🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thay Đổi Tư Duy Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn THAY ĐỔI TƯ DUY (Nghệ thuật và Khoa học thay đổi tư duy của bản thân và những người khác) —★— Tác giả: Howard Gardner Người dịch: Võ Kiều Linh Phát hành: DT Books Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 06/2014 ebook©vctvegroup 01-05-2019 https://thuviensach.vn GIỚI THIỆU TÁC GIẢ Howard Gardner là Giáo sư khoa Nhận thức và Giáo dục do John H. và Elizabeth A. Hobbs sáng lập thuộc Trường Sư phạm Harvard. Ông cũng nắm giữ vị trí trợ lý Giáo sư Tâm lý học đại học Harvard, trợ lý Giáo sư Thần kinh học Đại học Boston khoa Y khoa, và Giám đốc cao cấp dự án Zero của Harvard. Gardner nổi tiếng trong giới giáo dục vì lý thuyết trí thông minh đa dạng của ông (Multiple Intelligences), một lý thuyết phê bình ý niệm cho rằng chỉ tồn tại đơn lẻ một loại trí thông minh con người và loại thông minh này có thể được đánh giá thông qua các công cụ tâm thần học tiêu chuẩn. Trong hai thập kỷ vừa qua, ông và các đồng nghiệp trong dự án Zero nghiên cứu về các hình thức đánh giá dựa trên mức độ thể hiện; về giáo dục kiến thức; về việc sử dụng các loại thông minh để có được những giáo trình, hướng dẫn và đánh giá phù hợp với từng cá nhân hơn; và về bản chất của các ứng dụng liên kiến thức trong giáo dục. Trong những năm vừa qua, hợp tác với các nhà tâm lý học Mihaly Csik-szentmihalyi và William Damon, Gardner đã bắt đầu một nghiên cứu về Việc tốt - một công trình xuất sắc về chất lượng cùng với tinh thần trách nhiệm xã hội. Dự án Việc tốt bao gồm các nghiên cứu về những nhà lãnh đạo xuất chúng trong một số ngành nghề - trong đó có báo chí, luật, khoa học, y khoa, kịch nghệ, và từ thiện - cùng với những tấm gương trong các cơ quan và tổ chức. Gardner là tác giả của vài trăm bài báo và 20 cuốn sách được dịch ra 22 thứ tiếng, trong đó có Việc tốt: Khi sự xuất sắc và đạo đức gặp nhau-GoodWork: When excellence and ethics meet; Tư duy chuẩn mực: Trên cả thực tế và các bài kiểm tra-Chương trình Giáo dục phổ https://thuviensach.vn thông tiên tiến cho tất ca các học sinh-The disciplined mind: Beyond facts and standardized tests, the K-12 education that every child deserves; Đánh giá lại về trí thông minh: Những dạng thông minh trong thế kỉ 21-Intelligence reframed: Multiple intelligences for the twenty-first century; và Làm việc tốt: Những người trẻ tuổi đã đối mặt và xử lý những tình huống khó xử nơi làm việc như thế nào - Mailinggood: How young people cope with moral dilemmas at work (viết cùng với Wendy Fischman, Becca Solomon, và Deborah Greenspan). Trong vô số các danh dự, Gardner nhận được Giải MacArthur năm 1981. Năm 1990, ông là người Mỹ đầu tiên nhận Giải Grawemeyer của đại học Louisville về giáo dục, và trong năm 2000 ông nhận giải thưởng từ Quỹ tưởng nhớ John S. Guggenheim. Ông đã nhận rất nhiều học vị danh dự từ 20 trường đại học và cao đẳng, trong đó có các trường ở Ireland, Ý và Israel. https://thuviensach.vn Lãnh đạo vì Lợi ích chung Loạt sách Lãnh đạo vì Lợi ích chung là thành quả của sự hợp tác giữa Trường Harvard Business School Press và Trung tâm Lãnh đạo công chúng của Chính phủ tại Trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard. Mục tiêu của loạt sách này nhằm khuyến khích thảo luận về vai trò của nhà Lãnh đạo trong kinh doanh, Chính phủ, và xã hội, qua đó bổ sung lý thuyết cũng như đẩy mạnh thực hành về lãnh đạo, giúp thiết lập các tiêu chí xác định thế nào là lãnh đạo hiệu quả trong tương lai. https://thuviensach.vn Dành tặng cho Courtney Sale Ross-Holst https://thuviensach.vn LỜI NÓI ĐẦU Bản thân quá trình viết sách có thể phần nào minh họa cho nội dung sách, ở một số phương diện, chính cuốn sách này mang những đặc điểm thay đổi tư duy mà nó đề cập đến. Lúc đầu tôi nghĩ mình viết một loại sách này, nhưng sau tôi thay đổi ý định, và cuối cùng cuốn sách xuất hiện hoàn toàn khác. Trong đa số các trường hợp, chúng ta không cảm thấy, hay hầu như không ý thức về sự thay đổi mà chỉ đột nhiên nhận thấy điều đó sau này. Phần còn lại tương đối đơn giản. Tôi xin giải thích như sau, cũng như những nhà học thuật khác đã và đang tiến hành các nghiên cứu qua nhiều thập kỷ, tôi làm việc ở nhiều lĩnh vực đa dạng. Qua nhiều năm, tôi nghiên cứu về trí thông minh, sáng tạo, lãnh đạo, giáo dục, học tập, cải cách trường học, và đạo đức, dưới góc độ tâm lý nhận thức. Cuối những năm 1990, một biên tập viên của Harvard Business School Press (HBSP) đã hỏi liệu tôi có muốn viết những ý tưởng của mình cho các độc giả trong lĩnh vực kinh doanh không. Ban đầu có đắn đo nhưng sau tôi bắt đầu quan tâm đến lời mời. Chúng tôi đã thỏa thuận về việc tôi sẽ xem xét những chủ đề này trong bối cảnh hướng đến những vấn đề thường gặp trong thế giới các tập đoàn. Mấy năm sau, tôi đã cố gắng thử bắt tay vào viết cuốn sách một vài lần nhưng không lần nào cảm thấy hài lòng. Ý định chủ yếu là viết lại những ý tưởng tôi từng viết cho các độc giả của Wall Street Journal hay Business Week có vẻ không thích hợp. Lúc đó, tôi đã có những quan điểm suy nghĩ khác, và nhóm biên tập của HBSP cũng đã thay đổi. Một ngày mùa thu năm 2001, khi nói chuyện với tổng biên tập Hollis Heimbouch, một người biên tập mới chuyên tìm tòi các ý https://thuviensach.vn tưởng, theo tôi nhớ, cuộc trao đổi có tính chất xúc tác này diễn ra như sau. Hollis nói “Anh quan tâm đến cách các lãnh đạo tác động đến những thành viên trong nhóm; quan tâm đến giáo dục và những khó khăn trong việc giảng dạy cái mới. Vậy chúng có quan hệ như thế nào? ‘sợi dây liên kết’ nằm ở đâu?”. Một ý tưởng từ những năm 1970 chợt lóe lên trong đầu tôi, gói gọn trong một câu đơn giản là “Hãy để Nixon là Nixon”. Tôi nói “Điều tôi thực sự quan tâm vào lúc này, Hollis, là làm thế nào chúng ta có thể thay đổi tư duy của mọi người về những vấn đề quan trọng”. Bà trả lời “Nếu vậy thì anh nên viết về vấn đề đó”. Với sự trao đổi tưởng chừng đơn giản đó, tôi đã hoàn toàn thay đổi hướng đi của mình, và không quá khó khăn, cuốn sách vừa hình thành trong đầu đã nhanh chóng được ra đời. Tôi bắt đầu với một ý tưởng được gói gọn trong một phần trình bày: một loạt các phần viết về các chủ đề khác nhau mà tôi đã từng nghiên cứu, mỗi phần đều có ví dụ minh họa, từ lĩnh vực kinh doanh chứ không phải từ giáo dục (lĩnh vực chuyên nghiệp của tôi). Cuối cùng, tôi kết thúc bằng một ý tưởng tương đối khác: một cách suy ngẫm mở rộng về bản chất của thay đổi tư duy, với những ví dụ thuộc các phạm trù rộng lớn. Trong cuốn sách này, tôi mô tả 7 yếu tố đòn bẩy giúp thay đổi tư duy. Sự thay đổi tư duy diễn ra trong quá trình viết cuốn sách này chủ yếu nhờ vào những đòn bẩy mà tôi gọi là yếu tố cộng hưởng, nhiều cách tiếp cận, và sự phản đối. Tôi cũng mô tả 6 lĩnh vực thay đổi tư duy khác nhau; trong trường hợp cụ thể này, sự thay đổi tư duy đặc trưng là trong giới học thuật, một phạm trù khắc họa sự thay đổi tư duy qua việc vận dụng những hệ thống hình tượng khác nhau. Tôi tin phần tóm tắt này sẽ được giải mã khi bạn đọc cuốn Thay đổi tư duy. https://thuviensach.vn LỜI CẢM ƠN Nhiều người đã giúp tôi thay đổi suy nghĩ và mang lại sự ra đời của cuốn sách này. Về biên tập, trước tiên là Hollis Heimbouch, người kiên trì và nỗ lực đôi khi đến mức bực mình, nhưng xứng đáng nhận sự biết ơn vì đã “thúc đẩy” nhiệt tình với phong cách của một vận động viên đối với hình thức và nội dung sau cùng của cuốn sách. Về nghiên cứu, trước tiên xin dành lời cảm ơn cho Kim Barberich, trợ lý tài năng của tôi, người giúp tôi hiểu khả năng áp dụng những ý tưởng của mình vào bối cảnh kinh doanh và có những lời góp ý hữu ích cho một số bản thảo. Về phía biên tập, tôi cũng rất biết ơn Marjorie Williams và Jeff Kihoe của HBSP; Lucy McCauley, người đã biên tập xuất sắc gần hết bản thảo; và Cathi Reinfelder và Jan Bonassar, vì những giai đoạn cuối của công việc biên tập. Ở văn phòng tôi, Alex Chisholm chịu trách nhiệm về việc sắp xếp bản viết tay. Vợ tôi, Ellen Winner, và con trai tôi, Jay Gardner, đã cho tôi lời khuyên và sự hỗ trợ cần thiết trong quá trình viết sách. Quỹ Templeton đã tài trợ cho các cuộc tìm hiểu về những thành công trong kinh doanh. Trong số những đồng nghiệp đã cùng tôi thảo luận về các tài liệu này qua nhiều năm, tôi xin nêu tên ba người để đặc biệt cảm ơn: Warren Bennis, vì những kiến thức xuất chúng của ông liên quan đến kinh doanh và lãnh đạo; Jeffrey Epstein, vì những câu hỏi xuất sắc của ông; và James O. Freedman, vì sự rộng lượng và thông thái của ông. Tôi xin dâng tặng cuốn sách này cho Courtney Sale Ross-Holst. Chúng tôi bắt đầu là những đồng nghiệp cùng suy nghĩ về các vấn đề thiết lập một ngôi trường mới. Ý tưởng chủ yếu là của Courtney và nhiệm vụ của tôi là “cân nhắc”. Qua nhiều năm, chúng tôi đã cộng tác https://thuviensach.vn về vô số công việc ở rất nhiều nơi và đã trở thành những người bạn tốt. Những lời khuyên của Courtney luôn luôn xác đáng; và nói theo cách tôi ít khi dùng thì cô ấy thật sự là người nhìn xa trông rộng. Nói một cách trực tiếp hơn: Courtney đã thay đổi tư duy của tôi về nhiều vấn đề quan trọng. Tôi tin rằng những ý tưởng với tầm nhìn xa về giáo dục hiện nay của cô ấy một ngày nào đó sẽ trở nên phổ biến, vì - trên quy mô toàn cầu - cô ấy sẽ giúp tạo nên những thay đổi quan trọng. Cambridge, Massachusetts Tháng 9/2003 https://thuviensach.vn CHƯƠNG 1 NỘI DUNG CỦA TƯ DUY Chúng ta luôn nói về thay đổi tư duy. Ý nghĩa của cách nói quen thuộc này đã quá rõ ràng: Chúng ta tư duy theo một chiều hướng, một số hoạt động xảy ra, và thật lạ, tư duy lại được thiết lập theo chiều hướng khác. Tuy vậy, chúng ta chủ yếu chỉ mới thấy phần bề mặt bên ngoài, trong số những trải nghiệm quen thuộc với con người, hiện tượng thay đổi tư duy ít được xem xét đến và theo tôi, ít được hiểu biết nhất. Điều gì diễn ra trong quá trình thay đổi tư duy? Và chính xác cái gì khiến chúng ta thay đổi tư duy và bắt đầu hành động theo tư duy mới? Bản thân tôi cũng tò mò với những câu hỏi này, vì thế tôi suy nghĩ về chúng với tư cách là một nhà nghiên cứu tâm lý, mặc dù biết rằng một số khía cạnh của vấn đề thay đổi tư duy vẫn là đề tài nghiên cứu của tương lai không xa. Tôi xin trình bày những câu trả lời của mình ở những trang sau. Tư duy, dĩ nhiên, rất khó thay đổi. Thế nhưng nhiều khía cạnh trong cuộc sống chúng ta đều nhắm đến mục tiêu thực hiện điều này – chẳng hạn, thuyết phục một đồng nghiệp tiếp cận cách giải quyết công việc mới, hay cố gắng loại bỏ một trong những định kiến của mình. Thậm chí một số người còn trở thành chuyên gia trong lĩnh vực thay đổi tư duy con người, như nhà trị liệu, người ảnh hưởng đến các quan điểm cá nhân của bệnh nhân; giáo viên, người giới thiệu cho học sinh cách suy nghĩ mới về một chủ đề quen thuộc; người bán hàng hay người quảng cáo thuyết phục khách hàng thay đổi nhãn hàng. Theo định nghĩa, lãnh đạo là người thay đổi tư duy - dù là lãnh đạo của một https://thuviensach.vn quốc gia, một tập đoàn, hay một tổ chức phi lợi nhuận. Như vậy, thay vì xem hiện tượng thay đổi tư duy là đương nhiên, chắc chắn sẽ hữu ích nếu chúng ta hiểu sâu sắc hơn những câu hỏi hóc búa nhưng thú vị - chính xác về những gì diễn ra khi tư duy thay đổi từ tình trạng cố hữu với cái cũ sang một quan điểm hoàn toàn khác biệt. Đầu tiên, cho phép tôi định nghĩa cụm từ “thay đổi tư duy” trong cách sử dụng của tôi. Để bắt đầu, tôi xin nói về những thay đổi quan trọng của tư duy. Theo nghĩa thông thường, chúng ta thay đổi suy nghĩ mọi lúc - trong lúc thức và, trong nhiều trường hợp, cả lúc ngủ. Thậm chí khi già đi, tư duy của chúng ta vẫn thay đổi, dù có thể không theo cách mong muốn. Tôi dùng cụm từ “thay đổi tư duy” để chỉ trường hợp các cá nhân hay tập thể từ bỏ cách suy nghĩ mà họ từng có về một vấn đề quan trọng và từ đó nhận thức về vấn đề này theo một cách mới. Cho nên nếu tôi quyết định đọc các mục báo theo một thứ tự khác, hay ăn trưa vào buổi chiều thay vì lúc 1 giờ trưa, thì đây không được xem là những thay đổi tư duy quan trọng. Mặt khác, nếu tôi luôn bỏ phiếu cho tất cả các ứng cử viên Đảng dân chủ và quyết định từ nay trở đi sẽ nhiệt tình vận động cho Đảng tự do; hoặc nếu tôi quyết định bỏ học luật để trở thành nghệ sĩ dương cầm ở quán bar, tôi sẽ xem đó là những thay đổi tư duy quan trọng. (Ngoại trừ có những trường hợp lạ mà đối với họ việc đổi giờ ăn trưa có thể là sự thay đổi lớn hơn là thay đổi nghề nghiệp). Tương tự, đối với những người tạo sự thay đổi - mang lại sự thay đổi về trí tuệ - cũng có trường hợp tương phản như vậy. Một giáo viên quyết định cho bài kiểm tra vào thứ 5 thay vì thứ 6 và do đó ảnh hưởng tới lịch học hàng tuần của tôi, tối đa chỉ mang lại sự thay đổi rất nhỏ trong đầu tôi. Nhưng với một giáo viên dẫn dắt tôi trong con đường học tập, động viên tôi tiếp tục theo đuổi một đề tài dù khóa học đã kết thúc, thì người đó đã ảnh hưởng đến tư duy của tôi một cách căn bản. Tôi sẽ tập trung vào những thay đổi tư duy diễn ra một cách có ý thức, tức là kết quả của những yếu tố có thể xác định được (chứ không https://thuviensach.vn phải là của sự sai khiến, lôi kéo tinh vi). Tôi chỉ khảo sát những người muốn tạo ra sự thay đổi tư duy và làm điều đó một cách thẳng thắn và minh bạch. Các trường hợp ví dụ của tôi bao gồm những nhà lãnh đạo chính trị như Thủ tướng Margaret Thatcher, người thay đổi hướng đi của Vương quốc Anh những năm 1980; những nhà lãnh đạo doanh nghiệp như John Browne, bây giờ là Lord Browne, người đã thay đổi hoạt động của tập đoàn dầu khí khổng lồ BP của Anh thập kỷ 90 (thế kỷ XX); nhà sinh vật học Charles Darwin, người đã chuyển hóa cách suy nghĩ của các nhà khoa học (và cả những người ngoài giới chuyên môn) về nguồn gốc con người; gián điệp Whittaker Chambers, người đã có những thay đổi dữ dội trong tư tưởng, làm biến đổi bức tranh chính trị của Mỹ đầu những năm 1950; và những người ít nổi tiếng hơn như các giáo viên, thành viên trong gia đình, đồng nghiệp, nhà trị liệu, và những người yêu nhau, họ thay đổi tư duy của những người xung quanh mình. Trọng tâm chủ yếu của tôi là những đối tượng thay đổi tư duy thành công, nhưng tôi cũng xét đến những trường hợp thất bại của các nhà lãnh đạo chính trị, lãnh đạo doanh nghiệp, giới trí thức và những người muốn thay đổi tư duy khác. Cũng xin nói rằng, tôi sẽ không bàn đến những thay đổi vì bị ép buộc, hay là kết quả của sự lừa đảo hoặc mánh khóe. Tôi sẽ giới thiệu 7 nhân tố - từ lý luận cho đến sự phản đối - có tác động riêng lẻ hoặc cùng nhau để tạo nên những thay đổi tư duy có ý nghĩa; và cách chúng tác động trong các trường hợp cụ thể khác nhau. Tất nhiên tôi cũng biết rằng thay đổi không phải lúc nào cũng diễn ra bởi ý định của những người tạo ra sự thay đổi hay bởi ước nguyện của những người có tư duy đã được thay đổi; một số tác động sẽ mang tính gián tiếp, khó thấy, dài hạn, không định trước, hay thậm chí ngoan cố. Thường nghệ sĩ là những người tiên phong trong việc khai phá các lĩnh vực mà sau này được các học gia tìm hiểu một cách thiết thực hơn. Quả vậy, tiểu thuyết gia kiêm nhà văn tiểu luận Nicholson Baker https://thuviensach.vn đưa ra một ví dụ rất hay về thay đổi tư duy và - thú vị hơn - ông lý giải một cách trực giác về quá trình thay đổi tư duy đó[1]. Baker nhớ lại một chuyến xe buýt ông đi từ New York City đến vùng nông thôn Rochester. Có hai việc cùng diễn ra trên chuyến xe này đã khiến Baker suy ngẫm về quá trình thay đổi tư duy. Đầu tiên, tại một trạm trên đường đi, người lái xe buýt tìm thấy một chiếc giày lạc. Ông hỏi chiếc giày là của ai. Khi không có hành khách nào lên tiếng, người lái xe đã ném chiếc giày vào một thùng rác gần đó. Tại trạm sau của chuyến đi, một hành khách trông vẻ tội nghiệp đã hỏi người lái xe liệu có thấy chiếc giày nào không. Người lái xe cho người khách biết rằng ông hỏi quá muộn và chiếc giày đã bị vứt đi ở khu vực lân cận vùng Binghamton. Baker so sánh việc quyết định ném chiếc giày với một quyết định diễn ra chậm hơn nhiều - thực chất, là sự thay đổi tư duy của chính ông. Trong cùng chuyến đi, nhà văn bắt đầu mơ tưởng về cách trang trí căn hộ của mình. Cụ thể, ông nghĩ về cách trang trí giàu sức tưởng tượng cho các chỗ ngồi: ông sẽ mua và lắp đặt những hàng xe nâng màu vàng và máy đào màu cam trong căn