🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thinh Lặng Cũng Là Hùng Biện Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn a https://thuviensach.vn Mục lục 1. Hoàng Xuân Việt – Người thầy đáng kính 2. Tựa 3. Thế kỷ 21, nhất định tối cần hùng biện bằng lời nóiMà cũng tối cần hùng biện bằng thinh lặng 4. Thinh lặng do chân dũng và tiêu diệt mặc cảm tự ti 5. Bên trong người thinh lặng là một nhân cách điềm đạm 6. Tra cho thù địch của thinh lặng một dây cương 7. Muốn hùng biện bằng thinh lặng, phải tự chủ trước đã 8. Chữ lễ chứng minh người thinh lặng là người hùng biện 9. Người thinh lặng hùng biện bằng khí thế nghị lực và đắc lực 10. Cái thần hay nhân điện là dũng khí hùng biện của người thinh lặng 11. Người thinh lặng hùng biện bằng phong cách sống giản dị 12. Người thinh lặng hùng biện bằng đầu óc thép đã trui 13. Người hùng biện bằng thinh lặng là người cầm cương ba tấc lưỡi 14. Người thinh lặng hùng biện là người trí thức nghiên cứu và trước tác 15. Chính thinh lặng tạo nên điềm tĩnh và điềm tĩnh tạo cho người thinh lặng cái mà người ta gọi họ là “người có tư cách” 16. Tia sáng 17. Chú thích https://thuviensach.vn Hoàng Xuân Việt – Người thầy đáng kính Trong đời luôn có những mối nhân duyên không thể nào quên. Với tôi, được biết thầy Hoàng Xuân Việt chính là một duyên lành mà tôi vô cùng trân quý. Thầy là một trong những người có ảnh hưởng rất lớn để có tôi của ngày hôm nay. Từ nhỏ tôi đã mơ ước trở thành một người dẫn chương trình nổi tiếng. Nhưng để đi đến thành công là một con đường dài, là cả quá trình không ngừng nỗ lực, kiên trì học tập, trau dồi cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Sau những năm tháng học tập tại Nga, năm 1985 tôi trở về Việt Nam với bầu nhiệt huyết căng tràn, háo hức bắt tay gây dựng sự nghiệp, thực hiện ước mơ thuở nhỏ. Và thật may mắn cho tôi khi vào thời điểm quan trọng nhất đó tôi đã gặp được thầy Hoàng Xuân Việt và tiếp thu những tri thức về kỹ năng giao tiếp, hùng biện, những bài học giá trị để “nên thân với đời”. Tôi vẫn còn nhớ như in, đó là năm 2002, tại một triển lãm ở Công viên Tao Đàn, lần đầu tiên tôi gặp thầy Việt, một người đàn ông tầm thước với vầng trán cao rộng, toát lên khí chất của một vị học giả uyên bác nhưng giản dị và gần gũi vô cùng. Kể từ đó, với tư cách là khách mời, tôi thường xuyên cùng thầy tham gia các chương trình, những buổi giảng dạy, giao lưu mà thầy tổ chức ở trường của thầy - Trường Hán Nôm Học làm người Nguyễn Trãi và nhiều nơi khác. Tuy đến với tư cách là khách mời, nhưng tôi vẫn thích được nhắc đến là một học trò của thầy hơn, bởi quả thực tôi cũng là một trong những học viên tiếp nhận say sưa các kiến thức mà thầy truyền dạy. Khi đã trở thành một nghệ sĩ, một MC được người hâm mộ Việt Nam công nhận, yêu mến, tôi vẫn luôn giữ liên lạc thường xuyên với thầy. Mỗi lúc rảnh rỗi, hay khi trong cuộc sống có điều gì khó gỡ tôi lại tìm đến gặp và trò chuyện cùng thầy. Thầy luôn đón tiếp vui vẻ, đầy trìu mến và đưa ra nhiều lời khuyên hữu ích, không ngừng truyền động lực sống tốt https://thuviensach.vn đẹp cho tôi. Giờ thầy đã đi xa, tôi không còn được lui đến gặp thầy nữa, nhưng tôi luôn giữ trong tim mình hình ảnh người thầy đáng kính. Mỗi năm đến dịp giỗ thầy, tôi và một số người bạn đều là học trò cũ của thầy lại đến tư gia cùng ôn lại những kỷ niệm về quãng thời gian được học tập với thầy. Tôi kính trọng thầy Việt không chỉ vì thầy là một học giả uyên bác mà còn vì tấm lòng và tâm huyết mong muốn truyền dạy lại những lề luật, cột trụ để thành người. Ngoài viết sách, thầy dành cả đời mình để mở các khóa dạy, truyền đạt kinh nghiệm sống, các quy chuẩn đạo đức, những cách thức ứng xử sao cho văn minh, lịch thiệp... Ðáng quý lắm khi thầy xây dựng nên mô hình “trường học làm người” mở tại tư gia, dạy học viên không phân biệt đối tượng, độ tuổi. Thầy từng nói về việc “học nghề làm người” rằng: “Tất cả cho ta thấy rằng khai trí là một chuyện, đi tu là một chuyện, còn học nghề làm người quả thực là một chuyện khác. Theo các nhà tâm lý học “học nghề làm người” là khoa tâm lý áp dụng vào đời sống được điều khiển. Nó cũng gọi là khoa học của tinh thần vì tinh thần tượng trưng cho con người, là cái làm cho con người hãnh diện nhất trong các vật thụ tạo”. Và học làm người chưa bao giờ là dễ dàng: “Chắc chắn kết quả không như trở bàn tay vì là tâm lý học ứng dụng chứ không phải “ma thuật” hay một thứ phép mầu nào. Tuy nhiên nỗ lực của bạn sẽ an ủi bạn sau một thời gian vì bạn thấy con người bạn thay đổi, tự tri hơn, thành công hơn, thấy yêu đời và tận tụy giúp đời hơn”. Thời của chúng tôi, được học những kiến thức đó là điều quý giá lắm. Những bài học mà chúng tôi chưa được học trên ghế nhà trường chính thống, những bài học để chúng tôi hoàn thiện bản thân. Các bài giảng cùng hàng trăm đầu sách dạy làm người của thầy, đều được truyền đạt súc tích, dễ hiểu, không hề khuôn sáo, sách vở hay nặng về lý thuyết. Nhắc đến Tủ sách học làm người của thầy Việt, tôi nhớ đến những cái tên quen thuộc như Thất nhân tâm; Thuật hùng biện; Nên thân với đời; Rèn nhân cách; Đức tự chủ; Thinh lặng cũng là hùng biện; Tâm lý bạn trai; Tâm lý bạn gái... Sách vở ngày nay vô cùng nhưng tôi dám cả quyết rằng những tác phẩm của thầy Việt vẫn nguyên giá trị giáo dục, giá trị thời sự và https://thuviensach.vn chắc chắn sẽ giúp khai trí cho người trẻ, để họ hoàn thiện bản thân, có tương lai vững chắc, xán lạn. Khi biết Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thông Sống xuất bản lại một số đầu sách của thầy và liên hệ với tôi nhờ viết mấy dòng giới thiệu này, tôi rất vui mừng và cũng lấy làm hân hạnh. Mong các bạn đọc thời nay đón nhận và tự học được nhiều bài học quý giá từ bộ sách! — MC THANH BẠCH https://thuviensach.vn Tựa “Hùng biện kéo dài gây chán ngấy.” – Pascal Phải! Hùng biện mà tâm phục là chuyện thường. Nhưng thinh lặng mà hùng biện là “vấn đề”. Trong cuộc giành độc lập cho Ấn Độ, theo đường lối bất bạo động, Thánh Gandhi mỗi lần phát biểu với chính quyền Anh, ông không cần biện một cách hùng, mà lúc nào cũng ăn nói nhỏ nhẹ, mềm mỏng, lắm lúc ông có thái độ trầm tư và im lặng. Thế mà chính quyền Anh lại rất nể phục ông. Phong thái tọa thiền, tướng diện im như bàn thạch; tâm vô quái ngại1 của Đức Thích Ca là một hùng biện nói lên cho chúng sinh cái ngộ tuệ bất khả dĩ ngôn truyền. Chữ vô vi của Lão Tử là một hùng biện chiếu tỏa cái đạo cũng bất khả dĩ ngôn truyền. Khi bị môn đồ niên trưởng của mình là Phêrô chối mình đến ba lần trước mặt kẻ bách hại mình, Chúa Giêsu không ồn ào trách móc, mà thinh lặng nhìn ông. Cái nhìn ấy thuộc dạng hùng biện nhất của nhân loại. Phải! Không hạt giống nào trở thành cây cổ thụ sau này mà không im lặng nảy mầm từ lòng đất chui lên. Có thiên tài nào của nhân loại trong các địa hạt khoa học, nghệ thuật, văn học mà sáng tác những kiệt phẩm thiên thu bất hủ giữa đường phố ồn ào, giữa chợ trời náo nhiệt đâu. Người ta chẳng đã nói “Thinh lặng là quê hương của thiên tài và là lò đúc những công trình bất tử” sao? Phải! Mặt biển ồn ào nổi sóng to gió lớn làm cho người ta ít ghê sợ nó hơn một mặt biển gió yên sóng lặng. Nghĩa trang gây lạnh lùng https://thuviensach.vn kinh rợn là do nó cô liêu quạnh quẽ. Người trầm lặng dễ gây uy tín và ảnh hưởng hơn người nói nhiều. Cười mỉm và tế nhị thì đi vào lòng người hơn cười bắp rang pháo nổ. Ít ai để ý cái ma lực ám tàng của thinh lặng. Càng ít ai lắng nghe được tiếng nói vô ngôn, thậm chí vô thanh nữa của thinh lặng. Trên tử sàng, bất cứ người sắp chết nào, lúc họ thinh lặng chuẩn bị bắt tay tử thần, họ cũng làm cho kẻ đứng xung quanh phát sợ hơn là lúc họ phều phào trối trăng điều này điều nọ. Con người có khuynh hướng tự thông đạt bản ngã và nội tâm qua nhiều hình thức mà điển hình là cử chỉ, lời nói. Nhưng có một hình thức cũng có mãnh lực không kém cử chỉ, lời nói, đó là thinh lặng. Ta ra điệu bộ cũng như ta nói khiến người khác hiểu ta mà phần gợi hứng, phần bắt buộc người khác phải tưởng tượng, phải động não qua cử chỉ, lời nói của ta, không bằng sự kiện ta im hơi lặng tiếng. Thinh lặng trong trường hợp bị cáo gian, vu khống hoặc khi những tác phẩm có giá trị bị phê hình bất công, là thứ thinh lặng mà nhân cách đòi buộc phải có và nó trả lời hùng biện hơn là đính chính, phân bua. Trong mấy chục năm qua, khi gửi đến bạn đọc các cuốn Thuật hùng biện, Muốn thuyết phục, Thuật nói chuyện, Hoạt bát và tâm phục, Người bản lĩnh, Đức điềm tĩnh, tôi cũng đã bàn với bạn vai trò của thinh lặng. Nhưng mà ở đây, tôi muốn nhấn mạnh với tuổi trẻ (nhất là một số tuổi trẻ giữa thời đại có quá nhiều nhạc và nhảy ồn ào này) rằng thinh lặng nếu bạn biết sử dụng, nó sẽ giúp bạn nghe nhiều và cũng nói nhiều điều bạn tâm đắc mà sự náo động không khả năng cung cấp được. Thinh lặng còn một quyền năng phi thường nữa là nó di dưỡng tình bạn. Nó tạo cho phía bên trong ngoại hình, ngoại diện của bạn một quyền lực ngấm ngầm hậu thuẫn tủa ra chung quanh bạn một hào quang nhân cách gia tăng uy tín cá nhân bạn. Cái mà người tiếp xúc với bạn tự nói trong lòng họ rằng: “Bạn là người có tư cách”, cái đó chính là món quà vô giá mà đức thinh lặng tặng cho bạn. Bạn để ý tôi gọi thinh lặng là một đức, cũng như 40 năm về trước tôi gọi tự chủ là một đức vậy. https://thuviensach.vn Thinh lặng khi nó là một đức, hiểu là nó dùng cái phanh hãm của tự chủ kiềm chế dục vọng ham nói nhiều và dục vọng buông thả cử động do thúc đẩy của các bắp gân và thú tính. Bạn biết con chó vì nô lệ bản năng thú tính, nên khi hăng sủa, không khả năng tự chủ để ngừng sủa hay “kế hoạch hóa” sự sủa cho thành lúc sủa lúc không. Một mụ đàn bà trong cơn ghen bốc lửa cũng như một người say rượu không có khả năng tự chủ để thinh lặng được. Bởi vì hai người ấy đang ở trong gọng kiềm không phải của lý tính. Khi thinh lặng được đức tự chủ lèo lái, người ta “ăn có nhai nói có nghĩ”, chọn lọc điều gì nên nói, điều gì không. Thậm chí người ta còn tự hỏi làm thinh có lợi hơn nói không. Rồi khi phải “Nói điều cần nói, cho người cần nghe, vào lúc cần nói”, người thinh lặng có sắc nét bình thản trên gương mặt vì ăn nói ôn tồn, cẩn trọng như cân từng lời nói. Đức thinh lặng là bàn tay hộ pháp yểm trợ cho lời nói của họ gây thế giá cho người nghe. Thinh lặng chẳng những là cái gì thiêng linh xung khắc với cái gì náo nhiệt, ồn ào, hấp tấp, dục tốc, đa ngôn, ba hoa, vụt chạc, liến thoắng, rối ren. Nó còn là một cái gì không làm cho người ta lẫn lộn nó với thứ im lặng vì ngu dốt, không có gì để nói, vì quê mùa, kém phong cách văn minh, lịch sự nên ngồi im như cây cột, hoặc vì non sức bật phản ứng mà ù lì biểu lộ một tướng mạo trì độn lúc xã giao. Điều này cũng nhắc ta nhớ có nhiều người trong giao tiếp, mới gặp ta thấy họ ít nói, ngồi nghe hơn nói, khiến ta phân vân về giá trị tinh thần và phẩm cách của họ. Nhưng bởi vì không phải họ im lặng bởi có đức thinh lặng, mà sở dĩ họ im hơi lặng tiếng là tại vì không có gì để nói, nếu không nói là họ trì độn. Đừng bao giờ lẫn lộn sự trì độn và đức thinh lặng. Đức thinh lặng được phân tích như trên ta có thể có do bẩm phú. Nhưng thường có do công phu luyện tập và có từ trường học của kinh nghiệm lọc lõi nơi trường đời. Thậm chí có người vì quảng kiến đa văn2 quá, vì am hiểu chuyện đời quá, mà trong nhiều tình huống họ thinh lặng nên “lười biếng nói”. Hoặc vì mê mệt tình đời quá mà họ thích làm thinh. Có lẽ mấy lần La Sơn Phu Tử từ chối lời mời hợp tác của Nguyễn Huệ và cuối https://thuviensach.vn cùng không chịu hợp tác với Nguyễn Ánh là cũng do ông quá ngao ngán thế thái nhân tình mà muốn “nói” với Sơn Thủy hơn là nói với nhân thế lắm tai nhiều miệng... Thinh lặng không phải giản đơn là một cái vỏ im lặng lấp đặt lên ngoại hình một con người. Sở dĩ nó có một giá trị tuyệt chiêu là do ở phía trong và phía sau, nó có một nhân cách được dệt bằng đức hạnh, thông minh và lịch thiệp. Tôi biên soạn cuốn sách này là cố ý giúp một số bạn trẻ tự trang bị một số yếu tố điều kiện đó của đức thinh lặng. Trong nhiều trường hợp cần biểu lộ tình cảm, tư tưởng, ý muốn của mình, bạn có thể nhờ đức thinh lặng “nói” thế giùm cho ba tấc lưỡi. Và bạn sẽ cảm nghiệm hiệu lực này: “Thinh lặng cũng là hùng biện”. Thân ái chào tạm biệt bạn. HOÀNG XUÂN VIỆT Vu Lan, 1995 https://thuviensach.vn Thế kỷ 21, nhất định tối cần hùng biện bằng lời nóiMà cũng tối cần hùng biện bằng thinh lặng I. “HÙNG BIỆN LÀ TƯ TƯỞNG BỐC LỬA” (BRYAN) Một người suốt thời thơ ấu sống chất phác trên cánh đồng Missouri, hái dâu, lượm sò ốc bán để ăn quà mà nhờ luyện ba tấc lưỡi, tự học đã có thời được người ta coi như thần thánh trong nghề dạy khoa hùng biện, thuật xử thế và môn thành công – mỗi phút thu 1 Mỹ kim. Bạn đoán tôi nói về ai? Dale Carnegie3 đấy. Và bạn có lẽ bảo tôi đề cao thuật hùng biện mà nhấn mạnh cái lợi tưởng không hay, dù là thứ lợi lương thiện. Thì đây, gương của bác sĩ Conwell4 với bài diễn văn Những mẫu hột xoàn. Theo Dale Carnegie trong phụ lục cuốn Public speaking and influencing men in Businesse (Thuật hùng biện và dẫn dụ người trong doanh nghiệp), thì không có diễn văn nào được đọc đi đọc lại nhiều lần bằng bài Những mẫu hột xoàn. Tác giả của nó đã cho lọt qua máy vi âm trên 5.700 lần. Bạn có thấy bị cảm lây niềm sung sướng của Conwell khi ông nhờ ba tấc lưỡi khéo trui luyện đã thuyết phục được triệu triệu tâm hồn không? Còn tôi mến phục ông quá khi biết nhờ diễn văn bất hủ ấy, Conwell thu trên 8 triệu Mỹ kim rồi dùng giúp trên 3.000 sinh viên tiếp tục sách đèn ở đại học! Tôi thấy thừa khi muốn chứng minh cùng bạn ma lực và lợi ích của hùng biện mà lôi ra tên tuổi một Démosthène của Hy Lạp, một Cicéron của Latinh, một Tô Tần của Trung Hoa. Cũng không cần nhấn mạnh nhờ ngọn lưỡi sóng gió mà Saint Pierre5 dẫn dụ một lần 3.000 người về chân lý, Saint Bernard6 lôi hàng vạn người lăn vào Thập Tự Quân. Bạn quên được không ảnh hưởng của diễn văn của https://thuviensach.vn Danton7, Ropespierre8 trên vận mệnh nước Pháp. Quần chúng vô sản đã một thời say như hít thuốc mê những diễn văn bỏ bùa của Jaurès9. Bạn hãy quan sát cuộc sống thường nhật để tin lời này của Pacuvius, một thi hào Latinh khi ông nói “hùng biện là hoàng hậu của toàn thể thế giới”. Hồi thế kỷ 18 Montesquieu10 cũng lập lại tư tưởng chí lý ấy. Trừ người câm trong xã hội câm, ai trong chúng ta mà không cần ngọn lưỡi. Tư tưởng, ước vọng, tâm tình, cảm giác của ta đều nhờ lời nói để thông tin cho nhau. Ta sử dụng ngôn ngữ để giải thoát tâm hồn lúc cô độc xuyên qua câu thơ, bản hát mà nhất là vì cuộc giao tiếp xã hội đòi buộc. Cuộc sinh hoạt gia đình, quốc gia, quốc tế tiến bộ và gây ích lợi cho muôn người đều nhờ ba tấc lưỡi. Danh dự cá nhân một phần lớn cũng do ngôn phong quyết định. Kho tàng kiến thức nhân loại từ xưa đến nay ngoài ra sách báo và bi ký, một phần lớn được lưu truyền nhờ lời nói. Rồi ta muốn bộc bạch tâm sự, yêu cầu, sai khiến, bênh vực ai hay biện hộ, tất cả đều phải nói. Còn cho đặng giáo huấn điều tất yếu để con người văn minh người ta phải nhờ phương pháp nếu không phải là thuật nói. Tôi biết bạn cưu mang nhiều điều chân thiện mỹ. Bạn muốn truyền bá chúng cho kẻ xung quanh chứ? Chính ba tấc lưỡi là lợi khí sắc bén nhất để bạn thuyết phục thiên hạ phải xiêu lòng theo bạn nếu bạn khéo hùng biện tâm phục họ. Ý đó không phải của tôi mà của Saint Augustin11 trong câu này: “Cho đặng chinh phục sự chú ý của thính giả phải làm đẹp lòng họ bằng diễn văn diễm lệ”. Cicéron nói ông không lần nào thuyết phục những quan tòa mà lòng ông không cảm động sâu mạnh vì điều ông nói. Vậy ảnh hưởng và tác dụng của ngọn lưỡi, bạn đồng ý với tôi, là vô song mạnh mẽ và cần thiết. Khi tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu khen ngọn lưỡi và ngòi bút là lợi khí làm nổi trống nổi chiêng, dậy gươm dậy súng. Thực chí lý. Còn nếu tôi xin bạn cho biết vẻ đẹp hấp dẫn của thuật hùng biện thì bạn không khó trả lời gì hết. Thuật hùng biện đích thị là ngã ba của nhiều nghệ thuật khác: Nghệ thuật lý luận, nghệ thuật dẫn dụ, nghệ thuật chinh phục bằng điệu bộ... Nếu bạn nói trong hùng biện có thơ https://thuviensach.vn có nhạc thì tôi cũng không cãi được vì một diễn văn hay là một nghệ phẩm mà trong đó lời đẹp và âm điệu gói gọn ý sâu xa. Aréus12 gọi hùng biện là một nghệ thuật. Quintilien13 lại kêu là một khoa học. Dưới ngòi bút Cicéron nó là tài năng thần thánh. Ôi ích lợi cần thiết, kiều diễm làm sao khoa nói trước công chúng! Tại La Mã ở các Forum14 và tại Hy Lạp ở những Pnyx15 hay Agora16, người ta thường tổ chức diễn thuyết công cộng. Quần chúng nhờ đó dễ học ăn nói. Cuốn Thuật hùng biện của tôi bàn tương đối đầy đủ cùng bạn về nghệ thuật nói trước công chúng. Ở đây, tôi chỉ muốn gây ở bạn lòng hâm mộ đó. Nếu lời nói đóng vai trò quan hệ trên trường ngoại giao quốc tế, trong guồng máy chính trị quốc nội, nếu ba tấc lưỡi giúp tôi và bạn gây thiện cảm mua được thành công, tạo được hạnh phúc trong gia đình, hay cho bất cứ ai cần niềm an ủi, thì ham mộ thuật hùng biện, chuyên luyện nó, áp dụng nó là có lý chứ, phải không bạn? II. “IM LẶNG CÒN HÙNG BIỆN HƠN LỜI NÓI.” (CARLYLE) Biện thuyết bằng lời nói hùng hồn: Đó là cách thông đạt thông thường thế nhưng tại sao có lắm trường hợp hùng biện không có tác dụng bằng thinh lặng như Carlyle17 khẳng định trên. Thậm chí Pascal còn nói: “Trong tình yêu, một im lặng có giá trị hơn một lời nói”. Rồi ngay khi ta nói, ta hùng biện bằng âm thanh, chính lời nói cũng cần im lặng chen vào để có tác dụng hơn. Louis Lavelle18 khẳng định rằng: “Thinh lặng là vinh hạnh mà lời nói tặng cho tinh thần.” Xin mời bạn đọc và suy nghĩ các chương sau đây để thấy coi tại sao khi chúng ta thông đạt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng mà thinh lặng đóng vai trò quan trọng và ngấm ngầm có một thứ quyền lực mãnh liệt trên lời nói như vậy. Tại sao Mạnh Tử hùng biện mà còn phải nói: “Dư khởi hiếu biện tai! Dư bất đắc dĩ dã – Tôi nào thích biện thuyết đâu. Tôi bất đắc dĩ vậy thôi.” https://thuviensach.vn Thinh lặng do chân dũng và tiêu diệt mặc cảm tự ti “Nếu cây đại thụ nào cũng nẩy mầm từ thinh lặng của lòng đất như mọi bào thai lớn lên trong thinh lặng của lòng mẹ, thì không công trình khoa học – nghệ thuật nào bất hủ của nhân loại mà không được cưu mang hoặc hình thành từ nội tâm sa mạc và ngoại cảnh tịch liêu của vĩ nhân sáng tạo ra nó.” – Horatlus I. TẠO KHÍ THẾ CHÂN DŨNG