🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thuật Đắc Nhân Tâm
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
CÙNG JOHN C. MAXWELL CHINH PHỤC THÀNH CÔNG
John C. Maxwell là một guru, một diễn giả bậc thầy đồng thời là một tác giả nổi tiếng chuyên viết về nghệ thuật lãnh đạo với hơn 16 triệu bản sách bán ra trên toàn thế giới. Cùng với công ty INJOY và EQUIP của mình, John C. Maxwell đã đào tạo cho trên hai triệu nhà lãnh đạo trên toàn thế giới. Hàng năm, ông được mời tới nói chuyện tại các công ty hàng đầu trong danh sách Fortune 500, với nhiều nhà lãnh đạo chính phủ trên thế giới và những tổ chức như Học viện Quân sự Hoa Kỳ ở West Point.
Là một trong 25 tác giả và nghệ sĩ nổi tiếng nhất trên website sách trực tuyến nổi tiếng Amazon.com, các sách của John C. Maxwell được đánh giá rất cao và liên tục xếp trong danh sách best-seller của các tạp chí hàng đầu thế giới như: New York Times, Wall Street Journal, Business Week,… Các cuốn sách của ông đã được dịch và bán hơn 16 triệu bản tại nhiều quốc gia.
Tại Việt Nam, sau thành công của một số cuốn sách như: Phát triển kỹ năng lãnh đạo (Developing the Leader Within You), 21 nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo (21 Irrefutable Laws of Leadership), Nhà lãnh đạo 3600(3600 Leader), Tinh hoa lãnh đạo (Leadership Gold).., Công ty Alpha Books tiếp tục xuất bản và giới thiệu đến bạn đọc các cuốn sách giá trị khác của ông. Trong các cuốn sách này, John Maxwell sẽ chia sẻ thêm với độc giả những bí quyết để không ngừng hoàn thiện bản thân và tiến triển trên con đường trở thành nhà lãnh đạo xuất sắc. Để đạt được điều này, bạn không chỉ cần phong thái lãnh đạo, năng lực chuyên môn mà còn phải thấu hiểu nghệ thuật thu hút và khiến mọi người muốn đi theo (Thuật đắc nhân tâm). Khát vọng hướng tới thành công của mỗi người không thể thực hiện nếu thiếu lòng kiên trì, xác định đúng mục tiêu và mang theo hành trang cần thiết, bởi vì, mỗi thành công chính là một cuộc hành trình (Hành trình tới thành công). Và khi đã tập hợp được mọi người quanh mình, đặt rõ mục tiêu rồi thì một yếu tố không thể thiếu trong thành công của một nhà lãnh
https://thuviensach.vn
đạo chính là khả năng làm việc nhóm (17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm).
Với vai trò là Trung tâm phát triển đào tạo quản lý, ITD Việt Nam tin tưởng rằng tác phẩm và tư tưởng của ông sẽ giúp các nhà lãnh đạo quản lý nói riêng và mọi người nói chung hoàn thiện và thành công hơn. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
ITD Việt Nam và Alpha Books
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
LỜI GIỚI THIỆU
CÂU HỎI VỀ SỰ SẴN SÀNG: BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ CHO CÁC MỐI QUAN HỆ?
NGUYÊN TẮC LĂNG KÍNH: CHÚNG TA LÀ AI QUYẾT ĐỊNH CÁCH CHÚNG TA NHÌN NHẬN MỌI NGƯỜI
NGUYÊN TẮC TẤM GƯƠNG: NGƯỜI ĐẦU TIÊN CHÚNG TA CẦN KIỂM TRA CHÍNH LÀ BẢN THÂN
NGUYÊN TẮC NỖI ĐAU: NGƯỜI LÀM TỔN THƯƠNG NGƯỜI KHÁC CŨNG DỄ BỊ NGƯỜI KHÁC LÀM TỔN THƯƠNG NGUYÊN TẮC CHIẾC BÚA: ĐỪNG DÙNG BÚA XUA RUỒI TRÊN ĐẦU NGƯỜI KHÁC
NGUYÊN TẮC THANG MÁY: CHÚNG TA CÓ THỂ NÂNG HOẶC HẠ THẤP NGƯỜI KHÁC TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ CÂU HỎI KẾT NỐI: BẠN CÓ SẴN SÀNG QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC?
NGUYÊN TẮC BỨC TRANH TOÀN CẢNH: THẾ GIỚI KHÔNG CHỈ CÓ BẠN
NGUYÊN TẮC HOÁN ĐỔI: ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ NGƯỜI KHÁC NGUYÊN TẮC HỌC HỎI: AI CŨNG CÓ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG CHO TA HỌC HỎI
NGUYÊN TẮC HẤP DẪN: MỌI NGƯỜI ĐỀU YÊU QUÝ NHỮNG AI QUAN TÂM ĐẾN HỌ
NGUYÊN TẮC SỐ 10: TIN TƯỞNG VÀ KHUYẾN KHÍCH MỌI NGƯỜI PHÁT HUY PHẨM CHẤT TỐT NHẤT CỦA HỌ NGUYÊN TẮC ĐỐI ĐẦU: GIẢI QUYẾT ĐỐI ĐẦU THEO HƯỚNG TÍCH CỰC GIÚP BẠN THÀNH CÔNG
https://thuviensach.vn
CÂU HỎI VỀ LÒNG TIN: CHÚNG TA CÓ XÂY DỰNG LÒNG TIN VỮNG CHẮC GIỮA MỌI NGƯỜI?
NGUYÊN TẮC NỀN TẢNG: LÒNG TIN LÀ NỀN TẢNG CHO MỌI MỐI QUAN HỆ
NGUYÊN TẮC HOÀN CẢNH: ĐỪNG ĐỂ HOÀN CẢNH LẤN ÁT QUAN HỆ
NGUYÊN TẮC KẺ RẮC RỐI: KHI BẠN CÓ RẮC RỐI VỚI MỌI NGƯỜI, THÌ RẮC RỐI THƯỜNG CHÍNH LÀ BẠN
NGUYÊN TẮC CỞI MỞ: DỄ CHỊU VỚI CHÍNH MÌNH THÌ NGƯỜI KHÁC CŨNG SẼ DỄ CHỊU VỚI TA
NGUYÊN TẮC HỐ CHIẾN ĐẤU: KHI CHUẨN BỊ CHIẾN ĐẤU, HÃY ĐÀO HỐ ĐỦ LỚN CHO CẢ ĐỒNG ĐỘI
CÂU HỎI VỀ SỰ ĐẦU TƯ: BẠN CÓ SẴN SÀNG ĐẦU TƯ VÀO NGƯỜI KHÁC?
NGUYÊN TẮC LÀM VƯỜN: MỌI MỐI QUAN HỆ ĐỀU CẦN ĐƯỢC CHĂM BÓN
NGUYÊN TẮC 101%: ĐỒNG THUẬN 1% NHƯNG NỖ LỰC 100% VÌ ĐIỀU ĐÓ
NGUYÊN TẮC KIÊN NHẪN: ĐI CÙNG NGƯỜI KHÁC BAO GIỜ CŨNG CHẬM HƠN ĐI MỘT MÌNH
NGUYÊN TẮC TÁN THƯỞNG: THỬ THÁCH CỦA MỐI QUAN HỆ KHÔNG CHỈ LÀ SỰ TRUNG THÀNH KHI BẠN BÈ THẤT BẠI MÀ CÒN LÀ NIỀM HẠNH PHÚC KHI HỌ THÀNH CÔNG
NGUYÊN TẮC VỊ THA: CHÚNG TA TỰ NÂNG MÌNH LÊN KHI ĐỐI XỬ VỚI MỌI NGƯỜI TỐT HƠN HỌ ĐỐI XỬ VỚI CHÚNG TA CÂU HỎI VỀ SỰ HIỆP LỰC: BẠN CÓ TẠO RA MỐI QUAN HỆ HAI BÊN CÙNG THẮNG LỢI?
NGUYÊN TẮC BOOMERANG: KHI GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC, CHÚNG TA GIÚP ĐỠ CHÍNH MÌNH
https://thuviensach.vn
NGUYÊN TẮC TÌNH BẠN: KHI MỌI THỨ CÂN BẰNG, MỌI NGƯỜI SẼ LÀM VIỆC VỚI NHỮNG NGƯỜI HỌ THÍCH; NHƯNG NẾU MỌI THỨ MẤT CÂN BẰNG, HỌ SẼ VẪN LÀM NHƯ VẬY
NGUYÊN TẮC HỢP TÁC: HỢP TÁC MANG LẠI THẮNG LỢI TO LỚN HƠN
NGUYÊN TẮC HÀI LÒNG: TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ TUYỆT VỜI, NIỀM VUI ĐƯỢC BÊN NHAU CŨNG ĐỦ CHO TẤT CẢ
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
Điều gì có thể chinh phục lòng người? Có phải ai sinh ra cũng có những phẩm chất hay sự nhạy cảm và tinh tế để gặt hái thành công trong mọi mối quan hệ? Chúng ta có thể có những kỹ năng để chinh phục lòng người không hay chỉ chấp nhận những gì Chúa đã ban tặng? Và liệu những người giỏi xây dựng các mối quan hệ có thể làm tốt hơn nữa không?
Hầu hết mọi người đều dễ dàng nhận ra những người giỏi chinh phục lòng người khi tiếp xúc với họ. Họ cho chúng ta cảm giác được là chính mình và nâng chúng ta lên tầm cao hơn. Tiếp xúc với họ mang lại cho bạn những trải nghiệm tích cực, thú vị và khiến bạn luôn muốn ở bên họ.
Trong số những người nổi tiếng thế giới, có một số người rất giỏi tạo dựng quan hệ với người khác như Dale Carnegie, John Wooden, Ronal Reagan,… nhưng lại có những người không mấy giỏi việc này như Henry Ford (cha), Frank Lorenzo…
Nhưng không cần đọc bài nghiên cứu hay tìm trong lịch sử, ở bất cứ đâu bạn cũng có thể gặp những người thiếu kỹ năng chinh phục lòng người: ngay trên phố, trong nhà thờ, ở nhà và cũng có thể ở nơi làm việc... Hãy nhìn vào những lá đơn mà các ứng viên xin việc thường viết để thấy họ thiếu kỹ năng giao tiếp thế nào:
Sẽ tốt nhất cho ông chủ nếu để tôi làm việc một mình.
Công ty đã biến tôi trở thành kẻ giơ đầu chịu báng, hệt như các công ty trước đây tôi từng làm việc.
Chú ý: đừng hiểu nhầm tôi là người thích nhảy việc, tôi không bao giờ là người bỏ việc.
Người giới thiệu: không có. Tôi đã bỏ lại một đống đổ nát sau lưng mình.
VÀI NGƯỜI BIẾT BÍ KÍP
https://thuviensach.vn
Bạn đánh giá người có khả năng giao tiếp như thế nào? Hãy hỏi các CEO xuất sắc của các tập đoàn lớn về phẩm chất quan trọng nhất để thành công với vị trí lãnh đạo, tất cả họ đều nói đó là khả năng làm việc với người khác. Phỏng vấn các doanh nhân để tìm ra yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại, câu trả lời cũng sẽ là khả năng làm việc với người khác. Những chuyên gia bán hàng hàng đầu cũng nói hiểu biết về con người quan trọng hơn nhiều kiến thức về sản phẩm. Tất cả các giáo viên, thương nhân, những người buôn bán nhỏ, các bậc phụ huynh, các mục sư… đều thống nhất là các kỹ năng con người tạo nên sự khác biệt giữa người xuất sắc và kẻ kém cỏi. Các kỹ năng về con người là vô giá. Bạn có thể làm bất cứ điều gì nếu chinh phục được lòng người.
Rất nhiều người cho rằng các mối quan hệ là hiển nhiên. Đó là nhận thức sai lầm vì khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp là yếu tố quan trọng nhất để chúng ta thành công trong cuộc sống. Các kỹ năng về con người quyết định thành công của bạn. Robert W. Woodruff, người đã đưa tập đoàn Coca-Cola từ một doanh nghiệp sản xuất nước ngọt nhỏ thành tập đoàn toàn cầu hiểu rất rõ yếu tố con người đối với thành công. Ông từng viết một tờ bướm quảng cáo với nội dung như sau:
Cuộc sống cũng giống như công việc bán hàng. Bạn thành công hay thất bại chủ yếu phụ thuộc vào cách bạn đối xử thế nào với người mua hàng của bạn và người bán hàng cho bạn.
Thành công hay thất bại trong bán hàng chủ yếu phụ thuộc vào các mối quan hệ con người. Đó là phản hồi của các thành viên trong gia đình, khách hàng, nhân viên, ông chủ và các đồng nghiệp trước cách cư xử của bạn. Nếu những phản ứng này tích cực nghĩa là bạn thành công và ngược lại, nếu phản ứng này là tiêu cực, bạn thất bại.
Điều khiến bạn thất bại trong các mối quan hệ với mọi người là do bạn coi mối quan hệ là đương nhiên và không đầu tư công sức, thời gian để khiến những người xung quanh yêu quý, tin tưởng và muốn làm việc với bạn để đạt được điều bạn muốn.
https://thuviensach.vn
Rất nhiều lần bạn thấy các cá nhân và tổ chức chỉ đạt được một phần rất nhỏ thành công tiềm năng của họ hoặc thất bại hoàn toàn vì họ đã lờ đi vai trò quan trọng của yếu tố con người trong kinh doanh và trong cuộc sống.
Các tổ chức và cá nhân này coi người khác và hành động của họ là điều hiển nhiên nhưng phản ứng của những người xung quanh khiến họ thất bại.
TẤT CẢ XUẤT PHÁT TỪ CON NGƯỜI
Thành công bắt nguồn từ việc thiết lập quan hệ với đúng người và củng cố những mối quan hệ này nhờ những kỹ năng tuyệt vời về con người. Ngược lại thất bại cũng là do con người. Đôi khi, hậu quả rất rõ ràng như bạo lực gia đình, làm ăn thiếu trung thực… Đôi khi, hậu quả cũng không quá nghiêm trọng như xa lánh đồng nghiệp, thất bại trong việc tạo dựng quan hệ với một khách hàng quan trọng… Tóm lại, mọi thành công hay thất bại trong cuộc sống đều gắn liền với những mối quan hệ.
Khi nghĩ về thất bại của bản thân, tôi có thể biết đích xác nguyên nhân là do những ai. Tôi từng sai lầm nghe lời khuyên đầu tư vào dầu mỏ và tôi đã mất 10 nghìn đô-la mà vợ chồng tôi chắt chiu dành dụm. Lần khác tôi bắt đầu kinh doanh và nhờ một người bạn làm giám đốc nhưng tôi đã lầm, chỉ sau vài năm công việc kinh doanh đã thua lỗ.
Tôi không đổ lỗi cho người khác mà tôi chỉ muốn nói rằng quan hệ của tôi với mọi người đóng vai trò to lớn trong toàn bộ quá trình. Tương tự như vậy, tôi cũng không thể chiếm hết thành công. Không ai là có thể một mình thành công. Các mối quan hệ với mọi người mang lại cho tôi thành công. Với mỗi thành công, tôi đều có thể nhìn lại và thấy rõ mối quan hệ đã biến nó trở thành sự thật.
Các mối quan hệ không chỉ quan trọng trong công việc mà còn rất quan trọng đối với cuộc đời riêng tư. Tôi không thể có được đời sống tinh thần phong phú nếu không có cha tôi, Melvin Maxwell; không thể cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày nếu không có vợ tôi, Margaret và rất nhiều người khác đã chia sẻ thành công, thất bại và khó khăn với tôi.
https://thuviensach.vn
KHÔNG CHỈ LÀ GIA TĂNG GIÁ TRỊ
Bạn đã bao giờ gặp những người khó tính và nghĩ: “Cô ấy quả thực rất có tài nhưng thật khó làm việc cùng,” hay “Anh ta rất xuất sắc nhưng có vẻ không giỏi quan hệ với mọi người.” Những người như vậy không bao giờ khám phá hết tiềm năng của mình và họ chỉ có thể làm được một phần rất nhỏ so với khả năng thực sự vì họ không biết cách chinh phục lòng người. Họ không hiểu những mối quan hệ tốt không chỉ là lớp kem trên chiếc bánh sinh nhật. Họ là một phần của cái bánh – phần rất quan trọng và rất ý nghĩa trong cuộc sống và trong thành công của họ.
Vậy bạn sẽ làm gì nếu không sở hữu những mối quan hệ tuyệt vời? Tôi thừa nhận khả năng xây dựng quan hệ của tôi là bẩm sinh nhưng tôi phải nỗ lực phát triển các kỹ năng của mình. Tôi đã học được rất nhiều về bản thân và về những người xung quanh. Tôi tập hợp chúng thành 25 Nguyên tắc Con người mà ai cũng có thể học. Ngay cả những người nhút nhát nhất cũng có thể cởi mở hơn và những người vốn giỏi giao tiếp có thể vươn xa hơn trở thành bậc thầy về nghệ thuật sống đẹp.
Tôi nói như vậy vì những Nguyên tắc Con người luôn có tác dụng. Ai cũng có thể áp dụng những nguyên tắc này không kể già trẻ, người hạnh phúc hay đau khổ, người đang đi làm hay đã nghỉ hưu… Việc áp dụng những nguyên tắc này giúp nâng cao khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh và đem lại thành công trong công việc và cuộc sống.
Khi bạn học những nguyên tắc này, bạn sẽ thấy có những nguyên tắc rất thông thường nhưng có những nguyên tắc có thể khiến bạn ngạc nhiên. Nhưng tất cả chúng đều có hiệu quả và làm cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn.
Thực hành những Nguyên tắc Con người không có nghĩa là bạn sẽ xây dựng được quan hệ tốt đẹp với tất cả mọi người. Bạn không thể kiểm soát phản ứng của người khác. Bạn chỉ có thể trở thành mẫu người mà người khác muốn làm quen và tạo dựng mối quan hệ.
https://thuviensach.vn
Trong cuộc sống, mọi kỹ năng bạn sử dụng và bất cứ ai bạn quen biết đều giúp tạo nên hoặc phá hủy bạn. Tôi chia các Nguyên tắc Con người thành năm nhóm câu hỏi quan trọng mà mỗi chúng ta cần tự hỏi chính mình:
Sẵn sàng: Bạn đã chuẩn bị cho các mối quan hệ?
Kết nối: Bạn có sẵn sàng quan tâm đến người khác?
Tin tưởng: Chúng ta có thể xây dựng được niềm tin vững chắc giữa mọi người?
Đầu tư: Bạn có sẵn lòng đầu tư vào người khác?
Hiệp lực: Bạn có thể xây dựng mối quan hệ hai bên cùng thắng lợi?
Học tập và rèn luyện những Nguyên tắc Con người, bạn có thể trả lời tất cả các câu hỏi trên theo hướng tích cực nhất và đạt được thành công trong các mối quan hệ. Bạn có thể xây dựng những mối quan hệ lành mạnh, hiệu quả và tốt đẹp. Bạn cũng có thể giúp người khác thành công. Còn điều gì tuyệt vời hơn thế?
https://thuviensach.vn
CÂU HỎI VỀ SỰ SẴN SÀNG: BẠN ĐÃ CHUẨN BỊ CHO CÁC MỐI QUAN HỆ?
Ngày nay, người có năng lực nhất thế giới là người biết cách sống hoà thuận với người khác. Mối quan hệ con người là môn khoa học quan trọng nhất trong cuộc sống.
- Stanley C. Allyn
Tôi làm mục sư trong 26 năm đầu của sự nghiệp. Tôi không có những kỹ năng nghề nghiệp khác như sự khéo léo hay cảm xúc mạnh mẽ khi làm việc với mọi người. Từng người trong đoàn mục sư được giao nhiệm vụ lãnh đạo, giảng dạy, huấn luyện, khuyên răn và tạo điều kiện cho mọi người ở mọi lứa tuổi, hoàn cảnh, từ khi sinh ra đến khi mất đi. Chúng tôi trải qua những thời khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời họ như ngày cưới, lễ rửa tội cho con cái họ hay được gọi đến trong những giờ khắc đen tối nhất như khi họ cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân sắp đổ vỡ, trải qua bi kịch khi mất đi đứa con yêu dấu, hay tìm kiếm những câu trả lời khi họ cận kề với cái chết.
Sau nhiều năm, tôi học được cách nhanh chóng nhận ra mọi người phải vật lộn với các mối quan hệ. Họ thuộc mọi lứa tuổi, hình dạng, quy mô. Đôi khi, tôi khuyên nhủ một người “ế ẩm” khi anh ta than vãn về cuộc sống độc thân và bày tỏ rằng mình rất muốn lấy vợ. Thật đáng buồn, lẽ ra họ nên tập trung vào việc liệu bản thân họ đã sẵn sàng cho một mối quan hệ lành mạnh chưa, hơn là việc lấy vợ.
Hãy đối mặt với điều đó. Không phải ai cũng có kỹ năng khởi xướng, gây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp. Nhiều người trưởng thành trong những gia đình không bình thường và không có được những mối quan hệ tích cực để có thể noi theo. Có người lại quá chú trọng đến bản thân và nhu cầu của mình đến nỗi không chú ý đến người khác. Một số bị tổn thương nặng nề trong quá khứ nên hiện tại họ nhìn cuộc đời với con
https://thuviensach.vn
mắt cay nghiệt. Vì có quá nhiều những điểm yếu trong mối quan hệ nên họ không hiểu bản thân hoặc làm sao để thiết lập quan hệ lành mạnh với mọi người.
Về mặt quan hệ, cần có những người lành mạnh để xây dựng những mối quan hệ sâu sắc. Mọi việc đều bắt đầu từ đó. Tôi tin có những nền tảng to lớn để mọi người sẵn sàng cho các mối quan hệ. Họ trả lời câu hỏi về tư thế sẵn sàng đó thông qua năm Nguyên tắc Con người:
Nguyên tắc Lăng kính: Chúng ta là ai quyết định cách chúng ta nhìn nhận mọi người.
