🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tự - Điển Danh Ngôn Thế Giới
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
TỰ - ĐIỂN DANH NGÔN THẾ GIỚI
XUÂN TƯỚC – BẰNG GIANG
SỐNG MỚI XUẤT BẢN
30B, Phạm–Ngũ–Lão SAIGON
---------------------------------------
Đánh máy : Lười Đọc Sách, Orion Khoai Môn, suongdem, Lazer, dtpmai189, vũ liên chi, langtu, nistenrooy47, Anh Duy, luthevien.
Kiểm tra chính tả : Lười Đọc Sách, suongdem, Orion Khoai Môn, Ca Dao. Biên tập ebook : Bùi Ánh Tâm.
Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận
« SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG »
của diễn đàn TVE-4U.ORG
Cảm ơn tác giả XUÂN TƯỚC – BẰNG GIANG
đã chia sẻ kiến thức đến người đọc.
https://thuviensach.vn
XUÂN TƯỚC – BẰNG GIANG
TỰ-ĐIỂN
DANH-NGÔN THẾ-GIỚI
SỐNG MỚI XUẤT BẢN
30B, Phạm–Ngũ–Lão SAIGON
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
Lời nói đầu
A
ÁI TÌNH (Tình ái – Tình yêu – yêu thương)
- ÁI TÌNH LÀ GÌ ?
- THUỞ BAN ĐẦU
- TÌNH YÊU KHÔNG THỂ CHE GIẤU
- NUÔI DƯỠNG
- LY TÌNH, TƯƠNG TƯ
- ĐAU KHỔ
- GHEN
- HẠNH-PHÚC
- TÌNH VÀ TIỀN
- CHUNG THỦY
- TÌNH YÊU TUYỆT ĐỈNH
ANH EM – CHỊ EM
ANH-HÙNG - HÀO KIỆT
ĂN NÓI (lời nói, tiếng nói, nói)
ĂN UỐNG
ÂN TRẠCH (Làm ơn – Thi ơn)
B
BÁC ÁI (nhơn ái)
BÀ CON
BẠN BÈ (Bằng hữu)
- BẠN BÈ LÀ GÌ ?
https://thuviensach.vn
- CHỌN BẠN
- THAY ĐỔI
- XÂY DỰNG
- THỬ THÁCH TRONG HOẠN NẠN
BÁO OÁN (báo thù, trả thù)
BỀ NGOÀI (hình thức, nội dung)
- NGOÀI TỐT, TRONG XẤU
- NGOÀI XẤU, TRONG TỐT
- NGOÀI, TRONG ĐỀU TỐT
- LỜI RĂN
BIẾT ƠN (Nhớ ơn, Tri ân, Trả ơn, báo ân) - NHỚ ƠN
- TRẢ ƠN
BỘI ÂN (Quên ơn, Vong ân)
BUỒN (Sầu, Ưu phiền)
C
CAN ĐẢM (Dũng cảm, Gan dạ)
CẨN MẬT - BẤT CẨN
CẨN THẬN
CHA MẸ
- BỔN PHẬN – CÔNG ƠN
- THƯƠNG YÊU
- NUÔI NẤNG
- DẠY DỖ
- CON CÁI KHÔNG GIỐNG CHA MẸ CHA CON
https://thuviensach.vn
CHA VÀ CON GÁI
CHA VÀ CON TRAI
CHÂN LÝ (sự thật)
CHẾ NHẠO (Nhạo báng)
CHẾT
- SỢ CHẾT
- COI NHẸ CÁI CHẾT - CÁCH CHẾT CHÍ KHÍ (Ý chí – Quyết chí – Thiện chí) CHIẾN TRANH
- CHIẾN TRANH VÀ HÒA BÌNH CHUYÊN CẦN (Siêng năng)
CHỒNG CON
CON CÁI (con nít, con trẻ)
CON CÁI ĐỐI VỚI CHA MẸ
- YÊU MẾN
- VÂNG LỜI
- KÍNH TRỌNG
- BIẾT ƠN
- GIÚP ĐỠ
CON GÁI
CÔNG BẰNG
CÔNG LÝ
CÔNG DANH
CÔNG TƯ
CỜ BẠC
CƯỜI
https://thuviensach.vn
D
DẠI KHÔN
- DẠI
- KHÔN
- DẠI KHÔN
DANH DỰ
DANH GIÁ (Thanh danh)
- DANH GIÁ ?
- ĐỀ CAO
- COI THƯỜNG, KHÔNG KHOE KHOANG
- HÁM DANH, HIẾU DANH
- ĐỂ MẤT
DÂN CHỦ
Dĩ VÃNG (quá khứ)
- DĨ VÃNG
- DĨ VÃNG - HIỆN TẠI
- DĨ VÃNG - TƯƠNG LAI
- DĨ VÃNG - HIỆN TẠI - TƯƠNG LAI
DU LỊCH
DỤC VỌNG
(Ham muốn, Tham lam, Tham vọng, Nhân dục, Thị dục) - CÁI HẠI CỦA DỤC VỌNG
- DỤC VỌNG KHÔNG GIỚI HẠN
- HẠN CHẾ DỤC VỌNG
- TRÁNH DỤC VỌNG
Đ
https://thuviensach.vn
ĐÀN BÀ (Con gái – Phụ-nữ)
- TỔNG-QUÁT
- ĐẸP
- TRANG ĐIỂM
- NGÔN NGỮ
- TẬT XẤU
- TÍNH TỐT
- NƯỚC MẮT
- TÌNH CẢM
ĐÀN BÀ – ĐÀN ÔNG (Gái trai – Vợ chồng) ĐÀN ÔNG
ĐẠO ĐỨC (Đạo lý – Đức hạnh)
- ĐẠO ĐỨC
- ĐẠO ĐỨC VÀ TẬT XẤU
- ĐẠO ĐỨC VỚI PHỤ NỮ
ĐAU KHỔ (Thống khổ)
- ĐAU KHỔ LÀ VỐN CỦA CON NGƯỜI - ĐAU KHỔ - CAO ĐẸP
- ĐAU KHỔ - CHỊU ĐỰNG
- ĐAU KHỔ - HẠNH PHÚC
- ĐAU KHÓ - SÁNG TÁC
ĐẸP
- ĐẸP ?
- CÁI ĐẸP CÓ LỢI
- CÁI ĐẸP CÓ HẠI
- CÁI ĐẸP VÀ CÁI HẠNH
https://thuviensach.vn
ĐIỀU ĐỘ (Tiết độ)
ĐOÀN KẾT (Hợp quần)
ĐỌC SÁCH
- ĐỌC SÁCH ĐỂ LÀM GÌ ?
- ĐỌC NHƯ THẾ NÀO ?
- ĐỌC SÁCH : LỢI ÍCH VÀ HỨNG THÚ - ĐỌC SÁCH CÓ HẠI CHĂNG ?
ĐÓI NO
ĐỘC ÁC (Hiểm ác – Hung dữ)
- ĐỘC ÁC ?
- ĐỘC ÁC : PHẢN BỘI
- HẠI MÌNH
- THIỆN ÁC
G
GANH TỴ
GIA ĐÌNH (Gia tộc)
- GIA ĐÌNH ?
- XÂY DỰNG
- ĐỖ VỠ
GIÀ
- GIÀ
- TUỔI GIÀ và KINH NGHIỆM
- TUỔI GIÀ ĐẸP TỐT
- TUỔI GIÀ ĐI XUỐNG
- KÍNH TRỌNG NGƯỜI GIÀ
- GIÀ TRẺ
https://thuviensach.vn
GIẢ DỐI
GIẢN DỊ
GIẬN
(Giận hờn, giận dữ, phẫn nộ, thịnh nộ)
- GIẬN
- HẬU QUẢ TAI HẠI
- TRÁNH HỜN GIẬN
GIÁO DỤC (dạy dỗ)
- GIÁO DỤC ?
- MỤC ĐÍCH
- KHẢ NĂNG CỦA GIÁO DỤC
- TRẺ NHỎ CẦN ĐƯỢC GIÁO DỤC
- PHƯƠNG PHÁP, THÁI ĐỘ GIÁO DỤC - KẾT QUẢ GIÁO DỤC
- GIÁO DỤC CẦN THIẾT SUỐT ĐỜI GIÀU NGHÈO
- GIÀU
- NGHÈO
- GIÀU NGHÈO
- GIÀU THÌ LO
- NGHÈO THÌ KHỔ
- MÀ CÓ HY VỌNG
- VÀI LỜI KHUYÊN
GIÈM PHA (Nói gièm, nói xấu)
GƯƠNG
(Gương mẫu - Làm gương - Ảnh hưởng - Bắt chước)
https://thuviensach.vn
- GƯƠNG MẪU
- ẢNH HƯỞNG
- BẮT CHƯỚC
H
HÀ TIỆN (Keo-kiệt, bủn-xỉn)
HẠNH PHÚC
- Ý-NGHĨA CỦA HẠNH-PHÚC
- CHÂN HẠNH-PHÚC
- TÌM HẠNH-PHÚC
- HẠNH-PHÚC VÀ CON NGƯỜI
- SỐNG HẠNH-PHÚC
HÀNH-ĐỘNG
- MỤC-ĐÍCH CỦA HÀNH-ĐỘNG
- HÀNH-ĐỘNG TỐT
- HÀNH-ĐỘNG XẤU
- ĐƯỜNG LỐI HÀNH-ĐỘNG
- HÀNH-ĐỘNG CỦA KẺ KHÁC
- HÀNH-ĐỘNG ĐỐI NGHỊCH
- KẾT QUẢ CỦA HÀNH-ĐỘNG
HÈN NHÁT
HIỂU BIẾT
- BIẾT ĐÚNG
- BIẾT SAI
- SỰ HIỂU BIẾT CỦA CON NGƯỜI
HIẾU-THẢO
- CÓ HIẾU
https://thuviensach.vn
- BẤT HIẾU
- HIẾU VÀ TRUNG
HỌ-HÀNG
HOÀ-BÌNH
- Ý-NGHĨA CỦA HOÀ-BÌNH
- DĨ HOÀ VI QUÝ
- GIÁ TRỊ CỦA HOÀ BÌNH
- HOÀ BÌNH VĨNH CỬU
- KẺ THÙ CỦA HOÀ BÌNH
HOA
- HOA THƠM
- CHƠI HOA
- HOA CAO-QUÝ
HOÀN-CẢNH
- ẢNH HƯỞNG CỦA HOÀN CẢNH - SỐNG THEO HOÀN-CẢNH
HỌA PHÚC
HOÀI NGHI
HỌC HÀNH
- GIÁ-TRỊ CỦA SỰ HỌC
- HỌC HỎI
- HỌC VÀ HÀNH ĐI ĐÔI
- PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
- KẾT-QUẢ CỦA SỰ HỌC
- HỌC SINH
- THẦY HỌC (DẠY HỌC)
https://thuviensach.vn
HỐI HẬN
- Ý-NGHĨA CỦA SỰ HỐI-HẬN
- HỐI HẬN VÀ TỘI LỖI
HỘI HỌA
HÔN (Cái hôn)
HÔN-NHÂN
- Ý-NGHĨA CỦA HÔN-NHÂN
- ĐƯỜNG-LỐI HÔN-NHÂN
- HÔN-NHÂN TƯƠNG-XỨNG, BẤT-XỨNG. - SỐNG TRONG HÔN-PHỐI
- KẾT-QUẢ CỦA HÔN-NHÂN
HUNG-BẠO (hung-ác)
- TÍNH HUNG-BẠO
- NGƯỜI HUNG BẠO
- GIÚP KẺ HUNG BẠO
- HẬU-QUẢ CỦA SỰ HUNG-BẠO
HY SINH
- Ý-NGHĨA CỦA SỰ HY-SINH
- HY-SINH CHO ĐẠI-NGHĨA
- HY-SINH CHO NHÂN-LOẠI
HY VỌNG
- Ý-NGHĨA CỦA CHỮ HY-VỌNG
- SỨC MẠNH CỦA HY VỌNG
- HY-VỌNG VÀ TIN-TƯỞNG
K
KIÊN-NHẪN (nhẫn-nại, bền chí)
https://thuviensach.vn
- NHẬN-ĐỊNH VỀ SỰ KIÊN-NHẪN - GIÁ-TRỊ CỦA SỰ KIÊN-NHẪN KIỆN CÁO
KINH-NGHIỆM
- KINH-NGHIỆM LÀ GÌ ?
- GIÁ-TRỊ CỦA KINH-NGHIỆM - KINH NGHIỆM VÀ ĐỜI SỐNG. KỶ-NIỆM
KHEN CHÊ
- KHEN, CHÊ ĐÚNG VÀ SAI
- GIÁ-TRỊ CỦA SỰ KHEN, CHÊ KHẨU-KHÍ
KHIÊM-TỐN (Khiêm-nhường)
- THÁI-ĐỘ KHIÊM-TỐN.
- GIÁ-TRỊ CỦA SỰ KHIÊM-TỐN. KHINH GHÉT (khinh khi)
KHÓ-KHĂN (Thử-thách)
- THÍCH LÀM VIỆC KHÓ.
- GIÁ-TRỊ CỦA SỰ KHÓ-KHĂN KHOA-HỌC.
- ĐỊNH-NGHĨA KHOA-HỌC.
