🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trước 10 Tuổi - Thời Kỳ Vàng Quyết Định Thành Công Của Trẻ Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Lời mở đầu Đột phá thành công Đới Thăng Ích Một ống nước đường kính 10cm, trong đó có một đoạn nhỏ đường kính chỉ có 3cm. Vậy thì chảy qua ống nước là lượng nước có đường kính 10cm hay 3cm? Đáp án: 3cm Trong tiếng Anh, nút cổ chai là bottleneck, chỉ tất cả những nơi gây ra tắc đường, xe cộ không thể đi qua được, nó khiến tất cả mọi nỗ lực đều trở nên vô ích. Xung quanh chúng ta có rất nhiều người biết ăn nói, có năng lực nhưng cuộc đời và sự nghiệp thì thất bại. Lý do là họ có “năng lực” rộng 10cm nhưng “tính khí hẹp hòi, cố chấp” thì rộng 3cm. Vì thế, thành công mà họ có được chỉ có 3cm mà thôi! Đọc cuốn Trước 10 tuổi - Thời kỳ vàng quyết định thành công của trẻ khiến tôi nhớ tới câu hỏi thông minh này. Lập luận của tác giả cuốn sách là: Nếu bố mẹ chỉ quan tâm đến thành tích của trẻ thì không thể đảm bảo sau này trẻ sẽ thành công. Tác giả cho rằng, nếu bố mẹ có thể bồi dưỡng phẩm chất thành công cho trẻ thì cơ hội thành công sẽ tăng lên. Tác giả đã đưa ra bảy phẩm chất thành công: Suy nghĩ tích cực, bồi dưỡng sáng tạo, suy nghĩ độc lập, AQ (chỉ số vượt khó - Adversity Quoten), quan hệ xã hội, khả năng giao tiếp, khả năng quản lý tiền bạc; từ đó cung cấp cho bố mẹ những kiến thức cần thiết để giáo dục con cái tiến tới thành công. Đọc cuốn sách này khiến tôi nhớ đến mẹ tôi. Có thể nói mẹ tôi có tất cả những tố chất trong việc bồi dưỡng sự thành công, cũng chính vì thế bà đã giáo dục anh trai tôi lãnh đạo doanh nghiệp của dòng họ, giáo dục ra người sáng lập tập đoàn Vương Phẩm là tôi. Tình thương bao la của mẹ, cách đối xử chân thành với người khác và tinh thần tiết kiệm đã ảnh hưởng rất lớn đến tôi cũng như lý luận kinh doanh của tôi, thậm chí trở thành một phần trong văn hóa ở công ty tôi. Có thể nói mẹ là người ảnh hưởng lớn nhất đến cuộc đời tôi, là người mà tôi kính yêu nhất. Tôi rất đồng tình với lập luận của tác giả, bởi vì anh em chúng tôi có được ngày hôm nay là nhờ người mẹ vĩ đại https://thuviensach.vn của chúng tôi. Vì thế, tôi muốn giới thiệu cuốn sách này tới các bậc phụ huynh - những người luôn hy vọng con cái thành công. Giống như tác giả đã nói, nguyện vọng lớn nhất của bố mẹ là hy vọng cuộc đời của con được thuận lợi. Làm thế nào mới có thể thuận lợi được? Theo tôi, đó chính là mở rộng đường kính ống nước và không tạo ra nút cổ chai nhỏ hẹp. Ngoài ra, tôi nghĩ bố mẹ không nên chỉ bồi dưỡng phẩm chất thành công cho trẻ mà còn cần phải tự điều chỉnh bản thân mình nữa, như thế mới từng bước khơi dậy khí chất tốt đẹp của trẻ. Tôi tin rằng nếu bạn có thể thực hiện phương pháp giáo dục trong cuốn sách này, bạn không chỉ có được những đứa con thành công giống như tác giả mà sau này lớn lên, chúng cũng sẽ cảm ơn bạn giống như tôi cảm ơn mẹ của tôi vậy. https://thuviensach.vn Tự thuật Tốt nghiệp chỉ là điểm khởi đầu của cuộc đời Chu Giai Mẫn Tốt nghiệp đại học, bắt đầu đi làm, lần đầu tiên tôi hiểu rằng “tốt nghiệp chỉ là điểm khởi đầu của cuộc đời”. Lúc còn đi học, nên học môn gì, đọc sách gì, có thể chơi gì… tất cả đều rất rõ ràng. Có chỗ nào không hiểu thì chỉ cần nhờ thầy cô giáo giải thích là xong. Cuộc đời giống như thế giới vật lý cổ điển của Newton, cân bằng, đơn giản và hoàn mỹ. Sau khi bước ra xã hội, phát hiện con đường trước mắt biến đổi khôn lường, thậm chí là vẩn đục. Lúc ở trường có thể đọc sách, nhưng trong công việc thì không có cuốn sổ tay công việc nào có thể hướng dẫn tường tận để mình phát huy được hết năng lực. Tất cả đều cần phải tự đúc rút kinh nghiệm, học hỏi người khác, tự mình tìm tòi, hợp tác với rất nhiều người. Cảm giác lúc ấy giống như đột nhiên bước vào thế giới vật lý cận đại vậy, ngoài ánh sáng tuyệt đối thì tất cả mọi thứ đều là tương đối, đồng thời trong chốc lát có rất nhiều hạt cơ bản, khiến người ta không kịp nhìn. Thế là tôi vội vàng đi qua mười năm với rất nhiều tiêu chuẩn “tương đối” và phát hiện ra ngày càng nhiều “hạt cơ bản”. Nhớ lại mười năm trước, khi mới bước chân vào xã hội, tôi không chỉ một lần cảm nhận được rằng, những kỹ năng cần trong học tập rất khác biệt so với những yêu cầu trong công việc sau này. Trong mười năm ấy, tôi thấy không ít sinh viên ưu tú tốt nghiệp những trường danh tiếng, khi mới bước vào xã hội, đã phải điều chỉnh quan niệm và thái độ làm việc của mình. Những học sinh có thành tích cao khi ở trường đã quen với việc được khen ngợi, nhưng khi bước vào xã hội, chúng phải đối mặt với hiện thực, phải bắt đầu từ những cái cơ bản. Hầu hết các nhà quản lý đều thích những thanh niên tự giác, làm việc hiệu quả, thận trọng, biết hợp tác với mọi người. Nhưng những phẩm chất này không liên quan đến thành tích học tập mà liên quan đến phương pháp giáo dục trong gia đình. Mỗi khi nhìn thấy những nhân viên gặp phiền phức, tôi thầm nghĩ: “Nếu lúc đầu anh https://thuviensach.vn ta được dạy cách suy nghĩ tích cực, chịu trách nhiệm, tự giác vươn lên thì bây giờ anh ta đã không thất bại như vậy”. Mặc dù tôi tốt nghiệp với thành tích cao, nhưng vì từ nhỏ bố mẹ đã dạy tôi phải thành thực, chăm chỉ, có trách nhiệm nên lúc bắt đầu làm việc tôi đã khiêm tốn thừa nhận mình chưa đủ kinh nghiệm, không phàn nàn khi phải bắt đầu từ đầu, và luôn cố gắng hết sức làm tốt mọi việc. Nhưng không phải người nào cũng làm được điều đó, dẫn đến khó thích nghi với sự khác biệt giữa nhà trường và xã hội. Tôi thật sự hy vọng các bậc cha mẹ có thể giống bố mẹ tôi, nếu không, cho dù giám đốc muốn đề bạt con của các vị thì chúng cũng không tìm được lý do để thuyết phục bản thân. Vì thế, khi bố mẹ nói với tôi rằng, họ muốn viết một cuốn sách về giáo dục con cái thì tôi đã giơ tay tán thành, hơn nữa còn nhiệt tình cung cấp rất nhiều tư liệu về sự thành công và cách quản lý công việc, đồng thời hỗ trợ bố mẹ tôi rất nhiều. Hy vọng chúng tôi có thể viết ra một cuốn sách bổ ích. Thành quả của chúng tôi chính là cuốn sách mà bạn đang cầm trên tay. Nếu bạn không có ý định mua sách, chí ít bạn cũng có thể xem chúng trong hiệu sách, ghi lại những ý quan trọng nhất để áp dụng vào thực tiễn. Nếu bạn có ý định mua sách, hãy mang nó về nhà và từ từ nghiên cứu, nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Tôi thật lòng hy vọng cuốn sách này có thể giúp các bậc cha mẹ hiểu rằng, học tập chỉ là điểm khởi đầu cho cuộc đời, đồng thời tiếp thu những quan điểm đúng đắn và thói quen tốt, đưa nó vào cuộc sống hàng ngày, cải thiện quan hệ giữa bố mẹ và con cái, để con cái của chúng ta được vui vẻ, hạnh phúc và thành công trong tương lai. https://thuviensach.vn Chương 1 Bồi dưỡng một đứa trẻ thành công Một số vị phụ huynh rất chú trọng điểm số của trẻ, tâm trạng cũng thay đổi https://thuviensach.vn theo điểm số. Một số cha mẹ tuy ngoài miệng thì nói thành tích không quan trọng nhưng lại bắt trẻ học thêm và học năng khiếu, lịch học dày đặc. Những đứa trẻ này sau khi ra xã hội có thành công được không? Yêu con trước tiên phải biết làm thế nào để giúp chúng thành công chứ không phải vì sợ thua thiệt với chúng bạn nên mới không ngừng yêu cầu chúng học kiểu nhồi nhét. Thay vì muốn trẻ tập trung tất cả tinh thần và sức lực để học tập, chi bằng hãy giúp con bồi dưỡng phẩm chất thành công, đó mới là cách giúp đỡ tốt nhất đối với trẻ. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn THÀNH TÍCH KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI THÀNH CÔNG Bạn có hy vọng con cái thành công không? Chắc chắn câu trả lời sẽ là: “Đương nhiên rồi!” Vậy phải làm thế nào mới giúp con của bạn có một tương lai thành công? Một số người sẽ trả lời: “Dĩ nhiên là học rồi! Tôi cho con học thêm tiếng Anh, học năng khiếu, nghiêm khắc đôn đốc con học tập”. Câu hỏi tiếp theo của tôi là thành tích tốt có đồng nghĩa với tương lai thành công không? “Thành tích = Thành công”, đẳng thức này có bất biến không? Bill Gates bỏ dở việc học đại học giữa chừng, còn Einstein thì hồi còn nhỏ, vì thành tích không tốt nên bị giáo viên yêu cầu thôi học. Những ví dụ như thế nhiều vô kể. Thì ra, những đứa trẻ thành tích không tốt hoặc học không cao chưa chắc đã không thành công. Vậy thì những đứa trẻ có thành tích tốt có phải chắc chắn sẽ thành công? Tôi biết một người học đến thạc sĩ, vì suy nghĩ cứng nhắc, tính tình cố chấp nên khiến cho giám đốc và đồng nghiệp xung quanh rất mệt mỏi. Tôi cũng đã từng nghe nói có người tốt nghiệp thạc sĩ ngành “hot“ ở trường đại học nổi tiếng nhưng lại không thể hoàn thành công việc sếp giao cho đúng thời hạn, đồng thời có rất nhiều vấn đề với đồng nghiệp cộng sự, cuối cùng phải lặng lẽ bỏ việc. Cũng có người học giỏi, năng lực giỏi, nhưng vì phẩm hạnh không tốt, mất đi danh tiếng trong giới làm ăn, nên cuối cùng đã thất bại. Những ví dụ như vậy nhiều vô kể. Thì ra những đứa trẻ thành tích tốt, học cao chưa chắc sẽ thành công. Một số bậc cha mẹ không khỏi ngạc nhiên: “Nhưng nếu không dạy trẻ học thì tôi còn có thể dạy nó cái gì để sau này làm nên sự nghiệp?” Nói cũng phải, thành tích là chỉ tiêu rõ rệt nhất. Trường học và học vị cao thấp cũng là minh chứng trực tiếp nhất cho thành quả nuôi nấng vất vả của bố mẹ. Không nhìn những tiêu chuẩn số lượng giấy trắng mực đen, làm sao tôi biết được thành công của trẻ trong tương lai? SÁCH KHÔNG PHẢI LÀ TẤT CẢ https://thuviensach.vn Tôi đã từng nghe một câu chuyện: Vào một buổi tối cách đây lâu lắm rồi, ông Vương lúi húi tìm một thứ gì đó dưới ánh đèn đường. Mọi người nhiệt tình lại gần, hỏi ông đang tìm gì. ông Vương nói ông làm rơi một chùm chìa khóa. “Rơi ở đâu?” Một người hỏi. Vương lão gia nói: “Rơi ở nhà, nhưng bây giờ trong nhà rất tối, vì thế tôi tìm dưới đèn đường”. Ông Vương tìm chùm chìa khóa bị rơi ở nhà dưới đèn đường chỉ vì đèn đường sáng, nhìn rõ hơn. Vậy cuối cùng ông Vương có thể tìm thấy chùm chìa khóa dưới đèn đường được không? Có lẽ bạn sẽ không do dự mà nói: “Không thể”. Nhưng ngẫm lại, có phải chúng ta cũng tưởng rằng có thể tìm thấy phương trình thành công cho trẻ trong chỉ tiêu về thành tích học tập rõ ràng như vậy không? Bạn có cho rằng “thành tích = thành công”? Phương trình thành công của trẻ chỉ đơn giản và rõ rệt như vậy sao? “Dĩ nhiên rồi, nếu không thì vì sao người ta lại thường nói sách là người thầy tốt nhất, đọc nhiều sách sẽ có rất nhiều tri thức” - Một số người kiên quyết nói. https://thuviensach.vn Không sai, tài tử Giả Nghị nổi tiếng thời Tây Hán từ nhỏ đã tinh thông thi thư, 21 tuổi đã là tiến sĩ , rất được Hán Văn Đế trọng dụng. Nhưng đó chỉ là https://thuviensach.vn vinh hoa phú quý trong thoáng chốc, về sau, vì đưa ra rất nhiều chính sách cải cách mà không suy nghĩ đến thực tế, dẫn đến bất đồng quan điểm, mất đi sự tín nhiệm của hoàng đế, cuối cùng Giả Nghị buồn phiền rồi lâm bệnh qua đời năm 33 tuổi. Có thể thấy, ngoài việc học, các mối quan hệ xã hội cũng rất quan trọng, là một trong những điều kiện thành công. Từ đó chúng ta có thể biết rằng, thành tích không phải là “điều kiện tất yếu” của thành công. Và chúng ta có định luật thứ nhất trong phương trình thành công của trẻ: Định luật 1: Phương trình thành công của trẻ Thành tích ≠ Thành công KHÔNG NÊN ĐƯA CHO TRẺ CHIẾC GẬY KHÔNG CẦN THIẾT Ngày xửa ngày xưa, ở một vương quốc xa xôi, có một người bị thương tật ở chân, phải chống gậy mới đi được. Người này rất thông minh, vì thế anh ta không chỉ dựa vào chiếc gậy để đi lại mà còn nghĩ ra rất nhiều việc dùng đến chiếc gậy. Ví dụ: Dùng gậy để mở cửa, phơi quần áo… lại còn giảng dạy cách dùng gậy ở một trường tiểu học khiến việc dùng gậy trở thành một trào lưu lúc bấy giờ. Sau đó, cửa hàng bán gậy mọc lên như nấm, nghiên cứu rất nhiều kiểu dáng khác nhau. Có loại làm bằng ngà voi, có loại dát vàng, có loại đính đá. Trường học dạy cách sử dụng gậy cũng được thành lập, học sinh rất đông. Về sau, người nổi tiếng thông minh này qua đời nhưng môn học về chiếc gậy vẫn không mất đi, cuộc đời của ông trở thành huyền thoại, thậm chí có người còn nói, trí tuệ của ông là ở chiếc gậy. Từ đó, hầu như không có người nào không mang gậy khi đi ra ngoài. Về sau có một số người cho rằng chiếc gậy là một vật không cần thiết, không những không mang nó ra ngoài mà còn đi khắp nơi tuyên truyền phản đối việc dùng gậy. Thế là họ bị bắt, không những bị trừng phạt mà còn bị đuổi ra khỏi vùng. Qua bao nhiêu đời dùng gậy, người dân ở đất nước này “chứng minh” được rằng gậy là cần thiết. Mọi người đều nói: “Không ai có thể đi lại được nếu không có gậy”. Cho dù người nghèo đến đâu cũng tiết kiệm tiền mua chiếc gậy rẻ nhất. Không người dân nào ở đất nước này không dùng gậy. https://thuviensach.vn Một câu chuyện rất nực cười, phải không? Nhưng rất có thể khi chúng ta còn nhỏ, bố mẹ của chúng ta đã cho chúng ta chiếc gậy không cần thiết. Khi chúng ta khóc lóc nói là không cần gậy, họ còn ép chúng ta phải chấp nhận, bắt chúng ta cầm gậy đi. Sau những cuộc phản kháng vô vị, chúng ta chỉ có thể ngoan ngoãn chấp nhận. Dần dần chúng ta cũng tin rằng phải có gậy thì mới đi lại được. Thế là đợi đến khi chúng ta trưởng thành, có con, chúng ta cũng bắt đầu ép chúng dùng gậy, đến tận khi chúng khuất phục mới thôi. “Học tập” cũng giống như chiếc gậy đó. Khi bố mẹ quá chú trọng đến thành tích thì sẽ bắt trẻ dồn hết tinh thần và sức lực của mình vào việc làm thế nào để dùng chiếc gậy ấy đến khi thành thục. Trẻ sẽ dần dần quên đi việc phải đi bằng chính đôi chân của mình. Khi trẻ bước ra ngoài xã hội, giám đốc không hề bận tâm đến kỹ năng dùng gậy cao siêu của trẻ. Và thế là đứa trẻ chỉ biết chơi với chiếc gậy đứng ngây ra đó, không biết phải làm thế nào. Nếu chúng ta không cướp đi khả năng tự đi vốn có của trẻ thì chúng sẽ có thể thích ứng tốt hơn. Vì thế, thay vì ép trẻ chỉ chú ý đến chiếc gậy trong học tập, chi bằng bỏ thời gian dạy chúng làm thế nào để tự đi trên con đường của mình, tìm kiếm thành công và thắng lợi thực sự còn hữu ích hơn nhiều. