🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Trên Con Đường Lớn
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
TRÊN CON ĐƯỜNG LỚN -★-
Tác giả: BORIS POLEVOI
Dịch giả: Mai Luân
Thể loại: Truyện ngắn, phóng sự NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN 1960
eBook được thực hiện
(scan, OCR, soát và đóng gói) bởi: [email protected]
4/2020
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
Mùa xuân năm 1952, sau một thời gian thâm nhập thực tế trên những công trường xây dựng sông đào Von-ga-Đông, nhà văn Liên-xô nổi tiếng, Bô-rít Pô-lê-vôi, đã viết một loạt “truyện” phản ánh cuộc sống vinh quang và ca ngợi phẩm chất cao quý của hàng vạn công dân xô-viết, đặc biệt là các nam nữ thanh niên Liên-xô đang lao động quên mình để biến những kế hoạch vĩ đại cải biến thiên nhiên thành thực tế. Đó là những sáng tác không thuộc vào một thể văn nhất định nào, không hẳn là phóng sự mà cũng không phải là truyện ngắn. Đặc điểm của nó là chân thực, nóng hổi sự sống. Ngay từ lúc còn đang rải rác trên mặt báo, trước khi được tập hợp lại in thành sách dưới đầu đề chung “Trên con đường lớn”, những sáng tác đó đã được độc giả trong nước và ngoài nước ham thích.
Với một lối viết đơn giản, nhanh, gọn và sắc, với cách kể truyện độc đáo của mình, không những Pô-lê-vôi đã miêu tả sinh động tất cả sinh hoạt vô cùng hấp dẫn của các công trường, mà còn dẫn chúng ta đi sâu vào lòng con người và dựng lại trước mắt ta nhiều nhân vật điển hình của thời đại: đó là con người Liên-xô thời kỳ đầu của giai đoạn quá độ tiến từ chủ nghĩa xã hội lên chủ nghĩa cộng sản, đó là những con người đã làm chủ vận mệnh mình, tha thiết hăng say lao động để xây dựng tương lai và trong quá trình cải biến thiên nhiên, đã tự giáo dục cải biến mình vươn lên để trở thành con người cộng sản chủ nghĩa hoàn thiện.
Những nhân vật trong 3 truyện sau đây trích trong tập “Trên con đường lớn” của Pô-lê-vôi chỉ là những nam nữ thanh niên Liên-xô bình thường trên công trường xây dựng Sông đào Von-ga-Đông, nghĩa là thuộc vào thế
https://thuviensach.vn
hệ thanh niên Liên-xô cách đây đã mười năm. Mười năm qua, được sự giáo dục của Đảng cộng sản và Đoàn thanh niên cộng sản Lê-nin Liên-xô, thế hệ thanh niên Liên-xô hiện nay đang sôi nổi thực hiện vượt mức kế hoạch bảy năm đầu tiên kiến thiết chủ nghĩa cộng sản, còn nâng cao phẩm chất cao quý đó lên nhiều nữa. Nhưng đối với thanh niên Việt-nam chúng ta, chị nữ sinh vừa ra trường, anh kỹ sư đã lập nhiều thành tích, đồng chí thanh niên thợ cả hoặc như chị bác sĩ trong mấy truyện dưới đây vẫn luôn luôn là những tấm gương sáng để chúng ta noi theo, trau dồi thêm sức sống mãnh liệt, nhiệt tình lao động, tinh thần trách nhiệm cao độ, đức khiêm nhường, sự quan tâm đến tập thể và lòng trân trọng mến yêu con người.
Liên-xô đang tiến nhanh lên chủ nghĩa cộng sản vì có hàng triệu con người tốt đẹp như vậy. Chúng ta cũng đang có và sẽ có những thanh niên như vậy đi đầu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
MAI LUÂN
https://thuviensach.vn
BÀ MỐI XE DUYÊN
Nếu anh thấy câu chuyện ấy nên kể lại thì trước hết anh hãy để chúng tôi nói rõ xem cái cô Na-ta-sa, đầu mối gây ra việc ấy là ai rồi sau để chúng tôi trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện, tuy theo ý tôi, nó chẳng có gì đáng phải để tâm một cách đặc biệt đâu. Đó chỉ là những chuyện thông thường, có thể nói là những chuyện hàng ngày.
Ni-kô-lai Su-ma-sen-kô, anh thợ cả phụ trách tổ thanh niên cộng sản của một trong những kíp máy xúc đất xuất sắc của công trường, vốn trước là chiến sĩ pháo binh, đến nay vẫn giữ nguyên tác phong kỷ luật. Quen tay anh sốc lại chiếc áo va-rơi chải chuốt trên đó gắn hai tấm huân chương kháng chiến bên cạnh tấm huân chương Sao đỏ, nhưng người ta không để anh nói hết ý. Một cô con gái đẫy đà, mắt xanh, có đôi má phính hồng hào lõm đồng tiền một cách đáng yêu, sôi nổi nói xen vào. Nguẩy mớ tóc hung, chị chắp đôi tay lại:
- Ôi dà, dài dòng quá! Thứ nhất với thứ hai… Làm gì phải giải thích nhiều thế? - Na-ta-sa là con gái anh trưởng kíp của họ, đúng đấy, đúng anh chàng công tác ở cái máy xúc đất cừ khôi ấy… Bây giờ con bé được mười một tháng, dạo ấy mới vừa tám tháng. Nó là một trong những đứa bé đẻ đầu tiên ở công trường nên tất cả kíp đều quý như vàng, cả cái cụ trưởng toán Ni-ki-tích hễ cứ đến trước mặt phụ nữ là mồm ấp a ấp úng cũng thế. Bởi vậy con bé có hơi đi tướt là mọi người nháo cả lên…
Anh phụ trách thanh niên cộng sản, cố giữ vẻ nghiêm, vẫn không khỏi mỉm cười trên khuôn mặt gầy rám nắng.
https://thuviensach.vn
- Nhưng anh hãy thử nhìn cô này xem! Thế kia mà là một chuyên gia trẻ tuổi Liên-xô, một người thầy thuốc đấy. Được cái may là tôi không ốm bao giờ, chứ nếu không, thà để một bà lang vườn săn sóc còn hơn tìm đến một bác sĩ nông nổi như thế… Nhưng ta quay lại chuyện Na-ta-sa thôi! Nó là con gái đồng chí phụ trách kíp chúng tôi và hồi ấy, nó ươn người thật, ốm khá nặng nữa. Đang giữa mùa xuân, nước lên to, vào lúc phải làm việc gay… Đồng chí phụ trách kíp chúng tôi vốn rắn như đá. Những lúc khó khăn nhất, giọng anh không hề chịu hạ thấp xuống bao giờ, nhưng đến lần này rõ ràng là đá đã bắt đầu đổ mồ hôi. Anh ấy không than thở, vẫn công tác như thường, song mọi người đều cảm thấy có điều gì khác. Người xọm lại, mắt đỏ như mắt thỏ, cả người anh căng ra như một cái dây chưa biết đứt lúc nào. Thế mà anh không hề đả động đến con gái, như chẳng có chuyện gì cả. Lo lắng chỉ để bụng, anh giấu không cho ai biết, sợ mọi người phân tán tư tưởng nghĩ ra ngoài công việc hồi đó đang cần phải làm ráo riết. Anh em cố tìm hiểu, anh chỉ nói: “Tôi không sao cả, các đồng chí cứ làm việc kẻo mất thời giờ”. Anh ấy thành lầm lì, lạnh như tiền. Không làm thế nào được, cực chẳng đã, họ để mặc anh. Vả lại công tác không bị ảnh hưởng, máy chúng tôi vẫn dẫn đầu thi đua. Nói cho đúng hơn, thì thật ra lúc ấy công việc không ít; chúng tôi lại vừa quyết định tăng năng suất 50% so với mức máy có thể đạt được. Ai cũng hết sức cố gắng…
- Họ chỉ nghĩ đến những “thước khối” mà dửng dưng với mọi sự trên đời! Cô thiếu nữ nhận xét có ý trách móc, mắt ngời lên, và rất giễu cợt, liếc nhanh nhìn anh thợ cả.
Bị chạm nọc, anh này cúi nhìn xuống như bị bắt quả tang đang phạm lỗi, giả vờ đánh trống lảng:
- Tôi ấy à, không phải tôi chỉ là thợ cả, tôi còn phụ trách tổ thanh niên nữa. Tôi không chú ý riêng đến những “thước khối” như cô ấy nói là cái năng suất, mà còn quan tâm đến cả tinh thần con người. Công tác vẫn chạy đều, tôi mới ngờ rằng có lẽ đồng chí trưởng kíp chúng tôi gặp khó khăn gì ở nhà. Buổi tối, đang giờ làm việc, tôi lẻn chạy đến nhà anh ấy và rõ ngay cơ sự. Con bé đang hấp hối; các thầy thuốc đều bó tay, mẹ nó cũng đã kiệt
https://thuviensach.vn
sức; còn anh ấy thì cứ tan tầm về là ngồi trực ở đầu giường con gái cho đến tầm sau. Tôi hoảng lên. Lúc nãy đồng chí nữ bác sĩ nói rất đúng, chúng tôi ai cũng yêu con bé Na-ta-sa ấy lắm. Một đứa trẻ xinh xắn như thế, mắt xanh, tóc vàng rực, y như một đốm lửa nhỏ. Thế mà bây giờ nó nằm dài, không động đậy, cả người chỉ còn đôi mắt mở to, não nùng. Nghĩ đến đồng chí trưởng kíp tôi thấy mủi lòng: lo buồn như thế mà để bụng được thì phải rắn rỏi đến thế nào? Tôi bèn quyết định hành động theo ý mình. Tôi chạy vội đến bệnh xá. Đang đêm, bệnh xá đóng cửa. Trời tối mò, không thấy chuông bấm tôi đập cửa thình thình. Thế nào, đồng chí bác sĩ còn nhớ chứ?
