🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Từ Chiến Trường Khốc Liệt
Ebooks
Nhóm Zalo
Mục lục
Tựa sách
TÁC GIẢ
LỜI TỰA
Phần I: 1934-1970
§1. Thời Thơ Ấu
§2. Khởi Nghiệp
Phần II: 1962-1975
§1. Sài Gòn
§2. Trận Đánh Đầu Tiên
§3. Ấp Bắc
§4. Bị Bắn Chết
§5. Tân Đại Sứ Hoa Kỳ
§6. Vụ Đảo Chính 01-11-1963
§7. Kết Hôn
§8. Tiếp Cận
§9. Sông Bé
§10. Thiếu Tá Norman Schwarzkopf
§11. Lữ Đoàn 173
§12. Đội Tiếp Tế 21
§13. Thách Đố Số Phận
§14. Những Lời Cáo Phó
§15. Đồng Nghiệp
§16. Dặm Trường Đẫm Máu
§17. Cuộc Chiến Với Westy – Westmoreland §18. Đà Nẵng
§19. Chiến Dịch Tết Mậu Thân
§20. Tiêu Diệt Thành Phố Để Cứu Nó
§21. Những Người Bị Lãng Quên
§22. Đụng Độ Gallagher
§23. Kết Thúc Nỗi Ám Ảnh
§24. Chuyến Đi Sang Bên Kia Chiến Tuyến §25. Bắt Đầu Của Kết Thúc
§26. Sài Gòn Sụp Đổ
§27. 30-4-1975
Phần III: 1975-1990
§1. Cắt Bỏ Những Trói Buộc
§2. Trong Hầm Hào Cùng CNN
§3. Những Chân Trời Mới
Phần IV: 1990-1991
§1. Baghdad
§2. Ngày Thứ Nhất 17-01
§3. Ngày Thứ Hai
§4. Ngày Thứ Ba
§5. Ngày Thứ Tư
§6. Ngày Thứ Năm
§7. Ngày Thứ Sáu
§8. Ngày Thứ Bảy
§9. Ngày Thứ Tám
§10. Ngày Thứ Chín
§11. Ngày Thứ Mười
§12. Ngày Thứ Mười Một
§13. “Baghdad Pete”
§14. Nổi Giận Ở Amilriya
§15. Buổi Truyền Hình Cuối Cùng
TỪ CHIẾN TRƯỜNG KHỐC LIỆT
(Nguyên tác: Live From The Battefield)
Tác giả: Peter Arnett
Nhà Xuất bản Thông Tấn
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Nguồn: ThuQuanvn
Tạo bìa: inno14
Biên soạn: Văn Cường
Tạo Ebook: QuocSan
TÁC GIẢ
(ảnh tác giả xưa và nay)
(ảnh tác giả cùng Tướng Giáp)
Peter Arnett là người Mỹ gốc New Zealand, phóng viên nổi tiếng của
Hãng AP, CNN, người đã có mặt ở miền Nam Việt Nam từ những năm 1962 cho tới 1975, chứng kiến rất nhiều sự kiện lịch sử trong chiến tranh Việt Nam và giờ khắc sụp đổ của chính quyền ngụy Sài Gòn.
Cuốn sách được xuất bản lần đầu tại Mỹ năm 1995, sau đó được tái bản nhiều lần, gây tiếng vang lớn và hấp dẫn độc giả. Dư luận trong và ngoài nước Mỹ đánh giá “Đây là một cuốn tự truyện hay nhất”, “Một cuốn hồi ký mẫu mực”, “Một tài liệu có sức mạnh hay nhất”, v.v.
Từ chiến trường khốc liệt – cuốn tự truyện – hồi ký mang tính báo chí được ghi chép cẩn thận, công phu, là tập tài liệu lịch sử vô cùng quý giá của một phóng viên chiến trường, gần như dành cả phần lớn thời gian cuộc đời mình viết về đề tài chiến tranh. Ông viết về tất cả những điều cảm nhận, trải qua, chứng kiến ở những nơi chiến sự mà Ông đặt chân tới: VIệt Nam, Lào, Iran, Iraq, Afganistan…
Trong cuốn sách, tác giả ghi lại khá kỹ về những sự kiện Chiến tranh Việt Nam, diễn biến những hoạt động tác chiến ở chiến trường, đặc biệt là những sự kiện dấu mốc như: cuộc đấu tranh, biểu tình của các tăng ni, phật tử ở Huế, vụ tự thiêu của nhà sư Thích Quảng Đức, cuộc đảo chính lật đổ anh em Ngô Đình Diệm, các trận đánh, các chiến dịch lớn giữa quân Mỹ – Ngụy và quân giải phóng miền Nam Việt Nam, cuộc nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, các chiến dịch dẫn tới giải phóng Sài Gòn và cuối cùng là giờ khắc sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn,.. cùng tâm trạng hoang mang, bi quan, thất vọng của các tổng thống, tướng tá Mỹ, ngụy tham gia điều hành bộ máy chiến tranh trước các sự kiện. Tất cả được tác giả ghi chép và kể lại một cách chân thực, khách quan với tư cách là một phóng viên chiến trường chuyên nghiệp. Chính những tin, bài, phóng sự của tác giả được đăng tải trên báo chí khi đó đã gây tranh cãi và có tác động ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận Mỹ và nhiều nước trên thế giới, làm cho nhân dân Mỹ và nhân dân nhiều nước trên thế giới hiểu đúng hơn về cuộc chiến tranh Việt Nam. Nhờ đó mà Perter Arnett đã giành được giải thưởng báo chí Pulitzer danh giá vào năm 1966 và rất nhiều giải thưởng khác.
Trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 và tháng 3-2003, Peter Arnett đã gây chấn động thế giới bởi những phóng sự nóng hổi được truyền hình trực tiếp trên CNN từ chiến trường Baghdad. Những sự kiện về Chiến tranh Iraq cũng được phản ánh chân thực trong cuốn sách.
Peter Arnett là phóng viên phương Tây đầu tiên và duy nhất phỏng vấn trùm khủng bố Osama Bin Laden.
LỜI TỰA
Công việc làm tin chiến trường về Chiến tranh Việt Nam đã ảnh hưởng lớn tới 35 năm trong nghề phóng viên quốc tế sau này của tôi. Khi đến với Việt Nam như một chàng trai trẻ đầy lý tưởng tôi nhận thấy không sự thỏa mãn cá nhân nào quá lớn cho một phóng viên chiến trường bằng việc nói ra sự thật về lòng dũng cảm và những bi thương đồng hành cùng người lính. Tôi viết về chiến tranh ở Việt Nam từ năm 1962 đến 1975, và tôi đã học được rằng trong chiến tranh hiện đại người dân thường thiệt thòi nhiều hơn những người tham chiến và vai trò của phóng viên chiến trường là phải nói lên câu chuyện của họ.
Đó cũng là niềm tin đồng hành cùng tôi nhiều năm sau này tới Baghdad trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất năm 1991 đã kiểm nghiệm sự ảnh hưởng của lệnh cấm vận đối với 25 triệu người dân Iraq như sự trừng phạt lên người đứng đầu của họ, Saddam Hussein. Cũng như trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, tôi làm tin truyền hình trực tiếp về các trận đánh bom Baghdad trong suốt chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai vào thảng 2003. Giống như khi ở Việt Nam trước đó 40 năm, để chứng kiến sự thật ác liệt về chiến tranh của người Mỹ, tôi đã ở lại Iraq hơn 4 năm nữa để ghi lại những hỗn loạn và bi thương dẫn đến án treo cổ dành cho Saddam Hussein năm 2006.
Tôi có nhiều dấu mốc quan trọng trong suốt 50 năm làm tin chiến trường của mình, đó là vào tháng 3-1997, cùng với đội quay phim của CNN tôi đã phỏng vấn trùm khủng bố Osama Bin Laden ở nơi ẩn nấp trên núi của ông ta ở Afghanistan. Vào thời điểm đó, Bin Laden ít được công chúng biết đến, nhưng ông ta đã bị các cơ quan tình báo quốc tế theo dõi như một người cuồng tín Hồi giáo nguy hiểm với nguồn tài chính cá nhân đáng kể. Trong bài phỏng vấn cá nhân của mình, Bin Laden tuyên bố một cuộc thánh chiến với Mỹ và hứa sẽ gây ra nhiều xung đột và thiệt hại cho quân đội nhằm xóa bỏ sự ảnh hưởng của phương Tây trong giới Hồi giáo. Vào thời gian phỏng vấn ông ta, những mối đe dọa của Bin Laden từ những ngọn núi phía xa chỉ là lối nói hoa mỹ rỗng tuếch. Nhưng khi cuộc tấn công không tặc mà ông ta tổ chức tấn cống vào Tòa nhà Thương mại thế giới ngày 11-9-2001 giết chết 3.000 người dân đã làm thay đổi trật tự. thế giới
Nhiều năm làm phóng viên quốc tế, tôi hiểu rõ vai trò quan trọng của truyền thông trong thời sự thế giới và đây cũng là thông điệp tôi truyền tải trong bài giảng ở các Trường Đại học Báo chí và các Tổ chức truyền thông trong nhiều năm.
Tôi đã dẫn một nhóm sinh viên của Trường Đại học Shantou (Sán Đầu) ở phía nam Trung Quốc tới thăm Việt Nam trong chuyến đi thực tế viết tin ba
tuần đáng nhớ vào mùa hè năm 2007.
Với kinh nghiệm trước đây của tôi ở Việt Nam vào những năm 1960 và 1970 và rất nhiều chuyến thăm sau này, tôi đã giảng bài về chủ đề đó ở Trường Đại học Shantou. Tôi muốn các sinh viên có cảm nhận về cuộc chiến tranh đó và những người Việt nam đã được sinh ra khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975. Rất nhiều người quan sát đã viết rằng cuộc chiến tranh không còn ảnh hưởng trong đời sống của người Việt Nam, đất nước đã hòa bình và khôi phục kinh tế là mục tiêu hàng đầu của mọi người.
Dọc hành trình từ Bắc tới Nam, chúng tôi thấy sự tốt bụng và niềm vui trên những gương mặt người Việt Nam với những người khách nước ngoài. Tôi nhận ra rằng Chính phủ nhấn mạnh tầm quan trọng trong hợp tác kinh tế và chính trị với những kẻ thù trước đây ở phương Tây.
Hầu hết những người Việt Nam chúng tôi gặp ở miền Bắc đều hiểu được những đau thương mất mát trong chiến tranh họ phải gánh chịu và chúng tôi được biết có khoảng 3 triệu người chết. Chúng tôi tìm thấy rất nhiều tàn tích của chiến tranh ở miền Nam nhưng cũng hiểu rằng đó là miền Bắc đã cung cấp sức người sức của cho miền Nam với khẩu hiệu “sinh ra ở miền Bắc và chết ở miền Nam”. Đó là lời thương xót của những gia đình Việt Nam mất con trong chiến tranh. Cảm nhận về nỗi đau đã lan tỏa trong Văn học Việt Nam vài thập kỷ qua.
Các sinh viên Trường Đại học Shantou nhanh chóng nhận ra rằng Chính phủ Việt Nam ghi nhận lòng yêu nước và sự hy sinh từ việc dựng lên nghĩa trang Trường Sơn ở khu vực Bến Tắt, Quảng Trị với hơn 10.000 ngôi mộ tôn kính cho đến nhà tù của Pháp cũ có tên “Hỏa lò” ở trung tâm thủ đô, nơi bộ quần áo phi công còn vấy máu của John McCain ở một trong những phòng nơi những người tù Mỹ bị giam giữ trong nhiều năm. Bi thương hơn nữa, nhà tù còn phác họa những hình ảnh và mô hình về các hình thức tra tấn dã man mà thực dân Pháp đã sử dụng đối với tù chính trị trong suốt 100 năm thống trị gồm máy chém cao bằng gỗ với lưỡi dao sắc và chiếc rổ đựng đầu vấy máu nằm gần đó.
Có một khung cảnh đặc biệt thu hút sự chú ý của các sinh viên và tôi hy vọng nó sẽ đọng lại lâu trong ký ức của họ. Đó là một căn phòng lớn trong Bảo tàng Chiến tranh ở thành phố Hồ Chí Minh với những trưng bày cho các phóng viên nước ngoài, những người đã làm tin về các cuộc chiến tranh chống Mỹ và chống Pháp. Những khuôn mặt và hình ảnh đều quen thuộc với các sinh viên Shantou bởi vì họ là những đồng nghiệp trước đây của tôi và tôi thường nói về họ trong các bài giảng của mình, các phóng viên ảnh hy sinh trong chiến tranh như Larry Borrow của tạp chí Life, Henri Huet và Huỳnh Công la của AP và Koichi Sawada của UPI cùng nhiều người khác
nữa. Sự đau thương mất mát của chiến tranh đã không làm mờ đi sự ghi nhận của Chính phủ Việt nam về lòng dũng cảm và sự hy sinh của các phóng viên chiến trường ở các quốc gia đã đấu tranh để nói lên sự thật về cuộc chiến và sự hy sinh của họ. Đó là điểm nhấn trong chủ đề bài giảng của tôi ở Trường Đại học Shantou rằng báo chí có một vài trò to lớn và đáng giá trong thế giới ngày nay.
Những chuyến thăm trở lại Việt nam, đặc biệt là hành trình cùng với các sinh viên là những chuyến thăm hài lòng trong cuộc đời tôi. Đó là những chuyến thăm khép lại vòng tròn từ khi lần đầu tiên tôi đến với tư cách là một phóng viên trong một đất nước bị chiến tranh tàn phá vào năm 1962 đến khi từ những tàn tích của một cuộc chiến tranh dài, một đất nước hòa bình, độc lập xuất hiện tự hào trên chính trường quốc tế.
Peter Arnett, tháng 3-2009
Phần I: 1934-1970
Chương 1: Thời Thơ Ấu
Tôi trải qua tuổi thơ ở Bluff, một thị trấn lộng gió nằm phía dưới cùng của New Zealand cũng là phía dưới cùng của trái đất. Bluff đặt theo tên của một mỏm rừng nhìn ra hải cảng. Từ nơi đó tôi có thể nhìn về vùng đất rộng lớn của Nam Cực. Băng trôi và những vùng đất bỏ hoang xa xôi với khoảng cách 1.600 dặm nhưng tôi vẫn cảm nhận miền đất đó rất gần với tầm mắt. Nam Cực luôn hiện ra trong những đợt sóng xô bờ đầy đá mang theo cái lạnh của băng tan và những chú chim cánh cụt mắt vàng nóng tính làm tổ dọc theo phần đất nhô ra của đường biển đập cánh phần phật bày tỏ sự tức giận và lao về phía tôi khi một đứa trẻ tò mò như tôi quấy rầy tổ của chúng.
Từ mỏm đất lộng gió biển khơi, thời thơ ấu của tôi lớn lên chứng kiến những chú cá voi thường hếch mắt lên tìm kiếm vòi rồng để báo hiệu hay bóng đen của loài cá voi đen khi chúng bơi qua eo biển Foveaux từ tháng 5 tới tháng 8, tìm kiếm vùng trú ngụ sinh sản.
Tôi coi Bluff là quê hương, nhưng tôi sinh ra ở Reverton ngày 13-11-1934 – một cộng đồng nhỏ 14 km về phía tây. Tôi có nhiều họ hàng sống ở Reverton. Bố tôi, Eric là người uống bia ít, ông chỉ uống rượu ở mức xã giao vào các buổi chiều thứ bảy. Ông xử lý mỗi lần say của mình rất tốt, lảo đảo leo lên các bậc bê tông lên cửa sau nhà bên đồi của chúng tôi sau khi các quán rượu đóng cửa và về ngủ sớm. Bố tôi là người đàn ông hiền lành, làm việc nhiều giờ một tuần với cách sắp xếp đáng phục và luôn trả các hoá đơn của gia đình đúng hạn. Ông để dành tiền tiết kiệm chính xác như dành những quả trứng lót ổ cho những ngày mệt mỏi sau này. Jan, mẹ tôi là một người phụ nữ chịu đựng, bà nói rất thích Bluff bởi đó là nơi bản thân bà, bà ngoại và cả cụ ngoại của tôi từng sống.
Thuở nhỏ, tôi tới lớp với thân hình thấp bé. Sự thiếu hụt về thể chất kéo tôi rời xa sân thể thao. Mũi tôi bị đấm vỡ trong cả môn đấm bốc và Cricket. Tôi hồ hởi chứng minh trí tuệ học hành của mình khi giành giải thưởng học tập Kinh thánh của nhà thờ người Anglica ở Bluff 5 năm liên tiếp, nhằm thắng lại điểm yếu về thể chất. Tôi tham gia vào Đội do thám biển và giành được một số huy hiệu kỹ năng mà tôi tự hào đeo trên tay áo hải quân màu xanh. Tôi nhận được các chứng chỉ học tập đặc biệt suốt hai năm Chiến tranh thế giới thứ hai từ Khoa giáo dục New Zealand về chiến thắng trồng vườn ở sân sau thuộc một phần tư hecta trong khối tài sản của chúng tôi, được bà ngoại tôi, Nana trồng và làm cỏ, nhưng luôn luôn dành cho tôi.
Khi những con tàu Tự do Mỹ/American Liberty tới hải cảng chở thịt cừu, bò và bơ phục vụ chiến tranh, tôi thường là người đầu tiên lên tầu xin kẹo
cao su Juicy fruit và thuốc lá Camel. Để kỷ niệm ngày chiến thắng phát xít Nhật năm 1945 tôi ăn trộm nguyên một thùng nước ngọt ở lối ra vào cửa hàng rau quả của Willie Wong. Để chứng minh dũng khí của mình với Johny Jamieson và Owen McQuarrie, tôi trở thành kẻ ăn trộm táo giỏi nhất trong vùng, là nỗi kinh hoàng của những chủ vườn khắp mọi nơi.
Thời gian trôi qua, tôi nhận ra tôi chỉ là người thui thủi một mình chứ không phải là một lãnh đạo, có lẽ bởi tôi quá ích kỷ chia sẻ vinh quang hay không dám mạo hiểm với sự quở trách từ chúng bạn. Marlon Brando trở thành thần tượng của tôi những năm đầu tuổi hai mươi, tôi mặc áo jacket màu đen, áo sơ mi chấm đen và cà vạt màu trắng mà anh ta yêu thích như một tay cờ bạc Sky Masterson trong phim “Guys and Dolls”. Tôi quan hệ tốt với bọn con trai và giải quyết tốt với bọn con gái.
Cha mẹ tôi không chia sẻ với những kinh nghiệm cuộc sống lớn dần trong tôi nhưng họ biết thành phố khó khăn này đủ mang tôi ra khỏi đó trước khi tôi trưởng thành quá sớm. Cha tôi trung thành với Bluff như bất kỳ một người dân nào, phục vụ đội cứu hoả trong nhiều năm và giúp đỡ thành lập Câu lạc bộ Sư tử địa phương. Nhưng ông lập kế hoạch giáo dục con cái thành đạt hơn bất kỳ ai trong gia đình hoặc thị trấn trước đây. Ông chọn một trong những trường tư thục tốt nhất trong cả nước, Trường Trung học Waitaki nằm ở Oamaru bở biển phía Đông Bắc tỉnh Otago cho các con theo học. Tường khu khuôn viên có cây thường xuân bao quanh và những con đường lái xe với hàng tuyết tùng, Waitaki là phiên bản New Zealand của trường học công cộng danh tiếng của Anh, một Eton hòn đảo Nam.
Quyết tâm của cha tôi cho chúng tôi trên con đường học hành cao hơn sau khi chính những cố gắng của ông thoát khỏi xiềng xích của cuộc sống không sóng gió sụp đổ cùng với thị trường chứng khoán cuối những năm 1920. Ông sinh ra trong thị trấn vùng quê Mataura năm 1903, và giữa tuổi hai mươi ông tìm đường tới thủ đô Wellington, nơi ông mua một cửa hàng nhỏ để kinh doanh bánh kẹo và những đồ không đắt tiền. Buộc phải quay về do tình trạng sụt giá, ông cưới mẹ tôi năm 1929 và định cư ở Reverton. Trải qua những năm tháng khủng hoảng, cha tôi cóp nhặt kiếm sống với kỹ năng thợ mộc và lát gạch mà ông học được như người học việc thương mại. Kinh doanh phục hồi khi sản phẩm thường ngày của New Zealand trở nên quan trọng với một Châu Âu đang lo lắng trên bờ Chiến tranh thế giới thứ hai và việc bùng nổ xây dựng đã cải thiện vận may của gia đình tôi. Chúng tôi chuyển vào một ngôi nhà bằng bê tông vững chắc ở Bluff mà cha tôi thiết kế xây dựng với cầu thang phía ngoài dốc, dẫn ra hiên rộng và mở, nơi các anh em tôi thích ngủ trong thời tiết có bão vì giống như cắm trại ngoài trời. Cha tôi ở nhà không tham gia cuộc chiến vì bệnh tim, nhưng ông tham gia đội lính canh gác thị trấn. Tôi thích đứng gác cùng ông ở ngọn đồi Bluff trông chừng tầu
ngầm của Nhật, như cách mà những người ta đánh bắt cá voi canh chừng con mồi một trăm năm về trước. Cha tôi có khẩu súng bằng gỗ ở vị trí sẵn sàng; những khẩu súng thật tất cả đều ở tiền tuyến. Khi chiến tranh kết thúc, ông gửi những đứa con đi học, điều mà ông chưa bao giờ có.
Mặc dù tôi rất yêu họ nhưng tôi không bao giờ hối hận vì rời xa họ để bước tiếp những bước đi của anh tôi, trên chuyến tàu dài đến Oamaru và bốn năm học trường nội trú với những hy vọng lớn hơn cho tương lai của tôi. Tôi mười ba tuổi. Mẹ tôi than phiền là tôi không khóc ở sân ga như John đã khóc khi anh ấy ra đi.
Trường trung học Nam Waitaki giống như một doanh trại huấn luyện lính thuỷ cho những đứa trẻ ngang ngược. Trường học thu hút khách hàng là những cha mẹ thượng lưu lo lắng người kế nghiệp của họ lên nấc thang xã hội, những doanh nhân thành công và những người nông dân tìm kiếm môi trường giáo dục tốt nhất cho con trai của họ. Trường có những nhân viên cảm thông, tài năng, lớp học và khu thể thao là hạng nhất. Những khu vườn Anh đẹp và mặt tiền bằng sa thạch tráng lệ che giấu quyền lực hà khắc, quyết tâm kiểm soát và ngự trị những điều quá giới hạn của tuổi trẻ. Cách nhìn nhận này làm tươi sáng cuốn tiểu thuyết “Những ngày tới trường của Tom Brow” nhưng chỉ để đọc chứ không phải để sống với nó.
Tôi nhớ phần tăm tối dữ dội trong những ngày ở trường nội trú của mình. Lịch sử sẽ cho thấy hầu hết học sinh sống qua những trải nghiệm, và thực tế người ta tin rằng điều đó làm chúng trở thành những công dân và những người đàn ông tốt hơn; họ hối hận đã xoá bỏ những quy định nghiêm khắc trong những năm gần đây. Tôi thì không. Trong một trường học điên rồ về thể thao, sự thiếu hụt những kỹ năng đó không làm giới hạn hoạt động toàn diện của tôi, thậm chí tôi làm đội trưởng đội bóng bầu dục năm cuối Nhà Don và giành cúp vô địch sau một dịch cúm nhẹ hạ gục hầu hết cầu thủ của phía đối phương. Tuy nhiên, tôi đã kết bạn và nhận được điểm A, học tiếng Latinh, tiếng Pháp và mở rộng chân trời của mình khi nghiên cứu nhạc cổ điển. Tôi tốt nghiệp Trung học Waitaki vào cuối năm thứ ba và chuyển sang năm lớp sáu tiền đại học. Khi tôi sẵn sàng cho kỳ thi đầu vào đại học thì tôi bị đuổi ra khỏi trường.
Tên cô ấy là Dawn. Tôi đã vi phạm kỷ luật khi hẹn hò với cô ấy. Khi tôi kéo lê chiếc túi về nhà, cha tôi sững hồn nhìn tôi.
Chương 2: Khởi Nghiệp
Những gì tôi còn nhớ là tờ Southland Times nằm trên bàn ăn sáng của chúng tôi hàng ngày trừ chủ nhật. Giống hầu hết các tờ báo của New Zealand vào thời đó đều theo khuôn mẫu tờ Times của London, với các mẩu quảng cáo nhỏ trên trang nhất và sau cùng, hầu hết tin chính trị và thể thao địa phương ở phía trong. Đó là khuôn mẫu đúng đắn cho các bản tin trong ngày không nhạy cảm và không có tên người viết. Chỉ có một trường hợp ngoại lệ – mục thể thao được gọi là “người xem” do Albie Keast, một trong những nhân vật truyền thông nổi tiếng hiếm có trong vùng viết. Albie đưa tin về môn bóng bầu dục quốc tế do những cầu thủ da đen yêu thích của ông ta chơi, viết về mỗi trò chơi như sự tái hiện của Jesu với tư cách là quan toà phán quyết cuối cùng. Ông ta là một ngòi bút độc trong những tay viết về môn bóng bầu dục và người ta nói rằng những vấn đề động chạm không tử tế trong mục của Albie có thể giết chết tương lai của những cầu thủ đang lên hay sẽ trở thành cầu thủ.
Anh trai tôi – John làm phóng viên cho tờ báo đó sau khi tốt nghiệp trung học. Mặc dù cha tôi phàn nàn những tay phóng viên thường chỉ ngồi đâu đó quanh các cuộc gặp gỡ trong thị trấn và nhậu nhẹt quá nhiều, nhưng ông đã gọi điện cho Albie Keast là phóng viên chính của tờ Times nói rằng ông có một đứa con trai nữa cần việc nếu tờ báo có nhu cầu. Mọi việc được sắp xếp và tôi có cuộc hẹn với Tổng biên tập Grimaldi. Với giọng nghiêm trọng ông hỏi thẳng tôi có phải là người sẵn sang tuân theo các mệnh lệnh và hướng dẫn không. Rõ ràng ông ta đã liên lạc qua điện thoại với Hiệu trưởng Trường Waitaki và tôi lo sợ điều tồi tệ nhất. Ông ta mỉm cười trước sự lúng túng của tôi. Khi đồng ý thuê tôi, ông ta nói có thể hẹn hò với bao nhiêu cô gái tuỳ thích nhưng không phải trong giờ làm việc. Tôi bắt đầu làm việc vào ngày 7- 1-1951, tôi vẫn nhớ rõ cảm giác vui sướng leo lên xe buýt từ Bluff dọc con đường nông thôn lộng gió tới Invercargill nơi có toà báo. Tôi trải bước trong ánh nắng chan hoà đường Dee, băng qua vòi nước ở tượng đài chiến tranh, qua mái vòm của khu mua sắm tới toà nhà làm việc ba tầng bằng gạch đỏ và giới thiệu mình với mọi người ở đó.
Thực tế cho tôi thấy tôi có sở trường làm báo. Cuối cùng tôi cũng được bắt đầu công việc làm tin hàng ngày, những mẩu ghi chú và bút chì gắn với tôi như đôi găng tay. Tôi viết những sự kiện lặt vặt, những vụ cháy nhỏ, những sự kiện thể thao đơn giản, nhiều lễ kỷ niệm và cuộc họp của hầu hết các tổ chức vô danh. Đây là tờ báo địa phương và mọi người trong cộng đồng này chỉ cần nhìn thấy tên trên mặt báo. Albie Keast là người đàn ông rất tỷ mỉ với lịch làm việc nhưng lại ít trí tưởng tượng. Ông ta luôn giữ một cuốn sổ giao việc khổ Fôlio và mỗi buổi tối ông ta viết vội những công việc
giao cho chúng tôi vào ngày hôm sau. Những người kỳ cựu thề rằng bạn có thể so sánh những cuốn sổ qua các năm mà không bỏ lỡ một nhiệm vụ nào. Tôi kính trọng người cho tôi công việc đầu tiên nhưng luôn giữ khoảng cách. Như một đồng nghiệp từng quan sát, vấn đề của Albie là ông ta đối xử với nhân viên như những nô lệ khổ sai, đẩy họ làm việc tối đa sáu ngày một tuần rồi sau đó ông ta thắt chặt hơn khi tỏ ra thông cảm không thành với những người khốn khổ có nợ với nghề viết làm việc cho ông ta.
Khi tôi bắt đầu làm tin, Albie giao thêm cho tôi hàng đống công việc vào cuối ngày khiến tôi phải vật lộn hoàn thành. Tôi thường làm xong việc vào đêm muộn. Ông ta hay dò xét từ phía sau và lẩm nhẩm khi tôi ngồi gõ câu chuyện của mình trên máy đánh chữ. Ông ta thường phàn nàn tôi viết quá chậm, tôi đáp lại vì ông ta giao cho tôi quá nhiều việc trong khi cần thời gian sáng tạo mới làm câu chuyện trở nên thú vị. Ông ta nói chuyện thân tình trên điện thoại với cha tôi nhưng lại đối xử với tôi như thằng đần tình cờ có được công việc này mà tôi không có lý do nào tốt hơn có được.
Tờ Southland Times trả tôi 30 Shilling một tuần. Tôi ở chung phòng có một giường và đồ ăn sáng với một qúy ông đẫy đà gần công viên Queen với giá 40 Shilling, vì vậy tôi vẫn cần cha tôi hỗ trợ trong năm đầu tiên và sau đó. Tiền không quá quan trọng với tôi vì tôi không có nhiều nhu cầu. Sau khi xong việc, tôi thường ăn muộn ở quầy hàng rong bán bánh, một cửa hàng di động trên xe phân phát những chiếc bánh nhân thịt không rõ nguồn gốc kẹp cà chua cẩu thả và những hạt đậu đầy mỡ.
Tuy rất bận rộn nhưng tôi cũng không muốn nghỉ ngơi. Không phải vì Albie Keast làm cho cuộc sống công việc của tôi tồi tệ mà tôi đã cảm nhận báo chí đang ở điểm đầu tiên tại Invercargill. Tôi nộp đơn xin làm việc ở tờ Standard – tờ báo tuần của phong trào công đoàn ở Wellington. Tôi được nhận công việc đó vì là người duy nhất nộp đơn. Tôi không nhớ Albie. Ông ta có một phòng ở khách sạn Deschler phía bên kia đường đối diện với tờ báo và rất nhiều năm sau đó tôi có tới thăm ông ta. Ông ta đã nghỉ hưu từ lâu và sau này tôi được biết ông ta bị chứng viêm khớp và tăng cân nhiều nên ít khi có thể đứng đó chào tôi. Cha tôi nói rằng Albie nói rất nhiều điều tốt về tôi sau khi tôi dời đi nhưng ông ta chẳng thân thiện gì khi gặp tôi. Làm sao tôi có thể nói rằng người đàn ông có phong cách hà khắc đó đã làm tôi trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, thậm chí giúp tôi đối mặt những tính cách mà ông ta không bao giờ tưởng tượng tới?
Albie Keast là sự may mắn cho những người chủ tương lai của tôi. Chưa ai từng cho tôi những mệnh lệnh hà khắc hơn ông ta, và tôi biết ơn vì điều đó.
Tờ Standard nằm trong toà nhà năm tầng ở trung tâm Wellington. Tay
biên tập viên có dáng người mảnh khảnh Sid Pickering khá thân thiện và ba hoa. Ông ta thông báo rằng tôi không những là người duy nhất nộp đơn mà còn là phóng viên duy nhất của tờ tuần báo, chịu trách nhiệm làm việc với Liên đoàn Lao động và chính quyền bù nhìn đã hết quyền lực từ ba năm nay của Đảng Lao động nhưng lại muốn thắng vào lần bầu cử tới. Ông ta dành cho tôi phòng làm việc riêng có điện thoại, gần phòng làm việc của Phó Tổng biên tập. Đối với tôi những điều này đều vô lý và tôi đủ khôn ngoan nhận ra tờ Standard là tờ báo lá cải, tờ báo tuyên truyền cho những người công nhân tụ tập nhau mỗi tuần bởi một nhân viên gầy gò với tiền lương còm cõi. Tôi được cử tới hội trường hoành tráng nhà Quốc hội để phỏng vấn lãnh đạo Đảng Lao động Walter Nash và các nhân viên khác của Đảng nhiều lần đến mức tôi trang bị ngay một thẻ thành viên của Đảng luôn đeo trên cổ.
