🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tôi Đã Kiếm Được 2.000.000 Đô-La Từ Thị Trường Chứng Khoán Như Thế Nào?
Ebooks
Nhóm Zalo
Mục lục
LỜI GIỚI THIỆU
LỜI TỰA CỦA NHÀ XUẤT BẢN
LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÁC GIẢ
Chương 1. Thời gian ở Canada
Chương 2. Đặt chân vào Phố Wall
Chương 3. Cuộc khủng hoảng đầu tiên Chương 4. Lý thuyết hộp
Chương 5. Điện tín vòng quanh thế giới Chương 6. Trong thị trường “sụt giá nhẹ” Chương 7. Lý thuyết bắt đầu hoạt động Chương 8. Nửa triệu đô la đầu tiên
Chương 9. Cuộc khủng hoảng thứ hai Chương 10. Hai triệu đô la
TRẢ LỜI TẠP CHÍ TIME
PHỤ LỤC
HỎI VÀ ĐÁP
LỜI GIỚI THIỆU
(cho bản tiếng Việt)
Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN) đang trở thành kênh đầu tư hấp dẫn có mức sinh lời cao song cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Sự thành bại trên thị trường phụ thuộc vào kiến thức, quan hệ và các kỹ năng, chiến lược của từng nhà đầu tư. Như một nhà đầu tư nổi tiếng từng nói: “Trên thị trường chứng khoán không phải những chứng khoán mà là những tư duy được mua và bán”.
Thời gian qua, cùng với sự phát triển rất ấn tượng của TTCKVN, một loạt các sách về chứng khoán được biên soạn để đáp ứng nhu cầu tham khảo của đông đảo các nhà đầu tư đang ngày càng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, đối với tôi, cuốn Tôi đã kiếm 2.000.000 đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào? của Nicolas Darvas do Công ty Sách Alpha (Alpha Books) mua bản quyền, dịch và xuất bản có sức hấp dẫn đặc biệt. Tôi thực sự bị cuốn hút bởi những kinh nghiệm của tác giả trong đầu tư chứng khoán. Người đọc, dù mới tham gia thị trường hay là các nhà đầu tư chuyên nghiệp, dù là chưa có kiến thức cơ bản hay là các nhà nghiên cứu, giảng dạy về đầu tư chứng khoán đều cảm nhận được những điều hữu ích qua kinh nghiệm và kỹ năng đầu tư của Nicolas Darvas.
Điều đặc biệt của cuốn sách là các kinh nghiệm của tác giả được trình bày rất cô đọng, có dẫn chứng thuyết phục qua ngôn từ dễ hiểu song vẫn chứa đựng các nội dung mang tính hàn lâm trong phân tích và đầu tư chứng khoán. Qua cuốn sách, người đọc cũng sẽ hiểu được các vấn đề lý thuyết về phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật, kỹ năng giao dịch và chiến lược đầu tư chứng khoán được áp dụng linh hoạt trong thực tế đầu tư chứng khoán như thế nào. Người
đọc sẽ có cơ hội biết về Lý thuyết hộp của Nicolas Darvas và những ứng dụng tuyệt vời của nó trong đầu tư chứng khoán.
Bởi vậy, tôi cho rằng cuốn sách cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các sinh viên kinh tế, đặc biệt là sinh viên chuyên ngành Ngân hàng - Tài chính - Chứng khoán.
Tuy nhiên, vì là cuốn sách nói về kinh nghiệm và kỹ năng đầu tư nên tôi cũng muốn lưu ý rằng để áp dụng các kinh nghiệm trong cuốn sách trên vào đầu tư trên TTCKVN, các nhà đầu tư cần có sự phân tích, áp dụng linh hoạt.
Với kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu về tài chính và đầu tư chứng khoán cùng với tấm lòng luôn cầu thị sự tiến bộ và tri thức mới, tôi xin trân trọng giới thiệu cuốn sách này cùng độc giả.
Hà Nội, tháng 10/2007
THS. NGUYỄN ĐỨC HIỂN
Giảng viên TTCK, Khoa Ngân hàng - Tài chính
Phó Giám đốc Trung tâm Đào tạo,
Bồi dưỡng & Tư vấn về Ngân hàng,
Tài chính & Chứng khoán
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội
LỜI TỰA CỦA NHÀ XUẤT BẢN
Tôi đã kiếm 2.000.000 đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào? là một tác phẩm kinh điển về thị trường chứng khoán Mỹ.
Trong khi những tác phẩm kinh điển về thị trường chứng khoán hầu hết xuất hiện cách đây 50 đến 75 năm thì tác phẩm này vẫn còn rất nóng hổi bởi nó mới ra đời được hơn một phần tư thế kỷ.
Darvas là người lập dị. Ông khá thành công trong công việc, dù là việc lớn hay nhỏ, từ việc giải ô chữ khó, thi đấu bóng bàn hay làm vũ công được trả lương cao nhất thế giới.
Nick (tên thân mật của Darvas) không sợ mình khác người. Bộ óc sắc bén của ông không bao giờ ngừng làm việc. Ông từng hỏi tôi một câu hỏi tại quầy rượu của khách sạn Plaza ở New York và trả lời câu hỏi đó hai tuần sau, khi chúng tôi gặp lại nhau và cùng ngồi uống nước tại khách sạn George V ở Paris. Ông hứa sẽ giải thích thêm tại khách sạn De Paris ở Monte Carlo bốn tuần sau đó và rồi, khi nửa năm trôi qua, ông quay lại thảo luận vấn đề này trong lúc phơi nắng trên bãi biển Copacabana ngay trước khách sạn Leme Palace ở Rio de Janeiro.
Khi vợ chồng tôi đang dùng tiệc tại một khách sạn ở Praha, Cộng hòa Séc với gia đình nhạc sĩ Dick Manning thì điện thoại reo. Tôi dám cược đến đồng xu cuối cùng rằng không một ai, kể cả thư ký của tôi ở New York, biết chúng tôi đang ở đâu. Nhưng Darvas đã làm được điều đó. Darvas kể cho tôi những ý tưởng mới về màu bìa cho cuốn sách Phố Wall: Một Las Vegas khác sắp xuất bản.
Tôi muốn kể lại cho bạn một câu chuyện vui. Sau thành công của cuốn Tôi kiếm được 2.000.000 đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào?, số lượng phát hành của tạp chí Barron’s tăng gấp đôi. Về điều này, Barron’s phải mang ơn Darvas rất nhiều. Nhưng Barron’s thể hiện lòng biết ơn thật khác lạ. Giống như các tạp chí tài chính khác, Barron’s từ chối đăng quảng cáo cho cuốn Phố Wall: Một Las Vegas khác dưới bất kể hình thức nào. Bởi vì cuốn sách đã bóc mẽ nhà môi giới chứng khoán và người mách nước đầu tư. Trong khi đó, những người này lại đăng quảng cáo dài hạn ở tạp chí. Vì thế, họ không những không đăng quảng cáo cho cuốn sách, mà còn không cho phép bất kỳ thông tin nào liên quan tới cuốn sách xuất hiện trên báo!
“Tôi ăn bánh của ai, tôi trả tiền cho người đó”, câu tục ngữ này tôi học được khi còn là một nhà báo trẻ.
Gần như không có một thông tin nào về cuốn sách trên các tạp chí. Tờ Newsweek định đăng bài phê bình nhưng rồi lại hủy bỏ. Tạp chí Time đăng kèm ảnh của Darvas với một câu chuyện nhưng lại không nói về cuốn sách này.
Phố Wall: Một Las Vegas khác đã phá vỡ rất nhiều ảo tưởng - những cái bẫy ngọt ngào của Phố Wall. Ai từng đọc cuốn sách này sẽ không còn cảm giác giống như trước về chứng chỉ cổ phiếu, nhà môi giới hay bản tin tài chính. Và nếu cuốn Phố Wall: Một Las Vegas khác tái bản thành công, chúng tôi cũng sẽ tái bản cuốn Tôi đã kiếm 2.000.000 đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào?
Cuốn sách bạn cầm trong tay là cuốn sách đầu tiên làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức về người môi giới và công ty môi giới chứng khoán.
Bạn hãy đọc cuốn sách và sẽ hiểu tại sao tôi khẳng định như vậy. Hãy suy ngẫm, tiếp thu những kiến thức bổ ích, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm kinh doanh chứng khoán.
LYLE STUART
Fort Lee, NJ
Tháng 3 năm 1986
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
LỜI GIỚI THIỆU CỦA TÁC GIẢ
Tôi đang đứng trong một bốt điện thoại công cộng hiện đại tại Sân bay Quốc tế Kennedy. Charlie Stein đang đứng cùng với một cô gái xinh đẹp cách tôi vài bước chân.
Charlie là Chủ tịch tập đoàn Lord Hardwick. Ông luôn có một cô gái xinh đẹp bên cạnh và thường ca tụng tôi để làm cho mình trở nên quan trọng hơn!
Trong khi tôi đang cố gắng liên lạc với bạn gái ở Paris qua điện thoại, Charlie vẫn tiếp tục ca ngợi Nicolas Darvas. Ông không ngừng nhắc tên tôi và vẫn ồn ào như mọi ngày. Một người lạ mặt ở buồng điện thoại kế bên bước ra và nói với ông: “Đây có đúng là ông bạn Darvas không? Tôi đã nghiên cứu sách của ông. Và các ông có tin không tôi đã kiếm được hơn 100.000 đô la nhờ những lời khuyên trong đó!”.
Tôi bước ra khỏi buồng điện thoại và người lạ mặt quay sang tôi. “Ông có biết tại sao cuốn Tôi đã kiếm 2.000.000 đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào? lại bán hết sạch không?”.
Không chờ câu trả lời, ông ta tiếp tục: “Tôi đã mua hơn chục cuốn nhưng bây giờ tôi chẳng mong tìm lại đủ số sách đó. Cuốn cuối cùng còn giữ được cũng bị mượn liên tục. Tôi đã van nài bạn tôi trả lại. Họ có trả thật nhưng cuốn sách đã rách bươm”.
Người lạ mặt chìa tay ra. “Tôi muốn cảm ơn ông”, ông nói. “Tôi có chuyến bay bây giờ, nếu không tôi rất hân hạnh được mời ông uống nước. Tôi muốn nói với ông điều này: Ông có thể kiếm được hai triệu đô la từ thị trường chứng khoán, nhưng ông lại không thể kiếm được dù chỉ là hai xu từ hoạt động xuất bản!”.
Nói xong, ông bắt tay tôi, rồi quay ra cổng bay.
Điều đó đã tác động mạnh mẽ đến tôi. Tôi thật ngu xuẩn. Lúc này, một thập kỷ sau, tôi vẫn nhận được rất nhiều thư phản hồi về cuốn sách của mình. Độc giả yêu cầu giải thích để làm sáng tỏ một số điểm. Phần lớn các câu hỏi đều xoay quanh những nội dung giống nhau. Và quả thực cuốn sách đã bán hết sạch!
Thời gian cũng có quỹ đạo riêng của nó. Và thời gian đã chứng minh tính đúng đắn của những phương pháp suy đoán thị trường chứng khoán mà tôi đưa ra. Tôi đã kiếm được 2.000.000 đô la trên thị trường chứng khoán như thế nào? đã trở thành một tác phẩm kinh điển và đôi khi, nó còn được bán với giá khoảng 20 đô la khi “cháy hàng”.
“Có phải tôi đã quá may mắn chăng? Có phải tôi đã vô tình vướng vào cơn cuồng nhiệt của một thị trường đầu cơ chứng khoán đang tăng giá mạnh, mà với thị trường đó, những kẻ ngu ngốc nhất cũng có thể kiếm tiền? Hay là phương pháp của tôi quá đúng đắn với hầu hết mọi tình huống của thị trường?”.
Thực tế, cuốn Tôi đã kiếm 2.000.000 đô la từ thị trường chứng khoán như thế nào? đã bám trụ được với thời gian.
Tôi đi từ sân bay về văn phòng của Lyle Stuart ở phía Nam Đại lộ Park. Chính ông đã đồng ý xuất bản cuốn sách thứ hai của tôi, Phố Wall: Một Las Vegas khác. Ông là một người bạn và là người chấp nhận mạo hiểm. Nhưng khi tôi đề cập đến khả năng tái bản cuốn Tôi đã kiếm 2.000.000 đô la…, Stuart quả quyết rằng việc đó không hề mạo hiểm một chút nào. Sau một hồi thảo luận ngắn gọn, chúng tôi quyết định sẽ xuất bản cuốn sách mà không cần thay đổi một từ nào. Cuốn sách đã là một tác phẩm kinh điển, không có lý do gì phải thay đổi nó. Gần một triệu người đã đọc Tôi đã kiếm 2.000.000 đô la… Và nó có tác động lớn đến nỗi đủ để buộc người Mỹ phải thay đổi những quy tắc của họ về lệnh chặn lỗ. “Những thế lực vẫn đang tồn tại kia” quá lo ngại về cuốn sách đến nỗi họ đã dàn xếp để thuyết phục viên Chưởng lý bang New York áp đặt một số cáo buộc chống lại cuốn sách. Sau đó, chính viên Chưởng lý này phải lặng lẽ dỡ bỏ tất cả cáo buộc đó.
Vâng, chúng tôi để cuốn sách nguyên vẹn như lần đầu xuất bản. Nhưng chúng tôi có thêm một vài câu hỏi mà bạn đọc đã gửi tới vào cuối cuốn sách.
Đương nhiên, tôi chỉ tập trung vào những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất. Nhưng ở đây, tôi muốn kể với các bạn về một bức thư khiển trách.
Một độc giả chỉ ra rằng, với hàng trang các số liệu, tôi đã “bỏ lỡ một mỏ vàng”. Ông khăng khăng rằng nếu tôi thuê hai trợ lý làm việc toàn thời gian và áp dụng phương pháp của tôi trong vòng hai năm, tôi có thể thu về lợi nhuận gấp 3.000 lần số vốn đầu tư ban đầu (36.000 đô la) - hoặc 100.000.000 đô la thay vì chỉ là 2.250.000 đô la trong vòng 18 tháng.
Theo độc giả đo, lỗi này là do tôi đã không tận dụng được lợi thế của những dao động giá cả lớn và lợi nhuận. Tôi đã không tái đầu tư những lợi nhuận của mình.
Tất nhiên, những ý kiến đều muộn. Cùng với bức thư đó là những biểu đồ cụ thể minh chứng cho giả thuyết trên. Trong vòng 18 tháng, tôi có thể tăng số vốn lên 140 lần? 200 lần? 1.000 lần?
Có lẽ thế. Nhưng tôi hài lòng với những gì đã làm. Tôi xây dựng sự nghiệp bằng cách tránh bán non, và nhờ đó đã tạo ra một sự chuyển biến trong phần lớn các cổ phiếu khi sử dụng một công cụ duy nhất: Truy tìm những điểm chặn lỗ.
Tôi khám phá ra rằng không có thành công nào không đi lên từ mất mát. Nhưng tôi đã không phải nhờ đến bất kỳ một sự dàn xếp nào mà vẫn hạn chế được những mất mát đó xuống dưới 10%. Lợi nhuận là công việc của thời gian, vì thế phải có những lý do xác đáng để giữ một cổ phiếu không sinh lời kéo dài quá ba tuần.
Phương pháp chặn lỗ của tôi có hai tác động. Nó cứu tôi thoát khỏi những cổ phiếu sai và đưa tôi đến với những cổ phiếu đúng. Tất nhiên, phương pháp của tôi không thể áp dụng với tất cả mọi người. Nhưng nó hoạt động hiệu quả với tôi. Bằng cách nghiên cứu kỹ những gì tôi đã làm, tôi hy vọng bạn sẽ thấy cuốn sách này hữu ích.
NICOLAS DARVAS
Paris
Tháng 2 năm 1971
KẺ MẠO HIỂM
Chương 1. Thời gian ở Canada
Đó là tháng 11 năm 1952. Khi tôi đang biểu diễn trong hộp đêm “Latin Quarter” thuộc khu Manhattan của New York, thì người quản lý gọi điện. Ông nhận được lời mời tôi và bạn múa của tôi, Julia, đến diễn ở hộp đêm Toronto. Hai anh em trai sinh đôi Al và Harry Smith là chủ hộp đêm này và họ đã có một đề xuất rất bất thường với tôi: thanh toán thù lao cho tôi bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Trong nghề diễn, tôi từng có những trải nghiệm lạ lùng, và đây lại là một trải nghiệm mới lạ nữa.
Tôi hỏi kỹ hơn về việc này và được biết, họ đang chuẩn bị trả cho tôi 6.000 cổ phiếu của một công ty tên là BRILUND. Đây là một nhà máy khai khoáng của Canada mà Al và Harry tham gia sở hữu. Thời gian đó cổ phiếu này có giá 50 xu một cổ phiếu.
Tất cả những gì tôi biết về cổ phiếu là giá của nó thường dao động lên. Vì thế, tôi đề nghị anh em nhà Smith, nếu giá cổ phiếu xuống thấp hơn 50 xu, họ sẽ thanh toán cho tôi phần chênh lệch. Họ đồng ý với yêu cầu này trong thời hạn sáu tháng.
Do có một sự cố ngẫu nhiên, nên tôi không thể hoàn thành hợp đồng. Vì thấy ái ngại nên tôi đề nghị mua số cổ phiếu đó. Tôi gửi anh em Smith một tấm séc trị giá 3.000 đô la và nhận lại 6.000 cổ phiếu của BRILUND.
Tôi không nghĩ gì về chuyện đó nữa cho đến hai tháng sau, tôi tình cờ liếc nhìn giá của cổ phiếu BRILUND trên báo. Tôi đứng bật dậy từ ghế của mình. Cổ phiếu BRILUND trị giá 50 xu trước đây của tôi giờ đang được định giá 1,90 đô la. Tôi bán chúng ngay lập tức và kiếm được khoản tiền lãi gần 8.000 đô la.
Đầu tiên. tôi không tin đó là sự thật. Với tôi, nó như một phép thuật. Tôi thấy mình giống như một người lần đầu tiên tham gia cuộc đua và có may mắn của người mới bắt đầu. Nhận được tiền từ chiến thắng, anh ta chỉ đơn giản tự hỏi: “Điều này sẽ còn kéo dài bao lâu nữa?”.
Tôi chợt nhận ra mình đã bỏ lỡ một cơ hội tốt trong cuộc đời. Tôi quyết tâm tham gia vào thị trường chứng khoán. Tôi chưa từng do dự về quyết định này, nhưng quả thực tôi còn biết quá ít về lĩnh vực cực kỳ xa lạ: chứng
khoán.
Tôi hoàn toàn không biết một chút gì. Thậm chí, tôi còn không biết đến sự tồn tại của thị trường chứng khoán ở New York. Tất cả những gì tôi biết là những cổ phiếu của Canada, đặc biệt là cổ phiếu của các công ty khai khoáng. Vì chúng đã đem lại lợi nhuận lớn cho tôi, nên điều khôn ngoan mà tôi cần làm là tiếp tục đầu tư vào chúng.
Nhưng tôi nên bắt đầu thế nào? Làm thế nào để tìm được những cổ phiếu nên mua? Bạn không thể chọn chúng một cách ngẫu hứng. Bạn cần có thông tin. Đó là vấn đề nan giải đối với tôi: làm thế nào để có thông tin? Tôi nhận thấy điều này là không thể với một người bình thường. Sau đó, tôi lại nghĩ cần phải hỏi mọi người để khám phá ra những bí mật lớn. Tôi nghĩ nếu cố gắng, tôi có thể làm quen với những người am hiểu. Vì thế, tôi hỏi tất cả mọi người tôi gặp để tìm hiểu xem họ có biết thông tin gì về thị trường chứng khoán không. Làm việc trong các hộp đêm, tôi được gặp nhiều người giàu có. Những người giàu có chắc chắn sẽ biết.
Thế nên, tôi hỏi họ. Câu hỏi thường trực của tôi là: “Ông có biết cổ phiếu nào tốt không?” Thật lạ, dường như ai cũng biết một cổ phiếu nào đó. Điều đó thật đáng ngạc nhiên. Rõ ràng, tôi là người Mỹ duy nhất không có thông tin riêng nào về thị trường chứng khoán. Tôi háo hức lắng nghe những gì họ nói và tuyệt đối tin tưởng làm theo họ. Tôi mua những cổ phiếu mà mọi người khuyên nên mua. Tôi mất nhiều thời gian mới nhận ra đây là phương pháp không bao giờ hiệu quả.
Tôi là một mẫu người lạc quan. Tôi đã mua cổ phiếu của những công ty mà tôi thậm chí không thể đánh vần nổi tên chúng. Tôi cũng chẳng biết họ kinh doanh gì và ở đâu. Chắc không có một người mua cổ phiếu nào lại ngờ nghệch và thiếu hiểu biết như tôi hồi đó.
Đầu năm 1953, tôi biểu diễn ở Toronto. Vì vận may bất thường đầu tiên 8.000 đô la của tôi với cổ phiếu BRILUND, nên tôi luôn cho rằng, Canada chính là một mảnh đất tài chính màu mỡ. Vì thế, tôi nhận định rằng đây chính là một nơi tốt để tìm kiếm những “mách bảo hiệu quả”. Tôi hỏi một vài người xem họ có biết một nhà môi giới nào tốt, đáng tin cậy không, và cuối cùng tôi cũng được giới thiệu một người.
Tôi đã bất ngờ và cảm thấy thất vọng khi tìm được văn phòng của ông. Đó là một căn phòng nhỏ, nhếch nhác giống như một phòng giam, chứa đầy sách và trên tường chằng chịt biểu bảng. Sau này, tôi biết chúng là “biểu đồ”. Ở
đây, không có nhiều dấu hiệu của sự thành công và hiệu quả. Ngồi sau bàn là một người vóc dáng nhỏ bé, đang nghiền ngẫm các con số và sách vở. Khi tôi hỏi liệu ông có biết cổ phiếu nào tốt không, ông đã đáp lời ngay lập tức.
Ông mỉm cười và lôi từ trong túi ra một tấm séc có trả cổ tức và có in tên của một công ty vàng nổi tiếng, KERR-ADDISON.
Ông đứng dậy và nói: “Anh bạn của tôi, hãy nhìn cái này đi. Tấm séc có trả cổ tức đó đáng giá gấp năm lần số tiền mà cha tôi phải trả cho cổ phiếu gốc. Đó là loại cổ phiếu mà tất cả mọi người đều tìm kiếm”.
Cổ tức được trả gấp năm lần giá của cổ phiếu gốc! Điều này hấp dẫn tôi như hấp dẫn bất kỳ một người nào khác. Cổ tức đang trả là 80 xu nên cha ông đã chỉ phải trả 16 xu cho cổ phiếu đó. Điều đó xem ra rất tuyệt vời với tôi. Tôi
không nhận ra rằng phải giữ cổ phiếu trong suốt 35 năm để có được khoản cổ tức này.
