🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thuốc Nam Chữa Bệnh Trẻ Em Ebooks Nhóm Zalo XL#^BẲN VẴN HÓẦ - THÔNG UN ■ THUỐC NAM CHỮA BỆN H TRẺ EM LẼ LIÊM (Biên soạn) THUỐC NAM chữa bênh trẻ em NHÀ XUẤT BẢN VĂN HÓA - THÔNG TIN PHẦN I BỆNH TRẺ EM THƯỜNG GẶP - XỬ LÝ NHANH BẰNG CÁC BÀI THUỐC NAM ĐƠN GIẢN CHỮA TIÊU CHẢY ở TRỄ NHỎ Bài thuốc; 500g cà rốt. Gọt vỏ, thái mỏng, nấu với 1 lít nước cho thật nhừ. Sau đó nghiền nát rồi cho thêm ít muối và nước cho đủ 1 lít, đun sôi trở lại. Lọc lấy nuớc cho trẻ uống làm nhiều lần, mỗi lần 100-150 ml. CHỮA CHỨNG TRỄ EM BỊ LỞ LOÉT BẰNG GẠO TỄ Triệu chứng: Trẻ em thường hay bị chốc, lở, viêm loét ỏ tai và mặt. Do nhiệt độc ở thai còn lưu lại trong người sinh ra Bài thuốc: Lấy 1 nắm gạo tẻ đã giã trắng, nghiền thật mịn. Khi trẻ ngủ thì thoa lên chỗ lỏ loét, chỉ vài ba lần là khỏi. CHỮA SUNG RỐN BẰNG RAU KINH GIỚI Rau kinh giới - Kinh giới tuệ. giả tô, khương giới. Vị cay, tính ấm, không độc, có thể làm tan phong nhiệt... Cây nhỏ, cao 40 - 60cm. Thân vuông, có lông mịn. Lá mọc đối, mép khía răng, gân lá nổi rõ ở mặt dưới. Hoa nhỏ màu tím nhạt, hoặc hổng tía mọc thành bông lệch ỏ đầu cành. Cành lá và cụm hoa. Thu hái vào lúc cây đang ra hoa. Phơi hoặc sấy khô. Bài thuốc: Lấy 1 nắm lá kinh giới nấu nước rửa rốn của bé. Tiếp theo lấy 1 củ hành, nướng nóng, thái mỏng đắp lên rốn trẻ là khỏi CHỮA PHONG GIẢN, KHÚ THỞ BẰNG Bổ KẾT Dùng bột bồ kết (đốt tồn tính), phèn phi với hai lượng bằng nhau, trộn đều hoà với nước uống. Ngày uống 6-12 lần, mỗi lần 0,5g đến khi mửa đờm ra hay hạ đờm xuống được thì thôi. CHỮA TRẺ BỊ HOẲ ĐON BẰNG RAU SAM Triệu chứng: Trẻ bị chứng hoả đơn nổi mẩn quanh rốn, nóng như lửa đốt. Bài thuốc: Lấy rau sam tươi, giã, vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã thì đắp lên chỗ đau, rất hiệu nghiệm. 6 CHỮA ƯỚT RỐN BẰNG RAU SAM Bài thuốc: Lấy rau sam khô hoặc rau sam tươi đem sấy khô, hay đốt tồn tính, tán thành bột mịn - Rắc lên rốn của trẻ, dùng băng sạch băng lại - Để đúng 12 tiếng thì tháo băng. CHỮA HO NẶNG, THỞ GẤP BANG TÍA TÔ Bài thuốc; Lấy 20g hạt tía tê tán thành bột, hoà với nước đun sôi đểcòn âm ấm, lọc bỏ phần bã cho uống. Hoặc hoà bột này với nước cháo hay nước cơm cho uống sẽ khỏi CHỮA RỈ MÁU ở RỐN Bài1: Trẻ bị chảy máu ỏ rốn, có khi vọt ra như vòi cau. Lấy Đương quy nhai dịt vào. Bài 2: Trị trẻ em rốn chảy nước, không khô. Long cốt tán nhỏ rắc vào rốn sẽ khô. CHỮA TRÙNG THIỆT BẰNG d â u TẰM Triệu chứng: Trùng thiệt là chứng dưới lưỡi mọc ra một cục thịt giống như một cái lưỡi nhỏ. Bài thuốc: Lấy một đoạn rễ cây dâu tằm, rễ mọc về hướng đông, cạo lấy lớp vỏ trắng, sắc đặc rồi bôi lên vú của người mẹ, cho trẻ bú thì khỏi. CHỮA UỐN VÁN ở RỐN Bài 1; Lấy đất vách tường hướng đông đắp lên rốn. Bài 2: Đốt lá ngãi ra tro nhét vào rốn, lấy bông băng chặt. Bài 3: Trẻ nhỏ uốn ván rốn, sưng lầy lâu không khỏi. Đốt tổ ong lấy bột mà bôi sẽ khỏi. Bài 4: Tán đào nhân (hột đào - bỏ vỏ) đắp lên. Bài 5: Rốn phong loét lở, lấy 5 con ốc sên bỏ vỏ giã ra nước mà bôi. CHỮA TRỀ BỊ SƯNG RỐN Bài thuốc: Sắc kinh giới lấy nước mà rửa, lại nướng hành ấp lên rốn. Nên thường lưu ý, chớ để trẻ đái ướt rốn. 8 CHỮA TRỄ EM BỊ RỐN ưửr Bài1: Xa tiền tử, đem sao cháy, tán nhuyễn đắp lên. Bài 2: Tán nhỏ phục long can, sau đó đắp lên rốn trẻ. CHỮA TRỄ S ơ SINH KHỐNG cú DA Nguyên nhân là do người mẹ ít tiếp xúc với đất, thai nhi không được hơi đất hoặc bị di truyền độc giang mai. Triệu chứng; Trẻ sinh ra đỏ hỏn, không có da. Bài 1: Lấy chăn dầy bọc trẻ đặt trên đất sét vàng 1 đêm là khỏi. Một cách nữa là lấy gạo lúa sớm, xay ra bột mà thoa cho trẻ, khi nào ra da thì ngừng, cả 2 cách đều hiệu nghiệm. Bài 2: Trộn phục long can (đất lòng bếp) với lòng trắng trứng mà thoa. CHỮA SƯNG M ỗi BẰNG DÂU TẰM Bài thuốc: Dùng vỏ cây dâu tằm phần hướng về phía đông (phía mặt trời mọc). Cạo bỏ bì thô, giã vắt lấy nước cốt bôi lên chỗ môi bị sưng CHỮA BỆNH SỞI BẰNG RAU DIẾP Bài thuốc: Lấy rau diếp cá sao sơ. sắc cho uống thì khỏi, không tái phát CHỮA HO KHI LÊN SỞI BẰNG QUẢ LÊ Bài thuôc; Lê tươi 1 quả, qua lâu bì 1 quả (vỏ của trái qua lâu, nhân dân còn gọi là thao ca). Trái lê khoét bỏ lõi, qua lâu bì sao vàng, tán mịn rồi nhét vào ruột quả lê. Bọc bột mì xung quanh rồi đem nướng chín; chia ra hai lần ăn trong ngày. Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi giảm bớt liều: hai ngày chỉ ăn 1 quả. CHỮA TRỄ RỐN Lổl SƯNG MỌNG Bài thuốc: Đại hoang, mẫu lệ (mỗi vị 5 tiền), phác tiêu (2 tiền) tán nhỏ. Mỗi lần dùng 1-2 tiền. Rửa sạch con ốc, tẩm vào bột một ngày cho tan ra, lấy nước mà bôi. CHỮA m Lưũl BẰNG RAU NGÓT Bài thuốc: Giã nát lá rau ngót tươi sạch, vắt lấy nước hoà với mật ong, thấm vào bông hoặc miếng gạc sạch chà lên lưỡi, 10 lợi và vòm họng trẻ, chỉ hai lần trẻ lại bú được bình thường. CHỮA TƯA Lưứl BẰNG CÂY cỏ Mực Bài thuốc: Cỏ mực (toàn cây tươi trừ rễ) 8g Hẹ (lá tươi) 4g Giã vắt lấy nước cốt hòa với mật ong chấm lên chỗ đau, 2-3 lần một ngày, mỗi lần cách nhau 2 giờ. RỐN TRẾ CÚ MÙI HỐI VÀ CHẢY MỦ Cần phải cho trẻ đến bác si nhi khoa khám, chắc rốn của con bạn đã bị viêm nhiễm. TRỄ EM BỊ PHONG NHIỆT CHÁN ẪN Bài thuốc: Lê 3 quả rửa sạch, thái miếng, đổ 3 lít nước, đun đến khi cạn còn 1 lít, bỏ bã, đổ gạo vào nấu cháo cho trẻ ăn. TRẾ EM RA MỔ HÔI TRỘM Ăn mía hoặc uống nước mía vài lần trong ngày. TRỄ NHỎ KÉM ẪN Hoa đậu ván trắng 15-20g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống hằng ngày, liên tục trong nhiều ngày. 11 CHỮA CHẬM MỌC RĂNG BẰNG CÂY MÍA Lấy cạnh lá cây mía cào nhẹ trên nướu răng trẻ, trẻ sẽ mọc răng PHỒNG BỆNH SỞI Bài thuốc: Hạt anh đào 30 hạt, giã nát, hành cả rễ 10 củ, sắc uống. Khi uống có thể tra thêm ít đường vừa đủ. Mỗi ngày 2 lần. TRẾ EM BỊ SỞI Bài thuốc: Cùi trám xanh 30g sắc uống. PHÒNG LÊN ĐẬU Bài 1: Hoà tan hùng hoàng với dầu mè, đổ vào lỗ mũi và miệng trẻ. Bài 2: Giã nát quả trám (cà na) như bột, trộn lẫn với bột làm bánh, cho trẻ ăn tuỳ thích. Ăn chừng 1 cân thì vĩnh viễn không lên đậu. 12 CHỮA Túc Lơ THƠ ở TRẺ NHỎ Trẻ nhỏ tóc thưa thớt; sắc lá đào, lá liễu với nước, giã gan heo vắt lấy nước, hoà với nước ấy mà bôi lên đầu tóc, tóc sẽ mọc. CHỮA TRỄ BỊ CẲM LỞ BẰNG CÂY MÍA Triệu chứng: Trẻ bị chứng cảm lở, miệng sưng loét bú không được Bài thuốc: Lấy vỏ mía đốt cháy, tán nhỏ sắc vào là khỏi HẠ SỐT CHO BÉ Ngâm nước: áp dụng khi bé không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Nếu thấy mặt bé tái hoặc người run thì phải bế ra khỏi nước; choàng khăn và lau khô ngay. Chườm nước đá: Đựng nước đá vào một túi vải hay cao su rồi đặt vào gáy, hoặc nách, háng, có đệm một lớp vải hay len. Có thể làm nhiều lần trong ngày và thay nước đá khi đã tan hết. Nếu không có nước đá, đắp khăn tẩm nước mát lên trán cũng được. Nhỏ mũi: Nếu bác sĩ đã chỉ định dùng thuốc nhỏ mũi có kháng sinh, hãy dùng dụng cụ bóp - hút bằng cao su, rửa lỗ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý rồi dùng ống nhỏ giọt nhỏ thuốc vào mũi bé. Sau khi dùng, phải rửa ống nhổ giọt bằng cồn 90 độ. Trước khi dùng thuốc nhỏ 13 mũi, để thuốc vào một chén nước ấm để hâm cho thuốc ấm lên. Xông: Đổ nước nóng vào bồn tắm hay một chậu lớn rồi pha một thìa súp dầu khuynh diệp vào. Phòng tắm phải đóng kín để hơi bốc lên không bị thoát ra ngoài. Bế bé trên tay hoặc để chơi ở dưới sàn có trải khăn. Khoác một khăn tắm quanh người bé, không cẩn mặc quần áo. Mồ hôi bé sẽ ra nhiều. Hơi nước nóng có dầu sẽ thấm qua da được bé thỏ hít vào phổi. Sau khi bé ra mổ hôi, quấn khăn quanh người rồi bế ra khỏi phòng tắm, lau khô.. Chú ý không để bé bị lạnh khi ra khỏi phòng. Phương pháp này rất tốt cho trẻ em bị sốt vì đau họng. CHỮA TRẺ BỊ Ù TAI BANG củ HÀNH Bài 1: Lấy 2-3 thăng muối ăn, chưng nóng lên rồi gó lại, nằm áo tai lên làm gối, lạnh thì thay mồi khác. Cách này trị cả bệnh tai nghe tiếng 0 - 0. Bài 2: Vùi hành vào tro nóng, để cho hành nóng lên thì nhét vào lỗ tai, mỗi ngày thay 3 lần. Bài 3: Giã nát hạt cải tươi trộn với sữa mẹ, bọc bông nhét vào tai. Mỗi ngày thay 1 lần. 14 CHỮA TRỄ BỊ NUỨC VÀO TAI BẰNG CÂY BẠC HÀ Bài thuốc: Lấy 1 nắm lá bạc hà, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai của trẻ, khỏi liền TRỊ, NGỨA, MÊ ĐAY, NGHẸT MŨI, s ổ MŨI Các hiện tượng như nghẹt mũi, sổ mũi, mắt bị ngứa và chảy nước mắt, buồng phổi có cảm giác nóng ran, co thắt... đều là những triệu chứng của dị ứng. Dị ứng, hoặc chứng mẫn cảm, là phản ứng của cơ thể khi bị ảnh hưỏng của thời tiết, hoặc những chất lạ xâm nhập từ bên ngoài. Mỗi ngày uống từ 200mg-300mg chất Niacin, sẽ làm các triệu chứng dị ứng giảm đi thấy rất rõ. Nên uống trước khi đi ngủ. CHỮA DỊ ÚNG VỚI BỘT NGỌT Khi thấy mỏi cổ, chóng mặt, bần thần, hoặc khát nước sau khi ăn thức ăn có mỳ chính, hãy uống từ 50- 100mg sinh tố B6 (Lưu ý; liều lượng B6 trên 50mg không nên dùng thường, có thể sinh biến chứng.) Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút uống một viên sinh tố B5 loại 250mg sẽ không bị nghẹt mũi khi nằm ngủ, đồng thời xoa dịu được các triệu chứng dị ứng khác. Thuốc này tuyệt đối an toàn có thể dùng mỗi ngày (không tạo biến chứng khi dùng nhiều hoặc dùng thường xuyên). 15 CHỮA MẨN NGỨA ở TRẾ Bài 1: Mướp 30g, rửa sạch, thêm chút muối, nấu chín ăn cả bã uống nước. Bài 2: Rau sam, rau muống, mỗi thứ 30g nấu canh uống. Bài 3: Rau muống 30g, râu ngô 15g, mã thầy 10g, nấu canh ăn. Bài 4; Đậu xanh, bách hợp, mỗi thứ 30g, nấu cháo ăn. Bài 5: Cá chạch tươi luộc bỏ bã, ăn canh. Bài 6: Gạo nếp 50g, rau câu 30g, nấu cháo ăn. Bal7: Ý đĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứSOg, cùng nghiền bột mịn nấu cháo. Bài 8: Xích đậu, bí đao lấy vỏ mỗi thứ 30g, sắc uống thay trà, có thể uống thường xuyên. Bài 9: Nước chè xanh, nước quả tươi hoặc nước cà chua uống thường xuyên. Bài 10: Thương truật 45g Tùng hương 60g Đại phong tử 150g Ngũ bội tử 15g 16 Khổ sâm, hoàng bách, phòng phong mỗi thứ 45g Bạch tiên bì 15g Hạc phong 60g Tất cả nghiền thành bột, dùng hai tờ giấy, đặt lên 6g thuốc cuộn thành điếu. Sau khi châm lửa, xông khói vào chỗ đau mỗi lần 15 phút, dùng trong mẩn ngứa mãn tính. Một số điều cần trành Tránh dùng xà phòng rửa da sẽ làm mẩn ngứa ‘nặng thêm. Nếu vảy hơi dày có thể dùng dầu gai bôi lên cho mềm da. Nếu đắp chăn quá dày sẽ gây ngứa, không nên dùng chăn len, mặc áo len. Không nên dùng kháng sinh hay gây dị ứng, nên thử test cẩn thận trước khi tiêm, hoặc hết sức thận trọng khi dùng đường uống. CHỮA NGỨA PHÁT BAN DO PHONG NHIỆT Bài thuốc: Thương nhĩ tử, địa phu tử mỗi thứ 6g Hoặc dùng: Bồ công anh 15g Cúc hoa, kim ngân hoa mỗi vị 9g Cam thảo 5g Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng lá đơn tướng quân 20g hoặc nhẫn đông đằng, thổ phục linh, thương nhĩ tử mỗi vị 20g. sắc uống. 2-TNCBCr 17 CHỮA HỐC XƯ0NG BẰNG LÁ THÀM LÀM Kiếm lá thàm làm (lá đuôi tôm), rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho trẻ ngậm, bã đắp vào chỗ bị nuốt đau. Nếu cổ sưng không nuốt được, thì lấy lá hẹ, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước cốt rỏ vào họng trẻ vài giọt, sau đó cho trẻ ngậm nước cốt lá thàm làm. CHỮA Húc XƯONG BẰNG HẠT TIÊU Lấy 1 chút tiêu bột để gần mũi trẻ, trẻ hắt hơi xương sẽ văng ra. CHỮA HÓC XUUNG BẰNG củ Tỏi Lấy 1 tép tỏi, bóc bỏ vỏ ngòai, nhét tỏi vào mũi trẻ, xương cá ra ngay. CHỬA HỐC XƯƠNG BẰNG LÁ THÈN ĐEN Lấy 1 nắm phèn đen, rửa sạch, vò với nước sôi, lắng trong, cho trẻ ngậm. CHỮA GHẾ LỞ BẰNG LÁ SUNG Sung là loại cây thường được trổng ven ao hổ để lấy bóng mát, lá dùng gói nem. 18 Làm thuốc nên chọn những lá có nốt sần. Ta hay gọi là lá sung vá hay lá sung tật. Nhựa cây sung dùng làm thuốc rất tốt. Quả sung cũng có tác dụng lợi sữa. Lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát Bài thuốc: Lá sung non giã nát xát lên nhiều lần. CHỮA TRẺ EM BỊ CHÀM MẶT Triệu chứng: Trẻ em bị chàm hai gò má đỏ ửng nổi đát lấm tấm hoặc có lỗ nhỏ lỏ loét thường chảy nước vàng. Bài thuốc: Dùng 100g vỏ cây râm bụt, 10g bồ kết, 10g gừng tươi. Vỏ cây râm bụt cạo bỏ vỏ bẩn bên ngoài rồi thái nhỏ, quả bồ kết bóc bỏ hạt, gừng tươi thái nhỏ. cả ba thứ cho vào nồi, đổ 1 .OOOml nước đun cạn còn 10Oml, gạn bỏ bã để cho trong rồi cho vào nồi đun nhỏ lửa, cô đặc sền sệt, để nguội cho vào lọ bôi dần. Bôi hai lần một ngày, trước khi bôi, rửa sạch các vết mụn chàm bằng nước lá trầu không đun sôi để nguội. CHỮA TRỄ EM BỊ BỆNH MÊ ĐAY Tán nhỏ phục long can (Đất lòng bếp) trộn với lòng trắng trứng gà đắp lên. Hễ khô, thay lượt khác. 4 19 Bài 2: Trộn bột gừng khô với mật, đắp lên. Bài 3: Thái miếng mỡ heo đắp lên. Bài 4: Nấu 1 cân lá liễu với 1 đấu nước, còn 3 thăng rửa chỗ vết đỏ lúc nước ấm, ngày 7-8 lần. Bài 5: Tán đậu đỏ ra bột rắc lên. Nếu chưa mọc nhọt thì hoà với lòng trắng trứng gà mà đắp. 20 PHẦN II CÁCH CHỮA TRỊ BỆNH HO AN THẦN GIẢM HO BẰNG QUẢ QUẤT Cây quất còn gọi kim quất hoặc quất vàng. Quả quất vị ngọt chua, tính ấm, vào các kinh phế, vị, can. Có công năng tiêu đờm, trị ho, lý khí, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Bài1: Quất hai quả (bỏ vỏ, hạt, vách múi), bột ngó sen một ít, đường 100g, một ít hoa quế, nấu chè ăn. Bài 2: Quất 10 quả, gừng tươi 6g, thiên trúc hoàng 6g. Sắc lấy nước uống ngày một lần. CHỮA HO, VIÊM HỌNG BẰNG c a m th ả o v à v ỏ r ễ d â u Bài thuốc: Bách bộ bỏ lỏi sao vàng: 10g Mạch môn bỏ lỏi 10g 21 vỏ rễ dâu 5g Xạ can 5g Cam thảo dây 5g. Làm sạch dược liệu, thái mỏng, sấy khô trộn lẫn dược liệu với nhau, đổ ngập nước, nấu thành 150ml cao lỏng. Thêm 50g đường. Đun sôi, đóng lọ kín, dùng uống mỗi lần một thìa canh. Mỗi ngày uống 2 - 3 lần (trẻ em mỗi lần một thìa cà phê). CHỮA HO BẰNG CÂY Bổ KẾT Bồ kết bỏ hạt hoặc đốt ra than, hoặc tán nhỏ làm thành viên hay thuốc bột có vị cay, mặn, tính ôn, hơi độc. Hạt bồ kết có vị cay, tính ôn, không độc Bài thuốc: Bồ kết 1 quả, quế chi 1g, đại táo (táo đen) 4g, cam thảo 2g, sinh khương 1g. Nước 600ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày. CHỮA HO BẰNG cỏ LƯỠI RẮN Bài thuốc: Ngày dùng 100g cỏ lưỡi rắn tươi, rửa sạch, sao vàng cho vào 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3 lần uống trong ngày. Kiêng kỵ: Phụ nữ mang thai phải cẩn thận khi sử dụng. 22 Ngoài ra, một thông báo khoa học cho biết: cỏ lưỡi rắn ức chế quá trình sinh tinh trùng ỏ chuột, vì vậy những vị mày râu yếu sinh lý cũng nên lưu ý. CHỮA HO BẰNG RAU KHÚC Rau khúc có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tiêu đờm, trị ho, hen suyễn, trị cảm sốt, thấp khớp, chữa bệnh tăng huyết áp, đắp ngoài trị rắn cắn. Bài thuốc: Rau khúc 30g Gừng tươh 3 lát sắc uống 3 lần trong ngày Mỗi lần uống từ 40-50ml, uống trước khi ăn, uống 5 ngày liên tục. CHỮA HO CỐ ĐỞM, CẦM NÔN MỬA BẰNG củ GỪNG Cây gừng có thân rễ phình lên thành cũ. Bộ phận dùng làm thuốc là thân rễ (củ) tươi hoặc khô. Gừng khô: đào củ, rửa xắt mỏng, phơi khô trong râm hoặc để nguyên củ đem giã giập, phơi héo. Vị cay, tính nóng, trục hàn, thông mạch. Bài thuốc: Ngậm hoặc nhai nuốt nước 4-20g củ gừng tươi một ngày, chia ra làm nhiều lần. Chú ý: Gừng tươi có tính hơi nóng Gừng củ già xắt lát, tẩm đường hoặc tẩm muối ngậm chữa ho và làm ấm họng về mùa đông, có thể cho thêm 23 gừng vào nước chè tươi tạo cho nước thêm hương vị, uống ấm người, phòng trị ho rất tốt. CHỮA HO NHIỂƯĐỜM BẰNG HỔNG KHÔ Bài thuốc: Hồng khô 3 quả, cho 300ml nước sắc còn 100ml lấy ra cho thêm 50ml mật ong, chia uống 2 lần trong ngày. CHỮA HO KHAN BẰNG LÁ TRE NON Là lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre. Có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Thường dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Bài thuốc: Dùng lá tre 12g Rau má 12g Vỏ rễ dâu 12g Quả dành dành (sao vàng) 8g Lá chanh 8g, cam thảo 6g Nước 700-800ml, sắc còn 250-300ml để uống Chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng. 24 CHỮA HO LÂU NGÀY BẰNG NHÂN LẠC VÀ HẠT TÁO Bài thuốc: - Nhân lạc cộng với táo tàu, mật ong, mỗi thứ lấy 30g. Sắc lấy nước uống, uống 2 lần/ ngày. - Nhân lạc 30g, nấu chín nhừ rồi trộn lẫn 30g mật ong, ngày ăn 2 lần sẽ khỏi. CHỮA HO, CHẢY MÁU CAM BẰNG CÂY HUYẾT DỤ Cây huyết dụ có vị nhạt tính mát, làm mát máu, cầm máu, nhưng vừa làm tan máu ứ và giảm đau. Thường được dùng để chữa các trường hợp bị thương và phong thấp gây đau nhức. Cây thuốc này do có lá màu đỏ đẹp nên còn được nhân dân nhiều địa phương trồng để làm cảnh. Bài thuốc: Lá huyết dụ tươi 30g Lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi, mỗi vị 20g sắc uống. CHỮA HEN SUYỄN BẰNG ĐINH LÃNG Đinh lăng còn được gọi là cây gỏi cá. Lá đinh lăng phơi khô, nấu lên có mùi thơm đặc trưng, dân gian gọi nôm na là mùi “thuốc bắc”. Lá tươi không có mùi thơm này. Bài thuốc: Rễ đinh lăng 25 T Bách bộ Đậu săn Rễ cây dâu Nghệ vàng Rau tần dày lá Củ xương bồ 6g Gừng khô 4g Đổ 600ml nước sắc còn 250ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày, uống lúc thuốc còn nóng. CHỮA TRỄ HO DO HÀN BẰNG BÁCH BỘ Đào lấy củ già rửa sạch cắt bỏ rễ 2 đầu, đem đồ vừa chín, hoặc nhúng nước sôi, củ nhỏ để nguyên, củ lớn bổ đôi, phơi nắng hoặc tẩm rượu, sấy khô. Rửa sạch, ủ mềm rút lõi, xắt mỏng