🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Thăm Dò Vũ Trụ
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
THĂM DÒ VŨ TRỤ
Biên dịch : Tuấn Minh
Nhà xuất bản Lao Động 2007
Khổ 13 x 19. Số trang : 198
Thực hiện ebook : hoi_ls
(www.thuvien-ebook.com)
LỜI MỞ ĐẦU
Bạn có biết thiên văn và khí tượng có quan hệ mật thiết?
Bạn có biết Trái Đất hình thành như thế nào?
Bạn có biết hình dáng chân thực của Trái Đất?
Bạn có biết xích đạo địa cầu được xác định như thế nào?
Bạn có biết nam, bắc cực được xác định như thế nào?
Bạn có biết tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất là gì không?
Bạn biết gì về kinh tuyến và kinh độ địa cầu?
Bạn biết gì về vĩ tuyến và vĩ độ của Trái Đất?
Vậy tại sao lại phải vẽ các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả địa cầu và địa đồ? Bán cầu Nam, Bắc của Trái Đất được xác định như thế nào?
Tại sao chúng ta lại dùng sao Bắc cực để tính phương hướng?
Bạn có biết Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một mặt phẳng quỹ đạo?
Bạn có biết tia sáng Mặt Trời tạo với bề mặt Trái Đất một góc giao nh
Bạn có biết góc giao giữa tia nắng Mặt Trời và Mặt Đất ở mỗi vùng khác nhau trên Trái Đất luôn thay đổi?
Hằng tinh là gì?
Hằng tinh được cấu tạo như thế nào?
Hằng tinh vận động như thế nào?
Có thể đo thể trọng và thể tích của hằng tinh không?
Thế nào được gọi là “sao lùn”?
Bạn có biết thế nào là tân tinh không?
Bạn biết gì về gia đình hệ Mặt Trời ?
Hệ Mặt Trời và Mặt Trời được hình thành như thế nào?
Bạn có biết Mặt Trời là hành tinh có tầm quan trọng như thế nào đối với Trái Đất không? Bạn có biết ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời được sinh ra như thế nào không?
Thế nào là quang cầu và đêm đen trên Mặt Trời ?
Thế nào là nhật nhĩ?
Bạn biết gì về gió Mặt Trời và bão Mặt Trời ?
Bạn có biết Mặt Trời cũng quay quanh chính nó?
Vì sao khi bình minh và hoàng hôn, Mặt Trời trông to hơn
Bạn biết gì về cực quang?
https://thuviensach.vn
Bạn biết về gì Trái Đất - ngôi nhà của loài người?
Tại sao Trái Đất là nơi thích hợp cho sự sống tồn tại?
Bạn biết gì về bầu khí quyển và tầng ôzôn?
Bán cầu Nam và bán cầu Bắc của Trái Đất được phân chia như thế nào? Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực?
Tại sao có thủy triều?
Tại sao có các khí hậu khác nhau?
Tại sao lại có gió?
Tại sao lạt có tiếng sấm?
Bạn biết gì về tia cực tím?
Bạn có biết về hiệ tượng đảo cực của từ trường Trái Đất?
Bạn biết gì về Mặt Trăng của chúng ta?
Tại sao Mặt Trăng có hình dáng thay đổi?
Bạn có biết những sắc thái kỳ điệu của vầng trăng?
Trên Mặt Trăng có thể nhảy cao hơn trên Trái Đất bao nhiêu?
Tại sao nói nguồn gốc của Mặt Trăng đến nay vẫn chưa rõ?
Bạn biết gì về sao Thủy - hành tinh gần Mặt Trời nhất?
Bạn có biết sao Thủy là một thế gia hoang sơ lạnh lẽo?
Tại sao nhìn từ sao thủy, Mặt Trời lúc to lúc nhỏ?
Tại sao sao Kim lại có tên là bộ mặt thần bịt dưới chiếc mạng che? Bạn có biết sao Kim có kết cấu rất giống với Trái Đất nhưng lại không có từ trường? Bạn biết gì về sao Hỏa?
Bạn có biết sao Hỏa chuyển động như thế nào?
Bạn có biết sao Hỏa có môi trường rất giống với Trái Đất không? Bạn có biết những phát hiện mới về sao Hỏa?
Bạn biết gì về sao Mộc - hành tinh lớn nhất của hệ Mặt Trời?
Sao Mộc có diện mạo như thế nào?
Sao Mộc có bao nhiêu vệ tinh?
Bạn biết gì về vệ tinh Io và vệ tinh Europa của sao Mộc?
Bạn biết gì về sao Thổ?
Bạn biết gì về vòng sáng sao Thổ?
Tại sao các nhà khoa học quan tâm đến vệ tinh số 6 của sao Thổ? Bạn biết gì về sao Thiên vương?
Người ta tìm ra sao Hải vương như thế nào?
Người ta đặt tên 9 hành tinh như thế nào?
Những hành tinh nào có vành sáng như sao Thổ?
Những hành tinh nào cũng biến đổi tròn khuyết giống Mặt Trăng? Tại sao hằng tinh phát sáng còn hành tinh lại không?
Vì sao hành tinh không “chớp mắt”?
Vì sao đêm mùa hè có nhiều sao hơn đêm mùa đông?
Các hành tinh trong vũ trụ liệu có va vào nhau?
Có thật các hành tinh đều ở gần đường hoàng đạo?
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về sao Băng?
Bạn biết gì về mưa sao băng chòm Sư Tử?
Bạn có biết sao Chổi được cấu tạo như thế nào không?
Sao Chổi có chuyển động theo quy luật không?
Bạn có biết số phận của sao Chổi như thế nào không?
Bạn biết gì về quỹ đạo của sao Chổi?
Bạn có biết sao Chổi có nhiều đuôi không?
Bạn biết gì về vụ nổ Tunguska không?
Sao Chổi Halây được phát hiện ra như thế nào?
Bạn biết gì ve sự va chạm của sao Chổi Shoemake-Levy 9 với Mộc Tinh? Bạn biết gì về các tiểu hành tinh?
Tại sao những tiểu hành tinh này là một nguy hiểm của Trái Đất? Nhật thực và nguyệt thực xảy ra như thế nào?
Làm thế nào để dự báo được nhật thực và nguyệt thực?
Con người đã thu được những gì nhờ quan sát Nhật thực và Nguyệt thực? Bạn có biết thiên không có bao nhiêu chòm sao không?
Có phải vị trí của các chòm sao trong thiên không đang di động? Bạn có biết chòm sao Thiên Ưng?
Bạn có biết chòm sao Thiên Cầm không?
Bạn có biết chòm Tiên Hậu không?
Bạn biết gì về chòm sao Đại Hùng?
Bạn biết gì về chòm sao Tiểu Hùng?
Bạn biết gì về chòm Mục Phu và chòm Chó Săn không?
Bạn có biết chòm sao Thất Nữ không?
Bạn có biết chòm sao Trường Xà không?
Bạn biết gì về chòm sao Thiên Nga?
Bạn có biết chòm sao Thần Nông (scorpuis) không?
Bạn có biết chòm sao Nhân Nã (sagittarius)?
Bạn có biết chòm sao Anh Tiên (Perseus)?
Lỗ đen được sinh ra từ đâu?
Bằng cách nào chúng ta có thể biết được ở vùng nào có lỗ đen tồn tại? Thuyết tương đối giải thích như thế nào về lỗ đen?
Bạn có biết những bí ẩn còn bao quanh lỗ đen hiện nay không? Bạn biết gì về hệ Ngân Hà?
Bạn biết gì về mối quan hệ giữa các hằng tinh?
Bạn biết gì về thuyết “địa tâm”?
Bạn có biết thuyết “nhật tâm” được nêu ra như thế nào không? Galilê đã chứng minh cho học thuyết Trái Đất quay quanh Mặt Trời như thế nào? Điều gì khiến Anhxtanh đưa ra thuyết tương đối?
Thuyết tương đối của Anhxtanh được chứng minh như thế nào? Bạn biết gì về giả thuyết vụ nổ vũ trụ?
Các hệ sao được hình thành như thế nào?
https://thuviensach.vn
Bạn có biết hoá thạch bức xạ thời viễn cổ?
Bạn biết gì về tuổi của vũ trụ?
Bạn có biết hiệu ứng Doppler là chìa khoá mở cánh cửa vũ trụ không?
Bạn có biết kính viễn vọng là kính nhìn về quá khứ?
Bạn biết gì về kính viễn vọng và những khám phá của nó?
Bạn biết gì về công việc quan sát qua kính viễn vọng?
Bạn biết gì về kính viễn vọng bức xạ vô tuyến?
Bạn có biết đơn vị dùng để đo khoảng cách giữa các thiên thể là gì không? Bạn biết gì về lịch?
Bạn biết gì về Dương lịch và Âm lịch
Hoạt động quan sát Vũ trụ của con người được đưa lên không trung như thế nào? Tại sao phải đưa hoạt động quan sát Vũ trụ lên không trung?
Bạn có biết các vệ tinh nhân tạo có tầm quan trọng như thế nào với đời sống con người không? Bạn biết gì về phi thuyền vũ trụ?
Bạn biết gì về trạm không gian Vũ trụ?
Sự sống ra đời trong Vũ trụ như thế nào?
Làm thế nào để bay khỏi Trái Đất?
Vì sao phóng tàu vũ trụ phải dùng tên lửa nhiều tầng?
Tại sao tàu vũ trụ được phóng theo chiều quay của Trái Đất?
Tại sao tên lửa bay được?
Tại sao phòng quan trắc thiên văn thường có mái tròn?
Làm thế nào để biết một hòn đá là thiên thạch?
https://thuviensach.vn
LỜI MỞ ĐẦU
Thế kỷ XX là thế kỷ của sự phát minh mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật. Việc phát minh ra máy bay, sản xuất ôtô công nghiệp hóa với quy mô lớn và xây dựng đường cao tốc đã rút ngắn khoảng cách giữa các khu vực và tác quốc gia; việc phát minh ra Pênêxilin, tiêm chủng phổ biến các loại vắc xin phòng dịch, làm cho con người thoát khỏi những loại bệnh truyền nhiễm đã uy hiếp nhân loại hàng vạn năm nay; việc phát minh ra và phổ cập máy điều hoà, máy giặt, tủ lạnh, truyền hình... đã rất tiện lợi và cải thiện cuộc sống vật chất của con người; việc phát minh ra quang tuyến và điện thoại di động, sự xuất hiện của mạng Internet đã nhanh chóng nối liền con người trên khắp thế giới với nhau nhanh chóng; việc hoàn thành công trình “tổ gien” đã mở rộng nhận thức của con người những tầng sâu của sinh mệnh; việc xây dựng và phát triển của ngành hàng không đã đưa tầm mắt của loài người vươn tới nơi sâu thẳm của vũ trụ. Tất cả những điều đó không những đã làm thay đổi phương thức sản xuất, cơ kinh tế và phương thức sinh sống của con người, nó cũng làm thay đổi nhận thức của con người đối với thế giới khách quan, xây dựng các quan điểm khoa học hoàn toàn mới. Nhờ đó, sự phát triển khoa học kỹ thuật và sản xuất trong 100 năm của thế kỷ XX đã vượt qua tổng hợp mấy nghìn năm phát triển từ khi lịch sử loài người có văn tự đến nay, nhưng đồng thời cũng gây ra một loạt những hậu quả tai hại như phá hoại môi trường sinh thái, nhiều loài sinh vật bị tuyệt chủng... Con người cuối cùng cũng đã nhận thức được, việc khai thác mang tính “cướp bóc” đối với đại tự nhiên sẽ chịu sự trừng phạt nghiêm khắc. Chỉ có sống hài hoà với tự nhiên mới có thể đạt được mục tiêu phát triển bền vững, vừa không làm hại tự nhiên và môi trường vừa không uy hiếp sự sinh tồn của nhân loại và sự phát triển của thế hệ tương lai.
Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ mà khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão và toàn cầu hoá kinh tế tri thức. Dựa trên nền tảng của công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và công nghệ gien sẽ có sự đột phá và phát triển mới.
Chúng ta đã tiến hành thành công công cuộc đối mới và đã đạt được những thành tựu hết sức to lớn và rực rỡ. Nhưng so sánh với thế giới và khu vực thì còn những khoảng cách rất lớn, đặc biệt là với các nước phát triển trên thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã coi giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là chính sách hàng đầu, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó là ý tưởng và sự nghiệp to lớn mà mỗi người dân Việt Nam phải ra sức nỗ lực thực hiện thành công. Đặc biệt, thế hệ tương lai mới là những chủ nhân tương lai của đất nước. “Trẻ em hôm nay, Thế giới ngày mai” .
Với ý nghĩa đó, trong thanh thiếu niên, chúng ta cần hướng dẫn và giúp đỡ họ có hứng thú và chí hướng tìm tòi, học hỏi các tri thức khoa học, phổ cập những kiến thức mới nhấồi dưỡng tinh thần khoa học nắm vững phương pháp khoa học. Đây không chỉ là nội dung và nhiệm vụ quan trọng của giáo dục nhà trường mà toàn xã hội bao gồm giới khoa học, giới xuất bản phải hết sức quan tâm.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật hiện đại đặt ra yêu cầu rất cao đối với ngành giáo dục. Mục đích của giáo dục hiện đại là truyền thụ những tri thức và kỹ năng cần thiết cho công việc và cuộc sống, quan trọng hơn là làm cho con người có đủ các quan điểm khoa học và tinh thần khoa học, nắm vững và vận dụng các phương pháp khoa học. Để đi sâu tìm hiểu và nhận thức một cách toàn diện thế giới đã biết và chưa biết, con người cần có các tri thức khoa học rộng về nhiều phương diện.
Chính vì vậy, để tăng cường tố chất toàn diện cung cấp những tri thức, kiến giải mới cho thanh thiếu niên, chúng tôi đã biên dịch bộ sách Khám phá thế giới khoa học từ nhiều nguồn tư liệu của nước ngoài mà chủ yếu là từ cuốn Những vấn đề khoa học kỳ thú của NXB Khoa học kỹ thuật Thiên Tân, Trung Quốc - 2004. Hy vọng rằng, với nội dung có thể gọi là phong phú chính xác, dễ hiểu, bộ sách sẽ giành được sự yêu thích của đông đảo bạn đọc.NGƯỜI BIÊN DỊCH
https://thuviensach.vn
Chúng ta sống trên Trái Đất và thường xuyên phải tiếp xúc với rất nhiều hiện tượng thiên văn, ví như: Tại sao Mặt Trời lại nóng và sáng? Tại sao Mặt Trăng chuyển động quanh địa cầu? Hàng triệu triệu các ngôi sao treo lấp lánh trên bầu trời sao không rơi xuống? Ngoài Trái Đất liệu có hành tinh nào có sự sống? Các ngôi sao liệu có va đập vào Trái Đất và va đập vào nhau?... Những vấn đề này đều rất cần các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Trên thực tế, quá trình hình thành và phát triển thiên văn học chính là quá trình con người từng bước nhận thức và hiểu về thế giới tự nhiên.
Thiên văn học là một môn khoa học lâu đời. Ở Trung Quốc, từ hơn 4000 năm trước đã bắt đầu có những ghi chép về thiên văn. Để trồng trọt cho đúng thời vụ, thu được hiệu quả cao nhất, người cổ đại đã dựa vào thiên văn để xác định các mùa, các khí tiết trong năm. Các ngư dân và những nhà hàng hải cũng dựa vào các ngôi sao để xác định các phương hướng giữa biển cả mênh mông, lợi dụng sự thay đổi hình dạng Mặt Trăng để dự đoán sự lên xuống của thuỷ triều...
Thiên văn học còn là một khoa học cơ bản. Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta vẫn sử dụng các loại lịch biểu được biên soạn dựa theo kết quả nghiên cứu của thiên văn học. Trong quá trình tiến hành trắc lượng Trái Đất lịch trình hoạt động của các ngành hàng hải, hàng không, vũ trụ và nghiên cứu khoa học.... các nhà nghiên cứu cũng không thể rời những lịch biểu này. Ngoài ra để xác định thời gian chuẩn cho một nước và trên toàn thế giới, người ta cũng không thể không dựa vào kết quả nghiên cứu của các đài thiên văn. Trong quá trình nghiên cứu thiên văn, con người đã tổng kết được không ít những quy luật khoa học, phát hiện được nhiều chất hoá học và nguồn năng lượng mới.
Cùng với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những phát hiện vềã đặt ra nhiều yêu cầu mới đối với một số vấn đề cơ bản của khoa học như: khởi nguồn của vũ trụ, nguồn gốc của các nguyên tố, nguồn gốc sự sống... Và cũng trong quá trình phát triển đó, thiên văn học không ngừng lần tìm ra diện mạo chân thực của giới tự nhiên, ví dụ như nhà khoa học Ba Lan Côpécních đã phá vỡ sự trói buộc hàng mấy ngàn năm của tôn giáo để đưa ra “thuyết nhật tâm” (Mặt Trời là trung tâm). Những năm gần đây con người bước vào thời đại vũ trụ, nghiên cứu thiên văn của nhân loại cũng ngày càng sâu hơn, sự phát triển của thiên văn học đã đemđến nhiều tiện ích cho cuộc sống. Thiên văn học tập trung những tinh hoa trong nhận thức về thế giới tự nhiên của con người. Là khoa học quan trọng để con người có thể nhận thức về thế giới tự nhiên và chung sống hoà thuận với nó. Vì vậy từ nhỏ chúng ta đã cần phải nắm được những tri thức liên quan đến thiên văn học, điều đó sẽ vô cùng hữu ích cho cuộc sống.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết thiên văn và khí tượng có quan hệ mật thiết?
Chúng ta đều biết khí tượng học là khoa học chuyên nghiên cứu về các hiện tượng tự nhiên trong bầu khí quyển - cái áo ngoài của Trái Đất, như nhiệt độ, không khí, sấm, chớp, dông, bão, mưa, sương... Còn thiên văn học thì chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thiên thể với đối tượng nghiên cứu là vũ trụ lớn đến vô cùng, những vận động gần Trái Đất... Xem ra thì hai ngành chẳng mấy quan hệ với nhau, tng thực tế chúng lại có quan hệ gắn bó mật thiết, phải dựa vào nhau để phát triển.
Quan sát các hiện tượng thiên văn không tách rời với điều kiện thời tiết, ngay cả khi trời nhiều mây thì các nhà thiên văn cũng không thể quan sát được chứ chưa nói gì tới dông bão. Ngược lại, thời tiết khắc nghiệt không những không ảnh hưởng đến việc quan trắc khí tượng mà lại càng cần tiến hành nó. Vì vậy, các nhà thiên văn học thường phải tốn nhiều công sức để tìm những địa điểm lý tưởng đặt đài thiên văn, chủ yếu là những nơi ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Thế nhưng, cùng với sự phát triển của kính viễn vọng vũ trụ và kính viễn vọng phi quang học, sự phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của thiên văn học cũng dần giảmđi. Đối với các nhà thiên văn thì phân tích các tư liệu thống kê về quan trắc khí hậu Trái Đất trong một thời gian dài cũng là những căn cứ quan trọng để nghiên cứu mối quan hệ giữa Mặt Trời và Trái Đất.
Đồng thời với điều đó, khí tượng học cũng có được sự giúp ích từ thiên văn học. Ví dụ, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vũ trụ như vệ tinh nhân tạo, các thiết bị cảm ứng từ xa... khiến cho công việc quan trắc khí tượng như hổ thêm cánh, kết quả rất hữu ích, giúp con người biết trước được tình hình thời tiết tới 10 ngày. Các nhà khí tượng học đang chuyển hướng nghiên cứu tới vũ trụ, hy vọng sẽ nghiên cứu sâu hơn về các hiện tượng như: Hiệu ứng nhà kính, các trận bão bụi ở sao Hoả, hiện tượng Elnino uy hiếp Trái Đất... để có thể nghiên cứu tốt hơn về khí tượng Trái Đất, phục vụ con người.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết Trái Đất hình thành như thế nào?
Trong một thời gian, chúng ta vẫn liên tục nỗ lực tìm kiếm những sinh vật thông minh ngoài Trái Đất, nhưng đến nay vẫn chưa thu được gì. Trong phạm vi 10 năm ánh sáng xung quanh mình thì Trái Đất vẫn là hành tinh duy nhất của sự sống, cũng là căn nhà duy nhất của nhân loại chúng ta. Nó là nơi để các sinh vật sinh sôi nảy nở, và cũng là cái nôi của loài người. Vậy Trái Đất đã hình thành như thế nào?
Thời cổ đại, người ta không thể giải thích được vấn đề này. Đến thế kỷ 18, một số nhà triết học và nhà khoa học phương Tây đã đề ra rất nhiều giả thuyết về khởi nguồn của Trái Đất. Nhà triết học Đức Kanđe năm 1755 đưa ra thuyết “Đám mây sao”. Căn cứ vào những tư liệu quan trắc thiên văn lúc đó, ông ta cho rằng: rất nhiều vật chất nhỏ bé trong các đám mây sao chuyển động quanh một tâm điểm và dần tập trung trên một mặt phẳng hình đĩa. Cuối cùng, những vật chất ở trung tâm hình thành nên Mặt Trời, còn vật chất ở xung quanh thì tạo nên hành tinh trong đó có Trái Đất và các thiên thể khác. Học thuyết này được đại đa số người tán đồng. Về sau, học thuyết này tiếp tục được phát triển thành một học thuyết giải thích về nguồn gốc Thái dương hệ.
Các nhà khoa học cho rằng, Trái Đất cùng hình thành với Thái dương hệ vào 4,6 tỷ năm trước. Căn cứ vào thành phần và tuổi của các mẫu nham thạch, do các nhà du hành vũ trụ mang về từ Mặt Trăng, gần giống với tuổi và thành phần của các nham thạch cổ nhất trên Trái Đất. Vì vậy họ nhận định rằng, Trái Đất và các ngôi sao trong hệ Mặt Trời được hình thành đồng thời.
Vậy sau khi hình thành, Trái Đất tiếp tục biến đổi như thế nào? tình hình trong khoảng 800 triệu năm đầu sau khi Trái Đất hình thành (cách ngày nay từ 4,6 tỷ đến 3,8 tỷ năm). Các nhà khoa học vẫn chưa tìm được chứng cứ trực tiếp. Căn cứ vào tình hình ở các thiên thể khác mà suy đoán thì Trái Đất từng bị rất nhiều thiên thạch va đập, trên bề mặt đầy những hố sâu và lớn do va chạm. Vào thời Thượng cổ cách ngày nay khoảng 2,5 tỷ năm, các núi lửa hoạt động đặc biệt nhiều trên Trái Đất. thường xuyên xuất hiện các cảnh tượng bụi khói mù trời. Sau đó, các vành đai nước, vành đai khí quyển dần hình thành. Lúc này Trái Đất nổi bật lên trong Thái dương hệ, thoát khỏi sự hoang vu, ảm đạm thê lương, sự sống bắt đầu nảy sinh và Trái Đất trở thành hành tinh sống duy nhất trong Thái dương hệ.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết hình dáng chân thực của Trái Đất?
Thời Viễn cổ, vì không gian hoạt động của con người có hạn, họ cho rằng nơi mà tầm mắt nhìn tới được chính là ranh giới của trời đất, vì vậy cho rằng mặt đất là bằng phẳng, nên mới có cách nói trời tròn đất vuông. Hàng loạt những sự thực về sau khiến người ta phải xem lại cách nhìn nhận này và họ dần đoán ra Trái Đất hình tròn.
Năm 1519, nhà hàng hải Ma-jen-lăng dẫn một đội thuyền xuất phát từ Tây Ban Nha đi về phía Tây, năm1522 họ trở về Tây Ban Nha từ phía Đông. Đây là chuyến đi vòng quanh địa cầu đầu tiên của nhân loại, nó đã chứng minh Trái Đất là một thể hình cầu.
Sau đó, nhà khoa học nôi tiếng người Anh Niu Tơn (1642- 1727) căn cứ vào các nguyên lý lực học mình tìm được, qua tính toán kỹ lưỡng đã nhận định rằng Trái Đất không phải là thể cầu tròn xoay mà là một thể cầu dẹt. Ông giải thích, bởi vì Trái Đất liên tục chuyển động, kết quả của sự tự quay ấy khiến cho phần hai cực của Trái Đất dần thụt vào, còn phần Xích Đạo ở bụng Trái Đất thì phình ra. Rồi ông ví Trái Đất như một quả trứng gà đặt trên mặt bàn. Về sau, qua trắc lượng thực địa của các nhà khoa học Pháp, lý luận của Niu Tơn đã được chứng minh là chính xác.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhận thức của con người về hình dáng Trái Đất ngày càng tiếp cận gần với diện mạo vốn có của nó. Ngày nay, từ vũ trụ, con người có thể ngắm nhìn toàn bộ diện mạo của địa cầu và dùng vệ tinh “chụp ảnh toàn thân” nó. Trong ảnh, Trái Đất là một tinh cầu mầu xanh lam được che phủ phần lớn là nước, đẹp đẽ và sinh động vô cùng. Các nhà khoa học đã sử dụng những kỹ thuật trắc lượng và các vệ tinh địa cầu nhân tạo hiện đại nhất và đã có được những số liệu trắc lượng tương đối chính xác như hiện nay. Thực tế đã đo được, bán kính Trái Đất từ địa tâm đến Xích đạo dài 6378,245km; bán kính từ địa tâm đến hai cực dài 6356,863km. Độ chênh lệch của hai bán kính là khoảng 21km. Bởi vậy quả thực Trái Đất là một thể cầu dẹt, vùng xích đạo hơi phình ra và hai cực hơi thụt vào.
