🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tranh Dân Gian Việt Nam Ebooks Nhóm Zalo TỦ SÁCH MỸ THUẬT PHỔ THÔNG TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN MỸ THUẬT TỦ SÁCH MỸ THUẬT PHỔ THÔNG Chủ biên: Hoa si LÊ THANH ĐỨC NGUYỄN BÁ VÀN TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM NHÀ XUẤT BẢN MỸ THUẬT LỢI NHÀ XUẤT BAN Cung voi cac tu such chuyen khao, kien thue, by luan phe bith, tác giả tác phẩm biên soạn công phu, minh hoa phong phủ dành cho giới nghiên cứu mỹ thuật. Nhà xuất ban Mỹ thuật luôn quan tâm đen các loại sạch pha cap, hưởng vào ban dọc rộng rau trước hết là giữ trẻ, học sinh, sinh viên ham tìm hiểu cái đẹp; các giáo viên bộ môn Mỹ thuật ở các trường phổ thông bang cac tu sach Mỹ thuật đại sung. Mỹ thuật pha chong t Tu sach My thuat phủ thông do hoa si Le Thanh Đức làm chủ bơn đáp ứng dụng nhiều yêu cầu: Nội dung phong phú. cach dien đạt sang sua, tranh hay đẹp, minh hoi có chọn lọc. Đây là loại sạch bỏ ích, nhẹ nhưng, đi dọc, đi hẹp thu Nhà xuất bản Mỹ thuật xin gioi thieu tu sạch Mỹ thuật pho trong cùng bạn đọc. Và cung rat mong nhận được sự dong gop chan tinh của bạn đọc de từ such ngày càng phát triển hơn, hai hương cao hơn. S TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM o với kiến trúc và điêu khắc, hội họa tôn giáo và cung đình Việt Nam không lưu lại được bao nhiêu tác phẩm. Ngoài một số tranh thờ và chân dung, thì di sản tranh truyền thống của ta chỉ còn lại những tờ tranh khắc gỗ vui mất, giản dị và giàu ý tứ, gọi là tranh dân gian, trải hai thế kỷ đã phục vụ nhu cầu thẩm mỹ của đông đảo nhân dân, chứa đựng nhiều nét thông minh, tài hoa, và đậm sắc thái dân tộc. Nói đến tranh dân gian Việt Nam, trước hết là nói đến Tranh Tết. Tranh này xuất hiện từ lâu đời, phần nào phóng theo tinh thần tranh dân gian Trung Hoa xưa, song đã sớm hình thành một dáng vẻ riêng gắn liền với tập quán sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật của nhân dân ta thời trước. Buổi ban đầu, tranh được vẽ hoặc khắc in một màu đơn giản, mang tính chất tín ngưỡng huyền bí. Với quảng đại nhân dân mấy thế kỷ trước, đó là những lá bùa có sức mạnh ma thuật, trấn trừ ma quỷ, đem lại may mắn tốt lành cho mọi người, mọi nhà. Sau đó, nội dung và hình thức tranh dần dần biến đổi, mở rộng, không chỉ thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng và trang trí trong nhà, mà còn mang tinh thần giáo dục đạo đức, phản ánh những ước ao hạnh phúc đời thường, đáp ứng khát vọng thẩm mỹ chân thực, hồn nhiên mà tinh tế của người dân thuộc mọi tầng lớp. Nhu cầu treo tranh Tết vào dịp đón xuân từng lên rất cao. Tranh vẽ tay từng tờ không đủ đáp ứng, thôi thúc các nghệ nhân vẽ tranh, khắc tranh sớm tập hợp thành những