Không thể có một người có nhân cách đáng phục nghĩa là có chí khí biểu diễn trong từ lời nói, cử chỉ, hành vi mà trong tâm hồn không có nghị lực. Muốn có nghị lực phải một mặt tiêu trừ những nguyên do làm tổn hại nguồn lực tâm cân (Forces psycho nerveuses) của ta, mặt khác là bồi bổ khí lực. Chúng ta biết tất cả sự hoạt động của ta đều được trợ tiếp về khí lực bởi tâm linh hoạt và hệ thần kinh. Hệ thần kinh thực ra không phải tự nó sản xuất khí lực mà nó chỉ huy cho những tế bào là những cơ quan súc tích nguồn động lực sinh, lý, hóa sinh ra bởi những thức ăn, thức uống được tiêu hóa. Cũng chính nguồn động lực sinh lý hóa này là điều kiện cho đời sống tinh thần của ta. Tuy dầu tâm tình, ước vọng, tư tưởng của ta không phải do vật chất mà ra nhưng nếu không có động lực sinh lý hóa thì không thể có được. Chúng làm điều kiện chứ không phải chúng chỉ huy. Chỉ huy là hệ thần kinh, là tâm linh hoạt. Tất cả hai yếu tố này bị điều khiển bởi một cơ quan tối thượng là bộ óc. Vậy nếu muốn phong phú hóa nguồn lực tâm cân thì ta phải khai trừ tất cả những gì làm cho bộ óc ta mệt nhọc một cách vô ích. Chúng ta nên cố gắng tránh những thực phẩm lâu tiêu vì sự chậm tiêu hóa làm cho óc não ngầy ngật. Những món ăn uống kích thích thần kinh quá như tỏi, ớt, cà phê, rượu mạnh ta dùng vừa phải thôi. https://thuviensach.vn Các chất này bị lạm dụng sẽ làm cho thần kinh hệ mất quân bình, khiến ta náo động nhiều quá. Hãy tránh cho tâm thần của chúng ta những tư tưởng, những tâm tình mà chúng ta tạm gọi là những ung nhọt của tâm thần hay nói đúng hơn là những “lỗ mội19” của nguồn lực tâm cân. Chúng ta thường để hồn mình lưu lạc trong bóng tối dĩ vãng. Nằm đêm một mình, gác tay lên trán, ngồi cô liêu nơi bàn viết, cắn móng tay. Chúng ta hồi tưởng lại những lỗi lầm xưa. Chúng ta tưởng tượng lại những sơ sót, những vụng dại. Bao nhiêu lời ngạo nghễ phê bình vu cáo của kẻ khác đối với ta, bao nhiêu thái độ lạnh nhạt, cái ngó khinh người của kẻ nọ, người kia đối với người ta thân thích, rộn rịp kéo về xâm chiếm não ta. Ta âu sầu, tức giận, hối tiếc. Ta mưu tính việc phục thù. Ta hồ nghi sự phản động của ta, ta lo sợ tai nạn rồi đây xảy đến cho mình một cách khốn nạn. Hồi nãy mình nói hành, nói xấu một người nọ, có chức quyền cao, hay trả đũa, không biết họ có nghe không. Chúng ta hồi hộp, “mất tinh thần” có nét mặt tang chế. Thưa bạn! Tất cả những tâm tình, tư tưởng chìm đắm trong bi quan, trong dĩ vãng đen tối ấy xin bạn hãy nhanh chóng tàn nhẫn chém giết nó thẳng tay. Chúng là quân thù của tâm lực. Chúng cám dỗ bạn làm cho bạn khổ tâm, làm cho bạn yếu đuối để rồi không còn dũng khí hầu sống anh hùng. 1. Thanh trừ những thù địch của nguồn lực tâm can ấy rồi bạn hãy tạo ngay cho tâm hồn mình một khí hậu thanh bình, vui vẻ Cái mà những nhà đạo đức công giáo gọi là sự tĩnh tâm, xin bạn hãy cung cấp cho mình. Phải làm một cuộc cách mạng tàn nhẫn đối với những tình ý hắc ám. Nhóm lại tức tốc trong đầu óc ngọn lửa lạc quan. Dĩ vãng là dĩ vãng. Nó đầy tội lỗi, đầy lầm lạc, đầy oán thù, đầy thất bại, đầy xấu hổ à? Giá có vậy đi nữa, bây giờ lỡ rồi làm sao tránh khỏi. Có ai đi hốt một tô nước đổ trên đống cát không? Bạn hãy đánh trên dĩ vãng của bạn một con dấu chéo và hét lên một tiếng: “Quên!” Bạn hãy quên phứt đi tất cả thời qua. Lo hăng hái sống cái sống hiện tại. Chính hiện tại mới đáng kể vì đời ta có giá trị hay không là tùy ở nó, nó cũng là mẹ đẻ của tương lai. Ta hãy mạnh https://thuviensach.vn mẽ, tích cực reo cười sống ở hiện tại. Nhờ sự quật cường như vậy, tâm thần bạn trở nên thư thái. Nghị lực tựu tập lần lần. Một thứ quân thù nữa của nghị lực là già hàm. Chúng ta tự nhiên thích nói thao thao bất tuyệt. Chúng ta đem tâm sự của mình ra bàn luận cho kẻ khác nghe. Chúng ta hy vọng được an ủi, được nhẹ nhàng trong tâm não. Chúng ta thích khoe khoang vốn kiến thức của mình. Ai hỏi ta về những ngành học mà chúng ta sở trường hay biết chút ít, chúng ta nói không kịp thở. Chúng ta rất thích cướp lời kẻ khác để cãi lộn. Được một vài tin tức gì lạ, chúng ta nghe ngột ngạt, nghe cần “diễn thuyết” cho thiên hạ nghe. Chúng ta cũng hay đa ngôn để đàm tiếu về kẻ khác. Không có đầu đề gì để bàn luận, thì chúng ta chỉ trích, vạch lá tìm sâu, giả bộ thương hại kẻ này người kia rồi trách móc họ sao như thế này mà không như thế nọ. Chúng ta cũng ưa đem những quái tính, những khuyết điểm tự nhiên của kẻ khác như lé mắt, méo miệng, què chân ra để trào phúng. Khi học hỏi được điều gì hay, khi tìm được một lý tưởng nào chúng ta không thể chậm chậm chờ đợi sự thi hành mà lấy làm khoái trá đi “thuyết trình” cho kẻ xung quanh. Hình như ai chúng ta cũng coi là tri âm, tri kỷ cả. Bạn ơi cái tật đáng ôn đáng tởm ấy xin bạn hãy xa lánh nó như một vật bỏ đi. Lúc ta đa ngôn, ta không còn tự chủ nữa, mà để trí não cho tưởng tượng, tình dục, bản năng chi phối. Tâm thần ta náo động. Thể xác chúng ta quá vận động. Vì thế khí lực của chúng ta bỏ tiêu tán rất nhiều. Nếu muốn nghị lực dồi dào xin bạn hãy hãm khẩu. Ít nói! Ít nói! Đó là khẩu hiệu của bạn. Bạn vẫn bặt thiệp trên đường xã giao, vẫn không phải lù khù mà câm như hến; nhưng bạn không nói tía lia, mà nói với tất cả sự suy nghĩ về ích lợi. Bạn chỉ nói những điều cần nói cho kẻ cần nghe, vào những nơi lúc cần nói mà thôi. Sự trầm lặng ngoài miệng ảnh hưởng đến sự trầm lặng nội tâm, làm cho khí lực của bạn tích lũy phong phú. 2. Cảm xúc đó, một tên thù không đội trời chung nữa của nguồn nghị lực Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta phải nhiều lần bị khích động và cảm xúc cuồng nhiệt. Lời chúng ta nói chân thành lại bị kẻ https://thuviensach.vn dã tâm bẻ lại và cắt nghĩa sai. Chúng ta sống đường hoàng, đứa tiểu nhân ganh tị, vạch lá tìm sâu, bôi nhọ danh tiếng ta. Như thế, chúng ta không nổi nóng sao được? Công trình của chúng ta xây đắp mấy thu bỗng một ngày nọ tan tành! Cõi lòng chúng ta bị trăm nghìn ngọn đao đâm thủng. Đang đi trên con lộ, vô ý chúng ta đạp trên đuôi một con rắn mai gầm. Lạnh lạnh, ngo ngoe! Trời ơi! Trái tim đập thiếu điều rụng xuống đất. Một bóng giai nhân, một tài trai mơn trớn trái tim đầy xuân tình của ta. Ta đang sống trong những giờ phút chờ đợi sự gặp gỡ. Tình yêu nóng ran cả lồng ngực và ta ước vọng được yêu lại, được gặp gỡ để trao đổi tiếng lòng trong câu chuyện tâm sự vô cùng dịu ngọt. Chúng tôi không thể kể hết cùng bạn những trường hợp mà chúng ta bị cảm xúc điều khiển. Điều chúng tôi muốn nói với bạn là trong cuộc sống chúng ta thường hay gặp những nguyên nhân hoặc nội tại hoặc ngoại lai làm cho mình cảm xúc mạnh mẽ. Những khi bị cảm xúc như thế, nếu chúng ta dễ dàng làm mồi ngon cho tình cảm thì nguồn khí lực của chúng ta rất bị tổn hao. Bạn hãy dùng sự tự chủ kiềm hãm tất cả những cảm xúc lại. Hành động tự chủ này chúng tôi không thể diễn ra cùng bạn bằng lời nói được. Nó là cái gì cầm lại, trì lại của tinh thần, của ý chí tự do. Do sự luyện tập thường xuyên bạn sẽ thi hành được chắc chắn. Nhờ sự tự chủ, tinh thần của bạn sáng suốt, chỉ huy những hành động của bạn, giúp bạn tránh khỏi những thất bại mà sự cảm xúc có thể xô đẩy bạn té vào. Trong những khi bị cảm xúc giày vò mà bạn tự chủ thì không phải nghị lực bạn bị tiêu trầm mà bạn cường dũng hơn những khi bình thường không có cảm xúc. Nhưng nếu bạn thấy khi có một cảm xúc, mình khó bề tự chủ thì có cách hay hơn hết là bạn tìm cách tránh những trường hợp mà bạn hay bị cảm xúc. Ai không chịu nổi sức ma túy của rượu thì đừng uống rượu phải không bạn? Sự mỏi mệt thái quá? Không thể bàn về những nguyên nhân làm hao tổn khí lực mà tôi quên bàn cùng bạn về sự mỏi mệt thái quá. Bạn dư biết rằng thể xác ảnh hưởng tâm thần ta rất nhiều. Từ xưa Juvénal20 chẳng đã nói: “Tinh thần tráng kiện trong thể xác tráng kiện”. Những khi bạn làm việc tổn sức quá như nhiều đêm thức trắng để viết văn, để trang sức một phòng triển lãm, khi từ mai đến tối cặm cụi dệt, may, đọc sách báo... tâm thần của bạn mất đi sự https://thuviensach.vn quân bình, thần kinh hệ quá bị căng thẳng. Vào những lúc ấy bạn rất nghèo nghị lực. Bạn cảm thấy đời sao đen tối quá, cuộc sống sao lờ đờ tựa một bóng diều trên nền trời tàn thu. Ai có bàn cùng bạn những vấn đề thắc mắc bạn không mấy quan tưởng. Nhựa tranh đấu như khô cạn hẳn trong huyết quản của bạn từ lâu. Tâm hồn của bạn sở dĩ uể oải như vậy chắc chắn tại thể xác của bạn không được mạnh mẽ. Muốn cho nó dồi dào nhựa sống trở lại bạn cần phải nghỉ ngơi. Bạn phải ăn uống đầy đủ, ngủ cho thật nhiều, tìm nơi thoáng khí tập thể dục, thở cho dài hơi và đi du lịch. Cương quyết đừng khi nào làm việc đến mệt nhừ. Tập thói quen làm việc lai rai. Làm hơi mệt thì nằm nghỉ. Đó chẳng những là bí quyết đắc lực mà còn là bí quyết bảo tồn khí lực luôn dồi dào. Rủi những khi bị đau ốm, tinh thần bị xuống, bạn đừng để những ý tưởng hắc ám lôi cuốn mình bi quan về đời sống. Dù cơ thể yếu liệt, tâm thần bạn hãy luôn tự chủ, luôn nuôi nấng bằng những ý tưởng lành mạnh, đầy sức khỏe siêu thiêng. Nhờ đó khi lành bệnh, bạn vẫn có đủ khí lực để tranh đấu với cuộc sống. Sau hết, muốn giữ gìn sức khỏe đầy đủ để luôn giàu có nghị lực, bạn nên giữ đúng vệ sinh, sống chỗ có nhiều dưỡng khí, ăn uống đồ vật tự nhiên nhiều hơn là đồ chế tạo. Dùng rau cải, cá hơn là thịt. Tránh những món ăn, vật uống làm hao tổn sức lực hay kích thích nó thái quá. Lúc đau ốm tìm bác sĩ lành nghề. Mỗi đêm ngủ ít nhất 8, 9 giờ. Trong chương trình làm việc nhớ ghi nhiều giờ giải trí. Lúc làm việc hãy làm với tất cả sự bình tĩnh. Nên lấy câu này của người xưa làm khẩu hiệu cho cuộc sống: “Quân tử thản đãng đãng, tiểu nhân trường thích thích”21. Đừng quên rằng thường người ta mệt không phải vì làm việc nhiều mà vì vội vàng, luýnh quýnh, “chạy nước rút”. Bạn hãy tránh xa những thuốc độc này của khí lực. 3. Riêng về tâm thần Bạn có thể súc tích nghị lực một cách tích cực bằng sự ý thức về mọi nhịp điệu của cuộc sống mình. Điều này chúng tôi đã nói nhiều ở phần trước. Ở đây chúng tôi chỉ muốn nhắc qua cho bạn thôi. Từ giây phút này bạn hãy cương quyết kiểm soát kỹ lưỡng, gắt gao https://thuviensach.vn những tư tưởng, tâm tình ước vọng, mơ mộng, cử chỉ, thái độ, hành vi, lời nói của bạn. Bạn hãy cố gắng tỉnh thức, hiểu biết mình đang tưởng, đang cảm xúc, đang cử động, đang hành động và nói năng. Tất cả những công việc này nó là do ý chí của bạn và được trí khôn bạn soi sáng chứ không phải là con đẻ của tự động tính và có một cách vô ý thức. Tóm lại, nhờ những phương thế chúng tôi chỉ ở trên, bạn tạo cho mình một nguồn nghị lực phong phú. Khi bạn có nghị lực phong phú, tâm hồn bạn rất cường dũng. Bạn không có sự lười biếng, sự nhu nhược, sự bi quan. Người ta ngó xuyên qua cặp mắt bạn một con người đáng phục, vì dũng khí của bạn tạo cho bạn một nhân cách ảnh hưởng mạnh mẽ đến kẻ khác. Một bí quyết nữa để tạo luyện dũng khí là tập trung tinh thần. Kinh nghiệm dạy cho chúng ta biết rằng khi nào tâm thần ta bị tản mác, bị bận nhiều công việc quá thì mệt mỏi. Bạn có thể tưởng tượng nó như một đứa con nít đang thở hào hển, thiếu điều tắt hơi mà vẫn bị nhiều đứa trẻ khác chơi nghịch bứt tóc, thoi, đá, xô, lấn... Lúc tinh thần ta xao xuyến, bạn cũng có thể sánh nó như một ngọn đèn khí cháy sáng lòa bốn phía mà không có chụp hay không có cái gì che. Nó không nhắm vào một ý tưởng nào chính và nhất định. Nó bay phiêu diêu trên mọi ý tưởng. Ý tưởng nào đối với nó cũng trọng hệ nhưng rồi nó cũng không dám bám chặt vào một ý tưởng nào cả. Mà tinh thần ta có năng khiếu bám vào một ý tưởng thôi. Nếu nó bị lôi cuốn bởi nhiều ý tưởng quá thì phải tản mác, kiệt quệ. Nếu sự mệt mỏi này kéo dài mãi thì chúng ta phải bị chứng bệnh thần kinh suy nhược. Người mắc chứng bệnh này không thể anh dũng đã đành, mà kẻ để tinh thần mình thường tản mác cũng khó bề súc tích dũng khí dồi dào. 4. Nhân cách của con người cũng căn cứ trên những hành động được thi hành một cách chu đáo Người không tập trung tinh thần không thể tư tưởng sâu sắc, không thể phán đoán, lý luận đúng luận lý, không thể khôn ngoan sâu sắc, thấy lợi thấy hại trên đường đời. Bởi tản mác tâm thần nên họ không nhắm vào một lý tưởng nhất định để chiếm đoạt, mà nhắm https://thuviensach.vn một trật nhiều lý tưởng. Trong chương trình sống và hoạt động của họ, có rất nhiều điểm phức tạp. Khi bắt tay làm công việc này, họ nghĩ đến việc kia, họ lo việc khác không biết thành công chăng. Rút cuộc, không công việc nào họ làm cho có nghệ thuật, cho chu đáo. Theo thời gian, họ thấy sao mình thất bại luôn, thấy sao những việc của mình làm không có giá trị khả quan. Họ đâm ra chán nản về đời sống. Cuộc đời của họ hư hỏng, họ bị thiên hạ chê cười cho là thứ vô dụng, ăn bám xã hội một cách bỉ ổi. Vậy muốn có nghị lực mạnh mẽ, có nhiều nhân cách đáng phục, bạn nên cố gắng tạo cho mình thói quen tập trung tinh thần. Chính sự tập trung tinh thần làm cho ý chí của ta muốn cách anh dũng, muốn cách hiệu quả. Chính sự tập trung tinh thần làm cho trí tuệ ta biết được sự mình muốn. Những người có ý chí và trí tuệ như vậy là những người dũng, những người làm cho kẻ giao tiếp với mình phải kính phục. Đây là vài phương thế bạn có thể dùng để luyện sự tập trung tinh thần. II. TIÊU DIỆT ÓC TỰ TI MẶC CẢM 1. Mặc cảm tự ti Nói nguyên nhân của sợ hãi trước hết phải kể mặc cảm tự ti. Vấn đề này vì tầm quan trọng của nó ta đã bàn trong một chương riêng, tức chương III. Ở đây bạn cần lưu ý mặc cảm tự ti thường phát sinh từ đâu để bài trừ khía cạnh xấu của nó. Trong cuốn Comment sortir du complexe d’infériorité do nhà Aubanel xuất bản, J. de Courberive22 nói mặc cảm tự ti có do: – Ăn uống không thỏa mãn từ hồi nhỏ bé. – Con trẻ bị bè bạn lớn ăn hiếp. – Cạnh tranh thất bại. – Bị phạt bất công. https://thuviensach.vn – Bị khinh chê là kém giá trị. – Kém giáo dục về tình dục. Muốn tránh cho con trẻ mặc cảm tự ti, nhà giáo dục phải áp dụng phương pháp giáo dục vừa tôn nghiêm vừa tôn trọng tự do của trẻ. Phương pháp giáo dục được giới thiệu nhiều nhất là phương pháp Montessori. Theo phương pháp này, con trẻ thoát khỏi áp lực của người lớn, tự do được hướng dẫn để nảy ra những sáng kiến. Theo bà Montessori, một phần không nhỏ cái mà ta gọi là khuyết điểm hay tật xấu của con trẻ không gì khác hơn là những phản ứng tự vệ của con trẻ khi chúng cảm thấy bị người lớn áp bức. Áp dụng cho chúng lối giáo dục tôn trọng tự do, người ta thấy chúng tốt hơn. Chúng được coi như con người trên đường được đào luyện mà nhà giáo dục có bổn phận giải thoát chúng khỏi vòng vây của bản năng. Càng thụ giáo chúng càng tự do. Theo nền giáo dục cũ, con trẻ là một vũ trụ bí mật. Người ta ít hiểu chúng mà cũng không lo tìm hiểu chúng. Nhà giáo dục cũ không tùy từng cơ cấu sinh lý, tâm lý của con trẻ để giúp chúng nên người mà áp dụng những khuôn vàng thước ngọc một cách máy móc làm cho con trẻ có cảm tưởng bị áp chế nên một mặt tự vệ mặt khác có những tâm tình tự ti. Các tâm tình này càng lâu càng ăn rễ sâu trong tiềm thức, biến thành những mặc cảm rất nguy hại cho cả đời đứa trẻ. Nhiều tuổi thơ đi qua thời xuân xanh trong thành trì của bổn phận chứ không ý thức hưởng các quyền lợi nên cảm thấy như bị vây hãm bởi hết cha mẹ, người gia nô, đến thầy giáo. Chúng không được ai tìm hiểu: Tự do như con vịt bị nuôi trong cái ống. Cá tính của chúng bị ngột ngạt, không phát triển toàn diện. Theo tinh thần của phương pháp Montessori, đứa trẻ đỡ bớt cảm thấy bị đàn áp, do đó có thể ít bị những mặc cảm tự ti. Còn nếu người lớn mà mắc bệnh tự ti phải tự điều trị bằng cách: – Nhận chân hiện trạng tâm lý của mình, coi mình có nhược điểm nào. https://thuviensach.vn – Luyện tập óc phán đoán đúng đắn để khỏi rơi vào những ảo tưởng về giá trị của mình, về dư luận của thiên hạ. – Củng cố lòng tự tin. – Sống cởi mở bằng cách giao thiệp rộng không bừa bãi mà cũng không quá cẩn thận đến thành tỉ mỉ. 2. Không ý thức chân giá trị của mình Nhiều người, trong cuộc xã giao tỏ ra nhát nhúa chỉ vì đánh giá sai lầm, coi rẻ giá trị của mình. Xét theo nhiều phương diện, không phải họ tệ gì, nhưng họ cứ cho mình là hạng vô giá trị. Không phải họ khiêm tốn vì người khiêm tốn sáng suốt và chân thành biết mình có ưu điểm nào, khuyết điểm nào. Khi cần thiết, người khiêm tốn cũng nhìn nhận tài đức của mình, điểm đặc biệt là họ không dại dột cho mình là tác giả của tài đức vì họ nhận trên đầu của họ có đấng vạn năng. Người nhát đảm ý thức sai lầm giá trị của mình không phải là người khiêm tốn. Họ đứng ở thái cực đối ngược lại thái cực của người kiêu hãnh. Trong khi người kiêu hãnh coi tài đức tự mình mà có chỉ một mình mình có, coi rẻ ai kém cỏi hơn mình thì không biết rõ giá trị của mình mà cứ tưởng mình bất tài vô đức nên khi giao tiếp với người xung quanh, họ rụt rè, ái ngại. Người ta nói Jean Jacques Rousseau nói chuyện rất duyên dáng, hấp dẫn trong những chỗ tư riêng, thân mật mà “khớp” gần như mất hồn khi phải diễn thuyết. Montesquieu không thành công trong nghề ở tòa án cũng chỉ tại nhát đảm trước công chúng. Tài của hai nhân vật ấy ai mà dám hồ nghi nhất là ai đã đọc tác phẩm của họ, chỉ có họ coi rẻ họ nên trong một vài lĩnh vực họ thất bại. Nhiều luật sư, giáo sư con trẻ đâu phải không có khẩu tài, mà mấy lần xuất hiện trước công chúng thất bại chỉ tại “khớp” khi trăm nghìn cặp mắt chòng chọc nhìn họ. Họ mất tự nhiên, nói như trẻ em đọc https://thuviensach.vn bài thuộc lòng để rồi mấy lần sau ngại xuất hiện trước công chúng vì tưởng rằng mình ăn nói không hấp dẫn. Nhiều thí sinh thi viết rất xuất sắc mà đến giờ hạch miệng đứng như bị trời trồng chỉ tại hồi hộp sợ mình trả lời không thông rồi quýnh, quýnh rồi nếu không chết câm thì trả lời bậy. 3. Tưởng tượng sai lầm Đối với người nhát gan, óc tưởng tượng nhiều khi là một tình nhân bội bạc. Trong thực tế, việc có khi không có gì bi đát, chỉ xảy ra thông thường thôi. Thế mà óc tưởng tượng bày vẽ cho người nhát gan đủ thứ hình ảnh đen tối làm cho họ rủn chí, lo sợ. Sắp tiếp một thượng cấp mà họ trực thuộc, họ tưởng tượng gương mặt vị ấy phừng phừng nộ khí, lời lẽ cay nghiệt bắt bẻ họ. Sắp dự một dạ tiệc hay một buổi tiếp tân nào đó, họ sợ mình kém lịch sự, ăn nói, cư xử vụng về, ai nấy đều chực chờ dòm ngó, khinh chê mình. Đang xã giao, họ tưởng lời họ nói ra liền bị bắt bẻ, cử chỉ của họ làm chướng mắt nên họ lúng túng. Mà vì lúng túng như vậy họ cư xử làm chạm lòng kẻ khác, họ thất lễ không phải