Nói một cách chặt chẽ thì Trái Đất không phải là một thể cầu quy chuẩn. Tuy nhiên, mức độ sai lệch đó rất nhỏ, ngay cả khi quan sát Trái Đất từ trên không trung cũng không dễ nhận ra. Khi chúng ta thu nhỏ Trái Đất đến kích thước của quả địa cầu đặt trên bàn thì ngay cả sự sai lệch về bán kính cũng không thể nhận ra được. Vì vậy các quả địa cầu được chế tạo đều là một thể cầu tròn xoay.
Để có thể nhận thức về hình dạng Trái Đất, trải qua thời kỳ lâu con người đã phải bỏ ra rất nhiều công sức gian khổ, thậm chí còn phải trả giá bằng tính mạng. Đó là một quá trình lâu dài, khó khăn và nhiều trắc trở.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết xích đạo địa cầu được xác định như thế nào?
Ở xích đạo có rất nhiều những hiện tượng đặc thù. Ví dụ như quanh năm ánh Mặt Trời chói chang, vì vậy trên toàn Trái Đất, vùng xích đạo là vùng có được nhiều ánh sáng và nhiệt lượng từ Mặt Trời hơn cả. Vì mặt đất thu nhiệt mạnh, không khí nóng trong quá trình thoát lên không trung gặp lạnh hội tụ thành nước và biến thành mưa rơi xuống. Bởi vậy ở đây thường xuyên có mưa, khí hậu vừa nóng vừa ẩm. Hơn nữa Mặt Trời ở đây thường “làm việc rất đúng giờ”, trong cả năm, thời gian Mặt Trời mọc, Mặt Trời lặn là như nhau và độ dài ngày đêm là.bằng nhau. Vậy xích đạo rốt cuộc nằm ở vị trí nào trên địa cầu? Nó được xác đinh như thế nào?
Trả lời câu hỏi này, cần phải bắt đầu từ vấn đề tự chuyển động của Trái Đất. Qua nỗ lực của nhân loại trong một thời gian dài, cuối cùng con người đã nắm được quy luật chuyển động của Trái Đất Để giải thích một cách hình tượng quá trình tự xoay chuyển này, người ta giả tưởng có một cái trục xuyên qua tâm Trái Đất từ cực Nam tới cực Bắc, gọi là địa trục. Địa cầu luôn tự quay xung quanh địa trục, địa tâm là trung điểm chia đều địa trục. Một mặt phẳng đi qua địa tâm và vuông góc với địa trục, cắt bề mặt Trái Đất thành một đường tròn, đường tròn đó chính là xích đạo. Sau khi xích đạo được xác định mới có phương pháp vẽ vĩ tuyến, định vĩ độ trên địa cầu, và cũng mới có phương pháp khoa học xác định phương hướng trên địa cầu.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết nam, bắc cực được xác định như thế nào?
Địa cầu khi tự xoay cũng có quy luật của nó, nó luôn xoay quanh một trục vô hình là địa trục, cũng tức là địa trục đang chuyên động. Sao Bắc Cực thuộc chòm Tiểu Hùng tinh luôn có khoảng cách đến địa trục là gần nhất. Địa trục giao với bề mặt Trái Đất ở hai điểm, điểm gần với sao Bắc Cực gọi là cực Bắc, điểmcòn lại gọi là cực Nam.
Sau khi có được hai cực Nam - Bắc, mới có việc xác đinh phương hướng trên Trái Đất, hướng đi tới Bắc Cực là hướng Bắc, ngược lại là hướng Nam. Khi quay mặt về hướng Bắc, phía sau lưng là Nam, tay phải chỉ về hướng phía Đông và tay trái chỉ về hướng Tây.
Bắc Cực là nơi Bắc nhất trên địa cầu, đứng ở Bắc Cực, mọi phía xung quanh đều là phương Nam. Nam Cực là nơi chính Nam trên địa cầu, đứng ở Nam Cực xung quanh đều là phương Bắc. Điểm Bắc Cực nằm ở Bắc băng dương, vĩ97; của nó là 900 vĩ Bắc. Nó là khởi điểm của mọi kinh
tuyến. Điểm Nam Cực nằm trên lục địa Nam Cực, vĩ độ là 900 vĩ Nam. Nó là điểm cuối của mọi kinh tuyến. Ở các điểm Nam và Bắc Cực, có tới nửa năm Mặt Trời không lặn không mọc.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất là gì không?
Trên Trái Đất, có vô vàn những sự sống phong phú đa dạng và liên tục phát triển trong đó có con người. Xung quanh Trái Đất có một lớp khí rất dày gọi là tầng khí quyển. Nó là tấm áo ngoài đẹp đẽ của người mẹ Trái Đất, quan trọng hơn nó còn là tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất. Tại sao lại nói vậy?
Sự sống để tồn tại được trước tiên phải có nhiệt độ thích hợp. Quá lạnh hoặc quá nóng đều không có lợi cho sự phát triển của sinh vật. Tầng khí quyển chính là một cái máy điều hoà nhiệt độ không lồ tuyệt vời của Trái Đất. Ban ngày khi ánh Mặt Trời chói chang, khí quyển có thể phát xạ hoặc hấp thụ một phần nhiệt lượng khiến cho bề mặt Trái Đất giữ được nhiệt độ thích hợp, không đến mức quá nóng. Khi ấy, tầng khí quyển giống như một chiếc ô che nắng của Trái Đất. Ban đêm, lớp khí quyển lại giống như một chiếc chăn dầy, nó giữ lại nhiệt lượng mà mặt đất tỏa ra khiến cho mặt đất không bị lạnh đi nhanh chóng. Như vậy, nhiệt độ Trái Đất được duy trì tương đối ổn định khiến cho sự chênh lệch nhiệt độ ngày đêm giữ được trong phạm vi mà các sinh vật có thể chịu được. Còn như Mặt Trăng, vì không có tầng khí quyển bao quanh cho nên nhiệt độ ngày đêm thường thay đổi từ 1270C xuống -1830C. Như vậy làm sao sự sống có thể tồn được.
Lớp khí quyển còn là lớp “áo chống đạn” cho Trái Đất. Tuyệt đại bộ phận các thiên thạch khi chưa kịp chạm xuống mặt đất thì đã bị bốc cháy vì ma sát với bầu khí quyển và trở thành những vì sao băng đẹp mắt. Thỉnh thoảng cũng có những thiên thạch tương đối lớn chưa cháy hết thì rơi xuống mặt đất, nhưng thể tích của chúng cũng đã giảm đi nhiều lần. Vì vậy mà mức độ nguy hại cũng giảm đi rất nhiều lần. Mỗi một thiên thể bay trong vũ trụ đều liên tục bị tấn công bởi các thiên thạch. Ví dụ như Mặt Trăng, vì không có tầng khí quyển bao quanh nên kết quả bị thiên thạch oanh kích và để lại tàn tích trên bề mặt nó rất nhiều những hố lớn nhỏ. Trái Đất đã may mắn hơn rất nhiều những hành tinh khác, có được chiếc áo chống đạn của mình đó là bầu khí quyển.
Bão Mặt Trời, bức xạ vũ trụ... cũng liên tục tấn công Trái Đất nhưng thông thường chúng đều bị lớp ngoài của Trái Đất là bầu khí quyển chặn lại buộc chúng phải tránh Trái Đất mà đi sang hướng khác. Từ trên vũ trụ mà nhìn, bầu khí quyển giống như là một chiếc khăn quàng của Trái Đất. Chúng vừa bảo vệ các sự sống trên Trái Đất, lại vừa khiến Trái Đất trở nên kỳ diệu, đẹp đẽ hơn.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về kinh tuyến và kinh độ địa cầu?
Quả địa cầu là mô hình của Trái Đất. Nếu quan sát kỹ. quả địa cầu, bạn có thể thấy trên bề mặt nó có rất nhiều những đường kẻ ngang dọc theo một quy tắc nhất định. Trong những đường kẻ đó, những đường nối liền hai cực Nam, Bắc chính là đường kinh tuyến.
Bạn lại quan sát tiếp, hình dáng và độ dài các kinh tuyến có đặc điểm gì? Đúng vậy, hình dạng của chúng đều là bán nguyệt, độ dài đều bằng nhau. Trên bề mặt quả địa cầu có thể vẽ ra vô số những đường kinh tuyến nối liền hai cực Nam - Bắc. Vậy làm sao để có thể phân biệt được những đường kinh tuyến này?
Các nhà khoa học đã sắp xếp tất cả những đường kinh tuyến thành hàng theo hướng Đông, Tây và đặt tên cho chúng. Thế nhưng lấy đường kinh tuyến nào làm “tổ trưởng”?
Lúc mới đầu, các nước đều lấy đường kinh tuyến đi qua thủ đô của nước mình làm khởi điểm và gọi nó là kinh tuyến 00. Như vậy, mỗi nước đều có một kinh tuyến gốc của mình. Và giữa các nước khó mà điều giải được. Năm 1884, các nước thương lượng và thống nhất lấy đường kinh tuyến đi qua đài thiên văn Grin-ních ở ngoại ô phía Đông Nam thủ đô Luân Đôn nước Anh làm kinh tuyến gốc và đặt nó là kinh tuyến 00.Từ kinh tuyến này hướng về hai phía Đông Tây, người ta chia đều thành 180 kinh độ, về phía Đông gọi là kinh độ Đông, về phía Tây gọi là kinh độ Tây. Hai kinh độ Đông và Tây cuối cùng hợp với nhau thành kinh tuyến 1800. Như vậy mỗi đường kinh tuyến trên Trái Đất đều có một tên gọi bằng kinh độ của mình.
Mỗi đường kinh tuyến đều hình nửa vòng tròn. Một đường tròn bất kỳ tạo thành từ hai đường đối xứng đều có thể chia bề mặt địa cầu thành hai nửa Đông và Tây. Để sử dụng cho tiện lợi, người ta quen lấy vòng tròn kinh tuyến tạo thành bởi kinh tuyến 200 kinh Tây và kinh tuyến 1600 kinh Đông (hai đường kinh tuyến này chủ yếu đi qua đại dương) làm giới tuyến. Hai đường kinh tuyến này phân chia Trái Đất thành hai bán cầu Đông và Tây. Giả dụ nếu dùng vòng tròn kinh tuyến tạo thành từ hai đường kinh tuyến 00 và 1800làmgiới tuyến phân chia thành hai bán cầu Đông, Tây thì sẽ cắt lãnh thổ của một số quốc gia ở châu Âu và châu Phi thành hai nửa nằm trên hai bán cầu. Như vậy sẽ gây ra một số bất tiện.
Kinh tuyến có thể chỉ phương hướng. Men theo bất kỳ một đường kinh tuyến nào, bạn đi về phía Bắc Cực sẽ là hướng chính Bắc, đi về phía Nam Cực sẽ là hướng chính Nam.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về vĩ tuyến và vĩ độ của Trái Đất?
Sau khi nắm được về kinh tuyến và kinh độ, chúng ta sẽ không mấy khó khăn khi tìm hiểu về vĩ tuyến và vĩ độ. Nếu bạn xoay quả địa cầu, bạn sẽ thấy quả địa cầu luôn xoay quanh một trục, đó là địa trục. Trên bề mặt của địa cầu có rất nhiều những đường tròn tạo thành mặt phẳng vuông góc với địa trục. Những đường tròn này chính là vĩ tuyến.
Kích thước của các đường tròn vĩ tuyến khác nhau, bạn có thể tìm ra được đường tròn vĩ tuyến lớn nhất không? Nó đi qua trung điểm của mọi kinh tuyến, chia Trái Đất thành hai nửa Nam, Bắc tương đương nhau. Đó chính là xích đạo, chúng ta gọi đường xích đạo là vĩ tuyến có vĩ độ không độ. Sau đó vẽ đường xích đạo về hai hướng Nam, Bắc, lần lượt chia thành 90 phần bằng nhau là 90 vĩ độ. Về phía Nam xích đạo gọi là vĩ Nam, về phía Bắc gọi là vĩ Bắc. 900 vĩ Bắc và 900 vĩ Nam đều không còn là một đường tròn nữa, mà là một điểm. Điểm 900 vĩ Bắc gọi là Bắc Cực, điểm 900 vĩ Nam gọi là Nam Cực. Bất kỳ một đường vĩ tuyến nào đều có thể chỉ hướng Đông, Tây. Khi bạn đi theo một đường vĩ tuyến, đi theo hướng tự quay của Trái Đất thì là hướng Đông, ngược lại là hướng Tây.
https://thuviensach.vn
Vậy tại sao lại phải vẽ các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả địa cầu và địa đồ?
Kinh tuyến và vĩ tuyến sẽ cắt nhau tạo thành một mạng gọi là mạng kinh vĩ. Dùng mạng kinh vĩ này ta có thế biết được bất kỳ một vị trí nào trên bề mặt Trái Đất. Ví dụ, căn cứ vào mạng kinh vĩ, người ta có thể xác định được thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc nằm ở 400 vĩ Bắc... Hàng hải, hàng không, quân sự, quan trắc khí tượng... đều không thể tách rời được mạng kinh vĩ này. Đặc biệt khi bạn đi giữa biển cả mênh mông, trên một sa mạc lớn hoặc trong rừng rậm, nếu muốn nói ra chính xác vị trí mà bạn đang đứng, không dựa vào mạng kinh vĩ thì không thể biết được.
https://thuviensach.vn
Bán cầu Nam, Bắc của Trái Đất được xác định như thế nào?
Mặt phẳng lớn đi qua địa tâm và vuông góc với địa trục, cắt bề mặt Trái Đất thành một đường tròn đó là xích đạo địa cầu. Nó chia Trái Đất thành hai bán cầu Nam và Bắc, từ xích đạo về phía Bắc là Bắc bán cầu, từ xích đạo về phía Nam là Nam bán cầu.
Lục địa Bắc bán cầu chủ yếu bao gồm châu Âu, châu Á, châu Bắc Mỹ và phía Bắc châu Phi, miền bắc châu Nam Mỹ. Lục địa Nam bán cầu diện tích ít hơn Bắc bán cầu, chủ yếu có châu Nam Cực, Ô-xtrây-lia, đại bộ phận châu Nam Mỹ và phía Nam châu Phi.
Giả dụ bạn muốn đi từ Bắc bán cầu xuống Nam bán cầu thì có lẽ bạn phải chuẩn bi thật tốt, bởi vì các mùa ở Nam và Bắc bán cầu là ngược nhau. Tháng lạnh nhất ở Bắc bán cầu là tháng 1 hàng năm, tháng nóng nhất là tháng bảy, còn ở Nam bán cầu thì ngược lại, tháng nóng nhất là tháng một còn tháng lạnh nhất là tháng bảy.
Qua tính toán chính xác, các nhà khoa học phát hiện thấy từ Bắc Cực đến địa tâm (tâm Trái Đất) dài hơn từ Nam Cực đến địa tâm khoảng 40km. Khu vực Bắc Cực hơi lồi ra, còn khu vực Nam Cực hơi lõmvào. Như vậy Nam và Bắc bán cầu không hoàn toàn đối xứng
https://thuviensach.vn
Tại sao chúng ta lại dùng sao Bắc cực để tính phương hướng?
Vào một đêm, trong khi bạn ngắm nhìn bầu trời sao, bạn sẽ phát hiện thấy bảy ngôi sao Bắc Đẩu (chòmĐại Hùng tinh). Trong đó có bốn ngôi sao xếp thành một hình thang giống như một miệng gáo, còn ba ngôi sao khác giống như là cán gáo. Kéo dài khoảng cách của hai ngôi sao phía ngoài miệng gáo 5 lần sẽ chính là sao Bắc Cực mà chúng ta cần tìm. Chỉ cần chúng ta nhìn thấy sao Bắc Cực thì các hướng Đông Tây NamBắc sẽ dễ dàng được tìm thấy, bởi vì hướng của sao Bắc Cực là hướng chính Bắc.
Qua quá trình quan sát lâu dài, người ta thấy rằng, dường như mọi ngôi sao đều mọc từ phía Đông và lặn về phía Tây. Chỉ có sao Bắc Cực là dường như nằm ở giữa bất động, còn các ngôi sao khác đều chuyển động quay quanh nó.
Chúng ta đều biết, chính vì Trái Đất liên tục tự quay từ Tây sang Đông quanh một cái trục giả tưởng nên mới có sự tuần hoàn ngày đêm, đồng thời cũng hình thành nên hiện tượng mọc ở Đông và lặn ở Tây của các ngôi sao. Nếu như cái trục giả tưởng này của Trái Đất được kéo dài vô hạn về hai phía thì đường kéo dài từ một phía sẽ đi qua gần sao Bắc Cực Chúng ta gọi điểm đó là Bắc Thiên Cực, hướng nó chỉ là hướng hình Bắc, còn hướng đối xứng là hướng chính Nam. Và chúng ta đã lợi dụng phương hướng của sao Bắc Cực để tìm ra hướng chính Bắc của Trái Đất. Hiện tượng mọc ở Đông, lặn ở Tây của các ngôi sao là do Trái Đất tự xoay chuyển mà thành, vì vậy xem ra thì các ngôi sao giống như là xoay chuyển quanh Bắc Thiên Cực. Ở gần Bắcực thoạt nhìn dường như là sao Bắc Cực nằm im bất động, còn các ngôi sao khác thì đang chuyển động xoay quanh sao Bắc Cực. Kỳ thực sao Bắc Cực cũng đang xoay chuyển, chỉ có điều phạm vi chuyển động của nó quá nhỏ, mắt thường quan sát không thấy được. Vì vậy, rất tự nhiên nó trở thành tiêu chí tốt nhất để chỉ hướng vào ban đêm.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một mặt phẳng quỹ đạo?
Trong một thời kỳ rất dài, con người vẫn cho rằng Trái Đất là trung tâm của vũ trụ, còn Mặt Trời, Mặt Trăng, các vì sao chuyển động quanh Trái Đất. Cho mãi đến năm 1543, nhà thiên văn học người Ba Lan Côpécních trong một tác phẩm của mình đã chỉ ra: Trái Đất chẳng qua là một hành tinh thông thường cũng giống như những hành tinh khác, nó chuyển động xung quanh Mặt Trời. Trái Đất chuyển động xung quanh Mặt Trời gọi là công chuyển, còn Trái Đất tự xoay quanh mình nó gọi là tự chuyển.
Khi Trái Đất quay quanh Mặt Trời được một vòng, nó sẽ vẽ ra một đường tròn lớn xung quanh Mặt Trời. Đường tròn này chính là quỹ đạo công chuyển của Trái Đất. Giống như là xe lửa không thể tách rời đường ray, Trái Đất luôn chạy trên quỹ đạo công chuyển của nó. Mặt phẳng chứa quỹ đạo này gọi là mặt phẳng quỹ đạo công chuyển Trái Đất, hay mặt phẳng quỹ đạo địa cầu.
Qua tính toán phát hiện, quỹ đạo công chuyển đN cầu không phải là hình tròn mà là hình bầu dục. Còn Mặt Trời thì không phải ở trung tâm hình bầu dục mà nó nằm ở vị trí hơi lệch với trung tâm một ít. Như vậy, trong quá trình Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, có lúc thì nó gần Mặt Trời hơn, có lúc nó lại xa Mặt Trời hơn một chút. Lúc nó gần nhất là vào đầu tháng một hàng năm. Thiên văn học gọi là điểm cận nhật. Lúc này Trái Đất cách Mặt Trời 14710 vạn km; khi xa nhất là vào đầu tháng bảy hàng năm, thiên văn học gọi là điểm viễn nhật. Lúc đó khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là 15210 vạn km.
Kỳ thực quỹ đạo công chuyển của Trái Đất là một hình bầu dục rất cận với hình tròn. Sự sai lệch đó rất nhỏ, vì vậy mắt thường không thể nhận ra.
Khi Trái Đất chuyến động quay quanh Mặt Trời, nó luôn luôn “nghiêng mình”, địa trục (trục giả tưởng mà Trái Đất tự quay quanh) và mặt phẳng quỹ đạo địa cầu luôn duy trì một góc khoảng 66,5 độ. Tức là góc tạo bởi mặt phẳng xích đạo của Trái Đất và mặt phẳng quỹ đạo địa cầu là khoảng 23,5 độ. Điều này khiến cho tia sáng chiếu thẳng của Mặt Trời không phải chỉ chiếu lên xích đạo mà là một nửa năm thì ở Bắc bán cầu, một nửa năm thì ở Nam bán cầu. Cũng tức là nó liên tục chuyển động đi lại trong một phạm vi nhất định ở khoảng giữa Nam và Bắc bán cầu.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết tia sáng Mặt Trời tạo với bề mặt Trái Đất một góc giao nh
Dưới ánh sáng Mặt Trời, bạn có chú ý đến bóng ảnh của mình không? Độ dài bóng của bạn luôn thay đổi. Buổi sáng sớm của ngày khi Mặt Trời mới mọc, bóng của bạn sẽ rất dài còn vào buổi trưa thì bóng ngắn lại. Sang buổi chiều nó lại dài dần ra. Bóng của bạn vào buổi trưa các ngày trong năm cũng khác nhau. Mùa hè thì bóng tương đối ngắn, còn mùa đông thì lại hơi dài. Trong cùng một thời gian ở các nơi khác nhau trên Trái Đất, độ dài bóng người cũng không giống nhau. Đó là bởi vì tia sáng Mặt Trời khi chiếu lên Trái Đất nó sẽ tạo ra một góc giao với Trái Đất, độ lớn các góc giao khác nhau, nên độ dài của bóng cũng khác nhau.
Ánh sáng Mặt Trời chiếu tới bề mặt Trái Đất, khi góc giao nó tạo với mặt đất là 900thì gọi là ánh sáng chiếu thẳng. Vào cùng một buổi trưa, Mặt Trời chỉ có thể chiếu thẳng vào một điểm nào đó trên một đường vĩ tuyến nào đó của Trái Đất ở đó tia sáng Mặt Trời sẽ vuông góc với mặt đất, bóng của bạn sẽ thu lại thành một hình mà chân dẫm lên. Còn từ điểm bị chiếu thẳng đi về hai phía Nam, Bắc của Trái Đất thì góc giao này sẽ dần nhỏ đi, gọi là ánh nắng chiếu nghiêng, bóng của người cũng sẽ dài ra. Nơi nào càng cách xa với điểm chiếu thẳng thì góc giao sẽ càng nhỏ và bóng của người cũng càng dài.
Ở cùng một địa điểm trong một ngày, trong một năm, góc giao giữa tia nắng Mặt Trời và mặt đất cũng khác nhau.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết góc giao giữa tia nắng Mặt Trời và Mặt Đất ở mỗi vùng khác nhau trên Trái Đất luôn thay đổi?
Góc giao giữa tia nắng Mặt Trời và mặt đất ở các vùng khác nhau trên Trái Đất được gọi là độ cao Mặt Trời. Nó luôn thay đổi trong một ngày và trong một năm, vì vậy ánh sáng và nhiệt lượng Mặt Trời mà các vùng nhận được cũng khác nhau.
Trong một ngày khi Mặt Trời mọc, tia nắng Mặt Trời vượt ra khỏi tuyến bằng mặt đất, Mặt Trời chiếu nghiêng lên mặt đất độ cao Mặt Trời rất nhỏ. Sau đó Mặt Trời dần lên cao, góc giao này cũng liên tục tăng lên. Đến giữa trưa, Mặt Trời lên cao nhất, độ cao Mặt Trời đạt đến giá trị lớn nhất. Vì vậy khoảng thời gian giữa trưa là thời gian ngắn nhất trong một ngày. Sau buổi chiều, Mặt Trời hơi chếch về phía Tây, độ cao Mặt Trời cũng bắt đầu giảm đi cho đến khi Mặt Trời lặn thì góc giao bằng không.
Độ cao Mặt Trời vào lúc giữa trưa đạt giá trị lớn nhất, trong một ngày ở cùng một khu vực, độ cao Mặt Trời vào giữa trưa cũng thay đổi liên tục từng ngày. Đó là bởi vì trong quá trình Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, địa trục và mặt phẳng quỹ đạo địa cầu duy trì một góc 66,5 độ khiến cho ánh sáng chiếu thẳng của Mặt Trời chuyển động giữa hai đường chí tuyến Nam, Bắc, độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa luôn luôn từ khu vực bị chiếu thẳng hạ thấp theo hướng Nam, Bắc.
Vào ngày xuân phân hàng năm (khoảng 21 tháng 3) và ngày thu phân (khoảng 23 tháng 9), Mặt Trời chiếu thẳng vào xích đạo. Độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa từ xích đạo sẽ hạ thấp dần theo hai hướng Nam, Bắc. Vào ngày hạ chí (khoảng 22 tháng 6) Mặt Trời chiếu thẳng lên đường chí tuyến Bắc, độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa từ chí tuyến Bắc giảm dần theo hai phía Bắc, Nam. Vào ngày đông chí (khoảng 22 tháng 12) Mặt Trời chiếu thẳng lên chí tuyn Nam, lúc giữa trưa độ cao Mặt Trời từ chí tuyến Nam sẽ giảm dần về hai phía Nam, Bắc.
Xét từ sự thay đổi mùa, khu vực từ chí tuyến Bắc về phía Bắc vào ngày hạ chí sẽ gần nhất với điểmchiếu thẳng của Mặt Trời lúc giữa trưa. Vào ngày đông chí, ở đó cách xa điểm chiếu thẳng của Mặt Trời nhất. Vì vậy độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa có giá trị nhỏ nhất trong một năm. Còn khu vực từ chí tuyến Nam về phía Nam thì tình hình lại ngược lại.
Khu vực giữa hai chí tuyến Nam, Bắc mỗi năm có hai lần được ánh Mặt Trời chiếu thẳng, độ cao Mặt Trời lúc giữa trưa có thể đạt tới 900.
https://thuviensach.vn
Hằng tinh là gì?
