🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tinh Trong Chien Hao Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Tình Trong Chiến Hào Leo Tolstoy vietmessenger.com https://thuviensach.vn Nguyên tác: Sebastopol Dịch giả: Hoàng Hải Thủy Lời giới thiệu Trận chiến tranh Crimea diễn ra trong hai năm, từ 1854 đến 1856, nơi được nhà văn Tolstoï đến tận nơi, sống, nhìn cảm... và viết thành tác phẩm Sebastopol, là một trận chiến gây ra bởi chính sách hiếu chiến của Nga hoàng Nicholas I. Vị quân chủ Nga La Tư này là vị vua độc tài nhất trong tất cả những vị vua độc tài của lịch sử quân chủ Nga. Nga hoàng Nicholas I luôn luôn tìm cách bành trướng thế lực và biên giới nước Nga về phía biển Balkans và Bosporus. Để chống lại sự bành trướng này của Đế quốc Nga, hai nước Anh Pháp phải đồng minh với nhau và dùng quân lực ngăn cản. Về phía Anh và Pháp, mặc dầu họ mở chiến tranh với Nga để bảo vệ những quyền lợi riêng của đất nước họ, nhưng họ vẫn gọi cuộc chiến tranh này với danh hiện cao đẹp là "cuộc chiến tranh của văn minh chống lại man dã". Như vậy một bên là quân Nga, một bên là Liên quân Anh-Pháp, bắn giết nhau ở biển Crimea. Rồi quân Nga bị vây trong thành phố hải cảng Sebastopol. Cả hai phe đều vi phạm những lỗi lầm quan trọng về chiến thuật, chiến lược. Con số tổn thất của hai phe đều lên cao. Ngưới ta ước lượng rằng sau hai năm chiến đấu trong Sebastopol bị bao vây và tấn công, quân đội Nga thiệt hại khoảng hơn 100.000 binh sĩ thương vong trong khi Liên quân Anh-Pháp mất tới 500.000 binh sĩ. Hậu quả quan trọng nhứt của trận chiến tranh Crimea, là quân đội Nga bị tiêu tan huyền thoại bách chiến bách thắng, đánh đâu được đấy, đồng thời trận chiến này cũng trình bày với thế giới tình trạng lạc hậu của nền kinh tế và hành chảnh của Đế quốc Nga. Trận chiến này gây thiệt hại lớn cho chế độ quân chủ Nga La Tư. Nó làm cho những người Nga bảo thủ nhất, bảo hoàng nhất, cũng phải nghĩ rằng xã hội Nga nằm dưới chế độ quân chủ độc tài tuyệt đối của Nga Hoàng Nicholas I là một xã hội bị bóp nghẹt, chết cứng, không có tương lai và việc cần thiết phải làm ngay là việc cải tạo xã hội ấy. Phong trào đòi cải tạo xã https://thuviensach.vn hội nổi lên mạnh ở trong lãnh thổ Nga sau trận Sebastopol. Nga hoàng Nicholas I tuy độc tài và tàn bạo nhưng cũng phải chiều theo phong trào này. Cải cách lớn nhất của xã hội Nga sau trận Sebastopol là quyết định giải phóng nông nô Nga vào năm 1861. Tolstoï vừa đúng hai mươi lăm tuổi khi ông tới thành phố pháo đài Sebastopol bị bao vây vào tháng Mười năm 1854. Khi ấy, tuy còn trẻ nhưng Tolstoï đã là một sĩ quan nhiều kinh nghiệm chiến trường, bởi vì trước đó ông từng phục vụ trong một đơn vị pháo binh ở miền Cossack và từng lập được nhiều quân công, được thưởng nhiều huy chương. (Về sau Tolstoï lấy những kỷ niệm trong thời gian ông chiến đấu ở miền Cossack để viết thành truyện dài The Cossacks). Đầu năm 1851 Tolstoï tình nguyện gia nhập quân đội Nga đang chiến đấu với quân Thổ Nhĩ Kỳ ở mặt trận Wallachia. Rồi khi quân đội Nga phải rút lui từ những thành phố dọc theo sông Danube về nước và pháo đài Sebastopol bị địch quân bao vây, cần tiếp viện, Tolstoï lại tình nguyện đến Sebastopol. Trong khoảng thời gian này - những tháng cuối năm 1851 - chàng sĩ quan trẻ tuổi Tolstoï, dòng dõi quý tộc, cũng đang hăng say yêu nước như tất cả những người Nga trẻ tuổi khác trước cuộc chiến đấu anh dũng của quân đội Nga ở Sebastopol mặc dầu bị địch quân đông gấp bội bao vây. Tinh thần yêu nước lên cao độ của Tolstoï được diễn tả trong những bức thư ông viết từ Sebastopol về cho Sergei, em trai của ông. Trong thư, có đoạn ông viết: "Tinh thần của binh sĩ cao không thể tả được. Đời xưa, những chiến sĩ Hy Lạp cũng không thể anh hùng đến như thế. Đề đốc Hải quân Kornilov, khi đi thăm binh sĩ của ông, thay vì hỏi binh sĩ bằnq câu ‘Các bạn mạnh không?’, đã hỏi họ: ‘Nếu bạn phải chết, bạn có vui lòng chết không?’. Và binh sĩ của ông la lớn: ‘Chúng tôi vui lòng chết...’ Họ không nói như thế để tự kích động, nét mặt họ biểu lộ quyết định sẵn sàng chết cho tổ quốc. Và đã có 22.000 người thực hiện lời hứa ấy rồi". Tolstoï ở lại trong Sebastopol cho tới hết tháng 11 năm 1855, ông dự chiến trận Chernaya cũng như ông từng sống và chiến đấu trong Pháo đài Số Bốn, chiến tuyến nguy hiểm nhất của vùng chiến hào dầy dặc bao quanh thành https://thuviensach.vn phố Sebastopol. Trong Pháo đài Số Bốn, Tolstoï giữ nhiệm vụ chỉ huy một dàn trọng pháo. Nhưng tinh thần yêu nước nồng nàn của Tolstoï chỉ kèo dài được có vài tháng mà thôi. Người ta có thể nhận thấy rõ ràng sự thay đổi của Tolstoï qua phần đầu tiên và phần thứ nhì của Truyện Ký Sebastopol. Phần đầu tiên của Truyện Ký này được đặt tên là "Sebastopol, Tháng Chạp năm 1854". Trong phần này, Tolstoï quan sát những khuôn mặt binh sĩ Nga, những hành động và những ngôn ngữ của họ. Những gì ông trông thấy, nghe thấy cho ông tin rằng những binh sĩ Nga không chiến đấu vì mong đợi huy chương, vì mong được thưởng hoặc vì bị bắt buộc, họ chiến đấu vì "tình yêu tổ quốc". Nhà văn đề cao hai cá tính căn bản tạo thành sức mạnh của dân tộc Nga, đó là "đơn giản và chất phác". Sau khi phần đầu của Truyện Ký Sebastopol, tức phần "Sebastopol, Tháng Chạp năm 1854" trên đây được in lên báo, người ta đồn rằng Nga hoàng Alexander II, người kế vị Nicholas I đọc và xúc động, ra lệnh dịch truyện ra tiếng Pháp và mật khuyến các vị tướng Tư lệnh Nga ở Sebastopol: "Hãy bảo vệ người trẻ tuổi đó..." Người trẻ tuổi được nhà Vua quý trọng đây là Văn sĩ Leon Tolstoï. Nhưng tới phần truyện thứ hai "Sebastopol, Tháng Năm năm 1855", lời văn của Tolstoï đã hoàn toàn đổi khác. Tinh thần yêu nước lý tưởng biến mất trong truyện. Nhà văn không còn ghi nhận "tình yêu tổ quốc" trong tâm hồn những người Nga ở trong thành phố hải cảng bị bao vây đó nữa. Ông chỉ còn thấy có "sự thật". Ông viết trong thư gửi cho Sergei: "Nhân vật chính trong truyện tôi viết, nhân vật mà tôi yêu mến với tất cả tâm hồn tôi là... Sự Thật". Hình ảnh những con người sống trong chiến tranh được diễn tả trong "Sebastopol, Tháng Năm năm 1855" trở thành những nhân vật điển hình trong tiểu thuyết của Tolstoï. Họ có những nét độc đáo mà chỉ riêng nhà văn nhận thấy. Những sĩ quan như Kalouguine và đồng loại được Tolstoï nhìn thấy như những kẻ kiêu ngạo, chiến đấu được nổi bật hơn người khác, vì hy vọng được tưởng thưởng và nổi tiếng. Tới đây, nhà văn bắt đầu định giá con người theo giá tri thực của họ và nhìn chiến tranh dưới những khía cạnh thực của chiến tranh. Đạo đức Thiên Chúa giáo trong tâm hồn Tolstoï phản ứng kịch liệt trước những cảh tàn sát vô lý, vô ích mà ông được chứng https://thuviensach.vn kiến. Nhà văn đau khổ trước những cái chết bi thảm của đồng loại song ông vẫn chưa dám chính thức lên án chiến tranh vì trận chiến tranh Sebastopol vẫn còn được coi là chiến trarh cần thiết của "dân tộc Nga chống lụi bọn xâm lăng, bảo vệ tổ quốc mến yêu". Vì nhà văn thay đổi quan niệm không còn đề cao chiến tranh, không còn lý tưởng hóa những người dự chiến nữa, nên chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết rằng phần thứ hai của Truyện Ký được đặt tên là "Sebaslopol, Tháng Năm năm 1855" khi được gửi về cho Tập San Hiện Đại, đã bị rắc rối nhiều vì bị kiểm duyệt. Phần truyện này bị các viên chức kiểm duyệt Nga cắt xén mất nhiều đoạn đồng thời tác giả bị kết tội "lố bịch hóa những sĩ quan can đảm của quân đội Nga". Vị Chủ bút Tập San Hiện Đại viết thư cho Tolstoï vào tháng Chín năm 1855: "Việc người ta phóng tay cắt xén tác phẩm của ông làm cho tôi bất mãn ghê gớm, mỗi lần nghĩ đến những đoạn thật hay bị cắt bỏ, tôi lại vừa giận vừa tiếc. Nhưng ông đừng lo, tác phẩm của ông sẽ không bị mất đâu. Nó sẽ vĩnh viễn là một bằng chứng ghi nhận sự thật. Xã hội Nga hiện nay đang cần có nhất là sự thật. Kể từ sau khi Gogol chết đi, trong văn chương Nga không còn thấy có sự thật nữa..". Cũng trong tháng Chín này, Tolstoï ghi trong Nhật Ký của ông: "Hôm qua tôi được tin rằng ‘Sebaslopol Tháng Năm’ bị người ta cắt xén, viết lại trước khi cho in lên báo. Dường như tôi bị bọn ‘Áo Xanh’ (tức cảnh sát Nga) theo dõi, điều tra vì đoạn truyện này..." Số phận của Tolstoï là số phận chung của những người viết sự thật về chiến tranh. Khi đã nhận rõ sự phi lý của chiến tranh, Tolstoï bắt đầu ca ngợi sự hiền hòa của tinh thần Thiên Chúa giáo, tinh thần này ngự trị tâm hồn ông suốt từ đó cho tới phút ông nhắm mắt lìa đời. Điều đáng nói nhất về Truyện Ký Sebastopol là cách nhận xét, diễn tả chiến tranh trong truyện này của Tolstoï đã ảnh hưởng, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đến những nhà văn viết về chiến tranh hay nhất thế giới sau này như Stephen Crane và Ernest Hemingway. Và chính Tolstoï cũng bị ảnh hưởng của Stendhal, ông tự nhận rằng Stendhal đã dạy cho ông biết chiến tranh là gì và làm ông hiểu được chiến tranh. Có lần, Tolstoï nói với một người bạn văn: "Hãy đọc kỹ đoạn Stendhal tả trận Waterloo trong La Chartreuse de Parme. Trước https://thuviensach.vn Stendhal, làm gì có ai tả chiến tranh như thế? Tôi muốn nói là tả chiến tranh theo đúng sự thực. Bạn hãy nhớ lại cảnh anh chàng Fabrice cưỡi ngựa chạy trên chiến trường mà hoàn toàn ‘không hiểu gì cả’..." Khoảng thời gian mười một tháng Tolstoï sống trong Sebastopol không phải chỉ hoàn toàn dành cho chiến tranh. Nhà văn còn có thì giờ và điều kiện để ghi rất nhiều sự kiện quan trọng, nhiều cảm nghĩ kỳ diệu về cuộc đời. Trong tập Nhật Ký này, vào ngày Năm tháng Ba, 1855, người ta thấy Tolstoï viết như sau: "Hôm nay tôi vừa thảo luận với một số người về Thần Linh và Đức Tin. Cuộc thảo luận này gợi cho tôi có một ý nghĩ lớn, tôi cảm thấy tôi có thể dành hết cuộc đời của tôi vào việc thực hiện lý tưởng này. Ý nghĩ đó là việc xây dựng một tôn giáo mới thích hợp với trạng thái tinh thần và nhu cầu hiện nay của con người: ta có thể dùng Thiên Chúa giáo nhưng bỏ đi những phần tín điều và bí tích - một tôn giáo thực tế, một tôn giáo không hứa hen hạnh phúc ở đời sau nhưng đem lại hạnh phúc cho nhân loại ở đời này. Tôi hiểu rằng muốn thành lập được một tôn giáo mới cần phải có nhiều thế hệ nối tiếp nhau xây dựng. Thế hệ này truyền tư tưởng cho thế hệ sau, cho đến một ngày nào đó nhà sự cuồng tín, hoặc nhờ lẽ phải, nhờ lý trí, con người thực hiện được nó. Tôi muốn tôi sẽ dâng hiến đời tôi cho ý tưởng này..." Lồi tuyên cáo can đảm này đuợc Tolstoï theo đúng trong suốt đời ông. Trong những năm cuối cùng của đời ông, nó thúc đẩy ông viết bản Tôi Thú Tội và quyết định từ bỏ tất cả những lạc thú ở đời, viết chúc thư chia gia sản cho người nghèo và bỏ nhà đi nằm chết lạnh lẽo trong một nhà ga vắng vẻ, tiêu điều. Nhưng giữa thời gian nhà văn sống trong thành phố Sebastopol bị bao vây và viết tập Tôi Thú Tội, còn có khoảng thời gian văn tài của ông lên tột độ khi ông viết Anna Karenina và Chiến Tranh và Hòa Bình. Tuy sống và viết, không lúc nào ông quên hoài bão thành lập một tôn giáo mới, thực tế, đem hạnh phúc đến cho con người ở ngay kiếp này đến với ông ở Sebastopol, vì tinh thần hiền hòa, yêu thương nhân loại, phản đối chiến tranh vẫn chan hòa trong hai tác phẩm lớn trên đây của ông. Philip Rahv https://thuviensach.vn Sebastopol, tháng Chạp năm 1854 Anh bình minh rạng trên đỉnh núi Sapouné, bóng đêm đã rời mặt biển, giờ đây, màu xanh thẩm chỉ còn chờ tia nắng đầu tiên chiếu xuống là sáng lên lấp lánh, gió lạnh thổi đến từ vùng biển mù sương, mặt đất không có tuyết, mặt đất có màu đen nhưng sương giá như dao đâm vào mặt người và những làn băng mỏng vỡ rạn dưới chân người. Cảnh yên tĩnh của buổi sáng tinh mơ chỉ bị xáo trộn vì tiếng sóng biển rì rầm không ngừng và thỉnh thoảng, bị phá vỡ vì vài tiếng đại bác nổ đều đều, buồn thảm, cảnh vật và người như vẫn còn yên ngủ. Về phía bắc, sự hoạt động của ngày đã bắt đầu từ từ thay thế cho sự yên tĩnh ban đêm. Một tiểu đội binh sĩ đi đổi gác, tiếng sắt thép võ khí chạm nhau trên vai họ vang tới tận đây. Một y sĩ rảo bước đến bệnh viện, một người lính chui ra khỏi lúp lều lá, rửa bộ mặt rám nắng của y bằng những vốc nước lạnh như nước đá rồi đứng quay về phía đông, đọc nhanh bài kinh cầu buổi sáng, làm nhanh dấu thập tự. Xa kia, một chiếc xe ngưa lớn tướng nặng nề, trên chất đầy xác chết, chầm chậm đi về nghĩa địa. Khi bạn tới gần bến tàu, bạn sẽ ngạc nhiên một cách khó chịu vì những thứ mùi tụ lại ở đây, bạn ngửi thấy mùi than đá, mùi phân, mùi ẩm mốc, mùi thịt hư thối, ở đây có cả ngàn vật khác nhau bỏ nằm ngổn ngang: cây gỗ, bao đựng bột mì, thùng dầu xăng, thùng thịt, những thứ này chất thành từng đống, những binh sĩ thuộc nhiều tiểu đoàn khác nhau, người có súng, có bao quân trang, người không có gì cả, đứng túm tụm ra thành từng nhóm, họ hút thuốc, họ nói chuyện, họ cãi nhau, họ chất đồ lên chiếc tầu đậu ở cầu tầu sắp sửa rời bến. Những chiếc thuyền nhỏ của tư nhân, trên chất đầy đủ mọi thứ người - bộ binh, thủy thủ, khách buôn và đàn bà - cập bến, rời bến luôn luôn. "Thuyền này đi Grafskaya..". Vài người cựu thủy thủ, thấy bạn tới, đứng lên giúp bạn xuống thuyền. Bạn chọn chiếc thuyền gần nhất, bạn bước qua xác con ngựa chết trương nằm trong đống bùn chỉ cách chiếc thuyền có vài thước và chọn chỗ ngồi ở gần bánh lái. Thuyền đưa bạn rời xa bãi biển. Quanh bạn, mặt biển lấp lánh dưới ánh nắng. Trước mặt bạn, https://thuviensach.vn một người thủy thủ già bận chiếc áo lông lạc đà và một chú thiếu niền tốc vàng nạnh tay chèo. Bạn ngước mắt nhìn lên những thân tầu chiến xay xác vết đạn nằm nghiêng trên bãi biển - những thân tầu này là những chấm đeo điểm lên mặt biển phản chiếu ánh nắng sáng đến chói mắt, bạn nhìn ngắm những căn nhà xinh xắn trong thành phố, ánh nắng ban mai làm cho những mái nhà có màu hồng,bạn nhìn những dãy tàu chiến còn nguyên vẹn sắp hàng trên mặt biển trong vắt xa kia và sau cùng bạn nhìn xuống làn nước biển nổi bọt vì bị mái chèo khuấy động ngay dưới mắt bạn. Bạn nghe thấy cùng một lúc tiếng người nói chuyện trôi trên mặt nước và tiếng đại bác nổ ầm ầm trong thành phố Sebastopol, tiếng nổ như mỗi lúc một lớn hơn, một gần hơn nếu bạn chăm chú nghe. Với ý nghĩ rằng bạn, chính bạn, đang ở trong thành phố Sebastopol, làn cgo tâm hồn bạn tràn đầy kiêu hãnh và kiêu hùng, và máu bạn chạy nhanh hơn trong huyết quản của bạn. - Thưa ông, thuyền đang đi thẳng đến chiến hạm Constantine... Người thủy thủ già vừa chèo thuyền vừa nói với bạn, mặt hướng về phía con tầu chiến khổng lồ nằm nghiêng trên mặt nước. - Coi kìa... Tầu vẫn còn nguyên dàn súng đại bác... Gã thiếu niên tóc vàng nói lớn khi chiếc thuyền nhỏ trôi theo chiều dài của con tầu. - Tầu còn mới nguyên mà. Tầu chiến phải có súng lớn chứ... Ông già tiếp lời gã thiếu niên. Lát sau gã này thảng thốt kêu lên : - Kìa... Họ bắt đầu bắn đó... Mắt gã nhìn ngây về phía những vòng khói trắng vừa đột nhiên hiện lên ở nền trời phía nam hải cảng, rồi những tiếng nổ xé màng tai theo nhau đến làm rung rinh cả con thuyền. - Hôm nay họ bắn thử dàn trọng pháo mới - Người thủy thù già bình thản nói, ông nhổ nước miếng vào hai bàn tay rồi lại tiếp tục chèo - Nichka... Chèo gấp đi mày... https://thuviensach.vn Và con thuyền nhỏ trôi êm trên mặt biển rợn sóng, vượt chiếc bè chở nặng những bao bố và binh sĩ, chiếc bè nặng do những người lính kém kinh nghiệm về thuật chèo đò đẩy đi nên di chuyển thật chậm. Sau cùng, con thuyền cập vào bến Grafaskaya len vào nằm cả trăm những con thuyền nhỏ khác. Một đám đông gồm những người lính bận áo xám, thủy thủ bận áo đen và đàn bà bận những chiếc áo mối nhấm đi lại trên bến. Ở đây có vài nông dân bán bánh, nhiều người khác ngồi sau những ấm trà lớn, bán nước nóng cho hành khách. Trên những bực thềm cao nhất của bến tầu này nằm lẫn lộn, ngổn ngang những vỏ đạn méo mó, những hộp sắt han rỉ, có cả những vành bánh xe, vành súng đại bác đủ cỡ, xa hơn, giữa một công viên rộng, chất thành đống những thân cột gỗ lớn, những cỗ xe kéo đại bác, trong những cỗ xe có nhiều người lính nam ngủ. Một bên công viên sắp hàng những toa tầu, xe ngựa, đại bác, thùng đạn, từng dãy súng trường dựng đứng chụm đầu vào nhau, bên kia công viên binh sĩ, thủy thủ, sĩ quan, đàn bà, trẻ con lại đi lại tấp nập, có những chiếc xe do người đẩy trên xếp đầy bánh mì, thùng rượu, một binh sĩ người Cosssack ngồi trên lưng ngựa, một ông Tưởng ngồi trong xe ngựa, đang đi ngang công viên. Một ổ súng được dựng len ở đầu phố, từ lỗ cháu mai của ổ súng thò ra những họng súng đen ngòm, cạnh cửa vào ổ súng, một người thủy thủ ngồi thản nhiên hút thuốc. Đối diện với ổ súng là một tòa nhà khá lớn, trên những bực thềm có viết nhiều hàng chữ số, và trên thềm cao bạn nhìn thấy có nhiều binh sĩ đứng ngồi cạnh những chiếc cáng dính máu. Bạn nhìn đâu cũng thấy dấu vết của một trại lính lớn trong thời chiến, cảm giác đầu tiên của bạn chắc chắn phải là một cảm giác khó chịu, bởi vì sự hòa hợp giữa một thành phố đẹp, sang với một trại quân bẩn thỉu, đập mạnh vào mắt bạn. Thoạt đầu, bạn sẽ nghĩ rằng kinh hoàng vì chiến tranh, vì chết chóc, vì bom đạn, tất cả mọi người ở đây đều ngơ ngác, mất tinh thần, nhưng nếu bạn nhìn kỹ nét mặt của những người quanh bạn, bạn sẽ nghĩ khác. Kìa, bạn hãy nhìn kỹ người binh sĩ đang dẫn ba con ngựa của anh đi uống nước, anh vừa làm công việc thường xuyên này vừa hát khe khẽ qua hàm răng, bạn sẽ thấy ngay rằng anh ta không hề hoảng loạn chút nào trong cuộc sống đầy chết chốc bất ngờ này, thực ra, anh không để https://thuviensach.vn ý gì đến cái chết, anh chỉ biết có việc anh đang làm và anh sẽ thực hiện nhiệm vụ của anh bất kể việc gì có thể xảy đến - anh sẽ đưa ngựa đến chỗ uống nước hoặc đánh ngựa kéo cỗ trọng pháo đi bất cứ đâu bình thản và vô tư không khác gì khi anh đánh ngựa kéo gỗ trên cánh đồng bao la ở Tula hay ở miền Saransk Bạn sẽ nhận thấy nét bình thản và vô tư ấy trên khuôn mặt của người sĩ quan kia, người sĩ quan mang đôi bao tay trắng tinh đang đi ngang mặt bạn, hoặc trên bộ mặt râu ria của người thủy thủ đang ngồi hút thuốc lá cạnh ổ súng kia, hoặc trên mặt những người lính bộ binh đứng chờ bên những chiếc cáng khiêng thương binh trên thềm tòa nhà trước kia là Trụ sở Hội đồng Thành phố, ngay cả trên khuôn mặt non trẻ của cô bé đang đi qua phố, cô bé cẩn thận bước trên những phiến đá khô để giữ cho gấu xiêm hồng của cô khỏi bị ướt. Đúng vậy, bạn sẽ thất vọng nhiều khi bạn mới đặt chân vào Sebastopol. Bạn cố tìm nhưng bạn sẽ không tìm thấy những gì bạn chờ đợi được thấy ở đây, đó là cảnh hoảng loạn, kinh hoàng, bạn cũng không thấy ai tỏ vẻ cam chịu số phận sắp phải chết của mình. Thay vì nhìn thấy những cái