phường thợ chuyên sâu để khắc ván và in tranh hàng loạt ngày càng lớn, mà mỗi bản tranh in ra đều mang đầy đủ giá trị như nhau. Nhiều vùng trên đất nước ta, tới tận cố đô 3 nhà Nguyễn, đã từng phát đạt nhờ sản xuất tranh dân gian, có tiếng gần xa như Đông Hồ ở Kinh Bắc (Bắc Ninh), Kim Hoàng ở Hà Tây, Sình ở Huế, và phường Hàng Trống ở kinh đô Thăng Long, tức Hà Nội ngày nay. Ngoài dịp tết, rất nhiều gia đình Việt Nam xưa còn treo tranh thờ quanh năm. Tranh thờ, thuộc nhiều chủng loại, giữ một vị thế quan trọng trong một cộng đồng dân cư sùng tín và nhân hậu, luôn luôn hướng thiện. Bởi vậy các cơ sở làm tranh dân gian đều sản xuất cả tranh thờ thần, Phật, tiên thánh thuộc nhiều tín ngưỡng, chủ yếu theo đạo Phật, đạo Lão. Tranh thờ có mặt tại các đền điện, trang miếu, và dâng cúng giải hạn, thiêu hóa sau buổi hành lễ ... Hai trung tâm sản xuất tranh dân gian quan trọng nhất thời trước, là Đông Hồ và Hàng Trống, nhờ tổ chức có quy mô và tập hợp được nhiều nghệ nhân tài hoa nên uy tín rộng khắp cả nước. Làng Đông Hồ là một làng nhỏ ven sông Đuống, cách Hà Nội chừng 40km, nay thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Xưa kia tục gọi là Đông Mai, hay làng Mái, thường nhắc tới trong câu ca dao quen thuộc: Hỡi cô thắt dải lưng xanh Có về làng Mái với anh thì về Làng Mái có lịch có lề, Có ao tắm mát, có nghề làm tranh ... Tranh Đông Hồ nổi tiếng từ thế kỷ 16, phát đạt liên tục nhiều đời. Mỗi vụ chuẩn bị đón Tết, tranh làng Hồ in ra hàng triệu bản, bản đi khắp nước. Tranh bán ngay trong làng, bán mua tại nhà. Đặc biệt tấp nập là chợ tranh tập trung tại đình làng vào những ngày phiên trong tháng chạp âm lịch. Chợ tranh thật sự là hội tranh tưng bừng náo nhiệt, rực rỡ sắc màu : tranh treo la liệt trên dây, trên vách đình làng, trải kín trên chiếu khắp sản đình. Lái buôn tranh 4 khắp nước đổ về nườm nượp, trên bến dưới thuyền rầm ran ồn ã, ai nấy hồ hởi. Họ chở theo đến đây những mặt hàng đặc sản của các nơi để đổi tranh hoặc mua đi bán lại, “ăn” đầy thuyền tranh tán đi gần xa, vào tận các tỉnh phía Nam. Nét đặc thù chính yếu của tranh Đông Hồ là in nhiều màu, mỗi màu một bản khắc riêng, và in trên giấy điệp. Ván in gồm hai loại : ván in nét đen bằng gỗ thị, gỗ mỡ hay lòng mực, đặc điểm là đanh mặt, thớ dai và mịn, giữ nét khắc bền, ít gãy sứt. Ván in màu làm bằng gỗ giỏi hay vàng tâm, chất gỗ nhẹ xốp, ăn màu và nhà màu no đậm. Nghệ nhân “cắt ván” không dùng dao khắc kiểu châu Âu, mà dùng bộ mũi đục bằng thép cứng, gọi là bộ ve gồm mấy chục chiếc đủ loại đủ cỡ. Ván in khắc tranh hoàn thành, được mỗi gia đình nghệ nhân bảo quản như vốn quý trong nhà, hong gác khô ráo, lâu ngày lên nước đanh cứng, không sợ mối mọt. Giấy điệp là loại giấy dó đại bền, có