🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Truyện Trinh Thử Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Tên sách : TRUYỆN TRINH THỬ Tác giả : TRẦN TRIỀU XỬ-SĨ HỒ HUYỀN QUI ƯU-THIÊN BÙI KỶ HIỆU-ĐÍNH Nhà xuất bản : TÂN VIỆT Năm xuất bản : 1956 ------------------------ Nguồn sách : tusachtiengviet.com Đánh máy : Linh2017 Kiểm tra chính tả : Nguyễn Phương Trinh, Thư Võ Biên tập chữ Hán – Nôm : Linh2017 Biên tập ebook : Thư Võ Ngày hoàn thành : 14/09/2018 https://thuviensach.vn Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE 4U.ORG Cảm ơn tác giả TRẦN TRIỀU XỬ-SĨ HỒ HUYỀN QUI, ƯU-THIÊN BÙI KỶ và nhà xuất bản TÂN VIỆT đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá. https://thuviensach.vn MỤC LỤC HIỆU-ĐÍNH CÁC TRUYỆN NÔM CỔ KHẢO-LUẬN TRUYỆN TRINH THỬ 1. Sự-tích trong truyện 2. Tiểu-sử của tác-giả 3. Cách kết-cấu ở trong truyện 4. Văn-pháp và tâm-lý trong truyện TRUYỆN TRINH THỬ https://thuviensach.vn CỔ VĂN VIỆT NAM TRẦN TRIỀU XỬ-SĨ HỒ HUYỀN QUI TRUYỆN TRINH THỬ ƯU-THIÊN BÙI KỶ HIỆU-ĐÍNH IN LẦN THỨ BA sửa-chữa cẩn-thận SÁCH GIÁO-KHOA TÂN VIỆT 1956 https://thuviensach.vn HIỆU-ĐÍNH CÁC TRUYỆN NÔM CỔ Các truyện nôm của ta kể ra cũng khá nhiều, nhưng nhiều truyện nhất là những truyện cũ, cũng có người không biết, không để ý đến, cũng có người xem truyện KIỀU rồi cho hết thảy các truyện cũ là quê-mùa, không đáng xem, coi thường, không buồn đọc nữa, bởi vậy những truyện ấy hầu như là bỏ rơi vậy. Chúng tôi xét ra có nhiều truyện cổ không phải là không có giá-trị, văn không phải toàn một vẻ chất-phác như người ta tưởng lầm ; nhiều câu, nhiều đoạn văn rất hay, ý rất sâu-xa, nếu bỏ mất đi thì bao nhiêu những áng văn-chương cổ một ngày một tiêu-diệt mất, thì thật đáng tiếc. Bởi vậy chúng tôi muốn bảo-tồn lấy những di-sản quí-hoá của tổ-tiên để lại, và sưu-tầm những bản truyện hoặc in, hoặc chép bằng chữ nôm, lấy bản cũ nhất làm chuẩn-đích, đem đối-chiếu với các bản khác, so-sánh từng chữ, từng câu, đính-chính lại rồi chú-thích rành-mạch, để khỏi sai-lầm. Khi đã hiệu-đính, chú-thích xong, đem ra cùng nhau thảo-luận đính-chính rồi mới ấn-định xuất-bản. Hiện-thời chúng tôi đã đính-chính xong bốn truyện NGỤ-NGÔN là : TRUYỆN TRÊ CÓC, TRUYỆN TRINH THỬ, TRUYỆN LỤC SÚC TRANH CÔNG và TRUYỆN HOA ĐIỂU TRANH NĂNG. Những truyện này do ông Phó-bảng Bùi-Kỷ hiệu-đính và chú-giải, và đem in thành từng tập riêng ; như thế các nhà học quốc-văn sau này sẽ có đủ tài-liệu để tra-khảo. Lệ-thần Trần trọng Kim https://thuviensach.vn KHẢO-LUẬN TRUYỆN TRINH THỬ 1. Sự-tích trong truyện Con chuột bạch, góa chồng, nuôi một đàn con thơ, ở nhà ông Hồ Huyền-Qui là một ẩn-sĩ về cuối đời Trần, một hôm vì đi kiếm mồi bị chó đuổi, chạy vào một cái hang ở góc vườn nhà bên láng-giềng ; nhà ấy là nhà thủ-tướng Hồ Quí-Ly. Trong hang này, vốn có một đôi chuột, hôm ấy chuột cái đi vắng, chuột đực một mình ở nhà, chợt thấy chuột bạch chạy vào, hỏi rõ căn-do, bèn cố quyến-dỗ cho kỳ được. Nào là kể những cảnh vất-vả mẹ góa con côi, nào là tả những nỗi lạnh-lùng chăn đơn gối chiếc, nào là tán dương sự phú-quí vinh-hoa của nhà thủ-tướng, nào là cười-diễu sự bần-hàn cùng-quẫn của kẻ thư-sinh, sau cùng lại mạt-sát những người trọng luân-lý, chuộng tiết-nghĩa ở trên đời, đều là những người chỉ biết chuộng hư danh mà không bổ-ích cho sự thực chút nào. Song, chuột bạch khăng-khăng cự tuyệt, hễ chuột đực viện ra một lý, thì chuột bạch lại dẫn được một lý khác để bác đi. Khi giải-nghĩa thế nào là luân-lý, khi lập-luận thế nào là tiết nghĩa, khi chê cuộc phú-quí là áng phù-vân, khi khen thanh-cao là nền chính-khí, khi công-kích bọn triêu Tần mộ Sở là tuồng hèn-hạ đáng khinh ; sau cùng lại nói nếu bị áp-bách quá, thì quyết theo nghĩa « sát thân thành nhân » để bảo toàn lấy hai chữ trinh-tiết. Chuột đực thấy chuột bạch lời-lẽ nghiêm-chính và khảng-khái, đành phải kiếm lời từ tạ, để cho chuột bạch bằng lòng. Đang khi ấy chuột cái chợt ở đâu về, thấy chuột đực đang nói chuyện với chuột bạch, ngờ rằng hai bên có tình-ý gì, tỏ vẻ bất bình lắm. Chuột bạch bèn thuật lại đầu-đuôi, vì sự tị-nạn, bất-đắc-dĩ mà không tránh khỏi được nỗi hiềm-nghi, lời-lẽ ôn-tồn uyển-chuyển, trước là để biện-bạch tâm-sự của mình, sau là muốn gỡ cho chuột đực, để giữ sự êm-thấm trong chỗ láng-giềng, rồi từ-biệt thung-dung trở về. Nhưng sau đó, chuột cái không tin lời chuột bạch là thật, không những ray-rức chuột đực, kể-lể con cà con kê, lại còn đến tận nhà của chuột bạch để rêu-rao tiếng nọ tiếng kia. Đang khi ấy, một con mèo thình-lình ở đâu nhảy đến, chuột cái hoảng-hốt chạy ngã xuống ao. Hồ tiên-sinh trông thấy lấy làm ái-ngại, bèn đuổi mèo đi, https://thuviensach.vn vớt chuột cái lên, lấy lẽ phải chăng, giảng-giải đạo cư-xử ở trong gia-đình cho chuột cái nghe, và kể rõ đầu-đuôi cho chuột cái biết chuột bạch vốn một niềm chính-đính. Vì Hồ-sinh là người hiểu-biết tiếng các loài-vật, cũng như Công Dã-Tràng đời xưa, đã từng vì tính hiếu-kỳ, đứng nghe ở cửa hang chuột đực, từ đầu đến cuối, cho nên biết rõ hết cả. Xong rồi, Hồ tiên-sinh về thư-phòng chép ra truyện này, đặt tên là Trinh thử nghĩa là con chuột trinh tiết. 2. Tiểu-sử của tác-giả Các bản in cũ, ngoài bìa quyển truyện Trinh thử đều đề là « Trần triều xử-sĩ Hồ Huyền-Qui tiên-sinh soạn », nay xét trong nhân-vật sử đời Trần, không thấy chỗ nào nói đến truyện Hồ tiên-sinh. Trong các mục Kinh-tịch chí, Văn-tịch chí của ông Lê Quí-Đôn và Phan Huy-Chú không thấy kê tên truyện Trinh thử và cũng không nói gì đến ông Hồ Huyền-Qui. Tác-giả truyện Trinh thử dùng được nhiều tiếng phương-ngôn ngạn ngữ của nước nhà, và ông Hồ Huyền-Qui tất là một bậc ẩn-dật rất có đức vọng ở thời bấy giờ, mà bình nhật Hồ Quý-Ly vẫn phải tôn-sùng kính-trọng như hàng tôn-trưởng, cho nên trong cuốn truyện Trinh thử, ông Hồ Huyền Qui mới dám công-nhiên mượn câu văn để ngụ ý trào-phúng. Thiết-tưởng đó là những lời ức-đoán, song cũng có phần đúng. Nay xem ở trong truyện có những câu sau này : Ngụ miền Lộc-đổng cảnh thanh, Có Hồ-sinh vốn hiển danh đương thì. Chẳng màng đuổi thỏ săn hươu, Rồng còn uốn khúc ở ao đợi thì. thì biết tác-giả không phải là một người lão-phụ tầm-thường vậy. Tiếc rằng sách-vở đời Trần, trải qua cuộc binh-hỏa giặc Minh, tàn-phá gần hết, đến nay sưu-tầm rất khó, mong rằng các nhà lưu tâm đến văn-sử của nước nhà ra công thu-thập lấy nhiều tài-liệu để bổ-chính thêm vào. https://thuviensach.vn 3. Cách kết-cấu ở trong truyện Cuốn truyện có thể chia làm ba đoạn : - Đoạn thứ nhất : Chuột đực và chuột bạch thuyết-lý với nhau, chuột đực dỗ chuột bạch mười một lần, chuột bạch bác lại mười một lần. - Đoạn thứ nhì : Chuột cái về nhà sinh sự với chuột đực và chuột bạch, rồi bị mèo