🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Triết Học Tây Phương Từ Khởi Thủy Đến Đương Đại Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Mục Lục Các tác giả Lời nói đầu Đôi lời của người dịch Thời Thượng Cổ Khởi Nguyên Empédocle Trường phái Abdère Những người đến Athènes Các biện giả Gorgias Socrate và các trường phái thời Socrate Những triết gia Cyrénaiques Platon Ẩn dụ về cái hang Nhất thể và phức thể Đức lý và chính trị Từ biện chứng đến chính trị Aristone Chủ nghĩa Épicure Trường phái hoài nghi Thiên văn học của người Hy Lạp hay làm thế nào để cứu vãn các hiện tượng? Tân thuyết Platon: Plotin Toán học Hy Lạp Thánh Augustin Thời Trung Cổ Boèce Denys Giả danh Jean Scot Érigène Sách các nguyên nhân Al - Fârâby Avicenne https://thuviensach.vn Thánh Anselme De Cantorbéry Al-Ghazalỵ Abélard Avẻroès Maimonide Thời của các đại học: Truyền thống kinh viện Thánh Albert Đại Học Thời Trung Cổ Bacon Thánh Thomas D’Aquin (1225 - 1274) Siger De Brabant Việc kiểm soát trí thức Thời Phục Hưng Ba khuôn mặt lớn của phong trào cách tân Khoa học huyền bí ở thế kỷ mười sáu Khuất phục con thú và chinh phục con người Hình ảnh mới về thế giới vào buổi bình minh của khoa học cổ điển Vivès (1492 - 1540) Thời Cổ Điển Con người trong vũ trụ vô định Những nguyên lý lớn của cơ học ở thế kỷ XVII Thế kỷ ánh sáng Khảo luận về những nguyên lý của tri thức con người Giới thiệu tập 2 Chương mở đầu Diderot Condorcet Những nhà ý thức hệ Kant và chủ nghĩa duy tâm đức Ảnh hưởng của hội Tam điểm vào cuối thế kỷ XVIII Sự ra đời của kinh tế học Các hệ thống và phê phán các hệ thống Tinh thần khách quan pháp quyền và lịch sử thế giới Bác vật học và lịch sử nhiên giới https://thuviensach.vn Triết học Pháp thế kỷ XIX Từ triết học thiên nhiên đến triết học tình yêu Toàn cảnh toán học thế kỷ XIX Thời hiện tại của triết học Thuyết tương đối Hai suối nguồn của đạo đức và tôn giáo Triết học phân tích Anh Mỹ Bachelard Gadamer https://thuviensach.vn Các tác giả Thời Thượng cổ Lucien Bescond, Giảng sư Đại học Lille-III Aristote: Chính trị và Đạo đức - Augustin Jean Paul Dumont: Giáo sư Lịch sử Triết học, Đại học Lille - III Các triết gia Tiền - Socrate - Socrate và các trường phái theo Socrate. Platon - Aristote. Chủ nghĩa Epicure - Chủ nghĩa Khắc kỉ. Chủ nghĩa Hoài Nghi. Tân thuyết Platon: Plotin. Jacqueline Lagrée: Giảng sư Đại học Caen Tuyển chọn triết văn từ một tập hợp do Jean Paul Dumont sưu tầm & chú giải. Thời Trung cổ Alain de Libera, Giám đốc học vụ trường Cao học Thời Phục hưng Simone Goyard - Fabre, Giáo sư Đại học Caen More - Bodin - Các triết gia Monarchomaques - Las Béotie Jean Claude Margolin, Giáo sư danh dự tại Trung tâm Nghiên cứu thời Phục hưng, Đại học Tours Về toàn bộ các triết văn trừ More - Bodin -Monarchomaques - La Béotie. Thời Cổ Điển Lucien Bescond: Grotius https://thuviensach.vn Jean Lechat, Khoa trưởng danh dự Khoa Triết học Descartes - Pascal - Malebranche - Spinoza - Leibniz. Bernard Michaux, Giáo sư trường Henri IV Gassendi, Bayle Emilienne Naert, Giáo sư danh dự Đại học Lille III Bacon - Hobbes Thời Cận đại và Hiện đại Bernard Morichère, Thanh tra Hàn lâm viện Paris. https://thuviensach.vn Lời nói đầu Bộ tập hợp quyển triết văn này nhằm gửi đến tất cả những ai mà quá trình học tập khiến họ quan tâm đến các bản văn triết học: những học sinh lớp cuối cấp Trung học, các lớp dự bị Đại học cũng như các sinh viên khoa Văn & Triết. Sách cũng nhằm hướng đến mọi đối tượng độc giả có mong muốn mở rộng văn hoá trong một lĩnh vực mà sự đào tạo ban đầu chưa cho phép họ truy cập hoặc đào sâu đầy đủ. Mục đích của tác phẩm này - Không muốn chỉ đơn thuần là một tập hợp những bản văn - là giới thiệu tính đa dạng của tư tưởng triết lý một cách rộng rãi nhất, từ khởi thuỷ đến đương đại, trong sự tôn trọng tính đa nguyên của các học thuyết và các trào lưu đã tạo nên dòng tư tưởng nhân loại. Triết học là một mà cũng là nhiều và chính sự đa dạng trong nhất tính này (cette diversité dans l’ unité) đã mang lại vẻ toàn mãn phong phú cho triết học. Nhằm mục đích đó, chúng tôi muốn, trong khi vẫn trang trọng dành cho các tác giả - minh chủ (auteurs-phares) và các bản văn kinh điển (textes canoniques) của lịch sử triết học, vị trí xứng đáng mà truyền thống vẫn dành riêng cho họ, mở rộng khuôn khổ các bản văn đến những tác giả và những trào lưu tư tưởng, và những thời đại mà các giáo trình thông thường ít dành chỗ và nhiều khi, chẳng dành cho một chỗ đứng nào. Chính theo cách ấy mà tất cả một thời kỳ trải dài từ đầu thời Trung cổ (Boèce) cho đến cuối thời Phục hưng (Galilée), nghĩa là khoảng mười thế kỷ triết học thường bị lặng lẽ bỏ rơi cho một số ít chuyên gia, đã tìm lại vị trí triết học cho dòng chảy liên tục từ Thượng cổ. Cũng thế, chúng tôi muốn rằng những trào lưu tư tưởng thường chỉ được khảo sát sơ lược hay bất toàn, chẳng hạn như các chủ thuyết duy vật hiện đại, hay là, ở cực kia, triết học Pháp của thế kỷ mười chín, thoát thai từ Kant hay từ Maine de Biran, sẽ được giới thiệu kỹ lưỡng hơn trong hợp tuyển này. Chúng tôi cũng quyết tâm sao cho nền triết học phân tích của Anh, ít được biết đến tại Pháp, được quyền hiện diện chính đáng, trong tư tưởng thế kỷ hai mươi. Còn đối với một số tác giả, như Grotius, mà ngày nay những người không chuyên môn hầu như chẳng hề biết đến, thế nhưng tầm quan trọng đối với https://thuviensach.vn triết học chính trị của các thế kỷ mười bảy và mười tám, là rất đáng kể. Hay như Jacobi, mà Kant không nề hà chọn làm đối thủ của mình, là những thí vụ về những ý hướng của chúng tôi muốn phục hồi phẩm giá cho vài tên tuổi lớn mà chỉ những sử gia triết học còn lưu giữ hoài niệm. Rất nhiều trong số những bản văn này - hầu như tất cả những bản văn liên quan đến thời Trung cổ và thời Phục hưng, cũng như nhiều bản văn thời Thượng cổ được cập nhật hoá một cách khoa học, đã được dịch hay dịch lại bởi các chuyên gia đặc trách về từng thời kỳ - Đối với những bản văn triết học Đức, chúng tôi cũng dụng công như thế, Có hai nguyên lý hướng dẫn công trình của nhóm chúng tôi, mà cả hai đều không phải là không có những ngoại lệ. Nguyên lý thứ nhất hệ tại ở chỗ tự giới hạn vào những tác gia triết học, loại trừ lãnh vực khoa học nhân văn. Vậy nên xin bạn đọc đừng ngạc nhiên khi thấy vắng bóng một vài tên tuổi lớn, rất quen thuộc với công chúng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn bảo lưu một số văn bản - chẳng hạn của Freud, một tác gia vẫn được coi là triết gia - nơi một cách đặt vấn đề thực sự triết lý hiện diện rõ ràng, bởi sự thực là biên giới giữa cái gì là triết lý (le philosophique) với cái gì là phi - triết lý (le non - philosophique) đôi khi cũng khó phân biệt cho rạch ròi. Nguyên lý thứ nhì tệ hại ở chỗ nhận cái trật tự biên niên sử trong việc trình bày các tác gia. Trật tự này có ưu thế là cho phép độc giả định vị dễ dàng các tác gia trong dòng thời gian. Nó cũng chỉ giúp cho tác phẩm độc lập với những khái niệm được hàm chứa trong các chương trình học tập và những biến cải có thể tác động đến chúng. Cuối cùng trật tự này tạo thành một thứ lịch sử triết học qua triết văn. Tuy nhiên trật tự này không phải là không đem lại điều bất tiện. Kiểu trình bày biên niên tạo ra tính bất liên tục nó che giấu tính liên tục nằm ở chỗ tầng sâu hơn của những trào lưu tư tưởng, đôi khi khiến cho các triết gia cách xa nhau trong thời gian lại rất gần gũi nhau trong tư tưởng. Để tránh điều bất tiện chính yếu này, đôi khi chúng tôi cũng tự cho phép tuỳ tiện một chút đối với kiểu biên niên thuần tuý. Chẳng hạn,việc tôn trọng nghiêm ngặt tính biên niên sẽ buộc phải để Maine de Biran ngồi giữa Fichte và Hegel. Nhưng kiểu trật tự này sẽ phá vỡ không chỉ tính thống nhất của trào lưu sau Kant mà còn phá vỡ tính liên tục đã https://thuviensach.vn dẫn dắt tư tưởng duy linh của Pháp từ Maine de Biran đến Bergson. Vậy nên trật tự được chọn nhận là một kiểu thoả hiệp giữ tính biên niên và sự tôn trọng - có tính thiết yếu trong mắt chúng tôi - đối với một thứ lô-gích riêng của lịch sử triết học. Cuối cùng, để soi sáng cho độc giả về những trường phái và những thời kỳ triết học, chúng tôi đã đặt ra một số những cột mốc (Thượng cổ, Trung cổ, Phục hưng, Hiện đại…) đánh dấu những tuyến lớn trong triết học. Người ta cũng sẽ tìm thấy trong tác phẩm này, những tập hồ sơ liên quan đến lịch sử tư tưởng (Việc Kiểm soát trí thức ở thời Trung cổ - Khoa học huyền bí vào thế kỷ 16) và lịch sử Khoa học. (Những lý thuyết về bản chất của ánh sáng trong thế kỷ 17, 18). Thực vậy, nếu các triết gia đọc của nhau - có khi hiểu rõ, có khi không hiểu rõ lắm - thì họ cũng đọc những thứ khác hơn là triết học. Những bản văn triết quy chiếu về Triết học và kể cả những cái không phải là triết học, được phác thảo một cách triết lý, nghĩa là thuần khái niệm (conceptuellement). Những tập hồ sơ về lịch sử tư tưởng và lịch sử Khoa học tìm cách soi sáng cái bên ngoài đó của triết học mà dầu muốn hay không triết gia vẫn luôn luôn giữ một mối quan hệ khá là lập lờ. Đối với mỗi tác giả, người đọc sẽ gặp một tiểu sử ngắn, và một thư mục gói gọn những tác phẩm chính của vị ấy và vài công trình nghiên cứu phê bình. Các tác phẩm quan trọng trở thành đối tượng của những chú thích giới thiệu ngắn gọn. Các bản văn trích tuyển được mở đường bằng một đoạn dẫn nhập ngắn nhằm khai mở đối tượng và cách đặt vấn đề của đoạn văn đó. Một vài biên chú hoặc cước chú đã được dự trù nhằm giúp cho việc đọc hiểu được thuận lợi hơn. Ở cuối mỗi bản văn và đôi khi đề xuất một hay nhiều tham chiếu đến các thời gian khác và các bản văn khác. Những tham chiếu này không hề có nghĩa là một đồng nhất tính giữa khái niệm của bản văn đang bàn và những khái niệm của bản văn mà những tham chiếu này nêu lên cho độc giả lưu ý. Như Eric Weil đã viết, lịch sử triết học là lịch sử việc chuyển di những khái niệm. Như vậy người ta sẽ không tìm thấy được một khái niệm chung cho hai triết gia, nhưng luôn luôn vẫn hữu ích cho việc suy tư khi nêu lên mối quan hệ giữa các ý niệm, gần gũi nhau hay đối lập nhau, và nắm bắt được sự khác biệt để khoanh vùng chính xác hơn ý nghĩa của những gì ta đọc. Chính https://thuviensach.vn trong tinh thần đó mà người ta phải sử dụng những tham chiếu tác phẩm mà chúng tôi đã nêu ra. Đưa cả hai mươi lăm thế kỷ triết lý vào chỉ trong khoảng 1200 trang quả là một sự đánh cược táo bạo. Chúng tôi lấy làm tiếc phải từ chối không cho phép hiện diện trong quyển sách này một số bản văn có thể giúp chúng ta thấy rõ hơn bước tiến hoá tư tưởng của một triết gia. Muốn mở rộng tối đa tác phẩm đến tính hiện đại nên thường khi chúng tôi đành phải giới hạn ở mức mỗi tác giả một vài bản văn mà thôi (ngoại trừ đối với một số tác giả - minh chủ như Platon, Aristote, Descartes, Kant, Hegel, Husserl, Heidegger v.V…) Thêm một lần nữa, người ta lại thấy ở đây sự thoả hiệp giữa những yêu cầu triết lý và những ràng buộc của thực tế. Cuối cùng chúng tôi muốn nhắc nhở món nợ tinh thần mà mọi người đọc - tất nhiên là kể cả chúng tôi - đều mang ơn đối với việc làm vô cùng hữu ích và đáng giá của các sử gia lớn của Triết học, những người bảo lưu di sản triết văn, theo kiểu diễn tả của Henri Gouhier, một trong những triết sử gia lỗi lạc nhất. Là những luận sư (commentateurs) của các bản văn lớn, trước tiên họ cũng phải là những triết gia. Họ thường suy tư một cách triết lý về lịch sử triết học. Dầu không hiện diện trong hợp tuyển này, điều này cũng không nên khiến cho chúng tôi quên công việc tuy âm thầm lặng lẽ mà có giá trị rất đáng kể của họ. "Tất cả những gì quí thì cũng khó và hiếm", Spinoza đã viết như thế ở cuối quyển Đạo đức học. Chẳng có một bản triết văn nào lại dễ đọc cả. Chẳng có một bản triết văn nào để cho ta dễ dàng đi vào, không cần phải cố gắng động não. Nhưng người đọc nào chấp nhận cố gắng đó sẽ cảm thấy được tưởng lệ bởi niềm vui chưa bao giờ lỡ hẹn trong cuộc hành trình tìm đạt tri kiến. Niềm vui đó, khi dần thân vào cuộc nghiên cứu riêng tư sẽ còn được tài bồi bởi bao niềm mãn nguyện khác. Niềm vui đó cũng còn được chia sẻ trong những cuộc tranh luận tự do. Thay vì, giam mình trong cuộc độc thoại, những bản triết văn mở ra cho một hội sống tinh thần và chỉ trở nên sinh động qua cuộc sống đó. Bernard Morichère. https://thuviensach.vn Đôi lời của người dịch Biên dịch một bộ sách "Triết học Tây phương, từ khởi thuỷ đến đương đại", trải dài qua hai ngàn năm trăm năm lịch sử tư tưởng Tây phương, do một tập thể hơn ba mươi tác giả là các giáo sự triết học của các Đại học Pháp hợp lực biên soạn, qua hơn một ngàn bốn trăm trang sách, quả là không dễ dàng chút nào mà buộc người dịch lúc nào cũng phải động não hết công suất nhưng vẫn không tránh khỏi, lúc này lúc khác, cảm thấy đây là một công trình có phần… hơi quá sức mình! Khi được anh Vũ Đình Hoà, Giám đốc Công ty văn hoá Minh Trí & Nhà sách Văn Lang tin tưởng giao công việc này chúng tôi rất vui vì có dịp ôn tập lại những gì mình đã học hỏi trong thời gian làm một sinh viên triết học cách đây hơn bốn mươi năm, đồng thời tìm hiểu những tư tưởng mới mẻ mà thuở ấy mình chưa được tiếp xúc. Thêm nữa là, với làn gió mới hội nhập, triết học, sau một thời gian khá dài bị tạm lãng quên, nay đang được dần dần nhìn nhận lại giá trị nhân văn muôn thuở của nó. Điều đó khiến chúng tôi, những người từng có thời say mê học hỏi triết học và cũng từng có thời gian giảng dạy triết học nhưng trong ba mươi năm qua đã phải rẽ sang nẻo khác, cảm thấy đôi chút an ủi của một sự… hồi sinh mới mẻ! Trong việc biên dịch tác phẩm này, nói chung, chúng tôi vẫn theo sát nguyên tác nhưng có một vài điều chỉnh mà chúng tôi nghĩ rằng để phục vụ tốt hơn cho bạn đọc Việt Nam. Đó là: ° Về các tác giả: chúng tôi biên dịch đầy đủ các triết gia được nêu ra trong nguyên tác song có một số tên tuổi khác, rất quen thuộc, lại không được các tác giả biên soạn đưa vào. Chúng tôi nghĩ rằng đó là một thiệt thòi cho người đọc nên chúng tôi đã tham khảo ở những tác phẩm khác để bổ sung vào, chẳng hạn, thời Phục hưng, chúng tôi thêm vào Pic de la Mirandole, thời hiện đại chúng tôi nghĩ không thể thiếu Gabriel Marcel, Albert Camus, Simone de Beauvoir… trong một tập hợp triết học như thế này. https://thuviensach.vn ° Về các trích văn: chúng tôi biên dịch tuyệt đại đa số những trích văn trong nguyên tác, nhưng có điều chỉnh một số trường hợp, như về thời Trung cổ, có quá nhiều bài bàn về sự tiền tri của Thiên chúa và tự do của con người, thì chúng tôi chọn giữ lại những bài nào thật độc đáo và khác biệt, còn lược bớt những bài trùng lặp mà không có điểm nào đặc sắc. Cũng như trong trường hợp về Nietzsche thì trích ở rất nhiều tác phẩm của Nietzsche, nhưng tác phẩm danh tiếng nhất của ông, Zarathustra đã nói như thế, thì sách nguyên tác lại không trích bài nào. Bản thân chúng tôi thấy điều ấy có vẻ hơi vô lý và chắc là quý bạn đọc cũng sẽ không hài lòng nếu đọc đến phần về Nietzsche mà lại chẳng thấy đả động gì đến kiệt tác lừng danh này. Bởi thế trong bản dịch, phần về Nietzsche chúng tôi lược bớt những bài trích này từ Phổ hệ đạo đức và Ecáce Homo, để đưa vào những bài trích từ Zarathustra… Với một số tác giả khác, chúng tôi cũng mạn phép linh hoạt điều chỉnh vì sự hứng thú và lợi ích của người đọc. Nhưng nói chung là phần điều chỉnh này chỉ chiếm một lượng rất nhỏ và có cân nhắc kỹ. Trong khi biên dịch, chúng tôi thường chua bên cạnh các thuật ngữ tiếng Pháp - và tuỳ trường hợp, cả tiếng Latinh, Đức, Anh v.v… vì các lý do sau: * Một là vì thuật ngữ triết học của ta chưa thống nhất nên chúng tôi chua tiếng Pháp (hoặc tiếng Latinh, Đức, Anh…) bên cạnh để độc giả tiện tham khảo và đối chiếu. * Hai là, chúng tôi nghĩ rằng việc chua thêm các thuật ngữ bằng tiếng nước ngoài sẽ giúp các bạn đọc thâu nạp thêm một số thuật ngữ một cách nhẹ nhàng, không phải mất nhiều công sức mà có lẽ cũng sẽ giúp ích cho các bạn sau này khi tham