🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa Tập 25 Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Tên sách : TẬP SAN VĂN SỬ ĐỊA 25 Tác giả : NHIỀU TÁC GIẢ Nhà xuất bản : BAN NGHIÊN CỨU VĂN SỬ ĐỊA Năm xuất bản : 1957 ------------------------ Nguồn sách : Thích Đức Châu Đánh máy : ganbunma, minhf, patimiha, mopie, thao nguyen, Kiểm tra chính tả : Hồ Hữu Tín, Lê Thị Phương Hiền, Nguyễn Ngọc Linh Biên tập ebook : Thư Võ Ngày hoàn thành : 28/04/2018 https://thuviensach.vn Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE 4U.ORG Cảm ơn CÁC TÁC GIẢ và BAN NGHIÊN CỨU VĂN SỬ ĐỊA đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá. https://thuviensach.vn MỤC LỤC CHUẨN BỊ VIẾT LỊCH SỬ ĐẢNG VÀI Ý KIẾN VỀ TÍNH CHẤT NHÂN VĂN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM SỨC PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN TÍNH CHẤT NHÂN VĂN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN « TỐNG TRÂN CÚC HOA » : TẤM GƯƠNG TÌNH YÊU RỰC RỠ CỦA NHÂN DÂN VIỆT-NAM TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN Ý NGHĨA TRUYỆN TỐNG TRÂN CÚC HOA MỘT MỐI TÌNH CHUNG THỦY SÂU SẮC NHÂN VẬT TỐNG TRÂN NHÂN VẬT CÚC HOA VẤN ĐỀ CHIA KHU VỰC ĐỊA LÝ Ở NƯỚC TA XÉT LẠI « HỒ SƠ » CỦA GIAI CẤP PHONG KIẾN ĐỊA CHỦ ĐẶT VẤN ĐỀ KIỂM ĐIỂM THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA GIAI CẤP PHONG KIẾN ĐỊA CHỦ QUA CÁC THỜI KỲ ĐỀ NGHỊ XÉT LẠI MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH TỪ TRƯỚC VẤN ĐỀ « QUI LUẬT PHÁT TRIỂN NỘI BỘ » CỦA NGÔN NGỮ VIỆT NAM I. HỌC KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC 1. Âm thanh của Hán ngữ bớt dần 2. Hán ngữ đa âm tiết hóa dần II. ÁP DỤNG VÀO TIẾNG VIỆT 1. Âm của tiếng Việt bớt dần https://thuviensach.vn 2. Hiện tượng đa âm tiết hóa của tiếng Việt III. RÚT KẾT LUẬN TỪ QUI LUẬT TRÊN 1. Tiếng Việt là tiếng đa âm tiết 2. Sự phong phú về âm thanh chưa chắc đã là ưu điểm của tiếng Việt NHẬN ĐỊNH VỀ MẤY KIẾN GIẢI KHÁC NHAU TRONG VẤN ĐỀ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở VIỆT NAM VIỆC NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ XÃ HỘI TRỞ THÀNH KHOA HỌC NHƯ THẾ NÀO ? HOẠT ĐỘNG VĂN SỬ ĐỊA QUỐC TẾ CÁC NHÀ SỬ HỌC TIẾN BỘ NHẬT BẢN RẤT CHÚ Ý THEO DÕI SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHÀ SỬ HỌC VIỆT NAM NỀN VĂN HỌC AI CẬP HIỆN NAY NHỮNG THÀNH TỰU VỀ DÂN TỘC HỌC Ở LIÊN XÔ TRONG MẤY NĂM GẦN ĐÂY CÔNG TÁC NGHIÊN CỨU ĐÔNG PHƯƠNG HỌC Ở RU-MA-NI Ý KIẾN TRAO ĐỔI BÀN GÓP VỀ NGUỒN GỐC GIAI CẤP PHONG KIẾN VIỆT NAM CÓ ĐẤU TRANH ĐỂ THOÁI LY SỰ LỆ THUỘC VÀO CHỮ HÁN KHÔNG ? https://thuviensach.vn TẬP SAN NGHIÊN CỨU VĂN SỬ ĐỊA Bài lai cảo, xin gửi cho : ông Trần Huy Liệu https://thuviensach.vn CHUẨN BỊ VIẾT LỊCH SỬ ĐẢNG của TRẦN HUY LIỆU THEO nghị quyết của đại hội Đảng năm 1951, việc biên soạn lịch sử Đảng đã được đề ra. Thi hành nghị quyết ấy, Trung ương đã cử một tiểu ban sưu tầm tài liệu Đảng để chuẩn bị viết lịch sử Đảng. Nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng Lao động Việt-nam lần thứ sáu, chúng tôi xin gợi ra một số ý kiến về việc viết lịch sử Đảng. 1. Chúng ta phải nghiên cứu những đặc điểm của xã hội Việt-nam để tìm ra những đặc điểm của cách mạng Việt-nam và Đảng lãnh đạo nó. Nước ta trước đây là một xứ thuộc địa và nửa phong kiến, do đó, một khi nghiên cứu về tình hình giai cấp, quan hệ giai cấp, thái độ các giai cấp đối với cách mạng và đối tượng cách mạng, chúng ta thấy nó khác với những nước không phải thuộc địa đã đành, mà còn có chỗ khác với cả những nước nửa thực dân nửa phong kiến. Cũng do đó, đảng cộng sản ở một xứ thuộc địa, một nước nông nghiệp cũng có những nét đặc biệt của nó. Đảng của giai cấp công nhân Việt-nam thành lập trong những điều kiện nào của giai cấp, của dân tộc, của tình hình quốc tế, do đó đã phản ánh đến tính chất của nó như thế nào, thành phần của nó ra sao đều là những điểm mà chúng ta phải đi sâu vào. Lịch sử Đảng (Đảng Cộng sản Đông-dương ngày trước và Đảng Lao động Việt-nam ngày nay) gắn liền với lịch sử cách mạng Việt-nam từ khi giai cấp công nhân thành hình, nhất là từ năm 1930 trở về sau, cách mạng Việt-nam thuộc dưới quyền lãnh đạo của Đảng. Nhưng nói thế không có nghĩa là lịch sử cách mạng cận đại Việt-nam từ năm 1930 trở về sau là lịch sử của Đảng, vì lịch sử Đảng, với nội dung và yêu cầu của nó, có khác với quyển lịch sử cách mạng, nói chung. 2. Chúng ta cố gắng nêu lên tính chất và đặc điểm của cách mạng Việt nam và Đảng lãnh đạo nó. Nhưng nói đến lịch sử Đảng ta còn có những chỗ https://thuviensach.vn khác với lịch sử các đảng anh em khác. Chúng ta kỷ niệm ngày sinh nhật Đảng Lao động Việt-nam, nhưng nói đến lịch sử Đảng Lao động Việt-nam không phải chỉ kể từ ngày 3-3-1951, mà còn phải kể từ ngày 6-1-1930, ngày thống nhất các tổ chức cộng sản ở Đông-dương và ngược dòng về trước, những tổ chức cộng sản đầu tiên, những đảng tiền bối của Đảng Cộng sản Đông-dương. Trong quá trình phát triển, từ một đảng của tiểu tư sản có xu hướng cộng sản đến đảng của giai cấp công nhân, đến đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Vì là một đảng cách mạng trong một xứ thuộc địa nên trường kỳ nằm trong bí mật, nhưng cũng có lúc trong một phạm vi nào, hoạt động công khai hay bán công khai. Về danh nghĩa, Đảng có lúc thay đổi, nhưng đường lối chính trị và hệ thống tổ chức trước sau vẫn là một. Viết lịch sử đảng là dựng lại cả một quá trình biện chứng cách mạng từ hơn ba mươi năm nay trên đất nước Việt-nam. 3. Viết lịch sử Đảng (Đảng Lao động ngày nay và Đảng Cộng sản Đông-dương trước kia) còn phải nhìn đến vị trí quốc tế của Đảng. Những tổ chức cộng sản hay có xu hướng cộng sản tại Đông-dương nói chung, tại Việt-nam nói riêng, ra đời vào lúc mà giai cấp công nhân trong nước đã trưởng thành, cuộc cách mạng toàn thế giới đều thuộc phạm trù cách mạng vô sản do giai cấp công nhân lãnh đạo. Riêng ở Đông-dương, ba nước Việt, Miên, Lào đều thuộc quyền một bộ máy thống trị của thực dân Pháp, do đó, cuộc vận động cách mạng ở mỗi nước đều liên hệ mật thiết với nhau dưới sự lãnh đạo của một bộ tham mưu chung là Đảng Cộng sản Đông-dương, một chi bộ của Quốc tế cộng sản. Về sau, thừa kế Đảng Cộng sản Đông dương là Đảng Lao động Việt-nam, mặc dầu danh nghĩa có đổi khác, nhưng không phải vì thế mà cuộc cách mạng mỗi nước ly khai với nhau. Đến nay, chúng ta ngày càng thấy rõ cuộc cách mạng Việt-nam là một bộ phận không thể tách rời với cuộc cách mạng thế giới chống đế quốc chủ nghĩa, nước Việt-nam dân chủ cộng hòa nằm trong hệ thống xã hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân trên thế giới do Liên-xô lãnh đạo. Lịch sử Đảng (Đảng Lao động https://thuviensach.vn Việt-nam ngày nay và Đảng Cộng sản Đông-dương trước kia) tự bản thân nó có tính chất quốc tế rõ rệt. 4. Nhưng viết lịch sử Đảng chẳng phải chỉ diễn lại một quá trình đấu tranh cách mạng hơn ba mươi năm của Đảng trong việc lãnh đạo nhân dân chống đế quốc chủ nghĩa và phong kiến ; mà chủ yếu là tổng kết những ưu điểm và nhược điểm, khuyết điểm trên các mặt chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, để đánh giá cho đúng và rút ra một bài học kinh nghiệm. Vì là một xứ thuộc địa và nửa phong kiến, Đảng của giai cấp công nhân đã chứa đựng những thành phần gì và rọi ra những tính chất gì, đã nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng trong một điều kiện hoàn cảnh như thế nào, tính chất giai cấp và tính chất dân tộc biểu hiện ra sao. Chúng ta rất tự hào nêu lên những ưu điểm của Đảng như thống nhất nội bộ, xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất, tổ chức lực lượng vũ trang đấu tranh, tự mình đoạt chính quyền từ trong tay địch và kháng chiến thắng lợi. Nhưng chúng ta cũng cần kiểm điểm lại coi chúng ta đã gặp những khó khăn gì trong quá trình đấu tranh và chúng ta đã mắc những sai lầm khuyết điểm gì, những sai lầm gì đến mức nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo cũng như chỉ đạo thực hiện ? Chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa thành phần, chủ nghĩa kinh nghiệm đã biểu hiện ở trong Đảng như thế nào ? Trình độ lý luận và công tác tư tưởng của Đảng ra sao ? Bệnh tả khuynh cũng như hữu khuynh do đâu mà có ? Những vấn đề quan trọng nhất phải được duyệt lại như việc tuyên bố giải tán Đảng, đổi tên Đảng, định thành phần của Đảng v.v… Nói tóm lại, viết lịch sử Đảng là một việc rất quan trọng, rất cần thiết đối với Đảng, với công cuộc cách mạng. Trách nhiệm to lớn này cố nhiên thuộc về các đồng chí trong bộ chính trị Trung ương Đảng, nhưng đòi hỏi ở sự góp sức xây dựng của toàn đảng toàn dân. Đảng ta chính thức thành lập đã 30 năm, đã viết ra những trang sử vẻ vang của giai cấp công nhân, của dân tộc, cần phải xúc tiến hoàn thành quyển lịch sử Đảng. Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ do Đảng ta lãnh đạo từ non 30 năm nay cần phải được tổng https://thuviensach.vn kết lại ở quyển lịch sử Đảng. Những đảng viên cũng như nhân dân dưới quyền lãnh đạo của Đảng đương mong có một quyển lịch sử Đảng để nâng cao nhận thức, nâng cao lý luận đặng phục vụ Đảng, phục vụ nhân dân, đẩy mạnh cuộc đấu tranh giành thống nhất Tổ quốc và chuyển lên xã hội chủ nghĩa. https://thuviensach.vn VÀI Ý KIẾN VỀ TÍNH CHẤT NHÂN VĂN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM 1 SỨC PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM THỜI PHONG KIẾN Ở hầu hết các nước, không nước nào là không có văn học dân gian. Cũng có thể nói : trong các sử văn học, văn học dân gian là thứ văn học đã ra đời trước nhất. Nó ra đời khi tiếng nói của loài người đã bắt đầu phát triển và do sự con người ta sống giữa xã hội muốn bộc lộ tâm tình ý nghĩ của mình đối với mọi thứ xung quanh. Như tên của nó, nó xuất hiện trong dân gian, do nhân dân sáng tác, cho nên cũng có người gọi văn học dân gian là văn học bình dân. Nhà đại văn hào Trung-quốc Lỗ Tấn đã cho « những sơn ca dã khúc mà bình dân thường hát chưa phải là tiếng bình dân », lấy lẽ rằng « họ – tức nhân dân – đã gián tiếp chịu ảnh hưởng rất lớn của sách xưa, đối với bọn thân sĩ trong làng có ba ngàn mẫu ruộng, họ kính phục quá, thường thường họ lấy tư tưởng của thân sĩ làm tư tưởng của mình… Các nhà văn học hiện nay đều là người đọc sách, nếu công nhân, nông dân không được giải phóng thì tư tưởng của công nhân, nông dân vẫn là tư tưởng của người đọc sách ; phải đợi đến khi công nhân, nông dân được giải phóng chân chính, mới có văn học bình dân chân chính ». Vì nhận định như thế, nên Lỗ Tấn đã nói : « Hiện nay Trung-quốc không có văn học bình dân, mà trên thế giới cũng không có văn học bình dân… » 2. Những lời này là những lời diễn giảng của Lỗ Tấn tại một trường học ở Quảng-đông hồi đầu tháng 4 năm 1927, vào một hoàn cảnh chính trị đặc biệt, vào lúc Tưởng Giới Thạch sắp làm một việc phản cách mạng nghiêm trọng, nên đối với văn học nói chung, không riêng gì văn học dân gian, Lỗ Tấn đã tỏ ý chán ngán, chỉ thiết tha với hoạt động cách mạng thực tế, nhằm lật đổ lực lượng phản động đương thời. https://thuviensach.vn Sự thật thì ở thế giới cũng như ở Việt-nam đã có văn học dân gian, đã có văn học bình dân, và có từ lâu chứ không phải đợi các giai cấp công nông được giải phóng mới có. Có điều là mức tiến bộ, sự tiến triển của văn học dân gian, của văn học bình dân có khác nhau tùy từng thời kỳ lịch sử, tùy từng chế độ chính trị. Trong lịch sử văn học Việt-nam, một đặc điểm là văn học chữ Hán đã chiếm một địa vị to tát, và trong thời kỳ phong kiến văn học chữ Hán đã được coi là văn học chính thống. Nhưng trong suốt lịch sử văn học Việt nam, đã có một dòng văn học khác đi song song với nó, đó là văn học dân gian hay văn học bình dân, tôi vừa nói trên. Thứ văn học này hoàn toàn truyền khẩu và có thể từ khi chữ nôm được phát triển và phổ biến (tức từ thế kỷ XIII trở lại đây) nó mới bắt đầu được ghi chép. Những bản nôm ấy cũng có thể bị thất truyền như nhiều sách cổ khác. Rồi mãi đến thời Lê trở lại đây, sách nôm mới có nhiều. Văn học dân gian có thể được ghi chép nhiều hơn cả từ thời Lê. Dù được ghi chép ít hay nhiều, đã có những thần thoại, những truyện cổ tích, những tục ngữ dân ca truyền miệng cho đến ngày nay, và chắc chắn nó đã phải qua nhiều sự đào thải của thời gian. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nội dung nó có thể đã thay đổi một phần nào và hình thức nó cũng đã thay đổi nhiều hơn, nhưng chủ đề của nó có thể vẫn không thay đổi. Thí dụ Sơn Tinh vẫn tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh thiên nhiên của nhân dân miền sơn cước xuống thung lũng gặp nước lụt phá hoại đồng ruộng của mình, và sức tàn phá ấy cũng đã tượng trưng ở Thủy Tinh. Qua các thời đại, truyền thuyết Thánh Gióng có thể bị thay đổi về một số chi tiết, nhưng những nét chính, chủ đề của nó có thể vẫn không thay đổi. Đó là tinh thần bất khuất của nhân dân ta đối với quân xâm lược, đó là tinh thần đấu tranh quả cảm và anh dũng của dân tộc ta trước nạn ngoại xâm. Rồi biết bao truyện cổ tích phản ánh phong tục tập quán của dân tộc ta, phản ánh tính tình tư tưởng của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh xã hội. Rồi biết bao truyện hài hước, https://thuviensach.vn truyện tiếu lâm, đã chĩa mũi dùi vào bọn phong kiến thống trị và tay sai của chúng, làm cho người nghe cười ra nước mắt. Tính tình tư tưởng của nhân dân Việt-nam không chỉ thể hiện ở những truyện có tình tiết, do các ông già bà già kể trong thôn xóm, hay những truyện vui cười do người ta kể giữa những lúc nghỉ tay, mà nó còn bộc lộ trong những câu ca, khúc hát. Cũng như những truyện trên, nội dung những câu vần vè, những câu ca, khúc hát đã đúc kết những kinh nghiệm của nhân dân Việt-nam trong quá trình lao động và sản xuất, đã nói lên lòng phẫn uất, căm hờn, ý chí chống đối giai cấp phong kiến thống trị, chống đối một thiểu số đã phá tan hạnh phúc của họ, chà đạp lên đời sống của họ. Những truyện xưa cũng như những dân ca đều ca ngợi những tình yêu lành mạnh, thắm thiết, nó chứa chan tình tứ, tấu lên những khúc nhạc lòng sâu sắc và bất diệt của nhân dân Việt-nam muốn sống một đời tự do, tươi vui, đầy tình cảm. Có biết bao những câu tình tứ như những câu : Tình anh như nước dâng cao, Tình em như giải lụa đào tẩm hương. Đôi ta như lửa mới nhen, Như trăng mới mọc như đèn mới khêu. hay là : Mẹ cha bú mớm nưng niu, Tội trời thì chịu, không yêu bằng chồng. …Thân em như chẹn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng buổi mai… Trong khi chữ Hán được giai cấp phong kiến thống trị coi là thứ chữ chính thức, văn học chữ Hán được coi là văn học chính thống thì văn học dân gian truyền khẩu đã phát triển ngày một mạnh mẽ với ý thức dân tộc của nhân dân ngày một trưởng thành, nó là công cụ tuyên truyền tình ý của nhân dân ta khắp nơi này, chốn nọ, và nó cũng là đường dây phổ biến tiếng https://thuviensach.vn nói của dân tộc, thống nhất tiếng nói của dân tộc từ Bắc đến Nam. Mang ở trong lòng những đặc tính của dân tộc, nên nó là thứ văn học có truyền thống dân tộc nhất. https://thuviensach.vn TÍNH CHẤT NHÂN