Người đàn ông nhỏ bé đó mô tả cách ông tìm những loại cổ phiếu kiểu đó trong nhiều năm nay. Từ thành công của cha mình, ông cho rằng cổ phiếu tốt phải nằm trong những mỏ vàng. Cuối cùng ông ta cũng tìm được nó. Đó là cổ phiếu EASTERN MALARTIC. Sau khi nghiên cứu số liệu sản xuất, bản kê giá và thông tin tài chính, ông quả quyết công ty vàng này sẽ tăng gấp đôi khả năng hiện tại, vì thế 5 đô la đầu tư vào cổ phiếu sẽ nhanh chóng trở thành 10 đô la.
Trước nguồn thông tin uyên bác này, tôi lập tức mua 1.000 cổ phiếu EASTERN MALARTIC với giá 290 xu. Cổ phiếu này nhanh chóng giảm xuống 270 xu, sau đó tiếp tục giảm xuống 260 xu, vì vậy tôi lo lắng theo dõi. Chỉ trong vòng vài tuần, nó giảm xuống chỉ còn 241 xu, và tôi tức tốc bán hết. Tôi kết luận rằng nhà môi giới vốn tính thận trọng và có tư duy số học này không biết làm thế nào để tạo ra một vận may.
Mọi thứ cứ tiếp tục thôi miên tôi như thế. Tôi vẫn không dừng làm theo những mách bảo nhưng hiếm khi tôi lãi. Đôi khi, tôi cũng kiếm được một chút nhưng số tiền đó chưa đủ bù lỗ.
Tôi đúng là một kẻ học nghề, bởi tôi thậm chí không hề biết đến những thứ như phí môi giới và thuế chuyển đổi. Chẳng hạn, tôi mua cổ phiếu KAYRAND MINES vào tháng 1 năm 1953. Lúc đó, giá cổ phiếu của công ty này là 10 xu và tôi đã mua 10.000 cổ phiếu.
Tôi chăm chú theo dõi thị trường và ngày hôm sau, khi cổ phiếu KAYRAND
tăng lên 11 xu một cổ phiếu thì tôi lập tức gọi điện cho nhà môi giới của mình và yêu cầu ông bán chúng. Tôi nghĩ mình đã kiếm được 100 đô la chỉ trong vòng 24 giờ. Tôi tin mình rất thông minh với cách kiếm nhanh như thế.
Khi tôi gặp lại và nói chuyện với nhà môi giới của mình, ông đã hỏi tôi: “Tại sao ông lại chấp nhận lỗ trong thương vụ đó?” - “Lỗ ư? Tôi đã kiếm được 100 đô la cơ mà”. Ông từ tốn giải thích cho tôi là phí môi giới mua 10.000 cổ phiếu là 50 đô la, phí môi giới bán 10.000 cổ phiếu ngày hôm sau là 50 đô la nữa. Thêm vào đó, tôi còn phải chịu thuế chuyển đổi sở hữu khi bán.
Cổ phiếu KAYRAND chỉ là một trong rất nhiều cổ phiếu mà tôi sở hữu lúc đó. Tôi còn có các cổ phiếu MOGUL MINES, CONSOLIDATED SUDBURY BASIN MINES, QUEBEC SMELTING, REXSPAR, JAYE EXPLORATION. Song, tôi không kiếm được một chút tiền nào từ chúng.
Tôi đã có một năm hạnh phúc với việc mua bán ở Canada như thế. Tôi tự thấy mình là một nhà kinh doanh thành công, một nhà buôn bán cổ phiếu lớn! Tôi cứ nhảy vào và nhảy ra khỏi thị trường như một con cào cào. Tôi rất hạnh phúc nếu tôi kiếm được hai điểm. Tôi thường sở hữu 25 đến 30 loại cổ phiếu tại một thời điểm, tất cả đều với số lượng nhỏ.
Tôi thường có cảm tình đặc biệt với một số loại cổ phiếu. Đôi khi vì chúng là cổ phiếu mà bạn bè tôi khuyên mua, đôi khi vì chúng là cổ phiếu tôi từng thu được lợi nhuận. Do đó, tôi thích những cổ phiếu này hơn những cổ phiếu khác và coi chúng như “những tài sản yêu thích”.
Tôi coi chúng thuộc sở hữu của riêng mình, giống như những thành viên trong gia đình. Tôi ngày đêm cầu nguyện cho chúng. Tôi kể về chúng như người cha kể về những đứa con mình. Tôi chẳng bận tâm khi không ai đánh giá cổ phiếu yêu quý của tôi cao hơn các cổ phiếu khác. Suy nghĩ này kéo dài cho đến một ngày tôi chợt nhận ra rằng những cổ phiếu yêu quý nhất của tôi lại đang gây ra cho tôi những tổn thất nặng nề nhất.
Chỉ trong vài tháng, bản báo cáo những giao dịch của tôi trông giống như một bản báo cáo mua bán của một trung tâm giao dịch chứng khoán nhỏ. Tôi cảm thấy mình đang kinh doanh tốt. Có vẻ như, tôi đang dẫn đầu. Nếu tôi nghiên cứu kỹ những giao dịch của mình thì có lẽ tôi không thể vui vẻ như thế. Có lẽ tôi đã nhận thức được rằng, giống như một người chơi cá cược, tôi đã bị tâng bốc và phấn chấn bởi những lợi nhuận nhỏ, và thường đơn giản hóa những thua lỗ. Tôi hoàn toàn phớt lờ sự thật rằng tôi đang giữ rất nhiều
cổ phiếu có giá thấp hơn nhiều so với khi mua và chúng có vẻ đang dậm chân tại chỗ.
Đó là thời kỳ của những sự mạo hiểm khờ dại, ngu ngốc mà tôi không hề cố gắng tìm hiểu lí do về việc mua bán của mình. Tôi đã làm theo “linh cảm”. Tôi mua những cái tên mà Chúa gửi cho tôi, những lời đồn đại về việc tìm thấy các mỏ vàng và uranium, tất cả những điều mà ai đó đã bảo tôi. Khi liên tục thua lỗ, một khoản lợi nhuận nhỏ hiếm hoi lại đem đến cho tôi chút hy vọng, giống như một củ cà rốt trước mũi một con khỉ.
Cho đến một ngày, sau bảy tháng mua và bán, tôi quyết định xem xét lại quá trình kinh doanh của mình. Tôi phát hiện ra, mình đã mất gần 3.000 đô la.
Cũng chính trong ngày hôm đó, tôi bắt đầu nhận thức được rằng cách kiếm tiền của mình có gì đó chưa đúng. Một con người bên trong bắt đầu thì thầm với tôi rằng, thực ra tôi chẳng hiểu tí gì về những việc mình đang làm.
Tôi đã bắt đầu như thế đấy. Tôi thề với bản thân rằng tôi sẽ không bao giờ động đến sồ tiền gốc 3.000 đô la tôi đã trả cho cổ phiếu BRILUND, và tôi vẫn đang còn khoảng 5.000 đô la tiền lãi từ giao dịch này. Nhưng, nếu tiếp tục, tôi có thể giữ được nó trong bao lâu nữa?
Đây chỉ là một trang trích từ bản báo cáo lỗ - lãi của tôi. Nó cho thấy toàn cảnh một câu chuyện buồn về sự thất bại ở quy mô nhỏ.
CỔ PHIẾU OLD SMOKY GAS & OILS
Mua giá 19 xu
Bán giá 10 xu
CỔ PHIẾU KAYRAND MINES
Mua giá 12 xu
Bán giá 8 xu
CỔ PHIẾU REXPAR
Mua giá 130 xu
Bán giá 110 xu
CỔ PHIẾU QUEBEC SMELTING & REFINING
Mua giá 22 xu
Bán giá 14 xu
Bị ám ảnh bởi những thành công kiểu như “một củ cà rốt trước mũi khỉ”, tôi không biết rằng mỗi tuần tôi mất một trăm đô la.
Đó là khó khăn đầu tiên của tôi với thị trường chứng khoán. Trong sáu năm sau đó, tôi còn có vài lần thua lỗ nghiêm trọng khác, nhưng xét trên một phương diện nào đó. đây vẫn là lần tồi tệ nhất. Điều này còn tùy vào việc tôi có tiếp tục tham gia thị trường chứng khoán nữa hay không.
Tôi quyết định ở lại và tiếp tục thử sức.
Vấn đề là tôi phải làm gì tiếp theo. Chắc chắn phải có một cách nào khác. Nhưng tôi có thể chứng minh được điều đó hay không? Sự thật cho thấy là tôi đã sai khi nghe theo khách hàng ở hộp đêm, những đầu bếp, những người trung gian. Họ cũng chỉ là những người học nghề như tôi. Họ chẳng biết gì hơn tôi, song họ lại tự tin đưa ra lời khuyên của mình.
Tôi chăm chú đọc từng trang báo cáo mà nhà môi giới gửi cho tôi: Mua 90 xu, bán 82 … Mua 65 xu, bán 48 …
Ai sẽ giúp tôi khám phá những bí mật của thị trường chứng khoán? Tôi bắt đầu đọc các bản tin tài chính và bảng yết giá cổ phiếu Canada. Tôi theo dõi tỉ mỉ hơn những bản tin tư vấn với những lời khuyên về cổ phiếu trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Toronto.
Tôi quyết định cần có sự giúp đỡ của những chuyên gia. Vì thế, tôi đăng ký dịch vụ cung cấp thông tin tư vấn tài chính. Tôi cho rằng chính các chuyên gia đã phân tích thông tin và tư vấn trên các bản tin. Tôi nên làm theo những lời khuyên mang tính chuyên nghiệp này và từ bỏ việc mua cổ phiếu dựa vào những chỉ dẫn vớ vẩn của người lạ hoặc của những kẻ học đòi kinh doanh chứng khoán. Nếu làm theo những chỉ dẫn có kỹ năng và có óc xét đoán của họ, chắc chắn tôi sẽ thành công.
Có những công ty tư vấn tài chính khuyến khích đặt mua tạp chí của họ bằng cách bán bốn ấn bản thử nghiệm đầu tiên chỉ với 1 đô la. Bạn có thể thử nghiệm trước khi quyết định mua tư vấn.
Tôi quyết định bỏ ra 12 đô la đặt mua bản thử nghiệm này và háo hức đọc những ấn bản họ gửi tới.
Ở New York, có những công ty tư vấn tài chính danh tiếng nhưng những ấn bản của Canada tôi mua thực ra chỉ dành cho những nhà kinh doanh dễ bị mắc lừa mà thôi. Làm thế nào tôi nhận biết được điều đó? Những bản tư vấn tài chính này làm tôi hài lòng và phấn khích. Chúng đơn giản hóa những suy đoán về thị trường chứng khoán và khiến mọi thứ nghe có vẻ rất nhanh và dễ dàng.
Chúng thường xuất hiện với những tiêu đề lớn:
“Mua cổ phiếu này ngay trước khi quá muộn!”.
“Hãy mua hết khả năng có thể!”.
“Nếu nhà môi giới khuyên bạn không nên mua nó, hãy từ bỏ nhà môi giới đó đi!”.
“Cổ phiếu này mang lại lợi nhuận 100%, hoặc hơn thế!”.
Những điều này nghe giống như những thông tin thật và nóng bỏng. Chúng đáng tin cậy hơn rất nhiều so với những chỉ dẫn vớ vẩn trong một nhà hàng.
Tôi đọc ngấu nghiến những ấn bản này. Chúng thường mang tính rộng lượng và tình cảm anh em. Một trong số những ấn bản đó nói:
“Lần đầu tiên trong lịch sử tài chính Canada, các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ có cơ hội tuyệt vời để trở thành cổ đông với giá ưu đãi như những người sáng lập công ty vì một tương lai phát triển sáng lạn mới.
“Những nhà tài phiệt của Phố Wall đang cố thâu tóm toàn bộ cổ phiếu của công ty chúng tôi. Song, với truyền thống đạo đức, chúng tôi chỉ quan tâm đến sự tham gia của những nhà đầu tư có vốn khiêm tốn. Những người như các bạn…”.
Đó chính là tôi! Họ hiểu chính xác vị trí của tôi. Tôi đúng là một anh chàng nhỏ bé đáng thương khi luôn bị những nhà tài phiệt của Phố Wall đẩy vòng quanh. Đúng ra, tôi chỉ nên thương tiếc cho sự ngu dốt của chính mình.
Tôi vội vàng chạy đến chiếc điện thoại để đặt lệnh mua những cổ phiếu mà họ khuyên. Chúng giảm giá liên tục. Tôi thực sự không thể hiểu nhưng vẫn
không mảy may lo lắng. Họ chắc chắn phải biết họ nói gì chứ. Cổ phiếu tiếp theo sẽ tăng giá. Song, điều đó hiếm khi xảy ra.
Tôi đã đối mặt với một trong những cạm bẫy lớn của những nhà kinh doanh nhỏ: Đó là khi nào nên bước vào thị trường. Những đợt giảm đột ngột ngay sau khi nhà đầu tư bỏ tiền ra là một trong những thử thách khó khăn nhất cho những người mới đặt chân vào thị trường. Phải mất nhiều năm, tôi mới nhận ra khi những nhà môi giới tài chính khuyên bạn mua một cổ phiếu nào đó, thì trước đó, dựa vào nguồn tin nội bộ họ đã bán chúng ra từ lâu.
Như vậy, khi nhà môi giới rút tiền ra thì những nhà đầu tư nhỏ thiếu kinh nghiệm lại nhảy vào. Họ là người cuối cùng mong muốn hưởng lợi nhiều nhất nhưng lại được hưởng lợi ít nhất. Số tiền của họ quá nhỏ để nâng giá cổ phiếu ở mức tụt điểm lớn, sau khi các chuyên gia rút ra.
Tại thời điểm đó, tôi hoàn toàn không hiểu vì sao cổ phiếu của tôi lại giảm giá. Tôi cứ nghĩ đó là do tôi không may. Nhưng giờ thì tôi hiểu, trong mọi trường hợp, tôi đã bị sắp đặt vào những giai đoạn như thế và mất tất cả những gì mình có.
Khi đầu tư 100 đô la, ngay lập tức tôi mất 20 đến 30 đô la. Tuy nhiên, quả thật, cũng có một vài cổ phiếu lên giá khiến tôi vui vẻ.
Thậm chí khi đến New York, tôi vẫn gọi điện đặt lệnh cho các nhà môi giới ở Toronto.
Tôi làm thế vì tôi không biết mình có thể giao dịch với thị trường chứng khoán Canada qua nhà môi giới ở New York. Những nhà môi giới ở Toronto thường gọi điện chỉ dẫn tôi và tôi luôn mua những cổ phiếu mà họ hoặc các công ty tư vấn tài chính Canada gợi ý. Giống như một nhà đầu tư nhỏ lúc thắng lúc thua, tôi coi mọi thua lỗ của mình chỉ là do thiếu may mắn. Tôi tin chắc một ngày nào đó tôi sẽ gặp may. Không phải lúc nào, tôi cũng sai - nói một cách nào đó thì được trải nghiệm vẫn tốt hơn là không. Thỉnh thoảng, tôi cũng đã kiếm được vài trăm đô la. Nhưng, đó đều là do ngẫu nhiên.
Đây là một ví dụ. Một hôm, khi đang lướt qua bảng chứng khoán Canada, tôi để ý đến cổ phiếu tên là CALDER BOUSQUET. Tôi không biết cổ phiếu đó là gì và công ty này sản xuất cái gì. Nhưng đó là một cái tên đẹp. Tôi thích nó, vì thế tôi mua 5.000 cổ phiếu với giá 18 xu, hết 900 đô la.
Sau đó, tôi phải bay đến Madrid để tham gia một vũ hội. Một tháng sau, khi tôi quay lại, tôi mở báo và tìm cái tên CALDER. Cổ phiếu đã lên đến 36 xu,
gấp đôi giá tôi đã mua. Tôi bán và kiếm được 900 đô la. Đó là một vận may ngẫu nhiên.
Đó là một may mắn “kép” vì cổ phiếu đó lên giá không vì một lý do xác đáng nào. Nếu tôi không đi biểu diễn ở Tây Ban Nha, rất có thể tôi đã bán khi chúng tăng đến 22 xu.
Đó là một giai đoạn lạ lùng và điên khùng nhưng nó đã đi vào dĩ vãng. Lúc đó tôi thấy mình thực sự trở thành một nhà kinh doanh chứng khoán lỗi lạc. Tôi tự hào vì tôi đang làm việc dựa những kỹ năng được đào tạo bài bản hơn, chứ không như trước đây chỉ dựa vào những thông tin có từ những đầu bếp và những thông tin nghe lỏm từ phòng thay đồ. Các nhà môi giới Canada và tư vấn tài chính vẫn khuyên tôi. Tôi ngày càng chìm sâu vào xã hội của những nhà kinh doanh tìm kiếm giàu có trong những bữa tiệc cocktail. Những người đó nói với tôi về các công ty dầu mỏ và khả năng chúng đang chuẩn bị đạt đến đỉnh điểm của sự giàu có. Họ thì thầm về những nơi có uranium ở Alaska. Họ khẳng định về sự phát triển mạnh mẽ ở Quebec. Tất cả những điều này đảm bảo sẽ mang đến những vận may lớn, chỉ cần bạn có thể bước vào thị trường chứng khoán ngay lúc này. Tôi đã làm thế nhưng chẳng thu được chút lợi lộc nào.
Cuối năm 1953, tôi trở lại New York. Mười một nghìn đô la ban đầu giờ chỉ còn 5.800 đô la. Một lần nữa, tôi phải xem lại mình. Những chỉ dẫn của các chuyên gia không mang lại giàu có nhanh như họ đã hứa. Các công ty tư vấn tài chính cũng không thể mang đến những thông tin cho phép bạn kiếm tiền
trên thị trường chứng khoán. Giá cổ phiếu của họ có xu hướng giảm hơn là tăng. Trên các tờ báo ở New York, không có giá cổ phiếu của Canada, nhưng vì đam mê chứng khoán nên tôi đọc cột tin tài chính trên các tờ báo như tờ Thời báo New York, tờ New York Herald Tribune, và Tạp chí Phố Wall. Tôi không mua bất kỳ cổ phiếu nào niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York, nhưng tôi vẫn nhớ tên của một vài cổ phiếu và một vài cụm từ khó hiểu như “giao dịch ngoài” (mua bán không qua sở giao dịch chứng khoán).
Càng đọc, tôi càng thấy hứng thú với thị trường New York. Tôi quyết định bán tất cả cổ phiếu Canada của mình, trừ cổ phiếu OLD SMOKY GAS & OILS vì theo lời khuyên của một người bạn, công ty này có hy vọng phát triển mạnh. Như mọi lần, không có bước phát triển lớn nào xảy ra, và sau năm tháng ở New York, tôi quyết định từ bỏ cuộc chiến không cân sức này. Tôi bán những cổ phiếu Canada cuối cùng, những cổ phiếu mà tôi mua với giá 19 xu rồi chỉ bán với giá 10 xu. Cùng lúc đó tôi bắt đầu lo ngại không
biết việc “săn bắt” trong “khu rừng” lớn hơn và gần nhà hơn - Sàn Giao dịch Chứng khoán New York có dễ dàng hay không. Tôi gọi điện cho một người bạn, người đại diện cho đoàn kịch Eddie Elkort của New York, và hỏi anh ấy có biết nhà môi giới chứng khoán New York nào không. Anh ấy đưa cho tôi một cái tên, Lou Keller.
PHÂN TÍCH CƠ BẢN
Chương 2. Đặt chân vào Phố Wall
Tôi gọi cho Lou Keller, nói cho ông biết tôi là ai và muốn gì. Hôm sau, Keller gửi tôi một số giấy tờ để ký và báo cho tôi biết, ngay sau khi hoàn trả lại các giấy tờ và trả tiền đặt cọc, tôi sẽ có tài khoản tại công ty môi giới của ông. Có một điều gì đó đã xảy ra với tôi khi nhận được thông báo đó. Tôi đột nhiên bắt đầu cảm thấy mình đang trở thành một phần của bối cảnh tài chính lúc bấy giờ. Tôi không thể mô tả Phố Wall vì chưa từng đặt chân tới đó, nhưng chỉ cái tên của nó thôi cũng đã có một sức hấp dẫn bí ẩn đối với tôi.
Tại đây, mọi thứ đang trở nên nghiêm túc và khác biệt. Lúc này, tôi coi thời gian thử thách vận may của mình khi còn ở Canada chỉ hoàn toàn là một trò đánh bạc điên khùng mà sẽ không bao giờ, tôi lặp lại.
Khi tìm hiểu những thông báo giá của thị trường chứng khoán trên các tờ báo New York, tôi thấy mình dường như đang bước vào một giai đoạn mới, thành công của cuộc đời. Nó không giống như thị trường Canada liều lĩnh với những thông tin rỉ tai về việc khám phá ra mỏ vàng hay mỏ Uranium. Đó là công việc làm ăn đáng tin cậy, một con phố hội tụ các chủ tịch ngân hàng và các nhà công nghiệp lớn. Tôi chuẩn bị bước vào đó với lòng tôn kính thực sự.
Tôi dự định tiếp cận thị trường chứng khoán với một sự chuẩn bị chu đáo và kỹ càng hơn nhiều. Tôi kiểm lại toàn bộ tài sản để tính xem mình có bao nhiêu cho đầu tư. Tôi đã bắt đầu ở thị trường Canada với 11.000 đô la - gồm 3.000 đô la vốn đầu tư gốc tại cổ phiếu của BRILUND và 8.000 đô la tiền lãi. Sau 14 tháng kinh doanh ở Canada, số tiền này đã giảm đi 5.200 đô la. Tất cả tôi còn lại từ BRILUND là 5.800 đô la.
Số tiền này dường như không đủ để giúp tôi tiếp cận với Phố Wall, vì thế tôi quyết định sẽ đầu tư thêm. Tôi nâng số tiền sẽ kinh doanh lên thành 10.000 đô la nhờ tiền tiết kiệm từ các buổi diễn. Đó là một con số đẹp tròn trĩnh, và tôi đặt cọc số tiền này ở công ty môi giới.
Và một ngày, tôi quyết định bắt đầu kinh doanh. Tôi gọi điện cho Lou Keller với một thái độ lãnh đạm, tôi cố tỏ ra là một tay đầu cơ tài chính có kinh nghiệm, tôi chỉ đơn giản hỏi ông cổ phiếu nào tốt.
Bây giờ tôi nhận ra rằng loại câu hỏi này phù hợp hơn với một kẻ bán thịt lợn, nhưng Keller đã đáp ứng câu hỏi của tôi. Keller gợi ý một vài cổ phiếu mà ông cho rằng “an toàn”. Ông cũng đưa ra những lý do cơ bản để giải thích vì sao những cổ phiếu này được coi là “an toàn”. Vì không hiểu, tôi chăm chú lắng nghe những lời giải thích về sự tăng lợi tức, chia tách cổ phiếu, và tăng lợi nhuận. Bây giờ tôi hiểu những gợi ý và giải thích của Keller chính là những lời khuyên mang tính chuyên gia có giá trị nhất. Con người đó đã kiếm sống ở Phố Wall, hẳn nhiên ông biết rõ mọi thứ. Tuy nhiên, ông chỉ “gợi ý”. Ông nhấn mạnh rằng các quyết định là “tùy ở tôi”. Điều này làm tôi cảm thấy mình quan trọng và được nắm quyền chủ động.