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn PHẨM CHẤT THÀNH CÔNG QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH CÔNG Qua câu chuyện trên chúng ta thấy: Thành công = f (Thành tích). Vậy thì khi viết thành công của trẻ trong tương lai thành một phương trình, có những biến số nào sẽ ảnh hưởng đến thành công của trẻ? “Mỗi người đều có phẩm chất thành công. Nhưng người thành công thực sự nhất định có nhiều phẩm chất hơn người khác”. Đây mà một câu nói mà tôi đọc được trên mạng. Những người thành công thực sự phải có phẩm chất thành công khiến người ta khâm phục. Nếu đặt phẩm chất thành công vào trong ngoặc f ( ) của phương trình thành công thì trẻ sẽ thành công. Vậy thì nên bồi dưỡng phẩm chất thành công như thế nào mới có thể bước tới thành công?” PHẨM CHẤT THÀNH CÔNG BAO GỒM NHỮNG GÌ? Trong thời đại thông tin phát triển như hiện nay, chúng ta không cần phải vắt óc suy nghĩ phẩm chất thành công bao gồm những gì, bởi vì người khác đã sắp xếp cho chúng ta từ rất lâu rồi. Bậc thầy nổi tiếng của Mỹ là Napoleon Hill (1833 - 1969) đã dùng thời gian 20 năm để phỏng vấn 500 người giàu có nhất, nổi tiếng nhất nước Mỹ, tổng kết thành quy luật thành công của họ. Trong cuốn Trump: How to Get Rich, Donald John Trump đã nhắc đến phẩm chất thành công mà ông tìm kiếm. Ông Lý Khai Phục - nguyên tổng giám đốc Google của Trung Quốc - cũng đã từng ca tụng trong tác phẩm của mình: “Con người ai cũng có thể thành công. Tôi có thể lựa chọn thành công của tôi”. Chúng ta có thể tổng kết lại phẩm chất thành công như sau: Napoleon Hill 17 nguyên tắc thành công 1. Xác định mục tiêu rõ ràng. 2. Tập hợp trí tuệ. 3. Bồi dưỡng cá tính hấp dẫn. Trump Trump: How to Get Rich 1. Nhân cách nổi bật. 2. Có đầu óc (tri Lý Khai Phục Để phát huy bản thân một cách tốt nhất 1. Giá trị quan - Thành công bắt nguồn từ trung thực và tin tưởng. 2. Tích cực chủ động - Lựa chọn thành công https://thuviensach.vn 4. Thể hiện niềm tin. 5. Bỏ ra nhiều hơn. 6. Tinh thần vươn lên. 7. Bồi dưỡng thái độ tích cực. 8. Kiểm soát sự hăng hái. 9. Tăng cường tự giác. 10. Suy nghĩ đúng đắn. 11. Kiểm soát năng lực tập trung chú ý. 12. Khơi dậy tinh thần làm việc theo nhóm. 13. Học tập kinh nghiệm từ trong nghịch cảnh và thất bại. 14. Bồi dưỡng óc sáng tạo. 15. Đảm bảo sức khỏe. 16. Tính toán thời gian và tiền bạc. 17. Ứng dụng các quy luật tự nhiên vào cuộc sống. thức và tài trí). 3. Óc sáng tạo. 4. Trung thành và tín nhiệm. là ở bản thân. 3. Lòng đồng cảm - Cơ sở của giao tiếp xã hội. 4. Tự tin - Dùng niềm tin chắp cánh cho cái tôi. 5. Tự kiểm điểm - Hướng tới thành công từ việc tự kiểm điểm. 6. Dũng khí - Tinh thần dũng cảm tiến lên phía trước. 7. Tấm lòng rộng mở. 8. Tìm kiếm lý tưởng - La bàn chỉ dẫn thành công. 9. Phát hiện hứng thú - Dùng nhiệt tình theo đuổi thành công. 10. Thực thi hiệu quả - Bậc thang hướng tới thành công. 11. Nỗ lực học tập - Quá trình thu lợi suốt đời. 12. Giao tiếp xã hội - Bài học bắt buộc với người hiện đại. 13. Giao lưu hợp tác - Con đường thành công trong thời đại thông tin. 14. Hoàn chỉnh và cân bằng - Dùng trí tuệ lựa chọn thành công. Những quan điểm này đều rất có lý. Nếu bạn có thể giúp con bồi dưỡng những phẩm chất này thì bạn không cần phải lo lắng cho tương lai của con nữa. Có được những phẩm chất này thì sớm hay muộn, con của bạn cũng sẽ thành công, làm nên sự nghiệp. THAY VÌ CÂU CÁ CHO CON ĂN, HÃY DẠY CON CÁCH CÂU CÁ Đột nhiên tôi phát hiện ra rằng, nói đến phương pháp và phẩm chất thành công, tất cả họ đều không nhắc đến việc học. Tôi tin rằng nếu con bạn có phẩm chất thành công thì thành tích học tập sẽ ở một mức độ nhất định. Bởi vì, nếu trẻ có tinh thần vươn lên, lại biết tự giác, cho dù không giỏi một môn học nào đó thì trẻ vẫn sẽ cố gắng hết sức. Mặc dù thành tích có thể không đứng trong top đầu nhưng cũng không đến nỗi quá kém. Thực ra như vậy là đủ. Khi trẻ bước ra xã hội, không ai hỏi chúng thành tích ở trường thế nào. Giám đốc cũng chỉ nhìn thái độ làm việc, khả năng làm việc và tinh thần hợp tác của chúng. Khi gặp trở ngại trong cuộc sống, sớm https://thuviensach.vn muộn trẻ cũng phải tự mình đứng dậy. Khi trẻ dần dần trưởng thành, bố mẹ sẽ không còn nắm rõ về cuộc sống của trẻ, chỉ có giúp con bồi dưỡng phẩm chất thành công thì cuộc đời của trẻ mới được đảm bảo. Giống như “Lý luận câu cá” mà chúng ta đã biết. Thay vì câu cá cho trẻ ăn, chi bằng dạy chúng cách câu cá. Nói một cách đơn giản, phẩm chất thành công chính là dạy trẻ cách câu cá như thế nào. Giám sát trẻ học, đạt thành tích cao chỉ là “câu cá cho chúng ăn”. Để câu được con cá thành công, cần phải có kỹ năng câu cá giỏi, cũng có nghĩa là cần có con đường đúng đắn thì mới có nhiều con cá thành công để câu. Thế nên, vì muốn giúp đỡ các bậc cha mẹ, tôi đã kết hợp giáo dục tâm lý học, kinh nghiệm công tác và trải nghiệm của bản thân, tổng kết phương trình sau: Định luật 2: Phương trình thành công Thành công = f (Tác động tích cực, óc sáng tạo, trí tuệ trong nghịch cảnh, suy nghĩ độc lập, quan hệ xã hội, khả năng biểu đạt, năng lực quản lý tiền bạc) https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn CON CỦA TÔI THÀNH CÔNG RỒI Mỗi lần tôi nói với người khác về ba đứa con của mình, mọi người đều nói: “Ông có ba người con thành công như vậy, thế mới đáng sống chứ.” Cũng có người hỏi vợ tôi: “Điều gì khiến bà vui nhất, tự hào nhất trong cuộc đời này?” Lúc nào vợ tôi cũng vui mừng nói: “Dĩ nhiên là ba đứa con của tôi”. Nghĩ lại vợ chồng tôi cũng thật may mắn, rất ít khi đánh mắng các con. Các con cũng tự học đến đại học. Con cả tốt nghiệp thạc sĩ khoa Kế toán Đại học Đài Loan. Đứa thứ hai không chỉ tốt nghiệp thủ khoa khoa Tài chính tiền tệ Đại học Đài Loan mà còn được tuyển thẳng học thạc sĩ. Đứa thứ ba thì được tuyển thẳng vào khoa Tài chính tiền tệ Đại học Đài Loan. Tôi nói với con rằng nhà mình không giàu có, cùng chị học thạc sĩ trong nước là được rồi, nhưng nó không nghe, sau khi tốt nghiệp đại học nó không thi thạc sĩ trong nước. Sau hai năm làm việc, nó dùng số tiền học bổng và tiền dạy gia sư đem đầu tư vào cổ phiếu, kiếm đủ học phí và tiền sinh hoạt, sau đó sang Mỹ học MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh). Vì thế, vợ chồng tôi chưa bao giờ phải buồn phiền vì chuyện học hành của các con. Trong công việc, chúng cũng chưa từng khiến chúng tôi phải buồn phiền. Đứa thứ hai chăm chỉ, có trách nhiệm, dám nói, dám làm. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ vào làm cho công ty HP nổi tiếng của Mỹ tại Đài Loan, năm nào cũng được tuyên dương là nhân viên ưu tú, còn được lĩnh giải thưởng ở nước ngoài. Về sau thấy em gái học tập và làm việc bên Mỹ thuận lợi nên đã cùng chồng sang Mỹ và được nhận vào làm quản lý tài chính cho một công ty, có thể nói là rất “thuận buồm xuôi gió”. Một năm sau, khi đứa thứ ba đón chị sang Mỹ thì nó đã cùng đồng nghiệp người Mỹ và người Nhật quay về Châu Á mở công ty điện tử. Số nhân viên trong công ty lúc đầu chỉ có vài người, 5 năm sau đã lên tới hai trăm người. Con cả tính tình ôn hòa, thích công việc giáo dục. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ Đại học Đài Loan, thi chứng chỉ kế toán viên, nhân viên phân tích chứng khoán thì vào giảng dạy ở Học viện Kỹ thuật. Nhưng nó vẫn không thỏa mãn. Năm ngoái nó đã thi vào nghiên cứu sinh của Đại học Trung Ương, bây giờ đang phấn đấu trở thành giáo sư. Vì thế hai vợ chồng tôi thật sự rất may mắn, chả trách điều khiến vợ tôi tự hào nhất chính là dạy dỗ thành công ba đứa con này chứ không phải là lấy tôi. Các con của tôi đều tài năng, người làm bố như tôi thật sự khá là mờ nhạt https://thuviensach.vn khi so với chúng. Trở lại vấn đề chính, vợ chồng chúng tôi chỉ may mắn thôi sao? Vì sao các con của chúng tôi đều tự giác học hành, công việc cũng không cần chúng tôi phải lo lắng? Đây thật sự chỉ là may mắn thôi sao? CON CỦA BẠN CŨNG CÓ THỂ THÀNH CÔNG Thực ra, con của bạn cũng có thể thành công. Chỉ cần bạn biết cách bồi dưỡng phẩm chất thành công cho con thì sẽ không cần phải lo lắng nữa. Mấy chục năm trước, ở Đài Loan không có người nghiên cứu về sự thành công. Lúc ấy, tôi chỉ nghiêm túc đưa quan điểm về giá trị, đạo lý cơ bản làm người và những phương thức dễ tiếp nhận để truyền thụ cho các con. Tôi không hề kỳ vọng các con phải học thật giỏi, cũng không kỳ vọng chúng có thể liên tục vươn lên trong sự nghiệp. Suy cho cùng tôi cũng không phải là người giỏi giang lúc thi vào khoa Giáo dục trường Đại học Sư phạm (năm đầu trượt, năm thứ hai mới thi đỗ). Vợ tôi cũng tốt nghiệp y tá. Chúng tôi chỉ khắc sâu một vài phẩm chất thành công vào tâm hồn nhỏ bé của chúng. Từ một mầm non nho nhỏ cần được bảo vệ, chúng đã trưởng thành thành một cây cổ thụ cao lớn, vượt xa sự kỳ vọng của chúng tôi, khiến tôi và vợ được hóng mát hưởng phúc dưới tán cây. Vốn dĩ bên trong con người mỗi đứa trẻ đã có động lực hướng tới sự phát triển. Điều mà người lớn phải làm chính là dẫn dắt để sức mạnh nội tại ấy phát triển tốt hơn, đồng thời dạy chúng khả năng cần thiết để thích nghi với cuộc sống xã hội như hình thành phẩm cách, quan hệ xã hội, khả năng biểu đạt, khả năng đối mặt với trở ngại, khả năng suy nghĩ độc lập, khả năng sáng tạo… Nhưng điều bất hạnh là rất nhiều bố mẹ và giáo viên hoàn toàn không tôn trọng sức mạnh nội tại của trẻ, áp đặt những quan niệm của mình cho chúng. Cũng có một số bố mẹ vì quá tôn trọng trẻ mà không dạy chúng khả năng thích ứng xã hội, khiến chúng không thể tự thích nghi được. Chỉ cần bạn đừng nhả tơ bọc con của mình trong kén mà hỗ trợ chúng dang rộng đôi cánh xinh đẹp, bay về tương lai thì sau này nhất định chúng cũng có thể tự tạo nên bầu trời riêng của mình. Quả thực vợ chồng chúng tôi rất may mắn vì chúng tôi hoàn toàn không biết cách dạy dỗ này có thể tạo ra những đứa con kiệt xuất. Chúng tôi cũng không biết kết quả thu được đẹp đẽ hơn tưởng tượng của chúng tôi rất nhiều. Bây giờ chúng tôi được nếm trái ngọt, chúng tôi muốn chia sẻ với các bậc https://thuviensach.vn phụ huynh kinh nghiệm và suy nghĩ của chúng tôi. Suy cho cùng tôi đã từng có một thời trẻ, cũng đã từng vất vả nuôi nấng, dạy dỗ các con. Mỗi lần nhìn thấy bố mẹ tận tâm tận lực mà không có cách nào giúp được các con, tôi cảm thấy rất buồn. Tôi biết mọi người đều có ý tốt, tôi thành tâm hy vọng mỗi một tấc đất của các vị đều có thể chuyển thành quả ngọt cho con cái. TÌM RA CÁCH GIÁO DỤC ĐÚNG ĐẮN! Thay vì lo lắng, tìm cách đầu tư tiền bạc vào việc lấp kín thời gian biểu của trẻ, chi bằng hãy tìm cách giáo dục đúng đắn. Tháng 3 năm 2007, tạp chí Thiên Hạ (Đài Loan) có nhắc đến “Bố mẹ trực thăng” (helicopter parents), “can thiệp quá mức” thậm chí “lo lắng quá mức”. Họ giống như máy bay trực thăng, bay lượn trên bầu trời của trẻ suốt 24/7, giám sát từng hành vi, lời nói của trẻ. Đừng nên quan tâm quá mức, chỉ cần hướng dẫn trẻ một cách thích hợp là trẻ cũng có thể trở thành nhân tài ưu tú. Chỉ cần trẻ có IQ bình thường, thêm vào đó là phẩm chất thành công thì chắc chắn sau này trẻ cũng sẽ có chỗ đứng trong xã hội, không cần bạn phải lo lắng quá mức. Dĩ nhiên, học lực và sở trường cho trẻ vạch xuất phát, sau đó là dựa vào việc trẻ có phẩm chất thành công hay không sẽ quyết định thành công trong sự nghiệp của trẻ sau này như thế nào. Bố mẹ lo lắng quá mức chỉ làm giảm tỷ lệ thành công của trẻ, bởi vì nghiên cứu phát hiện ra rằng, bố mẹ lo lắng quá mức rất dễ tạo ra những đứa trẻ nôn nóng. Chúng ta đều biết nôn nóng không phải là phẩm chất của thành công. Tôi đã hỏi hai người em của mình làm việc trong giới kinh doanh về tiêu chuẩn đề bạt nhân viên là gì? Hai em gái của tôi đều trả lời giống nhau. Trong công việc, cùng với sự tăng lên của thời gian làm việc, tầm quan trọng của học lực ngày càng suy giảm, khi giám đốc đề bạt nhân viên, ngoài yếu tố “số phận“ ra, còn phải xem kinh nghiệm thực tế, khả năng làm việc, thái độ tích cực vươn lên và tinh thần hợp tác theo nhóm. Chả trách mà khi nói đến điều kiện hoặc phẩm chất thành công, bậc thầy thành công học Napoleon Hill và Lý Khai Phục đều không quá quan trọng khi nhắc đến thành tích hay kết quả học tập. Thực ra, xét từ một góc độ khác, nếu con của bạn có phẩm chất thành công thì thành tích sẽ ở một mức độ nhất định. Giống như đã nói ở trên, những đứa trẻ có ý chí vươn lên, lại tự giác, cho dù không giỏi một môn nào đó thì chúng cũng vẫn sẽ cố gắng hết sức. https://thuviensach.vn Tôi thường nói con cái giống như chiếc xe. Nếu chúng ta không đổ xăng thì cho dù đó là chiếc BMW tính năng vượt trội, và chúng ta có ra sức đẩy xe như thế nào đi nữa, cũng chỉ có thể tiến lên trước một chút. Nhưng nếu chúng ta đổ xăng cho xe, thì cho dù là chiếc xe bình thường, nó vẫn có thể lao như bay. Như vậy, thay vì giúp trẻ đẩy xe, chi bằng ta hãy giúp chúng đổ xăng, để chúng có thể tự đi về phía trước. Vậy cái gì là xăng? Dĩ nhiên là những phẩm chất thành công. Khi chúng ta có thể liệt những phẩm chất dưới đây vào phương trình thành công của trẻ thì cũng giống như đổ xăng vào bình xăng. Bạn có thể nhìn thấy trước được tương lai thành công của trẻ. Quan điểm của người Do Thái là: “Cho dù là những đứa trẻ bình thường, chỉ cần giáo dục đúng cách thì cũng có thể trở thành người phi thường”. Vì thế, thay vì đốc thúc trẻ học hành, bắt trẻ học lớp năng khiếu, chi bằng hãy chuyên tâm bồi dưỡng phẩm chất thành công, để trẻ trở thành người phi thường. Bạn có hy vọng con của mình thành công không? Hãy để cuốn sách này dẫn dắt bạn xây dựng phương trình thành công cho trẻ nhé! https://thuviensach.vn Chương 2 Bí mật phương trình thành công của trẻ Để có thể thực hiện phương trình thành công một cách hiệu quả, bố mẹ https://thuviensach.vn phải làm gương cho trẻ ngay từ khi trẻ còn nhỏ, đồng thời căn cứ vào mức độ trưởng thành của trẻ để “dạy dỗ” một cách đúng đắn, như thế mới có thể khắc sâu phẩm chất thành công trong tâm hồn trẻ. Nhờ những phẩm chất vốn có, trẻ tìm được sức mạnh vươn lên, không cần bố mẹ phải giám sát, tận tâm chỉ bảo. Đây chính là “phương pháp giáo dục đòn bẩy”. Những bố mẹ thông minh sẽ hiểu cách vận dụng “phương pháp giáo dục đòn bẩy”. Đây chính là bí mật trong phương trình thành công của trẻ. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn NÊN DẠY TRẺ NHƯ THẾ NÀO? Từ chương 1 chúng ta biết rằng, thành tích tốt không đủ để đảm bảo thành công trong tương lai. Chỉ có chuyên tâm bồi dưỡng phẩm chất thành công mới có thể đảm bảo trẻ có chỗ đứng trong xã hội. Nhưng có một số cha mẹ lại nói: “Tôi rất nghiêm túc bồi dưỡng những phẩm chất thành công này cho con. Tôi nói với nó phải học hành chăm chỉ, cũng nói với nó không được đánh nhau với người khác, phải hòa thuận với các bạn, nhưng nó không chịu nghe lời”. Vì sao những phẩm chất mà chúng ta muốn dạy cho trẻ, chúng lại không thể tiếp thu? Vì sao f ( ) trong phương trình không thể vận dụng được? Trước tiên chúng ta hãy cùng xem ba ví dụ mà có lẽ bạn sẽ thấy rất quen: Ví dụ 1: Tuấn Minh thích xem tivi Mẹ của Tuấn Minh than phiền với chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em: “Con trai tôi không nghe lời, thích xem tivi. Tôi khuyên bảo, thì cháu chống đối lại. Tôi dùng cách mua đồ chơi để dụ nhưng chưa được một tuần lại đâu vào đấy. Về sau tôi không chịu được đánh cho cháu một trận. Cháu lại giấu tôi lén lút xem tivi. Tôi thật sự không biết làm thế nào với con. Vì sao cháu lại thích xem tivi đến vậy? Lẽ nào không có cách nào giúp con thay đổi sao?” Ví dụ 2: Hồng Anh thích coi mình là trung tâm Bố Hồng Anh nói với chuyên gia tư vấn tâm lý trẻ em: “Tôi và vợ tôi đều tốt nghiệp thạc sĩ, có thể được coi là thành phần trí thức trong xã hội. Từ trước tới nay chúng tôi đều rất khiêm tốn, nhã nhặn, vì sao con của tôi lại hoàn toàn không để ý đến suy nghĩ của người xung quanh, muốn cái gì là đòi cái đấy, không thể khuyên bảo được? Phải dạy dỗ cháu như thế nào đây?” Ví dụ 3: Oanh nghe lời và Phương không nghe lời Mẹ nhìn thấy phòng của Oanh rất bừa bãi, nên hỏi Oanh: “Lúc nào con cũng thích đến phòng của mẹ chơi, có phải là vì thấy phòng của mẹ rất sạch, rất thoải mái không?” Oanh đáp: “Đúng ạ!” Mẹ Oanh nói tiếp: “Vậy để mẹ dạy con cách dọn dẹp phòng, để phòng của con cũng luôn sạch sẽ, được không?” Oanh vui vẻ nhận lời. Nhưng mẹ của Phương thì không may mắn như thế. Mẹ muốn Phương dọn phòng nhưng cô bé lại lạnh lùng nói: “Có gì bừa bộn đâu ạ?” https://thuviensach.vn Ba ví dụ này cho chúng ta một điểm xuất phát, để chúng ta khám phá làm thế nào để “khởi động” phương trình thành công của trẻ, để chúng ta có thể từng bước hỗ trợ chúng hướng tới tương lai thành công. BÍ MẬT THỨ NHẤT: CHỈ CÓ THAY ĐỔI BẢN THÂN MỚI CÓ THỂ THAY ĐỔI CON CÁI Trước tiên chúng ta hãy nói về ví dụ Tuấn Minh thích xem tivi. Các bạn đã đoán được vì sao Tuấn Minh thích xem tivi như vậy không? Sau khi tìm hiểu, chuyên gia tư vấn tâm lý phát hiện ra rằng, bà nội sống cùng với gia đình Tuấn Minh rất thích xem tivi. Từ khi Tuấn Minh còn nhỏ, bà đã thường xuyên mở tivi cho cậu bé xem. Hàng ngày bố mẹ đi làm về đều cảm thấy rất mệt mỏi, thường xuyên xem tivi để thư giãn. Lúc xem tivi, bố mẹ yêu cầu Tuấn Minh phải ở trong phòng làm bài tập. Tuấn Minh không chống lại được sức hút của tivi, không thể tập trung làm bài, chỉ muốn chạy ra xem tivi cùng mọi người. Chuyên gia giáo dục nổi tiếng Trịnh Thạch Nham đã từng viết trong cuốn sách của mình rằng: rất nhiều trẻ có vấn đề về thích ứng với cuộc sống đều do những khiếm khuyết trong giáo dục bằng hành động. Nếu giáo dục bằng lời nói không tương xứng với hành động thì sẽ không có hiệu quả. Vì trẻ không làm theo lời người lớn nói mà làm theo những gì người lớn làm. Người lớn muốn dùng lời nói, dùng cách mắng mỏ để thay đổi trẻ nhưng tâm trí của trẻ không bị lừa. Chúng nhìn thấy hành vi của bạn, cảm nhận tâm hồn của bạn. Cho dù bạn nói những gì, chúng vẫn đi theo khuôn mẫu mà bạn đã dựng lên. Đây chính là lý do vì sao Tuấn Minh không thể kiềm chế được mong muốn xem tivi. Nhà tâm lý học Eron phát hiện, nếu nghiêm khắc trừng phạt trẻ, sau này trẻ lớn lên sẽ có xu hướng bạo lực hơn những đứa trẻ khác. Bởi vì trong quá trình bị trừng phạt, trẻ cảm nhận được thế nào là bạo lực, hà khắc, sau này khi đối xử với người khác, chúng cũng dùng thái độ hà khắc ấy, dẫn đến xu hướng bạo lực nghiêm trọng. Đó là cách người lớn đã từng dùng để đối xử với trẻ, cũng là cách mà trẻ hiểu để giải quyết vấn đề. Dĩ nhiên hiện nay có rất nhiều bố mẹ đối xử ôn hòa, thân thiện với trẻ, không đến nỗi quá hà khắc. Nhưng suy luận theo lý luận giáo dục bằng hành động, nếu bạn muốn biết con của mình sau khi lớn lên có thành công hay https://thuviensach.vn không, bạn có thể tham khảo mức độ thành công trước mắt của mình. Nếu bạn muốn biết con cái của mình có bao nhiêu phẩm chất thành công, bạn chỉ cần nhìn xem mình có bao nhiêu phẩm chất thành công là được. Cái gọi là “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa” không phải chỉ là di truyền bẩm sinh, quan trọng hơn là ảnh hưởng của việc giáo dục bằng hành động sau này. Vì thế, với ví dụ của Tuấn Minh, nếu bố mẹ của Tuấn Minh thật sự nghĩ cho con thì khi Tuấn Minh làm bài tập, bố mẹ nên tắt tivi, đọc sách bên cạnh Tuấn Minh. Ngày nghỉ cũng có thể đưa Tuấn Minh đến hiệu sách mua những cuốn sách mà cậu thích, cả nhà cùng thảo luận. Như thế Tuấn Minh sẽ ngày càng thích đọc sách, không cần phải tìm niềm vui ở tivi. Nếu bố mẹ coi xem tivi là quyền lợi của mình, thì sau này Tuấn Minh lớn lên, mỗi khi đi làm về, cậu cũng sẽ xem tivi chứ không quan tâm đến việc dạy dỗ con cái, cũng không nỗ lực vươn lên. Như thế có tốt cho Tuấn Minh không? CHỈ CÓ THAY ĐỔI BẢN THÂN MỚI CÓ THỂ THAY ĐỔI CON CÁI Tôi đã làm như thế. Khi con cái học tiểu học, tôi đã không thỏa mãn với việc chỉ tốt nghiệp khoa Giáo dục trường Đại học Sư phạm của mình, tôi thường tận dụng kỳ nghỉ hè đến trường học thêm về tư vấn tâm lý. Đồng thời tôi cũng mua sách về các câu chuyện thành ngữ, nhân lúc các con được nghỉ, yêu cầu chúng mỗi ngày chép một câu chuyện thành ngữ ba đến năm trăm chữ. Mặc dù lúc ấy chúng còn nhỏ nhưng cũng cảm nhận được tinh thần nỗ lực vươn lên của bố, ngày nào cũng ngoan ngoãn ở nhà chép thành ngữ. Có như vậy thì bây giờ chúng tôi mới có cơ hội để cùng xuất bản sách, chia sẻ với mọi người kinh nghiệm của chúng tôi. Ba đứa con của tôi có rất nhiều mối quan hệ xã hội, điều đó có liên quan mật thiết đến cách giáo dục của tôi. Hồi dạy trung học, tôi ra sức đẩy mạnh “công tác nhân ái”, cùng với những giáo viên khác trong trường và các em học sinh tích cực đi đến những vùng khó khăn, giúp đỡ trẻ em nghèo đi học, mang lại hy vọng cho người già, sự ấm áp cho người tàn tật. Vì thế các con của tôi từ nhỏ đã hiểu cách đối xử với mọi người xung quanh. Khi có bạn học kém nhờ chúng giảng giải, chúng đều kiên nhẫn giảng cho các bạn. Quan hệ xã hội có liên quan mật thiết đến thành công trong công việc. Vì thế, nếu https://thuviensach.vn muốn tốt cho con, hãy thay đổi bản thân mình trước, để con có một tấm gương tốt để học tập và làm theo. Đây cũng là đáp án duy nhất để “cứu” Tuấn Minh. Bí mật thứ nhất trong phương trình thành công của trẻ: Muốn thay đổi trẻ, trước tiên phải thay đổi bản thân cha mẹ BÍ MẬT THỨ HAI: KHÔNG THỂ CHỈ YÊU CON MÀ CÒN PHẢI DẠY DỖ CON Bây giờ chúng ta xem ví dụ 2. Bố mẹ của Hồng Anh đều là những người có học hành. Căn cứ vào bí mật thứ nhất của phương trình thành công, những hành động của bố mẹ nên cảm hóa Hồng Anh, khiến Hồng Anh trở thành một đứa trẻ biết nghĩ cho người khác. Nhưng thực tế là Hồng Anh luôn coi mình là trung tâm. Vì sao cô bé lại không bận tâm đến suy nghĩ của mọi người? Thực ra trẻ con khi vừa sinh ra đều luôn coi mình là trung tâm. Trẻ con đói là khóc, không bận tâm lúc đó đang là ba giờ đêm, người lớn đều đang ngủ. Trẻ một tuổi thích chơi đồ chơi gì là cướp luôn, không bận tâm đồ chơi ấy có phải là của đứa trẻ khác không. Nói cách khác, trẻ vừa chào đời đã bị mong muốn nhất thời khống chế, thôi thúc, bất chấp môi trường bên ngoài để tìm mọi cách có được niềm vui, trốn tránh đau khổ. Triết học gọi đó là “bản ngã”. Đứa trẻ một, hai tuổi coi mình là trung tâm, mọi người có thể hiểu được. Nhưng nếu một đứa trẻ 10 tuổi hoặc một thanh niên 20 tuổi hoàn toàn chịu sự chi phối của cái tôi, bất chấp hoàn cảnh hiện thực, không bận tâm phải trái, đúng sai thì chứng tỏ đứa trẻ này luôn coi mình là trung tâm, được nuông chiều quá mức. Hồng Anh chính là một ví dụ như thế. Bố mẹ Hồng Anh đều là những trí thức có học hành, nhưng họ đã lầm tưởng bản chất của tình yêu và sự giáo dục, lúc nào cũng nuông chiều Hồng Anh, coi yêu cầu của Hồng Anh là “thánh chỉ“. Vì thế, trong quá trình trưởng thành của cô bé, “bản ngã” luôn được thỏa mãn nhưng lại không có nhiều cơ hội để phát triển hai thành phần quan trọng khác của nhân cách là “tự ngã” và “siêu ngã”. Thế nào là “tự ngã”? Khi trẻ cướp đồ chơi của người khác mà bị ngăn cấm, ý thức “tự ngã” của nó sẽ dần dần phát triển. Nó bắt đầu học được rằng mặc https://thuviensach.vn dù mình muốn nhưng bây giờ không thể được. Đây chính là “nguyên tắc hiện thực”: Kích thích phải được kéo dài đến lúc thích hợp mới được thỏa mãn. Nếu ngay cả điều này mà một đứa trẻ 10 tuổi không làm được thì thật sự rất đáng lo. Mặc dù bố mẹ rất yêu Hồng Anh, nhưng nếu Hồng Anh cứ như thế này thì sau này có giám đốc nào muốn nhận cô bé vào làm? Vì thế, mặc dù bố mẹ đối xử ôn hòa với người khác nhưng lại chưa thể kịp thời điều chỉnh sai lầm của trẻ, thuận theo ý muốn của trẻ mà cản trở sự phát triển của ý thức “tự ngã”, để mặc cho “bản ngã” chi phối. Thế nào là “siêu ngã”? “Siêu ngã“ được phát triển từ việc đáp lại sự khen thưởng hay trừng phạt của bố mẹ. Lúc đầu bố mẹ dùng khen thưởng và trừng phạt để khống chế hành vi của con, sau đó trẻ đưa tiêu chuẩn của bố mẹ vào ý thức “siêu ngã” của mình, hình thành quan điểm đạo đức chi phối hành vi của mình. “Siêu ngã” có quan trọng với tương lai của trẻ không? Đáp án chắc chắn là có. Nếu bạn có một đồng nghiệp có tiêu chuẩn phê phán hành vi đúng hay sai không giống với mọi người, ví dụ anh ta cho rằng nói lời không giữ lời không phải là chuyện gì nghiêm trọng, thường xuyên lật lọng, nói một đằng làm một nẻo, vậy thì bạn có dám tin tưởng anh ta không? Những người không được tin tưởng có thể thành công trong công việc được không? Vì thế, nếu bố mẹ không dạy dỗ trẻ một cách đúng mực, trẻ sẽ thuận theo “bản ngã” của mình, không thể phát triển ý thức “tự ngã” và “siêu ngã” cần thiết để thích ứng với xã hội. Cho nên, ngoài giáo dục bằng hành động, dạy dỗ một cách thích hợp cũng là một khâu không thể thiếu trong thành công của trẻ. Giống như hồi ấy tôi và vợ tôi giáo dục các con. Mặc dù giáo dục theo phương thức dân chủ nhưng với những chuyện không thể thỏa hiệp, chúng tôi sẽ không dễ dàng nhượng bộ. Ví dụ quan niệm về tiền bạc. Mặc dù con cả, con thứ hai rất hiểu chuyện, từ nhỏ đã không tiêu tiền bừa bãi nhưng đứa thứ ba lại bị những món đồ chơi mới lạ thu hút. Vợ tôi phát hiện nó không thể tiết kiệm giống như hai chị, thế nên đã đưa con bé đến ngân hàng mở tài khoản. Mỗi lần con được điểm cao trong kỳ thi, chúng tôi lại thưởng cho cháu một khoản tiền để gửi vào ngân hàng, đồng thời khích lệ con tiết kiệm. Mỗi lần có lãi, con bé tỏ ra rất vui khi thấy tiền trong thẻ tăng lên. Nhờ cách này, dần dần con bé có thể khống chế được ham muốn mua đồ của mình. Nó bắt đầu hiểu cách tận hưởng cảm giác thành công khi kiềm chế ham muốn mua đồ, tăng cường khả năng “tự ngã” của bản thân. https://thuviensach.vn Chúng tôi không hề thỏa mãn với điều đó. Chúng tôi còn nói với các con, mặc dù thấy tiền nhiều nên cảm giác rất tự hào nhưng nếu có thể góp một phần giúp đỡ những người cần tiền hơn chúng ta, thì đó mới là cách làm vĩ đại. Có thể vì sự khích lệ của chúng tôi, thêm vào đó các con thấy tôi rất tích cực làm công tác nhân ái, từ thiện nên từ nhỏ đến bây giờ, chỉ cần có cơ hội là chúng lại quyên góp cho vài tổ chức từ thiện. Từ cảm giác thành công có được từ tiết kiệm, ý thức “tự ngã” của con tôi cũng được tăng cường. Từ việc khơi dậy lòng trắc ẩn, chúng tôi đã giúp con phát triển “siêu ngã”. Vì the, cái mà Hồng Anh thiếu là sự phát triển của “tự ngã” và “siêu ngã”. Bố mẹ Hồng Anh không nên thuận theo yêu cầu “bản ngã” của Hồng Anh, mà nên dẫn dắt để Hồng Anh hiểu, có một