tại vì tự bản chất con người của họ vô duyên mà chỉ tại vì họ tưởng tượng rằng mình vụng về sau cùng hóa ra vụng về thật. Ta phạm một lỗi lầm, hay mang một khuyết điểm nào đó trên thân thể như bị bướu, mắt lé, sứt môi, què chân, tay cán vá23, lùn, sún răng, nói ngọng, nói cà lăm24, nhiều khi kẻ khác không để ý gì lắm, hay giá có để ý, nhiều người cũng thương hại, có cảm tình với ta. Ta đừng để óc tưởng tượng phóng đại các khuyết điểm ấy làm ta liệt chí, mất lòng tự tín trở thành gàn. Nói theo Thống chế Foch25, người ta hay làm cho ra bi đát cái đơn giản. Hạt bụi để bay khơi khơi không ăn thua gì mà ta để vào mắt sẽ gây không ít bất tiện. Trong đời, thiếu gì việc nhỏ nếu ta bỏ qua, sẽ qua luôn. Mà nếu ta làm công việc bửa sợi tóc làm năm làm bảy thì chúng trở thành to chuyện. Dale Carnegie nói George Washington Carver, khi nghe người nọ báo cho biết số tiền ông cực khổ để dành https://thuviensach.vn là bốn vạn Mỹ kim bị mất vì ngân hàng ông gửi đã vỡ nợ, ông bình tĩnh đáp: “Phải! Tôi cũng nghe nói như vậy” rồi ông thản nhiên dạy học như không có việc gì xảy ra. Phần nhiều nỗi lo âu của chúng ta đâu gay gắt hơn nỗi lo âu của nhà bác học da đen đó mà ta lặn hụp trong khổ tâm chỉ tại ta hay làm cho hột cát ra con vật khổng lồ, tại ta không bắt chước thái độ sống này của Jack Dempsey26 sau khi bị Tunney27 hai lần cho đo ván, quyết định không để những cú quai hàm ám ảnh tâm hồn mình nữa. Ông tiêu diệt nỗi u sầu vì thất bại bằng cách tổ chức Khách sạn Great Northern rồi lâu lâu phát giải thưởng cho những võ sinh xuất sắc. Hành động như vậy quả thực ông hiểu thấu đáo châm ngôn người Mỹ, Anh thường nói “Đừng than tiếc chỗ sữa đổ” và với tinh thần đó ông cho rằng ông hạnh phúc hơn lúc ông giữ chức vô địch thế giới về quyền thuật. Vậy bạn lựa coi một là sống với óc thực tế, hai là sống theo óc tưởng tượng sai lầm cái nào có lợi hơn. 4. Lấy nhút nhát làm “nết na” Một số người có quan niệm sai lầm về nết na. Theo họ nết na là phải sống giữ gìn, ăn nói cóm róm, cư xử quỵ mọp, lúc nào cũng ra vẻ như tá điền nhà quê đi tết chủ điền. Và họ “nết na” như vậy thành ra con người như gián ban ngày. Mà sự thật nết na có phải là nhút nhát đâu. Nết na là một nhân đức trong đó có các đức tự chủ, khiêm tốn và thanh khiết còn nhút nhát là một tật xấu. Người nhút nhát để tâm trí mình chìm đắm trong những tưởng tượng hắc ám nên họ thấy đời họ là cả một trời đen tối trong khi họ có không ít ưu điểm. Nếu khéo khai thác đời họ có thể đi lên. Họ phạm một thứ lầm lẫn về giá trị của mình mà kết quả gây tai hại giống như ác quả của người kiêu hãnh lúc nào cũng vênh mặt tự đắc về tài đức mà chính kẻ ấy không có. Người ta còn không vô lý khi nói người nhút nhát ngay lúc tỏ ra nết na đã vô tình có phần nào kiêu hãnh vì họ không nhận chân các khuyết điểm của họ, họ không cư xử tự nhiên mà rụt rè để ngụy trang con người mang tật xấu của họ. https://thuviensach.vn Dĩ nhiên người nhút nhát khi giao thiệp tưởng e lệ thì thiên hạ cho mình nết na mà kỳ thực làm cho mình bị nghi kỵ. Mình cư xử quá dè dặt với kẻ khác thì kẻ khác làm sao dám tự nhiên cư xử cởi mở với mình. Ai giàu kinh nghiệm về xã giao tất đã nhận thấy điều đó. Không nên vồn vã, lăng xăng làm cho kẻ khác tưởng ta là người yếu thần kinh, nhưng nếu ta đóng kín quá, tỏ ra cẩn thận quá, thiên hạ coi ta như người xa lạ. Mà như vậy làm sao ta gây thiện cảm. 5. Phán đoán không đúng Nhiều người nhát đảm tại óc không sáng suốt khi phán đoán về mình, về ngoại vật, về những sự việc khách quan. Từ bé đến lớn họ sử dụng óc phán đoán chứ không huấn luyện óc phán đoán. Mà trí năng này cũng như bao nhiêu tài năng khác trong con người, cần đào tạo mới phát triển đến nơi đến chốn. Vẫn biết đối tượng của trí tuệ là chân lý song tinh thần ở trong thể xác và thể xác có dục tình nên óc phán đoán bị bỏ hoang vu như cánh rừng già sẽ khó bề sáng suốt khi thẩm định những giá trị. Luận lý học cho ta biết phán đoán có những nguyên tắc riêng và siêu hình học cũng cho ta biết những nguyên tắc sơ thủy dựa vào đó ta tìm chân lý. Vậy muốn phán đoán đúng dù muốn dù không bạn phải biết các nguyên tắc ấy. Người nhút nhát hay mắc bệnh chủ quan khi phán đoán. Họ không xét giá trị đúng việc đã xảy ra thế này thế nọ. Vì đó nếu là người kiêu hãnh họ thấy họ là siêu nhân, trong xã hội là con công lạc giữa bầy gà; nếu là người tự ti, họ không tận dụng tài đức của mình, tự khinh cách vô ích và thờ lạy tài đức của kẻ khác. Nhiều khi xã hội nhìn họ bằng cặp mắt vô tư mà họ cứ tưởng ai cũng khinh chê, cười ngạo họ. Khổ tâm nhất là người bị mắc chứng bệnh đa nghi, tức là người có lương tâm bối rối: làm gì, nói gì cũng sợ phạm tội. Thứ người này phán đoán không theo những nguyên tắc của phép lý luận mà theo lương tâm bệnh hoạn, theo đầu óc chủ quan của họ. Tại sao nhiều người tuổi càng cao tính càng già dặn, lòng can đảm càng gia tăng? Chỉ tại nhờ trí khôn lão luyện hơn. Lúc còn nhỏ, máu tuy hăng hái nhưng người ta khó sáng suốt nhận định nhiều vấn đề. Người ta có thể sợ hãi trước những điều mà tuổi già cho là không có gì nguy hiểm. Tiến bộ của lòng can đảm dựa vào tiến bộ của óc https://thuviensach.vn khôn ngoan. Sự kiện đó cho ta biết người nhát nhúa nhiều khi kém gan mật tại vì ngu dốt, tại vì óc phán đoán còn ấu trĩ hay sai lầm. Nhiều người quen thói nhát nhúa đâu từ hồi còn thơ bé vì cha mẹ, thầy giáo biện lý là tập cho họ khiêm tốn, cứ bắt họ yểm tài ẩn đức. Lắm lúc họ bị mắng là kẻ ngu dốt, không hiểu gì hết, không làm được gì hết nữa, nên vì đó họ yên trí rằng đầu óc của mình không sâu sắc, phán đoán của mình không chỉnh đạt. Yên trí đó gây tai hại. Về sau khi ra đời người ta mất tự tin về lý luận và quyết định, do đó cứ sợ mình lầm lạc, sai quấy. 6. Cơ thể phát triển không điều hòa Trước hết bạn đừng quên tật nhát có tính cách di truyền, cha mẹ nhát đẻ con nhát. Mà nói di truyền là nói cơ cấu sinh lý của cha mẹ, của con cái. Theo Sollier và J. de Courberive thì tật nhát có thể do cơ thể phát triển không điều hòa. Thần kinh và các bắp thịt mất quân bình. Chênh lệch giữa phản ứng của óc não và kích thích cảm xúc. Tinh thần người nhát bị cảm xúc tính áp đảo cuồng bạo quá. Khi phải tổng hợp để quyết định, óc não không đủ sáng suốt vì thần kinh làm việc quá ồ ạt nên người nhát đa nghi, hành động lưỡng lự. Phần đông người nhát đều là người thần kinh. Nền tảng của nhát là cảm xúc tính. Giữa hệ thống thần kinh và hệ thống bắp thịt thiếu ăn khớp. Một bên nào đó suy nhược vì ăn uống kém bổ dưỡng. Tính nhát thường phát triển lúc con người dậy thì vì trong thời gian này các phần trong cơ thể đua tranh nhau phát triển và dễ mất quân bình. Người thiếu niên bồng bột, vội vàng, tự ti và rụt rè. 7. Giáo dục hay nghề nghiệp gây khủng hoảng Làm sao lớn lên can đảm được nếu một người từ lúc miệng còn hôi sữa đã hấp thụ một nền giáo dục tàn ác. Họ bị bao vây bởi những dọa nạt rầy rà, đánh đập, bỏ đói nên có thói quen nhát sợ với một tiềm thức dồn ép những căm thù. Có những bà mẹ quên con là máu thịt của mình hay sao không biết mà khi con lầm lỡ thay vì sửa dạy hợp lý, đánh con đến rướm máu, có người cột trói con lại vừa đấm vừa thoi như tra tội. Trong nhiều https://thuviensach.vn trường học, theo lề lối giáo dục xưa, thầy giáo đánh học trò, bằng roi mây, bằng thước gạch. Những người đã thụ giáo kinh hồn như vậy làm sao ra đời dạn dĩ được. Vào nghề nghiệp, mà trong đó, gần gũi nhiều hạng người hung dữ, chứng kiến thường những việc tàn ác, ta có thể thành người nhút nhát. Đáng thương hại biết bao người vì miếng ăn manh mặc, phải phục vụ những ông chủ độc tài tàn bạo. Họ sợ hò hét, đánh đập, treo lương, tù đày nên vào lòn ra cúi, nói năng run run rét rét, quỵ mọp mỗi lần lĩnh lệnh dạ dạ vâng vâng. Vậy mà còn gì khí phách. https://thuviensach.vn Bên trong người thinh lặng là một nhân cách điềm đạm “Thinh lặng mà nội tâm không có nhân cách điềm đạm thì tướng diện bên ngoài yên tĩnh chỉ là một mặt nạ đưa đến trò hề.” - R. Cappellus I. ĐỨC ĐIỀM ĐẠM VỚI NHÂN CÁCH 1. Hầu hết những vĩ nhân trên đời có nhân cách gương mẫu đều là những bậc quán chúng về điềm đạm Bạn có mến phục Khổng Phu Tử không? Chắc có. Ai mà không mến phục. Chúng tôi cũng như bạn, cả dân tộc Trung Hoa và bao nhiêu dân tộc khác đều cho nhân cách của Ngài là nhân cách gương mẫu. Ngài diễn lộ nhân cách của mình ra trong nhiều trường hợp. Có lần du thuyết ở đất Khuông, Ngài bị bao vây nguy hiểm, không biết phương nào để thoát thân. Thấy tận lực rồi mà vẫn bị bế tắc, Ngài vui vẻ lấy đàn ra gảy và ca hát. Tâm hồn của Ngài điềm nhiên trước sự hung ác của quân giặc bao vây Ngài. Archimède cũng là người đáng phục nữa. Và cũng là một gương điềm đạm. Có lần ở Syracuse, Ngài đang vẽ những hình kỷ hà học dưới đất, quân giặc vác gươm giáo đến trước mặt Ngài, Ngài bất kể gì cái chết, điềm đạm bảo quân lính: “Coi chừng làm hư hình vẽ của tôi”. Đọc truyện Tàu ai mà không quý phục nhân cách của Trương Lương hả bạn. Bạn có biết tại sao ông được quý phục như thế không? Phần lớn chỉ vì điềm đạm. Lúc Hán Cao Tổ nổi cơn lôi đình vì Hàn Tín tung hoành xưng bá ở nước Tề, Trương Lương điềm tĩnh bảo Hán Đế hãy điềm đạm, phong vương cho Hàn Tín bằng không chẳng những đại nghiệp phải hỏng mà tính mệnh cũng tiêu vong. https://thuviensach.vn Ai viết lịch sử nhân loại đều phải để nhiều trang ca tụng nhân cách của Gandhi. Tại sao thế? Điềm đạm! Điềm đạm đến cả dân tộc có tiếng là điềm đạm như dân tộc Anh còn phải thán phục. Dưới ách thực dân Anh quốc, Gandhi và dân tộc của ông quá uất ức, nhưng không biết làm sao lật đổ quân thù để đem lại tự do cho nòi giống Ấn. Gandhi thấy tỏ ra phẫn uất, dùng bạo lực sẽ chỉ làm cho đồng bào ngày càng thêm khổ trong gọng kềm ngoại quốc thực dân. Ông điềm đạm, bên ngoài cứ khôn khéo giao tiếp với Chính phủ Anh bên trong ngấm ngầm, thản nhiên chủ trương thuyết bất hợp tác, bất bạo động. Ngày nay, bạn có thấy ông thành công và trở thành đối tượng ca tụng cho hàng triệu dân Ấn không? Joffre28, khi bị quân nghịch ác liệt tấn công, cười khì khì như khi được trọng thưởng hay thắng trận... Trong cuốn How to stop worrying and start living, Dale Carnegie nói Tổng thống Abraham Lincoln không bao giờ biết bận tâm vì những lời quân thù của ông vu cáo, chỉ trích, bôi lọ thanh danh ông và ông bảo rằng không có đủ thì giờ để đọc những bức thư của kẻ chê trách mình. 2. Trong những khi sống chung với quần chúng, những người điềm đạm nổi bật lên Bao kẻ xung quanh họ tưởng rằng cho đặng thiên hạ để ý tới mình, kính phục, khen lao mình thì phải ăn to nói lớn, đa ngôn, lóc chóc. Người điềm đạm có diện tướng lầm lì, ngó cách lạnh nhạt sự náo động của kẻ khác, đi đứng thản nhiên; lúc phải nói, nói với sắc mặt lạnh như bàn thạch, với giọng nói êm dịu nhưng cứng rắn, trầm tĩnh mà không lờ đờ. Bao nhiêu cặp mắt đều phải hướng về họ, bao lỗ tai đều phải nghe từng âm thanh của họ. Vào những khi cần giải quyết các vấn đề quan hệ, bao kẻ khác xôn xao, cãi lấy, họ có thái độ trầm tư mặc tưởng, hình như không quan tâm đến ai, nhưng sau cùng ai cũng quan tâm đến họ để cho sự phán quyết có giá trị. Một người có đức điềm đạm được thiên hạ quý trọng bao nhiêu thì người thiếu bình tĩnh bị khi dễ bấy nhiêu. Không bị coi như bèo làm sao được, con người tâm hồn lúc nào cũng náo động và ngoại thân bao giờ cũng vụt chạc. Trí tưởng tượng của họ như con ngựa https://thuviensach.vn không cương, tha hồ lôi cuốn họ trong mộng và mộng. Cảm tính của họ như một phong vũ biểu, thay đổi mực độ vô chừng. Khi bị kích thích lòng tự ái của họ bừng dậy nhanh chóng và sẵn sàng thúc đẩy họ làm những việc bậy. Tính tình của họ dễ dàng bị ảnh hưởng bởi dư luận kẻ khác, bởi những tật ở ngoại giới như phong cảnh, nắng mưa. Những khi vui, họ vui phớ lớ, xây những mộng vàng, ngó cuộc đời đẹp như thơ mộng. Gặp cảnh tang chế, bị thiên hạ chỉ trích, họ lo âu như một bà mẹ bên đứa con thân yêu hấp hối. Họ quên ăn bỏ ngủ để đào sâu hố bi quan bằng cách tiếc dĩ vãng, ngán hiện tại, sợ tương lai. Con người náo động, mất quân bình của họ được bộc lộ ra ở diện tướng của họ. Người ta thường thấy cặp mắt họ láo liên, hết liếc ngay rồi lại ngó dọc, có hồi mở lồ lộ như muốn liệng đi đôi tròng, lúc lại nháy chớp lia. Mắt họ hình như lúc nào cũng có vẻ dớn dác. Ngó họ, người ta có cảm tưởng gặp một người vừa qua cơn nguy hiểm hay người đang thấy hiểm họa đến cho mình mà không biết làm sao. 3. Không thể quên cái đặc biệt này nữa là họ già mồm mép Họ nói luôn. Nói lung tung, lăng nhăng, nói không cho miệng kéo da non. Lúc nói thì lưỡi liếm môi, miệng méo, môi trề, làm cho người nghe hình dung được ngay con người bên trong đang quá cảm xúc của họ. Ít khi ai thấy họ ở yên. Họ ngồi, họ đứng. Họ tréo chân. Họ quèo vật nào gần đó. Rồi nhảy lên. Búng tay. Tróc lưỡi. Chống nạnh. Khi nghe một tin xấu, họ luýnh quýnh, rối rít, có khi môi cắt không còn một giọt máu và nói gần đứt hơi. Được tin mừng, họ vội đem thổ lộ cho kẻ khác. Những khi phải ra trước đám đông để thi hành một phận sự, mắt họ mờ mờ, tai nghe ù, chân như quấn lại nhau, tim đập tựa trống đình, tay lạnh hơn đồng và họ nói không đâu ra đâu. Gặp trường hợp tranh luận cùng kẻ khác, họ ngoan ngoãn làm nô lệ cho lòng tự ái của mình nên cãi xước thiên hạ, bất kể việc tìm chân lý, chú tâm vào việc “hạ” cho được đối phương, có khi dùng cả lời nói bất nhã, thái độ dã man để bênh vực mình nữa. Lúc còn chịu giáo dục, bị kẻ lớn quở trách, họ bối rối bi quan cho mình là hoàn toàn vô giá trị, có khi sinh ra ý nghĩ bỏ dở lý tưởng và sống trong sự hồi hộp, lo sợ về những hình phạt kẻ lớn có thể làm cho mình. Đóng vai trò lãnh đạo, khi nghe tin kẻ dưới công kích, nói https://thuviensach.vn xấu, họ liền chán nản phận sự cho rằng tất cả hạ cấp đều vô ơn, phản loạn. Thế rồi họ lo đính chính lỗi lầm, lo minh oan, lo đàn áp những ai chống bác họ. Có khi chuyện không ăn thua gì hết do một vài tiếng chuông nào đó, họ làm cho trở nên nghiêm trọng, có hại cho ích lợi của đoàn thể và uy tín của họ. Trong việc xét nhận về giá trị kẻ dưới, họ cũng không đủ điềm tĩnh để phán quyết. Người ta thường thấy họ bị ảnh hưởng của tính dục, của dư luận, thành kiến nên những phán đoán của họ thường vụt chạc, nông nổi, không giá trị bao nhiêu. Thiệt là tai hại nếu họ có toàn quyền về sinh mạng, về lý tưởng, về tương lai của một số người... Một đặc điểm nữa của người không điềm đạm là họ hay đùa giỡn. Hình như con người của họ không biết chút gì về tự chủ nên hễ có cơ hội là họ chọc ghẹo, trào phúng, cười giỡn một cách lố bịch làm sao. Khi họ không có vai tuồng gì quan hệ trong xã hội thì thôi, nếu họ là một người có phận sự giáo dục hay quản trị thì, thưa thiệt với bạn, khi họ đùa giỡn, họ không có chút giá trị gì với kẻ dưới cả. Người ta lấy làm ngượng và thương hại giùm họ. Sau cùng, chúng tôi khỏi cần nhấn mạnh rằng người không điềm đạm khi bị tình yêu ám ảnh, khi bị máu nóng che mờ lý trí, nói năng, hành động không khác gì kẻ mất trí khôn. Con người lóc chóc như vậy, về đường nhân cách chắc chắn thiên hạ coi như rơm rác. Muốn nên người chí cực điềm đạm, để diễn lộ nhân cách đáng phục của mình ra, xin bạn chịu khó thực tập những bí quyết dưới đây. II. BÍ QUYẾT LUYỆN ĐỨC ĐIỀM ĐẠM 1. Đề phòng những nguyên nhân làm ta mất sự điềm đạm Có ba nguyên nhân làm ta mất sự điềm tĩnh. Đó là những nguyên nhân tự nhiên, thủ đắc và tạm thời. a) Nguyên nhân tự nhiên https://thuviensach.vn Tức là cảm tính. Trong mỗi người tùy di truyền, có bẩm chất cảm giác nhiều ít khác nhau. Ai giàu cảm tính, người ấy ít điềm đạm. Cách chung, đàn bà giàu cảm tính hơn đàn ông, nên đàn ông thường điềm đạm hơn đàn bà. Cảm tính cần thiết để chúng ta cảm giác, cảm xúc, song nó bị kích thích nhiều quá, hoạt động không chừng mực sẽ ảnh hưởng đến tính tình của ta mất sự thản nhiên. Vậy vấn đề là bạn không phải tiêu trừ cảm giác tính, vì đó là tự tử – mà đề phòng nó những khi nó hoạt động quá lố. b) Nguyên nhân thủ đắc Tức là những nguyên nhân do cuộc sống đưa đến cho ta; chúng ảnh hưởng cảm giác của ta, thay đổi ít nhiều những bẩm phú và năng khiếu của ta. Nói cách khác, chúng là những thói quen. Trong cuộc sống, chúng ta chịu giáo dục, chúng ta thi hành nghề nghiệp, giao tiếp với người khác, chịu ảnh hưởng của khí hậu, của đẳng cấp, địa phương nên dần theo thời gian chúng ta thủ đắc những tập quán khác nhau. Có nhiều tập quán làm cho ta điềm tĩnh, mà cũng có không ít tập quán khiến hệ thần kinh ta náo động. Như thói quen làm việc nước rút vì cho rằng thời giờ là vàng bạc. Đọc một cuốn sách, chúng ta không đọc một cách ung dung. Mà muốn đọc trong vài cái ngó cho hết một trang và trong chốc lát cho xong một quyển. Đi con đường mấy dặm, chúng ta muốn thu lại trong vài chục bước. Hệ thần kinh của chúng ta lúc chúng ta hấp tấp bị căng thẳng và khiến cảm giác tính chúng ta mất quân bình. Vậy việc quan hệ là chúng ta hãy kiểm điểm lại những tập quán của mình, coi có cái nào kích thích cảm tính quá thì lo xa lánh. c) Nguyên nhân tạm thời Những nguyên nhân tạm thời có hai thứ, một thứ xảy ra trong một thời gian hay lặp đi lặp lại và một thứ hiện hình một lúc ngắn thôi. – Thứ nguyên nhân tạm thời đầu tiên sinh ra bởi đời sống hoặc cá nhân, hoặc xã hội. Chúng cũng là kết quả của sự thay đổi thời tiết, khí hậu, hoàn cảnh... Chúng không phải là những nguyên nhân làm cho cảm tính, cảm xúc mãnh liệt khi đã bị nhiều nguyên nhân tự https://thuviensach.vn nhiên và thủ đắc làm căng thẳng sẵn. Chúng thật ra không khác những nguyên do thủ đắc bao nhiêu, vì người ta gặp chúng trong đời sống cũng như những nguyên do thủ đắc. Nhưng đặc biệt nhất, là chúng có tạm thời hay lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian nào đó rồi thôi. Người ta có thể chia chúng ra làm những nguyên nhân ngoại lai và nội tại. Những nguyên nhân ngoại lai sinh ra một cách phức tạp. Do nghề nghiệp: Những nghề buộc ta ngồi nhiều quá, ít vận động về thể xác khiến thần kinh mất quân bình. Do tiện nghi hiện thời: Quá ham nhật báo, quá mê radio. Ở thời này người ta ngủ cũng rất ít vì lo làm việc, ham đi chơi đêm, coi xinê chẳng hạn. Những nguyên nhân nội tại thường sinh ra bởi những đồ ẩm thực khiến ta “giật gân” như trà, rượu, thuốc hút mà dùng quá lố. Thiếu chất vôi, chất sinh tố cũng làm cho cơ thể ta mất quân bình. Cũng có nhiều khoảng trong đời sống mà con người thiếu điềm tĩnh, như khi nam nữ đến tuổi dậy thì. Lẽ dĩ nhiên, những cơn bệnh hoạn, những