hộ. Khách đến nhà có thể ngồi lên dây chăng giữa các khung nâng của xe nâng hoặc có thể ngồi trong những gàu xúc của máy đào. Trong lúc Baker đang tính xem sàn nhà ông có thể chịu được trọng lượng bao nhiêu cái xe nâng thì người khách không may kia hỏi tìm chiếc giày của mình trong vô vọng. Baker nghĩ lại về những gì diễn ra trong 5 năm kể từ khi ông bắt đầu hình dung về cách trang trí khác thường này: “Tôi thấy rằng, tôi đã thay đổi cách suy nghĩ của mình dù không nhận biết điều đó. Tôi không còn muốn sống trong một căn hộ được trang trí với những chiếc xe nâng và máy đào. Đâu đó tôi đã vứt bỏ sở thích này một cách dứt khoát như việc người lái xe buýt ném chiếc giày phải của người đàn ông lạ lùng đáng thương [chữ in nghiêng của Baker]. Mặc dù trong quá trình thay đổi diễn ra, tôi không trải nghiệm một thời khắc phân vân hay nghi ngờ nào về máy đào cả”[2]. https://thuviensach.vn Baker tiếp tục suy ngẫm về bản chất kỳ lạ của những thay đổi tư duy diễn ra dần dần - những thay đổi dạng như sự chia xa của 2 người bạn, sự thay đổi về thị hiếu thẩm mỹ, sự biến đổi trong nhận thức hay niềm tin về chính trị. Ông thấy rằng sự thay đổi tư duy đa số là kết quả của một quá trình diễn ra chậm và hầu như không xác định được, chứ không hẳn là vì bất kỳ luận điểm hay sự nhận thức bất chợt nào. Hơn nữa, chúng ta thường chỉ nhắc đến sự sáng suốt đột nhiên sau khi sự kiện đã trở thành những câu chuyện chúng ta kể với bản thân và với người khác để giải thích cho sự thay đổi của mình. Ông kết luận sự suy ngẫm của mình mang đặc điểm của loại thay đổi tư duy mà tôi đang tìm hiểu: “Tôi không cần câu chuyện của người giáo viên sợ nhưng-quý, hay cuốn sách có tác động sấm sét, hay những năm học miệt mài nhưng cuối cùng lại suy sụp hão huyền, hay vòng kìm kẹp của sự ăn năn: Tôi muốn mỗi sự thay đổi tư duy với tính chân thực, xương xẩu, phi lý, rắc rối, với tất cả những luồng trí tuệ đầy màu sắc vẫn còn dải buộc bay phấp phới trong gió”[3]. Từ góc nhìn về một hiện tượng, Baker đã nắm bắt rõ ràng trải nghiệm mà tất cả chúng ta đều có với hai loại thay đổi tư duy khác nhau: một loại là dạng quyết định có vẻ đột ngột, như việc ném chiếc giày ra ngoài cửa sổ; loại kia là dạng quyết định có được một cách dần dần, thậm chí có lẽ còn không thể nhận ra qua một thời gian dài, giống như việc một người thay đổi khẩu vị vậy. Tôi tin rằng Baker đã đúng trong việc khẳng định rằng những thay đổi có ý thức dù diễn ra một cách đột ngột thường vẫn ẩn giấu quá trình tinh tế hơn, những cái được tích tụ qua một thời gian dài. Tuy nhiên, trường hợp thay đổi tư duy cá nhân chỉ là một phân cấp: Trong nhiều trường hợp, các đối tượng khác - như người lãnh đạo, giáo viên, các nhân vật truyền thông - đóng một vai trò quyết định trong việc thay đổi tư duy, dù là đột ngột hay nổi bật. Cần phải có lời giải thích cho tất cả những hình thức thay đổi tư duy này. Các nhà khoa học xã hội có thể và nên giải nghĩa những điều https://thuviensach.vn khó hiểu đối với tiểu thuyết gia hay nhưng người tác động đến ông. Trong cuốn sách này, tôi xác định (1) các tác nhân và tác lực khác nhau dẫn đến sự thay đổi tư duy, (2) các công cụ được sử dụng, và (3) 7 yếu tố quyết định thành công của thay đổi tư duy. Đồng thời tôi muốn thể hiện tính hiệu quả của cách giải thích dựa trên ý thức của tôi, so với những cách lý giải khác dựa trên các yếu tố sinh học, hay các yếu tố văn hóa lịch sử. Trước khi chúng ta tìm hiểu về đối tượng và công cụ cụ thể tạo ra sự thay đổi tư duy, cho phép tôi nói rõ ý khi đề cập đến những điều diễn ra trong “tư duy”. Mặc dù cả tôi và Baker đều nói về thay đổi tư duy, nhưng rõ ràng cái tôi đang viết (và có thể cũng là cái ông đang viết) cuối cùng đều liên quan đến những thay đổi về hành vi. Những thay đổi diễn ra “bên trong tư duy” có thể là mối quan tâm của giới học thuật, nhưng nếu chúng không tạo ra những thay đổi hành vi trong hiện tại hay tương lai, thì chúng không phải là đối tượng được quan tâm ở đây. Vậy, tại sao không đơn giản là chỉ nói về hành vi? Tại sao phải mang tư duy vào thảo luận? Vì vấn đề mấu chốt của thay đổi tư duy là sản sinh ra sự chuyển biến “những biểu hiện trí tuệ” của một cá nhân - là cách nhận thức, đặt tên, duy trì và tiếp cận thông tin riêng biệt của mỗi người, ở đây, chúng ta sẽ đi thẳng vào lịch sử tâm lý học - một cách suy nghĩ về tư duy con người, cho phép chúng ta trả lời câu hỏi: Cần phải làm gì để thay đổi tư duy? https://thuviensach.vn MỞ ĐẦU VỀ “TƯ DUY” TRÊN GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC Cách đây một thế kỷ, thời kỳ sơ khai nhất của ngành khoa học tâm lý, các nhà nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào sự suy xét của bản thân (ý kiến nội quan) và không ngần ngại phát biểu về các ý tưởng, suy nghĩ, hình tượng, các trạng thái ý thức, thậm chí cả tư duy. Không may, con người chưa hẳn quan sát chính xác về trí tuệ của bản thân, và những lý giải nội quan về các trải nghiệm không thỏa mãn những tiêu chí khoa học nghiêm ngặt. Phản ứng chống lại sự phụ thuộc quá nhiều vào cá nhân, những người theo phong cách Nicholson Baker, một thế hệ các nhà tâm lý học quyết định loại bỏ khỏi kiến thức còn non nớt của mình tất cả những ý kiến cá nhân - tất cả những tham khảo về các hiện tượng trí tuệ. Thay vào đó, họ kêu gọi chỉ chú trọng vào những hành vi có thể quan sát được – những hành động có thể được nhìn thấy, thu lại, và định lượng một cách khách quan. Cách tiếp cận của họ - đã từng thống trị ở Mỹ và một số các quốc gia khác trong nửa thế kỷ - được gọi là chủ nghĩa hành vi. Nguyên lý (cùng là điểm hạn chế) của chủ nghĩa hành vi được chuyển tải rất hay qua một câu chuyện đùa cũ: Hai người theo chủ nghĩa hành vi làm tình với nhau. Sau đó, một người nói với người kia: “Chà, điều đó thật tuyệt cho anh. Nhưng nói cho em biết, đối với em thì tuyệt như thế nào nhỉ?”. Dù có ưu điểm thế nào, chủ nghĩa hành vi cũng bị khai tử vào nửa sau thế kỷ XX. Có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng kẻ hành hình chính là máy vi tính. Vào những năm 1950 và 1960, rõ ràng máy tính có thể xử lý nhiều vấn đề phức tạp. Để giải quyết vấn đề hiệu quả, các máy tính đòi hỏi phải có thông tin, dữ liệu, sau đó máy có những hoạt động khác nhau được thực hiện theo thứ tự. Thông thường máy tính thực hiện những thao tác tính toán giống với con người. Vì có https://thuviensach.vn bằng chứng cho rằng những vật thể do con người tạo ra có thể suy nghĩ, nên không thể phủ nhận hoạt động trí tuệ của chủ thể con người, nhưng người sản xuất ra phần cứng, viết nên phần mềm và xây dựng mô hình quy trình hoạt động cho các máy tính. Vì vậy một cuộc cách mạng về nhận thức đã nổ ra[4]. Luồng chảy trí tuệ này quét qua một số các kiến thức cách đây 50 năm và tạo dựng nên một lĩnh vực liên kiến thức gọi là khoa học nhận thức. Bỏ qua những chỉ trích của chủ nghĩa hành vi, các nhà khoa học về nhận thức xem xét lại những vấn đề và khái niệm bị phê phán trong những năm đầu của ngành tâm lý học (và, thực chất, là của những nhánh triết học vĩ đại trong quá khứ). Những nhà nhận thức học không chút do dự cũng nói về hình tượng, ý tưởng, hoạt động trí tuệ, và tư duy. Khi làm vậy, họ dựa rất nhiều vào phép loại suy và ngôn ngữ của thời đại máy tính. Do đó, cũng giống như những thiết bị máy móc hay điện tử vi tính, người ta phải nhập thông tin, xử lý nó theo nhiều cách khác nhau, và tạo ra các biểu hiện trí tuệ khác nhau. Có thể mô tả các biểu hiện trí tuệ này bằng ngôn ngữ tiếng Anh (hay Pháp, Swahili) - như tôi sẽ thường làm. Nhưng sau cùng vẫn tốt hơn nếu các biểu hiện trí tuệ này có thể được mô tả chính xác dưới dạng vật thể và hoạt động với ngôn ngữ lập trình. Thục ra, một lĩnh vực mới gọi là khoa học thần kinh về nhận thức đã xác nhận rằng một ngày nào đó các biểu hiện trí tuệ này sẽ được giải thích đơn thuần chỉ bằng thuật ngữ cơ thể. Chúng ta có thể chỉ ra một tập những liên kết hay mạng lưới thần kinh đại diện cho một hình ảnh, ý tưởng, hay khái niệm riêng biệt và quan sát những thay đổi theo đó một cách trực tiếp. Và nếu những kỹ thuật tương lai về cấy ghép não hay kiến tạo gien thu được thành quả, chúng ta thậm chí có thể thay đổi tư duy bằng cách thực hiện trực tiếp lên các neuron thần kinh hay các nucleotide (phần này sẽ được nói rõ hơn ở chương kết của cuốn sách). Với yêu cầu hiện tại, tôi sử dụng ngôn ngữ của khoa học nhận thức để nói về cách biểu hiện trí tuệ thay đổi, hay bị thay đổi. Dĩ https://thuviensach.vn nhiên, dù nhỏ nhất, các biểu hiện trí tuệ của chúng ta luôn thay đổi. Đúng vậy, bạn có thể đã không đọc đến đây nếu bạn không muốn tự nguyện thay đổi trong biểu hiện - có lẽ là thay đổi về cách bạn hiểu lịch sử tâm lý học hay cách bạn suy nghĩ về cụm từ quen thuộc “thay đổi tư duy của tôi”. Hơn nữa, trừ phi bạn đọc những tác phẩm khoa học xã hội chỉ để giải trí, nếu không bạn sẽ cày xới cuốn sách này với niềm hy vọng các biểu hiện trí tuệ của bạn về “thay đổi tư duy” sẽ thay đổi nhiều hơn, và những thay đổi đó sẽ có ích cho bạn ở nhà, ở nơi làm việc hay nơi tụ họp bạn bè. Vậy các biểu hiện trí tuệ là gì? Hãy bắt đầu với ví dụ minh họa dưới đây. https://thuviensach.vn NHỮNG BIỂU HIỆN TRÍ TUỆ: NGUYÊN TẮC 80/20 Chúng ta hãy xem xét một loại thay đổi tư duy mà một số người đã trải nghiệm qua nhiều năm. Từ thuở ấu thơ, hầu hết chúng ta hành động theo suy nghĩ sau: Khi cần giải quyết một công việc, chúng ta sẽ làm hết sức có thể và dành thời gian như nhau cho mỗi phần của công việc. Theo “nguyên tắc 50/50” này, nếu phải học một bản nhạc, hay phải thành thục một trò chơi mới, hay thực hiện một số vai trò ở nhà hoặc tại nơi làm việc, chúng ta sẽ dàn trải sức lực bằng nhau cho các phần khác nhau. Bây giờ hãy xem một cách nhìn khác về vấn đề này. Đầu thế kỷ trước, nhà kinh tế - xã hội học người Ý Vilifredo Pareto đưa ra một quy tắc, được biết đến dưới tên gọi “nguyên tắc 80/20”. Như Richard Koch giải thích trong cuốn sách thú vị Nguyên tắc 80/20,[5] người ta có thể hoàn thành phần lớn những điều mình mong muốn - có thể đến 80% mục tiêu - với một nỗ lực tương đối khiêm tốn - có thể chỉ 20% mức độ yêu cầu (xem Hình 1-1). Điều quan trọng là phải xác định đúng đắn nên đặt nỗ lực vào đâu, và nắm bắt được “điểm quyết định” đạt được mục tiêu bất ngờ trong (hoặc ngoài) tầm với. Trái lại, ta nên tránh sự cám dỗ của suy nghĩ tự nhiên trong việc dành những nỗ lực bằng nhau cho mỗi phần của công việc, của vấn đề, dự án, hay sở thích; hoặc lãng phí sự chú ý ngang nhau cho tất cả mọi nhân viên, mọi người bạn, hay mọi điều quan tâm. Hình 1-1 https://thuviensach.vn Từ cuốn Nguyên lý 80/20 -The 80/20 Principle của Richard Koch (New York: Currency/Doubleday, 1998). In lại dưới sự cho phép của Random House. Tại sao chúng ta phải thay đổi từ việc hành động theo nguyên tắc 50/50 sang tin tưởng vào lý thuyết rõ ràng ra đi ngược lại trực giác của Pareto? Hãy xem một số ví dụ cụ thể. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy trong hầu hết các ngành kinh doanh, khoảng 80% lợi nhuận đến từ 20% sản phẩm. Điều này rõ ràng là hợp lý khi nhiều sự chú tâm và nguồn lực được dành cho những sản phẩm mang lại lợi nhuận, đồng thời loại bỏ những sản phẩm thua lỗ. Trong đa số các ngành kinh doanh, những công nhân giỏi hàng đầu sản xuất được nhiều hơn so với phần thu nhập của họ; do đó cần phải thưởng cho những người này trong khi cần phải loại bỏ những người làm việc không hiệu quả (và không mang lại lợi nhuận). Bổ sung cho ý niệm này (ngay cả những người bi quan cũng phải đồng ý), 80% các rắc rối đặc trưng trong đội ngũ nhân lực xuất phát từ một lượng nhỏ những người hay gây rắc rối – trừ phi đó là họ hàng của ông chủ - nếu không nhanh chóng loại bỏ họ ra khỏi công ty. (Với các doanh nghiệp Mỹ, nguyên tắc này được áp dụng rõ rệt bởi những công ty như GE, họ chọn ra 20% giỏi hàng đầu để thưởng và 10% tệ nhất để loại bỏ). Tỷ lệ tương tự cũng đúng với khách hàng: Những khách hàng hay bạn hàng tốt nhất mang lại phần lớn thành công cho kinh doanh, trong khi đa số các khách hàng chỉ đóng góp rất ít cho điểm lời lỗ. Hầu như với bất kỳ những sản phẩm hay dự án nào, người ta đều có thể hoàn thành những mục tiêu https://thuviensach.vn hay yêu cầu cơ bản chỉ với 1/5 nỗ lực thông thường; phần nỗ lực còn lại được sử dụng đơn giản chỉ để đạt sự hoàn thiện hay để thỏa mãn nỗi ám ảnh của riêng chúng ta. Trong trường hợp này, cần phải hỏi: Mình có thực sự muốn đạt sự hoàn thiện đó không? Có đáng để cống hiến quá nhiều sức lực chỉ cho một trong vô số những việc cần làm? Nguyên tắc 80/20 thậm chí cũng nổi lên trong những sự kiện gần dây. Theo tờ New York Times, 20% các máy quét hành lý ở các sân bay gây ra 80% nhầm lẫn[6]. Để giải quyết vấn đề này, chuyên gia hàng không tên Michael Cantor đã đưa ra một nhiệm vụ mang tính giác quan đơn giản nhằm “quét ra” những máy quét kém hiệu quả nhất. Đến đây, cho dù chưa bao giờ nghe về nguyên tắc này, bạn hẳn cũng đã nắm được ý chính (thậm chí có thể là 80%). Bạn sẽ có suy nghĩ về việc liệu nguyên tắc này có quen thuộc với mình không (“Pareto chỉ nói về ‘cắt giảm tổn thất của bạn’”), hay liệu nó có thực sự đại diện cho cách suy nghĩ mới về sự việc (“Tôi đang đi gặp giám đốc nhân sự và tìm cách loại bỏ 20% những người yếu kém nhất của nhóm chúng tôi”). Có lẽ bạn sẽ thắc mắc - chẳng hạn, có phải lúc nào cũng áp dụng 80/20? Làm sao biết được nên tập trung vào 20% nào? Chúng ta có thực sự muốn người phi công, bác sĩ phẫu thuật, các nhà khoa học, hay những nghệ sĩ áp dụng thứ tự ưu tiên 80/20? Và nếu là người bất kính một chút, bạn có thể hỏi: “Làm sao thằng cha tên Koch nào đó có thể viết về nguyên tắc 80/20 đến 300 trang?”. Câu trả lời ngắn gọn: Đó là một cuốn sách đáng đọc. Nói cách khác, vào lúc này, bạn có thể bắt đầu thay đổi tư duy về những niềm tin trước kia và chấp nhận tính hợp lý trong ý kiến của Pareto - ít nhất cũng về mặt lý thuyết. Thật vậy, từ một góc nhìn, có vẻ dễ dàng diễn ta, hiểu rõ và thấm nhuần nguyên tắc 80/20. Con người có thể đã được thiết kế là những sinh vật sẵn sàng học hỏi suy nghĩ lựa chọn theo một cách mới. Tuy nhiên, trong thực tế, sự thật lại không phải như vậy. Một trong những thói quen ăn sâu nhất trong tư tưởng con người là niềm tin nên hành động theo nguyên tắc 50/50. Chúng ta https://thuviensach.vn nên đối xử với mọi người và mọi việc công bằng như nhau - và mong chờ điều tương tự từ những người khác (đặc biệt là bố mẹ chúng ta!). Chúng ta nên dành thời gian như nhau cho mỗi người, mỗi khách hàng, mỗi nhân viên, mỗi dự án, mỗi phần của dự án. Những nhà tâm lý học tiến bộ đã giải thích “nguyên tắc bình đẳng” này là một phần của cấu trúc trí tuệ của giống loài chúng ta. Nhưng không cần phải viện đến lời giải thích về sinh học. Thời thơ ấu nhiều ấn tượng văn hóa cũng thể hiện ý niệm nên chia mọi thứ ngang nhau, như: “Bây giờ, các em, hãy chia kẹo để mỗi người có số kẹo như nhau”. Và vì vậy những người muốn hành động khác nguyên tắc 50/50 - có thể là 80/20, 60/40 hay 99/1 - sẽ cảm thấy quá khó để thực hiện điều này: Rất dễ phát biểu hay thuyết phục theo nguyên tắc 80/20; nhưng thay đổi tư duy để có thể hành động theo nguyên tắc đó lại khó hơn nhiều. Có lẽ tốt nhất nên mô tả nguyên tắc 80/20 dưới dạng một khái niệm. Con người suy nghĩ dựa trên khái niệm và tư duy của chúng ta chứa đầy những loại khái niệm khác nhau - một số khái niệm hữu hình (như khái niệm về đồ gỗ, về bữa ăn), một số khác trừu tượng hơn (như khái niệm về dân chủ, về trọng lượng, hay tổng sản phẩm quốc gia). Một khi đã quen thuộc, các khái niệm thường trở nên cụ thể hơn, và chúng ta bắt đầu có thể nghĩ về chúng như cách chúng ta nghĩ về những thứ có thể cầm nắm hay nếm được. Vì vậy, thoạt nhìn, nguyên tắc 80/20 có vẻ trừu tượng và khó hiểu, nhưng sau khi sử dụng một thời gian, và ứng biến với nó trong nhiều bối cảnh khác nhau, thì nguyên tắc này có thể trở nên quen thuộc và thân thương như chú gấu bông Teddy cũ kỹ. Hơn nữa, một khái niệm càng quen thuộc thì càng dễ suy nghĩ theo nhiều cách khác nhau. Điều này đã gợi ý cho tôi một điểm quan trọng: trình bày một khái niệm theo nhiều hình thức khác nhau có thể là phương pháp hữu hiệu để thay đổi tư duy của người khác. Chúng ta đã mô tả nguyên tắc 80/20 bằng con số và từ ngữ - hai hình thức trình bày phổ biến (những