vài mong muốn phải đợi đến lúc thích hợp mới có thể được thỏa mãn, thậm chí phải lựa chọn trong nhiều mong muốn. Sau đó dẫn dắt Hồng Anh xây dựng nguyên tắc phán đoán hành vi đúng sai. Như thế tương lai của Hồng Anh mới có hy vọng. Bí mật thứ hai trong phương trình thành công của trẻ: Có “giáo dục bằng hành động” nhưng không “dạy dỗ” thì không thể thành công BÍ MẬT THỨ BA: GIÁO DỤC TỪ KHI TRẺ CÒN NHỎ Mẹ muốn con biết dọn phòng gọn gàng, vì sao Oanh nghe lời, còn Phương lại coi lời mẹ nói như gió thoảng bên tai? Có lẽ những người tinh ý sẽ phát hiện, hình như Oanh nhỏ tuổi hơn Phương, còn Phương thì đã bước sang tuổi dậy thì. Suy luận như vậy rất chính xác. Trong ví dụ này, Oanh chỉ mới năm tuổi còn Phương thì đã mười lăm tuổi. Quả thực trẻ còn nhỏ rất dễ dạy, đến khoảng hơn mười tuổi thì đã bắt đầu khó dạy. Khi trẻ còn nhỏ, khả năng tự ý thức vẫn chưa cao, cái gì cũng phải dựa vào bố mẹ. Nhân lúc này hãy dạy cho trẻ một vài quan niệm và mô thức hành vi, như vậy sẽ thu được hiệu quả tốt nhất. Đến khoảng mười mấy tuổi, trẻ bước vào thời kỳ chống đối, tìm kiếm sự độc lập, rất dễ chống đối bố mẹ. Lúc ấy mới điều chỉnh hành vi của trẻ thì sẽ không có hiệu quả. Một chuyên gia đã phân tích: “Từ nhỏ nên bắt đầu chú ý bồi dưỡng nhân cách và cá tính của con người. Tính cách của một người có thể ảnh hưởng đến sự thành bại sau này. Sự hình thành tích cách chịu ảnh hưởng từ hoàn https://thuviensach.vn cảnh sau khi chào đời. Phần lớn tính cách đã được định hình từ khi còn nhỏ. Một số bố mẹ tưởng rằng chờ trẻ trưởng thành một chút hoặc sau khi đi học mới dạy dỗ trẻ, nhưng đến lúc ấy mới dạy thì đã muộn, bởi tính cách của trẻ đã được hình thành, muốn thay đổi không phải là chuyện dễ dàng”. Đồng thời ông còn nói: “Có lẽ mọi người đều có một kinh nghiệm như sau: Những bạn hồi tiểu học học rất giỏi, có quy củ, giữ kỷ luật, hai mươi năm sau thuận lợi thi đỗ đại học. Khi mọi người đã trưởng thành và họp lớp thì nhận thấy các bạn đều không thay đổi mấy so với lúc còn ở trường. Điều đó có nghĩa là nếu từ nhỏ đã được “định hình” thì sẽ rất khó thay đổi. Dĩ nhiên, cũng có người đột nhiên thay đổi trong quá trình trưởng thành, tính cách trở nên tốt hơn, nhưng đó chỉ là số ít”. Mẹ của Phương đã không nhân lúc cô bé còn nhỏ để dạy cô dọn dẹp phòng của mình. Hồi ấy, nghĩ con còn nhỏ nên bà giúp con dọn dẹp. Bây giờ Phương đã mười lăm tuổi, mẹ cảm thấy Phương đã lớn, nên học cách tự dọn phòng sạch sẽ. Nhưng lúc này chưa chắc Phương đã tiếp nhận sự dạy dỗ của mẹ. Ngược lại, từ khi Oanh năm tuổi mẹ đã bắt đầu dạy Oanh giữ phòng sạch sẽ, Oanh rất tin tưởng mẹ, tiếp nhận sự dạy dỗ của mẹ một cách vui vẻ. Sau này lớn lên có thể thấy, nhất định cô sẽ trở thành cô gái biết cách giữ vệ sinh gọn gàng. Vì thế giáo dục trẻ nhất định phải giáo dục từ sớm. Nhân lúc bạn vẫn có sức ảnh hưởng với trẻ, hãy dạy trẻ những phẩm chất thành công. Không nên lúc nào cũng nghĩ trẻ vẫn còn nhỏ mà bỏ qua thời kỳ giáo dục quan trọng. Hồi các con của tôi vẫn chưa đi học, tôi và vợ tôi đã bắt đầu giáo dục chúng về nhân sinh quan và giá trị quan đúng đắn, dạy chúng làm người tốt, khích lệ chúng phấn đấu vươn lên, nhiệt tình giúp đỡ người khác. Tôi vẫn còn nhớ hồi ấy tôi đã từng nói với chúng: “Tài sản trên người có thể bị người khác cướp đi nhưng kiến thức trong đầu thì không ai có thể cướp được. Chỉ cần con có kiến thức và kỹ năng thì con sẽ luôn luôn có cơ hội để lấy lại tài sản mà mình đã mất”. Các con của tôi nghe thấy những lời này, tâm hồn trong sáng tiếp nhận thông tin một cách tích cực, kết quả là chúng trở nên tự giác, phấn đấu vươn lên. Cho dù bây giờ ba con của tôi đều đã ngoài ba mươi tuổi nhưng chúng vẫn giữ vững tinh thần mà năm ấy tôi đã dạy chúng, vững bước trên con đường mình đã chọn. Vì thế, không được coi thường sức ảnh hưởng của bạn đối với trẻ. Trẻ giống như một viên ngọc chưa được gọt giũa, còn bạn có thể là nhà ảo thuật https://thuviensach.vn biến nó thành vàng. Chỉ cần bạn có thể dẫn chúng đi đúng phương hướng, sau đó chúng sẽ tỏa sáng bằng khả năng của mình. Vì thế, nhân lúc chúng có thể được gọt giũa, hãy cho chúng sức mạnh, giáo dục những phẩm chất thành công, như thế con của bạn sẽ trở thành những người phi thường. Bí mật thứ ba trong phương trình thành công của trẻ: Giáo dục trẻ phải nhân lúc chúng còn nhỏ, nếu không sẽ không kịp. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn NGƯỜI QUẢN LÝ PHẢI HIỂU NHỮNG HOẠT ĐỘNG NÀO CÓ TỶ LỆ ĐÒN BẨY CAO NHẤT Xét từ góc độ quản lý thương nghiệp hiện đại, phương pháp giáo dục của bố mẹ có thể thu được rất nhiều gợi ý. Chủ tịch tập đoàn Intel, ông Robert Noyce đã từng nói: “Vĩnh viễn không bao giờ hết việc để làm. Giống như người chủ trong gia đình, người quản lý không bao giờ làm hết việc - luôn luôn có rất nhiều việc phải làm, rất nhiều việc nên làm, luôn luôn vượt qua mức mà bạn có thể gánh vác được. Vì thế, người quản lý phải có khả năng xử lý nhiều việc cùng một lúc, hơn nữa còn phải biết lúc nào nên chuyển hướng chú ý, tập trung tinh thần vào hoạt động có thể kích thích sản xuất. Nói một cách khác, anh ta phải hiểu những hoạt động nào có tỷ lệ đòn bẩy cao nhất”. Nghe có vẻ như ông đang đưa ra lời khuyên cho bố mẹ, phải không? Bố mẹ là người quản lý của con cái. Việc giáo dục con cái vĩnh viễn không bao giờ làm xong, giống như người quản lý tài giỏi biết cách lựa chọn việc quan trọng nhất để làm để nâng cao hiệu quả sản xuất. Những bố mẹ thông minh cũng biết cách dùng phương thức hữu hiệu nhất để dạy trẻ, khiến chúng trở thành những ngôi sao sáng. Trong quản lý, cần chú trọng hiệu quả (effectiveness) và hiệu suất (efficiency). Cái gọi là hiệu quả chính là “việc làm đúng”, nói một cách khác là làm việc có ích. Hiệu suất là chỉ “làm xong việc với tốc độ nhanh nhất”, không kể chuyện này có sức ảnh hưởng lớn hay nhỏ với mục tiêu chỉnh thể. Trong quản lý yêu cầu phải có cả hai, về chính sách thì chú trọng hiệu quả, về mặt thực thi thì chú trọng hiệu suất. Như thế việc kinh doanh mới đi vào guồng. Giáo dục con cái cũng không ngoại lệ, phương pháp giáo dục phải đúng đắn, đó là lý do vì sao chúng ta đưa ra phương trình thành công cho trẻ. Sau khi có phương pháp đúng đắn, việc thực hiện cũng phải có hiệu suất. Đây cũng là lý do vì sao chúng ta nói đến ba bí mật trong phương trình thành công của trẻ. Chỉ cần bố mẹ có thể nắm được ba bí mật này thì hiệu suất giáo dục trẻ sẽ tăng lên. Bản thân xem tivi nhưng lại yêu cầu trẻ không được xem, đây là phương thức thực hiện không có hiệu suất. Bản thân đối xử ôn hòa nhã nhặn với người khác nhưng lại quá nuông chiều con cái cũng là phương thức thực hiện với hiệu suất không cao. Nếu bố mẹ có thể đưa ra phương pháp hiệu quả và thực hiện có hiệu suất thì mới có thể phát huy “tỷ lệ đòn bẩy cao https://thuviensach.vn nhất trong quản lý con cái”. Một điều cần chú ý ở đây là Robert Noyce cũng nhắc tới sự tồn tại của “thúc đẩy tiêu cực”. Ông lấy một ví dụ như sau: “Thông thường mà nói, nếu cấp trên dùng quá nhiều mệnh lệnh có tính áp đặt (cho dù ông ta có thật sự hiểu hay không), sẽ hình thành tác động tiêu cực, có thể cấp dưới sẽ bắt đầu trở nên rụt đầu rụt cổ, dần dần mất đi trực giác giải quyết vấn đề mà chuyển sang nhờ cấp trên giúp đỡ. Nếu việc này trở thành vòng tuần hoàn ác tính, việc sản xuất sẽ giảm sút. Sự can thiệp của cấp trên dĩ nhiên chính là thúc đẩy tiêu cực”. Robert Noyce cùng nhắc đến “phương pháp trữ hàng”. Ông cho rằng một người quản lý giỏi phải tích trữ vài “thương vụ”, một vài “thương vụ” chưa cần hoàn thành ngay. Bởi vì nếu không như vậy, có thể người quản lý sẽ có thời gian rảnh rỗi, muốn can thiệp vào công việc của nhân viên. Điều này nghe có vẻ cũng rất quen thuộc. Có những bố mẹ coi việc giáo dục con cái là sự nghiệp lớn, xuất phát điểm là rất tốt nhưng nếu can thiệp quá nhiều, trẻ sẽ mất đi tính tự chủ. Vì thế “bố mẹ trực thăng” cũng phải hiểu cách bồi dưỡng hứng thú của mình, không nên tập trung toàn bộ tinh thần vào con cái, nếu không sẽ gây áp lực quá lớn cho chúng. Nói một cách thẳng thắn, sự trưởng thành của trẻ giống với quá trình của cuộc đời, rất khó “kinh doanh”. Lập trước kế hoạch cho cuộc đời ư? Năm năm sau sẽ ra sao, mười năm sau sẽ như thế nào... Điều này rất khó dự đoán bởi vì biến cố quá nhiều. Vì thế bạn chỉ có thể hy vọng, mong ước, sau đó vẫn phải bắt tay vào làm. Việc giáo dục trẻ cũng vậy, mặc dù bạn cũng có những kỳ vọng đối với trẻ nhưng bạn cũng phải tôn trọng suy nghĩ và hứng thú của trẻ. Tôi từng nghe nói có một người mẹ muốn con gái mình lấy một anh bác sĩ mà cô không yêu, chỉ vì hy vọng có thể mở một bệnh viện gia đình. Tôi nghe mà thấy buồn cho cô con gái. Nếu bạn thật sự yêu con của mình thì nhất định phải tôn trọng con. Cho dù con đường sau này của chúng như thế nào thì chí ít cũng phải dạy nó một vài khả năng cơ bản để nó có cách sinh tồn, phấn đấu trong xã hội. Đây mới là những người bố người mẹ biết yêu thương con thật sự. Không nên chú trọng vào những hoạt động thúc đẩy tiêu cực, bắt đầu từ bây giờ, hãy làm những hoạt động với tỷ lệ đòn bẩy cao. Robert Noyce còn nói với người quản lý rằng: “Nhất định phải nhớ rằng thời gian của bạn có hạn. Khi bạn tiếp nhận một nhiệm vụ cũng là lúc bạn từ chối một việc khác”. Câu nói này rất có lý. Nếu bố mẹ chú trọng quá mức https://thuviensach.vn đến thành tích ở trường và bắt trẻ đi học thêm thì sẽ bỏ qua việc bồi dưỡng phẩm chất thành công cho trẻ. Vì thế, làm thế nào để giữ cân bằng là điều mà những bố mẹ thông minh phải thường xuyên suy nghĩ và nhắc nhở bản thân. Khi thành tích của trẻ đã rất khá, nếu bố mẹ vẫn còn yêu cầu trẻ bỏ vô số thời gian để học tập thì sẽ chỉ tốn sức, tốn thời gian mà không thu được hiệu quả. Nếu bố mẹ biết cách dùng thời gian này bồi dưỡng khả năng cho trẻ thì mới có thể nâng cao tỷ lệ đòn bẩy trong giáo dục. Archimedes nói: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái đất lên”. Mục đích chính của cuốn sách này là nói với bạn mục tiêu, phương pháp và phương thức thực hiện tỷ lệ đòn bẩy. Hãy cho bố mẹ một điểm tựa để họ nâng sự thành công của con cái trong tương lai. THAY ĐỔI PHONG CÁCH QUẢN LÝ CĂN CỨ VÀO MỨC ĐỘ THÀNH THẠO CỦA NHÂN VIÊN. Robert Noyce cũng nói: “Cùng với sự thay đổi của mức độ thành thạo của nhân viên trong công việc, phong cách quản lý cũng phải thay đổi. Nói cách khác, khi mức độ thành thạo thấp thì cách quản lý hữu hiệu nhất là đưa ra những chỉ thị rõ ràng và tỉ mỉ. Trong trường hợp này, cùng với sự tăng lên của mức độ thành thạo trong công việc, phương pháp lãnh đạo hữu hiệu nhất là từ kết cấu hóa chuyển sang nói chuyện, ủng hộ và khích lệ tinh thần. Khi mức độ thành thạo càng ngày càng cao, sự can thiệp của người quản lý với nhân viên nên giảm xuống mức thấp nhất. Chủ yếu mục tiêu quản lý nên tập trung vào việc hướng nỗ lực của nhân viên có phù hợp với nhu cầu của ngành hay không”. Bảng biểu thị như sau: Mức độ thành thạo của nhân viên Mức độ can thiệp của quản lýPhương pháp lãnh đạo của quản lý Thấp Cao Nói với nhân viên nên làm gì, khi nào hoàn thành và làm như thế nào. Trung bình Trung bình Chú trọng giao lưu, ủng hộ và khích lệ. Cao Thấp Mức độ can thiệp giảm, cùng xây dựng mục tiêu công việc và hệ thống quản lý. Xét từ lý luận của Robert Noyce, qua ví dụ Hồng Anh được nuông chiều https://thuviensach.vn quá mức, chúng ta có thấy rằng: Khi “mức độ trưởng thành” của Hồng Anh giảm thấp, thì “mức độ can thiệp” của bố mẹ cô bé cũng ở mức quá thấp, phương thức phối hợp như vậy không mang lại hiệu suất. Thay vào đó, khi Hồng Anh còn nhỏ, bố mẹ nên từng bước dẫn dắt Hồng Anh, để cô bé dần dần quen với những lễ nghi cần thiết. Sau khi chúng trở thành thói quen thì có thể giảm dần mức độ can thiệp. Khi trẻ vừa chào đời mà đã áp dụng phong cách giáo dục “tự do buông thả” thì chỉ gây hại cho trẻ. Có người quản lý vì muốn thực hiện phương pháp không can thiệp của mình, không hướng dẫn rõ ràng cho nhân viên mới vào làm, kết quả là cuối cùng xảy ra chuyện thì muốn sửa sai cũng đã quá muộn. Cũng có bố mẹ không bồi dưỡng, giáo dục trẻ. Đến ba, bốn mươi tuổi rồi bố mẹ vẫn không ngừng can thiệp, không cho con cơ hội trưởng thành. Như thế “trẻ“ sẽ rất khó thành công trong xã hội. Những người bố người mẹ như thế này có ham muốn khống chế con rất lớn. Mặc dù đã thành công trong việc khống chế con cái, nhưng sự phát triển của trẻ cũng bị khống chế một cách nghiêm trọng. Những trẻ thích chống đối sẽ xa lánh bố mẹ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quan hệ gia đình. Vì thế, những bố mẹ thông minh sẽ biết cách từ từ bồi dưỡng mức độ trưởng thành của trẻ, từ từ buông tay để trẻ trưởng thành độc lập. Robert Noyce nói: “Khi mức độ thành thạo của nhân viên đạt tới đỉnh cao, anh ta đã hoàn thành việc rèn luyện. Lúc ấy động lực làm việc của anh ta sẽ xuất phát từ động lực khao khát thực hiện bên trong con người anh ta. Đây chính là giới hạn mà một người quản lý tìm mọi cách để theo đuổi”. Cũng như vậy, khi mức độ trưởng thành của trẻ đạt tới đỉnh cao, trẻ đã hoàn thành việc rèn luyện. Lúc này động lực của cuộc đời chúng sẽ xuất phát từ động lực khao khát thực hiện bên trong con người chúng. Đây chính là giới hạn mà những bậc cha mẹ thông minh tìm cách để theo đuổi. Những lý luận mà Robert Noyce nói tới thực ra rất giống với sự phát triển của mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Ông cho rằng trẻ dần dần lớn lên, phong cách giáo dục của bố mẹ cũng cần thay đổi theo mức độ trưởng thành của trẻ. Có điều Robert Noyce cũng nói bố mẹ cần chú ý đến một điểm, đó là: “Khi mức độ trưởng thành của trẻ đạt tới một mức nhất định, nó có thể sẽ rời bỏ quê hương đến nơi khác học tập. Khi ấy, mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái lại thay đổi. Bố mẹ chỉ đứng bên cạnh quan sát cuộc sống của con, nhưng nếu hoàn cảnh của trẻ đột ngột thay đổi, trong khi mức độ trưởng thành của https://thuviensach.vn nó chưa đủ để ứng phó thì phong cách giáo dục của bố mẹ phải quay về với giai đoạn trước đó”. Cuối cùng Robert Noyce tổng kết: “Phong cách quản lý không phải là tuyệt đối, chủ yếu là dựa vào mức độ thành thạo của nhân viên để quyết định phong cách lãnh đạo nào có hiệu suất. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho người nghiên cứu không tìm ra được phương pháp quản lý ưu việt nhất. Bởi vì cùng với sự khác nhau của môi trường làm việc, mọi thứ đều có thể thay đổi theo từng ngày, thậm chí từng giờ, từng phút”. Cũng như vậy, phong cách giáo dục cũng không phải là tuyệt đối, chủ yếu là dựa vào mức độ trưởng thành của trẻ để quyết định phương pháp nào có hiệu suất. Nếu biết cách vận dụng lý luận của Robert Noyce, bố mẹ có thể nắm được mức độ can thiệp hợp lý đối với con cái, đạt được mục tiêu giáo dục đòn bẩy. Bảng tổng kết phương pháp giáo dục đòn bẩy Trình tự giáo dụcQuan niệm trọng tâm Chiến lược (strategy) Thực hiện (execution) 1. Chú trọng hiệu quả (effectiveness), xác định mục tiêu chính xác, hiệu quả, làm những việc đúng đắn, có ích. 2. Tập trung vào hoạt động quản lý đòn bẩy, cũng chính là phương trình thành công của trẻ chứ không chỉ học tập và bồi dưỡng năng khiếu. 1. Chú trọng hiệu suất (efficiency), đạt được mục tiêu bằng phương pháp hữu hiệu nhất. 2. Bắt đầu công tác giáo dục sớm nhất có thể, kết hợp giáo dục bằng hành động và dạy dỗ. 3. Căn cứ vào mức độ trưởng thành của trẻ để điều chỉnh phương pháp quản lý và mức độ can thiệp. 4. Biết cách vận dụng cơ chế quản lý. https://thuviensach.vn Chương 3 Tìm ra phong cách giáo dục tốt nhất Nghiên cứu của các nhà tâm lý học cho thấy, sau khi một người nói chuyện https://thuviensach.vn với người khác, ấn tượng để lại chỉ có 20% là do “nội dung” nói chuyện, 80% còn lại phụ thuộc vào “phong cách” nói chuyện. Nếu bố mẹ "bắt" con cái chung sống hòa bình với các bạn khác bằng thái độ nghiêm khắc, hung bạo thì điều mà trẻ học được chính là cách xử sự của bố mẹ chứ không phải những gì bố mẹ nói. Vì thế, khi giáo dục phẩm chất thành công cho trẻ, chúng ta cũng phải chú ý xem phong cách giáo dục của mình có hợp lý hay không. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn PHONG CÁCH GIÁO DỤC ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁ TÍNH CỦA TRẺ Bạn có nghĩ rằng phong cách dạy dỗ của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành cá tính của trẻ không? Hãy nhớ lại những ví dụ trước đây của bạn, có phải bạn cũng phát hiện ra rằng: những đứa trẻ có bố mẹ nghiêm khắc thì thường khá thận trọng, còn những trẻ có bố mẹ vui vẻ thì thường rất tự do, hoạt bát? Có phải bạn cũng cảm thấy rằng, đôi khi không cần quen biết bố mẹ của một người nào đó, mà chỉ cần từ cá tính của người đó là có thể suy ra phong cách giáo dục của bố mẹ họ? Cho dù là những đứa trẻ do cùng một bố mẹ dạy dỗ, nhưng tính cách có thể khác nhau. Thông thường, bố mẹ đưa ra nhiều yêu cầu hơn đối với con cả, khiến con cả có tinh thần trách nhiệm cao. Bố mẹ và anh chị thường thương yêu con út, khiến tính cách của con út không giống với anh chị: Phát triển theo hướng tốt là hoạt bát, sáng tạo. Phát triển theo hướng không tốt là bướng bỉnh, thiếu kiềm chế. Các nhà tâm lý học đã quan sát rất kỹ về hiện tượng này. Họ cho rằng: “Một vài khuynh hướng trong nhân cách quả thực là có liên quan đến vị trí, thứ bậc trong gia đình. Con cả thường có tinh thần trách nhiệm cao. Chúng được hưởng tình yêu thương và chăm sóc của bố mẹ sớm hơn, vì thế tính cách khá ổn định… Khi còn nhỏ, con út không chỉ được nhận sự yêu thương từ bố mẹ mà còn từ anh chị. Họ giúp đỡ, chăm sóc, và dĩ nhiên cũng ra sức dạy dỗ, giáo dục em út. Những điều này có thể khiến con út cho rằng mình có thể yêu tất cả mọi người và được mọi người yêu quý”. Từ đó có thể thấy phương thức giáo dục của bố mẹ có sức ảnh hưởng rất lớn đối với nhân cách của trẻ. Vậy thì có thể tìm được một phương thức giáo dục tốt nhất không? Rốt cuộc phong cách giáo dục như thế nào có thể giúp trẻ thuận lợi trên con đường thành công? Một điều vô cùng may mắn là cả hai câu hỏi này đều đã có đáp án. Năm 1970, nhà tâm lý học Diana Baumrind đã nghiên cứu về mối liên quan giữa phương thức giáo dục của bố mẹ với tính cách của trẻ, kết quả cho thấy phong cách giáo dục của bố mẹ có mối liên hệ rõ rệt với tính cách và thành công của trẻ. Nhờ nghiên cứu này, nhà tâm lý học đã tìm ra phương thức giáo dục tốt nhất, đồng thời kêu gọi phụ huynh áp dụng phương thức https://thuviensach.vn này để giáo dục con cái. Đây cũng chính là lý do vì sao trước khi nói về việc bồi dưỡng phẩm chất thành công cho trẻ thì phải tìm hiểu phong cách giáo dục tốt nhất là như thế nào, từ đó mới có thể giáo dục phẩm chất thành công một cách hiệu quả. Trước khi thảo luận về điểm giống và khác giữa các phương thức giáo dục, trước tiên chúng ta hãy cùng làm một bảng điều tra, tìm hiểu phong cách giáo dục của mình, sau đó xem xem nên điều chỉnh thế nào để hợp lý hơn. HỎI ĐÁP Hãy đọc và trả lời các câu hỏi dưới đây: 1. Con của bạn đánh một đứa trẻ khác, lúc ấy bạn sẽ: A. Vô cùng tức giận, kéo con về nhà, trừng phạt theo phép tắc. B. Vờ như không nhìn thấy. C. Cho rằng con vẫn còn nhỏ chưa hiểu chuyện, đánh nhau là việc khó tránh khỏi, không cần quá bận tâm. D. Nói với con như thế là không đúng, yêu cầu trẻ xin lỗi bạn. Sau khi về nhà hỏi con lý do vì sao lại làm như thế rồi khuyên bảo con. 2. Con của bạn để phòng bừa bãi, lộn xộn nhưng không dọn dẹp mà muốn chạy ra ngoài chơi với các bạn khác. Lúc ấy bạn sẽ: A. Nghiêm khắc yêu cầu con lập tức dọn dẹp, nếu không sẽ trừng phạt. B. Không sao, phòng bừa bộn không phải là chuyện gì to tát. C. Cho con đi chơi, giúp con dọn dẹp là được. D. Hỏi con vì sao không dọn dẹp, nếu con vội đi chơi, hỏi con lúc nào dọn dẹp, bắt con hứa rồi mới cho đi chơi. 3. Đã rất muộn rồi nhưng con của bạn không đi ngủ, còn nói với bạn là đói bụng. Lúc ấy bạn sẽ: A. Khó chịu nói với con: “Ai bảo bữa tối mày ăn ít?” sau đó bắt con lập tức đi ngủ. B. Bắt con đi ngủ, nói với nó là đi ngủ rồi sẽ không thấy đói nữa. https://thuviensach.vn C. Tự tay làm đồ ăn hoặc tìm đồ ăn cho con ăn. D. Tìm đồ ăn cho con ăn, nói với con bắt đầu từ ngày mai, đến bữa tối phải ăn no, không được nửa đêm dậy tìm đồ ăn, đồng thời giải thích cho con hiểu vì sao không nên như thế. 4. Bạn phát hiện đứa con vị thành niên của mình xem phim sex, lúc ấy bạn sẽ: A. Sa sầm mặt xuống, mang chiếc đĩa đi tiêu hủy rồi nghiêm khắc trừng phạt. B. Không sao, chẳng qua chỉ là phim sex mà thôi. C. Nếu con muốn xem, chỉ cần nó thấy vui là được, người lớn không nhất thiết phải can thiệp. D. Hỏi con vì sao lại muốn xem, giới thiệu cho con những bộ phim hay và phù hợp với độ tuổi của con, chuyển hướng trí tò mò của con. 5. Khi con của bạn không làm những việc nhà theo đúng bổn phận của mình, lúc ấy bạn sẽ: A. Mắng cho con một trận, bắt con lập tức bắt tay vào làm. B. Cố tình để mặc con một thời gian, khi không chịu được trẻ sẽ tự giác đi làm việc nhà. C. Con của tôi không cần phải làm việc nhà. D. Nhắc nhở trẻ đã đến lúc làm việc nhà. Nếu có gì khó khăn phải nói với bố mẹ, đó mới là hành vi có trách nhiệm. 7. Nếu con của bạn giật mình tỉnh dậy vì mơ thấy ác mộng, chạy sang tìm bạn. Lúc ấy một người vẫn còn ngái ngủ như bạn sẽ: A. Bảo con nhanh chóng đi ngủ, nói với nó không được nhát gan như vậy, chẳng qua chỉ là một cơn ác mộng mà thôi. B. Giả vờ ngủ say, như thế trẻ sẽ ngoan ngoãn về phòng ngủ. C. Lập tức ngồi dậy an ủi con. Nếu con không muốn về phòng ngủ thì ở cạnh con, mặc dù cảm thấy rất buồn ngủ nhưng vẫn ở cạnh con. D. Nghĩ cách để con bình tĩnh trở lại, hỏi con trước đây đã từng mơ những giấc mơ vui vẻ chưa? Nói với con rằng sau khi quay về phòng, hãy nghĩ tới https://thuviensach.vn những giấc mơ vui vẻ trước đó, để con có thể yên tâm ngủ tiếp. 8. Nếu con của bạn khóc lóc nói với bạn hôm nay cô giáo đánh con, lúc ấy bạn sẽ: A. Hỏi lại con có phải vì nghịch ngợm làm sai chuyện gì nên mới bị đánh không? Nói với nó đừng tỏ ra đáng thương, kiếm cớ, làm sai thì phải chịu trách nhiệm. B. Nói với con chẳng có gì to tát cả, để nó khóc một lúc là xong. C. Sau khi nghe con kể lại mọi chuyện, tức giận chạy đến tìm cô giáo làm cho ra nhẽ, sao có thể đánh trẻ con như thế được. D. Yêu cầu con nói cho mình nghe xem rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì, sau đó gọi điện hỏi cô giáo tình hình lúc đó. Sau khi hiểu rõ mọi chuyện, an ủi con và hướng dẫn con cách xử lý. 9. Khi con của bạn làm vỡ bát, bạn sẽ: A. Không kìm được mắng con: “Không cẩn thận gì cả, có cái bát cũng không cầm được”. B. Nói nhiều vô ích, nhanh chóng dọn dẹp mảnh vỡ, thế là xong. C. Giật nảy mình, hỏi xem con có bị thương không rồi an ủi, dỗ dành con. D. Nói với con bằng giọng kiên quyết nhưng không làm mất đi hòa khí: “Lần sau con phải cẩn thận, nếu không những chiếc bát, chiếc đĩa đẹp trong nhà sẽ ngày càng ít đi”. Sau khi chắc chắn con nghe lời, biết rút kinh nghiệm, bảo con dọn dẹp thật sạch. 10. Theo bạn mục đích chủ yếu trong giáo dục con cái là: A. Để chúng nghe lời bạn. B. Để chúng khôn lớn. C. Để chúng trưởng thành một cách vui vẻ, hạnh phúc. D. Giáo dục chúng trở thành người đứng đắn, có khả năng xã hội, có thể vượt qua cuộc đời mình. Thống kê điểm số Bước 1: Thống kế A, B, C, D mỗi loại có bao nhiêu, sau đó điền vào ô https://thuviensach.vn dưới đây: https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Bước 2: Điểm số cao nhất, là phong cách giáo dục chủ yếu của bạn: ………….. Điểm cao thứ nhì, là phong cách giáo dục thứ yếu của bạn: …………... * Thông thường bạn sẽ áp dụng phong cách giáo dục chủ yếu nhưng khi không có hiệu quả thì sẽ áp dụng phong cách thứ yếu. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG CÁCH GIÁO DỤC CỦA BỐ MẸ Dưới đây là đáp án: 1. Phong cách giáo dục độc tài (authoritarian) Trẻ nhất định phải tuân thủ quy định của bố mẹ. Bố mẹ yêu cầu trẻ phải phục tùng. Đây là phương thức giáo dục nghiêm khắc. Thông thường, những bố mẹ thuộc phong cách này sẽ trừng phạt con cái về thể xác, không lắng nghe suy nghĩ của con. Bố mẹ cho rằng con cái luôn kiếm cớ, nếu không dạy dỗ sau này sẽ hư hỏng. Hình thái giáo dục yêu cầu cao, khích lệ ít này thường đưa ra yêu cầu cao với trẻ nhưng lại không khích lệ nhiều về mặt tình cảm. 2. Phong cách giáo dục thờ ơ (uninvolved) Những bố mẹ thuộc phong cách này rất dễ lơ là với con cái, không dạy dỗ, cũng không hiểu tâm trạng và cảm nhận của trẻ, vì thế không thể khích lệ trẻ về tinh thần, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thờ ơ, lạnh nhạt, có khoảng cách. 3. Phong cách giáo dục buông thả (permissive) Phong cách giáo dục này hoàn toàn ngược lại với phong cách độc tài. Những bố mẹ thuộc phong cách này không coi mình là động lực để uốn nắn và điều chỉnh hành vi của trẻ. Họ có thể chấp nhận những đòi hỏi và yêu cầu của trẻ, không thích ép buộc trẻ, cũng không hạn chế hành vi của trẻ, không đưa ra yêu cầu gì với trẻ, khích lệ trẻ rất nhiều về tinh thần. 4. Phong cách giáo dục quyền thế (authoritative) Những bố mẹ thuộc phong cách này hoàn toàn ngược lại với phong cách thờ ơ, không chỉ yêu cầu và làm gương cho con cái, đồng thời có thể quan https://thuviensach.vn tâm và khích lệ. Vì quan tâm đến con cái nên phần lớn dùng lời nói chứ không phải là trừng phạt bằng thể xác để dạy dỗ con. So với phong cách giáo dục độc tài, mặc dù cũng nhấn mạnh phục tùng nhưng không quá mức nghiêm khắc, hiểu và tôn trọng nhu cầu của trẻ. ĐẶC ĐIỂM CỦA NHỮNG TRẺ ĐƯỢC GIÁO DỤC VỚI PHONG CÁCH GIÁO DỤC KHÁC NHAU Vậy thì những đứa trẻ được giáo dục với những phong cách khác nhau có gì khác nhau? Căn cứ vào thống kê của các nhà tâm lý học, trẻ được giáo dục bằng những phong cách khác nhau có tính cách hoàn toàn khác nhau. 1. Trẻ được giáo dục với phong cách giáo dục độc tài Trẻ được giáo dục với phong cách này có hai loại: Một là không tự lập, rất dễ có khuynh hướng nói cái gì làm cái nấy; Một loại tính tình nóng nảy, thích phản kháng. 