khảo sách nước ngoài… Trong quá trình biên dịch tác phẩm này, chúng tôi đã được sự trợ lực quí báu từ những vị thầy cũ của chúng tôi, như các giáo sư Trần Thái Đỉnh, Lê Tôn Nghiêm, những bậc đàn anh và bạn đồng môn cũ như Nguyễn Hữu Hiệu, Trần Công Tiến, Trần Xuân Kiêm, Bùi Văn Sơn Nam và một vài dịch giả khác, qua những bản dịch của họ. Chúng tôi xin chân thành tri ân. Hơn hai ngàn năm trăm năm lịch sử triết học Tây phương với bao nhiêu triết gia cùng những tư tưởng uyên áo, cao viễn và nhiều khi cực kỳ bí hiểm, quả là cả https://thuviensach.vn một "học hải vô nhai" mà người dịch, dầu cố gắng cẩn trọng đến đâu, song trí lực có hạn, không khỏi; nơi này nơi khác, rơi vào những khiếm khuyết, bất cập, và không loại trừ cả những ngộ nhận nữa… Rất mong quí bạn đọc thông cảm và quí vị cao minh rộng lòng chỉ giáo. Trân trọng, Người biên dịch https://thuviensach.vn Thời Thượng Cổ Những cỗi nguồn Các trường phái Ionie Thales - Anaximandre - Héraclite Các trường phái Ý Đại Lợi Trường phái Pythagore: Pythagore - Empédocle Trường phái Élée: Parménide - Zémon d’ Elée Trường phái Abdère: Démocrite Những người đến Athène: Anaxagore Các biện giả: Protagoras - Georgias Socrate và trường phái Socrate: Những kẻ khinh bạc: Antisthène - Diogène Những người ở Cyrène: Aristippe Phái Académie: Platon Phái Lycée: Aristote Chủ nghĩa Épicure Chủ nghĩa Khắc kỉ Chủ nghĩa Hoài nghi Tân thuyết Platon: Plotin, Augustin https://thuviensach.vn (Trang 6,7,8 - sách gốc) Thời Thượng cổ: Khai sinh và Cực thịnh của Triết học. Đến một thời điểm, nhân loại hết còn tin vào thần linh. Buổi đầu, chư vị hiện diện khắp nơi: tất cả đều là biểu hiện của một sức mạnh và hiện diện linh thiêng, thần thánh. Thần Rạng Đông sinh ra với những ngón tay hoa hồng, Thần Mặt Trời chiếu sáng với ngọn lửa ấm tình phụ tử, Nữ thần đất sưởi ấm bên ngọn lửa kia và rồi hoài thai nhờ Thần Ẩm Ướt tốt lành, và khi vị thần tối tăm, Ban Đêm, đến, Thần Giấc ngủ ngự trị lên mọi người. Cảm thức tôn giáo đó không ngừng chiếm ngự tâm thức người Hy Lạp, ngay cả vào cuối thời Thượng cổ, trong những cố gắng của các nhà tư tưởng theo Tân thuyết Platon (les Néoplatoniciens) nhằm khôi phục đa thần giáo (le polythéisme) chống lại những lập luận trừu tượng trong Cơ đốc giáo của các vị hoàng đế. Triết lý đã được khai sinh như thế nào? Nếu triết học được coi như một công trình suy tư thuần lý (une entreprise rationnelle) thì ta vẫn còn phải hỏi xem lý trí thuở ban đầu được rèn luyện hướng về cái gì. Như Platon và Aristote nói, Triết học là con gái của thần Thaumas - Sự ngạc nhiên, lòng ngưỡng mộ và sự lo âu xao xuyến là những cảm thức đầu tiên khi con người đối diện với vẻ hùng vĩ của thế giới, vẻ đẹp mầu nhiệm của đất trời, với sức mạnh của những yếu tố thiên nhiên và sự ngắn ngủi của đời sống chúng ta. Nhưng thần Thaumas có một người con gái là Iris, tiệp sứ của chư thần, mang một dải băng cầu vồng bảy sắc mà các triết gia khắc kỉ cho là chúng tượng trưng cho bảy nguyên âm của bảng chữ cái Hy Lạp. Như thế người ta tiến từ ánh sáng đến lời nói, như Philon d’ Alexandrie về sau sẽ phát biểu. Lời - Logos - chính là lý trí phát biểu thành diễn từ mạch lạc, sự ngạc nhiên đầu tiên hầu như có tính tôn giáo để tạo thành những câu hỏi mang tính phàm tục. Bằng cách đó, những kiểu truy vấn thuần lý đã sinh ra, khi trí tuệ biến đổi cảm xúc xâm chiếm tâm hồn người Hy Lạp trước cảnh tượng của thế giới, thành sự truy vấn triết học và khoa học. Nói thực ra, quả là khó nêu rõ những từ chính xác của cuộc truy vấn này. Những tác phẩm triết học xa xưa nhất chỉ đến với chúng ta một cách manh mún bởi https://thuviensach.vn những trích dẫn của những tác giả ít xưa hơn; họ cũng hiếm khi chạm đến được những cổ thư càng ngày càng trở nên cực hiếm. Những lời biết ơn trân trọng cần được dành cho Simplicius, một nhà tư tưởng theo Platon sống vào thế kỷ thứ sáu của Công nguyên, đã dụng công chép tay lại nhiều bản triết văn trước Socrate mà ông có được. Nhưng tính chất manh múm này sẽ chỉ gợi nên hối tiếc thôi, nếu như nền văn chương triết học này chỉ có khuyết điểm duy nhất là thiếu sót thôi. Thế nhưng còn có mặt khó cứu vãn hơn nữa. Những đoạn văn này là những đoạn trích tuyển và người đọc có khuynh hướng tất yếu gán cho những ngôn từ cổ này ý nghĩa mà họ có được, như từ archè, gốc cây, đã trở thành nguyên lý của các triết gia, từ Hylè, gỗ, nguyên liệu, đã trở thành vật chất của Aristote, từ Logos, lời nói, trở thành lý trí nơi Héraclite cùng lúc với lửa, trước khi trở thành chắc chắn như thế đối với những triết gia khắc kỉ. Vậy nên, quả là rất khó, bởi vì những chứng nhân của nền triết học xa xưa nhất không tránh được cạm bẫy muốn thuần hoá những từ ngữ cổ bằng cách dung nạp chúng vào tư tưởng của chính họ, tháo bỏ những bất đẳng thời (anachronismes) chúng biến những phản ánh xa xưa thành những hình tượng hiện đại về phương diện khái niệm. Những triết gia trước Socrate Điều chúng ta biết được, đó là sự truy vấn triết lý, như Proclus nói vào thế kỷ thứ năm, ban đầu mang hai hình thức. Hình thức Ionie, hay đúng hơn là Milet, từ khởi thuỷ đi tìm archè, (gốc rễ hay nguyên lý) một và nguyên sơ nhất, đã tạo nên mọi hữu thể khác bằng cách tự phức hoá. Đó là nước, theo Thalès, khí theo Anaximène, cái vô hạn, theo Anaximandre, học trò của người thứ nhất và là thầy của người thứ nhì. Người ta có thể tạm gọi đó là một thứ chủ nghĩa duy vật trước khi có từ này. Từ gốc rễ này phái sinh những nguyên tố; nhưng từ Hy Lạp stoicheion để chỉ nguyên tố (đất, nước, khí, lửa) thật ra đã mang ý nghĩa này vào thế kỷ thứ sáu trước CN hay chưa? Một hình thức thứ hai, ở Ý, đầu kia của Địa Trung Hải, hệ tại ở chỗ tìm kiếm đâu là nguyên nhân thực sự của quyết định khiến cho mọi hữu thể tồn tại và cho phép ta hiểu chúng, ngay cả đo lường chúng. Nguyên nhân này là một con số, một thực thể khả niệm, và tư tưởng tự động hoá với hữu thể là sự đo lường một cách nghiêm xác. Những nhà tư tưởng theo Pythagore rồi, những triết gia Éléate như Parménide và Zénon d’ Élée, tư biện về Nhất thể, về hữu thể, rồi về cái giới hạn https://thuviensach.vn tạo dáng cho cái vô hạn (chưa phải là vật chất) - Rồi Leucippe, một đồ đệ của Zénon, và Démocrite ở Abdère, phát minh ra những nguyên tử, hay những ý niệm, chúng là những hữu thể khả niệm, chỉ có thể được lãnh hội bởi tư tưởng, để làm nảy sinh ra trong chân không những nguyên tố, rồi những cá thể thoát thai từ sự gặp gỡ giữa những hữu thể đa phức này. Vẫn theo lời Proclus, chính khi những trào lưu triết lý này, đến từ Ionie và Ý, qui tụ về Athènes, vào thế kỷ thứ năm, và triết lý lên ngôi, vừa mới sinh ra đã trưởng thành, mới bắt đầu đã hoàn bị. Platon và Aristote Triết học Hy Lạp hoàn bị nhất, có thể là do được biết đến nhiều nhất, là nền triết học khởi thảo từ những lời giảng dạy của Platon ở Académie và của Aristote ở Lycée. Platon là môn đồ của Socrate và các triết gia phái Pythagore. Từ Socrate, kẻ đối kháng lại những kỳ vọng của các biện giả (sophistes) từ chối khả năng hiểu được hữu thể thực sự của diễn từ (Gorgias) hay coi mọi cảm giác hay tri giác đều tương đối với giác quan (Protagoras), ông giữ lại tồn tại thực sự của những ý tưởng vĩnh cửu, và sự cần thiết phải tín thác cho các hữu thể khả niệm (les intelligibles) thực tại lớn nhất: từ đó sinh ra chủ thuyết Platon, được nghĩ đến như một thuyết duy thực về những ý niệm. Còn từ các triết gia phái Pythagore, những người coi mọi hữu thể như là sự hoà trộn giữa cái giới hạn và cái vô hạn, ông chọn quan niệm theo đó Phức thể không thể hiện hữu mà không tham thông vào Nhất thể: từ đó sinh ra những cặp nhất thể - phức thể đầu tiên là những ý niệm - con số, và cứ như thế, mỗi hợp thể được tạo thành như thế chính nó phải là cái giới hạn của hợp thể đến sau và nó góp phần tạo ra bằng chính việc đưa vào trong nó cái giới hạn: bằng cách đó điểm cho phép đường thẳng tồn tại, bởi vì đại lượng liên tục của đường thẳng phải được giới hạn bởi một điểm ở mỗi cực của nó ; đường thẳng định giới hạn cho mặt phẳng và mặt phẳng định giới hạn cho khối thể v.v… Bởi vì cả điểm, đường thẳng, mặt phẳng, khối thể đều không phải là vật khả giác (les sensibles), được nhận ra bởi thị giác hay xúc giác: đó chỉ là những ý niệm hay những mô thể mà trí tuệ lãnh hội như thế nơi tự thân chúng, một cách độc lập đối https://thuviensach.vn với giác quan; những vật tự thân (choses en soi) đó là những ý niệm (idées) hay những mô thể (formes). Biện chứng pháp (la dialectique) được Platon quan niệm theo mô hình của Zénon d’ Élée, là một phương pháp khoa học và triết học ưu việt. Nó hệ tại ở chỗ, sau khi vươn lên đến Nhất thể và Thiện thể, lại trở xuống những nấc thang của thực tại. Cuối cùng người ta chạm vào những chủng loại tối hậu mà sự phân chia tất yếu phải dừng lại, để nắm bắt được phức tính thuần tuý (la multiplicité pure) và sự bất định (l’ indétermination) nằm ở đáy của thực thể khả giác. Nhưng cái khả giác và cái khả niệm không cách ly nhau đến độ tạo nên hai thế giới khác hẳn nhau: những cái khả niệm có thể hiện hữu và thực sự hiện hữu riêng biệt, nhưng chức năng của chúng là tham thông (participer) và làm cho một bản tính trở thành một sinh thể khả tri thực sự tồn tại. Thần sáng tạo (Démiurge) trong đối thoại Timée, kẻ tạo ra linh hồn và tạo dáng thế giới, luôn hướng nhìn về những nguyên mẫu khả niệm (archétypes intelligibles) còn đôi tay hướng về cái vô hạn định (l’ illimité) mà ông phải biến thành thường hằng bằng cách đưa vào một quy cách đo lường để định thái nó và đồng thời bất động hoá nó. "Thượng đế, như Platon nói trong quyển Vạn pháp, là thước đo của mọi sự". Trong bức tranh tường vĩ đại Những trường phái ở Athènes, Raphael đã vẽ ngón tay trỏ của Platon chỉ về Nhất thể và những ý niệm. Còn Aristote lại giang tay về sự vật. Nói thực ra, ông không từ khước những mô thể của Platon. Xét đến cùng, mô thể, đối với chất thể, là lý tính, là hiện hữu và khả niệm tính. Nhưng thực thể tồn tại rõ nhất là chất thể đầu tiên; cái gần gũi nhất với chúng ta, mà chúng ta nhìn thấy, sờ vào, nghe được, ngửi được, nếm được là một chất thể tự nhiên hay giả tạo, mà trí tuệ phân tích, khám phá ra đó là một hợp thể (un composé): Hợp thể giữa mô thể và chất thể, hợp thể của cái gì trong chất thể thuộc về cái phổ quát, và của cái gì thực hiện chức năng của chủ thể. Vật lý của Aristote và siêu hình học nhằm nghiên cứu những nguyên lý, tìm cách khám phá xem trong thành ngữ chất the, tự nhiên có nghĩa là gì. Cái vật cụ thể và vật chất chứa đựng những gì trong nó, một cách nội tại, những nguyên nhân của chuyển động hay của sinh thành rất riêng của nó? Aristote phát minh ra những khái niệm bản tính và vật chất. Và để hiểu chuyển động hay sự thay đổi, ông cũng rèn đúc nên khái niệm tiềm thể (puissance), theo cả hai nghĩa chủ động và thụ động, cái gì chuyển động, và khái niệm tương quan của nó là hiển thể (acte) hay https://thuviensach.vn mô thể tác động trên hợp thể, đang cho hợp thể này cấu hình (configuration) được gọi tên bởi yếu tính (essence), định nghĩa hay khái niệm về nó. Tất cả triết học đệ nhất của Aristote, mà sau này người ta sẽ gọi là Siêu hình học, đáp ứng nhu cầu đặt nền tảng cho triết học tự nhiên, hay triết học đệ nhị, hay còn gọi là vật lý. Những quan niệm về Thượng đế như là động cơ thứ nhất, về linh hồn như là khao khát một cứu cánh là sự thiện, về đức hạnh như là tập quán và tiềm thể chủ động (puissance active), tất cả đều được yêu cầu phải xác định những điều kiện do những chuyển động của chất thể tự nhiên đòi hỏi. Thời kỳ Hy Lạp và La Mã: Làm thế nào để định tính triết học sau Aristote? Có nét chung nào không giữa những trường phái rất đối kháng nhau như phái Épicure, phái Khắc kỉ, phái Hoài nghi? Đời sống trí thức và khoa học của thời kỳ này mang đấy dấu ấn của những cuộc luận chiến liên miên giữa những nhà tư tưởng đối lập nhau này. Hẳn là tất cả đều nghĩ ngược lại với Platon và ngược lại Aristote, mặc dầu có kế thừa tư tưởng của hai người khổng lồ này. Luận điểm đối lập chính yếu, và chung cho các trường phái này, đó là cho rằng những ý niệm của Platon hay những mô thể của Aristote đều chẳng có thực mà đều bất khả tri và chỉ là những sự trừu tượng hoá hữu danh vô thực (abstractions purement nominales). Những người theo phái Épicure và phái Khắc kỉ, trước nhất là những kẻ duy danh (nominalistes): những khái niệm chỉ là những sản phẩm đơn thuần của lý trí, những sự trừu tượng hoá chỉ tồn tại qua ngôn ngữ. Tri thức đặt cơ sở trên cái gì? Trên cảm giác, là cái, cùng với Khoái lạc và Đau khổ hoà quyện nhau chặt chẽ, tiêu chuẩn duy nhất mà Lạc viên của Épicure biết đến. Trên cái Khả giác (le sensible), với điều kiện - triết gia Khắc kỉ xác định - là tâm hồn phải tưởng tượng đúng về những nguyên nhân (nghĩa là những đối tượng bên ngoài) chúng tạo ra trên tâm hồn trong trạng thái lành mạnh, những tác động và những cảm giác mà tâm hồn ý thức được. Đó là lý thuyết Khắc kỉ về biểu tượng được lãnh hội, biểu tượng quảng hàm hay là tri giác. Trong khi đối với các triết gia phái Épicure thì mọi cảm giác đều đúng (nếu ở xa, ta thấy một cái tháp là hình tròn, và khi lại gần, ta lại thấy nó hình vuông, thì cả hai tri giác này đều đúng). Nhưng các triết gia Khắc kỉ lại đòi hỏi sự đồng thuận (assentiment). Phải https://thuviensach.vn có một lý trí được ban cho tôi từ đầu, khám phá ra rằng những gì tôi lãnh hội là phù hợp với chính bản tính của tôi. Kéo dài ra đến bình diện đức lý, việc tòng thuận cảm giác biểu tượng kết thúc bằng quyết định sống phù hợp với quy luật tự nhiên đang điều lý vũ trụ: có nghĩa là phần chủ yếu trong tâm hồn tôi phù hợp từ trong bản thể với tính bá quyền của thế giới (l’ hégémonique du monde). Sự phong phú của những cuộc tranh luận kéo dài trong năm thế kỷ giữa ba đại gia tộc tinh thần này không thể khảo sát trong một phân tích quá ngắn ngủi. Luôn luôn chính là để chống lại sự thống trị độc đoán giáo điều của trường phái Khắc kỉ mà trường phái Hoài nghi đã phục sinh vào thế kỷ thứ nhất trước C.N., trước những nhan đề được đặt ra từ yêu cầu được lãnh hội thực tại bằng sức mạnh của một sự thấu hiểu thuần lý (compréhension rationnelle). Chủ nghĩa thần bí, thuyết khả tri và tân thuyết Platon. (L’ hermétisme, la gnose et le néo-platonisme). Phải nói rằng lịch sử càng tiến triển thì cộng đồng triết lý càng có khuynh hướng phân hoá và mối ưu tư chiết trung (souci d’ éclectisme), chẳng hạn như nơi Antiochus, cũng khó nguỵ trang hay che giấu nổi. Và nền triết học bị phân hoá đó đã phải vất vả chống chọi lại sự tiến ngôi của huyền thoại đến từ Ai Cập hay miền đất Tiểu Á. Thuyết Khả tri theo truyền thống Do thái - Cơ Đốc giáo (la gnose judéo - chrétienne), chủ nghĩa thần bí ngẫu tượng giáo (l’ hermétisme pạen) khiến cho niềm hạnh phúc mà các nền minh triết dày công chinh phục, đứng trước nguy cơ chao đảo; các truyền thống tư tưởng này dành ưu tiên cho vấn đề cứu rỗi linh hồn. Vũ trụ Hy Lạp bỗng mất đi vẻ toàn hảo: các nền thần học (théologies) và thần lực luận (théurgies) đã táo bạo vay mượn ngôn từ triết lý cũng như các phương pháp biện chứng để áp đặt những quan kiến mà tính tân kỳ hấp dẫn mê hoặc đến cả các vị hoàng đế; những kẻ thù địch nhất của triết học là các vị hoàng đế theo Cơ Đốc giáo của La Mã đã quyết liệt đến độ, như Hoàng đế Justinien, thỉnh thoảng tống cổ các triết gia ra khỏi kinh đô của họ, để rồi dứt khoát đóng cửa vĩnh viễn các ngôi trường triết học ở Athènes vào năm 529 của Công nguyên. Phản ứng cuối cùng, và mạnh mẽ nhất chống lại hình thức tôn giáo và thần học kia, là tân thuyết Platon, từ Plotin đến Proclus - phương pháp của họ là giảng bình triết học của Platon và Aristote. Để sống sót, triết lý chỉ còn cách tự https://thuviensach.vn phản tư (se penser elle - même), giống như thần sáng tạo (Démiurge) chiêm ngưỡng những ý niệm của chính mình, hay như Thượng đế của Aristote tìm thấy hạnh phúc trong