biểu tượng dễ hiểu thể hiện khái niệm). Nhưng https://thuviensach.vn không nhất thiết chỉ hạn chế trong hai hình thức thể hiện bằng ngôn ngữ và con số, có những cách trình bày khác dùng các loại hình biểu tượng khác nhau có tác động đến sự thay đổi tư duy. Ở Hình 1-1, tôi đã mô tả nguyên tắc này bằng hình vẽ. Bây giờ chúng ta xem xét 3 cặp số đối lập trong cuốn sách của Koch. Mỗi con số này thể hiện dữ liệu về lượng tiêu thụ bia tương ứng với nguyên lý 80/20 và mỗi con số đều chuyển tải cùng một quan điểm chung, đến khán giả cùng loại hay khác nhau. Hình 1-2 là danh sách theo thứ tự của 100 người uống bia, mỗi con số thể hiện số ly bia tiêu thụ trong tuần. 20 người đầu danh sách tiêu thụ khoảng 700 ly; 80 người còn lại tiêu thụ 300 ly, trong số đó 20 người ít buông thả nhất uống chỉ có 27 ly. Hình 1-2 Nguyên tắc 80/20 trong trường hợp những người uống bia https://thuviensach.vn Từ cuốn Nguyên lý 80/20 -The 80/20 Principle của Richard Koch (New York: Currency/Doubleday, 1998). In lại dưới sự cho phép của Random House. https://thuviensach.vn Hình 1-3 là một biểu đồ theo thuyết Descartes so sánh tổng số ly bia mỗi người uống hàng tuần so với số phần trăm tổng lượng bia được uống. Ở đây chúng ta có thể thấy số ly bia một người uống (được thể hiện bằng những đường sọc dọc) và phần trăm cộng dồn (được thể hiện bằng đường tăng đột ngột ở phía trái biểu đồ và từ từ tăng dần đến số cao nhất). Hình 1-3 Biểu đồ phân bổ tần suất 80/20 của những người uống bia Từ cuốn Nguyên lý 80/20 -The 80/20 Principle của Richard Koch (New York: Currency/Doubleday, 1998). In lại dưới sự cho phép của Random House. Hình 1-4, là loại đơn giản nhất, thể hiện một biểu đồ gồm hai cột đứng. Cách khắc họa lý tưởng này tuy không thể hiện thông tin uống bia của từng cá nhân nhưng chúng ta có thể dễ dàng thấy được số phần trăm tương đối thấp của những người nghiện bia rượu (20%) đã uống phần lớn lượng bia (khoảng 70%). Hình 1-4 Tỷ lệ người uống bia so với lượng bia được uống https://thuviensach.vn Từ cuốn Nguyên lý 80/20 - The 80/20 Principle của Richard Koch (New York: Currency/Doubleday, 1998). In lại dưới sự cho phép của Random House. Những cách suy nghĩ khác nhau về nguyên tắc Pareto đã cho chúng ta thấy đặc điểm quan trọng của các biểu hiện trí tuệ: Chúng có nội dung lẫn hình thức, hay định dạng. Nội dung là ý tưởng cơ bản chứa đựng trong biểu hiện - cái mà các nhà ngôn ngữ học gọi là ngữ nghĩa của thông điệp. Hình thức hay định dạng là ngôn ngữ, hay hệ thống hình tượng, hay ý niệm cụ thể qua đó nội dung được thể hiện. Cả 3 cách thể hiện ý tưởng 80/20 về cơ bản đều chuyển tải cùng một nội dung hay ngữ nghĩa: một số phần trăm nhỏ người uống đã sử dụng phần lớn số lượng bia. Tuy nhiên, những phương pháp đồ thị được sử dụng - nghĩa là hình thức, định dạng hay (một cách kỹ thuật hơn) cú pháp - lại khác biệt, và mỗi người sẽ cảm thấy hình thức thể hiện nào đó dễ hiểu hơn so với các hình thức khác. Xin nhớ rằng từ https://thuviensach.vn một ý kiến chính thức, mỗi dạng đồ thị này có thể mô tả bất kỳ cái gì, từ số ngày nắng ở Seattle trong suốt tháng 9 cho đến tỷ lệ mất tế bào não trong mỗi 10 năm của cuộc đời. Chỉ khi những công cụ hỗ trợ hình ảnh này có kèm các chú thích thì chúng ta mới có thể hiểu hết ý nghĩa cụ thể mà người vẽ đồ thị muốn chuyển tải. Khi đó, về cơ bản, một ngữ nghĩa hay nội dung giống nhau có thể được chuyển tải bằng nhiều hình thức khác nhau, như: từ ngữ, con số, diễn giải, liệt kê, tọa độ Decartes, hay đồ thị hình cột. Lúc đầu tiếp xúc, chúng ta có thể nghĩ đến nguyên tắc 80/20 ở phương diện tỷ lệ số học (4:1). Tuy nhiên, sau đó, chúng ta có thể nghĩ về nguyên tắc này qua các hình ảnh không gian, những phép ẩn dụ từ ngữ, trạng thái cơ thể, hay thậm chí là những đoạn nhạc. Quả vậy, một biện pháp hữu hiệu để chuyển tải nguyên tắc 80/20 là sử dụng hình minh họa (hình 1- 5). Ngược lại, hệ thống ngôn ngữ hay đồ thị giống nhau có thể chuyển tải vô số các ý nghĩa, miễn là vẫn tuân thủ các nguyên tắc quy định hệ thống biểu thị nào đó và có chú thích phù hợp. Hình 1-5 Biểu đồ nhanh và tắt Biểu đồ này thể hiện quá trình của “nhanh và tắt”. Chú ý rằng hình ở giữa là một vòng tròn có nhiều lỗ. Ý muốn nói là khi thực hiện “nhanh và tắt” bạn đã cắt hết các góc và có những thứ bị bỏ sót. https://thuviensach.vn Từ cuốn Nguyên lý 80/20 - The 80/20 Principle của Richard Koch (New York: Currency/Doubleday, 1998). In lại dưới sự cho phép của Random House. Ở đây tôi xin nhắc lại rằng thể hiện một quan điểm theo nhiều cách khác nhau là một phương cách hiệu quả để thay đổi tư duy. Nhưng ngoài ra còn yếu tố nào khác có thể khiến một cá nhân thay đổi cách nhìn của mình và bắt đầu hành động trên cơ sở nguyên tắc mới – chẳng hạn, loại bỏ quan điểm 50/50 và tán thành quan điểm 80/20 ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống? Liệu đó có phải là những nhân tố đã thuyết phục Nicholson Bakers cuối cùng không muốn trang trí căn hộ của mình bằng xe nâng và xe xúc? Tôi đã xác định được 7 nhân tố - có khi tôi gọi chúng là những đòn bẩy - có tác dụng trong những trường hợp này cũng như trong tất cả các trường hợp thay đổi tư duy. Thật trùng hợp, mỗi nhân tố đều bắt đầu bằng chữ “re”. https://thuviensach.vn Lý luận (Reason) Đặc biệt đối với những người tự cho mình có học vấn, lý luận có tác dụng lớn trong việc xây dựng niềm tin. Quá trình suy luận bao gồm xác định những nhân tố có liên quan, lần lượt cân nhắc từng cái, sau đó đưa ra đánh giá tổng thể. Lý luận có thể dựa trên tính logic tuyệt đối, trên việc sử dụng biện pháp so sánh hay phân loại. Ngay khi tiếp xúc nguyên tắc 80/20 lần đầu, lý luận sẽ dẫn dắt xác định tất cả những vấn đề có liên quan cần phải xem xét và cân nhắc chúng một cách tương ứng: Một quy trình như vậy có thể giúp đưa ra quyết định liệu có nên tán thành nguyên lý 80/20 nói chung, và áp dụng nó trong một trường hợp cụ thể nào không. Để quyết định cần trang trí căn hộ nhiều thế nào, Baker có thể viết ra một danh sách những điều lợi và bất lợi trước khi đi đến đánh giá cuối cùng. Nghiên cứu (Research) Bổ sung cho vai trò của lý luận là thu thập những dữ liệu có liên quan. Những người đã được đào tạo về khoa học có thể tiến hành một cách có hệ thống, thậm chí có lẽ còn dùng những biện pháp kiểm tra thống kê để xác minh - hay loại bỏ nghi ngờ - những xu hướng có triển vọng. Tuy vậy, việc nghiên cứu không phải lúc nào cũng mang tính chất chính quy; mà chỉ cần xác định những trường hợp có liên quan và đánh giá xem chúng có tác động đến việc thay đổi tư duy hay không. Một người quản lý biết về nguyên tắc 80/20 co thể sẽ nghiên cứu xem liệu những ứng dụng của nguyên tắc này – chẳng hạn như - về con số bán hàng hay về việc thiếu hụt nhân sự - có xác thực không. Tự nhiên, trong phạm vi nghiên cứu để xác minh nguyên tắc 80/20, hành vi và tư duy có chiều hướng bị dẫn dắt theo. Nhà văn Baker có thể đã tiến hành nghiên cứu chính quy hoặc không chính quy về chi phí các nguyên vật liệu khác nhau và về ý kiến của những người có thể sẽ đến thăm căn hộ vừa được trang trí của ông. https://thuviensach.vn Sự cộng hưởng (Resonance) Lý luận và nghiên cứu có tác động vào nhận thức của tư duy con người; còn sự cộng hưởng tác động vào cảm xúc. Một quan điểm, một ý tưởng, hay một cách nhìn phải tạo sự cộng hưởng khiến người ta cảm thấy nó đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, và thuyết phục người đó không cần phải xem xét gì thêm. Đương nhiên sự cộng hưởng có thể diễn ra sau khi sử dụng lý luận và/hoặc nghiên cứu; nhưng cũng có thể nó xảy ra ở mức độ vô thức, và cũng có thể trục giác mang tính cộng hưởng lại mâu thuẫn với những suy xét chín chắn của con người lý trí. Sự cộng hưởng thường xảy đến khi chúng ta cảm thấy có “mối liên hệ” (relation) với người thay đổi tư duy, cảm thấy rằng người đó “đáng tin cậy” (reliable), hay đáng “kính trọng” (respect) - lại thêm 3 từ với chu “re” nữa. Nếu ý tưởng về xe nâng và máy đào có tác động cộng hưởng với Baker, ông có thể sẽ tiến hành trang trí lại. Nếu mọi người cảm thấy nguyên tắc 80/20 tốt hơn nguyên tắc 60/40 hay 50/50, thì nó có khả năng được người ra quyết định trong tổ chức sử dụng. Tôi thấy rằng tài hùng biện (rhetoric) là phương tiện chủ yếu để thay đổi tư duy. Thuật hùng biện cần dựa vào nhiều yếu tố. Trong hầu hết các trường hợp, hùng biện có hiệu quả nhất khi mang tính logic chặt chẽ, rút ra từ những nghiên cứu có liên quan, và có tác động cộng hưởng với người nghe (có lẽ cũng giống những nhân tố “re” khác vừa được đề cập). Chỉ tiếc là chữ hùng biện (rhetoric) lại có chữ “h” ở vị trí chữ cái thứ 2. Tiếp cận ý tưởng theo nhiều cách khác nhau - gọi tắt là Tái diễn giải (Representational Redescriptions) Nhân tố thứ 4 nghe có vẻ mang tính kỹ thuật nhưng ý nghĩa thực chất cũng đơn giản. Sự thay đổi tư duy trở nên thuyết phục hơn khi nó được thể hiện ở những hình thức khác nhau, bổ sung lẫn nhau. Như tôi đã đề cập, có thể trình bày nguyên tắc 80/20 theo một số phương thức https://thuviensach.vn ngôn ngữ, con số và đồ thị khác nhau; tương tự, như đã nêu, một số người có thể dễ dàng đưa ra những cách diễn đạt khác nhau về tư tưởng trang trí của Baker. Đặc biệt, đối với những vấn đề mang tính hướng dẫn - dù là ở lớp tiểu học hay ở một khóa đào tạo quản lý - thì việc diễn đạt bài học theo những hình thái thích hợp là vấn đề then chốt[7]. Nguồn lực hậu thuẫn và phần thưởng (Resources and Reivards) Trong những trường hợp đã đề cập, khả năng thay đổi tư duy nằm trong tầm với của những người có đầu óc rộng mở. Tuy nhiên, đôi khi sẽ dễ dàng thay đổi tư duy hơn khi có những nguồn hậu thuẫn đáng kể. Giả sử một nhà hảo tâm quyết định cấp vốn cho một tổ chức phi chính phủ sẵn sàng áp dụng nguyên tắc 80/20 trong tất cả các hoạt động của mình. Lúc này thế cân bằng sẽ bị lật đổ. Hay giả sử rằng một công ty trang trí nội thất quyết định cho Baker tất cả những nguyên vật liệu ông cần với mức phí thấp, hay thậm chí là miễn phí. Tương tự, khả năng trang trí lại với chi phí thấp có thể sẽ lật đổ thế cân bằng. Từ cái nhìn tâm lý học, việc cung cấp nguồn hậu thuẫn là một trường hợp tăng cường (reinforcement) mang tính tích cực - lại một chữ “re” nữa. Nhiều người được thưởng vì cách thức hành vi và suy nghĩ hơn là vì những cái khác. Tuy nhiên, rốt cuộc nếu cách suy nghĩ mới không phù hợp với những tiêu chí khác - như lý luận, nghiên cứu, sự cộng hưởng - thì nó sẽ không thể tồn tại khi không còn nguồn hậu thuẫn. Hai nhân tố khác cũng ảnh hưởng tới việc thay đổi tư duy, nhưng theo cách khác với 5 nhân tố đã được nêu. Những biến cố trên thế giới (Real ivorld events) Đôi khi, một sự kiện lớn diễn ra trong xã hội có ảnh hưởng đến nhiều người, không chỉ những cá nhân muốn thay đổi tư duy. Ví dụ như chiến tranh, bão tố, tấn công khủng bố, suy thoái kinh tế - hay, theo hướng tích cực hơn trong thời đại của hòa bình và thịnh vượng, là https://thuviensach.vn sự xuất hiện của các phương pháp chữa trị giúp giảm bệnh tật và kéo dài tuổi thọ, sự nổi lên của một người lãnh đạo hoặc nhóm hay đảng chính trị ôn hòa. Luật pháp cũng có thể giúp xúc tiến những chính sách dạng như quy luật 80/20. Không có gì khó hiểu nếu luật (ở Singapore chẳng hạn) cho phép thưởng đặc biệt cho những công nhân có năng suất bất ngờ, và trừ lương những người kém năng suất được thông qua, thì luật này có thể sẽ thúc đẩy các cơ sở sản xuất quyết định áp dụng nguyên tắc 80/20, dù đang trong thời đại mọi người sử dụng quy luật tập quán 50/50. Hay ví dụ, một sự suy thoái kinh tế có thể vô hiệu hóa những kế hoạch trang trí lại căn hộ của Baker, nhưng nếu ở một thời đại thịnh vượng làm việc đó dễ diễn ra hơn. (Ông thậm chí còn có thể mua một căn hộ thứ hai để “thử nghiệm”!). Sự phản kháng (Resistances) Tất cả sáu nhân tố đã đề cập có thể hỗ trợ thay đổi tư duy. Tuy nhiên, nếu nói chỉ tồn tại những nhân tố thuận lợi là phi thực tế. Quả vậy, ở chương 3 tôi sẽ giới thiệu một mâu thuẫn lớn trong thay đổi tư duy. Rất dễ dàng và thuận theo tự nhiên nếu chúng ta thay đổi suy nghĩ trong những năm đầu đời, nhưng càng có tuổi chúng ta càng khó thay đổi tư duy. Đơn giản là vì chúng ta đã xây dựng những quan điểm nhận thức vững chắc mang tính chất phản kháng, không muốn thay đổi. Muốn tìm hiểu về thay đổi tư duy phải xét đến sức mạnh của những ý nghĩ phản kháng khác nhau. Bản chất phản kháng đó khiến người ta dễ dàng quay lại nguyên tắc 50/50, thậm chí ngay cả sau khi những lợi điểm của nguyên tắc 80/20 đã được nêu ra một cách thuyết phục. Ví dụ, Baker có thể quyết định giữ hình thức trang trí căn hộ của mình như hiện tại, cho dù khi các yếu tố như lý luận, cộng hưởng, nguồn tài trợ hay những thứ tương tự ca bài ca thần Circe. Việc di chuyển rắc rối, hoặc sự tỉnh ngộ của ông và những người khác khi có thêm những chiếc xe xúc và xe nâng, có thể lấn át những động lực trang trí mới. https://thuviensach.vn Như vậy tôi đã giới thiệu 7 nhân tố đóng vai trò then chốt trong việc thay đổi tư duy. Nhìn vào những trường hợp thay đổi tư duy thành công hoặc thất bại, có thể thấy rằng các yếu tố này tác động theo những cách khác nhau. Hiện tại, tôi sẽ chỉ nói rằng việc thay đổi tư duy diễn ra dễ dàng khi 6 nhân tố cùng hoạt động hòa hợp với nhau và sự phản kháng tương đối yếu. Ngược lại, thay đổi tư duy khó diễn ra khi sự phản kháng quá mạnh, và các nhân tố khác không cùng đi theo một hướng. Dĩ nhiên việc thay đổi tư duy diễn ra ở nhiều cấp độ phân tích khác nhau, khi 7 nhân tố đã đề cập trên tác động đến những chủ thể khác nhau, từ một cá nhân đơn lẻ cho đến cả một quốc gia. Từ chương 4 đến chương 9 của cuốn sách tôi sẽ xem xét 6 lĩnh vực, hay 6 vũ đài diễn ra sự thay đổi tư duy: 1. Những thay đổi ở quy mô lớn có liên quan đến những nhóm đa dạng không đồng nhất, chẳng hạn như dân số của toàn bộ quốc gia. 2. Những thay đổi ở quy mô lớn có liên quan đến một nhóm đồng nhất hay đồng đều, như một công ty hay một trường đại học. 3. Những thay đổi diễn ra trong các tác phẩm nghệ thuật, khoa học, hay học thuật, chẳng hạn như những bài viết của Karl Marx hay của Sigmund Freud, những lý thuyết của Charles Darwin hay của Albert Einstein, hoặc những sáng tạo nghệ thuật của Martha Graham hay của Pablo Picasso. 