa bΉc tức trước sΉ vắng mặt thường xuyên của ông đến mức họ cử đại điện đến gặp hiệu trưởng của trường đại học đòi thay trưởng khoa mới hoặc trưởng khoa phải có sΉ thay đổi cơ bản về phong cách lãnh đạo. Ông hiệu trưởng, người biết rõ điều ông trưởng khoa đang làm, nói: “Bình tĩnh đi. Ông ấy có một trợ lý hành chính tốt. Hãy cho ông ấy thêm thời gian”. Không lâu sau đó, tiền đóng góp bắt đầu đổ về và các giáo viên cũng nhận ra việc làm của ông trưởng khoa là đúng. Từ đó họ thường nói với ông: “Ông cứ đi đi! Chúng tôi không cần ông phải luôn có mặt ở trường, ông cứ đi kiếm thêm quΏ cho khoa. Chẳng ai điều hành công việc tốt bằng trợ lý hành chính của ông”. https://thuviensach.vn Sau đó, ông ấy thú thật với tôi rằng khuyết điểm của ông lúc đó là đã không xây dΉng được tinh thần làm việc tập thể, thiếu sΉ giải thích và thuyết phục để mọi người hiểu rõ điều ông muốn thΉc hiện. Tôi tin rằng ông ấy đã có thể làm tốt hơn, nhưng tôi cũng rút ra được bài học từ ông. Chúng ta cần phải thường xuyên tΉ hỏi mình: “Nơi đó đang cần cái gì, và điểm mạnh độc đáo của tôi, tài năng của tôi là gì?”. Vị trưởng khoa này có thể dễ dàng đáp ứng các kỳ vọng cấp bách của người khác. Nhưng nếu ông không nhận ra đòi hỏi của thực tiễn và năng lực độc đáo của bản thân, và thực hiện cho được kế hoạch do mình vạch ra, ông sẽ không bao giờ đạt được điều tốt nhất cho bản thân, cho khoa, hay cho trường. Cái gì là điều “tốt nhất” cho bạn? Cái gì ngăn cản bạn dành thời gian và sức lực cho những điều “tốt nhất” này? Có phải là có quá nhiều điều “tốt” ngăn cản bạn? Đối với nhiều người thì đúng là như vậy. Và kết quả là trong họ luôn có cảm giác trăn trở rằng mình đã không dành ưu tiên cho điều quan trọng nhất trong cuộc sống. Chiếc đӗng hӗ và cái la bàn Cuộc đấu tranh để dành ưu tiên cho điều quan trọng nhất có thể được tượng trưng bằng sự tương phản giữa hai công cụ hữu ích giúp chúng ta định hướng: chiếc đồng hồ và cái la bàn. Chiếc đồng hồ tượng trưng cho sự cam kết, các cuộc hẹn, các lịch trình, mục tiêu, các hoạt động - tức những việc cụ thể chúng ta định làm và cách chúng ta quản lý thời gian. Còn cái la bàn tượng trưng cho tầm nhìn, các giá trị, nguyên tắc, sứ mệnh, lương tâm, phương hướng - tức những điều chúng ta cho là quan trọng và cách chúng ta dẫn dắt cuộc đời mình. Cuộc đấu tranh diễn ra khi chúng ta nhận thấy có khoảng cách lớn giữa chiếc đồng hồ và cái la bàn - khi điều chúng ta làm không đóng góp gì cho điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. Ở một số người thì nỗi bức bối do sự khác biệt này là rất lớn. Chúng ta hình như không thể thổ lộ với ai. Chúng ta cảm thấy như https://thuviensach.vn bị mắc kẹt, luôn bị người khác hay hoàn cảnh bên ngoài chi phối. Chúng ta luôn phải đối phó với khủng hoảng. Chúng ta thường bị vùi đầu trong một đống “những việc chẳng đâu vào đâu” - những việc “chữa cháy”, và chẳng còn thời gian để làm những việc mà chúng ta biết rằng sẽ tạo ra sự khác biệt. Chúng ta cảm thấy mình không còn sống cho chính mình nữa. Một số người khác thì cảm thấy nỗi bức bối ấy như một sự trăn trở mơ hồ. Đơn giản là chúng ta không thể nào làm được tất cả những điều cần làm, muốn làm, lẫn những điều đang thật sự làm. Chúng ta tiến thoái lưỡng nan. Chúng ta cảm thấy có lỗi vì đã không làm điều cần làm, và không hứng thú với điều đang làm. Một số thì cảm thấy cuộc sống trống rỗng. Chúng ta đã coi hạnh phúc chỉ là sự thành công về nghề nghiệp hay tài chính, và rồi nhận ra rằng “thành công” như vậy không đem lại sự mãn nguyện như chúng ta tưởng. Chúng ta kiên trì leo lên các “nấc thang của danh vọng” từng nấc một - bằng cấp, những đêm dài làm việc, những lần được đề bạt - để rồi nhận ra khi đã đạt đến đỉnh cao rằng chiếc thang đó đã bắc nhầm bức tường. Dành hết tâm trí cho việc leo thang, chúng ta đã để lại phía sau dấu vết của những mối quan hệ bị tan vỡ, đánh mất những giờ phút phong phú, có chiều sâu trong cuộc sống vì những nỗ lực căng thẳng, tập trung quá mức. Trong cuộc chạy đua để leo các nấc thang, chúng ta đã không dành thời gian để làm những điều thực sự quan trọng nhất. Có những người cảm thấy bị mất phương hướng hoặc bối rối. Chúng ta không thực sự nhận ra đâu là “những điều quan trọng nhất”. Chúng ta chuyển từ hành động này sang hành động khác như một cái máy. Cuộc đời như một cỗ máy. Có những lúc chúng ta trăn trở không hiểu điều chúng ta đang làm có ý nghĩa gì hay không? Một số trong chúng ta biết rằng mình đang bị mất thăng bằng, nhưng không đủ lòng tin để tìm giải pháp khác. Hoặc chúng ta nghĩ rằng cái giá của sự thay đổi là quá đắt. Hoặc chúng ta sợ thay đổi. Do đó, dễ hơn cả là cứ sống chung với sự mất thăng bằng đó. https://thuviensach.vn Tiếng chuông cảnh tỉnh Chúng ta được cảnh tỉnh để nhận ra khoảng cách nói trên khi trong đời xảy ra một sự kiện kịch tính nào đó, như khi mất đi một người thân chẳng hạn. Đột nhiên, có một người thân ra đi vĩnh viễn và chúng ta nhận ra thực tế phũ phàng rằng, chúng ta đã bỏ qua những việc đáng làm vì quá mải mê leo lên “những nấc thang danh vọng” thay vì nâng niu và nuôi dưỡng những mối quan hệ thực sự quan trọng đối với chúng ta. Hay như khi chúng ta phát hiện đứa con trai vị thành niên của mình nghiện ma túy. Khi đó, những hình ảnh quá khứ tràn ngập tâm trí chúng ta - những quãng thời gian dài nhiều năm qua đáng lẽ nên dành để củng cố mối quan hệ gần gũi, chia sẻ, gắn bó với con... nhưng ta đã không làm như thế vì quá bận rộn cho việc kiếm sống, tìm kiếm các mối quan hệ làm ăn, hoặc đơn giản là dành để đọc báo, xem ti-vi. Hay như khi công ty cắt giảm nhân lực và chúng ta bị mất việc làm. Hoặc bác sĩ cho biết chúng ta mắc bệnh hiểm nghèo, chỉ còn sống được thêm vài tháng nữa. Hoặc cuộc hôn nhân của chúng ta tan vỡ, chờ ngày ly dị. Một số tình huống khủng hoảng như vậy làm cho chúng ta tỉnh ngộ, nhận ra rằng điều chúng ta dành thời gian để làm và điều chúng ta cho là quan trọng nhất không phải là một. Rebecca: Nhiều năm trước, tôi đến thăm một phụ n· còn trẻ tại một bệnh viện. Cô ấy mới 23 tuổi và có hai con nhỏ ở nhà. Cô vừa được bác sĩ cho biết là cô bị bệnh ung thư đã di căn. Khi tôi cầm tay cô và cố tìm ra lời để an ủi, thì cô òa lên khóc: “Em sẽ đánh đổi mọi thứ chỉ để được về nhà và thay tã lót cho con!”. Khi nghĩ về lời nói của cô ấy và sΉ trải nghiệm của tôi với nh·ng đứa con nhỏ của mình, tôi ngẫm ra rằng đã có bao nhiêu lần tôi cũng thay tã lót cho con như cô làm, nhưng tôi làm chỉ vì nghĩa vụ, làm cho xong việc, thậm chí có lúc còn bΉc bội vì sΉ bất tiện mà nó gây ra cho cuộc sống bận rộn của mình, thay vì nâng niu nh·ng https://thuviensach.vn giây phút quý giá của cuộc sống và tình yêu mà chúng ta không sao biết được là nó có trở lại hay không. Khi không có “Những tiếng chuông cảnh tỉnh” như thế, nhiều người trong chúng ta không có dịp thực sự đối đầu với những vấn đề rất quan trọng của cuộc sống. Thay vì đi sâu vào những nguyên nhân của căn bệnh kinh niên, chúng ta chỉ quanh quẩn với liệu pháp chữa trị nóng vội, nhất thời như dùng cao dán hay thuốc Aspirin để trị cơn đau cấp tính. Được làm dịu cơn đau nhất thời, chúng ta trở lại bận rộn hơn để làm những điều “tốt” và không bao giờ dừng lại để tự hỏi điều chúng ta đang làm có thực sự là quan trọng nhất hay không. Ba thế hệ quản trị thời gian Trong nỗ lực lấp khoảng cách giữa chiếc đồng hồ và cái la bàn trong cuộc sống, nhiều người trong chúng ta quay sang lĩnh vực “quản trị thời gian”. Trong khi ba thập kӹ trước đây chỉ có không đầy mười cuốn sách viết về đề tài này, thì hiện nay, theo cuộc điều tra gần đây nhất, có hơn một trăm cuốn sách, hàng trăm bài báo, và nhiều loại lịch công tác, bảng kế hoạch làm việc, phần mềm và nhiều công cụ quản trị thời gian khác. Điều này phản ánh một “hiện tượng bắp rang”- sự bùng nổ nhanh của sách báo và công cụ phản ánh một thứ văn hóa nóng bỏng và đầy áp lực đang không ngừng tăng lên. Khi tiến hành cuộc điều tra này, chúng tôi đã đọc, phân tích và rút gọn thông tin xuống còn tám nhóm tiếp cận cơ bản về quản trị thời gian. Những nhóm này bao gồm từ cách tiếp cận truyền thống hướng về “tính hiệu quả”, như là Cách tiếp cận “tổ chức” (“Get Organized” Approach) Cách tiếp cận chiến binh (Warrior Approach) và Cách tiếp cận ABC hay Ưu tiên hóa (Prioritization Approach), cho đến một số cách tiếp cận mới hơn đang thay thế các mô thức truyền thống. Trong đó có cách tiếp cận mang tính Á Đông nhiều hơn như “Đi theo dòng chảy” (“Go with the Flow” Approach), khuyến khích chúng ta tiếp xúc với nhịp điệu tự nhiên của cuộc sống - gắn kết với những thời khắc “muôn thuở” khi mà tiếng kêu tích tắc của chiếc đồng hồ bị chìm đi trong niềm hân hoan của khoảnh khắc đó. Nó còn bao gồm Cách tiếp cận Phục hồi (Recovery Approach), cho https://thuviensach.vn thấy vì sao những thủ phạm gây lãng phí thời gian, như là sự do dự và ủy quyền kém hiệu quả, thường là kết quả của một kịch bản tâm lý in hằn từ trước. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận như trên, chúng tôi thấy phần lớn bạn đọc đều biết đến ba “thế hệ” quản trị thời gian. Thế hệ sau dựa trên cơ sở thế hệ trước đó và có tiến bộ hơn về hiệu suất và khả năng kiểm soát. Thế hệ thứ nhất. Thế hệ quản trị thời gian thứ nhất dựa trên cơ sở “các công cụ nhắc nhở”. Đây là cách tiếp cận “đi theo dòng chảy”, nhưng vẫn cố gắng theo dõi những điều bạn muốn làm - viết báo cáo, tham dự cuộc họp, tu sӱa xe cộ, dọn dẹp nhà để xe... Đặc trưng của thế hệ này là các mẩu ghi chép đơn giản và các bản liệt kê công việc. Nếu bạn thuộc về thế hệ này, bạn luôn mang theo bên mình các bản liệt kê và thường xuyên đối chiếu với nó để khỏi quên việc định làm. May ra đến cuối ngày bạn mới làm hết số công việc như đã định và bạn dựa vào bản danh sách đó để kiểm tra lại. Nếu có những việc chưa hoàn thành, bạn sẽ ghi nó sang danh sách công việc của ngày hôm sau. Thế hệ thứ hai. Thế hệ quản trị thời gian thứ hai là phương pháp “lập kế hoạch và chuẩn bị”. Đặc trưng của nó là các lịch công tác và sổ ghi cuộc hẹn. Đó là hiệu suất làm việc, trách nhiệm cá nhân, xác lập mục tiêu, đặt kế hoạch, lên lịch các hoạt động và sự kiện trong tương lai. Nếu bạn thuộc về thế hệ này, bạn thường lập kế hoạch các cuộc hẹn, viết ra các cam kết, xác định thời hạn, ghi lại địa điểm sẽ diễn ra cuộc hẹn. Bạn cũng có thể lưu lại các số liệu này trong máy vi tính hay trên mạng. Thế hệ thứ ba. Cách tiếp cận của thế hệ thứ ba là “lập kế hoạch, đặt ưu tiên, và kiểm soát”. Nếu bạn thuộc thế hệ này, bạn có thể dành một số thời gian để làm rõ các giá trị và các ưu tiên của bạn. Bạn tự hỏi “Mình muốn gì?”, và đặt ra các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để đạt được các giá trị này. Bạn đặt mức ưu tiên cho các hoạt động của mình trên cơ sở hàng ngày. Đặc trưng của https://thuviensach.vn thế hệ này là một loạt các công cụ lập kế hoạch và tổ chức công việc - bằng phương tiện điện tӱ hay viết trên giấy - với các biểu mẫu chi tiết cho kế hoạch hàng ngày. Ở mức độ nào đó, ba thế hệ quản trị thời gian này giúp chúng ta có bước tiến xa trong việc nâng cao hiệu quả trong cuộc sống. Những thứ như là hiệu suất làm việc, lập kế hoạch, ưu tiên hóa, làm rõ các giá trị và xác lập mục tiêu đã tạo ra sự khác biệt có tính tích cực rõ rệt. Nhưng cuối cùng, với hầu hết mọi người - thậm chí cả khi họ đạt được những lợi ích và của cải rất lớn đi nữa - vẫn có khoảng cách giữa những điều thực sự quan trọng đối với họ và cách họ sӱ dụng thời gian. Trong nhiều trường hợp, tình trạng còn tồi tệ hơn. Có người nói: “Đúng là chúng ta đang làm được nhiều việc hơn với ít thời gian hơn, nhưng chẳng còn thấy những mối quan hệ đằm thắm, sự thanh thản trong lòng, sự thăng bằng trong cuộc sống, niềm tin mình đang làm và làm tốt những điều quan trọng nhất”. Roger: Ba thế hệ quản trị thời gian này phản ánh rất đúng quá trình thΉc hiện quản trị thời gian của tôi. Tôi lớn lên tại thị trấn Carmel, vùng Pebble Beach thuộc bang California. Sống trong môi trường nghệ thuật, tΉ do suy nghĩ, triết lý, tôi chắc là mình phù hợp với thế hệ thứ nhất. Thỉnh thoảng tôi ghi chép để khỏi quên nh·ng điều cần nhớ - đặc biệt các cuộc thi đánh gôn, một hoạt động quan trọng đối với cuộc sống của tôi. Do tôi còn tham gia vào công việc trang trại và nuôi ngΉa, nên tôi cần phải ghi nhớ mùa màng và nhiều thứ khác n·a. Thời gian trôi qua, công việc đòi hỏi phải làm nhiều hơn với thời gian ít hơn, có nhiều thứ tôi muốn làm hơn, có nhiều cơ hội hơn đã đẩy tôi đi sâu vào thế hệ quản trị thời gian thứ hai. Tôi đọc bất cứ tài liệu nào có trong tay nói về quản trị thời gian. Trên thΉc tế, công việc làm ăn của tôi, trong một giai đoạn, chính là tư vấn về quản trị thời gian. Tôi làm việc với từng khách hàng để giúp họ làm việc hiệu quả hơn, tổ chức công việc tốt hơn, học cách trả lời điện thoại và nhiều thứ khác. Thông thường sau khi quan sát và phân tích hoạt động https://thuviensach.vn của họ trong một ngày, tôi sẽ đưa ra gợi ý cụ thể nh·ng điều họ cần làm để nâng cao hiệu suất làm việc. Sau một thời gian, tôi sửng sốt nhận ra rằng tôi không chắc mình có ích gì trong việc này. ThΉc ra, tôi bắt đầu băn khoăn phải chăng tôi chỉ làm cho họ sớm thất bại hơn mà thôi. Vấn đề không phải là họ làm được bao nhiêu đầu việc, mà là cái đích họ muốn hướng tới là đâu, và họ muốn đạt được cái gì. Nhiều người muốn biết họ đang làm việc ra sao, nhưng tôi nhận thấy mình không thể trả lời được, trừ phi tôi hiểu rõ họ muốn đạt được cái gì. Điều này dẫn tôi đến thế hệ quản trị thời gian thứ ba. ThΉc ra, cả Stephen và tôi đã tham gia một phần vào công trình khởi đầu cho thế hệ thứ ba và cùng làm việc với một số người có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vΉc này. Mối quan tâm của chúng tôi là gắn kết các giá trị với các mục tiêu để giúp người ta làm được nhiều hơn nh·ng việc thích hợp và theo thứ tΉ ưu tiên. Khi ấy, có vẻ như đó là con đường rõ ràng cần phải đi theo. Nhưng về sau, người ta nhận ra một điều hiển nhiên rằng có sΉ khác biệt thΉc sΉ gi·a điều người ta muốn và điều họ thΉc sΉ cần trong cuộc sống. Nhiều người trong khi đạt được ngày càng nhiều mục tiêu... thì lại cảm thấy hạnh phúc và sΉ mãn nguyện ngày càng giảm đi. Do vậy, tôi bắt đầu xem xét lại một số mô thức cơ bản và cách suy nghĩ của mình. Tôi bắt đầu nhận ra rằng câu trả lời không thể tìm thấy trong ba thế hệ quản trị thời gian, mà phải tìm nó ở mức độ mô thức cơ bản. Nó nằm ngay ở các giả định, theo đó chúng ta xác định và tiến hành các việc mà chúng ta cố làm. Điểm mạnh và điểm yếu của mӛi thế hệ Chúng ta hãy nhìn kӻ hơn vào điểm mạnh và điểm yếu của các thế hệ quản trị thời gian và xem cụ thể chúng có ích gì, và vì sao chúng không đáp ứng được trước đòi hỏi có chiều sâu hơn. Những người