hành vi bất động, miên viễn của tư biện thuần tuý (spéculation pure). Nhưng khi tư duy tự phản tư như thế, phải chăng nó là Tinh thần? Và khi nó tự ngấu nghiến những đứa con của chính mình, phải chăng là lúc nó sắp phục sinh? Jean Paul Dumont THƯ MỤC Tác phẩm tổng quát Émile Bréhier, Histoire de la philosophie Jean Paul Dumont, La Philosophie antique P.A. Janet, G. Séailles, Histoire de la philosophie, Les problèmes et les écoles. B. Parain, Histoire de la Philosophie A. Rivaud, Histoire de la Philosophie L. Robin, La Pensée grecque J.P. Vernant, Les Origines de la Pensée grecque W. Jaeger, Paideia, la formation de l’ homme grec Tác phẩm nghiên cứu V. Brochard, Études de philosophie ancienne et de philosophie moderne G. Rodier, Études de philosophie grecque. https://thuviensach.vn Khởi Nguyên Triết học là một cuộc tra vấn thuần lý, nhằm mang lại những câu trả lời cho những câu đố bí hiểm mà thực tại luôn đặt ra trước ưu tư của con người. Có lẽ điều thích hợp là biến những câu đố kia thành những vấn đề. Cách nhìn này được diễn tả trong chính từ triết lý (philosophie) vốn có nghĩa là lòng yêu thích và sự tìm kiếm hơn là sự chiếm hữu và hưởng thụ minh trí. Trái với bậc hiền nhân xưa mang tính cách là một biện giả (sophiste), người nắm giữ một khoa học và một minh trí, hơn là một triết gia (philosophe) là người cố gắng đi tìm sự khôn ngoan. Bảy Hiền giả Danh sách bảy vị Hiền giả hay Biện giả (hai từ Sage và Sophiste lúc đầu vốn đồng nghĩa), ngay từ Thượng cổ, đã gây tranh cãi. Thực vậy, mỗi đô thị đều tranh giành nhau viênh dự đã sinh ra một bậc hiền nhân. Diogène-Laerce (đầu thế kỷ thứ ba), trong tác phẩm Đời sống và Tư tưởng của các Triết gia danh tiếng, đã nêu tên mười một vị, mà ông ta đã ghi lại những câu danh ngôn - Stobée, nhà sưu tập của thế kỷ thứ năm, đã cắt giảm số lượng còn bảy vị. Đó là: Cléobule (ở Lindos) "Tiết độ luôn luôn là tốt nhất" Solon (ở Athènes) "Đừng thái quá, bất kì chuyện gì" Chilon (ở Lacédemone) "Hãy tự biết mình" Thalès (ở Milet) "Chuyện gì cũng hứa, chẳng mấy chốc mà thất hứa" Pittacos (ở Lesbos) https://thuviensach.vn "Hãy nắm bắt thời cơ đúng lúc" Bias (ở Priène) "Phần lớn con người đều bất lương" Périandre (ở Corinthe) "Sự học cần cho mọi người" Một nền văn học tản mạn, manh mún Không có một triết gia thời Thượng cổ nào mà chúng ta còn có được tác phẩm đầy đủ. Chỉ cần nghĩ đến những tên tuổi lớn nhất: Platon, mà chúng ta còn được đọc những Đối thoại, nhưng bài giảng miệng chỉ được biết một cách gián tiếp; Aristote mà các tác phẩm dành cho quảng đại quần chúng đã tạo nên viênh quang, và các giáo trình dành riêng cho các môn đệ tâm truyền mới còn lại đầy đủ; Ciceron với tác phẩm nổi tiếng nhất Hortensius cũng đã bị thất lạc. Các tác phẩm thất lạc chỉ còn được biết đến một cách manh múm và gián tiếp. Đó là những đoạn văn (fregments) hay những chứng từ (témoignages) do các triết gia đời sau trích dẫn lại. Còn có những hợp tập/ toàn tập gọi là doxographiies được biên soạn bởi những nhà sưu tập (doxographes) như Áetius, Diogène Lặrce hay Stobée, nhằm cung cấp nguyên liệu để nghiên cứu các vấn đề triết học một cách biện chứng, nghĩa là tranh biện từ những luận đề (thèses) mâu thuẫn nhau, nhưng được thừa nhận một cách rộng rãi bởi nhiều nhóm người. Hiền giả và triết gia Từ Khởi nguyên, triết lý muốn là một trí thức và một tầm nhìn tư biện (vision spéculative) về thực tính của vạn hữu. Kiến thức này mang tính vô vị lợi, ngược với cố gắng của các vận động viên nhằm tranh giành giải thưởng hay hoạt động của các biện giả (sophistes), những người tự nhận mình là bậc thầy về sự khôn ngoan (sophia), đi bán những bài học khôn ngoan để đổi lấy tiền bạc & lợi lộc. https://thuviensach.vn CICÉRON Về tên gọi (sapientia)(2) đúng là mới, nhưng sự việc thì đã cũ. Thực vậy, ai có thể phủ nhận rằng sự khôn ngoan là xưa cũ và tên gọi cũng không là như thế? Chẳng phải là bằng tên gọi đẹp đẽ này mà người xưa chỉ cái khoa học về những sự việc thần linh và con người, và tri thức về nguyên nhân và nguồn gốc của mọi sự? Như thế, bảy vị mà người Hy Lạp tôn xưng là chuhylap thì chúng ta cũng trân trọng gọi là Hiền giả… Theo gương họ, về sau tất cả những ai theo dõi việc học mang tính tư biện và lý thuyết đều được gọi là hiền giả và tên gọi này còn lưu lại với họ đến thời Pythagore, người, theo lời Héraclite de Pont (a), một cao đồ của Platon, đã đến Phlionte để nói chuyện với Léon, vị hoàng tử của xứ này, về những vấn đề học thuật rất uyên bác. Hoàng tử Léon ngưỡng mộ thiên tài và sự hùng biện của Pythagore, hỏi ông khoa học nào gợi cho ông nhiều tin tưởng nhất. Và bậc thầy hiền nhân trả lời rằng ông chẳng biết một khoa học nào, nhưng ông chỉ là người bạn của sự khôn ngoan (philosophe: philein, yêu thích / muốn làm bạn; sophia, sự khôn ngoan). Ngạc nhiên về tính mới mẻ của tên gọi, Léon đã hỏi các triết gia (philosophes) là gì, và họ khác với những người thường ở điểm nào. Và Pythagore đã trả lời: "Hãy so sánh đời người với sự giao dịch diễn ra tại xứ sở Hy Lạp đang tụ họp nhau vào dịp long trọng của kỳ đại hội điền kinh. Có những vận động viên đến dự nhằm đua tài và tranh giành vòng nguyệt quế để hưởng viênh quang; có những người khác đến để mua bán, kiếm chác lợi lộc, trong khi có một lớp người thứ ba, và là tầng lớp cao quý nhất, hoàn toàn vô cầu, đến đó không phải để tìm những tràng pháo tay, hay những lời hoan hô cổ vũ, cũng chẳng mong kiếm chác lợi lạc gì, mà chỉ chăm chú quan sát những gì đang diễn ra và diễn ra như thế nào. Cũng giống như chúng ta đến từ một cuộc đời khác, như người ta đi từ một thành thị này đến một hội chợ lớn, những người này để tìm kiếm viênh quang, những kẻ khác chỉ mưu toan về tiền bạc; duy một số ít coi thường những thứ phù phiếm kia và chỉ muốn khảo sát tường tận bản chất của mọi sự vật. Đó chính là những người mà ta gọi là những người bạn của khôn ngoan, nghĩa là những triết gia; cũng như đối với các trò chơi điền kinh điều cao quý nhất là tham dự mà không cầu viênh quang hay lợi lộc, cũng thế, trong đời sống, việc nghiên cứu và tri thức về vạn hữu là đáng yêu thích hơn tất cả". https://thuviensach.vn Cicéron, Turculanes. Triết lý - Minh trí a. Héraclite de pont: Học trò của Platon và Speusippe, đồng môn của Aristote; là người đầu tiên đề xuất giả thuyết rằng Mặt trời và các hành tinh đứng yên trong khi trái đất quay. Ông đặt giả thuyết này vào miệng Hicétas, một nhân vật trong các Đối thoại triết lý của ông. Lý trí và Triết lý Sự cần thiết phải đề xuất những cách giải thích thuần lý đã đưa các triết gia đầu tiên đến chỗ tố cáo việc cầu cứu đến những thần thoại. Thần thoại mang tham vọng giải thích các khởi nguyên bằng cách viện đến những sức mạnh thần thánh. Trong tiếng Hy Lạp, nói thần thoại (mythologie) tức là nói thần học (théologie). Triết lý, đối nghịch với ngụ ngôn, cần phê bình quyết liệt Homère. XÉNOPHANE Lý tính chống lại ngụ ngôn Xénophane (cuối thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên), một công dân Ionie gốc ở Colophon, để tránh sự xâm lăng của người Mèdes, đã đến định cự ở Elée miền Nam nước Ý, ở đó ông lập ra trường phái Éléate. SEXTUS EMPIRICUS (1) Các vị thần bị Homère (2) và Hésiode (3) kết tội Về tất cả những điều đáng xấu hổ và đáng lên án Người ta thấy thần thánh cũng trộm cắp, ngoại tình Và lừa dối lẫn nhau không biết ngượng. CLÉMENT D’ALEXANDRIE (4) Giả sử như những con bò, những con ngựa và những con sư tử https://thuviensach.vn Cũng có đôi bàn tay như chúng ta và với những bàn tay ấy Chúng cũng biết vẽ vời, biết nặn tượng, biết tạo ra Những tác phẩm nghệ thuật mà chỉ tài khéo của con người mới làm nên… Thì lũ ngựa sẽ tạo nên những vị thần giống ngựa Và đàn bò sẽ làm ra những vị thần mang hình dáng bò Mỗi loại sẽ tô điểm cho vị thần của chúng Vẻ mặt và hình hài của chính mình (5) STOBÉE (6) Không phải ngay từ đầu mà các thần linh Đã khai minh cho người phàm; mà chính người phàm Với thời gian, tìm tòi, khám phá ra điều tốt hơn. (7) SEXTUS EMPIRICUS (8) dẫn lời TIMON (9) Xénophane, một đầu óc gương mẫu và là người kiểm duyệt Những điều dối trá trong thi ca của Homère Về Thượng đế, ông tạo ra một hình tượng thuần khiết Không chút chi dính dáng đến con người: một Thượng đế đồng đẳng khắp nơi Bất động, là một Khối (10), và có một trí tuệ Thấu suốt mọi điều, toàn tri, toàn năng. THẦN THOẠI & LÝ TÍNH https://thuviensach.vn Ông đã dùng từ đầu óc gương mẫu bởi vì, theo một nghĩa nào đó, Xénophare không hề phù phiếm; và gọi Xénophane là người kiểm duyệt những điều dối trá trong thi ca Homère bởi vì Xénophane đã phê bình quyết liệt những điều bịa đặt trong các tác phẩm của Homère. Nhưng ngược lại với những khái niệm chung nơi nhiều người khác, Xénophane đã rao giảng một cách giáo điều rằng toàn thể là một, rằng Thượng đế là một bản tính với vạn hữu, rằng ngoài hình cầu, vô cản, thản nhiên, bất động và có lý trí. Chú thích. (1) Y sĩ và triết gia Hy Lạp phái Hoài nghi, thế kỷ thứ hai (2) Tác giả theo truyền thuyết của hai bộ trường ca sử thi vĩ đại Iliade và Odyssée (3) Tác giả của bộ Thần luận (Théogonie), thế kỷ thứ tám trước Công nguyên (4) Giáo phụ của Nhà thờ Hy Lạp, đầu thế kỷ thứ ba (5) Đoạn văn này tố cáo tính cách duy nhân hình (anthropomorphisme) của các vị thần (6) Jean de Stobi, người xứ Macédoine là một nhà sưu tập cổ văn của thế kỷ thứ năm (7) Như vậy những tiến bộ của lý trí là kết quả của công trình chinh phục lâu dài của con người (8) Xem lại số (1) (9) Tác giả, vào thế kỷ thứ ba trước Công nguyên một nhà thơ phúng thích gọi là Silles (10) Người ta trách Xénophane đã không là một người hoài nghi thực sự… và đã chọn một luận điểm thuần lý nhưng giáo điều (une thèse rationnelle mais dogmatique). https://thuviensach.vn Lý trí cứu hộ huyền thoại: lối giải thích ngụ ngôn. Nếu người ta muốn cứu nạn những huyền thoại và bảo tồn sự hứng thứ của chúng, cần thử đề xuất một cách đọc ngụ ngôn (lecture allégorique). Cách tiếp cận mới này được khởi xướng bởi Métrodore de Lampsaque (thế kỷ thứ năm trước Công nguyên), một môn đệ của Anaxagore, về sau được nhiều người noi theo (như Cicéron, Chrysippe) - Ở đây chúng tôi trích dẫn chứng từ số III trong quyển Les Présocratiques của J.P.Dumont. TATIENT (1) Métrodore de Lampsaque, trong tác phẩm của mình về Homère, đã lao mình vào những nhận định rất ngây thơ bằng cách cố kéo mọi thứ về một ý nghĩa ẩn dụ (sens allégorigue). Ông bảo rằng Héra, Athéna, và Zeus chẳng phải là những gì mà những kẻ xây đền thờ cho họ nghĩ đâu. Thực ra đó là những nguyên lý của thiên nhiên và là những năng hướng của các nguyên tố. Nói rõ ra, Hector và Achille cũng như Agamemnon và rộng ra, tất cả những người Hy Lạp và những người ngoại quốc, kể cả Hélène và Paris, đều là những thực tại tự nhiên (2), nhưng người ta đã đưa vào những nhân vật này vì nhu cầu câu chuyện, mặc dầu chẳng có ai trong số họ thực sự tồn tại. Chú thích: (1) Biện giả Cơ đốc giáo, thế kỷ thứ hai (2) Như vậy là Homère đã bàn về thiên nhiên theo kiểu ẩn dụ / ngụ ngôn. Địa lý Triết học Hy Lạp có hai nguồn gốc: Ionie và Ý - Ở Ionie (thuộc Tiểu Á): Vật lý luận (physiologie) từ này nguyên để chỉ khoa học về những thực tại tự nhiên và các triết gia khởi thảo khoa này được gọi là những nhà vật lý luận (physiologues), chuyên khảo về những hiện tượng vật lý: quá trình thành trụ hoại không cùng thể tính của vạn hữu, bằng cách quy chúng về một archè nguyên thuỷ, thuộc về vật chất. Archè có nghĩa là gốc rễ, sự khởi đầu, trước khi triết lý của Aristote mang lại cho từ này cái giá trị đặc thù là nguyên lý. https://thuviensach.vn Các nhà vật lý luận danh tiếng nhất ở Ionie là Thalès, Anaximandre, Anaximène, Héraclite và Diogène d’ Apollonie. - Ở miền Nam nước Ý và ở đảo Sicile, hội sở của trường phái Pythagore và trường phái Éléate, người ta lại gán cho con số (le nombre) và yếu tính khả niệm (l’ essence intelligible) quyền năng khiến cho vạn hữu tồn tại bằng cách ấn định số đo (la mesure) cho mỗi vật. Nguyên lý không còn nằm trong vật chất nữa mà trong những ý niệm. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng các từ này với sự thận trọng cần thiết, bởi vì vào thời xa xưa này, các từ vật chất và ý niệm chưa mang ý nghĩa chuyên môn như hiện nay. Khi hai trào lưu lớn này của triết học hội lưu ở Athènes thì triết học có được hình thức hoàn bị mà Platon và Aristote mang lại cho nó. Và thế là phép lạ Hy Lạp (le miracle grec) được thực hiện với triết lý. Proclus (412-485), triết gia Hy Lạp theo Tân thuyết Platon, giải thích, trong quyển Bình luận về đối thoại Parménide, trong đó Platon đưa lên sân khấu khuôn mặt nổi bật nhất của trường phái Éléate, nguồn gốc song trùng và cuộc gặp gỡ này. Ở đây, ông phát minh ra khoa địa lý triết học (la géographie philosophique) PROCLUS "Khi chúng tôi đến Athènes, từ quê hưông Clazomènes, chúng tôi gặp Adimante và Glaucon trên quảng trường thành phố" (a) Các triết gia Ý, như chúng ta vẫn thường nói, đặc biệt lưu tâm đến những mô thể khả niệm (les formes intelligibles) (1) và chỉ đụng chạm rất ít đến môn triết học về vạn hữu. Trái lại, các triết gia Ionie (2) lại ít lưu tâm đến lý thuyết về những cái khả niệm, mà nghiên cứu mọi mặt bản chất và những công trình của thiên nhiên. Socrate và Platon cùng đề cập đến hai đề tài này, đã bổ sung cho nền triết học còn nghèo nàn, và xây dựng một nền triết học. Và đó là điều Socrate chứng tỏ trong đối thoại Phédon (3) Khi ông bảo rằng lúc đầu ông say mê vật lý luận nhưng về sau ông lại nhiệt tình lao mình về những Ý niệm và những nguyên nhân thiêng liêng của hữu thể. Những ý tưởng Triết học mà hai trường phái này trình https://thuviensach.vn bày, thì Platon và Socrate tuyển chọn và tập hợp những tinh hoa, từ đó tạo thành một học thuyết thống nhất, diễn tả chân lý toàn diện nhất: và theo tôi hình như đó là điều Platon muốn chỉ ra cho chúng ta trong màn cảnh này, nó cho chúng ta biết khá đầy đủ những ý tưởng mà đối thoại sẽ bàn đến, một điều đáng cho chúng ta ngưỡng mộ. Thực tế là, chính những người Ioniens gặp gỡ nhau ở Athènes để tham dự vào những học thuyết hoàn chỉnh hơn, trong khi những nhân vật ở Athènes không đến Ý vì cùng lý do đó, để tìm hiểu những lý thuyết của các triết gia ở xứ sở nào, mà ngược lại những vị này lại đến Athènes để truyền thông triết lý của họ. Đến nỗi rằng đối với những ai có thể; những hữu thể đầu tiên hiện diện khắp nơi và không gặp bất kỳ một chướng ngại nào, cho đến những cái cuối cùng, và đi ngang qua những cái ở hàng trung gian; những cái cuối cùng thụ nhận sự hoàn hảo bởi trung gian của những cái ở giữa: những cái ở giữa nhận nơi chúng sự truyền thông của những cái đầu, làm chuyển động những cái cuối, quay chúng về chính mình và như thế trở thành những trung tâm và những lực của các cực, được đong đầy bởi những cái hoàn hảo hơn, và đong đầy những cái bất toàn. Như vậy, Ionie sẽ là biểu tượng của thiên nhiên; nước Ý biểu tượng của tri thức; Athènes là biểu tượng trung gian và những tâm hồn được đánh thức vươn lên từ thiên nhiên đến lý tính. Proclus Bình luận về đối thoại Parménide của Platon. THIÊN NHIÊN - Ý NHIỆM HAY MÔ THỂ KHẢ NIỆM a. Câu này là một trích dẫn từ đoạn đầu đối thoại Parménide của Platon mà Proclus sắp bình luận Céphale và các triết gia thành Clazomène đại diện cho trường phái Ionie. Adimante và Glaucon là những người anh em của Platon, cũng tham gia chất vấn Socrate trong đối thoại Nền Cộng Hoà. Ngày nay người ta biết rằng các đối thoại Nền Cộng Hoà và Parménide được Platon biên soạn cùng lúc. Chú thích. 1. Những mô thể hay ý niệm tạo thành những thực thể duy nhất. https://thuviensach.vn 2. Các nhà vật lý luận (physiologues) 3. Trong đối thoại Phédon, Socrate nói rằng mình từng thất vọng khi đọc Anaxagore. 