đuổi, lại được Hồ tiên-sinh vớt lên và vâng nghe những lời dẫn dụ. - Đoạn thứ ba : là đoạn kết-luận, cho thói gian-tà là đáng chê, lòng chính-trực là đáng kính, và ngụ ý khuyên đời. Cả cuốn đặt theo lối lục-bát, cộng là 848 câu. 4. Văn-pháp và tâm-lý trong truyện a) Về cách đặt câu, ta nhận thấy chữ thứ nhì câu lục có mấy chỗ dùng tiếng trắc, như câu : Chàng nghĩ đàn đã êm tai, Tin nhạn, thư cá, gửi đi. Lối này về sau các nhà văn cho là khổ-độc, ít khi đặt câu như thế, trừ phi khi nào câu lục đặt theo lối tiểu-đối, nghĩa là ba tiếng trước đối với ba tiếng sau, và ở giữa câu lục có thể chấm ngắt ra làm đôi được (chấm đậu) như câu « Trên gác phượng, dưới sân rồng » hay là câu « Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh », thì chữ thứ nhì câu lục mới có thể dùng chữ trắc, đó là một chỗ khác nhau về cách đặt câu ở từng thời-đại một, tuy là thuộc về mặt hình thức, song cũng có thể giúp cho nhà khảo-cứu về văn-sử được một vài phần. b) Về cách dùng chữ, ta nhận thấy trong truyện có nhiều tiếng cổ, như tiếng « khứng » tiếng « tách » tiếng « chưng » tiếng « thửa », đến bây giờ ít dùng, và có người lại cho là tiếng nôm-na quá, đó cũng là những tài-liệu rất cần về cổ-học cho những bạn ham đọc quốc-văn, mà thứ nhất là quốc-văn cũ. Trong truyện cũng có dùng chữ Hán, nhưng dùng toàn chữ thông thường, bởi thế ta có thể nhận rằng kho quốc-âm ta sở-dĩ được phong-phú https://thuviensach.vn như ngày nay, tất là đã phải chứa góp bao nhiêu thời-kỳ, lúc đầu còn dùng những chữ phổ-thông, rồi dần dần dùng đến những chữ khó, trình-độ tiến hoá ở trong quốc-văn đã qua được một bậc, thì lại bước lên một bậc ; như cuốn truyện Trinh thử này, mới là những bước đầu dùng chữ Hán ở trong quốc-văn vậy. c) Về cách viết văn thì thật là giản-dị và minh-bạch, chất-phác và hồn hậu, tả cảnh một cách tự-nhiên, tả tình một cách lâm-ly thống-thiết. Như đoạn tả thầy đồ nghèo : Khó-khăn nhà xác như vờ, Nước sông, gạo chợ, củi mua củi đồng. Thịt chẳng có, cá thì không, Chốn nằm chẳng có màn-mùng che thân. Gà về bới nát cỏ sân, Mèo buồn lại chạy kiếm ăn cõi ngoài. Chó nằm hè gậm vỏ khoai, Lợn ngồi dũi đất ngậm hơi gầy-gò. Lại như đoạn tả người góa-bụa : Rắp toan nát ngọc chìm châu, Lầu cao chẳng quản, giếng sâu chẳng từ. Bận vì một lũ con thơ, Mong khi cả lớn bấy giờ sẽ hay. Ví đeo tính nước lòng mây, Thì chi chim Việt đỗ rày cành nam. Mấy thu nước mắt chan cơm, Lưng canh, đĩa muối, quải đơm thường lề. Còn về cách trào-phúng thì thật là êm-dịu mà cay-chua, mát-mẻ mà đau-xót ; xem như chỗ chuột đực so-sánh loài vật với loài người : Thử coi lấy đấy mà suy, Người thiêng hơn vật nào nghì ở đâu. Người thời đắc thế-gian giàu, https://thuviensach.vn Còn cầu thích chí còn cầu hư danh. Huống chi vật mọn quần-sinh, Giữ sao cho trọn tiết-trinh mà bì. Xưa nay chỉ người khen-chê người, đây lại bởi miệng con chuột nói ra, thật là một kỳ-tứ của văn-gia. Không những thế, từ-lý lại rất là sung-thiệm, như chỗ chuột đực kể cả một đoạn tình-sử để dỗ chuột bạch, kể từ Lã-hậu, Hồ-phi, Điêu Thuyền, Vũ Tắc-thiên, Trác Văn-Quân, cho đến truyện Lưu Nguyễn, Bạch Viên, muốn cho ta là dù phàm-trần, dù thần-tiên, cũng đều vướng-víu bận-bịu ở trong tình-trường. Rồi lại cực-lực bài-xích cả đến bài văn luận thử, cho những phường bạch-diện thư-sinh toàn là nói lém. Có thể cho là một tay hùng-biện. Lại như chỗ chuột bạch bác lại kể từ lúc mới đặt lễ lệ-bì, cho đến lúc có giáo-hoá, có chính-trị, thế nào là nghĩa tạo-đoan, thế nào là nền phong-hóa, lại mạt-sát đến cả những bọn tham danh vụ lợi, biến tiết khuất thân, thật là từ trực, lý trang, có thể dùng làm bài học luân-lý ở đời được. Chỗ đặc-sắc nhất ở trong truyện này là dùng được nhiều câu phương ngôn và tục ngữ, như những câu : Kình-nghê vui thú kình-nghê, Tép-tôm thì lại vui bề tép-tôm. Thà ăn cáy ngáy o o, Còn hơn ngay-ngáy ăn bò làm chi. Không những tức cảnh sinh tình, vừa thiết-thực, vừa có nhiều thanh thú, mà lại chọn được những câu toàn có tên con giống để làm cho câu văn màu-mẽ thêm lên. d) Xem suốt cả cuốn văn này, ta nhận thấy tác-giả muốn mượn truyện con chuột đực và con chuột bạch để vạch rõ hai con đường đời, là đường tà và đường chính. Hai con đường này không bao giờ hợp làm một được, nhưng vẫn có lối thông sang với nhau. Những người đi trên hai con đường này có lúc bên nọ đông hơn bên kia, cũng có người trọn đời theo một con đường, cũng có người đang ở con đường này đi sang con đường nọ. Vì thế https://thuviensach.vn mà cõi đời lúc nào cũng có người tà, người chính, lúc nào cũng có người đang chính hóa ra tà, đang tà hóa ra chính. Song xét cho kỹ, tà và chính bởi đâu mà sinh ra. Tà và chính chẳng qua là hai cái danh-hiệu tương-đối. Nếu hẳn là không có tà, thì chính cũng không cần phải gọi tên lên nữa. Vì những nỗi thiên-tư của nhân-dục người ta mới phạm vào đường tà ; kỳ thực, người ta bẩm-sinh ra có phải ai cũng là bất chính đâu. Dù ít hay nhiều, người ta ai cũng có lương-tâm, tức là cái mầm, cái rễ của điều thiện, mà thiện tức là chính vậy. Vì thế cổ-nhân mới lấy bốn chữ « tu ố » và « trắc ẩn », để xét về tâm-tính người. Ai cũng có lòng tu ố và trắc ẩn, tất là ai cũng có lòng lành ; giữ được lòng ấy mà khoáng-sung mãi ra thì trở nên hiền-nhân quân-tử, còn những kẻ gian-ác tiểu-nhân, bẩm-nhiên vẫn có lòng lành, chỉ vì bị vật-dục chướng-tế mà đến nỗi lạc lối lầm đường. Tà và chính không phải chỉ quan hệ về tư-cách cá-nhân, mà lại có thể làm hại hay làm lợi cho loài người rất to, vì xưa nay trăm điều tội-ác làm nhiễu-loạn, trong từ gia-đình, ngoài đến tộc-đảng, hương-ấp, quận-quốc rồi cả đến thế-giới đều bởi một chữ tà cả. Vả chăng đời nào chính thịnh tất là đời thịnh, đời nào chính suy tất là đời suy, bởi thế ai có con mắt nhận rõ về cái hiểm-tượng của loài người, hoặc về hiện-tại, hoặc về tương-lai, đều phải lấy hai điều « phù chính ức tà » là hai vấn-đề rất quan-trọng. Tác-giả sinh ở cuối thời Trần, vào hồi khí-diễm họ Hồ đang mạnh, mà cả triều đều a-phụ một hùa, nhận thấy thói đời xu viêm phụ nhiệt thái quá, có khi cả những người có học-thức cũng không biết lễ nghĩa liêm-sỉ là gì, mới động lòng trung-phẫn mà viết ra truyện này, nói con chuột đực, tức là ám-chỉ những đảng Quý-Ly, nói con chuột bạch tức ám-chỉ những bậc trung-thần lúc bấy giờ. Song than ôi ! ở đời người chính vẫn còn, và kẻ tà không bao giờ hết ; hết bọn Hồ Quý-Ly này đến bọn Quý-Ly khác, cuốn truyện Trinh thử này có phải chỉ vì đời Trần mới xuất-hiện ra đời đâu ? Ta có thể nhân ở đoạn kết-luận có những câu sau này : Nào ngờ vi-vật chính-chuyên, Rằng chê, mà cũng đáng khen lệ gì. Cũng hay trinh-tiếc giữ nghì, https://thuviensach.vn Vật còn dường ấy huống chi là người. Ai hay đen-bạc