Trong đêm, hằng hà sa số những vì sao giống như đèn của hàng vạn nhà trên dãy phố đêm. Những vì sao này to nhỏ khác nhau, có những vì sao rất sáng, có vì sao mờ hơn, có sao ở rất xa nhưng cũng có sao ở gần hơn... và trong thiên văn học người ta đều gọi chúng là các thiên thể. Những người tường tận thiên văn sẽ chỉ lên bất cứ hướng nào của bầu trời và nói cho bạn biết những vì sao nào tạo nên chòm sao nào. Ví dụ như ở phương Bắc của bầu trời đêm, chúng ta có thể tìm thấy 7 ngôi sao Bắc Đẩu và cách đó không xa là sao Bắc Cực chỉ phương chính Bắc. Ở phương Nam đặc biệt là vào giữa đêm mùa đông chúng ta dễ dàng nhìn thấy một ngôi sao rất sáng có tên là Thiên Lang và bên phải nó là chòm sao Liệp Hộ. Sao Ngưu Lang là một ngôi sao lớn hai bên có hai ngôi sao nhỏ mà theo truyền thuyì đó là hai đứa con của Ngưu Lang, còn phía kia bờ sông Ngân có một ngôi sao rất sáng nữa đó là sao Chức Nữ. Những ngôi sao này đều là các hằng tinh của hệ Ngân Hà, trong thiên văn học người ta gọi sao Ngưu Lang là sao Thiên Ưng ± (anfa) còn sao Chức Nữ được gọi là sao Thiên Cầm ± (anfa). Trong thực tế, những thiên thể có thể nhìn thấy được bằng mắt thường hoặc kính viễn vọng đều là các hằng tinh. Trong không gian những thiên thể do các vật chất nóng nực có thể phát sáng và tỏa nhiệt hình cầu hoặc gần giống hình cầu tạo nên đều được gọi là hằng tinh.Mặc dù hằng tinh là những tinh cầu đang bốc cháy, phát sáng, tỏa nhiệt và có trọng lượng, thể tích khá lớn nhưng do ở xa nên ánh sáng của hằng tinh tương đối yếu. Tuy nhiên có một hằng tinh ở gần Trái Đất mà mọi người đều biết đó là Mặt Trời. Trái Đất mà loài người sinh sống là một trong 9 hành tinh quay quanh Mặt Trời. Chính vì có nhiệt lượng và ánh sáng của Mặt Trời, Trái Đất mới có sự sống và trở nên đẹp đẽ như ngày hôm nay.
Trong đêm chúng ta chỉ nhìn thấy vài hành tinh, còn lại đa số đều là hằng tinh. Nếu quan sát kỹ hơn chúng ta sẽ thấy ánh sáng của các hành tinh không lay động và chúng có sự di chuyển vị trí (so với các hằng tinh), các hằng tinh thì có ánh sáng không lay động dưới mắt thường.
https://thuviensach.vn
Hằng tinh được cấu tạo như thế nào?
Cho đến thế kỉ 19 các nhà thiên văn học đã biết được số lượng, kích cỡ và vị trí của các hằng tinh nhưng vấn đề hằng tinh được cấu tạo như thế nào thì vẫn chưa có lời giải đáp. Một nhà triết học Pháp đã từng nói “thành phần hoá học của các hằng tinh là tri thức mà nhân loại không thể nào có được”.
Đến giữa thế kỉ 19 sau khi các nhà vật lí phát hiện ra phương pháp phân tích quang phổ, các thành phần cấu tạo của hằng tinh đã có hi vọng được giải đáp. Vậy thế nào là quang phổ? Năm 1665, Niu Tơn nhà vật lí người Anh đã làm một thí nghiệm vượt thời đại: ông cho một chùm tia sáng Mặt Trời chiếu vào lăng kính thuỷ tinh và trên màn sau lăng kính xuất hiện 7 màu là đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Niu Tơn đã đưa ra kết luận ánh sáng trắng là do các ánh sáng đơn sắc nhiều màu hợp lại mà thành, ông gọi những ánh sáng đơn sắc được sắp xếp theo thứ tự này là quang phổ. Đến năm 1856 nhà vật lí người Đức Robert Wilhelm Bunsen phát hiện những vật chất hoá học khác nhau đều có đặc trưng quang phổ riêng. Họ còn phát hiện trong quang phổ Mặt Trời, sợi D là sợi nổi bật nhất, là kết quả của hiệu ứng hấp thụ quang phổ liên tục với canxi ở tầng ngoài của Mặt Trời. Thành quả nghiên cứu này đã gợi ý cho các nhà thiên văn học, họ đưa ra ý tưởng phân tích ánh sáng của các thiên thể rồi so sánh với quang phổ của các vật chất khác nhau trong phòng thực nghiệm, từ đó có thể biết được chủng loại, hàm lượng các nguyên tố có mặt trong các thiên thể. Kết quả nghiên cứu cho thấy tầng khí quyển bề mặt của các hằng tinh đều có các thành phần hoá học khá giống nhau trong đó hàm lượng hiđrô và hêli nhiều nhất, chiếm 95% tổng hàm lượng. Trên các hằng tinh còn xuất hiện các nguyên tố kali, natri, canxi, magiê, sắt, ôxi và các hợp chất hoá học khác. Phương pháp phân tích quang phổ là phương pháp khoa học quan trọng đối với vật lí học thiên thể và cũng là một trong những cơ sở thực nghiệm quan trọng của vật lí học thiên thể hiện đại.
https://thuviensach.vn
Hằng tinh vận động như thế nào?
Hằng tinh luôn vận động nhưng do khoảng cách quá xa nên con người trên Trái Đất không dễ gì nhận ra được. Một trong những người nhìn thấy sự vận động của hằng tinh sớm nhất là nhà thiên văn học Trung Quốc đời Đường - Trương Trục. Năm 724-725 ông đã tổ chức đo đạc vị trí các hằng tinh trên quy mô lớn và phát hiện ra vị trí hằng tinh T1 chòm Nhân Mã (tức sao Kiến) không còn ở vị trí giống như ghi chép trước đó, chứng tỏ hằng tinh này đã di chuyển.
Năm 1718 nhà thiên văn học người Anh - Halây phát hiện ra vị trí 4 hằng tinh sáng nhất mà ông quan sát là Đại Khuyển ± Kim Ngưu ± Mục Phu ± và Liệp Hộ ± không thống nhất với ghi chép của các nhà thiên văn học cổ đại. Thông qua phân tích cẩn thận loại trừ các khả năng sai lệch ông chỉ ra rằng tất cả các hằng tinh đang tự quay.
Loài người đã tìm ra phương pháp đo tính sự vận động của các hằng tinh và đã quan trắc được gần 300 nghìn hằng tinh vận động mà các nhà thiên văn học gọi là tự hành. Do tồn tại sự tự hành này mà vị trí tương đối của các hằng tinh luôn thay đổi mạnh, như sự thay đổi vị trí của 7 ngôi sao Bắc Cực... Hằng tinh có nhiệt độ và màu sắc như thế nào?
Thông qua quan trắc thiên văn người ta phát hiện ra màu sắc của các hằng tinh không giống nhau, có các màu đỏ, vàng, lam và trắng. Tại sao hằng tinh có nhiều màu sắc đến như vậy? Các nhà thiên văn học đã lợi dụng phương pháp phân tích quang phổ tiến hành nghiên cứu sâu về hiện tượng này. Năm 1868 nhà khoa học người Italia là Salche đưa ra bảng phân loại hằng tinh theo quang phổ. Sau đó nhà khoa học nữ Canon ở đại học Havớt lợi dụng tia hấp thụ trong quang phổ tiến hành phân loại hằng tinh. Nhà nữ thiên văn học này đã phân tích quang phổ của 250 nghìn hằng tinh và có đóng góp to lớn cho nền thiên văn học hiện đại. Nhờ phương pháp phân tích quang phổ con người đã có khả năng tìm hiểu những thiên thể xa xôi được cấu tạo từ những nguyên tố gì.
Nhiệt lực học đã cho chúng ta biết, sắt nóng chảy trong quá trình nguội đi màu sắc sẽ biến đổi dần từ màu đỏ da cam đến màu đỏ sậm, rồi chuyển sang màu xám. Ngọn lửa từ các vật thể bốc cháy do nhiệt độ tăng cao mà cũng có sự thay đổi từ đỏ sang da cam, vàng thậm chí biến thành màu xanh lam. Điều này cũng có nghĩa là sự biến đổi màu sắc của ngọn lửa có liên quan đến sự thay đổi của nhiệt độ. Thực nghiệmchứng minh màu sắc ngọn lửa bốc cháy có màu xanh thì nhiệt độ tương đối cao, khi biến thành màu vàng thì nhiệt độ tương đối thấp và khi chuyển sang màu hồng thì nhiệt độ của nó càng thấp hơn. Các nhà thiên văn học đã căn cứ vào quy luật này để xác định nhiệt độ của các hằng tinh. Phương pháp này được tiến hành bằng cách thông qua kính viễn vọng và kính phân quang, lấy ánh sáng của hằng tinh phân tích thành quang phổ liên tục sau đó chụp lại quang phổ này để nghiên cứu. Đầu thế kỉ 20 khoa Thiên văn học trường Đại học Havớt đã tiến hành nghiên cứu quang phổ của 500 nghìn hằng tinh. Sau khi tiến hành phân loại quang phổ đã tiến hành phân loại hằng tinh thành 7 loại khác nhau. Từ biểu quang phổ này chúng ta có thể thấy được mối liệ giữa màu sắc và nhiệt độ bề mặt của các hằng tinh.
https://thuviensach.vn
Có thể đo thể trọng và thể tích của hằng tinh không?
Trên Trái Đất, đo trọng lượng một vật thể là việc rất dễ dàng nhưng để đo thể trọng của một hằng tinh là một việc rất khó. Tuy các hằng tinh ở rất xa nhưng từ Trái Đất chúng ta vẫn thấy được ánh sáng của chúng, chứng tỏ độ sáng thực của các hằng tinh rất mạnh và nguồn vật chất duy trì ánh sáng là rất lớn. Lâu nay việc đo thể trọng của hằng tinh luôn là vấn đề các nhà khoa học quan tâm. Căn cứ vào sự vận động của một hằng tinh quay quanh một hằng tinh khác có thể áp dụng định luật 3 Kepler để tính toán quan hệ trọng lượng giữa các hằng tinh và cũng có thể lợi dụng quan hệ giữa thể trọng và độ sáng để tính toán. Các nhà nghiên cứu cho hay trọng lượng của hằng tinh có thể chỉ là 9% đến gấp 120 lần trọng lượng của Mặt Trời, trong đó đa số ở vào khoảng từ 0.1 đến 10 lần trọng lượng của Mặt Trời. Nghiên cứu cũng cho thấy nếu thể trọng lớn hơn nữa hằng tinh sẽ nổ tung còn nếu nhỏ hơn nữa thì nhiệt độ trung tâm không cao và như vậy nó không mang đặc tính của hằng tinh nữa.
Như vậy hằng tinh có thể trọng lớn nhất sẽ gấp 120 lần thể trọng Mặt Trời. Sao Đại Giác có trọng lượng bằng 10 lần Mặt Trời, sao Chức Nữ gấp 2,4 lần, sao Thiên Lang gấp 2 lần, sao Ngưu Lang cũng gấp 1,6 lần Mặt Trời. Hộ tinh của sao Thiên Lang vừa bằng trọng lượng của Mặt Trời còn hộ tinh của sao 614 chòm Kì Lân chỉ bằng 7% trọng lượng Mặt Trời. Như vậy có thể thấy rằng trọng lượng của Mặt Trời chỉ nằm ở bậc trung bình mà thôi.
https://thuviensach.vn
Thế nào được gọi là “sao lùn”?
Các hằng tinh ở giai đoạn “sao chủ” có phản ứng nhiệt hạch, ở càng gần trung tâm càng mãnh liệt, lượng hiđrô tiêu hao và thời gian chuyển thành hêli càng nhanh và như vậy cũng có nghĩa là lượng hiđrô càng ít đi và hêli càng ngày càng nhiều lên. Khi thể trọng hêli chiếm 12% thể trọng hằng tinh, kết cấu bản thân của hằng tinh xảy ra biến đổi to lớn. Tầng ngoài của hằng tinh phình to lên, thể tích tăng lên, nhiệt độ bề ngoài hạ thấp, hằng tinh bước vào giai đoạn về già tức là bước vào giai đoạn “sao lùn”.
Giống như người già, cơ thể bị mất khả năng cân bằng, đến giai đoạn cuối này các hằng tinh biến đổi vô cùng phức tạp, nhiệt độ bên trong tăng cao, hiđrô chuyển thành hêli không còn từ từ nữa mà diễn ra rất nhanh. Hằng tinh có ba con đường để kết thúc cuộc đời mình: hoặc là biến thành trung tử tinh, hoặc là biến thành bạch oài tinh hoặc là biến
thành lỗ đen. Cho dù có những kết thúc khác nhau những ở giai đoạn này lõi của chúng đều bốc cháy, vỏ ngoài phình to phát ra ánh sáng có cường độ cực mạnh rồi các vật chất bị bắn ra ngoài... Và như vậy cuộc đời huy hoàng kéo dài hàng trăm triệu năm của hằng tinh đã kết thúc trong cảnh tượng hùng tráng như thế
https://thuviensach.vn
Bạn có biết thế nào là tân tinh không?
Một hiện tượng thiên văn khác thường nữa đó là tân tinh. Tại một địa điểm, một khu nào đó trên bầu trời vốn không có ngôi sao sáng nào đột nhiên xuất hiện một ngôi sao rất sáng và có thể nhìn thấy được ánh sáng của nó ngay cả lúc bình minh. Người cổ đại Trung Quốc gọi nó là khách tinh. Do nó có độ sáng gấp nhiều lần bình thường trong thời gian ngắn nên người ta còn gọi nó với cái tên là siêu tân tinh.
Có một câu chuyện khá thú vị về siêu tân tinh. Gần sao Thiên Quan có một tinh vân hình cua được các nhà khoa học nghiên cứu và hình thành nên một chi của ngành thiên văn học: thiên văn học xạ điện. Tinh vân hình cua này được đoán là tàn tích của một siêu tân tinh sau khi nổ cách đây khoảng 900 năm. Các nhà khoa học nước Mĩ thì cho rằng nước Mĩ mới được thành lập mấy trăm năm nên trong lịch sử không thấy có gì ghi chép về hiện tượng này. Vậy là viện trưởng viện khoa học Liên Xô cũ đã viết thư gửi cho phó viện trưởng viện khoa học Trung Quốc hỏi xem sử sách Trung Quốc có ghi chép gì về hiện tượng này không. Qua tìm kiếm, cuối cùng các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm ra cuốn “Tống sử” trong đó ghi rằng vào năm 1054 một siêu tân tinh đã nổ và tạo ra đám tinh vân này.
Sau khi kính viễn vọng được phát minh, tầm nhìn của con người về vũ trụ được rộng mở, con người nhìn thấy nhiều hệ sao, nhiều tinh vân hơn. Một tinh vân nổi tiếng trong hệ Ngân Hà linh vân hình cua gần chòm Kim Ngưu có kết cấu dạng hình sợi. Năm 1921 tình cờ một nhà thiên văn người Mĩ khi so sánh hai bức ảnh về tinh vân này chụp cách nhau 12 năm đã phát hiện vật chất hình sợi trong tinh vân này đang vận động từ trung tâm ra ngoài, có nghĩa là đám tinh vân này đang phình to ra. Tinh vân bắt đầu phình to từ một điểm trung tâm, vậy điểm gốc bắt đầu từ đâu?
Năm 1054 trên bầu trời xuất hiện một hiện tượng lạ, một ngôi sao đột nhiên xuất hiện trên bầu trời phía Đông Nam của Thiên Quan đến tận khi trời sáng vẫn nhìn rõ. Ngôi sao này có độ sáng giống sao Kim với màu trắng đỏ và người ta đã nhìn thấy nó trong suốt 24 ngày. Đến tháng 4 năm 1056 vị khách đã đến ở 22 tháng này dần dần ẩn đi. Một câu hỏi được đặt ra là vị khách này đã đi đâu và sự xuất hiện “điểm gốc” rồi phình to ra của tinh vân hình cua có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Cho đến năm 1928 nhà thiên văn học nổi tiếng Edwin Powell Hubble qua tính toán đã cho rằng tinh vân này dù đang phình to nhưng chắc chắn phải có thời điểm và thời điểm đó ở khoảng 900 năm trước tức là khoảng năm 1054. Sử sách Trung Quốc còn mô tả lại một siêu tân tinh đã nổ tung vào năm 1054. Như vậy có thể thấy rằng tinh vân hình cua chính là tàn tích của siêu tân tinh kia.
Trong vũ trụ các hằng tinh khi đến phút cuối của cuộc đời đều phát ra ánh sáng vô cùng mạnh mẽ. Trong một thời gian ngắn, cường độ ánh sáng phát ra gấp hàng nghìn thậm chí hàng vạn lần bình thường, sau đó lại giảm về độ sáng cũ. Siêu tân tinh là sự bùng nổ, trong đó độ sáng thành cực mạnh so với tân tinh, độ sáng có thể vượt quá hàng triệu thậm chí là hàng tỉ lần.
Dù khoa học kĩ thuật đã rất phát triển nhưng muốn tìm lại những thông tin của những thời đại đã qua, các nhà thiên văn học bắt đầu chú ý đến những ghi chép trong sử sách Trung Quốc. Hubble cho rằng, ở vị trí của tinh vân hình cua chỉ có ghi chép về sự xuất hiện của một siêu tân tinh vào năm 1054. Siêu tân tinh này đã đưa ra một ật mẫu sống cho nghiên cứu thiên văn học và lí luận tiến hoá của thiên thể.
Từ khi kính viễn vọng ra đời đến nay đã gần 400 năm nhưng con người không còn cơ hội nhìn thấy những siêu tân tinh bùng nổ. Người cổ đại Trung Quốc may mắn hớn chúng ta, họ được tận mắt việc chứng kiến siêu tân tinh và tân tinh. Vậy là trước mắt việc nghiên cứu về tân tinh và siêu tân tinh đều dựa trên các ghi chép cổ. Những năm 50 của thế kỉ 20 Trung Quốc đã cho xuất bản cuốn sách thống kê về tân tinh đã được ghi chép trong lịch sử. Theo cuốn sách này thì từ thời triều ân đến năm 1700 đã xuất hiện 90 tân tinh và siêu tân tinh.
Trong thời đại khoa học ngày càng phát triển, đèn các nhà cao tầng làm lu mờ các vì sao trên bầu trời, trăng sao trên bầu trời cũng bị đô thị phồn hoa nơi trần gian thay thế. Không biết bao nhiêu năm nữa liệu thế hệ con cháu chúng ta còn dõi lên chòm tinh vân hình cua mà nghĩ lại đã từng có tân tinh và siêu tân tinh.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về gia đình hệ Mặt Trời ?
Chúng ta đều biết rằng mọi sự sống trên Trái Đất đều không thể tách khỏi Mặt Trời. Sự sống trên Trái Đất đều có sự liên hệ chặt chẽ với Mặt Trời, Mặt Trăng và các vì sao trong đó ảnh hưởng lớn nhất là Mặt Trời. Trái Đất quay quanh Mặt Trời mỗi vòng hết một năm, cùng quay quanh Mặt Trời còn có sao Thủy, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. Hệ thiên thể gồm 9 hành tinh có trung tâm là Mặt Trời này chính là hệ Mặt Trời của chúng ta.
Hệ hành tinh là tổ hợp cơ bản của vũ trụ. Trong hệ hành tinh của chúng ta, Mặt Trời là chủ gia đình, là thiên thể trung tâm. Ngoài 9 hành tinh quay quanh Mặt Trời còn có vô vàn các tiểu hành tinh phân bố giữa quĩ đạo sao Hỏa và sao Mộc mà đến cuối thế kỉ 20 các nhà thiên văn học đã đặt được số hiệu cho hơn 460 nghìn tiểu hành tinh. Các thiên thể quay quanh hành tinh được gọi là vệ tinh giống như Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất. Hiện nay loài người đã biết có 133 vệ tinh. Trong không gian giữa các vì sao còn có các sao Chổi (đã phát hiện được 1600 sao) và vô vàn các ngôi sao Băng đang trong cuộc du lịch dài cả cuộc đời mình.Các thành viên trong gia đình Mặt Trời đều có tính cách, hình dáng và phong độ khác nhau. Gia đình này được thành lập đã 5 tỉ năm, các thành viên đều phải tuân theo một gia pháp đó là quan hệ hấp dẫn, quan hệ mà định luật vạn vật hấp dẫn của Niu Tơn đã nêu ra. Thể tích của Mặt Trời bằng 590 lần thể tích của 9 hành tinh và có thể trọng bằng 745 lần tức là chiếm 99,8% tổng thể tích toàn hệ. Do đó Mặt Trời có quyền uy tối cao, các hành tinh khác đều quay quanh Mặt Trời dưới tác dụng hấp dẫn của nó. Hành tinh và vệ tinh đều không phát sáng mà chỉ phản xạ ánh sáng Mặt Trời. Hành tinh giống như con cái của Mặt Trời còn vệ tinh thì thuộc vào hàng cháu chắt. Và như vậy đây là một gia đình ba thế hệ đông vui trong khi đó sao Chối và sao Băng lại giống như những kẻ lang thang vô gia cư.
https://thuviensach.vn
Hệ Mặt Trời và Mặt Trời được hình thành như thế nào?
Hệ Mặt Trời bao gồm Mặt Trời và các vật thể quay xung quanh Mặt Trời. Các vật thể này bao gồm các hành tinh và Mặt Trăng quay chung quanh nó, đám mây bụi, các thiên thạch...Mặt Trời chứa 99,8% khối lượng của toàn bộ hệ Mặt Trời. Quỹ đạo của hệ Mặt Trời khoảng 80 AU. Trong khi quỹ đạo của các sao Chổi khoảng 200.000 Au bao quanh toàn bộ hệ Mặt Trời.
Hệ Mặt Trời cũng như Mặt Trời được hình thành cách đây khoảng 5 tỷ năm từ những đám khí hiđrô và bụi. Trọng lực đã hình thành lực tương phản và khí gas ở trung tâm của đám mây. Nó cũng là nguyên nhân làm cho đám mây này quay tròn nhanh hơn và hình thành nên một đám khí hiđrô và bụi hình đĩa quanh vùng trung tâm. Vùng trung tâm đậm đặc trở nên đủ nóng để xảy ra các phản ứng hạt nhân nguyên tử và nổ tung. Vùng trung tâm trở thành Mặt Trời ngày nay, và đĩa hình khí trở thành các hành tinh trong hệ Mặt Trời cũng như các vật thể khác như thiên thạch trong hệ Mặt Trời.
Bầu khí quyển của Mặt Trời được bao bọc bởi một lớp khí mà chủ yếu là hiđrô và hêli, có chiều dày tới 1,4 triệu km (870.000 dặm). Nó có thể chứa được 750 lần tổng tất cả các hành tinh trong hệ Mặt Trời và diện tích bề mặt của nó cũng gấp 7 lần tổng diện tích các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Năng lượng của Mặt Trời được hình thành bởi các phản ứng hạt nhân nguyên tử, cứ hai hạt nhân hiđrô kết hợp với nhau tạo thành một nguyên tử hêli và giải phóng ra các tia phóng xạ. Và các tia phóng xạ này tạo thành ánh nắng để sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời.
Khoảng 5 tỷ năm nữa toàn bộ khí hiđrô trong lõi của Mặt Trời sẽ được tạo thành hêli. Nhiệt độ và áp suất sẽ tăng, trọng lực sẽ tạo ra các lực tương phản. Khí hiđrô sẽ nổ quanh lõi. Năng lượng sẽ phát ra cho tới khi Mặt Trời thành một người khổng lồ với màu đỏ rực, rồi vụt tắt vào không gian vũ trụ. Phần lõi lại sẽ tạo thành một ngôi sao lùn trắng.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết Mặt Trời là hành tinh có tầm quan trọng như thế nào đối với Trái Đất không?
Phần trước chúng ta đã nói hằng tinh trên thiên không là vô kể, chỉ có một hằng tinh ở gần chúng ta và có quan hệ mật thiết đến Trái Đất đó chính là Mặt Trời. Trong thế giới hằng tinh bất kể là về độ sáng, độ lớn, mật độ hay tuổi tác, Mặt Trời luôn nằm vào vị trí bậc trung. Thế nhưng do ở gần Trái Đất nên mọi người đều thấy đó là thiên thể lớn và sáng nhất. Tuy nhiên đối với loài người thì tầm quan trọng của Mặt Trời không thể đem ra so sánh với các hằng tinh khác được. Giả sử không có nhiệt và ánh sáng của Mặt Trời, tất cả sự sống trên Trái Đất sẽ bị huỷ diệt. Nguồn năng lượng trên Trái Đất hầu như đều trực tiếp hay gián tiếp lấy từ Mặt Trời. Mặt Trời là nguồn động lực khởi động tuần hoàn khí quyển Trái Đất, đem lại ngày đêm, nóng lạnh và sự luân phiên của 4 mùa để Trái Đất trở thành vườn sinh vật duy nhất trong vũ trụ mà chúng ta biết hiện nay. Chúng ta có thể tiến hành nghiên cứu tỉ mỉ về kết cấu khí quyển, thành phần hoá học, trạng thái vật lí phân bố từ trường và sự truyền năng lượng của bề mặt Mặt Trời, từ đó gián tiếp tìmhiểu các hằng tinh khác. Những hiểu biết của chúng ta về các hằng tinh khác đa số đều lấy từ Mặt Trời. Hơn nữa Mặt Trời còn là phòng thực nghiệm khổng lồ không ngừng cung cấp cho chúng ta những tri thức về thế giới vật lí, thúc đấy chúng ta đi tìm các quy luật tự nhiên hiện tượng vật lí mới.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời được sinh ra như thế nào không?