Nguyên tắc Tấm gương: Người đầu tiên chúng ta phải kiểm tra là bản thân.
Nguyên tắc Nỗi đau: Người làm tổn thương người khác cũng dễ bị người khác làm tổn thương.
Nguyên tắc Chiếc búa: Đừng dùng búa xua ruồi đậu trên đầu người khác.
Nguyên tắc Thang máy: Chúng ta có thể nâng hoặc hạ thấp người khác trong các mối quan hệ.
Nếu ai bỏ qua một trong năm nguyên tắc trên thì người đó chưa sẵn sàng cho các mối quan hệ. Hậu quả là người đó sẽ để rắc rối lặp đi lặp lại trong mối quan hệ.
Nếu bạn hoặc ai đó không thể thiết lập được những mối quan hệ tích cực mà mọi người đều mong muốn, thì có thể là do một vấn đề thuộc về tư thế sẵn sàng. Thông qua việc học hỏi năm Nguyên tắc Con người, bạn sẽ chuẩn bị cho mình tư thế đón nhận những mối quan hệ tích cực, lành mạnh.
https://thuviensach.vn
NGUYÊN TẮC LĂNG KÍNH: CHÚNG TA LÀ AI QUYẾT ĐỊNH CÁCH CHÚNG TA NHÌN NHẬN MỌI NGƯỜI
Tôi không muốn thuộc về câu lạc bộ nào chấp nhận tôi như một thành viên.
− Groucho Marx
CÂU HỎI TỰ VẤN:
TÔI NHẬN THỨC THẾ NÀO VỀ NGƯỜI KHÁC?
Đã bao giờ bạn bắt đầu một công việc mới và có người dày dạn kinh nghiệm trong tổ chức bảo bạn đề phòng người này hay tránh xa người kia? Điều này đã xảy ra với tôi. Khi nhận vị trí lãnh đạo chuyên môn đầu tiên, người tiền nhiệm nói tôi nên đề phòng hai người: Audrey và Claude. Ông nói: “Họ sẽ gây cho ông nhiều khó khăn đấy.” Tôi bắt đầu công việc mới của mình, trong lòng đợi xem họ sẽ gây khó khăn gì.
Đầu tiên, tôi quan sát Audrey. Đó là một phụ nữ tự tin, mạnh mẽ và có thể làm bất kỳ điều gì. Tôi ngạc nhiên vì quá trình làm việc với Audrey lại thu được kết quả tốt đẹp. Chúng tôi có một mối quan hệ công việc tốt và Andrey trở thành bạn của gia đình. Còn Claude lại là một nông dân rất yêu nhà thờ và có ảnh hưởng lớn. Nhưng điều đó không làm tôi buồn. Tại sao tôi lại muốn một người gấp đôi tuổi tôi, sống trong nhà thờ cả đời, phải tuân theo tôi chỉ vì tôi có chức danh và địa vị lãnh đạo? Tôi đặt mục tiêu hợp tác cùng Claude và chúng tôi đã rất hoà thuận.
Khi nhậm chức tại nhà thờ thứ hai, một lần nữa vị tiền nhiệm cảnh báo tôi: “Hãy cảnh giác với Jim. Ông ta sẽ chống đối anh.” Ngay tuần làm việc đầu tiên, tôi đã gặp Jim. Chúng tôi đã thảo luận khá gay gắt, nhưng Jim cho
https://thuviensach.vn
tôi thấy ông yêu Chúa, yêu nhà thờ và có mặt bên cạnh tôi. Jim đã trở thành trợ thủ số một của tôi trong suốt những năm tôi làm việc ở đó. Khi nhậm chức tại nhà thờ thứ ba, người tiền nhiệm cũng nói với tôi về những người có thể gây khó khăn cho tôi. Cũng như hai vị tiền nhiệm ở hai nhà thờ trên, ông chân thành muốn giúp tôi. Nhưng tôi đã khước từ sự giúp đỡ đó. Tôi đã ở vị trí lãnh đạo trong một thời gian đủ dài để nhận ra những vấn đề ông gặp phải trong quan hệ với mọi người không phải là vấn đề của tôi và ngược lại. Tôi không gắn bó với những người ông tin cậy, còn những người không quan hệ mật thiết với ông lại trở thành những trợ thủ đắc lực cho tôi. Tại sao? Vì việc chúng ta là ai sẽ quyết định cách chúng ta nhìn nhận người khác.
BẠN LÀ LĂNG KÍNH CHO CHÍNH MÌNH
Khi học đại học, tôi gặp một ví dụ điển hình về tác động của ngoại cảnh. Tôi được mời làm phù rể trong đám cưới của anh bạn Ralph Beadle. Tôi ở cùng anh trước hôn lễ và buổi sáng ngày cưới, Ralph muốn đi săn sóc để lấy lại bình tĩnh. Ralph cho tôi mượn một khẩu súng ngắn và chúng tôi đi vào rừng. Chúng tôi lang thang một hồi nhưng tôi không nhìn thấy con sóc nào cả. Ralph quyết định tôi sẽ ở lại bên này khu rừng và anh sẽ đi sang phía bên kia.
Ralph đi chưa đầy hai phút thì tôi nghe thấy pằng, pằng. Tôi thậm chí chưa kịp nhìn thấy chú sóc nào, tôi ngồi xuống nghỉ ngơi. Trong lúc đó, tôi liên tục nghe thấy tiếng súng nổ. Tôi tự hỏi: Anh ta đang bắn cái gì thế?
Vài phút sau, Ralph quay lại. Túi vẫn đeo bên người nhưng không có con sóc nào cả.
“Sao không thấy anh mang về con sóc nào?” tôi hỏi.
Ralph chỉ lắc đầu cười.
Bạn là ai sẽ quyết định cách nhìn nhận của bạn. Bạn không thể tách mình ra khỏi ngoại cảnh. Tất cả những kinh nghiệm bạn có sẽ tô mầu lên cách nhìn nhận của bạn. Đó là lăng kính của bạn.
https://thuviensach.vn
BẠN LÀ AI QUYẾT ĐỊNH CÁI BẠN NHÌN THẤY Một người Colorado chuyển đến Texas và xây một căn nhà có khung cửa sổ lớn để có thể ngắm hàng trăm dặm đất đai. Khi được hỏi anh thích ngắm khung cảnh ở đây như thế nào, anh trả lời: “Rắc rối duy nhất là chẳng có gì để nhìn cả.” Cùng lúc đó, một người Texas chuyển tới Colorado xây một ngôi nhà có khung cửa sổ lớn nhìn ra núi non. Khi được hỏi câu hỏi tương tự, anh nói: “Rắc rối duy nhất là bạn không nhìn thấy gì cả vì những dãy núi kia che hết tầm nhìn.”
Câu chuyện có chút hư cấu nhưng nó chỉ ra một thực tế. Cái họ nhìn thấy phụ thuộc vào việc họ là ai. Mọi người trong một phòng, nhìn cùng một vật nhưng sẽ thấy những thứ hoàn toàn khác nhau. Điều này luôn đúng với vợ chồng tôi. Chúng tôi tham dự một bữa tiệc và nói chuyện với mọi người, rồi sau đó cô ấy hỏi: “Chàng trai mặc áo len màu xanh nói gì với anh vậy?” Tôi không biết Magaret đang nói đến ai. Margaret có khiếu thẩm mỹ và thời trang tuyệt vời. Tôi thì không. Khi tôi nhìn mọi người, tất cả những gì họ mặc chỉ đơn giản là quần áo.
Mỗi người đều có sở thích riêng và điều đó tô màu cho cách chúng ta quan sát mọi thứ. Những thứ quanh ta không quy định chúng ta thấy gì mà chính những yếu tố nội tại của chúng ta quy định điều đó.
BẠN LÀ AI QUYẾT ĐỊNH CÁCH BẠN NHÌN NHẬN NGƯỜI KHÁC
Một lữ khách đi thăm một thành phố lớn hỏi cụ già ngồi bên đường: “Mọi người ở thành phố này thế nào?”
“Mọi người ở chỗ ông thì thế nào?” cụ già hỏi lại.
“Khủng khiếp,” người khách trả lời. “Keo kiệt, dối trá, đáng ghét về mọi mặt.”
“À, ông sẽ thấy điều tương tự trong thành phố này,” cụ già nói. Lữ khách thứ nhất vừa đi thì người thứ hai dừng lại, hỏi thăm về thành phố trước mặt. Cụ già bên đường lại hỏi câu hỏi tương tự.
https://thuviensach.vn
“Họ là những người tốt, thật thà, chăm chỉ và rất rộng lượng,” vị lữ khách thứ hai trả lời. “Tôi rất tiếc vì phải rời khỏi đó.”
Cụ già trả lời: “Anh sẽ tìm thấy những người như thế ở thành phố này.” Cách bạn nhìn nhận người khác là tấm gương phản chiếu chính bạn. Nếu tôi là người đáng tin cậy, tôi sẽ thấy người khác cũng đáng tin cậy. Nếu tôi là người khắc nghiệt, tôi sẽ thấy người khác cũng khắc nghiệt. Nếu tôi là người chu đáo, tôi sẽ thấy người khác đầy lòng trắc ẩn. Cá tính của bạn thể hiện khi bạn nói về người khác và quan hệ với họ.
Người không biết gì về bạn vẫn sẽ kể được rất nhiều về bạn, chỉ dựa trên những quan sát giản đơn.
BẠN LÀ AI QUYẾT ĐỊNH CÁCH BẠN CẢM NHẬN CUỘC SỐNG
Đây là một câu chuyện cũ tôi vẫn kể trong các buổi hội thảo. Một cụ già đang ngủ trên đi-văng và lũ cháu của cụ quyết định trêu chọc cụ. Chúng lấy một miếng phomát đã bốc mùi và rón rén bôi lên râu cụ rồi nấp vào góc nhà theo dõi.
Một lát sau, chiếc mũi của cụ bắt đầu động đậy. Cụ giật bắn mình, ngồi dậy và cáu kỉnh nhìn quanh: “Rõ ràng có cái gì đó ôi thiu quanh đây!” Cụ đứng dậy, đi vào bếp, ra sức ngửi, rồi nói: “Trong này cũng có mùi.” Sau đó, cụ quyết định ra ngoài, hít một chút khí trời trong lành, nhưng khi cụ vươn vai hít một hơi dài, mùi ôi thiu khó chịu vẫn tiếp tục quanh đâu đó. “Cả thế giới này bị thiu rồi hay sao!” cụ cất tiếng than thở. Đại ý của câu chuyện là gì? Với một người có phomát dính dưới mũi, cái gì cũng có mùi ôi thiu! Nhưng cụ ông này có thể rửa sạch bộ râu với nước và xà phòng và mọi thứ lại trở lại thơm tho. Nhưng nếu một người mang chút gì bốc mùi ôi thiu từ bên trong, vấn đề sẽ nan giải hơn. Giải pháp duy nhất để thay đổi cách bạn cảm nhận cuộc sống là thay đổi bên trong bạn.
https://thuviensach.vn
Chúng ta có một khung tham chiếu cá nhân gồm thái độ, giả định và hoài bão liên quan đến bản thân, người khác và cuộc sống. Những yếu tố này xác định chúng ta lạc quan hay bi quan, vui vẻ hay u sầu, tin cậy hay hoài nghi, thân mật hay giữ ý, dũng cảm hay yếu hèn. Chúng không chỉ tô màu cho cách chúng ta cảm nhận cuộc sống mà còn cho cách mọi người cư xử với chúng ta. Eleanor Roosevelt nói: “Không ai có thể làm bạn cảm thấy mình thấp kém trừ phi bạn cho phép.” Nhà tâm lý học, tác giả Phil McGraw cho rằng: “Bạn là người dạy mọi người cách cư xử với bạn.” Những điều bạn dạy bắt nguồn từ cách bạn cảm nhận cuộc sống. Cách bạn cảm nhận cuộc sống bắt đầu từ việc bạn là ai.
Cách đây vài năm, tôi có cơ hội giảng về nghệ thuật lãnh đạo cho đội bóng bầu dục NFL’s St. Louis Rams. Đội này mời tôi tham dự một trận đấu và tôi được phép ngồi cùng vợ con của huấn luyện viên và các cầu thủ. Tôi ngồi cạnh Kim Matsko, vợ của huấn luyện viên phó đồng thời là huấn luyện viên hàng công đội St. Louis Rams, John Matsko. Khi nói chuyện, tôi hỏi cô về các thành phố cô từng sống, đâu là nơi cô yêu thích? Cô trả lời: “Đó là nơi tôi đang sống.”
“Ồ, vậy là cô yêu St. Louis nhất?”
“Không, ý tôi không phải vậy. Tôi yêu nhất nơi nào tôi đang sống,” cô trả lời. “Đó là một lựa chọn.” Đó là cách nghĩ tuyệt vời! Nếu bạn có thể duy trì một suy nghĩ tích cực, bạn sẽ luôn nhìn đời bằng đôi mắt tích cực.
BẠN LÀ AI QUYẾT ĐỊNH CÔNG VIỆC BẠN LÀM Trong cuốn Animals. Inc., Kenneth A. Tucker và Vandana Allman thuộc tổ chức Gallup kể câu chuyện về những nhân vật trong nông trại để chỉ ra cách quản lý con người lệch lạc. Tin rằng ai cũng có thể làm bất kỳ việc gì nếu được đào tạo tốt, những người điều hành trang trại yêu cầu một con ngựa thồ vận hành máy vi tính. Một con cừu cả thẹn được khuyến khích gọi điện chào hàng. Điều thích thú nhất là: Anh bù nhìn được điều đến trại gà mái để đẻ trứng. Anh ta làm việc đêm ngày. Anh ta rất khỏe. Khi lũ gà mái
https://thuviensach.vn
đẻ trứng, anh ta cũng rất nỗ lực. Cuối ngày, mặc dù đã kiệt sức vì cố gắng, nhưng anh ta vẫn không thể đẻ nổi một quả trứng.
Có thể bạn đang nghĩ: Tất nhiên, làm sao anh ta đẻ được trứng. Hiển nhiên, gà mái thì đẻ trứng, ngựa thì kéo xe, cừu cho len. Rất dễ dàng nhìn thấy những năng lực tự nhiên tác động đến công việc chúng ta đang làm. Nhưng tư duy và thái độ lại đóng vai trò quan trọng như tài năng và năng lực của chúng ta. Chúng cũng quyết định điều chúng ta làm. Chúng ta không thể tách bạch các yếu tố đó và nếu chúng ta mong đợi kết quả khác với bản chất của mình, chúng ta sẽ thất vọng.
NĂM YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH BẠN LÀ AI
Những yếu tố nào quyết định chúng ta là ai? Có rất nhiều yếu tố, nhưng dưới đây là năm yếu tố quan trọng nhất:
1. Di truyền
Khi Margaret và tôi còn trẻ, chúng tôi tin yếu tố di truyền đóng vai trò rất nhỏ trong bản chất của một con người, còn môi trường xung quanh thì chiếm tới 98%. Nuôi dạy lũ trẻ sao cho giống mình, chúng sẽ trở nên giống mình. Sau đó, chúng tôi nhận con nuôi, Elizabeth và Joel Porter. Chúng tôi phát hiện ra việc nuôi dạy, phát triển tính cách, giáo dục và những chỉ dẫn về tinh thần đóng vai trò quan trọng, nhưng có những thứ thuộc về “phần cứng” không thể thay đổi trong mỗi con người, dù môi trường sống ra sao.
Bản chất di truyền của bạn có thể là tốt cũng có thể là xấu. Bạn có thể sở hữu những phẩm chất và tính cách đáng sợ bẩm sinh. Điều này đúng với bất kỳ ai trên thế giới này. Có những điều bạn không thích và phải học cách chung sống với chúng. Khi nó nó thuộc về tính cách, hãy khắc phục những điểm yếu của mình. Khi nó thuộc về tài năng, hãy tận dụng thế mạnh của bạn.
Bạn không thể thay đổi gen di truyền của mình. Tuy nhiên, trong số năm yếu tố hàng đầu quy định bạn là ai, đây là yếu tố duy nhất bạn không thể thay đổi. Bốn yếu tố còn lại, bạn có thể thay đổi đến một mức nào đó.
https://thuviensach.vn
2. Tự nhận thức bản thân
Nhà thơ T. S. Eliot nhận định: “Một nửa tác hại trên thế giới này là do những người muốn cảm thấy quan trọng gây ra. Họ không chủ định gây hại. Họ bị cuốn vào một nỗ lực không kết thúc để luôn được nghĩ tốt.” Con người giống như nước: Tự biết mức độ của mình. Người nào nhận thức bản thân theo hướng tiêu cực sẽ mong đợi điều tệ nhất, phá hoại các mối quan hệ và thấy những người khác cũng tiêu cực. Ngược lại, những ai nhận thức bản thân theo hướng tích cực sẽ mong muốn điều tốt lành nhất cho bản thân. Những người có sự tự nhận thức bản thân vừa tích cực vừa đúng đắn sẽ rất thành công, họ thấy ở mọi người tiềm năng thành công và hướng tới những người thành công khác. Nhà tâm lý học Nathaniel Branden nói: “Chúng ta thấy thoải mái, gần gũi với những người có lòng tự tôn tương đồng với mình. Những người có tính cách trái ngược có thể thu hút chúng ta trong một số vấn đề nhưng không phải vấn đề này.”
Người ta kể rằng có lần thẩm phán nổi tiếng Oliver Wendell Holmes đi dạo trên phố với một cô bé. Khi cô bé quay về nhà mình, ông nói: “Khi mẹ hỏi cháu đã ở đâu, hãy nói với mẹ là cháu đã đi dạo cùng Oliver Wendell Holmes.”
“Vâng ạ!” cô bé tự tin trả lời, “và khi mọi người ở nhà hỏi chú đã ở đâu, chú hãy trả lời chú đi dạo cùng Mary Susanna Brown.” Cô bé chính là ví dụ điển hình về người có sự tự nhận thức tích cực.
3. Kinh nghiệm sống
Ngày xửa ngày xưa, ở một ngôi làng nọ, người ta hướng dẫn cậu bé chăn cừu: “Khi nhìn thấy chó sói, hãy kêu to và chúng ta sẽ vác súng và đinh ba chạy đến.”
Ngày hôm đó, cậu bé chăn cừu nhìn thấy một con sư tử đứng gần đấy. Cậu gào lên: “Sư tử, sư tử!” Nhưng chẳng ai đến. Sư tử ăn thịt khá nhiều cừu. Cậu bé sợ hãi tới quẫn trí.
“Tại sao khi cháu kêu, chẳng ai đến cứu cả?” Cậu bé hỏi.
https://thuviensach.vn
“Ở vùng này làm gì có sư tử.” Người già trong làng trả lời. “Cháu cần phải tìm chó sói.”
Cậu bé chăn cừu học được một bài học giá trị: mọi người chỉ đáp lại những gì người ta sẵn sàng tin tưởng. Điều làm họ sẵn sàng tin tưởng chính là kinh nghiệm của họ.
Điều này chưa đúng với bạn? Hãy nhớ lại kinh nghiệm thời thơ ấu. Nếu bạn thành công vang dội trong thể thao, điều đó có thể trở thành một phần quan trọng trong cuộc đời bạn. Nếu bạn làm quen dễ dàng, bạn có thể tận hưởng cuộc sống với nhiều bạn bè. Nếu bạn bị mọi người đối xử dửng dưng hay lạnh nhạt, điều đó sẽ có ảnh hưởng khác đến bạn. Bất kỳ điều gì bạn trải qua sẽ góp phần tạo nên con người bạn. Chúng ta không chọn toàn bộ kinh nghiệm sống của mình, nhưng chúng ta đang lựa chọn rất nhiều. Chúng ta chọn bạn đời, chọn nơi để đi nghỉ,… Những người có hoàn cảnh đó cảm thấy khó khăn khi lựa chọn những kinh nghiệm để cải thiện lối sống và cách tư duy. Chúng ta không thể làm lại những gì đã qua nhưng có thể lên kế hoạch cho những lựa chọn sắp tới.
4. Thái độ và sự lựa chọn về những kinh nghiệm đó
Quan trọng hơn việc lựa chọn kinh nghiệm cho mình là việc quyết định quan điểm của chúng ta đối với những kinh nghiệm đã có. Chúng ta chỉ có thể kiểm soát có giới hạn những gì mình đã trải qua. Nhưng chúng ta có khả năng kiểm soát được thái độ của mình. Bất kể quan điểm là tích cực hay tiêu cực, vui vẻ hay miễn cưỡng, cởi mở hay kín kẽ đều là lựa chọn của chúng ta. Tôi có thể không thay đổi được thế giới xung quanh nhưng tôi có thể thay đổi được điều tôi nhận thấy trong bản thân.
Tôi tin rằng thái độ là quyết định quan trọng thứ hai sau tính chung thủy mà ai cũng làm được. Quan điểm của bạn có thể là thuận lợi hoặc bất lợi cho bạn. Đó không phải do bẩm sinh bạn có, do hoàn cảnh của bạn hay tài khoản ngân hàng của bạn quy định. Điều đó hoàn toàn do lựa chọn của bạn. 5. Bạn bè
https://thuviensach.vn
Trong bộ phim hoạt hình Peanuts (Những hạt đậu) của Charles Schulz, Charlie Brown gối đầu lên tay và dựa vào tường, trông rất thảm hại. Bạn anh, Lucy đi vào, hỏi han Charlie và chỉ rõ cho anh thấy vấn đề thuộc về bản thân anh chứ không phải ở đâu khác.