4. Ở đây Proclus tóm tắt việc ông đọc và hiểu Platon như thế nào. Các trường phái Ionie Nằm ở giữa bờ Tây của Tiểu Á, Ionie là một tỉnh bị thực dân hoá bởi người Hy Lạp ở vùng Attique từ thế kỷ 11 trước Công nguyên. Các đảo Chios và Samos, gần duyên hải, cũng thuộc về địa phận Ionie. Đã thịnh vượng ngay từ buổi đầu thời kỳ hữu sử, Ionie là lò luyện của một nền văn minh độc đáo, là phản ảnh của sự hoà hợp văn hoá Hy Lạp và Đông phương. Sự đóng góp của nó vào nền văn hoá Hy Lạp rất đáng kể: trường phái từ nhiên ở Milet, thủ phủ của tỉnh này, cùng với Phocée và Ephèse đã tạo ra những cơ sở cho tư tưởng khoa học và triết học: hoạt động trí thức toả sáng rạng rỡ: Anaximandre và Anaximère kế thừa công trình của Thalès; Anaxagore sẽ ra đời ở Clazomènes; Xénophane ở Colophon và Héraclite ở Ephèse. THALÈS (Khoảng thế kỷ VII-VI trước Công nguyên) Xuất thân từ một gia đình xứ Thèbes, Thalès sinh ở Milet vùng Ionie vào cuối thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên. Là nhà toán học, ông góp phần vào việc khai sinh ra môn hình học. Trong lãnh vực này có lẽ ông đã thừa hưởng, theo lời Herodole trong bộ Sử ký, sự tài bồi của khoa học Ai Cập - Proclus lưu ý rằng những công trình của ông đã phục vụ tốt cho những người kế thừa, trong đó có Euclide vào thế kỷ thứ ba, trong việc soạn ra bộ Những thành phần của môn hình học. Theo nhà sưu tập cổ văn Áetius, Thalès trong tư cách nhà thiên văn học, đã khẳng định rằng Mặt trăng được chiếu sáng bởi Mặt trời. Theo sử gia Hérodote trong bộ Sử ký, thì Thalès đã tiên đoán hiện tượng nhật thực sẽ xảy ra vào ngày 28 tháng năm, 585 trước Công nguyên. Về phần mình, Aristote cũng coi Thalès như triết gia đầu tiên. Học thuyết triết lý của ông tạo thành một trong những luận văn đầu tiên về triết học tự nhiên hay vật lý luận (physiologie). https://thuviensach.vn Sự sống và mọi sự vật sinh ra từ trước Mọi thực tại được sinh ra từ một archè hay nguyên lý vật chất, đó là nước. ARISTOTE (1) Phần lớn những triết gia đầu tiên nhận định rằng những nguyên lý của vạn hữu đều giản qui về những nguyên lý vật chất. Cái mà từ đó vạn hữu được tạo thành, thời kỳ đầu tiên của sự sinh thành và thời kỳ cuối cùng của sự hoại diệt - trong khi mà, bản thể (la substance) vẫn còn đó, chỉ có những trạng thái là thay đổi (2) - đó là cái họ coi là nguyên tố và nguyên lý của mọi vật; họ cũng cho là không có gì tự sinh ra cũng như không có gì bị huỷ diệt, bởi vì thiên nhiên này được bảo lưu mãi mãi. Bởi vì phải có một bản chất nào đấy, duy nhất hay đa phức, mà từ đó một vật khác được sinh ra, trong khi bản chất này được bảo toàn. Tuy nhiên, mọi người lại không nhất trí về số lượng và hình thức của một nguyên lý như thế. Đối với Thalès, người sáng lập nên quan niệm triết lý này, thì nguyên lý tối sơ là nước (vì thế ông cho rằng Trái đất nổi bồng bềnh trên nước); có lẽ ông đề xướng lý thuyết này khi nhận thấy rằng mọi dưỡng chất đều ẩm ướt và chính cái nóng cũng rút ra sự sống từ đó; và cũng do bởi sự kiện là mầm giống của mọi vật đều có tính ẩm (4); thế cho nên nước là nguyên lý của mọi vật có tính ẩm. ARISTOTE, Siêu hình học Chú thích (1) Triết gia Hy Lạp, thế kỷ thứ tư trước C.N., người thành lập trường Lycée. (2) Không có gì mất đi, tất cả đều biến đổi. (3) Nguyên tố (élément) và nguyên lý (principe) là những từ do Aristote đặt ra. Người ta không thể khẳng định rằng Thalès có sử dụng những từ này hay không và có gán cho chúng ý nghĩa như thế hay không. (4) Mầm giống luôn cùng bản chất như linh hồn: ở đây là nguyên tố có tính ẩm. https://thuviensach.vn ANAXIMANDRE (Khoảng 610 đến 545 trước C.N.) Đối với người bạn và kẻ kế thừa này của Thalès, nguyên tố không phải là nguyên lý, nhưng phái sinh từ nguyên lý gọi là Cái Vô Vạn (Illimité / Infini) vì nó bao hàm một số vô hạn những thực tại và cả vô hạn thế giới khả hữu. Tất cả những gì hiện hữu đều là biểu hiện của nguyên lý này. Tất cả đến từ đó và phải trở về đó. Cái Vô hạn SIMPLICIUS (1) Trong số những kẻ cho rằng nguyên lý là một, chuyển động và vô hạn, Anaximandre, con trai của Praxiadès, ở thành Milet, người kế thừa và là môn đệ của Thalès, đã nói rằng cái vô hạn là nguyên lý và nguyên tố của vạn hữu; ông cũng là người đầu tiên dùng từ nguyên lý (2). Ông nói rằng không phải nước, cũng không phải những gì mà người ta cho là những nguyên tố, nhưng có một bản chất vô hạn khác từ đó sinh ra mọi cõi trời và mọi thế giới ở trong đó. Cái mà sự sinh thành tạo ra cho mọi vật đang tồn tại, cũng là cái mà mọi vật sẽ quay về dưới hiệu ứng của sự hoại diệt, một cách tất yếu, (3) bởi vì mọi vật đem lại công lý cho nhau và sửa chữa những bất công theo thứ tự thời gian. Rõ ràng là sau khi quan sát sự biến đổi lẫn nhau của bốn nguyên tố, ông không thể cho rằng người ta có thể gán cho một nguyên tố nào vai trò cơ-hữu-thể (substrat) (4), mà phải có một cái gì đó khác hơn là bốn nguyên tố kia. SIMPLICIUS, Bình luận về vật lý học Aristote. Chú thích (1) Triết gia Tân thuyết Platon, ở cuối thế kỷ thứ sáu C.N., người giảng luận uy tín về Aristote. (2) Từ Archè ở đây nhận được ý nghĩa chuyên môn là nguyên lý https://thuviensach.vn (3) Tính tất yếu (la nécessité) là nguyên nhân tác thành hay nguyên nhân chủ động. Nhưng bản chất của nó là gì? (4) Cơ-hữu-thể (le substrat) là cái vô hạn Sự tiến hoá của các loài Các loài không hiện hữu từ vĩnh cửu; chúng được tạo ra dần dần, qua tiến đổi và biến hoá. CENSORINUS (Nhà ngữ pháp học Latinh, thế kỷ thứ ba) Anaximandre de Milet cho rằng từ nước và từ đất được hâm nóng lên, loài cá và những loài giống như cá đã ra đời. Chính giữa lòng những động vật này mà con người được tạo thành và những bào thai được giữ trong đó cho đến tuổi dậy thì; chỉ đến lúc đó, sau khi những động vật này nổ tung ra thì những người đàn ông và những người đàn bà từ đó đi ra và có đủ khả năng tự sinh tồn. CENSORINUS, Về ngày sinh của muôn loài. HÉRACLITE (Khoảng 576 đến 480 trước C.N.) Héraclite là một công dân Ionien ở thành Éphèse. Ông coi lửa là nguyên lý, vừa là vật chất và cơ hữu chất và tính tất yếu hay Logos (nghĩa là lý tính). Nếu như ông có coi lý tính là một sự vật (une chose) thì chúng ta cũng đừng nên ngạc nhiên: Trí tuệ theo quan niệm của Anaxagore cũng là một vật theo phẩm trật này, cũng như Định mệnh hay lý trí của các triết gia Khắc kỉ. Bởi vì tất cả chỉ là sự biến hình của lửa, Nhất thể tự làm thành Phức thể, nên Toàn thể, dầu vĩnh hằng, vẫn luôn luôn trong quá trình liên tục sinh thành (en perpétuel devenir). Đó là thuyết biến dịch phổ quát (le mobilisme universel) của Héraclite. Nhưng Toàn thể đó, vì là Lửa và là Logos, nên Héraclite kiến tạo yêu cầu của một lý tính cùng lúc phải là nơi hội tụ những mâu thuẫn và sự vượt qua mâu thuẫn https://thuviensach.vn trong hài hoà. Đó là cách tiếp cận đầu tiên của điều sẽ là biện chứng pháp đối với các nhà tư tưởng sau này. Đồng thời con người phải biến mình thành Logos và ngọn lửa thiêng kia mà y đã được nhận phần chia như một tâm hồn bất tử. Phục tùng Logos là sống theo lý trí, sống thuận mệnh và thuận theo tự nhiên, như những triết gia Khắc kỉ chủ trương, như là kiểu mẫu của một lối hành xử đạo đức nó kết hợp chúng ta với nhịp thái hoà của vũ trụ. Thuyết biến dịch phổ quát Héraclite thường đối nghịch với người đưông thời của ông, Parménide, người cho rằng Nhất thể phải bất động, để có thể khả niệm. Vì thế truyền thống sưu tập cổ văn nhấn mạnh thuyết biến dịch của Héraclite. PLATON (Triết gia Hy Lạp, cuối thế kỷ thứ năm trước C.N., người thành lập trường Académie) Héraclite nói rằng vạn vật trôi chảy và không có gì đứng yên; và so sánh mọi vật đang tồn tại với dòng nước luân lưu mãi không ngừng của một con sông, ông nói rằng người ta không thể tắm hai lần trong cùng một dòng sông. Platon, Cratyle SIMPLICIUS Héraclite cũng nghĩ rằng vào một lúc nào đó thế giới sẽ bùng cháy, và vào một lúc nào khác, thế giới lại tự tái tạo từ ngọn lửa kia, theo một số chu kỳ thời gian, trong đó nó cháy lên có điều độ và tắt đi điều độ. Về sau, các triết gia Khắc kỉ cũng chia sẻ luận điểm đó (luận điểm về sự bùng cháy phổ quát). SIMPLICIUS Bình luận về quyển Khảo luận bầu trời. Lý tính, mâu thuẫn và hoà hợp https://thuviensach.vn Chiến tranh, xung đột và thù hận song hành, giữa lòng Logos, với hoà điệu, từ yếu tính vốn là hoà điệu giữa các đối thể (l’ harmonie des contraires). ARISTOTE GIẢ HIỆU (1) Có lẽ thiên nhiên thích những cái đối nghịch và biết cách rút ra từ đó sự hoà điệu trong khi nó không hứng thú với những cái tương tự; có lẽ cũng giống như con đực lân la ve vãn con cái, trong khi những con cùng giới tính không làm như thế. Và thiên nhiên đi đến sự hoà hợp đầu tiên chỉ qua phương tiện những đối thể chứ không qua những cái tương tự. Vậy mà, hình như là, nghệ thuật trong khi bắt chước thiên nhiên, cũng làm như thế (2). Bởi vì hội hoạ, trong khi pha trộn các màu trắng, đen, vàng, đỏ, tạo ra những hình tượng phù hợp với nguyên mẫu. Âm nhạc, bằng cách phối hợp những âm trầm, bổng, dài, ngắn khác nhau, tạo nên một hoà âm duy nhất từ những âm khác. Chữ viết, khi điều tiết sự pha trộn những nguyên âm và phụ âm, kiến tạo nên nghệ thuật của mình từ đó. Đó cũng là ý nghĩ những lời sau đây của Con người Huyền bí Héraclite: Bùng cháy lên ngọn lửa Toàn thể và phi-toàn thể Hài hoà và bất hoà Thuận âm và nghịch âm Và Nhất thể từ Vạn hữu Và Vạn hữu từ Nhất thể ARISTOTE GIẢ HIỆU, Về thế giới Chú thích: (1) Tác giả này (Pseudo - Aristote) mà trong thời gian dài người ta lầm với Aristote, cũng biết đến nguồn cảm hứng Khắc kỉ. https://thuviensach.vn (2) Xin xem quyển Les Présocratiques của J.P. Dumont phần bàn về ảnh hưởng của Héraclite đối với y sư Hippocrate nhân nói về nghệ thuật. HIPPOLYTE (Giáo sĩ La Mã và nhà văn Hy Lạp, tử đạo vào thế kỷ thứ ba) Con đường đi lên và đi xuống Cũng là một thôi (a) HIPPOLYTE, Phi bác mọi tà thuyết. Ø BIỆN CHỨNG PHÁP, HOÀ ĐIỆU, MÂU THUẪN, LÝ TÍNH, NGUYÊN LÝ. a. Nếu người ta chấp nhận rằng hành động và thụ động cũng là một, tuy vậy không phải vì chúng có một khái niệm đồng nhất diễn tả niệm tính (quiddité) của chúng, như quần áo và y phục thì là một thứ, mà như con đường từ Thèbes đến Athènes cũng là một với con đường từ Athènes đến Thèbes. (Aristote, Vật lý.) Con người và Định mệnh Logos là chung cho mọi người và mọi sự. Bằng câu đó Héraclite diễn tả tính phổ quát của lý trí. Hẳn là có một số người hành động như kẻ mất trí. Nhưng mọi con người có một linh hồn bất tử và thiêng liêng, một phần của ngọn lửa trời, và có khả năng chọn lựa sống một cuộc đời hợp lý, thuận theo tự nhiên và quy luật của Định mệnh. SEXTUS EMPIRICUS (Y sĩ và triết gia phái Hoài nghi của Hy Lạp, thế kỷ thứ hai) Héraclite, vì ông còn tin rằng con người có hai cơ quan để biết chân lý, đó là cảm giác và lý trí, nhận định rằng trong hai cơ quan này, thì cảm giác không đáng tin cậy, trong khi ông đặt lý trí làm tiêu chuẩn. Thật vậy, ông khước từ cảm giác khi nói rằng: Đôi mắt và đôi tai là những nhân chứng gian trá cho những tâm hồn điếc đối với ngôn ngữ của chúng. Như vậy chẳng khác gì nói rằng: "Đặc điểm của những tâm hồn ấu trĩ là tin tưởng vào những giác quan không lý trí (1). https://thuviensach.vn Nhưng ông khẳng định rằng lý tính là tiêu chuẩn của chân lý: tất nhiên là không phải bất kì lý tính nào, mà là lý tính phổ quát và thiêng liêng (2). Lý tính là gì? Chúng ta phải trình bày nó vắn tắt. Thực vậy, triết gia thiên nhiên này thích nói rằng cái gì bao bọc chúng ta là thuần lý và được phú bẩm trí thông minh. SEXTUS EMPIRICUS, Chống lại các nhà toán học STOBÉE (Jean de Stobi, người Macédoine, nhà sưu tập cổ văn thế kỷ thứ năm) · Héraclite nói rằng nhân cách của con người là linh tánh của người đó (la personalité de l’ homme est son démon) (3). · Suy tư là chung cho mọi người. Stobée, Florilège (1) Sự coi khinh cảm giác này khiến Héraclite gần gũi với các triết gia Éléates thay vì làm họ cách xa nhau, (2) Logos là phổ quát và chung cho mọi người. (3) Chữ démon ở đây không thể hiểu theo nghĩa thông thường là con quỷ, mà phải hiểu theo từ nguyên Hy Lạp daimon, nghĩa là một lực tâm linh hay tài năng ưu việt (chú thích của Người dịch, dựa theo quyển Vocabulaire technique et critique de la philosophie của André Lalande). CUỘC TAO NGỘ GIỮA TRIẾT GIA VÀ NÀNG THƠ: XUÂN DIỆU THI HOÁ HÉRACLITE Đi thuyền Thuyền qua mà nước cũng trôi Lại thêm mây bạc trên trời cùng bay Tôi ngồi trên chiếc thuyền này https://thuviensach.vn Giòng mơ tơ tưởng cũng thay khác rồi Cái bay không đợi cái trôi Từ tôi phút trước sang tôi phút này Xuân Diệu, 1938. CÁC TRƯỜNG PHÁI Ý Đối với các trường phái Ý, thì cái Vô hạn, phong phú vô lượng, thế chỗ cho Nhất thể. Bởi vì, như Prochus lưu ý, yêu cầu khả niệm (L’exigenc d’intelligibilité) thắng vượt mọi yêu cầu khác. Hai trường phái lớn sẽ cùng phát triển song song, trường phái Pythagore và trường phái Éléate, được thành lập cùng thời, bởi Pythagore và Xénophane. Cả hai trường phái đều có những tên tuổi lẫy lừng trong vương quốc thanh cao của tư tưởng triết học, sẽ góp phần vào việc khởi thảo những khái niệm có tầm quan trọng quyết định. TRƯỜNG PHÁI PYTHAGORE Được thành lập trong hậu bán thế kỷ thứ sáu trước C.N., bởi Pythagore, trường phái này - có thể gọi là tông phái (Secte), vì nó qui định một nếp sinh hoạt giống như đời sống tu viện, rất thanh bạch, khắc khổ (với năm năm phải giữ giới "tịnh khẩu", không được nói tiếng nào!) gồm có những đệ tử lớp đầu như triết gia Alcméon, Hippase, y sĩ Démocédès, vận động viên Milon de Crotone… và những đệ tử lớp hậu bối trong thế kỷ thứ năm trước Công nguyên như Philolaos, Archytas hay nhà điêu khắc Polyclète. Điểm chính của học thuyết này là quan niệm cho rằng thực tại được tạo lập bởi con số và vũ trụ, được điều lý bởi hoà điệu - Con số là yếu tính của vạn hữu và vạn hữu đều là những con số. PYTHAGORE (Khoảng 580, cuối thế kỷ thứ sáu tr.CN) https://thuviensach.vn Quá ít điều đến được với chúng ta về đời sống của Pythagore và khi nói về ông, quả là khó phân biệt được truyền thuyết với phần thực tế lịch sử? Xin thuật lại từ chứng từ của Diogène Lặerce (1) "Theo Héraclite du Pont (2), đây là những gì mà Pythagore nói về chính mình là: ông đã từng sinh ra dưới cái tên Aethalidès và người ta tin rằng ông là con của Hermès (3)- Vị thần này đã nói với ông rằng sẽ chấp thuận ban cho ông tất cả những gì ông muốn ngoại trừ sự bất tử; thế là ông đã yêu cầu khả năng gìn giữ được, sau khi chết cũng như trong lúc còn sống, hoài niệm về mọi biến cố xảy ra trong đời mình. Thế cho nên trong suốt đời ông, ông nhớ được tất cả và ông giữ được khả năng này cả sau khi chết. Linh hồn ông sau đó nhập thể vào thân xác của Euphorbe, và đã bị vua Ménélas (4) đâm trọng thương. Euphorbe bảo rằng mình xưa kia là Aethalidès (5), rằng nhờ Hermès mà ông có khả năng luân hồi, và ông kể chuyện cuộc thiên di của linh hồn ông đã diễn ra như thế nào, linh hồn ông đã tạm trú trong những con vật và những loài cây nào, đã trải qua những thử thách nào ở địa ngục và những cực hình nào mà các linh hồn khác phải chịu đựng nơi đó. Sau khi Euphorbe chết đi, linh hồn ông sẽ nhập thể vào Hermotime (6), ông này đã đi tìm các thầy tư tế Branchides (7) chuyên lo phụng sự nơi đền thờ Apollon. Rồi khi Hermotime chết đi, lại đầu thai thành Pyrrhos, thuỷ thủ ở Delos, ông này kể lại toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối, bằng cách nào từ đầu ông là Aethalidès, rồi Euphorbes, rồi Hermotime, rồi Pyrrhos - Khi Pyrrhos chết, ông lại đầu thai thành Pythagore và nhớ lại toàn bộ những gì ta vừa kể". Les Présocratiques, trang 58. Chú thích: 1. Nhà sưu tập cổ văn của đầu thế kỷ thứ ba CN. 2. Môn đồ của Platon và Aristote. 3. Hermès thiên sứ, là con của thần Zeus, người dẫn dắt các linh hồn sau khi chết. https://thuviensach.vn 4. Trong quyển Iliade của Homère. 5. Con của Hermès, cung thủ, truyền lệnh sứ của đạo quân Argonautes. 6. Một người ở Clazomène, được coi là tiền thân của Anaxagore. 