Tôi có chân trong các chiến dịch khác, một trong các thành viên của Nội các, Bộ trưởng Bộ Y tế Ralph Hanan là anh trai bác sỹ nha khoa của tôi ở Invercargill, Roy Hanan. Dựa vào mối thâm tình mà ông ta gọi là “mối kết giao đã có”, ông ta dành cho tôi tới các cuộc phỏng vấn và xì ra thông tin về những điều đang xảy ra xung quanh thành phố, nhờ điều đó tôi có được cái nhìn toàn cảnh về tình hình chính trị nơi đây.
Tôi tham gia vào Câu lạc bộ Esperanto, gặp gỡ các cô gái nhưng nhận ra giao tiếp với họ bằng ngoại ngữ thậm chí còn khó khăn hơn. Tôi thử tham gia Hội Đóng kịch, gia nhập Câu lạc bộ jazz Wellington, bắt đầu chơi bóng rổ và một chút cầu lông. Nhưng những điều này chẳng mang lại cho tôi cơ hội là bao và tôi chỉ gặp những người bạn trai cũng đến từ Invercargill đều thất bại theo đuổi những cuộc tình lãng mạng. Tôi thích cảm giác vênh vang làm phóng viên ở thủ đô, tham dự các bữa ăn tối tại nhà Quốc hội vào các dịp Phó Thủ tưởng tới thăm, những buổi trình chiếu phim cá nhân tại Đại sứ quán Nhật và các bữa tiệc cocktail do Đoàn ngoại giao tổ chức.
Biên tập viên tờ Standard tức giận với việc sa thải một nhà cải cách xã hội, ông ta bảo vệ các bài xã luận nóng bất lợi và đẩy tôi trở thành người chịu báng. Khi tôi viết về Chính phủ quốc gia nắm quyền đưa ra những quy định an toàn mới cho những người thợ sửa chữa điện, Pickering giám sát khi tôi đánh bài báo, hạn bài đang tới và ông ta giục tôi tăng tốc miêu tả. Khi bài báo của tôi in ra, chúng tôi buộc tội Bộ trưởng Xã hội. Nhan đề khủng khiếp của một trang báo vin ngày vào và đưa ra lập luận không đúng sự thật “Án giết người, bản án phải có tội”. Bộ trưởng rất tức giận và kiện tờ Standard tội vu khống và đó là trường hợp đầu tiên như vậy trong cộng đồng người Anh từ cuối thế kỷ XIX. Lúc đó tôi còn quá trẻ để hầu toà. Chúng tôi đã thắng nhờ chi tiết chuyên môn.
Tháng 1-1956, tôi có chuyến đi hai tuần hàng năm tới vùng Waiouru hoang vắng ở trung tâm đảo phía bắc. Tập huấn quân sự là điều bắt buộc với
tất cả thanh niên trẻ. Tôi ở trong đội pháo, được trang bị những vũ khí bằng sắt han rỉ thường không nổ và tôi rất sợ nếu đi vào chiến trường với chúng. Nhóm chúng tôi tập hợp lại lều cắm trại ở Baggush, cách sa mạc tám dặm. Chúng tôi ở lại vùng đồi gập ghềnh gió và bụi trong hai tuần. Một nhóm những người hướng dẫn quân sự cố gắng xoá đi những khoảnh khắc thờ ơ của chúng tôi nhưng không thành, thậm chí họ doạ chúng tôi có thể chứng kiến chiến sự ở Malaysia, nơi người Anh đang đàn áp các cuộc nổi dậy của những người cộng sản. Tôi thề rằng không bao giờ tham gia chiến tranh vì bất kỳ lý do gì bởi tôi nghĩ quân đội là trò vớ vẩn. Đợt luyện tập ngắn ngủi này chúng tôi bị cắt khẩu phần ăn chẳng vì lý do gì, vệ sinh thực phẩm thì kinh khủng và một người mắc bệnh nhiễm khuẩn. Đó là nơi tồi tệ và sút kém tinh thần tới mức tôi quyết định viết một bài trên tờ Standard. Khi tôi về Wellington, thiếu tá Healey gọi cho tôi từ văn phòng quan hệ công chúng quân sự cảnh báo rằng bất kỳ câu chuyện không rõ ràng nào đều là “vi phạm bí mật quân sự” và tôi sẽ bị truy tố theo Luật Thông tin bí mật. Tôi cảm thấy buộc phải thoả hiệp với quân đội và chán tờ Standard. Vào giữa mùa đông năm 1956 tôi rời tờ báo và bắt đầu một hành trình mới tới Australia.
Con tàu MV Wanganella cập bến Sydney ngày 16-7-1956, muộn mất 11 tiếng so với hành trình vì gió phương Nam thổi tạt. Thành phố có tiếng tăm từ xưa. Người New Zealand cảm nhận về Australia giống người Canada cảm nhận về Mỹ – “Hữu danh vô thực”. Tôi đi bộ qua năm dãy phố tới văn phòng làm việc của tờ Sydney Sun trên đường Broardway giống các con đường có những toà nhà cao chọc trời đầu tiên tôi nhìn thấy trong đời. Không có gì để mất, tôi nói thẳng với thư ký toà soạn tôi muốn có một công việc. Người biên tập không rỗi nên tôi phải chờ phỏng vấn ở góc phòng tin nơi trú ngụ cho cả tờ Southland Times, gồm cả bộ phận in. Văn phòng của tờ Sun trải dài một tầng toà nhà, ngăn bằng kính giữa phòng quản lý và dãy bàn làm việc cho phóng viên và biên tập, nơi họ đang bận rộn chuẩn bị tài liệu cho tuần báo sắp ra. Mệnh lệnh thét ra hoà lẫn tiếng ồn của máy telex kêu lách cách cùng tiếng chuông điện thoại reo. Tờ Sun là tờ báo lá cải tích cực xuất bản nửa tá những ấn phẩm thông tin vỉa hè trong thời kỳ cạnh tranh khắc nghiệt với đối thủ, tờ Syney Daily Mirror.
Tôi được tuyển ngay lập tức với mức lương 6 đô la Úc một ngày. Biên tập người Australia rất thích những người New Zealand trẻ từng trải qua trường học báo chí phong cách của Albie Keast. Jack Touhy, biên tập tin giao nhiệm vụ cho tôi viết về những khủng hoảng trong ngày, tìm kiếm những âm mưa giết người đáng nghi trên các đường phố của Paddington.
Tôi chạy xuống tầng dưới, nhảy vào xe ô tô nhân viên cùng một phóng viên ảnh và chúng tôi tiến tới hiện trường. Tay phóng viên ảnh đoán tôi chưa từng làm loại công việc này và khi tôi công nhận hắn kêu lên “chết tiệt”, ngó
ra ngoài cửa sổ khi chúng tôi qua những khu nhà ổ chuột lộn xộn có các quán bar và các cửa hàng cầm đồ ở địa phận Paddington. Người lái xe phanh gấp ở đoạn đường cắt có đám đông bu lại.
“Anh ta kia” một phụ nữ hoảng sợ hét lên chỉ vào cửa hàng trước mặt bên kia đường. Máu đầy trên vỉa hè và không có cảnh sát tại hiện trường. Lúc đó tôi biết cần chớp lấy câu chuyện nhưng mặt tôi bỗng trở nên trắng bệch khi đối mặt với tên giết người bằng rìu vào ngày đầu tiên đi làm. Trước khi tôi có thể chen vào thì ba cảnh sát đã tới, còi báo động rú lên, tay thanh tra tống cổ tôi xuống đường bởi tôi không có thẻ nhà báo.
Tôi mượn điện thoại và gọi cho phòng tin với chút thông tin it ỏi có được. Khi tôi trở lại văn phòng, Jack Touhy rất gay gắt: “Này nhóc! Con làm cái chết tiệt gì ở đó vậy?”. Anh ta cầm tờ báo mới nhất của Daily Mirror đăng đầy đủ lời thú tội của tên giết người bằng rìu với một phóng viên của tờ Mirror ở hiện trường đầy máu. Tôi phản bác rằng tờ Miror không có ở đó mà họ bịa toàn bộ câu chuyên. Tay biên tập tin ve vẩy ngón tay trỏ vào tôi: “Này nhóc! Nếu cần phải làm điều đó trong kinh doanh tin tức thì con nên học cách làm đó”.
Tôi đã không có cơ hội để chuộc lỗi với tờ Sun dù họ giữ tôi lại trở thành nhân viên trong ba tháng tiếp theo và trả cao hơn lương thông thường. Tôi chính là đứa trẻ đã để tên giết người bằng rìu chạy thoát ngày đó. Cuối cùng một mảnh giấy hồng cùng tiền lương và tôi ra đường không có việc làm.
Sau đó, tôi được một nhà kinh doanh bắt đầu gây dựng tờ báo truyền hình hàng tuần thuê. Tờ tạp chí Truyền hình Sydney gồm các chương trình truyền hình cho trẻ con và những bài phỏng vấn dài về các ngôi sao. Một chiều tôi lái xe đến sân bay Kingford Smith tham dự họp báo do Mike Todd và Elizabeth Taylor tổ chức nhằm quảng bá bộ phim “80 ngày vòng quanh thế giới” đang được hâm mộ và đạt doanh thu khổng lồ. Họ nói rất ít về bộ phim, chủ yếu tranh cãi các vấn đề cá nhân.
Tôi chợt nhận ra Syney dần trở nên nhàm chán. Đó không phải là hành trình mạo hiểm mà tôi từng khao khát khi dời New Zealand. Tôi nhớ đến những cuốn sách mạo hiểm đầy kích động do những phóng viên ngôi sao của Fleet Street viết, chúng kích thích tôi muốn thử tham gia. Nhưng ý nghĩ tôi còn thậm chí không thể dồn bắt tên giết người bằng rìu lại ùa tới. Myrtle Mackenzie, cô bạn gái đưa ra ý kiến. Cô ấy tới từ Anh và đã đi du lịch một số nơi, biết một công ty đường biển Hà Lan không chân chính vận chuyển hàng hoá và hành khách tới phương Đông. Chúng tôi có thể tham gia chuyến đi đó. Tôi vốn luôn là người dễ bị thuyết phục, nhất lại là với một người phụ nữ mạnh mẽ.
Tháng 3-1958, sau khi xin cha mẹ đủ tiền chi trả cho chuyến đi, tôi thề
rằng đó sẽ là lần cuối cùng tôi tấn công ngân quỹ gia đình. Myrtle và tôi lên thuyền tới Châu Á.
Sự nuôi dưỡng không trang bị cho tôi hành trang cảm nhận về phương Đông, nhất là với một đất nước như Thái Lan, nơi dừng chân đầu tiên của tôi trong hành trình tới Châu Á. Nếu như New Zealand là màu xanh xám co thắt chống cái lạnh, bốc hơi ẩm thấp của trái đất và mỡ cừu thì Thái Lan là màu vàng đỏ, là chiếc áo jean thấm đầy mồ hôi, men say của hoa quả chín nẫu và cây dâm bụt hoang dại. Nếu những bữa ăn ở nhà là thịt, rau luộc và bánh mỳ nướng thì giờ là canh khoai xả “Gang tom”, Cà ri cay “Geang phet”. Cơm nếp và xoài. Tôi lang thang trên những con đường Bangkok, mê đắm cuộc sống đường phố và mùi cay từ những sào huyệt thuốc phiện hợp pháp, cùng những ngôi chùa tráng lệ giống như cảnh tượng bằng sứ trên dòng song Chao Phraya.
Mỗi buổi sáng tôi đều mua tờ Thế giới Bangkok với giá 2 bath. Tờ báo chỉ có 12 trang, kiểu chữ dày đặc giống như bản in chưa hoàn chỉnh, mực in chưa hoàn chỉnh, mực in bám cả vào tay tôi. Tờ Thế giới Bangkok là một trong hai tờ nhật báo bằng tiếng Anh của thành phố phục vụ cộng đồng phương Tây và giới trí thức Thái. Do vậy tôi muốn thử vận may tại đây.
Ông chủ của tờ báo tên là Berrigan nhận tôi vào làm việc với 60 đô la 1 tuần bao gồm việc đặt tiêu đề cho những câu chuyện mua tin, dàn trang và viết bản tin địa phương.
Thời gian trôi đi và tôi bắt đầu viết về những cơ quan sau những cụm từ viết tắt như SEATO, ECAPE, UNESCO, và USOM. Tôi viết những câu chuyện từ người lái xe buýt công cộng còi cọc hàng ngày tới những câu chuyện về các đền thờ hẻo lánh và những thành phố thưa thớt. Tôi viết rất nhiều về các lễ hội ở Bangkok như lễ hội té nước, đua thuyền chuối, lễ hội cày lúa. Tôi tìm kiếm những câu chuyện về văn hoá nông trại, văn hoá ngư nghiệp và các loại văn hoá tôn giáo…
Khi phóng viên thường trú AP, David Lancashire, đề nghị tôi làm cộng tác viên vào đầu năm 1959, tôi chộp ngay lấy cơ hội đó, kiếm thêm khoảng 50 đô la một tháng viết những câu chuyện ngắn gọn về kinh tế và chính trị khi anh ta đi khỏi thành phố.
Tờ Thế giới Bangkok đang thành công và tôi cảm thấy có thế đẩy mình thoát khỏi cám dỗ đầy ma lực của Berrigan. Tôi đang ngẫm nghĩ tới lời đề nghị từ nơi khác lạ hơn, làm chủ bút một tờ báo tuần ở Lào. Chức vụ có vẻ lớn lao nhưng thực chất không hẳn vậy. Tôi sẽ phải đảm đương toàn bộ từ biên tập tới xuất bản.
Sau cuộc hành trình dài bằng tàu qua những vùng đất sét đỏ bụi rậm, qua con sông Mê Kông đầy bùn phù sa, tôi tới Viêng Chăn, thủ đô Vương quốc
Lào, cái tên dịch sang có nghĩa là “thành phố của Mặt trăng”. Tôi được trả 90 đô la một tháng làm cộng tác viên AP ở Lào, nhưng ngoài ra tôi lặng lẽ thoả thuận làm thay phóng viên UPI vì anh ta đang ở thăm Bangkok, Tôi cũng có thoả thuận giúp đỡ phóng viên Bruce Russell của Hãng tin Reuters ở Sài Gòn, người đang tìm kiếm vô vọng vị trí thay thế cho một cộng tác viên đã nghỉ việc. Sự kiện “Hoàng tử đỏ”, biệt danh người Mỹ dành cho Suphanuvông trốn thoát đã cho tôi cơ hội làm tin thể hiện trách nhiệm với AP, UPI và Reuters. Ngày hôm sau, tôi được AP chúc mừng là người đầu tiên trước 8 phút so với tất cả các hãng khác viết về câu chuyện trốn thoát. Tiếp theo là từ UPI phàn nàn tôi chậm trễ có câu chuyện đầu tiên nhưng cung cấp thông tin đầy đủ hơn. Và Reuters cảm ơn tôi đã giúp đỡ họ.
Tờ Thế giới Viêng Chăn được xuất bản lần đầu tiên vào ngày 9-4-1960. Thế giới Viêng Chăn là cố gắng khiêm tốn nhưng là của tôi. Yêu cầu mỗi tuần lấp đủ 25 chuyên mục với tin tức địa phương ngốn hết sức lực của tôi. Và tôi không có kế hoạch để tờ Thế giới Viêng Chăn liên quan đến các vấn đề xã hội và chính trị lớn lúc đó bởi thực tình tôi không có khả năng cung cấp loại báo chí đó.
Ngày 8-8-1960, Đại uý Kong Le bất ngờ chỉ huy Tiểu đoàn lính dù quân đội Lào tiến hành cuộc đảo chính tại thủ đô. Tôi viết vội câu chuyện cho AP và chạy tới phòng gửi điện tín. Vô ích. Một xe tăng chắn ở cửa vào toà nhà và một đội lính đẩy tôi đi với báng súng của họ.
Những người lính trung thành của Tiểu đoàn lính dù 2 giờ đã kiểm soát sân bay, tất cả các toà nhà Chính phủ trong thành phố và trạm xăng. Sư đoàn thiết giáp ở Doanh trại quân sự Chainaimo và hàng trăm tiểu đội hỗ trợ đã bị những kẻ nổi loạn đánh bại và họ đang hưởng thụ quyền lợi chiến thắng. Tôi không thể tưởng tượng điều gì là động lực cho Kong Le đứng ra để tìm hiểu. Đây là câu chuyện lớn nhất trong đời tôi từ trước đến nay và tôi phải tìm ra bất cứ nơi nào để gửi nó đi.
Hy vọng duy nhất cho tin sốt dẻo đó nằm ở bờ sông Mê Kông bên phía Thái Lan. Tôi đi tìm thuyền và thấy rằng lính nhảy dù tham gia vào hành trình trốn thoát xếp hàng dọc bờ sông và biển. Tôi chạy dọc đường bờ sông về phía Sala Khoktane, câu lạc bộ bơi và chèo thuyền do Kaye Ando làm chủ và được cộng đồng nước ngoài ở đây yêu thích. Chẳng có thuyền cũng như chẳng có người lính nào. Quản lý và nhân viên ngạc nhiên khi tôi tự nhảy xuống sông từ boong, nước ngập lên tới ngực và cổ, câu chuyện viết cho AP đã được đánh máy. Hộ chiếu và hoá đơn 20 đô la kẹp ở răng tôi.
Dòng chảy nhanh và ấm đưa tôi tới quán bar đầy cát ở trung tâm dòng sông, tôi bò lên, vẫy và ra hiệu về phía bờ đối diện. Một chiếc thuyền ba ván có động cơ, kiểu dáng đẹp do một cảnh sát Thái điều khiển nhấc tôi lên. Khi
vào bờ, tôi nhận ra lính quân đội đang nằm trong rừng tre, súng của họ hướng về Viêng Chăn. Chính quyền Thái Lan lo lắng về tiến trình chính trị ở bờ bên kia sông và lưỡng lự để tôi đi, tôi đồng ý đưa họ bản sao phần tin của mình và nhanh chóng lên đường.
Tôi đi nhờ xe đến phòng điện tín gần nhất ở Udorn Thani, trên một xe tải chở gỗ, ngồi nhét vào chỗ của người lái xe cạnh hai cô gái nông dân trẻ bùn ruộng bám lên cả đùi trần và nụ cười tinh nghịch trên khuôn mặt của họ khi xe xóc và quẹo trên đường đi. Tại trại điện tín, tôi gửi bài, đưa cho nhân viên ở đó một trăm đô la để chuyển thông điệp và trong vài giờ, một số tờ báo buổi sáng của Hoa kỳ mua tin của AP đã có câu chuyện của tôi về vụ đảo chính, thậm chí có báo còn lịch sự để cả tên của tôi.
Tôi lặp lại hành trình vào hôm sau, mang theo không chỉ những bài viết của mình mà rất nhiều cuộn phim cho AP, 18 trang tư liệu từ Tillman Durdin cho tờ Thời báo New York và một câu chuyện của Jame Wilde cho tạp chí Times, hai phóng viên đã tới Lào sau vụ đảo chính. Họ nghĩ tôi thần kinh khi bơi qua sông nhưng điều đó lại có ý nghĩa với tôi. Tôi phải chuyển câu chuyện ra ngoài càng nhanh càng tốt.
Khi đại uý Kong Le sẵn sàng cho buổi phỏng vấn, anh ta tuyên bố mình bị buộc làm đảo chính vì anh ta và lính bị lợi dụng bởi một Chính phủ không có gì khác ngoài việc chỉ lo làm giàu cho bản thân ở Viêng Chăn trong khi những người lính đang chết dần trong rừng. Dù động cơ của anh ta là gì đi nữa thì tay đại uý nhỏ bé sẽ bị những lực lượng lớn hơn từ cánh tả nuốt chửng. Một hôm anh ta gọi tôi vào văn phòng ở Dinh Quốc gia tuyên bố một cách hối tiếc rằng tờ Thế giới Viêng Chăn sẽ bị đóng cửa vì CIA ngừng cung cấp tài chính. Tôi cũng không có ý phản đối. Đó không phải là lý do những người Viêng Chăn mà tôi biết đã không còn như vậy nữa.
Năm 1961, AP đã thuê tôi trở thành phóng viên thường trú cho họ ở Jakarta, Indonesia. “Trong tổ hợp vô khối của tổ chức tin tức Mỹ, tôi là một trong những cái cựa nhỏ nhất của con gà trống” do vậy mà tiền lương cũng khiêm tốn, 87,5 đô la một tuần.
Tôi cố gắng đáp ứng mong đợi của AP ở Indonesia và cách duy nhất tôi biết là nỗ lực hơn bất cứ ai. Trong cuộc chạy đua hàng ngày tôi tìm kiếm các thông tin từ PIA, Antara – các hãng thông tấn của Chính phủ Indonesia và từ các báo địa phương.
Các bản tin đầu ra của chúng tôi tập trung vào Sukarno. Một vị Tổng thống trung niên, là nhân vật sáng chói trên chính trường quốc tế với áo quân đội, gậy sỹ quan và chiếc mũ pitjik màu đen ngộ nghĩnh trên đầu. Tổng thống Kennedy gọi Sukarno là “George Washington của Indonesia” và tặng ông một chiếc trực thăng cho mục đích sử dụng cá nhân.
Tôi viết về mọi hoạt động công khai của Sukarno, đặc biệt là sự xuất hiện tại các buổi gặp chính trị, luôn là nhan đề tốt cho các câu chuyện. Chuyến thăm của Robert Kennedy tới Indonesia có sức thu hút lớn đối với trụ sở chính AP. Sự xuất hiện công khai đầu tiên của ông ta là Trường Đại học Indonesia nơi Robert Kennedy đối mặt với nhóm sinh viên hỗn loạn bằng sự hài hước, thẳng thừng và duyên dáng. Từ vị trí cạnh sàn sân khấu, tôi quan sát thấy một thanh niên gầy xen vào tìm lối đi qua đám đông ném một vật vào mũi của Kennedy đang ngạc nhiên. Ông ta dừng ở giữa bài phát biểu. Nhân viên an ninh tiến vào đẩy gã thanh niên trẻ đi, dành thời gian cho người phát biểu đang run lên lấy lại bình tĩnh kết thúc bài phát biểu của mình. Bài viết của tôi bắt đầu “Robert Kennedy, anh trai của Tổng thống bị tấn công vào mặt bằng một quả trứng rán nguội khi ông ta bắt đầu chuyến đi dài hàng tuần ở Indonesia hôm nay với bài phát biểu tại phòng thính giả của Trường Đại học đông đúc”. Thông điệp từ văn phòng New York vào sáng hôm sau công nhận mức độ rộng rãi bài tin của tôi.
Kết thúc chuyến thăm Indonesia của Kennedy, tôi viết: “Robert và Ethel Kennedy kết thúc chuyến đi Indonesia hôm nay với chuyến thăm nhanh chóng quần đảo Bali truyền thuyết nơi những cô gái nông thôn ngực trần vẫy tay các xe diễu hành của họ từ những cánh đồng bên đường cao tốc”. Bài viết của tôi gây sốc với phóng viên ảnh Fred Waters vì thông điệp từ New York: “cần một số bức hình về các cô gái người Bali ngực trần lập tức” và anh ta không có.
Fred bực mình gửi thư tới New York rằng chẳng có cô gái ngực trần nào vẫy tay với Robert Kennedy và thách đố tôi tranh cãi chuyện đó. Bị bôi nhọ về lòng tin luôn dày vò tôi, sau này khi Fred đã rời khỏi thành phố, tôi bay tới Bali với chiếc máy ảnh Rolleiflex cũ kỹ, tôi đã chụp những phụ nữa Bali ở nhiều tư thế không mặc áo. Ở chợ Denpasar tôi bấm máy những phụ nữ bán heo con mà họ cho chúng bú sữa của mình để tăng cân, trên đường hướng ra những khách sạn mới trên biển tôi chụp nhiều nhóm lao động nữ trẻ, vén trang phục lên để tránh bẩn khi họ bận rộn sử dụng búa đập đá làm đường và trên cánh đồng lúa những phụ nữ trẻ duyên dáng rõ ràng để ngực trần. Tôi đóng gói ba cuộn phim và gửi tới New York.
Sau đó một năm, AP tăng lương cho tôi 50 đô la một tháng. Trong tập san hàng tuần ngày 4-1-1962, tôi được “giới thiệu” với nhân viên còn lại khắp toàn cầu. Tôi vui mừng vì vừa được tăng lương, vừa được ghi nhận.
Ngày 6-2-1962, tôi viết một bài phân tích tới tất cả các báo thành viên của AP với đoạn văn mở đầu “Người chống cộng sản cay đắng trở thành người kế thừa tiếp theo của Tổng thống Sukarno và là nhân vật có quyền lực thứ hai ở nước Indonesia xã hội chủ nghĩa bởi vì xung đột West New Guinea.
Sukarno đã buộc phải nhường lại quyền lực to lớn của mình cho Bộ trưởng An ninh quốc gia, Tướng Abdul Haris Nasution, để đảm bảo sự hậu thuẫn đầy đủ như ngòi nổ với Bộ Ngoại giao của Subandrio, người cũng được xem là người đàn ông của tương lai. Subandrio tức giận gọi tôi trên điện thoại, cao giọng, “Mọi người liên kết vì Irian Barat (West New Guinea) làm sao cậu lại cho chiến dịch được sử dụng với mục đích thăng tiến cá nhân của vài người Indonesia?”. Sự tức giận của ông luôn có quyền lực luật pháp.
Tôi tiếp tục đổ thêm dầu vào lửa khi viết bài phân tích quan trọng từ tập hợp những thông tin chính xác” “Tổng thống Sukarno của Indonesia đã dành quá nhiều tiền bạc và thời gian trong chiến dịch quân sự tại West New Guinea trong khi nạn đói càn quét qua quốc gia lại không được chú ý. Trong nhiều tháng, Sukarno nói với người dân của ông ta rằng chiến dịch quân sự chống lại Hà Lan là ưu tiên hàng đầu dù khó khăn trong nước ra sao”.
Hậu quả của bài báo đập lên tôi tơi bời. Tôi bị trục xuất khỏi Indonesia và văn phòng AP tại Jakarta trong tương lai sẽ chỉ được viết những gì lãnh đạo nói công khai.
Những gì tôi không tính đến là sự giận dữ của một tổ chức tin tức bị khinh miệt. AP bao bọc tôi như một trong những con chiên bị bỏ rơi của chính nó. Chủ tịch AP, Frank Starzel tuyên bố: “Sự thực khi anh ta nói ra điều đó, những bài tin của anh ta là chính xác nhưng Chính phủ phẫn nộ với mức độ lan truyền thông tin”
Tôi nhận ra rằng nghề nghiệp với AP vẫn còn khi gặp Don Huth ở văn phòng và anh ta nói: “Pedro, cậu nghĩ cậu chịu khó phải không? Tôi vừa có một chỗ cho cậu đấy. Việt Nam!”
Phần II: 1962-1975
Chương 1: Sài Gòn
Tôi bắt đầu thực hiện nhiệm vụ tại Việt Nam ngày 26-6-1962. Tôi đến Sài Gòn từ Viêng Chăn trên chuyến bay của Hãng Hàng không Việt Nam ngày thứ 3, biến khỏi sân bay trong chiếc xe buýt cũ kỹ sau trận mưa như trút trên các đại lộ. Tôi nhận phòng tại Khách sạn Caravelle nhìn ra Quảng trường Lam Sơn và Khách sạn Continental; toà nhà Quốc hội màu trắng duyên dáng ngay phía dưới cửa sổ phòng tôi.
Hoàn cảnh của tôi bây giờ khác nhiều so với lần đầu tiên tới thăm Sài Gòn cùng Myrtle trước đó bốn năm như một khách du lịch không xu dích túi. Lần này tôi với tư cách phóng viên của một hãng tin quốc tế và cũng có chút tiền chi tiêu. Tuy nhiên bốn năm cũng có giá phải trả, tôi đã trở thành kẻ nghiện thuốc lá và chung sống với chứng đau dạ dày kinh niên. Hút thuốc thường xuyên và những bữa ăn đầy gia vị tàn phá hàm răng mà tôi tìm kiếm vô vọng phương pháp chữa trị.
Mọi thứ tôi sở hữu chỉ trong hai chiếc va li méo mó gồm một bộ đồ màu xanh sẫm cũ kỹ vải Pôliexte, một áo khoác cotton màu be, hai chiếc quần thể thao, một số áo sơ mi cộc tay, cùng hai con dao găm Kris, tượng phật bằng đồng thiếc loại nhỏ tôi đào từ đống đổ nát ở Ayuthya, trung tâm vương quốc Thái cổ phía bắc Bangkok, và một thanh kiếm nghi lễ bộ lạc có tua màu đỏ tôi mua ở Lào, treo trong phòng khách sạn. Tôi cũng không có ý định ở đây lâu. Tôi vẫn nhớ chuyến thăm đầu tiên của mình vẫn còn những đặc trưng về đất nước và con người nơi đây được viết ra dưới những nhan đề các bài báo từ thời gian đó như những âm mưu đảo chính chống lại chế độ gia đình trị và những cuộc chiến tranh du kích dữ dội mà các sự kiện hỗn loạn tôi đã chứng kiến trong khu vực lân cận Thái Lan, Lào và Indonesia nếu so sánh thì chẳng thấm vào đâu. Bạo lực nơi này làm tôi hoảng sợ. Hàng nghìn người chết và bị thương được thông báo hàng tháng vào năm 1962. Tôi chỉ mới nhìn thấy một người đàn ông bị giết, đó là một người tù ở Viêng Chăn bị còng cả tay và chân nhảy xuống từ phía sau xe quân đội, cố gắng trốn thoát qua khoảng sân nhà thờ, đi tập tễnh kiệt sức qua những bụi cây trong vườn. Tôi chứng kiến từ bên kia đường khi một người bảo vệ mặc thường phục thong thả chĩa súng trường bấm cò, người đàn ông đó ngã xuống đất, máu vấy đầy những bụi hoa hồng. Những bạo lực như vậy xuất hiện thường xuyên ở Việt Nam. Tôi tự vấn bản thân liệu có đủ can đảm để bơi tiếp trong vùng nước hỗn loạn này hay có thể làm nên những đột phá huyền thoại như những phóng viên thường trú nước ngoài mà tôi đã đọc.
Một lý do nữa khiến tôi không muốn ở đây lâu. Đó là tin đồn phóng viên thường trú chủ chốt của AP, Malcolm Browne điều hành văn phòng ở Sài
Gòn như một sỹ quan được huấn luyện. Browne có sự hậu thuẫn của Trưởng ban nhân sự Wes Gallagher ở New York và anh ta luôn tận dụng điều đó. Những bài viết của anh ta luôn khác lạ về chi tiết. Dịch vụ bán tin luôn yêu cầu ngắn gọn còn riêng anh ta được cho phép khá dài.
Sáng sớm thứ 4 tôi đi gặp Browne, qua bốn khu phố tới văn phòng tại đại lộ Pasteur, đầu tiên đi dọc đường Tự do qua Khách sạn Continental nơi những thanh niên trẻ đầu húi cua mặc áo sơ mi mà tôi đoán là các cố vấn quân sự Mỹ đang uống cà phê trên tầng thượng. Sau này tôi được biết đó được gọi là “Continental Shelf”. Văn phòng ở số 158/D3 đại lộ Pasteur tầng 1 trong căn hộ ba tầng, cách Dinh Gia Long một khoảng ngắn, nơi Tổng thống Ngô Đình Diệm đang sống.
Khi tôi bước vào, Browne đang đánh máy với tiếng gõ hai ngón tay trên máy Remington cổ. Anh ta không thèm nhìn lên cho tới khi tôi giới thiệu mình với Bill Hà Văn Trần, người quản lý văn phòng, một người Việt Nam mũm mĩm tóc húi cua với phong cách đĩnh đạc. Khi nghe tên tôi Mal rời khỏi bàn, đứng lên tiến về phía tôi, vòng tay mở rộng. Anh ta hướng về phía tôi, kêu lên với nụ cười toe toét “Chào mừng một con cừu hèn nhát nữa”. Tôi nghĩ anh ta nhân cách hoá vì tôi đến từ New Zealand nơi cừu nhiều hơn người, nhưng Mal giải thích chính quyền địa phương luôn coi phóng viên là những kẻ mang bệnh dịch truyền nhiễm và tránh xa họ. Tôi có cảm xúc mãnh liệt khi tiếp xúc với Mal, ngọn lửa loé lên trong mắt anh ta, sự thẳng thắn đối lập với những quan điểm dễ dãi của những phóng viên Mỹ mà tôi đã gặp tới thời điểm đó.
