🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tôn Ngô Binh Pháp Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Mục lục TÔN TỬ BINH PHÁP I THIÊN KẾ II THIÊN TÁC CHIẾN III THIÊN MƯU CÔNG IV THIÊN HÌNH V THIÊN THẾ VI THIÊN HƯ THỰC VII THIÊN QUÂN TRANH VIII THIÊN CỬU BIẾN IX THIÊN HÀNH QUÂN X THIÊN ĐỊA HÌNH XI THIÊN CỬU ĐỊA XII https://thuviensach.vn THIÊN HỎA CÔNG XII THIÊN DỤNG GIÁN https://thuviensach.vn LỜI GIỚI THIỆU Trong thế giới sách xưa nay thật hiếm có cuốn sách nào có được sự vận dụng kỳ lạ như Tôn Tử binh pháp. Mặc dù được viết ra với mục đích ban đầu là huấn luyện tướng sĩ đánh trận, nhưng không biết từ bao giờ những nội dung của Tôn Tử binh pháp đã vượt ra ngoài lý thuyết quân sự thông thường, các lý luận trong sách được áp dụng rộng rãi trong cả kinh tế, ngoại giao, quản lý, thậm chí là cả trong thì đấu thể thao và sách lược đàm phán. Không hiếm khi các ý tướng của Tôn Tử binh pháp được dẫn dụng đâu đó trong quá trình ra quyết định lớn nhỏ. Một cuốn cổ thư được viết cách nay hơn hai ngàn năm, mang đậm triết lý phương Đông lại được đông đảo độc giả phương Tây hâm mộ ca tụng hết lời, coi như cẩm nang đảm bảo thành công trong hành động và đời sống. Đó có lẽ là do Tôn Tử binh pháp chứa đựng không chỉ các lý thuyết quân sự mà còn bao gồm cả tâm lý, triết học, pháp luật và được thể hiện dưới một hình thức cực kỳ cô đọng, súc tích. Toàn bộ tập sách chưa đầy 8.000 chữ nguyên bản, chia ra mười ba thiên nhưng đối với mỗi người đọc, Tôn Tử binh pháp luôn được “cá nhân hóa”, trở thành cẩm nang riêng của mỗi người. Ai cũng tìm được một kho tàng cho riêng mình từ Tôn Tử binh pháp. Các tướng lĩnh tìm thấy ở Tôn Tử binh pháp những phương lược tu binh dụng võ, chuyển bại thành thắng, giành kết quả cuối cùng; những nhà quản trị tìm thấy ở sách này những biện pháp duy trì kỷ luật đội ngũ, khích lệ tinh thần cộng sự, xây dựng một tập thể gắn kết, mạnh mẽ; các nhà lãnh đạo tìm thấy trong Tôn Tử binh pháp những hướng dẫn súc tích cho việc quản trị xã hội, chính sách đối nội - đối ngoại. Ngay cả các doanh nhân khởi nghiệp cũng tìm thấy ở Tôn Tử binh phá pnhững khích lệ mới mẻ để dấn thân vào thương trường gian nan nơi không thiếu những mưu sâu kế hiểm. https://thuviensach.vn Khi bạn cầm trên tay bản sách này, Tôn Tử binh pháp đã được dịch ra trên 100 thứ tiếng và xuất bản ở hầu khắp các nước trên thế giới. Tôn Tử binh pháp, với tên tiếng Anh quen thuộc The art of war từ lâu đã được đưa vào hệ thống thư viện của quân đội Hoa Kỳ. Tất cả các nhân viên CIA đều được đề nghị nghiên cứu Tôn Tử binh pháp. Rất nhiều công ty Nhật Bản, Hàn Quốc đưa Tôn Tử binh pháp vào danh sách tài liệu yêu cầu đối với các cấp quản lý. Sau chiến thắng năm 2002 đưa đội tuyển Brazil vô địch World Cup lần thứ 5, nhiều phân tích đã chỉ ra rằng huấn luyện viên đội này lúc đó, ông Scolari đã áp dụng chặt chẽ Tôn Tử binh pháp qua từng trận đấu. Đối với bạn đọc nước ta, nhiều tư duy cô đọng của Tôn Tử binh pháp đã trở thành một dạng thành ngữ, dạy con người ta cách đốl nhân xử thế hằng ngày. Có lẽ không ai không biết đến những câu như: “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng”, hoặc “Phải vào chỗ chết mới có đất sống”. Trong lịch sử chống ngoại xâm, nhiều danh tướng nước ta cũng từng nhiều lần áp dụng tài tình những tư tướng chiến tranh du kích, phép tiến lui, chiến thuật lấy ít địch nhiều, v.v. trong Tôn Tử binh pháp để tạo nên những Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ bất hủ. Là sách viết cho các trận chiến, nhưng Tôn Tử binh pháp không ca ngợi hay cổ vũ chiến tranh. Từng cầm quân xông pha trận mạc trong thời Xuân thu, có lẽ Tôn Tử hiểu hơn ai hết cái giá xương tan máu rơi và hậu quả lâu dài mà mỗi cuộc chiến tranh - dù nhân danh bất kỳ mục đích nào gây ra. Ngay trong thiên đầu tiên, ông đã cảnh báo: “Binh là việc lớn của nước, cái đất chết sống, cái đạo mất còn, không thể không xét tỏ". Trong sách Sử ký, Tư Mã Thiên còn lưu lại lời can gián của ông với vua Ngô Hạp Lư trước trận đánh Dĩnh đô nước Sở: “Dân khó nhọc, chưa thể tiến quân, xin hãy chờ đã”. Tại Việt Nam, Tôn Tử binh pháp đã được dịch ra quốc ngữ nhiều lần, trong các ấn bản được biết đến, bản dịch của cụ Trúc Khê Ngô Văn Triện là bản dịch toàn vẹn xuất bản sớm nhất và được đánh giá cao về chất lượng. https://thuviensach.vn Không chỉ dịch phần chính văn của Tôn Tử, bản dịch này còn tham bác các lời bình, chú thích của các học giả đời sau. Tuy sau này có nhiều bản dịch khác kế thừa và dẫn giải thêm cho hợp thời cuộc, nhưng bản dịch Trúc Khê vẫn được coi là bản dịch Việt hóa bình dị hơn cả. Cụ Trúc Khê Ngô Văn Triện (1901-1947) là một nhà văn, nhà báo, dịch giả có tiếng tinh thông Hán học. Khởi nghiệp tại nhà in Trung Bắc tân văn, sau chuyển sang làm việc ở tòa soạn Thực nghiệp dân báo, đồng thời viết văn viết báo, dịch sách và biên khảo. Cụ mở nhà xuất bản Trúc Khê thư cục từ năm 1928, tự xuất bản phần lớn các trước tác của mình. Cũng trong thời gian này, cụ tham gia Việt Nam Quốc dân đảng và bị Pháp bắt giam, chịu án cấm cố. Hết án về cụ lại xúc tiến ra các báo Thương mại, Bắc Hà, giữ mục văn học của tờ tạp chí Phổ thông bán nguyệt san và chuyên tâm vào công việc xuất bản, mong muốn góp tay mưu “khai đạo trí thức” như cụ hằng tâm niệm. Sức làm việc của cụ Trúc Khê Ngô Văn Triện thật bền bỉ. Qua đời khi chưa đầy 50 tuổi, cụ đã để lại gần trăm tác phẩm nhiều thể loại: biên khảo, sáng tác, dịch thuật... và rất nhiều bài báo chưa thống kê được hết. Trong hoàn cảnh sách báo bị kiểm duyệt ngặt nghèo, ngôn luận bị cấm đoán đến vô lý, các tác phẩm thuộc loại tiểu thuyết lịch sử của Trúc Khê từng là một niềm cổ võ, nuôi dưỡng lòng yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, làm cho cả một thế hệ thấm thía nỗi nhục mất tự do. Ngoài Tôn Tử binh pháp, Trúc Khê còn dịch đồng thời Ngô Tử binh pháp của Ngô Khởi, cũng là một quyển binh thư cổ, các lần xuất bản trước đây thường gộp cả hai bản dịch lại thành một quyển, lấy tên là Tôn Ngô binh pháp. Tuy nhiên xét thấy Tôn Từ binh pháp và Ngô Tử binh pháp nguyên là những tác phẩm độc lập, hoàn chỉnh, mỗi cuốn đều có triết lý và kết cấu riêng, nên lần xuất bản này, chúng tôi tách riêng phần trước tác của Tôn Tử và đặt lại tên sách cho đúng vớỉ thông lệ xuất bản là Tôn Tử binh pháp. So với các bản in trước, chúng tôi giữ nguyên cách chia đoạn https://thuviensach.vn chính văn Tôn Tử, lời bình chú của các học giả đời sau và các phiên âm cũ, chỉ biên tập lại các lỗi in và chính tả. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. https://thuviensach.vn THÂN THẾ VÀ TRỨ TÁC CỦA TÔN TỬ (Sinh về thế kỷ thứ 6 và thứ 5 trước Gia-tô) Sách Sử ký nói: Tôn Tử tên là Vũ, người nước Tề, vì có soạn ra sách binh pháp, được vào yết kiến vua Ngô là Hạp Lư, sau vua dùng làm tướng. Sách Ngô Việt xuân thu nói: Vua Ngô lên đài, hướng vào ngọn gió nam mà hò la, một lúc rồi than thở, các quan chẳng ai hiểu ý vua thế nào. Tử Tư biết lòng vua băn khoăn, bèn tiến Ngô Tử lên vua. Tôn Tử là người nước Ngô, giỏi về binh pháp, ở ẩn lánh trong bóng tối, người đòi chẳng ai biết rõ tài. Xét Ngô Tử vốn người nước Tề, sau chạy sang Ngô, cho nên sách Ngô Việt xuân thu bảo là người Ngô. Sách Tính thị biện chứng của Đặng Danh Thế nói rằng: Cháu năm đời của Kính Trọng nước Tề tên là Thư làm quan đại phu nước Tề, đi đánh nước Cử có công, vua Cảnh công ban cho họ Tôn, cho ấp ăn lộc ở Nhạc Án. Thư sinh ra Phùng, làm quan khanh nước Tề. Phùng sinh ra Vũ, tự là Trường Khanh. Vì bọn mấy họ Điền, Bão mưu làm loạn, Vũ phải chạy sang Ngô rồi làm tướng quân. Sách Sử ký chép: Hạp Lư nói: Có thể tạm thử về cách nghiêm quân không? Thưa rằng: Có thể. Hạp Lư nói: Có thể thử bằng những đàn bà không? Thưa rằng: Có thể. Bèn cho đem thử xem. Lấy những mỹ nhân trong cung ra cả thảy được một trăm tám mươi người, Tôn Tử chia ra làm hai đội, lấy hai người thiếp yêu nhất của vua đặt làm đội trướng, đều bắt phải cầm kích, ra lệnh rằng: Các nàng biết trái tim, tay tả, tay hữu cùng lưng của nàng không? Bọn đàn bà nói: Biết rồi. Tôn Tử nói: Đằng trước thì trông vào tim, bên tả thì trông vào tay tả, bên hữu thì trông vào tay hữu, đằng sau thì trông vào lưng. Bọn đàn bà vâng lời. Ước thúc đã xong, bèn đặt cái phù cái việt, ba lần ra lệnh và năm lần nhắc lại, rồi giục họ đi về https://thuviensach.vn phía hữu. Bọn đàn bà cả cười. Tôn Tử nói: Ước thúc không rõ, hiệu lệnh không tỏ là tội của người làm tướng. Bèn lại ba lần ra lệnh, năm lần nhắc lại, rồi giục họ đi về phía tả. Bọn đàn bà lại cả cười. Tôn Tử nói: Ước thúc không rõ, hiệu lệnh không tỏ là tội của người làm tướng, nhưng đã tỏ rõ mà không theo đúng phép là tội của binh lính. Bèn muốn chém hai người tả hữu đội trướng. Vua Ngô ở trên đài trông xuống, thấy Vũ sắp chém những người thiếp yêu của mình, cả sợ, vội sai người xuống truyền lệnh rằng: Quả nhân đã biết tướng quân giỏi sự dùng binh rồi. Quả nhân không có hai người thiếp ấy thì ăn không biết gì là ngon, xin đừng nỡ chém. Tôn Tử nói: Thần đã chịu mệnh làm tướng, tướng ở trong quân, có khi mệnh vua cũng không cần nghe theo. Bèn đem chém hai người đội trướng rồi nhắc người vai dưới lên thay, lại ra mệnh lệnh. Bọn đàn bà bấy giờ, tả hữu trước sau quỳ đứng, đều đúng vào khuôn phép mực thước, không ai dám ho he tiếng gì. Tôn Tử bấy giờ sai sứ báo với vua rằng: Quân đã chỉnh tề, nhà vua có thể thử xuống coi, rồi tùy nhà vua muốn dùng vào việc gì thì dùng, dẫu bắt họ giẫm vào nước vào lửa cũng có thể được. Vua Ngô nói: Thôi tướng quân hãy lui về nghỉ, quả nhân không muốn xuống xem. Tôn Tử nói: Thế là nhà vua chỉ thích nghe nói suông chứ không biết dùng sự thực. Hạp Lư mới biết Tôn Tử là người giỏi sự dùng binh, sau cùng dùng làm tướng. Nước Ngô sở dĩ phía tây phá được nước Sở mạnh vào tận Dĩnh đô, phía bắc làm cho nước Tề, nước Tấn phải sợ, nức tiếng gọi với chư hầu, là có sức của Tôn Tử dự vào đấy. Sử ký lại rằng: Tôn Vũ lấy tập binh pháp để vào kiến vua Ngô Hạp Lư, Hạp Lư nói: Mười ba thiên của nhà ngươi, ta đã xem hết cả rồi. Xét sách Sử ký chỉ nói lấy binh pháp vào kiến Hạp Lư, không nói rõ mười ba thiên ấy làm vào hồi nào. Xem ở bài tựa của vua Ngụy Võ (Tào Tháo) rằng: Vì tướng Ngô Tôn Vũ làm ra mười ba thiên binh pháp đem thử vào đám đàn bà, rồi sau được dùng làm tướng; vậy thì mười ba thiên ấy làm ra, cốt để cần Hạp Lư biết đến mà dùng. Nay xét ở thiên đầu nói rằng: "Sẽ https://thuviensach.vn nghe kế của ta, dùng binh tất phải thắng, ta ở lại; sẽ không nghe kế của ta, dùng binh tất phải bại, ta bỏ đi", ấy là những lời cần dùng đó. Lại xét ở thiên "Hư thực" nói rằng: "Quân lính của người Việt tuy nhiều, nhưng có ích gì trong sự thua sự được", ấy là lời vì Hạp Lư mà nói ra đó. Thiên "Cửu địa" nói: "Người Ngô cùng người Việt ghét nhau, khi đi cùng một chiếc thuyền mà gặp gió bão thì cứu giúp nhau như tay tả tay hữu vậy", cũng là lời nói đối với Hạp Lư đó. Cho nên Ngụy Võ bảo là vì vua Ngô Hạp Lư mà làm ra, lời nói ấy đúng đấy. Sách Ngô Việt xuân thu nói: Vua Ngô vời Tôn Tử hỏi về binh pháp, mỗi khi trình bày được một thiên, vua tắc tỏm ngợi khen luôn miệng. Vua Ngô hỏi Tôn Vũ rằng: Đất tan[1] quân lính để ý ở nhà, không thể dùng đánh nhau được, thì nên bền giữ không ra. Nếu kẻ địch đánh vào thành nhỏ của ta, cướp đồng ruộng ta, cấm củi rác ta, lấp đường cốt yếu của ta, đợi khi ta trống rỗng, rồi đến đánh gấp thì làm thế nào? Vũ nói: Kẻ địch vào sâu cõi ta, qua nhiều thành ấp, binh lính lấy quân làm nhà, chuyên chí quyết đấu, binh ta ở nước mến quê ham sống, bày trận thì không bền, đánh nhau thì không thắng, nên tụ người, hợp lính, dành thóc chứa lụa, giữ thành phòng hiểm, sai khinh binh cắt đứt đường lương. Họ khiêu chiến không được, vận tải không đến, đồng không nội trống, ba quân đói khát, bấy giờ ta mới lừa nhử, có thể nên công. Nếu muốn đánh nhau ở đồng thì phải nhân thế, dựa hiểm đặt phục, không có chỗ hiểm thì ẩn vào khí trời như là bóng tối, sương mờ, nhân lúc bất ý đánh úp vào khi họ trễ nải, có thể nên công. Ngô vương hỏi Tôn Vũ rằng: Ta đến đất nhẹ chưa vào cõi địch, quân lính nhớ về, khó tiến dễ lui, chưa qua hiểm trở, ba quân sợ hãi, đại tướng muốn tiến, quân sĩ muốn lui, trên dưới khác lòng; bên địch giữ gìn thành lũy, sửa sang xe ngựa, hoặc cản trước ta, hoặc đánh sau ta, thì như thế nào? Vũ nói: Quân đến đất nhẹ, binh sĩ chưa chuyên, lấy tiến vào làm cốt, không lấy chiến làm cần, đừng gần thành lớn, đừng do đường thẳng, đặt ngờ, giả hoặc https://thuviensach.vn vờ như sắp đi, rồi tuyển quân kỵ mạnh mẽ, ngậm tăm vào trước, cướp lấy trâu ngựa lục súc, ba quân thấy được tiến sẽ không sợ, chia toán quân giỏi, ngầm phục một nơi, kẻ địch hễ đến đánh ngay, đừng ngờ, nếu mà không đến bỏ đó mà đi. Ngô vương hỏi Tôn Vũ rằng: Đất tranh, kẻ địch đến trước chiếm chỗ hiểm yếu, giữ chỗ tiện lợi, tuyển binh luyện lính, hoặc ra, hoặc giữ, để phòng sự xuất kỳ của ta, thì làm thế nào? Vũ nói: Cái phép đất tranh, giữ trước là lợi. Quân địch đã chiếm được chỗ thì mình rất chớ nên đánh, giả cách kéo quân chạy đi, dựng cờ khua trống, đến cái chỗ mà họ báu trọng, kéo dong tung bụi, làm mờ hoặc tai mắt của họ, chia một toán quân giỏi của ta, ngầm phục một chỗ, địch tất ra cứu, người muốn ta cho, người bỏ ta lấy, ấy là cái đạo tranh trước. Nếu