- Ai lại dễ quên như thế? Tôi đang thường trực, bệnh nhân không có, vừa thiu thiu ngủ thì nghe tiếng rầm rĩ ghê gớm. Tôi tưởng là nước lũ phá vỡ đê. Chị hộ lý hấp tấp chạy lại: “Chị Li-sa này, có một anh chàng ngốc nào cứ nhất định đòi vào”. Vừa nói dứt, anh ta lừ lừ sấn đến trước mặt tôi. Giá anh trông thấy anh ta lúc đó: đầu trần, người lấm bê lấm bết những bùn, mặt thì ướt. “Bác sĩ ơi, nguy hiểm! Na-ta-sa sắp chết”. Anh ta chẳng cho biết Na-ta-sa là ai, làm sao lại sắp chết. “Đi, đi”. Chỉ có thế thôi. “Anh bảo tôi đi đâu như thế này? Để tôi đánh xe hơi ra đã”. “Xe không chạy được đâu: đường bị lụt, phải lội đến quá bắp chân”. Vừa nói anh ta vừa khoác cái áo măng tô lên người tôi. Sau đó, anh thử tưởng tượng, chúng tôi lội bùn hai cây số, chạy miết chứ có đi được đâu. Dép tuột hết nhưng giá có đi ủng cũng chẳng được việc gì. Qua những quãng bùn sâu hơn đầu gối, anh ta nắm cánh tay nhấc bổng tôi lên đưa đi, khỏe hơn hùm. Lúc đến nhà cô bé ốm, người tôi như thể vừa lôi ra khỏi máy hút bùn. Thế mà anh chàng chẳng để tôi nghỉ ngơi cho đỡ mệt, vội dẫn thẳng đến giường bệnh: “Na-ta sa đấy!” Xưa kia ở trường Đại học giá có người bảo tôi sẽ phải đi thăm bệnh như thế này có lẽ không bao giờ tôi tin. Ấy thế mà rồi ổn cả. Thở một ít cho đỡ mệt, tôi rửa ráy rồi ra thăm đứa bé. Tôi chẩn bệnh cũng thấy giống từng điểm một với các thầy thuốc trước. Họ đã hết lòng cố gắng nhưng đối với trẻ con, căn bệnh ấy hầu như không thể chữa được. Em bé chỉ hơi động đậy, mẹ nó lặng đi vì đau khổ. Còn cái anh chàng mà lúc đó tôi phỏng chừng là người bố thì khẩn khoản với tôi: “Bác sĩ ơi, hãy cố tìm
https://thuviensach.vn
một phép lạ cứu lấy nó.” Tôi đáp: “Làm gì có phép lạ ở trên đời này”. Anh ta vẫn khăng khăng: “Người ta mơ ước thiết tha một điều gì thì nhất định sẽ nảy ra phép lạ”. Như thế mà đúng cơ chứ các anh ạ! Đột nhiên tôi nhớ lại, hồi thực tập ở bệnh viện thuộc trường Đại học, có nghe nói nhiều đến một vị giáo sư trong các thầy dạy chúng tôi, là một viện sĩ nổi tiếng và một nhà bác học uyên thâm, đã tìm ra một phương pháp mới chữa cái bệnh hiểm nghèo ấy. Thế là khi người bố vừa nói đến chữ phép lạ, tôi liền báo cho biết hiện nay đã có một phương pháp chữa, nhưng bây giờ còn ở thời kỳ thí nghiệm, bản thân tôi cũng chưa biết cặn kẽ, mới chỉ nghe nói đến. Rồi sau, các anh có biết cái đồng chí ấy, cái anh chàng được huân chương, cái anh thợ cả đáng kính phụ trách tổ thanh niên ấy đã làm những gì không? Thế nào, kể lại đi chứ, đồng chí; thú thực đi, việc gì phải đỏ mặt? Ai lại đang chữa bệnh như thế mà anh ta nắm lấy tay tôi, rồi quay tôi nhảy tròn trong buồng…
Cái con người trầm lặng, phải chăng và dè dặt rất mực ấy mà làm như thế, thật khó tin. Song khuôn mặt xạm nắng của anh lại đỏ ửng, chứng tỏ có thể đã xảy ra một việc na ná vậy.
- Đúng thật đấy. Anh ta quay tôi nhảy trước mặt người mẹ và em bé ốm - anh có chịu nhận là đúng không? Thật là lố quá… thế rồi tôi cố nhớ ra cách chữa nhưng vô ích. Càng cố gắng càng thấy mình đã quên hoặc giả chưa bao giờ biết đến một số chi tiết rất quan trọng. Mặc dầu như vậy, không phải tôi có khuyết điểm, bụng tôi vẫn kinh hãi cho rằng tại mình thiếu mày mò trong thời gian thực tập nên để chết em bé nằm đó, ngay trước mắt.
Nhưng tôi không thể cứ đào óc mà nhớ ra mãi được. Bỗng anh ấy kêu lên: “Chị không nhớ thì thôi, không sao? Miễn là y học xô-viết đã tìm ra phương pháp đó! Chị có số dây nói của bệnh viện đấy không?” May sao trong quyển sổ của tôi ghi địa chỉ bạn bè lại có con số cần thiết ấy. Nhưng nó có được việc gì không? Bệnh viện thì xa, mãi tận Mát-scơ-va. Còn chúng tôi, chúng tôi đang ở giữa thảo nguyên. Trời lại tối mù mịt và nước lũ đã cắt đứt liên lạc với thị trấn trung tâm, ở đó có đài điện báo và điện thoại nối liền các tỉnh. Anh ta chẳng vì thế mà bối rối chút nào. Anh nói:
https://thuviensach.vn
“Bác sĩ ơi, chị hãy chạy lại văn phòng cơ khí thủy điện, ở đấy có máy nói. Còn các việc khác để tôi đảm nhiệm”. Anh xem, một đồng chí tự tin một cách ghê gớm phải không?
- Tôi có tin ở tôi đâu. Tôi tin là tin những con người xô-viết. Nhưng tin hay không thì dính líu gì vào đó? Tôi biết số dây nói của bệnh viện; cái máy nói ở liền ngay đấy và bên cạnh lại có thầy thuốc, một tay thầy thuốc cũng vào hạng khá, sau này mới rõ, mặc dầu khi mới nhìn qua cái mũi hếch và món tóc xoắn thì không đáng tin cậy lắm…
- Nói tóm lại chúng tôi đến được chỗ có điện thoại. Anh ấy cầm lấy ống nói gọi đài lên tỉnh, giọng ngọt như mía lùi: “Tôi đây, Su-ma-sen-kô ở máy xúc đất thanh niên cộng sản đây, chào các cô nhé!” Kíp làm việc của các anh ấy đã quen thân từ lâu với đồng chí điện thoại viên và tổng đài. Họ thường chuyển đến kíp những lời chào mừng và hoan hô từ khắp các nơi trong xứ. Vậy các anh ấy là những khách hàng danh tiếng; tuy thế lúc đầu họ cũng cho liên lạc với Mát-scơ-va. Nguyên tắc đã quy định khách dùng máy nói phải thân chinh tới trụ sở, đưa tiền trước và ghi vào sổ. Nguyên tắc thì thế nhưng sông đang lũ to, chúng tôi bị ngáng nước, làm thế nào mà đến trụ sở được? Anh ấy vẫn không thất vọng; và hẳn anh đã rõ tài tuyên truyền xuất chúng của anh ấy? Anh ấy giải thích một cách ý nhị vô cùng nào là tất cả những pháp luật và quy tắc xô-viết đều đặt ra để nâng cao đời sống, làm cho chúng ta sung sướng hơn do đó hiện nay, vì chuyện sống chết của một con người, có thể thay đổi nguyên tắc được. Anh ấy tả cô bé ốm giỏi đến nỗi các cô điện thoại phải động lòng. Nhưng không dám trái nguyên tắc, họ tìm một cách giải quyết khác. Cứ gọi Mát-scơ-va nhưng bỏ tiền túi ra trả.