biến rời, Dẫu người chẳng biết nhưng trời đã hay. Những người mặt dạn mày dày, So xem ắt cũng chẳng tày muông kia. Nếu ngẫm-nghĩ cho kỹ, thì ta nên liệt cuốn văn này vào tập văn ngụ ngôn, và nên công-nhận cuốn văn này rất có giá-trị về văn-chương và về luân-lý vậy. Sau khi đọc đi đọc lại nhiều lần, tôi xin lạm đề vào cuốn truyện Trinh thử mấy câu để giải thêm cái thâm-ý của tác-giả : Khen thay chuột bạch chính-chuyên, Ngán thay đen-trắng đảo-điên trò đời, Gặp cơn dâu bể đổi dời, Đã thiêng hơn vật là người tính sao ? Ngẫm xem đất thấp trời cao, Thế nào là trọc, thế nào là thanh ? Quyển vàng dỡ trước đèn xanh, Lưu phương, lưu xú rành rành còn ghi. Thế mới biết : Thói tà-phong tan chóng, Mùi chính-khí thơm lâu, Người mẫn thế động lòng đau-xót, Văn ngụ-ngôn giãi ý cao sâu. Trách ai hắc-bạch thay lòng, vì nấm lợi mồ danh mà lẩn-quất ; Để khách thanh-cao ngứa mắt, nghĩ tình đời, thói tục lại âu-sầu. Ngán thay chiếc mặt phong-trần, sóng vùi-dập cũng thừa một kiếp ; Khéo bỡn-cợt cái mồm nguyệt-đán, lời mỉa-mai để lại ngàn thâu. BÙI ƯU-THIÊN https://thuviensach.vn TRUYỆN TRINH THỬ Vừa năm Long-khánh đời Trần, 1 Muôn phương triều-cống mười phân thái-bình. Ngụ miền Lộc-đỗng cảnh thanh, 2 Là Hồ-sinh vốn thiện-danh đang thì. 3 Nhiều bề cách vật trí tri, 4 Tiếng muông chim lại hay suy nên lời. Kinh-thành nhân thủa ra chơi, Lý Lê thủ-tướng gần nơi ngụ nhà. 5 Canh ba thánh-thót đồng-hồ, Lạ nhà chưa ngủ hồ-đồ xiết bao. 6 Bỗng nghe bên cội bích-đào, Tiếng con muông sủa bào hao dậy-dàng. 7 Chẳng là chuột bạch bên tường, Cong đuôi mà chạy vội-vàng hãi kinh. Cửa hang sẵn ở góc thành, Chạy ngang vào đó ẩn mình một khi. Mất mồi muông lại chạy đi, Trong hang dường tiếng nam-nhi hỏi rằng : 8 « Uẩy ai quen-thuộc chưa tường ! Đêm khuya đường-đột vì chưng cớ nào ? » Hồ-sinh thấy sự lạ sao, Đến bên tường, ghé mắt vào dòm chơi. Thấy con chuột đực nằm dài, Lời ăn tiếng nói như người chưa khôn. Đương khi nói ngọt, nói ngon, Bây giờ chuột bạch còn run như cầy. 9 Một giây tỉnh lại mới hay : 10 Vì chưng lỡ bước biết đây chốn nào. Tới lui không biết làm sao, https://thuviensach.vn Khác nào như thể cáy vào hang cua. 11 Dám bày nông-nỗi trình thưa, Rằng : « Tôi nhà cũng quanh-co miền này. Quá chưn lạc lối tới đây, Chẳng may bỗng gặp muông-cầy bất nhân. Phúc sao mà cũng mau chân, Chạy vào lại được gửi thân chốn này. Rộng cho nương-náu ở đây, Được qua nạn ấy ơn dày dám vong ». Lời ăn tiếng nói thong-dong, Chàng nghe cũng động tấm lòng nước mây. Rằng : « Sao cả quyết tới đây, Nào chồng con ở đâu, nay làm gì ? Một mình khuya-khoắt ra đi, Dường như giống vạc, cớ gì ăn đêm ? 12 Hay là nhắn cá, gửi chim, 13 Đêm xuân đón gió đi tìm mùi hương ? Rằng ta rộng-rãi lòng thương, 14 Phỏng như gặp kẻ phũ-phàng thì sao ? » Nàng nghe chàng nói thấp cao, Nỗi mình mới kể tiêu-hao xa gần : « Thiếp nay ở mái đông-lân, Vì cơ thương-cẩu lang-quân tếch ngàn. 15 Mối lòng khôn xiết thở-than, Thương chồng lại xót một đàn con thơ. Rồng-rồng theo nạ sớm trưa, 16 Của đâu cho được dư thừa miếng ăn. Pha-phôi chẳng quản nhọc-nhằn, Chân le chân vịt nào phân đêm ngày. 17 Nghe quan thủ-tướng bên này, Cửa-nhà tráng-lệ, của dày bằng non. Muốn ăn hét, phải đào giun, 18 https://thuviensach.vn Pha bờ xông bụi nào còn biết e. Đêm hôm cũng dấn mình đi, Sang đây kiếm ít đem về làm lưng. 19 Ai ngờ gặp đứa gió trăng, 20 Cho nên khuất nẻo lạc chừng khốn thay ! » Chàng nghe nông-nỗi giãi-bày, Quyết lòng cầm-sắt một hai dỗ-dành. Rằng : « Nàng giải hết chân tình, Thương thay phận gái một mình long-đong. Đã hay trong đạo vợ chồng, Nghĩa sâu tình nặng há lòng chẳng thương. Kinh quyền đôi lẽ là thường, 21 Được nơi tựa ngọc nương vàng thời thôi. Chẳng lo mẹ góa con côi, Sớm khuya loan-phượng no đôi dường nào. 22 Chẳng lo liễu cợt hoa chào, Bướm gìn ong giữ làm sao cho tuyền. Vả nàng là gái thuyền-quyên, Phỏng khi gặp kẻ vô duyên khôn dè. 23 Ví mà dốc tấm lòng quì, 24 Giữ sao cho được trọn bề hướng dương », 25 Nàng nghe ăn-nói sỗ sàng, Muôn sầu tầm-tã, hai hàng chứa-chan. Cúi đầu thưa nói khoan-khoan : « Thiếp như phận liễu gặp cơn gió đoài. 26 Đã thương mới dám ngỏ lời, Nhớ trong thanh-sử hôm mai ghi lòng. 27 Chữ rằng : tòng nhất nhi chung, 28 Gái hiền thờ chỉ một chồng chẳng hai. Cương-thường đạo cả há chơi, Một niềm hằng giữ, mấy lời đinh-ninh. Vả nay bóng đã xế mành, https://thuviensach.vn Dám đâu còn lại gieo mình nữa nao. Mặc ai ong-bướm xôn-xao, Mười phần cũng chẳng chuyển-dao một phần. 29 Hạ qua dám ước lại xuân, Dễ hầu gà luộc mấy lần nữa sao ? 30 Phận đành cho ả họ Tào, 31 Mong sân hòe được thanh-cao là mừng. 32 Bây giờ sẩy bước lỡ chừng, Tôi đây đã đội ơn chưng lòng chàng. 33 Đoái thương thân-phận lỡ-làng, Dạy đường phương-tiện lòng càng cám ơn. 34 Tóc tơ giải hết nguồn cơn, Quyết liều chịu tốt thờn-bơn một bề. 35 Vu qui núi chỉ non thề, 36 Tấc lòng đá tạc vàng ghi dám rời. Ở đời kiên-ngạnh với đời, 37 Kẻo e oanh-yến những lời khen-chê ! Chàng rằng : « Nàng vẫn chấp-mê, Chẳng hay lo trước ắt thì lụy sau. Hãy suy cho thấu cơ-mầu, Trong khi tụy-hoán dễ hầu một ai. 38 Chữ rằng : xuân bất tái lai, Một ngày là mấy sớm mai hỡi nàng ! Tới lui đôi lẽ cho tường, Tính bề xử biến hơn đường kiên trinh. Kết làm phu-phụ chi tình, Chẳng lo thuyền bách lênh-đênh giữa nguồn. 39 Lòng xuân tưởng đến cũng buồn, Chẳng nghe câu ví phương-ngôn thường lề : Chơi xuân kẻo hết xuân đi, Cái già sồng-sộc nó thì theo sau. https://thuviensach.vn Ngựa qua cửa sổ bao lâu, 40 Kiếp toan kiếm chốn bán sầu mua vui. Hoa tàn nhị rữa thì thôi, Bấy giờ ai kẻ còn lời tóc-tơ. Một mình giữ đống con thơ, Dễ ai lo-lắng sớm trưa với nàng. Có khi biến, có khi thường, Suy điều cùng chiếu cùng giường vầy vui. Song song như đũa có đôi, Ấm-no cùng thỏa, ngọt bùi cùng ăn. Bằng khi vò-võ nửa chăn, Canh khuya trằn-trọc băn-khoăn vui gì ? Được chăng một tiếng tiết-nghì, Bắc đồng cân thử xem bề nào hơn. Xưa nay mấy kẻ hồng-nhan, Gan vàng dạ ngọc cơ-hàn được đâu. 41 Như người phú-các thư-lâu, 42 Lòng son dạ sắt mình đâu dám bì ! » Nàng rằng : « Phận gái vụng-về, Đắn-đo chút cũng thấu bề phải chăng. Vợ chồng đạo cả lẽ hằng, Tạo đoan lẽ ấy há rằng phải chơi. 43 Kể từ thủa mới thiên khai, Nằm hang ở nội chưa ai biết gì. Cũng còn có lễ lệ-bì, 44 Chê loài cẩu hợp răn bề dâm-bôn. 45 Phu-thê phong-hóa chi nguyên, 46 Sự vong như thể sự tồn kẻo quê. 47 Trời đâu phụ kẻ tiết-nghì, Lân-kinh, mao-giản tạc ghi còn truyền. 48 Đời xưa mấy gái tiết-hiền. 49 Chẳng nên giống nọ, thì nên giống này. https://thuviensach.vn Mấy người tính nước, lòng mây, 50 Sớm đưa gã Lý, tối vầy chàng Trương. 