7. Ở Carie, dòng tư tế phụng vụ thần Apollon. Triết học cương yếu (Catéchisme philosophique). Những môn đồ tân tòng của trường phái Pythagore được giảng dạy những công thức để học thuộc lòng. Kí tính là khả năng trí tuệ được trường phái này đặc biệt tôn viênh: mỗi môn đồ phải đứng lên nhắc lại những gì xảy ra trong ngày hôm trước. Chính tôn sư chẳng từng hồi tưởng tất cả các tiền kiếp của ông đấy sao? JAMBLIQUE (Triết gia theo Tân thuyết Platon, thế kỷ thứ ba, tư ). Triết học dành cho những môn đồ tân tòng phái Pythagore gồm một giáo trình truyền khẩu, không hề bận tâm đến việc chứng minh hay lý luận để biện minh cho những lời dạy được đề ra, mà coi đó là những lời phán truyền thiêng liêng cần được cung kính, giữ gìn và tuân thủ. Các môn đồ nghĩ rằng những ai trong họ thuộc và nhớ được thật nhiều những lời dạy này, là hội tụ được những điều kiện thiết yếu nhất để đạt đến minh trí . . . Đây là một vài châm ngôn về yếu tính: Những hòn đảo của những Người Hạnh Phúc là gì (b)? Mặt trời và Mặt trăng. Sấm ngôn thành Delphe là gì? Đó là bộ tứ (c), là hoà điệu trong đó các mỹ nhân ngư vui sống. Còn đây là vài thí dụ về những châm ngôn bàn về tuyệt đối: Điều gì là công chính nhất? Hoàn tất những hi lễ. https://thuviensach.vn Điều gì là khôn ngoan nhất? Con số, và sau đó là người đã đặt tên cho vạn hữu (d) Hoạt động khôn ngoan nhất của con người? Y học. Cái gì đẹp nhất? Hoà điệu. Cái gì mạnh nhất? Lý trí. Cái gì tốt nhất? Hạnh phúc. Câu phát biểu nào trung thực nhất? Đó là câu nói rằng con người là độc ác. Đó là nguyên do đã khiến Pythagore ca ngợi nhà thơ Hippodamas de Salamine, người đã viết những câu thơ sau: Quí ngài từ đâu đến, hỡi chư thần? Do đâu quí ngài đầy lòng tốt? Các người từ đâu đến, hỡi con người? Và do đâu mà các người đầy tật xấu? Chính theo cách đó mà những câu châm ngôn bàn về tuyệt đối. Chúng ta đã tìm thấy ở đó cùng sự minh trí mà người ta qui cho Bảy Hiền giả, những vị này chắc chắn cũng chỉ tìm thấy không chỉ yếu tính của điều thiện, mà còn là cái tuyệt đối, hoặc không chỉ điều khó mà còn là điều cực khó, nghĩa là biết mình, và không chỉ điều dễ mà còn là điều cực dễ, nghĩa là làm theo tập quán - Cùng một minh trí tương tự đó là khuôn mẫu cho những châm ngôn như thế, điều này là rất có thể, bởi vì Bảy Hiền giả đó sống trước Pythagore rất xa. JAMBLIQUE, Cuộc đời Pythagore Chú thích: a. Các nhà toán học sẽ được học những cách chứng minh. Thời kỳ mặc khải đi trước khoa học. b. Miền an cư theo truyền thuyết, lúc thì được cho là ở giữa biển, lúc thì được cho là một ốc đảo xanh tươi giữa sa mạc. https://thuviensach.vn c. Đối với một số người, bộ tứ (Tétractys) là vật bảo đảm được những người theo trường phái Pythagore ưu ái khi họ minh thệ, bởi vì nó tạo ra số 10 là con số hoàn hảo nhất đối với họ. Thực vậy, 10 là tổng số của bộ tứ đầu tiên 1+2+3+4. d. "Người đặt tên cho vạn hữu". Trong ngôn ngữ mã hoá của trường phái, câu này được dùng để tôn xưng vị tổ sư khai môn, tức Pythagore. Trình bày tổng lược hệ thống Bài trình bày hệ thống sau đây, do Alexandre Polyhistor, diễn tả - dầu có thêm những ảnh hưởng về sau - tình trạng ban đầu của triết học Pythagore. Khởi thuỷ là Nhất thể hay đơn tử (la monade) sinh ra song tử (la dyade), tức làvật chất hay cơ hữu thể (le substrat) và từ chúng sinh ra các con số (les nombres) rồi các đại lượng (les grandeurs). Toán học còn sản sinh ra vật lý học, và ta thấy trải qua những giai đoạn của một hệ thống triết học tự nhiên kỳ diệu mà điểm đến là triết học đạo đức và chính trị mà từ đó nội quy sống của trường phái được gợi hứng. DIOGÈNE LẶRCE (Nhà sưu tập cổ văn ở hậu bán thế kỷ thứ hai, đầu thế kỷ thứ ba sau công nguyên). Nguyên lý và những nguyên lý (1). Trong cuốn Sự kế tục của các triết gia, Alexandre Polyhistor khẳng định đã thực hiện một khám phá khác trong Hồi ký Pythagore: đơn tử là nguyên lý (3) của vạn hữu; đơn tử sinh ra song tử bất định (la dyade indefinie); song tử bất định hiện hữu như là cơ hữu chất cho đơn tử, là nguyên nhân; đơn tử và song tử bất định sinh ra những con số (5), rồi những con số sinh ra những điểm (6), đến lượt điểm sinh ra đường thẳng (7). Những đường thẳng lại sinh ra các mặt phẳng, mặt phẳng sinh ra các mặt ba chiều (những hữu thể vật lý), chúng tạo ra những khả xúc mà các thành phần chính xác là bốn: lửa, nước, đất, khí (8), chúng thay đổi và hoán chuyển hoàn toàn từ cái này sang cái kia. Thiên văn học. Chính bốn thành phần sinh ra một thế giới linh hoạt, thông minh và hình cầu với Trái Đất ở trung tâm, Trái Đất cũng hình cầu và có người ở khắp bề mặt. Còn có những sinh vật ở đối điểm (antipodes) (9), cái gì đối với chúng ta https://thuviensach.vn là thấp thì đối với họ là cao. Ánh sáng và bóng tối cùng chia đều vũ trụ, nóng và lạnh, khô và ẩm cũng làm như thế. Khi nóng thắng thế, đó là mùa hè, khi khô thắng thế, đó là mùa xuân, khi lạnh thắng thế, đó là mùa đông; khi ẩm thắng thế đó là mùa thu. Khi tất cả quân bình thì chúng ta biết đến những thời khắc đẹp nhất trong năm, thời gian lành mạnh nhất là vào đầu mùa xuân và ít lành mạnh nhất đó là cuối mùa thu. Và giống như rạng đông thấy ngày mở ra, hoàng hôn thấy ngày tàn tạ: chính điều đó làm cho buổi chiều tối không được trong sạch. Nếu tầng khí quyển ether (10) bao quanh quả đất là tù đọng và không trong sạch và tất cả những gì trong đó đều chịu thân phận tử vong, thì khí ether nơi những tầng cao lại luôn luôn chuyển động, trong lành và tất cả những gì ở nơi đó đều bất tử và thiêng liêng. Mặt Trời, Mặt Trăng và tất cả những vì tinh tú khác đều là các vị thần, bởi vì cái nóng giữ ưu thế ở những nơi đó và cái nóng là cỗi nguồn sự sống. Mặt Trăng nhận ánh sáng từ Mặt Trời (11). Con người cũng có họ hàng với thần linh trong mức độ mà con người tham thông vào cái nóng. Thượng đế và Định mệnh. Thượng đế ban bố sự Quan phòng (Providence) cho chúng ta. Định mệnh là cỗi nguồn tính phối trí của vạn hữu, cho toàn bộ cũng như cho từng thành phần. Tia ánh sáng của Mặt Trời xuyên thấu qua tầng khí ether dầu nó lạnh hay đặc (họ gọi không khí là ether lạnh và biển và những gì ẩm ướt là éther đặc). Tia ánh sáng xuyên thấu đến cả những tầng sâu nhất và, vì lý do đó, đem lại sự sống cho vạn vật. Bởi vì những gì tham thông vào cái nóng thì có sự sống: đó là điều khiến cho cây cối cũng sống động. Nhưng đừng tưởng rằng tất cả đều có linh hồn. Thực ra hồn thảo mộc là một phần nhỏ được tách ra vừa từ ether nóng vừa từ ether lạnh; nó khác với đời sống động vật bởi vì nơi nó có sự pha trộn cả ether lạnh. Hơn nữa, linh hồn thì bất tử bởi vì cái gốc từ đó nó là thành phần, thì bất tử. Sự sinh sản những động vật. Còn về những sinh vật, chúng sinh sản ra nhau bằng phương tiện thụ tinh, bởi vì hiện tượng ngẫu sinh (la génération spontanée) từ đất không có thực (12). Tinh dịch có hơi ẩm và nóng. Từ khi đi vào trong tử cung, thì từ đó thoát ra huyết thanh và chất dịch tạo thành xương, thịt, gân, lông và toàn thể thân xác và từ hơi ẩm tạo ra hồn và các giác quan. Sự đông đặc ban đầu được tạo thành và tượng hình vào khoảng bốn mươi ngày, bào thai được cấu thành hoàn chỉnh vào khoảng bảy, chín hoặc mười tháng, tuỳ theo những tương quan hoà điệu (13), lúc đó được cho ra đời. Nó mang trong mình tất cả những tương quan https://thuviensach.vn sự sống, tạo thành một dãy liên tục, được điều lý bởi những tương quan hoà điệu và lần lượt tự biểu hiện vào những thời điểm thích hợp được quy định sẵn. Các giác quan. Về phần các giác quan nói chung và đặc biệt là thị giác, đó là một thứ hơi đặc thù, rất nóng, đã tạo nên chúng; đó là cái - theo họ - cho phép nhìn thấy xuyên qua không khí và nước: thực vậy cái nóng tạo thành rào cản kháng lại cái lạnh bởi vì - điều này là chắc chắn - nếu hơi ẩm chứa trong mắt mà lạnh thì nó sẽ tan ra trong không khí mà nó giống. Vậy mà đây chẳng phải là trường hợp. Ở một số đoạn, ông ấy (14) gọi đôi mắt là những cánh cửa của Mặt Trời. Ông ấy cũng chủ xướng những lý thuyết tương tự liên quan đến thính giác và các giác quan khác. Ba phần của linh hồn. Tâm hồn con người được chia thành ba phần: trí tuệ, ý thức và các mối cảm thụ (15). Trí tuệ và các cảm thụ cũng có mặt nơi mọi sinh vật, nhưng ý thức chỉ có nơi con người. Nguyên lý của tâm hồn trải từ trái tim đến óc não; các mối cảm thụ có trú xứ nơi trái tim; trong khi trí tuệ và ý thức thường trú trong bộ óc. Còn về các giác quan, đó là những giọt đến từ óc não. Chỉ có phần ý thức là bất tử, trong khi phần còn lại phải tử vong. Tâm hồn dùng máu để tự nuôi dưỡng (l’ âme se nourrit du sang) và những lời nói là hơi thở của tâm hồn. Các tĩnh mạch, động mạch và các sợi gân là những mối dây liên lạc của tâm hồn. Thêm vào đó là, khi tâm hồn kiên định, không xao động thì lời nói và hành vi trở nên những mối dây liên lạc đối với tâm hồn. Cùng đích luận / Mạt thế luận (Eschatalogie). Một khi bị đuổi ra khỏi cõi trần, tâm hồn lang lang trong không khí, với ngoại hình biểu kiến của thân xác. Chính Hermes (17) là kẻ tiếp dẫn linh hồn khi rời khỏi xác, dắt linh hồn ra khỏi dương thế để về cõi âm. Những linh hồn thuần khiết được đưa lên miền cao nhất, còn những linh hồn tội lỗi bị các nữ thần phẫn nộ Erinnàyes dùng xiềng trói chặt. Các hữu thể linh thiêng. Vả chăng không khí đầy những linh hồn: đó là những anh hùng và những ma quỷ; chính họ gởi đến cho con người những giấc mộng và những điềm triệu về bệnh tật cũng như về sức khoẻ liên quan đến không chỉ con người mà cả đến những đàn gia súc; những cuộc thanh tẩy và những nghi lễ được gửi đến các hữu thể linh thiêng này nhằm khu trừ thiên tai dịch bệnh, cũng như việc bói toán dưới mọi hình thức, những lễ cầu đảo và mọi thứ lễ lạc khác. https://thuviensach.vn Đức hạnh. Ông nói rằng điều đáng kể nhất trong đời sống con người là khiêu động tâm hồn hướng về nẻo thiện, xa lánh đường ác. Sung sướng thay là những con người được phú thác cho một tâm hồn trung dũng; nếu không họ sẽ không bao giờ được yên ổn và không bao giờ giữ được nguyên tắc nhất quán trong hành động. Pháp luật. Hơn nữa, pháp luật bảo đảm những lời thề: chính vì thế mà Zeus được gọi là vị thần của những lời thề (19). Điều ưu việt là hoà điệu, cũng như sức khoẻ, điều thiện nói chung và Thượng đế; điều đó giải thích rằng đối với ông, hoà điệu phổ quát chủ trì việc tạo nên thế giới. Tình bạn và lòng kính tín. Tình bạn là sự bình đẳng hoà hợp hoàn toàn - không nên tôn kính các vị thần và các anh hùng ngang nhau: đối với chư thần lúc nào ta cũng phải giữ sự im lặng, tín cẩn, dọn mình sạch sẽ và mặc y phục màu trắng; nhưng đối với các anh hùng, ta chỉ tỏ bày kính ý như thế từ sau buổi trưa. Sự thanh tẩy (20). Bao gồm những nghi lễ chuộc tội, lễ khai quang tẩy uế, lễ rẩy nước và phải tránh xa việc ma chay tang lễ, việc sinh đẻ và những gì xú uế; nó cũng đòi hỏi người ta kiêng sờ vào hay ăn thịt động vật chết, không ăn cá hồng, quả lật, trứng và những động vật noãn sinh, tàm đậu và tất cả những thứ khác mà những ai cử hành lễ trong thánh đường đều phải kiêng cữ. DIOGÈNE LẶRCE, Cuộc đời các triết gia Chú thích: 1. Các tiểu tựa (sous-titres) do chúng tôi thêm vào. 2. Alexandre Polyhistor, sử gia sống vào tiền bán thế kỷ thứ nhất trước C.N. 3. Một nguyên lý duy nhất : đơn tử hay nhất thể 4. Vật chất và sự lưu xuất (émanation) của nguyên lý Nhất thể 5. Những con số đứng vào hàng thứ ba. 6. Người ta đi từ số học đến hình học https://thuviensach.vn 7. Bản văn không nói sự sinh thành này diễn ra như thế nào. 8. Như vậy người ta có thể kết hợp lý thuyết của Empédocle về bốn nguyên tố vào thuyết Pythagore. 9. Antipodes : Những vật sống ở điểm hoàn toàn đối nghịch 10. Có 2 tầng khí éther, tầng gần là cận thanh khí, và tầng rất xa là thượng thanh khí. 11. Chủ đề cổ điển, từ các triết gia trước Socrate đến Aristote 12. Sự phủ nhận này đánh mạnh vào nếp suy nghĩ quen thuộc của thời đại 13. Một sự quan tâm rất tiêu biểu của phái Pythagore 14. Pythagore - Đôi mắt bao hàm lửa và một tia sáng phát ra từ một con mắt còn sống 15. Ba phần của linh hồn, sẽ còn thấy nơi Platon. 16. Sự bất tử chỉ là một phần và dành cho trí tuệ. 17. Pythagore chẳng từng coi Hermès là viễn tổ của ông đấy sao? 18. Còn gọi là Furies, những nữ thần ở địa ngục. 19. Lời thề đưa ra trước bộ tứ (tétractys). 20. Một tác phẩm của Empédocle sẽ mang tựa là : Những lễ thanh tẩy. PHILOLAOS Những nguyên lý và những con số Philolaos thuộc về thế hệ thứ nhì của trường phái Pythagore; ông hoàn thiện quan niệm về con số, đặc trưng của trường phái này. Những nguyên lý của các con số là nền tảng của mọi thực tại. https://thuviensach.vn ARISTOTE Vào thời đại của Leucippe và Démocrite (1) và cả trước họ nữa, những triết gia của trường phái Pythagore là những người đầu tiên quan tâm đến toán học và làm cho chúng tiến bộ. Bởi vì từng được rèn luyện trong khoa học này, họ tin rằng những nguyên lý của nó (2) là những nguyên lý của vạn hữu; và bởi vì từ bản chất, những con số là những nguyên lý đầu tiên của các nguyên lý toán học, nên chính trong các con số mà họ nghĩ có thể thấy nhiều điều tương tự với những hữu thể vĩnh cửu cũng như đối với những vật thụ tạo, thuận theo quá trình sinh thành, hơn là trong lửa, đất và nước (chính như thế mà một đặc tính nào đó của các con số biểu thị cho công lý, đặc tính khác biểu thị cho tâm hồn và trí tuệ, đặc tính khác cho thời điểm thuận lợi và như thế cho hầu như tất cả những gì tương đồng với chúng); bởi vì ngoài ra họ thấy rằng những đặc tính và những tương quan âm nhạc có thể diễn tả bằng những con số và cuối cùng bởi vì, tất cả mọi vật khác, rõ ràng là, giống với những con số, chúng là những cái đầu tiên trong tất cả những gì mà thiên nhiên bao hàm, họ tạo ra giả thuyết rằng những thành phần của các con số là những thành phần của vạn hữu và rằng cả bầu trời là hoà điệu và con số. Tất cả những tương hợp mà họ có thể nêu ra trong các con số và âm nhạc với những hiện tượng và những phần của bầu trời cũng như với sự bài trí phổ quát, họ tập hợp chúng để lồng vào trong hệ thống của họ ARISTOTE, Siêu hình học Chú thích: (1) Những nhà nguyên tử luận (atomistes). Lencippe từng là môn đồ của Philolaos (2) Cái giới hạn (le limitant) và cái vô hạn (l’illimité). Từ những nguyên lý đến hoà điệu. STOBÉE (tức Jean de Stobi, ở Macédoine, nhà sưu tập cổ văn, thế kỷ thứ năm). https://thuviensach.vn Nói về thiên nhiên và hoà điệu, vấn đề là thế này: bản thể của vạn hữu, vốn là vĩnh cửu, và chính thiên nhiên đòi hỏi một tri thức thiêng liêng chứ không phải của người phàm, vả chăng không một vật đang tồn tại nào có thể được nhận thức nếu không có một hữu thể cơ bản của mọi vật mà thế giới được tạo nên, đó là những cái giới hạn và những cái vô hạn. Nhưng bởi vì những nguyên lý nào tồn tại với tư cách là bất tương đồng và bất đồng chất nên việc một thế giới được tạo ra từ chúng sẽ là bất khả, nếu không thêm vào đó một hoà điệu, dầu nó được sinh ra theo cách nào. Những cái tương đồng và tương cận không đòi hỏi một hoà điệu nào nhưng những cái bất tương đồng và bất tương cận và không được bài trí một cách bình đẳng thì tất yếu phải được nối kết nhau bởi một hoà điệu khiến cho chúng có thể đứng vững trong thế giới STOBÉE, Trích tuyển cổ văn ARCHYTAS Hoà điệu và công lý Archytas, sau Philolaos, rút ra những hệ luận chính trị từ khái niệm hoà điệu (harmonie): về điều này, ông chính là kiểu mẫu cho Platon. STOBÉE Sự lục đục chấm dứt và sự hoà thuận tăng lên từ ngày người ta phát minh ra cách tính. Nhờ đó, thực vậy, thay vì đầu óc ganh đưa kèn cựa, thì sự bình đẳng ngự trị; cũng chính cách tính giúp chúng ta thoả hiệp với những ai mà ta có việc để liên hệ. Như thế nó cho phép người nghèo nhận được từ những người có phương tiện, và thúc đẩy người giàu bố thí cho những kẻ khốn khó, bởi vì qua đó cả hai tin rằng họ sẽ được hưởng những sở hữu đồng đều (1). Đằng khác, nó tạo thành một điều lệ (canon) (2) và một cái thắng (frein) đối với những kẻ bất lương: những ai biết sử dụng cách tính này cảm thấy e ngại nếu làm điều sai quấy bởi vì nó thuyết phục họ rằng họ không thể giấu giếm khi họ vi