thuộc thế hệ thứ nhất thường linh hoạt. Họ có khả năng thích ứng với người khác và với những nhu cầu thay đổi. Họ https://thuviensach.vn giỏi thích nghi và xӱ lý các tình huống. Họ làm việc theo thời gian biểu của họ và làm bất cứ việc gì họ thấy cần thiết hoặc có vẻ cấp bách. Nhưng thường thì sự việc bất thành là do những lỗi nhỏ. Các cuộc hẹn bị quên; những lời hứa không được thực hiện. Thiếu một cảm nhận mạnh mẽ về viễn cảnh cuộc đời và mục tiêu định sẵn, thành tích đạt được kém hẳn ý nghĩa. Đối với nhiều người thuộc thế hệ này thì “điều quan trọng nhất” chẳng qua chỉ là những thứ xuất hiện trước mặt họ. Những người thuộc thế hệ thứ hai thì có kế hoạch và sự chuẩn bị trước. Nhìn chung họ cảm thấy có trách nhiệm cá nhân cao hơn đối với kết quả công việc và những cam kết của mình. Các lịch công tác và kế hoạch làm việc không chỉ là những công cụ nhắc nhở, mà còn giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho các cuộc họp và buổi thuyết trình - dù là chuyên môn, với gia đình, bạn bè, hay các cộng sự. Sự chuẩn bị làm tăng hiệu suất và tính hiệu quả. Việc đặt ra mục tiêu và kế hoạch làm tăng thành tích và kết quả hoạt động. Nhưng việc tập trung vào lịch làm việc, mục tiêu và hiệu suất lại dẫn đến việc họ đề cao lịch làm việc. Mặc dù nhiều người thuộc thế hệ thứ hai biết coi trọng người khác cũng như các mối quan hệ, nhưng sự tập trung vào lịch làm việc thường làm cho họ đối xӱ với người khác cứ như họ là “kẻ thù” vậy. Người khác biến thành đối tượng gây cản trở hay làm cho họ xao nhãng kế hoạch làm việc của họ. Từ đó, họ cách ly hay cô lập mình với người khác, hoặc ủy quyền cho người khác, coi người khác chủ yếu là nguồn lực qua đó họ có thể tăng lợi thế cá nhân của mình. Hơn nữa, những người thuộc thế hệ thứ hai có thể còn đạt được nhiều hơn là họ muốn, nhưng điều họ đạt được không nhất thiết là điều họ thực sự cần hay điều làm cho họ thanh thản. “Những điều quan trọng nhất” đối với nhiều người thuộc thế hệ thứ hai chỉ là một hàm số của tờ lịch và những mục tiêu mà thôi. Thế hệ thứ ba có sự đóng góp lớn do gắn kết các mục tiêu và kế hoạch với các giá trị. Những người thuộc thế hệ này đạt được các thành quả đáng kể về hiệu quả làm việc cá nhân thông qua kế https://thuviensach.vn hoạch tập trung hàng ngày và việc đặt ưu tiên. “Những điều quan trọng nhất” trở thành một hàm số của các giá trị và các mục tiêu. Kết quả do thế hệ này mang lại xem ra rất hứa hẹn. Trên thực tế, đối với nhiều người, đỉnh cao của “quản trị thời gian” chính là thế hệ thứ ba. Họ nghĩ rằng nếu họ đi sâu vào thế hệ này, họ sẽ chiếm đỉnh cao của bất cứ thứ gì. Nhưng thế hệ thứ ba này có một số khiếm khuyết nghiêm trọng - không phải ở những kết quả cố ý mà là các kết quả vô tình, được tạo ra do những mô thức kém hoàn thiện và thiếu những nhân tố quan trọng. Chúng ta cần đi sâu vào những khiếm khuyết này vì thế hệ này được coi là “lý tưởng” đối với nhiều người và là mục tiêu nhắm tới của nhiều người thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai. Chúng ta thӱ xem xét một số mô thức nền tảng, hay những não trạng. Các mô thức này giống như những tấm bản đồ. Chúng không phải là lãnh thổ; chúng chỉ là sự mô tả lãnh thổ. Và nếu chúng ta dùng sai bản đồ - ví dụ chúng ta muốn tìm một địa điểm tại thành phố Detroit mà chúng ta lại dùng bản đồ thành phố Chicago - thì thật khó để tìm ra nơi chúng ta muốn đến. Chúng ta có thể có những hành động để khắc phục - như tăng hiệu suất của việc đi lại, dùng chiếc xe tốt ít tốn xăng hơn, tăng tốc độ - nhưng những cái đó chỉ đưa chúng ta đến sai địa chỉ sớm hơn mà thôi. Chúng ta có thể chú trọng đến thái độ - chúng ta có thể “lên tinh thần” về việc đã cố tìm cho ra địa chỉ bất chấp là chúng ta đang bị lạc đường. Nhưng vấn đề ở đây chẳng liên quan đến thái độ hay hành vi của chúng ta. Vấn đề là chúng ta đã dùng tấm bản đồ sai. Trong khi những mô thức này nằm bên dưới toàn bộ cách tiếp cận quản trị thời gian truyền thống, chúng lại được thế hệ thứ ba nhấn mạnh. • Kiểm soát. Mô thức chủ yếu của thế hệ thứ ba là mô thức kiểm soát - vạch kế hoạch, lên lịch thực hiện, và quản lý quá trình thực hiện. Tiến hành công việc từng bước một. Không để việc gì đi chệch hướng cả. Hầu hết chúng ta cảm thấy dễ chịu khi “kiểm soát” được cuộc sống của mình. Nhưng trên thực tế, chúng ta không kiểm soát được; mà chỉ có các nguyên tắc mới làm được điều đó. Chúng ta có https://thuviensach.vn thể kiểm soát được sự lựa chọn của mình, nhưng chúng ta không kiểm soát được các hậu quả của sự lựa chọn. Khi chúng ta nâng một đầu của cây gậy thì đồng thời chúng ta cũng nâng luôn đầu kia của nó. Ý nghĩ cho rằng chúng ta luôn kiểm soát được cuộc sống chỉ là ảo tưởng. Nó đặt chúng ta vào chỗ tìm cách kiểm soát hậu quả của hành động. Hơn nữa, chúng ta cũng không kiểm soát được người khác. Và vì mô thức cơ bản là kiểm soát, nên cách quản trị thời gian này gần như bỏ qua một thực tế rằng hầu hết thời gian của chúng ta được dùng để sống và làm việc cùng với người khác, những người chúng ta không kiểm soát được họ. • Hiệu suất làm việc. Hiệu suất cao là “làm được nhiều hơn với thời gian ít hơn”. Đây là điều rất có ý nghĩa. Chúng ta thu được kết quả nhiều hơn. Chúng ta giảm được hoặc thậm chí loại bỏ sự lãng phí. Chúng ta biết cách tổ chức làm việc. Chúng ta làm việc nhanh hơn. Chúng ta biết dùng đòn bẩy. Năng suất làm việc tăng đến mức khó tin. Thế nhưng giả thiết cơ bản ở đây coi “nhiều hơn” và “nhanh hơn” là tốt hơn. Điều này có thực sự đúng hay không? Ở đây có sự khác nhau cơ bản giữa hiệu suất (efficiency) và tính hiệu quả (effectiveness). Bạn có thể lái xe chạy nhanh trên đường cao tốc, dưới thời tiết dễ chịu, và tiết kiệm được rất nhiều nhiên liệu. Nghĩa là bạn lái xe rất có hiệu suất. Thế nhưng giả sӱ bạn đang chạy xe trên đường cao tốc Số 101 về hướng nam ven biển California trong khi đích đến của bạn lại là Thành phố New York - cách đó gần năm nghìn cây số về phía đông - thì không thể nói đến tính hiệu quả của việc bạn lái xe! Hơn nữa, làm sao có thể nói bạn “có hiệu suất” trong quan hệ với người khác? Bạn đã từng tìm cách để có “hiệu suất cao” trong quan hệ với vợ hoặc chồng của bạn, hay với con cái hoặc nhân viên của bạn khi có vấn đề nhạy cảm về tình cảm? Việc đó diễn ra như thế nào? “Xin lỗi, nhưng em khoan bày tỏ những cảm nghĩ sâu sắc nhất vào lúc này vì anh chỉ có mười phút dành cho cuộc gặp này thôi.” “Đừng làm phiền bố lúc này, con ạ. Hãy dành bầu tâm sự và nỗi lòng của con vào lúc khác để bố làm xong công việc theo lịch làm https://thuviensach.vn việc của bố đã.” Vậy đấy, trong khi bạn có thể có hiệu suất cao đối với sự vật, bạn không thể có hiệu suất cao - mà vẫn đạt được hiệu quả - với con người. • Các giá trị. Đánh giá cao cái gì đó tức là coi trọng giá trị của nó. Vì vậy, giá trị là điều cực kỳ quan trọng. Giá trị thúc đẩy sự lựa chọn và hành động của chúng ta. Thế nhưng chúng ta lại coi trọng nhiều thứ khác nhau – tình yêu, sự an toàn, một ngôi nhà lớn, nhiều tiền gӱi ngân hàng, địa vị xã hội, sự công nhận của mọi người, sự nổi tiếng. Nếu chúng ta coi trọng một điều gì đó thì không phải bao giờ nó cũng tạo ra một cuộc sống có chất lượng. Một khi coi trọng điều trái với các quy luật tự nhiên chi phối sự thanh thản của tâm hồn và một cuộc sống có chất lượng, thì chúng ta đã đặt cuộc sống của mình trên nền tảng của ảo tưởng và đặt bản thân mình trước sự thất bại. Chúng ta không thể tự đặt ra quy luật cho cuộc sống của mình. • Thành tựu đӝc lập. Cách quản trị thời gian truyền thống tập trung vào việc giành cho được kết quả, thành tích, hay bất cứ thứ gì bạn muốn, và san bằng mọi cản trở. Những người khác về cơ bản được coi như là nguồn lực giúp bạn đạt được nhiều kết quả nhanh hơn – hoặc chỉ là những chướng ngại hay vật cản. Các mối quan hệ gần như chỉ có tính chất giao dịch. Thế nhưng trên thực tế, hầu hết thành tựu lớn nhất và niềm vui lớn nhất trong cuộc sống lại đến từ các mối quan hệ có khả năng tương tác làm thay đổi chúng ta theo hướng tốt đẹp hơn. Đây không phải là một hàm số về hiệu suất, mà là một hàm số của sự trao đổi những hiểu biết, tầm nhìn, những kiến thức mới, và sự hứng thú đối với những kiến thức mới đó. Tiếp cận được sức mạnh có tính biến đổi của sự hiệp lực tương thuộc chính là “dịch chuyển điểm tựa” đến vị trí xa nhất của cánh tay đòn đối với thời gian và kết quả của cuộc sống có chất lượng. • Trình tự thời gian (Chronos). Đối tượng của quản trị thời gian là chronos, thuật ngữ Hy Lạp có nghĩa là trình tự thời gian (chronological time). Trình tự thời gian được biểu thị bằng đường https://thuviensach.vn thẳng một chiều và có tính kế tiếp. Thời gian của bất kỳ giây nào cũng giống như mọi giây khác, không giây nào quý giá hơn. Về cơ bản, nhịp điệu sống của chúng ta bị chi phối bởi chiếc đồng hồ. Nhưng toàn bộ nền văn hóa trên thế giới đều tiếp cận cuộc sống từ một kairos – mô thức “thời gian thích hợp” (appropriate time) hay “thời gian chất lượng” (quality time). Thời gian là thứ để được trải nghiệm. Nó không ngừng tăng lên (exponential) và luôn tồn tại (existential). Điều cốt lõi của thời gian chất lượng (kairos time) là bạn tạo ra được bao nhiêu giá trị từ thời gian đó, thay vì bạn đã bỏ ra bao nhiêu thời gian tuần tự. Ngôn từ hàng ngày của chúng ta luôn phản ảnh sự thừa nhận thời gian chất lượng, như khi chúng ta hỏi: “Thời gian này bạn có vui không?”. Chúng ta không hỏi về khối lượng thời gian tuần tự được sӱ dụng theo một cách cụ thể nào, mà muốn hỏi về giá trị, chất lượng của thời gian đó. THẾ HỆ THỨ NHẤT ĐIỂM MẠNH • Khả năng thích ứng khi có điều quan trọng hơn xảy ra - sự linh hoạt đi theo dòng chảy • Đáp ứng tốt hơn với mọi người • Không quá tải và rắc rối • Ít căng thẳng hơn • Theo dõi “việc cần làm” ĐIỂM YẾU • Kết cấu không chắc chắn • Có nhiều kẽ hở • Cam kết với người khác bị xem nhẹ, hay bị quên không thực hiện, có hại cho các mối quan hệ https://thuviensach.vn • Kết quả đạt được tương đối ít • Chuyển từ khủng hoảng này sang khủng hoảng khác do xem nhẹ kế hoạch và kết cấu • “Những điều quan trọng nhất”- là những việc ở trước mắt THẾ HỆ THỨ HAI ĐIỂM MẠNH • Theo dõi các cam kết và cuộc hẹn • Kết quả đạt được nhiều hơn nhờ có mục tiêu và kế hoạch • Họp hành và thuyết trình có hiệu quả hơn do có chuẩn bị ĐIỂM YẾU • Xem kế hoạch quan trọng hơn con người • Hành động thiên về điều bạn muốn – không nhất thiết là điều bạn cần hay điều sẽ làm bạn mãn nguyện • Suy nghĩ và hành động độc lập – coi người khác là phương tiện hay trở ngại cho mục tiêu của mình • “Những điều quan trọng nhất”- là những điều nằm trong kế hoạch làm việc THẾ HỆ THỨ BA ĐIỂM MẠNH • Chịu trách nhiệm đối với kết quả • Gắn liền với các giá trị https://thuviensach.vn • Khai thác sức mạnh của các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn • Biến các giá trị thành mục tiêu và hành động • Tăng năng suất làm việc cá nhân nhờ có kế hoạch hàng ngày và đặt ưu tiên • Tăng hiệu quả công việc • Đem lại cơ cấu/trật tự cho cuộc sống • Củng cố năng lực quản trị thời gian và bản thân ĐIỂM YẾU • Có thể gây lầm tưởng cá nhân kiểm soát hậu quả, hơn là các quy luật hay nguyên tắc – sự tự đắc “quy luật là do mình đặt ra” • Việc minh định các giá trị không nhất thiết phù hợp với các nguyên tắc chi phối • Sức mạnh của tầm nhìn chưa được khai thác • Việc lập kế hoạch hàng ngày ít khi vượt qua ưu tiên cho việc khẩn cấp, thúc bách và xӱ lý khủng hoảng • Có thể dẫn đến sai lầm, quá chặt chẽ, mất cân đối giữa các vai trò • Có thể coi kế hoạch quan trọng hơn con người, coi con người như sự vật • Kém linh hoạt hay thiếu phóng khoáng • Kӻ năng đơn thuần không tạo ra hiệu quả và khả năng lãnh đạo – cần có tính cách nữa • “Những điều quan trọng nhất” được xác định bởi tính khẩn cấp và các giá trị https://thuviensach.vn • Năng lực. Quản trị thời gian về cơ bản là một tập hợp các năng lực. Nghĩa là nếu bạn có được một số năng lực nhất định, bạn sẽ có thể tạo ra kết quả là một cuộc sống có chất lượng. Nhưng tính hiệu quả cá nhân là một hàm số của năng lực và tính cách. Theo cách này hay cách khác, hầu hết các sách báo đều nói “Thời gian là cuộc sống”, nhưng giống như hầu hết sách báo nói về “sự thành đạt” trong 70 năm qua, các sách quản trị thời gian về cơ bản thường tách rời điều chúng ta làm khỏi tính cách con người chúng ta. Mặt khác, các sách khai trí trong nhiều thế kӹ qua lại công nhận tầm quan trọng tối thượng của sự phát triển tính cách cũng như năng lực trong việc tạo ra kết quả là một cuộc sống có chất lượng. • Quản lý. Bản thân quản trị thời gian là cách nhìn của nhà quản lý, chứ không phải nhà lãnh đạo. Quản lý hoạt động theo một mô thức nhất định. Còn lãnh đạo tạo ra các mô thức mới. Quản lý hoạt động trong một hệ thống. Lãnh đạo hoạt động bên trên hệ thống đó. Bạn quản lý “các sự việc”; nhưng bạn lãnh đạo con người. Điều cơ bản để có thể ưu tiên cho điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta là lãnh đạo phải đi trước quản lý. Câu hỏi “Có phải tôi đang làm điều đúng?” phải đi trước câu hỏi “Có phải tôi đang làm tốt điều đó?”. Các điểm mạnh và điểm yếu của ba thế hệ quản trị thời gian được tóm lược trong Bảng sau. a Thấy cái gì có cái đó Mô thức chủ yếu nào tạo ra những loại kết quả này – hiệu suất, khả năng kiểm soát, quản lý, năng lực, trình tự thời gian? Có phải đây là những bản đồ lãnh thổ chính xác? Có phải chúng đáp ứng được các kỳ vọng về chất lượng cuộc sống? Thực tế việc chúng ta đầu tư nhiều sức lực cho các kӻ thuật và công cụ dựa trên cơ sở các mô thức này – trong khi vấn đề cơ bản vẫn chưa được giải quyết (nhiều trường hợp còn trở nên tồi tệ hơn) – là minh chứng cho thấy những mô thức cơ bản này có lỗ hổng. https://thuviensach.vn Bạn hãy quay trở lại với những nỗi trăn trở mà chúng tôi đã nêu ra ở phần đầu. Cuộc sống của tôi thật bề bộn! Tôi chạy quanh suốt ngày - nào là hội họp, điện thoại, giấy tờ, các cuộc hẹn. Tôi vắt kiệt sức mình, lăn ra giường ngủ lịm đi và thức dậy sớm vào buổi sáng hôm sau để rồi tiếp tục lặp lại như thế. Kết quả công việc của tôi không tồi; tôi làm được rất nhiều việc. Nhưng đôi khi tôi trăn trở từ đáy lòng mình: “Thế thì sao nhỉ? Điều mình đang làm có thΉc sΉ là có ý nghĩa?”