ta đến giữ được trước mà địch dùng cách ấy thì tuyển số quân mạnh, giữ vững lấy chỗ, sai toán khinh binh đi đuổi theo, chia đặt phục ở chỗ hiểm trở, quân địch quay lại đánh, thì quân phục ở canh nổi lên, ấy là cái đạo toàn thắng. Ngô vương hỏi Tôn Vũ rằng: Đất giao, ta sẽ ngăn tuyệt quân địch, khiến không lại được, truyền cho nơi biên thành của ta sửa việc thủ bị, ngăn cản đường thông, giữ vững yếu ải. Nếu không đề trước, quân địch đã phòng, họ có thể đến được, ta không thể đi được, số người nhiều ít lại đều nhau, thì làm thế nào? Vũ nói: Đã mình không thể đi được họ có thể đến được, ta chia quân ẩn giấu tỏ ra không có năng lực gì. Quân địch kéo đến, ta đặt phục, giấu lều, đánh lúc bất ý, có thể nên công được. Ngô vương hỏi Tôn Vũ rằng: Đất thông tất phải đến trước nếu ta đường xa đi sau, dù dong xe ruổi ngựa cũng không đến trước được, thì làm thế nào? Vũ nói: Đất thuộc ba bề, đường thông bốn lối, ta cùng kẻ địch tương đương, mà bên cạnh đó có nước khác, gọi là đến trước, tất phải lễ biện cho hậu, sứ đi cho nhanh, ước hòa với nước bên cạnh, giao thân kết ân, binh tuy đến sau, nhưng người ở đấy đã thuộc về mình. Kén binh luyện lính, đóng ở chỗ lợi, việc quân săn sóc, kho lương chứa đầy, khiến xe, ngựa của ta, ra https://thuviensach.vn vào xem ngó. Ta có sức giúp của người, mà kẻ kia thì mất phe đảng, cùng nhau ỷ giốc, khua trống cùng đánh, quân địch kinh khủng, không biết đằng nào mà chống lại. Ngô vương hỏi Tôn Vũ rằng: Ta dẫn binh vào sâu đất nặng, qua vượt đã nhiều, đường lương bị đứt, giả thử muốn về, thế không thể qua, muốn ăn của bên địch, cầm binh vững chắc, thì như thế nào? Vũ nói: Phàm ở đất nặng, quân lính liều lĩnh, chuyển vận không thông thì cướp lấy lương ăn, dưới được thóc lụa đều cống lên trên, ai cướp được nhiều thì có thưởng, quân không có bụng nghĩ đến sự về. Nếu mà định về thì phải phòng ngừa nghiêm cẩn, sâu hào cao lũy, tỏ với địch là định ở lâu. Địch ngờ đường thông, ngầm trừ triệt những lối yếu hại, bèn sai khinh binh ngậm tăm mà đi, làm tung cát bụi và lấy trâu ngựa để nhử mồi, quân địch nếu ra, khua trống mà theo, ngầm phục quân ta, cùng nhau đúng kỳ, trong ngoài ứng hợp, đủ biết là có thể đánh bại được họ. Ngô vương hỏi Tôn Vũ rằng: Ta vào đất lội, đường lối những núi sông hiểm trở khó đi, đi lâu quân mỏi, địch ở phía trước ta, lại phục đằng sau ta, trại ở phía tả ta, lại giữ phía hữu ta, xe tốt ngựa khỏe đón chẹn những con đường hẻm, thì như thế nào? Vũ nói: Trước cho xe nhẹ tiến đi cách quân mười dặm cùng địch chờ đón tại chỗ hiểm trở, hoặc chia đi sang tả, hoặc chia đi sang hữu, đại tướng ngắm trông bốn bề, chọn chỗ trống không mà đánh lấy, đều hợp lại cả ở trung đạo đến mỏi thì thôi. Ngô vương hỏi Tôn Vũ rằng: Ta vào đất vây, trước có giặc mạnh, sau có hiểm nan, quân địch tuyệt đường lương của ta, lợi thế chạy của ta, hò reo không tiến để xem cái năng lực của ta thì làm thế nào? Vũ nói: Ở trong đất vây, tất lấp chỗ khuyết, tỏ rằng sẽ không đi đâu, như thế binh lính sẽ lấy quân làm nhà, muôn người cùng lòng, ba quân cùng sức, thổi cơm đủ ăn luôn mấy ngày để không thấy khói lửa gì cả, cố làm ra cái hình rối loạn hèn yếu. Bên địch thấy thế, phòng bị tất là hững hờ. Mình sẽ khuyến khích quân lính, khiến họ tức giận, phục những lính giỏi ở các chỗ hiểm trở hai bên tả https://thuviensach.vn hữu, rồi đánh trống mà kéo ra. Quân địch nếu cản trở, mình sẽ đánh thật mau và mạnh, đằng trước đánh nhau mà đằng sau mở lối, làm thế ỷ giốc với hai bên tả hữu. Lại hỏi rằng: Quân địch ở trong đất vây của ta náu núp mà có mưu sâu, nhử ta vào mối lợi, buộc ta bằng ngọn cờ, rối ren như loạn, không biết là họ đi đâu, thì làm thế nào? Vũ nói: Nghìn người cầm cờ chia dàn ra ở những con đường trọng yếu, sai toán khinh binh ra khiêu chiến, bày trận mà đừng đánh, tiếp xúc mà đừng bỏ, đó là cách phá mưu của họ. Trở lên đều là di văn của Tôn Tử, thấy ở Thông điển. Lại rằng: Quân vào cõi địch, kẻ địch giữ vững thành lũy không đánh, lính tráng nhớ về, muốn lui nhưng khó, gọi là đất nhẹ, nên kén quân kỵ mạnh mẽ, phục ở đường hiểm yếu, ta lui, địch đuổi đến thì ta đánh. Ngô vương hỏi Tôn Vũ rằng: Quân ta ra khỏi cõi đóng ở trên đất kẻ địch, địch kéo ùa đến, vây ta mấy vòng, muốn xông mà ra, bốn bề lấp chẹn, muốn khích lệ quân sĩ, khiến họ liều mình phá vây thì làm thế nào? Vũ nói: Sâu hào cao lũy, tỏ sự giữ gìn phòng bị, yên tĩnh đừng động để giấu cái năng lực của ta. Truyền cho ba quân, tỏ bất đắc dĩ, giết trâu đốt xe, khao thưởng quân sĩ, thiêu hết lương thực, san lấp giếng bếp, cắt tóc vứt mũ, dứt bỏ lòng sống, tướng không mưu khác, quân có chí chết. Đó rồi chuốt giáp, mài dao, gồm khí hợp sức, hoặc đánh hai cạnh, thúc trống hò reo, quân địch cũng sợ, không thể đương nổi; chia toán binh mạnh, đánh gấp đằng sau, ấy là lỡ đường mà tìm sống. Cho nên nói rằng: "Khốn mà không mưu thì cùng, cùng mà không đánh thì chết". Ngô vương nói: Nếu ta vây địch thì như thế nào? Vũ nói: Núi cao hang hiểm, khó bề vượt qua, gọi là giặc cùng. Phương pháp đánh phá, núp quân giấu lều, mở cho lối đi, tỏ cho đường chạy; ham sống tìm ra, tất họ không có chí chiến đấu, bấy giờ sẽ đánh, tuy đông cũng có thể phá được. Binh pháp lại rằng: Nếu kẻ địch ở đất chết, quân lính mạnh mẽ, cái cách đánh họ, thuận mà đừng chống, ngầm giữ chỗ lợi, cắt đứt đường lương, sợ có kỳ binh, ẩn mà đừng hiện, khiến https://thuviensach.vn tay cung nỏ đều giữ yên chỗ. (Xét họ Hà dẫn đoạn văn này, cũng nói là "Binh pháp nói rằng" thì biết lời vấn đáp cũng ở trong số tám mươi hai thiên). Trở lên thấy ở lời chua của họ Hà. Xét đây đều là giải thích nghĩa thiên "Cửu địa", lời ý rất tường cho nên thiên, quyển, không thể không nhiều. Ngô vương hỏi Tôn Vũ rằng: Quân địch mạnh hung hăng, kiêu mà không sợ, binh nhiều mà khỏe, đồ tính thế nào? Vũ nói: Chịu khuất mà đợi thuận theo ý họ, đừng khiến họ biết rõ, để càng thêm trễ nải, nhân theo quân địch mà xê dịch, ngầm phục để đợi, đi trước họ không trông, đi sau họ không đoái, mình đánh sấn vào khoảng giữa, tuy họ nhiều mình cũng có thể thắng được, cái cách đánh kẻ kiêu, không nên tranh phong. Thấy ở Thông điển. Vua Ngô hỏi Tôn Vũ rằng: Quân địch giữ chỗ núi hiểm, chiếm phần lợi thế, lương thực lại đủ, khiêu khích thì không ra, có dịp thì lấn cướp, vậy làm thế nào? Vũ nói: Chia binh giữ chỗ yếu bại, cẩn phòng đừng trễ nhác, ngầm dò tình ý, khẽ đợi lúc họ chểnh mảng, lấy lợi mà nhử, cấm đường kiếm củi, lâu không được gì, tự nhiên biến đổi, đợi lúc họ rời khỏi chỗ vững chắc, sẽ cướp lấy chỗ yêu thích của họ, như vậy kẻ địch dù giữ chỗ hiểm ta cùng có thể phá được. Thấy ở Thông điển và Thái bình ngự lãm. Tôn Tử nói: Tướng ấy là trí, là nhân, là kính, là tín, là dũng,là nghiêm. Ấy nên trí là để bẻ gãy kẻ địch, nhân để làm cho người ham theo, kính để chiêu người hiền, tín để đúng lệ thưởng, dũng để thêm khí, nghiêm để nhất lệnh. Cho nên bẻ kẻ địch thì có thể hợp biến, người ham theo thì nghĩ sự cố đánh, kẻ hiền trí hợp thì âm mưu lợi, sự thưởng phạt đúng thì quân hết sức, khí dũng thêm https://thuviensach.vn thì uy lệnh của quân táng bội, uy lệnh duy nhất thì tướng muốn sao được vậy. Tôn Tử nói: Phàm đất nhiều chỗ lõm chỗ vũng gọi là giếng trời. Tôn Tử nói: Cho nên nói rằng "chỗ cỏ rậm um tùm là để ẩn trốn, chỗ hang sâu hiểm hóc là để đình trú xe ngựa, chỗ núi rừng khuất khúc là để lấy ít đánh nhiều, chỗ đầm hồ mờ mịt, là để ẩn náu hình tích". Thấy ở Thông điển. Tôn Tử nói: Mạnh yếu dài ngắn đừng lẫn. Lại nói: Xa thì dùng nỏ, gần thì dùng gươm, gươm nỏ cùng bổ trợ cho nhau. Lại nói: Lấy mười bộ binh để đánh một kỵ binh. Cũng thấy ở Thông điển. Đỗ Mục nói: Sách của Tôn Vũ mấy chục vạn lời, Ngụy Võ tước bớt phần rườm rà lọc chép phần tinh túy thành bộ sách này. Nhưng xét mười ba thiên Tôn Tử là do Tôn Vũ tự tay chép nên trong sách Sử ký có hai lần khen đến, vậy mà Đỗ Mục bảo do Ngụy Võ bút tước nên là lầm. Tiều Công Võ nói: Lý Thuyên đời Đường cho là Ngụy Võ chú giải có nhiều chỗ lầm, bèn thu rút pho sử lịch đại dựa theo phép độn giáp mà chua thành ba quyển. Lại rằng: Đỗ Mục đời Đường thấy trong Vũ thư, đại khái dùng bằng nhân nghĩa, khiến bằng cơ quyền, Tào Công chú giải sơ lược, mười không được một, bởi còn tiếc những điều sở đắc, định dành lại để tự làm ra bộ sách mới, nhân đem chua lại cho đầy đủ. Người đời bảo Mục hăng hái thích bàn việc binh, muốn thử tài mà không được, sức học có thể nói chuyện được https://thuviensach.vn những việc ở thời Xuân thu, Chiến quốc rất rộng mà tường, người sành việc binh phải có ý phục. Lại rằng: Trần Hạo đời Đường thấy Tào Công chua thì lờ mờ, Đỗ Mục chua thì viển vông, bèn làm lời chua lại. Lại rằng: Kỷ Nhiếp đời Đường đem những lời giải của ba nhà đời Đường là Mạnh Thị, Giả Lâm, Đỗ Hựu mà hợp lại. Âu Dương Tu nói: Đời truyền rằng mười ba thiên Tôn Tử, phần nhiều dùng lời chua của Tào Công, Đỗ Mục, Trần Hạo gọi là ba nhà. Lại rằng: Ba nhà chua Tôn Tử, Hạo là người chua sau cùng thường chê chỗ kém của Mục. Tiều Công Võ nói: Vương Tích thấy bản cổ sửa đổi lầm thiếu nên lại làm lời chua. Triều vua Nhân tông (Tống) thiên hạ nhàn thái bình đã lâu, người nước không tập luyện việc binh. Nguyên Hiệu làm phản, tướng ngoài biên thường bị thua luôn, triều đình nhân tìm hỏi những người biết về việc binh, thế là sĩ đại phu đua nhau nói việc binh nhiều lắm. Cho nên bản triều chú giải sách của Tôn Vũ, đại khái đều là người của thời bấy giờ. Xét sách Tôn Tử tạp chí ngày nay, vốn do Đạo Tạng Hoa Âm[2] lục ra, tức là bộ sách do Cát Thiên Bảo đời Tống thu góp lời chua của mười nhà, mười nhà ấy là ) Ngụy Võ; 2) Lý Thuyên; 3) Đỗ Mục; 4) Trần Hạo; 5) Giả Lâm; 6) Manh Thị; 7) Mai Nghiêu Thần; 8) Vương Tích; 9) Hà Diện Tích; 10) Trương Dự. Trong bản mười nhà lại có Đỗ Hựu Quân Khanh chua nữa. Xét Đỗ Hựu là người làm ra sách Thông điển, dẫn lời của Tôn Tử mà giải thích chứ không phải là chua. Sách Thông điển dẫn lời Tôn Tử rằng: "Lợi để câu nhử, thân để chia lìa", chua rằng lấy lợi câu nhử, khiến năm cách gián[3] đều lọt https://thuviensach.vn vào, kẻ biện sĩ đi du thuyết làm thân với vua tôi bên kia, rồi làm chia ha hình thế của họ ra, cũng như nước Tần sai kẻ phản gián sang nói với nước Triệu, khiến bỏ Liêm Pha mà dùng con Triệu Xa đó. Xét hai câu "lợi để câu nhử, thân để chia lìa" nguyên văn của Tôn Tử vốn không liền nhau, sách Thông điển trích dẫn lại lầm lời chua, tìm đến ý nghĩa, hầu thành ra một việc, khác hẳn với lời Tôn Tử, nghĩa hai câu không dính gì với nhau cả. Lại xét lối chua của Đỗ Hựu thường trước dẫn lời chua của họ Tào, dưới phụ ý mình cho nên lời trước với lời sau có chỗ không giống nhau. Lại về sự chua của Đỗ Hựu, ngoài sự dẫn dụng lời chua của họ Tào, thỉnh thoảng cùng dùng lời của họ Mạnh nữa. Lại xét mười nhà chua[4], sau Ngụy Võ thì kế đến họ Mạnh, nhận thấy ở Tùy thư - Kinh tịch chí; nguyên bản đặt họ Mạnh ở sau Trần Hạo, Giả Lâm là lầm, nay cải chính. Tiều Công Võ cho họ Mạnh là người Đường, cũng lầm. Lại xét Đỗ Hựu tuy không phải là làm lời chua sách Tôn Tử, nhung đã dẫn dụng lời văn không nên đặt ở sau Giả Lâm và ở trước Mạnh Thị, nay đổi đặt ở dưới Mạnh Thị. Lại xét Đỗ Mục là cháu của Hựu, nguyên bản đặt Mục ở trước là sự lầm lớn. Lại sách Tôn Tử, nguyên bản của Đạo Tạng đề là tập chú, bản của họ Chu ở Đại Hưng đề là chú giải, nay đổi là Tôn Tủ thập gia chú là theo sách Tổng chí. Lược dịch tập Tôn Tủ tự lục của TẤT DĨ TUÂN. https://thuviensach.vn TÔN TỬ BINH PHÁP https://thuviensach.vn I THIÊN KẾ Tào Công rằng: Kế là kén tướng, lượng giặc, áng đất, liệu quân, xa gần hiểm dễ, phải tính ở chỗ miếu đường vậy. Đỗ Mục rằng: Kế là tính toán. Tính toán cái gì? Tức là năm việc: đạo, trời, đất, tướng, pháp ở dưới này vậy. Trên chỗ miếu đường, trước hết đem năm việc của người và mình mà tính toán hơn kém rồi sau mới định được thắng phụ, thắng phụ đã định rồi sau mới dấy quân, động binh. Cái đạo dùng binh không gì trước được năm việc cho nên đặt ở thiên đầu. Vương Tích rằng: Kế nghĩa là tính về chủ tướng, trời đất, pháp lệnh, binh chúng, sĩ tốt, thưởng phạt. Trương Dự rằng: Quân tử nói kế trước định ở trong rồi sau quân mới ra khỏi cõi, cho nên đạo dùng binh lấy kế làm đầu. Có người nói việc quân cốt ở ra chỗ trận địch rồi tùy nghi mà định liệu. Tào Công lại bảo là tính kế ở chỗ miếu đường là cớ làm sao? Nói rằng tương hiền hay ngay, địch mạnh hay yếu, đất xa hay gần, binh nhiều hay ít thế nào lại chẳng phải tính trước? Đến lúc hai quân gặp nhau, biến động cùng ứng thì ở như viên tướng phải biết định liệu chứ không có thể tính trước được. Tôn Tử nói: Binh là việc lớn của nước. Đỗ Mục rằng: Truyện nói: Việc lớn của nước ở tế tự và binh nhung. Trương Dự nói: Nước yên hay nguy là ở binh cho nên giảng võ luyện binh, thực là việc trước hết. Cái đất chết sống, cái đạo mất còn, không nên không xét tỏ. https://thuviensach.vn Lý Thuyên rằng: Binh là hung khí, chết sống mất còn là hệ ở đó, vì thế phải coi trọng, kẻo sợ người ta làm nó một cách khinh thường. Đỗ Mục rằng: Nước còn hay mất, người chết hay sống, đều bởi ở việc mà ra, cho nên phải tỏ xét. Giả Lâm nói: Đất cũng như chỗ, tức trỏ vào cái trận địa bày quân dàn lính, được chỗ lợi thì sống, mất chỗ tiện thì chết, cho nên nói là cái đất chết sống. Đạo là cái đạo liệu cơ thủ thắng, được nó thì còn, mất nó thì