trạng thái khó ở khiến con người chúng ta bực tức, khó chịu không ít. – Thứ nguyên nhân tạm thời loại nhì là những nguyên nhân nhỏ nhặt, tuy không làm nguyên nhân chính, khiến cảm giác bị xao động, nhưng chúng như tia lửa châm ngòi pháo, như giọt nước sau cùng làm tô nước đầy phải tràn. Cơ cấu tình cảm của chúng ta bị kích thích sẵn rồi, gặp những nguyên nhân này liền phát động mạnh mẽ. Ta đang nóng giận, bỗng ai ở sau lưng thụi ta một thoi. Cơn tam bành của ta lên đến cực điểm. Đang trông đợi gặp một người thân yêu từ lâu đi vắng mới về ở một nơi nọ. Bỗng ta hụt xe. Tức. Tức. Trong cuộc sống hằng ngày có biết bao nhiêu thứ nguyên nhân nhỏ nhặt ấy. Chúng đẩy cảm xúc chúng ta lên đến mức cùng hay chỉ làm nguyên nhân kích thích sau hết – sau hết nhưng rất có hiệu quả. Vậy căn cứ vào sự phân chia những nguyên nhân kích thích tính vụt chạc trên này, về mặt tiêu cực, bạn nên cố gắng đề phòng chúng cách riêng. Ai tự nhiên sinh ra giàu cảm tính thì cần nhớ rằng: Mình rất khó điềm tĩnh. Giàu cảm tính dĩ nhiên có những cơ quan cảm giác tinh nhuệ hơn người, bởi vì cảm giác trong mình mặc hình thức những https://thuviensach.vn bẩm phú, những năng khiếu, và làm cho các cơ quan cảm giác hoạt động “nhạy”. Người giàu cảm tính tự nhiên có lỗ tai tinh (trường hợp những nhạc sĩ), có cặp mắt tinh (trường hợp những họa sĩ). Cảm giác tính, tuy không định đoạt hành động của trí khôn, nhưng ảnh hưởng trí khôn. Nếu ai giàu cảm giác tính, khi thụ nhận nhiều ấn tượng trái nghịch với sở thích của mình, sẽ có thể có những tư tưởng chống nghịch với người khác, các vật mà làm cho họ có những ấn tượng ấy. Bạn có thể nói người đa cảm là người có nhiều lòng tự ái, có nhiều tính mủi lòng... Cảm giác tính giàu quá mà bị kích thích sẽ khiến hệ thần kinh bị mất quân bình, đồng thời cũng thúc đẩy những bắp thịt hoạt động bất thường. Một khi hệ thần kinh bị dao động quá, người ta hay mắc bệnh thần kinh suy nhược, chứng dễ nóng nảy, tật lóc chóc, vụt chạc, dễ xúc động, dễ phán quyết. Muốn đề phòng nguyên nhân thứ nhất bạn nên để ý tránh sự quá xúc cảm của cảm giác tính. Tình cảm thì cần thiết – có nó mới có nghệ thuật – nhưng tâm hồn luôn luôn náo động, thần kinh hệ luôn bị kích thích, thì nhất định chỉ gây tai hại cho ta thôi. Trạng thái bất an của cảm tính là mẹ đẻ của những hỗn loạn tâm thần và sự lóc chóc của thân xác. Còn những thói quen. Những thói quen tốt như làm việc gì thì làm kỹ lưỡng, rất ích cho điềm đạm tất nhiên nên duy trì. Những thói quen xấu, như luôn mơ mộng, thả óc tưởng tượng tha hồ bày vẽ, như thích nhảy nhót, rung đùi... ta nên dần dần bỏ bớt. Cũng như đề phòng những hoàn cảnh có thể tạo nên những thói quen xấu. Thường dưới hoàn cảnh giáo dục mù quáng, con trẻ hay có thói quen tự ti mặc cảm, nhát nhúa, quạu quọ, bi quan. Trong khí hậu quá ồn ào của một nghề nghiệp, nghe đủ thứ âm thanh nát óc, thấy cảnh lộn xộn, người ta hay có tật giật mình, hối hả... Không thể kể hết những hoàn cảnh gây thói quen xấu tai hại cho đức điềm nhiên. Điều cần thiết là bạn nên để ý thanh trừ những thói quen xấu; bạn có thể bắt chước lối tu thân của Franklin mà chúng tôi đã bàn ở một chương trước đây, và dù sống trong hoàn cảnh nào, đừng để cho ngoại cảnh làm rung động con người nội tâm của mình. https://thuviensach.vn Sau hết, những nguyên nhân tạm thời ta cũng nên quan tâm xa tránh. Những thứ giải trí náo nhiệt quá, những cuộc giao thiệp khả nghi làm thần kinh rung động, những món ẩm thực nào làm ta nóng bón, tất cả nên dùng việc hãm mình kiêng cữ được chừng nào hay chừng ấy. 2. Bạn có thể luyện đức điềm đạm cách tích cực nữa a) Luôn vui tính Người điềm đạm không phải là người lúc nào mặt cũng như thiên sầu địa thảm và nghiêm nghị như Phật Di Lạc trên bàn thờ. Cũng không phải làm nghịch lại là luôn luôn đùa giỡn một cách lố lăng. Mà phải luôn vui tính. Xin bạn nên để ý cho điều này là con người tự nhiên thích có sắc mặt rầu rĩ cũng như tự nhiên thích giễu cợt. Cả hai việc này đều dễ làm. Có việc luôn vui tính là việc không dễ làm và cho đặng làm phải cố gắng. Chỉ có những tâm hồn được giáo luyện nhiều mới luôn có sắc mặt hoa nở để tiếp rước người. Bạn có nhớ câu này của Keppler không: “Vui tính là khí hậu tự nhiên của những đức tính anh dũng”. Bạn đừng tưởng mở cửa lòng mình ra, diễn lộ nó lên nét mặt vui tươi là việc dễ dàng. Trong khi ta có những nguyên cớ để vui vẻ thì đành đi. Mà ở đời ta đâu mãi gặp nguồn vui hả bạn. Chúng ta thường gặp những “cái chọc giận”, thường sống gần đau khổ. Bạn nhớ lại coi cả ngày chúng ta được mấy phút vui. Hình như phút vui ít lắm. Phần nhiều là phút lòng trống rỗng và không buồn thì cũng nghe nhàm nhàm. Không phải chúng tôi bi quan đâu nhé. Chúng tôi chỉ nhắn bạn một sự thật mà ai cũng kinh nghiệm thôi. Trong những khi con người của mình không sẵn sàng để vui, lại có kẻ đến hỏi chuyện, cậy nhờ giúp đỡ, có kẻ nói những chuyện xàm, có kẻ va chạm tự ái của ta, ta dễ dàng nổi quạu quá! Nhưng nếu ta biết chịu khó tự chủ, tỏ nét mặt hoa hồng tươi nở với các kẻ ấy thì ta sẽ tạo cho tâm hồn mình không khí điềm đạm và ngoài thân mình thái độ thản nhiên. Cương quyết tập sự vui tính cả trong những khi gặp đau khổ. Lúc nào bạn cũng hãy tự nói: Tôi vui vẻ. Ai đến tôi, tôi sẽ tiếp rước bằng sự vui cười, bằng thái độ lịch sự, đắc nhân tâm. Tập nhìn đời sống với những thực tế của nó. Hãy vui lòng nhận những gì mà nó cung cấp. https://thuviensach.vn Đừng lý tưởng hóa nó trong mộng, rồi khi thấy nó không như ý mình thì thất vọng. Gặp những thắc mắc mà đời sống đưa đến đừng để cõi lòng bấn loạn, buồn rầu, hãy tự nói: Ôi 10 năm nữa, chúng chỉ là những kỷ niệm mà thôi! Cố gắng thấy bề tốt của trần gian hơn là bi quan gạt bông hường để tìm gai nhọn. Có vật gì, có người nào trên đời hoàn toàn hay, hoàn toàn tốt đâu. Và hình như điều xấu, việc dở lại nhiều hơn điều tốt việc hay nữa. Nếu ta bi quan thì không phải cuộc sống lỗ, mà chúng ta lỗ. Ta buồn sầu, tâm hồn ta bị tổn thương, ta mất sự điềm đạm trong lương tâm chứ có phải kẻ khác hay ngoại vật đâu. Những nỗi hối tiếc dĩ vãng, bươi móc những lỗi lầm của thời qua, những sợ hãi về tương lai như thất bại, hiểm họa, chết chóc, tất cả là những nguyên nhân làm ta mất vui vẻ trong tâm hồn và do đó khó bề vui tính. Phải biết quên: Đóng kính cái tủ dĩ vãng lại. Phải biết tự tin: Tương lai sẽ đầy thành công nếu bạn biết sử dụng tài năng, khả năng của bạn. Tập sống đầy đủ cái hiện tại. Tạo cho mình sự hăng hái thi hành sứ mệnh mình đang thi hành. Lúc nào cũng thấy sướng khoái với những bổn phận. Muốn luôn vui tính, bạn có thể tạo chung quanh mình một bầu không khí hoan lạc. Hồi lúc còn ở học đường, chúng tôi thấy có một bạn không biết tại sao trước mặt anh, anh dán một miếng giấy đen rất to, đen như nhọ chảo. Chúng tôi cho đó là không biết tổ chức nơi làm việc. Hằng ngày ngồi học, đọc sách, làm bài mà ngó tấm giấy đen như địa phủ làm sao thấy bổn phận có hứng thú được. Xin bạn đừng bắt chước anh bạn của chúng tôi nhé. Bạn nên dán nhiều hình đẹp, như cảnh bình minh, cảnh sớm xuân, hình lực sĩ... để tạo cho mình tâm trạng yêu đời. Đừng bù đầu làm việc luôn mà không tìm những cuộc chơi thích hợp, thanh nhã để giải trí. Khi gặp anh em bạn cũng thỉnh thoảng nói vui đùa vừa đủ để làm tâm hồn được thoải mái. Chịu khó để ý làm kẻ khác vui tươi cũng là cách làm cho mình vui tính. Chào thân mật kẻ đến thăm mình, khen công trạng của kẻ khác, giúp họ vài việc nhỏ mọn, nói cảm ơn một cách lịch sự khi ai giúp mình. Người xay bột trong biếm ngôn “Le meunier, son fils et l’âne” của La Fontaine quạu quọ không biết sánh với cái gì chỉ vì quá chú trọng sự bình phẩm của dư luận. Bạn muốn luôn có tâm hồn lạc quan, nên coi như rác dư luận của người đời. Đành rằng không nên lập dị, phải biết sửa mình cho ngày một thiện mỹ, nhưng https://thuviensach.vn nô lệ dư luận thì không nên, vì nó làm tâm hồn bạn mất vui vẻ, do đó không thể điềm đạm được. Một bí quyết nữa để luôn vui tính là mỉm cười. Bạn hãy nghe Guy de Larigaudie khuyên: “Khi có việc gì không xuôi hãy cười”. Bạn nên giữ nụ cười hoa nở trên môi không phải chỉ khi gặp may mắn, khi cõi lòng vui vẻ mà cả những khi gặp rủi ro, khi thấy trong mình bực dọc, thấy cuộc đời đáng ghét. Chính những lúc bạn cố gắng cười như vậy tâm hồn bạn thấy nhẹ nhàng, lạc quan. Dĩ nhiên, những khi cố gắng mỉm cười là những khi tự chủ và gia tăng sự điềm đạm. b) Thủ lễ Có người quan niệm sai lầm rằng lễ độ là sự diễn lộ tâm hồn của con người bạc nhược. Thiệt ra, gặp ai cũng rung rét, mất tự chủ, lại xa cách khiếp nhược, không dám ăn nói theo đầu óc mình tư tưởng thì không gì đáng khinh bằng, không gì thù nghịch với đức điềm đạm cho bằng. Nhưng đó không phải là lễ độ, mà chỉ là bệnh hoạn của tâm tính, chỉ là quái tật của kẻ nghèo ý chí, kém bản lĩnh chưa biết sống đời sống con người trong một nước sau khi có ý thức về nhân phẩm đặt ra để làm đẹp lòng nhau, để làm cho cuộc sống êm dịu, xuôi chảy. Hiểu như thế lễ độ là kết tinh của những đầu óc văn minh, là những lối sống mà cho đặng thực hành con người phải dẹp đi cái tính ích kỷ, phải chiến thắng tinh thần, sống duy kỷ, sống “một mình một chợ”, phải tự chủ, kiềm hãm những thói quen phóng túng của mình, chế ngự thiên tính nóng nảy, thô tục của mình. Người thủ lễ quả thực là người điềm đạm. Họ dùng ý chí cai quản bản năng của mình, cố gắng làm đẹp lòng những kẻ giao tiếp với mình. Ai làm cho họ một ơn nhỏ nhặt thế nào dù nghe trong mình làm biếng nói, làm biếng cười cách mấy, họ cũng cố gắng vui tươi buông ra hai tiếng “cảm ơn” êm dịu. Trong khi cõi lòng rũ rượi buồn vì mới gặp tai họa, họ đi ngoài đường phải một người vụt chạc đụng một cái đau ứa nước mắt, họ trấn tĩnh ngay. Nếu người ấy xin lỗi họ, họ tươi cười lịch sự: “Thưa ông, thưa bà, không chi cả”. Bất kỳ đối với hạng người nào, họ cũng lấy lễ độ để xử đối. Người dua nịnh gặp kẻ mạnh sức, quyền thế giàu sang hay bom thóp, tỏ những thái độ quỵ mọp đê mạt; gặp kẻ yếu đuối, thấp hèn, nghèo đói thường lên mặt dọa nạt, ăn nói với cử chỉ hách dịch. Người lễ độ không xử thế như https://thuviensach.vn vậy, vì lối xử thứ đó, họ cho là tiểu nhân. Gặp người có chức quyền cao hơn họ, nghèo túng, yếu đuối hơn họ, họ luôn luôn có óc tinh nhuệ giữ lễ phép xứng hợp từng hạng. Muốn có một tâm hồn điềm đạm, một ngoại thân trầm tĩnh, xin bạn đi theo đường lối của người lễ độ. Bạn hãy tin rằng những khi ta thủ lễ với ai một cách hợp lý là ta chế ngự tình tư dục, tính ích kỷ của mình. Con người của chúng ta bởi mang trong mình bản năng nên nhiều lúc muốn sống theo tính thú vật. Dùng lễ độ như dây cương kiềm hãm nó lại để tập đức điềm đạm không chi bằng. Hồi nhỏ, mỗi lần nghe ông nội chúng tôi nói “Tiên học lễ, hậu học văn” chúng tôi thường có cảm tưởng xấu về lối giáo dục cũ. Chúng tôi cho là nhồi sọ con trẻ bằng cửu kinh, bằng những lễ phép lỗi thời. Khi qua thời trẻ dại rồi mới thấy được cái hay trong chữ lễ. Chúng tôi thấy nó là dấu hiệu những con người sống xứng đúng kiếp người, nó là tinh túy của văn minh. Người ta chỉ bàn về lễ với những con người văn minh, ở những xã hội văn minh phải không bạn? Có khi nào bạn nghe những người dã man, những kẻ dù ở xã hội văn minh mà hoàn toàn thất giáo nói đến lịch sử không? Chúng tôi cũng thấy lễ là cái gì danh dự cho dân tộc nữa. Nói thế, chúng tôi không có ý muốn người đương thời chúng ta phải mặc lại áo thụng xùng xình và mỗi khi chào hỏi xá lạy rất dài, rất sâu. Không bạn nhé! Chúng tôi cũng như bạn không thích cái gì bất tiện và quá lố, nhưng chúng ta đều công nhận rằng lễ độ của chúng ta ngày xưa giúp con người tự chủ không ít. Vậy những lễ phép nào lỗi thời thì bỏ đi, những lễ phép nào hay đẹp thì nên giữ lại. Theo lễ tục Á Đông, dù gặp người thân yêu cách mấy, người ta không ôm nhau hôn chùn chụt giữa đường. Người phương Tây thích biểu lộ tình cảm nên coi hành vi này hay đẹp. Chúng tôi không đả đảo lối lịch sự ấy của người phương Tây, nhưng chúng tôi nói rằng trong sự biểu lộ tình cảm, người Á Đông tự chủ nhiều hơn người phương Tây. Sự đè nén tình cảm trong khi lâu ngày bỗng gặp nhau chúng tôi cho là anh dũng hơn là biểu lộ nó ra giữa thanh thiên bạch nhật. Vậy lễ phép này của Á Đông tuy cổ, vẫn đáng chúng ta bảo tồn. Còn nhiều lễ phép khác nếu thấy hợp lý, hay đẹp thì chúng ta vẫn nên thi hành cũng như bao nhiêu lối xã giao đẹp đẽ khác của đời sống mới. Sự cố gắng thủ lễ như vậy là bí quyết linh diệu để gia tăng đức điềm đạm. https://thuviensach.vn c) Tạo sự thinh lặng Người điềm đạm là người có tâm hồn yên lặng và ngoại thân đầm đầm. Sự yên lặng tâm hồn, chúng tôi muốn bạn tạo cho mình đây là sự tập trung tinh thần. Những bậc người có tiếng là điềm đạm đều có năng lực tập trung tinh thần xuất chúng. Người ta nói Napoleon thường bảo đầu óc mình có từng hộc tủ, hết dùng hộc tủ sắp chiến lược, chiến thuật thì kéo hộc tủ soạn dàn luật, hộc tủ ngủ, hộc tủ giải trí... ra. Muốn thành bậc điềm đạm, bạn hãy tạo cho mình sự thinh lặng nội tâm trong mỗi khi làm công việc gì. Tiêu cực bạn hãy tẩy trừ tật lo sợ bối rối, hối tiếc, tật thả hồn trong biển tưởng tượng mà không hay biết. Có người đang làm một công việc mà trí lòng sung sướng tưởng đến những thành công, những lợi ích ở đâu đâu, hay đau khổ mơ tưởng những tai họa đã đến hoặc sẽ đến cho mình. Muốn được thinh lặng trong tâm hồn xin bạn đừng giống họ. Phải xử đối tàn nhẫn với tật náo động vô ích, phải loại trừ những hình ảnh vô lý ám ảnh tâm hồn ta. Tích cực, bạn dùng sự chú ý gom tâm tư mình vào vấn đề mình tính, vào công việc mình làm hay lời mình nói. Trong những khi bạn không tư tưởng, không nói, không làm, bạn hãy cố gắng làm cho tâm hồn mình trống rỗng. Có khó làm không bạn? Khó, nhưng không đến nỗi không làm được. Bạn cắn răng lại, kéo căng hai bên khóe miệng ra, ngó thẳng một điểm nào đó trước mặt bạn và lúc ấy đẩy hơi trong phổi ra chầm chậm, vừa thở vừa “tẩy chay” các hình ảnh trong óc, rồi giữ tâm hồn trống rỗng lúc từ từ thở vô. Khi nào muốn tâm thần bình lặng, bạn hãy thực hành bí quyết này đi. Có lẽ có những phương thế khác hiệu nghiệm hơn, nhưng phương thế này cũng tạm giúp bạn tạo được sự thinh lặng tâm hồn khá lắm. Sự thinh lặng tâm hồn một khi tạo được sẽ làm cho trí tuệ ta sáng suốt, óc phán đoán của ta rõ ràng, trí tưởng tượng của ta có trật tự, trí nhớ của ta sâu sắc, ý chí của ta cường dũng trên những náo động của tình dục. Đức điềm đạm nội tâm của chúng ta do đó được củng cố và gia tăng. Nhưng thinh lặng tâm hồn mà không thinh lặng ngoại thân, chưa phải là bậc chân điềm đạm. Trước hết bạn nên thường kiếm cho mình những nơi thanh vắng chẳng những tâm hồn https://thuviensach.vn dễ tư tưởng dễ tập trung, mà còn để cho thể xác được thản nhiên. Những vĩ nhân trên đời thường là những người của chốn tịch mặc. Thích Ca dưới gốc bồ đề. Đức Giêsu rất thích núi đồi, sông hồ, rừng cây âm u để tĩnh tâm cầu nguyện. Bossuet29 và Meredith30 hay vào ở chung trong một nhà cất giữa khu vườn vắng vẻ. Silvio Pelico31 lấy làm đại phúc khi ở tù. Không phải chúng tôi muốn bạn trốn đời, song thỉnh thoảng bạn cũng nên sống tách biệt xã hội để đầu óc mình tư tưởng sâu sắc và nhất là để tạo cho ngoại thân bầu không khí thinh lặng. Đến việc giữ thân xác thinh lặng, xin bạn quan tâm đến cách riêng những điểm này: – Giữ gương mặt điềm tĩnh. Tiêu cực bạn tránh tật ngó ngang ngó dọc, trợn liếc mắt luôn mãi, tật cắn răng như nhai một vật gì, tật trề môi, méo miệng, le lưỡi khi sợ hãi, nhăn răng quá khi cả cười. Những tật này là quân thù khủng khiếp của điềm đạm. Tích cực, bạn giữ gương mặt nghiêm và xem như hơi mỉm cười; cặp mắt không lờ đờ, nhưng thường im lặng. Thỉnh thoảng bạn cắn răng một cái hay dùng răng cắn môi cũng được. Những tác động này nói nghe tức cười, làm mãi là bậy, nhưng làm vừa đủ giúp cho tinh thần tập trung và tạo cho nét mặt điềm tĩnh. Những khi nói chuyện với ai, tuy bạn không nên có sắc diện ma chay, nghiêm như ông kẹ, ngó người ta một cách quạu quọ, nhưng đừng viện lẽ phải vui vẻ, bặt thiệp, rồi vênh mặt, hất hàm cả cười trợn liếc mắt tỏ ra một tâm hồn lóc chóc, xao xuyến đáng khinh. – Giữ tay chân điềm tĩnh. Đã hơn một lần, chúng tôi muốn bạn tránh như tránh một vật ghê tởm những cử chỉ liến thoắng, thô lỗ, cẩu thả vụt chạc, lia lịa hấp tấp... Bạn nên cử động không phải quàng rồ, chậm như rùa, mà chừng mực, khoan thai. Người ta hay tưởng rằng hấp tấp là làm việc mau chóng. Sự thật có vậy đâu. Hấp tấp chỉ làm mệt óc, mỏi thần kinh, tốn khí lực, hao sức lực, coi kỳ dị, khiến công việc có khi vì cẩu thả quá phải hỏng, phải cần làm lại. Còn điềm đạm trông xem mặt ngoài chậm chậm nhưng rất đắc lực! Làm đâu chu đáo đó. Ai thấy cũng phải phục và công việc thành công. https://thuviensach.vn – Ít nói, nói hay. Một thù địch không đội trời chung nữa của điềm đạm là tật già hàm. Cái tật của kẻ lười biếng tư tưởng, thấy gì nói nấy, có ý nghĩ nào, tâm tình gì thì lo mau mau thổ lộ cho kẻ khác, nói thì nói lấy lượng, nói không kịp thở. Nó thường là con đẻ của tâm hồn náo động, là kết quả của sự kém ý chí, nghèo tự chủ và nó cũng ảnh hưởng lại tâm trí náo động thêm. Bởi vậy người đa ngôn luôn luôn là người khỉ khọt32, có diện tướng xôn xao, có cử chỉ lóc chóc. Muốn tạo sự thinh lặng bên ngoài, muốn chóng đến cứu cánh điềm đạm, bạn phải gớm quái tật này. Chúng tôi vẫn chịu rằng ít nói là một việc không phải dễ làm. Ai trong chúng ta cũng đều thích nói nhiều, nói ngoài cố ý trình bày tâm tưởng khoe khoang, còn để giải thoát tâm hồn nữa. Tự nhiên chúng ta cảm thấy yếu đuối, không cầm giữ lại nổi cho mình những ý nghĩ, tâm tình mình có, nhất là những điều kín kẻ khác giao cho ta. Có một sức lực tự nhiên xô đẩy chúng ta phải phanh phui tâm hồn mình ra, phải tỏ ra mình thông thái, mình hợp lý, mình lanh lợi. Thế là chúng ta đa ngôn. Chúng ta quên rằng thường thiên hạ coi rẻ như bèo những kẻ già mồm mép. Talleyrand33 không phải vô lý khi nói: “Cái bánh xe cũ nhất của một chiếc xe là cái bánh kêu um xùm nhất”. Trong khi lo nói nhiều chúng ta làm hao tổn khí lực nhiều quá nên ý chí bị suy nhược, không giúp ta đủ để kiểm soát tình dục. Chúng ta múa men, trợn liếc hất mặt, chống nạnh, búng chân và càng cử động vô ích như vậy, nghị lực của mình càng mất, sự thinh lặng nội tâm bị xâm chiếm bởi sự náo động, sự thinh lặng bên ngoài dĩ nhiên cũng tiêu tan. Bạn thấy tai hại ghê gớm của chứng già hàm chưa? Có điều hay hơn hết là xin bạn