4. Những thay đổi trong các môi trường đào tạo chính quy, như trong trường học hay từ các chương trình đào tạo. 5. Những hình thức thay đổi tư duy gần gũi hơn liên quan tới hai hay một số ít người, chẳng hạn như những thành viên trong gia dinh. 6. Những thay đổi diễn ra trong tư duy của chính bản thân một cá nhân, chẳng hạn như những gì diễn ra khi Nicholson Baker suy ngẫm về việc trang trí nội thất. Cuối cùng, tôi xin giới thiệu những thuật ngữ cơ bản mà tôi sẽ dùng. https://thuviensach.vn NỘI DUNG CỦA TƯ DUY: CÁC Ý TƯỞNG, KHÁI NIỆM, CÂU CHUYỆN, LÝ THUYẾT, KỸ NĂNG Đa số chúng ta dùng từ ý tưởng để biểu thị bất kỳ mọi nội dung trí tuệ nào - và điều đó là hoàn toàn hợp lý. Dĩ nhiên, có rất nhiều loại ý tưởng (ngoài những khái niệm như nguyên tắc 80/20 hay cách trang trí căn hộ mới) nhưng tôi sẽ chỉ tập trung vào 4 loại ý tưởng có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình nghiên cứu về thay đổi tư duy, đó là: khái niệm, câu chuyện, lý thuyết và kỹ năng. Khái niệm, đơn vị cơ bản nhất, là một cụm từ bao quát dùng để miêu tả một tập hợp những chủ thể có quan hệ gần gũi với nhau. Ví dụ khi chúng ta nói về loại thú nuôi 4 chân biết sủa, nghĩa là chúng ta đang thể hiện khái niệm của mình về loài chó. Ngay cả trẻ con cũng biết đến hàng trăm khái niệm - từ xe hơi cho đến ngựa vằn – mặc dù có thể chúng không xác định được ranh giới giữa các khái niệm, như: giữa “chó” và “mèo” chẳng hạn - như người lớn. Người lớn còn có những khái niệm trừu tượng hơn, như: trọng lực, dân chủ, sự quang hợp, niềm tự hào - vượt quá tầm hiểu biết của trẻ con. Câu chuyện là những bài tường thuật mô tả sự kiện diễn ra theo thời gian. Ít nhất, câu chuyện bao gồm một nhân vật chính hay một vai chính, những hoạt động diễn biến hướng đến cùng một mục tiêu, một cuộc khủng hoảng và một giải pháp, hay ít nhất là một nỗ lực tìm kiếm giải pháp. (Trong bài luận viết về thay đổi tư duy, Baker kể 2 câu chuyện rất ngắn -về người đàn ông và chiếc giày, về tác giả và căn hộ trong mơ của ông). Con người thích nghe kể chuyện và cũng là những người kể chuyện bẩm sinh. Lúc bắt đầu đi học, bọn trẻ đã biết hàng chục câu chuyện, lượm lặt từ gia đình, từ các phương tiện truyền https://thuviensach.vn thông, và từ sự quan sát cùng như kinh nghiệm của chính bản thân. Khi trưởng thành, họ biết đến hàng trăm câu chuyện, dù những câu chuyện này có thể chỉ được xây dựng trên cơ sở một số ít cốt truyện. (Xin nhớ rằng, chỉ có 6 loại chuyện đùa cơ bản!). Lý thuyết là những lời giải thích tương đối chính thức về các quá trình trong thế giới. Lý thuyết có thể có dạng như “X xảy ra bởi vì A, B, C” hay “Có 3 loại Y và chúng khác nhau ở những phương diện sau” hay “Tôi dự đoán rằng hoặc Z hoặc Y sẽ xảy ra, phụ thuộc vào điều kiện D”. Nguyên tắc Pareto thể hiện một lý thuyết về cách tổ chức hiệu quả trong đời sống hàng ngày. Khi còn nhỏ, trẻ con đã dần có những lý thuyết về cách hoạt động của mọi thứ trên thế giới. Chúng cũng tiếp xúc với các lý thuyết trong nền văn hóa của chúng. Và khi bắt đầu học hành nghiêm túc ở trường, chúng sẽ biết đến những lý thuyết chính quy. Hãy xem một ví dụ sau: tất cả trẻ em ở những vùng có khí hậu mưa sẽ có các lý thuyết về bão có sấm sét. Lúc đầu có thể chúng nghĩ rằng những sự kiện thời tiết này là cơn giận dữ của bố mẹ chúng hay cơn thịnh nộ của các vị thần, hay là âm mưu của một mụ phù thủy độc ác. Sau này, qua quan sát diễn biến dự đoán được của những hiện tượng này, chúng sẽ đưa ra giả thuyết rằng chính chớp đã tạo nên sấm. Đa số, chúng sẽ không phát hiện nguyên nhân thực sự của bão sấm chớp cũng như mối liên hệ giữa chớp và sấm, trừ phi có học về ngành khí tượng và biết đến luồng khí, sự thay đổi nhiệt độ, sự tích điện, tốc độ khác nhau của ánh sáng và âm thanh. Ví dụ về bão sấm chớp đã giúp lý giải mới liên quan giữa 3 loại nội dung mà tôi đề cập. Đầu tiên, trẻ con có thể chỉ có một khái niệm về bão sấm chớp - là một mớ hỗn độn của ẩm ướt, tia chớp, âm thanh choáng óc. Sau đó, chúng có thể nghĩ ra một câu chuyện mà chúng cảm thấy hài lòng: “Vị thần thức ăn giận dữ vì mình đã không ăn hết bữa tối. Chắc vậy nên ông đã làm tiếng động mạnh để mình sợ”. Câu chuyện này cũng có thể tiến triển thành một lý thuyết hư cấu: Chớp tạo ra bão, và bão tạo ra nhiều tiếng động mạnh. Một khóa học về khí https://thuviensach.vn tượng có thể dẫn đến một lý thuyết phức tạp hơn: bão sấm chớp được hiểu là những dòng khí trong một đám mây làm đảo lộn hơi ẩm và tạo nên sự tích điện, gây nên hiện tượng chớp. Tiếp đến là nội dung thư 4 và cuối cùng của tư duy – những kỹ năng (hay thực hành) mà một người thông thạo. Các câu chuyện và lý thuyết mang bản chất gợi ý. Có thể kể chúng bằng từ ngữ, hoặc cũng có thể trình bày dưới các hình thức trí tuệ khác (như phim không lời hay đoạn video). Còn các kỹ năng (hay thực hành) bao gồm những quy trình thực hiện, và người thực hiện biết có nên - hay thậm chí có thể - diễn đạt chúng bằng lời hay không. Các kỹ năng bao gồm những điều rất bình thường - như ăn chuối hay bắt bóng - hay phức tạp - như chơi một bản xô-nát của Bach dành cho violon hay giải phương trình vi phân bằng tay. Thường thì sau khi được thực hành, độ thuần thục của kỹ năng thay đổi dần dần, mặt khác kỹ năng cũng có thể bị mất đi nếu không thực hành. Các kỹ năng cũng có thể có những hình thức thay đổi lớn hơn, và nếu vậy, nghĩa là thuộc phạm trù nghiên cứu “thay đổi tư duy” của cuốn sách này. Chẳng hạn, hãy xem trường hợp một nghệ sĩ tập một bản nhạc mới thông thường bằng cách bắt đầu từ đầu bản nhạc và dần dần thông thạo từng phần tiếp theo của ban nhạc. Nếu vì một hay tất cả những nhân tố mà tôi đã nêu, người nghệ sĩ đó cảm thấy dễ dàng hơn nếu tập bản nhạc từ cuối đến đầu, hay tập thuần thục đoạn cuối và đầu trước, hay chơi toàn bộ bản nhạc mà không cần độ chính xác, thì đó là một sự thay đổi tư duy to lớn. (Lưu ý: Sự tiến bộ dần dần do thực hành nhiều lần cũng là hình thức thay đổi tư duy, nhưng ít được quan tâm ở đây vì tính chất bình thường và đương nhiên của nó). Mối liên hệ giữa nội dung và hình thức trong thực hành kỹ năng có phần khác biệt. Không thể đơn giản diễn đạt nội dung - như nguyên tắc 80/20 chẳng hạn - bằng một hệ thống biểu tượng và rồi sau đó chỉ giữ những nét cơ bản và thay đổi chút ít khi sử dụng hệ thống biểu tượng khác. Trạng thái hiện hữu của thực hành bao gồm cả nội dung https://thuviensach.vn lẫn hình thức - như câu nói nổi tiếng của nhà thơ William Butler Yeat “Làm sao có thể phân biệt người nghệ sĩ múa với điệu múa?”. Nội dung và hình thức của một quy trình có thể thay đổi - nhưng nói chung chúng cùng thay đổi. Nhiều trường hợp sự thay đổi của một thực hành có tác động đến những thực hành khác; chẳng hạn, nếu một người học cách viết văn mới, thì người đó cũng có thể phát biểu (hay thậm chí còn sáng tác nhạc) theo một cách mới. Trong trường hợp đó, chúng ta có thể nói rằng một thay đổi cụ thể trong nội dung có thể biểu hiện (hay, nói một cách kỹ thuật hơn là “chuyển biến”) qua nhiều hình thái khác nhau. Có người sẽ hỏi rằng liệu có thể quy định nội dung tư duy được không: nghĩa là kể ra toàn bộ những khái niệm, câu chuyện, lý thuyết, và các kỹ năng trong tư duy của một người cụ thể - hay thậm chí của toàn bộ loài người. Ở một góc độ, câu hỏi này chỉ là hỏi đố. Con người luôn tạo ra hoặc xây dựng nhiều cách thể hiện tư duy mới, và vì thế nội dung tư duy mang tính chất mở, và có thể mở rộng vô hạn. Đồng thời, cũng có những hình thức phân loại các nội dung cơ bản như: tự điển, bách khoa toàn thư, trang vàng, và các dụng cụ nghiên cứu. Dù trong trường hợp nào, chắc chắn những khái niệm, câu chuyện, lý thuyết, và kỹ năng đều chứa đựng phần lớn nhận thức về cuộc sống chúng ta. Chẳng hạn như: Những khái niệm phổ biến: chủ thể sống/chết; đạo đức/phi đạo đức; vui sướng/đau khổ; cây cối/động vật. Những câu chuyện phổ biến: nam nữ gặp nhau; người anh hùng bị hạ gục bởi một sai lầm bi kịch; cái thiện chiến thắng cái ác; đứa con hoang trở về nhà. Những lý thuyết phổ biến: những ai giống mình là tốt, khác mình là không tốt; nếu hai sự kiện diễn ra gần nhau, cái đầu là nguyên nhân của cái sau; lẽ phải thuộc về kẻ có sức mạnh. https://thuviensach.vn Những kỹ năng phổ biến: chia các nguồn lực một cách cân bằng; dồn sức để chuẩn bị cho một cuộc đấu có cá cược cao; hoàn thành nhiệm vụ chỉ ngay trước hạn chót. Như vậy, chúng ta đã biết những nội dung chính trong tư duy con người. Tất cả chúng ta sở hữu - hay, nếu bạn là người theo tâm lý hiện đại, thì tất cả chúng ta là - những ý tưởng, khái niệm, câu chuyện, lý thuyết và kỹ năng trong ta. Các nhà khoa học nhận thức tranh cãi sôi nổi về vấn đề có phải chúng ta được sinh ra đã có sẵn những nội dung này không - hay nói theo thuật ngữ là liệu có những ý tưởng bẩm sinh không (chẳng hạn trường hợp con người khi sinh ra đã biết đến nguyên tắc 50/50), hay liệu khả năng học hỏi những ý tưởng của chúng ta có như nhau không (nếu vậy, có thể xây dựng những nền văn hóa trong đó nguyên tắc 77/23 cũng dễ nắm bắt ngang như nguyên tắc 50/50 hay 100/0), hay liệu có những ý tưởng nào đó dễ học hỏi hơn vì chúng ta có tố chất nắm bắt chúng (chẳng hạn con người học hỏi quy luật 50/50 dễ dàng hơn quy luật 80/20 rất nhiều). Hoàn toàn rõ ràng: tôi ủng hộ giả thuyết sau cùng nhất. Nhiệm vụ chính cho các nhà khoa học nhận thức là xác định những ý tưởng này và giải thích cách chúng xuất hiện. Trong những chương tiếp theo, tôi sẽ trình bày cách thức thay đổi của những loại ý tưởng khác nhau: xem xét quá trình các nhân tố tạo nên hoặc cản trở những thay đổi quan trọng trong tư duy. https://thuviensach.vn CHƯƠNG 2 HÌNH THỨC CỦA TƯ DUY https://thuviensach.vn CUỘC GẶP GỠ LÀM THAY ĐỔI TƯ DUY CỦA TÔI Khi tôi còn là sinh viên cao học khoa tâm lý Trường Harvard cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hành vi vẫn còn đang rất thịnh (văn phòng của Giáo sư B. F. Skinner ở William James Hall, chỉ vài tầng dưới văn phòng của tôi, chắc chắn là lớn hơn), trong khi phương thức tiếp cận nhận thức chỉ vừa mới ra đời. “Ngựa non háu đá”, tôi đồng cảm với cách tiếp cận mới, cùng với sự ủng hộ của một trong những người thầy của tôi, Giáo sư Jerome Bruner. Tuy vậy, cả 2 chiến tuyến này đều có một đặc tính chung là: không quan tâm đến não bộ và hệ thống thần kinh. Không bên nào dám phủ nhận tầm quan trọng của não bộ, đương nhiên, vì điều đó rõ ràng là quá xuẩn ngốc. Nhưng chủ nghĩa hành vi chỉ quan tâm đến việc điều chỉnh các hành vi; họ nghĩ rằng có thể đạt được tất cả những mục tiêu quan trọng bằng việc tác động chính xác vào môi trường. Phần “hộp đen” then chốt vẫn chưa được mở. Về phần mình, các nhà nhận thức học tìm cách giải thích những biểu hiện và quá trình diễn ra của các hoạt động trí tuệ khác nhau. Họ tin rằng những hoạt động này có thể được phân tích theo các cách của riêng họ, trong đó việc tính toán tỷ lệ 80/20 bằng giấy bút, bằng máy tính chủ (lúc đó máy tính cá nhân chưa ra đời), hay bằng tập hợp tế bào thần kinh ở giữa hai tai, không phải là vấn đề quan trọng. Mặc dù đã từng là sinh viên chuyên ngành sinh học, từng muốn ghi danh theo học trường y, và đã từng tham gia dự thính một khóa học về tâm lý con người, tôi cũng có cùng định kiến đó với các nhà tâm lý học: trong suốt thời gian học đại học, tôi hiếm khi xem trọng vấn đề về não bộ. Tôi đã bắt đầu sự nghiệp bằng việc nghiên cứu về tư chất con người - nhằm tìm hiểu về quá trình phát triển khả năng nhận https://thuviensach.vn thức của con người, với trọng tâm cụ thể là tập trung vào các kỹ năng và kiến thức về nghệ thuật (nghệ thuật là một phần của tư chất). Mục tiêu sau cùng (và phải công nhận là rất lớn) của tôi là khám phá ra những bí mật về quá trình sáng tạo nghệ thuật, ở mức độ tôi quan tâm, có rất ít lý do để chú ý đến các neuron hay các khớp thần kinh, trong khi, ở mức độ hiển vi, chắc chắn chúng đang thực hiện những màn trình diễn ngoạn mục về nhận thức, chẳng hạn như sáng tác một giai điệu hay nhận ra một phong cách nghệ thuật nào đó. (Lúc đó, trong số những người tôi biết, không ai nghĩ nhiều về các gien quy định mọi thứ). Một trong những điều cơ bản cuốn sách khẳng định là sau những năm đầu đời, chúng ta ít khi thay đổi tư duy nhanh chóng. Tuy vậy, bản thân tôi lại có một thay đổi tư duy lớn - diễn ra trong một buổi chiều thu năm 1969. Là sinh viên cao học, tôi bắt đầu làm việc 2 năm cho Dự án Zero của Harvard. Được triết gia xuất chúng Nelson Goodman thành lập, Dự án Zero là một nhóm cơ sở nghiên cứu về tài năng nghệ thuật của con người và về giáo dục nghệ thuật. Goodman và tôi rất bất ngờ trước một khám phá vừa được công chúng biết đến lúc đó: mặc dù trông giống nhau nhưng hai nửa não bộ điều khiển những hoạt động trí tuệ riêng biệt. Ngoài ra, trong sự khác biệt cơ bản giữa bán cầu phải và bán cầu trái, sự chuyên biệt đã được phân công rõ ràng. Điều này đã thu hút sự chú ý của Goodman và tôi vì như vậy là có khả năng có 2 loại biểu tượng và hệ thống biểu tượng khác nhau cơ bản (cái mà tôi gọi là “những dấu hiệu biểu hiện” ở chương 1). Nghiên cứu về não bộ cho thấy bán cầu não trái liên quan đến những biểu tượng về số học - như con số và từ ngữ, trong khi đó bán cầu não phải liên quan đến loại biểu tượng về chính thể luận hay so sánh - thể hiện trong hội họa, điêu khắc, khiêu vũ và những lĩnh vực nghệ thuật khác[8]. Đúng lúc này, nhà thần kinh học Norman Geschwind, người có những nghiên cứu hàng đầu về lĩnh vực này, đã đến giảng dạy tại https://thuviensach.vn Trường Y khoa Harvard ở bên kia sông Charles. Vì thế vào một buổi chiều, chúng tôi mời ông đến nói chuyện với nhóm của mình. Khi nghe ông nói, nhóm thính giả chúng tôi như bị ông thôi miên. Geschwind đề cập đến những trường hợp đáng ngạc nhiên về nhận thức có thể thấy trong viện điều dưỡng thần kinh: có những bệnh nhân có thể viết từ ngữ và gọi tên đồ vật nhưng lại mất khả năng đọc từ ngữ (tuy vẫn có thể đọc các con số); có những bệnh nhân không hề nhớ đã từng đến một nơi nào đó, nhưng vẫn có thể tìm đường đi lại một cách dễ dàng trong khu vực rõ ràng không quen thuộc; có những bệnh nhân có thể nghe nhưng không hiểu, tuy vẫn có thể nói năng lưu loát và cảm nhận được âm nhạc. Và ông cũng kể cho chúng tôi những khám phá quan trọng về trường hợp vỏ não biểu hiện những khả năng khác nhau trong não bộ của những người bình thường, những người thuận tay trái, những người có lúc bất chợt là thiên tài hay “những người kỳ lạ” ở các lĩnh vực khác nhau. Geschwind cùng đề cập đến một số những nghệ sĩ bị mắc chứng mất ngôn ngữ; chẳng hạn như nhà soạn nhạc Maurice Ravel, người bị mất khả năng nói và sáng tác nhưng vẫn có thể biểu diễn một số tác phẩm của mình, cũng như có thể chỉ ra những lỗi sai trong các bài biểu diễn của người khác. Ông kể về trường hợp họa sĩ người Pháp Andre Dérain với những bức tranh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tổn thương não; về những nghệ sĩ có thị giác khác, dù bị mất khả năng ngôn ngữ, vẫn thông thạo công việc của mình, thậm chí đôi khi còn trở nên giỏi hơn (hay được cho là như vậy) [9]. Đáng lẽ chỉ diễn ra trong 2 tiếng, những buổi nói chuyện kéo dài đến chiều muộn, qua cả giờ ăn tối. Khi cuộc gặp mặt gấp rút với Geschwind kết thúc, trong tôi đã hình thành một thay đổi tư duy, dẫn đến quyết định then chốt cho sự nghiệp. Tôi sẽ tìm nguồn kinh phí để nghiên cứu sau tiến sĩ về neuron thần kinh với Geschwind và các cộng sự của ông. Ít nhất, tôi sẽ có cơ hội làm việc với một trí tuệ và nhân cách đáng quý, qua đó học hỏi về não bộ con người. Nhiều nhất, tôi sẽ https://thuviensach.vn có cái nhìn hoàn toàn mới về sinh học và điều trị, để từ đó xem xét những vấn đề về nhận thức và nghệ thuật. Nói là nghiên cứu sau tiến sĩ, nhưng lúc đó tôi không ngờ rằng mình sẽ dành 20 năm làm việc tại Trung tâm nghiên cứu Aphasia của Trung tâm Y tế thuộc Hội cựu chiến binh Boston và Trường đại học Y dược Boston (nơi tôi vẫn được bổ nhiệm một vị trí). Tôi đã học được rất nhiều về hoạt động của não bộ (tôi thường nói vui rằng tôi có thể trở thành một nhà thần kinh học, phần “từ cổ trở lên”), về cách biểu hiện những khả năng khác nhau của con người trong não bộ “bình thường”, và tình trạng chúng bị tổn hại trong những bệnh lý khác nhau. Cùng lúc, tôi vẫn tiếp tục công việc về tâm lý học phát triển, tìm hiểu về trẻ em ở những độ tuổi và mức độ tài năng khác nhau, nghiên cứu về khả năng phát triển trí óc của chúng, thậm chí còn giảng dạy ở các trường công lập và dạy đàn piano ở nhà. Nhờ sự nhận thức dẫn dắt tôi viết cuốn sách này, tôi bây giờ nhận ra rằng “sự thay đổi tư duy nhanh như chớp” mà tôi đã trải nghiệm sau cuộc nói chuyện của Geschwind, không diễn ra như sét đánh - cho dù trông có vẻ là như vậy. Sau cùng, tôi có một sự quan tâm lâu dài về sinh học. Tôi thích học hỏi những điều mới mẻ và đã suy nghĩ tìm loại học bổng nghiên cứu sau tiến sĩ nào có thể giúp tôi thoát khỏi đường mòn giảng dạy tiêu chuẩn không mấy thú vị. Tôi luôn luôn bị thu hút bởi những nhà tư tưởng sắc sảo - và Geschwind là một trong số họ. Nhưng có lẽ lý do quan trọng nhất khiến tôi thay đổi tư duy là: Tôi lúng túng trong việc theo đuổi chương trình nghiên cứu của riêng mình. (Quả thật, cảm giác “đi vào ngõ cụt” thường khởi đầu cho một sự thay đổi tư duy). Tôi cảm thấy mình cần phải tìm hiểu cách tổ chức kỹ năng của một nghệ sĩ giỏi có khả năng nói lưu loát. Nhưng tôi gặp phải hai trở ngại: (1) rất khó phân tích tỉ mỉ những khả năng được phát triển một cách sâu sắc, và (2) những nghệ sĩ có khả năng sáng tạo nhất chắc không chào đón một nhà nghiên cứu tâm lý học còn non nớt đến https://thuviensach.vn tìm hiểu. Qua phác họa tác hại của các tổn thương não khác nhau đến kỹ năng nói lưu loát, Geschwind đã chỉ ra “hoàng đạo” để làm sáng tỏ những kỹ năng về nghệ thuật. Vì vậy, dù quyết định làm việc với Geschwind nảy ra hầu như ngay lập tức trong nhận thức, nhưng sự “thay đổi tư duy” này từ lâu đã ngầm có trong tư duy của tôi. So sánh với 7 nhân tố hay đòn bẩy thúc đẩy thay đổi tư duy, tôi có thể thấy một vài nhân tố đã khiến tôi quyết định nghiên cứu về não bộ một cách nghiêm túc hơn. Có lý do: góc nhìn khoa học mới lạ này có thể trả lời những câu hỏi mà tôi quan tâm. Có những nghiên cứu liên quan: những khám phá về thần kinh học đã bổ sung cho chúng ta kiến thức về vô số các khía cạnh khác nhau của tư duy con người. Có nhân tố thế giới thực: nghiên cứu về não bộ trở nên quan trọng hơn rất nhiều (và có nhiều quỹ hỗ trợ hơn, vì vậy nguồn tài trợ được nhân lên!). Có sự cộng hưởng: làm việc với Geschwind về những lĩnh vực thuộc tư duy thích hợp với tôi, và tôi đồng cảm với cách làm việc rõ ràng và kính trọng ông. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là sự phản kháng trong tôi không nhiều. Mặc dù việc nghiên cứu về thần kinh học có vẻ là sai đường đối với những đồng nghiệp chuyên tâm vào sự nghiệp, nhưng tôi không muốn tham gia đội ngũ giáo sư vào lúc này trong cuộc đời. Nhưng tôi tự kể về chuyện đời mình còn vì một lý do nữa. Cách đây khoảng 40 năm, khi bắt đầu nghiên cứu về tâm lý học, tôi không quan tâm gì đến vấn đề trí thông minh con người. Như hầu hết những người được nuôi dạy theo truyền thống trí tuệ và giáo dục phương Tây, tôi cho rằng chỉ có duy nhất một loại thông minh được phát triển (hay xuất hiện) từ thời thơ ấu và có thể bị ảnh hưởng bởi quá trình lão hóa hay tổn thương. Tiếp xúc với luồng tư tưởng của Geschwind, cộng với những nghiên cứu về trẻ em của tôi, niềm tin chính thống này dần dần bị mai một. Nếu trí tuệ thực sự chỉ là một khối, thì tại sao một loại tổn thương não chỉ ảnh hưởng đến khả năng A, trong khi loại thứ 2 hay thứ 3 khác có thể ảnh hưởng đến khả năng B hay C (mà không hề https://thuviensach.vn ảnh hưởng gì đến khả năng A)? Và nếu trí tuệ là một khối, thì chúng ta giải thích thế nào về trường hợp có trẻ giỏi phi thường về một lĩnh vực, nhưng lại hoàn toàn bình thường ở những phạm trù khác? Hoặc trường hợp trẻ học giỏi khác thường hay trẻ mắc chứng tự kỷ có những điểm xuất sắc đáng ngạc nhiên giữa vô số những biểu hiện bất thường? Tôi đã bắt đầu có tư tưởng về nhiều dạng thông minh, mà không hề biết về việc đó. Xin mượn hình tượng của Nicholson Baker: Khoảnh khắc đột biến có liên quan đến Geschwind như việc ném chiếc giày ra khỏi cửa sổ - là sự che đậy một quá trình thay đổi dần dần về chí hướng tri thức - giống như việc dần mất đi nhiệt huyết về dự tính trang trí chỗ ngồi ngoại lai trong căn hộ. Tất cả những điều này dẫn đến vấn đề về hình thức của suy nghĩ - cụ thể là câu hỏi: Khi thay đổi tư duy diễn ra, quá trình đó được biểu lộ qua những ngôn ngữ độc đáo của tư duy như thế nào? https://thuviensach.vn HÌNH THỨC CỦA Ý NGHĨ: TRÍ THÔNG MINH ĐA DẠNG Có quan điểm trong ngành tâm lý học cho rằng tư duy chỉ có một ngôn ngữ duy nhất - ngôn ngữ này thậm chí còn có tên gọi, mentalese (ngôn ngữ trí tuệ). Những người đề xướng ra loại ngôn ngữ này tin rằng tất cả những ý nghĩ, những tính toán trí tuệ đều diễn ra thông qua loại ngôn ngữ duy nhất này, giống như ngôn ngữ tự nhiên vậy. Nếu đặc tính này đúng, thì tất cả những suy nghĩ của chúng ta nói chung sẽ diễn ra dưới dạng ngôn ngữ đang được sử dụng ở đây. Nói một cách hư cấu: nếu biết được các ý nghĩ diễn ra trong não bộ như thế nào, chúng ta sẽ thấy các neuron nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, tiếng Pháp hay tiếng Bantu[10]. Thách thức rõ ràng nhất của thuyết ngôn ngữ trí tuệ là sự tồn tại của hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh thị giác. Hầu hết chúng ta đều có nguồn hình ảnh trí tuệ thị giác rất phong phú, và đa số chúng ta, kể cả nhà tư tưởng đáng kính Albert Einstein, đều cho rằng quá trình suy nghĩ quan trọng diễn ra bằng hình ảnh: nói theo cách của Einstein là “loại hình ảnh của thị giác, cơ bắp và thể xác”[11]. Tôi có thể thiếu hình ảnh thị giác nhưng bù lại tôi có rất nhiều hình ảnh từ thính giác. Đương nhiên tôi không thể sánh với nghệ sĩ dương cầm quá cố Arthur Rubinstein, người được cho là có thể lắng nghe nhạc từ máy hát trong trí tưởng tượng và thậm chí còn nghe tiếng xột xoạt đều đều! Nhưng tôi có thể dễ dàng nhớ đến một giai điệu hay thậm chí cả một bản nhạc giao hưởng trong trí óc mình. Nếu có hình ảnh trí tuệ, bạn có thể định vị được những neuron đã đề cập ở cuối đoạn trước. Những người ủng hộ thuyết ngôn ngữ trí tuệ không thể phủ nhận sự tồn tại của hình ảnh: đúng vậy, sẽ là quá ngu xuẩn khi phủ nhận https://thuviensach.vn bằng chứng nội quan của chính họ, đó là chưa nói đến nội quan của toàn bộ loài người. Phản ứng của họ là xác nhận hình ảnh có tồn tại nhưng chúng chỉ là những hiện tượng phụ - không thực sự đòi hỏi phải suy nghĩ; nhiều nhất chúng chỉ có chức năng che đậy một quá trình suy ngẫm trí tuệ duy nhất bên trong. Rất có thể một số vấn đề nào đó được giải quyết thông qua hình ảnh nhưng thực chất là dựa vào những hoạt động logic bên trong. Là người tìm hiểu sâu sắc về nghệ thuật, tôi không thể tán đồng quan điểm cho rằng “hình ảnh chỉ là hiện tượng phụ”. Không thể nói rằng Wolfgang Amadeus Mozart với tác phẩm số 626 trong danh sách Koechel, Martha Graham với hàng chục vũ điệu, hay Pablo Picasso với hàng ngàn bức họa và tranh vẽ đều sử dụng cùng một nhóm những hoạt động logic giống như của nhà vật lý hay nhà toán học. Và nếu một người ủng hộ ngôn ngữ trí tuệ vẫn ngoan cố rằng “à, những nghệ sĩ đó không thực sự suy nghĩ”, tôi sẽ phản bác rằng người kém văn hóa đó không hiểu biết gì về quá trình nghệ thuật. Nếu ngôn ngữ không phải là câu trả lời, vậy hình thức của ý nghĩ là gì? Một manh mối là chúng ta suy nghĩ bằng những phương thức giác quan khác nhau. Chúng ta tiếp nhận thông tin từ mắt, tai, tay, mũi, miệng, mà nôm na có thể gọi là những thông tin thị giác, xúc giác hay vị giác. Tuy nhiên, tôi tin rằng suy nghĩ thực sự diễn ra theo một số hình thái “truyền tai” khác nhau, cũng dựa vào các cơ quan giác quan nhưng vượt chức năng chuyên biệt của chúng ở những mặt quan trọng. Ý tưởng này đến với tôi như thế nào? Và ý tưởng đó - bao gồm một tập hợp những khái niệm mới, và sau này là một lý thuyết mới - đã ảnh hưởng đến nhận thức về thay đổi tư duy của tôi như thế nào? Cuộc gặp gỡ tuyệt vời đầu tiên của tôi với Geschwind, tiếp đến là 3 năm nghiên cứu sau tiến sĩ với ông cùng đồng nghiệp của ông, và những năm theo đuổi nghiên cứu đã dần làm mai một niềm tin của tôi vào quan điểm đơn thể về tư duy, nhận thức, và trí thông minh con người. Trong những phân tích thực hiện phần lớn vào cuối thập kỷ 70 và đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, tôi đã phát triển một quan điểm mới https://thuviensach.vn gọi là thuyết trí thông minh đa dạng[12]. Lý thuyết này thực ra là lời phản đối quan điểm tiêu chuẩn “hình chuông” về trí thông minh[13], gồm những điều sau: Trí thông minh là một chủ thể đơn. Con người sinh ra với một mức độ thông minh nhất định. Rất khó biến đổi mức độ thông minh này - vì nó đã được quy định “trong gien”. Các nhà tâm lý học có thể xác định mức độ thông minh qua những bài kiểm tra về IQ (chỉ số thông minh) hoặc những loại công cụ tương tự. Vì một số lý do, quan điểm này đã không còn sức thuyết phục tôi. Tôi đã nghiên cứu nhiều loại cá thể khác nhau, ở nhiều điều kiện khác nhau; tôi cũng đã dạy nhiều người, từ mẫu giáo cho đến đại học, với các chủ đề từ nhân loại học cho đến piano. Không quá phụ thuộc vào những công cụ kiểm tra tâm lý, thay vào đó, tôi phát triển quan điểm thông minh dựa trên nhiều mảng kiến thức khác nhau. Tôi tìm hiểu về những bằng chứng từ ngành nhân chủng học - đã được đánh giá và bổ sung trong nhiều nền văn hóa khác nhau qua các kỷ nguyên khác nhau; về quá trình tiến hóa - những đặc điểm tiến hóa qua nhiều thiên niên kỷ của nhiều giống loài khác nhau; và nghiên cứu về “sự khác biệt giữa các cá thể” - những trường hợp bất thường cụ thể như những người mắc chứng tự kỷ, những người phi thường, hay trẻ em thiểu năng. Có lẽ quan trọng nhất, tôi đã xem xét những kết luận từ nghiên cứu về não bộ - những gì chúng ta biết về sự phát triển và đột quỵ của não bộ, cũng như cách các khu vực vỏ não khác nhau tác động đến những tính toán trí tuệ khác nhau. Kết quả của việc tìm hiểu kiến thức liên ngành này giúp tôi có được định nghĩa của trí thông minh và danh sách tạm thời những dạng thông minh. Tôi định nghĩa trí thông minh là một loại tiềm năng tâm https://thuviensach.vn sinh lý xử lý những hình thức thông tin riêng biệt theo một số phương thức nhất định. Con người đã tiến hóa nhiều khả năng xử lý thông tin đa dạng - mà tôi gọi là “các dạng thông minh” - giúp giải quyết các vấn đề hay định hình các sản phẩm. Để được xem là “thông minh”, những sản phẩm và giải pháp này phải có giá trị đối với ít nhất một nền văn hóa hay cộng đồng. Tiêu chí “đánh giá” vừa nêu là rất quan trọng. Trí thông minh không giống nhau ở mọi lúc mọi nơi, tôi nhận ra con người xem trọng các kỹ năng và năng lực khác nhau tại những thời điểm khác nhau trong các trường hợp khác nhau. Thực vậy, những phát minh như báo chí hay máy vi tính có thể làm thay đổi tương đối triệt để những năng lực được xem là quan trọng (hoặc không còn quan trọng nữa) trong một nền văn hóa. Tương tự, các cá nhân cũng không “thông minh” hay “ngu ngốc” như nhau trong mọi trường hợp; mà đúng hơn họ có những dạng thông minh khác nhau được nuôi dưỡng hoặc bị xem thường một cách khác nhau trong những trường hợp khác nhau. Nói theo luận điểm đã nêu, mỗi dạng thông minh là một hình thức biểu hiện trí tuệ riêng biệt. Quá nhiều định nghĩa sách vở. Nói một cách dân dã, chúng ta có thể xem mỗi người - hay tư duy/não bộ - là một tập nhiều máy tính. Khi máy tính được nhập thông tin ở một định dạng phù hợp thì nó sẽ làm việc của mình, và công việc đó là sử dụng một dạng thông minh cụ thể. Vậy trí thông minh đa dạng liên quan đến thay đổi tư duy như thế nào? Ở mức cơ bản nhất, thay đổi tư duy kéo theo thay đổi trong biểu hiện trí tuệ. Nếu tôi thay đổi suy nghĩ của bạn về trí thông minh, nghĩa là tôi đang thay đổi những hình ảnh, khái niệm, và lý thuyết mà bạn đã từng quen nghĩ về trí thông minh. Theo đó, khi đưa ra luận điểm, nếu bạn tác động đến càng nhiều dạng thông minh, thì càng dễ thay đổi tư duy hơn, và càng thay đổi được nhiều tư duy hơn. https://thuviensach.vn Dù không nhận ra, nhưng lúc đó, bằng việc phát triển khái niệm về trí thông minh đa dạng, tôi đã thực hiện một loại thay đổi tư duy tham vọng nhất mà tôi từng làm. Nói cách khác là tôi đã cố thay đổi tư duy của đồng nghiệp trong ngành tâm lý học - và sau cùng là của công chúng nói chung - về bản chất của trí thông minh. Tôi biện luận rằng (1) trí thông minh là đa thể; nó định hình sự việc và giải quyết vấn đề, và (2) nó không được định nghĩa dựa trên cơ sở thứ hạng hay qua bài kiểm tra, mà dựa trên những gì được đánh giá ở từng thời điểm lịch sử cụ thể trong ngữ cảnh văn hóa cụ thể. Dù hài lòng vì lý thuyết này có tác động nhất định, nhưng phải nói rằng tôi đã vấp phải vô số khó khăn trong việc thay đổi suy nghĩ của người khác về định nghĩa trí thông minh (khái niệm), cách nó hoạt động (lý thuyết), và làm thế nào để đánh giá nó (kỹ năng). Thậm chí tôi có thể kể cho bạn nhiều câu chuyện về các hình thức phản đối đa dạng trong quá trình thay đổi tư duy này! Sau khi đã cung cấp một vài kiến thức nền tảng, bây giờ tôi sẽ đi chi tiết hơn về trí thông minh. Những người đã đọc các tác phẩm trước của tôi chắc đã làm quen với các dạng thông minh khác nhau, cùng với những tiêu chí về tiến hóa, thần kinh học, tâm lý học, và nhân chủng học mà tôi dùng để xác định và chứng thực những dạng thông minh đó. Tuy nhiên, với những người chưa biết đến chúng, tôi xin liệt kê tóm tắt dưới đây các dạng thông minh cùng với một số ví dụ trong các lĩnh vực kinh doanh cụ thể. Xin nói thêm rằng các trường hợp được rút ra từ mọi mục tiêu theo đuổi của con người. Những dạng thông minh dựa trên phân tích biểu tượng Để liệt kê các dạng thông minh, tôi xin bắt đầu với 2 loại đặc thù đã được nhắc đến ở trên: ngôn ngữ và logic toán học. Những dạng thông minh này đặc biệt quan trọng đối với việc học tập ở các trường học hiện nay - bao gồm như nghe giảng, đọc, viết, và tính toán - và đóng vai trò quyết định trong các bài kiểm tra đánh giá tiềm năng trí https://thuviensach.vn tuệ và nhận thức con người - những bài kiểm tra dạng như cân bằng phương trình hay giải một bài toán đại số gồm 4 phương trình. DẠNG THÔNG MINH VỀ NGÔN NGỮ. Nói chung, thông minh về ngôn ngữ thể hiện khả năng sử dụng ngôn ngữ nói và viết. Cũng như tất cả các loại khác, dạng thông minh này có những “phân nhánh”, hay các thể loại khác nhau: chẳng hạn như thông minh về ngoại ngữ, hay thông minh về sáng tác văn học, giúp thành công trong việc chuyển tải những ý tưởng phức tạp trong các câu văn trau chuốt thích hợp. Trong thế giới kinh doanh, có hai khía cạnh thông minh ngôn ngữ được đánh giá rất cao. Một khía cạnh thể hiện ở những người có tài nói chuyện, người có thể thu được thông tin hữu ích thông qua kỹ năng đặt câu hỏi và thảo luận với người khác; còn khía cạnh kia thể hiện ở những người giỏi hùng biện, ngươi có thể thuyết phục người khác đi theo một đường lối nào đó thông qua sử dụng các câu chuyện, bài diễn thuyết hay những lời hô hào. Người nào có thể tổng hợp các khả năng về ngôn ngữ, chúng ta sẽ thấy người đó có xu hướng thành công trong một số ngành nghề - thậm chí còn “không gặp khó khăn nào”. DẠNG THÔNG MINH VỀ LOGIC TOÁN HỌC. Bây giờ chúng ta hãy xem một dạng thông minh bổ sung, logic toán học. Dạng thông minh này được chia làm hai loại năng lực như tên gọi. Trí thông minh logic rõ ràng là rất quan trọng với bất kỳ người quản lý nào cần phải xác định cái gì đã xảy ra, và cái gì có thể xảy ra trong các hoàn cảnh khác nhau. (Với những trường hợp không rõ ràng, có lẽ cần phải quay trở lại với “phương thức” hay “logic mờ” - hoặc với cách ước tính 80/20!). Liên quan nhưng tách biệt, thông minh toán học là năng lực vận hành dễ dàng trong thế giới các con số: như tính toán những vấn đề tài chính hay tiền bạc, dự trù lỗ lãi, quyết định cách đầu tư tốt nhất cho một món hời bất ngờ, vân vân... Một số doanh nhân thật sự nổi bật về năng lực logic hoặc logic toán học của họ. Hãy xem hai trường hợp nổi tiếng trong thế giới xe https://thuviensach.vn hơi. Alfred P. Sloan tiếp nhận tập đoàn to lớn nhưng ì ạch General Motors đầu những năm 1920 và đã có công biến nó thành tập đoàn thành công nhất thế giới. Kỳ công nhờ khả năng “logic” của ông là gì? Ông đã tạo ra một tổ chức với những hệ thống quyền lực chính xác trong toàn bộ các hoạt động chung, kết hợp những chi nhánh hoạt động khác nhau, nhưng vẫn cho phép mỗi bộ phận duy trì những hoạt động hiệu quả trước kia[14]. Trong những năm 1950, thế hệ sau, Robert McNamara đã tập hợp một nhóm người trẻ thành công tại Công ty Ford Motor; nhóm này đã tạo ra một hệ thống quản lý và sắp xếp sản phẩm, cho phép Ford lấy lại thị phần lớn trong thị trường xe hơi tại Mỹ. Chiến thắng của McNamara liên quan đến việc kết hợp rất nhiều phân tích logic và tính toán. Theo quan điểm “một trí thông minh chung” như đã bình luận ở trên, mọi người cho rằng với tài năng này, McNamara có thể dễ dàng chuyển sang làm việc ở một tổ chức hành chính lớn đang cần được hợp lý hóa và tái tổ chức - đó là Bộ Quốc phòng Mỹ. Là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dưới thời Tổng thống Kenedy và Tổng thống Johnson, McNamara thực sự thành công trong việc chỉnh đốn và tái cấu trúc hợp lý tổ chức đồ sộ này. Tuy nhiên, năng khiếu về logic toán học của ông lại không phù hợp với những vấn đề khác như văn hóa, lịch sử và chiến lược trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương. (Nhà báo David Halberstam đã khác họa trí tuệ này một cách mỉa mai khi đặt tên cho nghiên cứu của mình về bè lũ McNamara là “Những người giỏi nhất và sáng chói nhất”[15]). Để giữ uy tín, McNamara dần dần thay đổi suy nghĩ về cách tiếp cận “IQ” trong chính sách ngoại giao; những năm gần đây ông đã dành nhiều thời gian để chuộc lại lỗi lầm do thói kiêu căng “logic toán học” của ông và các cộng sự gây nên trong những năm “leo thang” của Chiến tranh Việt Nam. Tôi rút ra suy nghĩ như sau. Thậm chí những người chỉ tập trung vào hai loại thông minh phổ biến (tổng hợp thành “đường cong hình chuông”), cũng có thể thấy được còn rất nhiều các năng lực chuyên https://thuviensach.vn biệt khác. Chắc chắn có một số người nổi bật cả về năng khiếu ngôn ngữ lẫn logic toán học – chẳng hạn như J. Robert Oppenheimer, nhà vật lý học dẫn đầu Dự án Manhattan trong Thế chiến thứ II, hay John Maynard Keynes, nhà kinh tế học kiêm nhà văn xuất sắc. Nhưng phổ biến là những trường hợp giỏi chuyên về ngôn ngữ (như nhà thơ hay nhà hùng biện đúng nghĩa) hoặc về toán học (như nhà quản lý quỹ kinh doanh tài năng) hay về logic (như chuyên gia lên kế hoạch)[16]. Có câu chuyện về người thu ngân ở quầy “dưới 12 mặt hàng” của siêu thị Star Market tại Cambridge, Massachusetts như sau: Nhận thấy một sinh viên đang cố đi qua với hàng chục sản phẩm, người phụ nữ này mỉa mai: “Vậy ra cô đi học ở MIT (Học viện Công nghệ Massachusetts) mà không biết đọc - hay cô học ở Harvard mà không biết đếm?”