Mal là người hiếm có của AP, một thành viên trong tổ chức ủng hộ những người phía Nam và Trung Bắc Hoa kỳ đôi khi thiếu thành tích trí tuệ. Anh ta quẳng cho tôi cuốn sách bìa mềm 24 trang khi quay lại với máy đánh chữ. Đó là tài liệu anh ta viết và sao bằng máy rô-nêo cho các nhân viên tới thăm có tên là Hướng dẫn làm tin ở VIệt Nam với những kiến thức thu lượm từ những năm anh ta ở văn phòng Sài Gòn. Tôi đã nghe về tài liệu này ở hệ thống thông tin mật của AP. Những lời bình luận thường là chê bai, đặc biệt những phóng viên kỳ cựu cho rằng họ chẳng cần học gì ở đó cả.
Tôi ngồi trên chiếc ghế mây bắt đầu đọc phần giới thiệu. Phần đó nói rằng “làm tin ở Việt Nam cần gây cấn, tài xoay sở và đôi lúc tác nghiệp không phải là bám sát những gì được gọi là thông minh chuyên nghiệp. Bạn nhận được rất ít sự giúp đỡ từ các nguồn tin Chính phủ và khai thác nguồn tin này rất khó khăn. Tuy nhiên, người Việt Nam rất thân thiện và dễ chịu, các nguồn tin cá nhân cần được gây dựng. Do vấn đề chính trị nên bảo vệ nguồn tin là điều quan trọng sống còn, đặc biệt là với những người mang quốc tịch Việt Nam. Một số phóng viên ở Việt Nam đã tiết lộ nguồn tin một cách vô
lý, điều đó sẽ phá hoại nghề nghiệp của chính họ hoặc tệ hơn thế. Những nguồn tin từ quân đội Mỹ cũng nên được bảo vệ tương tự. Chúc may mắn, bạn sẽ cần điều đó”.
Phần nội dung gồm các mục từ vấn đề sức khỏe, tiền nong tới nhiệm vụ tác nghiệp rồi cách thức giải quyết với bạn bè và kẻ thù. “Đừng tin bất cứ thông tin nào nhận được khi chưa kiểm tra bằng cách tốt nhất có thể, kể cả những thông tin trong cuốn sách này. Bạn sẽ nhanh chóng nhận ra hầu hết “thực tế” ở Việt Nam ít nhất dựa vào một phần những thông tin sai lệch hoặc hiểu lầm”. Mal khuyên những người mới đến “tránh xa đám đông. Nam phóng viên và nữ phóng viên đến Việt Nam hàng trăm người và họ có xu hướng tụ tập ở các quán bar, trong các văn phòng, trong các chiến dịch, v.v…”. Anh ta cảnh báo những người tới thăm, “Văn phòng AP tại Sài Gòn là một văn phòng nhỏ, đông đúc và luôn trong tình trạng làm việc quá tải. Bạn luôn luôn được chào mừng nếu bạn muốn làm nên câu chuyện, nhưng nếu bạn đến chỉ để hít thở thì bạn đang liều mạng với chính mình”.
Cuốn sách của Mal được xây dựng trên khuôn mẫu viết cho nhân viên quân sự nhưng đưa ra những lời khuyên hữu ích về cách đưa tin cuộc chiến tranh và danh sách hàng tá những vật dụng cần thiết khi đi làm tin về chiến trường, tất cả gói gọn trong ba lô của lính bộ binh có thể mua ở chợ đen Sài Gòn cùng một số thứ nêu ra như: màn ngụy trang chống muỗi, đồ nấu ăn cắm trại, dao xếp, thức ăn đóng hộp đủ loại, đệm không khí bằng cao su và nệm trải, một số đồ lót và tất, giấy vệ sinh, đèn pin nhỏ, chăn nhẹ, dụng cụ cứu thương, thuốc làm sạch nước uống, thuốc, một cái bản đồ thích hợp, tiền, giấy tờ chứng minh, bao cao su, súng lục bỏ túi và các đồ cần thiết khác.
Nguyên nhân cần súng lục được giải thích “nếu bạn đi cùng chiến dịch của Chính phủ thì bạn sẽ là mục tiêu của kẻ thù, chính xác như khi bạn là lính tham chiến. Nếu bạn bị thương trong đoàn hộ tống hoặc ở vị trí đã bị chiếm đóng bạn có thể bị bắn chết. Trang bị vũ khí cá nhân là có ích nếu đi cùng một đơn vị nhỏ mà lại rơi vào cuộc tấn công lớn thì mọi người đều phải tham gia chiến đấu để tránh bị nuốt chửng. Mang theo súng lục về mặt hình thức không được chính quyền Việt Nam hay Mỹ chấp nhận nhưng các sỹ quan Mỹ đồng ý về mặt cá nhân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên cố gắng thoát khỏi Việt Cộng nếu bạn đơn phương. Họ luôn luôn có số lượng nhiều hơn và thường mang theo súng tiểu liên”.
Còn mang theo bao cao su được giải thích như sau” “khi băng qua suối, kênh đào hoặc hào, cổ thường chìm sâu dưới nước và bùn. Mọi thứ cần được bảo vệ để khỏi ướt. Máy ảnh phải được giơ cao trên đầu hoặc ném cho người bên kia bờ trước khi vượt sang. Những dụng cụ nhỏ bỏ túi như diêm, giấy tờ
chứng minh và phim có thể được giữ khô bằng dụng cụ ngừa thai GI. Những vật này đặt trong bao cao su và nút chặt đầu.
Trong mục có nhan đề “Một số lời khuyên về thông tin Chính phủ”, Mal vẽ ra chân dung khung cảnh địa phương tràn đầy tính hai mặt và xuyên tạc. “Không Chính phủ nào bóp méo hoặc che đậy thông tin phục vụ cho mục đích cuối cùng, nhưng ở Việt Nam thực tế này đang thách thức những người làm tin. Hầu hết các nguồn tin Chính phủ không chỉ từ chính quyền Sài Gòn và các cơ quan thông tấn mà những nguồn tin nước ngoài cũng không đáng tin cậy. Con số tử vong và các báo cáo liên quan tới quân đội đặc biệt bị bóp méo. Khi đưa tin liên quan đến quân đội, bạn nên đếm số người trước khi chấp nhận bảng kết quả đưa ra. Trong mọi trường hợp, kiểm tra chéo bảng tin tử vong của Mỹ và người Việt, thường có sự khác biệt rất lớn. Cẩn thận với các thông tin chiến thắng từ phía quân đội. Đây không phải là cuộc chiến tranh mà chiến thắng thực sự thường dành về một trong hai bên. Sài Gòn và Hà Nội thường quá khích và cường điệu về những thông tin này”.
“Cẩn thận sự giống nhau trong các bản báo cáo chính thức của người Mỹ về những điều này. Người Mỹ thường chẳng báo cáo gì ngoài những lời phàn nàn của người Việt Nam dù điều này đã giảm vì các cố vấn Mỹ đã báo cáo một cách hiệu quả hơn. Đặc biệt chú ý bất cứ thông tin nào có được từ một số viên chức cụ thể đều có thể được xếp vào loại nói dối 180 độ. Danh sách những viên chức này và mức độ tin tưởng của họ đều có ở văn phòng AP. Thật không may là một số người của họ giữ vị trí khá cao. Nhìn chung nên lưu ý bất kỳ thông tin nào được tiết lộ từ chính quyền Sài Gòn đều là công cụ tuyên truyền và sẽ không được đưa ra nếu không có hiệu quả tuyên truyền”.
“Về cơ bản hãy dựa vào các nguồn tin cá nhân và những nguồn tin đến tự phát ngoài khu vực Hà Nội. Thậm trí ở chiến trường, cẩn thận những ấn tượng từ những điều do các sĩ quan chỉ cho bạn. Nếu được mời đi xem một thôn bị thảm họa và được các sĩ quan đưa đi thì rõ ràng họ muốn chỉ cho bạn theo cách họ muốn. Bạn không có ai ngoài bản thân tự suy xét xem đó có phải là thôn bị thảm sát đặc biệt hay không. Cũng đừng quá hoài nghi vì như vậy bạn tự động chối bỏ những thông tin và đầu mối. Kiểm tra từng cái một, đôi khi sự thật sẽ làm bạn ngạc nhiên”
Browne gợi ý tôi tự mình ra ngoài làm tin, bản ghi chú anh ta đưa cho tôi vài hướng dẫn những cơ hội có sẵn “Nguồn tin ở các Đại sứ quán nhìn chung rất có ích. Các cuộc phỏng vấn tại văn phòng, hẹn ăn trưa hay tiệc cocktail có thể ghi âm. Một phóng viên thường trú tại Sài Gòn thường được mời ba đến năm tiệc cocktail hàng tuần, đôi khi nhiều hơn. Đi càng nhiều càng tốt dù các khuôn mặt hay chủ đề các cuộc nói chuyện không thay đổi nhiều,
nhưng những người bạn không thể phỏng vấn thì bằng cách khác vẫn khai thác được ở các tiệc chiêu đãi”.
“Đây là một số nhận xét chủ quan về giá trị thông tin từ rất nhiều Đại sứ quán ở Sài Gòn: Đại sứ quán Mỹ, rất đa dạng, vị trí càng cao thì thông tin càng mù mờ. Đại sứ quán Anh, nhìn chung rất ít tiết lộ nhưng thông tin hoàn toàn có ích và là nguồn tin tuyệt vời. Đại sứ quán Pháp, ngoại trừ là ngài Đại sứ chẳng bao giờ tiết lộ gì, thì thông tin nghèo nàn và luôn nghi ngờ giới báo chí. Đại sứ quán Đức, là nơi hợp tác tốt, những bữa chiêu đãi báo chí tuyệt vời nhưng chẳng có giá trị về thông tin. Đại sứ quán Nhật, nhìn chung thông tin đầy đủ nhưng lại lo lắng khi trao đổi thông tin với các phóng viên thường trú. Đại sứ quán Indonesia thông tin ít, nói rất nhiều nhưng không chính xác. Đại sứ quán Philipin, thông tin nghèo nàn và chủ yếu chỉ quan tâm tới thúc đẩy quan hệ với chính quyền Việt Nam. Đại sứ quán Ba Lan, tiệc tốt, ít thông tin”.
Tôi đọc xong và ngắm nghía cách bài trí văn phòng nhỏ của AP tại Sài Gòn. Những gì khiến tôi chú ý là đôi bàn tay người bị đốt cháy được tìm thấy trong một trận đánh do phóng viên ảnh bán thời gian của AP tên là Lê Minh Trang mang về. Một ống nước bằng tre nhuốm màu đỏ sẫm. Bill Hà Văn Trần giải thích đó là máu người. Mal vẫn đang gõ máy đánh chữ.
Phóng viên ảnh Horst Faas của AP đến cùng ngày với tôi, bay từ Bangkok trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên giải quyết những trở ngại trong tác nghiệp điện báo truyền ảnh. Faas là người Đức hơn tôi một tuổi và có tiếng làm tin gây cấn ở Cônggô và Algeria. Tôi cũng từng làm việc với anh ta ở Lào. Anh ta rất cá nhân và cạnh tranh thô bạo. Khi tôi khen ngợi một trong những bức ảnh ở Châu Phi, anh ta đáp lại đơn giản bằng giọng nhấn mạnh “Những nhiếp ảnh gia lớn không phải tự nhiên sinh ra, họ chỉ thức dậy vào sáng sớm”.
Trong những năm đó, những hình ảnh đi vào lòng người là những bức ảnh đen trắng trên trang nhất của các tờ báo và tạp chí Life, Look và Ap đã cạnh tranh tin ảnh một cách nghiêm trọng như đã làm với tin viết. Năm 1962, nhiều quân tới miền Nam Việt Nam hơn và mọi người trên thế giới quan tâm nhiều hơn tới điều đó, AP muốn những bức ảnh báo chí ở Sài Gòn tương đương với các bản tin. AP gần đây đầu tư hệ thống bán tin ảnh cho phép chuyển ngay lập tức những bức ảnh đen trắng từ bất kỳ nơi nào bằng đường điện thoại quốc tế.
Horst trình bày những cải tiến kỹ thuật. Hầu hết phóng viên ảnh Mỹ chỉ mới được sử dụng từ máy ảnh khó sử dụng Speed Graphics trong chiến tranh Hàn Quốc tới loại máy ảnh Rolleifex ngu ngốc nhỏ hơn. Horst đã dụng đến loại Leica 35 mm, những chiếc máy ảnh động cơ tốt và nhỏ anh ta đeo quanh
cổ như vòng hoa cuốn cổ của người Hawaii. Tại bữa sang đầu tiên của chúng tôi trong thành phố, Horst nói New York đang kêu ca những sản phẩm ảnh báo chí từ Sài Gòn trong những tháng gần đây thiếu sự đa dạng và anh ta được chỉ đạo cải cách điều đó. Cuối ngày hôm đó, Horst phát hiện phóng viên ảnh Lê Minh Trang sử dụng lại phim mà anh ta đã chụp ở những chiến dịch quân đội trước đó bằng việc cắt xén bản âm từ những cái đã được gửi đi. Horst phát hiện ra khi thấy cùng hình ảnh các cố vấn quân sự Mỹ xuất hiện trong nửa tá những chiến dịch quân sự khác nhau.
Horst tuyên bố anh ta sẽ thiết kế một phòng ở Sài Gòn để đảm bảo tính trong sạch của những sản phẩm ảnh. Không may cho tất cả chúng tôi là khoảng trống duy nhất để làm điều đó cũng là nơi có vòi nước và là nhà vệ sinh nhỏ bé của văn phòng. Horst đã biến nó thành phòng tối vĩnh viễn với lộn xộn đồ đạc – bình đựng dung môi và dung dịch, kẹp treo phim kim loại được treo lên dây phơi quần áo, máy sấy, và máy cắt xén bản in. Vậy là, khâu tráng phim rửa được ưu tiên hơn cả những nhu cầu cần thiết của con người. Bill Hà Văn Trần lẩm nhẩm Faas là kẻ bắt nạt, nhưng quan điểm này không được một nhân viên Việt Nam khác ủng hộ. Phạm Văn Huân, cậu thanh niên nhỏ bé của văn phòng được Faas phân công ở phòng tối. Huân là người Việt Nam theo đạo Thiên chúa giáo có một đại gia đình với mức lương ít ỏi và rất vui được đảm nhiệm thêm công việc này để tăng thu nhập.
Sau khi nói chuyện với Conrad Fink, một phóng viên thường trú AP đang tới thăm từ văn phòng Tokyo, anh ta bước vào văn phòng đầy bùn, đầy những câu chuyện tào lao về trận đánh ở đồng bằng sông Mê Kông. Faas không còn đủ kiên nhẫn để tham gia chiến trường tác nghiệp. Horst đồng ý một số câu chuyện tào lao của Fink với một số chuyện của chính anh ta. Nhiều tháng trước đó, những người lính Katang ở Cônggô đã buộc anh ta phải ăn thẻ nhựa nhà báo Liên Hợp quốc. Anh ta nói mang thêm một chai nước sốt Tabasco ở ba lô trong trường hợp bị bắt làm điều đó một lần nữa.
Khi công hàm của Chính phủ đến vài ngày sau đó, Mal gợi ý chúng tôi đi thăm Tây Nguyên nơi CIA đang tuyển mộ đàn ông dân tộc tham gia lực lượng dân quân địa phương. Chúng tôi đi trên chiếc C-47 tới thủ phủ Buôn Ma Thuột, một cộng đồng nông thôn bụi bẩn và xa xôi, nơi những con đường gập ghềnh và con người lôi thôi, lãnh đạm. Chúng tôi ở lại một khách sạn bằng gỗ hai tầng nhỏ nhắn có phòng tắm cuối hành lang và trà nóng trong bình sứ tại các phòng. Horst rất thích sự đạm bạc đó. Anh ta nói điều đó nhắc anh ta nhớ tới Cônggô.
Chúng tôi hướng xuống con đường chính dẫn tới khu cố vấn quân sự Mỹ đặt tại nơi trú ngụ bằng gỗ tếch rộng lớn của vua Bảo Đại trước kia. Trước khi chúng tôi tới được đó, một phóng viên thường trú nổi tiếng người
Australia, Dennis Warner ngăn chúng tôi lại và nói các cố vấn đang tổ chức Ngày 4-7 và những ai không phải người Mỹ thì không được mời. Chúng tôi đành bước vào một quán bar nhếch nhác chỉ phục vụ mỗi loại bia 333. Horst đã kể những câu chuyện về Cônggô và tôi tham gia bằng vài câu chuyện của mình ở Indonesia. Tối muộn hôm đó, Horst hơi say và bắt đầu kể những ngày đầu với AP với tư cách là phóng viên ảnh thể thao ở Đức nơi thường bị điều đi xa và lái xe với tốc độ nguy hiểm để thực hiện nhiệm vụ của mình. Tôi hỏi anh ta cảm giác sống ở Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai ra sao và anh ta bắt đầu nói về thời gian phục vụ trong Phong trào giới trẻ Hitler. Horst nhận thấy phản ứng của tôi và giải thích “Này, lúc đó tối mới chỉ chín tuổi thôi”.
Là phóng viên ảnh khu vực, Horst tự do đi lại những nơi anh ta muốn còn tôi thì bó buộc với các bản tin hàng ngày, và phải viết một hoặc hai câu chuyện mỗi ngày. Khi anh ta khám phá các thung lũng cỏ lau cao tới đầu vùng bờ biển miền Trung cùng các anh lính thủy đánh bộ người Việt thì tôi đang mải mê đọc những thông cáo của Chính phủ và phỏng vấn các nhà kinh tế ở Sài Gòn. Khi Horst trở về cháy nắng từ đồng bằng sông Mê Kông bùn dính tới vai và những câu chuyện tào lao về hành động gan dạ của các cố vấn Mỹ, tôi chỉ có thể đưa ra những câu chuyện về các vụ tấn công khủng bố nhỏ ở các khu chợ trong thành phố và một buổi tối trong một thôn thảm sát ở ngoại ô cùng những người lính Việt Nam trẻ tuổi, những người còn sợ bóng tối hơn tôi. Những công việc hàng ngày buộc tôi phải hiểu những lực lượng chủ chốt làm việc trong đất nước này, vào lúc đó không phải là cuộc chiến do Việt Cộng gây ra ở vùng nông thôn mà chính là Chính quyền Ngô Đình Diệm.
Tổng thống Ngô Đình Diệm là một người đàn ông nhỏ, mập mạp, ít cười. Ông ta lên cầm quyền năm 1954, coi thường lời tiên đoán của một người xem bói rằng ông ta sẽ chỉ giữ được chiếc ghế của mình trong sáu tháng. Tôi tham dự lễ kỷ niệm Tổng thống của ông ta vào ngày 7-7, bước tới Dinh Gia Long, dọc các con đường sài Gòn cờ đỏ sọc vàng bay phấp phới cùng những khẩu hiệu yêu nước. Những công dân khá giả cũng diễu hành qua các đại lộ, mua những vật rẻ tiền từ những người bán rong vỉa hè hay dừng tại các cửa hàng bán kem ở trung tâm thành phố. Một nhóm khách du lịch nước ngoài ở khách sạn Caravelle ngạc nhiên chứng kiến cảnh tượng hòa bình long trọng và linh đình của thành phố trong khi họ đã nghĩ sẽ thấy những cảnh hỗn loạn tan tác của chiến tranh. Lính Mỹ mặc thường phục nhưng không mang vũ khí.
Tôi được phép tham gia nhóm các nhà ngoại giao nước ngoài và các nhóm thể thao chuyên nghiệp khác được mời tới Dinh bày tỏ sự kính trọng với Tổng thống. Diệm trong bộ đồ mầu đen gọn gàng ôm sát phần giữa, đang
lặng lẽ mỉm cười khi ông ta đón nhận lời chào mừng từ đám đông. Từ năm 1954 có nhiều lời đồn đại về một nhóm đảo chính chống lại ông ta. Chính vì vậy, ông ta luôn cố gắng kiểm soát tình hình, sống sót ít nhất ba lần trong bốn cuộc binh biến có vũ trang và rất nhiều âm mưu chống lại chính quyền ông ta cả trong và ngoài Việt Nam.
Phía sau hình thức nghi lễ chính là cú đấm thép của nhà độc tài nhằm thanh trừng những kẻ thù chính trị và tấn công bằng quân sự. Ở một số điểm thì Diệm sáu mươi tuổi được xem là một trong những người đàn ông có kỷ luật cao nhất và đó cũng là một trong những lý do Mỹ đã “chọn” ông ta để chống Cộng tại miến Nam. Nhưng ông ta mơ hồ và xa rời với những hoạt động thực tế của chính quyền và luôn sẵn sàng giao lại quyền điều hành cho anh em của mình, những người được bổ nhiệm vào những vị trí quyền lực. Em trai của ông ta, Ngô Đình Nhu là cố vấn thân cận cao nhất.
Diệm là kẻ độc thân. Bà vợ hấp dẫn, cá tính của cố vấn Nhu là đệ nhất phu nhân không chính thức của miền Nam Việt Nam. Bà ta là chủ đề của những cuộc bàn tán không ngớt. Người ta đồn rằng bà ta lộng quyền và giật dây người anh chồng mình. Người Sài Gòn gắn biệt danh cho bà là “con rồng cái”. Madame Nhu làm việc tích cực với vai trò cố vấn cho Quốc hội và người đi đầu phong trào “Phụ nữ Liên đới”, người phát ngôn đứng đầu cho quyền phụ nữ ở Việt Nam Cộng hòa và người chỉ trích Mỹ gay gắt. Một ngày trong gió, tôi quan sát thấy bà ta diễu hành cùng các thành viên trong tổ chức, cơn gió thổi tung vạt áo dài màu xanh thẫm bám sát thân hình để lộ chiếc quần satanh thót ống nhưng chưa thấm tháp so với kiểu tóc quăn bóng nhoáng của bà ta.
Madame Nhu cấm khiêu vũ trong các câu lạc bộ đêm thành phố bằng cách buộc Quốc hội thông qua Sắc lệnh đơn giản “Nếu người Mỹ muốn khiêu vũ thì họ có thể đến Hồng Kông”, bà ta tuyên bố, thậm trí dọa bắt bất cứ ai cả gan nhảy nhót ở chính nhà họ. Chuyện bé xé ra to làm cho một số tin bài của AP sống động nhưng dù sao tôi cũng không phải là người thích thú chuyện nhảy nhót. Nửa đêm, giờ giới nghiêm, một số câu lạc bộ vẫn khóa trái cửa và để mọi người vào bên trong nhảy nhót tới sáng.
Một tối, Horst và tôi tới Bar Papillon ở Catinat cuốn vào cùng đám chè chén trong phòng với chín cô gái bar và một anh chàng phục vụ sẵn sàng thực hiện công việc của mình. Horst đang cao hứng uống rất nhiều rượu Scotch và nhảy nhót. Còn tôi vẫn bia 333, một thứ thuốc độc nhiều người tin được pha chế với hóa chất formaldehyde, có phản ứng giảm ham muốn tình dục.
Sau đó chúng tôi nhớ rằng đã được sắp xếp bay với một người bạn phi công tới Sóc Trăng ở đồng bằng sông Mê Kông trong ngày. Sáng sớm tinh
mơ chúng tôi lếch thếch tới sân bay. Tại Sóc Trăng chúng tôi được biết 28 máy bay ném bom bị rơi xuống sông Mê Kông cách đó vài dặm và chúng tôi lên một chiếc trực thăng tìm kiếm máy bay mất tích. Tôi động viên Horst tham gia vào cuộc tìm kiếm lội qua rừng ngập mặn bên dưới trong khi tôi trở lại căn cứ không quân truyền tin qua điện thoại và nhanh chóng chui vào lều tre ngủ suốt thời gian còn lại trong ngày. Horst thấy tôi nghỉ ngơi thư thái và ăn tối trong khu của sĩ quan còn anh ta lấm đầy bùn rất tức giận vì sự láu cá của tôi.
Chương 2: Trận Đánh Đầu Tiên
Tôi thức dậy sáng sớm ngày 29-8-1962, để viết tin về diễn biến trận đánh đầu tiên của mình. Chiếc sơ mi đẫm mồ hôi khi tôi bò ra khỏi chiếc màn chống muỗi mắc trên chiếc võng quân sự. Tôi vốc nước lên mặt từ chiếc bình chứa treo trên cột lều và xếp hàng ăn sáng theo chế độ quân sự. Tôi ăn cùng “Rathrun’s Ridge Runner”, đội trực thăng 163 của Quân đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ được cử tới Sóc Trăng, một thị xã nhỏ ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đại tá Robert L. Rathbun, cựu phi công trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và Hàn Quốc đã cho tôi một lều ngủ qua đêm.
Dọc đường băng là những chiếc trực thăng H34 xếp thành hàng ngang, cái tên “Marine” được sơn màu trắng ở phần đuôi. Các đội ngồi cạnh chiếc máy bay trong bộ đồng phục rằn ri và mũ kaki mềm tiện lợi. Tôi quan sát những hàng lính Việt Nam nhốn nháo của Sư đoàn Bộ binh 21 tập trung bên cạnh máy bay. Hầu hết đội mũ kim loại và đồng phục kaki cotton nhẹ. Họ được trang bị súng tiểu liên, Garand M1s, ống bơm mỡ và đủ các loại vũ khí cũ hơn mà tôi cũng phân biệt được. Họ nói chuyện liên mồm với nhau trong bộ dạng không lo lắng mặc dù biết rằng sắp bị ném vào trận đánh.
Những người lính cười toe toét khi thấy tôi đến, làm tôi cảm thấy mình lạc lõng. Tôi đội chiếc mũ của người Australia, vành khâu đính lược một bên, chiếc quần mầu nâu xám tôi đã mua ở Sài Gòn, áo sơ mi cộc tay bằng vải kaki và đôi giầy chiến trường bằng da mới. Ba lô của tôi gồm những vật dụng mà Browne ghi chú trong cuốn sách giới thiệu ngoại trừ súng lục, vì tôi nghi ngờ mình có thể sử dụng được dù trường hợp tồi tệ nhất xảy ra.
Để giết thời gian, tôi đọc mục “Những lời khuyên trong chiến tranh du kích” trong sách giới thiệu của Brown. “Khi ở trong trận chiến, bạn nên hành động như một người lính, làm mọi điều để sống sót và không bị thương. Cố gắng trong tình trạng sức khỏe tốt để hành quân hoặc chạy ở khoảng cách an toàn. Về mặt nào đó bạn sẽ an toàn nếu làm được điều này. Bạn nên biết bơi vì các kênh rạch và mương rạch đều ngập quá đầu. Nếu nghe thấy tiếng súng không phải từ phía mình thì đừng đứng dậy mà hãy nhìn xung quanh xem nó đến từ hướng nào, tiếng súng thứ hai có thể hướng tới bạn. nằm sấp xuống đất và chỉ di chuyển bằng phần bụng. Tìm nơi che chắn và di chuyển về phía đó. Khi đi cùng đoàn không nên đi gần người đi đầu đội hình hàng dọc hoặc người đi đầu đội hình. Lính chuyên nghiệp được trả lương để làm điều này. Không nên đứng hoặc đi cạnh người mang radio hoặc nhân viên cứu thương vì họ là mục tiêu hàng đầu của kẻ thù. Hãy bám sát người chỉ huy vì họ luôn ở vị trí an toàn nhất. Bạn sẽ học được nhiều điều ở người chỉ huy hơn bất kỳ ai”.
“Mục đích chính làm tin về trận chiến là lấy được thông tin và hình ảnh về
chứ không phải đóng vai trò một người lính. Khi đi qua lãnh địa của kẻ thù hãy chú ý bước chân. Chông gai, mìn, hố ngụy trang và bẫy mìn ở khắp nơi. Hãy bước chính xác theo người lính đi trước bạn vì nếu anh ta không bị nổ tung thì bạn cũng không. Nếu bạn mắc kẹt ở hàng rào súng cối hoặc trong trận tấn công không quân về phía bạn thì nơi tốt nhất là ở dưới hào. Những cái hố không tốt hơn điều gì cả. Hầu hết lều của người Việt Nam đều có hầm bên trong là nơi trú ngụ rất tốt. Nếu bạn đi bằng chiếc xe bọc sắt M113 thì đừng ngó đầu ra khỏi cửa khi xe trong vùng bắn phá. Chỉ có người bắn súng làm vậy vì đó là nhiệm vụ của anh ta.
“Đừng nhặt cờ Việt Cộng hay các đồ vật khác ở các đống cỏ, cành cây hay các cột. Chúng thường là bẫy lựu đạn. Đừng bao giờ là người đầu tiên bước vào lều. Hãy cẩn thận với trâu nước. Khi chúng bị kích động sẽ cuồng loạn và có thể gây sát thương. Lực lượng lính Việt Nam Cộng hòa bị tổn thất nhiều vì trâu nước. Đừng bị đánh lạc hướng bởi những đứa trẻ đùa chơi trên lưng trâu. Trẻ em và trâu là bạn với nhau”.
Tôi rất vui thú với những hướng dẫn của Brown. Chẳng điều gì đề cập đến lòng dũng cảm, điều quan trọng là sống sót và mang tin tức trở về. Tôi quan sát cánh quạt bắt đầu quay và lính thiết giáp người Việt bắt đầu nhảy lên. Tới lượt tôi, tôi đi cùng với một sỹ quan tuyên úy. Ông ta đội mũ sắt sơn hình thánh giá màu trắng phía trước, bộ đồng phục kaki có hình thánh giá khâu ở cổ áo và ông ta mang theo súng ngắn 12 li. Ông ta nói “Đừng nghĩ rằng tôi sẽ sử dụng nó nếu không bắt buộc phải làm vậy”. Theo quy định, trang bị vũ khí cá nhân thường là bất hợp pháp đối với các cố vấn Mỹ tại Việt Nam, tôi nghĩ cần đặt câu hỏi về những người đàn ông của chúa vào bất cứ thời điểm nào. “Đôi khi Việt Cộng không bắn chúng ta vì họ biết chúng ta chỉ buộc phải bắn trả lại. Tôi chỉ đang giúp chúa canh chừng chúng ta!”.
Cánh quạt thổi tung lớp bụi ở đường băng đầy cát ngạt thở, tôi đóng cửa vào khoang của những người lính Việt nam đang cầm vũ khí. Tôi sẽ không đi theo họ ở mặt đất mà sẽ tiến theo bộ chỉ huy sâu hơn vào vùng đầm lấy ở cà Mau. Vị sỹ quan tuyên úy tự thu xếp một chỗ cạnh cửa sổ, đẩy cò bang súng và ngắm súng một cách chuyên nghiệp. Tôi lắng nghe cuộc sống bay qua khi trực thăng uốn lượn và nghiêng mình gia nhập đội hình nới rộng cùng hàng tá chiếc khác khi cách mặt đất khoảng một nghìn thước. Tiếng rú chói tai và liên hồi của chiếc Sikorsky-34 làm cho mọi suy nghĩ tắt ngấm. Mal đã quên đề cấp tới tai nghe trong danh sách những vật cần có của anh ta. Tôi nhìn qua cửa mở nơi ba người lính Việt Nam ngồi đung đưa chân như ngồi bên bờ suối. Tôi cảm nhận thấy những ruộng lúa bên dưới lần lượt nhường chỗ cho những khoảng đất ngập cây đước đánh dấu vùng bán đầm lầy.
Chúng tôi đáp xuống một khoảng đất khô nhỏ trong vùng hạ cánh chiến
trường, làm nhào lộn cả ruột gan và đẩy máu dữ dội làm tim tôi nhói đau. Ba chiếc trực thăng trên mặt đất đang thả lính, những chiếc khác đang lượn vòng quanh chờ tới lượt. Máy bay của chúng tôi bay cách đó vài thước trên mặt đất. Lính đổ ra vào các bụi cỏ bạt gió, một số nhảy xuống đứng vững bằng chân, một số cắm mặt hoặc mông xuống đất. Sau đó chúng tôi lại cất cánh bay trên những rừng đước và cây hoang cằn cỗi. Chúng tôi bay qua bãi đất trống khác có kênh hẹp bao quanh. Tôi ngộp thở. Cách hai trăm thước phía dưới là nhóm người mặc áo đen đi chân trần đang vận chuyển vũ khí, trốn chạy vào các bụi cây hoặc nhảy xuống nước ở kênh. Chúng tôi làm náo loạn một trung đội Việt Cộng. Tôi liếc nhìn tay sỹ quan tuyên úy, ông ta vẫn đang ngắm mục tiêu qua bang súng lục, nhưng không bắn và chúng tôi nhanh chóng thoát ra khỏi khu vực đó tới gần điểm đến của tôi, Cà Mau. Đó là trung tâm quân sự tỉnh An Xuyên, một ngôi làng nhỏ có tường bao cát, hàng rào thép gai và vọng gác bao quanh.