ít nói. Xin bạn hãy viết hai tiếng này vào một tấm giấy, rồi gắn trên đầu giường của bạn để mỗi tối trước khi ngủ và mỗi sáng trước khi đi rửa mặt bạn tự ám thị: “Tôi ít nói! Tôi ít nói!” Ít nói để có dịp nghe nhiều, học hỏi nhiều ở kẻ khác. Ít nói làm cho kẻ đối thoại với mình có giờ nói, lấy làm sung sướng cho mình biết tin tức, trình bày kiến thức của họ, chỉ dạy mình điều này điều kia. Mà khi họ có cái sung sướng này thì họ có thiện cảm với bạn, bạn có thể nhờ họ cộng tác đắc lực. Ít nói để gây chung quanh mình một luồng không khí huyền bí, nó khiến kẻ khác kính phục mình. Ít nói để mỗi lời mình nói ra được thiên hạ chú ý. Nếu nó không được quý trọng ở chỗ chứa đựng nhiều tư tưởng hay đẹp, ít ra cũng được quý trọng ở chỗ hiếm hoi, vì thường của gì ít thì quý phải không bạn? Ít nói để ý https://thuviensach.vn thức được từng điều mình nói, từng cử chỉ, thái độ của mình lúc nói và nhờ đó kẻ khác quan tâm đến mình, dễ tin cậy những gì mình phán quyết, vì họ cho rằng mình trước khi nói đã kỹ lưỡng cân đo. Sau hết, ít nói để giữ sắc thái trầm tĩnh cho tâm hồn, để tâm hồn có đủ thì giờ suy nghĩ và nhờ đó những gì ta nói có giá trị. Đừng nói kẻ khác làm chi. Chúng ta đây, nếu xét mình kỹ, chúng ta thấy mình có khi cả ngày nói toàn những câu chuyện bá láp. Nhiều lúc nói chuyện hàng mấy tiếng đồng hồ với bè bạn, với người trên kẻ dưới mà không nói được vài câu chứa đựng ý tưởng tâm tình sâu sắc, có ích cho ai cả. Hay giá có vài câu hay đi, trong các câu ấy cũng có nhiều tiếng thừa, nói ra chỉ mất thì giờ kẻ khác, tốn hơi phổi của mình và làm cho mình mất điềm đạm. Vậy, chúng ta từ đây hãy lấy mấy tiếng này của J. De Courberive làm thăng mực khi nói chuyện: “Bạn chỉ nên nói khi bạn thấy rằng trong trường hợp hiện tại nói có lợi hơn làm thinh. Bạn hãy tập chuẩn bị cách diễn tả tư tưởng của bạn và khi diễn tả dùng ít tiếng chừng nào hay chừng ấy”. Lẽ dĩ nhiên, trong cuộc sống hằng ngày, thi hành những điều này phải khéo lắm mới khỏi làm cho câu chuyện của ta với kẻ khác mất vẻ đậm đà. Vậy bạn nên thường hỏi kẻ khác, nhất là hỏi về nghề nghiệp mà họ chuyên môn, về môn học mà họ chuyên khảo. Thỉnh thoảng bạn chân thành khen những tài đức của họ, cảm nỗi vui mừng chung với họ khi họ đến những thành công, những may mắn của họ trên đường đời. Biết mánh lới ấy, vừa tránh được tật già hàm, vừa đắc nhân tâm khi giao thiệp34. d) Có nghệ thuật “nghiêm” Chúng tôi đồng ý với bạn rằng ai không có oai mà làm nghiêm để tạo oai thì chẳng khác nào làm hề. Sao coi nó kỳ cục quá. Quan sát trong xã hội, chúng ta thấy có nhiều người có lẽ sinh vào một ngôi sao không tốt lắm nên thân hình thiếu thước tấc và vì nghe cần được thiên hạ cho là quan hệ nên cố gắng làm oai bằng cách nghiêm. Có kẻ khác may được con tạo cho có tướng diện khôi ngô, nhưng bởi tại lý do gì đó không đặng ai mến phục. Họ cũng cố gắng làm oai, làm nghiêm để ai nấy coi mình là một “nhân vật”, một hạng người “chi chi”. Nhưng tiếc một điều là họ không có nghệ thuật làm https://thuviensach.vn nghiêm, nên những khi họ cố gắng đi đứng đạo mạo, liếc lườm lườm kẻ khác, ễn ngực lên, nắm cứng tay lại, nghinh nghinh người chung quanh, nói năng trịnh trọng, sao thấy phì cười quá. Họ càng nghiêm, con người họ càng quạu quọ, xem kỳ dị, trông đáng ghét và thiên hạ càng mỉa mai ngạo nghễ, tránh xa. Họ là thứ người thiếu hẳn nhân cách. Chúng tôi không muốn bạn, trong cuộc giao tiếp hằng ngày, vui thì vẫn vui, nhưng bao giờ cũng phải giữ sự chừng mực, có cái gì cứng một chút trong cách đi đứng, hành động, nói năng. Cứng đây không phải là cộc cằn, thô lỗ. Mà là một cái gì làm cho kẻ khác không ăn qua mình được, làm cho kẻ khác dù giao tiếp với mình rất thường, chơi giỡn với mình đi nữa, song vẫn không khinh rẻ mình, vẫn không dám xuề xòa với mình, vẫn phục mình bên trong. Bạn có thể lấy câu này làm khẩu hiệu: “Êm dịu mà cứng rắn: Suaviter sed fortiter”. Bạn không cần “ra oai” làm nghiêm để có bộ mặt như ông kẹ. Thiên hạ thường không biết sợ mấy thứ làm “kẻ cả” như vậy bạn ạ. Kẻ non tâm lý con người tưởng rằng mình có bộ mặt hầm hừ, ngó thiên hạ trừng trừng, đi gầm gầm, mặt nhăn như bị thì thiên hạ tưởng mình là một nhân vật, một nhà tư tưởng hay một kẻ đáng kính phục. Có ở đâu. Loài người thường ít quan tâm kẻ khác lắm. Ai càng thu rút mình vào vỏ cứng cá nhân, người ấy càng bị kẻ khác đối phó bằng sự co rút của họ, bằng sự nghi kỵ oán thù. Trái lại kẻ nào biết hòa mình trong đời sống công cộng, cười cười nói nói vui vẻ vừa phải là những kẻ thiên hạ phục. Tâm lý thường tình của con người là mất tự nhiên, là e lệ trước những thái độ chiều chuộng mình, kính trọng mình, vui vẻ với mình, chứ không phải trước những thái độ quạu quọ, hách dịch, ưu sầu. Xin bạn học thuộc lòng định luật ngàn đời ấy. Và trong khi bạn xã giao dễ dãi, luôn đề phòng sự quá lố, đừng lầm bình dân với xuề xòa, lả lơi. Trong sự xử đối dễ dàng của bạn nên pha màu sắc cương quyết. Dễ dàng mà màu sắc, vui cười mà nghiêm. e) Thản nhiên trước những gì không quan hệ đến mình Rất nhiều người trong xã hội mất đi sự điềm đạm, có những cử chỉ kỳ khôi, nực cười chỉ vì quá tọc mạch. Là một tín đồ của điềm đạm, bạn hãy tập tính thản nhiên trước bất cứ những gì không liên can đến bạn. Những việc nhỏ nhặt không cần mà phiền toái xảy ra hằng https://thuviensach.vn ngày chung quanh ta chỉ làm cho ta mệt óc khi quan tâm đến chúng thôi, chứ chúng không bổ ích gì cho ta cả. Vẫn hiểu rằng có sự tọc mạnh, có sự ngạc nhiên mới có sự suy lý, mới có phát minh. Các nhà phát minh như Denis Papin, Pascal Gelilée đều là những người tọc mạch, biết ngạc nhiên trước những hiện tượng. Nhưng sự tọc mạch ngạc nhiên đó có tính chất khoa học. Ở đây, chúng tôi muốn nói tính hiếu kỳ, tính lóc chóc, tọc mạch con nít, ham tìm coi, tìm rờ rẫm, nghe những vật, những điều xàm láp. Chúng tôi muốn bạn thản nhiên trước những thứ ấy. Trong nhiều viện tu công giáo, các tu sĩ có thói quen hãm mình, giữ ngũ quan. Vì thế chẳng lạ gì có nhiều bậc tu hành chí cực điềm đạm. Không cần làm tu sĩ như họ, bạn cũng có thể bắt chước họ hãm mình giữ ngũ quan, thản nhiên trước những việc nhỏ nhặt, để tâm hồn bình tĩnh siêu thoát và thể xác lặng yên. f) An phận Người ta thường mất quân bình trong tâm hồn; có những thái độ bực dọc, buông những lời than trách động trời, làm những việc ngây ngô, chỉ vì không biết bằng lòng chịu những gì không thể tránh được. Trên đường đời có rất nhiều cái tùy ta mà cũng có nhiều cái không tùy ta gì hết. Đối với những cái sau này, ta nếu không biết an phận, ta phải chịu khổ, ta khổ mà chúng vẫn tự nhiên tàn nhẫn xảy ra. Bạn không tin chúng tôi rằng có những cái không tùy chúng ta ư? Đây bạn nghĩ coi những cái này có tùy cá nhân bạn không, lòng ác độc của kẻ khác, sự bội ơn của thiên hạ, các tai họa, nạn nghèo túng, cái chết... Chúng tôi tin chắc chúng không tùy tùng một ai trong đời cả. Bạn ở đời tốt cách mấy, bạn luôn muốn hạnh phúc cho mình, người có lòng ác độc khi muốn làm hại bạn, cứ làm, bất kể lòng tốt và ý muốn của bạn ra sao. Ông bà, cha mẹ chúng ta lo lắng lập cơ nghiệp cho con cháu. Họ mong gì? Nếu không phải là chúng ta nên thân với đời và biết ơn họ. Thế mà có kẻ ăn trái quên mất kẻ trồng cây. Còn tai họa nghèo túng, chết nữa, chừng chúng đến, kẻ ngồi trên ngai vàng cũng phải khoanh tay chịu chứ không làm sao tránh được. Mà những gì xảy ra cho chúng ta nếu liệu không sao tránh được thì chúng ta lại bận tâm làm gì cho khổ. Nói như vậy, không phải chúng tôi khuyên bạn theo thuyết định mệnh đâu. Ở đời, https://thuviensach.vn bao giờ chúng ta cũng phải tận lực tranh đấu để đời sống được hạnh phúc. Chúng ta không nên gặp cái gì khổ cũng cho là số phận, là trời định để rồi mãi sống ở một địa vị luôn tầm thường. Không! Chúng tôi muốn bạn tranh đấu với cuộc sống lắm. Nhưng chúng tôi muốn thêm: Những gì bạn đã tận nhân lực giải thoát mình cho khỏi mà không được thì thôi hãy rước nó bằng một nụ cười điềm tĩnh. Đọc văn hào Platon, bạn có biết triết gia Socrate lĩnh cái chết cách nào không? Lĩnh với thái độ chí cực điềm tĩnh. Người ta đã vu cáo ông, người ta đã phóng ngục ông và sau cùng người ta bắt ông uống thuốc độc. Chúng ta thì bối rối than van, chứ Socrate thì không. Ông cho cái chết của ông không thể tránh được nên bưng chén thuốc độc mà vui tươi uống chậm chậm cái chết vào mình. Thật là một gương an phận của một bậc đại nhân chí cực điềm tĩnh. Có một hôm duyên may đưa tôi đến thăm tác giả quyển Lý thuyết tinh thần. Ngài bị mù mắt. Thấy ngài dồi dào sức khỏe, vui vẻ trò chuyện, chúng tôi hơi ngạc nhiên hỏi ngài có buồn không vì cơn bệnh đến khiến cuộc hoạt động của ngài phải ngưng trệ. Ngài cười hề hề và hất mặt nói với chúng tôi: “Chúa để vậy mà buồn ứ... gì”. Về nhà chúng ta suy nghĩ kỹ lại lời ấy mới hiểu biết được cái triết lý nhân sinh sâu sắc của nó. Phần đông con người không chịu sống theo triết lý này. Người ta hay cảm cách thấm thía sự đau khổ cắn rứt tận tâm hồn, thứ đau khổ sinh ra bởi lòng uất hận khi thấy số mạng mình vôi bạc. Người ta không giấu kín được nỗi bực tức nên hay than thở, hay tìm bè bạn thân thích để bộc bạch tâm sự của mình. Nhưng tiếc quá có ai bẻ nạng chống trời cho được. Những gì nó xảy ra cho mình mà mình không cải thiện được thì cứ lĩnh nó một cách bình tâm đi, có phải là sướng hơn là bực tức không. Trên đời thường người ta không bị vật ở ngoại giới làm khổ mà tại cách phán đoán bi quan của mình làm khổ cho mình. Một tai họa chẳng hạn tự nó, nó không làm cho ta khổ. Ta khổ chỉ vì ta không bằng lòng rước lấy nó, ta rước lấy nó một cách bất đắc dĩ. Nói vậy, không phải chúng tôi nói tai họa hay nhiều điều không thể tránh khác không hại ta. Có, nhưng ở đây chúng tôi chỉ nói một việc chủ quan: Là cảm khổ. Cái nghèo làm hại ta thiệt. Nếu chúng ta nghèo, chúng ta rên khổ. Nhưng cho những chí nhân như Nhan Hồi, Cơ Đốc có ăn thua gì. https://thuviensach.vn Có một bà vợ mà ông tơ bà nguyệt xe trật mối thì tai hại thật. Thiếu gì người trên đời đã từng bị tai nạn này và đã từng lấy dòng sông làm nấm mồ thiên thu. Nhưng cho Socrate là chuyện thường. Ông có một bà vợ dữ như hổ cái, ăn nói với ông như chửi lộn, coi ông như tên đầy tớ. Bạn và chúng tôi gặp cảnh như ông chắc thấy khổ lắm. Nhưng Socrate coi như không có. Ông cứ thản nhiên sống. Đời ông là cuộc đời phúc lạc. Vậy cái khổ trên đời thường bởi con người tạo cho mình. Con người ngó bề trái của sự thật, không biết bằng lòng với số phận của mình, nên khao khát sống lâu, giàu có, chức quyền, tình yêu, danh dự, hạnh phúc. Lòng tham ước này khiến con người có tâm hồn náo động, có nhiều tư tưởng hắc ám vì thế cảm thấy mình khốn nạn. Thật ra, mỗi người trên đời đâu bị tạo hóa bạc đãi đến điều. Cả những người mà ta xem là khốn nạn nhất trong cuộc đời của họ vẫn có những đặc ân, những may mắn mà tạo hóa dành riêng cho họ. Chịu khó suy nghĩ kỹ lại cuộc đời dĩ vãng của mình chúng ta thấy chúng ta còn có phước hơn nhiều người. Bạn đứt tay. Bạn rên khổ không? Cam chịu đi bạn. Trong trận giặc rồi có vô số người bỏ mạng vì bom đạn. Hiện giờ trong nhiều bệnh viện có một số đông kẻ không còn chân tay. Bạn còn có phước hơn họ. Vậy tóm lại chúng ta nên bằng lòng với phận của chúng ta. Vẫn cố gắng tận nhân lực cải thiện đời sống, nhưng khi giải thoát mình không được thì chúng ta vui cười lĩnh tai nạn. Đừng quên nhiều khi chúng ta lo tránh một tai nạn, lại gặp tai nạn khác đem khổ cực cho chúng ta nhiều hơn. La Fontaine nói chí lý: “Người ta tìm được số mệnh của mình thường bởi những con đường người ta đi để tránh xa nó”. Người mình cũng chẳng đã nói: “Chạy ô mồ mắc ô mả”. Sau hết không phải chúng tôi muốn quảng cáo đạo nhàn nhưng thiết tưởng bạn cũng nên tập có tinh thần nhàn của những nhà Nho ta ngày xưa. Lối sống ấy tuy có thể có hại nếu chúng ta không thích hoạt động, không lo cho cuộc tiến bộ của xã hội; nhưng nếu khéo xài có thể làm tâm hồn chúng ta siêu thoát, và nên người điềm đạm. g) Sống độc lập https://thuviensach.vn Có người nói tại con người lúc sinh ra trần truồng như nhộng, cái gì cũng thiếu, nên dần dần có tính tự ti mặc cảm. Trần truồng như nhộng, không biết phải là nguyên nhân không, chứ có sự kiện này chúng ta biết chắc: Là phần nhiều con người ít lo sống độc lập mà rất ham bắt chước kẻ xung quanh. Bắt chước hợp lý là điều rất hay. Nó là một trong những phương thế để xã hội loài người tiến hóa. Riêng trong lĩnh vực văn học, khéo bắt chước cũng sẽ rực rỡ thành công. La Fontaine sở dĩ trở thành thi hào của Pháp, của thế giới nữa, chỉ vì có nghệ thuật bắt chước những ngòi bút đại tài Hy Lạp. Vậy sự bắt chước hợp lý ta nên hoan nghênh. Nhưng nếu bắt chước một cách vô lý, làm cho mất tinh thần tự tin, nô lệ người một cách đê mạt thì nhất định phải sợ như bệnh dịch. Ở trên, chúng tôi đã nói con người thường không chịu an phận. Người Pháp có ngạn ngữ bộc lộ tâm lý ấy của loài người: “Không ai bằng lòng số phận mình hết”. Vì sự không an phận, con người thiếu can đảm sống với tài ba, đức tính, sức khỏe, của cải của mình và lúc nào cũng lo bắt chước kẻ khác, được bằng hay hơn kẻ khác. Mà chúng ta biết có nhiều cái kẻ khác hơn ta, chúng ta ráng bằng họ được và cũng có rất nhiều cái phải chịu để cho kẻ khác hơn mình, cũng như kẻ khác cam đành thấy mình hơn họ. Chúng tôi muốn nói những bất bình đẳng tự nhiên đó. Lùn, nhỏ con, làm cái gì bây giờ cũng không to con lớn tướng được. Đã mang chứng lé rồi, dù thấy mắt kẻ khác sáng quắc, cam khổ vì mình mãi ngó quàng thế nào lé vẫn lé. Có người cả đời tắc lưỡi ước ao có tài phát minh như Edison, có nhạc tài rất sớm như Mozart, có ngón họa siêu quần như Léonard de Vinci, cũng không dễ gì có. Cảm thấy mình thiếu thốn những gì mà kẻ khác hơn mình do số mệnh là bởi yếu tinh thần độc lập. Nó làm cho con người mất hẳn sự điềm đạm trong tâm hồn và thật khốn khổ. Theo Angelo Patri35 không ai khổ bằng kẻ muốn đổi bẩm tính mình. Tiếc thay trong đời có nhiều kẻ hay rước thứ khổ này cho mình nhiều quá. Ngó xung quanh bạn, bạn sẽ thấy rất nhiều người thay đổi tướng đi, chương trình sống, tính tình của mình luôn. Chúng tôi không nói trường hợp họ đổi để hoàn thiện đời sống một cách hợp lý. Chúng tôi chỉ nói họ đổi chỉ vì không biết chân giá trị của mình, không biết tin nơi mình, vì quá thờ lạy những cái hay của kẻ khác mà mình không làm gì có được. Dale Carnegie https://thuviensach.vn nói trong 300.000 tỷ tinh trùng mà chỉ có một tinh trùng thành thân thể ta thôi. Nếu tinh trùng thành con người của ta có cân chất thì làm cách gì chúng ta cũng không thể có tính tình giống người có tùy chất được. Nguyễn Duy Cần viết: “Mỗi vật trong đời đều có cái sở năng không ai giống ai, mà cũng không ai bắt chước ai được”. Trang Tử nói: “Không ai kéo cẳng vịt cho dài, thúc giò hạc cho ngắn được”. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với những tác giả mấy dòng này. Có một tôn chỉ hay hơn hết để tránh tật bắt chước là lo phát triển những khả năng của mình, lo sống đời sống mình cho đầy đủ. Trên đời này không ai giống ai và giá trị của mỗi người mỗi khác. Mỗi người có thể xây dựng giá trị riêng cho mình và chỉ khi nào lo xây dựng giá trị cho mình thì mới có giá trị thôi. Những kẻ nào cả đời không lo tìm hiểu mình, không lo phát triển năng khiếu của mình, không dám mình là mình và chỉ lo thờ phượng tài năng kẻ khác thì nhất định trên đời chỉ là một con số xoàng thôi. Gershwin36 nếu khi gặp Berlin37, một nhạc sư trứ danh, không được ông này khuyên tận tụy khả năng của mình thì có lẽ sẽ không thành một nhạc sĩ lỗi lạc của nhạc giới Mỹ. Tóm lại, muốn có tinh thần điềm đạm khỏi bồn chồn trong sự bắt chước thiên hạ, bạn hãy có tinh thần độc lập. Bạn đừng quên trong vũ trụ này chỉ có một thứ tôi của bạn thôi. Bạn có bổn phận làm cho ai nấy nhận thấy giá trị của mình. Giá bạn không làm nên công việc gì đáng thiên hạ để ý và bạn thấy đã tận lực dồi mài tài năng rồi mà vẫn không thấy thành tài thì cứ bình yên sống... Thái độ ấy chắc chắn có lợi hơn là bôn ba bắt chước người mà không khả quan như người. Nhưng sự thực nếu bạn tận tâm phát triển những mầm tài ba của mình, nhất định bạn không đến đỗi thất vọng. Phần đông theo William James, người ta chỉ phát triển lối 10% tài năng của mình thôi. Bạn cố gắng phát triển hơn con số này và nếu không làm một ngôi sao trên trời, ít ra cũng làm được ngọn đèn soi cho gia đình và bao kẻ xung quanh. Có sự tự tin như vậy đời bạn bớt đi mối lo sợ thua người và tâm hồn bạn sống thản nhiên. h) Sống hòa hoãn https://thuviensach.vn Có rất nhiều trường hợp người ta mất đi sự quân bình nội tâm, thể xác chỉ vì làm cho ra tùm lum những việc chỉ chịu khó bỏ qua hay có thái độ trầm tĩnh một chút là yên, là hòa thuận. Ai cũng thích cảnh sống hòa bình, tình bè bạn, sự xuôi xắn, dễ dàng nhưng phần đông người ta không để ý mưu cầu những của báu ấy bằng thái độ hòa hoãn trong lúc xã giao. Gặp một người có tính nết hung bạo, trù định công việc gì thì làm như bị phỏng nước sôi, đòi hỏi vật chi thì thôi thúc đây đẩy, nghe ai chỉ trích mình thì tìm cách tự minh oan, biết kẻ nào phản đối điều mình quả quyết thì xông tới cãi cho thắng, thấy thiên hạ làm điều chướng mắt, có thái độ ít kính phục mình thì nhất định trả đũa. Gặp một người như vậy, người điềm đạm không xử đối giống họ mà hòa hoãn. Khẩu hiệu của bực điềm đạm là “chuyện đâu còn ở đó”. Họ không để dư luận hay một vật nào ở ngoại giới làm xao xuyến tâm hồn. Họ ăn nói chậm rãi, đi đứng khoan thai, lúc bàn chuyện có điệu bộ mực thước. Họ cố gắng làm cho ra hết sức đơn thường những gì kẻ lóc chóc cho là đại hệ, bi đát. Không bao giờ họ để mình bị ảnh hưởng bởi kẻ thất phu, khi chúng ngược đãi họ, coi họ như cỏ rơm. Khi làm nhỏ, bị chỉ huy, giá có những vu khống, hiểu lầm, đàn áp của kẻ trên, họ ôn tồn cắt nghĩa phải trái, nếu cần và thấy điều mình nói ra vô ích thì họ cắn răng làm thinh chịu. Khi có phận sự lãnh đạo, không bao giờ họ bối rối, có thái độ lính quýnh dù lúc hết sức nguy nan. Họ thản nhiên nghiên cứu tình thế khó khăn, điềm tĩnh quyết định việc phải làm rồi âm thầm thi hành chứ không la ó hay có thái độ đình đám. Muốn nên bực chí nhân điềm đạm, xin bạn hãy xử thế theo đường lối của hạng người này. i) Siêu thoát “Chúng ta phải nghe theo Pascal với tất cả nhiệt huyết mà chúng ta có khi nghe theo Descarte”. Bạn biết câu này của ai không? Của Alexis Carrel đấy. Tôi lượm nó trong cuốn La Prière của ông, ở trang 