phơi khô, dùng sống. Tẩm mật một đêm rồi sao vàng. Kiêng kỵ: Tỳ hư, tiêu chảy: không dùng. Vị này dễ làm thương tổn tới vị, có tính hoạt trường, vì vậy người tỳ hư, tiêu chảy không được dùng. BàM: Bách bộ sao, ma hoàng khử mắt, mỗi thứSOg, tán bột Hạnh nhân (bỏ vỏ, bỏ đầu nhọn) sao, bỏ vào nước thật sôi, vớt ra, nghiền bột, cho mật vào nặn viên nhỏ bằng hạt bồ kết. Mỗi lần uống 23 viên với nước nóng. Bài 2: Trị ho nhiều 26 Dùng rễ bách bộ, gừng sống, giã lấy nước, 2 vị bằng nhau, sắc uống 2 chén. Bài 3; Trị ho lâu năm Bách bộ (rễ) 20 cân Giã vắt nước, sắc lại cho dẻo quánh. Mỗi lần uống 1 muỗng canh, ngày 3 lần Bài 4: Trị ho dữ dội, ho nhiều, ho không dứt Ho dữ dội: Dùng rễ bách bộ ngâm rượu, ngày uống 1 chén, ngày 3 lần. Ho nhiều: dùng Bách bộ (cả dây lẫn rễ), gĩa vắt lấy nước cốt, trộn với mật ong, 2 thứ bằng nhau. Nấu thành cao, ngậm nước nuốt từ từ. Tự nhiên ho không dứt: Bách bộ (củ rễ), hơ trên lửa nướng cho khô, mỗi lần lấy nước một ít ngậm nuốt nước. HO GÀ Bài 1: Hoa đu đủ đực 20g (tẩm mật, sao vàng) Rễ chanh 10g (sao vàng) Rễ cây xương rồng 10g (sao vàng) Rau má 20g Lá táo 10g Lá hẹ 8g Cỏ nhọ nồi 20g Gừng tươi 3 lát (mỗi lát dày 1 mm). Cách làm: Tất cả cho vào ấm, thêm 300 ml nước, sắc còn 150ml thì rót thuốc ra, thêm 30g đường vào đun sôi 27 lần nữa rồi để nguội uống dần. Ngày uống 3-4 lần (trước bữa ăn 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ), mỗi lần 2 chén nhỏ. Chú ỷ: Kiêng ăn các thứ cay, nóng, sống, lạnh, mật, mỡ, rau cẩn, mắm tôm, thịt gà, cá chép, ba ba. Nếu trẻ em còn bú thì người mẹ phải ăn kiêng như trên. Bài 2: Lá chanh 15g Cỏ mực 10g Lá táo 15g Cam thảo đất 6g Cách làm: Tất cả đều để tươi, cho 2 bát nước, sắc còn 1/3. Cho vào một thìa cà phê mật ong rồi uống (mỗi lần uống 1-2 thìa cà phê). Bài 3; Sữa 20g Hoa hổng 2 bông Đường kính 12g. Cách làm: Tất cả cho vào bát, đổ xâm xấp nước, chưng cách thủy. Trẻ em mỗi tuổi uống 1 thìa cà phê, cách 3 giờ uống một lần. Bài 4: Quất 10 gam, gừng tươi 6 gam, thiên trúc hoàng 6 gam, sắc uống, mỗi ngày 1 lần. HÔ HẤP KHÔNG TỐT NÊN CHO TRẺ ẴN CÁ MỖI TUẦN Magiê góp phần cải thiện hoạt động của phổi, đồng thời làm giảm các bệnh về hô hấp. Những nghiên cứu 28 gần đây cho thấy, các bệnh nhân mắc chứng hen suyễn do thiếu magiê, nếu chú ý thực hiện chế độ ăn bổ sung chất này thì sức khỏe sẽ hồi phục rất nhanh. Ngoài ra, các loại hải sản khác, rau bó xôi cũng chứa nhiều magiê. HOA NGỌC LAN CHỮA HO Để chữa ho, có thể lấy 30g hoa ngọc lan hấp cách thủy với 40g mật ong, lấy nước uống. Ngoài ra, hoa ngọc lan còn được dùng chữa nhiều chứhg bệnh khác, như viêm phế quản, đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều... Ngọc lan là cây thân gỗ khá lớn, có khi cao tới 25- 30m. Tuy nhiên, người ta có thể chiết cành trồng vào chậu làm cây cảnh. Lá to màu lục tươi, có lá bắp dính thành ống bao lấy chồi. Mùa hoa vào tháng 5-8. Hoa mọc thành từng bông ỏ nách lá phía trên ngọn, có nhiều cánh dài, mảnh, mùi thơm dịu. Nhiều bộ phận của cây ngọc lan có tác dụng làm thuốc: Hoa: Thu hái khi mới chớm nỏ, dùng tươi hoặc phơi sấy nhẹ cho khô. Dược liệu có vị đắng, cay, tính ấm dùng chữa ho, viêm mũi, xoang. Chữa ho: Lấy 30g hấp cách thủy với,40g mật ong, lấy nước uống. Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ: Ngọc lan 20g, ý dĩ nhân 30g, hạt đậu ván trắng 30g, hạt mã đề 5g sắc uống trong ngày. 29 Chữa viêm mũi, xoang, có chảy nước mũi: Hoa ngọc lan còn xanh sấy khô giòn, tán bột mịn đựng vào lọ nút kín, mỏ iọ để ngủi và hít mạnh để bột thuốc bay vào mũi, ngày 2-3 lẩn, rất hiệu quả. Lá: Dùng chữa viêm phế quản mạn tính ỏ người già. Lấy lá ngọc lan 30g, lá cây dừa 30g thái nhỏ phơi khô, giun đất đã chế biến 5g dùng sắc uống. Ngoài ra, lá ngọc lan (bánh tẻ) rửa sạch, giã nát, đắp chữa mụn nhọt sưng tấy... Vỏ thân cây: Lấy vỏ thân cây cạo sạch lớp vỏ mỏng bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, phơi khô, dùng sống hoặc tẩm giấm sao vàng. Lấy 30g sắc với 400 ml nước còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày để chữa sốt, kinh nguyệt không đều, đại tiện khó. THUỐC TỬ CÂY KHÊ CHUA Việc dùng nước ép quả khế uống hằng ngày cung cấp lượng vitamin c khá cao cho cơ thể để chống bệnh viêm loét chân răng và chữa ngộ độc. Để làm thuốc, người ta chỉ dùng cây khế chua. Tất cả các bộ phận của cây khế, kể cả cây tầm gủl sống ký sinh trên đó, đều được dùng chữa bệnh. Vỏ rễ hoặc vỏ thân cây khế. Cạo hết lớp vỏ xanh và rêu mốc bên ngoài, rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng, phối hợp với vỏ quýt lâu năm sắc uống có thể chữa ho gà. Lá khế 20g, rửa sạch, nấu nước uống ngày hai lần, mỗi lần nửa bát con, giúp chữa ho suyễn ỏ trẻ em. 30 Chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ; Hoa khế 12g tẩm nước gừng, sao, sắc uống. Tầm gửí cây khế thái nhỏ, lấy 20g, sao vàng, sắc uống chữa sốt, sốt rét, ho gà. CHỮA HO, VIÊM HỌNG BẲNG QUẲ m e r ừ n g , Quả me rừng ướp muối, rồi phơi khô làm ô mai ngậm chữa ho, viêm họng, nôn mửa. Quả phơi khô 10-20g, giã nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống có tác dụng giải cảm, tiêu viêm, sinh tân dịch. Dùng ngoài, quả me rừng tươi giã nát, lấy nước bôi chữa nước ăn chân PHÒNG CHỐNG HO Để chống ho, lấy lá tía tô tươi nghiền nhỏ làm nước uống, hoặc nấu lá tía tô với rễ cây cát cánh. Ngoài ra, có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, gạo nếp rang và vỏ quýt để nấu cháo. Món ăn này cũng có công dụng chữa ho rất tốt. CHỮA HO BẰNG CÂY CHUA ME ĐẤT Chua me đất có vị chua, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giảm ho, lợi tiểu. Bài thuốc: 31 Chua me đất hoa vàng 20g, măng tre mới nhú 20g, rễ dâu chỉ lấy phần vỏ trắng ở trong 10g, tẩm mật sao vàng, gừng 8g. Giã nát, thêm ít đường hoặc mật ong, hấp cơm, uống. Có thể dùng riêng lá chua me đất hoa vàng, rửa sạch, nhai với muối, nuốt nước dần dần để chữa viêm họng CHỮA HO. VIÊM HỌNG, TIÊU HOÁ KÉM BẰNG CÂY GIÊNG Bài thuốc: Riềng củ thái lát mỏng, đem muối chua, khi dùng có thể ngậm với vài hạt muối hoặc nhai nuốt dần. CHỮA HO CẢM 00 THỜI TIẾT NỐNG BẴNG HÚNG CHANH Bài thuốc: Mỗi lần dùng từ 7 - 10 lá, đem rửa sạch, chấm muối nhai nuốt sống hoặc giã nát lấy nước để uống. Ngoài ra, húng chanh còn được dùng kết hợp với lá sả, lá khuynh diệp, lá ổi, lá hương nhu, lá gừhg... nấu nước để xông giải cảm, trị ho cũng rất tốt. CHỮA HO ĐỞM. THỔ HUYẾT, KHÚ THỞ BẰNG CÂY THIÊN MÔN ĐÔNG Cây thiên môn đông; là một loại dây leo, sống lâu năm. Dưới đất có rất nhiều rễ củ hình thỏi mầm. Quả là một quả mọng màu đỏ khi chín, mọc hoang và 32 được trồng ỏ khắp nơi trong nước ta, để lấy rễ. Có khi được trổng trong chậu để làm cảnh. Rễ củ hái về, tẩm nước cho mềm (có khi người ta đồ chín cho mềm) rồi rút bỏ lõi, thái mỏng phơi hay sấy khô. Chú ý khi tẩm nước, đừng ngâm lâu quá, tác dụng sẽ kém. Vị lúc đầu ngọt, sau hơi đắng, củ nào béo mẫm, vàng là tốt. Thuốc dùng trong nhân dân làm thuốc chữa ho, lợi tiểu tiện và chữa sốt, thuốc bổ. Liều dùng 10g-15g một ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc nấu thành cao. Bài thuốc: Thiên môn, mạch môn, ngũ vị tử, sắc thành cao, luyện với mật dùng để uống. Ngày uống 4-5g cao này. CHỮA HO GÀ BẰNG BÚP DÂU Lấy búp dâu 16g, mè đất 30g sao vàng, hạ thổ, búp cây chanh 12g, hoa cây guốc nước mặn 20g sao vàng. Tất cả thái nhỏ, sắc nước, rồi hòa với đường. Trẻ em 1-3 tuổi, uống mỗi lần 1 thìa cà phê; 4-6 tuổi mỗi lần 1,5 thìa; 7-9 tuổi mỗi lần 2 thìa; 10-12 tuổi mỗi lần 2,5 thìa; 13-15 tuổi mỗi lần 3 thìa. Ngày uống 2 lần, kiêng ăn chất tanh. CHỮA HO GÀ BẰNG vỏ TRÚNG GÀ Bài thuốc: Màng vỏ trứng gà: 12 cái sấy khô, nghiền thành bột, 3-lN( iU 1 33 ma hoàng 1,5g, tử uyển lOg. Cho vào nước nấu 10 phút, bỏ bã lấy nước uống với bột màng vỏ trứng gà. Dùng ngày 1 lần trong 5 ngày. CHỮA HO LÂU NGÀY KHÔNG KHỎI BẰNG RAU DỀN Rau dền có 2 loại, trắng và đỏ. cả 2 loại rau này đều là những vị thuốc hay. Rau dền vị ngọt, tính lạnh, không độc Bài thuôc; Lấy rau dền luộc chín vừa, ăn cả nước lẫn cái, ăn liền trong vài ngày thì khỏi. CHỮA HO NÓNG BẰNG GẠO TẺ Triệu chứng: Ho khan, khó khạc đờm, đờm vàng đặc, khô miệng, đau họng, lắm khi phát sốt đầu nhức, sợ gió, đầu lưỡi đỏ, mặt lưỡi đóng rêu trắng hoặc vàng. Bài thuốc: Lấy một nửa bát cơm gạo tẻ, một lít rưỡi nước mía nguyên chất. Gạo tẻ cho vào nước mía, nấu thành cháo, ăn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. CHỮA HO RA MÁU BẰNG HOA PHÙ DUNG Đông y thường dùng lá và.hoa phù dung làm thuốc, trong một số trường hợp còn dùng cả vỏ rễ. Lá