Nếu Charlie Brown muốn cải thiện bản thân, có lẽ anh nên bắt đầu từ việc tìm thêm một người bạn mới.
Lựa chọn bạn bè là một trong những hành động quan trọng nhất. Với vai trò của người làm cha, làm mẹ, vợ chồng tôi cẩn thận quan sát bạn bè của bọn trẻ. Chúng ta biết những người tích cực, có cá tính tốt đẹp sẽ có tác động tích cực đến bọn trẻ và nguợc lại. Chúng tôi luôn biến ngôi nhà của mình thành nơi bọn trẻ và bạn bè chúng yêu thích, từ đó chúng tôi có thể thấy ai là người có ảnh hưởng tới chúng.
Những người bạn gần gũi nhất – đặc biệt là người bạn đời – sẽ tạo nên con người bạn. Bạn từng nhìn thấy đứa trẻ ngoan đã trở nên hư đốn khi giao du với những kẻ xấu chưa? Bạn từng thấy một người bạn hay đồng nghiệp trở nên rất chuyên nghiệp sau khi làm việc cùng những người luôn khuyến khích và đặt anh ta vào thử thách để trưởng thành chưa? Những người bạn lựa chọn sống, làm việc cùng sẽ thay đổi con người bạn. Diễn giả tài ba, Charlie John phát biểu: sự khác biệt giữa con người bạn hôm nay và con người bạn năm năm tới nằm ở những người bạn lựa chọn và những cuốn sách bạn đọc.
Cách nhìn nhận người khác là do con người bạn quyết định. Nếu bạn không thích mọi người, đó sẽ là tuyên bố về con người bạn và về cách bạn nhìn nhận mọi người. Quan điểm của bạn chính là vấn đề. Trong trường hợp đó, đừng cố gắng thay đổi hay chú ý đến người khác; hãy tập trung vào chính bạn. Nếu bạn thay đổi bản thân và trở thành kiểu người bạn mong muốn, bạn sẽ nhìn nhận mọi người khác đi và thay đổi cách cư xử trong các mối quan hệ.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
https://thuviensach.vn
1. Nếu được yêu cầu viết một đoạn văn miêu tả bản chất con người nói chung, bạn sẽ viết gì? Bạn có dùng những từ như lạc quan, đa nghi, thiếu dứt khoát, khách quan, v.v… để mô tả quan điểm của mình không? Những quan điểm cá nhân của bạn liên quan tới việc người khác nói gì về bạn?
2. Bạn nghĩ thái độ của bạn là tích cực hay tiêu cực? Bạn coi thái độ của mình là một thứ tài sản hay một món nợ? Bạn sẽ làm gì để cải thiện thái độ của mình?
3. Hãy nhớ lại thời thơ ấu. Bạn đã trải qua những gì đặc biệt trong vai trò của cá nhân? Nó có thôi thúc bạn tin hay không tin mọi người? Thái độ đó tác động thế nào đến các mối quan hệ của bạn khi trưởng thành? Nếu nó tác động tiêu cực đến bạn, những kinh nghiệm tích cực nào có thể giúp bạn thiết lập những mối quan hệ mới mang tính tích cực hơn?
4. Bạn có đồng ý với câu nói sự khác biệt giữa bạn của ngày hôm nay và bạn của năm năm sau nằm ở những người bạn lựa chọn và những cuốn sách bạn đọc? Còn những yếu tố nào khác bạn tin là quan trọng?
5. Hãy nghĩ và lập danh sách những phẩm chất cá nhân bạn muốn có. Hãy xây dựng một kế hoạch để phát triển các phẩm chất đó. Đầu tiên, dành thời gian với những người đang sở hữu những phẩm chất bạn mong muốn. Thứ hai, hãy chọn một cuốn sách, dành ra một tháng để đọc, nó sẽ giúp bạn trưởng thành hơn.
https://thuviensach.vn
NGUYÊN TẮC TẤM GƯƠNG: NGƯỜI ĐẦU TIÊN CHÚNG TA CẦN KIỂM TRA CHÍNH LÀ BẢN THÂN
Đối mặt với những người khó tính luôn là vấn đề nan giải, đặc biệt khi người khó tính đó chính là bạn.
CÂU HỎI TỰ VẤN:
TÔI ĐÃ KIỂM TRA VÀ CHỊU TRÁCH NHIỆM VỀ BẢN THÂN CHƯA?
Bạn đã thấy một người mà kẻ thù lớn nhất của anh ta lại là chính bản thân anh ta − người luôn tìm cách phá rối bản thân khi thành công đã trong tầm tay, hoặc không thể giữ nổi việc làm cho mình chưa? Một vài người rất có tiềm năng nhưng liên tục gây rắc rối cho mình. Nhưng không phải ai có vấn đề như vậy cũng không thể tiến bộ. Đôi khi có người là kẻ thù lớn nhất của chính mình lại đạt được nhiều thành công lớn khi chế nhạo chính mình và những mối quan hệ của mình. Pete Rose là một người như thế.
MỘT ÔNG ROSE NHIỀU DANH HIỆU
Trong môn bóng chày, ít người có thể sánh với Pete Rose, người đã đạt nhiều danh hiệu trong sự nghiệp của mình:
Có nhiều cú đập nhất trong sự nghiệp (4.256),
Chơi nhiều trận nhất (3.562),
Giữ vị trí quan trọng nhiều lần nhất (14.053),
Kết thúc bằng cú đập xoáy nhiều nhất (5.752),
Nhiều mùa giải có từ 200 cú đập bóng trở lên nhất (10),
Nhiều mùa giải chơi ở vị trí quan trọng nhất (17),
https://thuviensach.vn
Giải Liên đoàn Bóng chày Quốc gia cho cầu thủ chơi nhiều năm nhất (24)
Rose, từng là cầu thủ đạt “Đôi găng tay vàng” trong hai mùa giải, nhận được rất nhiều giải thưởng: Cầu thủ mới của năm (1963) của Liên đoàn Bóng chày Quốc gia, Cầu thủ giá trị nhất (1973) và danh hiệu World Series MVP (1975).
Nhưng khi đang thành công trên sân bóng chày, Pete Rose lại rơi vào vòng cờ bạc khiến cuộc sống riêng tư bất ổn và kết thúc sự nghiệp bóng chày.
Từ scandal cá độ giải World Series đầu thế kỷ XX, Liên đoàn bóng chày luôn nỗ lực để loại bỏ cờ bạc, cá độ ra khỏi thể thao. Trong mỗi câu lạc bộ bóng chày thuộc liên đoàn trên toàn nước Mỹ, Điều 21 (d) được dán tại những vị trí các cầu thủ và huấn luyện viên có thể dễ dàng nhìn thấy:
Bất kỳ cầu thủ, trọng tài, câu lạc bộ hay nhân viên, quan chức của liên đoàn tham gia cá độ với bất kỳ món tiền nào trong bất kỳ trận bóng chày nào mà người tham gia cá độ không có nhiệm vụ trong trận đấu đó, sẽ bị truất quyền trong một năm.
Bất kỳ cầu thủ, trọng tài, câu lạc bộ hay nhân viên, quan chức nào của liên đoàn, tham gia cá độ với bất kỳ món tiền nào trong bất kỳ trận bóng chày nào người tham gia cá độ có nhiệm vụ trong trận đấu, sẽ bị truất quyền vĩnh viễn.
Pete Rose đã đọc điều luật trên ít nhất 3.562 lần với vai trò cầu thủ và thêm 554 lần nữa với vai trò quản lý. Nhưng Rose vẫn cá độ bóng chày. Tháng 1 năm 2004, sau 14 năm phủ nhận việc này, Rose đã thú nhận có tham gia cá độ bóng chày, thậm chí cá độ trong cả những trận đấu của đội bóng mình, đội Cincinnati Reds.
NHƯỢC ĐIỂM
Khi Pete Rose bắt đầu cá độ bóng chày năm 1987, ông nghĩ “thậm chí không bao giờ xét tới hậu quả”. Đó chỉ là một bước trong cả tiến trình tự
https://thuviensach.vn
nhiên của tay chơi lấy cờ bạc làm lẽ sống – danh hiệu mà Rose kịch liệt phản đối. Nhưng bạn biết gọi một người tham gia cá độ cả năm trong đủ mọi hoạt động thể thao, người không thể chấm dứt hoạt động cờ bạc ngay cả khi có thể phải trả giá bằng cả sự nghiệp, người ném những món tiền khổng lồ vào trò đỏ đen là gì? Nhà cái Ron Peter làm chứng ông ta có nhận hơn 1 triệu đô-la tiền cá độ từ Rose. Chỉ cho bóng chày. Chỉ trong một mùa bóng.
Tại sao Rose không thấy điều gì đang xảy ra với mình? Tại sao Rose không thể từ trò cá độ bóng chày và có thể tiếp tục nói dối về những điều đã làm trong hơn một thập kỷ? Tại sao Rose nói vấn đề duy nhất mình thực sự gặp phải là những người bạn Rose đã chọn? Tại sao ông ta tiếp tục nói mình không gặp phải vấn đề gì? Câu trả lời là Rose quá chú ý vào bóng chày và không bao giờ nhìn vào gương xem xét lại bản thân.
NHÌN NHẬN LẠI CUỘC SỐNG CỦA MÌNH
Rose nhận ra mình khác biệt với những cầu thủ khác, nhưng hiếm khi ông dừng lại để ngẫm xem đó là yếu tố tích cực hay tiêu cực. Ông nói: “Joe Morgan (đồng đội cũ của Rose được lưu danh trong Phòng danh dự) thường nói rất tiếc cho tôi vì khi sự nghiệp bóng chày kết thúc, tôi chẳng biết dành thời gian vào việc gì. Tôi không bao giờ hiểu suy nghĩ của Joe. Tôi luôn nghĩ Joe không tận tụy, không yêu bóng chày nhiều như tôi. Trong suy nghĩ đúng đắn của anh, ai là người có thể đặt điều gì khác lên trước bóng chày?”
Trong khi Rose vẫn chơi bóng, việc ông từ chối tự xem xét bản thân không làm tổn hại tới sự nghiệp của ông, dù điều đó đã phá hoại những mối quan hệ cá nhân của ông. Nhưng khi những ngày chơi bóng của Rose kết thúc, ông phải đối mặt với sự thực đó. Rose phát biểu:
Tôi muộn màng nhận ra đáng lẽ nên dành thời gian suy ngẫm lại đời mình, về nơi tôi từng qua và nơi tôi hướng tới. Nếu tôi đọc sách, tôi đã có thể đọc về cách những người nổi tiếng thích nghi với cuộc sống sau giải nghệ… Tôi đã có thể gọi cho Dick Butkus và hỏi về cảm giác của
https://thuviensach.vn
anh khi rời khỏi NFL, sau khi đạt được danh hiệu trong mơ đối với một cầu thủ. Tôi đã có thể gọi Terry Bradshaw… Nhưng tôi đã không biết họ đã đối mặt với cuộc sống sau khi giải nghệ như thế nào vì tôi không bao giờ nói chuyện với họ. Tôi không bao giờ nói chuyện với bất kỳ ai. Đó không phải là phong cách của tôi.
Đôi lúc Rose suy ngẫm, thành thật đánh giá về mình và tìm cách xử lý: “Tôi ý thức về những kỷ lục và chỗ đứng của mình trong lịch sử bóng chày. Nhưng tôi không bao giờ ý thức về những ranh giới hoặc khả năng kiểm soát phần đó trong cuộc đời mình. Tôi không thể thú nhận rằng mình đã mất kiểm soát. Tôi ý thức được đặc quyền nhưng không ý thức được trách nhiệm mình gánh vác.” Rose vẫn nỗ lực chỉ ra những trách nhiệm của mình là gì. Rất khó làm được điều đó khi bạn không thích soi mình trong gương.
KIỂM TRA BẰNG TẤM GƯƠNG
Mọi người không nhận thức được việc họ là ai và họ làm gì có thể phá hoại những mối quan hệ. Để thay đổi điều này, hãy nhìn vào gương. Tất cả chúng ta phải làm điều đó. Tôi gọi đó là kiểm tra bằng gương. Hãy xem xét những điều mà chúng ta phải học từ bản thân:
Người đầu tiên tôi phải biết là chính tôi – Vấn đề tự ý thức Dường như con người đều có khả năng đánh giá bất kỳ ai trên thế giới này trừ bản thân. Pete Rose không nhận thức rõ ràng về mình. Ông thường nghĩ mình là nạn nhân. Rose mô tả mình như một đứa trẻ đi trái đường, như một vận động viên hạng trung. Rose cho rằng việc cấm ông tham gia mọi hoạt động bóng chày là quá nặng với tội lỗi của mình.
Một số người có bản năng tự ý thức. Thomas Amstrong, tác giả cuốn 7 Kinds of Smart (7 loại hình thông minh) cho rằng những kiểu người này sở hữu trí thông minh bên trong nhưng không phải ai cũng dễ dàng đạt được khả năng tự ý thức. Đó là cả quá trình nỗ lực.
Người đầu tiên tôi phải sống hoà thuận là chính tôi - Vấn đề tự nhận thức
https://thuviensach.vn
Tác giả Sydney J. Harris nhận xét: “Nếu bạn không thoải mái với bản thân, bạn sẽ không thể thoải mái với người khác.” Nếu không tin vào bản thân, bạn sẽ phá hoại các mối quan hệ.
Trong nhiều năm, tôi giảng dạy khái niệm Nguyên tắc Giới hạn, nằm trong cuốn The 21 Irrefutable Laws of Leadership (21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo): “Năng lực lãnh đạo của một người quyết định mức độ thành công của người đó.” Điều tôi muốn nói là: Dù làm việc chăm chỉ tới đâu, bạn không thể trở nên chuyên nghiệp nếu bạn là nhà lãnh đạo tồi. Một công ty, phòng ban, hoặc một nhóm làm việc sẽ luôn bị thụt lùi vì lãnh đạo yếu kém.
Yếu tố sự tự nhận thức cũng hoạt động tương tự. Đó là giới hạn về quan hệ. Sự tự nhận thức của bạn hạn chế khả năng xây dựng các mối quan hệ lành mạnh. Sự tự nhận thức tiêu cực sẽ cản trở bạn thành công. Thậm chí, một người có sự tự nhận thức hạn hẹp cũng có thể thành công nhưng nó sẽ không kéo dài vì anh ta rốt cuộc sẽ kéo bản thân xuống mức độ mình mong muốn. Trở lại câu chuyện trên, đó là yếu tố báo hiệu cho Pete Rose rằng việc thiếu yếu tố tự ý thức đã không bắt kịp anh ta sớm hơn.
Nhà tâm lý học, tác giả được ưa thích của tờ New York Times, Phil McGraw nêu rõ: “Mối quan hệ quan trọng nhất bạn có là chính bạn. Bạn phải trở thành người bạn tốt nhất của chính mình trước.” Làm sao trở thành “bạn tốt nhất” với người bạn không biết hoặc không thích? Không thể! Đó là lý do việc tìm ra mình là ai và cố gắng trở thành người mình yêu thích và tôn trọng lại vô cùng quan trọng.
Người đầu tiên gây rắc rối cho tôi là chính tôi – Vấn đề trung thực với bản thân
Diễn viên hài kịch Jack Parr nói: “Nhìn lại đằng sau, cuộc sống của tôi giống như một cuộc đua đầy các chướng ngại vật và tôi là chướng ngại vật lớn nhất.” Đây chỉ là câu nói đùa, nhưng điều mà Jack nói đúng với hầu hết chúng ta. Pete Rose, bạn và tôi, tất cả chúng ta đều có thể gây rắc rối cho bản thân. Nếu chúng ta bắt ai đó chịu trách nhiệm về những khó khăn của mình, chúng ta sẽ không thể ngồi yên. Giải pháp cho vấn đề này là việc sẵn
https://thuviensach.vn
sàng soi vào gương và nhận thức trung thực về thiếu sót, lỗi lầm và cả những rắc rối của mình.
Hai năm sau khi tốt nghiệp đại học, tôi ăn trưa với một người bạn cùng lớp, Fred. Cũng giống tôi, Fred đang làm mục sư trong một nhà thờ nhỏ. Vừa ăn, Fred vừa nói về những người trong nhà thờ. Fred kể rằng mình có vấn đề với một số thằng ngốc trong hội đồng nhà thờ và tôi bắt đầu nổi cáu khi anh ta nhắc đến thằng ngốc thứ năm. Làm sao cậu lãnh đạo được mọi người khi cậu không thích hoặc không tôn trọng người ta? Tôi nghĩ bụng. Fred đã rất choáng váng khi tôi cho anh ta biết anh ta chính là nguyên nhân của mọi rắc rối bằng cách nói anh ta là kẻ ngốc nhất.
Đó không phải là khoảnh khắc hữu ích nhất vì Fred chẳng quan tâm nhiều tới lời giải thích của tôi sau đó. Nhưng người ngoài hiểu rằng Fred chính là vấn đề. Không lâu sau, Fred rời nhà thờ này và đến nhà thờ khác. Cũng không mất nhiều thời gian để anh ta lại tiếp tục nghĩ rằng nhà thờ mới đầy rẫy những thằng ngốc.
Ralph Stayer, CEO và là chủ sở hữu hãng Johnsonville Foods, nhìn nhận: “Tôi sớm nhận ra và thường xuyên trở lại. Trong hầu hết các tình huống, tôi chính là vấn đề. Tâm lý của tôi, hình ảnh của tôi, mong đợi của tôi, tạo ra những chướng ngại lớn nhất cho thành công của tôi.” Nếu bạn không muốn trở thành kẻ thù lớn nhất của chính mình, bạn phải nhìn nhận bản thân bằng con mắt thực tế.
Người đầu tiên tôi phải thay đổi là chính tôi – Vấn đề tự hoàn thiện Điều nguy hiểm khi thuyết trình trong các hội thảo hay viết sách là mọi người nghĩ bạn là chuyên gia và biết rõ mọi điều bạn nói. Đừng bao giờ nghĩ vậy. Giống như bạn, tôi vẫn đang nỗ lực cải thiện các kỹ năng lãnh đạo và quan hệ của mình. Nếu một lúc nào đó tôi nghĩ mình không cần hoàn thiện bản thân nữa thì khi đó tôi đang có vấn đề.
Trên mộ của một giáo sĩ người Anh ở cung điện Westminster có viết những lời sau đây:
https://thuviensach.vn
Khi tôi còn trẻ và tự do, trí tưởng tượng của tôi không có giới hạn, tôi đã mơ về việc thay đổi cả thế giới. Khi tôi lớn hơn và khôn ngoan hơn, tôi nhận ra thế giới sẽ không thay đổi và tôi quyết định chỉ thay đổi đất nước mình. Nhưng ngay cả đất nước tôi cũng vậy, dường như không thể thay đổi được. Khi tôi bước vào tuổi xế bóng và với nỗ lực cuối cùng đầy tuyệt vọng, tôi quyết định chỉ thay đổi gia đình mình, những con người gần gũi với tôi nhất nhưng họ vẫn là họ và vào những giây phút cuối cùng của cuộc đời tôi chợt nhận ra nếu tôi thay đổi bản thân trước thì có lẽ tôi đã có thể thay đổi được gia đình mình. Có được sự khích lệ và tình cảm của họ, tôi có thể làm cho đất nước mình tốt đẹp hơn và biết đâu tôi đã có thể thay đổi cả thế giới.
Những người gặp khó khăn trong các mối quan hệ thường chỉ nhìn vào người khác chứ không chịu nhìn nhận bản thân để giải thích vấn đề. Để thay đổi bất kỳ khiếm khuyết nào của bản thân, chúng ta phải xem lại chính mình và sẵn sàng chấp nhận. Nhà phê bình Samuel Johnson khuyên: “Những người không hiểu biết nhiều về con người thường lãng phí cả cuộc đời kiếm tìm hạnh phúc bằng cách thay đổi mọi thứ mà quên mất phải thay đổi chính con người mình. Nỗ lực của họ không mang lại kết quả mà còn nhân lên sự đau khổ.”
Người đầu tiên làm nên sự khác biệt là chính tôi – Vấn đề tự chịu trách nhiệm
Trong cuốn 17 Indisputable Laws of Teamwork (17 nguyên tắc vàng trong làm việc nhóm), tôi đã đề cập Nguyên tắc Tầm quan trọng: “Một là con số quá bé nhỏ để làm nên điều vĩ đại.” Tôi tin không một thành tựu lớn nào có thể đạt được chỉ bằng nỗ lực của một cá nhân. Nhưng tôi cũng tin mọi thành tựu lớn đều bắt đầu từ tầm nhìn của một cá nhân. Người đó không chỉ có tầm nhìn lớn mà còn chịu trách nhiệm truyền đạt những gì mình thấy cho người khác. Nếu bạn muốn tạo nên sự khác biệt trong thế giới này thì trước hết hãy là người biết chịu trách nhiệm.
TỰ NHÌN LẠI MÌNH TRONG GƯƠNG
https://thuviensach.vn
Vài năm trước khi đến New Zealand tham gia một cuộc hội thảo, tôi đã nghỉ trong một khách sạn ở Christchurch. Một tối, tôi thấy khát nước và muốn tìm chiếc máy bán Coca. Tôi không tìm thấy một nhân viên khách sạn hay một chiếc máy bán đồ uống nào nhưng tôi thấy một điều thú vị. Khi quay trở ra hội trường, tôi thấy một chiếc gương có dòng chữ: “Hãy ngắm kỹ lại bản thân. Những gì bạn thấy chính là những gì khách hàng sẽ thấy.” Ban quản lý khách sạn muốn nhắc nhân viên của mình rằng để phát triển khách sạn, họ cần biết đánh giá bản thân.