Khi một hoặc hai cổ phiếu Keller đưa ra tăng một vài điểm, tôi không một chút nghi ngờ về tính đúng đắn của thông tin mà mình đang nhận được cũng như về tố chất bẩm sinh của ông. Điều tôi không biết là thực ra tôi đang ở giữa một thị trường chứng khoán đầu cơ đang lên giá mạnh nhất mà thế giới từng chứng kiến và thật dễ để kiếm lợi nhuận, trừ khi bạn là người cực kỳ thiếu may mắn.
Đây là ba vụ làm ăn điển hình mà tôi liên tục đạt được đầu năm 1954 - những thương vụ này đã làm tôi tin rằng mình là người có khả năng trời phú với Phố Wall. Các số liệu trong bảng này cũng như tất cả các bảng sau của cuốn sách đều được tôi tính cả tiền hoa hồng và thuế.
200 CỔ PHIẾU COLUMBIA PICTURES
Mua: 20 đô la (4.050,00 đô la)
Bán: 22,875 đô la (4.513,42 đô la)
Lợi nhuận: 463,42 đô la
200 CỔ PHIẾU NORTH AMERICAN AVIATION
Mua: 24,25 đô la (4.904,26 đô la)
Bán: 26,875 đô la (5.309,89 đô la)
Lợi nhuận: 405,63 đô la
100 CỔ PHIẾU KIMBERLY-CLARK
Mua: 53,5 đô la (5.390,35 đô la)
Bán: 59 đô la (5.854,68 đô la)
Lợi nhuận: 464,33 đô la
Tổng lợi nhuận: 1.333,38 đô la
Mỗi giao dịch mang lại cho tôi hơn 400 đô la. Đó không phải là một số tiền lớn, nhưng tôi đã kiếm được tổng của cả ba vụ giao dịch 1.333,38 đô la chỉ trong vài tuần.
Cảm giác mình đang làm ăn có lãi tại Phố Wall, cộng với một sự kính sợ tự nhiên con phố này, tạo cho tôi cảm giác hạnh phúc ngây ngô. Tôi tưởng mình như đang rũ bỏ dần cái vị thế nghiệp dư ở Canada và trở thành người trong cuộc. Tôi không hề nhận ra phương pháp của tôi không tiến triển gì. Tôi chỉ dùng những từ hoa mỹ hơn để che đậy nó. Ví dụ, thay vì coi lời khuyên của nhà môi giới là những chỉ dẫn mang tính chất quyết định trong việc mua bán chứng khoán, tôi coi đó chỉ là những “thông tin”. Tôi cũng cho rằng mình đã từ bỏ thói quen nghe theo chỉ dẫn, thay vào đó là tiếp nhận những thông tin chính xác dựa trên các bằng chứng kinh tế đúng đắn.
Sau đó, mọi chuyện vẫn tiếp tục “xuôi chèo mát mái”. Đây là một vài giao dịch trong tháng 4 và 5 của năm 1954:
Lợi nhuận, lợi nhuận, và lợi nhuận. Sự tự tin của tôi đã lên đến đỉnh điểm.
Đây rõ ràng không phải là đất nước Canada. Tại đây, mọi thứ tôi chạm vào đều biến thành vàng. Cuối tháng 5, số vốn ban đầu 10.000 đô la của tôi đã tăng thành 14.600 đô la. Những lần thua lỗ thi thoảng xảy ra cũng không làm tôi mấy bận tâm. Tôi xem chúng như những sự trì hoãn nhẹ nhàng và không thể tránh khỏi trên con đường tiến tới sự giàu có. Như vậy, khi thành công, tôi lại ca tụng bản thân còn khi thua lỗ, tôi thường đổ lỗi cho nhà môi giới.
Tôi vẫn tiếp tục mua bán cổ phiếu. Có hôm tôi gọi điện cho nhà môi giới tới 20 lần/ngày. Nếu mỗi ngày không tiến hành ít nhất một giao dịch, tôi thấy mình không làm tròn bổn phận với thị trường. Khi thấy một cổ phiếu mới lên sàn, tôi muốn sở hữu chúng ngay lập tức. Tôi tìm kiếm cổ phiếu mới như một đứa trẻ khao khát có những món đồ chơi lạ.
Những giao dịch mà tôi được tham gia ở Phố Wall vào tháng 7 năm 1954 sẽ cho thấy công sức tôi phải bỏ ra:
Lợi nhuận cuối cùng của tôi qua tất cả các giao dịch này là 1,89 đô la. Còn người duy nhất vui vẻ sau tất cả những giao dịch này không ai khác chính là nhà môi giới của tôi. Theo luật của Sàn Giao dịch Chứng khoán New York, tổng số tiền hoa hồng của ông qua 10 giao dịch này là 236,65 đô la. Thêm vào đó, lợi nhuận 1,89 đô la của tôi chưa tính đến số tiền tôi phải trả cho các cú điện thoại.
Tuy vậy, chỉ có duy nhất một điều thực sự làm tôi phiền lòng. Tôi không hiểu một nửa số từ mà nhà môi giới của tôi dùng để nói về thị trường chứng khoán. Tôi không muốn lộ ra sự ngu dốt của mình, vì thế tôi quyết định tìm hiểu những vấn đề này. Không chỉ đọc những mục thông tin tài chính trên các báo ra hằng ngày của New York, tôi bắt đầu đọc thêm sách về thị trường chứng khoán để có thể tự tin nói chuyện ngang tầm với nhà môi giới của mình.
Dần dần, tôi quen với một chuỗi các từ mới và luôn cố gắng sử dụng chúng liên tục. Tôi bị thu hút bởi những từ như lợi nhuận, cổ tức, vốn hóa. Tôi đã học được rằng “lợi nhuận mỗi cổ phiếu” là “tổng lãi của công ty chia cho tổng số cổ phiếu hiện có của công ty đó” và rằng “cổ phiếu niêm yết” là “những cổ phiếu được định giá trên Sàn Giao dịch Chứng khoán New York và Sàn Giao dịch Chứng khoán Mỹ”.
Tôi tìm hiểu định nghĩa về cổ phiếu, trái phiếu, tài sản, lợi nhuận, và phần trăm lợi tức.
Có quá nhiều thứ để đọc, bởi vì có hàng trăm cuốn sách được xuất bản, viết về thị trường chứng khoán. Sách viết về thị trường chứng khoán còn nhiều hơn lượng sách viết về các đề tài văn hóa.
Tại thời điểm này, tôi đọc những cuốn sách như:
Với vốn từ mới và kiến thức chứng khoán rộng hơn, tham vọng của tôi càng lớn hơn. Tôi thấy đã đến lúc mình tìm một vận may BRILUND khác. Ở đâu đó sẽ phải có một cổ phiếu tăng giá tốt như BRILUND, tôi gọi đó “cổ phiếu giá rẻ”.
Tôi bắt đầu đăng ký các tư vấn thị trường chứng khoán của Moody’s, Fitch, và Standard & Poor’s. Họ cung cấp cho tôi những thông tin mà theo tôi là rất tuyệt vời trừ một điều là tôi chẳng hiểu chúng một chút nào.
Có một vài đoạn như thế này:
“Mức tiêu dùng của khách hàng có triển vọng tăng mạnh, cộng với sự tiến bộ trong hiệu quả sản xuất, tạo nền tảng cho những lợi nhuận tương đối tốt và sự tăng trưởng cổ tức của những công ty này. Chúng tôi mong rằng sự bất tuân các quy luật liên tục sẽ chỉ diễn ra nhất thời dưới một cái vỏ mà trong đó thị hiếu thị trường mới sẽ phổ biến”.
Họ rất đàng hoàng, ấn tượng. Họ nói cho tôi mọi thứ tôi muốn biết, trừ một điều họ không thể nói được là cổ phiếu nào sẽ tăng giá giống như cổ phiếu của BRILUND.
Càng đọc, tôi càng thấy tò mò. Tôi muốn xem những nhà cung cấp dịch vụ khác đang nói gì. Tôi cũng biết chỉ với 1 đô la, tôi sẽ được dùng thử những bản tin tư vấn trong vòng bốn tuần. Do đó, tôi đăng ký thử gần hết các dịch vụ của các công ty được quảng cáo.
Tôi thu thập các bài báo từ mọi nơi, từ những tờ nhật báo, cột tin tài chính, bìa sách. Hễ thấy công ty nào có dịch vụ tài chính mới là tôi đặt ngay 1 đô la vào hòm thư.
Khi nhận được bản tin tư vấn, tôi ngạc nhiên khi thấy chúng thường mâu thuẫn. Nhiều cổ phiếu được một công ty tư vấn khuyên mua vào thì lại được một công ty khác khuyên bán ra . Tôi thấy những gợi ý cũng mập mờ. Họ sử dụng những thuật ngữ khó hiểu và không giải thích như là “Mua ngược” hay “Mua khi thị trường đóng băng”.
Tôi quá đề cao tất cả những điều này và tôi đọc chúng say sưa, hy vọng sẽ tháo gỡ được bí mật của loại cổ phiếu chỉ có thể tăng giá.
Một ngày có một công ty tư vấn - công ty này tự hào về việc chỉ cung cấp ấn phẩm từ năm đến sáu lần một năm - xuất bản một ấn phẩm rất bóng bẩy, gần như một quyển sách hoàn chỉnh nghiên cứu cổ phiếu của EMERSON RADIO. Nó so sánh công ty này với một công ty tên là R.C.A và thể hiện quan điểm thiên về EMERSON RADIO. Nó đi sâu phân tích vốn hoá, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận trên một cổ phiếu, tỉ số giá trên lợi nhuận của cổ phiếu EMERSON.
Tôi không hiểu tất cả những điều này, nhưng tôi rất ấn tượng bởi những từ mang tính uyên bác và những so sánh, phân tích rất khoa học. Họ khẳng định cổ phiếu của EMERSON hiện đang được bán ở mức giá khoảng 12 đô la, đáng lẽ phải đáng giá 30 đến 35 đô la nếu so sánh với giá của R.C.A. tại thời điểm đó.
Như một phản xạ, tôi mua cổ phiếu của EMERSON. Tôi đã trả 12,5 đô la, một cái giá mà dường như vẫn còn thấp hơn nhiều cho một cổ phiếu mà quyển sách bóng loáng kia đã khẳng định với tôi là đáng giá tới cả 35 đô la. Điều gì đã xảy ra? Loại cổ phiếu không thể thất bại này bắt đầu giảm giá mạnh. Bối rối, bất ngờ, tôi bán chúng.
Bây giờ, tôi chắn rằng những nhà phân tích thực thụ của Phố Wall, những người đã chuẩn bị cuốn sách bóng bẩy này, không có gì ngoài những khái niệm dữ dội nhất, nhưng tôi phải thông báo một điều chỉ để khẳng định một
sự thật là đến cuối năm 1956, cổ phiếu này giảm xuống chỉ còn 5,75 đô la.
Cũng khoảng thời gian đó, tôi nghe một câu nói đã được truyền khẩu qua nhiều thế hệ ở Phố Wall, nhưng với tôi thì nó còn mới, rằng: “Bạn không thể bị phá sản từ những cố gắng đạt lợi nhuận”. Tôi thực sự bị ấn tượng bởi câu nói này và tôi quyết tâm đưa câu nói đó thành sự thực. Và đây là cách tôi đã thực hiện.
Một trong những cổ phiếu dẫn đầu thị trường hồi đầu tháng 2 năm 1955 là cổ phiếu của KAISER ALUMINUM. Theo lời khuyên từ nhà môi giới, tôi mua 100 cổ phiếu với giá 63,375 đô la và trả tổng cộng 6.378,84 đô la cho số cổ phiếu. Cổ phiếu này tăng nhanh, và tôi bán khi ở giá 75 đô la. Tôi nhận được 7.453,29 đô la và thu về 1.074,45 đô la lợi nhuận chỉ trong vòng chưa đầy một tháng.
Hy vọng về một lợi nhuận nhanh khác, tôi chuyển sang mua 100 cổ phiếu của BOEING với giá 83 đô la. Tôi trả 8.343,30 đô la cho số cổ phiếu này. Cổ phiếu này gần như bắt đầu giảm ngay lập tức. Bốn ngày sau, tôi bán với giá 79,875 để nhận về 7.940,05 đô la. Tôi lỗ 403,25 đô la qua giao dịch này.
Cố gắng gỡ lại, tôi mua cổ phiếu của MAGMA COPPER trong tuần đầu tiên của tháng 4. Nó đang được bán với giá 89,75 đô la. Tôi đã trả 9.018,98 đô la cho 100 cổ phiếu. Ấy vậy mà ngay sau khi tôi mua, cổ phiếu bắt đầu giảm giá. Hai tuần sau đó tôi đã bán chúng với giá 80,5 đô la để nhận lại 8.002,18 đô la. Tôi lỗ 1.016,80 đô la.
Cùng thời gian này, cổ phiếu của KAISER ALUMINUM, cổ phiếu mà tôi đã bán đi trong tuần đầu tiên của tháng 3, lại tăng đến 82 đô la. Một công ty tư vấn khuyên tôi nên mua, nên tôi đã quay lại mua 100 cổ phiếu với giá đó. Tôi trả 8.243,20 đô la.
Năm phút sau đó, nó bắt đầu giảm. Vì không muốn phải chấp nhận thêm rủi ro mất mát nữa, tôi bán với giá 81,75 đô la và nhận lại 8.127,59 đô la. Điều này có nghĩa là chỉ trong vòng năm phút mua bán tôi đã mất 115,61 đô la, tính cả tiền phí môi giới.
Ở thương vụ KAISER đầu tiên, tôi đã kiếm được một lợi nhuận là 1.074,45 đô la. Tổng thua lỗ do việc bán ra và mua vào những cổ phiếu khác là 1.535,66 đô la. Như vậy, sau vòng giao dịch bắt đầu với KAISER và kết thúc cũng với KAISER, tôi đã làm mất 461,21 đô la.
Đây là một trường hợp khác. Từ tháng 11 năm 1954 đến tháng 3 năm 1955,
tôi luôn mua vào rồi lại bán ra một cổ phiếu tên là RAYONIER. Chỉ trong vòng 18 tháng, cổ phiếu này đã tăng từ xấp xỉ 50 đô la đến 100 đô la. Đây là những giao dịch của tôi với RAYONIER, với 100 cổ phiếu ở thời điểm đó:
Tổng lợi nhuận tôi đã kiếm được qua một chuỗi những giao dịch mua bán này là 1.238,12 đô la. Nhưng sau đó cái mô hình thua lỗ cũ đã tự nó lặp lại. Tháng 4 năm 1955, tôi chuyển sang mua cổ phiếu của MANATI SUGAR. Tôi mua 1.000 cổ phiếu với giá 8.75 đô la và trả 8.508,80 đô la cho số cổ phiếu đó. Ngay khi tôi mua xong nó bắt đầu giảm và tôi đã bán ra ở nhiều giá khác nhau như 7,75; 7,625; và 7,5. Tôi đã nhận lại toàn bộ 7.465,70 đô la, và mất 1.043,10 đô la. Như vậy số lợi nhuận mà tôi còn lại là 195,02 đô la sau những giao dịch với cổ phiếu của RAYONIER và MANATI.
Tuy nhiên, nếu như tôi đã giữ vụ mua hồi tháng 11 với cổ phiếu của RAYONIER mà không liên tục nỗ lực tìm kiếm một lợi nhuận khác, và tôi bán chúng vào tháng 4 với giá 80 đô la, tôi đã thu về một lợi nhuận là 2.612,48 đô la, thay vì chỉ có 195,02 đô la.
Tất cả những điều này phủ định câu nói: “Bạn không thể bị phá sản từ những cố gắng đạt lợi nhuận”. Nhưng lúc ấy tôi không nhận ra điều này
Thị trường chứng khoán theo cách nói đơn giản dễ hiểu của tôi là nơi: “Mua rẻ, bán đắt”. Nhưng tôi có thể mua những cổ phiếu rẻ ở đâu? Trong khi đi tìm một chỗ tiến hành thương lượng, tôi khám phá ra thị trường OTC, đó là thị trường của những cổ phiếu không niêm yết. Tôi biết rằng để được niêm yết và giao dịch trên các sàn giao dịch chứng khoán, một công ty phải tuân theo những quy định tài chính rất nghiêm ngặt. Những điều này không áp dụng với những chứng khoán giao dịch OTC.
Vì thế, với tôi, thị trường này là một nơi hoàn hảo để có được những thương lượng. Tôi ngờ nghệch tin rằng những cổ phiếu không niêm yết sẽ có ít người biết và tôi sẽ mua chúng với giá rẻ. Tôi vội vàng đăng ký Tạp chí Thị trường giao dịch OTC và bắt đầu tìm kiếm.
Tôi háo hức tìm trong số hàng nghìn những cái tên mà có thể tiến hành thương lượng. Tôi mua những cổ phiếu như cổ phiếu của PACIFIC AIRMOTIVE, COLLINS RADIO, GULF SULPHUR, DOMAN HELICOTER, KENNAMETAL, TEKOIL CORPORATION và một vài cổ phiếu ít tiếng tăm khác. Điều mà tôi không biết là khi tôi đi bán những cổ phiếu này, một vài cổ phiếu đã mắc kẹt ở tay tôi như nhựa đường vậy. Tôi rất khó để bán chúng đi và hiếm khi bán được với giá đã mua. Tại sao ư? Bởi vì những chứng khoán này không có một luật lệ khắt khe về giá cả như đối với những chứng khoán được niêm yết; không có những chuyên gia và các nhà chuyên môn để đảm bảo cho thị trường liên tục và trật tự; không có báo cáo để ai đó có thể xem được những giao dịch đang diễn ra. Tất cả chỉ có giá “Chào mua” và giá “Chào bán”. Tôi phát hiện thấy những giá này cách biệt nhau rất xa. Khi tôi muốn bán ở giá 42 đô la, giá này gọi là giá “Chào bán”, tôi chỉ tìm được một người mua ở giá 38 đô la, và giá này được gọi là giá “Chào mua”. Thỉnh thoảng tôi kết thúc được ở giá 40 đô la nhưng cũng không có gì là chắc chắn.
Khi tôi trượt chân vào thị trường giao dịch OTC, tôi không biết đến tất cả những điều này. Thật may mắn, tôi nhanh chóng nhận ra rằng đây là một lĩnh vực đặc biệt và chỉ sinh lời cho những chuyên gia, những người biết những điều gì đó về một công ty cụ thể. Tôi quyết định sẽ từ bỏ và hướng quay lại với những chứng khoán được niêm yết tại sở giao dịch.
Trong suốt thời gian này, tôi chưa từng một lần hỏi về tính xác thực của những tin đồn ở Phố Wall. Tôi không có cách nào để biết được rằng chúng
cũng không có căn cứ và nguy hiểm như những tin đồn ở thị trường Canada hay bất kỳ thị trường nào khác.
Những điều mà tôi tin là thông tin đúng đắn, được lan truyền trực tiếp từ Phố Wall, đã cuốn hút tôi mạnh mẽ. Đây là hai trường hợp điển hình cho thấy rõ loại thông tin mà tôi đã vội vàng tóm lấy và làm theo.
Một ngày có một tin đồn lan khắp thị trường rằng BALD-WIN-LIMA HAMILTON, một công ty của một nhà sản xuất các thiết bị đường sắt, đã nhận được đơn hàng đóng một tàu nguyên tử. Phố Wall phản ứng lại thông tin ngay lập tức. Cổ phiếu của công ty này nhẩy vọt từ 12 đô la đến hơn 20 đô la. Khi tôi nghe được tin giật gân này thì cổ phiếu của nó đã tăng đến cái mức sau này trở thành mức đỉnh điểm. Tôi mua 200 cổ phiếu với giá 24,5 đô la. Số tiền phải trả cho thương vụ này là 4.954,50 đô la. Tôi giữ số cổ phiếu đó trong hai tuần và theo dõi nó với sự thiếu tin tưởng tuyệt đối khi nó từ từ trượt xuống giá 19,25 đô la. Sau đó, dù đã nhận ra rằng có điều gì đó không đúng, nhưng tôi vẫn phải bán chúng và chịu lỗ 1.160,38 đô la. Tuy nhiên, tôi vẫn làm được một điều tốt nhất có thể khi bản thân đang hoang mang. Tôi đã có thể phải hứng chịu một điều tồi tệ hơn rất nhiều với cổ phiếu đó, bởi sau này nó giảm xuống chỉ còn 12,25 đô la.
Một lần khác, nhà môi giới của tôi gọi điện cho tôi và nói với tôi rằng, “cổ phiếu của STERLING PRECISION sẽ đạt được tới giá 40 đô la trước cuối năm nay”. Cổ phiếu đó hiện đang được định giá 8 đô la. Ông đưa cho tôi một lý do: “Công ty này chuẩn bị mua lại rất nhiều công ty nhỏ đang làm ăn tốt khác và sẽ phát triển thành tập đoàn”. Ông còn nói thêm rằng đây là thông tin đầu tay.
Với tôi thế là đủ. Tại sao lại không nhỉ? Một nhà môi giới ở Phố Wall, người mà tôi nghĩ không thể sai, đã mang tới cho tôi một thông tin đích thực. Tôi không thể đặt lệnh mua của mình nhanh hơn thế. Tôi quyết định sẽ đánh lớn trận này. Tôi mua 1.000 cổ phiếu của STERLING PRECISION với giá 7,875 đô la một cổ phiếu, hết 8.023,10 đô la. Tôi khoan khoái chờ nó tăng đến 40 đô la. Chẳng những không tăng đến 40 đô la mà nó bắt đầu đi xuống. Nó đang trượt xuống từ từ. Khi cổ phiếu có vẻ muốn giảm xuống dưới 7 đô la, rõ ràng một điều gì đó không đúng đã xảy ra, vì thế tôi đã bán chúng với giá 7,125 đô la và nhận lại số tiền 6.967,45 đô la. Mẩu thông tin đó đã làm tôi mất 1.055,65 đô la chỉ trong vài ngày. Cổ phiếu này sau đó còn xuống tới 4,125 đô la.
Nhưng những mất mát này phần nhiều được bù đắp bởi cảm giác hãnh diện
khi được là một phần của Phố Wall, vì thế tôi không ngừng tìm kiếm những cơ hội mới. Một ngày, khi đang đọc tờ Tạp chí Phố Wall, tôi nhìn thấy một cột báo cáo những giao dịch chứng khoán do nhân viên và giám đốc của những công ty được niêm yết thực hiện. Khi xem xét nó kỹ hơn tôi phát hiện ra rằng, để tránh những thao túng, Ủy ban giao dịch chứng khoán yêu cầu tất cả các nhân viên và giám đốc của công ty phải báo cáo lại bất cứ khi nào họ mua hay bán cổ phiếu của chính công ty mình. Đó là một điều đáng để ý đây! Đây chính là cách để tôi biết những “người nội bộ” đang làm gì. Tất cả những gì tôi phải làm là làm theo họ. Nếu họ đang mua, tôi cũng mua. Nếu họ đang bán, tôi cũng sẽ bán.
