🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tư Duy Như Một Kẻ Lập Dị - Stephen J. Dubner
Ebooks
Nhóm Zalo
Mở khóa từ duy nhờ "Tư Duy như một kẻ lập dị"
Mọi người thường có xu hướng suy nghĩ và hành động theo đám đông, do vậy với những vấn đề quan trọng, chúng ta thường phải hỏi xin lời khuyên từ bạn bè, đồng nghiệp và người thân. Điều này đương nhiên không có hại trong ngắn hạn. Thế nhưng, vế lâu dài việc hỏi ý kiến những người xung quanh sẽ dẫn bạn đi theo một lối mòn đã mở sẵn, một tư duy kém đổi mới mà nếu tự suy ngẫm, theo một hướng khác hơn, đột phá hơn, lập dị hơn, bạn sẽ mở ra một hướng giải quyết thông minh và khôn ngoan hơn.
Trong cuốn sách này, Tư duy như một kẻ lập dị, Steven D. Levitt & Stephen J. Dubner, đồng tác giả của hai cuốn sách vô cùng lý thú pha chút hóm hỉnh Kinh tế học hài hước và Siêu kinh tế học hài hước (đều đã được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản), sẽ một lần nữa dùng lối văn phong phá cách của mình để “mở khóa tư duy” của độc giả. Xin nhắc lại, đây không phải là một cuốn sách hài hước, đơn giản chỉ là để giải trí, mà ngoài những yếu tố, những ví dụ vui nhộn, hai tác giả này còn muốn người đọc có được một thái độ tích cực hơn với những gì bất ngờ xảy đến, hãy luôn thoát khỏi lối mòn và trang bị cho mình những cách giải thích đơn giản nhất có thể.
Trong Tư duy như một kẻ lập dị, độc giả sẽ học được các bước để suy nghĩ theo một hướng hoàn toàn mới, tích cực và hiệu quả
hơn như:
- Bạn cần loại bỏ hết những định kiến, tư duy cũ, bởi sẽ rất khó để nhìn nhận vấn đề một cách rõ ràng nếu bạn đã có sẵn giải pháp theo lối cũ cho vấn để đó.
- Hãy học cách nói “tôi không biết” cho đến khi bạn có thể thừa nhận những gì bạn không biết
- Hãy suy nghĩ như một đứa trẻ, bởi những ý tưởng tuyệt vời và những câu hỏi tuyệt vời sẽ được nảy sinh từ đó.
- Hãy học cách nhìn nhận tích cực việc từ bỏ, bởi bạn không thể giải quyết những vấn để trong tương lai nếu bạn nhất quyết không chịu từ bỏ những thứ chẳng có ích lợi gì cho bạn trong hiện tại.
Hãy từ bỏ những lối mòn, hãy tự tin khám phá những con đường mới, chắc chắn chúng sẽ dẫn bạn đến với những điều vô cùng hấp dẫn và đầy bất ngờ.
Trân trọng gửi tới bạn đọc cuốn sách hài hước nhưng không kém phần sâu sắc này!
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH ALPHA
Chương 1
TƯ DUY NHƯ MỘT KẺ LẬP DỊ
CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO?
Sau khi xuất bản cuốn Kinh tế học hài hước và Siêu kinh tế học hài hước (lần lượt được Alpha Books mua bản quyền và xuất bản năm 2008 và 2010), chúng tôi bắt đầu nhận được nhiều câu hỏi đủ thể loại từ phía độc giả. Tấm bằng Đại học còn có giá trị không? (Câu trả lời ngắn gọn: Còn. Câu trả lời đầy đủ: Vẫn còn). Nên hay không nên trao việc kinh doanh của gia đình cho thế hệ sau? (Nên, nếu như bạn muốn phá hỏng hoạt động kinh doanh đó. Các thống kê cho thấy việc truyền lại hoạt động kinh doanh của gia đình cho giám đốc kinh doanh bên ngoài sẽ hiệu quả hơn nhiều.1) Tuy nhiên, một số câu hỏi vẫn chưa có lời đáp: Điều gì khiến người ta thực sự hạnh phúc? Sự bất bình đẳng về thu nhập có “nguy hiểm” như vẻ ngoài của nó hay không? Liệu một chế độ ăn kiêng giàu Omega 3 có thể mang đến hòa bình cho thế giới không?
Con người luôn muốn biết những ưu nhược điểm, những mâu thuẫn trong các vấn đề như việc sử dụng xe tự lái, việc nuôi con bằng sữa mẹ, phương pháp hóa trị trong y tế, thuế nhà đất, khai thác đá phiến bằng thủy lực, xổ số, chữa bệnh bằng tâm linh, hẹn hò qua mạng, cải cách bằng sáng chế, săn trộm tê giác, cú phát bóng golf và tiền ảo. Ngay lúc này, bạn có thể nhận được một email về việc giải quyết bệnh béo phì” nhưng chỉ vài phút sau lại nhận được
một email khác kêu gọi “chung tay hành động quét sạch nạn đói trên thế giới!”
Bạn đọc có thể cho rằng chẳng điều bí ẩn nào quá khó lý giải, không vấn đề nào không thể giải quyết được. Điều này có thể đúng, nhưng đó là khi chúng ta có một công cụ độc quyền - cái kẹp Kinh tế học hài hước - thứ mà ta tưởng tượng có thể cắm vào cơ thể để khơi dậy trí thông minh tiềm ẩn trong mỗi con người.
Giá mà cái kẹp đó có thật thì tuyệt!
Sự thật là, việc giải quyết các vấn đề luôn khó khăn. Nếu một vấn đề vẫn còn tổn tại, bạn có thể tin rằng rất nhiều người đã truy tìm cách giải quyết nó nhưng đều thất bại. Những vấn đề đơn giản có thể tự biến mất, nhưng những vấn đề phức tạp chắc chắn sẽ ở lì đó không đi. Hơn nữa, bạn cũng sẽ mất khá nhiều thời gian để nhận biết, thu xếp và đánh giá số liệu nhằm có được một câu trả lời đầy đủ, dù chỉ là một câu hỏi nhỏ.
Do vậy, thay vì cố gắng và có thể thất bại để trả lời những câu hỏi trong cuộc sống, chúng tôi cho rằng tốt hơn hết là viết một cuốn sách để hướng dẫn mọi người cách tư duy như một kẻ lập dị. Điều đó sẽ như thế nào?
Hãy tưởng tượng bạn là một cầu thủ bóng đá xuất sắc đã dẫn dắt đội bóng quốc gia đến rất gần giải vô địch World Cup. Tất cả những điều bạn phải làm bây giờ là thực hiện một cú đá phạt. Gần như bạn đã nắm chắc phần thắng trong tay: theo thống kê, 75% các quả đá phạt trong vòng cấm địa đều thành công.
Đám đông phấn khích gào thét khi bạn đặt quả bóng vào chấm phạt đền. Khung thành chỉ còn cách bạn 1 Im, rộng hơn 7m và cao 2,4m.
Anh chàng thủ môn đội bạn đang nhìn chòng chọc như thể muốn uy hiếp bạn. Một khi quả bóng được sút khỏi chân bạn, nó sẽ lao về phía anh ta với vận tốc 80 dặm/giờ. Với tốc độ đó, anh ta không thể đứng chờ xem bạn sút quả bóng theo hướng nào, mà phải đoán hướng bóng và lao người về phía đó. Nếu chàng thủ môn đoán sai, tỷ lệ thành công của quả sút phạt sẽ lên tới 90%.
Cú sút tuyệt vời nhất là sút về góc khung thành với đủ lực để thủ môn không thể cứu bóng cho dù anh ta có đoán đúng hướng. Song, cú sút như vậy sẽ thường không được phép mắc sai sót dù là nhỏ nhất: Chỉ chệch hướng một chút, bạn chắc chắn sẽ bỏ lỡ bàn thắng ngàn vàng đó.
Vì thế, bạn có thể sẽ cần sút nhẹ hơn một chút, hoặc nhắm xa góc khung thành hơn một chút, cho dù điều đó có thể mang đến cho thủ môn cơ hội cản bóng nếu anh ta đoán đúng hướng.
Bạn cũng phải chọn lựa giữa góc trái và góc phải. Nếu bạn thuận chân phải như hầu hết các cầu thủ khác, bên trái sẽ là bên mạnh của bạn. Sút về phía bên trái đồng nghĩa với việc cú sút sẽ có lực mạnh hơn và độ chính xác cao hơn. Tất nhiên, thủ môn cũng thừa biết điều này! Đó là lý do tỷ lệ số lần thủ môn lao về phía bên trái của cầu thủ sút phạt là 57%, trong khi chỉ lao về phía bên phải 41% số lần.
Bạn đứng đó, tim đập thình thịch, chuẩn bị cho cú sút để đời này, đám đông đang gào thét cuồng nhiệt. Cả thế giới đang dõi theo bạn. Nếu sút tung lưới đội bạn, bạn có thể sẽ được tôn làm thánh. Nhưng nếu thất bại? Chà, tốt nhất ta không nên nghĩ đến điều đó.
Đầu óc bạn quay cuồng vì những lựa chọn. Nên chọn bên mạnh hay bên yếu? Sút hết tốc lực vào góc hay chọn phương án an toàn?
Đã bao giờ bạn đối mặt với chàng thủ môn kia trong những cú sút phạt như thế này chưa, nếu rồi thì lúc đó bạn sút bóng thế nào? Anh ta đã tung người sang bên nào? Không chỉ cân nhắc tất cả những điều này, bạn còn phải đoán xem chàng thủ môn kia đang nghĩ gì, thậm chí nghĩ xem anh ta đang nghĩ bạn nghĩ gì.
Bạn hiểu rằng bạn đang nắm chắc trong tay 75% cơ hội để trở thành anh hùng, một con số không tồi. Nhưng nếu số phần trăm đó tăng lên, chẳng phải sẽ tuyệt vời hơn sao? Liệu có cách nào tốt hơn để giải quyết vấn đề không? Sẽ ra sao nếu bạn có thể thắng được đối thủ của mình bằng cách tư duy vượt ra ngoài những suy nghĩ thông thường? Bạn biết thủ môn đang cân nhắc việc bay người sang trái hay phải. Nhưng nếu... nếu... bạn không sút sang phải hay sang trái? Sẽ thế nào nếu bạn làm một điều ngu ngốc nhất có thể tưởng tượng ra - đá thẳng quả bóng vào điểm chết ở chính giữa khung thành?
Đúng, đó chính là nơi mà thủ môn đang đứng, và bạn khá chắc rằng anh ta sẽ bỏ trống điểm đó khi bạn bắt đầu sút. Hãy nhớ lại điều mà những con số nói với bạn: thủ môn sẽ bay người sang bên trái 57% sỗ lần và sang phải 41% số lần - Điều đó có nghĩa rằng họ chỉ đứng yên ở chính giữa khung thành 2 lần trong tổng số 100 lần bắt bóng. Một thủ môn giỏi tất nhiên vẫn có thể chặn được cú sút vào chính giữa khung thành, nhưng liệu điều đó có thường xảy ra? Giá mà bạn có thể biết con số thống kê những cú sút phạt vào chính giữa khung thành!
Bay giờ, chúng ta vừa rút ra được rằng: một cú sút vào chính giữa khung thành, với độ rủi ro cao như vậy, cũng sẽ có khả năng thành công cao hơn 7% so với cú sút vào góc.
Bạn có sẵn sàng nắm lấy cơ hội đó không?
Hãy giả sử bạn làm như vậy. Bạn dồn hết tốc lực vào cú sút mạnh bằng chân trái và trái bóng uy lực bay vút đi. Ngay lập tức, bạn bị bóp nghẹt vì những âm thanh chói tai: Vàoooooooooỉ
Đám đông như vỡ oà vì sự phấn khích còn đồng đội của bạn thì nhảy chổng lên người bạn để ăn mừng. Khoảnh khắc đó sẽ còn tồn tại mãi mãi, cuộc sống sau này của bạn sẽ như một bữa tiệc hoành tráng, con cái bạn sẽ lớn lên khỏe, thành công và tử tế. Chúc mừng bạn!
Tuy một cú sút phạt đá thẳng vào chính giữa khung thành có tỷ lệ thành công cao hơn rõ rệt như vậy, nhưng thực tế lại chỉ có 17% các cú sút theo hướng này. Tại sao?
Một lý do là thoạt nhìn, sút thẳng vào chính giữa khung thành có vẻ là một ý tưởng tồi. Đá thẳng bóng vào thủ môn ư? Có vẻ như không bình thường chút nào, rõ ràng là trái với lẽ thường - nhưng thực tế người ta cũng phòng bệnh bằng cách tiêm vắc xin - đưa chính những vi khuẩn gây bệnh đó vào cơ thể con người đấy thôi.
Ngoài ra, một lợi thế mà cầu thủ sút phạt có đối với một cú sút phạt rất kỳ diệu: thủ môn không hề biết anh ta sẽ nhắm theo hướng nào. Nếu trong mọi cú sút phạt, các cầu thủ đá giống hệt nhau thì tỷ lệ thành công sẽ giảm đáng kể, bởi nếu họ thường xuyên sút vào tâm khung thành thì các thủ môn rồi cũng sẽ quen dần với việc đó.
Lý do thứ ba cũng là lý do quan trọng giải thích việc các cầu thủ không nhắm vào chính giữa khung thành, đặc biệt là trong những trận đấu sinh tử như World Cup. Tuy nhiên, không có cầu thủ nào dám thừa nhận điều đó, bởi họ sợ bị ê mặt.
Hãy lại tưởng tượng bạn là chàng cầu thủ đang chuẩn bị thực hiện cú sút quan trọng đó. Trong khoảnh khắc bối rối đó, điều gì là động cơ của bạn? Có vẻ như câu trả lời khá rõ: bạn muốn ghi bàn để mang chiến thắng về cho đội của mình. Nếu như vậy, rõ ràng các số liệu đã chỉ ra rằng bạn nên sút bóng về phía tâm khung thành. Song, chiến thắng trận đấu có phải là động cơ sâu thẳm nhất của bạn?
Hãy lại tưởng tượng bạn đang giữ bóng và quyết tâm sẽ sút vào chính giữa khung thành. Nhưng gượm đã, sẽ ra sao nếu thủ môn không lao người cản bóng? Nếu như vì một lý do nào đó anh chàng này chỉ đứng chôn chân ở giữa khung thành và nếu bạn đá thẳng trái bóng vào chân anh ta, thì anh ta sẽ cứu được đội tuyển quốc gia của mình mà thậm chí không cần nhúc nhích?
Bạn sẽ thảm bại biết chừng nào! Bây giờ thì chàng thủ môn sẽ trở thành anh hùng còn bạn khéo phải cùng gia đình di cư ra nước ngoài để tránh bị ám sát.
Vì vậy, bạn lại cân nhắc.
Bạn lại nghĩ về việc thực hiện cú sút theo cách truyền thống, hướng bóng vào góc khung thành. Nếu thủ môn đoán đúng hướng và chặn được bóng, chà, dù sao bạn cũng đã nỗ lực dù nó bị bắt gọn bởi một nỗ lực dũng cảm hơn. Bạn đã không thể trở thành một anh hùng, nhưng bạn cũng không phải trốn khỏi đất nước mình.
Nếu thực hiện theo động cơ cá nhân ích kỷ - bảo vệ danh tiếng của chính bạn bằng việc không làm theo điều có vẻ ngu ngốc - bạn có vẻ sẽ lựa chọn sút bóng vào góc khung thành. Nếu bạn hành động vì lợi ích chung - cố gắng mang chiến thắng về cho đất nước
bất chấp rủi ro của việc khiến mình trông giống như một kẻ ngốc, bạn sẽ đá thẳng quả bóng vào chính giữa khung thành. Đôi khi trong cuộc sống, tiến thẳng theo trung lộ là hướng di chuyển táo bạo nhất.
Nếu được hỏi chúng ta sẽ hành xử thế nào trong trường hợp lợi ích cá nhân đi ngược lại với lợi ích của nhóm, đa phần sẽ không thừa nhận để cao lợi ích cá nhân. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng hầu hết mọi người, dù là do bản tính hay do giáo dục, thường đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của những người khác. Điều này không có nghĩa họ là người xấu, nó chỉ có nghĩa rằng họ là những con người bình thường.
Tất cả những lợi ích cá nhân này sẽ chỉ là những điều ngớ ngẩn nếu tham vọng của bạn cao cả hơn là bảo vệ chút chiến thắng cá nhân. Có thể bạn muốn xóa sổ nạn đói, khiến chính phủ hoạt động hiệu quả hơn, hoặc thuyết phục công ty bạn giảm bớt các hoạt động gây ô nhiễm môi trường, hay đơn giản là khiến bọn trẻ nhà bạn ngừng đánh nhau. Làm cách nào bạn có thể khiến mọi người cùng hướng về một phía khi họ đều có những lợi ích và động cơ cá nhân?
Cuốn sách này được viết để trả lời những câu hỏi tương tự như vậy. Trong vài năm gần đây, chúng tôi bị ấn tượng mạnh bởi sự xuất hiện của ý tưởng rằng nếu đã có hướng đi “đúng” để nghĩ cách giải quyết một vấn đề nào đó thì tất nhiên sẽ có hướng đi “sai”. Điều này dẫn đến rất nhiều tranh cãi và, đáng buồn là, rất nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Tình trạng này có thể cải thiện được không? Chúng tôi hy vọng là được. Chúng tôi muốn bạn quên việc có cách đúng và cách sai, có cách thông minh và ngu ngốc, cách này hay cách khác.
Thế giới hiện đại đòi hỏi ta phải suy nghĩ một cách hiệu quả hơn, sáng tạo hơn, lý trí hơn, nhìn từ những góc độ khác nhau, với những cách tư duy khác nhau, kỳ vọng khác nhau, rằng chúng ta phải suy nghĩ một cách công tâm, không lạc quan mù quáng và cũng không gay gắt hoài nghi.
Chúng ta suy nghĩ như một kẻ-lập-dị.
Những luồng ý tưởng tương dổi đơn giản đã định hướng cho 2 cuốn sách đầu tiên của chúng tôi:
Động cơ hành động là nền tảng của cuộc sống hiện đại. Nếu nắm bắt được điều đó, và thường thì, giải mã được nó - đó chính là chìa khóa để hiểu được vấn đề và biết được cách giải quyết vấn đề đó.
Biết được cần phải đo lường cái gì, đo lường ra sao sẽ khiến cuộc sống phức tạp này bớt phức tạp đi nhiều. Chẳng gì bằng sức mạnh của các con số cụ thể trong việc xóa bỏ từng lớp hỗn độn và trái ngược, đặc biệt là đối với những chủ đề cảm tính, mang tính tranh luận.
Sự khôn ngoan từng trải truyền thống thường sai. Và một sự vô tình chấp nhận nó có thể dẫn đến những hậu quả tùy tiện, sai lầm, hay thậm chí là nguy hiểm.
Giữa hai vấn đề, sự tương quan không phải luôn là mối quan hệ nhân quả. Khi hai việc có liên quan tới nhau, chúng có xu hướng thúc đẩy người ta nghĩ rằng nguyên nhân này gây ra vấn đề kia. Ví dụ, những người đã lập gia đình rõ -ràng vui vẻ hơn những người độc thân, phải chăng cũng có nghĩa là hôn nhân mang lại hạnh phúc? Không nhất thiết là vậy. Các thống kê chỉ ra rằng, những người vui vẻ thường có xu hướng kết hôn sớm. Và như một nhà
nghiên cứu đã nói: “Nếu bạn gắt gỏng cộc cằn, làm quái có ai muốn rước bạn?”