VĂN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN Ở Tây phương, trong những thế kỷ XIV, XV và XVI, những nhà văn đại biểu nhất cho chủ nghĩa nhân văn đều đề cao cá nhân mình, cho bản thân mình đáng được hưởng mọi sự khoái lạc ở đời ; họ cho hành lạc không trái với đạo đức. Trong văn học của ta, nhiều tác gia thuộc giai cấp phong kiến đã ca tụng cái nhàn, ca tụng sự hành lạc, ca tụng thú ăn chơi, cho như vậy là thoát được ra ngoài cuộc đời. Có những tác phẩm văn học kết cấu câu chuyện bằng một cảnh lên tiên (như Bích-câu kỳ ngộ) hay thành Phật (như Quan âm Thị Kính). Đó là những cảnh muốn được thoát ly khỏi vòng trần tục. Trong tình hình xã hội phong kiến thối nát, những nho sĩ có thời gian đã chán ghét cuộc đời, như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, đều nhận thấy con người ta được nhàn hạ, không dính dấp với cuộc đời là cao khiết, và như vậy là giữ được phẩm cách con người đạo đức và được hưởng hạnh phúc hoàn toàn. Trong bản báo cáo, đọc tại Đại hội khoa học lịch sử quốc tế lần thứ 10 ở La-mã năm 1955, nhà bác học nổi tiếng của Liên-xô Vôn-ghin đã nói về « chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội » như sau : « Mâu thuẫn rất rõ rệt giữa một bên là lý tưởng nhân văn chủ nghĩa, chủ trương cá nhân được tự do phát triển, cá nhân được tự do thỏa mãn như cầu của mình, và một bên nữa là tình trạng thực tế của quần chúng nhân dân, mâu thuẫn ấy không thể không đập vào mắt người ta trong thời kỳ mà chủ nghĩa nhân văn tư sản phát triển cũng là thời kỳ tích lũy nguyên thủy của tư bản » 3. Liên hệ đến tình hình thực tế Việt-nam trong những giai đoạn giai cấp phong kiến áp bức bóc lột nhân dân nặng nề, và nếu đặt vào hoàn cảnh lịch sử mà xét thì tính chất những tác phẩm và thái độ những thi sĩ Việt-nam nói trên không phải là tiêu cực mà là đã nhìn thấy một phần nào những thối nát của chế độ đương thời và muốn thoát ra khỏi vòng lợi danh phong kiến. Một mặt người nho sĩ muốn rút lui ra khỏi một cuộc đời họ cho là bận rộn, điêu bạc hay tục https://thuviensach.vn tỉu ; còn một mặt họ tưởng họ đã ra « ngoài vòng cương tỏa », nhưng kỳ thực họ vẫn không ra khỏi khung cảnh phong kiến. Vì trên lưng ai mà họ thực hiện được cái nhàn và hành lạc trong khi những móng tay dài uốn cong của họ không phải động chạm tới một việc gì. Bởi thế cho nên, những lý tưởng nhân văn chủ nghĩa của người nho sĩ thời phong kiến với tình trạng thực tế của quần chúng nhân dân đương thời, đã có những mâu thuẫn sâu sắc. Người nho sĩ thuộc giai cấp phong kiến cho « tiêu dao ngày tháng » là thanh cao, nhưng đối với con mắt người nông dân làm lụng vất vả, « mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày », thì hạng người tưởng mình là thanh cao ấy chỉ là những người « ngồi mát ăn bát vàng ». Tuy vậy, so sánh với bọn thống trị đương thời, những nhà văn nói trên cũng có những điểm tiến bộ, vì họ đã nhìn thấy cái thối nát của bọn thống trị, đã nói lên được một phần nào cái thối nát ấy trong tác phẩm của họ và họ đã có tư tưởng tìm đường thoát ra ngoài những nhơ nhớp ấy. Trở lại ý kiến của Lỗ Tấn và liên hệ đến tinh thần đấu tranh của người nông dân Việt-nam thời phong kiến, chúng ta nhận thấy tinh thần đấu tranh của họ quả có thiếu tính chất triệt để, đôi khi quyền lợi của họ mới được thỏa mãn đôi chút, tinh thần đấu tranh của họ đã có thể giảm sút, ý thức giai cấp của họ cũng không được rõ ràng. Văn học dân gian của ta đã bị ý thức tư tưởng phong kiến chi phối rất nhiều. Chế độ áp bức bóc lột đã ảnh hưởng sâu sắc đến trí óc nhân dân nên đã có những tư tưởng mâu thuẫn trong văn học dân gian. Chúng ta có thể nói : trước khi có giai cấp vô sản, trước khi có chủ nghĩa Mác, không một tác phẩm văn chương nào ở một nước nào lại diễn được một quan điểm giai cấp thuần túy. Không một tác phẩm thời xưa nào tránh được mâu thuẫn, không có những ý kiến chống đối nhau. Chỉ có người vô sản thời nay mới có ý thức thật rõ về giai cấp. Gần đây báo Nhân dân 4có đăng bản dịch bài « Thế giới quan và sáng tác văn nghệ » của nhà văn Trung-quốc Dĩ Quần ; bài ấy có một đoạn như sau : « Kinh nghiệm của Goóc-ki chứng minh : Chỉ có thế giới quan tiên https://thuviensach.vn tiến của giai cấp vô sản, tức thế giới quan của chủ nghĩa Mác – Lê-nin mới giúp nhà văn nhận thức được chính xác và sâu sắc thực tế của cuộc sống, làm cho nhận thức của nhà văn nhất trí với nhận thức khách quan, do đó có thể nhìn thấy, trong quá trình phát triển của hiện thực mầm non chớm nở và sự lớn mạnh tương lai của nó và phân biệt bản chất sự việc ». Lẽ tự nhiên thế giới quan thể hiện ở văn học dân gian thuở xưa là thế giới quan của nhân dân Việt-nam thời phong kiến, đã có sự hạn chế của lịch sử và đã mang theo những mâu thuẫn của thời đại. Như vậy, không phải tất cả văn học dân gian của ta điều là tiến bộ. Tuy vậy, nó đã từ ở nhân dân mà ra, nó đã ở cửa miệng những người bị áp bức nhất trong xã hội hát lên hay nói ra, nhằm mỉa mai hay đả kích một thiểu số giữ quyền thống trị một cách vô lý ; sau nữa, với mục đích xây dựng và bảo vệ hạnh phúc cho đại đa số nhân dân, nên nó đã có nhiều tính chất dân tộc hơn cả, nó đã chứa đựng nhiều phần lành mạnh hơn các thứ văn học khác do những người thuộc giai cấp phong kiến thống trị sáng tác. Về phần khác, chúng ta lại nhận thấy ở văn học dân gian nhiều bài có tính chất đấu tranh thiên nhiên, hoặc có tính chất đấu tranh xã hội, đều đã toát ra những tư tưởng đấu tranh và bảo vệ hạnh phúc cho quần chúng nhân dân, cho tất cả những người bị áp bức, không riêng cho một thiểu số người nào. Một số lớn tác phẩm trong văn học dân gian đã nói lên những tình yêu thắm thiết giữa những người lao động, những sự căm hờn, phẫn uất của họ đối với giai cấp phong kiến thống trị, đã phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống xã hội, tư tưởng và tinh thần lành mạnh của một giai cấp đang lên trước sự tàn úa, thối nát của một giai cấp vị kỷ, say sưa về lợi lộc và chìm đắm trong cảnh trụy lạc. Đối với đời sống thực tế, những tác giả vô danh là quần chúng nhân dân đã có những cảm xúc sâu sắc, vì chính bản thân họ đã sống những thời gian nan nhất trong quá trình biến chuyển của xã hội ; họ là những người đã trưởng thành trong chiến đấu. https://thuviensach.vn Do đó, chủ nghĩa nhân văn thể hiện trong văn học dân gian đã gần gũi được một phần nào với chủ nghĩa nhân văn của người vô sản, một chủ nghĩa « nhằm giải phóng hàng trăm triệu người lao động khỏi chính quyền vô lý của một thiểu số cỏn con ». 5 Như vậy, so với toàn thể văn học dân tộc của ta trong thời phong kiến, văn học dân gian đã có những điểm tiến bộ rõ rệt. Vậy, trên cơ sở những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng tôi nhận thấy riêng về mặt văn học, muốn tiến tới xây dựng những cái mới, có màu sắc dân tộc đậm đà, văn học dân gian là một kho tàng rất quí và rất phong phú của ta. Nhưng muốn nhận thức được đúng và được sâu cuộc sống thực tế, đồng thời chúng ta phải được soi sáng và chỉ đạo bằng chủ nghĩa Mác – Lê-nin, và chỉ nhờ chủ nghĩa Mác – Lê-nin, nền văn học dân tộc của ta mới thể hiện được một chủ nghĩa nhân văn tiến bộ nhất, tức chủ nghĩa nhân văn xã hội chủ nghĩa. VŨ NGỌC PHAN https://thuviensach.vn « TỐNG TRÂN CÚC HOA » : TẤM GƯƠNG TÌNH YÊU RỰC RỠ CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM TRONG XÃ HỘI PHONG KIẾN của MAI HANH https://thuviensach.vn Ý NGHĨA TRUYỆN TỐNG TRÂN CÚC HOA MỘT MỐI TÌNH CHUNG THỦY SÂU SẮC TRUYỆN Tống Trân Cúc Hoa là một cuốn tình sử, một thiên tiểu thuyết bằng văn lục bát diễn tả một câu chuyện tình duyên đẹp đẽ, chung thủy, đầy khó khăn trắc trở, đầy thử thách cay đắng của một đôi trai gái biết yêu thương nhau, biết hy sinh, chịu đựng và đấu tranh để bảo vệ vẹn toàn hạnh phúc trong những ngày xum họp cũng như trong những bước xa nhau. Qua toàn bộ truyện, chúng ta thấy hiện lên cả một xã hội phong kiến, trong đó chế độ xã hội bất công tàn ác khinh miệt con người và luôn luôn chà đạp lên hạnh phúc của họ. Những kẻ đại diện cho giai cấp thống trị được vạch ra với những vị trí xã hội giàu sang quyền thế của chúng, nhưng với một bản chất gian hiểm, tàn nhẫn, mọi tư tưởng hành động dù tốt hay xấu đều nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi ích kỷ của chúng. Phú ông, bố Cúc Hoa, tiêu biểu cho một lớp người giàu có ở nông thôn, ngu xuẩn, hám danh lợi, bất nhân bất nghĩa, coi con gái như một công cụ để mưu tính quyền lợi cho hắn, không từ một thủ đoạn bẩn thỉu nào để thực hiện cái lòng tham hèn hạ đó. Vua Nam Việt, kẻ cầm đầu trong một nước mà nhu nhược bất công, nghe lời con gái bắt Tống Trân phải đi sứ mười năm, gây ra những trắc trở chua xót cho cặp vợ chồng trẻ. Công chúa Nam Việt, con người « cành vàng lá ngọc » chỉ biết nghe theo lòng ham muốn – không phải là tình yêu – của mình với ông Trạng trẻ và tài giỏi ; khi ý nguyện không được thỏa thì tàn nhẫn lập kế trả thù. Vua Tần, một tên vua hống hách của một nước lớn, có uy quyền tuyệt đối với cả mọi nước chư hầu, nắm sinh mạng mọi người như một thứ đồ chơi, và có đầy đủ quyền hành ban phúc giáng họa tùy thích. Đình trưởng, một tên có của ở nông thôn, hách dịch, hám sắc, và ngu muội. Người gái giết chồng, người vợ ngoại tình, tên xã trưởng gian dâm vợ người v.v… https://thuviensach.vn Cả một xã hội phong kiến với những con người xấu xa như vậy hiện ra trước mắt chúng ta. Nhưng, đây mới là nội dung chủ yếu, là sức sống bất diệt của truyện Tống Trân Cúc Hoa. Xã hội con người không đi một chiều với những cái tàn héo của giai cấp thống trị hoặc sản phẩm thối nát của chế độ đương thời, mà nó mang trong bản thân một sức mạnh tiềm tàng, tiến bộ, vượt lên trên mọi cản trở đen tối, luôn luôn tìm cách vươn mình, luôn luôn tìm mọi biện pháp để thỏa mãn những nhu cầu chính đáng cho sự sống còn và sức phát triển của nó. Cái sức mạnh tiềm tàng đó, cái nhu cầu chính đáng đó mà chúng ta tìm thấy trong truyện Tống Trân Cúc Hoa chính là sức mạnh của tình yêu, một tình cảm đẹp đẽ nhất của con người. Hai con người Tống Trân và Cúc Hoa là đại biểu cho cái tình cảm cao quý của con người trong xã hội đó, đồng thời là đại biểu cho tâm lý nguyện vọng, khao khát một tình cảm sâu sắc, một cuộc sống tươi đẹp của nhân dân đang rên siết dưới một chế độ tối tăm. Đi vào cụ thể, chúng ta thấy gì trong truyện Tống Trân Cúc Hoa ? Chúng ta thấy nổi lên hai nhân vật trung tâm của truyện : Tống Trân và Cúc Hoa. https://thuviensach.vn NHÂN VẬT TỐNG TRÂN Tống Trân là một ngôi sao Văn-xương trên thượng giới đầu thai xuống trần vào nhà họ Tống. Sự việc đầu thai xuống trần là một hiện tượng mê tín mà các nhà văn ngày trước chịu ảnh hưởng của đạo giáo, thường gán ghép cho nhân vật của mình để giới thiệu tính chất xấu hay tốt của những con người mà họ đưa vào truyện bằng cách đưa ra tiền thân của họ. Nhưng, là ngôi sao Văn-xương hay không, trong thực tế đời sống xã hội khi đó, Tống Trân ra đời thì cha chết, gia đình lâm vào cảnh cùng khổ như tình trạng của đa số nhân dân lúc đó : « Bốn phương đói kém đâu đâu mất mùa ». Con nhà nghèo, lại mồ côi cha, tất cả tình cảm của Tống Trân trút vào người mẹ đáng thương. Tình cảm đó xót xa và sâu sắc, bắt nguồn từ công ơn sinh thành : Tống Trân than thở ngậm ngùi, Kìa như đàn quạ kiếm mồi nuôi con. Đến khi con được lớn khôn, Mẹ già con lại nhớ ơn đền bồi. Huống chi ta lại là người, Khi nay chẳng được vậy thời khi nao ? Tống Trân đặt vấn đề « người » là đã nêu ra cái ý thức trách nhiệm của chàng đối với mẹ đặc biệt trong một cảnh ngộ đòi hỏi cụ thể cái tình cảm đó hơn bao giờ hết. Cả nước đang lâm vào cảnh khổ « Gặp cơn đói khó thảm sầu – Bốn phương đói kém đâu đâu mất mùa ». Người con yêu mẹ, nhớ công ơn của mẹ ấy có dịp để biểu lộ thiết thực cái tình cảm nhân đạo của mình bằng cách « Tháng ngày dắt mẹ rêu rao ăn mày ». Sự việc dắt mẹ đi ăn xin là một biện pháp để giải quyết tình trạng đói khổ và chứng minh lòng hiếu thảo của Tống Trân, đồng thời là điều kiện tạo ra cuộc gặp gỡ Tống Trân, Cúc Hoa. https://thuviensach.vn Cuộc tình duyên đẹp đẽ giữa Tống Trân, Cúc Hoa, một mối tính được cả xã hội truyền tụng, bắt đầu mở màn. Bước đầu, Tống Trân hoàn toàn bị động. Là một kẻ ăn mày, có bao giờ Tống Trân dám mơ ước tới một người con gái nhà giàu ? Lòng thương người của Cúc Hoa mang gạo ra cho và hỏi han cảnh ngộ gia đình đã dẫn tới kết quả mà chàng không chờ đợi là sự thành hôn giữa hai người. Oái oăm thay, người chủ trương cuộc hợp duyên đẹp đẽ này lại là một kẻ bất nhân bất nghĩa là bố Cúc Hoa. Sau khi lấy Cúc Hoa, trong con người hiếu thảo Tống Trân, chúng ta thấy xuất hiện một con người rất đỗi chung tình. Ánh sáng của tình yêu – tinh hoa chủ yếu của truyện Tống Trân Cúc Hoa – bắt đầu chiếu rọi lên từng trang tiểu thuyết của hai con người suốt đời yêu thương nhau một cách trung hậu. Được Cúc Hoa hy sinh chịu đựng đón thầy, nuôi chồng ăn học, Tống Trân chăm chỉ học hành và tỏ ra có một khiếu thông minh lạ thường : Khen chàng họ Tống giỏi thay, Ngũ kinh chư sử qua tay thuộc lòng. Thoát được cảnh đi ăn xin, lại được vợ hiền, từ nay, Tống Trân đã lại có một con đường mới để biểu hiện chữ tình chữ hiếu thiết tha, là dốc lòng dùi mài kinh sử để « Một mai gặp hội rồng mây – Bảng vàng may được tỏ bầy có tên » thì mới xây dựng được hạnh phúc cho gia đình. Trong hoàn cảnh một xã hội mà người nghèo không thể có đầy đủ hạnh phúc, tương lai của gia đình Tống Trân chỉ có thể đẹp đẽ nếu Tống Trân thành công ở khoa trường. Nửa năm sau, có chiếu của triều đình mở khoa thi. Tống Trân sửa soạn lên đường, không có một đồng tiền nào mang theo, và cương quyết không chịu để vợ bán cái yếm hồng đẹp nhất của nàng còn lại : Đói thì anh sẽ ăn mày Để yếm nàng mặc kẻo nay xấu nàng. https://thuviensach.vn Hình ảnh chàng nho sĩ nhiều tình và nhiều chữ nhưng không có một đồng tiền trong bọc ấy, mở rộng bao la trên đường trẩy kinh. Xót thay họ Tống lên đường Túi thơ một gánh vai mang chân trời. Con người vào thi không nộp được tiền thông kinh phải van xin cực nhục « Tôi nay đói khát xin vào hành văn » chính là con người đã thắng lợi vẻ vang trong cuộc đua tranh với hơn 5000 sĩ tử. Tốt thay dòng chữ son phê, Bằng vàng đệ nhất tên đề Tống Trân Mình trần trùng trục, ông Trạng trẻ vào tung hô trước bệ rồng. Đây là bước thành công quyết định cuộc đời hạnh phúc của Tống Trân, nhưng đồng thời đây cũng là lúc quyết định vị trí của Tống Trân trong tình cảm của nhân dân. Con người nghèo khổ bỗng chốc được lên một địa vị giàu sang đến như vậy có quên cái gốc rễ của mình trước kia không ? Gia đình Tống Trân, nhân dân cùng khổ có mất đứa con chí hiếu chí tình và giỏi dang đó không ? Đó là mấy câu hỏi cần phải đặt ra lúc này, bởi vì ngay sau khi chàng chiếm được một địa vị cao sang trong xã hội, giai cấp thống trị đã muốn tách rời chàng ra khỏi nguồn gốc cũ. Sự lôi kéo cám dỗ của giai cấp thống trị biểu hiện ra dưới hình thức vua ngỏ ý muốn gả công chúa cho chàng để cho Tống Trân không những gắn bó chặt chẽ với chúng về cương vị xã hội mà cả về quan hệ gia đình. Tống Trân đã tỏ thái độ dứt khoát. Đó là