Mọi người thường hỏi ánh sáng và nhiệt của Mặt Trời được sinh ra như thế nào, và tại sao nó lại có thể duy trì trong một thời gian dài hằng tỉ năm như thế? Dù chúng ta không trực tiếp quan trắc được khu trung tâm Mặt Trời nhưng theo phép suy luận vật lí học hạt nhân thì chúng ta có thể biết trung tâm Mặt Trời là khu phản ứng nhiệt hạch. Trung tâm Mặt Trời chiếm 1/4 bán kính Mặt Trời và có thể tích bằng 1/6 thể tích Mặt Trời nhưng thể trọng của nó lại bằng một nửa thể trọng của Mặt Trời. Điều này chứng tỏ khu trung tâmMặt Trời có mật độ rất cao, khoảng 160 g/cm3. Dưới ảnh hưởng của trọng lực hấp dẫn tự thân, khu trung tâm là khu có mật độ cao, nhiệt độ cao và áp suất cao.
Tìm hiểu nguồn gốc của năng lượng Mặt Trời trước hết phải tìm hiểu những vật chất cơ bản có trên Mặt Trời. Đầu thế kỉ 20, vật lí học nguyên tử có bước phát triển lớn, năm 1936 một nhà vật lí học người Mỹ chỉ ra rằng năng lượng Mặt Trời có nguồn gốc từ phản ứng nhiệt hạch do hạt hiđrô biến thành hạt hêli trong lòng nó. Hiđrô có 2 cách chuyển thành hêli; đó là cứ 4 hạt hiđrô tụ thành 1 hạt hêli và cách thứ 2 là phản ứng có sự tham gia của cácbon và nitơ với vai trò là chất xúc tác. Hiện nay 90% năng lượng Mặt Trời bức xạ ra đều được sinh ra theo cách thứ nhất. Khu trung tâm Mặt Trời là khu phản ứng nhiệt hạ là nơi khởi phát của năng lượng. Theo tính toán tuổi thọ của Mặt Trời ở vào khoảng 10 tỉ năm trong khi đó Mặt Trời đã ở tuổi 5 tỉ, nghĩa là đang ở độ sung sức, con người không phải lo lắng nguồn năng lượng này sẽ cạn kiệt.
https://thuviensach.vn
Thế nào là quang cầu và đêm đen trên Mặt Trời ?
Quang cầu Mặt Trời là phần mặt tròn của Mặt Trời mà chúng ta nhìn thấy trong thực tế và nó có đường giới hạn khá rõ, bán kính Mặt Trời mà chúng ta thường nói cũng được đo từ giới hạn này. Khi nhìn quang cầu Mặt Trời, chúng ta đều có cảm giác đó là một bề mặt rắn nhưng phân tích quang phổ lại cho hay bề mặt quang cầu là chất khí, mật độ bình quân của nó khá nhỏ nhưng do có độ dày lên đến 500 km nên nó có màu đục.Thông qua kính viễn vọng thiên văn, trên quang cầu Mặt Trời có những điểm chấm giống như hạt gạo phân bổ dày đặc và được các nhà thiên văn học gọi là “tổ chức hạt gạo”. Hiện nay mọi người đều cho rằng tổ chức hạt gạo này là hiện tượng xảy ra do đối lưu khí thể phía dưới quang cầu.
Ở khu hoạt động của quang cầu còn có những điểm đen và những chấm sáng thậm chí có những chấmsáng chói. Điểm đen nhìn thấy có màu đen nhưng chúng không đen mà chẳng qua là hiệu ứng ánh sáng quang cầu làm nổi bật. Thực tế ánh sáng phát ra từ mỗi điểm đen tương đương với ánh sáng của trăng giữa tháng. Điểm đen trongầu có hình đĩa tròn nông, nhiệt độ trung bình là 37000C, thấp hơn khoảng 14000C so với quang cầu và đa số các điểm đen đều xuất hiện thành bầy hoặc thành đôi.
Thiên văn học hiện nay cho rằng điểm đen là khí, chuyển động xoáy tròn ở tầng quang cầu, là một trong những tiêu chí rõ ràng về hoạt động của Mặt Trời. Những năm điểm đen xuất hiện nhiều được gọi là những năm hoạt động đỉnh của Mặt Trời, những năm chúng xuất hiện ít được gọi là những năm tĩnh. Theo thống kê từ năm 1755 thì chu kì hoạt động của điểm đen Mặt Trời là 11,2 năm. Mỗi quần thể điểm đen khi vừa mới nổi lên bề mặt Mặt Trời đều là những chấm nhỏ, sau đó phát triển thành một quần thể với mấy chục điểmđen to nhỏ khác.nhau. Một quần thể điểm đen tồn tại lâu hơn một điểm đen bất kì trong đó vài ngày. Diện tích quần thể điểm đen liên quan đến nhiệt độ từ trường và tuổi thọ của điểm đen.
Đặc trưng quan trọng nhất của điểm đen là chúng có từ trường. Từ trường của điểm đen hình thành và biến đổi theo sự biến đổi của điểm đen cho tới khi điểm đen mất đi. Sự xuất hiện và phát triển của từ trường điểm đen trong khu vực hoạt động của Mặt Trời có quan hệ mật thiết đến sự vận động của Mặt Trời. Hàng loạt thực tế đã chứng minh hoạt động của Mặt Trời có thể làm rối loạn từ trường Trái Đất như làm nhiễu thông tin vô tuyến thậm chí còn làm cho chim bồ câu đưa thư mất phương hướng. Do đó nghiên cứu sâu về điểm đen và Mật Trời hoạt động có tác dụng lớn trong việc đề phòng và giảm nhẹ tác hại mà Mặt Trời hoạt động gây ra.
https://thuviensach.vn
Thế nào là nhật nhĩ?
Tầng sắc cầu của Mặt Trời nằm ngoài tầng quang cầu là một tầng rất linh hoạt trong bầu khí quyển Mặt Trời. Người Trái Đất với mắt thường khó nhìn thấy tầng sắc cầu bởi phần tử nước và bụi li ti trong bầu khí quyển Trái Đất tản xạ ánh sáng mạnh của Mặt Trời làm bầu trời của chúng ta có màu xanh lam, Mặt Trời mà mọi người nhìn thấy chỉ là một khối quang cầu chói lọi không thấy được sắc cầu. Cho đến thế kỉ 20, khi quan sát nhật thực toàn phần người ta mới phát hiện ra sắc cầu của Mặt Trời. Hiện nay các nhà thiên văn học rất dễ dàng nhìn thấy tầng sắc cầu của Mặt Trời và tình hình hoạt động của nó thông qua kính viễn vọng chuyên dùng. Tầng sắc cầu dày khoảng 8000 km, nhiệt độ đạt đến vài chục nghìn độ C thậm chí hàng trămnghìn độ C. Trên tầng sắc cầu có một hiện tượng rất thú vị đó là thường xuyên xuất hiện nhật nhĩ. Khi quan sát sắc cầu của Mặt Trời có thể nhìn thấy hiện tượng giống như ngọn lửa phụt lên, hiện tượng này được các nhà thiên văn gọi là nhật nhĩ. Hình dạng của nhật nhĩ biến hoá phức tạp có lúc giống như ngọn lửa, có lúc giống như suối phun cũng có lúc lại giống như một cái hàng rào. Nhật nhĩ thường dài vài chục nghìn km, dày khoảng 5000 km và tuổi thọ của chúng cũng có sự khác biệt, có thể là vài chục phút cũng có thể là vài chục ngày.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về gió Mặt Trời và bão Mặt Trời ?
Căn cứ và công suất bức xạ của Mặt Trời chúng ta có thể tính được trong mỗi giây có 4 vạn tấn vật chất ở Mặt Trời được chuyển hoá thành năng lượng. Nhiệt độ và ánh sáng mà Mặt Trời phát ra từ phản ứng nhiệt hạch, do nguyên tử hiđrô kết hợp với nhau tạo ra hêli làm cho Mặt Trời hết sức linh hoạt. Một luồng vật chất không dễ gì nhận thấy được đã phun ra từ Mặt Trời, luồng vật chất này chính là gió Mặt Trời do các hạt mang điện tạo ra. Gió Mặt Trời sau 4 ngày sẽ thổi đến Trái Đất nhưng các ion mang điện của Mặt Trời không thể tới được mặt đất bởi từ trường Trái Đất tạo nên tầng từ bao quanh làm cho các hạt mang điện này bị trượt ra ngoài.
Thông thường tốc độ của gió Mặt Trời là 400 km/s còn tốc độ lúc Mặt Trời phun ra đạt đến 800 km/s hình thành nên bão Mặt Trời. Bão Mặt Trời dẫn đến bão từ trên Trái Đất và gây hại cho hệ thống dẫn điện, làm cho các vệ tinh rơi vào tình trạng chuyển động xoáy vòng. Những vật chất mà Mặt Trời phóng ra tuy rất hiếm gặp nhưng nguy hại của nó rất lớn.
Những năm 50 của thế kỉ 20 có nhà khoa học đã đưa ra khái niệm gió Mặt Trời. Như chúng ta đã biết, tầng nhật miễn cùng lúc chịu hai tác động đó là tác động của trọng lực hướng về trung tâm Mặt Trời và của áp lực nhiệt hướng ra phía ngoài. Do nhật miễn có nhiệt độ cao, trọng lực Mặt Trời không đủ để giữ khí thể nhật miễn ở trạng thái tĩnh, tại đó nhật miễn luôn phình ra ngoài tạo nên gió Mặt Trời.
Vào những năm Mặt Trời hoạt động hạt cơ bản được sinh ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thông tin và hàng không của Trái Đất cũng như tới các thiết bị điện. Do đó nghiên cứu quy luật hoạt động những xung kích và gây nhiễu của Mặt Trời là nhiệm vụ trọng yếu của các nhà vật lí học không gian và các nhà thiên văn học.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết Mặt Trời cũng quay quanh chính nó?
Giống như các hành tinh khác, Mặt Trời cũng quay quanh chính nó.
Chuyển động quay đó đã được con người phát hiện ngay khi kính quan sát thiên văn ra đời vào thế kỷ XVIII. Dùng kính viễn vọng, các nhà quan sát thiên văn, như nhà thiên văn học người Italy là Galile, nhà thiên văn người Anh là Thomas Harriot, hai anh em người Đức là Johannes và David Fabriciu đã nhận ra và ghi lại vị trí những điểm đen trên Mặt Trời. Những điểm đen này luôn dịch chuyển theo cùng một hướng.
Người ta vẫn tự hỏi về bản chất của các điểm đen. Chúng là mây, vệ tinh hay là cái gì? Cuối cùng, giả thiết vệt đen do Galile đưa ra có sức thuyết phục hơn cả. Nếu các vệt đen đó dịch chuyển đều đặn thì có nghĩa là Mặt Trời đang tự quay quanh chính nó. Hơn nữa, nhờ những tính toán về thời gian xuất hiện và duy trì các vệt đen, người ta hoàn toàn có thể tính được chu kỳ vòng quay của Mặt Trời.
Từ năm 1853 đã 1861, Richard Christopher Carrington - một người Anh say mê thiên văn học, đã tiến hành vẽ bản đồ các vệt đen Mặt Trời hằng ngày. Công việc dài hơi này đã đem lại những kết quả rất lớn. Đầu tiên, Carrington thấy được hiện tượng phun trào của Mặt Trời. Tiếp đó, ông đã xác định chính xác trục quay của Mặt Trời. Ông cũng nhận thấy rằng ở vùng vĩ tuyến cao, các điểm đen này dịch chuyển chậm hơn các vệt đen.nằm Ở xích đạo Mặt Trời; tức là vòng quay kéo dài hơn: khoảng 31 ngày ở vĩ tuyến cao và 26 ngày ở xích đạo. Sự khác nhau về vòng quay này chứng tỏ rằng bề mặt của Mặt Trời không hoàn toàn rắn và thường tạo ra hiện tượng xoắn vặn các đường từ trường ở vùng xích đạo. Hiện tượng đó cũng làm nảy sinh một vấn đề khác: cần phải chọn một giá trị làm đại lượng so sánh với vận tốc quay của Mặt Trời. Carrington đã xác định được là một vòng quay đầy đủ của Mặt Trời bằng 27,2753 ngày Trái Đất.
Carrington lấy ngày 9/11/1853 là ngày bắt đầu vòng quay giao hội đầu tiên của Mặt Trời, nói chính xác hơn là vòng quay của Mặt Trời nhìn từ Trái Đất. Đó chỉ là một giá trị tương đối. Thực tế, nếu Mặt Trời quay quanh chính nó khoảng 13 độ mỗi ngày thì trong cùng khoảng thời gian đó, hành tinh của chúng ta quay chưa tới 1 độ trên quỹ đạo của mình, theo cùng hướng quay của Mặt Trời. Vả lại người quan sát cũng không ở nguyên một chỗ. Như vậy, có sự khác biệt giữa vòng quay giao hội và vòng quay thiên thể - vòng quay được tính toán khi người quan sát có thể đứng ở một điểm cố định trong hệ Mặt Trời, hoặc nếu người quan sát có thể quan sát Mặt Trời từ một hành tinh xa nào đó. Bằng những phép tính tương đối đơn giản, người ta đã xác định được giá trị “tuyệt đối” của vòng quay Mặt Trời là khoảng hơn 25 ngày.
https://thuviensach.vn
Vì sao khi bình minh và hoàng hôn, Mặt Trời trông to hơn
Mặt Trăng quay quanh quỹ đạo của Trái Đất, Trái Đất quanh quanh Mặt Trời. Khoảng cách giữa Trái Đất và hai thiên thể này từ sáng đến tối hầu như không thay đổi. Thế mà có lúc ta thấy Mặt Trời hoặc Mặt Trăng to như cái nia, còn lúc khác lại chỉ bé như quả bưởi. Tại sao vậy?
Lý do là trong những điều kiện nhất định, mắt của con người nhìn mọi vật dễ sinh ảo giác. Chúng ta hãy xét hai ví dụ:
Ví dụ 1 : Khi ta để một vật vào giữa các vật khác nhỏ hơn, ta sẽ thấy nó to hơn bình thường. Ngược lại nếu để nó giữa các vật khác to hơn, ta lại thấy nó như nhỏ lại.
Ví dụ 2: Hiện tượng ảo giác quang học, hay còn gọi là tác dụng thấu quang. Hình tròn màu trắng ở giữa nền đen nhìn có vẻ to hơn hình tròn màu trắng ở giữa nền màu sáng, mặc dù chúng bằng nhau. Kết hợp hai ví dụ trên, chúng ta có thể giải thích hiện tượng thay đổi độ lớn của Mặt Trời và Mặt Trăng như sau:
Khi Mặt Trời và Mặt Trăng mới mọc hoặc sắp lặn, phía đường chân trời chỉ có một góc khoảng không. Gần đó lại là núi đồi, cây cối, nhà cửa hoặc các vật khác. Mắt chúng ta tự nhiên sẽ so sánh Mặt Trời hoặc Mặt Trăng với các vật kể trên, vì vậy ta có cảm giác chúng như to hẳn ra. Nhưng khi lên tới đỉnh đầu, bầu trời bao la không có vật gì khác, chúng ta thấy chúng nhỏ hẳn lại.
Mặt khác, khi Mặt Trời, Mặt Trăng mới mọc hoặc sắp lặn, bốn phía đều mờ tối khiến ta có cảm giác chúng sáng hơn (như ví dụ 2, vòng tròn trắng giữa nền đen). Khi đó, mắt ta sẽ thấy chúng to hơn.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về cực quang?
Vào những đêm trời quang mây tạnh, trên vùng trời ở hai cực Trái Đất thường liên tiếp xuất hiện những dải ánh sáng màu hồng, lam, vàng, tím... rực rỡ và biến ảo khôn lường. Tia này vừa tắt đi, tia khác lại xuất hiện, nhảy múa, lung linh đủ màu sắc...
Chúng chỉ là một tia sáng mong manh, hay mang hình rẻ quạt, hình ngọn.lửa, rồi lại hóa thành những vòng cung màu lá cây vắt trên nền trời. Đó chính là cực quang.
Cực quang là một hiện tượng hiếm thấy ở nhiều nơi trên Trái Đất. Nhưng ở Alaska (Mỹ), phần lớn lãnh thổ Canada, hay vùng nằm từ vĩ độ 60 trở lên, đây lại là một chuyện bình thường. Cực quang thường xuất hiện vào buổi đêm. Có người yếu bóng.vía, nhìn thấy hiện tượng này liền cho là... ngày tận thế sắp đến.
Vào những năm 80 của thế kỷ 19, người ta khám phá ra rằng từ trường của Trái Đất có liên quan đến hiện tượng kỳ ảo này. Khi electron va vào một vật thể nào đó, nó có thể tạo ra ánh sáng (điều này cũng tương tự như nguyên lý hoạt động của màn hình tivi và máy tính). Như vậy, các nhà khoa học cho rằng cực quang có thể sinh ra khi các dòng hạt mang điện tích trong vũ trụ va chạm với bầu khí quyển.
Kết quả nghiên cứu khoa học vào các năm 1957-1958 cho rằng khi trên Mặt Trời xuất hiện các vết đen, gió Mặt Trời tạt vào Trái Đất, mang theo một dòng hạt năng lượng cao gây ra hiện tượng cực quang. Các electron và proton trong dòng hạt này đi vào bầu khí quyển. ưới ảnh hưởng của địa từ, chúng bị hút về hai cực Trái Đất. Tại đây, chúng va chạm và kích thích các phân tử khí, làm các phân tử này phát ra bức xạ điện từ dưới dạng ánh sáng nhìn thấy. Bầu khí quyển có rất nhiều chất như ôxi, nitơ, hêli, hyđrô, nêon... Dưới tác động của dòng hạt mang điện, ánh sáng do các chất khí khác nhau tạo ra cũng khác nhau, vì thế cực quang có muôn màu ngàn sắc.
Cực quang khi xuất hiện mạnh thường đi kèm với những thay đổi trong địa từ và kéo theo giao thoa sóng vô tuyến, sóng điện thoại... Thời kỳ mạnh, yếu của cực quang có liên quan chặt chẽ tới chu kỳ hoạt động của Mặt Trời. Khi Mặt Trời ở đỉnh chu kỳ, (hoạt động mạnh nhất), nó bức xạ nhiều hơn mức bình thường. Dòng hạt mang điện va chạm nhiều hơn với khí quyển, do đó, cực quang sẽ xuất hiện rất nhiều và kỳ vĩ.
https://thuviensach.vn
Bạn biết về gì Trái Đất - ngôi nhà của loài người?
Vào thời Trung cổ, loài người tưởng rằng đất là một mặt bằng và trời là một vòm cầu như một chiếc lồng bàn úp lên mặt đất. Sau này, nhờ việc mở rộng di chuyển và hoạt động, con người mới nghĩ rằng Trái Đất có dạng cầu. Chuyến đi vòng quanh Trái Đất đầu tiên do Magenlăng thực hiện vào năm 1521 đã xác định cho dạng cầu của Trái Đất.
Bằng các phép đo đạc chính xác, người ta biết rằng Trái Đất là một hình cầu không hoàn hảo mà dẹt ở hai đầu. Bán kính Trái Đất 6378km trong khi bán kính ở cực chỉ khoảng 6357km. Như vậy chu vi Trái Đất vào khoảng 4 vạn km và khối lượng vào khoảng 6000 tỷ tấn. Thực chất thì trong suốt thời gian tồn tại của mình, Trái Đất liên tục gia tăng khối lượng. Mỗi năm, Trái Đất nhận thêm 30000 tấn bụi vũ trụ. Như vậy trong suốt 4 tỷ năm qua, Trái Đất đã nặng thêm 1/100 triệu khối lượng của nó.
Trong thời kì mới hình thành Trái Đất, đã xảy ra quá trình phân bố lại vật chất rộng lớn dưới ảnh hưởng của trường trọng lực. Những kim loại ở thể lỏng nặng hơn cả; đi vào trung tâm Trái Đất. Phần trên là các lớp nóng chảy gồm sunphit, oxit và các kim loại có tính tương tự lưu huỳnh. Các lớp trên cùng gồm silicat nóng chảy và các lớp khí, hơi của các nguyên tố nhẹ. Khi nguội lạnh, các lớp trên - kết tinh và rắn lại tạo thành vỏ Trái Đất. Phần dưới vỏ Trái Đất ở thể lỏng, do chịu ảnh hưởng của áp suất lớn nên độ nhớt tăng lên, do đó vận tốc truyền sóng địa chấn bên trong Trái Đất tăng lên liên tục theo độ sâu. Ở độ sâu 2900kmlà mặt ranh giới giữa các lớp bao và nhân Trái Đất, ở đó sóng địa chấn bị phản xạ mạnh. Phần trung tâmTrái Đất gồm chủ yếu sắt và nitơ. Trong hệ Mặt Trời, hành tinh càng lớn thì mật độ vật chất nặng càng cao.
Trước đây, vào thời trung cổ, người ta quan niệm Trái Đất là trung tâm của vũ trụ. Mẫu địa tâm của Ptôlemy đưa ra khẳng định rằng Trái Đất ở chính tâm, quay quanh Trái Đất là 8 mặt cầu của Mặt Trăng, sao Thủy, sao Kim, Mặt Trời, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thô và các sao cố định. Cho đến tận năm 1543, Nicolai Côpécních đưa ra thuyết nhật tâm cho rằng Mặt Trời là trung tâm Thái dương hệ. Các hành tinh chuyển động tròn quanh Mặt Trời theo cùng một chiều với chu kì khác nhau, hành tinh càng xa có chu kì chuyển động càng lớn, Trái Đất cũng là một hành tinh. Ngoài chuyển động quanh Mặt Trời, Trái Đất còn tự quay quanh nó, Mặt Trăng chuyển động tròn quanh Trái Đất.
Tiếp đó, Johanne Kepler (1571-1630) đã đưa ra 3 định luật chuyển động của hành tinh: 1- Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời theo quỹ đạo elip mà Mặt Trời nằm ở một trong hai tiêu điểm của cấp quỹ đạo.
2- Đoạn thẳng nối từ Mặt Trời đến hành tinh quét những diện tích bằng nhau trong những khoảng thời gian bằng nhau. (Còn gọi là định luật tốc độ diện tích bằng hằng số).
3 - Bình phương chu kì chuyển động hành tinh tỷ lệ với luỹ thừa bậc 3 của nửa trục lớn quỹ đạo. Như vậy, ngày nay ta đã biết Trái Đất là một phần của hệ Mặt Trời. Trái Đất cách Mặt Trời trung bình đúng 1 AU và chuyển động quanh nó một chu kì hết 365,2422 ngày đêm theo quỹ đạo elip. Vệ tinh của Trái Đất là Mặt Trăng. Mặt Trăng cách Trái Đất 384.000 km, nó tự quay quanh trục và chuyển động quanh Trái Đất với cùng một chu kì 27,32 ngày.
https://thuviensach.vn
Tại sao Trái Đất là nơi thích hợp cho sự sống tồn tại?
Là hành tinh thứ 3 của hệ Mặt Trời, với kích thước vừa phải (đường kính 12.750km), Trái Đất chỉ lớn hơn sao Kim một chút, tỉ trọng chỉ hơn sao Thủy một chút, còn cấu tạo bên trong và thành phần hoá học thì Trái Đất không khác nhóm các hành tinh bên trong là bao nhiêu, tuy tỉ lệ từng thành phần khác với các hành tinh này.
Nhìn từ vũ trụ, Trái Đất hiện ra một hành tinh xanh: màu xanh biển của các đại dương, màu trắng pha lơ do mây bao bọc bên ngoài, và màu xanh lá cây chen lẫn màu nâu của các lục địa lúc ẩn lúc hiện bên dưới màn mây.
Khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời là 150 triệu km. Đó là khoảng cách đủ để nước có thể tồn tại được ở thể lỏng, rất cần cho sự sống. Khoảng cách này cũng là khoảng cách để nhiệt đến từ Mặt Trời ở mức độ thuận lợi cho các phản ứng hoá học tạo nên các hợp chất hữu cơ.
Khối lượng vừa phải của Trái Đất đủ để giữ lại một bầu khí quyển không quá đậm đặc đến mức nguy hại như ở sao Kim, nhưng cũng không quá loãng đến mức không giữ được nhiệt như ở sao Hỏa hay Mặt Trăng. Trong suốt quá trình phát triển, bầu khí quyển Trái Đất luôn biến đổi chậm chạp, giảm dần lượng khí Cacbonic, tăng dần khí ôxi. Đầu tiên khí cacbonic, hơi nước và nitơ thoát ra từ các miệng núi lửa được giữ lại trong khí quyển. Sau đó các đại dương được hình thành từ sự nguội lạnh và ngưng kết của hơi nước trong khí quyển rơi xuống. Khi có đại dương, nước hấp thụ bớt khí Cacbonic trong khí quyển và khi các sinh vật đầu tiên xuất hiện ở biển, trong đó có loài tảo lục, thì sự hấp thụ Cacbonic và thải khí ôxi vào trong không khí ngày càng tăng. Ngày nay, khí quyển chứa 78% nitơ, 21% ôxi và 1% còn lại là Cacbonic, Acgông, Mêtan, hơi nước và các khí khác: Từ những sinh vật đầu tiên xuất hiện cho đến nay, quá trình ôxi hoá bầu khí quyển Trái Đất đã diễn ra gần 3 tỉ năm. Lớp không khí đậm đặc sệt mặt đất với hơi nước (khoảng 0,5 - 5%), Cacbonic (0,03%), khí mêtan và ôzôn (vài phần triệu) có vai trò hết sức quan trọng đối với sự sống. Khí Cacbonic và hơi nước hấp thu năng lượng Mặt Trời, giữ lại các tia hồng ngoại, còn ôzôn, với nồng độ cao ở cách mặt đất 80km, có vai trò hấp thụ các tia cực tím nguy hiểm với sự sống không cho xuống đến mặt đất. Khí quyển còn như một cỗ máy thiên nhiên sử đụng năng lượng Mặt Trời phân phối điều hoà nước trên khắp hành tinh dưới hình thức mây mưa, điều hoà lượng Cacbà ôxi trên Trái Đất.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về bầu khí quyển và tầng ôzôn?