Cuốn sách này được xây dựng dựa trên những ý tưởng chính tương tự như vậy, nhưng vẫn có điểm khác biệt. Trong hai cuốn sách đầu tiên, chúng tôi khổng hê
đặt ra những nguyên tắc. Hầu hết, chúng tôi chỉ đơn giản là sử dụng các số liệu để kể các câu chuyện mà chúng tôi thấy thú vị, đưa những phần của xã hội vẫn thường nằm trong bóng tối ra ánh sáng. Cuốn sách này cũng được đưa ra khỏi bóng tối và sẽ cố gắng để đưa ra những lời khuyên, thường không mấy hữu dụng, trừ khi bạn hứng thú với những mẹo nhỏ để thay đổi cuộc sống hoặc những kế hoạch vĩ đại nhằm cải cách thế giới.
Điều đó có nghĩa rằng đây không phải là cuốn sách kỹ năng đơn thuần. Chúng tôi có thể không phải là những người bạn muốn nhờ giúp đỡ và một vài lời khuyên của chúng tôi có thể khiến bạn gặp rắc rối nhiều hơn là thoát khỏi chúng.
Suy nghĩ, của chúng tôi khởi nguồn từ một khái niệm gọi là cách tiếp cận kinh tế học. Khái niệm này không phải là kinh tế mà thậm chí còn khác xa với kinh tế. Cách tiếp cận kinh tế học vừa rộng hơn lại vừa đơn giản hơn. Nó dựa vào các số liệu nhiều hơn là các suy đoán hay linh cảm để hiểu cách thế giới đang vận hành, để học những động cơ đã thành công (hay thất bại) ra sao, việc phân bổ nguồn lực trong xã hội, cũng như những khó khăn nào đã cản bước con người tiếp nhận các nguồn lực đó, dù chúng nằm dưới dạng vật chất (như thức ăn hay phương tiện đi lại) hay về mặt tinh thần (như giáo dục hay tình cảm).
Cách suy nghĩ này không hề bí ẩn. Nó thường xuất hiện ngay trong những điều hiển nhiên và giữ vị trí rất quan trọng trong những suy nghĩ thường thấy. Vì vậy, sẽ có tin xấu cho bạn đây: nếu tìm đọc cuốn sách này với hy vọng học được các bí mật về những màn trình diễn từ ảo thuật gia, bạn sẽ thất vọng đấy. Nhưng tin tốt là: suy nghĩ như kẻ lập dị sẽ rất đơn giản, tới mức ai cũng có thể làm được. Kỳ lạ thay, chẳng mấy người làm thế.
Tại sao lại như vậy?
Bởi sẽ rất dễ dàng để khiến thành kiến của bạn - lý tưởng, trí thông minh hay một số điều khác - tô điểm góc nhìn của bạn về thế giới. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngay cả những người thông minh nhất cũng thường tìm kiếm những bằng chứng để xác nhận cho những điều họ đã suy nghĩ, thay vì tìm kiếm những thông tin mới mẻ có thể đem đến cho họ cái nhìn chắc chắn và đúng đắn về sự thật.
Mọi người còn thường có xu hướng chạy theo đám đông. Ngay cả với những vấn đề quan trọng nhất, chúng ta thường thuận theo quan điểm của bạn bè, gia đình và đổng nghiệp (vấn để này sẽ được nêu chi tiết trong chương 6). Ở mức độ nào đó, điều này có nghĩa là: dù có sai lầm thì thà đứng về phía bạn bè và gia đình của mình vẫn hơn là tìm gia đình và bạn bè mới! Nhưng chạy theo đám đông nghĩa là chúng ta nhanh chóng tiếp cận một thứ đã có sẵn, chậm thay đổi suy nghĩ cá nhân và vui vẻ ủy thác những suy nghĩ của chúng ta cho người khác.
Một rào cản khác cho việc tư duy như một kẻ lập dị là hầu hết mọi người quá bận để nghiền ngẫm những điều họ đã nghĩ. Lần cuối cùng bạn ngồi cả tiếng đồng hồ với những suy nghĩ trong sáng,
không giả tạo là khi nào? Nếu bạn giống hầu hết những người khác, chắc hẳn lần cuối đó cũng cách đây khá lâu rồi! Có phải điều này đơn giản là vì chúng ta đang sống trong thời đại tốc độ cao? Có lẽ là không. Thiên tài ngớ ngẩn George Bernard Shaw - nhà văn đẳng cấp thế giới và là nhà sáng lập trường Kinh tế London đã ghi lại suy nghĩ này nhiều năm về trước. Shaw đã thống kê được rằng: “ít người suy nghĩ nhiều hơn hai đến ba lần trong một năm. Tôi đã xây dựng tên tuổi của mình trên khắp thế giới bằng cách nghĩ một đến hai lần trong năm”.
Chúng tôi đã cố gắng nghĩ một đến hai lần một tuần (tất nhiên chắc chắn suy nghĩ của chúng tôi không thông minh bằng của Shaw) và chúng tôi cũng khuyến khích bạn làm điều đó.
Điều này không phải để nói rằng bạn cần phải muốn tư duy như một kẻ lập dị. Nó tiềm ẩn một số bất lợi. Bạn có thể tự tìm ra cách riêng. Bạn thỉnh thoảng có thể nói những điều khiến người khác thấy choáng váng. Ví dụ, bạn gặp một cặp vợ chồng dễ mến, sống rất tình cảm với ba đứa con và bạn bỗng thốt lên rằng ghế của trẻ con trên xe thật quá lãng phí (ít nhất là các số liệu về các thử nghiệm va chạm ô tô đã chỉ ra điếu
đó). Hoặc, trong bữa tối với gia đình bạn gái mới của bạn, bạn ba hoa về việc sử dụng thực phẩm địa phương có thể ảnh hưởng đến môi trường - ngay khi biết rằng bố bạn gái của bạn là một người trung thành với thực phẩm địa phương và tất cả thức ăn trên bàn đều được trồng và thu hoạch trong bán kính 50 dặm gần đó.
Bạn phải làm quen với việc người ta gọi bạn là kẻ kỳ quặc, phẫn nộ với bạn, hoặc có lẽ thậm chí đứng dậy và bước ra khỏi phòng. Chúng tôi cũng đã có những trải nghiệm đầu tiên với việc đó.
Ngay sau khi phát hành cuốn Siêu kinh tế học hài hước, trong một chuyến giới thiệu sách tại Anh, chúng tôi được mời tới gặp David Cameron, người sẽ trở thành thủ tướng Anh sau đó.
Thật không bình thường khi những người như ông ta lại tìm kiếm ý tưởng từ những người như chúng tôi, cho nên lời mời đó thực sự khiến chúng tôi kinh ngạc. Trong lời mở đầu của Siêu kinh tế học hài hước, chúng tôi đã khẳng định rằng mình không biết gì về kinh tế vĩ mô - lạm phát, thất nghiệp và tất cả những điều mà một chính trị gia tìm kiếm để kiểm soát, để làm đòn bẩy cho công việc chính trị theo cách này hay cách khác.
Ngoài ra, các chính trị gia thường có xu hướng né tránh những tranh cãi và cuốn sách của chúng tôi thì lại đang gây ra các cuộc tranh luận tại Anh. Chúng tôi đã bị quay như dế trên chương trình truyền hình quốc gia về một chương của cuốn sách, trong đó mô tả về một thuật toán mà chúng tôi sáng tạo ra, cùng với một ngân hàng của Anh để xác định những kẻ bị tình nghi là khủng bố. Người dẫn chương trình phỏng vấn chúng tôi, rằng tại sao chúng tôi lại để lộ ra một bí mật có thể giúp những kẻ khủng bố tránh bị phát hiện. (Chúng tôi không thể trả lời câu hỏi vào ngay lúc đó, nhưng trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ trả lời nó ở chương 7. Chúng tôi có một gợi ý cho bạn: việc để lộ bí mật đó không phải một sự vô ý.)
Chúng tôi cũng lạnh gáy bởi câu hỏi cho rằng một cuốn sách giải trí tiêu chuẩn về việc chống lại sự ấm lên của trái đất thực sự không hiệu quả. Thực tế, đặc vụ của Cameron, người đã đón chúng tôi từ phòng an ninh của sân bay, một người tư vấn chính sách còn trẻ và nhạy bén tên là Rohan Silva, đã cho chúng tôi biết rằng hiệu sách
gần nhà anh ta đã từ chối bán cuốn Siêu kinh tế học hài hước vì chủ hiệu sách rất ghét chương về sự nóng lên của trái đất trong đó. Silva đưa chúng tôi đến phòng hội nghị, nơi có khoảng hơn 20 cộng sự của Cameron đang đợi sẵn. Cấp trên của họ vẫn chưa đến. Hầu hết họ đều tầm 20-30 tuổi. Vị Bộ trưởng Bộ Nội các Anh trong tương lai có vẻ có vị trí cao hơn hẳn. Ông ta bước xuống và nói với chúng tôi rằng trong cuộc bầu cử, chính quyền của Cameron sẽ đấu tranh tích cực với sự nóng lên của trái đất. Ông ta nói rằng nếu điều này phụ thuộc ị vào Cameron, nước Anh sẽ nhanh chóng trở thành quốc gia không khí thải các bon. Ông nói, “đây là vấn để về nghĩa vụ đạo đức cao nhất”.
Chúng tôi căng tai lên nghe ngóng. Một Điều chúng tôi học được là khi ai đó, đặc biệt là các chính trị gia, bắt đầu quyết định điều gì đó dựa trên “kim chỉ nam” của họ, thì sự thật thường nằm trong những tổn thất đầu tiên. Chúng tôi hỏi ông bộ trưởng rằng ông ta muốn ám chỉ gì khi nói về “nghĩa vụ đạo đức”.
Ông giải thích rằng: “Nếu không phải do nước Anh thì thế giới của chúng ta đã không như hiện tại. Những điều này sẽ không hề xảy ra.” Ông đưa tay chỉ khắp căn phòng và cả phía bên ngoài. “Điều này” theo ý ông là căn phòng này, tòa nhà này, thành phố London và cả nền văn minh nhân loại.
Chúng tôi hẳn là trông khá ngơ ngác, khiến ông phải giải thích kỹ càng hơn. Ông nói nước Anh, cái nôi của nền Cách mạng Công nghiệp, đã dẫn đầu thế giới trong việc làm ô nhiễm, hủy hoại môi trường và sự nóng lên của trái đất. Chính vì thế, nước Anh có nghĩa vụ tiên phong trong việc cứu vãn những tổn hại đối với môi trường.
Ngay lúc đó, Ngài Cameron bước vào phòng. Ông ta nói lớn: “Được rồi, những kẻ thông minh đâu cả rồi?
Ông ta mặc một chiếc sơ mi trắng hơi nhàu, chiếc cà vạt tím trứ danh và có một sự lạc quan không che giấu. Trong khi chúng tôi nói chuyện, mọi thứ trở nên rõ ràng hơn rất nhiều rằng mục đích của ông là trở thành thủ tướng tiếp theo. Tất cả những điếu về ông đều xoay quanh sự cạnh tranh và sự tự tin. Ông ấy có phong thái giống hệt các hiệu trưởng Đại học Eton và Oxford trong buổi lễ chào mừng tân sinh viên.
Cameron nói rằng vấn đề lớn nhất mà ông thừa hưởng từ người tiền nhiệm là một nền kinh tế sa sút nghiêm trọng. Nước Anh, cùng với toàn thế giới, vẫn còn đang vật lộn với cuộc suy thoái kinh tế. Tâm trạng của những người từ tù nhân cho tới sinh viên hay các nhà lãnh đạo kinh tế đều là lo lắng, nợ công đang rất lớn và ngày một tăng lên. Cameron nói với chúng tôi rằng, ngay khi nhận chức thủ tướng, ông sẽ cần cắt giảm chi tiêu trên cả chiều sâu lẫn diện rộng.
Nhưng, ông ta thêm vào, vẫn có những quyền lợi vô giá, không thể thay đổi mà ông ấy sẽ bảo vệ bằng mọi giá.
“Ví dụ như là...?” Chúng tôi hỏi.
“Ổ, dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn quốc”, Cameron nói, ánh mắt tràn đầy sự tự hào. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn quốc (NHS) là một dịch vụ miễn phí dành cho mọi công dân Anh từ khi mới sinh cho đến khi qua đời. Là một trong những hệ thống lâu đời và rộng lớn nhất trên thế giới, với nước Anh, nó giống như một phần của truyền thống. Một cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính đã từng gọi NHS
là “một tôn giáo của người Anh” (điếu này rất thú vị vì ở Anh hầu như không có tôn giáo thực sự).
Chỉ có một vấn đề: chi phí chăm sóc sức khỏe của Anh đã tăng lên hơn gấp đôi trong 10 năm qua và tiếp tục tăng không ngừng. Lúc đó, chúng tôi không hề biết, những đóng góp của Cameron đối với NHS đều dựa trên những trải nghiệm cá nhân. Ivan, cậu con cả của Cameron mắc Ohtahara - một chứng bệnh rối loạn thần kinh bẩm sinh. Triệu chứng của bệnh này là các cơn co giật nghiêm trọng và thường xuyên. Do vậy, gia đình Cameron đã quá quen với các bác sỹ, y tá, xe cứu thương và bệnh viện.
“Khi gia đình bạn phải trông cậy vào NHS hằng ngày hằng giờ, bạn mới biết nó quý giá đến nhường nào”. Cameron đã từng nói như vậy trong cuộc gặp thường niên của Đảng Bảo thủ. Ivan mất vào đầu năm 2009, chỉ vài tháng trước sinh nhật lần thứ 7 của cậu bé.
Có lẽ chính vì vậy mà không ngạc nhiên khi Cameron, dù đứng đầu của một đảng phái với chính sách thắt chặt chi tiêu công, vẫn coi NHS như một hệ thống bất khả xâm phạm. Để tuân theo hệ thống này, ngay cả trong khủng hoảng kinh tế, phải có bản lĩnh chính trị vô cùng kiên định và vững vàng.
Dù mục tiêu dịch vụ chăm sóc sức khỏe miễn • • • phí, không giới hạn rất đáng biểu dương nhưng kinh tế lại trở thành vấn đề nan giải. Chúng tôi chỉ ra điều này ngay sau đó, với một thái độ trân trọng nhất có thể, đối với một vị thủ tướng tương lai thấu tình đạt lý.
Bởi có quá nhiều tình cảm gắn liền với dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nên nhìn chung khó có thể nhìn nhận dịch vụ này như những phần khác của nền kinh tế. Tuy nhiên với hệ thống tổ chức của
nước Anh, chăm sóc sức khỏe lại giống như một phần của nền kinh tế nơi mà mọi người đều hầu như có thể tìm thấy những dịch vụ họ cần mà không tốn một xu, trong khi thực tế chi phí khám chữa bệnh có thể là 100 đô- la, thậm chí lên tới 100.000 đô-la.
Tại sao lại như vậy? Có điểm gì không đúng ở đây? Nếu con người không phải trả chi phí cho thứ gì đó, họ thường có xu hướng tiêu dùng thứ đó không hiệu quả.
Hãy nghĩ đến việc bạn ngồi ăn tại một nhà hàng mà bạn có thể ăn bất cứ thứ gì. Bạn có thể ăn nhiều hơn bình thường. Điều tương tự cũng sẽ xảy ra nếu dịch vụ chăm sóc sức khỏe được phân bổ theo cách tương tự: Con người sẽ sử dụng dịch vụ nhiều hơn nếu họ chỉ phải trả một khoản phí mang tính tượng trưng.
Điều này có nghĩa những người bị bệnh nhẹ sẽ giành mất chỗ của những người đau ốm thực sự, thời gian chờ đợi nhiều hơn cho tất cả mọi người, và một phần lớn các chi phí đều dành cho những ngày tháng cuối cùng của những bệnh nhân cao tuổi, thường không mang lại nhiều lợi ích thực tế.
Loại hình tiêu dùng quá mức như thế này có thể dễ dàng hơn nếu nó chỉ là một phần nhỏ của nền kinh tế. Tuy nhiên, chi phí chăm sóc sức khỏe thực tế chiếm tới 10% GDP của Anh và gần như gấp đôi Mỹ - con số chứng tỏ việc bạn cần thực sự suy nghĩ về cách thức mà dịch vụ này được cung cấp và chi trả.
Chúng tôi cố gắng để đưa ra quan điểm của mình bằng những trường hợp thực tế. Chúng tôi gợi ý Cameron rằng ông hãy cân nhắc một chính sách tương tự trong một hoàn cảnh khác. Sẽ ra sao nếu, ví dụ, mỗi người Anh sẽ được hưởng một phương tiện vận tải miễn phí, không giới hạn trong suốt cuộc đời? Điều này có nghĩa,
mọi người đều có thể đến gara ô tô bất cứ khi nào họ cẩn và chọn chiếc xe mới nhất miễn phí và lái về nhà. Điều đó sẽ thế nào? Chúng tôi hy vọng Cameron có thể hiểu ra và nói rằng: “0 vâng, điều đó nghe có vẻ ngớ ngẩn. Chẳng có lý do gì để bảo trì chiếc xe cũ của bạn và động cơ của mọi người đều sẽ bị thiên lệch. Tôi thấy được quan điểm của các anh về tất cả dịch vụ y tế miễn phí mà chúng tôi đang trợ cấp này”.
Thay vào đó, ông không nói một lời nào tương tự như vậy. Thực tế, ông ấy chẳng nói gì. Nụ cười vẫn trên khuôn mặt Cameron, nhưng đã hoàn toàn vụt tắt trong đôi mắt ông. Có thể câu chuyện của chúng tôi đã không đạt được những mong muốn của mình. Hoặc cũng có thể nó đã truyền tải được và đó mới là vấn để. Dù sao đi nữa, ông ấy cũng bắt tay chúng tôi rất nhanh, sau đó, có lẽ là tìm kiếm một nhóm người đỡ nực cười hơn để gặp gỡ.
Bạn khó có thể đổ lỗi cho ông ấy. Thay đổi một vấn đề lớn như chi phí chăm sóc sức khỏe sẽ khó hơn gấp vạn lần, so với một cú đá phạt (đó là lý do trong chương 5, chúng ta lại nên tập trung vào những vấn đề nhỏ bất cứ khi nào có thể). Chúng tôi cũng có thể được lợi từ việc thuyết phục những người không muốn bị thuyết phục như thế nào (sẽ được trình bày kỹ hơn trong chương 8).
Điều này có nghĩa chúng tôi hết sức tin tưởng vào thành công của việc rèn luyện cách tư duy khác đi về mọi vấn đề dù lớn hay nhỏ. Trong cuốn sách này, chúng tôi sẽ chia sẻ mọi thứ học được trong vài năm qua, một vài trong số đó thực sự hiệu quả hơn cuộc gặp với thủ tướng được kể phía trên.
Bạn sẵn sàng để thử chứ? Tuyệt! Bước đầu tiến chính là đừng ngần ngại về những điều bạn vẫn còn chưa biết.
Chương 2
BA TỪ KHÓ NÓI NHẤT TRONG TIẾNG ANH
Hãy tưởng tượng rằng bạn được yêu cầu nghe một câu chuyện ngắn và trả lời câu hỏi về câu chuyện đó. Câu chuyện như thế này: Có một cô bé tên là Mary ra bãi biển cùng với mẹ và anh trai. Họ lái một chiếc xe màu đỏ. Trên bãi biển, họ bơi, ăn kem, đùa nghịch trên cật và ăn trưa với vài chiếc bánh kẹp.
Câu hỏi như sau:
Chiếc xe màu gì?
Họ có ăn trưa với cá rán và khoai tây chiên không?
Họ có nghe nhạc trên xe không?
Họ có uống nước chanh vào bữa trưa không?
Bạn sẽ trả lời như thế nào? Hãy so sánh với câu trả lời của các học sinh từ 5 đến 9 tuổi ở Anh, những học sinh được các nhà nghiên cứu giáo dục đặt ra yêu cầu tương tự. Gần như mọi đứa trẻ đều trả lời đúng hai câu đầu tiên (“màu đỏ” và “không”) nhưng tỷ lệ câu trả lời đúng cho câu 3 và 4 thì không cao tằng. Tại sao? Những câu hỏi đó đều không trả lời được, đơn giản vì không có đủ dữ kiện trong câu chuyện. Thế nhưng một lượng lớn học sinh - 76% trả lời có hoặc không.