Su-ma-sen-kô mỉm cười nói đón:
- Tôi gọi được Mát-scơ-va. Người ta cho liên lạc với bệnh viện. Đồng chí thầy thuốc thường trực hỏi tôi muốn gì. Tôi đáp: “Đề nghị cho gặp một giáo sư tên là X để hỏi chữa bệnh”. Ông ta nói ngay: “Chính giáo sư X cũng đang phải nằm chữa ở an dưỡng đường Xô-tri”. Chán chưa! Tôi bực quá kêu lên. Còn cô ta… Nữ bác sĩ ơi thế nào? Lúc đó đồng chí làm gì nhỉ?… Cô ả khóc như mưa. Thế rồi nguy hiểm hơn cả là đang lúc gay go
https://thuviensach.vn
nhất chợt nghe thấy tiếng động, những tiếng lộp độp quen thuộc mỗi khi dùng dây nói lên tỉnh; giữa lúc tôi đang lắc cái ống nói và thổi vào đó thì một giọng nói tẻ ngắt, nhạt nhẽo cất lên: “Ngừng nói thôi, hết giờ rồi”. Cơn giận bốc lên đầu, tôi gắt: “Thế nào, hết giờ à? Sao dám ngắt lời chúng tôi? Đây là chuyện tính mạng một con người. Đây Von-ga-Đông, công trường cộng sản chủ nghĩa đây!” Đúng quá, kết quả thật không ngờ. Vẫn cái giọng không hồn của tổng đài Mát-scơ-va lập tức phát ra: “Von-ga-Đông à? Chờ một tí, tôi lại cắm số đây!” Thế là lại có bệnh viện. Đồng chí thầy thuốc nhận ra tôi. Ông bảo đúng là có một phương pháp như thế nhưng chính ông ta chuyên khoa về lao xương cũng không biết những chi tiết và chịu không chữa được. Tôi bèn hỏi địa chỉ nhà an dưỡng mà vị giáo sư đang nằm. Người thầy thuốc thường trực bất giác gào lên tức giận: “Anh điên rồi! Gần hai năm nay ông cụ chưa hề được nghỉ. Không thể đến quấy rầy, làm ông cụ mất yên tĩnh”.
Đang lúc ấy, trong thâm tâm tôi đã phân tích sự thắng lợi đối với cô điện thoại có giọng nói không hồn, tôi hiểu rõ đó là nhờ ở Von-ga-Đông. Tôi liền nói thật nhanh với người thầy thuốc: “Dầu sao ông cũng không nên từ chối không cho tôi cái địa chỉ ấy. Von-ga-Đông đây, công trường cộng sản chủ nghĩa đây!” “Thế nào? Von-ga-Đông ư? Đúng không?”. “Ối dà! Ở chỗ tôi đang nói đây nhìn qua cửa sổ là thấy cái đập nổi tiếng ấy”. Tôi nghe ông ta sột soạt giấy một cách vội vã. Ông nói: “Địa chỉ đây: Xô-tri, an dưỡng đường Duyên hải, buồng số 3”, và thêm: “Tôi xin lỗi nhé, vì không biết các đồng chí ở Von-ga-Đông”.
Đồng chí nữ bác sĩ đưa tay lên gạt hàng mi ướt, nói tiếp luôn: - Sau cùng chúng tôi biết được địa chỉ. Tôi sướng điên người lên. Nhưng lại bị rầy rà vì một khó khăn mới: thời gian hết. Mà các cô điện thoại ở trụ sở chúng tôi đã dùng hết nhẵn vốn liếng của họ: không còn gì để trả tiền nói chuyện nữa. Anh ấy bèn van nài: “Các cô ơi, cố vay tạm một ai vậy. Ngày mai tôi sẽ đem biếu từng tổ viên các cô mỗi người một lọ nước hoa Mộc lan” Nói như vậy quả là vụng dại ghê gớm, các cô ấy xạc cho một mẻ nên thân… Song họ vẫn kiếm cách xoay được tiền. Rồi chuông kêu… Xô-
https://thuviensach.vn
tri, an dưỡng đường Duyên hải ở đầu dây bên kia. Anh ấy mừng quýnh, hét vào ống nói: “Đây Von-ga-Đông đây!”
- Xin lỗi, không phải tôi nói thế. Thực ra, chỉ vì muốn để họ nhanh nhảu lên một chút nên tôi phải viện đến tên cái công trường. “A-lô! Chúng tôi cần nói chuyện hỏa tốc với một viện sĩ tên là X đang nằm ở an dưỡng đường”. Một bà lão âu yếm đáp bên kia đầu dây: “Đang đêm, viện sĩ còn ngủ. Mà ở đây ông cụ không còn là giáo sư, viện sĩ nữa, chỉ là bệnh nhân thôi. Không ai có quyền tới quấy rầy; mỗi tuần chỉ có một ngày nói chuyện bằng điện thoại với các tỉnh vào ngày chủ nhật từ 16 đến 20 giờ”. Lần này tôi nổi xung thật sự, nói phăng ngay: “Thế nào? Thì ra các người chỉ nói suông trong các cuộc hội nghị là giúp đỡ các công trường cộng sản chủ nghĩa! Hễ đến lúc cần giúp bằng việc làm thì chỉ chủ nhật, từ 16 đến 20 giờ thôi phải không?” Bà lão khó chịu: “Công trường cộng sản thì lôi thôi gì vào đây, nó dính líu gì đến vị giáo sư chuyên trị bệnh trẻ con?” Tôi tiếp luôn: “Thế bà tưởng ở đây chỉ rặt những máy móc khổng lồ thôi à? Xây dựng thì phải có người và những người ấy có con cái, những đứa trẻ ấy có thể ốm nặng, lại có thể bị nguy hiểm đến tính mạng nữa”. Bà cụ đành chịu thua: “Tôi không biết làm thế nào, kỷ luật ở đây chặt chẽ lắm” Tôi liền khẩn khoản: “Bà đừng chần chừ nữa, đánh thức hộ giáo sư, nói giúp là Von-ga-Đông gọi. Rồi để ông cụ quyết định thôi”. Thế rồi, anh có tin được không? Chưa đầy nửa phút sau tôi đã nghe thấy một giọng nói trầm, khàn khàn của người cao tuổi: “Ai ở Von-ga-Đông gọi tôi? Giáo sư X đang nghe đây!”
Thiếu nữ mỉm cười:
- Đến đây thì anh chàng hốt. Vội vã chuyển ngay cho tôi cái ống nói. Còn tôi, tôi cố hết sức trình bày diễn biến của căn bệnh. Và sau đó, tôi rất lấy làm tự hào vì giáo sư khen tôi chẩn bệnh đúng và chúng tôi làm tận tâm. Cụ chỉ bảo cách thức phải theo, đọc đơn thuốc và nêu lên những tình huống cần xử trí bằng một giọng khoan thai. Nhiều lần người ta định cắt dây nói, nhưng lần nào cũng lại chính giáo sư viện đến cái tên Von-ga Đông mầu nhiệm nên câu chuyện lại được tiếp tục. Sau cùng tôi cảm ơn về
https://thuviensach.vn
cái phương pháp chữa kỳ diệu và xin lỗi đã làm phiền cụ mất nghỉ ngơi. Ông cụ vội nổi giận: “Chị nói thế mà nghe được hả, bác sĩ? Gặp trường hợp cần thiết, đừng ngại gì mà không gọi ngay dây nói cho tôi. Tôi rất sung sướng được đặt một viên đá, dầu là một viên rất nhỏ lên trên công trường của các đồng chí.” Và cụ đòi phải báo cáo thật đúng kết quả việc chữa bệnh… Chắc anh nóng muốn hỏi: về sau sẽ ra sao? Sau thì chẳng còn khó khăn gì nữa. Ở đây chúng tôi có một bệnh xá hạng nhất, thuốc men hoàn toàn đầy đủ. Tôi gọi dây nói lấy mọi thứ thuốc cần thiết và anh chàng thanh niên này dùng xuồng máy vượt sông Đông giữa những tảng băng đang trôi. Điều lạ lùng nhất là tất cả những việc trên xảy ra cùng lắm chỉ trong vòng hai tiếng đồng hồ. Đến sáng tôi tiêm phát thuốc đầu tiên. Sau đó anh ấy dẫn tôi về bệnh xá bằng một cách không lấy gì làm lễ phép lắm, nhanh như bị ma đuổi và chạy ngay ra máy xúc đất báo tin lành cho người bố rồi lại bắt tay vào làm việc luôn.
- Rồi sau thế nào nữa?
Hai người trẻ tuổi đưa mắt nhìn nhau. Nữ bác sĩ cúi hàng mi xuống và đỏ mặt; anh thợ cả thì quay nhìn bức tường, có vẻ chăm chú nhìn một vết hằn thuôn thuôn trên lớp vữa mới trát. Tiếp đó cả hai người đều không nhịn được cười: cô con gái thì cười ròn tan, ha hả như tiếng cười của những người thẳng thắn, lạc quan, anh chàng trai thì lặng lẽ, dè dặt.