thái độ cương quyết giữ vẹn tròn tình nghĩa với Cúc Hoa, đồng thời cả với nhân dân mà chàng là một đứa con yêu mến. Câu trả lời khéo léo mà rõ ràng chỗ đứng của chàng : Con vua nhật nguyệt phong thu, Tôi là hàn sĩ học trò sao nên. Chính vì thái độ đẹp đẽ đó của Tống Trân mà Cúc Hoa cũng như nhân dân đã sung sướng đón người thân của mình trở về dưới một hình thức vinh https://thuviensach.vn quang tưởng chừng như lúc ấy trên đời không còn gì đẹp đẽ hơn nữa : Trở về bái tổ quê nhà, Năm mươi kiếm bạc kiệu hoa chỉnh tề, Trạng nguyên ngựa cưỡi dù che, Bảng vàng phỉ chí nam nhi thỏa lòng. Nhưng sự từ chối mặc dầu khôn khéo của Tống Trân không lấy công chúa đã mang lại hậu quả tai hại. Tầng lớp đại quý tộc không lôi kéo hẳn được Tống Trân về với chúng nên đã có phản ứng. Phản ứng đó biểu hiện qua hành động trả thù của công chúa. Công chúa « Chẳng lấy được Trạng sánh vai làm chồng » liền tức giận tâu xin vua cha kết tội Tống Trân vào tội « Trạng nguyên tình phụ mình rồng tóc mây ». Không có lý gì truất bỏ ngôi trạng nguyên, đành kiếm cách, một mặt vẫn giữ được người tài phục vụ cho chúng, một mặt đầy đọa con người đó một thời gian cho xứng với cái tội không hám danh lợi sắc đẹp : « Đã đậu thì bắt đi đầy cho xa ». Giữa lúc cái gia đình ấy vừa thoái khỏi đời sống nghèo khổ tăm tối để bước vào một đời sống ấm no tươi sáng, thì chiếu chỉ của triều đình đưa xuống : Tống Trân phải đi sứ nước Tần mười năm ! Chữ tình với chữ hiếu đã tưởng được nhờ vào địa vị xã hội vừa đoạt được làm cho trọn vẹn, ngờ đâu chính cái địa vị xã hội đáng ước mơ trong một chế độ xã hội ấy lại gây nên những tai họa bất ngờ. Muốn bảo toàn được cái địa vị ấy thì phải giữ được chữ trung. Có bảo vệ được lòng trung thành tuyệt đối với vua thì mới giữ vẹn tròn được tình và hiếu. Ác hại thay ! Lúc này là lúc hiếu tình và trung không thể dung nổi nhau. Nhưng, chỉ còn một cách giải quyết trước mắt là chấp hành lệnh vua để khỏi mang tội không tuân thượng lệnh, có như vậy mới còn hy vọng sau này trở về xum họp. Lý lẽ mà Tống Trân phải đưa ra để biện bạch cho cái tai họa ấy thật là đáng thương : Làm trai anh chẳng quản chi, https://thuviensach.vn Sống thác vậy thì phải trả ơn vua. Phải « trả ơn » cho cái thảm họa ấy, thật là trái ngược. Cái nhân sinh quan « làm trai » của Tống Trân ở đây trở thành hy sinh phẩm cho bọn cầm quyền tàn ác. Cuộc chia tay đầy nước mắt : Sống thì anh sẽ về cùng, Dù khi thác xuống vợ chồng xa nhau. … … … Mẹ già dù có về chầu, Thời nàng táng ở đằng sau mộ phần. Một mai về chốn hương lân, Trông thấy mồ mẹ nhớ ân nghĩa nàng. * Tống Trân sang tới kinh đô nhà Tần là một nước lớn mà nước chàng phải xưng thần phụng cống. Cuộc đi sứ mười năm của Tống Trân là một cuộc thử thách lớn lao, trường kỳ. Chính những gian khổ về vật chất và tinh thần mà chàng phải chịu đựng, chính những thắng lợi rực rỡ của chàng trên đất nước xa lạ này lại là những điều kiện làm nổi bật lên giá trị của mối tình chung thủy đẹp đẽ của Tống Trân. Vừa sang tới nước ngoài, Tống Trân đã phải trải qua hai lần thứ thách thâm hiểm. Nhớ có trí thông minh, Tống Trân vượt qua được những lần nguy hiểm ấy. Chàng lại còn tỏ rõ tài năng qua hai lần xử án và đã tài tình tìm ra thủ phạm. Tống Trân được vua Tần yêu trọng ban cho chức « Lưỡng quốc trạng nguyên » và sau hai lần thử thách đầu tiên đã ngỏ ý gả công chúa cho. Tống Trân nhận chức tước, nhưng không nhận lấy công chúa nước Tần. https://thuviensach.vn Qua những lần Tống Trân phô bầy tài năng ở nước ngoài, nhiều người cho rằng tác giả truyện Tống Trân Cúc Hoa muốn, qua nhân vật Tống Trân, đề cao dân tộc. Điều đó có thể lắm. Qua lời lẽ của tên chúa phong kiến nước đó : « Tần vương bịt miệng cười thầm – Việt-nam tiểu quốc mưu thần giỏi giang » thì chúng ta rất tự hào có một người con làm vẻ vang cho Tổ quốc như vậy. Nhưng đó mới chỉ là một khía cạnh của vấn đề. Cái hình thức đề cao dân tộc đó, về thực chất nội dung, và đây cũng là chủ ý của tác giả, là đề cao con người Tống Trân. Mà đề cao con người Tống Trân ở đây là đề cao một con người có một tình yêu vô cùng son sắt. Con người Tống Trân, như chúng ta đã biết, nhờ có tình yêu và tài chí mà từ địa vị một người ăn xin lên tới một địa vị cao sang như ngày nay. Chàng đã đi xa trên con đường sự nghiệp danh vọng nhưng không một lúc nào quên được mẹ và vợ, có nghĩa là không lúc nào quên cuộc sống nghèo khổ của mình khi trước. Con người đó có thể đi xa, lên cao hơn nữa nhiều trên con đường vinh hoa phú quý, bằng cách lấy công chúa nước Tần, làm phò mã một nước lớn, và như vậy trong tương lai còn hứa hẹn nhiều danh lợi hơn nữa. Nhưng, Tống Trân đã kiên quyết từ chối những bậc thang bất chính đó để tiếp tục nhận tấm lòng yêu sâu sắc của Cúc Hoa và cảm tình đằm thắm của nhân dân mà chàng là một đứa con chí hiếu. Cái hình thức đề cao dân tộc như vậy không phải đơn thuần diễn tả một tình cảm lớn yêu nước, mà chủ yếu là nói lên tình yêu trung thực của một con người. Với cái tình yêu đẹp đẽ, cao thượng đó, con người đó làm vẻ vang cho dân tộc. Ngày Tống Trân lên đường quay về nước với sự lưu luyến của vua và công chúa nước Tần cũng là ngày thắng lợi vẻ vang và kịp thời của chàng đối với âm mưu tàn ác của bọn cầm đầu phong kiến nước chàng và người bố vợ bẩn thỉu độc ác muốn chà đạp lên hạnh phúc của chàng : chàng về vừa kịp để ngăn cản đám cưới của Cúc Hoa bị ép lấy một tên đình trưởng. https://thuviensach.vn Thắng lợi của Tống Trân là thắng lợi của hạnh phúc chân chính. Những ngày sóng gió đã qua. Cả gia đình xum họp đầm ấm. Hạnh phúc rực rỡ hơn bao giờ hết vì lòng người đã thắng được cuộc thử thách đen tối nhất do chế độ xã hội gây ra. Tống Trân xứng đáng được hưởng hạnh phúc lâu dài đó : Đầy sân nô nức hơi hương, Thơm tho mùi quế nở nang cây đồng. Mặc dầu Tống Trân được hưởng một địa vị giàu sang đến như vậy, nhân dân vẫn coi chàng là đứa con của họ và tự hào có một người con « làm nên » như vậy, bới vì chàng là một đứa con trong bất cứ hoàn cảnh nào đều đã biết giữ vẹn tròn mối tình của chàng từ khi còn nghèo khổ. Mối tình đó đã gắn liền cả cuộc đời chàng trước đây và cả về sau với đời sống tình cảm rộng lớn, sâu sắc, chân thành của nhân dân. https://thuviensach.vn NHÂN VẬT CÚC HOA Cùng với Tống Trân, Cúc Hoa mang lại cho chúng ta một nguồn cảm xúc vô cùng phong phú về giá trị sâu sắc của tình yêu. Cúc Hoa là con gái út một nhà giàu ở nông thôn. Là con gái nhà giàu, cái đặc điểm của Cúc Hoa là không mang cái tính hợm hĩnh kiêu kỳ, cái tính tham lam ích kỷ, cái tâm lý nguyện vọng muốn tìm nơi « môn đăng hộ đối » để trao thân gửi phận như đa số các cô con gái nhà giàu khác. Trái lại ở Cúc Hoa, chúng ta thấy nổi bật lên những đức tính cao quý của nhân dân : khiêm tốn giản dị – biết hy sinh chịu đựng – có tình nghĩa sâu sắc – có can đảm chống lại tất cả những quyền lực dầy đạp lên thân phận một người phụ nữ – một người phụ nữ Việt-nam trong xã hội phong kiến. Là một phụ nữ, mặc dầu con nhà giàu, Cúc Hoa cũng phải nằm trong thân phận bé mọn bị rẻ khinh của giới phụ nữ nói chung trong thời đó. Lễ giáo hà khắc của chế độ phong kiến tước bỏ mọi quyền sống nhân đạo của người đàn bà chỉ để lại cho họ một thứ quyền : quyền làm công cụ hưởng lạc và sinh đẻ của người đàn ông. Mặc dầu được mang tên làm con, làm mẹ, làm vợ, nhưng thực tế trong cuộc sống bất công đó, người phụ nữ chỉ mang tính chất nô lệ cho gia đình. Nhưng mặc dầu bị chèn ép mọi bề bởi những định luật vô nhân đạo của xã hội, người phụ nữ chính là người mang trong thân cái sức sống bất diệt của nhân loại. Ở mỗi một người phụ nữ vẫn tỏa ra cái ánh sáng tự hào – mà chính có khi họ cũng không thấy tất cả cái đẹp đẽ cao cả – là ánh sáng của tình yêu, và khả năng sinh sản khiến cho mỗi một con người đó trở nên một bà mẹ của cuộc đời. Cúc Hoa là một hình ảnh tiêu biểu cho tình yêu cao quý của người phụ nữ trong bất kỳ thời nào. Đặc biệt khung cảnh một xã hội phong kiến lại càng làm nổi bật lên giá trị của tình yêu đó. https://thuviensach.vn Cúc Hoa bước vào cuốn tình sử « Tống Trân – Cúc Hoa » và trở nên một nhân vật anh hùng trong đó. Một buổi người con gái nhà giàu ấy trông thấy Tống Trân mặt mũi sáng sủa mà phải đi ăn xin. Động lòng thương – Cúc Hoa lấy gạo ra cho và hỏi han về thân thế Tống Trân. Giữa lúc đó, người cha của nàng, một phú ông, đi chơi về bắt gặp. Trong cơn nóng giận vì bị xúc phạm tới lòng tự tôn giai cấp, phú ông bắt Cúc Hoa phải lấy Tống Trân, và tàn nhẫn đuổi nàng đi theo chồng. Trước cảnh ngộ éo le đó, Cúc Hoa đã biết xác định ngay thái độ. Thái độ của nàng là thái độ từ giã cuộc sống giàu sang để cam nhận lấy cuộc sống nghèo khổ của chồng. Đó cũng là cuộc sống của nhân dân bị áp bức. Bằng thái độ đó, Cúc Hoa đã chuyển từ cái chiến lũy của giai cấp thống trị sang chiến lũy của nhân dân. Nàng đã trở thành một người con yêu mến đứng trong hàng ngũ nhân dân. Những câu nói của Cúc Hoa khi chia tay với cha mẹ, chứng tỏ điều đó : Từ nay con về nhà chồng, Duyên ưa phận đẹp thỏa lòng bấy nay. Cũng như Tống Trân, Cúc Hoa bị hoàn cảnh xô đẩy tới tình yêu. Và cũng như Tống Trân, Cúc Hoa trở thành một ngôi sao rực rỡ trong tình yêu. Nhưng lời lẽ thiết tha của nàng đối với cuộc tình duyên bất ngờ ấy chứng tỏ nàng là một con người chí tình : Ông tơ sớm đã xe dây, Xin cho kết tóc được rầy nghìn đông. Trong hoàn cảnh nghèo khổ của gia đình Tống Trân mà từ nay Cúc Hoa phải gánh vác, chỉ có tình nghĩa là những của quý. Người mẹ độc nhất mà Tống Trân hết lòng kính yêu thì đến này Cúc Hoa cũng hết lòng yêu kính phụng dưỡng coi như mẹ đẻ ra mình. Câu tục ngữ « mẹ chồng nàng https://thuviensach.vn dâu » nói lên tính chất mâu thuẫn xưa nay giữa mẹ chồng và nàng dâu không đúng trong trường hợp Cúc Hoa và mẹ Tống Trân : Mẹ chàng xem bằng mẹ tôi, Sớm khuya mặc thiếp trông nuôi lệ gì. Và không còn gì chứng tỏ mối thâm tình đó bằng hành động của Cúc Hoa nhịn cơm để nuôi mẹ chồng : Cơm thời để nuôi mẹ chồng, Kính hiếu một lòng trời đất biết cho. Cúc Hoa về làm dâu gia đình Tống Trân với đức hy sinh và lòng hiếu thảo cao quý nên đã chiếm được lòng thương yêu thật sự của mẹ Tống Trân, một điều kiện cần yếu để thực sự thành một người con của gia đình cho nên ngay trong cảnh nghèo hèn đó, hạnh phúc đã hé nở một cách cảm động : Mẹ chồng thấy dâu thảo hiền, Đôi hàng nước mắt chảy liền như tuôn. Khó nghèo có mẹ có con, Ít nhiều gạn sẻ vẹn tròn có nhau. Sống nghèo nhưng sống có nhau, chia sẻ với nhau những nỗi khổ cực, đó là niềm vui của những người áo rách. Nhưng, thực tế, điều kiện vợ chồng mẹ con thương yêu nhau chưa đủ để có được hạnh phúc. Nguyện vọng của những con người nghèo khổ là cần phải có điều kiện vật chất và tinh thần nữa thì mới giải quyết được cái bế tắc của cuộc sống hiện tại. Khi Cúc Hòa bắt đầu gánh vác giang san nhà chồng cũng là lúc nàng thấy cần phải tìm một con đường thoát khỏi cảnh nghèo khó cho gia đình. Trong cái xã hội xây dựng trên cái trật tự phong kiến ấy, muốn được hưởng sung sướng thì cần thiết phải có một địa vị nào trong xã hội. Gia đình Tống https://thuviensach.vn Trân với những bàn tay trắng, làm thế nào để có được địa vị ấy ? Cúc Hoa đã hy vọng tìm được một con đường đi là con đường khoa cử. Cúc Hoa đã chỉ cho chồng con đường hy vọng đó : Muối dưa chẳng quản đói no, Khuyên chồng đèn sách dễ hồ làm nên. Được mẹ đẻ dấu cho một ít vàng, Cúc Hoa bán ngay lấy tiền làm vốn nuôi mẹ chồng và chồng, và cả đón thầy về cho chồng theo học. Trong lúc ấy bản thân nàng vẫn cam chịu thiếu thốn : Một ngày ba bữa chẳng rời, Nuôi thày nuôi mẹ lại nuôi cả chồng. Nàng thì nhiều ít cũng xong, Đói no chẳng quản miễn chồng làm nên. Hình ảnh của Cúc Hoa lúc này là hình ảnh chung của những người vợ nho sĩ nghèo, thắt lưng buộc bụng, tần tảo nuôi chồng ăn học, bản thân chịu khổ cực, sống bằng hy vọng ngày mai. Nửa năm sau, triều đình mở khoa thi. Cúc Hoa xót xa tiễn chồng lên đường, không có một đồng tiền nào cho chồng ăn đường, muốn bán cả yếm nhưng chồng không chịu. Mơ ước của Cúc Hoa đã thành sự thật. Tống Trân đã đậu Trạng nguyên trở về : Trạng nguyên tên chiếm bảng vàng, Vinh quy bái tổ là chàng Tống Trân. Cuộc đời khổ cực đen tối của người vợ chung tình ấy đã bắt đầu hửng sáng. Nhưng, đời người đàn bà tất cả vì gia đình đó – sự thi đậu của Tống Trân cũng chỉ là để củng cố hạnh phúc gia đình – vừa thoát khỏi cảnh nghèo hèn thì lại rơi ngay vào một hoàn cảnh đau xót hơn : xa chồng 10 https://thuviensach.vn năm. Cái gia đình nhỏ bé ấy chỉ có một chỗ dựa độc nhất là Tống Trân. Tống Trân phải đi, chỗ dựa sụp đổ. Cúc Hoa bàng hoàng : Chàng ơi lên ngựa ra đi, Để thiếp dắt mẹ ở thì nơi nao ? Chỗ dựa của Cúc Hoa ở Tống Trân chủ yếu không phải là vấn đề vật chất mà là vấn đề tinh thần, vấn đề tình cảm. Đối với một người đàn bà yêu chồng, không còn có gì đau xót hơn nữa là phải xa chồng. Đó không phải chỉ là một thói quen hay một nhu cầu, mà là một ý nghĩa của sự sống đối với tất cả mọi người đàn bà chung tình : Xưa nay xum họp có nhau, Bây giờ mưa nắng biết hầu cậy ai ? Cúc Hoa có nghĩ tới mình « Một mình vò võ chương đài » là nghĩ tới cá nhân của nàng thì ít mà nghĩ tới cái êm ấm của gia đình thì nhiều. Nhưng khi đã bị đặt trước cảnh ngộ không có cách nào khác nữa là phải chia tay, nàng đã quên ngay bản thân mà nghĩ tới chồng : Chàng đi khuya sớm lấy ai hầu chàng ? Cuộc chia tay giữa Tống Trân và Cúc Hoa không phải đơn giản chỉ là nỗi đau xót phải xa nhau của đôi vợ chồng son trẻ, mà nó mở ra những nỗi khó khăn bao la mà một người phụ nữ trong hoàn cảnh gia đình và xã hội như Cúc Hoa tất nhiên phải chịu đựng. Nhưng đồng thời đó cũng là những điều kiện để thử thách tình yêu của Cúc Hoa. Trong thời gian Tống Trân ở nước ngoài, thì ở nhà Cúc Hoa bắt đầu một cuộc vật lộn gay go với số phận một con người phụ nữ trót sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng bản thân không ham muốn sự giàu sang bất nghĩa đó. Để chống đỡ với một người cha tham lam, tàn ác, ích kỷ, và https://thuviensach.vn mọi sự mua chuộc cám dỗ, người phụ nữ đáng thương và đáng kính trọng ấy chỉ có một thứ vũ khí : tình nghĩa của con người. Sau bẩy năm không thấy tin về của Tống Trân, phú ông, bố Cúc Hoa bắt đầu một cuộc suy tính. Con tính của phú ông lúc này thể hiện rõ bản chất của hắn. Trước kia, trong một cơn nóng giận, hắn gả Cúc Hoa cho Tống Trân và xua đuổi vợ chồng nàng một cách tàn nhẫn. Có ngờ đâu đứa ăn xin cùng khổ ấy lại trở thành một quan Trạng. Nhưng mặc dầu Tống Trân vinh hiển, hắn cũng không được hài lòng bởi vì đã trót hắt hủi vợ chồng con rể một cách tàn nhẫn. Cái quyền lợi tinh thần và vật chất mà đáng lý một người bố vợ như hắn phải được hưởng thì hắn không được. Nay Tống Trân phải đi sứ mười năm là một cơ hội cho hắn khai thác ở con gái những quyền lợi mà hắn cho là hắn bị thiệt. Hắn bèn tìm cách bắt Cúc Hoa đi lấy chồng : Bây giờ sang sứ mười đông, Ở nhà tìm kẻ tin dùng Cúc Hoa. Ngày sau có trở về già, Một mai có kẻ vào ra tớ thày. Trước ý định đen tối, bội bạc, bất nhân và sự mua chuộc cám dỗ đê tiện của bố, Cúc Hoa xót xa, phẫn nộ, và cương