phạm pháp luật; những ai không biết vận dụng cách tính, thì bị ngăn chận không cho làm điều xằng bậy bởi vì nó chứng tỏ cho họ thấy rằng điều ác nằm trong dự tính của họ (3). STOBÉE, Florilège https://thuviensach.vn Chú thích: (1) Công lý phân phối (justice distributive) đặt cơ sở trên phép tính (2) Không chỉ là một quy tắc (règle) mà còn là một chuẩn mực, một mô phạm (norme) (3) Đó là vấn đề lớn về tội lỗi không bị trừng phạt mà phép tính giúp giải quyết. Vũ trụ AÉTIUS (Nhà sưu tập cổ văn, thế kỷ thứ nhất trước công nguyên). Chính Pythagore là người đầu tiên đã đưa ra từ Cosmos (1) để chỉ vỏ bọc (2) của vũ trụ, vì lý do tính tổ chức có thể thấy nơi đó. AÉTIUS, Những vũ trụ quan (1) Cosmos trong tiếng Hy Lạp nguyên nghĩa là vẻ đẹp, trật tự (chúng ta thấy trong tiếng Anh, tiếng Pháp, người ta dùng các từ Cosmetics, Cosmétiques để chỉ các loại mỹ phẩm đấy) - Pythagore dùng từ này để chỉ sự hoà điệu - cũng là vẻ đẹp - của thế giới. Sau ông, Démocrite sẽ nói đến macrocosme (đại vũ trụ) để chỉ thế giới và microcosme (tiểu vũ trụ) để chỉ con người, nhưng ý tưởng này đã hiện diện nơi trường phái Pythagore. (2) Vỏ bọc (enveloppe) để chỉ khối hình cầu gồm những vì sao cố định. ARISTOTE Phần lớn những ai nghĩ rằng toàn bộ bầu trời là hữu hạn đều định vị Quả Đất ở trung tâm (của khối cầu) - nhưng những người Ý theo trường phái Pythagore nghĩ ngược lại. Theo họ, trung tâm do lửa chiếm ngự (1), trong khi Trái Đất là một tinh tú như bao vì tinh tú khác, tự chuyển động chung quanh trung tâm theo một quỹ đạo hình tròn và do đó tạo ra đêm và ngày. Hơn nữa, họ còn tưởng tượng ra một Trái Đất khác, với hướng ngược lại Trái Đất của chúng ta mà họ gọi là đối_Địa cầu (anti _ Terre); và thay vì tìm cách thích nghĩ những lập luận và cách giải thích của họ với các hiện tượng, họ lại mưu toan ép uổng các hiện tượng phải https://thuviensach.vn lọt vào khuôn của những lập luận và quan điểm của họ. Nhiều nhà thông thái khác có thể đồng ý với họ để từ chối vị trí trung tâm của Trái Đất. Tuy nhiên niềm tin này không căn cứ vào các hiện tượng mà chỉ dựa vào những lý thuyết. Thực tế nếu tin họ thì vùng cao quý nhất phải thuộc về nguyên tố cao quý nhất, vậy mà lửa lại cao quý hơn đất, giới hạn thì cao quý hơn trung gian, và trong khi đó cực cũng như trung tâm đều là những giới hạn. Đến nỗi rằng, khởi đi từ những tiên đề thuần lý thuyết này, họ kết luận rằng không phải Trái Đất giữ vị trí trung tâm của khối cầu, mà chính ra là lửa (2). … Đằng khác, vì tin rằng điểm chính của vũ trụ (tức trung tâm) phải được bảo vệ kỹ hơn tất cả, những triết gia theo Pythagore gọi lửa, nguyên tố chiếm giữ vùng trung tâm đó, là pháo đài của thần Zeus. Họ làm như cái từ trung tâm chỉ có một ý nghĩa duy nhất và họ coi trung tâm của một hình kỉ hà cũng là trung tâm của sự vật và tự nhiên. Tuy nhiên, cũng giống như nơi các động vật, cái trung tâm tự nhiên (3) không là một với cái trung tâm kỷ hà, thì ta càng phải giả thiết rằng đó cũng là trường hợp đối với toàn bộ bầu trời. ARISTOTE Khảo luận về bầu trời. (1) Hệ thống mạng gọi là hoả tâm hệ (pyrocentrique) (2) Kiểu phê bình này cũng không khiến cho thuyết địa tâm (géocentrisme) trở nên có lý hơn. (3) Đó là trái tim (theo Aristote) Thân xác là nấm mồ của linh hồn Khi phát biểu sôma sêma, triết gia Hy lạp này hình như muốn chơi chữ vì sôma: thân xác và sêma: nấm mộ, cũng giống như Platon sẽ làm trong đối thoại Cratyle. Còn gợi hình hơn, đó là sự liên kết hình ảnh này với cái xô bị chọc thủng. CLÉMENT D’ALEXANDRIE (Triết gia cải đạo theo Cơ đốc giáo vào đầu thế kỷ thứ ba). https://thuviensach.vn Câu chuyện của Philolaos đáng được giữ lại. Triết gia theo trường phái Pythagore ấy nói thế này: các nhà thần học và bốc sư thời viễn cổ cũng xác chứng rằng chính là để trừng phạt một số tội lỗi mà tâm hồn đã bị buộc vào thân xác và bị chôn vùi trong đó như trong một nấm mồ (1). PLATON Về phần tôi (2), ngày nọ tôi có nghe một hiền nhân bảo rằng trong thực tế chúng ta đã chết, rằng thân xác chúng ta là một nấm mồ và cái phần của linh hồn gồm những thụ cảm thì sẵn sàng để bị dẫn đi. Một người bịa chuyện duyên dáng, có lẽ là một người Sicilien (3) hay một người Ý (4), bằng cách chơi chữ (5) đã gọi phần linh hồn nơi chứa những thụ cảm, là cái thùng không đáy. Mọi việc diễn ra cứ như thể người ta cố đổ đầy nước vào một cái thùng thủng đáy bằng một cái xô cũng thủng đáy: theo lời vị ấy thì cái xô thủng đáy là linh hồn; ít ra đó cũng là điều mà người đối thoại bảo với tôi như thế. PLATON, Gorgias (1) Dầu linh hồn có bị cầm tù trong cái xác nấm mồ cũng không vì thế mà mất đi sự bất tử. (2) Tôi, đây là Socrate đang nói với biện giả Callliclès. (3) Empédocle (4) Philolaos (5) Đoạn văn này trong nguyên tác tiếng Hy Lạp chứa đầy những trò chơi chữ không thể dịch ra tiếng Pháp (hay là thứ tiếng nào khác. Đây là lời của Jean Paul Dumont, người dịch các triết văn cổ từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Pháp). Tình bạn Một tình bạn rất trọng hậu hợp nhất mọi thành viên trong tông phái Pythagore. Tình bạn này noi gương tình cảm ràng buộc con người với thần linh. Tình bạn, tiếng Hy Lạp là philia, cũng là ngữ căn của từ philosophie. https://thuviensach.vn JAMBLIQUE (Triết gia theo tân thuyết Platon, thế kỷ thứ tư) Người ta cũng nói rằng những môn đồ phái Pythagore, ngay dầu không biết nhau, dầu chưa bao giờ thấy mặt nhau, vẫn lo chu toàn những nghĩa vụ của tình bạn, ngay khi họ nhận ra dấu hiệu đồng môn. Người ta kể rằng một môn đồ Pythagore sau một cuộc trường hành đơn độc, đã phải nằm bẹp dí trên giường một quán trọ do kiệt sức và bị bệnh nặng, trong một thời gian rất lâu đến nỗi cuối cùng anh ta phải cạn túi. Trong khi đó, do vì lòng trắc ẩn, mà người chủ quán trọ vẫn chu cấp cho anh ta mọi thứ, kể cả tiền bạc để tìm thầy chạy thuốc. Nhưng vì cơn bệnh ngặt nghèo, anh ta biết mình không thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Trước khi mất, anh ta vẽ lên tấm bảng nhỏ một dấu hiệu để nhận nhau của phái Pythagore (1) và dặn người chủ quán trọ, nếu anh ta có mệnh hệ nào, thì hãy đem treo tấm bảng nhỏ kia ngoài quán và để ý quan sát xem trong số những khách vãng lai, có ai nhận ra biểu tượng kia không. Bởi vì, theo lời anh ta, người nào nhận ra dấu hiệu trên sẽ hoàn lại cho chủ quán mọi khoản tiền mà ông đã chi ra cho anh ta và sẽ tạ ơn ông, nhân danh anh ta. Người khách lạ chết đi, ông chủ quán lo tang ma cho anh ta tử tế và chôn cất đàng hoàng, tuy nhiên ông ta không nuôi ảo mộng rằng mình sẽ lại được những khoản tiền đã chi cho người bạc phước và sẽ được một ai đó nhận ra dấu hiệu ghi trên tấm bảng nhỏ, và sẽ đền ơn mình. Mặc dầu thế, ông cứ thử xem, vì người khách trọ đã nhấn mạnh với ông nhiều lần, và ông ta không ngừng nhìn chừng tấm bảng. Thời gian cứ mãi trôi qua, cho đến ngày mà một môn đồ Pythagore tình cờ đi ngang qua quán ông, dừng chân lại để hội kiến tác giả của biểu tượng kia. Người viễn khách đó yêu cầu cho biết rõ mọi chuyện đã xảy ra và hậu tạ người chủ quán tốt bụng hào hiệp nọ một số tiền còn lớn hơn số tiền ông ta đã chi ra cho người kia rất nhiều. JAMBLIQUE, Cuộc đời Pythagore (1) Dấu hiệu đó là ngôi sao năm cánh riêng của tông phái Pythagore, cùng với chữ sức khoẻ, có lẽ là lời chào giữa đồng đạo của phái Pythagore (theo lời chú giải của Jean Paul Dumont trong tác phẩm Les Présocratiques) https://thuviensach.vn Empédocle (Khoảng 490 - 435 trước CN) Trẻ hơn, một tí thôi, Parménide và Héraclite, Empédocle d’ Agrigente (ở Sicile) là người đưông thời với Zénon d’ Élée, với Leucippe và Anaxagore. Chính ông là người mà Platon chỉ danh bằng thành ngữ: "Những nàng thơ trên đảo Sicile". Ông được coi như một phương sĩ (le mage) thực sự, người chữa bệnh cho cả "linh hồn lẫn thân xác". Là phát ngôn nhân (le porte - parole) của những nhà dân chủ nơi thành phố quê hưông, ông tranh đấu chống lại sự độc tài trước khi bị đày. Triết lý của Empédocle được trình bày thành hai bài thơ giáo huấn dài, một là trường thi về thiên nhiên (De la Nature) và hai là trường thi Thanh tẩy thân tâm (Les Purifications) bộc lộ ảnh hưởng của Pythagore. Bốn nguyên tố và hai nguyên lý Empédocle được biết đến như là người đã nêu ra bốn nguyên tố từ đó vạn hữu được tạo thành. Nhưng ông còn cho hai nguyên lý can thiệp vào, đó là Tình bạn và lòng thù hận, mà ông gán cho chức năng liên kết các nguyên tố để tạo ra những cá thể và ngược lại, giải kết để huỷ diệt và dung hoá chúng trở lại thành các nguyên tố. Như vậy, ta nên nói là bốn hay sáu nguyên lý hay là bốn nguyên tố và hai nguyên lý? SIMPLICIUS (Nhà bình luận theo Tân thuyết Platon, khoảng cuối thế kỷ thứ sáu) Empédocle qui về con số bốn những nguyên tố vật thể: lửa, nước, khí, đất. Những nguyên tố này tồn tại vĩnh cửu nhưng luôn biến thiên về lượng tính nghĩa là thành nhiều hay ít hơn, tuỳ theo quá trình liên kết hay giải kết, thêm vào đó là những nguyên lý chính danh, nhờ chúng mà bốn nguyên tố được vận động: tình bạn và lòng thù hận. Thật vậy, các nguyên tố không ngừng vận động tương tác, lúc thì liên kết nhau do tác động của Tình bạn, lúc thì giải kết, xa rời nhau do tác động của Lòng hận thù. Như vậy là ông chấp nhận sáu nguyên lý. Và thực tế là, ông https://thuviensach.vn gán một sức mạnh tác thành (une puissance efficiente) cho Tình bạn và Lòng thù hận. Lúc thì bằng Tình Yêu chúng cùng tạo ra Một kiểu bài trí duy nhất, hài hoà Lúc thì từng mỗi cá thể trong chúng Tách xa nhau vì hiềm ố hận thù Ở chỗ khác, ông gán cho chúng tình trạng là nguyên tố có thể so sánh với bốn nguyên tố kia, khi ông viết: Và lúc thì, lại một lần nữa Nhất thể tự phân chia, sinh ra Phức thể Và lửa, và nước, và đất, và khí cao và vô hạn Bên ngoài chúng, Lòng thù hận hắc ám Vung ra khắp bốn phương áp lực đồng đều Còn Tình Yêu, ngang tài cân sức Cũng phát huy nội lực tối đa… SIMPLICIU, Bình luận về Vật lý học của Aristote Sinh thành tuần hoàn (Un Devenir Cyclique) SIMPLICIUS Những người khác nói rằng cùng một thế giới cứ luân phiên thành rồi hoại, lại tái sinh rồi lại tự huỷ cứ như thế mãi, liên tục miên viễn như Empédocle nói. Ông nghĩ rằng Lòng thù hận và Tình bạn thay phiên nhau ngự trị, rằng tình bạn kết hợp vạn hữu thành Nhất thể, huỷ diệt thế giới của Lòng thù hận và từ đó tạo ra https://thuviensach.vn Sphairos, trong khi Lòng thù hận lại tách rời các nguyên tố và tạo ra thế giới như chúng ta đang biết. SIMPLICIUS, Bình luận về quyển Khảo luận Bầu trời của Aristote Một tính nhân quả theo kiểu cơ giới. Như vậy, nơi Empédocle, Tình bạn và Lòng thù hận là hai hình thức của tính nhân quả tác thành hay vận động (la causalité efficiente ou motrice) nhưng chính vì tính nhân quả này có tính tác thành chặt chẽ nên nó không thể là nguyên nhân cuối cùng. Vì thế nên Aristote, được tiếp bước bởi những nhà bình luận ông, dùng từ ngẫu nhiên (hasard) để chỉ nó. ARISTOTE Người ta còn có thể tự hỏi là có khả năng hay không, việc một vài yếu tố bị lay động bởi những chuyển động vô trật tự, có thể hỗn hợp với nhau để tạo ra những cá thể tương tự như những cái được thiên nhiên bài trí, chẳng hạn như bộ xương và các cơ bắp, bởi vì, theo Empédocle, đó là cái gì sinh ra dưới ảnh hưởng của Tình Yêu… ARISTOTE, Khảo luận về bầu trời TRƯỜNG PHÁI ÉLÉE Élée là một đô thị ở miền Nam Ý, vùng Lucanie, bên bờ Địa Trung Hải, trường phái này, được thành lập vào đầu thế kỷ thứ sáu trước công nguyên bởi Xénophane, trong thế kỷ tiếp theo nổi lên ba đại diện xuất sắc: Parménide, Méissos và Zénon d’ Élée. Trong cuộc tìm kiếm một nguyên lý khả niệm (un principe d’ intelligibilité) các triết gia Éléates đặt nguyên lý này nới Thượng đế Nhất thể của Xénophane Nhất thể và Hữu thể của Parménide và của Mélissos, hoặc trong Nhất - phức thể (L’Un_multiple) của Zénon. Họ luôn luôn đặt đồng nhất tính của hữu thê https://thuviensach.vn (L’indentité de l’être) với những gì mà trí tuệ hoặc tư tưởng lĩnh hội. Trong bọ Ennéades, Plotin, người khởi xướng Tân thuyết Platon vào thế kỷ thứ ba, lưu ý: "Xưa kia Parménide cũng tán đồng học thuyết đó, trong ý nghĩa là ông giản qui hữu thể và trí tuệ thành một và từ khước đặt hữu thể vào trong những vật khả giác. Khi nói: Vì suy tư và hữu thể là một Ông nói rằng hữu thể thì bất động và dầu ông có thêm suy tư vào đó, nhưng ông lại tước bỏ mọi vận động thể lý". (trích từ Les Présocratiques của Jean Paul Dumont). Như Plotin nêu rõ ở đây - ông này đặt trọng tâm vào việc bình luận Parménide thông qua đối thoại mang tên này của Platon - thì việc đồng hoá hữu thể và trí tuệ bao hàm hai luận đề: · Hữu thể thì bất động và được miễn trừ khỏi mọi vận động · Tri thức chân thực được giản qui vào việc lãnh hội cái khả niệm - là hữu thể, còn những cái khả giác và những vật thể chỉ có thể là đối tượng của dư luận. Như thế, trong hai con đường mở ra cho tư tưởng, chỉ con đường của hữu thể đưa ta đến chân lý. Con đường của chân lý là con đường của hữu thể, con đường của dư luận dẫn dắt đến vô thể hay hư vô * được hiểu theo nghĩa chặt chẽ không phải là không có gì (rien) mà là: Cái gì, vì luôn sinh thành và chuyển hoá, nên không hiện hữu Cái gì, vì không được lãnh hội bởi trí tuệ, mà bởi dư luận, nên là nguồn gốc của sai lầm. * Hữu thể: l’être; vô thể: le non_être; hư vô: le néant; không có gì: rien; nhất thể: l’Un; phức thể: le multiple. PARMÉNIDE https://thuviensach.vn (Khoảng 544 - 450 trước công nguyên) Sinh ra ở Grande Grèce (miền Nam Ý và đảo Sicile do người Hy Lạp thực dân hoá từ thế kỷ thứ sáu trước Công Nguyên) Parménide là đại diện lỗi lạc nhất của trường phái Élée. Những đoạn trong bài triết thi Về thiên nhiên của ông đã không ngừng, từ Thượng cổ, gây nên sự ngưỡng mộ sâu sắc của những nhà bình luận: Platon, Aristote, Plotin, Simplicius từ xưa cho đến Heidegger thời nay. Nhưng ông muốn diễn đạt gì qua bài thơ triết lý này? - qua ảnh hưởng của Xénophane, ông quan niệm Nhất thể là hữu thể vật chất. Qua lời dạy của Ameinias, một môn đồ của Pythagore, ông viện đến những cặp đối lập (des couples d’opposés) để giải thích các hiện tượng thiên nhiên. Và nhất là ưu tiên dành cho cái hiện hữu (il est) và trí tuệ lãnh hội hữu thể như là cái tương đồng (le semblable) của nó (bởi vì cái tương đồng thì được nhận biết bởi cái tương đồng), điều đó có đem lại hậu quả làm giảm giá cái khả giác (le sensible) hay không? Và cả cảm giác và dư luận là những thứ tương đồng với khả giác? Đó là vấn đề mà Parménide để lại cho triết học - và cho hậu thế. VỀ THIÊN NHIÊN (De la Nature) Hữu thể và Vô thể (L’être et le non_ être) Song song với Xénophane người lập ra nền thần học tiêu cực (la théologie négative), Parménide khai môn nền hữu thể luận tích cực (l’ontologie positive). Hữu thể, cái được suy tư, đối lập triệt để với vô thể. Về chuyện này ông tuyên bố: "cái gì có thể được suy tư và được nói ra thì hiện hữu. Bởi vì Hữu thể thực sự hiện hữu, nhưng hư vô thì không hiện hữu". Nhưng giờ đây chỉ còn mỗi con đường Khả dĩ tư nghị (1): con đường hữu thể hiện tồn (a) Trên con đường này có rất nhiều tiêu điểm https://thuviensach.vn Chỉ rõ ràng, thoát khỏi việc sinh ra Hữu thể cũng không bị huỷ hoại (2) Vì nó hoàn toàn là một khối (3) Được miễn trừ sự dao động và không có tận cùng. Và không bao giờ đã là, và không bao giờ sẽ là. Bởi vì, gồm thâu trọn đồng thời, hữu thể luôn hiện tồn. Một và một liên tục (5). Vì làm sao ta có thể Gán một nguồn gốc nào cho hữu thể hiện tồn (6)? Bằng cách nào nó tăng trưởng và từ đâu nó tăng trưởng? Ta cấm ngươi nói - và cũng đừng nghĩ nhé Rằng hữu thể hiện tồn biết đâu chừng lại đến từ vô thể Bởi người ta không thể nói hay nghĩ rằng nó không hiện hữu Sự tất yếu nào đã đẩy nó đến hiện hữu Hoặc chậm hơn hoặc sớm hơn, nếu chẳng phải là hư vô (7). Mà nó có như nguyên lý? Do vậy phải nhìn nhận rằng Hoặc là nó tuyệt đối hiện hữu, hoặc là nó chẳng hiện hữu chút nào (8) Cũng chẳng bao giờ sức mạnh gán cho diễn từ Sẽ không thể bảo rằng từ hư vô lại sinh ra Một