Bầu khí quyển của Trái Đất có bề dày vào khoảng hơn 800 km gồm nhiều tầng. Từ mặt đất lên đến độ cao 20 km là tầng đối lưu có không khí đậm đặc nhất, là nơi diễn ra mọi hiện tượng khí tượng mây mưa sấm chớp và tầng bình lưu có nhiệt độ tăng dần từ - 600C đến 00C, là nơi các luồng không khí chuyển động theo chiều ngang với tốc độ cao và có lớp ôzôn ở trên cùng. Tầng giữa nằm từ 50 - 80km là nơi các thiên thạch nhỏ va vào Trái Đất, cọ xát vào không khí và bị bốc cháy tan thành sao băng. Tầng nhiệt ở độ cao 80 - 450 km, có không khí rất loãng tồn tại dưới dạng ion điện nên còn gọi là tầng điện li, là nơi phản hồi các sóng vô tuyến trở lại mặt đất và cũng có một lớp ôzôn ngăn chặn các tia cực tím ở trên cao. Đây cũng là nơi diễn ra các hiện tượng cực quang hiện tượng này chỉ thấy được ở vùng gần cực. Trên cùng là tầng ngoài nằm từ 450 km đến khoảng 800 km, không khí loãng dần và hoà vào không gian giữa các hành tinh.
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy lượng ôzôn trong tầng thấp nhất của khí quyển ngày càng nhiều trong khi đó hàm lượng ôzôn trong tầng bình lưu ngày càng giảm (đã giảm tới 6%,và đã bị thủng ở NamCực) từ 20 năm trở lại đây. Hậu quả của sự suy giảm này là các tia cực tím có thể xuyên qua khí quyển đến mặt.đất ngày càng nhiều hơn và làm cho nhiệt độ trong tầng đối lưu ngày càng nóng lên do hàm lượng ôzôn gần mặt đ̐ngày càng tăng.
https://thuviensach.vn
Bán cầu Nam và bán cầu Bắc của Trái Đất được phân chia như thế nào?
Mặt phẳng đi qua tâm Trái Đất vuông góc với trục Trái Đất cắt bề mặt Trái Đất, theo một đường tròn gọi là đường xích đạo; đường xích đạo đến phía Nam gọi là Nam bán cầu. Lục địa của Bắc bán cầu chủ yếu là châu Âu, châu Á, châu Bắc Mỹ và một phần của châu Nam Mỹ và châu Phi. Nếu bạn muốn đi du lịch từ Bắc bán cầu đến Nam bán cầu thì bạn phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng bởi khí hậu ở Bắc bán cầu và Nam bán cầu là hoàn toàn ngược nhau. Ở Bắc bán cầu lạnh nhất là vào tháng 1 và nóng nhất là vào tháng 7.
Thông qua tính toán chính xác các nhà khoa học chỉ ra rằng, từ tâm Trái Đất đến Bắc bán cầu dài hơn từ tâm Trái Đất đến Nam bán cầu 40 mét, vùng Bắc Cực nhô lên còn vùng Nam Cực lại thấp xuống, Nam và Bắc bán cầu không đối xứng với nhau hoàn toàn.
https://thuviensach.vn
Vì sao băng ở Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực?
Nam cực và Bắc Cực đều là hai mỏm tận cùng của Trái Đất ở vĩ độ giống nhau, thời gian chiếu và góc độ chiếu của Mặt Trời cũng giống nhau, vậy mà chúng khác nhau đến kỳ lạ. Nếu như lớp áo băng Nam Cực dày trung bình khoảng 1.700 mét, thì ở cực Bắc, lớp vỏ lạnh giá này chỉ dày từ 2 đến 4 mét mà thôi.
Vốn là vùng Nam Cực có một mảng lục địa rất lớn được gọi là “đại lục thứ bảy” của thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu km2. Năng lực giữ nhiệt của lục địa rất kém, vì thế, nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều. Sông băng trên lục địa từ trên cao di động xuống bốn phía bị vỡ thành nhiều tảng băng rất lớn ở bên bờ biển, trôi nổi trên đại dương bao quanh lục địa, tạo nên những vật cản là các núi băng cao lớn.
Ngược lại, Bắc Băng dương ở vùng Bắc Cực có diện tích rất lớn khoảng 13,1 triệu km2, nhưng chỉ toàn là nước. Nhiệt dung của nước lớn, có thể hấp thụ tương đối nhiều nhiệt lượng rồi từ từ tỏa ra, nên băng ở đây ít hơn ở Nam Cực. Hơn nữa, tuyệt đại bộ phận băng lại tích tụ ở trên đảo Greenland.
Người ta đã tính được rằng diện tích băng che phủ trên toàn Trái Đất là khoảng gần 16 triệu km2, mà Nam Cực chiếm tới 4/5. Tổng thể tích băng ở Nam Cực ước khoảng 28 triệu km3, còn ở Bắc Cực chỉ bằng gần 1/10 mà thôi. Nếu toàn bộ băng ở Nam Cực tan hết thì mực nước biển trên thế giới sẽ dâng cao khoảng 70 mét.
https://thuviensach.vn
Tại sao có thủy triều?
Trong vũ trụ, các vật thể đều có sức hút tác động lên nhau, thiên thể ở càng gần nhau thì tác động lên nhau càng . lớn Trong hệ Mặt Trời, Mặt Trăng ở gần Trái Đất của chúng ta nhất, do đó lực hấp dẫn của Mặt Trăng tác động lên Trái Đất là lớn nhất và đặc biệt mạnh mẽ với các phân tử nước trên bề mặt Trái Đất.Hãy tưởng tượng điểm O là tâm Trái Đất, hai trục AB và CD vuông góc với nhau qua O đường thẳng nối A-O-B đi qua tâm Mặt Trăng. Vì A là điểm gần Mặt Trăng nhất nên lực hút tác dụng lên điểm này là mạnh nhất, do đó mực nước ở A dâng lên cao nhất. Đồng thời các phân tử nước ở C và D dồn tới A để lấp chỗ trống, do đó ở C và D lúc này mực nước rút xuống( triều xuống). Nhưng tại B - điểm xa Mặt Trăng nhất cũng có nước dâng lên. Vậy tại sao?
Đó là do A, O, B là 3 điểm thẳng hàng và thẳng hàng với tâm Mặt Trăng. Lực tác dụng lên A, O, và B từ Mặt Trăng là các lực cùng phương, cùng chiều nhưng độ lớn khác nhau (do khoảng cách khác nhau). Lực này truyền cho A, O, B những gia tốc khác nhau. Vì tâm O của Trái Đất là cố định so với Mặt Trăng trong những thời điểm nhất định nên các gia tốc này làm cho A ngày càng rời xa O và O ngày càng xa B. Nhưng vì O cố định nên nó tạo ra một lực ly tâm tác động lên các phân tử nước ở cả A và B, do đó ở B cũng có hiện tượng triều lên.
Trái Đất tự quay quanh trục với chu kì 24 giờ, trong khi đó Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với chu kì 27,32 ngày (tức là chậm hơn 27,32 lần) nên Trái Đất luôn luôn đuổi kịp thuỷ triều. Gọi A1 là điểmcó thuỷ triều cao nhất ứng với điểm A của mực nước. Khi A1 chuyển động theo Trái Đất thì A chuyển động theo cùng một chiều do lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Khi A1 đã chuyển động được đúng một vòng để trở lại vị trí cũ thì A mới đi được 1/27,32 chu kì của mình. Để đuổi kịp A, A1 cần thêm 52 phút nữa. Như vậy bất cứ điểm nào trên Trái Đất khi cần có một đợt thuỷ triều thứ 2 với cùng mức nước thì phải đợi 24 giờ 52 phút.
https://thuviensach.vn
Tại sao có các khí hậu khác nhau?
Đó là do tình hình bầu không khí hay khí quyển không phải lúc nào cũng như lúc nào. Bất kể không khí như thế nào - lạnh, ấm, mát, nóng, gió hiu hiu, gió đùng đùng, khô hạn ẩm ướt... đều là khí hậu. Khí hậu là kết quả sự phức hợp của các yếu tố nhiệt, ẩm, sự chuyển động của các luồng không khí. Khí hậu thay đổi từng giờ, từng ngày, từng mùa thậm chí là từng năm. Trên Trái Đất có những thay đổi hàng ngày từ bão tố cho đến thời tiết đẹp. Sự thay đổi khí hậu từng mùa là do độ lệch của trục quay Trái Đất khi nó xoay quanh Mặt Trời. Tuy nhiên chưa ai hiểu tại sao khí hậu của năm này lại khác với năm kia.
Yếu tố quan trọng nhất “gây ra” khí hậu là nhiệt độ cao, thấp của không khí. Nhiệt vừa làm bốc hơi nước - do đó trong khí quyển tăng độ ẩm - vừa gây ra gió đưa độ ẩm đi nơi khác. Độ ẩm kết hợp với nhiệt độ tạo ra nhiều trạng thái khí hậu. Mây là một trạng thái (tình hình) khí hậu. Mây là do hơi nước từ mặt đất bay lên, kết tụ lại. Khi mây - tức là hơi nước - kếụ thành hạt nước lớn và nặng đến mức luồng không khí không còn sức để giữ chúng trên không nữa thì chúng sẽ rớt xuống và ta gọi đó là mưa. Nếu hơi nước bay qua một luồng khí lạnh - dưới điểm nước đóng băng - hơi nước đó sẽ rớt xuống thành tuyết, thành nước đá gọi là mưa đá.
Một trong những cách để tiên đoán thời tiết là nhìn hiện tượng mà người ta gọi là “tronts” tức là những đường biên giữa các luồng khí lạnh từ Bắc chuyển về phía Nam và luồng khí nóng từ xích đạo trở ngược lên phía Bắc. Hầu hết những cơn bão lớn đều gây ra mưa, tuyết.
https://thuviensach.vn
Tại sao lại có gió?
Đôi khi đang đứng ở nơi trống trải, có một hiện tượng thình lình và khó hiểu xảy ra - đó là gió nổi lên. Tuy không nhìn thấy nhưng ta cảm thấy và không có một ý tưởng rõ rệt cái gì vừa xảy ra. Hiện tượng gió chỉ là sự chuyển động của không khí trong bầu khí quyển. Gió có nhiều thứ, nhiều tên nhưng chung quy chỉ do một yếu tố đó chính là sự thay đổi nhiệt độ. Không khí dãn nở khi bị hâm nóng. Khi dãn nở, không khí trở nên nhẹ. Càng nhẹ không khí càng bốc lên cao và để lại khoảng trống bên dưới. Nhưng khí lạnh tràn đến chiếm khoảng trống đó ngay. Không khí chuyển động thế là thành gió.
Có hai thứ gió chủ yếu: gió toàn cầu và gió khu vực. Gió toàn cầu bắt nguồn từ vùng xích đạo, nơi có nhiều nhiệt Mặt Trời nhất Tại đây không khí nóng bốc lên cao về hướng Bắc và Nam Cực. Khi còn cách các cực khoảng 1/3 quãng đường, nhiệt độ không khí giảm dần đồng thời cũng từ từ rớt xuống đất trở lại. Một số không khí này trở lại vùng xích đạo và lại bị hâm nóng trở lại, còn một số thì đi tới các vùng cực. Loại gió này thường thổi điều hoà trong suốt năm. Tuy nhiên đôi khi loại gió này bị gió khu vực đánh bạt đi hướng khác.
Loại gió khu vực hình thành từ luồng khí lạnh với áp suất cao hoặc luồng khí nóng với áp suất thấp. Loại gió khu vực này thường kéo dài không lâu. Một vài ngày có khi một vài giờ là gió toàn cầu sẽ lại hiện diện ngay thôi. Cũng có khi gió khu vực là sự tách biệt khá cao giữa nhiệt độ ban ngày và ban đêm trên mặt đất. Gió giữa đất liền và mặt biển thuộc loại gió này. Ban ngày, không khí lạnh ùa tràn vào lục địa tạo thành gió hiu hiu. Ban đêm đại dương ấm hơn lục địa nên lại có không khí lạnh từ lục địa thổi ra.
https://thuviensach.vn
Tại sao lạt có tiếng sấm?
Trong lúc giông bão, có nhiều người run sợ khi nghe tiếng sấm nổ ầm ầm. Thật ra khi ta nghe được tiếng sấm thì luồng điện gây ra tiếng sấm nổ đã tác động xong rồi. Thường thì ta thấy chớp loé lên rồi mới nghe tiếng sấm. Đó là do tốc độ ánh sáng nhanh gấp bội lần tốc độ âm thanh.
Còn chớp hay là sét là do tác động của dòng điện. Do đó, sét thì nguy hiểm. Chớp hay sét tức là điện có thể truyền từ đám mây này sang đám mây kia, từ trên trời xuố đất, từ dưới đất lên các đám mây. Trong lúc có giông bão nhiều loại điện tích âm hoặc dương được tạo ra trong các đám mây và trên mặt đất. Khi những điện tích trở nên quá lớn thì nó sẽ nứt ra thành tia, tức là chớp và sẽ chồm ra khỏi điện tích đó. Trong và sau khi phát điện như vậy, một lớp không khí thình lình bị dãn ra và co lại rất nhanh, rất mạnh, do đó tạo ra tiếng nổ mà ta gọi là sấm.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về tia cực tím?
Có 3 loại: UVA, UVB và UVC. Tia cực tím là những dao động trong phạm vi từ 10 nghìn đến 100 nghìn triệu triệu lần mỗi giây (tần số giữa 1015 và 1016 Hertz), nhanh hơn ánh sáng từ 1 nghìn đến 10 nghìn lần. Nhưng mọi tia đều bị yếu đi với khoảng cách giống như những vòng tròn mà một hòn đá gây ra trên bề mặt nước khi ta ném nó xuống nước.
UVA với bước sóng từ 400 đến 315 nanomét là gần nhất với phạm vi con mắt ta trông thấy được (1 nanomét (nm) bằng 1 phần tỷ mét). Đó cũng là vùng có năng lượng yếu nhất. Ngược lại nó thâm nhập sâu nhất vào da và tham gia một phần làm cho da rám lại. UVB (315 đến 280nm) còn dữ dội hơn UVA. Thâmnhập qua khí quyển, nó là tác nhân chính gây rám da, nhưng cũng là tác nhân gây ung thư da và bệnh đục thủy tinh thể. UVC (280 đến 100 nm) là mạnh nhất và do đó nguy hiểm nhất. Tất cả đều thâm nhập qua tầng ôzôn, nó không tới được Trái Đất.
Tia cực tím cần thiết bởi UVB do da hấp đã kéo theo việc tổng hợp vitamin D là chất cần thiết cho xương. Qua 1 giờ trên bãi biển cơ thể tổng hợp được lượng vitamin D cần thiết trong 1 tháng. UVA có tác dụng chữa trị bệnh vẩy nến, cũng giống như khi ta dùng đèn chiếu tia UVA. UVB và UVC khử khuẩn cho nước và các dụng cụ phẫu thuật. Đèn UV có thể được dùng để lọc sạch không khí ở các hệ thống sưởi ấm, thông gió và ở hệ thống điều hòa nhiệt độ của các phòng làm việc.
Thế nhưng tia cực tím lại rất độc hại. Các tia cực tím đã làm trầm trọng thêm sự ô nhiễm quang hóa tấn công vào các mô sống. Thành phần của nó là ôzôn (ở tầng khí quyển thấp) gây nghẹt thở và không có mùi vị gì. Các tia UVA và UVB gây cảm nắng. Về lâu dài, những tác động của các tia này làm suy yếu hệ miễn dịch, do đó cơ thể chống đỡ kém với một số chủng virus. Virus bệnh herpes chẳng hạn đã hoạt động trở lại dưới ánh Mặt Trời. Một nguy cơ khác nữa: gây những đột biến của các tế bào da hoặc các dạng ung thư.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết về hiệ tượng đảo cực của từ trường Trái Đất?
Từ trường Trái Đất bị đảo cực - cực Nam trở thành cực Bắc và ngược lại - là một sự kiện lớn và đáng sợ do nó có thể gây ra nhiều thảm họa cho các loài sinh vật. Tuy vậy, theo các nhà khoa học, quá trình này mất chừng 7.000 năm mới hoàn tất.
Từ trường Trái Đất đảo cực lần cuối cùng cách đây chừng 780.000 năm, xảy ra khi dòng s nóng chảy di chuyển quanh lõi ngoài của Trái Đất thay đổi hình thái. Chính dòng chất lỏng này, ở độ sâu cách mặt đất 3.000 - 5.000km, sinh ra từ trường. Cường độ của từ trường giảm trong một thời gian trước hai cực mới được thiết lập trở lại. Tuy nhiên, giới khoa học không biết thời gian đó - thời kỳ chuyển tiếp - kéo dài bao lâu mà chỉ đưa ra con số dự đoán từ vài nghìn năm cho tới 28.000 năm.
Nhà nghiên cứu Braford Clement đã giải quyết vấn đề trên bằng cách phân tích dữ liệu từ 30 mẫu trầmtích. Những trầm tích này được khoan từ đáy hồ hoặc đáy biển ở nhiều kinh độ và vĩ độ trên thế giới. Khoáng chất từ các địa điểm đó rõ ràng ghi lại từ trường khi trầm tích trong nước chậm chạp cứng lại thành đá. Kết quả cho thấy phải mất trung bình khoảng 7.000 năm hai cực từ mới được thiết lập trở lại.
Mặc dù vậy, thời gian đảo ngược cực từ xảy ra nhanh hơn ở đường xích đạo (chừng 2.000 năm) và lâu hơn ở gần hai cực (11.000 năm). Theo Braford, nguyên nhân là khi không có từ trường chính Nam - Bắc, lõi của Trái Đất hình thành một từ trường thứ cấp, yếu hơn. Từ trường này có nhiều cực mini ở bề mặt. Cuối cùng khi hai cực chính được thiết lập lại, từ trường thứ cấp biến mất.
Tuy nhiên, không một ai biết điều gì sẽ xảy ra với cuộc sống trên Trái Đất nếu từ trường Trái Đất bị đảo cực. Nhiều người cho rằng sự kiện đó giống như ngày tận thế. Nhiều khía cạnh đời sống sẽ bị đảo lộn bởi cả con người và động vật phải phụ thuộc vào la bàn để đi lại. Từ trường là lá chắn bảo vệ Trái Đất khỏi các vụ nổ bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời. Mất đi lá chắn bảo vệ vô hình này sẽ làm cho con người tiếp xúc nhiều hơn với bức xạ. Các hạt từ Mặt Trời sẽ lao vào thượng tầng khí quyển, làm ấm nó và có tiềm năng thay đổi khí hậu.
Trong năm 2002, nhiều người đãảng hốt sau khi nhà địa vật lý người Pháp Gauthier Hulot phát hiện từ trường Trái Đất đang suy yếu gần hai cực. Hiện tượng này có thể được diễn giải là tín hiệu đầu tiên của quá trình đảo ngược cực từ đang tới gần. Đảo ngược cực từ dường như diễn ra ngẫu nhiên về thời gian và không thể dự đoán được. Thời gian giữa những lần đảo ngược cực từ có thể là 20.000 - 30.000 năm và cũng có thể lên tới 50 triệu năm.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về Mặt Trăng của chúng ta?
Mặt Trăng chỉ là một vệ tinh của Trái Đất. Đây là một quả cầu đá có đường kính bằng 1/4 Trái Đất. Mật Trăng không thể tự phát sáng nhưng chúng ta có thể nhìn thấy nó khi nó phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Ở đây không có sự sống, không có nước và rất bẩn. Trọng lực của Mặt Trăng quá yếu nên không có bầu khí quyển. Trên bề mặt của Mặt Trăng có hàng nghìn miệng núi lửa. Nham thạch phun ra bao phủ khắp nơi.
Mặt Trăng và Trái Đất hình thành cùng thời điểm với nhau cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Tuy nhiên, nguồn gốc hình thành Mặt Trăng vẫn còn là điều chưa được khẳng định chắc chắn. Có thể nó hình thành bên cạnh Trái Đất hay bị chi phối bởi trọng lực Trái Đất.
Học thuyết phổ biến nhất là Mặt Trăng đã hình thành khi một thiên thạch cỡ sao Hỏa đâm và Những miệng núi lửa trên bề mặt Mặt Trăng được hình thành cách đây 3,5 tỷ năm do các thiên thạch đâm vào. Các miệng núi lửa rộng tới 300km và được viền bởi các vách núi đá. Một vài núi lửa có vách cao hoặc vòng đồng tâm và có rất nhiều mỏm núi đá ở trung tâm. Một vài núi lửa lớn nhất chứa đầy dung nham hoá thạch hình thành lên các “biển”.
50% bề mặt Mặt Trăng được chiếu sáng vào bất kì thời điểm nào. Những vùng sáng chúng ta thấy phụ thuộc vào vị trí của Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời. Ta có thể không nhìn thấy hoặc nhìn thấy Mặt trăng tròn như chiếc đĩa, chu kỳ này cứ lặp đi lặp lại. Chu kỳ này được gọi là tuần trăng, có tám giai đoạn, kéo dài 29,53 ngày.
https://thuviensach.vn
Tại sao Mặt Trăng có hình dáng thay đổi?
Đường kính Mặt Trăng bằng 1/4 đường kính Trái Đất và có trọng lượng bằng 1/80 trọng lượng Trái Đất; khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng bằng 10 vòng xích đạo Trái Đất.
Mặt Trăng có hình dáng thay đổi là do hiệu ứng âm ảnh: Mặt Trăng chỉ có một nửa bề mặt được chiếu sáng. Lúc này Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng từ phía bên trái. Nếu chúng ta nhìn Mặt Trăng từ thái không, khi Mặt Trăng chuyển động trên quĩ đạo vòng quanh Trái Đất với chu kì 27 ngày thì có một nửa Mặt Trăng luôn được chiếu sáng nhưng khi nhìn từ Trái Đất thì phần chiếu sáng này thay đổi mỗi
Mặt Trăng rất gần Trái Đất nên đã có 12 người lần lượt đặt chân lên Mặt Trăng và trở về Trái Đất an toàn. Mặt Trăng luôn có tác động hấp dẫn lên Trái Đất tạo ra thủy triều và ảnh hưởng đến chu kì sinh sản của một số sinh vật.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết những sắc thái kỳ điệu của vầng trăng?
Nói đến ánh trăng người ta thường liên tưởng đến màu trắng bạc và cho rằng những cảm nhận khác nhau về màu là do xúc cảm gây nên. Thật ra điều này không phải do xúc cảm, mà là do những phản ứng quang học khác nhau trong thời kỳ sáng trăng.
Từ thập niên 1960, các nhà thiên văn học đã sử dụng những loại phim ảnh cực nhạy để làm sáng tỏ về sắc của Mặt Trăng chỉ hoàn toàn trắng vào ban ngày. Điều này là do màu xanh da trời được hoà vào màu vàng chính của Mặt Trăng.
Trong những ngày có trăng, vào buổi chiều hoặc sớm tối, màu xanh da trời yếu đi, Mặt Trăng trở nên vàng hơn, và đến một lúc nào đó sẽ gần như vàng tuyền. Khi hoàng hôn tắt hẳn, Trăng lại trở nên trắng vàng. Trong thời gian còn lại của đêm, Trăng giữ màu vàng sáng.
Vào mùa đông, trong những đêm trời quang đãng, khi lên cao Trăng có vẻ trắng hơn. Nhưng khi xuống gần tới chân trời, Trăng lại có màu đỏ và
Nếu quanh Mặt Trăng có những đám mây hồng cam, ánh trăng chuyển sang màu lá cây pha xanh lơ. Sự tương phản màu sắc như vậy được thấy rõ hơn trong những ngày Trăng lưỡi liềm. Sự tương phản giảm bớt khi Trăng đầy thêm. Nhìn qua ánh sáng nến vốn có màu sắc hơi đỏ, Trăng cũng sẽ có màu xanh lá cây pha xanh lơ.
Thị giác cũng bị đánh lừa. Nếu bạn nhìn vào một đống lửa màu cam khoảng nửa tiếng, sau đó nhìn lên Mặt Trăng, bạn sẽ thấy nó có màu lam.
Mặt Trăng cũng như Mặt Trời, khi ở vị trí thấp gần sát đường chân trời, chúng có màu vàng cam, đôi khi đỏ sậm như màu máu. Đó là do sự khúc xạ các chùm tia sáng trong khí quyển và cũng do trạng thái của chính khí quyển.
Cũng có trường hợp khác ánh trăng mang sắc máu. Đó là ánh trăng sau nguyệt thực. Vì ánh trăng là do sự phản chiếu ánh sáng Mặt Trời. Trong thời gian nguyệt thực, Trái Đất che khuất Mặt Trăng. Bầu khí quyển Trái Đất phân tán tia xanh nhiều hơn tia đỏ. Trong thời gian Trái Đất bắt đầu ra khỏi vùng che Mặt Trăng, những tia đỏ đi đến Mặt Trăng nhiều hơn. Khi bắt đầu chấm dứt nguyệt thực, Mặt Trăng nhận tia đỏ nhiều hơn và phản chiếu về Trái Đất một màu đỏ úa. Sau đó ánh trăng từ từ trở lại bình thường.