. Thú thật là tôi không biết. “Cái ở bên trong không ngừng trở thành cái ở bên ngoài”, James Allen, tác giả cuốn sách kinh điển “Khi con người suy nghĩ” (“As a Man Thinketh”) đã từng nói. “Trạng thái tâm hồn của một con người sẽ dẫn đến các tình trạng cuộc sống của người đó; những suy nghĩ của anh ta sẽ đưa đến hành động, và hành động kết trái thành tính cách và số phận.” Hiểu được những mô thức chủ yếu này của quản trị thời gian là điều rất quan trọng, vì mô thức là bản đồ chỉ đường cho con tim và khối óc, từ đó hình thành thái độ và hành vi, cũng như các kết quả trong cuộc sống. Nó tạo ra một vòng quay “thấy/làm/được”. Cách mà chúng ta thấy (mô thức của chúng ta) dẫn đến điều chúng ta làm (các thái độ và hành vi của chúng ta); và điều chúng ta làm dẫn đến các kết quả mà chúng ta đạt được trong cuộc sống. Vì vậy, nếu chúng ta muốn tạo ra một sự thay đổi quan trọng về các kết quả, thì chúng ta không thể chỉ thay đổi các thái độ và hành vi, các phương pháp hay các kӻ thuật; chúng ta phải thay đổi các mô thức căn bản vốn có của chúng ta. Mỗi khi chúng ta tìm cách thay đổi hành vi hay phương pháp mà không thay đổi mô thức, thì rốt cuộc mô thức sẽ lấn át sự thay đổi đó. Đó là lý do vì sao những nỗ lực để “cài đặt” hệ thống quản lý chất lượng toàn diện hay sự ủy quyền trong các tổ chức đều không có kết quả. Không thể cài đặt chúng được, mà phải nuôi dưỡng chúng lớn lên. Chúng vươn lên một cách tự nhiên từ những mô thức đã tạo nên chúng. Thay đổi một công cụ lập kế hoạch hay một phương pháp không tạo ra sự thay đổi lớn các thành quả đạt được trong cuộc sống – mặc https://thuviensach.vn dù có vẻ nó hứa hẹn như vậy. Đây không phải là vấn đề kiểm soát nhiều hơn, tốt hơn, hay nhanh hơn các công cụ đó, mà là vấn đề xét lại toàn bộ giả định về sự kiểm soát. Như Albert Einstein từng nói: “Những vấn đề quan trọng mà chúng ta phải đương đầu không thể giải quyết được bằng chính cái trình độ tư duy đã tạo ra những vấn đề đó”. Điều quan trọng hơn việc sӱa đổi thái độ và hành vi là xem xét các mô thức dẫn đến thái độ và hành vi đó. Plato đã nói: “Một cuộc sống không được kiểm nghiệm là cuộc sống không đáng sống”. Nhưng có rất nhiều người qua lớp học phát triển khả năng lãnh đạo của chúng tôi nói rằng: “Lâu nay, chúng tôi không hề nghĩ gì về điều này!”. Là con người, chúng ta luôn cố gắng – đôi khi với những hậu quả tệ hại – để làm việc, nuôi nấng con cái, đào tạo nhân lực, và tham gia vào nhiều mối quan hệ khác mà không chịu xem xét một cách nghiêm túc và kӻ lưỡng những cái gốc rễ mà từ đó sản sinh ra các kết quả trong cuộc sống của chúng ta. Và bằng cách này hay cách khác, quản trị thời gian chỉ là một kӻ năng máy móc, tách rời khỏi những điều cốt yếu mà chúng ta bỏ thời gian ra để phấn đấu thực hiện. Sự cần thiết của thế hệ quản trị thứ tư Một điều chắc chắn là nếu cứ tiếp tục làm những điều như chúng ta đang làm, thì chúng ta chỉ đạt được những cái như chúng ta đang có mà thôi. Một định nghĩa của sự điên rồ là “luôn luôn làm những việc giống như cũ nhưng lại mong đợi các kết quả khác”. Nếu quản trị thời gian là câu trả lời, thì chắc hẳn chỉ cần có nhiều ý tưởng hay thì cũng đã đủ đem lại sự khác biệt lớn. Nhưng chúng tôi phát hiện ra rằng, cả những người đã được đào tạo về quản trị thời gian ở cấp cao lẫn những người chưa được đào tạo gì cũng đều rất quan tâm về chất lượng cuộc sống. Quản trị thời gian, đặc biệt ở thế hệ thứ ba – có vẻ là hay. Nó là một niềm hy vọng, hứa hẹn mang đến cho chúng ta sự thành công. Nhưng nó đã không làm được điều đó. Đối với nhiều người, phương pháp quản trị thời gian được xem là đỉnh cao đó thật cứng nhắc, gò bó và không tự nhiên. Và với cường độ cao thì khó có thể duy trì lâu được. Do đó, điều đầu tiên mà nhiều người sẽ làm khi họ https://thuviensach.vn chuẩn bị lên đường đi nghỉ phép là để các bản kế hoạch làm việc - biểu tượng của thế hệ quản trị thứ ba - ở nhà! Rõ ràng cần có thế hệ quản trị thứ tư - tập hợp tất cả các điểm mạnh của các thế hệ 1, 2 và 3 lại, đồng thời loại bỏ các điểm yếu của chúng... và vượt hơn. Điều này đòi hỏi phải có một mô thức và cách tiếp cận không chỉ khác biệt về mức độ, mà còn khác biệt về chất – sự đoạn tuyệt có tính cơ bản với lối tư duy và hành động kém hiệu quả. Chúng ta cần có một cuộc cách mạng, chứ không phải chỉ là sự tiến hóa. Chúng ta cần vượt lên trên quản trị thời gian để đến với sự lãnh đạo cuộc sống – một thế hệ quản trị thời gian thứ tư dựa trên các mô thức sẽ tạo ra những kết quả của một cuộc sống có chất lượng. a a https://thuviensach.vn Chương 2Thói quen khẩn cấp Không có ý thức cam kết đối với điều quan trọng, là vô tình cam kết với điều không quan trọng. K hi bắt đầu đọc chương này, bạn hãy dành vài phút trả lời các câu hỏi sau đây: Hoạt động nào mà bạn biết rõ rằng nếu bạn thΉc hiện thật tốt và thường xuyên thì nó sẽ đem lại kết quả có ý nghĩa tích cΉc cho cuộc sống riêng của bạn? Hoạt động nào mà bạn biết rõ rằng nếu bạn thΉc hiện thật tốt và thường xuyên thì nó sẽ đem lại kết quả có ý nghĩa tích cΉc cho nghề nghiệp chuyên môn hay sΉ nghiệp của bạn? Nếu bạn biết rõ nh·ng điều này sẽ tạo ra sΉ khác biệt có ý nghĩa như vậy, thì tại sao đến bây giờ bạn vẫn không làm? Khi bạn cân nhắc câu trả lời của mình, chúng ta hãy xem xét hai yếu tố chính thúc đẩy sự lựa chọn cách sӱ dụng thời gian của chúng ta: tính khẩn cấp và tầm quan trọng của sự việc. Mặc dù chúng ta quan tâm đến cả hai yếu tố này, nhưng thực ra chỉ có một yếu tố là mô thức cơ bản qua đó chúng ta nhìn thời gian và cuộc sống của mình. Thế hệ quản trị thời gian thứ tư dựa trên cơ sở mô thức “tầm quan trọng” của sự việc. Biết rõ và làm những điều quan trọng thay vì chỉ đối phó lại với những sự việc có tính khẩn cấp là nền tảng của sự ưu tiên cho điều quan trọng nhất. Khi bạn đọc hết chương này, chúng tôi sẽ yêu cầu bạn xem xét lại mô thức của mình một cách kӻ càng. Bất kể bạn đang hoạt động theo mô thức “tính khẩn cấp” hay mô thức “tầm quan trọng” thì nó https://thuviensach.vn đều có ảnh hưởng sâu sắc đến kết quả bạn đang hướng tới trong cuộc đời của mình. Tính khẩn cấp Ít người trong chúng ta nhận ra tính khẩn cấp có ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào đến sự lựa chọn của chúng ta. Tiếng chuông điện thoại reo. Tiếng con khóc. Tiếng ai đang gõ cӱa. Thời hạn sắp hết. “Tôi cần nó ngay bây giờ.” “Tôi đang mắc kẹt, anh có thể đến ngay bây giờ không?” “Anh trễ cuộc hẹn rồi.” Tính khẩn cấp chi phối cuộc sống của bạn đến mức nào? Chúng tôi khuyên bạn dành ra vài phút để xem xét những thái độ và hành vi xuất phát từ tính khẩn cấp này như đã được phản ánh trong bảng Chỉ số tính khẩn cấp dưới đây. Mức độ liên hệ của bạn đối với những nội dung được nêu ra trong bảng Chỉ số sẽ cho bạn biết mức độ bạn nhìn nhận cuộc sống thông qua mô thức “tính khẩn cấp”. Khi bạn đọc từng nội dung, hãy cho điểm đánh giá vào con số nào phản ánh tốt nhất hành vi của bạn. BẢNG CHỈ SỐ TÍNH KHẨN CẤP Khoanh tròn vào con số mô tả đúng nhất hành vi hay thái độ của bạn đối với ý kiến nêu ra ở phía tay trái (0 = Không bao giờ (A); 2 = Đôi khi (B); 4 = Luôn luôn (C)) 1. Dường như tôi làm việc tốt nhất khi phải chịu áp lực. 2. Tôi thường đổ lỗi cho sự thúc bách và áp lực bên ngoài khi không dành thời gian sâu lắng cho riêng mình. 3. Tôi thường bực bội trước sự chậm chạp của người khác hay sự việc quanh tôi. Tôi ghét phải chờ đợi hay xếp hàng. 4. Tôi cảm thấy có tội khi bớt thời gian làm việc để nghỉ ngơi. https://thuviensach.vn 5. Tôi luôn vội vã chạy như con thoi giữa các địa điểm và các sự kiện. 6. Tôi thường tìm cách tống khứ người khác để tập trung cho kế hoạch của mình. 7. Tôi cảm thấy lo lắng mỗi khi bị mất liên lạc với văn phòng làm việc trong vài phút. 8. Tôi thường bận tâm với một việc trong khi đang làm một việc khác. 9. Tôi làm việc tốt nhất khi xӱ lý tình huống khủng hoảng. 10. Hoóc-môn kích thích do một cuộc khủng hoảng mới làm cho tôi cảm thấy hưng phấn hơn so với làm việc đều đặn vì sự thành đạt lâu dài. 11. Tôi thường hy sinh thời gian chất lượng với những người quan trọng trong đời mình cho việc xӱ lý khủng hoảng. 12. Tôi cho rằng người khác đương nhiên sẽ hiểu ra nếu tôi buộc phải làm họ thất vọng hay bỏ qua việc khác để giải quyết khủng hoảng. 13. Tôi dựa vào việc giải quyết khủng hoảng để cảm thấy cuộc đời có ý nghĩa hay mục đích. 14. Tôi thường ăn trưa hay các bữa ăn khác trong khi làm việc. 15. Tôi luôn nghĩ rằng sẽ có ngày tôi có thể làm được điều tôi thực sự muốn làm. 16. Vào cuối ngày, nhìn một đống to tướng giấy tờ trong thùng đựng công văn “Đi”, tôi cảm thấy mình thực sự là người làm việc có hiệu quả. Sau khi chọn xong mức độ trong bảng Chỉ số này, bạn hãy cộng lại số điểm ghi được và đối chiếu kết quả của bạn với thước đo sau: ể https://thuviensach.vn 0-25 điểm: Nếp nghĩ không coi trọng tính khẩn cấp 26-45 điểm: Nếp nghĩ coi trọng tính khẩn cấp 46 điểm trӣ lên: Có thói quen chạy theo tính khẩn cấp Nếu phần lớn câu trả lời của bạn đều nằm ở điểm thấp, thì mô thức tính khẩn cấp có thể không phải là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn ở điểm giữa hoặc nghiêng về điểm cao, thì nhiều khả năng tính khẩn cấp là mô thức hoạt động cơ bản của bạn. Nếu các câu trả lời của bạn luôn ở điểm cao, thì tính khẩn cấp không chỉ là cách nhìn của bạn, mà đã trở thành thói quen thực sự của bạn. Thói quen khẩn cấp Một số người trong chúng ta quen với hoóc môn kích thích trong xӱ lý khủng hoảng đến nỗi bị lệ thuộc vào nó để có được sự phấn khích và năng lượng. Tính khẩn cấp tạo ra cảm giác gì? Bị stress? Chịu áp lực? Căng thẳng? Kiệt sức? Tất nhiên rồi. Nhưng đôi khi nó cũng làm chúng ta cảm thấy hưng phấn. Chúng ta cảm thấy mình có ích. Mình thành đạt. Mình được đề cao. Mình được đền đáp. Mỗi khi có sự bất ổn xảy ra, chúng ta liền lao vào giải quyết trong tâm trạng của một người anh hùng. Điều này đem đến kết quả ngay lập tức, nó cho ta một sự mãn nguyện tức thì. Chúng ta có được kết quả tạm thời từ việc giải quyết các khủng hoảng có tính khẩn cấp và quan trọng. Thế rồi khi tầm quan trọng không còn ở đó nữa, tính khẩn cấp vẫn lôi kéo chúng ta làm bất cứ việc gì mang tính khẩn cấp, chỉ để tiếp tục giữ nhịp điệu. Guồng quay đòi hỏi chúng ta phải luôn bận rộn, làm việc quá sức. Điều đó đã trở thành một biểu tượng vững chắc trong xã hội chúng ta: Nếu chúng ta bận rộn, chúng ta mới là người quan trọng; nếu không bận rộn, chúng ta cảm thấy lúng túng khi phải thừa nhận điều đó. Sự bận rộn là nơi chúng ta tìm thấy sự an toàn. Nó làm chúng ta được đề cao, có danh tiếng và niềm hãnh diện. Nó cũng là cái cớ để chúng ta thoái thác với những điều quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng ta. https://thuviensach.vn “Anh muốn dành thời gian thích đáng cho em, nhưng anh phải làm việc. Thời hạn phải hoàn thành đến nơi rồi. Đây là việc khẩn cấp. Anh mong rằng em sẽ hiểu.” “Tôi chẳng có thời gian để tập thể dục. Tôi biết nó là quan trọng, nhưng lúc này có nhiều việc thúc bách quá. Có lẽ đành phải đợi đến khi nào công việc đỡ bận hơn chút n·a.” Thói quen khẩn cấp là một hành vi tự hại mình tuy tạm thời nó có thể lấp chỗ trống được tạo ra do các nhu cầu chưa được đáp ứng. Thay vì đáp ứng các nhu cầu đó, các công cụ và phương pháp tiếp cận quản trị thời gian lại thường nuôi dưỡng thói quen này. Chúng làm cho chúng ta hàng ngày tiếp tục tập trung chú ý ưu tiên cho sự việc có tính khẩn cấp. Thói quen khẩn cấp cũng có hại chẳng kém các thói nghiện ngập khác. Danh sách các đặc điểm dưới đây được rút ra từ các tài liệu nói về sự cai nghiện không có liên quan gì đến quản trị thời gian. Nó liên quan chủ yếu đến sự nghiện ngập các thứ như là các chất gây nghiện, cờ bạc, và sự thái quá. Nhưng bạn hãy nhìn xem sự giống nhau của chúng! a ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẠNG THÁI NGHIỆN NGẬP 1. Tạo ra các cảm giác dễ chịu, đoán trước được. 2. Trở thành mối quan tâm chủ yếu và thu hút mọi sự chú ý. 3. Tạm thời cắt cơn đau và các cảm giác tiêu cực khác. 4. Tạo cảm giác giả tạo về giá trị bản thân, sức mạnh, khả năng kiểm soát, sự an toàn, sự quen thuộc, sự hoàn thành. 5. Làm trầm trọng thêm các vấn đề và các tình cảm đang muốn cứu vãn. https://thuviensach.vn 6. Làm suy yếu chức năng hoạt động, gây tổn thất cho các mối quan hệ. Các đặc điểm nêu trên sao mà đúng với thói quen khẩn cấp đến thế! Xã hội hiện nay của chúng ta tràn ngập thói quen này. Đi đến đâu, chúng ta cũng đều thấy thói quen khẩn cấp chi phối cuộc sống chúng ta, chi phối nền văn hóa của chúng ta. Roger: Tại một lớp huấn luyện của chúng tôi, tôi vừa trình bày xong Chỉ số Khẩn cấp với một nhóm các nhà quản lý cao cấp của một công ty đa quốc gia. Trong giờ giải lao, một nhà quản lý cấp cao từ Úc đến gặp tôi với nụ cười gượng gạo trên mặt. “Tôi không thể tin được!”, anh ta kêu lên. “Tôi hoàn toàn nghiện nó rồi! Đây đúng là toàn bộ văn hóa kinh doanh của chúng ta. Chúng ta đi từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác, không bao giờ chấm dứt. Chẳng có việc nào được hoàn thành nếu không có ai đó kêu lên đây là việc khẩn cấp!”. Khi anh ta đang nói thì một nhân vật số hai trong công ty anh ta xuất hiện bên cạnh và gật đầu tán thành. Họ kể một lúc nh·ng câu chuyện vui về tình trạng họ gặp phải, nhưng với giọng điệu không ít căng thẳng. Thế rồi, nhà quản lý cao cấp kia quay sang tôi và nói: “Ông biết không, khi anh này mới đến công ty chúng tôi, anh ta không hề bị như vậy, nhưng đến nay thì anh ta cũng bị như thế”. Anh ta mở to mắt như để thừa nhận:“Ông có biết không?”, anh ta hỏi. “Tôi không phải chỉ là một con nghiện, mà còn lôi kéo người khác nghiện theo!”