🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thomas Jefferson - Nhân Sư Mỹ Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn THOMAS JEFFERSON:NHÂNSƯMỸ —★— Tác giả: JOSEPH J. ELLIS Người dịch: Đoàn Thị Thanh Mai, Quỳnh Mai NXB Thế Giới Pdf: VC Epub: tna ISBN: Bản in: 2018 03-02-2020 https://thuviensach.vn THOMAS JEFFERSON: NHÀ LẬP QUỐC VĨ ĐẠI ĐẦY HẤP DẪN CỦA NƯỚC MỸ Nhân dịp Quốc khánh Mỹ (4/7/2018-4/7/1776), nhìn về lịch sử hình thành và phát triển của nước Mỹ giai đoạn lập quốc 1776-1789 cũng là dịp để chúng ta có thể nhìn lại những nhân vật lãnh đạo đã có công lớn trong việc kiến tạo một nhà nước Mỹ hiện đại, làm nền tảng cho sự phát triển của một cường quốc sau này. Từ một tập hợp 13 tiểu bang-thuộc địa lỏng lẻo và chia cắt, giờ đây, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia hùng mạnh nhất thế giới và mở rộng lãnh thổ sang hầu như toàn bộ lục địa Bắc Mỹ chỉ trong hơn một thế kỷ. Công lao giành độc lập và xây dựng này thuộc về những người Mỹ được mệnh danh là Founding Fathers - Những Người cha Lập quốc, như Geogre Washington - Tổng tư lệnh đầu tiên của quân đội Mỹ; Benjamin Franklin - nhân vật được mệnh danh là người Mỹ thông thái nhất, người xuất hiện trên tờ 100 đô-la Mỹ; James Madison - Cha đẻ bản Hiến pháp Mỹ năm 1787 và là Tổng thống thứ tư; Alexander Hamilton - Bộ trưởng Tài chính đầu tiên, người tạo nền móng cho hệ thống kinh tế chính trị Mỹ những năm đầu thành lập; và Thomas Jefferson - vị Tổng thống thứ ba, người viết nên tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập Mỹ bất hủ và cũng là người tiến hành việc cải cách nền giáo dục Mỹ với trường Đại học Virginia. https://thuviensach.vn Thomas Jefferson: Nhân sư Mỹ là cuốn sách không chỉ viết về một trong những Người cha Lập quốc được yêu thích nhất của nước Mỹ, mà còn về nền chính trị và các chính khách có ảnh hưởng đến thời đại và sự thành lập của nước Mỹ. Không giống các cuốn tiểu sử khác, Thomas Jefferson: Nhân sư Mỹ không là một cuốn tiểu sử cá nhân mà còn phân tích sâu sắc hơn về các triết lý đằng sau việc hình thành hệ thống chính trị của Mỹ, với những ảnh hưởng vẫn tiếp tục cho đến ngày hôm nay. Dường như ở nước Mỹ, không một nhà lãnh đạo nào mang lại nhiều tranh luận, hâm mộ và nhiều điển tích như Thomas Jefferson. Khi đọc cuốn sách, các bạn sẽ thấy những giai thoại, lời bình về ông vượt qua Washington, Adams và cả Lincoln, và đầy mâu thuẫn nghịch lý trong chính tư duy và con người ông. Tác giả nỗ lực phân tích những phát triển, thay đổi suy nghĩ và động lực ẩn giấu của Thomas Jefferson tại 5 giai đoạn quan trọng nhất trong cuộc đời ông: Soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập ở Philadelphia (1775-1776); Chứng kiến cuộc Cách mạng Pháp trong những năm 1780 ở Paris khi ông là Công sứ (1784-1789); Chống lại phe đối lập chống Liên bang từ trang trại quê hương ở Monticello (1794-1797); Trong nhiệm kỳ đầu tiên là Tổng thống Mỹ (1801-1804), và dành những năm cuối của ông ở quê nhà và những nỗ lực xây dựng Đại học Virginia (1816-1826). Tác giả - Giáo sư sử học Ellis, một học giả đầy uy tín nghiên cứu về giai đoạn thành lập nước Mỹ với nhiều tác phẩm khác đã thực hiện một công việc rất có giá trị khi cố gắng tìm hiểu tâm trí của một nhân vật sâu sắc, uyên thâm nhưng cũng khó nắm bắt nhất mà như ông nói, Thomas Jefferson có lẽ là một nhân vật khó hiểu nhất trong lịch sử nước Mỹ. Một người từng tuyên bố rằng tất cả mọi người đều bình đẳng và tự do nhưng bản thân ông lại là chủ của hàng trăm nô lệ. Một người nỗ lực lên án việc buôn bán nô lệ như một tội ác lại cũng là người từng đem bán một số nô https://thuviensach.vn lệ của chính mình. Người viết và giảng về sự trong sạch đạo đức nhưng lại có những mối tình lang chạ lịch sử như lời đồn đoán về quan hệ của ông với nô lệ da đen của mình. Người từng tuyên bố hạn chế quyền lực của chính phủ liên bang với một chính phủ nhỏ nhất, nhưng lại cũng là người quyết định mua mảnh đất Louisiana rộng mênh mông. Hầu như bất cứ quyết định lớn lao nào trong đời, Jefferson cũng đầy những giằng xé nội tâm để rồi tìm ra một cách nào đó phù hợp với toàn bộ niềm tin cá nhân của chính ông. Chúng ta cũng sẽ ngạc nhiên khi biết rằng Jefferson suốt đời sống trong nợ nần, có những món nợ do ông thừa kế từ bố vợ nhưng phần lớn là do cách tiêu xài hoang phí của ông gây ra, nhất là công trình kiến trúc khổng lồ với nội thất xa hoa, lộng lẫy mà ông cho xây trên ngọn đồi Monticello quê nhà. Bạn đọc hẳn còn nhớ những câu nói nổi tiếng và quen thuộc nhất trong lịch sử Mỹ và cũng được Chủ tịch Hồ Chí Minh trích dẫn trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được Sống, quyền Tự do và quyền mưu cầu Hạnh phúc”. Thật thú vị khi chúng ta biết được rằng, người viết nên những câu chữ hùng hồn này lại là một người rụt rè, cảm thấy khó khăn khi phải thuyết trình trước đám đông và thường trốn tránh các cuộc tranh luận nảy lửa giữa các phe phái nơi chính trường. Jefferson mất ngày 4/7/1826, đúng 50 năm sau ngày Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ được ký kết, văn bản có lẽ quan trọng và vĩ đại nhất của loài người cho đến nay. Trên mộ bia là dòng chữ do chính ông mong muốn được hậu thế nhớ tới: “Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia https://thuviensach.vn về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của trường Đại học Virginia”. Ông đã không hề nhắc gì đến chức danh Tổng thống của mình! Ellis là tác giả nổi tiếng và là giáo sư lịch sử tập trung vào thời kỳ Cách mạng Mỹ. Ông nổi tiếng với cuốn sách đoạt giải Pulitzer - Các nhà Lập quốc: Thế hệ Cách mạng (Founding Brothers: Revolutionary Generation) năm 2002 và các cuốn tiểu sử về Tổng thống Washington và Adams. Cuốn sách Thomas Jefferson: Nhân sư Mỹ của Joseph J. Ellis được xuất bản năm 1996 và giành được Giải thưởng Sách quốc gia Mỹ năm 1997. Chắc chắn cuốn sách sẽ mang đến nhiều bất ngờ và thú vị cho độc giả, những người muốn hiểu hơn về những nhà lập quốc vĩ đại của nước Mỹ. Xin trân trọng giới thiệu với độc giả một cuốn sách rất có chiều sâu này về một vĩ nhân của lịch sử! - NGUYỄN CẢNH BÌNH https://thuviensach.vn LỜI TỰA VÀ LỜI CẢM ƠN Bất kỳ nhà viết tiểu sử Jefferson nào có tham vọng, những người nhận thức được rằng Jefferson là một chủ đề đã tốn quá nhiều giấy mực và rằng các thư viện đã đầy ắp những cuốn sách về ông, đều sẽ làm rất tốt việc trích dẫn lại những lời nổi tiếng của người con Virginia trẻ tuổi năm 1776. Tôi muốn nói là không ai lại đi dại dột mà viết thêm một cuốn sách khác về Thomas Jefferson chỉ vì lý do “nhất thời và thiếu thuyết phục”. Trên thực tế, “sự thận trọng phải có” và “sự kính trọng cần có đối với những ý kiến của loài người đã yêu cầu” việc xuất bản tất cả những cuốn sách mới về người đàn ông đến từ Monticello này phải đi kèm với một lời tuyên bố chính thức về lý do đã khiến vị tác giả ấy thực hiện nỗ lực này. Lý do của tôi khởi nguyên từ hơn 30 năm trước, khi tôi theo học chương trình sau đại học tại Yale, chuyên ngành lịch sử Mỹ sơ khai. Không thể tránh được Jefferson khi cố gắng nắm bắt câu chuyên về Cách mạng Mỹ, bởi sự nghiệp của ông được đan xen trong những sự kiện chính của kỷ nguyên. Và những ý tưởng của ông, chí ít là những ý tưởng mà ông là người phát ngôn hùng hồn nhất, đã xác lập nên những chủ đề chính của câu chuyện về một nước Cộng hòa Mỹ mới nổi. Hơn nữa, tôi còn là một người gốc bang Virginia, và cũng giống như Jefferson, đã tốt nghiệp tại Đại học William & Mary. Tôi thậm chí cũng có những lọn tóc vàng hung như Jefferson và cũng học cách che giấu cảm giác bất an đằng sau mặt nạ của sự trầm lặng bí ẩn. Vì vậy, cũng là lẽ tự nhiên với tôi khi, ở https://thuviensach.vn vị trí lọt thỏm trong nơi đã từng là cái nôi của Thanh giáo kiểu New England và chủ nghĩa liên bang, trở nên đồng nhất với những nghi ngờ sắc lẹm của Jefferson về sự khổ hạnh kiêu ngạo và khí hậu đặc sệt Bắc cực của vùng New England. Thầy hướng dẫn cuối cùng của tôi trong chương trình sau đại học, Edmund S. Morgan, thậm chí còn có một bức chân dung khổng lồ của Jefferson treo trong văn phòng. Bức tranh sáng rực phong cách của danh họa Rembrandt Peale những năm 1800 vẽ Jefferson nhìn xuống những buổi học của chúng tôi đầy vẻ uy quyền từ kiếp trước khiến tôi cảm thấy, kỳ lạ thay, thật an tâm. Jefferson và tôi là những tâm hồn có chút đồng điệu, tôi tự nhủ, là những đồng minh trong thế giới xa lạ này, nơi chất giọng miền Nam dường như tương quan ngược với mục đích nghiêm túc của người nói. Mối cuồng si tuổi trẻ với Jefferson cuối cùng cũng giống như chất giọng miền Nam của tôi, chưa bao giờ thực sự biến mất mà chỉ bị đẩy xa đến một đường biên mờ mờ, nơi nó mất đi đặc trưng độc đáo của mình. Tuy vậy, cũng giống như bất cứ mối tình tuổi trẻ nào, sự si mê ấy đã trở thành một phần luôn thường trực trong gia tài tình cảm của tôi. Không hẳn là tôi thực sự biết nhiều về cuộc sống và suy nghĩ của Jefferson. Cảm giác thân thuộc của tôi với Jefferson mang tính cá nhân hơn là học thuật. Chỉ một lần, khi tôi đang tìm chủ đề cho bài viết của mình, tôi đã tính đến chuyện viết về Jefferson. Tôi nhớ là C. Vann Woodward, một người đồng hương miền Nam cũng mới đến New Haven - mặc dù với tư cách là một sử gia có thâm niên chứ không phải mới nổi - đã cảnh báo tôi về sự nguy hiểm của lựa chọn đó. Ta không bao giờ nên thử tiểu sử cho đến khi có nhiều trải nghiệm hơn trong đời, anh ấy khuyên tôi như vậy. Về Jefferson, ông là một chủ đề không hề rõ ràng và nổi tiếng là khó nắm bắt tới nỗi mà bất kỳ sử gia trẻ tuổi nào đã từng https://thuviensach.vn xông pha theo đuổi ông đều giống như những thanh niên lanh lợi được cử ra chiến trường, thực hiện những nhiệm vụ bất khả, thường xuất hiện trong câu chuyện về những nạn nhân bi thảm của chiến tranh. Tôi chưa bao giờ nghiêm túc xem xét Jefferson về mặt học thuật trong 25 năm tiếp đó. Là giảng viên đại học, tôi yêu cầu đọc sách về Jefferson trong các khóa học của mình, và tôi cũng đã xây dựng giáo án chính thức về Tuyên ngôn Độc lập và quan điểm ngược đời của Jefferson về nô lệ. Nhưng chỉ đến khi bắt đầu nghiên cứu để viết một cuốn sách về John Adams, tôi mới bắt đầu thăm dò phần chìm trong những thư tín của Jefferson. Thật kỳ quặc đối với một người con Virginia khi trở về nhà lần nữa, bước đến Monticello bằng con đường của Quincy, nhưng chuyện là vậy đó. Adams quả thực có mối quan hệ rất đặc biệt với Jefferson. Đó là mối quan hệ vượt ra ngoài đại nghiệp chống lại sự cai trị của đế quốc Anh và vượt trên cội rễ khác nhau trong văn hóa vùng miền khu vực New England và Virginia. Kết quả là, Adams ngưỡng mộ, thậm chí là yêu quý Jefferson; họ duy trì tình bằng hữu kéo dài suốt 50 năm, được thể hiện rõ nhất trong những trao đổi thư từ vào những năm cuối đời mà hầu hết các sử gia đều coi là thành tựu trí tuệ cao nhất đối với những thành quả của thế hệ cách mạng. Nhưng Adams cũng bất đồng sâu sắc với cách nhìn của Jefferson về cuộc Cách mạng Mỹ. Thực vậy, ông cho rằng toàn bộ tầm nhìn chính trị của Jefferson chỉ dựa trên toàn bộ những ảo tưởng hấp dẫn cám dỗ. Càng đọc tôi càng đi đến kết luận là Adams đã đúng. Lần đầu tiên tôi bắt đầu nhìn nhận Jefferson bằng sự phê phán và mỉa mai. Cuối cùng tôi đưa ra quyết định viết một nghiên cứu dài bằng một cuốn sách về Jefferson trong lúc viết một bài luận cho số đầu tiên của tờ Civilization về vị trí có phần tranh cãi của Jefferson trong nền văn hóa https://thuviensach.vn đương đại Mỹ. Nếu tác phẩm của tôi về Adams cho tôi một quan điểm mới, thì bài luận cho tờ Civilization lại khiến tôi có một cách đánh giá mới mẻ về tầm ảnh hưởng của Jefferson như một biểu tượng của nước Mỹ. Ta có thể nghiên cứu vài năm liền về Adams và tận hưởng sự biệt lập tuyệt vời. Nhưng nghiên cứu về Jefferson lại giống như bước vào một căn phòng chật kín người, lúc nào cũng có những cuộc hội thoại dang dở, và tiếng rì rầm liên miên, chứng tỏ rằng có nhiều thứ để nói về chủ đề này hơn là chỉ giải quyết những câu hỏi lịch sử thuần túy. Jefferson có sức hút như điện từ. Ông là biểu tượng cho những giá trị được trân quý và gây nhiều bàn cãi nhất trong văn hóa Mỹ hiện đại. Ông là một trong những người đàn ông da trắng đã qua đời nhưng vẫn còn quan trọng. Những suy nghĩ mở rộng này không những trở thành lý do để tôi viết cuốn sách về Jefferson mà còn có những ảnh hưởng mang tính quyết định định hình nên bản thân cuốn sách. Vô số các tác phẩm về Jefferson mang tính ngoa dụ, như thể một người sẽ phải tuyên bố lòng trung thành của mình ngay từ ban đầu, hoặc đi theo hoặc chống lại phiên bản thần thánh của Jefferson như đã được mô tả qua bức tượng bán thân bằng cẩm thạch của Jean-Antoine Houdon hoặc chí ít là bức chân dung thánh thiện của Rembrandt Peale. Tâm lý cường điệu quá mức này thực ra lại tái hiện bầu không khí chính trị phân cực cao độ ở thời Jefferson, khi mà bạn buộc phải theo ông hoặc chống lại ông, yêu quý ông hoặc căm ghét ông. Thường thì những người viết tiểu sử sẽ đứng về phe của người mà họ viết tiểu sử. Nhưng trong trường hợp của Jefferson, các phe phân tách rõ rệt hơn và cũng không có nhiều lựa chọn. Dường như không thể chọn đứng bên phe nào khi một bên là những kẻ sùng bái còn một bên là những kẻ muốn phơi bày mọi thứ. Đó chính xác là cách mà tôi đang cố gắng theo đuổi trong những trang tiếp theo. Lấy cảm hứng từ ví dụ của John Adams, tôi tin rằng ta có https://thuviensach.vn thể vừa yêu mến vừa phê phán Jefferson, xuất phát từ giả thiết rằng không một cá thể người đích thực nào từng bước trên trái đất nay lại chịu đựng nổi gánh nặng ngộ nhận đè lên vai như Jefferson. Tôi cũng tự thuyết phục mình rằng mối cuồng si tuổi trẻ phải đi theo cái cách của tuổi trẻ, nghĩa là mọi đánh giá kỹ càng về những nhân vật huyền thoại suy cho cùng đều sẽ khiến những người hâm mộ nồng nhiệt nhất có phần thất vọng. Những điều tốt đẹp nhất và tồi tệ nhất của lịch sử nước Mỹ đan xen không thể tách rời trong con người Jefferson, và bất cứ ai nếu chỉ hạn chế việc tìm hiểu ở một vế của phương trình đạo đức thì sẽ dẫn đến việc bỏ qua mất một phần quan trọng của câu chuyện. Cách tiếp cận của tôi có sự chọn lọc - một bạn đọc gần đây thậm chí còn gọi đó là cách tiếp cận mang tính điện ảnh - nhưng vẫn duy trì một cam kết truyền thống với trình tự thời gian. Rõ ràng ta chẳng cần đến một câu chuyện khác đầy đủ, nhiều chương về cuộc đời và thời đại Jefferson. Mục tiêu của tôi là nắm bắt Jefferson vào những khoảnh khắc thăng hoa trong đời ông, lia vào cận cảnh suy nghĩ và hành động của ông trong những khoảnh khắc kéo dài này, tập trung vào những giá trị và niềm tin được bộc lộ ra trong những bối cảnh lịch sử cụ thể, đồng thời cung cấp cho bạn đọc một lượng kiến thức nền về những gì đã diễn ra giữa các cảnh, để có thể theo sát trình tự cuộc đời Jefferson từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi đời. Cách tiếp cận này đòi hỏi phải đưa ra lựa chọn khi thế này khi thế khác, và tôi chỉ có thể đồng tình với những nhà phê bình quen thuộc, những người đã kết luận rằng những tháng năm quan trọng trong vai trò Ngoại trưởng hay trải nghiệm khó chịu trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Jefferson đòi hỏi phải được nghiên cứu đầy đủ hơn. Cách biện minh duy nhất của tôi là trích những tác phẩm học thuật đầy rẫy hiện có, để tái khẳng định niềm tin rằng câu chuyện của Jefferson cần phải được đặt giữa hai bìa sách và thừa nhận mong muốn tự vệ của https://thuviensach.vn mình nhằm tránh kết cục của rất nhiều người đi trước: rơi tự do vào vực thẳm Jefferson. Mục tiêu theo đuổi chính của chúng tôi, sau tất cả, vẫn là tính cách của Jefferson, những nguyên tắc sống động đã ảnh hưởng tới đời sống cá nhân và xã hội của ông, biến ông thành một chính khách quan trọng và một con người độc đáo như thế. Tôi thấy ở ông thực sự có một niềm tin và những sự lo lắng trong thâm tâm. Mặc dù ông luôn khó nắm bắt và cực kỳ khéo léo trong việc che đậy dấu vết, vẫn có những giá trị Jefferson cơ bản quyết định nên hình hài tầm nhìn chính trị mà ông đã rất thành công trong việc nêu cao trong thế giới của mình và giờ đây vẫn có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến thế giới của chúng ta. Ngoài ra, một lần nữa, tôi còn thấy ở ông một lòng trung thành kiên định với những niềm tin cốt lõi từ ngày đầu ông xuất hiện trên sân khấu quốc gia năm 1775 đến khi từ giã cõi đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1826. Những mâu thuẫn được nói đến nhiều và sự thiếu nhất quán của Jefferson là có thật, chắc chắn thế, nhưng sự dẻo dai về mặt tâm lý, khả năng chơi trốn tìm trong bản thân ông chính là một thiết bị bảo vệ, ông đã tạo ra để ngăn cho tầm nhìn cá nhân lãng mạn và thực sự cực đoan khỏi đâm sầm vào thực tại. Như tôi sẽ cố gắng thể hiện trong Chương 1, những thế hệ sau này, bao gồm cả thế hệ chúng ta, chắc chắn đã khám phá ra nhiều ý nghĩa trong tầm nhìn Jefferson, vốn có thể hiểu theo nhiều nghĩa nhưng riêng Jefferson biết ý ông là gì và những gì ông nói là những điều ông