Những đứa trẻ lựa chọn Có hoặc Không trong những câu hỏi này thường có xu hướng làm việc trong ngành kinh doanh hoặc chính trị, những ngành mà người làm ở đó hầu như không ai thừa
nhận những điều họ không biết. Đã từ lâu, người ta cho rằng ba từ tiếng Anh khó nói nhất là “Em yêu anh” hay “Anh yêu em”. Song,: chúng tôi kịch liệt phản đối. Với hầu hết mọi người, sẽ khó khăn hơn rất nhiều để nói Tôi không biết. Đó là một nỗi xấu hổ, nhưng cho đến khi thừa nhận mình không biết một điều gì đó, bạn gần như không thể học hỏi được những điều bạn cần.
Trước khi chúng tôi đi vào lý do của việc nói dối này, về cái giá phải trả và giải pháp, hãy làm rõ những điều chúng tôi thực sự muốn nói khi nói về những điều chúng ta “biết”.
Tất nhiên có rất nhiều mức độ và lĩnh vực hiểu biết. Đỉnh cao của các thang bậc này là những điều mà chúng ta có thể gọi là “sự thật rõ ràng”, những điều chúng ta có thể kiểm chứng bằng khoa học (như một câu nói nổi tiếng của Daniel Patrick Moynihan: Mọi người đều có quyển với ý kiến của họ nhưng không có quyền với sự thật về họ). Nếu khăng khăng rằng hợp chất của nước là H02thay vì H2O, bạn cuối cùng cũng sẽ bị chỉ ra là sai lầm mà thôi.
Vì vậy sẽ có những thứ gọi là “niềm tin”, những thứ chúng ta nghĩ là đúng nhưng không dễ dàng để kiểm chứng. Trong những đề tài như thế này, thường có rất nhiều ý kiến trái chiều. Ví dụ, ma quỷ có thật hay không?
Câu hỏi này đã được khảo sát trên toàn cẩu. Trong những quốc gia tham gia khảo sát, dưới đây là top 5 các quốc gia tin vào sự tồn tại của ma quỷ, tính theo tỷ lệ phần trăm những người tin tưởng: Malta (một đảo quốc ở Địa Trung Hải) (84,5%)
Bắc Alien (75,6%)
Mỹ (69,1%)
Alien (55,3%)
Canada (42,9%)
Và dưới đây là 5 nước không mấy tin vào sự tồn tại của ma quỷ nhất:
Latvia (9,1%)
Bungari (9,6%)
Đan Mạch (10,4%)
Thuỵ Điển (12%)
Cộng hòa Séc (12,8%)
Tại sao lại có sự khác biệt rõ rệt trong cùng một câu hỏi đơn giản như vậy? Dù người Latvia hay người Malta đều không rõ những điều họ biết là đúng hay sai.
Thôi được, có thể chủ đề về sự tồn tại của quỷ dữ là một chủ để phi hiện thực trong khi chúng ta đang nói đến những hiện tượng có căn cứ. Hãy xem xét một dạng câu hỏi khác, dạng câu hỏi nằm giữa niềm tin và thực tế:
Theo những báo cáo mới nhất, một nhóm những người Ả Rập đã thực hiện cuộc tấn công khủng bố vào nước Mỹ ngày 11 tháng 9. Bạn có tin điều này là sự thật hay không?
Với hầu hết chúng ta, câu hỏi này rất vô lý: Tất nhiên đó là sự thật! Tuy nhiên, khi hỏi những nước Hồi giáo, câu trả lời chúng tôi nhận được rất khác nhau. Chỉ có 20% người Indonesia tin rằng những người Ả Rập thực hiện cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, cùng với 11% người Kuwat và 4% người Pakistan. (Khi hỏi rằng ai là người đã gây ra cuộc tấn công này, những người được hỏi hầu hết đổ lỗi cho người Israel hoặc chính phủ Mỹ hay những kẻ khủng bố “không phải là người Hồi giáo”.)
Như vậy, những điều chúng ta “biết” có thể đơn giản được hình thành bởi góc nhìn chính trị hay tôn giáo. Thế giới này cũng u tối bởi “những người khởi tạo sai lầm” như cách nhà kinh tế học Edward Glaeser gọi họ, những nhà lãnh đạo chính trị, kinh tế và tôn giáo “tạo ra niềm tin khi chúng có thể làm gia tăng ích lợi về tài chính hoặc tôn giáo của họ”.
Bản thân việc những điều chúng ta “biết” là đúng hay sai cũng đã đủ phức tạp. Nhưng rõ ràng chúng ta sẽ có nhiều lợi ích hơn khi có thói quen giả vờ rằng chúng ta biết nhiều hơn những điều ta thực sự biết.
Hãy nghĩ đến một số vấn để khó khăn mà các chính trị gia hoặc những người quản lý kinh tế phải đối mặt hằng ngày. Bằng cách nào để dừng việc giết người hàng loạt? Những ích lợi mà việc khai thác tài nguyên mang lại có xứng với cái giá phải trả của sự ô nhiễm môi trường hay không? Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta để những tên quân phiệt ở Trung Đông vốn căm ghét chúng ta giành được quyền lực?
Những câu hỏi như vậy không thể được trả lời chỉ bằng việc tìm kiếm và chắp nối chuỗi thực tế, nó yêu cầu cả sự đánh giá bằng trực giác và sự phán đoán về việc mọi sự việc căn bản sẽ xảy ra. Ngoài ra, có những câu hỏi mang tính nguyên nhân và tác động đa chiều, điều đó có nghĩa rằng kết quả của chúng vừa xa xôi vừa phức tạp. Những vấn đề phức tạp sẽ khó khăn một cách nực cười khi gắn một nguyên nhân nhất định vào một kết quả có sẵn. Có phải việc cấm những vũ khí sát thương làm giảm thiểu tội ác - hay nó chỉ là một trong 10 nguyên nhân gây tội ác? Nền kinh tế giậm chân tại chỗ vì
thuế quá cao hay kẻ thù chính là hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc và sự tăng giá dầu mỏ?
Nói một cách khác, rất khó để có thể thực sự “biết” được cái gì gây ra hay cách giải quyết một vấn đề nào đó, mà đó mới chỉ là tính riêng cho trường hợp sự việc đã xảy ra. Hãy nghĩ xem còn khó khăn đến đâu để phán đoán những việc sẽ xảy ra trong tương lai. Dự đoán, như Niels Bohr đã nói: “rất khó khăn, đặc biệt nếu đó là dự đoán về tương lai”.
Và chúng ta cũng đã nghe từ chuyên gia - không phải chỉ là những chính trị gia hay các nhà lãnh đạo kinh tế mà còn là những chuyên gia thể thao, những nhà đầu tư cổ phiếu dạn dày kinh nghiệm, hay không thể thiếu những nhà khí tượng học - những người nói với chúng ta rằng họ có những ý tưởng tương đối tốt về việc tương lai sẽ ra sao. Liệu họ có thực sự biết những điều họ nói ra, hay họ cũng chỉ đang phỉnh lừa chúng ta vậy thôi?
Những năm gần đây, các học giả bắt đầu kiểm tra một cách có hệ thống những dự đoán của các chuyên gia đa ngành đa lĩnh vực. Một trong những nghiên cứu ấn tượng nhất được thực hiện bởi Philip Tetlock, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Pennsylvania. Ông tập trung vào nghiên cứu chính trị. Tetlock đã lên danh sách gần 300 chuyên gia bao gồm các công chức chính phủ, các học giả về môn khoa học chính trị, những chuyên gia về an ninh quốc gia và các nhà kinh tế để xây dựng hàng nghìn dự đoán được ông ghi chép trong suốt 20 năm qua. Ví dụ, trong thể chế dân chủ X - ví như Brazil, đảng cầm quyền hiện nay sẽ tiếp tục nắm quyền, thất bại hay mạnh hơn sau lần bầu cử tiếp theo? Hoặc, đảng phản dân chủ của nước
B - có lẽ nên lấy Syria làm ví dụ - sẽ bị đảo chính trong vòng 5 năm hay 10 năm tới? Nếu có thì chính quyển sẽ về tay phe nào? Kết quả nghiên cứu của Tetlock rất nghiêm túc. Đây là những người xuất sắc nhất trong số các chuyên gia - 96% trong số họ đã tốt nghiệp sau Đại học, đều “nghĩ rằng họ biết nhiều hơn những điều họ biết trên thực tế Vậy, những phỏng đoán của họ chính xác đến mức nào? Chẳng khác nào “tình tình phi tiêu” cả - Tetlock thường đùa vui như vậy.
“Ô, sự so sánh con tinh tinh với bảng phi tiêu luôn ám ảnh tôi”, ông nói, “nhưng với tất cả sự kính trọng đối với những điều họ đã làm so với một nhóm sinh viên Đại học Berkeley cũng đưa ra những dự đoán, ít nhiều họ làm tốt hơn thế một chút. Họ có làm tốt hơn một thuật toán ngoại suy không? Không, không thể.”
Thuật toán ngoại suy của Tetlock đơn giản là một máy tính được lập trình để dự đoán “không có gì thay đổi trong tình hình hiện tại”. Hay nói cách khác, nó là một cái máy tính nói Tôi không Diet.
Một nghiên cứu tương tự khác được thực hiện bởi một tổ chức có tên công ty tư vấn cxo nghiên cứu 6.000 dự đoán bởi những chuyên gia chứng khoán trong vài năm. Tỷ lệ dự đoán chính xác là 47,4%. Một lần nữa, điều này minh chứng rằng việc bạn cân nhắc một khoản đầu tư với một phần chi phí cũng giống con tinh tinh ném phi tiêu vậy.
Khi hỏi điểm chung của những người thực sự không giỏi dự đoán, Tetlock chỉ dùng một từ “võ đoán”. Điều đó có nghĩa, họ có một niềm tin không suy suyển về việc gì đó ngay cả khi họ không biết. Tetlock và những học giả khác đã nghiên cứu về phần lớn các chuyên gia và chỉ ra rằng họ có xu hướng “tự tin thái quá”, trong
ngôn ngữ của Tetlock, ngay cả những dự đoán của họ cũng bị chứng minh là sai. Tự cao cộng thêm sai lầm là một sự kết hợp đẩy tai hại. Đặc biệt là khi vẫn còn có một lựa chọn đơn giản và khôn ngoan khác: thừa nhận rằng tương lai là những điều khó tiên liệu hơn nhiều so với bạn nghĩ.
Thật không may, điều này hiếm khi xảy ra. Những người thông minh thường có xu hướng thích đưa ra những dự đoán nghe có vẻ thông thái, bất kể nó có thể sai lầm đến mức nào. Hiện tượng này đã được đưa vào tạp chí kinh doanh công nghệ Red Herring năm 1998 trong một bài báo có nhan đề: “Tại sao hầu hết dự đoán của các nhà kinh tế học đều sai”. Paul Krugman, tác giả của bài báo này cũng là một nhà kinh tế học, một người đã được đề cử giải Nobel2.
Krugman chỉ ra rằng có quá nhiều dự đoán của các nhà kinh tế học là sai lầm bởi họ đánh giá quá cao tác động của công nghệ tương lai, bản thân ông cũng đưa ra một vài dự đoán. Đây là một trong số đó: “Sự phát triển của Internet sẽ chậm lại đáng kể, như khẳng định của Luật Metcalfe - rằng số lượng kết nối mạng sẽ tăng tương ứng hàm mũ đối với số lượng máy tính kết nối với nó - sẽ trở nên rõ ràng: hầu hết mọi người đều không còn gì để nói với nhau. Đến năm 2005 hoặc xa hơn, điều này sẽ trở nên rõ ràng đó là ảnh hưởng của Internet đối với nền kinh tế cũng chẳng hơn gì ảnh hưởng của những chiếc máy fax.”
Vào thời điểm chúng tôi viết cuốn sách này, giá trị vốn hóa thị trường của Google, Amazon, Facebook vào khoảng 700 tỷ đô-la, cao hơn GDP của 18 quốc gia. Nếu không tính Apple, dù không phải là một công ty về Internet nhưng không thể tồn tại nếu thiếu Internet, giá trị vốn hóa của thị trường là 1,2 triệu tỷ đô-la. Con số này có thể
mua được hằng hà sa số máy fax. giống như các giải Nobel Vật lý, Hoá học, Y dược, Văn học hay Hòa bình được trao từ năm 1906. Thay vào đó, giải thưởng kinh tế thường được gọi với cái tên giải Sveriges Riksbank trong Kinh tế để tưởng nhớ Alfred Nobel. Hiện nay vẫn có những tranh cãi xoay quanh việc giải thưởng kinh tế có nên gọi là giải Nobel Kinh tế hay không. Dù thấu hiểu những nhà sử học và ngữ nghĩa học tranh cãi xoay quanh vấn đề đó, chúng tôi thấy không có hại gì về việc thích ứng với cách dùng từ đã được chấp nhận.
Có thể chúng ta cần hiểu những nhà kinh tế học như Thomas Sargent. Ông cũng đoạt giải Nobel với việc đo lường các nhân tố và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô. Sargent đã gần như quên khuấy mất lạm phát hay lãi suất trong khi tất cả chúng ta đều biết. Vài năm trước, khi Ally Bank muốn xây dựng một chương trình quảng cáo trên tivi giới thiệu một loại chứng chỉ tiền gửi với đặc điểm “lãi suất cao”, Sargent được mời để diễn trong quảng cáo đó.
Trường quay được sắp đặt giống như một câu lạc bộ sinh viên, trang trí rực rỡ, những giá sách, những bức tường trang trọng treo chân dung của những nhân vật nổi tiếng. Sargent, ngói gọn trong một cái ghế bành to, chờ đợi một lời giới thiệu. Người dẫn chương trình bắt đẩu:
NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH: “Tối nay, xin giới thiệu: Thomas Sargent, người đoạt giải Nobel Kinh tế và là một trong những nhà kinh tế được yêu thích nhất trên toàn thế giới. Giáo sư Sargent, ngài có thể cho chúng tôi biết lãi suất của chứng chỉ tiền gửi sẽ như thế nào trong 2 năm tới hay không?”
SARGENT: “Tôi không thể.”
Người dẫn chương trình tiếp lời: “Nếu Sargent không thể dự đoán được lãi suất của chứng chỉ tiền gửi, không ai có thể” - vì vậy cần phải có một lãi suất chứng chỉ tiền gửi có thể điều chỉnh được. Quảng cáo này giống như một thiên tài hài hước vậy. Bởi Sargent, bằng việc đưa ra câu trả lời đúng duy nhất cho mọi câu hỏi không lời đáp, cho thấy chúng ta đã ngu xuẩn và vô lý đến mức nào khi rất nhiều người trong chúng ta thường không làm như vậy.
Chúng ta không nhưng biết ít hơn sự giả vờ vế thế giới bên ngoài mà còn không biết về chính bản thân mình nhiều như ta tưởng. Hầu hết mọi người đều không giỏi trong những việc tưởng như đơn giản là đánh giá khả năng của bản thân. Như hai nhà tâm lý học gần đây đã viết trong một bài báo học thuật: “Dù dành nhiều thời gian cho bản thân hơn với bất kỳ ai khác, con người thường mù mờ một cách đáng kinh ngạc về kỹ năng và khả năng của họ”. Một ví dụ kinh điển: Khi được yêu cầu đánh giá khả năng lái xe của mình, gần như 80% người được hỏi đánh giá khả năng của bản thân tốt hơn một người lái xe trung bình.
Nhưng hãy giả sử bạn thực sự giỏi về một lĩnh vực nào đó của riêng bạn, giống như Thomas Sargent. Có phải điều này cũng có nghĩa rằng bạn sẽ có khả năng thực sự giỏi trong một lĩnh vực khác?
Một phần lớn của bài nghiên cứu nói rằng câu trả lời là không. Sự phản biện đơn giản nhưng thực tế: chỉ bởi bạn giỏi về một vấn đề không có nghĩa bạn giỏi ở mọi vấn đế. Thật không may, sự thật này thường bị những người theo chủ nghĩa “biết tuốt” - những người luôn không ngại ngần đưa ra quan điểm cũng như khuyên
bảo người khác về cả những vấn để nằm ngoài tầm hiểu biết và năng lực của mình.
Hình thành những ảo tưởng về năng lực bản thân và thất bại trong việc nhận biết những kiến thức bạn không nắm bắt được, không đáng ngạc nhiên, sẽ là thảm họa. Khi học sinh trả lời không đúng về chuyên đi tới bãi biển, khi không có một hậu quả gì, sự miễn cưỡng nói “tôi không biết” không tốn của bất cứ ai một khoản chi phí nào. Nhưng trong thực tế, chi phí xã hội cho việc giả vờ có thể rất lớn.
Nhắc đến chiến tranh Iraq. Cuộc chiến nổ ra chủ yếu bởi nước Mỹ cho rằng Saddam Hussein sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và có liên quan tới Al Qaeda. Để chắc chắn, có nhiều nguyên nhân hơn thế: chính trị, dẩu lửa và có thể cả sự trả thù, nhưng nguyên nhân chính vẫn là Al Qaeda và cáo buộc về loại vũ khí kia đã khiến chiến tranh nổ ra. Tám năm, 800 tỷ đô-la và hơn 4.500 người Mỹ đã chết cùng với ít nhất 100.000 người Iraq là nạn nhân của chiến tranh, những con số này đã khiến những người cáo buộc về loại vũ khí này thừa nhận rằng thực tế họ không chắc những điều họ “biết” là sự thật.
Giống như môi trường nóng và ẩm là nguyên nhân của việc phát tán rộng rãi các vi khuẩn chết người, thế giới của chính trị và kinh tế cùng với cơ cấu đã tồn tại lâu đời, những hệ quả phức tạp và những nguyên nhân hệ quả mờ ám - đã khiến việc truyền bá những suy đoán thành sự thật.
Và đây là nguyên nhân: những người thực hiện những suy đoán vô căn cứ thường biến mất cùng với những suy đoán đó. Tại thời điểm kết quả bắt đầu xuất hiện và mọi người nhận ra họ không biết
những điều họ đã nói đến, thì những kẻ khoác lác đã cao chạy xa bay rồi.
Nếu hậu quả của việc giả vờ biết có thể nguy hại như vậy, tại sao con người vẫn tiếp tục làm vậy?
Đơn giản: trong mọi trường hợp, chi phí của việc nói “Tôi không biết” cao hơn việc phạm sai lầm, ít nhất là đối với cá nhân. Hãy nhắc lại một chút câu chuyện về chàng cầu thủ, người sẽ thực hiện cú sút phạt để đời trong trận World Cup. Hướng về phía chính giữa khung thành là một cơ hội tốt hơn để thành công, nhưng hướng về góc cầu môn sẽ có ít rủi ro phá hủy tiếng tăm của anh ta hơn. Đó chính là điểm mà anh ta hướng bóng. Mỗi lần giả vờ biết điều gì đó, chúng ta cũng đang làm điều tương tự: bảo vệ danh tiếng cá nhân thay vì ủng hộ những lợi ích tập thể. Không ai trong chúng ta muốn trông ngu ngốc, hoặc ít nhất là thua cuộc bằng việc thừa nhận không biết câu trả lời. Đơn giản là động cơ của việc nói dối là quá mạnh.
Động cơ có thể giải thích tại sao nhiều người muốn dự đoán tương lai. Một kết quả lớn chờ đợi những người đưa ra các dự đoán lớn và táo bạo trở thành sự thật. Nếu bạn nói thị trường chứng khoán sẽ tăng lên gấp 3 lần trong vòng 12 tháng và sự thực diễn ra theo đúng dự đoán như vậy, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng và người ta sẽ tôn vinh bạn tới hàng năm liền. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu thị trường sụp đổ? Đừng lo, dự đoán của bạn sẽ bị quên lãng thôi. Vì chẳng ai có thì giờ để ghi lại những dự đoán sai lầm của người khác, cho nên chẳng mất gì khi bạn giả vờ biết những điều sẽ xảy ra.