Điều này cũng đúng đối với chúng ta. Bác sĩ tâm lý Sheldon Kopp tin: “Tất cả những xung đột lớn đều bắt nguồn từ bên trong mỗi người. Khi chúng ta xem xét bản thân, chúng ta sẽ nhận ra những xung đột đó và sẽ có hai lựa chọn. Lựa chọn thứ nhất giống như một người đàn ông đến gặp bác sĩ và phát hiện ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Khi bác sĩ cho ông ta xem phim chụp X-quang và khuyên làm cuộc phẫu thuật có thể sẽ gây đau đớn và tốn kém thì người đàn ông hỏi lại: “Được thôi, nhưng ông sẽ lấy bao nhiêu nếu ông chỉ sửa lại ảnh chụp X-quang?”
Lựa chọn thứ hai là ngừng trách móc người khác, tự nhìn lại mình và nỗ lực giải quyết những vấn đề đang gây khó khăn cho bạn. Nếu bạn muốn có quan hệ tốt với người khác, hãy dừng lại, nhìn vào gương và bắt đầu xem lại chính mình.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Nếu bạn hỏi người thân trong gia đình, bạn bè hay đồng nghiệp xem những hành động hay thói quen nào của bạn mang lại nhiều bất lợi hơn là thuận lợi, họ sẽ nói gì? Những nhân tố này ảnh hưởng đến các mối quan hệ của bạn như thế nào?
2. Bạn đã thực hiện Nguyên tắc Chiếc gương đến đâu? Những người cùng nền văn hóa với bạn dành thời gian để xem xét lại bản thân như thế nào? Hãy giải thích câu trả lời. Khi nào, ở đâu, bao lâu và mức độ
https://thuviensach.vn
thường xuyên của việc bạn nhìn nhận lại tính cách, xem xét lại thói quen và hành động của bạn? Bạn có thể cải thiện như thế nào? 3. Bạn miêu tả thế nào về bản thân? Nêu ra những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Bạn giành được nhiều thành công hay chịu nhiều thất bại hơn trong cuộc đời? Bạn mong tương lai của mình sẽ như thế nào? Quá khứ ảnh hưởng đến quan điểm của bạn ra sao?
4. Một trong những lý do khiến người ta phản đối xu hướng “tự mãn” hiện nay là nó khuyến khích con người quá đề cao mình, bất chấp tính cách và những gì họ thể hiện. Tại sao cần phải đảm bảo rằng hình ảnh cá nhân là nền tảng tạo nên sự thật? Bạn làm thế nào để vẫn tự tin vào bản thân mà không quá kiêu hãnh.
5. Ở khía cạnh nào bạn cần phải cải thiện nhiều nhất? Trách nhiệm của bạn với vấn đề đó như thế nào? Bạn có kế hoạch gì để cải thiện điểm yếu đó? Bạn đã dành những nguồn lực gì và lên kế hoạch như thế nào? Nếu chưa thì tại sao? Bạn có thể cải thiện điều đó như thế nào?
https://thuviensach.vn
NGUYÊN TẮC NỖI ĐAU:
NGƯỜI LÀM TỔN THƯƠNG NGƯỜI KHÁC CŨNG DỄ BỊ NGƯỜI KHÁC LÀM TỔN THƯƠNG
“Là chính mình” là lời khuyên tồi tệ nhất cho mọi người!
CÂU HỎI TỰ VẤN:
TÔI LÀM TỔN THƯƠNG MỌI NGƯỜI HAY CHÍNH TÔI QUÁ DỄ BỊ NGƯỜI KHÁC LÀM TỔN THƯƠNG?
Những năm mới gây dựng sự nghiệp, tôi nhận lời mời trị sự tại một nhà thờ. Đó là cơ hội tuyệt vời của tôi và nhà thờ nằm đó trong một thị trấn xinh đẹp. Margret và tôi đã trải qua những ngày thật thú vị.
NGƯỜI BẠN MỚI CỦA TÔI
Chỉ sau mười ngày ở nhà thờ tôi nhận được thư của Tom, một thành viên của nhà thờ. Tôi mở lá thư ra đọc và nhận ra ngay bản đánh máy bài thuyết giáo tôi đã giảng vào ngày chủ nhật đầu tiên tôi ở nhà thờ. Tôi rất ngạc nhiên và hãnh diện khi ai đó bỏ thời gian ghi lại mọi lời tôi nói, nhưng khi xem kỹ lá thư, tôi thấy những lời bình luận. Tom đánh dấu bằng bút đỏ mọi lỗi ngữ pháp, chữa tất cả những từ bị nói sai và chỉ ra bất kỳ điểm gì anh cho là lỗi.
Việc này thật lạ nhưng tôi không quá lo lắng. Tôi biết mình không phải là con người hoàn hảo, tôi cũng mắc lỗi nhưng tôi luôn nhận thức tích cực về bản thân vì vậy tôi không băn khoăn nhiều về việc này. Tuần sau đó, một lá thư khác của Tom lại xuất hiện và bài giảng đạo của tôi vào chủ nhật trước lại tiếp tục được chép lại và mọi lỗi nhỏ đều được đánh dấu bằng mực
https://thuviensach.vn
đỏ. Khi đó tôi nghĩ mình cần phải gặp Tom và tìm hiểu xem anh ấy có phiền muộn gì không.
Ngày chủ nhật tiếp, sau khi giảng đạo xong, tôi bảo mọi người chỉ cho tôi biết Tom là ai. Tôi đi về phía anh, chìa tay ra và nói: “Xin chào, tôi là John Maxwell.”
Tom nhìn tôi và nói: “Xin chào mục sư.” Lúc đó tôi nhận thấy Tom không muốn bắt tay tôi, rồi anh ấy quay lưng bước đi.
Tôi vẫn nhận được các bức thư của Tom và gọi đó là “những bức thư tình”. Mỗi tuần tôi đều nhận được một lá thư với những lời phê bình quyết liệt. Bạn có thế đoán tôi nhận được những “bức thư tình” của Tom trong bao lâu không? Bảy năm. Suốt thời gian đó, chưa bao giờ anh ấy tự nguyện bắt tay tôi. Tôi cố gắng tạo dựng mối quan hệ với Tom nhưng Tom thì không. Chỉ có một chủ đề có thể khiến Tom muốn nói chuyện với tôi đó là việc chúng tôi đều nhận con nuôi và dù Tom kể với tôi về chúng nhưng anh vẫn giữ thái độ lạnh nhạt.
BÍ MẬT BÊN TRONG
Một hôm, tôi ăn trưa với một mục sư kỳ cựu và tôi kể với ông ấy chuyện của Tom, về những “bức thư tình” tôi nhận đều đặn hàng tuần và việc tôi không thể chiếm được lòng tin của Tom. Mục sư nhìn tôi và nói: “Anh biết không John, người gây tổn thương sẽ luôn làm tổn thương người khác.” Câu nói đó đã làm tôi chú ý. Ông nói tiếp: “Bất cứ khi nào ai đó nói gì hoặc làm gì gây tổn thương, anh cần phải tìm hiểu nguyên nhân bên trong.”
Từ đó tôi nhìn nhận Tom theo cách khác. Tôi tìm hiểu nguyên nhân gây ra nỗi đau cho anh và cố gắng bắt chuyện với anh. Cuối cùng khi tôi cố gắng xích lại gần anh, Tom nói thẳng: “Tôi không bao giờ tin tưởng vào mục sư.” Sau đó, tôi phát hiện ra Tom từng làm việc trong hội đồng trị sự cho một nhà thờ và đã bị mục sư ở đó ngược đãi. Trải nghiệm này khiến Tom tin mục sư là những người xấu xa và không đáng tin cậy.
Chỉ sau khi hiểu rõ vấn đề của Tom, tôi mới dần chiếm được niềm tin của anh. Tôi rất nỗ lực và đến khi tôi rời Lancaster để đảm nhận một vị trí
https://thuviensach.vn
mới, niềm tin đã trở lại với Tom. Chúng tôi trở thành bạn bè. Tom không những sẵn sàng bắt tay tôi mà còn dành cho tôi cái ôm thắm thiết.
KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG TRẢ GIÁ BẰNG NỖI ĐAU Để hiểu được Nguyên tắc Nỗi đau và áp dụng nguyên tắc này vào các mối quan hệ, hãy ghi nhớ:
1. Có rất nhiều người luôn làm tổn thương người khác Ngày nay, có rất nhiều người làm tổn thương người khác. Nhà báo Ann Landers khẳng định cứ bốn người Mỹ thì có một người ở trong trạng thái mất cân bằng.
Việc có nhiều người làm tổn thương người khác không còn là một hiện tượng mới mẻ. Vào thế kỷ XIX, nhà triết học Arthur Schopenhauer đã so sánh loài người như những con nhím nằm rúc vào nhau trong đêm đông giá rét:
Trời càng lạnh, chúng ta càng sát lại gần nhau để tìm một chút hơi ấm. Nhưng càng gần nhau, chúng ta càng dễ làm tổn thương nhau bằng những chiếc lông sắc nhọn của mình. Trong đêm đông cô đơn, chúng ta tách khỏi nhau, trôi dạt một mình và lạnh cóng đến chết trong sự cô đơn.
Schopenhauer đã hơi bi quan. Tôi nghĩ có một niềm hy vọng cho tất cả mọi người. Nhưng chúng ta cũng không nên quá ngây thơ về con người. Có rất nhiều người đang nuôi dưỡng những nỗi đau khó nguôi ngoai.
2. Người gây tổn thương thường làm thương tổn người khác Nhà thơ người Đức Herman Hesse viết: “Lý do bạn ghét ai đó chính là bạn không ưa điểm nào đó của người ấy, mà điểm đó lại là một phần trong con người bạn. Cái gì không thuộc con người bạn sẽ không khiến bạn bối rối.” Tôi đồng ý với quan điểm này. Khi người gây thương tổn làm người khác bị tổn thương chính là họ đang phản ứng với những gì xảy ra bên trong họ. Họ tin vào một điều gì đó tiêu cực bên trong họ. Vấn đề ở chỗ
https://thuviensach.vn
những người không tin vào bản thân sẽ không bao giờ thành công và cản trở những người khác thành công.
Khi mới làm mục sư, tôi thường làm công việc cứu rỗi các con chiên nhưng rồi tôi để các mục sư khác làm việc đó vì tôi không thấy thích thú với công việc này. Kinh nghiệm của tôi cũng đủ để tôi thấy những cặp vợ chồng hay gây tổn thương cho nhau thường là một người làm tổn thương người khác và người kia sẽ nhẫn nhịn chịu đựng. Điều này lặp đi lặp lại và cuối cùng người nhẫn nhịn nhiều nhất là người phản ứng quyết liệt và gây tổn thương cho người kia nhiều nhất.
3. Người gây tổn thương người khác dễ bị người khác làm tổn thương
Những người gây ra tổn thương không chỉ làm tổn thương người khác mà còn dễ bị người khác làm tổn thương. Kevin Myers là một người như thế. Nếu bị một mảnh sành vào tay, anh ấy sẽ cứ để như thế cho đến khi ngón tay sưng phồng lên và bị nhiễm trùng. Rồi nếu ai đó vô tình chạm phải ngón tay đau của mình, anh ấy sẽ hét lên: “Anh làm tôi đau.” Vấn đề không phải do người ta tình cờ chạm vào tay anh ấy mà là do anh ấy không chịu băng bó vết thương.
Nỗi đau tinh thần cũng vậy. Người hay gây tổn thương thường phản ứng thái quá, làm vấn đề trở nên nặng nề và che chở bản thân một cách không hợp lý. Họ cũng áp đặt người khác tức là họ kiểm soát các mối quan hệ. Đây là trường hợp của Tom. Vết thương cũ của Tom là mâu thuẫn với vị mục sư trước chưa được giải quyết. Tom không muốn nhổ bỏ “mảnh sành” để vết thương có thể lành. Vì nỗi đau vẫn dai dẳng, Tom không cho phép mối quan hệ của chúng tôi phát triển trong suốt bảy năm. Các mối quan hệ luôn bị cản trở bởi những người có đời sống không lành mạnh.
Khi bạn giao tiếp với người khác, hãy nhớ điều này: bất cứ khi nào phản ứng của ai đó nghiêm trọng hơn bản thân sự việc thì phản ứng đó có thể nảy sinh từ một vấn đề khác.
https://thuviensach.vn
4. Người gây tổn thương cho người khác thường làm tổn thương chính họ
Có một câu chuyện hài như sau: một “anh chàng biết tuốt” rất thích lên lớp bạn bè khi đợi tàu đi làm mỗi sáng và mỗi khi nói, anh ta luôn chỉ ngón tay vào ngực bạn. Hành động này khiến bạn của anh ta rất khó chịu và quyết định phải chấm dứt thói quen này của “anh chàng biết tuốt”.
Ngày hôm sau trên đường đến sân ga, anh bạn này gặp một người bạn thứ ba và nói: “Tôi phát chán cái trò anh ta lên lớp tôi và huých tay vào ngực tôi. Hôm nay tôi sẽ khiến anh ta phải thôi cái trò ấy đi.” “Anh sẽ làm như thế nào?” Cậu bạn thân hỏi.
Anh bạn đó mở chiếc áo khoác của mình ra để lộ ba thỏi chất nổ được cột vào ngực. “Hôm nay nếu anh ta còn chỉ trỏ, anh ta sẽ phải rụt tay lại.” Anh bạn nói và nở một nụ cười.
Những người làm tổn thương người khác thường như vậy. Họ có thể làm tổn thương người khác nhưng người bị thương tổn sâu sắc nhất lại chính là họ. Nhà thơ George Herbert nói: “Những ai không thể tha thứ cho người khác đã tự phá hủy chiếc cầu mà bản thân anh ấy cần để vượt qua.”
ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI HAY LÀM NGƯỜI KHÁC TỔN THƯƠNG
Nhà văn Glenn Clark khuyên: “Nếu bạn muốn đi du lịch được xa và nhanh, hãy mang thật nhẹ. Hãy để lại lòng đố kị, sự ghen tị, sự thiếu khoan dung, tính ích kỷ và những giọt nước mắt.” Những ai không thể vượt qua được những tổn thương họ đã gặp phải sẽ không thể làm được điều đó. Kết quả, họ hành động và phản ứng khác với những người sống lành mạnh.
Những người sống lành mạnh… Những người hay gây tổn thương…
Sẵn sàng thay đổi. Không sẵn sàng thay đổi.
Sẵn sàng chấp nhận thất bại. Không sẵn sàng chấp nhận thất bại.
Sẵn sàng thảo luận. Không sẵn sàng thảo luận.
Sẵn sàng học hỏi từ người khác. Không sẵn sàng học hỏi từ người khác.
https://thuviensach.vn
Sẵn sàng hành động. Không sẵn sàng hành động.
Có thể đi du lịch nhẹ nhàng. Mang theo rất nhiều “hành lý”.
Trong cuộc sống, chúng ta thường khó tránh khỏi những vấn đề với người làm tổn thương người khác, khi ở trong tình huống đó, hãy làm những điều sau:
Đừng vơ việc vào mình
Người làm tổn thương người khác luôn tìm ai đó để sinh chuyện. Vì thế khi bạn không làm việc gì sai trái, hãy nhớ điều quan trọng không phải là những gì người khác nghĩ về bạn mà là những điều bạn nghĩ về mình. Bạn tiếc cho những nỗi đau của họ, bày tỏ sự cảm thông với hoàn cảnh họ gặp phải, nhưng đừng vơ mọi việc về mình. Làm điều đó thật không dễ dàng, thậm chí đối với cả những người có hình ảnh tốt, nhưng điều đó đáng để chúng ta cố gắng.
Tìm ra căn nguyên vấn đề
Bạn nên bày tỏ lòng vị tha của mình đối với người đó và với những hành động gây tổn thương anh ta và cố gắng tìm ra nguyên nhân gây ra nỗi đau đớn. Nếu bạn không thể tìm ra nguyên nhân của vấn đề thì điều này cũng giúp bạn gần gũi với người đó hơn.
Nhìn xa hơn bản chất vấn đề
Bạn đã bao giờ cảm thấy sợ khi phải gọi một cuộc điện thoại để thông báo tin xấu chưa? Bạn rất sợ những cuộc điện thoại như vậy không hẳn do thông tin bạn muốn truyền đạt mà vì bạn sợ phản ứng của người ở đầu dây bên kia. Cuối tuần trước, vợ chồng tôi đã phải gọi một cuộc điện thoại như thế. Chúng tôi đã lên kế hoạch cho ngày nghỉ cuối tuần nhưng đến phút cuối thì phải hủy bỏ. Chúng tôi phải gọi điện cho một người bạn và biết chắc cô ấy sẽ sốc trước sự thay đổi này. Chúng tôi không muốn thông báo cho cô ấy, không phải vì tầm quan trọng của thông tin mà vì cô là người yếu đuối và có thể sẽ phản ứng tiêu cực.
Trong trường hợp như vậy, không nên quá tập trung vào tình huống. Hãy nhớ vấn đề không phải ở những gì xảy đến với bạn mà là những gì xảy ra
https://thuviensach.vn
trong bạn.
Không “thêm gia vị” vào nỗi đau
Nhiều người thường dùng lửa để chơi với lửa và dùng nỗi đau này để đáp lại nỗi đau khác. Nhưng việc tấn công lại một người gây tổn thương cũng giống như đánh một người khi anh ta đã ngã. Chính trị gia Francis Bacon nói: “Người luôn giữ trong mình sự thù hằn thì nỗi đau của anh ta không bao giờ lành lại.” Nếu một người nào đó có xúc phạm đến bạn thì tốt nhất là tha thứ cho anh ta.
Hỗ trợ họ tìm kiếm sự giúp đỡ
Điều tốt nhất bạn có thể làm cho những người gây tổn thương là giúp đỡ họ và khuyến khích người khác cũng hành động như bạn. Một số người không muốn giải quyết vấn đề của họ và bạn không thể bắt họ nhận sự giúp đỡ nhưng hãy luôn giang rộng vòng tay. Điều này cần rất nhiều thời gian nhưng những người ngoan cố nhất cũng sẽ nhận ra để đến bên bạn.
BẠN SẼ LÀM GÌ NẾU LÀ NGƯỜI GÂY TỔN THƯƠNG CHO NGƯỜI KHÁC?
Câu hỏi ở đầu chương: Tôi làm tổn thương mọi người hay tôi quá dễ bị người khác làm tổn thương? Nếu câu trả lời là có thì bạn phải trả lời câu hỏi thứ hai: Tôi có sẵn sàng đối diện với vấn đề của mình và vượt lên nỗi đau không? Đây chính là chìa khóa của vấn đề. Đa số mọi người đều muốn vết thương của mình nhanh lành và muốn một liều thuốc giảm đau tức thì. Đó là lý do họ la mắng, xúc phạm người khác vì cách này tạm thời cho họ cảm giác tốt hơn. Một số khác lại dùng tới các chất chứa cồn, đồ ăn, sex… để giúp họ nguôi ngoai. Kevin Myler nói: “Nếu bạn muốn cuộc sống cân bằng, các giải pháp tạm thời là chưa đủ. Bạn phải có một tinh thần khỏe mạnh để vượt qua nỗi đau của bản thân.”
Những người mong muốn điều này không chọn các liều thuốc giảm đau. Họ tìm kiếm những điều đúng đắn. Làm sao bạn có thể nhận ra mình thuộc kiểu người nào? Những người tìm cách xoa dịu nỗi đau sẽ ngừng giải quyết vấn đề khi nỗi đau hoặc áp lực trong họ đã tạm thời được giải tỏa còn
https://thuviensach.vn
những người muốn có một tinh thần khỏe mạnh sẽ tiếp tục làm những điều đúng đắn và hoàn thiện bản thân dù cảm giác bất ổn đã tan biến. Đào sâu vấn đề tình cảm và những vết thương cũ thường cần tới sự giúp đỡ của các chuyên gia. Gần đây tôi đã đọc một câu chuyện khiến tôi liên hệ đến vấn đề chúng ta đang nói tới. Tháng 3 năm 1995, Công ty làm sạch đường ống New England ở Watertown, Connecticut làm việc dưới tuyến đường Revere, Massachusetts để dọn sạch một đường cống rộng khoảng 25 cm. Những người công nhân đã tìm thấy rất nhiều rác gây tắc đường cống. Tuy nhiên, họ cũng thấy rất nhiều đồ giá trị: 61 chiếc nhẫn, các đồng xu cổ và các đồ làm bằng bạc. Công việc của họ mang tính hai mặt. Một mặt, khơi cống không phải là công việc dễ chịu nhưng mặt khác họ được phép giữ lại những vật có giá trị họ tìm thấy trong quá trình làm việc. Nếu bạn thấy bế tắc trong việc giải quyết các mối quan hệ, bạn cần làm công việc giống như những người công nhân dọn cống để làm mọi thứ ổn thỏa. Bạn cần giải quyết một số vấn đề rất khó chịu và phần thưởng dành cho bạn là những báu vật bạn không ngờ tới. Với nỗ lực của mình, bạn sẽ phát triển được khả năng giao tiếp lành mạnh.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Bạn nghĩ gì về hình ảnh so sánh con nhím của Schopenhauer? Sự so sánh này thể hiện chính xác cách con người đối xử với nhau? Bạn có sự miêu tả hoặc so sánh nào chính xác hơn?
2. Bạn có đồng ý rằng chúng ta luôn phản ứng tiêu cực với những nhược điểm của người khác mà chính chúng ta có và không thích? Hãy giải thích.