quyết từ chối : Mình tôi chẳng xứng vóc hồng, Tay tôi chẳng xứng đeo vòng điểm trang. Tai tôi chẳng xứng nụ vàng, Chân tôi chẳng xứng đeo mang hán hài. Câu trả lời « không xứng » liên tiếp của Cúc Hoa biểu lộ một thái độ kiên quyết từ chối những cái không phải là tình nghĩa, không phải do tình nghĩa mà có. Đối với nàng, được gần gụi người chồng nghèo trong cõi sống và cả cõi chết là của quý nhất trên đời : Lấy chồng cơm tấm áo sổng, https://thuviensach.vn Sống thời chăn gối thác rầy thuỷ chung. Phú ông tức giận, giam nàng lại, lột quần áo đánh đập tàn nhẫn, không cho ăn uống. Cúc Hoa không chịu, uất ức toan tự tử cho xong nợ đời, nhưng mẹ chồng còn đó : « Thác đi sợ để mẹ chồng ai nuôi ». Mẹ chồng mà nàng hết lòng kính mến và nhận trách nhiệm với chồng ở nhà chăm lo phụng dưỡng thì nay, vì nàng mà lại bị phú ông hành hạ giam vào chuồng trâu. Cúc Hoa kêu lên những lời xé ruột : Áo quần chẳng có mặc đâu, Đã mấy mươi tuổi giữ trâu hỡi bà. Hãm tôi chẳng cho tôi ra, Lấy ai rận chấy cho bà bà ơi ! Một đêm người thiếu phụ đáng thương đó lén ra đi lên núi Ba-vì, lòng nhớ thương chồng và nỗi niềm thất vọng tột độ đã khiến cho nàng nhìn cảnh vật lạnh lẽo như một màu tang tóc, và tưởng tượng chỉ còn có thể gặp chồng trong cõi chết : Dưới khe nước lạnh vang lừng, Đầu non thăm thẳm khơi chừng ghê thay. Hồn chàng thác ở đâu đây, Có thương đến thiếp đi rầy với nao. Phú ông tìm được Cúc Hoa về và, để thực hiện kỳ được dã tâm của hắn, hắn hết sức tô son điểm phấn cho nàng và cho mõ đi rao kén chồng cho nàng mặc dầu Cúc Hoa khăng khăng phản đối. Tấm lòng trong sáng vẹn tròn như trăng rằm của Cúc Hoa không đẩy lùi được cái ý định đen tối ghê tởm của người bố bất nhân. Một tên đình trưởng giàu có trong làng tới nộp vàng xin lấy Cúc Hoa, được phú ông mừng rỡ đồng ý và bắt hắn ở rể 3 năm theo thông tục và cũng để kéo dài thời gian nghe ngóng tình hình Tống Trân. https://thuviensach.vn Ba năm nữa lại trôi qua, không có một tin tức nào của Tống Trân đưa về. Phú ông yên trí cho đình trưởng tổ chức lễ đón Cúc Hoa. Cúc Hoa sống trong cảnh ngộ quyết định cuộc đời nàng. Nàng đã xác định thái độ. Nàng cương quyết sử dụng đến một giải pháp cuối cùng để giữ vẹn tròn tình yêu. Nàng gửi lại vàng cho mẹ chồng, đốt hết những sách áo của chồng là những kỷ vật đẹp đẽ mà nàng muốn sống gìn giữ chết mang theo, và chuẩn bị tự sát theo chồng mà nàng ngỡ đã chết. Cái chết lúc này đối với Cúc Hoa có hiệu lực của một cuộc sống vĩnh viễn với tình yêu : Thiêng thì nhận lấy áo này, Một mai thiếp thác xuống nay mặc cùng. Giữa lúc tấn bi kịch đó đang diễn tới màn chót, trong nhà phú ông đang linh đình yến tiệc thì : Trạng về gương bạc lọng vàng, Hai hàng quan tướng nghênh ngang bước vào. Người thiếu phụ tưởng chừng như chỉ còn tìm thấy tình yêu trong cõi chết kia – mà sự thật chết là chia tay vĩnh viễn – thì lại tìm thấy tình yêu trong cõi sống. Cúc Hoa thật xứng đáng với hạnh phúc đó ; Cúc Hoa nàng thực có lòng, Mười năm nuôi mẹ thờ chồng kính tin. Bây giờ cửa nhà đã yên, Nghĩa vợ bằng núi khôn đền cho phu. Từ khi xuất hiện đến cuối trang tình sử này, hình ảnh nhân vật Cúc Hoa lúc nào cũng đẹp rực rỡ, đẹp trong hy sinh chịu đựng tăm tối cũng như trong hạnh phúc chói lọi lâu dài. Đó là một bông hoa đậm đà hương sắc. Nhân dân không bao giờ quên những người con đáng yêu đáng trọng như vậy. * https://thuviensach.vn Trong cái xã hội giá lạnh như vậy, tình yêu của hai nhân vật Tống Trân – Cúc Hoa là ngọn lửa sống vươn cao. Mọi nỗi nghèo đói, khổ cực, hy sinh, chịu đựng của Tống Trân Cúc Hoa cũng là những điều mà nhân dân phải chịu đựng. Mối tình đẹp đẽ cao thượng của Tống Trân Cúc Hoa tiêu biểu cho cuộc sống thực tế đầy tình thương yêu son sắt của nhân dân. Tâm lý nguyện vọng của Tống Trân Cúc Hoa muốn rời bỏ cuộc sống khổ cực để vươn lên hạnh phúc – trong điều kiện xã hội nhất định – cũng là tâm lý và nguyện vọng của nhân dân. Thắng lợi của Tống Trân Cúc Hoa cũng là thắng lợi của chính nghĩa, của con người. Trước cái tình yêu sâu sắc đó, tất cả bọn vua quan và những kẻ giàu có muốn chà đạp và cướp sống hạnh phúc con người, đều bị ánh sáng của chân lý soi sáng những bộ mặt tàn ác ích kỷ của chúng. Hai con người Tống Trân Cúc Hoa – đại diện cho giai cấp bị áp bức – đã thắng lợi và đạt được hạnh phúc mà nhân dân mơ ước. Mặc dầu, trong thực tế, tuyệt đại đa số những người bị áp bức không thực hiện được như vậy, nhưng đó là ước mơ đẹp đẽ nhất mà trí tưởng tượng tạo ra cho họ, xuất phát từ cái thực tiễn cuộc sống nghèo nàn tăm tối, từ những tấm lòng ham chuộng nghĩa tình chung thuỷ và tin tưởng hy vọng ở cái lẽ phải tất thắng của lòng người. Truyện « Tống Trân Cúc Hoa » giáo dục cho mọi người tình yêu chung thuỷ vô cùng đẹp đẽ của con người. Nhân dân ưa thích cái tình cảm lớn trong truyện Tống Trân Cúc Hoa, coi như sự nghiệp của chính họ. Mối tình chung thuỷ đó sáng rực mãi mãi. (Còn nữa) MAI HANH https://thuviensach.vn VẤN ĐỀ CHIA KHU VỰC ĐỊA LÝ Ở NƯỚC TA của LÊ XUÂN PHƯƠNG HIỆN tượng địa lý là một sự kiện phức tạp. Nó có thể vừa là đối tượng của khoa học tự nhiên, vừa là đối tượng của khoa học xã hội, tuỳ từng mặt của vấn đề mà người ta nghiên cứu. Muốn hiểu nó, không những phải phân tích sâu vào bản thân nó, mà còn phải nắm được mối tương quan giữa nó và các hiện tượng khác. Vì vậy khi nghiên cứu địa lý một nước, lớn cũng như nhỏ, người ta phải chia nước ấy ra thành khu vực địa lý để có thể đi sâu vào từng hiện tượng và đồng thời nắm được toàn bộ hiện tượng của mỗi địa phương, rồi từ đó đi đến tổng hợp các yếu tố thống nhất của các địa phương lại để tìm hiểu địa lý cả nước. Trong phần địa lý đại cương, đối với từng loại hiện tượng, người ta chỉ mới nêu lên những nét khái quát, mà chưa phân tích rõ được tính chất phức tạp của nó. Thí dụ : về mặt địa lý đại cương, khí hậu nước ta là một khí hậu nhiệt đới có gió mùa với một mùa mưa và một mùa khô ráo. Nhưng không phải trong cả nươc nơi nào hàng năm cũng đều có hai mùa riêng biệt, mà trái lại, có vùng như vùng Xá-pả cả năm hầu như mưa và ẩm ướt và vùng Phan-rang thì khô khan như miền Địa-trung-hải của ôn đới. Về nông nghiệp, nước ta hiện nay nói chung đang chuyển từ tình trạng nông nghiệp thực dân phong kiến hết sức lạc hậu sang nông nghiệp dân chủ nhân dân. Nhưng vì nông nghiệp của mỗi địa phương ngày nay còn chịu hậu quả quá trình phát triển không đều của nó, cho nên nông nghiệp miền núi chưa thể phát triển kịp nông nghiệp đồng bằng. Vì tính chất phức tạp của sự kiện địa lý, cho nên, nếu không chia khu vực thì không thể nghiên cứu sâu từng hiện tượng để thấy đủ mọi mặt quan trọng của nó, không thể nắm được toàn bộ hiện tượng địa phương và không thể nêu lên được tính chất thống nhất của địa lý cả nước. https://thuviensach.vn Nước ta từ trước đến nay cũng đã có chia ra khu vực như Bắc-thành tổng trấn, Gia-định thành tổng trấn, hay Bắc-kỳ, Trung-kỳ, Nam-kỳ hay các khu và liên khu hành chính kháng chiến và gần đây các khu tự trị dân tộc. Chúng ta hãy xét xem thử các các khu ấy đã phải là những khu vực địa lý chưa ? Trước khi phân tích tiêu chuẩn khu vực địa lý của những khu trên đây, chúng tôi thấy cần trình bày ra thế nào là một khu vực địa lý. Khu vực địa lý không phải là những khu vực hành chính hay quân sự, cũng không phải là những khu vực mà người ta thường chia để cho tiện việc nghiên cứu từng loại sự kiện địa lý như khu vực hình thế, khu vực khí hậu, khu vực cây cỏ v.v… Mỗi loại khu vực này có thể có một phạm vi riêng, ranh giới không phù hợp với nhau. Có khi nhiều khu vực cùng chung một yếu tố địa lý như khu Hồng-quảng cùng chung một dãy núi vòng cung với phía đông liên khu Việt-bắc. Trái lại, có khi trong một khu vực có hai loại yếu tố địa hình khác nhau như trong Liên khu III vừa có châu thổ sông Hồng, vừa có miền núi Hoà-bình. Khu vực địa lý phải là một khu vực thống nhất, trong đó ít ra những yếu tố địa lý chính phải câu kết thành một thể tổng hợp có đặc thù của nó trong hiện tại cũng như trong quá trình phát triển. Đặc thù đó là cá tính khu vực là lý do làm cho nó tồn tại. Tuy vậy, cá tính đó không phải cố định ; nó thay đổi khi nào một số yếu tố quan trọng tạo ra nó đã thay đổi. Khu Hồng quảng trước khi khai mỏ than là một khu vực nông nghiệp lạc hậu cùng ở trong một dãy núi vòng cung với hai tỉnh Bắc-giang và Hải-ninh. Nhưng từ khi công nghiệp khai mỏ xuất hiện, cá tính của nó dần dần thay đổi và ngày nay nó đã bắt đầu trở nên một khu công nghiệp. Sự thay đổi cá tính khu vực có khi rất tế nhị vì tất cả các yếu tố cấu tạo ra cá tính ấy thay đổi không đều nhau. Những yếu tố thiên nhiên thường thay đổi rất chậm, chậm đến nỗi người ta có thể xem như là không thay đổi https://thuviensach.vn so với các yếu tố xã hội. Tuy vậy, khi những yếu tố quyết định như những yếu tố xã hội đã thay đổi thì cá tính khu vực cũng phải thay đổi theo và hoàn cảnh tự nhiên cũng phải chịu ảnh hưởng hoặc ít, hoặc nhiều của sự thay đổi đó. Dựa trên tiêu chuẩn khu vực tự nhiên và tính chất biến dịch của những yếu tố địa lý vừa nêu lên, chúng tôi sẽ phân tích sơ lược tính chất địa lý của những khu vực ở nước ta từ trước đến nay. Vào đầu thế kỷ XIX, sau khi Nguyễn Ánh dựa vào thế lực thực dân Pháp, đặt xong nền thống trị trên cả nước ta thì thấy không được nhân dân ủng hộ, nhất là nhân dân miền Bắc, cho nên phải chia nước ta ra làm ba khu vực và đặt mỗi khu vực dưới một chế độ khác nhau. Chế độ Bắc-thành tổng trấn và Gia-định thành tổng trấn tương đối ít hà khắc hơn chế độ khu vực tự trị : làm như thế để mua chuộc lòng dân. Đến khi Minh-mạng bắt đầu thống nhất cả nước dưới quyền trực trị của triều đình Huế thì ở miền Bắc và miền Nam, nhân dân đều nổi lên chống lại liên tiếp, cho nên tình trạng nước ta chia làm ba miền vẫn giữ nguyên như cũ, mặc dù có đôi chút thay đổi từ cấp tỉnh trở xuống. Khi thực dân Pháp xâm chiếm nước ta xong, vẫn duy trì ba khu vực sẵn có để chia mà trị. Chúng đặt mỗi khu vực dưới một chế độ khác nhau và ngày càng khơi sâu hố chia rẽ giữa các khu vực. Thêm vào đó, bọn viết địa lý để phục vụ chế độ thực dân đã viết ra từng tài liệu riêng cho mỗi khu vực như địa lý Bắc-kỳ, địa lý Trung-kỳ, địa lý Nam-kỳ v.v… làm cho người đọc, khi chưa nghiên cứu kỹ, có thể tưởng lầm rằng mỗi khu vực là một xứ riêng. Thực ra, Bắc-kỳ và phía bắc Trung-kỳ không phải là hai khu vực địa lý khác nhau. Có nhiều yếu tố địa lý chung cho cả hai miền. Những dãy núi chạy từ Tây-bắc xuống phía tây Thanh-hoá Nghệ-an đều thuộc vào một hệ thống núi liên tục của khu Nam sông Hồng. Đồng bằng Bắc-bộ và đồng bằng Thanh Nghệ Tĩnh cũng nằm chung trong khu đồng bằng phía Bắc nước ta. Trên những đồng bằng này, sinh hoạt kinh tế không biểu hiện ra một trạng thái nào đặc biệt cần phải tách riêng. Trái lại, trong phạm vi Bắc- https://thuviensach.vn bộ mà thực dân cho là một khu vực lại có hai miền khác nhau rõ rệt : một miền đồng bằng và một miền núi. Ở Trung-bộ miền đồng bằng ven bể và Tây-nguyên cũng khác hẳn nhau như thế. Nếu chúng ta cắt một yếu tố địa lý ra làm đôi hay nhập hai miền khác nhau lại làm một thì không thể nêu lên được đặt tính khu vực vì đặc tính này phải do sự tổng hợp các yếu tố thống nhất lại mà thành. Những người viết tài liệu địa lý cho chế độ thực dân, vì muốn phục vụ mưu mô chia rẽ dân tộc đã làm một việc phản khoa học. Từ Cách mạng tháng Tám ta định sửa đổi lại những phần bất hợp lý và thay thế những danh từ có ý nghĩa lạc hậu trong các khu vực hành chính. Nhưng công việc vừa mới bắt đầu thì cuộc Kháng chiến bùng nổ. Tình hình mới đòi hỏi phải tổ chức lại các khu vực trong nước để ứng đáp kịp thời nhu cầu quân sự. Nước ta lúc bấy giờ chia ra làm 12 khu. Rồi trong quá trình kháng chiến, một số khu nhập lại thành liên khu như Liên khu Việt bắc, Liên khu III, Liên khu IV, Liên khu V hoặc cũng có khu được cắt ra thành những khu mới như khu Tả-ngạn, khu Hồng-quảng. Chia ra những khu vực trên đây cốt nhằm mục đích phục vụ kháng chiến ; cho nên không mấy khu có đủ tiêu chuẩn một khu vực địa lý. Thí dụ : khu Tả-ngạn chỉ là một bộ phận trong châu thổ sông Thái-bình và sông Hồng, cùng chung một hình thế, một lối sinh hoạt kinh tế, mà lại tách rời ra khỏi Liên khu III thì không thể xem như một khu vực địa lý có đặc điểm riêng của nó. Trái lại, trong Liên khu III mà để tỉnh Hoà-bình có nhiều huyện thuộc về miền núi khu Tây Bắc với một mức độ phát triển kinh tế còn lạc hậu hơn đồng bằng và những phong tục tập quán riêng biệt thì làm sao mà giữ được cái tính chất thống nhất của một khu vực châu thổ ? Liên khu V mà gồm cả Tây nguyên và những đồng bằng ven bể Nam Trung-bộ là hai miền khác nhau về nhiều phương diện cũng chưa thể xem như một khu vực tự nhiên được. Chia khu vực như chúng ta đã làm trong thời kỳ kháng chiến là chỉ để phục vụ nhu cầu của từng giai đoạn chứ chưa phải đã dựa được vào những yếu tố địa lý khu vực, đầy đủ mà làm. https://thuviensach.vn Những khu vực chia trong thời kỳ kháng chiến đến nay phần nhiều vẫn chưa điều chỉnh lại cho hợp lý, vì tình trạng nước nhà đương tạm thời chia làm hai miền. Hiện nay ở miền Bắc nước ta đã được hoàn toàn giải phóng, việc chia khu vực đã trở nên cần thiết để chuẩn bị cho việc đi sâu nghiên cứu địa lý nước nhà và chuẩn bị tài liệu chính xác cho việc thiết kế. Hai khu vực tự trị Thái Mèo và Việt-bắc vừa mới thành lập, về mặt địa lý, so với các khu vực khác, thì hợp lý hơn vì trong đó đã có được một số yếu tố địa lý có thể xem như những yếu tố khu vực như hình thế, tài nguyên, giao thông liên lạc, sinh hoạt kinh tế, trình độ giác ngộ về chính trị của các dân tộc miền núi. Khu tự trị Việt-bắc gồm đại bộ phận ba dãy núi vòng cung ở giữa sông Lô và sông Thương. Dân cư phần đông là đồng bào Tày và Nùng. Kinh tế căn bản là một nền nông nghiệp lạc hậu ; nhưng có rất nhiều triển vọng về công nghiệp vì Việt-bắc rất giầu về khoáng sản và nguồn năng lượng. Khu tự trị Thái Mèo là một khu rừng núi ở Tây-bắc với một dãy cao nguyên đá vôi và những dãy núi đối xứng song song. Dân cư tuy phức tạp nhưng trong đó có hai dân tộc đông hơn là Thái và Mèo. Kinh tế căn bản cũng là nông nghiệp miền núi cá thể và phân tán, nhưng nhìn chung thì lạc hậu hơn nông nghiệp khu tự trị Việt-bắc. Tuy vậy, những yếu tố trên đây chưa phải đã có đầy đủ tiêu chuẩn của những yếu tố khu vực. Nếu chỉ xét từng yếu tố trong phạm vi khu vực của nó, tách rời khỏi những khu vực lân cận thì thấy nó có tính chất thống nhất trong khu vực. Nhưng nếu ta lấy những khu vực ở gần nhau mà so sánh thì thấy có một số yếu tố đang vượt khỏi phạm vi khu vực mình mà tràn sang khu vực khác. Thí dụ : Sườn núi về phía Xìn-hồ (Lai-châu) và sườn núi về phía Xá-pả (Lào-cai) là hai sườn của dãy Phăng-xi-păng, cùng chung nhiều đặc điểm, thế mà còn thuộc hai khu vực khác nhau. Cũng như phía đông nam Hà-giang và phía bắc Tuyên-quang đều nằm trong một dãy núi vòng https://thuviensach.vn cung ; nhưng phía đông-nam Hà-giang vẫn còn ở ngoài khu tự trị Việt-bắc. Hơn nữa, yếu tố nhân văn là một yếu tố quan trọng mà cũng không nằm gọn trong phạm vi khu vực. Ngoài khu tự trị Thái Mèo, còn có những bản, những chòm của đồng bào Thái hoặc Mèo ở rải rác trên sườn núi hay tập trung trong các lũng của các châu Bát-xát, Xá-pả, Bảo-thắng thuộc Lào-cai và các vùng núi phía tây Thanh-hoá Nghệ-an. Ngoài khu tự trị Việt-bắc, còn có những làng, những bản của đồng bào Thổ thuộc địa phận Yên-bái. Hai khu vực trên đây, tuy đã có được một số tiêu chuẩn chính, nhưng thực ra chưa đầy đủ. Cá tính khu vực mà ta nhận thấy hiện nay chỉ mới phản ánh được một số yếu tố, chưa xuất phát từ chỗ tổng hợp tất cả, các yếu tố chính. Ranh giới, khu vực còn phải theo ranh giới hành chính có từ trước. 