Đó là những thay đổi của ánh trăng nhìn từ Trái Đất. Qua sự phân tích các tia hồng ngoại và tử ngoại, các nhà khoa học còn tìm thấy những sự thay đổi màu sắc khác, ngay trên bề mặt Mặt Trăng. Từ những miệng núi lửa đã ngưng hoạt động từ lâu đến các vùng khác trên Mặt Trăng, do ảnh hưởng của các loại quặng kim loại, cũng có nơi tương đối xanh, có nơi tương đối đỏ.
https://thuviensach.vn
Trên Mặt Trăng có thể nhảy cao hơn trên Trái Đất bao nhiêu?
Giả sử rằng một vận động viên giỏi nhất có thể nhảy qua mức xà 2,42 m. Con số này chưa phải là lớn lắm, nhưng chúng ta chỉ có thể tăng kỷ lục lên một chút nữa mà thôi, vì không thể thắng được lực hút Trái Đất. Còn nếu như cuộc thi tổ chức trên Mặt Trăng, kỷ lục sẽ được lập ra sao?
Định luật lực hấp dẫn giải thích rằng: lực hấp dẫn và khối lượng của hai vật thể tỷ lệ thuận với nhau. Dựa vào định luật đó có lẽ bạn sẽ nói rằng: khối lượng của Mặt Trăng bằng 1/81 khối lượng Trái Đất, trọng lượng của một người trên Mặt Trăng sẽ giảm đi 81 lần, và nếu trên mặt đất người ấy nhảy được 2,42 mét. thì trên Mặt Trăng anh ta sẽ lên tới độ cao 200 mét!
Thực tế không phải vậy.
Vừa rồi chúng ta mới chỉ nói đến nửa đầu của định luật hấp dẫn mà chưa nói đến phần sau, phát biểu rằng: lực hấp dẫn tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai vật thể. Bán kính của Mặt Trăng chỉ bằng 27% bán kính Trái Đất, như vậy rõ ràng là khoảng cách giữa người tới trung tâm Mặt Trăng ngắn hơn nhiều khoảng cách tới trung tâm Trái Đất, trong khi đó trọng lượng của con người lại tăng một cách tương đối. Bởi vậy khi con người lên Mặt Trăng, không phải7;ng giảm đi chỉ còn bằng 1/81 so với khi ở Trái Đất mà chỉ giảm còn bằng 1/6 thôi.
Từ phép tính tổng hợp gồm khối lượng và bán kính Mặt Trăng, chiều cao của vận động viên, ta có đáp số chính xác là: trên Trái Đất vận động viên nhảy cao tới 2,42 mét thì trên Mặt Trăng anh ta có thể nhảy cao 9 mét.
https://thuviensach.vn
Tại sao nói nguồn gốc của Mặt Trăng đến nay vẫn chưa rõ?
Ngày nay chúng ta đã xác định được thời gian hình thành của Trái Đất và Mặt Trăng tương đương nhau, khoảng 4,5 tỉ năm trước. Nhưng còn chuyện nguồn gốc của Mặt Trăng thì vẫn không thể xác định một cách chính xác được mà người ta chỉ đưa ra một số giả thuyết. Ngày nay, các giả thiết này vẫn chưa được chứng minh mà chỉ tạm thời được đông đảo các nhà nghiên cứu chấp nhận mà thôi.
Đầu tiên, xin được giới thiệu giả thuyết “biết săn bắt”. Người ta đã tính toán được rằng khối lượng riêng trung bình của Mặt Trăng là 3,34g/cm3. Nó gần bằng 3/5 khối lượng riêng của Trái Đất (5,56g/cm3). Thành phần hoá học của Mặt Trăng và Trái Đất cũng khác nhau. Tất cả những số liệu khác nhau đó cho thấy rằng rất có thể từ 4,5 tỉ năm về trước, khi hệ Mặt Trời vừa hình thành thì Mặt Trăng và Trái Đất cũng được hình thành từ những nơi khác nhau và cách nhau rất xa. Nếu so sánh với các tiểu hành tinh khác thì khối lượng riêng của Mặt Trăng cũng tương đương như thế. Vậy rất có thể thủa xa xưa ấy Mặt Trăng cũng chỉ là một tiểu hành tinh, trong quá trình chuyển động xung quanh Mặt Trời, có thể một lúc nào đó đã đến gần Trái Đất và bị Trái Đất “bắt cóc”, tức là bị lực hấp dẫn của Trái Đất hút vào tầm ảnh hưởng. Mặt Trăng không thể thoát ra khỏi tầm ảnh hưởng này nữa và trở thành “tù binh”, thành người bạn đồng hành với Trái Đất.
Tiếp đến xin nói đến giả thuyết, theo thuyết này thì Trái Đất và Mặt Trăng cùng có chung một nguồn gốc. Bán kính của Trái Đất chỉ lớn hơn Mặt Trăng có 3,7 lần, sự chênh lệch này được coi là không đáng kể, trong khi tất cả các tiểu hành tinh trong hệ Mặt Trời hơn Mặt Trăng rất nhiều. Với sự chênh lệch trên, người ta cho rằng Trái Đất không dễ gì hút được Mặt Trăng. Vì thế một số nhà khoa học cho rằng Trái Đất - Mặt Trăng đều được hình thành từ một đám mây ngưng tụ lại chỉ hơi khác nhau về thời gian. Đầu tiên thành phần kim loại có trong đám mây đó ngưng tụ trước, hình thành nhân Trái Đất. Sau đó vỏ ngoài vỏ ngoài Trái Đất được hình thành bằng cách hút các nham thạch còn lại xung quanh. Mặt Trăng thì hình thành sau Trái Đất từ những vật chất phi kim loại còn sót lại xung quanh Trái Đất, nên khối lượng riêng của nó nhỏ hơn Trái Đất.
Cuối cùng là thuyết “phân liệt”. Thuyết này cho rằng khi hệ Mặt Trời hợp nhất, khối này đang ở trạng thái nóng chảy với nhiệt độ rất cao, tự xoay rất nhanh. Đến một thời điểm nào đấy có một phần vật chất đã bị văng ra từ vùng xích đạo của khối này. Khối vật chất bị văng ra đó chính là Mặt Trăng. Phần còn lại là Trái Đất, và Thái Bình Dương chính là hố lõm do bị mất đi khối vật chất tạo nên Mặt Trăng. Thuyết này khó được chấp nhận vì nếu là như thế thì mặt phẳng chứa quỹ đạo chuyển động của Mặt Trăng và Trái Đất phải trùng nhau. Nhưng trên thực tế nó lại chênh lệch nhau 5 độ.
Những năm 80 của thế kỷ 20 lại có người đưa ra giả thuyết “vụ va chạm lớn”. Giả thuyết này cho rằng vào thời kỳ đầu khi hệ Mặt Trời hình thành thì ở vị trí giữa Trái Đất và Mặt Trăng hiện nay có một thiên thể nhỏ cùng tồn tại với Trái Đất. Sự hình thành của thiên,thể này là độc lập với Trái Đất nhưng do một lần va chạm ngẫu nhiên những vật chất văng ra khỏi Trái Đất đã hợp lại cùng thiên thể này tạo nên Mặt Trăng.
Cho đến nay thì tất cả chỉ là giả thuyết, còn thực sự thì chưa có bằng chứng nào đáng tin cậy để khẳng định cả.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về sao Thủy - hành tinh gần Mặt Trời nhất?
Sao Thủy là hành tinh trong hệ Mặt Trời gần Mặt Trời nhất. Nhìn từ kính thiên văn cực mạnh, sao Thủy là một hành tinh màu vàng nhạt. Có kích thước thật 4878km và cách Mặt Trời 58 triệu km. Chịu ảnh hưởng bởi ánh sáng chói loà của Mặt Trời nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy sao Thủy trước khi Mặt Trời mọc hay lặn.Trục quay của sao Thủy chỉ nghiêng có 2 độ trên mặt phẳng quỹ đạo quay quanh Mặt Trời. Tuy tốc độ tự quay rất chậm nhưng vì sao Thủy có quỹ đạo gần Mặt Trời nên có có tốc độ chóng mặt: 180.000 Km/h, quay hết một vòng tương đương với 88 ngày đêm trên Trái Đất. Do ở gần Mặt Trời và sao Thuỷ dài gấp 176 lần ở Trái Đất, hơn nữa trên sao Thủy không có khí quyển nên nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêmrất lớn, đến 6000C. Ban ngày dưới ánh nắng gay gắt của Mặt Trời nhiệt độ lên đến 4300C, nhưng khi về ban đêm sao Thủy biến thành một thế giới lạnh lẽo với nhiệt độ chỉ còn âm 1700c.
Sao Thủy được hình thành từ đám vật chất gần Mặt Trời, đám vật chất này thu nhỏ lại tạo nên sao Thủy có cấu tạo bằng chất đá. Vào đêm trời trong, sao Thủy ở đầu Tây, sao Kim ở đỉnh phía Tây Nam, chúng đi qua không.gian dần dần tiếp giáp nhau ở đường chân trời phía Tây thế nên rất khó nhìn thấy sao Thủy cho dù là trong điều kiện tốt nhất con người cũng chỉ nhìn thấy dáng nó lúc hoàng hôn hoặc trước bình minh. Do quĩ đạo chuyển động của sao Thủy gần Mặt Trời nên từ Trái Đất rất khó nhìn thấy.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết sao Thủy là một thế gia hoang sơ lạnh lẽo?
Tháng 2 năm 1973, máy thăm dò “Thủy thủ số 10” của Mĩ được phóng lên và đến tháng 3 năm 1974 thì tiếp cận sao Thủy. “Thủy thủ số 10” đã 3 lần bay quanh sao Thủy và tiến hành chụp ảnh phát hiện ra bề mặt sao Thủy là một thế giới hoang sơ lạnh lẽo với những dãy núi hình vòng giống trên Mặt Trăng. Các “vết thương” trên bề mặt sao Thủy dày đặc, ở đây rải đầy những dãy núi hình vòng, kẽ núi nứt và bồn địa. Điều này chứng tỏ sao Thủy giống như Mặt Trăng, sau khi sinh ra không lâu, đã bắt đầu hình thành vỏ đất sau đó lại hứng chịu sự tấn công và va chạm của thiên th
Núi hình vòng lớn nhất được gọi là bồn địa Caloroes, đó là một hố thiên thạch hình tròn đồng tâm với đường kính tương đương với 1/4 đường kính sao Thủy tức là khoảng 1300 km. Kẻ gây ra vụ va chạm này là một tinh tử - một đám vật chất nguyên thủy, 4 tỉ năm trước tinh tử giống như mưa bão lao vào sao Thủy.
Vết nứt có mặt khắp nơi trên bề mặt sao Thủy mà phần lớn đều có liên quan đến sự kiện thiên thạch rơi xuống bồn địa Caloroes. Cũng có một phần là kết quả sự xâm thực của dung nham do nham thạch núi lửa phun ra từ bề mặt sao Thủy. Đa số các bình nguyên ở đây được hình thành sau sự kiện Caloroes, các bình nguyên nối tiếp nhau theo dòng nham thạch. Đối lập với các bình nguyên là các dãy núi cao dốc đứng Sự hình thành các bình nguyên diễn ra liên tục trong 1 tỉ năm và 3 tỉ năm trở lại đây trên sao Thủy không còn núi lửa hoạt động nữa.
https://thuviensach.vn
Tại sao nhìn từ sao thủy, Mặt Trời lúc to lúc nhỏ?
Bán kính của sao Thủy là 2440 km. Kết cấu của sao Thủy giống của Trái Đất và đều có một lõi sắt, hạt nhân của sao Thủy có kích cỡ bằng Mặt Trăng và do 70% sắt tạo thành.
Nếu bạn đứng trên sao Thủy bạn sẽ thấy Mặt Trời lúc to lúc nhỏ. Điều này có liên quan đến khoảng cách giữa Mặt Trời và sao Thủy không ngừng thay đổi. Quĩ đạo của sao Thủy hình bầu dục, khi tiến gần Mặt Trời, Mặt Trời đư̖với hình dạng rất lớn nhưng khi nó đi xa Mặt Trời thì kích thước Mặt Trời nhìn thấy được chỉ còn một nửa. Và còn một hiệu ứng kì lạ nữa là khi tiến lại gần Mặt Trời, sao Thủy lập tức tăng tốc sau đó dần dần chậm lại. Khoảng thời gian mà tốc độ sao Thủy từ chậm nhất đến dừng hẳn lại rồi từ từ khởi động là khoảng 11 ngày trên Trái Đất. Trên sao Thủy khoảng cách thời gian giữa hai lần Mặt Trời mọc là 176 ngày.
https://thuviensach.vn
Tại sao sao Kim lại có tên là bộ mặt thần bịt dưới chiếc mạng che?
Thời cổ đại sao Kim được gọi là sao Thái Bạch hay Thái Bạch Kim Tinh. Ngoài Trái Đất và Mặt Trăng ra thì sao Kim là ngôi sao sáng nhất trong không trung. Sáng sớm sao Kim xuất hiện ở phía Đông nên được gọi là sao Mai, buổi chiều lúc hoàng hôn nó lại xuất hiện ở phía Tây nên có tên là sao Hôm.
Sao Kim là một hành tinh được che bởi một chiếc mạng che mặt, đó là lớp khí điôxít cácbon khá dày. Nhìn cự li, độ lớn và cấu tạo so với Mặt Trời thì các nhà khoa học cho rằng sao Kim được hình thành trong điều kiện gần giống với Trái Đất nhưng môi trường bề mặt hiện nay của sao Kim khác xa của Trái Đất.
Bề mặt của sao Kim có nhiều núi lửa hoạt động, nhiệt độ không khí ở khoảng 420 đến 4800C và hầu như không bị biến động bởi ngày và đêm. Ở đây còn có khoảng 90 khí áp lớn. Bầu khí quyển được tạo nên bởi 90% điôxít cácbon, 3% nitơ v một lượng rất nhỏ hơi nước. ớp khí dày đặc này ngay cả đến ánh sáng Mặt Trời cũng không xuyên qua được.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết sao Kim có kết cấu rất giống với Trái Đất nhưng lại không có từ trường?
Máy thăm dò đã phân tích kết cấu và thành phần tạo nên bề mặt sao Kim. Lõi của sao Kim là chất rắn rất có thể được cấu tạo bằng hợp chất sắt và niken. Điều làm mọi người cảm thấy kì quặc là sao Kim giống Trái Đất như vậy nhưng lại không có từ trường, và đây cũng là câu hỏi vẫn chưa có lời giải đáp. Còn về vấn đề liệu sao Kim đã từng có nước hay không thì đã có nhà khoa học cho rằng: mấy chục tỉ năm trước sao Kim gần Mặt Trời hơn Trái Đất nhiều. Chính vì vậy mà nhiệt độ cao làm các đại dương bốc hơi hết, hơi nước bay lên bầu khí quyển, bị sức nóng Mặt Trời phân giải, hiđrô thoát ra vào không gian, điôxít cácbon ở đại dương gia nhập bầu khí quyển làm khí quyển dày lên cản trở sự tản nhiệt của lòng đất. Và như vậy nhiệt độ bề mặt sao Kim tăng lên sinh ra hiệu ứng nhà kính, sao Kim biến thành một nhà ngục đầy lửa và khói.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về sao Hỏa?
Trên bầu trời đêm, ta có thể nhìn thấy sao Hỏa có màu đỏ hoặc màu cam, vì thế mới có tên “hành tinh đỏ”. Các vệ tinh và các tàu thăm.dò cho thấy đất đá trên sao Hỏa có màu đỏ do có chứa nhiều ôxít sắt. Sao Hỏa tự quay quanh trục mất 24 giờ 37 phút, trục quay của sao Hỏa có độ nghiêng là 23,20 độ gần bằng độ nghiêng của Trái Đất. Vì thế ngày trên sao Hỏa dài hơn ngày trên Trái Đất 37 phút và sao Hỏa quay xung quanh Mặt Trời một vòng 678 ngày nên một “năm” trên sao Hỏa gần gấp đôi một năm trên Trái Đất, các mùa trên sao Hỏa cũng dài hơn mùa trên Trái Đất. Nhiệt độ bề mặt sao Hỏa lạnh hơn Trái Đất nhiều. Ngay cả giữa trưa hè nắng chang chang, trên sao Hỏa nhiệt độ đo được cũng là - 3000C, còn ban đêm xuống đến -8600C, không bao giờ lên đến 00C. Vào mùa đông, các chỏm băng ở hai cực mở rộng dần ra về phía xích đạo, còn mùa hè chúng thu hẹp lại. Điều đáng lưu ý là chỏm băng ở cực Nam lớn hơn ở cực Bắc cho thấy mùa Đông ở bán cầu Nam trên sao Hỏa lạnh hơn ở bán cầu Bắc. Bề mặt sao Hỏa có nhiều nét giống bề mặt sao Thủy hoặc Mặt Trăng, tương đối bằng phẳng với các miệng hố thiên thạch. Ở bán cầu Bắc của sao Hỏa có một số hố thiên thạch, một vài ngọn núi lửa khổng lồ cao đến 29 km, chân núi rộng đến 400 km và nhiều thung lũng sâu cổ trong đó có thung lũng Valet Mannêrit (Valles Maneris) dài 5.000 km, rộng 600 km và ở một vài nơi sâu tới 6 km. Đất đá ở đây tuổi vào khoảng 1 đến 3 tỉ năm. Ở bán cầu Nam, có nhiều miệng hố hơn và có tuổi đất đá cổ hơn, trên 4 tỷ năm. Những sa mạc đá rộng lớn, bằng phẳng, rải rác những hòn đá đủ kích cỡ và cát bụi, đều có màu đỏ chiếm 40% diện tích sao Hỏa và mỗi khi có gió nổi lên là bụi bay mù mịt thành những trận bão bụi mà từ Trái Đất nhìn lên ta thấy hình như sao Hỏa đang đổi màu. Các thiên thạch đã để lại trên bề mặt sao Hỏa. nhiều dấu vết: những hố thiên thạch, những vùng trũng rộng lớn như các bồn địa và những hẻm vực dài khổng lồ rất sâu. Bầu không khí của sao Hỏa hết sức loãng đến mức dù cho bão có thổi mạnh đến mấy cũng chỉ đủ sức làmbốc lên những hạt bụi mịn mà thôi. Không khí ở đây chứa tới 95% khí cácbonic, 2,7% nitơ, 1,6% acgông và 0,76% ôxi, ôxit cácbon, hơi nước. Bầu khí quyển sao Hỏa gồm 3 tầng: trên cùng là các đám mây mỏng và tuyết cácboníc đông đặc, tầng giữa là hơi nước đóng băng và sát mặt đất là tầng bụi mịn chứa nhiều chất sắt. Hơi nước chỉ tìm thấy ở các lớp mây, hoặc sương mù trong các thung lũng hoặc ở sát mặt đất. Về cấu tạo bên trong cùng là một cái nhân nhỏ bằng đá, bao bọc bên ngoài bởi lớp bao dày gồm các loại đá silicát và một lớp vỏ mỏng ở ngoài cùng toàn đá xen lẫn đất đóng băng.
Sao Hỏa có 2 vệ tinh là Phôbốt (tiếng Hi Lạp Phobos là Sợ hãi) và Đâymôt (Deimos là Kinh hoàng) đều có đường kính không quá 30 km. Cả 2 đều quá nhẹ nên trọng lượng không đủ để tạo cho chúng có hình khối cầu. Chúng có hình dạng củ khoai tây như phần lớn các thiên thạch trong hệ Mặt Trời. Cũng có ý kiến cho rằng đây là 2 thiên thạch đã bị sức hút của sao Hỏa giữ lại trên quỹ đạo quanh sao Hỏa khi chúng rơi vào cách đây khoảng 40 triệu năm. Vệ tinh Phôbốt lớn hơn, nằm chỉ cách sao Hỏa 9.380 km, quay quanh sao Hỏa một vòng mất 7 giờ 40 phút. Các ảnh chụp từ tàu thăm dò cho thấy trên bề mặt của 2 vệ tinh này lỗ chỗ những hố thiên thạch to nhỏ
https://thuviensach.vn
Bạn có biết sao Hỏa chuyển động như thế nào?
Nếu như lấy hằng tinh làm gốc đề quan sát thì chúng ta sẽ phát hiện ra sự thay đổi vị trí của Mặt Trời và Mặt Trăng từ Tây sang Đông là tương đối ổn định nhưng sự chuyển động của các hành tinh thì phức tạp hơn nhiều. Các hành tinh ngoài chuyến động từ Tây sang Đông thì cũng có lúc chúng giảm vận tốc rồi dừng hẳn lại sau đó bắt đầu chuyển động ngược lại từ Đông sang Tây. Hiện tượng chuyển động ngược lại này được thể hiện rõ nhất ở sao Hỏa. Tại sao lại có hiện tượng này?
Ngay từ năm 1580 nhà thiên văn học người Đan Mạch đã tiến hành quan sát kĩ lưỡng sao Hỏa và dự đoán chuẩn xác vị trí của sao Hỏa trong tương lai. Sau khi ông qua đời, trợ lí của ông là nhà thiên văn học Johannes Kepler dựa vào kết quả quan sát này để tính toán quĩ đạo sao Hỏa và phát hiện ra rằng cần phải loại bỏ quan niệm quĩ đạo hình tròn mà các nhà thiên văn học đã duy trì trong suốt hai nghìn năm nay. Năm1609, ông đã chứng minh được quĩ đạo chuyển động của sao Hỏa hnh bầu dục. Điều này có nghĩa là Trái Đất chuyển động quay quanh Mặt Trời trên quĩ đạo gần hơn sao Hỏa nên khoảng đường nó đi hết một vòng ngắn hơn. Khi Trái Đất và sao Hỏa ở cùng một phía với Mặt Trời, Trái Đất sẽ đuổi kịp và vượt qua sao Hỏa làm cho sao Hỏa như đang chạy về phía sau. Chỉ cần so sánh quĩ đạo của Trái Đất với bất cứ quĩ đạo của hành tinh nào cũng có thể giải thích được hiện tượng chuyển động ngược lại và đ cũng là một nhân tố làm mọi người tin tưởng rằng hệ thống hành tinh lấy Mặt Trời làm trung tâm.
Một giả thiết cho rằng sao Hỏa chuyển động ngược chiều đã dẫn đến cuộc cách mạng tư tưởng của loài người. Sự giải thích xác đáng về hiện tượng này đã làm tan rã quan niệm thiên văn Trái Đất là trung tâmcủa vũ trụ đã thống trị hàng nghìn năm và cũng là đòn giáng mạnh vào chủ nghĩa thần học ở châu Âu thời trung cổ.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết sao Hỏa có môi trường rất giống với Trái Đất không?
Trong hệ Mặt Trời chỉ có sao Hỏa có môi trường bề ngoài giống Trái Đất. Đường kính của sao Hỏa bằng nửa đường kính của Trái Đất, trọng lực bằng khoảng 1/3 trọng lực của Trái Đất. Trên sao Hỏa một ngày cũng dài khoảng 24 giờ và bởi trục quay của sao Hỏa nghiêng một góc 250 nên trên sao Hỏa cũng có 4 mùa. Sao Hỏa có bầu khí quyển mỏng, có mây và ánh sáng Mặt Trời có thể chiếu đến được mặt đất. Có nhà khoa học còn cho rằng môi trường sao Hỏa có bầu khí quyển còn cao hơn và giữ nhiệt do đó rất có thể trước đây khí hậu sao Hỏa nóng ẩm hơn, thậm chí có người còn cho rằng đã từng có nước trên sao Hỏa bởi các lòng sông và bề mặt trên đó giống như đã từng có nước chảy qua.
Có sự sống trên sao Hỏa hay không? Trong hệ Mặt Trời, môi trường bề ngoài của sao Hỏa rất giống với Trái Đất nên dù không xuất hiện sự sống, các nhà khoa học cũng luôn hi vọng tìm ra chứng cứ chứng tỏ sao Hỏa đã từng có sự sống hoặc dấu tích của hoạt.động sống. Năm 1976, máy thăm dò “Cướp biển” số 1 và số 2 đã hạ cánh thành công xuống sao Hỏa và tất cả các tin tức truyền về đều phủ nhận có sự sống trên sao Hỏa. Trong các bức ảnh chụp được thì bề mặt sao Hỏa hoang vắng như trên sa mạc, đây là một thế giới không có duyên gì với sự sống. Các phân tích mẫu đất đai cho thấy ngay cả một dấu tích nhỏ nhất của sự sống cũng không tìm thấy được Nhưng ngay sau đó một mảnh thiên thạch của sao Hỏa lại mang lại hi vọng mới cho các nhà khoa học.
Tháng 12 năm 1996 các nhà khoa học Mĩ tuyên bố, thiên thạch có số hiệu ALH84001 phát hiện năm1984 ở châu Nam Cực là thiên thạch đến từ sao Hỏa. Nghiên cứu thành phần nham thạch cho thấy có dấu tích của sự sống nguyên thủy. Điều này chứng tỏ mấy chục tỉ năm trước rất có thể sao Hỏa khá nóng ẩm phù hợp cho sự sống tồn tại và phát triển. Tuy “phát hiện” này, vẫn có nhiều người vẫn nghi ngờ về độ tin cậy của nó nhưng nó đã làm động lực cho hàng loạt các máy thăm dò lên sao Hỏa với mục đích nghiên cứu sự sống và môi trường thời cổ đại.
https://thuviensach.vn
Bạn có biết những phát hiện mới về sao Hỏa?