3. Bạn có thấy khó khăn trong việc tách biệt con người và hoàn cảnh ra khỏi những nỗi đau mà người đó đã gây ra? Hãy giải thích. Có thể áp dụng chiến lược nào để giải quyết việc này hiệu quả?
https://thuviensach.vn
4. Bạn thuộc mẫu người vô tình làm tổn thương người khác hay là người bị làm tổn thương? Hãy giải thích.
5. Bạn làm thế nào để giữ được tình thương đối với những người gây tổn thương mà không đẩy họ chìm trong nỗi đau riêng hoặc đối xử tệ với bạn? Một người gây tổn thương có thể tìm thấy sự giúp đỡ ở đâu? Hãy tìm những giải pháp hiệu quả nhưng tinh tế để giúp họ có được sự giúp đỡ của mọi người.
https://thuviensach.vn
NGUYÊN TẮC CHIẾC BÚA:
ĐỪNG DÙNG BÚA XUA RUỒI TRÊN ĐẦU NGƯỜI KHÁC
Nếu bạn có thể chế ngự thế giới, hãy làm nóng chảy nó, đừng đập nát nó.
− Alexander MaLaren
CÂU HỎI TỰ VẤN:
MỌI NGƯỜI CÓ THẤY TÔI PHẢN ỨNG THÁI QUÁ VỚI NHỮNG ĐIỀU NHỎ NHẶT TRONG MỘT MỐI QUAN HỆ KHÔNG?
Khi mới kết hôn, cũng giống các cặp vợ chồng khác, chúng tôi ngây ngô tin rằng cuộc sống phía trước toàn là màu hồng. Không lâu sau, chúng tôi có những bất đồng nhỏ mà tất cả các cặp vợ chồng đều phải trải qua, đặc biệt khi bắt đầu làm quen với cuộc sống gia đình.
Cũng giống như nhiều người, tôi luôn cho rằng mình đúng trong mọi trường hợp và tôi để Margaret biết điều đó. Tôi là người có khiếu ăn nói và có khả năng thuyết phục vì vậy tôi đã sử dụng những kỹ năng này để chiến thắng trong các cuộc tranh cãi. Chúng tôi chưa bao giờ la mắng nhau. Các cuộc tranh luận của chúng tôi luôn hợp lý, có kiểm soát và tôi luôn nắm chắc phần thắng. Vấn đề ở chỗ, với cách giải quyết của tôi, Margaret luôn thua.
Chúng tôi đã làm rất nhiều điều đúng đắn trong suốt hai năm đầu của cuộc sống hôn nhân nhưng đây là một sai lầm. Tôi đánh mất tình cảm của Margaret. Khi chúng tôi bất đồng quan điểm, tôi thường phản ứng thái quá và mỗi lần như thế, vô tình tôi lại đặt thêm một viên gạch lên bức tường đang ngăn cách chúng tôi. Tôi không nhận ra chiến thắng bằng mọi giá có thể hủy hoại cuộc hôn nhân của mình. Rồi một ngày Margaret yêu cầu tôi
https://thuviensach.vn
ngồi nói chuyện; cô chia sẻ cảm giác của mình khi chúng tôi tranh luận và những tác động của chúng lên mối quan hệ của chúng tôi. Đó là lần đầu tiên tôi hiểu rằng tôi đặt sự hiếu thắng của mình lên trên mối quan hệ vợ chồng.
Tôi quyết định phải thay đổi. Tôi nhận ra có một thái độ đúng đắn quan trọng hơn việc khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình. Tôi chọn cách giải quyết mềm mỏng hơn, lắng nghe nhiều hơn và chấm dứt những phản ứng quá mạnh mẽ trước những việc nhỏ nhặt. Khi bức tường hình thành giữa chúng tôi được dỡ bỏ cũng là lúc chúng tôi xây dựng chiếc cầu gắn kết giữa hai người. Từ đó, mỗi khi có mâu thuẫn với những người tôi yêu quý, tôi luôn chủ động bảo vệ sự gắn kết giữa tôi và họ.
NẾU TÔI CÓ MỘT CHIẾC BÚA…
Một số người thích sử dụng búa dù họ có thể sử dụng vật khác nhẹ nhàng hơn. Họ giống như Calvin trong cột tranh vui dưới đây:
Tôi phải thú nhận đôi khi tôi cũng giống Calvin dù tôi không mong muốn điều đó. Khi tôi có xu hướng làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, tôi sẽ cố gắng kiềm chế hành vi của bản thân bằng cách sử dụng bốn quy tắc dưới đây.
1. Bức tranh toàn cảnh
Một người đàn ông trung tuổi bước vào quán cocktail và tiến thẳng đến quầy phục vụ hỏi về cách chữa nấc nhưng người phục vụ – để chữa nấc – không nói không rằng quất chiếc giẻ ướt vào mặt ông ta. Ông ta rất ngạc nhiên trước hành động đó vì người bị nấc không phải là ông ta mà là vợ ông ta.
https://thuviensach.vn
Bạn có bao giờ kết luận vội vàng trước khi vấn đề được trình bày rõ ràng không? Hiện tượng này rất phổ biến ở những người có tính cách mạnh mẽ. Đó là lý do tôi rèn cho bản thân một quy trình giao tiếp để tránh giáng cho người khác những câu trả lời mà không nghe hết câu hỏi. Khi ai đó chia sẻ quan điểm với tôi, tôi cố gắng…. lắng nghe, hỏi các câu hỏi, lại lắng nghe, hỏi thêm các câu hỏi, lắng nghe thêm, rồi phản hồi.
Tôi trở nên điềm đạm hơn và phản ứng một cách kiên nhẫn và phù hợp. 2. Thời điểm phù hợp
Nhà văn Dan Zadra nói: “Điều quan trọng là những gì bạn làm chứ không phải là khi nào bạn làm điều đó.” Quan điểm này không phải lúc nào cũng đúng. Nếu một vị tướng không ra lệnh tấn công kịp thời, chắc chắn họ sẽ thua trận. Nếu phụ huynh không đưa trẻ bị thương đến bệnh viện nhanh chóng, đứa bé có thể sẽ không qua khỏi. Nếu bạn không xin lỗi khi mắc lỗi thì có thể bạn sẽ không giữ được các mối quan hệ của mình.
Thời điểm hành động cũng quan trọng không kém bản thân hành động. Thậm chí, còn cần phải biết khi nào không nên hành động. Phát thanh viên, nhà văn nổi tiếng Lady Dorothoy Nevill nhận xét: “Nghệ thuật nói chuyện không chỉ là nói những điều đúng đắn, đúng chỗ mà còn biết tránh nói những điều sai trái vào những lúc nhạy cảm nhất.”
Kevin McHale, hiện là chủ tịch đội bóng Minnesota Timberwolves, từng là vận động viên bóng rổ nổi tiếng của Boston Celtics trong những năm đội này vô địch. Ông nhận xét về huấn luyện viên của mình, K. C. Jones như sau:
Sau mỗi lần thất bại hoặc bất cứ khi nào ai đó có một quả ném rổ tồi vào cuối trận, ông là người đầu tiên đến bên chúng tôi, vỗ vai và nói: “Đừng lo lắng, lần sau chúng ta sẽ đánh bại họ.” Nhưng ông không bao giờ đến bên bạn khi bạn đã thành công. Vào một buổi tối, tôi đã hỏi ông về điều này và ông trả lời: “Kevin ạ, khi anh giành được chiến thắng anh có 15 nghìn người cổ vũ và chúc mừng anh, các đài truyền hình vây quanh anh và mọi
https://thuviensach.vn
người đều chia vui với anh. Lúc đó anh sẽ không cần đến tôi nữa. Khi anh cần một người bạn thật sự là khi anh cảm thấy không có ai ủng hộ anh.” Theo tôi, nguyên nhân phổ biến nhất của việc xác định thời điểm không hợp lý trong các mối quan hệ là do động cơ cá nhân. Chính vì lý do này nên khi những điều nhỏ nhặt gây phiền hà cho chúng ta, mục tiêu số một của chúng ta phải là dẹp chuyện cá nhân sang một bên và xây dựng mối quan hệ. Nếu động cơ cá nhân của bạn tốt, bạn sẽ cần trả lời hai câu hỏi. Thứ nhất, tôi đã sẵn sàng đối mặt với vấn đề chưa? Đây là câu hỏi dễ trả lời vì đó chỉ là vấn đề như là bạn đã làm bài tập về nhà chưa. Câu hỏi thứ hai sẽ khó hơn: Đối phương có sẵn sàng lắng nghe hay không? Nếu hai người đã xây dựng được nền tảng cho mối quan hệ của mình và cả hai chưa rơi vào đỉnh điểm của cuộc tranh luận thì câu trả lời có thể là có.
3. Giọng nói
Có một người mẹ một mình nuôi hai đứa con, một đứa năm tuổi và một đứa ba tuổi và chúng rất hay nói bậy. Chị ta đã thử mọi cách thậm chí cả việc đưa chúng đến bác sĩ tâm lý để chúng ngừng gây gổ với nhau nhưng vô vọng. Cuối cùng chị tự nhủ: Tất cả đều vô tác dụng, chúng vẫn chưa bỏ được thói quen xấu thậm chí còn nói bậy nhiều hơn. Vì vậy, mình sẽ giáo dục chúng theo cách mẹ đã làm với các em trai mình.
Sáng hôm sau, đứa năm tuổi ngủ dậy và đi vào bếp. Người mẹ nhẹ nhàng hỏi con muốn ăn gì nhưng đứa con đáp lại rất cục cằn và nó đã bị ăn đòn đứa còn lại ngạc nhiên trước cảnh mẹ nó trừng phạt anh trai nhưng vẫn không thể bỏ tật nói láo khi người mẹ hỏi nó muốn ăn gì.
Mọi người thường phản ứng trước thái độ và hành động nhiều hơn là trước lời nói của chúng ta. Rất nhiều mâu thuẫn nhỏ nhặt xảy ra do mọi người không sử dụng giọng điệu phù hợp. Tác giả của cuốn Proverb (Cách ngôn) nói: “Một câu trả lời nhẹ nhàng sẽ làm tan biến cơn giận dữ trong khi lời nói gay gắt chỉ khêu gợi sự tức giận.” Bạn thấy điều này có đúng không? Nếu chưa, hãy làm cuộc thử nghiệm sau: Khi ai đó nói điều giận dữ với bạn, hãy đáp lại bằng sự mềm mỏng và tử tế. Thái độ của người đó nếu không dịu xuống thì họ cũng sẽ hạ giọng.
https://thuviensach.vn
4. Tính khí
Khi tức giận, người ta thường quá quan trọng hóa vấn đề. Điều đó có thể gây ra rất nhiều rắc rối vì mức độ của vấn đề thay đổi phụ thuộc vào cách nó được giải quyết. Nhìn chung...
Nếu chúng ta phản ứng nặng nề hơn bản chất sự việc, vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn.
Nếu chúng ta phản ứng nhẹ nhàng hơn bản chất sự việc, vấn đề sẽ được giảm nhẹ.
Đó là nguyên do tôi tự ép mình theo quy tắc tôi gọi là Quy tắc Khiển trách: “Dành ra 30 giây để chia sẻ cảm xúc”. Bất cứ khi nào chúng ta phản ứng quá dữ dội trước những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống tức là chúng ta đang sử dụng một chiếc búa.
Vợ chồng tôi thường xuyên giúp đỡ nhau trong vấn đề này. Khi hai con tôi còn nhỏ, chúng tôi cũng dùng cách đó mỗi khi cần giáo dục bọn trẻ. Chúng tôi ngồi cạnh nhau trên đi-văng và nắm tay nhau khi nói chuyện với chúng. Và nếu một trong hai chúng tôi bắt đầu tỏ ra nóng giận hoặc phản ứng thái quá, người kia sẽ siết nhẹ bàn tay để nhắc nhở. Qua nhiều năm, cách đó đã giúp chúng tôi tránh phải sử dụng những lời lẽ đao to búa lớn đối với bọn trẻ trong khi cách giải quyết mềm mỏng hơn lại vô cùng hiệu quả. Cách đó hiệu quả nhưng đôi khi làm cho ai đó bị đau tay.
ĐỔI CHIẾC BÚA LẤY MỘT ĐÔI GĂNG TAY NHUNG Một vài người nghĩ dùng búa có thể giải quyết được mọi vấn đề và họ áp dụng giải pháp này trong mọi tình huống cuộc sống. Tôi thấy thái độ này thường có ở những người đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Khi họ chú tâm vào điều gì, họ sẽ làm hết mình để đạt được điều đó. Đó luôn là giải pháp tốt trong công việc nhưng là giải pháp tệ trong các mối quan hệ. Nhà tâm lý Abraham Maslow nhận xét: “Nếu công cụ duy nhất bạn có là chiếc búa, bạn sẽ coi mọi vấn đề như những chiếc đinh.” Con người cần phải có các giải pháp thông minh hơn thế.
https://thuviensach.vn
Nếu bạn muốn tiếp cận mềm mỏng hơn với người khác, hãy nhớ những lời khuyên sau:
Để quá khứ là quá khứ
Hai người đàn ông ngồi phàn nàn về vợ của mình: “Khi chúng tôi cãi nhau, vợ tôi thường lôi những chuyện xưa cũ ra.” Người đàn ông thứ nhất nói.
Người bạn đáp lại: “Ý anh nói là chị ấy bị quá kích động à?” “Không”, người đầu tiên trả lời, “Tôi nói là cô ấy trở thành người hoài cổ. Cô ấy nhắc lại mọi điều sai trái tôi từng làm.”
Giải quyết vấn đề khi nó nảy sinh và khi đã giải quyết xong thì không nhắc lại. Nếu bạn nhắc lại điều đó, có nghĩa là bạn đang coi người khác như chiếc đinh.
Hãy tự hỏi phản ứng của bạn có phải là một phần của rắc rối không?
Như đã nói ở Nguyên tắc Tổn thương, khi phản ứng của một người nặng nề hơn bản thân sự việc, nguyên nhân có thể do vấn đề khác. Không nên quan trọng hóa vấn đề bằng cách phản ứng thái quá.
Hãy nhớ hành động được ghi nhớ lâu hơn lời nói
Nếu bạn từng học qua trung học hay đại học, bạn có thể nhớ được những lời đọc trong bài diễn văn tại lễ phát bằng tốt nghiệp không? Nếu bạn đã kết hôn, bạn có thể thuật lại lời tuyên thệ của mình trong lễ thành hôn? Tôi đoán câu trả lời cho cả hai câu hỏi trên là không. Nhưng tôi dám cược rằng bạn nhớ mình đã lập gia đình và đã nhận bằng tốt nghiệp. Cách bạn đối xử với người khác sẽ lưu lại với họ lâu hơn những lời bạn nói. Vì thế hãy chú ý đến hành động của mình.
Đừng để sự việc xảy ra lấn át mối quan hệ
Tôi tin rằng nếu không đặt mối quan hệ của mình với Magaret quan trọng hơn việc chứng minh mình luôn đúng, chúng tôi khó có thể duy trì mối quan hệ vợ chồng đến hôm nay. Các mối quan hệ được xây dựng dựa
https://thuviensach.vn
trên sự ràng buộc và mối quan hệ càng quan trọng thì sự ràng buộc càng chặt chẽ hơn.
Hãy đối xử với những người bạn yêu thương bằng tình yêu vô điều kiện
Vì xã hội của chúng ta được tạo nên từ nhiều cá nhân riêng biệt và không hoàn hảo nên nhiều người chưa nhận thức được thế nào là tình yêu vô điều kiện. Trong cuốn The Flight (Chuyến bay), John Whit quan niệm về những điểm yếu trong cách cư xử của chúng ta với những người quan trọng trong cuộc sống của chúng ta như sau: “Chúng ta ngồi buôn chuyện về người khác vì chúng ta không yêu thương họ. Khi yêu thương mọi người, chúng ta sẽ không chỉ trích họ và sẽ cảm thấy đau đớn trước những thất bại của họ. Chúng ta không phô bày tội lỗi của những người chúng ta yêu quý nhiều hơn tội lỗi của chúng ta.”
Thừa nhận sai trái và tìm kiếm sự tha thứ
Trùm xã hội đen một thời ở Chicago, Al Capone nói: “Bạn có thể tiến xa hơn nhờ những lời tử tế và một khẩu súng hơn là chỉ với những lời tử tế.” Câu nói đó có vẻ hài hước, nhưng tôi có thể nói: tha thứ luôn là hành động đúng đắn. Thú nhận bạn đã sai và tìm kiếm sự khoan dung có thể giúp bạn thoát khỏi mặc cảm tội lỗi. Hành động này là cách sửa chữa sai lầm tốt nhất khi bạn thấy mình đã sử dụng chiếc búa thay cho đôi găng tay nhung.
Khi đọc đến chương này, bạn có thể nhớ tới một người bạn hoặc đồng nghiệp và bạn có thể nghĩ: Tôi biết ai cần những lời khuyên này. Nhưng trước khi bạn cố gắng gỡ chiếc búa ra khỏi tay người ấy, hãy nhìn lại chính mình.
Đa số những người thích dùng búa không nhận thức được điều mình làm. Một bài báo gần đây của huấn luyện viên Marshall Goldsmith nói về một Giám đốc ngân hàng đầu tư hàng đầu tên Mike. Mike tìm đến sự giúp đỡ của Goldsmith vì ông nhận ra mình là người ưa sử dụng búa. Mike tự thấy mình là một “chiến binh trên phố Wall nhưng không hơn một con mèo khi ở nhà”. Goldsmith hướng dẫn Mike gọi điện về nhà để vợ anh xác nhận
https://thuviensach.vn
những đánh giá của mình về Mike và Mike rất ngạc nhiên khi vợ nói rằng anh có vẻ ngốc nghếch khi ở nhà. Khi các con cũng đồng ý với nhận xét của vợ, Mike bắt đầu nhìn nhận bản thân như những gì người khác thấy về anh ấy.
Goldsmith khuyên: “Hãy để đồng nghiệp của bạn cầm lấy chiếc gương và nói cho bạn biết những gì họ thấy về bạn. Nếu bạn không tin họ, hãy làm như vậy với bạn bè và những người bạn yêu thương.” Bằng cách ấy, bạn sẽ phát hiện ra bạn có đối xử với người khác như những chiếc đinh không. Có thể bạn cần một sự thay đổi.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Bạn thường sử dụng chiếc búa thay vì đôi găng tay nhung trong những trường hợp nào? Tại sao? Làm thế nào bạn có thể dự đoán khi nào điều đó xảy ra và thay đổi nó?
2. Một số người có thiên hướng nhìn nhận sự việc một cách tổng quát trong khi những người khác lại tập trung vào các chi tiết. Bạn thuộc nhóm nào? Điều gì bạn có thể làm để cải thiện khả năng nhìn nhận vấn đề trong hoàn cảnh cụ thể và giúp bạn không vội vã kết luận?
3. Hãy nghĩ về một bậc thầy sử dụng găng tay nhung. Điều gì đã làm cho anh/cô ta có quan hệ tốt như thế với mọi người? Bạn có thể học hỏi được gì từ người này?
4. Bạn định nghĩa thế nào về tình yêu vô điều kiện? Điều gì gây trở ngại trên con đường đạt tới tình yêu vô điều kiện đối với những người khác? Làm thế nào một người có thể dành cho những người khác tình yêu vô điều kiện trong khi vẫn giữ được những tiêu chí cao về bản thân và nghề nghiệp?
5. Điều gì diễn ra bên trong bạn khi người khác thừa nhận họ sai và xin lỗi bạn? Điều đó ảnh hưởng thế nào đến mối quan hệ giữa bạn với người đó trong tương lai? Nếu điều đó đem lại những tác dụng tích
https://thuviensach.vn
cực thì tại sao chúng ta lại do dự? Làm thế nào chúng ta có thể thoát ra khỏi sự do dự đó?
https://thuviensach.vn
NGUYÊN TẮC THANG MÁY: CHÚNG TA CÓ THỂ NÂNG HOẶC HẠ THẤP NGƯỜI KHÁC TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ
Mọi người có thể là gió nâng đôi cánh ta cũng có thể là chiếc mỏ neo níu con thuyền của ta.
CÂU HỎI TỰ VẤN:
MỌI NGƯỜI NGHĨ TÔI GIÚP ĐỠ HỌ HAY GÂY TRỞ NGẠI CHO HỌ?
Trong những năm 1920, bác sĩ, nhà tư vấn và nhà tâm lý học George W. Crane bắt đầu giảng dạy môn tâm lý xã hội tại trường Đại học Northwestern, Chicago. Dù là giảng viên mới nhưng ông tin có thể khiến môn tâm lý học trở nên thiết thực với sinh viên.
Lớp học ông giảng dạy đầu tiên có nhiều sinh viên lớn tuổi hơn so với độ tuổi trung bình của sinh viên đại học. Những chàng trai, cô gái này ban ngày làm việc trong các cửa hiệu bách hóa, công sở, nhà máy của Chicago và họ đang nỗ lực để hoàn thiện bản thân bằng cách tham dự những lớp học buổi tối.
Vào một buổi tối, một phụ nữ trẻ tên là Lois, đến từ một thị trấn nhỏ ở Wisconsin thổ lộ rằng cô cảm thấy mình lạc lõng và cô đơn: “Tôi không quen bất kỳ ai, trừ một số chị làm cùng văn phòng, đêm đến tôi trở về căn phòng của mình và viết những lá thư về quê nhà. Điều duy nhất níu giữ tôi với cuộc sống là hy vọng nhận được thư từ bạn bè ở Wisconsin.”
CÂU LẠC BỘ KIỂU MỚI
https://thuviensach.vn
Sau khi nghe câu chuyện của Lois, Crane đã nghĩ đến Câu lạc bộ Khen ngợi và đã thông báo về nó trong buổi học tiếp theo. Đó là bài đầu tiên trong số những bài tập thực hành ông giao cho sinh viên trong học kỳ đó.
“Các bạn cần sử dụng kiến thức tâm lý học của mình hàng ngày cả khi ở nhà, ở nơi làm việc hay trên các xe điện và xe buýt.” Crane nói với họ: “Trong tháng đầu tiên, bài tập của các bạn sẽ là Câu lạc bộ Khen ngợi. Hàng ngày các bạn sẽ thật tâm khen ngợi ba người khác nhau.”