. Điều quan trọng cần nhận ra là bản thân yếu tố khẩn cấp không phải là vấn đề. Vấn đề là ở chỗ chúng ta đã để cho yếu tố khẩn cấp, chứ không phải là tầm quan trọng chi phối chủ yếu cuộc sống của chúng ta. Những thứ chúng ta coi là “những điều quan trọng nhất” thật ra chỉ là những việc khẩn cấp. Chúng ta bị mắc kẹt trong hành động triền miên, đến mức không có lúc nào dừng tay để tự hỏi điều chúng ta đang làm có thực sự quan trọng và phải làm cho bằng được hay không. Do đó, chúng ta làm trầm trọng thêm khoảng cách giữa chiếc đồng hồ và cái la bàn. Như Charles Hummel nhận xét https://thuviensach.vn trong cuốn sách nhỏ của ông, “Bạo chúa Khẩn cấp” (Tyranny of the Urgent): “Việc quan trọng ít khi được làm ngay trong ngày, thậm chí trong tuần... còn việc khẩn cấp thì đòi hỏi phải có hành động ngay... Sức hấp dẫn tức thì của nh·ng việc khẩn cấp xem ra không thể cưỡng lại được và nó được coi là quan trọng, nó nuốt chửng mọi sức lΉc của chúng ta. Nhưng dưới ánh sáng của tầm nhìn lâu dài, thì cái vẻ nổi bật giả dối của chúng sẽ phai mờ. Với một cảm giác mất mát, chúng ta sẽ nhớ lại nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta đã bỏ qua. Chúng ta nhận ra rằng mình đã trở thành nô lệ của tên Bạo chúa Khẩn cấp.” Nhiều công cụ quản trị thời gian truyền thống thực sự đã giúp làm tăng sự nghiện ngập. Kế hoạch làm việc hàng ngày và bản danh sách liệt kê việc “cần làm” thực sự khiến chúng ta tập trung cho việc ưu tiên làm những việc khẩn cấp. Trong cuộc sống, khi chúng ta càng có nhiều việc khẩn cấp bao nhiêu, thì chúng ta càng có ít việc quan trọng bấy nhiêu. Tầm quan trӑng Nhiều điều quan trọng đóng góp cho các mục tiêu bao trùm cả cuộc sống và đem lại một đời sống phong phú và có ý nghĩa thường không hối thúc hay ép buộc chúng ta. Vì chúng không phải là những việc “khẩn cấp”, nên chúng ta phải chủ động làm. Để hiệu quả hơn trong việc tập trung vào các vấn đề về tính khẩn cấp và tầm quan trọng, chúng ta hãy xem Ma trận Quản trị thời gian dưới đây. Như bạn thấy, chúng ta phân loại các hoạt động thành các nhóm nằm trong bốn góc phần tư. Về cơ bản, chúng ta sӱ dụng thời gian theo một trong bốn cách sau: Phần tư thứ I gồm những việc vừa “khẩn cấp” vừa “quan trọng”. Đó là những tình huống như xӱ lý một khách hàng đang tức giận, đáp ứng kịp thời hạn, sӱa chữa một cái máy bị hỏng, vào viện mổ tim, hay chăm sóc một đứa trẻ đang khóc lóc vì đau đớn. Chúng ta cần dành thời gian cho Phần tư thứ I. Đây là nơi chúng ta quản lý, nơi https://thuviensach.vn chúng ta làm việc, nơi chúng ta đem kinh nghiệm và sự phán đoán để đáp ứng nhu cầu và những thách thức. Nếu bỏ qua những việc này, thì chẳng khác gì chúng ta tự chôn sống mình. Nhưng cũng cần nhận rõ một điều là nhiều hoạt động quan trọng trở thành khẩn cấp do sự do dự của chúng ta, hay bởi vì ta không có sự phòng ngừa hay trù bị thích hợp. Phần tư thứ II bao gồm các hoạt động “quan trọng” nhưng không “khẩn cấp”. Đây là Phần tư của Chất lượng - là nơi chúng ta lập kế hoạch lâu dài của mình, dự kiến và ngăn ngừa các vấn đề có thể xảy ra, trao quyền cho người khác, mở rộng trí óc và tăng cường năng lực của mình thông qua đọc sách và phát triển không ngừng trình độ chuyên môn, dự tính trước việc giúp đỡ con cái khi chúng gặp khó khăn, chuẩn bị cho các cuộc họp và buổi thuyết trình quan trọng, đầu tư thời gian cho các mối quan hệ thông qua sự lắng nghe chân thành và sâu sắc, v.v. Việc tăng cường thời gian cho Phần tư thứ II sẽ làm tăng khả năng hành động của chúng ta. Bỏ qua Phần tư thứ II sẽ tăng cường và mở rộng Phần tư thứ I, gây ra stress, kiệt sức, và khủng hoảng sâu hơn cho người đã bị cuốn vào đây. Mặt khác, đầu tư vào Phần tư thứ II sẽ thu hẹp Phần tư thứ I. Việc lập kế hoạch, chuẩn bị trước, và phòng ngừa rủi ro sẽ tránh cho nhiều công việc biến thành khẩn cấp. Phần tư thứ II không thúc ép chúng ta; nhưng chúng ta phải chủ động tác động vào nó. Đây là Phần tư của sự lãnh đạo cá nhân. Phần tư thứ III gần như là bóng ma của Phần tư thứ I. Nó bao gồm những việc “khẩn cấp, nhưng không quan trọng”. Đây là Phần tư của Sự giả tạo. Tiếng kêu của sự khẩn cấp tạo ra ảo tưởng về tầm quan trọng. Nhưng các hoạt động trong thực tế, nếu chúng quan trọng thật, cũng chỉ quan trọng đối với người khác. Những hoạt động như một số cuộc điện thoại, hội họp, và khách khứa không hẹn trước thuộc vào nhóm này. Chúng ta bỏ nhiều thời gian cho các hoạt động trong Phần tư thứ III để đáp ứng các ưu tiên và kỳ vọng của người khác, nhưng lại nghĩ rằng chúng ta đang ở trong Phần tư thứ I. https://thuviensach.vn Phần tư thứ IV được dành cho các hoạt động “không khẩn cấp và cũng không quan trọng”. Đây là Phần tư của sự lãng phí thời gian. Tất nhiên, chúng ta chẳng nên vào đây làm gì. Nhưng do quá khiếp sợ cảnh bị ném qua lại giữa Phần tư thứ I và Phần tư thứ III nên chúng ta thường “trốn” vào Phần tư thứ IV để sinh tồn. Những hoạt động nào nằm trong Phần tư thứ IV? Không hẳn đó là những hoạt động giải trí, vì sự giải trí đích thực theo đúng nghĩa là hoạt động có giá trị đã nằm trong Phần tư thứ II rồi. Nhưng những việc làm như là đọc các loại tiểu thuyết rẻ tiền, thường xuyên xem các chương trình ti-vi “vô thưởng vô phạt”, hay ngồi lê đôi mách quanh bàn trà tại công sở là những hoạt động có thể liệt vào Phần tư thứ IV với đặc điểm là sự lãng phí thời gian. Phần tư thứ IV không phải để sinh tồn mà đó là sự hủy hoại. Nó có thể tạo cảm giác ngọt ngào ban đầu như ngậm viên kẹo, nhưng rồi chúng ta sẽ mau chóng nhận ra rằng sẽ chẳng tìm thấy cái gì có ích ở đó cả. Bây giờ chúng tôi muốn bạn nhìn vào Ma trận Quản trị thời gian và nhớ lại công việc trong tuần qua của bạn. Nếu đặt từng hoạt động của mình vào một trong các phần tư này, bạn thấy phần lớn thời gian của bạn dùng vào đâu? Bạn hãy suy nghĩ kӻ khi xem xét các Phần tư thứ I và thứ III. Người ta dễ dàng nghĩ rằng cái gì khẩn cấp thì quan trọng. Nhưng không hẳn là như vậy. Một cách hiệu quả để phân biệt hai Phần tư này là tự hỏi mình xem liệu công việc khẩn cấp đó có đóng góp gì cho mục tiêu quan trọng hay không. Nếu không phải như vậy, thì nó có thể thuộc về Phần tư thứ III. Nếu bạn cũng giống như phần lớn những người mà chúng tôi từng làm việc, thì có nhiều khả năng bạn sẽ dành phần lớn thời gian cho các Phần tư thứ I và thứ III. Và cái giá phải trả là gì? Nếu bạn bị thúc đẩy bởi sự khẩn cấp, thì những việc quan trọng nào - thậm chí là cả “những điều quan trọng nhất”- sẽ không được bạn chú ý và dành thời gian? Bạn hãy suy nghĩ kӻ lần nữa về các câu hỏi và câu trả lời ở phần đầu của chương này: https://thuviensach.vn Hoạt động nào mà bạn biết rõ rằng nếu bạn thΉc hiện thật tốt và thường xuyên thì nó sẽ đem lại kết quả có ý nghĩa tích cΉc cho cuộc sống riêng của bạn? Hoạt động nào mà bạn biết rõ rằng nếu bạn thΉc hiện thật tốt và thường xuyên thì nó sẽ đem lại kết quả có ý nghĩa tích cΉc cho nghề nghiệp chuyên môn hay sΉ nghiệp của bạn? Hãy phân tích xem các câu trả lời của bạn nằm trong Phần tư nào. Theo dự đoán của chúng tôi, chúng sẽ nằm trong Phần tư thứ II. Như chúng tôi đã hỏi hàng ngàn người các câu hỏi này, chúng tôi nhận thấy phần lớn chúng thuộc bảy nhóm hoạt động chính như sau: 1. Cải thiện việc giao tiếp với mọi người 2. Làm công việc chuẩn bị tốt hơn 3. Lập kế hoạch và tổ chức tốt hơn 4. Chăm sóc sức khỏe bản thân tốt hơn 5. Tìm kiếm các cơ hội mới 6. Rèn luyện bản thân 7. Trao quyền cho người khác Tất cả những hoạt động này thuộc Phần tư thứ II. Chúng đều quan trọng. Vậy tại sao người ta không làm? Tại sao bạn không làm những việc mà bạn đã nhận ra từ các câu hỏi trên? Có thể là vì chúng không phải là những việc khẩn cấp. Chúng không bức xúc. Chúng không thúc ép bạn. Bạn phải chủ động làm. Mô thức tầm quan trӑng https://thuviensach.vn Rõ ràng, chúng ta có quan tâm đến cả hai yếu tố - tính khẩn cấp và tầm quan trọng - trong cuộc sống của mình. Nhưng khi đưa ra quyết định hàng ngày, một trong hai yếu tố này có xu hướng chi phối. Vấn đề nảy sinh khi chúng ta hành động chủ yếu xuất phát từ mô thức tính khẩn cấp hơn là mô thức tầm quan trọng. Khi chúng ta hành động xuất phát từ mô thức tầm quan trọng, chúng ta sống trong Phần tư thứ I và thứ II. Và khi chúng ta dành nhiều thời gian cho sự chuẩn bị, lập kế hoạch và trao quyền, chúng ta sẽ làm giảm lượng thời gian cho việc chữa cháy, thuộc Phần tư thứ I. Khi đó, thậm chí bản chất của Phần tư thứ I cũng thay đổi: Hầu hết thời gian chúng ta dành cho nó là do chúng ta lựa chọn chứ không phải do bị bắt buộc. Chúng ta chọn việc nào đó là khẩn cấp hay cần làm ngay là căn cứ vào tầm quan trọng của nó. Một cộng tác viên đã chia sẻ kinh nghiệm lựa chọn như sau: Gần đây một người bạn của tôi gặp phải khủng hoảng trong các mối quan hệ. Tôi thì rất bận rộn với việc công ty và việc nhà, nhưng vẫn thu xếp làm chủ tình hình và dành ra thời gian cho riêng mình. Một ngày nọ, tôi xếp lịch công việc trong ngày có ba cuộc họp, bảo dưỡng chiếc xe, đi mua sắm, và một cuộc hẹn ăn trưa quan trọng thì cô ấy gọi điện. Tôi nhận ra ngay rằng cô bạn của tôi đang có chuyện rất tồi tệ, và vì thế, tôi xếp lại mọi việc của mình và lái xe hàng giờ đến nhà cô ấy. Tôi biết rằng ngày hôm sau sẽ là ngày rất nặng nề cho các hoạt động thuộc Phần tư thứ I vì có nhiều việc tôi không thể chuẩn bị trước vào hôm nay. Nhưng đây là việc quan trọng, rất quan trọng. Tôi đã lΉa chọn đặt mình vào vị trí sống chung với sΉ khẩn cấp, nhưng đây là quyết định làm tôi cảm thấy dễ chịu. Tại các cuộc hội thảo, chúng tôi thường yêu cầu các học viên nói lên cảm nghĩ của họ về các mô thức khác nhau. Khi đề cập đến mô thức khẩn cấp, họ thường dùng các từ ngữ như là “bị stress”, “kiệt sức”, “không thỏa mãn”, và “tàn tạ”. Nhưng khi nói về mô thức tầm quan trọng, họ dùng các từ ngữ như “tin tưởng”, “thỏa mãn”, “đúng hướng”, “có ý nghĩa” và “thanh thản”. Bạn có thể tự mình thӱ xem. Bạn có cảm giác thế nào khi chuyển hoạt động từ mô thức này sang https://thuviensach.vn mô thức khác? Những cảm giác này sẽ nói cho bạn biết rất nhiều về các kết quả bạn đang hướng đến trong cuộc sống của mình. Những câu hỏi về Ma trận thời gian Chúng ta đều biết rằng cuộc sống thực tế không có trật tự ngăn nắp và lô-gíc như được khái quát trong bốn Phần tư quản trị thời gian nói trên. Trong thực tế, giữa các Phần tư này đều có những khoảng giao nhau và một số hoạt động trùng lắp nhau. Sự phân loại là một vấn đề tương đối để chúng ta dễ nhận diện. Dưới đây là một số câu hỏi về Ma trận thời gian được nhiều người nêu ra: • Trong tất cả nh·ng việc khẩn cấp và quan trọng mà chúng ta gặp phải, làm sao biết được cần phải ưu tiên cái nào? Đây là một tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà chúng ta thường gặp trong cuộc sống của mình. Nó khiến chúng ta cảm thấy mình nên làm như cũ, và làm nhiều hơn, nhanh hơn. Nhưng hầu như luôn luôn vẫn có một thứ cần phải được làm trước tiên. Theo một nghĩa nào đó, trong Phần tư thứ I lại có Phần tư thứ I, hay trong Phần tư thứ II lại có Phần tư thứ II. Làm thế nào biết được cái nào là quan trọng nhất trong từng thời điểm là một trong những vấn đề chủ yếu mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong các chương sau của quyển sách. • Có phải nằm trong Phần tư thứ I là điều tệ hại? Không, đó không phải là điều xấu. Trên thực tế, nhiều người đang dành nhiều thời gian của mình cho Phần tư thứ I. Vấn đề then chốt là tại sao bạn ở đó. Có phải bạn quanh quẩn trong Phần tư thứ I vì tính chất khẩn cấp hay tầm quan trọng của sự việc? Nếu tính khẩn cấp chi phối, trong khi tầm quan trọng mờ nhạt, bạn sẽ trượt sang Phần tư thứ III - đây là thói quen chạy theo tính chất khẩn cấp. Nhưng nếu bạn nằm trong Phần tư thứ I vì tầm quan trọng trong khi tính chất khẩn cấp mờ nhạt, bạn sẽ chuyển sang Phần tư thứ II. Cả Phần tư thứ I và Phần tư thứ II đều hướng vào tính quan trọng; chỉ có yếu tố thời gian là thay đổi. Bạn chỉ thật sự gặp vấn đề khi luôn dành thời gian cho Phần tư thứ III và thứ IV. https://thuviensach.vn • Tôi sẽ lấy đâu ra thời gian cho phần tư thứ II? Nếu bạn muốn tìm ra thời gian cho Phần tư thứ II, thì Phần tư thứ III là nơi cung cấp cho bạn thời gian đó. Thời gian dành cho Phần tư thứ I là vừa khẩn cấp vừa quan trọng – chúng ta biết rõ là chúng ta cần có mặt tại đó. Và, chúng ta cũng biết là không nên ở trong Phần tư thứ IV. Nhưng Phần tư thứ III là cái có thể đánh lừa chúng ta. Bí quyết là phải biết nhìn nhận tất cả các hoạt động của chúng ta dưới góc độ của tầm quan trọng. Khi đó chúng ta sẽ có thể lấy lại thời gian bị đánh mất do sự đánh lừa của tính khẩn cấp và dành chúng cho các hoạt động trong Phần tư thứ II. • Điều gì xảy ra nếu tôi sống trong môi trường Phần tư thứ I? Có một số nghề nghiệp, về bản chất, hầu như hoàn toàn nằm trong Phần tư thứ I. Chẳng hạn, công việc của những người lính cứu hỏa, số đông các bác sĩ và y tá, các sĩ quan cảnh sát, các phóng viên thời sự, các tổng biên tập đều có tính khẩn cấp và quan trọng. Đối với những người này thì việc dành thời gian cho Phần tư thứ II lại càng quan trọng, vì lý do đơn giản là nó tăng cường năng lực xӱ lý công việc trong Phần tư thứ I. Hãy nhớ rằng: Thời gian dành cho Phần tư thứ II làm tăng năng lực hành động của chúng ta. • Nh·ng việc nào trong Phần tư thứ I mà không thúc ép và đòi hỏi sΉ chú ý của chúng ta “ngay lập tức”? Đó là một số khủng hoảng hay vấn đề đang trong quá trình hình thành nếu chúng ta không để ý đến nó. Chúng ta có thể lựa chọn khiến cho những sự việc này trở nên khẩn cấp. Ngoài ra, có những việc có thể là hoạt động trong Phần tư thứ II đối với một tổ chức, như là xây dựng tầm nhìn dài hạn, việc lập kế hoạch, xây dựng các mối quan hệ, lại có thể là hoạt động trong Phần tư thứ I đối với lãnh đạo cấp cao của nó. Đây là trách nhiệm đặc biệt của những người này, vì sự cần thiết của nó là rất lớn và những hậu quả do việc làm hay không làm rất có ý nghĩa đối với tổ chức đó. Đối với những người lãnh đạo này, thì đó là những việc khẩn cấp, cần chủ động làm “ngay lập tức”. Giá trị của ma trận này là ở chỗ nó giúp chúng ta nhìn nhận tác động của tầm quan trọng và tính khẩn cấp của sự việc đến sự lựa chọn của chúng ta về cách sӱ dụng thời gian của mỗi người. Nó https://thuviensach.vn giúp chúng ta nhận ra phần lớn thời gian của chúng ta được dùng vào đâu và vì sao chúng ta dùng thời gian vào đó. Chúng ta cũng nhận thấy rằng mức độ chi phối của tính khẩn cấp đối với chúng ta cũng chính là mức độ mất đi sự chi phối của tầm quan trọng. Điều thật sự phức tạp Giống như việc lạm dụng thuốc, thói quen chạy theo tính khẩn cấp là thuốc giảm đau nhất thời được dùng quá liều. Nó làm giảm cơn đau cấp tính gây ra bởi sự khác biệt giữa cái la bàn và chiếc đồng hồ. Sự giảm đau đó có thể tạm thời tạo ra cảm giác dễ chịu. Nhưng đó chỉ là vị ngọt của viên kẹo, sẽ nhanh chóng biến mất. Và cơn đau vẫn còn đó. Chỉ đơn thuần làm nhiều hơn và nhanh hơn sẽ không giải quyết được nguyên nhân của căn bệnh kinh niên, những vấn đề cốt lõi, nguồn gốc của cơn đau. Nó chỉ làm cho những việc thứ yếu (hay xếp thứ ba, thứ tư) được làm nhanh hơn, nhưng không thực sự chấm dứt được sự bức bối kinh niên gây ra do việc không đặt ưu tiên cho điều quan trọng nhất. Để giải quyết vấn đề này đòi hỏi phải có một lối tư duy khác. Nó cũng giống như sự khác biệt giữa tư duy “phòng bệnh” và tư duy “trị bệnh” trong y học. Trị bệnh là xӱ lý mức độ cấp tính hay cơn đau của căn bệnh; phòng bệnh đề cập đến các vấn đề về lối sống và việc gìn giữ sức khỏe. Đây là hai mô thức khác nhau, và dù một bác sĩ có thể xӱ lý công việc xuất phát từ cả hai mô thức này, nhưng thường thì một mô thức sẽ giữ vai trò chi phối. Stephen: Tôi đã kiểm tra sức khỏe với các bác sĩ là nh·ng người làm việc theo cả hai mô thức vừa phòng bệnh vừa trị bệnh, thế mà gi·a họ lại hoàn toàn khác nhau. Họ tìm kiếm nh·ng điều khác nhau. Chẳng hạn, nh·ng bác sĩ làm việc theo mô thức trị bệnh là chính khi nhìn vào thành phần trong máu của tôi thì bảo rằng vì chỉ số cholesterol không đến 200 nên tôi không sao cả. Thế rồi, các bác sĩ có mô thức phòng bệnh là chính nhìn vào thành phần máu – đặc biệt t΍ số LDL/HDL/chỉ số cholesterol – và nói rằng tôi có vấn đề, rằng tôi chớm rơi vào vùng nguy hiểm, và kê đơn một chế độ luyện tập, ăn kiêng và thuốc thang. https://thuviensach.vn Hầu hết chúng ta đều nhận thức rằng một tӹ lệ khá cao các vấn đề sức khỏe của chúng ta là có liên quan đến lối sống. Thế nhưng, nếu không có “tiếng chuông cảnh tỉnh” mạnh mẽ như là một cơn đau tim thì nhiều người trong chúng ta vẫn sống trong sự an toàn huyền ảo. Chúng ta cứ sống theo lối sống mình thích – có chút ít hoặc không hề rèn luyện sức khỏe, thiếu dinh dưỡng, làm việc quá sức – và khi có vấn đề sức khỏe, chúng ta phó thác cho ngành y chữa trị. Dù chúng ta có thể làm mất đi cơn đau nhờ có đơn thuốc và các loại cao dán, nhưng nếu thực sự muốn tạo ra sự khác biệt, chúng ta cần đi sâu vào nguyên nhân gốc rễ của cơn đau. Chúng ta cần quan tâm đến việc phòng bệnh một cách sâu sắc. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ đi xa hơn cơn đau cấp tính của vấn đề đã được bàn đến trong các Chương 1 và 2, và đi sâu vào các nguyên nhân chính, có tính kinh niên. Chúng ta sẽ đi vào trung tâm của sự rắc rối, thông qua một thực tiễn đầy đủ có tác động đến cách sӱ dụng thời gian và chất lượng cuộc sống của chúng ta. Ba ý tưởng nêu tại Chương 3 có thể sẽ là sự thách thức đối với tư duy của bạn, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên chấp nhận điều đó và tương tác với những ý tưởng này với sự tự giác cao. Chúng tôi tin rằng những ý tưởng này sẽ tăng cường sự hiểu biết sâu sắc hơn cho bạn, giúp bạn vượt qua được mô thức cũ của mình và thêm sức mạnh để bạn lập ra các bản đồ mô tả chính xác con đường đi cho bản thân. Từ những ý tưởng này – về những điều thật sự phức tạp – sẽ làm nảy sinh ra những mô thức đơn giản và có sức mạnh, và các quy trình được nêu ở Phần II. Điều này sẽ làm tăng sức mạnh để bạn biết ưu tiên một cách hiệu quả hơn cho điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mình. https://thuviensach.vn Chương 3Bӕn nhu cầu và năng lực cơ bản của con người: Sӕng, yêu thương, hӑc tập, để lại di sản Không thể thay thế việc cần làm bằng cách làm việc khác nhiều hơn, nhanh hơn. K hi chúng ta chuyển từ tính khẩn cấp sang tầm quan trọng, chúng ta gặp phải một vấn đề cơ bản: “những điều quan trọng nhất” là gì, và làm cách nào chúng ta có thể dành ưu tiên trước hết cho nó trong cuộc sống? Trọng tâm của thế hệ quản trị thời gian thứ tư bao gồm ba ý tưởng cơ bản giúp chúng ta trả lời câu hỏi trên. Đó là: 1. Thỏa mãn bốn nhu cầu và năng lực cơ bản của con người 2. H i ệ n thực của các nguyên tắc “chính Bắc” 3. Bốn tiềm năng thiên phú của con người a 1. Thỏa mãn bӕn nhu cầu và năng lực cơ bản của con người Con người có một số nhu cầu cơ bản cần được thỏa mãn. Nếu những nhu cầu cơ bản này không được đáp ứng, chúng ta sẽ cảm thấy trống trải, không hoàn thiện. Chúng ta có thể cố gắng lấp chỗ trống nhờ thói quen chạy theo sự việc khẩn cấp. Hoặc chúng ta trở nên tự mãn, tạm thời thỏa mãn một phần nào đó. https://thuviensach.vn Nhưng dù có nhận thức hay nói đến các nhu cầu này hay không, thì từ nơi sâu kín trong lòng, chúng ta biết rằng mình có những nhu cầu đó. Và chúng có ý nghĩa quan trọng. Chúng ta có thể kiểm chứng điều đó qua sự trải nghiệm của bản thân, hay của người khác. Chúng ta cũng có thể kiểm chứng điều đó qua kinh nghiệm ở khắp nơi trên thế giới và trong suốt chiều dài lịch sӱ. Những nhu cầu này đã được các tác phẩm khai trí(1) công nhận như những phần thiết yếu của sự thỏa mãn của con người. (1) “Tác phẩm khai trí” (Wisdom Literature) là một bộ phận các tác phẩm cổ điển, có tính triết lý, và truyền cảm hứng thông qua nh·ng đề tài về nghệ thuật sống. a Cốt lõi của các nhu cầu này được tóm gọn trong cụm từ “sống, yêu thương, học tập, để lại di sản”. Nhu cầu sống là nhu cầu về vật chất của chúng ta, như ăn, mặc, chỗ ở, sự an toàn tài chính, sức khỏe. Nhu cầu yêu thương là nhu cầu về xã hội của chúng ta, như có mối quan hệ với những người khác, để được phụ thuộc, để yêu thương và được yêu thương. Nhu cầu học tập là nhu cầu về trí tuệ, để chúng ta phát triển và trưởng thành. Cuối cùng, nhu cầu để lại di sản là nhu cầu về tinh thần, để chúng ta có cảm giác mình sống có ý nghĩa, có mục đích, có giá trị và có đóng góp cho cộng đồng. Những nhu cầu này có ảnh hưởng lớn đến đâu đối với việc sӱ dụng thời gian và chất lượng cuộc sống của chúng ta? Những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn nhận diện: • Có phải lúc nào bạn cũng thấy sung sức và khỏe khoắn trong suốt cả ngày – hoặc, có phải có những điều bạn muốn làm nhưng không làm được vì bạn cảm thấy mệt mỏi, ốm đau, hay xuống sức? • Tình hình tài chính của bạn có an toàn hay không? Bạn có khả năng đáp ứng các nhu cầu của mình và có nguồn lực để dành cho tương lai – hay bạn đang mắc nợ, phải làm việc nhiều, và làm không đủ ăn? https://thuviensach.vn • Bạn có quan hệ tốt, đáng hài lòng với những người khác không? Bạn có thể làm việc với người khác có hiệu quả vì mục đích chung – hay bạn cảm thấy bị cô lập và đơn độc, không thể dành thời gian chất lượng cho những người thân, hay đang gặp khó khăn khi làm việc với người khác do sự hiểu nhầm, truyền đạt sai, do dùng thủ đoạn để tranh thủ, nói xấu sau lưng, hay do đổ lỗi và vu cáo lẫn nhau? • Bạn có thường xuyên học tập, rèn luyện, đạt được những tầm nhìn mới, những kӻ năng mới – hay bạn cảm thấy trì trệ? Bạn có bị tụt hậu về nghề nghiệp hoặc không làm được những việc muốn làm vì chưa được đào tạo hay thiếu năng lực? • Bạn có nhận thấy rõ ràng phương hướng và mục đích sống, là những điều gây cảm hứng và tạo sức mạnh cho bạn – hay bạn cảm thấy mơ hồ về những điều quan trọng nhất và không rõ bạn thực sự muốn làm điều gì cho cuộc đời mình? Tất cả các nhu cầu nói trên đều rất quan trọng. Và khi bất cứ một nhu cầu nào trong số các nhu cầu này không được đáp ứng thì chất lượng cuộc sống của bạn sẽ bị giảm đi. Nếu bạn lâm vào cảnh nợ nần hay ốm đau; nếu bạn thiếu ăn, thiếu mặc, và không nhà ở; nếu bạn cảm thấy bị xa lánh và cô đơn; nếu bạn bị trì trệ về trí tuệ, nếu bạn không có ý thức về mục đích sống và tính chính trực, thì chất lượng cuộc sống của bạn chắc chắn bị sa sút. Ngược lại, sức khỏe cường tráng, sự an toàn về tài chính, các mối quan hệ tốt đẹp, sự tiến bộ không ngừng của bản thân về nghề nghiệp, và một cảm nhận sâu sắc về mục đích sống, sự cống hiến và giá trị của bản thân, sẽ là những nhân tố tạo ra chất lượng cao cho cuộc sống của bạn. Nếu bất cứ một nhu cầu nào nói trên không được đáp ứng, nó đều có thể biến thành một cái hố đen nuốt chӱng năng lượng và sự chú ý của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn về tài chính, hay bạn đang phải trải qua một chấn thương tâm lý sâu sắc như ly dị, hay sức khỏe suy sụp, thì nhu cầu mà bạn đang thiếu thốn đó có thể biến thành một yếu tố khẩn cấp, luôn chi phối, thúc bách bạn. Các nhu cầu https://thuviensach.vn khác sẽ bị bỏ qua, và chất lượng cuộc sống của bạn bị tổn thương về mọi phương diện. Khi bất cứ một nhu cầu nào nói trên không được đáp ứng, đều có thể gây cho bạn thói quen chạy theo tính khẩn cấp. Và khi đó, bạn có xu hướng trở thành một “chuyên gia” xӱ lý khủng hoảng. Bạn sẽ luôn ưu tiên cho việc xӱ lý khủng hoảng, làm tốt những việc có tính khẩn cấp và tự nhủ rằng: “Nếu tôi bận rộn, tôi phải làm việc có hiệu suất”. Có thể bạn được sự trợ giúp đắc lực của các hormone kích thích - sản phẩm có được từ các hoạt động chữa cháy và đáp ứng các đòi hỏi cấp bách của người khác. Nhưng các hoạt động này không đem lại một cuộc sống có chất lượng. Chúng không đáp ứng được các nhu cầu cơ bản. Càng cố làm nhiều việc khẩn cấp bao nhiêu, chúng ta càng nuôi dưỡng thói quen khẩn cấp nhiều hơn bấy nhiêu. Chúng ta tiếp tục dùng liệu pháp khẩn cấp ở mức độ “cao” giả tạo để thay cho việc đáp ứng mӻ mãn các nhu cầu cơ bản của chúng ta. a Sự cân bằng và hiệp lực giữa bӕn nhu cầu cơ bản Những nhu cầu này là có thực, có sự tương tác cao và sâu sắc. Nhiều người thừa nhận chúng ta có những nhu cầu này, nhưng thường xem nó như những “bộ phận” riêng biệt của cuộc sống. Chúng ta nghĩ đến “sự cân bằng” giống như việc chạy nhanh từ chỗ này đến chỗ khác sao cho có đủ thời gian để dành cho mỗi nơi một ít một cách đều đặn. Nhưng mô thức “tiếp xúc riêng lẻ” này bỏ qua thực tế về tính chất hiệp lực giữa chúng. Chính tại chỗ giao nhau của bốn nhu cầu là nơi chúng ta tìm thấy sự cân bằng nội tâm đích thực, sự thỏa mãn sâu sắc và niềm vui. Chúng ta hãy xem xét sự khác biệt giữa chúng. Nếu chúng ta hoạt động xuất phát từ mô thức “tiếp xúc riêng lẻ”, chúng ta có thể coi nhu cầu vật chất của việc kiếm sống tách biệt với nhu cầu tinh thần là đóng góp cho xã hội. Công việc chúng ta chọn để làm có thể sẽ https://thuviensach.vn trở nên đơn điệu, tẻ nhạt, và không làm chúng ta thỏa mãn. Nó thậm chí còn đi ngược lại lợi ích chung của xã hội. Nếu chúng ta coi nhu cầu học tập và rèn luyện trí tuệ tách biệt khỏi nhu cầu xã hội về sự yêu thương và được yêu thương, chúng ta có thể sẽ không học tập để biết yêu thương người khác một cách thực sự, sâu sắc. Trong khi chúng ta nâng cao trình độ học vấn của mình, chúng ta có thể làm giảm khả năng quan hệ một cách có ý nghĩa với những người khác. Nếu chúng ta coi nhu cầu vật chất tách rời khỏi tất cả các nhu cầu còn lại, chúng ta có thể không nhận thức đầy đủ vì sao tình trạng sức khỏe của chúng ta lại có ảnh hưởng đến chất lượng của các mặt khác trong cuộc sống. Mỗi khi cảm thấy không khỏe mạnh, chúng ta sẽ thấy khó khăn hơn để có được suy nghĩ sáng suốt, để có quan hệ tốt với người khác, để tập trung sức lực cho việc cống hiến thay vì chỉ để sống qua ngày. Nếu chúng ta coi nhu cầu về tinh thần tách biệt khỏi các nhu cầu khác, chúng ta có thể không nhận thấy rằng điều chúng ta tin tưởng về bản thân và mục đích sống có tác động lớn đến cách chúng ta sống, yêu thương, và điều chúng ta học tập. Việc tách biệt hay thậm chí bỏ qua yếu tố tinh thần sẽ có ảnh hưởng lớn đến tất cả các mặt khác của cuộc sống. Chính ý nghĩa và mục đích của cuộc sống là cái tạo ra nền tảng cho sự mãn nguyện đối với tất cả các mặt khác. Chỉ khi nào chúng ta nhận thấy mối liên hệ tương hỗ và sức mạnh hiệp lực của cả bốn nhu cầu này, chúng ta mới có khả năng đạt được mục đích, tạo ra được sự cân bằng nội tâm thực sự, sự mãn nguyện sâu sắc và niềm vui sướng. Công việc có ý nghĩa, các mối quan hệ có chiều sâu và lớn mạnh, sức khỏe trở thành nguồn lực để thực hiện các mục đích cao quý. Nhờ nhận thức được mối liên hệ tương hỗ giữa các nhu cầu này, chúng ta nhận ra rằng chìa khóa để đáp ứng một nhu cầu chưa được thỏa mãn chính là sự chú ý đến, chứ không phải bỏ qua các nhu cầu khác. https://thuviensach.vn Đây là một trong những ưu điểm của sự lãnh đạo cá nhân. Trong khi sự quản lý hướng về giải quyết vấn đề, thì sự lãnh đạo hướng về tìm kiếm cơ hội. Thay vì nhìn một vấn đề như một sự việc riêng biệt và mang tính cơ học – một chi tiết hỏng hóc cần được sӱa chữa – nó coi đây là một bộ phận của cái tổng thể đang cùng tồn tại, và cùng nhau hiệp lực. Nó sẽ nhìn vào những gì nằm xung quanh vấn đề, những gì có liên quan, có ảnh hưởng đến vấn đề đó, bên cạnh chính bản thân vấn đề. Chẳng hạn, nếu bạn có vấn đề liên quan đến vật chất – như bạn nợ nần hay gặp khủng hoảng về tài chính – thay vì bỏ qua các nhu cầu về xã hội, trí tuệ, hay tinh thần của mình, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ hay lời khuyên của người khác, tăng cường kiến thức của bạn về quản lý tài chính và những hiểu biết về các giải pháp xӱ lý vấn đề, và xác định một lý do cho việc thoát khỏi nợ nần mà nó sẽ đem lại ý nghĩa, nội dung và mục đích cho bất kỳ con đường nào bạn chọn. Nhờ quan tâm đến những mặt khác của cuộc sống có quan hệ với nhu cầu vật chất, bạn sẽ có thêm sức mạnh để giải quyết nhu cầu về vật chất một cách có hiệu quả nhất. Nếu bạn có vấn đề quan hệ xã hội – chẳng hạn đang ly dị – thì việc quan tâm đến các mặt khác của cuộc sống như vật chất, trí tuệ, tinh thần sẽ làm tăng khả năng xӱ lý vấn đề của bạn. Nhờ rèn luyện thân thể và quan tâm đến sức khỏe, nghiên cứu và nâng cao hiểu biết về bản chất các mối quan hệ, và tăng cường nhận thức về mục đích và ý nghĩa cuộc sống, bạn sẽ có điều kiện tăng thêm sức mạnh của mình để đối mặt với vấn đề ly hôn một cách tốt nhất. Ngӑn lửa bên trong Làm thỏa mãn cả bốn nhu cầu một cách đồng bộ cũng giống như sự kết hợp các nguyên tố trong hóa học. Khi chúng ta đạt đến “khối lượng tới hạn” của sự hợp nhất, chúng ta sẽ chứng kiến một sự bùng nổ tự phát – sự bùng nổ do sự hiệp lực nội tại châm ngòi cho ngọn lӱa bên trong và đem đến một tầm nhìn, sự đam mê, và một tinh thần mạo hiểm cho cuộc sống. https://thuviensach.vn Chìa khóa cho ngọn lӱa bên trong chính là nhu cầu tinh thần của chúng ta muốn để lại một di sản. Nó biến các nhu cầu khác thành các năng lực để cống hiến. Thức ăn, tiền bạc, sức khỏe, trình độ học vấn, tình yêu trở thành nguồn lực để vươn ra và giúp thỏa mãn các nhu cầu chưa được đáp ứng của những người khác. Hãy thӱ nghĩ về những tác động đến cách chúng ta sӱ dụng thời gian và chất lượng cuộc sống khi chúng ta có thể thỏa mãn được các nhu cầu của mình và biến chúng thành các năng lực để cống hiến. Abraham Maslow, một trong những cha đẻ của ngành tâm lý học hiện đại, đã xây dựng lý thuyết “thang bậc nhu cầu” (“needs hierarchy”) – còn gọi là “Tháp nhu cầu Maslow” – trong đó ông xác định nhu cầu “tự thể hiện bản thân” (“self-actualization”) là nhu cầu cao nhất của con người. Nhưng trong những năm cuối đời của mình, ông đã điều chỉnh lại lý thuyết trước đó và thừa nhận rằng nhu cầu cao nhất của con người không phải là “tự thể hiện” mà là “vượt trên bản ngã” (“self- transcendence”), hay sống vì một mục đích cao hơn bản ngã. Theo lời của George Bernard Shaw: Thật là niềm vui sướng thực sự khi đời ta được sӱ dụng cho một mục đích cao cả do chính ta đeo đuổi... được làm một nguồn lực của Tự nhiên thay vì làm một kẻ ích kӹ nhỏ nhen đầy bệnh hoạn và nỗi bất mãn luôn kêu ca rằng cái thế giới này không chịu hy sinh để làm cho ta hạnh phúc... Tôi cho rằng cuộc sống của tôi thuộc về toàn thể cộng đồng và chừng nào tôi còn sống thì tôi còn cảm thấy vinh dự được làm bất cứ điều gì có thể làm cho nó. Tôi muốn cuộc đời tôi đã được sӱ dụng trọn vẹn khi tôi chết. Vì càng làm được nhiều bao nhiêu tôi càng sống được bấy nhiêu. Tôi yêu cuộc sống chính vì cuộc sống. Đối với tôi cuộc sống không phải là cây nến ngắn ngủi. Nó là ngọn đuốc tuyệt vời mà tôi suốt đời giương cao và muốn cho nó càng bừng sáng càng tốt trước khi tôi chuyển giao lại cho các thế hệ tương lai. Roger: Tại một lớp học gần đây về chương trình Lấy Nguyên tắc Lãnh đạo làm trung tâm, một học viên đến gặp tôi và muốn chia sẻ https://thuviensach.vn tâm sΉ. Chúng tôi kéo nhau ra thềm nhà nhìn cảnh đẹp của cái hồ và sân golf để ngồi tâm sΉ. Nhìn mặt ông ấy, tôi không thể đoán được ông đang có tâm sΉ gì. Ông có vẻ uy nghi của một người thành đạt ở tuổi 50, làm phó chủ tịch của một công ty lớn, có một gia đình yên ấm. Ông còn là học viên tích cΉc của chương trình, có vẻ nắm được nội dung bài giảng rất nhanh. “Tôi cảm thấy ngày càng khó chịu khi bước sang tuần này”, ông ấy thốt lên.