51 Sử xanh còn chép rõ-ràng, Lòng này đâu dám ra tuồng như xưa. Kẻ chồng còn đó trơ trơ, Cùng người khác đã đợi-chờ tình chung. Kẻ thời mới khuất mặt chồng, Chưa xanh ngọn cỏ, cải dong, biến nghì. Những loài ấy kể làm chi, Rành-rành bia miệng còn ghi đến rày ». 52 Chàng nghe lại nói lời này : « Nàng tuy biết một chưa hay biết mười. Đã là tai mắt ở đời, Cứ mình chớ bắt-chước người vụ danh. Ở trong thế-sự vẩn thanh, 53 Hễ mà miễn được ích mình thời thôi. Ví dù bắt-chước như ai, Nói màu trinh-tiết, ở loài bôn-ba. Hán thời Lã-hậu ai qua, Sớm khuya cửa tía, vào ra nhà vàng. Từ khi khuất mặt Hán-hoàng, Mà lòng tư túi với chàng Tự Cơ. 54 Ả Hồ-dương nọ chẳng vừa, 55 Cớ gì mà lại toan thờ Tống-công. 56 Kìa như Vũ-hậu cũng nồng, Mày ngài được sánh bệ rồng mấy phen. 57 Vua Đường thoắt mới xe tiên, 58 Rủ rèm trong đã có nguyền riêng tây. Họ Trương đôi gã đẹp thay, 59 Hứa Tam-tư lại chuyền tay mận đào. Điêu Thuyền há chính-chuyên nào, 60 https://thuviensach.vn Khi ra Lã Bố, khi vào Đổng-công. 61 Gặp ai thời nấy là chồng, Cõi đời đâu đấy đều cùng cười chê. Thử coi lấy đấy mà suy, Người thiêng hơn vật nào nghì ở đâu ? Người thời đắc thế sang-giàu, Còn cầu thích ý, còn cầu hưu danh. 62 Huống chi vật mọn quần sinh, Giữ sao vẹn chữ tiết-trinh mà bì ». Gót đầu nàng lặng ngồi nghe, Lâu lâu lại ngoảnh mặt đi thở dài. Chàng nghĩ đàn đã êm tai, Kể đường lợi-hại nói chơi xa gần. Rằng : « Thương nàng chửa yên thân, Ở nơi đình-chủ đông-lân bây giờ. 63 Khó-khăn nhà xác như vờ, Nước sông gạo chợ, củi mua củi đồng. Thịt chẳng có, cá thời không, Chốn nằm chẳng có màn-mùng che thân. Gà về bới nát cỏ sân, Mèo buồn lại chạy kiếm ăn ngõ ngoài. Chó nằm hè gậm vỏ khoai, Lợn ngồi dũi đất ngậm hơi gầy-gò. 64 Vật nuôi còn chửa được no, Của đâu thừa-thãi để cho đến nàng. Vả hay tiếc của giữ-giàng, Giang-san một nắm lại càng dấu-dung. Vắt chày ra nước ròng ròng, 65 Miếng ăn đè cột chớ hòng mon-men. 66 Hứng tay dưới, vắt tay trên, Rán sành ra mỡ bon-chen từng điều. 67 Treo cổ chó, buộc cổ mèo, https://thuviensach.vn Bình dưa lọ muối chắt-chiu nom-dòm. 68 Vặt đầu cá, vá dầu tôm, 69 Liệu thưng bữa sớm bữa hôm ít nhiều. 70 Hạt rơi hạt rụng bao nhiêu, Chậu-bồn úp lại, ai đào chẳng ra. 71 Thấy nàng lòng dạ xót xa, Châu chan sầu-tủi nghĩ hòa thương cho. 72 Anh nay nhờ phận ấm-no, Tổ-nhân thiên táng, huyệt do mối đùn. 73 Hợi long nhập thủ chuyển khôn 74 Bao nhiêu hổ thủy cũng tuôn nhập đoài. 75 Rày chen vượng-tướng hào tài, 76 Đông-phương tị ngọ mấy đời đến nay. 77 Vả xem cây lộc tốt thay, 78 Quí-nhân phù-trợ tài này làm nên. Lại xem tiền-định chẳng hèn, Mười thầy cũng nói như in một lời. Số tử-vi đã giãi-bày, Tham-lang thủ mệnh ắt rày vượng thay. 79 Vậy nên gặp cửa người đây, Ngôi cao nhất phẩm, lộc dày thiên chung. 80 Tòa ngang dãy dọc trùng trùng, Tả lâu hoa tạ, hữu cung ngọc đường. 81 Của thời núi bạc non vàng, Thóc Chu, lúa Hán kho-tàng xiết đâu. 82 Thạch Sùng tắc lưỡi lắc đầu, 83 Nhân-sinh rất mực hòa giàu hòa sang. Thức gì thức chẳng sẵn-sàng, Giàu lòng ăn-ở nghênh-ngang một mình. Vả nhà lắm kẻ hiền-lành, 84 Tụng kinh chẳng nỡ sát sinh loài gì. https://thuviensach.vn Khi vui khúc-khích đầu hè, Dẫu rằng gia-chủ chẳng hề dễ-dui. 85 Ngẫm thân được chốn an vui, Hiềm vì một chút số sui muộn-màn. Muốn cho vẹn nghĩa Tấn Tần, Tìm phương phụ-hậu ân-cần những lo. 86 Đã từng xem quẻ bói rùa, 87 Còn toan bói bạc xem cho mới đành. 88 Nghe rằng Già-pháp thần-linh, 89 Quyết lòng cầu tự đinh-ninh đến chùa. Trong nhà hắc hổ trấn phù, 90 Sinh con sinh cái nuôi cho dễ-dàng. Tìm thầy Biển Thước lập phương, 91 Mã-đề, qui-bản, sà-sàng, lộc-nhung. 92 Nhân-sâm, liên-nhục, mật-ong, 93 Pha cao hổ-cốt ban-long luyện hoàn. Bổ trong ngũ nội đã an, 94 Vợ chồng lục-vị, thập-toàn uống chung. 95 Trong lòng còn nghĩ chưa xong, Rắp tìm một kẻ thiên-phòng chưa ai. 96 To đầu vú, cả dài tai, Dày nơi ngư-vĩ, cao nơi ngọa tàm. 97 Biết đâu như thế mà tìm, Nhờ tay nguyệt-lão khéo đem kết nguyền. Hôm qua máy mắt cho liền, Nhện sa trước mặt báo tin ngoài thềm. Bẻ chưn gà mới so xem, Vững con, tươi cái, ngoài đun quá nồi. 98 Cho hay duyên-kiếp bởi trời, Nghiệm xem báo ứng rạch-ròi chẳng sai. Hôm nay mẹ nó đi chơi, https://thuviensach.vn Phỏng chừng cũng đến có đôi ba ngày. Mà nàng lạc lối tới đây, Vả coi hình-tướng cũng tày nàng Oanh. 99 Khác loài tước bộ xà hành, 100 Lại xem phụ tướng kiên-trinh ai bì. Muốn nên một chút nghĩa chi, Chẳng hay nàng có khứng vì cùng chăng ? 101 Đưa duyên nhờ gió gác Đằng. 102 Đành hay con tạo nhắc bằng đồng cân. Sau toan cách cựu đỉnh tân, 103 Lại vầy lại hợp cho nhuần sớm khuya. Nọ là núi chỉ non thề, Bất kỳ nên nghĩa tương kỳ mới hay. Đem con sang ở bên này, Phòng khi ấm-lạnh đỡ thay cho mình. Nơi ăn chốn ở chung-chinh, 104 Chẳng lo khó-nhọc cũng đành ấm-no ! » Nàng nghe chàng nói nhỏ to, Bây giờ mới kể sự Hồ Quý-Ly : « Làm người mang tính hồ-nghi, Thấy người cốt-ngạnh chẳng vì chẳng yêu. 105 Vẫy-vùng ếch giếng tự kiêu, Tham-lam chẳng khác Lý-miêu đời Đường. 106 Bệ rồng gác phượng tấc gang, Quen lòng khuyển-mã toan đường dong thân. Nỡ làm đố quốc hại dân, 107 Những phần ích-kỷ nào phần ích ai. Rồi ra động đất chuyển trời, Bấy giờ có lẽ đứng ngồi làm thinh. Cá ao lệ nữa cháy thành, 108 Cũng nhiều cấp phải lánh mình cho hay. 109 Sao bằng đình-chủ thiếp nay, https://thuviensach.vn Ba gian oa-xá tháng ngày tiêu-dao. 110 Chẳng lo đuổi thỏ săn hươu, 111 Rồng còn uốn khúc ở ao đợi thì. Kình-nghê vui thú kình-nghê, Tép-tôm thì lại vui bề tép-tôm. Xem loài bán thỏ buôn hùm, 112 Thấy mồi như trĩ bởi tham mắc giò. 113 Thà ăn cáy ngáy o o, Còn hơn ngay-ngáy ăn bò làm chi. 114 Chớ quen bán chó mua dê, Vui cùng hạc nội ham chi gà lồng. 115 Sá chi chiều ấy như không, 116 Xác ve luống chịu tiếng trong cõi đời. Gặp sao hay vậy, bao nài, Cớ chi mà phải nghe ai bây giờ ». Chàng rằng : « Hãy được nương-nhờ, Bao giờ biến-cải bấy giờ sẽ hay. Chừa khi đến nỗi cháy mày, 117 Vội chi mà bỏ chốn này đi đâu. Mặc khi báo-ứng nhiệm-mầu, Quý-Ly dù có về sau chẳng tuyền. Cưỡi rồng ta đã băng nguyền, 118 Ứng điềm hùng hủy vầy đoàn gái trai. 119 Chước nào ước được như lời, Cũng đành muôn kiếp ngàn đời chẳng quên ». Nàng rằng : « Lời dạy quá nên, Song trong lòng nọ đá vàng dám nguôi. Tuy rằng nương-náu ở đời, Dường ve gầy-gục, dường giơi võ-vàng. Những lo trọn đạo thờ chồng, Chồng sao thiếp vậy, kẻo càng xấu nhau. Hầu mong nát ngọc trầm châu, 120 https://thuviensach.vn Lầu cao chẳng quản giếng sâu chẳng từ. Bận vì một lũ con thơ, Mong khi cả lớn bấy giờ sẽ hay. Ví đeo tính nước lòng mây, Thì chi chim Việt đỗ rày cành nam. Mấy thu nước mắt chan cơm, Lưng canh đĩa muối quải đơm thường lề. Bởi phân làm thập nhị chi, 121 Trong kinh ghi dạy Thử-bì còn gương. 