Các bạn có thể tăng số lượng lời ca ngợi nếu muốn nhưng để hoàn thành môn học, các bạn phải khen ngợi ít nhất ba người mỗi ngày trong vòng 30 ngày…
“Sau khi kết thúc 30 ngày thử nghiệm, tôi muốn các bạn viết một báo cáo về những trải nghiệm của mình.” Ông tiếp tục, “trong đó gồm cả những thay đổi các bạn nhận thấy về những người xung quanh cũng như những thay đổi của cá nhân bạn trong cách nhìn nhận cuộc sống.”
Một vài sinh viên của Crane phản đối bài tập này. Một số phàn nàn không biết phải nói gì. Những người khác e ngại lời khen ngợi của mình không được đáp lại. Một số ít cảm thấy không thật lòng khi phải khen ngợi một ai đó họ không có cảm tình. Một sinh viên hỏi: “Giả sử thầy gặp một người nào đó thầy không thích và phải ca ngợi người đó. Như vậy có phải là giả dối không ạ?"
“Không có gì là giả dối khi khen ngợi đối thủ của mình,” Crane trả lời, “Vì lời khen là những lời trung thực để ca ngợi những phẩm chất xứng đáng được ca ngợi. Các bạn sẽ thấy ai cũng có những phẩm chất tốt… Những lời khen ngợi của các bạn có thể nâng đỡ tinh thần của một linh hồn cô đơn, của người gần như đã từ bỏ sự đấu tranh cho những hành động tốt đẹp. Bạn không thể ngờ những lời khen bình thường lại tác động lớn lao đến những cô bé, cậu bé, những người đàn ông hay những người phụ nữ vào những giây phút quan trọng khi họ sẵn sàng từ bỏ mọi thứ.
Các sinh viên của Crane nhận ra những lời khen ngợi chân thành của họ ảnh hưởng tích cực đối với những người xung quanh. Cuộc thử nghiệm
https://thuviensach.vn
thậm chí có ảnh hưởng lớn hơn tới bản thân các sinh viên đó. Lois đã trở thành một người làm rực sáng căn phòng mỗi khi cô bước vào. Một sinh viên khác, người sẵn sàng từ bỏ công việc của một thư ký văn phòng luật vì người sếp khó tính đã được học cách ca ngợi ông ta, dù ban đầu cô không thể làm nổi việc đó. Cuối cùng, không chỉ bản tính cáu kỉnh của ông ấy thay đổi mà cả sự bực tức của cô gái cũng tan biến. Họ còn thực sự yêu quý nhau và tiến tới hôn nhân.
Câu lạc bộ Khen ngợi của George Crane nghe có vẻ lỗi thời nhưng những nguyên tắc ẩn chứa trong nó vẫn còn đúng đắn. Điều cốt lõi Crane đã dạy chính là Nguyên tắc Thang máy: chúng ta có thể nâng cao hay hạ thấp người khác trong các mối quan hệ. Ông đã rèn luyện học trò của mình thành những người đi tiên phong.
Crane nói: “Thế giới chúng ta đang sống quá thiếu thốn và thèm khát sự trân trọng và những lời khen. Cần phải có ai đó bắt đầu nói những lời tốt đẹp tới bạn bè của mình.” Ông đã theo quan điểm của Benjamin Franklin, người tin rằng: “Chúng ta phải chịu trách nhiệm trước mọi lời nói cũng như mọi sự im lặng.”
BẠN THUỘC MẪU NGƯỜI NÀO?
Các nhà tâm lý học đã mất nhiều năm để phân loại con người ra thành những nhóm khác nhau. Một nhà thơ có con mắt quan sát tinh tế, Ella Wheeler Wilcox đã thể hiện điều đó trong bài thơ “Bạn là ai?”: Có hai giống người trên trái đất mà thôi
Chỉ hai, không hơn, tôi muốn nói…
Đi bất kể nơi đâu trên trái đất bạn ơi
Bạn sẽ thấy nhân loại chỉ hai giống người như thế.
Và thật lạ kỳ, chắc bạn sẽ thấy thôi, tôi nghĩ
Rằng chỉ một người nâng đỡ trong hai mươi kẻ ăn theo… Đó là những câu hỏi hay chúng ta cần tự vấn bản thân vì câu trả lời sẽ ảnh hưởng lớn tới các mối quan hệ của chúng ta. Con người thường mang
https://thuviensach.vn
lại những giá trị cuộc sống cho những người khác, giảm gánh nặng và nâng đỡ họ, hoặc chỉ lấy đi những giá trị từ người khác, chỉ suy nghĩ về bản thân và hạ thấp người khác. Dựa trên mức độ chúng ta nâng đỡ hay hạ thấp người khác, có thể định ra bốn kiểu người:
1. Chúng ta quý mến những người mang giá trị cho cuộc sống Có nhiều người trên thế giới này luôn mong muốn giúp đỡ kẻ khác. Người mang lại giá trị cuộc sống cho mọi người gọi là người Cộng. Họ là những người mà Wilcox đã ca ngợi. Nhà truyền giáo D. L. Moody khuyên: Làm tất cả những điều tốt bạn có thể,
Cho tất cả những người bạn có thể,
Bằng mọi cách bạn có thể,
Tới khi nào bạn còn có thể.
Những người mang lại giá trị cho những người khác thường chủ động làm những việc này. Mang giá trị cho người khác đòi hỏi sự hy sinh lợi ích của bản thân và điều đó hiếm khi xảy ra ngẫu nhiên. Tôi nỗ lực trở thành một người Cộng bằng việc yêu và giúp đỡ mọi người. Tôi đặt ra mục tiêu trở thành bạn của họ.
Gần đây, chủ tịch hội đồng quản trị của một công ty lớn mời tôi nói chuyện về khả năng lãnh đạo công ty. Sau khi giảng bài cho các thành viên ban quản trị và hướng dẫn điều hành cuộc họp cho các nhà quản lý. Tôi đã chiếm được lòng tin của ông và ông muốn dành cho tôi một điều tốt đẹp. Khi chúng tôi nói chuyện trong văn phòng của ông, tôi nói ông không cần làm gì cho tôi cả. Điều duy nhất tôi muốn là có một người bạn dễ chịu và ông nở nụ cười thân thiện nói rằng ông muốn trở thành một người bạn như thế của tôi.
Frank Tyger nói: “Tình bạn được cấu thành từ một đôi tai luôn lắng nghe, một trái tim biết thấu hiểu và một bàn tay biết giúp đỡ.” Đó cũng là những điều tôi cố gắng mang đến cho những người bạn.
Cách đây nhiều năm, cháu trai Troy của tôi đến sống cùng gia đình tôi sau khi tốt nghiệp đại học và đi làm cho một công ty cho vay cầm cố. Troy
https://thuviensach.vn
thông minh, chăm chỉ và cầu tiến nên tôi muốn giúp đỡ nó. Vì vậy, tôi đã cho Troy một vài lời khuyên khi chúng tôi bàn bạc về công việc mới của cậu. Tôi đã lưu ý Troy những điều sau:
Hãy đến công ty sớm và về muộn, hãy làm công việc tốt hơn yêu cầu. Tôi khuyên Troy đi làm sớm 30 phút, ăn trưa khoảng một nửa thời gian và làm thêm 30 phút khi hết giờ làm.
Hãy làm những việc có thể giúp đỡ mọi người xung quanh. Tôi gợi ý Troy gia tăng giá trị của nhóm làm việc bằng cách giúp đỡ các đồng nghiệp.
Sẵn sàng nhận thêm việc. Tôi khuyên Troy sắp xếp một cuộc hẹn với sếp và cho ông ấy sẽ sẵn sàng giúp đỡ để hoàn thành bất cứ công việc gì. Tức là Troy chấp nhận làm thêm giờ hoặc làm việc vào ngày cuối tuần.
Điều tôi muốn làm là mang đến cho Troy một bài học về việc trở thành người hữu ích cho cộng đồng. Troy đã làm rất tốt việc mang đến các giá trị cho những người xung quanh và cho công ty nên cậu thăng tiến rất nhanh và có vị trí cao trong công ty khi chưa đầy 30 tuổi.
2. Khoan dung với người lấy đi giá trị cuộc sống
Trong vở kịch Julius Caesar của nhà viết kịch William Shakespeare, nhân vật Cassius khẳng định: “Bạn nên bao dung cho những yếu kém của bạn mình. Nhưng Brutus khoét sâu những điểm yếu của tôi.” Đó là cách làm của những người lấy đi giá trị từ cuộc sống (người Trừ). Họ không chia sẻ gánh nặng trên vai chúng ta mà còn làm chúng nặng nề hơn. Điều đáng buồn là những người Trừ thường làm những việc họ không chủ ý. Nếu không cộng thêm giá trị cho người khác thì lấy đi là điều đương nhiên.
Trong các mối quan hệ, “cho” bao giờ cũng khó hơn “nhận”. Nó cũng giống như việc tạo dựng và phá hủy. Người thợ khéo phải mất nhiều thời
https://thuviensach.vn
gian và công sức để tạo ra chiếc ghế đẹp nhưng chúng ta chỉ cần vài giây để đạp nát chiếc ghế.
3. Đánh giá cao người nhân thêm giá trị cuộc sống
Ai cũng có thể trở thành người Cộng chỉ cần có mong muốn giúp đỡ người khác và chú tâm vào những việc đó. Đó là điều George Crane muốn truyền đạt cho các sinh viên. Nhưng nếu muốn đạt tới một mức cao hơn trong các mối quan hệ - trở thành người nhân thêm giá trị cho cuộc sống (hay người Nhân) - thì một người phải biết chú tâm, có phương hướng và kỹ năng. Một người có tài năng hay giàu có thì cơ hội để anh ta trở thành một người Nhân cũng nhiều hơn.
Tôi may mắn vì đã gặp nhiều người Nhân, đó là những người có tài năng thiên bẩm và họ mong muốn tôi thành đạt, đó là những người như Todd Duncan, Rick Goad… Những người đó có trái tim nhân hậu và là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình. Họ đề cao tình bằng hữu, luôn có những ý tưởng tuyệt vời và đam mê tạo ra sự khác biệt. Họ giúp tôi có cảm quan sắc bén hơn và phát huy hết sức mạnh của mình.
Trong cuộc đời mình, có thể bạn đã gặp những người như thế, những người sống và có kỹ năng để giúp bạn thành công và để giúp bạn vững bước trên con đường đời. Nếu bạn nhận ra những người nhân lên giá trị cuộc sống của bạn, hãy dành thời gian gọi điện hoặc viết thư và hãy cho họ biết họ có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống của bạn.
4. Nhanh chóng tránh xa người lấy đi giá trị
R.G.LeTourneau, nhà phát minh ra nhiều thiết bị gạt đất cỡ lớn cho biết công ty của ông từng sản xuất loại máy gạt bùn Model G. Một hôm, có một khách hàng hỏi nhân viên bán hàng xem chữ G là viết tắt của từ gì. Nhân viên bán hàng nhanh nhảu trả lời: “Chữ G là viết tắt của từ chuyện tầm phào (Gossip) vì giống như những người ngồi lê đôi mách, chiếc máy này có thể gạt được rất nhanh và nhiều đất bẩn.”
Người lấy đi giá trị một cách nhanh chóng (người Chia) là những người dìm bạn xuống bùn lầy bất cứ khi nào. Họ giống chủ tịch của một công ty
https://thuviensach.vn
yêu cầu giám đốc nhân sự: “Hãy tìm trong công ty một nhân viên trẻ, thông minh, năng nổ và có thể đảm nhận công việc của tôi – và khi tìm được một người như thế, hãy sa thải anh ta ngay lập tức.”
Người Chia rất có hại vì không giống người Trừ, những hành động tiêu cực của họ thường có chủ ý. Họ làm tổn thương người khác để nâng cao hình ảnh của mình và làm cho bản thân thấy tốt hơn trong khi khiến người khác trở nên tồi tệ. Cuối cùng, họ phá hủy các mối quan hệ và cản trở cuộc sống của mọi người.
NÂNG NGƯỜI KHÁC LÊN CAO
Tôi tin rằng trong sâu thẳm mỗi con người – thậm chí cả những người tiêu cực nhất – đều tồn tại mong muốn trở thành người nâng đỡ người khác. Chúng ta luôn muốn ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống của người khác và chúng ta có thể làm được điều đó. Nếu bạn muốn nâng người khác dậy và làm cho cuộc sống của họ trở nên có giá trị hơn, hãy ghi nhớ những điều sau:
Người nâng đỡ thường khuyến khích người khác
Triết học gia La Mã Lucius Annaeus Seneca nhận xét: “Ở đâu có con người, ở đó có cơ hội cho lòng tốt.” Nếu bạn muốn nâng đỡ người khác, hãy làm theo lời khuyên của George Crane. Hãy thường xuyên động viên và khen ngợi người khác.
Người nâng đỡ biết nên và không nên làm gì để giúp đỡ và tránh làm tổn thương người khác
Những điều rất nhỏ bạn làm trong cuộc sống hàng ngày ảnh hưởng đến người khác nhiều hơn bạn nghĩ. Thay một cái cau mày bằng một nụ cười, bạn làm nên một ngày của ai đó. Một lời tử tế thay cho lời chỉ trích có thể nâng cao tinh thần của người khác.
Bạn nắm giữ sức mạnh làm cho cuộc sống của người khác tốt hơn hay xấu đi bằng những việc bạn làm hàng ngày. Những người thân cận nhất – bạn đời, các con hay bố mẹ bạn là những người chịu ảnh hưởng nhiều nhất
https://thuviensach.vn
từ những việc bạn làm. Vì thế, hãy sử dụng sức mạnh đó một cách khôn ngoan.
Người nâng đỡ nhen nhóm ánh sáng ở nơi tăm tối
Một tia sáng mong manh sẽ trở nên diệu kỳ khi soi rọi trong đêm tối. Đó chính là những điều những người nâng đỡ đang nỗ lực thực hiện. Đôi khi, làm được điều đó cần phải sử dụng những lời lẽ ngọt ngào, những hành động cụ thể và cả sự sáng tạo.
Trong cuốn tự truyện của mình, nhà cách mạng người Mỹ Ben Franklin đã kể về việc tìm kiếm sự ủng hộ để kết nối những yếu tố tích cực trong môi trường đầy tiêu cực. Năm 1736, Franklin là thư ký Quốc hội và chỉ có một người luôn ngáng chân ông trong quá trình thăng tiến, đó là một người đầy quyền lực và không ưa Franklin.
Franklin viết: “Nghe đồn ông ấy có một cuốn sách rất hiếm trong thư viện, tôi viết vài dòng cho ông ấy thể hiện khao khát được đọc cuốn sách và muốn hỏi mượn.” Ông ta rất vui sướng trước lời đề nghị đó và cho Franklin mượn cuốn sách. Hai người cũng trở thành bạn bè thân thiết.
Người nâng đỡ hiểu không có cơ hội thứ hai trong cuộc đời Câu trích dẫn tôi tâm đắc: “Cuộc đời tôi chỉ sống có một lần. Bởi vậy hãy để tôi làm ngay bây giờ tất cả những gì tôi có thể làm, trao tất cả yêu thương tôi có cho đồng loại. Đừng để tôi trì hoãn hay sao nhãng công việc đó vì tôi sẽ không có cơ hội thứ hai.” Người nâng đỡ người khác không đợi đến ngày mai hoặc một ngày nào đó đẹp trời để giúp đỡ mọi người. Họ hành động ngay bây giờ!
Ai cũng có thể trở thành người nâng đỡ người khác. Bạn không cần phải giàu có hay thiên tài. Cái bạn cần là sự quan tâm đến người khác và hành động cụ thể của bạn. Đừng để từng ngày trôi đi mà không nâng đỡ ai. Điều đó sẽ thay đổi tích cực các mối quan hệ bạn đã có và mở ra các mối quan hệ mới.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
https://thuviensach.vn
1. Người không chủ động gia tăng giá trị cho người khác sẽ trở thành người lấy đi giá trị của người khác. Điều này có đúng không? Tại sao? Sự khác biệt chủ yếu của người gia tăng giá trị và người lấy đi giá trị là gì? Giải thích.
2. Tại sao có người lại trở thành những người Chia? Thiếu bao dung có thể là vấn đề không? Lựa chọn trở thành người Chia có là bất biến? Bạn đã hành động như thế nào ở nơi làm việc cũng như ở nhà khiến bạn giống như người Chia? Làm sao để bạn không lặp lại những hành vi đó?
3. Bạn có đồng ý với quan điểm: một hành động nhỏ bé có thể nâng đỡ hoặc hạ thấp người khác? Những điều nhỏ nhặt ảnh hưởng đến một đứa trẻ như thế nào? Các bậc cha mẹ có chịu trách nhiệm trước việc nâng đỡ con trẻ hay làm chúng trở nên gan lì hơn? Giải thích. Nếu là phụ huynh, bạn thường xuyên động viên bọn trẻ hay tỏ ra hà khắc với chúng? Nếu một sự thay đổi mang lại hiệu quả, bạn sẽ làm gì để cải thiện tình hình?
4. Làm thế nào một người có thể nâng đỡ hay hạ thấp người khác mà không dùng lời nói? Những biểu hiện trên khuôn mặt của bạn có thể khuyến khích hay làm người khác chán nản? Bạn miêu tả thế nào về những biểu hiện trên khuôn mặt mình? Người khác nghĩ thế nào về điều đó? Làm sao bạn có thể khiến khuôn mặt mình cởi mở hơn và khích lệ người khác hơn?
5. Sự khác biệt chủ yếu giữa người Cộng và người Nhân là gì? Ai cũng có thể trở thành người Nhân được không? Hãy giải thích. Bạn có thường xuyên nhân lên giá trị cho cuộc sống của người khác? Bạn cần làm gì để trở thành một người Nhân tốt hơn?
https://thuviensach.vn
CÂU HỎI KẾT NỐI:
BẠN CÓ SẴN SÀNG QUAN TÂM ĐẾN NGƯỜI KHÁC?
Tình bạn được hình thành từ những người không quen biết. − Cullen Hightower
Con người không kể tuổi tác, người sống nội tâm hay hướng ngoại, giàu hay nghèo, được giáo dục tốt hay không đều có nhu cầu kết giao với người khác. Nhu cầu kết giao có thể bắt nguồn từ khao khát được yêu thương, có thể là do cảm giác cô đơn, do nhu cầu cần được chấp nhận, mong muốn đi tìm sự hoàn thiện hoặc mong muốn thành công trong kinh doanh.
Làm thế nào chúng ta có thể thỏa mãn được nhu cầu về các mối quan hệ? Đâu là cách khởi đầu tốt nhất? Làm thế nào chúng ta có thể kết giao được với người khác? Câu trả lời là chúng ta phải ngừng nghĩ về bản thân và quan tâm đến những người chúng ta muốn kết giao. Đó là lý do cho câu hỏi về mối quan hệ: “Chúng ta đã sẵn sàng quan tâm đến người khác?”
Để nâng cao cơ hội kết giao với người khác, bạn phải hiểu và học sáu Nguyên tắc Con người dưới đây:
Nguyên tắc Bức tranh toàn cảnh: Thế giới không chỉ có bạn. Nguyên tắc Hoán đổi: Thay vì đặt người khác vào vị trí của họ, chúng ta phải đặt bản thân vào vị trí của người khác.
Nguyên tắc Học hỏi: Chúng ta có thể học hỏi được điều gì đó từ những người chúng ta gặp.
Nguyên tắc Hấp dẫn: Mọi người đều yêu quý những người quan tâm đến họ.
Nguyên tắc Số 10: Đặt niềm tin vào những điều tốt đẹp nhất trong mỗi người sẽ giúp họ phát huy tốt nhất những điều đó.
https://thuviensach.vn
Nguyên tắc Đối đầu: Chúng ta nên quan tâm tới mọi người thay vì đối đầu với họ.
Khi bạn ngừng lo lắng về bản thân và quan tâm tới người khác cũng như ước muốn của họ, bạn đã tạo nên chiếc cầu nối với mọi người và bạn trở thành mẫu người mà ai cũng muốn đứng bên cạnh. Đó là điểm mấu chốt trong việc tạo lập mối quan hệ.
https://thuviensach.vn
NGUYÊN TẮC BỨC TRANH TOÀN CẢNH:
THẾ GIỚI KHÔNG CHỈ CÓ BẠN Con người chỉ thực sự sống khi sống vì mọi người
− Albert Eistein
CÂU HỎI TỰ VẤN:
TÔI CÓ ÍT KHI ĐẶT QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI KHÁC LÊN TRÊN BẢN THÂN?
Điều gì khiến mọi người thay đổi quan điểm và giúp họ nhận ra bức tranh toàn cảnh trong cuộc đời? Đôi khi đó là việc kết hôn, ly hôn hay có con. Điều mấu chốt là mọi người cần phải hiểu họ không phải là trung tâm của vũ trụ.
TÌM HIỂU ẨN Ý BÊN TRONG
Gần đây, tôi đọc một bài báo về nữ diễn viên Angelina Jolie. Quan niệm sống của cô thay đổi là nhờ một kịch bản phim. Jolie, diễn viên giành giải Oscar năm 1999 cho vai diễn trong bộ phim Girl, Interrupted, có thể đã trở thành hình mẫu cho lối sống buông thả. Là con gái của diễn viên Jon Voight và Marcheline Bertrand, cô lớn lên ở Hollywood và nuông chiều bản thân trong cuộc sống xa hoa. Mọi người gọi cô là “đứa trẻ hoang dã”. Cô từng sử dụng ma túy, có những hành vi kỳ quặc và cả hành động tự hủy hoại bản thân. Cô tin mình sẽ chết sớm.