thường hái vào hai mùa hè, thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong 34 bóng râm (âm can), bảo quản ỏ nơi khô ráo và thoáng gió để dùng dần. cần thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc. Hoa thuờng hái vào khi hoa nở, đem phd trong bóng râm hoặc sấy khô dùng dần. Rễ chỉ nên đào khi cần thiết Bài thuốc: Dùng hoa phù dung 9-10 bông, sắc nước uống; ngày 2-3 lần. CHỮA HO BẰNG CHANH Cây chanh là loài cây nhỏ, có gai. Lá mọc so le, mép khía răng. Hoa màu trắng, phớt tím, thơm. Quả hìph cẩu vỏ mỏng nhẵn, màu vàng nhạt, vị rất chua. Lá và vỏ quả vò ra có mùi tinh dầu thơm mát. Hạt có vị đắng, chát, tính bình. Bài thuốc; Hạt chanh 10g, hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g. Tất cả đem nghiền nát, rồi trộn với 20ml nước thêm mật ong hoặc đường kính, uống làm ba lần trong ngày. Dùng vài ngày. DÙNG LẠC TRỊ HO Trái với-suy nghĩ của nhiều người rằng khi bị ho cần kiêng lạc, loại thực phẩm này lại có mặt trong danh sách các thuốc chữa ho. Ngoài ra, lạc còn giúp chữa nhiều bệnh khác. Đông y cho rằng nhân lạc có tác dụng an tỳ vị, nhuận 35 phổi, tiêu đờm, tăng cường điều khí, thanh họng, chống ho. Vỏ lụa của lạc cầm máu rất tốt, dùng cho các bệnh xuất huyết trong và ngoài. Nó cũng kích thích tủy xương tái tạo tiểu cầu làm giảm thời gian xuất huyết. Bài thuốc; Trị ho lâu ngày, ho gà ở trẻ em: Nhân lạc bỏ vảy nhọn, đun nhỏ lửa thành canh ăn. Phù chân: Nhân lạc sống để nguyên vỏ lụa 90g, đậu đỏ 90g, táo hồng bì 90g, tất cả nấu thành canh chia mấy lần ăn trong ngày. ít sữa sau sinh; Lạc nhân 90g, chân giò 1 cái (dùng chân trước), hai thứ ninh nhừ ăn trong ngày. Viêm thận mãn: Lạc nhân 125g, đậu xanh sống 250g, đường đỏ vừa đủ, cho lạc nhân và đậu xanh vào bình sành (không dùng bình kim loại), đổ 3 bát nước sôi đun nhỏ lửa, đến khi vỏ đậu xanh nứt ra và có màu nâu là ăn được. Hoặc có thể dùng vỏ lụa lạc nhân, táo đỏ lượng như nhau, sắc uống thay trà, dùng liền 7 ngày trị phù thũng do viêm thận. CHỮA HO NHIÊU ĐỜM BANG QUÝT Cát hồng (một loại vỏ quýt chế) 10g, bột xuyên bối 3g, lá tỳ bà chế 15g, sắc uống. CHỮA HO, ĐỜM KHÍ NGHỊCH BẰNG TRÁI BƯỞI Hàm lượng vitamin c ỏ quả bưỏi khá cao, gấp khoảng 10 lần so với quả lê. Múi bưỏi vị ngọt, chua, tính mát, 36 không độc, có tác dụng kiện tỳ, trị ho, giải rượu. Bài 1: Múi bưỏi 100g, rượu gạo 15ml, mật ong 30ml. Chưng cách thủy cho chín nhừ, mỗi ngày ăn 1 lần. Bài 2: Múi bưởi cắt nhuyễn cho vào bình, ngâm rượu, đậy kín 1 đêm, nấu nhừ, dùng mật ong trộn đều, ngậm nuốt thường xuyên. CHỮA HO, SỐT CẢM MẠO BẰNG HOA cúc TRẮNG Hoa cúc phơi, sấy khô bằng diêm sinh độ 2-3 giờ, thấy hoa chín mềm là được. Khi sấy diêm sinh, đem nén, trên đè càng nặng càng tốt.. Nén độ 1 đêm cho nước đen chảy ra, đêm phới độ 3-4 nắng Nếu trời râm thì đêm phải sấy diêm sinh. Hoa cúc trắng có vị ngọt, đắng, tính hơi hàn. Hoa cúc vàng có vị đắng cay, tính ôn Bài thuốc; Tang diệp, cúc hoa, mỗi vị 6g Liên kiều, bạc hà, cam thảo, cát cánh, mỗi vị 4g Nước 600ml Sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày. CHỮA HO DO PHẾ NHIỆT Nước thảo mai tươi, nước chanh, nước ép lê tươi mỗi loại 50g, mật ong 15g, trộn đều uống 37 CHỮA HO NHIỀU DỞM LẪN MÁU Lấy 1,5kg lê bỏ hạt, ninh thành cao, cho mật ong với lượng vừa phải vào trộn đều. Mỗi lần lấy ra 2-3 thìa con hòa nước sôi uống. Thuốc có tác dụng nhuận phổi, sinh tân dịch, tan đờm CHỮA HO BẰNG HÀNH TA Hành tươi 7 củ để cả lá và rễ, rửa sạch thái nhỏ, quả lê 1 quả thái lát, đường trắng 50g, sắc với nước để uống nước thuốc, ăn. Hành và lê, ngày 2-3 lần. CHỮA HO Cớ 00 ĐỎM BẰNG CÂY LÔ HỘI Là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Hoa nở vào mùa thu và hè, mọc thành chùm dài màu vàng lục, phớt hồng. Quả nang có hình bầu dục, lúc đầu có màu xanh sau chuyển sang vàng Lô hội thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng làm thuốc. Vị đắng, tính mát, vào 4 kinh can, tỳ, vị, đại trường. Có 3 tác dụng chính, liều thấp có tác dụng kích thích tiêu hóa, liều cao là thuốc tẩy mạnh; Ngoài ra còn là thuốc có tác dụng thông mật. Bài thuốc: Lô hội 20g, bỏ vỏ ngoài, lấy nước rửa sạch chất dính. Sắc uống ngày một Lưu ý: Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên 38 giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đi ngoài, phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lổng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng CHỮA HO GÀ BẰNG MA HOÀNG Bài 1: Thời kỳ sơ phát: sốt nhẹ, ớn lạnh, sổ mũi, ho tăng dần, ngày nhẹ đêm nặng, đờm trắng loãng, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn. Dùng: Ma hoàng 4g, tử uyển 6g, tô diệp 3g, bạch tiền 6g, bách bộ 6g, hạnh nhân 5g, trần bì 6g, sinh cam thảo 3g. Đổ 800 ml nước, sắc làm 300 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều, ngày 1 thang Bài 2: Thời kỳ ho cơn :Biểu hiện lâm sàng Ho từng cơn dài, ngày nhẹ đêm nặng, khi ho mặt đỏ gay, mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi Sau cơn ho có tiếng kêu rít như tiếng gà gáy, thậm chí sau khi nôn ra thức ăn và đờm nhớt cơn ho mới đỡ, khi ho nhiều có thể thấy trong đờm có lẫn sợi máu, nặng thì chảy máu mũi hoặc chảy máu dưới kết mạc mắt, mí mắt sưng húp, rêu lưỡi vàng, mạch sác hữu lực. Dùng bài thuốc; Nam mộc hương 10g, bách bộ 10g, Tiền hổ 10g, bối mẫu 10g, xa tiền tử 6g, thiên trúc hoàng 6g. hải phù 39 thạch 6g, ý dĩ 10g, hạnh nhân 6g Đổ 1000 ml nước, sắc làm 400 ml, chia uống 4 lẩn sáng, irưa, chiều, tối. Ngày 1 thang. Bài 3: Thời kỳ phục hồi: Cơ thể hư nhược, tiếng ho yếu ớt, đàm nhiều trắng loãng, ăn ít, đại tiện lỏng, mệt mỏi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch trầm vô lực. Đảng sâm 10g, bạch truật (sao) 6g, trần bì 6g, bán hạ 6g, phục linh 10g, xa tiền tử 6g, ý dĩ 10g, chích cam thả 3g. Đổ 800 ml nước, sắc làm 300 ml, uống 3 lần sáng, trưa, chiều, ngày 1 thang. Bài 4: Cơ thể hư nhược, ho khan ít đờm, hai gò má ửng đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, đêm ngủ đổ mồ hôi trộm. Sa sâm 10g, mạch môn 6g, gũ vị tử 6g, xuyên bối mẫu 3g, địa cốt bì 6g, bách hợp 6g Đổ 800 ml nước, sắc làm 300 ml, chia uống 3 lần sáng, trưa, chiều, ngày 1 thang. 40 PH ẤN III CHỮA MỤN NHỌT VÀ MẨN NGỨA NGOÀI DA CHỮA MẨN NGỨA BẰNG BÈO CÁI Bèo cái mọc nổi trên mặt nước, có bồ không có thân. Lá mọc từ rễ, mọc thành hoa thị ở gốc, quả hình quả mọng có nhiều hạt xù xì. Thường dùng rửa mụn nhọt, mẩn ngứa, ho, hen, suyễn, thông kinh nguyệt, lợi tiểu. Dùng ngoài không kể liều lượng Bài thuốc: Bèo cái 50g rửa sạch, sao vàng, sắc với nước uống hàng ngày. Dùng trong 2-3 ngày CHỮA MẨN NGỨA ở TRẾ EM Mẩn ngứa ở trẻ nhỏ là một bệnh viêm da thường thấy, nguyên nhân rất phức tạp, nhưng gần đây người ta cho là bệnh có tính di truyền, thường gặp ở trẻ béo, có cơ địa hay bị dị ứng. 41 Bài 1: Long đản thảo, hoàng linh mỗi thứ 3g, sinh địa, sa tiền thảo mỗi thứ 1ũg. sắc uống ngày một thang, uống làm hai lần. Bài 2: Tỳ giải, thạch xương bồ, ích trí nhân, địa phu tử mỗi thứ 5g. Uống ngày một thang, làm hai lần. Bài 3: Bạch tiên bì, khổ sâm, phòng phong, xác ve mỗi thứ 5g, sắc uống ngày hai lần. Bài 4: Sa tiền thảo tươi, sinh địa tươi, hoa cúc dại mỗi thứ 5g. Sắc uống ngày một thang, uống làm hai lần. Bài 5: Đại táo bỏ hạt, nướng chín, băng phiến, hoàng bách mỗi thứ đều nhau, nghiền thành bột trộn với sữa bôi lên chỗ ngứa. Bài 6: Cam thạch lò nung, thạch cao nung, xích thạch chỉ. Ba thứ lượng bằng nhau, nghiền thành bột rắc lên chỗ đau. Dùng chữa mẩn ngứa ra nhiều dịch. Bài 7: Trứng gà nấu chín, dùng lòng đỏ trứng, cho vào nồi sấy cháy sém, cô dầu, bôi ngoài chỗ mẩn ngứa. Bài 8; Đậu phụ khô đốt tồn tính, nghiền bột trộn đều với trà, bôi vào chỗ bị bệnh. Lấy lá mướp đắng, lượng vừa đủ, phơi khô, thái vụn, nghiền bột, thêm mật cá trắm, dầu 42 hạt cải vào trộn đều, bôi xát vào vùng nổi cục. Bài 9: Vỏ ốc, dùng lửa nhỏ đốt luyện, nghiền bột mịn, trộn dầu hạt cải bôi vào. Dùng lá ổi sắc nước bôi vào vùng nổi cục. Bài 10: Hoàng bách, kim ngân hoa, sa sàng tử mỗi thứ 9g, khổ sâm, hoàng liên, phèn chua mỗi thứ 6g. sắc với õOOml nước, cho thêm lượng nước vừa để rửa chỗ đau, mỗi ngày rửa 2-3 lần. Bài 11; Sinh địa, giềng răng ngựa, hoàng bách mỗi thứ 20g. Sắc nước rửa ngoài, dùng trong mẩn ngứa cấp ra nhiều chất dịch. CHỮA MẨN NGỨA BẰNG RAU HÚNG QUÊ Lấy lá húng quế tươi, rửa sạch, vò nát rồi chà xát lên chỗ mẩn ngứa CHỮA MẨN NGỨA, DỊ ÚNG BẰNG CÂY LÔ HỘI (CÂY Lưũl Hổ) Bài thuốc: Nhựa lô hội bôi trên tổn thương sau khi dấp rửa bằng nước nóng 3-4 lần. Lưu ý: Do lô hội có tác dụng tẩy mạnh, vì vậy nên giảm liều hoặc ngưng thuốc nếu khi dùng có hiện tượng đi ngoài 43 phân lỏng. Người đã bị đi ngoài phân lỏng thì không nên dùng. Nên thận trọng khi dùng cho người cao tuổi. Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng. PKÒNG TRỊ RÔM SẢY TRONG MÙA HÈ Cách 1; Dùng nước ấm, pha thêm chút muối; tùy theo lượng nước nhiều ít mà vắt thêm vào đó một hoặc nửa quả chanh. Cần chú ý là 10 lít nước chỉ cho khoảng một thìa cà phê muối ăn là đủ. Nếu chanh và muối quá nhiều sẽ gây xót và bất lợi. Cách này sau tắm có thể mang lại cảm giác mát khá lâu. Cách 2: Dùng một, hai quả mướp đắng (khổ qua) tươi, giã nát (có thể đun chín), cho vào miếng vải sạch, lọc vắt lấy nước để tắm. Cách 3: Dùng một trong các thứ lá sau, vò hoặc giã nát (có thể đun chín) lọc vào nước để tắm: Lá sài đất (lộc mui), lá thồm lồm (đuôi tôm), lá khế, lá đơn đỏ (đơn mặt trời), lá đào ăn quả, lá phỏng lửa (cây sống đời - nên đun chín để đỡ mùi hăng), lá bổ công anh (diếp dại), chè xanh. Nước tắm phòng tránh rôm sảy bao giờ cũng nên có pha chút muối ăn.. Muối vừa giúp sát trùng lại góp phần giữ ẩm, vừa giúp 44 da tỏa nhiệt tốt hơn, mang lại cảm giác dễ chịu sau tắm lâu hơn so với nước không có muối. CHỮA MẨN NGỨA TOÀN THÂN BẰNG CÂY KIM NGÂN Cây có vị ngọt, tính hàn (lạnh), không độc, đi vào bốn kinh phế, vị, tâm và tỳ. Cây dùng được cả lá, hoa và cành. Lá cây xanh tốt quanh năm, cây cao đến chục mét, mọc leo, có cành màu xanh lục, khi già chuyển màu nâu. Hoa kim ngân đẹp lúc đầu có màu trăng, lúc già ngả màu vàng nên có tên là kim ngân (vàng bạc) Triệu chứng: Khi cơ thể quá nhiệt, khát nước nhiều, người háo, mụn mẩn ngứa toàn thân (từng mảng hay rải rác các mụn nhỏ màu đỏ nổi trên mặt da). Đi tiểu vàng xẻn (Đông y gọi là nhiệt độc) Bài thuốc: Hoa kim ngân 10g, cam thảo 3g. sắc với 200ml nước còn 100ml uống trong ngày. CHỮA NẤM KẼ CHÂN Bệnh nấm kẽ chân là một bệnh thông thường, không nguy hiểrp nhưng rất khó chịu, thường xảy ra vào mùa hè. Đây là căn bệnh ngoài da thường gặp ỏ những người làm việc nơi ẩm thấp hoặc phải thường xuyên dùng ủng. Bệnh có thể lây lan từ người này sang người khác do 45 dùng chung giày dép, bít tất. Mới bị, người bệnh thấy bong vẩy và ngứa ở kẽ ngón chân, dần dần da kẽ ngón chân bị mủn, trắng bợt hoặc loét chảy nước, có thể bị nứt kẽ rất đau. Bài thuốc: - Vỏ rễ cây táo rừng 200g, giã nhỏ, pha với õOOml giấm - Nước chanh quả, đun sôi cho đến khi thành dịch sền sệt là được. - Lọc qua gạc, lấy nước, bỏ bã, cho nước vào lọ rộng miệng, nút kín. - Khi dùng lấy ra một ít, hâm nóng rồi bôi vào chỗ da bị nấm, ngày 2 lẩn. - Rễ táo rừng bỏ lõi 10g, giã nhỏ, ngâm với 10ml giấm trong 3-5 ngày. - Khi dùng, đem đun nhỏ lửa cho đến khi thành dịch sền sệt thì bôi như trên. CHỮA NẤM KẼ TAY Bài thuốc: - 1 kg dấm gạo đun nóng ngâm tay bị nấm vào mỗi ngày 2 tiếng. - 30g diếp cá, 30g hành, giã nát lấy tay xát nhiều lần mỗi lần 15 phút trong 3 ngày. 46 CHỬA NẤM ở MÌNH Bài thuốc: - 120g rễ hẹ, sao cháy, nghiền thành bột, trộn với mỡ lợn bôi vào chỗ đau ngày 1 đến 2 lần. - 15g hạnh nhân giã nát trộn với 250g dấm sau đó đun nóng lên rửa chỗ đau ngày 1 lần trong 3 ngày. CHỮA NẤM DẦU Bài thuốc: - 1,5kg gai bồ kết tươi, giã nát, sắc lấy nước thêm giấm, làm thành cao, đem làm vỡ nấm đắp cao vào nước độc sẽ tự chảy hết. - 50g ngũ bột tử sắc lấy nước trộn với dấm bôi vào chố đau ngày 2 đến 3 lần. CHỮA ÊCZIMA (CHÀM) Bài thuốc: - 60g dây khoai lang dại, sắc lấy nước uống hoặc bôi đầu đều được - 90g lá tía tô khô, trước hết lấy 30g lá thuốc nói trên đặt vào nồi sao qua nghiền thành bột để dùng. Rồi đem ‘60g còn lại sắc sôi 1 lần rồi rửa chỗ đau trong 15 phút. Sau khi rửa không cần lau khô lấy luôn bột tía tô rắc vào chỗ đau ngày 1 lần 47 CHỮA BỆNH VẨY NẾN Bài thuốc: - 60g rễ chè, sắc đặc mỗi ngày uống 2 đến 3 lần lúc đói bụng, uống đến khi khỏi. - Vôi và bột kiềm với lượng bằng nhau, nghiền chung thành bột, trộn với dấm đắp vào chỗ đau ngày 1 đến 2 lần - 60g vỏ trứng gà, 45g tử thảo, 30g địa phu tử, nghiền chung thành bột, trộn với nước mỡ lợn bôi vào chỗ đau ngày 2 đến 3 lần CHỮA CHÚNG NẾ CHÂN TAY Bài thuốc: - Một lượng vừa phải tóc đem đốt cháy nghiền thành bột thêm dầu cám vào làm thành dạng hồ đắp vào chỗ đau mỗi ngày thay 1 lần. - 40g hạnh đào nhân, 20g vừng, 30g mật ong, nghiền chung bôi vào chỗ đau. CHỮA MỤN NHỌT, NGỨA LỞ BẰNG CÂY SÀI ĐẤT Thuộc loại cây thảo, thân bò lan đến đâu rễ mọc đến đấy. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây, trừ rễ, tươi hay khô, thu lúc cây bắt đầu ra hoa. Vị hơi mặn, hơi đắng, tính mát. Giải độc, kháng sinh Bài thuốc: Sắc 20-40g sài đất khô với nước, lấy nước uống trong ngày hoặc giã cây tươi, vắt lấy nước cốt uống. 48 CHỮA MỤN NHỌT BẰNG KHOAI LANG Bài thuốc: Khoai lang củ 40g, lá bổ công anh 40g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. CHỮA MỤN NHỌT, NGỨA BÂNG CÂY SẢ Sả còn gọi là hương mao, vị cay, tính ấm, giúp tiêu hóa, thông khí khỏi nôn (chỉ ẩu), tiêu đờm,,sát trùng, giảm đau, trấn kinh, trừ phong, lợi tiểu, sả dùng ngoài thì có tác dụng sát trùng, tinh dầu sả luôn có giá tri trong xuất khẩu. Bài thuôc: Nấu nước lá sả tắm hàng ngày. CHỮA MỤN NHỌT SUNG Đỏ BẰNG RAU DIẾP CÁ Bài thuốc: Lấy vài lá rau diếp cá, giã nát khi đi ngủ thì rịt vào chỗ đau, sáng dậy bỏ ra. CHỮA MỤN NHỌT VIÊM LOÉT BẰNG CÂY Đố QUYÊN Lấy lá đỗ quyên và lá trắc bách diệp còn tươi, giã nát. Trộn với lòng trắng trứng gà, cùng mật ong rổỉ đắp lên vùng bị tổn thương. 4-TNCBCT49 TRỊ MỤN NHỌT BẰNG CÂY cỏ Mụn nhọt là trên da ban đầu có các nốt sưng đỏ, sau vài hôm thành mủ, thường gặp ỏ trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn. Nếu có kèm theo sốt là bệnh nặng. Bệnh để lâu kéo dài có thể biến chứng nặng ỏ máu, thận và khớp... Thuốc uống có thể dùng bài thuốc sau: Bổ công anh 16g, kim ngân hoa 16g, tô mộc 16g, sài đất 16g, huyền sâm 12g, hoàng bá 12g, rau má 12g. Sắc uống ngày 1 thang. Trẻ em tùy tuổi dùng liều bằng 1/2 hay 1/3 liều của người lớn. - Nhiều nhà trệ đã lấy sài đất nấu canh cho các cháu ăn để phòng mụn nhọt. Trường hợp chỉ có một hai mụn to, có thể chữa như sau: - Khi còn đang sưng tấy đỏ, chưa thành mủ, dùng hạt gấc mài trong giấm, bôi hàng ngày hoặc giã lá táo, đắp. - Cũng có thể cho uống thêm; bổ công anh, sài đất mỗi thứ 50g. - Khi đã thành mủ, cần chích nặn mủ rồi rửa sạch bằng nước muối nhạt. Sau đó giã lá bồ công anh 50g (tươi) băng lại. Ngày thay băng I lần. Chú ý: Lá bổ công anh cần rửa sạch, loại bỏ lá già, lá sâu mới giã đắp. Phòng bệnh: Chú ý giữ vệ sinh ngoầi da, tắm rửa hằng ngày không để xây xát da. 50 1 CHữA MỤN NHỌT TRONG c ổ SƯNG ĐAU BẰNG HẠT Ý Dĩ (BO BO) Bài thuôc; Lấy 1 vốc bo bo, tán thành bột ngậm, nuốt dần sẽ khỏi. CHỮA CÁC LOẠI NHỌT Bài 1: Nhọt chảy nước vàng Chảy nước vàng mãi không khỏi, nấu dây bí đao mà rửa sẽ khỏi. Bài 2: Nhọt có lỗ Hấp 1 quả trứng gà vào nồi cơm, lấy lòng đỏ nấu cháy đen, lau khô bột rồi nhét bột thuốc (tán tròng đỏ trứng ra bột) vào lỗ nhọt, 3 lần là khỏi. Bài 3: Nhọt mọc trong nách Đốt tồn tính cuống quả bầu dài tán nhỏ bôi lên đến khi nhọt xẹp mới thôi, hoặc trộn bột ấy với dầu rnè, bôi càng tốt. Bài 4: Nhọt mặt người Loại mụn này mọc ở 2 đầu gối, cũng có khi mọc ở hai cùi chỏ. Dùng 3 tiền lôi hoàn, khinh phấn, chân bạch phục linh (mỗi vị 1 đồng) cùng tán nhuyễn bôi lên là khỏi. Hoặc lấy bột bối mẫu đắp lên cũng khỏi. 51 CHỮA NHỌT MỌC TRÊN ĐẦU ở TRẺ EM Bài thuốc: Dùng 1 vốc đậu đen sao tổn tính. Nghiền trong nước rồi trộn đểu và đắp lên nhọt. CHỮA UNG NHỌT ĐỘC Bài thuốc: Lấy 40g dầu vừng nấu sôi một lúc lâu thì đổ thêm vào một bát ăn cơm giấm thanh. Sau chia ra 5 phẩn, mỗi lần uống 1 phần rất công hiệu. CHỮA NHỌT NỔI TRONG MIỆNG Đôi lúc bạn bị nổi nhọt trong miệng, nhọt mụt này thường màu đỏ, chung quanh có vành vàng như mủ. Khi ăn uống, súc miệng đánh răng, bạn đều thấy rất rát buốt, khó chịu. Hãy uống 50mg chất kẽm (zinc) mỗi ngày, nhọt sẽ lành rất nhanh.. Ngoài ra, để mau lành hơn, bạn nên dùng loại kem đánh răng có nhiều chất kẽm và bạn sẽ thấy nhọt trong miệng biến mất sau 1-2 lần đánh răng CHỮA UNG NHỌT BẰNG LÁ PHÙ DUNG Đông y thường dùng lá và hoa phù dung làm thuốc, trong một số trường hợp còn dùng cả vỏ rễ. 52 ! Lá thường hái vào hai mùa hè, thu: cắt lấy phiến lá, phơi khô trong bóng râm (âm can), bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng gió để dùng dần; cẩn thường xuyên phơi lại để chống ẩm mốc. Hoa thường hái vào khi hoa nỏ, đem phơi trong bóng râm hoặc sấy khô dùng dần. Rễ chỉ nên đào khi cần thiết. Bài thuốc; Lá