Bên trong dinh chỉ huy, tôi được Đại tá Phạm Văn Đông, Tổng Tham mưu Quân đoàn III của Quân đội Cộng hòa chào đón. Đó là tay đại tá nhã nhặn, là sợi dây liên lạc duy nhất của chúng tôi ở Sài Gòn với chỉ huy quân sự tối cao phía Việt Nam Cộng hòa, tổ chức thường tiếp giới báo chí một cách miễn cưỡng. Ông ta đón tiếp chúng tôi bằng những ly trà xanh, hai hoặc ba lần một tuần cung cấp những thông tin hạn chế hoặc một ít con số thống kê. Chiến dịch hiện tại đã được hai tuần và là chiến dịch lớn nhất từ trước đây trong vùng chỉ huy của ông ta và ông ta lấy tư cách cá nhân mời chúng tôi tới. Browne đã ở đó vài ngày trước đấy. Chiến dịch này có tên “Đại bình định”. Theo Đại tá Đông, khoảng bốn nghìn lính thiết giáp Việt Nam tham gia vào chiến dịch này.
Dù gì thì đây là cơ hội hiếm có được chứng kiến một trận đánh thực sự và rất nhiều phóng viên khác cũng đi theo hành trình vất vả này. Một trong số họ là Michel Renard, tay báo ảnh tự do to cao người Bỉ có thái độ hung hăng và cũng lang thang trong văn phòng của AP. Hắn đang mặc bộ quân phục rằn ri vấy bùn, có vỏ để dao rất to treo ở thắt lưng và tay cầm một đống hộp phim mà hắn mang về Sài Gòn chiều hôm đó. Renard đi cùng lính Việt Nam vì hắn nói tiếng Pháp và thường đùa cợt ra lệnh họ như một sỹ quan quân sự thực dân.
Renard là nguồn gốc của những khôn ngoan bất ngờ về chiến tranh và thường giải khuây cho chúng tôi bằng những câu chuyện mạo hiểm gần đây như cuộc viễn chinh vài ngày trước đó cùng với một đại đội biệt kích người Việt. Mục tiêu là ngôi làng tranh ngập nước vùng đầm lầy được cho là nơi trú ẩn của Việt Cộng. Khi lính biệt kích lội qua đầm lầy họ gọi trực thăng hỗ trợ bắn phá ngôi làng. Renard nói rằng anh ta nhìn thấy một bé gái khóc hoảng loạn trong đống đổ nát, trong khi hai tay đang bịt lỗ tai. Cô bé chạy về
phía đê cuối làng, gào gọi “Cha! Cha”. Một người đàn ông bước ra khỏi bụi cỏ cao, một tay cầm súng trường chĩa về những người lính, tay còn lại níu lấy bé gái. Nhưng một loạt súng đã hạ gục ông ta. “Tôi đã ghi lại tất cả trong cuộn phim này, Ap chắc phải trả khá cho vụ này”, Renard kêu lên.
Peter Kalischer của CBS cũng ở Cà Mau, không ngừng giục giã Đại tá Đông cung cấp phương tiện cho chúng tôi ra mặt trận. Người quay phim của ông ta đang sử dụng chiếc máy quay to và nặng hiệu Oricon cùng thiết bị phụ để dễ mang ra chiến trường hơn.
Cuối cùng Đại tá Đông cũng bố trí đưa chúng tôi đi cùng Đại đội trực thăng vận 57 của quân đội Mỹ vận chuyển lính vào trận đánh. Chiếc trực thăng H36s đáp xuống đường băng bụi nhỏ. Những chiếc trực thăng to nhất trong bản kê quân sự đang vút khỏi mặt đất trong tiếng gầm gào của cánh quạt.
Tôi bò lên sau hàng tá lính thiết giáp Việt Nam, chen qua lối cửa hẹp và cố gắng giúp tay camera với một đống đồ nặng lên boong. Chiếc trực thăng nhảy lên giống như con trâu đực khi nó vào vị trí cất cánh, tròng trành về phía trước để lấy đà vút lên đường chân trời. Trong khoảng vài phút chúng tôi bắt đầu hạ xuống. Lần này tôi đi ra ngoài cùng lính chiến để tận mắt chứng kiến cuộc chiến.
Lính thiết giáp người Việt nhảy xuống trước, băng qua vài thước chạy tới đám cỏ phía dưới, họ dốc sức đối mặt gió tạt từ cánh quạt khi di chuyển về phía rừng thưa. Sau đó tới nhóm phóng viên của CBS và đến lượt tôi. Tôi cảm thấy bùn rỉ chân mình khi chạm mặt đất. Kalischer thét lên “đường này” khi anh ta chạy lên phía trước bám theo lưng người lính, nhưng tay quay phim cùng đống thiết bị nặng đã bước phải hố nước và bị nhấn chìm tới tận nách. Hai người lính phải tới cứu anh ta. Tôi thấy vui vì sự tác nghiệp nghề báo viết của mình khi được đi cùng nhóm chỉ huy và bỏ xa những đồng nghiệp truyền hình cồng kềnh ở phía sau.
Không có lối thoát ở vùng đầm lầy sâu trũng. Bùn ngập tới đầu gối ở khu rừng thưa, giờ đã lấp đến bụng khi chúng tôi bơi qua rừng đước trên đường tới mục tiêu đầu tiên, một ngôi làng nằm ở phía trước một dặm. Khi chúng tôi luồn vào khu rừng tre nhỏ rậm rạp, mọi thứ còn tồi tệ hơn và mỗi đơn vị được phép nghỉ một trăm thước một lần. Lính thở bì bõm trong nước trong vài phút còn tôi thì quá đỗi mất sức.
Cuối buổi chiều chúng tôi đã tới ven làng, cuối cùng cũng được đi bộ qua những khu vườn đang trong mùa vụ, sau đó là những hào sâu có cắm cọc tre vót nhọn. Không có sự phản kích nào cả khi đội quân tiến vào, nhưng thật ngạc nhiên vì có nhiều biểu ngữ bằng vải màu trắng với khẩu hiệu sơn màu đỏ bằng tiếng Việt bắc qua những ngôi nhà mái lá, kêu gọi tấn công chính
quyền và kháng chiến chống Mỹ. Bên trong là những tờ rơi tuyên truyền của cộng sản và bức hình nhà lãnh đạo Hồ Chí Minh treo trên tường khung kết bằng hoa. Chúng tôi chỉ phát hiện có một người dân ở đây là một ông già đàn trốn trong hố và được phép thả tự do. Cộng đồng ở đây là bức tranh minh chứng cho việc mở rộng tấn công của Việt Cộng.
Được chỉ đạo tiến hành tàn phá toàn bộ những thôn đã được kiên cố, những người lính thực hiện nhiệm vụ một cách nhiệt tình, tay cầm dao đi lùng soát một cách thành thạo. Chúng tôi bỏ lại những đống lửa phía sau lưng trong buổi hoàng hôn, tìm nơi cắm trại cho buổi tối. Đơn vị chỉ huy quyết định dựng trại trên một bãi đất khô gần con sông nhỏ, và vừa lúc ổn định vào chập tối thì tôi đã hứng chịu trận bắn phá đầu tiên trong đời mình. Một tay bắn tỉa mở màn vào đội chỉ huy, đạn bay rào rào vào những bụi cây quanh chúng tôi. Màn đáp trả chói tai của toàn bộ đơn vị phản công trở lại. Khi bị một tay Việt Cộng bắn tỉa bám sát, người chỉ huy ra hiệu cho một trực thăng chiến đấu dạy cho anh ta một bài học: hai chiếc T-28 ném bom oanh tạc và thả bom nê pan dọc bờ sông gần đó suốt một tiếng đồng hồ, khuôn mặt chúng tôi héo úa, để lại khoảng không đen ngòm đầy khói. Tôi nghĩ chẳng thứ gì có thể sống sót. Vào 4h30 sáng, sau một đêm ẩm ướt và không được nghỉ ngơi gói gọn trong một tấm ni lông, tôi bị một tay bắn tỉa đánh thức khi tiếp tục bắn phá nơi cắm trại của chúng tôi. Những người lính của Việt Nam Cộng hòa cũng quá mệt mỏi để đáp trả.
Chúng tôi lại tiếp tục lên đường vào bình minh. Không có dấu hiệu các cuộc tấn công du kích nhưng có vô số kiến lửa cách nhau vài centimét trên cây và bụi trên chặng đường chúng tôi hành quân. Kiến rơi, bò vào quần áo, rúc sâu trong người, cắn cổ, ngực. Đội hình hàng dọc thường xuyên dừng lại khi những người lính nhờ nhau loại bỏ những con vật đáng ghét đó. Cuối buổi chiều tôi đã đủ thấm mệt. Một chiếc trực thăng hải quân viện trợ đến mang theo pin cho thiết bị bộ đàm và tôi xin đi nhờ trở ra vì đã kiệt sức, người lấm đầy bùn và đói.
Tôi học được rất nhiều thử thách trực tiếp đầu tiên với chiến tranh Việt Nam. Tôi thấy cuốn sách hướng dẫn của Mal thật vô giá. Tôi cũng nhận thấy dù bộ quần áo tôi mặc khác lạ hay tôi không có chút kinh nghiệm nào, thì những người lính Việt Nam trong chiến trường và những cố vấn Mỹ đều rất thân thiện và luôn sẵn sàng hỗ trợ. Tôi nhận ra những tóm tắt sơ sài tại các tổng hành dinh không thấm tháp gì so với những thực tế trong chiến trường. Tôi không bị kích động bởi những hành động giới hạn đã nhìn thấy. Tôi chỉ cảm thấy xa vời những điều đó khi quan sát. Không giống như những người lính, tôi có thể rời bỏ bất kỳ lúc nào muốn. Đó là bài học đầu tiên khi lâm trận.
Chương 3: Ấp Bắc
Vào thời điểm tôi đến Việt Nam năm 1962, nước Mỹ tiêu tốn hơn một triệu đô la một ngày với hy vọng giành chiến thắng bằng cách bắn phá trên chiến trường. Không khí lạc quan với khẩu hiệu không chính thức “chiến thắng vào năm 1964”. Những nhà chiến lược quân sự mà tôi nói chuyện ở Sài Gòn đều thuyết phục rằng cách thức bắn phá tiêu tốn, thử nghiệm của họ sẽ đảo ngược được phong trào “chiến tranh nhân dân” đang lên cao.
Mức độ can thiệp của Mỹ cũng được thể hiện ở những ngôi sao trên vai hàng tá những vị tướng kinh nghiệm được giao nhiệm vụ chỉ huy những nhiệm vụ phức tạp ở Sài Gòn vào cuối năm đó. Thiếu tướng Joseph W. Stilwell chỉ huy đội quân cứu trợ Quân đội Mỹ với một thế hệ mới những máy bay chiến đấu. Stilwell là con trai của tướng “Vinegar Joe”, Stilwell lừng lẫy trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và ông ta thích đưa tôi đi cùng khi trực tiếp lái và nhắm bắn khu du kích Việt Cộng với khẩu súng máy 50 li từ trên trực thăng lên thẳng của mình.
Những tướng Mỹ khác thường điều hành một đơn vị, cố vấn cho Lực lượng Không quân Cộng hòa và lập kế hoạch điều hành chỉ huy. Vào thời điểm đó ở Việt Nam cứ một nghìn cố vấn Mỹ thì có một tướng. Tướng phụ trách Chỉ huy Trợ giúp Quân đội Mỹ được gọi bằng ngôn ngữ quân sự là COMUSMACV, là một tướng bốn sao, Paul D. Harkins, tốt nghiệp West Point với cặp mắt xanh. Ông ta phục vụ cùng tướng George S.Patton, Jr trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai và từng là Tổng tham mưu của Quân đội 8 suốt Chiến tranh Triều Tiên. Harkins chỉ một phần trông giống sỹ quan chỉ huy vì luôn mặc thường phục, thường phì phèo xì gà to.
Sự đồng lòng của chỉ huy tối cao Mỹ là những nỗ lực họ đang cố gắng ở Việt Nam nhưng chiến thắng thường xa hơn những điều thấy trước được. Nhìn chung các phóng viên ủng hộ quan điểm đó và tôi chẳng thấy ai nghi ngờ xem cuộc chiến có đáng để chiến đấu vậy không. Mal Browne tin tưởng chiến thắng sẽ tới và các bài phân tích AP của anh ta đều phản ánh quan điểm đó nhưng anh ta không có chút ảo tưởng về cách thức sẽ dễ dàng và đoán rằng đó sẽ là chiến dịch lâu dài và ác liệt cần thêm những điều chỉnh trong tiến trình chiến tranh. Mặc dù giới truyền thông và bộ máy quan liêu năm 1962 đều thống nhất cần cách thức khôn ngoan triển khai cuộc chiến nhưng chúng tôi chiến đấu như những con mèo bị nhốt trong bao khi tác nghiệp. Vấn đề trọng yếu là chính quyền Kennedy sẽ tham gia chiến tranh ở miền Nam Việt Nam mà không cần công bố điều đó, họ cố gắng không nói với ai và che đậy việc xây dựng lực lượng, tăng cường máy móc trang thiết bị và che đậy việc xây dựng lực lượng, tăng cường máy móc trang thiết bị và gánh vác những gì họ đang phải chịu đựng để đạt được mục đích.
Tôi chỉ ngạc nhiên là các hoạt động chiến thuật nhạy cảm này lại là những chi tiết mà giới báo chí Sài Gòn cho rằng chẳng việc gì phải che đậy. Thực tế, Mal khăng khăng rằng nhiệm vụ của chúng tôi là phải tiết lộ chúng và những con tem bí mật không có tác dụng vì nếu chúng tôi theo dõi những chuyến tàu quân sự tới hay việc dàn quân thì kẻ thù cũng có thể làm vậy. Ủng hộ chính sách tối mật của Mỹ là chính sách hà khắc chính trị của người Việt Nam dẫn đến việc không tin tưởng bất cứ ai sẵn sàng dọa nạt giới báo chí nước ngoài. Bất kỳ bản báo cáo nào chúng tôi đưa ra câu hỏi về tiến trình của chiến tranh đều bị chính quyền Diệm kiểm duyệt. Ngoài ra, chính quyền còn muốn dập tắt những bài viết của chúng tôi về những xung đột văn hóa giữa những tay lính Mỹ cứng đầu với người dân địa phương bảo thủ. Họ mong đợi chúng tôi đưa ra bức tranh ngọt ngào và sáng sủa về các vùng chiến sự đang bùng nổ khi có mặt của quân đội Mỹ cùng với những xung đột hỗn hợp về mặt xã hội đang ngày càng gia tăng.
Tôi viết theo chỉ dẫn của Mal Browne, một người không bị đè bẹp. Còn hơn cả người điều hành nhân viên, Mal chỉ huy cả cuộc sống nghề nghiệp của chúng tôi. Ngay tuần đầu tiên tới Việt Nam năm 1961, Mal đã gây ra sự phẫn nộ cho giới chức ở đây. Từ đầu anh ta nhận thấy sự can thiệp của người Mỹ lớn hơn những gì mong đợi. Với một chút xào xáo, anh ta phát hiện ra phi công Mỹ tham gia cuộc chiến chống lại Việt Cộng trong những lần bay thả bom cấp cho lính Việt là những máy bay huấn luyện. Mal từ chối giữ bí mật theo như yêu cầu của Đại sứ quán Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Anh ta chuyển sự ngốc nghếch của mình sang tôi.
AP không phải là hãng tin duy nhất nghiên cứu cẩn thận cuộc chiến tranh đang tiến triển. Trong suốt nhiệm vụ 6 tháng, Homer Bigart người giành giải thưởng báo chí Pulitzer, khuấy lên làn sóng nghi ngờ những nỗ lực của người Mỹ bằng những bài báo và bài phân tích cay đắng, sâu sắc cho tờ Thời báo New York. Ba mươi năm làm phóng viên nước ngoài biến anh ta thành ký giả chiến trường hàng đầu vào thời đại của mình. Ngay khi tôi mới tới Sài Gòn thì cũng là lúc Bigart kết thúc nhiệm vụ. Tại bữa tiệc chia tay anh ta, tôi gặp Francois Sully lần đầu tiên, một người Pháp dễ chịu, yêu đời và hiểu biết về những gì đang diễn ra ở đây hơn bất kỳ phóng viên thường trú nào, Sully là phóng viên thường trú cho tờ Newsweek, và trong một phần của sự thật nào đó, anh ta muốn nói anh ta nghĩ những can thiệp ngày càng tăng của người Mỹ là sự khởi đầu thu nhỏ những thất bại của người Pháp trước đó 10 năm.
Chính quyền không hiểu sao chúng tôi không ủng hộ những cố gắng chiến tranh như những phóng viên đã làm trong Chiến tranh Thế giới thứ hai và trong Chiến tranh Triều Tiên. Lúc đầu họ mất kiên nhẫn với Sully và từ chối cấp lại visa cho anh ta. Toàn bộ giới báo chí Sài Gòn gửi điện phản đối tới
Tổng thống Kennedy nhưng không có hiệu quả. Sully bị buộc tội “chống lại một cách hệ thống” trong các bài báo của anh ta và anh ta phải dời sang Hồng Kông ngày 9-9. Chúng tôi ra sân bay tiễn và tự hỏi không biết ai sẽ là người tiếp theo phải đi. Đến lượt Jim Robinson, một phóng viên kinh nghiệm của NBC, chúng tôi ghen tị với cách ăn mặc cuốn hút và hào hoa của anh ta. Anh ta thiết kế bộ quần áo lên hình, kết hợp hoàn hảo giữa áo rộng và quần âu mà trở thành bắt buộc với tất cả phóng viên truyền hình trong phần còn lại của chiến tranh. Điều này làm giàu cho một thợ cắt may vô danh Sài Gòn mà chúng tôi gọi trân trọng là ông Minh. Robinson sở hữu trang phục với mười màu và mười chất liệu khác nhau. Tội lỗi của anh ta không phải ở chuyện xa hoa trong cách ăn mặc mà ở lời nhận xét bất cẩn về Tổng thống Diệm trong những cuộc phỏng vấn nhàm chán. Trước sự có mặt của quan khách, đó là sự coi thường không thể tha thứ. Robinson bị trục xuất ngày 1-11 cho chúng tôi thấy rằng Đại sứ quán Mỹ thờ ơ với tự do báo chí và ngày càng trở nên đa nghi. Chúng tôi tiếp tục công việc, ngày càng cảm thấy bị cô lập, mất hết tinh thần bởi bầu không khí hạn chế bao trùm việc tác nghiệp nhằm tách chúng tôi ra khỏi những vùng chiến tranh quan trọng ở nông thôn.
Chúng tôi nhanh chóng hiểu ra chiến dịch ngăn cản công việc đưa tin được các cơ quan chính quyền ở Washington chỉ đạo và tiếp tay. Đại sứ quán Mỹ sẵn sàng tuân theo chỉ thị. Bằng chứng của nỗi sợ hãi là bản thư ngày 19- 9 gửi từ văn phòng AP ở Washington thông báo Quốc hội, Lầu năm góc và Đại sứ quán Việt Nam đều phản đối kịch liệt về hoạt động báo chí phương Tây tại Việt Nam. Ban quản lý AP đảm bảo họ không mua toàn bộ chuyện này nhưng rất lúng túng vì những tóm tắt chính thức ở Washington dường như chĩa vào họ là những đánh giá “ngược 180 độ” của chúng tôi. Người viết bản ghi nhớ đó được chỉ bảo cá nhân rằng Phó Ngoại trưởng Averell Harriman đã quở trách các biên tập viên tờ Thời báo New York về tin bài và đang dự tính quở trách AP và UPI.
Phản ứng của Brown đối với bản ghi nhớ làm chúng tôi nhận thức rõ cảm giác chống báo chí và tiếp tục nói rằng “trong khi những quan điểm công khai về chiến tranh hoàn toàn khác với chúng ta thì chúng ta cũng đâu có viết chiến tranh đã thua hay hết hy vọng”. Thật mỉa mai, Mal ca ngợi chương trình ấp chiến lược “dường như có hiệu quả” trong nhiều khía cạnh. Đối với tôi điều đó như phá vỡ sự lạc quan của người Mỹ.
Cuối năm 1962 thử nghiệm quân sự xã hội trở thành công cụ quan trọng phá vỡ kiểm soát của cộng sản ở vùng nông thôn bằng cách tách dân làng khỏi Việt Cộng. Một chương trình tương tự đã được áp dụng thành công chống lại các cuộc tấn công của cộng sản ở Malaysia vào những năm 1950. Hàng triệu đô la Mỹ đổ vào các ấp chiến lược ở Việt Nam. Mùa thu năm đó, hơn ba nghìn ấp chiến lược được xây dựng là nơi cư trú cho bốn triệu người
dân. Hơn một phần tư số dân đó đang sống trong những nơi định cư nông thôn được bao bọc bằng hào sâu đầy cọc tre nhọn hay bẫy cho những kẻ lạ lai vãng. Cổng ấp luôn đóng khi mặt trời lặn tới bình minh vì đó là thời gian Việt Cộng dễ hoạt động nhất.
Nơi huấn luyện phi công nằm ở phía Bắc Sài Gòn trong vùng đồn điền cao su gần Bến Cát cạnh một trong những điểm nóng không an toàn của đất nước – Vùng chiến khu D, được đặt tên trong chiến tranh với người Pháp. Đó là khu vực cẩm, rừng cây rậm rạp trải dài tới những đồi dốc hiểm trở giáp ranh biên giới Cămpuchia và là con đường tiếp viện huyền thoại cho quân cộng sản phía Nam – đường mòn Hồ Chí Minh. Kế hoạch được gọi là “Chiến dịch mặt trời mọc” bắt đầu tháng 3-1962. Nơi này trở thành thánh địa Mecca đối với các đại biểu Quốc hội và các nhà báo đến thăm quan. Bằng chứng của những khoản tiền viện trợ của Mỹ đang được đầu tư một cách khôn ngoan và hiệu quả. Khi tôi tới thăm vào tháng 11 nơi này còn rất tan hoang.
Cùng một nhân viên Bộ Thông tin Việt Nam Cộng hòa, tôi lái xe về phía bắc trên con đường 13 qua những ngôi làng còn vết tích các trận chiến tới ấp chính tại Bến Tường. Đó là hành trình mà Chính phủ cho rằng là minh chứng cho tiến trình chiến tranh. Những bức tường đắp bùn của ấp chiến lược cắm đầy chông tre sắc nhọn giống như lớp râu lởm chởm trên cái cằm không cạo. Chúng tôi lái xe vào bên trong qua cổng gỗ đan dây thép gai tới bãi sân đầy bụi xung quanh là những ngôi nhà lợp lá và một văn phòng chính quyền lợp mái sắt kiên cố. Không khí cẩn trọng giữa những lính Việt Nam đang ngồi uể oải bên trong. Tất cả đều trang bị vũ khí và tôi nhận thấy cả cố vấn Mỹ cũng có vũ khi trong tay khi họ đang uống bia và nước ngọt trong một quán lá phía trong cổng.
Chỉ bốn trong mười bốn ấp dự định đã hoàn tất trong “Chiến dịch mặt trời mọc”. Những ấp khác còn nằm chờ vì khó tập hợp đủ người dân sống trong đó. Tổng cộng có ba nghìn nông dân và gia đình họ bị di dời từ những ngôi làng cũ tới định cư tại những ấp lập sẵn này, rất nhiều trong số họ chống lại. Theo con số thống kê miệng thì nữ nhiều hơn nam. Những người đàn ông vắng mặt bị quy là thành phần Việt Cộng nhưng không ai được thuyết phục từ bỏ trong nhiều tháng vì họ bị chia cắt gia định. Người hướng dẫn của tôi chỉ ra sự ổn định của người dân như một nhân tố thuận lợi và cho rằng chương trình được viện trợ của Mỹ về nhà ở và thức ăn miễn phí, chăm sóc sức khỏe đang thuyết phục nhân dân dưới sự kiểm soát thành công của Chính phủ. Sau đó, một cố vấn Mỹ cho tôi xem một bức thư tìm thấy trên người một phụ nữ đang làm ngoài đồng gửi cho chồng. Có một câu nói rằng: “Đừng lo lắng cho em, chúng ta đều được chăm sóc tốt. Hãy tiếp tục công việc của mình”.
Tôi viết một bài dài về những ảnh hưởng của “Chiến dịch mặt trời mọc”: mỗi ấp cần một đại đội lính Việt kèm theo đảm bảo sự an toàn vì chính quyền không muốn trang bị vũ khí cho dân tự bảo vệ mình. Họ sợ người dân sẽ sử dụng vũ khí đó để chống lại họ. Tôi viết rằng những ấp chiến lược thử nghiệm đó thực tế trở thành những trại giam đắt tiền. Mục đích đưa ra nhằm tập trung kiểm soát dân vào vùng an toàn hơn. Chương trình đặc biệt này bị xóa bỏ từng bước. Câu chuyện “đầu sỏ” của tôi không mang lại tràng pháo tay nào từ giới chức, họ xem đó chỉ như một bới móc khác từ giới báo chí.
Chính phủ nỗ lực hạn chế nguồn tin chảy vào Việt Nam bằng nhiều cách hăm dọa nhưng dường như tất cả đều thất bại. Điểm yếu của chính sách là người Mỹ trong chiến trường không xem báo chí như tổ chức bí mật của gián điệp. Những người lính tôi gặp ở đó rất nhiệt huyết và tự tin trong những tháng đầu tiên. Họ tin tưởng vào nhiệm vụ của mình và cho rằng không có lý do gì phải tiết lộ những gì đang làm. Lý tưởng của họ không làm tôi ngạc nhiên vì tôi cũng mong đợi điều đó từ những người Mỹ. Tuổi thơ của tôi cũng chứng kiến bi kịch và chiến thắng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai mà nước Mỹ là người đóng vai trò chủ chốt. Tôi chia sẻ giấc mơ của họ về một thế giới trở nên an toàn hơn cho tất cả chúng ta và sự đồng cảm này giúp tôi tiếp cận những người lính Mỹ, giành được sự tin cậy của họ dù tôi đến từ đất nước khác. Thậm chí với những phóng viên khó tính nhất từng có thời gian trải qua cùng các sĩ quan ở Sài Gòn và Washington. Chúng tôi hiếm khi xung đột với những quân nhân trên chiến trường. Sự thật này luôn đứng đầu cuộc chiến cho tới khi kết thúc.
Với những lính Mỹ ở Việt Nam, những năm đầu là thời gian lạc quan và mạo hiểm. Nhiệt tình của họ như lây truyền, thường tràn ngập các bài viết của chúng tôi khi theo họ vào chiến trường và chia sẻ kinh nghiệm của họ. Chúng tôi đặc biệt tán dương những phi công trực thăng. Trực thăng lên thẳng là cách tin cậy để nhanh chóng tham gia hoặc thoát khỏi cuộc chiến. Đó cũng là biểu tượng cuộc chiến này khác với những cuộc chiến trước đó.
Tôi nhanh chóng hiểu ra điều đó khi làm bạn với các sỹ quan và binh lính của đơn vị trực thăng thử nghiệm được cử tới Sài Gòn vào tháng 9-1962, Đại đội Quân dụng Cơ động Chiến thuật cái tên hành chính mờ ảo đặc biệt cho cuộc cải cách mới nhất trong chiến tranh từ thời xe Jeep. Họ bay trên những chiếc Huey UH-1A chạy bằng hơi nước mới của Công ty Bell, một loại máy bay nhiều chức năng và nhỏ hơn những con vật khổng lồ ồn ào ì ạch kéo trên bầu trời Việt Nam thả lính chiến đấu. Huey xuất hiện như sự cải cách về định nghĩa không vận sẽ làm chủ tiến trình chiến tranh tương lai. Trực thăng lên thẳng được trang bị súng máy 30 li và 16 rocket 6,98 cm theo các xe bọc thép vào trận chiến, bắn thả bãi đáp trước khi lính nhảy xuống và bảo vệ việc di chuyển của họ. Chúng tôi nhận ra trong chiến thuật trực thăng vận điểm
ngắm tốt nhất chính là từ trên trực thăng.
Tay chỉ huy đơn vị trẻ tuổi đầy nhiệt huyết là thiếu tá Ivan Slavich người San Francico, California. Từ lúc anh ta thân thiết và thoải mái với sự có mặt của chúng tôi. Anh ta rất tự hào về những cải tiến mà đơn vị anh ta đang thử nghiệm vào chiến thuật quân sự. UTT báo cáo cho Đội cố vấn kỹ thuật Quân sự do một tướng chỉ huy, người chỉ đánh giá các chiến thuật chứ không phải phần viết tin. Những chiếc Huey trang bị vũ khí nhằm hỗ trợ cho ba đại đội trực thăng vận vận chuyển lính Cộng hòa vào chiến trường. Chúng tham gia hầu hết các hành động quân sự lớn và luôn có chỗ cho chúng tôi trên trực thăng lên thẳng.
Tôi thích ngồi trên những chiếc máy bay này, thắt dây an toàn, gió thổi vào tóc khi những tay súng trẻ ngó ra ngoài cửa mở máy bay với đôi mắt dõi xuống mặt đất và ngón tay đặt trên cò súng. Binh nhất John C. Dickerson đặt tên trực thăng lên thẳng của mình là “cái hộp nóng” vì năm người nhồi nhét trong đó khi Việt Cộng đang bắn trả từ mặt đất. Anh ta nói với tôi “Bụng như lộn tùng phèo khi thấy họ bắn trả vào mình. Đôi khi đủ gần để cảm thấy độ nóng của viên đạn lướt qua. Thật không vui chút nào nhưng mình có thể bắn trả. “Những phi cơ hộ tống bay là là cách mặt đất khoảng 100 thước xếp hàng trên chiến trường xanh bằng phẳng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Dickerson tình nguyện đến Việt Nam và xin thêm thời gian lần thứ hai để hoàn thành những gì anh ta gọi là “thời gian địa ngục của tôi” trước khi về nhà cho những điều tốt đẹp. Anh ta bị thương và phải về nhà sớm hơn dự tính. Bởi vì đóng ở Sài Gòn nên các đội Quân dụng Cơ động Chiến thuật (UTT) có thể thăm thành phố. Chúng tôi thường ăn tối cùng các sỹ quan và lính, đi bar cùng họ để thắt chặt quan hệ hơn. Lính quân đội thường giao tiếp với giới báo chí. Đó là ác mộng tồi tệ nhất của bất kỳ nhân viên thông tin quân sự nào, nhưng họ chẳng thể làm được gì ngăn chặn điều đó. Quân Cơ động Chiến thuật và các sĩ quan của họ là cánh cửa cho chúng tôi vào các cuộc chiến và là những người chỉ dẫn đáng tin cậy về những may mắn của người tham chiến.
Chúng tôi cũng bị lôi cuốn bởi Lực lượng Đặc nhiệm quân đội Hoa Kỳ, “những chiếc mũ nồi màu xanh”. Tôi đã trải quan nhiều ngày với đội đặc nhiệm A-113, một trong những đội của Đơn vị lực lượng đặc nhiệm được cử tới Buôn Ma Thuột ở Tây Nguyên. Nơi này địa hình rừng núi hiểm trở, sông suối chảy xiết và là một trong những địa điểm có trò săn bắn đầu tiên ở Châu Á. Nhưng giờ Việt Cộng đang dò tìm theo những hang báo trong rừng, những vết chân của gấu và tự do đi lại giữa dân tộc Êđê. Những người lính Mũ nồi xanh được giao nhiệm vụ đảo ngược làn sóng trong vùng, ngăn cản Việt Cộng trên đường tiến. Họ là những người bí mật, đặc quyền, làm việc dưới sự chỉ đạo của CIA và độc lập với tất cả giới chức quân sự và dân quân
trong khu vực thi hành nhiệm vụ.