2. Trẻ được giáo dục với phong cách giáo dục thờ ơ Trẻ được giáo dục với phong cách giáo dục thờ ơ có hai loại: Một có thể trở thành người nhút nhát, không có cảm giác an toàn; Một loại khác là rất dễ chống đối, hận đời. 3. Trẻ được giáo dục với phong cách giáo dục buông thả Trẻ lớn lên với phong cách giáo dục buông thả thường không chín chắn, thiếu khả năng tự kiềm chế, rất dễ kích động, vô ơn, cảm thấy mọi thứ đến rất dễ dàng, năng lực xã hội kém. 4. Trẻ được giáo dục với phong cách giáo dục quyền thế Những em này khá thân thiện, tự tin, có năng lực xã hội, được tin tưởng. Vậy phong cách giáo dục nào có ảnh hưởng chính diện nhất đối với trẻ? Căn cứ vào ý kiến của các nhà tâm lý học, dĩ nhiên là phong cách giáo dục quyền thế. Do hai nguyên nhân sau: 1. Trong quá trình trưởng thành trẻ được dạy dỗ, ràng buộc, không để mặc cho cái tôi (ham muốn và kích thích) tự do phát triển, hiểu các quy tắc xã hội, vì thế năng lực xã hội tốt. https://thuviensach.vn 2. Trong quá trình trưởng thành trẻ được lắng nghe, được tôn trọng, vì vậy nhân cách phát triển hoàn thiện, không dễ tự cao hay tự ti. Bây giờ bạn đã biết mình thuộc mẫu bố mẹ nào, cũng biết phong cách giáo dục quyền thế là phương thức tối ưu nhất. Bạn có muốn biết làm thế nào để trở thành mẫu bố mẹ với phong cách giáo dục quyền thế không? https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn TỪ KHÍCH LỆ “ÍT” ĐẾN KHÍCH LỆ “NHIỀU” Nếu chúng ta đã biết kết quả thống kê của các nhà tâm lý học chứng minh phong cách giáo dục quyền thế là phong cách giáo dục hiệu quả nhất, vậy thì chúng ta cần điều chỉnh phong cách giáo dục như thế nào để tăng tỷ lệ thành công cho trẻ? Nói một cách đơn giản, những bậc cha mẹ thuộc vùng khích lệ ít (thờ ơ và độc tài) nên đồng cảm với trẻ, học cách lắng nghe nhu cầu, nỗi sợ hãi và hy vọng của trẻ. Còn những bậc cha mẹ thuộc vùng yêu cầu thấp (thờ ơ và buông thả) nên học cách có lập trường riêng của mình, hiểu rằng yêu con không phải là để mặc con mà là giúp con có thể phát triển tâm lý hoàn thiện cũng như có năng lực xã hội tốt. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Nếu bố mẹ thuộc phong cách giáo dục thờ ơ và độc tài, lâu dần trẻ sẽ không muốn nói chuyện với bố mẹ bởi mỗi lần nói chuyện trẻ đều không được bố mẹ hiểu. Chúng sẽ cho rằng “nói cũng vô ích”. Một số bố mẹ tự cho là mình tiến bộ nhưng trên thực tế lại thường xuyên áp đặt ý kiến của mình với trẻ. Sau khi thử rất nhiều cách nhưng không có cách nào để bố mẹ hiểu được cảm nhận của mình, trẻ sẽ từ bỏ. Bố mẹ còn nói: “Tôi tiến bộ như vậy, vì sao con cái có chuyện gì đều không nói với tôi?” Hãy tự hỏi lòng mình, bạn thật sự đã thử tìm hiểu xem con đang nghĩ gì chưa? Hay lúc nào bạn cũng nghĩ rằng cái này chẳng có gì là to tát, cái kia cũng chẳng có gì là to tát, chỉ có những chuyện bạn quan tâm mới là quan trọng nhất? Nếu không đặt mình vào hoàn cảnh của trẻ, cảm nhận tâm trạng của trẻ thì bạn không thể thật sự ủng hộ, khích lệ trẻ. Giữa bạn và trẻ sẽ có một bức tường vô hình, ngăn cách giao lưu tình cảm. Ví dụ trẻ bị mất món đồ chơi mà mình thích nên khóc lóc thảm thiết. Nếu lúc ấy bạn nói với trẻ: “Mất rồi thì mua cái mới, có gì mà phải khóc?” Trẻ sẽ càng khóc to hơn bởi vì bạn không thể hiểu được nỗi buồn của chúng khi mất món đồ chơi mà mình yêu quý. Mặc dù trong mắt người lớn, đồ chơi của trẻ con không có gì quan trọng, nhưng đối với trẻ, đồ chơi mà chúng yêu quý vô cùng giá trị. Để mất một thứ như thế sao có thể không đau lòng được? Ngược lại, những bố mẹ biết đồng cảm sẽ đồng tình với tâm trạng của trẻ, “Con ngoan, mất đồ chơi con buồn lắm, đúng không?”, “Chúng ta cùng đi tìm được không?”, “Không tìm được rồi, chúng ta cùng cầu nguyện gấu bông sẽ được một chủ nhân tốt bụng chăm sóc, được không?” Trên cơ sở đồng tình với tâm trạng của trẻ, từng bước hướng dẫn trẻ tìm cách giải quyết, điều chỉnh tâm trạng khi không tìm thấy món đồ chơi yêu quý, như thế trẻ mới không khép lòng mình. Được lắng nghe và thấu hiểu, trẻ mới có thể hình thành nhân cách hoàn thiện, từ đó có được thành công trong cuộc sống. TỪ YÊU CẦU “THẤP” ĐẾN YÊU CẦU “CAO” Những bậc cha mẹ thuộc vùng yêu cầu thấp (thờ ơ và buông thả) không đưa ra yêu cầu gì với trẻ. Đặc biệt là bố mẹ thuộc phong cách giáo dục buông thả, bản thân không có lập trường kiên định, rất dễ bị trẻ “điều khiển”, khiến trẻ khó có thể chung sống với người khác, không làm theo ý của trẻ chúng sẽ tức giận, lúc nào cũng muốn “làm vương làm tướng”. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn Một số bố mẹ yêu cầu thấp sẽ lý giải, “Tôi cũng có yêu cầu với con cái!” Nếu chỉ vu vơ nói với trẻ vài câu, trẻ sẽ không bận tâm, vẫn cố tình nghịch ngợm, gây rối. Đó đâu được coi là dạy dỗ? Bố mẹ thuộc phong cách giáo dục thờ ơ không bận tâm đến con cái còn những bố mẹ theo phong cách buông thả mặc dù biết đồng cảm nhưng hoàn toàn coi ý của trẻ là căn cứ cũng không thoả đáng. Cứ chiều theo ý trẻ như vậy là không có lợi cho trẻ. Tôi đã từng nghe một ví dụ, bố mẹ đưa con đến nhà bạn chơi. Con nghịch ngoài vườn, tay dính đầy bùn đất, chạy vào phòng khách nhà bạn của bố mẹ, lau tay lên ghế sofa mới tinh. Nhưng bố mẹ còn khen ngợi con của mình: “Con của mẹ thật sáng tạo!” Đúng là khiến người ta phải thở dài. Vì thế những bố mẹ yêu cầu thấp trước tiên phải biết, cần yêu cầu trẻ những gì (các bạn có thể tham khảo chương liên quan đến phẩm chất thành công), đề ra tiêu chuẩn và quy định cho trẻ. Sau đó phải có lập trường kiên định, không được chạy theo cảm xúc của trẻ. Vậy thì rốt cuộc phải làm thế nào? HÃY CÙNG HỌC TẬP PHONG CÁCH GIÁO DỤC QUYỀN THẾ Trong cuốn Bí quyết nâng cao chỉ số EQ cho trẻ (Raising an Emotionally Intelligent Child), John Gottman - giáo sư khoa Tâm lý học nổi tiếng của đại học Washington đã đưa ra “Năm bước hỗ trợ cảm xúc”, đồng thời có đưa ra tư duy về hai mặt “ủng hộ nhiều” và “yêu cầu cao” để bố mẹ tham khảo: Bước thứ nhất: Quan sát cảm xúc của trẻ Giáo sư Gottman nói, đôi khi rất khó nắm bắt được cảm xúc của trẻ. Cho dù là những bố mẹ rất nhạy cảm cũng khó có thể hiểu được hoàn toàn tâm trạng của trẻ. Vì thế ông đưa ra ba phương pháp giúp bố mẹ hiểu trẻ hơn: ♥ Quan sát tình hình sinh hoạt của trẻ: Nếu trẻ vì một chuyện nhỏ mà phản ứng quá mức, thì có thể chuyện nhỏ này chỉ là chất xúc tác, cần phải xem xét tình hình sinh hoạt của trẻ, liệu có phải gần đây đã xảy ra chuyện gì không như ý? Có phải trẻ cảm thấy bất mãn với cuộc sống? ♥ Quan sát cảm xúc qua những trò chơi tưởng tượng: Hướng dẫn trẻ dưới https://thuviensach.vn bảy tuổi bày tỏ cảm nhận của mình thông qua các trò chơi. Ví dụ giáo sư Gottman bảo con gái đóng vai búp bê Barbie nói chuyện với mình, “Khi bố tức giận, Barbie rất sợ”. Những trò chơi như vậy có thể khiến bố mẹ và con cái hiểu nhau hơn. ♥ Quan sát những biểu hiện bất an trong hành vi: Từ giấc ngủ, thói quen ăn uống, tình trạng sinh lý hãy quan sát xem tâm trạng của trẻ có ổn định hay không. Ví dụ nếu trẻ chưa bao giờ tiểu dầm nay đột nhiên tiểu dầm, có thể thấy trạng thái tâm lý của trẻ có sự thay đổi. Bước thứ hai: Giáo dục cảm xúc Khi trẻ trải qua tâm trạng tiêu cực hoặc kinh nghiệm tiêu cực, phản ứng đầu tiên của phần lớn cha mẹ là nghĩ rằng ”lại phiền phức rồi”. Nhưng xét từ góc độ khác, đây là một cơ hội để trẻ trưởng thành, cũng là cơ hội tốt để bạn và con cái xây dựng mối quan hệ thân thiết. Hãy tận dụng cơ hội này, trẻ không chỉ có thể trải qua một lần “lột xác” mà sự khích lệ và dẫn dắt của bố mẹ cũng có thể tăng thêm niềm tin cho trẻ về cuộc sống, về bản thân. Bước thứ ba: Lắng nghe bằng sự đồng cảm Bảo trẻ hãy nói cho bạn biết cảm nhận của trẻ và chăm chú lắng nghe, đáp lại những lời trẻ nói, có thể khiến trẻ càng kể càng lưu loát, giúp bố mẹ hiểu được phán đoán của mình có chính xác hay không, cũng giúp trẻ giải tỏa tâm trạng không thoải mái. Bước thứ tư: Giúp trẻ biểu lộ cảm xúc Giáo sư Gottman quan sát và thấy rằng: “Biểu lộ cảm xúc rất có lợi với hệ thống thần kinh, có thể giúp trẻ nhanh chóng trở lại bình thường”. Biểu lộ cảm xúc không phải là nói với trẻ “nên” có cảm giác như thế nào mà chỉ dùng từ ngữ miêu tả tâm trạng của trẻ, hỏi trẻ: “Có phải con cảm thấy rất buồn?”, “Có phải con rất tức giận?” Giáo sư Gottman cho rằng, khi chúng ta giúp trẻ biểu lộ cảm xúc có nghĩa là khiến chúng bắt đầu suy nghĩ, tìm hiểu về trạng thái của mình, nhìn nhận lại bản thân. Bước thứ năm: Giải quyết vấn đề và đề ra quy tắc Giáo sư Gottman đã đặt ra năm bước sau: ♥ Đề ra quy tắc với những hành vi không đúng đắn: Để trẻ biết rằng có https://thuviensach.vn một số hành vi không đúng đắn, sau đó dẫn dắt trẻ suy nghĩ một vài phương pháp thích hợp để điều chỉnh tâm trạng tiêu cực. ♥ Xác định mục tiêu giải quyết vấn đề: Hỏi xem trẻ mong muốn có được kết quả như thế nào đối với vấn đề trước mắt. ♥ Suy nghĩ những phương án giải quyết có thể: Cùng trẻ suy nghĩ tìm ra cách giải quyết. ♥ Dự tính các phương án giải quyết: Hỏi trẻ về từng phương án giải quyết: “Phương pháp này có hiệu quả không?”, “Phương pháp này có ảnh hưởng gì tới người khác?” ♥ Giúp trẻ chọn một phương án giải quyết: Có thể dựa vào bước đánh giá trên để dẫn dắt trẻ chọn ra phương án giải quyết cuối cùng. Tôi còn nhớ hồi con gái thứ hai của mình học lớp sáu, cháu chủ động yêu cầu tôi cho học ở một trường dân lập khá nổi tiếng nhưng lại cách xa nhà. Như thế cháu sẽ buộc phải sống ở ký túc của trường. Tôi không muốn con còn nhỏ như thế mà đã phải rời xa mái nhà ấm áp. Hơn nữa, ngôi trường này chỉ chú trọng đến thành tích học tập, không chú trọng phát triển toàn diện. Trẻ chỉ chạy đua theo thành tích, lại thiếu sự quan tâm của bố mẹ, cho dù có nâng cao thành tích thì vẫn không có lợi cho sự phát triển sau này. Vì thế tôi hy vọng con có thể học ở trường quốc lập. Nhưng tôi cũng thấy được mong muốn tha thiết của con. Hồi ấy, tôi chưa đọc cuốn Bí quyết nâng cao chỉ số EQ cho trẻ nhưng có thể nói cách nói chuyện của tôi với con gái khá giống với năm bước hỗ trợ cảm xúc đã nêu ở trên. Tôi biết con gái yêu cầu như vậy là bởi nó là một đứa rất có chí, tích cực vươn lên (Bước thứ nhất: Quan sát tâm trạng của trẻ). Đây là một phẩm chất tốt, tôi rất thích phẩm chất ấy nhưng tôi không hy vọng tầm mắt của con chỉ hạn chế ở mục tiêu của bản thân. Tôi hy vọng con có thể suy nghĩ một cách toàn diện (Bước thứ hai: Giáo dục cảm xúc). Con gái nói: “Con sợ không thi đỗ nguyện vọng một, vì thế muốn chuyển đến đó. Tỷ lệ đỗ ở đó rất cao, không giống với khóa của bọn con ở bên này, chỉ vài người có thể đỗ nguyện vọng một”. Vì lắng nghe con nói nên tôi hiểu được lo lắng và phiền muộn của con (Bước thứ ba: Lắng nghe bằng sự đồng cảm). Tôi nói: “Vì thế con mới muốn sang đó học, đúng không? Vì con lo lắng https://thuviensach.vn không thi đỗ vào nguyện vọng một đúng không?” Con gái gật đầu, nỗi lo lắng như được xoa dịu bởi cháu thấy tôi có thể hiểu được cảm giác của mình (Bước thứ tư: Giúp con biểu lộ cảm xúc). Tôi nói tiếp: “Con thường đứng thứ nhất, lễ tốt nghiệp năm nay con có thể nhận được giải thưởng của thành phố, đúng không?” Con gật đầu. “Mỗi khóa trường trung học của chúng ta ít nhất có ba, bốn học sinh thi đỗ nguyện vọng một, đúng không?” Con gật đầu. “Vậy con có nghĩ mình sẽ là một trong số đó không?” Con tôi suy nghĩ một lúc rồi nói: “Có lẽ sẽ là một trong số đó ạ!” Sau đó, tôi phân tích ưu điểm của hai sự lựa chọn cho con nghe: “Không sao, con chuyển sang trường dân lập, với khả năng của con nhất định có thể đỗ nguyện vọng một. Nếu con ở lại trường bên này, với khả năng của con, con cũng có thể thi đỗ nguyện vọng một. Trong đó điểm khác biệt duy nhất là nếu con sang đó học thì phải ở ký túc xá của trường, bố mẹ không thể ở bên cạnh con. Chẳng phải con thích nhất là ăn cơm mẹ nấu sao? Hơn nữa bố sợ là trường bên ấy không chú trọng phát triển toàn diện, suốt ngày chỉ chạy theo thành tích, có thể con sẽ thấy không vui. Con có muốn suy nghĩ lại không?” (Bước thứ năm: Giải quyết vấn đề và đề ra quy tắc). Con gái tỏ ra rất đồng tình với lời nói của tôi. Mấy hôm sau nó chủ động đến tìm tôi: “Bố ơi, bố nói rất có lý, con quyết định học ở đây. Con tin là ở đây con cũng có thể thi đỗ nguyện vọng một”. Tôi mỉm cười gật đầu. Nhờ vào tinh thần phấn đấu không biết mệt mỏi, ba năm sau con gái đã thuận lợi thi đỗ vào trường cấp ba công lập. Qua kinh nghiệm thực tế của tôi, có phải bạn nghĩ rằng năm bước hỗ trợ tâm lý rất có hiệu quả? Từ bước một đến bước bốn chủ yếu là xử lý vấn đề cảm xúc của trẻ. Nhờ có sự đồng cảm của bố mẹ, tâm trạng của con cái được chia sẻ và được khống chế ở một mức độ nào đó. Thông thường, bố mẹ thuộc phong cách giáo dục buông thả nhiều nhất là làm đến bước thứ tư. Nếu muốn thêm một bước nâng sang phong cách giáo dục quyền thế thì phải thực hiện bước thứ năm. Trong khi đó, bố mẹ thuộc phong cách giáo dục độc tài sẽ trực tiếp đến bước thứ năm. Tâm trạng của trẻ không được bố mẹ hiểu và chia sẻ, suy nghĩ của bố mẹ và suy nghĩ của trẻ tách rời nhau, rất dễ khiến trẻ mất tự tin. Nếu bố mẹ áp đặt suy nghĩ của mình với trẻ thì trẻ sẽ trở nên bướng bỉnh, chống đối. Vì thế, nếu có thể thực hiện năm bước kể trên thì sẽ rất có lợi cho việc bồi dưỡng phong cách giáo dục quyền thế, đưa trẻ đến con đường thành công. https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn ẢNH HƯỞNG CỦA QUYỀN LỰC MỀM Các nhà tâm lý học đã thống kê, ngoài việc bảo vệ an toàn thân thể, trẻ trước hai tuổi rất ít bị can thiệp. Sau hai tuổi, bình quân tỷ lệ xung đột xảy ra giữa bố mẹ và con cái là 9 lần/ 1 giờ. Vì thế, có bố mẹ khó tránh khỏi có chút nghi ngờ, không chắc chắn phương pháp giáo dục quyền thế có hiệu quả hay không. Có thể bố mẹ thuộc phong cách giáo dục độc tài vẫn cho rằng không xây dựng hình ảnh uy nghiêm thì rất khó dạy dỗ con cái. Bố mẹ thuộc phong cách giáo dục buông thả có thể cho rằng nếu quá nghiêm khắc sẽ làm tổn thương tâm hồn non nớt của chúng, vì thế không muốn quản thúc trẻ. Nhưng, nhất định phải cứng rắn với trẻ sao? Trước khi thảo luận vấn đề này, chúng ta hãy đọc cuốn Quyền lực mềm (Soft power). Nước Mỹ nổi lên sau chiến tranh thế giới thứ hai, tầm ảnh hưởng của văn hóa của Mỹ lan khắp toàn cầu, từ chế độ dân chủ đến văn hóa ẩm thực, tầm ảnh hưởng vượt xa khu vực thuộc tầm kiểm soát của Mỹ. Nhưng năm 2001 xảy ra sự kiện ngày 11 tháng 9, chính phủ Mỹ lấy lí do chống khủng bố, phát động cuộc chiến tranh với