đó, bạn chỉ thấy một dòng sinh hoạt thường ngày, thấy mọi người bận rộn vì những công việc thường ngày, và bạn thất vọng, bạn tự cho là bạn có lỗi vì bạn đã quan trọng hóa cuộc sống ở đây, bạn đã lầm khi tưởng tượng rằng cuộc sống ở đây căng thẳng đến tột độ. Rồi bạn ngờ rằng những chuyện bạn từng nghe nói về sự anh dũng của những người bảo vệ Sebastopol là không có thật, bạn ngờ cả những mẩu chuyện bạn từng say sưa, nồng nàn thán phục về những hành động quả cảm của những người sống trong thành phố bị bao vây này. Nhưng trước khi nghi ngờ, bạn nên đi tới một pháo đài ở tuyến đầu của Sebastopol, để quan sát cuộc chiến ở tại chỗ đang xảy ra chiến đấu, hoặc tốt hơn và tiện hơn là bạn đi vào tòa nhà có những chiếc cáng dính máu xếp hàng ngoài cửa kia. Bạn sẽ nhìn thấy trong đó những chiến sĩ anh hùng của quân đội, bạn sẽ thấy trong đó những cảnh ghê rợn làm cho trái tim bạn thắt lại, những cảnh vừa bi hùng vừa khôi hài, nhưng tất cả đều là những cảnh kỳ diệu có tính cách làm cho tâm hồn bạn rung động, bay cao. Bạn hãy bước vào khung cửa lớn của tòa nhà trước khi chiến tranh tới là Trụ sở của các Nghị viên Thành phố Sebastopol. Vừa mở khung cửa, một thứ mùi kinh dị tiết ra từ bốn mươi hoặc năm mươi vết thương, từ những cánh tay, cẳng chân bị cưa https://thuviensach.vn ào tới bạn làm cho bạn tối tăm mặt mũi. Bạn sẽ phải cố gắng cưỡng lại sức mạnh vô hình giữ chặt hai chân bạn trên ngưỡng của để có thể bước được vào phòng, bạn nên cố gắng để không tỏ ra không hèn nhát, không khiếp sợ trước những cảnh đau đớn ghê rợn, bạn hãy can đảm đi vào để nhìn vào mặt những vị "thánh tử đạo" nằm trong đó. Bạn có thể đến gần và hỏi chuyện họ. Những người đang đau khổ ấy khát khao được nhìn thấy một khuôn mặt thương cảm họ, họ mong được kể lể những đau đớn của họ, họ thèm được nghe vài lời thương mến, an ủi ngọt ngào. Đi qua hai dãy giường, bạn nhìn tìm một khuôn mặt nào ít nhăn nhó nhất, ít méo mó vì đau đớn nhất, và khi tìm thấy một khuôn mặt như thế, bạn đến gần để hỏi chuyện. - Ông bị thương ở đâu? Bạn ngập ngừng hỏi một ông lính già, gầy guộc, đang ngồi trên giường nhìn bạn đi tới bằng đôi mắt hiền lành, người lính già như mời bạn tới gần bằng ánh mắt. Bạn ngập ngừng đặt câu hỏi bởi vì cảnh người khác đau đớn không những chỉ làm cho bạn thương cảm mà thôi, bạn còn sợ câu hỏi của bạn có thể làm cho người đó thêm đau. Thêm vào đó là việc bạn kính trọng người bạn hỏi. - Tôi bị thương ở chân. Người lính già đáp, và bạn nhìn thấy nhờ nếp mền xám phủ trên nửa người dưới của người lính, một chân của ông ta đã bị cắt cụt ở trên đầu gối. - Cảm ơn Chúa - Người lính già nói tiếp - Tôi sẽ được giải ngũ... - Ông bị thương lâu chưa? - Thưa ông... sáu tuần lễ rồi. - Bây giờ ông có còn đau nhiều không? - Thưa không, chỉ khi nào trở trời, tôi thấy đau ở chỗ bị cắt, còn thì hoàn toàn như thường... - Ông bị thương trong trường hợp nào? Ở đâu? https://thuviensach.vn - Thưa ông... ở Pháo đài số Năm, trong trận pháo kích đầu tiên. Hồi ấy tôi vừa ngắm xong khẩu pháo và đi ra nhìn qua lỗ châu mai sang mặt trận địch, bỗng một vật gì chạm mạnh vào chân tôi làm tôi ngã xuống. Thoạt đầu tôi tưởng là tôi sa chân xuống cái hố, khi nhìn lại tôi mới biết là một chân tôi đã văng đi đâu mất... - Ngay lúc ông ấy không thấy đau hả? - Thưa không, tôi chỉ thấy như là chân tôi bị tê đi. Vậy thôi. - Rồi sau đó? - Sau đó tôi cung không thấy đau đớn gì cả. Tôi chỉ đau khi các y sĩ kéo da chân tôi đẽ bao kín đầu xương và khâu lại. Da bị kéo đau lắm, thưa ông. Muốn khỏi bị đau, trước hết và quan trọng hơn hết là mình không được nghĩ. Khi mình không nghĩ, mình không cảm thấy gì hết. Chỉ khi nào mình nghĩ đến vết thương, nghĩ đến đau, là đau... Trong lúc bạn hỏi chuyện người lính già cụt một chân, một thiếu phụ đã có tuổi bận áo xám, mái tóc nằm trong chiếc khăn choàng đen, đến gần và tham dự vào cuộc trò chuyện. bà này bắt đầu kể lể dài dòng về tình trạng bị thương của người lính già: ông ta đau như thế nào, đời sống của ông ta mong manh ra sao trong bốn tuần lễ, khi đã được đặt nằm lên cáng để khiêng về hậu phương, ông còn yêu cầu anh em khiêng cáng dừng lại để ông ta nhìn loạt đạn đầu tiên từ khẩu pháo ông ta vừa ngắm bắn sang phe địch, rồi bà ta tả cảnh các ông Tướng đến nói chuyện với người thương binh, một ông Tướng cho hai mươi nhăm đồng ruble, người lính già nói với ông Tướng rằng giờ đây bị thương không còn chiến đấu được nữa, ông muốn trở lại pháo đài để chỉ dẫn cho những tân binh cách xử dụng trọng pháo. Người thiếu phụ ánh mắt long lanh niềm thương cảm chen lẫn hãnh diện, kể tất cả những chuyện trên đây với bạn liền trong một hơi. Bà ta lúc thì nhìn bạn lúc thì nhìn người lính già. Người lính nhìn đi vờ như không nghe rõ những lời đang được nói về mình, hai bàn tay gầy bận rộn với việc lượm những sợi bông dính trên mặt gối. - Thưa ông... mụ là vợ tôi... https://thuviensach.vn Sau cùng người lính già khẽ nói với bạn, giọng nói của ông như thầm nói: "Xin ông tha thứ cho mụ, đàn bà bao giờ cũng nói lăng nhăng chẳng đâu vào đâu.." Và bạn bắt đâu hiểu những người bảo vệ Sebastopol sống như thế nào, chết ra sao, nghĩ những gì. Bạn cảm thấy xấu hổ trước người đàn ông chất phác này. Bạn muốn bay tỏ lòng bạn cảm phục, thương mến ông ta nhưng bạn không sao nói ra được thành lời, những lời bạn nói ra được lại chẳng có ý nghĩa gì hết, bạn chỉ còn có thể cúi đầu trước sự cao cả vô ý thức của người chiến sĩ, trước tâm hồn vững chãi như núi, bao la như biển của người chiến sĩ. - Xin Chúa ban ơn lành để ống chồng hoàn toàn bình phục... Bạn nói như thế và bạn rời bước sang một thương binh khác. Người thương binh này nằm ngay trên sàn, đang co quắp, rúm ró vì đau đớn và dường như đang chờ giờ chết. Thương binh này còn trẻ, tóc vàng, khuôn mặt xanh xám như sưng lên vì đau đớn. Hơi thở của anh khò khè thoát ra một cách khó khăn qua cửa miệng khô mở hé. Mắt anh mở nhưng mờ mịt, thất thần làm bạn nghĩ rằng anh mở mắt nhưng không nhìn thấy gì quanh anh. Cánh tay cụt tới gần nách của anh buộc đầy băng thò ra dưới tấm mền. Một thứ mùi hôi như mùi xác chết bay lên mũi bạn, và cơn nóng sốt đang hành hạ cơ thể người thương binh như xuyên vào cơ thể của chính bạn. - Anh bạn này mê man ư? Bạn hỏi người thiếu phụ đi theo bạn. Tới lúc này, người thiếu phu đã trở thành người không còn xa lạ với bạn nữa. - Thưa không, anh ấy còn nghe được, nhưng coi bộ nguy lắm rồi... Người thiếu phụ khẽ nói : - Tôi vừa cho anh ấy uống chút nước trà. Anh ấy không phải là ngưởri thân thích của tôi. Tôi thương hại ảnh vì thấy ảnh đau đớn. Ảnh cũng chỉ uống được vài giọt... Bạn cúi xuống hỏi người thương binh cụt tay : https://thuviensach.vn - Bạn thấy sao? Tiếng nói của bạn làm người thương binh ngước mắt nhìn lên, nhưng bạn thấy rõ là anh không nhìn thấy bạn, cũng không hiểu bạn hỏi gì. - Đau lắm... Đau...! - Người thương binh thều thào nói. Gần đó, một người lính già đang vất vả thay quần áo. Y như bộ xuơng, da mặt và da lưng cùng có màu nâu đậm như màu đất. Một tay y bị cắt cụt tới vai. Y đã thoát chết nhưng qua ánh mắt thất thần không còn sinh khí, qua vẻ gầy gò đáng sợ của thân thể y, qua bộ mặt đầy vết răn ấy, bạn thấy rằng người đàn ông này đã sống phần lớn cuộc đời y trong đau đớn, chịu đựng. Trôn chiếc giường đối diện, bạn nhìn thấy mặt hốc hác, nhăn nhó vì đau đớn của một người đàn bà hãy còn trẻ. Đến gần, bạn thấy đôi gò má của nàng đỏ lên vì cơn sốt cao độ. Người đàn bà đi theo bạn khẽ nói : - Chị này bị trúng mảnh đạn trọng pháo vào chân trong lúc mang thức ăn đến pháo đài cho chồng. - Có bị cưa không? - Bạn khẽ hỏi. - Trên đầu gối... Bây giờ nếu những dây thần kinh của bạn hãy còn đủ mạnh, bạn đi vào căn phòng nhỏ bên trái. Đây là phòng giải phẫu. Trong phòng này, bạn nhìn thấy những y sĩ cũng xanh sao không kém gì các bệnh nhân, họ nghiêm trọng và bận rộn làm việc, hai bàn tay họ dính đầy máu tươi, máu dính cả lên tay áo họ. Không ai để ý gì đến bạn. Vài y sĩ cúi mình quanh cái bàn gỗ trên nằm một người lính bị thương. Thương binh này nằm ngửa, nhưng người cong lên, hai mắt mở trừng trừng mê man vì thuốc mê, anh lảm nhảm nói những câu không đầu, không cuối. Những y sĩ ở đây đang bận rộn với việc làm ghê rợn nhưng cần thiết: cưa, cắt, vứt bỏ những bộ phận bị thương để cứu sống những thương binh. Bạn nhìn thay những lưỡi cưa sắc nghiến ngọt vào làn thịt trắng và người thương binh cong người lên thốt ra tiếng kêu đứt ruột, vỡ tim. Tiếng chửi đau thương làm da bạn rợn lên. Rồi người y tá liệng cánh tay vừa bị cắt rời thân thể vào góc phòng trong lúc một https://thuviensach.vn người thương binh khác nằm chờ trên cáng đợi đến lượt mình lên bàn giải phẫu nhắm mắt lại, quay mặt đi, miệng rên lên một tiếng thê thảm. Người thương binh này không đau lắm vì vết thương của mình nhưng đau vì biết rằng thân thể mình sắp bị cưa cắt, một phần thân thể mình sắp bị vứt vào xó phòng, ở đây, bạn có dịp chứng kiến những cảnh ghê rợn làm tim bạn đau nhói, ở đây bạn có dịp được nhìn thấy những cảnh chiến trạnh khác hẳn với cảnh chiến tranh với những đoàn quân bận quân phục thẳng nếp, võ khí sáng ngời rầm rộ đều bước theo nhịp quân nhạc, thứ chiến tranh không có tiếng động rộn rã, không có những lá cờ bay trong gió, không có những ông Tướng ngực đầy huy chương oai dũng ngồi trên lưng tuấn mã - ở đây bạn nhìn thấy chiến tranh đúng là chiến tranh, chiến tranh với máu, với khổ đau, với chết. Từ biệt tòa nhà đau đớn này, bạn sẽ có cảm giác dễ chịu, bạn sẽ hít những hơi dài làn khí trời mát mẻ, bạn sẽ sung sướng ngắm tận mắt những bất hạnh của người khác cũng làm bạn cảm thấy sâu xa sự nhỏ bé, vô nghĩa của cá nhân bạn, và bạn sẽ đi lên chiến hào không chútt ngại ngùng. Sự đau đớn và sự chết một nguyên tử nhỏ bé như ta có nghĩa lý gì, bạn tự hỏi, khi so sánh với vô số kể những đau đớn và những cái chết kia? Thêm vào đó, chỉ trong một khoảnh khắc thời gian sau, cảnh bầu trời trong vắt, cảnh nắng vàng rực rỡ, cảnh thành phố xinh đẹp với tòa giáo đường mở rộng cửa, những người lính chiến đi lại khắp nơi, đã nâng tinh thần bạn trở lại trạng thái bình thường. Thói quen lãnh đạm, thói quen chỉ chú trọng đến hiện tại và những lợi hại nho nhặt của hiện tại, lại chiếm trọn vẹn tâm hồn bạn. Rất có thể bạn sẽ gặp trên đường bạn đi đám tang của một sĩ quan - một chiếc quan tài đỏ có ban nhạc và những lá cờ rũ đi theo - cũng có thể tiếng nổ của những dàn trọng pháo trên chiến tuyến sẽ đập mạnh vào tai bạn, nhưng những ý nghĩ đen tối trước đó ít phứt sẽ không trở lại với bạn đâu. Đám tang sẽ chỉ là một cảnh nhạc đệm cho sân khấu chiến trường, sẽ không có gì liên hệ giữa cảnh đám tang này, những tiếng nổ này với những cảnh đau đớn và chết chóc mà bạn vừa được thấy trong phòng giải phẫu. Đi qua giáo đường, đi qua ụ đất chắn đường, bạn đi vào khu hoạt động nhất, khu sống động nhất của thành phố. Ở hai bên phố bạn nhìn thấy https://thuviensach.vn những bảng hiệu buôn, bảng hiệu quán ăn. Ở đây bạn gặp những người buôn bán, những thiếu phụ đội những chiếc mũ đàn ông hoặc choàng khăn tay trên đầu, những sĩ quan trong những bộ quân phục mới, thẳng nếp. Tất cả những gì ở đây đều cho bạn thấy sự can đảm, lòng tự tin và tình trạng an ninh của những người đang sống trong Sebastopol. Bạn hãy bước vào hàng ăn ở bên phải. Nếu bạn muốn nghe chuyện của những thủy thủ và những sĩ quan, trong hiệu ăn này, bạn sẽ có dịp được nghe họ kể lại với nhau những sự kiện đã xảy ra trong đêm hôm trước, những chi tiết về trận giao tranh lớn ngày 24 vừa qua, bạn sẽ thấy họ than phiền vì giá tiền quá đắt của những đĩa ăn quả dở và nhắc đến những người bạn đồng ngũ của họ vừa mới chết. - Nói dối phải tội đi. Tình trạng ở chỗ của tụi tôi bây giờ thực chịu hết nổi... Một chàng sĩ quan trẻ tuổi, tóc vàng, mặt chưa có râu, cổ choàng khăn len đan màu xám, nói câu trên đây bằng một giọng trầm ấm. - Ở đâu? Cái gì mà chịu hết nổi? - Một người nào đó cất tiếng hỏi. - Ở Pháo đài Số Bốn... Chảng sỉ quan trẻ tuổi đáp, và câu trả lời này làm bạn chú ý nhìn chàng, đồng thời bạn cảm thấy kính phục chàng, vẻ vô tư thái quá, những cử chỉ đột ngột và tiếng cười quá lớn của chàng sĩ quan mà chỉ mới vài phút trước đây bạn cho là kiêu mạn, xấc xược, giờ đây trở thành một biểu hiện của tinh thần chiến đấu đặc biệt của những người trẻ tuổi bị đụng chạm quá sớm với hiểm nguy, bạn nghĩ rằng chàng ta sắp nói đến tình trạng bị pháo kích ngày đêm làm cho những ngườí ở trong Pháo đài Số Bốn chịu hết nổi. Nhưng không phải thế. Chàng sĩ quan không xá gì đến việc bị pháo kích, bị chết bất ngờ, chàng nói rằng những chiến sĩ ở trong Pháo đài Số Bốn chịu hết nổi vì ở đấy nhiều bùn sình quá. - Mỗi lần đến gần dàn pháo, chúng tôi phải lội bùn ngập cả giày... Chàng sĩ quan nói tiếp, chàng chỉ tay xuống đôi giày ống dưới chân chàng. Quả thật đôi giày của chàng dính đầy bùn đến tận những nút dây buộc trên cùng. https://thuviensach.vn Một sĩ quan bạn của chàng bỗng nói : - Ông Đại úy bắn cừ nhất trong đơn vị tôi vừa chết vì mảnh đạn vào đầu sáng sớm hôm nay... - Ai vậy? Phải Mituchine không? - Không phải Miluchine đâu... Này chú... Đĩa thịt trừu của tôi đâu? Có cho ăn hay là không đây? - Người sĩ quan cao giọng nói với anh bồi đi ngang, rồi chàng quay lại, nói tiếp với các bạn cùng bàn - Không, người mới chết sáng nay là Abrossinoff. Hắn can đảm lắm. Hắn từng dự sáu trận đột kích sang tuyến địch. Ở đầu bàn bên kia, hai sĩ quan bộ binh đang ăn thịt bê nấu với đậu và rượu Crimean, thứ rượu thường được gọi là Bordeaux. Một trong hai sĩ quan đó, chàng này hãy còn rất trẻ, mang khăn choàng cổ đỏ và hai ngôi sao gắn trên ngực áo, đang kể cho người sĩ quan bạn - người sĩ quan này mang khăn choàng cổ màu đen, ngực áo không đeo sao - nghe những chi tiết về trận đánh đẫm máu trên núi Alma. Chàng sĩ quan trẻ tuổi dường như có vẻ không uống được nhiều rượu và đã uống hơi nhiều. Chàng nói nhiều nhưng hay ngừng lại, ánh mắt không được hồn nhiên lắm của chàng chứng tỏ tình trạng chàng không mấy tin rằng câu chuyện chàng kể có thể làm cho người nghe tin là hoàn toàn đúng với sự thật. Chàng tự đề cao vai trò của chàng trong trận này và những sư kiện quá đẹp, quá hào hùng làm cho bạn nghĩ rằng chàng đã phóng đại sự thật. Nhưng bạn không xa lạ gì với hững mẩu chuyện hào hùng như thế, vì bạn từng được nghe nhiều chuyện tương tự trước khi bạn đặt chân tới đây. Những mẩu chuyện như thế được loan truyền khắp lãnh thổ từ lâu rồi. Giờ đây bạn chỉ còn có một ước muốn: đi tới tận Pháo đài Số Bốn, địa điểm bạn từng được nghe nhắc đến trong nhiều mẩu chuyện khác nhau. Bạn từng nhận thấy rằng bất cứ người nào nói với bạn rằng y từng có mặt ở Pháo đài Số Bốn đều nói chuyện ấy với vẻ kiêu hãnh và hài lòng, bất cứ người nào nói với bạn rằng y sắp đến Pháo đài Số Bốn đều nói chuyện đó với một vẻ xúc động hoặc tỏ vẻ vô tư, coi thường quá đáng. Bạn từng nghe họ nói đùa với nhau: "Lên Pháo đài Số Bốn đi..." hoặc "... Bộ vừa ở Pháo đài Số Bốn về hay sao đây?". Bất cứ người thương https://thuviensach.vn binh nào được nằm trên cáng đưa về bệnh viện, khi được người hỏi ở đâu về, cũng trả lời đúng như nhau: "Ở Pháo đài Số Bốn!" Bạn từng nghiệm thấy có hai quan điểm khác hẳn nhau được người ta nói và nghĩ về Pháo đài Số Bốn, quan niệm đầu tiên của những người chưa từng bao giờ đặt chân đến đó cho rằng tất cả những người bảo vệ Pháo đài Số Bốn đều bị hy sinh, nghĩa là sẽ chết hết, quan niệm thứ hai của những người, như chàng sĩ quan trẻ tuổi tóc vàng kia, sống ở đó, những người chỉ nói rất thản nhiên rằng ở Pháo đài Số Bốn có nhiều bùn sình, nóng hoặc lạnh. Trong khoảng nửa tiếng đồng hồ bạn ngồi trong hàng ăn thời tiết đã thay ở bê ngoài, sương mù phủ trên mặt biển đã tan đi nhưng trên trời có những đám mây xám, dầy, ẩm ướt che khuất mặt trời. Nếu trời âu sầu và những hạt mưa bụi lẫn với tuyết đang rơi xuống thành phố, làm ướt những mái nhà, những mặt đường và vai áo những người lính chiến. Một lần nữa bạn đi qua ụ đất chắn ở đầu phố và đi dọc theo phố chính. Hai bên đường phố này không có bảng hiệu, không còn hàng quán, những tòa nhà ở đây đều hoang tàn, nằm trong tình trạng không cư ngụ được, những khung cửa ra vào bị động chặt lại vì những phiến gỗ, những khung cửa sổ vỡ nát. Bên này một góc tường đổ, bên kia một mái nhà sụp. Những toà nhà ở đây trông như những người cựu chiếu binh già từng đau khổ, từng chịu đựng nhiều bất hạnh, những ô cửa sổ đen ngòm như những đôi mắt nhìn bạn như kiêu hãnh, như khinh thị. Trên đường đi chân bạn vấp phải những viên đạn đại bác không nổ thụt xuống những hố sâu ngập nước do những Viênn đại bác gây ra trên mặt đường đá. Bạn gặp nnững tiểu đội binh sĩ và sĩ quan. Đôi khi bạn gặp một người đàn bà hoặc một đứa trẻ, nhưng ở đây, những người đàn bà bạn gặp đều không mang mũ. Có những người vợ lính bận áo choàng cũ của chồng, chân đi những đôi giày lính nặng nề. Rồi con đường đi dần xuống dốc và bạn thấy quanh bạn không còn nhà cửa nữa, hai bên đường chỉ còn những đống đất, gỗ không có hình thù. Trước mặt bạn, trên một sườn đồi trải dài qua một vùng đen sì bị cắt ngang cắt dọc vì những hầm hố, giao thông hào. Đó là vùng được gọi là Pháo đài Số Bốn. Ít người đi lại trong vùng này, bạn không còn gặp qua một bóng đàn bà nào. Những người lính rảo bước đi thật nhanh. Trên đường đi có nhiều vết máu. https://thuviensach.vn Bạn gặp bốn người lính khiêng một cái cáng đi ngược đường bạn, trên cáng có một khuôn mặt xanh xám và một chiếc áo đẫm máu. Nếu bạn hỏi những người khiêng cáng người nằm trên cáng bị thương ở đâu, họ sẽ trả lời bạn với giọng nói khó chịu và không nhìn mắt bạn, rằng người nằm trên cáng bị thương ở tay hoặc ở chân, ở ngực v.v... Nếu ngưới nằm trên cáng đã chết họ sẽ rau rầu im lặng, không nói gì cả. Tiếng đạn réo gần và tiếng nổ lớn gây cho bạn cảm giác khó chịu trong lúc bạn trèo lên đỉnh đồi, đột nhiên bạn có cảm nghĩ khác hẳn với cảm nghĩ bạn từng có về tiếng đạn đại bác nổ khi bạn nghe tiếng nổ ở trong thành phố. Tôi không thể biết có những kỷ niệm êm đềm và ngọt dịu nào sáng lên trong ký ức của bạn. Bản ngã của bạn sẽ ngự trị hoàn toàn tâm hồn bạn làm cho bạn không chú ý gì đến ngoại cảnh chung quanh. Bạn sẽ tự cho phép hạn có cái cảm giác khó chịu là do dự. Tuy vậy, cảnh một người lính chiến hai cánh tay dang ra, trượt chân trên dốc đồi và ngã vào đống bùn nước rồi nhỏm lên, chạy sát bên mình bạn vừa chạy vừa cười, làm cho bạn đè nén được sự sợ hãi hèn nhát vừa nhen nhúm bên trong bạn. Vô tình, bạn thẳng người lên, đầu bạn ngửng cao và chân hạn bước mạnh trên con đường trơn của sườn đồi đất thó. Bạn vừa bước đi mạnh bạo như vậy được