. Mục đích của lý thuyết về trí thông minh đa dạng không phải là để đào sâu hơn vào các dạng thông minh đã được biết đến. Thử thách thú vị của lý thuyết này là xác định những dạng thông minh bị bỏ sót - nói theo thuật ngữ của chúng tôi là những hình thức khác của biểu hiện trí tuệ. Những dạng thông minh “không kinh điển” Tôi tin rằng con người sở hữu ít nhất là 6 hoặc 7 dạng thông minh mà chúng ta có thể nhận biết; nghĩa là còn có nhiều hơn 6 hình thức biểu hiện trí tuệ khác. Tương tự thông minh ngôn ngữ và logic toán học, những loại này cũng được phân nhánh. Trong số những dạng thông minh “không kinh điển” đó, có loại sẽ phù hợp cho các lĩnh vực kinh doanh hơn những loại khác. Tuy vậy, dù ít hay nhiều, mỗi loại đều xứng đáng được xem xét dưới ánh sáng nhận thức. DẠNG THÔNG MINH VỀ ÂM NHẠC. Năng khiếu về âm nhạc - hay khả năng cảm nhận và sáng tác âm nhạc - có nhiều điểm tương đồng với năng khiếu về ngôn ngữ. Có thể xác định các phân nhánh như: khả năng cảm nhận giai điệu và hòa âm; khả năng nhạy cảm với https://thuviensach.vn nhịp điệu; khả năng nhận biết những âm sắc và khóa nhạc khác nhau; và nói một cách văn hóa là năng lực hiểu được cấu trúc của các tác phẩm âm nhạc (từ đoạn nhạc jazz ngắn đơn giản cho đến bản sonata cổ điển có cấu trúc đặc biệt chặt chẽ). Đương nhiên những người trong giới nghệ thuật giải trí dành vị trí cao quý cho năng khiếu âm nhạc (cũng như các loại hình nghệ thuật khác nói chung). Nhưng khả năng này ít được đánh giá cao trong các loại hình tiếp cận công chúng, từ quảng cáo trên tivi cho đến bộ phim dài tập, hay từ các hội nghị cho đến sự kiện điền kinh, hay các buổi lễ tôn giáo. Nhiều vấn đề nhìn bên ngoài có vẻ thuộc về các hệ thống biểu tượng khác nhưng thực ra vẫn có tố chất âm nhạc ẩn chứa bên trong. Tôi viết sách, sử dụng từ ngữ và đôi khi cả hình ảnh đồ thị, những cách kết hợp ngôn ngữ và đồ thị dựa trên những nguyên tắc tổ chức mà, ít nhất trong trường hợp của tôi, có nguồn gốc rõ ràng từ cấu trúc âm nhạc. Có lẽ là vì âm nhạc là hình thức ít bộc lộ ngữ nghĩa nhất trong đa số các hệ thống biểu tượng: nó không chuyển tải những ý nghĩa rời rạc đơn lẻ. Thay vào đó, âm nhạc một mặt có những kết cấu tổ chức (hay cú pháp) thuần túy và mặt khác, thể hiện những hình thức và trạng thái của cuộc sống tình cảm chúng ta. Có một câu nói đáng nhớ của nhà văn thế kỷ XIX người Anh Walter Pater: “tất cả nghệ thuật đều luôn khao khát có được phẩm chất của âm nhạc”. Mới đây, kết hợp với Rosamund Stone Zander, nhạc trưởng Benjamin Zander đã chỉ ra điểm tương đồng thú vị giữa lãnh đạo và âm nhạc. Theo ông, việc quản lý và phát triển một tổ chức lớn cũng dựa trên những nguyên tắc được sử dụng trong chỉ huy một dàn nhạc giao hưởng. Chúng ta nên chú ý đến tính chất âm nhạc vốn có trong kế hoạch, tổ chức và giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh[17]. DẠNG THÔNG MINH VỀ KHÔNG GIAN. Hình thức thứ 4 của biểu hiện trí tuệ là trí thông minh về không gian: là năng lực hình thành những biểu hiện hay hình ảnh không gian trong tư duy của một người, từ đó có hành động thích hợp tương ứng. Có loại năng khiếu về https://thuviensach.vn không gian được sử dụng trong những không gian rộng lớn - như dạng hoạt động của phi công lái máy bay, của nhà khoa học về tên lửa, của thủy thủ. Một dạng bổ sung khác liên quan đến không gian hạn chế hơn - như những hoạt động được triển khai bởi các đấu thủ cờ vua, nghệ sĩ điêu khắc, họa sĩ, người thiết kế dụng cụ, đồ chơi, hay thiết bị tivi. Đối với năng khiếu về âm nhạc, trí thông minh về không gian cũng có mối liên hệ được đánh giá cao; để trình bày hay sáng tác tác phẩm, nhiều người nhận thức và làm việc với những chủ thể đã chọn trong một hình thái không gian. Mỗi dạng thông minh đều có liên quan đến những loại chất liệu khác nhau. Có người tiếp cận hầu hết các nội dung bằng cách “không gian hóa chúng”. Từ đó họ có thể nghĩ về một vở kịch, một bài hát, một kế hoạch bán hàng, hay một sơ đồ quản lý khi chúng được thể hiện trong hình thái không gian (hay đồ thị); hơn nữa, họ còn có thể tạo ra một hệ thống dấu hiệu không gian để biểu hiện vở kịch, bài hát hay kế hoạch nêu trên. (chẳng hạn, tôi nghĩ về các đồng nghiệp tâm lý học của tôi, những người vẽ ra một thí nghiệm như là những đường đi mới trong địa chất). Một khi đã tạo ra hình thức không gian cho một chủ thể - ví dụ như một sơ đồ tổ chức minh họa những vị trí quyền lực của công ty vừa mới sáp nhập - thì có thể tiếp tục phát triển hình thức thể hiện mới này, chuyển hóa nó, và gán cho nó những ý nghĩa khác nhau. Lúc đó, chúng ta có một “ngữ nghĩa” được thể hiện qua hình thái không gian. Chúng ta có thể thấy sự hiện diện của năng khiếu về không gian trong thế giới kinh doanh theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Trước hết, chúng ta có thể xác định những người làm việc trực tiếp trong thế giới không gian - như ngành hàng không, kiến trúc, thiết kế, và có lẽ cả “không gian ảo” nữa. Tiếp đến, chúng ta còn có thể kể đến những công việc hay sáng tạo cần sử dụng những nguyên tắc không gian, tuy những lĩnh vực này không mấy liên quan đến không gian bầu trời. Trong khi có người lập kế hoạch bằng cách “suy nghĩ” dựa trên hình https://thuviensach.vn thức phân tích lôgic hay âm nhạc, nhiều người khác lại có thể diễn đạt nội dung trí tuệ của mình bằng hình thức không gian hữu hình. Phần mềm “Mac”, một loại ứng dụng chủ yếu dùng hình ảnh minh họa của tạp chí Scientific American, đã tỏ rõ ưu thế sử dụng những hình thức không gian (ngược với phần mềm “PC” là sử dụng văn bản). DẠNG THÔNG MINH VỀ VẬN ĐỘNG CƠ THỂ. Có vài điểm tương đồng với năng khiếu về không gian, năng khiếu vẽ vận động cơ thế là năng lực giải quyết các vấn đề hay tạo ra các sản phẩm thông qua sử dụng toàn bộ cơ thể, hay từng bộ phận cơ thể, ví dụ như tay, miệng. Chắc hẳn loại năng khiếu này là tối quan trọng đối với con người tiền sử, lúc đó được gọi là khả năng sử dụng “công cụ” hay “cơ thể”. Đế sống sót khi đi săn, đánh bắt, hái lượm, trồng trọt; để có thể tạo ra quần áo, xây dựng nơi ở, chuẩn bị thức ăn, và tự bảo vệ mình trước kẻ thù, ông cha ta đã dựa vào những kỹ năng của cơ thể. Có thể phân biệt 2 loại thông minh về vận động cơ thể. Nghệ nhân, thợ thủ công, nghệ sĩ, bác sĩ phẫu thuật, hay vận động viên là những người sử dụng cơ thể trực tiếp để thực hiện công việc. Loại bổ sung bao gồm những người sử dụng hình ảnh cơ thể để thể hiện một cách ẩn dụ những khái niệm của mình về nhiều chủ đề. Trong giới thương nhân hay bán hàng, cũng có những người từng là vận động viên tài năng. Cựu vận động viên bóng rổ nay là Thượng nghị sĩ Mỹ Bill Bradley nói rằng: “Nếu tôi chơi bóng rổ với ai trong vòng 1 giờ, tôi sẽ biết tất cả những gì tôi cần biết về người đó”[18]. Các doanh nghiệp tự ví mình như những nhóm vận động viên; họ khái niệm hóa những mối quan hệ của họ với các công ty khác, hay với đối thủ, bằng những thuật ngữ mượn từ sân bóng rổ hay bóng đá. Nhiều sáng kiến đã dựa rất nhiều vào hình ảnh cơ thể - ví dụ các ứng dụng mang tính trực giác như ‘con chuột’ máy tính hay những thứ khác trong thế giới ảo. Năng khiếu vận động cơ thể cũng không thể thiếu trong lĩnh vực trí thức. Như đã nói ở phần trước, người tài giỏi như Albert Einstein cũng thừa nhận rằng ông không thể hiện suy nghĩ bằng từ ngữ: thay https://thuviensach.vn vào đó, ông khẳng định: “những chủ thể trí tuệ cấu thành nên suy nghĩ bao gồm các dấu hiệu và hình ảnh tương đối rõ ràng nào đó, có thể được ‘tùy ý’ tái sản xuất và kết hợp... Những chủ thể đó, trong trường hợp của tôi, là những loại có liên quan đến thị giác và cơ thể”[19]. Đúng ra, mỗi loại thông minh liên quan đến sự phát triển của nhiều kỹ năng. Tuy nhiên, cũng như chúng ta nghĩ đến ngôn ngữ trong các câu chuyện, hay nghĩ về logic trong các lý thuyết, chúng ta sẽ nghĩ đến năng khiếu vận động cơ thể đối với những biểu hiện trí tuệ là kỹ năng. Đó là vì kỹ năng luôn liên quan đến việc sử dụng cơ thể, cho dù vai trò của cơ thể trong việc biểu diễn một điệu nhảy sẽ rõ ràng hơn so với nói, viết, hay giải phương trình. Những nghiên cứu về các ngành nghề trong nhiều lĩnh vực đã ghi nhận mức độ đòi hỏi thành thạo những kỹ năng cao hơn trong việc sử dụng và phối hợp thông tin. Có thể dễ dàng thấy được những kỹ năng này trong các trường hợp thể chất hữu hình (như các vận động viên hay họa sĩ), nhưng đa số chúng đã trở thành những kỹ năng được tiếp thu tự nhiên. Chẳng hạn, trong khi một nhạc sĩ mới vào nghề chỉ có thể tập một bản nhạc bằng một loại nhạc cụ thì một nhạc sĩ có kỹ năng có thể chơi hoàn thiện nhiều bản nhạc mà chỉ cần đọc bàn phổ hay “chơi bản nhạc” trong đầu. Do đó, dần dần người ta ít nói năng khiếu về vận động cơ thể. DẠNG THÔNG MINH VỀ TỰ NHIÊN. Chỉ sau khi xuất bản cuốn sách đầu tiên về thuyết thông minh, tôi mới nhận thức về loại hình thứ 6 mà tôi gọi là “trí thông minh về tự nhiên”[20]. Khả năng thông minh về tự nhiên bao gồm những năng lực phân biệt có logic trong thế giới tự nhiên: giữa loại cây này với loại cây kia; giữa loại động vật này với loại kia; giữa các loại mây, hình dáng các hòn đá, đặc điểm của thủy triều, vân vân... Cũng như năng khiếu về cơ thể, loại năng khiếu này chắc chắn mang tính quan trọng sống còn trong quá khứ loài người. Ông bà chúng ta sẽ không thể sống sót nếu không biết phân biệt cây độc với cây lợi, động vật có thể ăn được hay phải tránh xa, hoặc vùng đất, nước, núi có lợi hay nguy hiểm. Ngày nay, vẫn còn https://thuviensach.vn những vùng trên địa cầu mà sự sống sót của con người phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng hiểu biết về tự nhiên. Ngay cả trong thế giới hậu công nghiệp, những người hoạt động trong lĩnh vực chế biến thức ăn, xây dựng nhà của, bảo vệ môi trường, hay các mỏ quặng quý, đều phải dựa vào năng lực về tự nhiên của họ. Phạm vi ảnh hưởng của năng khiếu về tự nhiên đến xã hội tiêu dùng của chúng ta tuy không được nhận thức rõ ràng nhưng chắc chắn là hệ quả từ thời xa xưa. Khả năng phân biệt đôi giày hay cái áo len với những thứ khác, phân biệt các nhãn hiệu xe hơi, máy bay, xe đạp, xe gắn máy, hay những thứ tương tự, đều dựa vào năng lực xác định kiểu dáng được sử dụng trong những kỷ nguyên xưa để phân biệt các loại thằn lằn, cây cối, hay các loại đá khác nhau. Điều này thể hiện một vấn đề quan trọng về các dạng thông minh của con người. Mỗi loại thông minh tiến hóa qua một thời gian dài nhằm giúp con người tồn tại và tái sản xuất trong những môi trường sinh thái cụ thể - đáng kể nhất là vùng hoang mạc Sahara châu Phi, nơi loài người đã phát triển trong vài triệu năm qua. Một dạng thông minh nhất định có thể sẽ không phát triển nếu ít được sử dụng trong hoàn cảnh hiện tại. Tuy vậy, là những sinh vật cơ hội, các cư dân thành thị tuy chưa từng thấy trang trại hay khu rừng nào vẫn có thể dựa vào, thậm chí còn khai thác, năng lực về tự nhiên của họ trong các vai trò người bán, người mua, hay những người mua hàng chỉ xem mà không mua. Phải thừa nhận là rất khó xác định ranh giới các loại thông minh; ở mức độ nào đó những khái niệm mô tả này dựa trên yếu tố mỹ quan hơn là đánh giá khoa học. Tôi xin chia sẻ ý kiến cá nhân như sau. Một mặt, năng khiếu về tự nhiên có vẻ chỉ liên quan đến việc sử dụng giác quan: như mắt tinh, tai thính, khéo tay, v.v... Điều này đương nhiên là đúng, nhưng chưa đủ; dù bị mất đi một hay nhiều cơ quan giác quan thì con người vẫn có thể có sự phân biệt hiệu quả, như nhà tự nhiên học lỗi lạc bị mù Geermat Vermij chẳng hạn. Theo nghĩa đó, trí thông https://thuviensach.vn minh về tự nhiên - như các loại thông minh khác - mang tính chất “siêu giác quan”. Mặt khác, loại thông minh này cũng dựa trên cơ sở vận dụng trí thông minh logic toán học để phân loại. Nhưng nói vậy vẫn chưa đủ. Chúng ta phân biệt 2 chủ thể trước khi phân loại chúng, đúng vậy, bất kỳ cơ chế phân loại sinh học nào cũng phải dựa vào các chỉ tiêu nhận thức trước. Theo kinh nghiệm, chuỗi hoạt động có thể diễn ra như sau: đầu tiên, chúng ta nhận thực vật thể thông qua một hay nhiều giác quan; tiếp đến, chúng ta sử dụng trí thông minh về tự nhiên để đưa ra những phân biệt có logic; cuối cùng, chúng ta phân loại (và có lẽ còn tái phân loại) tùy theo những tiêu chí logic riêng biệt. Quá trình này có lẽ cũng đúng với tôi khi vận dụng năng lực thông minh về tự nhiên để phát triển lý thuyết về trí thông minh đa dạng cách đây vài thập kỷ. Quay lại với thế giới kinh doanh, tôi cho rằng những ai làm việc với bất kỳ loại sản phẩm hữu hình nào cũng cần biết vận dụng khả năng thông minh về tự nhiên. Năng lực phân biệt là tối quan trọng nếu chúng ta không muốn gộp chung tất cả các loại xe hơi, hay thậm chí tất cả các loại xe. Trí thông minh về tự nhiên rất cần thiết cho dù chúng ta mua nguyên vật liệu, hay lấy chúng từ đất, dù là xây dựng chiến dịch để quảng cáo chúng, hay sử dụng trong công việc hàng ngay, trong việc vặt nội trợ, hay chỉ để chơi. Thế giới gần đây đã trở nên đầy rẫy những “cú click”, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể hoàn toàn loại bỏ “gạch” và “cây”. Nếu mất đi trí thông minh về tự nhiên, chúng ta sẽ trở nên hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực phân biệt các chủng loại trên thế giới của người khác. Những dạng thông minh cá nhân Đến đây, nói chung, mỗi loại thông minh mà tôi đã nêu đều rơi vào một trong hai nhóm. Một nhóm chủ yếu liên quan đến các chủ thể vật chất, như dạng thông minh về không gian, cơ thể, và tự nhiên. Nhóm kia chủ yếu liên quan đến hình tượng hoặc chuỗi hình tượng, https://thuviensach.vn như dạng thông minh về ngôn ngữ, âm nhạc, hay logic toán học. Cả hai nhóm đều gắn liền với các khái niệm, các câu chuyện, lý thuyết và kỹ năng. Chúng ta hay kết hợp nhóm “dựa vào chủ thể” với các kỹ năng, và nhóm “dựa vào hình tượng” với các khái niệm, câu chuyện, và lý thuyết. Nhóm thứ 3, gần đây rất được quan tâm, liên quan đến khả năng hiểu biết con người. Người ta sử dụng năng khiếu giao tiếp để phân biệt mọi người, xác định động cơ của họ, để làm việc hiệu quả với họ, và nếu cần thiết, điều khiển họ. Bổ sung vào đó là dạng thông minh về nội tâm, với tính chất hướng nội. Người thông minh về nội tâm là người biết sử dụng bản thân hiệu quả: họ có thể xác định tình cảm, mục tiêu, sự sợ hãi, ưu khuyết điểm của bản thân; và tối ưu nhất là có thể sử dụng những hiểu biết đó để đưa ra những quyết định sáng suốt trong cuộc đời. Trong giai đoạn đầu thế kỷ XXI hiện nay, tôi không cần phải nhấn mạnh nhiều về tầm quan trọng của năng khiếu giao tiếp. Hầu hết các loại hình kinh doanh đều đòi hỏi phải làm việc với người khác, và những ai có hiểu biết sâu sắc về con người - nói chung cũng như nói riêng - sẽ có lợi thế nổi bật. Dù là nhân viên marketing, nhân viên bán hàng, hay quan hệ công chúng, dù là lãnh đạo hay nhân viên, độ nhạy cảm với người khác đều là một tài sản quan trọng. Khái niệm về khả năng xử lý cảm xúc của Daniel Goleman ngày càng phổ biến, cho thấy mọi người đã nhận thức được tầm quan trọng của khả năng nhạy cảm với người khác[21]. Tuy nhiên, khả năng nhạy cảm đó không chỉ là một khái niệm lý luận. Trong số các khía cạnh khác nhau của năng khiếu giao tiếp cá nhân có sự nhạy bén về tính khí hay cá tính con người, khả năng dự đoán phản ứng của người khác, kỹ năng Lãnh đạo hay phục tùng một cách hiệu quả, và khả năng điều đình dàn xếp. Càng tìm hiểu sâu hơn về các dạng thông minh cá nhân, chúng ta càng khám phá ra nhiều khía cạnh mới. Quả vậy, hiện nay chúng ta đã có thể biết đến 6 loại https://thuviensach.vn lãnh đạo khác nhau[22], 4 phương thức thương lượng[23], và 34 cá tính dành cho những người hoạt động trong lĩnh vực nhân sự cần quan tâm[24]. Bổ sung cho kiến thức về người khác là kiến thức về bản thân: chúng ta tự biết về mình khi thể hiện sự khác biệt trong quá trình