- KHOA-HỌC VÀ CON NGƯỜI
- KHOA-HỌC VÀ ĐỜI SỐNG.
KHOAN-DUNG
- SỰ KHOAN-DUNG.
- NGƯỜI KHOAN-DUNG
https://thuviensach.vn
KHOÁI-LẠC
KHÓC CƯỜI
KHOE-KHOANG (kiêu ngạo)
- TÍNH KHOE-KHOANG
- TÍNH KIÊU-NGẠO
KHỐN-KHỔ
KHUYÊN-BẢO
L
LẠC-QUAN
- THÁI-ĐỘ LẠC-QUAN
- CON NGƯỜI LẠC QUAN
LÀM VIỆC
- Ý-NIỆM VỀ SỰ LÀM VIỆC
- SỰ LÀM VIỆC
- NGƯỜI LÀM VIỆC
- LỢI-ÍCH CỦA SỰ LÀM VIỆC
LÁNG-GIỀNG.
- CẦN CÓ LÁNG-GIỀNG
- THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI LÁNG-GIỀNG
LÃNH-ĐẠO
LẼ PHẢI
- CON NGƯỜI VÀ LẼ PHẢI
- GIÁ-TRỊ CỦA LẼ PHẢI
LỄ (lễ-phép – lễ-nghĩa)
- Ý-NIỆM VỀ CHỮ LỄ
- LỄ-PHÉP VỚI CON NGƯỜI
https://thuviensach.vn
LIÊN-ĐỚI
LỊCH-SỬ (sử-ký)
- ĐỊNH-NGHĨA LỊCH-SỬ
- GIÁ-TRỊ CỦA LỊCH-SỬ
- SỬ-GIA
LIỀU-LĨNH
LO XA
- GIÁ-TRỊ CỦA LO XA
- PHẢI BIẾT LO XA
- KHÔNG BIẾT LO XA
LỜI HỨA
LUÂN-LÝ
- ĐỊNH-NGHĨA LUÂN-LÝ
- GIÁ-TRỊ CỦA LUÂN-LÝ
- LUÂN-LÝ VỚI CON NGƯỜI
LUẬT-PHÁP
- GIÁ TRỊ CỦA LUẬT-PHÁP
- LUẬT-PHÁP VỚI CON NGƯỜI LƯỠI (cái lưỡi)
LƯƠNG-TÂM
- THẾ NÀO LÀ LƯƠNG-TÂM - LƯƠNG-TÂM VỚI CON NGƯỜI LƯƠNG-THIỆN
LƯỜI-BIẾNG
- HẠNG NGƯỜI LƯỜI BIẾNG - NÓI VỀ SỰ LƯỜI-BIẾNG
https://thuviensach.vn
LÝ-TƯỞNG
LÝ-TRÍ
M
MA-QUÁI
MẠO-HIỂM
MÁU
MẶT-MÀY
MẪU-TỬ
MAY RỦI
MÊ TÍN
- THÓI MÊ-TÍN DỊ-ĐOAN
- KHÔNG NÊN MÊ-TÍN
MỀM, CỨNG
MỘNG MƠ
MỚI (cũ)
MÙA
MẮNG-CHƯỞI
MƯU-MẸO
MUỐI
N
NAM-NHI
NAM-NỮ
- HAI GIỚI NAM NỮ
- NHIỆM VỤ NAM NỮ
NĂM MỚI
NÓI XẤU
https://thuviensach.vn
- TÍNH NÓI XẤU
- TAI-HẠI CỦA SỰ NÓI XẤU
- THÁI-ĐỘ ĐỐI VỚI SỰ NÓI XẤU NÓI DỐI (nói láo)
NÓNG-NẢY
NÔ-LỆ
- SỰ NÔ-LỆ
- NGƯỜI NÔ-LỆ
NỢ-NẦN
NỊNH-BỢ
- SỰ NỊNH-BỢ
- KẺ NỊNH-BỢ
NỔI-TIẾNG
NGÔN-NGỮ (ăn nói)
- NÓI VỀ NGÔN-NGỮ
- GIÁ-TRỊ CỦA NGÔN-NGỮ
- THẬN-TRỌNG TRONG LỜI NÓI - NÓI ĐÚNG, NÓI SAI
- NÓI VÀ LÀM
NGƯỜI
- NÓI VỀ CON NGƯỜI, ĐỜI NGƯỜI - GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
- LÒNG DẠ CON NGƯỜI.
- KẺ TỐT, NGƯỜI XẤU
- BỔN-PHẬN CON NGƯỜI
NGỦ
https://thuviensach.vn
NGU-DỐT
NGUYÊN-TẮC
NHÀ Ở
NHÀN
- CHUỘNG NHÀN
- KHÔNG THÍCH NHÀN
NHÂN-ÁI
- NGƯỜI NHÂN
- LÒNG NHÂN
NHÂN-LOẠI
NHÂN-NGHĨA
NHÂN-QUẢ
NHÌN (cái nhìn)
NHIỆM-VỤ
NHIỀU (ít)
NHỎ (Lớn)
NHU-CẦU
NHỤC, VINH
NHÚT-NHÁT
NGHỀ NGHIỆP
- GIÁ-TRỊ CỦA NGHỀ-NGHIỆP - LỰA-CHỌN NGHỀ
NGHỆ-THUẬT
- GIÁ-TRỊ CỦA NGHỆ-THUẬT - NGHỆ-SĨ
- TÔ-BỒI NGHỆ-THUẬT
https://thuviensach.vn
NGHI-NGỜ
NGHỈ-NGƠI
NGHỊ-LỰC
NGHỊCH-CẢNH
P
PHẨM-TƯỚC
PHÁN-ĐOÁN
PHẢN BỘI
PHẦN THƯỞNG
PHÊ BÌNH
- SỰ PHÊ BÌNH
- NHÀ PHÊ-BÌNH
PHONG-TỤC
PHÒNG-XA
PHÚC-ĐỨC
PHƯƠNG-PHÁP
PHƯƠNG-TIỆN
Q
QUÁ-KHỨ
QUÀ-TẶNG (Tặng vật)
QUẢNG CÁO
QUÂN-CHỦ
QUÂN-ĐỘI
QUÂN-TỬ (tiểu-nhân)
- NGƯỜI QUÂN –TỬ
- THÁI-ĐỘ QUÂN-TỬ
https://thuviensach.vn
- QUÂN-TỬ VÀ TIỂU-NHÂN
QUẦN-CHÚNG
QUÊN
QUỐC-GIA
- Ý-THỨC QUỐC-GIA
- XÂY-DỰNG QUỐC-GIA
QUYỀN-LỢI
- NHẬN-THỨC VỀ QUYỀN-LỢI
- TRANH-GIÀNH QUYỀN-LỢI
QUYẾT-TÂM
R
RẦY LA (quở-trách)
RƯỢU
S
SÁCH
- NHẬN THỨC VỀ SÁCH
- ĐỌC SÁCH
- GIÁ TRỊ CỦA SÁCH
SẠCH SẼ
SÁNG CHẾ
SÁT NHÂN
SAY
SẮC ĐẸP
SÂN-KHẤU
SỐ-MỆNH
SỐNG
https://thuviensach.vn
- NHẬN-THỨC VỀ CUỘC SỐNG
- NGHỆ-THUẬT SỐNG
- SỐNG VÀ CHẾT
SỚM, MUỘN
SỢ-HÃI
SUY-TƯ
SƯ-ĐỆ
SỨC-KHỎE
SỰ-THẬT
- NHẬN-THỨC VỀ SỰ THẬT
- GIÁ-TRỊ CỦA SỰ THẬT
T
TAI-HỌA
TÁNH-TÌNH
TÀI NĂNG
- NHẬN-THỨC VỀ TÀI-NĂNG
- GIÁ-TRỊ CỦA TÀI-NĂNG
TẦM-THƯỜNG
TẬT XẤU
- NÓI VỀ TẬT XẤU
- TAI-HẠI CỦA TẬT XẤU
- HẬU-QUẢ CỦA TẬT-XẤU
TIẾN-BỘ
TIỀN-BẠC
- NÓI VỀ TIỀN-BẠC
- SỨC MẠNH CỦA TIỀN-BẠC
https://thuviensach.vn
- THẬN-TRỌNG VỀ TIỀN-BẠC
TIẾT-ĐỘ
TIẾT-KIỆM
TIN - TƯỞNG
TINH-THẦN
TÌNH-CẢM
TOÁN-HỌC
TÔN-GIÁO
TỔ-QUỐC
TỔ-TIÊN
TÔI-TỚ
TỘI-LỖI
- NHẬN-THỨC VỀ TỘI-LỖI
- TAI-HẠI VÀ HẬU-QUẢ CỦA TỘI-LỖI TU-THÂN
- Ý-THỨC TU-THÂN
- CÁCH TU-NHÂN
- XÉT MÌNH, XÉT NGƯỜI
- GIÁ-TRỊ CỦA HẠNH-KIỂM
TỤC-NGỮ
TƯ-HỮU
TUỔI TRẺ
- NHẬN-THỨC VỀ TUỔI TRẺ
- KHẢ NĂNG CỦA TUỔI TRẺ
TUYỆT-VỌNG
TUỲ-THỜI
https://thuviensach.vn
TƯ-TƯỞNG
- TRAU-GIỒI TƯ-TƯỞNG
- GIÁ-TRỊ CỦA TƯ-TƯỞNG
TỰ DO
- NHẬN-THỨC VỀ TỰ-DO
- TỰ-DO VỚI CON NGƯỜI
TƯƠNG-ĐỐI
TƯƠNG-LAI
TƯƠNG-TRỢ
TỰ-ÁI
TỰ-LẬP (tự-lực)
TỰ-NHIÊN
TỰ-TIN
TỰ-TỬ
TƯỞNG-TƯỢNG
THA-THỨ
THAM-LAM
THAY-ĐỔI
- Ý-NIỆM VỀ SỰ THAY-ĐỔI
- CON NGƯỜI VÀ SỰ THAY-ĐỔI THÀNH-CÔNG
THÀNH-KIẾN
THÀNH-TÍN
THÀNH THẬT
THÀNH-THỊ (thôn-quê)
THÀNH-TÍCH
https://thuviensach.vn
THẮNG, BẠI
- NÓI VỀ CHIẾN-THẮNG
- NÓI VỀ THẤT-BẠI
- THẮNG VÀ BẠI
THẸN-THÙA
THẾ-GIỚI
THỀ-THỐT
THI-CA
- NHẬN-THỨC VỀ THI-CA
- THI-SĨ
THIÊN-NHIÊN
THIÊN-TÀI
THIỆN-ÁC
- NHẬN-THỨC VỀ THIỆN-ÁC - THIỆN, ÁC VỚI CON NGƯỜI THOẢ-MÃN
THỌ, YỄU
THÔNG MINH
THÔNG THÁI
- SỰ THÔNG-THÁI
- NGƯỜI THÔNG-THÁI
THÓI ĐỜI
THÓI QUEN
THỜI-GIAN
- NHẬN-THỨC VỀ THỜI-GIAN - GIÁ-TRỊ CỦA THỜI-GIAN
https://thuviensach.vn
THỜI-THẾ
THỜI-TIẾT
THỜI-TRANG
THÚ VUI
THÙ-ĐỊCH
- SỰ THÙ-ĐỊCH
- NÓI VỀ KẺ THÙ
- XÓA-BỎ HẬN-THÙ
THƯ-TÍN
THỨ-TỰ (trật tự)
THỰC-DỤNG
THƯƠNG-XÓT
THƯỢNG, HẠ
THƯỢNG-ĐẾ
TRANH-ĐẤU
TRI-HÀNH
TRINH-TIẾT
TRÍ-NHỚ
TRÍ-TUỆ
TRIẾT-HỌC
TRONG SẠCH
TRỘM CẮP
TRUNG-DUNG
TRỪNG-PHẠT
V
VÀNG
https://thuviensach.vn
VAY-MƯỢN
VĂN-CHƯƠNG
- TÁC-DỤNG CỦA VĂN-CHƯƠNG - GIÁ-TRỊ CỦA VĂN-CHƯƠNG
- ẢNH-HƯỞNG CỦA VĂN-CHƯƠNG - NHÀ VĂN
VĂN-HÓA
VĂN-HỌC
VĂN-MINH (tiến bộ)
VẮNG MẶT
VẤN-ĐÁP
VÂNG LỜI
VINH-DỰ
VINH-QUANG
- NHẬN-THỨC VỀ SỰ VINH-QUANG - VINH-QUANG VÀ CON NGƯỜI VĨ-NHÂN
VỊ-KỶ
VỊ-THA
VONG-ÂN
VỘI-VÀNG
VỢ-CHỒNG
- NHẬN-THỨC VỀ VỢ CHỒNG
- XỨNG ĐÔI VÀ KHÔNG XỨNG ĐÔI - NHIỆM-VỤ VỢ, CHỒNG
- TÌNH-NGHĨA VỢ-CHỒNG
https://thuviensach.vn
VUA-CHÚA
VUI, BUỒN
VŨ-KHÍ
X
XA-HOA
XÁC-THỊT
XÃ-HỘI
- TÌNH-TRẠNG XÃ-HỘI
- CON NGƯỜI TRONG XÃ-HỘI
XÃ-GIAO
XẤU-TỐT
XỬ-THẾ
- PHÉP XỬ-THẾ
- KHÔNG BIẾT XỬ-THẾ
- BIẾT XỬ-THẾ
XEM THẤY
Y
Y-KHOA
Y-PHỤC
Ý-CHÍ
Ý-ĐỊNH
Ý-TƯỞNG
YÊN-TĨNH
YÊU NƯỚC
- LÒNG YÊU NƯỚC
- NGƯỜI YÊU NƯỚC
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
Lời nói đầu
« Người là một cây sậy nhưng là một cây sậy biết tư-tưởng ». (B.Pascal). Tư-tưởng là phần tinh hoa của con người. Tư tưởng chỉ nẩy nở trong sanh hoạt có muôn ngàn cảnh ngộ phức tạp. Trước một cảnh ngộ, nhiều người có thể cùng chung một phản ứng và cảm nghĩ hoặc mỗi người có một phản ứng và cảm nghĩ riêng biệt. Tình-trạng di động ấy là kết quả phối hợp chằng chịt của bao nhiêu yếu tố : hoàn cảnh gia đình, nền tảng giáo dục, vị trí xã hội, cá tính…
Cũng có những điều kiện sanh hoạt tương tợ và bị đặt trong những cảnh ngộ như nhau, người ta dễ có phản ứng và cảm nghĩ như nhau. Bởi lẽ đó, đông tây kim cổ có thể gặp nhau mà không thể hoặc khó thể khẳng định rằng người nầy vay mượn của kẻ khác. Người Anh, người Pháp, người Trung-hoa đều có một câu riêng để diễn tả một ý chung ; « những kẻ trí mưu thì kiến thức đại lược như nhau » :
- Great minds think alike.