“Có những lúc tôi sống không có mục đích và chưa bao giờ cảm thấy mình có ích.” Jolie nói. “Tôi nghĩ những người khác cũng có chung cảm giác đó – muốn tự sát, chơi ma túy hay đầy đọa bản thân vì bạn không thể thôi nghĩ bạn vô dụng. Bạn cảm thấy rất tồi tệ mà không biết căn nguyên.”
https://thuviensach.vn
Thành công trong điện ảnh cũng không giúp cô. “Tôi luôn thấy mất cân bằng.” Jolie thú nhận. “Tôi nhớ một trong những giai đoạn khủng hoảng nhất trong cuộc đời tôi là sau khi tôi thành công, đạt được ổn định về tài chính và tôi đã yêu nhưng tôi nghĩ: ‘Tôi có mọi thứ mà mọi người nghĩ tôi sẽ rất hạnh phúc nhưng tôi không có được cảm giác này.’”
Nhưng khi đọc kịch bản của bộ phim Beyond Borders (Không Biên Giới), kể về một người phụ nữ có một cuộc sống đầy đủ nhưng phải chứng kiến những cảnh ngộ éo le của những người tị nạn và những đứa trẻ mồ côi trên khắp thế giới. Jolie nhớ lại: “Trong tôi thôi thúc một mong muốn tìm hiểu những điều bộ phim đề cập đến những người không nhà cửa, chiến tranh, nạn đói và những người tị nạn.” Trong một năm, cô đã đi khắp nơi trên thế giới cùng nhân viên của Liên hợp quốc. “Tôi học được bài học lớn nhất trong cuộc đời và tôi đã hoàn toàn thay đổi.” Cô ấy nhận xét. Jolie đã đến thăm các trại tị nạn ở Sierra Leone, Tanzania, Côte d’lvoire… Cô nhận ra thế giới còn được tạo nên bởi những người khác trong đó nhiều người có hoàn cảnh éo le và cô có thể giúp nhiều người trong số họ.
Khi được Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn mời làm đại sứ thiện chí năm 2001, cô đã rất vui mừng nhận công việc này. Cô bắt đầu tặng tiền để giúp những người tị nạn và trẻ em mồ côi cho chương trình tị nạn của Liên hợp quốc. Cô cũng nhận nuôi cậu bé Maddox mồ côi người Campuchia. Tạp chí Worth đã đưa cô vào danh sách một trong 25 nhà làm từ thiện có ảnh hưởng nhất thế giới. Theo ước tính, Jolie đã dành 1/3 thu nhập của mình cho từ thiện.
Quan điểm của Jolie là: “Bạn có thể ra đi trong nay mai và bạn đã đóng một vài bộ phim, giành một vài giải thưởng nhưng điều đó chẳng có ý nghĩa gì. Nhưng nếu bạn xây trường học, nuôi dưỡng một đứa trẻ hay làm những điều tốt đẹp hơn cho mọi người, bạn sẽ cảm thấy tốt hơn. Cuộc sống cũng tốt đẹp hơn.” Tại sao Jolie lại cảm thấy như vậy? Vì cuối cùng cô đã có được cái nhìn toàn cảnh. Cô không còn nghĩ cho bản thân mà đã biết đặt người khác lên trên bản thân.
https://thuviensach.vn
MỌI THỨ ĐÃ THAY ĐỔI
Để thu phục được nhân tâm, mọi chuyện bắt đầu từ việc nghĩ cho người khác hơn nghĩ cho bản thân. Đây là nguyên tắc cơ bản nhất để tạo dựng các mối quan hệ. Ai cũng hiểu điều này nhưng không phải ai cũng nắm bắt được bức tranh toàn cảnh và từ bỏ sự vị kỷ của bản thân. Ngược lại, họ hành động như những đứa trẻ mới biết đi. Suy nghĩ của họ thể hiện rất rõ trong một bài thơ đã được truyền từ người này sang người khác:
Nếu tôi thích, nó là của tôi.
Nếu tôi có thể lấy nó từ tay người khác, nó là của tôi.
Nếu vài giây trước tôi có nó, nó là của tôi.
Nếu tôi nói nó là của tôi, thì đúng nó là của tôi.
Nếu nó trông giống cái của tôi, nó là của tôi.
Nếu tôi nhìn thấy nó trước, nó là của tôi.
Nếu tôi đang chơi vui vẻ với nó, nó là của tôi.
Nếu tôi không chơi với nó nữa, nó là của tôi.
Nếu nó bị hỏng, nó là của anh.
Người không từ bỏ quan điểm mình là trung tâm của thế giới sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong các mối quan hệ. Để thay đổi cách sống đó, họ cần hiểu toàn cảnh với ba yều cầu:
1. Tầm nhìn
Những người không có tầm nhìn lớn sẽ giống như Lucy trong loạt phim hoạt hình Peanuts của Charles Schulz. Trong bộ phim có cảnh Lucy ngồi đánh đu trên sân chơi và Charlie Brown đọc cho cô nghe một câu trong cuốn sách mình đang đọc: “Trái đất quay xung quanh mặt trời một lần một năm.”
Lucy bỗng dừng lại đáp: “Trái đất quay xung quanh mặt trời? Cậu có chắc không? Mình thấy trái đất quay xung quanh mình đấy chứ.” Sự hạn hẹp về tầm nhìn không đơn giản chỉ có vậy. Tôi có thể chiêm nghiệm điều này từ bản thân. Khi bắt đầu làm mục sư, tôi thường tự hỏi:
https://thuviensach.vn
Những người này có thể giúp gì được cho tôi? Tôi muốn dùng họ để đạt được mục đích của bản thân. Phải mất một vài năm tôi mới hiểu rằng làm như thế tôi đã thụt lùi trong sự nghiệp và lẽ ra tôi nên tự hỏi: Tôi có thể giúp những người này như thế nào? Như vậy, tôi không chỉ giúp đỡ người khác mà còn giúp chính mình. Chuyên gia quản lý William B. Given Jr. nhận xét: “Khi chỉ biết tìm kiếm quyền lợi cho bản thân, bạn chỉ nhận được sự giúp đỡ của một người – đó là bản thân bạn. Khi giúp người khác giải quyết vấn đề của họ, bạn sẽ được họ giúp đỡ.”
Hầu hết những thứ chúng ta lo lắng chỉ là những điều nhỏ bé trong cả tiến trình lớn. Nhiều năm trước, John McKay, cựu huấn luyện viên hàng đầu của đội bóng bầu dục USC rất muốn giúp đội bóng của mình lấy lại tinh thần sau khi thua đậm Notre Dame với tỷ số 51 - 0. Mckay đi vào phòng thay đồ và thấy những gương mặt mệt mỏi, thất vọng và chán nản vì những cầu thủ trẻ này chưa nếm mùi thất bại. Ông đứng lên trên một chiếc ghế và nói: “Các bạn, chúng ta cần phải giữ quan điểm như thế này. Có 800 triệu người Trung Quốc không biết từng xảy ra một trận đấu như thế này.”
Thế giới không chỉ có bạn và hầu hết mọi người trên thế giới không biết bạn là ai và sẽ không bao giờ biết bạn. Còn những người chúng ta biết, họ chắc chắn có những nhu cầu và vấn đề lớn hơn của bạn. Bạn có thể chọn giữa việc không chú ý đến họ và tập trung vào bản thân hoặc bạn vượt qua chính mình và nghĩ về người khác trước.
2. Sự chín chắn
Khi tôi viết cuốn sách này, các cháu gái của tôi Hannah và Maddie mới ba tuổi. Tôi đã có một kỳ nghỉ Lễ Tạ ơn tuyệt vời bên chúng. Tôi hạnh phúc được thấy chúng chơi và làm mọi thứ cho chúng nhưng tất cả thời gian chúng tôi bên nhau, chúng chưa một lần hỏi: “Ông ơi, cháu có thể làm gì cho ông ạ?” Với một đứa trẻ ba tuổi, điều này có thể chấp nhận được, nhưng khi đã 30 tuổi thì chắc chắn là không.
Chúng ta thường nghĩ con người càng lớn càng trưởng thành nhưng không phải lúc nào cũng vậy.
https://thuviensach.vn
Vài năm trước, nhà văn, nhà tư vấn Bob Buford viết một cuốn sách rất hay có tựa đề Halftime (Giữa hiệp) và chủ đề chính là khi bước sang tuổi trung niên, con người rơi vào giai đoạn lo lắng bắt nguồn từ mong muốn đạt được những điều có ý nghĩa hơn trong cuộc đời. Giai đoạn đó được gọi là Giữa hiệp. Theo ông, khi bước sang nửa kia của cuộc đời nhiều người cố gắng lặp lại những việc mình đã làm thời trẻ – và làm nhiều hơn thế. Thay vào đó, chìa khoá thành công trong giai đoạn chuyển đổi của cuộc đời là cân nhắc khả năng của bản thân, tập trung vào thế mạnh và chia sẻ mục tiêu của bạn với người khác.
Dưới đây là cách Bob miêu tả sự khác nhau trong thái độ của mọi người trước và sau giai đoạn chuyển đổi này:
Nếu nửa đầu tiên bé nhỏ thì nửa thứ hai rộng lớn. Nửa đầu tiên cuộn vào trong, ôm ngày càng chặt bản thân. Nửa thứ hai tỏa ra ngoài giải phóng bản thân khỏi sự xơ cứng của một chiếc lò xo cuốn chặt.
Cái tôi nhỏ bé chỉ gồm bản thân bạn. Về cơ bản, nó không thân thiện, cô độc và chủ nghĩa cá nhân một cách bệnh hoạn. Cái tôi rộng lớn sẽ là tất cả vì nó gắn với những điều lớn lao. Cái tôi lớn lao đó có quyền năng để làm nên những điều kỳ vĩ.
Bob đang miêu tả về sự trưởng thành thực sự. Cần phải biết thế giới không quay xung quanh bạn mà bạn phải có khả năng để thấy mọi thứ xung quanh.
3. Trách nhiệm
Có thể bạn sẽ thấy hôn nhân luôn biết cách tố cáo sự vô trách nhiệm của những người vốn sống vô trách nhiệm. Những người chưa lập gia đình và chưa có con tự do nhiều hơn những người đã lập gia đình và có con. Bất cứ ai bước vào cuộc sống hôn nhân luôn mong muốn được tự do như khi còn độc thân sẽ đặt cuộc hôn nhân của mình trên bờ vực thẳm. Để có cuộc sống
https://thuviensach.vn
gia đình hạnh phúc, cả vợ và chồng đều phải có trách nhiệm. Mối quan hệ hôn nhân chỉ thực sự chín muồi khi các cặp vợ chồng không còn đặt ra câu hỏi: Vợ tôi hay chồng tôi có thể làm gì cho tôi? mà cần tỏ ra có trách nhiệm bằng cách thay đổi thái độ: Tôi có thể làm gì cho chồng tôi hoặc vợ tôi?
Mối quan hệ lãnh đạo cũng thể hiện nhu cầu tương tự. Với vai trò nhà lãnh đạo, trước hết bạn phải thể hiện sự chín chắn và ý thức trách nhiệm. Người lãnh đạo vô trách nhiệm đặt cái tôi lên trên và lợi dụng chức vụ của mình để đạt được lợi ích cá nhân. Nhà lãnh đạo trách nhiệm sẽ đặt cái ta lên trước và sử dụng quyền lực của mình để phục vụ mọi người, chịu trách nhiệm, là tấm gương tốt, tạo sự tin tưởng ở người khác và là người sửa chữa các mối quan hệ. Một nhà lãnh đạo giỏi hiểu rằng để tổ chức đạt được thành công, họ cần đặt quyền lợi của người khác lên trên.
ĐÓN NHẬN BỨC TRANH TOÀN CẢNH
Nếu bạn muốn phát triển khả năng nhìn nhận toàn cảnh và nghĩ về người khác nhiều hơn, hãy làm theo những điều sau:
Thoát khỏi thế giới nhỏ bé của bạn
Khi tôi còn là một đứa bé con lớn lên ở Ohio, tôi không biết nhiều về thế giới bên ngoài và điều đó khiến tôi có một cái nhìn khá hạn chế về thế giới khi trở thành một thanh niên. Tôi nhớ mình đã từng nghĩ bất cứ ai làm việc chăm chỉ sẽ trở nên giàu có. Sau đó tôi có một chuyến đi đến một nước đang phát triển và thấy mọi người ở đó làm việc rất chăm chỉ nhưng không thể thoát khỏi cái nghèo. Tôi thay đổi suy nghĩ khi thế giới của tôi lớn dần lên.
Để thay đổi cách nhìn nhận sự việc, bạn cần phải thoát khỏi thế giới nhỏ bé của bạn. Nếu bạn có tầm nhìn thiển cận về con người, hãy đến những nơi bạn chưa hề đến, gặp những người bạn chưa biết và làm những thứ bạn chưa từng làm. Những điều đó sẽ thay đổi tầm nhìn của bạn.
Dẹp bỏ tự ái cá nhân
https://thuviensach.vn
Bạn đã bao giờ bỏ thời gian để nói chuyện với những người có cái tôi quá lớn chưa? Điều tốt là họ sẽ không bao giờ nói nhiều về người khác. Còn điều không tốt là nếu bạn không muốn nghe về họ, bạn nhanh chóng thấy chán.
Một người có cái tôi quá lớn không phải là người nghĩ quá nhiều về bản thân mà là nghĩ quá ít cho người khác.
Chúng ta thường tin rằng trái ngược với yêu thương là hận thù nhưng điều này không đúng, trái ngược với sự yêu thương là lòng vị kỷ. Nếu bạn chỉ chú tâm vào bản thân, bạn sẽ không bao giờ thiết lập được các mối quan hệ tích cực.
Thấu hiểu điều gì mang đến sự hoàn thiện
Về cơ bản, sự hoàn thiện nằm trong mối tương hỗ với người khác. Những người chỉ nghĩ đến mình luôn cảm thấy ham muốn và không được thanh thản.
Nhà cải cách nô lệ Henry Ward Beecher nói: “Không ai dễ bị lừa hơn kẻ ích kỷ”. Điều này đúng vì anh ta tự tách mình ra khỏi điều quan trọng nhất của cuộc sống: đó là con người.
Nếu bạn muốn sống một cuộc sống hoàn thiện, bạn cần có những mối quan hệ tốt đẹp và để xây dựng những mối quan hệ này, bạn phải vượt qua bản thân. Hãy nắm vững Nguyên tắc Bức tranh toàn cảnh và nhớ thế giới không chỉ có mình bạn.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Trong giai đoạn nào của cuộc đời người ta bắt đầu nghĩ cho người khác? Những sự việc nào thúc đẩy họ đặt quyền lợi của người khác lên trên bản thân? Điều gì sẽ xảy ra khi một người không chịu tiếp thu bài học cuộc đời về việc nghĩ cho người khác? Hậu quả của việc con người chỉ toàn nghĩ về bản thân thậm chí khi họ đã bước sang nửa kia của cuộc đời?
https://thuviensach.vn
2. Sự khác biệt chính của người có cái tôi lớn và người có nhiều sự tự tin là gì? Tại sao không thể thoả mãn cái tôi trong khi có thể thoả mãn sự tự tin? Bạn có nghĩ rằng cái tôi và sự thiếu tự tin có mối liên hệ với nhau? Giải thích.
3. Miêu tả những trải nghiệm bạn có trong các chuyến du lịch. Những nơi nào bạn đi có môi trường giống với quê hương của bạn? Bạn đã từng đến những nơi có nền văn hoá khác với văn hoá nơi bạn? Những nơi nào làm bạn cảm thấy không thoải mái nhất? Tại sao? Bạn học được gì khi đến những nơi đó? Bạn thích đi du lịch những đâu trong tương lai? Tại sao?
4. Bạn định nghĩa như thế nào về sự hoàn thiện? Liệu một người không có những mối quan hệ có ý nghĩa có thể hoàn thiện? Giải thích quan điểm của bạn. Quan điểm đó ảnh hưởng như thế nào đến nỗ lực tạo dựng các mối quan hệ của bạn?
5. Nghĩ về những mối quan hệ quan trọng nhất trong cuộc đời bạn. Bạn đã thể hiện sự chín chắn và trách nhiệm trong các mối quan hệ đó chưa? Nếu không, bạn có thể làm gì để cải thiện điều này? Bạn nên thay đổi gì để hành vi của bạn phù hợp hơn?
https://thuviensach.vn
NGUYÊN TẮC HOÁN ĐỔI:
ĐẶT MÌNH VÀO VỊ TRÍ NGƯỜI KHÁC
Khi bạn nổi nóng với ai đó, bạn đã đánh mất đi sự thanh thản trong tâm hồn.
CÂU HỎI TỰ VẤN:
TÔI ĐÃ NHÌN NHẬN SỰ VIỆC TỪ GÓC ĐỘ CỦA NGƯỜI KHÁC CHƯA?
Từ năm 1996 tôi bắt đầu giảng dạy nghệ thuật lãnh đạo tại nhiều nơi trên thế giới cho những nhà lãnh đạo người Thiên Chúa giáo thông qua một tổ chức phi lợi nhuận EQUIP do tôi sáng lập. Đó là một trong những công việc tuyệt vời nhất của tôi và tôi tin rằng những thành quả đạt được từ công việc đó sẽ là một phần chính yếu trong sự nghiệp của tôi. Tất cả mọi người trong EQUIP đang làm việc hết mình để đạt được tiêu chí trang bị và nâng cao kỹ năng cho một triệu lãnh đạo vào năm 2008.
Những thông điệp của tôi đã được đón nhận nồng nhiệt tại Philippines. Lần đầu tiên, tôi giảng bài tại lớp học dành riêng cho những mục sư người Philippines và các nhà lãnh đạo Thiên Chúa giáo khác. Tuy nhiên, những cuốn sách tôi viết cùng các tài liệu khác đã bắt đầu được truyền bá ra ngoài cộng đồng Thiên Chúa giáo và thâm nhập vào giới kinh doanh. Điều ngạc nhiên là chính phủ Philippines cũng bắt đầu tỏ ra thích thú với những bài giảng về kỹ năng lãnh đạo đó.
Thư ký Bộ nội vụ của nước này liên hệ với tôi và nói rằng chính phủ muốn tôi gửi cuốn 21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo tới các thị trưởng và các ủy viên hội đồng ở các thành phố của Philippines.
CHUYẾN THĂM TỔNG THỐNG
https://thuviensach.vn
Tháng 1 năm 2003, tôi được mời tới gặp Tổng thống Philippines, bà Gloria Macapagal-Arroyo. Đó là một vinh dự lớn đối với tôi. Tôi nhận thấy tổng thống là người rất sắc sảo, thân thiện và vô cùng thông minh. Chúng tôi đã nói chuyện về nghệ thuật lãnh đạo. Trước sự ngạc nhiên và vui sướng của tôi, bà rút ra cuốn 21 Nguyên tắc vàng của nghệ thuật lãnh đạo đã sờn cũ. Bà đã sử dụng cuốn sách đó để giảng dạy cho các thành viên trong nội các. Sau đó bà đã hỏi về nghệ thuật lãnh đạo và chúng tôi đã thảo luận về rất nhiều điểm trong cuốn sách. Đó thực sự là kỷ niệm thú vị.
Khi cuộc gặp sắp kết thúc, tôi quyết định nói với bà về một số điều đã để lại ấn tượng trong tôi. Trong các chuyến đi của tôi trên khắp thế giới, tôi đã nhận thấy tại các nước đang phát triển, rất nhiều nhà lãnh đạo đã chèn ép nhân dân của mình. Những người có quyền lực đè nén những người yếu kém hơn. Xu thế đó tồi tệ nhất ở các quốc gia tồn tại chế độ độc tài, nhưng dường như nó xảy ra khắp mọi nơi, ở tất cả mọi cấp bậc của sự lãnh đạo: đất nước càng nghèo thì sự lạm quyền càng trở nên trầm trọng.
Tôi chia sẻ những nhận xét của mình với tổng thống và nói tôi đã thấy rất nhiều nhà lãnh đạo đã lợi dụng vị trí của mình để trục lợi cá nhân thay vì đem lại lợi ích cho những người khác. Tôi nói thêm: “Bà có vẻ là một nhà lãnh đạo mong muốn đem lại giá trị cho những người dân của mình.”
Bà trả lời: “Ồ, ông nói đúng. Công việc duy nhất của tôi là giúp đỡ những người dân đất nước tôi. Tôi đang cân nhắc về việc làm một nhiệm kỳ, sau đó tôi sẽ tập trung vào phục vụ con người thay vì làm chính trị”. Từ những điều tôi đã được thấy và được đọc tôi cho rằng bà đang mang lại các giá trị và phục vụ tốt cho cộng đồng.
SỨC MẠNH CỦA TẦM NHÌN
Thành công có thể mang lại nhiều điều: quyền lực, đặc quyền đặc lợi, sự nổi tiếng và giàu có. Nhưng thành công cũng mang đến các lựa chọn khác. Bằng cách nào chúng ta có thể dựa vào những lựa chọn đó để khám phá ra những tính cách tiềm ẩn của chúng ta? Những người nổi tiếng có thể dùng danh tiếng của mình để tạo lập những hình ảnh tốt hay chỉ phục vụ bản
https://thuviensach.vn
thân. Những quyết định nhà lãnh đạo có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực tới nhiều người khác.
Điểm cốt lõi của vấn đề là liệu con người sử dụng quyền lực của họ để đặt người khác vào vị trí của mình hay đặt bản thân vào vị trí của người khác. Tôi cho rằng Tổng thống Macapagal-Arroyo đã và đang cố gắng nhìn nhận sự việc từ góc nhìn của nhân dân để có những hành động phù hợp.