32, do nhà Plon xuất bản. Ông muốn con người sống bằng lý luận, đeo đuổi theo khoa học và ông cũng muốn con người đừng quên có tâm hồn siêu thoát. Từ lâu, lấy câu này làm châm ngôn, chúng tôi thấy cuộc đời mình bớt đi những nỗi ưu sầu lo lắng, bận rộn bối rối và nghe nhẹ nhõm êm vui. https://thuviensach.vn k) Củng cố sức khỏe Bạn có biết nhờ đâu Winston Churchill38 già quá lục tuần, trong những ngày đen tối của lịch sử nhân loại, lĩnh trách nhiệm chỉ huy guồng máy chính trị nước Anh mà mỗi khi có vấn đề thắc mắc cần giải quyết, điềm nhiên hút xì gà và suy nghĩ không? Nhờ nhiều phương thế mà nhất là nhờ ông có một sức khỏe đáng để ý. Ông có sức khỏe đáng để ý, bạn đừng tưởng nhờ ông chuyên thể thao, đánh quyền thuật hay nhu thuật gì nhé. Ông chỉ củng cố sức khỏe một cách thường thức thôi. Ông ăn uống đầy đủ, ngủ đầy đủ, giải trí đầy đủ. Bạn muốn có đức tính điềm đạm, chúng tôi khuyên bạn nên bắt chước nhà lãnh tụ sáng suốt này. Không phải có một thân thể bồ tượng là luôn điềm đạm, nhưng có sức khỏe đầy đủ, sự điềm tĩnh được bảo tồn và dễ phát triển. Trên đường đời, nhiều khi chúng ta phải xài sức khỏe nhiều để thức đêm làm việc hay làm việc suốt ngày mà không nghỉ ngơi. Sức lực chúng ta vì đó suy sút. Thần kinh hệ cũng mất thăng bằng. Toàn thân chúng ta nghe uể oải. Giá trong những trường hợp ấy ta gặp tai nạn, ta bị bắt buộc ra trước công chúng để biện luận, ta cần giải quyết vài vấn đề nát óc thì chúng ta có chắc được hành động điềm tĩnh không. Đành rằng, sự điềm tĩnh do ý chí rất nhiều, nhưng cũng do bộ thần kinh không ít. Bạn không nhớ nhiều lần diễn thuyết, bạn không biết sợ ai hết, nhưng vì ngủ không được, mệt, nên tim đập thình thình, gối run như cầy sấy sao. Vậy theo chúng tôi thiết tưởng: Có sức khỏe đầy đủ để có sự điềm tĩnh hơn là có thân thể ngực lép da chì. Ở đây không phải chỗ chúng tôi bàn cùng bạn nhiều về thuật đào luyện thể xác, chúng tôi chỉ muốn bạn để ý sơ qua về vài hành động cần thiết cho thân thể cường tráng và do đó điềm đạm. Vấn đề ăn uống, bạn phải quan tâm một cách riêng. Không phải ở đời con người chỉ có mục đích “giữ đạo bao tử”. Người ta hay nói ăn cho đặng sống, chứ không phải sống cho đặng ăn. Chịu, nhưng nên để ý rằng không ăn uống thì không dễ gì bàn những vấn đề phần rỗi, văn hóa và ăn uống không điều độ, ăn bậy là tự tử. Một bực thông thái nào đã chẳng nói: Người ta phần nhiều chết vì trúng thực, vì ăn bậy hơn là chết già. Vậy bạn nên cần có một quan niệm chính đáng về vấn đề ẩm thực. Đừng đụng khoái khẩu mà ăn uống https://thuviensach.vn những đồ tàn sát tim gan, hệ thần kinh. Chỉ nên ăn uống những gì bổ dưỡng cần thiết cho sức khỏe thôi. Còn việc ngủ. Có rất nhiều người ngủ gọi được là ngủ luôn, không làm gì hết. Những người ấy khỏe thật, song rất đáng thương hại. Cũng có rất nhiều người rất lười ngủ. Những kẻ này đáng thương hại không ít. Họ là những người đáng cho Sénèque39 nói lời này: “Người ta không chết mà người ta tự tử”. Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta cũng theo đường lối của hạng người này. Chúng ta lo làm việc, lo suy tính, nằm mơ, hối tiếc. Chúng ta không ngủ đủ. Vì thế, chẳng trách bao phen chúng ta mất sự thăng bằng tâm hồn. Muốn tái lập nó, củng cố nó, ta phải ngủ cho thân thể ta có sức khỏe đặc biệt. Giải trí nữa! Bạn nên chừa thì giờ đủ để bộ thần kinh bạn nghỉ ngơi với. Đừng bắt nó làm việc luôn. Nó căng thẳng mãi có ngày bạn sẽ, nếu không loạn óc cũng liệt nhược, không làm gì được khả quan. Nên thường du lịch, hóng mát, chơi nhởi để bộ phổi có nhiều dưỡng khí và tâm thần được giải thoát thảnh thơi. Sau hết là thể dục. Bạn có đủ điều kiện tập thể thao được thì hay lắm. Nhưng nếu thiếu điều kiện như thiếu ăn uống, thiếu sức khỏe, bạn nên tập thể dục. Chú trọng cách riêng việc thở. Đừng quên ta sống cần nhờ dưỡng khí cũng như thực phẩm. Những khi bạn thấy tâm hồn mất điềm tĩnh, bạn nên thở. Trong cuốn Nghệ thuật nói trước công chúng, Nguyễn Hiến Lê có khuyên bạn nên thở bằng hoành cách mạc. Lời khuyên ấy là vàng ngọc. Bạn nên thi hành. Chúng tôi hứa chắc với bạn, khi bạn bị con sợ hãi, lo rầu, tức giận xâm chiếm tâm hồn mà bạn thở dài hơi chừng mười cái bạn sẽ điềm tĩnh lại ngay. III. TỰ ÁM THỊ Tôi biết đức điềm tĩnh cần thiết cho nhân cách. Tôi là con người điềm tĩnh. Tôi dùng ý chí chinh phục, trấn áp mọi dục tính và óc tưởng tượng của tôi. Tôi đề phòng những nguyên nhân làm tôi mất sự điềm tĩnh. Tôi là người vui tính luôn. Tôi là người thụ lễ, thinh https://thuviensach.vn lặng, nghiêm trang, ngó đời một cách lạnh nhạt, an phận, sống độc lập, sống hòa hoãn, siêu thoát và khỏe mạnh. https://thuviensach.vn Tra cho thù địch của thinh lặng một dây cương “Bắp gân cần cho sức khỏe, mà nô lệ bắp gân là tổn thần và tư tưởng suy đọa.” – Marcus Raphael I. MÔ TẢ BẢN TÍNH NGƯỜI THẦN KINH Người thần kinh là người cảm xúc, bất động và trực phản. Con người xương thịt của người thần kinh dễ nhận ra không? Thân hình gầy ốm. Đầu lớn mé sau, treo lỏng khỏng trên cổ cao nhồng. Mặt hình tam giác lòi xương. Trán nhăn. Mũi dài nhọn. Màu da tái. Cằm nhọn. Mắt sáng rỡ và lộ ra. Môi khít. Các nét trên mặt hiện rõ rệt. Tiếng nói bén nhọn, dồn dập. Tay chân dài nổi gân. Bàn tay chỉ nổi sáng rõ. Ngón tay nhọn, móng tay chân dài, cứng. Toàn thân khô đét. Da sần, nóng. Cái tôi tâm lý của người thần kinh có nhiều điểm phức tạp và nhiều khi trái ngược nhau. Dưới đây là những nét chính: Tình cảm thay đổi nhanh chóng. Nhạy cảm và giàu tự ái. Hành động theo xung động hơn là suy nghĩ. Gặp nguy hiểm mất bình tĩnh và sợ quýnh. Tai họa chưa đến, mới nghe tin xa gần, trống ngực đánh thình thịch. Ưa những trù tính vĩ đại mà dễ ngã lòng đã hành động vội vàng, bất chợt, hoang phí tiền của. Không trung tín trong tình yêu và tình bạn. Thích luôn thay đổi chỗ ở, nghề nghiệp, chức vị. Hồi nhỏ ham thoát ly gia đình để rong chơi với chúng bạn. Khi lập gia đình xong ít muốn ở trong gia đình thường. Nghèo óc thực tế. Hay nói láo. Ngôn hành thường tương phản. Làm gì ưa làm quá lố. Lên bàn tiệc ăn https://thuviensach.vn mặn, uống đậm nhất. Lúc nói mặt vút vắt, mắt láo liên, tay múa ngang dọc nhanh chóng. Chưa đi đã chạy. Lên thang lầu bước một bước hai nấc. Thuật lại chuyện gì ưa thêu dệt và hay đứng góc cạnh bi quan để mô tả. Ham ca ngợi cái thích trong đau khổ. Kém óc quan sát, phán đoán vội vàng, nông nổi về người, về việc và về vật. Ham nghệ thuật. Dễ trở thành nghệ sĩ. Ưa tạo đời sống bất thường. Ham danh vọng. Tìm mọi cách để giành cái tôi. Trong trường chính trị gặp phần đông là người thần kinh, có khả năng nói trước công chúng và trở thành nhà hùng biện. Nhìn đời bằng cặp mắt bi quan. Làm hay nói điều chi ít mực trung dung, nhát mà thích phản loạn. Có thể trở thành anh hùng, liệt nữ. Hạnh kiểm không theo nguyên tắc mà tùy hoàn cảnh. Một mùi nước hoa có thể gây yêu đương hay một lời nói có thể làm oán thù trong lòng họ. Làm việc náo động nhiều hơn hành động. Quá phung phí sinh lực trong nhiều việc vô ích. Làm việc mau mệt. Thiếu kiên nhẫn. Ham làm lớn. Tâm hồn âu lo. Kiêu căng ngầm. Làm tốt mà gặp ai cứ sợ bị chê là xấu dạng. Hay có những ám ảnh không lành mạnh. Phân bì. Mê dâm. Dễ bị lôi cuốn bởi những cái lỗi hiện tại. Mau quên dĩ vãng. Hiện tại nhiều khi cám dỗ đến coi thường tương lai. Ích kỷ và tham lam. Dễ phạm pháp rồi sau đó ăn năn liền. Hứa vội vàng mà nuốt lời hứa không khó. Đối với người trên họ băn khoăn tìm mọi cách làm đẹp lòng hay ca ngợi đến thành nịnh hót. Chữ viết nét thấp nét cao bất đồng. Có chữ như trùn đi, bỏ hàng bỏ ngũ. Tất cả nói lên tâm hồn náo động. Mất quân bình vì những thành bại. Sau khi điểm qua các nhận xét trên, bạn thấy thần kinh có thể trở thành người rất tốt mà cũng có thể trở thành người rất xấu tùy hoàn cảnh, tùy giáo dục và nhất là tùy ý chí của họ. II. GIÁO DỤC TÍNH TÌNH THẦN KINH 1. Người thần kinh là người xung động và dời đổi Bản năng là nguồn động lực mù quáng. Nó cần sự điều khiển của ý chí và sự soi sáng của lý trí. Con người hành động hoàn toàn nô lệ nó, phải chịu nhiều hậu quả thê thảm. Những gì cũ phải thay cái https://thuviensach.vn mới, đẹp. Nhưng sống mà không theo một nguyên tắc hay một tôn chỉ nào rồi cứ thay đổi hoài thì có hại hơn là có lợi. Tính tình ta thay đổi bất ngờ làm cho ai giao thiệp với ta không có gì tin tưởng vững chắc nơi ta. Chí hướng, nghề nghiệp mà ta thay dễ dàng như thay đổi quần áo thì còn gì công trình xây dựng của ta, làm sao ngày càng già kinh nghiệm để thành công khả quan. Quen thói dời đổi trong đời tư, ta cũng quen thói thất lời hứa với kẻ khác. Bạn nghĩ sao về giá trị của con người “Lời sao mười hẹn chín thường đơn sai.” 2. Người thần kinh là người náo động Con chuột tàu lần nào bạn nhìn cũng thấy nó hoạt động mà không ích lợi gì cả. Đó chỉ tại nó náo động. Người thần kinh cũng tại hoạt động rầm rộ mà chỉ náo động nên không đắc lực. Làm việc náo động là làm việc không mục đích, không chương trình, không chuẩn bị các phương tiện và đề phòng mọi trở lực. Muốn khỏi hoang phí nguồn động lực của mình, người thần kinh phải hoạt động có tổ chức. Việc gì phải suy xét trước cẩn thận rồi hãy quyết định. Thi hành thì không nệ khó, cương quyết đi đến thành công. 3. Nhà giáo dục phải đào luyện trẻ thần kinh thế nào? Bạn đã biết tính tình người thần kinh vô cùng phức tạp. Đủ thứ hạng người trong xã hội đều mang gốc rễ thần kinh. Nhà giáo dục phải biết những hình thức thần kinh của kẻ thụ giáo. Những nét chính yếu của thần kinh là trực giác, nghĩa là phản ứng nhanh chóng chốc lát; cảm xúc nghĩa là nguồn tình cảm phong phú và dễ rung cảm; bất động, nghĩa là hành động theo xung động thường hơn là theo lý trí và ý chí. Nhà giáo dục lành nghề tất nhiên vẫn biết con trẻ về thần kinh dễ dàng vì chúng có lối sống đặc biệt. Chúng hay làm những việc lạ mắt hơn là các trẻ khác. Hầu hết là những việc do tức động, do cảm xúc nông nổi. Nhà giáo dục hãy theo dõi từng hành động của trẻ. Bắt chúng làm việc gì thì làm ít, làm chậm, làm kỹ. Nói phải suy nghĩ rồi mới nói. Đừng nói láo, nói nịnh. Tránh cho trẻ những món ăn kích thích thần kinh. Cho chúng ăn nhiều rau cải, các thứ đậu, khoai hơn là thịt. Tạo xung quanh chúng hoàn cảnh yên lặng để chúng sống nhiều với nội tâm. Đừng bắt trẻ làm việc đến https://thuviensach.vn quá mệt. Cũng đừng giao việc chồng đống làm cho chúng rối trí. Tóm lại, ta có thể theo lời khuyên này của Mesnard: “Ta chỉ đào luyện người thần kinh được trong yên tĩnh, thân mật và theo dõi liên tục.” III. MÔ TẢ BẢN TÍNH NGƯỜI CẢM TÌNH Người cảm tình là người cảm xúc, bất động và gián phản. Thân hình ốm, dài. Mặt nhiều nét nhăn. Lông mày mọc cao. Trán có lằn nhăn. Tay chân ít cử động. Lời lẽ ít ỏi. Ra vẻ mệt nhọc. René Le Senne40 nói người cảm tình là người pha trộn thần kinh, lâm ba41 và ông chia làm ba nhóm: 1. Nhóm cảm xúc bất động Dễ bị các hiện tượng ngoại giới ảnh hưởng. Thu nhận dễ dàng các ảnh hưởng ấy. Vì gián phản, nên ảnh hưởng đi sâu tận đáy tâm hồn. Do đó hay buồn thảm. Làm mồi cho mơ mộng. Đặc biệt là cảm động trước hiện tượng này mà không cảm động trước hiện tượng khác. Những nhà tính tình học gọi là cảm động chuyên biệt. Tâm hồn ưa thích cảnh thiên nhiên. Hay âm thầm nghĩ ngợi, suy ngẫm về vũ trụ, về nhân sinh. Có thói quen hướng nội nghĩa là nhận xét vũ trụ khách quan rồi trở về đào sâu tâm tư. Điều này người ta thấy rõ rệt trong các cuốn Confessions và Rêveries du promeneur solitaire42 của Rousseau. Thích sống cô độc. Trở về dĩ vãng, tìm những nguyên nhân sầu thảm. Đầu óc luôn bị xâm chiếm bởi những lo nghĩ mơ màng. Dễ bị chứng bệnh bối rối, đa nghi, sợ phạm đủ thứ tội. Sợ mất lòng Trời, Phật. Lòng cứ buồn dạt dào nên gương mặt như nghĩa địa về thu. Lúc nào cũng nghĩ tưởng đến cái tội của mình. Nhát đảm nên sợ đương đầu những chống báng pháp luật. Bi quan nên ghét người đời. Thương thú vật cũng như thích cỏ nội mây ngàn. 2. Nhóm bất động gián phản Tính hay do dự. Làm lớn dễ bị kẻ dưới ảnh hưởng. Vì thiếu tự tin nên hành động không hăng hái lúc phải xung phong, vụng về trong https://thuviensach.vn các việc cần óc thực tế. Thường nô lệ thủ tục nên hay bị tiếng lạc hậu. Không lúc nào không cảm thấy sầu buồn, có khi rất vô lý. Hãy đọc Journal43 của Vigny nói: “Quân thù của con người đó là sầu thảm... Sầu thảm là bệnh nặng nhất của đời sống.” 3. Nhóm cảm xúc, gián phản Nuôi những mộng đồ to tát. Sống đơn giản. Chịu khắc khổ. Hay hoài cổ. Lưu luyến những kỷ niệm buồn. Giàu tâm tính buồn nhớ cố đô, cố hương khi ở tha phương. Tha thiết với các tập tục cũ. Thù oán ai khó quên, ưa thích trữ đồ cổ. Ham chơi cờ. Rút vào nội tâm, tìm hiểu mình, tâm tính mình, phân tích mình. Bận tâm nhiều với các vấn đề siêu hình. Càng cao tuổi càng thích cô độc. Ít nói. Ít cười. Ghét mỉa mai. Lương thiện và sống nghiêm trang. IV. GIÁO DỤC TÍNH TÌNH CẢM TÌNH Đọc qua các nhận xét trên về người cảm tình, bạn thấy họ là hạng người phong phú về nội tâm. Họ cùng với những người đam mê có thể là những người xuất chúng nếu được giáo dục chu đáo. 1. Người cảm tình là người lãng mạn Yêu cảnh thiên nhiên và thú vật là tốt. Song đừng để các hiện tượng ngoại giới điều khiển tâm hồn mình, sống bằng tình cảm, mà cũng phải sống bằng lý trí. Nếu chỉ sống bằng tình cảm người ta có thể chìm đắm trong mơ mộng, hoang phí cuộc đời, nhất là lúc còn thanh xuân. Nhà giáo dục tuyệt đối cấm trẻ đọc những tiểu thuyết lãng mạn, khiêu dâm, giao du với những bạn bè phóng đãng. Khó cho nhà giáo dục là nhận ra trẻ nào có tính tình cảm tình. Có trẻ giống đứa thần kinh vì ốm yếu, hay quạu quọ. Trẻ khác giống đứa lâm ba vì điệu bộ bất ngờ. Trẻ khác giống đứa đam mê vì mơ mộng. Vậy nhà giáo dục đừng chỉ dựa vào một vài chi tiết song hãy nhận xét tâm tính và tổng hợp để nhận ra trẻ nào thuộc loại cảm https://thuviensach.vn tình nào. Hãy chú trọng về nội tâm của trẻ để giải thoát cho chúng khỏi đám mây mù của mơ mộng. 2. Người cảm tình là người sầu muộn Nhà giáo dục tập trẻ sống cởi mở. Đừng dùng cường quyền nộ nạt, đánh đập, mỉa mai chúng. Bị đàn áp chúng sẽ tự vệ lối con ốc, nghĩa là rút bản ngã vào vỏ cá nhân. Hãy đứng đắn và êm dịu huấn luyện chúng. Tạo cho chúng bầu không khí gia đình, học đường vui vẻ. Đừng cho sống gần chúng những kẻ thất vọng chán đời. Cũng không cho chúng chơi với những bạn buồn thảm quạu quọ. Người lớn mà tâm tính sầu muộn phải tập đức vui tươi. Giao tiếp thường với kẻ kinh nghiệm và yêu đời. Coi những phim trào phúng tế nhị. Đừng sống ù lì mãi một nơi. Nên du lịch thường xuyên. Mỗi lần giao tiếp với ai nên giữ nụ cười trên môi luôn. Có nhiều người cảm tình sầu muộn chỉ tại đơn sơ là... đau gan nữa. Xin bạn đừng coi thường điều đó. 3. Người cảm tình là người bối rối Vì quá ưa đào sâu nội tâm, ưa tìm hiểu những vấn đề tội phước, người cảm tình dễ mắc chứng bệnh tinh thần nguy hiểm này, đó là bệnh bối rối. Họ cứ sợ phạm tội, sợ làm mất lòng Trời Phật, làm thiên hạ ghét. Nhà giáo dục biết trẻ nào mắc chứng bệnh ấy, bắt buộc chúng tuân phục các chỉ dẫn của mình. Điều này rất khó. Chúng viện đủ thứ lý do để không nghe lời kẻ hướng dẫn tâm hồn mình. Có khi phải tập cho chúng phán đoán rộng về các hành vi tội phước để chúng bớt phán đoán quá chật hẹp. 4. Người cảm tình là người nhát đảm Ngay Thượng đế ta tôn kính chứ ta không sợ hãi. Mấy tiếng sợ Trời ta hãy hiểu là thứ tâm tình kính sợ của con đối với cha. Xét cho kỹ ta không nên sợ ai và sợ cái gì hết. Một nhà hiền triết xưa nào đó chẳng khuyên ta chỉ sợ cái sợ mà thôi. Phải. Chỉ có cái sợ là cái nguy hại: Ta sợ nó, nghĩa là tránh nó, nghĩa là ta can đảm. Nếu ta có lỗi thì ta đền tội. Còn không có lỗi việc gì phải sợ. Nói vậy không https://thuviensach.vn phải ta cư xử hách dịch, ngang tàng. Không. Ta phải khiêm tốn, tôn kính ai hay vật gì đáng tôn kính. Song trong thâm tâm, ta nhất định không để tâm hồn run rẩy vì sợ hãi. Có nhiều trẻ cảm tình hay sợ những chuyện bá xàm bá láp. Như sợ bóng tối, sợ sâu, sợ ai nhăn mặt. Nhà giáo dục tập cho chúng dạn lần lần. Tuyệt đối đừng cho ai dùng các vật trên nhát chúng. Cũng đừng khi nào hù, dọa con nít. Người lớn mà nhát đảm hãy thường đọc những tiểu sử của anh hùng, liệt nữ để học gương can đảm. Mỗi lần gặp ai mà lòng hồi hộp, mất tự nhiên thì tự nói: “Họ là họ, tôi là tôi. Việc gì tôi sợ. Tôi cũng là một nhân vị. Tôi có giá trị của tôi như họ có giá trị của họ. Tôi không kiêu hãnh mà nhất định không tỏ ra bạc nhược là chà đạp nhân cách của mình...” V. MÔ TẢ BẢN TÍNH NGƯỜI NÓNG GIẬN Thân thể người nóng giận bạn có dễ nhận ra không? Tướng diện trông cường tráng. Bắp thịt nổi. Nước da khô, sậm. Tay chân dài. Mặt hình khay hay hình chữ nhật. Mắt hõm sâu, sáng. Lông mày rậm, dài. Tóc nhiều cứng. Trán rộng. Môi mỏng, miệng rộng. Cằm nhô ra. Jean des Vignes Rouges44 gọi là cằm kiểu “Napoleon”. Răng chắc. Tay dài. Đụng việc gì cũng cảm động. Mặt tái ngắt hay đỏ phừng. Mặt không nhăn như người thần kinh mà có nét nghiêm khắc, chinh phục. Cách đi đứng cứng cỏi. Nhìn thẳng. Nhìn xa. Thở mạnh. Nói ít mà nói cứng rắn, nhấn mạnh từng tiếng. Giọng oai nghiêm. Điệu bộ mạnh mẽ, dứt khoát. Bàn tay khô và cứng. Mỗi ngón rắn chắc. Còn tâm tính của họ ra sao? Nồng nhiệt yêu đời. Ăn nói cương quyết. Ham hoạt động. Thường nổi cộc. Thích báo oán. Ưa chỉ trích. Không sợ khó khăn. Ham phản đối. Dễ lăn mình vào cách mạng, hiếu chiến. Tham vọng nhiều. Thái độ kiêu hãnh. Tỏ ra khinh người. Tướng diện dễ bị ghét. Làm nhỏ cứng đầu. Làm lớn độc tài. Giàu tự tin. Bắt buộc kẻ dưới. Hy vọng nhiều ở tương lai. Ham làm lớn. Thèm các tước hiệu. Tổ chức khéo, óc sáng tạo phong phú. Hành động theo xung động. Ít nhẫn nại. Ưa bạo động, không chịu ai hơn mình. Hiếu động đến thành náo động. Tư tưởng nông nổi. Thấy gần mà ít nghĩ xa. Hy vọng hay bị thành https://thuviensach.vn ảo tưởng. Ham liều lĩnh và táo bạo. Tình yêu cuồng bạo. Ghen bóng ghen gió. Không giao thiệp để gây thân mật và ưa giúp đỡ. Thích nói thẳng. Ham mới lạ. Có tài hùng biện. Khéo dẫn dụ thiên hạ. Hướng ngoại nên không ham ở trong văn phòng mà ưa hoạt động ngoài xã hội. Óc thực tế dồi dào. Thích ăn ngon, thể thao. Thương thú vật, tử tế với thuộc hạ. Tính lạc quan. Mau tin thiên hạ. Say sưa nói về mình. Láo xược. Nếu viết văn, viết tiểu thuyết như: Dickens, Victor Hugo... Ưa náo mà trưng bày tâm sự thành thực. Làm việc gì khởi sự ồ ạt, dễ bị thất bại vì không suy nghĩ trước nhiều. VI. GIÁO DỤC TÍNH TÌNH NÓNG GIẬN 1. Người nóng giận là người hoạt