6 Như thế tính chất khu vực chưa rõ ràng. Có nhiều khu vực trong đó chúng ta chưa nắm được những yếu tố chính. Bởi vậy viêc nghiên cứu sâu vào địa lý từng miền ở nước ta cần được đề ra. Có đi sâu vào từng miền chúng ta mới tìm hiểu được rõ tính chất từng yếu tố, thấy rõ yếu tố nào là chính, yếu tố nào là phụ, yếu tố nào riêng cho một vùng, yếu tố nào bao trùm lên cả nhiều vùng ; rồi đem những yếu tố ấy đối chiếu với nhau, tìm ra mối tương quan, sự tác động qua lại giữa các yếu tố để rút ra những yếu tố căn bản của mỗi khu vực. Nhưng còn phải xét cả quá trình diễn biến của từng hiện tượng mới thấy rõ lý do tồn tại và khả năng phát triển của nó. Nếu chỉ nhận định một cách đơn giản rằng khu tự trị Thái Mèo có nhiều lũng sâu đầy phù sa tốt, có những cửa khe bồi lấp rất nhanh mà không thấy tác động của sức xâm thực biến diễn tuỳ theo hình thái thảo mộc trên các sườn núi, không thấy sự thay đổi hình thái thảo mộc do tập quán làm rẫy gây nên thì không hiểu được tại sao cũng đều là những lũng tốt mà lũng này thì có chiềng, có bản sầm uất, còn lũng kia lại hoang vu. Cũng như muốn biết rõ tình hình cư trú tập trung hay phân tán, định cư hay di cư của các dân tộc miền núi thì không những phải xét đến chế độ xã hội, phương thức sản xuất, https://thuviensach.vn tác động qua lại giữa người và thiên nhiên của từng nơi trong giai đoạn hiện tại, mà còn phải xét trong quá trình phát triển, những yếu tố ấy đã chịu ảnh hưởng xã hội và thiên nhiên như thế nào. Thí dụ : muốn tìm hiểu tình hình phức tạp trong các nhóm thuộc dân tộc Thái hiện nay thì phải xem trong quá trình phát triển và di cư, mỗi nhóm, tuỳ từng miền và từng giai đoạn lịch sử, đã chịu ảnh hưởng văn hoá Trung-quốc hoặc văn hoá Ấn-độ như thế nào và xét xem trong tập quán sản xuất nông nghiệp, mỗi nhóm, tuỳ từng hoàn cảnh địa phương đã chú trọng nhiều hay ít đến việc cày bừa ruộng vườn hay việc đốt phá nương rẫy. Có phân tích rõ từng yếu tố về những mặt quan trọng của nó thì mới nắm được qui luật phát triển của sự kiện địa lý, mới nhận định rõ những chiều hướng và trung tâm sinh hoạt kinh tế và văn hóa từng khu vực hiện nay và cả về sau nữa. Có như thế mới phân định được những khu vực địa lý sát đúng với thực tế tự nhiên và xã hội. Căn cứ vào những tiêu chuẩn khu vực đề ra trên đây thì việc chia khu vực ở miền đồng bằng nước ta không đến nỗi gặp nhiều khó khăn lắm, vì các yếu tố chính ở đồng bằng đều có đủ tiêu chuẩn yếu tố khu vực tự nhiên. Về mặt thiên nhiên, phần nhiều đồng bằng là những châu thổ với những đặc điểm thống nhất về hình thế, khí hậu, thảo mộc, sông ngòi. Về mặt xã hội, tối đại đa số dân cư là dân tộc Việt cùng chung một tiếng nói, một trình độ kinh tế, một nền văn hóa. Tuy ở đồng bằng Nam-bộ có gần nửa triệu đồng bào Khơ-me ; nhưng đời sống của người Việt và người Khơ-me không có gì khác nhau lắm. Cho nên chúng ta có thể xem hai dân tộc này là một yếu tố nhân văn chung của đồng bằng Nam-bộ. Còn đối với miền núi thì tình hình rất phức tạp cả về mặt thiên nhiên và mặt xã hội. Hình thế miền núi hiểm yếu gồm nhiều loại núi, cao nguyên và thung lũng ở lẫn lộn với nhau, chiều hướng không duy nhất. Mỗi nơi có một loại thạch khác nhau. Do đó những yếu tố khí hậu, cây cỏ, sông ngòi cũng thay đổi theo. Yếu tố thiên nhiên đã phức tạp mà yếu tố nhân văn lại https://thuviensach.vn càng phức tạp hơn. Ở miền núi nước ta rộng bằng 2/3 diện tích toàn quốc có trên 60 dân tộc 7anh em với dân số trên 3 triệu người, ở rải rác từ Bắc chí Nam. Tiếng nói phong tục, tập quán khác nhau, trình độ phát triển xã hội không đều, nguồn gốc lịch sử không giống nhau. Khu vực cư trú không rành mạch, thường ở xen kẽ với nhau. Riêng tỉnh Lào-cai đã có 26 thứ tiếng nói khác nhau : riêng huyện Trà-my (Quảng-ngãi) có 8 dân tộc ; có xã có đến 3, 4 dân tộc khác nhau. Có dân tộc rất ít người, dân số không quá 100 như những dân tộc Pa-di, La-tí, Mạng-ư (Tây Bắc). Trong một miền mà những yếu tố địa lý phức tạp như thế thì không phải dễ mà rút ra được những yếu tố chủ đạo vừa có tính chất cá biệt cho khu vực, vừa có tính chất bao quát được cả toàn khu vực. Nếu chúng ta dựa vào yếu tố thiên nhiên mà cho khu Tây Bắc là một khu vực địa lý riêng biệt thì rừng, núi, cao nguyên có thể coi như một yếu tố chủ đạo thống nhất của khu vực ; nhưng về mặt xã hội, không sát thực tế vì trong khu Tây Bắc có nhiều chủng tộc khác nhau về tiếng nói, về nguồn gốc lịch sử, về trình độ phát triển kinh tế và văn hóa. Riêng khu Tự trị Thái Mèo đã có 21 dân tộc khác nhau. Nếu để tất cả các dân tộc khác nhau ấy cùng chung một khu vực thì yếu tố nhân văn của khu vực sẽ không phải là một yếu tố thống nhất nữa và việc thi hành chính sách khu vực tự trị dân tộc chung sẽ gặp nhiều trở ngại ; việc tôn trọng tiếng nói riêng, phong tục tập quán riêng, những vốn đặc sắc của từng dân tộc sẽ gặp nhiều khó khăn cũng như việc phát huy mọi khả năng sáng tạo của từng dân tộc để cho họ cùng tiến bộ kịp theo trình độ chung của toàn quốc. Mặt khác, nếu lấy yếu tố nhân văn làm tiêu chuẩn mà chia khu vực theo địa hạt cư trú của từng dân tộc thì sẽ có nhiều khu vực quá nhỏ ; có khu vực chỉ có một vài trăm người ; không đủ nhân lực để đảm bảo việc kiến thiết về mọi mặt trong một khu vực. Vả lại, theo tình hình ở rải rác của các dân tộc thì việc chia theo địa hạt cư trú sẽ gây nên một tình trạng bất https://thuviensach.vn tiện : có khu vực này nằm lọt vào trong khu vực khác, hay là một khu vực dân tộc có thể gồm nhiều nhóm rải rác xa cách nhau. Trước tình hình phức tạp của những yếu tố địa lý miền núi nước ta, muốn tìm ra tiêu chuẩn để chia khu vực thì trước hết phải giải quyết mâu thuẫn giữa hai yếu tố : thiên nhiên và xã hội. Ở đây những yếu tố thiên nhiên có tính chất chung cho toàn khu và những yếu tố xã hội thường có tính chất cục bộ. Chưa tìm ra đặc điểm thống nhất của các yếu tố này thì chưa thể chia khu vực sát đúng với thực tế được. Điều khó khăn là hai loại yếu tố này lại là đối tượng của hai ngành khoa học khác nhau và mỗi loại có những qui luật riêng. Cho nên phải tìm yếu tố thống nhất trong mối tương quan giữa người và thiên nhiên ; phải xét xem trong hoàn cảnh ngoại giới của miền núi, con người đã chi phối, cải tạo thiên nhiên đến mức nào để phục vụ đời sống của mình và ngược lại, thiên nhiên còn bắt người ta phụ thuộc vào nó nhiều hay ít. Mối tương quan ở đây, theo chúng tôi là ở trong tập quán sản xuất nông nghiệp là chính. Tuy trình độ kỹ thuật giữa các dân tộc không đều nhau, nhưng nói chung là một hình thức sản xuất nông nghiệp miền núi cá thể rất lạc hậu. Dân tộc nào, nhiều hay ít, cũng còn làm nương làm rẫy. Nếu có một vài dân tộc biết dùng cày bừa thì nông cụ cũng còn rất thô sơ. Những nghề thủ công phụ chỉ có tính chất hoàn toàn tự túc. Do tập quán sản xuất lạc hậu còn phụ thuộc vào thiên nhiên, các khu vực canh tác và cư trú vẫn có một mối liên hệ nhất định với hình thế miền núi và từ trước đến nay không thể vượt khỏi một phạm vi nào đó. Mối tương quan này là một yếu tố quan trọng nằm trong số những tiêu chuẩn khu vực. Nhưng nếu lấy tập quán sản xuất nông nghiệp làm một yếu tố thống nhất thì trong khu vực địa lý vẫn có nhiều dân tộc khác nhau. Vậy làm thế nào để có thể vừa tạo điều kiện cho các dân tộc cùng tiến bộ theo một đường lối chung, vừa không trở ngại đến việc phát huy vốn đặc sắc của từng dân tộc ? Muốn giải quyết mâu thuẫn này, trước hết phải nghiên cứu sâu vào vấn đề dân tộc, tìm ra những đặc điểm dân tộc, những mối tương quan giữa các https://thuviensach.vn dân tộc và những mối tương quan giữa người và thiên nhiên. Sau khi hiểu rõ từng dân tộc rồi, có thể trên cơ sở một nền kinh tế chung với những phương tiện liên lạc dễ dàng, tạo ra những điều kiện thuận tiện để phát huy những vốn dân tộc, vì một khi hạ tầng cơ sở đã thống nhất thì thượng tầng kiến trúc sẽ dựa vào đó mà phát triển. Thí dụ : về nghệ thuật, mới nhìn qua thì thấy ở mỗi dân tộc có những hình thái riêng biệt ; nhưng nghiên cứu sâu vào, chúng ta có thể tìm được những nét căn bản chung cho nhiều dân tộc như các lối, điệu trong thơ, ca, vũ, nhạc, như các màu, nét trong kiểu trang trí nhà, cửa, áo, quần, v.v… vì dù sao thì những nét tinh hoa dân tộc cũng phải xuất phát từ một lối sinh hoạt kinh tế chung của miền núi. Nếu biết dựa trên cơ sở đó mà phát triển vốn cũ, thì mỗi dân tộc có thể dễ dàng góp phần đặc sắc của mình vào nền văn hóa chung của khu vực để làm cho nó ngày càng phong phú. Ngay cả đến tiếng nói, cũng không phải là không thay đổi. Trong quá trình trưởng thành của tiếng nói một dân tộc, nhất là tiếng nói của các dân tộc chưa có chữ viết, có nhiều tiếng chết đi và nhiều tiếng đẻ ra. Từ hình thức tiếng nói một bộ lạc, một thị tộc, đến hình thức tiếng nói dân tộc « tiếng nói của bất cứ nước nào cũng phải trải qua những biến chuyển trước khi thành tiếng nói của dân tộc ». Thế thì có thể dựa vào tương quan sinh hoạt kinh tế, dựa vào tương quan giữa các tiếng nói gần nhau để xây dựng một thứ chữ chung, rồi trên cơ sở tự nguyện tự giác, đi đến đơn giản hóa dần tình trạng phức tạp tiếng nói trong khu vực. Trên đây là một vài mặt của vấn đề nhân văn miền núi nước ta, một vấn đề khá phức tạp, mà tầm quan trọng đòi hỏi phải được nghiên cứu kịp thời để ứng đáp nhu cầu hiện tại. Tuy nhiên, ngoài yếu tố nhân văn ra, những yếu tố khác về mặt tự nhiên không phải là kém phần quan trọng, vì trong những tập đoàn xã hội ít người như những dân tộc miền núi nước ta còn đang ở trong một tình trạng kinh tế và xã hội rất lạc hậu, ảnh hưởng của ngoại giới tự nhiên còn rất https://thuviensach.vn mạnh. Bởi vậy cũng cần phải nghiên cứu sâu vào từng loại hiện tượng tự nhiên để nắm được qui luật phát triển của nó và mối tương quan giữa nó và các hiện tượng khác thì việc tổng hợp các yếu tố địa lý mới khỏi phiến diện. * Hiện nay ở nước ta công tác nghiên cứu địa lý khu vực chưa bắt đầu mà việc kiến thiết nước nhà lại đòi hỏi sự am hiểu tường tận tình hình các địa phương. Cho nên việc chia khu vực để đi sâu vào nghiên cứu địa lý, để chuẩn bị cho việc thiết kế là một nhiệm vụ khẩn cấp đề ra cho những người quan tâm đến khoa học địa lý nước nhà. LÊ XUÂN PHƯƠNG https://thuviensach.vn XÉT LẠI « HỒ SƠ » CỦA GIAI CẤP PHONG KIẾN ĐỊA CHỦ của HẢI KHÁCH https://thuviensach.vn ĐẶT VẤN ĐỀ SAU những sai lầm nghiêm trọng về cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức, đã đến lúc chúng ta cần phải xét lại một số nhận định từ trước về tính chất giai cấp, quan hệ giữa các giai cấp và đối tượng chủ yếu của cách mạng, các lực lượng tham gia cách mạng trong quá trình cách mạng Việt nam. Việc này, chúng ta đã bắt đầu làm trong mấy số tập san gần đây. Một nhận thức chung là xã hội Việt-nam trong thời Pháp thuộc là một xứ thuộc địa và nửa phong kiến, do đó, nó có những đặc điểm mà chúng ta phải tìm ra, phải biết đến để sắp xếp lực lượng, định một chiến lược cách mạng cho thật đúng. Với bài này, tôi nói về giai cấp phong kiến địa chủ và trước hết, hãy trang trải về danh từ. Còn nhớ năm 1935, trong cuộc bút chiến giữa Phan Khôi và Hải Triều, một vấn đề đã được nêu lên là nước Việt-nam ta hiện nay còn có chế độ phong kiến hay không. Ông Phan Khôi căn cứ vào mấy chữ định nghĩa « phong hầu kiến ấp » ngày trước để đi đến chỗ phủ nhận phong kiến còn tồn tại ở Việt-nam. Trái lại, anh Hải Triều căn cứ vào chế độ chiếm hữu ruộng đất của phong kiến, hình thức bóc lột địa tô của địa chủ để đi đến kết luận là phong kiến vẫn tồn tại ở Việt-nam. Cuộc bút chiến hồi đó, cũng như nhiều cuộc bút chiến khác, không có « trọng tài » để tuyên bố ai phải ai trái một cách rõ ràng. Nhưng, với một nhận thức căn bản về quan hệ tư liệu sản xuất, cụ thể là ruộng đất, không ai chối cãi được là nước Việt nam ta có chế độ phong kiến, có giai cấp phong kiến mà một trong nhiệm vụ của cách mạng Việt-nam là phải đánh đổ bọn phong kiến, tay sai của đế quốc và quét sạch tàn tích phong kiến. Trong cuộc giảm tô và cải cách ruộng đất vừa qua, đối tượng của nông dân là giai cấp phong kiến địa chủ. Nhưng trong đó còn có những trường hợp phiền phức như : có những người về địa vị và danh vọng thuộc giai cấp phong kiến, nhưng không có ruộng cho thu tô. Nếu liệt họ vào giai cấp địa chủ thì họ không thu tô, không bóc https://thuviensach.vn lột theo lối phong kiến. Liệt họ vào giai cấp nông dân thì cố nhiên họ không phải là nông dân. Cũng có người nói họ là chủ một ít ruộng đất, tức là tiểu tư hữu, nằm trong cơ sở của chế độ tư sản. Vấn đề rất phức tạp, cần phải nghiên cứu nhiều. Ngay đến việc qui định thành phần địa chủ trong cuộc cải cách ruộng đất vừa qua cũng còn nhiều điểm phải bàn lại. Vì vấn đề phức tạp, mục đích của bài này là chưa đi sâu vào nội dung sinh hoạt của giai cấp, cũng không tách khỏi địa chủ với phong kiến, mà chỉ kiểm điểm thái độ chính trị của họ, nghĩa là xét lại « hồ sơ » của họ. Cùng với việc lần lượt nghiên cứu các giai cấp khác, tôi muốn tìm biết đặc điểm của giai cấp phong kiến địa chủ trong một xứ thuộc địa khác với giai cấp phong kiến địa chủ trong một nước độc lập và cũng do đó, chúng ta càng nhận rõ bạn và thù trong từng giai đoạn lịch sử nhất định trên lập trường giai cấp và lập trường dân tộc. Bài này viết ra, tôi mới trình bày những ý kiến sơ bộ và còn tiếp tục nghiên cứu. https://thuviensach.vn KIỂM ĐIỂM THÁI ĐỘ CHÍNH TRỊ CỦA GIAI CẤP PHONG KIẾN ĐỊA CHỦ QUA CÁC THỜI KỲ Cần phải « phân vua » rằng : xét lại « hồ sơ » của giai cấp phong kiến địa chủ, một giai cấp đã bị lịch sử lên án, liệt vào đối tượng của cách mạng dân tộc dân chủ, tôi không có ý làm « thầy cãi » cho một tội nhân đã có tội chứng rành rành, mà chỉ tìm trong đó những tình tiết đáng chú ý, những trường hợp phải thẩm tra lại, làm nổi bật lên tính chất giai cấp địa chủ ở một xứ thuộc địa nửa phong kiến. Không như các giai cấp tư sản dân tộc, tiểu tư sản và công nhân mới xuất hiện trong thời Pháp thuộc, giai cấp phong kiến địa chủ ở nước ta xuất hiện và nắm quyền thống trị từ lâu. Trước ngày thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm nước ta, giai cấp phong kiến thống trị đã thoái hóa, phản động lâm vào chỗ bí không đường thoát. Nhưng cũng bắt đầu từ khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta thì mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp phong kiến địa chủ đã phải nhường chỗ chủ yếu cho mâu thuẫn giữa toàn dân Việt-nam, trong đó có giai cấp phong kiến địa chủ, với bọn xâm