Tôi thử cách tiếp cận này, nhưng nó không hiệu quả. Khi tôi biết được các giao dịch của những người trong công ty thì đã quá muộn. Bên cạnh đó, tôi thường phát hiện ra rằng những người nội bộ cũng chỉ là người. Giống như những nhà đầu tư khác, họ cũng thường mua quá muộn hoặc quá sớm. Tôi
còn có một khám phá khác. Họ có thể hiểu biết tất cả về công ty của họ nhưng họ lại không biết về thái độ của thị trường trong đó cổ phiếu của họ được bán.
Tuy nhiên, qua nhiều trải nghiệm này, những kết luận nhất định cũng bắt đầu xuất hiện. Giống như một đứa trẻ bắt đầu học chữ cứ nghe đi nghe lại một số từ, qua kinh nghiệm kinh doanh tôi cũng đã dần dần nhận thức được những phác thảo của các quy tắc mà tôi có thể áp dụng. Chúng là:
1. Tôi không nên nghe theo các công tư vấn, dù ở Canada hay ở Phố Wall.
2. Tôi phải hết sức thận trọng với lời khuyên của những nhà môi giới. Họ vẫn có thể sai.
3. Tôi nên bỏ ngoài tai những câu nói được lưu truyền ở Phố Wall, dù nó cổ kính và đáng tôn trọng bao nhiêu đi nữa.
4. Tôi không nên mua bán ở thị trường OTC vì chỉ trong thị trường chứng khoán được niêm yết mới luôn luôn có người mua khi tôi muốn bán.
5. Tôi không nên nghe theo những lời đồn đại, không cần biết chúng có vẻ chắc chắn đến mức nào đi nữa.
6. Với tôi, hướng tiếp cận cơ bản hoạt động tốt hơn là mạo hiểm. Tôi nên nghiên cứu hướng tiếp cận này.
Tôi viết ra những quy tắc này cho bản thân mình và quyết tâm hành động
theo chúng. Tôi xem lại bản kê khai của nhà môi giới và sau đó phát hiện ra một giao dịch đã đưa đến cho tôi quy tắc thứ bảy. Tôi phát hiện mình từng sở hữu một cổ phiếu mà không biết nó.
Đó là cổ phiếu của VIRGINIAN RAILWAY và tôi đã mua 100 cổ phiếu vào tháng 8 năm 1954 với giá 29,75 đô la với tổng chi phí là 3.004,88 đô la. Tôi đã mua và quên bẵng nó, đơn giản vì tôi quá bận rộn với những cuộc điện thoại bán ra, mua vào hàng tá cổ phiếu khác nhau .
VIRGINIA RAILWAY chưa bao giờ khiến tôi mệt mỏi, vì thế tôi để nó một mình. Nó giống như một đứa trẻ ngoan ngoãn ngồi chơi ở một góc trong lúc tôi lo lắng và bực bội về những hành vi của một tá những đứa trẻ hư khác. Bây giờ, khi tôi đã nhìn thấy tên của nó - sau khi giữ nó 11 tháng trời - tôi khó mà nhận ra nó. Nó quá im ắng, nó đã hoàn toàn ra khỏi tâm trí tôi. Tôi vội vã chạy đến những bảng chứng khoán của mình. Nó đang đứng ở giá 43,5 đô la. Cổ phiếu vốn bị lãng quên, yên bình, và có trả cổ tức này đã tăng từ từ. Tôi bán nó và nhận được 4.308,56 đô la. Không cần một nỗ lực nào của bản thân, hay thậm chí một chút mệt mỏi, nó đã kiếm cho tôi 1.303,68 đô la. Nó cũng khiến tôi lờ mờ hiểu ra một điều vừa trở thành một nguyên tắc của tôi.
7. Tôi nên giữ một cổ phiếu đang lên trong một thời gian dài hơn là chạy theo một tá cổ phiếu trong một thời gian ngắn.
Nhưng cổ phiếu nào sẽ tăng? Làm thế nào để tự tôi tìm ra nó?
Tôi quyết định phân tích lại cổ phiếu của VIRGINIA RAILWAY. Điều gì đã gây ra sự tăng giá đáng kể của nó trong khi những cổ phiếu khác lại rớt xuống. Tôi hỏi nhà môi giới của tôi để biết thêm chi tiết. Ông bảo tôi là công ty này trả cổ tức cao và có lịch sử lợi nhuận tốt. Vị thế tài chính của nó thì xuất sắc. Bây giờ tôi đã biết lí do của sự tăng nhanh đó. Đó là một lí do có cơ sở. Nó thuyết phục tôi về sự đúng đắn của hướng tiếp cận cơ bản của mình.
Tôi cũng quyết tâm sẽ phát triển phương pháp này. Tôi đọc, học, phân tích. Tôi tiến hành một cách bài bản để tìm những cổ phiếu lý tưởng.
Tôi nghĩ tôi nghiên cứu kỹ những bản báo cáo của công ty, tôi có thể tìm ra mọi thông tin về một cổ phiếu và có thể quyết định đó có phải là một sự đầu tư tốt hay không. Tôi bắt đầu học mọi thứ về bảng cân đối và các nguồn lợi nhuận. Những từ như “tài sản”, “nợ”, “vốn hóa”… trở nên quen thuộc trong vốn từ vựng của tôi.
Trong nhiều tháng tôi đã giải quyết được những vấn đề này. Sau khi kết thúc công việc hằng ngày của mình, nhiều đêm tôi đã nghiền ngẫm hàng tiếng đồng hồ những bản kê khai của hàng trăm công ty. Tôi so sánh tài sản, nợ, tỉ số lãi ròng trên doanh thu, và tỉ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu của chúng.
Tôi lướt qua danh sách:
Những cổ phiếu có đánh giá chất lượng cao nhất
Những cổ phiếu mà các chuyên gia thích
Những cổ phiếu đang được bán với giá thấp hơn nhiều so với giá trị Những cổ phiếu có tình hình tiền mặt tốt
Những cổ phiếu luôn trả cổ tức
Tuy nhiên, quanh đi quẩn lại, tôi lại phải đối mặt với một vấn đề cũ. Khi mọi thứ nhìn có vẻ hoàn hảo trên giấy, khi bảng cân đối kế toán có vẻ đúng, những triển vọng sáng lạn, thì thị trường chứng khoán lại không bao giờ hoạt động tương ứng với những điều đó.
Ví dụ, sau khi nghiên cứu, so sánh cẩn thận vị thế tài chính của rất nhiều công ty dệt, tôi quyết định rằng bảng cân đối kế toán cho thấy cổ phiếu AMERICAN VISCOSE và STEVENS là những lựa chọn tốt nhất. Tôi hoang mang không hiểu tại sao một cổ phiếu khác tên là TEXTRON lại có giá cao trong khi hai lựa chọn của tôi thì không. Tôi tìm thấy những điều tương tự lặp lại trong những nhóm ngành khác.
Thất vọng và một chút lúng túng, tôi tự hỏi liệu tôi có nên khôn ngoan làm theo đánh giá của một chuyên gia có am hiểu sâu sắc hơn về những giá trị của một công ty không. Tôi hỏi nhà môi giới của tôi liệu có chuyên gia nào như thế không. Ông giới thiệu một công ty rất tin cậy, chuyên cung cấp những số liệu vô cùng quan trọng của vài ngàn cổ phiếu - bản chất công việc kinh doanh, ngưỡng giá của chúng cho tối thiểu hai mươi năm, sự trả cổ tức, cơ cấu tài chính và lợi nhuận trên một cổ phiếu hằng năm của chúng. Công ty này cũng sắp xếp thứ tự mỗi cổ phiếu theo mức độ tương ứng về tính an toàn và giá trị. Tôi háo hức muốn xem công ty này cung cấp thông tin gì.
Những cổ phiếu Thượng Hạng là cổ phiếu mà việc trả cổ tức tương đối chắc chắn, được xếp hạng:
AAA - An toàn nhất
AA - An toàn
A - Vững chắc
Những cổ phiếu Đáng Để Đầu Tư là cổ phiếu thường trả cổ tức: BBB - Tốt nhất
BB - Tốt
B - Khá tốt
Những cổ phiếu hạng Thấp Hơn, hiện đang trả cổ tức nhưng tương lai thì không chắc:
CCC - Tốt nhất
CC - Triển vọng cổ tức tương đối tốt
C - Triển vọng cổ tức yếu
Những cổ phiếu Hạng Thấp Nhất gồm
DDD - Không có triển vọng trả cổ tức
DD - Giá trị nhìn thấy thấp
D - Không có giá trị nhìn thấy
Tôi nghiên cứu tất cả những đánh giá này rất cẩn thận. Có vẻ như như rất đơn giản. Tôi không cần phải phân tích bảng cân đối kế toán và các nguồn thu của công ty nữa. Tất cả điều đó đều đã được giải thích rõ ở ngay đây, tôi chỉ cần so sánh: A tốt hơn B, C tốt hơn D.
Tôi đã hào hứng tiếp thu phương pháp mới này. Với tôi nó hấp dẫn hơn một ngành khoa học nhạt nhẽo. Tôi không còn bị điều khiển bởi tin đồn. Tôi đang trở thành một chuyên gia tài chính điềm tĩnh và khách quan.
Tôi tin chắc mình đang xây nền tảng cho sự phát triển của mình. Bây giờ tôi thấy mình là người có đủ trình độ và tự tin. Tôi không nghe ai và không xin ai lời khuyên. Tôi khẳng định mọi thứ mà tôi đã làm trước đây là thiếu trách
nhiệm. Tất cả những gì tôi cần bây giờ nhiều thời gian để lập bảng so sánh cho riêng mình.
Chương 3. Cuộc khủng hoảng đầu tiên
Qua nghiên cứu tài liệu, tôi biết rằng cổ phiếu cũng lập nhóm theo ngành. Những cổ phiếu trong cùng nhóm có xu hướng dao động giống nhau trong thị trường chứng khoán.
Với tôi, vấn đề rất logic, vì vậy tôi áp dụng phương pháp phân tích cơ bản để phân tích:
a. Những nhóm ngành mạnh nhất;
b. Công ty mạnh nhất trong nhóm đó.
Sau đó tôi sẽ mua cổ phiếu của công ty đó và giữ chúng, một cổ phiếu lý tưởng như thế chắc chắn tăng giá.
Tôi bắt đầu nghiên cứu đặt tính cách của một cổ phiếu trong mối quan hệ với nhóm ngành của nó. Khi tôi đọc bản báo giá của cổ phiếu GENERAL MOTORS tôi cũng sẽ xem ngay giá của cổ phiếu CHRYSLER, STUDEBAKER và AMERICAN MOTORS. Nếu tôi xem cổ phiếu KAISER ALUMINIUM, đôi mắt của tôi cũng sẽ lập tức liếc xuống phía dưới để xem giá của cổ phiếu REYNOLDS METALS, ALCOA, và ALUMINIUM LTD. Thay vì đọc những bảng cổ phiếu theo thứ tự A.. B.. C.., bây giờ tôi luôn đọc chúng theo những nhóm ngành.
Cứ khi nào một cổ phiếu bắt đầu hoạt động tốt hơn cả thị trường nói chung, tôi quay ngay sang quan sát biến động của những anh em của nó - những cổ phiếu thuộc cùng nhóm công nghiệp. Nếu tôi thấy anh em của nó cũng đang
tăng, tôi sẽ tìm người đứng đầu của gia đình đó - đó là cổ phiếu đang hoạt động tốt nhất, cổ phiếu dẫn đầu. Tôi tính toán rằng nếu không thể kiếm được tiền với cổ phiếu dẫn đầu đó, tôi cũng sẽ không thể kiếm được tiền với những cổ phiếu trong nhóm.
Tôi thấy những việc tôi làm thật đúng đắn. Hướng tiếp cận nghiêm túc và mang tính khoa học này sẽ sớm biến tôi trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó, tôi cảm thấy điều này không chỉ là lý thuyết đơn thuần. Tôi chuẩn bị đưa tất cả vào thực tế và sẽ kiếm thật nhiều tiền.
Tôi bắt đầu bằng cách tập hợp lợi nhuận của toàn bộ các nhóm ngành như dầu, động cơ mô tô, máy bay, và thép. Tôi so sánh những lợi nhuận trong quá khứ với những lợi nhuận hiện tại của chúng. Sau đó tôi so sánh những lợi nhuận này với lợi nhuận của các nhóm công nghiệp khác. Tôi đánh giá
cẩn thận lợi nhuận cận biên, tỉ số P/E (giá trên lợi nhuận), vốn hóa. Cuối cùng, sau quá trình sàng lọc kỹ lưỡng, tôi quyết định đầu tư vào ngành thép.
Tôi kiểm tra đến chi tiết nhỏ nhất về ngành này. Một lần nữa tôi nghiên cứu kỹ lại những đánh giá của mình.
Tôi muốn an toàn, vì thế tôi dự tính mua cổ phiểu nhóm “A” và được trả cổ tức cao. Nhưng khi đi sâu tìm hiểu, tôi phát hiện cổ phiếu hạng “A” là cực kỳ hiếm và phần lớn là cổ phiếu ưu tiên. Chúng có tính ổn định cao và hiếm khi tăng giá mạnh. Hiển nhiên chúng không phải dành cho tôi.
Tôi quyết định thử cổ phiếu nhóm “B”. Cổ phiếu nhóm này cũng tốt và nhiều. Tôi chọn năm cổ phiếu có tiếng nhất và lập bảng so sánh. Tôi làm rất cẩn thận như thế này:
Nhìn bảng, tôi bắt đầu thấy hào hứng. Nó giống như một cái la bàn chỉ rõ ràng đến cổ phiếu JONES & LAUGHLIN. Tôi không thể tưởng tượng được
tại sao trước đây không ai biết điều đó. Tất cả mọi thông tin về nó đều hoàn hảo.
Nó thuộc nhóm ngành tăng trưởng mạnh
Nó xếp hạng B
Nó trả cổ tức xấp xỉ 6%
Tỉ số P/E tốt nhất trong nhóm
Tôi vô cùng phấn khích. Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là chìa khóa vàng. Tôi cảm thấy vận may đang đến. Đây là cổ phiếu giúp tôi trở nên giàu có. Đây là một sự chắc chắn mang tính khoa học tốt nhất, một BRILUND mới hơn và to lớn hơn. Chắc chắn nó sẽ tăng 20 đến 30 điểm.
Tôi lo lắng phải nhanh chóng mua một số lượng lớn cổ phiếu đó trước khi những người khác phát hiện ra. Tôi tin chắc vào tính toán dựa trên những nghiên cứu rất cẩn thận của mình. Do đó tôi quyết định gom tất cả tiền tôi có để mua nó.
Tôi có một vài lô đất ở Las Vegas nhờ tiết kiệm sau nhiều năm biểu diễn. Tôi thế chấp chúng. Tôi có một khoản bảo hiểm. Tôi làm đơn xin vay. Tôi có một hợp đồng dài hạn với hộp đêm “Latin Quarter” ở New York. Tôi đòi họ một khoản tạm ứng trước.
Tôi không chần chừ và hoài nghi. Dựa trên nghiên cứu hết sức khoa học, tôi không thể mắc sai sót nào.
Ngày 23 tháng 9 năm 1955, tôi mua 1.000 cổ phiếu JONES & LAUGHLIN từ nhà môi giới với giá 52,25 đô la. Số dư ký quỹ khi đó là 70% nên tôi chỉ phải trả 36.856,61 đô la trên tổng số 52.652,30 đô la cho 1000 cổ phiếu. Để có số tiền này, tôi phải thế chấp tất cả tài sản của mình.
Bây giờ, tất cả việc tôi làm là ngồi chờ cho đến khi giá tăng và tôi có một vụ mùa bội thu cho lý thuyết thuyết phục của mình.
Ngày 26 tháng 9, tia sáng vụt tắt. Cổ phiếu JONES & LAUGHLIN bắt đầu giảm.
Tôi không thể tin điều đó. Làm sao như thế được. Đây là một BRILUND mới cơ mà. Nó khiến tôi trở nên giàu có. Đây không phải trò đỏ đen, đó là sự
nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên những số liệu phân tích không thể sai. Nhưng cổ phiếu đó vẫn tiếp tục giảm.
Tôi không thể đối diện với sự thật đó. Tôi đờ đẫn cả người. Tôi không biết nên làm gì. Tôi nên bán? Làm sao tôi làm thế được? Dựa trên những nghiên cứu tỷ mỷ của tôi, mỗi cổ phiếu JONES & LAUGHLIN phải đáng giá ít nhất 75 đô la. Tôi tự động viên rằng đây chỉ là một bước lùi tạm thời. Nó là một cổ phiêu tốt và ổn định nên không có lí do gì lại giảm giá. Nó sẽ tăng trở lại. Tôi phải giữ. Tiếp tục giữ!
Ngày qua ngày, tôi trở nên sợ sệt khi nhìn báo giá. Tôi thấy run mỗi khi gọi điện cho nhà môi giới. Tôi thấy hồi hộp mỗi lần đọc báo.
Sau khi giảm ba điểm, cổ phiếu JONES & LAUGHLIN tăng nửa điểm. Hy vọng nhen nhóm trở lại. Tôi tự nhủ đây là điểm phục hồi. Nhưng sau đó cổ phiếu lại tiếp tục xu hướng giảm của nó. Ngày mùng 10 tháng 10, nó rơi xuống mức 44 đô la. Tôi hoảng sợ. Nó còn giảm đến bao nhiêu nữa? Tôi nên làm gì đây? Cổ phiếu cứ giảm một điểm là tôi mất thêm 1.000 đô la. Điều đó quá sức chịu đựng của tôi. Tôi quyết định bán. Tài khoản của tôi được cộng thêm 43.583,12 đô la nhưng tôi đã lỗ 9.069,18 đô la.
Tôi thực sự suy sụp. Tôi tự coi mình là một nhà kinh doanh chứng khoán tài ba ở Phố Wall. Tôi có cảm giác như một con gấu lớn từ từ tiến đến, vồ lấy tôi đúng lúc tôi chuẩn bị bắn nó. Tính khoa học ở đâu? Tác dụng của những nghiên cứu là gì? Những số liệu của tôi có gì sai?
Khó có ai có thể nuốt trôi những thất bại này. Nếu tôi là kẻ liều lĩnh tự đại, thì tôi rất đáng đời. Đằng này, tôi đã cố gắng hết mình. Tôi đã lao động chăm chỉ. Tôi đã làm tất cả để tránh sai lầm: nghiên cứu, phân tích và so sánh. Tôi quyết định dựa trên những thông tin cơ bản và đáng tin nhất. Nhưng kết quả là tôi mất 9.000 đô la.
Tôi còn thấy thất vọng tràn trề khi nhận ra tôi có thể mất cả tài sản ở Las Vegas. Khuôn mặt tôi nói lên tất cả: nỗi sợ hãi dâng trào, sự tự tin biến mất... Những lời khuyên, thông tin, nghiên cứu, khảo sát, bất kỳ phương pháp gì tôi thực hiện để thành công ở thị trường chứng khoán đều không có tác dụng. Tôi tuyệt vọng. Tôi không biết phải làm gì. Tôi cảm thấy không thể đi tiếp được nữa.
Nhưng tôi vẫn phải đi tiếp. Tôi phải cứu lấy tài sản của mình. Tôi phải tìm ra một cách nào đó.
Tôi nghiên cứu những bảng chứng khoán nhiều giờ một ngày, nỗ lực tìm kiếm một giải pháp. Tôi quan sát tất cả những cổ phiếu thường xuyên dao động để tìm ra một lối thoát.
Cuối cùng, tôi cũng tìm ra một cổ phiếu. Một cổ phiếu tôi chưa từng nghe: TEXAS GULF PRODUCING. Nó đang tăng giá. Tôi không biết những thông tin cơ bản và không nghe lời đồn nào về cổ phiếu này. Tôi chỉ biết là nó đang tăng nhanh chóng từng ngày. Nó sẽ là cứu cánh của tôi không? Tôi không biết nhưng tôi phải thử. Trong nỗ lực điên cuồng cuối cùng, tôi đặt lệnh mua 1.000 cổ phiếu trong giá khoảng từ 37,125 đến 37,5 đô la. Chi phí tổng cộng là 37.586,26 đô la.
Tôi thở phào nhẹ nhõm khi thấy nó tiếp tục tăng giá. Khi nó đạt đến 40 đô la, tôi đã muốn bán. Nhưng tôi đã hoãn lại. Lần đầu tiên kể từ khi tham gia thị trường chứng khoán, tôi không chấp nhận một lợi nhuận nhanh chóng. Tôi không dám - tôi cần phải kiếm 9.000 đô la.
Tôi gọi điện cho nhà môi giới một tiếng một lần, có khi cứ 15 phút một lần. Tôi đang sống với cổ phiếu của tôi. Tôi theo dõi từng chuyển động của nó, từng dao động lên, xuống. Tôi quan sát kỹ lưỡng như cha mẹ sốt sắng theo dõi đứa trẻ mới sinh.
Suốt năm tuần giữ nó, lúc nào tôi cũng chăm chú quan sát.
Khi nó đang đứng giá ở 43,25 đô la, tôi quyết định không kéo dài vận may thêm nữa. Tôi bán chúng và nhận 42.840,43 đô la. Tôi đã không kiếm lại được 9.000 đô la, nhưng khôi phục lại được hơn một nửa số đó.
Khi bán cổ phiếu TEXAS GULF PRODUCING tôi tưởng mình vừa vượt qua một căn bệnh hiểm nghèo. Tôi kiệt sức, trống rỗng. Và sau đó, dường như có một điều gì đó dần sáng tỏ.
Tôi tự hỏi, giá trị của việc nghiên cứu những báo cáo của một công ty, viễn cảnh của một ngành, những bảng xếp hạng, tỉ số P/E là gì?
Cổ phiếu đã cứu tôi khỏi thảm họa là một cổ phiếu tôi chẳng biết gì về nó. Tôi chọn nó chỉ vì nó đang tăng giá. Đó có phải là câu trả lời? Nó rất có thể.
Như vậy thất bại của việc mua cổ phiếu JONES & LAUGHLIN cũng có ý nghĩa quan trọng. Nó dẫn tôi đến với một khái niệm mơ hồ về một lý thuyết của riêng tôi.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
Chương 4. Lý thuyết hộp
Sau thất bại thảm hại với cổ phiếu JONES & LAUGHLIN và thành công có phần may mắn với cổ phiếu TEXAS GULF PRODUCING, tôi ngồi đánh giá lại vị trí của mình. Đến bây giờ tôi không nên coi thị trường chứng khoán như một cỗ máy huyền diệu mà nếu may mắn, tôi có thể nhận đồng tiền vàng rơi ra như trong một máy đánh bạc. Tôi nhận ra tôi không thể kinh doanh chỉ dựa vào sự may rủi mặc dù may mắn luôn tồn tại trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống. Tôi có thể may mắn một lần, hai lần nhưng không thể may mắn mãi mãi.