Vào năm 2011, Harold Camping - một người thuyết pháp đạo Thiên Chúa trên sóng phát thanh - đã nổi tiếng toàn thế giới khi dự đoán ngày tận thế sẽ xảy ra vào thứ Bảy ngày 21 tháng 5 năm đó. Thế giới sẽ đi đến hồi kết, ông ta cảnh báo, và 7 tỷ người sẽ chết - tất cả mọi người trừ những con chiên ngoan đạo.
Một trong số chúng tôi có một cậu con trai, cậu bé nghe được bản tin đó và rất sợ hãi. Cha cậu bé đã thuyết phục cậu rằng dự đoán của Camping rõ ràng là vô căn cứ, nhưng cậu bé vẫn rất sợ hãi và lo lắng. Trong đêm ngày 20 tháng 5, cậu đã khóc cho đến khi thiếp đi, đó là một trải nghiệm -thực sự khủng khiếp. Và khi bình minh ngày thứ Bảy ló rạng, thế giới vẫn còn nguyên vẹn. Cậu bé, với sự dũng cảm của một chàng trai 10 tuổi, tuyên bố rằng cậu sẽ không bao giờ sợ hãi nữa.
Cha cậu bé nói: “Ngay cả khi như vậy, con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra với Harold Camping?”
Cậu bé trả lời: “Ổ, dễ thôi, họ nên xử bắn ông ta.”
Hình phạt này có vẻ hơi nặng nể, nhưng hoàn toàn có thể hiểu được. Khi những dự đoán tệ không phải chịu bất kỳ hình phạt nào, điều gì có thể khiến họ dừng dự đoán? Ở Romania, một giải pháp đã được đưa ra.
Đất nước này có rất nhiều “phù thủy”, những người phụ nữ xem bói để kiếm sống. Những người làm luật đã quyết định những thầy bói này cũng sẽ chịu sự quản lý của pháp luật, phải đóng thuế và quan trọng nhất là sẽ phải đóng phí phạt hoặc thậm chí vào tù nếu những dự đoán của họ không chính xác. Những thầy phù thủy này rất tức giận. Một phù thủy cao cường nhất đã phản ứng bằng cách nguyền rủa những người làm luật bằng phân mèo và xác chó.
Có một lời giải thích khác về việc tại sao chúng ta nghĩ rằng chúng ta biết nhiều hơn thực tế. Nó ảnh hưởng đến mọi điếu chúng ta làm, mọi nơi chúng ta đi, ngay cả khi ta không đoái hoài đến nó: chiếc la bàn lương tâm.
Mỗi người trong chúng ta đều có lương tâm (dẫu ít hay nhiều) khi chúng ta sống trên thế giới này. Đó thực sự là một điều tốt đẹp của cuộc sống. Ai trong chúng ta muốn sống trong một thế giới mà con người không quan tâm đến sự khác nhau giữa đúng sai?
Song, khi cần giải quyết một vấn đề, một trong những cách tốt nhất để bắt đầu là đặt lương tâm của bạn sang một bên. Tại sao?
Khi chúng ta phải lựa chọn giữa cái đúng và cái sai trong một vấn để, dù đó là việc khai thác dầu hay kiểm soát súng đạn hoặc thức ăn biến đổi gen - rất dễ để đi chệch hướng của vấn để. Lương tâm có thể thuyết phục bạn rằng mọi câu hỏi đều có lời giải đáp (mà thực ra không phải là như vậy); rằng sẽ có ranh giới rõ ràng giữa đúng và sai (khi thông thường nó không tồn tại); và, tệ nhất là, bạn sẽ cho rằng bạn đã biết hầu hết mọi thứ bạn cần về một chủ đề và bạn không tìm hiểu thêm về nó nữa. ; , r
Trong những thế kỷ trước, các thủy thủ tin tưởng vào la bàn của con thuyền thi thoảng vẫn định hướng sai khiến thuyền chệch hướng. Tại sao? Khi những con thuyền dùng càng ngày càng nhiều các công cụ bằng kim loại, đinh ốc hay phần cứng bằng sắt, các công cụ của thủy thủ hay thậm chí các thắt lưng và khuy áo đã làm sai lệch kết quả đo đạc của la bàn. Theo thời gian, các thủy thủ đã tìm được khoảng cách đủ để các vật kim loại không ảnh hưởng tới la bàn. Với suy tính lẩn tránh trong suy nghĩ, chúng tôi không gợi ý
độc giả quẳng chiếc la bàn lương tâm vào sọt rác, chỉ là bạn nên đặt chúng sang một bên, để chúng khỏi làm chệch hướng tầm nhìn của bạn.
Hãy bàn tới một vấn đề khác, chẳng hạn như việc tự tử. Chúng ta hiếm khi bàn bạc đến vấn đề này ở nơi công cộng, như vậy có vẻ giống như chúng ta đã tháo bỏ tấm màn đen che phủ toàn bộ vấn đề.
Điều này không hoàn toàn hiệu quả. Có khoảng 38.000 trường hợp tự tử hằng năm tại Mỹ, con số cao gấp đôi số vụ giết người. Tự tử là một trong 10 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra cái chết đối với mọi lứa tuổi. Bởi việc nói về tự tử là điều cấm kỵ mang tính đạo đức, những vấn đề này vẫn ít được biết đến trên thực tế.
Khi chúng tôi viết cuốn sách này, tỷ lệ các vụ giết người tại Mỹ thấp hơn so với cách đây 50 năm. Tỷ lệ tai nạn giao thông đang giảm tới mức thấp nhất trong lịch sử, giảm 2/3 so với những năm 1970. Trong khi đó, tỷ lệ tự tử không những không giảm xuống mà còn trở nên tệ hơn, tăng gấp ba lần riêng đối với nhóm tuổi từ 15 đến 24 trong vài thập kỷ qua.
Ai đó có thể cho rằng bằng những nghiên cứu về sự gia tăng của các vụ tự tử, xã hội đã biết được mọi vấn đề có thể dẫn con người đến hành động này.
David Lester, giáo sư tâm lý học tại Đại học Richard Stockton ở New Jersey, đã nghiên cứu về vấn đề tự tử lâu hơn, kỹ lưỡng hơn và từ nhiều góc độ hơn bất cứ ai. Trong hơn 2.500 bài nghiên cứu về vấn đề này, ông ta đã chỉ ra mối liên hệ giữa tự tử và các vấn đề khác như rượu, sự giận dữ, thuốc chống suy nhược, những dấu hiệu chiêm tinh, hóa học, nhóm máu, tình trạng cơ thể, sự tuyệt
vọng, nghiện ngập, niềm vui, ngày nghỉ, việc sử dụng Internet, IQ, vấn đề về sức khỏe, hội chứng tiền đình, mặt trăng, nhạc, lời bài quốc ca, loại tính cách, giới tính, thói quen hút thuốc, tinh thần, việc xem tivi và các không gian mở.
Có phải nghiên cứu này đã dẫn Lester tới những kết quả thống nhất về tự tử? Không hẳn. Cho đến hiện tại ông mới chỉ có thể đưa ra một khái niệm. Nó có thể gọi là thuyết “không còn ai để đổ lỗi”. Trong khi mọi người có thể cho rằng tỷ lệ người tự tử thuộc nhóm những người .sống khó khăn nhất, thì nghiên cứu của Lester chỉ ra rằng tỷ lệ tự tử cao nhất nằm ở nhóm người có mức sống cao hơn.
“Nếu bạn không hạnh phúc và có điều gì đó để đổ lỗi cho sự bất hạnh của mình, nếu đó là chính phủ, hay nền kinh tế hoặc những điều gì đó khác, những điều này có thể triệt tiêu ý muốn tự tử của bạn. Nhưng nếu khi người đó không có một ngoại lực nào để đổ lỗi cho sự không hạnh phúc của mình, khả năng tự tử của người đó sẽ tăng lên. Tôi đã dùng lý thuyết này để giải thích tại sao những người Mỹ gốc Phi thường có tỷ lệ tự tử thấp hơn.
Tại sao những người khiếm thị sau khi mắt sáng lại đã có ý tưởng tự tử nhiều hơn và tại sao tỷ lệ tự tử ở những người tuổi mới lớn lại tăng khi chất lượng cuộc sống ngày một được nâng cao.”
Lester thú nhận rằng những điều mà ông và những chuyên gia khác biết về tự tử lại bị hạn chế bởi rất nhiều điều chưa được khám phá. “Chúng tôi không biết nhiều, ví dụ, về tỷ lệ những người tìm kiếm sự giúp đỡ trước khi thực hiện hành vi tự tử. Chúng tôi không biết nhiều về nhân tố dẫn tới tự tử - một người từ lúc quyết định tự tử cho tới lúc hành động mất bao nhiêu thời gian. Chúng tôi thậm chí không biết về tỷ lệ người tự tử bị đau ốm. Có rất nhiều sự khác
biệt về con số xung quanh vấn đề này, ước tính tỷ lệ nằm trong khoảng từ 5% đến 94%”, Lester nói.
“Tôi trông đợi tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi như tại sao người ta lại tự tử. Bản thân tôi và bạn bè của tôi thường thú nhận với nhau rằng chúng tôi không có một ý tưởng hợp lý nào cho việc tại sao người ta lại tự tử.”
Nếu có ai đó giống David Lester, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực của mình, vẫn sẵn sàng thừa nhận rằng ông còn phải nghiên cứu thêm bao nhiêu nữa, thì chẳng phải Điều đó sẽ dễ dàng hơn cho tất cả chúng ta để học tập theo hay sao?
Chìa khóa của việc học hỏi là những thông tin phản hồi. Chúng ta không thể học hỏi nếu thiếu điều đó.-
Hãy tưởng tượng rằng bạn là người đầu tiên trong lịch sử cố gắng làm bánh mì. Nhưng bạn không thực sự được phép làm bánh và không biết công thức của bạn sẽ trở thành ra sao. Chắc chắn, bạn có thể điều chỉnh các nguyên liệu và những phụ gia bạn mong muốn. Nhưng nếu không bao giờ nướng bánh và ăn thử sản phẩm hoàn thiện, làm sao để bạn biết nên làm thế này hay nên làm thế khác. Tỷ lệ bột mì và nước nên là 3:1 hay 2:1? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn thêm muối hoặc dầu hoặc bột nở - hay, kỳ quặc hơn, là phân động vật? Bột nhào có nên bỏ vào bánh trước khi nướng không và nếu có thì cho bột nhào trong điều kiện như thế nào? Thời gian nướng bánh? Nhiệt độ nướng? Có nên bọc lại hay không?
Ngay cả khi có kết quả đáng mừng, bạn vẫn nên tiếp tục học hỏi. (Hãy tưởng tượng những chiếc bánh ra lò đầu tiên tệ như thế nào!)
Nếu không có thất bại hay những phản hồi như vậy, bạn sẽ không có cơ hội sửa chữa, sẽ tiếp tục mắc cùng những sai lầm. Rất may, tổ tiên của chúng ta đã tìm ra cách để nướng bánh và từ đó chúng ta có thể học được tất cả mọi thứ: xây nhà, lái xe, viết chương trình máy tính và thậm chí tìm ra loại hình kinh tế và xã hội mà cử tri thích. Tỷ lệ ủng hộ của cử tri với một chính trị gia có thể là thấp nhất trong nhiệm kỳ, nhưng dù sao thì đó cũng là một phản hồi. Trong những hoàn cảnh đơn giản, thật dễ để thu nhận những phản hồi. Khi học lái xe, bạn biết chắc điều sẽ xảy ra với mình khi chạy xe trên đường núi ngoằn ngoèo và hẹp với tốc độ 80 dặm/giờ. (Hẳn là vực thẳm đang dang tay chào đón bạn.) Nhưng vấn đề càng phức tạp thì càng khó có được phản hồi. Bạn có thể thu thập rất nhiều thông tin và những thông tin đó có thể có ích, nhưng để đo lường một cách đáng tin cậy nguyên nhân và kết quả, bạn cần phải tìm hiểu những điều đằng sau sự thật. Bạn có thể sẽ phải bước ra ngoài một cách có mục đích để tìm kiếm những phản hồi dựa vào thực nghiệm.
Không lâu trước đây, chúng tôi gặp một số thành viên lãnh đạo trong một công ty bán lẻ đa quốc gia. Họ đã dành hàng trăm triệu đô-la cho việc quảng cáo ở Mỹ - thường là các quảng cáo trên truyền hình và những trang quảng cáo trên tạp chí Sunday, nhưng họ không chắc vào kết quả mà các biện pháp quảng cáo này mang lại. Cho đến lúc đó, họ chỉ rút ra được một kết luận: quảng cáo trên tivi thường hiệu quả hơn 4 lần, tính trên doanh thu thực tế, so với quảng cáo trên báo giấy.
Chúng tôi hỏi họ, tại sao họ lại biết được điều đó. Họ rút ngay ra những biểu đồ rực rỡ màu sắc ghi chép lại những mối quan hệ giữa
quảng cáo trên tivi và doanh số bán hàng. Thực tế, doanh số bán hàng tăng lên mạnh mỗi lần họ tổ chức đẩy mạnh quảng cáo trên truyền hình. Đây có thật là một phản hồi có giá trị? Chúng ta hãy cùng làm rõ.
Chúng tôi hỏi: “Bao nhiêu lâu những quảng cáo này lên sóng một lần?” Những người lãnh đạo nói: “Bởi những quảng cáo trên truyền hình đắt hơn rất nhiều so với quảng cáo trên báo giấy, nến chúng tôi chỉ tập trung vào 3 ngày: Ngày thứ 6 đen tối, ngày Chủ nhật và ngày của Cha”. Chúng tôi có thể nói cách khác, là công ty dành hàng triệu đô để lôi kéo những người mua hàng vào đúng thời điểm hàng triệu người khác cũng đang chuẩn bị đi mua hàng.
Vậy làm sao để chúng ta biết được rằng quảng cáo trên truyền hình đã mang lại sự gia tăng doanh số bán hàng? Họ không thể! Mối quan hệ nhân quả chỉ đơn giản chuyển sang hướng khác, với doanh thu bán hàng kỳ vọng gắn với việc công ty mua quảng cáo trên tivi. Có thể công ty vẫn bán được nhiều hàng hóa như vậy nếu họ không chi đồng nào cho quảng cáo trên truyền hình. Những phản hồi trong trường hợp này gần như vô giá trị.
Bây giờ, chúng tôi hỏi về quảng cáo trên báo giấy. Các chiến dịch quảng cáo trên báo giấy hoạt động bao nhiêu lâu một lần? Một người nói với chúng tôi, với một sự tự hào không che giấu, rằng công ty đã mua một phần báo mỗi ngày Chủ nhật trong vòng 20 năm nay và trên 250 thị trường trên toàn đất Mỹ.
Vì vậy làm sao họ có thể nói rằng những quảng cáo này là hiệu quả? Họ không thể. Nếu không có bất cứ sự thay đổi nào, việc biết được điều đó là hoàn toàn bất khả.
Chúng tôi hỏi: “Sẽ thế nào nếu công ty làm những thí nghiệm để tìm ra điều đó?” Về mặt khoa học, những thí nghiệm ngẫu nhiên đã trở thành những tiêu chuẩn vàng cho việc học hỏi trong suốt hàng trăm năm, nhưng tại sao các nhà khoa học lại đều nên có niềm vui? Chúng tôi mô tả một thí nghiệm mà công ty có thể thực hiện. Họ có thể lựa chọn 40 thị trường lớn khắp đất nước và ngẫu nhiên chia 40 thị trường đó thành 2 nhóm lớn. Trong nhóm đầu tiên, công ty giữ việc mua quảng cáo trên các trang báo mỗi ngày Chủ nhật. Với nhóm thứ hai, họ hoàn toàn không sử dụng quảng cáo trên tạp chí. Sau 3 tháng, chúng ta sẽ dễ dàng để so sánh doanh số bán hàng giữa 2 nhóm và quyết định xem tác dụng của quảng cáo trên báo giấy là như thế nào.
“Anh có điên không?” một chuyên viên marketing nói. “Chúng tôi không thể để 20 thị trường hoàn toàn không tiếp xúc với quảng cáo của chúng tôi. Giám đốc điều hành của chúng tôi sẽ giết chúng tôi mất.”
Họ kể với chúng tôi về một thực tập sinh nhận nhiệm vụ mua quảng cáo trên trang báo ngày Chủ nhật tại tờ Pittsburgh. Không hiểu vì lý do gì, cậu ta đã không thể mua được mảng quảng cáo đó. Do vậy, trong suốt mùa hè, công ty không có một quảng cáo nào tại thị trường lớn Pittsburgh. “Chính vì vậy mà chúng tôi đã suýt bị sa thải vì cậu ta” - một chuyên viên marketing nói.
“Chuyện gì đã xảy ra tại Pittsburgh mùa hè đó?” Chúng tôi hỏi. Họ nhìn chúng tôi, rồi nhìn nhau và ngượng ngùng thừa nhận rằng họ không thể kiểm tra các số liệu. Khi quay về và kiểm tra lại số liệu, họ giật mình khi nhận ra một vấn để đáng kinh ngạc: Không hê có sự thay đổi gì trong doanh số thị trường Pittsburgh thời gian đó!
Bây giờ, chúng tôi nói, đây mới là phản hồi tích cực và giá trị. Công ty có thể đã hoang phí hàng trăm triệu đô-la vào quảng cáo, nhưng làm sao để những người làm quảng cáo biết được chắc chắn điều đó? Cuộc thí nghiệm về 40 thị trường có thể giữ một vai trò quan trọng trong việc trả lời câu hỏi đó. Và như vậy, chúng tôi hỏi họ: “Các bạn có sẵn sàng để thử không?”
“Anh có bị mất trí không?” chuyên viên marketing nọ lại nói như vậy với chúng tôi. “Chúng tôi sẽ bị đuổi việc nếu làm điều đó.” Tới hôm nay, trong mỗi sáng Chủ nhật ở mọi thị trường, công ty này vẫn mua quảng cáo trên báo, ngay cả khi một phản hồi thực tế, chính xác nhất họ có được là quảng cáo trên báo giấy không hề hiệu. quả.
Thí nghiệm chúng tôi đề ra, có vẻ dị thường đối với những người làm marketing của công ty nọ, nhưng thực sự rất đơn giản. Không có một đảm bảo nào là họ sẽ thỏa mãn với kết quả thu được, có thể họ lại cần tiêu nhiều tiền hơn vào quảng cáo, hoặc có thể quảng cáo chỉ thành công ở một số thị trường nhất định, nhưng ít nhất họ đã có được một vài gợi ý về điều gì có hiệu quả và điều gì không.
Sự kỳ diệu của một thí nghiệm chính xác là nhờ cắt bỏ phần nào đó, bạn có thể xóa bỏ mọi sự phức tạp khiến bạn khó xác định được nguyên nhân và kết quả.
Nhưng đáng tiếc là những thí nghiệm kiểu này có rất ít trong các công ty, các tổ chức phi lợi nhuận, các chính phủ hay ở bất cứ đâu. Tại sao?
Một nguyên nhân là do truyền thống. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nhiều tổ chức thường đưa ra quyết định dựa trên sự pha
trộn của bản năng, lương tâm và bất kỳ thứ gì mà người ra quyết định trước đó từng làm.
Lý do thứ hai là thiếu kiến thức chuyên môn: Dù không hề khó để thực hiện một thí nghiệm, nhưng hầu hết mọi người đều không được dạy để làm điều đó và chính vì thế mà họ lo bị cấp trên đe dọa.
Nhưng lý do thứ ba, một sự giải thích đáng chán hơn cho việc ngại làm thí nghiệm của họ, đó là phải có ai đó nói “tôi không biết”. Tại sao phải xoay xở để làm một thí nghiệm mà bạn nghĩ rằng mình đã biết câu trả lời? Thay vì tốn thời gian, bạn có thể đơn giản là bỏ đó và dành thời gian để cân đối tài chính cho dự án, hay giải quyết vấn để về pháp luật mà không cần phải lo về những chi tiết ngớ ngẩn như điếu này hay điều khác có thực sự hiệu quả hay không.