vẫn hằng tin tưởng. Điều tôi cố gắng làm ở đây là phục dựng con người và ý nghĩa ấy trong sự ngưng kết của bối cảnh cuối thế kỷ 18 - bằng một ngôn ngữ có thể tái hiện được niềm tin trong trí tuệ người dân thường nước Mỹ đối với Jefferson. Điều này có nghĩa là thứ ngôn ngữ chuyên biệt của những tài liệu học thuật đã được chuyển thành thứ tiếng Anh phổ thông và những ý nghĩa âm vang của những thuật ngữ nặng nề như “chủ nghĩa cộng hòa”, https://thuviensach.vn “phái Whig”, “tự do” và “đảng chính trị” không được cho là hiển nhiên. Trong khi tôi hy vọng chắc chắn những đồng nghiệp học giả của mình sẽ đọc cuốn sách này, thậm chí là thấy cách diễn giải của tôi có phần tươi mới và một ít những ngớ ngẩn chắc chắn không tránh khỏi, tôi mường tượng độc giả của tôi sẽ là một phần lớn những người dân thường có một hứng thú chung chung nhưng thật lòng với Thomas Jefferson. Món nợ học thuật của tôi có thể so sánh với sự thiếu hụt tài chính khổng lồ của Jefferson lúc cuối đời, điều mà tôi chỉ có thể hy vọng sẽ trả lại bằng tiền tệ của lòng biết ơn. Mọi học trò của Jefferson đều mang món nợ không trả nổi đối với Dumas Malone quá cố và Merill D. Peterson, những người đã mạnh mẽ kể câu chuyện về Jefferson và thời đại của ông xuất phát từ những giả thiết khác nhau và do đó đi đến những kết luận khác nhau so với câu chuyện tôi đang cố gắng kể ở đây, đồng thời cũng chính là những người đặt ra tiêu chuẩn viết tiểu sử mà căn cứ trên đó, giờ đây tất cả chúng ta đang được đánh giá. Tác giả Julian P. Boyd đã khuất và những biên tập viên kế tục ông tại dự án Những tài liệu của Thomas Jefferson tại Princeton đã duy trì tiêu chuẩn cao tương tự trong khi sắp xếp những nguồn cơ bản mà câu chuyện của chúng ta dựa trên. Cuối cùng, những nhân viên tuyệt vời tại Quỹ Tưởng niệm Thomas Jefferson đã giúp đỡ tôi cực kỳ nhiệt tình trong những lần tôi ghé thăm Monticello. Quả vậy, tôi xin đặc biệt cảm ơn Daniel P. Jordan, Giám đốc quỹ, và Douglas Wilson, Giám đốc Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu về Jefferson, người không chỉ cho tôi ở nhờ tại Kenwood mà còn sắp xếp một số dịp trước công chúng để tôi được chia sẻ tác phẩm đang dang dở của mình đồng thời duy trì mức độ lịch sự và hỗ trợ cao nhất ngay cả khi rõ ràng là Chúa không cho tôi diễm phúc được nhìn thấy Jefferson như họ. https://thuviensach.vn Những chương bản thảo riêng lẻ hay những tập bản thảo cỡ một chương sách đã được những người sau đây đọc giúp: Howard Adams, Joann Freeman, Ann Lucas, Pauline Maier, Lucia Stanton và Mary Jo Salter. Hầu hết hoặc toàn bộ bản thảo đều nhận được nhận xét hữu ích của Catherine Allgor, Andrew Burstein, Eric McKitrick, Peter Onuf, Stephen Smith và Douglas Wilson. Cũng xin lưu ý rằng, điều này nghĩa là không ai trong số những đồng nghiệp hào phóng này phải chịu trách nhiệm về những thành kiến diễn giải của tôi. Chấp nhận Thomas Jefferson là một quá trình vốn dĩ mang tính tranh luận, và chất lượng lời khuyên mà tôi nhận được phản ánh chuẩn xác những bất đồng nghiêm túc về di sản của ông. Xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Stephen Smith, biên tập viên tại tờ Civilization, người đã cho phép tôi thử đăng những phiên bản đầu tiên của lý luận của mình trên tạp chí của ông. Phần mở đầu này xuất hiện lần đầu trên ấn bản tháng 11-12 năm 1994; tôi đã bàn về bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của Jefferson trong ấn bản tháng 6-7 năm 1995; diễn giải về Jefferson và chế độ nô lệ trong ấn bản tháng 11-12 năm 1996. Đại diện của tôi, Gerry McCauley, đã nắm tay tôi và đưa tôi đi ăn trưa những lúc thích hợp. Ở Knopf, biên tập viên của tôi, Ashbel Green và trợ lý của anh, Jennifer Bernstein đã lo cho cuốn sách này rất chu đáo và lịch sự. Toàn bộ bản thảo được viết tay, rồi chuyển vào đĩa nhờ có Helen Canney, người mà khả năng đọc đoán nét chữ xiêu vẹo của tôi đã trở thành nghệ thuật. Ba đứa trẻ nhà tôi, Peter, Scott và Alexander còn nghĩ ra cả một kho những câu đùa về việc rơi vào vực thẳm Jefferson. Vợ tôi, Ellen, đã đọc từng chương dự thảo nhỏ giọt của tôi và đều đều đưa ra những gợi ý về văn phong mà tôi không thể bỏ qua. https://thuviensach.vn Ban đầu tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn những sử gia, người mà, với tư cách cá nhân cũng như công việc, đại diện cho những giá trị mà tác phẩm của tôi nỗ lực noi theo. Sự xuất hiện của phiên bản Nhân sư Mỹ do nhà xuất bản Vintage ấn hành tháng 4 năm 1998 đã cho phép tôi có một vài chỉnh lý âm thầm cho phiên bản in ở Knopf. Đây là những chỉnh lý nhỏ mà độc giả cẩn thận sẽ bắt lỗi được sau khi tác giả và biên tập viên đã cố hết mình để tránh những hổ thẹn này. Tuy vậy, hiện tại, phiên bản Vintage đòi hỏi phải được chỉnh lý khá nhiều sau khi một nghiên cứu DNA của Tiến sĩ Eugence Foster được xuất bản. Nghiên cứu này đã làm thay đổi toàn bộ cuộc tranh cãi từ lâu về quan hệ giữa Jefferson và Sally Hemings. Thành thực mà nói, một chủ đề lịch sử gây tranh cãi từ lâu và đã được nghiên cứu rất nhiều như chủ đề này hiếm khi bị ảnh hưởng bởi những bằng chứng mới. Nhưng đây lại chính là trường hợp của nghiên cứu của Foster. Phần chỉnh lý do sự xuất hiện của bằng chứng mới này quá quan trọng nên tôi không thể giữ yên lặng. Tôi đã đưa ra bốn thay đổi lớn: trước hết, thêm câu chuyện của nghiên cứu Foster vào phần mô tả sự phù hợp đương đại của Jefferson (Lời mở đầu); thứ hai, chỉnh lý lại phần viết về vụ lùm xùm khi lần đầu nó nổi lên trên chính trường năm 1802 (Chương 4); thứ ba, thêm một đoạn văn về quan hệ Jefferson-Hemings ở những ngày cuối đời của Jefferson (Chương 5); thứ tư, thêm một đoạn bàn về nghiên cứu Foster trong phần viết về lịch sử của cuộc tranh cãi (Phụ lục). Tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình về vấn đề Sally, chứ không phải về Jefferson. Ông nổi lên trong phiên bản có chỉnh lý này như một người https://thuviensach.vn Mỹ bí ẩn hơn bao giờ hết, phức tạp hơn và cực kỳ kín đáo, thoải mái hơn trong mâu thuẫn của chính mình. JOSEPH J. ELLIS Amherst, Massachusetts Tháng 11 năm 1998 https://thuviensach.vn Mở đầu LÀN SÓNG JEFFERSON: NƯỚC MỸ, 1992- 1993 Nếu Jefferson đã sai, nước Mỹ đang sai. Nếu nước Mỹ đang đúng, Jefferson đã đúng. JAMES PARTON ( 1874) Bạn có thể cho tay vào túi mình, lấy ra một đồng 5 xu và nhận thấy trên đó hình ảnh ông đang nhìn vào khoảng không xa xăm - như những người bạn phe tự do của tôi lưu ý, luôn nhìn sang trái. Bạn có thể tới Charlottesville, Virginia, và nhìn thấy bức tượng toàn thân của ông ở ngôi trường do ông thiết kế, sau đó đi vài dặm lên đỉnh núi ghé thăm ngôi biệt thự và là linh hồn của ông tại Monticello. Nếu đó là năm 1993, bạn có thể men theo sông James xuống Williamsburg, tuyến đường ông thường đi lại nhiều lần thời trẻ, và sẽ nhìn thấy một bức tượng toàn thân khác của ông trong khuôn viên trường Đại học William & Mary, là món quà gần đây từ trường đại học do ông thành lập gửi đến trường đại học nơi ông tốt nghiệp, bức tượng nhìn sang bên phải - như những người bạn phe bảo thủ của tôi để ý - hình như đang chăm chú quan sát những người ra vào ký túc xá nữ cạnh đó. Bạn có thể đi về phía bắc ra khỏi khu vực Tidewater, qua những nơi từng là chiến trường thời Nội chiến - Cold Harbor, Chancellorsville, Fredricksburg - nơi binh sĩ cả hai phe Liên https://thuviensach.vn minh và Liên bang đều tin rằng họ đã chiến đấu nhân danh di sản của ông. Rồi bạn có thể băng qua sông Potomac từ Virginia tới quận Columbia, và thấy Đài tưởng niệm ông trên Tidal Basin, trong tư thế nhìn thẳng về phía trước, với những bức phù điêu trên tường đá cẩm thạch bao quanh, tái hiện các tuyên ngôn đầy cảm hứng của ông về quyền tự do cá nhân. Hoặc nếu bạn có tình cảm với miền Tây nước Mỹ như ông, bạn có thể bắt gặp ông trong phiên bản khổng lồ và tự nhiên nhất trên núi Rushmore. Nhưng tất cả chỉ là những bản sao. Tháng 11 năm 1993, một hiện thân Thomas Jefferson được hứa hẹn sẽ xuất hiện ở nơi không ai nghĩ tới - một nhà thờ lớn bằng gạch ở Worcester, Massachusetts. Trong buổi tối tại New England này, một người tên là Clay Jenkinson đã đóng vai Jefferson bằng xương bằng thịt, sống giữa chúng ta trong những năm cuối thế kỷ 20. Tôi có cảm giác là 40 hay 50 linh hồn táo bạo sẽ xuất hiện chẳng ngại thời tiết. Xét đến cùng, đây là một việc làm có tính nửa học thuật, với mục đích làm sống lại Jefferson mà không cần báo chí tán thưởng hoặc phô trương lòng yêu nước. Tuy nhiên, hóa ra có khoảng 400 người New England nhiệt tình chen chúc ở nhà thờ. Mặc dù người miền Nam từ lâu đã có tính hoài nghi, đặc biệt là người Virginia (John Adams đã nói rằng “ở Virginia, mọi con ngỗng đều là thiên nga”), nhưng sự xuất hiện của Jefferson rõ ràng có sức thu hút rất lớn. Hiệp hội Đồ cổ Mỹ đã tổ chức một bữa tiệc tối trước sự kiện này. Dường như tất cả những nhà lãnh đạo cộng đồng, bao gồm các hiệu trưởng, giám đốc công ty bảo hiểm và điện toán ở địa phương, và một phái đoàn nhỏ từ cơ quan lập pháp Massachusetts đều có mặt. Bên cạnh đó, còn có các đại diện của Thư viện Quốc hội và Quỹ Nhân đạo Quốc gia đã bay tới từ Washington. Ngoài ra còn có hai đoàn làm phim. Camilla Rockwell đến từ Hãng phim Florentine nói với tôi rằng Ken Burns - nổi https://thuviensach.vn tiếng trong phim Nộichiến - đang lên kế hoạch làm một phim tài liệu lớn về Jefferson trên truyền hình. Còn Bud Leeds và Chip Stokes đến từ Quỹ Di sản Jefferson vừa mới công bố một chiến dịch gây quỹ cho một bộ phim thương mại tốn kém về Jefferson. (Qua Leeds và Stokes, lần đầu tiên tôi được biết có một bộ phim khác về Jefferson ở Paris đã được lên kế hoạch, diễn viên chính là Nick Nolte). Đoàn tháp tùng còn có một triệu phú người Iran, cho biết là mình đã yêu quý Jefferson sau khi thoát khỏi tay phe Hồi giáo cực đoan ở Iran, một trải nghiệm đem lại cho ông ta cách tiếp cận độc đáo với thiên tư của Jefferson trong việc khẳng định sự tách biệt giữa nhà thờ và nhà nước. Trong suốt bữa tối, mầm mống của ý tưởng này bắt đầu xuất hiện trong tâm trí tôi, ban đầu ở dạng một câu hỏi: Điều đó liên quan gì đến Jefferson? Năm 1993 là kỷ niệm 250 năm ngày sinh Jefferson, do đó có thể mong đợi một làn sóng đột biến về danh tiếng của ông. Nhưng liệu có nhân vật nổi tiếng nào trong quá khứ Mỹ có thể gây nên nhiều hứng thú đương đại đến thế? Hiện chỉ có hai ứng viên khả thi, dường như với tôi, cả hai đều giữ không gian thiêng liêng tại Mall, trong thủ đô của đất nước, là phiên bản Mỹ của đỉnh Olympus. Đó là George Washington, “Người Cha của Đất nước chúng ta”, người có tượng đài ghi công lớn nhất trên thế giới, làm lu mờ tượng đài của các nhân vật khác của nước Mỹ. Sau đó là Abraham Lincoln, tượng đài của ông ở Tidal Basin lớn hơn cả của Jefferson và thường chiến thắng trong mọi cuộc thăm dò ý kiến nhằm xếp hạng những tổng thống Mỹ vĩ đại nhất. Nhưng Washington thường lu mờ trước Jefferson; ông dường như quá xa cách và lặng lẽ. Không có những lời tưởng nhớ khắc trên những bức tường của Đài tưởng niệm Washington. Ông là nhà tiên tri Delphic không bao giờ nói, giống Jehovah trong kinh Cựu Ước không bao giờ xuống Trái đất, như Jefferson đã xuất hiện tối nay. Lincoln là một ứng https://thuviensach.vn viên đáng gờm hơn. Giống như Jefferson, ông gần gũi và cũng có những lời nói đầy lôi cuốn. Những công dân bình thường thường biết nhiều về Diễn văn Gettysburg gần như Tuyên ngôn Độc lập. Nhưng sức lôi cuốn của Lincoln ảm đạm và nặng nề hơn; ông là một người tử vì đạo và sức lôi cuốn của ông cũng có phần bi thảm. Jefferson là ánh sáng, nguồn cảm hứng, và sự lạc quan. Mặc dù Lincoln được tôn sùng hơn, nhưng Jefferson lại được yêu mến hơn. Đó là những suy nghĩ của tôi khi băng qua đường tới nhà thờ, nơi Jenkinson lên kế hoạch tái hiện Jefferson. Ông ta xuất hiện trên các bậc thánh đường trong trang phục thế kỷ 18 và bắt đầu chậm rãi kể về những ngày trước đây, khi là một sinh viên trường Đại học William & Mary, những suy nghĩ về Cách mạng Mỹ, tình yêu với rượu vang Pháp và tư tưởng Pháp, những thành tựu và nỗi thất vọng của ông ở cương vị nhà lãnh đạo chính trị và tổng thống, nỗi ám ảnh với kiến trúc và giáo dục, sự hàn gắn với John Adams trong những năm hoàng hôn của cuộc đời, niềm tin vô bờ vào triển vọng rằng Mỹ sẽ trở thành thế lực chủ đạo của nền dân chủ thế giới. Jenkinson biết rõ Jefferson của ông ta. Là một sử gia đã quen với các tài liệu học thuật, tôi nhận thấy có một số lĩnh vực đòi hỏi sự khéo léo bởi chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể khiến ta trượt dài trong hành lang của những sự thật nửa vời, một nơi nếu thiếu kiến thức có thể khiến ta đi lạc rất xa. Nhưng Jenkinson không bao giờ chùn bước. Ông ta đã cho chúng ta một bài giảng tinh tế về lịch sử Mỹ, gợi ra khéo léo những nghiên cứu hiện đại về Jefferson. Hai điều Jenkinson đã không làm cũng rất ấn tượng. Ông ta đã không cố nói giọng miền Nam hoặc Virginia. Hiển nhiên ông ta nhận ra là chẳng có ai biết rõ về giọng nói hay ngữ điệu của Jefferson, rằng liệu âm điệu miền Nam hay âm điệu Anh nhiều hơn, hay đó là sự kết hợp độc https://thuviensach.vn đáo. Vì vậy, Jenkinson nói giọng Mỹ. Ông ta cũng đã không làm ra vẻ đang ở thế kỷ 18. Jefferson của ông ta đã được hiện thực hóa trong thế giới và thời đại chúng ta. Không thể cáo buộc là ông ta đã phạm lỗi “hiện tại chủ nghĩa” bởi ông ta không hề tuyên bố về việc hãy quên đi thực tế rằng đó là hiện tại, chứ không phải trước đây. Thật sự thì hấu hết các câu hỏi từ khán giả đều là về những chuyện hiện tại: Ông sẽ làm gì với vấn đề chăm sóc sức khỏe, ông Jefferson? Ông nghĩ gì về Tổng thống Clinton? Ông có ý tưởng gì cho cuộc khủng hoảng Bosnia? Liệu ông có cho quân Mỹ tham gia chiến tranh Vùng Vịnh? Xen vào đó là một số câu hỏi về lịch sử Mỹ và vai trò của Jefferson trong việc tạo ra lịch sử đó: Tại sao ông không bao giờ tái hôn? Ông có ý gì khi nói “mưu cầu hạnh phúc” trong Tuyên ngôn Độc lập? Tại sao ông lại sở hữu nô lệ? Câu hỏi cuối cùng này khá sắc sảo, và Jenkinson xử lý nó một cách thận trọng. Nô lệ là một trò hề đạo đức, ông nói, một thiết chế rõ ràng là mâu thuẫn với các giá trị của Cách mạng Mỹ. Ông đã cố gắng hết sức thuyết phục đồng bào mình chấm dứt buôn bán nô lệ và dần chấm dứt chính chế độ nô lệ. Nhưng ông đã thất bại. Ông đã đối xử tốt với những nô lệ của mình, như những con người. Ông kết luận với một câu tự vấn: Quý vị muốn tôi làm gì nữa đây? Một câu hỏi tiếp nối vào lúc này có thể châm ngòi cho cuộc chiến trí tuệ, nhưng không ai hỏi gì. Khán giả không đến để chứng kiến một cuộc cãi vã, mà là để bày tỏ lòng kính trọng với một biểu tượng. Nếu Jefferson là Mona Lisa của Mỹ, họ đến để xem ông mỉm cười. Mặc dù bầu không khí rất tôn nghiêm, nhưng tôi vẫn ngạc nhiên rằng không có ai đưa ra “câu hỏi về Sally”. Với kinh nghiệm của một giảng viên đại học, tôi thấy hầu hết sinh viên phải biết hai điều về Jefferson: một là ông đã viết Tuyên ngôn Độc lập, và hai là ông đã bị cáo buộc có quan hệ https://thuviensach.vn bất chính với Sally Hemings, một nô lệ da trắng lai đen tại Monticello. Vụ bê bối lần đầu tiên được hé lộ vào năm 1802 khi Jefferson là Tổng thống, và sau đó gắn chặt với tên tuổi của ông như một cái lon thiếc lăn leng keng qua các thời đại và những trang lịch sử. Sau này tôi mới biết Jenkinson đã chuẩn bị sẵn câu trả lời cho “câu hỏi về Sally”, một câu chuyện bắt nguồn từ một người đáng thất vọng chuyên mua quan bán tước tên là James Callender, vốn nổi danh nhờ bán những thông tin bê bối (khá đúng), và Jefferson đã có lần phủ nhận điều này và từ chối bình luận về nó (cũng đúng). Một vài tháng sau khi tôi gặp Jenkinson ở Worcester, ông ta đã trở thành trung tâm của sự chú ý tại một bữa tiệc kỷ niệm Jefferson ở Nhà Trắng, nhờ việc nói rằng Jefferson sẽ bỏ qua toàn bộ cuộc điều tra Whitewater vì đó “hoàn toàn chẳng phải việc của ai cả”, ông ta đã giành được trái tim của những người ủng hộ Clinton. Màn biểu diễn của Jenkinson vào buổi tối tháng 11 cứ luẩn quẩn mãi trong tâm trí tôi, nhưng thứ trở nên ám ảnh hơn cả chính là khán giả. Ở đây, trong trái tim của New England (hẳn nhiên là quê hương của Adams), Jefferson chính là Người cha Lập quốc yêu quý và thật sự là anh hùng nước Mỹ của mọi thời đại. Theo những cách riêng, dường như tình yêu vô điều kiện của họ dành cho Jefferson cũng bí ẩn như chính tính cách kỳ lạ nơi người đàn ông này. Giống như buổi hoàng hôn lộng lẫy hay vẻ đẹp của người thiếu nữ, đơn giản vậy thôi. Jefferson không chỉ có lợi từ những nghi ngờ; dường như ông còn tạo ra một điểm tập hợp những người Mỹ bình thường với xuất thân khác nhau để xua tan đi chính những nghi ngờ đó. Theo một nghĩa nào đó, mọi thứ đã luôn đi theo hướng ấy. Ngay sau khi ông qua đời vào năm 1826, Jefferson đã trở thành một chuẩn mực cho các phong trào chính trị rất khác nhau tiếp tục đua tranh nhằm kế thừa tên tuổi và di sản của ông. Những người ly khai miền Nam viện dẫn https://thuviensach.vn ông nhân danh quyền của các bang; những người theo chủ nghĩa bãi nô miền Bắc trích lời ông trong Tuyên ngôn