122 Dám đâu lỗi đạo cương-thường, Nghĩa phu-phụ nỡ dám đường bội vong. Thấy câu phu xướng phụ tòng, Ghi lời tiên-thánh, dặn lòng đinh-ninh. Há còn kén cá chọn canh, Cơm nem đã trải tay chanh đã từng. 123 Ơn chàng thương kẻ lỡ chừng, Xin đừng dạy tiếng gió trăng nữa rày ». Nghe lời chàng mới chau mày, Nghĩ rằng tiết ngọc khó lay được nào. Dỗ-dành không biết chước sao, Vẫn là hờ-hững làm cao với mình. Lại bày lời khác ướm tình, Để xem lòng gái tiết-trinh kia là : « Rày nhân bướm được gần hoa, Thuyền ngư-ông tới doành mà chẳng nhưng. 124 Chàng Lưu từ sánh ả Hằng, 125 Bởi chưng gặp-gỡ há rằng rắp-rinh. Bạch-viên xưa kết Tôn-sinh, 126 Chẳng vì dan-díu, bỏ kinh tòng quyền. Cầm lành dù chẳng nối huyền, Nghe trong tình-ý còn nên tiếng gì ; Bá Nha đã gặp Tử Kỳ, 127 https://thuviensach.vn Bảo sơn ai nỡ trở về tay không ». 128 Nghe lời nàng mới ngán xong, Rằng sao quân-tử ra lòng sài-lang. Qui dâm ghi lại còn gương, 129 Trong kinh giới-sắc sao chàng chẳng răn. Tràng Khanh tư ả Văn Quân, 130 Tống-sinh dùng gái chủ-nhân chẳng vì. 131 Chàng sao chưa tát sông mê, Xui ai cải tiết biến nghì sao đang. Ví lòng thiếp chẳng đá vàng, Thời danh-tiếng ấy nữa chàng để đâu ? Chàng nghe thấy nói gật đầu, Rằng : « Anh là kẻ bất cầu lợi-danh. Chớ tin bạch-diện thư-sinh, 132 Một văn luận thử mà khinh giá này. 133 Xiết bao bướm lũ ong bầy, Chẳng quen khoét vách, chẳng hay leo tường. 134 Dám nào thiết ngọc thâu hương, 135 Gìn trong danh-tiết lánh đường phiền hoa. Ví dù đem thói dâm-tà. Mày loan tóc phượng vào ra hiếm gì. Tin chim thư cá gửi đi, Cũng nhiều nơi rắp nơi vì riêng tây. Đắp tai làm mặt chẳng hay, 136 Những lời hoa-nguyệt xưa nay chưa hề. Thấy nàng gái ở có nghì, So xem khác giá nữ-nhi thời này. Ước nên chút nghĩa nước mây, Chàng mê gì sắc bởi say vì tình. Chúa xuân dẫu có đành-hanh, Đến vườn cũng bẻ một cành cho cam. Rồi ra đôi ngả bắc nam, https://thuviensach.vn Dẫu lòng thu tưởng xuân tầm được chăng. 137 Tình xuân ví chẳng đãi-đằng, Cũng đà mang tiếng răng răng bề ngoài ». 138 Dứt lời nàng mới giãi-bày : « Những điều mặt dạn mày dày khó coi. Vườn xuân chàng sẵn có nơi, Nguyệt-hoa sao nỡ ép-nài như ai. Bây giờ rừng mặt vách tai, 139 Việc trong mới rắp kẻ ngoài đã hay. Vầng trăng đã ngả về tây, Để cho thiếp trở về rày với con. Đường trường trở cách nước non, Lũ hài tưởng nó hãy còn thơ-ngây. 140 Nể lời quanh-quất mãi đây, Hoặc người về đó lời này tiếng kia, 141 Lại càng dại dáng nga-mi, Trăm năm danh-tiết xướng tùy sao đang. Ví đem tang-bộc thói thường, 142 Xưa nay dạ sắt gan vàng như không ». Biết rằng nàng chẳng chuyển lòng, Bấy giờ chàng mới nói sòng họa may : « Vốn người chính thất nhà này, Trâm-anh lịnh-tộc xưa nay vẫn là. 143 Đàn-bà ấy mới đàn-bà, Ngọt-ngào có một, sai-ngoa chưa từng. Chìu chồng khuya sớm nỏ-nang, Phải chăng chẳng dám cạy răng một lời. Ra vào bặt tiếng ngậm hơi, Một mình săn-sóc hôm mai nhọc-nhằn. Muốn cho được kẻ đỡ-đần, Quan-quan hảo điểu muôn phần những mong. 144 Chẳng như kẻ bắc người đông, https://thuviensach.vn Ghen-tuông vì nỗi chồng chung nồng-nàn. Cát leo cù-mộc rắp toan, 145 Xích-thằng xui khéo tạo-đoan một niềm. Được nàng làm chị làm em, Cùng ăn, cùng ở, chẳng hiềm giận chi ». Nàng rằng : « Chàng dạy thế thì, Phụ-nhân đố-kỵ xưa kia còn lời. Phương-ngôn câu ví để đời, Nhường cơm nhường áo dễ ai nhường chồng ? Hiếm chi trong chốn non sông, Thiên-hương quốc-sắc như bông hoa đèn. 146 Sá chi nửa cánh hoa tàn, Tình kia ý nọ bàn-hoàn nữa chi. Thiên cao mà lại thính ti, 147 Trên đầu chẳng nghĩ còn thì có ai. Cố lòng ép trúc nài mai, Mượn dao thiếp quyết một bài cho xong ». Bấy giờ kinh-sợ hãi-hùng, Bát-trân chàng mấy giải lòng cho qua. 148 Rằng : « Nàng may lại tới nhà, Tiễn đưa một tiệc gọi là cố tri. Dẫu rằng dưa muối chớ nề, Còn thừa nàng phải đưa về cho con. Gọi là của khác nước non, Đưa ra mọi thức miếng ngon mỹ-hào. 149 Nem lân, chả phượng, yến sào, Đàn con chưa dễ biết bao mùi này ». Trình rằng : « Nhà thiếp xưa nay, Ngày nào cũng phải như ngày thanh-minh. 150 Vả trong cương tỉnh phong thanh, 151 Giang-sơn một giải triều-đình tri danh. 152 Mở-mang trời cũng có mình, 153 https://thuviensach.vn Lẽ nào dám để thường tình cười chê. Xin thôi cho thiếp trở về, Ơn chàng non núi để thì đền sau ». Rằng : « Bây giờ chửa thấy đâu, Chẳng là rối đến mai sau tích gì. Cho hay rằng thói nữ-nhi, Biết chăng chỉ có một bề mà thôi ». - « Chàng sao khéo nói nên lời, Hoa kia nguyệt nọ ra người phải ru ? » Bấy giờ trong dạ oán-thù, Lặng ngồi chàng mới nghĩ cho rạch-ròi : Như ta cứu nạn cho rồi, Cũng nên ơn nặng muôn đời chớ sao. Thế mà nhiều nỗi ước ao, Thấy nào trả nghĩa, thấy nào trả ân. Khôn-ngoan rất mực hồng-quần, Tại bình mà nói dối dần cũng xuôi. 154 Nghĩ thương thân-phận lạc-loài, Chồng con nào có biết ai hay là. Trông người ra cách phong-hoa, Thế mà những thói dâm-tà thời không. Hay buồn lý bắc lân đông, 155 Cho nơi cốt-cách mà lòng chẳng yêu. Nay ta nói đã đến điều, Chẳng lay tiết ngọc, chẳng xiêu lòng vàng. Tính rằng khuyên-dỗ lấy nàng, Đỡ khi chim cá, tiện đường chung-tư. 156 Nghĩ mình là kẻ văn-thư, Đầu-đuôi nghĩ lại mà dơ-dáng đời. Thôi thì thôi cũng chịu thôi, Kiếm đường chữa thẹn mấy lời cho qua : « Thiềm-cung bóng đã tà tà, 157 https://thuviensach.vn Khuyên rằng mau trở lại nhà với con. Những lời ban tối nỉ-non, Thấy nàng có dạ sắt-son thử tình. Trăng hoa coi những làm thinh, Có trời hẳn biết cho mình mà thôi. Ví dù đây cũng như ai, Ép tình cá nước phải nài-nẫm chi. 158 Nàng hay nói quái nói kỳ, Xưa nay âm thịnh dương suy thường tình. 159 Khen cho một dạ kiên trinh, Dẫu rằng nghiêng nước nghiêng thành dễ đâu. Xin đừng để tiếng cho nhau, Cành hoa còn giữ được màu tại ta ». Thưa rằng : « Thân-phận đàn-bà, Trông ơn đã được khỏi qua nạn rồi. Đức dày đành trả muôn đời, Nghe lời thiếp phải liệu lời kêu ca. Ơn dày trả nghĩa trăng hoa, 160 Lại là nghiệp-chướng lại là trái duyên. Xin chàng nghĩ lại chớ phiền, Đừng hồ-nghi nữa thiếp xin trở về ». Bấy giờ sắp-sửa ra đi, Vợ chàng lo-lắng việc chi đã về. 161 Thấy chàng đưa tiễn đề-huề, 162 Ngâm thơ mà giải lòng quê kẻo nồng. 163 Thơ rằng : « Non sông cách trở vững ba thu, Giấc bướm mơ-mòng núi vọng-phu. Khen kẻ rắp cùng gan phượng chạ, Trách chàng toan tuốt ruột tằm khô. Một niềm dạ sắt in vầng thỏ, Mấy lúc lòng vàng chỉ bóng ô. https://thuviensach.vn Chăn-gối lẻ-loi đà mấy tối, Mà lòng đã nỡ thế kia ru ! » Chuột bạch tức ý hoạ rằng : « Danh-tiết kia mà biết mấy thu, Nghe quyên khắc-khoải tiếng tư-phu. Mày ngài hoa ứ sầu khôn tả, Má phấn châu rơi giọt chẳng khô. Chút nghĩa đã nguyền vầng ngọc-thỏ, Tấm lòng phó mặc bóng kim-ô. Thâu đêm mang tiếng rằng kia nọ, Dạ sắt gan vàng dễ biết ru ! » Hoạ thi rồi tạ lấy lòng, Giãi-bày có cả vợ chồng cùng nghe : « Gặp cơn sóng gió bất kỳ, Nhờ ơn cứu-vớt