mất, cho nên không thể không xét rõ. Kinh Thư nói rằng: Có cái đạo còn, giữ cho vững chắc, có cái đạo mất, đẩy cho đổ nhào. Mai Thánh Du rằng: Đất có cái thế sống chết, chiến có cái đạo mất còn. Trương Dự rằng: Sự chết sống của dân điềm ra ở đây thì sự mất còn của nước trông thấy ở kia. Nhưng chết sống gọi là đất, mất còn gọi là đạo, bởi chết sống do ở cái đất được hay thua, mà mất còn hệ ở cái đạo được hay hỏng, như thế há có thể không thận trọng mà xem xét ư? Cho nên phải so tính năm việc để tìm lấy cái tình. Tào Công rằng: Năm việc là năm việc ở dưới đây. Cái tình hình của người và của ta. Lý Thuyên rằng: Tức bảo năm việc dưới đây. So tính xa gần để tìm biết tình hình mà ứng phó với quân địch. Giả Lâm rằng: So lường kế mưu của người và ta tìm xét tình thực của hai quân, như vậy thì hơn kém khá biết, được thua dễ thấy. Một rằng đạo https://thuviensach.vn Đỗ Hựu rằng: Đạo là trỏ vào cái đức hóa. Trương Dự rằng: Đạo là cái ân tín để sai khiến dân. Hai rằng trời Đỗ Hựu rằng: Trời là trỏ vào sự che chở. Trương Dự rằng: Trời là nói trên thuận thời trời. Ba rằng đất Đỗ Hựu rằng: Đất là trỏ vào sự từ ái. Trương Dự rằng: Đất là nói dưới biết lợi đất. Bốn rằng tướng Đỗ Hựu rằng: Tướng là trỏ vào sự kinh lược. Trương Dự rằng: Tướng là nói sự ủy nhiệm người hiền năng. Năm rằng pháp Đỗ Hựu rằng: Pháp là trỏ vào sự đặt để. Đỗ Mục rằng: Ấy gọi là năm việc đó. Vương Tích rằng: Ấy là năm việc phải so tính đó. Này cái đạo dùng binh, phải cốt nhân hòa làm gốc, thiên thời cùng địa lợi thì là phần giúp thêm. Ba điều ấy đã đủ rồi sau mới bàn việc cất binh. Binh cất tất phải https://thuviensach.vn tướng giỏi, tướng giỏi rồi pháp lệnh mới đâu ra đấy. Ấy Tôn Tử xếp đặt cái thứ tự trên này là ý thế đó. Trương Dự rằng: Tiết chế nghiêm minh. Này tướng cùng pháp ở cuối năm điều, cớ vì phàm cất quân đi đánh kẻ có tội, trên chỗ miếu đường, trước phải xét ân tín hậu hay bạc, sau phải tính thiên thời thuận hay nghịch, thứ rồi xem địa hình hiểm hay dễ, ba điều ấy đã đủ rồi, sau mới sai tướng đi đánh, binh đã ra khỏi cõi thì pháp lệnh phải theo cả ở viên tướng, ấy cái thứ tự như vậy đó. Đạo là khiến dân đồng ý với người trên. Trương Dự rằng: Lấy ân tín đạo nghĩa mà phủ trị quần chúng thì ba quân một lòng, vui vẻ theo sự sai dùng của người trên. Kinh Dịch nói: Làm vui lòng người để xông vào sự khó, dân quên cả chết. Cho nên có thể cùng họ chết, có thể cùng họ sống, mà dân không sợ nguy. Tào Công rằng: Tức bảo là lấy giáo lệnh mà dẫn đạo mọi người. Nguy nghĩa là nguy nghi. Đỗ Hựu rằng: Tức bảo là lấy chính lệnh mà đưa dắt, lấy lễ giáo mà so tày. Nguy tức là nghi, trên có điều nhân ban ra, dưới sẽ liều mạng mà không tiếc, cho nên có thể cùng ở với nhau trong lúc mất còn mà không sợ sự khuynh nguy, cũng như thành Tấn Dương bị vây, bếp chìm mà còn có cóc[5], người ta không ai có lòng phản bạn ngờ vực gì cả. Đỗ Mục rằng: Đạo là trỏ vào nhân nghĩa. Lý Tư hỏi Tuân Khanh về việc binh, Khanh thưa rằng: Kìa nhân nghĩa là để sửa chuốt chính trị, chính trị sửa chuốt, thì dân thân với người trên, vui với vua chúa, coi khinh sự https://thuviensach.vn chết. Tuân Khanh lại trả lời vua Hiếu Thành vương nước Triệu trong một cuộc nói chuyện về việc binh rằng: Trăm tướng một lòng, ba quân cùng sức. Bề tôi đối với vua chúa, người dưới đối với người trên như con thờ cha, em thờ anh, như cánh tay chèo chống cho đầu mắt che chở cho ngực bụng, như thế mới có thể khiến họ cùng trên đồng lòng, chết sống cùng nhịp mà không sợ gì sự nguy nghi. Giả Lâm rằng: Tướng biết lấy đạo làm lòng cùng với người chung sự sướng khổ, thì lính tráng phục, tự nhiên đồng lòng với người trên. Khiến cho quân lính mến ta như cha mẹ, coi địch như cừu thù, phi có đạo không thể nào được. Hoàng Thạch Công nói: Phải đạo thì thịnh, lỗi đạo thì mất. Trời là nói về thời tiết âm dương nóng lạnh. Tào Công rằng: Thuận theo trời làm việc đánh tội, phải nhân theo khí tiết, âm dương bốn mùa, cho nên sách Tư Mã pháp nói: Mùa đông, mùa hạ không dấy quân, là để tỏ sự thương dân vậy. Đỗ Hựu rằng: Tức bảo là thuận trời làm việc đánh tội, nhân theo khí tiết cứng mềm của âm dương bốn mùa. Cho nên sách Tư Mã pháp nói: Mùa đông, mùa hạ không dấy quân, là để gồm yêu mọi người. Đến như mưa nhỏ gội quân, làm cơ tất có thắng, gió xoáy xô đụng, đường xa mà vô công, mây giống đàn dê, cái điềm tất chạy, khí như hươu sợ, cái thế tất thua, mây hơi ra khỏi lũy, màu đen màu đỏ chàm quân, đều là điềm thất bại, tựa khói mà không phải khói, đó là mây lành, tất thắng, tựa mù mà không phải mù, đó là khóc quân, tất bại. Mới biết sự chiêm nghiệm gió mây, có đã từ lâu. Lý Thuyên rằng: ứng trời thuận người, nhân thời chống giặc. Đất là nói về xa gần, hiểm dễ, rộng hẹp, chết sống. https://thuviensach.vn Tào Công rằng: Nói lấy cái hình thế của chín chỗ đất khác nhau, nhân thời liệu định để thu lấy phần lợi. Lời bàn có ở trong thiên "Cửu địa". Mai Nghiêu Thần rằng: Đó là nói sự phải biết cái lợi hại của hình thế. Phàm dụng binh trước hết phải biết hình đất, biết xa gần thì có thể tính được cái kế đường cong đường thẳng, biết hiểm dễ thì có thể tính được cái lợi quân bộ quân kỵ, biết rộng hẹp thì có thể liệu được cái cách dùng ít dùng nhiều, biết chết sống thì có thể hiểu được cái thế nên đánh nên tản. Tướng là nói về trí, tín, nhân, dũng, nghiêm. Tào Công rằng: Tướng nên có đủ năm đức ấy. Đỗ Mục rằng: Đạo của tiên vương lấy nhân làm đầu, bọn của nhà binh, dùng trí làm trước. Bởi trí thì hiểu cơ quyền, biết biến thông, tín thì không nghi ngờ về sự thưởng phạt, nhân thì yêu người mến vật, biết sự cần lao, dũng thì quyết thắng thừa thế không chịu lần lừa, nghiêm thì lấy uy hình mà làm cho ba quân nghiêm túc. Thân Bao Tư nước Sở sang sứ nước Việt, vua Câu Tiễn nướcViệt sáp sang đánh Ngô, nhân hỏi về chiến trận. Thân Bao Tư thưa rằng: Nay chiến trận lấy trí làm đầu, thứ đến nhân, thứ đến dũng. Không trí thì không biết hết được tình dân, không thể lưỡng tính được sự đông vắng ở trong thiên hạ; không nhân thì không thể cùng ba quân chịu chung cái nạn đói khát, vất vả; không dũng thì không thể đoán định được điều ngờ để nảy ra kế lớn. Giả Lâm rằng: Chuyên dùng trí thì quay quắt, riêng thì nhân thì cố chấp, chỉ thủ tín thì ngu dại, cậy sức mạnh thì bạo hoạnh, lệnh quá nghiêm thì tàn nhẫn. Năm đức ấy gồm đủ mà đều biết đem dùng một cách thích đáng thì có thể làm tướng súy được. Vương Tích nói: Trí thì thấy trước khi việc chưa xảy mà không hoặc, biết mưu toan mà thông quyền biến; tín thì hiệu lệnh đúng mực; nhân thì tử https://thuviensach.vn tế và yêu thương, thu được lòng người; dũng thì hăm hở vì nghĩa mà không sợ, biết quả đoán; nghiêm thì lấy uy nghiêm mà làm cho lòng người không dám trễ nải; năm điều ấy cùng bổ trợ lẫn cho nhau, không thể thiếu được điều nào cả. Cho nên Tào Công nói: Làm tướng nên đủ năm đức ấy. Pháp là nói về khúc chế, quan đạo, chủ dụng. Tào Công nói: Khúc chế là những thể lệ vẻ bộ khúc, cờ phướn, chiêng trống, quan là trăm quan, đạo là đường lương, chủ dụng là khoản phí dụng của những cánh quân chủ yếu. Lý Thuyên nói: Khúc là bộ khúc, chế là tiết độ, quan là tước thưởng, đạo là đường, chủ là coi giữ, dụng là đồ dùng của quân, đều là những phép thường trong một đạo quân, do viên tướng phải săn sóc đến. Trương Dự rằng: Khúc là bộ khúc, chế là tiết chế, quan là nói sự chia ra những chức phó tướng, đạo là đường vận tải lương thực, chủ là người coi giữ nhũng đồ dùng của quân, dụng là tính toán những vật phí dụng, sáu điều ấy là cốt yếu của việc dùng binh, cần phải xử trí cho phải phép. Năm việc ấy chẳng ai là chẳng nghe, hễ biết thì thắng, chẳng biết thì chẳng thắng. Tào Công rằng: Cùng nghe năm việc ấy, nhưng hễ biết cái lẽ biến của nó thì thắng. Trương Dự rằng: Trở lên năm việc, người người cùng nghe, nhưng hễ hiểu cho đến cùng cái lẽ biến của nó thì thắng, không thế thì bại. Cho nên phải so lường để tính toán mà tìm lấy cái tình. https://thuviensach.vn Tào Công rằng: Tìm lấy cái tình tức là cái tình hình được thua. Vương Tích rằng: Phải biết cho hết. Nói tuy đã biết cả năm việc, nhưng phải đợi bảy điều tính toán dưới này mới hiểu hết được tình hình. Trương Dự nói: Trên đã bày năm việc, từ đây trở xuống mới so sánh sự hơn kém của người với mình, để dò tìm cái tình trạng thua được. Rằng, chủ bên nào hay? Đỗ Mục rằng: Nói chủ của bên ta và của bên địch ai biết xa kẻ nịnh, gần người hay, dùng người mà không ngờ. Vương Tích rằng: Cũng như Hàn Tín nói: Hạng vương có cái khỏe của kẻ thất phu, có cái nhân của người đàn bà, danh tuy là bá chủ nhưng thực thì mất lòng thiên hạ. Tướng bên nào giỏi? Tào Công rằng: Trỏ vào đạo đức trí năng. Đỗ Mục rằng: Tướng bên nào giỏi tức như trên nói trí, tín, nhân, dũng, nghiêm, chẳng hạn, như Hán Cao tổ liệu chừng tướng Ngụy là Bá Trực không thể đương được với Hàn Tín. Trời đất bên nào được? Tào Công, Lý Thuyên đều rằng: Trời đất là nói thiên thời và địa lợi. Đỗ Hựu rằng: Xem chỗ hai quân chiếm cứ, biết bên nào được thiên thời địa lợi. https://thuviensach.vn Pháp lệnh bên nào hành? Tào Công rằng: Nói đặt ra pháp lệnh, không ai dám phạm, hễ phạm vào thì tất phải giết. Mai Nghiêu Thần rằng: Lấy pháp để so bằng mọi người, lấy lệnh để duy nhất mọi người. Trương Dự rằng: Ngụy Giáng giết Dương Can, Nhương Thư chém Trang Giả, Lã Mông giết người làng, Ngọa Long chém Mã Tốc. Nay xem sự đặt ra không ai dám phạm, phạm vào thì tất giết, bên nào làm được đúng như thế. Đỗ Mục rằng: Trên dưới hòa đồng, hăng hái đánh trận là mạnh, lính nhiều xe lắm là mạnh. Trương Dự rằng: Xe bền ngựa tốt, lính khỏe gươm, sắc, nghe trống mà mừng, nghe chiêng mà giận, xem bên nào được như thế. Tướng tá bên nào luyện? Trương Dự rằng: Cái phép ly hợp tụ tán, cái lệnh ngồi đứng tiến lui, xem bên nào tập luyện thông thạo. Thưởng phạt bên nào phân minh? Đỗ Hựu rằng: Thưởng người thiện, phạt người ác, xem bên nào được phân minh. Cho nên Vương Tử nói: Thưởng vô độ thì phí mà không có ân gì, phạt vô độ thì giết cũng chẳng có uy gì. Đỗ Mục rằng: Thưởng không quá, phạt không lạm. https://thuviensach.vn Trương Dự rằng: Người nên thưởng thì tuy thù oán cũng ghi công, người nên phạt thì tuy cha con cũng bắt lỗi. Ta do đó mà biết sự thua được. Tào Công rằng: Đem bảy việc ấy ra so tính, sẽ biết được sự thua được. Trương Dự rằng: Bảy việc đều hơn thì chưa đánh đã thắng trước, bảy việc đều kém thì chưa đánh đã bại trước, cho nên thắng bại có thể biết sẵn được. Tính điều lợi để nói đã được nghe theo, bèn làm ra cái thế để giúp ở ngoài. Tào Công rằng: Ngoài là nói ở bên ngoài phép thường. Đỗ Mục rằng: Tính toán lợi hại là căn bản của việc quân. Lợi hại đã được nghe dùng, rồi sau mới ở ngoài phép thường lại tìm binh thế để giúp đỡ vào việc. Giả Lâm rằng: Tính lợi, nghe mưu, đã biết được tình hình của giặc, ta bèn đặt ra cái thế kỳ quyệt để rung động bên ngoài, hoặc đánh bên cạnh, hoặc rón theo sau để giúp vào trận chính. Trương Dự rằng: Tôn Tử lại bảo: Cái lợi mà tôi tính nếu đã nghe theo thì tôi lại sẽ làm thế quân để giúp việc ở ngoài, bởi phép thường việc binh thì có thể nói rõ với người, nhưng thế lợi việc binh thì phải tùy theo tình hình bên địch. Thế là nhân lợi mà định ra cơ quyền. Đỗ Mục rằng: Từ đây mới nói về cái thế bên ngoài của phép thường. Cái thế không thể thấy trước được; hoặc nhân cái hại của bên địch mà thấy cái https://thuviensach.vn lợi của bên ta, hoặc nhân cái lợi của bên địch mà thấy cái hại của bên ta, rồi sau mới có thể định ra cơ quyền để thu lấy phần thắng. Trương Dự rằng: Cái gọi là thế là phải nhân sự lợi của việc mà định ra quyền mưu để thắng bên địch, cho nên không thể nói trước được. Từ đây trở xuống mới lược nói về quyền biến. Binh là cái đạo dối trá. Tào Công rằng: Việc binh không có cái hình nhất định, lấy sự dối trá làm đường đi. Vương Tích rằng: Dối trá là để cần thắng được quân địch, còn trị quân thì tất phải giữ điều tín. Trương Dự rằng: Dùng binh tuy gốc ở nhân nghĩa, nhưng muốn chiếm lấy phần thắng thì tất phải dối trá cho nên kéo dong tung bụi là cái quyệt của Loan Chi, muôn nỏ đều bắn là cái mẹo của Tôn Tần, nghìn trâu đều chạy, Điền Đan dùng quyền, túi cát lấp dòng, Hoài Âm dùng trá, đó đều là lấy đạo dối trá mà thu phần thắng lợi. Cho nên giỏi mà tỏ ra không giỏi. Trương Dự rằng: Thực mạnh mà tỏ ra yếu, thực bạo mà tỏ ra nhát, như những việc Lý Mục đánh bại Hung Nô, Tôn Tần chém chết Bàng Quyên. Dùng mà tỏ ra không dùng. Lý Thuyên rằng: Nói mình thực dùng quân mà lại tỏ ra bên ngoài là yếu kém. Tướng Hán là Trần Hy làm phản, kết liên với quân Hung Nô, Cao tổ sai mười bọn sứ đi thăm, đều nói là nên đánh, sau lại sai Lưu Kính đi, https://thuviensach.vn Kính về nói rằng: Hung Nô không nên đánh. Vua hỏi duyên cớ, Kính nói phàm hai nước chống nhau, tất phô phang cái giỏi, cái mạnh của mình, nay thần đi thăm, chỉ thấy những người gầy yếu, đó tất là họ giỏi mà tỏ ra không giỏi, thần cho là không nên đánh. Cao tổ tức giận nói: Thằng giặc Tề chỉ lấy miệng lưỡi mà được làm quan, nay dám nói càn để làm nhụt chí quân ta. Bèn giam cùm Kính ở Quảng Võ rồi đem ba mươi vạn quân đến Bạch Đăng. Cao tổ bị quân Hung Nô vây, phải ăn đói trong bảy ngày. Đó là cái nghĩa quân đội tỏ sự yếu kém ra bên ngoài đó. Đỗ Mục rằng: Đó là sự dối trá tàng hình. Nay cái hình của mình không nên để quân địch