Độc lập chống lại chế độ nô lệ. Người mệnh danh là Robber Barons của Thời kỳ Hoàng kim còn tạo tiếng vang cho lời cảnh báo của ông về sự bành trướng quyền lực của chính phủ liên bang; những nhà cải cách tự do và những người theo chủ nghĩa dân túy cấp tiến đưa ra những phê phán của ông dành cho các doanh nghiệp tham nhũng và thổi phồng các chỉ báo của ông về sự ưu việt của giá trị đất đai. Trong phiên tòa Scopes, cả William Jennings Bryan và Clarence Darrow đều khẳng định rằng Jefferson đồng ý với quan điểm của họ về cải cách. Cả Herbert Hoover lẫn Franklin Roosevelt đều tuyên bố ông là người dẫn đường cho họ trong việc xử lý Đại suy thoái. Merrill Peterson, nhà biên niên sử về di sản phức tạp của Jefferson, dùng từ “hay thay đổi” để gọi một cách cổ điển và trang trọng cho những gì mà một số nhà phê bình mô tả là trạng thái tư tưởng pha tạp của Jefferson khiến người ta nguôi giận. Ông là Thường dân(1) nước Mỹ. (1) Nguyên văn: Everyman. Lưu ý: Trong cuốn sách này, tất cả các chú thích chân trang đều là của người biên tập, trừ chú thích của người dịch sẽ ghi rõ (ND). https://thuviensach.vn Nhưng ít nhất cho đến thời kỳ Chính sách Kinh tế mới của Franklin Roosevelt đã có những người chỉ trích. Trên thực tế, cốt truyện chính của lịch sử Mỹ lại do Jefferson và Alexander Hamilton thủ vai chính trong một cuộc đua tranh đầy kịch tính giữa các lực lượng dân chủ (hoặc chủ nghĩa tự do) với các lực lượng quý tộc (hay chủ nghĩa bảo thủ). Mặc dù sự kết hợp này bị nghi ngờ là có mùi khoa trương của một vở kịch chính trị, nhưng nó cũng đã giúp giảm bớt những sự phức tạp rối loạn của lịch sử Mỹ để thành một kế hoạch có thể hiểu được: Mọi người chống lại tầng lớp quý tộc, miền Tây chống lại miền Đông, nhà nông nghiệp chống lại nhà công nghiệp, phe Dân chủ chống lại phe Cộng hòa. Jefferson chỉ là một phần bên trong cuộc đối thoại chính trị Mỹ, thường là bên có đặc quyền bảo đảm, tiếng nói của “số nhiều” chống lại “số ít”. Xin nhắc lại, phiên bản này của lịch sử Mỹ luôn có chút giả tưởng nửa vời với kịch bản được thêm thắt của những người thuộc phe Jefferson, và do đó có thể gây phương hại; nhưng nó không còn ý nghĩa gì nữa, bởi vào những năm 1930, khi Franklin Roosevelt dùng các phương pháp Hamilton (tức là chính phủ can thiệp) để đạt được những mục tiêu Jefferson (tức là bình đẳng kinh tế). Sau Chính sách Kinh tế mới, hầu hết các sử gia không còn phân biệt Jefferson với Hamilton nữa, và hầu hết các chính khách thôi khao khát về một xã hội không tưởng của Jefferson không chịu ảnh hưởng từ chính phủ. Không học giả nghiêm túc nào còn tin rằng niềm tin của Jefferson dành cho chính phủ liên bang tối giản là phù hợp với xã hội công nghiệp đô thị Mỹ. Sự tan rã của các phạm trù cũ đồng nghĩa với việc Jefferson không còn là lãnh đạo biểu tượng cho phe tự do chống lại phe quý tộc bảo thủ. Những gì xảy ra tiếp theo đã định nghĩa cho mô hình mới về hình ảnh Jefferson và tạo ra sân khấu cho hiện tượng mà tôi đã chứng kiến tại nhà thờ Worcester. Jefferson đã không còn là một nửa tự do trong cuộc đối https://thuviensach.vn thoại chính trị Mỹ, thay vào đó, ông đã trở thành người vượt qua mọi xung đột chính trị và đảng phái. Như Peterson nói, “sự tan rã của triết lý Jefferson về chính phủ đã báo trước lần phong thánh tối thượng của Jefferson”. Khoảnh khắc Jefferson đi vào thiên đường chính trị phiên bản Mỹ có thể tính chính xác: Ngày 13 tháng 4 năm 1943, ngày mà Franklin Roosevelt khánh thành Đài tưởng niệm Jefferson ở Tidal Basin. Roosevelt tuyên bố: “Hôm nay, giữa một cuộc chiến vĩ đại vì tự do, chúng ta khánh thành một đền thờ tự do”. Jefferson giờ đây là một vị thánh của Mỹ, “Tông đồ Tự do” của chúng ta, như Roosevelt đã nói; ông kết luận bằng cách trích dẫn những lời ghi nơi mái vòm Đài tưởng niệm Jefferson: “Tôi tuyên thệ nơi bàn thờ Chúa sự phản đối không ngừng trước mọi hình thức bạo ngược với trí tuệ con người”. Jefferson đã không chỉ là một phần thiết yếu trong truyền thống chính trị Mỹ, mà ông chính là bản chất của nó, một kiểu biểu tượng tự do, bay lượn trên chính trường Mỹ như một trong các khinh khí cầu bay trên một sân bóng đá đông đúc, phất phơ mấy dòng cổ động cho cả hai đội. Càng nghĩ về điều này, dường như tôi càng thấy rõ khán giả tại Worcester là một minh chứng tốt đẹp cho những gì chúng ta có thể gọi là cội nguồn của chủ nghĩa Jefferson. Những học giả và người viết tiểu sử về Jefferson ít khi chú ý đến hiện tượng này, vì nó hầu như không cho biết Jefferson thật sự là ai trong lịch sử, và quá trình suy ngẫm, ít nhất ở bề ngoài của nó, có vẻ giống sự pha trộn giữa việc sùng bái anh hùng không cần suy nghĩ với trào lưu chính trị chính thống. Nhưng với tôi, dường như có nhiều người Mỹ bình thường vẫn thừa nhận và kỳ vọng vào những gì mà Jefferson là biểu tượng, mạnh mẽ hơn bất kỳ sự thật lịch sử nào. Các sử gia vĩ đại nhất và các học giả về Jefferson của Mỹ đã miệt mài trong nhiều thập niên để đưa ra những nghiên cứu đáng tin cậy và tinh tế nhất, chính xác thì một số trong đó đã làm được điều ấy, một cách độc https://thuviensach.vn lập và không làm ảnh hưởng đến hình ảnh của Jefferson trong công chúng. Đây là sự mê hoặc của Jefferson, nhưng sự mê hoặc đó đã diễn ra thế nào? Nơi có thể tìm hiểu rõ ràng chính là chốn thiêng ở Tidal Basin. Theo Cục Công viên quốc gia, khoảng một triệu du khách đã bày tỏ sự kính trọng với Jefferson khi ghé thăm Đài tưởng niệm ông mỗi năm.4Vào một ngày tháng 3 năm 1993, khi tôi đến đây, hàng trăm du khách bước trên những bậc thang bằng đá cẩm thạch, sau đó tiếp tục dành một vài phút chiêm ngưỡng bức tượng Jefferson cao quý và chụp ảnh. Rồi hầu hết họ đều nhìn lên bốn tấm bảng trên các bức tường, thầm đọc những câu nói nổi tiếng của ông. Thu hút nhiều sự chú ý hơn cả là tấm đầu tiên, ghi những câu nói nổi tiếng và quen thuộc nhất trong lịch sử Mỹ: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng, tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa đã cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được Sống, quyền được Tự do và mưu cầu Hạnh phúc”. Thực tế, đây không hoàn toàn là những dòng được Jefferson viết vào tháng 6 năm 1776. Trước khi được Quốc hội chỉnh sửa, dự thảo ban đầu của Jefferson thậm chí còn thể hiện ý định của ông về một tầm nhìn tâm linh rõ ràng hơn: “Chúng tôi khẳng định một chân lý thiêng liêng và không thể phủ nhận; rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng và độc lập, từ tạo hóa công bằng đó, họ đều có quyền cố hữu và bất khả xâm phạm, trong đó có sự duy trì quyền sống, tự do, và mưu cầu hạnh phúc”. Đây là những điều cốt lõi về đức tin trong Tín điều Mỹ. Những lời này của Jefferson là tâm điểm của sức lôi cuốn ở ông qua các thời đại, là tuyên bố trung tâm của ông, chiếm được tình cảm của hậu thế. Vậy chúng có ý nghĩa gì? Làm thế nào chúng có sức mê hoặc đến vậy? https://thuviensach.vn Chỉ cần đặt ra câu hỏi này thôi là đã có nguy cơ bị buộc tội phản quốc và báng bổ, bởi đó là những chân lý hiển nhiên không cần phân tích; đó là hiển nhiên, thế thôi. Nhưng khi những lời này được tách khỏi làn sương của lòng yêu nước, đen trắng phân minh, ta ở đây có hai lời tuyên bố bất hủ. Tuyên bố trực tiếp qua câu chữ rằng, cá nhân là thực thể có chủ quyền trong xã hội; trạng thái tự nhiên của mỗi người là tự do và bình đẳng với tất cả cá nhân khác; đây là trật tự tự nhiên của vạn vật. Tuyên bố ẩn sau câu chữ là, tất cả các hạn chế đối với trật tự tự nhiên này chính là sự vi phạm đạo đức, chống lại những gì Chúa đã định; cá nhân được giải phóng khỏi những hạn chế đó sẽ tương tác hài hòa với đồng loại và khiến con người hạnh phúc tối đa mà không cần kỷ luật từ bên ngoài. Đây là một thông điệp cực kỳ lý tưởng, một kiểu tin vui đơn giản là quá tốt lành để có thể trở thành sự thật. Nói cho đúng, đây là một công thức cho tình trạng vô chính phủ. Bất cứ chính phủ quốc gia nào có ý định thực hiện nghiêm túc những nguyên tắc này thì sẽ chẳng khác gì tự đặt mình vào thế khó. Nhưng tất nhiên, những lời nói đó không phải là một kế hoạch chi tiết cho hoạt động chính trị. Jefferson không phải là một nhà tư tưởng chính trị sâu sắc nhưng ông là một nhà hùng biện chính trị xuất sắc và có tầm nhìn xa. Cái thiên tài trong tầm nhìn của ông là đề xuất việc thực hiện những khao khát sâu xa nhất của chúng ta về tự do cá nhân trong thực tế. Cái thiên tài trong khả năng hùng biện của ông là đã chỉ rõ những thôi thúc không thể hòa giải của con người ở một mức độ trừu tượng để che đi sự tương khắc giữa chúng [những thôi thúc đó]. Jefferson gìn giữ Tín điều Mỹ một cách đầy cảm hứng, nó hoàn toàn miễn nhiễm với những hoài nghi học thuật và đây là nơi mà những người Mỹ bình thường có thể tụ tập để nói những lời mê hoặc với nhau. https://thuviensach.vn Sự mê hoặc Jefferson có tác dụng, vì chúng ta cho phép nó hoạt động ở một nơi biệt lập chẳng cần đến những lựa chọn thực tế. Và thế là, ví dụ như ở nhà thờ Worcester kia hoặc tại không gian thiêng liêng của Đài tưởng niệm Jefferson, công dân Mỹ có thể cùng nhau đến để thấy Jefferson xuất hiện và đồng thời trình bày những vấn đề: phá thai là quyền của phụ nữ và không thể giết một đứa trẻ chưa sinh; chăm sóc sức khỏe và môi trường sạch cho mọi người Mỹ là những quyền tự nhiên, hệ thống hành chính và thuế khóa liên bang là cần thiết để thực hiện các chương trình y tế và môi trường nhưng lại vi phạm quyền độc lập cá nhân; không được từ chối các quyền công dân của phụ nữ và người da đen, những chương trình hành động quả quyết lại vi phạm nguyên tắc về sự bình đẳng. Nguồn gốc căn bản cho sức hấp dẫn đương đại của Jefferson chính là ông đã tạo ra một không gian thiêng liêng, không thật sự là vùng đất bình thường mà giống như một vùng lơ lửng trên tất cả những tranh cãi chính trị - nơi mà mọi người Mỹ có thể đến bên nhau, và ít nhất là trong thời điểm đó, hòa thành một dàn đồng ca thay vì những tạp âm chói tai. Là một sử gia chuyên nghiệp đã quyết định chọn Jefferson cho dự án nghiên cứu tiếp theo, tôi thấy đây là một cách hiểu không rõ ràng, đầy hàm ý đáng lo ngại. Jefferson không giống như hầu hết những nhân vật lịch sử khác - chết đi, chìm vào quên lãng và thờ ơ ủy thác cho các sử gia, những người dường như chỉ là kẻ canh giữ ngôi mộ của những kỷ niệm bị chôn vùi mà chẳng ai thật sự quan tâm nữa. Jefferson đã trở lại từ cõi chết. Hay đúng hơn là những huyền thoại về Jefferson có đời sống riêng của nó. Rất nhiều người Mỹ quan tâm sâu sắc đến ý nghĩa của những ký ức về ông. Ông đã trở thành Nhân sư Vĩ đại của lịch sử Mỹ, là viên đá thử vàng bí ẩn và khó nắm bắt cho những niềm tin được ấp ủ nhiều nhất và những chân lý gây tranh cãi nhất của văn hóa Mỹ. Điều này giống như https://thuviensach.vn việc một nhà nghiên cứu bệnh học, chỉ vừa bắt đầu khám nghiệm tử thi, đã phát hiện ra cơ thể trên bàn mổ vẫn còn thở. Không phải ai cũng có thể trở thành Thường dân. Năm năm trước, khi tôi đang viết cuốn sách về cuộc đời và tư tưởng của John Adams, chỉ có một vài học giả bè bạn từng hỏi tôi đang làm gì, và khi được trả lời, họ lại cảm thấy thôi thúc phải hỏi những câu cho thấy Adams đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ trên mọi phương diện. (Câu trả lời phổ biến nhất từ những bạn bè không thuộc giới học giả của tôi là họ biết mặt Adams vì nó xuất hiện trên loại bia yêu thích của họ, nhưng họ đã lầm Adams với Sam - anh họ của ông). Mặt khác, nghiên cứu về Jefferson giống như bước vào một vùng từ trường mà rất nhiều bạn bè và hàng xóm - những doanh nhân, thư ký, nhà báo, lao công - đều cộng hưởng cùng với sự phấn khích. Khi lò sưởi của tôi hỏng trong mùa đông lạnh cóng, thợ sửa chữa trong vùng tới và nhìn thấy những chồng sách về Jefferson trong nghiên cứu của tôi. Trong tầng hầm, tôi thì giữ đèn còn anh thợ thì nằm ngửa để thay mấy bộ phận bị hỏng của bơm nhiệt, anh ta đã nói suốt một tiếng về việc những người chỉ trích đã bôi nhọ Jefferson là một người vô thần ra sao. Anh thợ sửa chữa là một người sùng đạo Ki-tô và đã từng đọc ở đâu đó về mối quan tâm của Jefferson với Kinh Thánh. Không, thưa ngài, Jefferson là một quý ông Ki-tô đức hạnh, và anh ta hy vọng tôi sẽ viết điều đúng đắn đó trong cuốn sách của mình. Một người hàng xóm dạy ở trường trung học địa phương, khi biết tôi đang nghiên cứu về Jefferson, đã hứa gửi cho tôi một cuốn sách mà ông ta thấy rất hữu ích trong việc chắt lọc thông điệp của Jefferson cho học sinh của mình. Sau đó, một gói hàng được gửi đến qua đường bưu điện, trong đó có ba bản sao của Bàica Cách mạng (Revolution Song), được một người là Jim Strupp “chắp nối” chứ không phải viết, để “mang đến cho giới trẻ một cái nhìn hiện đại về niềm tin, lý tưởng và tư tưởng cấp tiến https://thuviensach.vn của Thomas Jefferson”. Lời giới thiệu trên trang bìa: “Ở nước ta hiện nay, chính phủ dân chủ chân chính đã bị phản bội ở tất cả các cấp. Các nền dân chủ xuất hiện khắp nơi trên thế giới, nhưng chúng cũng đang bị phá hủy một cách tinh vi”. Giọng văn hừng hực của Bài ca Cách mạng gợi nhớ đến những trang quảng cáo kín đặc trên báo của mấy thầy pháp châu Á hay mấy nhà tiên tri tự xưng về 12 bước để xoay chuyển khải huyền đang tới. Trên thực tế, mô hình tuyên truyền cho Bài ca Cách mạng thậm chí còn khiêu khích hơn: “Cuốn sách nhỏ này cố gắng trở thành một giải pháp dân chủ thay thế cho những tác phẩm của Mao Chủ tịch và các nhà lãnh đạo phi dân chủ khác”. Nó được thiết kế như một cuốn giáo lý ngắn gọn về tư tưởng Jefferson, một “cuốn sách nhỏ màu xanh” để chống lại “cuốn sách nhỏ màu đỏ” của Mao. Cuộc chiến toàn cầu vì những linh hồn con người không bao giờ kết thúc, và Jefferson vẫn là nguồn cảm hứng, là ngọn đèn hiệu được nhân dân lựa chọn, tỏa hào quang từ Monticello, Thành phố trên Đồi(2) của riêng ông. Chắc chắn toàn là thứ ngớ ngẩn, nhưng có một ví dụ khác cho thấy mức độ phổ biến về sức ám ảnh mạnh mẽ bền bỉ của di sản Jefferson. (2) Chi tiết trong Kinh Thánh, ngụ ý về một vùng đất hạnh phúc. https://thuviensach.vn Ngay sau khi tôi có bản sao ca tụng của Bài ca Cách mạng, tôi nhận được lá thư đến từ một người nào đó cũng đang lần theo dấu Jefferson. Bức thư đến từ Paris và người gửi là Mary Jo Salter, một người bạn vui vẻ, và tình cờ cũng là một trong những nhà thơ được chú ý nhất của Mỹ. Cô và chồng mình, nhà văn Brad Leithauser, đã dành một năm nghỉ ở Paris, tại đây Mary Jo tiếp tục làm người biên tập thơ của tờ New Republic và hoàn thành một tập thơ mới. Bài thơ dài nhất trong đó hóa ra sẽ tập trung hoàn toàn vào Jefferson. Dù cô đã giải thích rằng “98% các sự kiện và 92% những lý giải của các sử gia về Jefferson sẽ không xuất hiện trong thơ tôi”, nhưng Mary Jo băn khoăn liệu tôi có thể giúp cô về phần lịch sử với lý do, sẽ là “một tội ác nếu tôi trình bày lịch sử sai sự thật trong khi có thể tránh được nó”. Đối với một nhà thơ có tầm vóc và nhạy cảm như Mary Jo, Jefferson chắc chắn không phải là một lựa chọn mang tính chính trị, ít nhất là theo nghĩa thông thường của từ này. Cô không có trục tư tưởng để quay, không có bài thánh ca yêu nước để hát. Và chẳng có lý gì khi nghĩ rằng những tuyên truyền viên và các nhà thơ đã hòa chung vào mạng lưới văn hóa bắt nguồn từ những ngọn núi xung quanh Monticello. Vì vậy, tôi hỏi cô: Tại sao lại là Jefferson? Câu hỏi đó đã kích thích những trao đổi thư từ đầy hăng say trong nhiều tháng liền. Một phần sự hấp dẫn nên thơ của Jefferson hóa ra chính là mối liên hệ suốt đời của ông với ngôn ngữ. Ông cũng đã là chủ đề của nhiều nhà thơ xuất sắc trong quá khứ; Robert Frost, Ezra Pound và Robert Penn Warren đều viết về ông. Nhưng Mary Jo giải thích, phần lớn “các nhà thơ bị thu hút bởi hình ảnh”, và trong trường hợp của Jefferson, có hai sự kiện đặc biệt khơi gợi hồn thơ của cô: Đầu tiên là việc ông qua đời vào ngày 4 tháng 7 năm 1826, 15 năm sau ngày Tuyên ngôn Độc lập được Quốc hội chấp thuận và cũng là ngày John Adams qua đời; https://thuviensach.vn tiếp theo là một sự trùng hợp kỳ lạ khác, ông mua một nhiệt kế vào ngày 4 tháng 7 năm 1776, và ông đã đo được nhiệt độ cao nhất lên tới 76°F(3) trong cái ngày đặc biệt đó. Đây là những “sự kiện sâu sắc và rất gợi cảm”, cô giải thích, được trí tưởng tượng của một nhà thơ nắm bắt. Đó là những loại sự kiện lịch sử thường khiến các nhà thơ tìm đến để sáng tác. Cho dù đó là một sở trường nhất định hoặc số phận tuyệt đối, thì cuộc đời của Jefferson vẫn đầy chất thơ. (3) Tức 24,444°C. https://thuviensach.vn Bài thơ 30 trang của Mary Jo cuối cùng cũng ra đời với tựa đề “Bàn tay của Thomas Jefferson” (The Hand of Thomas Jefferson), là một suy ngẫm về bàn tay đã viết nến Tuyên ngôn Độc lập và bị gãy ở Paris trong cuộc vui đùa lãng mạn với Maria Cosway, sau đó khắc họa lại những lời bi thương cuối cùng gửi cho Adams, và cuối cùng qua nhiều năm tháng ông vẫn thu hút được sự chú ý của chúng ta. Khi tôi hỏi điều gì ở Jefferson cuốn hút cô, Mary Jo nói đó chính là “sự huyền bí có thể tiếp cận được” của ông, thực tế là sự quyến rũ của nhân cách hay cá tính bên trong