- Les grands esprits se rencontrent.
- Trí mưu chi sĩ sở kiến lược đồng.
Cùng có những điều kiện sanh hoạt khác biệt mà bị đặt trong những cảnh ngộ như nhau, người dễ có những phản ứng và cảm nghĩ xa cách đến độ mâu thuẫn như bi quan với lạc quan. Trong lúc tất cả mọi người trong nhà, trong họ sống bám vào một mình ông Tuần (trong ĐÔI BẠN của Nhất linh) và cho thể là một điều rất tự nhiên, một cái phúc thì Dũng, con ông Tuần, lại nói : « Tôi chỉ thấy sự giàu sang của tôi, của cả nhà tôi… như là một cái nhục. Tôi thấy thế… nên tôi mới đau khổ ».
Cũng thế, bạn đọc sẽ không ngạc nhiên khi bắt gặp trong sách nầy những câu mâu thuẫn về một vấn đề.
https://thuviensach.vn
Những câu nầy dầu có nội dung mâu thuẫn nhau, cũng đáng coi như là những kinh nghiệm sống của con người. Mâu thuẫn mà cũng có khi đúng cả đôi :
Cũng trong một tiếng tơ đồng,
Kẻ ngoài cười nụ, người trong khóc thầm.
Nguyễn Du.
Đồng ý hay không đồng ý ta cũng có dịp đối thoại trong im lặng với cố nhân hay với kẻ đồng bối với chúng ta. Tư tưởng của ta được cọ sát với tư tưởng kẻ khác có cơ được tinh luyện cho sâu sắc, tế nhị hơn. Và biết đâu, nhờ kinh nghiệm của kẻ khác mà ta sẽ cảnh giác hơn đối với chính mình. Nếu bạn cảm thấy mình có tài, xin mời bạn nhớ lại câu nầy : « Kẻ có tài hơn người tất có tình dục hơn người ; tài hơn người, tình dục hơn người mà không có lòng đạo đức hơn người để tự trị lấy mình, thì là tôi tớ cho tình dục ». (Lương Khải Siêu).
Những câu tư tưởng mà bạn cảm thấy hay đẹp chưa hẳn là hay đẹp với kẻ khác, cũng như chơn lý ở bên nầy dãy Pyrénées có thể là điều sai lầm ở bên kia. Đến một thời gian nào đó ở Tây phương, người xưa tin là mặt trời xoay chung quanh trái đất, nhưng rồi với thời gian, trái đất xoay chung quanh mặt trời là một chơn lý.
Sách nầy không chỉ ghi lại những tư tưởng, những chơn lý, những cách ngôn, những phương châm trong đời sống mà còn có phương châm nào đẹp hơn một hành động gương mẫu ? Nói điều thiện đâu bằng làm việc thiện. Có tư tưởng đúng chưa hẳn là hành động đúng. Nằm lòng sách LỄ KÝ : « Thấy lợi chẳng bỏ nghĩa, thấy chết chẳng đổi lòng », nhưng liệu trong thực tế, gặp việc, ta có dám bỏ lợi mà thung dung tựu nghĩa chăng ?
Sách nầy còn ghi lại những câu không phải đặc sắc về đường tư tưởng mà vì lời thơ hoa gấm hoặc có nghệ thuật duyên dáng đáng yêu :
Bốn phương mây nước trời đôi ngả.
https://thuviensach.vn
Hai chữ tương tư một gánh sầu.
Tản-Đà
Những câu trích dẫn không phải toàn là của danh nhơn trong và ngoài nước. Cứ gì phải là danh nhơn mới nói lên được những lời hay với những lời đẹp. Thỉnh thoảng, trong một tiểu thuyết, một bài thơ, một vở kịch, ta bắt gặp được một đôi câu hàm súc một chân lý phổ biến, một tư tưởng thâm viễn hoặc một tình cảm thiết tha chơn thành. Và cứ gì phải là người ngoại quốc mới nói ra những câu nghe được và đáng ghi. Văn nhơn, thi sĩ của chúng ta cũng đáng được góp mặt lắm lắm. Nhưng trong các sách quốc ngữ và ngoại ngữ cùng một loại như sách nầy, văn nhơn, thi sĩ của chúng ta hầu như bị bỏ quên hẳn. Chúng tôi, chúng ta phải nhớ đến họ. Mà trước khi có văn chương thành văn, đã có văn chương truyền khẩu. Văn chương truyền khẩu của ta đâu có nghèo nàn. Trái lại là khác : « Nước Việt-nam có nhiều ngạn ngữ lắm » (Délétie và Nguyễn Xán : ĐÔNG TÂY NGẠN NGỮ CÁCH NGÔN, Huế 1931). Thế mà trong quyển DICTIONNAIRE DES PROVERBES DU MONDE của Elian – J.Finbert (Paris, 1965), chỉ có vài ba câu gọi là, thật nghèo nàn làm sao bên cạnh cái vốn của châu Phi đen được ghi lại trong sách ấy. Chúng tôi sẽ cố gắng sửa chữa lại chỗ thiếu sót đó.
Những tác giả có trích văn xưa cũng như nay chưa hẳn là những danh nhơn mà phần đóng góp vào sự tiến hóa của dân tộc hay nhơn loại được coi là quan trọng. Những câu trích văn cũng chưa hẳn là những câu danh ngôn. Y sĩ N. Q. L, hai mươi mấy năm trước xem xong một tuồng hát, ra về xuýt xoa tỏ vẻ thích thú nhứt có hai câu xuất phát từ một diễn viên :
Ngôi báu kia ai mua trẫm bán,
Nụ cười này trẫm giữ khăng khăng.
Khi ông bạn đó viết bài kỷ niệm Nguyễn Du, lại nhắc trở lại một lần nữa hai câu thơ trên trong tờ ĐẠI VIỆT TẠP CHÍ của Hồ Biểu-Chánh ở Sài-gòn khoảng năm 1943. Hai câu ấy của danh nhơn nào ? và có mấy ai
https://thuviensach.vn
biết mà gọi là danh ngôn ? cho nên hai chữ danh ngôn nghĩ không ổn, mà hai chữ tư tưởng cũng có phần gượng ép vì, như đã thấy, cũng khi câu đó có hàm súc một tư tưởng nào đâu ? Mà tình cảm thì thắm thiết tràn đầy, cho nên hai chữ danh ngôn có được chọn ở đây cũng là được dùng tạm vậy thôi :
TỰ ĐIỂN DANH-NGÔN THẾ-GIỚI
Cái khuôn ngôn ngữ không chứa đựng được hết ý nghĩ. Nhưng biết làm sao hơn !
*
* *
Nói tự điển là nói ngay đến một sự sắp xếp theo thứ tự các mẫu tự trong vần quốc ngữ. Về các chủ điểm trong sách nầy (như : ái tình – anh em – anh hùng – ăn nói…) chúng tôi sắp xếp theo lối vừa kể. Dưới mỗi chủ điểm là phần trích văn sắp theo nghĩa mà không sắp theo chữ như Ôn-như Nguyễn-văn-Ngọc đã làm trong bộ TỤC NGỮ PHONG DAO. Thí dụ câu « Ăn cây nào rào cây ấy » sắp xếp theo nghĩa BIẾT ƠN chứ không phải ĂN UỐNG.
Trong việc sắp xếp, chúng tôi có gặp một nỗi băn khoăn tuy nhỏ nhặt mà tưởng cũng cần phải trình ra đây. Như chữ méchanceté của Pháp chẳng hạn lại được Đào-duy-Anh dịch ra là : tính ác, tàn ác, hung ác, ác tâm, ác niệm. Và trong tiếng Việt, nhiều chữ nôm và Hán Việt, cùng diễn một ý bội ân, vong ân, quên ơn. Vậy thì phải sắp theo chữ B, chữ V hay chữ Q ? Chúng tôi đành phải độc đoán chịu một như Bội ân chẳng hạn (chữ B), nhưng không quên ghi kèm theo : vong ân, quên ơn. Muốn tìm một câu có một ý nghĩa nào đó, bạn đọc có thể xem qua các chủ điểm ở phần mục lục.
https://thuviensach.vn
Những chủ điểm nào có nhiều trích văn như ĐỌC SÁCH, chúng tôi phân tiết theo ý nghĩa như :
- Đọc sách để làm gì ?
- Đọc sách như thế nào ?
- Đọc sách : lợi ích và hứng thú.
- Đọc sách có hại chăng ?
Sự phân chia nầy cũng chỉ có thể thực hiện được trong vòng tương đối mà thôi vì câu sau đây dưới chủ điểm GIÀ : « Người đàn bà già còn son phấn là một chiếc nhẫn đồng mạ vàng » (Thổ-nhĩ-kỳ) cũng vẫn sắp được vào chủ điểm ĐÀN BÀ. Cũng vì lẽ đó, thỉnh thoảng, độc giả có thể bắt gặp một câu đã có mặt ở một chủ điểm khác.
Trong phần chủ điểm nào có ít trích văn như ÂN TRẠCH, chúng tôi sẽ không phân tiết mà vẫn cố giữ cho những câu trích có ý nghĩa tương tợ đi liên tiếp với nhau :
- Làm ơn chớ nên nhớ, chịu ơn chớ nên quên. (Viên thị thế phạm)
- Ta giúp được việc gì cho ai, ta phải quên đi, để cho họ nhớ lấy. Boitard
Những câu có ý nghĩa tương tợ rất nhiều, ghi lại đủ thì sách quá dầy, nên chúng tôi đã tự ý chừa lại một số, bất luận là của ta hay của người.
Nói chung thì với mỗi chủ điểm, chúng tôi cố gắng trình bày – nếu có thể được – có thứ tự và ý nghĩa mạch lạc, như bắt đầu là định nghĩa, kế tiếp là khai triển và chót hết, khi là một lời kêu gọi dưới chủ điểm Ý-CHÍ :
« Ai ơi giữ chí cho bền,
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai. »
Ca-dao.
https://thuviensach.vn
Khi là một sự tán thành, đề cao :
« Một cái chết xứng đáng làm vẻ vang cho cả cuộc đời ». Ý, dưới chủ điểm CHẾT.
Những câu dẫn văn trong sách này một phần lớn được trích từ những sách liệt kê trong bảng thư tịch ở cuối sách, một phần được lượm lặt từ các tạp chí, tuần báo, nhựt báo thường không có nêu xuất xứ. Chỉ những câu nào do chính chúng tôi trích ra từ các sách đã đọc (không phải loại danh ngôn, tư tưởng kê trong thư tịch), chúng tôi mới chưa rõ xuất xứ.
Về mặt chủ điểm, nếu chúng tôi có dẫn một câu của một tác giả nầy mà không của một tác giả khác, thì đó hoặc là vì có nhiều ý trùng, dẫn nhiều thành nhảm, hoặc là chỉ vì chúng tôi chưa đọc được rộng rãi đó thôi. Thật sự, cuốn sách này còn sót biết bao nhiêu lời hay ý đẹp của biết bao nhiêu tác giả Việt-nam có giá trị mà chúng tôi hy vọng được trích dẫn bổ túc ở những kỳ tái bản sau nầy.
Câu nào không có tên tác giả mà chỉ có xuất xứ địa phương hay ngôn ngữ sẽ mang dấu hoa thị ở phía sau (như Pháp, Kunde), thì đó là ngạn ngữ, cách ngôn của nước ngoài, câu nào thuộc văn chương truyền khẩu Việt-nam thì ở bên dưới chỉ ghi là tục ngữ hay ca-dao mà không phải thêm hai chữ Việt-nam ở phía sau. Thí dụ :
« Cha sanh không bằng mẹ dưỡng ». Tục-ngữ
Nếu xuất xứ có chứa nhan đề tác phẩm thì nhan đề được cho vào hai dấu ngoặc đơn, thí dụ :
« Chế độ dân chủ là chế độ đứng về phía người Nghèo, người Lính, người hiền thực ra không phải vì lý do nhân đạo nhưng còn vì lý do chính trị ».