phủ lớp bột trắng mịn óng ánh nghiền từ vỏ điệp (một loài hến biển), quấy với hồ nếp loãng, quét lên giấy bằng cái thép dẹt, rộng bán, kết bằng lá thông. Nhờ đó, tạo được những vệt dài trông như thế giấy, với một vẻ đẹp rất đặc trưng. Nền điệp trắng nhiều khi còn được quét phủ một nước màu trong suốt : màu hoa hiện bằng nước gỗ vang đỏ, màu vàng chanh bằng nước hòe... Mực in tranh được sản xuất thủ công tại chỗ từ nguyên vật liệu dễ kiếm, dễ chế biến như than lá tre (đen), lá chăm (xanh), hoa hòe hay hạt dành dành (vàng tươi), bột son tán mịn (đỏ tươi), gỗ vang (đỏ thắm) v,v... Mực trắng chế từ phấn vỏ điệp. Mỗi vị luyện với hồ nếp, quấy nhuyễn thật kỹ, gọi là thuốc cái, rất bền màu, chịu được đãi dầu không ra không trôi. 5 Nhiều bức tranh điệp Đông Hồ không những phù hợp với tâm hồn chất phác thuần hậu của người nông dân, mà về thẩm mỹ còn đạt những hiệu quả đặc sắc, được giới mỹ thuật trong nước và các nhà nghiên cứu nước ngoài đánh giả rất cao. Thơ văn Việt Nam từ thời Lê-Mạc (tk15-16) đã nói đến cung cách ăn tết Nguyên đán của người dân chốn kinh kỳ, cùng với “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ - Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh", còn treo tranh Tết, từ cung vua đến hàng phố, khắp nơi dán lên cánh cửa đôi bức tranh “Gà” hay hai Tưởng canh cửa trừ tà cầu may. Các gia đình nho sĩ khá giả, ngoài những hoành phi câu đối và bên ban thờ tổ tiên bày biện trang trọng, thường treo trên vách mấy tấm tranh trục khổ lớn như Phú Quý, Tam Đa, Thất Đồng (bảy em nhỏ hái đào) hoặc Lý ngư vọng nguyệt (Cá chép trông trăng). Gia đình nghèo, nhà cửa đơn sơ, không sắm được đồ thờ đắt tiền, thường treo trên vách hậu ban thờ một tờ tranh chủ (hay tranh hương chủ) vẽ đủ lư hương, bình hoa, chân nến, đèn thờ v,v... để tượng trưng. Phần lớn các tranh như thế đều sản xuất tập trung tại phường Hàng Trống, vốn nổi tiếng về những sản phẩm thủ công như cờ quạt tàn lọng, trống đủ loại, đàn sáo, giày ủng hĩa hài và các mặt hàng thêu tinh xảo. Nghệ nhân làm tranh kéo về đây lập xưởng càng tăng thêm uy tín ngành nghề cho phường sở tại. 6 Khác hẳn tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống thường in trên giấy khổ lớn, với nét đặc trưng là chỉ khắc in một bản nét đen, còn lại toàn bộ màu sắc đều tô bằng tay, ưa dùng phép vờn đậm nhạt của màu phẩm nước tươi tắn, bằng những nhấn bút lông mềm lượn theo đường viền in sẵn. Các cơ sở làm tranh có tiếng ở đất “kẻ chợ” đều ghi xuất xứ, có khi kèm cả tên nghệ nhân, tạo uy tín với người mua. Ván in tranh ở đây ghép khổ to và dầy dặn, khắc cả hai mặt bằng mũi chàng, mũi đục, mũi tỉa tra cán và dao khắc bén ngọt, đảm bảo những đường nét thanh mảnh, tinh vi, mềm mại. Kỹ thuật in cũng khác