Jefferson, những thứ không thể nói chuyện với nhau nhưng có thể đã từng nói chuyện với chúng ta. Điều này có một chút khác biệt với cách gọi Jefferson “hay thay đổi” của Peterson, gợi ra hình ảnh một Người đàn ông Phục hưng đa chiều. Jefferson của Mary Jo giống như Người đàn ông Hậu hiện đại, với một loạt các sắc thái rời rạc, thu hút sự thiếu mạch lạc tạm thời và hầu như chỉ có thể được kết hợp trong trí tưởng tượng nơi các thi sĩ. Tôi không rõ các sử gia ở đâu, nhưng chắc chắn những người không buộc phải chối bỏ việc sử dụng trí tưởng tượng thì đều gắn chặt khả năng hư cấu với các bằng chứng sẵn có. Đọc tác phẩm của Mary Jo khiến tôi tự hỏi, liệu tính cách bí ẩn của Jefferson có thể không cần mất nhiều thời gian tưởng tượng như mấy câu chuyện hư cấu hay thơ ca mà vẫn có thể vượt qua những khoảng trống nội tâm im lặng khiến ông khá nổi tiếng. Liệu điều đó có nghĩa rằng bất kỳ sử gia nào nghiên cứu về Jefferson đều cần có chứng chỉ nhà thơ? Tôi hoàn toàn rõ rằng tình yêu vô hạn và vô điều kiện dành cho Jefferson của quần chúng nhân dân gần như không cần tranh luận hay chứng cứ lịch sử. Thậm chí việc truy tìm Jefferson trong lịch sử dường như cũng giống việc tìm kiếm Jesus trong lịch sử vậy, một việc hoàn toàn vô ích. Merrill Peterson, người còn sống viết tiểu sử tốt nhất về Jefferson, dường như đã xác nhận những nghi ngờ này khi https://thuviensach.vn thực hiện những gì ông gọi là “lời thú nhận mất hết thể diện”, rằng sau hơn 30 năm làm việc, “cuối cùng với tôi, Jefferson vẫn là một người đàn ông khó hiểu”. Bất cứ ai dừng lại quá lâu để suy ngẫm về sự khôn ngoan trong cuộc truy tìm đều có khả năng bị chà đạp bởi những đám đông vốn không hề hồ nghi. Hơn 600.000 người yêu mến Jefferson đã tới một cuộc triển lãm lớn về “Thế giới của Thomas Jefferson ở Monticello”, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 12 năm 1993. Susan Stein, người phụ trách nghệ thuật của Monticello, đã thực hiện một nỗ lực dũng cảm khi phục chế hầu hết đồ nội thất bị thất lạc từ năm 1827, khi các khoản nợ của Jefferson để lại buộc con cháu ông phải bán đấu giá tài sản. Kết quả là bản sao chân thực không gian nội thất của Monticello, trông thật sự giống như những ngày Jefferson còn sống. Nếu những căn phòng biệt thự theo một cách đáng tin nào đó phản ánh chính xác những tính cách khác nhau của ông, thì chúng cũng gợi ra sự lộn xộn cực kỳ xa hoa và nguyên tắc lựa chọn theo khí chất sang trọng mang phong cách riêng: tượng Houdon bán thân bên cạnh mấy cái mũ Ấn Độ, bàn gỗ gụ bày đầy những bộ đồ sứ và giá nến bằng bạc, chân dung treo khắp các bức tường, bản in, vải gấm hoa treo và những tấm gương lớn có khung mạ vàng. Có lẽ tất cả cuộc sống của chúng ta trông sẽ giống như sự ngẫu nhiên và lộn xộn, nếu những tài sản vật chất quý giá nhất mà chúng ta thu thập trong một đời được tập hợp lại một chỗ. Tuy nhiên, Monticello giống như một cái rương chật ních chiến lợi phẩm của một trong những nhà sưu tập đam mê và chiết trung nhất nước Mỹ. Làm thế nào mà kho báu khổng lồ đầy những đồ đắt tiền này lại gắn với tính giản đơn nông nghiệp và thói khổ hạnh Cicero được? Cuộc triển lãm cho thấy Jefferson sống trong một bảo tàng đầy ắp các loại đồ vật đắt tiền của mấy gã nhà buôn cắt cổ vào cuối thế kỷ 19, những kẻ dám làm tất cả để thỏa mãn bản https://thuviensach.vn tính tham lam. Món đồ gợi nhớ nhất về sở thích của Jefferson đối với những gì ông gọi là “sự giản đơn cộng hòa” cũng là vật có giá trị nhất trong triển lãm: chiếc bàn viết nhỏ ông đã ngồi biên soạn Tuyên ngôn Độc lập. Nó được mượn từ Viện Smithsonian - nơi cất giữ nó từ năm 1880, và chỉ một lần duy nhất được phép mang ra ngoài vào năm 1943 để cùng Franklin Roosevelt tới Đài tưởng niệm Jefferson. Viện Smithsonian công nhận chiếc bàn viết này là một di vật thiêng liêng của lịch sử Mỹ, và nhấn mạnh cần cử người bảo vệ liên tục 24 giờ trong suốt một tháng cho Monticello mượn. Một phần nhờ sự thiêng liêng của chiếc bàn này, vào năm đó, chỉ một tư ấp duy nhất ở Mỹ là Graceland của Elvis Presley thu hút nhiều du khách hơn Monticello. Hiện tượng đó xứng đáng có một cái tên hoặc tiêu đề, vì vậy tôi bắt đầu gọi nó là Làn sóng Jefferson. Kể cả những dịp kỷ niệm 250 năm ngày sinh của George Washington, Benjamin Franklin hay John Adams cũng không thể sánh kịp. Kể cả lễ kỷ niệm 150 năm ngày sinh của Lincoln cũng không thể tạo ra làn sóng rộng lớn như thế. Làn sóng Jefferson không phải là một phong trào được các sử gia chuyên nghiệp định hướng hay điều khiển. Jefferson là một phần của công chúng với vị thế độc lập và có sức mạnh trong giới học thuật. Các nhà xuất bản (17 cuốn sách mới có tên Jefferson trong tiêu đề xuất hiện vào năm 1993), các nhà sản xuất và đạo diễn phim (Hãng Florentine Films đang trong quá trình sản xuất, hãng James Ivory và Ismail Merchant đã bắt đầu bấm máy ở Paris), cũng như các nhà quản lý bảo tàng và giám đốc các tổ chức, tất cả đều coi Jefferson như một sự bảo đảm. So với mọi nhân vật lịch sử khác, những gì thuộc Jefferson đều có một thị trường rộng lớn, sầu sắc và đa dạng. Điều này giống như thể ai đó tham gia vào buổi bắn pháo hoa ngày 4 tháng 7, thay vì thấy những quả pháo sáng thông thường thì sẽ chứng kiến vụ nổ của một quả bom hạt nhân cỡ vừa. https://thuviensach.vn Trong giới học thuật, gió lại đổi chiều. Không phải là các học giả đã bỏ qua Jefferson hoặc đặt ông xuống hàng thứ yếu về ý nghĩa lịch sử. Số lượng sách và bài viết nghiên cứu tập trung vào Jefferson hoặc một số khía cạnh trong cuộc sống của ông tiếp tục tăng theo cấp số nhân; phải cần đến hai tập sách dày chỉ để liệt kê tất cả các học giả nghiên cứu về Jefferson, đa số xuất hiện trong một phần tư thế kỷ qua. Dự án nghiên cứu quan trọng, Các bài viết về Thomas Jefferson (The Papers of Thomas Jefferson) của Nhà xuất bản Đại học Princeton duy trì nhịp độ đều đặn hai năm một tập (đã xuất bản 25 tập đến năm 1993), mặc dù nếu theo tốc độ hiện tại thì sẽ không có người lớn nào có khả năng còn sống khi các biên tập viên viết hết những điều họ biết về Jefferson từ trước đến nay. Vấn đề là sự quan tâm lại không nhiều bằng sự tranh cãi về quan điểm và thành tựu của con người này. Tình yêu mà công chúng dành cho ông vẫn tiếp tục nở rộ cho dù vấp phải nhiều sự bất đồng mạnh mẽ từ giới học giả; thậm chí trong một số lĩnh vực còn trở nên khá chua chát. Là biểu tượng cho mọi sự đúng đắn của nước Mỹ, Jefferson cũng trở thành hòn đá thử vàng cho những sai lầm. Bạn có thể nhìn lại, với lợi thế đã biết trước lịch sử, xác định được thời điểm thủy triều bắt đầu xuất hiện trong những năm 1960. Năm 1963, Leonard Levy xuất bản cuốn Jefferson và quyền tự do công dân: Mảng tối (Jefferson and Civil Liberties: The Darker Side), như tiêu đề của sách, phát hiện bản ghi của Jefferson với tư cách là một người bảo vệ tự do cho những quyền của số ít truyền cảm hứng hơn và bài hùng biện của ông về tự do ngôn luận và tự do báo chí thường xuyên mâu thuẫn với hành động của mình. Thậm chí còn có một nhát búa nặng hơn vào năm 1968, với việc xuất bản cuốn Trắng hơn Đen (White over Black) của Winthrop Jordan, đánh giá lại các mối quan hệ chủng tộc ở Mỹ giai đoạn đầu với một đoạn dài nói về Jefferson. Tuy đây không phải một bản cáo trạng https://thuviensach.vn nặng nề dành cho Jefferson, nhưng cuốn sách của Jordan cho rằng phân biệt chủng tộc đã mọc rễ trong linh hồn Mỹ từ rất sớm trong lịch sử, và Jefferson là minh họa tiêu biểu nhất cho các giá trị có tính phân biệt chủng tộc ẩn sâu trong những nếp gấp của tính cách người da trắng. Jordan có một thái độ bất khả tri trước các cáo buộc về mối quan hệ tình ái với Sally Hemings, nhưng cũng không ủng hộ những câu chuyện liên quan đến Sally, mô tả một Jefferson có những cảm xúc sâu sắc nhất đối với người da đen bởi sự thôi thúc nguyên sơ trong tiềm thức giống như thiên hướng tính dục vậy. Nhiều cuốn sách học thuật khác đã sớm nói về các chủ đề liên quan, nhưng Trắng hơn Đen đã tạo ra sự tranh luận về vấn đề trung tâm là chủng tộc và chế độ nô lệ trong bất kỳ đánh giá nào về Jefferson. Khi điều này trở thành một thước đo chính cho tính cách của Jefferson, uy tín của ông trong giới học giả hẳn sẽ giảm sút. Một dấu hiệu của hiện tượng suy giảm sắp xảy ra - một lần nữa lại là sự nhìn lại dĩ vãng - đó là bài luận năm 1970 của Eric McKitrick đánh giá tiểu sử của Jefferson do Dumas Malone và Merrill Peterson viết. McKitrick đã táo bạo đặt ra vấn đề, liệu đây có phải lúc để tuyên bố tạm ngưng lối nghiên cứu nhằm ca ngợi Jefferson. McKitrick đặt câu hỏi: “Có điểm nhân cách nào không mang đậm tính anh hùng từ mọi góc độ?” - đặc điểm đó đã vượt xa sự phức tạp rõ ràng với chế độ nô lệ. Còn sự thể hiện yếu ớt của ông ở cương vị Thống đốc bang Virginia trong Cách mạng Mỹ, khi ông không huy động nổi dân quân và phải phi ngựa về Monticello để trốn đạo quân cướp giật của Anh thì sao? Và chuỗi dài thất bại của ông với lệnh Cấm vận Mỹ năm 1807, nhưng ông vẫn bám vào ảo tưởng rằng biện pháp trừng phạt kinh tế sẽ giữ cho chúng ta ở ngoài cuộc chiến, ngay cả sau khi đã thấy quá rõ ràng rằng chúng chỉ tàn phá nền kinh tế Mỹ? https://thuviensach.vn Từ góc nhìn ở Charlottesville, đây là những câu hỏi xấc láo, nếu không muốn nói là mang đầy tính thù địch. Dumas Malone, học giả lớn tuổi hiểu biết về Jefferson, đã làm việc vất vả hầu như cả đời, dành phần lớn thời gian trong khuôn viên trường Đại học Virginia để viết sáu tập tiểu sử về Jefferson và thời đại của ông (Jefferson and His Time), một trong những tác phẩm lớn vì tình yêu trong giới học giả Mỹ. Nghiên cứu về Jefferson của Merrill Peterson chỉ ít tính anh hùng hơn một chút. Giờ thì McKitrick đang tuyên bố không thể tiếp tục giải thích theo những hiểu biết có sẵn theo quan điểm Charlottesville, những thứ được ông gọi là “theo cách nhìn của phe Jefferson”, vốn chỉ làm suy yếu sức mạnh lý giải của chúng. Ngạc nhiên hơn là ở Charlottesville, việc nghiên cứu lại về Jefferson do McKitrick kêu gọi đã đạt tới đỉnh cao. Việc này xảy ra vào tháng 10 năm 1992, khi Quỹ Tưởng niệm Thomas Jefferson triệu tập một hội nghị với cái tên vô cùng tôn kính “Những di sản Jefferson”. Kết quả là một cuộc trao đổi hăng say diễn ra trong sáu ngày, được một phóng viên gọi là “kiến thức miễn phí cho mọi người”. Sau hội nghị, có 15 bài viết được Nhà xuất bản Đại học Virginia công bố trong thời gian kỷ lục, một băng video dài một giờ ghi hình cuộc trao đổi được chiếu trên truyền hình đại chúng, một loạt phóng sự trên các tờ báo ở Richmond và Washington Post. Được quảng bá như là phiên bản học thuật của bữa tiệc sinh nhật Jefferson (lần thứ 250 sắp diễn ra trong tháng 4), hội nghị giống như một phiên xử công khai, với Jefferson trong vai trò bị đơn. Nội dung tố tụng chính đến từ Paul Finkelman, một sử gia sau này giảng dạy tại Đại học Virginia Tech, và lời buộc tội chủ yếu là đạo đức giả. “Bởi vì ông là tác giả của Tuyên ngôn Độc lập”, Finkelman nói, “nên việc kiểm tra quan điểm của Jefferson đối với chế độ nô lệ không phải là liệu ông có tốt hơn so với những người tồi nhất của thế hệ mình hay không, https://thuviensach.vn mà phải là ông có tiên phong cho những thứ tốt nhất hay không”. Câu trả lời rõ ràng là một bản cáo trạng: “Jefferson đã trượt bài kiểm tra”. Theo Finkelman, Jefferson là một người phân biệt chủng tộc từ trong ra ngoài, thậm chí đã phủ nhận ngay cả khả năng người da đen và người da trắng có thể sống với nhau trên cơ sở bình đẳng. Hơn nữa, một vài nỗ lực của ông để chấm dứt buôn bán nô lệ hoặc hạn chế việc mở rộng chế độ nô lệ xuống miền Nam cũng như kế hoạch từng bước giải phóng nô lệ của ông chỉ là miễn cưỡng. Monticello thân yêu của ông và sự tiêu xài phung phí cá nhân chỉ có thể có được là nhờ sức lao động của nô lệ. Finkelman cho rằng thật sai lầm, thậm chí là bệnh hoạn, khi tôn thờ Jefferson như là cha đẻ của tự do. Nếu Finkelman là công tố viên trưởng, thì nhân chứng chính của bên nguyên là Robert Cooley, một người đàn ông da đen trung niên tự xưng là hậu duệ trực tiếp của Jefferson và Sally Hemings. Cooley đứng trước khán giả trong phần hỏi và trả lời, tự cho mình là “bằng chứng sống” cho thấy câu chuyện về sự lầm lạc của Jefferson với Sally Hemings là sự thật. Dù các học giả có kết luận gì đi nữa, thì mấy thế hệ người Mỹ gốc Phi sống tại Ohio và Illinois đều biết có dòng máu của Jefferson chảy trong huyết quản của mình. Có thể đến ngày tận thế, các học giả vẫn nói rằng không có bằng chứng hoặc tài liệu xác thực điều này. Nhưng bằng chứng không tồn tại vì một lý do chính đáng. “Hồi đó, chúng tôi không thể viết”, Cooley giải thích. “Vì chúng tôi là nô lệ”. Và những đứa con da trắng của Jefferson có thể đã hủy tất cả bằng chứng viết tay về mối quan hệ này ngay sau khi ông chết. Về cơ bản, Cooley đem truyền thống truyền khẩu của cộng đồng da đen đọ với truyền thống văn bản của giới học giả. Phiên bản của ông ta về lịch sử có thể không có những bằng chứng rõ ràng, nhưng nó chắc chắn có ảnh hưởng chính trị. Khi ông ta ngồi xuống, tiếng vỗ tay của khán giả vang lên khắp khán phòng. Phóng viên Washington https://thuviensach.vn Post thuật lại tình trạng hội nghị: “Những người bảo vệ Jefferson giữ thế phòng thủ. Thật là một thời điểm khó khăn cho các biểu tượng”. Trên thực tế, kể cả nhát búa tạ của Finkelman hay chứng minh nhân thân đầy kịch tính của Cooley đều không phản ánh chính xác được toàn bộ hội nghị, mặc dù báo chí có xu hướng tập trung vào các bài trình bày, vì đó là những thứ đầy màu sắc và gây tranh cãi nhất. Một đánh giá cân bằng hơn đối với hiện trạng nghiên cứu về Jefferson là của Peter Onuf, người kế nhiệm Merrill Peterson trong vị trí Giáo sư Quỹ Tưởng niệm Thomas Jefferson tại Đại học Virginia và Trưởng ban tổ chức hội nghị Charlottesville. Trong một bài nghiên cứu có tựa đề “Jefferson của các học giả” (“The Scholars’ Jefferson”) xuất bản trong số tháng 10 năm 1993 của William and Mary Quarterly, tạp chí học thuật hàng đầu trong lĩnh vực này, Onuf cho rằng uy tín của Jefferson rõ ràng đang sa sút, nhưng chỉ có vài sử gia sẵn sàng theo bước Finkelman, chuyển cách nhìn Jefferson từ người anh hùng thành tội đồ nước Mỹ. Các học giả không hoàn toàn sẵn sàng san bằng Đài tưởng niệm Jefferson hoặc xóa khuôn mặt của ông khỏi núi Rushmore. Mặt khác, sự sùng bái mù quáng với một Jefferson thần thoại vẫn chiếm ưu thế trong văn hóa đại chúng rõ ràng đã đẩy những sinh viên nghiên cứu nghiêm túc về Jefferson đến chỗ tuyệt vọng. Và truyền thống sùng bái quá mức với hai đại diện là Malone và Peterson chắc chắn đã chết trong giới học giả. Onuf đề nghị hai cách hợp lý để hiểu được vấn nạn trong tình hình nghiên cứu hiện tại. Cách thứ nhất, cuộc cách mạng dân chủ mà Jefferson góp phần khởi xướng tại Mỹ giờ đây đã mở rộng, bao gồm cả các hình thức bình đẳng nhân quyền - đặc biệt là bình đẳng về chủng tộc và giới - những nội dung mà Jefferson có thể chưa bao giờ ủng hộ hay thậm chí mường tượng ra. Vì lý do đó, ông là một mục tiêu lớn và hiển nhiên đối với những sử gia đầy cảm hứng tư tưởng và những nhà phê bình https://thuviensach.vn chính trị đang lục lại quá khứ Mỹ hòng tìm kiếm những ví dụ ghê gớm của phân biệt chủng tộc, bất bình đẳng giới và thói gia trưởng để tiêu diệt, lôi chúng tới hiện tại như là những chiến lợi phẩm biểu tượng cho sự tồi tệ của thời đại đó. Và ông là mục tiêu hoàn hảo cho sự tìm kiếm này, chính xác vì rất nhiều người dân thường Mỹ quan tâm đến ông. Ông là một giải thưởng gây tranh cãi trong các cuộc chiến văn hóa đang diễn ra. Nếu lịch sử là kiểu chỉ dẫn đáng tin cậy, thi các nhà phê bình có cái nhìn khác biệt hơn đã không có cơ hội giành phần thắng, nhưng ngày càng nhiều người nhấn mạnh rằng Jefferson là một người da trắng phân biệt chủng tộc, sở hữu nô lệ, có khả năng làm suy giảm tiếng tăm anh hùng của ông, vì ý kiến chỉ trích của các học giả đã thấm dần vào văn hóa đại chúng. Sau này, việc nghiên cứu về Jefferson có lẽ chỉ là một sự binh duyệt những nội dung thu hút sắp tới trong thế giới đại chúng rộng lớn hơn. Cách thứ hai, Onuf cho rằng niềm đam mê với sự phức tạp trong tâm lý được ca tụng của Jefferson đã dần nhường chỗ cho sự thất vọng. Những nghịch lý nổi tiếng hấp dẫn các nhà thơ và tín đồ của “Jefferson hay thay đổi” đã bắt đầu trông giống như những mâu thuẫn tuyệt đối. Onuf mô tả chân dung học thuật mới của Jefferson là “một con quái vật tự lừa dối bản thân”, một người có phong cách vui vẻ quá đà, ngụy trang những lời tẻ nhạt thành sự khôn ngoan chính trị mà Onuf coi là “lá mặt lá trái của văn hóa dân chủ hiện nay”. Sự đa nhân cách của Jefferson không còn được coi là các khía cạnh khác nhau trong một con người thời Phục hưng, mà giống như những lớp cải trang khéo léo của một kẻ liều lĩnh. Từ cuối cùng là của Gordon Wood, thường được coi là sử gia hàng đầu về thời đại cách mạng, ông được đề nghị đánh giá những bài xuất bản sau hội nghị Charlottesville. Wood cho rằng cốt lõi của vấn đề Jefferson https://thuviensach.vn không phải là những khiếm khuyết khó