đêm khuya nặng tình. Có nhà chị cũng như anh, Người ta ai cũng lòng lành như ai. Đè chửng bắt bóng dong-dài, Đá mòn đã vậy, miệng người thì sao ? Xưa nay danh-giá thế nào, Vì tôi một chút ra vào cho nên. Phải chăng chị để em xin, Bận lòng lo-lắng giang-sơn nỗi nhà ». Bây giờ nàng đã bước ra, Liệu điều chàng cũng giải hòa cho xuôi. Nàng rằng : « Trong bấy nhiêu lời, Rào sau đón trước cho ai đó mà. Chẳng tư túi, chẳng trăng-hoa, Tội chi mà thiết việc nhà người dưng ». Tía tai đỏ mặt bừng bừng, Vật mình nàng lại vang-lừng nói ra : https://thuviensach.vn « Cớ chi thiếp mới vắng nhà, Đã lòng nhử nguyệt quyến hoa tơi-bời. Vừa lòng thích ý thì chơi, Nhà này còn có xem ai ra gì ? Cửa-nhà lo-lắng sớm-khuya, Sướng se mạ cạn đi về xiết bao. 164 No cơm thì rửng hồng-mao, 165 Dục hà dục hĩ muốn sao thì làm. Ai ngờ mật sứa gan hầm, Rắn toan gà luộc rượu tăm thỏa lòng. Khác nào như nhện đánh vòng, Ếch kia trong giếng còn mong kẻ dò. Đói thì đầu gối biết bò, No cơm ấm cật còn lo-lắng gì. Chẳng thương đến nỗi thê-nhi, Tìm mồi khuya sớm đã đi đỡ chàng. Trở về vừa đến đầu tường, Thấy con muông đứng cửa hang nó rình. Đã lâu nghe vắng phong thanh, Ngậm hơi như thóc đem mình về đây. Lại e lũ khỉ buông dây (?), Đến nhà nên nỗi nước này mà thương ». Ghen-tuông nhiều tiếng dở-dương, Chàng van như cốc, bày tường đầu đuôi. - « Canh khuya chưa nhắp còn ngồi, 166 Lạ vì vắng-vẻ thức coi cửa-nhà. Bỗng nghe ngoài chốn tường hoa. Tiếng con muông sủa từ xa lại gần. 167 Chút vì nàng mới lỡ chân, 168 Hoặc khi muôn một trở ngăn dường nào. Song nga chưa biết làm sao, 169 Bồi-hồi gan vượn xôn-xao khúc tằm. 170 https://thuviensach.vn Thập-thò hầu rắp ra thăm, Thấy nàng Bạch-thử đâm-sầm vào hang. Dữ lành hai lẽ chưa tường, Giắt tay đã bảo có đường tìm ra. Nói rằng trong nghĩa lân-gia, Phải con muông đuổi thế sa đường cùng. Một mình thân gái long-đong, Dám xin cứu nạn ơn lòng chẳng quên. Một làm phúc, hai làm duyên, Chẳng nề cho ở một bên hẹp gì. Vừa ngồi một chốc lại đi, Há rằng có ý-tứ gì cùng ai. Cớ sao gieo nặng những lời, 171 Nghe ra chẳng chút vào tai cũng phiền ! » Nàng rằng : « Sự đã quả-nhiên, Nào ai nói đặt cho nên đoạn-trường. Vợ con vừa bước ra đường, Ở nhà thắc-mắc lo-lường đứng trông. 172 Phỏng rằng cậy dạ cậy lòng, Thế thì dỗ gái về phòng làm chi ? Ngửa-nghiêng như ốc biết gì, Bặt ngay tắn-hẳn dường dê mắc sừng. Thôi thôi chẳng lọ nói-năng, Dấu voi ruộng rạ nghĩ rằng kín thay. Hang hầm ai dám móc tay, Chuột nào lại dám cắn dây buộc mèo. Ắt là toàn rắp thế nào, Không dưng ai có bỗng theo về nhà. Ruồi kia một phút bay qua, Biết là đực cái lọ là sự ai. 173 Ở trong chưa tỏ bằng ngoài, Dễ mà ăn cáy bưng tai được nào. 174 https://thuviensach.vn Mê-say chìm-đắm má đào, Như mèo thấy mỡ khát-khao thật là. Già chẳng thương, trẻ chẳng tha, 175 Khác nào như ếch thấy hoa thì vồ. 176 Thuồng-luồng ở cạn có ru. Mà toan bắt-chước đứa ngu sờ-sờ. Chiếu-chăn nào có hững-hờ, Mà như voi đói thì vơ dong-dài. Quen mùi bận khác ăn chơi, Có ngày cũng được như ai ghẻ tàu. 177 Bấy giờ khốn đổ cho nhau, Miệng kênh gọi chó, tay mau đuổi ruồi. 178 Ví dù lầm phải vợ ai, Giòng sông bè chuối mới hay cho đời. Sáng tai họ, điếc tai cày, 179 Mà lòng lại tưởng đến người đào thơ. Những mong lại có bao giờ, Cho khuây-khỏa dạ kẻo mơ-mẩn tình. Ví không duyên nợ ba sinh, Nàng sao gặp nỗi bất bình tới đây ? Nghĩ càng như tỉnh như say, Mặt như đầu lợn nhìn thầy trơ-trơ. 180 Nàng ngờ phải thuốc phải bùa, Ve sầu xác rũ nó cho ăn quàng. 181 Cho nên thơ-thẩn võ-vàng, Tìm lươn cho kíp cháo thang giã-giùng. Kẻo lòng tơ-tưởng mơ-mòng, Khỏi hồn Thục-đế, khỏi lòng Đỗ-quyên. Bấy giờ tính-nết đã quen, Chắc rằng cua lỗ khó lên trên trời. Nàng rằng bắt chạch đàng đuôi. Kiện vô-chứng cớ khôn đời đôi-co. https://thuviensach.vn Nguyên viết hữu, bị viết vô, Minh đơn so với duyên-do thế nào. Nó thời nhất hướng tại đào, Đi lên rừng biết đường nào truy-đương. 182 Vô tang tích-tịch tình-tang, Khôn làm lý-đoán cho tường được đâu. Rầm nhà tiếng hỏi lao-xao, Ai hay rằng sự dấu đầu hở đuôi. Vẫn còn thèm thịt thèm xôi, Ngày thường cơm tẻ thiếp nuôi lệ gì. Có cãi rằng quí dịch thê, 183 Gái này chẳng dám nằn-nì thương yêu. Già rồi lận-cận bỏ liều, Sá chi vú ếch lưng eo sồ-sề. Chẳng ưa cà chín bầu già, Tuổi đà dư lạp lịch đà quá niên. 184 Có trăng nên nỗi phụ đèn, Chẳng ngon thể sốt, thời liền bến hơi, Cười ra nước mắt hổ ngươi, Khen ai khéo đặt nên lời ví xưa : Còn duyên kẻ đón người đưa, Hết duyên vắng ngắt như chùa bà Đanh. 185 Thế-tình chuộng lạ tham thanh, Thân tiên thân cú ra tình xấu chơi. Cầu-nôm đồng thủng lạ đời. 186 Kẻo còn nhọc xác mệt người xông-pha. Cắn đuôi tha trứng gần xa, 187 Cái thân tất-tả như bà đánh ong. 188 Dạ-tràng xe cát luống công, 189 Tò-vò nuôi nhện há mong cậy nhờ. 190 Ít lời chẳng muốn nói ra, Những điều chàng ở ắt là chẳng quên. https://thuviensach.vn Chèn nhau từng cạnh cho nên, Trong bàn đã phỗng tay trên nực cười. 191 Tổ-tôm kia thực là tài, Cửu vạn bát sách chờ hoài bán chi. 192 Âm-dương bác cục được thì, 193 Cứ chi đứng hậu cứ chi lối lề ». 194 Chàng rằng : « Lời nói cũng kỳ, Kể khoan kể nhặt thói quê thường tình. Tiếng chua hơn nửa vắt chanh, Toan đường tầm-ngải lấn cành được sao. 195 Ta đây dễ nạt được nào, Chẳng như kẻ quặp râu vào rẻ-roi. 196 Cũng toan níu-náu cho rồi, Càng ngày càng một tỏ coi những màu. Cắm đầu mà chịu vuốt râu, Đã câm như ngựa cầm tàu mấy phen. 197 Giống lừa ưa nặng đã quen, Thôi đừng dức-lác huyên-thuyên tít mù ». Bấy giờ nàng lại tri hô, Sắn quần sắn áo thập-thò cửa hang. Rằng : « Đà mang tiếng tao-khang, Những nhờ rễ mận rễ bàng cùng nhau. 198 Bây giờ nên nỗi cơ cầu, Bà làm cho tỏ ra đầu ra đuôi ». Miệng thời thở ngắn thở dài, Tìm đường thăm lối kíp dời lân-đông. 199 Cửa hang chuột bạch tới gần, Đã phần sỉ-vả lại phần mỉa-mai. Chuột bạch đỏ mặt tía tai, Hỏi rằng : « Ai đấy mắng ai chốn này. Con này chưa biết bà đây, Lại toan tiếng nọ lời này đành-hanh ». https://thuviensach.vn Con mèo thủng-thỉnh góc thành, Đến xem tranh-đấu ra tình làm sao ? Hai bên hồn lạc phách xiêu, Trèo non nhảy núi ra chiều lao-đao. Lạ đường chuột cái sa ao, Thực là báo ứng trời nào có xa. Bạch thời chạy được về nhà, Bước qua cống gạo liền sa mình vào. Ngẫm xem báo ứng kíp sao, Hồ-sinh đứng nấp tường đào thử trông Thấy con chuột cái vẫy-vùng, Trên bờ mèo chực, những mong ra chào. Hồ dơ tay, mới đuổi mèo, Vén quần lội xuống cán bèo vớt lên. Ráo lông tỉnh dậy vừa an, Cúi đầu mà lạy khoan khoan trình-bày : « Thiếp nay là phận thơ-ngây, Phải chồng ruồng-rẫy tới đây gặp nàn. Ơn ông cứu được thân tàn, Thửa công-đức ấy muôn vàn xiết đâu. Nhờ ông lượng bể cao sâu, Hẳn cơ tạo-hóa quên đâu kẻ hiền ». Sinh rằng : « Những tính hay ghen, Hễ là già néo ắt liền đứt dây, Rõ-ràng kể nói cho hay, Ban khuya chuột bạch tới đây tìm mồi. Phải con muông đuổi một thôi, Vào hang mầy ẩn, an rồi lại ra. Lạ gì gái đẹp đến nhà, Chồng mầy cũng muốn lân-la với tình. Song le phải gái kiên trinh, Ra chiều khôn lẽ dỗ-dành lại thôi. https://thuviensach.vn Ngươi về chưa tỏ đầu đuôi, Máu ghen nghiến-ngẩm nói lời éo-le. Dẫu rằng đức phật từ-bi, Ắt là cũng giận hưống gì chồng ngươi. Há rằng việc ấy bởi ai, Mình làm mình chịu trách mình sao nên. Tính hay bạo hổ đã quen, 200 Dám tìm chuột bạch đánh ghen tận nhà. Lại làm xấu bọn đàn-bà, Oan lòng tiết-phụ nghĩ đà phải chưa ». Nàng vâng nghe biết sau xưa : « Rằng ơn ông dạy bây giờ mới hay. Mấy lời nghĩ lại hổ thay, Trăng kia đã khuyết khôn xoay được tròn. Trót đà cả giận mất khôn, Bây giờ cắn rốn lại còn được ru ». 