phù dung - phơi khô, nghiền mịn, quả ké đầu ngựa (thương nhĩ tử), sao tồn tính (rang hoặc đốt to lửa cho đến khi mặt thuốc cháy đen như than, nhưng bên trong vẫn giữ nguyên màu thuốc) Nghiền mịn hai thứ lượng bằng nhau. Hoà với mật ong trộn đều. Dùng để chữa tất cả các loại mụn nhọt như hậu bối, mụn đầu đinh, nhọt bọc, chín mé, sưng vú (nhũ ung) CHỮA NHỌT TRONG MŨI Lá đào non giã nát nhét vào mũi, mỗi ngày thay 3 lần. CHỮA TRỊ TRỨNG CÁ BẰNG RAU QUẢ Để chữa mụn trứng cá, lấy lá mướp non rửa sạch để ráo, giã vắt lấy nước cốt. Lau sạch mặt bằng nước hoa hồng rồi thoa nước cốt lá mướp lên chỗ có mụn. Rau diếp cá: Có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, ngăn ngừa mụn trứng cá và mụn nước. Vò nhuyễn lá, 53 vắt lấy nước, trộn với một ít cám gạo, thêm vài giọt dầu ôliu, đắp lên mặt 10-15 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh. TRỊ TRÚHG CÁ BẰNG TỎI VÀ MẬT ONG Cho 6 nhánh tỏi vào một chén mật ong, phơi trong bóng tối tránh ánh sáng mặt trời 2-3 tháng, đắp mặt thay mặt nạ, làm da luôn sạch sẽ, mịn màng. Tỏi có tác dụng tăng cường sự bài tiết hoóc môn, trẻ hóa da. Chất alixin trong tỏi khử trùng, hạn chế mụn. TRỊ TRỨNG CÁ BẰNG ĐU ĐỦ XANH Lấy một miếng đu đủ xanh (cả vỏ và hạt non) xay nát, đắp lên vùng da bị mụn. CHUỐI TIÊU VÀ MẬT ONG TRỊ TRỨNG CÁ Nghiền một quả chuối tiêu với 5 thìa mật ong. Đắp lên vùng da bị mụn. Để khoảng 10 phút rồi rửa sạch với nước lanh. TRỊ TRÚNG CÁ BẰNG LÁ LÔ HỘI Dùng mũi dao cắt lát lá lô hội, lấy chất dịch tiết ra từ lá. Sau đó, nhẹ nhàng thoa chất dịch này lên những nốt mụn, để trong 10 phút, rồi rửa sạch bằng nước lạnh. Cách này làm mát và giảm độ sưng tấy của mụn. Làm tuần 2 lần. 54 Cà rốt và sữa chua: Xay nhuyễn cà rốt rồi trộn đều với sữa chua (thành hỗn hợp sền sệt), xoa lên mặt để khoảng 20 phút rổi rửa bằng nước sạch. Sữa chua diệt vi khuẩn, trị mụn trứng cá, sinh tố A làm lành sẹo, mờ vết thâm. TRỊ TRÚNG CÁ BÀNG LÁ BẠC HÀ Lá bạc hà tươi rửa sạch nghiền nát, đắp lên mặt hằng đêm sẽ giúp làm sạch da, lành những mụn trứng cá bị nhiễm trùng và loại bỏ các loại mụn khác trên mặt. TRỊ TRÚNG CÁ BÀNG Nước CHANH VÀ BỘT QUÊ Chanh quả vắt lấy 1 thìa cà phê nước cốt, trộn với 1 thìa cà phê bột quế, bôi lên vùng da bị mụn trên mặt. TRỊ TRỨNG CÁ BẰNG CÀ CHUA Cắt quả cà chua thành những lát tròn, mỏng. Nằm lên giường và đặt những lát cà chua lên khắp mặt, đặc biệt ở những nơi nổi nhiều mụn. Giữ trong vòng 15 phút. Sau đó, lột bỏ cà chua trên mặt, rửa mặt bằng nước sạch rồi lau khô bằng khăn sạch. CHỮA UNG NHỌT KHÔNG vỡ BÀNG PHÂN CHIM SẺ Phân chim sẻ được dùng làm thuốc từ lâu đời. Phân chim sẻ có vị đắng, tính ôn, hơi độc. Tác dụng tiêu tích, 55 trừ trướng, sáng mắt, uống trong chữa tích tụ, sán khí, dùng ngoài chữa mắt có màng mộng, ung nhọt. Hiện nay thường dùng chữa bệnh vàng da với liều 3- 6g, dùng ngoài không kể liều lượng. Vì phân màu trắng, hơi giống nụ đinh hương cho nên còn có tên là bạch đinh hương. Bài thuốc: Nghiền phân chim sẻ với nước bôi lên đầu nhọt. CHỮA UNG NHỌT LÀM MỦ CHưA LOÉT Lá tầm xuân - được thu hái quanh năm, có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương Bài thuốc: Dùng lá tầm xuân sấy khô tán bột, trộn với mật ong và giấm đắp lên vết thương. CHỮA UNG NHỌT, ứ HUYẾT, SƯNG TÂY BẰNG CÂY MUA NÚI Cây Mua núi, họ mua, cây nhỏ mọc bò thân xanh hay đỏ tím. Hoa màu hồng ỏ ngọn thân 2-3 cái. Lá nhẵn 2 mặt. Thu hái quanh năm, dùng tươi hoặc khô. Bài thuốc: Lấy 8-16g cây khô, sắc uống. Cây tươi giã nhuyễn đắp tại chỗ. 56 CHỮA MỤN NHỌT BẪNG LÁ ớ r Lá ớt giã nhỏ với chút muối, dùng đắp vào mụn nhọt đang mưng mủ sẽ bớt đau nhức, dễ vỡ mủ, mau lành. CHỮA MỤN NHỌT, RÔM SẢY, NGỨA BANG KIM NGÂN Kim ngân (còn gọi là nhẫn đông): mỗi ngày dùng 4- 6g hoa hay 10-12g cành lá, sắc uống. CHỮA MỤN NHỌT. LỞ LOÉT BẰNG NHỰA THÔNG Thuốc cao hút mủ, nhựa thông 5 phân, bạch lạp 2 phân, dầu vừng 2 phân, phèn chua, Thanh đại mỗi thứ 1 phân. Hoà đều thành cao bôi. CHỮA NHỌT BỊ ĐAU Bài 1; Cơm nấu sắp sôi, nước bọt cơm dâng lên vung nồi. Lấy nước xát lên mụn đau . Bài 2: Sao đậu đen tồn tính, nghiền trong nước rồi trộn đắp lên chỗ mụn. Bài 3: Đốt vỏ trứng gà trộn mỡ heo đắp lên. 57 TRỄ NHỎ BỊ NHỌT TAI Lấy lòng trắng trứng bôi lên. CHỮA MỤN NHỌT, ĐƠN SƯNG Bài thuốc: Lấy hoa gạo tươi giã nhuyễn đắp vào. Bông gạo có vị ngọt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, tan huyết ứ, tiêu sưng giảm đau. CHỮA MỤN NHỌT, CHẢY Nưức VÀNG BẰNG k h o a i s ọ Lá khoai sọ, tính mát, vị cay. Có tác dụng chỉ tả (chữa tiêu chảy), cầm mổ hôi, tiêu thũng độc, ung nhọt... Cuống lá (dọc khoai sọ), tính vị giống như lá. Có tác dụng lợi thuỷ, hoà tỳ (điều hoà chức năng tiêu hoá), tiêu thũng, chữa tiêu chảy, kiết lỵ Bài thuốc: Lá và thân khoai sọ đốt tồn tính, nghiền mịn, trộn với dầu vừng, bôi vào chỗ bị bệnh. Hoặc chỉ cần dùng lá khoai sọ phơi khô, nghiền mịn, rắc vào chỗ bị bệnh. Chú ỷ: Dùng khoai sọ xát lên da có thể gây dị ứng viêm tấy, nhưng giã gừng sống lấy nước bôi vào sẽ đỡ. 58 CHỮA MỤN NHỌT SUNG Dỏ BẰNG n h ự a s u n g Bài thuốc: Lấy nhựa sung phết lên giấy mỏng, dán kín lên chỗ đau. Nếu mụn chưa vỡ mủ thì nhớ khoét chừa một lỗ bằng đầu đũa ở chính giữa miếng giấy. CHỮA MỤN NHỌT MỜI PHÁT BẰNG XÁC VE SẦU Bào chế: Rửa nước sôi cho sạch, bỏ cánh và chân, cho nước tương vào nấu qua, phơi khô dùng. Làm hoàn tán thì nhất thiết phải bỏ chân và răng. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ẩm, không để vật nặng lên làm vụn nát. Kiêng kỵ: uống lâu dài sẽ làm cho nguyên khí bị thoát. Phụ nữ có thai cẩn thận trọng. Hư chứng, không thuộc phong nhiệt không dùng. Liều dùng: 2,4-4,5g Bài thuốc: Cam thảo (sống) 10g, sinh địa 60g, tang diệp 60g, thuyền thoái 20g. sắc uống. CHỮA MỤN RÒ LÂU NGÀY cú MỦ Bài thuốc: Lá chanh, lá quýt rừng hoặc bưởi bung, tinh tre (mỗi thứ 30g), phơi hoặc sấy khô tán bột mịn, rắc hàng ngày. CHỮA NHỌT DỘC BANG su HÀO Cách dùng: Nấu canh, ăn sống hoặc nấu với thịt. Giã 59 nát đắp ngoài da hoặc nghiền bột hít vào mũi. Kiêng kỵ: Ăn nhiều hao khí tổn huyết. Bài thuốc: Su hào giã nát nhừ đắp chỗ đau. uống nước ép sau khi giã nát su hào. CHỮA UNG NHỌT LÂU NGÀY KHÔNG KHÔ MIỆNG Bài thuốc: Dùng vừng đen sao cháy, tán bột, rắc vào miệng nhọt vài lần nhọt sẽ thu miệng. CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA MỤN NHỌT ở TRẺ EM Chữa tất cả các loại mụn, ung nhọt ỏ thời kỳ chưa vỡ (bể) chữa càng sớm càng tốt, thuốc sẽ làm tan biến. Bài 1: Con rết sống, to tốt hơn nhỏ, số lượng bao nhiêu con cũng được, ngâm rượu mạnh cho vừa ngập. Khi nào rượu ngả màu vàng hoặc màu đen là dùng được. Rượu để dành dùng lâu dài. Dùng bông tẩm rượu rết, xoa hoặc đắp lên mụn, làm nhiều lần trong ngày, có khi xoa một lần mụn đã tan. Chú ý: Bài thuốc này dùng cho cả người lớn. Bài 2: Lá cúc hoa tươi: 1 nắm nhỏ Lá ớt tươi: 1 nắm nhỏ Lá dâm bụt tươi: 1 nắm nhỏ 60 Ba thứ rửa sạch, trộn lẫn, giã nát đắp lên mụn nhọt, ngày đắp 2 lần sẽ giảm đau và tàn dần. Bài 3: Hoa dâm bụt, lá trầu không, lá thồm lồm mỗi thứ 50g, giã nát, đắp lên chỗ mụn nhọt. CHỮA MỤN NHỌT DO NÚNG Triệu chứng: Dị ứng là một phản ứng không bình thường của cơ thể khi có sự xâm nhập của một chất lạ, thường gọi là “dị nguyên”. Dị nguyên có thể là bụi, phấn hoa, những lông nhỏ trên cành, lá của một vài loại thực vật, các protein, dịch tiết các loại côn trùng, hóa chất... Khi bị xâm nhập, lập tức trong cơ thể xuất hiện phản ứng kháng nguyên - kháng thể và một chất trung gian sinh học histamin được phóng thích khỏi các tế bào dưới dạng tự do. Chính chất này đã gây nên hiện tượng dị úmg làm mẩn ngứa, nổi mề đay, ban đỏ, phù nề, hắt hơi, sổ mũi, co thắt phế quản, khó thỏ, đôi khi làm giãn mạch, tụt huyết áp. Bài thuốc: Kim ngân hoa 20g, bồ công anh, cúc hoa, sinh địa, cam thảo đất mỗi thứ 10g, sắc uống. 61 CHỨA NHỌT ĐỘC SƯNG NÊ NHIỀU NGÀY Lá tầm xuân - được thu hái quanh năm, có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương. Bài thuôc: Dùng lá và cành non tầm xuân rửa sạch, giã nát với một chút muối ăn rồi đắp lên chỗ tổn thương. CHỮA UNG NHỌT ĐINH ĐỘC BANG HẠT ĐẬU Đỏ Đậu đỏ, vị ngọt chua, tính bình không độc, trị chứng mụn lở thuỷ thũng, đi tả, đau buốt cơ thể, bế trướng trong thân....