tránh khỏi ấy, mà là những kỳ vọng phi thực tế của chúng ta. “Người Mỹ chúng ta phạm lỗi lớn trong việc thần tượng hóa… và biểu tượng hóa những nhân vật có thật”, Wood cảnh báo, “không thể và không nên tách họ ra khỏi thời gian và không gian của họ”. Không nhân vật lịch sử nào mà trong đời thực lại có thể là một anh hùng toàn vẹn, vì những điểm yếu của con người sẽ làm hỏng vị thế thánh thần của người đó. Wood đã viết: “Bằng cách biến Jefferson thành một kiểu anh hùng đạo đức tối cao mà không một ai trong lịch sử từng có thể sánh bằng, chúng ta đã để bản thân mình sa ngã theo những khiếm khuyết thời đại của một chủ nô thế kỷ 18”. Dường như với tôi, quan điểm của Wood khá chuẩn; thực tế, đây là đánh giá đúng mực về vấn đề Jefferson mà người ta muốn nghe giữa tất cả những tuyên bố đanh thép khác. Nhưng cũng có vẻ rất rõ rằng nó hoàn toàn không tạo ra sự khác biệt thực tế. Vâng, có lẽ tất cả chúng ta sẽ cảm thấy ổn hơn nếu người Mỹ chỉ được phép lựa chọn anh hùng (và cả tội đồ) cho mình từ các nhân vật giả tưởng, vì họ sẽ không bao giờ khiến chúng ta thất vọng. Nhưng chúng ta sẽ không và không thể làm thế. Thậm chí chúng ta sẽ cảm thấy ổn hơn nếu loại bỏ hẳn nhu cầu về các anh hùng. Nhưng không có ai trong lịch sử thành văn có thể làm được điều đó, và không có lý do để tin rằng người Mỹ hiện đại sẽ chứng tỏ một ngoại lệ. Hơn nữa, bản năng nghiên cứu để lập ra một trạm kiểm soát an ninh giữa quá khứ và hiện tại nhằm ngăn chặn việc quay về phía sau và tiến lên phía trước, trong khi nó có lợi thế là ngăn chặn được các phe phái có động cơ phá hủy ý thức hệ muốn quay ngược thời gian để nắm bắt những anh hùng và tội đồ phù hợp với mưu đồ chính trị của họ, nhưng cũng có những bất lợi khi biến lịch sử thành một không gian xa cách, không phù hợp, đã qua từ lâu và chỉ có các sử gia ở đó. https://thuviensach.vn Thần đèn Jefferson từ lâu đã thoát khỏi cái đèn lịch sử. Không nên đưa ông trở lại. Bằng chứng về xu hướng tự nhiên của Jefferson thoát khỏi quá khứ và bước vào hiện tại liên tục xuất hiện trên báo chí, kể cả vào lễ kỷ niệm 250 năm ngày mất của ông. Tờ New York Times đưa tin về một phiên tòa giả tưởng đặc biệt do Hội Luật sư Thành phố New York tổ chức, Chánh án William Rehnquist chủ trì, cố gắng buộc Jefferson ba tội: phá vỡ sự độc lập của tư pháp liên bang, sống xa hoa theo phong cách của vua Louis XIV (triển lãm Monticello), và thường xuyên vi phạm Tuyên ngôn Nhân quyền. Mặc dù các công tố viên sở hữu hàng loạt bằng chứng kết tội, nhưng Jefferson vẫn được chứng minh vô tội; luật sư cả hai bên đều xướng tên ông. Trong khi đó, ở Bắc Virginia, tờ Washington Post đưa tin về một cuộc biểu tình ngày càng căng thẳng, chống lại kế hoạch đặt một công viên giải trí Walt Disney mới tại khu vực lịch sử xung quanh các chiến trường của cuộc Nội chiến. Một chủ sở hữu bất động sản giàu có người Iran tên là Bahman Batmaughelidj cũng phản đối. Ông được báo chí gọi là Batman, hóa ra ông là người Iran nhân đức tôi đã gặp tối đó ở Worcester. Ông biết rằng Tập đoàn Walt Disney là nhà sản xuất và phát hành chính bộ phim Jefferson ở Paris (Jefferson in Paris) của hãng Merchant and Ivory, tán thành câu chuyện về mối quan hệ tình ái giữa Jefferson với Sally Hemings. Ông hiện đã quyết định cực lực phản đối công viên giải trí Disney vì Disney đã đồng lõa đổ thêm dầu vào lửa trong vụ bê bối Sally. Batmaughelidj cảnh tỉnh: “Người Mỹ không nhận ra Jefferson và ý tưởng của ông sống mãi trong những niềm hy vọng và ước mơ của người dân ở các nước khác như thế nào. Bộ phim này sẽ phá hủy tất cả. Mọi người trên thế giới sẽ xem nó như là sự thật chưa biết về Jefferson. Và tất nhiên đó là một lời nói dối”. SỰ HỒI SINH, NĂM 1998 https://thuviensach.vn Vâng, sự thật chưa biết về câu chuyện Sally Hemings là bằng chứng sẵn có của mỗi bên trong cuộc tranh cãi, đủ để duy trì tranh luận nhưng không đủ để kết thúc cuộc tranh luận đó bằng cách này hay khác. Bất cứ ai tuyên bố có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi kích động nhất về Jefferson trong lịch sử đều tự dối mình hoặc nói dối trắng trợn. Trong hai lần thuyết trình trước các nhân viên và hướng dẫn viên tại Monticello, tôi đều để nghị rằng chúng ta nên khai quật hài cốt của Jefferson để có được mẫu gen cho phép so sánh DNA với hậu duệ Hemings. Dường như với tôi, đó là cách duy nhất để giải đáp điều bí ẩn này. Mọi người tại Monticello chăm chú lắng nghe, đồng tình với đánh giá của tôi về tình hình, nhưng lắc đầu kinh hãi với ý nghĩ mạo phạm tới ngôi mộ của Jefferson là một việc nghiêm trọng. Bên cạnh đó, một số còn cho rằng có lẽ là không đủ bằng chứng vật chất còn lại để xét nghiệm DNA cho các nghiên cứu khoa học đáng tin cậy. Tôi không biết rằng khoa học hiện đại đang chạy đua để tìm ra một kỹ thuật mới cho phép so sánh DNA mà không cần mẫu gen từ chính Jefferson. Bởi nhiễm sắc thể Y được di truyền nguyên vẹn cho nam giới qua các thế hệ, và hiện nay về mặt khoa học đã có thể thực hiện các phương pháp thí nghiệm tinh vi hơn để xác định những chỉ dấu di truyền trên các nhiễm sắc thể Y mà không cần phải đào Jefferson lên. Một nhóm nghiên cứu do Tiến sĩ Eugene Foster phụ trách, là nhà nghiên cứu bệnh học đã nghỉ hưu tại Đại học Virginia, thu được mẫu máu có chứa nhiễm sắc thể Y của Jefferson từ một hậu duệ còn sống của ông và từ một số con cháu trong dòng họ Hemings. Các kết quả được xuất bản trên tạp chí khoa học Nature và công bố cho báo chí vào ngày Halloween năm 1998, cho thấy sự trùng khớp giữa Jefferson và Eston Hemings, con út của Sally. Khả năng ngẫu nhiên xảy ra sự trùng khớp này thấp hơn một phần nghìn. Điều này là bằng chứng thuyết phục cho thấy Jefferson https://thuviensach.vn là cha của ít nhất một trong những người con của Sally, kết hợp với các bằng chứng trước đây cho thấy nhiều khả năng giữa họ đã tồn tại một mối quan hệ tính dục lâu dài. Nếu câu chuyện Tom và Sally là chương trình truyền hình thực tế dài kỳ nhất trong lịch sử Mỹ, thì rốt cuộc nó cũng đã đến tập cuối. Phản ứng của giới học giả đối với công bố này gần như chắc chắn làm tăng thêm và sâu sắc thêm sự đồng thuận quan trọng mà Peter Onuf đã tổng hợp từ năm năm trước đó. Chúng ta biết rằng Jefferson là một nhân vật vốn khó nắm bắt, làm sống lại mâu thuẫn trung tâm trong lịch sử Mỹ: ông đã đưa ra sự hứa hẹn về bình đẳng truyền cảm hứng nhất trong lịch sử hiện đại, trong khi cả cuộc đời ông sống giữa 200 nô lệ. Giờ đây chúng ta cũng biết rằng ông là cha của vài đứa trẻ với một trong những người nô lệ đó, trong khi ông tuyên bố rằng sự pha trộn chủng tộc là một viễn cảnh khủng khiếp và là một lý do chính đáng để không thể kết thúc dễ dàng chế độ nô lệ. Trước bằng chứng DNA này, người ta có cơ sở để kết luận rằng Jefferson đã sống đầy mâu thuẫn. Bây giờ không thể không kết luận rằng ông đã sống đầy dối trá. Câu chuyện xuất hiện tràn ngập trên trang nhất tất cả các tờ báo, tạp chí và kênh truyền hình lớn; một phiên bản tái hiện những cuộc chiến văn hóa nổ ra trong chuyên mục nhân vật sự kiện. Vì tôi là đồng tác giả của bài luận đi kèm với nghiên cứu DNA trên tờ Nature, và cũng được ghi nhận là thuộc phe phản đối các phiên điều trần luận tội bê bối tình dục của Tổng thống Clinton, nên William Safire của tờ The New York Times đã cáo buộc tôi chọn thời điểm công bố nghiên cứu này nhằm cản trở vụ kiện chống lại Clinton, có lẽ bằng cách chứng minh rằng việc quan hệ bất chính với phụ nữ trẻ đã từng có tiền lệ. Một số học giả và nhà báo da đen nhân dịp này đã thắc mắc tại sao rất nhiều sử gia da trắng, bao gồm cả tôi, không thể nhận thức đúng chuyện này và không hề chú ý đến những https://thuviensach.vn câu chuyện truyền khẩu trong gia đình Hemings, vốn coi mối quan hệ tính dục giữa Tom và Sally là một sự thật hiển nhiên. Nó rõ ràng hàm ý về sự phân biệt chủng tộc tại nơi làm việc, cùng với làn sóng bảo vệ Jefferson khỏi sự phức tạp trong lịch sử các mối quan hệ tình ái bí ẩn giữa người da đen và người da trắng ở miền Nam nước Mỹ. Tuy nhiên, dư luận cho rằng cả bài phê bình hàn lâm về địa vị cao quý của Jefferson lẫn sự thái quá của báo chí, hòng biến ông thành một con dao hai lưỡi trong những cuộc chiến văn hóa, dường như cũng chẳng tạo nên khác biệt gì nhiều. Giống như thị trường chứng khoán đã dự đoán được một chút khuấy động trước những thông tin tài chính mới, người Mỹ chính thống tiếp nhận tin tức này một cách dễ dàng, điều này chỉ xác nhận ấn tượng của tôi rằng phiên bản Fawn Brodie của câu chuyện Sally và Tom từ lâu đã giành chiến thắng trong cái chợ dư luận. Du khách tại Đài tưởng niệm Jefferson và tại Monticello, khi được hỏi về phản ứng của họ trước những tiết lộ gần đây, đã thể hiện sự lãnh đạm thường thấy, khẳng định đã biết việc này lâu rồi. (Khi nhìn lại, có vẻ rằng những người cố chống lại sự thật chính là con cháu da trắng trong gia đình Jefferson và đa số những sử gia chuyên nghiệp). Một chi tiết tích cực lật ngược tình thế cho câu chuyện cũng có thể xuất hiện trong những cuộc gọi đến các chương trình phỏng vấn. Jefferson bây giờ đúng là con người hơn bao giờ hết, là Thường dân Mỹ trong thời kỳ dễ dãi hơn, Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và người đã tồn tại giữa chúng ta. Một sự thay đổi tuyệt vời khác, một nét đặc trưng ít hấp dẫn nhất của ông - niềm tin sâu thẳm ở ông về việc người da đen vốn ở tầng lớp thấp kém và không bao giờ có thể hòa nhập với cộng đồng da trắng giờ đây cần xem xét lại. Mặc dù Jefferson có công khai nói hoặc viết điều gì, ông đã có một đời sống riêng giữa hai chủng tộc da trắng và da đen. Trong ý nghĩa này, bấy lâu nay ông đã là người anh hùng đa văn hóa của chúng ta. https://thuviensach.vn Lời giải thích cường điệu đó đã củng cố thêm nhận thức của tôi về việc Jefferson là một biểu tượng nam tính và lăng nhăng nhất trong lịch sử Mỹ. Hơn bất kỳ nhân vật nào trong đền thờ nước Mỹ, ông là hiện thân của ý chí niềm tin nơi chúng ta. Dù chúng ta có tìm hiểu gì về Jefferson trong lịch sử, một người thật sự đã bước qua thăng trầm trong giai đoạn 1743-1826, thì Jefferson huyền thoại vẫn tiếp tục tồn tại và được lan truyền. Đài tưởng niệm Jefferson nhẫn nại tọa lạc ở Tidal Basin, tòa biệt thự tại Monticello đã được phục dựng hoàn hảo, và khuôn mặt trên núi Rushmore thì trường tồn. Thật dễ chịu khi hiểu được con người thực của ông. Jefferson xuất hiện trong các trang tiếp theo là một con người không hoàn mỹ, một người có kiến thức đồ sộ nhưng ngây thơ kỳ lạ, có thể nhìn sâu vào tâm trí người khác bằng khả năng tự lừa dối bản thân, hết lòng tận tụy vì những nguyên tắc lớn với giả thuyết vô cùng dể chịu rằng tư cách đạo đức của ông là điều không thể trả lời. Khi tôi công bố một phiên bản chân dung mộc như vậy trước một khán giả tại Richmond là một phụ nữ lớn tuổi, bà ta đã mắng tôi vì tội bất kính. Bà ta phàn nàn: “Quý ngài đạo đức của tôi, ngài chỉ là con bồ câu bay ngang qua bức tượng của Thomas Jefferson mà thôi”. Tất cả những gì tôi có thể phản biện là nhân vật trong các chương tiếp theo, dù vĩ đại, nhưng không phải là một bức tượng. https://thuviensach.vn Chương 1: PHILADELPHIA: 1775-1776 Là dễ dàng để đưa ra những nhận định chắcchắn vềcon người Jefferson vào năm 1776 hơn là vào năm 1793 hoặc năm 1800. DUMAS MALONE (1948) Đó là một nhận định đã lỗi thời về bước khởi đầu lớn [của Thomas Jefferson](4). Ngày 20 tháng 6 năm 1775, Thommas Jefferson đến Philadelphia trong một cỗ xe lộng lẫy, được gọi là phaeton, cùng với bốn con ngựa và ba nô lệ. Quãng đường khoảng 300 dặm từ Williamsburg tới đây phải đi mất 10 ngày, phần vì đường sá còn kém và hệ thống biển chỉ dẫn sơ sài - ông đã hai lần buộc phải thuê người hướng dẫn chỉ lại đường - phần vì ông đã nán lại ở Fredricksburg và Annapolis để mua thêm đồ đạc cho đoàn tùy tùng. Là đại biểu bang Virginia trẻ nhất và mới được bầu của Quốc hội Lục địa, rõ ràng ông định phát huy chuẩn mực sành điệu của giới quý tộc Virginia, thứ mà báo chí Philadelphia gần đây đã mô tả với sự ngưỡng mộ và vị nể xen lẫn như những “đấng quân vương kiêu hãnh của phương Nam”… (4)“Đó” ở đây nhằm chỉ nhận định của Dumas Malone ở trên, về việc có thể dễ đưa ra nhận định “chắc chắn” về Jefferson hồi năm 1776 hơn là so với thời kỳ sau. Ngược với quan điểm này, ở đoạn dưới, tác giả nhấn mạnh sự “mơ hồ” của chân dung Thomas Jefferson qua các lời kể về ông thời kỳ này. https://thuviensach.vn Vì vậy, ông đã sắm cho mấy người hầu da đen của mình là Jesse, Jupiter và Richard những bộ cánh sang trọng để tương xứng với một quý ông Virginia chuẩn mực, bao gồm cả roi xà ích cho Jesse, cưỡi ngựa dẫn đầu đoàn. Richard ngồi trong xe với ông chủ của mình; Jupiter, người hầu riêng của Jefferson và đồng hành cùng ông từ thời sinh viên tại Đại học William & Mary, đi sau với hai con ngựa nữa. (Sau này, chính Jupiter là người đi cùng với Jefferson trong hầu hết thời gian đầu và đi vào lịch sử, rồi qua đời vào năm 1800 ngay trước khi Jefferson nhậm chức tổng thống, sau khi uống thuốc do “thầy lang” ở khu nô lệ Monticello pha chế). Hiện không có ghi chép gì về ấn tượng mà đoàn tùy tùng lịch thiệp này đã để lại trong đầu những cư dân Quaker quen sống tằn tiện của Philadelphia, nhưng sự đối lập gay gắt trong tính cách và sự nghiệp của Jefferson đã bắt đầu bộc lộ. Người mà đúng một năm sau đó, đã dự thảo một tuyên ngôn về nhân quyền nổi tiếng và hùng hồn nhất ở nước Mỹ - và có lẽ của cả thế giới - đã bước chân vào chính trường với tư cách một nhà quý tộc đường đường sở hữu nô lệ. Vì vậy, đa phần những gì chúng ta biết về Jefferson thời trẻ là từ những hồi tưởng sau này, khi mà ký ức đã bị bao phủ bởi ánh hào quang xung quanh huyền thoại Tuyên ngôn Độc lập và các giai thoại đã được sắp xếp lại cho phù hợp với những mục đích cá nhân và chính trị khác nhau. Hơn nữa, có một khó khăn mà các chuyên gia về Jefferson gần như không thể vượt qua, đó là trận hỏa hoạn Shadwell, đã phá hủy hầu hết giấy tờ cá nhân của Jefferson vào năm 1770, khiến việc phục hồi thông tin về những năm đầu sự nghiệp của ông chủ yếu dựa trên các phán đoán cảm hứng. Với sự thiếu thốn tư liệu thời gian đầu và thừa mứa từ sau năm 1776, người ta rất dễ, và nhiều khi là không thể tránh khỏi theo một cách nào đó, hiểu về nhà cách mạng non trẻ thông qua vị chính khách già dặn. https://thuviensach.vn Ví dụ, vấn đề về ngoại hình của Jefferson hồi trẻ. Vị đại biểu 32 tuổi của bang Virginia trông thế nào? Tất cả đều nhất trí rằng anh ta cao khoảng 1m87, có lẽ hơn thế vài phân. Tuy nhiên, sau đó bức hình bắt đầu mờ đi. Edmund Bacon, đốc công tại Monticello của Jefferson dưới thời ông làm tổng thống và sau đó nghỉ hưu, nhớ lại rằng “làn da của ông ấy rất sáng và thuần khiết, giống như con người ông ấy nói chung”. Nhưng hầu hết các báo cáo khác, và hầu hết các bức chân dung gần đây nhất, mô tả ông là người có gương mặt đỏ gay và nhiều tàn nhang, với nước da hoặc bị cháy hoặc rạng rỡ, tùy theo cảm giác từng người nhìn. Hình ảnh đương thời duy nhất của Jefferson hồi trẻ, được họa sĩ Pierre du Simitière vẽ bằng bút mực vào năm 1776, cho thấy một khuôn mặt như bị độn cái gì đó với ánh nhìn trống rỗng. Và có lý do để nghi ngờ rằng bức vẽ chưa chắc đã là Jefferson. Nhưng hầu hết những mô tả về Jefferson khi về già đều nhấn mạnh rằng ông có một khuôn mặt “gầy gò” hoặc mỏng tang. Bacon nói rằng ông “không có thịt thừa” - và đôi mắt rất sáng. Màu mắt của ông cũng gây nhiều tranh cãi. Hầu như tất cả các báo cáo sau này đều nói mắt ông màu xanh trong; nhưng những mô tả trước đó, cũng như hầu hết các bức chân dung, lại cho thấy mắt ông có màu hạt dẻ hoặc xanh lá cây. Có lẽ ánh sáng đã khiến màu mắt ông thay đổi. Một trong những người từng là nô lệ của ông, Isaac, nhấn mạnh rằng ông chủ mình có dáng đứng thẳng. “Ông Jefferson có dáng người cao và thẳng nhất mà bạn từng gặp”, ông nhớ lại. “Hiếm có người nào trong thị trấn này có dáng đi thẳng như thế”. Bacon cũng nhất trí rằng Jefferson “thẳng như nòng súng”. Nhưng những người khác, chủ yếu là kẻ thù, mô tả ông là người oặt oẹo và lúc nào cũng chực sụp xuống, toàn bộ cổ tay, khuỷu tay và mắt cá chân. Sự khác biệt trong cách mô tả có thể là do các tư thế khác nhau. Khi đứng thẳng, ông có đôi vai vuông vức và dáng điệu trịnh trọng. Ông cúi chào mọi người mình gặp và hay đứng khoanh tay https://thuviensach.vn trước ngực, xác lập không gian riêng của mình và để phòng những người có ý xâm phạm. Tuy nhiên, khi ngồi, ông dường như hòa vào nêm ghế, dáng vặn vẹo, bên hông này lệch lên, bên hông kia lệch xuống, vai thõng xuống và vẹo sang bên, phần thân gập lại ở vài chỗ, chỗ như dao xếp, chỗ như đàn accordion. Hai đặc điểm nổi bật nhất của ông là mái tóc và thường hát suốt ngày. Không như những bất đồng về màu mắt, những bất đồng về màu tóc của ông dường như dễ hòa giải hơn. Tóc ông màu vàng đỏ hoặc đỏ cát. Số ít người khi kể lại đã mô tả tóc ông màu xám là về sau này, khi tuổi tác làm sắc đỏ nhạt đi nhưng không làm thay đổi chi tiết phụ làm nên sự hoàn hảo tự nhiên nơi ông, đó là ít khi ăn diện và thậm chí