hữu thể có khả năng gắn thêm vào Vả chăng Dike (9) giữ chặt nó. Phải tuân theo quy luật https://thuviensach.vn Hoặc là hiện tồn hoặc không hiện tồn (10) Vậy nên nó được thông báo, bởi tính tất yếu Rằng nó phải bỏ con đường bất khả tư (11) Mà không ai có thể đặt tên (bởi đó không phải là Con đường dẫn đến chân lý) Và coi con đường kia là con đường đích thực Chân chính và hiện tồn - và làm sao mà hữu thể Lại có thể hoại diệt? Và có thể sinh ra (b)? Nếu thực sự nó đã được sinh ra, như vậy là nó không hiện tồn, Và nó cũng không hiện tồn nếu có một ngày: Sự sinh thành của nó tắt đi, và sự biến mất của nó Hiện ra như là không tránh khỏi Và nó cũng không Có thể phân chia, thật vậy, bởi vì nó là toàn thể (c) Không hề có, đây hay đó, thêm một cái gì Có thể đối lại sự kết dính của nó Hoặc bớt đi một cái gì. Nó chứa đầy hữu thể Nên nó hoàn toàn liên tục. Thực thế, hữu thể Ôm siết hữu thể, không rời, không kẽ hở Vậy mà nó bất động (12) https://thuviensach.vn Dính vào trong những giới hạn của những ràng buộc chặt chẽ; Nó không có khởi đầu cũng không có tận cùng Bởi vì sự sinh thành cũng như sự hoại diệt Đều đã được đẩy xa khỏi nó, và niềm tin Đích thực cũng đã ném chúng ra xa Đồng nhất với chính mình, nó an nhiên tự tại Nó bất động mãi mãi nơi trụ xứ của mình Bởi tính Tất yếu Kiên cường giữ vững nó Trong những mối dây buộc chặt nó vào giới hạn Do đó tại sao sắc chỉ tối cao đã được ban bố Chiếu rằng hữu thể sẽ không có tận cùng Nó không thiếu gì cả, thực thế - mà trái lại Khi không hiện tồn, nó sẽ bị tước mất tất cả (13) Vậy mà tư duy thì đồng nhất với hữu thể (14) Với cái mà từ đó một tư tưởng đặc thù hình thành Người ta sẽ hoài công tìm kiếm tư duy mà không có hữu thể Nơi đó nó là một hữu thể ở trạng thái được nói ra Và không bao giờ có cái gì khác hiện tồn và sẽ tồn tại (15) Ngoại trừ hữu thể, do sắc lệnh tối cao Trao truyền bởi Định mệnh phải mãi mãi an trụ https://thuviensach.vn Bất động trong toàn khối. Chính vì thế mà sẽ chỉ là Hữu thể tính danh nghĩa (và thuần tuý là lộng ngôn) Tất cả những gì mà người trần, tưởng rằng là thật, Dùng một từ để chỉ: cái đó sinh ra rồi chết đi Hiện hữu rồi không hiện hữu, thay đổi vị trí Rồi thay đổi bề ngoài tuỳ theo màu sắc (16) Nhưng bởi vì cũng có một giới hạn cùng cực (17) Hữu thể được giới hạn và hoàn tất ở mọi phía Và căng phồng ra giống một quả bóng, tròn vo Từ tâm đến điểm đều cân bằng hoàn hảo Vì không có một biến thiên nào, dù đây hay đó Hiện hữu nhiều hơn hay ít hơn (18) Bởi vì chẳng có vô thể nào ngăn cản Nó [hữu thể] đạt đến cân bằng hoàn hảo từ mọi phía Cũng không hữu thể tự thân nào nhiều hơn hay ít hơn Xét vì nó hoàn toàn bất khả xâm phạm Về mọi hướng nó đồng đẳng với chính mình Và cũng vậy nó chạm đến mọi giới hạn của mình Đến đây ta kết thúc diễn từ Nhằm bảo đảm cho tư tưởng hướng về chân lý https://thuviensach.vn Từ đây hãy tìm hiểu dư luận của người phàm (d) Bằng cách mở tai ra nghe giai điệu du dương Của diễn từ được tạo ra để mê hoặc anh Thật thế, theo quy ước, họ đã chỉ định Cho hai hình thức tên gọi, tuy nhiên trong hai hình thức đó Có một hình thức không xứng đáng - và chính vì chỗ đấy Mà họ đã lạc đường. Vì họ đã nhận định Ngược với các phương diện, và đã gán cho chúng Những dấu hiệu tạo cơ sở cho sự phân biệt Trong hai hình thức đó, một là ngọn lửa thuần thanh Một màu xanh thuần khiết, tinh tế Đồng nhất với chính nó trong mọi hướng Nhưng không đồng nhất với hình thức kia Hình thức kia, từ yếu tính, đối nghịch hẳn lại Đó là đêm tối không ánh trăng, mịt mùng, đen kịt (e) Này đây, như hiện ra trong toàn thể tính của nó Hệ thống vũ trụ trong tổng sơ đồ bài trí Mà ta sẽ miêu tả tỉ mỉ cho ngươi Để không một người phàm nào Biết rõ về nó hơn ngươi https://thuviensach.vn PARMÉNIDE, Về thiên nhiên 1. Nghĩa là có thể nghĩ đến được, quan niệm được, bàn luận được 2. Không sinh, không diệt 3. Hoàn toàn là một 4. Tính vĩnh hằng của hữu thể, thoát ra khỏi quá trình vận động sinh thành 5. Một, tất cả, liên tục 6. Không chấp nhận nguyên lý… 7. … vì nguyên lý đó sẽ là hư vô 8. Đối kháng triệt để giữa hữu thể và vô thể 9. DiKè: nữ thần công lý 10. Tính tất yếu hữu thể học (La Nécssité ontologique) 11. Con đường thứ nhì, con đường của vô thể 12. Bất động do tính tất yếu hữu thể học chịu trách nhiệm về những mối ràng buộc 13. Không có khiếm khuyết do đó mang tính tự túc 14. Xem lại phần dẫn nhập của chương này 15. Kiểu lặp lại trong giáo huấn 16. Ta thấy ở đây sự phân loại tuỳ theo: - hữu thể hay chất thể: sinh và diệt - nơi chốn: chuyển động địa phương https://thuviensach.vn - phẩm chất: sự thay đổi ( các màu sắc) - lượng tính: tăng hoặc giảm 17. Định đề này không đưông nhiên. Mélissos cũng như Anaximandre đều phủ nhận nó 18. Cái bị phủ nhận, đó là chuyển động theo lượng tính: tăng hoặc giảm. HỮU THỂ, VÔ THỂ, HỮU THỂ HỌC, KHOA HỌC, DƯ LUẬN a. Nơi phần tự ngôn của Về thiên nhiên, nữ thần đã hứa với kẻ xin khai tâm sẽ mặc khải cho anh ta hai con đường: "con đường thứ nhất là hữu thể có, vô thể không có, đó là con đường chân lý và con đường thứ hai là hữu thể không có và như thế tất yếu là vô thể có, đó là con đường của dư luận, con đường dẫn đến sai lầm". b. Lặp lại luận chứng phủ nhận sinh diệt, bằng cách, chỉ ra rằng tính vị tất của chúng ngược lại với tính tất yếu hữu thể học c. Hữu thể là không thể phân chia và liên tục d. Tại đây mở ra phần hai của bài thơ, sẽ xét đến không phải nguyên lý (hữu thể) nữa mà là những vô thể tức là những thực tại tự nhiên, đối tượng của dư luận chứ không phải của trí tuệ và bản chất không còn là nhất thể nữa mà là phức thể. e. Lửa và đêm là những đối thể trong ngôn ngữ của phái Pythagore. Mười một đoạn còn được bảo lưu của phần tiếp theo của bài triết thi này khảo sát về những hiện tượng thiên nhiên, với sự quan tâm đặc biệt dành cho những vấn đề thiên văn học và sinh vật học. ZÉNON D’ÉLÉE (Khoảng 490 trước CN) Khác với tác phẩm bằng thơ của Parménide, tác phẩm của Zénon d’ Élée được viết bằng văn xuôi, đôi khi dưới hình thức đối thoại. Ngày nay chỉ còn lại cho https://thuviensach.vn chúng ta những đoạn ngắn. Theo Platon và sau ông, Simplicius, thì tác phẩm của Zénon chỉ gồm một quyển sách. Dựa trên lý thuyết của Parménide về Hữu thể - Nhất thể (L’Être - Un), Zénon cố gắng, bằng một loạt lý luận, phản bác tính hiển nhiên khả giác (l’ évidence sensible). Ông kiên quyết chứng minh, qua bốn lập luận nghịch lý, rằng chuyển động không thể nào có thực. Phát minh ra biện chứng pháp Miệng lưỡi biện luận lưu loát là cơ quan minh hoạ tài năng của Zénon d’ Elée, chàng tuổi trẻ tuấn tú và tài hoa này, người đưông thời của Mélissos, đã trao tài lợi khẩu của mình cho Parménide mà chàng bảo vệ để chống lại những kẻ thù chủ trương thuyết biến dịch. Nhưng cuối đời mình, ông đã phải phun lưỡi mình vào mặt bạo chúa Néarque, kẻ muốn ông phải khai ra tên những người âm mưu chống lại bạo chúa! Timon, người kế thừa tư tưởng của Pyrrhon, cho rằng Zénon "có khả năng biện luận về mọi đề tài, có thể đồng thời, bênh vực cho cả hai luận chứng thuận và nghịch. Chính theo ý nghĩa này mà Zénon được Aritote coi là "người phát minh khoa biện chứng pháp", và tác giả của bốn mươi luận chứng nghịch lý (paradoxes). ÉLIAS (Người theo Tân thuyết Platon, thế kỷ thứ sáu) Một ngày nọ Zénon trình lên cho thầy mình là Parménide, người đưa ra luận đề hữu thể là một theo quan điểm mô thể (L’ Être est un du point de vue de laforme), trong khi các hiện thể là đa phức (les existants sont multiples) theo quan điểm của tính hiển nhiên khả giác (1), một hợp tập gồm bốn mươi luận chứng khẳng quyết rằng hữu thể là một, vì chàng nhận định rằng mình có nghĩa vụ kề vai chiến đấu bên cạnh sư phụ. Rồi một lần khác, để hậu thuẫn luận đề của thầy mình, người nghĩ rằng hữu thể là bất động, chàng lại đưa ra năm luận chứng để khẳng định hữu thể là bất động. Lúc đó vì đuối lý không phi bác được nên Antisthène,một triết gia hoài nghi khinh bạc (3) đứng lên và bỏ đi, vừa nghĩ rằng cách chứng minh bằng sự hiển nhiên khả giác có sức mạnh thuyết phục hơn bất kỳ luận chứng đối lập nào chỉ dựa vào những trò lắt léo quanh co của trí tuệ. https://thuviensach.vn ÉLIAS, Bình luận về các phạm trù của Aristote (1) Một đàng là hữu thể hình thức (Être formel), một đàng là hiện hữu khả giác (existence sensible), đó là hai quan điểm mà biện chứng pháp đem đối lập với nhau (2) Aristote còn ghi lại bốn luận chứng: luận chứng phân đôi, Achille và con rùa, mũi tên bay đứng yên và sân vận động (3) Cử chỉ này đôi khi lại được gán cho Diogène, một triết gia hoài nghi khinh bạc khác, người đưông thời với Platon. Nhất thể và phức thể (L’Un et le Multiple) Zénon chứng tỏ rằng nếu Nhất thể là hữu thể không đa phức, như vậy nó không thể hiện hữu bởi vì mỗi một hiện thể khả giác đều tất yếu là đa phức, vậy thì hữu thể là đa phức. EUDÈME (Một môn đồ của Aristote, được thầy đề tặng quyển sách Đạo đức cho Eudème, thế kỷ thứ tư trước C.N.) Dường như Zénon đưa ra một vấn đề nan giải (aporie), xét sự kiện là mỗi một hiện thể khả giác được gọi là hữu thể đa phức, vừa bởi những thuộc tính của nó, và khả tính bị phân chia của nó (a) trong khi điểm, ông không đặt nó như là Nhất thể (b). Bởi vì cái gì mà cộng vào cũng không làm tăng thêm, mà trừ đi cũng không hề giảm bớt, thì cái đó, dưới mắt ông, không thuộc về những hiện thể (existants). EUDÈME, Vật lý học a. Phép lưỡng nhân (la dichotomie), chia đôi cái liên tục, có thể theo đuổi đến vô tận b. Điểm, cái tương đưông với con số, là một đơn vị không đại lượng, và bị tước mất hiện hữu (xem lập luận ở dưới đây, do Simplicius trình bày) https://thuviensach.vn Nhưng ngược lại, không cái gì có đại lượng và nếu những phức thể hiện hữu, lúc đó mọi phức thể là Nhất thể SIMPLICIUS * Không cái gì có đại lượng, vì rằng mỗi một của những phức thể thì đồng nhất với chính nó và với nhất thể. * Zénon, môn đồ của Parménide, đề xuất việc chứng minh rằng những hiện thể đa phức (existants multiples) không thể hiện hữu, vì rằng không có nhất thể nào hiện hữu trong các hiện thể, nhưng mà , đàng khác, các phức thể được tạo thành bởi một số lượng lớn các đơn vị (1). Lúc đó hệ quả là các phức thể chúng là những nhất thể - và ta thấy tại sao, nói về sự hiện hữu trong đối thoại Parménide của Platon, Parménide sẽ buộc phải coi các hiện thể như là những Nhất thể - đa phức (des Un - multiples) - tình trạng của chúng trở thành nghịch lý (paradoxal). Như thế một đàng, các hiện thể đa phức (les existants multiples) thì vô giới hạn về đại lượng nhưng đồng thời lại không có đại lượng · Nếu như các hiện thể là đa phức, thì chúng phải lớn và nhỏ, lớn đến độ chúng vô hạn về đại lượng, và nhỏ đến độ không có đại lượng nào. Và cùng cách đó, các phức thể thì cùng lúc vừa giới hạn vừa vô hạn về số lượng. · Nhưng tại sao phải lắm diễn từ dài dòng, trong khi mà điều đó nằm ngay trong chính tác phẩm của Zénon? Bởi ông chứng tỏ thêm một lần nữa rằng nếu những hiện thể là đa phức, thì chúng phải cùng lúc vừa giới hạn vừa vô hạn, và ông viết nguyên văn thế này: "Nếu các hiện thể là đa phức, thì tất yếu phải có bao nhiêu như đang có, nghĩa là không hơn không kém. Vậy mà, nếu thực sự có bao nhiêu như đang có, thì chúng [các hiện thể] là giới hạn về số lượng. Nếu các hiện thể là đa phức, chúng là vô hạn. Bởi vì luôn luôn sẽ có những hiện thể khác giữa các hiện thể và rồi lại có nhưng hiện thể khác xen giữa các hiện thể này. Hậu quả là, các hiện thể thì vô hạn". https://thuviensach.vn Và theo cách đó, ông chứng minh bằng phép lưỡng phân (2), tính cách vô hạn liền với tính đa phức. SIMPLICIUS, Bình luận về vật lý Aristote (1) Đảo ngược nghịch lý: nếu các phức thể hiện hữu thì chúng là Nhất thể (2) Dichotomie: phương pháp chia đôi, lập lại đến vô hạn https://thuviensach.vn Trường phái Abdère AAbdère, lãnh thổ thuộc Hy Lạp ở vùng duyên hải Thrace từ thế kỷ thứ bảy trước công nguyên, vào đầu thế kỷ thứ sáu trước công nguyên thấy xuất hiện một trường phái Triết học, đại diện bởi Leucippe và Démocrite, họ đưa ra các nguyên tử và chân không làm nguyên lý giải thích. Tiếng Hy Lạp, Atomos có nghĩa Không thể chia cắt. Theo thuyết nguyên tử (l’atomisme), được trình bày bởi Leucippe, người đưông thời với Zénon d’Élée, và bởi Democrite, người đưông thời với Socrate và thuộc về thế hệ đi trước Platon, những nguyên lý cho phép khám phá thực tại là những nguyên tử và chân không. Đối với một vài người giải thích thời xưa, thì nên coi đó như là một sự chuyển cung của các khái niệm hữu thể và vô thể của các triết gia Éléates. Không những là những nguyên tử đối với chân không giống như hữu thể của Parménide đối với vô thể, mà còn là, các hữu thể nguyên tử là những hữu thể khả niệm, chỉ trí tuệ mới có thể lãnh hội, bằng tư duy thuần tuý mà thôi. Cuối cùng, sự đối lập do các triết gia Abdère nêu ra, giữa trí tuệ và dư luận, cũng như giữa thực tại chân chính và quy ước lại phục hồi tính nhị nguyên đối đãi của những con đường trong bài thơ của Parménide. Như thế chỉ có những nguyên tử thực sự hiện hữu cho các ý tưởng; đối lại, những tính chất khả giác của các vật thể chỉ tồn tại cho các giác quan và dư luận. Con người cảm thấy bị cắt lìa khỏi thực tại. Cảm giác chỉ đem lại cho chúng ta một kiến thức lai tạp, "ngoại hôn", chỉ có trí tuệ là chính đáng. "Thế giới là một hí trường rộng lớn, cuộc đời là một tấn kịch: bạn đi vào để xem để nghe; vãn tuồng, bạn lại đi ra" Démocrite nói với ta như thế! DÉMOCRITE (Vào khoảng 460 - 370 trước Công nguyên) Về cuộc đời của Leucippe, hầu như chúng ta chẳng biết được gì. Môn đệ của ông, Démoncrite, vẫn là khuôn mặt tiêu biểu nhất của trường phái. Sau một thời tuổi trẻ trầm tư và đôi khi lơ đãng, và một thời gian dài đi du lịch khắp đó đây nhờ thừa hưởng sản nghiệp lớn của phụ thân, Démoncrite quay về định cư ở Abdère, giữa sự trọng vọng của đồng hưông đối với một nhà đại thông thái. Người ta còn https://thuviensach.vn giữ lại từ cuộc đời hoạt động lâu dài, cần mẫn này, một cuộc lưu trú ngắn ngày, ẩn danh (incognito),ở Athènes, tại Académie của Platon, và cuộc viếng thăm của đại y sư Hippocrate đến nhà ông. chương đoạn này đã trở thành đề tài cho một cuốn tiểu thuyết bằng thư từ mà hai bậc thầy trao đổi nhau: từ mối duyên văn học muộn màng này phát sinh truyền thuyết theo đó Démoncrite cất tiếng cười ung dung khi chứng kiến cuộc hí trường miên viễn, trong lúc Héraclite lại bưng mặt khóc cho những dâu bể vô thường… Để tránh cho việc cái chết của mình khiến cho một thời kỳ lễ hội tôn giáo phải đượm màu tang chế, ông đã duy trì sự sống cho qua thời kỳ ấy bằng cách, theo một số người, là ngửi mùi mật ong, theo một số người khác, là ngửi hưông thơm toả ra từ những chiếc bánh mì nhỏ nóng hổi vừa mới ra lò. Ông đã để lại một sự nghiệp trước tác đồ sộ đề cập đến mọi lãnh vực của tri thức. Trong tất cả các triết gia trước Socrate, ông là người còn lưu lại nhiều di văn nhất, nhiều hơn các vị khác rất xa. Danh tiếng của ông, trong suốt thời thượng và trung cổ còn lan toả rộng khắp hơn cả danh tiếng của Platon và ngang hàng với danh tiếng Aristote. Cái đầy và cái rỗng Những nguyên lý mà mọi vật phát sinh đó là hữu thể và vô thể (l’être et le non être), nghĩa là các nguyên tử và chân không. Chỉ có chúng là thật sự hiện hữu. Nhưng "thực sự" có nghĩa là: đối với tư tưởng quan niệm chúng hoặc là trao cho chúng chức năng của những nguyên nhân. Còn về chính các sự vật, chúng được tạo ra bởi những sự khác biệt về nguyên tử gắn liền với cấu hình riêng của các nguyên tử và với sự chuyển động nó kết hợp hoặc tách rời chúng. ARISTOTE Leucippe và người đồng môn Démocrite của ông ta tuyên bố rằng cái đầy và cái rỗng là những nguyên tố mà họ gọi tên lần lượt là hữu thể và vô thể, hữu thể là cái đầy và trương độ, còn vô thể là cái rỗng và cái hiếm (đó là lý do họ kết luận rằng hữu thể không có sự hiện hữu nhiều hơn là vô thể bởi vì cái rỗng hiện hữu không kém một cơ thể (1); đó là những nguyên nhân