Tuy nhiên, nếu thực sự muốn tư duy như một kẻ lập-dị, thừa nhận rằng bạn-không-biết, bạn sẽ thấy sức mạnh thực sự của việc làm những thí nghiệm ngẫu nhiên hợp lý là hoàn toàn không có giới hạn.
Cứ cho là như vậy, nhưng không phải các thí nghiệm đều có thể được thực hiện trong mọi hoàn cảnh, đặc biệt là các vấn đề xã hội. Ở hầu hết các nơi, đặc biệt là các nền dân chủ, ít nhất bạn không thể lựa chọn một phần dân số để yêu cầu họ thực hiện những việc như có 10 con thay vì có 2 hay 3 đứa, hoặc không ăn uống gì ngoài hạt đậu trong vòng 20 năm, hoặc bắt đầu đi đến nhà thờ hằng ngày.
Đó là lý do người ta sinh ra một loại thí nghiệm gọi là “thí nghiệm tự nhiên”, một sự tương tác với hệ thống giúp tạo ra loại phản hồi mà bạn sẽ nhận được nếu bạn yêu cầu con người thay đổi hành vi của họ.
Rất nhiều hoàn cảnh chúng tôi viết trong những cuốn sách trước đây của mình đã khai thác được những thí nghiệm tự nhiên. Khi cố gắng để đo lường những phản ứng dây chuyển trong việc đưa hàng triệu người vào tù, chúng tôi đã tận dụng luật về quyền công dân để buộc những nhà tù quá đông phạm nhân phải trả tự do cho hàng ngàn người - những điều mà không quản giáo nào tình nguyện làm. Trong khi phân tích mối quan hệ giữa việc phá thai và giết người, chúng tôi nhận ra sự thật là việc hợp pháp hóa hoạt động phá thai không đồng nhất về thời điểm giữa các bang có thể khiến chúng tôi cách ly những ảnh hưởng của chúng hơn là nếu việc này được hợp thức hóa ở mọi nơi cùng lúc.
Những thí nghiệm tự nhiên thực sự quan trọng bởi chúng không dễ thực hiện. Một giải pháp thay thế là xây dựng một môi trường phòng thí nghiệm. Gần đây, những nhà khoa học xã hội trên toàn thế giới đã làm điều này. Họ tuyển dụng rất nhiều sinh viên đại học để thực hiện những hành vi trong các hoàn cảnh khác nhau với hy vọng nghiến cứu được mọi vấn đề từ lòng tốt đến việc phạm tội. Những thí nghiệm như thế này có thể thực sự hữu dụng trong việc phát hiện hành vi khó nắm bắt của con người trên thực tế. Kết quả của những thí nghiệm này thường rất thú vị, nhưng không thực sự hữu ích và chính xác. Bởi hầu hết mọi người đều không chịu đựng được sự tương đồng đối với thế giới thực đủ để cố gắng bắt chước. Họ là những nhóm sinh viên đại học tình nguyện tạo ra một môi trường giả lập trong đó mỗi người thực hiện một nhiệm vụ được giao. Thí nghiệm kiểu này vô giá trị một phần bởi lý do electron vẫn đều đặn xoay quanh hạt nhân khi bị các nhà khoa học theo dõi, nhưng con người thì không.
Một cách tốt hơn để có được phản hồi là thực hiện một thí nghiệm thực tế, đó là thay vì bắt chước thế giới trong phòng thí nghiệm, hãy mang suy nghĩ của phòng thí nghiệm ra thế giới. Bạn vẫn thực hiện một thí nghiệm nhưng những người tham gia không cẩn biết chủ để, điều đó có nghĩa là kết quả bạn thu được hoàn toàn tự nhiên.
Với một thí nghiệm thực tế, bạn có thể lựa chọn ngẫu nhiên những nội dung mà bạn tưởng tượng trong đầu, bao gồm số người tham dự có thể nhiều hơn số người tham gia được trong phòng thí nghiệm và quan sát mọi người phản ứng với những động cơ trong thế giới thực hơn là những động cơ mà một giáo sư treo lơ lửng trên đầu họ. Một khi làm tốt những điều này, một thí nghiệm thực tế có thể hoàn toàn đưa ra cách giải quyết một vấn để.
Trong chương 6, bạn sẽ được biết đến một thí nghiệm thực tế trong đó những người chủ nhà tại California hạn chế dùng các thiết bị điện và một thí nghiệm khác giúp quyên góp hàng triệu đô-la cho trẻ em nghèo. Trong chương 9, chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe về một thí nghiệm táo bạo nhất mà chúng tôi từng làm, ở đó, chúng tôi tuyển những người phải đối mặt với các quyết định khó khăn trong cuộc sống, có thể là gia nhập quân đội, nghỉ việc hay chia tay với người yêu và họ quyết định những việc đó một cách ngẫu nhiên bằng việc tung đồng xu.
Những thí nghiệm, ngoài việc rất hữu ích trong cuộc sống, còn có thêm một lý do để những kẻ lập dị muốn tham gia. Đó là: nó rất thú vị. Một khi bạn nắm được tinh thần của một cuộc thử nghiệm, thế giới sẽ trở thành một cái hộp, trong đó, bạn có thể thử làm
những điều mới mẻ, hỏi những câu hỏi mới và thử thách những điều thực sự nghiêm túc.
Bạn có thể đã băn khoăn về nhiều vấn để, chẳng hạn như việc một vài loại rượu đắt hơn hẳn các loại khác. Những loại rượu đắt hơn có thật là có vị ngon hơn? Vài năm về trước, một trong số chúng tôi đã tiến hành một cuộc thử nghiệm để tìm ra đáp án.
Nơi thực hiện cuộc thí nghiệm là “Cộng đồng sinh viên”, tên gọi của một vùng ngoại vi của Đại học Harvard, nơi những nghiên cứu sinh thực hiện các nghiên cứu và đều đặn hằng tuần cùng dùng bữa tối với những người hướng dẫn đáng kính của mình. Rượu là một phần quan trọng trong bữa tối đó và họ thường khoe khoang về một hầm rượu lớn khủng khiếp. Thật không bình thường khi một chai rượu có giá 100 đô-la. Một nghiên cứu sinh trẻ tuổi nghi ngờ liệu cái giá này có thực sự xứng đáng hay không. Một vài nghiên cứu sinh lớn tuổi hơn, những người bỗng chốc trở thành những chuyên gia về rượu, chắc chắn rằng, một chai rượu đắt tiền hẳn sẽ ngon hơn những chai rượu rẻ hơn.
Người nghiên cứu sinh trẻ tuổi quyết định thực hiện một cuộc thử nghiệm “mù” để thử xem nhận
định này có đúng hay không. Anh ta đề nghị người chủ hầm rượu lớn trong vùng mang tới hai chai rượu tốt từ hầm rượu. Sau đó, anh ta đến cửa hàng và mua chai rượu rẻ nhất tại đó làm từ cùng một loại nho với giá 8 đô-la. Anh ta rót ba loại rượu vào bốn chai nhỏ, với một loại rượu trong hầm được rót vào 2 chai. Các loại rượu sẽ được rót như thế này:
1 Rượu đắt tiền A
2 Rượu đắt tiền B
3 Rượu rẻ tiền
4 Rượu đắt tiền A
Khi cuộc thử rượu bắt đầu, những nghiên cứu sinh lớn tuổi hào hứng hợp tác. Họ xoay ly rượu, ngửi, nhấm nháp từng ngụm rượu, sau đó viết đánh giá cho mỗi loại. Họ không biết giá trị của các loại rượu và không biết rằng một loại rượu có giá chỉ bằng 1/10 của các chai còn lại.
Và kết quả là: Trung bình, 4 chai rượu đẹp được đánh giá gần như giống nhau, có nghĩa là loại rượu rẻ tiền có vị tương đối giống với loại rượu đắt tiền. Nhưng đó vẫn chưa phải là điều ngạc nhiên nhất. Người nghiên cứu sinh trẻ tuổi cũng so sánh cách mà những người thử rượu đánh giá mỗi loại so với các loại rượu khác. Bạn có thể đoán được 2 chai rượu mà họ đánh giá là khác biệt với nhau nhất không? Đó chính là chai 1 và chai 4 - hai chai được rót ra từ cùng một chai rượu!
Kết quả này không được những nghiên cứu sinh hào hứng đón nhận. Một trong những người thử rượu đã lớn tiếng thông báo rằng ông ta bị cảm, Điều này đã ảnh hưởng đến vị giác của ông ta.
Chấp nhận điều đó, coi như thí nghiệm này có thể không mang tính công bằng hay khoa học. Chúng ta sẽ bắt đầu một thí nghiệm khác nghiêm túc hơn xem sao.
Robin Goldstein, một chuyên gia phê bình ẩm thực, người đã nghiên cứu về khoa học thần kinh, luật, ẩm thực Pháp, quyết định thực hiện một nghiên cứu như vậy. Trong vòng vài tháng, ông thực hiện 17 cuộc thử “mù” trên toàn nước Mỹ với hơn 500 người, từ những người mới bắt đầu uống rượu đến những chuyên gia về rượu.
Goldstein sử dụng 523 loại rượu, với giá từ 1,65 đô-la đến 150 đô-la một chai. Trong cuộc thử rượu này, ngay cả người thử rượu hay người phục vụ đều không biết loại rượu và giá của chúng. Đối với mỗi loại, những người thử rượu để được hỏi những câu hỏi sau: “Nói chung, bạn thấy loại rượu này thế nào?” Câu trả lời gồm 4 lựa chọn: tệ (1 điểm), trung bình (2 điểm), được (3 điểm) và tuyệt (4 điểm)
Điểm số trung bình của mọi loại rượu theo đánh giá của tất cả những người thử rượu là 2,2, chỉ trên mức trung bình một chút. Còn những loại rượu đắt tiền có được đánh giá cao hơn không? Ngắn gọn thôi: Không. Goldstein phát hiện ra rằng trung bình những người thử rượu “thích những loại rượu rẻ tiền hơn một chút so với loại đắt tiền”. Ông đã ghi chép lại cẩn thận nhận định của những chuyên gia trong cuộc thử nghiệm này, với khoảng 12% những người tham dự một khóa học nào đó về rượu không thích những loại rượu rẻ tiền hơn, nhưng họ cũng không cho biết rõ ràng rằng họ thích những loại đắt tiền hơn.
Khi mua một chai rượu, thỉnh thoảng bạn có quyết định dựa trên một cái nhãn rượu đẹp hay không? Theo kết quả của Robin Goldstein, chiến lược quảng cáo rượu bằng nhãn mác không phải là một chiến lược tồi: ít nhất cũng sẽ dễ dàng hơn để đánh giá nhãn hiệu, chứ không giống như những thứ bên trong chai.
Goldstein đã thực hiện một thí nghiệm khác.
Nếu loại rượu đắt tiền không ngon bằng loại rẻ hơn, ông tự hỏi rằng những đánh giá và giải thưởng của các loại rượu thực hiện bởi những nhà phê bình rượu hợp lý đến mức nào? Chuyên gia nổi tiếng nhất trong lĩnh vực này là tạp chí Wine spectator, nơi đánh giá
hàng ngàn loại rượu và đăng ký Giải thưởng dành cho nhà hàng “phục vụ loại rượu được chọn lựa kỹ càng nhất từ những nhà cung cấp tốt nhất, cùng sự phù hợp với thực đơn ở cả giá cả và phong cách”. Chỉ một vài nghìn nhà hàng trên toàn thế giới có được chứng chỉ này.
Goldstein tự hỏi liệu giải thưởng này có ý nghĩa như người ta vẫn thường ngưỡng mộ hay không. Ông đã lập một nhà hàng giả ở Milan, với một website giả và một thực đơn giả, đó là “một sự kết hợp hài hước của thực đơn pha trộn giữa Pháp và Ý”. Ông đặt tên nhà hàng đó là Osteria lintrepido (Nhà hàng không sợ hãi), theo tên cuốn sách Không sỢ chỉ trích dành cho các nhà hàng. “Có hai vấn đề đang được mang ra thử nghiệm ở đây”, ông nói “một là, bạn có danh sách những loại rượu để chiến thắng giải thưởng Rượu chất lượng xuất sắc? Và câu hỏi thứ hai là bạn có khả năng thắng được giải thưởng Người thưởng thức rượu xuất sắc hay không?
Goldstein dành sự quan tâm lớn tới việc tạo ra danh mục rượu giả cho Intrepido, nhưng không theo cách mà bạn có thể tưởng tượng ra. Đối với danh sách đặt trước, thường là những loại rượu tốt nhất, đắt nhất, ông chọn loại rượu tệ nhất. Danh sách 15 loại rượu mà Wine Spectator đã đánh giá trên thang điểm 100. Trên thang này, tất cả những loại rượu được đánh giá trên 90 điểm đều là “hảo hạng”, trên 80 là “tuyệt”.
Nếu một loại rượu được đánh giá 75-79 điểm, Wine Spectator gọi đó là loại “tẩm thường”. Mọi loại rượu dưới 74 điểm đều bị đánh giá là “không khuyên dùng”.
Cuối cùng, tạp chí này đánh giá thế nào về những loại rượu mà Goldstein dùng? Tất cả những loại đó để được đánh giá dưới 71
điểm. Một loại được đánh giá là “ngửi như mùi gia cầm và uống như đồ phân hủy”, loại khác được đánh giá là “giống như vị của sơn và véc-ni”. Một loại rượu Cabernet Sauvignon “I Fossaretti” năm 1995, chỉ đạt 58 điểm, được đánh giá là, “Có gì đó không đúng. Nếm như vị kim loại và rất kỳ cục”. Trong danh sách rượu đặt trước của Goldstein, chai này có giá 120 euro, còn giá trung bình các loại rượu khác là 180 euro.
Làm sao Goldstein có thể hy vọng rằng một nhà hàng giả với những loại rượu đắt nhất bị Wine Spectator đánh giá tệ nhất có thể giành được giải Xuất sắc?
Giả thiết của tôi là, 250 đô-la tiền phí chính là thứ phát huy tác dụng.
Vì thế, ông đã gửi hóa đơn, bản đăng ký và danh sách rượu của ông. Không lâu sau, ông nhận được một cuộc gọi từ Wine spectator ở New York. Ông đã giành được giải Xuất sắc! Tờ tạp chí còn hỏi, “Bạn có nhu cầu thông báo về giải thưởng của mình như một bản quảng cáo không”. Điều này đã dẫn Goldstein đến một kết luận, “Toàn bộ chương trình giải thưởng này đều chỉ nằm trong khung quảng cáo của họ.”
Chúng tôi hỏi ông, có phải điều đó nghĩa là hai người chúng tôi, những người không biết gì về việc quản lý một nhà hàng - một ngày nào đó có thể chiến thắng giải thưởng của Wine spectator?
Ông trả lời, “Đúng vậy, nếu rượu của các anh đủ tệ”. Có thể bạn nghĩ rằng rõ ràng “giải thưởng” này giống như một công cụ quảng cáo. Có thể nói rõ ràng rằng bạn cần những loại rượu đắt tiền chứ không thực sự cần hương vị tuyệt vời, hoặc rất nhiều tiền bạc đổ vào quảng cáo đều phí phạm.
Tuy vậy, rất nhiều ý tưởng rõ ràng chỉ chính xác sau một thực tế - sau khi có ai đó nghiên cứu chúng, để chứng minh chúng là đúng (hoặc sai). Sự thúc đẩy việc nghiên cứu có thể chỉ kết thúc khi bạn dừng việc giả vờ mình biết câu trả lời. Bởi động lực để giả vờ rất mạnh mẽ, nên đôi khi nó còn đòi hỏi sự dũng cảm từ bên trong con người bạn nữa.
Hẳn bạn vẫn còn nhớ những học sinh người Anh, những người đã tô vẽ nên chuyến đi của Mary đến bãi •biển? Những nhà nghiên cứu, thực hiện thí nghiệm này, đã thực hiện một số thực nghiệm sau đó với tên gọi: “Giúp trẻ em nói Cháu không biết với những câu hỏi không trả lời được”. Một lần nữa, những đứa trẻ lại được hỏi một chuỗi những câu hỏi, nhưng trong trường hợp này, chúng đã được dặn dò kỹ là sẽ trả lời “Cháu không biết” đối với những câu hỏi không có câu trả lời. Tin vui là những đứa trẻ đã rất thành công một cách tự nhiên khi nói “Cháu không biết” khi cần, trong khi vẫn trả lời đúng những câu hỏi khác.
Lần sau khi gặp phải một câu hỏi mà bạn chỉ có thể giả vờ để trả lời, hãy thẳng thắn thừa nhận “Tôi không biết”, nhưng tiếp theo hãy nói, “nhưng tôi sẽ tìm hiểu thêm”. Và cô gắng hết sức có thể để làm được điều đó. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi việc những người khác tiếp nhận lời thú nhận của bạn, đặc biệt khi bạn có câu trả lời vào một vài ngày hay một tuần sau đó.
Nhưng ngay cả khi việc này trở nên tồi tệ, nếu sếp của bạn chế nhạo sự ngốc nghếch của bạn hoặc bạn không thể tìm ra câu trả lời dù đã cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa, thì cũng vẫn có một lợi ích hiển nhiên đối với việc thỉnh thoảng nói “Tôi không biết”. Lần sau khi bạn bị bế tắc, đối mặt với một câu hỏi thực sự quan trọng mà bạn
không thể trả lời, cứ tiếp tục và giả vờ điều gì đổ và mọi người sẽ ngay lập tức tin tưởng bạn, vì bạn chính là người đã luôn thành thực thú nhận khi không biết điều gì đó.
Trên hết, bạn chẳng có lý do gì để ngừng suy nghĩ chỉ vì đang làm việc ở văn phòng của mình.
Chương 3
VẤN ĐỀ CỦA BẠN LÀ GÌ?
Cần rất nhiều nỗ lực để thú nhận bạn không biết mọi câu trả lời, hãy tưởng tượng sẽ khó khăn tới mức nào khi bạn phải thú nhận mình cũng chẳng hề biết câu hỏi đúng. Tuy nhiên, nếu hỏi câu hỏi sai, bạn chắc chắn sẽ nhận được câu trả lời sai.
Hãy nghĩ về vấn để mà bạn thực sự muốn giải quyết. Có thể là sự lan truyền bệnh béo phì, sự biến đổi khí hậu hay sự từ chối của hệ thống trường công tại Mỹ. Bây giờ hãy tự hỏi bạn có thể dùng cách nào để xác định vấn để khi bạn nhìn thấy nó. Hầu như trong mọi trường hợp, góc nhìn của bạn bị ảnh hưởng bởi những áp lực thường thấy.
Hấu hết mọi người không có thời gian hoặc xu hướng tư duy thực sự sâu sắc về những vấn để lớn như vậy. Chúng ta thường để ý đến những gì người khác nói và nếu góc nhìn của họ ảnh hưởng tới chúng ta, chúng ta sẽ đặt sự nhận biết của chúng ta lên trên của họ. Sau đó, chúng ta có xu hướng tập trung vào những phần của vấn đề ảnh hưởng đến chúng ta.
Có thể bạn ghét ý tưởng trường học dưới chuẩn vì bà ngoại bạn là một giáo viên và có vẻ bà đã cống hiến cả đời cho giáo dục hơn mọi giáo viên ngày nay. Đối với bạn, rõ ràng là trường học đã thất bại vì họ có quá nhiều giáo viên tồi.