không thường xuyên rắc bột(5) hay đội tóc giả. Ông hay buộc tóc ra sau khi ngồi, lỏng lẻo và để rối tự nhiên. (5) Rắc bột lên tóc, một cách phục sức trước đây của đàn ông phương Tây. https://thuviensach.vn Ông hát mỗi khi đi bộ hoặc cưỡi ngựa, đôi khi trong lúc đọc sách. Isaac kể lại rằng “hiếm khi người ta nhìn thấy ông ấy ở bên ngoài, nhưng lại thường nghe thấy ông ấy hát”. Bacon cũng xác nhận rằng “khi ông ấy không nói chuyện thì ông ấy gần như luôn ngân nga một giai điệu nào đó, hoặc khẽ hát cho mình nghe”. Rõ ràng việc hay hát này là một thói quen đã có từ lâu. Vì vậy, nếu tin vào những điều trên, ta có thể hình dung Jefferson tới Philadelphia vào năm 1775 trong cỗ xe phaeton cùng với ngựa và nô lệ của mình, hình ảnh một thanh niên cao ráo mảnh khảnh tới từ Virginia có mái tóc vàng đỏ, ngồi rụt rè, thờ ơ, và khe khẽ hát. JEFFERSON THỜI TRẺ Những chi tiết quan trọng về thời thanh niên của ông, chí ít là các mảnh thông tin căn bản về tiểu sử, không mù mờ bằng hình ảnh bể ngoài của ông. Jefferson sinh ra tại Shadwell, hạt Albemarle, Virginia, ở chân núi Blue Ridge vào năm 1743. Chuyện kể rằng ký ức đầu đời của ông, khi ông chỉ khoảng 3 tuổi, “được đặt vào một cái gối và được một nô lệ cưỡi ngựa mang đi từ Shadwell đến Tuckahoe”, có lẽ đây là một kiểu dự cảm cho chuyến đi tới Philadelphia của ông. Cha của ông, Peter Jefferson, là một chủ đồn điền khá giả, nổi tiếng trong vùng là người khỏe mạnh, thích phiêu lưu như một nhà thám hiểm và khám phá vùng đất phía Tây. Khi qua đời năm 1757, Peter đã để lại 200 con lợn, 70 đầu gia súc, 25 con ngựa, 60 nô lệ, sáu con gái, hai con trai và bà vợ góa Jane Randolph Jefferson. Người ta biết rất ít về bà (lại là do trận hỏa hoạn Shadwell), trừ việc là một người mang họ Randolph và xuất thân từ một trong những gia đình danh giá nhất Virginia. Có lý do để tin rằng mối quan hệ của Jefferson với mẹ khá căng thẳng, đặc biệt sau cái chết của cha, là con trai cả, ông đã làm mọi cách có thể để loại bỏ sự giám sát của mẹ. Nhưng tất cả https://thuviensach.vn những suy đoán về điều này thực ra chỉ đơn thuần là suy đoán mà không có bằng chứng rõ ràng. Sau khi học xong tiếng Latin và Hy Lạp ở trường tư trong vùng, ông học tiếp lên Đại học William & Mary vào năm 1760. Ở đấy, ông nổi tiếng trong đám bạn cùng học như là một sinh viên chăm chỉ, đôi khi dành hẳn 15 tiếng để đọc sách, ba tiếng tập violon và sáu tiếng còn lại ăn và ngủ. Ông là một thanh niên cực kỳ nghiêm túc. Sau khi tốt nghiệp năm 1762, ông tiếp tục lối sống kỷ luật cao độ của mình khi học tiếp về luật tại Williamsburg dưới sự hướng dẫn của George Wythe (phát âm là with). Sau năm năm đằng đẵng tập sự, ông bắt đầu ra làm riêng, chủ yếu đại diện cho các chủ đồn điền quy mô nhỏ ở các hạt miền Tây trong các vụ liên quan đến đòi quyền đất đai và tước hiệu. Mặc dù ông không có đột phá gì về mặt luật pháp và cũng chẳng xử lý vụ nào đáng chú ý, nhưng ông nổi lên ở Tòa án Williamsburg như một luật sư có sự chuẩn bị cực kỳ tốt, một người phát ngôn trung lập trước tòa và một học giả về luật pháp đáng nể. Năm 1768, ông đã có hai quyết định quan trọng: thứ nhất, xây dựng nhà riêng của mình trên đỉnh một ngọn núi cao khoảng 264 mét thuộc điền sản ông được thừa kế từ cha mình; thứ hai, tự ứng cử vào Hạ viện vùng. Quyết định đầu tiên phản ánh điều mà sau này trở thành sự thôi thúc suốt đời ông, đó là được rút vào thế giới riêng của mình. Lúc đầu ông đặt tên cho ngôi nhà tương lai của mình là The Hermitage,(6) một nơi khép kín và chẳng mấy chốc đã trở thành Monticello, ngôi biệt thự trên núi và là dự án kiến trúc cả đời của ông. Quyết định thứ hai phản ánh tham vọng chính trị của ông và tiếng tăm ngày càng tăng ở vùng đất xa xôi Old Dominion, cũng như vị trí mới nổi của ông trong giới thượng lưu chủ đồn điền vùng Tidewater. Ông có một ghế ở Hạ viện vùng vào tháng 5 năm 1769, rồi nhanh chóng nằm dưới sự bảo trợ của hai nhân vật quan trọng vùng Tidewater: Peyton Randolph, ông cậu đằng mẹ của Jefferson, https://thuviensach.vn một nhân vật quyền lực nhất trong cơ quan lập pháp; và Edmund Pendleton, một nhà biện giải sắc sảo và nổi tiếng nhanh nhẹn của giới quý tộc chủ đồn điền. (6) Tức nơi ẩn dật. https://thuviensach.vn Vào ngày đầu năm mới năm 1772, ông hoàn thiện hình ảnh “gia trưởng” đầy cảm hứng của mình bằng việc kết hôn với Martha Wales Skelton, một góa phụ trẻ hấp dẫn và tinh tế, có của hồi môn nhiều gấp đôi số đất đai và nô lệ của Jefferson. Hôn nhân dường như đã giúp cho ông trở nên vững vàng. Cho đến đầu thập niên 1770, những sổ sách thường nhật và kế toán khác nhau mà ông dùng để ghi chép các giao dịch và bài viết cứ như do những người khác nhau viết nên. Chữ viết tay trong những sổ sách này khác nhau một trời một vực về độ nghiêng, lối viết và khoảng cách giữa các từ. Khi ông lấy vợ, việc thử nghiệm vô thức này đã dừng lại; văn phong của ông đi vào quy củ với hình thức rõ ràng, khiêm tốn và cứ vậy cho tới lúc ông về già, và giờ đây được lưu giữ trong dự thảo ban đầu của Tuyên ngôn Độc lập. Mặt khác, bản sắc chính trị của ông vẫn không rõ nét và nằm bên lề. Hình ảnh sống động đầu tiên của Jefferson ở Hạ viện vùng có tính tượng trưng. Như một sinh viên luật trẻ ở Williamsburg, ông đứng trong sảnh Hạ viện, nghe Patrick Henry hùng hồn tranh biện để phản đối Đạo luật Tem năm 1765. Jefferson là một người thích lắng nghe và quan sát, đặc biệt không thoải mái khi phải đứng dưới ánh đèn sân khấu, sự nhút nhát và lo lắng thể hiện trong tính cách mất tập trung của ông đôi khi khiến người ta nhầm lẫn với sự kiêu ngạo. Từ những ngày đầu ở Hạ viện, ông đã phản đối mọi hình thức đánh thuế của Quốc hội và ủng hộ các nghị quyết về không nhập khẩu để chống lại các quy định thương mại của Anh. Nhưng những thành viên khác của Hạ viện cũng làm vậy, cùng với toàn bộ giới lãnh đạo Tidewater. (Năm 1771, quan điểm chính trị cấp tiến của ông lại va phải kế hoạch cá nhân khi ông đặt hàng một cây đàn piano đắt tiền từ London, “cây đàn bằng gỗ gụ đẹp, chắc chắn, không phải gỗ dán”, nằm trong kế hoạch đám cưới của ông với Martha. Mặc dù vi phạm nghị quyết không nhập khẩu, https://thuviensach.vn nhưng ông vẫn yêu cầu gửi cây đàn và nói rằng ông sẽ để nó trong kho cho đến khi lệnh cấm vận được dỡ bỏ. Điều tương tự cũng xảy ra ba năm sau đó khi ông đặt “cửa sổ trượt” cho biệt thự Monticello). Giống với hầu hết những chính khách đương thời, ông hiện diện một cách phảng phất và lặng lẽ, như một trong những người ngoại quốc tại bữa tiệc tối, họ sẽ gật đầu một cách lịch sự khi di chuyển từ nhóm này sang nhóm khác nhưng không bao giờ để lộ việc họ nói hay không nói được tiếng bản địa. Ông có một ác cảm sâu xa với sự ganh đua và hỗn độn vốn có trên chính trường. Ông luôn nói với bạn bè rằng cuộc sống trên sân khấu trước công chúng không dành cho mình. Ngay từ lúc bắt đầu sự nghiệp chính trị, ông dường như đã sẵn sàng muốn nghỉ hưu. Nếu xét đến vai trò sau này của ông trong Quốc hội Lục địa và sau đó là trong công cuộc định hình Cách mạng Mỹ, thì việc ông chọn tham gia vào đoàn dại biểu Virginia ở Philadelphia là một tai nạn may mắn. Jefferson đã không được bầu vào đoàn đại biểu ban đầu năm 1774; ông không được coi là một nhân vật đủ nổi bật để tham gia đoàn cùng những cái tên như George Washington, Patrick Henry, Edmund Pendleton và Peyton Randolph. Tuy nhiên, năm 1775, ông đã được chọn làm người thay thế dự bị cho Randolph - Jefferson được coi như con đỡ đầu trong chính giới của Randolph - dự kiến là Randolph sẽ từ bỏ vị trí của mình tại Philadelphia để quay về phụ trách một việc được coi là quan trọng hơn ở Virginia. Công bằng mà nói thì Jefferson đã được xếp vào danh sách những nhân vật có tiếng trong chính giới ở Old Dominion, nhưng chỉ ở mức vừa phải, chủ yếu là nhờ ông có quan hệ họ hàng và nhận được sự bảo trợ từ những người trong nhóm Randolph. Nếu việc ông đến Philadelphia vào tháng 6 năm 1775 được coi là đã đánh dấu sự tham gia của ông vào chính trường, thì ông đã bước vào bằng cửa phụ. NHỮNG NGUYÊN TẮC WHIG https://thuviensach.vn Sự dè dặt và mờ nhạt của Jefferson lại có một ngoại lệ quan trọng. Chính điểm này ở ông đã khiến những đại biểu đến từ các thuộc địa khác biết đến chàng thanh niên Jefferson. “Tôi chưa bao giờ đồng hành với ông ấy”, Samuel Ward kể lại thời điểm sau khi Jefferson đến, nhưng “ông ấy có vẻ là một người tốt, mạnh mẽ, hiểu chuyện, và theo như cuốn sách ông ấy đã viết mùa hè trước thì hẳn ông ấy đúng là người như thế”. Tương tự như vậy, John Adams kể lại rằng Jefferson bước chân vào Quốc hội Lục địa, mang theo “danh tiếng của một cây bút bậc thầy… hệ quả từ một tài liệu hay ho ông đã viết cho Hạ viện vùng, đem lại cho ông đặc điểm của một tay viết cừ”. Tài liệu ấy chính là cuốn sách nhỏ mà Jefferson đã phần nào tình cờ công bố năm trước. Tháng 7 năm 1774, ông đã tự soạn thảo một tập hợp các hướng dẫn cho đoàn đại biểu đầu tiên của Virginia tại Quốc hội Lục địa. Ông đã chọn cách tránh né điển hình là cáo bệnh để không phải tham gia tranh luận trong Hội nghị Virginia, nhưng bạn bè lại thu xếp để một tờ báo ở Williamsburg đăng tải dự thảo của ông. Từ đó, các nhà in và các biên tập viên báo chí trên khắp các thuộc địa đã gọi cuốn sách nhỏ của ông với tiêu đề Quan điểm tóm tắt về quyền của Mỹ dưới sự cai trị của Anh (A Summary View of the Rights of British America). Các nhà lập pháp Virginia là độc giả mà những chỉ dẫn của Jefferson thật sự định nhắm đến, nhưng họ đã không đi theo các chỉ dẫn ấy, mà chủ trương áp dụng một thái độ ôn hòa hơn với Anh. Những kiến nghị của Jefferson, và những gì đã đặt cơ sở cho uy tín chính trị của ông bên ngoài Virginia, rõ ràng là cực đoan hơn. Thật vậy, nếu tin vào những luận điểm trong Quan điểm tóm tắt, ta sẽ thấy Jefferson chính là người đi tiên phong trong phong trào cách mạng ở Mỹ. Lối viết của Quan điểm tóm tắt giản dị và dứt khoát, báo hiệu trước khí chất rồi sẽ xuất hiện sau này trong một số đoạn của Tuyên ngôn Độc lập https://thuviensach.vn (ví dụ, “Những hành vi độc tài đơn độc có thể được coi như ý kiến ngẫu nhiên hiện thời, nhưng một loạt các áp bức, bắt đầu tại một thời kỳ nhất định, và tiếp tục bất biến dù bộ máy chính quyền đã thay đổi, đã chứng tỏ quá rõ ràng rằng có một kế hoạch có hệ thống và cố ý nhằm biến chúng ta thành nô lệ”). Tuy nhiên, điều mà hầu hết độc giả nhận thấy, và sau này Jefferson cho là đóng góp chính của ông, đó là những lập luận pháp lý rằng Nghị viện Anh không có quyền áp đặt bất kỳ điều gì lên các thuộc địa. Trong khi quan điểm này không được thể hiện rõ trong các tài liệu phản đối chế độ thuộc địa kể từ cuộc khủng hoảng Đạo luật Tem năm 1765, thì sự rõ ràng trong trường hợp của thuộc địa đã đụng chạm tới những điểm đặc biệt phức tạp. Giả sử, Nghị viện không có quyền đánh thuế đối với thuộc địa nếu không có sự đồng ý của họ, nhưng phải chăng Nghị viện không có quyền điều tiết thương mại? Đúng, Nghị viện không có quyền, nhưng sẽ được phép làm thế khi mục đích của việc điều tiết thương mại là nhằm tăng doanh thu. Nhưng vậy thì làm thế nào để đánh giá được mục đích? Và còn những hành động lập pháp khác của Nghị viện, ví dụ như đóng quân tại các thành phố thuộc địa và đóng cửa cảng Boston, thì sao? Những câu hỏi dai dẳng này được nêu ra làm cho vấn đề pháp lý hơi phức tạp. Phải chăng có một số việc này Nghị viện có thể làm nhưng một số việc khác thì không? Nếu vậy, làm sao để quyết định việc nào với việc nào? Sức hấp dẫn chính của Quan điểm tóm tắt là Jefferson đã xuyên qua mớ câu hỏi hỗn độn này bằng một nhát cắt sắc bén: “Nghị viện Anh không có quyền áp đặt lên chúng ta”. Thời điểm ra đời của cuốn sách cũng rất đúng lúc. Một số người bất đồng với chế độ thuộc địa - John Adams ở Massachusetts và James Wilson ở Pennsylvania - lúc này cũng rút ra cùng một kết luận rằng Nghị viện không có quyền đối với thuộc địa. Như đã đề cập trước đó, theo logic, điều này sẽ dẫn tới phong trào phản đối thực dân khắp nơi bắt đầu từ https://thuviensach.vn năm 1765. Nhưng Jefferson đã đặt nền móng pháp lý cho luận điểm này ngay khi nó trở thành một quan điểm duy nhất đứng vững để những người phản đối chính sách đế quốc Anh lấy đó dựa vào. Và ông đã làm điều đó trong cuốn sách, vừa như một bản tóm tắt pháp lý súc tích và thực tế, vừa có tính trào phúng của một bài giảng chính trị.. Hai luận điểm nổi bật khác của Quan điểm tóm tắt ít được chú ý vào thời điểm đó, nhưng vào những tháng sau này đã được mở rộng trong các cuộc tranh luận trong Quốc hội Lục địa. Thứ nhất là cách đối xử của Jefferson với George III và thái độ của nhà vua đối với nền quân chủ Anh. Phản ứng của hầu hết độc giả đối với Quan điểm tóm tắt tập trung vào điểm Jefferson phủ nhận quyền áp đặt của Nghị viện, bởi đó là vấn đề bức xúc về mặt pháp lý mà các cơ quan lập pháp thuộc địa khác nhau đều phải đối mặt. Có một điều mà nhiều người không để ý là Jefferson đã tiến một bước đến mục tiêu kế tiếp, đó là chế độ quân chủ mà trên thực tế chính là trở ngại duy nhất còn lại ngăn cản việc tuyên bố độc lập của Mỹ. Nói cách khác, bản cáo trạng dài dòng phản đối nhà vua mà ta thấy đã chiếm mất hai phần ba Tuyên ngôn Độc lập thực ra đã được thai nghén trong Quan điểm tóm tắt. Thái độ của Jefferson đối với chế độ quân chủ trong Quan điểm tóm tắt mang tính tuyên bố hơn là ai oán, và giọng điệu của ông khi nói về George III vừa thể hiện sự thiếu tôn trọng vừa có ý tố cáo. Nhà vua không phải là một đấng trị vì trời phú mà chỉ đơn thuần là “người đứng đầu nhân dân theo luật định, và bị hạn chế bởi quyền năng nhất định nhằm hỗ trợ sự hoạt động của cỗ máy chính phủ khổng lồ, được dựng lên để phục vụ chính kẻ trị vì, và do đó phải chịu sự giám sát của kẻ đó”. Jefferson đã không đổ lỗi cho Nghị viện hoặc “Những bộ trưởng xấu xa của nhà vua” vì sự quản lý nước Mỹ yếu kém của cả bộ máy chính sách đế quốc, cách tiếp cận được chấp nhận ngay cả trong phái cấp tiến. Thay vì https://thuviensach.vn thế, ông biến nhà vua trở thành kẻ đồng lõa trong những tội ác chống lại quyền của các nước thuộc địa. Ông cáo buộc George III về tội cẩu thả: cho phép hội đồng thuộc địa giải thể; từ chối nghe kháng cáo của bên bị hại; trì hoãn việc thông qua cải cách ruộng đất. Tuy nhiên, ông cũng đã buộc tội nhà vua về những hành vi hoàn toàn phi pháp của chính nhà vua: gửi lính có vũ trang vào các thành phố thuộc địa để dập tắt biểu tình hợp pháp; nghiêm cấm cư dân vùng thuộc địa di cư tự nhiên vượt quá ranh giới dãy núi Appalachian. Ông thậm chí còn đưa lời cáo buộc làm dấy lên một cuộc tranh cãi nảy lửa này vào bản dự thảo ban đầu của Tuyên ngôn Độc lập, cụ thể là George III đã duy trì sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ bằng cách liên tục ngăn cản các nỗ lực của thuộc địa trong việc chấm dứt việc buôn bán nô lệ châu Phi. Trong thực tế, khi có điều kiện nhìn lại, ta có thể thấy cuốn Quan điểm tóm tắt là một dự thảo sơ bộ của bản cáo trạng chống lại George III có trong bản Tuyên ngôn, được viết tròn hai năm trước văn bản nổi tiếng hơn và thậm chí là trước cả khi Jefferson có một ghế trong Quốc hội Lục địa. Thứ hai, thậm chí quan trọng hơn, là Quan điểm tóm tắt, vào lúc đó đã không được quan tâm, còn bộc lộ tâm tư của Jefferson ở buổi ban đầu trong sự nghiệp chính trị của ông. Đó là một phiên bản tinh vi và chủ yếu mang tính truyền thuyết của lịch sử Anh. Trong bối cảnh mong muốn chống lại sự lạm dụng quyền lực của chế độ quân chủ, Jefferson đả chèn thêm một đoạn dài, trong đó ông đã lần về nguồn gốc của sự lạm dụng, đó là cuộc chinh phục của người Norman. Nguồn gốc vấn đề thuộc địa của chính quyền Anh không phải là từ cuộc khủng hoảng Đạo luật Tem năm 1765, mà vấn đề thật sự bắt đầu từ năm 1066, khi người Norman đánh bại người Saxon trong trận Hastings. Đây là nguồn gốc của cái mà Jefferson gọi là “nguyên tắc tưởng tượng trong đó mọi vùng đất ban đầu đều thuộc về vua…” Toàn bộ lịch sử Anh kể từ cuộc chinh https://thuviensach.vn phục của người Norman đã là một sự lầm lạc không may, được biết đến với tên gọi chế độ phong kiến, rồi sau đó phát triển thành một hình thức độc ác nhất, đó là quyền lực tuyệt đối của hoàng gia ở các thuộc địa. Jefferson theo đuổi “nguyên tắc tưởng tượng” của mình bằng việc gợi ý tìm hiểu về quá khứ Saxon của Anh trước khi bị người Norman chinh phục, về cái thời trước đây trong những khu rừng ở Đức có một nhóm người sống tự do và hòa hợp, không có vua hoặc lãnh chúa cai trị, họ làm việc và sở hữu đất đai như những chủ thể có chủ quyền. Kiểu diễn giải “chuyện xưa kể rằng” của Jefferson về sau được biết đến như kiểu diễn giải lịch sử của Đảng Whig, đáng được quan tâm nghiên cứu như một đầu mối quan trọng trong việc tìm hiểu bản năng trí tuệ sâu xa nhất của Jefferson. Ông đã được tiếp xúc với câu chuyện trung tâm của lịch sử Whig qua một số cuốn sách ông đọc thời trẻ, chủ yếu là tuyển tập Lịch sử Anh (History of England) của Paul de Rapin và Lịch sử chế độ sở hữu phong kiến ở Anh (History of Feudal Property in Great Britain) của Ngài John