lược cướp nước. Cũng từ lúc này, sự phân hóa trong giai cấp phong kiến địa chủ biểu hiện trên thái độ chính trị đối với bọn xâm lược đã diễn ra không ngừng. Đầu tiên là sự phân chia giữa phái chủ hòa và phái chủ chiến trong triều đình nhà Nguyễn. Phái chủ hòa, nói đúng hơn là phái đầu hàng, đã đứng trên lập trường giai cấp của chúng, muốn thỏa hiệp với giặc ngoại xâm để duy trì quyền lợi một phần nào của chúng khỏi bị uy hiếp đổ vỡ trước những phong trào ngày càng lớn mạnh của nông dân. Phái chủ chiến đứng trên lập trường giai cấp thống trị từ trước cũng như lập trường dân tộc thấy không thỏa hiệp được với giặc ngoại xâm, không cam tâm làm nô lệ nên chủ trương chiến đấu. Sau khi phái chủ chiến đã chiến bại và triều đình Huế đã đầu hàng, công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp thì sự phân chia lại một lần nữa diễn ra giữa bọn phong kiến tại triều và một số văn https://thuviensach.vn thân kháng chiến. Nếu chúng ta điểm mặt những lãnh tụ khởi nghĩa bấy giờ thì hầu hết là những hưu quan, những nhà khoa mục ở các địa phương. Họ không những không có đặc quyền đặc lợi gì, mà phần nhiều còn thuộc loại « tiếng cả nhà thanh », nghĩa là danh vọng thì lớn, nhưng tài sản thì ít. Một điểm đáng ghi là : ngoài chỗ dựa vào nông dân, những phần tử trung kiên trong các cuộc khởi nghĩa này đa số là những nhà nho nghèo. Về danh nghĩa họ thuộc giai cấp phong kiến, nhưng không phải là địa chủ sống bằng địa tô. Chính những người này là động lực của cuộc khởi nghĩa kháng Pháp và nối liền những tập đoàn lãnh đạo khởi nghĩa với nông dân địa phương. Nói đến cuộc lãnh đạo cách mạng trong giai đoạn đầu, có người thấy giai cấp phong kiến địa chủ là đối tượng của cách mạng ngày nay rồi chực phủ nhận cả một bộ phận phong kiến đã có lúc lãnh đạo cách mạng. Có người dựa vào lý luận nói giai cấp phong kiến địa chủ là kẻ thù của nông dân thì làm thế nào lãnh đạo được nông dân. Những người này đã xa lìa thực tế, không đặt giai cấp phong kiến địa chủ vào một khung cảnh thuộc địa, lại cũng không thấy mâu thuẫn dân tộc ở một xứ thuộc địa bao trùm cả mâu thuẫn giai cấp, mặc dầu mâu thuẫn dân tộc về thực chất vẫn là mâu thuẫn giai cấp. Nhìn vào giai đoạn lịch sử này, chúng ta phải phân biệt bọn đại phong kiến có những đặc quyền đặc lợi tại triều đình với những lớp phong kiến nghèo và những trung, tiểu phong kiến ở thôn quê đã biểu lộ ra những thái độ chính trị khác hẳn nhau. Chúng ta một mặt ghi điểm phản động của giai cấp phong kiến với chế độ chiếm hữu ruộng đất bóc lột địa tô, một mặt đừng quên ghi điểm tiến bộ của những văn thân yêu nước chống giặc. Một ngày nào họ chưa đầu hàng đế quốc, còn đứng trên lập trường dân tộc, còn lãnh đạo chống Pháp thì nhân dân vẫn ủng hộ họ. Nói cho cùng, những cuộc vũ trang khởi nghĩa từ khi thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm Nam-kỳ qua phong trào Cần vương đến cuối thế kỷ XIX, trừ một vài trường hợp đặc biệt không kể, nếu chúng ta cố ý phủ nhận sự lãnh đạo của một số văn thân yêu nước thì chúng ta sẽ gán vai trò lãnh đạo ấy cho giai https://thuviensach.vn cấp nào ? Hôm trước, trong cuộc thảo luận giữa tôi với một đồng chí Liên xô nghiên cứu về lịch sử Việt-nam, đồng chí bạn có đặt ra một câu nghi vấn coi có một nhóm văn thân nào lúc ấy đã có khuynh hướng dân chủ tư sản chưa ? Tôi căn cứ vào sử liệu mà trả lời rằng : chủ trương của các văn thân hồi đó rõ rệt là bình Tây, là cần vương, là khôi phục chế độ cũ, chớ chưa biểu lộ ra một khía cạnh nào có xu hướng dân chủ cả. Vả chăng, xu hướng dân chủ tư sản chỉ có thể sản ra dưới một điều kiện xã hội mà về kinh tế cũng như về giai cấp đã có chỗ dựa để phát sinh, mà lúc đó xã hội Việt-nam chưa đủ có một nền kinh tế tư bản chủ nghĩa và những tầng lớp tư sản mới. Qua hai lần phân chia kể trên, đến đầu thế kỷ thứ XX, giai cấp phong kiến lại một lần phân hóa nữa. Lúc này, sau những cuộc khởi nghĩa thất bại, một bộ phận phong kiến đã bị phá sản. Trong cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp, kinh tế tư bản chủ nghĩa đã dần dần có cơ sở. Tầng lớp tư sản mới bắt đầu xuất hiện tại các thành thị. Trào lưu tư tưởng của thế giới tư bản tràn vào thông qua những yếu tố mới đương nảy nở ở trong nước làm cho ý thức hệ của giai cấp phong kiến bị nứt rạn rung động. Lần phân hóa này diễn ra giữa hai phái sĩ phu : một phái thủ cựu vẫn cố ôm riết lấy ý thức hệ phong kiến và một phái có khuynh hướng dân chủ tư sản tới một mức độ nào. Những phong trào đầu thế kỷ thứ XX như Đông du, Đông-kinh nghĩa thục, Duy tân, v.v… do một số sĩ phu tiến bộ trong giai cấp phong kiến lãnh đạo đã nói lên một biến động lớn về tính chất của cuộc đấu tranh cách mạng cũng như về hệ thống tư tưởng của đẳng cấp sĩ phu. Sau đó, giai cấp phong kiến cho đến hết cuộc đại chiến thứ nhất, nói chung, đã hết vai trò lãnh đạo chống thực dân Pháp, nhưng một bộ phận trong phái sĩ phụ tiến bộ mà tiêu biểu của nó là Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã dần dần đi vào khuynh hướng tư sản dân chủ của những tầng lớp tư sản đương cấu thành giai cấp và phong trào dân chủ tư sản sắp chính thức bắt đầu. Một bộ phận khác như Lê Văn Huân, Nguyễn Đình Kiên, v.v… lãnh tụ đảng Tân Việt sau này, còn tiến xa hơn nữa, trút bỏ hết những nếp tư tưởng, đường lối đấu tranh của https://thuviensach.vn giai cấp phong kiến, giai cấp gốc rễ của họ để hòa mình vào trào lưu mới chẳng những có tính chất dân chủ, mà còn có khuynh hướng xã hội chủ nghĩa. Ở trên, tôi đã đánh dấu vai trò lãnh đạo chống thực dân Pháp của giai cấp phong kiến, mặc dầu là một bộ phận, chấm dứt từ sau cuộc đại chiến thứ nhất. Nhưng vấn đề đề ra là : có phải từ đó trở đi, giai cấp phong kiến địa chủ đã trở nên hoàn toàn phản động, câu kết với thực dân Pháp để chống lại dân tộc không ? Chúng ta cần phải xét lại sự nhận định ấy đúng đến đâu, đến mực độ nào. Tốt hơn hết là chúng ta hãy trình bày những sự thực diễn ra qua các thời kỳ để làm cơ sở cho sự nhận xét khách quan. Thực ra, ngay từ lúc thực dân Pháp bắt đầu đánh chiếm nước ta, một bộ phận phong kiến, chủ yếu là bọn phong kiến cầm quyền tại triều đình Huế, đã câu kết với giặc, làm tay sai cho giặc để giết hại đồng bào, phản lại tổ quốc. Những tên đại Việt gian như Trần Đình Lộc, Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải, Lê Hoan, v.v… chẳng những là kẻ thù của dân tộc, mà cũng lại là kẻ thù của phe phong kiến chống Pháp lúc bấy giờ. Trong hai bức thư trao đổi giữa Hoàng Cao Khải và Phan Đình Phùng, chúng ta thấy rõ hai người cùng một giai cấp mà đứng trên hai lập trường, phân biệt rõ rệt người phong kiến yêu nước với tên phong kiến bán nước. Từ sau cuộc đại chiến thứ nhất, giai cấp tư sản Việt-nam thành hình. Nhưng một đặc điểm của xứ thuộc địa, xứ nông nghiệp mà chúng ta đừng quên là : những nhà tư sản lớp trên đa số xuất thân từ giai cấp phong kiến cũng như số công thương nghiệp kiêm địa chủ hay địa chủ kiêm công thương nghiệp khá nhiều. Đảng Lập hiến ở Nam-kỳ là một tập đoàn đại địa chủ tư sản hóa, vừa có hàng nghìn, hàng vạn mẫu ruộng thu tô, vừa có những nhà máy gạo, máy dệt, hãng làm sà phòng, thuốc lá ở thành thị, đến cả nhà Việt-nam ngân hàng. Do đó, khuynh hướng chính trị của họ biểu lộ ra từ khoảng những năm 1922 đến năm 1926 là đòi tự do dân chủ, tán thành cải lương để rồi đi đến « Pháp Việt đề huề », sát cánh với bọn đại biểu của tư bản Pháp trong các nghị trường và cuối https://thuviensach.vn cùng là chống lại phong trào đấu tranh của nhân dân ngày một lên cao. Từ năm 1930 trở đi, đối tượng cách mạng chẳng những chĩa vào thực dân Pháp, mà còn chĩa vào giai cấp phong kiến địa chủ thì thái độ bọn đại địa chủ, trong đó đại đa số là quan lại và chính khách, cũng tỏ ra quyết liệt, không còn miếng đất nào có thể hòa giải với cách mạng. Đảng Lý-nhân mà hồi đó người ta có nhắc đến ở Nam-kỳ cũng như ở Nghệ Tĩnh là một đảng của địa chủ chống lại cách mạng. Cho tới nay, chúng tôi vẫn chưa tìm được tài liệu cụ thể về đảng này, chỉ biết rằng hồi ấy, bọn thống trị Pháp âm mưu lập một tổ chức dựa vào phong kiến địa chủ đề đàn áp cách mạng. Thái độ phản cách mạng của tầng lớp đại địa chủ đã rõ rệt, nhưng chỗ mà chúng ta cần đi sâu vào là thái độ của các tầng lớp trung tiểu địa chủ ra sao ? Tài liệu về phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 cho biết rằng : những ngày đầu, nhiều địa chủ phú nông cũng hưởng ứng theo phong trào, sẵn sàng đem thóc lúa trong nhà cống hiến cho « xã hội ». Nhưng, với khẩu hiệu « trí, phú, địa, hào, đào tận gốc, trốc tận rễ », những người trực tiếp lãnh đạo phong trào hồi đó đã không nắm vững đường lối chính trị của Đảng, đã làm cho công, nông bị cô độc và Mặt trận dân tộc thống nhất bị tan rã và không tranh thủ được bộ phận trung, tiểu địa chủ còn có thể đi được với cách mạng đến một chừng mực nào, trong một phạm vi nào. Tiếp đến phong trào Mặt trận bình dân 1936-1939. Vì là một phong trào đấu tranh công khai và hợp pháp mà chương trình tối thiểu của Đảng Cộng sản đề ra là chống phản động thuộc địa, đòi tự do dân chủ và cải thiện dân sinh, nên sự phản ứng của giai cấp địa chủ không rỏ rệt. Chỉ biết : trong tổ chức cũng như công tác đều có những thành phần địa chủ nhỏ tham gia. Những « giáp mới » và « hội hiếu », « hội hỷ » bấy giờ, những hình thức vừa để đoàn kết nông thôn vừa là « hội biến tướng của cách mạng » đều có mặt cả các trung, tiểu địa chủ. Nhưng đến giữa năm 1939, trong âm mưu trở lại hiệp ước 1884, chúng ta thấy rõ một lần nữa, thực dân Pháp câu kết với bọn phong kiến mà Phạm Quỳnh và Phạm Lê Bổng là chủ mưu, đã muốn https://thuviensach.vn khôi phục uy quyền cho bọn phong kiến Nam triều để đàn áp nhân dân đương sôi nổi. Cũng cần nói rõ là : trong giai cấp phong kiến, kẻ phản động rõ rệt chống lại nhân dân vẫn là bọn vua quan phong kiến. Tháng 6 năm 1940, sau khi Nhật kéo quân vào Đông-dương, nhân dân Đông-dương nói chung, nhân dân Việt-nam nói riêng, bị một cổ hai tròng. Những việc cướp ruộng đất làm trường bay hay khu quân sự, nhổ ngô lúa trồng đay, gai và bắt nộp thóc tạ, v.v… chẳng phải chỉ trút lên đầu nông dân, mà chính nhiều địa chủ phải chịu thiệt hại nặng nề. Do đó, không kể bọn đại địa chủ hoặc bám theo Nhật hoặc bám theo Pháp, một số đông trung, tiểu địa chủ đều ngả theo cách mạng, theo chủ trương đánh Pháp đuổi Nhật của Đảng Cộng sản Đông-dương. Biểu hiện rõ rệt nhất là cuộc khởi nghĩa Nam-kỳ tháng 11-1940. Trước một tình thế mới, vì quyền lợi cấp thiết của cuộc cách mạng dân tộc giải phóng, Đảng cộng sản Đông-dương đã tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn Việt gian phản quốc chia cho dân cày. Tôi còn nhớ lúc ấy một cuộc thảo luận sôi nổi đã nêu lên giữa các đảng viên : thay chiến lược hay thay chiến thuật. Chỗ này quan hệ lắm, vì nếu thay đổi chiến thuật thì chỉ là cách ứng phó thích nghi của một hoàn cảnh nhất thời ; trái lại, thay đổi chiến lược là thay đổi cả đối tượng cách mạng và cách bố trí lực lượng cách mạng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Kết quả, theo lời giải thích của Trung ương, thì đây không phải chỉ là thay đổi chiến thuật, mà là thay đổi chiến lược. Có điều đây là chiến lược ngắn 8 chuyển trọng tâm sang cuộc giải phóng dân tộc. Nó vẫn nằm trong chiến lược dài, nghĩa là chiến lược cách mạng dân chủ tư sản với hai nhiệm vụ phản đế và phản phong. Thế rồi, Mặt trận Việt minh thành lập (5-1941), một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi hơn hết từ trước tới bấy giờ so với mặt trận phản đế và Mặt trận dân chủ Đông-dương. Trong bản chương trình điều lệ, nêu rõ chủ trương cứu nước của Việt minh là liên hiệp hết các tầng lớp nhân dân…, https://thuviensach.vn làm cho nước Việt-nam và cả xứ Đông-dương được hoàn toàn độc lập. Về mặt kinh tế, bản điều lệ chỉ nêu lên tịch thu hết tài sản của phát-xít Nhật, Pháp và của Việt gian, Hán gian…, chia lại công điền, giảm địa tô… Đối với các tầng lớp nhân dân, bản điều lệ ghi rõ quyền sở hữu ruộng đất của địa chủ vẫn được coi trọng. Về tổ chức, địa chủ được gia nhập Việt-nam cứu quốc hội. ở đây, chúng ta chưa bàn đến chủ trương của Đảng Cộng sản Đông-dương thông qua Mặt trận Việt minh, mà chỉ cần ghi rằng : theo chiến lược ngắn này, thì, trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp địa chủ cho đến bấy giờ chưa phải đã là hoàn toàn câu kết với đế quốc. Về mặt kinh tế, nói rõ hơn là về sản xuất, họ là phản động ; nhưng về mặt chính trị, trừ bọn đại địa chủ hay địa chủ quan lại, những trung, tiểu địa chủ còn có thể góp sức vào công cuộc cứu quốc tới một mức độ nào. Chính cũng vì dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Đông-dương, Mặt trận Việt minh đã tập hợp được mọi lực lượng của các tầng lớp nhân dân, đưa đến Cách mạng tháng Tám thành công. Cuộc Cách mạng tháng Tám, tính chất dân tộc của nó đã được nổi bật lên. Có lẽ tôi không phải nói nhiều về thái độ của giai cấp địa chủ nói chung, tầng lớp trung tiểu địa chủ nói riêng, từ sau Cách mạng tháng Tám và những ngày đầu kháng chiến. Sự thật là có một số đại địa chủ, nhất là địa chủ quan lại, đã quây quần xung quanh bọn phản động Quốc dân đảng ở ngoài Bắc, Nguyễn Văn Thinh của « Nam kỳ quốc » và sau hết là bù nhìn Bảo Đại. Nhưng cũng sự thật không thể phủ nhận được là đại đa số trung, tiểu địa chủ, ngay cả một vài đại địa chủ, đã đứng trong mặt trận Liên Việt, dự vào cuộc toàn dân kháng chiến, theo lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh. Chúng ta không đòi hỏi nhiệt tình và công sức của địa chủ ngang với công, nông và trí thức, mà chỉ đặt mức độ tối thiểu là không theo giặc phản nước và tham gia kháng chiến trong một phạm vi nào. Đành rằng trong chính sách đối đãi https://thuviensach.vn cũng như qui định thành phần nhân dân, chúng ta có phân biệt giai cấp địa chủ với những nhân sĩ yêu nước. Nhưng nhân sĩ yêu nước chỉ là một con số rất nhỏ ; địa chủ kháng chiến là con số lớn. https://thuviensach.vn ĐỀ NGHỊ XÉT LẠI MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH TỪ TRƯỚC Trở lên trên, bằng những sự việc chứng thực, tôi đã trình bày về thái độ chính trị của giai cấp phong kiến địa chủ qua các thời kỳ để đi đến mấy nhận xét sơ bộ : Nhận xét thứ nhất là vì địa vị, quyền lợi của các tầng lớp trong giai cấp phong kiến địa chủ có chỗ khác nhau nên thái độ đối với đế quốc cũng không phải đều giống nhau. Bọn đại địa chủ, nhất là địa chủ quan lại, thì từ trước tới sau, đại đa số làm tay sai cho đế quốc, hay ngả về đế quốc. Chúng là kẻ thù của dân tộc, không ai có quyền bênh vực. Nhưng, ngoài những văn thân yêu nước đánh giặc, tầng lớp trung, tiểu địa chủ cũng bị áp bức dưới ách đế quốc nên một số đã đứng trong mặt trận dân tộc chống đế quốc chủ nghĩa. Nhận xét thứ hai là nước ta từ trước là một nước nông nghiệp, ngoài một số ruộng đất tập trung vào đại địa chủ, những ruộng đất bị phân tán linh tinh. Theo bảng qui định thành phần trong dịp cải cách ruộng đất ở miền Bắc, số trung, tiểu địa chủ chiếm tối đại đa số trong giai cấp địa chủ và số chiếm hữu ruộng đất của mỗi người không nhiều. Nếu