- Rồi sau ra sao ư? Na-ta-sa khỏi bệnh thôi. Toàn thể kíp xúc đất gửi điện lên vị giáo sư hoan nghênh thắng lợi của phương pháp trị bệnh của cụ và báo tin rằng: để chào mừng nền khoa học xô-viết vô cùng hiệu nghiệm chúng tôi đã hạ quyết tâm nâng mức sản xuất lên tới 150%.
- Còn hai chúng tôi, chúng tôi đến chung sống trong gian buồng này, cái nhà nhỏ mới làm: Anh trưởng kíp chiếm một nửa còn chúng tôi một nửa. Anh có muốn xem mặt em bé Na-ta-sa không?
Chị thầy thuốc ra ngoài một lát rồi trở vào, tay bế một em gái bụ bẫm. Em đưa mắt chăm chăm nhìn mọi người; chợt đôi tay xinh xắn giơ ra với những tấm huân chương lóng lánh trên ngực Ni-kô-lai Su-ma-sen-kô, em cười để lộ bốn cái răng to ở hàm trên và hai cái nhỏ và nhọn, ở hàm dưới…
https://thuviensach.vn
Em bi bô một cách rắn rỏi:
- Chú, chú!…
Anh thợ cả mỉm cười có vẻ hài lòng:
- Nó nhận ra tôi đấy, con bé có ranh không?
Rồi anh thêm: Đồng chí trưởng toán già, cái ông lão ngộ nghĩnh cứ đến trước mặt phụ nữ là mồm ấp a ấp úng gọi nó là bà mối xe duyên cho chúng tôi đấy.
Hai người trẻ tuổi lại đưa mắt nhìn nhau một lần nữa và tôi hiểu rằng tôi vừa được nghe điều mà họ thích nói nhất dù khi nói đến họ vẫn còn lúng túng.
https://thuviensach.vn
CON GÀ CON
Chưa tới công trường, mới vào dùng cơm tối trong quán ăn nhà ga chúng tôi đã nghe nói đến anh ấy. Một bọn thanh niên huyên náo chiếm già nửa gian buồng. Va-li, ba-lô và túi dết của họ chất đống dưới cửa sổ. Bọn trai trẻ ồn ào, da tay như bánh mật và mặt rám tím đi vì rét, đã ghép bàn lại, trên bày la liệt những đĩa và chai. Như tất cả những người làm việc ngoài trời, họ đã quên không biết nói nhỏ và tiếng họ chuyện trò ran ran cả căn buồng.
Nghe họ nói có thể đoán ngay được tất cả bọn đều nằm trong một kíp công nhân phụ trách máy bơm lớn. Công việc ở sông đào vừa xong, họ được cử đến Di-gu-li vào một công trường mới, ở đó họ sẽ được sử dụng lần đầu một cái máy xưa nay chưa từng có, vừa ra khỏi xưởng chế tạo và do một nhà chế tạo lừng danh mới hoàn thành. Lòng tự hào của họ hiện rõ trên nét mặt. Nhưng, như thói thường vào những trường hợp ấy, đầu óc các nhà kỹ thuật trẻ tuổi còn vương vấn nơi họ vừa bỏ ra đi. Họ nhớ con sông đào với một lòng trìu mến tiếc thương như anh học sinh vấn vương lớp học lúc phải xa trường. Trong câu chuyện tràn đầy tính trai trẻ say sưa, tôi thường nghe nói đến tên một anh Phê-đô I-va-nô-vích nào đó mà rõ ràng là tất cả bọn ai nấy đều quý mến và nhắc nhở với một niềm vui vô hạn.
- Ồ, giá mà Phê-đô I-va-nô-vích cũng được đi với chúng mình nhỉ? - Cậu chỉ nghĩ vớ vẩn. Công việc chưa hoàn thành, ai để cho một người như anh ấy đi.
- Này, các cậu có nhớ những câu anh ấy tiễn đưa chúng mình không?
https://thuviensach.vn
Vừa đến công trường chúng tôi đã biết ngay rằng Phê-đô I-va-nô-vích là kỹ sư phụ trách một khu công tác, chính cái khu làm việc của đoàn thanh niên chúng tôi vừa gặp đi Quy-bi-sép. Điều đáng lưu ý là tất cả những người nói chuyện với chúng tôi bất cứ ai cũng nhắc đến anh và đều không hết lời ca tụng. Người ta bảo anh là một nhà quản trị tháo vát và nhiệt thành, một kỹ sư táo bạo luôn luôn tìm cái mới, không bao giờ tự mãn, một đảng viên cộng sản kiên quyết và sáng suốt, sinh ra để làm thủ trưởng, một con người dũng cảm, tận tâm, có khả năng làm việc phi thường.
Chúng tôi được nghe rất nhiều chuyện thú vị về Phê-đô I-va-nô-vích nên dần dà trí tưởng tượng của chúng tôi đã dựng lên nhân vật con người xây dựng tiền tiến của Liên-xô, một trong những người mà trí tuệ và sáng kiến đã biến những chương trình vĩ đại của Sta-lin thành sự thật. Chúng tôi chỉ còn thiếu một vài nét sống. Nhưng lúc đó kỹ sư lại vắng mặt tại công trường. Anh đi cùng một đoàn đại biểu chiến sĩ thi đua sang thăm khu bên cạnh, ở đấy có việc gì đang hỏng.
Chúng tôi đang nóng ruột đợi anh về, tình cờ lại được gặp anh ngay tại nơi làm việc. Người ta chỉ cho chúng tôi đồng chí phụ trách giữa lúc anh đang đứng trên con chạch bờ đê, hăng hái hướng dẫn các đốc công và trưởng kíp vây chặt xung quanh. Rồi sau họ giải tán một cách vội vã; còn lại một mình kỹ sư buông mắt ngắm nghía toàn cảnh công trường. Người anh tầm thước, mập, khuôn mặt chất phác như tỏa ra một nghị lực vui tươi, đôi mắt trong như nước sông, những con sông chảy giữa thảo nguyên vào một ngày hè tươi đẹp. Bó chẽn người trong tấm áo bông đen, cúc cài cẩn thận, anh thoáng có một đôi vẻ lịch sự. Kỹ sư cầm trong tay chiếc mũ lưỡi trai, gió thổi tung mái tóc vàng hung đã từ lâu chưa biết đến lưỡi kéo thợ cúp.
Tôi trèo lên đỉnh đập tự giới thiệu. Anh bắt tay chặt rồi đột ngột nói với tôi:
- Anh và tôi, chúng ta thật là may mắn. Chúng ta chọn rất đúng lúc mà ra đời. Chúng ta được thấy những cái thú vị nhất. Mà đâu có phải chỉ được nhìn, còn được xây dựng nữa. Này, anh thử trông mọi vật xung quanh!
https://thuviensach.vn
Đứng trên ngọn cái đập, chúng tôi đưa mắt nhìn cảnh trí các công trường dài đến tận chân trời. Trời mùa xuân trong trẻo. Những kiến trúc to lớn, phức tạp, in rõ hình trên màu xanh cây cỏ thảo nguyên. Không khí quá nóng chuyển mình ở trên cao và chim sơn ca cất tiếng hót, hăng như chiến sĩ thi đua!
- Ấy thế mà tôi còn được xúc lưỡi xẻng đầu tiên ở đây nữa. Tôi không nói nghĩa bóng đâu, thật đấy. Trời thì rét kinh khủng, đất cứng như đá. Cán xẻng suýt vỡ mà vẫn đào được gần một ki-lô đất vì người ta nóng ruột quá mất rồi muốn leo ngay vào công việc.
Tôi toan rút sổ tay trong túi ra theo thói quen của người viết báo thì kỹ sư đã ngó nhìn đồng hồ rồi vội vã cáo lui.
- Anh thứ lỗi, tôi có việc bận… Anh cần gì đến tôi, xin đừng nề hà… cứ gọi dây nói cho tôi lúc nào cũng được…
Anh trèo xuống khỏi bờ đê với dáng lanh lẹn của thanh niên và thoăn thoắt tiến về phía con đường có một chiếc xe con đợi sẵn. Thực tế, anh rất sẵn sàng giúp đỡ tôi. Không ai nắm được nghệ thuật nói đến người khác và nêu bật sự dũng cảm của họ trong công việc giỏi bằng anh. Nhanh nhảu, thích giao du, say đắm tất cả mọi vật trên đời nếu thời gian không gấp, anh có thể nói hàng mấy giờ liền về cái công trường của anh hoặc mơ mộng đến tương lai của miền đất này giờ đây vẫn còn khô cằn, hoang vắng, và hình dung trước trong trí óc cái giai đoạn sắp tới mà sức mạnh ghê gớm của nước được thuần dưỡng sẽ chuyển thành điện lực cung cấp cho kỹ nghệ, đồng thời những sa mạc khô cằn sẽ biến thành ruộng đất phì nhiêu.
Anh biết nói đến tất cả những điều đó như chính anh đã đến thăm cái tương lai ấy, như chính anh đã được ngắm nghía thỏa thuê cái ngày mai ấy bằng đôi mắt thông minh và nhanh nhẹn để có đủ chứng cớ về kể lại với chúng tôi.