trông thấy. Quân địch thấy hình của mình tất có cái để ứng lại. Truyện nói rằng: Chim cắt sắp đánh, tất giấu hình đi, như cái nghĩa Hung Nô phô quân gầy yếu với sứ giả nhà Hán đó. Gần mà tỏ ra xa, xa mà tỏ ra gần. Lý Thuyên rằng: Đó là khiến cho quân địch lỡ sự phòng bị. Tướng Hán là Hàn Tín khi đánh bắt Ngụy vương Báo, ban đầu dàn thuyền định sang đò qua bến Lâm Tấn, kế rồi lén đem quân thả những thùng gỗ xuống nước để sang qua Hạ Dương đánh úp An Ấp, khiến quân Ngụy không phòng bị kịp. Cảnh Cam đánh Trương Bộ cũng đầu tiên đánh vào Lâm Truy. Đó đều là tỏ cái thế xa. Đem mối lợi mà câu nhử. Đỗ Mục rằng: Tướng nước Triệu là Lý Mục thả những súc mục của dân chứng đầy đồng, hễ thấy quân Hung Nô tiến vào thì giả cách thua chạy, bỏ lại hàng mấy nghìn con, chúa Hung Nô nghe vậy cả mừng, kéo đại binh đến. Mục bày nhiều trận đánh bất kỳ, tả hữu dồn lại, cả phá và giết của Hung Nô đến hơn mười vạn quân kỵ. https://thuviensach.vn Mai Nghiêu Thần rằng: Kẻ kia tham lợi thì ta lấy của cải câu nhử. Nhân rối loạn để đánh lấy. Lý Thuyên rằng: Kẻ địch tham lợi tất là phải rối loạn. Chúa Tần là Diêu Hưng đi đánh quân Thốc Phát, Nhục Đàn đem hết những trâu dê thả ra ngoài đồng mặc cho người Tần cướp lấy, người Tần được lợi, quân không còn hàng lối gì nữa, Nhục Đàn ngầm chia mười cánh quân, đổ ra đánh úp, làm cho quân Tần thua lớn, chém được hơn bảy nghìn thủ cấp. Ấy là cái nghĩa nhân rối loạn để đánh lấy đó. Mai Nghiêu Thần rằng: Kẻ kia rối loạn thì ta thừa dịp mà đánh lấy. Thấy chắc thì phải phòng. Đỗ Mục rằng: Trong khi hai quân đối lũy, không cứ bên địch chắc hay lép, cũng thường phải phòng bị luôn. Đây nói lúc bình thường vô sự, bờ cõi hai bên tiếp giáp nhau, nếu thấy bên kia, chính trị sửa chuốt, trên dưới yêu nhau, thưởng phạt phân minh, tướng sĩ tình luyện thì phải nên phòng bị ngay chứ không đợi đến lúc giao binh, rồi mới phòng bị. Họ Hà rằng: Kẻ địch ta chỉ thấy họ đầy chắc mà chưa thấy cái hình rỗng lép thì phải chứa sức để phòng bị. Thấy mạnh thì phải tránh. Đỗ Hựu rằng: Kẻ kia kho vựa đầy chắc, quân lính mạnh mẽ, thì nên lui tránh để chờ khi nào họ rỗng lép, biếng lười, thấy biến rồi sẽ ứng phó. Đỗ Mục rằng: Nói nên tránh cái sở trường của người ta. Quân địch trong khi binh cường khí mạnh, thì nên lui tránh, đợi khi họ trễ biếng, sẽ nhằm đánh vào chỗ khe hở. https://thuviensach.vn Cuối đời nhà Tấn, giặc Lĩnh Nam là Lư Tuân, Từ Đạo Phú thừa hư đánh úp thành Kiến Nghiệp, Lưu Dụ đem quân chống và nói: Nếu giặc kéo thẳng đến Tân Đình thì ta phải tránh, bằng họ lui về đỗ ở Sái Châu thì chỉ đến bị bắt mà thôi. Rồi Từ Đạo Phú, muốn đốt thuyền kéo thẳng lên bộ, nhưng Lư Tuân cho là không nên, bèn lui đến đỗ ở Sái Châu, rồi bị bại diệt. Trêu cho họ tức. Lý Thuyên rằng: Làm tướng hay giận thì quyền tất dễ loạn, đó là tại tính không bền. Đỗ Mục rằng: Viên đại tướng cứng cỏi, nóng nảy thì nên trêu cho mà tức, khiến cho lòng sôi, trí loạn, không đoái nghĩ gì đến mưu kế đã định. Mai Nghiêu Thần rằng: Kẻ kia hẹp hòi nóng nảy dễ giận, ta trêu để cho tức tối mà khinh chiến. Lún cho họ kiêu. Đỗ Hựu rằng: Kẻ kia dấy quân cả nước, tức giận muốn tiến, ta nên tỏ ra bề ngoài thấp lún để cho họ hợm hĩnh, đợi khi họ trễ nải quay về, bấy giờ mới đón mà đánh. Lý Thuyên rằng: Lễ nhiều mà nói ngọt, chí của kẻ ấy không nhỏ. Thạch Lặc nước Hậu Triệu xưng bầy tôi với Vương Tuấn, tả hữu muốn đánh, Tuấn nói: Thạch Công đến đây cốt để phụng thờ ta, kẻ nào dám nói đánh sẽ chém. Bèn đặt đại tiệc để thiết đãi. Lặc bèn đem trâu dê mấy vạn con đến, nói là đem đến dâng lễ, kỳ thực là để ngăn lấp các đường ngõ, khiến quân Tuấn không kéo ra được, rồi y vào thành Kế, bắt Tuấn ở trong chỗ công sảnh chém đi, kiêm tính cả nước Yên. Lún để cho bên kia sinh kiêu tức là nghĩa ấy. https://thuviensach.vn Họ thân cận thì làm cho lìa. Lý Thuyên rằng: Phá vỡ thề ước, làm lìa vua tôi, rồi sau mới đem quân đánh. Ngày xưa nước Tần đánh nước Triệu, tướng Tần là ứng Hầu nói phản gián với Triệu vương rằng: Tôi chỉ sợ Triệu Quát mà thôi, chứ Liêm Pha thì dễ dàng lắm. Triệu vương tướng thực, bèn dùng Quát thay Pha, nhân thế bị Tần đánh thua, chôn sống quân Triệu Triệu đến bốn mươi vạn ở Trường Bình, tức là nghĩa ấy. Đỗ Mục rằng: Nói bên địch nếu trên dưới yêu nhau, thì nên lấy mối lợi to đút lót để làm ly gián. Trần Bình nói với Hán vương rằng: Nay những bề tôi thân thiết của Hạng vương, chẳng qua có bọn Á Phụ, Chung Ly Muội, Long Thư, Chu Ân, mấy người, đại vương nếu thực chịu dùng mấy vạn cân vàng, làm chia lìa vua tôi họ, họ tất từ bên trong giết nhau, Hán nhân thế cất quân sang đánh, thì chắc là diệt được nước Sở. Hán vương cho làm phải, bèn đem bốn vạn cân vàng giao cho Trần Bình, sai đi làm phản gián. Hạng vương quả ngờ Á Phụ, không đánh gấp để hạ Huỳnh Dương, Hán vương bèn chạy trốn được. Đánh chỗ không phòng bị, ra chỗ bất thình lình. Tào Công rằng: Đánh lúc họ trễ nải, ra chỗ họ trống trải. Họ Mạnh rằng: Đánh lúc họ trống trải, chụp lúc họ trễ nải, khiến kẻ địch không biết đâu mà chống cự. Cho nên nói rằng: "Việc binh lấy vô hình làm giỏi". Thái Công nói: Cử động không gì thần bằng khiến kẻ địch không ngờ, mưu chước không gì hay bằng khiến kẻ địch không biết. Đó là những cách để đi đến sự thắng trận của nhà bính, không thể truyền trước được. https://thuviensach.vn Tào Công rằng: Truyền cũng như để hở. Binh không có cái thế nhất định, nước không có cái hình nhất định, sự biến hóa trong khi lâm địch, không thể mà truyền trước được. Cho nên nói rằng: "Liệu định ở lòng, xét cơ ở mắt". Đỗ Mục rằng: Truyền là nói. Đây nói những điều kể ở trên này, đều là những mưu chước dùng binh thủ thắng, vốn không phải là phép tắc nhất định, tất phải thấy hình của quân địch rồi mới có thể thì vi, không nói trước được. Sách Quốc ngữ chép: Tương Tử chạy đến Tấn Dương, quân Tấn vây mà tháo nước vào thành, tuy bếp chìm mà còn có cóc, dân không có ý làm phản. https://thuviensach.vn II THIÊN TÁC CHIẾN Tào Công rằng: Muốn chiến tất trước phải tính khoản tốn phí, cốt nhờ lương của bên địch vậy. Lý Thuyên rằng: Trước định kế rồi sau mới sửa đến chiến cụ, vì thế thiên "Chiến" ở dưới thiên "Kế". Trương Dự rằng: Kế toán đã xong, rồi mới sắm sửa đến xe ngựa, khí giới, lương thảo v.v. để làm đồ tác chiến, vì thế thiên "Chiến" ở dưới thiên "Kế". Tôn Tử nói: Phàm cách dụng binh, xe ruổi nghìn bộ, xe da nghìn cỗ, quân mặc áo giáp mười vạn. Tào Công rằng: Xe ruổi là xe nhẹ thắng bốn ngựa. Xe da là xe nặng, nói sự nặng của muôn quân kỵ, mỗi xe thắng bốn ngựa. Quân kỵ mười người là một tốp, có hai người dưỡng chủ việc thổi cơm, một người gia tử coi giữ áo quần, hai người cứu, giữ việc nuôi ngựa, cả thảy năm người. Bộ binh mười người, có một chiếc xe lớn thắng bò để chở, có hai người dưỡng, chủ việc thổi cơm, một người gia tử coi giữ áo quần, cả thảy ba người. Quân mặc áo giáp mười vạn, là nói về số binh lính. Lý Thuyên rằng: Xe ruổi là xe chiến, xe da là xe nhẹ, mặc áo giáp là lính đi bộ. Xe một cỗ thắng bốn con ngựa, lính bộ bảy mươi người; tính số nghìn cỗ xe, thì quân mặc áo giáp bảy vạn, ngựa bốn nghìn con. Tôn Tử ước lượng về số cần dùng của quân, lấy mười vạn làm suất sẽ do đó mà suy ra hàng trăm vạn. https://thuviensach.vn Nghìn dặm mang lương thực đi. Tào Công rằng: Nói vượt cõi đi xa nghìn dặm. Lý Thuyên rằng: Nói đường sá xa xăm. Thì khoản phí ở trong ngoài, khoản dùng về tân khách, khoản chi về sơn nhựa, khoản tiêu về xe giáp, mỗi ngày tốn đến nghìn vàng[6] có đủ như thế thì mới có thể đem đi được đạo quân mười vạn. Tào Công rằng: Ấy là chưa kể đến những khoản tặng thưởng. Đỗ Mục rằng: Việc quân có những lễ giao thiệp với nước chư hầu, cho nên nói rằng tân khách; xe giáp khí giới phải chữa chạy khâu vá, nói son nhựa là kể cái bé nhỏ, nghìn vàng là nói tốn phí nhiều, ấy là khoản tặng thưởng còn tính ngoài đấy. Vương Tích rằng: Trong là trong nước, ngoài là nói quân thứ: tân khách như sứ giả của chư hầu cùng sự khao thưởng tướng sĩ ở trong quân; son nhựa, xe giáp là nói từ cái nhỏ đến cái lớn. Sự đánh nhau, đánh lâu mới thắng thì nhụt đồ binh, cùn khí mạnh, đánh thành thì sức kiệt. Đỗ Mục rằng: Cùng bên địch giữ nhau lâu ngày mới thắng thì giáp binh cùn nát, nhuệ khí chùn nhụt, đánh thành thì sức người hao kiệt. Giả Lâm rằng: Chiến tuy thắng người nhưng lâu thì vô lợi, việc binh quý ở toàn thắng, cùn binh, nhụt khí, lính đau, ngựa què thì hao hại. https://thuviensach.vn Đem quân phơi dãi lâu thì khoản tiêu dùng trong nước phải không đủ. Họ Mạnh rằng: Dãi quân lâu ngày ở ngoài nghìn dặm thì khoản phí dụng quân quốc, không đủ mà cung cấp. Trương Dự rằng: Ngày tốn nghìn vàng, quân dãi lâu thì kho nước cung làm sao được, như Hán Võ đế đi chinh phạt mãi không chịu giải binh, đến khi kho nước trống rỗng mới xuống một tờ chiếu nói thảm thiết đó. Này cùn binh nhụt khí, cạn sức hết tiền, thì chư hầu sẽ thừa dịp núng của mình mà khởi lên, tuy người có trí năng cũng chẳng thể giữ trọn vẹn ở sau được. Đỗ Hựu rằng: Tuy bấy giờ có tài dụng binh, cũng chẳng thể ngăn ngừa được cái hậu hoạn. Cho nên việc binh, nên rằng thà vụng mà chóng, chứ không nên khéo mà lâu. Đỗ Mục rằng: Trong khi công thủ, tuy vụng đường cơ trí, nhưng lấy thần tốc làm trên hết, hễ không có cái nạn dãi quân, tốn của, nhụt binh thì tức là khéo. Họ Hà rằng: Chóng tuy vụng, nhưng không tốn tiền, sức; lâu tuy khéo nhưng e sinh hậu hoạn. Việc binh kéo dài mà nước lợi, chưa từng có vậy. Đỗ Hựu rằng: Binh là đồ dữ, lâu thì sinh biến, như Trí Bá vây nước Triệu, quá năm không về, rồi bị Tương Tử bắt sống, mình chết nước tan. https://thuviensach.vn Cho nên sách Tân tư truyện nói: "Ham chiến tranh, thích việc võ, chưa có ai là chẳng phải diệt". Lý Thuyên rằng: Việc binh như lửa không mau dập đi thì rồi nó tự đốt cháy mình. Cho nên không biết hết cái hại của sự dùng binh, thì không thể biết hết cái lợi của sự dùng binh. Nói sự mưu quốc hành quân, không trước lo cái họa nguy vong thì không thể lấy được phần lợi, như Tần bá thấy cái lợi đánh úp nước Trịnh mà không đoái đến cái thua ở Hào Hàm, Ngô vương hợm công đánh Tề mà quên mất cái vạ Cô Tô. Lý Thuyên rằng: Lợi cùng hại nó dựa nhau mà sinh ra, trước biết cái hại rồi sau mới biết cái lợi. Đỗ Mục rằng: Sự hại như nhọc người tốn của, sự lợi như nuốt giặc mở cõi, nếu không nghĩ đến cái lo của mình thì người trong một thuyền đều là địch quốc, còn mong lấy lợi ở bên địch sao được. Người giỏi dùng binh thì việc phu phen lính tráng không gọi sổ đến hai lần, lương thực không chuyên chở đến ba lần. Tào Công rằng: Nói chỉ huy động một lần là đã thắng được, không lại về nước để lấy binh thêm nữa. Lý Thuyên rằng: Quân ra thì tính xa gần mà chở lương đi, quân về thì chở lương đón, thế là chỉ có hai lần chở chứ không đến ba lần. https://thuviensach.vn Lấy dùng ở trong nước, nhân lương của quân địch, cho nên quân ăn có thể đủ được. Tào Công rằng: Binh giáp chiến cụ lấy dùng của trong nước, lương thực thì lấy của bên địch. Trương Dự rằng: Khí dụng lấy của trong nước vì vật nhẹ dễ đem, lương thực lấy của bên địch vì thóc nặng khó chở. Nay nghìn dặm mang lương thì quân có vẻ đói, cho nên nhân lương của bên địch thì sẽ được đủ ăn. Nước nghèo lương quân thì phải chuyên chở xa, chuyên chở xa thì trăm họ nghèo. Đỗ Mục rằng: Quản Tử nói: Thóc đi ba trăm dặm thì nước không có cái súc tích một năm, thóc đi bốn trăm dặm thì nước không có cái súc tích hai năm, thóc đi năm trăm dặm thì dân chúng phải có vẻ đói. Đó là nói thóc nặng mà giá trị nhẹ, không nên chuyên chở, chuyên chở thì nông phu và bò cày đều phải lỡ việc ở đồng áng, cho nên trăm họ không thể không nghèo. Giả Lâm rằng: Vận chở xa thì của hao hụt ở đường sá, hư nát vì đài tải, trăm họ phải nghèo. Gần chỗ quân đóng thì bán được đắt, bán đắt thì trăm họ hết của. Tào Công rằng: Quân đội kéo đi, chỗ nào gần quân thì phải nghèo, vì của bán được đắt, trăm họ phải rỗng. Giả Lâm rằng: Quân sĩ tụ ở đâu, vật đều đắt vọt, người ta tham cái lợi phi thường, đem hết tài vật ra để bán, ban đầu tuy được lợi nhiều, nhưng sau thì rỗng hết của cải. https://thuviensach.vn Của hết thì đến khoản khâu dịch cũng lúng túng không thể cung nổi. Trương Dự rằng: Tài lực cạn hết thì đến khoản sưu dịch hàng làng xóm cũng lúng túng không dễ cung được. Hoặc nói rằng: Khâu dịch như chúa Thành Công nước Lỗ đánh thuế khâu giáp. Trong khi nhà nước túng tiêu, Thành Công bắt dân mỗi hàng khâu phải nộp thứ thuế của hàng điện, trái hẳn với lệ thường. Mỗi khâu có mười sáu tỉnh (chòm), mỗi điện có sáu mươi tư tính. Sức cạn của hết, những kẻ nơi đồng nội đều trống rỗng cửa nhà, trăm họ hao tổn, mười phần mất bảy. Tào Công rằng: Mỗi khâu (xóm) là mười sáu tính (chòm). Trăm họ của hết mà việc binh không thôi, người ta phải vận lương vất vả ở ngoài đồng nội. Mười phần mất bảy là nói về những sự hao hại. Mai Nghiêu Thần nói: Trăm họ đem tiền lương sức lực cung phụng khoản phí cho quân, vốn liếng mười phần mất bảy, nhà chúa đem bò ngựa khí giới cung phụng khoản phí cho quân, vốn liếng mười phần mất sáu. Cho nên thuế nặng binh nhàm, trăm họ khổ sở, phu rộn dân nghèo, quốc gia trống rỗng. Cho nên viên tướng trí năng, cốt tìm cách ăn của bên địch, ăn của bên địch một chung thì đỡ cho mình được hai mươi chung, rơm rác một thạch đỡ cho mình được hai mươi thạch. Trương Dự rằng: Nghìn