Ng.đ.T
(Con Người Dân Chủ,
https://thuviensach.vn
Văn-Hóa Nguyệt-San, IV-1964)
Nếu dưới một chủ điểm có nhiều câu trích ở một tác phẩm của một tác giả, nhan đề tác phẩm chỉ được ghi lại một lần thôi, những lần sau, kèm theo tên tác giả, chúng tôi ghi vắn tắt : S đ d (Sách đã dẫn).
*
* *
Quyển sách nầy biết bao câu danh ngôn, tư tưởng… là một bó hoa không thuần một sắc hương, mà công dụng thì đa tạp tùy theo người sử dụng : một diễn giả, một giáo sư, một sinh viên, một học sinh,… chúng tôi hy vọng rằng trong một lúc nào đó, nó có thể giúp quí bạn độc giả tìm thấy ở nó một đôi câu làm cớ để cho mình có dịp đối thoại thầm lặng với kẻ khác và đối thoại với chính mình một cách lý thú và lợi ích.
XUÂN-TƯỚC – BẰNG GIANG
1970
https://thuviensach.vn
A
ÁI TÌNH (Tình ái – Tình yêu – yêu thương)
- ÁI TÌNH LÀ GÌ ?
- Làm sao cắt nghĩa được tình yêu !
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt,
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu . . . X.D. (Thơ thơ, 1938)
- Ái tình là cái gì êm đẹp nhứt và cay đắng nhứt. Euripide
- Tình yêu ? con đường ngắn nhứt từ một trái tim nầy đến một trái tim khác : đường thẳng. Maurice Bedel
- Tình yêu muôn thuở vẫn là hương,
Biết mấy lòng thơm mở giữa đường. X.D. (Gửi hương cho gió, 1944) - Chọn trước rồi hãy yêu. Sénèque
- Cái lỗi lầm lớn nhất của đàn bà là luôn luôn tìm kết bạn với người đàn ông họ yêu thay vì kiếm một người đàn ông yêu họ. Georges Feydan
- Sức mạnh chẳng có hiệu lực gì trước ái tình và cái chết. Tây-ban-nha - Ái tình là một tên độc tài tàn bạo chẳng chừa một ai cả. Corneille
- Yêu nhau mọi việc chẳng nề,
Dù trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng. Ca-dao
- Tình yêu là lịch sử cuộc đời người đàn bà mà chỉ là một giai đoạn trong cuộc đời người đàn ông. Bà De Stail
https://thuviensach.vn
- Ái tình thấm vào người đàn ông bằng đôi mắt, vào người đàn bà bằng đôi tay. Ba-lan
- Tình yêu như là một đứa con sẽ lớn dần, lớn dần lên mãi. Shakespeare - Liếm mật trên gai là mua mật quá đắt. (Không được yêu trở lại). Pháp
- Yêu là chết ở trong lòng một ít,
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu ? X. D. (Thơ thơ)
- Tại sao yêu tốt hơn là được yêu ? Tại vì như thế chắc chắn hơn. Sacha Guitry
- Tình yêu và sự thù ghét vượt qua tất cả bến bờ. (Le Talmud) - Sự ve vãn chỉ là nước sơn của tình yêu. Paul Bourget
- Yêu nhau chữ vị là vì,
Chữ dục là muốn, chữ tùy là theo. Ca-dao
- Yêu nhau chẳng quản chiếu giường,
Dẫu rằng tàu lá che sương cũng tình. Ca-dao
- Yêu tất cả, cái gì cũng yêu, luôn luôn hy sinh cho tình yêu là… Không yêu gì cả. Léon Tolstoi
- Chỉ khi nào người ta hy sinh chính mình mới thật là yêu. Thérèse Lisieux - Nếu không yêu mãi mãi là chưa yêu. Euripide
- Người ta chưa thật sự yêu đương nếu như người ta không yêu luôn cả những cái xấu của người yêu. Tây-ban-nha.
- Tất cả cái gì cũng phải trả bằng tiền bạc, còn tình yêu phải trả bằng tình yêu. Tây-ban-nha.
- Tình yêu là một thứ bịnh trải qua ba thời kỳ : ham muốn, chiếm hữu và thỏa mãn. Tây-ban-nha
https://thuviensach.vn
- Yêu đương là điều tốt, được yêu còn tốt hơn nữa ; yêu đương là phục vụ, còn được yêu là sai khiến. Tây-ban-nha
- Tình yêu nhìn qua những cặp kiếng biến đồng ra vàng, nghèo khổ thành giàu có và nước mắt thành chuỗi ngọc. Tây-ban-nha
- Trong tình yêu, ước mơ vẫn hơn là nắm giữ. Pháp
- Trong yêu đương cũng như trong giấc mộng, không có cái gì là không thể được. Hung
- Lời khuyên vẫn vô hiệu khi nó liên quan đến địa hạt tình yêu. Ý
- Ai đang yêu, hoặc là không nghi ngờ gì hết hoặc là nghi ngờ tất cả. Honoré de Balzac
- Ái tình ngự trị không pháp luật. (độc tài) Ý
- Trong tất cả các nghệ thuật, yêu đương là một tay thầy. Ý - Yêu là chiếm hữu cái tính cách siêu nhiên của kẻ khác. Jean Paul Sartre Nguyễn-đình-tuyến : Những nhà thơ hôm nay, 1964
- Yêu nhau không phải là nhìn nhau mà cùng nhìn về một hướng. Saint Exupéry
- Tình yêu ở trong tầm tay của mọi người còn tình bạn là một cuộc đấu sức của tấm lòng. A. d'Houdetot
- Tình bằng hữu lắm khi đưa đến tình yêu mà rất ít khi tình yêu chấm dứt bằng cách đổi ra tình bằng hữu. C. C. Colton
- Người ta có thể sống không cần tình yêu nhưng không một ai có thể sống mà thiếu hy vọng sẽ yêu hoặc sẽ được yêu. Krassovsky
- Khi yêu nhau, chúng ta là vũ trụ và vũ trụ ở trong ta. O. Pirmex - Người đẹp là kẻ tôi yêu. Géorgie
https://thuviensach.vn
- Yêu, đó là phân nửa của tin tưởng. Victor Hugo
- Tình yêu thường là kết quả của hôn nhơn. Molière
- Thà bị trói buộc mà sống bên cạnh người mình yêu hơn là tự do giữa những khu vườn bên cạnh người mình ghét. Saadi
- Để được yêu, hãy yêu. Martial
- Bạn không thể động đến một con bướm mà không làm bay lớp phấn tô điểm đôi cánh của nó ; bạn không thể phân tích tình yêu mà không làm nẩy nở cái duyên dáng. O. Pirmex
- Tình yêu thường làm hư hỏng những tâm hồn trong trắng mà cũng thanh hóa những tâm hồn hư hỏng. Tây-ban-nha
- Tinh yêu có hai đứa con : lòng tốt và tính kiên nhẫn. Ý
- Một người đàn ông yêu đương là một kẻ tái sanh. Hoa-kỳ - Trong tình yêu, quá cũng chưa là đủ. Pháp
- Trong tình yêu, kẻ hành khất và bậc vương giả đều như nhau. Ấn
- Đời sống gia – đình là bản dịch ra văn xuôi của một bài thơ tình ái. Bougeart
- Ái tình là tội lỗi của loài người. Richepin
- Người ta vẫn thường nói ái tình mù quáng. Đó chỉ là lời bình luận của những người ngoài cuộc yêu đương… Vũ Bằng
- Ái tình là một con quái vật : để cho nó đói khát thì nó sống, cho nó no nê thì nó chết mất. A. de Musset
- Một tình yêu có thể chữa được bằng một tình yêu khác, như một độc dược thường bị giải trừ bằng một độc dược khác. J. Dryden
- Yêu đương và thù hận đặt một tấm màn che trước mắt. Pháp
https://thuviensach.vn
- Kẻ cắp không ăn trộm được ái tình nhưng thường thì ái tình biến người ta thành kẻ trộm. Thụy-điển
- Nếu bạn không muốn làm việc thì hãy cứ yêu đi. Thổ-nhĩ-kỳ
- Ái tình khi đã tàn rồi, chỉ còn lứa đôi nào thật hoàn hảo mới có thể yêu nhau vì nết, trọng nhau vì tài. Còn thì ngoài ra, không phải là vô cớ mà người đời hay đem chữ nợ ghép vào chữ duyên. Lãng-nhân (Trước đèn, 1939)
- So sánh trong tình yêu là không còn yêu nữa. J. Dyssord
- Chúng ta bao nhiêu tuổi rồi ? Điều nầy không quan trọng, quan trọng là tình yêu chúng ta bao nhiêu tuổi rồi. Bởi tình yêu có một tuổi riêng và đời sống riêng của nó. Rồi chúng ta sẽ già hơn, nhưng điều nầy không làm cho tình yêu cũng phải già theo như vậy. Fiedrich Torberg
- Tất cả thể xác chung lại không thể nào cân nặng cho bằng tâm hồn. Tất cả thể xác và tất cả tâm hồn không thể nào cân nặng cho bằng tình yêu. Francois Mauriac
- Yêu tất cả mọi người đàn bà dễ hơn là yêu một người độc nhứt. Etienne Ray
- Tình yêu là sự cố gắng của người đàn ông để chỉ yêu riêng một người đàn bà. Paul Géraldy
- Tình yêu không bị hủy diệt cùng với thân xác, nhưng biến thể, trở nên thiêng liêng, siêu nhiên hơn. Từ nay ta sẽ thương yêu người thân mà không đòi được đáp lại, không còn qua trung gian những giao ngộ hữu tình, những cảm xúc cụ thể của thân xác. Tình yêu lý tưởng hơn, vô vị lợi hơn và thâm trầm hơn. Nguyễn văn Trung (Ca tụng thân xác, 1967)
- THUỞ BAN ĐẦU
https://thuviensach.vn
- Công trình ân ái biết bao,
Gặp nhau lại thẹn, toan chào lại thôi. Ca-dao
- Phương tiện nào cũng tốt trong chiến tranh và trong tình yêu. J. Fletcher & F.Beaumont
- Trong yêu đương, chỉ có những phút ban đầu mới ngạt ngào êm dịu. Pháp
- Những phút ban đầu lưu luyến ấy,
Nghìn năm chưa dễ đã ai quên. Thế-lữ
- Mười năm chừng mới hôm nay,
Hương trinh ngây ngất còn say đắm hồn.
Còn nghe thơm nụ môi hôn
Còn nghe rung động lần hôn buổi đầu… (Thơ Hà-Liên-Tử)
- Tình yêu mới chớm nở cũng như rượu vang mới : nó chỉ thật sự ra gì với thời gian. Do-Thái
- TÌNH YÊU KHÔNG THỂ CHE GIẤU
- Người đàn ông giấu cái gì cũng được cả trừ lúc say rượu và được yêu. Marcel Achard
- Tình yêu bạn dạn hơn là hận thù. Tây-ban-nha
- Có hai điều không thể che giấu được : say sưa và tình yêu. Antiphane - Ngay cả lúc môi khép kín, ái tình vẫn có thể lên tiếng được. Đức - Tình yêu bắt đầu bằng con mắt. Lỗ-ma-ni
- Tình yêu không thể giấu giếm được và khi người ta không yêu nữa, điều ấy lại càng khó giấu hơn. Florian
- Xạ hương và tình yêu không tự giấu được. Ả-rập
https://thuviensach.vn
- Khó mà giấu cái nghèo và tình yêu. Đan-mạch
- NUÔI DƯỠNG
- Sự thân mật và sỗ sàng dễ làm phai nhạt tình yêu hơn là tình bạn. R. Chepèche
- Tình yêu nuôi dưỡng bằng quà tặng lúc nào cũng thấy đói. Anh - Mặt trăng và ái tình nếu không lớn thêm thì lại khuyết đi. Bồ-đào-nha
- Ái tình là một tổ chim sẻ mà người ta không xây lại sau khi đã phá hủy nó. Thổ-nhĩ-kỳ
- Một chút tình yêu cũng như một chút rượu vang ngon… Cái nầy hay cái kia nhiều quá làm cho con người sanh bịnh. John Steinbeck
- Yêu tôi ít thôi mà hãy yêu mãi mãi. Anh
- Tình yêu giống như một dây leo sẽ khô héo và chết đi nếu nó không có cái gì để quấn quít. Ấn
- Thời gian củng cố tình bằng hữu mà làm suy giảm tình yêu. La Bruyère
- Muốn cho hôn nhân là nơi trú quán của lứa đôi, ái tình phải đổi dần ra làm tình bằng hữu. Alain
- LY TÌNH, TƯƠNG TƯ
- Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười. Ca-dao
- Nhớ ai nhớ mãi thế nầy,
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn. Ca-dao
- Anh đi đằng ấy xa xa,
https://thuviensach.vn
Để em ôm bóng trăng tà năm canh. Ca-dao
- Một chờ, hai đợi, ba trông
Bốn thương, năm nhớ, bảy tám chín mong, mười tìm. Ca-dao
- Dù ai cho bạc cho vàng,
Chẳng bằng trông thấy mặt chàng hôm nay. Ca-dao
- Yêu nhau chẳng quản gần xa,
Một ngày chẳng đến thì ba bốn ngày. Ca-dao
- Yêu nhau chẳng quản gần xa,
Mấy sông cũng lội mấy ngàn cũng qua. Ca-dao
- Gần thì chẳng hợp duyên cho,
Xa xôi cách mấy lần dò cũng theo. Ca-dao
- Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát khe cũng lội, tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua. Tục-ngữ
- Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. Nguyễn Bính (Lỡ bước sang ngang, 1940)
- Xa nhau gió ít lạnh nhiều,
Lửa khuya tàn chậm, mưa chiều đổ nhanh. Trần huyền Trân
- Tìm nàng mà chẳng thấy nàng,
Bâng khuâng như mất lạng vàng trong tay. Ca-dao
- Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vừng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường. Nguyễn-Du
https://thuviensach.vn
- Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai ? Đoàn thị Điểm (Chinh Phụ Ngâm)
- Trăng soi trước mặt ngờ chân bước
Gió thổi bên tai mở miệng chào,
Một nước một non người một ngả
Tương tư không biết cái làm sao. Nguyễn công Trứ (Tương-tư)
- Sầu ai lấp cả vòng trời,
Biết chăng chẳng biết hỡi người tình chung !