vài bước, một viên đạn súng trường rít véo ngang tai bạn và bạn lại tự hỏi bạn có nên nhảy xuống đường hầm đào dọc hai ven đường để nấp hay không? Nhưnh đường hầm lộ thiên này ngập đầy một thứ nước vàng, đặc sệt, hôi hám làm bạn bắt buột phải tiếp tục bước đi trên con đường. Tất cả mọi người ở đây đều đi như thế. Sau chừng hai trăm bước đi, bạn tới một vùng được bao quanh bằng những sọt tre đan đựng đất, những phiến gỗ, những dàn gỗ chống đỡ những cỗ trọng pháo lớn và những đống đạn đại bác vuông vắn. Bạn có cảm giác vừa lọt vào một nơi vô trật tự và kỳ lạ. Ở đây, một nhóm thủy thủ tụ tập quanh một cỗ trọng pháo, gần đó, một cỗ trọng pháo khác gần như tan tành thành từng mảnh nằm giữa đống sình lầy. Một người lính bộ binh tay mang súng trường đang khó nhọc bước qua đống sinh lầy ấy, hai chân anh thọc sâu xuống sình. Trong những vũng sình đặc sệt bao quanh bạn, bạn nhìn thấy có những chai lọ vỡ, những viên đạn đại bác không nổ - cảnh vật ở đây mới thực sự là cảnh một đồn quân thời chiến. https://thuviensach.vn Bạn như nghe thấy tiếng nổ của một viên đạn đại bác chỉ rơi cách xa bạn có vài thước, những tiếng đạn nổ khi thì rền rĩ như tiếng ve kêu mùa hạ, khi thì làm bạn đau nhức màng tai, không khí ở đây căng thẳng và rung động như sợi dây đàn vĩ cầm, tiếng đạn nổ lấn át tất cả. Tiếng đạn làm bạn rung chuyển từ dầu đến chân và làm bạn kinh sợ. Đây là Pháo đài Số Bốn, nơi ghê gớm, nơi rùng rợn nhất của Sebastopol, bạn nghĩ như vậy cùng một lúc với cảm giác kiêu hãnh chen lẫn sợ hãi. Nhưng sự thực không phải như bạn tưởng đâu. Đây chưa phải là Pháo đài Số Bốn, đây mới chỉ là cửa ngõ vào Pháo đài Số Bốn. Nơi đây chưa có gì đáng gọi là nguy hiểm hay đáng sợ cả. Muốn vào Pháo đài Số Bốn, bạn phải đi xuống giao thông hào, nơi có người lính bộ binh đang đi, lưng cúi xuống, đầu thụt vào hai bờ vai. Đi theo giao thông hào này, bạn sẽ còn gặp nhiều người khiêng cáng nữa, bạn sẽ còn gặp nhiều thủy thủ, lính bộ binh, tay cầm xẻng cuốc, gặp những đường dây điện truyền ra bãi mìn, bạn sẽ thấy ở hai bên hào có những hầm đất trong đầy sình, những hầm đất chỉ chứa được hai người ngồi thu lu bên trong. Trong những hầm đất nhỏ hẹp này, những chiếu sĩ của những tiểu đoàn Xạ Thủ Hắc Hải sống và chiến đấu, ăn, ngủ, ngồi hút thuốc lá, nói chuyện, cởi giày và đi giày. Họ sống giữa những mảnh sắt thép vụn tan tành quanh họ. Ở đây, bạn có thể nhìn thấy những toán bốn, năm xạ thủ ngồi đánh bài tiêu khiển trong những ụ súng dưới chân những cỗ trọng pháo, có thể một sĩ quan Hải quân nào đó nhìn thấy mặt bạn, biết bạn là người mới tới, một khán giả, sẽ tỏ ra vui vẻ giải thích cho bạn hiểu vị trí của những dàn trọng pháo và nguyên nhân vì sao phải xếp đặt những dàn trọng pháo như thế. Người sĩ quan này, ngồi ngay trên dàn trọng pháo, tay cuốn một điếu thuốc lá với vẻ thản nhiên đến lạnh lùng, ông ta vừa nói chuyện với bạn vừa đi từ tốn từ lỗ châu mai này sang lỗ châu mai kia, nhìn sang chiến tuyến địch, và thái độ của ông ta sẽ làm cho bạn lấy lại được đôi chút bình tĩnh mặc dầu ở đây tiếng đạn nổ nhiều hơn, mạnh hơn. Có những tiếng đạn như nổ ngay trên đầu bạn. Bạn hỏi người sĩ quan can đảm đó nhiều câu, bạn nghe chuyện ông ta kể. Người xạ thủ ngồi gần cửa vào ụ súng có thể kể cho bạn nghe trận pháo kích tưng bừng xảy ra trong ngày mùng Năm vừa qua, hoặc https://thuviensach.vn tình trạng pháo đội của y chỉ còn có mỗi một cỗ pháo là xử dựng được, quân số của cả pháo đội chỉ còn có tám người. Y cũng kể cho bạn nghe bằng cách nào trong ngày mùng Năm ấy, một viên đạn trọng pháo địch đã xuyên vào một ổ súng làm chết liền một lúc mười một xạ thủ. Y sẽ chỉ cho bạn thấy, qua những lỗ châu mai, những chiến hào và vị trí những dàn trọng pháo của địch. Những chiến hào và những dàn trọng pháo địch dường như chỉ ở xa bạn có vài chục thước. Tôi sợ rằng khi bạn ghé mắt nhìn qua lỗ châu mai sang chiến tuyến bạn sẽ chẳng nhìn thấy gì rõ ràng, và bạn sẽ ngạc nhiên nhiều khi thấy rằng bức tường đá trắng thấp nằm cách bạn có vài chục thước xa kia, nơi đang có những vầng khói trắng bốc lên, thực sự là chiến tuyến địch. Chiến tuyến "nó", như người chiến sĩ ở đây quen nói. Cũng có thể là người sĩ quan đó, hoặc vì kiêu mạn, hoặc vì muốn cho đỡ buồn, tự ý ra lệnh cho các xạ thủ dưới quyền nạp đạn vào súng, bắn đi vài phát coi chơi. Lệnh vừa ra, người pháo khẩu trưởng và những binh sĩ trực thuộc, mười người tất cả, vui vẻ, nhanh nhẹn chia nhau hoạt động quanh dàn trọng pháo, người thì miệng vẫn còn nhai miếng bánh, người thì bỏ vội tẩu thuốc cháy dở vào túi, đế giày đinh của họ gõ mạnh trên mặt những mảnh sắt lót trên sàn hầm. Bạn hãy nhìn kỹ nét mặt của những người này, nhìn kỹ thái độ và những cử chỉ của họ, và bạn sẽ nhìn thấy trong những nếp răn của những khuôn mặt rám nắng có những gò má cao ấy, trong từng bắp thịt của thân thể họ, trong những bờ vai nở lớn, những cẳng chân thô mang những đôi giày nặng, trong từng cử động chậm và can đảm, những yếu tố căn bản tạo nên sức mạnh của dân tộc Nga - đó là hai đức tính đơn giản và kiên nhẫn. Bạn cũng sẽ thấy rằng việc chạm mặt với nguy hiểm, khổ sở và việc chịu đựng chiến tranh đã in đậm lên khuôn mặt những người đàn ông nào sự ý thức giá trị con người của họ. Những khuôn mặt biểu lộ những tình cảm cao đẹp và tình yêu nước. Đột ngột, tiếng nổ đinh tai làm bạn rung động từ đầu đến chân. Cùng lúc nghe rõ tiếng đạn rời nòng súng xé gió bay đi và nhìn thấy làn khói dầy đặc tỏa trong căn hầm, làm mờ đi hình bóng những người xạ thủ. Bạn hãy nghe những lời họ nói, hãy ghi nhận vẻ vui sướng của họ sau khi viên đạn họ bắn https://thuviensach.vn bay đi và bạn sẽ cảm thấy sự thù hận kẻ thù của họ, sự khoái trá của việc trả thù. - Trúng vào cửa hầm... Hai thằng chết. Coi kia... Hai thằng khốn được khiêng đi... Những tiếng reo hò sung sướng vang lên. Rồi có tiếng người nào đó nói : - Nó cáu rồi. Nó sắp bắn lại đó.. Sau câu nói đó, bạn nhìn thấy ánh lửa lóe lên cùng với vầng khói bốc và tiếng người lính canh trên chiến hào kêu lớn : - Đại bác...! Viên đạn bay vào ngang tai bạn rồi cắm sâu xuống mặt đất, đất đá bắn tung lên. Người sĩ quan nổi giận, ra lệnh nạp đạn bắn phát thứ hai, rồi phát thứ ba. Kẻ thù không chịu kém, tiếp tục bắn trả. Những cảm giác hỗn loạn đến làm bạn choáng váng. Người lính canh lại la lớn: "Đại bác..." và tiếng động cũ, tiếng đạn xuyên vào lòng đất lại vang lên trên đầu bạn. Nếu người lính canh la: "Moọt-chê...!", bạn nghe thấy một thứ tiếng động khác, tiếng động này dường như chẳng có gì nguy hiểm cả. Tiếng vo vo của nó chỉ làm cho bạn thấy khó chịu. Nó tới gần gơn và mỗi lúc một nhanh hơn. Bạn nhìn thấy viên đạn đen rơi trên mặt đất và nổ ra với tiếng vỡ của một thứ kim khí. Những mảnh đạn rít trong không khí, bay đi khắp nơi, những viên đá đập mạnh vào nhau và sình lầy rơi xuống đầu bạn. Những tiếng động này gây cho bạn một cảm giác khoái lạc chen lẫn với sợ hãi. Khi viên đạn địch đang trên đường bay tới, bạn nghĩ rằng viên đạn này chắc chắn sẽ làm bạn chết, nhưng kiêu hãnh vẫn làm cho bạn dứng thẳng người lên và không ai nhìn thấy mũi dao nhọn xuyên vào tim bạn. Rồi viên đạn nổ và không hề hấn gì, bạn lại sống. Trong khoảnh khắc cảm giác được sống êm dịu, ngọt ngào chan hòa toàn thân bạn đến độ làm cho bạn thấy rằng đối đâu với nguy hiểm là một lạc thú tuyệt vời, trò chơi sống chết là một cái gì huyền diệu. Bạn muốn có một viên đạn, đại bác hoặc mọot-chê, rơi thật gần bạn. https://thuviensach.vn Nhưng người lính canh lại la lớn bằng giọng la trầm, ấm của y: "Mọot-chê". Tiếng xé gió, tiếng đập, tiếng nổ lại tái diễn và lần này, bạn nghe tiếng người rên rỉ. Bạn tới cạnh người lính bị thương cùng một lúc với những người lính khiêng cáng. Người lính có vẻ mặt kỳ lạ, nằm nghiêng trong đống nước bùn hòa lẫn với máu của anh. Một phần ngực anh đã bay đi, đỏ lòm những máu. Thoạt đầu, bộ mặt đầy bùn của anh chỉ bểu lộ nét nợ hãi. Anh chưa thấy đau, anh chỉ thấy sợ. Nhưng khi chiếc cáng được đặt bên anh và anh lê người nằm được lên cáng không cần ai giúp đỡ, nét mặt anh trở lại sáng, đẹp. Với đôi mắt sáng rực và hàm răng nghiến chặt anh cố gắng ngửng đầu lên nhìn quanh nơi anh bị thương. Khi chiếc cáng được nhấc lên, anh rung giọng kêu lớn : - Tạm biệt anh em! Dường như anh còn muốn nói nhiều nữa, dường như anh cố gắng tìm lời để nói, nhưng anh chỉ có thể nhắc đi, nhắc lại câu: "Tạm biệt anh em..." Một người bạn anh đến gần, đặt cái mũ lên đầu anh rồi thản nhiên quay lưng đi trở lại dàn trong pháo. Trước vẻ mặt kinh hoàng của bạn người sĩ quan giơ tay che miệng ngáp rồi bận rộn với việc cuốn một điếu thuốc lá mới, nói : - Ngày nào cũng vậy. Bị thương hoặc chết từ bảy đến tám người... Bạn vừa chứng kiến cuộc sống của những người bảo vệ Sebastopol ở ngay trong tuyến đầu của Sebastopol, và, kỳ diệu biết là chừng nào, ban đi trở lại con đường hồi nãy lên đồi với một sư thản nhiên hoàn toàn không chú ý gì đến những viên đạn lớn, đạn nhỏ vẫn tiếp tục rít gió và rơi chung quanh bạn. Bạn vững vàng bước đi, tâm hồn bay cao và tinh thần mạnh mẽ. Bởi vì mang mang từ nơi này đi theo bạn sự tin chắc rằng ở bất cư nơi nào sức mạnh của dân tộc này cũng không thể bao giờ bị bẻ gãy. Bạn không có sự tin tưởng ấy nhờ sự nhìn thấy những chiến tuyến vững chãi, nhờ những dãy chiến hào liền lạc tinh vi, nhờ số lượng những trái mìn dăng trên bãi cản đường tiến của địch quân, nhờ những cỗ trọng pháo đặt xúm xít vào nhau - thực sự bạn không coi trọng chút nào những thứ vật dụng ấy - bạn tin tưởng vì bạn đã được nhìn thấy tận mắt những vẻ mặt, những thái độ, những lời nói biểu lộ tinh thần những người đang bảo vệ Sebastopol. https://thuviensach.vn Những người bảo vệ Sebastopol sống và chiến đấu, sống và chết đơn giản và dễ dàng làm cho bạn tin rằng nếu cần đến, họ có thể còn làm gấp cả trăm lần như thế, họ có thể làm được tất cả mọi việc. Bạn đã hiểu rằng tinh thần của họ không phải là thứ tinh thần nhỏ mọn, tầm thường, đó là một tinh thần cực mạnh. Tinh thần ấy họ trở thành người, giúp họ thản nhiên sống trong bùn lầy, chiến đấu và chờ đợi cái chết đến giữa những đường đạn bay. Họ biết họ sẽ phải chết nhưng họ cứ thản nhiên sống và chiến đấu. Họ không chiến đấu vì hy vọng được thưởng huy chương, được thăng cấp, họ cũng không bị đe dọa, bị áp bức phải sống trong những điều kiện ghê rợn như thế. Họ được thúc đẩy bởi một động lực mạnh hơn, cao hơn. Động lực này ít khi được biểu lộ, nó nằm sâu kín trong trái tim những người yêu nước. Giờ đây bạn bồi hồi nhớ lại những câu chuyện bạn từng được nghe kể về Sebastopol khi Sebastopol mới bị bao vây, khi Sebastopol chưa kịp có những chiến lũy phòng thủ, chưa có quân cứu viện, chưa có những dàn trọng pháo, những bãi mìn có thể ngăn được bước tiến của địch, vậy mà trong thời gian đó, vẫn không một ai nghĩ đến chuyện đầu hàng ở Sebastopol - bạn nhớ lại mẩu chuyện về Hải quân Đề đốc Korniloff, người anh hùng kiêu dũng như những vị anh hùng trong thần thoại Hy Lạp, người từng nói với binh sĩ dưới quyền : - Anh em... Chúng ta sẽ chết nhưng chúng ta nhất định không để cho địch chiếm được Sebastopol...! Và những người chiến sĩ can đảm, không quen nói nhiều, chỉ hô lớn trả lời : - Chúng tôi quyết chết...! Những câu chuyện tương tự, giờ đây, không còn bị bạn nghi ngờ hay coi là những huyền thoại được tô màu của chiến tranh, vì với bạn, chúng đã trở thành những sự kiện có thực, chúng là sự thực. Bạn dễ dàng tưởng tượng ra bạn cũng là một chiến sĩ như những người chiến sĩ kia, những người hùng của một thời thử thách, những người không bao giờ mất lòng tin, không bao giờ mất can đảm, những người vui vẻ chuẩn bị để chết, những người không chết vì việc bảo vệ một thành phố mà là chết vì tổ quốc. https://thuviensach.vn Ngày tàn, mặt trời xuống thấp nơi chân trời, chiếu sáng những đám mây viền nơi đó, ánh tà dương làm mặt biển rợn sóng ửng lên màu hồng tia, ánh nắng tô vàng những con thuyền, những chiếc tàu trên biển, những mái nhà trắng trong thành phố. Dân và quân đi lại rộn rịp trong đường phố. Ở công viên thành phố, một ban quân nhạc đang trình tấu những điệu luân vũ nhịp nhàng. Tiếng kèn trống lan xa trên mặt nước, tiếng đạn nổ trên chiến hào họp thành những âm thanh đệm kỳ dị cho bản nhạc. https://thuviensach.vn Sebastopol, tháng Năm năm 1855 Sáu tháng đã trôi qua kể từ những loạt đạn trọng pháo đầu tiên bắn đi từ chiến lũy Sebastopol cầy lên đất đá cho rớt xuống đầu quân địch. Kể từ ngày đó, cả triệu viên đạn lớn nhỏ đã bay đều và vẫn bay đều từ chiến lũy này sang chiến lũy kia, từ ổ súng này sang ổ súng nọ và Thần Chết thường trực xõa cánh bay trên những chiến hào. Cũng trong thời gian ấy, nhiều ngàn người ở đây đã bị thương, đã kiêu hãnh, đã chết. Chưa thể biết có bao nhiêu cỗ quan tài mộc mạc đã được đặt nằm trong lòng đất lạnh...! - chỉ biết những pháo đài vẫn gầm thét tiếng sóng làm rung chuyển mặt đất. Những binh sĩ Pháp trong chiến lũy của họ, lo âu và sợ hãi, nhìn trong bóng chiều tà lên vùng đất vàng võ bị xáo trộn của Sebaslopol, nơi có những bóng đen đi đi lại lại họ đếm những ổ súng có những họng đại bác ngạo nghễ. Trên đài Vô tuyến điện, một viên hạ sĩ quan đang chiếu ống nhòm quan sát mặt trận địch, vị trí những ổ súng, sư di chuyển của quân địch trên ngọn đồi được đặt tên là Vú Xanh cùng những vừng khói bốc lên từ những chiến hào. Một đám đông gồm nhiều chủng tộc khác nhau, bị thúc đẩy vì nhiều ham muốn khác nhau, từ khắp trái đất quy tụ về địa điểm bi thảm này. Và súng đạn và máu vẫn chưa giải quyết được vấn đề mà những nhà chính trị ngoại giao từng không giải quyết nổi. I Ban quân nhạc đang trình tấu trong thành phố Sebastopol bị bao vây, binh sĩ và những người đàn bà bận những bộ y phục đẹp thường vẫn dành để bận trong những ngày chủ nhật đi lại đông đảo trong phố. Mặt trời trong của mùa xuân chiếu ánh nắng vàng lên trên những chiến lũy, chiến hào, trên những ổ súng và trên thành phố, ánh nắng vui chan hòa khắp nơi, trên biển xanh những đợt sóng cũng lấp lánh ánh vàng. Một sĩ quan bộ binh, khổ người cao nhưng lưng hơi gù, bận rộn với việc đi đôi bao tay trắng vào tay, đôi bao tay có vẻ không còn được trắng và sạch lắm nhưng trông vẫn còn rất chỉnh, vừa bước từ một tòa nhà nhỏ nằm ở bên trái đường Hải Quân. Chàng bước đi về phía công viên đang có hòa nhạc, https://thuviensach.vn đôi mắt lơ đãng nhìn xuống mũi giầy. Nét buồn rầu trên vẻ mặt khắc khổ của chàng cho người ta nghĩ rằng tầm học vấn của chàng không đuợc cao lắm nhưng những nét biểu lộ tình bạn cương trực, sự biết điều, lương thiện và thói quen ưa thích ngăn nắp, cẩn thận hiện rõ trên mặt chàng. Khổ người của chàng tuy cao nhưng không được cân đối lắm, đôi khi chàng có vẻ như bối rối vì chính những cử chỉ của chàng. Trên đầu, chàng đội cái mũ sĩ quan đã cũ, trên vai chàng khoác cái áo choàng nhẹ có màu sắc hơi lạ là màu đỏ tía. Giữa hai vạt áo nỉ, người ta thấy sợi dây đeo đồng hồ, dưới đó là cái quần bó sát hai ống chân và đôi giày cao cổ được đánh si kỹ lưỡng. Nếu nét mặt chàng không chứng tỏ một cách rõ rệt chàng là người Nga chính tông, người ta có thể lầm chàng với một người Đức, hoặc một sĩ quan hầu cận, một sĩ quan phụ trách quân cụ cho một tiểu đoàn nào đó - đôi giày cao cổ của chàng không có cựa sắt để thúc ngựa đeo ở gót giày những sĩ quan như kỵ binh được chuyển sang bộ binh để trở thành sĩ quan hiện dịch. Vậy mà sự thật, chàng thuộc loại sĩ quan sau cùng này. Trong lúc đi trên đại lộ hướng về công viên, chàng mãi nghĩ tới lá thư chàng vừa nhận được của một bạn đồng ngũ cũ, nay là điền chủ ở miền F.... chàng đang tưởng tượng đến hình ảnh người vợ của bạn, nàng Natacha mắt xanh, da trắng. Chàng đặc biệt nhớ rõ một đoạn trong bức thư: "Khi họ mạng tới nhà tờ báo Chiến Sĩ, Poupka (đó là cái tên người cựu sĩ quan gọi yêu cô vợ trẻ) chạy vội ra cửa, dằng lấy tờ báo và ngồi ngay trên hiên nhà - nơi chúng ta từng ngồi nói chuyện nhiều buổi tối vui mua hè - đọc ngấu nghiến những bài tường thuật cuộc chiến đấu oai hùng của các bạn ở Sebastopol. Anh không thể tưởng tượng được vẻ hào hứng của nàng khi nàng đọc những chiến thắng lẫy lừng của quan ta ở đó. Nàng vẫn kiêu hãnh nói về anh: ‘Mikhailoff là một người đàn ông phi thường. Ngày nào tôi gặp lại Mikhailoff, tôi sẽ ôm lấy ảnh. Mikhailoff đang chiến đấu trong chiến hào Sebastopol...! Nhất định anh sẽ được tưởng thưởng huy chương Thánh George và các báo sẽ đăng hình Mikhailoff, các báo sẽ viết những bài dài về ảnh...’ Nói thực với anh nghe nàng nói như thế, tôi ghen với anh đó. Ở nơi tôi đang sống, các tờ báo phải mất nhiều https://thuviensach.vn ngày mới tới, mặc dầu có nhiều chuyện được người ta đồn đãi, chúng tôi không thể tin được ngay những chuyện ấy. Chẳng hạn như cô bạn ca sĩ của anh kể rằng quân Cossack của ta đã bắt sống được Napoleon, đã giải Napoleon đến Petesburg. Tất nhiên bạn hiểu tôi khi tôi nói rằng tôi không thể tin được một chuyện như thế. Rồi lại có một viên chức thuộc Sở Chiến Tranh, nói với chúng tôi rằng quân đội ta đã chiếm trọn miền Eupatoria, làm cho quân Pháp hoàn loàn mất liên lạc với Balakhaya. Y cũng nói là trong chiến dịch này quân ta thiệt mất hai trăm người còn địch mất mười lăm ngàn người. Vợ tôi tin tất cả những chuyện dồn đại này là chuyện thực, nàng tổ chức ăn mừng hết đêm này sang đêm khác. Nàng tin rằng anh là người tham dự vào tất cả những trận thắng ấy và anh sẽ nổi tiếng khắp nước.." Mặc dù những lời khích lệ ấy của lá thư, Đại úy Mikhailoff vẫn âu sầu tưởng nhớ đến cô vợ trẻ da trắng, mắt xanh của người bạn ở tỉnh lẻ. Chàng nhớ lại những buổi tối tối chuyện tình cảm với nàng trên hiên nhà, rồi chàng nhớ lại những buổi chàng đánh bạc cò con giết thì giờ với chồng nàng và chồng nàng tỏ ra cáu giận vì bị thua, đến những lời nàng chế nhậo chồng nàng vì thái độ cáu giận bần tiện đó. Chàng nhớ lại cảm tình hai vợ chồng nàng dành cho chàng. Riêng nàng đối với chàng hình như có một cái gì khác hơn, mạnh hơn là tình bạn. Những hình ảnh cũ hiện lên trước mắt chàng; óc tưởng tượng của chàng tô điểm, vẽ vời cho những cảnh đó trở thành kỳ diệu. Chàng nhìn thấy vợ chồng nàng trong ký ức đầy ánh hồng và chàng mỉm cười với họ, tay chàng vỗ nhẹ lên bức thư để trong túi áo. Những hình ảnh ký ức này đem lại cho chàng Đại úy những mơ mộng và những hy vọng chàng từng có kể từ ngày chàng đến Sebastopol. Chàng vừa đi vừa tưởng tượng: "Natacha sẽ vui và ngạc nhiên biết là chừng nào khi nàng đọc trong tờ Chiến Sĩ tin mình là sĩ quan đầu tiên chiếm được một cỗ trọng pháo của địch, mình là sĩ quan thứ nhất ở Sebastopol được thưởng huy chương Thánh George? Nếu chuyện ấy xảy ra, mình sẽ được đặc cách thăng cấp Thiếu tá ngay lập tức. Một năm sau đó, mình sẽ dễ dàng được làm Tiểu đoàn trưởng, bởi vì sẽ có nhiều sĩ quan tử trận. Mình sẽ kết thúc https://thuviensach.vn trận chiến tranh này với chức Trung tá. Thế rồi đến trận chiến tranh sau, mình sẽ ra trận với chức Đại tá. Khi ấy, mình có quyền nắm Sư đoàn. Đại tá Sư đoàn trưởng... mang huy chương quân công Thánh George và Thánh Anne - từ Đại tá lên Tướng không khó..." Và thế là chàng đã tưởng tượng ra chàng là một vị Trung tướng tới thăm nàng Natacha đẹp não nùng - lúc này nàng đã là sương phụ, bởi vì trong giấc mơ của chàng người bạn cũ của chàng, ông chồng nàng, đã chết - Tưởng tượng đến đây Mikhailoff tỉnh lại vì tiếng kèn trống của ban quân nhạc đập vào tai chàng. Chàng ngửng lên và thấy quanh chàng có nhiều người đi lại, và chàng trở về với thực tại: một viên Đại úy đang đi vào công viên. II Chàng đi đến gần căn nhà trống bốn bề, xây theo hình lục lăng, nằm ở giữa công viên, nơi có ban quân nhạc đang trình tấu, trên con đường trải sỏi. Nhiều người lính khác đứng trước mặt những người lính kèn, tay mở những tập sách nhạc giơ ra trước mặt họ. Đàn bà, con nít, hạ sĩ quan đứng xúm xích quanh đó. Những người tới gần để nhìn hơn là để nghe. Ở vòng ngoải, những binh sĩ hải quân, những sĩ quan đi bao tay trắng, đứng ngồi thành lừng nhóm hoặc đi đi lại lại. Đối diện với ban quân nhạc, ở khoảng đầu đại lộ nối với công viên, người ta thấy một đám đông gồm sĩ quan của tất cả những quân binh chủng có mặt ở Sebastopol, những phụ nữ ở tất cả những giai tầng xã hội, trong số phụ nữ này nhiều người đội mũ đa số choàng khăn trên mái tóc, cũng có một số người không đội mũ cũng không choàng khăn, nhưng điều đáng ngạc nhiên nhất là trong số phụ nữ này không có qua một bà già nào, tất cả đều còn trẻ. Xa hơn nữa, trong những con đường sỏi nhiều bóng cây và thơm mùi hoa xuân của công viên, còn nhiều nhóm người lẻ loi ngồi hay đi lại. Không một ai biểu lộ sự vui vẻ khi thấy Đại úy Mikhailoff xuất hiện, trừ hai người. Đó là hai sĩ quan cũng cấp bậc Đại úy cùng đơn vị với Mikhailoff: Đại úy Objogoff và Đại úy Sonslikoff. Hai Đại úy này sốt sắng bắt tay Mikhailoff, nhưng Đại úy Objogoff không có bao tay, bận quần https://thuviensach.vn bằng vải lông lạc đà, chiếc áo qưá cũ sờn cổ, sờn tay và méo mó, bộ mặt đỏ như gấc của Objogoff lại bóng nhẫy mồ hôi, còn Đại úy Sonslikoff thì cười nói lớn quá và nói năng chẳng có ý tử gì cả. Mikhailoff nghĩ rằng việc cùng đi, cùng đứng với hai người này là việc không nên làm trước mặt đám đông, nhất là khi trong đám đông lại có những sĩ quan quý phái mang những đôi bao tay trắng tinh, những bộ quân phục đắc tiền, thẳng nếp. Hơn nữa, hai người sĩ quan này lại cùng đơn vị với chàng. Mỗi ngày chàng đều phải gặp họ chừng năm, sáu lần. Chàng không tới công viên này để bắt tay họ. Mikhailoff muốn đi tới đứng cạnh người sĩ quan hầu cận ông Tướng đứng kia, đến nói chuyện với những sĩ quan quý phái, đàng hoàng kia. Chàng muốn đến gần họ không phải là để cho những người như Đại úy Objokoff, Đại úy Sonslikoff, Trung úy Paschtezky hoặc những người khác nhìn thấy, chàng chỉ muốn đến gần họ vì họ là những người biết nhiều, họ có thể nói cho chàng biết nhiều chuyện chàng cần biết. Nhưng tại sao Mikhailoff lại sợ? Tại sao chàng không thẳng thắn, mạnh bạo đi tới gần những người chàng muốn tới? Tại vì chàng vừa tự hỏi chàng sẽ làm gì nếu những người kia không thèm chào lại chàng? Nếu họ cứ tiếp tục nói chuyện với nhau như không trông thấy chàng? Hoặc nếu trông thấy chàng đến, họ đưa nhau đi chỗ khác? Tại vì trước mắt chàng, họ là những người quý phái. Tiếng quý phái được hiểu theo nghĩa là một số người được chọn lọc kỹ càng trong mọi giai tầng xã hội, trong thời gian gần đây, đã lan tràn trong nước Nga và được nhiều người hoan nghinh. Nó là một cái tật xâm lấn trong mọi giai tầng. Nơi nào có sự kiêu mạn là có nó. Và làm gì nơi nào mà sự kiêu mạn lại không len vào được? Tất cả, trong đám lái buôn cũng có những lái buôn quý phái, quý phái có nhiều nhất và được kính trọng nhất ở trong giới sĩ quan. Và ở trong một thành phố bị bao vây như Sebastopol tất nhiên là có nhiều sĩ quan hơn bất cứ ở đâu, do đó trong Sebastopol, kiêu mạn cũng có nhiều hơn mọi nơi. Kết quả là trong Sebastopol có nhiều quý phái hơn bất cứ đâu mặc dầu ở đây Thần Chết vẫn hay lượn thường xuyên trên đầu mọi người, bất kể người đó có là quý phái hay không. https://thuviensach.vn Với Đại úy Objogoff, Đại úy Mikhailoff là một người quý phái, với Đại úy Mikhailoff, sĩ quan hầu cận Kalouguine là một người quý phái bởi vì ông này được gần gụi những ông Tướng, được tquyền thân mật với những sĩ quan hầu cận khác. Cuối cùng, trước mắt Kalouguine, Công tước Nordoff là một người quý phái bởi vì ông Công tước này là quan hầu cận Nga hoàng. Kiêu mạn, kiêu mạn, tất cả chỉ là kiêu mạn, không có gì khác ngoài kiêu mạn! Ngay cả trước cái chết, bọn đàn ông này vẫn kiêu mạn, họ vẫn khinh nhau mặc dầu trong số họ có những người sẵn sàng chết cho một lý tưởng cao đẹp. Phải chăng kiêu mạn là một đặc tánh, là căn bệnh chí tử của thời đại chúng ta? Tại sao căn bệnh này không bị người ta ghi nhận là một bệnh, như bệnh thủy đậu hoặc thổ tả? Tại sao trong thời đại chúng ta chỉ có ba hạng đàn ông - hạng thứ nhất coi kiêu mạn như một sự kiện tất nhiên phải có, một cái gì cần thiết và do đó, là một sự kiện đúng, hạng người này chạy theo kiêu mạn, chiều theo kiêu mạn, hạng thứ hai coi kiêu mạn là một tật xấu nhưng không sao tiêu diệt được, và hạng người thứ ba hầu hạ kiêu mạn như những đứa ở. Tại sao Homer và Shakespeare nói đến tình yêu, đến vinh quang, đến đau khổ trong khi nền văn chương của dân tộc Nga trong thế kỷ này chỉ là một chuỗi dài lịch sử của lập dị và kiêu mạn? Mikhailoff, vì không quyết định được thái độ, đi qua đi lại hai lần trước nhóm người quý phái. Lần thứ ba, chàng cố gắng tự cưỡng để đi tới gần họ. Nhóm này gồm bốn sĩ quan- trước hết là sĩ quan hầu cận Kalouguine, người mà Mikhailoff đã quen biết, rồi đến Vương tử Galtzine, ông này cũng là sĩ quan hầu cận nhưng là một nhà quý phái đối với Kalouguine, người thứ ba là Đại tá Neferdoff, ông này ở trong nhóm có tên là nhóm "Một Trăm Hai Mươi Hai" (nhóm này gồm những sĩ quan cao cap đã giải ngũ nhưng tình nguyên tái nhập ngũ để tham gia chiến dịch số 122), người sau cùng là Đại úy Kỵ binh Praskoukine, ông này cũng ở trong nhóm "Một Trăm Hai Mươi Hai". May mắn cho Mikhailoff là Kalouguine đang vui vẻ, trước đó ông Tướng vừa mới nói chuyện rất thân mật với y và Vương tử Galtzine, người mới đến từ Petesburg, hiện tạm ngụ cùng một nhà với y, vì vậy Kalouguine thấy không có gì thiệt hại cho uy tín và giá trị của y cả khi y chìa tay ra bắt https://thuviensach.vn tay Đại úy Mikhailoff. Ngược lại, Praskoukine không muốn tỏ ra thân thiện với Mikhailoff trước đám đông chút nào mặc dầu y vẫn gặp Mikhailoff gần như mỗi ngày ở trong những pháo đài, từng uống rượu của Mikhailoff và hiện y còn thiếu nợ Mikhailoff mười hai đồng ruble, y thua số tiền này trong một cuộc đánh cá. Vì Praskoukine mới được quen biết với Vương tử Galtzine nên y không muốn cho vị Vương tử quý phái này thấy rằng y thân mật với một sĩ quan bộ binh tầm thường như Mikhailoff. Do đó, y chỉ nghiêng đầu lạnh nhạt chào lại Mikhailoff. - Sao, Đại úy? - Kalouguine hỏi - Bao giờ chúng mình lại trở lên pháo đài đây? Ông còn nhờ hôm chúng mình gặp nhau ở Pháo đài Số Bốn không? Hôm ấy dữ đội hả? - Dạ. Hôm ấy dữ dội thật! - Mikhailoff đáp lại. Chàng nhớ lại đêm hôm đó, trong lúc chàng đi theo đường chiến hào để tới Pháo đài, chàng gặp Kalouguine đi với vẻ nghênh ngang của một người can đảm không biết sợ là gì. Chàng nhớ rõ trong lúc đi như thế, Kalouguine dường như còn cố ý làm cho cây kiếm y đeo bên mình phát ra những tiếng động lách cách - Lẽ ra ngày mai mới đến phiên tôi nhưng có thể là đêm nay tôi đã lên đó rồi, vì ở đó có một sĩ quan bị đau phải về nghỉ... Người sĩ quan bị đau ấy là Nepchissetzky. Mikhailoff còn muốn nói nhiều nữa về chuyện này - việc chàng hăng hái lên Pháo đài trước giờ bổn phận bắt buộc chàng phải có mặt ở đó - nhưng Kalouguine không để cho chàng có thì giờ nói hết. Kalouguine quay lại nói với Vương tử Galtzine : - Tôi cảm thấy rằng sắp có chuyện gì lớn xảy ra trong một hai ngày nữa. - Chuyện lớn cũng có thể xảy ra ngay trong đêm hay chư? - Mikhailoff rụt rè hỏi, chàng nhìn Kalouguine rồi nhìn sang Galtzine. Không ai trả lời chàng. Galtzine nhăn mặt rồi phóng mắt nhìn ngang vai Mikhailoff về phía đám đông, ông nói sau một phút im lặng : - Thiếu nữ kia đẹp quá. Cô choàng khăn đỏ đựng ở kia kìa. Đại úy có biết cô ta là ai không? https://thuviensach.vn - Thưa... cô ấy là con một thủy thủ. Nhà cô ấy ở gần chỗ tôi ở. - Mikhailoff đáp. - Mình đến gần ngắm cô ấy đi. Nòi xong, Vương tử Galtzine một tay nắm cánh tay Kalouguine, tay kia nắm cánh tay Mikhailoff đi về chỗ người thiếu nữ đứng. Galtzine biết rằng với cái nắm tay thân mật này, ông làm cho người sĩ quan rụt rè tên là Mikhailoff hài lòng. Và đúng như ông nghĩ, Mikhailoff vẫn mê tín, chàng vẫn nghĩ rằng kẻ sắp lên mặt trận mà dính líu tới đàn bà là một trọng tội, kẻ đó sẽ gặp sui sẻo, nhưng hôm nay với Vương tử Galtzine, một nhà quý phái chân chính, chàng thấy chàng có quyền tỏ ra coi thường đàn bà. Chàng từng để ý đến người thiếu nữ xinh đẹp này và nàng cũng từng nhiều lần để ý thấy chàng sĩ quan Mikhailoff đỏ mặt tưng bừng mỗi lần chàng đi ngang cửa sổ nhà nàng. Praskoukine đi sau lưng Galtzine. Để tỏ ra mình là người học thức, y nói nhiều câu tiếng Pháp riêng với Galtzine. Praskoukine hơi bực vì đường đi không đủ rộng, để y có thể cùng đi một hàng với ba người trên, thành ra y phải đi sau và bắt buộc phải đi ngang hàng với Serviaguine. Serviaguine là một sĩ quan hải quân từng được nhiều người thán phục là rất can đảm. Chàng cũng rất thích được gia nhập vào giới quý phái và chàng tỏ ra sốt sắng đi ngang Praskoukine mặc dầu chàng biết rằng Praskoukine không phải là người đàng hoàng gì mấy. Praskoukine, trong lúc giới thiệu sĩ quan Serviaguine với Vương tử Galtzine, có nói thêm rằng Serviaguine là một sĩ quan can đảm phi thường, nhưng Galtzine, vì đêm trước đã lên thăm Pháo đài Số Bốn và từng thấy những trái đạn đại bác rớt, nổ cách chỗ mình nấp chừng năm mươi thước nên tự cho mình cũng can đảm không kém gì những người can đảm nhất ở Sebastopol. Ông cũng cho rằng những lời đề cao sự can đảm của các sĩ quan ở đây đều là quá đáng nên vì vậy ông chẳng chú ý gì đến Serviaguine. Mikhailoff sung sướng và hãnh diện được đi dạo trong nhóm người quý phái này nên chàng không còn nhớ gì đến bức thư chàng vừa nhận được của vợ chồng người bạn ở hậu phương xa xôi nữa, chàng cũng quên cái cảm https://thuviensach.vn giác nặng nề, lo âu thường ám ảnh và hành hạ chàng sắp phải lên pháo đài. Chàng đi theo họ mãi cho đến lúc họ tỏ rõ thái độ đẩy chàng ra khỏi nhóm. Họ chỉ nói chuyện với nhau và họ cũng tránh nhìn vào mặt chàng như để ngầm nói cho chàng hiểu rằng chàng đã có thể rời họ để đi chỗ khác. Sau cùng, họ đột ngột bỏ rơi chàng. Nhưng tuy vậy, Mikhailoff vẫn hài lòng và chàng tỏ ra thản nhiên trước vẻ lạnh nhạt, kiêu ngạo của Bá tước Pesth. Ông này cũng chỉ là một sĩ quan trẻ tuổi nhưng hơn các sĩ quan khác ở tước hiệu Bá tước đi trước tên riêng. Bá tước Pesth chỉ nghiêng đầu chào đáp lại Mikhailoff chứ không đưa tay ra bắt tay chàng. Bá tước Pesth từng sống qua một đêm dài ở Pháo đài Số Bốn nên tự coi mình cũng là một "người hùng"! III Vừa bước qua ngưỡng cửa vào căn phỏng nhỏ của mình, Mikhailoff đã thay đổi hẳn tâm trạng. Những ý tưởng đen tối trở lại với chàng. Chàng lại nhìn thấy quang cảnh căn phòng nhỏ tồi tàn, u ám, ẩm thấp, nơi chàng phải sống trong thành phố Sebastopol ngoài những ngày, những đêm chàng đối diện với cái chết trong những chiến hào, những pháo đài. Nền phòng là nền đát, khung kiếng cửa sổ bị vỡ phải dán lại bằng giấy bồi để ngăn khi lạnh bên ngoài tràn vào, cái giường già lão của chàng kê sát vào tường, thành tường ẩm được che đi bằng một tấm thảm thêu hình Amazon, cặp súng lục Toula một nàng của chàng treo ở đầu giường. Ở góc phòng bên kia có một cái giường nhỏ khác, mền gối trên giường bề bộn. Đó là giường của một sĩ quan khác ngụ chung căn phòng này với chàng. Chàng nhìn thấy Nikita, gã đầy tờ của chàng, đang ngồi thu lu một đống trên mặt đất, đứng dậy chào chàng, những ngón tay bẩn của gã gãi gãi vào mớ tóc bù sù, bóng mỡ trên đầu gã. Chàng nhìn thấy chiếc áo choàng đã cũ của chàng đặt ở cuối giường, nhìn thấy đôi giày ống thứ hai của chàng nằm ở chân giường, và sau cùng, chàng nhìn thấy cái túi vải được Nikita soạn sẵn cho chàng mang theo khi chàng lên pháo đài đặt trên ghế đẩu bên giường. Từ miệng túi vải này thò ra chai rượu brandy và một gói phô-mai. Bỗng dưng, chàng nhớ lại rằng chàng phải đưa Đại đội của chàng lên tuyến đầu ngay trong đêm nay. https://thuviensach.vn "Lần này, chắc là mình phải chết.." Mikhailoff nói nhỏ với chính chàng, "Mình cảm thấy thế. Hơn nữa, đêm nay mình lại tình nguyện lên đó, kẻ nào tình nguyện đều cũng chết. Anh chàng Nepchissetzky vô duyên ốm đau ra làm sao? Ai biết được là hắn có đau ốm thật hay không? Rất có thể là hắn vẫn khỏe như vâm. Hắn chẳng đau ốm gì cả nhưng hắn vờ đau để khỏi phải ở lại trên đó hết đêm nay. Hắn đẩy cái chết sang cho mình. Chắc là mình phải chết.. Xong, nếu mình không chết, mình sẽ ghi tên vào danh sách những sĩ quan anh dũng được đặc cách thăng cấp trên mặt trận. Đại tá tỏ ra hài lòng khi ông thấy mình tình nguyện thế chỗ cho Nepchissetzky. Nếu mình không được lên cấp Thiếu tá, chắc chắn là mình sẽ được thưởng Huy chương Vladimir nhờ vụ này. Đây là lần thứ mười ba mình lên pháo đài. Ồ... ồ... ồ... Nguy rồi, đúng con số 13 sui sẻo! Vớ phải con số chết bầm này, mình phải chết rồi, không còn nghi ngờ gì cả. Nhưng dù sao, mình cũng vẫn phải hăng hái đi làm bổn phận. Pháo đài không thể không có sĩ quan chỉ huy. Nepchissetzky được đưa về trên đó chỉ còn có mỗi một viên Thiếu úy thì làm được cái gì? Nếu đêm nay có chuyện gì xảy ra ở trên đó, như quân địch tràn sang chẳng hạn, mà pháo đài không có mình, danh dự của Trung đoàn mình, danh dự của cả quân đội, sẽ bị tổn hại lớn. Mình có bổn phận phải đi. Đúng vậy, bổn phận cao quý. Nhưng... mình vẫn có linh cảm..." Makhailoff quên rằng mỗi lần chàng phải lên pháo đài, chàng đều cảm thấy đây là lần chàng sẽ phải chết, cảm giác này chỉ đến với chàng mỗi lần mạnh hơn hay nhẹ hơn mà thôi, chàng cũng biết rằng tất cả những người phải lên tuyến đầu đều có cảm nghĩ như chàng. Rồi ý niệm về bổn phận phải làm tròn đem lại cho chàng sự bình tĩnh cần thiết, chàng ngồi vào bàn viết một bức thư vĩnh biệt gửi về cho ông thân sinh của chàng ở quê nhà. Trong vòng mười phút, chàng viết xong bức thư. Với đôi mắt hơi ướt, chàng đứng dậy và bắt đầu thay quân phục để ra đi, vừa thay đồ, chàng vừa lẩm nhẩm đọc tất cả những bài kinh cầu mà chàng thuộc lòng từ ngày còn nhỏ. Gã đầy tớ của chàng, một gã ngu đần, lúc này lại đang say rượu, giúp chàng bận chiếc áo choàng mới. Chiếc áo choàng cũ chàng thường bận mỗi lần lên pháo đài bị rách một miếng vẫn chưa được vá. https://thuviensach.vn - Sao mày không mang áo của tao đi nhờ vá hả? Thằng khốn này, mày chỉ biết ăn với ngủ suốt ngày thôi. Nikita càu nhàu : - Ngủ? Ông bảo tôi ngủ? Trời đất, tôi chạy như con chỏ suốt ngày để hầu ông. Tôi mệt muốn chết, ông cấm cả tôi ngủ sao? - Mày lại say rồi... - Tôi đâu có uống rượu bằng tiền của ông? Tôi có say thì đã làm sao? - Câm ngay... Makhailoff bực dọc kêu lên, tay chàng đã giơ lên sẵn sàng dáng cho Nikita vài cái tát. Chàng đang bị xúc động và những câu trả lời hỗn hào của gã đầy tớ làm cho chàng điên lên. Tuy vậy, chàng vẫn thương mến Nikita, đôi khi chàng còn thận mật và chiều gã quá đáng, dù sao Nikita cũng đã theo hầu chàng tới nay đã hơn mười năm. - Thằng khốn, thằng ngu...