Đội đặc nhiệm A-133 tới Buôn Ma Thuột năm 1962 trong chiếc C-46 do phi công người Đài Loan lái để xây dựng chương trình bảo vệ làng Êđê, dân tộc miền núi thông minh, tiên tiến và lớn nhất. Khi bí mật được che đậy, tôi được mời tham gia chứng kiến sự thành công của chiến dịch. Trong một cơn bão lốc, một đội tám người tổ chức cho dân làng của tám mươi thôn bản. Họ giám sát xây dựng nhà bằng tre và những nơi trú ẩn dưới đất và huấn luyện quân sự cơ bản cho trai làng, thay thế nỏ và chông bằng 4.500 khẩu súng trường. Người chỉ huy rám nắng và mảnh khảnh, trung úy Ron Shackleton hướng dẫn tôi xem quanh.
Đầu tiên chúng tôi mở một can bia ấm vì người Mỹ thích sống như những chủ nhà của họ, nguyên thủy, không tủ lạnh hay các phương tiện kỹ thuật hiện đại khác. Sau đó chúng tôi gặp những người bản địa, già làng râu lơ thơ, phì phò tẩu thuốc bằng tre, những dân quân trẻ thì vui thú vận chuyển vũ khí mới và những người phụ nữ thẹn thùng cười khúc khích trong những bộ quần áo bà ba đen truyền thống bám bụi. Tôi không gặp tay chỉ huy CIA luôn bí mật biến mất trong lán bất kì khi nào tôi đi qua.
Tôi quan sát đội của Shackleton làm việc tích cực: trung sỹ, bác sĩ Manfriend Baier chữa trị cho mọi người đơn giản nhưng hiệu quả, những người trước đây không được chăm sóc cơ bản về y tế. Những tay huấn luyện vũ khí, Al Clack và John Lindewald kiên nhẫn hướng dẫn các bài học thực tế sử dụng vũ khí tự động cho những lính mới với ngón tay đã chai lại vì sử dụng dây nỏ, rất khó khăn khi đặt lên cò súng. Người Mỹ còn mang tới các kỹ năng khác, hai đội nói tiếng Việt và một đội nói tiếng Pháp để để giao tiếp chính xác với dân bản. Khi trở lại Sài Gòn, tôi đã viết một bài dài và tích cực trích dẫn cả lời của chính quyền quân sự Mỹ nói rằng chương trình Mũ nồi xanh là “chương trình hiệu quả nhất từ trước tới giờ” để ngăn chặn sự lan tràn Việt Cộng đến tận gốc và chỉ đúng khi chiến lược này được tiếp tục thực hiện. Tôi cũng viết một câu chuyện về những nhân viên CIA đầu tiên ở Tây Nguyên, đến đó từ các năm trước với vỏ bọc là những nhà nghiên cứu thực vật đi quanh Buôn Ma Thuột tìm tổ bướm. Thông tin này do trung sỹ Shackleton và đội của anh ta cung cấp, sau đó tôi tự hỏi không biết tôi có được xếp là kẻ nói dối trắng trợn khi gây ra lúng túng cho chỉ huy CIA không?
Lính đặc nhiệm Mũ nồi xanh là niềm tự hào của chính quyền Kennedy. Chính Tổng thống ủng hộ những hỗ trợ đặc biệt cho những chiến dịch bán quân sự và các chiến thuật khác thường mà đội Đặc nhiệm yêu cầu. Những sĩ quan quân sự thông thường buộc phải tuân theo lối sống bắt buộc nên ghen tị với Đội Đặc nhiệm, đôi khi gọi những chiến binh đội Mũ nồi xanh mỉa mai “Những khẩu súng trường riêng của Jacqueline Kennedy”, phỏng theo tước
bậc lực lượng quân dội Anh trong đó có “Những khẩu súng trường riêng của Nữ hoàng”. Mật độ hoạt động giới báo chí Sài Gòn dày lên vào cuối mùa hè cùng sự có mặt của phóng viên thường trú tờ Thời báo New York, David Halberstam. Mọi người biết đến danh tiếng của anh ta trước đó. Horst Faas đã làm việc và được sắp xếp ở cùng nhà với anh ta ở Cônggô.
Horst lạnh lùng bình thường, miêu tả Halberstan với tôi bằng những cụm từ gần như hoang tưởng nào là một tay hào phóng, thích đàn đúm, cạnh tranh và rất chuyên nghiệp. Khi họ gặp nhau, Halberstam cao lớn ôm trọn Horst bằng cái ôm của gấu và hét lên bằng giọng Đức giả và to lớn “Horst Kaspar Adolf Faas của Đức quốc xã”. Horst mỉm cười đồng ý. David sử dụng văn phòng AP như chính văn phòng của anh ta. Chúng tôi có vài chuyến đi viết bài cùng nhau ở vùng nông thôn, tới thăm Nha Trang, Đà Nẵng và Đồng Bằng sông Cửu Long. Bài viết của anh ta rất lạ, sâu sắc và chi tiết. Một cách thân thiện anh ta và Mal trở thành đối thủ của nhau.
Halberstam đến vào thời điểm khi giới báo chí đang rơi vào thời kỳ đặc biệt khó khăn. Chẳng bao lâu chúng tôi sẽ ngồi trên ghế nóng không giống như trước đây vì cách viết bài của mình. Cái tên khởi sự đó chính là Ấp Bắc, một nơi bình thường ngoài tầm kiểm soát của Chính phủ trong mảnh đất không người mọc lên ở Đồng bằng sông Cửu Long có đầm lầy và đồng lúa phía Nam Sài Gòn. Những mái tranh chụm lại, bụi chuối và chuồng lợn bao quanh là đặc trưng của thôn làng Việt Cộng trải khắp vùng nông thôn, là mục tiêu của các trận rải bom, bắn pháo và oanh tạc thường xuyên của chính quyền bởi vì nó tồn tại ngoài những vùng được gọi là bình định.
Buổi sáng ngày 3-1-1963, Sư đoàn 7 Việt Nam Cộng hòa tập hợp một số tiểu đoàn lính bộ binh và không quân tiến về đánh Ấp Bắc với mục tiêu diệt Đài phát thanh Việt Cộng hoạt động trong vùng lân cận. Chiến dịch này đã đi sai đường. Chúng tôi nghe nói về trận đánh này đầu giờ chiều khi nguồn tin của chúng tôi ở Đại đội Không quân quân đội Mỹ đóng tại Sân bây Tân Sơn Nhất gọi nói rằng tám trực thăng bị tấn công và ít nhất bốn lính không quân bị thương. Tin xấu hơn vào cuối buổi chiều, Browne viết rằng trận Ấp Bắc là tiêu biểu cho sự thất bại nặng nề nhất cho những nỗ lực hỗ trợ của người Mỹ ở miền Nam Việt Nam tới lúc đó. Halberstam và tôi nhanh chóng ra sân bay nói chuyện với những phi công trở về. Mười bốn trong mười lăm trực thăng tham gia chiến dịch bị tấn công bởi pháo dưới mặt đất. Năm máy bay bị lạc trong chiến trường. Ba người Mỹ chết, hai trong số họ là lính không quân và người thứ ba là trung úy cố vấn bộ binh. Những tổn thất của lính Việt Nam lên tới con số hàng trăm.
Những bằng chứng về thảm họa càng rõ ràng hơn vào ngày hôm sau khi Halberstam và tôi biết rằng đối thủ của chúng tôi là Neil Sheehan của hãng
UPI và Nick Turner của Reuters đã tới chiến trường. Chúng tôi thuyết phục Steve Stibbens của tờ Stars and Stripes đưa chúng tôi ra mặt trận. Chúng tôi nài nỉ Steve thay bộ lính Hải quân Mỹ bởi vì chính quyền Việt Nam ngăn cản giới phóng viên đi vào vùng Bắc Đồng bằng sông Cửu Long. Chúng tôi hướng về phía nam qua Chợ Lớn. Đường tắc dài, ô tô và xe buýt bị kiểm tra an ninh tại các cầu và làng canh phòng nghiêm ngặt.
Vượt qua Tây An, chúng tôi rẽ phải sang con đường đồng quê lóc xóc đầy ổ gà dài gần một dặm đường đầy bụi tới làng Tân Hiệp chứng kiến cảnh hỗn loạn: xe Jeep. Xe tải và trực thăng đang tranh giành khoảng trống trên con đường nhỏ còn lính thì lại mỉm cười chờ đợi mệnh lệnh tiếp tục hành quân. Cố vấn cấp cao người Mỹ của Quân đoàn 4, đại tá Daniel Boone Porter tiết lộ những gợi ý về những tổn thất đầu tiên. Ông ta giải thích lần đầu tiên Việt Cộng chủ động đứng lại chiến đấu thay vì chống trả và biến mất trong các vùng nông thôn. Tiểu đoàn Việt Cộng 514 dày dặn kinh nghiệm chiến đấu dù còn thua kém nhiều về khả năng tấn công, đã đương đầu chính xác như những gì cố vấn Mỹ dự đoán. Họ chờ đợi cơ hội được mang pháo đại bác ra chiến trường từ lâu. Nhưng đó là lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã đảo ngược tình huống.
Dave và tôi đi một trực thăng để quan sát trận chiến. Chúng tôi nhìn thấy xác chết ngổn ngang ở phía dưới trong bùn, trên cánh đồng và dòng xe bọc thép Việt Nam Cộng hòa đã tới thôn tăng cường lực lượng và đang trên đường trở lại. Việt Cộng trốn thoát một cách dễ dàng, để lại sáu mươi lăm lính Cộng hòa chết, một trực thăng bị hạ và cảm giác bại trận cho các cố vấn quân sự Mỹ.
Sau đó Sheetan lảo đảo bước ra từ một trực thăng đầy bùn và run rẩy nói rằng anh ta bị pháo binh tấn công trong khi tới thăm chiến trường. Lính Việt Nam Cộng hòa đã hết hy vọng đến mức cố vấn Vann đã tập hợp sáu mươi nhân viên cố vấn Mỹ của ông ta gồm cả đầu bếp và nhân viên văn phòng và gửi họ đi thám thính Việt Cộng. Hầu hết Việt Cộng đã biến mất.
Ấp Bắc là câu chuyện lớn nhất mà tôi viết trong suốt sáu tháng ở Việt Nam. Những điểm yếu được phô bày rõ ràng ám ảnh những người lập kế hoạch quân sự Mỹ hình thành đồng minh trong các cuộc chiến và câu chuyện cũng nhấn mạnh sự thông minh của Việt Cộng, một lối đánh du kích thâm hiểm. Trận chiến làm cho giới báo chí Sài Gòn tin rằng hoặc là do chính quyền không nhận thấy mức độ đầy đủ của cuộc tấn công hoặc những điều này bị chúng tôi tiết lộ. Sự khác biệt này trở thành khoảng cách lòng tin và ngày càng lớn hơn sau này.
Chương 4: Bị Bắn Chết
Trận Ấp Bắc là dấu hiệu rõ ràng cho các sĩ quan Mỹ sẽ phải đảm nhận nhiệm vụ chỉ huy nếu muốn miền Nam Việt Nam tồn tại. Đó cũng là thời điểm làm tin chiến tranh bước vào thời kỳ đỉnh cao. Các nhan đề bùng nổ và các bài bình luận được đưa lên trang nhất vẫn giữ vị trí hơn mười năm. Chúng tôi tiết lộ các quyết định chính sách mà Washington muốn giữ kín về những hỗ trợ quân sự ngày càng tăng và mở rộng can thiệp cuộc chiến yêu cầu binh lính Mỹ phải sử dụng vũ khí. Nhưng quyết định này đã đẩy Hoa Kỳ dẫn sâu hơn vào cuộc chiến. Đó là một cuộc chiến gay go và kéo dài. Chính quyền muốn tiến hành chiến tranh trong bí mật nhưng chúng tôi không để họ làm như vậy. Cố vấn John Paul Vann bị khiển trách vì tiết lộ thông tin cho phóng viên, cuối cùng anh ta cũng rời bỏ quân ngũ.
Các quan chức Mỹ rất tức giận khi báo chí nhắm vào những hành động có hại với Chính quyền Ngô Đình Diệm. Trong một bài phát biểu giữa tháng 2, Đại sứ Frederick Nolting quở trách chúng tôi và kết luận “Với những bình luận vô công rồi nghề, những nhận xét ác ý hay những lời đồn đại lan tràn hoặc là xuất phát từ cộng sản hoặc rơi vào tay cộng sản”. Chính quyền Sài Gòn ngày càng nghi ngờ những hoạt động của chúng tôi và thật mỉa mai họ tin rằng sĩ quan Mỹ cũng tiết lộ nhiều cho chúng tôi. Quan hệ của chúng tôi với Đại sứ quán Mỹ rất tệ hại. Nguồn tin thuận lợi nhất cho chúng tôi là ở bên ngoài thành phố tại các tỉnh lị hay huyện lị nơi cuộc chiến đang diễn ra.
Tình trạng lộn xộn tiếp diễn giúp cho cộng đồng phóng viên thường trú đi chung một con đường và tất cả đều chuẩn bị cho những gì diễn ra sau đó. Hồ sơ phóng viên của tôi ngày càng nhiều lên. Don Huth nói rằng Wes Gallagher đồng ý lời đề nghị tôi được trở thành nhân viên chính thức của AP. Có các quyền lợi như được trả tiền về thăm nhà ba năm một lần, một năm được nghỉ phép một tháng. Giờ tôi an toàn hơn trước đây. Mal Browne là thuyền trưởng của chiếc thuyền, còn tôi là người bạn kỹ thuật đầu tiên. Horst Faas vẫn là chuyên gia kỹ thuật có tài, tay lúc nào cũng nhiều máy ảnh, bộ đồ dụng cụ và ống kính tập trung vào cuộc chiến. Tôi thích thú làm việc cùng Mal, Horst và David Halberstam. Nhưng David thường dành nhiều thời gian thăm thú thành phố cùng Neil Sheehan của UPI hơn. Cũng không lâu sau đó anh ta đóng gói máy chữ và chuyển ra khỏi văn phòng của chúng tôi.
Chúng tôi luôn cố gắng có cuộc sống tình cảm đúng đắn. Vợ và gia đình của Mal không ở cùng anh ta ở Sài Gòn. Anh ta ngụ ý chuyện hôn nhân đã kết thúc. Anh ta bắt đầu hẹn hò một người phụ nữ Việt Nam hấp dẫn tên Liễu làm việc cho Phòng Thông tin Chính phủ. Đó cũng là người sau này anh ta lấy làm vợ. Neil Sheehan và David Halberstam hay hò hẹn bất chính
với các phụ nữ địa phương. Horst ở cùng cô vợ chưa cưới người Đức, Ursula. Tôi gặp Nina Nguyễn, cô giáo người Việt Nam lanh lợi và nhỏ nhắn tại bữa trưa do Frrancois Sully tổ chức để giới thiệu với chúng tôi “một vài cô gái đáng kính thay đổi không khí”. Tôi chạy theo hộ tống Nina tới ghế, chỉ để đánh bại người đồng nghiệp người New Zealand, Nicholas Turner của hãng Reuters. Nina mới trở về từ Mỹ tốt nghiệp dược sỹ ở Đại học Bắc California. Gia đình cô ta là dân Bắc di cư vào miến Nam năm 1954 và cha cô là Trưởng phòng hành chính của Quốc hội Việt Nam cộng hòa. Tôi hoàn toàn chết mê cô ấy.
Mối quan hệ của chúng tôi không tiến triển nhanh. Mùa đông năm 1963, báo động toàn quốc bao trùm cuộc chiến và chống lại giới báo chí trong xung đột mới với chính quyền Hòa Kỳ và Việt Nam. Tranh luận mang đến cái nhìn quốc tế khác về Việt nam và thiết lập lại những nỗ lực của Mỹ mà vẫn còn gây tranh cãi ba mươi năm sau đó.
Cuộc khủng hoảng bắt đầu một trong những thành phố yêu thích của tôi, tại cố đô Huế, nơi có dòng sông Hương chảy qua nằm ở miền Trung Việt nam. Tôi đã tới đó nhiều lần và rất thích vẻ đẹp của Hoàng thành cố kính với những bức tường bao quanh bằng gạch dày, cao và hào rộng xung quanh, do một kỹ sư Pháp Xây dựng cách đây 200 năm. Cung điện và tường thành bao quanh đặc biệt rất đẹp và người ta nói rằng đó là bản sao thu nhỏ Tử Cấm thành ở Bắc Kinh. Những ngôi mộ hùng vĩ của các vị vua lớn lấy theo mô hình của người Trung Quốc. Dòng sông Hương thanh bình bắt nguồn từ những ngọn đồi thấp thoáng phía xa, chảy qua Huế, một thành phố nổi với nhiều nhà thuyền cho thuê và những chiếc thuyền ba lá bán đồ ăn, uống cùng với sự lãng mạn.
Huế cũng là ngôi nhà của dòng họ Ngô, nơi em trai Tổng thống Diệm, Ngô Đình Cẩn thống trị khét tiếng. Một người anh em nữa là Ngô Đình Thục, là Tổng Giám mục Thiên Chúa giáo. Diệm là một Tổng thống theo đạo Thiên Chúa giáo ở một đất nước 80% theo đạo Phật hoặc đạo Khổng. Sự oán giận và thiếu lòng tin trong nhân dân ngày càng lớn khi những người theo đạo Thiên Chúa di cư vào nam giữa những năm 1950 sau khi người Pháp thua trận và lòng oán giận càng tăng khi Thiên Chúa giáo thịnh vượng hơn đạo Phật. Vì người theo đạo Phật không được tham gia giáo dục, thăng tiến quân sự và chia đất công bằng từ chính quyền do chính họ dựng lên.
Chính quyền Mỹ không quan tâm nhiều tới tình hình tôn giáo, chỉ biết trang bị vũ khí cho chính quyền Diệm chống lại cộng sản và tính toàn bộ dân số tham gia ủng hộ cuộc chiến. Giới báo chí chúng tôi cũng ít quan tâm tới tôn giáo có lẽ bởi vì chúng tôi cho rằng đạo Phật ít mang tính chính thống và chỉ là vấn đề của suy nghĩ. Những giao tiếp của tôi với các vị sư ở Thái Lan và Lào đều là rất thú vị nhưng tôi lại có ấn tượng rằng giáo lý đạo phật là sự
lựa chọn tổng hợp nhiều màu sắc. Một vị sư từng nói với tôi ông ta đảm bảo mỗi buổi sang xin đủ thức ăn “vì mọi người biết rằng một người đối thì không nhận thức được luật lệ” và điều đó khiến họ đáp ứng nhu cầu hơn là bỏ rơi. Ở Việt Nam, tôi quan sát có rất nhiều chùa ở các ngôi làng và tôi thường tới thăm, đi vào bên trong nhìn những bàn thờ trang hoàng và ngửi mùi hương thơm khói tỏa xung quanh, nhưng tôi không cố gắng tìm hiểu nhiều hơn.
Ngay sau đó, chúng tôi nhanh chóng hiểu rằng đạo Phật hoàn toàn tham gia vào Chính trị ở Việt nam với các tổ chức thanh niên, trường học, bệnh viện và các trại trẻ mồ côi, hoạt động một cách thầm lặng trong cả nước. Những người lãnh đạo và sự thù hận chính quyền Diệm đang chờ cơ hội bùng nổ.
Tại chùa Từ Đàm, trung tâm đạo Phật, tổ chức lễ hội ngày Phật Đản ngày 8-5. Chính quyền yêu cầu tất cả cờ Phật phải hạ xuống đồng thời cấm căng dải băng năm màu truyền thống vào ngày Phật sinh. Phật tử phản kháng dữ dội hơn bởi vì những banner Thiên Chúa giáo vẫn bay phấp phới trong rất nhiều cộng đồng Thiên Chúa giáo người Việt. Những đám đông giận dữ tập hợp lại nghe những vị sư đứng đầu thuyết giảng, không phải bắt đầu từ ngày đầu của chính quyền Diệm lên nắm quyền mà đó là nghi lễ thông thường trước đó cả thập kỷ. Hàng nghìn phật tử theo sau những vị sư áo vàng diễu hành từ chùa dọc con đường chính ở Huế và yêu cầu được bước vào đài phát thanh để phát những lời thỉnh nguyện của họ. Một sĩ quan an ninh địa phương, thiếu tá Đặng Sỹ mất bình tĩnh và yêu cầu lính ngăn những kẻ biểu tình lại. Hai loạt lựu đạn do quân lính ném ra. Kết quả cuộc hỗn chiến là những xe bọc thép tham gia giải tỏa đám biểu tình, 11 người chết gồm một số trẻ em và phần lớn bị thương.
Chúng tôi ở xa hiện trường, trong văn phòng tại Sài Gòn và đầu tiên lấy tin từ chính quyền – sự kiện đó do các phiến quân Việt cộng kích động và một tên phản động đã ném lựu đạn sát hại nạn nhân. Trong vài ngày, sự thật câu chuyện về sự đồng lõa của Chính phủ được làm rõ từ những nhân chứng tới văn phòng chúng tôi với đầy đủ chi tiết. Chính quyền Diệm không bao giờ trao đổi thẳng thắn với giới báo chí nước ngoài trước đây và giờ cũng không muốn làm việc đó vào lúc này. Toàn bộ sự kiện đã được quên lãng nếu các Phật tử không đến gặp chúng tôi trực tiếp. Họ nhận ra chúng tôi là đầu mối quan trọng đến dư luận quốc tế và chúng tôi miêu tả cuộc khủng hoảng như vấn đề nhân quyền. Khi những bản tin của chúng tôi được phát lại bằng tiếng Việt từ đài phát thanh quốc tế, những người tham gia biểu tình càng nhiều lên. Chính quyền Diệm không chấp nhận trách nhiệm đàn áp đẫm máu, trừng phạt những kẻ thủ phạm và bồi thường cho các nạn nhân. Suốt đêm đó, cờ Phật đã trở thành điểm dẫn đường cho những người tham gia
biểu tình chống chính quyền. Đàn ông và phụ nữ không tham gia các hoạt động ở chùa trong nhiều năm giờ bắt đầu tụng những câu kinh bị quên lãng đã lâu và diễu hành trên các đường phố, thách đố những tay lính có vũ trang và cảnh sát, những người thường bắt họ cho lên xe tải.
Giới chức sắc Phật giáo gọi cho báo chí Sài Gòn cùng những thông tin tiết lộ, và vào ngày 11-6 chúng tôi được tin một cuộc diễu hành khác sẽ được tổ chức ở Sài Gòn. Những sự kiện như thế này bắt đầu trở nên phổ biến. Chỉ Malcolm Browne và Bill Hà Văn Trần, quản lý văn phòng người Việt của AP tham dự sự kiện buổi sáng. Như thường lệ, xe cảnh sát dẹp đường trước cho những vị sư diễu hành thầm lặng khi họ rời một chùa nhỏ và hướng lên đường Phan Đình Phùng. Một ô tô mui kín màu xám dẫn trước đoàn diễu hành dừng lại bất ngờ trước Dinh Ngoại giao Cămpuchia. Ba nhà sư bước ra khỏi xe, vài trăm người diễu hành xếp thành vòng tròn giữa đoạn đường giao nhau. Sau đó vị sư già Thích Quảng Đức tự mình ngồi trên một cái đệm, thu chân lại và hai người đi theo ông tưới xăng lên đỉnh đầu, đẫm ướt bộ quần áo màu vàng. Ông tự đốt diêm để trong lòng, sau đó chắp tay theo thế đài sen khi ngọn lửa bốc cháy quanh mình. Browne bấm máy cẩn thận khi một vị sư khác thét lên trước đám đông bằng tiếng Anh và tiếng Việt “Đây là cờ phật. Ông chết là vì lá cờ này. Thích Quảng Đức tự thiêu vì lá cờ này”. Bức ảnh vị sư già bốc cháy trong khói lửa làm chấn động cả thế giới.
Các Phật tử tiến lên công khai. Tại chùa Xá lợi ở Sài Gòn, sinh viên và Phật tử trẻ giúp các vị sư in ấn, sản xuất tờ rơi, biểu ngữ phân phát cho các cơ quan báo chí và cả nước. Chúng tôi thường được một vị sư sang trọng, người nhỏ nhắn tên là Thích Đức Nghiệp tóm tắt tình hình tại chùa. Ông nói thành thạo tiếng Anh, thường mời trà chúng tôi tại văn phòng tầng trên của mình. Ông ta nhồi nhét cho chúng tôi những kiến thức về triết học và tuyên truyền. Những vị sư trụ trì nói, chúng tôi là nguồn hy vọng duy nhất của họ để chuyển những thông điệp ra thế giới và đổi lại những người dân địa phương sẽ làm hết khả năng để giúp đỡ chúng tôi.
Horst được mời vào một ngôi nhà người Việt ở độ cao quan sát được cuộc nổi loạn trên ban công tầng trên, nơi có vị trí thích hợp chụp ảnh. Anh ta không ở đó lâu. Đám đông bên dưới làm hỏng việc chụp ảnh khi reo hò điên cuồng mỗi khi anh ta định bấm máy. Tôi dừng lại một cửa hàng sau cuộc nổi loạn tối Chủ nhật để mua một số thực phẩm. Câu hỏi được đưa “Anh có ở đó không” Anh có gửi những bài viết đó ra nước ngoài không? Những tay báo ảnh có mặt ở đó không?”. Người chủ cửa hàng vỗ lưng tôi, những người làm của anh ta vây quanh tôi và cười.
Chính quyền Diệm phản đối kịch liệt việc làm tin của chúng tôi và tất nhiên những tờ báo do chính quyền điều hành cũng lu loa quan điểm đó. Tôi
bị hành hung bên ngoài chùa Ấn Quang ở ngoại ô phía bắc ngày 7-7. Trong khi đang làm tin về một nhóm người biểu tình dâng cao thì tôi bị kèm vào một ngõ nhỏ bởi hai cảnh sát mặc thường phục, họ thụi vào mặt và xô tôi ngã. Họ đã làm hơn thế nếu Halberstam không tới bảo vệ tôi. Anh ta nhẩy vào những kẻ tấn công và phân tán họ. Tôi bị choáng và máy ảnh của tôi bị đập, nhưng Browne đã chụp ảnh tôi và khuôn mặt đầy máu được in rộng rãi, khi Đại sứ quán Mỹ từ chối đứng ra bảo vệ, hội đồng nghiệp gửi thông điệp được bảo vệ tới Tổng thống Kennedy.
Cảnh sát vẫn chưa để chúng tôi yên. Ngày thứ hai, Mal và tôi được mời tới trụ sở cảnh sát Sài Gòn vì vụ hành hung bởi hai cảnh sát mặc thường phục liên quan tới cuộc ẩu đả ở chùa. Sau bốn tiếng chất vấn chuyển sang thảo luận và yêu cầu làm đơn kiện những tay tấn công, chúng tôi yêu cầu bồi thường cho chiếc máy ảnh bị hỏng.
Những đối đầu thô bạo trên đường phố làm tê liệt thành phố, đe dọa các nỗ lực chiến tranh và trở thành những chủ đề hàng đầu trên thế giới. Tổng thống Kennedy thay thế Đại sứ Nolting, người đi nghỉ cùng gia đình ở Hy Lạp bằng Henry Cabot Lodge, Jr. Khi trở về Nolting có buổi gặp cuối cùng với Tổng thống Diệm. Diệm hỏi Nolting xem có phải việc bổ nhiệm Lodge có nghĩa chính sách của Mỹ đang thay đổi và vị Đại sứ chuẩn bị lên đường khuyên ông ta không nên lo lắng, một quan điểm mà sau này ông ta thông báo với Quốc hội Mỹ. Các sỹ quan cố vấn ông ta từ cấp cao nhất, như một bản ghi nhớ cho Tổng thống để đảm bảo với Diệm không có sự thay đổi nào trong chính sách của Mỹ. Ngô Đình Diệm đã sống sót qua gần một thập kỷ khủng hoảng chính trị và quân sự nhưng thực tế chính sách của Mỹ giờ đang thay đổi, cùng những khủng hoảng đạo Phật và những bài viết của chúng tôi. ĐÀN ÁP PHẬT TỬ
Giữa tháng 8, biểu tình của các Phật tử lôi cuốn hàng nghìn người tham gia, người tham quan lẫn vào đám Phật tử trung thành ở tiền sảnh mở một bên tại chùa Xá Lợi, bước đi cẩn thận quanh vài trăm người cầu nguyện, hầu hết là phụ nữ trong những bộ áo dài bằng lụa sặc sỡ đang quỳ lạy trước một bàn thờ có trái tim đã cháy thành than của Hòa thượng tự thiêu Thích Quảng Đức đựng trong một bình thủy tinh. Trong sân quanh tòa nhà, các vị sư đang phát những bản đánh máy mới nhất của “tờ báo” Phật tử có viết chuyện về cha của Madame Nhu là Đại sứ ở Wasshington miệng nói, vỗ vào cổ tay của bà vì ăn nói bất kính về Phật tử. Một quầy trong góc sân râm mát bày bán các bài báo, sách và tranh tôn giáo về vụ tự thiêu của Hòa thượng với giá khiêm tốn nhất do một vị sư đứng chào mời. Trong hành lang một tòa nhà, những vị sư áo nâu tiếp tục những công việc hàng ngày tụng kinh gõ mõ trong mùi hương trầm hòa lẫn mùi rác thải. Trên đường bên ngoài chùa trước
đó một tuần đã được cài dây thép gai. Các phóng viên đến, gật đầu với nhân viên an ninh, trở nên quen biết nhau sau những vụ ẩu đả thường xuyên tại các cuộc diễu hành. Một người bán bật lửa rong có trang trí cờ ở cả hai mặt, một mặt là cờ Phật giáo năm màu còn mặt kia là cờ quốc gia. Người bán hàng giải thích “Làm sao biết được ai sẽ thắng những có cờ cả hai mặt chúng ta không thể thua”.
Sự thờ ơ của Đại sứ Nolting đối với đạo Phật là do ông ta tin phong trào có tính chất chính trị chứ không phải tôn giáo “Có thể được gọi là việc hiểu sai trên chính đất nước chúng ta và trong các nước khác như ở Châu Âu, canada hay nơi nào khác, bề mặt giống như một cuộc nổi loạn thực sự chống lại chế độ Thiên Chúa giáo”. Nolting nghĩ rằng họ đang cố gắng đào mồ chế độ Sài Gòn, bối cảnh làm lo ngại mối quan tâm của người Mỹ. Ông ta động viên Diệm tại buổi họp cuối cùng “để giải quyết vấn đề này một cách đơn giản, đi tới thỏa hiệp chính trị và thực hiện lời hứa người Việt Nam sẽ không có hành động bạo lực chống lại Phật tử”. Theo Nolting “Không có lí do ghi ngờ lời nói của Diệm, ông ta luôn thành thật với tôi và tôi hoàn toàn thành thật với ông ta”. Có mặt tại bữa tiệc chia tay vị Đại sứ sắp lên đường là người em trai khó hiểu của Tổng thống, Ngô Đình Nhu. Đó là người đàn ông mà Nolting đã cố gắng để xây dựng mối quan hệ. dành nhiều giờ nói chuyện với ông ta trong những thảo luận triết học.
Diệm không tới sân bay đưa tiễn mà em trai của ông ta đi thay. Tôi quan sát ông Nhu có phong cách nhẹ nhàng khi nói chuyện với Đại sứ. Tuy nhiên, đôi má hóp, gò má nhô cao và trán nhăn cho thấy một tính cách buồn rầu. Thực tế, Nhu là một người cô đơn, ít bạn và ít xuất hiện trước đám đông hơn cả người anh trai – Tổng thống điều khiển từ xa. Nhu không giữ chức vụ bầu cử trong Chính phủ nhưng lại đứng đầu các tổ chức cảnh sát bí mật và Đảng Cần lao, một mạng lưới mật thám quốc gia. Ông ta cũng điều hành phong trào “Thanh niên Cộng hòa” và chỉ đạo chương trình các ấp chiến lược quan trọng. Nhưng vị trí quan trọng nhất mà Nhu nắm giữ là cố vấn chính trị cho Tổng thống, anh trai mình, một người đàn ông mà ông ta điều khiển cả thế xác và tinh thần theo như những câu chuyện đồn đại ở Sài Gòn. Nolting khó mà lường trước rằng người tâm giao triết học đưa tiến ông ta ở sân bay Sài Gòn vào ngày 15-8 đang bí mật lập kế hoạch sử dụng thời gian trống điều động giữa các Đại sứ Mỹ để tiến hành hang loạt cuộc tấn công dã man chưa từng có vào những nơi cầu tụng linh thiêng nhất.