201 Liệu lời sinh mới dạy cho, Lấy đường khuyên-giải điển-mô mọi lời. 202 « Việc này cơn-cớ vì ngươi, Liệu về nói dỗ chồng nguôi thì là. Muốn cho yên cửa yên nhà, Chẳng gì hơn ở thuận-hòa cùng nhau. Dễ ai đội áo qua đầu, 203 Sao không nghĩ trước nghĩ sau cho tày. Ái-ân là nghĩa nặng thay. Vợ chồng há phải một ngày rồi quên. Ở đời vô sự là tiên, Mà điều yên-đẹp hơn bên cục-cằn. Trót đà cùng chiếu cùng chăn, Lẽ nào con nhện mấy lần vương tơ. Tính sao như thể nước cờ, Nghĩ cho một phải hai vừa thời thôi. https://thuviensach.vn Chớ toan những sự tranh-phôi, 204 Bới bèo ra bọ, tanh-hôi cửa nhà. Đàn-bà như hạt mưa sa, Gặp sao hay vậy biết là đâu hơn. Dẫu chồng trăm giận nghìn hờn, Cũng nên bấm bụng van-lơn dỗ-dành. Một câu nhịn, chín câu lành, Chớ hề tật-đố cậy mình cậy công. Mới là phải đạo xướng tòng, Chìu người lấy việc, chìu chồng lấy con. Cơm chẳng lành, canh chẳng ngon, Rang-rang thôi hết khéo-khôn đàn-bà. 205 Mèo lành ở mả đâu là, Của yêu đâu có bày ra ở ngoài. Thôi đừng đua sức thi hơi, Há rằng ba chốn bốn nơi được nào. Tránh voi xấu mặt hay sao, Hãy xem sứa vượt được nào qua đăng. 206 Làm chi mặt vượt, mặt lăng, 207 Dứt dây chẳng sợ động rừng kia ru. Thi bơi với giải thời thua, 208 Đàn-bà đâu có tranh-đua cho đành. Kíp toan cải dữ làm lành, Ắt là sum-họp yến-anh một nhà. Dịu-dàng phải phép đàn bà, Chẳng thời chua xót lệ sa ròng ròng ». Nàng vâng lời dạy ghi lòng, Trở về van lạy cùng chồng dám sai. Hồ-sinh về chốn thư-trai, 209 Giở nghiên-bút mới ghi lời kẻo quên. Nào ngờ vi-vật chính-chuyên, Rằng chê rằng cũng nên khen lệ gì. https://thuviensach.vn Cũng hay trinh-tiết giữ nghì, Vật còn dường ấy huống chi là người. Ai hay đen bạc biến dời, Tuy người chẳng biết nhưng trời đã hay. Những người mặt dạn mày dày, So xem ắt cũng chẳng tài muông dê. Như lòng chuột đực khá chê, Toan đường quyến-rũ dạ mê đạo lành. Ấy là chuột bạch chí thành, Ví dù nó chẳng tiết-trinh ra gì. Thấy chưng quả-phụ nhân nghì, Chẳng khuyên đường chính mà mê thói tà. Vậy nên eo-óc cửa-nhà, Chẳng nhưng chỉ trách đàn-bà ngon ghen. 210 Khá khen chuột bạch trinh kiên, Trăng hoa chẳng tưởng, giữ-gìn tấm son. Dẫu rằng đá lở non mòn, Tấm lòng tạc sắt ghi son chẳng dời. Gặp cơn nhầm chốn sa vời, Chẳng tham chìu-đãi nghe lời bướm-ong. Mặc ai cợt-diễu thử lòng, Gan vàng chẳng chuyển chẳng long chút nào. Đương cơn gặp bước lao-đao, Thế mà vẫn được ra vào ấm-no. Khá chê chuột cái dại-rồ, Chồng đi hoa-nguyệt chẳng cho được nào. Phải điều khuyên-dỗ thấp cao, Cớ chi đè-nén sông giao cậy mình. Làm trai ba bảy mới xinh, Tài nào mà giữ một mình được ru ! Cả ghen nên nỗi cay-chua, Chồng ruồng-rẫy, phải sa hồ càng thương. https://thuviensach.vn Người xưa câu ví còn gương, Đàn-bà cả tiếng, tan-hoang cửa-nhà. Sự này dù thực dù ngoa, Ghen-tuông thì cũng người ta thường tình. Xét-xem giống vật cho tinh, Mà cơ báo-ứng rành-rành chẳng sao. Huống chi là đấng làm người, Thửa lòng cho chính nào trời phụ ai. 211 Tóc-tơ một chút chẳng sai, Vậy nên làm chuyện đặt vài lời hoa. Khi rồi, ai muốn ngâm-nga, Gọi là theo thói nôm-na dõi truyền. =CHUNG= https://thuviensach.vn NHÀ XUẤT-BẢN TÂN VIỆT Sáng-lập năm 1937 với sự hợp-tác của các học-giả và nhà-văn danh-tiếng Trung, Nam, Bắc : đã xuất-bản trên 350 thứ sách chia ra làm nhiều loại. Hiện còn những thứ mới : I. SÁCH GIÁO-KHOA – TRUNG-HỌC A. LOẠI BIÊN-KHẢO VÀ PHIÊN-DỊCH 1. Việt-Nam Sử-Lược của Trần trọng Kim (lần thứ năm) (Nam-Việt 150đ – Ngoài Nam-Việt 160đ) 2. Việt-Nam Văn-Phạm của ba ông : Phạm Duy Khiêm Bùi Kỷ và Trần trọng Kim. (Lần thứ 7 – in trên giấy trắng – Nam Việt 55đ – Các nơi 60đ) 3. Quốc-Văn Cụ-Thể của Ưu-Thiên Bùi-Kỷ (Lần thứ ba – giá Nam-Việt 42đ – Các nơi 45đ) 4. Việt Thi của Trần trọng Kim (Sắp có bán – in lần thứ 2) 5. Đường Thi của Trần trọng Kim (Đang in – lần thứ 2) https://thuviensach.vn 6. Tiểu-Học Việt-Nam Văn-Phạm của Trần trọng Kim Bùi Kỷ, Nguyễn quang Oánh (in lần thứ ba) (Giá 22đ – Ngoài Nam-Việt 24đ) 7. Sơ-Học Luân-Lý của Trần trọng Kim (Giá 23đ – Ngoài Nam-Việt 26đ) 8. Việt-Nam Thi-Văn Giảng-Luận của Hà như Chi – Giáo-sư trường Quốc-học Ngô đình Diệm – Huế (Dùng trong các lớp Đệ-ngũ và Đệ-tam Trung-học). Tập 1 « Từ khởi-thỉ đến cuối thế-kỷ 18 ». Gồm có những luận đề về : Ca-dao và Tục-ngữ – Truyện Trinh Thử – Truyện Trê Cóc – Nguyễn Trãi – Vua Lê Thánh-tông – Nguyễn bỉnh Khiêm – Nguyễn Hãng – Lê quí Đôn – Đoàn thị Điểm – Ôn như Hầu – Nguyễn huy Tự – Lê thị Ngọc Hân. (Đang in – lần thứ 3) 9. Việt-nam thi-văn giảng-luận. Tập 2 (Thế-kỷ thứ 19). Gồm có những luận-đề về : Nguyễn Du – Hồ xuân Hương – Bà huyện Thanh Quan – Nguyễn công Trứ – Cao bá Quát – Cao bá Nhạ – Phan huy Vịnh – Nguyễn đình Chiểu – Tôn thọ Tường – Chu mạnh Trinh – Nguyễn Khuyến – Trần tế Xương. (In lần thứ hai – Giá Nam Việt 120đ – các nơi 130đ) 10. Việt-nam văn-học giảng-bình của Phạm văn Diêu giáo-sư trường Trung-học Khải Định – Huế. Một khoa-bản đáp-ứng mọi mong chờ của các bạn học-sinh Đệ-tứ và Đệ-nhị chuyên khoa. (Giá 50đ – Ngoài Nam Việt 55đ) B. LOẠI CỔ VĂN CHÚ-THÍCH 1. Truyện Thuý Kiều của Nguyễn Du do Bùi Kỷ và Trần trọng Kim hiệu-khảo (in trên giấy trắng giá N.V. 55đ – Các nơi 60đ) 2. Truyện Hoa Tiên của Nguyễn huy Tự do cụ Tôn thất Lương chú thích. (Đang in lần thứ 2) 3. Chinh Phụ Ngâm Khúc của Đoàn thị Điểm do cụ Tôn Thất Lương chú-thích (in lần thứ ba) (Giá N.V. 32đ – Các nơi 35đ) https://thuviensach.vn 4. Cung Oán Ngâm Khúc do cụ Tôn Thất Lương chú-thích (in lần thứ tư) (Giá N.V. 16đ – Các nơi 17đ) 5. Lục Vân Tiên của Nguyễn đình Chiểu, sửa đúng theo bản P.J.B. Trương vĩnh Ký phát hành năm 1889 có thêm phần chú thích (in lần thứ ba trên giấy trắng – giá 48đ) 6. Truyện Trê Cóc do cụ Bùi Kỷ hiệu-đính (in lần thứ ba trên giấy trắng) (Giá N.V. 12đ – Các nơi 13đ) 7. Truyện Trinh Thử do cụ Bùi Kỷ hiệu-đính (in lần thứ ba) (Giá N.V. 12đ – Các nơi 