Dalrymple. Ông cũng đã từng đọc bản dịch cuốn Germania của Tacitus, nguồn tài liệu chủ yếu của các sử gia Whig vì có phần mô tả mô hình Saxon của chính phủ đại diện trước khi bị chế độ quân chủ phong kiến làm vấy bẩn. Vì vậy, không còn nghi ngờ gì nữa, những tác phẩm tiêu chuẩn về lịch sử Whig mà Jefferson đọc thời trẻ đã giúp định hình tư duy chính trị của ông trước năm 1776, và là một lý do để ông thường xuyên liên hệ “các nguyên tắc Whig cổ xưa” với suối nguồn các giá trị căn bản trong phong trào giành độc lập của Mỹ. Nhưng sự hấp dẫn của lịch sử Whig bắt nguồn từ một thứ khác, mạnh hơn lối biện luận hay tính logic của nó. Chúng có sức ảnh hưởng chính là bởi câu chuyện mà chúng kể lại cực kỳ hợp với cách tư duy của ông. Lối hành văn lãng mạn của chúng về một quá khứ hoang sơ, về một thời kỳ dài đã mất và về nơi con người từng sống với nhau rất hòa hợp mà không cần luật https://thuviensach.vn pháp cưỡng chế hoặc những kẻ cai trị khát máu, đã định hình lối viết trần thuật để trí tưởng tượng của Jefferson và những ảo vọng chôn sâu trong nhân cách của ông bay bổng. Lịch sử Whig đã không tạo nên những mơ mộng lãng mạn trong ông, mà nó đã biến những hy vọng và tầm nhìn sẵn có trong tâm trí và trái tim ông thành con chữ. Trong những tháng đầu ở Philadelphia, Jefferson quan tâm đến việc chia sẻ ý nghĩa thực tế của những nguyên tắc Whig với các đại biểu đồng nghiệp của mình hơn là nghiên cứu sự thâm sâu của chúng. Thuật ngữ chủ chốt ở đây là “biệt xứ”. Ý tưởng cốt lõi ở đây là các giá trị Saxon gốc ẩn chứa trong nước Mỹ. Suốt mùa thu và mùa đông năm 1775, Jefferson chuyên tâm nghiên cứu cuốn Những cuộc hành trình (Voyages) của Richard Hakluyt, nhằm thu thập tài liệu làm bằng chứng cho tuyên bố rằng những người di cư đầu tiên từ Anh đến Mỹ đã phải tự chi phí cho chuyến đi của mình, “không được trợ cấp bởi của cải hay sức mạnh của Anh”, và quan trọng nhất, họ coi việc di cư là một cách cắt đứt hoàn toàn với mẫu quốc. Nếu đúng, đây chính là lịch sử được xét lại với những kết quả mang tính cách mạng nhất, vì nó cho thấy việc độc lập khỏi Anh không phải là một viễn cảnh tương lai nào đó mà Jefferson và các đại biểu đồng nghiệp của ông trong Quốc hội Lục địa đã dự tính nghiêm túc; mà đây là một sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mù sương. Lý thuyết về biệt xứ là hoàn toàn và căn cứ về mặt lịch sử. (Jefferson bám vào lý thuyết này với sự kiên trì gần như ám ảnh suốt cuộc đời mình, dù ngay cả ông cũng thừa nhận rằng: “Tôi chưa bao giờ buộc được ai đồng ý với mình ngoài thầy Wythe”, giáo viên luật cũ của ông). John Adams cũng vừa mới công bố khảo sát của mình về lịch sử thuộc địa, với tác phẩm Novanglus, trong đó ông cũng tìm kiếm các nguồn gốc của việc Mỹ tuyên bố độc lập khỏi sự kiểm soát của Hoàng gia và Nghị viện. Nhưng thay vì một quá khứ Saxon thần bí, Adams lại phát hiện ra một https://thuviensach.vn mạng lưới phức tạp của các tiền lệ chồng chéo và quyền tài phán trong tranh chấp. Điều này đúng hơn với sự hỗn độn cố hữu trong lịch sử Anh và thuộc địa, vốn đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa quyền lực Hoàng gia và Nghị viện ở thời kỳ thuộc địa, sự khác biệt căn bản giữa các đặc quyền phụ thuộc vào thời điểm thành lập của các thuộc địa khác nhau, và duy nhất việc nhận thức dần dần về một phần thẩm quyền của Anh rằng họ đang giám sát một đế chế trên thực tế. Lý thuyết biệt xứ của Jefferson có cùng quan hệ với lịch sử thuộc địa giống như khúc hát tuổi thơ trong tiểu thuyết kiểu Jamesia. Đó chắc chắn là một phần hấp dẫn của nó. Khao khát sáng tạo và nắm bắt những tưởng tượng quyến rũ ấy của Jefferson không phải là một nỗ lực có dụng ý tuyên truyền. Jefferson tin vào những gì ông viết. Đúng là ông đã lợi dụng các bằng chứng lịch sử vào mục đích lớn hơn. Kỹ năng trí tuệ của Jefferson, ví dụ như trong việc quy trách nhiệm cho George III về việc buôn bán nô lệ, có thể được giải thích như là một mưu đồ thông minh. Không một ai tỉnh táo lại đi tin điều đó, nhưng phải công nhận đó là một miêu tả sai lạc nhưng hữu ích về chính trị. Tương tự là phiên bản vui mắt của Tiệc trà Boston trong Quan điểm tóm tắt. Theo như mô tả của Jefferson, một nhóm trung thành với Boston đã phá hoại một tàu hàng lậu, bất chấp việc có thể bị bắt giữ và truy tố. Samuel Adams, một nhân vật quan trọng trong Quốc hội Lục địa và cầm đầu Tiệc trà, hẳn phải cười khẩy mãn nguyện khi ông ta biết rằng “những người trung thành với Boston” thực ra là một nhóm côn đồ và phá hoại giả làm người da đỏ để tránh bị lộ tung tích, họ cũng nhận được sự ủng hộ ngầm từ những thương gia Boston, nên nhiều người trong số đó đã phất lên nhờ buôn lậu. Sam Adams nhận ra rằng Tiệc trà là một vở diễn được dàn dựng của sân khấu cách mạng. Jefferson đã mô tả nó như một hành động tự phát của chủ nghĩa yêu nước, được tiến https://thuviensach.vn hành theo nghi thức của một buổi tiệc trà. Nhưng rồi một lần nữa, có lẽ phiên bản của Jefferson tự thân nó chính là một động thái tuyên truyền, được dàn dựng có ý thức như chính Tiệc trà. Tuy nhiên, huyền thoại Saxon và thuyết biệt xứ lại là một vấn đề khác. Chúng không phải là những sự bóp méo khôn ngoan và cố ý. Chúng là sự bịa đặt hoàn toàn. Và Jefferson rõ ràng tin đó là sự thật. Đặc điểm nổi bật của chúng là mang màu sắc của một thế giới khác và gần như một câu chuyện cổ tích. Lịch sử đầy rẫy những nhân vật khôn ngoan và xuất chúng, sự vĩ đại của họ bắt nguồn từ quyết tâm tin vào những điều mà rốt cuộc lại là một tập hợp các ảo tưởng. Nhưng ảo tưởng của Jefferson có đặc điểm là ủy mị và trẻ con tới mức khó tin. Vì đặc điểm chủ chốt trong tư duy trưởng thành của Jefferson là, một mặt ông có cảm tình với những tầm nhìn được lý tưởng hóa và bình dị, mặt khác ông lại chối bỏ bằng chứng chứng tỏ những tầm nhìn ấy chỉ là hão huyền, do đó ta cần phải đặt câu hỏi xem đặc điểm này từ đâu ra. Lời giải thích được ẩn giấu trong các nếp gấp bên trong nhân cách của Jefferson, ngoài tầm với của các phương pháp lịch sử truyền thống và vũ khí bằng chứng. Những gì chúng ta có thể nhận ra ở đây là một kiểu hành vi thu mình lại, cho thấy rõ ràng có vấn đề về mặt tâm lý. Chàng thanh niên Jefferson đã thể hiện mình là một người có tính cách cực kỳ khép kín. Monticello cho ta một minh chứng mạnh mẽ nhất về nhu cầu của Jefferson là rút khỏi thế giới vốn đầy rẫy xung đột và áp bức giữa người với người để tạo ra một nơi trú ẩn có lối kiến trúc Palladian hoàn hảo, thiết lập môi trường lý tưởng cho tầm nhìn của ông về sự hài hòa bên trong. Và ông hay nói về mong muốn có một nơi trú ẩn an toàn khỏi sự hỗn độn và rối loạn của thế giới bằng những thuật ngữ rõ ràng là khoa trương. “Có thể có những người mà với tâm tính của họ thì họ sẽ hài lòng với việc đấu đá”, ông viết cho John Randolph năm 1775, “nhưng với tôi, https://thuviensach.vn trong tất thảy mọi thứ, đó lại là thứ kinh khủng nhất”. Ông rất thích “rút lui hoàn toàn khỏi sân khấu đại chúng và dành phần còn lại trong đời mình để nội tâm thư giãn và tĩnh lặng, xua tan mọi ham muốn sau tất cả, lắng nghe những gì đang trôi qua trên thế giới”. Người học trò khôn ngoan nhất, khi phải xây đi xây lại Monticello để nó trở thành nơi hoàn hảo và là một “chuyến du lịch bí ẩn huyền diệu của trò ảo thuật kiến trúc”, đã kết luận rằng nỗi ám ảnh cả đời của Jefferson về việc “xây rồi lại đập” tốt nhất nên được hiểu là một hình thức “trò chơi thời thơ ấu áp dụng vào thế giới người lớn”. Cả những kỳ vọng mà Jefferson ấp ủ trong cuộc sống riêng tư của ông nơi ngôi biệt thự trên núi, và cách mà ông cố gắng để thiết kế và xây dựng nó, cho thấy một mức độ đam mê thường thấy ở một thời tuổi trẻ. Rất ít thư từ cá nhân từ thời trẻ của ông còn sót lại đến nay, và chúng cho thấy một thiên hướng lãng mạn kiểu trẻ con ấy. Ở tuổi 20, ngay sau khi tốt nghiệp trường William & Mary, Jefferson đã viết cho người bạn thân nhất của mình là John Page: “Page ạ, tôi rất tin là mình sẽ chết sớm, và dù tôi không thể đưa ra lý do cho việc đó, nhưng tôi mệt mỏi với cuộc sống. Tại thời điểm khi tôi đang viết những dòng này, tôi gần như không nhận ra mình đang tồn tại. Tạm biệt, Page thân mến”. Vài tháng sau, ông báo với Page cảm giác bẽ bàng khi phát hiện ra mối tình si của mình với Rebecca Burwell, một người đẹp gợi cảm lúc đó đang ở Williamsburg, là một sự vô vọng. Jefferson đã lại gần cô trong một buổi khiêu vũ tại phòng Apollo của quán rượu Raleigh, nhưng lưỡi ông dính chặt và Rebecca thì chẳng hề quan tâm. “Tôi đã chuẩn bị trong đầu, những suy nghĩ đến với tôi, tôi cố nói năng lưu loát hết mức có thể, và hy vọng mình hành xử nhã nhặn ở mức chấp nhận được”, ông giải thích. “Nhưng, Chúa ơi!” Một mặt, những mẩu bằng chứng như thế cho thấy Jefferson là hình ảnh thu nhỏ của các thiếu niên tự ti (mặc dù trong thực tế, ông đã 20 https://thuviensach.vn tuổi tại thời điểm thất tình với Rebecca Burwell). Tuy nhiên, mặt khác, chúng lại cho thấy hình ảnh thoáng qua của một người trai trẻ dễ bị tổn thương, quen xây dựng thế giới nội tâm đầy những hấp dẫn tưởng tượng tuyệt vời mà chắc chắn sẽ xung đột với thực tại. Thay vì điều chỉnh kỳ vọng của mình khi đối mặt với nỗi thất vọng, ông lại chôn chặt chúng vào lòng, coi sự cách biệt giữa những lý tưởng của mình với sự không hoàn hảo của thế gian là vấn đề của mọi người chứ không phải của riêng mình. Sự gắn bó kỳ lạ của Jefferson lúc đó với truyền thuyết về quá khứ Saxon là một biểu hiện thời kỳ đầu về mặt tư tưởng của lối tư duy đặc trưng kiểu Jefferson. Nó đại diện cho phát hiện của ông - đúng hơn là phát minh của ông- về một thời kỳ bình dị và một nơi hợp với ý thức mạnh mẽ của ông về cách thức mà đáng lẽ mọi thứ nên diễn ra. Và bất kỳ sự thỏa hiệp nào với ảo mộng quyến rũ ấy đều sẽ phản bội lại các nguyên tắc cá nhân của mình. Trở lại thế giới xa xôi của Anh trước khi có người Norman, trước cả những tệ hại phong kiến, nam giới và nữ giới có thể kết hợp sự độc lập cá nhân với sự hòa hợp xã hội, tự do cá nhân với thượng tôn pháp luật, nhu cầu làm việc với ham muốn vui chơi. Cả đời mình, Jefferson bị ám ảnh bởi những viễn tưởng về một thiên đường như vậy và mong muốn tìm thấy nó trong các cảnh đồng quê, các bộ lạc da đỏ xa xôi, những khu vườn tỉa tót, những cộng đồng địa phương (sau này ông gọi họ là cộng hòa xã), hoặc những thế hệ mới và do đó chưa bị mua chuộc. Ở cấp độ cá nhân, chàng trai trẻ đang có Demosthenes của người Mỹ (và hy vọng số phận sẽ chọn ông cho cả hai vai trò). Các mục nhật ký của ông thể hiện một tinh thần tràn ngập các cuộc tranh luận, đó là tinh thần mà mỗi người khi đứng lên phát biểu đều được các đồng nghiệp của mình đánh giá như một thí sinh trong trò hùng biện thường thấy. Adams quan sát thấy rằng Edward Rutledge từ Nam Carolina là “người https://thuviensach.vn hoạt bát nhưng không sâu sắc” và có thói quen gây mất tập trung, đó là nói giọng mũi. Benjamin Rush đến từ Pennsylvania đã bị sa thải vì “nói quá nhiều... Lịch duyệt nhưng không sâu sắc”. Roger Sherman của Connecticut thì lại là một mô hình hoàn hảo của sự lúng túng: “Không có một sự tương phản đẹp đẽ và nổi bật nào hơn với chuyển động của đôi tay ông ta. Nói chung, ông ta thường đứng thẳng với đôi tay để phía trước... Nhưng khi ông ta di chuyển bàn tay, giống như một hành động, thì đến cả Hogarth thiên tài cũng không thể nào phát minh ra được một chuyển động đối lập với sự duyên dáng hơn thế. Đó chính là sự cứng nhắc, và lúng túng. Lúng túng như một cử nhân, hoặc sinh viên năm thứ hai”. Vào thời điểm Jefferson đến Philadelphia, Adams đã bắt đầu nổi lên như là một trong những diễn giả hiệu quả nhất trong Quốc hội, một người đàn ông với cái tôi đau đớn đã tự gắn mình với sự nghiệp giành độc lập, người mà sự kết hợp giữa việc học luật với năng lượng hùng biện đơn thuần đã vượt xa những đại biểu ôn hòa hơn trong một phong cách mạnh mẽ, có vẻ vừa như chó bull, vừa như núi lửa. Trong khi đó, vị thế của đoàn đại biểu Virginia ngày càng cao xuất phát chủ yếu từ tài diễn thuyết nổi tiếng của đoàn. Edmund Pendleton là bậc thầy hùng biện với mái tóc bạc và phong cách thanh lịch. Jefferson sau này mô tả ông ta là “người đàn ông giỏi tranh luận nhất mà tôi đã từng gặp”. Điểm đặc biệt của Pendleton là ở đoạn kết nhẹ nhàng và trầm lặng có sức thôi miên khán giả, trong khi lập luận của ông ta lại là một cuộc chiến tranh du kích ngầm chống lại những ý kiến tốt hơn, cho đến khi vấn đề cần giải quyết đi theo hướng suy nghĩ của ông ta gần như vô thức, giống như một quý tộc tự nhiên chiến thắng một cuộc đua mà không bao giờ tỏ ra phải cố gắng. Richard Henry Lee thì dễ bị kích động và phô trương hơn. Nếu kỹ thuật của Pendleton cho thấy một công việc yên bình, thì Lee lại là người https://thuviensach.vn ủng hộ một cuộc xâm lược toàn diện. Những người phản đối nhăn mặt mỗi khi ông ta đứng lên nói, bởi biết rằng các lập luận của họ sẽ được cuốn vào cơn lốc ngôn từ để rồi bị lãng quên. Cách thể hiện của Lee có phần giả tạo: ông ta thích quấn tay mình trong một chiếc khăn tay lụa khi phát biểu, giải thích rằng mình muốn ngăn khán giả bên dưới nhìn thấy vẻ khó coi của bàn tay nham nhở ấy, bị mất vài ngón trong một tai nạn đi săn. Hay đó là một trận đấu? Lee với Pendleton giống như quả bom với khẩu súng lục. Nhưng cả hai đều là những diễn giả nổi tiếng. Nhà vô địch hùng biện không thể tranh cãi của Virginia tất nhiên là Patrick Henry, sự hiện diện của ông ta trong đoàn Virginia thu hút nhiều sự chú ý của công chúng hơn bất cứ ai, trừ George Washington. Bài phát biểu của Henry chống lại Đạo luật Tem đã được công bố rộng rãi ở các thuộc địa, vì vậy ông ta đã trở nên nổi tiếng trong nước vì nhiệt huyết của mình. Như Edmund Randolph đã nói, “thế giới phương Tây vẫn chưa đưa ra được một đối thủ mang lại ấn tượng to lớn trong việc bảo vệ tự do”. Nếu Pendleton là một quý tộc khéo léo và Lee là một kịch sĩ hung hăng, thì Henry là người rao giảng Phúc Âm, đến với khán giả bằng những làn sóng đầy cảm hứng xúc động, mỗi làn sóng cách nhau bằng những quãng dừng được phóng đại khiến cho hầu hết người nghe cảm thấy như những khoảng lặng trước lời phán xét của Đấng Tối cao. Tất cả các quan sát còn sót lại đến nay của Jefferson về Henry sau này mới có, khi tình bạn của họ trở nên chua chát (Jefferson cho rằng Henry “tham lam và xấu bụng”, luôn phát biểu “không có logic, không có sự chuẩn bị”). Nhưng ngay cả những chỉ trích của Jefferson từng phản bội lại sự ngưỡng mộ nhất định đối với năng lực của Henry trong việc xoay chuyển đám đông bằng những phản đối đầy cảm xúc, không bị vướng víu bởi bất kỳ nghiên cứu hay bằng chứng nào. Năm 1784, ông đã cảnh báo James Madison rằng không được xem nhẹ sự phản đối của Henry với cải https://thuviensach.vn cách hiến pháp ở Virginia, vì một trong những diễn giả hấp dẫn của ông có thể lật lại thành quả của nhiều tuần làm việc cẩn thận nơi hậu trường. Không có cách nào để giải thích cho ảnh hưởng bí ẩn của ông tới những người khác hoặc để nhanh chóng đối phó với ông. “Những gì chúng ta phải làm”, Jefferson than thở với Madison, “là sốt sắng cầu nguyện cho cái chết của ông ta”. Dĩ nhiên, tại Quốc hội Lục địa, tài hùng biện sáng chói của Henry vẫn là một tài sản vô giá hơn là một cản trở to lớn. Giống Jefferson, Henry là một sản phẩm của biên giới phía tây Virginia, người đã giành được sự thừa nhận từ tầng lớp thượng lưu Tidewater, nhưng không như Jefferson, ông ta luôn giữ được phẩm chất nguyên sơ của một lực lượng tự nhiên, giống như cây cầu đá Natural Bridge mà Jefferson rất ngưỡng mộ, một trong những tạo vật ngẫu nhiên của các vị thần được tạo ra ở vùng núi phía tây. So với Henry, Jefferson là hình ảnh thu nhỏ của một học giả uyên thâm và có kỷ luật với sự nhạy cảm tuyệt đối khác biệt. Theo như chúng ta biết, ông chưa từng có bài phát biểu nào tại Quốc hội Lục địa. Kể cả trong bầu không khí thân mật hơn ở các ủy ban, ông cũng thích nhường cho người khác nói. John Adams nhớ lại, với một cảm giác khâm phục xen lẫn ngạc nhiên, rằng “trong suốt thời gian tôi ngồi với ông ấy ở Quốc hội, tôi chưa bao giờ được nghe ông ấy nói liền ba câu”. Tuy nhiên, không một ai, kể cả Adams vốn luôn hoài nghi, lại mảy may nghi ngờ quan điểm cấp tiến của ông. Những tố cáo khá rõ ràng của ông về sự thống trị của Anh trong Quan điểm tóm tắt đã ghi tên ông vào kỷ lục với tư cách một người phản đối ôn hòa. Nhưng ông hoàn toàn vô dụng trong các tình huống đòi hỏi phải xuất hiện trước công chúng. Ông gần như bất lực nơi hậu trường, tay xoắn vào nhau và phỉnh phờ - cũng là sở trường của Sam Adams, em họ của John. Đơn giản là ông quá nhút nhát và thu mình tới nỗi không thể tương tác dễ dàng trong các hành lang. https://thuviensach.vn Theo sự bố trí và thói quen, vũ đài thoải mái nhất với Jefferson là nghiên cứu và bục diễn thuyết tự nhiên nhất của ông là bàn viết. Kể từ hồi học đại học tại trường William & Mary, rồi tiếp tục học lên nữa và cuối cùng là thực tập luật, Jefferson đã luôn ở một mình, đọc sách và ghi chép cực kỳ chi tiết về những gì ông