Xuân sầu mang mang tắc thiên địa !
Giống ở đâu vô ảnh vô hình ?
Cứ tò mò quanh quẩn bên mình,
Khiến ngẩn ngẩn ngơ ngơ đủ chứng ! Nguyễn-công-Trứ (Sầu tình)
- Quái lạ ! làm sao cứ nhớ nhau
Nhớ nhau đằng đẳng suốt đêm thâu,
Bốn phương mây nước trời đôi ngả
Hai chữ tương tư một gánh sầu. Tản-Đà (Tương-tư)
- Phố xưa nước mắt đong đầy,
Đường Qui-nhơn đó giờ đây lạnh lùng.
Em còn đếm bước cô đơn,
Đêm khuya bóng nhỏ lối mòn chia ly. Tôn-Nữ Hoàng-Hoa (Trích Nguyễn đình-Tuyến, s đ d)
- Rừng hương hoa gấm mong manh,
Trời mưa ngâu nhỏ ngại anh dặm buồn. Cao thị Vạn-Giả (Trích Nguyễn đình Tuyến, s đ d)
- Tiễn anh một chén rượu tàn,
Một bàn tay nắm. Một hàng lệ mau.
Cuộc cờ thế sự binh đao,
https://thuviensach.vn
Phút giây tái ngộ ngàn sau biết còn. Cao thị Vạn-Giả (Trích Nguyễn-đình Tuyến, s đ d)
- ĐAU KHỔ
- Đau khổ vì yêu dầu sao cũng dễ chịu hơn thiếu tình yêu. Krassovsky - Yêu tức là đã ký kết với đau khổ. Cohin
- Ái tình là một chiếc hỏa tiễn làm bằng hơi nước của những tiếng thở dài. Shakespeare
- Yêu là đau khổ đấy mà không yêu là chết. H. Taine
- Thà rằng chẳng biết cho xong,
Biết ra như xúc như đong lấy sầu. Ca-dao
- Nếu anh chỉ có tình nhân trong giấc mộng,
Anh tránh được ưu phiền và thất vọng. Saadi
- Tình yêu như là một thứ quân dịch. Ovide
- Tình yêu làm cho người ta quên cái khổ vật chất. K. T. Lover
- Cái đáng buồn nhứt trong tình yêu là không những nó không thể kéo dài mãi, mà những thất vọng nó tạo ra ta cũng chóng quên. William Faulkner
- Đang yêu mà bỗng oán ghét là còn yêu một cách tha thiết âm thầm. Scudéry
- Mỗi lần bứt dây tình ái chẳng khác mỗi lần dọn nhà. Đồ đạc luôn luôn bị hư hao, mất mát. Sau khi dọn nhà lần thứ mười, chúng ta thử xem lại còn bao nhiêu ghế bàn nguyên vẹn ? Paul Bourget
- Người ta hiểu nhau ba tuần, yêu nhau ba tháng, cãi vã nhau ba năm, chịu đựng và tha thứ nhau ba mươi năm… rồi tới lượt con cái lại bắt đầu y như thế. H. Taine
https://thuviensach.vn
- Tình yêu càng đắm người, buồn phiền càng mãnh liệt. Miến-điện - Những vết thương lòng chỉ có thể chữa khỏi do kẻ gây ra mà thôi. Ý - Ai vội vã trong yêu đương cũng vội vã trong hận thù. Do-thái. - Yêu đương ngắn ngủi, than thở dài lâu. Lỗ-ma-ni.
- Sống chung gây gổ, cách biệt khổ hình. Nga.
- GHEN
- Sự ghen tuông bóp chết tình yêu như tro than làm tắt lửa. Ninon de Lenclos
- Ớt nào là ớt chẳng cay,
Gái nào là gái chẳng hay ghen chồng.
Vôi nào là vôi chẳng nồng,
Gái nào là gái có chồng chẳng ghen. Ca-dao
- Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nguyễn-Du
- Trong ghen tuông có nhiều tự ái hơn là tình yêu. La Rochefoucauld - Còn yêu là tha thứ. La Rochefoucauld
- Tình yêu của những người ghen tuông chẳng khác nào sự thù hằn. Voltaire
- Với kẻ thù và bằng hữu, anh nói rằng em hung dữ để cho không có một người nào yêu em, trừ anh ra. Tây-ban-nha
- HẠNH-PHÚC
- Đời không tình ái như năm tháng không có mùa hè. Thụy-điển
https://thuviensach.vn
- Không khi nào người ta yêu như người ta đã được yêu, vì vậy muốn đạt được hạnh phúc trong ái tình, chúng ta phải cho tất cả mà không đòi hỏi gì cả. Paul Bourget
- Sự gây gổ giữa những kẻ yêu nhau là sự tái tạo tình yêu. Térence
- Thật sung sướng khi được yêu, nhưng yêu cũng sung sướng chẳng kém. Tây-ban-nha
- Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
Đâu tìm đào nguyên cho xa xôi
Đào nguyên trong lòng nàng đây thôi. Bích-Khê (Tỳ Bà)
- Tôi yêu là bởi tôi yêu
Cầm tay cô hỏi hỏi nhiều làm chi ?
Khi yêu không đắn đo gì !
Phân phô chừ biết nói vì cớ sao.
Huống hồ yêu tự khi nào,
Hôm qua lòng thấy ngọt ngào mới hay. Nguyễn-đình-Thư (Hương Máu)
- Nước lên cuốn sáo nhổ đăng,
Trong tay em có ngọc cũng không bằng có anh. Ca-dao
- Mẹ cha bú mớm nâng niu,
Tội trời thì chịu không yêu bằng chồng. Ca-dao
- Tôi có thể hối hận vì đã nói dối, vì đã gây ra sự sụp đổ và đau đớn, nhưng dầu đến giờ phút sắp trút hơi thở cuối cùng, tôi cũng không thể hối hận vì đã yêu. Graham Greena
- Trèo non những nước non cao,
Anh đi đò dọc, ước ao sông dài. Ca-dao
- TÌNH VÀ TIỀN
https://thuviensach.vn
- Không có một thứ nước hoa ái tình nào hiệu nghiệm hơn tiền bạc. Mã đảo
- Nếu cánh cửa tình yêu không chịu mở, hãy đi qua cánh cửa vàng. Bắc Phi
- Khi cái nghèo vào nhà bằng cửa ngõ, tình yêu bay bổng qua cửa sổ. Pháp - Không bánh mì, không rượu, ái tình chẳng ra cái cóc rác gì cả. Pháp
- Xiềng xích của tình yêu không có lúc nào mạnh bằng khi các vòng khoen của nó làm bằng vàng. R. Tyler
- CHUNG THỦY
- Trong tình yêu, chỉ có những lúc ban đầu mới là thích thú. Tôi không ngạc nhiên mà thấy rằng người ta rất thích khởi sự lại. Ch. de Ligne
- Người ta giữ người thứ nhứt rất lâu khi người ta không lấy người thứ hai. La Rochefoucald
- Ái tình cũng như một cây mạ non, cấy lại ở nơi khác, nó vẫn mọc. Mã đảo
- Mình xa nhau từ lâu,
Mà chừng như không cách biệt.
Anh vẫn yêu em.
Như thuở ban đầu… (Thơ Hà-Liên-Tử)
- TÌNH YÊU TUYỆT ĐỈNH
- Vắng em trời đất đìu hiu,
Vắng em một buổi sao nhiều nhớ nhung. Lamertine (Trích Lam-giang, Vũ Tiến-Phúc, Hồn thơ nước Việt Thế-kỷ XX, 1967)
https://thuviensach.vn
- Không có em vũ trụ sẽ tiêu điều
Câm hết sinh ca, tắt rồi ánh sáng. Ngũ-hà-Miên
- Em là mặt trời thì ở trên đường xích đạo tôi sẽ muôn đời làm một kiếp hướng dương. Nguyên-Sa (Thơ)
- Tôi không biết rằng lạ hay quen
Chỉ biết em mang theo nghê thường
Cho nên cặp mắt mờ hư ảo
Cả bốn chân trời chỉ có em. Nguyên-Sa (Sđđ)
- Lỡ một ngày mai hai đứa có chia xa
Em sẽ gục đầu em trên gối mộ
Hoa tím cỏ gà…
Buổi đêm về em tan thành hơi gió
Và đời đời dõi bước anh đi
Em muốn vào sâu trong đáy mộ
Nhập tim anh hỏi tình được bao nhiêu
Mà trong em tình yêu nầy bất diệt
Như sao trời ngàn kiếp vẫn yêu trăng… Tôn nữ Hoàng-Hoa (Trích Nguyễn đình Tuyến, Sđđ)
- Yêu anh tâm trí hao mòn,
Yêu anh đến thác cũng còn yêu anh. Ca-dao
- Tôi vẫn luân hồi muôn kiếp nhớ,
Cho dẫu ngày mai ai lãng quên. Hoài-Phương
ANH EM – CHỊ EM
- Anh em hai người ví như một thân thể. (Huynh đệ nhị nhân thí do nhất thể.) Đinh vi Lục
https://thuviensach.vn
- Anh em là bạn thiên sinh. Plutarque
- Hai anh em như thể một hồn trong hai xác. J. Gérard
- Ruộng đất dễ có lúc được, anh em khó mấy lúc tìm được. (Dị đắc giả điền địa, nan đắc giả huynh đệ). Trung-hoa
- Em thuận anh hòa là nhà có phúc. Tục-ngữ
- Anh em thuận hòa mẹ cha vui lòng. Pháp
- Chị ngã em nâng. Tục-ngữ
- Anh em ăn ở thuận hòa,
Chớ đều chếch lệch người ta chê cười. Ca-dao
- Anh em như chuối nhiều tàu, tàu lành che tàu rách. Tục-ngữ
- Anh em như thể tay chân,
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Ca-dao
- Con một mẹ, hoa một chùm,
Yêu nhau nên phải đùm bọc cùng nhau. Ca-dao
- Muốn cho lắm cội nhiều cành,
Muốn cho lắm chị nhiều anh cậy nhờ. Ca-dao
- Anh em cốt nhục tình thân chớ rời bỏ nhau. (Cốt nhục chi thân vô tuyệt dã). (Lễ Ký)
- Tôi sẽ tha thứ cho em tôi mấy lần ? Có phải đến bảy lần không ? Chẳng những đến bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy kìa. (Cựu ước kinh)
- Tay chém tay sao nỡ, ruột cắt ruột sao đành. Tục-ngữ
- Anh em chém nhau bằng sống, không ai chém nhau bằng lưỡi. Tục-ngữ - Anh em khinh trước, làng nước khinh sau. Tục-ngữ
https://thuviensach.vn
ANH-HÙNG - HÀO KIỆT
- Làm trai cho đáng nên trai,
Xuống sông đông tĩnh, lên đoài đoài tan. Ca-dao
- Làm trai quyết chí tang bồng,
Sao cho tỏ mặt anh hùng mới cam. Ca-dao
- Ở đời muôn sự của chung,
Hơn nhau một tiếng anh hùng mà thôi. Ca-dao
- Của đồng lần thiên hạ tiêu chung,
Riêng nhau hai chữ anh hùng. Nguyễn-công-Trứ
- Ta không cần một đời sung sướng nhưng cần một đời anh hùng. Schopen hauer
- Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường thấy sự bất bằng mà tha. Nguyễn-Du
- Ở đời được mấy anh hùng,
Bỏ chi cá nhậu chim lồng mà chơi. Nguyễn-Du
- Thà làm cái mỏ con gà hơn là làm cái đuôi con trâu. (Ninh vi kê khẩu vô vi ngưu hậu). Trung-hoa
- Khi nên tay kiếm tay cờ,
Không nên thì chớ chẳng nhờ cậy ai. Ca-dao
- Có khó mới có anh hùng,
Qua bao gian khổ tỏ lòng trung kiên. Ca-dao
- Sư tử sống trong rừng. (Người chiến sĩ anh hùng chỉ có thể thi thố tài năng ngoài trận mạc). Cantou-Phi châu
https://thuviensach.vn
- Không gặp chỗ rễ cứng thớ rắn, thì không phân biệt được đồ dùng sắc bén. (Hán-thư)
- Một bậc anh hùng cứu nạn, giúp nguy thì cốt nhất phải lao tâm, khổ lực. Tăng-quốc-Phiên
- Xưa nay những bậc anh hùng chỉ vì không chịu thiệt mà hại bao nhiêu công việc to. Lâm-thoái-Trai
- Người anh hùng ấy à ? Phải là người nuôi chí lớn trong tim óc, lại phải có mưu cao kế giỏi, có tài bao tàng cả máy vũ trụ trong lòng, có chí nuốt Trời mửa Đất, thế mới đáng mặt anh hùng chớ ! Tào-Tháo
- Thế nào là một người anh hùng ? Ấy là một người khác thường, đã sống một đời cường liệt và khoan đại hơn quần chúng : là một người đã tóm tắt trong tâm trí những nguyện vọng của cả một thời đại và đã làm cho những nguyện vọng ấy có một biểu hiệu quyền thế. Hơn nữa, là người đến đầu, một ngày kia ra khỏi đám đông mờ mịt để chỉ làm trọn một hành vi thôi, nhưng hành vi ấy vĩ đại và cao thượng đến nỗi người thành bất hủ. Ch. Wagner
- Người tâm cao chí đại thì những lợi hại cỏn con không động được tâm nữa. Trình-Di
- Không nên là một bậc anh hùng nhứt thời, nên là một bậc anh hùng nhứt khí. P. Hoonnserl
- Người không có tư cách tự lập không gọi là anh hùng. (Đơn độc bất anh hùng). Trung-hoa
- Chân anh hùng thức anh hùng, chân hào kiệt thức hào kiệt (thực anh hùng mới biết anh hùng, thực hào kiệt mới biết hào kiệt. Trung-hoa
- Không một người nào là anh hùng đối với người bồi phòng của mình. Anh
https://thuviensach.vn
- Kẻ nào là một bậc đại anh hùng ? Là kẻ làm chủ được dục vọng của mình. Bhartrhari
- Anh hùng tính là sự chiến thắng của linh hồn trên xác thịt. H.F. Amiel
- Bốn mùa ví những xuân đi cả,
Góc núi ai hay sức lão tùng. Nguyễn-công-Trứ
- Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả
Anh hùng hào kiệt có hơn ai. Phan-bội-Châu
- Khó khăn mọi việc là đá thử vàng
Nguy hiểm mọi đường là lò nung sắt.