Hãy suy nghĩ vấn để này sát thực hơn một chút. Nếu nước Mỹ đẩy mạnh cải cách giáo dục, những lý thuyết xung quanh các yếu tố chính như: quy mô trường, quy mô lớp học, sự bền vững của hệ thống quản lý, ngân sách dành cho công nghệ và kỹ năng của giáo viên. Rõ ràng, một giáo viên giỏi sẽ tốt hơn một giáo viên kém chất lượng, và đúng là chất lượng giáo viên nói chung đã giảm sút kể từ thời của bà bạn, phẩn nào đó đúng bởi những người phụ nữ thông minh hiện nay có nhiều lựa chọn tốt hơn cho công việc. Ngoài ra, ở một số quốc gia, như Phẩn Lan, Singapore hay Hàn Quốc, chẳng hạn, những giáo viên tương lai được lựa chọn từ những sinh viên tốt nhất của các trường Đại học, nhưng ở Mỹ, hầu hết giáo viên đều là những người đứng “đội SỐ trong lớp đại học. Chính vì thế mà có lẽ điều này có ý nghĩa đối với những tranh cãi xoay quanh vấn đề cải cách giáo dục và trường học đều tập trung vào các kỹ năng của giáo viên.
Tuy nhiên, cả núi dấu hiệu chỉ ra rằng kỹ năng của giáo viên thường ít ảnh hưởng tới việc học của học sinh hơn là những yếu tố khác, cụ thể như trẻ em học được gì từ cha mẹ chúng, chúng đã cố gắng đến mức độ nào để tự học ở nhà và cha mẹ chúng đã dạy dỗ chúng ra sao về tầm quan trọng và niềm vui thú trong học tập. Nếu thiếu những yếu tố đầu vào ở nhà như thế này, trường học sẽ phải gánh vác rất nhiều thứ. Trường học chỉ dạy dỗ con bạn 7 ngày/tuần, 180 ngày/năm.
Học sinh chỉ dành 7 giờ/ngày ở trường và khoảng 180 ngày/năm, chỉ 22% tổng quỹ thời gian trừ lúc ngủ. Thậm chí số thời gian đó cũng không hoàn toàn chỉ dành cho việc học vì trong đó đã bao gồm cả thời gian ăn uống, chơi đùa cùng bạn bè và đi lại. Chưa
kể trong ba, bốn năm đầu đời, trẻ chưa đi học mà chỉ ở nhà với bố mẹ.
Vậy mà khi bàn đến việc cải cách giáo dục, chúng ta thường ít khi nói đến vai trò của gia đình trong việc định hướng và hỗ trợ con cái đạt được thành công. Một phẫn vì bản chất cụm từ cải cách giáo dục” mà chúng ta sử dụng đã bao hàm câu hỏi đặt ra là, “Hệ thống trường học của chúng ta còn thiếu sót gì?” trong khi thực tế, câu hỏi nên được đưa ra chính xác hơn phải là, “Tại sao trẻ em tại Mỹ kém hiểu biết hơn trẻ em ở Estonia và Ba Lan?”3 Một khi bạn thay đổi câu hỏi, câu trả lời theo đó cũng sẽ được dẫn dắt theo một hướng khác.
Vậy nên chăng, khi nói đến vấn đề trẻ em ở Mỹ có kết quả học tập không được như mong đợi, chúng ta nên bàn đến việc giáo dục từ phía phụ huynh nhiều hơn là từ phía nhà trường.
Trong xã hội ngày nay, bất cứ ai muốn làm bất kỳ công việc gì, từ nhà tạo mẫu tóc đến võ sĩ quyền anh, từ hướng dẫn viên du lịch đến giáo viên đều cần phải học tập và được cấp bằng từ các cơ quan chính phủ. Vậy mà từ trước tới nay, chúng ta chưa bao giờ yêu cầu việc làm cha mẹ cần được trải qua bất kỳ khóa tập huấn và có bất kỳ loại chứng chỉ nào. Thế nên hầu như ai có đầy đủ khả năng sinh sản đều hoàn toàn tự do có con, nuôi dưỡng chúng theo cách họ muốn và chỉ cần không có những hành vi bạo lực bất hợp pháp, đợi đến khi đứa bé đủ tuổi đi học thì đẩy luôn chúng đi học với mong muốn nhà trường sẽ giáo dục chúng nên người. Phải chăng chúng ta đang đòi hỏi quá nhiều ở trường lớp mà quên đi vai trò của gia đình và bản thân đứa trẻ?
Khái quát hơn từ câu chuyện này, khi giải quyết bất cứ một vấn đề nào, hãy chắc chắn bạn đang không chỉ tiếp cận bề nổi của vấn để. Việc quan trọng chúng ta nên làm trước khi dành thời gian và công sức để quyền và xuất bản tháng 4 năm 2015 (BT). giải quyết một vấn đề là nhận định chính xác vấn đề đó là gì, hoặc trong trường hợp những vấn để đã quá quen thuộc thì cần phải kiểm tra nhận định cũ và xác định lại vân đế.
Minh họa dưới đây là câu chuyện của một sinh viên người Nhật đã thực hiện một thử thách mà đa phần chúng ta không bao giờ ngờ đến:
Mùa thu năm 2000, cậu sinh viên Kobi đang theo học khoa Kinh tế trường Đại học Yokkaichi thuộc quận Mie. Kobi sống chung với cô bạn gái Kumi trong một căn hộ mà hai người phải dùng nến để thắp sáng vì không đủ tiền trả hóa đơn điện. Cả hai đều xuất thân từ những gia đình bình dân, cha của Kobi là môn đồ phụ trách thuyết minh cho khách trong một ngôi chùa và gia đình cậu thường không kiếm đủ tiền để trả tiền thuê nhà hằng tháng.
Một ngày Kumi nghe đến một cuộc thi mà người đoạt giải sẽ nhận được 5.000 đô-la Mỹ. Cô quyết định đăng ký cho Kobi tham gia cuộc thi đó mà không nói trước với anh. Đó là một cuộc thi ăn được phát trên truyền hình.
Đây rõ ràng không phải là một ý kiến hay vì vốn dĩ Kobi không phải người phàm ăn. Cậu có dáng người gầy nhỏ và cao chưa đến lm75. Tuy nhiên, cậu lại có dạ dày khá tốt và không kén ăn. Từ nhỏ, Kobi đã thường ăn được hết phần ăn của mình và thỉnh thoảng ăn hộ cả phần ăn của chị gái. Cậu cũng luôn tin rằng béo gầy không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng ăn uống. Một trong những thần
tượng hồi nhỏ của cậu là nhà vô địch sumo Chiyonofuji, còn được biết đến với biệt danh Người sói, một người vốn khá nhẹ cân nhưng bù lại có những kỹ thuật tuyệt vời trong sumo.
Kobi chấp nhận tham gia cuộc thi một cách miễn cưỡng. Vốn không cơ bắp như những thí sinh khác, cơ hội duy nhất cho Kobi là dùng tài trí. Ở trường đại học, cậu đã được học về Nguyên lý trò chơi và đây là dịp để cậu vận dụng nó. Cuộc thi sẽ bao gồm 4 vòng: khoai tây luộc, hải sản, thịt cừu nướng và cuối cùng là mì sợi. Chỉ khi hoàn thành xong một vòng các thí sinh mới được tiếp tục chuyển sang vòng kế tiếp. Kobi dành thời gian nghiên cứu các cuộc thi tương tự trước đó và nhận thấy hầu hết các thí sinh thường dồn hết sức lực vào những vòng đầu tiên nên thậm chí sau khi vượt qua được những vòng đầu họ đều kiệt sức hoặc đã quá no để tiếp tục thi đấu. Chiến lược của Kobi là chỉ ăn vừa đủ ở từng vòng để dành năng lượng và dạ dày cho những vòng tiếp theo. Điều này có vẻ đơn giản, tuy nhiên những đối thủ của Kobi không nhận ra được nên ở vòng cuối cùng, Kobi đã nối gót thần tượng thuở nhỏ của mình - nuốt gọn vừa đủ số mì sợi và giành giải thưởng 5.000 đô-la.-Cậu và cô bạn gái đã có đủ tiền thắp sáng căn hộ của mình.
Mặc dù vẫn còn nhiều cơ hội trong những cuộc thi ăn tại Nhật, nhưng sau khi đạt được thành công ở cuộc thi nghiệp dư, Kobi đã quyết tâm phát triển lên trình độ chuyên nghiệp. Cậu xác định mục tiêu sắp tới của mình là cuộc thi ăn của Super Bowl mang tên: Giải thi ăn xúc xích quốc tế ngày 4 tháng 7 Nathan, được tổ chức hằng năm ở đảo Coney, New York đã bốn thập kỷ đến nay. Tờ New York Times và một số tờ báo khác đã từng đưa tin cuộc thi có lịch sử bắt đầu từ năm 1916 nhưng sau đó họ thừa nhận thông tin này là sai sự
thật. Hằng nám, cuộc thi này thu hút hơn một triệu lượt xem trên kênh thể thao và giải trí ESPN.
Luật thi khá đơn giản. Người chơi trong vòng 12 phút phải ăn được nhiều bánh mì xúc xích nhất có thể. Khi chuông báo hết giờ, tất cả số thức ăn còn trong miệng đều được tính nếu thí sinh đó có thể nuốt hết sỗ bánh mì xúc xích sau đó. Nếu trong quá trình chơi, thí sinh nôn quá nhiều số thức ăn đã ăn - mà mọi người thường nói vui là “Vận may chạy trốn”, thì họ sẽ bị loại. Các thí sinh có thể ăn kèm gia vị nhưng hầu hết mọi người tham gia thi đều không để tâm đến điều này. Các thí sinh cũng được cung cấp thêm cả nước uống khi cần. Kỷ lục tính đến năm 2001 khi Kobi đăng ký tham gia cuộc thi là một con số khiến nhiều người ngưỡng mộ - 25 và % chiếc bánh mì xúc xích trong vòng 12 phút.
Kobi đã chăm chỉ tập luyện để chuẩn bị cho cuộc thi. Cậu dùng cá viên thay thế xúc xích khi không tìm được đúng loại như trong cuộc thi. Cậu tự tay cắt các khoanh bánh mì theo đúng kích cỡ để tạo ra những chiếc bánh mì xúc xích theo tiêu chuẩn. Cậu âm thầm luyện tập nên khi đến đảo Coney mọi người đều chưa hề biết đến cậu. Mặc dù những người đạt kết quả cao nhất trong cuộc thi năm trước đó đều đến từ Nhật Bản - trong đó Kazutoyo Arai “Chú thỏ” là người đang nắm giữ kỷ lục, tuy nhiên không ai coi anh chàng nghiệp dư Kobi là đối thủ đáng gờm. Mọi người đều nghĩ một sinh viên đại học như cậu không thể chiến thắng. Một thí sinh thậm chí còn trêu chọc Kobi, “Cẳng chân chú còn bé hơn cánh tay của anh.”
Ngay từ cuộc thi đầu tiên, Kobi đã phá kỷ lục trước đó một cách ngoạn mục. Hãy thử đoán xem cậu ấy đã ăn hết bao nhiêu chiếc bánh mì xúc xích? Thông thường, chúng ta sẽ đoán là khoảng 27,
28 chiếc, vậy đã là nhiều hơn 10% kỷ lục trước đó rồi. Hoặc bạn cũng có thể mạnh dạn đưa ra con số 20%, tức khoảng hơn 30 chiếc. Nhưng sự thật là Kobi đã ăn hết 50 chiếc bánh mì xúc xích. 50! Con số đó tương đương với hơn 4 chiếc bánh mì xúc xích một phút trong vòng 12 phút liên tục. Cậu sinh viên mảnh khảnh Kobi - tên đầy đủ là Takeru Kobayashi đã lập mức kỷ lục mới gân gấp đôi kỷ lục cũ.
Hãy đặt chiến thắng của Kobi trong tương quan với những lần phá vỡ kỷ lục khác. Mặc dù cuộc thi ăn bánh mì xúc xích ở đảo Coney không nổi tiếng như một số cuộc thi khác, có thể kể đến cuộc thi chạy lOOm, nhưng hãy thử đặt Kobayashi vào trường hợp này để hình dung được ý nghĩa chiến thắng của cậu. Kỷ lục chạy 100m tính đến thời điểm hiện tại thuộc về Usain Bolt - một vận động viên chạy nước rút người Jamaica với thành tích 9,58 giây. Mặc dù Bolt thường giành những chiến thắng sát sao khi chỉ chênh các đối thủ khác vài bước nhưng Bolt vẫn luôn được biết đến với danh hiệu vận động viên chạy nước rút nhanh nhất trong lịch sử. Trước Bolt, kỷ lục được giữ ở mức 9,74 giây nên kỷ lục mới anh ấy đạt được là nhanh hơn 1,6% so với thành tích cũ. Nếu Bolt phá kỷ lục theo tỷ lệ phần trăm như Kobi đã đạt được trong cuộc thi ăn, điều đó có nghĩa Bolt sẽ phải chạy 100m trong vòng 4,87 giây, tương đương với vận tốc khoảng 74km/giờ. Tốc độ này xấp xỉ với loài chó săn thỏ và loài báo.
Trong năm tiếp theo và liên tục bốn năm liên tiếp sau đó, Kobayashi lại tiếp tục chiến thắng ở cuộc thi ăn ở đảo Coney, lập mức kỷ lục mới với 53 và 3Ă chiếc bánh mì xúc xích trong vòng 12 phút. Trước đó chưa hề có một nhà vô địch nào chiến thắng 3 năm liên tiếp, chưa đến 6 người vô địch liên tiếp 2 năm liền. Tuy nhiên,
không chỉ chức vô địch hay kỷ lục này tạo nên sự khác biệt của Kobayashi. Những thí sinh thông thường là những chàng trai thoạt nhìn trông có vẻ có thể nuốt chửng cậu, là những người luôn được biết đến bởi khả năng ăn uống vượt trội, có thể ăn mỗi bữa 2 chiếc pizza và 6 miếng sườn trong tích tắc. Trong khi đó, Kobayashi lại là một chàng trai có vẻ ngoài hiền lành và trông giống một nhà khoa học hơn là một vận động viên thi ăn.
Kobayashi nhanh chóng trở thành một hiện tượng trên toàn thế giới. Tại Nhật, chỉ sau khi một cậu bé tử vong do bị nghẹn khi cố gắng bắt chước thần tượng của mình thì cơn sốt về cuộc thi án mới dần hạ nhiệt. Kobayashi cũng tìm được rất nhiều cơ hội thi đấu khác, liên tục lập kỷ lục với xúc xích Mỹ, bánh Twinkie, bánh mì kẹp tôm hùm, bánh kẹp cá và nhiều món khác. Một trong những lần thua cuộc của Kobayashi là trong một chương trình đối đầu trực tiếp trên tivi. Trong 2 phút rưỡi, Kobayashi ăn hết 31 chiếc xúc xích, trong khi đối thủ của cậu giành chiến thắng ngoạn mục với 50 chiếc. Đối thủ của cậu hôm đó là một chú gấu Kodiak nặng nửa tấn.
Thời gian đầu, chiến thắng của Kobi trong cuộc thi ở đảo Coney đã gây nhiều tranh cãi. Một số đối thủ cho rằng cậu gian lận trong cuộc thi. Họ nghĩ rằng cậu có thể đã dùng một loại thuốc làm giãn cơ hoặc chống nôn. Có người nói rằng cậu đã phải nuốt đá vào bụng để nới rộng dạ dày. thậm chí có cả tin đồn rằng Kobayashi nằm trong kế hoạch của chính phủ Nhật nhằm làm bẽ mặt người Mỹ trong chính ngày lễ độc lập của họ, cho nên trước khi đi thi cậu đã được phẫu thuật bởi các bác sĩ người Nhật lắp thêm một thực quản hoặc dạ dày.
Dĩ nhiên không tin đồn nào trên đây là sự thật. Vậy đâu là nguyên nhân lý giải cho năng lực vượt trội của Takeru Kobayashi? Chúng tôi đã trực tiếp gặp cậu một vài lần để cố gắng giải đáp câu hỏi trên. Cuộc gặp đầu tiên diễn ra vào một buổi tối mùa hè ở New York, chúng tôi mời cậu ăn tối ở Cafe Luxembourg - một nhà hàng với phong cách khá cá tính tại khu thượng lưu phía Tây. Kobayashi gọi một món sa lát rau, trà Anh và một chút ức gà không kèm xốt. Thật khó mà tưởng tượng trước mắt tôi là chàng trai đã từng nhồi một núi bánh mì xúc xích vào miệng khi tiếng chuông báo kết thúc trong cuộc thi ăn ngày nào. Chuyện này tương đối giống việc xem một võ sĩ ngồi thêu tranh chữ thập. Cậu chia sẻ, “So với người Mỹ, bình thường tôi không ăn quá nhiều. Tôi cũng không hay ăn nhanh vì như vậy là bất lịch sự. So với văn hóa của người Nhật, những gì tôi làm là hoàn toàn đi ngược với phép tắc truyền thống của chúng tôi.”
Mẹ cậu không can thiệp vào quyết định lựa chọn nghề nghiệp của con trai mình, “Tôi không chia sẻ với mẹ nhiều về chuyện tập luyện và thi đấu”. Nhưng vào năm 2006, khi mẹ cậu sắp qua đời vì ung thư, bà dường như được khích lệ tinh thần từ chính công việc cậu theo đuổi. “Mẹ tôi phải trải qua đợt hóa trị nên hay cảm thấy buồn nôn. Mỏi lúc như vậy, bà lại nói, Mẹ biết con cũng trải qua cảm giác buồn nôn như thế này, nên mẹ biết mẹ cẩn cố gắng và sẽ làm được.”
Khuôn mặt cậu có nhiều đường nét thanh tú, đôi mắt hiền hòa với xương gò má cao tạo nên nét cá tính. Kiểu tóc cắt hiện đại được nhuộm hai màu vàng và đỏ, tượng trưng cho mù tạt và xốt cà chua. Một cách khiêm tốn nhưng cũng đầy nhiệt huyết, cậu bắt đầu chia
sẻ về quãng thời gian khi mới luyện tập cho cuộc thi ăn lần đầu tiên tại đảo Coney. Những tháng ngày đó hóa ra là một chuỗi thử nghiệm và phân tích không ngừng nghỉ.
Kobayashi nhận thấy rằng hầu hết những người tham gia cuộc thi đó đều áp dụng một chiến thuật khá giống nhau, mà thực ra cũng không to tát đến mức gọi là chiến thuật. Kỹ thuật đó giống như ăn bánh mì xúc xích thông thường nhưng với tốc độ nhanh hơn: cẩm bánh lên, nhét vào miệng, nhai từ đẩu này đến đầu kia rồi uống một hớp nước để trôi thức ăn xuống. Kobayashi suy tính liệu chàng có cách nào đó tốt hơn?
Ví dụ như chẳng có sách vở nào chỉ ra phải ăn một chiếc bánh mì xúc xích từ đẩu này đến đầu kia. Thử nghiệm đầu tiên của cậu khá đơn giản: Cậu thử bẻ cái bánh mì làm đôi trước khi ăn xem sao? Cậu nhận thấy rằng cách này không chỉ khiến miệng có thể nhai nhiều bánh hơn, mà còn cho phép tay làm giúp một phần công việc của miệng. Phương pháp này được biết đến với tên gọi Phương thức Solomon, được đặt tên theo tên vua Solomon trong Kinh Thánh, người đã giải quyết vụ tranh chấp một đứa bé bằng cách đề xuất cắt đôi đứa trẻ (câu chuyện này sẽ được nói rõ hơn trong chương 7).
Tiếp theo, Kobayashi cân nhắc đến cách ăn bánh mì xúc xích theo cách truyền thống hay là ăn cả bánh mì và xúc xích cùng một lúc. Đúng là người bình thường hầu như ai cũng làm như vậy. Xúc xích đã được nhôi gọn trong chiếc bánh mì và khi thưởng thức hương vị của món này, phần bánh mì mềm xốp sẽ hòa quyện với miếng xúc xích được tẩm ướp gia vị khéo léo. Cậu thấy rằng việc án cùng lúc bánh mì và xúc xích thực ra lại là một sự kết hợp không
hợp lý. Bản thân xúc xích đã chỉ là một khối thịt hình trụ có thể dễ dàng tự trôi xuống dạ dày. Trong khi đó, bánh mì làm một khối xốp sẽ chiếm nhiều thể tích và cần được nhai kỹ hơn nhiều.