Nhưng tôi nhận thấy anh không hề nói về anh một chút nào, và có cảm tưởng như anh cố tình quên hết mọi điều liên quan tới cá nhân anh. Đối với
https://thuviensach.vn
tôi, cái đó thật lạ lùng trong con người giao du rộng và tính nết cởi mở ấy. Nhưng càng ngày anh càng làm tôi mến thêm nên tôi định bụng hễ có dịp là sẽ nói thẳng với anh, không dè dặt…
Dịp đó đến rất mau. Hôm đó người ta hoàn thành công việc tu sửa con đê bằng đất hình thù giống một quả núi chắn ngang. Đó là một ngày đáng ghi nhớ, anh em công nhân các trạm khác, râu ria mới cạo, mặc quần áo đẹp, đầu chải nước hoa thơm phức, cũng kéo đến xem đổ nốt những thước khối cát cuối cùng lên đỉnh đập.
Anh trưởng khu cũng có mặt ở đấy. Anh đứng trong đám đông, mặc áo bằng da, đầu đội mũ mền hất ngược ra phía sau. Giở một tờ báo lên che nắng, vẻ mặt sung sướng như người mê xem hát trước điệu bộ một diễn viên điêu luyện, anh nhìn làn nước màu nâu tuôn ra khỏi miệng vòi bơm mở rộng.
- Sắp xong chưa anh Phê-đô?
Anh gật đầu trả lời, rồi vui vẻ gấp tờ báo, nghe kêu sột soạt. - Anh đọc chưa? Nhân dân Trung-quốc đang trị thủy sông Hoàng-hà! Hàng triệu người đang làm việc! Vĩ đại quá phải không anh? Bài báo viết khá, mình có thể hình dung rất dễ họ đang làm những gì ở nơi ấy. Im lặng một lát, anh nói thêm: Trung-quốc xây dựng những con đê khổng lồ, Ru ma-ni khơi sông đào Đa-nuýp-Hắc-hải, Bun-ga-ri trồng rừng để chống gió nóng, còn Hung-ga-ri bắt bông và các loài cam chanh phải mọc giữa trung tâm châu Âu. Thật khác nhau một trời một vực với chúng nó đang cấy rận truyền dịch hạch…
Đôi mắt xanh của anh trở nên tinh ranh:
Ấy thế mà ai chỉ đường cho họ? Tôi với anh đấy thôi, những người xô viết! Đúng như thế… Trung-quốc xa xôi, cách đây hàng ngàn dặm, thế mà tôi sung sướng như những việc đó xảy ra ở nhà tôi, trong khu tôi…
Chúng tôi đến ngồi lên một ống dẫn nước lớn, ống đặt trên đỉnh đập chạy dài xuống phía dưới, nơi thấp thoáng những máy bơm hình thù thô lỗ, gần dải sông sáng như gương. Cát hòa lẫn nước chảy trong ống. Nhiều hòn cuội
https://thuviensach.vn
bị làn cát cuốn theo chốc chốc lại va vào thành ống kêu lanh canh, tạo cho những vật ấy một vẻ sinh động. Phê-đô xoa tay lên cái ống: - Anh có bao giờ nhảy dù không nhỉ? Tôi đã nhảy rồi, hồi còn là sinh viên… Bây giờ mỗi khi nghĩ đến những chuyện vừa nói là ngực tôi như tắc thở hình như tôi đang nhảy dù xuống đất vào một buổi sáng đẹp trời trong trẻo…
Tâm hồn anh bạn có vẻ chứa chan tình cảm. Tôi bèn nói rất thành khẩn là đang chuẩn bị viết một thiên phóng sự về anh và yêu cầu anh tự thuật cho tôi rõ thêm nhiều sự việc tôi đã nắm được. Tự nhiên người anh lạnh hẳn. Rồi bằng một giọng khó chịu, anh trả lời rằng bản thân anh tuyệt đối không có gì hay, đáng nói.
- Thế có phải khu của anh giữ cờ thi đua luân chuyển từ hơn một năm nay không? Ở chỗ anh, trong công tác ai ai cũng dũng cảm, cái gì cũng dũng cảm ghê lắm kia mà!
Anh kỹ sư mỉm cười rồi trả lời có vẻ thương hại, hình như tôi bắt anh phải giải thích một điều thế gian ai cũng rõ, chỉ mình tôi mù mịt: - Cờ thi đua luân chuyển à? Chúng tôi giữ nó thật và còn quyết không để ai giật mất nữa kia! Nhưng nếu anh biết đến những con người của tôi, những con người xây được cả núi chứ nói gì một cái đập! - Bỗng anh chồm lên - Sao cát lại nhiều nước thế này? Út-sma-nốp, Út-sma-nốp! Gọi ngay dây nói cho máy bơm, hỏi họ sao lại để chảy cái thứ nước bùn này? Thôi bây giờ, tôi phải xin phép anh đi thôi. Chắc anh em kỹ sư đã đợi tôi ở văn phòng…
Anh đi mấy bước trên cái ống dẫn nước rồi ngoảnh đầu lại. Thấy tôi chưng hửng, anh quay gót:
- Anh có vẻ khó chịu? Quả thật tôi thiếu thì giờ… Hay chiều hôm nay mời anh lại đằng tôi. Mai chủ nhật rồi, tôi rỗi, nhà tôi sẽ làm bánh pen-mê ni, chúng ta uống cốc rượu rồi nói chuyện. Anh đừng giận. Tôi xin trả lời hết thảy các câu anh hỏi, như ở phòng nhân sự…
https://thuviensach.vn
Và anh chạy dọc theo cái ống máng về phía đồng bằng, chạy thế không phải để vì ở nhiều quãng ống dẫn nước đặt cao lên cọc khá xa mặt đất. Tối hôm đó tôi tới thăm Phê-đô I-va-nô-vích. Anh ở một nửa tòa nhà hai chủ trong cái thị trấn mới đã trải rộng một cách ngoạn mục trên những quả gò bên bờ cái biển tương lai lúc đó mới có hình trên bản đồ thiết kế. Tôi được biết suốt bao nhiêu năm qua anh kỹ sư đã sống lưu động hết công trường này đến công trường khác, nhưng trong căn nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi của anh, không có gì bộc lộ cuộc đời nay đây mai đó. Trong khi vợ anh, một chị người Si-bê-ri hiền hậu có khuôn mặt dễ thương, làm bánh pen-mê-ni dưới bếp và thỉnh thoảng lên bày bàn một cách nghệ thuật và khoan thai, tôi và anh chủ nhà đến ngồi lên một cái giường thấp. Tôi lập tức hỏi tại sao anh cứ cố tình thoái thác không kể cho nghe về anh. Anh đành chịu thua nhưng lại nói bằng giọng của kẻ phải chịu nhận uống một liều thuốc đắng:
- Được được, tôi sẽ xin nói về tôi. Anh thì cần những cá tính đặc biệt, có phải thế không nhỉ? Cần đến những kẻ sống một cuộc đời có thể dùng làm gương sáng để động viên mọi người? Như vậy sao lại chọn tôi? Tôi là một người xô-viết, cũng như mọi người khác thôi. Từ bao lâu nay Đảng giáo dục tôi: sinh hồi cách mạng tháng Mười, làm thiếu nhi, đoàn viên thanh niên rồi đảng viên cộng sản; Chính phủ chăm sóc tôi từ khi còn nhỏ, từ nhà gửi trẻ mẹ tôi gửi tôi đi làm việc đến trường Đại học mà tôi được học bổng Sta-lin. Tôi cũng chưa có dịp ra tiền tuyến, mới được nghe súng nổ trong những buổi đi săn - Anh ngã người để nhìn rõ hơn đứa con gái lên bốn, em bé đang nhón đầu ngón chân để đặt bơ lên mặt bàn đã bày xong các món ăn - Này anh thử nghĩ xem, tại sao tôi lại lên mặt anh hùng với anh được? Tại sao tôi lại có thể nói những điều không có?
- Sao lại không có? Thế cái cầu? Tôi đã nghe kể tỉ mỉ về việc anh cứu cái cầu khỏi nước lũ ra sao.
- Ai nói với anh như thế? Hàng trăm người đã cứu cái cầu chứ mình tôi đâu. Băng tan, giữa lúc lũ to nhất, họ phải dầm mình trong nước đến tận vai mà cầm móc làm việc. Còn tôi đến bàn chân cũng không ướt. Cái cầu! Ai
https://thuviensach.vn
lại nghĩ như thế nhỉ? Nếu không có những anh em ấy thì cầu đã trôi ra bể A-dốp từ đời tám hoành nào rồi! Trong bọn chúng tôi có một đồng chí thợ lặn, anh ấy mới thật anh hùng. Anh có biết những ngày đó, đồng chí ấy làm những gì không?
- Chuyện anh thợ lặn ấy ta sẽ nói sau! Nhưng anh đã bao nhiêu đêm không ngủ… Và có phải chính anh đã nghĩ ra cách ném bộc lôi… Trên mặt anh vẻ khó chịu chuyển thành kinh ngạc:
- Anh cho là người thủ trưởng có thể ngủ trong lúc anh em dầm mình làm việc trong nước lạnh buốt xương? Còn vấn đề bộc lôi thì nhiệm vụ tôi là phải nghĩ ra vì trên cho tôi công tác ở đây và tin tôi. Hơn nữa, tôi được trả lương cũng chỉ vì thế.