- Nikita rên rỉ - Lúc nào ông cũng gọi tôi bằng hai cái tên ấy. Ông coi khinh tôi quá. Ông hành hạ tôi có ích gì cho ông không? Mikhailoff nghĩ đến chỗ chết mà chàng sắp phải đến, và chàng bỗng cảm thấy hổ thẹn. Chàng dịu giọng : - Nikita.. Đến thánh cũng không chịu nổi mày. Tao để cái thư trên bàn, mang về cho ông già tao. Nhớ đấy... Và chàng tiếp : - Đừng có mở ra coi ạ... Thái độ của Nikita cũng mềm sìu đi. Gã đang say và gã sắp khóc. Khi chàng Đại úy vừa đi ra khỏi phòng vừa nói: "Vĩnh biệt Nikata!", gã đầy tớ bật lên khóc nức nở. Gã chạy theo nắm lấy bàn tay chủ, vừa khóc hú lên vừa hôn lên đấy, vừa nói như rú lên - Lạy thầy.. Lạy thầy.. Tạm biệt thầy thôi... Không vĩnh biệt đâu... Không. Không... https://thuviensach.vn Gã làm như nếu gã không chịu vĩnh biệt với chủ, chủ gã sẽ bắt buộc phải trở lại với gã. Người thiếu phụ vợ góa của một thủy thủ đã tử trận, bà chủ của căn nhà này tình cờ đi ngang cửa phòng lúc ấy, dừng lại để chứng kiến cảnh chia tay cảm động của thầy trò Nikita. Bà ta cũng khóc và đưa tay áo bẩn lên chùi nước mắt. Và khi Mikhailoff đã dằng bàn tay ra khỏi vành môi rớt rãi của Nikita để rảo bước ra khỏi nhà, bà ta vẫn đứng đó kể lể với Nikita cuộc sống khổ sở của mẹ con bà sau ngày ông chồng bà tử trận, ông chồng bà chết vì trận pháo kích đầu tiên vào Sebastopol. Bà ta đã kể đi, kể lại chuyện này cả trăm lần với Nikita. Trong lúc đó, Nikita đã nhồi thuốc vào tẩu, đốt hút và yêu cầu bà chủ nhà bảo cô con gái đi lấy cho gã một chai rượu nữa tới. Chỉ một lát sau Nikita và bà chủ nhà đã cãi nhau tưng bừng về chuyện một chai rượu Nikita nói gã đã trả tiền rồi, bà chủ nhà nhất quyết là gã chưa trả. Trong bóng đêm đang xuống, chàng Đại úy Mikhailoff đi đầu Đại đội của chàng, tiến lên chiến tuyến, vừa đi vừa nghĩ thầm: "Cũng có thể lần này mình chỉ bị thương chứ không chết. Nhưng không biết mình sẽ bị thương ở đâu? Ở đây hay ở đây?" Vừa nghĩ, chàng vừa đặt ngón tay trỏ lên bụng, rồi đặt lên ngực. - "Nếu mình trúng đạn vào đây thì hay..." chàng nghĩ tiếp và đặt ngón tay lên đùi - "nếu viên đạn đi qua không đụng phải xương thì càng hay nữa! Xong nếu bị gãy chân thì có sống đời cũng coi như tàn..." Đại đội dưới quyền chỉ huy của Đại úy Mikhailoff lặng lẽ đi theo những giao thông hào, tới được pháo đài không có chuyện gì xảy ra cả. Tới đây, trong bóng đêm dầy dặc, với sự trợ giúp của viên Thiếu úy đã có mặt ở đây từ trước, Mikhailoff cắt đặt các tiểu đội vào các ụ súng, chia trách nhiệm cho mọi người rồi vào ngồi trong căn hầm dành cho sĩ quan chỉ huy. Đêm nay đôi bên chỉ bắn nhau cầm chừng, bên này bắn thì bèn kia nghỉ và ngược lại. Từng tia sáng lóe lên đây đó rồi một đường đạn bay ngang nền trời đen sì, nhưng những viên đạn bắn ngang phía Mikhailoff đều rơi quá xa, phía sau lưng chàng. Ngồi trong hầm, chàng có cảm tưởng như đang ngồi dưới https://thuviensach.vn đáy một cái giếng sâu khô nước. Chàng mở gói ăn một miếng phô-mai uống vài hớp rượu, đốt một điếu thuốc lá và sau khi đọc kinh, sửa soạn ngủ. IV Vương tử Galtzine, Trung tá Neferdoff và Praskoukine - chẳng ai mời Praskoukine và cũng chàng ai nói chuyện với y cả, nhưng y vẫn cứ nhập bọn - rời công viên để về nhà Kalouguine uống trà. - Kể nốt câu chuyện về Vaska Mendel đi chứ? - Kalouguine nói. Kalouguine đã cởi áo khoác treo lên mắc, chàng ngồi trong chiếc ghế bọc da kê gần cửa sổ và đã cởi nút áo cổ sơ-mi lụa trắng tinh của chàng cho thoải mái. - Vaska Mendel lại cưới vợ được sao? Vương tử Galtzine vừa cười vừa đáp : - Chuyện hắn ly kỳ lắm. Thật mà. Có thời ở Petesburg, đi đâu cũng nghe người ta nói chuyện hắn. Galtzine rời ghế ngồi ở sau dương cầm để đi đến đứng gần cửa sổ. Rồi vui vẻ và duyên dáng, Galtzine kể cho mọi người nghe những mẫu chuyện tình ái xảy ra ở Petesburg. Chúng ta bỏ qua những mẫu chuyện này vì chúng không chứa đựng gì đáng để cho chúng ta phải biết. Điều đáng nói là những người quý phái trẻ tuổi ngồi quay quần với nhau trong căn phòng ấm cúng này khác hẳn với chính họ trước đó một tiếng đồng hồ khi họ đứng với nhau ngoài công viên thành phố. Vẻ kênh kiệu, lập dị của họ đã biến mất. Họ không còn phải tỏ ra khinh thị, xa cách những sĩ quan bộ binh khác ở quanh họ như khi họ đứng ngoài công viên đông người. Giờ đây không còn ai là người lạ, người ngoài giới, họ tỏ ra vui vẻ, thân mật hồn nhiên với nhau. Họ nói chuyện với nhau về những thân hữu của họ đang sống ở Petesburg. - Còn Maslovky? - Maslovky nào? Maslovky Kỵ binh hay là Maslovky Phòng vệ? https://thuviensach.vn - Tôi quen cả hai. Hồi tôi ở Petesburg Maslovky Phòng vệ mới ra trường huấn luyện. Hắn nhiều tuổi hơn Maslovky Kỵ binh thì phải. Hắn Đại úy chưa nhỉ? - Đại úy lâu rồi. - Hắn còn sống với cô tình nhân Bô-Hê-Miên không? - Không. Hắn bỏ cô đó rồi... Và cuộc đối thoại tiếp diễn với những lời trao đổi tương tự. Rồi Vương tử Galtzine ngồi vào đàn dương cầm, vừa đàn vừa hát một bài ca du mục. Praskoukine, mặc dầu không được ai yêu cầu, đến bên dương cầm hát bài thứ hai. Y hát nghe được đến nỗi sau đó tất cả moi người đèu vỗ tay và mời y hát thêm. Một người hầu bưng trà, cà rem và bánh ngọt trên chiếc khay bạc vào phòng. - Mời Vương tử trước. - Kalouguine ra lệnh cho người hầu của chàng. Vương tử Galtzine, với ly trà nóng bốc hơi trên tay, đứng bên cửa sổ, cất tiếng : - Thật là lạ kỳ khi ta nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một thành phố bị bao vây mà chúng ta vẫn có dương cầm, vẫn có trà với cà rem, vẫn được ngồi yên ổn với nhau trong một căn phòng đầy đủ tiện nghi như thế này. Tôi nghĩ tôi có thể sống như thế này mãi được. Ngay cả ở Petersburg, mình cũng chỉ được sống đầy đủ đến như thế này là cùng. Trung tá Neferdoff, người lúc nào cũng bất mãn với hiện cảnh, lắc đầu nói tiếp : - Nếu chúng ta không được hưởng nhưng tiện nghi này, tôi dám chắc là chúng ta sẽ không sao chịu đựng nổi cuộc sống luôn luôn hồi hợp chờ đợi một cái gì ghê gớm xảy đến với chúng ta ở đây. Tôi muốn nói đến cuộc sống nhìn thấy người khác chết quanh chúng ta mỗi ngày, cuộc sống chịu đựng trong sinh lầy ở những chiến hào... Kalouguine ngắt lời : https://thuviensach.vn - Những sĩ quan bộ binh của mình, những người phải sống thường trực trong các pháo đài với binh sĩ, ăn ngủ chung với binh sĩ, họ làm sao sống nổi chứ? - Họ vẫn sống nổi như thường - Praskoukine đáp - có khi cả mười ngày họ không được thay quần áo lót, không được tắm một lần. Vậy mà họ vẫn sống, vẫn chiến đấu. Đúng là những anh hùng... Đúng lúc ấy một sĩ quan bộ binh bước vào phòng. Người sĩ quan này đứng nghiêm, đưa tay lên vành mũ chào chung mọi người rồi rụt rè nói : - Thưa quý vị... tôi có lệnh đến gặp Thiếu tướng... Bộ Tư Lệnh phái tôi đến gặp Thiếu tướng... Kalouguine đứng dậy, chàng không chào trả người sĩ quan, cũng không mời ngồi, bằng nụ cười rất lạnh và giọng nói lịch sự rất ác, chàng bảo người sĩ quan làm ơn chờ một chút. Rồi chàng quay lại nói chuyện với Galtzine bằng tiếng Pháp, để mặc cho người sĩ quan khổ sở, bối rối đứng ngây ra đó. Một lát sau, thấy không ai thèm chú ý đến mình, người sĩ quan lại cố gượng để nói : - Thưa quý vị... tôi được Bộ Tư Lệnh phải đến gặp Thiếu tướng mang theo một tin quan trọng... - Nếu vậy... Mời bạn theo tôi... Kalouguine khoác áo ngoài lên vai và đi ra cửa. Người sĩ quan đi theo. Chừng năm phút sau, Kalouguine từ phòng riêng của Thiếu tướng trở lại, chàng nói ngay khi vừa đặt chân vào phòng : - Các bạn. Đêm nay coi bộ có chuyện dữ ạ! Mọi người trong phòng cùng hỏi : - Quân mình tấn công à? Kalouguine đáp với nụ cười bí mật trên môi : - Tôi không biết rõ. Nhưng chỉ lát nữa thôi các bạn sẽ thấy... Prashoukine đeo vội cây kiếm vào dây lưng : https://thuviensach.vn - Đại tá của tôi ở trên pháo đài. Tôi phải tới đó ngay mới được. Không ai nói nhiều. Mọi người đều biết rõ mình phải làm gì. Trung tá Neferdoff cũng vội vã từ biệt để về với đơn vị của mình Kalouguine nói lớn với Praskoukine và Neferdoff qua khung cửa sổ mở rộng trong lúc hai sĩ quan này nhảy lên lưng ngựa ở ngoài sân : - Tạm biệt quý vị, au revoir. Chúng ta sẽ gặp lại nhau đêm nay... Hai người sĩ quan cúi mình trên lưng ngựa và thúc ngựa chạy mau. Tiếng vó ngựa chìm mất ngay trong con phố đầy bóng tối. Trong phòng chỉ còn lại Vương tử Galtzine và Kalouguine. Hai người cùng đứng yên lặng bên cửa sổ nhìn về phía nền trời đen sáng lấp lánh những ánh đạn nổ và những đường đạn bay. Vương tử Galtzine khẽ hỏi : - Có thật là đêm nay mình tấn công không? Kalouguine cũng hạ giọng bí mật đáp : - Thật đấy. Riêng với ông tôi có thể tiết lộ... Đêm nay quân mình đánh sang chiến lũy địch.. Kế hoạch tấn công của mình sẽ như thế này... Thực sự Kalouguine, với tư cách là sĩ quan hầu cận của ông Tướng, chẳng biết gì nhiều về thực trạng của chiến trường, về vị trí những chiến lũy, nhưng cũng nhờ những chuyện chàng nghe được trong văn phòng của ông Tướng, nói được khá nhiều chi tiết về trận đột kích đêm nay cho Galtzine nghe. - Coi kia... - Galtzine la lớn - Trọng pháo bắn nhiều quá rồi đó. Mình bắn hay địch bắn? Hả? Kalouguine, mặc dầu sống trong Sebastopol đã khá lâu, vẫn không thể trả lời được câu hỏi của Vương tử Galtzine vì những đường đạn dường như đan vào nhau chằng chịt trên nền trời đen Đứng bên cửa sổ, hai người chỉ nghe thấy tiếng nổ ầm ầm vọng về và chỉ biết là trọng pháo đang nổ dữ dội trên mặt trận. Và mỗi lúc trọng pháo càng nổ nhiều hơn. https://thuviensach.vn Muốn tỏ ra mình đã quen thuộc cảnh này, Kalouguine cố lấy giọng thản nhiên : - Ông thấy cảnh đẹp không? Ông có biết rằng nhiều khi viên đạn sáng ở trên trời lâu đến nỗi mình tưởng đó là ngôi sao chứ không phải là đạn không? Ban đêm, nếu trời có nhiều sao, mình không thể phân biệt được sao với viên đạn sắp rơi xuống đầu mình. - Đúng - Galtzine xúc động, đáp - Kìa, chấm sáng kia... Tôi tưởng là ngôi sao chứ. Nhưng nó đang rơi xuống đó. Ông thấy không? Chấm sáng kia nữa? Là sao hay là đạn? - Tôi quen với cảnh này quá rồi. Mai đây khi trở về hậu phương, mỗi lần nhìn lên bầu trời đầy sao sáng, tôi sẽ tưởng đó là những viên đạn trọng pháo sắp rơi xuống. Rồi ông sẽ quen... Galtzine nói sau vài phút im lặng : - Tôi có nên tham dự trận tấn công đêm nay không? - Tham dự là thế nào? Ông đâu đã biết gì về mặt trân. Đừng vội. Ông sẽ còn nhiều dịp mà... Galfzine ngập ngừng : - Thực sự, ông nghĩ rằng tôi không nên.. ư? Đúng lúc ấy, từ vùng chiến hào âm u hai người đang nhìn ngây, dưới những tiếng nổ lớn của trọng pháo, chợt vang rền tiếng nổ của cả ngàn khẩu súng tay. Cả ngàn ánh lửa nhỏ lấp lánh dọc theo những đường chiến hào. - Bắt đầu rồi đó - Kalouguine nói - Tôi không thể nào đứng yên được khi nghe tiếng súng tay nổ. Tim tôi rộn lên... Chàng nghiêng tai về phía chiến hào như để nghe cho rõ hơn : - Họ la hò. Ông nghe thấy không? Galtzine ngẩn ngơ hỏi lại : - Ai la? Quân mình hay quân địch? https://thuviensach.vn - Không biết. Chỉ biết là có tiếng la. Mỗi lần đánh nhau bằng lưỡi lê, họ vẫn la như thế. Cả hai bên. Vài giây sau Kalouguine run giọng nói tiếp : - Ông thấy không? Tiếng súng bớt rồi, chỉ còn tiếng la. Họ đang đánh cận chiến đó. Chắc quân mình đã tràn sang chiến lũy địch. Một sĩ quan trên lưng ngựa, có một người lính Cossack cầm súng chạy theo, tới ngừng ở ngoài cửa sổ. Người sĩ quan tung mình nhảy xuống ngựa. - Bạn ở đâu tới đó? - Kalouguine lớn tiếng hỏi. - Từ chiến hào - Người sĩ quan đáp - Tôi cần gặp Thiếu tướng. - Chuyện gì? Chuyện gì? Nói đi... - Địch tấn công.. Chiếm hai chiến hào của mình. - Người sĩ quan vừa thở vừa nói - Bọn Pháp có quân tiếp viện. Chúng kéo sang đông lắm. Quân mình chỉ có hai tiểu đoàn ở đó. Người sĩ quan này cũng chính là người sĩ quan đã tới đây hồi nãy, nhưng lần này y không còn rụt rè như lần trước nữa. Y bước nhanh vào nhà và Kalonguine, qua đúng điệu của y, biết rằng lần này nếu mình không mau đưa y tới văn phỏng của ông Tướng, y sẽ đi thẳng tới đó không cần có chàng. - Sao? Mình rút lui ư? - Galtzine hồi hộp hỏi. - Không - Người sĩ quan đáp cộc lốc - Một tiểu đoàn trừ bị của mình đến kịp. Mình đẩy lui địch, chiếm lại chiến hào nhưng bị thiệt hại nặng. Tiểu đoàn trưởng hy sinh, nhiều sĩ quan bị thương. Họ xin tiếp viện. Nói xong, người sĩ quan cùng đi với Kalouguine tới phòng ông Tướng. Năm phút sau, Kalouguine cưỡi ngựa phóng lên chiến hào. Chàng mang theo một số mệnh lệnh quan trọng của ông Tướng và phải ở lại đó chờ kết quả về báo cáo. Và Vương tử Galtzine, bị xúc động vì trận xung đột đang xảy ra mà mình không tham dự, bỏ ra khỏi nhà đi lang thang trong thành phố. https://thuviensach.vn V Đường phố đêm đầy những bóng người lính khiêng cáng hoặc dìu, hoặc cõng những người bạn bị thương đi về Quân Y Viện. Thành phố tối đen. Chỉ trong Quân Y Viện là có ánh đèn sáng. Tiếng trọng pháo và tiếng súng nhỏ lại nổ rền và nền trời đen lại sáng lên ánh đạn. Thỉnh thoảng người ta nghe thấy tiếng vó ngựa dồn dập của một sĩ quan chạy ngang, tiếng rên của một thương binh trên cáng, tiếng chân những người lính khiên cáng và tiếng kêu của những người đàn bà tụ tập ở góc phố nhìn về chiến hào. Trong số những thường dân không ngủ kéo ra phố đứng nhìn về phía đánh nhau có Nikita, gã đầy tớ của Đại úy Mikhailoff, bà vợ góa của người thủy thủ đã chết vừa cãi nhau với Nikita về chuyện chai rượu và cô con gái nhỏ của bà này, một cô bé mười tuổi. - Lạy Chúa tôi, lạy Đức Mẹ Đồng Trinh! - Người đàn bà góa nói trong tiếng thở dài, đôi mắt mở lớn nhìn theo những vệt đạn bay ngang trời như những đốm lửa - Khủng khiếp quá. Trận pháo kích đầu tiên cũng dữ nhưng chưa bằng một phần mười trận này. Càng ngày càng dữ. Chợt, bà hoảng hốt kêu lên : - Kia. Có viên đạn rơi ngay vào nhà mình kìa! - Không phải đâu - Cô con gái của bà nói - Đạn rơi xa hơn. Rơi vào vườn nhà dì Arina. Nikita - lúc này còn say hơn cả lúc gã từ biệt chủ gã là Đại úy Mikhailoff - lưỡi gã ríu lại và gã hộc lên : - Chủ tôi đâu? Thầy ơi, bây giờ thầy ở đâu? Cô bác tin tôi đi. Chúng nó mà giết chủ tôi, tôi sẽ... tôi sẽ... Thật mà... Chúng nó sẽ chết hết với tôi. Tôi sẽ báo thù cho chủ tôi. Tôi sẽ không tha chúng nó. Chẳng ai để ý gì đến gã say. Mọi người mải mê nhìn những đường đạn trên trời. Giọng nói trong lanh lảnh của cô bé vang lên sau giọng lè nhè của gã say : https://thuviensach.vn - Trời nhiều sao quá... Coi kìa... Một ngôi sao rơi... Sao rơi vào chỗ nào đó mẹ? Bà mẹ rên rỉ : - Nhà mình đổ mất... Nhà mình đổ mất... Thật khổ... Người ta có chồng, người ta có tiền, người ta đi nơi khác... Mẹ con tôi liều sống ở đây... Mẹ con tôi chỉ còn có cái nhà nát... Họ cũng bắn cho đổ nát.. Mẹ con tôi đến chết đói mất thôi... Vương tử Galtzine càng đi càng gặp nhiều thương binh nằm trên cáng, nhiều người lính khác dìu nhau đi hoặc kéo lê chân trên đường, những người sau này vừa đi vừa chửi thề. Những người lính lành lặn nói chuyện oang oang : - Lúc chúng nó chạy lên tuyến tôi... Bọn tôi đốn ngã một loạt những thẳng chạy trước - Người lính cao lớn mang những hai khẩu súng trường trên vai nói bằng một giọng vừa trầm vừa ấm - Chúng nó chạy xô vào nhau... Rồi chúng nó nhào xuống tuyến tôi. Giết hết lượt này lượt khác kéo đến. Mình không thể làm gì được. Chúng nó đông quá - chúng nó quá đông... Galtzine ngắt lời người đang nói : - Chú ở trên chiến hào về đây ư? Người lính dừng lại : - Thưa vâng. - Có chuyện gì xảy ra trên ấy? Kể cho tôi nghe... - Có chuyện này xảy ra, thưa ông... chúng nó tấn công quân ta, chúng nó xô nhau trèo lên chiến lũy ta... và chúng nó chiếm mất khá nhiều chiến hào của ta... - Sao? Khá nhiều là thế nào? Tôi nghe nói quân ta đã đánh bật được chúng ra khỏi chiến lũy rồi mà? - Dạ. Có như thế. Quân ta chiếm lại được rồi nhưng trong đợt chúng tấn công sang, quân ta chết nhiều lắm. Đó mới là điều đáng kể... https://thuviensach.vn Người lính đó tuy can đảm nhưng anh đã lầm, không có chiến hào nào hoàn loàn bị địch quân kiểm soát nhưng tất cả những người lính bị thương trên chiến trường đều nghĩ rằng chiến trường mà mình vừa rời bỏ đã bị địch chiếm và quân mình thiệt hại thật nhiều. Bằng giọng nói như để an ủi, khuyến khích người lính, Galtzine nói tiếp : - Tôi được tin là quân ta đã chiếm lại được hết tất cả những chiến hào, có thể là chuyện này xảy ra sau khi chú rời nơi đó chăng? Chú ra khỏi mặt trận lâu chưa? - Thưa... tôi vừa về tới đây. Chiến hào do Đại đội của tôi giữ chắc vẫn còn trong tay chúng. Chúng đông hơn. - Chú không thấy hổ thẹn ư? Bỏ chiến hào mà đi như thế? Quá lắm. Galtzine kêu lên, xúc động và bất mãn vì thái dộ gần như dửng dưng của người lính. - Chúng mạnh hơn, chúng tôi làm chi được? Một người lính nằm trên chiếc cáng đi ngang nói xen vào : - Không bỏ cũng chẳng còn giữ được... khi chúng đã giết hết bọn tôi. Nếu chúng tôi còn chiến đấu được, đời nào chúng tôi chịu bỏ. Nhưng chết với bị thương cả rồi thì đành. Tôi vừa đâm lưỡi lê vào một thằng chưa kịp rút ra thằng khác đã đâm tôi. Ối... nhẹ tay dùm chút anh em. Đi chậm dùm chút. Cám ơn anh em. - Đứng lại - Galtzine nói lớn với người lính mang hai khẩu súng trường trên vai - Các chú bỏ chiến hào về nhiều quá. Sao các chú không trở lại đó? Hả? Người lính đứng lại theo lời Galtzine, anh dùng tay trái đưa lên bỏ mũ xuống khi Galtzine đến gần. - Chú định đi đâu đây? - Galtzine hỏi bằng một giọng nghiêm khắc - Ai cho phép chú? Đến gần người lính, Galtzine mới nhìn thấy cánh tay phải của anh đẫm máu. https://thuviensach.vn - Tôi bị thương mà ông! - Người lính nói. - Bị thương? Ở đâu? - Tôi bị bắn vào cánh tay? Ở cả đầu nữa. Người lính cúi xuống cho Galtzine nhìn thấy vết thương chảy máu làm cho tóc anh dính bết lại trên đầu. - Súng này của ai? Sao chú có hai súng? - Súng này của tôi, khẩu Carbin này của tên lính Pháp chết dưới chân tôi. Thưa ông, tuy bị thương nhưng tôi cũng chẳng rời chiến hào nếu tôi không được lệnh phải đưa anh bạn kia về Quân Y Viện. Anh ấy bị thương, đi không vững, sợ ảnh ngã ở dọc đường... Người lính giơ tay trái chỉ về phía một người lính khác đang đứng rũ trên khẩu súng chống xuống đất như cây gậy ở cách anh vài bước. Người lính đó trông như cái xác chết đứng. Galtzine, hổ thẹn vì sự nghi ngờ bậy bạ của mình, đột ngột bỏ đi. Ông đi ngang người lính nhỏ bé đứng dựa trên cây súng nhưng không nhìn, cũng không hỏi gì người này, rảo bước đi về Quân Y Viện. Ông len lỏi qua những người lính bị thương nằm ngồi ngổn ngang trên cửa vào Quân Y Viện, né sang bên để tránh những người lính khiêng người bị thương vào và khiêng người chết ra. Nhưng chỉ cần thò đau nhìn vào căn phòng thứ nhất của Quân Y Viện, Galtzine đã lùi ngay lại và hấp tấp đi như chạy ra đường. Cảnh tượng ông nhìn thay trong đó kinh khủng quá! VII Căn phòng rộng, cao, nhiều bóng tối, được soi sáng bởi những năm, sáu cây nến, nơi những y sĩ đi qua, đi lại xem xét những vết thương, gần như đầy nghẹt những người. Những người lính khiêng cáng vẫn tiếp tục đưa thêm những thương binh mới tới. Họ đặt thương binh nằm thành hàng ngay trên sàn. Thương binh nhiều đến nỗi họ phải nằm sát vào nhau, người này nằm trong máu của người kia. Từng đống cao bông, băng đẫm máu nằm trên lối đi. Từ hơi thở của nhiều trăm người tụ lại trong phòng, từ mồ hôi của những người khiêng cáng, tụ lại một làn hơi dầy, nặng, hôi hám, làn hơi làm https://thuviensach.vn mờ ánh sáng của những ngọn nến. Những tiếng rên, tiếng thở dài, tiếng giãy chết bị ngắt quãng bởi những tiếng rú. Những Dì Phước, với những khuôn mạt hiền từ không biểu lộ sự xót thương vô ích của đàn bà mà là biểu lộ một sự chú ý, tận tâm, giúp đỡ hữu hiệu, lướt đi như bay giữa những xác người đẫm máu, mang tới cho các y sĩ bông, băng, thuốc, kìm, kẹp. Nhiều Dì Phước ngồi đè lên những thương binh để giữ cho họ khỏi giẫy giụa. Những y sĩ, tay áo sắn cao, quỳ gối cạnh những thương binh, dùng tay vạch xem vết thương bất kể tiếng kêu đau thê thảm và tiếng van xin của những người lính xấu số. Ngồi sau cái bàn nhỏ kê ở bên cửa ra vào, một viên hạ sĩ liền tay ghi những con số người bị thương được mang đến. Trong sổ ghi, con số đã lên tới 532. - Ivan Bogoief, binh nhì, Đai đội Ba, Tiểu đoàn C - Một y sĩ vừa xem vết thương của một thương binh vừa la lớn cho viên hã sĩ ghi vào sổ - Gãy xương ống chân. Lật hắn nằm sấp coi... - Ối.. Ối... Chết tôi... Xin các ông nhẹ tay... - Người thương binh bị lật nằm sấp xuống ú ớ kêu không thành tiếng. - Thủng ngực. Simon Neferdoff, Trung tá... Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn N - Một y sĩ khác nói lớn, sau đó ông hạ giọng - Trung tá chịu khó chờ một chút. Tôi đi lo chỗ nằm cho Trung tá ngay... Neferdoff nghiến răng chịu đau. Ông chỉ nói : - Lẹ lên dùm... - Thủng ngực. Sebastian Serada, Binh nhì. Tiểu đoàn nào đây? Hả? Thôi, khỏi ghi. Chết rồi. Đem hắn ra... Vừa nói, người y sĩ vừa rời xác người thương binh với đôi mắt đã trợn ngược, trắng dã. Có tới bốn, năm mươi người khiêng cáng đứng chờ ngoài cửa. Họ khiêng những thương binh, sau khi được băng bó, vào nằm trong những căn nhà quanh đó. Những người chết được họ khiêng tới nhà thờ. Họ đứng chờ trong im lặng, thỉnh thoảng lại có người thốt ra một tiếng thở dài ảo não. VIII https://thuviensach.vn Kalouguine, trên đường lên Pháo đài, gặp nhiều thương binh đi ngược đường. Theo kinh nghiệm, chàng biết rằng cảnh tượng này làm tổn hại nhiều đến tinh thần của kẻ đi lên mặt trận, nên chàng tránh không dừng lại hỏi chuyện họ. Và chàng cũng tránh để ý đến họ. Tuy vậy, chàng vẫn có ý nhìn xem trong số ngưởi đi trở về có ai quen với chàng hay không. Tới chân đồi, chàng gặp một sĩ quan phi ngựa như bay xuống. - Zobkine! Zobkine! Cho hỏi chút.. Người sĩ quan ghì cương ngựa : - Chi vậy? - Anh ở đâu xuống đấy? - Kalouguine hỏi. - Pháo đài Năm. - Trên đó còn dữ không? - Dữ lắm. Và người sĩ quan lại thúc ngựa chạy. Giờ đây tiếng súng tlay có vẻ giảm đi, ngược lại, tiếng trọng pháo nổ nhiều hơn trước, "Hừm. Nguy rồi!" Kalouguine nghĩ thầm. Chảng có cái cảm giác mơ hồ như khó chịu, cái cảm giác chung của những kẻ cảm thấy thần chết lởn vởn trên đầu mình. Kalouguine là một sĩ quan giàu tự ái nhưng không thiếu can đảm. Tuy nghĩ đến cái chết, chàng cũng không để cho tinh thần chàng rung động vì kinh sợ. Chàng tự làm tinh thần chàng vững lại bằng cách nghĩ tới câu chuyện về viên sĩ quan hầu cận của Napoléon. Viên sĩ quan này, sau khi mang lệnh đi, trở về báo cáo công tác hoàn thành với Napoléon, đầu và mặt chàng đầy máu. - Chú bị thương hả? - Hoàng đế Napoleon hỏi. - Thưa không - Viên sĩ quan đáp - Thưa ngài... tôi đã chết! - Nói xong, chàng này ngã xuống chân ngựa, chết ngay tại chỗ. https://thuviensach.vn Kalouguine rất thích câu chuyện trên. Chàng tưởng tượng ra chàng là viên sĩ quan hầu cận đó và chàng quất ngựa chạy nhanh hơn lên đồi, người nhô lên cao khỏi yên ngựa và ngoảnh lại nhìn người lính liên lạc cưõi ngựa chạy sau chàng. Chàng phóng ngựa như thế tới chỗ chàng và người lính phải xuống ngựa đi bộ. Tới đây, chàng thấy bốn người lính ngồi trên những tảng đá ven đường, trong số có người hút thuốc. - Các anh ngồi đây làm chi? - Kalouguine xẵng giọng hỏi. Một người lính đứng lên, một tay giấu tẩu thuốc ra sau lưng, tay kia đưa lên bỏ mũ xuống đáp : - Thưa ông, chúng tôi khiêng thương binh về. Chúng tôi ngồi nghỉ. - Ngồi nghỉ? Làm gì có chuyện nghỉ trong lúc này. Đi trở về chiến hào. Kalouguine đi đầu, người lính liên lạc và bốn người lính khiêng thương binh trở về tới đó đi theo. Họ đi hàng một theo chiến hào, và họ liên tiếp gặp những người lính bị thương, những người khiêng cáng đi ngược đường. Lên đến đỉnh đồi, Kalouguine rẽ sang phía trái và sau khi đi được vài chục bước, thấy mình cô đơn trong một khoảng hoang vắng gần như hoàn toàn. Một mảnh đạn rít lên gần chàng rồi bay đến cắm vào thành chiến hào, một trái đạn moọt-chê xoay tròn trong không khí như rớt thẳng xuống đầu chàng. Bỗng dưng hoảng sợ, chàng cắm cổ chạy vài bước rồi lao mình nằm sấp xuống. Sau khi trái đạn moọt-chê nổ cách chàng khá xa, chàng bất mãn với chính chàng và vội vàng nhỏm dậy. Chàng nhìn quanh xem có ai nhìn thấy chàng nằm xuống hay không, quanh chàng không có bóng người nào cả. Chỉ cần để cho sợ hãi xâm chiếm tâm hồn mình một lần là sợ hãi sẽ không chịu buông tha mình nữa. Đó là trường hợp đêm nay của Kalouguine. Chàng là người từng khoe khoang và tự hào là người không bao giờ chịu cúi đầu thấp khi đi trong chiến hào nhưng đêm nay, chàng đi như bò trong lòng chiến hào. "Hỏng rồi" - Kalouguine nghĩ thầm khi chân chàng trượt trên mặt đất trơn làm đầu gối chàng khụyu xuống - "Đêm nay chắc mình không về được". https://thuviensach.vn Chàng thở hổn hển và khó khăn, người chàng ướt đẫm mồ hôi và chàng ngạc nhiên khi thấy chàng không làm gì để chế ngự cơn sợ hãi. Bỗng dưng, khi nghe tiếng chân người đi trước mặt, Kalouguine đứng thẳng ngay lên, đầu ngửng cao, bước đi đàng hoàng, vừa đi vừa đánh mạnh tay vào chuôi kiếm. Chàng gặp mftt sĩ quan công binh vh một thúy thủ đi trở lại. Người sĩ quan chỉ tay lên vệt sáng của một trái đạn đang bay đen gần, kêu lớn : - Nằm xuống... Trái đạn đánh mạnh vào thành chiến hào. Sau tiếng kêu của người sĩ quan, Kalouguine chỉ hơi cúi đầu xuống nhưng chàng vẫn đi thằng. - Ông này gan thật - Người thủy thủ nói. Đôi mắt thành thạo của y đã nhận định được rằng trái đạn sẽ không rớt vào giữa chiến hào nên y không nằm xuống như người sĩ quan đi trước. Y nhìn theo bóng Kalouguine và nói tiếp - Ông này coi bộ chết thì chết chứ không chịu nằm đâu. Để tới cửa vào căn hầm kiên cổ của vị chỉ huy pháo đài, Kalouguine chỉ còn phải đi qua một khoảng đất trống nữa nhưng tới đây, chàng lại cảm thấy cơn sợ ngu ngốc đến làm chân tay chàng bủn rủn. Tim chàng đập mạnh như muốn vỡ tung, máu chàng chạy dồn lên đầu làm chàng choáng váng và mắt chàng hoa lên, chàng phải cố gắng ghế gớm mời chạy được tới cửa hầm. Sau khi Kalouguine nói xong khẩu lệnh, ông Tướng hỏi chàng : - Sao Đại úy thở dữ vậy? - Thưa Thiếu tướng, tôi vừa đi quá nhanh. - Mời ngồi. Tôi mời Đại úy ly rượu. Kalouguine ngồi xuống, uống ly rượu và đốt điếu thuốc lá. Trân sáp chiến đã chấm dứt nhưng hai bên vẫn pháo kích nhau dữ dội. Ông Tướng chỉ huy pháo lũy và nhiều sĩ quan dưới quyền tụ tập cả trong hầm này. Trong số các sĩ quan có Praskoukine. Họ đang nói với nhau về những chi tiết của trận sáp chiến vừa qua. Những bức tường căn hầm được dán kín bằng một thứ giấy vẽ hoa nền xanh, trong hầm có một chỗ để cho nhiều người ngồi, một cái giường nhỏ, một cái bàn trên để đầy giấy tờ, bản đồ, trên tường sau bàn treo https://thuviensach.vn một chiếc đồng hồ, trên nữa là tượng Đức Mẹ, dưới chân tượng có một ngọn đèn cháy sáng. Ngồi trong căn phòng hẹp nhưng đầy đủ tiện nghi này, Kalonguine nhìn thấy tất cả những dấu hiệu chứng tỏ một cuộc sống êm đềm, yên ổn, chàng dùng mắt đo lường những thanh gỗ lớn, dầy đến cả nửa thước, xếp sát vào nhau trên trần hầm, chàng nghe tiếng nổ của đạn trọng pháo vang tới như nổ ở một nơi nào rất xa và chàng không sao cổ thể hiểu được vì nguyên nhân nào chàng lại sợ hãi quá đáng đến hai lần như thế trong chuyến đi vừa qua. Bất mãn với chính mình, chàng muốn bước ra khỏi đây, đối diện với nguy hiểm để thử thách cao đảm của chàng. Một sĩ quan Hải quân với bộ ria rậm và huy chương Thánh George gài trên ngực áo bước vào hầm xin một tiểu đội công binh đến sửa ổ súng. Kalouguine đến nói với sĩ quan này : - Rất may tôi được gặp Đại úy ở đây. Ông Tướng sai tôi tới hỏi Đại úy tình trạng pháo đội của Đại úy ra sao? Người sĩ quan âu sầu đáp : - Chỉ còn một khẩu là bắn chính xác. - Đại úy đưa tôi đến nơi xem sao... Người sĩ quan nhăn mặt lắc đầu : - Tôi vừa vất vả cả đêm ở đó, tôi về đây để nghỉ một chút. Đại úy tới đó một mình được không? Trung úy Karlz, người phụ tá của tôi, hiện có mặt ở đó. Ông ấy sẽ chỉ cho Đại úy thấy những gì Đại úy muốn thấy. Ông Đạí úy này đã chỉ huy pháo đội đó và chiến đấu ở chiến lũy này trong sáu tháng trời dài. Vị trí pháo đài của ông là một vị tri nguy hiểm nhất trọng toàn chiến lũy. Ông có mặt ở đây từ những ngày đầu nơi này bị bao vây, khi những hầm tránh đạn trọng pháo chắc chắn như căn hầm chỉ huy này chưa được tạo thành. Ông nổi tiếng là người can đảm trong mọi trường hợp. Vì vậy, lời từ chối của ông ta làm cho Kalouguine ngạc nhiên. "Vậy mà cũng được thiên hạ đồn là can đảm. Đúng là những lời đồn đại không thể tin được..." Kalouguine nghĩ thầm, rồi chàng nói lớn : https://thuviensach.vn - Tôi đến đó một mình vậy, nếu Đại úy cho phép... Chàng nới câu trên bằng giọng mỉa mai kín đáo. Người sĩ quan nhận thấy giọng mỉa mai đó nhưng ông bất chấp. Kalouguine quên rằng người sĩ quan bị chàng coi thường và mỉa mai, châm biếm đó là người đã sống liền trong sáu tháng trời dài ở chiến lũy này trong khi chàng chỉ thỉnh thoảng mới tới chiến lũy rồi lại về ngay thành phố, tổng số giờ chàng sống thực sự trong chiến lũy chưa quả năm mươi giờ. Tự ái, kiêu căng, ý muốn nổi bật hơn người, hy vọng được ca ngợi, được tưởng thưởng, được nổi tiếng như một người hùng, sự kích thích vì được chạm mặt với nguy hiểm v.v... là những gì vẫn còn kích thích Kalouguine song người sĩ quan pháo đội trưởng này đã chán ngấy. Ông ta đã lạnh lùng, thản nhiên với tất cả những cái đó. Chúng đều trở thành quá quen thuộc với ông. Ông đã thực hiện một cuộc trình diễn tư cách, đã biểu lộ sự can đảm, đã làm những hành động liều lĩnh vô ích, ông đã giỡn chơi với cái chết, đã mong đợi tưởng thưởng và đã được tưởng thưởng. Nói tóm lại, ông đã thành công trong việc tự tạo cho ông cái danh tiếng là người sĩ quan can đảm nhất chiến lũy. Và giờ đây, tất cả những cái đó không còn kích thích nổi ông nữa. Chúng đã mất hết mãnh lực đối với ông. Ông đã nhìn cuộc đời và cuộc chiến đấu này bằng một đôi mắt khác. Ông hiểu rằng không ai có thể có cái may mắn sống được quá sáu tháng trong chiến lũy này nên ông không còn làm những hành động liều lĩnh dại dột và vô ích nữa. Ông chỉ làm đúng, làm đủ những gì bổn phận ông phải làm. Trong khi đó, người Trung úy trẻ tuổi vừa mới đến phục vụ trong pháo đội này được tám ra ngày, trước mắt Kalouguine, tỏ ra can đảm gấp mười lần ông Đại úy Pháo đội trưởng. Kalouguine cũng tỏ ra can đảm không kém gì chàng Trung úy trẻ tuổi này. Hai người thản nhiên đứng ở cửa ổ súng và còn trèo cả lên nóc ụ để đứng nhìn sang chiến lũy địch. Sau khi tới pháo đài xem xét tận chỗ tình trạng những khẩu pháo ở đây, Kalouguine trở lại hầm chỉ huy. Ở đây, chàng gặp lại ông Tướng trong lúc ông sắp lên đài quan sát cùng với các sĩ quan tham mưu của ông. https://thuviensach.vn - Đại úy Praskoukine! - Ông Tướng ra lệnh - Đại úy đi xuống dãy chiến hào bên phải. Đại úy sẽ gặp ở đó Đại đội 2 của Tiểu đoàn M. Đại úy ra lệnh cho Đại đội đó ngừng ngay công tác và im lặng rút lui về Tiểu đoàn M. trừ bị ở dưới chân đồi. Đại úy hiểu rõ lệnh chưa? Hãy đích thân hướng dẫn Đại đội đó về Tiểu đoàn M. - Tuân lệnh. - Praskoukine nói lớn và rảo bước đi ngay. Tiếng nổ của trọng pháo đã giảm dần... IX - Phải các anh là binh sĩ Đại đội II Tiểu đoàn M. không? - Praskoukine hỏi những người lính đang vác những bao cát đắp lên bờ chiến hào. - Thưa phải - Vị chỉ huy của các anh đâu? Mikhailoff, đang ngồi trong hầm, nghe rõ mấy câu trao đổi này. Nghĩ rằng có một sĩ quan cao cấp nào vừa mới tới, chàng vội ra khỏi hầm, đến gần Praskoukine và giơ tay chào. Praskoukine không khận ra người chào là Mikhailoff vì y đang mải liếc nhìn sang chiến tuyến địch : - Thiếu tướng ra lệnh... Đại đội II phải rút lui lập tức, rút lui trong yên lặng hoàn toàn, về với Tiểu đoàn M. trừ bị ở chân đồi. Mikhailoff đã nhận được người đến là Praskoukine, chàng buông tay xuống và quay lại ra lệnh cho binh sĩ. Toàn thể binh sĩ của Đại đội lập tức ngừng làm việc, cầm súng và rút đi. Những người chưa từng bao giờ được hưởng cái cảm giác này không sao có thể hiểu hết được niềm sung sướng của những kẻ, sau ba tiếng đồng hồ chịu đựng pháo kích, được phép rời khỏi mặt trận nguy hiểm. Trong khoảng ba tiếng đồng hồ này, Mikhailoff đã nghĩ đến cái chết quá nhiều và tin rằng thế nào đêm nay mình cũng phải chết - sự thực, chàng tin như vậy cũng không phải là vô lý - nên chàng đã có đủ thời gian để làm quen với tự tin chắc rằng mình sẽ chết, phần nào chàng tự coi như chàng không còn sống nữa https://thuviensach.vn vậy. Tuy vậy, khi được lệnh rút lui, chàng vẫn phải cố gắng để chế ngự ý muốn bỏ Đại đội đi sau để một mình chạy tuốt xuống chân đồi. Chàng chỉ đi đầu Đại đội, đi cạnh Praskoukine. - Au revoir! Bon voyage!1 Người sĩ quan chỉ huy Đại đội ở lại giữ chiến hào bên cạnh cất tiếng chào khi đại đội của Mikhailoff đi ngang. Mikhailoff trầm giọng chào lại : - Chúc các bạn ở lại nhiều may mắn. Đêm nay coi bộ yên rồi. Nhưng chàng chưa nói dứt lời, quân địch từ chiến lũy bên kia, dường như nhận thấy bên này có sự chuyển quân, nổ súng lớn, súng nhỏ sang ầm ầm. Quân bên này bắn lại và trận pháo kích lại tái diễn sôi nổi. Trời đêm có sao nhưng đêm vẫn tối đen. Những ánh lửa lóe lên từ đầu súng và từ những viên đạn trọng pháo nổ tung soi sáng cảnh vật trong phút chốc. Đám binh sĩ đi nhanh trong im lặng. Nhiều người chen lấn để đi vượt lên những người bạn đồng đội đi trước mình. Trong đêm tối chỉ có tiếng chân người dẫm trên mặt đất rắn, tiếng lưỡi lê chạm vào nhau, tiếng đạn nổ và thỉnh thoảng tiếng thở dài hoặc tiếng kêu khẽ của một người lính nào đó: "Lạy Chúa tôi! Lạy Chúa tôi". Đôi khi, một người lính trúng đạn ngã xuống, rên lên và những binh sĩ khiêng cáng được gọi tới. Trong Đại đội do Mikhailoff chỉ huy, đạn trọng pháo đã làm thương vong mất hai mươi sáu người kể từ đêm hôm trước. Một vầng lửa làm cho chân trời đen xa kia sáng lóe lên, người lính canh dòm qua bờ chiến hào la lớn: "Đại... bác.!" rồi một viên đạn bay rít qua đầu Đại đội cắm sâu vào lòng đất giữa những chiến hào. Tiếng nổ vang tai phát ra, đá và đất bay tung... "Bọn quỷ này... Sao chúng đi chậm đến thế không biết nữa...?" Praskoukine, đi sát sau chân Mikhailoff nghĩ thầm: "Mình có quyền chạy trước vì mình đến chỉ để ra lệnh cho chúng rút tui, mình có thể còn nhiều việc khác phải làm. Nhưng không, nếu mình chạy, chúng sẽ cho mình là thằng nhát. Bất cứ có chuyện gì xảy ra, mình cũng phải đi cùng với bọn chúng..." https://thuviensach.vn Cùng lúc ấy, Mikhailoff cũng nghĩ: "Sao thằng cha vô duyên này nó cứ đi theo bén gót mình? Nhiều lần rồi mình nghiệm thấy thằng này tới đâu là mang sui sẻo đến đó. Kìa... Một viên đạn nữa bay tới. Lần này thì nó rớt ngay đầu mình cho mà coi..." Đi được vài trăm thước nữa, Mikhailoff vẫn đi đầu Đại đội, gặp Kalouguine lừng lững đi lên, vừa đi vừa đập tay lên chuôi kiếm kêu lách cách, ông Tướng chỉ huy chiến lũy sai Kalouguine tới xem xét tình hình tại chỗ của hai chiến hào này, nhưng khi gặp Mikhailoff ở đây, Kalouguine nghĩ rằng mình có thể hỏi Mikhailoff, người vừa ở nơi đó về cũng đủ biết, chẳng nên dại dột lên chỗ nguy hiểm đó làm gì. Mikhailoff nói cho Kalouguine biết tất cả những chi tiết cần biết. Kalouguine đi cùng với Mikhailoff đến đầu chiến hào. Tới đây, chàng quay gót đi trở về hầm chỉ huy. Trong hầm lúc này chỉ còn có một sĩ quan đang ngồi ăn súp : - Có gì mới không? Kalouguine lắc đầu : - Không có gì. Đêm nay hết chuyện rồi... - Hết chuyện thế nào được? - Người sĩ quan ngừng ăn để nói với vẻ mặt quan trọng - Còn nhiều chuyện dữ dội hơn nữa là khác. Bây giờ đến lượt mình tấn công trả đũa chúng nó. Thêm một tiểu đoàn quân mình vừa tới. Ông Tướng lên tận tuyến đầu để phát lệnh tấn công, còn là đánh nhau sáng đêm nay. Đó...Thấy không? Tiếng súng tay lại nổ rồi đó. Quân mình đang tràn sang chiến lũy địch. Ê... Ông đi đâu vậy? Người sĩ quan kêu lên khi thấy Kalouguine dợm chạy ra cửa hầm. - Ông định lên tuyến đầu đấy à? Ông lên bây giờ vô ích. Muốn dự trận tấn công, ông phải có mặt từ hồi nãy. Hai nữa, trọng pháo địch đang bắn sang, lúc này mà lên đó nguy hiểm lắm ạ... Kalouguine ngồi lại. Chàng lại nghĩ thầm: "Lẽ ra mình phải có mặt ở đó mới phải.. Nhưng... kể ra đêm nay mình cũng đã xông pha khá đủ rồi còn gì? Súng bắn dữ quá.." https://thuviensach.vn Và chàng nói lớn : - Ông nói đúng. Tôi ngồi chờ đây vậy. Hai mươi phút sau, ông Tướng và nhóm sĩ quan tham mưu về đến hăm. Trong số sĩ quan này có Bá tước Pesth nhưng không thấy có Praskoukine. Trận tấn công đã xong. Quân ta đã rút về chiến lũy của mình sau khi đánh sang chiến lũy địch và gây thiệt hại nặng cho quân địch. Sau khi ngồi im chú ý nghe tất cả những chi tiết về trận tấn công Kalouguine ra khỏi hầm cùng với Pesth. X - Áo anh có vết máu. Anh cũng đánh sáp chiến với địch đấy à? - Kalouguine hỏi. - Ồ... Kinh khủng... Thật là kinh khủng.. Anh hãy tưởng tượng... Pesth bắt đầu kể chuyện dài dòng, chuyện bắt đầu từ đoạn chàng chỉ huy tiểu đoàn sau khi ông Tiểu đoàn trưởng bị trúng đạn chết, tới đoạn chính tay chàng giết chết một sĩ quan Pháp theo lời chàng kể, nếu không có chàng, trận tấn công vừa qua chắc chắn đã thảm bại. Hai sự kiện căn bản của câu chuyện này là cái chết của ông Tiểu đoàn trưởng cùng cái chết của người binh sĩ Pháp do Pesth giết, là có thật, còn những chi tiết khác đều do Pesth phóng đại ra để tự đề cao. Pesth phóng đại và tự đề cao nhưng không chủ ý làm như thể. Suối thời gian vừa qua chàng sống trong một màn sương huyễn hoặc cho nên chàng chỉ ghi nhận được những sự kiện xảy ra một cách hết sức mơ hồ. Chàng không ghi nhận được hết sự thực nhưng chàng lại tưởng tượng ra nhiều sự kiện khác, và chàng yên chí rằng những gì chàng tưởng tượng ra cũng đều là sự thực. Chàng không biết rằng đó chỉ là những sự kiện do chàng tưởng tượng. Sự thực có những sự kiện như sau: Tiểu đoàn có nhiệm vụ tấn công sang chiến lũy địch đêm nay đã phải nằm chờ suốt hai tiếng đồng hồ trong chiến hào và chịu đựng đan pháo kích của địch. Cho đến lúc địch ngừng pháo kích, ông Tiểu đoàn trưởng ra lệnh và https://thuviensach.vn các Đại đội trưởng đưa Đại đội của mình ra khỏi chiến hào, đứng sắp hàng trên khoảng đất trống sửa soạn vượt lũy. Pesth được lệnh đứng ở cạnh Đại đội II và sẽ đi cùng với Đại đội này. Chàng không hiểu chuyện gì hết và cũng chẳng biết mình sắp phải làm gì. Chàng đứng đó nín thở và cảm thấy trong xương sống mình như có một luồng điện lạnh liên tiếp chạy qua. Chàng nhìn ngay qua khoảng cách đầy bóng tối sang chiến lũy bên kia, chờ đợi một cái gì ghê gớm xảy đến. Lúy ấy, Pesth không hẳn là sợ, vì quân địch đã ngừng bắn. Chàng khó chịu, hồi hộp vì thấy mình phải đứng ở giữa chỗ trống gần với quân địch quá. Ông Tiểu đoàn trưởng lại nói nhỏ vài tiếng. Lệnh này được những Đại đội trưởng truyền khẽ lại cho nhau. Bỗng nhiên bức tường đen do những binh sĩ của Đại đội I tạo thành đổ xuống. Lệnh nằm xuống vừa được ban. Đại đội II nằm theo. Trong lúc nằm sấp trên mặt đất, Pesth chạm tay vào một vật gì sắc và nhọn. Nhìn lên, chàng chỉ còn thấy bóng dáng ông Đại úy Đại đội trưởng Đại đội II còn đứng, ông này rút kiếm ra cầm tay, đi đi lại lại trước mặt những binh sĩ trong Đại đội do ông chỉ huy. - Nghe tôi nói đây. Anh em hãy tỏ ra anh em là những chiến sĩ can đảm. Đừng có bắn chúng nó, hãy đâm chúng bằng lưỡi lê. Khi tôi hô "Tiến lên", anh em hay theo tôi. Chúng ta cùng tiến lên. Chúng ta sẽ cho chúng biết chúng ta tấn công như thế nào. Chúng ta sẽ không làm hổ danh quân đội ta. Vì Nga hoàng, vị cha chung của chúng la, chúng ta chiến đấu thật dũng cảm trong trận này. Pesth hỏi nhỏ người sĩ quan nằm cạnh chàng : - Tên ông Đại úy này là gì? Ổng can đảm ghê. Người sĩ quan khẽ đáp : - Lần nào xung trận ông cũng vậy. Tên ổng là Lissinkoffsky. Đúng lúc ấy, một ánh lửa nháng lên rồi tiếp theo là tiếng nổ vang tai, gỗ đá bay tung lên trời. Vài giây đồng hồ sau, một tảng đá lớn rơi từ trên cao xuống đè gãy chân một binh sĩ. Quân địch nã trọng pháo sang trúng ngay vào giữa chỗ Tiểu đoàn xung kích nằm chuẩn bị vượt lũy. Sự kiện này là https://thuviensach.vn một bằng chứng cho thấy rằng tuy đêm tôi, quân địch ở chiến lũy bên kia đã nhìn thấy sự chuyển động của tiểu đoàn binh sĩ bên này. - À... Chúng bây gửi tặng chúng tao đạn trọng pháo. Được lắm, lát nữa chúng tao