Ăn đậu đỏ thường xuyên thì mắt sáng Bài thuốc: Lấy đậu đỏ tán nhỏ, trộn với nước đắp vào chỗ đau là tan ngay. CHỮA ĐẨU ĐINH BẰNG GẠO TẺ Triệu chứng: Đầu trẻ nổi nhọt bằng hạt dậu, chân nhọt đỏ tía, nhức nhối khó chịu khiến trẻ bỏ ăn, bỏ chơi, quấy khóc Bài thuốc: Lấy 1 bát gạo tẻ để nguyên không vo, cho vào nối nấu như nấu cơm. Đợi nồi cơm sắp sôi, bọt nước dâng lên nắp nổi, lấy nước bôi lên nhọt 62 CÁC MẸO DÂN GIAN CHỮA DINH RÂU Đinh râu là một loại nhọt độc mọc xung quanh môi, miệng, mũi, lúc đầu mụn bé như hạt tấm Ngứa đau khó chịu, sau đó có thể sưng, nóng, đỏ, đau, sau lan tỏa rộng ra xung quanh Nếu không được chữa trị đúng cách, có thể sưng to cả mặt, đặc biệt có thể biến chứng nhiễm trùng huyết với các triệu chứng sốt cao, rét run, đau đẩu, nôn mửa... Khi đinh râu mới phát, có thể dùng các bài thuốc nam có tác dụng thanh nhiệt giải độc hay lương huyết tiêu độc dưới đây: Bài 1: Lá bổ công anh (cây diếp dại) 80g, hoa cúc 80g. Giã nát cho thêm tí muối lọc lấy nước uống, bã đắp tại chỗ. Bài 2: Lá táo chua 80g, cho vào tí muối giã đắp tại chỗ. Bài 3: Huyền sâm 20g, sinh địa 12g, thạch cao 40g, kim ngân 40g, bồ công anh 40g, gai bồ kết 16g, đan sâm 12g. Sắc uống ngày một thang. CHỮA ĐINH NHỌT SƯNG TÂY BẰNG CÂY KINH GIỚI Bài thuốc: Dùng 1 nắm lá kinh giới, thái nhỏ, cho vào nồi, đổ thêm 5 thăng nước, sắc còn 2 thăng thì chia làm nhiều lần uống 63 CHỮA ĐINH NHỌT SƯNG TẤY BẰNG RAU SAM Dùng 1 lượng rau sam và vôi bằng nhau, cùng tán nhỏ mịn, trộn với lòng trắng trứng gà đắp lên chỗ sưng. CHỮA ĐINH RÂU BẰNG BÚP LÁ DẠI Búp dứa dại và lá đinh hương giã đắp. LÁ TÁO CHUA CHỮA ĐINH RÂU Lá táo chua 80g, cho vào ít muối, giã đắp tại chỗ. 64 PHẨN IV CÁC BÀI THUỐC DÂN GIAN CHỮA BỆNH CHỐC ĐẦU CHỮA CHỐC ĐẦU TRỄ EM BÀNG DẦU VỪNG Chân gà tươi đốt tồn tính 4 cái, phèn 8g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, đại hoàng 10g. Cả 5 vị trên tán thành bột rồi hòa với dầu vừng bôi vào chỗ lỏ. Mỗi ngày 1 lần. CHỮA CHỐC ĐẦU ở TRỀ EM BANG RAU SAM Dùng 1 lượng lớn rau sam, cho vào nổi to, nấu thật đặc, cô nước đó thành cao bôi lên chỗ chốc. Hoặc lấy rau sam đốt thành tro hoà với mỡ heo bôi lên. CHỮA CHỐC ĐẨU TRẾ EM BẴNG củ HÀNH Bài thuốc: Dùng hành, tốt nhất là hành tươi, giã nát, trộn với một 5-tncbc 1 65 ít mật ong (có thể thay bằng mật mía) thành dạng như bột nhão rồi đắp lên vùng chốc lở trong 5-7 giờ. Sau đó, dùng nước sắc lá trầu không gội cho sạch. Sau vài ba lần, trẻ sẽ hết chốc đầu. CHỮA CHỐC ĐẦU CHO TRẺ BẰNG HẠT MÙI - Lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. - Mỗi ngày gội 1 lần, làm trong 5-6 ngày sẽ khỏi. CHỮA CHỐC ĐẨU TRỄ EM BẰNG HẠT Hổ ĐÀO Hồ đào là loại cây to, vỏ nhẵn màu tro, sống lâu năm, độ cao có thể đạt tới 30m. Lá kép lông chim, không có lá kèm; Thường có 7-9 lá chét, mép nguyên không cuống hình trứng thuôn. Khi vò có một mùi hăng đặc biệt. Hoa đơn tính. Hoa đực mọc tụ thành hình đuôi sóc, rũ xuống. Hoa cái xếp 2-3 cái ỏ cuối các nhánh. Quả hạch, vỏ mẫm, đường kính chừng 3- 4cm. Nhân nguyên ỏ phía trên, chia thành 4 thùy ỏ phía dưới, nhiều rãnh nhăn nheo trông như bộ óc, do đó có tên quả óc chó. Hoa nỏ vào mùa hạ, quả chín vào các háng 9-10. Hồ đào nhân có vị ngọt, tính ôn, không độc, vào 2 kinh phế, thận Bài thuốc: Hồ đào (cả vỏ) đốt tổn tính để nguội, thêm nửa phần kinh phấn, trộn đều, tán nhỏ, hòa với dầu thầu dầu, bôi lên chỗ chốc đầu đã rửa sạch bằng nước trầu không hay nước bạch đổng nữ. 66 CHỮA CHỐC ĐẨU TRỀ EM BẰNG CÂY RAU SAM Dùng tươi hay phơi hoặc sấy khô, ở nước ta thường dùng tươi. Một số nơi dùng khô. Tại Trung Quốc, rau sam tươi hái về lập tức được nhúng nhanh vào nước sôi (có thể đồ) rồi lấy ra ngay, rửa nước cho sạch nhớt, sau đó mới phơi hay sấy khô. Khi dùng hoàn toàn không phải chế biến gì thêm. Liều dùng của rau sam từ6-12g khô dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài không kể liều lượng. Dùhg riêng hay phối hợp với thuốc khác. Bài thuốc: Giã nát rau sam tươi, thêm nước, sắc đặc bôi lên hay đốt ra than, hòa với mỡ lợn bôi vào. Ngoài ra, rau sam tươi, giã nhỏ đắp lên mụn nhọt, ngòi mụn dễ ra. CHỮA CHỐC DẦU BẰNG HẠT ĐẬU XANH Bài thuốc: Đậu tằm tươi giã nát bôi lên chỗ chốc, khi lớp này khô thì gỡ xuống, bôi lớp mới. CHỮA CHỐC ĐẦU TRẺ EM BẰNG QUẢ CAU Lấy hạt cau xay nhỏ phơi trong bóng râm cho khô, trộn dầu vừng để bôi đắp. 67 CHỮA CHỐC ĐẨU TRẾ EM BẰNG Bổ KẾT Bổ kết 10 quả, gừng tươi 1 củ, chè xanh 1 nắm (không dùng iá non) nấu lấy nước gội đầu cho trẻ. Sau đó, dùng hạt cau già rang cháy thành than rồi tán thành bột (hoặc dùng 3 quả bổ kết, 1 củ nghệ rang giòn, tán nhỏ) rắc lên vùng chốc lỏ. Cũng có thể lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. Mỗi ngày gội 1 lần, làm trong 5-6 ngày sẽ khỏi. MỘT SỐ BÀI THUỐC CHỮA CHỐC ĐẦU ĐUN GIẢN Dùng hành, tốt nhất là hành tươi, giã nát, trộn với một ít mật ong (có thể thay bằng mật mía) thành dạng như bột nhão rồi đắp lên vùng chốc lỏ trong 5-7 giờ. Sau đó, dùng nước sắc lá trầu không gội cho sạch. Sau vài ba lần, trẻ sẽ hết chốc đầu. - Bồ kết 10 quả, gừng tươi 1 củ, chè xanh 1 nắm (không dùng lá non) nấu lấy nước gội đầu cho trẻ. Sau đó, dùng hạt cau già rang cháy thành than rồi tán thành bột (hoặc dùng 3 quả bồ kết, 1 củ nghệ rang giòn, tán nhỏ) rắc lên vùng chốc lỏ. Cũng có thể lấy hạt mùi tán nhỏ trộn với dầu vừng bôi lên. Mỗi ngày gội 1 lần, làm trong 5-6 ngày sẽ khỏi. - Rau má 20g, bồ công anh 16g, kim ngân hoa 16g, hạ khô thảo 12g, hoa kinh giới 12g. sắc kỹ, uống thay nước hằng ngày. Trường hợp trẻ còn bú, cho cả mẹ và con cùng uống. - Chân gà tươi 4 cái, đốt tổn tính, phèn 8g, hoàng cầm 10g, hoàng bá 10g, đại hoàng 10g. cả 5 vị trên tán thành bột rồi hòa với dầu vừhg bôi vào chỗ lở. Mỗi ngày 1 lần. 68 P H Ẩ N V BÀI THUỐC TRỊ BỆNH CẢM SỐT- ĐAU ĐẦU Tự TRỊ BỆNH ĐAU ĐẨU Khi đau đầu bạn hãy thoa một chút dầu gió lên thái dương huyệt ấn đường (ỏ giữa 2 mi) hoặc huyệt phong trì (sát 2 đường gân thô lên 2 gáy). Bạn có thể dùng muối xát một ít lên đầu lưỡi, đổng thời uống một ít nước sôi pha muối. Nằm ngửa ra rồi nhỏ 2-3 giọt nước củ cải giã nát vào lỗ mũi. - Suy nhược thần kinh: Long nhãn, nhân táo chua, khiếm thực mỗi thứ 15g, nấu uống trước khi đi ngủ. DÂU TÂY NGẪN NGỪA CẢM CÚM Mỗi suất ăn gồm 8 quả dâu tây, quả trung bình chứa 84 mg vitamin c, giúp bạn tăng cường khả năng chống cảm cúm. Dâu tây vẫn được biết đến là chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít đường và có nhiều vitamin c hơn cả cam. 69 Các nhà khoa học còn nhận thấy dâu tây có thể ngăn ngừa sự mất trí nhớ ỏ tuổi già. Loại quả này chứa một chất chống ôxy hoá tăng cường hoạt động trí não. Tuy nhiên, để có thể hưỏng được lợi ích này của dâu tây, mọi người cẩn phải ăn khoảng 4,5 kg mỗi ngày. CHỮA CẢM BẰNG TÍA TÔ Thông thường, để chữa cảm, tía tô hay được cho vào cháo ăn. Nhưng cũng có thể lấy 3g lá tía tô nấu với 4g quýt hoặc vỏ quýt làm nước uống trong 1 ngày. Chú ý: không dùng quýt có phun thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn các món ăn có tía tô cũng giúp chữa bệnh chán ăn, kiện vị, lợi tiểu và an thần. CẤP cúu KHI BỊ CẢM NẮNG Nếu bị cảm nắng, lấy nước đá chườm lên đầu, hai nách, hốc xương mỏ ác và nơi có tĩnh mạch nổi, khi cần có thể đặt người bệnh trong trước mát để giảm nhiệt nhanh, đồng thời cho uống nước lọc để nguội có pha muối, nếu không uống được nước thì phải tiếp nước ngay. Đưa ngay người bệnh đến nơi thoáng mát, cỏi bớt quẩn áo, nằm thoải mái, đầu hơi cao, lấy khăn dấp nước lạnh đắp lên đầu, quạt nhẹ, hoặc lau người bằng nước mát... 70 CHỮA CẢM MẠO Lá quất 30g, đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát, hòa đường vừa đủ, uống lúc nóng. CHỮA CẢM MẠO BẰNG vỏ QUÝT Vỏ quýt tươi 30g, phòng phong 15g, đổ 3 cốc nước, sắc lấy 2 cốc, hòa đường trắng uống lúc nóng 1 cốc, sau nửa giờ hâm nóng uống tiếp 1 cốc còn lại. CHỮA CẢM CÚM - Uống nhiều nước nóng để làm thông đường phổi, đường mũi và bù lượng nước cơ thể đã bị mất vì đổ mồ hôi khi sốt - Súc miệng nước muối. - Mút kẹo cứng để đỡ rát cổ họng. - Đừng nhịn ho, vì ho có tác dụng thông các ống ỏ phổi và tống các chất đờm ra. Nếu mũi và đờm có máu, cần hỏi ý kiến bác sĩ. - Kiêng uống sữa, không ăn pho-mát và các thực phẩm làm từ bơ; sữa trong 2 ngày vì chúng có tác dụng làm cho các chất nhầy ở mũi, và họng bị đặc lại, khó xì hoặc nhổ ra. - Chăm rửa tay luôn, nhất là trước khi ăn để tránh lây lan sang người khác. - Uống đều một liều aspirin (trừ người 19 tuổi trở xuống không dùng aspirin). Nếu chữa trị ở nhà không thấy đỡ, nên đi bác sĩ 71 CHỮA CẢM CÚM BÀNG LÁ KHÊ Lá khế tươi 20g giã với lá chanh 10g, thêm nước, gạn uống, chữa cảm nắng. Để chữa ngộ độc nấm, rắn cắn, lấy lá khế, lá hoặc quả đậu ván đỏ mỗi thứ 20g, lá lốt 10g, giã nát, hòa với 200ml nước sôi để nguội, chắt lấy nước uống làm một lần. Có thể dùng lá khô (liều lượng bằng 1/2 hoặc 1/3 liều lá