Cậu bắt đầu tách xúc xích ra khỏi bánh mì. Như thế cậu có thể nhồi vào miệng một nắm xúc xích đã được bẻ đôi, sau đó đến một nắm bánh mì. Cậu tự biến mình trở thành một nhà máy chuyên môn hóa - phương thức đã giúp nền kinh tế Mỹ phát triển vượt trội kể từ thời Adam Smith.
Mặc dù giờ đây, cậu đã có thể ăn trọn phần xúc xích dễ dàng như những chú cá voi nuốt gọn cá trích ở thủy cung, thì phần bánh mì vẫn còn khá khó khăn. (Nếu bạn muốn cược với bạn bè, hãy thách đố ai đó ăn hai chiếc bánh mì xúc xích trong vòng một phút mà không được uống nước, điều này gần như là không thể.) Vậy nên Kobayashi đã thử một cách khác. Trong khi một tay bẻ xúc xích và nhồi vào miệng, cậu dùng tay còn lại nhúng chỗ bánh mì vào cốc nước đã được cung cấp sẵn cho các thí sinh. Sau đó, cậu vắt kiệt chiếc bánh mì rồi mới đưa vào miệng. Việc này có vẻ như phản khoa học vì làm tăng phần nước vào dạ dày trong khi đáng lẽ cẩn dành chỗ trống để chứa bánh mì và xúc xích - tuy nhiên trên thực tế, chính việc nhúng bánh mì vào nước trước khi ăn lại tạo ra nhiều lợi thế. Ăn bánh mì ẩm giúp Kobayashi đỡ khát nước hơn trong suốt quá trình thi, do vậy tiết kiệm thời gian dừng lại uống nước. Cậu còn thử nghiệm và nhận thấy nước ấm sẽ hiệu quả hơn nước lạnh vì nó làm giảm độ căng cơ khi nhai. Cậu còn trộn một chút dầu thực vật vào nước để hỗ trợ việc nuốt.
Các thử nghiệm của cậu diễn ra không ngừng. Cậu ghi hình lại từng buổi tập, tổng hợp phân tích số liệu và luôn cố gắng tìm ra
những chỗ chưa hiệu quả, từng phần trăm giây bị lãng phí. Tiếp đến, cậu thử nghiệm về nhịp độ. Liệu có nên bắt đầu ăn thật nhanh trong 4 phút đầu, giảm tốc độ ở 4 phút giữa rỗi tăng tốc vào 4 phút cuối hay nên giữ nguyên một tốc độ trong cả 12 phút? (Câu trả lời của cậu là việc bắt đẩu thật nhanh là phương án tối ưu). Cậu còn phát hiện ra rằng việc ngủ thật nhiều trước đó là vô cùng quan trọng. Tập luyện thể hình cũng cần thiết không kém: Cơ khỏe sẽ hỗ trợ ăn nhanh hơn và kiềm chế không bị nôn ra. Cậu còn tìm ra được phương pháp nới rộng dạ dày trong khi ăn bằng cách nhún nhảy và vặn mình - một điệu nhảy mà sau này được đặt tên là “Điệu nhảy Kobayashi”.
Không chỉ tìm tòi ra những chiến thuật mới, Kobayashi còn thử nghiệm để loại bỏ những chiến thuật cũ không hiệu quả. Cậu không bắt chước những thí sinh khác luyện tập ở những nhà hàng tự chọn (“Làm như vậy tôi không tính được chính xác khối lượng mình đã ăn vào”). Cậu cũng không nghe nhạc trong khi ăn (“Tôi không muốn bị phân tán bởi những tiếng động khác”). Uống thật nhiều nước có thể giúp nới rộng dạ dày nhưng sau đó sẽ là thảm họa (“Tôi từng bị co giật, giống như những cơn co giật động kinh khi thử cách này. Cho nên đây nhất định là một sai lầm lớn”).
Khi kết hợp mọi yếu tố trên lại, Kobayashi nhận thấy rằng tập luyện thể chất đúng cách sẽ còn rèn luyện cho tinh thần tốt và dẻo dai hơn trong khi thi đấu: “Thông thường khi ăn khối lượng lớn như vậy liên tục trong 10 phút, thì 2 phút cuối sẽ rất khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn tập trung cao độ, chuyện đó sẽ trở nên dễ dàng và thoải mái. Bạn sẽ thấy đau nhức nhưng càng về sau bạn càng cảm thấy thích cảm giác đó. Nó giống như phê thuốc vậy.”
Nhưng còn một khả năng. Liệu rằng Kobayashi thực ra chỉ đơn giản là một người đặc biệt, bẩm sinh đã có khả năng ăn uống phi thường chứ không phải do tất cả những khám phá và rèn luyện trên đem lại?
Thực tế đã chứng minh điều đó không đúng khi những thí sinh khác bắt đầu luyện tập theo cách của cậu. Sau 6 năm liên tục giành chức vô địch tại cuộc thi đảo Coney, Kobayashi cuối cùng đã bị soán ngôi bởi Joey Chestnut “Quai hàm” - một thí sinh người Mỹ mà sau đó liên tiếp 7 năm giành chiến thắng tại cuộc thi.
Tuy nhiên, Chestnut luôn giành chiến thắng khá sát sao so với Kobi. Cả hai cùng đẩy kỷ lục thế giới lên những cột mốc mới, với mức cao nhất thuộc về Chestnut khi cậu ăn hết 69 chiếc bánh mì xúc xích trong vòng 10 phút (kể từ năm 2008 cuộc thi rút ngắn thời gian lại còn 10 phút thi đấu). Trong khi đó, một số lượng lớn đối thủ khác bao gồm Patrick Bertoletti “Đế dày” và Tim Janus “Thực khách bí ẩn” đã nhanh chóng ăn được nhiều bánh mì xúc xích hơn thành tích mà lần đầu tiên Kobayashi lập kỷ lục. Thí sinh giữ kỷ lục đối với nữ trong cuộc thi, Sonya Thomas “Góa phụ đen” nặng chưa đến 45kg, cũng đạt được kết quả tương tự khi ăn hết 45 chiếc trong vòng 10 phút. Một số đối thủ của Kobayashi đã làm theo những chiến thuật của cậu. Phần lớn họ đều nhận ra rằng, 40 hay 50 bánh mì xúc xích thực ra không phải là điều gì quá phi thường.
Năm 2010, Kobayashi gặp một số mâu thuẫn về hợp đồng với đơn vị tổ chức sự kiện đảo Coney. Cậu nói rằng phía tổ chức cuộc thi đã hạn chế cơ hội để cậu thi đấu ở những giải khác và do vậy cậu quyết định không đăng ký tham gia năm đó. Nhưng cuối cùng, cậu vẫn xuất hiện ở sự kiện và nhảy lên sân khấu trong sự cổ vũ
cuồng nhiệt của khán giả. Ngay lập tức, cậu bị còng tay và giải đi. Đây thực sự là một cảnh tượng không xứng đáng đối với một tên tuổi như Kobayashi. Buổi tối đó trong buồng giam, cậu chỉ được ăn bánh mì kẹp và sữa.
Tôi thấy vô cùng đói. Ước gì có xúc xích trong nay.
Liệu rằng thành công của Takeru Kobayashi có thể áp dụng vào những lĩnh vực khác có ý nghĩa hơn việc tăng tốc độ ăn bánh mì xúc xích? Chúng tôi tin rằng điều đó hoàn toàn có thể. Nếu tư duy một cách lập dị, chúng ta sẽ nhận ra được 2 bài học lớn từ câu chuyện này.
Bài học thứ nhất là về cách giải quyết vấn đề nói chung. Kobayashi đã dành thời gian nhận định lại vấn để cậu cần giải quyết. Trong khi những thí sinh khác đặt ra câu hỏi: Làm sao để ta ăn được nhiều xúc xích hơn? thi Kobayashi lại đưa ra câu hỏi hoàn toàn khác: Bằng cách nào ta có thể khiến xúc xích dễ ấn hơn? Chính câu hỏi này đã dẫn đến những thử nghiệm, phân tích và kết luận giúp cậu làm chủ cuộc chơi mới. Chỉ khi nhận định lại vấn để, Kobayashi mới có thể tìm được một bộ giải pháp mới.
Kobayashi đánh giá cuộc thi ăn hoàn toàn khác so với hoạt động ăn hằng ngày. Cậu nhìn nhận cuộc chơi như một môn thể thao - một môn khó nhằn, ít nhất là đối với đa số chúng ta - nhưng, cũng giống như bất kỳ môn thể thao nào khác, nó yêu cầu việc tập luyện nghiêm túc về cả thể chất lẫn tinh thần, kỹ thuật và chiến lược thi đấu. Nếu chỉ coi cuộc thi ăn như việc ăn hằng ngày với số lượng lớn hơn thì chẳng khác nào so sánh cuộc chạy thi marathon chỉ là việc đi bộ hằng ngày với tốc độ nhanh hơn. Trên thực tế, hầu hết chúng
ta đều có thể đi bộ, thậm chí cả một quãng đường dài khi cần thiết. Song, một cuộc chạy marathon chắc chắn phức tạp hơn thế nhiều. Dĩ nhiên để nhận định lại một vấn đề như cuộc • ■» ■ • • thi ăn có phần đơn giản hơn so với một số vấn đề khác như hệ thống giáo dục còn thiếu sót hay vấn đề đói nghèo muôn thuở - tuy vậy, ngay cả với những vấn đề phức tạp như trên, một cách tiếp cận thông minh nên bắt đầu bằng việc nhận định cốt lõi của vấn đề một cách sâu sắc như Kobayashi đã từng làm với vấn đề của cậu. Bài học thứ hai có thể rút ra từ thành công của Kobayashi chính là những giới hạn mà bản thân chúng ta chấp nhận hoặc chối bỏ. Trong buổi gặp mặt lần đầu tại nhà hàng cà phê Luxembourg, Kobayashi kể rằng ngay từ khi mới bắt đầu tập luyện, cậu đã không tin vào con số kỷ lục trước đó 25 và Vố. Cậu lý giải rằng con số kỷ lục không phản án chính xác năng lực thực sự của các thí sinh bởi các thí sinh trước đó đã đặt vấn đề sai về việc ăn bánh mì xúc xích. Cậu kết luận rằng con số kỷ lục do đó đã bị giới hạn bởi chính suy nghĩ của chúng ta.
Cậu đến với cuộc thi mà không hê lấy con số 25 và Vố làm mục tiêu. Cậu điều khiển suy nghĩ của mình mà không đề tâm đến con số, chỉ tập trung vào cách ăn. Nếu tâm trí lúc nào cũng để ý đến ngưỡng 25 và Số liệu cậu có giành được chiến thắng? Cũng có thể, nhưng chắc hẳn sẽ không phải với mọt thành tích gấp đôi kỷ lục cũ.
Trong một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng ngay cả những vận động viên chuyên nghiệp cũng có thể đạt được tiến bộ đáng kể chỉ nhờ những mẹo nhỏ đánh lừa họ. Trong một thí nghiệm, những vận động viên xe đạp được yêu cầu đạp hết tốc lực trên máy tập trên quãng đường tương đương 4.000m. Sau
đó, họ lặp lại nhiệm vụ này trong khi nhìn vào màn hình hiển thị của chính họ trong lần tập trước. Những vận động viên này không hề biết rằng những nhà nghiên cứu đã tăng tốc độ của màn hình lên so với thực tế. Kết quả là những vận động viên đó vẫn đuổi kịp tốc độ hiển thị trên màn hình, tức là đạt tốc độ nhanh hơn tốc độ tối đa mà họ đạt được trước đó. Nhà thần kinh học nổi tiếng Roger Bannister, người được biết đến với thành tích chạy một dặm chỉ trong chưa đẩy bốn phút đã từng nhận định rằng, “Bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể con người không phải tim hay phổi, mà chính là bộ não.”
Tất cả chúng ta trong cuộc sống đều đối mặt với những trở ngại về sức khỏe, tiền bạc, thời gian. Một số trở ngại dĩ nhiên là có thật. Trong khi đó, một số trở ngại lại do chính chúng ta tạo ra bằng việc đặt kỳ vọng cao vào các yếu tố xã hội bên ngoài, tự đặt ra cho bản thân ngưỡng thay đổi bao nhiêu sẽ là quá nhiều, hay đặt ra những chuẩn mực cho hành vi của con người. Lẩn tới, nếu bạn gặp phải trở ngại tạo ra bởi những con người không có được sự sáng tạo, trí tưởng tượng và nhiệt huyết như bạn, thì hãy cân nhắc đến việc thử gạt bỏ nó qua một bên. Bản thân việc giải quyết một vấn đề đã luôn mang nhiều khó khăn, việc đó sẽ còn khó gấp bội nếu ngay từ đầu bạn đã tự nhủ mình sẽ không làm được.
Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ về tác hại của những trở ngại do chính mình tạo ra, hãy thử làm một cuộc kiểm tra nhỏ như sau. Ví dụ đã lâu bạn không tập thể dục và bây giờ bạn đang muốn bắt đầu lại. Bạn quyết định bắt đẩu bằng việc chống đẩy. Bao nhiêu cái? Bạn sẽ tự nhủ, cũng lâu rồi không tập, chắc tầm 10 cái thôi. Giờ bạn bắt
đầu. Đến cái thứ mấy bạn sẽ bắt đầu cảm thấy mệt và nản? Tôi đoán là khoảng cái thứ 7 hoặc 8.
Thử tưởng tượng bạn đặt ra mục tiêu là 20 thay vì 10. Lần này bạn bắt đầu thấy mệt ở cái chống đẩy thứ mấy? Bạn cứ thử luôn xem sao, nằm xuống sàn nhà và bắt đầu chống đây. Bạn sẽ thấy mình vượt qua ngưỡng 10 từ lúc nào trước khi bắt đầu thấm mệt.
Chính bằng việc phủ nhận ngưỡng kỷ lục ăn xúc xích của các mùa giải trước mà Kobayashi đã vượt xa con sô 25 và Vs ngay trong lần thi đầu tiên. Trong cuộc thi ăn ở đảo Coney, mỗi thí sinh sẽ được hỗ trợ bởi một người phụ nữ trẻ làm nhiệm vụ giơ bảng đếm số lượng xúc xích họ ăn được cho khán giả. Năm đó, số bảng đếm được chuẩn bị không đủ đến con số mà Kobi ăn. Người hỗ trợ của Kobi đã phải thay thế bằng những tấm bảng trắng ghi vội con số lên đó. Khi cuộc thi kết thúc, một phóng viên đài truyền hình Nhật Bản đã đến hỏi cậu cảm giác lúc đó như thế nào.
Kobí trả lời, “Tôi vẫn có thể tiếp tục ăn được nữa”.
Chương 4
GIỐNG NHƯ KHI NHUỘM TÓC HỎNG,
MÀU TÓC THẬT NẰM Ở CHÂN TÓC
Chỉ một người suy nghĩ thực sự sâu sắc mới tìm ra được những hướng tiếp cận mới trong các vấn đề mà những người khác đã từng suy xét.
Tại sao điều này lại hiếm xảy ra đến vậy? Có thể bởi đa phần chúng ta mỗi khi tìm cách nhìn nhận và giải quyết một vấn đề luôn lập tức hướng sự chú ý của mình đến những nguyên nhân bên ngoài và dễ nhìn thấy nhất. Thói quen này có thể là một hành vi được rèn luyện trong quá trình trưởng thành mà cũng có thể được hình thành cùng với sự sinh ra của loài người.
Vào thời tiền sử, khả năng nhận biết chùm quả trong một bụi rậm có thể ăn được hay không là vấn đề sống còn. Thông thường nếu chú ý nhìn hiện tượng xảy ra xung quanh đối với những loài động thực vật gần đó, bạn sẽ dễ dàng tìm được câu trả lời. Ngay đến tận thời đại ngày nay, nguyên nhân gần nhất vẫn là nơi mọi người-tập trung sự chú ý nhiều nhất. Nếu bỗng nhiên thấy đứa con ba tuổi đang khóc lóc, đứng bên cạnh là cậu anh năm tuổi cười ranh mãnh tay cầm cái búa nhựa, thì chắc hẳn cái búa là nguyên nhân của tiếng khóc kia.
Tuy nhiên, những vấn để xã hội quan tâm hiện nay như tội phạm, bệnh tật, chính quyển yếu kém lại phức tạp hơn nhiều.
Nguyên nhân sâu xa của những vấn để đó không hề rõ ràng, trực tiếp hay đơn giản như thế. Do vậy, thay vì tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, chúng ta thường chi hàng tỷ đô-la giải quyết bề nổi và sau đó vẫn phải đau đầu vì vấn đề còn nằm đó. Suy nghĩ một cách lập dị có nghĩa chúng ta cần dành thời gian và cố gắng hết sức để xác định được nguyên nhân sâu xa gốc rễ của vấn đề.
Dĩ nhiên, điều này nói dễ hơn làm. Ví dụ như nạn nghèo đói? Nguyên nhân nào gây nên chúng? Câu trả lời trực tiếp là do thiếu tiền và thức ăn. Vậy nên về lý thuyết, để giải quyết đói nghèo chúng ta chỉ cần vận chuyển thật nhiều lương thực và tiền bạc đến những vùng đói nghèo.
Chính phủ và các tổ chức cứu trợ trên thế giới đã làm việc này trong nhiều năm qua. Vậy tại sao vấn đề vẫn tiếp diễn tại chính những vùng đó?
Đó là do đói nghèo là một hiện tượng tạo ra bởi sự thiếu vắng một nền kinh tế được xây dựng trên nền tảng một hệ thống chính trị, pháp lý và xã hội bền vững. Vấn đề này khó mà giải quyết được chỉ bằng một chiếc máy bay chất đẩy tiền. Tương tự như vậy, nạn đói không phải do việc thiếu hụt lương thực. Nhà kinh tế học Amartya Sen đã từng định nghĩa trong cuốn sách nổi tiếng của mình Nghèo và Đói, “Nạn đói là hiện tượng khi con người không có đủ thức ăn.” Tại những quốc gia với thể chế chính trị phục vụ chỉ một nhóm giai cấp trong xã hội, lương thực thường bị tước đoạt khỏi những nhóm người cần nó nhất. Trong khi đó ở Mỹ, người dân vứt bỏ khoảng 40% số thức ăn họ mua.
Tuy vậy, để giải quyết những khiếm khuyết của thể chế kinh tế chính trị xã hội sẽ khó hơn rất nhiều so với việc chất lương thực lên
máy bay và vận chuyển đến những nơi nghèo đói. Vậy nên, ngay cả khi đã xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, chúng ta đôi khi vẫn bị mắc kẹt. Tuy nhiên trong chương này, đôi khi những điều không thể lại trở nên khả thi và kỳ tích có thể xảy ra.
Trong Kinh tế học hài hước, chúng ta đã kiểm tra nguyên nhân của sự tăng giảm nạn bạo lực ở Mỹ. Vào năm 1960, tội phạm bạo lực đột nhiên tăng mạnh. Cho đến năm 1980, số vụ giết người tăng gấp đôi, đạt đỉnh điểm trong lịch sử. Trong những năm tiếp theo, tỷ lệ này vẫn ở mức cao nhưng bắt đầu giảm kể từ năm 1990 và tiếp tục giảm sau đó.
Vậy điều gì đã xảy ra?
Rất nhiều lời giải thích đã được đưa ra và chúng ta cũng đã tự kiểm định lại một vài giả thuyết trong cuốn sách trước. Dưới đây là hai nhóm giả thuyết trong số đó. Một nhóm có ý nghĩa rất lớn trong việc làm giảm nạn bạo lực, nhóm còn lại thì không. Bạn có thể nhận ra nhóm giả thuyết nào có ý nghĩa không?