Tôi phải dựa vào kiến thức, phải học cách đứng vững trên thị trường chứng khoán. Liệu tôi có thể thắng bài brit nếu chưa biết luật? Liệu tôi có thể thắng một ván cờ mà không hiểu những nước đi của đối thủ? Nói cách khác, liệu tôi có thể thành công trên thương trường mà không học cách kinh doanh không? Tôi đang tham gia vào một trò chơi khắc nghiệt, nó thách thức cả những chuyên gia sắc sảo nhất. Tôi không thể mong đợi chiến thắng nếu không học những điều cơ bản của trò chơi.
Tôi bắt đầu tìm hiểu. Đầu tiên tôi kiểm tra lại những kinh nghiệm cũ của mình. Một mặt, kiểm tra phương pháp nghiên cứu cơ bản (tôi đã áp dụng thất bại). Mặt khác, kiểm tra phương pháp kỹ thuật, tôi đã thành công. Hiển nhiên tôi cố gắng lặp lại phương pháp thành công tôi đã dùng với cổ phiếu TEXAS GULF PRODUCING.
Điều đó không dễ dàng gì. Tôi đã ngồi nghiền ngẫm những bảng chứng khoán nhiều giờ liền mỗi tối, cố gắng tìm một cổ phiếu khác giống TEXAS GULF PRODUCING. Và một ngày, tôi chú ý đến cổ phiếu M & M WOOD WORKING. Không một công ty tư vấn tài chính nào nói về nó. Nhà môi giới của tôi chưa từng nghe về cổ phiếu của M & M. Nhưng tôi vẫn có ấn tượng tốt với cổ phiếu này vì những biến động hằng ngày của nó làm tôi nhớ lại cổ phiếu TEXAS GULF PRODUCING. Tôi bắt đầu theo dõi nó cẩn thận.
Tháng 12 năm 1955, cổ phiếu đó đã tăng từ 15 đến 23,625 đô la. Sau năm tuần yên tĩnh, khối lượng giao dịch và giá của M & M tăng trở lại. Tôi quyết định mua 500 cổ phiếu với giá 26,625 đô la. Cổ phiếu M & M tăng giá liên tục. Tôi giữ và theo dõi từng dao động của nó. Khi nó đạt đến 33 đô la, tôi
quyết định bán và thu về lợi nhuận 2.866,62 đô la.
Tôi rất vui không phải vì số tiền lãi đó mà đơn giản vì cổ phiếu M & M WOOD WORKING giống như cổ phiếu TEXAS GULF PRODUCING. Tôi mua nó chỉ dựa trên những diễn biến trên thị trường mà không có nhiều thông tin về nó. Khi nó tăng liên tục và khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao, tôi đã nắm lấy cơ hội.
Điều này đã được chứng minh là đúng. Qua báo chí, tôi phát hiện ra cổ phiếu M & M tăng mạnh là do có sự sáp nhập được đàm phán bí mật. Một nguồn thông tin tiết lộ rằng có một công ty khác có kế hoạch mua lại M & M WOOD WORKING với giá 35 đô la một cổ phiếu, và đề nghị này đã được chấp thuận. Điều này có nghĩa mặc dù tôi không hay biết về những thương lượng ở hậu trường nhưng tôi chỉ bán ra thấp hơn 2 điểm so với mức giá cao. Tôi thấy phấn khích khi nhận ra việc mua cổ phiếu dựa vào diễn biến của thị trường giúp tôi thu được lợi nhuận từ một kế hoạch sáp nhập mà tôi không hay biết. Tôi như ở trong kế hoạch đó, nhưng thực sự không phải vậy.
Thành công này đã thuyết phục tôi rằng chỉ có phương pháp kỹ thuật là đúng đắn. Nếu tôi nghiên cứu tình hình giá cả và khối lượng giao dịch của một cổ phiếu và bỏ qua những yếu tố khác liên quan, tôi sẽ có được những kết quả khả quan.
Tôi bắt đầu làm việc với quan điểm này. Tôi tập trung hơn vào giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch, bỏ ngoài tai tin đồn, lời khuyên hoặc những thông tin cơ bản. Tôi quyết định không quan tâm đến những lý do của việc tăng giá. Tôi cho rằng nếu thay đổi căn bản nào để công ty phát triển tốt hơn thì điều này sớm muộn cũng thể hiện trong việc tăng giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu vì nhiều người muốn mua chúng. Nếu tôi tập luyện cho đôi mắt phát hiện được những thay đổi tăng ngay thời gian đầu, như trường hợp của cổ phiếu M & M WOOD WORKING, tôi sẽ mua và hưởng lợi nhờ cổ phiếu tăng giá mà không cần biết lí do đằng sau.
Nhưng làm thế nào để nhận biết được những thay đổi này? Sau quá trình tìm hiểu, suy ngẫm tôi đã tìm ra một tiêu chuẩn: so sánh cổ phiếu với con người.
Để tìm ra nó, tôi đã liên tưởng như sau: Nếu một cô gái rất đẹp chuẩn bị biểu diễn một vũ điệu hoang dã. Không ai ngạc nhiên cả. Mọi người trông đợi cô ấy làm điều đó. Nhưng nếu một quý bà đột nhiên định làm điều tương tự, hẳn là không bình thường. Mọi người lập tức nói: “Điều gì lạ lùng đang xảy ra vậy?”.
Tương tự, nếu một cổ phiếu bình thường không dao động nhiều đột nhiên dao động mạnh thì tôi sẽ coi đó là không bình thường. Và nếu nó tăng giá nữa thì tôi sẽ mua nó. Tôi cho rằng đằng sau những chuyển động không bình thường này có một nhóm người có những thông tin tốt. Bằng việc mua cổ phiếu đó, tôi đã trở thành hội viên của nhóm người không lên tiếng này.
Tôi thử làm theo phương pháp này. Một vài lần tôi thành công, một vài lần không. Tôi không nhận ra mình chưa tập luyện kỹ lưỡng. Chính xác là khi tôi cảm thấy tự tin với trên lý thuyết của mình, tôi chỉ mới bắt đầu.
Tháng 5 năm 1956, tôi để ý tới một cổ phiếu tên là PITTSBURGH METALLURGICAL, được định giá 67 đô la. Nó biến động nhanh, tôi nghĩ nó sẽ tiếp tục tăng. Khi thấy hoạt động tăng này, tôi mua 200 cổ phiếu với tổng chi phí là 13.483,40 đô la.
Tôi quá chắc chắn về nhận định của mình và bỏ qua sự thận trọng cần có. Đối lập với dự đoán của tôi, cổ phiếu này bắt đầu giảm. Tôi nghĩ đây chỉ là một phản ứng nhỏ. Tôi chắc chắn chỉ sau sự rớt giá nhẹ nhàng này nó sẽ tăng trở lại. Cổ phiếu này cũng biến động mạnh nhưng lại theo hướng khác. 10 ngày sau đó, cổ phiếu PITTSBURGH METALLURGICAL giảm mạnh và đứng giá ở 57,75 đô la. Tôi bán và lỗ 2.023,32 đô la.
Tôi đã sai ở đâu?. Ở thời điểm đó, mọi yếu tố đều chỉ ra cổ phiếu đó là tốt nhất. Vậy mà ngay sau khi tôi mua, nó đã giảm. Đáng thất vọng hơn nữa, khi tôi vừa bán thì nó tăng giá trở lại.
Cố gắng tìm lời giải thích, tôi kiểm tra lại những biến động của cổ phiếu này trước đó và khám phá ra khi tôi mua, cổ phiếu này đã ở đỉnh của sự tăng giá (18 điểm). Vì vậy, khi tôi đặt tiền vào nó, nó bắt đầu đi xuống. Tôi đã mua cổ phiếu sai thời điểm.
Nhìn lại, tôi nhận thấy điều đó rất rõ ràng. Tôi hiểu tại sao cổ phiếu lại thay đổi theo hướng đó. Tuy nhiên, “Làm thế nào để phát hiện ra sự thay đổi đúng thời điểm nó xảy ra?”
Câu hỏi đó thật dễ hiểu, nhưng để trả lời lại vô cùng phức tạp. Tôi biết rằng hệ thống sổ sách không hiệu quả, bảng cân đối tài chính không có tác dụng gì, các thông tin thì thiếu minh bạch và đầy sai sót. Tôi quyết tâm nghiên cứu kỹ từng biến động của mỗi cổ phiếu. Chúng đã hoạt động thế nào? Bản chất của những hoạt động đó là gì? Có khuôn mẫu nào cho những dao động này không?
Tôi đọc sách, nghiên cứu những bảng chứng khoán, và hàng trăm biểu đồ. Qua đó, tôi học được nhiều điều về biến động của cổ phiếu mà trước đây tôi không thấy. Tôi nhận ra biến động của một cổ phiếu không hoàn toàn ngẫu nhiên. Cổ phiếu không “bay” theo mọi hướng như những quả bóng bay. Chúng chuyển động lên hoặc xuống nhưng theo xu hướng nhất định, như một mẩu sắt chuyển động về hướng nam châm vậy. Cổ phiếu sẽ chuyển động trong một chuỗi các khung, hay tôi gọi là “những chiếc hộp”.
Chúng dao động tương đối ổn định trong một khoảng nhất định. Vùng chứa đựng những chuyển động lên-và-xuống này gọi là chiếc hộp hay cái khung. Với tôi, những chiếc hộp này hiện ra ngày càng rõ nét.
Đây là sự khởi đầu cho lý thuyết chiếc hộp của tôi, một lý thuyết sẽ đưa đến một gia tài lớn.
Tôi đã áp dụng lý thuyết của mình như sau: Nếu những chiếc hộp của cổ phiếu mà tôi quan tâm được xếp chồng lên nhau như một kim tự tháp, tôi sẽ quan sát chiếc hộp ở vị trí cao nhất. Tôi hoàn toàn yên tâm nếu cổ phiếu đó dao động giữa điểm cao nhất và thấp nhất của chiếc hộp. Khi tôi xác định được kích cỡ của chiếc hộp, cổ phiếu đó có thể thay đổi tùy thích miễn là trong cái khung đó. Và nếu nó biến động lên và xuống ra ngoài chiếc hộp đó, thì tôi mới nên lo lắng.
Nhưng nếu cổ phiếu đó không dao động và cũng không chuyển dịch, nghĩa là nó là cổ phiếu “chết”. Tôi cũng không quan tâm tới cổ phiếu này vì nó sẽ không tăng giá mạnh.
Lấy một cổ phiếu nằm trong hộp 45/50 làm ví dụ. Nó có thể tăng giảm giữa con số 45 và 50 bao nhiêu lần tùy thích và tôi sẽ vẫn mua nó. Tuy nhiên, nếu nó giảm xuống còn 44,5 đô la, tôi sẽ tính tới khả năng từ bỏ nó.
Tại sao ư? Vì khi giảm xuống dưới 45, nghĩa là nó đã rơi vào hộp thấp hơn và điều này không tốt. Tôi muốn nó chuyển động ở trong một chiếc hộp cao hơn.
Thỉnh thoảng, một cổ phiếu nằm trong một chiếc hộp nhiều tuần liên tục. Điều đó tôi không quan tâm, tôi chỉ cần đảm bảo nó đang ở trong chiếc hộp đó và không bị trượt xuống khung thấp hơn.
Ví dụ, tôi quan sát thấy một cổ phiếu ở trong hộp 45/50, Điều này có thể biểu diễn như thế này:
45 - 47 - 49 - 50 - 45 - 47
Điều này có nghĩa là, sau khi đạt mức cao ở giá 50, nó có thể quay trở lại mức thấp ở giá 45 và sau đó kết thúc phiên giao dịch ở giá 46 hoặc 47. Tôi vẫn vui vẻ vì nó vẫn nằm trong chiếc hộp của nó. Tất nhiên, tôi tìm kiếm một dao động tới chiếc hộp cao hơn. Nếu điều này xảy ra, tôi sẽ mua cổ phiếu đó.
Tôi không tìm ra quy luật cụ thể nào để điều này xảy ra. Đó chỉ là vấn đề phải thường xuyên quan sát và hành động hợp lý. Một vài cổ phiếu thường xuyên biến động, chúng di chuyển sang chiếc hộp khác chỉ trong vòng vài giờ đồng hồ nhưng có cổ phiếu khác lại cần đến nhiều ngày. Nếu biến động đúng, cổ phiếu này sẽ chuyển dịch từ chiếc hộp 45/50 sang chiếc hộp khác cao hơn. Những chuyển động sau đó của nó được biểu diễn như thế này:
48 - 52 - 50 - 55 - 51 - 50 - 53 - 52
Cổ phiếu này bây giờ đã tự thiết lập khá rõ ràng trong chiếc hộp cao hơn: 50/55.
Đừng hiểu sai ý tôi về vấn đề này. Đây chỉ là những ví dụ. Điều mà tôi phải quyết định là kích cỡ của chiếc hộp đó. Tất nhiên mỗi cổ phiếu có một kích cỡ riêng. Một vài cổ phiếu chuyển động trong một khung rất hẹp, có lẽ ít hơn 10% mỗi hướng. Những cổ phiếu dao động lớn khác lại chuyển động trong một khung có biên độ từ 15% và 20%. Việc cần làm là xác định chính xác cái khung đó và chắc chắn rằng cổ phiếu này sẽ không chuyển động xuống dưới ngưỡng thấp. Nếu điều đó xảy ra, tôi bán nó ngay lập tức.
Vì thế, tôi coi một chuyển động từ 55 xuống 50 là khá bình thường vì nó vẫn nằm trong chiếc hộp. Điều này không có nghĩa là cổ phiếu đó đang rớt giá. Đơn giản đó là một chuyển động ngược chiều.
Trước khi nhảy, một vũ công sẽ thực hiện một động tác cúi người để tạo đà cho một cú bật nhảy tốt. Tôi phát hiện điều này cũng giống như đối với cổ phiếu. Một cổ phiếu sẽ không tăng đột ngột từ 50 đến 70. Nói cách khác, cổ phiếu đang trong xu hướng tăng giá, sau khi đạt đến mức giá 50 lại quay trở về mức giá 45 chính là một động tác cúi người của vũ công, để chuẩn bị cho cú nhảy lên tốt hơn.
Khi có kinh nghiệm hơn, tôi hiểu thêm rằng một chứng khoán sau khi đã đạt mức điểm cao 50 lại quay lại mức 45 có một lợi ích quan trọng khác. Nó loại bỏ những kẻ yếu tim và đe dọa những người giữ cổ phiếu này mà lầm tưởng
nó rớt giá. Chính việc này cũng tạo điều kiện cho cổ phiếu tăng giá trở lại nhanh chóng hơn.
Tôi cũng thấy rằng khi một cổ phiếu đang trong xu thế đi lên thì khả năng tăng giá của nó tất yếu. Một cổ phiếu đang trong tiến trình tăng giá, ví dụ tăng từ 50 đến 70, nhưng thi thoảng rớt lại, thì điều đó là một phần của một nhịp điệu đúng.
Có thể diễn giải điều đó như sau:
50 - 52 - 57 - 58 - 60 - 55 - 52 - 56
Điều đó có nghĩa, ban đầu cổ phiếu này đang nằm trong hộp 52/60. Sau đó, cổ phiếu có xu hướng tăng và di chuyển như thế này: 58 - 61 - 66 - 70 - 66 - 63 - 66
Như vậy, nó đang trong hộp 63/70. Tôi cho rằng cổ phiếu này đang chuyển đến hộp cao hơn.
Nhưng vấn đề đâu là thời điểm đúng để mua cổ phiếu đó vẫn chưa được giải quyết? Đó là thời điểm khi giá cổ phiếu vừa bước vào một chiếc hộp mới cao hơn. Điều này dường như khá đơn giản. Trường hợp của cổ phiếu LOUISIANA LAND & EXPLORATION lại cho thấy điều này không hề đơn giản.
Trong nhiều tuần liền, tôi quan sát biến động của cổ phiếu này và nhìn thấy nó thiết lập những hộp xếp theo hình kim tự tháp. Khi mức khung trên của chiếc hộp cuối cùng của nó là 59,75, tôi cảm thấy mình đã đánh giá đúng về nó. Tôi yêu cầu nhà môi giới gọi điện cho tôi khi nó đạt 61 điểm mà tôi cho là cánh cửa của chiếc hộp mới. Ông đã gọi điện, nhưng lúc đó tôi không có trong khách sạn. Ông phải mất hai tiếng đồng hồ để gặp được tôi. Tại thời điểm đó, cổ phiếu này ở giá 63. Tôi thất vọng khi thấy mình vừa bỏ lỡ một cơ hội lớn.
Khi nó tăng đến giá 63 chỉ trong một thời gian ngắn tôi chắc rằng mình vừa bỏ lỡ một cơ hội rất tốt. Tôi mất bình tĩnh. Lẽ ra tôi phải trả bất kỳ giá nào cho cổ phiếu mà tôi nghĩ sẽ tăng đến mức giá khó tin.
Nó đã tăng giá: 63,5 - 64,5 - 65. Tôi đã đúng. Tôi đã đánh giá đúng về nó và tôi đã bỏ lỡ cơ hội tốt. Tôi không thể đợi thêm được nữa. Tôi mua 100 cổ
phiếu ở giá 65 đô la - ở đỉnh của một chiếc hộp mới của nó - vì tôi đã bỏ lỡ nó ở điểm xuất phát của hộp này.
Mặc dù có nhiều tiến bộ hơn trong đầu tư nhưng tôi vẫn là tay thợ học việc so với những “kỹ sư” của Phố Wall. Vì thế tôi trao đổi thêm với người môi giới về ngưỡng điểm 61 của cổ phiếu đó qua điện thoại, điểm tôi đã không may bỏ lỡ. Ông bảo tôi nên đặt lệnh mua tự động. Điều đó có nghĩa là cổ
phiếu sẽ được mua tự động khi nó tăng đến 61. Ông cũng khuyên khi tôi quyết định đầu tư vào một cổ phiếu nào đó, tôi nên đặt lệnh mua ở một giá xác định trước. Khi thị trường đạt đến giá này, cổ phiếu này tự động được mua mà không cần phải bàn luận gì thêm. Tôi đã đồng ý tiến hành như vậy.
Lệnh mua tự động đã giúp tôi không bỏ lỡ thời điểm quan trọng khi giá cổ phiếu chuyển sang hộp mới.
Lý thuyết chiếc hộp và cách ứng dụng được khẳng định chắc chắn trong suy nghĩ của tôi. Trong ba trường hợp sử dụng lý thuyết này sau đó, tôi đều thành công.
Tôi mua cổ phiếu ALLEGHENY LUDLUM STEEL khi nó chuẩn bị chuyển sang hộp 45/50. Tôi mua 200 cổ phiếu với giá 45,75 đô la và bán chúng ba tuần sau đó với giá 51 đô la.
Tôi cũng mua 300 cổ phiếu DRESSER INDUSTRIES khi nó chuẩn bị bước vào hộp 84/92. Tôi mua ở giá 84 đô la, nhưng khi nó không tiến triển đúng trong chiếc hộp đó, tôi đã bán nó ở giá 86,5 đô la.
Sau đó tôi mua 300 cổ phiếu COOPER-BESSEMER ở điểm khởi đầu của hộp 40/45 với giá 40,75 đô la và bán chúng ở giá 45,125 đô la.
Lợi nhuận qua ba giao dịch là 2.442,36 đô la.
Tôi thấy rất tự tin. Nhưng một thất bại đau đớn sau đó đã chứng minh tôi cần nhiều hơn một lý thuyết suông. Tháng 8 tôi mua 500 cổ phiếu NORTH AMERICAN AVIATION với giá 94,375 đô la với niềm tin rằng nó chuẩn bị thiết lập chiếc hộp mới ở giá hơn 100 đô la. Thực tế không như vậy. Nó đảo chiều ngay lập tức và giảm giá. Tôi có thể bán cổ phiếu đó khi nó hạ một điểm. Tôi cũng có thể làm điều tương tự khi nó giảm thêm một điểm nữa. Nhưng tôi quyết định giữ nó. Lòng kiêu hãnh không cho phép tôi hành động như thế. Tính chính xác của lý thuyết chiếc hộp đang bị đe dọa. Tôi tự nhủ rằng cổ phiếu này không thể giảm hơn nữa. Tôi không biết đến một điều mà tôi đã học được sau này, rằng trong thị trường chứng khoán không gì là
không thể. Một cổ phiếu có thể làm bất kỳ điều gì. Đến cuối tuần sau đó, lợi nhuận từ ba thương vụ trước đây của tôi đã không còn. Tôi quay lại điểm xuất phát.
Thất bại này là một quan trọng trong sự nghiệp với thị trường chứng khoán của mình. Chính tại điểm này tôi cũng nhận ra rằng:
1. Không có điều gì là chắc chắn trên thị trường - tôi phải thừa nhận rằng tôi đã sai trong một nửa số lần tham gia.
2. Tôi phải chấp nhận sự thật và điều chỉnh lại bản thân tôi cho phù hợp hơn. Tôi cần bớt kiêu hãnh.
3. Tôi cần chẩn đoán khách quan, không gắn vận mệnh của mình với bất kỳ một lý thuyết hay cổ phiếu nào.
4. Tôi không nên tập trung quá vào cơ hội. Đầu tiên, phải giảm rủi ro đến mức tối thiểu.
Bước đầu tiên tôi tiến hành theo khuynh hướng đó là áp dụng thứ mà tôi gọi là vũ khí mất-nhanh. Tôi biết rằng mình đã sai đến một nửa số lần chơi. Tại sao tôi không chấp nhận sai lầm và bán ngay khi còn lỗ ít? Nếu tôi mua một cổ phiếu ở giá 25 đô la thì tại sao tôi không cùng một lúc đặt một lệnh để cổ phiếu đó được bán ra khi nó giảm xuống thấp hơn 24 đô la?
Tôi quyết định sẽ đặt lệnh mua tự động ở những giá xác định cùng với một lệnh “chặn lỗ” tự động để đề phòng cổ phiếu giảm giá. Bằng cách này, tôi tính sẽ không bao giờ quá thua lỗ. Nếu cổ phiếu của tôi giảm xuống dưới một mức giá mà tôi nghĩ chúng có thể sẽ giảm, tôi sẽ không sở hữu chúng nữa. Nhưng rất nhiều lần khi tôi “dừng cuộc chơi” chỉ vì một điểm, thì cổ phiếu tăng giá trở lại ngay sau đó. Tôi nhận ra điều này không quá quan trọng khi muốn tránh thua lỗ lớn. Tôi có thể mua lại cổ phiếu đó với giá cao hơn.
Sau đó, tôi tiến hành bước thứ hai không kém phần quan trọng.