đọc được. Ông gọi đây là việc “thường ngày”, ám chỉ việc chép lại các đoạn văn của Coke hay Pufendorf về luật, của Milton hay Shakespeare về thân phận con người, Kames hoặc Hutcheson về ý thức đạo đức của con người. Nhưng Jefferson đã biến việc chép lại thành một hành động sáng tạo, ông thường xuyên viết lại một đoạn văn sao cho phù hợp với thị hiếu của riêng mình, hoặc thường xuyên hơn, pha trộn những suy nghĩ của mình về chủ đề đó trong các ghi chép. Ông là một chàng thanh niên rất thích được làm chủ. Nghiên cứu một mình cho phép ông sáng tạo ra quan điểm riêng của mình mà không bị can thiệp, không bị sa vào một cuộc tranh luận ngẫu hứng vô định. Hành động đầu tiên của ông sau khi yên vị trong khu của mình trên phố Chestnut là một mình đánh giá xem cuộc chiến chống lại Anh sẽ khiến các thuộc địa phải tiêu tốn bao nhiêu, không phải về số người thương vong mà là về số đô-la. Ông dường như tin rằng một cuộc xung đột quân sự tổng lực sẽ không kéo dài lâu. “Một chiến dịch đẫm máu”, ông viết cho một người bạn, “có thể sẽ quyết định mãi mãi sự nghiệp tương lai của chúng ta”. Vì vậy, tính toán của ông về chi phí được dựa trên các giả định về một cuộc chiến kéo dài trong sáu tháng mà ông ước tính sẽ cần khoảng 3 triệu đô-la tiền thuế mới. Vào một thời điểm của mùa hè, ông đã đề nghị chủ nhà của mình, Benjamin Randolph, người có họ hàng với mẹ ông và là một thợ đóng tủ có tay nghề cao, thiết kế một chiếc bàn viết. Ông cũng đặt làm một chiếc ghế Windsor mới để có chỗ ngồi cho thoải mái. Sau này, những đồ vật ấy https://thuviensach.vn đã trở thành các di vật thiêng liêng vì gắn với Tuyên ngôn Độc lập, đã xác định không gian nơi ông có thể thể hiện tốt nhất năng lượng sáng tạo của mình. Chỉ trong một thời gian ngắn, những ước tính kiểu bản kê khai của ông về chi phí quân sự đã bị đặt sang một bên để nhường chỗ cho một công việc quan trọng hơn, lý giải bằng lời, tại sao đứng lên cầm súng là việc đầu tiên các thuộc địa Mỹ cần làm. Giới lãnh đạo Quốc hội chọn ông là người soạn thảo bài phát biểu mà sau này được đặt tên là Tuyên bố về những nguyên do và sự cần thiếtcủa việc cầm vũ khí. Đây là một nhiệm vụ trọng yếu. Bài phát biểu được coi như một tuyên bố chủ đạo đại diện cho lối tư duy hiện thời trong Quốc hội; một nỗ lực thuở ban đầu lúng túng trước những bất đồng về ngôn ngữ. Việc lựa chọn Jefferson đã phản ánh danh tiếng của ông với tư cách một tài nghệ văn chương, và thừa nhận một thực tế rằng đóng góp lớn nhất của ông là trong tư cách một tác giả chứ không phải một diễn giả. Sự phân công này cũng buộc chúng ta nhận ra một thực tế khó xử và dễ bị lãng quên, rằng mặc dù một tuyên ngôn độc lập chính thức của Mỹ sẽ xuất hiện sau thời điểm này một năm, nhưng cuộc chiến thực ra đã bắt đầu. Bởi khi Jefferson đến Philadelphia thì những trận đánh ở Lexington, Concord, Bunker Hill đã xảy ra, và George Washington đứng ra chỉ huy một đội quân ở ngoài Boston. Trong khi những người ôn hòa trong Quốc hội Lục địa tiếp tục hy vọng vào phương án hòa giải với Anh, thì vào mùa hè năm 1775 sáng kiến này đã bị chuyển qua những người cực đoan, cầm đầu là John và Sam Adams, vốn xem việc đòi độc lập là không thể tránh khỏi. Và mọi hành động của Chính phủ Anh dường như đã được tính toán để phá hoại phe ôn hòa và làm cho phe cực đoan giống như nhà tiên tri. Cũng giống như đoàn đại biểu Virginia, từ đầu Jefferson đã tự xác định mình là người theo trường phái cực đoan. Thư từ cá nhân của ông vào thời điểm đó rõ ràng cho thấy thời gian để thỏa hiệp đã trôi https://thuviensach.vn qua. Ví dụ vào tháng 6 năm 1775, ông đã viết cho người thân ở Virginia rằng “giờ đây người ta đang sôi sục bước vào cuộc chiến, biết trước không có viễn cảnh về sự hòa giải mà chỉ có sự can thiệp hiệu quả của vũ khí”. Một tháng sau, ông viết cho John Randolph rằng thay vì thống nhất với các điều khoản hòa giải của Anh, ông “sẽ giúp một tay để nhấn chìm cả hòn đảo xuống đại dương”. Theo nhìn nhận của Jefferson, vấn đề bây giờ không phải là các thuộc địa Mỹ có tuyên bố độc lập hay không, mà là khi nào và ra sao. Hiểu được điều này là rất cần thiết, vì nó định hình một cách tinh tế nhưng vô cùng quan trọng sự thay đổi trong văn phong của Jefferson suốt một năm tiếp theo với tư cách là người soạn thảo chính các văn bản cho sự nghiệp cách mạng. Một mặt, các đại biểu trong Quốc hội Lục địa còn đang bận xây dựng quân đội, hướng dẫn các cơ quan lập pháp thuộc địa về cách thức phác thảo ra hiến pháp quốc gia mới, điều tra các liên minh nước ngoài, giám sát cuộc chiến đang diễn ra. Mặt khác, họ khẳng định mong muốn tránh xô xát công khai với mẫu quốc và cam kết trung thành mãi mãi với George III. Bằng cách nào đó, những quan điểm chính trị không tương thích này, vốn phản ánh sự chia rẽ giữa những người ôn hòa và cực đoan trong Quốc hội, cần phải được chắp nối với nhau qua ngôn từ. Và mặc dù các khán giả chính thức là Chính phủ Anh, nhưng khán giả thực chất lại là người dân Mỹ, hoặc ít nhất là các cơ quan lập pháp thuộc địa khác nhau, vốn cần được cung cấp một cách thức để giải thích cho chính mình lý do tại sao những điều không thể tưởng tượng trước đây bây giờ đã trở nên không thể tránh khỏi. Ở cấp độ hiến pháp đơn thuần, lý luận của Jefferson trong Những nguyên do và sự cần thiết (Causes and Necessity) chính là quan điểm trong cuốn Quan điểm tóm tắt nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Thay vì chối bỏ mọi thẩm quyền hợp pháp của Nghị viện Anh ở các thuộc địa, Jefferson đã https://thuviensach.vn thừa nhận rằng “đôi lúc Nghị viện Anh sử dụng quyền lực, tuy nhiên không được hiến pháp của các chính phủ chúng tôi thừa nhận, cuối cùng đã được nhượng bộ trong thiện chí ấm áp”. Điều này chắc chắn là một sự nhượng bộ với phe ôn hòa trong Quốc hội và phản ánh nhận thức của Jefferson rằng ông cần phải chấp nhận những quan điểm khác biệt với mình. Chủ đề biệt xứ cũng xuất hiện dưới hình thức ngầm. “Ông cha ta... đã rời mảnh đất tổ tiên”, ông viết, “để tìm kiếm trên các bờ biển này một nơi cư trú cho nhân dân và sự tự do tôn giáo”. Nhưng không có câu thần chú nào về huyền thoại Saxon hay về việc người Norman nắm giữ các quyền truyền thống của Anh. Jefferson đã lùi lại để tránh sự chuyển nhượng chưa được quyết định. Đóng góp chính của Jefferson trong Những nguyên do và sự cần thiết là cung cấp một mạch truyện trong đó tập hợp tất cả các thuộc địa Mỹ như những nạn nhân vô tội. Trước đó những người Mỹ chỉ trích chính sách của Anh - những người như John Adams, John Dickinson và Daniel Dulany - đã lập luận về mặt pháp lý rằng sự tham gia của Nghị viện vào các công việc thuộc địa sau khi kết thúc Chiến tranh Pháp-Ấn (1763) là chưa từng có tiền lệ. Ở Anh, Edmund Burke đã gọi giai đoạn trước chiến tranh là một kỷ nguyên của “sự bỏ bê có lợi”. Phiên bản của Jefferson về cuộc xung đột Anh-Mỹ đơn giản đã thúc đẩy hơn nữa những hàm ý mạnh mẽ của sự thay đổi trong chính sách Anh. Trước năm 1763, đế chế này hài hòa và lành mạnh, một phiên bản Mỹ được ông giới thiệu trước đó, về sự bình yên trong những cánh rừng Saxon. Sau đó, hoàn toàn đột ngột, “chính phủ nhận thấy rằng mọi kẻ thù của Anh đã bị chinh phục, bèn nảy ra ý tưởng không may là chinh phục cả bạn bè mình”. Jefferson thể hiện một sự thính nhạy và một sự quan tâm trực giác đối với một cấu trúc câu chuyện được xây dựng quanh sự phản đối về đạo đức. Chủ đề ở đây là đế chế “ngày ấy và bây giờ”. Câu chuyện biến thành cuộc đụng độ https://thuviensach.vn giữa chế độ độc tài của Anh với sự tự do của thuộc địa, giữa những viên chức Anh xảo quyệt với những người dân thuộc địa đang van xin, mà cao trào là cuộc đụng độ tại Lexington và Concord giữa “quân đội chính phủ” do Tướng Thomas Gage chỉ huy với “người dân ngây thơ” của Massachusetts. Tất cả điều này đã được chuyển tải trong cái mà chúng ta gọi là phong cách bi lụy của các nạn nhân vô tội. Không thể biết được Jefferson đã tin vào phiên bản biếm họa về cuộc khủng hoảng đế chế này thật sự là bao nhiêu phần trăm, và bao nhiêu phần trăm là giả bộ kiểu cách. William Livingston, đại biểu đến từ New York, nhận xét rằng lối hành văn của Jefferson trong Những nguyên do và sự cần thiết nhắc ông nhớ đến lối hùng biện của những người Virginia khác: “Nhăm nhăm vạch lỗi và khoa trương, chẳng có mấy tự trọng. Họ dường như nghĩ rằng một sự tái lập chế độ độc tài, chuyên quyền, đẫm máu, v.v. là tất cả những gì cần thiết để đoàn kết chúng ta nơi quê nhà”. Có lẽ dự thảo của Jefferson đã thể hiện nỗ lực của ông nhằm đạt được trong văn xuôi những gì mà các đồng nghiệp Virginia như Henry đang tạo ra trong các bài hùng biện được chuẩn bị kỹ. Với truyền thống cố tình khoa trương ấy, người ta được phép nói về “những người dân nhẹ dạ” ở Lexington và Concord, trong khi biết rất rõ là họ đã phải xếp hàng vào quân đội khi quân Anh đến. Việc phóng đại thực tế cụ thể lại không đáng chú ý bằng kế hoạch tường thuật tổng thể của Jefferson. Những người dân thuộc địa là những người ngoài cuộc vô tội bị tác động bởi một Chính phủ Anh hung hăng. Cuộc xung đột chính trị luôn dưới dạng bị phân đôi về đạo đức, không còn chỗ cho những ý nghĩa được đánh bóng hoặc lòng trung thành nước đôi. Sự cay đắng và mập mờ của hiện tại lại trái ngược với phiên bản “ngày xửa ngày xưa” của quá khứ. Và hiệu quả nhất là những nhà cách mạng thật sự không phải là người dân thuộc địa Mỹ, mà là những quan https://thuviensach.vn chức Anh, tham nhũng khủng khiếp trong khi người dân thuộc địa lại rất đạo đức. Sự quá khích trong cách viết của Những nguyên do và sự cần thiết đáng được suy ngẫm thêm, phần vì nó là tiền thân của những điểm hấp dẫn sau này trong Tuyên ngôn, phần vì nó truyền đạt thông điệp bằng ngôn ngữ được mã hóa quen thuộc với Jefferson và những người cùng thời với ông, nhưng lại xa lạ với tri giác và đôi tai của chúng ta ngày nay. Đặc điểm chính ở đây là sự tương phản cực đoan rõ ràng giữa đức hạnh của Mỹ và tham nhũng của Anh, dựa trên một giả định ngầm rằng các thế lực nham hiểm đang bày mưu tính kế trong những hành lang quyền lực xa xôi ở London để tước đoạt quyền tự do của người dân thuộc địa ngây thơ. Giống như huyền thoại Saxon, lối nghĩ và nói về chính trị này bắt rễ từ truyền thống Whig ở Anh, từ thời những người Thanh giáo trong Nội chiến Anh những năm 1640. Vào thế kỷ 18, những người ủng hộ chính của truyền thống bất đồng chính kiến, vốn tự gọi mình là Đảng Whig thực sự hay Đảng Quốc gia(7), đều là người Anh: Henry St. John Bolingbroke, John Trenchard và Thomas Gordon (viết dưới bút danh Cato) và James Burgh. Họ đã tạo ra một ngôn ngữ, mà thực ra là một ý thức hệ, phản đối sự độc đoán và lạm dụng quyền lực của Chính phủ Anh, thường được mô tả là Đảng Cung đình(8), nổi bật vì luôn nghi ngờ một cách điên rồ các động cơ của chính phủ và là một sự tương phản đạo đức hoàn toàn giữa đức hạnh của dân chúng và tham nhũng của quan chức. (7) Nguyên văn: Country Party. https://thuviensach.vn (8) Nguyên văn: Court Party. https://thuviensach.vn Thư viện của Jefferson chứa bản sao các tác phẩm chính của Bolingbroke, “Cato” và Burgh, ông cùng các đồng nghiệp của mình trong Quốc hội Lục địa đều thuộc làu những lý luận và thành ngữ tiếng Anh của Whig. Những thứ mà ngày nay chúng ta thấy là khoa trương và cường điệu về cả giọng điệu lẫn tư thế đối với uy quyền chính trị - hầu như cách diễn đạt nào của quyền lực chính quyền cũng đều mang màu sắc kỳ thị - trên thực tế là một phần trong truyền thống đấu tranh đáng kính của Whig. Đây là một phong cách được chấp nhận và khá quen thuộc trong lý luận chính trị và đã tỏ ra cực kỳ hữu ích trong những cuộc biểu tình chống đánh thuế ở Anh thập niên trước. Nó giúp người ta có khả năng tranh luận mạnh mẽ bằng việc đơn giản hóa sự phức tạp và rắc rối của hiến pháp mà cả những người dân thuộc địa lẫn Chính phủ Anh phải đối mặt. Ngay cả thái độ gần như hoang tưởng của phong cách này đối với các động cơ của người ra quyết định London và Whitehall chí ít cũng trở thành những lý do hay ho vào mùa xuân năm 1776, khi George III và nội các có vẻ rắp tâm xử sự như kẻ ác trong kịch bản của Whig. Tuy nhiên, đặc biệt đáng chú ý ở đây là việc Jefferson sử dụng lối hùng biện và dẫn dắt câu chuyện của Whig là hoàn toàn chân thành. Dự thảo về Những nguyên do và sự cần thiết và bản dự thảo Tuyên ngôn sau này của ông, chưa được viết ra với tư cách một cuộc bút chiến có ý thức hoặc những tài liệu tuyên truyền có tính phóng đại. Những gì ông viết thực ra đã phản ánh sự hiểu biết của mình về những thế lực đang xoáy qua Mỹ Anglo-Saxon. Những điều mà một số đại biểu trong Quốc hội coi như một sự bóp méo hữu ích thuận tiện, có thể giúp vận động dư luận thuộc địa theo hướng mà số phận yêu cầu, thì Jefferson lại coi là sự xây dựng chính xác các yếu tố thiết yếu của tình hình chính trị. Dù có hay không việc ông lĩnh hội được phạm trù căn bản trong tư duy chính trị này từ các sử gia Whig và các nhà lý luận của Đảng Quốc gia, thì vào mùa xuân https://thuviensach.vn năm 1776 ông đã triệt để hấp thụ phong cách và tinh hoa của họ vào nhân cách của mình, nơi chúng càng củng cố thêm sự ác cảm cực đoan với việc công khai thể hiện sự áp đặt cũng như khuynh hướng suy nghĩ đầy bản năng theo hướng phân đôi về đạo đức của ông. Vậy là Jefferson trở thành một người Whig điển hình với những giá trị Whig hấp dẫn, vì chúng pha trộn tuyệt vời với tính cách đặc trưng của Jefferson. Ông cũng tỏ ra cực kỳ nhạy cảm trước bất kỳ lời chỉ trích nào đối với tác phẩm văn xuôi của mình. Điều này đã dẫn tới cuộc chiến chính trị đầu tiên của Jefferson trong Quốc hội Lục địa, khi John Dickinson đặt câu hỏi về giọng điệu và từ ngữ của một số đoạn trong dự thảo Những nguyên do và sự cần thiết của Jefferson. Dickinson là một đại biểu đến từ Pennsylvania, và là một lãnh đạo được công nhận của phe ôn hòa trong Quốc hội. Ông được đưa vào ủy ban để soạn thảo cuốn Những nguyên do và sự cần thiết để bảo đảm tài liệu này được cả hai đảng ủng hộ. Do đó, ký ức sau này của Jefferson về sự phản đối của Dickinson nghe có vẻ khá tin cậy: “Tôi đã chuẩn bị một bản thảo của bản Tuyên bố cho chúng ta. Nó quá mạnh mẽ với ông Dickinson. Ông ấy vẫn nuôi hy vọng hòa giải với mẫu quốc, và muốn nó giảm bớt những tuyên bố xúc phạm”. Tuy vậy, sau nhiều cuộc điều tra trên giấy tờ trong thế kỷ 20, người ta thấy rằng hồi tưởng đáng tin cậy của Jefferson đã mất uy tín. Những sửa đổi theo đề nghị của Dickinson không hề làm giảm bớt đi thông điệp của Jefferson. Trong thực tế, Dickinson đã đưa vào đó những lời lẽ mạnh mẽ nhất và được trích dẫn nhiều nhất trong toàn bộ tài liệu: “Sự nghiệp của chúng ta là chính đáng. Tình đoàn kết của chúng ta là hoàn hảo. Nội lực của chúng ta là to lớn, và nếu cần thiết, chúng ta vẫn có sự hỗ trợ của nước ngoài”. Những phản đối của Jefferson căn bản chỉ là về văn phong và ngữ điệu. Những sửa đổi của Dickinson thể hiện một giọng văn thực tế hơn, bù đắp cho lối tư duy phân đôi đầy lâm ly của Jefferson. Tuy https://thuviensach.vn nhiên, Jefferson hầu như không thể chấp nhận bất kỳ xáo trộn nào trong những tác phẩm của mình. Ông đơn độc nghĩ ra cách sắp xếp từ ngữ của riêng mình. Trong khi ban soạn thảo trao đổi ý kiến, ông không hề hoan nghênh và coi tất cả các gợi ý quan trọng là những sửa đổi sai lạc. Sự thuần khiết trong bài viết của ông, giống như sự thuần khiết của sự nghiệp giải phóng thuộc địa, không cho phép sự thỏa hiệp. Quốc hội Lục địa đã giải quyết bế tắc này bằng cách phê duyệt một dự thảo cuối cùng, trong đó bao gồm hầu hết các thay đổi của Dickinson. Dù đã được sửa đổi, nó vẫn giữ được giọng điệu của Jefferson mà một năm sau đó, dù hình thức có chút thay đổi, đã vang vọng qua các thời đại: “Vì Công lý và vì Ý kiến của nhân loại, chúng ta ràng buộc bản thân mình với nghĩa vụ tôn trọng phần còn lại của thế giới, thông báo Sự nghiệp chính nghĩa của chúng ta”. Giống như cuốn Quan điểm tóm tắt, việc viết ra cuốn Những nguyên do và sự cần thiết chính là một cách tổng duyệt cho việc soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập. Đến cuối mùa hè năm 1775, các mô hình đã được thiết lập. Jefferson không đóng vai trò gì trong các cuộc tranh luận công khai, nhưng ông được bổ nhiệm vào một số ủy ban và thường chịu trách nhiệm soạn thảo các báo cáo. Ví dụ, ông được yêu cầu soạn thảo Nghị quyết của Quốc hội về Đề xuất của Lord(9) North, một văn bản từ chối mạnh mẽ đề nghị thỏa hiệp miễn cưỡng của Chính phủ Anh. Ông được yêu cầu soạn thảo Tuyên bố về Sự đối xử của Anh với Ethan Allen, một cuộc biểu tình chống lại việc kết tội Allen phản quốc. Mặc dù không lên tiếng trước công chúng, cũng như tỏ ra dè dặt trong các cuộc tranh luận ở ủy ban và rất nhạy cảm trước những lời chỉ trích về tài viết của mình, ông vẫn được lãnh đạo phe cấp tiến tại Quốc hội xem là đồng minh đáng tin cậy và có giá trị. Hơn 50 năm sau, John Adams vẫn nhớ Jefferson là “một thành viên lặng lẽ trong Quốc hội”, nhưng “khá nhanh nhẹn, thẳng thắn, rõ ràng và cương quyết... https://thuviensach.vn