.....
Xem trong sử sách hào kiệt xưa nay,
Nuốt đắng ngậm cay gây nên đại nghiệp. Phan-bội-Châu
- Cây cao chẳng quản gió rung,
Đê cao chẳng quản nước sông tràn vào. Ca-dao
- Vô hoạn nạn bất anh hùng. Tục-ngữ
- Chân không sao muốn đá trời,
Tay không sao muốn lấp đồi dời non. Phan-bội-Châu
- Chim quyên xuống đất ăn trùng
Anh hùng lỡ vận lên rừng đốt than. Ca-dao
- Anh hùng như thể khúc lươn,
Khi cuộn thì ngắn, khi vươn thì dài. Ca-dao
- Vàng tâm xuống nước cứ tươi,
Anh hùng lâm nạn cứ cười, cứ vui. Ca-dao
- Anh hung làm nên việc lớn, phải chăng là đã liều cầm cố tương lai, mà sau lại được tương lai về mình ! Lãng-nhân (Trước đèn 1939)
- Giang sơn nào anh hùng ấy. Tục-ngữ
https://thuviensach.vn
- Anh hùng hà xứ bất giang sơn. Nguyễn-công-Trứ
ĂN NÓI (lời nói, tiếng nói, nói)
- Tiếng nói là hơi thở của tâm hồn. Pythagore
- Tiếng nói là gương mặt của tinh thần. Sénèque
- Nói mà không nghĩ cũng như bắn mà không nhắm. Cervantès - Ăn có nhai, nói có nghĩ. Tục-ngữ
- Nói hay hơn hay nói. Tục-ngữ
- Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa. Tục-ngữ - Người có đức ắt nói hay, nhưng kẻ nói hay vị tất đã có đức. Khổng-tử
- Tạo hóa phú cho ta hai tai mà một miệng là có ý dạy ta nên nghe nhiều mà nói ít vậy. Zénon
- Các tiểu khê réo rắc ồn ào, vì là dòng nước cạn, các sông cái thì lại êm đềm. Gustave Guyard
- Ai nói là người vãi ra, kẻ nghe là người lặt lấy. Plutarque
- Người ta sở dĩ hơn loài vật là vì tiếng nói, song ăn nói vô nghĩa lý thì thà như loài vật không biết nói còn hơn. Đông phương
- Ăn bớt bát, nói bớt lời. Tục-ngữ
- Chớ nói lắm, nói lắm thì lỗi nhiều. (Vô đa ngôn, đa ngôn đa quá). Khổng tử
- Nói nhiều và nói đúng lúc là hai điều khác nhau. Sophocle - Loạn sinh ra bởi lời nói. (Dịch kinh)
https://thuviensach.vn
- Người hay ít nói, người nông nổi, lắm lời. (Dịch kinh)
- Không nên mưu việc lớn với kẻ đa ngôn ; Không nên ở chung lâu với người hiếu động. Văn-trung-Tử
- Đương khi vui mừng chớ có nói nhiều ; đương khi đắc chí chớ có thay đổi công việc. Châu-Hy
- Ăn lắm thì hết miếng ngon
Nói lắm thì hết lời khôn hóa rồ. Ca-dao
- Rượu lạt uống lắm cũng say,
Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm. Ca-dao
- Ai xui ai khiến trong lòng,
Mau chân nhạy miệng mắc vòng gian nan. Ca-dao
- Miệng thường làm cho người ta xấu hổ. (Thư-kinh)
- Sa chân thì chết đuối, sẩy miệng thì chết oan. (Lễ-ký)
- Lỡ chân gượng được, lỡ miệng không gượng được. Tục-ngữ
- Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa. Lục-tài-Tử
- Ngọc khuê trắng có vết còn mài đi được, chớ lời nói càn không thể chữa lại được. (Thi-kinh)
- Vàng sa xuống giấy khôn tìm,
Người sa lời nói như chim sổ lồng. Ca-dao
- Điều dưỡng cái khí lúc đang giận ; đề phòng câu nói lúc sướng mồm ; lưu tâm sự nhầm lúc bối rối ; biết dùng đồng tiền lúc sẵn sàng. Uông – thụ - Chi
- Nói đương sướng hả mà nín ngay được ; ý đương hớn hở mà thu hẳn được ; tức giận, ham mê đương sôi nổi nồng nàn mà tiểu trừ biến mất được
https://thuviensach.vn
; không phải là người rất kiên nhẫn thì không tài nào được như thế. Vương dương-Minh
- Người nào biết giữ gìn lời nói của mình thì tránh được nhiều mối khổ tâm. Grimm
- Miệng là cái cửa họa phúc. Quách-Yên
- Bịnh do miệng ăn, họa do miệng nói. (Bịnh tùng khẩu nhập, họa tùng khẩu xuất). (Tô-Thư)
- Tâm không bình, khí không hòa, thì nói hay nhầm lỗi. Hứa Hành
- Đương lúc thích chí, gặp người thích chí, nói chuyện thích chí, thì ngôn ngữ lại càng phải cẩn thận lắm. Lưu-trấp-Sơn
- Chim không kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe. Ca-da
- Ngôn ngữ phải cho lịch sự cũng như y phục phải giữ cho chỉnh tề. Fénelon
- Tiếng nói là một điều thiên sinh, nhưng nói cách nầy hay cách khác, đó là phần tạo hóa giao cho con người, tùy sở thích của chúng ta. Dante
- Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Ca-dao
- Chẳng được miếng thịt miếng xôi,
Cũng lựa lời nói cho nguôi tấm lòng. Ca-dao
- Người thanh nói tiếng cũng thanh,
Chuông kêu sẽ đánh bên thành cũng kêu. Ca-dao
- Mai mưa trưa nắng chiều nồm
Trời còn luân chuyển huống mồm thế gian. Ca-dao
- Vai mang túi bạc kè kè
https://thuviensach.vn
Nói quấy nói quá chúng nghe rầm rầm. Ca-dao
- Khi ăn thì phải lựa mùi
Khi nói thì phải lựa lời chớ sai. Ca-dao
- Chim khôn tránh bẫy tránh dò,
Người khôn tránh tiếng hồ đồ mới khôn. Ca-dao
- Một câu nói ngay bằng làm chay cả tháng. Tục-ngữ
- Một lời nói dối sám hối bảy ngày. Tục-ngữ
- Ăn một đọi, nói một lời. Tục-ngữ
- Ăn ngay nói thật, mọi tật mọi lành. Tục-ngữ
- Nghìn lời nói, muôn câu chuyện cốt ở sự thật. Tiết-Huyên
- Lời nói hay giúp người ấm hơn vải lụa ; lời nói dở hại người đau như gươm giáo. (Tuân-tử)
- Mở lời nói như chém đá. (Thí khẩu như phá thạch). (Lễ-kinh)
- Người quân tử chẳng nuốt lời. (Quân tử bất thực ngôn). (Công-dương truyện)
- Bạn ngồi xéo cũng được, nếu bạn muốn như vậy, nhưng nói, phải nói cho chính. Thổ-nhĩ-kỳ
- Ngoài miệng nói ngọt ngào, trong long chứa cay đắng. (Ngô chi cam kỳ trung tất khổ). Tấn-Thư
- Lọ là thét mắng mới nên
Một lời siết cạnh bằng nghìn roi song.
Roi song đánh đoạn thì thôi,
Một lời siết cạnh muôn đời chẳng quên. Ca-dao
- Lời nói đáng tin thì giọng không đẹp, lời nói giọng đẹp thì không đáng tin. (Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín). Lão-tử
https://thuviensach.vn
- Nói chuyện chớ châm chọc để người ta buốt ; nói đùa chớ cạnh khóe để người ta đau. Lục-lũng-Kỳ
- Nói là bạc, im lặng là vàng. (Le Talmuld)
- Miêng ngậm, tai mở. Anh
- Người ta hối hận vì đã thốt lời chớ không bao giờ vì lặng thinh. Simonide d'Amorgos
- Biết nhiều nói ít. Anh
- Lời nói chỉ trở nên phong phú khi người ta biết giữ yên lặng. R. Guardini - Lúc đáng nói mới nói thì người nghe không chán. (Luận-ngữ)
- Người đáng nói với, mà mình không nói là bỏ hoài người ; người không đáng nói với, mà mình nói là phí mất lời. (Luận- ngữ)
- Không biết mà nói là ngu, biết mà không nói là hiểm. (Chiến-quốc-sách)
- Lời nói của đứa khùng, ông thánh cũng chọn. (Cuồng phu chi ngôn, thánh nhơn trạch yêu). Liệt-tử
- Nếu tim bạn là một hoa hường, miệng bạn sẽ thốt ra những lời thơm tho. Nga
ĂN UỐNG
- Sống không phải để ăn, mà ăn để sống. Anh
- Ăn lấy thơm tho, chớ không ai ăn lấy no, lấy béo. Tục-ngữ
- Bạn cho tôi biết bạn ăn cái gì, tôi sẽ cho bạn biết bạn là người như thế nào. Brillat-Savarin
https://thuviensach.vn
- Ăn có nơi, làm có chỗ. Tục-ngữ
- Ăn ít ngon nhiều. Tục-ngữ
- Ăn ít no lâu, ăn nhiều chóng đói. Tục-ngữ
- Ăn muộn ngon bằng ăn thịt, đi thong thả sướng bằng đi xa. (Vấn thực đương nhục hoãn bộ đương xa) Trung-hoa
- Ăn không lo, của kho cũng hết. Tục-ngữ
- Ăn một miếng, tiếng muôn đời. Tục-ngữ
- Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ là tiền vứt đi. Ca-dao
- Những người ăn khỏe ngủ nhiều là những người không thể làm được cái gì lớn lao. Henri IV
- Ăn nhiều hại tì vị, của nhiều hại chí khí. (Đa thực thương vị, đa tài thương khí). (Chiến-quốc-sách)
- Miếng ăn là miếng tồi tàn,
Mất đi một miếng lộn gan lên đầu. Ca-dao
- Tham ăn lấy răng đào mồ. Tục-ngữ
- Một cái bụng đầy không thể chứa được một tinh thần tế nhị. Apotolins - Sự tham ăn giết nhiều người hơn là gươm. P.A. Manzolin - Tham thực cực thân. Tục-ngữ
- Háu ăn là bản tính của loài vật. Kegemni
ÂN TRẠCH (Làm ơn – Thi ơn)
https://thuviensach.vn
- Làm ơn đầy thì trả ơn hậu. Hoài-nam-Tử
- Cái ơn nặng nhẹ không nên lường theo thực giá mà nên lường theo lòng thảo. J.J. Rousseau
- Sự làm ơn mất hết vẻ đẹp của nó, nếu kẻ thi ơn phô trương quá nhiều về việc làm của mình. Corneille
- Giúp đỡ sốt sắng như giúp đỡ hai lần. Pháp
- Giúp sớm tức là giúp hai lần. Anh
- Làm ơn mà bắt người ta trông đợi quá lâu thì đến khi làm ơn, ơn ấy không còn giá trị nữa. Ovenstiern
- Cho người ta chờ đợi một ân trạch tức là ấp ủ mầm mống cho một kẻ phản bội. Ausove
- Làm ơn mà so đo như bán mối hàng, thế là làm tiêu diệt và dơ bẩn cái ơn đấy đi. Sénèque
- Làm ơn mà không bỉ đến ai, thế mời là diệu pháp. B. de Saint Pierre
- Người thi thố ân trạch đích thực là người đi tìm thêm kẻ khác nữa đáng hưởng sự giúp đỡ, như mỗi mùa cây nho cho ta thêm những trái mới. Marc Aurèle
- Làm ơn chớ nên nhớ, chịu ơn chớ nên quên. Viên thị thế Phạm
- Ta giúp được việc gì cho ai, ta phải nên quên đi để cho họ nhớ lấy. Boitard.