đem số chiếm hữu ruộng đất của mỗi trung, tiểu địa chủ xứ ta so với địa chủ nhiều nước khác thì thấy cách biệt nhau quá. Do đó, sinh hoạt và tính chất của họ cũng không giống như hạng đại địa chủ. Nhận xét thứ ba, mà là nhận xét chủ yếu, là : giai cấp địa chủ Việt-nam từ sau khi Pháp thuộc, là giai cấp địa chủ ở một xứ thuộc địa, cho nên thái độ chính trị của họ cũng có chỗ khác giai cấp địa chủ các nước không phải thuộc địa. Tôi đồng ý với đoạn báo cáo của thủ tướng Phạm Văn Đồng về công tác cải cách ruộng đất trước Quốc hội họp khóa thứ 6 vừa rồi, trong đó có câu : Giai cấp địa chủ, đứng về giai cấp mà nói, là phản động, cần phải đánh đổ. Nhưng đi sâu vào thái độ chính trị của từng cá nhân địa chủ thì có https://thuviensach.vn một số người tuy về kinh tế bóc lột theo lối phong kiến, nhưng về chính trị thì có tinh thần dân tộc đến một trình độ nhất định. Tôi thấy cần phải đi sâu vào như thế thì mới thấy được cái chỗ khác nhau giữa giai cấp địa chủ Việt-nam với giai cấp địa chủ nước khác không phải thuộc địa và mới thấy được một trong những đặc điểm của cách mạng Việt-nam. Như vậy, những quan niệm từ trước cho rằng toàn bộ giai cấp phong kiến địa chủ đã đầu hàng địch, câu kết với địch, phủ nhận đặc điểm của xã hội Việt-nam, phủ nhận cả sự thật lịch sử, tôi thấy cần phải xét lại. Không cần phải nhắc lại những sai lầm trong cải cách ruộng đất vừa qua không phân biệt đối đãi địa chủ kháng chiến với địa chủ khác, coi tất cả địa chủ là địch là máy móc. Dầu sao, trong khi đi sâu vào việc kiểm điểm thái độ chính trị của các tầng lớp phong kiến địa chủ qua các thời kỳ, chúng ta không đi đến chỗ phủ nhận đối tượng của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ là đế quốc và phong kiến địa chủ. Dứt khoát là chế độ chiếm hữu ruộng đất của giai cấp phong kiến, lối bóc lột phong kiến cũng như giai cấp phong kiến địa chủ phải hoàn toàn thủ tiêu. Chúng ta chỉ cần nhắc lại là : vì xã hội nước ta trước đây là một xã hội thuộc địa và nửa phong kiến nên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng là chống đế quốc chủ nghĩa và quét sạch tàn tích phong kiến ; nhưng đừng quên giữa hai mâu thuẫn chủ yếu, mâu thuẫn dân tộc với chủ nghĩa đế quốc xâm lược và mâu thuẫn nông dân với địa chủ phong kiến thì mâu thuẫn dân tộc ta với chủ nghĩa đế quốc vẫn là chủ yếu nhất. Có nắm vững được quan điểm này thì đem thi hành ra chính sách mới không sai lệch. Hiện nay nhiệm vụ phản phong tại miền Bắc về căn bản, đã hoàn thành ; giai cấp phong kiến địa chủ tại miền Bắc nước ta, về căn bản, đã qua đời. Đề ra việc xét lại « hồ sơ » của giai cấp phong kiến địa chủ, tôi chú ý vào việc nghiên cứu để mong dựng lại một sự thật lịch sử, đồng thời mong cống hiến một phần nào cho công tác sửa sai lúc này. https://thuviensach.vn 8-3-1957 HẢI KHÁCH https://thuviensach.vn VẤN ĐỀ « QUI LUẬT PHÁT TRIỂN NỘI BỘ » CỦA NGÔN NGỮ VIỆT NAM của TƯ HUYỀN HIỆN nay, nhiều người vẫn còn cho tiếng Việt là một thứ tiếng đơn âm tiết. Và nói chung, thì ai cũng cho tiếng Việt là giàu âm thanh cả. Hơn nữa, người ta lại cho giàu âm thanh là một ưu điểm lớn của tiếng Việt. Có thật như thế không ? Muốn trả lời câu hỏi đó, cần phải nghiên cứu về nhiều mặt. Một mặt trong vấn đề này là « qui luật phát triển nội bộ » của ngôn ngữ Việt-nam như thế nào ? Chúng ta thử tìm qui luật ấy. https://thuviensach.vn I. HỌC KINH NGHIỆM TRUNG QUỐC Trước khi bàn đến qui luật phát triển nội bộ của ngôn ngữ Việt-nam, chúng ta hãy tìm hiểu qui luật ấy của ngôn ngữ Trung-quốc, hay đúng hơn là Hán ngữ. « Qui luật phát triển nội bộ » nói ở đây là qui luật phát triển trong nội bộ mỗi một ngôn ngữ, tức là không kể đến phần ảnh hưởng qua lại giữa các ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học Trung-quốc đã nghiên cứu vấn đề này từ lâu và đã tìm ra qui luật ấy sau bao nhiêu cuộc tranh luận (tham khảo bài Tại sao văn tự Trung-quốc phải đi vào con đường phiên âm, trong cuốn Trung-quốc văn tự cải cách vấn đề, trang 39). Qui luật ấy là : Âm thanh của Hán ngữ ngày càng được chọn lọc dần, do đó mà số lượng âm thanh ngày càng ít đi ; và để tránh cho các từ không vì việc bớt âm thanh mà trùng lẫn với nhau, Hán ngữ ngày càng đa âm tiết hóa dần. Qui luật này được hầu hết các nhà ngôn ngữ học công nhận. Ta hãy lấy vài thí dụ để chứng minh cho qui luật đó. 1. Âm thanh của Hán ngữ bớt dần Theo các nhà ngôn ngữ học, âm thượng cổ của Trung-quốc có rất nhiều thứ ngày nay không còn nữa, như các phụ âm đầu b, d, g ; các phụ âm đuôi m, p, t, k. Âm trung cổ còn giữ lại các phụ âm đuôi p, t, k, nhưng đã mất các phụ âm đầu b, d, g (tham khảo Bắc-kinh khẩu ngữ ngữ pháp của Lý Vinh, trang 3). Quá trình giản hóa âm thanh ấy tiến hành không được đều trong toàn quốc. Những vùng trung tâm văn hóa của Hán tộc như vùng Trung-nguyên miền Bắc thì giản hóa nhanh hơn, nhất là thủ đô Bắc-kinh. Trái lại, những vùng văn hóa lạc hậu hơn như miền Nam, thì giản hóa chậm hơn. Vì thế, một hiện tượng đặc biệt của Hán ngữ là, nếu ta lấy Bắc-kinh làm mốc để tính, thì ta thấy càng về phía Nam, Hán ngữ càng giàu âm thanh hơn, nghĩa là tiếng càng cổ hơn. Tiếng Bắc-kinh ngày xưa còn có phân biệt « tiêm đoàn https://thuviensach.vn » như âm chữ Tây (trong Đông Tây) với chữ Hy (trong hy vọng) là đọc khác nhau. Nhưng ngày nay hai chữ ấy cùng một âm (đọc là xi). Sự phân biệt « tiêm đoàn » chỉ còn lại trong Kinh dịch, một thứ vốn cũ thời xưa để lại. Các diễn viên Kinh kịch người Bắc-kinh bắt buộc phải luyện tập phân biệt các âm ấy. Trái lại, người Thượng-hải ngày nay vẫn còn phân biệt các âm ấy rất rõ. Lỗi chữ la tinh hóa cũ 9(có chỗ theo âm Thượng-hải) đã viết chữ Tây (trong Đông Tây) là Si, và chữ Hy (trong hy vọng) là Xi. Hiện tượng này cũng giống như ở ta, thủ đô không phân biệt được tr và ch, trong khi Nghệ Tĩnh phân biệt rất rõ. So âm Quảng-châu với âm Thượng-hải hay Bắc-kinh, ta lại càng thấy âm Quảng-châu phong phú hơn nhiều. Về thanh cũng vậy, Bắc-kinh ngày nay không còn nhập thanh nữa, Thượng-hải còn một thứ nhập thanh, Quảng-châu còn những ba (tham khảo Ngữ âm thường thức của Đổng Thiếu Văn). Karlgren, nhà ngôn ngữ học Thụy-điển, có làm bảng thống kê phương ngôn của Trung-quốc. Qua bảng ấy, ta thấy rất rõ sự dồi dào của âm thanh Quảng-châu (và nói chung là miền Nam) so với âm thanh Bắc-kinh. 2. Hán ngữ đa âm tiết hóa dần Ở đây, chúng tôi không bàn đến tính chất đa âm tiết của Hán ngữ. Chúng tôi chỉ nói đến sự đa âm tiết hóa, nghĩa là có những tiếng trước kia là đơn âm tiết,nhưng ngày nay biến thành đa âm tiết, nhưng nghĩa vẫn không thay đổi gì cả. Sự đa âm tiết hóa này bổ khuyết cho sự giản hóa về âm thanh đã nói ở trên. Các nhà ngôn ngữ học Trung-quốc đã tranh luận nhiều quanh vấn đề này, và nói chung thì hiện nay đã thống nhất nhận định (xem Hán ngữ đích từ hòa phiên tả pháp). Trước kia, tôi có học chữ Hán, « qui » là rùa và « hổ » là cọp. Một lần nói chuyện với các em bé Trung-quốc, tôi đã dùng chữ « hổ » (Trung-quốc đọc là hủ) để chỉ con cọp và chữ « qui » (Trung-quốc đọc là quây) để chỉ con rùa. Kết quả là các em chả hiểu gì cả. Sau khi biết mình nói sai, tôi đã chữa lại thành lão hổ (la tinh mới là lauhu) https://thuviensach.vn và ô qui (wugui), thì các em hiểu ngay. Trong Hán ngữ hiện đại, « lão hổ » (lauhu) chỉ có nghĩa là « cọp », cũng như « ô qui » (wugui) chỉ có nghĩa là « rùa » chứ không làm gì có nghĩa « cọp già » và « rùa đen » cả. Cũng như thế, « lão thử » (laushu) chỉ có nghĩa là « chuột », « ô nha » (wuja) chỉ có nghĩa là « quạ » mà thôi. Nếu như muốn nói « con rùa đen », thì phải nói là « hắc đích ô qui » (heide wugui). Tôi đã thấy có bạn dịch chữ « tiểu miêu » là mèo nhỏ, « sơn dương » là dê rừng. Thế là rất sai. « Tiểu miêu » (xiaumau) chỉ có nghĩa là « mèo » thôi, vì người ta có thể nói « đại đích tiểu miêu » (dade xiaumau) để chỉ con mèo lớn. « Sơn dương » (shanjang) chỉ có nghĩa là « dê » thôi (« dương » một mình thường có nghĩa là « cừu » 10) muốn nói « dê rừng » thì phải nói « dã sơn dương » (je shanjang). Trong Hán ngữ la tinh hóa, các tiếng ô qui, lão hổ, sơn dương, tiểu miêu đều viết liền thành wugui, lauhu, shanjang, xiaumau. Hán ngữ lại xuất hiện một số chữ có giá trị đa âm tiết hóa như « nhi » (r), « tử » (z) và « đầu » (tou). Ví dụ, hoa nhi (huar) là hoa, nhạn tử (janz) là chim nhạn, thiệt đầu (shetou) là lưỡi. Để chứng minh cho qui luật phát triển nội bộ của Hán ngữ, còn có thể tìm được vô vàn thí dụ. Trọng tâm bài này không phải là giới thiệu qui luật ấy của Hán ngữ, nên chỉ dẫn ra mấy thí dụ trên cũng đủ rồi. https://thuviensach.vn II. ÁP DỤNG VÀO TIẾNG VIỆT Qui luật trên đây, người Trung-quốc đã tìm tòi và tranh luận trong bao nhiêu năm. Nếu chúng ta biết dùng thì có thể đỡ được bao nhiêu công tìm kiếm, vì tiếng Việt và tiếng Hán vốn có nhiều điểm giống nhau. Riêng tôi, tôi thấy qui luật ấy cũng thích hợp với tiếng Việt. 1. Âm của tiếng Việt bớt dần Nhìn vào tình trạng phương ngôn (tiếng địa phương) của nước ta, ai cũng thấy tiếng thủ đô tương đối hay hơn, nghĩa là phát triển chóng hơn trên con đường điêu luyện hóa. Ở đây, tôi không nói đến miền Nam, vì chắc rằng trong khi chung đụng với người Chàm và người Miên, tiếng Việt miền Nam thế nào cũng phải chịu ảnh hưởng của tiếng Chàm và tiếng Miên. Nếu quả thế, thì việc tìm qui luật nội bộ có khó hơn. Do đó, nếu chỉ kể từ Hà tĩnh trở ra, thì chắc ai cũng thấy tiếng Nghệ Tĩnh nặng nề hơn, cục mịch hơn tiếng Bắc nhiều 11. Như thế có nghĩa là tiếng Nghệ Tĩnh phát triển chậm hơn. Trường hợp này cũng hơi giống sự phát triển chênh lệch giữa tiếng Quảng-châu với tiếng Bắc-kinh, mặc dầu sự khác nhau giữa tiếng Nghệ Tĩnh với tiếng Hà-nội không xa lắm như tiếng Quảng-châu với tiếng Bắc kinh. Để chứng minh rằng tiếng Nghệ Tĩnh cổ hơn tiếng thủ đô, tôi lấy hai dẫn chứng : a) Trong cuốn sách đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Alexandre de Rhodes, có nhiều tiếng ngày nay ở Bắc không dùng nữa, mà trong tiếng Nghệ Tĩnh thuần túy còn có. Thí dụ như tiếng « nhin » trong « nhin dịp » (nhân dịp), tiếng « hoọc » nghĩa là « học », v.v… (trong cuốn Việt-nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm – trang 186 – có trích đăng một đoạn văn của Alexandre de Rhodes). https://thuviensach.vn b) Trong Việt ngữ nghiên cứu, cụ Phan Khôi có dùng chữ nôm để phân biệt các phụ âm mà người Hà-nội hiện nay không phân biệt được, ví dụ như ch và tr. Chữ nôm được dùng từ đời Trần, thì tất nhiên thứ chữ ấy phải phiên theo âm thủ đô thời ấy. Những âm chữ nôm có phân biệt như ch và tr, người Hà-nội ngày nay không phân biệt được nữa, trong khi người Nghệ Tĩnh còn phân biệt được rất rõ. Tôi không nói tiếng Nghệ Tĩnh ngày nay giống hẳn với tiếng Việt-nam cổ, nhưng sự phân biệt ấy cũng chứng tỏ rằng ngày nay tiếng Nghệ Tĩnh cổ hơn tiếng thủ đô.12 Đem so sánh tiếng Nghệ Tĩnh với tiếng thủ đô, thì ai cũng nhận thấy tiếng Nghệ Tĩnh giàu âm hơn. Về vấn đề này, có thể chia thành hai trường hợp : a) Có những phụ âm người Nghệ Tĩnh phân biệt rất rõ mà người thủ đô không phân biệt được (đây là nói trong phương ngôn tự nhiên của người thủ đô, chứ không kể đến sự luyện tập để phân biệt). Người Nghệ Tĩnh phân biệt rất rõ ch và tr, s và x, d và r (có vùng trong Hà Tĩnh còn phân biệt được cả d, gi và r một cách rất rõ và tự nhiên). Còn người thủ đô thì phần nhiều ch và tr đều đọc thành ch, s và x đều thành x, d, r và gi đều thành d cả. 13 b) Có những âm người Nghệ Tĩnh bắt buộc phải phân biệt, còn người thủ đô thì vẫn có thể phân biệt được, nhưng có xu hướng không muốn phân biệt. Tôi kể một vài thí dụ. Người Nghệ Tĩnh bắt buộc phải phân biệt những vần ăm với âm, như rằm (ngày rằm) với rầm (làm rầm lên), tằm (con tằm) với tầm (tầm thước). Người thủ đô vẫn phân biệt được nhưng lại hay nói ngày rầm và con tầm. Cũng như thế, bảy (bảy tám) và bẩy (đòn bẩy) người thủ đô đều có xu hướng đọc thành bẩy cả. Dạy (dạy học) và dậy (ngủ dậy), gặm (chuột gặm) và gậm (gậm giường), người thủ đô đều không thích phân biệt nữa. Sự biến đổi này chưa hoàn toàn. Như gay (gay gắt) với gây (gây dựng) thì thủ đô vẫn còn phân biệt. Có lẽ rồi thời gian sẽ xóa nhòa sự phân biệt đó chăng ? Âu cũng là một đặc tính của qui luật ngôn ngữ, nó không https://thuviensach.vn bao giờ tuyệt đối. Nói tiếng Nghệ Tĩnh giàu âm hơn tiếng thủ đô là nói chung, chứ nếu đi vào từng trường hợp cụ thể, thì ta thấy có khi tiếng thủ đô lại giàu âm hơn. Ví dụ, thủ đô phân biệt bầu (quả bầu) với bù (bù vào), còn Nghệ Tĩnh thuần túy thì gọi chung là bù cả. Tiếng Trung-quốc cũng có hiện tượng này. Các nhà ngôn ngữ học nói chung đều công nhận tiếng Thượng-hải giàu âm hơn tiếng Bắc-kinh, nhưng qua các bảng phương ngôn của họ, ta vẫn thấy có những âm Bắc-kinh phân biệt được mà Thượng-hải không phân biệt gì cả. Ví dụ, chữ tư trong tư tưởng (sixiang) và chữ thị trong thị trường (shichang), Bắc-kinh phân biệt rất rõ, còn Thượng-hải đọc giống nhau. Nhưng dù sao thì âm Nghệ Tĩnh vẫn giàu hơn âm thủ đô. Một chứng cớ là người Nghệ Tĩnh viết chữ quốc ngữ ngày nay dễ đúng chính tả hơn, tuy không phải là hoàn toàn. Bài này không có tính chất thống kê, nên chúng tôi chỉ nêu một vài thí dụ thế thôi. Trong cuốn Muốn đúng chính tả của Nguyễn Lân, hiện tượng này được ghi chép khá đầy đủ. Nhưng dù sao thì tự giản hóa về âm của tiếng Việt cũng tương đối ít hơn tiếng Trung-quốc. Một chứng cớ là thơ nôm cổ phiên thành chữ quốc ngữ ngày nay còn có thể đọc được, chứ nếu thơ Đường mà phiên thành chữ la tinh hóa ngày nay thì rất khó đọc. Có lẽ vì thế mà người Trung-quốc chủ trương dịch văn cổ ra văn ngày nay trước khi phiên âm. Ở đây, còn có vấn đề thời gian nữa, thơ Đường xưa hơn thơ cổ của ta gần ngàn năm. Ấy là chưa nói đến văn thơ trước đời Đường. Còn về thanh, thì tiếng Việt không giống với Trung-quốc. Thủ đô ngày nay có 6 thanh, mà Nghệ Tĩnh chỉ có 5 thanh thôi (không có thanh ngã). 