dặm mang lương, tốn hai mươi chung và thạch, mới được một chung và thạch đến nơi quân đóng, nếu càng hiểm trở thì chẳng những là thế, cho nên nhà Tần đi đánh Hung Nô, đem ba mươi chung mà đến noi chỉ còn một thạch. https://thuviensach.vn Giết quân bên địch do ở tức giận vậy. Lý Thuyên rằng: Giận là cái oai của quân. Đỗ Mục rằng: Muôn người không thể cùng giận tất cả, phải do ta khêu gọi mới được. Giả Lâm rằng: Người mà không giận thì không chịu giết. Họ Hà rằng: Nước Yên vây thành Tức Mặc của nước Tề, những người Tề về hàng đều bị cắt mũi, người Tề đều tức, càng cố giữ vững. Điền Đan lại buông lời phản gián rằng: Ta chỉ sợ người Yên đào những mồ mả ở ngoài thành làm nhục đến di hài của các tiền nhân, đó là điều đáng lạnh lòng lắm. Quân Yên nghe vậy bèn đào hết mồ mả, đốt hết hài cốt. Người Tức Mặc ở trên thành trông thấy đến ứa nước mắt khóc, cùng muốn ra, sự tức giận tăng lên thập bội. Đan biết lính tráng đã có thể dùng được, bèn kéo ra đánh phá được quân Yên. Hám lợi bên địch do ở của cải vậy. Đỗ Hựu rằng: Người ta biết rằng thắng được bên địch sẽ có cái lợi được hậu thưởng, thì liều vào gươm mác, xông vào tên đạn, vui lòng mà sấn đánh, đều là nhờ sự quyến dỗ của những món tiền của đền thưởng công lao. Đỗ Mục rằng: Nói được của cải của bên địch, tất đem thưởng cho quân lính, khiến mọi người đều ham muốn mà cố đánh. Mai Nghiêu Thần rằng: Giết giặc thì khêu quân ta bằng tức giận, cướp thành thì nhử quân ta bằng của cải. Cho nên cuộc đánh nhau bằng xe, hễ cướp được xe từ mười cỗ trở lên, sẽ thưởng cho người lính cướp được trước tiên. https://thuviensach.vn Mai Nghiêu Thần rằng: Thưởng khắp thì khó chu, cho nên tướng thưởng cho một người để khuyến khích hàng trăm người. Rồi thay đổi cờ xí. Tào Công rằng: Khiến cho cùng màu cờ với mình. Trương Dự rằng: Biến màu sắc của quân mình, khiến cho cũng giống như địch. Xe trộn lộn mà cưỡi. Mai Nghiêu Thần rằng: Xe đem ngồi trân trộn, cờ không để nguyên cũ. Vương Tích rằng: Được xe của bên địch, nên đem xe ta dùng lẫn. Lính khôn khéo mà nuôi. Trương Dự rằng: Những lính bắt được, tất lấy ân tín mà phù dưỡng, khiến họ thuận theo sự sai dùng của ta. Thế gọi là thắng kẻ địch để làm mạnh thêm cho mình. Lý Thuyên rằng: Đời Hậu Hán, vua Quang Võ phá giặc Đồng Mã ở Nam Dương, bắt được binh giặc mấy vạn, đều ghép vào đội ngũ, nhưng lòng người chưa yên ổn, Quang Võ cho ai nấy lại về dinh mình rồi sẽ đi đến mà úy lạo. Họ bảo nhau rằng: Tiêu vương suy cái lòng son của mình mà đặt vào bụng người, như thế ai là không muốn liều chết để theo ông ấy! Nhân thế quân Hán càng mạnh lên, tức là nghĩa ấy. https://thuviensach.vn Mai Nghiêu Thần rằng: Được quân bên giặc thì dùng lấy cái sở trường của họ, nuôi họ bằng ân tín, tất họ sẵn lòng theo để cho mình dùng. Cho nên việc binh quý ở thắng, chứ không quý ở lâu. Mai Nghiêu Thần rằng: Trên đây nói đều là quý ở sự mau chóng, chóng thì của đỡ tốn kém mà dân được nghỉ ngơi. Họ Hà rằng: Tôn Tử đầu đuôi nói về cái lẽ viện binh dùng lâu, đó là ông đã biết sâu rằng việc binh không nên đem mà giỡn, việc võ không nên đem dùng nhảm. Trương Dự rằng: Lâu thì quân nản của hết, dễ sinh biến cố, cho nên chỉ quý ở mau thắng chóng về. Cho nên viên tướng giỏi việc binh, là vị thần tư mệnh của dân mà là người chủ sự an nguy của quốc gia vậy. Tào Công rằng: Tướng giỏi thì nước yên. Đỗ Mục rằng: Tính mệnh của dân, yên nguy của nước, đều do ở viên tướng. Vương Tích rằng: Tướng giỏi thì dân giữ được sống mà quốc gia yên; nếu không thì dân bị giết hại mà quốc gia nguy; minh quân dùng tướng há chẳng nên tinh tường ư? https://thuviensach.vn III THIÊN MƯU CÔNG Tào Công rằng: Muốn công kích bên địch tất trước phải mưu toan. Lý Thuyên rằng: Hai bên hợp trận gọi là chiến, vây thành gọi là công, cho nên đặt thiên này ở dưới thiên "Chiến". Đỗ Mục rằng: Trên chỗ miếu đường tính toán đã xong, những đồ chiến tranh, những khoản lương thực đều đã sắm đủ, bấy giờ mới mưu đến sự đánh, cho nên gọi là mưu công. Tôn Tử nói: Phàm cách dùng binh, lành nước là hạng trên, vỡ nước là hạng kém. Đỗ Hựu rằng: Làm cho nước địch phải đến đầu hàng là hạng trên, lấy binh đánh phá là hạng kém. Lý Thuyên rằng: Đó là nói không ưa giết chóc, Hàn Túi bắt Ngụy vương Báo, bắt Hạ Duyệt, chém Thành An quân đó là để vỡ nước; đến khi dùng kế của Quảng võ quân, phía bắc lấy nước Yên, sai bọn sứ giả đem một bức thư, khiến nước Yên theo gió mà lướt, đó là giữ lành nước. Giả Lâm rằng: Giữ lành nước địch mà nước mình cũng lành, đó là hơn nhất. Lành quân là hạng trên, vỡ quân là hạng kém. Tào Công, Đỗ Mục rằng: Sách Tư Mã pháp nói: "Một vạn hai nghìn năm trăm người là một quân". https://thuviensach.vn Họ Hà rằng: Chiêu hàng được những thành ấp, khiến cho không vỡ quân của ta. Lành lữ là hạng trên, vỡ lữ là hạng kém. Tào Công rằng: Năm trăm người là một lữ. Lành tốt là hạng trên, vỡ tốt là hạng kém. Tào Công rằng: Dưới một lữ đến một trăm người là một tốt. Đỗ Hựu rằng: Dưới một hiệu đến một trăm người là một tốt. Lý Thuyên rằng: Trăm người trở lên là một tốt. Lành ngũ là hạng trên, vỡ ngũ là hạng kém. Tào Công rằng: Dưới trăm người xuống đến năm người là một ngũ. Lý Thuyên rằng: Trăm người trở xuống là ngũ. Đỗ Mục rằng: Năm người là ngũ. Vương Tích rằng: Nước, quân, tốt, ngũ, không cứ lớn nhỏ, hễ giữ được lành thì uy đức đứng vào bậc hơn, để cho vỡ thì uy đức đứng vào bậc kém. Họ Hà rằng: Từ quân đến ngũ đều theo thứ tự trên dưới mà nói, khuyên nên dùng kế sách mà lấy là hay hơn nhất, chẳng những một quân, đến một ngũ cũng nên giữ toàn. Trương Dự rằng: Phép nhà Chu cứ 12.500 người là một quân, năm hăm người là một lữ, một trăm người là một tốt, năm người là một ngũ. Từ quân https://thuviensach.vn đến ngũ, đều lấy không đánh mà thắng được là hơn. Ấy cho nên trăm trận đánh trăm trận được, không phải là người giỏi trong những người giỏi. Trần Hạo rằng: Vì đánh nhau tất phải giết người. Giả Lâm rằng: Binh oai xa dậy, khiến cho người ta đến hàng phục, ấy là bậc trên; dùng mưu dối trá, phá phách bên địch, tàn nhân hại vật, rồi sau mới được, lại là hạng kém. Mai Nghiêu Thần rằng: Đây tỏ ra ghét sự giết chóc tàn hại. Không đánh mà làm khuất phục được quân của người, ấy là người giỏi ở trong những người giỏi. Tào Công rằng: Chưa đánh mà quân địch đã tự khuất phục. Trần Hạo rằng: Như Hàn Tín dùng kế của Lý Tả Xa, đưa một mảnh thư không đánh mà hạ được thành Yên đó. Họ Hà rằng: Đời Hậu Hán, Vương Bá đánh Chu Kiên, Tô Mậu, đánh nhau xong đã về dinh, giặc lại hợp lại để khiêu chiến. Bá đóng bền không ra, đương khao quân và hát xướng. Mậu bắn như mưa vào trong dinh, tin vào chén rượu ở trước mặt Bá. Bá vẫn ngồi im không nhúc nhích. Viên quân lại nói: Quân Mậu đã vỡ, nay đánh thì dễ lắm. Bá nói: Mậu là quân khách từ xa đến đây, lương thực không đủ, cho nên khiêu chiến để cầu may lấy sự thắng nhất thời. Nay nên đóng trại nghỉ binh, ấy tức bảo là không đánh mà làm khuất phục được quân người, là người giỏi ở trong những người giỏi đó. Mậu bèn phải kéo quân lui. https://thuviensach.vn Cho nên dùng binh hạng nhất thì đánh mưu. Tào Công rằng: Bên địch mới định mưu, đánh ngay dễ dàng. Đỗ Hựu rằng: Bên địch mới nghĩ mưu, muốn cất quân sang, mình đánh chèn ngay, ấy là hơn nhất. Cho nên Thái Công nói: Giỏi trừ nạn thì trừ từ lúc chưa sinh, giỏi thắng địch thì thắng ngay lúc vô hình. Lý Thuyên rằng: Nói đánh từ lúc mới mưu tính. Đời Hậu Hán, Khấu Tuân vây Cao Tuấn. Tuấn sai mưu thần là Hoàng Phủ Văn đến thăm Tuân, nói năng ương bướng. Tuân chém đi rồi báo cáo với Tuấn rằng: Quân sứ vô lễ nên ta đã chém rồi; muốn hàng thì hàng ngay, bằng không cứ mà giữ bền. Tuấn lập tức mở thành ra hàng. Các tướng hỏi Tuân rằng: Dám hỏi sao giết sứ giả mà lại làm cho thành phải hàng? Tuân nói: Hoàng Phủ Văn là người tâm phúc của Tuấn, y đứng chủ mưu, để thì Văn đắc kế, giết thì Tuấn mất mật, ấy tức là bảo dùng binh hạng nhất thì đánh mưu đó. Các tướng nói: Vậy thì chúng tôi không thể biết được. Trương Dự rằng: Bên địch mới nảy ra cái mưu, ta đã làm cho thất kế mà phải khuất phục, như Án Tử làm tắt ngòi của Phạm Chiêu đó. Có người bảo đánh mưu nghĩa là dùng mưu mà đánh người, nói lấy mưu kỳ chước lạ mà thủ thắng bằng cách không phải đánh nhau, như thế là cách dùng binh hay hơn nhất. Hạng thứ thì đánh giao. Tào Công rằng: Giao là sắp hợp lại. Họ Mạnh rằng: Giao kết với nước mạnh, khiến kẻ địch không dám mưu tính đến mình. Lý Thuyên rằng: Đánh lúc mới giao như Tô Tần hẹn với sáu nước không nhờ nhà Tần, Tần phải đóng cửa quan mười lăm năm, không dám nhòm https://thuviensach.vn ngó đến cõi đất đằng đông nữa. Đỗ Mục rằng: Không phải chỉ sắp hợp mà thôi, hợp rồi cũng có thể đánh được. Như Trương Nghi dâng sáu trăm dặm đất Tần cho Sở Hoài vương, xin tuyệt giao với nước Tề. Tùy Hà giết sứ giả nước Sở ở trước chỗ Kình Bố ngồi để tuyệt tình với Hạng Vũ, Tào Công chụm đầu ngựa nói chuyện với Hàn Toại để làm cho Mã Siêu ngờ, Cao Dương sai Tiêu Thâm Minh xin hòa với Lương để làm cho Hầu Cảnh ngờ, rồi sau hắn vây hãm Đài Thành, phương thuật biến hóa không phải chỉ có một con đường nhất định. Vương Tích rằng: Bảo nếu chưa thể làm tắt hẳn được mưu kẻ địch thì nên hỏi đến sự ngoại giao của họ, làm cho phải giải tán ra, họ có giao thân thì việc to sức mạnh, họ không có giao thân thì việc nhỏ sức yếu. Họ Hà rằng: Đỗ Mục nói bốn việc trên này xét ra chỉ là cái nghĩa họ thân cận thì làm cho lìa. Gọi là đánh giao nghĩa là quân ngoài muốn giao hợp lại với kẻ địch, mình đặt nghi binh để làm cho sợ hãi khiến tới lui không được, phải đến quy phục với ta, khi nước láng giềng của kẻ địch đã thành kẻ viện trợ của ta, tự nhiên kẻ địch phải thành ra trơ trọi yếu ớt. Trương Dự rằng: Khi binh sắp giao, chiến sắp hợp (chụm lại để đánh) thì đánh ngay. Truyện nói rằng: Trước người thì có thể đoạt được lòng người, bảo khi hai quân sắp gặp nhau thì mình đánh trước, như là Tôn Thúc Ngao đánh bại quân Tấn, Trù Nhân Bộc đánh vỡ họ Hoa đó. Có người nói đánh giao nghĩa là dùng cách giao thiệp mà đánh, nói muốn cất quân đánh kẻ địch, trước hết hãy kết với nước láng giềng làm thế ỷ giốc thì ta mạnh mà địch yếu. Thứ đến đánh binh. Tào Công rằng: Nói sự đánh nhau khi binh hình đã thành. Lý Thuyên rằng: Lâm địch đối trận là bước thấp của việc binh. https://thuviensach.vn Trương Dự rằng: Không trừ được khi họ mới mưu; không phá được khi họ sắp hợp, thì phải đem binh khí bén sắc đánh thắng họ. Binh là tên chung của các đồ khí giới. Thái Công nói: Cái đạo tất thắng khi giới cùn nhất. Cái nước thấp là đánh thành. Đỗ Mục rằng: Nói đánh thành phá ấp là một nước thấp, vì có hại nhiều. Lý Thuyên rằng: Vương sư ra khỏi cõi, quân địch phải mở thành xin hàng, đến dâng lễ ở trước cửa viện, trăm họ vui vẻ, thế là cái nước cao nhất. Nếu phải đóng binh ở dưới thành bền, quân già lính mỏi; đánh, giữ khác thế; khách, chủ bội sức, đó là cái nước thấp kém. Cách đánh thành là bất đắc dĩ. Trương Dự rằng: Đánh thành thì sức tốn, sở dĩ phải đánh là chỉ khi nào bất đắc dĩ. Sửa những tấm mộc lớn, xe phân huân, sắm những khí giới, ba tháng mới xong, làm những cái ụ, lại ba tháng mới xong. Tào Công rằng: Xe phân huân là cái giường, dưới có bốn bánh để đẩy đến dưới thành. Khí giới là gọi chung những đồ dùng để đánh thành, như cái giá cao, cái thang mây chẳng hạn. Ụ đất đắp dựa ở ngoài thành. Lý Thuyên rằng: Cái mộc lớn để che kín đầu mà đi đến dưới thành; phân huân là cái xe bốn bánh, dưới giấu độ mấy chục người lính, đẩy thẳng đến dưới chân thành, gỗ đá ném xuống cũng không hại gì cả. Khí giới như cái gác cao, cái thang mây, cái nhà Văn, cái màn gỗ chẳng hạn; ụ là những cái gò bằng đất hay gỗ để trèo lên thành. Đời Đông Ngụy, Cao Hoan vây https://thuviensach.vn Tấn Châu, Hầu Cảnh đánh Đài Thành đều dùng những cái ấy. Việc làm ước phải ba tháng sợ rằng binh lâu mà người mỏi. Tướng không đè nén được sự tức bực, sai quân như những con kiến bám leo lên thành, như thế sẽ giết độ một phần ba quân lính của mình, mà thành vẫn không hạ được. Đó là cái hại của sự đánh thành. Tào Công rằng: Tướng tức bực mà không đợi sắm những đồ đánh thành, sai quân lính bám thành leo lên như kiến leo tường, như thế là giết hại quân lính. Lý Thuyên rằng: Tướng tức giận không đợi sắm đồ đánh thành, sai quân lính leo bừa lên thành như kiến leo tường, bị gỗ đá ném xuống giết hại, ba phần mất một, mà thành vẫn không hạ được, đó là cái hại của sự đánh thành. Đỗ Mục rằng: Đây nói bị quân địch lâm nhục không đè nén được sự tức giận. Vua Thái Võ đế nhà Hậu Ngụy đem mười vạn quân vào cướp nhà Tống vây Tang Chất ở thành Hủ Thai. Thái Võ sai người đến Tang Chất vay rượu, Chất múc nước giải đưa cho. Thái Võ cả giận, bèn đánh thành, sai quân lăn xả trèo lên thành, kẻ nọ ngã kẻ kia trèo lên chứ không được lùi, thây chết nằm ngang với mặt thành, lại giết cả Cao Lương vương. Như thế ba tuần, quân lính chết đến quá nửa. Thái Võ nghe ở Bành Thánh chặn mất lối về, lại thấy tật bệnh sinh ra nhiều, bèn phái kéo lui. Truyện nói rằng: Một người con gái ở trên thành, có thể địch nổi mười người con trai ở dưới thành, lấy đây mà so thì có lẽ còn hơn thế. Cho nên người giỏi dùng binh, đuổi quân của người mà không phải chiến. https://thuviensach.vn Đỗ Hựu rằng: Nói đánh mưu, đánh giao, không cần phải chiến. Cho nên sách Tư Mã pháp nói: "Mưu cao