- Nhưng hình như anh đã ném gói bộc lôi đầu tiên sau khi ra lệnh cho mọi người rời xa cái cầu.
- Người ta nói quá ra đấy! Một là không phải chỉ có mình tôi. Hai người cả thảy. Tôi với đồng chí giật mìn, một anh chàng rất dũng cảm, trong chiến tranh đã được huân chương Chiến thắng đầy ngực. Hai là tôi đã tính trước sức công phá của bộc lôi, nó chỉ làm vỡ tung băng mà khung cầu vẫn vững. Nếu không thì anh cũng rõ, ai lại liều lĩnh để nguy đến cái cầu. Tôi ra lệnh cho anh em rời ra xa là lẽ tất nhiên: nhỡ xảy ra việc gì thì sao? Cái chính là tôi bảo vệ tai nạn cho họ, anh có nghe thấy tiếng nổ ấy mới biết. Sau buổi đi tôi bị điếc đặc ba ngày liền!
- Thế chuyện anh công nhân trắc địa?
- Chuyện ấy họ cũng kể với anh? Sao nữa? Thôi được, đồng ý là tôi đã cứu anh ta. Nhưng nếu anh ở hoàn cảnh tôi, anh có thể bình chân như vại mà nhìn anh ấy chìm lỉm được không?
- Thế còn trường hợp chữa đê?
- Có gì khác thường đâu. Nói cho đúng lẽ ra chúng tôi còn phải bị phê bình ra trò nữa kia, nhất là tôi, tôi không tính được sức mạnh của nước lũ, thiếu minh mẫn. Tuy tôi đã biết rất rõ con sông mực nước thất thường, khó
https://thuviensach.vn
trị. Đến việc này cũng vẫn là công anh em cả. Chính họ đã cứu được hết. Có nhìn họ làm việc mới thấy họ anh hùng thật!
- Nhưng tôi lại được biết lúc gay go nhất anh đã nhảy xuống nước đem thân mình ra ngăn chỗ nước xối vào?
Anh kỹ sư cất tiếng cả cười, vui vẻ và thành thực đến nỗi hàng mi vốn bạc màu vì nắng chợt đen sẫm lại và dính nước mắt.
- À, những câu chuyện thần kỳ bắt đầu nảy ra như thế đấy? Đột nhiên anh kéo vào lòng anh đứa con gái vừa mang một giỏ bánh mì dưới bếp lên.
- Anh nhìn cô ả này xem - Em bé nép vào người bố, rúc đầu trong áo anh và liếc nhìn chúng tôi, đôi mắt cũng xanh như mắt bố.
- Con kể chuyện con gà con một tí đi!
- Bố kể cơ! - Cô bé vừa đáp vừa rúc đầu thêm, chỉ để hở một mẩu tai đỏ ửng.
- Thôi được, để tôi kể vậy. Nhà tôi có nuôi một đàn gà, mới đây con gà mái đẻ được một tá gà con.
- Một tá đâu nào, mười một con chứ. - Em bé đính chính ngay. - Ừ thì mười một con, đồng ý. Cô ả nhận trông nom chúng nó. Thế là nó gần như thành cần vụ cho con gà mẹ. Đúng không con?
- Chả đúng tí nào. Con không phải là cần vụ. Con với má hai người phân công nhau, có thế thôi. Má thì trông gà mái với gà trống, còn con trông lũ gà con.
- Đúng lắm, lần này cũng đúng. Má con nó thì bao giờ cũng phải anh ạ, bao giờ cũng thế. Anh kỹ sư ở nửa nhà bên kia, anh ấy có một con chó to, một con chó săn. Mõm nó trông ghê tởm lắm, rất dữ tợn, dãi dớt đầm đìa, nanh vàng nhe ra…
- Tên nó là Phát-xít - Có bé nói len vào.
- Ừ, ừ. Một hôm con Phát-xít ấy y như một tên phát-xít thật, xâm phạm vào biên giới và nhảy sang sân nhà tôi. Chúng tôi đang ăn cơm chiều chợt
https://thuviensach.vn
nghe thấy ồn ào ghê gớm ở ngoài sân. Tôi và nhà tôi chưa kịp hiểu chuyện gì thì cô ả ở trên ghế chồm ngay xuống đất, chạy vụt ra ngoài. Chúng tôi đến bên cửa sổ. Anh thử hình dung xem: con chó săn tiến thẳng đến trước con gà mẹ. Con gà mẹ không sợ, xù hết lông che chở cho đàn gà con. Dáng nó đi oai vệ, với hết cái dũng khí của người mẹ, gan dạ đến nỗi con chó săn kẻ cướp chưng hửng ra, đứng dừng ngay lại. Con chó nhe nanh sủa càu nhàu song không dám xông vào. Chẳng may thế nào có một con gà con chưa kịp chạy về núp sau lưng mẹ. Con chó săn vội lợi dụng tình thế chồm đến vồ… Thế là đúng lúc ấy, cô ả mà anh thấy đây, nhảy tót khỏi bậc lên xuống, chạy một mạch ra phía con chó săn đã từng làm cho cả dân phố sợ hết hồn. Nó chạy đến và giơ tay đấm thùm thụp vào mõm con chó. Mẹ nó hoảng lên. Tôi cũng sợ, lao người chạy ra sân. Vừa được mấy bước, tôi không tin ở mắt tôi nữa - con chó săn tháo lui, thế có lạ không? Còn cô ả thì vừa khóc vừa cầm trong tay con gà con bị thương.
- Chả đúng, nó có bị thương đâu. Nó gẫy một chân nhưng sau má với con đã chữa khỏi. Bây giờ nó không còn là gà nhiếp nữa, thành gà dò rồi, chỉ phải cái hơi bị khập khiễng một tí - cô bé không giấu mặt nữa, ngồi chồm chỗm lên đầu gối bố nghe kể chuyện với một niềm vui thích rõ rệt và hồi hộp sống lại những xúc động cũ.
Chị vợ anh kỹ sư còn choàng khăn làm bếp, tay áo xắn lên, đứng ngoài ngưỡng cửa mỉm cười giễu cợt:
- Lại chuyện con gà con! Nhà tôi chẳng bao giờ bỏ lỡ dịp kể lại thiên anh hùng ca ấy!
- Câu chuyện đáng kể lại lắm chứ phải không anh?- Đồng chí kỹ sư làm ra vẻ thản nhiên nhưng vẫn thấy tự hào, hỏi tôi: Anh có nhìn thấy con chó săn to như con bê ấy anh mới biết. Thế mà con bé dám nắm tay đấm lên mõm nó, bằng đôi tay nhỏ xíu nhường kia!
https://thuviensach.vn
LÁ THƯ ĐẾN MUỘN
“Li-đa thân mến, bắt tay Li-đa nhé!
Đến hàng thế kỷ nay, mình không viết cho Li-đa nữa, có lẽ Li-đa đã quên hẳn cái kiểu chữ “kỳ quặc” của mình như Li-đa vẫn thường gọi trước kia. Thú thực là nhận được thư trước của Li-đa mình không trả lời; nhưng như thế không phải mình đã quên Li-đa đáng yêu, Li-đa thông minh và biết điều của chúng mình đâu. Trái lại mình nghĩ đến Li-đa luôn. Gặp những hoàn cảnh khó khăn mình còn thầm hỏi ý kiến Li-đa nữa. Lần nào mình cũng đoán ra những câu Li-đa định trả lời mình - con bạn thân An-na rất nhộn của Li-đa - và bao giờ mình cũng triệt để nghe lời Li-đa chỉ bảo.
Li-đa ơi, mấy năm học ở trường mình đã tập được thói quen mỗi khi bối rối, chịu khó đào óc tìm lấy cách giải quyết. Nhưng, ở đây, Li-đa ạ, từ khi mình nhận công tác công trường, rất nhiều lần bối rối mà bằng tốt nghiệp của mình chẳng phải là cái chìa khóa mầu nhiệm có thể giải quyết được bất cứ vấn đề sản xuất nào, nên phải nói rằng mình cần đến Li-đa lắm, cần đến cái tính “lạnh” của Li-đa, bao giờ cũng đến là bình tĩnh, vững vàng.