Afghanistan và Iraq. Joseph S. Nye – người đã từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ vô cùng lo lắng chính sách quân sự của chính phủ Bush sẽ làm suy yếu “quyền lực mềm” lớn mạnh mà Mỹ đang có. Joseph S. Nye cho rằng: “Sức mạnh mềm là dùng khả năng giành được những thứ mình muốn, thông qua việc gây ảnh hưởng để khiến người khác làm theo, chứ không phải là ép người ta cúi đầu hoặc dùng tiền mua chuộc để đạt được mục đích của mình”. Nye cũng nói: “Bộ mặt của sức mạnh không hạn chế ở một mặt, sức mạnh mềm cũng không phải là mềm yếu. Nó là một hình thức của sức mạnh. Nếu chưa đưa nó vào chính sách của quốc gia thì đó là một sai lầm rất nghiêm trọng”. Đồng thời ông lấy giới doanh nghiệp làm ví dụ: “Trên thương trường, người quản lý thông minh biết rằng lãnh đạo không thể chỉ dựa vào việc đưa ra mệnh lệnh mà còn cần lấy mình làm gương, đồng thời thu hút người khác làm việc theo ý của mình. Nếu chỉ dựa vào mệnh lệnh thì khó có thể thúc đẩy một tổ chức lớn mạnh, phải để người khác đồng tình với quan điểm về giá trị của bạn”. Có lẽ phần lớn mọi người đều đồng tình với cách nói của Nye, cho rằng chính sách Trung Đông của chính phủ Mỹ do Bush đưa ra quá cứng nhắc. Rất https://thuviensach.vn nhiều quốc gia không thể đồng tình với chính sách của Bush, danh tiếng của Mỹ ngày càng đi xuống. Nhưng hãy nhìn lại cách đối xử với con cái, có phải chúng ta cũng rơi vào hoàn cảnh giống nước Mỹ bây giờ? Nye nói: “Nếu tôi có thể khiến người khác thích thú với lý tưởng của tôi, nghĩ những điều tôi nghĩ, không cần dùng đến nhiều gậy gộc, lúc ấy tôi mới có thể khiến người khác làm theo lời tôi nói. Khuyên nhủ có hiệu quả hơn ép buộc”. Liên hệ sang phương pháp giáo dục trẻ, chúng ta cũng có thể nói như vậy: “Nếu tôi có thể khiến trẻ thích thú với lý tưởng của tôi, nghĩ những gì tôi nghĩ, không cần dùng đến gậy gộc, lúc ấy tôi mới có thể khiến trẻ làm theo lời tôi nói. Khuyên nhủ có hiệu quả hơn ép buộc”. Khái niệm quyền lực mềm không chỉ dùng trong chính sách đối ngoại của quốc gia mà còn gợi ý cho các bậc cha mẹ trong giáo dục con cái. Quyền lực không nhất định là “rắn”, nó có thể ảnh hưởng đến trẻ một cách nhẹ nhàng, không cần làm tổn hại đến tâm hồn của trẻ. QUYỀN LỰC MỀM VÀ QUYỀN LỰC CỨNG Nye đã liệt kê một bảng để nói về sự khác biệt giữa các loại quyền lực. https://thuviensach.vn Có phải bạn thấy bảng liệt kê này rất quen? Có phải là ở một mức độ nào đó giống với phương pháp giáo dục của bố mẹ? Rất nhiều bố mẹ chịu ảnh hưởng của “lý luận kìm hãm” trong tâm lý học, cho rằng buộc phải thông qua uy hiếp hoặc khen thưởng mới giáo dục được con. Thực ra, hoàn toàn không phải như vậy. Cuối thời Mãn Thanh - Trung Quốc, Tôn Trung Sơn đã tập hợp những người có chí gia nhập cách mạng là nhờ vào niềm tin và lý tưởng của mình. Các đồng chí tham gia cách mạng không bị uy hiếp, cũng không được lợi gì, còn có thể mất đi tính mạng, nhưng Tôn Trung Sơn có thể làm lay https://thuviensach.vn động họ, ảnh hưởng đến họ. Đây là ví dụ tiêu biểu về sức mạnh của quyền lực mềm. Vì thế, quyền lực mềm không phải là không có hiệu quả. Dọa nạt trẻ, trẻ có thể sẽ “bằng mặt nhưng không bằng lòng”, tức giận nhưng không dám nói. Ủng hộ cho trẻ, trẻ thấy mình đã hoàn thành xuất sắc, có thể trẻ sẽ không làm nữa. Chỉ có sử dụng quyền lực mềm, làm theo “năm bước hỗ trợ cảm xúc” của giáo sư Gottman và phong cách giáo dục quyền thế thì con của bạn mới có thể thành công! KINH NGHIỆM GIÁO DỤC CỦA TÔI Khi được hỏi về kinh nghiệm giáo dục, tôi đã nói: “Tôi chỉ cho các con phương pháp, nguyên tắc, đạo lý, để chúng biết rằng mình biết đọc, không cần ép buộc. Rất nhiều bậc cha mẹ, giáo viên đều ép buộc trẻ. Điều đó sẽ không có hiệu quả. Càng ép buộc thì càng nảy sinh nhiều vấn đề. Không tạo ra áp lực cho con cái thì tiềm năng của chúng sẽ được phát huy. Nếu bạn tạo áp lực sẽ khiến tiềm năng của con bị thui chột. Tôi dùng cách dẫn dắt và gợi ý”. Tôi cũng nói: “Khi chúng có thắc mắc gì, tôi đều nói cho chúng biết, không né tránh, đến khi chúng vừa ý mới thôi. Bỏ thời gian cho chúng, sau này chúng sẽ biết tự đọc sách, tìm hiểu”. Con gái thứ hai của tôi nói: “Khơi dậy hứng thú của trẻ, để trẻ tự học là rất quan trọng chứ không phải là ép chúng học”. Con gái thứ ba của tôi cũng nói như vậy: “Tự mình tìm hiểu, cảm giác rất thú vị. Như thế không có trở ngại trong học tập. Nếu bản thân có hứng thú thì sẽ muốn đọc thật nhiều sách. Nếu bố mẹ cứ quản thúc cháu thì cháu sẽ thấy rất chán nản. Thái độ của bố mẹ rất quan trọng. Nếu bố cháu đối xử với cháu bằng cách áp đặt như những cha mẹ khác thường làm thì có thể bây giờ cháu không học Đại học mà có thể sẽ trở thành một người bướng bỉnh, cứng đầu. Nhưng vì bố mẹ cháu không ép cháu làm chuyện gì, không được làm chuyện gì. Cháu tự hiểu mình nên làm gì, phải có trách nhiệm với mình”. Vì vậy có thể thấy: “Khi nói đến ảnh hưởng của gia đình đối với mình, hai cô con gái của tôi đã bày tỏ bố mẹ đã cho chúng một khởi đầu rất tốt. Từ nhỏ đã biết cách khơi dậy trí tuệï, xây dựng không khí gia đình ấm áp. Bố mẹ https://thuviensach.vn không kìm nén trí tò mò của con, để con có hứng thú với học tập, đồng thời cũng coi con là những cá thể hoàn chỉnh, dạy con lựa chọn phương hướng, học cách chịu trách nhiệm với mình, đồng thời cho con có đủ không gian để phát triển”. Đây chính là sức mạnh của quyền lực mềm. Nhìn thì có vẻ mềm yếu nhưng lại có sức mạnh khơi dậy trẻ phấn đấu vươn lên. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG CÓ GÌ KHÔNG TỐT? Các nhà tâm lý học chia phương pháp giáo dục của bố mẹ thành bốn loại sau: 1. Khẳng định quyền lực (power assertion) hình thái 1: Trừng phạt, đặc biệt là trừng phạt thể xác. 2. Khẳng định quyền lực hình thái 2: Dùng phần thưởng thay đổi hành vi của trẻ. 3. Không có tình yêu (love withdrawal): Từ chối, cô lập trẻ. 4. Dạy dỗ khuyên bảo (inductive reasoning): Dùng lý lẽ thay đổi hành vi của trẻ. Căn cứ vào lý luận quyền lực mềm, quyền lực cứng, chúng ta có thể phán đoán từ loại thứ nhất đến loại thứ ba thuộc quyền lực cứng. Còn loại thứ tư thuộc phạm trù của quyền lực mềm. Căn cứ vào cách nhìn của các nhà tâm lý học, nếu sử dụng ba phương pháp giáo dục đầu thì sẽ gây ra những hậu quả sau: Cái giá của sự trừng phạt nghiêm khắc Trừng phạt, đặc biệt là trừng phạt thể xác rất dễ khiến trẻ học được một điều là hành vi công kích có thể giúp ta đạt được nguyện vọng của mình. Bởi vì bố mẹ đã dùng phương pháp này để ngăn cấm hành vi của chúng. Trẻ dễ có khuynh hướng bạo lực hoặc độc đoán. Sau này, khi gặp vấn đề gì sẽ căn cứ vào cách thức bố mẹ đối xử với mình để giải quyết, ảnh hưởng tiêu cực đến thành công trong tương lai. Đồng thời điều đó cũng khiến trẻ oán hận bố mẹ, ảnh hưởng đến quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Trẻ cũng sẽ giấu giếm https://thuviensach.vn việc mình làm, thậm chí nói dối để không bị trừng phạt. J. Donald Walters đã nói: “Sử dụng ‘chiếc gậy’ một cách tùy ý sẽ làm tổn thương điều tốt đẹp nhất trong bản tính của trẻ, đó là sự tin tưởng. Theo cách nghĩ của tôi, sự tổn thương ấy thậm chí còn hơn cả việc để mặc trẻ, để chúng chìm đắm trong sự ương bướng của mình. Một khi mất đi sự tin tưởng, sau này lớn lên có thể trẻ sẽ hận đời. So với những người được tôi luyện qua sự trừng phạt, những người biết tin tưởng và có thể tin tưởng sức mạnh của tình yêu sẽ dễ dàng vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc đời”. Dĩ nhiên, không có nghĩa là bố mẹ hoàn toàn không thể trừng phạt trẻ. Nếu trẻ bắt nạt các em, trước tiên phải tìm hiểu lý do, dùng cách khuyên bảo để thay đổi trẻ. Nếu những lời nói có hiệu quả thì không cần trừng phạt. Nếu trẻ chỉ hy vọng bố mẹ chú ý nhiều hơn đến mình thì cũng có thể nói chuyện được. Nhưng nếu trẻ có động cơ không tốt và khăng khăng làm theo ý mình thì trước tiên bố mẹ hãy nói cho trẻ biết quy tắc (Nếu còn đánh em thì một tuần không được xem phim hoạt hình), nếu lần sau tái phạm sẽ trừng phạt. Nói cách khác, có thể hiểu được nguyên nhân và tìm cách giải quyết, sau đó là đề ra quy tắc để trẻ có sự chuẩn bị tâm lý. Không nên chưa nói cho trẻ biết đây là hành vi sai trái mà đã trừng phạt trẻ. Một điều vô cùng quan trọng trong trừng phạt trẻ là không được can thiệp và tấn công thể xác. Phải để cho trẻ biết bạn trừng phạt trẻ (ví dụ úp mặt vào tường hoặc không được xem hoạt hình) không phải là bạn không yêu trẻ mà là căn cứ vào hành vi không đúng đắn của trẻ, tạm thời lấy đi một phần thú vui của trẻ. Như thế trẻ mới biết phải thay đổi mình như thế nào, không để trẻ hiểu lầm là bố mẹ tức giận vì mình, làm tổn thương đến tâm lý của trẻ. Tôi quen một người bạn, hồi nhỏ anh ấy vô tình làm đổ sữa đậu nành. Vì chuyện đó mà bà mẹ nổi trận lôi đình. Anh ấy cảm thấy rất vô lý vì không phải mình cố tình, hơn nữa đã xin lỗi mẹ. Anh ấy đã rút ra lý luận từ kinh nghiệm của bản thân: “Tôi trừng phạt con là vì động cơ của nó không tốt chứ không phải là hành vi sai sót của nó. Như thế trẻ mới điều chỉnh một phần không tốt trong nhân cách, trở thành người chính trực, tâm hồn nhỏ bé mới không bị tổn thương”. Luận điểm này đáng được đưa ra để mọi người tham khảo. Không được tùy tiện trừng phạt những hành vi sai trái của trẻ, ngược lại, chúng ta phải tìm hiểu động cơ của trẻ, sau đó mới quyết định có cần trừng phạt không. Cái giá của việc khen thưởng https://thuviensach.vn Nhờ vào phần thưởng, bố mẹ có thể thay đổi hành vi của trẻ, nhưng có phải phần thưởng chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ? Trong một cuộc thí nghiệm, học sinh được hướng dẫn vài trò chơi toán học mới mẻ, thú vị, sau đó chuyên gia tâm lý đứng cạnh quan sát các em mất bao nhiêu thời gian với trò chơi này. Có một số em học sinh nhận được phần thưởng khi luyện tập những trò chơi này, còn những em ở lớp khác thì không được phần thưởng. Chuyên gia tâm lý phát hiện phần thưởng làm tăng hứng thú của các em với những trò chơi toán học này. Nhưng về sau, khi không có phần thưởng, những em đã từng nhận được phần thưởng bỗng chốc mất đi hứng thú với trò chơi, gần như không chơi những trò chơi này nữa. Ngược lại, những em chưa từng nhận được phần thưởng vẫn tận hưởng niềm vui mà trò chơi này mang lại như trước đây. Điều đó chứng tỏ, có lúc phần thưởng gây phản tác dụng, cướp đi động lực của trẻ. Vì thế, nếu bố mẹ muốn dùng phần thưởng để thay đổi hành vi của con cái thì phải cẩn thận. Tốt nhất là khơi dậy hứng thú nơi trẻ, không nên dùng quá nhiều phần thưởng, như thế sẽ hủy hoại động lực của trẻ. Căn cứ vào kinh nghiệm của tôi, các bậc cha mẹ mong muốn trẻ được điểm cao nên thưởng tiền quả thực có thể khiến trẻ vì tiền mà gây ra hiệu quả tiêu cực. Vì vậy, nếu thành tích của trẻ không tốt, bạn hãy khích lệ con, cùng con học tập. Khi trẻ vui mừng nói với bạn thành tích của nó đã tiến bộ, lúc ấy bạn mới bất ngờ khen thưởng cho con, trẻ sẽ cảm thấy rất tự hào, lần sau sẽ càng nỗ lực hơn. Vì thế, chúng ta cần biết rằng phần thưởng có thể kích thích hành vi nào đó sau khi nó đã xảy ra mà không phá hoại động lực nội tại của trẻ. Nếu khen thưởng trước thì động cơ nội tại của trẻ sẽ trở nên méo mó, tuyệt đối không nên làm như vậy. Cái giá của sự lạnh lùng Khi bố mẹ dựa vào cách từ chối, cô lập trẻ để thay đổi hành vi của chúng, rất dễ gây ra cho trẻ cảm giác không an toàn và nỗi lo bị vứt bỏ. Từ đó có thể thấy, hình thức trừng phạt mà bố mẹ theo phong cách giáo dục độc tài quen dùng, hành vi khen thưởng mà bố mẹ theo phong cách giáo dụng buông thả thường dùng và sự lạnh lùng mà bố mẹ theo phong cách giáo dục thờ ơ với trẻ, nếu không sử dụng đúng cách đều gây hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, các nhà tâm lý học cho rằng nên dùng phương pháp dạy dỗ khuyên bảo, có nghĩa là dùng lý lẽ để dẫn dắt trẻ thay đổi hành vi. Đây cũng là phương pháp mà bố mẹ theo phong cách giáo dục quyền thế áp dụng. https://thuviensach.vn “Năm bước hỗ trợ cảm xúc” nhìn có vẻ phức tạp, cần sự nhẫn nại và thời gian nhưng qua quá trình này, trẻ bắt đầu hiểu được mong muốn của bạn, nghĩ những điều bạn nghĩ. Bạn không cần dùng đến nhiều gậy gộc, lúc ấy mới có thể khiến trẻ làm theo lời bạn nói. Đó chẳng phải là điều rất đáng để thử sao? VẬN DỤNG SỨC MẠNH TỰ NHIÊN ĐỂ GIÁO DỤC Một số bố mẹ lo lắng nói, nếu khen thưởng hay trừng phạt quá nhiều có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực với trẻ, nhưng nếu dùng “năm bước hỗ trợ cảm xúc” mà vẫn không thể khuyên được trẻ thì nên làm thế nào? Câu trả lời của tôi là vận dụng sức mạnh tự nhiên để khen thưởng hay trừng phạt. Đây là quan niệm của J. Donald Walters: “Vạn vật đều có ý nghĩa của chúng. Chúng ta có thể nhanh chóng học được kinh nghiệm từ trong đó để sinh tồn và phát triển. Ví dụ, nếu chạm tay vào nồi nước nóng, ngón tay sẽ bị bỏng. Chỉ cần bị một lần, con người sẽ học được một điều: Da của con người không chịu được nhiệt độ nóng bỏng. Ở vô số mặt khác của cuộc sống, chúng ta học được rằng: NJếu tuân theo quy tắc của tự nhiên thì con người sẽ phát triển lớn mạnh. Nếu coi thường quy tắc của tự nhiên thì sẽ phải chịu đau khổ”. Tôi rất đồng tình với quan niệm này bởi vì tôi đã làm như thế, hiệu quả rất cao mà ít tác dụng phụ. Tôi đã từng nói: “Từ nhỏ tôi thường nói với các con, tất cả mọi chuyện hãy tự mình quyết định, tự mình chịu trách nhiệm. Ví dụ, khi chúng ngủ nướng, không kịp đi học, tôi liền nói với chúng phải tự chịu trách nhiệm. Nếu đi học muộn, dĩ nhiên