13đ) 8. Lục Súc Tranh Công do cụ Bùi Kỷ hiệu-đính (in lần thứ ba) (Giá 6đ – Ngoài Nam Việt 7đ) 9. Truyện Phan Trần do Thi-Nham chú-thích (Đang in lần thứ 3) 10. Nguyễn Cư Trinh với quyển Sãi Vãi do hai ông Lê ngọc Trụ và Phạm văn Luật chú-thích và dẫn-giải. (Giá 20đ – Ngoài N.V. 22đ) 11. Hoa Điểu Tranh Năng do cụ Bùi Kỷ hiệu-đính. (Giá 5đ – Ngoài N.V. 6đ) 12. Hạnh Thục Ca của Nguyễn nhược Thị do cụ Trần trọng Kim phiên dịch và chú-thích. (Giá 9đ – Ngoài N.V. 10đ) 13. Ngư Tiều Vấn Đáp Y-Thuật của cụ ĐỒ CHIỂU (tác-giả Lục Vân Tiên) do Phan văn Hùm hiệu-đính và chú-thích – Nhượng Tống tăng-bình bổ-chú. (Giá N.V. 60đ – Các nơi 65đ) 14. Nhị Độ Mai do Thi Nham đính-chính và chú-thích (in lần thứ hai – trên giấy trắng giá 48đ) 15. Bích Câu Kỳ Ngộ do Thi Nham đính-chính và chú-thích (đang in lần thứ 3) 16. Nữ Tú Tài và Bần nữ thán do Thi Nham chú-thích (Giá 16đ – Ngoài N.V. 17đ) 17. Gia Huấn Ca do Thi Nham chú-thích. (Giá 10đ – Ngoài N.V. 11đ) https://thuviensach.vn 18. Nhị Thập Tứ Hiếu do Cao huy Giu chú-thích. (Sắp có bán – in lần thứ hai) 19. Quan Âm Thị Kính do Thi Nham chú-thích. (Giá N.V. 12đ – Các nơi 13đ) II. SÁCH GIÁO-KHOA QUỐC-TẾ Mới có bán : Thằng người gỗ tức quyển « Les Aventures de Pinocchio ». Bản dịch của Bửu Kế. Được giải nhất cuộc thi tiểu-thuyết của Hội phụ-huynh học-sinh Việt-nam. Hoạ-sĩ Mạnh Quỳnh minh-hoạ. Ấn-loát : 36 hình màu, 17 hình đen. Bìa in Offset 5 màu (Giá N.V. 36đ – Các nơi 39đ) III. SÁCH KHẢO-CỨU 1. Vương Dương Minh của Đào trinh Nhất (Giá 32đ – Ngoài N.V. 36đ) 2. Việt Sử Giai Thoại của Đào trinh Nhất (Giá 20đ – Ngoài N.V. 22đ) 3. Tinh Thần Khoa Học của Nguyễn văn Tài (Giải thưởng Gia-Long năm 1943) (Giá 17đ – Ngoài N.V. 19đ) 4. Phật-giáo của cụ Trần trọng Kim (Giá 18đ – Ngoài N.V. 20đ) 5. Phật-giáo thủa xưa và Phật-giáo ngày nay của cụ Trần trọng Kim (Giá 13đ – Ngoài N.V. 14đ) 6. Nho-giáo (Quyển thượng) của cụ Trần trọng Kim (Giá 80đ – Ngoài N.V. 90đ) Sắp có bán : Nho-Giáo (quyển hạ) của cụ Trần trọng Kim. IV. GIÓ BỐN PHƯƠNG 1. Trên đường Giải-Phóng của nhà văn-hào Cao-ly Younghill Kang – Bản dịch của Phạm trọng Nhân (Giá 42đ – Ngoài N.V. 45đ) https://thuviensach.vn 2. Mái Tây (Tây Sương ký) : Một trong lục tài-tử của Tàu. Áng văn dịch bất hủ của Nhượng Tống. (Giá 55đ – Ngoài N.V. 60đ) V. THI-NHÂN VIỆT-NAM - Hàn Mạc Tử – khảo cứu của Trần thanh Mại (Giá 32đ – Ngoài N.V. 34đ) VI. TRUYỆN CỔ VIỆT-NAM - Truyền Kỳ Mạn Lục (toàn tập) : Tập truyện cổ Việt Nam mà cụ Vũ khâm Lân đã cho là một « Thiên cổ kỳ bút ». Bản dịch của Trúc Khê – Ngô văn Triện (Giá 40đ – Ngoài N.V. 43đ) VII. SÁCH GIÁO-KHOA – TIỂU-HỌC (Soạn đúng theo chương-trình mới của Bộ Quốc Gia Giáo-dục) Đã có bán : 1. VIỆT-SỬ lớp Ba 18đ. lớp Nhì 28đ. lớp Nhất 15đ. 2. Quốc-văn toàn thư : lớp Nhất, Nhì, Ba, Tư. https://thuviensach.vn SÁCH MỚI HIỆN GIÁO-KHOA KHOA-HỌC TÂN VIỆT Lần lượt trình-bày các loại : SÁCH HỌC PHƯƠNG-PHÁP GIẢI TOÁN BÀI TẬP KHOA-HỌC THƯỜNG THỨC về TOÁN – LÝ – HÓA Cấp Trung-học với một nội-dung đầy-đủ và một lối biên-soạn mới, mong kịp bước tiến của khoa-học HÓA-HỌC – ĐỆ TỨ Của PHẠM VĂN HƯỜNG PHẠM VĂN THOẠI (Giáo-sư trường Trung-học Khải-định Huế) với một phương pháp giản dị mà không thiếu sót, một trình-bày mới và hướng nhiều về thực-nghiệm. https://thuviensach.vn TRUYỆN TRINH THỬ do cụ Ưu-Thiên BÙI-KỶ hiệu-đính – TÂN VIỆT xuất-bản lần thứ ba in xong ngày 26 tháng 4 năm 1956 tại nhà in riêng của nhà xuất-bản TÂN VIỆT – Giấy phép xuất-bản số 126 T.X.B. của bộ Thông Tin Nam-phần Việt-nam. NHÀ XUẤT-BẢN TÂN VIỆT 235, Phan thanh Giản (Le Grand de la liraye cũ) SAIGON https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Notes [←1] Long-khánh : niên-hiệu đời Trần Duệ-tông từ năm 1373 đến 1377 sau Tây-lịch kỷ-nguyên. https://thuviensach.vn [←2] Lộc-đỗng 鹿洞 : chỗ ông Chu-Hy đọc sách, chỉ chung chỗ ẩn-cư của các bậc cao-nhân. https://thuviensach.vn [←3] Thiện-danh 善名 : nổi tiếng. https://thuviensach.vn [←4] Cách vật trí tri 格物致知 : trong sách Đại-học dùng bốn chữ này để giải về thứ-tự của bậc đại học : có cách vật mới trí tri, có trí tri mới thành ý, có thành ý mới chính tâm v.v… Về sau dùng bốn chữ này để gọi về sự học rộng biết nhiều. https://thuviensach.vn [←5] Lý Lê : tức là Hồ Quí-Ly. https://thuviensach.vn [←6] Hồ-đồ : phân vân. https://thuviensach.vn [←7] Muông : con chó. https://thuviensach.vn [←8] Nam-nhi : con trai, ở đây chỉ con chuột đực. https://thuviensach.vn [←9] Run như cầy : cầy là con chó. Ta thường nói : run như cầy sấy, con chó ướt lông mà đem sưởi, ý nói run sợ. https://thuviensach.vn [←10] Một giây : một lát. https://thuviensach.vn [←11] Cáy vào hang cua : lúng-túng khó xoay-xở. https://thuviensach.vn [←12] Nếu không phải như giống vạc, cớ gì lại đi ăn đêm. https://thuviensach.vn [←13] Nhắn cá, gửi chim : bỏ thư vào bụng cá, buộc thư vào chân chim để đưa tin. Nói về trai gái đưa tin cho nhau bằng những cách thầm-dấu. https://thuviensach.vn [←14] Rằng ta : như ta đây. https://thuviensach.vn [←15] Thương-cẩu : bởi câu « Bạch vân hóa vi thương cẩu » 白雲化為蒼狗, đám mây trắng hóa làm con muông xanh. Nói về sự biến-ảo thay đổi trong trời đất. Lang quân tếch ngàn : chồng chết. https://thuviensach.vn [←16] Nạ : mẹ rồng-rồng, con của cá quả (cá tràu, cá lóc). https://thuviensach.vn [←17] Chân le, chân vịt : chân cao chân thấp, chạy ngược chạy xuôi, vất-vả. https://thuviensach.vn [←18] Ăn hét, đào giun : đào giun để đánh bẫy chim hét. Ở đây chỉ về nghĩa muốn kiếm miếng ăn thì phải mất công. https://thuviensach.vn [←19] Làm lưng : làm vốn. https://thuviensach.vn [←20] Gió trăng : càn-dỡ, ở đây chỉ vào con chó. https://thuviensach.vn [←21] Kinh là theo đạo thường, quyền là quyền biến, có thể thay đổi đạo thường, không cần phải câu chấp quá. https://thuviensach.vn [←22] No đôi : đủ đôi. https://thuviensach.vn [←23] Khôn dè : không biết chừng. https://thuviensach.vn [←24] Quì : thứ hoa nở bao giờ cũng quay về chiều có mặt trời. https://thuviensach.vn [←25] Hướng dương 向陽 : quay về mặt trời. https://thuviensach.vn [←26] Đoài : phương tây, bởi chữ đoái 兌, đọc chạnh đi làm âm bằng. https://thuviensach.vn [←27] Thanh-sử : sử xanh, về đời xưa chưa có giấy, dùng mảnh tre để viết chữ, mặt cật tre có sắc xanh cho nên gọi là thanh-sử. https://thuviensach.vn [←28] Tòng nhất nhi chung 從一而終 : chỉ theo một chồng mà ở trọn đời. https://thuviensach.vn [←29] Chuyển-dao 轉搖 : chuyển lay, ý nói thay lòng đổi dạ. https://thuviensach.vn [←30] Gà luộc lại : nói người đàn-bà cải giá. https://thuviensach.vn [←31] Họ Tào (Liệt-nữ truyện) : nàng Lịnh-nữ là vợ Tào-văn-Thúc, goá chồng, người nhà muốn bắt ép đi cải giá, nàng bèn lấy dao cắt mũi để thủ-tiết. https://thuviensach.vn