- Ân trạch không bao giờ mất đi đâu cả. Jean le Bon
- Đã làm ơn cho người, người đã được ơn mình, sao còn cuồng dại mà cầu cái gì nữa : muốn tỏ là mình đã làm ơn, hay muốn đòi cho người phải biết ơn ? Marc Aurèle
https://thuviensach.vn
- Đối với một người tốt, một ân trạch là một thứ cho mượn ; đối với kẻ xấu, đó là một điều từ thiện. Bắc Phi
- Lấy sự làm ơn làm thích chí, thế là được trả rồi đó. Massillon
- Tất cả những người đời xưa đều là những bậc ân nhân của ta, hoặc đã lưu danh cùng không. Edmond About
https://thuviensach.vn
B
BÁC ÁI (nhơn ái)
- Thương người như thể thương thân. Tục-ngữ
- Điều mình muốn nên, phải làm nên cho người, điều mình muốn đạt phải làm cho người đạt. (Kỷ sở dục lập nhi lập nhân, kỷ sở dục đạt nhi đạt nhân). Khổng-tử
- Lòng nhân ái mới là một đức tốt, làm ơn chỉ là một việc hay. Descuret
- Làm ơn thì lấy của cho người ; nhân ái trải bụng thương người. L. Veuillot
- Nhân ái tức là hy sinh. V. Cousin
- Kẻ có nhân mười phần chẳng khó. Tục-ngữ
- Cho là một cái thú lâu bền hơn nhận, bởi trong số hai người ấy, người cho nhớ lâu hơn người nhận. Chamfort
- Bố thí không chưa đủ, mà phải có lòng nhân ái nữa ; những công cuộc từ thiện giảm bớt được nhiều điều thống khổ hơn là tiền bạc. J. J. Rousseau
- Dây nhân ái buộc chặt đời đời. Massillon
- Nhơn huệ không cốt giúp cho nhiều mà chính là giúp cho phải lúc. La Bruyère
- Thấy người thống khổ khóc than mà bạn có thể làm cho họ ráo nước mắt được, thì đừng để cho mặt trời có đủ thì giờ làm ráo nước mắt họ đi. Ấn
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Tục-ngữ
https://thuviensach.vn
- Thấy người đáng thương thì ta chảy nước mắt, mà đến khi đem của cho người thì lại tiếc, ấy là có lòng từ mà không có lòng nhân. (Nhân vật chí)
- Cái ta quen gọi là nhân huệ thường thường chẳng qua vì lòng khoe khoang mà giúp cho đó thôi. La Bruyère
- Nhịn mà cho người, thế mới đáng quí trọng. La Rochefoucauld - Làm phúc không nghèo ai bao giờ. Pháp
- Thấy ai đói khó thì thương,
Thấy ai khổ sở tìm phương đỡ đần. Ca-dao
- Người trồng cây hạnh mà chơi,
Ta trồng cây phúc để đời về sau. Ca-dao
- Dầu xây chín đợt phù đồ,
Không bằng làm phúc cứu cho một người. Ca-dao
- Đường mòn, nhơn nghĩa chẳng mòn. Tục-ngữ
BÀ CON
- Bà con vị tổ vị tiên, không phải vì tiền vì gạo. Tục-ngữ
- Con chú con bác có khác gì nhau. Tục-ngữ
- Cô cũng như cha, dì cũng như mẹ. Tục-ngữ
- Yêu nhau chị em gái, rái nhau chị em dâu, đánh nhau vỡ đầu là anh em rể. Tục-ngữ
- Con cô con cậu thời xa,
Con chú con bác thật là anh em. Ca-dao
https://thuviensach.vn
- Dì ruột thương cháu như con
Rủi mà không mẹ, cháu còn cậy trông. Ca-dao
- Dâu là con, rể là khách. Tục-ngữ
- Cậu chết mợ ra người dưng,
Chú tôi có chết, thím đừng lấy ai. Ca-dao
- Con cậu cậu nuôi thầy cho
Cháu cậu, cậu bắt chăn bò chăn trâu. Ca-dao
- Chị em dâu như bầu nước lã. Tục-ngữ
- Chồng cô với lại chồng dì,
Tiếng kêu bằng dượng, tình thì lãng lênh. Ca-dao
BẠN BÈ (Bằng hữu)
- BẠN BÈ LÀ GÌ ?
- Bạn bè là nghĩa tương tri
Sao cho sau trước một bề mới nên. Ca-dao
- Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn. Tục-ngữ
- Muốn cho có đó có đây
Sơn lâm chưa dễ một cây nên rừng. Ca-dao
- Tình bằng hữu là một linh hồn trong hai thân thể. Pythagore - Tôi không thể sống nếu tôi thiếu tình thương của các bạn tôi. Joh Keat
- Chuyện đời không hợp ý cười thêm ngượng.
Đời vắng tri âm sống cũng thừa. Trần Tuấn Khải (Trích Lãng-nhân ; Trước đèn)
https://thuviensach.vn
- Tình bạn là cái gì kiên cố lắm, nó bền vững cho đến trọn đời ta, nếu ta không kêu gọi đến nó khi ta túng tiền. Mark Twain
- Ai có một người bạn hữu là có một kho tàng lớn. Rigaud
- Ngoài sự khôn ngoan, điều quý nhứt mà thượng đế có thể phú cho người ta là tình bằng hữu. La Rochefoucauld
- Kẻ sĩ mà không có bạn hiền thì chẳng biết đặng đường đi nước bước mình đi thất lạc thế nào. Thái-công
- Hạnh phúc lớn nhứt ở trên đời là tình bạn, và hạnh phúc lớn nhứt trong tình bạn là có một người để gởi gắm tâm tình. A. Manzoni
- Phải biết mở cửa lòng mình trước mới hy vọng mở đặng lòng kẻ khác. Pasquier Quesnel
- Muốn được một người bạn, chỉ có phương pháp chính mình phải là một người bạn. Emerson
- Người hà tiện có phước nhứt trên đời là người có thể giữ đặng tình bằng hữu của tất cả những bè bạn mà họ đã gặp trên đường đời. R. Sherwood
- Có nghìn người bạn là ít, có một kẻ thù là nhiều. Thổ-nhĩ-kỳ - Có nhiều bằng hữu là điều tốt, mà cần dùng đến họ là điều xấu. Vô-danh
- Tôi ưa sách cũ, rượu lâu năm, duyên thắm, nhưng bạn cố trí là quí hơn cả. Austin Dobson
- Trong đời mấy bực cố tri,
Mấy trang đồng đạo, mấy nghì đồng tâm. Nguyễn-đình-Chiểu (Lục-vân Tiên)
- Rượu ngon không có bạn hiền.
Không mua không phải không tiền không mua. Nguyễn-Khuyến (Khóc Dương-Khuê)
https://thuviensach.vn
- Không có gì thích thú cho bằng sự gặp lại một người bạn cố tri, có thể ngoại trừ cái thích thú tạo được một bạn hữu mới. R. Kipling
- Tình cố-hữu như rượu bồ đào, càng cũ càng đằm. Cicéron - Tình bằng hữu ví như tước vị xưa, càng lâu càng quý. Goethe
- Tình bằng hữu là một tờ mật ước của hai người có cảm tình, có đạo đức, đã giao kết cùng nhau. Vauvenargues
- Một người bạn hữu là một người anh em ruột mà ta đã chọn lấy. J. Droz
- Tình bằng hữu là một giải đồng tâm, khăng khít đến nỗi không tài nào nhìn thấy chỗ tiếp nối được. Dacier
- Ở đời nầy chỉ có tình bằng hữu mới là cái hoa hường không gai. Mlle de Scudéry
- Tình bằng hữu là cái dây liên lạc bền bỉ ở đời. Amyot
- Tình bằng hữu giống như cây xanh tươi mãi có vừa hoa vừa quả một lần. B. de Saint-Pierre
- Ai không còn là bằng hữu nữa, là đã không phải là bằng hữu. Hiéron
- CHỌN BẠN
- Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn. Tục-ngữ
- Phải nên chọn bạn mà chơi
Gần ai thì cũng giống ngay như người. Pháp
- Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Những người lêu-lổng chơi bời
Cùng là lười biếng ta thời tránh xa. Ca-dao
https://thuviensach.vn
- Tôi không nhận làm bạn với hai người : một người không bao giờ nói cho tôi biết về anh ta và một người không bao giờ nói về tôi. Chamfort
- Không được kết bạn với kẻ hơn mình, không được kết bạn với kẻ ngang hàng với mình, thà rằng quyết chí ở một mình tốt hơn kết bạn với người ngu muội. (Kinh pháp cú)
- Thà đi một mình còn hơn đi với kẻ vô lại. Dupin
- Ai chơi với người tốt thì hóa ra tốt hơn. Guyau
- Vì quyền lợi mà làm bạn với nhau, thì khi quyền lợi hết ắt xa nhau.