biệt : trong khi bản in tranh Đông Hồ nhỏ và nhẹ, có “tay cò” để cầm phía lưng ấn xuống mặt giấy, thì ván in tranh Hàng Trống to nặng, phải đạt cẩn thận tờ giấy lên khuôn in đã chà mực, rồi xoa đều bằng xơ mướp khô lên mặt sau. Ván in tranh Hàng Trống cổ nhất hiện còn lưu giữ được, có khắc kèm cả niên đại “năm Minh Mạng thứ tư”, theo dương lịch là 1823, tức là đã gần 200 năm tuổi. Với những tâm hồn chất phác đôn hậu, thuần khiết nơi thôn xóm Việt Nam, nhiều tờ tranh dân gian đã gắn bó sâu nặng đời này sang đời khác. Cuộc sống đạm bạc, bình dị sau lũy tre, bên đồng lúa được khắc họa qua những tờ tranh điệp Đông Hồ hồn nhiên như tranh gà, tranh lợn, ý nhị như Hứng dừa, Đánh ghen, Đám cưới chuột, Thầy đồ Cóc ..., hay tranh Tử tôn vạn đại (con cháu muôn đời) v.v... Ngoài các đề tài nội dung mang ý nghĩa chúc phúc đầu xuân, phản ánh sinh hoạt lao động nông nghiệp hay các tích truyện dân gian, kể cả huyền thoại, triết lý rút từ điển tích Trung Hoa (như Bát Tiên Náo Hải, Lưỡng Nghi Tử Tượng ...), phường Hàng Trống từng giữ “độc quyền” về thể loại tranh thờ hết sức độc đáo và có giá trị nghệ thuật đáng tự hào. Chủ đề phong phú ở đây đi từ Phật giáo, Đạo giáo tới các thần linh trong tín ngưỡng “thờ Mẫu”, với Ngọc Hoàng, Tử Phủ, thường gắn với tập tục ngự đồng - hầu bóng... Nhiều bức tranh thờ trang trọng, như hình tượng các Mẫu Thoải, Mẫu Thượng Ngàn, các ông Hoàng bà Chúa, hay loạt tranh Ngũ Hổ, xét về mặt sáng tạo, về bố 7 cục hình nét, sắc màu có lẽ còn vượt lên trên nhiều tranh quen thuộc, vốn đã nổi tiếng, (chẳng hạn như bộ tứ bình “Tổ nữ” hay Lý ngư vọng nguyệt)... * Cùng với tranh khắc gỗ của người Kinh ở đồng bằng, chúng ta còn có tranh của các dân tộc miền núi, hầu hết vẽ tay bằng màu bột trên giấy dó, màu sắc đường nét chàn phương mang đậm vẻ u huyền trang trọng của mỹ cảm miền sơn cước. Tất cả đều hướng về nguyện cầu ấm no, yên vui, qua khỏi tật bệnh của dân bản làng (tranh miền núi sẽ giới thiệu trong một tập khác). Từ thực tế cuộc sống tới cảm hứng nghệ thuật, nghệ nhân của ta vẽ tranh theo quan niệm rất đơn giản “Sống hơn giống”. Do vậy, cảnh vật và con người vẽ trong tranh tuy là những hình ảnh đời thường, nhưng khi thể hiện vào tranh đã được nghệ nhân đưa lên thành những hình tượng cô đọng thuần khiết, gây rung cảm cho người xem đậm đà, ý vị hơn là vẽ theo quy tắc, giống thực mà khô cứng. Nhiều khí, chính nét vẽ vụng về, chất phác lại tạo cho tranh một chất hồn nhiên, đặc biệt sống động. Tranh dân gian Việt Nam từng có tác dụng văn hóa thẩm mỹ trong nhân dân ta suốt mấy trăm năm, song này đã hoàn tất sứ mệnh lịch sử trong bối cảnh kinh tế, xã hội đổi thay mạnh mẽ từ thành thị đến nông thôn. Tuy nhiên, giá trị thẩm mỹ tự thân của tranh dân