tươi) sao qua cho thơm, sắc uống, thêm đường cho thật ngọt. Nếu mới bị ngộ độc, chỉ uống 2-3 lần là khỏi. CHỮA CẢM LẠNH, HO BANG Nưửc MẬT ONG - NHO - GỪNG Bài thuốc: Nho tươi 250g, chè xanh 25g, gừng tươi 250g, mật ong vừa đủ. Nho rửa sạch, bỏ cuống, nghiền nát, cho vào vải xô sạch vắt lấy nước để sẵn. Gừng rửa sạch, thái vụn, cũng cho vào yải xô vắt lấy nước. Để chè xanh trong cốc to, rót nước sôi, hãm trong ít phút, cho vào nước nho, nước gừng mỗi thứ 50ml, cho mật ong vừa phải. Uống lúc nước còn nóng. Công hiệu: Giải cảm, giảm ho, ấm trung tiêu, chống nôn. 72 CHỮA CẢM BẰNG LA HÁN La hán quả có bán tại hầu hết các chợ thực phẩm dưới dạng thỏi hoặc quả pha nước uống, có công dụng tiêu đờm rất nhanh chóng. Thường chỉ sau một hai lần uống là có thể tiêu trừ hết những đờm gây khó chịu nơi cổ họng (đờm này thường làm tắt tiếng hoặc gây khó khăn khi nói chuyện, nó cũng gây bệnh nghẹt mũi hoặc sổ mũi khi có quá nhiều trong hốc mũi). Nước muối; Súc miệng bằng nước muối (khuấy đều một muỗng cà phê muối ăn trong nửa lít nước ấm. Khi súc miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chạy vào cổ họng, thổi hơi lên tạo thành tiếng kêu trong cổ họng, rồi khạc ra). Hành động này giúp cho cổ họng thông hơn, bớt nghẹt mũi, diệt vi trùng, và làm khạc ra đờm nhiều hơn. Uống trà nóng hoặc canh nóng: Nên thật nóng miễn là đừng để bị phỏng miệng, uống từng ngụm nhỏ cho đến khi hết chén. Có công dụng thông mũi. Tắm nước nóng; Tắm đứng chừng 20 phút với nước nóng bốc hơi cũng có công dụng làm thông mũi và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Phương pháp này có công hiệu gần giống như phương pháp xông cổ truyền tại Việt Nam. Đừng hút thuốc: Có lẽ bạn cũng biết qua cảm giác khó chịu khi vừa bị cảm, đang đau cổ họng mà lại châm lửa đốt một điếu thuốc. Ngoài cảm giác khó chịu, khói thuốc lá còn có tác dụng làm cơn bệnh lâu lành hơn. 73 CHỮA CẢM NÓNG PHIÊN KHÁT 1 quả dứa giã nát lấy nước, hòa nước sôi để nguội uống. CHỮA NGOẠI CẢM PHONG NHIỆT Mộc hồ điệp có vị đẳng, tính lạnh, vào 2 kinh can và phế. Có tác dụng chữa ngoại cảm phong nhiệt hoặc can hỏa bốc ngược lên (can hỏa phạm phế) gây khản tiếng Cách dùng và liều dùng: Dùng trong từ 6-9g sắc với nước, hoặc nghiền nhỏ uống. Dùng ngoài: giã đắp, dán lên vết thương. Bài thuốc: Mộc hổ điệp 20g, huyền thoái (xác ve sầu) 20g. Hãm với 1.200ml nước sôi, uống thay trà trong ngày. CHỮA KHI BỊ CẢM LẠNH - Nằm nghỉ, nhất là trường hợp bị sốt. - Uống nhiều nước nóng hoặc lạnh cũng được. Nước làm tan và rửa sạch phần nào các chất đờm ở họng, làm thông đường hô hấp. - Dùng thuốc aspirin hay acetaminophen để giảm đau, nhức. Chú ý, từ 19 tuổi trở xuống, không nên dùng aspirin. - Súc miệng bằng nước muối ấm. uống nước trà pha 74 mật ong nước chanh hay mút kẹo đều có tác dụng tốt để đỡ đau họng. - Xông hơi. - Món súp gà giò (gà nhỏ) có tác dụng thông mũi và ngắt bệnh. CÁCH HẠ NHIỆT KHI SỐT Uống nước hoặc nước trái cây. Lau người bằng khăn ướt thấm nước mát - Uống aspirin hoặc acetaminophen với liều lượng thích hợp với độ tuổi cách 3-4 giờ một lần (những người dưới 19 tuổi và những người đau dạ dày không nên dùng aspirin). - Nằm nghỉ, không hoạt động. - Không mặc nhiều quần áo hoăc đắp chăn, mền quá dày. - Tránh cử động mạnh. CHỮA BỆNH CÚM - Ngâm chân vào nước nóng: Làm giảm chứng nhức đầu hay nghẹt mũi. - Đừng để cơ thể bị lạnh và y phục bị ẩm. - Súc miệng nước muối trong cổ họng 4 lần mỗi ngày. - Cứ 4 giờ lại uống 2 viên Tylenol (bắt đầu từ 12 giờ trưa đến lúc ngủ). 75 - Ngậm kẹo ho hoặc kẹo sinh tố c thường xuyên. - Mỗi ngày uống 50 mg thuốc kẽm (zinc) để giảm đau cổ họng. ĂN Tỏi KHI BỊ CẢM Nếu lúc nào đó cảm thấy cổ họng khó chịu, đau, ngứa, bạn nên ăn một ít tỏi sống hoặc thức ăn có nhiều tỏi vì nó chứa những chất chống nhiễm trùng hiệu quả. Chỉ cần thêm 2 tép tỏi vào thức ăn là hệ miễn dịch sẽ hoạt động tích cực hơn, tăng khả năng phòng chống cảm. Nếu dùng tỏi liên tục một thời gian, bạn nên ăn thêm cà chua để trung hòa những chất gây mùi. BẠC HÀ CHỮA CẢM SỐT Bạn có thể chế biến nhiều món ăn chữa bệnh từ lá bạc hà, chẳng hạn bạc hà nấu kinh giới chữa cảm mạo, bạc hà nấu kim ngân hoa chữa nhức mỏi, phát sốt; bạc hà nấu gạo tẻ chữa bụng chướng, phiền táo... Bạc hà nấu gạo tẻ 1 kg vị thuốc bạc hà tươi và 150g gạo tẻ. Bạc hà rửa sạch, cắt khúc, gạo tẻ vo sạch. Cho bạc hà vào nồi cùng một lít nước, nấu trong 1 giờ, lọc bỏ bã, lấy nước và cho nước này lại vào nổi cùng gạo tẻ nấu cháo (nấu lỏng). 76 Món cháo bạc hà là chữa trị chứng đau nhức đầu, bụng đầy trướng, da nóng ra mồ hôi, tai ù, chứng phiền táo. Người thân nhiệt nóng nhiều vào ban đêm không nên dùng món này. Bạc hà nâu kim ngân hoa Bạc hà tươi lOg, kim ngân hoa 100g, đậu xanh 30g, lá tre 10g, một ít gạo và đương cát. Rửa sạch các nguyên liệu, rồi cho bạc hà, kim ngân hoa và lá tre vào nồi cùng hai lít nước, nấu trong 1 giờ, lọc lấy nước, bỏ xác. Cho đậu xanh vào nước này cùng một ít gạo vào nấu đến khi chín, thêm ít đường. Chia làm 2-3 lần dùng trong ngày, chữa chứng nhức đầu mỏi toàn thân; đau đầu, phát sốt, ớn lạnh... Bạc hà nâu kinh giới Bạc hà 3-5g, kinh giới 5-1 Og, đậu xị (loại đậu làm tương Tàu) 5-1 Og, gạo tẻ 50-100g. Cho bạc hà, kinh giới, đậu xị vào nổi cùng 3 chén nước, nấu còn một chén, lọc bỏ xác, lấy nước để đó. Sau khi nấu cháo bằng gạo tẻ chín thì cho nước này vào, giảm lửa nhỏ nấu tiếp để cho nước thuốc vào cháo hòa lẫn đều vào nhau. Chia làm 2 lần dùng trong ngày. Món này có công dụng trị phong hàn cảm mạo, tay chân đau nhức, đau đầu, hắt xì, chảy nước mũi, nghẹt mũi... 77 Muối dùng để xông Nếu bạn cảm thấy khó chịu ở cuống họng, nuốt nước miếng tháy đau, bạn có thể xông bằng nước muối theo cách thức sau đây: Bạn hòa 10gr muối vào nửa lít nước sôi. Bạn dùng đũa khuấy đều và hít lấy hơi nước bốc lên. cổ bạn sẽ thấy dễ chịu. MUỐI CHỮA CẢM NẮNG Bạn hay những người trong gia đình bạn thường bị cảm nắng. Nhẹ thì thấy váng vất, khó chịu. Nặng thì thấy nóng sốt, ói mửa. Bạn hãy uống hay cho người nhà uống từng ngụm nước muối, và uống như thế cho đến khi hết khó chịu. 78 P H Ã N VI CÁC BÀI THUỐC CHỮA DỊ ÚNG CHỮA DỊ ÚNG DO GẶP MƯA Bài thuốc: Cần vào chỗ ấm tránh mưa lạnh. Dùng một miếng vải vó cũ cho vào chảo rang lên cho nóng chừng 40 - 45 độ c rồi chườm vào vùng bị lất. Có thể lấy 3 lát gừng tươi, giã nát thêm ít nước sôi và một chút đường cho uống để tăng tác dụng ôn trung. CHỮA DỊ ÚNG BẰNG KÉ ĐẨU NGỰA Ké đầu ngựa (hình), Diếp dại, Kim ngân, Kinh giới, mỗi thứ 1 nắm. sắc uống. CHỮA DỊ ỨNG DO ÃN Đổ BIẾN BẰNG CÂY TÍA TÔ Bài thuốc: Dùng 1 nắm lá tía tô giã vắt lấy nước uống, còn bã thì 79 xát vào chỗ bị dị ứng. Tránh ra gió, dầm nước thì khỏi. Cách này cũng có thể dùng chữa dị ứng do tiếp xúc với nước lạnh. CHỮA DỊ ÚNG DO TIẾP xúc VỚI SƠN BANG QDẢ KHẾ Bài thuốc: Dùng quả khế thái miếng xát hay lấy lá khế vò nát xát vào MẸO VẶT CHỮA DỊ ỨNG - Mỗi ngày uống 200 mg-300 mg chất Niacin (bày bán chung với các sinh tố trong nhà thuốc tây). Các triệu chứng dị ứng sẽ giảm đi thấy rất rõ. Nên uống trước khi đi ngủ. - Dị ứng với mì chính: Nhiều người sau khi ra quán ăn một tô phỏ, một tô hủ tíu... thì cảm thấy mệt ở cổ, chóng mặt, bần thần, hoặc khát nước cả ngày hôm đó... Đó là tình trạng dị ứng với mì chính. Hãy uống 50 mg-100 mg sinh tố B6 (không nên dùng thường xuyên liều lượng này vì có thể sinh biến chứng). - Trước khi đi ngủ khoảng 30 phút, uống một viên sinh tố B5 loại 150 mg để không bị nghẹt mũi khi nằm ngủ, đồng thời xoa dịu được các triệu chứng dị ứng khác. Thuốc này tuyệt đối an toàn, có thể dùng mỗi ngày (không tạo biến chứng khi dùng nhiều hoặc dùng thường xuyên). CHỮA DỊ ÚNG BẰNG Đỗ QUYÊN Dùng lá đỗ quyên tuoi nấu tắm đến khi khỏi bệnh mới thôi. 80 P H Ầ N VII CÁCH ĐƠN GIẢN CHỮA CÔN TRÙNG CẮN BẰNG THUỐC NAM CHỮA VẾT THUUNG BÀN6 QUẢ MẬN Mận có tên khoa học là Prunus salicina Lindl., dân gian còn gọi là lí tử, lí thực, gia khánh tử... - Rễ mận thường được thu hoạch vào tháng 9 -10, vị đắng, tính lạnh được dùng dưới dạng sắc uống trong hoặc đốt tồn tính, tán bột bôi ngoài. - Vỏ rễ là rễ mận loại bỏ lõi trong chỉ lấy vỏ ngoài, vị đắng, tính lạnh thường được dùng dưới dạng sắc uống trong, ngậm hoặc giã nát, ép lấy nước bôi ngoài. - Lá mận vị chua, tính bình, chuyên trị trẻ em sốt cao, co giật, thuỷ thũng, vết thương do sang chấn... - Nhựa mận được lấy vào mùa xuân, đem phơi khô trong bóng râm, vị đắng, tính lạnh. Bài thuốc: Dùng hạt mận rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vết thương. 6-TNCBCT 81