Khi tôi trở lại văn phòng từ sân bay, Mal muốn tôi ra Nha Trang viết về những hậu quả sau sự hy sinh của vị sư đầu tiên. Tôi vui vẻ đi ra khu nghỉ mát nổi tiếng với cát trắng, tôm hùm và những chiếc bikini nhỏ nhắn. Một cuộc biểu tình đang diễn ra ở Nha trang khi chúng tôi đến. Xe tăng và quân đội dàn trên đường để dập tắt biểu tình. Tôi nhận ra rằng chính quyền đón
nhận thi hài của vị sư và tổ chức một lễ tang sơ sài.
Tôi ẩn mình trong nhà hàng và khách sạn Francoise trên biển, một dấu ấn còn lại từ thời đại của người Pháp để xem xét lại những phương án của mình. Sáng sớm Chủ nhật, tôi thuê xe đạp đi theo đường bờ biển tới Ninh Hòa. Những người lính không cho tôi vào làng, họ bắt tôi quay trở lại Nha Trang. Tôi cố gắng tới thăm Chùa Hội bị phong tỏa, nơi các sư đòi trả lại thi hài của vị sư đã hy sinh, nhưng một lần nữa những người lính không cho tôi vào. Những người chứng kiến ném cái nhìn tức giận vào lính, không quan tâm tới hơi ga cay đang tỏa ra. Trên điện thoại, Mal nói với tôi rằng Huế, Đà Nẵng và Sài Gòn đang nổ ra biểu tình sau một vụ tự thiêu khác, lần này là một vị sư ở Huế. Tôi nói rằng một nhân viên Chính phủ tin cậy thông báo “Chúng tôi có khả năng giải quyết những vụ biểu tình xa hơn nữa”, nhưng Mal nói với tôi “Đừng tin điều đó. Toàn bộ nơi này đang dâng cao”.
Anh ta đã đúng. Phong trào bùng nổ đêm thứ hai ngày 21-8. Trước ngày đó các vị sư chùa Xá Lợi tiết lộ lo lắng Đại sứ Lodge đến Sài Gòn muộn ba ngày báo hiệu điềm gở cho hoạt động của họ. Thích Đức Nghiệp nói với Mal rằng Chính phủ đang chơi xấu họ: ví dụ một vụ ám sát nhằm vào Lodge để đổ tội cho Phật tử hay một vụ đảo chính giả mạo. Mal quan sát những vị sư trẻ kéo những chiếc ghế qua sàn nhà chứng minh như những vật chướng ngại. Nhưng chùa Xá Lợi trông vẫn bình thường, chữ “vạn” vẫn sáng đèn neon màu xanh, một biểu tượng của Phật giáo từ ngọn tháp của tòa nhà chính xung quanh cùng ánh đèn màu sắc treo trên mái vòm phía trong vườn.
Khoảng 11 giờ đêm hôm đó, sư Thích Đức Nghiệp gọi điện tới căn hộ của Browne nói rằng vừa nhận được tin của cảnh sát có lệnh phong tỏa chùa Xá Lợi. Khoảng 12h 20 phút ông ta gọi lại “Cảnh sát đã đến. Họ đang ở cổng. Hãy nói với đại sứ Mỹ nhanh lên”. Sau đố đường dây tắt và khi Mal tới hiện trường vài phút sau đó, anh ta thấy vài trăm lính đặc nhiệm Mỹ được huấn luyện, cảnh sát và lính gác Dinh mặc quân phục đã thổi tung cánh cửa sắt chùa Xá Lợi. Phóng viên bị đuổi khỏi khu vực bằng những khẩu súng lục chĩa vào khi những vị sư bị kéo ra vườn, đưa lên xe tải lúc 1giờ 30 phút sáng. Toàn bộ chùa, nơi có các chức sắc Phật giáo hàng đầu Việt Nam trống rỗng. Chỉ có hai vị sư thoát được nhờ cạy bức tường bê tông nối liền với khu vực cứu trợ Mỹ (U.S AID Mission) bên cạnh.
Cảnh tượng như vậy xảy ra khắp miền Nam Việt Nam. Tất cả những ngôi chùa then chốt đều bị tấn công, các nhà sư bị bắt và tra tấn. Giường nằm, đồ đạc và cửa bị đập, phá nát bằng lưỡi lê. Chuyện đó cũng xảy ra ở Nha Trang nhưng tôi bị cách li khỏi chùa chính. Tôi bay về Sài Gòn. Đến lúc này, hơn một nghìn sư bị bắt, lệnh thiết quân luật được công bố trong cả nước và quân đội chiếm đóng những trung tâm viễn thông và các vị trí then chốt khác. Sẽ
có những cuộc đàn áp, kiểm soát báo chí cứng rắn và những hạn chế khác nữa. Tôi có thể đưa ra những câu chuyện thể hiện sự tức giận của quân nhân Mỹ chứng kiến những cảnh hành hung chuyện đó xảy ra. Một đại úy quân đội Mỹ nói với tôi ở Nha Trang “Trong một đêm Diệm làm hỏng hết những gì chúng tôi xây dựng ở đây trong suốt 18 tháng qua”. Một sỹ quan Mỹ khác nói, anh ta vừa từ một cuộc tuần tra bốn mươi ngày ròng rã và mệt mỏi ở Tây Nguyên về, phàn nàn với tôi tại nhà hàng Francois “Chúng tôi cố gắng tối đa giành được lòng dân cho chính quyền Sài Gòn ở vùng núi thì lại mất họ ở các thành phố”.
Các phóng viên lo ngại chúng tôi sẽ là mục tiêu tiếp theo. Trong vòng 3 tháng, câu chuyện về các Phật tử luôn ở trang nhất. Chính quyền Sài Gòn ghét chúng tôi. Mal và tôi bàn nhau chuyển khỏi căn hộ của chúng tôi vào ở trong khách sạn Caravelle cho an toàn. Một số phóng viên thường trú cũng chuyển vào ở nhờ nhà giới ngoại giao Mỹ vài ngày. Một hôm phóng viên thường trú người Australia Dennnis Warner tới thì thầm với tôi “Peter, giờ cậu nằm trong danh sách tấn công hàng đầu bởi chuyến đi Nha Trang của cậu đấy”.
Kiểm duyệt chặt chẽ tách chúng tôi với thế giới. Chúng tôi phải chạy đua hàng giờ với các đối thủ để tuồn bài viết ra bên ngoài. Đại sứ quán hứa hợp tác với chúng tôi để chuyển tin tức nhưng chỉ ưu ái cho UPI và bỏ rơi AP. Mal rất tức giận vơi tay ngoại giao William Trueheart, người cho rằng những câu chuyện của chúng tôi đang bị chặn lại ở Washington. Lúc này chẳng có con sông Mê Kông nào để cho tôi bơi qua.
Chương 5: Tân Đại Sứ Hoa Kỳ
Herry Cabot Lodge đến trong khung cảnh rộng mở đón chào. Chúng tôi bắt tay thân thiện. Vấn đề suy luận giữa các nhà báo là Nolting sẽ “bị nhấn chìm hay bơi cùng với chính quyền Ngô Đình Diệm” đang được thay thế bằng quan điểm đòi hỏi hơn nữa quyền con người, tự do chính trị, tiềm lực quân sự và trách nhiệm giải trình.
Những đồng nghiệp của tôi cho rằng nếu ai có thể vực dậy được tình hình thì đó sẽ là Lodge, Halberstam và Sheethan, cả hai đều sành sỏi, hiểu biết đã cười vào chiếc xe được hộ tống của chúng tôi qua những con đường im lặng hướng ra sân bay để đưa tin Đại sứ tới. Bổ nhiệm Lodge là một thách thức với chính quyền Cộng hòa vì “Vỏ quýt dày có móng tay nhọn”.
Lodge trả lời bộ đàm từ trên máy bay rằng sẽ không tuyên bố gì cả. Nhưng dáng người cao lớn xuất hiện trên chiếc máy bay DC-C bước xuống lanh lẹ đã không làm cho chúng tôi thất vọng khi ông ta nhìn thấy đèn truyền hình và vài chục gương mặt vui mừng hướng lên. Ông ta có vài lời thân thiện về dân chủ Mỹ, vai trò cần thiết của báo chí và nói về những ngày làm việc với tờ New York Herald Tribue khi lần đầu tiên tới Việt Nam với tư cách một phóng viên trẻ. Ông ta hứa giúp đỡ công việc của chúng tôi và dành đôi chút thời gian cho người vợ của mình, Emily.
Chẳng có thông tin gì mới trong tuyên bố của Lodge nhưng cũng an ủi: Việc đảm bảo hỗ trợ của ông ta cho thấy sự cô lập của chúng tôi đã chấm dứt. Với cử chỉ thiện chí, ông ta cho phép bốn phóng viên đi cùng máy bay từ căn cứ không quân Tachikawa, một trong số họ là Robert Eunson, Giám đốc điều hành AP ở châu Á. Eunson dẫn tôi ra một bên nói rằng “Đại sứ đứng về phía chúng ta” và sau đó giới thiệu tôi với một trong những phụ tá của Lodge, thiếu tá John Michael hay “Mike” Dunn gật đầu đáp lại.
Vài ngày sau đó Lodge mời Mal Browne tới dự bữa trưa thân mật và nói rằng ông ta đã nhìn thấy bức ảnh vị sư Thích Quảng Đức tự thiêu của Mal trên bàn Kennedy. Sau này Mal kể tỉ mỉ cho tôi nghe những gì Lodge nói, “Tôi nhớ khi bước vào Văn phòng bầu dục, có bức hình một người đàn ông già ngồi xếp chân tự thiêu và Tổng thống Kennedy nói rằng “Nhìn cái đó đi! Nhìn những gì xảy ra ở Việt Nam. Tôi tin tưởng cậu, tôi muốn cậu tới đó xem có phải chúng ta không thể khiến Chính phủ đó xử sự tốt hơn”.
Nếu vào thời điểm đó chúng tôi không quá phóng đại sự đồng tình của Lodge với quyền báo chí thì cũng không phủ nhận ông ta khá thoải mái với báo chí. Ông ta đến Sài Gòn với mục đích chỉ đạo của Kennedy nhằm thức tỉnh Chính quyền Sài Gòn. Không giống vô số bài bình luận của chúng tôi, ông ta không hạn chế chúng tôi mà ngược lại động viên các bài phân tích và
xem đó là thứ vũ khí khác để thay đổi.
Lodge nhanh chóng hiện hữu có hiệu quả ở Sài Gòn. Buổi sáng đầu tiên, ông ta lái xe dọc những con đường bị phong tỏa của thành phố qua các đoạn đường giao nhau nơi lính được trang bị vũ khí với lưỡi lê rút ra khỏi vỏ và đi qua những công viên trong thành phố có xe tăng và xe bọc thép đang chờ lệnh. Trên các góc phố, người dân hốt hoảng tụ tập xì xào những tin đồn mới nhất và tự hỏi không biết chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo. Dọc một con đường lớn gần khu Trường Đại học Sài Gòn, hơn hai nghìn xe đạp, xe ga và xe máy xếp trên vỉa hè dưới những cây me, câm lặng chứng kiến việc bắt giữ hàng trăm học sinh và hoạt động tống giam họ liên tục.
Đại sứ tới thăm hai vị sư được bảo lãnh an toàn tại Sở Chỉ huy cố vấn quân sự Mỹ trên đường Pasteur. Ngay cuối tuần đầu tiên, ông ta đưa các giấy tờ ủy quyền của mình cho Tổng thống Diệm, gặp Ngô Đình Nhu và nói riêng với các nhà báo rằng ông ta không ấn tượng với cả hai và sẽ tiếp tục khâu sức ép cải cách. Lodge làm cho chúng tôi yêu mến khi đi dạo quanh thành phố cùng vợ và một hay hai phụ tá.
Ngài Đại sứ bất chấp những tay vệ sĩ an ninh của mình, mời mười lăm người trong số chúng tôi đi dạo ngắm cảnh không chính thức, đi qua đại lộ Catinat về phía Dinh Tổng thống và với chiều cao khoảng 1m89 thì cao hơn hầu hết chúng tôi, ông ta trông thư thái trong áo sơ mi mở cổ. Chỉ trước đó vài giờ, một cuộc biểu tình Chính phủ lớn diễn ra trong khu vực lân cận. Hàng nghìn người la hét ủng hộ chế độ, những đội lính đứng gác ở các ngả đường liếc nhìn ngạc nhiên nhận ra Lodge. Những cậu bé bán báo cố gắng mời chào ông ta tờ báo địa phương bằng tiếng Anh – tờ Bưu điện Sài Gòn có bài về cuộc tấn công sắc bén vào Quốc hội Hoa Kỳ. Lodge mỉm cười với chúng nói rằng “không, cảm ơn, tôi có rồi”. Ông ta dừng lại trước hai lính Mỹ 19 tuổi đang đi dọc đường Catinat hỏi thăm họ và chúc họ may mắn. Một viên chức Việt Nam Cộng hòa thò đầu ra cửa sổ xe và thét vào người bán báo” “Cái khỉ gì đang diễn ra ở đây vậy?”. Anh chàng bán báo trả lời “Một cuộc cách mạng. Đây là Đại sứ Mỹ đầu tiên từng đi bộ dọc con đường Catinat”.
Lodge bắn phát súng đầu tiên cảnh báo Chính quyền Diệm, nhưng Diệm lờ đi sự bảo hộ lớn và những cuộc tấn công. Khi Đại sứ chính thức phản đối kiểm duyệt báo chí thì chính quyền đơn giản thắt chặt việc kiểm soát.
Sài Gòn thách thức không chỉ việc làm tin của chúng tôi mà cả việc đưa tin ra ngoài. Hàng rào đầu tiên là văn phòng kiểm duyệt nằm trong tòa nhà chính quyền gần chợ trung tâm nơi chúng tôi được yêu cầu mang toàn bộ bản sao tin và ảnh tới nhân viên kiểm duyệt quân đội và sau đó là nhân viên dân sự để làm rõ thông tin. Họ bắt bẻ từ những chi tiết nhỏ nhất.
Ngày 27-8, một nhân viên kiểm duyệt cắt xén một trong những bản gửi đi của tôi, họ cho phép viết câu “Chúng tôi đã bước vào ngày thứ bảy Luật Quân sự” nhưng lại gạch chéo bằng bút đỏ đậm câu tiếp theo “Tập trung quân đội trong các khu vực thành thị chủ chốt vẫn dày, đặc biệt khu trung tâm thương mại trước Nhà thị chính thành phố”. Tôi được phép viết các hàng rào thép gai được dọn đi vào sáng sớm thứ ba từ khu vực trung tâm, nhưng nhân viên kiểm duyệt lại gạch phần còn lại của câu như sau “…ở các khoa Luật, Y và Dược của Đại học Sài Gòn. Nhiều sinh viên bị cảnh sát bắt ở đó vào Chủ nhật vì họ tụ tập biểu tình”. Tối muốn nói rằng nhân viên kiểm duyệt dân sự đảm nhận công việc đọc bản tin nhưng tôi lại bị cấm viết rằng rất nhiều người bị bắt đầu tuần được thả tự do. Nhân viên kiểm duyệt đóng dấu, ký đồng ý và sau đó, ý kiến cuối cùng cần thiết từ văn phòng hội đồng quân sự nơi những con dấu đóng vào từng trang. Có đến 90% các bản gửi đi của chúng tôi bị cắt xén và đôi khi cả bản bị giữ lại. Thậm chí họ cắt cả việc miêu tả Tổng thống Diệm là người theo đạo Thiên Chúa.
Chuyển tin ảnh rất khó khăn. Nhân viên kiểm duyệt cho phép chuyển những bức ảnh Đại sứ Lodge trình giấy tờ ủy nhiệm cho Tổng thống Diệm nhưng sau đó văn phòng Hội đồng quân sự từ chối và không được gửi đi. Phóng viên phát thanh và truyền hình mất liên lạc trực tiếp với văn phòng tổng đài khi tất cả đường dây điện thoại quốc tế đều bị cắt. Thậm chí, ông Peter Kalischer, người đại diện cơ quan phát ngôn chính thức của Chỉ huy quân sự Mỹ, tờ Người quan sát, tuyến bố việc kiểm duyệt chặt chẽ hơn cả ở Liên Xô.
Chúng tôi đấu tranh bằng mọi khả năng, gửi những bản chì câu chuyên và những bản in ảnh phụ bằng tay qua những người du lịch, thường là những người phương Tây rời sài Gòn trên chuyến bay chiều tối tới Bangkok, Hongkong và Manila nơi đó hy vọng họ có thể chuyển tài liệu về văn phòng của chúng tôi. Chúng tôi hối lộ những người đưa thư bán chuyên với giá 50 hoặc 100 đôla và đề kiện thư là “bó thư gửi cho Bassett” mượn chức danh người biên tập ngoại sự, Ben Bassett. Chúng thường được gửi đi mặc dù có vài kiện không lọt. Chuyện đó giống như ném chai được đánh dấu xuống Biển Đông với hy vọng điều tốt nhất sẽ đến. Đôi khi chúng tôi gửi được rất nhanh. Mal ghi được cú hích bài tin khi thay thế lời chú thích vô tội của một bức ảnh đã được duyệt về một cảnh trên đường phố bằng một tin gây ấn tượng giật gân về Bộ trưởng Ngoại giao Vũ Văn Mậu đã cạo trọc đầu và từ chức để phản đối những cuộc đột kích chùa. Bức ảnh và lời chú thích dùng mẹo để được in rộng rãi. Trụ sở ở New York rất hài lòng với công việc của chúng tôi, đến nỗi họ viết một câu chuyện về nó cho hàng trăm hãng mua tin, trong đó đài tiếng nói Hoa Kỳ đã phát trở lại Sài Gòn. Chúng tôi chắc rằng chính quyền biết tin, bài và ảnh lậu đang lọt qua sân bay nhưng không thể
chặn được chúng tôi. Có lẽ vì họ muốn tránh những đối đầu lộn xộn. Có những người thuộc dòng truyền thông chính thống của Mỹ không thích những gì chúng tôi đang làm và kêu ca các tin, bài của chúng tôi đang hủy hoại chính sách quan trọng của Mỹ. Họ đổ tội sự “không nhạy cảm” của chúng tôi là do thiếu kinh nghiệm. Joseph Alsop, người phụ trách chuyên mục có ảnh hưởng rất lớn bắt đầu gọi chúng tôi là “những kẻ tham gia thập tự chinh trẻ tuổi” và kêu ca: “vẽ một bức tranh căm phẫn và tăm tối rất dễ khi không cần quan tâm tới thực tế là nếu bỏ qua phần đông người Mỹ thán phục những người Việt nam chiến đấu và chỉ ra một sỹ quan Mỹ trong mười người nghĩ rằng những người nước ngoài chiến đấu thật tệ”. Một phóng viên nổi tiếng từ chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh Thế giới thứ hai, Marhuerite Higgins cũng thường tới Sài Gòn. Cô ta nghi ngờ chúng tôi không yêu nước, chĩa những lời nói chua cay vào Halberstam. Anh ta cũng phản đòn không kém cạnh. Có tin đồn cô ta nói với những người quen ở sài Gòn, “phóng viên ở đây thích nhìn thấy chúng ta thua trong cuộc chiến để chứng minh họ đúng”. Tạp chí Time cho rằng chúng tôi là những thanh niên trẻ bị kích động bởi những câu chuyện và sai lầm trầm trọng trong cách làm tin. Charles Mohr, Trưởng phân xã Time ở Đông Nam Á, bỏ việc trong tức giận cùng tay cộng tác viên của tờ Time ở sài Gòn, Merton Perry.
Vài tuần sau đó, tờ Time tóm tắt những đánh giá bằng một câu chuyện, “Một ngày nào đó sẽ có những cuốn tiểu thuyết về những tên tuổi đắt giá của các phóng viên thường trú Mỹ làm tin chiến tranh ở Việt Năm 1963. Thử giả tưởng họ sẽ làm cho mọi thứ trở nên rõ ràng và mọi thứ đều trở nên đúng như vậy. Nhưng ngày hôm nay nói sự thật với giới báo chí Sài Gòn là một việc khó khăn”. Bài báo tiếp tục nói rằng “Theo quan điểm cá nhân, các phóng viên thường trú nghiêm túc một mặt nào đó về tuổi trẻ, tham vọng, chè chén và yêu công việc. Họ nhận thức nhiệm vụ rõ ràng”. Chúng tôi cũng có những người ủng hộ, thường là các biên tập từ các tờ báo Mỹ tới tận mắt chứng kiến những mớ lộn xộn đó và thường làm việc trong văn phòng Sài Gòn của chúng tôi, tham gia làm tin với chúng tôi và những đối mặt xã hội.
Những rắc rối với trụ sở chính AP được giải quyết khi trận Ấp Bắc chứng minh nỗ lực của chúng tôi, ghim chặt những công nhận tích cực chính thức của Washington. Cuộc đấu tranh biểu tình của các Phật tử đẩy câu chuyện lên đầu mọi tờ báo ở Mỹ, mang lại vị trí mà AP hằng mong mỏi. Bây giờ chúng tôi được văn phòng chính hoàn toàn ủng hộ. Hàng ngày báo chí Sài Gòn tấn công chúng tôi bằng tiếng lóng, gọi chúng tôi là cộng sản đang cố gắng phá hoại đất nước cùng những bức tranh biếm hoạ miêu tả các phóng viên thường trú nước ngoài như những kẻ thù chính trị nguy hiểm, xuất hiện thường xuyên, thể hiện tính hoang tưởng và sự hận thù của chính quyền.
Các nhà phê bình dò xét, chú ý tới tuổi trẻ của chúng tôi và cả những con số nhỏ nhoi tới mức độ tràn lan những câu chuyện và sự giống nhau trong cách làm tin để kết luận rằng chúng tôi đều trong một kết cấu. Nhưng khi câu chuyện tiếp diễn, dành vị trí thường xuyên trên trang nhất thì Luật báo chí thương mại bắt đầu thi hành, các biên tập viên về nhà bắt đầu đánh giá hoạt động của AP, UPI và tờ Thời báo New York. Tất cả chúng tôi đều mong mỏi là người đầu tiên viết những sự kiện mới nhất hoặc những bài phân tích sâu sắc nhất, nhưng Phòng Ngoại sự luôn nhắc nhở nếu chúng tôi quá chậm.
Phóng viên thường trú có ảnh hưởng nhất là Mal Browne và Dave Halbrstam, cả hai đều viết những bài phân tích gây tranh cãi và đều viết không biết mệt mỏi. Văn phòng AP luôn luôn đông đúc, Roy Essoyan thường đến từ Tokyo cùng với Ed White để giúp chúng tôi. Tất nhiên là có Horst với những bức ảnh về chiến sự ở Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên tới các cuộc hỗn loạn ở các đại lộ Sài Gòn.
Chia sẻ suy nghĩ của họ với chúng tôi có Beverly Deepe – phóng viên nữ duy nhất sống ở Sài Gòn vào lúc đó làm cộng tác cho tờ New York Herald Tribune, Francois Nivolon của tờ Le Figaro, người sống trong căn hộ cùng toà nhà với chúng tôi và phóng viên ảnh tự do Maichael Renard. Bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể tập hợp được những người bạn tâm giao giúp chúng tôi viết bài về những sự kiện phức tạp trong thành phố. Halberstam là tay trụ cột trong nhóm khác gồm Neil Sheehan và Ray Herndon của UPI, Nick Turner của Reuter và Mert Perry cùng các thành viên làm báo thường xuyên tới thăm.
Hai nhóm phóng viên cạnh tranh, những phóng viên tham vọng không tạo ra sư thông đồng. Chúng tôi cạnh tranh từng ngày và có xu hướng bí mật. Chúng tôi bảo vệ nguồn tin đặc biệt bên trong. Bài tin về Thích Quảng Đức tự thiêu của Browne là bài tin quốc tế và tạo nên cơn sốt báo ảnh. UPI làm tốt hơn chúng tôi với những bài tin đầu tiên về các cuộc tấn công chùa chiền. Halberstam thì ghi điểm bằng những bài phân tích quân sự sâu sắc.
Sau những cuộc tấn công chùa chiền, chúng tôi nhận thấy UPI, Thời báo New York và Reuter đang trở thành mầm mống trong tranh giành quyền lực ở vương triều báo chí. Mal xem nhẹ điều đó.
Chính sách của Mỹ như được Lodge đổ dầu thêm lửa khi những phụ tá của ông ta rỉ ra thông tin cuộc gặp với Tổng thống Diệm. Ông ta không thích phong cách lãnh đạm, cách thí tốt của Diệm và luôn lảng tránh những trao đổi thực tế về những vấn đề cấp bách nhất. Cảm giác không thích nhau rõ ràng ở cả hai phía. Madame Nhu miêu tả Lodge như một tay “Thống đốc”. Tổng thống Kennedy nói với Walterr Cronkite trong cuộc phỏng vấn của CBS mà Chính quyền Diệm “mất sự ủng hộ của người dân”. Đài tiếng nói
Hoa Kỳ trích lời quan chức Washington như lời đe doạ giảm chi phí hỗ trợ trọn gói 1,5 triệu đô la 1 ngày nếu gia đình trị không giảm bớt quyền lực của mình. Tất cả đều là dấu hiệu Mỹ mong muốn Ngô Đình Nhu và vợ rời khỏi chính trường.
Khi những dấu hiệu phản ứng của Lodge càng trở nên rõ ràng thì bản tin hàng ngày của chúng tôi giáng thêm đòn vào bản cáo trạng. Trẻ em thuộc tầng lớp trung lưu thành thị cũng tham gia vào những cuộc biểu tình của các Phật tử. Học sinh bắt đầu biểu tình trong lớp học tại các thành phố lớn trong cả nước. Lái xe tới đường Đoàn Thị Điểm, tôi thấy vài trăm xe đạp ném lên vỉa hè dưới gốc cây, sau đó được biết chúng thuộc về toàn bộ học sinh Trường nữ sinh Marie Curie. Binh lính Cộng hoà bắt nữ sinh trên đường tới trường và dồn lên xe tải vì họ biểu tình chống lại chính quyền. Những người quanh đó chứng kiến cảnh tượng khẳng định những chiếc xe đó mang sao, vạch và còng tay biểu tượng của lực lượng hỗ trợ Hoa Kỳ cho miền Nam Việt Nam. Chữ “U.S” được in dập khuôn màu đen trên thắt lưng của binh lính. Cuối buổi chiều, những phụ huynh đang mệt mỏi tìm kiếm xe đạp của con gái họ, trao đổi những việc về tra tấn và các hành động tàn bạo khác. Giữa những khuôn mặt phụ huynh đầy nước mắt là nhân viên quân đội cấp cao mặc thường phục và nhân viên Chính phủ ăn mặc chỉnh tề. Tôi không hiểu nổi những đàn áp thô bạo và ngu ngốc của chính quyền đương nhiệm.
Phòng Ngoại sự New York yêu cầu tôi viết một bài phân tích “mùi mẫn” về cuộc nổi loạn của học sinh ngày 14-9. Ngày hôm sau bài viết xuất hiện trên toàn bộ hệ thống cung cấp thông tin toàn quốc của AP:
“Cậu bé học sinh nhảy chân sáo với chiếc cặp trên vai ở miền Nam Việt Nam đã trở thành biểu tượng phản kháng mới nhất với Chính quyền Ngô Đình Diệm. Trước đây chưa bao giờ cậu bé chịu nhiều áp lực trong đất nước của mình tới vậy. Nhưng trong con mắt của người dân Việt Nam cậu này ngày càng trở nên nổi tiếng trong cuộc đấu tranh với lính và lực lượng cảnh sát. Đến nay, Chính quyền Sài Gòn đã bắt gần ba nghìn học sinh ở trường cậu và ném họ vào nhà tù và trại tập trung. Hơn một nghìn học sinh vẫn bị giam giữ. Trong những đêm gần đây, lính và mật thám đã đột kích nhà ở của cậu với danh nghĩa Luật Quân sự, kéo cậu và chị em của cậu đi thẩm vấn. Sự phản kháng mà một nhà quan sát ngoại quốc đặt cho sự phản kháng “ngu ngốc vẻ vang” vẫn tiếp diễn khi cậu để lại nhiều rắc rối hơn với nhiều trường học hơn. Khi được hỏi tại sao chống lại Luật Quân sự, cậu ném lọ mực và ghế vào đội lính lưỡi lê và nói: “Chúng tôi là những Phật tử và họ (Chính quyền Diệm) đang cố gắng tiêu diệt chúng tôi”.
Tôi kết luận bài viết nói rằng cuộc nổi dậy của học sinh là kết quả trực tiếp từ sự phản kháng Chính quyền Diệm của các bậc phụ huynh và trích lời một nhân chứng phương Tây không có tên, chứng kiến cuộc biểu tình như một
thách thức của cộng sản, vào thời gian đó được xem như lực lượng thống nhất mạnh nhất ở Việt Nam: “Đây là sự biểu lộ thái độ công khai thực sự của dân chúng trong một Việt Nam tự do từ khi Diệm lên nắm chính quyền”, tôi trích lời người quan sát. Không có một người địa phương nào trong câu truyện của tôi hay một cái tên nào vì những thông tin này có thể dẫn tới một cuộc đàn áp xa hơn.
Roy Essoyan thêm vào một bài phân tích thẳng thắn, sắc bén về tình hình chính trị bùng nổ khi trích lời một trong mười bốn nghìn quân nhân Mỹ ở Việt Nam nói rằng “chúng ta sẽ mất bao lâu nữa để họ xoay vần chúng ta?”. Một cố vấn khác được trích lời khi kêu ca: “ba tháng trước đây khi tôi tới Việt Nam, vợ tôi nghĩ rằng tôi sẽ trở thành một anh hùng, nhưng bây giờ cô ấy viết thư cho tôi và hỏi xem tôi có giúp đỡ chính quyền Diệm bắt bớ những học sinh không?” Essoyan nói thêm “rất nhiều người Mỹ ở đây – quân nhân, tướng, bí thư của Đại sứ quán và các nhà ngoại giao bắt đầu cảm thấy cái đuôi của con chó đã vẫy quá lâu và đã đến lúc phải dừng lại. Câu hỏi lớn đặt ra là bằng cách nào?”.
Nếu chúng ta có thể tin bản báo cáo rò rỉ từ nguồn tin bên trong Đại sứ quán Mỹ thì Lodge đã quyết định sự thay đổi chỉ có thể xảy ra cùng với việc lật đổ Chính quyền Diệm vào thời gian thích hợp. Quan điểm này chưa bao giờ được công khai chính thức nhưng dường như cài vào những lời đồn dại có chủ ý. Sau này Lodge nói với tôi: “Khi lần đầu tiên tôi tới đó có những lời đồn đại đảo chính và làm sao tôi được cử ra khỏi Washington để nhấn nút và gây ra đảo chính. Thực tế tôi phát hiện ra chả có cái nút nào, chẳng có gì phải mở màn, điều này là một sự lãng mạn. Các tướng Việt Nam Cộng hoà không sẵn sàng tin tưởng chúng ta vì họ nghĩ người Mỹ nói quá nhiều và rất khó giữ bí mật. Chính vì vậy mà được gọi là đảo chính đã bay hơi”.
Quan hệ giữa Đại sứ quán Mỹ nằm trên đường Hàm Nghi và Dinh Tổng thống đối diện văn phòng chúng tôi ở đường Pasteur ngày càng xấu đi. Quan sát về cuộc đảo chính bắt đầu khi chúng tôi nghe thấy tín hiệu khởi nghĩa. Gia đình trị đã sử dụng những trang báo của tờ Times of Vietnam bằng tiếng Anh do một người bạn người Mỹ của gia đình họ Ngô, Anne Gregory điều hành. Dưới nhan đề bài viết 5 cột trên trang nhất nói rằng chuyến thăm Sài Gòn của Bộ trưởng Quốc phòng Robert Mc Namara ngày 24-9 là nhằm dọn đường phá hoại chính quyền. Ngày hôm sau dưới một tít màu đen kích cỡ tương tự, bà Gregory xác nhận CIA đã cố gắng đảo chính hai lần nhưng thất bại, giờ đang tiến hành lần thứ ba. Những gì thực sự xảy ra khi vào ngày 4-8, Quốc hội đánh điện cho Đại sứ Lodge thể hiện mối quan tâm của người Mỹ với những vị tướng Việt Nam về tình hình hiện thời, một đường dây được hiểu là bật đèn xanh cho cuộc đảo chính.