tìm hiểu về người khác; chính sự khác biệt nhằm tự thể hiện bản thân này sẽ giúp chúng ta thâm nhập vào suy nghĩ của người khác. Du vậy, cốt lõi của năng khiếu về nội tâm rất khác so với năng lực hiểu và giao tiếp với người khác. Trung tâm của năng lực này là khả năng phân biệt những cảm xúc, nhu cầu, lo âu, đặc tính khả năng của riêng một người, kết hợp chúng một cách có ý nghĩa và hữu ích nhằm đạt được những mục tiêu cá nhân khác nhau. Trong khi các dạng thông minh khác thể hiện vai trò trong các khu vực kinh doanh cụ thể, thì khả năng về nội tâm là một chiều đánh giá cá nhân “một cách toàn diện”. Trong số các Tổng thống Mỹ, những người như Abraham Lincoln có vẻ biết rất rõ về mình, trong khi những người khác như Ronald Reagan lại không có thiên hướng về nội quan. “Kiến thức về bản thân” của nhiều nhà điều hành, doanh nhân, hay nhà đầu tư, có thể được phát triển, hay bị kìm hãm, suy giảm ở các mức độ khác nhau, và họ sử dụng kiến thức đó để tạo ra những môi trường làm việc thích hợp cho bản thân và người khác theo những cách khác nhau[25]. Không dễ đánh giá khả năng thông minh về nội tâm. Tại sao? Thứ nhất, vì người này khác người kia (đó là lý do tại sao chúng ta cần những dạng thông minh cá nhân) và do đó tiêu chuẩn đánh giá người này không thể áp dụng cho người khác. Thứ hai, trí thông minh về nội tâm là vấn đề chủ quan tinh tế; chúng ta không thể bộc lộ hay thể hiện mức độ tự hiểu mình cho người khác, cũng như mức độ chính xác của kiến thức về bản thân đó. Trong chủ đề thay đổi tư duy, không thể không nhắc đến tầm quan trọng của suy nghĩ nội tâm. Ngày nay, trong thế giới công nghiệp và hậu công nghiệp đa số chúng ta đều quyết định sống ở đâu, theo https://thuviensach.vn đuổi công việc gì, hay làm gì chỉ khi chúng ta cảm thấy bất mãn, bị giảm biên chế hay đơn giản là bị đuổi việc. Những người có sự hiểu biết sâu sắc về ưu điểm cũng như nhu cầu của bản thân sẽ có ưu thế hơn so với những người có kiến thức hạn chế hoặc sai lầm về bản thân. Tôi xin mạnh tay cho những trường hợp có hiểu biết chính xác về bản thân ít nhất 15 cho đến 25 điểm IQ - và như vậy là rất nhiều! Dạng thông minh hiện sinh Gần đây, tôi đang suy ngẫm liệu có loại thông minh thứ 9 gọi là thông minh hiện sinh không. Ý tưởng này bắt đầu vì có nhiều đồng nghiệp cho rằng có một loại “thông minh tôn giáo” hay “tinh thần”, và không ít người tuyên bố một cách sai lầm rằng “Howard Gardner tin vào sự tồn tại của một dạng thông minh siêu nhiên như vậy”. Sau khi xem xét nhiều đặc điểm khác nhau của tính chất tinh thần, tôi đi đến kết luận rằng nó chưa đáp ứng được tiêu chí của một dạng thông minh riêng biệt[26]. Nhưng một phần của tinh thần - suy nghĩ hiện sinh - có thể đáp ứng các tiêu chí đó. Trí thông minh hiện sinh thể hiện khả năng con người đưa ra và suy ngẫm về những câu hỏi lớn nhất: “Chúng ta là ai? Tại sao chúng ta ở đây? Cái gì sắp xảy ra với chúng ta? Tại sao chúng ta chết? Rốt cuộc, tất cả những chuyện này là gì?”. Trên khắp thế giới, từ người lớn đến trẻ em đều đưa ra những câu hỏi đó, và nhiều “hệ thống biểu tượng” về tôn giáo, nghệ thuật, triết học và thần thoại đã được dựng lên nhằm đưa ra những câu trả lời thỏa mãn (hay ít nhất là những hình thức thuyết phục) cho các câu hỏi này. Dạng suy nghĩ như vậy khá phù hợp với các tiêu chí về tâm sinh lý của một loại thông minh (xem ghi chú số 1). Chẳng hạn, suy nghĩ hiện sinh có một tiến trình phát triển; những hệ thống biểu tượng khác nhau trên khắp hành tinh thể hiện những câu hỏi và mối quan tâm hiện sinh đáng chú ý; và trong thời kỳ đầu một số cá nhân nổi bật đã đưa ra những thiên kiến cho các câu hỏi lớn như vậy. Tôi còn do dự chưa khẳng định đây là dạng “thông minh thứ 9” đầy đủ vì chúng tôi vẫn https://thuviensach.vn chưa có bằng chứng thuyết phục về việc “ý nghĩ hiện sinh” dựa vào trung tâm thần kinh não chuyên biệt hay nó có một lịch sử tiến hóa nổi bật hay không (mặc dù một số nhà bình luận đã đưa ra suy đoán thú vị về “điểm Chúa” bên dưới thùy não thái dương[27]. Và vì vậy ứng cử gần đây nhất về “khả năng thông minh” vẫn ở dạng treo; nhớ đến một bộ phim cổ điển của Federico Fellini, tôi gọi đó là dạng thông minh “thứ 8 1/2”. Ý thức hiện sinh tuy chưa phải là một dạng thông minh đầy đủ những có vị trí rất đáng kể trong kinh doanh. Đa số chúng ta nghĩ kinh doanh là trần tục, thực tế, hàng ngày; những chủ đề về sinh tồn, tôn giáo, và tinh thần vẫn không được đề cập cho đến khi có ngày Sabbath thích hợp. Tuy nhiên, có nhiều sản phẩm kinh doanh, dù là trực tiếp hay gián tiếp, đề cập đến những vấn đề lớn hơn về sinh tồn, xác định nguồn gốc và niềm tin. Tôi có thể kể đến vô số các sách, đĩa, phim, và các chương trình tivi liên quan đến lĩnh vực tinh thần - từ thiên thần cho đến ác quỷ; hay có thể kể đến vô số các tổ chức, cơ quan, hay các trải nghiệm (kể cả trò chơi ở công viên giải trí!) phục vụ cho tinh thần con người; hay những ví dụ khác trong lĩnh vực tôn giáo, dù thuộc tổ chức tôn giáo trung tâm hay khu vực lân cận, dù là truyền thống hay xu hướng mới thịnh hành. “Hiện sinh” là một vấn đề lớn. Tuy nhiên, ý thức hiện sinh không chỉ thể hiện qua các sản phẩm. Nó còn là một khía cạnh trong công việc dù có thể không phải ai cũng nhận thức được; nếu mọi người không tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống công việc, họ sẽ cảm thấy bất mãn và kết cục là làm việc không hiệu quả, thậm chí có thể còn tệ hơn. Chắc chắn vấn đề tìm tòi ý nghĩa công việc không chỉ quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh, mà còn là một nhu cầu mạnh mẽ trong mọi ngành nghề[28]. Vì lẽ đó, tôi tin rằng chúng ta có thể tìm thấy các dạng thông minh trong hầu hết mọi nghề nghiệp. Ví dụ, một nhạc sĩ đương nhiên phải có năng khiếu âm nhạc, nhưng để trình diễn hiệu quả trước công chúng, người đó cần dựa rất nhiều vào khả năng vận động cơ thể, không gian, trí thông minh cá https://thuviensach.vn nhân, và có lẽ đặc biệt là trí thông minh hiện sinh. Đáng chú ý cũng là trường hợp những người thành công trong cùng một vai trò văn hóa nhưng sử dụng nhiều dạng thông minh khác nhau. Nhà toán học và vật lý học Stephen Wolfram nhận xét về các cách suy nghĩ khác nhau trong lĩnh vực toán học: Trong giới tiếp xúc với toán học cao cấp, những người khác nhau thường có cách suy nghĩ khác nhau một cách kỳ lạ. Một số suy nghĩ một cách hình tượng, sử dụng ngôn ngữ cho kiến thức đại số hay những thứ khác. Một số lại suy nghĩ theo hướng cảm quan nhiều hơn, sử dụng trải nghiệm cơ học hay những ghi nhớ thị giác. Những người khác có vẻ lại suy nghĩ theo cách trừu tượng, có khi ngầm so sánh với một bản hòa âm. Và cũng có người – kể cả những nhà toán học thuần túy nhất - hàng ngày có thể suy nghĩ rành mạch thông qua những giới hạn trừu tượng trong hình học[29]. https://thuviensach.vn TẠI SAO LẠI SỬ DỤNG CÁCH TIẾP CẬN NHẬN THỨC? Đến đây, chúng ta đã có một số hiểu biết về con người dưới góc độ về nhận thức: những nội dung chúng ta suy nghĩ - bao gồm các khái niệm, lý thuyết, câu chuyện, và kỹ năng - cũng như những định dạng mà theo đó tư duy/não bộ chúng ta thực hiện việc suy nghĩ đó - gồm 8 hay 9 dạng thông minh. Với những người ủng hộ các giải thích thuộc phạm trù tâm lý học, ý tưởng trên có vẻ hợp lý, thậm chí là hiển nhiên. Nhưng những nhà tư tưởng thuộc các lĩnh vực khác sẽ không đơn giản chịu đứng ngoài cuộc khi chúng tôi, những nhà tâm lý học, đưa ra các lý thuyết về biểu hiện trí tuệ cùng với danh sách các dạng thông minh. Vì đã đưa cách tiếp cận nhận thức vào tâm lý học, tôi xin nói về thế mạnh của phương thức này trong bối cảnh thay đổi tư duy. Thực chất, một phần ưu thế chính là nhờ ngành tâm lý học. Nếu chỉ dựa vào chủ nghĩa hành vi, chúng ta không thể giải quyết hiệu quả những vấn đề quan trọng nhất trong xã hội loài người và tinh thần con người. Quan điểm nhận thức sẽ mở lại cánh cửa tư duy cho tất cả những người có suy nghĩ, thậm chí bao gồm cả những nhà tâm lý học! Chúng ta có thể khái niệm hóa những điều con người suy nghĩ, cách họ suy nghĩ, khi nào cần thiết thay đổi suy nghĩ và thay đổi như thế nào - những vấn đề quan trọng trong thời đại “tri thức là vua”. Những cách tiếp cận cũng tồn tại: Sinh học xã hội và Lịch sử - Văn hóa Về vấn đề này, tôi tin rằng phương thức tiếp cận nhận thức có ưu thế rõ ràng so với hai quan điểm dựa trên kiến thức vẫn được những nhà bác học về con người sử dụng ngày nay, đó là: sinh học xã hội và https://thuviensach.vn lịch sử - văn hóa. Tôi không đồng ý với các quan điểm này ở chỗ: không giống cách tiếp cận nhận thức, các quan điểm đó cho rằng những hoạt động của chủ thể con người tích cực là rất hạn chế. Tôi xin nói rõ hơn về hai phương thức này qua một ví dụ trong ngành công nghiệp xe hơi. Trước những năm 1960, ngành công nghiệp xe hơi thuộc về nước Mỹ. Đa số xe hơi đều được sản xuất tại đây; có nhiều nhà máy và thị trường ở nước ngoài cho xe hơi Mỹ; và các nhà sản xuất trên khắp thế giới xem Mỹ là nước dẫn đầu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên trong vòng một hai thập kỷ, tình hình đã thay đổi một cách nhanh chóng. Dẫn đầu bởi các công ty sản xuất xe Volkswagen của Đức và xe Toyota của Nhật, các nhà sản xuất nước ngoài đã tạo ra những chiếc xe vừa rẻ vừa được cho là chạy nhanh hơn, đáng tin cậy hơn, và bền hơn. Những công ty này gia tăng thị phần qua việc sắp xếp công việc trên dây chuyền lắp ráp, luôn bám sát kiểm tra chất lượng, có những mối quan hệ tốt hơn giữa quản lý và người lao động, nhận thức rõ hơn về những thay đổi của thị hiếu, và các chiến lược khác. Nhưng công ty Mỹ lúc đầu không quan tâm đến mối đe dọa vị thế dẫn đầu của mình (như vẫn thường làm vì quá tự tin) nhưng sau đó đã tiến hành một số cải tiến để lấy lại vị trí dẫn đầu và bảo toàn lợi nhuận. Vào khoảng những năm 1990, nỗ lực này có vẻ hứa hẹn, nhưng bắt đầu thế kỷ XXI, khi các nuớc châu Âu và châu Á lại đáp ứng được những thay đổi về kỹ thuật và thị hiếu, thì sự thịnh vượng của các công ty xe hơi Mỹ một lần nữa lại nằm trong vòng nguy hiểm. Những ngành kiến thức khác nhau giải thích về bước ngoặt này thế nào? TỪ GÓC ĐỘ SINH HỌC XÃ HỘI. Được truyền cảm hứng từ thành công của thuyết Darwin trong lĩnh vực sinh học, phương thức sinh học xã hội (gần đây còn gọi là phương thức tâm lý học về tiến hóa) cố gắng mô tả các sự kiện như vậy trên cơ sở những đặc tính con người (hoặc động vật có vú phát triển)[30]. Giống như từng cá thể, các nhóm người cũng tự xếp mình vào những trật tự thống trị. Đã nhiều https://thuviensach.vn năm, General Motors và các công ty Mỹ hàng đầu khác đã thống trị lĩnh vực sản xuất và bán xe hơi. Đi đôi với sự thống trị bám rẻ và lâu dài luôn là sự tự mãn. Các tập đoàn Mỹ đã bỏ qua những dấu hiệu cho thấy các công ty ở những vị trí thấp hơn trong hệ thống đang chuẩn bị một cuộc đột kích vào các vị trí hàng đầu trong ngành. Cuộc tấn công rất nhanh chóng, nhẹ nhàng, nhưng mang lại hiệu quả đáng ngạc nhiên. Từ cuối những năm 1960, các công ty từng nắm vị trí thống trị phải cố gắng tái thiết lại quyền lực, thông qua các chiến lược cạnh tranh cũng như hợp tác, nhưng mối đe dọa vị trí này vẫn tiếp diễn. Với tầm vóc của mình, quan điểm sinh học xã hội chỉ ra những khía cạnh bị bỏ qua của đặc điểm con người - phạm trù trong đó lịch sử tiến hóa lâu dài tô màu cho cách con người (những cá nhân, nhóm hay cả ngành công nghiệp) nhận thức và hành động. Tuy nhiên, với những mục đích của chúng ta, quan điểm này có 2 nhược điểm. Thứ nhất, nhìn chung, không thể thực sự kiểm chứng các lời khẳng định; đơn giản là không thể xác định nhân tố nào trong thời kỳ tiền sử xa xưa đã ảnh hưởng đến hệ di truyền con người qua thời gian hoặc tác động đến những hành vi của con người ngày nay. Ví dụ, liệu những hành vi của các đối tượng khác nhau trong ngành xe hơi có thể được giải thích hay hơn bằng gien quy định tính ích kỷ hay hợp tác? Thứ hai, phương thức sinh học xã hội về cơ bản chỉ ghi lại những hạn định của con người. Chẳng hạn, quan điểm này khẳng định rằng con người chỉ nhắm đến các hình thức tổ chức có thứ tự thống trị và luôn xô đẩy nhau để giành giật vị trí. Nếu chúng ta chấp nhận những hạn định này là yếu tố có sẵn, thì không có lý do gì để tạo ra những cuộc chuyển hóa lớn; chỉ cần làm theo những gì đã được quy định trong hệ gien mà thôi. Và cuối cùng, như đại đa số, các nhà sinh học xã hội nói, “À, chúng ta cần phải biết những hạn định để vượt qua chúng”, thì có nghĩa là về cơ bản họ đã mâu thuẫn với chính mình. Hãy cứ thừa nhận rằng có thể có những hạn định trong khả năng linh hoạt của con người nhưng hãy cố hết sức để kiểm chứng và vượt qua chúng. https://thuviensach.vn TỪ GÓC ĐỘ LỊCH SỬ - VĂN HÓA. Đây là cách nhìn dựa vào lịch sử và nghiên cứu về các nền văn hóa khác nhau, ở lĩnh vực này, con người không còn đơn giản là một giống loài[31]. Chúng ta có lịch sử và thời tiền sử lâu dài cũng như một nền tảng văn hóa hay đa văn hóa lớn mạnh, và cả 2 yếu tố này đã tỏa bóng dài quy định chặt chẽ về việc chúng ta là ai, chúng ta tin mình có thể làm được gì, chúng ta thực sự có thể làm gì và bằng cách nào. Hãy xem cách tiếp cận lịch sử - văn hóa trong ngành xe hơi. Niềm tự hào và sức mạnh kinh tế nước Đức bị lung lay nghiêm trọng sau thất bại của hai cuộc Thế chiến liên tục. Nhưng người Đức rất cần cù và siêng năng, đất nước họ sở hữu những nguồn tài nguyên thiên nhiên then chốt, thêm vào đó lại được Kế hoạch Marshall và các khối liên minh kinh tế châu Âu khác hậu thuẫn, họ đã có thể xây dựng thành công trong nước loại xe không đắt tiền nhưng vẫn hấp dẫn, chiếc Volkswagen. Vào giữa thế kỷ, “Phép màu Đức” đã trở thành đối tác hàng đầu của ngành công nghiệp xe hơi. Cũng giống như Đức, Nhật Bản có một lịch sử dẫn đầu ngành công nghiệp nặng trong khu vục và đã phải chịu sự thất bại hoàn toàn nhục nhã trong cuộc Thế chiến thứ II. Người Nhật cũng là những công nhân xuất sắc, họ làm việc hiệu quả với những nhóm nhỏ chặt chẽ, từ đó hình thành nên các tập đoàn sản xuất khổng lồ. Họ cũng có kỹ năng học hỏi quy trình của các công ty khác (chẳng hạn như phương pháp Quản lý[32] chất lượng toàn bộ của kỹ sư người Mỹ W. Edwards Deming, đi tiên phong vào giữa thế kỷ), sau đó ứng dụng vào hoàn cảnh hiện tại, và tiếp tục chuyển biến chúng khi các điều kiện thay đổi. Quan điểm dựa trên văn hóa cho thấy Đức và Nhật có thể thống trị trong thập kỷ 1960 và 1970 là nhờ vào đặc tính tự tôn lâu năm của hai dân tộc này, cũng như từ những sự kiện lịch sử vừa xảy ra. Đến lượt sự thống trị của Đức và Nhật chỉ có thể bị thách thức bởi những “động thái” tiếp cận truyền thống lịch sử và văn hóa Mỹ một cách sâu sắc và khéo léo tương tự. https://thuviensach.vn Cách tiếp cận về lịch sử - văn hóa rõ ràng thách thức những giả định đơn nghĩa của các nhà sinh học xã hội: dù xuất phát cùng một nguồn gien, các cá thể và nhóm người đều khác nhau một cách đáng kinh ngạc, nhờ vào những câu chuyện lịch sử, kinh nghiệm riêng biệt, và thậm chí là vào sự ngẫu nhiên về gien bất kỳ. Người Nhật ngày nay không giống người Nhật những năm 1850; cũng không giống người Trung Quốc hay Hàn Quốc; chưa nói đến Đông Phi bay Tây Âu. Và người dân Mỹ đánh giá cao sự khác biệt giữa Thung lũng Silicon cuồng tín, miền Tây hoang dã, miền Nam thâm sâu, miền Trung Tây cứng rắn, và miền New England tẻ nhạt nhưng gan dạ, nơi là quê hương tôi hơn 40 năm qua. Tuy nhiên, nếu dùng lịch sử và văn hóa để giải thích thì chúng ta cũng gặp khó khăn như với sinh học xã hội, đó là phạm vi gốc rễ của chúng quá sâu rộng. Những cội nguồn này có nguy cơ trở thành những mối ràng buộc hạn chế khả năng thay đổi của chúng ta. Và một khi nhận thức được rằng có thể vượt qua các khía cạnh lịch sử hay văn hóa (như trường hợp ấn tượng của người Đức và người Nhật ở nửa sau thế kỷ), thì sức mạnh của phương thức lịch sử - văn hóa sẽ bị mai một nhanh chóng. Như vậy một lần nữa chúng ta lại thừa nhận: xác định những giới hạn, nhạy bén với văn hóa và lịch sử, nhưng vẫn tiếp tục tiến lên. Những luận điểm về nhận thức Theo sau phép biện chứng của học thuyết Hegel, một số các luận điểm đã đưa cách tiếp cận nhận thức trở lại với chính trường. Phương thức này dựa trên những hiểu biết khoa học quan trọng về hoạt động của tư duy, thiện ý của tâm lý học, khoa học thần kinh, ngôn ngữ và các lĩnh vực có liên quan