động mà thiển cận Cái hay phải nhìn nhận nơi người nóng giận là năng lực hoạt động. Mà vì yếu tố cảm xúc mạnh quá nên ý chí không kiểm soát nổi năng lực ấy, nó biến thành sức mạnh náo động. Và vì yếu tố trực phản, nên người nóng giận làm việc ít suy nghĩ. Do đó, nguồn hoạt động như không có con mắt, cứ ồ ạt tuôn ra, xô đẩy người nóng giận đến thất bại và hối hận. Vậy muốn tránh những ác quả này, trước khi làm việc gì, phải suy tính trước. Đang khi làm phải theo sự điều khiển của ý chí để hành động chừng mực cẩn thận. 2. Người nóng giận là người ít điềm đạm Tính tình hấp tấp dễ làm cho người ta có bộ mặt vút vát, bộ điệu vụt chạc và hành động mất quân bình. Tất cả đều gây ác cảm và thất bại. Cần luyện đức tự chủ để điềm đạm. Nhờ điềm đạm ta đi sâu vào đời sống nội tâm, tập suy nghĩ, phán đoán, nhờ ta điềm đạm ta ăn nói chậm rãi, hành động khỏi chững bất cập hay thái quá. 3. Người nóng giận là người không thành thật và dễ tin Cũng vì thiếu suy nghĩ kỹ điều mình nói, vì ít sử dụng ý nên người nóng giận nói dối nhiều khi vô tình hay vì không đủ can đảm. Lối nói của mình mà kẻ khác không tin tưởng là chân thành thì còn ai tín nhiệm mình được. Người nóng giận muốn tránh tật láo xược, trước khi nói phải suy nghĩ và lúc nói hãy can đảm. Có nhiều chân lý cần https://thuviensach.vn nói mà khó nói, phải đủ gan dạ mới không ngại nói. Ý chí được áp dụng còn giúp ta cẩn ngôn, im lời lúc cần thiết. Người nóng giận vì nông nổi, không điều nghiên kỹ về tâm tính, hành vi của người mình giao thiệp nên vội tin. Điều này gây không biết bao nhiêu tai hại cho cuộc làm ăn, cho việc lãnh đạo. Vội tin nên dễ lầm, lầm nhiều quá thành dễ nghi. Rồi gặp ai cũng nghi thì mong gì gây thiện cảm với ai. Thành ra dễ tin cũng như dễ nghi đều làm cho người nóng giận khó thành công. Mà cả hai khuyết điểm này cũng như các khuyết điểm khác: Ham chỉ trích, ít nhẫn nại... đều tại kém suy nghĩ và nghèo nghị lực. Muốn đào luyện tính tình nóng giận, cần nhất và trước hết phải đào luyện trí tuệ và ý chí. 4. Những ưu điểm của người nóng giận cần phát triển Khi khảo sát tính tình nóng giận, ta thấy không phải chỉ toàn khuyết điểm. Chính tính nóng giận và tính đa mê xưa nay là lò đúc ra nhiều thiên tài cho nhân loại. Le Senne đã kể cho ta trong cuốn Traité de Caractérologie45 hàng loạt danh nhân thuộc loại tính tình nóng giận. Bạn có thể nhớ Balzac, Danton, Dickens, Diderot, Dumas cha, Gambetta, Hugo, Huxley, Jaurès, Mirabeau, Péguy, Rabelais... Những ưu điểm của tính nóng giận, cần phát triển hơn là: a) Có tài hùng biện: Rất cần để giao thiệp, để dẫn dụ quần chúng hoạt động xã hội. b) Giàu óc thực tế: Đừng thiển cận mà có óc thực tế có lợi ở chỗ giải quyết nhanh chóng nhiều vấn đề và không nặng lý thuyết quá đến thành siêu thực tế. c) Cư xử tốt với thuộc hạ: Đó là đức tối yếu để chỉ huy miễn là đừng để lòng vàng của mình bị lợi dụng bởi những kẻ lưu manh. d) Khéo tổ chức: Làm việc gì mà khéo tổ chức là đã nắm vững chìa khóa đắc lực. https://thuviensach.vn e) Nhiều sáng kiến: Miễn đừng để mình rơi vào ảo tưởng, người nóng giận càng nhiều sáng kiến càng thành công khi làm nhỏ cũng như khi lãnh đạo. Có điều là đừng thiển cận làm cho sáng kiến của mình siêu thực tế. https://thuviensach.vn Muốn hùng biện bằng thinh lặng, phải tự chủ trước đã “Thú vật không biết tự chủ, bởi vì nó bị chi phối khắc nghiệt trong bản năng. Chỉ có con người, và con người muốn nhân phẩm thăng hoa, mới dùng tự chủ chế ngự thú tính. Thinh lặng là bông trái của sự nội chế ấy.” – P. Richardon I. BƯỚC QUA 7 LÒ LỬA Tô Đông Pha là bạn của Phật Ấn, có 7 người thiếp. Ngày nọ Phật Ấn nói chơi với Tô Đông Pha: “Bác có nhiều thiếp xin nhường cho tôi cô thứ bảy đi.” Tô Đông Pha cười, đồng ý. Về nhà, Tô Đông Pha báo tin ấy cho người thiếp và tối đến, ông cho xe đưa cô sang nhà Phật Ấn. Phật Ấn tiếp cô cho vào buồng. Ông bước ra đặt bảy cái lò lửa trước buồng rồi suốt đêm hết bước qua cái này đến bước qua cái khác. Đến hừng sáng, ông cho đưa cô thiếp trả lại Tô Đông Pha. Ông này nghe cô thuật lại đầu đuôi công việc hiểu ý Phật Ấn “cảnh cáo” mình là hiếu sắc, còn ông thì đi trên sắc dục như bước trên 7 lò lửa đỏ. Đọc câu chuyện này ta cảm phục lòng tự chủ của Phật Ấn. Ông gặp cơ hội hành ác mà trấn áp bản năng tình dục. Quả thực ông là người chí khí, biết điều khiển các thị dục của mình vào bậc thầy. II. ĐỨC TỰ CHỦ LÀ GÌ? Trí tuệ giúp con người thấy thiện ác. Nhờ tình cảm ta có trớn hăng hái ham mê hay chê ghét. Nhưng hai phương thế này không đủ để ta chặn đứng những dục vọng đê hèn, hướng về chân, thiện, mỹ, phúc và bắt ta hành động. https://thuviensach.vn Những nhận xét trên soi rọi cho ta thấy bản chất của đức tự chủ là dùng sức mạnh của ý chí kiềm hãm con người hạ của ta, tức là trấn áp các tình dục xấu để các tình dục tốt phát triển dễ dàng. Trong đời sống luân lý, đức tự chủ là chìa khóa cần thiết để nên người thiện mỹ. Trong Rèn nhân cách chúng tôi viết: “Cơ cấu tâm lý của con người gồm hai yếu tố chính, như chúng ta đã biết, là tâm linh hoạt thượng đẳng và tâm linh hoạt hạ đẳng. Tâm linh hoạt thượng đẳng là trí tuệ và ý chí tự do. Tâm linh hoạt hạ đẳng là tính chất gồm những bẩm chất căn bản như: cảm tình, dục tình, tính hợp đoàn, các khuynh hướng, tính hoạt động... Muốn rèn luyện cá tính ngày một thuần thục để có một nhân cách đáng phục, phải chú trọng sự xây đắp địa vị chinh phục của tâm linh hoạt thượng đẳng trên tâm linh hoạt hạ đẳng. Con người mà ai nấy đều kính trọng, đều có thể vâng lời, là con người không những tự chủ khi tâm linh hoạt hạ đẳng hoành hành mà còn tự khiển, còn dùng tâm trí điều khiển cả guồng máy tâm linh của mình một cách sáng suốt, anh hùng. Người tự khiển coi nhân cách là một lý tưởng, nên cố gắng dùng ý chí chiến thắng sự hung dữ của thú tính để nhân tính được phát triển chu đáo. Họ cảm thấy giá trị mình căn cứ cho chỗ mỗi ngày họ người hơn, nghĩa là hướng dẫn nếp sống, lời nói, cử chỉ, thái độ, hành vi của mình trên con đường nhân vị ăn khớp theo lý tưởng người mà tự nhiên đã nêu cho họ.” III. SỨC MẠNH CỦA TÌNH DỤC Đối tượng tấn công của đức tự chủ theo những điều giải thích trên, là các tình dục xấu. Ta hãy xét qua về tình dục trước khi bàn những ích lợi của đức tự chủ trong đời sống luân lý. 1. Bản chất của tình dục Hãy nghe Tanquerey46 định nghĩa tình dục: “Là những cử động mạnh bạo của cảm giác hướng về tài sản khả giác với sự vang dội mạnh nhiều hay ít trên cơ thể”. Định nghĩa này rất đầy đủ để ta biết rõ bản chất của tình dục. https://thuviensach.vn a) Cử động mạnh bạo: Vì tình dục những tình cảm thường ở chỗ có màu sắc náo động, mãnh liệt, ráo riết. b) Của cảm giác: Của cảm giác hay giác dục hiểu là tình dục được biết một phần nào về đối tượng của nó nên khi hướng về đó trở thành thị dục và có thể mạnh mẽ hay yếu ớt tùy sự hấp dẫn của đối tượng là tài sản khả cảm. Nên nhớ tình dục trong hình thức thị dục khác tâm tình. Trong khi tình dục cuồng bạo, đam mê, có khi mù quáng thì tâm tình chịu ảnh hưởng của ý chí và trí tuệ có màu sắc tế nhị, bình tĩnh sâu sắc. Hãy so sánh một ái tình tình dục với một ái tình “un amour passion avec un amour séntiment” thì rõ. c) Sự vang dội trên cơ thể: Hồn và xác hoạt động thống nhất nên khi tình dục nổi dậy ảnh hưởng ngay trên cơ thể. Giận run, đỏ mặt hay tái mặt là trường hợp tình dục vang dội trên cơ thể. 2. Có mấy thứ tình dục? Ở Việt Nam chịu ảnh hưởng triết lý Trung Hoa, người ta thường nói con người có “thất tình” gồm: Hỉ, nộ, ái, ố, ai, cụ, dục. Đúng sự thật thì con người có 11 tính: Tất cả đều ra bởi tình ái. Tanquerey trong cuốn Précis de Théologie ascétique47 trưng dẫn lời này của Bossuet: “Các tình dục khác của ta đều chỉ do ái tình, nó chất chứa hay kích thích tất cả”. Tư tưởng này rất đúng. Ta hãy dựa theo lời phân chia của triết học kinh viện về tình dục để giải thích từng thứ như dưới đây: a) 6 tình dục thuộc “tham dục” (appetit concupiscible) – Ái tình (amour): Tình muốn chiếm hữu người hay vật được thích. – Ố tình (haine): Tình chê tránh tất cả những gì nghịch người hay vật ta yêu. – Ước tình (désir): Tình kiếm đối tượng được yêu mà vắng mặt. – Thoát tình (aversion): Tình tránh cái gì xảy đến. https://thuviensach.vn – Hoan tình (joie): Tình thích thú khi hưởng một đối tượng yêu có mặt. – Sầu tình (tristesse): Tình có khi đối tượng yêu mất. b) 5 tình dục thuộc “nộ tình” (appetit irascible). – Đảm tình (audace): Tình cố gắng chiếm đoạt đối tượng yêu. – Cụ tình (arainte): Tình xa lánh các ác cảm thấy khó tránh được. – Vọng tình (espérance): Tình muốn chiếm đối tượng yêu có thể chiếm. – Thất vọng tình (désespoir): Tình có khi đối tượng yêu vô phương chiếm được. – Nộ tình (colère): Tình chống kẻ gây ác. c) Quả tim và cảm giác tính. Nếu xét một tác vị nhân linh (actehumaine) người ta phải nghĩ đến trí tuệ, ý chí và cảm giác tính; trí tuệ là cơ quan để biết, ý chí là cơ quan để quyết định, còn cảm tính là cơ quan để cảm nhận trạng thái tình cảm. Thường người ta gán vai trò sử dụng cơ quan này cho quả tim. Tình cảm khi cuồng bạo, đam mê, biến thành tình dục. Sau khi tìm hiểu về tình dục và cảm giác tính, ta thấy khi một hành vi nhân linh được thực hiện có sự hợp tác của vừa trí tuệ, ý chí vừa tình cảm. Mà bởi bản tính con người không hoàn toàn thiện, nên tình cảm, tình dục có thể xấu và theo kinh nghiệm tình dục hay ngã về đường ác. Vì đó cần huấn luyện cảm giác tính để có những tình cảm cao thựợng, những dục tình tốt. IV. CẦN THIẾT CỦA ĐỨC TỰ CHỦ Nếu không kiềm hãm tình dục nó sẽ gây những ác quả này: 1. Trí tuệ bị cưỡng bức https://thuviensach.vn Tình dục cuồng bạo quá, người ta không sáng suốt nhận được thiện ác, thực hư. Chân lý bị tình dục như mây mù, che khuất. Hành động, lời nói, cử chỉ của người nô lệ tình dục do đó đi ngoài hay nghịch lý tương luân lý. 2. Ý chí bị suy nhược Sau nhiều lần thất trận trong cuộc giành đối tượng, ý chí bị tình dục xấu làm suy nhược. Nó mất ánh sáng của trí tuệ, giảm nghị lực, sau cùng nhượng bộ tình dục trong các quyết định. 3. Con người tức động Nhiều phen khum đầu dưới nanh vuốt tình dục, con người khi hoạt động mất trầm tĩnh. Người ta không ý thức việc mình làm. Hễ thấy hay, thấy lợi thì vụt làm mà không để ý trong cái hay, cái lợi coi chừng có thể có cái dơ cái xấu. Người ta “tức động” nghĩa là vụt chạc hành động trên bắp gân, chứ không theo ý chí suy nghĩ. 4. Lương tâm “hướng hạ” Khi người ta sống quá độ bằng tình dục, lương tâm mất đà hướng thượng. Các ý chí cao cả nhường chỗ cho những mơ ước vật chất, phù vân. Thức ăn tinh thần ngày càng nghèo nàn. Sau cùng người ta đi đến chỗ nhàm chán và tuyệt vọng về số phận làm người. Xét bốn ác quả ấy, ta thấy đức tự chủ cần cho tâm hồn như cá cần nước. Vấn đề phải đặt là hướng dẫn tình dục cho nó về nẻo chân, thiện, mỹ, phúc chứ không phải diệt dục. Bao lâu ta còn là người ta còn tình dục. Tình dục tự bản chất không xấu. Nó nằm tận đáy bản tính con người. Dù muốn dù không, hễ còn sống là còn sử dụng nó. Ngay khi ta muốn diệt dục là ta đã dụng một tình dục ước dục rồi. Ta phải khai thác phương diện tốt đẹp của tình dục bằng cách dùng đức tự chủ. Đức này giúp ta kiềm hãm nó, cho nó được trí tuệ soi sáng và ý chí điều khiển. Con người ở mọi nơi, mọi thời đều có phần hạ. Phần này mạnh như ngựa chứng. Nó theo sát con người suốt đường đời. Non tay ấn thì con người bị nó thúc đẩy làm xằng. Muốn hành thiện phải dùng đức tự chủ cầm cương nó. Ứ Ủ https://thuviensach.vn V. PHƯƠNG THẾ LUYỆN ĐỨC TỰ CHỦ 1. Luyện ý chí Muốn tự chủ mạnh phải có ý chí gang thép. Ý chí trở thành cường dũng nhờ nêu cho nó những đối tượng thiện mỹ. Công việc này của trí tuệ. Có thấy cái hay rồi mới muốn: Vô tri bất mộ48. Nhưng không phải muốn cái thiện một vài lần mà ý chí của tập quán hướng thiện. Phải gia tăng thực tập. (Muốn cho ý chí xin đọc thêm cuốn Người chí khí cùng tác giả). 2. Đừng hành động khi tình dục cuồng bạo Lúc sóng gió tình dục nổi lên, hãy thinh lặng. Đừng nói, làm gì hết cho đến khi tâm hồn lấy lại bình tĩnh. 3. Tạo những tâm tình cao thượng Tâm hồn ta lúc nào cũng cần những món ăn riêng, nó là ý tưởng, tâm tình. Nếu không là những ý tưởng cao cả, tâm tình thanh nhã thì các dục tình xấu sẽ ùa vào. Vậy ta nên phát triển những tình tốt đẹp như lòng yêu đồng loại, yêu gia đình, yêu khoa học, nghệ thuật, văn học... Kỵ nhất là để tâm hồn phiêu lưu trong tình cảm vu vơ, bất định hay những tư tưởng tâm tình hắc ám, tất cả là “thuốc độc” của lý tưởng làm người. VI. CHÂN NGHĨA CỦA THÀNH CÔNG Thưa bạn! Những tiếng đẹp nhất lúc ta còn niên thiếu, là mấy tiếng thành công, đắc lực, làm nên. Ta say sưa chúng. Ta có lý: Vì thành công là hiệu quả của lao khổ hoặc tâm thần hoặc thể xác và là sự thể hiện của bao niềm hy vọng. Có người nghĩ thành công là đoạt được các kết quả mình mong muốn hiện tại và ngó thấy. Các kết quả ấy xấu cũng như tốt, miễn chúng có lợi cho đời tư hay một nhóm người nào họ phụng sự. Do quan niệm đó, dĩ nhiên có không ít người nghĩ nhiều công tác hiện thời, xem ra như thất bại, đều là những việc không thành công. Hiểu mấy chữ thành công như vậy thiết tưởng không khỏi sai lầm. Vấn đề này tôi bàn rộng trong quyển Ở https://thuviensach.vn Rèn chí khí khi nói về chân nghĩa của thành công. Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng sự thành công, ta nên hiểu rộng rãi và sâu sắc. Thành công trước nhất được quan niệm là làm nên hoặc ở hiện tại hoặc ở tương lai những việc chân, thiện, mỹ, phúc cho mình hay cho người. Hoạt động mà thấy kết quả trước mắt thì ai không muốn, không mừng. Nhưng có không ít việc cần thời gian, người ta mới thấy thành quả của nó. Có thứ bài học nhà giáo cho có kết quả ngó thấy khi học sinh của ông học bài ấy và dùng nó để trả lời những câu hỏi lúc đi thi. Có bao nhiêu bài học khác bề ngoài thấy tiêu trầm đi đâu trong đầu não học sinh, nhưng lại về sau giúp đặc biệt cho chúng xử thế, tiếp vật, dụng nhân. Trong nhiều trường hợp khác, một hình thức thất bại nói lên một mùa thành công vĩnh cửu. Hột giống phải được gieo, cần mục nát đi, mới đâm chồi trổ hoa kết quả. Chúa Giêsu bị nghi kỵ, bị rình rập, bị săn lùng bắt, bị tra hạch, bị đánh đập, bị đóng đinh trên thập ác. Với con mắt thiển cận, con người có óc phàm tục thì đó là thất bại. Nhưng cho tâm hồn sâu sắc, các chết ốc nhục, có hình thức thất bại của Người, là mầm mống của sự chiến thắng về vĩnh cửu trên tội ác, trên thế gian và đưa nhân loại vào cõi trường sinh, vĩnh phúc. Ở trên tôi đã nói bản chất đối tượng của thành công phải là chân, thiện, mỹ, phúc. Vì tàn ác, gây họa, dù nên việc đến đâu, vẫn là làm bậy, là thất bại, hiểu theo chân nghĩa của tiếng này. Trong tiếng “thành công” có hàm súc ý nghĩa ca tụng. Dĩ nhiên chỉ những việc tốt đẹp được mới ca tụng và mới là lý tưởng của con người. Sau khi rời bỏ ngưỡng cửa của gia đình và trường học, cái mộng mê say nhất của bạn trong trường đời là thành công với tất cả ý nghĩa tốt đẹp của nó. Bạn băn khoăn bươi vạch lại vốn học của mình thu nhập lúc con ngồi dưới hiên học đường. Bạn tìm gương danh nhân, hỏi kẻ giàu kinh nghiệm. Bạn ôn lại cuộc đời dĩ vãng và chắc bạn trước sau cũng nhận thấy “chìa khóa” của thành công là đức tự chủ. VII. ĐỨC TỰ CHỦ, CHÌA KHÓA CỦA THÀNH CÔNG Lấy một kinh nghiệm thực tế cũng đủ chứng minh tự chủ là bùa thành công. Một chị bán hàng nóng tính. Cứ chung mà nói, tuy https://thuviensach.vn không thổ lộ ra, người mua thường có mặc cảm kẻ bán là thứ người phải phụng sự mình. Do đó họ đòi kẻ bán phải vui vẻ, hiền dịu, nhịn hết các thắc mắc yêu cầu của họ. Chị bán hàng của chúng ta không để ý căn bản tâm lý này. Gặp ai tử tế thì thôi, chị xử sự còn êm dịu. Gặp kẻ khó tính, hỏi cộc lốc, chị hứ lại, nguých mặt, liếc dài, trề môi. Gặp người mua ăn nói thô lỗ, chị chồm tới mỉa mai, nói móc lò, nhiếc mắng. Kết quả là tiệm chị ngày một thưa khách, có những sáng ngồi lim dim hàng hóa ế. Đóng cửa tiệm có thể là “phần thưởng” cho chị. Bạn đã thấy? Thiếu tự chủ là một trong những nguyên nhân của thất bại. Nếu chịu khó kiểm điểm đời tư, quan sát gia đình, cảnh sống học hiệu, bình diện xã hội, bạn có dư bằng chứng nhận rằng nóng tính thường là “mẹ đẻ” của thất bại. Trong nhiều trường hợp, dằn lòng xuống một chút, làm thinh, cắn răng chịu, sự việc sẽ trôi qua dễ dàng và lúc cơn giận lắng xuống, ta thấy có chuyện gì đâu. Nhiều khi hết sức đơn sơ, cơn giận bắt ta quan trọng hóa, bi đát quá chuyện tầm thường, cỏn con. Con người dĩ nhiên là gồm bởi thể xác và tinh thần. Nói tinh thần là nói sáng suốt. Nhưng bên tinh thần còn bản năng, và các khuynh hướng. Nói tắt có phần hạ của con người. Nó xô đẩy con người phán đoán, nói năng, hành động theo thú tính. Nếu không chịu kiềm hãm lại, con người sẽ không khác thú vật và vấp phải bao nhiêu hối tiếc. Đó là tôi chưa nói nhờ tự chủ con người biết tùy người, tùy cơ, tùy chốn, tỏ ra tinh thần nhẫn nại để được việc. Có việc nào giá trị lâu bền trên đời mà không đổi bằng thời gian cố gắng. Sự đời, ta càng cao tuổi càng thấy gay go. Đâu phải ai cũng lo cho mình như người mẹ hay bạn trăm năm của mình. Có người thiện mà không thiếu kẻ ác. Nội cái mình không làm điều bậy với người, cũng khiến người ghét mình. Cuộc đời phiền toái nhiều kẻ như vậy, nếu muốn thành công đâu phải dễ như thuyền nước xuôi. Nói vậy là quên kể sự chua xót của việc kiếm tiền bạc làm căn bản cho một hoạt động. Trong cuốn Thành công và hạnh phúc tôi nói bàn đến tiền, có kẻ bĩu môi cho là đê mạt, nhưng gặp cơn tối lửa tắt đèn, người ta mới thấy cậy nhờ kẻ khác chút ít tiền bạc là khó, mới nhận thấy rằng không tiền không dễ hoạt động và thiếu tiền nhiều khi mất nhân mất nghĩa, có thể làm nhiều tội ác nữa. Nếu bà Roland nói: “Hỡi tự do, người ta nhân danh người mà phạm bao nhiên tội ác”. Thì bạn có thể nói: “Hỡi bần cùng, vì ngươi mà thiên hạ phạm bao nhiêu tội ác, lòng bấy như https://thuviensach.vn tương, mất tình nghĩa, héo tàn lý tưởng và rơi lụy”. Đã biết đời có những góc cạnh đó mà muốn thành công, tưởng không phải dễ. Nóng tính, dục tốc, vui khỏe thì làm, buồn mệt thì bỏ, làm nên việc. Lắm lúc thành công là một con chim quý lạ mới vừa đáp cánh, ta phải lo chụp. Trễ một cơ hội thì nó vụt bay đi. Lắm lúc khác, thành công phải đổi bằng thức đêm trắng để mưu tính, để hoạt động, thuyết dụ. Biết bao lần té ngã phải đứng lên, chìm lặn phải ngoi đầu lên, bị trôi ngược phải trườn tới, đi ngay bị cản, phải đi vòng, đứng thẳng lưng