sẽ cho chúng bay nếm mùi lưỡi lê. Bọn khốn kiếp... Ông Đại úy chửi lớn đến nỗi ông Tiểu đoàn trưởng phải ra lệnh cho ông im lặng. Đại đội I đứng lên rồi Đại đội II tiếp theo, những người lính nắm chặt những khẩu súng cắm lưỡi lê trong tay, tiến về bờ tường chiến lũy ngoài cùng. Pesth, kinh hoàng vì sợ hãi, không còn nhớ rõ là đoàn quân đi như thế xa hay gần, đi mất bao nhiêu phút, chàng đi như người say rượu, đi như người đi trong mơ. Đột nhiên, cả ngàn tia lửa nháng lên bốn phía và từ bốn phía, những viên đạn bắn tới, những đường đạn réo rít quanh chàng. Pesth rú lên một tiếng rồi lao đầu chạy về phía trước mặt, bởi vì quanh chàng, tất cả mọi người đêu kêu rú và đều chạy như thế. Chàng vấp phải một vật gì đó và ngã lên vặt ấy. Vật ấy chính là ông Đại úy Đại đội trưởng Đại đội II. Ông này vừa trúng đạn và tưởng Pesth là quân địch, ông ta nắm chặt cứng hai chân chàng. Pesth cố dằng chân ra và đứng lên. Trong bóng tối, một kẻ nào đó xô mạnh vào chàng làm chàng loạng choạng đứng không vững. Một giọng nói la lên với chàng : - Giết đi... Giết nó đi... Còn đợi gì nữa? Một bàn tay nắm lấy khẩu súng của Pesth. Mũi lưỡi lê gắn trên đầu súng đâm ngọt vào một vật gì thật mềm - A... Chúa ơi... Tiếng kêu trên đây được kêu lên bằng tiếng Pháp. Tiếng kêu bi thảm nặng nhưng đau đớn và sợ hãi. Tiếng kêu ấy cho Pesth biết rằng chàng vừa đâm chết một binh sĩ Pháp. Mồ hôi lạnh toát đầy trong người chàng, chàng run lên và rời tay để khẩu súng rơi xuống. Nhưng tình trạng kinh hoàng, bủn rủn này chỉ đến với chàng trong có vài giây đồng hồ ngắn ngủi. Ý nghĩ chàng là một người hùng đến trong óc chàng và Pesth vớ vội lại khẩu súng, https://thuviensach.vn chàng bỏ người chết nằm đó để chạy lên với đoàn quân, miệng cũng hô lớn những tiếng "Giết.. Giết..." như họ. Chạy được khoảng hai mươi bước nữa, chàng tới được chiến hào trong đó có ông Tiểu đoàn trưởng cùng nhiều binh sĩ khác. - Tôi vừa giết được một thằng.. - Pesth vừa thở vừa nói. - Ông can đảm lắm. Đó là câu phê bình của ông Tiểu đoàn trưởng. Praskoukine chết rồi. Anh biết chưa? Pesth hỏi Kalouguine trên đường hai người đi về thành phố. - Thật ư? Làm sao hắn chết được? - Sao hắn lại không chết được nhỉ? Chính mắt tôi trông hắn chết mà... - Vậy thì hắn chết thật rồi. Thôi chào... Tôi phải về báo cáo với ông Tướng. "Hôm nay mình gặp nhiều may mắn..." Kalouguine nghĩ thầm khi chàng bước chân vào vườn cây trước tòa nhà vắng, rộng "Đây là lần đầu tiên mình gặp nhiều may mắn kể từ ngày mình tới đây. Mình làm trọn vẹn công tác giao phó và trở về yên lành. Cũng có thể coi là mình từng tham dự vào trận tấn công lớn đêm nay vậy. Thể nào mình cũng được ghi tên vào danh sách được tưởng thưởng. Ít nhất họ cũng phải cho mình một cây kiếm danh dự. Thật vậy, mình xứng đáng được tưởng thưởng..." Sau khi báo cáo với ông Tướng, chàng trở về phòng riêng Vương tử Galtzine đang ngồi đọc sách ông này ngồi chờ chàng về từ lâu rồi. Một niềm hoan lạc không sao tả được xâm chiếm tâm hồn và thể xác Kalouguine khi chàng thấy chàng ngồi trong căn phòng quen thuộc, xa cách hẳn với mọi hiểm nguy. Cởi áo ngoài và giày, chàng nằm dài trên giường và kể cho Galtzine nghe những chuyện xảy ra trên chiến lũy. Những chi tiết của chuyện được dàn xếp khéo léo, được thay đổi đi đôi chút để cho chàng, Kalouguine, trở thành một sĩ quan can đảm và đầy đủ tài năng cùng đức tính. Tuy vậy, chàng cũng chỉ nói đến rất ít và nói một cách kín đáo đến sự can đảm của chàng, bởi vì chuyện chàng can đảm là chuyện tự nhiên rồi, https://thuviensach.vn không còn ai không biết là chàng can đảm, và không ai có quyền - trừ Đại úy Praskoukine đã chết - nghi ngờ sự can đảm của chàng. Đại úy Praskoukine, tuy vẫn lấy làm hân hạnh được đi chung với Kalouguine ở công viên, từng có lần nói với vài sĩ quan khác rằng Kalouguine không "ưa" đi trong chiến hào. Chúng ta tạm rời Kalouguine để trở về với Mikhailoff. Lúc này, Mikhailoff và Praskoukine đang cùng đi xuống chân đồi. Khi đi ra hết đường chiến hào, Mikhailoff bắt đầu thở được dễ dàng hơn trước. Ra khỏi vùng nguy hiểm, ngực chàng nhẹ hẳn đi. Chàng vừa đi vừa quay đầu nhìn lại vùng tối đen sau lưng và tình cờ, chàng trông thấy ánh lửa lóe lên. Người lính gác kêu lên: "Moọt-chê"!. Một người lính khác, đi liền sau lưng Mikhailoff, nói tiếp : - Nó bay thẳng tới mình đó. Mikhailoff đứng ngửa cổ nhìn ngây lên trời. Điểm sáng của viên đạn như dừng lại lơ lửng ngay trên đầu chàng. Đây đúng là lúc mà không ai có thể đoán biết được viên đạn sẽ rơi về hướng nào, rơi vào đâu. Khoảnh khắc thời gian đó chỉ là một, hai giây đồng hồ. Rồi, với một tốc độ nhanh hơn gấp bội, trái đạn xuống gần, xuống gằn. Người đứng dưới trông rõ những tia lửa tóe ra ở đuôi trái đạn, tiếng đạn vo vo nghe rõ như ở ngay cạnh tai. Trái đạn rơi ngay vào giũa Đại đội đang rút lui. "Nằm xuống!". Một người kêu lên. Cả Mikhailoff và Praskoukine cùng vội nằm xuống. Hai mắt nhắm lại, Praskoukine nghe rõ tiếng trái đạn xuyên vào lòng đất ở ngay cạnh chỗ gã nằm. Vài giây đồng hồ trôi qua, với gã dài như cả tiếng đồng hồ, trái đạn không nổ. Praskoukine kinh sợ và gã tự hỏi vì sao gã lại có thể kinh sợ đến như thế. Rất có thể là trái đạn rơi xa gã lắm nhưng gã tưởng tượng là ở ngay cạnh gã. Gã mở mắt và cảm thấy hài lòng khi thấy Mikhailoff nằm bất động bên cạnh gã. Rồi gã nhìn thấy đuôi trái đạn vừa rơi xuống hãy còn quay như con vụ ở cách gã chỉ có vài thước. Cơn sợ lạnh ngắt làm cho trí óc gã ngừng hoạt động xâm chiếm tâm hồn gã. Gã nằm úp mặt vào hai bàn tay. https://thuviensach.vn Lại một giây đồng hồ nữa đi qua trong đó cả một chuỗi dài những ý nghĩ, những hy vọng, những cảm giác, những kỷ niệm trôi qua óc Praskoukine. "Ai sắp chết? Mikhailoff hay là mình? Hay là cả hai? Nếu mình trúng đạn, mình sẽ bị thương ở đâu? Ở đầu, mình chết ngay. Nếu vào chân, họ sẽ cưa chân mình đi. Mình phải đòi có nhiều thuốc mê, may ra mình thoát chết. Nếu chỉ có Mikhailoff chết, mai sau mình sẽ nói rằng mình nằm cạnh hắn khi hắn trúng đạn, máu hắn chảy sang người mình. Mình cố cứu hắn mà không được. Không... Đạn gần mình hơn. Chắc mình chết..." Rồi gã nhớ lại số tiền 12 đồng ruble gã còn thiếu Mikhailoff, gã nhớ cả một món nọ khác ở Petesburg mà lẽ ra gã phải thanh toán từ lâu. Một điệu hát du mục gã vừa hát hồi chiều nay trở về với gã. Gã cũng nhìn thấy trong tưởng tượng hình ảnh người đàn bà hắn từng yêu đội mũ đan gài hoa đứng trong gió xuân, gã nhớ và nhìn thấy gã đàn ông từng chửi gã nhưng câu thật nặng trước đây năm năm, gã từng nguyền sẽ trả thù nhưng chưa bao giờ gã thực sự tính đến việc trả thù. Trong lúc gã nhìn thấy những hình ảnh ấy, cảm giác về hiện tại, vì cái chết gần kề, cái chết sắp đến, vẫn không rời bỏ gã. "Có thể là nó không nổ", gã nghĩ và sắp mở mắt ngiêng đầu nhìn. Cũng đúng lúc đó, ánh lửa đỏ bùng lên, ánh lửa xuyên vào tận mắt gã mặc dầu hai mắt gã vẫn nhắm nghiền, một vật gì xuyên mạnh vào ngực gã với một tiếng xé rợn người... Praskoukine chồm dậy, loạng choạng chạy vài bước, chân gã vướng vào thanh kiếm và gã ngã xuống : - Lạy Chúa... Mình chỉ bị thương nhẹ... Đó là ý nghĩ đầu tiên của Praskoukine sau khi bị thương, gã muốn đưa tay lên sờ vết thương ở ngực nhưng hai tay gã như bị trói cứng đơ. Nhiều binh sĩ chạy qua lại trước mắt Praskoukine và gã nằm lẩm nhẩm đếm : - Một, hai, ba... lính. Một sĩ quan rơi mất mũ... Một ánh lửa khác lóe lên, Praskoukine nghĩ đến chuyện ánh lửa đó nháng lên từ súng bên mình hay bên địch? Đại bác bắn hay súng cối bắn? Chắc là https://thuviensach.vn đại bác.. Lại một tiếng nổ đinh tai nữa vang lên, thêm nhiều người lính chạy ngang mắt gã. Bỗng dưng, Praskoukine cảm thấy sợ bị những người chạy kia dẫm phải. Gã muốn kêu lên cho họ biết rằng gã chỉ bị thương nhẹ nhưng môi gã khô cứng lưỡi gã nằm bất động trong miệng gã. Gã khát khô cổ. Gã cảm thấy ngực gã ướt đẫm và cảm giác ấy làm gã nghĩ tới nước. "Mình làm vết thương chảy nhiều màu vì mình ngã xuống..." Gã nghĩ, và gã càng cảm thấy sợ bị những người lính đang chạy kia dẫm lên. Gã cố gắng kêu : - Đỡ tôi dậy... Nhưng thay vì thốt ra những tiếng ấy, Praskoukine chỉ rên lên được một tiếng rùng rợn. Tiếng rên làm cho chính gã cũng phải kinh hoàng. Rồi những đốm lửa đỏ nhảy múa trước mắt gã, người gã nặng và gã khó thờ như có những tảng đá lớn đè lên. Những đốm lửa nhảy nhanh hơn, những tảng đá đè nặng hơn. Praskoukine ruỗi người ra, gã ngừng thấy, ngừng nghe, ngừng nghĩ, ngừng cảm. Gã chết vì mảnh đạn xuyên vào giữa ngực. XII Mikhailoff cũng nằm sắp xuống khi trái đạn đến. Cũng như Praskoukine, chàng nghĩ đến vô số chuyện trong khoảng hai giây đồng hồ trước khi trái đạn nổ. Chàng đọc thầm câu kinh và chàng nghĩ: "Xin Chúa làm theo ý Chúa... ồ... Sao tôi lại làm lính? Sao tôi lại đổi sang bộ binh? Sao tôi không ở trong đội Kỵ binh bây giờ vẫn đóng ở F.? Ở đó tôi được gần Natacha! Tôi đến đây làm gì để mà... chết?" Chàng bắt đầu đếm thầm "Một, hai, ba bốn..." với sự tin tưởng rằng nếu trái đạn nổ vào số chẵn, chàng sẽ sống, nếu nổ vào số lẻ, chàng sẽ chết... Khi tiếng nổ vang lên, quên cả việc ghi nhớ đạn nổ vào số lẻ, chẵn, chàng nghĩ: "Xong rồi, mình đã chết..." Đầu chàng đau nhức như bị búa tạ đập vào. - Xin Chúa tha tội cho tôi... https://thuviensach.vn Mikhailoff nói nhẩm và chắp hai tay lại định nằm chờ chết, nhưng cùng lúc đó hai chân chàng tự động đứng lên. Chưa đứng hẳn lên được chàng lại ngã chúi xuống. Khi mặt chàng chạm đất, chàng biết rằng mũi chàng chảy máu. Rồi chàng ngất đi. Khi tỉnh lại, chàng biết rằng máu chảy đầy trên mặt chàng nhưng đầu chàng đã bớt đau. "Linh hồn tôi đang thoát đi. Không biết mình sắp thấy những gì đây? Xin Chúa nhận linh hồn Mikhailoff. Nhưng..." - Chàng lý luận với chính chàng. - "Lạ nhỉ? Mình chết rồi sao mình vẫn còn nghe thấy tiếng chân người, tiếng súng nổ?" - Khiêng cáng lại đây. Đại đội trưởng bị thương... Tiếng người nói vang lên trên đầu Mikhailoff. Chàng nhận ngay được tiếng đó là tiếng Hạ sĩ Ignatieff. Có người nâng vai chàng lên, Mikhailoff mở mắt và nhìn thấy bầu trời đen lấp lánh ánh sao, thấy hai viên đạn bay ngang nền trời như đuổi nhau. Rồi chàng trông thấy Hạ sĩ Ignatieff cúi xuống nhìn vào mặt chàng, đằng sau Ignatieff là sườn đồi thoải dốc trên đó có nhiều người lính khiêng cáng hoặc cầm súng chạy qua, chạy lại. Đột nhiên Mikhailoff hiểu rằng mình vẫn còn sống. Một cục đá bay tới làm cho đầu chàng bị thương nhẹ. Cảm nghĩ đầu tiên của Mikhailoff khi chàng biết mình không chết gần như một thất vọng. Chàng đã yên tâm, đã sẵn sàng đi sang thế giới bên kia đến nỗi sự trở lại với sự thực, với cảnh chiến trường giữa trận pháo kích, cảnh những chiến hào, cảnh máu đổ như làm cho chàng tỉnh mộng. Cảm nghĩ thứ hai là niềm vui được sống tự động đến làm cho ngực chàng chan hòa sung sướng và cảm nghĩ thứ ba là làm sao rời nơi này cho mau. Hạ sĩ Ignatieff dìu Mikhailoff đi xuống đồi. Chàng Đại úy bắt đầu tỉnh hồn, chàng cất tiếng : - Đưa tôi đi đâu đây? Đi xuống đồi làm gì? Tôi phải ở lại với đơn vị của tôi. Và chàng dừng lại, đẩy người hạ sĩ ra : https://thuviensach.vn - Tôi không về Quân Y Viện. Tôi ở lại chỉ huy Đại đội. - Đại úy nên về coi kỹ vết thương ra sao. Lúc đầu, có khi chỉ bị thương soàng nhưng sau trở thành nặng. Đại úy nên về băng bó đàng hoàng. Mikhailoff do dự không biết mình nên làm gì. Thực ra, chàng cũng muốn nghe theo lời khuyên của Ignatieff nhưng chàng từng nhìn thấy cảnh Quân Y Viện chật ních những thương binh, người nào cũng bị thương nặng. Chàng nghĩ thầm: "Bọn y sĩ ở đó sẽ cười nhạo mình khi thấy vết thương của mình. Không được". Không nói tiếng nào nữa với Ignatieff, chàng mạnh bạo đi trở lại. - Đại úy Praskoukine vừa đi cạnh tôi đây đâu rồi? - Mikhailoff hỏi người Thiếu úy dưới quyền chàng. Viên Thiếu úy ngập ngừng đáp : - Tôi không được rõ. Có lẽ ông ấy chết rồi... - Có lẽ là thế nào? Chết hay bị thương, Thiếu úy phải biết rõ. Sao không đi tìm ông ấy? - Thưa Đại úy. Đang còn hỗn loạn lắm, tôi chưa kịp đi tìm. - Bây giờ đi làm đi. Lỡ ra ông ấy chỉ bị thương thôi thì sao? Nếu ông ấy chết, chúng ta phải đem xác ông ấy về. Mikhailoff ngồi xuống, hai tay ôm lấy đầu. Những bước đi vừa rồi làm cho đầu chàng nhức nhối trở lại. - Phải tìm cho ra Đại úy Praskoukine - Chàng nhắc lại bằng giọng nói ôn hòa hơn - Thiếu úy Ivanitch. Nếu ông ấy chết, ta có bổn phận phải tìm xác ông ấy, đem về. Thiếu úy Ivanitch không nói gì ca. Nhưng Ivanitch vẫn đứng đó chưa chịu bước đi. Mikhailoff ngồi ôm đầu, nghĩ thầm: "Chỉ vì việc trở lại tìm xác Praskoukine, có thể có vài người nữa phải chết. Hắn không ở trong đơn vị https://thuviensach.vn mình, lại sao mình lại sai người đi chết vì hắn? Chết thật vô ích". Tuy nghĩ vậy nhưng chàng vẫn nói : - Anh em... Chúng ta phải trở lại tìm ông Đại úy Praskoukine. Tôi chắc ông ấy chỉ bị thương chứ chưa chết đâu. Chàng nói bằng giọng yếu sìu, không chút uy quyền nào cả, vì chàng đang đau đầu nên không nói lớn được và chàng biết rõ hơn ai hết rằng không một ai muốn đi trở lại vùng đang bị pháo kích trên đồi. Vì chàng không hẳn là ra lệnh, cũng không đích xác nói với ai, nên chẳng có ai rời bước đi trở lên đồi. "Chắc hắn chết rồi. Binh sĩ của mình cũng chết nhiều, chẳng nên sai họ trở lại nơi nguy hiểm ấy. Mình phải đích thân trở lại. Mình phải trở lại. Mình trở lại tìm hắn thôi..." Nghĩ tới đây, Mikhailoff buông tay ôm đầu và đứng dậy : - Thiếu úy Ivanitch - Chàng ra lệnh - đưa Đại đội xuống đồi. Tôi sẽ theo sau. Một tay chàng nắm vạt áo choàng tay kia chạm vào tượng ảnh Thánh Mitrophanes đeo trên ngực - chàng luôn luôn đeo tượng ông thánh này trên ngực - Mikhailoff lầm lũi đi trở lên đồi. Chàng tìm lại được chỗ hồi nãy chàng và Praskoukine nằm cạnh nhau. Sau khi biết chắc là Praskoukine đã chết, chàng vuốt mắt cho hắn rồi mới chậm chạp đi xuống đồi. Đại đội dừng lại chờ chàng ở đầu con đường đi vào thành phố. Trên trời đêm vẫn còn vài trái đạn bay như đuổi theo họ. XIII Nhiều trăm người mất chân, mất tay, mang những tấm thân nhầu nát, đẫm máu, những người trước đó hai tiếng đồng hồ còn đầy những ham muốn, những ao ước khác nhau, những ham muốn, ao ước cao đẹp hoặc tầm thường, nằm cứng ngắc trên mặt cỏ ướt sương đôi chỗ nở vài bông hoa cỏ giữa những chiến hào, giữa hai chiến lũy đối diện nhau hoặc trên mặt sàn tòa giáo đường trong thành phố Sebastopol. Nhiều người vẫn còn sống nhưng bị bỏ rơi giữa những xác chết, nhiều người khác nằm trên cáng, trên https://thuviensach.vn võng, trên mặt sàn đầy máu của Quân Y Viện. Trên cảnh tang thương đó và thản nhiên với tất cả, thản nhiên như mãi mãi muôn đời, mặt trời lên khỏi đỉnh núi Saponné và chiếu ánh nắng vàng xuống không khác gì buổi sáng hôm qua, ánh sao mờ đi và biến mất, sương mù dâng lên từ mặt biển đầy ắp thủy triều rì rào, làn mây dài vắt ngang chân trời bỗng lên màu tía. Cũng như sáng qua, như cả ngàn ngàn buổi sáng trước đó, mặt trời từ từ lên, mạnh và kiêu hãnh, hứa hẹn sự sống, niềm vui, hạnh phúc và tình yêu cho trái đất vừa trở giấc. XIV Buổi chiều, ban quân nhạc lại tấu nhạc ở công viên thành phố. Trong công viên và ở những đại lộ quanh đó, những nhóm sĩ quan, binh sĩ và những thiếu phụ, thiếu nữ lại đi đi lại lại như trong một ngay hội dưới những vòm cây nở hoa trắng xóa. Kalonguine, Vương tử Galtzine và một sĩ quan khác đi bên nhau trên đại lộ, vừa đi vừa nói với nhau về những chuyện xảy ra trong đêm qua. Đề tài chính của cuộc nói chuyện này không phải là chiến tranh mà là về vai trò của những kẻ tham dự chiến tranh. Vẻ mặt, giọng nói của họ có một cái gì như nghiêm trọng làm cho người nhìn họ có thể nghĩ rằng con số tổn thất quá lớn về nhân mạng làm cho họ buồn rầu. Nhưng, thực ra sau trận đánh lớn đêm qua, ba sĩ quan trên đây chẳng mất người bạn nào thân thiết để họ phải buồn phiền, họ chỉ làm ra vẻ nghiêm trọng để tỏ ra họ là những nhân vật quan trọng. Kalouguine và người sĩ quan bạn, không muốn gì hơn là mỗi ngay được dự chiến như họ từng dư chiến đêm qua, miễn là như đêm qua, họ không bị chết, để rồi họ được tưởng thưởng và đặc cách thăng cấp. Mỗi lần nghe người ta nói đến một nhà chinh phục nào đó đưa cả triệu con người vào chỗ chết để thỏa mãn tham vọng riêng của mình và gọi nhà chinh phục đó là ác quỷ, tôi lại muốn phá lên cười2. Hãy hỏi Thiếu úy Petrochef Antonoff kia hoặc hỏi bất cứ một ông sĩ quan nào, bạn sẽ thấy rằng tất cả họ đều là những Đại đế Napoleon nho nhỏ, những ác quỷ sẵn sàng dự trận, sốt sắng giết cả trăm người để được thăng cấp, hoặc để được tăng lương. https://thuviensach.vn - Xin lỗi... - Người sĩ quan, một Trung tá, nói với Kalouguine - Trận đánh đêm qua xảy ra ở cánh trái của chiến lũy. Tôi ở đó mà. - Có thể lắm - Kalouguine nói tiếp - Tôi ở bên cánh mặt. Đêm qua, tôi tới đó hai lần để gặp ông Tướng, lần thứ ba, tôi tự ý đến đó. Tôi thấy mặt trận nặng hơn ở bên cánh mặt. Như người ôn hòa và khiêm nhượng nhất đời, ông Trung tá gật đầu : - Nếu ông nói vậy, chắc là cánh mặt nặng hơn. Tôi chỉ được biết có một góc chiến trường... Rồi ông nói với Galtzine : - Quân ta tổn thất nhiều quá. Riêng một trung đoàn tôi đã có tới bốn trăm người thương vong. Tôi không biết nhờ phép lạ nào tôi lại không hề hấn gì... Đi đến đầu đại lộ, họ gặp Đại úy Mikhailoff đầu quấn băng trắng đi đến trước mặt họ. - Bị thương à? - Kalouguine hỏi. - Nhẹ thôi. - Mikhailoff đáp. Galtzine nhìn qua vai Mikhailoff vào công viên hỏi trống không một câu bằng tiếng Pháp : - Le général est il déjà arrivé? Muốn tỏ ra mình cũng nói được tiếng Pháp, Mikhailoff vội đáp : - Non, pas encore.3 - Đến giờ này, thỏa ước ngừng bắn có còn hiệu lực không nhỉ? Galtzine nhìn thẳng vào mặt Mikhailoff khi hỏi câu trên bằng tiếng Nga. Việc Galtzine cố ý chuyển từ tiếng Pháp sang tiếng Nga là để cho chàng Đại úy này hiểu rằng mình muốn nói: "Tôi biết ông nói tiếng Pháp một cách khó khăn, sao ông không nói tiếng Nga đi cho rồi?". Sau đó cả bọn cùng đi vào công viên. Cũng như buổi chiều hôm trước đến đây nghe tấu nhạc, Mikhailoff cảm thấy cô đơn và lạc lõng. Không muốn phải nói https://thuviensach.vn chuyện với bất cứ ai, chàng đến ngồi một mình trên chiếc ghế đá, lấy thuốc lá ra hút. Bá tước Pesth cũng xuất hiện ở công viên. Chàng kể cho mọi người biết rằng chàng ở trong phái đoàn thương thuyết với địch quân để thực hiện cuộc ngưng bắn hôm nay và chàng từng nói chuyện với những sĩ quan Pháp trên mặt trận còn đầy những xác chết và một sĩ quan Pháp đã nói với chàng : - Nếu trời sáng chậm một tiếng đồng hồ nữa, chúng tôi đã tấn kích một lần nữa sang bên ông. Và Pasth kể là chàng đáp lại : - Nếu các ông sang, chúng tôi đã có cái hân hạnh mời các ông trở về một lần nữa. Nhưng sự