Tôi biết rằng một nửa số quyết định của tôi là đúng. Tôi cũng hiểu tại sao mình khánh kiệt và có thể phá sản. Nếu tôi đầu tư khoảng 10.000 đô la vào một cổ phiếu thường, thì tôi mất xấp xỉ 125 đô la tiền phí môi giới mỗi lần tôi mua và 125 đô nữa cho mỗi lần bán.
Với 250 đô la một giao dịch (mua + bán), tôi chỉ cần 40 lần như thế tôi đã
mất đi số vốn của mình cho dù tôi có giao dịch thành công. Tôi có thể phá sản vì phí môi giới. Những “con chuột” môi giới có thể gặm nhấm ở mỗi giao dịch và cuối cùng ăn hết toàn bộ số tiền:
Mua 500 cổ phiếu ở giá 20 đô la
TRẢ (gồm cả phí môi giới) 10.125,00 đô la
Bán 500 cổ phiếu ở giá 20 đô la
NHẬN (trừ đi phí môi giới) 9.875,00 đô la
LỖ 250.00 đô la
40 giao dịch với giá 250 đô la = 10.000 đô la
Chỉ có một câu trả duy nhất: lợi nhuận phải lớn hơn khoản phí môi giới.
Tôi đã học được rằng khó khăn nhất là không được bán một cổ phiếu đang lên giá quá nhanh. Tôi luôn bán quá nhanh vì tôi là một kẻ nhát gan. Khi tôi mua một cổ phiếu ở giá 25 đô la, nếu nó tăng đến 30 đô la, tôi lo lắng cổ phiếu sẽ giảm giá đến mức tôi bán nó ngay. Tôi biết điều nên làm nhưng lúc nào tôi cũng làm ngược lại.
Tôi quyết định khi nào chưa rèn được dũng cảm trong những tình huống đó, tôi nên áp dụng phương pháp khác. Đó là vừa giữ cổ phiếu đang tăng giá đó vừa phải liên tục tăng ngưỡng của lệnh “chặn lỗ”. Tôi sẽ giữ một ngưỡng an toàn để sự biến động nhẹ của giá cổ phiếu sẽ không thể chạm đến nó được.
Tuy nhiên, nếu cổ phiếu thực sự đổi hướng và bắt đầu giảm, tôi phải bán hết ngay lập tức. Với cách này, thị trường sẽ chỉ có thể lấy đi một phần rất nhỏ lợi nhuận của tôi.
Làm sao biết được khi nào nên bán để thu lợi?
Tôi thừa nhận mình không có khả năng bán ở giá cao nhất. Bất kỳ ai mà tự nhận mình luôn làm được điều đó đều là nói dối. Nếu tôi bán khi cổ phiếu đang tăng, điều đó chỉ hoàn toàn là suy đoán, vì tôi không thể biết cổ phiếu còn tăng đến bao giờ. Sự suy đoán này cũng không dễ hơn là dự đoán buổi
hòa nhạc “Người đàn bà đẹp của tôi” sẽ kết thúc sau 200 màn trình diễn. Bạn cũng có thể đoán nó sẽ dừng sau 300 hay 400 màn trình diễn. Tại sao nó lại không dừng ở bất kỳ một con số nào trong những số đó. Vì ông đạo diễn có ấm đầu thì mới hủy bỏ buổi biểu diễn khi thấy rạp chật ních người mỗi tối.
Chỉ đến lúc bắt đầu thấy những ghế trống, ông mới ngừng biểu diễn.
Tôi sẽ thật ngu xuẩn nếu bán một cổ phiếu khi nó vẫn tiếp tục tăng giá. Vậy khi nào sẽ bán? Tại sao lại hỏi thế, chính là lúc những chiếc hộp bắt đầu chuyển động ngược lại! Lệnh chặn lỗ mà tôi điều chỉnh khi cổ phiếu tăng giá sẽ tự động làm nhiệm vụ này.
Sau khi đưa ra các quyết định này, tôi ngồi và định nghĩa lại những mục tiêu của mình với thị trường chứng khoán:
1. Đúng chứng khoán
2. Đúng thời gian
3. Thua lỗ nhỏ
4. Lợi nhuận lớn
Tôi kiểm tra lại vũ khí của mình:
1. Giá cả và lưu lượng
2. Lý thuyết chiếc hộp
3. Lệnh mua tự động
4. Lệnh bán chặn lỗ
Theo chiến thuật cơ bản của mình, tôi quyết định sẽ luôn luôn làm thế này: Tôi chỉ chạy theo những xu hướng đang lên, kéo theo bảo hiểm là lệnh dừng - mất phía sau. Khi xu hướng đó vẫn tiếp tục, tôi sẽ mua thêm. Còn khi xu hướng đó đổi chiều? Tôi sẽ chạy thật nhanh như một kẻ trộm.
Tôi nhận ra có nhiều trở ngại và có rất nhiều công trình nghiên cứu qui luật diễn biến cổ phiếu. Tôi cho rằng tôi đã quyết định đúng trong một nửa số lần. Nhưng dù sao tôi cũng nhìn thấy sai lầm của tôi rõ ràng hơn bất kỳ lúc nào. Tôi biết rằng phải áp dụng một quan điểm cứng rắn, không cảm tính với cổ phiếu. Tôi không được có cảm tình với cổ phiếu khi chúng tăng giá và không được phép tức giận khi chúng giảm giá. Không có những cổ phiếu tốt hay xấu mà chỉ có cổ phiếu đang tăng hay giảm giá. Tôi nên giữ những cổ phiếu đang tăng và bán những cổ phiếu đang giảm.
Để làm được điều này, tôi phải điều khiển được toàn bộ cảm xúc của mình: Sự sợ hãi, hy vọng và tham lam. Điều này thật khó. Tôi hiểu phải tự rèn luyện rất nhiều, nhưng tôi có cảm giác mình mình đang đi đúng hướng.
Chương 5. Điện tín vòng quanh thế giới
Khi tôi bắt đầu làm theo những luật lệ mới của mình, cũng là lúc tôi ký một hợp đồng lưu diễn quanh thế giới trong hai năm. Ngay lập tức, tôi phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Ví dụ, làm thế nào để tôi mua, bán cổ phiếu khi tôi đang ở nửa bên kia của Thế giới? Liệu sự cố nhà môi giới không thể gọi điện cho tôi khi giá cổ phiếu đạt đến mức mong đợi lại có lặp lại? Tôi bàn bạc với nhà môi giới và quyết định chúng tôi sẽ duy trì liên lạc với nhau qua điện tín.
Chúng tôi cũng quyết định sử dụng Barron’s, một ấn phẩm tài chính xuất bản mỗi tuần một số. Chúng tôi đã thu xếp để ấn phẩm gửi đến cho tôi sớm nhất. Nó chỉ những cổ phiếu sẽ tăng giá. Còn bức điện tín được gửi đến cho tôi hằng ngày sẽ thông báo giá những cổ phiếu mà tôi sở hữu. Thậm chí ở những nơi xa xôi như Kashmir và Nepal, trong cuộc hành trình lưu diễn, những bức điện tín vẫn đến đúng lúc.
Để tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tôi thiết lập một mật mã đặc biệt với nhà môi giới ở New York. Bức điện tín chỉ gồm một chuỗi những ký tự thể hiện những cổ phiểu, mỗi chuỗi là một dãy số không có ý nghĩa rõ ràng. Chúng trông giống thế này:
Tôi chỉ mất vài ngày để nhận ra những thông tin này không đủ để tôi theo dõi chính xác dao động của cổ phiếu của tôi. Tôi không thể xây dựng được những chiếc hộp mà không biết giới hạn trên và giới hạn dưới của cổ phiếu đó. Tôi gọi điện về New York và yêu cầu nhà môi giới của mình bổ sung thêm thông tin chi tiết những dao động hằng ngày của cổ phiếu. Nó bao gồm giá cao nhất và thấp nhất của cổ phiếu trong ngày hôm đó. Bây giờ thì bức điện tín của tôi nhìn như thế này:
Tôi không yêu cầu thêm thông tin về khối lượng giao dịch vì sợ làm rối rắm bức điện tín của mình. Tôi cũng chỉ chọn những cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn và nếu khối lượng giao dịch giảm, tôi sẽ biết sau vài ngày qua tạp chí Barron’s.
Vì cả tôi và nhà môi giới của tôi đều biết những cổ phiếu mà chúng tôi quan tâm nên chúng tôi chỉ dùng chữ cái đầu tiên của mỗi cổ phiếu. Nhưng vì những thông tin này không thông dụng trên toàn thế giới, nên những bức điện tín bí hiểm này làm những nhân viên bưu điện bực bội và phiền toái. Trước khi họ đồng ý giao những bức điện tín, tôi đã phải giải thích rất tỉ mỉ về nội dung của chúng.
Tôi thường bị nghi ngờ là gián điệp. Tôi luôn luôn bị nghi ngờ vực này, đặc biệt ở vùng Đông Á. Trong đó, những nhân viên điện tín ở Nhật đa nghi hơn tất cả mọi nơi, vì họ dường như không thể từ bỏ tính hay dò xét từ thời kỳ trước chiến tranh. Khi tôi đến thành phố như Kyoto, Nagoya hay Osaka, những nhân viên điện tín ở đó nhìn tôi với thái độ nghi ngờ.
Phải mất một thời gian dài để tôi thay đổi được suy nghĩ của họ. Tôi đã có sáu tháng ở Nhật Bản và trở thành một gương mặt nổi tiếng trong những buồng điện tín ở các thành phố chính. Họ đã chấp nhận những bức điện của tôi mà không cần ký tá gì đặc biệt. Người Nhật Bản xì xào tôi là một gã điên, nhưng vô hại vì người châu Âu này cứ gửi và nhận những bức điện tín có nội dung tài chính lặp đi lặp lại.
Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới của tôi trải dài từ Hong Kong đến Istanbul, Rangoon, Manila, Singapore, Stockholm, Formosa, Calcutta, Nhật Bản, và rất nhiều địa danh khác. Do đó, tôi thường gặp những trở ngại khác nhau trong việc nhận và gửi điện tín.
Tôi cũng phải cẩn thận để những bức điện không bị thất lạc trong lúc di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Vì thế, trước khi di chuyển, tôi yêu cầu gửi điện tín lặp lại hai lần hay thậm chí là ba lần. Một việc thường xảy ra là những bức điện tín giống nhau được gửi đi từ Phố Wall tới các địa chỉ: Pan-
Am, Chuyến bay số hai, Sân bay Hong Kong; Sân bay Tokyo; Khách sạn Nikkatsu Tokyo. Điều này cho phép tôi, nếu có thất lạc khi bay thì vẫn có thể nhận lại sau khi hạ cánh.
Khi tôi ở Vientiane, thủ đô của Lào, việc tham gia thị trường chứng khoán ở Phố Wall là cực kỳ nhiều khó khăn. Đầu tiên là việc ở đây hoàn toàn không có điện thoại. Chỉ có đường dây nội hạt duy nhất nối giữa trung tâm quân sự Mỹ và Đại sứ quán Mỹ. Đối với tôi, nó không có giá trị sử dụng.
Thêm nữa, nếu tôi muốn gửi hoặc nhận bất kỳ một tin nhắn nào, tôi phải đi xe kéo đến bưu điện mà bưu điện chỉ mở cửa tám tiếng một ngày và luôn đúng giờ.
Vì Vientiane chênh lệch 12 tiếng so với New York nên khi bưu điện ở Lào hoạt động cũng là lúc Phố Wall đóng cửa. Tôi tỏ ra căng thẳng và lo lắng không biết những thông tin quan trọng từ New York có bị giữ lại không.
Một hôm khi đến bưu điện, tôi nhận được một bức điện được chuyển lại từ Sài Gòn đến Hong Kong rồi từ Hong Kong chuyển đến Vientiane. Tôi lo lắng sự chậm trễ này sẽ đem đến một tai họa. Nhưng thật may mắn, không có thông tin nào buộc tôi phải hành động ngay.
Nhưng Lào chỉ là một khó khăn. Ở Kathmandu, thủ đô của Nepal, hoàn toàn không có dịch vụ điện tín. Phòng điện tín duy nhất là ở Đại sứ quán Ấn Độ và tất cả những thông tin liên lạc bằng điện tín từ thế giới bên ngoài đều phải qua đây.
Hiển nhiên, những nhân viên ở Đại sứ quán cảm thấy phiền toái bởi người nhận là người bình thường không xứng đáng với vị thế của họ. Khi tôi có điện tín, họ không giao nó ngay. Tôi phải gọi điện cho Đại sứ quán để hỏi
mình có tin nhắn gì không. Tồi tệ hơn, chúng lại chỉ là những bản viết tay và thường rất khó đọc.
Hoạt động kinh doanh chứng khoán của tôi dựa trên tạp chí Barron’s, xuất bản ở Boston vào thứ Hai hằng tuần. Tôi thường nhận được vào các thứ Năm đang ở Australia hoặc Ấn Độ, hay bất kỳ nơi nào không quá hẻo lánh. Điều này đồng nghĩa với việc tôi luôn ở sau những biến động của Phố Wall mất bốn ngày. Khi tôi nhìn thấy ở Barron’s có một cổ phiếu diễn biến theo đúng lý thuyết của tôi, tôi gửi bức điện yêu cầu người môi giới thông tin cập nhật giá cổ phiếu này từ thứ Hai đến thứ Năm:
“THÔNG BÁO KHOẢNG BIẾN ĐỘNG VÀ GIÁ ĐÓNG CỬA CỦA
CHRYSLER TUẦN NÀY”.
Nếu cổ phiếu CHRYSLER biến động trong hộp 60/65, tôi sẽ chờ xem liệu những báo giá cho bốn ngày từ New York có thể hiện được điều này không. Qua điện tín đến, nếu tôi thấy cổ phiếu CHRYSLER vẫn đang ở trong chiếc hộp đó, tôi sẽ theo dõi nó. Tôi sẽ yêu cầu nhà môi giới báo giá cổ phiếu này cho tôi hằng ngày để tôi có thể đánh giá xem nó có dịch chuyển lên chiếc hộp cao hơn không. Nếu hài lòng, tôi gửi điện tín đến New York đặt lệnh mua tự động và nhà môi giới được cân nhắc tình huống tốt cho đến khi có chỉ dẫn khác. Lệnh này luôn luôn đi đôi với một lệnh chặn lỗ tự động trong trường hợp cổ phiếu giảm giá sau khi tôi mua nó. Một bức điện tín điển hình nhìn như thế này:
“MUA TỰ ĐỘNG 200 CHRYSLER 67, 65 CHẶN LỖ”
Nếu điện tín của nhà môi giới chỉ ra cổ phiếu CHRYSLER chuyển động ngoài hộp 60/65 từ lúc tôi chú ý đến nó trong Barron’s, thì tôi phải bỏ qua nó. Đã quá muộn để hành động. Tôi phải đợi một cơ hội khác.
Thông thường, tôi chỉ tập trung vào một vài cổ phiếu. vì khả năng tài chính hạn chế. Sẽ là không kinh tế nếu tôi dùng hơn 15 đô la một ngày cho điện tín để có báo giá.
Ban đầu, tôi vô cùng lo sợ về việc liên lạc với Phố Wall qua điện thoại sẽ đem đến cho tôi một cảm giác sai về sự an toàn. Mãi sau này, khi đã có kinh nghiệm, tôi nhận nhận ra ưu thế của giao dịch qua điện tín. Không có các cuộc điện thoại, không có sự nhầm lẫn, không có những tin đồn trái ngược nhau. Vì vậy, tôi một cái nhìn chắc chắn hơn.
Tôi chỉ giữ từ năm cho đến tám cổ phiếu tại một thời điểm nên vô tình tôi đã tách chúng khỏi những chuyển động phức tạp của hàng trăm cổ phiếu khác xung quanh. Tôi không chịu ảnh hưởng bởi bất kỳ điều gì khác ngoài giá của chúng.
Tôi không thể nghe thấy mọi người nói gì, nhưng tôi nhìn biết những gì họ làm. Lúc đó, tôi không nhận thấy ý nghĩa của việc này, nhưng sau này, tôi mới hiểu điều đó thật sự là quí giá. Giống như những người chơi bài xì cố gắng dùng từ ngữ để đánh lạc hướng tôi, nhưng nếu tôi không nghe những lời lẽ đó và không dời mắt khỏi những quân bài của họ, tôi sẽ biết họ đang làm gì.
Đầu tiên tôi cố gắng luyện tập việc này trên giấy mà không đầu tư thật sự.
Nhưng tôi sớm nhận ra việc làm không mấy tác dụng. Điều này giống như chơi bài mà không có một đô la nào trong túi.
Khi không có đồng tiền nào được đầu tư tôi có thể dễ dàng điều khiển những cảm xúc của mình, nhưng ngay khi tôi đặt tiền vào một cổ phiếu thì cảm xúc lại lộ rõ trên mặt tôi.
Những bức điện tín của tôi vẫn được gửi đến hằng ngày, tôi quen dần với công việc này và bắt đầu thấy ngày càng tự tin hơn. Tuy nhiên, thỉnh thoảng một số cổ phiếu chuyển động theo hướng không giải thích được mà lại không có một chút quan hệ nào đến những chuyển động trước đây của chúng.
Điều này làm khó tôi. Khi tìm kiếm lời giải thích cho điều đó, tôi khám phá một điều rất quan trọng. Tôi nhận thấy tôi đang tự thân vận động. Tôi không thể học hỏi từ những cuốn sách cũng như không có ai chỉ dẫn tôi. Chỉ có mình tôi với những bức điện tín và ấn bản Barron’s hàng tuần. Chúng là những đầu mối duy nhất của tôi với Phố Wall cách xa hàng ngàn dặm. Nếu muốn giải thích chuyển động lạ thường của cổ phiếu, tôi phải căn cứ vào chúng.
Tôi lao vào đọc Barron’s say sưa. Tôi lật từng trang cho đến khi nó nát bươm. Cuối cùng tôi cũng phát hiện ra những chuyển động không giải thích được của cổ phiếu tôi đang giữ thường trùng hợp với những biến động mạnh của toàn bộ thị trường. Vì chỉ nhận được báo giá của những cổ phiếu của mình, nên tôi đã bỏ qua ảnh hưởng của thị trường chung đối với chúng. Điều này không khác gì việc chỉ đạo cả một trận đánh chỉ nhờ quan sát một góc chiến trường.
Đây là một phát hiện rất quan trọng. Tôi hành động ngay. Tôi yêu cầu nhà môi giới thêm vào cuối mỗi bức điện tín giá đóng cửa của chỉ số công nghiệp trung bình Dow-Jones. Điều này sẽ đem đến cho tôi một bức tranh đầy đủ và rõ ràng hơn về tình hình thị trường chung.
Những bức điện tín của tôi giờ sẽ như thế này:
Khi nhận được những bức điện tín đầu tiên có thông tin bổ sung, tôi vui mừng giống như trẻ con có đồ chơi mới. Tôi nghĩ tôi đã khám phá ra một công thức hoàn toàn mới. Tôi cố gắng liên hệ chỉ số công nghiệp trung bình Dow-Jones với biến động của những cổ phiếu của mình. Tôi suy luận nếu mức Trung bình tăng lên, thì những cổ phiếu của tôi cũng sẽ tăng lên.
Không lâu sau, tôi phát hiện ra điều này không đúng. Sẽ là sai lầm lớn nếu cố ép thị trường vào một khuôn mẫu cứng nhắc. Thị trường không có những thứ giống mô hình cơ học. Tôi đã sai rất nhiều lần trước nhìn nhận đúng về mức Trung bình. Đó là một lần trước khi tôi phát hiện ra rằng Công ty Dow Jones cũng cho ra một mức trung bình. Con số này chỉ đơn giản là nhìn nhận lại những biến động hằng ngày của 30 cổ phiếu được chọn lọc. Những cổ phiếu khác cũng chịu ảnh hưởng bởi mức trung bình đó nhưng không theo khuôn mẫu cố định. Tôi cũng nhận thức rõ hơn Dow-Jones không phải là một tổ chức bói toán. Công ty này không cho biết khi nào một cổ phiếu tăng hay giảm.
Dần dần, tôi hiểu rằng không thể áp dụng những tiêu chuẩn máy móc vào mối quan hệ giữa mức trung bình và cổ phiếu riêng biệt. Đánh giá mối quan hệ này giống như một nghệ thuật. Trên một phương diện nào đó, nó giống như vẽ một bức tranh. Một họa sĩ đặt những màu khác nhau trên một khung vẽ tuân theo những quy luật nhất định, nhưng anh ta lại không thể giải thích được tại sao mình làm như thế. Cũng giống như thế, tôi thấy mối quan hệ giữa mức trung bình và những cổ phiếu của tôi cũng tuân theo những quy luật nhất định nhưng không thể xác định rõ ràng. Từ đó, tôi quyết định theo dõi mức chỉ số công nghiệp trung bình Dow-Jones, nhưng chỉ để biết rằng thị trường mạnh hay yếu. Tôi nhận ra hầu hết các các cổ phiếu đều chịu tác động của một chu kỳ chung của thị trường. Những chu kỳ của thị trường giảm giá hay thị trường tăng giá thường tác động vào hầu hết các cổ phiếu.
Bây giờ tôi được trang bị một lý thuyết đầy đủ hơn, tôi thấy mạnh mẽ hơn rất nhiều. Tôi tưởng mình đang sắp sửa chạm vào cái công tắc để bật sáng cả phòng.
Tôi khám phá ra tôi có thể nảy ra một ý tưởng trên những cổ phiếu từ những bức điện tín. Chúng giống như những tia-X. Với những người không am hiểu, một bức điện chiếu tia-X là vô nghĩa. Như với một bác sĩ, tia X thường chứa đựng những thông tin mà ông muốn biết. Ông liên hệ những phát hiện của nó đến bản chất từ đó rút ra kết luận.
Tôi làm những việc tương tự như bác sĩ với tia X. Trước tiên tôi so sánh giá của những cổ phiếu của mình với nhau, sau đó với mức trung bình Dow Jones, và cuối cùng tôi tính toán phạm vi giao dịch của chúng, để đánh giá xem tôi nên mua, bán hoặc giữ.
Tôi tự động làm điều này mà không cần phân tích sâu hơn. Tôi không thể giải thích điều này cho đến khi tôi nhận ra mình đang đọc chứ không còn đang đánh vần bảng chữ cái nữa. Tôi có thể tiếp thu những bản in chỉ với một cái liếc mắt và rút ra nhanh chóng những kết luận về nó, thay vì phải ê a
đánh vần từng chữ cái như một đứa trẻ.
Đồng thời, tôi cố gắng kiềm chế cảm xúc. Khi mua bất kỳ một cổ phiếu nào, tôi viết ra những lý do cho hành động đó. Tôi cũng làm tương tự khi bán nó. Nếu có một thương vụ kết thúc với một thua lỗ, tôi viết ra nguyên nhân dẫn
đến điều đó và cố gắng không lặp lại lỗi tương tự. Tôi thể hiện trên những bảng như thế này:
Những bảng nguyên nhân giúp tôi rất nhiều. Khi tổng kết, tôi đã học được điều gì đó từ mỗi thương vụ. Tôi thấy các cổ phiếu cũng có tính cách giống con người. Điều này không phải quá phi logic, bởi chúng phản ánh trung thực tính cách của người đã mua và bán chúng.