hơn nhất là không phải dùng đến chiến đấu". Lý Thuyên rằng: Nói lấy kế mà đuổi được quân bên địch. Không phải đánh nhau mà đuổi được quân bên địch như tướng nhà Tấn là Quách Hoài đến vây Cúc Thành, tướng Thục là Khương Duy đến cứu, Hoài tới núi Ngưu Đầu, chặn đường lương và đường về của Duy, Duy cả sợ, không đánh nhau mà chạy trốn; Cúc Thành bèn phải hàng, đó là cái nghĩa không chiến mà đuổi được quân người. Trương Dự rằng: Những điều nói trên đây là việc làm của viên tướng xoàng, chứ người giỏi dùng binh thì không phải thế. Người giỏi dùng binh hoặc phá kế, hoặc bại giao, hoặc tuyệt lương, hoặc chặn đường, thì có thể không chiến mà khiến họ phải khuất phục. Như Điền Nhương Thư sáng tỏ pháp lệnh, vỗ về lính tráng khiến nước Yên, nước Tấn nghe thấy, không đánh nhau mà phải chạy trốn, cũng là nghĩa ấy. Hạ thành của người mà không phải đánh. Họ Mạnh rằng: Nói lấy uy phép mà làm cho bên địch phải phục, không đánh mà lấy được. Lý Thuyên rằng: Dùng kế mà lấy. Đời Hậu Hán, Tán hầu Tang Cung vây đám yêu tặc ở Nguyên Võ, hàng tháng không hạ được, lính tráng nhiều người tật dịch. Đông Hải vương bảo Cung rằng: Nay đóng quân vây một đám giặc tất chết là một sự khờ, nên triệt vây mở cho họ một đường sống, họ tất trốn chạy, sẽ chỉ dùng một người quèn cũng đủ bắt được họ. Cung nghe theo, bèn hạ được Nguyên Võ. Nhà Ngụy đánh Hồ Quan cũng cùng nghĩa ấy. Ấy đều là cái nghĩa không đánh mà hạ được thành. https://thuviensach.vn Hủy nước của người mà không phải lâu. Tào Công rằng: Hủy diệt nước người mà không phải dãi quân lâu ngày. Lý Thuyên rằng: Lấy thuật mà hủy hại nước người, không cần lâu mà người phải chết. Vua Văn đế nhà Tùy hỏi viên bộc xạ Cao Cảnh về cái kế đánh Trần (Trần bên Tàu). Cảnh nói: Mùa màng ở xứ Giang Nam khác với trung quốc, khi họ đương mùa cày cấy thì chính là lúc ta nhàn rỗi. Ta thừa dịp ấy đem quân đánh úp, họ tất phải bỏ cày cấy để chống giữ. Đợi khi họ đã hợp binh lại, ta lại rút lui. Luôn vài ba lần như thế thì việc nông của họ đến phải chồn mỏi. Phương nam đất thấp, nhà đều làm bằng tranh bằng trúc, kho vựa chứa đựng, đều ở đó cả, ta nên mật sai người nhân gió phóng lửa, đợi khi họ làm lại, ta lại đốt nữa. Vua Tùy làm theo kế ấy, họ Trần mới khốn đốn. Đỗ Mục rằng: Nhân cái thế có thể tràn lấn bên địch, không bỏ lỡ dịp, sẽ dễ dàng như bẻ cành khô. Tất phải lấy sự toàn thắng để tranh thiên hạ cho nên không nhụt binh mà được toàn lợi, ấy là cái phép mưu công đó. Lý Thuyên rằng: Lấy cái kế toàn thắng để tranh thiên hạ, cho nên không phải cùn nhụt mà thu được lợi ích. Trương Dự rằng: Không chiến thì quân không hại, không công thì sức không hao, không lâu thì của không tốn, lấy hoàn toàn mà hanh thắng với thiên hạ, cho nên không có cái hại gươm cùn giáo nhụt mà có cái lợi binh mạnh nước giàu, ấy là thuật tính sự công kích của viên lương tướng đó. https://thuviensach.vn Cho nên cái phép dùng binh, gấp mười thì vây. Tào Công rằng: Lấy mười địch một thì vây, đó là nói nếu tướng trí dũng bằng nhau và binh sắc nhụt đều nhau. Nhưng nếu chủ yếu mà khách mạnh thì không cần phải dùng đến mười. Tháo này đã chỉ dùng số quân gấp đôi vây thành Hạ Bì mà bắt sống được Lã Bố đó. Đỗ Mục rằng: Vây là bốn mặt bao bọc, khiến quân địch không thể trốn được. Phàm vây chung quanh tất phải cách thành địch khá xa, chiếm đất đã rộng, canh giữ phải nghiêm, nếu không nhiều binh thì sẽ có chỗ trống hở, cho nên số binh phải cần có gấp muồi. Trương Dự rằng: Quân ta có gấp mười quân địch thì bốn mặt vây bọc mà lấy, đó là nói tướng trí dũng bằng nhau, binh sắc nhụt đều nhau. Nếu chủ yếu khách mạnh thì không cần phải có gấp mười mới vây được. Úy Liêu tử nói: Cách giữ cứ một đương mười, mười đương trăm, trăm đương nghìn, nghìn đương vạn. Nói cứ mười người giữ có thể đương được trăm người vậy, cũng đúng với cách nói ở đây. Gấp năm thì đánh[7]. Tào Công rằng: Lấy năm địch một thì ba phần làm chính, hai phần làm kỳ (kỳ là những đạo quân đi đánh bất ngờ). Đỗ Mục rằng: Lấy năm địch một thì nên chia của mình lấy ba phần làm ba đạo để đánh một mặt của quân địch, dành lại hai phần để đợi xem chỗ nào không có phòng bị thì đánh lối xuất kỳ. Cuối đời Tây Ngụy, Thứ sử Lương Châu là Vũ Văn Trọng Hòa giữ châu không chịu giao lại cho viên quan đến thay, tướng Ngụy là Độc Cô Tín đem quân đến đánh. Trọng Hòa đóng thành cố giữ. Tín đêm sai các tướng đem thang bắc lên đánh vào phía đông bắc thành, mình thì thân xuất tướng sĩ đánh úp vào mặt tây nam thành, bèn hạ được. https://thuviensach.vn Trương Dự rằng: Quân của ta gấp năm quân địch thì . Đây nói việc đánh thành nên độ trước đánh sau, giương đông kích tây. Không có số quân gấp năm thì không thể làm được kế ấy. Nếu địch không ngoại viện, ta có nội ứng thì không cần phải gấp năm mới đánh được. Gấp đôi thì chia. Tào Công rằng: Lấy hai địch một thì đem quân mình chia làm đôi, một đạo làm chính, một đạo làm kỳ. Lý Thuyên rằng: Số binh gấp đôi quân địch thì chia nửa làm kỳ, ta nhiều họ ít, mỗi cử động họ sẽ không thể chống chế nổi. Phù Kiên đến Phì Thủy không chia mà phải thua. Vương Tăng Biện đến Trương Công Châu chia mà thắng đó. Đỗ Mục rằng: Lời ấy không phải. Bảo rằng lấy hai địch một thì chia lấy một nửa của mình hoặc đến chỗ yếu hại của địch, hoặc đánh chỗ tất cứu của địch, khiến địch có trong một phần, lại phải chia bớt để đi cứu viện đây đó, rồi mình mới lấy một phần mà đánh vào. Này chiến pháp không cứ nhiều ít, trận nào cũng đều phải có kỳ có chính, không thể đợi có nhiều người rồi mới đặt ra đạo kỳ binh. Hạng Vũ ở Ô Giang chỉ có hai mươi tám quân kỵ, còn không hợp cả ở một chỗ, cùng đặt ra kỳ với chính để cứu ứng lẫn nhau, huống là những đạo quân khác ư? Trương Dự rằng: Quân của ta gấp đôi quân địch thì nên chia làm hai bộ phận, một cản mặt trước, một chẹn mặt sau, kẻ địch ứng mặt trước thì mặt sau đánh, úng mặt sau thì mặt trước đánh, đó tức là một đạo làm chính, một đạo làm kỳ. Họ Đỗ không hiểu binh chia thì là kỳ, hợp thì là chính, lại vội chê Tào Công, sao mà lầm vậy? Ngang nhau thì phải biết đánh. https://thuviensach.vn Tào Công rằng: Mình cùng bên địch số quân ngang nhau có thể đặt quân phục, quân kỳ để chiến thắng được. Mai Nghiêu Thần rằng: Thế lực đều nhau thì giao chiến. Ít hơn thì phải biết trốn. Tào Công rằng: ít hơn thì cao tường bền lũy, đừng cùng giao chiến. Giả Lâm rằng: Địch nhiều ta ít thì nên ẩn trốn hình binh, đừng để cho quân địch biết, nên đặt kỳ đặt phục để đợi, làm sự dối trá để khiến họ nghi ngờ cũng là cái đạo thủ thắng. Trương Dự rằng: Địch nhiều ta ít, nên trốn đi, đừng cùng giao chiến. Đó cũng là nói về tướng sĩ trí dũng hơn kém bằng nhau. Nếu ta yên ổn, họ rối loạn, ta hăng hái, họ trễ biếng, thì dù kẻ địch có nhiều, cũng có thể giao chiến được. Như Ngô Khởi đem năm trăm xe phá được năm mươi vạn quân Tần, Tạ Nguyên dùng tám nghìn binh bại được trăm vạn quân Phù Kiên, há có cần phải trốn đâu. Không bằng thì phải biết lánh. Đỗ Hựu rằng: Nói dẫn quân lánh đi, mạnh yếu không ngang nhau, thế lực không bằng nhau, nên dẫn quân lánh đi để đợi lúc có lợi rồi sẽ cử động. Trương Dự rằng: Binh lực, mưu dũng đều kém bên địch, nên dẫn quân lánh đi, để chờ khi có khe hở gì sẽ hay. Cho nên tiểu địch kiên gan sẽ để cho đạỉ địch bắt sống, https://thuviensach.vn Họ Mạnh rằng: Nhỏ không thể địch với lớn. Nói nước nhỏ không lượng sức mình, dám cùng nước lớn gầy sự thù khích, tuy tạm thời bền thành cố giữ, nhưng rồi cũng đến bị bắt. Xuân thu truyện nói rằng: "Đã không biết mạnh, lại không biết yếu, cho nên phải thua". Đỗ Mục rằng: Nói tính tướng kiên nhẫn, không biết trốn, không biết lánh, cho nên bị bên lớn hơn họ bắt. Họ Hà rằng: Như Hữu tướng quân Tô Kiến, Tiền tướng quân Triệu Tín đem hơn ba nghìn quân, chia đi riêng ngả với Đại tướng quân Vệ Thanh. Rồi hai tướng gặp mấy vạn quân Thuyền vu hết sức đánh nhau trong một ngày, quân Hán chết mòn gần hết. Tiền tướng quân Tín nhân bên địch họ dụ dỗ, đem hơn tám trăm quân kỵ đầu hàng với Thuyền vu; Hữu tướng quân Tô Kiến bèn mất sạch cả quân, chỉ còn một mình chạy trốn về. Đại tướng quân hỏi bọn Trướng sử Hoành An và Nghị lang Chu Bá, xem nên xử Kiến như thế nào. Bá nói: Từ khi Đại tướng quân ra quân, chưa từng chém một tỳ tướng nào; nay Kiến bỏ quân, cũng nên chém để tỏ oai trọng. Hoành An nói: Không nên! Binh pháp có nói tiểu địch kiên gan sẽ để cho đại địch bắt sống. Nay Kiến đem mấy nghìn quân, chống với mấy vạn quân Thuyền vu hết sức giao chiến hơn một ngày, quân hết mà không dám có hai lòng, lại tự về đây, thế mà đem chém, tức là bảo người sau đừng ai nghĩ sự quay về nữa. Trương Dự rằng: Tiểu địch không suy lường mạnh yếu mà cứ cố đánh, tất bị đại địch họ bắt sống, tức như Tức hầu phải khuất với Trịnh bá, Lý Lăng phải hàng với Hung Nô đó vậy. Ông Mạnh Tử nói: Nhỏ chẳng thể địch được với lớn, yếu chẳng thể địch được với mạnh, ít chẳng thể địch được với nhiều. Này tướng là cái sức giúp rập của nước, giúp rập đầy đủ thì nước tất mạnh. https://thuviensach.vn Giả Lâm rằng: Nước mạnh hay yếu tất ở chư tướng, tướng giúp vua mà tài đầy đủ thì nước được mạnh, không giúp vua mà ở hai lòng thì yếu. Chọn người trao chức không nên không cẩn thận. Giúp rập thiếu thốn thì nước tất yếu. Lý Thuyên rằng: Nói cái tài của tướng không được đầy đủ, binh tất yếu. Trương Dự rằng: Mưu của viên tướng được đầy đủ kỹ càng thì kẻ địch không dám dòm ngó, cho nên nước manh; hơi thiếu thì kẻ địch thừa cơ lẻn vào, cho nên nước yếu. Thái Công nói: Được sĩ thì hay, mất sĩ thì rầy. Cho nên vua sở dĩ lo lắng về quân có ba điều: Không biết rằng quân không nên tiến mà cứ bảo tiến, không biết rằng quân không nên lui mà cứ bảo lui; đó gọi là buộc quân. Mai Nghiêu Thần rằng: Vua không biết sự nên tiến nên thoái mà cứ chuyên quyết việc tiến thoái là trói buộc quân; tức như trong sách Lục thao bảo quân không nên từ trong mà chế ngự. Trương Dự rằng: Quân chưa nên tiến mà cố bắt tiến, quân chưa nên thoái mà cố bắt thoái, như thế gọi là trói buộc quân; cho nên nói rằng: "Tiến thoái do bên trong chế ngự thì công khó thành". Không biết cái việc của ba quân mà làm cái chính của ba quân như thể quốc chính thì quân sĩ sinh hoặc. Đỗ Hựu rằng: Việc quân không vào nước, việc nước không vào quân, việc binh không thể lấy lễ ra mà trị. Này trị nước chuộng ở lễ nghĩa, việc binh quý ở quyền trá, hình thế riêng khác, giáo hóa không cùng. Vậy mà lại không hiểu sự thay đổi, lấy cách trị dân ra trị quân, thì quân sĩ sẽ phải nghi https://thuviensach.vn hoặc, không biết ra sao cả. Cho nên Binh kinh nói: "Ở nước phải tín thực, ở quân phải dối trá". Trương Dự nói: Nhân nghĩa có thể trị nước mà không có thể dùng trị quân, quyền biến có thể trị quân mà không có thể dùng trị nước, cái lẽ nó phải như thế. Quắc công không làm điều từ ái mà bị nước Tấn diệt mất, Tấn hầu không chịu giữ bốn đức mà bị nước Tần đánh thua, ấy là không lấy nhân nghĩa để trị nước đó. Tề hầu không bắn người quân tử mà bị bại với nước Tấn. Tống công không bắt người hai thứ tóc mà bị thua với nước Sở, ấy là không lấy quyền biến để trị quân vậy. Cho nên đáng nhân nghĩa mà dùng quyền quyệt thì nước tất nguy, như nước Tấn, nước Quắc đó; đáng biến trá mà chuộng lễ nghĩa thì binh tất bại, như nước Tề, nước Tống đó. Vậy thì cái đạo trị nước, vốn không có thể đem dùng trị quân được. Không biết quyền mưu của ba quân mà cùng gánh cái trách nhiệm ba quân thì quân sĩ sinh ngờ. Đỗ Hựu rằng: Đó là nói dùng không phải người, ông vua dùng tướng, nên chọn lựa cho tinh, tướng nếu không biết quyền biến, thì không thể giao cho thế vị, nếu trao không phải người thì cất đặt lỗi lầm, quân sẽ ụp đổ. Ba quân đã ngờ vực thì cái nạn chư hầu sẽ đến, đó gọi là loạn quân, dẫn thắng. Họ Mạnh rằng: Ba quân đã ngờ về chức nhiệm hoặc về hành vi, thì những chư hầu ở láng giềng, sẽ nhân ngay sự lầm lỡ đó, để gây nạn mà đến. Thái Công nói: Có bụng nghi ngờ, thì không thể ứng phó với quân địch được. Đỗ Mục rằng: Nói quân ta nghi hoặc tự thành rối loạn, như dẫn đường cho quân giặc đến, để đánh thắng ta. https://thuviensach.vn Cho nên biết thắng có năm. Lý Thuyên rằng: Bảo năm việc ở dưới này. Biết có thể chiến cùng không có thể chiến thì thắng. Họ Mạnh rằng: Liệu biết được địch tình, hiểu rõ được hư thực thì thắng. Trương Dự rằng: Có thể chiến thì tiến đánh, không thể chiến thì lui giữ, hiểu được sự nên đánh nên giữ thì chẳng bao giờ là chẳng thắng. Biết cách dùng nhiều quân, ít quân thì thắng. Đỗ Hựu rằng: Nói về cái hình của binh. Có khi mình nhiều mà không thể đánh được bên ít, có khi lại lấy yếu mà chống được mạnh, hễ biết cách biến hóa thì thắng. Cho nên sách Xuân thu truyện nói rằng: "Quân được ở hòa (điều hòa) chứ không ở nhiều" đó vậy. Trương Dự rằng: Cách dùng binh có khi lấy vắng mà thắng được đông, có khi lấy nhiều mà thắng được ít, sự đó cốt ở biết liệu lượng cho đúng, như Ngô Tử bảo dùng số quân đông thì cần chỗ bằng phẳng, dùng số quân ít thì dùng chỗ eo hẹp, đó vậy. Trên dưới cùng muốn thì thắng. Tào Công rằng: Vua tôi cùng chung một ý muốn. https://thuviensach.vn Đỗ Hựu rằng: Nối vua tôi cùng lòng hăng hái muốn đánh thì thắng, cho nên ông Mạnh nói: Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa. Lý Thuyên rằng: Xem lòng tướng sĩ trên dưới đều hăm hở như trả thù riêng thì thắng. Lấy sự mưu tính, đối đãi kẻ không mưu