thực, là mặc dầu Pesth có mặt trong đoàn sĩ quan lên mặt trận thương thuyết về thỏa ước tạm ngừng bắn và chàng rất muốn nói chuyện với những sĩ quan Pháp, chàng chẳng nói được câu nào đáng kể. Chàng chỉ đi đi lại lại quanh đám sĩ quan cao cáp của đôi bên đứng thảo luận với nhau ở khoảng đất trống giữa hai chiến lũy, và chàng có hỏi một binh sĩ Pháp : - Anh là người miền nào? Người lính Pháp này trả lời. Và cuộc nói chuyện chấm dứt. Khi Pesth đi tới gần một chiến hào địch, người lính Pháp đứng gác ở đó nghĩ rằng chàng không hiểu tiếng Pháp, chửi chàng một câu tục tĩu và nói : - Nó dòm ngó mình đây, thằng khốn.. Trên đường trở về thành phố, Pesth tưởng tượng ra cuộc đối thoại lý thú với người sĩ quan Pháp và sắp đặt trước những câu tiếng Pháp để kể lại với các thân hữu. Đại úy Zobkine, Đại úy Objogoff cùng nhiều sĩ quan khác từng có mặt trong công viên này chiều qua chiều nay vẫn có mặt. Tuy nhiên, cũng có nhiều người vắng mặt như Praskoukine, Neferdoff và nhiều người khác, xong chẳng ai để ý đến sự vắng mặt của họ. Chẳng ai nghĩ gì đến họ. Giờ https://thuviensach.vn này những người vắng mặt đó vẫn chưa được đem chôn, có người vẫn còn nằm ngoài kia, giữa những chiến hào. XV Những lá cờ trắng, dấu hiệu của cuộc tạm ngừng bắn để dọn xác chết tung bay trên chiến lũy của cả hai bên. Trong thung lũng cỏ mượt nở những bông hoa trắng từng đống xác người cụt đầu, cụt chân tay, vỡ ngực, lòi ruột được binh sĩ hai bên đi khiêng về đặt nằm chồng chất lên nhau chờ những chiếc xe ngựa tới chở đi. Không khí phảng phất mùi hôi của những xác chết. Dân chúng trong thành phố Sebastopol kéo nhau ra tận chân đồi để nhìn cảnh nhặt xác chết trên chiến trường. Trong lúc binh sĩ đôi bên làm việc, nhóm sĩ quan Nga Pháp chỉ huy họ đứng nói chuyện với nhau. Chúng ta hãy nghe họ nói những gì với nhau. Ở một nhóm, một sĩ quan Nga trẻ tuổi đang cầm xem hộp đựng đạn của binh sĩ Pháp. Mặc dầu sĩ quan này nói tiếng Pháp thật dở, chàng cũng làm cho người sĩ quan Pháp đứng với chàng hiểu được chàng muốn nói gì. - Sao lại in hình con chim lên đây? - Vì đây là hộp đựng đạn của một đơn vị thuộc Ngự Lâm Quân - Người sĩ quan Pháp giải thích - Con chim này là con ó, dấu hiệu của Hoàng gia. - Ông có thuộc Ngự Lâm Quân không? - Không. Tôi ở Trung đoàn 6 Bộ binh. - Cái này mua ở đâu? Người sĩ quan Nga chỉ tay lên cái tẩu cắm thuốc lá bằng gỗ trên miệng người sĩ quan Pháp. - Mua ở Balaklaya, bằng gỗ trắc đó. - Đẹp.. Đẹp... - Cho phép tôi được biếu nó cho bạn để kỷ niệm ngày hôm nay... Người sĩ quan Pháp gỡ mẩu thuốc lá ra khỏi tẩu, thổi vào đó một cái rồi mới đưa cho người sĩ quan Nga. Xong, y còn lịch sự đứng nghiêm chào. https://thuviensach.vn Người sĩ quan Nga vội vã móc túi tìm vật tặng lại. Những sĩ quan Nga, Pháp khác đứng quanh đó thấy thế đều mỉm cười. Hai sĩ quan Nga, Pháp đừng riêng một chỗ cùng nhìn về những đống xác người chết. Một người lắc đầu : - Thê thảm quá. Việc đi nhặt xác không bao giờ vui cả. Đêm qua là đêm đánh nhau dữ nhất từ ngày nào đến giờ ông bạn có đồng ý như thế không? - Dạ - Người sĩ quan kia đáp - Binh sĩ quả cảm như vậy là một vinh dự cho chúng tôi... - Ông bạn nói làm tôi mắc cở. Binh sĩ các ông mới thực là tinh nhuệ và quả cảm... Chúng ta hãy bỏ họ lại đó với những câu chuyện vô nghĩa của họ. Chúng ta hãy nhìn chú bé con mười tuổi kia, chủ nhỏ đội mũ nỉ cũ quá rộng dáng chừng là của cha chú để lại, đôi bàn chân không vớ nằm trong đôi giày quá lớn, chú bận cái quần rách được buộc bằng một sợi dây lên vai. Chú đi vào vùng chiến hào từ những phút đầu tiên của cuộc ngừng bắn. Và chú đi lang thang khắp nơi từ lúc đó, nhìn ngắm và xem xét một cách ngây ngô những xác chết nằm co quắp. Chú hái mấy đóa hoa dại nở trong thung lũng và chú cầm những bó hoa này đưa lên mũi, như để nhờ hương hoa làm mất mùi hôi hám của xác chết. Dừng lại bên một đống xác chết vừa được những người lính khiêng về, chú tò mò nhìn rất lâu một xác người cụt đầu. Cánh tay của xác chết gớm ghiếc này như đang muốn cầm vật gì. Đứng đó một lúc, chú nhỏ có vẻ bạo dạn hơn, chú lấy chân chạm nhẹ vào cánh tay đang giơ lên đó và bỗng nhiên cánh tay rơi bịch xuống đất. Chú nhỏ thốt ra một tiếng kêu sợ hãi, lùi lại rồi cắm cổ chạy. Những lá cờ ngừng bắn bay trên những pháo đài, trên những chiến hào, mặt trời rực rỡ lên cao trên biển xanh, sóng biển lấp lánh phản chiếu ánh nắng vàng, cả ngàn người sống đứng tụ lại dưới ánh nắng đó, nhìn nhau, nói chuyện, cười cợt. Tất cả những người này đều theo đạo Gia-tô, họ đều tình nguyện tuân theo luật yêu thương nhân loại của Đấng Cứu Thế, nhưng họ vẫn thản nhiên trước cảnh tàn sát ghê gớm do chính họ gây ra, không một kẻ nào quỳ gối xuống tỏ lòng hối hận vì mình đã trót giết người, đã làm mất https://thuviensach.vn đời sống của người khác, đã không yêu thương lẫn nhau. Không một ai ôm hôn nhau như anh em, không một ai nhỏ một giọt nước mắt xót thương. Rồi những lá cờ trắng được hạ xuống, giờ ngừng bắn đã hết, những dàn máy gieo rắc cái chết và đau khổ lại lên tiếng và những giọt máu vô tội lại đổ xuống, những tiếng rên la đau đớn lại vang lên... -------------------------------- 1 Bằng tiếng Pháp trong nguyên bản. 2 Nhân vật "Tôi" trong đoạn này là tác già Sebastopol. (Lời người dịch) Trong thời đại này, giới quý tộc Nga rất sính nói tiếng Pháp, cho việc nói được tiếng Pháp là sang. 3 Trong truyện này ta thấy các sĩ quan Nga tay đánh nhau với quân Pháp nhưng vẫn giữ cái tật nói tiếng Pháp với nhau. https://thuviensach.vn Sebastopol, tháng Tám năm 1855 Vào một ngày cuối tháng Tám trên con đường đá nối liền hai quận Douvanka và Baktchisarai ở bên ngoài thành phố Sebastopol có một chiếc xe ngựa đang di chuyển chầm chậm về phía thành phố bị bao vây. Trên chiếc xe ngựa này có hai người ngồi, một sĩ quan và gã đầy tớ của chàng. Gã gia nhân cầm cương ngựa, chàng sĩ quan ngồi cạnh. Chàng sĩ quan hãy còn trẻ, có đôi vai nở và tấm thân vạm vỡ, lực lưỡng. Chàng có thể được coi là quân nhân đẹp trai nếu làn da mặt chàng đừng có màu vàng úa như màu lá chết và đừng có quá nhiều vết răn. Đôi mắt chàng màu nâu, linh động và có vẻ rất sắc rất tinh. Bộ ria mép của chàng hơi dầy và chàng có thói quen đưa lên môi cắn nhẹ đầu ria. Hai ngày nay chàng không được cạo râu nên dưới cằm chàng, nhiều sợi râu đen mọc ra lởm chởm. Chàng bị thương vì mảnh đạn đại bác ghim vào đầu trong ngày 10 tháng Năm, hiện nay đầu chàng vẫn còn được băng bó, nhưng chàng đã cảm thấy chàng khỏe lại hoàn toàn, chàng vừa rời bệnh viện Symperopol để trở về với Trung đoàn của chàng, đơn vị ấy hiện đang đóng ở đâu đó trong vùng vang động tiếng súng kia, nhưng cho tới lúc này, chàng vẫn chưa biết chắc là đơn vị của chàng hiện đang ở trong Sebastopol hay ở Severnia, ở Inkerman. Tiếng trọng pháo nổ nghe thật gần, nhất là khi chiếc xe ngựa đưa chàng sĩ quan về với mặt trận đi vào một vùng đồng trống không có những ngọn đồi bao quanh ngăn đi tiếng động được gió đưa tới. Thỉnh thoảng, một tiếng nổ lớn lại làm rung chuyển mặt đất và làm cho chàng sĩ quan rùng mình mặc dầu chàng không muốn. Có lúc tai chàng lại nghe được những tiếng động khác nhỏ hon, như trống thúc quân hòa với những tràng súng tay. Tất cả những tiếng ấy hòa lẫn với nhau như tiếng sấm của một trận bão mùa hè, khi mưa bắt đầu rơi xuống. Mọi người chàng sĩ quan gặp trên đường đều nói rằng trong Sebastopol đang có trận pháo kích dữ dội. Không cần nghe mọi người nói, những tiếng nổ vang tới cũng cho chàng sĩ quan biết như thế. Chàng dục gã gia nhân thúc ngựa đi nhanh hơn. https://thuviensach.vn Họ gặp một chiếc xe ngựa khác đi ngược đường. Đây là xe của những người nông dân chở lương thực tới tiếp tế cho Sebastopol nay trên đường trở về. Xe chở nhiều thương binh và bệnh binh. Trên xe nằm ngồi hỗn độn những người lính bộ binh bận quân phục xám, những binh sĩ hải quân bận áo xanh, những thanh niên dân sự tình nguyện lên chiến trường phục vụ đội mũ đỏ và những người lính địa phương râu ria. Khi hai chiếc xe gặp nhau trên con đường đá, chiếc xe của chàng sĩ quan phải dừng lại và nép vào vệ đường. Chàng sĩ quan nhăn mặt và nheo mắt nhìn qua đám bụi khô sang chiếc xe đang đi ngang để nhìn mặt những người nằm ngồi trong đó. - Thưa ông... trong xe có người lính ở đơn vị mình... Gã gia nhân nói với chủ, tay gã chỉ vào lòng chiếc xe ngựa đi ngang. Một người lính, hai tay bị thương, ngồi thẳng người trong xe ngay sau lưng người nông dân đánh xe. Trông thấy chàng sĩ quan đang nhìn mình, anh định giơ tay lên mũ chào và cử động này làm cho anh chợt nhớ là hai tay anh đang bị thương. Một binh sĩ khác nằm cạnh anh. Chàng sĩ quan chỉ trông thấy hai bàn tay anh lính này đưa lên nắm lấy thành xe và hai đầu gối anh nhô lên. Người thương binh thứ ba có vẻ cùng đơn vị với hai anh vừa kể ngồi ở cuối xe, lưng quay lại, hai chân bỏ ra ngoài xe. Anh này chưa trông thấy chàng sĩ quan. - Mấy anh kia... Trung đoàn H. phải không? - Chàng sĩ quan lớn tiếng hỏi. - Thưa vâng. Kính Trung úy... - Người lính bị thương hai tay đáp. - Trung đoàn đang ở đâu? - Thưa ở Sebastopol. Nhưng hôm thứ tư, chúng tôi nghe nói Trung đoàn sắp di chuyển... - Di chuyển đi đâu? - Thưa Trung úy... đi đâu chúng tôi không được biết rõ. Có thể là sang Severnia. Chắc là sang Severnia... Người thương binh kể lể như để chứng minh trường hợp bị thương của mình với thượng cấp : https://thuviensach.vn - Từ nửa tháng nay, chúng nó bắn ta dữ quá. Chúng nó có quá nhiều đạn, chúng nó bắn cả ra biển. Dữ dội lắm. Nét mặt người lính diễn tả sự khủng khiếp nhiều hơn là lời nói, nhưng Trung úy Koseltzoff, người từ ngày nhập ngũ đến giờ chỉ quen làm những công việc văn phòng và đây là lần chàng lên mặt trận lần thứ hai, tỏ ra khinh thường lời nói của người lính. Chàng nghĩ thầm: "Bọn lính ngu ngốc bao giờ cũng sợ quân địch, cũng đề cao quân địch". Tuy vậy, trong đáy lòng chàng, Koseltzoff cũng sao xuyến. Để ngăn nỗi lo sợ có thể dâng lên, chàng gắt với gã gia nhân : - Nicolaieff. Đi đi chứ. Bộ mày ngủ hay sao đó? Nicolaieff giựt dây cương, gã thốt ra mấy tiếng dục ngựa trên vành môi dầy và chiếc xe ngựa lọc cọc chuyển bánh. - Chỉ ngừng để cho ngựa ăn thôi - Chàng sĩ quan quyết định - Đi mau tới để gặp Trung đoàn trước khi họ di chuyển. II Vừa tiến vào đường Douvanka, nơi hai dãy nhà bên đường đều sụp đổ, chiếc xe ngựa của Trung úy Koseltzoff phải ngừng lại vì một doàn xe chở đạn đại bác dừng ở giữa đường. Hai người lính bộ binh, ngồi trên tảng đá dưới bức tường đổ bên đường, đang ăn bánh mì và dưa hấu. - Bạn đi đâu đây? Còn xa lắm không? Người lính đang ăn dưa hấu cất tiếng hỏi một người lính bộ binh khác, vai đeo túi quân trang, đang đứng gần họ. - Bọn tôi được lệnh đi lên nhập vào Trung đoàn - Người lính được hỏi đáp - Bọn tôi từ hậu phương xa lắm tới đây. Bọn tôi giữ hậu cứ của Trung đoàn nhưng mới đây, nhận được lệnh về là tất cả đều phải lên mặt trận, có điều rắc rối là bọn tôi không biết đích xác Trung đoàn hiện đóng ở đâu. Có người nói rằng tuần trước, Trung đoàn chúng tôi ở Korabelnaia. Bạn có biết Korabelnaia ở đâu không? https://thuviensach.vn Một người lính già trên xe chở đạn nói xuống : - Ngay trong thành phố, ngay trong thành phố... Korobelnaia là một mặt của Sebastopol. Mấy hôm trước bọn tôi vừa phải lên đó. Chỗ đó dữ lắm... - Dữ? Dữ là thế nào? - Người lính vừa từ hậu phương tới lo sợ hỏi. - Dữ là đánh nhau dữ chứ còn là thế nào nữa? - Người lính già thản nhiên dùng dao cắt miếng dưa ứa nước - Bạn có nghe tiếng nổ không? Đó, tiếng nổ ở Korabelnaia đó. Trên ấy, quân mình không có hầm tránh đạn, không có chiến hào, cứ nằm trên mặt đất mà chịu trận. Quân mình chết ở đó nhiều lắm... Người lính mới đến có vẻ suy nghĩ rồi anh móc tẩu thuốc trong túi ra, đứng yên lặng nhồi thuốc, sau khi xin lửa châm thuốc, anh hút vài hơi rồi nói : - Chúa cho ai sống là người ấy được sống. Chào các bạn, tôi đến Korabelnaia đây... Nói xong anh rảo bước đi về phía tiếng nổ. Người lính đang ăn bánh mì nói với theo : - Nghỉ ở đây chút đã nào. Làm cái gì mà vội dữ vậy? Người lính lên mặt trận vẫn bước đi bên đoàn xe chở đạn, anh nói nhỏ như người nói một mình : - Vội hay không thì cũng vậy thôi. Mình đâu có thể ngồi ở đây mãi được... III Ở trạm liên lạc, nơi những sĩ quan đi công tác có quyền dừng lại ăn nghỉ, lấy ngựa, lấy xe để đi tiếp, Koseltzoff thấy nhiều người đứng chật trong trạm và trước cửa trạm. Khuôn mặt nổi bật nhất trong đám đông mà chàng nhìn thấy là mặt lão Trạm trưởng. Lão này gầy khẳng gầy kheo và có vẻ khó tính, đang cãi nhau với hai sĩ quan. - Các ông mới chờ có hai mươi bốn tiếng đồng hồ đã ăn nhằm gì, còn phải chờ ít nhất là hai trăm bốn mươi bốn tiếng đồng hồ nữa may ra các ông mới có ngựa. Các ông Tướng đến đây cũng phải chờ... https://thuviensach.vn Lão hung hăng tiếp : - Không có ngựa là không có ngựa. Không lẽ tôi biến tôi thành ngựa cho các ông cưỡi sao? Một chàng sĩ quan hầm hầm cao giọng : - Nếu trạm không có ngựa là tất cả mọi người đều không có ngựa. Tại sao hồi nãy thằng đầy tớ ông nào đó mang đồ tiếp tế đi lại được cấp ngựa? Chàng sĩ quan này có vẻ tránh nói đến tiếng "mày" nhưng mọi người nghe giọng chàng đều cảm thấy muốn "mày tao" với lão Trạm trưởng. Người sĩ quan bạn chàng trẻ tuổi hơn, dịu giọng nói vói lão : - Trạm trưởng... Ông nên biết rằng chúng tôi không cần ngựa để đi chơi. Chúng tôi đi có công tác khẩn cấp. Chúng tôi sẽ bắt buộc phải báo cáo tình trạng bê bối này với ông Tướng. Chúng tôi cũng sẽ phải báo cáo cả thái độ của ông, ông có vẻ bất kể quyền ưu tiên của những sĩ quan đi công tác... Người sĩ quan thứ nhất gắt lên : - Việc gì phải nói tử tế với nó? Hạng này tử tế không được... Và đột nhiên, chàng quát : - Ngựa... Mang ngựa ra đây... Im lặng một lúc sau tiếng quát ấy. Rồi lão Trạm trưởng bắt đầu nói : - Tôi không muốn gì hơn là cấp ngựa cho các ông. Để các ông chờ đợi, tôi được lợi cái gì? Ông nào đến cũng đòi có ngựa để đi ngay, ngựa mà lại là ngựa tốt nữa. Nhưng trạm tôi hết ngựa rồi thì tôi làm thế nào? Ở đây tôi bị chửi bới mỗi ngày. Đầy tớ các ông, các ông còn không nỡ nói nặng như nói với tôi. Các ông giết tôi, tôi chịu. Nhưng ngựa thì hiện giờ không có. Các ông muốn làm gì thì làm... Nói xong, lão bỏ vào trạm và biển mất. Koseltzoff xuống xe. Chàng đi vào trạm cùng với hai sĩ quan nọ. - Chẳng sao - Chàng sĩ quan trẻ tuổi nói với bạn như để làm dịu cơn giận của bạn - Chúng mình đã làm hết sức mình có thể làm được. Chờ thêm vài https://thuviensach.vn ngày nữa cũng đâu có chết ai... Koseltzoff phải vất vả nhiều mới tìm được một chỗ ngồi trong căn phòng đầy người, đầy khói thuốc, ngổn ngang những hành lý của trạm liên lạc. Chỗ chàng ngồi ở gần cửa sổ. Chàng ngồi đó và những ngón tay bận rộn vấn một điếu thuốc lá, chàng bắt đầu quan sát những khuôn mặt chung quanh và nghe tiếng nói chuyện quanh chàng. Đám đông tụ lại ở quanh bếp than cạnh cửa ra vào, trên bếp có một ấm đun nước trà bằng đồng méo mó và một nồi đun món gì đó đang sôi, nhiều gói giấy nhỏ đựng đường rơi vãi trên mặt cái bàn gỗ nhỏ đặt cạnh bếp. Một chàng sĩ quan trẻ tuổi, mặt nhăn không một sợi râu, đang bỏ trà vào ấm. Bốn chàng sĩ quan khác trạc tuổi chàng này nằm ngồi rải rác ở nhiều chỗ khác quanh đó. Một chàng, đầu gối lên cái áo khoác gập lại, nằm ngủ há miệng trên chiếc ghế dài. Một chàng khác đang bận rộn cầm dao thái nhỏ từng miếng thịt trừu cho người bạn cụt một tay cầm chĩa xiên ăn. Hai sĩ quan khác, một người bận chiếc áo khoác đặc biệt của những sĩ quan hầu cận, người kia bận bộ quân phục bộ binh mới đẹp, có hai cái yên ngựa để cạnh, ngồi riêng một nơi. Chỉ cần nhìn qua quân phục của hai sĩ quan này, người ta cũng biết họ không phải là sĩ quan chiến đấu trên mặt trận. Nét mặt họ biểu lộ vẻ hài lòng vì tình trạng đặc biệt của họ. Họ ngồi đó thảnh thơi hút thuốc như hai kẻ thỏa mãn nhất đời với hiện tại. Trong phòng còn có một y sĩ có đôi môi dày, một hạ sĩ pháo thủ trông có vẻ như người Đức đang ngồi đếm tiền. Bốn gã gia nhân, gã thì ngồi ngủ gật, gã thì mở rương hành lý ra kiểm soát lại đồ của chủ, là bốn người đàn ông cuối cùng trong phòng. Koseltzoff nhìn một lượt quanh phòng và thấy chàng chẳng quen mặt một ai. Chàng thấy chàng có cảm tình với nhóm bốn chàng sĩ quan trẻ ngồi gần bếp lửa. Qua nét mặt và dáng điệu của họ, chàng đoán được ngay rằng họ là những sĩ quan mới ra trường, việc này làm chàng nhớ đến cậu em của chàng. Em chàng vừa ở trường huấn luyện sĩ quan pháo binh ra và đã đi thẳng tới chỉ huy một dàn trọng pháo nào đó trong Sevastopol. Nguợc lại, chàng có ác cảm nặng nề ngay với hai sĩ quan ăn mặc đẹp đang ngồi hút thuốc và nói chuyện riêng với nhau ở góc kia. Chàng thấy họ hỗn xược thật đáng ghét. Là sĩ quan từng chiến đấu và bị thương trên mặt trận, chàng vẫn https://thuviensach.vn còn mang dấu vết thương tích trên đầu, Koseltzoff thấy chàng có quyền và có bổn phận phải nói vài lời gì đó, phải làm vài cử chỉ nào đó, cho hai sĩ quan văn phòng kia cảm thấy tình trạng đáng khinh của họ, nghĩ vậy, chàng quyết định nhập bọn vói bốn chàng sĩ quan trẻ. IV - Mình sui. Sui thật là sui. Chờ đợi từ ngày đầu mà đến trận kết cục mình lại không được dự. Mấy trận lớn này là những trận cuối cùng đây... Người nòi câu trên là chàng sĩ quan trẻ nhất bọn. Chàng nói với giọng ngại ngùng, do dư của người sợ mình nói ra một câu gì không đúng làm cho mọi người cười nhạo. Hai má chàng hồng lên như má con gái. Chàng sĩ quan cụt một tay nhìn chàng trẻ tuổi và mỉm cười : - Bạn còn có nhiều cơ hội dự trận mà, tin tôi đi... Nét mặt chàng sĩ quan độc thù tươi hẳn lên vì nụ cười ấy. Chàng sĩ quan trẻ tuổi má hồng cũng cười, nhưng nụ cười của chàng là nụ cười lễ phép, kính nể. Chàng rót trà nóng ra ly bưng đến cho người đàn anh cụt tay. Và thật vậy, vẻ mặt, giọng nói, kiểu ngồi và nhất là cánh tay áo rỗng của người sĩ quan độc thủ làm cho chàng có cái vẻ thản nhiên, tự tại của người đã chịu đựng tất cả những gì người khác từng chịu đựng, đã biết rõ tất cả những chuyện người khác nói, đã trả xong nợ và đã thảnh thơi. Đặt ly nước trà bốc khỏi cạnh lay người sĩ quan độc thủ, chàng sĩ quan trẻ nhất trong bọn trở lại hỏi người bạn ngồi bên bếp lửa : - Đại úy quyết định sao ạ? Chúng mình nghĩ lại đây đêm nay nữa hay là sẽ tiếp tục đi với con ngựa ốm sắp chết của mình? Người được hỏi chán chường lắc đầu tỏ ý bất lực không quyết định được. Chàng trẻ tuổi quay lại nói với chàng sĩ quan độc thủ : - Đại úy nghĩ coi... Bọn chúng tôi bốn người, đi chung trên cái xe chở rơm, con ngựa của chúng tôi kiệt sức rồi, bắt nó kéo chúng tôi đi nữa chắc nó chết. Ở Sebastopol, Đại úy có vài ký vàng cũng không mua được một con https://thuviensach.vn