Giống như con người, các cổ phiếu cũng hành xử khác nhau. Một số cổ phiếu rất từ tốn, chậm chạp và bảo thủ. Một số khác rất thất thường, e ngại, căng thẳng. Một số cổ phiếu tôi thấy dễ dự đoán. Chúng rất thống nhất trong di chuyển, logic trong cách hành xử. Chúng giống như những người bạn lệ thuộc.
Một số khác không thể điều khiển được. Chúng làm tôi bị thua lỗ. Chúng dường như không muốn có tôi. Điều này làm tôi nghĩ đến tình huống bạn đang cố gắng tỏ ra thân thiện với ai đó, nhưng hắn lại nghĩ bạn đang xúc
phạm mình nên tát vào mặt bạn. Nếu những cổ phiếu này “tát” tôi hai lần thì chắc chắn tôi sẽ không bao giờ chạm đến chúng nữa. Tôi chỉ né tránh cú đòn và đi mua những cổ phiếu khác tốt hơn. Điều này không có nghĩa là những người có tính khí khác tôi lại không thể tiếp cận với chúng tốt đẹp.
Kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết được từ những bảng nguyên nhân trở thành
chuẩn mực chuyên môn quan trọng nhất. Tôi nhận ra những điều này sẽ không có trong cuốn sách nào. Giống như một người học lái xe, anh ta được dạy sử dụng chân ga, vô lăng và phanh, nhưng anh ta vẫn phải tự có cảm nhận thực thụ việc lái xe. Không ai bảo anh ta phải làm thế nào để biết được mình đang ở quá gần với chiếc xe phía trước hay khi nào nên đi chậm lại. Điều này chỉ có thể học từ thực tế.
Vì phải liên lạc với Phố Wall qua điện tín, nên tôi dần ý thức được rằng mặc dù đang trở thành bậc thầy về chẩn bệnh nhưng tôi không là một nhà tiên tri. Khi kiểm tra một cổ phiếu và thấy nó đang tăng mạnh, tôi chỉ có thể khẳng định: hôm nay, ngay lúc này nó đang khỏe mạnh. Tôi không đảm bảo nó sẽ không bị cảm lạnh vào ngày mai. Những suy đoán bài bản của tôi, dù rất tỉ mỉ song rất nhiều lần vẫn sai lầm. Nhưng tôi không thất vọng nữa vì tôi có thể khẳng định cổ phiếu nào hoạt động tốt và cổ phiếu nào không?
Thậm chí những lỗi lầm cũng không làm tôi buồn. Nếu tôi đúng, điều đó quá tốt. Nếu sai thì tôi đã bán hết. Điều này diễn ra tự động tách rời khỏi tôi. Tôi không còn tự hào nếu cổ phiếu tăng giá nữa, cũng như tôi không còn cảm giác bị tổn thương khi cổ phiếu giảm giá. Bây giờ tôi biết rằng cụm từ “giá trị” không thể được dùng trong mối liên quan đến cổ phiếu nữa. Giá trị của cổ phiếu chính là báo giá của nó. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào cung và cầu. Nếu một cổ phiếu 50 đô la giảm xuống 49 đô la. Nó là một cổ phiếu 49 đô la. Ở cách Phố Wall hàng ngàn dặm, tôi đã thành công trong việc tách bạch cảm xúc với mỗi cổ phiếu đang giữ.
Tôi cũng quyết tâm không để bị ảnh hưởng bởi thuế. Nhiều người thường cố giữ cổ phiếu sáu tháng liền nhằm thu được những lợi nhuận trên vốn. Tôi thấy điều này thật nguy hiểm. Tôi sẽ mất tiền vì đóng thuế cho những cổ phiếu đang giảm giá mà mình đang giữ.
Do đó, tôi kiên quyết hành động theo diễn biến của cổ phiếu trước khi quan tâm về vấn đề thuế sau.
Những cổ phiếu như thể được tạo ra để chứng minh tính đúng đắn quan điểm mới của tôi. Tôi đã quản lý cổ phiếu khá thành công trong thời gian tương đối dài. Tôi tự tin và nghĩ mình đúng và công tâm. Tôi không còn cảm giác bị tổn thương khi mình suy tính sai và phải đặt lệnh chặn thua lỗ.
Một trong những thương vụ thành công nhất của tôi là với cổ phiếu COOPER-BES-SEMER. Tôi mua cổ phiếu này tới ba lần, mỗi lần 200 cổ phiếu. Hai lần đầu thì lỗ, nhưng lần thứ ba lại thu lợi nhuận lớn. Đây là chi
tiết:
Tháng 11 năm 1956
Mua 46 (9.276,00 đô la)
Bán 45,125 (8.941,09 đô la)
Lỗ 334,91 đô la
Tháng 12 năm 1956
Mua 55,375 (11.156,08 đô la)
Bán 54 (10.710,38 đô la)
Lỗ 445,70 đô la
Tháng 1 - Tháng 4 năm 1957
Mua 57 (11.481,40 đô la)
Bán 70,75 (14.056,95 đô la)
Lãi 2.575,55 đô la
Một vài cổ phiếu khác như DRESSER INDUSTRIES và REYNOLDS METALS đều diễn biến tốt và đem đến cho tôi lợi nhuận vừa ý.
Sau đó, mùa hè năm 1957, khi tôi đang ở Singapore, một chuỗi liên tiếp các sự việc tồi tệ đã xảy ra.
Tôi mua cổ phiếu BALTIMORE & OHIO RAILROAD với giá 56,25 đô la vì nghĩ nó đang ở trong hộp 56/61 và sẽ tăng. Khi cổ phiếu này đi xuống, tôi đã bán ở giá 55 đô la.
Sau đó tôi thử mua cổ phiếu DOBECKMUN. Tôi nhận định cổ phiếu này đang nằm trong hộp 44/49 nên mua nó ở giá 45 đô la. Nhưng nó lại rớt giá và tôi bán ở giá 41 đô la.
Tôi mua cổ phiếu DAYSTROM ở giá 44 đô la vì tôi nghĩ cổ phiếu này dịch chuyển vào hộp 45/50. Nhưng tôi đã bán ở giá 42,25 đô la.
Tôi mua cổ phiếu FOSTER WHEELER ở giá 61,75 đô la. Tôi nghĩ cổ phiếu này đang ở hộp 60/80. Khi thấy nó “quay lưng” lại với mình, tôi đã bán ở giá 59,5 đô la.
AEROQUIP là cổ phiếu cuối cùng. Tôi mua cổ phiếu này ở các giá từ 23,25 đến 27,625 đô la. Khi nó lên đến 30, tôi chờ đợi hộp 31/35 xuất hiện. Điều này diễn ra không như mong đợi. Tôi bán cổ phiếu này ở 27,5 đô la.
Cuối cùng, ngày 26 tháng 8 năm 1957, tôi không còn giữ một cổ phiếu nào. Lệnh chặn lỗ tự động của tôi đã bán ra mọi thứ. Chỉ trong vòng hai tháng tất cả cổ phiếu của tôi đã từ từ đổi hướng, từng cổ phiếu “chìm qua” giới hạn thấp nhất trong hộp của chúng. Và dù chỉ thấp hơn nửa điểm so với điểm chặn lỗ, chúng đều bị bán ra.
Tôi không thích điều đó, nhưng cũng không thể làm gì khác. Theo lý thuyết, tôi phải kiên nhẫn chờ đợi một hoặc một vài cổ phiếu nào đó đang leo lên hộp cao hơn.
Háo hức và lo âu, tôi theo dõi từ bên ngoài mà không đầu tư một đô la nào.
Nhưng dường như không xuất hiện một cơ hội nào. Tôi không biết thực ra mình đang ở điểm kết thúc của giai đoạn thị trường đầu cơ lên giá. Phải mất vài tháng để điều này trở nên rõ ràng và đánh dấu một thị trường đầu cơ đang giảm giá. Một nửa số nhà phân tích ở Phố Wall vẫn còn bàn luận về vấn đề này. Họ cho rằng đó chỉ là một phản ứng trung gian, một sự dừng chân tạm thời của thị trường đang lên. Họ đều đồng ý với nhau, nhưng giá cổ phiếu thì đã giảm thê thảm.
Khi nhận thức đúng thì mọi sự đã rồi. Những lời khuyên cần được đưa ra vào lúc này khi người ta cần đến chúng. Nhưng điều này không xảy ra.
Tôi nhớ lại trường hợp của Hitler khi ông ta quyết định chiếm Stalingrad. Với ông, nó chỉ là một thị trấn của Nga cần chế ngự và chiếm giữ. Không một ai biết rằng chiến trường Stalingrad lại chính là điểm then chốt xoay chuyển cuộc chiến. Phải rất lâu sau, người ta mới nhận thấy điều này.
Thậm chí khi quân đội Đức quay về nửa đường, người ta coi đó là sự rút lui có chiến thuật. Thực ra, Cuộc chiến tranh Đức quốc xã đã kết thúc vào chính cái ngày Hitler xâm chiếm Stalingrad.
Hôm đó, tôi thấy mình không thể ước định được những mốc chuyển biến lớn có tính lịch sử trong thị trường khi chúng bắt đầu xảy ra. Trong khi giá cổ
phiếu của Phố Wall tiếp tục giảm, hệ thống lệnh chặn lỗ của tôi đã đưa ra đánh giá không cần thiết.
Tôi khám phá ra phương pháp của mình đã hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với mong muốn. Tôi đã dễ dàng tự động thoát thân trước những thời điểm không tốt. Thị trường đổi chiều nhưng tôi đã thoát ra.
Vấn đề khó khăn nhất của tôi là không có dấu hiệu nào về việc thị trường sẽ trượt dốc. Phải làm thế nào để có thông tin về việc đó? Tôi ở quá xa nên không biết được dự đoán, phân tích cơ bản, và những tin đồn. Đơn giản tôi đã bán ra trên cơ sở diễn biến giá cả cổ phiếu.
Sau này, khi nghiên cứu cổ phiếu được bán tự động, tôi phát hiện ra chúng đã trượt giá xuống mức rất thấp trong thời kỳ khủng hoảng. Hãy quan sát bảng dưới:
Khi nhìn bảng, tôi thấy: Nếu không có lệnh chặn lỗ, tôi đã mất tới 50% số tiền đầu tư. Tôi giống ở trong một cái lồng, bị khóa chặt vào những cổ phiếu
mà tôi đang phải giữ. Cách duy nhất để tôi thoát ra là chấp nhận chịu phá sản hay lỗ 50% hoặc tự hủy hoại bản thân và làm giảm sự tự tin của mình với những thương vụ trong tương lai.
Tất nhiên, tôi có thể mua những cổ phiếu này và “quẳng chúng sang một bên”. Đây là một giải pháp cổ điển của những “nhà đầu tư bảo thủ”. Nhưng họ đích thị là những kẻ mạo hiểm. Không mạo hiểm sao được khi họ giữ một cổ phiếu liên tục giảm giá? Người an toàn phải thoát thân khi cổ phiếu của mình giảm giá như vậy.
Có những người đã trả 250 đô la cho cổ phiếu NEW YORK CENTRAL năm 1929. Họ giữ chúng và đến hôm nay cổ phiếu này chỉ còn khoảng 27 đô la. Nhưng họ sẽ cực phẫn nộ nếu bạn gọi họ là những kẻ mạo hiểm đấy.
Với quan điểm phải an toàn, tôi thống kê tài khoản của mình hằng tháng bắt đầu từ tháng chín năm 1957. Tôi thấy mình đã bù được số lỗ trong vụ mua cổ phiếu JONES & LAUGHLIN và số vốn ban đầu 37.000 đô la được bảo toàn. Nhiều thương vụ của tôi đã thành công, nhưng phí môi giới và thuế cũng khá lớn.
Khi kiểm tra cẩn thận tài khoản của mình, tôi nhận thấy mình không thật xuất sắc trong giai đoạn thị trường đầu cơ giá tăng mạnh nhất trong lịch sử vì chỉ thu được nhiều kinh nghiệm, kiến thức, sự tự tin và một khoản lỗ là 889 đô la.
PHÂN TÍCH KỸ THUẬT CƠ BẢN
Chương 6. Trong thị trường “sụt giá nhẹ”
Sau vài tuần không giữ một cổ phiếu nào, tôi quyết định xem xét lại tình hình kỹ lưỡng hơn. Để hiểu rõ hơn, tôi so sánh thị trường đầu cơ giá tăng và giá giảm
Thị trường giá tăng giống như một trại hè ngập tràn ánh nắng với những vận động viên khỏe mạnh. Một vài cổ phiếu khỏe mạnh hơn. Còn thị trường giá xuống? Trại hè đã biến thành bệnh viện. Một lượng lớn cổ phiếu bị ốm và một số lại bị nặng hơn.
Khi thị trường chững lại (không giảm nữa), hầu hết các cổ phiếu đều bị thương. Song làm thế nào để chẩn đoán được những cổ phiếu này ốm đến mức nào và căn bệnh của chúng sẽ kéo dài trong bao lâu.
Tôi suy luận nếu một cổ phiếu giảm từ 100 xuống 40, gần như chắc chắn nó sẽ không có khả năng trở lại mức 100 trong thời gian dài, rất dài. Giống như một vận động viên bị chấn thương rất nặng ở chân, anh ta cần một khoảng thời gian rất dài để hồi phục như trước. Tôi tin chắc mình sẽ không kiếm được tiền bằng cách mua một cổ phiếu và hy vọng vào nó tăng giá. Cổ phiếu JONES & LAUGHLIN đã thuyết phục tôi tin như vậy. Tôi nhớ rõ mình đã mong muốn và thúc giục cổ phiếu đó tăng giá như thế nào. Nhưng điều đó không thể tác động gì lên thị trường giống hệt như những người cá cược tác động lên ngựa đua họ đặt.
Bây giờ, tôi biết nếu mình mua sai một cổ phiếu, tất cả sự cổ vũ và thúc giục đều không làm thay đổi giá cổ phiếu dù chỉ là nửa điểm. Không ai dự đoán được thị trường sẽ còn giảm giá đến mức nào. Tôi không thích chiều hướng đó, nhưng tôi biết cố chống lại nó sẽ chẳng có tác dụng gì.
Tình huống này làm tôi nhớ đến George Bernard Shaw trong một sô diễn của ông. Sau khi rèm sân khấu hạ xuống, mọi người cổ vũ và hoan hô, trừ một người đang la ó phản đối. Shaw lại gần và nói: “Ông không thích buổi biểu diễn của tôi à?”
Người đàn ông kia trả lời: “Không, tôi không thích”. Ngay lập tức Shaw đáp
lại: “Tôi cũng thế, nhưng hai chúng ta phải làm gì để chống lại được đám đông kia?”
Vì thế tôi chấp nhận những gì bản thân cổ phiếu có, chứ không phải những gì tôi muốn nó trở thành. Tôi chỉ đứng ngoài và chờ đợi thời điểm tốt hơn.
Tôi kiên quyết tạm dừng mua bán cổ phiếu đến nỗi nhà môi giới của tôi đã viết thư để hỏi lý do. Tôi cố gắng giải thích bằng một câu nói đùa: “Đây là thị trường cho những chú chim. Tôi không có lí do gì để tham gia vào một thị trường không chắc chắn này”.
Tôi đã sử dụng khoảng thời gian sau đó để chuẩn bị cho một cuộc đua mới. Nhiều tuần sau, thị trường vẫn sụt giá mạnh. Tôi theo dõi báo giá trong Barron’s. Tôi cố gắng tìm kiếm những cổ phiếu đang chống lại sự giảm giá đó. Tôi suy luận nếu những cổ phiếu này có thể bơi ngược dòng thì chúng chắc chắn sẽ tăng giá nhanh nhất khi xu hướng thị trường thay đổi.
Sau một thời gian, sự sụt giá của thị trường chậm dần, cơ hội của tôi đã đến. Một số cổ phiếu chống lại xu hướng đi xuống. Chúng vẫn giảm. Nhưng trong khi phần lớn cổ phiếu tuân theo xu hướng chung của thị trường: giảm giá nhanh chóng, thì những cổ phiếu này bất đắc dĩ phải giảm. Tôi có thể cảm nhận được sự miễn cưỡng của chúng.
Kiểm tra kỹ hơn, tôi thấy những cổ phiếu này đều thuộc những công ty đang tăng trưởng mạnh. Rõ ràng, vốn đang chảy vào những cổ phiếu này, mặc dù thị trường diễn biến không tốt. Nguồn vốn này bị cuốn hút bởi tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận. Khám phá này đã hướng tôi đến cách nhìn hoàn toàn mới.
Tôi nhận thấy cổ phiếu chính là nô lệ của quyền năng lợi nhuận. Dù có nhiều lí do cho sự biến động của cổ phiếu, nhưng tôi chỉ cần quan tâm tới yếu tố: lãi sẽ tăng hoặc dự đoán việc tăng lãi. Để làm được điều này, tôi sẽ kết hợp nhuần nhuyễn hướng tiếp cận kỹ thuật với hướng tiếp cận cơ bản. Tôi chọn cổ phiếu dựa vào những phân tích kỹ thuật trên thị trường, nhưng chỉ mua chúng khi chứng minh được lợi nhuận của chúng sẽ tăng. Đây lý do cơ bản để tôi quyết định.
Tôi chính là lý thuyết phân tích kỹ thuật cơ bản của mình và tôi vẫn dùng nó cho hôm nay.
Từ tình hình thực tế, tôi quyết định xây dựng “tầm nhìn 20 năm”. Điều đó không có nghĩa là tôi muốn giữ cổ phiếu trong 20 năm. Tôi chỉ tìm kiếm cổ
phiếu ở một công ty có tương lai phát triển với những sản phẩm có tính cách mạng làm lợi nhuận của công ty tăng mạnh.
Ngay lập tức, tôi xác định một số ngành như: điện tử, sản xuất tên lửa và nhiên liệu tên lửa. Chúng là những ngành còn mới mẻ và đang phát triển rất nhanh, sự phát triển này sẽ sớm được phản ánh trên thị trường. Theo nghiên cứu của tôi, những quy tắc cơ bản vận hành của những cổ phiếu của tương lai luôn được thể hiện rõ ở Phố Wall. Nhiều năm trước khi xe ô tô được đưa vào sử dụng, những người kinh doanh chứng khoán thông minh đã đầu tư cho những tuyến đường sắt vì họ biết tương lai những tuyến đường sắt sẽ thế xe goòng, xe buýt đường dài. Nhưng thế hệ nhà đầu tư sau đã rời khỏi tuyến đường sắt để đến với xe ô tô. Những công ty nổi tiếng như GENERAL MOTORS và CHRYSLER là những công ty tương đối nhỏ nhưng giàu tiềm năng phát triển lúc bấy giờ. Những người đầu tư vào cổ phiểu của công ty này và giữ chúng trong suốt quá trình phát triển đã kiếm được rất nhiều tiền. Nhưng giờ đây những cổ phiếu đã phát triển đầy đủ. Chúng không còn phù hợp với những nhà đầu tư hướng về tương lai.
Tôi suy luận: bây giờ cũng sẽ chẳng khác như trước kia. Những cổ phiếu hứa hẹn một tương lai phát triển năng động sẽ tăng giá tốt hơn những cổ phiếu khác. Một cổ phiếu phù hợp với chu kỳ phát triển mới sẽ đáng giá gấp 20 lần chỉ trong vòng 20 năm.
Tôi nhận ra cổ phiếu tương lai như thế này cũng có những mốt rất rõ ràng, giống như đối với kinh doanh quần áo phụ nữ, để thành công tôi phải tìm kiếm những mốt thời thượng.
Chơi cổ phiếu cũng vậy. Khi một mốt mới vẫn còn chưa xuất hiện, những nhà đầu tư có tầm nhìn xa mua cổ phiếu vào và giữ chúng. Nhưng, nếu mốt đó không được ưa chuộng như dự đoán thì họ lại thoát ra. Họ sẽ đầu tư vào một loại cổ phiếu mới. Do đó, tôi chú ý hết sức theo dõi sự thay đổi mốt thời thượng này. Nếu không, tôi sẽ bị bỏ quên trong khi cố giữ một cổ phiếu của mốt váy dài (tôi cho là thời thượng) mà thực tế những mốt cổ phiếu thời thượng là loại váy hở gối. Tôi sẽ bỏ lỡ cơ hội tốt nếu mất cảnh giác.
Một ví dụ khác, giả sử sản phẩm thời thượng tưởng tượng là một chiếc ô tô bay. Mọi người vội vã tìm kiếm cổ phiếu của công ty sản xuất sản phẩm đó. Nhưng đâu đó ở Oregon, có hai người đàn ông đang nghiên cứu sáng chế ra
một sản phẩm vượt xa chiếc ô tô bay. Khi sáng chế này được một công ty thu xếp tung ra thị trường, thì chiếc ô tô bay sẽ bị loại bỏ, cổ phiếu của công ty sản xuất ô tô bay đó sẽ giảm. Nó sẽ lạc mốt.
Nhưng làm thế nào để tôi mua đúng mốt năm nay? Chỉ bằng cách theo dõi thị trường cẩn thận để phát hiện ra những dấu hiệu. Nếu mốt thời thượng có dấu hiệu rời khỏi chiếc váy dài, chắc chắn phải có những mốt kế cận sẵn sàng thay thế nó. Tôi cần phải tìm ra những cổ phiếu đang nóng lên vì chúng đã khuấy động sự tưởng tượng của con người về tương lai.
Với suy nghĩ như vậy, tôi quan sát cẩn thận giá những cổ phiểu trong một nhóm những đang hòa vào thời kỳ phát triển mới. Tôi không quan tâm tới các sản phẩm những công ty này, dù đó có là kim loại chế tạo tên lửa, nhiên liệu rắn, hay thiết bị điện cao cấp. Những thông tin này khiến tôi bị ức chế. Ngay cả, thông tin về vị Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty nào đó có một cô vợ rất đẹp cũng không làm tôi quan tâm. Điều tôi thực sự muốn biết liệu công ty đó có thuộc một ngành mới hùng mạnh và liệu nó hoạt động theo những mong muốn của tôi trong thị trường hay không?
Tất nhiên, điều này trái với lời khuyên của các chuyên gia tài chính bảo thủ, những người vẫn kêu gọi các nhà đầu tư phải nghiên cứu kỹ những bản báo cáo và bảng cân đối kế toán của công ty và tìm hiểu tối đa những thông tin về một cổ phiếu để đầu tư khôn ngoan.
Tôi khẳng định những điều đó không dành cho tôi. Bản báo cáo và bảng cân đối kế toán cho bạn biết về quá khứ và hiện tại, nhưng không nói về tương lai của công ty. Vì thế tôi phải lập dự án cho những kế hoạch về vấn đề này. Tôi hiểu rằng đó chỉ là quan điểm của tôi. Tôi chỉ tìm kiếm lợi nhuận trên vốn từ sự tăng giá cổ phiếu. Trong khi một góa phụ chỉ tìm kiếm nguồn thu từ cổ tức sẽ phải suy nghĩ khác.