Có lẽ Li-đa đã dùng lý luận để phân tích rằng mình không viết thư cho Li-đa là tại chúng ta đã chia tay nhau một cách thiếu thân yêu. Nếu thật như vậy thì lý luận đã đánh lừa Li-đa đấy. Thực ra thì hồi ấy thấy Li-đa quyết định ở lại Mát-scơ-va mình ngao ngán cả người, nỗi ngao ngán thật sự đầu tiên trong đời mình. Thân nhau thì phải nói thẳng, hôm ấy thật mình có cảm tưởng như trước kia đã xét đoán nhầm hết về Li-đa. Bởi vì đối với mình, Li-đa không phải chỉ là một người bạn: Li-đa hầu như đã thay thế cha mình, mất ở Sta-lin-gơ-rát, người cha yêu dấu, tin cậy mà mình dám thổ lộ
https://thuviensach.vn
cả những chuyện mình giấu mẹ. Trong đám bạn học, Li-đa là người bạn mình quý nhất. Cố nhiên không phải tại Li-đa học giỏi hơn hay nhiều thiên tư hơn các anh chị em khác, nhưng vì mình thấy dầu Li-đa yêu đời sôi nổi, Li-đa đã biết bình tĩnh đặt quyền lợi tập thể lên trên quyền lợi cá nhân. Cái ấy, nhiều lúc thật gay, thật là gay…
Chúng mình đều tin rằng sau này thế nào Li-đa cũng sẽ thành một ngôi sao sáng trong ngành thủy điện của chúng ta. Mỗi khi nghĩ đến ngày mai bao giờ mình cũng hình dung thấy Li-đa rất đẹp, rất tốt, rất dũng cảm của mình điều khiển những công trình vĩ đại trong một khuôn khổ to lớn vô song.
Thế mà đột nhiên - hừ đột nhiên… Bây giờ nhớ lại mình còn thấy đau xót. Li-đa có nhớ nỗi vui mừng của chúng ta khi được tin những người tốt nghiệp có bằng “ưu” được quyền chọn nơi mình sẽ đến nhận công tác hay không? Mình không ngần ngừ xin đi ngay Von-ga-Đông. Làm sao có thể đi chỗ khác được? Đó là công trình cộng sản đầu tiên, nơi chúng ta ai cũng ước mong được đến! Va-lê-ri và Fê-đô, sẽ cùng lên đường với mình, vui sướng đến nỗi ôm lấy cô gác cổng Pa-cha mà hôn. Thế rồi Fê-đô nói: “Chị Li-đa đáng kính của chị ở lại một viện nghiên cứu khoa học ở Mát-scơ-va”. Mới đầu mình cho là cái tin ấy vô lý, sau thấy kinh hãi, thật đấy!
Li-đa thân mến ơi, đừng giận mình nói thẳng. Nhưng, mình cảm thấy như trái hẳn với bọn mình, ai cũng muốn đi ra tiền tuyến. Còn Li-đa, Li-đa đã lợi dụng cái quyền được lựa chọn của mình để đào ngũ về hậu phương. Lúc đó mình nghĩ như thế và mình càng khổ hơn vì Li-đa là người bạn tốt nhất của mình.
Đừng chấp những lời tàn nhẫn ấy. Sở dĩ mình kể lại cho Li-đa biết rõ hết những điều mình nghĩ về Li-đa lúc ấy là tại bây giờ mình đã đổi ý rồi. Mình không còn là con “ngựa non bồng bột” như Li-đa thường gọi mình trước kia nữa. Công trường của chủ nghĩa cộng sản là một trường học lớn. Nếu trường Đại học đã võ trang cho chúng mình nhiều hiểu biết thì công trường dạy chúng mình sử dụng những vũ khí ấy. Nó đã rèn luyện cho mình biết suy nghĩ thấu đáo, biết cân nhắc hơn thiệt trước khi quyết định và hành
https://thuviensach.vn
động, cái nghệ thuật giản đơn thôi nhưng không thể lĩnh hội được ngay một lúc.
Mình không còn tự coi mình là một người anh hùng “xông lên tiền tuyến” và Li-đa là một tên đào ngũ “rạt về hậu phương” nữa. Trái lại mình tin chắc rằng đầu óc minh mẫn và sáng suốt của Li-đa đã dẫn Li-đa tới nơi Li-đa có thể sử dụng tốt nhất cái thực nghiệm của Li-đa và phục vụ nhân dân được nhiều hơn. Mình cũng hiểu cái tính Li-đa yêu Mát-scơ-va. Mình nhớ lại, hồi thực tập trong những dãy núi ở Tát-gi-kít-stăng, thế nào thì thế Li-đa cũng không chịu lấy lại đồng hồ theo giờ địa phương và khăng khăng sống theo giờ Mát-scơ-va. Kể ra thì Mát-scơ-va xứng đáng để người ta lưu luyến như vậy nhất là Li-đa lại sinh ra, lớn lên và qua thời thơ ấu ở đó. Làm gì mà không gay khi đánh đùng một cái phải rời bỏ ánh sáng của thủ đô để ra đi đến đâu thì đến vào một cái thảo nguyên buồn rũ, chỉ có tiếng rít của lũ di-den gậm nhấm và những con rắn độc ghê tởm ngắn chùn chũn như củ cà-rốt mà độc vô cùng là độc.
Thời gian đầu, chúng mình gặp không biết bao nhiêu là rắn, đủ các màu. Chúng mình ngủ trong lều, làm việc trong màn và chiến đấu với lũ ruồi chết tiệt. Hình như Va-lê-ri không được chúng nó thích lắm. Trái lại chúng nó rất ưa chuộng anh chàng Fê-đô bé nhỏ thân yêu của chúng ta: đeo một cái màn thôi chưa đủ, kỹ sư Fê-đô còn phải bôi đất sét hòa với dầu hỏa lên khắp mặt và tay, một thứ thuốc trừ ruồi tự sáng chế ra và làm cho anh chàng giống như một cái xác ướp.
Nhưng Li-đa thân yêu ạ, những cái khó chịu vặt ấy có nghĩa lý gì so với những điều phát hiện được ở công trường?
Chắc Li-đa đã đọc những bài báo nói tới những máy móc xô-viết khổng lồ đang làm việc ở chỗ chúng mình. Chẳng bài văn nào nêu được một ý niệm thật đúng. Chủ nghĩa cộng sản, cái chủ nghĩa cộng sản thực sự mà những khối óc sáng suốt nhất hằng mơ tưởng hết thế kỷ này qua thế kỷ khác, đang chuyển từ tương lai vào hiện tại. Như thế thì lấy gì so sánh được với cái kiêu hãnh, phải, cái kiêu hãnh của một thiếu nữ Liên-xô tầm thường, con gái một người lính ngã trên trường danh dự mà được xây dựng
https://thuviensach.vn
những công trình lớn lao ấy, những công trình chưa từng có trong lịch sử và sẽ tô điểm trái đất hàng hai ngàn, ba ngàn năm nữa và vĩnh viễn… “Cố nhiên Li-đa ạ, mình không đến nỗi ngây thơ gì mà cho rằng chỉ có chúng mình làm việc ở đây thôi, chỉ có chúng mình sáng tạo ra những cái ấy. Có đến năm trăm công xưởng ở khắp Liên-xô đã gửi sản phẩm của họ đến cho khu mình công tác. Nhưng Li-đa thử tưởng tượng, được nhìn tận mắt những công trình kiến trúc đồ sộ nổi lên trên đồng cỏ, mà chính tay mình đã được đặt những viên gạch lên trên đó.
Li-đa thân mến, Li-đa không sao biết hết những chân trời bao la đã mở ra cho tư tưởng kỹ thuật. Công trường phát triển trông thấy, con người cũng phát triển nhanh không kém. Bọn mình đến đây thì những máy xúc đất cũng vừa chuyển đến. Không phải những máy năng suất một trăm thước khối một giờ như chúng mình đã học ở trường đâu, mà là những máy khổng lồ, vừa mới sáng chế, công suất khỏe gấp năm. Một cái máy ấy chưa có người điều khiển. Trong lúc chờ đào tạo một người chuyên môn, Fê-đô nhà ta, ra cái điều là kỹ sư, nghiêng mình xuống thử làm “một cái” xem sao. Nào ngờ thất bại nên thân. Kỹ thuật bỏ rơi xa tất cả những điều chúng mình đã học. Anh kỹ sư tự cao tự đại Fê-đô đành phải sang khu bên cạnh học kinh nghiệm của người trưởng khu bên ấy, một đồng chí bộ đội chuyên ngành hiện nay là một chuyên viên rất giỏi về thủy điện.
Ngoài ra tất cả mọi người ở đây ai cũng học tập không ngừng, cả mình cũng vậy. Không thể nào không học được vì chúng mình phải sáng tạo ra những cái chưa bao giờ có. Chúng mình phải tìm dần ra những phương pháp làm việc mới thích hợp với trình độ kỹ thuật mới, do đó bắt buộc phải học tập và trở nên tinh xảo hơn trước. Một hôm, mình định đi đến khu phố trung tâm. Mình trèo vào ngồi trong một chiếc cam nhông trọng tải 25 tấn (chúng mình đã có hạng xe to ấy rồi đấy). Qua một cái rãnh chiếc xe nẩy lên, hai cuốn sách nằm sau cái bảng ghi sức điện rơi ngay lên đầu gối mình: “Cơ khí học” và “Sức bền của vật liệu”. Thấy mình ngơ ngẩn, đồng chí lái xe cười: “Cô ngạc nhiên lắm à? Tôi học hết trường phổ thông từ trước chiến tranh bây giờ thấy học lực không đủ dùng nữa. Cô tính, cái xe trên
https://thuviensach.vn
giao cho tôi điều khiển nó như thế kia kìa!… Vì thế tôi phải theo học một lớp hàm thụ của Viện Giao thông - Trình độ trung học không đủ dùng cho một đồng chí lái xe, đấy Li-đa xem!