Madame Nhu đang đi du lịch nước ngoài, phát biểu tại cuộc họp báo ở Rome rằng những người lính Mỹ trẻ đóng quân ở miền Nam Việt Nam đang “xử sự một cách vô trách nhiệm và hành động giống những cậu lính nhỏ tuổi”. Chúng tôi chuyển những bài đánh máy telex về những lời nhận xét này tới Đại sứ quán Mỹ, kéo Lodge ra khỏi yên lặng phát ngôn của mình. Ông ta đọc lời phúc đáp được phụ tá báo chí chuyển trên điện thoại cho chúng tôi: “Đó là một tuyên bố gây sốc. Những sĩ quan trẻ tuổi này đang mạo hiểm cuộc sống của họ hàng ngày. Một số đã bị giết bởi chính những người bạn Cộng hoà. Tôi không hiểu tại sao có người lại nói một cách tàn nhẫn như vậy. Những người này nên được cảm ơn thay vì bị xúc phạm”.
Chiến tranh lời nói luôn đi kèm chiến tranh tinh thần. Một chiều Mal nói với tôi là anh ta được biết Lodge ngồi tại bàn làm việc cùng khẩu súng đã được nạp đạn bên mình vì mối đe doạ ám sát đã được truyền tới Sứ quán. Những mối đe doạ từ mạng lưới an ninh chính quyền được cử bảo vệ Lodhe và cộng đồng ngoại quốc.
Cuối mùa thu, có một số người mang trọng trách của Mỹ lại cho rằng Tổng thống Diệm đang xử sự biết điều với những yêu cầu của người Mỹ về thay đổi chính sách. Ông ta đồng ý bãi nhiệm em trai và em dâu của mình và ông ta chuẩn bị giảng hoà với các Phật tử. Các sỹ quan của tướng Harkin cho rằng, tình hình quân sự bị quên lãng cũng không tệ hơn và những cuộc cải cách hành chính cần được tiến hành. Đối với giới báo chí điều đó được tính là sự đầu hàng của Diệm khi Mỹ bắt đầu ngừng viện trợ cho miền Nam Việt Nam. Chính quyền Kennedy cũng tuyên bố thay đổi rõ nét nhằm ngăn chặn các nhà phê bình trong nước và ngoài nước khi tuyên bố đầu tháng 10 các cố vấn Mỹ sẽ rút an toàn khỏi Việt Nam vào năm 1965 và một nghìn người đầu tiên sẽ được về nhà vào Giáng sinh. Trong một bài phân tích viết cho AP hôm đó, tôi đã viết:
“Chính quyền Kennedy dường như đã tính toán cả khi dự báo phần lớn nhiệm vụ quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 1965. Một nguồn tin đáng tin cậy của Mỹ tiết lộ ngày thứ 6 rằng bản báo cáo lạc quan do Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara trình Kennedy nói rằng “phải tính đến những điều không thể lường trước liên quan tới lực lượng vũ trang Việt Nam về khả năng tổ chức đánh du kích mà họ đang sử dụng và mức độ quân sự cũng rất chuyên nghiệp”.
Trong những năm sau đó, chủ trương âm mưu quanh những quyết định của Kennedy khi bắt đầu rút quân vào năm 1963. Chủ trương đó cho thấy ông ta bị ám sát sau đó bởi những phần tử cực đoan tin rằng những chính sách đó sẽ giao miền Nam Việt Nam cho cộng sản. Nếu chính sách của Kennedy hoàn thành thì theo tôi không có điều gì nghi ngờ những người cộng sản rơi vào vị trí tự thiết lập chiến tranh cho chính họ, nhưng cũng có
lúc tôi tin rằng Tổng thống Mỹ dự định những hành động xúc tiến nếu những yếu tố khác không đảm bảo hoà bình. Trong câu chuyện của tôi, tôi trích dẫn những nguồn tin cấp cao nói rằng mục đích những hành động quân sự đã hoàn thành của Chính quyền Kennedy là nhằm giảm những cuộc tấn công mà quân đội Việt Nam Cộng hoà phải giải quyết đó là chiến tranh du kích từ phía sau và không thể tổ chức những cuộc tấn công như vậy xảy ra vào đầu năm.
Tôi kết luận” Ấn tượng chung ở Sài Gòn là McManara và Taylor yêu cầu những lãnh đạo quân sự đưa ra dự đoán khi nào Hoa Kỳ rút lui thì thích hợp. Một nguồn tin cấp cao nói rằng “McManara muốn biết nếu chúng ta có thể thắng, nếu chúng ta có thể chiến thắng cùng Diệm và nếu chúng ta có thể rút lui. Chính sách mới này đưa ra ba yếu tố trong đầu”. Nhìn lại tôi thấy Kennedy đang thực hành các lựa chọn chính trị của mình nhằm ám hiệu cho Ngô Đình Diệm ngoan cố rằng Mỹ không cần thiết tham gia vào cuộc chiến tới hồi kết thúc và chỉ cho các nhà phê bình trong nước của Chính quyền Sài Gòn rằng ông ta khá thoáng ở Đông Nam Á.
Vào ngày 5-10, một phụ nữ Việt nam gọi cho vài phóng viên thường trú và cam đoan rằng “hôm nay sẽ có sự kiện xảy ra ở chợ Trung tâm”. Roy Essoyan đi bộ ra chợ tìm những đội cơ động “chống tự tử” lượn qua các đường trên xe Jeep chở đầy dụng cụ cứu hoả và lính có vũ trang. Những máy ảnh nhỏ được giấu kín trong túi của chúng tôi. Phóng viên tờ Washington Post. John Sharkey đã ở đảo giao thông cố gắng không để lộ nhưng không thành công. David Halberstam đi cùng với Grant Wolfkill của NBC cùng chiwcs máy ảnh hiệu Bolex vững chắc sau lưng. Các đại diện trong giới phóng viên đủ để làm cho nhân viên an ninh lo lắng và tôi nhận ra một vài gương mặt quen thuộc theo dõi chúng tôi từ phía xa đường Lê Lợi. Khi giao thông thưa dần sau giờ cao điểm buổi trưa, chúng tôi đoán đã bị bám theo và quyết định ăn trưa trên đường.
Tôi không nhận ra chiếc Taxi Sài Gòn màu xanh đi quanh đảo giao thông, sau đó dừng lại cách tôi 10 thước. Cửa xe mở và một thanh niên trẻ nhanh chóng xuất hiện, cài một cái gì đó trên cơ thể. “Chúa ơi, một vụ tự tử”, tôi nghe thấy Essoyan thét lên nhưng nghi ngờ điều đó. Người đàn ông này cạo trọc đầu nhưng mặc trang phục tôn giáo màu nâu, không phải bộ lễ phục màu vàng của nghi lễ tự tử.
Khi chiếc xe biến mất, người đàn ông kéo một chiếc can nhỏ từ trong túi của anh ta, ngồi theo thế đài sen. Đôi mắt nhìn xa xăm, anh ta để can vào lòng, lôi chiếc hộp giấu từ tay áo bên phải ra châm diêm. Ngọn lửa màu vàng bập bùng khi cháy đến quần áo. Anh ta để tay trên đầu gối và không kêu ca gì hết, thậm chí khi ngọn lửa nhỏ đã bốc quanh mình. Khi ngọn lửa đã cháy
lên mặt, tôi phải đứng xa vì độ nóng. Tôi nhìn thấy anh ta cau mày và nghiến răng.
Tôi đang nhớ tới những lời miêu tả nói móc máy của Madame Nhu về những vụ tử tự vì đạo Phật như những vụ “nướng thịt”. Tôi bấm máy vài lần và cố gắng ghi chú nhưng tay tôi run lên hoảng sợ.
Essoyan tái mét mặt cạnh tôi. Tiếng rên rỉ lớn dần từ đám đông tụ tập. Tôi nghe thấy một người đàn bà cười điên dại, đứa trẻ bồng trong tay của một người đàn bà khác đang khóc còn đôi mắt của người mẹ thì đang dán vào vị sư bị bốc cháy. Một thanh niên trong đám đông đập tay vào Essoyan và tôi nói rằng: “Các ông hãy chụp ảnh, viết bài. Các ông phải nói với Kennedy về những gì đang diễn ra ở đất nước này”. Một người đàn bà giật áo tôi, nước mắt chảy đầm đìa trên khuôn mặt khi bà ta định nói gì đó nhưng không thành lời. Bà ta không ngừng chỉ vào vị sư và giật áo tôi khi ngọn lửa đã cháy quanh cơ thể anh ta. Một cảnh sát giật nón trên đầu một phụ nữ bán rong để dọn đường qua đám đông, cố gắng dập tắt đám cháy nhưng nỗ lực của anh ta chỉ làm bạn với lửa và làm nó cháy cao hơn. Viên cảnh sát loạng choạng nắm lấy bụng anh ta, tiếng lầm bầm của đám đông lớn dần thành tiếng gầm câm lặng trong tiếng khóc thét và rền rĩ. Cuối cùng, một người đàn ông mặc quân phục ném chiếc chiếu dày vào thân hình đổ gục nằm xấp và lính cứu hoả xịt bình vào ngọn lửa. Đội y tế bó thân hình anh ta trong một cái túi, ném vào xe cứu thương chờ sẵn và biến mất. Tất cả những gì còn lại là đống than trên vỉa hè chất đầy hoá chất cứu hoả.
Đội chống tự tử đã bỏ lỡ cơ hội nhưng nhân viên an ninh thì xua đuổi phóng viên ảnh chỉ trước 1 phút sau khi vị sư châm lửa. Tôi giấu máy ảnh vào túi hy vọng chuồn đi với vài kiểu đã chụp. Những kẻ ngu đần đang chú ý vào Grant Wolfkill, cố gắng giật máy ảnh của anh ta, nhưng anh ta cao lớn, giữ nó qua vai và thậm chí trên đầu của những nhân viên an ninh Việt Nam nhỏ bé. Wolfkill là một cựu chiến binh và bị bắn hạ ở Lào trong một trực thăng vào năm 1961, bị bắn bởi Pathet, và bị giam 6 tháng trong một nhà kho bằng gỗ: anh ta sẽ không từ bỏ phần thưởng của mình một cách dễ dàng.
Tôi nhìn thấy Halberstam và Sharkey chạy tới hỗ trợ, có tiếng thét và những đôi tay vụt quật, tôi chạy về phía họ cho tới khi tôi cảm thấy bàn tay của nhân viên an ninh đang động vào cơ thể mình. Tôi nhận thức rằng phải cứu những bức ảnh và tôi chuồn khỏi họ, luồn lách qua đám đông băng qua chợ khi lính xe tăng bắt đầu kéo tới. Trên đường Lê Thánh Tôn, tôi chạy nhanh hơn và chạy về phía sau Dinh Gia Long về văn phòng.
Horst gửi những chú giải về trụ sở báo ảnh ở New York tối hôm đó, giải thích những gì xảy ra: “Tôi bước vào văn phòng và Arnett thở hổn hển, “có một vụ tự thiêu khác” và đưa cho tôi hai chiếc máy ảnh. Chiếc Minolta mà
Essoyan sử dụng bị tắc trước khi anh ta chụp được hình. Chiếc Leica, Arnett sử dụng bị đọng nước bên trong từ chiến dịch quân sự lần trước và tất cả năm bản âm bị mờ. Với trái tim trĩu nặng, tôi cố gắng làm việc với những bản âm của Arnett, tráng chúng nhanh hơn bình thường và in chúng vào những bìa cứng đặc biệt. Chúng giống như bản in từ máy quay phim 8mm nhưng có thể sử dụng được. Khi Essoyan vội vàng viết lời tựa cho bản tin, Arnett chạy ra ngoài và tìm một người chuyển tay chuẩn bị đáp máy bay đi Hồng Kông. Trong vòng 80 phút của vụ tự thiêu, bồ câu đưa thư đã trên đường. Chính quyền Sài Gòn chặn việc chuyển ảnh của chúng tôi từ bưu điện nhưng bồ câu đưa thư đã lọt qua. Và Arnett đã cố gắng đọc trích dẫn ba bức ảnh của bài viết tới Paris bằng điện thoại”.
Essoyan có nhiều điều hơn để nói. Hàng tá nhân viên áo vải tấn công những đồng nghiệp của chúng tôi. Họ giật máy quay của Wolfkill, chiếc duy nhất tại vụ tự tử. Anh ta đã đến giúp chúng tôi trong ngõ hẻm trước đó vài tháng, Halberstam cũng tới giúp Wolfkill, chạy qua những kẻ đần độn. Tay quay phim bị đâm vào một chiếc xe đỗ nhưng anh ta đã kịp chuyển máy quay cho John Sharkey, người sau đó đã chiến đấu với tay an ninh nhảy lên chiếc vai chắc nịch của anh ta. Sharkey chuyển qua cho halberstam cố gắng chạy về phía khách sạn gần đó nhưng bị hạ gục và chiếc máy quay văng trên vỉa hè. Wolfkill để đôi chân bảo vệ lên dụng cụ nhưng một người đàn ông mặc thường phục đá nó dưới anh ta và ném dây văng vào tay của một cảnh sát khác mà lấy tay nắm nó và biến mất.
Những gã đần đọn bắt đầu đánh nhau. Khi Sharkey cúi xuống giúp Halberstam đứng dậy trên vỉa hè, một cảnh sát đã đánh bằng gậy gỗ vào đầu anh ta, để lại một vết thương với sáu mũi khâu. Wolfkill bị đập vào lưng bằng bằng súng lục và nhìn lên để xem một tay cảnh sát đang đung đưa khâu súng lục trước mặt. Sau này, anh ta nhớ lại điều đó chưa phải là thô bạo bằng việc tức giận mất tin sốt dẻo, “những trái tim tan vỡ vì đáng lẽ có những cuộn phim về một sự kiện nhạy cảm mà lại để bị ăn trộm”.
Đại sứ Lodge ra mặt phản đối. Sự hy sinh của người đàn ông trẻ tuổi nảy sinh ra sự xung đột khác giữa chính quyền Mỹ và chế độ Diệm, nhưng tệ hơn thế, điều này làm sống lại nỗi ám ảnh về những vụ tự tử hãi hùng. Những cuộc biểu tình phản đối nhiều hơn và một điều gì đó mà chính quyền đã nhận ra là họ phải dừng tấn công chùa chiền sáu tuần trước.
Nhưng những cố gắng báo chí của chúng tôi không làm cảm động người mua tin. Một bài xã luận ở báo New York Herald Tribune kêu ca rằng giới báo chí Sài Gòn có những xử sự sai, đáng lẽ chúng ta phải cứu vị sư thay vì để anh ta chết.
Cõ lẽ câu đáp lại của tôi là tôi có thể ngăn cản vụ tự sát bằng cách chạy tới
vị sư và dập lửa đi nếu tôi có mưu kế. Là một con người tôi muốn làm điều đó, nhưng là một phóng viên tôi không thể. Nếu tôi cứu anh ta, mật thám quan sát từ xa sẽ bắt anh ta ngay lập tức và mang anh ta đến một nơi mà chỉ Chúa mới biết, và đây là lúc chúng ta tin rằng những vị sư phản kháng bị giết một cách bí mật. Nếu tôi cố gắng ngăn cản họ làm diều này thì chính tôi đã tự đẩy mình vào tình hình chính trị Việt Nam. Vai trò của tôi là một nhà báo sẽ bị huỷ hoại cùng danh tiếng của mình.
Trong bài phân tích dễ hiểu mối quan hệ giữa báo chí và quân đội trong suốt cuộc chiến tranh Việt nam của mình, nhà sử học quân sự William M. Hammond trích câu trả lời của tôi nhưng đưa ra chú ý về những lý do của tôi và tuyên bố điều đó bằng cách đưa ra những gì tôi đã cho thế giới thấy thì có nghĩa tôi đã can thiệp vào chính trị miền Nam Việt Nam cứ như thể tôi là người châm lửa cho vị sư. Tôi không nghĩ điều đó công bằng khi đổ lỗi cho người mang thông điệp về nội dung những gì anh ta truyền tải. Người Hy Lạp thường giết những người báo tin về những đợt thuỷ triều xấu.
Chương 6: Vụ Đảo Chính 01-11-1963
Các đám đông tụ tập mọi ngõ ngách đường phố Sài Gòn suốt năm ngày, đầu họ nghển lên trời chờ đợi phép màu đạo Phật một nhà tiên tri dự đoán, hành động của tạo hoá sẽ lay chuyển mặt trời.
Một trong những người lính nhìn lên mặt trời mà nói rằng “thậm trí trời cũng phản đối số phận khốn khổ của những Phật tử Việt Nam”. “Tôi nghe nói mặt trời đang di chuyển vòng nhỏ hơn trên bầu trời như một dấu hiệu từ trời”. Binh lính được giao nhiệm vụ ngăn chặn đám đông tụ tập, giải tán những đám đông xem bói bất kỳ nơi nào nhưng chính những nhân viên an ninh cũng đang liếc nhìn mặt trời rơi vào miền tăm tối huyền bí và những phép màu lạ kỳ đang nhiệm màu trên đất nước Việt Nam mê tín.
Nếu gia đình họ Ngô đọc được điều gì từ những điềm báo trên trời thì họ cũng không tiết lộ. Họ chỉ quan tâm tới lực lượng vũ trang bị lay động bởi những cuộc tấn công của Phật tử và bản chất xấu xa của những cuộc tấn công đó hay không.
Có dấu hiệu khả quan rõ ràng từ phía Mỹ tác động tới những thay đổi của chính quyền, đủ để viết lên tường cho các tướng đọc, rất nhiều nhận xét quan trọng trên đài tiếng nói Hoa Kỳ đe doạ cắt giảm viện trợ, tay “thống đốc” Đại sứ ngu ngốc cắt liên lạc với chính quyền tối đa. Chúng tôi chỉ có thể đoán những âm mưu đằng sau bức màn và mức độ họ đang làm. Và chính quyền thì hoang tưởng.
Ngày 30-10, cô Lý Thị Liên mặc áo dài trắng đạp xe qua khách sạn Caravelle ở trung tâm Sài Gòn thì một phóng viên ảnh tờ Newsweek yêu cầu cô đứng lại chụp ảnh với Đại sứ Herry Cabot Lodge. Cô nữ sinh đang trên đường từ nhà tới trại trẻ mồ côi Thiên Chúa giáo nơi cô sống cùng mẹ mình, đã đồng ý với lời đề nghị làm hài lòng vị Đại sứ dễ chịu khi nói chuyện với cô. Khi đi được nửa khu phố, một tay mật thám bắt cô và giải đi, để tìm hiểu xem cô đã nói gì với Đại sứ. Nhân viên Đại sứ Mỹ rất phẫn nộ, tiến hành điều tra ngay lập tức thông qua Bộ Ngoại giao, cô được thả ngay hôm sau và được về nhà.
Những phóng viên phương tây thường là người đầu tiên biết những vụ tự tử công khai hoặc những cuộc biểu tình sắp diễn ra nên thường bị theo dõi nghiêm ngặt. Mal nhận ra văn phòng và căn hộ của chúng tôi đang bị mật thám theo dõi. Vì lo sợ sẽ có “vụ đột nhập văn phòng” nên Mal gửi hết hồ sơ cá nhân cho Đại sứ quán Mỹ giữ. Chúng tôi biết đường giây điện thoại của văn phòng bị ghi âm và mỗi cuộc gọi hàng ngày đều có tiếng động ở đường dây chứng tỏ một người nào đó đang kiểm soát. Một số người gọi điện tới văn phòng đã bị bắt vì vậy chúng tôi thường trả lời điện thoại: “Đây là Hãng
tin AP, đường dây này đang bị kiểm soát bởi nhân viên công cộng. Xin hãy tiếp tục”. Năm người lái xe riêng cho các phóng viên thường trú nước ngoài đã bị bắt và bị thẩm vấn về những hoạt động của họ. Nhân viên lễ tân tại khách sạn Caravelle và Majestic nới có nhiều phóng viên thường trú tới ở được hướng dẫn chỉ cung cấp xe và lái xe của Chính phủ cho các phóng viên.
Chính quyền đang theo dõi nhầm người. Chúng tôi chỉ là người cuối cùng biết những gì thực sự đang diễn ra. Keyes Beech của tờ Chicago Daily News cho rằng những ý kiến đảo chính đã tàn lụi và anh ta viết một câu chuyện trên báo ngày 30-10 với tiêu đề “Tại sao Mỹ không hất cẳng Diệm”. Anh ta viết “Thực tế phải được đối mặt. Người Mỹ có thể sản xuất nhiều ôtô, bồn tắm, điện thoại, lúa mì, ngô cùng hầm dự trữ hơn bất kì dân tộc nào trên thế giới. Nhưng người Mỹ lại không giỏi việc đảo chính”
Nhưng ngày hôm sau, thứ sáu ngày 1-11, giới phát thanh truyền hình náo loạn vì những lời đồn đại và căng thẳng. Thành phố trống rỗng và yên tĩnh vì bản nhạc trưa truyền thống khi Herry Cabot Lodge gặp Ngô Đình Diệm cho tiệc chia tay trước khi ông ta khởi hành về Washington kết thúc nhiệm kỳ công tác hai ngày sau đó. Khi Lodge tạm biệt Diệm thì tôi đang tác nghiệp ở lào và chuẩn bị bay về Sài Gòn. Tôi thích thú theo dõi tin tức nhưng không nghi ngờ gì về một cuộc đảo chính đang tới gần. Những năm sau đó Lodge nhớ lại lời nói của Diệm nói với ông ta” “Mỗi lần một vị Đại sứ ra đi là bắt đầu một cuộc đảo chính”. Lodge còn nói thêm: “Diệm nói với tôi sắp có một cuộc đảo chính xảy ra nhưng tôi không biết là ai sẽ làm điều đó và ở đâu và những tay lập kế hoạch đảo chính lần này dường như thông minh hơn trước đây vì rất nhiều trong số họ tôi không phát hiện ra ai làm chủ mưu”. Lodge nhớ đã tiễn Tổng Tư lệnh Harry D. Flet đáng kính tại sân bay và trở về biệt thự của ông ta với Harkins, “chúng tôi ngồi ăn trưa thì những tiếng pháo tự động nổ ra, nghe như ở ngay phòng bên cạnh vậy, trực thăng bay phía trên, bắt đầu cuộc đảo chính”.
Một gờ trước đó Mal được thông báo một hoạt động quân sự khác thường sẽ diễn ra xung quanh sở cảnh sát. Nguồn tin của chúng tôi về những chi tiết an ninh tại Đại sứ quán Mỹ tiết lộ cuộc đảo chính đang diễn ra và Sở Chỉ huy Hải quân mặt trận trên sông đã bị đội quân đảo chính bao vây. Mal nhảy vào chiếc xe Jeep của văn phòng lái về Sở Chỉ huy Hải quân mất 10 phút. Anh ta ở cách chốt an toàn nửa toà nhà thì nghe thấy một nhân viên hét lên và phải quay lại. Trận chiến đã bắt đầu trước khi nghe tiếng bom vang dội lúc 3 giờ chiều. Những âm thanh hỗn độn của bom oanh tạc Phủ Tổng thống vang vọng trên đường cùng tiếng bắn trả máy bay rùng rợn. Một tay lính trung thành đã cứu Mal khi kéo mạnh anh ta qua bức tường ra khỏi tầm bắn của súng cối.
Máy bay trở khách của Hàng không Việt Nam đỗ ở Phnôm Pênh đang bay vào địa phận Việt Nam lúc 3 giờ chiều thì phải quay hướng bay trở lại Phnôm Pênh. Tôi đập mạnh cửa buồng lái phi công và nỗi sợ hãi của tôi được Cơ trưởng, người đang nói chuyện với bộ phận điều khiển máy bay dưới mặt đất giải thích: đảo chính đang xảy ra, máy bay ném bom đang oanh tạc trên bầu trời Sài Gòn thổi tung Dinh Tổng thống. Tôi đã lỡ mất câu chuyện lớn nhất trong cuộc đời mình bởi sân bay Tân Sơn Nhất đóng cửa.
Tôi cầu xin phi công xem xét lại. Tôi đưa ra những khả năng tồi tệ nhất có thể xảy ra với gia đình của anh ta và gia đình của đội bay trong thành phố. Tôi cãi rằng máy bay phải có quyền hạ cánh trên chính mảnh đất của nó. Kì lạ là Cơ trưởng đồng ý. Khi chiếc máy bay lượn trên bầu trời, anh ta nói với người điều hành bay dưới mặt đất là sẽ hạ cánh bằng mọi cách, dần xuống thấp và xuống hẳn. Hai mươi phút sau, chúng tôi hạ cánh tại sân bay hỗn loạn ngập xe tăng và xe bọc thép.
Đội mặt đất đã bỏ trốn hết. Khói đen bao trùm trung tâm Sài Gòn cách đó 3 dặm, pháo và tiếng nổ của các loại vũ khí nhỏ vang dội cả sân bay. Taxi bị bỏ không. Tôi mất kiên nhẫn vì chờ đợi. Một xe buýt sân bay đưa nhanh tôi đến Dinh Tổng thống trước khi người lái xe mất bình tĩnh, thả tôi xuống. Tôi lảo đảo bước xuống đường Pasteur hướng về văn phòng qua từng cây me. Tiếng súng vang dội xung quanh tôi. Tôi nhìn thấy lính bắn phá từ cửa sổ tầng trên ở Dinh Gia Long. Toà nhà và là căn hộ văn phòng 3 tầng của chúng tôi đã trở thành pháo đài cho binh lính bắn phá vào Dinh từ phía bên kia đường, họ cố thủ sau những bọc cát bằng áo sơ mi ở nơi đỗ xe và ban công tầng một bên ngoài cửa căn hộ của tôi.
Tôi chạy vào văn phòng. ED White đang ngồi đánh máy một cách yên lặng. Anh ta ngước nhìn tôi và nói: “Những người khác đang ở khách sạn Caravelle và tôi đang giữ pháo đài, điều mà tôi đã nói rất nhiều lần trước đây giờ đã trở thành sự thật”. Ed nhìn trông thư giãn với tẩu thuốc của mình. Anh ta nói mọi đường giây liên lạc bình thường hoàn toàn bị cắt khi đảo chính xảy ra nhưng chúng ta đã cố gửi những bản viết thông qua Đại sứ quán Mỹ và Hàn Quốc. Anh ta nói rằng chúng tôi sẽ thoải mái hơn với những câu chuyện mà chúng tôi có quyền. Tôi nói anh ta nên rời văn phòng trước khi trời tối.
Trong thời gian tạm vắng tiếng sung tôi đến khách sạn Caravelle. Mal và Roy Essoyan đang quan sát khung cảnh thành phố từ tầng trên, chỉ cho tôi xem trung tâm các trận tiếp diễn ở Dinh Gia Long, doanh trại lính bị bốc cháy sau khi kho đạn dược bị tấn công. Chỉ vài phát súng nổ, các trụ sở cảnh sát thành phố, quốc gia và Bộ Quốc phòng cùng Trung tâm Viễn thông và Đài phát thanh bị chiếm giữ trong những phút đầu tiên của cuộc đảo chính. Sở Chỉ huy Hải quân trên sông đã bị chiếm đóng sau một loạt máy bay ném
bom. Những lời đồn và phỏng đoán vài tháng trước đã trở thành sự thật trước mắt tôi. Tôi chứng kiến tất cả với một ly Johnnie Walker đỏ hiệu Scotch và một điếu thuốc.
Tôi đi bộ xuống đường Catinat thì bị hai lính Mỹ chặn lại và hỏi đường tới quán Bar mở cửa gần nhất. Trẻ con đùa nhảy trên vỉa hè, nhặt vỏ đạn khi trời sẩm tối. Một bà mẹ chơi đùa với đứa con trai nhỏ trên bùng binh giao thông đầy cỏ. Hai tay say rượu người Mỹ tản bộ qua toà nhà Quốc hội, một tay kêu ca lớn tiếng “Nói với họ phá bỏ nó đi. Chúng đe doạ mọi người”. Tôi đi về khách sạn Rex – nơi trú chân của quân đội Mỹ, những sỹ quan cấp cao đang nhìn về phía Dinh. Nơi đó đông đúc với nhiều lính sợ ra đường. Họ đang giết thời gian chơi xúc xắc hoặc với các loại máy slot.
Mal nói tôi đảm nhận nghĩa vụ quân sự Mỹ (canh gác) qua đêm và tôi ở lại đường Pasteur cẩn thận. Có rất nhiều cà phê và bánh trên bàn đủ cho một đêm thức trắng. Nhân viên gián điệp Mỹ tóm tắt cho tôi vào buổi tối về những gì anh ta được biết – sự trình diễn hào phóng hiếm có đối với truyền thông.
Đài phát thanh tiết lộ cuộc đảo chính do hai sỹ quan nổi tiếng tiến hành là Tướng Trần Văn Đôn và Dương Văn Minh được các chỉ huy lâu năm trong lực lượng vũ trang hậu thuẫn. Hành động định sẵn chính xác khiến sĩ quan thông tin của chúng tôi bình luận: “Điều đó cho thấy người Việt Nam có thể tiến hành một cuộc chiến tranh khá tốt nếu không tính đến vấn đề chính trị”, và tôi có cảm nhận ông ta đã tập dượt trong đầu các nhân vật trong vở kịch và bước tiếp theo cho những diễn viên mới.
Nửa đêm, doanh trại gác Dinh bị đánh bại sau khi chiếc xe tăng thổi tung cả trung tâm của toà nhà sáu tầng. Trận đó để lại Dinh Gia Long như một biểu tượng cuối cùng của chính quyền Diệm. Xe tăng di chuyển từ từ như tốc độ bánh xe cho phép, bò qua những con đường chính từ phía Tây và từ phía sông, chiếm giữ vị trí bên ngoài tường Dinh. Lúc 4 giờ sáng, cuộc tấn công bắt đầu. Tiếng nổ đại bác, súng máy và những loại vũ khí bắn phá tốc độ cao tạo ra tiếng ồn không ngớt. Những con đường chìm trong bóng tối pha màu lửa đạn vàng xanh như đám mây ngũ sắc do đạn cối tạo ra. Các toà nhà gần Dinh trở nên rùng rợn. Quân lính lần theo từng cửa tiến gần hơn đến Dinh Gia Long. Lính gác tại Dinh dũng cảm chống cự được khoảng hơn hai giờ. Vào lúc 6 giờ 37 phút sáng, cuối cùng cờ trắng cũng được kéo lên từ Dinh và tiếng hò reo vang dội ngoài đường khi đội hải quân nổi loạn ùa vào trong qua lỗ hổng trên tường bao quanh khu vực chỉ huy nắm lấy phần thưởng của họ.
Tôi trở về căn hộ của mình thấy hai xác người lính ở ban công, máu cua họ chảy lênh láng. Những mảnh bê tông lớn bị phá toạc khỏi tường nhưng
căn hộ và văn phòng chúng tôi không bị tàn phá. Chúng tôi biết rằng Diệm và Nhu bằng cách nào đó đã trốn thoát ra vùng ngoại ô. Nhưng ngay buổi chiều hôm đó có thông tin tiết lộ đã thất bại và chết sau đó.
Tất cả chúng tôi tập hợp lại tại khách sạn Caravelle ăn sáng, người đầy bụi, mệt mỏi nhưng hoan hỉ vì mọi chuyện đã kết thúc và chúng tôi vẫn còn sống. Horst trở về từ Chiến dịch Đồng bằng sông Cửu Long đúng lúc để tiến vào Dinh cùng đội chiến thắng. Ngay sau đó chúng tôi lại ra đường chứng kiến những đám đông cuồng nhiệt đập phá những thành quả của gia đình họ Ngô và kéo đổ các bức tượng. Đêm đó các tướng lập kế hoạch lật đổ Diệm tới câu lạc bộ đêm dự tiệc mừng chiến thắng và mở ra một kỷ nguyên mới. Tôi góp mặt cùng tướng Đôn và tướng Minh tại Câu lạc bộ La Cigale.