khác. Nó xem xét những biểu hiện bẩm sinh hoặc có từ sớm của chúng ta, và ghi nhận vai trò của các nhân tố văn hóa và sinh học. Nhưng đa số những biểu hiện trí tuệ không có sẵn từ khi mới sinh hay giữ nguyên trạng như lúc ban đầu. Theo thuật ngữ của chúng tôi, chúng được xây dựng dần dần bên trong tư duy não bộ https://thuviensach.vn và có thể được tái tạo, chỉnh sửa, tái cấu trúc, chuyển hóa, kết hợp, thay đổi và bị suy yếu đi. Nói ngắn gọn là chúng nằm trong tầm tay và suy nghĩ của chúng ta. Những biểu hiện trí tuệ không phải là không thể thay đổi; các nhà phân tích hay nhà tư tưởng có thể cho thấy điều này, và mặc dù không dễ dàng nhưng có thể thay đổi chúng. Không những thế, vì chúng ta có vô số các biểu hiện trí tuệ và có thể kết hợp chúng theo nhiều cách khác nhau, nên các khả năng lựa chọn là vô hạn. Rốt cuộc, các nhà phân tích trong lĩnh vực xe hơi Mỹ những năm 1960 và 1970 đã trở thành những nhà nhận thức tài giỏi (dù có thể họ không ý thúc về điều này) khi ngồi xuống, chỉ ra những sai lầm trong suốt thời kỳ khủng khoảng từ cuối Thế chiến thứ II cho đến Chiến tranh Việt Nam. Dựa vào những cách biểu lộ khác nhau của con người, họ có thể xác định các khả năng phản hồi của những đối thủ cạnh tranh nước ngoài, cũng như những xu hướng chung trong thiết kế máy móc, kế toán, sở thích khách hàng, phong cách sống, vân vân... Họ có thể đưa ra những kế hoạch để thu lại thị phần, tiến hành những thay đổi cần thiết trong cấu trúc và chức năng của công ty, tác động đến thói quen của khách hàng, tái thương lượng những hợp đồng với liên đoàn, và thậm chí để hợp tác với những nhà sản xuất và đội ngũ bán hàng ở các khu vực khác và ở nước ngoài. Nói chung, họ có khả năng thay đổi tư duy của mình, cũng như của các nhân viên, khách hàng, và đối thủ cạnh tranh. Và nếu những kế hoạch này không thành công như mong đợi, họ hoàn toàn có thể trở lại bản vẽ (hay bản mô phỏng trên máy vi tính) và tiếp tục bắt đầu lại... và cụ thể. Ý thức về vấn đề nhận thức sẽ là một lợi thế trong thay đổi tư duy. Nhờ đó, có thể hiểu rõ biểu hiện của mỗi bên trong đàm phán hay cạnh tranh - cái nào thích hợp, cái nào còn thiếu sót. Có thể biến đổi hình thức thể hiện để giúp người khác hiểu hơn; hoặc có thể xem xét lại nội dung nếu thấy có vẻ không thích hợp ngay từ đầu. Có thể thử những hệ thống biểu tượng mới, mang lại những kết quả bất ngờ; hoặc https://thuviensach.vn có thể tạo ra những biểu hiện trí tuệ mới trong đầu và sau đó sử dụng cách biểu lộ thích hợp để chia sẻ và thực hiện những ý tưởng mới đó. Chúng ta có thể sử dụng nhiều đòn bẩy thay đổi tư duy khác nhau - như lý luận, phần thưởng, cách biểu hiện đa dạng - cho đến khi đạt đến điểm quyết định thay đổi. Nhận thức sẽ kết hợp những dấu hiệu tay với các y tưởng trong đầu. So với sự bó hẹp của văn hóa và sinh học; nhận thức mở ra một dòng chảy cho trí tưởng tượng. Trong khi cả sinh học lẫn văn hóa đều không thể giải thích cho các sự kiện diễn ra trong ngành xe hơi những năm 1960 đến 2003, thì ít nhất nhận thức cũng đóng góp được phần nào. Quan điểm nhận thức không bao đảm sự thành công trong kinh doanh hay cuộc sống, nhưng cũng không phủ nhận những giới hạn của con người. Cho dù là một nhà lãnh đạo, nhà quản lý, là công nhân ở bộ phận sản xuất, một nhà trị liệu, một học giả, là đối thủ cạnh tranh, hay khách hàng thì luận điểm nhận thức cũng đều mở ra những cách thể hiện các giới hạn và chọn lựa khác nhau, cũng như những cách hành động dựa trên các biểu hiện này. Nhận thức đòi hỏi độ chính xác, kiểm tra, điều chỉnh, và tiến bộ. Quan điểm lạc quan này xác nhận rằng chúng ta có thể hình dung những viễn cảnh mới và nỗ lực để đạt chúng. Có thể sử dụng mỗi suy nghĩ, cùng với những hình thức biểu hiện phổ quát và đặc trưng, để hiểu tư duy của người khác cũng như của bản thân. Đến đây tôi đã giới thiệu 2 thấu kính nhận thức quan trọng để xem xét tư duy của con người: một là những nội dung khác nhau (khái niệm, câu chuyện, lý thuyết và kỹ năng) và cái kia là những hình thức đa dạng (định dạng, biểu hiện, hay trí thông minh) thể hiện những nội dung này. Tôi cũng đã giới thiệu một số những nhân tố đòn bẩy, cùng nhau chúng quyết định chiều hướng thay đổi tư duy. Với một số mục tiêu, những công cụ này là đủ. Tuy nhiên, phương thức mang tính chất tinh vi nó bỏ qua yếu tố chúng ta phát triển tư duy từ nhỏ cho đến suốt cuộc đời. Để hoàn tất cuộc khảo sát mở này, chúng ta cần xem xét quá https://thuviensach.vn trình phát triển của nhận thức con người từ thời thơ ấu. Và để chuyển trọng tâm sang vấn đề phát triển tư duy, hãy cùng tìm hiểu một nghịch lý thú vị tác động đến nền tảng của quá trình thay đổi tư duy. https://thuviensach.vn CHƯƠNG 3 SỨC MẠNH CỦA CÁC LÝ THUYẾT THUỞ ĐẦU ĐỜI https://thuviensach.vn NHỮNG NGHỊCH LÝ TRONG THỜI KỲ PHÁT TRIỂN TUỔI THƠ Nhìn kỹ lại những bức tranh châu Âu thời Trung cổ, bạn sẽ thấy vô số những bức chân dung vẽ trẻ em như những người lớn thu nhỏ. Với con mắt hiện đại, trông chúng có vẻ lạ lùng. Cách đây nhiều năm, nhà sử học xã hội người Pháp Philippe Aries[32] cho biết rằng những bức chân dung phản ánh một giả định hoàn toàn khác về sự phát triển của con người, trong đó, những đứa trẻ được miêu tả như người lớn thu nhỏ. Chắc chắn là chúng thấp người; nhưng vẫn ăn mặc như người lớn, vẫn có những biểu lộ như người lớn và thậm chí tỷ lệ cơ thể của chúng không có các dấu hiệu của con nít - không có đầu quá to, không có những cánh tay mũm mĩm, không có những chân cong. Những sử gia như Aries cho rằng khi còn nhỏ, trẻ em thời Trung cổ không được quan tâm; cho đến khi chúng biết suy luận - thường vào lúc 7 tuổi - người ta mong đợi chúng phải suy nghĩ và hành xử như người lớn. Những tuyên bố của Aries không hoàn toàn được các nhà sử học chấp nhận. Tuy vậy, luận điểm phản đối quan điểm cho rằng tâm lý của trẻ em là phiên bản thu nhỏ của tư duy người lớn, lại xuất hiện rất muộn. Nhà tư tưởng thời Khai sáng Jean-Jacques Rousseau là tác giả Tây phương đầu tiên chú tâm đến trạng thái đặc biệt của trẻ em; cách đây 200 năm, những nhà thơ và họa sĩ trường phái lãng mạn đã ca ngợi vẻ đẹp và sự ngây thơ của trẻ em; và tiếp theo sau các khám phá của Darwin, những nhà tâm lý học tự nhận đầu tiên bắt đầu cố gắng giải mã tư duy của trẻ em. Nghiên cứu về quá trình phát triển nhận thức của trẻ em đã mở ra cánh cửa về hiện tượng thay đổi tư duy và cụ thể là cho hai hiện tượng khó hiểu là: một là tư duy để thay đổi, và hai là khó thay đổi. Khi còn https://thuviensach.vn trẻ, tư duy của chúng ta thay đổi rất dễ dàng. Chúng ta thu nhận và lưu giữ thông tin không mấy khó khăn; học ngoại ngữ một cách nhanh chóng và thu nhận ngữ âm một cách chính xác. Những hiểu biết về thế giới của chúng ta cũng thay đổi nhanh không kém. Theo nhiều cách, tư duy phát triển nhanh chóng. Đầu tiên tôi sẽ đi vào những lĩnh vực tư duy dễ dàng thay đổi. Hãy xem 3 ví dụ thay đổi tư duy quan trọng diễn ra trong tuổi thọ, như nhà khoa học người Thụy Sĩ Jean Piaget đã nêu. Là nhà nghiên cứu quan trọng nhất về phát triển nhận thức con người[33], Piaget đã đưa ra bằng chứng cho thấy tư duy trẻ em thay đổi một cách đột ngột về chất trong 10 năm đầu tiên và nửa đầu cuộc đời. Đúng như thế, Piaget cho rằng, trong giai đoạn từ trẻ sơ sinh cho đến tuổi thanh niên, tất cả những trẻ em bình thường đều trải qua một số giai đoạn tư duy khác nhau về chất. 3 ví dụ kinh điển của Piaget minh họa những thay đổi tư duy quan trọng diễn ra phổ biến trên toàn cầu. Trong những tháng cuối của năm đầu tiên, trẻ sơ sinh quan sát một thứ đồ chơi được đặt một vài lần ở điểm A. Sau đó, trước mắt của đứa trẻ, đồ chơi - một con vịt cao su chẳng hạn - được chuyển sang điểm B. Mặc dù nhìn thấy điều này, nhưng đứa trẻ 8-9 tháng tuổi vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm thứ đồ chơi đó ở điểm A. Tại thời điểm này trong cuộc đời, vị trí hiện tại của một vật hình như luôn gắn liền với vị trí ban đầu của nó. Nhưng chỉ vài tháng sau, không hề có sự hướng dẫn nào, mọi trẻ sơ sinh bình thường đều nhìn thẳng về hướng điểm B. Đi nhanh đến lúc 5 tuổi. Một đứa trẻ được chỉ cho thấy 2 cái cốc giống nhau (A và A’), mỗi cái đựng một lượng nước bằng nhau. Đứa trẻ xác nhận rằng 2 cái cốc đều có “lượng nước giống nhau”. Sau đó, trước sự chứng kiến của đứa trẻ, phần nước ở cốc A được rót vào cốc B cao và ốm hơn, và dĩ nhiên mức nước trong cốc B sẽ cao hơn. Khi được hỏi cốc nào chứa nhiều nước hơn (A’ hay B), đứa trẻ sẽ dễ dàng chỉ vào cốc cao hơn (B), cho dù người ta không thêm bớt một chút https://thuviensach.vn nước nào. Hỏi tại sao, đứa trẻ sẽ trả lời “Nhiều nước hơn vì mức nước cao hơn”. Một hai năm sau, cũng không hề có sự dạy dỗ nào, đứa trẻ sẽ nói “Dĩ nhiên là 2 cái cốc có lượng nước bằng nhau. Chú chỉ đổ nước sang, chứ có thay đổi gì đâu”. Cuối cùng, chúng ta hãy xem một đứa trẻ 10 tuổi. Người ta chỉ cho nó một chiếc cân đòn và bảo nó đoán vị trí sau cùng của các đòn cân - bên trái thấp hơn, hay bên phải thấp hơn, hay cả hai bằng nhau - nếu những quả cân có khối lượng nhất định được đặt lên mỗi cán cân. Nếu đặt nhiều quả cân hơn lên một bên, đứa trẻ sẽ chỉ ra được bên đòn cân bị nghiêng xuống thấp; ngay khi những quá cân được đặt xa trục đòn bẩy hơn, đứa trẻ sẽ vẫn trả lời đúng. Nhưng, đối với trường hợp đặt nhiều quả cân hơn ở một bên, và ở bên kia các quả cân được đặt xa trục đòn bẩy hơn, thì đứa trẻ chịu thua và chỉ có thể phỏng đoán. Nó không thể biết được hiện tượng mômen quay - nghĩa là phải xét cả hai yếu tố cân nặng và khoảng cách để có thể tính toán kết quả chính xác. Tuy nhiên, ở độ tuổi thanh niên, dù có học vật lý hay không, chúng ít nhất cũng nhận biết được bản chất bù trừ của mômen quay. “À, bên trái có nhiều quả cân hơn, nhưng các quả cân bên phải lại xa hơn, vì vậy 2 đòn cân sẽ bằng nhau”. Những luận chứng này của Piaget đã đưa ra 2 khía cạnh vấn đề. Thứ nhất, trẻ em có vẻ không phụ thuộc vào trực giác; các nhà nghiên cứu và các bậc phụ huynh đã thật sự rất ngạc nhiên khi biết trẻ em trên toàn thế giới đều có phản ứng giống nhau về vấn đề khó hiểu này. Thứ hai, chủ yếu dựa vào sự quan sát của bản thân, cuối cùng trẻ em cũng có được những câu trả lời đúng cho các câu hỏi hóc búa đó. Đây là khía cạnh đầu tiên của nghịch lý về thay đổi tư duy. Trẻ em nghĩ về thế giới khác một cách cơ bản so với người lớn. Không giống những bức chân dung trẻ em thời Trung cổ được mô tả như những người lớn thu nhỏ, chúng ta nhận ra rằng xét về biểu hiện trí tuệ, trẻ em có vẻ như thuộc giống loài khác. Nhưng sau đó, rõ ràng là không cần một sự dạy dỗ chính thức nào, những người trẻ lại có https://thuviensach.vn những sự thay đổi tư duy nền tảng. Không những thế, đáng ngạc nhiên là chúng tin chắc vào những suy nghĩ mới này. Quả vậy, đa số những trẻ em khi lớn lên đều sẽ không tin rằng mình đã từng là nạn nhân của quan niệm sai lầm trước kia - ít nhất cho tới khi chúng được xem đoạn video về những câu trả lời hồi nhỏ của mình. Nhưng lại có một hiện tượng trái ngược, được ghi chép lại bởi nhà nghiên cứu vĩ đại về phát triển con người, nhà phân tích tâm lý người Áo Sigmund Freud[34]. Đó là khía cạnh thứ 2 của nghịch lý: mặc dù tư duy có thể thay đổi khá dễ dàng, đặc biệt là khi chúng ta còn trẻ, nhưng đồng thời, ở một số mặt nhất định, tư duy lại phản kháng không thay đổi một cách đáng ngạc nhiên. Tôi xin giải thích như sau. Trong khi Piaget tập trung vào lĩnh vực nhận thức và giải quyết vấn đề của tư duy con người (cùng là vấn đề tôi quan tâm), thì Freud đi sâu vào những lĩnh vực bổ sung như cảm xúc, động cơ, và vô thức. Freud cho rằng trẻ em đã hình thành nên mối gắn kết chặt chẽ với những người xung quanh chúng, và quan hệ tương giao này được xây dựng dựa trên tình cảm. Trẻ sơ sinh luôn gần gũi với mẹ và sẽ bị tổn thương nếu phải chia xa. Đứa em mới sinh sẽ khiến đứa lớn hơn cảm thấy cần phải cạnh tranh để có tình yêu thương của mẹ; vì thế sinh ra sự ganh đua giữa anh chị em. Nổi bật nhất (và có phần xấu) là trường hợp trẻ ở độ khoảng 5 tuổi bộc lộ những tình cảm mãnh liệt trực tiếp với bố hoặc mẹ. Đứa con trai, trong cơn vật lộn với phức cảm dục vọng vô thức (Oedipal complex), muốn sở hữu người mẹ và gạt bỏ người bố thù địch; tương tự với trẻ gái, dưới tác dộng của phức cảm Electra (Electra complex), sẽ hình thành những gắn kết tình cảm với người bố, và loại bỏ người mẹ. Ngày nay, ngay cả những người đồng cảm với luận điểm của Freud cũng không thực sự tin vào những bức chân dung này. Nhưng với nhiều nhà quan sát, bức tranh toàn cảnh của Freud có phần đúng đắn. Trong những năm đầu đời, trẻ em thực sự có hình thành sự gắn https://thuviensach.vn kết tình cảm và bộc lộ phản ứng mạnh mẽ với những người xung quanh. Và những cảm xúc mãnh liệt này tiếp tục ảnh hưởng đến các mối quan hệ sau này với người khác, đây chính là thông điệp cơ bản của phương pháp trị liệu tâm lý. Có thể sự gắn kết với người mẹ sẽ giảm đi nhưng phẩm chất này lại được tái tạo trong quan hệ tình yêu vài thập kỷ sau. Có thể anh chị em không còn cạnh tranh nhau những sự ganh tị tương tự vẫn có ở trường học hay nơi làm việc khi người khác được thiên vị hơn. Và nếu tam giác tình yêu từ thời trẻ nít không được “hóa giải” một cách tốt đẹp, thì dư chấn của nó vẫn ảnh hưởng đến những mối quan hệ sau này trong đời. “Nó sẽ không bao giờ lấy vợ đâu, nó chỉ yêu mẹ thôi”; “Nó không thấy ai phù hợp cả, nó chỉ tìm kiếm bản sao của bố nó”. Tất cả những điều này cho chúng ta thấy nghịch lý của quá trình thay đổi tư duy và cách trẻ em phát triển suy nghĩ như thế nào. Đơn giản có thể nói là, ở những mặt nhất định theo Piaget, tư duy trẻ em thay đổi một cách dễ dàng, dứt khoát, mà không cần có sự dạy dỗ nào. Ở những mặt khác theo Freud, trong tư duy có sự phản kháng rõ rệt đối với việc thay đổi, thậm chí ngay cả khi rất muốn thay đổi - như trường hợp một người sẵn sàng tốn rất nhiều tiền cho nhà trị liệu tâm lý. Như vậy vấn đề chúng ta cần nghiên cứu có vẻ đã rõ ràng. Chúng ta cần phải biết tư duy thay đổi như thế nào và sự phản kháng nằm ở đâu, càng nhiều càng tốt. Nếu không, chúng ta sẽ gặp khó khăn khi muốn thay đổi tư duy một cách tự nguyện. Đến đây, bức tranh tôi đã trình bày đã phần nào quen thuộc. Freud (chắc chán) và Piaget (có vẻ) là một trong những nhà khoa học về hành vi nổi tiếng nhất. Tuy nhiên, có một đặc tính rất quan trọng khác của đời sống tinh thần nhưng lại ít được biết đến. Đặc tính này thể hiện cách nhìn “xuyên suốt cuộc đời” của Freud trong những hiện tượng nhận thức được Piaget tìm hiểu. https://thuviensach.vn NHỮNG LÝ THUYẾT ĂN SÂU VÀO TUỔI THƠ Trong chiếc áo choàng đen và đỏ thắm tại lễ tốt nghiệp trường Harvard, các sinh viên sắp tốt nghiệp trường đại học nổi tiếng khắp thế giới, chắc phải hiểu biết rất nhiều. Một nhà nghiên cứu đã hỏi riêng từng sinh viên “Tại sao trái đất lại ấm hơn vào mùa hè (tháng 7) so với mùa đông (tháng 12)?”. Hầu hết các câu trả lời đều là “Tại sao ư, vì mùa hè trái đất gần với mặt trời hơn so với mùa đông”. Được yêu cầu giải thích tại sao, câu trả tiếp tục là “Chúng ta sẽ ấm hơn nếu ở gần nguồn nhiệt hơn, do đó chắc trái đất phải gần hơn”[35]. Ở một mức độ, câu trả lời có vẻ hợp lý. Bạn sẽ ấm hơn nếu ở gần nguồn nhiệt hơn. Tuy nhiên, suy nghĩ lại trong tích tắc có thể thấy câu trả lời không chính xác. Vì nếu đúng, thì toàn bộ địa cầu đã trở nên ấm hơn trong tháng 7 so với tháng 12 (hay ngược lại). nhưng đương nhiên những người ở Chile hay Áo sẽ có trải nghiệm hoàn toàn khác những người ở Boston hay Bắc Kinh. Câu trả lời thực sự - mà hầu như không sinh viên tốt nghiệp Harvard đầy tự tin nào có được - lại liên quan đến độ nghiêng của trục trái đất khi quay quanh mặt trời. Bề ngoài họ có vẻ là những sinh viên xuất sắc. Họ đạt điểm cao ở trường trung học hay cao đẳng, và thành công trong những bài kiểm tra khoa giáo. Tuy nhiên, khi được kiểm tra ngoài môi trường học vấn, những hiểu biết của các sinh viên thường tỏ ra rất hời hợt. Sự dốt nát không chỉ hạn chế trong những hiện tượng thiên văn học. Chúng tôi còn có những bằng chứng trong nhiều ngành học khác. Các sinh viên vật lý không thể dự đoán đường bay của viên đạn bắn ra từ đường ống đã bị bẻ cong. Những sinh viên sinh học vẫn tiếp tục dùng thuyết Lamarck - trong đó đề cập đến sự thừa hưởng những đặc tính có sẵn - https://thuviensach.vn