“SΉ việc bắt đầu từ bài thΉc hành tối hôm thứ hai vừa rồi...” Ông chuyển sang kể cho tôi nghe về quá trình trước đây của mình. Ông lớn lên tại một thành phố nhỏ miền Trung Tây, là một học sinh giỏi và tích cΉc tham gia thể thao, văn nghệ. Sau đó, vào đại học, ông vẫn tích cΉc tham gia các câu lạc bộ và các chương trình ngoại khóa. Rồi đến việc làm đầu tiên, lấy vợ, có con đầu lòng, đi nước ngoài, được thăng chức, có nhà mới, có thêm đứa con, được lên chức phó chủ tịch công ty. Khi nghe ông ấy kể, tôi cứ băn khoăn không rõ vấn đề của ông là gì – phải chăng có một nỗi bất hạnh bi đát nào đó đã làm cái thế giới tuyệt vời của ông bị sụp đổ? Cuối cùng thì ông nói: “Vấn đề là ở chỗ cuộc đời tôi có đầy đủ mọi thứ - nào là nhà lầu, xe hơi, một công việc tốt, một cuộc sống bận rộn. Nhưng trong bài giảng, khi các anh yêu cầu chúng tôi suy nghĩ sâu sắc về cuộc sống của mình, để biết được đâu là điều quan trọng nhất, thì nó khiến tôi s·ng sờ. Phần lớn thời gian của cuộc đời – khi còn là thiếu niên, sinh viên, thanh niên trưởng thành – tôi đã bị cuốn hút bởi một lý tưởng nào đó. Tôi muốn tạo ra cái gì đó khác biệt trong thế giới, muốn có cống hiến có ý nghĩa. Khi tôi bắt đầu suy nghĩ đâu là điều thΉc sΉ quan trọng nhất đối với đời mình, tôi đột nhiên nhận ra rằng trong nh·ng năm qua, cái cảm nghĩ, cái ý thức về mục đích đó, không hiểu sao đã mất đi. Tôi bị ru https://thuviensach.vn ngủ trong một ý thức về sΉ an toàn. Tôi đã không tạo ra sΉ khác biệt. Tôi đã không dạy dỗ con cái tạo ra sΉ khác biệt. Về cơ bản, tôi chỉ ngồi nhìn cuộc sống trôi đi qua hàng rào của các câu lạc bộ giải trí của mình.” Tôi chăm chú nhìn thái độ của ông bởi nó đã hoàn toàn thay đổi. “Nhưng tôi đã có một quyết định”, ông nói tiếp. “Tôi đã quyết định lập lại mối liên hệ với một tổ chức từ thiện mà tôi đã từng làm việc với họ. Tổ chức này đã làm nh·ng việc đáng khâm phục giúp đỡ nh·ng người nghèo thuộc thế giới thứ ba. Tôi muốn góp phần vào đó.” Có một tia sáng trong đôi mắt ông, một nhận thức về mục đích sống trong lời nói của ông. Ông ấy đã được tiếp năng lượng. Không khó để nhận ra rằng chất lượng cuộc sống trong nh·ng năm còn lại của ông trước khi nghỉ hưu và cuộc sống sau đó – cũng như chất lượng cuộc sống của nhiều người khác trên thế giới – có thể sẽ được nâng cao nhờ di sản mà ông sẽ để lại. Dù chúng ta đề cao giá trị nào đi nữa, thì thực tế mỗi lĩnh vực nhu cầu cần thỏa mãn của con người cũng đều quan trọng đối với chất lượng cuộc sống. Liệu bạn có thể nghĩ ra một trường hợp nào ngoại lệ - có ai đó không hề có nhu cầu về vật chất, xã hội, trí tuệ, tinh thần và các năng lực? Liệu bạn có thể nghĩ ra một vấn đề quản trị thời gian nào mà không có liên quan đến cái gốc rễ là làm thỏa mãn một trong những nhu cầu cơ bản này? 2. Thực tại của các nguyên tắc “chính Bắc” Thỏa mãn các nhu cầu là điều “quan trọng”, nhưng cách chúng ta thỏa mãn các nhu cầu cũng quan trọng không kém. Khả năng chúng ta tạo ra chất lượng cuộc sống là một hàm số của mức độ liên kết của cuộc sống chúng ta với các hiện thực khách quan khi chúng ta cố gắng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Liệu bạn có thể nhắm mắt và chỉ ra được đâu là hướng Bắc? Khi chúng tôi yêu cầu các học viên làm điều này trong cuộc hội thảo, thì https://thuviensach.vn mọi người đều ngạc nhiên khi mở mắt ra thấy mỗi người chỉ về một hướng. Nếu bạn ở nhà, bạn có thể chỉ hướng Bắc dễ hơn vì bạn đã được định hướng và quen thuộc địa hình. Nhưng nếu bạn ở xa nhà, không có các cột mốc quen thuộc, thì làm điều này chắc là không dễ. Đối với chúng ta, việc biết đâu là “chính Bắc” có quan trọng không? Hầu hết chúng ta sẽ trả lời là có. Nếu chúng ta bay lệch một độ so với đường bay xuất phát từ San Francisco, thì chúng ta sẽ bay đến Moscow thay vì Jerusalem. “Hướng Bắc” là gì? Có phải đây chỉ là vấn đề ý kiến cá nhân? Có phải đây là vấn đề chúng ta cần lấy ý kiến bằng bỏ phiếu? Có phải đây là đối tượng của quá trình dân chủ? Không, vì “hướng Bắc” là một thưc tại không phụ thuộc vào chúng ta. Thực tại “chính Bắc” cho chúng ta bối cảnh và ý nghĩa về nơi chúng ta đang ở, nơi chúng ta muốn đi tới, và làm cách nào để đi đến đó. Không có la bàn, hay các vì sao hay sự hiểu biết chính xác vị trí của chúng ta, chúng ta sẽ gặp khó khăn để định vị đâu là hướng Bắc, nhưng nó vẫn luôn luôn nằm ở đó. Trong lĩnh vực xã hội, điều cũng hiện thực chẳng khác gì “chính Bắc” trong thế giới vật lý là quy luật nguyên nhân-kết quả, một quy luật vốn chi phối thế giới của sự thành đạt cá nhân cũng như sự tương tác giữa con người với nhau. Trí tuệ của loài người trong nhiều thời đại đã khám phá ra nguyên lý này và nó được nhắc đi nhắc lại như những đề tài ý nghĩa cơ bản đối với mọi vĩ nhân và xã hội. Với nhận thức đó, chúng tôi muốn đi vào khảo sát “chính Bắc” thuộc phạm trù con người và xem xét bằng cách nào chúng ta có thể tạo ra một cái la bàn nội tâm để giúp chúng ta liên kết cuộc sống của chúng ta với nó. Những gì không phải là nguyên tắc Khi chúng ta nói về các nguyên tắc, điều quan trọng là cần biết cái gì không thuộc phạm trù này, cũng như cần biết chúng ta là ai. Ở https://thuviensach.vn Ở đây, chúng ta không nói về các giá trị. Nhiều người trong chúng ta cứ nghĩ rằng chỉ cần chúng ta coi trọng điều gì đó, thì khi đạt được điều đó chất lượng cuộc sống của chúng ta sẽ được nâng cao. Có người nghĩ rằng: “Tôi sẽ hạnh phúc và mãn ngưyện khi tôi có nhiều tiền... khi tài năng của tôi được thừa nhận... khi tôi tậu được ngôi nhà đắt tiền và chiếc xe hơi mới... khi tôi tốt nghiệp với tấm bằng đại học...”. Nhưng việc tập trung vào các giá trị là một trong những ảo tưởng chủ yếu của phương pháp tiếp cận quản trị thời gian truyền thống. Đó mới chỉ là nội dung mà chưa có bối cảnh. Nó giúp chúng ta có viễn cảnh về sự thành đạt, xác định mục tiêu, leo những nấc thang mà không hiểu rõ những nỗ lực này phải dựa vào các thực tại “chính Bắc” nào để có hiệu quả. Thực ra nó cho rằng “‘những điều quan trọng nhất’ là những ưu tiên của bạn. Bạn quyết định cái gì là quan trọng và cứ thế theo đuổi nó một cách có hiệu quả”. Điều này có thể dẫn đến sự ngạo mạn – nghĩ rằng quy luật là do chúng ta đặt ra, và coi người khác như những “sự vật” vô tri vô giác hay nguồn lực giúp chúng ta đạt được mục đích mà mình mong muốn. Các giá trị sẽ không đem đến kết quả một cuộc sống có chất lượng... nếu chúng ta không coi trọng các nguyên tắc. Một nội dung quan trọng của thế hệ quản trị thứ tư là sự khiêm tốn thừa nhận rằng có những “điều quan trọng nhất” không phụ thuộc vào các giá trị của chúng ta. Chất lượng cuộc sống chính là vấn đề mức độ mà chúng ta có thể làm cho “những điều quan trọng nhất” này thành “những điều quan trọng nhất” của chúng ta và chúng ta trở nên có sức mạnh để thực sự ưu tiên cho chúng trong cuộc sống của mình. Nó cũng là sự khiêm tốn thừa nhận rằng chất lượng cuộc sống không phải thuộc về “cái tôi”, mà là “chúng ta” - rằng chúng ta sống trong một thực tại tương thuộc phong phú và đầy tiềm năng, theo đó chất lượng cuộc sống chỉ có thể được thực hiện khi chúng ta tương tác với người khác với tinh thần thực sự đồng tâm hiệp lực. Mọi thiện ý và thậm chí mọi sự nghiệp trên đời, nếu không dựa trên cơ sở những nguyên tắc đúng đắn, sẽ không thể nào tạo ra được kết quả một cuộc sống có chất lượng. Chỉ ước mơ thì chưa đủ. Chỉ https://thuviensach.vn có cố gắng là chưa đủ. Chỉ có mục tiêu hay leo những nấc thang là chưa đủ. Chỉ biết coi trọng các giá trị là chưa đủ. Nỗ lực cần phải dựa trên những cơ sở thực tế mà kết quả được tạo ra. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể có ước mơ, đặt ra mục tiêu, và hành động để đạt được nó trong niềm tin vững chắc. Chúng ta không nói về các cách thực hành. Khi gặp phải vấn đề phức tạp, chúng ta thường đi tìm kiếm sự an toàn trong các cách thực hành - những cách làm cụ thể, đã được vạch sẵn. Chúng ta tập trung vào phương pháp tiến hành thay vì kết quả. “Hãy nói cho tôi biết cần làm gì. Chỉ cho tôi các bước đi.” Chúng ta có thể thu được kết quả tích cực với một cách thực hành cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể, nhưng nếu cứ tiếp tục dùng cách thực hành đó trong một hoàn cảnh khác, chúng ta sẽ không đạt được kết quả. Và khi gặp phải tình huống chưa có sẵn cách thực hành, chúng ta thường cảm thấy như bị mất phương hướng và bất lực. Arnold Toynbee, nhà sӱ học vĩ đại, từng nói rằng mọi lịch sӱ đều có thể được viết theo một công thức đơn giản ngắn gọn là: “thách thức và phản ứng”. Thách thức được tạo ra bởi môi trường, và sau đó là các phản ứng của cá nhân, tổ chức và xã hội. Sau đó lại có thách thức khác, rồi phản ứng khác. Cứ thế mà công thức này được lặp đi lặp lại. Vấn đề là ở chỗ những phản ứng này dần dần được hệ thống hóa thành các nguyên tắc. Chúng được xác lập vững chắc. Chúng trở thành một bộ phận trong cách suy nghĩ và hành động của chúng ta. Có thể chúng là những quy trình, cách thực hành tốt. Nhưng khi chúng ta gặp phải những thách thức mới thì những cách thực hành cũ không còn hữu hiệu nữa. Chúng trở nên lỗi thời, còn chúng ta như bị lạc vào khu rừng hoang và cố tìm lối ra nhờ vào một chiếc bản đồ. Do sống trong xã hội bị phân khúc, mang tính cơ học, như kính vạn hoa luôn thay đổi, nên chúng ta thường dựa vào các cách làm, các cấu trúc và hệ thống có sẵn để tạo cảm giác về khả năng có thể dự đoán trước trong cuộc sống của chúng ta. Và, dần dần các thách thức làm xói mòn các cách làm này. Đó là sự cáo chung của những https://thuviensach.vn con người và những tổ chức – thậm chí là những gia đình, nơi các bậc cha mẹ không thể thích ứng với những thực tế là những thách thức mà con cái họ đang phải đối mặt trở nên khác hẳn với thách thức mà họ gặp phải khi còn trẻ. Sức mạnh của nguyên tắc là ở chỗ chúng là những chân lý phổ quát, muôn thuở. Nếu chúng ta hiểu rõ và sống theo các nguyên tắc, chúng ta sẽ nhanh chóng thích nghi; áp dụng chúng ở mọi nơi. Bằng cách dạy con cái các nguyên tắc thay vì các cách làm, hay dạy các nguyên tắc đằng sau các cách làm, chúng ta sẽ chuẩn bị cho chúng tốt hơn để đương đầu với những thách thức chưa được biết đến trong tương lai. Biết cách áp dụng thì có thể đối phó được với thách thức vào lúc này, nhưng hiểu rõ nguyên tắc thì ta không những đối phó được với thách thức đó một cách hiệu quả ở hiện tại mà còn có sức mạnh để đối phó với nhiều thách thức khác trong tương lai. Chúng ta cũng không nói về “tôn giáo”. Vì rằng trong khi các nguyên tắc nói về ý nghĩa và chân lý, có người lại gắn điều chúng ta đang nói về các nguyên tắc với sự trải nghiệm tích cực hay tiêu cực của họ với tổ chức tôn giáo hay thần học. Khi đi giảng dạy ở khắp nơi trên thế giới, chúng tôi được nhiều người bày tỏ sự cảm kích vì chúng tôi đã “làm sống lại đức tin Thiên Chúa giáo” hay “nhắc nhở chúng tôi về những lời dạy của Đức Phật”, hay cho họ những thông điệp “rất gần gũi với triết học Ấn Độ”. Mặt khác, có một vài người lại tìm cách bắt bẻ khi nghe điều chúng tôi giảng vì họ cảm thấy “có mùi tôn giáo”, và theo họ, bản thân từ ngữ “tôn giáo” đã có ngụ ý những điều không nhất thiết là tích cực. Ở một thái cực khác, lại có người băn khoăn phải chăng điều chúng tôi giảng giải về việc dựa vào nguyên tắc có mang tính nhân văn hay không và hình như nó gạt hẳn Thượng đế ra ngoài. Điều chúng tôi muốn bàn đến không phải là tôn giáo. Chúng tôi không đề cập đến các vấn đề như sự cứu rỗi linh hồn, cuộc sống sau khi chết, hay nguồn gốc của các nguyên tắc này. Chúng tôi hiểu đó là những vấn đề quan trọng đối với từng người, nhưng đó là những nội dung không thuộc phạm vi cuốn sách này. Chúng ta https://thuviensach.vn không bàn đến lý do vì sao “chính Bắc” tồn tại, nó từ đâu đến, hay bằng cách nào nó trở nên như vậy. Chúng ta chỉ đơn thuần đề cập đến một sự thực là nó tồn tại và nó chi phối chất lượng cuộc sống của chúng ta. Và trong khi chúng ta tìm thấy dấu tích của các nguyên tắc này trong các sách giáo lý linh thiêng của mọi tôn giáo, thì những khía cạnh của chúng cũng xuất hiện khắp nơi - trong những bộ óc, ngòi bút và lời nói của những triết gia, nhà khoa học, vua chúa, nông dân và các vị thánh trên khắp thế giới - trong suốt lịch sӱ. Những nguyên tắc này đôi khi được gọi bằng các tên khác nhau khi chúng được chuyển qua các hệ thống giá trị khác nhau. Như Emerson đã nói về nguyên tắc đạo đức, “là tất cả những gì cùng xuất phát từ một tinh thần giống như vậy, dù được gọi bằng những cái tên khác nhau như tình yêu, công lý, đức độ, tùy thuộc vào hoàn cảnh áp dụng của nó, cũng giống như đại dương mang những cái tên khác nhau trên những bãi biển khác nhau mà nó vỗ sóng”. Những nguyên tắc cơ bản luôn tồn tại và được thừa nhận – đôi khi bằng những cái tên khác nhau – trong tất cả nền văn minh của nhân loại xuyên suốt lịch sӱ. Do vậy chúng ta không bàn về các giá trị, các cách thực hành, hay tôn giáo. Điều chúng ta muốn nói đến là những chân lý luôn tồn tại (“chính Bắc”), cơ sở của một cuộc sống có chất lượng. Các nguyên tắc này đề cập đến những điều mà cuối cùng sẽ đưa đến hạnh phúc và các kết quả của một cuộc sống có chất lượng. Chúng bao gồm các nguyên tắc như là việc phụng sự và có đi có lại. Chúng đề cập đến các quá trình tăng trưởng và thay đổi. Chúng bao gồm các quy luật chi phối sự thỏa mãn hữu hiệu các nhu cầu và năng lực của con người. Trong các chương tiếp theo chúng tôi sẽ đưa ra một số nguyên tắc thiết yếu để xây dựng một cuộc sống có chất lượng. Nguyên tắc “Quy luật trӗng trӑt” là gì? Một trong những phương thức tốt nhất để hiểu về cách những chân lý khách quan này chi phối như thế nào đến cuộc sống chúng ta là https://thuviensach.vn xem xét Quy luật về trồng trọt. Trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy và đồng ý với nhau rằng các quy luật tự nhiên và các nguyên tắc của nghề nông chi phối việc canh tác và quyết định kết quả vụ thu hoạch. Nhưng trong lĩnh vực văn hóa xã hội và văn hóa công ty, không hiểu sao chúng ta vẫn cứ nghĩ rằng chúng ta có thể bỏ qua các quy trình tự nhiên, lừa dối tính hệ thống mà vẫn giành được kết quả. Quả thực, có không ít những bằng chứng có vẻ củng cố cho niềm tin này. Ví dụ, bạn đã từng “học gạo” trong trường – bỏ bê học tập trong suốt học kỳ để rồi thức rất khuya trước hôm thi để học gạo, nhồi nhét kiến thức của cả học kỳ vào đầu? Stephen: Tôi cảm thấy xấu hổ khi phải thừa nhận điều này, nhưng đúng là tôi đã học gạo suốt thời gian học đại học, nghĩ rằng mình khôn hơn người. Tôi học cách đánh lừa nhà trường, dò la xem giáo viên muốn gì. “Cách cho điểm của cô giáo như thế