gian không hề suy giảm, mà loại hình nghệ thuật này còn là di sản văn hóa quý giá được trân trọng lưu giữ trong các bảo tàng nghệ thuật trong và ngoài nước, trở thành một đối tượng nghiên cứu độc đáo, đặc sắc trong lịch sử mỹ thuật của các dân tộc. NGUYỄN BÁ VẬN 8 foft efax 1 Tranh Đông Hồ Phù Quy là một bé gái ôm con vịt - biểu tượng đức tính hiền dịu. phong lưu của nữ giới. Con vịt thường được về kem bông sen, tương trưng cho sự thanh cao, tạo nhà. Bức này thuộc cấp tranh đôi, cùng với tranh Vinh Hoa tả một be trai ôm con gà trông. Ngày Tết cặp tranh dân đổi nhau trên hai cảnh cửa 2 Tranh Đông -ỏ Cả đàn, tả ga mẹ chăm dan con phải nói lên tình mẫu tử và tinh thần trách nhiệm với con cái (ga mẹ chuẩn bị mạn mỗi cho con), và tình yêu thương đùm bọc (gà con au yên, yên tâm chơi trên lưng game). 10 3. Tranh Đông Hồ Lợn dàn, biểu tưởng của sự sung túc, no đủ. Trên minh lớn có vòng khoảy “âm dương" ngu ý phát triển, sinh sôi nảy nở Hinh lợn thể hiện theo quan niệm cũ, nay đã lỗi thời, của kinh nghiệm chăn nuôi mạnh mun ở nông thôn Việt Nam ngày xưa “nồm rồng - lưng dài - bung bị - bốn khoảy đóng chuông" là bản tiêu chuẩn của con lớn phâm ăn, chóng lớn. 11 TRƯNG -VƯƠNG - KHÔI - NGHĨA 4 Anh hùng dân tộc và những nhân vật có công với dân với nước cũng là chủ đề quan trong trong nhiều loại tranh Đông Hồ, ngu ý cổ vũ lòng yêu nước và tinh thần hy sinh vi đại nghĩa. Tranh vẽ hai chị em Trưng Trắc-Trưng Nhị ngồi trên bánh voi phất cao cờ nghĩa. 12 5 Cùng loạt tranh trên. bức Bà Triều cười đầu voi dữ chỉ huy đanh giác là một tờ tranh Đông Hồ rất phổ biến, đến tận mấy thập niên đầu thẻ kỷ 20. 13 守老果作 6 迎的 送礼 猫 Trẻ em Việt Nam thời trước, không em nào không biết bức tranh Đồng Hồ Đam cưới chuột. Lễ cưới là việc đại hỷ, nhưng để trot loi chuỗi phải dễ" quan Men nào ga nào ca. Buc tranh "chống tham nhung" này ra đời đã may trăm năm, ma den nay vẫn đây y nghĩa 14 蹴哭 7. Hưng dừa cũng là một tranh Đông Hồ nổi tiếng, đậm tính hai hước Tranh in kem hai câu trợ nằm phu hoa "Khen ai kheo dựng nên dựa Đáy trẻo dây hưng cho vừa lòng nhau. Chi nông dân trẻ hở hành tộc vay hưng hai quả dừa do một chàng trai treo cây ném xuống. Sư đi dỏm nhiều nghĩa nói lên tình yêu tuổi trẻ tran trẻ sức sống 15 8. Bộ tranh dõi Ông Tơ - Bà Nguyệt ngày xưa rất được ưa chuộng. do người dân tin rằng “nên vợ nên chồng' là do thần linh xếp dặt sẵn theo mệnh trời. Ông Tơ cưỡi rồng và bà Nguyệt cưỡi phương chính là đại diện ý trai, chủ trị việc se duyên cho thanh niên nam nữ. 16 之湚催 調 9 Một trong các nguyên nhân lan và hạnh phục gia đình thời trước là thải tục đa thẻ, một chống nhiều vợ Tranh Đông Hồ Danh ghen từng là một trong số tranh được hưởng ứng rộng rãi qua nhiều thế hệ, Va trong giới nữ ngày