Tôi luôn tìm kiếm những cổ phiếu có thể vươn tới tầng cao mới vì những định hướng tương lai của chúng. Quan điểm này là sự chuẩn bị cho điều tôi gọi là kinh doanh ở “khu vực đỉnh cao”. Tôi tìm kiếm những cổ phiếu mà tôi nghĩ sẽ đạt những tầm cao mới. Tôi quan sát kỹ lưỡng để biết khi nào chúng đã leo lên bệ phóng và chuẩn bị phóng lên như tên lửa. Bây giờ những cổ phiếu này đã đắt hơn nhiều so với trước kia. Vì thế chúng ở giá quá cao so với những người không am hiểu. Thậm chí chúng sẽ tăng giá hơn nữa. Nhưng tôi vẫn quyết định sẽ mua vào và bán chúng với giá cao hơn.
Sử dụng kỹ năng mua buôn của mình, tôi sốt sắng tìm kiếm những cổ phiếu “đắt mà hóa rẻ” và dao động mạnh này. Tôi liên tục tìm kiếm vì cảm thấy chắc chắn chúng sẽ tăng ngay khi thị trường có tín hiệu tốt hơn.
Tôi theo dõi cẩn thận hàng chục cổ phiếu có biểu hiện nằm trong nhóm này,
kiểm tra báo giá của chúng hàng tuần, phân tích những biến động của chúng để tìm ra bất kỳ dấu hiệu gì về sự ổn định.
Tôi theo sát những thay đổi giá cả của chúng, và luôn luôn cảnh giác với bất kỳ hoạt động không bình thường nào. Tôi cũng không quên theo dõi khối lượng giao dịch.
Tôi sẽ chọn đầu tư vào những cổ phiếu giá cao vì những chi phí môi giới ít hơn. Ví dụ, tôi đầu tư 10.000 đô la vào cổ phiếu 100 đô la sẽ tốn phí môi giới ít hơn đầu tư vào cổ phiếu 10 đô la. Đây là sự lý giải chí tiết:
Với 10.000 đô la, tôi có thể đầu tư theo một số cách như:
Mua 1000 cổ phiếu giá 10 đô la
hoặc
Mua 500 cổ phiếu giá 20 đô la
hoặc
Mua 100 cổ phiếu giá 100 đô la
Tỉ giá môi giới của Sàn giao dịch chứng khoán New York là:
Như vậy khi đầu tư 10.000 đô la, tôi sẽ tốn mất (cả mua cộng bán): Trường hợp mua cổ phiếu 10 đô la là 300 đô la.
Trường hợp mua cổ phiếu 20 đô la là 250 đô la.
Trường hợp mua cổ phiếu 100 đô la là 90 đô la.
Nếu tôi mua đúng cổ phiếu, phí môi giới sẽ không quá quan trọng bởi nó được bù đáp bằng lợi nhuận. Nhưng, nếu tôi chọn sai thời điểm đầu tư và phải rút lui tạm thời, đó là một vấn đề khác. Phí môi giới khi đó được cộng thêm vào số thua lỗ. Vậy là, tôi sẽ giảm số lỗ đi rất nhiều nếu tôi mua những cổ phiếu giá cao hơn.
Thị trường vẫn tiếp tục giảm giá, nhưng tôi biết nó không thể chìm mãi được. Sớm hay muộn thì những cổ phiếu này sẽ tăng giá trở lại. Chúng vẫn luôn như thế. Thị trường giá tăng luôn theo sau thị trường sụt giá. Nhưng tôi
phải phát hiện những dấu hiệu đầu tiên và đảm bảo dấu hiệu là đúng để mua vào trước khi những nhà đầu tư khác tìm ra, khi đó thì giá cổ phiếu bắt đầu tăng quá cao.
Tôi chợt nhớ lại trận chiến ở Waterloo. Trong trận đánh nổi tiếng này, Rothschild có một thuộc hạ thân tín sẵn sàng hỏa tốc về London báo tin chiến thắng cho Rothschild sớm nhất. Khi những người khác chưa nghe tin này, Rothschild đã mua tất cả trái phiếu của Chính phủ Anh. Tất nhiên, khi mọi người biết tin, trái phiếu đã tăng giá mạnh và Rothschild thu được khoản lợi nhuận lớn. Cho tới hôm nay, quy tắc đó vẫn còn nguyên giá trị ở Phố Wall. Tuy thông tin truyền đi nhanh hơn trước rất nhiều nhưng để chiến thắng bạn vẫn phải nhanh hơn người khác. Kinh nghiệm thời xưa chỉ ra như vậy.
Đó là một quan điểm mà tôi mất 5 năm rèn luyện mới hình thành được. Thời gian ở Canada bảo tôi không được liều lĩnh. Thời kỳ là nhà phân tích cơ bản chỉ cho tôi về các nhóm ngành và những xu hướng lợi nhuận của chúng. Thời kỳ là nhà phân tích kỹ thuật dạy tôi biết cách hiểu được những biến động của giá cả và vị trí của các cổ phiếu trên thị trường. Bây giờ tôi sẽ ghép chúng lại với nhau. Nó giống như chơi trò chơi xếp hình hấp dẫn với tất cả các miếng ghép đều được xếp vào đúng chỗ. Tôi chắc chắn phương pháp thành công trong tương lai. Tôi bình tĩnh và tự tin chờ đợi thị trường đang sụt giảm này chuyển hướng.
Sau vài tháng, điều tôi chờ đợi đã đến. Đọc Barron’s, tôi phát hiện trong khi mức giá trung bình vẫn giảm giống như những tháng trước đó, thì một vài cổ phiếu triển vọng bắt đầu “ló ra”, nhưng rất khó nhận thấy. Nó giống như chồi của cây anh thảo trong mùa đông. Nhưng liệu những chồi non mềm yếu này sẽ tiếp tục tồn tại hay bị tàn lụi bởi băng giá. Khi quan sát sự thức dậy chậm
chạp này, tôi có cảm giác thị trường “sụt giá nhẹ” này sẽ kết thúc, ít nhất là đối với một số cổ phiếu.
Tuy nhiên, tôi nghi ngờ những cổ phiếu vẫn dẫn đầu thị trường trước đây sẽ không có khả năng sẽ dẫn đầu nữa. Chúng đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và trong lúc này chúng sẽ không đạt tới những đỉnh cao tương tự những đỉnh cao đã mang lại cho nhà đầu tư sở hữu chúng rất nhiều tiền.
Tôi phải tìm những cổ phiếu mới - những cổ phiếu không được ai quan tâm đang ẩn giấu trong các báo giá của thị trường thời kỳ này. Tất nhiên, tại thời điểm tháng 11 năm 1957, tôi chưa quan tâm tới cổ phiếu này. Tôi không có thông tin gì về chúng. Chúng là các cổ phiếu:
Những cổ phiếu này không “chết”. Chúng chỉ đang ngủ say. Một ngày không xa, khi thức dậy, chúng sẽ leo lên dẫn đầu thị trường. Tôi chuẩn bị kiếm được 2.000.000 đô la từ những cổ phiếu này
Chương 7. Lý thuyết bắt đầu hoạt động
Trong khi hầu hết cổ phiếu ở Phố Wall đều ở trong tình trạng đóng băng hoặc giảm giá, tôi vẫn tiếp tục lưu diễn vòng quanh thế giới. Tháng 11 năm 1957 tôi có mặt ở Sài Gòn trong vở “Arc En Ciel”, tôi để ý Barron’s có đưa thông tin về một cổ phiếu tôi chưa từng biết đến là LORILLARD.
Mãi sau này tôi mới biết Lorillard là nhà sản xuất thuốc lá điếu có đầu lọc nổi tiếng. Mốt có thuốc lá đầu lọc này đang chuẩn bị lan qua thị trường Mỹ là nguyên nhân khiến việc sản xuất của họ tăng mạnh. Ở Sài Gòn, tôi chỉ biết cổ phiếu LORILLARD chuẩn bị vươn lên từ “đầm lầy” của những cổ phiếu đang giảm giá. Không bị ảnh hưởng bởi thị trường sụt giá, ở tuần đầu tiên của tháng 10, nó tăng từ 17 đô la đến lúc thiết lập cho mình một chiếc hộp hẹp 24/27. Khối lượng giao dịch trong tuần đó là 126.700 cổ phiếu, đối lập hoàn toàn với khối lượng giao dịch một năm trước đó là 10.000 cổ phiếu.
Việc giá và khối lượng giao dịch cổ phiếu này tăng mạnh cho thấy có một sự quan tâm lớn với cổ phiếu này. Tôi hài lòng khi thấy thị trường chấp thuận loại thuốc lá “Kent” và “Old Gold” của công ty này. Do đó, tôi quyết định mua cổ phiếu của họ nếu nó có dấu hiệu tăng lên trên giá 27 đô la.
Tôi yêu cầu nhà môi giới gửi cho mình điện tín báo giá hằng ngày. Những báo giá cho thấy một số người am hiểu đang cố gắng mua vào cổ phiếu này mà bỏ qua diễn biến của thị trường chung. Thời điểm đó, rất ít nhà đầu tư nắm bắt những tín hiệu dù là nhỏ nhất về việc cổ phiếu LORILLARD đang chuẩn bị tạo nên một lịch sử ở Phố Wall. Cổ phiếu này sẽ tăng vọt đến một giá trị đáng kinh ngạc nhất chỉ trong một thời gian ngắn, làm cho cộng đồng tài chính phải sửng sốt và ngạc nhiên.
Như không hề bị xáo trộn bởi bầu không khí ảm đạm của thị trường sụt giá, cổ phiếu LORILLARD vẫn rất vui vẻ nhẩy lên và xuống trong cái lồng nhỏ của nó.
Thậm chí, giữa tháng 11 năm 1957, một mình cổ phiếu này tăng giá và lên mức tôi dự đoán là hộp 27/32. Tôi rất ấn tượng về sức mạnh tách biệt khỏi mặt bằng chung yếu của cổ phiếu này. Tôi có đủ bằng chứng để quyết định trở thành một người làm ăn có lãi ngay trong thị trường giá xuống.
Tôi gửi bức điện tín sau từ Bangkok:
“MUA 200 LORILLARD TỰ ĐỘNG 27,5 VỚI CHẶN LỖ 26”
Mặc dù khá chắc chắn về đánh giá bằng sự kết hợp quan điểm nghiên cứu kỹ thuật và quan điểm cơ bản, tôi luôn nghĩ đến vũ khí phòng thủ chiến lược của mình - lệnh chặn lỗ. Dù ngôi nhà của bạn kiên cố đến mức nào, bạn cũng phải đề phòng chống hỏa hoạn.
Vài ngày sau, tôi nhận được thông báo đã mua 200 cổ phiếu LILORLLARD với giá 27,5. Tôi hoàn toàn hài lòng và tự khích lệ về một sự tăng giá lớn.
Điều này cũng đã đến những không giống như tôi nhận định. Thứ Ba, ngày 26 tháng 11, cổ phiếu này đã giảm giá còn 26 bằng mức lệnh chặn lỗ nên chúng bị bán ra hết. Nặng nề hơn, vài giây sau khi bị bán ra, cổ phiếu này tăng giá trở lại và đóng cửa ở mức 26,75 đô la.
Tuy nhiên, vì sự giảm giá này quá ngắn và khả năng tăng giá lại rất chắc chắn nên tôi quyết định quay lại với nó. Trong tuần đó, tôi mua lại những cổ phiếu này ở giá 28,75 và để lệnh chặn lỗ ở 26.
Lần này cổ phiếu LORILLARD hoạt động rất tuyệt vời. Ngày qua ngày, tôi hài lòng khi thấy giá cổ phiếu không bao giờ đến gần mức chặn lỗ. Điều này khẳng định tôi đang đi đúng hướng và lý thuyết của tôi đã đúng với cổ phiếu này.
Tôi đã đúng. Tháng 12 năm 1957, cổ phiếu LORILLARD tăng lên hơn 30 đô la và tạo một chiếc hộp mới 31/35. Kinh nghiệm từ các cổ phiếu tương tự trong quá khứ mách bảo tôi rằng nó đang tích lũy. Tôi đã sở hữu một cổ phiếu đúng đắn nhưng làm thế nào để kiếm nhiều tiền hơn từ nó vào những thời điểm hợp lý.
Tôi chú ý theo dõi những báo giá hàng ngày. Tôi cố tìm một thời điểm như một võ sỹ quyền Anh tìm thời điểm ra đòn. Đến cuối tháng một, sau một sự giảm giá, Cổ phiếu LORILLARD bắt đầu tăng giá dứt khoát bứt ra khỏi chiếc hộp hiện tại.
Đó là một cơ hội lý tưởng. Tất cả mọi thứ đều khả quan từ những phân tích kỹ thuật, những yếu tố cơ bản đến mô hình chuyển động. Thêm vào đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán New York vừa giảm số dư ký quỹ từ 70% xuống còn 50%. Theo đó, với 1.000 đô la tôi có thể mua lượng cổ phiếu trị giá 2.000 đô la. Điều này rất quan trọng vì tôi cần vốn đầu tư cho một cổ
phiếu khác tôi đang theo dõi.
Tôi bay từ Bangkok đến Nhật Bản. Tại đây, tôi gửi những bức điện để mua thêm 400 cổ phiếu của LORILLARD. Chúng được mua ở giá 35 và 36,5 đô la.
Những tuần sau đó, tôi hào hứng theo dõi lý thuyết của mình đang được thực tế chứng minh là đúng. Tôi vẫn đang biểu diễn vòng quanh thế giới và cổ phiếu LORILLARD cũng đang nhẩy múa mạnh mẽ trong chiếc hộp của mình. Cổ phiếu này tiếp tục diễn biến như vậy trong một thời gian ngắn. Sau đó, như dự báo trước, nó di chuyển vào một chiếc hộp cao hơn. Những chiếc hộp của cổ phiếu LORILLARD chồng lên nhau giống như một kim tự tháp tuyệt đẹp. Tôi háo hức theo dõi vì chưa bao giờ chứng kiến một cổ phiếu chuyển động hoàn hảo như thế. Nó hoạt động như thể lý thuyết của tôi chỉ dành riêng cho nó.
Ngày 17 tháng 2 năm 1958, cổ phiếu LORILLARD tăng đến giá 44,375. Tôi đang thấy rất hài lòng thì hai ngày sau, điện tín từ Tokyo làm tôi hoảng sợ.
Chỉ trong một ngày, cổ phiếu của tôi đã giảm xuống mức thấp là 36,75 và đóng cửa ở giá 37,75 đô la.
Tôi gặp khó khăn đây. Bước nhẩy này hoàn toàn ngoài dự đoán. Tôi không biết giải thích điều này như thế nào. Tôi điện ngay về New York và tăng mức chặn lỗ lên 36, thấp hơn 2 điểm so với giá đóng cửa hôm đó. Nếu cổ phiếu này giảm xuống mức đó, chúng sẽ bị bán ra hết và tôi vẫn thu được lợi nhuận đáng kể.
Vì ở Tokyo, tôi không biết những tin đồn ở Phố Wall đã kéo giá cổ phiếu LORILLARD giảm xuống. Tôi chỉ biết cổ phiếu này hoạt động không tốt. Sau này tôi phát hiện ra có một bài viết cho biết những đầu lọc không chống lại ung thư phổi hiệu quả như thông báo. Chính điều này đã làm nhiều người hoang mang khiến họ bán vội cổ phiếu đó.
Rất may, việc giảm giá diễn ra rất ngắn và không chạm tới mức chặn lỗ. Điều này thuyết phục tôi quyết định mua thêm 400 cổ phiếu nữa với giá 38,625 đô la.
Ngay sau đó, giá cổ phiếu tăng chóng mặt: 39,75 - 40,25 - 42.
Tôi rất vui. Tôi cảm tưởng mình thực sự tham gia vào quá trình phát triển mới đầy triển vọng. Cứ như tôi đã lên kế hoạch cho mọi việc này vậy.
Cũng tại thời điểm này, tôi nhận được ba tuần ấn bản của một công ty tư vấn nổi tiếng. Hàng tuần công ty tư vấn này thúc giục những người đọc tạp chí bán khống cổ phiếu LORILLARD.
Lời khuyên thứ ba như thế này:
“Tuần trước, Lorillard đang mức giá 44 sau khi chúng tôi khuyên các bạn bán khống”.
Tôi ngạc nhiên và không còn tin tưởng lời tư vấn kiểu này. Thay vào đó, tôi giới thiệu cổ phiếu LORILLARD với bất kỳ một khách du lịch Mỹ nào đề cập đến thị trường chứng khoán với tôi. Tôi cố gắng trở nên hữu ích. Điều này được thể hiện rõ nhất ở khách sạn Erawan ở Bangkok. Vào một bữa trưa, tôi được giới thiệu với Chủ tịch của một công ty vận tải đường thủy lớn nhất nước Mỹ. Trong cuộc trò chuyện, ông nói rằng các cổ phiếu của ông trong thị trường chứng khoán có giá trị lên tới 3.000.000 đô la. Chúng được chia ra theo cách sau:
2.500.000 đô la cho cổ phiếu STANDARD OIL (NEW JERSEY) 500.000 đô la cho cổ phiếu LORILLARD
“Ông nghĩ gì về điều đó?” ông ta hỏi tôi. Tôi nghĩ gì về điều đó ư? Ông không thể hỏi ai tốt hơn tôi được.
Ngay lập tức, tôi bảo ông bán tất cả cổ phiếu JERSEY STANDARD và chuyển sang cổ phiếu LORILLARD. Đó là những gì tôi sẽ làm trong trường hợp này.
Một năm sau, khi tôi gặp lại ông trong một bữa tiệc ở New York, cổ phiếu LORILLARD lúc đó đã lên hơn 80 đô la.
“Lời khuyên mới nhất của ông về thị trường chứng khoán là gì?” ông ta hỏi tôi.
“Lời khuyên?” Tôi nói. Tôi ngạc nhiên. “Lời khuyên trị giá 3.000.000 đô la tôi dành cho ông ở Bangkok vẫn không đủ sao?”
“Nó nhẽ ra đã đủ nếu tôi làm theo”, ông ta nói.
Tuần thứ ba của tháng 3 năm 1958, cổ phiếu LORILLARD tăng giá còn chắc chắn hơn. Nó nhẩy 4,125 điểm trong vòng một tuần, khối lượng giao dịch
đạt mức kinh ngạc là 316.600 và nó đóng đô ở hộp 50/54.
Tuần thứ hai của tháng 4, cổ phiếu LORILLARD rời chiếc hộp mới của nó. Nó đẩy đến một ngưỡng cao mới là 55,25 đô la nhưng ngay lập tức lại rơi lại hộp ban đầu 50/54. Vì không định mua nữa nên tôi quá thất vọng. Tuy nhiên, tôi thận trọng tăng mức chặn lỗ lên 49.
Tôi cũng dao động chút ít về việc bán cổ phiếu, nhưng tôi cố gắng giữ vững lập trường. Tôi đã rèn cho mình phải kiên nhẫn. Tôi có thể thu lãi 20 đô la mỗi cổ phiếu từ những cổ phiếu mua sớm nhất, song tôi quyết định không lấy khoản lãi quá “non”.
Những con số chi phí cho cổ phiếu LORILLARD là:
Tôi tiến hành ba thương vụ cuối cùng trên một khoản đặt cọc 50%. Điều này cho phép tôi giữ số vốn còn lại để đầu tư thêm vào một cổ phiếu là DINERS’ CLUB. Tôi để ý đến cổ phiếu này khi tôi đang chiến đấu với cổ phiếu LORILLARD.
Trong tuần cuối cùng của tháng 1 năm 1958, khối lượng giao dịch hàng tuần của DINERS’ CLUB tăng mạnh đến mức 23.400, cao một cách không bình thường với cổ phiếu này.
Vì khối lượng giao dịch tăng kéo theo giá cổ phiếu tăng, tôi quyết định kiểm tra lại những yếu tố cơ bản của cổ phiếu này. Đó là một công ty gần như độc quyền trong lĩnh vực đang phát triển. Hệ thống thẻ tín dụng của công ty, một trong những nhà sáng lập, đã được thiết lập chắc chắn. Công ty đang làm ăn
có lãi. Với những yếu tố như vậy, tôi mua 500 cổ phiếu ở giá 24,5 đô la. Ngưỡng chặn lỗ của tôi là 21,625 đô la.
Nhưng cổ phiếu sẽ chuyển động theo hướng nào?. Thương vụ cổ phiếu LORILLARD đã đem đến cho tôi lợi nhuận, tôi tính toán rằng nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, tôi sẽ thiệt hại trong thương vụ với DINERS’ CLUB. Nhưng tôi đã bình an vô sự. Chỉ vài ngày sau khi tôi mua, cổ phiếu bắt đầu tăng giá.
Theo lý thuyết của mình, tôi lập tức mua thêm 500 cổ phiếu nữa với giá 26,125 đô la. Trong cả hai lần mua, tôi đều sử dụng lợi thế của chính sách mới, đặt cọc 50%.
Mô hình này tiếp tục tiến triển một cách hoàn hảo - đầu tiên là hộp 28/30, sau đó hộp 32/36. Khối lượng giao dịch trong tuần đạt tới 52.600 cổ phiếu. Con số này cao hơn tất cả khối lượng giao dịch các tuần trước đó.
Trong khi thấy lợi nhuận tiếp tục tăng, tôi không quên kéo theo mức bảo hiểm chặn lỗ ngay đằng sau. Đầu tiên tôi tăng lên 27, sau đó lên 31.
Trong tuần thứ tư của tháng ba, cổ phiếu đó đã chuyển vào một chiếc hộp mới 36,5/40. Tôi tổng kết lại chi phí với cổ phiếu DINERS’ CLUB đã mua:
Tôi đã có hơn 10.000 đô la tiền lãi. Nhưng theo lý thuyết thì tôi vẫn phải tiếp tục giữ nó. Cổ phiếu đó sẽ còn đi đến mức cao hơn. Tất cả mọi dấu hiệu đều chỉ đến điều đó.
Nhưng đột nhiên, những bức điện tín của tôi bắt đầu chỉ khác đi. Thật khó hiểu, tôi bắt đầu thấy không hài lòng. Cổ phiếu đó dường như không tăng giá nữa. Hình tháp cuối cùng của nó đang nhăm nhe quay ngược lại. Nó hoàn toàn sẵn sàng sụp đổ. Để không bị rơi vào bất kỳ một sự sụp đổ nào, tôi tăng ngưỡng chặn lỗ lên mức không bình thường là 36,375.
Trong tuần thứ tư của tháng tư, Cổ phiếu DINERS’ CLUB xuống mức thấp hơn giới hạn của chiếc hộp và chạm mức chặn lỗ nên chúng bị bán ra hết. Tôi nhận được 35.848,85 đô la và đã kiếm được 10.328,05 đô la.