tính thì thắng. Đỗ Hựu rằng: Lấy cái quân có pháp độ của ta đánh cái quân không pháp độ của kẻ kia. Cho nên sách Xuân thu truyện nói: "Không phòng không tính không thể cầm quân" là thế. Tướng giỏi mà vua không kiềm chế thì thắng. Lý Thuyên rằng: Tướng ở ngoài, mệnh vua có khi không phải nghe thì thắng. Mai Nghiêu Thần rằng: Từ cửa khổn trở ra thuộc quyền tướng quân tiết chế. Vương Tích rằng: Ông vua chế ngự viên tướng giỏi chỉ vì không tuyệt hết được mối ngờ vực đó thôi. Nếu là vị chúa hiền minh tất biết được người sẽ nên ủy nhiệm để đốc trách phải làm thành hiệu đẩy bánh xe, trao lưỡi việt, tức là nghĩa ấy. Phàm việc công chiến đều chuyên ủy hết thảy không kiềm chế ở bên trong, để cho uy lệnh được duy nhất và được trổ hết cái tài riêng. Huống chi những khi lâm địch thừa cơ, suy tính phải đúng không thể khe kẽ một sợi tóc, thế thì có thể ngồi ở nơi xa mà cầm quyền với làm sao được. Họ Hà rằng: Đời xưa làm lễ sai tướng đi ở nhà Thái miếu, vua thân cầm cái việt, nâng đầu trao chuôi nói: Từ đây trở lên đến trời là thuộc quyền https://thuviensach.vn tướng quân coi trị; lại cầm cái phủ, nâng chuôi trao lưỡi nói: Từ đây trở xuống đến vực là thuộc quyền tướng quân coi trị. Cho nên Lý Mục làm tướng nước Triệu đóng ở ngoài biên, những thuế má ở chợ đều thu lấy dùng để khao quân sĩ, sự ban thưởng đều tự quyết định ở ngoài, chứ không bị kiềm chế ở trong như vậy. Chu Á Phu đóng quân ở Tế Liễu, trong quân chỉ nghe thấy mệnh của tướng quân chứ không nghe thấy chiếu của thiên tử. Bởi sự dùng binh, một bước trăm biến, thấy nên thì tiến, biết khó thì lui, thế mà phải đợi ở mệnh vua ư? Có khác gì đi bẩm quan trên rồi mới cứu hỏa, chưa kịp trở về thì đám cháy đã thành tro nguội; phải đợi ở giám quân ư? Có khác gì làm nhà ở bên vệ đường, kẻ bàn ra người tán vào mà rút lại không sao thành được. Cho nên kiềm chế viên tướng giỏi mà đời phải dẹp tan được đám giặc mạnh, thì so với sự trói con chó săn mà bắt nó phải vồ cho được con thỏ, phỏng có khác gì. Năm điều ấy, là cái đạo biết sự thắng đó. Tào Công rằng: Năm điều đã kể trên. Cho nên nói rằng: Biết người biết mình, trăm trận không nguy. Họ Mạnh rằng: Biết rõ cái thế mạnh yếu của người và mình, tuy trăm trận đánh thực không nguy hiểm. Đỗ Mục rằng: Lấy Việc của ta liệu việc của địch, lấy tướng của ta liệu tướng của địch, lấy quân của ta liệu quân của địch, lấy lương của ta liệu lương của địch, láy đất của ta liệu đất của địch, so lường đã xong thì hơn kém ngắn dài đều thấy trước cả, sau rồi mới khởi bính, cho nên có thể trăm trận đánh trăm trận được. Trương Dự rằng: Biết người biết mình là nói sự đánh giữ. Biết người thì có thể đánh, biết mình thì có thể giữ, Đánh là cái cớ để giữ, giữ là cái kế để https://thuviensach.vn đánh. Nếu mà biết được thì dù trăm trận cũng không nguy. Có người nói: Sĩ Hội xét quân Sở không có thể địch nổi, Trần Bình liệu tính sự hơn kém của họ Lưu họ Hạng, đó là biết người biết mình vậy. Không biết người mà biết mình, một được một thua. Mai Nghiêu Thần rằng: Tự biết mình thì được và thua chen nửa. Vương Tích rằng: Chỉ biết tính toán bên mình mà không biết bên địch mạnh yếu thì hoặc được hoặc thua. Trương Dự rằng: Đường Thái tống nói: Các viên tướng ngày nay, tuy chưa thể biết người, nếu biết được mình thì cũng vẫn có thể có lợi. Gọi là biết mình, tức là giữ cái khí của ta, để chờ ứng phó với kẻ dịch. Cho nên biết giữ mà không biết đánh thì nửa thua nửa được. Không biết người không biết mình hễ đánh là nguy. Đỗ Hựu rằng: Ngoài không liệu địch, trong không biết mình, hễ đánh tất nguy. Vương Tích rằng: Toàn mù mịt về đường tính toán. Trương Dự rằng: Cái thuật đánh giữ đều không biết, hễ đánh thì thua. https://thuviensach.vn IV THIÊN HÌNH Tào Công rằng: Nói cái hình của quân. Ta hành động, họ ứng lại, hai bên địch cùng dò xét nhau. Lý Thuyên rằng: Hình là nói cái hình chủ khách đánh giữ, tám trận năm dinh, âm dương thuận trái. Đỗ Mục rằng: Nhân hình thấy tình, không hình thì tình kín, có hình thì tình hở, kín thì thắng, hở thì bại. Vương Tích rằng: Hình là cái hình nhất định, bảo hai địch mạnh yếu có cái hình nhất định. Người giỏi dùng binh thì có thể biến hóa cái hình, nhân bên địch mà giành lấy phần thắng lợi. Trương Dự rằng: Nói cái hình đánh giữ của hai quân, ẩn vào trong thì người ta không thể biết, hiện ra ngoài thì bên địch lần tìm chỗ hở mà vào. Hình nhân đánh giữ mà tỏ ra, cho nên ở dưới "Mưu công". Tôn Tử nói: Ngày xưa người thiện chiến, trước phải làm cách không thể thắng. Trương Dự rằng: Ấy gọi là biết mình đó. Đế đợi cái chỗ có thể đánh thắng được bên địch. Mai Nghiêu Thần rằng: Tàng hình ở trong, để rình khi quàn địch trống trải, trễ biếng. https://thuviensach.vn Trương Dự rằng: Ấy gọi là biết người đó. Không thể thắng ở mình, có thể thắng ở kẻ địch. Tào Công rằng: Nói tự sửa trị để chờ khi quân địch trống trải, trễ nải. Đỗ Hựu rằng: Trước bàn hỏi ở chỗ miếu đường để tính sẵn sự nguy nan, rồi sau mới sâu hào cao lũy, khiến binh luyện tập. Lấy sự phòng giữ vững bền ấy để chờ khi quân giặc trống hở thì có thể thắng được. Nói sự chế biến ở ta, ta tự sửa trị để đợi khi quân địch trống trải trễ nải, khi thấy họ cố cái hình trống hở, bấy giờ mới có thể thắng được. Cho nên người thiện chiến, có thể làm cách không thể thắng. Đỗ Mục rằng: Không thể thắng, trên đây đã chú giải, tức là bảo sửa sang quân sự, giấu vết ẩn hình. Việc ấy ở mình, cho nên nói là có thể làm. Trương Dự rằng: Giấu hình ẩn tích, ngày thường cũng phòng bị nghiêm cẩn, đó là việc mình có thể làm. Không thể khiến được bên địch có cái cơ để mình tất thắng. Đỗ Hựu rằng: Nếu bên địch biết luyện tập binh lính, tính toán phải đường, lưu ý phòng bị, thì cũng không thể cốcưỡng mà thắng được. Đỗ Mục rằng: Kẻ địch nếu không có cái hình có thể nhòm được, không có sự trống trải, trễ nải có thể lấn được, thì ta tuy sẵn sàng những cái khí cụ để thắng, nhưng dễ hồ mà thắng được kẻ địch ư? https://thuviensach.vn Trương Dự rằng: Nếu cái hình mạnh yếu của họ không tỏ ra ngoài thì ta cũng chẳng thể nhất định sẽ thắng được họ. Cho nên nói rằng: Thắng có thể biết. Tào Công rằng: Thấy cái hình nó rõ ra. Đỗ Mục rằng: Biết là biết cái sức của mình có thể thắng được bên địch. Mà không có thể làm. Tào Công rằng: Vì kẻ địch đã có phòng bị. Đỗ Mục rằng: Nói ta không thể khiến kẻ địch trống trải, trễ nải để giúp cho sự thắng của mình. Họ Hà rằng: Cái thắng có thể biết là ở về ta, vì ta có phòng bị, cái thắng không thể làm là ở bên địch, vì địch không có hình. Không thể thắng được thì giữ. Đỗ Mục rằng: Nói chưa thấy bên địch có cái hình để mình có thể thắng được thì mình tàng hình làm ra bộ khống thể đánh thắng để chỉ tự phòng giữ mà thôi. Họ Hà rằng: Chưa thấy cái hình thế hư thực của bên địch để mình có thể thắng được thì nên bền giữ. Có thể thắng được thì đánh. https://thuviensach.vn Lý Thuyên rằng: Người giỏi dùng binh giữ thì cao lũy bền vách, đánh thành thì sắm giá cao, thang dài, núi đất, đường hầm, bày trận thì bên tả sông đầm, bên hữu gò đống, dựa vào phía trơ, hướng về phía trống, dõi theo chỗ ngờ, công kích chỗ hở, biết phân biệt năm lệnh để tiết chế quân sĩ, ỷ giốc thế bày, đầu đuôi ứng tiếp. Như thế là cái hình mình không thể đánh thắng được. Không có những cái ấy là có thể thắng. Đỗ Mục rằng: Quân địch có cái hình để cho mình đánh thắng được thì nên ra mà đánh. Trương Dự rằng: Biết họ có cái lý để cho mình thắng, thì đánh vào lòng họ mà chiếm lấy. Giữ thì không đủ, đánh thì có thừa. Tào Công rằng: Ta sở dĩ giữ là vì sức không đủ, sở dĩ đánh là vì sức có thừa. Mai Nghiêu Thần rằng: Giữ thì biết sức không đủ, đánh thì biết sức có thừa. Trương Dự rằng: Ta sở dĩ giữ, vì cái đạo thủ thắng có bề không đủ, cho nên hãy đợi; ta sở dĩ đánh, vì cái sự thắng địch có phần hữu dư, cho nên ra đánh. Nói phi trăm phần thắng cả thì không chiến, muôn phần vẹn cả thì không đấu vậy. Người sau bảo không đủ là yếu, có thừa là mạnh là không phải. Người giỏi giữ thì giấu ở dưới chín lần đất, người giỏi đánh thì động ở trên chín lần trời, cho nên có thể tự giữ mà toàn thắng. Đỗ Mục rằng: Giữ thì vùi tăm diệt tích, kín tựa quý thần, như ở dưới đất, không ai biết đâu mà dò thấy, đánh thì lanh chân lớn tiếng, mau dường sấm https://thuviensach.vn sét, như hiện trên trời không ai biết đâu mà phòng bị. Chín là cái số cùng cực cao sâu. Mai Nghiêu Thần rằng: Chín lần đất nói sâu không thể biết, chín lần trời nói cao không thể lường, bởi phòng giữ kín mà đánh chác mau vậy. Thấy thắng không hơn sự biết của mọi người, không phải người giỏi ở trong những người giỏi. Tào Công rằng: Phải thấy từ lúc chưa tỏ hiện. Họ Mạnh rằng: Phải thấy từ lúc chưa tỏ hiện. Nói hai quân đã giao, tuy liệu biết được thua nhưng sự đó không có gì là sáng suốt hơn người thường, vì chỉ thấy được cái hình gần chứ không xa xôi. Thái Công nói: Trí khôn chỉ như mọi người thường thì không phải là thầy nước. Lý Thuyên rằng: Biết không hơn người thì cái biết ấy không giỏi. Hàn Tín phá Triệu, chưa ăn mà kéo ra Tỉnh Hình, bảo phá xong quân Triệu sẽ ăn. Các tướng đều không bằng lòng cả cũng gượng vâng lời. Bèn bày một cái trận xoay lưng xuống nước. Quân Triệu trèo lên tường thành trông thấy, đều cả cười, bảo tướng Hán không biết dùng binh. Hàn Tín bèn phá tan quân Triệu, chém Thành An quân. Cái điều biết ấy mọi người thường không thể biết được. Đỗ Mục rằng: Sự thấy của mọi người, phá quân giết tướng mới biết rằng thắng, nhưng sự thấy của ta, trên chỗ miếu đường, trong khoảng be chén, đã biết rõ sự được thua rồi. Trương Dự rằng: Mọi người xem biết khi đã thành đã rõ, riêng ta trông thấy khi chưa hình chưa hiện. https://thuviensach.vn Chiến thắng mà thiên hạ khen giỏi, không phải là người giỏi trong những người giỏi. Tào Công rằng: Nói giao tranh mà thắng. Thái Công nói: Tranh thắng ở dưới lưỡi dao sáng nhoáng, không phải là bậc lương tướng. Đỗ Mục rằng: Thiên hạ đây cũng như chương trên nói mọi người. Người thiên hạ đều khen rằng mình chiến thắng, tức là đã thấy mình phá quân giết tướng. Nhưng cái giỏi của ta là ở chỗ ngầm mưu lặng tính, đánh lòng đập mưu, cái ngày thắng địch lưỡi dao không hề vấy máu. Trần Hạo rằng: Ngầm vận cái trí khôn chuyên đánh khi mưu hoạch, chưa chiến mà làm khuất phục được binh người, đó mới là người giỏi trong những người giỏi. Cho nên nhắc được cái lông mùa thu, không phải là nhiều sức, trông thấy mặt trời mặt trăng, không phải là sáng mắt, nghe thấy tiếng sấm, tiếng sét không phải là sõi tai. Tào Công rằng: Nói những cái dễ nghe dễ thấy. Vương Tích rằng: Biết những cái mọi người đều biết, không phải là khôn, dùng sức giao chiến mà thắng người, không phải là giỏi. Đời xưa gọi là người thiện chiến là thắng được kẻ địch trong khi dễ thắng. Đỗ Mục rằng: Mưu của kẻ địch mới có mầm mống, ta ngầm vận động để phá đi, dừng sức ít mà chiến thắng nhỏ, cho nên gọi là dễ thắng. https://thuviensach.vn Mai Nghiêu Thần rằng: Sức nhắc lông thu, sáng thấy nhật nguyệt, sõi nghe sấm sét, như thế thì chẳng hơn gì những cái sở năng của mọi người thường. Cho nên hễ thấy ở tỏ rệt thì thắng ở khó khăn, hễ thấy ở nhỏ mờ thì thắng ở dễ dãi. Trương Dự rằng: Giao gươm tiếp mác rồi mới đè được kẻ địch thì sự thắng khó, nhìn mờ xét ẩn để phá từ lúc vô hình thì sự thắng dễ. Cho nên người thiện chiến thường đánh ở lúc dễ thắng mà không đánh ở lúc khó thắng. Cho nên sự thắng của người thiện chiến không có cái tiếng khôn ngoan, không có cái công mạnh mẽ. Tào Công rằng: Hình của quân địch chưa thành, cho nên khi thắng không có cái công lừng lẫy. Đỗ Mục rằng: Thắng khi quân địch chưa tỏ ra, thiên hạ không biết, cho nên không có tiếng khôn ngoan; lưỡi gươm chưa từng vấy máu, nước địch đã phục, cho nên không có công mạnh mẽ. Mai Nghiêu Thần rằng: Trí lớn không tỏ, công to không rõ. Thấy nhỏ, thắng dễ, ai hay dũng trí. Họ Hà rằng: Tiêu được nạn từ lúc chưa hình, ai biết mình là người trí, không cần đánh mà người phải phục, ai biết mình là người dũng. Tử Phòng đời Hán, Bùi Độ đời Đường là những người thuộc vào hạng ấy. Cho nên sự chiến thắng không hề sai chệch. Trương Dự rằng: Dùng sức mà đánh để cầu thắng, tuy người giỏi cũng có khi bại, đằng này nhìn thấy từ lúc chưa hình, xét rõ từ lúc chưa thành, trăm trận đánh trăm trận được, không còn thể sai chệch được nữa. https://thuviensach.vn Không sai chệch vì hễ dàn đặt tất là phải thắng, thắng cái quân địch đã bại. Lý Thuyên rằng: Đặt sự thắng vào đám quân đã bại, còn sai chệch làm sao được. Đã bại là trỏ vào đám quân tướng nản binh lười, pháp lệnh bất nhất. Đỗ Mục rằng: Đã nhìn thấy trước cái hình tất thua của kẻ địch, rồi sau mới đánh, cho nên thư được cái công tất thắng, không thể sai chệch. Trương Dự rằng: Sở dĩ thắng được mà không sai, bởi xét thấy cái hình đã bại của bên địch, rồi sau mới dàn binh để mà thắng họ. Cho nên kẻ thiện chiến đứng vào cái đất không thua mà không bỏ lỡ cái sự phải thua của kẻ địch. Lý Thuyên rằng: Việc binh được đất thì hay, mất đất thì hỏng. Đất là cái chỗ yếu hại. Quân Tần đánh bại quân Triệu, bởi trước giữ được Bắc Sơn cho nên thắng, quân Tống đánh Yên, qua núi Đại Nghiên cho nên thắng, đều là bởi chiếm được tất cả. Trương Dự rằng: Pháp lệnh cho tỏ, thưởng phạt cho minh, khí dụng cho tình, võ dũng cho sẵn, ấy là đứng vào cái đất không thua đó. Ta có tiết chế thì quân