của các vật, trên quan điểm https://thuviensach.vn vật chất (a). Và cũng giống như những ai coi thực tại duy nhất của cơ hữu thể (substrat) là cái từ đó mọi vật khác được sinh ra bởi hiệu ứng của những chuyển đổi vật chất. Đặt cái hiếm (le rare) và cái đặc (le dense) như là những nguyên lý của hiệu ứng mà vật chất thụ tạo, cũng theo cách giống như thế, Leucippe và Démocrite chủ trương rằng những sự khác biệt là nguyên nhân của các vật khác. Những sự khác nhau này, theo họ nói, thực ra gồm có ba: cấu hình, trật tự và vị trí. Bởi vì những sự khác biệt của hữu thể được giản qui vào tiết điệu (rythme), sự kết hợp (assemblage) và hình thái (modalité). Cái họ gọi là tiết điệu chính là cấu hình, cái họ gọi là sự kết hợp chính là trật tự và cái họ gọi là hình thái chính là vị trí. Như thế, chữ A khác với chữ N do cấu hình, AN khác NA do trật tự và I với H do vị trí (b). Còn về việc tìm hiểu chuyển động đến từ đâu và nó nằm trong các vật như thế nào, thì họ không nói đến, đó là bằng chứng họ cũng cẩu thả về điểm này, giống như các bậc tiền bối của họ (c). ARISTOTE, Siêu hình học (1) Các nguyên lý và các nguyên nhân không có sự hiện hữu thường nghiệm (existence empirique): đó chỉ là những cái khả niệm (intelligibles) a. Chúng đại diện cho nguyên nhân vật chất, theo nghĩa mà Aristote gán cho cả từ này, mà ta phải thêm vào đó nguyên nhân vận động hay tác thành, sẽ được tạo ra bởi những sự khác nhau. b. Mẫu tự Hy Lạp I (iota viết hoa với hai gạch ngang dài phía trên và phía dưới) thì đồng dạng với H (êta viết hoa, giống chữ iota nằm) c. Khiếm khuyết của hệ thống này, dưới mắt các triết gia Péripatéticiens (môn đồ của Aristote) là đã không biết đến chuyển động đầu tiên. Về điểm này, các triết gia phái Aristote phản bác lại rằng cái rỗng cũng đảm nhận chức năng nguyên nhân vận động. Các nguyên tử là những ý niệm có thể so sánh với những con số. Mặc dầu các triết gia Abdère nói đến những nguyên sơ thế (corps primordiaux), họ nghĩ rằng những nguyên tử, vì là những hữu thể khả niệm, nên là những ý niệm. https://thuviensach.vn PLUTARQUE (Triết gia và sử gia Hy Lạp cuối thế kỷ thứ nhất) Nhưng Démocrite nói gì, rằng có những chất thể với số lượng vô hạn gọi là những nguyên tử, bởi vì chúng không thể bị phân chia (a), tuy vậy lại khác nhau (b), không có phẩm chất nào, vô cảm (c), chuyển động, rải ra đó đây, trong chân không vô tận, và khi chúng tiếp cận nhau, hoặc chúng kết hợp và giao thoa nhau, rằng từ những kết hợp đó cái thì xuất hiện trước, cái khác lửa, cái khác cây cối, các khác con người, và rằng tất cả là những nguyên tử mà ông ta cũng gọi là những ý niệm và chẳng có cái gì khác: bởi vì không thể làm ra sự sinh sản từ cái không hiện hữu, cũng vậy cái gì hiện hữu không thể trở thành không có gì: bởi vì các nguyên tử thì rất kiên cố, chúng không thể thay đổi và hoán chuyển, cũng không chịu đựng. Không thể làm màu sắc từ cái gì không màu sắc, hay bản tính hoặc linh hồn từ cái gì không phẩm chất và vô cảm (e). PLUTARQUE, Chống lại Colotès a. Tính không thể chia cắt chính là đặc điểm của nguyên tử b. Sự khác biệt là một nguyên nhân bổ sung c. Tính vô cảm (l’impassibilité) phát sinh từ trường phái Éléate d. Nhưng thể khả giác sẽ bị giản qui vào tình trạng những ngoại hình biểu kiến (apparences). e. Các nguyên tử hay những ý tưởng khả niệm thì không có những phẩm chất khả giác: chúng chỉ biểu thị những khác biệt. Tính nhân quả cơ học, tính tất yếu và ngẫu nhiên Bởi vì sự sinh ra những tập hợp nguyên tử chỉ tuỳ thuộc vào hai nguyên lý: các nguyên tử và chân không, thêm vào đó là phức tính của những sự khác biệt, tính nhân quả cơ giới và vận động đủ để cắt nghĩa mọi hiện tượng SEXTUS EMPIRICUS (Thầy thuốc và triết gia hoài nghi thế kỷ thứ hai) https://thuviensach.vn Theo một luận đề từ rất xưa, những cái tương tự biết những cái tương tự (1) (les semblables connaissent les semblables). Vậy mà, Démoncrite đặt cơ sở lý luận trên những vật linh động cũng như trên những vật bất động "bởi vì đúng là những con vật giống với những con vật cùng loại, như những con bồ câu giống những con bồ câu, những con hạc giống những con hạc và cũng giống như thế đối với các con thú khác không có lí trí. Tất cả diễn ra như thể là (2) sự tương tự nơi các sự vật bao hàm nguyên lý về sự tập hợp của chúng! Đó là lập luận của Démoncrite SEXTUS EMPIRICUS, Chống lại các nhà toán học (1) Cái gì giống nhau thì quây quần hội tụ với nhau (Qui se ressemble, s’assemble). Định luật vật lý này đã được nêu lên đầu tiên bởi Parménide (2) Démoncrite chỉ nói "như thể là". Thực tế, chỉ có những nguyên từ, chân không, những sự khác biệt và chuyển động can thiệp vào ở đây. Phế trừ hiện tượng Sự đối nghịch giữa cái khả niệm và cái khả giác sẽ đưa các triết gia Abdère đến chỗ coi việc lãnh hội những cái khả niệm là duy nhất có thật: chỉ có các nguyên tử và chân không có thể trở thành đối tượng của tri thức chắc chắn. Ở đầu kia, tất cả giới khả giác đều thuộc về dư luận: nhưng đặc tính khả giác của các khối thể đều không thực mà có thể nói, chỉ là tưởng tượng. Chẳng những không phải là một chủ thuyết duy vật, mà thuyết nguyên tử của Leucippe và Démoncrite, đúng hơn, là một chủ thuyết duy tâm. "Trong thực tế chúng ta không lãnh hội được thực tính của vạn hữu là cái gì hay không là cái gì" SEXTUS EMPIRICUS Về phần Démocrite, ông ta phế trừ mọi hiện tượng liên quan đến các giác quan, và nghĩ rằng không có hiện tượng nào xuất hiện phù hợp với sự thật, mà chỉ phù hợp với dư luận. Theo ông, người ta quy ước với nhau và tạo ra dư luận rằng những cái khả giác tồn tại, nhưng thật ra chúng không hề tồn tại, chỉ có các nguyên tử và chân không https://thuviensach.vn là tồn tại mà thôi. Trong quyển Những xác nhận, ông viết: "thực ra là chúng ta không nắm bắt được cái gì chắc chắn cả, mà chỉ là những gì tác động đến chúng ta phù hợp với vị trí cơ thể và với những sự vật tác động lên cơ thể và tạo ra kháng lực đối với cơ thế". SEXTUS EMPIRICUS, Chống lại các nhà toán học Cảm giác là con hoang, trí tuệ mới là đích thực Démocrite nói: "có hai hình thức của tri thức, một hình thức chính đáng và một hình thức hoang đàng. Thuộc về hình thức hoang đàng là toàn bộ ngũ quan; trị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác. Ngược lại, hình thức chính đáng thì khác biệt." Rồi ông nêu lý do tại sao nên ưu ái hình thức chính đang hơn là hình thức hoang đàng: "Đến một lúc, hình thức hoang đàng không còn khả năng thấy cái gì đã trở nên quá nhỏ đối với nó, không nghe, không cảm, không nếm, không sờ được và lúc đó phải cầu cứu đến một cách tìm hiểu tinh tế hơn, chính lúc đó hình thức chính đáng can thiệp, nó là một công cụ cho phép đạt được tri thức tinh tế hơn, trung thực hơn" SEXTUS EMPIRICU, Chống lại các nhà toán học Thái độ an nhiên tự tại Tính bất định tác động đến tri giác của chúng ta về những vật thường nghiệm không nên làm chúng ta bối rối hay đau khổ , quẫn trí. Trái hẳn lại, chúng ta phải biết rút ra từ đó sự chính đáng của lý tưởng sống an nhiên tự tại, lạc quan yêu đời. Démoncrite đã viết một tác phẩm mang tựa đề: về thái độ an nhiên vui sống, trong đó ông định nghĩa cứu cánh của đời người; quyển sách này đã trở thành sách gối đầu giường cho Sénèque (Triết gia khắc kỉ La Mã, thế kỷ thứ nhất) và cho Plutarque (Triết gia và sử gia, sống giữa hai thế kỷ nhất và thứ nhì). Tác phẩm Florilège của Jean Stobée cũng còn giữ đoạn đầu của quyển này. STOBÉE (Nhà sưu tập cổ văn xứ Macédoine, thế kỷ thứ năm) https://thuviensach.vn Kẻ nào muốn đạt đến trạng thái an nhiên tự tại của tâm hồn, thì chẳng nên bận tâm nhiều đến những đa đoan thế sự, dầu việc công hay việc tư, cũng chẳng nên cưỡng cầu những công nghiệp vượt quá tài sức của mình để rồi phải oán thán: "tiếc thay, lực bất tòng tâm!" (a). Luôn cẩn trọng và tỉnh táo trong mọi hành vi, ý nghĩ để có thể, một khi vận may mỉm cười và đưa mình lên mức danh vọng cao hơn, vẫn trụ vững đôi chân trên mặt đất và không mang ảo tưởng mình đủ tài năng lấp biển vá trời (b). Bởi làm tròn một nhiệm vụ vừa tầm thì vẫn tốt hơn là làm hỏng một trách nhiệm lớn lao. Jean STOBÉE, Florilège 1. Quy tắc này sẽ trở thành lý tưởng của Epicure về đời sống ẩn dật, đối lại với nhà hùng biện Isocrate hoặc các triết gia Platon, Aristote vẫn tích cực dự phần vào việc công. 2. Qua Sénèque, bậc hiền giả Démoncrite sẽ dạy cho Montaigne đức tính tiết độ. https://thuviensach.vn Những người đến Athènes Vào thế kỷ thứ năm trước C.N., đô thị Athènes vươn lên tầm cao văn hoá, toả sáng huy hoàng, tạo ra dấu son chói lọi trong lịch sử triết học. Quốc gia đô thị này vừa chiến thắng vẻ vang quân xâm lăng Ba Tư rồi được xây dựng lại dưới tài lãnh đạo sáng suốt của Périclès, nên dầu phải trải qua thứ thách lớn như thiên tai dịch bệnh và những cuộc khủng hoảng chính trị, vẫn trở thành trung tâm đặc quyền của hoạt động triết học. Chính trong khung cảnh đó mà thiên tài của Socrate đã bừng nở và giờ đây chúng ta cùng chứng kiến cuộc luận chiến so tài đua trí của những bộ óc ưu việt thời cổ đại về hội tụ nơi đây. ANAXAGORE (Khoảng 500 - 428 trước.CN.) Anaxagore sống đến khoảng bảy mươi hai tuổi và trải qua ba mươi năm ở Athènes, thân cận với nhà lãnh đạo Périclès. Chính ông đã đem triết học Ionie đến đó: sinh ra ở Clazomènes một thành phố ở phía Bắc thành Milet, ông đã được đào tạo trong tư tưởng của những nhà thông thái Milésiens. Hơi trẻ tuổi hơn Héraclite và Parménide một tí, ông là người đưông thời với Zénon d’ Élée và Leucippe. Triết lý của ông là một thứ Vật lý học, ngay trước khi có từ này. Nếu tên gọi các nhà Vật lý luận ( hay triết gia của thiên nhiên) đối với trường hợp của ông, được thay bằng tên gọi nhà thiên văn khí tượng học điều ấy đến từ sự quan tâm đặc biệt của ông đối với các thiên thể: "Mặt trời là một hòn đá khổng lồ cháy đỏ"; "có những cư dân trên mặt trăng", và vào năm 466 trước CN, ông đã tiên đoán có một thiên thạch vỡ ra từ mặt trời và rơi xuống Aegos-Potamos! Không khí và khí éther, những nguyên tố thống trị, bao bọc vô số vạn hữu và là công cụ phân biệt hay tách rời. Nói vắn tắt là, Anaxagore rao giảng một thứ triết học về hai cái vô hạn: một đằng là sự vô hạn của những sơ chất tố (homéoméries) tức những phần nhỏ sơ đẳng, đằng khác là tính vô hạn của Nous tức Trí tuệ mà trong quan niệm của Anaxagore có phần nghiêng về một nguyên lý vật chất hơn một là Tinh thần https://thuviensach.vn mà truyền thống tư tưởng Tây phương có khuynh hướng đồng hoá với Thượng đế. Cái Vô hạn và Trí tuệ Nhờ vào sự hứng thú của sử gia Théophraste đối với Anaxagore, nhà bình luận theo Tân thuyết Platon, Simplicius có thể cho chúng ta biết cốt tuỷ của quyển Vật lý học của Anaxagore, có lẽ là tác phẩm triết học đầu tiên được viết bằng văn xuôi. Triết học của ông viện đến hai nguyên lý: các sơ chất tố và Trí tuệ. SIMPLICIUS ( Nhà bình luận về Aristote theo Tân thuyết Platon, vào cuối thế kỷ thứ sáu). Tất cả các sơ chất tố (a) như nước, lửa hay vàng (b) đều thoát khỏi vòng sinh diệt, thành hoại; hiện tượng biểu kiến về quá trình sinh diệt của chúng chỉ phát xuất từ sự kết hợp và sự phân ly (1): thực vậy, mọi vật nằm, trong mọi vật (2) và mỗi vật nhận được tính chất của mình từ vật chiếm ưu thế nơi nó (3). Như thế những gì bao hàm nơi nó vàng với số lượng lớn sẽ có ngoại hình của vàng, mặc dầu mọi thứ đều được chứa trong nó. Anaxagore vẫn nói là: "Théophrate (4) cũng nói rằng về điểm này Anaxagore dùng một ngôn ngữ khá gần gũi với Anaximandre, vì ông này cho rằng, trong sự phân chia cái vô hạn, những phần có quan hệ thân tộc sẽ tái hợp nhau và rằng bởi vì nó có vàng trong tất cả, mà vàng được tạo ra. Và đối với mọi cá thể khác thì cũng như thế, chúng, nói chính xác là, không được tạo ra, mà đã tồn tại từ trước trong đó. Sau đó Anaxagore thêm vào Trí tuệ (c) như là nguyên nhân của chuyển động của quá trình sinh thành, bảo rằng chính là dưới hiệu ứng của sự phân biệt được vận hành bởi Trí tuệ mà các sơ tố chất sinh ra bao thế giới,cũng như chất thể của các vật khác. SIMPLICIUS, Bình luận về Vật lý học của Aristote. (1) Chính Trí tuệ sẽ là nguyên nhận của sự phân biệt (2) "Tất cả có trong tất cả" là một mệnh đề sơ khởi của Axanagore (3) Phẩm chất hiện ra là hiệu ứng của nguyên tố ưu thắng trong hỗn hợp https://thuviensach.vn (4) Môn đồ của Aristote và là người kế tục thầy lãnh đạo trường phái Lycée CÁC NGUYÊN TỐ, TRÍ TUỆ, CÁC NGUYÊN LÝ a. Từ này không nằm trong kho thuật ngữ của Anaxagore mà do Aristote tạo ra để chỉ những phần nhỏ sơ đẳng tương tự (les particules élémen taires semblables), tương ứng với nguyên nhân vật chất của trường phái Lycée b. Nhưng các sơ tố chất được định tính và tạo thành một vật chất ở trạng thái hiển thể ( être en acte), điều này trong mắt của Aristote là một nhầm lẫn, bởi vì mọi vật chất phải được coi là ở trạng thái tiềm thể (être en puissance) c. Trí tuệ biểu thị nguyên nhân vận động. Vấn đề tìm xem bản tính nó là gì, vật chất hay tình thần. SIMPLICIUS Những sự vật khác tham gia vào một phần của mỗi vật, nhưng Trí tuệ thì vô hạn, chủ tể tuyệt đối và không hề bị pha trộn với bất kì vật gì, bởi vì Trí tuệ hiển hữu đơn độc và bởi chính mình (1). Thực vậy nếu nó không hiện hữu bởi chính mình, mà lại hoà lẫn với vật khác, nó sẽ tham dự vào mọi vật, dầu cho nó chỉ hoà lẫn một tí xíu vào vật khác, bởi vì trong tất cả mọi vật đều chứa một phần của mỗi vật, như tôi đã nói ở trên kia (2). Vả chăng, những vật mà trí tuệ hoà lẫn vào sẽ gậy chướng ngại cho nó, đến nổi rằng nó sẽ không phát huy được ảnh hưởng của mình trên mỗi vật theo cùng cách mà nó có thể làm như thế nếu như nó hiện hữu đơn độc và tự thân. Thực tế trong tất cả các vật (3) nó là vật tinh tế và thuần khiết nhất; nó có tri thức toàn diện về mọi vật và có một tiềm năng rất lớn (4). Tất cả những vật có linh hồn, dầu lớn hay nhỏ, đều nằm dưới ảnh hưởng của Trí tuệ. Chính trí tuệ đã thực thi ảnh hưởng của mình trên sự tuần hoàn phổ quát, theo cách là chính nó đã phát khởi chấn động cho cuộc triển chuyển tuần hoàn này (5). Khởi điểm của cuộc tuần hoàn thì nhỏ thôi; sau đó cuộc triển chuyển này tăng dần và càng tăng mãi; và Trí tuệ đã biết tất cả những vật này, cả những vật bị hoà lẫn với nhau (6) cũng như những vật bị phân biệt và tách rời nhau; và cái gì phải hiện hữu cũng như cái gì đang hiện hữu (7) và tất cả những gì giờ đây không hiện hữu cũng như tất cả những gì đang hiện hữu và những gì sẽ hiện hữu, tất cả đều được điều lý bởi Trí tuệ và cả cuộc triển chuyển tuần hoàn này mà hiện các vì https://thuviensach.vn tinh tú, Mặt trời, Mặt trăng, và không khí và khí éther đều tuân theo. Trí tuệ hoàn toàn tương tự với chính mình, nó vừa lớn lại vừa nhỏ (8). Ngược lại, không vật nào là không tương tự với vật khác và trong thực tế mỗi vật duy nhất được tạo thành bởi những vật nhiều nhất ở nơi nó và do đó, dễ nhận thấy nhất. Và ông lại nói: những vật khác [những thứ không bao hàm trí tuệ] tham dự vào một phần của mỗi vật; nhưng Trí tuệ thì vô hạn (9), tự đầy đủ và không phai trộn với bất kì vật gì. Trí tuệ luôn luôn hiện hữu, tất nhiên là bây giờ cũng hiện hữu ở nơi nào mà mọi vất khác hiện hữu, nghĩa là trong phức tính bao bọc (la multiplicité enveloppante), trong những vật được tạo ra bằng hỗn hợp và trong những vật được phân biệt. SIMPLICIUS, Bình luận về Vật lý học của Aristote 1. Trí tuệ biểu thị những đặc tính của một Thượng đế cách biệt và tự đầy đủ 2. Phân biệt giả thuyết rằng cái phân biệt không tự hoà trộn vào các nguyên tố 3. Anaxagore dùng từ pragma (sự vật) để chỉ những sự vật vật chất. Còn Trí tuệ là một hữu thể vật chất cách riêng và không pha trộn 4. Trí tuệ phổ quát không chỉ phân biệt mà còn hiểu biết 5. Trí tuệ là nguyên nhân vận động đầu tiên 6. Bởi vì mỗi sơ chất tố bao hàm vô số những cái đó 7. Những thực thể và những Khả thể 8. Chính Trí tuệ và Nhất thể vô hạn 9. Xem lại chú thích vừa rồi. Trí tuệ là Thượng đế https://thuviensach.vn