nào? Chủ yếu dΉa vào bài lên lớp? Thế thì tốt! Tôi khỏi phải đọc sách tham khảo. Thế còn môn này thì sao? Chúng ta phải đọc cuốn sách này à? Được rồi, thế quyển tóm tắt đâu rồi để tôi tổng kết cho nhanh”. Tôi muốn điểm cao, nhưng không muốn lối sống của tôi bị đảo lộn. Thế rồi tôi ra trường và đi làm, một môi trường hoàn toàn khác. Tôi dành ba tháng đầu tìm cách nhồi nhét kiến thức để bù lại thời gian bốn năm học gạo tại trường đại học, và cuối cùng tôi phải nằm viện với căn bệnh viêm loét đại tràng. Tôi đã cố cưỡng lại các quy trình tΉ nhiên, và tôi phát hiện ra rằng, về lâu dài chúng ta không thể làm được điều đó. Tôi đã mất nhiều năm cố gắng để sửa lại lỗi lầm là đã dấn thân vào một hệ thống giá trị không hề gắn với một nguyên tắc nào cả. Bạn có thể tưởng tượng ra cảnh bỏ quên không gieo hạt trên cánh đồng mùa xuân, rong chơi suốt mùa hè, rồi lao vào làm như điên vào mùa thu – cày bừa, gieo hạt, tưới nước, trồng cây – và kỳ vọng sẽ có một mùa bội thu chỉ trong chốc lát? Sự dồn ép như vậy chắc chắn không đem lại kết quả trong một hệ thống tự nhiên, cây trồng của bạn chẳng những không kết trái theo https://thuviensach.vn ý bạn mà có thể bị còi cọc, hay tệ hơn là không nảy mầm hoặc chết héo khi bạn bắt đầu mọi thứ vào mùa thu. Hệ thống tự nhiên dựa vào các quy luật, nguyên lý; hệ thống xã hội dựa trên cơ sở các giá trị. Về ngắn hạn, phương pháp dồn ép có thể đem lại kết quả trong một hệ thống xã hội. Bạn có thể dùng phương pháp và các kӻ thuật “sӱa chữa cấp tốc” với kết quả nhất thời. Nhưng về lâu dài, “Quy luật trồng trọt” sẽ chi phối mọi lĩnh vực của cuộc sống. Có bao nhiêu người trong chúng ta giờ đây ước gì mình đã không học gạo tại trường? Chúng ta đã có được bằng đại học, nhưng lại không có học thức. Cuối cùng, chúng ta nhận ra rằng có sự khác biệt giữa việc thành công trong trường học với thành đạt trong sự phát triển trí tuệ - khả năng tư duy phân tích, sáng tạo, với mức độ trừu tượng cao, năng lực giao tiếp bằng lời nói và chữ viết, vượt qua các biên giới, vượt lên trên những kinh nghiệm đã lỗi thời và giải quyết được các vấn đề bằng những phương pháp mới hơn, tốt hơn. Thế còn về tính cách thì sao? Liệu bạn có thể “dồn ép” và đột nhiên biến thành một con người có phẩm giá, dũng cảm, hay nhiệt huyết? Hay có sức khỏe cường tráng? Liệu bạn có thể bù lại những năm tháng của lối sống chỉ biết ăn khoai tây chiên, bánh kẹo sô- cô-la, không hề luyện tập thể thao bằng cách tắm nước khoáng tại câu lạc bộ sức khỏe vào đêm trước cuộc chạy việt dã? Thế còn về quan hệ hôn nhân thì sao? Nó sẽ do “Quy luật trường học” hay “Quy luật trồng trọt” chi phối, tùy thuộc vào việc bạn muốn kéo dài mối quan hệ này đến đâu. Nhiều người kết hôn nhưng không muốn thay đổi lối sống của họ chút nào. Họ không phải là các cặp vợ chồng đích thực, mà chỉ là những người sống độc thân ở cùng với nhau. Họ không dành thời gian để nuôi dưỡng những hạt mầm của một khát vọng chung, không chia sẻ sự quan tâm, chăm sóc và tôn trọng lẫn nhau, thế mà họ vẫn ngạc nhiên trước một vụ thu hoạch chỉ toàn là cỏ dại. Những liệu pháp khắc phục cấp tốc của hệ thống xã hội và các kӻ thuật đạo đức nhân cách mà họ cố áp dụng không hề mang lại kết quả. Những “giải pháp” này không thể https://thuviensach.vn thay thế cho các quá trình muôn thuở bao gồm gieo trồng, canh tác, tưới tiêu, chăm sóc. Thế còn mối quan hệ với con cái? Chúng ta có thể chọn con đường tắt – vì chúng ta lớn hơn, khôn hơn, và là người có uy quyền. Chúng ta có thể ra lệnh, đe dọa, áp đặt ý muốn của mình. Chúng ta có thể phó thác trách nhiệm dạy dỗ con cái cho trường học, nhà thờ, hay các trung tâm chăm sóc hàng ngày. Nhưng về lâu dài, liệu những con đường tắt này có tạo nên những cá nhân có trách nhiệm, biết quan tâm đến người khác, có khả năng đưa ra những quyết định đúng và sống một cuộc đời hạnh phúc? Liệu chúng có dẫn ta đến những mối quan hệ yêu thương đằm thắm, đáng hài lòng với con cái? Về ngắn hạn, chúng ta có thể chọn giải pháp “sӱa chữa cấp tốc” để có kết quả trông thấy. Chúng ta có thể gây được ấn tượng, chúng ta có thể hấp dẫn người khác. Chúng ta có thể học các kӻ thuật gây ảnh hưởng – nên dùng đòn bẩy nào, ấn nút nào để giành được kết quả mong muốn. Nhưng về lâu dài, “Quy luật trồng trọt” sẽ chi phối mọi lĩnh vực của cuộc sống. Vả lại, bạn không có cách gì đánh lừa mùa màng được, như Tiến sĩ Sidney Bremer nhận xét trong cuốn sách Tinh thần Apollo (Spirit of Apollo) của ông: “Bản chất của thiên nhiên là sự cân bằng. Chúng ta không thể phá vỡ sự cân bằng của thiên nhiên, vì chúng ta biết rằng quy luật nhân quả là quy luật tự nhiên bất di bất dịch và không thể lay chuyển được; nhưng chúng ta lại không tìm thấy sự cân bằng của chúng ta với tư cách cá nhân hay quốc gia, vì chúng ta không biết rằng cũng như thế giới tự nhiên, trong cuộc sống của con người và đời sống xã hội cũng có một quy luật tương tự không thể lay chuyển được – gieo gì thì chắc chắn sẽ gặt nấy.” Ảo tưӣng và hiện thực Nhiều vấn đề nảy sinh trong cuộc sống là do chúng ta gieo một thứ nhưng lại ảo tưởng gặt hái một thứ hoàn toàn khác. https://thuviensach.vn Nhiều mô thức cơ bản, các quy trình cũng như thói quen phát sinh từ đó sẽ chẳng bao giờ đem lại kết quả như chúng ta tưởng. Những mô thức này – được hình thành do những người chỉ đi tìm con đường tắt, chịu ảnh hưởng của quảng cáo, các chương trình huấn luyện cấp tốc, và bởi 70 năm tồn tại của sách báo nói về sự thành đạt về đạo đức nhân cách – về cơ bản chỉ là ảo tưởng về sự đốt cháy giai đoạn. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến nhận thức của chúng ta về các nhu cầu cơ bản mà còn tác động đến cách chúng ta cố gắng thỏa mãn các nhu cầu đó. Nhu cầu vật chất a Muốn có sức khỏe tốt phải tuân thủ các nguyên lý của tự nhiên. Sức khỏe cường tráng là hệ quả của quá trình luyện tập thân thể đều đặn, dinh dưỡng thích hợp, nghỉ ngơi đầy đủ, có nếp nghĩ lành mạnh, tránh xa những chất kích thích có hại cho sức khỏe. Nhưng thay vì phấn đấu thực hiện những điều đó, chúng ta lại chạy theo ảo tưởng về vẻ bề ngoài – mơ tưởng rằng những thứ như quần áo đúng mốt, mӻ phẩm đắt tiền, các chương trình làm giảm cân nhanh (thực ra đã được chứng minh là có hại về lâu dài hơn là giải quyết được vấn đề) sẽ thỏa mãn nhu cầu thể chất của chúng ta. Đây là sự hão huyền. Nó có thể làm thỏa mãn chúng ta trong nhất thời chẳng khác gì việc ngậm một viên kẹo. Nó không hề có ý nghĩa thực chất, và cũng không có tác dụng lâu dài. Sự giàu có về kinh tế dựa trên cơ sở các nguyên tắc như là sự tiết kiệm, chăm chỉ, tích lũy để đầu tư cho các nhu cầu trong tương lai, dùng lợi nhuận tái đầu tư thay vì tiêu xài nó. Nhưng chúng ta lại sống với ảo tưởng là có “nhiều thứ ” sẽ làm thỏa mãn nhu cầu của chúng ta – bất kể thực tế là chúng được mua bằng thẻ tín dụng và chúng ta phải mất hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm trời để trả nợ gấp đôi so với giá trị thực của chúng, những thứ chỉ có tác dụng làm thỏa mãn nhu cầu nhất thời như những viên kẹo. Hoặc chúng ta sống với mơ tưởng cầu may như trúng xổ số hay chơi các trò cá cược đăng trên một số tạp chí – một ảo tưởng sẽ có ai đó hoặc cái gì đó “trên trời rơi xuống” giúp giải quyết vấn đề của chúng ta nhờ https://thuviensach.vn phép thần thông và miễn trách nhiệm cho chúng ta khỏi phải phấn đấu nâng cao năng lực về tài chính. Nhu cầu xã hӝi Thực tế cho thấy các mối quan hệ có chất lượng là phải dựa trên cơ sở các nguyên tắc – đặc biệt nguyên tắc về sự tin cậy. Sự tin cậy xuất phát từ niềm tin, từ tính cách của con người trong việc đưa ra và thực hiện cam kết, chia sẻ các nguồn lực, quan tâm và chịu trách nhiệm, được ràng buộc và yêu thương vô điều kiện. Nhưng khi chúng ta đơn độc và đau khổ bởi nhu cầu xã hội không được thỏa mãn, chúng ta lại không muốn ai bảo mình sống và hành động sao cho có được sự tin cậy – xứng đáng với niềm tin và sự yêu thương của ai đó. Chúng ta thường lao theo điều dễ dàng hơn nhiều, là tin vào những ảo tưởng nhất thời như tìm sự khuây khỏa trong quan hệ tình dục, hay gọi điện thoại cho các tổng đài cung cấp dịch vụ trò chuyện đêm khuya để có ai đó mà tâm sự. Đi tìm tình yêu chớp nhoáng dễ dàng hơn nhiều so với việc phấn đấu để trở thành một người đáng được yêu. Và trong nền văn hóa của chúng ta – thể hiện qua âm nhạc, sách báo, quảng cáo, phim ảnh, chương trình tivi – luôn đầy rẫy những ảo tưởng này. Nhu cầu trí tuệ Chúng ta thường chạy theo ảo tưởng “ nhồi nhét” thay vì theo đuổi sự phát triển và tăng trưởng lâu dài. Chúng ta lao vào chu trình “lấy được cái bằng... bạn sẽ có việc làm... bạn sẽ có tiền... bạn sẽ mua sắm đủ thứ... bạn sẽ thành đạt”. Nhưng “sự thành đạt” kiểu này sẽ mang lại kết quả gì cho bạn? Liệu đó có phải là tính cách và năng lực có được từ sự đầu tư có chiều sâu, liên tục cho việc học tập và trưởng thành hay không? Nhu cầu tinh thần Chúng ta dễ dàng chấp nhận ảo tưởng có trong xã hội rằng ý nghĩa cuộc sống là sự tập trung vào cái tôi – sự tự tôn, tự phát triển, tự hoàn thiện – đó là “điều tôi muốn”, “hãy để tôi tự giải quyết việc của https://thuviensach.vn mình”, “làm theo cách của tôi”. Nhưng vô số quyển sách khai trí qua hàng ngàn năm lịch sӱ không ngừng chứng minh cho một sự thật là thành tựu lớn nhất trong việc hoàn thiện bản thân xuất phát từ sức mạnh của chúng ta trong việc vươn ra để giúp đỡ người khác. Chất lượng cuộc sống xuất phát từ bên trong. Ý nghĩa cuộc sống là ở sự cống hiến, sống vì mục đích cao hơn bản ngã. Vì thế, sự khác nhau giữa các kết quả do ảo tưởng đem lại và kết quả do hành động thực tiễn cũng giống như sự khác nhau giữa một bên là Biển Chết – một nơi tù đọng không được thông dòng, không có sức sống – và bên kia là Biển Galilee, một nơi có dòng chảy liên tục, không ngừng nuôi dưỡng cho cuộc sống trù phú. Ở Palestine có hai biển. Một biển nước ngọt có nhiều đàn cá tung tăng. Ven bờ là một màu xanh tươi tắn. Cây cối trải cành nhánh bên trên và đâm sâu rễ vào lòng biển để hút lấy nguồn nước trong lành. Con sông Jordan tạo thành biển này với dòng nước lấp lánh chảy xuống từ nh·ng ngọn đồi. Chim chóc tụ về. Biển reo cười trong ánh nắng. Con người đến đây và xây tổ ấm trong nh·ng ngôi nhà ven biển. Đó là Biển Galilee. Rồi sông Jordan chảy về hướng nam đổ vào một biển khác. Ở đây không có nh·ng đàn cá, không có nh·ng lá cành rung động, không có tiếng chim ca hót líu lo, không có tiếng cười con trẻ, du khách thì luôn tìm đường tránh xa. Không khí nặng nề phủ trùm bên trên mặt nước, không có người hay chim chóc, muông thú nào tới uống dòng nước đó. Điều gì tạo ra sΉ khác biệt? Không phải vì con sông Jordan, nó trút vào cả hai cùng một dòng nước ngọt ngào. Không phải do địa thế, cũng không vì điều kiện xung quanh. SΉ khác biệt là ở chỗ Biển Galilee đón nhận nhưng không gi· lại cho riêng mình dòng nước trong lành của sông Jordan. Mỗi giọt nước chảy vào, biển Galilee lại cho đi một giọt khác. SΉ cho và nhận bằng nhau. Biển Galilee cho và sống. Biển kia ích k΍ hơn. Nó không chia sẻ bất kỳ giọt nước nào cho ai cả. Biển kia không biết cho. Nó được gọi tên là Biển Chết. https://thuviensach.vn Trong lĩnh vực quản trị thời gian, có nhiều kӻ thuật và phương pháp thực hành mạo danh là các giải pháp thiết thực, trực diện và có hiệu quả giải quyết tức khắc. Nhưng các kӻ thuật và phương pháp này sẽ chỉ đem lại ảo tưởng về sự giải quyết trước mắt, trong khi các nhu cầu căn bản và lâu dài thì không được quan tâm. Nó khiến chúng ta quay trở lại với sự thỏa mãn nhu cầu nhất thời, mà những kết quả cạn cợt đạt được trong cuộc sống đã minh chứng điều đó. Cuộc sống có chất lượng không bao giờ hình thành từ ảo tưởng. Những giải pháp nóng vội, những lời hão huyền và các kӻ thuật đạo đức nhân cách đi ngược lại các nguyên tắc cơ bản sẽ không bao giờ đem lại kết quả là một cuộc sống có chất lượng. Vậy bằng cách nào chúng ta khám phá và liên kết cuộc sống của chúng ta với những thực tại “chính Bắc” chi phối chất lượng cuộc sống của chúng ta? 3 . Bӕn tiềm năng thiên phú của con người Con người được thiên nhiên ban tặng những khả năng thiên phú đặc biệt, phân biệt chúng ta với thế giới động vật. Những khả năng thiên phú đó ngự trị ở khoảng trống giữa tác nhân và phản ứng, hay giữa những điều xảy đến với chúng ta và phản ứng của chúng ta đối với chúng. Stephen: Nhiều năm trước đây, khi lục lọi đống sách trong thư viện của một trường đại học, tôi bất ngờ tìm thấy một cuốn sách trong đó nêu ra một ý tưởng có sức mạnh và có ý nghĩa nhất đối với đời tôi. Nội dung của ý tưởng đó như sau: “Gi·a tác nhân và phản ứng có một khoảng trống. Gi·a khoảng trống đó là quyền lΉa chọn phản ứng của chúng ta. Phản ứng đó lại quyết định sΉ trưởng thành và tΉ do của chúng ta.” Ý tưởng này đập mạnh vào nhận thức của tôi. Nh·ng ngày sau đó, tôi trầm ngâm suy nghĩ về ý tưởng này. Nó để lại ảnh hưởng lớn lao https://thuviensach.vn đến mô thức của tôi về cuộc sống. Tôi bắt đầu khám phá ra trong khoảng trống đó năng lΉc đưa ra sΉ lΉa chọn phản ứng một cách có ý thức của mình. Những khả năng thiên phú nằm trong khoảng trống đó – sự tự nhận thức, lương tâm, ý chí độc lập, và trí tưởng tượng sáng tạo. Chúng tạo ra sự tự do tột đỉnh của con người: quyền đưa ra lựa chọn, phản ứng, thay đổi. Nhờ nó, chúng ta tạo ra cái la bàn giúp ta định hướng cuộc sống của mình một cách đúng đắn. • Sự tự nhận thức là khả năng nhận xét khách quan bản thân về các mặt như tư duy, động cơ sống, quá trình hoạt động, sự dạy dỗ, hành động, thói quen và xu hướng. Nó giúp chúng ta lột ra những “cặp mắt kính” của mình và nhìn vào đó cũng như nhìn xuyên thấu qua chúng. Nó giúp chúng ta nhận biết được lịch sӱ về quan hệ xã hội và tâm lý của chúng ta và mở rộng khoảng trống giữa tác nhân và phản ứng. • Lương tâm kết nối chúng ta với trí tuệ của các thời đại và tiếng nói của con tim. Nó là hệ thống chỉ dẫn bên trong của chúng ta, cho phép chúng ta cảm nhận khi chúng ta hành động hoặc thậm chí thấy trước được các hành động đi ngược lại các nguyên tắc chính đáng. Nó cũng làm chúng ta cảm nhận được khả năng thiên phú và sứ mệnh của chúng ta. • Ý chí đӝc lập là khả năng hành động của chúng ta. Nó cho chúng ta sức mạnh để vượt lên trên các mô thức của chúng ta, để bơi ngược dòng, viết lại kịch bản của đời mình, để hành động dựa vào nguyên tắc thay vì chỉ hành động theo xúc cảm hay hoàn cảnh. Nhờ ý chí này mà mặc dù biết rằng ảnh hưởng của môi trường và di truyền đối với con người là rất lớn, nhưng ta không để nó chi phối cuộc sống mình. Chúng ta không phải là nạn nhân. Chúng ta không phải là sản phẩm của quá khứ. Chúng ta là sản phẩm của sự lựa chọn của mình. Chúng ta là người “có khả năng để phản ứng” – biết cách phản ứng, biết lựa chọn phản ứng mà không phụ thuộc vào tâm trạng hay