- Khi có rượu có cơm thì bạn bè một ngàn người cũng có ; đến khi gặp nạn thì một người cũng không. (Minh Tâm)
- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Tục-ngữ (tức « cận đăng tắc minh » hoặc « cận mặc dã hắc, cận đan dã xích » nghĩa là « gần đèn thì sáng » hoặc « gần mực thì đen, gần son thì đỏ »)
- Chọn bạn chớ tìm hạng người cao hơn mình quá thấp thua mình quá. Pythagore
- Có nhiều bằng hữu là chẳng có người bằng hữu nào cả. Aristote - Bằng hữu với tất cả mọi người là chẳng có bằng hữu với ai hết. Pháp
- Một Thượng-đế cũng đủ ; chỉ một người bạn hữu thôi thì không. Tiệp khắc
- Nên có nhiều bạn hữu và sách vở, mà phải bạn và sách tốt. Tây-ban-nha
- Cần gì phải có nhiều bạn hữu ? Một cũng đủ nếu người bạn ấy biết thương ta. Florian
- Khối tình lăn lóc cố câm,
Cõi trần được một tri âm cũng nhiều. Bùi Kỷ (Trích Lãng-nhân : Trước đèn, 1939)
https://thuviensach.vn
- Muốn có một bạn hữu hoàn toàn là chẳng có ai là bạn hữu cả. Thổ-nhĩ-kỳ
- Nước trong quá không có cá, người xét nét quá không có bạn. Đông phương
- Yêu say mê là một điều dễ gặp hơn là một tình bằng hữu tròn đầy. La Bruyère
- Tri kỷ tìm nhau mắt đã mờ. Tchya (Lãng-nhân – s đ d)
- THAY ĐỔI
- Giàu không đổi bạn, sang không đổi vợ. Tục-ngữ
- Thức lâu mới biết đêm dài,
Ở lâu mới biết con người phải chăng. Ca-dao
- Khi vui thì vỗ tay vào,
Đến khi hoạn nạn thì nào thấy ai. Ca-dao
- Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết gạo hết ông tôi. Nguyễn-bỉnh-Khiêm
- Khi sung sướng thì bạn có nhiều bạn bè ; đến khi gặp trời dông tố thì bạn ở một mình. Ovide
- Bạn bè giống như những chiếc xe tắc-xi, gặp lúc trời mưa tìm đỏ con mắt cũng không thấy một chiếc. Tướng Revers
- Bạn bè giả dối ví như chim mùa : tạnh ráo thì đến, mưa gió thì đi. Ch. Nodier
- Một người chết, một người sống, một bên sang, một bên hèn thì mới rõ được tình bạn. Thuyết Uyển
- Cha đời cái áo rách nầy,
Mất chúng mất bạn vì mầy áo ơi ! Ca-dao
https://thuviensach.vn
- Bạn nghèo chơi với nhau không nên quên. (Bần tiện chi giao bất khả vong). Trung-hoa
- Dầu mà sang cả ngựa cao
Cũng xin bước xuống mà chào bạn xưa. Ca-dao
- XÂY DỰNG
- Chỉ mấy người biết phải mới giao thiệp với nhau lâu dài. Bà Du Deffant
- Cố gắng lớn lao nhứt trong tình bằng hữu không phải là nói những tật xấu của mình cho bạn nghe mà là cho họ biết những tật xấu của chính họ. La Rochefoucauld
- Như bạn tôi một mắt, thì tôi ngó bạn một bên. Joubert
- Người bạn thành thực là người bạn chỉ đạo cho mình mà không sợ mích lòng mình. La Rochefoucauld – Doudeauville
- Một người bạn chỉ trích minh bạch những lỗi lầm của mình, ví như một bảo vật vô giá. Saint Evremond
- Bạn dầu chỉ trích la rầy,
Còn hơn kẻ nịnh tô bày ngợi khen. Pháp
- Nếu không sẵn lòng dung thứ những lỗi vặt cho nhau, thì không thể bầu bạn với nhau lâu dài được. La Bruyère
- Sanh lòng nghi nan, tuyệt tình bằng hữu. Sénèque
- Nghi ngờ bạn hữu còn xấu hổ hơn là bị bạn gạt gẫm. La Rochefoucauld
- Tình bằng hữu được củng cố bằng sự viếng thăm, nhưng viếng thăm phải có chừng mực. Anh
- Nước làm hư sữa ; quá nhiều sự quấy rầy làm mất bạn. Pháp
https://thuviensach.vn
- Nếu bạn hỏi lại số tiền đã cho mượn, thường thì bạn sẽ nhận ra rằng sự háo tâm của bạn đã biến người bạn hữu thành một kẻ thù. Plaute
- Lúc cho mượn là bằng hữu, lúc lấy lại là kẻ thù. Antoine Loisel - Cho bạn hữu mượn là mất gấp đôi (mất bạn lẫn tiền). Pháp - Tiền bạc là lưỡi rìu chia đôi những bằng hữu bất khả phân. Ấn - Mất chút ít tiền còn hơn là mất chút tình bằng hữu. Mã-đảo
- THỬ THÁCH TRONG HOẠN NẠN
- Chỉ gặp bước gian nan mới biết lòng bằng hữu. B. De Saint Pierre
- Thấy thân phận bằng hữu mình mà biết thương xót là hay, nhưng giúp đỡ họ được lại càng quý hơn. Voltaire
- Trong lúc đại hạn mới biết nguồn nước kia là sung mãn ; trong cơn hoạn nạn mới rõ người tri kỷ. Mabire
- Các điều ước nguyện của người bạn là những mạng lịnh ta phải tuân theo. Sterne
- Lúc nào người bạn hữu cũng thương ta, và trong nghịch cảnh, người bạn ấy trở thành một anh em. (Cựu-ước kinh)
- Người bạn hữu đích thực là người bạn hữu trong những giờ khó khăn. Ennius
- Lòng hảo tâm là cái tinh hoa của tình bằng hữu. B. De Saint Pierre
- Không phải quanh bàn ăn, mà chính nơi chốn lao tù người ta mới biết được một người bạn là bằng hữu hay không. Serbie
- Tình bằng hữu đằm thắm an ủi ta quên những nỗi ưu phiền. J.J. Rousseau
https://thuviensach.vn
BÁO OÁN (báo thù, trả thù)
- Báo thù là niềm vui của những tâm hồn đê hạ. Jouvénal
- Sự trả thù luôn luôn là dấu hiệu của một tinh thần yếu ớt, bất lực đề chịu đựng những sự lăng mạ. La Rochefoucauld
- Lấy oán báo oán chẳng khác chi chó sói lại gặp rắn độc. Thái-công - Báo thù là một công lý dã man. Francis Bacon
- Sự báo thù là điên dại, đã bị tai nạn còn thêm tù tội. Marmontel
- Dĩ oán báo oán chỉ làm tràn thêm oán, mở rộng thêm oán, cũng như khai sâu thêm oán. Thánh Gandhi
- Báo thù là một món ăn nên để nguội thì tốt hơn. W. Wander
- Sự khỉnh khinh là một hình thức tế nhị nhứt của sự trả thù. Baltazar Gracian
- Sự khinh bỉ bôi xóa sự lăng mạ còn mau hơn là sự trả thù. Th. Fuller - Cách trả thù hay nhứt là chớ là giống kẻ thù của mình. Marc Aurèle
- Nếu kẻ thù của con đói, hãy cho nó ăn ; khát, cho uống. Làm như vậy, còn chồng chất than nồng lên đầu nó. (Tân-ước kinh)
- Mình lo thế nào cho có tài năng đức hạnh hơn người đối địch với mình, đó là cách báo thù cao thượng hơn hết. Bà De Sévigné
- Sự báo thù không bôi xóa được sự nhục mạ. Calderon
- Trả thù chỉ được vui sướng trong khoảnh khắc, làm phải khiến cho người ta cảm thấy vui sướng lâu dài. Tây-ban-nha
- Con không nên bao giờ trả thù. (Cựu-ước kinh)
https://thuviensach.vn
- Trả thù là đặt mình ngang hàng với kẻ thù ; tha thứ là đặt mình trên kẻ thù. Anh
- Dùng ân đức để báo oán. Lão-tử
- Ai báo thù là đê hạ, ai dung thứ là cao thượng. Legouvé
- Không bao giờ lấy thù oán dứt được thù oán, chỉ có lòng nhơn từ mới tiêu diệt được oán thù ; đó là luật vĩnh cửu, bất di bất dịch. (Dhammapada)
- Cái cách tối diệu để giải trừ những kẻ thù của mình là biến họ thành ra bằng hữu của mình. Henri IV
BỀ NGOÀI (hình thức, nội dung)
- NGOÀI TỐT, TRONG XẤU
- Mặt sứa gan lim. Tục-ngữ
- Miệng thơn thớt dạ ớt ngâm. Tục-ngữ
- Tướng diện bất như tướng tâm. Tục-ngữ
- Tốt mã dẻ cùi. Tục-ngữ
- Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Mà trong nham hiểm giết người không dao. Nguyễn-Du
- Trông xa tưởng khá, nhìn gần số không. La Fontaine
- Khen ai khéo tạc bình phong
Ngoài long, lân, phượng, trong lòng xấu xa. Ca-dao
- NGOÀI XẤU, TRONG TỐT
https://thuviensach.vn
- Xấu chữ mà lành nghĩa. Tục-ngữ
- Chùa rách bụt vàng. Tục-ngữ
- Đất sỏi có trạch vàng. Tục-ngữ
- Xấu mặt mà chặt dạ. Tục-ngữ
- Rượu ngon chẳng luận be sành,
Rách mà khéo vá hơn lành vụng may. Ca-dao
- Em đừng thấy bận quần dài áo rộng, em kêu là người quân tử, Em đừng thấy bận quần rách, áo rưới em bảo là kẻ tiều nhân. Bớ em ơi !
Em không nghe chuyện Thạch Sanh đóng khố gảy đờn,
Vua ban áo mão… ai hơn được chàng ?
Ca-dao (Nguyễn-khắc-Ngữ : Tiếng ca miền biển)
- Chớ thấy áo rách mà cười
Những giống gà nói lông nó lơ thơ. Ca-dao
- Sông sâu nước lặng. Quinte-Curce
- Bò đen cho sữa trắng. Đan-mạch
- Xà-phòng xám mà rửa sạch. Nga
- Hạt tiêu nhỏ đấy, nhưng nếm thử rồi mới biết nó cay như thế nào. Ả-rập
- NGOÀI, TRONG ĐỀU TỐT
- Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon. Ca-dao
- LỜI RĂN
https://thuviensach.vn
- Nghèo cho sạch, rách cho thơm. Tục-ngữ
- Quen sợ dạ, lạ sợ áo. Tục-ngữ
- Tốt danh hơn lành áo. Tục-ngữ
- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Tục-ngữ
- Trông mặt đặt tên. Tục-ngữ
- Thấy bề ngoài không rõ bề trong (Kiến kỳ ngoại bất thức kỳ nội). (Dương-Hùng truyện)
- Không phải cái gì chói sáng cũng đều là vàng cả. Pháp - Suốt đời, bạn đừng nên xem mặt mà xét người. La Fontaine - Ta chớ nên tin cái bề ngoài ; cái bề ngoài hay phỉnh phờ lắm. Fénelon
- Trời ơi ! Thường cái bề ngoài làm cho ta thất vọng : không nên luôn luôn xét theo cái bề ngoài. Molière
- Theo mặt chọn người. (Dĩ mạo thủ nhân. Ý nói tin bề ngoài thường hay bị lầm). (Gia-ngữ)
- Hay quần hay áo hay hơi
Mà chẳng hay người là của bỏ đi. Ca-dao
- Hàm râu không làm nên nhà hiền triết. Plutarque
- Cái áo không làm nên thầy tu. Pháp
- Không phải tất cả những người nào có cây đàn cũng đều là nhạc sĩ. Warron
- Không phải người nào cỡi ngựa cũng là kỵ mã. Pháp
- Trong các cửa tiệm, người ta xem xét rất kỹ các món hàng, nhưng đối với con người, thì lại chỉ xét theo bề ngoài. Aristippe de Cyrène
https://thuviensach.vn
BIẾT ƠN (Nhớ ơn, Tri ân, Trả ơn, báo ân)
- NHỚ ƠN
- Ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Tục-ngữ
- Ơn ai một chút chớ quên,
Oán ai một chút để bên dạ nầy.Ca-dao
- Làm ơn đừng nhớ làm chi,
Chịu ơn nên chớ quên đi mới là. Trung-hoa
- Kẻ nào mang ơn người mà không nỡ phụ thì làm con ắt có hiếu, làm tôi ắt được trung. Tư-mã Quang
- Nên biết ơn kẻ ân nhân lúc họ vắng mặt, vì nếu có mặt họ mà biết ơn, thì thành ra như bó buộc mà phải biết ơn vậy. Ménandre
- Lúa gạo và lòng biết ơn chỉ mọc nơi đất tốt. Đức
- Vì lẽ gì mà người ta làm ơn mặc lòng, kẻ biết ơn không nên dò xét làm chi. De Lévis
- Lòng biết ơn là ký tính của trái tim. J. B. Massieu
- Lòng biết ơn sanh ra tình yêu mến, tình yêu mến lại sanh ra lòng biết ơn. Laténe
- Có lòng ghi tạc công ơn thì cái vui thú đã thọ ơn lại càng thêm lâu dài. J. Droz
- Kẻ biết ơn thì trong lòng được thỏa thích, mà kẻ làm ơn thì trong lòng lại được thỏa thích nghìn phần. De Jussieu
https://thuviensach.vn
- Lòng nhớ ơn có ba hình thức : một tình cảm sâu xa, một lời cảm tạ, một quà tặng trở lại. Ả-rập
- Người đạo đức thì bao giờ cũng biết ơn. Mably
- Nếu thú vật còn biết nhớ ơn, con người há lại không được như thế hay sao ? Thổ-nhĩ-kỳ
- Ở trên đời, không có sự thái quá nào tốt đẹp cho bằng sự thái quá của lòng biết ơn. La Bruyère
- Làm ơn thì nín, thọ ơn thì nói. Tây-ban-nha
- Người mang ơn phải nên nhớ mãi, người làm ơn thì phải quên ngay. Boiste
- Kẻ bội bạc thì chỉ thọ ơn một lần mà thôi, người nhớ ơn thì hưởng ơn được lâu dài. Sénèque
- Sự biết ơn của phần đông chỉ là một ước muốn kín đáo được thọ ơn nhiều hơn nữa. La Rochefoucauld
- Cảm ơn nhiều có nghĩa là kín đáo hỏi thêm nữa. Anh
- Kẻ tiểu nhơn chỉ chăm mong người ta làm ơn cho, nhưng khi đã chịu ơn rồi, thì không cần nhớ ơn nữa. Người quân tử không khinh dị chịu ơn ai, nếu khi có chịu ơn thì không bao giờ quên. Khoáng-Thức
- Lòng nhớ ơn là một gánh nặng, mà gánh nặng nào cũng cần cất xuống. Diderot
- TRẢ ƠN
- Ăn cây nào rào cây ấy. Tục-ngữ
- Ăn miếng chả trả miếng bùi. Tục-ngữ
https://thuviensach.vn
- Ơn sâu thì trả nghĩa sâu cho vừa. Tục-ngữ
- Bát cơm Phiếu mẫu trả ơn nghìn vàng. Tục-ngữ
- Những người có tâm hồn lương hảo hễ gặp dịp đền ơn thì không khi nào bỏ qua. Vauvenargues
- Ăn lộc của người thì phải cứu hoạn nạn cho người. (Tả truyện)
- Người biết ơn dẫu đã ơn trả nghĩa đền vẫn cũng chưa cho là xong nợ. H. Lemonnier
BỘI ÂN (Quên ơn, Vong ân)
- Sự bội ân là con đẻ của lòng kiêu hãnh. Cervantes
- Ăn cháo đá bát. Tục-ngữ
- Được chim bẻ ná, được cá quên nơm. Tục-ngữ
- Chim nhớ cây, tớ quên thầy. Tục-ngữ
- Chưa khỏi vòng đã cong đuôi. Tục-ngữ
- Hãy làm cho khán giả cười. Hãy giải buồn cho họ. Và nếu họ khinh bạn ngay vừa lúc bước ra khỏi cửa, thì thôi, cứ mặc họ, chẳng có sao cả. Luôn luôn người ta quên những kẻ đã làm điều lành cho họ. Sacha Guitry
- Có trăng phụ đèn. Tục-ngữ
- Ăn sung ngồi gốc cây sung
Ăn rồi lại đá tứ tung ngũ hoành. Ca-dao
- Khi xưa ăn đâu ở đâu,
Bây giờ được bí chê bầu hôi tanh. Ca-dao
https://thuviensach.vn