không được phải khum đầu, mọp sát đất mà bò. Cho được làm các việc này, tôi chưa nói bạn đoán là phải tự chủ. Nếu trầm nghĩ một chút, chắc bạn nhớ có nhiều bạn của bạn lúc còn ở học đường thì sáng suốt, chiếm quán quân nhiều môn học mà hiện giờ liên miên thất bại, có một địa vị xã hội tầm thường. Rồi có nhiều bạn khác ít thông minh hơn, hồi còn học sinh hay bị chê là vô duyên, bất tài mà khi ra đời rất đắc lực, đoạt những chỗ ngồi rực rỡ trên chiếu xã hội. Tôi vẫn biết có những thành công do ân sủng của Thượng đế, thành công không nhờ nhân lực. Nhưng có những thứ thành công cũng nhờ thần lực song gián tiếp hơn: Thượng đế chỉ ban các khả năng trong con người, con người phải được giáo luyện rồi tận dụng các khả năng ấy. Chúng tôi muốn nói sự khai thác chiếc chìa khóa tự chủ. Nếu Chúa Giêsu nói nước Thiên Đàng là của kẻ nỗ lực, thì ta cũng có thể nói hầu hết những công trình tốt đẹp của trần thế đều là của kẻ nhẫn nại, hoạt động. Người ta hay đổ thất bại cho số rủi mà thành công cho thần may. Song rồi người ta quên rằng cái mà người ta hay gọi là “rủi”, “may” thường là sự ứng dụng nhiều ít khả năng của con người. VIII. BAO LÂU CÒN LÀ NGƯỜI, CÒN CẦN TỰ CHỦ Sỏi đá vô tư. Cây cỏ có sinh lực. Thú vật có bản năng. Còn con người đặc biệt có ý chí. Chỉ khi nào ý chí, mẹ đẻ của tự chủ, được phát triển đầy đủ, chỉ huy hoàn toàn con người, con người mới sống chu đáo kiếp người của mình. Phút giây nào, trong bất cứ hành động nào, phát xuất từ con người, mà không có sự can thiệp của ý chí, là con người sống trong tình trạng thú vật. Người ta thường nhận đức tự chủ cần thiết cho con trẻ nên người. Từ tuổi khôn đến mười tám, đôi mươi, theo đà phát triển sinh lý, tuổi xuân có những https://thuviensach.vn thay đổi, dao động, phát triển trong tâm hồn. Tính khí đổi lớp. Nhân cách chuyển mình để thành hình óc phán đoán khao khát đòi phán quyết độc lập. Lòng tự ái như một “hỏa diệm sơn”, không chịu bất cứ sự va chạm nào. Tính độc lập nhiều khi có hình thức tính ngang tàng. Quả tim thèm khát yêu đương cũng như mong muốn được luyến ái. Nói tắt, người hoa niên trong khi qua khúc quanh của thanh thời muốn tâm hồn bình thản, tránh được những ngôn phong quá lố, tác phong lố lịch, cử chỉ vô chừng, phải cầm dây cương tự chủ. Mà nói cho đúng, không phải chỉ nam thanh, nữ thanh muốn nên người cần tự chủ thôi. Chính những kẻ thành nhân, bực lão thanh vẫn luôn phải tự chế nhân phẩm mới được bảo đảm và phát triển tốt đẹp. Cho đời sống nào sự cố gắng chuẩn bị có lợi luôn luôn ở trong tương lai, chứ cho đời sống tâm linh, bởi người mang trong mình thú tính phải tự chủ liên tục. Hồi chưa sạch máu đầu, nói lời gì ta phải đo từng tiếng, khi đầu hai thứ tóc, nói lời gì thì hãy cân từng lời. Mỗi phút giây buông mình theo đà của bản năng, của khuynh hướng, của thú tính, là mỗi phút giây ta có thể té vào những lỗi lầm, khuyết điểm. Có thể nói chính đức tự chủ, đã đưa con người từ dã man đến bán khai, từ bán khai đến văn minh: Văn minh hiểu theo nghĩa được giáo hóa, thuần thục, đạo hạnh. IX. ĐỂ NHẬN THỨC SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỨC TỰ CHỦ Cứ chung mà nói, ta thường sống cuộc đời của ta theo chiều rộng hơn theo chiều sâu. Tôi muốn nói ta có khi cả ngày tưởng nói năng hoạt động với một mớ mặc cảm, thành kiến, xét nhận tùy cơ hội có tính chất góc cạnh về một vấn đề nào đó. Nếu thành thực với mình, ta thấy có khi cả ngày ta không tư tưởng hiểu theo nghĩa chuyên môn, nghĩa là vận dụng lý trí để suy luận tìm chân lý theo phương pháp lý luận. Mà ta lập lại, bắt chước những tư tưởng kẻ khác. Mấy lúc làm như vậy ta không ý thức cuộc sống tâm linh của mình, không chặn mình lại khi kẻ khác khuynh đảo, tập quán xô đẩy ta, cám dỗ ta tư tưởng hoạt động như cái máy. Bạn thử nghiệm xét coi con người của mình có gây ảnh hưởng đậm xung quanh trong xã hội không? Cái ngó của bạn có dọi ra một luồng hấp dẫn để bạn thuyết phục khi nói chuyện không? Gương mặt bạn có diễn lộ cả hồn bình tĩnh, quả tim yêu đời, khối óc phán đoán quảng đại không? https://thuviensach.vn Mồm bạn có nói lên một niềm hân hoan tận tâm não không. Lối đi của bạn có chứng cho kẻ khác thấy bạn là con người sâu sắc, già dặn, cường dũng không? Thưa bạn, nếu thành tâm tự xét, bạn sẽ mau mắn nhìn nhận sự canh tân thêm cho tình trạng của mình và có thể hoàn toàn đổi lốt, nếu cần, cho nó nữa. Bạn đã thấy mình không biết lợi dụng cơ hội thuận tiện này để thành công, thiếu óc nhẫn nại trong hoàn cảnh nọ mà thất bại. Nguyên nhân chính, thưa bạn, là chúng ta ít theo ánh sáng của lý trí và sự kiềm hãm của óc tự chủ. Chúng ta tưởng, sống, nói, làm y như người máy, tựa cái lò xo, hễ động là bung. Đức Thánh Linh bảo ta trước khi nói phải “đánh lưỡi bảy lần”, mà trong thực tế, ta “đánh lưỡi” mấy lần khi nói chuyện? Rồi khi nóng giận, ta dùng ba tấc lưỡi cách nào. Vậy cho đặng nhận thức cần thiết của đức tự chủ, ta phải rút vào thinh lặng, trở về nội tâm hồi tưởng các tư tưởng, tâm tình, cảm xúc, ngôn ngữ, tác vi, cử chỉ, phong độ của ta để thấy coi tại sao ta nhiều lần rơi vào những hố thất bại đáng tiếc. Tiếng “tự chủ” tôi dùng đây một phần lớn có ý nghĩa tiếng “kỷ cương” – Discipline của Gustave Le Bon khi ông viết: “Khoa học chưa tìm ra được chiếc đũa tiên có thể giúp một xã hội không kỷ cương tồn tại”. Xã hội là hợp thể của nhiều cá nhân. Cá nhân không có một kỷ luật sống, xã hội không được đóng khuôn trong mực thước thì cá nhân suy đồi, xã hội băng hoại. X. NÓI NHÂN PHẨM, NHÂN CÁCH LÀ NÓI TỰ CHỦ Trên cây thang các vật thụ tạo, sở dĩ con người, ngoài các thiên thần, đứng ở đầu hay nói bằng một giọng triết lý, ở một phẩm, một vị cao nhất, là do con người có trí tuệ và ý chí tự do. Mà tự chủ là hành động của ý chí, nên khi nói đến nhân phẩm, người ta tự nhiên nghĩ đến ý chí, liên tưởng đến tự chủ. Là người tất nhiên ai cũng có nhân phẩm, bởi lẽ dễ hiểu là do yếu tố căn bản trên của nhân vị. Nhưng không phải hễ là người đều có ý chí thực hành. Cũng như không phải hễ là người đều biết tự chủ. Nói ý chí hiểu là một năng lực tinh thần để muốn thì là người, ai cũng có những năng lực ấy cần sự hoạt động, phát triển và điều khiển những bản năng, xu hướng của con người. Người có ý chí cường dũng như vậy, người https://thuviensach.vn ta gọi là “người tự chủ”. Còn tiếng “nhân cách” hiểu là trạng thái cao quý của nhân vị khi được giáo luyện chu đáo và có những đức tính tốt đẹp. Trong các đức tính làm cho nhân vị gìn giữ nhân phẩm của mình có đức tự chủ là động cơ khiến các đức khác lớn lên, đâm hoa trổ quả trong tâm hồn con người. Bởi những lẽ trên khi nói đến “đời sống người nhất của con người” là, theo một phương pháp sáng suốt, chế ngự những chất dã man đọng lại trong phần người hạ. Một đứa bé chưa có tuổi khôn, một người lớn ở thời đại nguyên tử mà không được giáo hóa, có tâm hồn giống y của kẻ sống thời tiền sử và thú tính của các hạng người này không khác thú tính của súc vật cho mấy. Trong con người, lực lượng của lý trí và ý chí, nếu không được giáo dục thúc đẩy, không dễ gì chiến thắng nổi nanh vuốt của tình dục, một thứ lực lượng của bản năng pha màu sắc cân nhục và chịu ảnh hưởng sinh hoạt sinh lý của con người. Một người thuần thục của thời văn minh có thể dễ dàng trở lại con người hung tợn của thói ăn lông ở lỗ, nhất là khi con ốc tự chủ lỏng hay mất đi trong bộ máy tư tưởng, cảm xúc của họ. Đã hơn một lần tôi nói, con người cần uốn nắn nó như cây bùm sụm mà các nhà chơi kiểng dùng để uốn hình nai, hình hạc. Giáo dục tôn giáo, pháp luật, luân lý có thể ví như cái khuôn mà nhà chơi kiểng dùng uốn cây kiểng. Cây bùm sụm khi chưa được uốn đâm ngành lá mạnh mẽ và loạn xạ. Con người tiền sử, đứa bé và người lớn thời nguyên tử không giáo hóa, tất cả giống các cây bùm sụm chưa uốn một phần, ở chỗ để các tật xấu tha hồ mọc tùm lum trong tâm hồn. Bùm sụm khi được xén và uốn xong rồi theo thời gian cũng đâm nhành lá bậy bạ. Phải có bàn tay nghệ thuật của nhà sửa kiểng “tề” luôn, nó mới đẹp. Người đã được giáo hóa thì các tật xấu nằm mẹp xuống, chui rúc lại, “mẹp” và “rút” lại chứ không bị tiêu diệt. Như vậy là lúc nào cũng chờ gọng kềm giáo dục, là chồm lên xô đẩy con người tư tưởng bằng cảm xúc dơ, nói năng xằng, hành động lố lăng. Mấy lúc giận dữ, thường điên, say mê tiền bạc... là mấy lúc “tay ấn” của luân lý hơi non. Con người, nói cho đúng sở dĩ mà thuần tục, mà sống tế nhị, lễ phép, đạo đức, ngoài ra thần lực, một phần lớn, nhờ cái mà Jean de Courberive gọi là “quy cương đối nhân.” Bạn có thể gọi là dây cương đời sống. Phút nào ta lơi dây cương ấy ra là cơ cấu luân lý con người ta xụt xịt, lỏng lẻo. Có thể nói chơi là con người hạ của ta giống cái lò xo của một chiếc ghế ngồi, bao lâu ta “nhổm” mình https://thuviensach.vn lên là lò xo cũng bật. Tật xấu của người dã man ngủ trong người văn minh, chứ không có chết. Nó lồm cồm ngồi dậy trong lòng người, kể cả người trí thức, đạo hạnh khi các kẻ này đồng niên, đồng nghiệp, hội lại để chờ đợi ai, để mở tiệc vui. Ta chẳng đã thấy sao có lắm kẻ khi sống một mình mà có quyền thì sắc diện nghiêm nghị, đi đứng chỉnh tề, nói lời nào thì cân đối nấy như thợ bạc cân vàng, mà khi hội họp đông đúc cùng nhiều kẻ quen biết, thân mật thì giỡn cợt trợn mắt, trề môi, nhảy nhót, thoi đá, xô đẩy? Qua những nhận xét trên, thưa bạn thân mến, ta quyết tín, cho đặng có nhân cách cao thượng phải chế ngự những lực lượng “quân thù” của nó nằm lịm trong bản năng, khuynh hướng. Mà là bùa để chế ngự các lực lượng ấy cùng phát huy nhân cách, không gì khác hơn là lý trí và ý chí. Tôi muốn nói rõ hơn là đức khôn ngoan và đức tự chủ. Hầu hết những vĩ nhân của thế giới đều mạc nhiên hay minh nhiên nhận sự cần thiết của lý trí và ý chí để chế ngự tật xấu của con người. Con người có nhân cách khả phục hay không trước tiên phải nhờ ngọn đuốc của lý trí dẫn dắt và nhờ lực lượng của ý chí xô đẩy tấn công các tật xấu, luyện tập những đức tính tốt. Ta có thể kết luận bằng lời này của Jean de Courberives khi ông dựa vào Eymieu49 bảo: “Kỷ luật của con người không phải là bản năng mà là lý trí. Định luật nền móng này, thuyết nhân bản phải nhìn nhận nó, tuân theo nó bằng không con người phải thoái chủng và tiêu vong.” – Marie https://thuviensach.vn Chữ lễ chứng minh người thinh lặng là người hùng biện “Im lặng là mật ngữ “nói” qua lễ độ, biểu lộ một người sống văn hóa – văn minh.” – Marie Stella I. “NGƯỜI LÀ MỘT CON KHỈ XẤU...” Jérôme Coignard50 nói: “Người là một con khỉ xấu và tiến bộ của văn minh là biết nhốt nó vô chuồng”. Phải. Văn minh chân chính là con người kiềm chế được thú tính ích kỷ, đàn áp những xu hướng phản xã hội, phát triển những đức tính vị tha. Trong cuốn Rèn nhân cách có chỗ tôi nói con người sinh ra là một tên mọi, hiểu theo nghĩa mang tàn tích dã man, cần giáo dục mới đạt đến chỗ làm người cho ra người. Tâm tính của ta khi chưa thụ huấn về đức dục, giống như khu rừng đầy cỏ dại. Tính khí của ta hung hăng. Hành động thì ta náo động. Bản năng của ta như một khối động lực mù quáng. Trên đó các tật xấu phát triển. Tật xấu cầm đầu là ích kỷ. Tôi ích kỷ là tôi sống đúng xu hướng ấy và tôi biến thành nô lệ nó. Lúc nó đặt quyền bá chủ trên nếp sống của tôi, thì tôi mù quáng trước các quyền lợi tha nhân. Tôi chạm tự ái người xung quanh mà nhiều khi tỏ ra ngoan cố vì vô ý thức. Tôi bắt đầu câu chuyện một cách sỗ sàng. Gặp ai, tôi vào chuyện mà không lịch sự chào hỏi trước. Tôi coi ai cũng không ra gì. Người tế nhị ở địa vị cao chịu không nổi thái độ mất dạy của tôi. Trong xe đò, tàu hỏa, xe buýt tôi giành chỗ tốt. Trên bàn ăn, tôi làm chủ các món ngon. Ra đường ta ăn mặc lố lăng. Nhiều khi vì quá bận việc, quýnh lên, ta không khéo từ chối tiếp ai đó, lỡ buông lời làm phật lòng người ta. Đại khái hết các cử chỉ trên nói lên bản năng cuồng bạo của thằng người vô lễ trong ta. Thằng người ấy, nói theo Jérôme Coignard là https://thuviensach.vn “một con khỉ xấu”. Phải dùng đức tự chủ nhốt nó vô chuồng của lễ độ. II. TẠI SAO MUỐN LỄ ĐỘ PHẢI TỰ CHỦ? Trong cuốn Les sectes boudiques japonaises, do nhà Paris Editions G. Grès xuất bản, có thuật lại nhà đánh kiếm lỗi lạc Tokiyori, lúc mới xin nhập môn thiền học bị thử đột ngột bằng cách chịu đánh bất ngờ một bạt tai nhoáng lửa. Ông điềm tĩnh. Nghĩa là ông dằn tính nóng xuống. Xuyên qua dung dáng bên ngoài lịch sự của ông người ta thấy bản ngã cường dũng của ông chế ngự thế tính hung bạo muốn trả đũa. Tất cả bí quyết lịch sự nằm trên căn bản “tự thắng” hiểu theo nghĩa của Lão Tử. Nhờ tự thắng cái hung khí dã man của bản năng bị đàn áp. Phần thượng trong con người được vững ưu thế trên phần hạ. Nhiều người lầm tưởng hễ học cao thì tự nhiên chữ nghĩa nâng cao nhân cách, không dè thiếu tự chủ nội tâm vẫn bệ rạc, lối xử thế vẫn đê hèn. Lễ độ không phải đơn sơ là một mớ công thức xã hội, đặt ra để làm rắc rối điệu sống của các phần tử cấu thành nên mình. Có thể nói lễ độ là dây cương hãm bớt lại bản ngã ích kỷ để trong đời sống chung đụng với kẻ khác, nó không làm phật lòng người ta. Tuy những công thức xã giao tùy thời thay đổi nhưng tự bản chất có những cách đối xử của thời “nam nữ thọ thọ bất thân” hay của thời “tuýt”51, “hu la húp”52 này đại khái vẫn nhằm hạn chế thú tính con người. III. ĐỪNG LỘN LỄ ĐỘ GÂY THIỆN CẢM VỚI ĐẮC NHÂN TÂM CON BUÔN Bạn đã từng gặp những người cư xử thô kệch, ăn nói quê mùa, đi đứng thô bỉ. Bạn lại cũng gặp những người ra vẻ bình tĩnh, ăn nói ngọt ngào mà mục đích đắc nhân tâm để mưu lợi. Lối đắc nhân tâm con buôn này không phải lễ độ lý tưởng của người muốn gây thiện cảm lâu bền. Người tế nhị chịu không nổi lối hòa hoãn mà mưu sĩ của họ. Họ ít nói cốt để rình mò tìm kẽ hở của kẻ khác. Họ vô đề êm ái để tấn công đối phương ác độc hơn. Họ không tiến sâu vào một vấn đề nào mà làm ra vẻ trọng tài sáng suốt dung hòa một vài điểm https://thuviensach.vn chung giữa người này người nọ. Ai không thâm hiểu bản tính của họ, cho là họ tính tình mực thước mà kỳ thực là họ ba phải, xã giao giả dối. Bạn thân của họ thường là những tâm hồn non nớt, dốt kinh nghiệm về xử thế. Người lễ độ thật khi làm thinh là tỏ lòng bác ái, nhường lời cho người đối thoại. Chấp nhận tư tưởng của ai là do kính trọng ý kiến người ấy. Vui cười với ai là tại quý mến nhân vị của họ. Nếu cá nhân người đắc nhân tâm con buôn gây nghi kỵ thế nào thì cá nhân người lễ độ tự nhiên hấp dẫn thế ấy. Tại sao có người giữ rất đúng các luật xã giao mà giao thiệp với ai, thiên hạ đều chán? Có thể gọi họ là những hoa hữu sắc mà vô hương. Họ giống những đàn bà có cái đẹp lạnh. Raymond de Saint Laurent53 trong cuốn Comment se rendre sympathique nói lại họ thiếu “thân mật”. Tôi muốn nói thêm “thân mật tế nhị”. Đừng kiểu cách mà cũng đừng thân mật đến suồng sã. Bạn chỉ được tôi quý mến bạn khi bạn thật lòng quý mến tôi. Người Latinh nói chí lý: “Date et dabitur vobis”. Quả thực ta chỉ lĩnh được cái gì ta đã cho. Lễ độ phát xuất từ hảo tâm không phải chỉ chú trọng vào những điểm tiêu cực đại khái như tránh làm mích lòng kẻ này bằng cử chỉ phật lòng kẻ nọ bằng lời nói. Lễ độ thật còn cần yếu tố tích cực. Đó là biểu lộ từ tâm chân thành. Bạn bắt tay tôi đúng cách xã giao mà tỏ ra niềm nở muốn gặp tôi lại, thì khi từ giã bạn, tự nhiên tôi luyến tiếc bạn. Lúc người khách ra về, thay vì để họ ra cửa một mình thui thủi, tôi đưa họ ra, thành thực biểu lộ lòng mến tiếc họ, thì chắc họ mong có cơ hội để gặp tôi lại chứ. Xử đối với tư cách lịch sự phát xuất từ tâm hồn bác ái, đó là nguyên tắc sống của người gây thiện cảm bền bỉ. Lễ độ của họ không phải là mánh lới làm ăn. Họ tối kỵ những trò khỉ của bọn xã giao bịp bợm. Đọc tiểu sử danh nhân, thánh nhân lừng danh thế giới bạn thấy hầu hết là những người cư xử lễ độ. IV. CHÂN LỄ ĐỘ KHÔNG PHẢI LÀ NGẠO KHÍ Lễ độ mà lôi cuốn được những cõi lòng là lễ độ phát xuất từ tâm hồn khiêm tốn, chứ không phải là ngạo khí của người cao trí song https://thuviensach.vn bất đắc chí và lắm lúc gàn. Tuyên Vương đến viếng Nhan Súc. Vua bảo ông lại gần, ông không lại còn khiến vua đến. Hầu cận của vua thấy chướng mắt, trách ông. Ông nói: “Tôi lại gần vua là dấu ham thân thế. Vua lại gần tôi chứng rằng vua biết trọng hiền”. Vua nghe vậy bất mãn. Rồi Tuyên Vương và Nhan Súc cãi nhau, bất đồng ý kiến về vua quý hay sĩ quý. Ai phải? Ai quấy? Điều chắc chắn là cả hai đều kém khiêm tốn. Chữ lễ bị đặt nặng trên tật xấu kiêu hãnh, ích kỷ chứ không được lòng bên trong bởi đức tính khiêm ti, nhân ái. Xưa nay những bậc người chân lễ đều là những người càng chức quyền cao càng khiêm tốn. Tử Kích thuộc hạng sang quý mà khi gặp Điền Tử Phương nghèo hèn biết là bậc chí sĩ nên liền xuống xe giữa đường, đến chào kính lịch sự. Phan Thanh Giản lúc làm quan, quyền cao tước cả có lần tự ý tìm đến nhà một bạn cũ nghèo khó để thăm. Vào nhà, thấy đi vắng, ông nằm trên võng chờ cả buổi mới gặp được bạn. Cả hai mừng rỡ, ăn với nhau bữa cơm đạm bạc giữa bầu không khí tri kỷ thâm sâu. V. KHÔNG VỒN VÃ MÀ ĐƯỢC TRỌNG MẾN Không lễ độ mà tỏ ra vồn vã quá cũng như người gặp ai cũng tỏ vẻ lạnh lạt, cả hai đều gây ác cảm. Vồn vã quá làm người ta ngại, nghi mình đóng kịch. Lạnh nhạt quá khiến người ta cho rằng mình coi người ta rẻ. Về phương diện trọng khinh thì người vồn vã bị khinh hơn người lạnh nhạt. Vồn vã tỏ ra thấp hèn. Lạnh nhạt tuy gây khó chịu mà ẩn tàng cái gì nghiêm trang, bí mật làm người ta nể. Nhưng cả hai lối xử đối thái quá ấy cần tránh. Đã đành phải có thái độ mực trung nhưng trong nhiều trường hợp, bạn không vồn vã mà vẫn được trọng mến. Đấy là thứ không vồn vã của người thành thực. Họ không lăng xăng điệu bộ. Họ không nhiều lời nhiều lẽ. Tiếp đãi ai, họ một mực ăn nói chân thành. Cái ít ăn ít nói của họ, không cục mịch như của kẻ quê mùa nên tự nhiên đắc nhân tâm vì tự bản chất https://thuviensach.vn của nó gây tín nhiệm. Có nhiều người, khi xã giao phạm lỗi lầm lớn này là tưởng cho đặng kẻ khác tin mình thì phải nói nhiều, phải bao vây người ta bằng lời ngọt tiếng ngon. Những người ấy thường hay bị hiểu ngược lại trong khi kẻ thành thực mà điềm đạm có khi gây ác cảm buổi đầu song đắc nhân tâm bền bỉ. Ở miền quê có nhiều người ít học mà ta gặp có cảm tình ngay trong khi ở thành thị không ít người học cao, văn hoa đối đáp mà vừa gặp, ta vừa nghi kỵ: Tất cả đều do lẽ đó. Lễ độ phát xuất từ thành tâm và được coi như một đức bao giờ cũng hữu hiệu hơn kiểu cách xã giao màu mè. https://thuviensach.vn