Thắt chặt luật sử dụng súng
Tăng số lượng cảnh sát
Nền kinh tế tăng trưởng
Tăng phạt tù
Tăng mức phạt hành chính
Buôn bán thuốc phiện giảm
Bạn thấy hai nhóm giả thuyết trên đều có vẻ rất hợp lý đúng không? Trên thực tế, nếu không bắt tay vào nghiên cứu số liệu và tiến hành phân tích, hầu như sẽ rất khó có thể biết được câu trả lời. Vậy câu trả lời là gì?
Những nguyên nhân thuộc Nhóm A mặc dù thoạt nghe thì có vẻ hợp lý nhưng trên thực tế lại không có tác động nhiều sự suy giảm của nạn bạo lực. Điều này có thể khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên. Số lượng tội phạm dùng súng giảm? Bạn sẽ nghĩ chắc hẳn phải do đã có luật mới ban hành thắt chặt việc sử dụng súng hơn - cho đến khi bạn nhìn vào con số thống kê và thấy rằng hầu hết tội phạm sử dụng súng hầu như không quan tâm đến luật sử dụng súng hiện hành.
Có thể bạn cũng cho rằng tình hình kinh tế tăng trưởng liên tục trong những năm 1990 sẽ có tác động tích cực đến tệ nạn xã hội, tuy nhiên, các con số thống kê cho thấy tỷ lệ tội phạm không có mối liên quan nào đến tình hình kinh tế. Trên thực tế, khi cuộc Đại suy thoái kinh tế bắt đầu vào năm 2007, nhiều học giả uyên thâm đã cảnh báo thế giới về nguy cơ bạo lực bùng phát. Nhưng cuối cùng, điều đó không thể xảy ra. Trong giai đoạn khó khăn nhất của cuộc khủng hoảng, số vụ giết người giảm thêm 16%. Ngày nay, số vụ giết người có thể còn thấp hơn cả trong năm 1960.
Trong khi đó, những nguyên nhân của Nhóm B - tăng phạt tù, tăng mức phạt hành chính, giảm buôn bán thuốc phiện - lại chính là những yếu tố làm giảm nạn bạo lực. Tuy nhiên, nếu chúng ta đào sâu phân tích những yếu tố trên, chúng vẫn chưa đủ để tạo ra sự suy giảm đáng kể của nạn bạo lực mà chúng ta đang nghiên cứu. Phải có một câu trả lời khác rõ ràng hơn.
Hãy xem xét thật kỹ những nguyên nhân Nhóm B. Liệu chúng có phải là những nguyên nhân gốc rễ của vấn nạn bạo lực? Không hẳn. Chúng chỉ có thể được coi là những nguyên nhân tạm thời. Rõ ràng,
tăng số lượng cảnh sát và bỏ tù nhiều tội phạm sẽ làm giảm đáng kể số vụ phạm tội trong ngắn hạn, vậy còn trong dài hạn? Trong cuốn Kinh tế học hài hước, chúng ta đã nhận định được một yếu tố còn thiếu: Luật pháp chính thức cho phép phá thai vào đầu những năm 70 của thế kỷ XX. Cách giải thích có vẻ khó nghe nhưng lại khá đơn giản. Tăng tỷ lệ phá thai đồng nghĩa với ít trẻ em ra đời ngoài ý muốn, điều đó có nghĩa số trẻ em lớn lên trong môi trường khó khăn và có nguy cơ cao trở thành tội phạm xã hội sẽ giảm đi.
Với những vấn đề đặt ra về mặt đạo đức và chính trị xoay quanh việc phá thai ở Mỹ từ trước đến nay, giả thuyết này có thể sẽ chọc giận những người phản đối nạn phá thai. Chúng tôi đã phải chuẩn bị sẵn tinh thần ứng phó với búa rìu dư luận.
Trái với dự đoán, giả thuyết của chúng tôi không gây quá nhiều bất bình. Lý do khả dĩ nhất là bởi độc giả đủ thông minh để hiểu rằng chúng tôi chỉ ra việc phá thai nằm trong chuỗi quá trình giúp làm giảm số vụ bạo lực thay vì là nguyên nhân thực sự tạo ra bạo lực. Vậy nguyên nhân gốc rễ ở đây là gì? Giải thích một cách đơn giản là do quá nhiều trẻ em sinh ra và lớn lên trong môi trường xấu nên dễ hình thành nguy cơ phạm tội sau này. Do vậy, thế hệ sau khi việc phá thai được chấp nhận sẽ bao gồm ít người trưởng thành phải lớn lên trong những môi trường tệ hại như vậy.
Đối diện với những nguyên nhân gốc rễ đôi khi khiến chúng ta hụt hẫng và e ngại. Có thể đó là lý do tại sao đôi khi chúng ta hay cố tình phớt lờ chúng. về vấn đề tội phạm, nếu chỉ tranh luận về cảnh sát, nhà tù và luật pháp sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với bàn luận về cách để các ông bố bà mẹ có trách nhiệm với con cái hơn. Nhưng
nếu không muốn phí phạm thời gian vào những cuộc tranh luận vô nghĩa xung quanh vấn đề tội phạm, đã đến lúc bạn cần bắt đẩu bàn luận về việc làm sao để các bậc phụ huynh mang đến cho con cái họ cơ hội sống một cuộc sống tích cực và ý nghĩa.
Đây không phải là một chủ để đơn giản để bàn luận. Tuy nhiên, khi cố gắng giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn để, ít nhất bạn sẽ hiểu rằng mình đang thực sự tìm kiếm câu trả lời chứ không phí phạm thời gian vật lộn với cái bóng của nó.
Việc nghiên cứu những thế hệ trước để tìm hiểu về nguyên nhân gốc rễ có vẻ mất nhiều thời gian và dễ khiến bạn nhụt chí. Tuy nhiên trong một sổ trường hợp, mỗi thế hệ chỉ như một cái chớp mắt.
Thử tưởng tượng bạn đang làm cổng nhân trong một nhà máy Đức. Tan ca, bạn ngồi ở sảnh uống bia với đám bạn, những người cũng đang chán nản về tình hình tài chính của mình. Nền kinh tế có dấu hiệu đi lên nhưng dường như bạn và những người xung quanh vẫn giậm chân tại chỗ. Trong khi đó, chỉ ở cách đó không xa, người dân ở những tỉnh khác lại đang làm ăn tốt hơn rất nhiều. Tại sao lại vậy?
Để tìm ra câu trả lời, chúng ta lại một lần nữa phải quay ngược thời gian trở về thế kỷ XVI. Vào năm 1517, một thầy tu tên là Martin Luther đã thu thập 95 người để cùng chống đối Nhà thờ Công giáo La Mã. Một trong những hoạt động mà ông đặc biệt ghê tởm là việc nhà thờ bán ân xá cho lỗi lầm của những nhà tài trợ lớn nhằm tăng quỹ cho nhà thờ. (Nếu còn sống đến bây giờ chắc hẳn Luther cũng sẽ phê phán không tiếc lời về chính sách thuế cho quỹ đầu cơ và công ty góp vốn tư nhân tại Mỹ).
Một động thái của Luther là bắt đầu chiến dịch Cải cách Tin lành. Nước Đức lúc bấy giờ gổm hơn 1.000 khu tựt.trị, mỗi khu được cai quản bởi một công tước. Một vài công tước trong số này đã theo Luther cùng đạo Tin lành, những người còn lại vẫn trung thành với Nhà thờ. Sự phân giáo này đã nổ ra trong hàng thập kỷ trên khắp châu Âu, liên tục dẫn đến các cuộc đổ máu. Vào năm 1555, hai bên đã đạt được một thỏa thuận tạm thời là Hòa ước Augsburg cho phép các công tước của Đức được quyền tự do chọn lựa tôn giáo trong lãnh thổ của họ. Ngoài ra, nếu một gia đình sống trong khu vực mà công tước chọn đạo Tin lành nhưng lại muốn theo đạo Công giáo, họ sẽ có quyển được chuyển đến khu vực theo đạo Công giáo và ngược lại.
Vậy là lãnh thổ nước Đức được chia thành các khu vực tôn giáo. Công giáo phổ biến ở khu vực Đông
Nam và Tây Bắc trong khi đạo Tin lành chiếm lĩnh miễn Trung và Đông Bắc; những vùng còn lại tồn tại cả hai.
Giờ hãy vượt qua 460 năm để trở lại thời đại ngày nay. Nhà kinh tế học trẻ tuổi Jorg Spenkuch đã phát hiện ra rằng nếu ta đặt bản đồ hiện tại của Đức chổng lên tâm bản đổ từ thế kỷ XVI, các khu vực tôn giáo hầu như không đổi. Những khu vực của đạo Tin lành trước kia giờ đây vẫn là nơi sinh sống của người dân theo đạo Tin lành và đạo Công giáo cũng vậy (chỉ trừ khu vực Tây Đức do một bộ phận lớn người dân đã theo chủ nghĩa vô thần trong giai đoạn Cộng sản). Lựa chọn của các công tước từ hàng trăm năm trước tới giờ vẫn tiếp tục thống trị xã hội hiện đại.
Có thể đây vẫn chưa phải là phát hiện quá bất ngờ đối với nhiều người. Nước Đức từ trước đến giờ vẫn là một quốc gia thấm nhuần các giá trị truyền thống. Tuy nhiên, khi Spenkuck nghiên cứu sâu hơn các tấm bản đồ, anh đã tìm ra một sự thật đáng ngạc nhiên. Sự phân chia khu vực theo tôn giáo còn trùng hợp với sự khác biệt về kinh tế giữa các vùng: người dân sống trong khu vực đạo Tin lành kiêm nhiều tiền hơn so với những người sống trong khu vực đạo Công giáo. Mức chênh lệch không quá lớn - chỉ khoảng 1% - nhưng vẫn là một sự khác biệt rõ ràng. Như vậy, nếu ngài công tước ở khu vực bạn ở đã chọn Công giáo từ hàng trăm năm trước, thì khả năng cao là giờ đây bạn sẽ nghèo hơn so với việc nếu ngài ấy chọn theo bước Martin Luther.
Chúng ta sẽ giải thích sự phân chia thu nhập trên như thế nào? Dĩ nhiên một phần là do những nguyên nhân hiện tại. Có thể nhóm dân cư có thu nhập cao hơn là do họ nhận được sự giáo dục tốt hơn, có gia đình hạnh phúc hơn, hoặc do sống gần những khu vực có nhiều cơ hội việc làm với mức lương cao hơn.
Tuy nhiên, spenkuck sau khi phân tích những số liệu liên quan đã phát hiện ra rằng những nhân tố trên không tạo ra sự chênh lệch thu nhập. Chỉ có một nguyên nhân duy nhất: Đó chính là tôn giáo. Anh đi đến kết luận rằng cư dân sống ở khu vực đạo Tin lành kiếm nhiều tiền hơn cư dân sống ở khu vực Công giáo đơn giản bởi vì họ theo đạo Tin lành!
Tại sao lại như vậy? Liệu chăng trong đạo Tin lành có tư tưởng thân hữu nên những ông chủ theo đạo này dành cho công nhân cùng đạo công việc tốt hơn? Điều này hẳn nhiên là không đúng. Bởi thực tế chỉ ra rằng mức tiền lương tính theo giờ của người theo đạo
Tin lành không cao hơn so với đạo Công giáo - nhưng cuối cùng họ vẫn có mức thu nhập cao hơn. Vậy spenkuch giải thích mức chênh lệch thu nhập này như thế nào?
Anh đã đưa ra 3 nhân tố:
Người Tin lành thường làm việc nhiều giờ một tuần hơn người Công giáo.
Người Tin lành có xu hướng tự kinh doanh cao hơn người Công giáo.
Phụ nữ đạo Tin lành chọn đi làm nhiều hơn
• • • phụ nữ Công giáo.
Jorg Spenkuch còn tìm thấy những minh chứng cho luận điểm của mình từ quan điểm làm việc của người theo đạo Tin lành. Đó chính là học thuyết của nhà xã hội học Max Weber từ những năm đầu thế kỷ XX cho rằng chủ nghĩa tư bản khởi đẩu ở châu Âu theo từng khu vực là do đạo Tin lành quan niệm rằng làm việc chăm chỉ là một trong những sứ mệnh thiêng liêng của họ.
Vậy những người công nhân trong nhà máy đang chìm đắm trong men bia để quên sầu đời có thể làm gì? Đáng tiếc là không có nhiều cơ hội để họ thay đổi. Có vẻ đã quá muộn để họ bắt đầu lại và tập dần thói quen làm việc nhiều hơn. Nhưng ít nhất, họ có thể cân nhắc việc để con cái học theo cách làm việc của những người theo đạo Tin lành xung quanh khu vực đó.
Khi bắt đầu nhìn thế giới từ một lăng kính sâu rộng hơn, bạn sẽ nhận thấy rất nhiều sự việc ở hiện tại đều được chi phối bởi những nguyên nhân gốc rễ từ hàng thế kỷ trước.
Ví dụ như, tại sao người dân ở một số thành phố ở Áo có xu hướng tham gia những chương trình nhân đạo hơn những khu vực
khác. Nhiều nhà nghiên cứu đã cùng giải thích rằng, vào thời Trung cổ, những thành phố này là khu tự trị chứ không chịu sự thống trị của Chúa tể Norman. Chính sự độc lập này đã tạo nên niềm tin của người dân đối với các tổ chức nhân đạo.
Ở châu Phi, những quốc gia từng giành lại độc lập từ thực dân xâm lược thường trải qua những cuộc chiến tranh đẫm máu và hệ thống chính trị bất ổn; trong khi những quốc gia khác lại không như vậy. Tại sao? Một nhóm hai học giả đã tìm được lời giải đáp từ hàng trăm năm về trước. Khi chính quyền châu Âu bắt đầu chiến dịch “Thôn tính châu Phi” vào thế kỷ XIX, họ quan sát bản đồ để tiến hành chia cắt lãnh thổ. Họ dựa vào hai tiêu chí để đặt ranh giới cho các vùng lãnh thổ đó: vùng đất liền và biển. Các nước thực dân này không hê cân nhắc đến những tộc người châu Phi sống trên những vùng đất đó trước đây ra sao, đối với họ hầu như người châu Phi nào cũng giống nhau cả.
Cách thức này có vẻ hợp lý nếu bạn áp dụng để cắt một chiếc bánh. Nhưng dùng để phân chia một lục địa dĩ nhiên không đơn giản như vậy. Rất nhiều ranh giới lập nên đã chia cắt những dân tộc lớn vốn đang sống hòa thuận. Vậy là đột nhiên một số người thuộc dân tộc này lại phải chung sống cùng một số người từ dân tộc khác mà trước đây họ chưa từng quen biết để cùng tạo nên một quốc gia mới. Xung đột sắc tộc có diễn ra thời gian đó nhưng thường bị dập tắt ngay bởi chính quyền thực dân. Tuy nhiên, khi người châu Âu rút về nước, những quốc gia châu Phi đã bị thực dân làm xáo trộn sắc tộc trở nên hiếu chiến hơn bao giờ hết.
Nam Mỹ cũng là một khu vực đến giờ vẫn còn chịu ảnh hưởng của vết thương do chế độ thực dân gây ra. Những nhà thám hiểm
Tây Ban Nha tìm thấy vàng bạc ở Peru, Bolivia và Colombia đã biến những người dân bản địa thành nô lệ để làm việc trong các hầm mỏ. Điều này dẫn đến ảnh hưởng lâu dài nào? Nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng người dân ở những khu vực này ngày nay nghèo hơn, trẻ em không nhận được chế độ giáo dục tốt và ít được tiêm phòng bệnh hơn những vùng lân cận.
Có một ví dụ khác cho thấy chế độ nô lệ đã tạo ra ảnh hưởng lâu dài trong lịch sử. Roland Fryer, nhà kinh tế học của Đại học Harvard, luôn trăn trở về việc làm sao để rút ngắn khoảng cách giữa người da trắng và da đen về giáo dục, thu nhập và y tế. Cách đây không lâu, ông đã bắt đầu lý giải được tại sao người da trắng lại phát triển nhanh hơn vài năm so với người da đen. Ông để tâm vào một thực trạng: Bệnh tim, căn bệnh giết chết nhiều người nhất lại thường xuất hiện ở người da đen hơn so với ở người da trắng.
Fryer nghiên cứu tất cả các số liệu liên quan đến căn bệnh này. Song, ông nhận ra rằng những nguyên nhân tưởng chừng như rõ ràng bao gồm chế độ ăn uống, hút thuốc, thậm chí đói nghèo lại không thể tạo ra sự chênh lệch đó.
Một ngày nọ, ông đã tìm thấy một tín hiệu khả quan. Fryer chợt chú ý đến một bức họa cổ mang tên “Người Anh nếm mồ hôi của người châu Phi”. Bức tranh minh họa một người đàn ông buôn bán nô lệ thời xưa đang liếm mặt người nô lệ ở Tây Phi.
Người lái buôn làm vậy để làm gì?
Một giả thuyết là ông ta làm vậy để kiểm tra tình trạng sức khỏe của người nô lệ vì muốn đảm bảo rằng không có tên nô lệ bị bệnh nào lên tàu và truyền bệnh cho những người còn lại. Fryer đặt câu hỏi liệu có phải tên buôn người đang kiểm tra “độ mặn” của người nô lệ. Mồ hôi dĩ nhiên là chỉ có vị mặn. Nếu đúng như vậy thì việc đó để làm gì - và liệu đáp án cho câu hỏi này có mang đến một lời giải đáp cho trăn trở của Fryer?
Quãng đường vận chuyển nô lệ trên biển từ châu Phi đến châu Mỹ thường rất dài và đáng SỢ; nhiều người nô lệ đã bị chết trên đường đi. Nguyên nhân tử vong chủ yếu là do mất nước. Vậy nhóm người nào sẽ ít có khả năng bị mất nước hơn? Câu trả lời là những người có nồng độ muối cao hơn. Nếu cơ thể bạn có khả năng trữ
muối có nghĩa bạn có khả năng trữ nước tốt hơn, và như vậy bạn sẽ ít có nguy cơ tử vong hơn trên hành trình vượt biển. Vậy nên có thể tên buôn người trong bức tranh đang chọn lọc những người nô lệ “có vị mặn hơn” để giảm thiểu rủi ro trong việc buôn bán này.
Fryer là một người da đen và ông đã trình bày giả thuyết của mình cho David Cutler - một nhà nghiên cứu y tế người da trắng nổi tiếng và cũng là đồng nghiệp của ông tại Harvard. Ban đầu, Cutler cho rằng giả thuyết này “hoàn toàn điên rồ”, nhưng sau một vài nghiên cứu sâu hơn, ông dần bị thuyết phục. Trên thực tế, giả thuyết này đã được nêu ra trong một vài nghiên cứu về y tế trước đó, nhưng luôn gặp phải sự phản đối gay gắt.
Fryer bắt đầu ghép nối các giả thuyết với nhau. Ông lập luận, “Bạn có thể nghĩ rằng nếu người nào có khả năng sống sót sau một hành trình gian khổ như vậy có nghĩa là họ có sức khỏe tốt và tuổi thọ cao. Tuy nhiên, cách thức chọn lựa kỳ quặc đó lại chỉ ra rằng bạn có thể vượt qua được một thử thách cam go như quãng đường vận chuyển nô lệ, nhưng cũng đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ mắc chứng cao huyết áp và các bệnh liên quan khá cao. Nồng độ muối cao còn là một đặc tính di truyền, có nghĩa là đời con cháu của họ, ví như người Mỹ gốc Phi sẽ có khả năng bị cao huyết áp và các bệnh tim mạch khác cao hơn.”
Fryer tiếp tục tìm kiếm thêm bằng chứng cho giả thuyết của minh. Tỷ lệ người Mỹ gốc Phi bị cao huyết áp cao hơn 50% so với người Mỹ da trắng. Dĩ nhiên, điều này hoàn toàn có thể do chế độ ăn uống và thu nhập khác biệt. Vậy còn tỷ lệ cao huyết áp đối với những người da đen trong các nhóm cư dân khác thì sao? Fryer nghiên cứu về người da đen ở vùng Caribe - một cộng đồng da đen