kia tự phải thui lụi, ấy là không bỏ lỡ cái sự phải thua của kẻ địch đó. Ấy cho nên quân thắng thì trước thắng rồi sau mới tìm cuộc chiến, quân bại thì trước chiến rồi sau mới tìm sự thắng. https://thuviensach.vn Đỗ Mục rằng: Phàm sự công phạt, tất trước phải định kế ở trong, hiểu suốt tình hình của bên địch, cho nên lấy đông đánh vắng, lấy trị đánh loạn, lấy giàu đánh nghèo, lấy giỏi đánh không giỏi, lấy những quân sĩ huấn luyện đánh bọn người chẳng biết việc quân là gì, nhân thế mà trăm trận đánh, trăm trận được. Ấy tức là cái nghĩa trước đã nắm vững sự thắng, rồi sau mới tìm cuộc chiến đó. Vệ công Lý Tĩnh nói: Việc cần nhất của viên tướng, ở chỗ minh xét mà hòa đồng, mưu sâu mà nghĩ xa, hiểu thiên thời biết nhân lý. Nếu không liệu tài năng, không suốt quyền biến đến lúc lâm cơ ứng địch, rồi mới bối rối loanh quanh, ngó bên tả trông bên hữu, tìm bới chẳng ra kế gì, tin dùng những lời nói không đâu, tiến thoái hồ nghi, bộ ngũ lộn xộn, phỏng có khác gì đẩy dân chúng nhảy vào lửa củi, xua trâu dê vồ thịt sói hùm hay không? Ấy tức là cái nghĩa trước chiến rồi sau mới tìm sự thắng đó. Giả Lâm rằng: Không biết tình hình của người và của ta, đem quân khinh tiến, ý tuy cần thắng, nhưng tất sẽ phải bại. Mai Nghiêu Thần rằng: Có thể thắng mà đánh, đánh thì sẽ thắng, chưa thấy có thể thắng mà đánh, thì thắng làm sao được! Họ Hà rằng: Phàm dụng binh trước định cái thế tất thắng, rồi sẽ ra quân. Nếu không tính trước mà muốn thị cường, thì sự thắng chắc gì nắm được. Người giỏi dùng binh, sửa đạo mà giữ phép, cho nên có thể làm cái chính thắng bại. Đỗ Mục rằng: Đạo là nhân nghĩa, phép là pháp chế. Người giỏi dùng binh, trước sửa trị nhân nghĩa giữ gìn pháp chế, tự làm cái cách không thể thắng của mình để nhòm cái dịp tất phải bại của địch, như thế thì tất phải thắng. https://thuviensach.vn Giả Lâm rằng: Thường tu cái đạo thắng của sự dùng binh, giữ cái phép tắc trong sự thưởng phạt, như thế thì sẽ thắng nếu không thì tất bại, cho nên nói cái chính thắng bại. Vương Tích rằng: Phép là trỏ năm việc dưới này. Binh pháp một rằng đo; Giả Lâm rằng: Nối đo đất cát. Hai rằng lường; Giả Lâm rằng: Lường sức người nhiều ít, kho đạn rỗng chắc. Ba rằng đếm; Giả Lâm rằng: Tính đếm thì nhiều ít sẽ biết, rỗng chắc sẽ thấy. Bốn rằng cân; Giả Lâm rằng: Cân để biết nhiều ít, lại biết cái đúc nghiệp nặng nhẹ, cái tài năng hơn kém của người và ta. Năm rằng thắng. Tào Công rằng: Cái chính (chính sách chẳng hạn) thắng bại, cái phép dùng binh, nên lấy năm việc ấy cân dường để biết tình hình bên địch. Trương Dự rằng: Đây là nói cái cách đóng dinh bày trận. Lý Vệ công nói: Dạy quân như bày cờ trên bàn, nếu không vẽ đường thì quân cờ cũng https://thuviensach.vn chẳng thể dùng làm gì được. Đất sinh ra đo. Tào Công rằng: Nhân hình thế đất mà đo. Đỗ Mục rằng: Đo nghĩa là tính. Nói đo xem của mình đất nước lớn nhỏ, số dân nhiều ít, thuế má thu nhập, binh xa chắc cậy, núi sông hiểm dễ, đường sá cong thẳng, so với bên địch như thế nào, rồi sẽ khỏi binh. Nay nhỏ không thể mưu lớn, yếu không thể đánh mạnh, gần không thể úp xa, phẳng không thể đánh hiểm, đó là điều sinh ra ở đất, cho nên cần phải đo trước. Mai Nghiêu Thần rằng: Nhân đất mà đo thuế quân. Vương Tích rằng: Đất là cái mà người ta phải giẫm lên. Cất quân đánh chác, trước tính ở đất. Do đất cho nên sinh ra đo, đo là để đo xem dài ngắn cùng xa gần. Phàm hành quân đánh giặc, trước phải biết tính sự xa gần. Đo sinh ra lường. Đỗ Mục rằng: Lường là chước lượng. Nói đo đất đã kỹ, rồi mới có thể chước lượng sự mạnh yếu của người và ta. Mai Nghiêu Thần rằng: Nhân đo đất để lường tình giặc. Họ Hà rằng: Lường là chước lượng cái hình thế của người và mình. Lường sinh ra đếm. Tào Công rằng: Biết xa gần rộng hẹp sẽ biết được cả số người. https://thuviensach.vn Lý Thuyên rằng: Lượng sự xa gần mạnh yếu của quân địch, nên phải biết cả cái số lính tráng quân nhu để mà thắng họ. Giả Lâm rằng: Lượng đất xa gần rộng hẹp, sẽ biết được bên địch số người nhiều ít. Mai Nghiêu Thần rằng: Nhân lường mà biết được số đếm nhiều ít. Họ Hà rằng: Đếm là nói về cơ biến. Trước phải chước lượng sự mạnh yếu lợi hại của người và ta, để sau sẽ tính cách cơ biến. Trương Dự rằng: Đất có cái hình rộng hẹp xa gần, trước phải đo cho biết, rồi sau mới lượng cái số người chứa được nhiều ít bao nhiêu. Đếm sinh ra cân. Tào Công rằng: Cân nhắc xem mình với bên địch đằng nào hơn. Lý Thuyên rằng: Phân số đã biết, lại phải biết những người hiền trí nhiều ít, được người hiền thì nặng, mất người hiền thì nhẹ, như Hàn Tín luận về Sở Hán hai bên vậy. Mai Nghiêu Thần rằng: Nhân số đếm để cân nặng nhẹ. Vương Tích rằng: Cân để cho biết nặng nhẹ mà hiểu cái hình thế mạnh yếu. Khi đã do những đo, lường, đếm, mà biết được xa, gần, lớn, nhỏ, nhiều, ít của mình và bên địch, thì sẽ biết nặng nhẹ ở về bên nào. Cân sinh ra thắng. Tào Công rằng: Cân lường rồi sẽ biết được thua ở đâu. Mai Nghiêu Thần rằng: Nhân nặng nhẹ để biết được thua. https://thuviensach.vn Vương Tích rằng: Nặng thắng được nhẹ. Họ Hà rằng: Năm việc trên này là cách chưa chiến đã phải tính lấy sự tất thắng, cho nên Tôn Tử dẫn phép xưa để giải cái điều chất của sự thắng bại. Trương Dự rằng: Cân là cân bằng nhau. Hình đất với số người cân nhau thì thưa mau vừa phải, cho nên có thể thắng được, Úy Liêu Tử nói: Không nhầm nhỡ là nhờ ở đo và đếm. Đo là nói về thước, tấc; đếm là nói về năm mười, đo để lượng đất, đếm để lượng quân, đất cùng quân xứng nhau thì thắng. Năm việc trên này đều nhân ở hình đất, cho nên từ đất mà sinh ra, Lý Tĩnh năm trận tùy hình đất mà biến, cũng là thế đó. Cho nên quân thắng như lấy dật mà cân với thù. Mai Nghiêu Thần rằng: Cái sức nhắc lên dễ dàng lắm. Quân bại như lấy thù mà cân với dật. Tào Công rằng: Nhẹ không thể nhắc nổi được nặng. Lý Thuyên rằng: Hai mươi lạng là một dật. Thù đối với dật, nhẹ nặng khác nhau, sự thua được lại cũng khác nhau như vậy. Vương Tích rằng: Nói thù với dật để rõ sự nhẹ nặng khác hẳn. Trương Dự rằng: Hai mươi lạng là một dật, hai mươi tư thù là một lạng. Đây nói cái quân có pháp chế với cái quân không có pháp chế, nhẹ nặng không thể so sánh được. Sự đánh của quân kẻ thắng, như tháo cái khe nước chứa ở trên cao nghìn nhận, hình nó như vậy. https://thuviensach.vn Tào Công rằng: Tám thước là một nhận. Tháo nước nghìn nhận, thế chảy mau gấp. Lý Thuyên rằng: Tám thước là nhận, nói cái thế mạnh. Đỗ Dự đánh Ngô, nói việc binh như chẻ nứa, sau khi đã chẻ được vài đốt thì chỉ hất mũi nhọn là toác ra hố tức là nghĩa ấy. Mai Nghiêu Thần rằng: Nước tháo cái khe nghìn nhận, khôn lường được mau lẹ, binh động ở trên chín trời, khôn thấy được dấu vết, đó là cái hình của quân. Trương Dự rằng: Tính nước tránh chỗ cao, xô chỗ thấp, khơi nó chảy xuống đợt sâu thì nó chảy bồn cồn không ai cản được. Hình của binh cũng tựa như nước, đè khi quân địch không phòng bị, đánh lúc quân địch bất thình lình, tránh chỗ chắc, nhằm chỗ rỗng, cũng chẳng thể ai ngăn được. Có người nói: Cái khe nghìn nhận tức là một cái vực thăm thẳm, không ai lường được sự sâu nông của nó, đến khi khơi cho chảy xuống thì cái thế không ai cản nổi. Như người giỏi giữ náu hình ẩn vết, giấu ở dưới chín lần đất, kẻ địch không biết đâu mà lường mạnh yếu, đến khi thừa hư kéo ra thì cái thế mạnh mẽ không ai đương nổi. https://thuviensach.vn V THIÊN THẾ Tào Công rằng: Dùng binh khiến thế. Vương Tích rằng: Thế là dồn tích cái thế nó biến đổi. Người thiện chiến thì biết dùng thế để thu lấy phần thắng không phải nhọc sức. Trương Dự rằng: Thế binh gây thành, rồi sau dùng thế để thu lấy phần thắng cho nên ở dưới thiên "Hình". Tôn Tử nói: Phàm trị nhiều như trị ít, bởi vì đã có phân số. Tào Công rằng: Bộ khúc là phân; thập ngũ là số. Lý Thuyên rằng: Phàm giỏi dùng binh, tướng khua một tiếng chiêng, cất một ngọn cờ thì ba quân đều ứng theo hết, hiệu lệnh đã định thì tuy nhiều cũng như ít vậy. Đỗ Mục rằng: Phân là chia biệt, số là số người, nói bộ khúc hàng ngũ đều phân biệt số người nhiều ít, cất dùng các chức thiên, tỳ, trướng, ngũ, mọi sự huấn luyện thăng giáng đều giao phó cho, cho nên ta chỉ phải hông coi có ít. Tức như Hàn Tín nói nhiều nhiều càng tốt đó. Trần Hạo rằng: Số binh tụ hợp đã nhiều thì nên chia ra nhiều bộ ngũ, trong mỗi bộ ngũ, đều có một kẻ tiểu lại để chủ trương, cho nên chia ra số người khiến giữ việc huấn luyện quyết đoán, gặp giặc, ra trận thì trao cho phương lược, như vậy thì ta thống quản tuy nhiều mà chỉ phải coi trị có ít. Vương Tích rằng: Phân số là nói bộ khúc, những chức thiên, tỳ đều có bộ phận cùng nhân số ở dưới quyền mình như sư, lữ, tốt, lưỡng chẳng hạn. https://thuviensach.vn Trương Dự rằng: Thống quân đã nhiều, tất trước phải chia ra những chức thiên tỳ, định ra cái số hàng ngũ, khiến không lộn xộn rồi sau mới có thể dùng được. Cho nên cái phép trị binh, một người là độc, hai người là ty, ba người là tham, ty cùng tham hợp lại là ngũ, năm người là liệt, hai liệt là hỏa, năm hỏa là đội, hai đội là quan, hai quan là khúc, hai khúc là bộ, hai bộ là hiệu, hai hiệu là tỳ, hai tỳ là quân, bậc nọ thống thuộc vào bậc kia, đều riêng giữ việc huấn luyện, tuy trị quân trăm vạn cũng như là trị ít vậy. Ba quân đông đúc, có thể khiến thụ địch cả mà không thua, bởi vì đã có kỳ chính. Tào Công rằng: Ra trước hợp đánh là chính, ra sau là kỳ. Lý Thuyên rằng: Đạo quân đối địch giữa mặt giặc là chính, đạo quân chà chạnh là kỳ. Đem ba quân đi mà không có kỳ binh, chưa thể cùng người tranh giành phần lợi được. Đời Hán, Ngô vương Ty đem quân vào thành Đại Lương, tướng Ngô là Điền Bá Lộc nói với Ngô vương rằng: Quân chụm cả lại để tiến về phía tây, không có một đạo kỳ binh nào thì khó mà lập công được. Thần xin được đem năm vạn người, do ngả sông Giang sông Hoài mà tiến lên thu lấy Hoài Nam, Tràng Sa rồi tiến vào Võ Quan, cùng với đại vương hội hợp. Đó cũng là một đạo kỳ binh. Ngô vương không nghe, bèn bị Chu Á Phu đánh bại. Đó là có chính mà không kỳ. Giả Lâm rằng: Cản giặc thì dừng chính trận, thủ thắng thì dùng kỳ binh, trước sau tả hữu đều có thể tiếp ứng nhau được, như thế thì thường được mà không thua vậy. Mai Nghiêu Thần rằng: Động là kỳ, tĩnh là chính, tĩnh để đợi, động để thắng. https://thuviensach.vn Trương Dự rằng: Ba quân tuy đông, nhưng khiến người người đều thụ địch cả mà không thua là bởi ở có kỳ có chính. Cái thuyết kỳ chính, các nhà nói không giống nhau. Úy Liêu Tử thì nói: Chính binh quý ở đi trước, kỳ binh quý ở đi sau; Tào Công thì nói: Ra trước hợp đánh là chính, ra sau là kỳ; Lý Vệ công thì nói: Binh lấy tiến về trước là chính, lùi lại sau là kỳ, đó đều là lấy chinh làm chính, lấy kỳ làm kỳ, chứ không nói đến cái nghĩa tuần hoàn biến đổi. Duy Đường Thái tông nói: Lấy kỳ làm chính, khiến cho kẻ địch coi làm kỳ, rồi ta mới lấy chính mà đánh, hỗn hợp lại làm một phép, khiến cho quân địch không lường được. Lời nói ấy thật là rất tường. Binh đánh vào đâu, như lấy hòn đá gieo vào quả trứng, cái hư cái thực như vậy. Tào Công rằng: Lấy cái chí thực đánh cái chí hư. Họ Mạnh rằng: Binh nếu huấn luyện thành thục, bộ đội phân minh, lại biết liệu rõ địch tình, biết tường hư thực, sau mới đem binh tới đánh, thực không khác gì lấy hòn đá đập vào quả trứng. Trương Dự rằng: Thiên dưới nói: Người thiện chiến thì làm cho người phải đến mà mình không phải tự đến, ấy là cái phép hư với thực, người với ta đó. Nhử bên địch đến thì thế họ thường lui mình không phải đến thì thế mình thường thực, lấy thực đánh hư như cầm hòn đá đập quả trứng, sự vỡ là chắc chắn lắm. Nay hợp quân tụ lính, trước phải đinh về phân số, phân số rõ rồi sau tập về hình danh, hình danh chính rồi sau chia ra kỳ chính, kỳ chính tỏ rồi sau hư thực sẽ rõ vậy. Ấy bốn việc sở dĩ thứ tự là như thế. Phàm chiến đấu, lấy đạo chính để hợp, lấy đạo kỳ để thắng. https://thuviensach.vn Tào Công rằng: Chính thì chọi thẳng với quân địch, kỳ thì do bên cạnh mà đánh chỗ họ không phòng bị. Mai Nghiêu Thần rằng: Dùng quân chính để hợp chiến[8], dùng quân kỳ để thắng địch. Họ Hà rằng: Như đời Chiến quốc, Liêm Pha làm tướng nước Triệu, sứ giả nước Tần đến nói phản gián rằng: Tần chỉ sợ nhất có Triệu Quát mà thôi, chứ Liêm Pha thì dễ trị lắm, sẽ hàng ngay đấy. Nhân lúc quân Pha trốn bỏ mất nhiều, đánh nhau thường bị thua luôn, Pha bèn đóng vững không ra đánh. Vua Triệu thấy thế lại nghe lời phản gián của Tần, bèn cử Quát để thay cho Pha. Quát đến thì đem quân đánh Tần, quân Tần giả vờ thua mà chạy rồi phái hai đạo kỳ binh để chờ đánh úp. Quân Triệu đuổi tràn đến sát tận lũy Tần, lũy bền chống vững không thể vào được, rồi chợt hai vạn năm nghìn kỳ binh của Tần chặn sau quân Triệu, lại năm nghìn quân kỵ nữa chặn gần lũy Triệu. Quân Triệu bị chia làm hai, đường lương nghẽn đứt, Quát phải thua vỡ. Trương Dự rằng: Hai quân gặp nhau, trước lấy quân chiến để cùng nhau hợp chiến, rồi mới phái những kỳ binh, hoặc sấn vào bên cạnh, hoặc đánh vào phía sau, để mà thủ thắng, như Trịnh Bá chống quân nước Yên lấy ba quân dàn ở mặt trước, rồi đem quân ngầm đánh ở mặt sau đó. Cho nên người giỏi đánh lối kỳ binh thì vô cùng như là trời đất. Lý Thuyên rằng: Nói sự động tĩnh. Bất kiệt như là sông nguồn. Đỗ Hựu rằng: Nói sự ứng biến xuất kỳ không biết đâu là cùng kiệt. Lý Thuyên rằng: Nói lưu thông bất tuyệt. https://thuviensach.vn