xưa, ai cũng thuộc hai câu là máu ghen đàn ba Mang nạn nấu với gả đồng - Thử chơi một trận, xem chồng về ai? 17 18 2000 10 13 Bộ từ binh (bốn bức treo liền nhau) Tả Nữ thuộc vào số tranh nổi tiếng nhất, và phổ biến rộng rãi nhất của phương tranh hàng Trống. Trong tranh là những cô gái đẹp thủy mị, ăn mặc nền nã lỗi tỉnh thanh áo dài kín đáo, quán lĩnh hoa chanh, văn khăn bỏ tóc đuôi gà mỗi cô chơi một nhạc cụ (kể cả chiếc quạt), biểu tượng văn hóa tao nhã. Hinh net, màu sắc đều mang phẩm chất đặc biệt (Bộ Tổ Nữ in trên đầy đa qua cải biên của Viện Mỹ Thuật, rút từ một bộ lịch mới) 19 14 20 Ly ngư vọng nguyện (Cá chép trông trăng) cũng được treo rộng tại trong các nội thất giàu tinh văn hóa ở Việt Nam thời trước. Dựa theo điển tích Trung Hoa "ca vượt Vũ Môn hóa rồng", bức tranh ngu ý phấn đấu học tập, tu chỉ để vượt khó, nên người, thanh đạt trong chi lớn, phần nào phản ánh nhân cách văn hóa của người treo tranh. 15. sasesre 152525252525 TT e SAGAGE Một bức Tranh Chủ do phường Hàng Trống sản xuất, nay con lưu giữ được (xem giải mình trong bài. 21 16. 22 Tranh thờ của phương Hạng Trông xưa hầu hết đều đạt phẩm chải nghệ thuật cao nhất. Nếu tranh Đông Hồ là trực cảm hồn nhiên, thì tranh thở Hàng Trống là tư duy sâu lắng, cảm nhân tâm linh. Tranh vẽ giàu chất trị tuẻ, song không vì thế trả kem mỹ cảm. Được cách điều với tình trạng trị cao, loạt tranh này chứng tỏ con mắt và tay nghề vững vàng của các tác giả khuyết danh Trên đây là tranh thờ Đức Mẫu Thượng Ngàn, nữ thần linh của rừng núi, mặc áo gấm xanh và chít khăn xanh Dưới chân Ngài, súc vật muôn loại, đền cả voi, ngựa cũng nhỏ xíu, biểu thị long quy phục. ماه 17 Bức Ông Hoàng cưới Lốt", trích từ loại tranh thơ Hạng Trăng về cao ông Hoàng bà Chua trong tin ngưỡng thờ Mẫu. "Lộ" lạ vật linh có dang con rắn lớn ba đầu, chín đuôi, trước đi trên mặt nước 23 470 18 24 Tranh Ngũ Hổ nổi tiếng bậc nhất, từng có mặt khắp các đến miếu, am thơ cả nước trải hàng thế kỷ. Năm sắc lông Hổ tượng trưng cho 5 phương trai đất, 5 chất và 5 tiết mùa Thanh Hổ (xanh) tương trưng phương Đông, hành Mộc, thời Xuân Xích Hổ (độ) tượng trưng phương Nam, hành Hỏa thời, Hạ Bạch Hả (trắng) tương trưng Phương Tây, hành Kim thời, Thu Hắc Hổ (đen) tương trung Phương Bắc hanh Thủy thời Đông Hoàng Hồ (vàng) tương trung Phương Trung Cục và Hành Thổ. Chịu trách nhiệm xuất bản : Giam đốc TRƯỞNG HẠNH Chủ biên : LÊ THANH ĐỨC Biên tập : THANH PHONG Sưu tầm minh họa : LÊ THANH ĐỨC TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM In 2.000 cuốn, khổ 13x19 cm. Tại Công ty In Công Đoàn Việt Nam 169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội. Số giấy phép 411XB - QLXB cấp ngày 29-3-2001. In xong và nộp lưu chiểu tháng 10 năm 2001.