Rồi đến những con người ở đây nữa!
Mình đoán với Li-đa rằng nếu Li-đa ở cùng với lũ này, tính tình có “lạnh” như thế cũng cứ phải yêu, mà không yêu riêng một ai đâu, trái lại yêu chung tất cả mọi người cùng một lúc. Ở đây báo chí thường nhắc nhở luôn đến một cặp bạn thân là nữ công nhân ngành hàn, hai chiến sĩ thi đua đã vượt chương trình 1.000%. Tài lắm! Li-đa là kỹ sư, chẳng nói Li-đa cũng hiểu thành tích ấy giá trị như thế nào. Thành ra mình vẫn thường coi họ như những vị thần trong truyện cổ. Vậy mà một hôm mình đến câu lạc bộ dự một tối hòa nhạc do các nghệ sĩ của Đại kịch viện Mát-scơ-va đến công tác tại công trường biểu diễn. Mi-khai-lốp hát. Cửa kính rung lên. Ngồi bên cạnh mình có hai cô gái nhỏ nhắn, mảnh dẻ, rất xinh, mặc áo lụa Trung-quốc, chân đi giày nhỏ. Họ vừa nghe vừa khóc, buồn cho số phận người trong câu hát. Người ngả ra đằng trước, họ chăm chú nghe đến nỗi nước mắt trào ra, ràn rụa trên má rồi rỏ giọt xuống đầu gối mà vẫn không biết. Thấy hay hay, đến giờ nghỉ mình tìm đến hỏi một đồng chí kỹ sư. Anh ấy trả lời có vẻ chỉnh: “Chị không biết à? Chiến sĩ thi đua ngành hàn của chúng ta đấy. Cả xứ nói đến mà chị, chị thấy “hay hay”… Hừ!…” Như thế đấy Li-đa ạ!
Hôm nay mình ba hoa quá nhỉ. Mắt Li-đa tha hồ mà đầy những chữ của mình. Làm thế nào được Li-đa? Có lẽ chúng mình đã đâm hư vì nhân dân ở khắp nơi đã quá chăm chú theo dõi cái công trường của chúng mình, làm mình quên rằng đối với một nhà nghiên cứu mô phạm ở Mát-scơ-va thì những câu chuyện trên kia rất có thể là vô vị, phải không Li-đa? Vậy thì mình vào đề nhé!
Trước kia giá còn phải ngủ dưới lều hay trong lán gỗ, giá còn phải lội bì bõm trong lớp bùn nguyên sơ của thảo nguyên, giá còn phải trùm màn mà đi chơi, giá còn phải vật lộn với ruồi muỗi thì chẳng bao giờ mình có ý kiến bảo Li-đa đến đây công tác cùng với chúng mình. Nhưng bây giờ những cái
https://thuviensach.vn
ấy thành chuyện cổ tích rồi. Hơn một năm nay một thị trấn lộng lẫy đã xây dựng xong trên bờ cái biển tương lai, phố phường đường xá đã rải nhựa, đầm lầy đã tát cạn và như lời anh Fê-đô hóm hỉnh, ruồi muỗi đã thành đồ cổ có thể đem trưng bày ở viện bảo tàng rồi. Trong một căn nhà xinh xắn ấy mình ở một phòng có cả buồng tắm. Chỉ còn cần thêm cái vô tuyến truyền hình là hoàn toàn đầy đủ không kém gì nhà Li-đa ở Mát-scơ-va. Vì thế mình mới cố tình đến làm náo động trái tim “quá lạnh” của Li-đa đó.
Đến công trường với chúng mình nhé Li-đa ơi! Công việc tuy sắp xong nhưng chúng mình đã bước sang giai đoạn thú vị nhất. Với kiến thức của Li-đa với khả năng của Li-đa với trí óc đầy sáng kiến của Li-đa hay nói chung, với tất cả con người Li-đa, Li-đa đến đây sẽ rất có ích. Riêng đối với Li-đa, nếu thực tập ở đây thì tuyệt nhất, không cơ quan nào ở thủ đô có thể sánh được, kể cả công tác ở Viện Hàn lâm khoa học nữa. Mà đối với một kỹ sư hiện đại ai không thèm thuồng được ngó mắt vào nền kỹ thuật của tương lai cộng sản. Li-đa ơi, đến nhé! Li-đa sẽ ở trong cái nhà xinh xắn đáng yêu của mình, chúng ta cùng làm việc, vui thú biết ngần nào. Và mình sẽ hỏi ý kiến rất kín, không thể giãi bày lên mặt giấy vì rất là không tiện.
Thế nào cũng đến Li-đa nhé. Mình nóng lòng chờ Li-đa trả lời, và nhất là chờ Li-đa đến, Li-đa bé bỏng, Li-đa bằng xương bằng thịt của mình.
Trưởng khu, kỹ sư Kô-va-li-ô-va,
tức An-na đáng yêu của Li-đa”.
Lá thư gửi đi nhưng không có trả lời.
Công việc bận rộn. Những khó khăn, lo lắng và vui mừng hàng ngày ở công trường đã làm An-na quên hẳn lá thư.
Một hôm đi kiểm tra xa về, chị trở lại nhà, người mệt mỏi. Chị tắm mát rồi khoác áo choàng lên vai, ra ngồi ngoài sân rộng. Mặt trời của thảo nguyên xuống dần sau những mái nhà đá đen.
https://thuviensach.vn
Trời chiều mát mẻ. Hương những cây thuốc lá trổ hoa thoảng từ trong vườn ra đậm ngát hơn. Từ chiếc máy phóng thanh đặt ở xa, ngoài câu lạc bộ hay bến ô-tô, những tiếng động của một cuộc đấu bóng tròn vang ra rõ rệt một cách lạ thường; nghe thấy rõ giọng cảm động hơi khàn của người phát thanh, tiếng ồn ào náo nhiệt trong khán đài, người trọng tài rúc còi và những tiếng reo hò, hoan hô ầm ĩ.
An-na ngồi nghỉ thoải mái trên bậc gạch. Chuyến kiểm tra đã cho chị thấy rõ tất cả những chiếc tàu xúc đất chị phụ trách vẫn hoạt động đều. Anh công nhân phụ trách điều khiển một chiếc tàu lại vừa có một sáng kiến rất hay, mới mẻ, táo bạo đến nỗi đồng chí kỹ sư phải ngạc nhiên. Nếu tính toán đúng thì khối lượng đất đào lên có thể tăng từ 10 đến 20%. Không còn gì thú vị hơn nữa. Lại đến lúc ngồi chiếc ô-tô du lịch của chị quay trở về nhà, anh kỹ sư Fê-đô phóng mô-tô đuổi theo. Cái anh chàng ngớ ngẩn quên cả hãm xe cho chậm lại, nằn nì mời An-na tối hôm nay thế nào cũng đến câu lạc bộ nghe nói chuyện về những công trình nghiên cứu của nhà vi trùng học Bô-si-ăng. Anh ta tha thiết chèo kéo đến nỗi suýt nữa đưa cả người vào bánh ô-tô. An-na vui thích nghĩ thầm rằng Fê-đô năn nỉ mời như thế, động cơ không phải chỉ là ham mê những phát minh táo bạo về vi trùng học.
Nhưng chị từ chối. Bây giờ thì chị thấy hơi tiếc, ngồi nghe những tiếng vọng của trận đấu bóng tròn ở nơi xa và ngắm nghía những ánh đèn ngoài công trường đang bắt đầu cháy lên, hết chiếc nọ đến chiếc kia, trên không trung tối dần.
Ngoài phố chợt có tiếng chân bước gấp làm chị giật mình. Cổng ngoài rít lên. Một người lạ mặt, đứng tuổi, mặc y phục của Bộ giao thông, bước vào. Ông đưa cho An-na một quyển sổ, một cái bút chì và một bức điện tín. An na lo lắng xé băng rồi mới ký. Chị đọc trên mảnh giấy xám còn thoảng mùi hồ và mực mới viết:
- Đi với anh em trong Viện đến địa chỉ mới. Thư đến muộn quá. Cám ơn đã nhớ mình. Hiện ngủ dưới lều, nhiều muỗi lắm. Rất nhiều công tác hay. Nối xong Von-ga-Đông đến đây: sông đào lớn Tuyếc-mê-ni. Không thiếu
https://thuviensach.vn
công tác. Mới bắt đầu nhưng vĩ đại hơn nhiều. Nhớ rủ Fê-đô, mang thuốc trừ muỗi. Có nhiều tác dụng. Li-đa”.
https://thuviensach.vn
Table of Contents
LỜI GIỚI THIỆU
1. BÀ MỐI XE DUYÊN
2. CON GÀ CON
3. LÁ THƯ ĐẾN MUỘN
https://thuviensach.vn