Nhà giáo dục, nhà hóa học nông nghiệp George Washington Carver nhận xét: “Bạn có thể tiến xa được đến đâu trong cuộc đời mình phụ thuộc vào việc bạn đối xử dịu dàng với trẻ nhỏ, kính trọng yêu thương các cụ già, cảm thông với người cơ cực và sống hoà đồng với kẻ yếu cũng như kẻ mạnh. Một ngày nào đó, bạn sẽ trải qua tất cả những trạng thái đó.” Cách đối xử của chúng ta với người khác tùy thuộc vào việc chúng ta nhìn nhận họ như thế nào. Nhưng không phải ai cũng nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác.
Dưới đây là các khía cạnh của Nguyên tắc Hoán đổi:
Chúng ta thường không nhìn nhận bản thân và người khác ở cùng góc độ
Người được vinh danh tại nhà kỷ niệm những người nổi tiếng của Hiệp hội bóng chày quốc gia Mỹ, Hank Greenberg từng quản lý đội bóng Cleveland Indians sau khi ông kết thúc sự nghiệp chơi bóng tại đội Detroit Tigers. Vào thời gian nghỉ của mùa giải, các bản hợp đồng được gửi đến tất cả các cầu thủ để lấy chữ ký của họ. Vài tuần sau, Greenberg nhận lại một bản hợp đồng mà không có chữ ký của một cầu thủ. Ông đã đánh một bức điện cho cầu thủ này: “Trong khi chỉ chú tâm tới các điều khoản của hợp đồng, anh đã quên không ký vào nó”. Ngày hôm sau, ông nhận được một bức điện tín trả lời: “Trong lúc ông chỉ chú tâm tới việc nâng lương cho tôi, ông đã điền sai các con số.”
Chúng ta không nhìn nhận bản thân và người khác theo một cách. Người ta thường nhìn nhận bản thân theo các mục đích, dự định trong khi nhìn nhận người khác dựa trên hành động của họ hoặc nói theo cách nhà thơ
https://thuviensach.vn
Henry Wadsworth Longfellow: “Chúng ta đánh giá bản thân dựa vào những gì chúng ta cảm thấy ta có thể làm được, trong khi người khác đánh giá chúng ta dựa vào những gì chúng ta đã làm.”
Chúng ta vốn đánh giá bản thân theo chiều hướng tích cực nhất và điều đó cũng không có vấn đề gì, miễn là chúng ta trung thực với bản thân. Nhưng chúng ta nên dành cho người khác cơ hội được đánh giá công bằng như chúng ta dành cho chính mình.
Khi không thể nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác, chúng ta đã thất bại trong các mối quan hệ của mình
Rất nhiều xung đột trong các mối quan hệ của chúng ta là hệ quả của việc không nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của người khác, giống như câu chuyện vui sau. Một người đang đi khinh khí cầu và nhận ra mình bị lạc. Ông ta hạ thấp độ cao và phát hiện một phụ nữ đang đứng phía dưới. Ông hạ thấp xuống một chút nữa và gọi to lên: “Làm ơn giúp tôi, tôi đã hứa sẽ gặp một người bạn cách đây một tiếng, nhưng hiện tại tôi không biết mình đang ở đâu”. Người phụ nữ ở dưới đất trả lời: “Ông đang ở trên một khinh khí cầu lơ lửng ở độ cao khoảng 9m so với mặt đất. Ông đang ở khoảng giữa vĩ tuyến 40 – 410 Bắc và giữa kinh tuyến 59 – 600 Tây.” “Bà chắc là một kỹ sư,” người đi trên khinh khí cầu nói. “Đúng rồi, làm sao ông biết điều đó?” người phụ nữ hỏi lại. “Ồ, vâng, tất cả những điều bà nói đều rất chính xác nhưng tôi không biết có thể làm gì với những thông tin đó và thực tế tôi vẫn bị lạc. Thành thực mà nói, bà đã không giúp được tôi, thậm chí bà đã làm chậm trễ chuyến bay của tôi.”
Người phụ nữ đáp lời: “Ông hẳn là nhà quản lý”. “Vâng, đúng rồi,” người đi khinh khí cầu trả lời, “Nhưng sao bà biết điều đó?” “Ồ,” người đàn bà nói, “Ông không biết mình đang ở đâu hay sẽ đi tới đâu. Ông lơ lửng ở trên cao ấy chỉ vì ông có một lượng lớn khí nóng cho chiếc khinh khí cầu. Ông hứa nhưng không biết làm thế nào để giữ lời hứa và ông chờ đợi người đứng dưới ông có thể giải quyết vấn đề. Thực tế, ông vẫn ở nguyên tình trạng trước khi chúng ta gặp nhau, nhưng về khía cạnh nào đó ông đã tìm cách đổ lỗi cho tôi.”
https://thuviensach.vn
Bạn có thường xuyên thấy mình mâu thuẫn với người khác vì bạn nhìn sự việc theo một cách còn người kia lại theo một cách khác không? Hãy nghĩ về điều đó. Nếu đã lập gia đình, bạn có phải liên tục đối mặt với những khả năng xảy ra xung đột vì đàn ông và phụ nữ vẫn có những quan điểm khác biệt không? Nếu các bạn có con thì có phải sẽ có rất nhiều bất đồng vì bọn trẻ không thấu hiểu cách xem xét vấn đề của bạn không? Thậm chí, ngay cả trong môi trường làm việc rất tích cực, mỗi người cũng có cách nhìn khác nhau. Tôi tin rằng nếu người ta cố gắng để nhìn sự việc từ quan điểm của người khác thì 80% xung đột trong các mối quan hệ sẽ không xảy ra.
Học cách nhìn nhận sự việc từ quan điểm của người khác giúp chúng ta thành công trong các mối quan hệ
Tôi đọc câu châm ngôn này trên một tạp chí kinh doanh: “Nếu bạn muốn bán cho John Smith cái anh ta muốn mua, bạn phải nhìn John Smith bằng đôi mắt của anh ấy.”
ĐỂ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC HOÁN ĐỔI
Làm thế nào để bạn có thể trở nên tốt hơn trong việc trao đổi hay xem xét sự việc từ cách nhìn của người khác? Hãy bắt đầu với bốn việc này: 1. Rời khỏi “vị trí của bạn” và tới thăm “vị trí của họ” Cách tốt nhất để khỏi giẫm lên chân ngươi khác là đút chân mình vào giày của họ. Trong những năm 1930, hãng hàng không American Airways, tiền thân của American Airlines đã phải nghe rất nhiều lời than phiền từ hành khách về việc mất hành lý. LaMotte Cohn, Tổng giám đốc của hãng tại thời điểm đó đã cố gắng thúc giục các giám đốc sân bay giải quyết vấn nạn này, nhưng mọi việc tiến triển rất chậm chạp. Cuối cùng, ông đã nảy ra một ý tưởng giúp những nhân viên của hãng nhìn sự việc dưới con mắt của khách hàng. Cohn yêu cầu giám đốc các sân bay trên khắp nước Mỹ tới trụ sở chính của hãng để tham gia một cuộc họp. Ông đã bố trí để chắc chắn rằng hành lý của các vị giám đốc đó sẽ thất lạc trong quá trình quá cảnh.
https://thuviensach.vn
Sau đó, các hãng hàng không này đã đột nhiên có bước nhảy vọt trong việc cải thiện tình hình.
Bạn đã làm như thế nào để đặt bản thân vào vị trí của người khác? Bậc thầy về nghệ thuật bán hàng Art Mortell có một cái nhìn sâu sắc về việc đó: Tôi thích chơi cờ. Mỗi khi sắp thua, tôi thường đứng dậy và đứng ở phía đằng sau đối thủ của mình để nhìn bàn cờ từ hướng anh ta. Sau đó tôi phát hiện ra những nước ngớ ngẩn tôi đã đi vì tôi có thể nhìn điều đó theo cách của anh ấy. Thách thức đối với những nhân viên bán hàng là nhìn nhận thế giới từ cách nhìn của người khác.
Hãy làm mọi cách để thay đổi quan điểm của bạn, lắng nghe các mối quan tâm của người khác, tìm hiểu về văn hóa và nghề nghiệp của họ. Khám phá họ trong những lĩnh vực mà họ quan tâm hoặc đơn giản là bạn hãy tới thăm nhà của họ, công sở hay những vùng lân cận nơi họ sống. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với những thay đổi trong suy nghĩ của mình. Có thể bạn sẽ có cùng một khám phá với cố Tổng thống Mỹ Harry Truman, rằng “khi chúng ta hiểu được những quan điểm của người khác…hiểu được những gì anh ta sẽ làm … thì 9 trong 10 lần bạn sẽ thấy anh ta đang hành động đúng.”
2. Thừa nhận sự hợp lý trong quan điểm của người khác Niềm tin và những trải nghiệm của cá nhân rất đa dạng và phức tạp. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã cố gắng nhìn nhận sự việc trên quan điểm của người khác thì vẫn có những sự khác biệt. Không sao cả. Quan điểm của tôi đúng không chỉ vì nó là của tôi. Nếu tôi cứ cố gắng chứng tỏ rằng những quan điểm của người khác là không hợp lý, tôi sẽ đẩy mình đến suy nghĩ căng thẳng. Như thẩm phán Oliver Wendell Holmes đã nói: “Khi tư tưởng của người ta bị căng cứng vì một ý tưởng mới, nó sẽ chẳng bao giờ trở lại trạng thái ban đầu.”
3. Kiểm tra lại thái độ của mình
Trở ngại lớn khi cố gắng nhìn nhận sự việc từ vị trí của một người khác là thái độ. Nếu bạn không có thành kiến, bạn sẽ dễ dàng nhìn nhận sự việc
https://thuviensach.vn
một cách đa chiều và công bằng. Nhưng nếu bạn đã có những thành kiến thì mọi việc sẽ trở nên khó khăn hơn. Trong trường hợp đó, bạn thường hướng sự việc theo cách nghĩ của mình thay vì tìm cách dung hòa với ý kiến người khác. Cốt lõi của vấn đề là liệu bạn đã sẵn sàng thay đổi hay chưa. Nếu bạn không muốn thay đổi, bạn sẽ tìm kiếm những điều khác biệt trong quan điểm giữa hai người. Còn nếu bạn đã sẵn sàng thay đổi thì bạn sẽ tìm ra những điểm tương đồng của hai quan điểm.
4. Hỏi người khác xem họ sẽ làm gì nếu ở địa vị của bạn Chìa khóa thành công của Nguyên tắc Hoán đổi là sự thấu hiểu và cảm thông. Khi bạn thấu hiểu những quan điểm của người khác bạn sẽ gắn kết với họ dễ dàng hơn. Tại sao vậy? Đó là vì họ biết bạn quan tâm tới họ. Đôi lúc cách dễ dàng nhất để làm việc đơn giản đó là hãy hỏi họ. Tôi có đọc một chuyện cười nói những chuyện đáng tiếc khi chúng ta không làm một việc tưởng chừng như hiển nhiên là hỏi ý kiến người khác. Chuyện kể rằng có ba anh em nhà kia thi với nhau ra ngoài kiếm tiền và mỗi người đều kiếm được một khoản kha khá. Một ngày nọ, họ trở về và cùng ngồi nói chuyện về những thứ họ đã mua tặng cho người mẹ già. Người anh cả nói: “Tôi đã xây cho mẹ một ngôi nhà lớn.” Người anh thứ nói: “Tôi đã mua cho mẹ một chiếc xe Mercedes có tài xế riêng.”
“Các anh thua rồi!” Người em út nói. “Các anh biết mẹ thích đọc Kinh Thánh như thế nào rồi đấy và cũng biết là mắt mẹ không còn nhìn rõ nữa. Bởi thế, tôi đã gửi tới mẹ một con vẹt có thể đọc lại tất cả những lời trong cuốn Kinh Thánh. Mẹ chỉ cần nói mẹ muốn đọc đoạn nào trong chương nào là con vẹt sẽ đọc lại đoạn đó.”
Chẳng bao lâu sau, người mẹ gửi cho họ những lá thư cảm ơn. Với người con cả, bà viết: “Milton à, ngôi nhà con xây cho mẹ quá rộng. Mẹ chỉ sống trong một phòng phải vất vả quét dọn toàn bộ căn nhà.”
Với người con thứ, bà viết: “Marty à, mẹ đã quá già để đi đây đi đó. Mẹ ở nhà suốt ngày nên chẳng bao giờ mẹ dùng tới chiếc Mercedes đó cả.
https://thuviensach.vn
Thêm vào đó, tay tài xế thật là thô lỗ!”
Với người con út, bà viết những lời dịu dàng hơn: “Melvin yêu quý nhất của mẹ, con là đứa con duy nhất hiểu được ý thích của mẹ. Con gà đó ngon tuyệt.”
Nếu bạn đặt mình vào vị trí của người khác, điều đó sẽ thay đổi cách bạn nhìn cuộc sống và cũng như cách sống của bạn. Nhà văn đồng thời là diễn giả Dan Clark nhớ lại khi ông còn là một thiếu niên, ông và cha mình đứng xếp hàng mua vé vào xem xiếc. Ngay đằng trước họ là một gia đình, cặp vợ chồng nắm tay nhau còn tám đứa trẻ nối nhau thành một hàng, bọn trẻ đều ngoan ngoãn và có lẽ chúng đều dưới 12 tuổi. Bọn chúng ăn mặc sạch sẽ nhưng rất đơn sơ và có lẽ gia đình họ cũng không dư dả gì. Lũ trẻ liến thoắng về những trò vui nhộn chúng sắp được xem và hiển nhiên, rạp xiếc là một nơi rất mới lạ và hấp dẫn đối với chúng.
Khi cặp vợ chồng đã nhích đến quầy vé, người bán vé hỏi họ muốn mua bao nhiêu vé. Anh chồng trả lời giọng đầy tự hào: “Vui lòng bán cho tôi tám vé trẻ em và hai vé người lớn để cả nhà chúng tôi có thể vào rạp.”
Khi người bán vé nói số tiền, người vợ buông tay anh chồng và đầu hơi cúi xuống. Anh chồng ghé người vào gần hơn và hỏi: “Ông vừa nói bao nhiêu cơ?” Người bán vé nói lại giá tiền. Người đàn ông đã không mang đủ số tiền. Nhìn anh ta thật thiểu não.
Clark kể rằng cha của anh đã quan sát tất cả những điều đó, ông lấy ra từ túi một đồng 20 đô-la và thả nó rơi xuống đất. Sau đó, ông ấy cúi xuống, nhặt đồng đô-la lên, vỗ nhẹ vào lưng người đàn ông và nói: “Xin lỗi ông, tiền này rơi ra từ túi ông.”
Người đàn ông biết rõ điều gì đang diễn ra. Anh ta nhìn thẳng vào mắt của cha Clark, nắm lấy tay ông, lắc mạnh và nói: “Cảm ơn, cảm ơn ngài. Điều này thật có ý nghĩa đối với tôi và gia đình tôi.”
Clark cùng với cha mình quay ra xe và đi về nhà. Họ đã không còn đủ tiền để mua vé vào rạp nữa, nhưng không sao cả, bởi vì họ đã đặt mình vào vị trí của người khác, điều đó còn quan trọng hơn.
https://thuviensach.vn
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Những điều tích cực và những thay đổi nào có thể xảy đến với quan điểm nhìn nhận người khác khi người đó ra nước ngoài và có điều kiện tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau? Những định kiến nào có thể cản trở những thay đổi tích cực đó?
2. Những vấn đề nào đã cản trở người ta mong muốn “vượt ra ngoài bản thân” để nhìn nhận sự việc dựa trên cương vị của người khác? Bạn gặp những trở ngại nào? Bạn đã làm những gì để vượt qua những trở ngại đó? Những điều gì có thể bạn sẽ làm trong tương lai để tăng khả năng nhìn nhận sự việc từ cương vị người khác?
3. Bạn có thể miêu tả khái quát về thái độ của mình đối với những người khác như thế nào? Bạn có luôn nghĩ những người khác có sự hợp lý trong quan điểm của họ hay bạn cho rằng mình luôn đúng? Hãy giải thích ý kiến của bạn. Nếu như bạn cần phải cải thiện khả năng phán xét người khác khi chưa có cơ sở cụ thể, bạn sẽ làm như thế nào?
4. Điều gì sẽ xảy ra với các mối quan hệ khi một người không chịu đặt mình vào vị trí của người khác? Người ta có thể làm thế nào để sửa chữa một mối quan hệ khi những sự việc như thế xảy ra?
5. Mức độ quan tâm của bạn tới người khác như thế nào? Bạn có hay yêu cầu người khác chia sẻ quan điểm của họ đối với các vấn đề hay không? Bạn có thường xuyên hỏi người khác về những mong muốn của họ? Bạn thường tập trung vào các kế hoạch của mình hay nhìn nhận sự việc từ góc nhìn của người khác là ưu tiên của bạn? Những người gần gũi nhất với bạn có đồng tình với đánh giá của bạn?
https://thuviensach.vn
NGUYÊN TẮC HỌC HỎI:
AI CŨNG CÓ NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG CHO TA HỌC HỎI
Có những người không biết nhưng lại không muốn học.
− Louis Armstrong
CÂU HỎI TỰ VẤN:
TÔI CÓ HỌC HỎI TỪ NHỮNG NGƯỜI TÔI GẶP KHÔNG?
Chỉ cần nhìn vào khuôn mặt, bạn sẽ nhận ra anh ấy là ai. Đó là một diễn viên nổi tiếng với các vai phụ; anh xuất hiện rất nhiều trong các bộ phim và các chương trình truyền hình. Mọi người biết đến anh qua những vai diễn như: tay dẫn gái Guido, trong phim Rissky bussiness (Nghề mạo hiểm), người cộng tác của Tommy Lee Jones trong phim The Figitive (Kẻ chạy trốn), vai kẻ phản bội Cypher trong phim The Matrix (Ma trận) và Raphie trong The Sopranos (Gia đình Sopranos). Bạn bè gọi anh là Joe Pants và tên thật của anh là Joe Pantoliano.
Joe sinh ra và lớn lên ở Hoboken, một khu khá lộn xộn ở New Jersey. Anh nói đã từng coi những kẻ hợm đời trong khu phố - những tên cướp làm việc cho các băng đảng tội phạm Mafia là tấm gương để anh học tập. Bố mẹ anh sống lang bạt. Cả hai đều là những kẻ đam mê cờ bạc nên họ không có khả năng trang trải cuộc sống. Khi Joe 9 – 10 tuổi, bà mẹ chuyển sang đánh cá ngựa thuê để kiếm sống và Joe theo mẹ làm người đưa tin. Số phận của Joe Pants dường như đã gắn chặt với một cuộc đời đầy tội lỗi.
KẺ CƯỚP TRONG NHÀ
Điều đó càng chắc chắn hơn khi một người bác họ tên là Florio Isabella chuyển đến sống cùng với gia đình Pantoliano sau khi mãn hạn tù. Khi đó
https://thuviensach.vn
Joe 13 tuổi. Florie, tên thường gọi của Florio, là một tội phạm chuyên nghiệp. Khi còn là một thằng bé lớn lên ở Little Italy, thành phố New York, Florie đã làm công việc vận chuyển heroin do bố mẹ hắn chế tại căn hộ chỉ có một phòng của họ. Năm 12 tuổi, hắn đã đi buôn ma túy và dành 21 năm cuộc đời ở trong tù. Ngoài buôn lậu ma túy, Florie còn tham gia các vụ cướp có vũ trang và rất nhiều những tội ác nghiêm trọng khác, trong đó có vụ cướp chiếc phà nổi tiếng Hoboken.
Joe nhớ lại: “Bác ấy đã ngay lập tức vi phạm cam kết của một tù nhân khi quay trở lại cuộc sống tội lỗi với những tên cướp trong băng Paradise Brothers. Tôi nhớ bác ấy đã kiếm được 50 nghìn đô-la tiền mặt.” Nhưng khi một tên trong băng đảng bị thanh toán theo kiểu xã hội đen, Florie bắt đầu nghĩ ngợi. Chính sự thay đổi của Florie đã đánh dấu một ngã rẽ trong cuộc đời của Joe mà khi đó anh không nhận ra. Florie lẽ ra đã có thể đào tạo Joe trở thành một tên cướp chuyên nghiệp cho xã hội nhưng tên cướp dày dạn này lại làm một điều hoàn toàn trái ngược. Joe nhớ lại: “Bác Florie luôn nói với tôi rằng ‘Ta đã chọn cho mình những bước đi sai lầm. Nhưng điều đó sẽ không lặp lại với cháu.’ Bác ấy là người duy nhất đặt niềm tin và khuyến khích tôi làm theo lời trái tim mách bảo.”
Và trái tim của Joe đã dành trọn cho nghệ thuật. Nhưng khi Joe dồn hết can đảm để nói cho mọi người biết về ước muốn của mình thì bạn bè và gia đình đều cười nhạo anh. Mẹ Joe nói: “Con nghĩ mình là ai thế? Con muốn trở thành diễn viên ư? Những người như chúng ta không thể làm diễn viên hay đến trường học được đâu. Những người như chúng ta không thể tiến lên phía trước được đâu con ạ. Con đừng làm mọi thứ rối tung lên Joey ạ.”
Nhưng Florie – người tưởng như khó có thể tin tưởng được nhất – đã dạy Joe trở thành một người hoàn toàn khác với gia đình và bạn bè. Florie giúp Joe được học nghề mà anh yêu thích. Khi Joe đã sẵn sàng rời quê nhà để tới New York, Florie không chỉ động viên mà còn cho anh ấy tiền. Ông luôn bên Joe, động viên anh ấy nỗ lực cho đến ngày được đóng bộ phim đầu tiên – đó là một vai phụ trong Valachi papers (Hồ sơ Valachi). Quan trọng hơn, Florie đã giúp anh ấy đoạn tuyệt với cuộc sống tội lỗi, nơi anh có thể dễ
https://thuviensach.vn