sẽ bị giáo viên khiển trách, tôi không cần mắng chúng. Khi chúng phản kháng, tôi tiếp nhận sự phản kháng của chúng. Điều đó có nghĩa là tôi biết chúng làm như thế. Chúng tôi tiếp nhận sai lầm, không loại bỏ, không cự tuyệt sai lầm của chúng. Như thế chúng sẽ cảm thấy được tôn trọng. Có một số việc, sự can thiệp của bạn sẽ khiến sự việc càng xấu đi, hãy để cho trẻ tự làm, để chúng gặp một vài trở ngại, từ đó tự rút ra những kinh nghiệm cho bản thân”. J. Donald Walters cũng nghĩ như vậy: “Trong cuộc đời còn có rất nhiều bài học khó cần học tập: Vì sao làm hại người khác là không tốt? Vì sao chia sẻ với người khác là điều nên làm? Vì sao càng theo đuổi vật chất khiến người ta càng cảm thấy trống rỗng? Lúc nào chúng ta cũng hy vọng, con người https://thuviensach.vn không nhất định phải trải qua đau khổ mới học được một bài học. Tuy nhiên, những phụ huynh hay giáo viên thông minh đều biết, có một số bài học, thậm chí là nỗi đau chỉ có thể học được từ kinh nghiệm của bản thân”. Đồng thời, ông nhắc nhở các bậc cha mẹ một chuyện vô cùng quan trọng: “Cách tốt nhất để hợp tác một cách tự nhiên với con là thu hút sự chú ý của trẻ, để trẻ hiểu những gì chúng trải qua chính là kết quả của thái độ và hành động của bản thân, thậm chí sắp xếp tình huống, hỗ trợ chúng tự học những điều này mà không gây tổn hại. Hãy nhớ, sự sắp xếp này nên khơi dậy nhận thức từ bên trong chứ không phải chỉ lên lớp. Nên để trẻ nghĩ rằng: “Mình cần tự rút ra bài học này”. Trong một cuốn sách khác cũng nói tới điều này: “Cuộc đời dùng cách thức và thời gian của mình mang đau khổ đến cho người luôn tự coi mình là trung tâm, đến lúc ấy người đó sẽ biết khiêm tốn thay đổi bản thân. Đối với chúng ta, đau khổ là ân huệ”. Điều này cho thấy tự nhiên đã giáo hóa tâm hồn con người như thế nào. Bố mẹ cần có đủ trí tuệ, dẫn dắt trẻ để trẻ học được trí tuệ của cuộc đời, trở thành một người thành công trong xã hội. THẾ NÀO LÀ GIÁO DỤC HIỆU QUẢ? Cuối cùng, chúng ta làm một bảng tổng kết từ chương một đến chương ba, cùng thảo luận làm thế nào để giáo dục một đứa trẻ thành công. “Giáo dục hiệu quả” bao gồm hai mặt sau: 1. Mặt thứ nhất là quan niệm, kiến thức hoặc kỹ năng giáo dục phải hỗ trợ cho sự thành công của trẻ trong tương lai. Điều này nằm trong “nội dung” giáo dục, cũng có nghĩa là “làm đúng việc”, “hiệu quả”. 2. Quan niệm trọng tâm được liệt kê trong bảng tổng kết trên, giúp các bậc cha mẹ nắm được nội dung và phương pháp “giáo dục hiệu quả”, để bồi dưỡng những mầm non của tương lai. Tiếp theo chúng ta sẽ nói đến bảy chiếc chìa khóa mở cánh cửa thành công cho trẻ, cũng chính là bảy phẩm chất thành công quan trọng. Khi bạn bồi dưỡng cho trẻ bảy phẩm chất thành công này, bạn có thể nhìn thấy tương lai thành công của trẻ ngay trước mắt! Bảng tổng kết “Giáo dục hiệu quả” https://thuviensach.vn Nội dung giáo dục Phương pháp giáo dục Quan niệm trọng tâm Thành tích = thành công, bồi dưỡng phẩm chất thành công là con đường lâu dài. Áp dụng phương pháp giáo dục đòn bẩy, chú trọng phương trình thành công = f (Tác động tích cực, óc sáng tạo, trí tuệ trong nghịch cảnh, suy nghĩ độc lập, quan hệ xã hội, khả năng biểu đạt, quản lý tiền bạc). 1. Ba bí mật trong phương trình thành công của trẻ: Giáo dục bằng hành động, dạy dỗ và giáo dục từ khi còn nhỏ. 2. Căn cứ vào mức độ trưởng thành của trẻ để điều chỉnh phong cách giáo dục. 3. Áp dụng “phong cách giáo dục quyền thế”, thực hiện “Năm bước hỗ trợ cảm xúc”. https://thuviensach.vn Chương 4 Bồi dưỡng tinh thần tích cực vươn lên Chiếc chìa khóa đầu tiên cho phương trình thành công của trẻ: Phát triển https://thuviensach.vn trí não. Trẻ có sức sống mãnh liệt, còn bạn là người quyết định sẽ thêm dấu (+) hay dấu (-) trước sức sống ấy. Những trẻ được thêm dấu (+) sẽ nỗ lực tiến lên trước, tích cực, lạc quan, phát huy khả năng cao độ. Những trẻ bị thêm dấu (-) sẽ bị kìm nén năng lượng, không ngừng tự phê bình bản thân, rụt rè, sợ hãi, không thành công. Những trẻ bị thêm dấu (-) sẽ đưa năng lượng tiêu cực ra bên ngoài, làm hại những người xung quanh, làm hại cuộc đời mình. Còn bạn, bạn đang thêm dấu (+) hay dấu (-)? https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn CHIM ƯNG PHI THƯỜNG, VỊT CON TẦM THƯỜNG Tôi đã từng đọc một câu chuyện trên mạng. Đại ý là: Bill đi công tác, trước khi đi anh đã đặt trước khách sạn. Nhưng khi đến quầy lễ tân của khách sạn mới phát hiện khách sạn đã chật kín, Bill không có phòng để ngủ. Bill yêu cầu nhân viên lễ tân giải quyết vấn đề này. Anh ta nhún vai và nói: “Thật sự tôi không có cách nào, bởi vì khách sạn đã kín phòng rồi”. Bill nói: “Nhưng trước đó các anh đã đồng ý cho tôi đặt phòng, bây giờ lại nói không có phòng, tôi nên làm thế nào?” Nhân viên lễ tân nói: “Nhưng tôi thật sự không có cách nào nữa”. https://thuviensach.vn Bill đành nói: “Anh giúp tôi tìm một “con chim ưng” lại đây”. Nhân viên lễ tân sững người: “Một con chim ưng?” Bill nói: “Một người có thể giải quyết vấn đề”. Lần này thì nhân viên lễ tân đã hiểu, anh ta đi tìm giám đốc https://thuviensach.vn khách sạn, một người đàn ông trung niên nhìn thì có vẻ rất thân thiện nhưng không thiếu sự kiên định. Sau khi hỏi rõ tình hình, ông ta lập tức nói: “Chúng tôi sẽ nhanh chóng giúp anh tìm một khách sạn tương đương với khách sạn của chúng tôi để anh nghỉ ngơi. Chi phí dĩ nhiên sẽ do chúng tôi chi trả. Trước khi tìm được khách sạn, tôi có vinh dự mời anh ăn cơm không? Bạn có nhận ra chim ưng không? Chim ưng biết làm việc, vịt chỉ biết kêu cạp cạp. Tiếng cạp cạp là những: Cái cớ, than phiền, những lời nói vô nghĩa. Sớm muộn rồi cũng sẽ có một ngày vịt bị công ty sa thải. Nếu công ty có vấn đề, vịt sẽ là nhân viên đầu tiên ra đi, sau đó vịt sẽ than phiền: “Thật là bất công, tôi nghĩ giám đốc có thành kiến với tôi”. Ngược lại, chim ưng sẽ không dễ dàng bị sa thải bởi vì chim ưng biết làm ra thành quả, còn vịt chỉ biết kêu cạp cạp. Vịt và chim ưng nhìn thì có vẻ giống nhau nhưng lại là hai con vật hoàn toàn khác nhau. Hai loại động vật đều có cánh nhưng khi chim ưng bay lượn trên không thì vịt lại bơi dưới hồ nước. Vịt thường nói: “Điều này tôi không làm được”; Chim ưng thì nói: “Tôi phải làm thế nào?” Vịt suy nghĩ tiêu cực, thậm chí vì chuyện đó mà mở cuộc họp, cùng kêu ca, than phiền. Chim ưng thì báo cáo thông tin tích cực để khích lệ mọi người. Vịt làm việc hết sức chậm chạp, triết lý của vịt là: “Tôi đến để làm việc chứ không phải đến để chạy nạn”. Chim ưng lúc nào cũng xử lý xong mọi việc một cách nhanh chóng. Khả năng kiếm cớ của vịt rất giỏi. Chim ưng thì tìm cách giải quyết. Vịt không dám mạo hiểm. Chim ưng cũng sợ hãi nhưng dám đương đầu với thử thách. Vịt tìm vấn đề trong cơ hội. Chim ưng thì nhìn thấy cơ hội trong vấn đề. Vịt thích nói sau lưng người khác, nghĩ rằng làm như vậy mới vui. Chim ưng chỉ nói những lời tích cực, những lúc khác thì giữ im lặng. Vịt mất rất nhiều thời gian để quyết định, sau khi thực hiện thì không còn thấy hứng thú. Chim ưng làm việc quả quyết bởi vì biết mình muốn gì, cần phải nhẫn nại trong bao lâu. Vịt đặt tinh thần vào vấn đề, hơn nữa chỉ biết nói suông. Chim ưng thì giải quyết vấn đề và thực hành. https://thuviensach.vn Suốt đời vịt chỉ loanh quanh trong hồ. Chim ưng thì dang rộng đôi cánh bay đến những đỉnh núi cao nhất. Vịt than phiền cuộc đời không như ý. Chim ưng nỗ lực thay đổi cuộc đời. Rốt cuộc ai mới là người chiến thắng? Câu trả lời rất rõ ràng. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VỊT VÀ CHIM ƯNG Bên cạnh mỗi người đều có rất nhiều vịt, còn chim ưng lại là động vật quý hiếm. Làm bạn với vịt, dần dần bản thân cũng biến thành một con vịt, ngay cả con cái của mình cũng biến thành vịt. Nếu suốt ngày bố mẹ chỉ biết oán thán, cho rằng cuộc đời là bể khổ thì đứa trẻ có lạc quan đến đâu đi nữa cũng sẽ biến từ chim ưng thành vịt, không thể dang rộng đôi cánh được nữa. Tôi có quen một người như thế. Rõ ràng là năng lực rất khá nhưng lại cho rằng vốn dĩ cuộc đời là bể khổ, không chịu tích cực nỗ lực, cuối cùng không làm được việc gì nên hồn. Con của anh ta thì sao? Lúc nào cũng nhăn nhó, sợ sệt. Con cái không chỉ thừa hưởng gia sản mà còn thừa hưởng khí chất và tinh thần của bố mẹ. Nếu bố mẹ là vịt, đứa trẻ vốn có phẩm chất của chim ưng cũng sẽ dần dần biến thành một con vịt. Ngược lại, nếu bố mẹ có khí chất phi thường của chim ưng, trẻ có thể biến thành một chú chim ưng. Đây là lý do vì sao những người thành công thường nhắc đến sự dạy dỗ của bố mẹ đối với mình. Bởi vì họ có những người bố, người mẹ với khí chất phi phàm, tạo nên sự thành công của họ. Nói đến tích cực, bậc thầy phát minh Edison là một ví dụ điển hình. Khi nghiên cứu bóng đèn, Edison đã làm hơn một trăm thí nghiệm nhưng đều thất bại. Một lần ông được hỏi vì sao cứ làm những thí nghiệm thất bại này, lẽ nào ông không biết nhụt chí sao? Edison đã nói: “Tôi không hề thất bại, bây giờ tôi đã biết có một trăm cách không hiệu quả”. Người thành công nhìn thất bại như vậy đó. Thất bại đối với họ chính là kinh nghiệm học tập quý báu. Sở dĩ Edison thành công như vậy, công lao lớn nhất thuộc về mẹ của ông. Từ nhỏ Edison đã không hợp với các bạn, không chuyên tâm học hành, còn bị giáo viên bắt thôi học. Nhưng mẹ của Edison không thua cuộc. Bà tin rằng con trai của mình chỉ khác người chứ không phải là một đứa trẻ có vấn đề. Vì thế, bà đã tự mình dạy dỗ Edison, khích lệ con trai. Hôm nay chúng ta có bóng đèn để sử dụng là nhờ Edison có một người mẹ phi thường. https://thuviensach.vn Mỗi một đứa trẻ đều có tiềm năng để trở thành một chú chim ưng xuất chúng. Nếu quan sát kỹ bạn sẽ phát hiện, thực ra vịt cũng rất “khỏe”, ngày nào cũng than phiền không ngớt, nỗ lực tìm ra vấn đề để phê bình, có thể nói là tràn đầy tinh thần và sức lực. Vì thế, nếu nói về động năng, vịt không thua kém chim ưng, chỉ là phương pháp sử dụng năng lượng không giống nhau. Chỉ cần bạn có thể dẫn dắt trẻ phát triển theo hướng tích cực thì sớm hay muộn nó sẽ trở thành một chú chim ưng to lớn. BA LOẠI VỊT, MỘT LOẠI CHIM ƯNG Vậy thì, phải làm thế nào để bồi dưỡng một chú chim ưng to lớn chứ không phải một con vịt bình thường? Cách xử trí của bố mẹ khi trẻ bị ngã có thể giúp ta phán đoán được rằng trong tương lai trẻ sẽ như thế nào. Trẻ bị ngã, bố mẹ vội vàng đỡ trẻ dậy. Mặc dù trẻ không đau nhưng bố mẹ lại tỏ vẻ như gặp chuyện đại họa, vừa xót xa vỗ về con, vừa mắng đường làm không tốt. Chúng ta có thể phán đoán sau khi lớn lên, chắc chắn đứa trẻ này sẽ là một con vịt luôn coi mình là trung tâm, than phiền không ngớt. Trẻ bị ngã, bố mẹ bắt đầu mắng chửi trẻ đi lại không cẩn thận, khiến trẻ tỏ ra sợ hãi. Chúng ta có thể phán đoán sau khi lớn lên chắc chắn đứa trẻ này sẽ là một con vịt tự ti, nhút nhát. Trẻ bị ngã, bố mẹ hoàn toàn không bận tâm, cũng không thương xót, không mắng mỏ. Chúng ta có thể biết sau khi lớn lên, chắc chắn đứa trẻ này sẽ là một con vịt lạnh lùng, vô cảm. Trẻ bị ngã, bố mẹ khích lệ trẻ đứng dậy. Sau khi trẻ tự đứng dậy, bố mẹ nhẹ nhàng nói với trẻ: “Mặc dù đau nhưng lần sau con sẽ biết phải cẩn thận”. Trẻ gật đầu, giống như học được bài học quý báu. Chắc chắn đứa trẻ này sẽ trở thành một chú chim ưng phi thường, bởi vì nó học được cách tự giải quyết vấn đề (tự mình đứng dậy) và có thể rút ra kinh nghiệm từ trong trở ngại, tăng cường khả năng ứng biến trong tương lai. Trẻ sẽ không oán trời trách người, than phiền về con đường, ngược lại, biết khiêm tốn kiểm điểm bản thân. Nhờ sự dạy dỗ tận tình của những bố mẹ thông minh như vậy, trẻ không muốn trở thành chim ưng cũng khó. Các bạn còn nhớ bốn phong cách giáo dục mà chúng ta đã học trước đó không? Từ ví dụ này, chúng ta lại một lần nữa biết được ảnh hưởng quan https://thuviensach.vn trọng của phong cách giáo dục đối với trẻ: ♥ Phong cách giáo dục buông thả - bảo vệ quá mức: Bố mẹ thường lo lắng trẻ sẽ gây ra hậu quả không tốt, vì thế ra sức hạn chế, khiến trẻ dần mất đi động lực vươn lên, rất dễ lo lắng, sợ hãi. Thêm vào đó bố mẹ thường thương con quá mức, khiến trẻ rất dễ coi mình là trung tâm, trở thành một chú vịt chỉ biết kêu ca, than phiền. ♥ Phong cách giáo dục độc tài – tác động tiêu cực: Bố mẹ thường suy nghĩ tiêu cực, quá mức khắt khe, thường xuyên nhìn thấy khuyết điểm và thiếu sót của trẻ, khiến trẻ dần mất đi sự tự tin, trở thành một con vịt thiếu tự tin. ♥ Phong cách giáo dục thờ ơ – không quan tâm: Bố mẹ thiếu sự quan tâm hoặc không biết cách quan tâm trẻ như thế nào sẽ khiến trẻ mất đi khả năng cảm nhận tình cảm, trẻ sẽ trở thành một con vịt lạnh lùng, vô tình. ♥ Phong cách giáo dục quyền thế - dẫn dắt, khích lệ: Bố mẹ biết cách khích lệ trẻ đứng lên từ trong trở ngại, đồng thời nhìn thấy ý nghĩa tích cực từ trong kinh nghiệm tiêu cực. Như thế chắc chắn trẻ sẽ trở thành một chú chim ưng thành công. Nói cách khác, chỉ có những bố mẹ theo phong cách quyền thế mới có thể thêm dấu (+) cho trẻ, còn những bố mẹ theo ba phong cách còn lại, mặc dù có ý tốt nhưng lại chuyển năng lượng của trẻ thành tiêu cực, quả thực là rất đáng tiếc. Bảng so sánh Phong cách Phương pháp giáo dục tích cực/tiêu cựcTính cách tích cực/tiêu cựcChỉ số: đam mê (PQ) Độc tài Phủ định trẻ Sợ hãi Thiếu tự tin Thấp Buông thả Bênh vực trẻ Trách móc người khác Coi mình là trung tâm Thấp Thờ ơ Không có phản ứng Hận đời, thậm chí cố tình gây chuyện để được chú ý Thấp Quyền thế Dẫn dắt, khích lệ trẻ Suy nghĩ tích cực Cao https://thuviensach.vn