Ngày 2 tháng 2 năm 2004 rôbốt tự hành Opportunity cũng đã gửi về bức ảnh toàn cảnh 360 độ đầu tiên chụp bề mặt sao Hoả, đồng thời mở rộng một cánh tay rôbốt có thể chạm tới bề mặt hành tinh đỏ. Bức ảnh cung cấp tầm nhìn rộng hơn bề mặt đất đỏ và cái rìa mấp mô của cái hố nơi con tàu đỗ xuống. Cánh tay rôbốt của Opportunity bao gồm một số công cụ có thể nghiên cứu vật chất tìm thấy trên bề mặt hành tinh. Opportunity đã khám phá ra một khoáng chất gọi là hematite xám trong đất tại nơi nó đỗ. Bằng chứng ban đầu cho thấy khoáng chất giàu sắt này thuộc một dạng có trong nước lỏng, cung cấp bằng chứng rằng khu vực này ẩm ướt hơn nhiều và có thể hỗ trợ sự sống từ rất lâu. Các kỹ sư tin rằng ít nhất một hoặc cả hai rôbốt (Opportunity và Spirit) sẽ kéo dài gấp đôi thời gian dự định là 90 ngày. Khi đã lên đường, 2 chiếc rôbốt 6 bánh sẽ lướt qua hàng nghìn mét, từ mục tiêu này đến mục tiêu khác, không giống như những sứ mệnh nào trên sao Hỏa trước đó. Các nhà khoa học NASA cho biết hai chiếc tàu chạy bằng năng lượng Mặt Trời này có dư thừa thời gian để rà soát khắp những vi trí khó khăn. Ngày 30 tháng 3 năm 2004 tàu thăm dò Mars Express của Cơ quan vũ trụ châu Âu đang bay quanh hành tinh đỏ đã phát hiện khí mêtan trong bầu khí quyển của nó - một dấu hiệu cho thấy sự sống có thể tồn tại ở đây. Tín hiệu đặc trưng cho khí mêtan đã được kính thiên văn hồng ngoại ở Hawaii và Đài quan sát Nam Gemini ở Chile nhận ra. Các nhà khoa học đang vận hành tàu thăm dò Mars Express cũng tuyên bố đã tìm thấy sự có mặt của loại khí này trong bầu khí quyển. Tuy nhiên, mêtan không phải là dạng phân tử bền vững trong bầu khí quyển của sao Hoả. Nếu không được bổ sung thường xuyên theo cách nào đó, nó chỉ có thể tổn tại vài trăm năm trước khi biến mất. Chính vì thế, các nhà khoa học đang xem xét hai khả năng có thể xảy ra. Giả thiết thứ nhất là trên Hỏa tinh đang tồn tại các núi lửa hoạt động và quá trình phun trào dung nham của chúng làm giải phóng khí mêtan. Tuy nhiên, hướng đi này vấp phải một trở ngại lớn: cho đến nay, rất nhiều tàu thăm dò đã bay trên quỹ đạo của hành tinh đỏ song vẫn không tìm thấy núi lửa nào hoạt động. Mặt khác, nếu núi lửa hoạt động chịu trách nhiệm sản sinh ra loại khí này, thì đó quả thực là một khám phá quan trọng. Nhiệt giải phóng ra từ núi lửa sẽ làm tan chảy lượng băng lớn ở gần bề mặt, tạo ra môi trường thuận lợi cho sự sống nảy mầm. Giả thiết thứ hai là mêtan sinh ra từ quá trình hoạt động của vi khu. Trên Trái Đất, có những vi khuẩn có thể tổng hợp mêtan bằng cách hoá hợp hiđrô và cácbon điôxit. Những sinh vật này không cần ôxy cho quá trình sống, và rất có thể trên sao Hỏa cũng đang tồn tại nhũng loại vi khuẩn tương tự. Hai tàu thăm dò song sinh của Mỹ đã hạ cánh xuống Hỏa tinh không thể trả lời cho nguồn gốc của khí mêtan, bởi chúng được thiết kế để làm việc với các cấu trúc địa chất. Tuy nhiên, các chuyến bay tương lai có thể mang theo những thiết bị cảm biến phân tích mêtan, và xác định nơi bắt nguồn của chúng.
Tàu thăm dò Opportunity mới đây lại phát hiện ra bề mặt hành tinh đỏ xâm xấp nước trong một thời gian dài, không phải chỉ là vài năm mà là nhiều thiên niên kỷ. Đây là thông tin quan trọng nhất đối với sứ mệnh của nó: các túi nước từng tồn tại trên bề mặt thiên thể này. Tuy nhiên, những chứng cứ thu được khi đó chỉ chứng tỏ một sự kiện duy nhất - một kịch bản ẩm ướt - song không xác định được nó kéo dài trong bao lâu. Phát hiện mới, do Phòng thí nghiệm Jet Propulsion của NASA công bố, đã đẩy biên giới của thời kỳ này lùi xa hơn nữa, tới những giai đoạn địa chất khác. Sau khi thăm dò xuống vài mét trong miệng hố khổng lồ Endurance, tàu Opportunity đã tìm thấy một “sống lưng nhọn” - là một dãy các phiến đá mỏng, thẳng đứng và lởm chởm ôm lấy rìa ngoài của một khối đá gốc phẳng. Nhóm nghiên cứu phỏng đoán dãy sống lưng này được hình thành từ một khối đá nguyên thuỷ ban đầu, mà một số lớp trong đó bị đứt gãy. Các dòng nước khoáng khi thấm qua những đứt gãy sẽ khoét rỗng chúng, hình thành các khe rỗng hay mạch ngầm, trong khi chất khoáng lắng lại thành trầm tích. Những khối trầm tích như vậy rắn hơn vật liệu đá xung quanh, do đó, khi đá bị xói mòn cuốn trôi đi xa, chỉ có dãy trầm tích trụ lại, tạo thành cấu trúc sống lưng nhọn. Tại lòng chảo Endurance, cho tới nay nhiều bằng chứng về nước đã được tìm thấy qua 5 tầng địa chất, tới tận tầng đá gốc, trong đó có các loại khoáng kỳ lạ, những lỗ rỗng để lại sau quá trình hoà tan tinh thể muối khoáng và các khối hematit hình cầu. Tuy nhiên, phát hiện mới về dãy đá sống lưng đã mở rộng đáng kể gia phả đó. Các chuyên gia nh định phải trải qua một thời gian rất dài, các trầm tích khoáng mới có thể nén ép vào nhau thành đá, và đủ cứng để tạo thành những hình khối lởm chởm chứ không bị sụp đổ xuống. Khoảng thời gian này thực tế chưa xác định được song người ta phỏng đoán nó cũng đủ lâu để các dạng sống có thể xuất hiện trên sao Hoả.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về sao Mộc - hành tinh lớn nhất của hệ Mặt Trời?
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất của hệ Mặt Trời, có đường kính bằng 11 và trọng lượng gấp 318 lần Trái Đất. Mật độ trung bình của sao Mộc là là 1,3 g/cm3tương đương với mật độ của Mặt Trời. Kết cấu của sao Mộc cũng rất giống với kết cấu của Mặt Trời, chủ yếu do các nguyên tố hiđrô và hêli tạo nên.
Sao Mộc chuyển động như một con quay, chu kì tự quay của nó cũng rất ngắn, ngắn nhất trong chu kì quay của các hành tinh: không quá 10 giờ đồng hồ. Từ sao Mộc, Mặt Trời nhìn giống như một cái tháp đèn và chính khoảng cách xa xôi này làm sao Mộc quay quanh Mặt Trời một vòng hết 12 năm.
Đối với các sao Chổi thì sao Mộc giống như một cái máy hút bụi. Các sao Chổi chỉ cần bay gần sao Mộc một chút là bị sao Mộc hút vào. Lực hấp dẫn mà các sao Chổi nhận được từ sao Mộc gấp trăm nghìn lần lực hấp dẫn tạo ra thuỷ triều của Mặt Trăng lên Trái Đất. Chính vì thế mà ngay lập tức các sao Chổi này biến thành những con thiêu thâ
https://thuviensach.vn
Sao Mộc có diện mạo như thế nào?
Năm 1977 một máy thăm dò vũ trụ được phóng đi từ Trái Đất đó là phi thuyền “Người du hành” với mục tiêu thăm dò sao Mộc. Sau hai năm người ta đã nhìn thấy diện mạo thực của sao Mộc: sao Mộc không có bề mặt, không có đặc tính của chất rắn. Ngoài những đám khí xoáy khổng lồ dường như không còn gì nữa. Khí đối lưu cùng một lúc chuyển động theo hai hướng ngược nhau, gió bão và vùng xoáy xuất hiện liên tục trên hành tinh này. Vết ban đỏ lớn nhất trên sao Mộc chính là khu gió bão có độ lớn bằng ba lần Trái Đất, các luồng khí chuyển động xoáy theo ngược chiều kim đồng hồ.
Năm 1995 một máy thăm dò nhỏ được phóng lên sao Mộc với mục tiêu đi sâu vào sao Mộc. Máy thămdò cùng dù hạ cánh từ từ tiến vào sao Mộc, mỗi giây mỗi phút lúc đó đều vô cùng quan trọng. Máy thăm dò phát hiện được lớp mây rất dày, gió nóng mà sao Mộc thổi ra với vận tốc 500 km/h. Nhiệt độ tăng dần, nhiệt lượng mà sao Mộc sinh ra gấp nhiều lần năng lượng nó nhận được từ Mặt Trời, nhiệt độ vùng trung tâm có thể lên đến 3 vạn độ C. Khi tiến vào sâu được 40 phút thì khí quyển ở đó đặc gấp 10 lần Trái Đất và sau 1 giờ thì máy thăm dò dưới áp lực của khí quyển đã kết thúc sứ mệ.
https://thuviensach.vn
Sao Mộc có bao nhiêu vệ tinh?
Sao Mộc có rất nhiều vệ tinh. Ngày 7 và ngày 13 tháng 1 năm 1610, Galilê dùng kính viễn vọng chế tạo lần đầu tiên quan sát bốn điểm sáng gần sao Mộc và ông đoán định 4 thiên thể này quay quanh sao Mộc giống như Mặt Trăng quay quanh Trái Đất.
Năm 1982 nhà thiên văn học người Mĩ là E.Banad quan sát một điểm sáng mờ gần sao Mộc và đây chính là vệ tinh thứ năm của sao Mộc. Cũng kể từ đó các vệ tinh phát hiện được đều thông qua các máy thăm dò và các bức ảnh chụp.
Từ năm 1904 đến năm 1974 loài người đã phát hiện được 8 vệ tinh ở tầng ngoài sao Mộc. Đến cuối năm 2003 các đài thiên văn và các máy thăm dò đã quan sát được tổng cộng 60 vệ tinh của sao Mộc. Điều nằm ngoài sự tưởng tượng đó là kết cấu của các vệ tinh này, có vệ tinh được kết cấu hiện tầng, có lõi thuộc kim sắt, xung quanh là nham thạch và tầng ngoài là lớp vỏ băng. Có những vệ tinh núi lửa hoạt động dữ dội, có vệ tinh trên bề mặt đầy rẫy các vết nứt và khe sâu làm người ta nghĩ đến đại dương đóng băng trên Trái Đất và điều này lại nhóm lên hi vọng có thể tìm thấy sự sống ngoài Trái Đất ở đây.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về vệ tinh Io và vệ tinh Europa của sao Mộc?
Vệ tinh Io có kích thước cỡ Mặt Trăng nhưng nó hoạt động rất mạnh, các núi lửa liên tục phun trên vệ tinh này. Vật chất nóng dâng đến độ cao 250km trên bề mặt của Io. Điều đó chứng tỏ trong lòng của Io rất nóng. Tại sao vậy? Lực hấp dẫn do sao Mộc và các vệ tinh khác tác động lên làm Io liên tục bị biến dạng. Điều đó có nghĩa là một số phần đá rắn phải chuyển động qua nhau. Ma sát sinh ra làm nóng đá. Sự nung nóng bằng ma sát này đã được tiên đoán từ trước khi Voyager đến Mộc tinh. Nhưng việc xuất hiện các núi lửa thì chưa từng được dự đoán. Núi lửa phun ra các hợp chất nham thạch chứa sunfua làm cho bề mặt của Io rất khủng khiếp.
Vệ tinh Europa hơi nhỏ hơn Mặt Trăng và nằm cách sao Mộc xa hơn Io. Điều ngạc nhiên là trên Europa không có miệng núi lửa nào, bề mặt nó trơn tru rõ rệt. Điều giải thích tốt nhất là bề mặt nó được bao bọc bởi một lớp nước dày tới hàng km, lớp trên cũng đã bị đóng băng. Tàu Galileo đã tới cách bề mặt của Europa 200km và chụp ảnh được những chi tiết có kch cỡ 6m. Các bức ảnh cho thấy trên bề mặt của vệ tinh này có những vết nứt rất giống những vết nứt dài trên băng ở Nam Cực (Trái Đất). Ngoài ra, các bức ảnh còn đưa ra những bằng chứng về việc còn tồn tại ở thể lỏng dưới lớp băng bao bọc Europa. Đó là những nơi có vết nứt, nước trào ra rồi đóng băng lại. Một miệng núi lửa dường như đã được nước lấp đầy và đóng băng lại. Các đường nhỏ có thể làm liên tưởng đến việc nước trong các vết nứt trào ra và đóng băng lại: các đường tối hơn có thể do nước mang theo bụi bẩn phun ra theo các vết nứt dài và đóng băng lại, các đường sáng hơn có thể do nước sạch hơn phun ra sau và đóng băng. Loại trừ trường hợp các núi lửa mới hình thành, các miệng núi lửa cũ đều đã ngập trong nước và đóng băng lại. Liệu có nước ở Europa hay không?
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về sao Thổ?
Sao Thổ là hành tinh xa nhất mà người cổ đại biết đến. Tuy ở cách chúng ta rất xa nhưng sao Thổ là một sao rất sáng, khi sáng nhất thì ngoài sao Thiên Lang ra chẳng hằng tinh nào sáng bằng. Khoảng cách giữa sao Thổ đến Mặt Trời gấp 10 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời. Sao Thổ quay một vòng quanh Mặt Trời hết 29,5 năm và tự quay quanh mình một vòng hết hơn 10 giờ đồng hồ. Trọng lượng của sao Thổ gấp 95 lần trọng lượng của Trái Đất là hành tinh lớn thứ hai sau sao Mộc. Dù trọng lượng của sao Thổ chỉ bằng 1/3 sao Mộc nhưng thể tích lại bằng 6/10 thể tích sao Mộc nên có thể thấy được mật độ trên sao Thổ rất thấp, bằng 0,7 mật độ của nước, đây là hành tinh có mật độ thấp nhất trong hệ Mặt Trời. Sao Thổ có hàm lượng hiđrô nhiều hơn sao Mộc nhưng trọng lực sao Thổ yếu, mật độ tầng ngoài lại thấp, lực hút tác động lên tầng ngoài nhỏ. Kết quả là ở vùng gần xích đạo có những chỗ sạt lớn, sao Thổ trở thành dẹt nhất trong hệ Mặt Trời, đường kính xích đạo và đường kính hai cực chênh lệch nhau bằng đường kính của Trái Đất.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về vòng sáng sao Thổ?
Vòng sáng của sao Thổ là một trong những cảnh quan tráng lệ của hệ Mặt Trời. Năm 1610 khi Galilê dùng kính viễn vọng quan sát sao Thổ đã phát hiện hình dáng của ngôi sao này hơi khác lạ, ở hai bên giống như còn có hai khối cầu nhỏ nữa. Sau đó ông tiếp tục quan sát thì phát hiện hai khối cầu này dần dần biết mất và mất hẳn vào năm 1612. Hiện tượng kì lạ này cũng được đề cập đến trong nhiều báo cáo thiên văn khác. Cho đến năm 1656, Huygens đưa ra giải thích: vòng quanh sao Thổ có vòng sáng mỏng, vòng sáng này không tiếp xúc với sao Thổ. Bởi vòng sáng này rất mỏng, hơn nữa sao Thổ lại tự quay trong góc nghiêng 26,7 độ nên vòng sáng quay cùng xích đạo này cùng nghiêng so với Mặt Trời và Trái Đất. Dưới góc nhìn của chúng ta sẽ có lúc vòng sáng này biến thành một sợi dây, lúc đó nó dường như bị biến mất và đây cũng chính là hiện tượng mà Galilê đã nhìn thấy.
Vòng sáng của sao Thổ rất rộng, độ rộng bằng khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trăng nhưng độ dày của nó chỉ có 1 km. Năm 1675 Cassini phát hiện chiếc vòng của sao Thổ không phải là một vòng sáng hoàn chỉnh, trong vòng sáng có một sợi tối chia nó thành hai phần trong và ngoài.
https://thuviensach.vn
Tại sao các nhà khoa học quan tâm đến vệ tinh số 6 của sao Thổ?
Máy thăm dò “Người du hành” đã tiến hành thăm dò sao Thổ và các vệ tinh của nó. Đến cuối năm 2003 máy thăm dò này đã thăm dò được 31 vệ tinh, trong đó vệ tinh lớn nhất là vệ tinh số 6. Vệ tinh số 6 có độ lớn tương đương với sao Kim do nhà thiên văn học người Hà Lan Christian Huygens phát hiện ra năm1655. Vệ tinh này giống Trái Đất thời kì đầu bị băng che lấp. “Người du hành” đã tìm được vết tích của phân tử hữu cơ và phân tử hữu cơ này chính là loại hợp chất hoá học đã nhóm lên sự sống trên Trái Đất.
Năm 1997 một kế hoạch thăm dò không gian lớn đã được thực hiện: máy thăm dò không gian Cassini nặng đến 5,5 tấn đã được phóng về phía sao Thổ. Đến năm 2004 Cassini sẽ đến sao Thổ và phóng khoang thuyền mang tên Huygens xuống vệ tinh số 6, kế hoạch hạ cánh sẽ được thực hiện trong 2,5 giờ. Giống như Trái Đất, bầu khí quyển của vệ tinh số 6 có hàm lượng nitơ phong phú. Kết quả thăm dò sẽ được chuyển đến tàu Cassini sau đó được truyền về Trái Đất. Sau khi hạ cánh, khoang Huygens chỉ tồn tại trong vòng 30 phút, bởi nhiệt độ ở đó xuống dưới âm 190 độ, năng lượng Mặt Trời không đủ để nạp cho nguồn điện. Các chuyên gia dự đoán, rất có thể.vệ tinh số 6 này có biển được tạo thành bởi ôxít cácbon và cho dù chúng ta chỉ có những tư liệu thu về trong 30 phút nhưng rất có thể ở đó chúng ta lại phát hiện ra một khái niệm mới về sao Thổ và các vệ tinh của nó.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về sao Thiên vương?
Năm 1781 nhà thiên văn học người Anh Herschel phát hiện ra sao Thiên Vương. Lúc đầu ông cho rằng đó là một ngôi sao Chổi, bởi khi quan sát bằng kính viễn vọng, ông thấy nó không phải là một điểm sáng mà là một chùm sáng giống như chùm sáng của sao Chổi. Thế nhưng sao Chổi thường rất mờ còn đường viền của ngôi sao này thì rất rõ nét, hơn nữa tốc độ di chuyển của ngôi sao này trong không trung (lấy gốc là hằng tinh) chậm hơn sao Thổ cho nên ông đoán định đây là một hành tinh ở xa và mờ hơn sao Thổ.
Phát hiện này đã mở rộng bản đồ của hệ Mặt Trời mà lúc đó người la cho rằng sao Thổ là hành tinh xa nhất. Đặc trưng lớn nhất của sao Thiên Vương là trục tự quay nghiêng 98 độ so với trục quĩ đạo. Các vệ tinh và vòng sáng của nó cũng xoay quanh sao Thiên Vương với độ nghiêng như vậy. Hiện nay đa số mọi người đều cho rằng trong thời kì đầu hình thành của sao Thiên Vương do có va đập trên quy mô lớn nên nó mới nghiêng như vậy.
Năm 1986 phi thuyền “Người du hành” số 2 bay sát sao Thiên Vương và thấy rằng sao Thiên Vương là một khí cầu không có gì nổi bật. Rất có thể phần trung tâm sao Thiên Vương có lõi được cấu tạo bằng nham thạch và băng. Tầng khí quyển bao bọc sao Thiên Vương rất dày và có kết cấu không gian hai lớp.
Khác với các hành tinh khác, sao Thiên Vương có nguồn năng lượng giải phóng từ trung tâm ít hơn nguồn năng lượng nó thu được từ Mặt Trời, phần trong của sao Thiên Vương hầu như không có nguồn nhiệt nào.Một ngày trên sao Thiên Vương dài 18 giờ nhưng một năm ở đây có độ dài bằng 84 năm trên. Trái Đất. Đến cuối năm 2003 người ta đã phát hiện được tổng cộng 27 vệ tinh của sao Thiên Vương
https://thuviensach.vn
Người ta tìm ra sao Hải vương như thế nào?
Sau khi phát hiện ra sao Thiên Vương các nhà khoa học đã tính toán được quĩ đạo bay của nó nhưng trong thực tế vị trí của sao Thiên Vương luôn vượt qua hoặc tụt sau vị trí đã tính toán. Như vậy nhất định phải có một hành tinh khác ảnh hưởng đến chuyển động của sao Thiên Vương. Tháng 9 năm 1845, một sinh viên 20 tuổi khoa Số học Đại học Cambridge Anh là John Couch Adams đã tìm ra trên lí thuyết vị trí một hành tinh chưa được biết đến lúc đó. Cùng lúc một nhà thiên văn học trẻ người Pháp cũng tính ra kết quả giống hệt của Adams. Tối ngày 23/9/1849 nhà thiên văn học người Đức Galle Johanm Gaile bắt đầu tìmkiếm trên bầu trời và không đầy một giờ đồng hồ ông đã tìm ra một ngôi sao mờ với độ sáng là 8 mà trên bản đồ vũ trụ chưa có. Đây chính là hành tinh đã được tìm ra qua tính toán và vị trí của nó không khác trong tính toán là bao. Do nó có màu sáng xanh lơ nên người ta lấy tên vị thần đại dương để đặt tên cho nó và gọi là sao Hải Vương.
Sao Hải Vương cách Mặt Trời 4.500 triệu km và quay một vòng quanh Mặt Trời hết 165 năm. Chính vì khoảng cách xa như vậy nên năm 1989 những con số mà tàu thăm dò “Người du hành” thu được gửi về Trái Đất cũng mất tới 4 tiếng đồng hồ mới tới nơi.
Thành phần chính của sao Hải Vương là hiđrô, hêli và một lượng nhỏ hiđrô cácbua. Sao Hải Vương được nhìn thấy có màu lam lục là do hiđrô cácbua hấp thụ hết ánh sáng màu da cam của nó. Có 4 lớp rõ rệt trên sao Thiên Vương: ngoài cùng là lớp mây đẳng nhiệt, ở đây xuất hiện nhiều hợp chất hiđrô cácbon. Sâu xuống phía dưới một chút là hiđrô và hiđrô cácbua sau đó là đến amôniăc và sunfua hiđrô. Dưới lớp chuyển tiếp giữa tầng khí và tầng chất lỏng là hiđrô dạng lỏng sau đó là một lớp băng và một lõi bằng đá.
Sao Hải Vương là nơi nhiều gió nhất. Gió ở đây rất mạnh, đạt vận tốc 2000 km/h. Đặc trưng lớn nhất của sao Hải Vương mà “Người du hành” số 2 phát hiện là vết ban tối lớn giống vết ban đỏ trên sao Mộc có đường kính tương đương với đường kính Trái Đất. Vết ban tối lớn này được coi là xoáy cao khí áp chuyển động về hướng Tây với vận tốc 300m/s. Năm 1994 kính viễn vọng Hublle phát hiện vết đen này biến mất và vài tháng sau lại xuất hiện một vết đen mới ở Bắc bán cầu. Như vậy có thể thấy rằng trên tầng trên bầu khí quyển sao Thiên Vương có biến đổi rất lớn trong thời gian rất ngắn.
Đến cuối năm 2003 người ta thống kê được 11 vệ tinh của sao Hải Vương trong đó có 6 vệ tinh được “Người du hành” số 2 phát hiện. Trong các vệ tinh của sao Hải Vương chi có vệ tinh số 1 có kích thước lớn, các vệ tinh còn lại đều rất nhỏ.
Sao Hải Vương là hành tinh thể khí thứ tư quay quanh Mặt Trời. Giống như cặp song sinh sao Kim và Trái Đất, sao Hải Vương và sao Thiên Vương cũng được cơi là hai chị em sinh đôi. Sao Diêm Vương là hành tinh xa nhất quay quanh bầu trời. Năm 1930 một nhà thiên văn học 24 tuổi là Clyde William Tombaugh đã phát hiện ra hành tinh này. Nhà thiên văn trẻ tuổi này tiến hành chụp ảnh các vùng không gian và mỗi vùng không gian được chụp hai lần với thời gian cách nhau giữa hai lần chụp là vài ngày. Sau đó lợi dụng máy hiển thị Tombaugh đã tiến hành so sánh hai tấm phim này với nhau. Qua sáu tháng tiến hành cuối cùng đã phát hiện ra một điểm sáng mới, điểm sáng này chính là sao Diêm Vương. Là hành tinh xa nhất, sao Diêm Vương có diện mạo khác với các hành tinh khác. Trên bề mặt sao DiêmVương có nhiệt độ ở khoảng - 230 đến - 2100C, thành phần chủ yếu của bầu khí quyển là nitơ. Các chuyên gia còn cho rằng bề mặt của nó còn có các thành phần amôniăc, ôxít cácbon...
Năm 1987 người ta phát hiện ra sao Diêm Vương có một vệ tinh duy nhất được đặt tên là Charon. Đường kính của sao Diêm Vương khoảng 2300 km chỉ bằng nửa đường kính Mặt Trăng nhưng đường kính của vệ tinh của nó lại bằng nửa sao Diêm Vương. Sao Diêm Vương và vệ tinh của nó là một cặp sao có quan hệ khăng khít với nhau.