xu thế chung. Chúng ta có sức mạnh ý chí để hành động trên cơ sở tự nhận thức, lương tâm và tầm nhìn. https://thuviensach.vn • Trí tưӣng tượng sáng tạo là khả năng nhìn xa vào tương lai, hình thành định hướng trong đầu, và biết giải quyết vấn đề một cách tổng hợp. Đây là khả năng cho phép chúng ta nhìn bản thân mình và nhìn người khác một cách khác biệt và tốt hơn cách nhìn hiện tại của chúng ta. Nó giúp chúng ta viết bản tuyên ngôn sứ mệnh của bản thân, đặt ra mục tiêu, hay kế hoạch thực hiện. Nó cũng giúp ta hình dung được cuộc sống của mình khi ta thực hiện tuyên ngôn sứ mệnh ngay cả trong các tình huống thách thức nhất, và biết áp dụng các nguyên tắc có hiệu quả trong các tình huống mới. Các “phong trào” tự hoàn thiện bản thân thường công nhận các khả năng thiên phú này, nhưng có xu hướng chia tách chúng ra và đề cập đến chúng một cách biệt lập. • Sự tự nhận thức là trọng tâm của phong trào phục hồi, cũng như phân tâm học và tâm lý trị liệu. • Lương tâm là trọng tâm của tôn giáo – thế giới của đạo lý, tư duy đạo đức, những câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống và cái đúng cái sai. • Ý chí đӝc lập là sức mạnh ý chí, hiểu theo cách tiếp cận “dân dã” – mọi thứ trên đời đòi hỏi phải đấu tranh cật lực mới có được. “Tay làm hàm nhai”. • Trí tưӣng tượng sáng tạo là trọng tâm của các phong trào hình tượng hóa và năng lực trí tuệ như Tư duy Tích cực (Positive Thinking), Điều khiển học tâm lý (Psychocybernetics), Phép thần của niềm tin (Magic of Believing), và Lập chương trình ngôn ngữ thần kinh (Neurolinguistic Programming). Tất cả các cách tiếp cận nói trên đều phát triển các khả năng thiên phú của con người, nhưng không có cách nào coi tất cả các khả năng thiên phú đó như một tổng thể tương tác và hiệp lực với nhau. Trong khi đó, từng khả năng thiên phú – và sự hiệp lực giữa các khả năng này – là yếu tố cần thiết để tạo ra một cuộc sống có chất lượng. Chỉ có tự nhận thức – để nhận ra rằng bản thân đã đi theo hướng không phù hợp với lương tâm – là không đủ, nếu chúng ta không có trí tưởng tượng để hình dung ra con đường đúng đắn hơn https://thuviensach.vn và có ý chí để tạo ra sự thay đổi. Chỉ có ý chí độc lập “để đấu tranh cật lực” suốt đời là không đủ, nếu chúng ta thiếu lương tâm để tìm ra con đường đúng đắn và vượt qua được các lý lẽ kéo chúng ta vào những ngõ cụt. Trí tưởng tượng mà thiếu ý chí độc lập sẽ tạo ra con người mơ mộng hão; trí tưởng tượng mà thiếu lương tâm sẽ có thể tạo ra con người như Hitler. Phát triển tất cả bốn khả năng thiên phú và sự hiệp lực giữa chúng là điều cốt lõi của nguyên lý lãnh đạo bản thân. Nhờ có nó, chúng ta có thể nói rằng “Tôi có thể xem xét lại mô thức của mình. Tôi có thể kiểm tra lại kết quả do mô thức đó tạo ra. Tôi có thể dựa vào lương tâm của mình để tìm ra con đường mới phù hợp với các nguyên tắc và năng lực riêng của tôi để cống hiến. Tôi có thể dựa vào ý chí độc lập của mình để đưa ra sự lựa chọn và tạo ra sự thay đổi. Tôi có thể dùng trí tưởng tượng của mình để nhìn xa hơn thực tế hiện nay và tìm ra các giải pháp khác thích hợp”. Làm cách nào phát triển các khả năng thiên phú của bạn? Chúng ta ai cũng có các khả năng thiên phú đó. Tất cả chúng ta đều có những giây phút tự nhận thức. Chúng ta đều có những lúc nghe theo và hành động phù hợp với lương tâm. Chúng ta ai cũng trải qua những lúc có hành động căn cứ vào điều mà mình cho là quan trọng thay vì chỉ phản ứng theo cảm xúc hay theo hoàn cảnh. Chúng ta ai cũng có lúc nghĩ về tầm nhìn xa, về cảm hứng sáng tạo. Mặt khác, cho dù chúng ta có thừa nhận một cách có ý thức hay không, thì điều không tránh khỏi là chúng ta ai cũng có lúc hành động mù quáng, bỏ qua hay chống lại tiếng nói của lương tâm, có những hành vi quá đáng và có khi thiếu tầm nhìn hay trí tưởng tượng. Vấn đề đặt ra là: Chúng ta đã phát triển các khả năng thiên phú như thế nào và sự hiệp lực của chúng trong cuộc sống của ta mạnh đến đâu? Chúng tôi khuyên bạn nên dành chút thời gian để suy ngẫm nghiêm túc những câu hỏi dưới đây. Các câu trả lời của bạn sẽ giúp đánh https://thuviensach.vn giá mức độ bạn phát triển và sӱ dụng các khả năng này trong cuộc sống. Sau khi trả lời các câu hỏi, hãy cộng số điểm bạn đạt được cho từng khả năng và đối chiếu nó với thước đo sau: 0-7 điểm: Khả năng không tích cực 8-12 điểm: Khả năng tích cực 13-16 điểm: Khả năng rất tích cực Khoanh tròn vào các con số dọc theo ma trận mô tả đúng nhất hành vi hay thái độ của bạn theo các nội dung được viết ra bên tay trái. (0 = không bao giờ (A), 2 = đôi khi (B), 4 = Luôn luôn (C)) Tự nhận thức 1. Bạn có thể đánh giá khách quan về suy nghĩ và tình cảm của mình cũng như có thể thay đổi nó hay không? 2. Bạn có nhận biết các mô thức cơ bản của mình và tác động của chúng đến thái độ và hành vi, cũng như kết quả đạt được của bạn? 3. Bạn có nhận thấy có một sự khác biệt giữa tình trạng của bạn về sinh lý, dòng dõi gia đình, tâm lý và xã hội học - với những suy nghĩ nội tâm sâu sắc của bạn? 4. Khi có phản ứng của người khác đối với bạn – hay đối với hành động nào đó của bạn – thách thức cách nhìn bản thân của bạn, bạn có khả năng nhìn lại mình và rút ra kinh nghiệm? Lương tâm 1. Có phải có lúc lương tâm nhắc nhở bạn nên hay không nên làm một điều gì đó? 2. Bạn có cảm thấy có sự khác nhau giữa “lương tâm xã hội” – điều bạn được xã hội dạy dỗ phải coi trọng – với sự mách bảo từ nội tâm https://thuviensach.vn của bạn? 3. Bạn có cảm nhận được nhu cầu từ nội tâm của mình đối với các nguyên tắc “chính Bắc” như là sự chính trực và sự đáng tin cậy? 4. Bạn có thấy một khuôn mẫu chung trong kinh nghiệm sống của loài người - chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi xã hội mà bạn đang sống - minh chứng cho tính hiện thực của các nguyên tắc “chính Bắc”? Ý chí đӝc lập 1. Bạn có khả năng đưa ra và thực hiện các lời hứa với chính mình cũng như với người khác? 2. Bạn có khả năng hành động theo sự thôi thúc của nội tâm mình ngay cả khi điều đó đòi hỏi phải đi ngược trào lưu? 3. Bạn có rèn luyện khả năng đặt ra và thực hiện các mục tiêu có ý nghĩa trong cuộc sống của bạn? 4. Bạn có thể bắt tâm trạng của mình phải phục tùng các cam kết của bạn ? Trí tưӣng tượng sáng tạo 1. Bạn có nghĩ xa hay không? 2. Bạn có hình dung cuộc sống của bạn sau này ra sao? 3. Bạn có dùng cách hình tượng hóa của mình để giúp khẳng định và thực hiện các mục tiêu của bạn? 4. Bạn có đi tìm các phương pháp mới, sáng tạo để giải quyết các vấn đề theo nhiều tình huống khác nhau và coi trọng những quan điểm khác biệt của người khác? Xây dựng những khả năng thiên phú kể trên là một quá trình nuôi dưỡng và luyện tập không ngừng. Mặc dù có nhiều cách nhưng https://thuviensach.vn trong chương này, chúng tôi chỉ muốn nêu ra một phương pháp tốt để phát triển từng khả năng và khai thác sự hiệp lực giữa chúng. Nuôi dưӥng khả năng tự nhận thức nhờ ghi chép cá nhân Ghi chép cá nhân là một hoạt động thuộc Phần tư thứ II có tác dụng làm tăng đáng kể khả năng tự nhận thức và nâng cao các khả năng thiên phú khác cũng như sự hiệp lực giữa các khả năng này. Bạn nên ghi cái gì trong sổ ghi chép cá nhân của bạn? Nếu bạn không hài lòng với một kết quả bạn đạt được trong cuộc sống, hãy viết ra điều đó. Hãy thể hiện điều đó trên giấy. Hãy để ý xem “Quy luật trồng trọt” chi phối như thế nào đến cuộc sống của bạn. Hãy xem đâu là nguyên nhân sâu xa của những điều không như ý. Hãy xem các kết quả có thể truy ngược về các mô thức, quy trình và thói quen vốn có của bạn như thế nào. Nếu bạn không hiểu vì sao mình vẫn cứ làm những điều mà bản thân bạn biết chắc là chúng có hại hay vô bổ, thì bạn hãy phân tích chúng, xӱ lý chúng, viết ra chúng. Nếu cha mẹ bạn đã từng làm điều gì gây cho bạn khó chịu, và bạn đã tự nhủ “Khi mình làm cha/mẹ, mình sẽ không bao giờ làm điều đó!” – rồi sau đó bạn thấy mình cũng đang làm điều đó – thì hãy viết ra. Nó sẽ tạo ra nhận thức về mẫu hình bạn cần hành động, giúp bạn đưa ra sự lựa chọn khôn ngoan. Nếu bạn có được một ý tưởng hoặc học được một nguyên tắc hay quan sát một tình huống trong đó có một nguyên tắc tạo ra những kết quả tốt, hãy viết ra điều đó. Nếu bạn cảm thấy có sự thôi thúc trong lòng về một điều gì đó và bạn đã làm theo hoặc không làm, hãy ghi điều đó ra và ghi cả hậu quả của nó. Quá trình này sẽ giúp bạn chú ý hơn đến sự thôi thúc nội tâm. Nó giúp bạn củng cố và nuôi dưỡng lương tâm của mình. Nếu bạn có cam kết với người khác hay với chính mình, hãy viết ra cách bạn dùng ý chí để thực hiện những cam kết đó. Nếu bạn cam kết sẽ tập thể dục bốn lần một tuần, hãy đánh giá các yếu tố giúp bạn thực hiện điều đó - hay tìm hiểu các lý do vì sao bạn không thực hiện được. Có phải cam kết của bạn nӱa vời, vội vã hay không thực tế? Có phải thách thức https://thuviensach.vn vượt qua sự lười biếng “không muốn rời khỏi giường” là quá lớn so với ý chí của bạn? Có phải cam kết của bạn với bản thân cũng được ưu tiên như cam kết với người khác? Nâng cao nhận thức về ý chí độc lập sẽ giúp bạn rèn luyện bản thân. Hình dung các khả năng có thể xảy ra và viết ra các khả năng đó. Mơ ước giúp cho việc hình thành trí tưởng tượng. Bạn nên kiểm tra những mơ ước của mình. Có phải những mơ ước đó dựa trên cơ sở các nguyên tắc? Bạn có dám trả giá để ước mơ được thực hiện? Khi phát triển trí tưởng tượng, bạn có thể sӱ dụng chúng để tạo ra niềm hy vọng bạn muốn đạt được trong cuộc sống. Đây là bản thiết kế trước khi xây dựng ngôi nhà, ý tưởng của đạo diễn trước khi thực hiện vở diễn trên sân khấu. Nó sẽ giúp xây dựng các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn giúp bạn biến viễn cảnh thành hiện thực. Có thể bạn thấy mình đang sống với những ước mơ không được thực hiện. Bạn có thể an phận, cảm thấy mình đành phải chấp nhận cái thứ yếu, và nghĩ rằng “giá như mọi thứ khác đi” để bạn có thể thực hiện được mơ ước của mình. Nhưng nếu bạn thӱ bỏ ra công sức và cố làm cho bằng được, rất có thể bạn sẽ thấy mơ ước của bạn là ảo tưởng – rằng bạn đang mong ước, chờ đợi một điều không bao giờ đem lại cho mình một cuộc sống có chất lượng. Hãy đứng từ bên ngoài nhìn vào ước mơ của bạn. Viết ra những ước mơ đó. Hãy vật lộn với chúng cho đến khi bạn tin rằng chúng dựa trên các nguyên tắc sẽ đem lại kết quả. Rồi sau đó dùng trí tưởng tượng của bạn để khảo sát các khả năng mới, tìm ra cách thức mới dựa trên nguyên tắc có sức mạnh biến ước mơ thành hiện thực. Sổ tay ghi chép cá nhân giúp bạn nhìn ra và cải thiện hàng ngày cách thức phát triển và sӱ dụng các khả năng thiên phú của bạn. Việc viết lách làm tăng khả năng ghi nhận của não, giúp bạn ghi nhớ và thực hiện những điều bạn đang muốn làm. Ngoài ra, nó còn cho bạn một công cụ tạo bối cảnh mạnh mẽ. Khi bạn nhân một cơ hội nào đó – có thể là nhân dịp đi dã ngoại để viết lại bản tuyên ngôn sứ https://thuviensach.vn mệnh – để đọc lại những hoạt động của các tuần trước, tháng trước, hay năm trước, bạn sẽ có dịp nhìn lại một cách tổng quan về các giá trị mà bạn đang hướng tới trong cuộc sống. Phát triển lương tâm nhờ hӑc tập, lắng nghe và đáp ứng Sự tồn tại của lương tâm là một trong những khái niệm đã được minh chứng rộng rãi trong các tác phẩm về tâm lý học, xã hội học, tôn giáo và triết học từ xưa đến nay. Từ khái niệm “tiếng nói nội tâm” trong các tác phầm khai trí cho đến khái niệm “vô thức tập thể” (collective unconscious) của tâm lý học – thậm chí cả “chú dế Jiminy”(1) của Walt Disney – khả năng thiên phú này đã được sự thừa nhận và được coi như một yếu tố chính trong con người. Sigmund Freud nói rằng lương tâm chủ yếu là sản phẩm của thời thơ ấu và văn hóa của chúng ta. Carl Jung công nhận lương tâm xã hội, nhưng ông cũng nói đến “vô thức tập thể” tác động vào tâm hồn của mọi người, cả đàn ông và phụ nữ. (1) Jiminy: Một chú dế biết nói, đã đi nhiều nơi và sống hơn trăm tuổi, được cử làm người giám hộ cho cậu bé người gỗ Pinocchio trong bộ phim hoạt hình của Walt Disney sản xuất năm 1940. Chú dế này có trách nhiệm giúp Pinocchio phân biệt được điều tốt và điều xấu nên còn được gọi là “chú dế lương tâm”. Khi chúng tôi làm việc với nhiều công ty trong việc xây dựng các bản tuyên ngôn sứ mệnh, chúng tôi nhận thấy nhiều bằng chứng của “vô thức tập thể”. Phần lớn người ta khi đi vào chiều sâu của cuộc sống nội tâm, bất kể sự khác biệt về văn hóa, giáo dục, tôn giáo hay chủng tộc, họ đều cảm nhận được những quy luật cơ bản của cuộc sống. Tuy vậy, hầu hết chúng ta sống và làm việc trong những môi trường không nuôi dưỡng sự phát triển của lương tâm. Để nghe được tiếng nói lương tâm, đòi hỏi chúng ta phải “tĩnh lặng”, “trầm tư” hay “suy tưởng” – những điều kiện mà chúng ta ít khi lựa chọn hay có được. Hàng ngày chúng ta bị chìm ngập trong các hoạt động, tiếng ồn, những tác động xã hội và văn hóa, các thông điệp thông tin đại https://thuviensach.vn chúng, những mô thức sai lầm... khiến chúng ta không cảm nhận được tiếng nói nội tâm nhỏ nhẹ mách bảo cho chúng ta biết đâu là những nguyên tắc “chính Bắc” và mức độ tương đồng của chúng ta với những nguyên tắc đó. Nhưng nếu chúng ta dừng lại và lục tìm sâu xa với trái tim chân thành, chúng ta có thể chạm đến cái suối nguồn trí tuệ bên trong đó. Vậy làm cách nào để chúng ta phát triển khả năng thiên phú của lương tâm? Chúng ta hãy so sánh giữa sự phát triển của lương tâm với sự phát triển kӻ năng của năm đôi bàn tay trong ví dụ sau đây. Một đôi bàn tay thuộc về một nghệ sĩ dương cầm tài ba, người có thể thu phục khán giả bằng tiếng đàn điêu luyện. Một đôi bàn tay khác thuộc về một bác sĩ phẫu thuật lành nghề, người có thể thực hiện những ca mổ mắt hay mổ não để cứu sống, đem lại ánh sáng và khả năng tư duy cho nhiều người. Một đôi bàn tay khác là của một vận động viên chơi gôn tài ba, người chiến thắng trong các cuộc thi bằng những cú đánh tuyệt vời dưới áp lực của đám đông khán giả. Một đôi bàn tay nữa thuộc về một người mù, người có thể đọc sách với tốc độ nhanh khó tin nhờ sờ vào các ký hiệu nổi trên trang giấy. Và đôi bàn tay thứ năm thuộc về một nhà điêu khắc vĩ đại, người có thể tạo ra tuyệt tác từ các khối đá cẩm thạch hay granit. Một lương tâm đã được phát triển cũng giống như những đôi bàn tay này. Để có được nó cần phải có sự khổ luyện, sự hy sinh, và tinh thần vượt qua trở ngại. Trên thực tế, điều kiện để phát triển lương tâm còn đòi hỏi nhiều hơn thế. Nhưng phần thưởng có được cũng sẽ lớn hơn nhiều – một lương tâm đã được phát triển sẽ có tác động đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta có thể phát triển lương tâm của mình bằng những cách sau: • Đọc sách và nghiền ngẫm những tác phẩm khai trí của các thời đại để mở rộng nhận thức về các nguyên tắc “chính Bắc”, một đề tài xuyên suốt mọi thời đại. https://thuviensach.vn