Chúng tôi lắp ráp thông tin cùng nhau về những chi tiết bên trong cuộc đảo chính. Chúng tôi được nói rằng Đại sứ Lodge đã nói chuyện với Diệm. Vị lãnh đạo người Việt Nam đã gọi điện cho ông ta từ Dinh vào cuối buổi chiều để thông báo đảo chính bắt đầu. Ông ta hỏi ngài đại sứ xem ngài định làm gì. Đại sứ Lodge nói rằng: “Tôi đã nói cho ngài sự thật rằng tôi chẳng có chỉ thị nào cả và bây giờ là 4 giờ sáng ở Washington nên tôi chẳng có cơ hội nào để nhận được chỉ thị”. Diệm hỏi tiếp “Vậy à…Ông phải biết đối sách gì chứ!”, tôi đáp lại tôi không biết rõ đối sách nào cho từng hoàn cảnh, và thêm rằng tôi lo lắng về sự an toàn của ông ta và đã sắp xếp cho ông ta ra khỏi đất nước an toàn. Tôi cũng nói “Tôi đã sắp xếp cho ngài giữ chức chức vụ đứng đầu Nhà nước, ngài có thể giữ vị trí danh dự và như vậy ngài sẽ an toàn”. Diệm nói “Ồ, tôi không muốn làm điều đó, tôi muốn khôi phục lại trật tự và tôi quay trở lại làm điều đó bây giờ”, rồi ông ta buông máy”.
Vị Đại sứ Mỹ đã nói dối Diệm, nhà lãnh đạo Việt Nam đã đoán được điều đó. Đại sứ Lodge nói với tôi là ông ta không biết chính xác thời gian cuộc đảo chính: “Tôi không được xếp vào bức tranh đã được hoàn thành cho đến đêm hôm trước”, ông ta nói. Tướng Harkins hầu như ở trong bóng tối và khi ông ta được biết điều đó. Ông ta đã thông báo cho Lodge về đối thủ của ông ta nhưng sau đó không điều gì có thể ngăn chặn được.
Cuối mùa thu năm đó, tướng Trần văn Đôn nói với tôi ông ta đã nhờ Đại sứ Lodge “bật đèn xanh” từ phía Mỹ nhằm lật đổ Diệm, và những người lập kế hoạch đảo chính đã sử dụng một điệp viên CIA đã nghỉ hưu Lucien Conein như kẻ hai mặt. Conein là nhân vật quen thuộc ở Sài Gòn, một tay nói nhiều, người chắc nịch, thành viên thường xuyên của quầy bar khách sạn Continental và những chốn ăn chơi nhậu nhẹt khác. Sau này Conein nói rằng, anh ta cùng với những người lập kế hoạch đảo chính mang theo một bộ đàm đặc biệt nhằm giữ liên lạc trực tiếp với Đại sứ quán Mỹ và được nối đường dây trực tiếp với đại sứ.
Chính Conein đã sắp xếp máy bay đưa Diệm và em trai ra khỏi đất nước. Chuyến bay đó chẳng bao giờ cần tới. Theo mênh lệnh của một trong những tên nổi loạn, Diệm và em trai bị giết trong chiếc xe bọc thép sau khi bước ra từ nơi trú ẩn ở Chợ Lớn. Lúc đầu chúng tôi chỉ loáng thoáng viết những bài về vụ sát hại đó và cũng mệt mỏi để làm rõ sự việc. Sự nghi ngờ của chúng tôi được làm rõ khi một thiếu tướng quân đội Cộng hoà đến “văn phòng tạm thời” của chúng tôi tại khách sạn Caravelle cùng những bức ảnh về phần còn lại của hai anh em họ Ngô trong một chiếc xe quân đội. Anh ta đề nghị bán với giá hai nghìn đô la. Trong khi Roy Essoyan gọi điện cho trụ sở New York bàn bạc chuyện giá cả thì tay đó biến mất. Anh ta đã bán cho UPI.
Kết cục đẫm máu của cuộc đảo chính đã không làm Tổng thống Kennedy hài lòng. Tướng Maxwell Taylor nói với tôi trong một cuộc phỏng vấn sau này rằng ông ta gặp tổng thống tại Nhà Trắng “Như tôi nhớ, một người phụ tá mang điện tín tới, đặt trước mặt và ông ta đọc nó. Sau đó là khoảng lặng khá lớn xung quanh bàn và rõ ràng Tổng thống bị sốc, đứng không vững và bước ra khỏi phòng không nói gì với ai, ở bên ngoài khoảng vài phút và cuối cùng quay trở lại ghế ngồi, thảo luận như thể tất cả chúng tôi là nguyên nhân gây nên hậu quả”.
Nỗi sợ hãi của các nhà chỉ trích Chính quyền Diệm đã được chứng thực khi các nhà tù được mở ra và hàng nghìn tù chính trị xuất hiện xanh xao vì bị tra tấn và lạm dụng. Một trong số họ là Hoàng Thị Đông, một phụ nữ 29 tuổi theo đạo Phật và làm việc bàn giấy tại Đại sứ quán Anh đã bị nhân viên an ninh bắt lúc 5 giờ sáng ngày đảo chính. Cô ta kể, giọng trầm lắng rằng họ bịt mắt đưa cô ra đi trong một chiếc xe jeep tới một căn nhà nơi có những phụ nữ khác bị giam. Cô ta được dẫn vào một văn phòng sau đó một giờ, khăn bịt mắt bỏ ra, một người đàn ông ngồi ở bàn làm việc nói rằng biết cô ta mang những tài liệu Phật giáo cho Đại sứ quán Anh, đưa chúng cho các phóng viên thường trú nước ngoài cũng như Văn phòng của Liên Hiệp quốc và Phòng Thông tin Hoa kỳ.
Cô Đông nói, vài người đàn ông bước vào phòng khi cô từ chối không biết nơi những vị sư trốn. Giọng cô run lên: “Họ bắt tôi ngồi trên ghế và lột quần áo tôi. Họ bắt tôi nằm xuống, một người trói tay tôi vào phía sau ghế trong khi người kia buộc chân tôi. Họ nhét giẻ vào mồm và mũi tôi, rót nước vào miếng vải bẩn mà tôi nhìn thấy trên sàn khi bước vào phòng. Một trong số họ dùng nắm đấm thúc vào sườn tôi và một người khác tát vào má tôi. Khi họ bỏ giẻ ra một lúc tôi đã thét lên. Một người nhảy lên nhảy xuống trên người tôi để cho nước ứ ra khỏi miệng và người còn lại dùng gậy đập vào chân tôi và tôi bất tỉnh. Khi tôi tỉnh dậy, họ bắt tôi ngồi dậy dọn phòng, mặc quần áo và nói rằng tôi sẽ bị tra tấn nữa vào buổi chiều vì họ kết luận tôi là gián điệp của Việt Cộng và phải bị trừng phạt”.
Đông nói rằng, một cô gái trẻ bị mang vào phòng sau cô, và cô nghe thấy tiếng thét của cô ta cùng với âm thanh trực thăng trên trời, xe jeep và xe máy gầm rú trong khu vực lân cận và một người hét lên rằng lực lượng không quân sẽ làm cách mạng.
“Chúng tôi cùng chờ đợi qua buổi tối, qua ngày thứ bảy và nhìn thấy xe tải quân đội đi qua, các nhân viên đốt giấy tờ và chúng tôi cầu nguyện phe Chính phủ sẽ thua vì nếu họ không thua thì chúng tôi chắc chắn chết”. Cô ta nói rằng cuối cùng những người tra khảo cũng thả họ và xin lỗi vì hành động của mình.
Một sinh viên khác cay đắng nói với Mal rằng: “Người Mỹ phải chia sẻ trách nhiệm vì những điều này. Các ông đã hiểu họ rất lâu, nhưng các ông nhắm mắt làm ngơ, tiếp tục đào tạo và cung cấp vũ khí cho cảnh sát. Tôi nghe nói những phóng viên Mỹ đã chứng kiến các trại tập trung của Đức quốc xã và chỉ viết những bài rất hay về những loại hoa họ nhìn thấy trồng bên ngoài”.
Một kỷ nguyên mới đang dựng lên ở Sài Gòn như nhân tố của hy vọng. Không khí trong thành phố thay đổi kỳ lạ, một loại cảm giác mơ hồ tạo nên bởi nhiều điều nhỏ nhoi, mà quan trọng nhất là sự vắng mặt của sự sợ hãi. Mọi người không còn liếc nhìn qua vai, không phải ngắt quãng lời nói vì sợ nghe trộm. Mọi người không còn sợ nói chuyện với người Mỹ nữa. Các nhà sư áo nâu đi lại trên các ngả đường và người phương Tây không xa lánh họ vì sợ bị liên luỵ nữa. Sinh viên, giáo viên và các nhà chính trị nói với chúng tôi một nhân tố khác của sợ hãi đã biến mất đó là nỗi sợ hãi gõ cửa lúc nửa đêm bị tống vào các nhà tù Sài Gòn đầy ắp kẻ thù của chính quyền.
Không ai dám tin tự do này chỉ hơn một sự giải toả tạm thời. Vẫn còn cuộc chiến tranh thực sự ở vùng nông thôn. Một biên tập lớn tuổi của tờ báo bằng tiếng Việt uyên thâm nói với chúng tôi: “Anh phải nhận ra niềm hân hoan của chúng tôi. Chúng tôi quá hạnh phúc”. Con đường chính của thành phố không còn những hàng rào giây thép gai để bảo vệ Diệm và chính quyền của ông ta.
Tương lai nằm trong câu hỏi về vụ ám sát Tổng thống Kennedy. Điều làm sửng sốt những người Mỹ ở Việt Nam cũng như cả thế giới. Khi nghe tin đó, tôi đã chạy tới phòng Thông tin Hoa Kỳ tìm hiểu thêm và tôi đã gặp Bob Burn đầy nước mắt, người vừa được phân công từ lào sang Sài Gòn. Nhận lời chia buồn của tôi, anh ta gạt tôi sang một bên và đáp lại “Khỉ thật, điều đó chưa đủ, cậu không thể hiểu điều đó có ý nghĩa gì với chúng tôi đâu”. Tối đó tôi viết bài “Mười sáu ngàn cố vấn quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam phản ứng với thông tin choáng váng khó tin lan tràn trong toàn quốc”. Tôi trích lời tướng Harkins “Quyết định táo bạo của Kennedy tài trợ cho Việt
Nam trong cuộc chiến tranh chống lại Việt Cộng là một trong những điểm nhấn những cụm từ bi kịch viết tắt nhưng nổi tiếng của ông ta như người đứng đầu một quốc gia”.
Ngày hôm sau tôi theo trực thăng bay vào vùng chiến khu D, tham gia cùng Tiểu đoàn biệt kích Việt Nam Cộng hoà trong cuộc hành quân tiến sâu vào rừng. Cố vấn Mỹ, Đại uý David Thorenson chỉ biết Tổng thống đã chết. Thông tin đó được chuyền bộ đàm cho anh ta buổi chiều hôm trước từ máy bay chỉ điểm L-19. Tôi đưa cho anh ta chi tiết về vụ ám sát và anh ta đáp lại cay đắng: “Những người Dallas phải nói gì về điều này?”. Lính Việt Nam bắt đầu hỏi anh ta: “Làm sao điều này có thể xảy ra ở Hoa Kỳ”, đó cũng là câu hỏi xuất hiện trong đầu tôi. Thorenson đáp lại: “Tôi không biết phải nói gì với họ”. Mức độ vỡ mộng chính trị ở Việt Nam được minh chức bằng việc người dân còn quan tâm tới cái chết của Tống thống Mỹ hơn là cái chết của Tổng thống họ.
David Halberstam kết thúc nhiệm vụ tại Việt Nam ngày 19/12 và chúng tôi huyên náo tập trung ở sân bay tiễn anh ta. David ôm chặt chúng tôi trong đôi tay to lớn nói rằng hối hận duy nhất của anh ta là rời Việt Nam trước tướng Harkins, người anh ta ghét cay ghét đắng. Đó là một bữa tiệc chiến thắng. David trở về như một ngôi sao trong làng báo bởi vì ảnh hưởng to lớn của tờ Thời báo New York. Sự xuất chúng của anh ta không bị ghen tị ở sài Gòn. Tôi có lý do để ngưỡng mộ anh ta khi tới giải cứu tôi trong ngõ hẻm ở chùa Ấn Quang vào tháng 7. Tôi cũng có nhiều lý do để kính trọng sự dũng cảm uyên bác của David thể hiện trong các bài phân tích về chiến tranh. Khi anh ta bước lên máy bay quay về phía tôi nói rằng “Tôi lấy làm tiếc vì chúng ta đã không làm việc cùng nhau nhiều hơn, Peter”. Nhớ lại những chuyến đi trước đó của chúng tôi ở vùng nông thôn, tôi cười và nói với anh ta rằng dù sao tôi cũng học hỏi được từ anh ta. Năm đó, Halberstam và Mal Browne cùng nhận giải thưởng Pulitzer về những bài báo từ Sài Gòn.
Tôi quyết định ở lại Việt Nam không biết đến bao giờ cùng Mal và Horst sau thời gian thử lửa mười tám tháng. Trước năm đó, tôi đã sợ bị trục xuất vì những bài viết của mình. Đó sẽ là lần thứ ba liên tiếp tôi bị từ chối nhập cảnh trong vòng ba năm. Nhưng bây giờ mọi lo sợ không còn nữa. Chính quyền mới lãnh nhiệm hiểu hơn về nhu cầu của chúng tôi. Ba chúng tôi là một đội nhỏ liên kết chặt chẽ, cùng yêu một Sài Gòn oi ả, ngổn ngang và đẹp, nơi cứ một bước chân là có tin, bài hơn bất cứ một nơi nào tôi từng đến. Browne bị thuyết phục rằng Sài Gòn là nơi hoàn hảo cho những bộ phim thời cổ với những phóng viên thường trú nước ngoài mặc áo đào hầm đóng vai chính. Tôi nhắc anh ta rằng Sài Gòn rất nóng và trang phục phải là quần kaki, áo thể thao. Chuyện tìm hiểu Nina của tôi đã trở thành mối quan hệ lâu dài.
Bây giờ văn phòng của chúng tôi có năm chiếc bàn lớn, với một bức tường do các tủ hồ sơ ngăn ra và những tấm bản đồ từ tường tới sàn với những tấm che bằng nhựa mà chúng tôi đánh dấu những chiến dịch quân sự quan trọng. Một điện thoại dùng chung có băng dính vì có rất nhiều vết vỡ, những chiếc điện thoại gần như cũng không chịu được. Mal và tôi cố gắng trang bị điện thoại cho từng căn hộ của chúng tôi trên văn phòng và hầu như ngày nào chúng tôi cũng bị đánh thức bởi tiếng chuông, thường là khoảng 5 giờ sáng. Những cuộc gọi bao giờ cũng là rắc rối; một vụ đánh bom ở nơi nào đó trong thành phố, một cuộc đảo chính hay một cuộc hành quân bắt đầu. Chúng tôi có thể tham gia nếu nhanh chân.
Mal có đôi ủng do một cửa hàng da địa phương đóng có bản thép ở đế mà anh ta đặt làm sau khi bước phải bẫy của Việt Cộng ở vùng đồng bằng. Một chiếc đinh thép đâm qua ủng và cắm vào chân, gây chấn thương khá đau. Anh ta quảng cáo đôi ủng cao cấp của mình cho tất cả bạn bè và cửa hàng vẫn hưng thịnh cho tới khi một hoặc hơn một trăm năm sau đó anh ta biết rằng ủng của mình là hàng rởm, không có một miếng lót kim loại nào được đặt vào bên trong đó.
Ký giả chiến trường luôn đối mặt với gian khổ nhưng đôi khi cũng thú vị và thường đó là cách duy nhất để có được tin, bài – thông tin từ mặt trận thường rất chậm về Sài Gòn và thường chắp vá. Chính quyền Mỹ trở nên giúp đỡ hơn một chút khi cho chúng tôi đi cùng trực thăng vào chiến trường. Đôi khi chúng tôi thuê taxi thành phố màu xanh và trắng đi tới hiện trường gần Sài Gòn. Mal mua trả góp chiếc Land Rover, anh ta sơn màu đỏ tươi giống màu tất anh ta luôn thích. Đôi khi chúng tôi nghe những trận chiến từ xa trên hệ thống thông tin mật đài Catinat, Horst và tôi nhảy lên chiếc Karmann Ghia màu trắng của tôi về vùng nông thôn, tìm kiếm những trực thăng đang bay mà có thể đi theo cho tới khi nghe thấy tiếng súng, đi qua những người lính đã chết, bị thương và những người dân trên đường.
Chúng tôi trẻ, đầu óc minh mẫn và tham vọng, thậm chí làm việc bảy ngày một tuần, và một trong chúng tôi luôn ở trong chiến trường, trong khi những người khác ở sài Gòn viết những thông tin chính trị. Phương tiện liên lạc đơn giản, không có máy đánh chữ telex trong văn phòng vì các tổ chức tư nhân không được phép sử dụng thiết bị riêng. Những thông tin gửi đến cho chúng tôi hàng ngày qua người đưa thư của Chính phủ và ban đêm họ đập cửa căn hộ chúng tôi.
Browne và tôi sống đơn giản trong căn hộ giường đơn. Cả hai chúng tôi đều thuê những người phụ nữ già gốc Hoa để làm công việc giặt là, chợ búa, nấu ăn và dọn dẹp với mức lương 30 đô la một tháng, mức lương hàng đầu ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Tôi không nấu ăn và thường ăn ở các nhà hàng Pháp,
Việt Nam và Trung Quốc của Sài Gòn.
Năm 1964, tôi 30 tuổi và bắt đầu nghĩ đến việc cần ổn định và sinh con như bố mẹ tôi đã làm và rất nhiều những người bạn của tôi cũng đang suy tính vậy. Nina là người thích hợp và tôi yêu cô ấy, nhưng viễn cảnh mất tự do độc thân đang đe doạ tôi. Khi tôi hỏi cưới cô ấy, tôi hoảng sợ với lời cầu hôn mà cô ấy đã được thuyết phục rằng tôi đang nói với cô ấy sự lãng mạn của chúng tôi đã kết thúc và cô ấy sẽ bật khóc tới khi tôi nhắc với cô ấy là tôi muốn nói điều ngược lại.
Chương 7: Kết Hôn
Cuối năm 1964, Chính quyền Johnson chuẩn bị vận động chiến dịch leo thang, đáp lại những cuộc tấn công của Việt Cộng vào các căn cứ Mỹ bằng các đợt tấn công trả đũa không quân đánh phá miền Nam Việt Nam, và đảm bảo hỗ trợ cần thiết đầy đủ nhất với Chính quyền Sài Gòn. Áp lực làm tin tăng lên với chúng tôi.
Mal, Horst và tôi giờ thành một đội. Chúng tôi tự coi nhau như “tổ bộ binh chiến đấu” cùng một chiến trường trong nhiều năm. Chúng tôi biết điểm mạnh và điểm yếu của nhau. Trong khi mọi việc vẫn tiếp diễn, tôi đã kết hôn. Hôn lễ tổ chức ở Hồng Kông để tìm kiếm sự bảo đảm của Chính quyền Anh và tránh những thủ tục rườm rà, phức tạp của Việt Nam. Nhiều người phương Tây nói những điều đặc biệt về người Việt Nam sau khi bị tính gan góc của đất nước và con người nơi đây chinh phục. Tôi là người sau cùng bị sự thông minh sắc sảo và dung nhan sáng ngời của Nina bỏ bùa mê. Tôi biết rằng cố ấy sẽ là người vợ và người mẹ dịu dàng. Gia đình thượng lưu của cô ấy nuôi dưỡng và sẵn sàng bỏ qua những xử sự vụng về của tôi. Trong con mắt họ, tôi bắt đầu hiểu ra li gián chính trị và xã hội ngấm ngầm đang nổi lên trên bề mặt của Việt Nam và sẽ ăn sâu vào gốc rễ.
Nina không may sinh ra trong một đất nước có nhiều thay đổi, trong một gia đình mà vị trí ưu tiên của họ đã bị lãng quên. Khi còn nhỏ, cố ấy sống ở Tuyên Quang, nơi đó cha cô là nhân viên hành chính cho Chính phủ Pháp và mẹ cô là giám sát của bệnh viện phụ sản tỉnh. Khi người Nhật hất cẳng người Pháp, mang lại độc lập cho người Việt Nam, cha của Nina đưa gia đình về thành phố quê hương ông – Vĩnh Yên và làm một chân trong Hội đồng Đại biểu Nhà nước mới. Sự nghiệp chính trị của ông ngắn. Người Pháp giành lại sở hữu thuộc địa cũ của họ vào năm 1946 và chiến tranh nổ ra.
Cha của Nina ủng hộ lực lượng kháng chiến. Hồ Chí Minh lúc đó chưa hoạt động công khai và phong trào giành độc lập chủ yếu dựa vào bên ngoài và hạn chế. Gia đình cô trốn đi từ năm 1947 khi lính lê dương chĩa mũi nhọn cuộc tấn công của người Pháp vào thành phố. Kháng chiến với nhiệm vụ tiêu thổ chống giặc đã buộc họ đốt nhà và tài sản của chính mình. Họ chứng kiến nhà cháy khi chạy trốn qua cánh đồng lúa, mỗi người chỉ mang theo một túi đồ dùng cá nhân.
Cộng sản không tin cha cô ấy vì thân thế lúc sinh thời của ông. Người anh cả của cô ấy bị giết trong chiến tranh. Chị gái đầu tham gia trường Quân y của Cộng sản và gia đình mất thông tin của chị trong nhiều năm.
Mất lòng tin vào phong trào giành độc lập, Nina và chị mình Miriam trốn về Hà Nội đã bị Pháp chiếm giữ, sau đó bố mẹ và anh em sinh đôi cũng về
đó năm 1954. Năm 1955, sau khi đất nước bị chia cắt, họ vào Sài Gòn trong chuyến bay di cư của Mỹ. Người chị gái chọn ở lại và hai người em đã bỏ lỡ cơ hội đi cùng. Trong những năm đầu tiên gia đình họ còn được trao đổi thư từ với những người ở bên kia giới tuyến, nhưng sau đó thậm chí những liên lạc tối thiểu cũng bị cắt giữa hai vùng.
Hai chị em của Nina tới tham dự lễ cưới của chúng tôi ở Hồng Kông. Chúng tôi ở trong căn hộ của Michael Renard nhìn ra Causeway Bay và những người bạn của tôi từ Sydney, Bangkok và John Cantwell là phù rể. Cờ báo hiệu nguy hiểm bay quanh cảng vì cơn bão Tilda trong khu vực. Chúng tôi bắt taxi tới toà Thị chính thành phố. Nghi thức đám cưới rất đơn giản. Người làm thủ tục dẫn chúng tôi tới một cái bàn, bảo chúng tôi ký vào một tờ giấy. Nina nhìn lên tôi, cô ấy thất vọng nói, “Việc này giống như hoàn trả tấm séc”. Nhưng sau đó người làm thủ tục đưa chúng tôi tới một phòng trang trọng và rộng, bảo Nina và tôi ngồi xuống cạnh nhau bên một bàn lớn có nhân chứng ngồi đối diện. Anh ta bảo chúng tôi nhắc lại lời thề và chỉ vào những phần trang trọng của giấy kết hôn, bảo tôi đeo nhẫn cho Nina và chúng tôi được công nhận là vợ chồng. Chúng tôi tổ chức tiệc cưới đêm đó trong phòng Jade sang trọng ở khách sạn Hilton Hồng Kông.
Nina hiểu công việc của tôi. Chúng tôi sẽ sống trong căn hộ nhỏ phía trên văn phòng cạnh căn hộ của vợ chồng Mal Browne và Lê Liễu. Nina nhanh chóng có bầu. Gia đình AP cũng ngày càng phát triển: John Wheeler và Ed White đến với nhiệm vụ dài hạn.
Chủ tịch mới của AP, Wes Gallagher tới thăm Sài Gòn lần đầu tiên vào năm 1964 để gặp đội ngũ phóng viên mặt trận của ông ta và có vài lời khuyên thẳng thừng cho tôi. “Tiếp xúc với các tướng và sĩ quan hàng đầu một cách lịch sự và cậu sẽ làm tốt. Không quan trọng là cậu sẽ viết gì về họ mà là thái độ cá nhân của cậu mà họ sẽ nhớ và đánh giá cậu chứ không phải những câu chuyện của cậu”. Lời khuyên của ông ta có ý tốt nhưng đã lỗi thời từ khi nhân viên kiểm duyệt quân đội chỉ đơn giản cắt bỏ những phần gây tranh cãi của những bài tin.
Một vài ngày sau khi Gallagher tới, ông ta phải đương đầu với tình hình chiến tranh ngày càng xấu đi và những mâu thuẫn của nó. Điều đó thử thách sức chịu đựng của ông ta. Horst Faas bước vào văn phòng sau bốn ngày ở chiến trường với một vài cuộn phim khủng khiếp nhất kể từ khi Mal Browne chụp nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu một năm trước đó.
Fass nói theo cách của mình về một cuộc hành quân bộ binh thiết xa vận của Sư đoàn Bộ binh 7 Cộng hoà ở cánh đồng sậy, vùng đầm lầy khủng khiếp nhất năm đó. Nhưng mùa này là mùa khô nên bùn đóng lại thuận lợi cho những cuộc hành quân nhanh. Mục tiêu là vùng các thôn hoang sơ,
những ngôi làng mái tranh và những hàng cây khô héo nằm trên biên giới với Cămpuchia ở phía bắc Đồng bằng sông Cửu Long. Chính quyền Sài Gòn chưa bao giờ áp đặt kiểm soát lâu dài trong khu vực này và thường do phía Cộng sản chiếm giữ. Chính vì vậy, đây là trò chơi công bằng cho những nhà chiến lược quân sự. Horst đi cùng một xe bọc thép, trong hai ngày không có sự kiện diễn ra nhưng đến ngày thứ ba đội quân gặp phải cuộc tấn công du kích của Việt Cộng. Họ bắn phá từ các bụi cây phía dưới và sau đó rút qua một làng về phía biên giới. Một cố vấn quân sự Mỹ ngồi cùng xe với Horst gọi máy bay cứu viện tấn công để chặn những kẻ trốn chạy, và trong vòng vài phút, bom nổ và bom napan dội xuống những ngôi nhà. Dòng xe bọc thép tiến về phái trước trong khi trực thăng rú vang lần theo dấu Việt Cộng qua làn khói và những ngôi nhà bốc cháy.
Horst ở lại phía sau. Đây là lần đầu tiên anh ta ở lại trong làng ngay sau vụ tấn công không quân. Anh ta sốc với sự tàn sát ngay trước mắt mình. Tối đó, khi bước vào văn phòng anh ta nói với tôi đó là lần tồi tệ nhất mà anh ta đã chứng kiến trong ba cuộc chiến tranh. Khi những tấm ảnh in ra, tôi hiểu anh ta muốn nói. Trong một bức ảnh, một người nông dân ôm chặt đứa con hai tuổi của mình trong tay. Quần áo của đứa trẻ bị cháy bởi bom napan và những mảng thịt cháy xém từng mảng. Trong một bức ảnh khác, một người nông dân ôm cơ thể đứa con bị thương đưa lên cho những người lính liếc nhìn vô cảm từ phía trên chiếc xe bọc thép.
Sau đó Gallagher bước vào sau cuộc phỏng vấn với Đại sứ Lodge. Gallagher nói rằng các biên tập viên ảnh ở Mỹ muốn biết làm sao những điều như vậy có thể xảy ra khi quân nhân Mỹ đã nhúng tay vào. Ông ta nói tình tiết cần cân bằng để tránh sự phẫn nộ của các nhân viên Chính phủ ở Washington đang nghi ngờ chúng tôi thiên vị. Điều đó có nghĩa chúng tôi phải chỉ ra Việt Cộng cũng chịu trách nhiệm cho những hành động tương tự như vậy.
Theo yêu cầu của ông ta, tôi viết một bài về những bức ảnh chỉ ra cả hai bên đang xây dựng kho vũ khí đạn dược và chiến tranh đã bước vào tiến trình mới khốc liệt. Tôi trích lời một quan sát viên: “Lòng căm thù lớn dần lên ở hai phía. Nhiều kế hoạch được lập ra hơn” và tôi muốn nói rằng những người dân ở trong tình trạng nguy hiểm hơn bởi Chính phủ sử dụng lực lượng dội bom napan. “Vấn đề khó xử về đạo đức chúng ta đối mặt ở đây cũng giống như những gì chúng ta đối mặt ở Triều Tiên hay bất kỳ cuộc chiến tranh nào chúng ta tham gia”, tôi trích lời cố vấn Mỹ, người đã nói chuyện với Horst ở chiến trường. “Chúng tôi không muốn nhìn thấy người dân bị giết và họ bị giết vì đó là hậu quả tồi tệ của chiến tranh”.
Vào tháng 1, vài trăm Việt Cộng đã vào huyện Bến Cầu ở Tây Ninh. Tỉnh
trưởng yêu cầu hàng rào pháo binh san bằng ngôi làng giết rất nhiều kẻ thù nhưng cũng liên quan tới nhiều người dân vô tội. Tôi chỉ ra vụ giết Việt Cộng bốn ngày trước đó ở tiền đồn Nhi Bình cách Sài Gòn hai mươi dặm về phía Nam, nơi những người có liên quan đến lính miền Nam Việt Nam – phụ nữ và trẻ con bị đâm chết bằng lưỡi lê. Tôi lưu ý vụ đốt cháy làng Cao Đại ở Phú Mỹ vào tháng 9 bởi vì người dân từ chối công nhận Chính phủ và vụ chém đầu nông dân ở tỉnh Kiến Hoà vì từ chối đóng thuế Việt Cộng.
Gallagher hài lòng với danh mục những tàn khốc chiến trường mà chúng tôi đề cập từ viễn cảnh tới nỗi sợ hãi. Cả hai bên đều tàn khốc. Nếu sự thật là một bức tranh đáng giá hàng nghìn lời nói thì tôi nghĩ tôi nghi ngờ những giải thích cặn kẽ của chúng tôi làm giảm bớt những ảnh hưởng từ những bức ảnh của Horst.
Bấy giờ cuộc chiến được những tay nhiếp ảnh tự do khám phá. Những người mạo hiểm cả cuộc sống của mình để đổi lấy những bức ảnh 15 đô la mà Horst trả cho họ. Đôi khi từ ngữ không thể chuyển tải bằng những bức ảnh. Mal Browne chớp được một bức ảnh một lính Việt Nam đang cố gắng xiết cổ một nông dân bị thương khi buộc cổ anh ta vào cột. Một cộng tác viên mang về bức ảnh một tù nhân Việt Cộng bị kéo tới chết bằng sợi dây buộc phía sau chiếc xe bọc thép đi chệch choạng trên đầm lầy. Một cộng tác viên khác bán cho chúng tôi bức ảnh một lính hải quân Cộng Hoà mang ba chiếc đầu du kích Việt Cộng đầy máu.
Tháng 10-1964, phóng viên ảnh tự do Jim Pickerell đi cùng tiểu đoàn biệt kích Cộng hoà tới gần biên giới Cămpuchia để bắt ba người dân bị tình nghi liên quan đến vụ mai phục tuần trước. Người tù bị trói sau lưng, lính dùng hình thức tra tấn bằng nước để bắt họ khai, bắt họ quỳ xuống rồi dội nước vào giẻ đắp lên mặt họ. Hậu quả giống như chết đuối vậy, và gây ra cái chết bị sặc nước. Jim chụp đủ các loại ảnh về chủ đề man rợ: một trong những người tù bị dúi đầu xuống một bình nước to trong vài phút trước khi được kéo ra khi gần chết đuối.
Mal dường như muốn truyền tải sự man rợ này, viết một bài bình: “Khủng bố và chống khủng bố là chủ đề thường xuyên của lịch sử quân sự và chính trị Việt Nam trong nhiều thế kỷ và nó đang tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong cuộc chiến tranh khốc liệt ngày càng đẫm máu nơi đây”. Anh ta miêu tả tra tấn và kết luận những nạn nhân còn sống được là may mắn: “Cơ hội sống sót trong các cuộc thẩm vấn chiến trường là rất hiếm hoi. Những cái chết của tù nhân dưới bánh xe bọc thép, chém đầu hoặc bị chảy máu tới chết hay tay bị chặt hoặc một viên đạn xuyên qua đầu. Tất cả đều là một phần của chiến tranh ở miền Nam Việt Nam”.
Lúc đó một người nhận xét rằng Hiệp Định Giơnevơ chưa bao giờ được