Năm 1992 người ta lại phát hiện ra một thiên thể mới có kí hiệu là 1992QB1 có quĩ đạo quay quanh Mặt Trời còn xa hơn cả sao Diêm Vương. Thiên thể này có đường kính 250 km và quay theo quĩ đạo ở 41- 48 độ thiên văn Mặt Trời. Sau đó người ta liên tục phát hiện được những thiên thể tương tự và đến cuối năm 2003 đã phát hiện được hơn 700 thiên thể trong đó thiên thể có đường kính lởn nhất là 1200 km. Các nhà thiên văn học gọi chúng là các thiên thể dải Kuiper trong đó còn có người cho rằng sao Diêm Vương là một thành viên của dải Kuiper này sẽ hợp lí hơn.
https://thuviensach.vn
Người ta đặt tên 9 hành tinh như thế nào?
Ở phương Tây thời xa xưa người ta cho rằng những hành tinh của hệ Mặt Trời có liên quan tới vận mệnh của loài người. Điều này khiến họ liên tưởng tới các thần linh nên đã lấy tên các vị thần trong thần thoại Hy Lạp đặt cho các hành tịnh. Người cổ Hy Lạp và cổ La Mã căn cứ vào những đặc điểm riêng của từng hành tinh để gán tên các vị thần cho chúng.
Thủy Tinh chuyển động nhanh nhất, lúc ẩn lúc hiện lại hay bị Mặt Trời che khuất nên rất khó quan sát. Người xưa lấy tên vị thần đi nhanh như bay Hecmet theo tiếng Hi Lạp, hay còn gọi là thần Mecua theo tiếng La Mã để đặt cho Thủy Tinh.
Hành tinh được coi đẹp nhất hệ Mặt Trời là Kim Tinh. Người xưa coi nó là biểu tượng của tình yêu và sắc đẹp. Nguôi Hy Lạp lấy tên vi thần tình yêu Apodit để gọi nó. Người La Mã gọi nữ thần đó là Venus nên Kim Tinh có tên là Venus. Ở Việt Nam thì gọi là sao Hôm và sao Mai, thực ra hai sao này là KimTinh.Khi quan sát người ta thấy Hỏa Tinh có ánh sáng màu đỏ sẫm, màu của chiến tranh, vì vậy hành tinh này mang tên của vi thần chiến tranh Ares theo tiếng Hy Lạp hay Mars theo tiếng La Mã.
Còn Mộc Tinh qua kính thiên văn lại rất xán lạn có dáng dấp nghiêm trang lẫm liệt. Vì vậy người xưa đã lấy ngai vàng của thiên thần tối cao Zeus dành cho hành tinh này. Theo tiếng La Mã tên của vị thần này là Jupiter nên hành tinh cũng có tên gọi là Jupiter.
Thổ Tinh phải đi mất 29 năm để đi hết một vòng trên nền trời sao, khiến cho người ta liên tưởng đến sự trôi đi của thời gian. Vì vậy ngườiấy tên của vị thần thời gian để đặt tên cho hành tinh này. Thần thời gian theo tiếng La Mã cổ là Saturn nên hành tinh này tên là Saturn.
Đó là cách đặt tên của người phương Tây, còn người phương Đông cho rằng vạn vật do 5 chất tạo thành. Đó là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Sau khi phát hiện ra 5 hành tinh của hệ Mặt Trời người ta lấy tên 5 chất cơ bản này đặt tên cho các hành tinh.
Năm 1781, nhà thiên văn người Anh Hexel đã phát hiện ra một hành tinh mới. Hành tinh này được mang tên vị thần Uranus, ông nội của thần Zớt vĩ đại, người phương Đông gọi là Thiên Vương Tinh. Năm 1846, lại một hành tinh nữa được tìm ra. Qua kính thiên văn hành tinh này có màu xanh lam của biển cả nên người ta lấy tên thần biền Nepturn đặt cho nó. Người phương Đông gọi nó là Hải Vương Tinh. Năm 1930, nhà thiên văn người Mỹ Tombaugh đã phát hiện ra hành tinh thứ 9 của Thái dương hệ. Đấy là hành tinh xa nhất, mờ tối nhất khiến cho người ta liên tưởng tới địa ngục tối om và đáng sợ. Chính vì vậy, họ lấy tên vua địa ngục Pluto đặt tên cho hành tinh này. Người phương Đông gọi là Diêm Vương Tinh.
https://thuviensach.vn
Những hành tinh nào có vành sáng như sao Thổ?
Ánh sáng của Thổ Tinh là một trong những điều kỳ diệu của thiên nhiên vũ trụ. Tuy nhiên, hiện nay trong số 9 hành tinh của hệ Mặt Trờiười ta đã biết tới 4 hành tinh (Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh) có vành sáng.
Vành sáng của Thổ Tinh được nhà bác học Galilê phát hiện lần đầu tiên vào năm 1610. Hiện tượng này được xem là một kỳ quan của vũ trụ. Nó tuyệt không những về độ lớn, độ sáng mà cả về kết cấu. Nó dường như tăng thêm vẻ đẹp độc đáo của Thổ Tinh. Đến năm 1980 - 1981, các nhà khoa học người Mỹ đã làm rõ cấu trúc của vành sáng này.
Ngày 10 tháng 3 năm 1977, các nhà thiên văn của nhiều nước đã phát hiện ra những vành sáng rất mảnh và cách nhau khá xa của Thiên Vương Tinh. Ngày 10 tháng 3 năm 1977, các nhà thiên văn học của nhiều nước đã phát hiện ra những vành sáng rất mảnh và cách nhau khá xa của sao Thiên Vương. Đến năm 1986, họ tiếp tục phát hiện ra một vài vành sáng mới và đến nay người ta đã biết đến 11 vành sáng của sao Thiên Vương.
Sau gần hai năm được phóng đi, vào đầu tháng 3 năm 1979, tàu Voioder 1 đã lướt qua Mộc Tinh ở khoảng cách 275.000 km và đã phát hiện ra vành sáng mỏng mảnh của Mộc Tinh. Tháng 3 năm 1979, lại tàu vũ trụ Voioder 2 đã phát hiện Mộc Tinh cũng có vành sáng dày khoảng 30 km, rộng hơn 6.000 km và cách bề mặt Mộc Tinh 50.000 km.
Tháng 8 năm 1989, qua các kết quả quan sát, các nhà khoa học đã xác định rằng Hải Vương Tinh có 5 vành sáng. Còn Diêm Vương Tinh có vành sáng hay không thì hiện nay vẫn chưa rõ. Kể từ khi Galilê quan sát thấy chúng lần đầu tiên vào năm 1610, các vòng tròn sáng rực quanh sao Thố vẫn là điều bí ẩn đối với nhiều nhà khoa học. Ban đầu, Galilê cho rằng sao Thổ là hành tinh bộ ba vì ông chỉ có thể phân biệt được hai đốm sáng bất thường ở hai bên của hành tinh này.
Đến năm 1655, Christian Huygens giả định rằng các đốm sáng đó thực ra là một hệ thống các vòng dẹt quay quanh xích đạo của Thổ Tinh. Ngày nay, chúng ta biết rằng những vòng sáng như thế xuất hiện ở cả 4 hành tinh khí khổng lồ trong hệ Mặt Trời: sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Trong đó, chỉ có vành sáng của sao Thổ là có thể nhìn rõ từ Trái Đất.
Tương phản với vẻ bề ngoài, chúng thực ra không phải là các vành sáng hay đĩa sáng cứng rắn. Đó chỉ là tập hợp của vô số các mảnh, cục bằng băng, đá và bụi. Đối với vành sáng rực rỡ của sao Thổ, vì chứa nhiều băng hơn, nên nó phản xạ ánh sáng tốt hơn. Còn vành sáng của các hành tinh khác chủ yếu chứa bụi, chúng sẫm màu và không phản xạ nhiều ánh sáng Mặt Trời. Hơn nữa, trong khi vành sáng của sao Thổ rất rộng, thì các hành tinh khác chỉ có những “vành khăn” rất mỏng.
Vành sáng của sao Mộc, Thiên Vương và Hải Vương có thể đã hình thành khi sao băng va chạm vào các vệ tinh bé nhỏ nằm sát bên trong hành tinh mẹ. Bụi và các mảnh vụn đất đá bị bốc khỏi bề mặt các vệ tinh, tiếp tục quay trong nhiều năm, rồi tập hợp lại thành các vành bụi đá này.
Riêng với Sao Thổ, có lẽ đã xảy ra một vụ va chạm lớn giữa thiên thạch với một vệ.tinh băng nằm sát cạnh hành tinh, làm bắn ra các mảnh vụn, rồi quy tụ lại thành vành sáng. Như thế, ta có thể tưởng tượng rằng Trái Đất cũng đang tạo nên các vòng sáng của riêng mình, bằng cách thu hút các mảnh vụn và rác thải từ các vệ tinh vũ trụ và các tên lửa cũ
Mặc dù các vành sáng rất rộng, nhưng khối lượng của chúng hầu như không đáng kể so với các hành tinh. Cuối cùng, sau nhiều năm xoay vần “mệt nhoài”, các vật liệu trong vành sáng cũng rơi vào bầu khí quyển của hành tinh, bốc cháy sáng rực và tạo thành các “mũi tên sao”.
https://thuviensach.vn
Những hành tinh nào cũng biến đổi tròn khuyết giống Mặt Trăng?
Đĩa sáng Mặt Trăng luôn thay đổi hình dạng không ngừng. Nhưng ngoài Mặt Trăng ra thì trong hệ Mặt Trời còn có tới hai hành tinh nữa cũng biến đổi khi tròn khi khuyết giống Mặt Trăng. Đó là Kim Tinh và Thủy Tinh vì 2 hành tinh này nằm trong quỹ đạo của Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Cũng giống như Mặt Trăng, Kim Tinh và Thủy Tinh không phát ra ánh sáng. Ánh sáng chúng ta thấy được chính là ánh sáng Mặt Trời bị bề mặt của chính hành tinh phản xạ lại Mặt khác, vi trí tương đối của Kim Tinh - Trái Đất - Mặt Trời hoặc Thủy Tinh - Trái Đất - Mặt Trời luôn biến đổi không ngừng. Điều này khiến cho hình dạng của các hành tinh này nhìn từ Trái Đất cũng biến đổi tròn khuyết không ngừng. Chu kỳ biến đổi tròn khuyết của Mặt Trăng là một tháng âm lịch. Sau một tháng âm lịch, vị trí tương đối của bộ ba Trái Đất - Mặt Trời - Mặt Trăng lại trở về đúng trạng thái của một tháng trước đó. Còn bộ ba Kim Tinh - Trái Đất - Mặt Trời thì phải qua 584 ngày mới trở về trạng thái cũ. Đối với bộ ba Thủy Tinh - Trái Đất - Mặt Trời thì khoảng thời gian đó là 116 ngày. Tuy nhiên bằng mắt thường chúng ta không thể thấy được sự thay đổi tròn khThủy Tinh và Kim Tinh.
Người đầu tiên dự đoán sự thay đổi này là nhà thiên văn vĩ đại người Ba Lan Copécních. Sau đó 60 năm, nhà thiên người Ý Galilê đã chứng thực điều tiên đoán đó. Năm 1610, Galilê dùng kính thiên văn quan sát Kim Tinh. Sau nhiều đêm quan sát ông thấy rằng đĩa sáng Kim Tinh biến đổi dần dần. Bắt đầu từ dạng nét mày cong, đến dạng nửa hình tròn và cuối cùng là dạng hình tròn. Đồng thời trọn cả hình dạng Kim Tinh cũng dần dần nhỏ đi. Sau 3 tháng quan sát liên tục, Galilê nhận thấy khi vị trí Kim Tinh ở gần Mặt Trời nhất, nó hầu như trở nên tròn nhưng đường kính của nó lúc đó lại là nhỏ nhất Rồi sau đó, mặt tròn của Kim Tinh cũng khuyết dần đi và đường kính theo đó cũng lớn dần lên...
https://thuviensach.vn
Tại sao hằng tinh phát sáng còn hành tinh lại không?
“Hằng tinh” là các sao tự phát sáng và phát nhiệt, ngược lại “hành tinh” không hề có khả năng này. Hệ Mặt Trời do đó bao gồm một hằng tinh là Mặt Trời và 9 hành tinh khác là sao Thủy, Trái Đất, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương.
Các hằng tinh trong vũ trụ có nhiệt độ bề mặt từ mấy nghìn tới mấy vạn độ, vì vậy chúng phát ra các loại bức xạ (kể cả ánh sáng nhìn thấy). Mặt Trời là hằng tinh gần chúng ta nhất. Mỗi giây trên bề mặt Mặt Trời phát ra năng lượng tương đương với một máy phát điện có công suất 382 x 1023 W
Trong lòng các hằng tinh, nhiệt độ cao tới hơn 10 triệu độ C khiến các vật chất trong đó tương tác với nhau, xảy ra phản ứng nhiệt hạch. Hạt nhân nguyên tử hiđrô biến thành hạt nhân nguyên tử hêli và sản ra một năng lượng khổng lồ. Năng lượng này truyền từ tâm hằng tinh ra ngoài bề mặt và vào không gian bằng cách bức xạ. Các bức xạ này nằm trong phổ từ ánh sáng hồng ngoại, đến ánh sáng nhìn thấy và sóng cực ngắn. Cứ như vậy, hằng tinh duy trì phát sáng không ngừng.
Nhiệt độ bề mặt các hành tinh lại thấp hơn nhiều so với bề mặt các hằng tinh, vì thế các hành tinh không tự phát sáng được. Khối lượng của các hành tinh cũng nhỏ hơn nhiều so với các hằng tinh (sao Mộc có thể tích to nhất trong hệ Mặt Trời cũng chưa bằng 1/1.000 thể tích Mặt Trời). Cho dù các hành tinh tự sản sinh ra năng lượng do sức hút và co dãn, nhưng năng lượng đó không thể nung nóng hành tinh tới mức xảy ra phản ứng nhiệt hạch.
https://thuviensach.vn
Vì sao hành tinh không “chớp mắt”?
Các hằng tinh (sao tự phát sáng) sở dĩ biết chớp mắt là vì ánh sáng của chúng bị nhiễu khi xuyên qua tầng khí quyển của Trái Đất. Vậy tại sao các hành tinh (sao không phát sáng) như sao Mai cũng chiếu đến sáng mà không thèm nhấp nháy, lẽ nào chúng lại không “mỏi mắt”?
Thực ra, hành tinh không “chớp mắt” chủ yếu là do chúng nằm gần Trái Đất hơn nhiều so với các hằng tinh. Ví dụ, hành tinh lớn cách xa Trái Đất nhất m nhìn thấy là sao Thổ, cách Trái Đất lúc xa nhất là 1,57 tỷ km, trong khi hằng tinh cách gần Trái Đất nhất là 40.000 tỷ km, xa hơn sao Thổ tới 25.000 lần. Do các hành tinh ở gần Trái Đất nên ta nhìn thấy chúng không phải là những điểm sáng như các hằng tinh mà là những đĩa sáng. Những đĩa sáng đó rất nhỏ, tới mức mắt thường không nhận ra. Trong toán học, mặt gồmvô số điểm tạo thành. Bởi vậy ánh sáng phản xạ từ những mặt sáng trên cũng có thể coi là ánh sáng phản xạ từ vô số điểm sáng tạo thành. Những chùm ánh sáng đó khi xuyên qua tầng khí quyển phức tạp của Trái Đất đương nhiên cũng bị tác động khiến mỗi tia sáng đều bị nhấp nháy, lúc sáng lúc tối, mỗi giây dao động từ 10-100 lần. Nhưng cả chùm vô số tia sáng đó không phải cùng tắt giống nhau (nếu sáng, tắt cùng lúc thì ta sẽ thấy các hành tinh cũng biết “chớp mắt”) mà tia này sáng thì tia kia tắt hoặc ngược lại không lúc nào dứt. Vì vậy quan sát ánh sáng của các hành tinh, ta thấy cường độ ánh sáng của chúng không đổi, rõ ràng chúng không thể nhấp nháy được rồi!
https://thuviensach.vn
Vì sao đêm mùa hè có nhiều sao hơn đêm mùa đông?
Những đêm hè trời quang, nhìn lên bầu trời chúng ta sẽ thấy chi chít các vì sao và rành rành là nhiều hơn hẳn so với đêm mùa đông. Tại sao vậy? Lý do là mùa hè chúng ta đứng ở gần trung tâm Ngân Hà, nơi có nhiều sao nhất, còn mùa đông, Trái Đất của chúng ta đứng ở rìa Ngân Hà, nơi có ít sao hơn.
Trong hệ Ngân Hà của chúng ta (Milky Way) có khoảng 100 tỷ sao và chủ yếu phân bố trong một chiếc “bánh tròn”. Phần giữa chiếc bánh này hơi dầy hơn chung quanh. Ánh sáng đi từ phía mép “bánh” bên này đến phía bên kia phải mất 10 vạn năm ánh sáng, đi từ mặt trên xuống mặt dưới bánh cũng phải mất 1 vạn năm ánh sáng.
Mặt Trời và những hành tinh láng giềng của hệ Mặt Trời đều nằm trong hệ Ngân Hà. Hầu hết những sao mà chúng ta nhìn thấy bằng mắt thường cũng đều nằm trong đó. Nếu Mặt Trời nằm giữa hệ thì dù chúng ta nhìn từ phía nào cũng thấy số lượng sao trên trời nhiều như nhau. Thế nhưng hệ Mặt Trời cách trung tâm hệ Ngân Hà khoảng 3 vạn năm ánh sáng. Khi chúng ta nhìn về phía trung tâm Ngân Hà sẽ thấy ở khu vực đó dày đặc các vì sao. Ngược lại, nếu nhìn về phía đối diện trung tâm Ngân Hà sẽ chỉ nhìn thấy một số ít sao trong một phần của hệ.
Trái Đất không ngừng quay quanh Mặt Trời. Về mùa hè Trái Đất chuyển động đến khu vực giữa Mặt Trời và hệ Ngân Hà gọi là đới Ngân Hà. Đới Ngân Hà là khu vực chủ yếu của hệ Ngân Hà, tập trung nhiều sao của hệ. Bầu trời đêm hè chúng ta nhìn thấy chính là đới Ngân Hà dày đặc các vì sao. Về mùa đông và các mùa khác, khu vực đới Ngân Hà nằm về phía Trái Đất đang ở ban ngày, nên rất khó nhìn thấy. Còn ở mặt kia của Trái Đất (vùng đang là đêm) sẽ không thể nhìn thấy nó.
https://thuviensach.vn
Các hành tinh trong vũ trụ liệu có va vào nhau?
Nếu Trái Đất ở rất gần các hành tinh khác và chúng chuyển động ngược chiều nhau thì khả năng đụng độ rất dễ xảy ra. Nhưng thực tế, Trái Đất và các hành tinh đều ngoan ngoãn quay trên những quỹ đạo nhất định khiến cho chuyện đó là không thể.
Mặt Trăng là thiên thể gần Trái Đất nhất, cách chúng ta 384.000 km. Khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất là 149,6 triệu km (hãy tưởng tượng muốn đi bộ tới quả cầu lửa này, bạn phải mất hơn 3.400 năm). Các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời cũng ở rất xa, và bởi chịu sức hút của Mặt Trời nên chúng đều có một quỹ đạo ổn định. Do đó chúng không có cơ hội đụng độ với hành tinh xanh.
Các ngôi sao khác trong vũ trụ cách Trái Đất còn xa hơn nữa. Sao Biling là gần nhất, cách Trái Đất 4,22 năm ánh sáng, tức là từ vì tinh tú này tới Trái Đất, ánh sáng phải “ì ạch” mất 4 năm 3 tháng. Trong khoảng không vũ trụ gần hệ Mặt Trời, trung bình các sao cách nhau khoảng trên 10 năm ánh sáng. Hơn nữa, chúng đều chuyển động theo một quy luật nhất định. Mặt Trời cũng như tất cả các sao trong dải Ngân Hà đều chuyển động xung quanh trung tâm hệ theo một quy luật riêng chứ không phải là hỗn loạn. Bởi vậy, rất ít khả năng các sao trong dải Ngân Hà va chạm nhau.
Theo tính toán của các nhà khoa học, trong hệ Ngân Hà trung bình khoảng một tỷ tỷ năm mới xảy ra một va chạm giữa các sao. Tuy nhiên, xác suất các sao Chổi va quệt vào hành tinh thì thường xuyên hơn nhiều.
https://thuviensach.vn
Có thật các hành tinh đều ở gần đường hoàng đạo?
Khi nhìn lên bầu trời, chúng ta thấy Mặt Trời luôn di chuyên về. Đường đi này của nó gọi là đường hoàng đạo. Trên thực tế, đường hoàng đạo là vòng tròn được tạo ra bởi quỹ đạo mở rộng vô tận của Trái Đất cắt ngang quả cầu vũ trụ giả định...
Theo nguyên lý trên, điều khiển các hành tinh “yêu mến” đường hoàng đạo có liên quan tới quỹ đạo của chúng. Thực tế quỹ đạo của 9 hành tinh quay quanh Mật Trời tuy đan chéo nhau những chênh lệch không nhiều lắm. Nếu lấy quỹ đạo của Trái Đất làm tiêu chuẩn để so sánh thì độ chênh lệch quỹ đạo của các hành tinh kia như sau (tính từ trong ra ngoài):
- Sao Thủy: 7 độ 0 phút
- Sao Kim: 3 độ 24 phút
- Sao Hỏa: 1 độ 5 1 phút
- Sao Mộc: 1 độ 18 phút
- Sao Thổ: 2 độ 29 phút
- Sao Thiên Vương: 0 độ 46 phút
- sao Hải Vương: 1 độ 46 phút
- Sao Diêm Vương. 17 độ 9 phút.
Như vậy, chỉ trừ sao Diêm Vương quá xa, các hành tinh khác chênh nhau nhiều nhất không quá 8 độ, tức là vị trí của chúng hầu như không cách xa đường hoàng đạo là mấy.
https://thuviensach.vn
Bạn biết gì về sao Băng?
Nếu như nói quan sát thiên văn là công việc của các nhà thiên văn học và là sở thích của những người đam mê thiên văn thì trận mưa sao băng vào giữa tháng 11 năm 2001 đã khơi dậy hứng thú quan sát thiên văn của rất nhiều người. Hôm đó có biết bao người trên Trái Đất này ngước mắt nhìn lên bầu trời ngắmnhìn trận mưa sao băng trong sự thích thú.
Ban đêm, trên bầu trời thỉnh thoáng lại loé sáng, tiếp đó một vật sáng trắng hình thành cánh cung rạch ngang bầu trời và biến đi rất nhanh. Những người chứng kiến thốt lên: “Sao băng”. Truyền thuyết của Trung Quốc và một số nước châu Á đều thêu dệt nhiều chuyện ly kỳ về sao băng. Trong đó, truyền thuyết phổ biến nhất cho rằng: mỗi người sống trên Trái Đất tương ứng với một vì sao trên trời. Khi người nào chết, vì sao tương ứng với người đó sẽ rơi xuống đất.
Cách đặt vấn đề như vậy rõ ràng không có cơ sở khoa học. Theo thống kê, trên Trái Đất hiện có hơn 5 tỷ người đang sống, trong khi đó tổng số các vì sao trên trời kể cả những vì sao mắt thường không nhìn thấy là hơn 100 tỷ. Hơn nữa, nếu nói sao băng là sao rơi xuống đất cũng không đúng. Các vì sao dày đặc trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy, trừ mấy hành tinh anh em gần Trái Đất, còn lại đều là những thiên thể khổng lồ tương đương với Mặt Trời. Vì chúng cách Trái Đất quá xa, rất ít có khả năng va chạm với Trái Đất. Bởi vậy trong lịch sử của loài người chưa bao giờ xảy ra hiện tượng các vì sao “rơi xuống” Trái Đất.
Vậy “sao băng” là gì? Giải thích một cách khoa học, sao băng là hiện tượng một loại vật chất vũ trụ bay vào tầng khí quyển của Trái Đất bị cọ xát và phát sáng. Trong khoảng không gian vũ trụ, ngoài các hành tinh còn có các loại vật chất vũ trụ khác, cũng giống như ở đại dương ngoài cá; tôm, nghêu sò còn có các loại sinh vật nhỏ khác vật chất vũ trụ đó, loại nhỏ như hạt bụi, loại lớn như trái núi, chúng vận hành theo tốc độ và quỹ đạo riêng. Bản thân chúng không tự phát sáng. Đôi khi chúng bay thẳng về phía Trái Đất với tốc độ rất nhanh, từ 10 km tới 70-80 km/giây, nhanh gấp nhiều lần máy bay nhanh nhất hiện nay. Nhưng khi bay vào khí quyển Trái Đất với tốc độ nhanh như vậy. Chúng cọ xát với các phần tử của khí quyển khiến không khí bị đốt nóng tới mấy nghìn độ, thậm chí mấy vạn độ, bản thân của vật chất vũ trụ cũng bị đốt cháy và phát sáng. Nhưng chúng không cháy hết ngay mà cháy dần dần theo quá trình chuyển động, tạo thành vật chất sáng hình vòng cung mà ta nhìn thấy. Có trường hợp vật chất vũ trụ quá lớn không kịp cháy hết và rơi xuống Trái Đất, người ta gọi chúng là các thiên thạch. Do mật độ khí quyển dày đặc nên rất ít khi có thiên thạch rơi xuống mặt đất, mà thường cháy kiệt trên đường đi. Cấu tạo của thiên thạch chủ yếu gồm sắt, niken, hoặc toàn là đá. Có người cho rằng chúng có chứa những nguyên tố mà Trái Đất không có. Có những sao băng chỉ là các vị khách qua đường. Chúng sượt ngang bầu khí quyển Trái Đất với tốc độ cực lớn rồi lại tiếp tục hành trình vào vũ trụ xa xăm.
https://thuviensach.vn