14 2. Hiện tượng đa âm tiết hóa của tiếng Việt Ở đây tôi không nói đến những từ vốn đã đa âm tiết, như các danh từ chuyên môn mượn của Trung-quốc (dân chủ, bình đẳng, dưỡng khí, thực https://thuviensach.vn vật, v.v…). Tôi cũng không nói đến những từ đa âm tiết hoá mà nghĩa có khác đi như xe thành xe đạp, xe điện, xe mô tô v.v…, thẹn thành thẹn thùng, thẹn thò, hổ thẹn, v.v… Tôi chỉ muốn nói đến những từ đa âm tiết hoá mà nghĩa vẫn không đổi. Đây là một hiện tượng tương đối không được rõ ràng như trong tiếng Trung-quốc. Tiếng Việt chưa có hiện tượng xuất hiện các chữ như tử (trong nhạn tử janz = chim nhạn), nhi (trong hoa nhi = huar = hoa), đầu (trong thiệt đầu = shetou = lưỡi) của tiếng Trung-quốc. Các chữ như lão (trong lão hổ = lauhu = cọp) ô (trong ô nha = wuja = quạ) cũng không thấy. Có lẽ với thời gian các chữ trong tương tự như thế sẽ xuất hiện chăng ? Một vấn đề cần giải quyết trước khi thảo luận là vấn đề phó danh từ (ta còn gọi là loại từ, cụ Phan Khôi thì gọi là tiền danh từ). Trong cuốn Văn phạm Việt-nam, ông Bùi Đức Tịnh coi phó danh từ như là một âm tiết của danh từ. Ví dụ, ông cho cái nhà, con bò đều là một từ, ngang với những từ maison và boeuf của Pháp. Tôi không đồng ý với ý kiến của ông ta 15. Trung-quốc cũng không coi phó danh từ là một âm tiết của danh từ. Sở dĩ thế là vì phó danh từ có khi đứng tách ra. Ví dụ : tôi có ba cái bút chì, mà nó có những bốn cái. Trung-quốc cũng thế, ngã hữu tam chích duyên bút, nhi tha hữu tứ chích (Wo jou san zhi gian bi, r ta jou si zh). Tiếng cái không phải khi nào cũng liền với bút chì. Các nhà ngôn ngữ học Trung-quốc cho phó danh từ là một đặc điểm của tiếng Trung-quốc, khác với các tiếng phương Tây. Tôi thấy đó cũng là một đặc điểm của tiếng Việt-nam. Và chúng ta không nên coi nó như là một âm tiết của danh từ. Trừ các phó danh từ ra còn có những tiếng nào có thể coi như âm tiết của danh từ ? Có một số, như các tiếng chim, cá và hoa. Tôi nói con chim sơn ca, con cá chép, đóa hoa hồng thì con và đóa là phó danh từ, còn chim, cá và hoa là âm tiết của danh từ. Hiện tượng này cũng giống như trong tiếng Trung-quốc : nhất chích bách linh điểu (jizhi https://thuviensach.vn bailingniau), nhất vĩ lý ngư (jiwei liy), nhất đóa mai khôi hoa (jiduo meikuaihua), thì chích, vĩ, đóa là phó danh từ, mà điểu, ngư, hoa là âm tiết của danh từ. Hiện nay còn có khi nói con chép, con rô (con cá chép, con cá rô), bông hồng, bông huệ (bông hoa hồng, bông hoa huệ), thì đủ chứng tỏ rằng những tiếng cá và hoa ở đấy có tác dụng đa âm tiết hóa, như ngư và hoa của Trung-quốc vậy. Hiện nay, những tiếng như quả và cây trong tiếng Việt còn chưa có tác dụng như những tiếng chim và cá ở trên. Nói một cái quả táo, một cái cây đào thì nghe còn chướng tai. Trường hợp cái quả táo này thật thơm, cái cây đào này không có quả thì nghĩa có hơi khác, vì tiếng cái ở đây có ý nhấn mạnh hay chỉ định 16. Nhưng Trung-quốc thì lại khác, có thể nói nhất chu đào thụ (izhu taushu), nhất chỉ tần quả (jizhi pinggno). Có lẽ với thời gian, những chữ như quả và cây ấy sẽ có địa vị như những chữ chim, cá và hoa chăng ? Thêm một điều là trong tiếng Trung-quốc, các phó danh từ đều đặt lên trên danh từ, còn các tiếng chỉ là âm tiết như quả, cây, chim, cá (quả, thụ, điểu, ngư = guo, shu, niau, y) đều đặt ở sau, nên dễ phân biệt hơn. Còn trong tiếng Việt thì cả hai đều đặt lên trên, mà có khi lại lẫn lộn nhau, nên hơi khó phân biệt. Chúng ta có thể rút ra qui tắc là tiếng nào có thể đặt thêm phó danh từ (như tiếng chim trong chim hoàng anh có thể thêm con) thì là một âm tiết của danh từ ; tiếng nào không thể thêm (như cây trong cây táo – trừ tiếng cái nhấn mạnh hay chỉ định trong cái cây táo này) thì là phó danh từ, chứ không phải là âm tiết của danh từ. Nhưng sự phân biệt đó không phải cố định. Với thời gian, nó có thể thay đổi, tiếng phó danh từ có thể biến thành âm tiết của danh từ nếu như qui luật đa âm tiết hóa chi được rộng rãi hơn. Hiện tượng đa âm tiết hóa này không rõ ràng bằng hiện tượng giản hóa ở trên. Và so với tiếng Trung-quốc, thì hiện tượng này không phổ biến bằng. Có lẽ là vì sự giản hóa còn ít, âm tiếng Việt nói chung còn nhiều, nên nhu cầu đa âm tiết hóa cũng ít thôi. https://thuviensach.vn Ngoài ra, có những trường hợp nên tham khảo, như tiếng đệm thêm vào : đồ đạc, hòm xiểng, và tiếng đôi cùng một nghĩa : binh lính. https://thuviensach.vn III. RÚT KẾT LUẬN TỪ QUI LUẬT TRÊN Qui luật trên giúp chúng ta giải quyết được hai vấn đề về lý luận. 1. Tiếng Việt là tiếng đa âm tiết Trong cuốn Văn phạm Việt-nam, ông Bùi Đức Tịnh có nghiên cứu vấn đề này tương đối kỹ. Nói chung, tôi đồng ý với ý kiến của ông ta. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ đa âm tiết, nhất là những danh từ chuyên môn. Qui luật phát triển nội bộ của tiếng Việt, như chúng ta đã thấy, lại còn đòi hỏi những tiếng đơn âm tiết phải đa âm tiết hóa dần để bổ khuyết cho sự giản hóa về âm thanh. Nếu tôi nhớ không nhầm, thì trước kia, trên báo Tri tân, có người đã chủ trương tiếng Việt là song âm tiết (phần lớn các từ đều có hai âm tiết). Ý kiến ấy có thể tham khảo. Ngoài ra, bạn Phan Ngọc có nghiên cứu vấn đề này theo lý luận mác-xít về ngôn ngữ, đăng trong Tập san Đại học, độc giả có thể tìm hiểu thêm. 2. Sự phong phú về âm thanh chưa chắc đã là ưu điểm của tiếng Việt Trong cuốn Tiếng của dân tộc, ông Ngô Quang Châu có ca tụng tính chất dồi dào về mặt âm thanh của tiếng Việt. Nếu nói, về thơ ca, tính chất dồi dào về âm thanh ấy là một ưu điểm, thì tôi cũng đồng ý. Nhưng nếu đứng về mặt thuần túy ngôn ngữ học mà nói, thì tính chất dồi dào về âm thanh ấy chưa chắc đã là ưu điểm của tiếng Việt. Ngôn ngữ là công cụ giao tế của con người, nên theo tôi, ưu điểm đầu tiên và cốt yếu của ngôn ngữ phải là rõ ràng và chính xác. Ngôn ngữ có từ ít âm tiết mà âm thanh nhiều (đã nhiều thì tất nhiên là âm thanh phải hơi giống nhau) thường hay dễ lầm lẫn. Theo kinh nghiệm bản thân của tôi và một số bạn khác, học tiếng Trung-quốc cần chú trọng phát âm hơn học tiếng Nga. Đành rằng tập phát âm cho thật đúng thì vẫn hơn, nhưng phát âm tiếng Nga hơi sai một tí, https://thuviensach.vn người Liên-xô còn có thể hiểu, chứ tiếng Trung-quốc thì có nhiều khi chỉ hơi sai một tí là đã thành trò cười hay khiến người khác không hiểu được. Đó chính là ưu điểm của tính chất đa âm tiết. Có lẽ cũng vì thế mà theo qui luật phát triển nội bộ của tiếng Việt-nam và tiếng Trung-quốc, các từ đã đa âm tiết hóa dần. Ông Ngô Quang Châu còn ca tụng quá đáng khả năng phiên âm của tiếng Việt. Những tiếng phụ âm kép ông nêu ra như tl, bl, khm, st, đều không có trong tiếng Việt (tôi muốn nói tiếng Kinh) hiện đại và thuần túy. Mà nói chung thì không có ngôn ngữ nào trên thế giới có thể phiên âm các ngôn ngữ khác được thật đúng. Tôi lấy một thí dụ : muốn phiên âm thật đúng tên hai nhà văn cổ điển lớn như Tchékhov của Liên-xô và Khuất Nguyên (la tính hóa mới là Qiu Yan) của Trung-quốc, thì tiếng Pháp và tiếng Việt đều đành chịu như nhau. Tiếng Pháp và tiếng Việt đều không có các phụ âm Tch và kh của Nga, cũng như không có các phụ âm q và y của Trung-quốc (kh của Nga không giống kh của Việt, mà hơi giống h của Trung-quốc). Bởi thế nên người châu Âu, thí dụ như người Pháp, có chủ trương đặt ra những dấu đặc biệt để phiên âm các tiếng ngoại quốc (như tch và kh trong tên nhà văn Tchekhov ; Khuất Nguyên người Pháp phiên âm thành Kiou Yuan). Có lẽ chúng ta cũng nên theo cách đặt ký hiệu ấy để phiên âm thì đúng hơn. Vì Albani mà phiên âm thành An-ba-ni, Acméni mà phiên âm thành Ác-mê-ni (hay như gần đây A-rơ-mê-ni) đều không được đúng lắm. Tôi đồng ý với cách đặt các ký hiệu để phiên âm như tl, bl, st v.v… của ông Ngô Quang Châu, nhưng không phải vì thế mà cho rằng tiếng Việt hiện đại và thuần túy có các âm ấy, dù cho sau khi luyện tập, chúng ta có thể đọc đúng các âm đó đi nữa. Cũng như người Pháp đã phiên âm tên người Nga Vladimir, và nói chung họ đều đọc đúng, nhưng không phải vì thế mà chúng ta có thể nói tiếng Pháp hiện đại và thuần túy có phụ âm Vl. 17 * https://thuviensach.vn Viết bài nhỏ này, chúng tôi mong hưởng ứng kế hoạch nghiên cứu ngôn ngữ mà Ban Văn Sử Địa đã đề ra đầu năm. Vấn đề còn tương đối mới, nên rất mong được các bạn chú ý đến vấn đề giúp ý kiến cho. Chúng tôi còn định viết thêm về sự ứng dụng qui luật này vào vấn đề chính âm và chính tự, nhưng vì ý kiến chưa được thuần thục, nên đành phải thôi. TƯ HUYỀN https://thuviensach.vn NHẬN ĐỊNH VỀ MẤY KIẾN GIẢI KHÁC NHAU TRONG VẤN ĐỀ CHẾ ĐỘ NÔ LỆ Ở VIỆT NAM (tiếp theo và hết) của NGUYỄN LƯƠNG BÍCH Bàn về kiến giải cho rằng xã hội Việt-nam có trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ. VỀ kiến giải này, ý kiến của ông Minh Tranh vẫn là chính. Cho nên ở đây chúng tôi chỉ bàn đến những ý kiến của ông Minh Tranh. Ông Minh Tranh đã trình bày rõ chủ trương của ông trong bộ Sơ thảo lược sử Việt-nam, quyển I và trong các bài « Một vài nét về vấn đề ruộng đất trong lịch sử Việt-nam », « Vấn đề tiêu chuẩn để phân định những thời kỳ lịch sử nước ta » và « Vấn đề chế độ chiếm hữu nô lệ ở Việt-nam » đăng trên Tập san nghiên cứu Văn Sử Địa, các số 2, 5, 7 lần lượt xuất bản trong hai năm 1954 và 1955. Ông Minh Tranh chủ trương xã hội Việt-nam có thời kỳ chiếm hữu nô lệ, bắt đầu từ năm 257 trước công nguyên, khi An Dương vương lập nước Âu-lạc và tận cùng năm 39 công nguyên tức trước cuộc khởi nghĩa Bà Trưng, tổng cộng dài 296 năm. Ông Minh Tranh đã miêu tả cái xã hội chiếm hữu nô lệ Việt-nam đại khái như sau : « Thị tộc của Thục Phán sau khi hạ thị tộc của Lạc vương lập lên bộ máy nhà nước đầu tiên ở nước ta. Ruộng đất trong nước Âu lạc về danh nghĩa thuộc về nhà vua, nhưng thực tế vẫn nằm trong các công xã. Lạc hầu, lạc tướng, bồ chính dần dần thoát ly sản xuất và trở thành lũ bày tôi chuyên thu thuế, bắt người các công xã đi xây Loa-thành v.v… cho bộ máy nhà https://thuviensach.vn nước mới thành lập. Những chi phí của quốc gia, những xa xỉ của giai cấp chủ nô gia trưởng cũng như những công trình xây dựng như thành quách nhà cửa của bọn vua quan, đường sá đều do gia nô (tôi tớ) và lạc dân đóng góp. Ngoài số gia nô vốn là tù binh, quốc gia chủ nô lại tùy tiện bắt các lạc tướng, lạc hầu tróc vào bồ chính rồi bồ chính tróc vào công xã bắt phải nộp người nộp thuế. Bồ chính được lệnh của cấp trên tróc vào các tộc trưởng, gia trưởng. Ruộng đất không phải còn là của công xã nữa mà là thuộc về nhà nước và phân chia cho các họ, các nhà cày cấy để nộp thuế. Dân các xã không còn tự do sử dụng ruộng đất như xưa, và tự do về con người của họ, họ cũng không còn có quyền định đoạt. Cần bao nhiêu lương thực, cần bao nhiêu nhân công, cần đến thức gì, Thục Phán tùy tiện tróc các tộc trưởng, gia trưởng, rồi hoa lợi ruộng đất, người làm gia nô, người xây thành phải đưa lên nộp. Hình thức bóc lột ấy gọi là hình thức bóc lột kiểu cống nạp, bóc lột một cách gián tiếp. » « Ruộng đất của nhà nước giao cho lạc tướng, bồ chính tức là bày tôi của tầng lớp thống trị tối cao phân phối, bồ chính lại phân cho các họ, các nhà. Tộc trường và gia trưởng trở thành một cấp trung gian bóc lột ruộng đất, phần thì bóc lột để cống nạp, phần thì vơ vét cho bản thân họ. Quan hệ ruộng đất ấy chính là quan hệ ruộng đất theo hệ thống gia trưởng của chế độ chiếm hữu nô lệ (système patriarcal d’esclavage) ». 18 Đoạn văn trên đã miêu tả đại lược cái xã hội chiếm hữu nô lệ ở Việt nam, theo sự đoán định của ông Minh Tranh. Nhưng cái xã hội nô lệ mà ông Minh Tranh đã miêu tả, có giá trị một hình ảnh nhiều hơn là một sự thật, vì nó không có sử liệu chứng minh. Bên cạnh cái thiếu sót căn bản về sử liệu ấy, chủ trương của ông Minh Tranh cũng còn nhiều vấn đề cần phải thảo luận thêm, như vấn đề giải thích chế độ nô lệ, vấn đề phương thức sản xuất, vấn đề nguyên nhân phát sinh của chế độ nô lệ ở Việt-nam v.v… mà tôi sẽ bàn đến một vài vấn đề chính dưới đây. https://thuviensach.vn Vấn đề thứ nhất : Ông Minh Tranh gọi chế độ nô lệ thời Âu-lạc là chế độ nô lệ gia trưởng và muốn cho người ta hiểu thế nào là chế độ nô lệ theo kiểu gia trưởng, ông Minh Tranh đã giải thích : « Nhà nước của Thục Phán cần bao nhiêu người, cần những thức gì thì tróc vào lạc hầu lạc tướng. Rồi lạc hầu lạc tướng tróc vào bồ chính. Bồ chính, tộc trưởng của họ lớn nhất trong làng xã, tróc vào các tộc trưởng khác, những tộc trưởng này lại tróc vào các gia trưởng. Gia trưởng phải chịu trách nhiệm bắt người và của cống nạp cho các lạc tướng, lạc hầu và lạc vương để xây thành, đắp đường và để cho bọn thống trị sử dụng v.v… Sự cống nạp ấy không có hạn định gì hết, cho nên dân các làng xã Văn lang, không còn tự do về con người và về của cải mà họ làm ra. Họ biến thành nô lệ. Khi bộ máy nhà nước đã tương đối ổn định thì cả dân các lành xã trong bộ tộc cũng dần dần chịu số phận như thế ». 19 Giải thích chế độ nô lệ gia trưởng như thế là đơn giản quá. « Tróc vào đầu gia trưởng » không phải là cái lý do để thành chế độ nô lệ gia trưởng. Cái kiểu vua tróc vào đầu quan, quan tróc vào đầu hào mục, hào mục tróc vào đầu gia trưởng, tộc trưởng hay tộc biểu v.v… thì không cứ ở chế độ nô lệ gia trưởng mới có mà trong chế độ phong kiến và ngay trong thời kỳ thực dân Pháp đô hộ nước ta trước cách mạng tháng Tám cũng vẫn có. Tất nhiên chúng ta không ai, vì thấy có « tróc vào đầu gia trưởng » như thế mà khoác vào cái chế độ thực dân trước cách mạng tháng Tám cái danh từ « kiểu gia trưởng ». Cho nên ông Minh Tranh cần định nghĩa lại cái « kiểu gia trưởng » ấy cho đúng với cái ý nghĩa thật của nó. Ở đây cũng cần nói thêm đến một nhận định khác nhau giữa ông Minh Tranh và ông Đào Duy Anh về chế độ nô lệ gia trưởng. Ông Minh Tranh cho rằng thời kỳ có chế độ nô lệ gia trưởng là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ, tức là đã bước vào thời ký xã hội có giai cấp, mà ông Đào Duy Anh thì lại cho rằng thời kỳ có chế độ nô lệ gia trưởng ấy vẫn thuộc về cuối chế độ https://thuviensach.vn công xã nguyên thủy, tức là vẫn còn ở trong phạm trù xã hội không có giai cấp. Theo ý tôi, nhận định chế độ nô lệ gia trưởng là giai đoạn cuối của thời kỳ công xã nguyên thủy, như ông Đào Duy Anh, là đúng. Ông Minh Tranh dùng những tiếng « chế độ nô lệ kiểu gia trưởng » hoặc « hệ thống gia trưởng của chế độ chiếm hữu nô lệ » v.v…, như tôi hiểu, thì cũng vẫn là chế độ nô lệ gia trưởng (esclavage patriarcal). Mà chế độ nô lệ gia trưởng là giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy 20. Thí dụ xã hội Nga (Đông Slaves) tuy không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng đã có chế độ nô lệ gia trưởng ở cuối thời công xã nguyên thủy 21. Cho nên ông Minh Tranh gọi chế độ chiếm hữu nô lệ Đông-phương một cách đơn thuần là chế độ nô lệ kiểu gia trưởng là làm cho người đọc lẫn lộn chế độ nọ với chế độ kia, không thể hiểu được thực chất của vấn đề chiếm hữu nô lệ ở Việt-nam là như thế nào ? Chế độ nô lệ Đông-phương tức chế độ nô lệ tảo kỳ hay chưa thành thục, không phải đơn thuần là chế độ nô lệ kiểu gia trưởng. Nó là chế độ chiếm hữu nô lệ, vì chưa thành thục, nên bao gồm những đặc trưng của chế độ nô lệ gia trưởng (esclavage patriarcal), chế độ nô lệ gia đình (esclavage domestique), chế độ nô lệ người mắc nợ (esclavage par dettes) và nhiều đặc trưng khác nữa. Sự phân biệt hai chế độ nô lệ gia trưởng và chế độ nô lệ tảo kỳ là rất cần để đoán định chế độ chiếm hữu nô lệ có ở Việt-nam hay không ? Vấn đề thứ hai là phương thức sản xuất như thế nào đã quyết định cái trạng thái xã hội mà ông Minh Tranh miêu tả ở trên. Phân tích phương thức sản xuất nô lệ ở Việt-nam, ông Minh Tranh có lần lượt kể đến công cụ sản xuất, người sản xuất, quan hệ ruộng đất, hình thức bóc lột v.v…, nhưng tất cả những cái đó chỉ mới được trình bày một cách chung chung, chưa đủ để xác định rằng đó là phương thức sản xuất nô lệ. Về công cụ sản xuất, ông Minh Tranh có nói đến đồ đồng mà những di tích đã phát quật được ở trung châu Bắc-bộ và ở Đông-sơn v.v… Nhưng chỉ đơn thuần một sự xuất hiện đồ đồng như thế chưa đủ để đưa xã hội từ hình https://thuviensach.vn thái công xã nguyên thủy sang hình thái chiếm hữu nô lệ. Đồ đồng phải phát triển tới một trình độ nào và phải kết hợp với những cái gì khác nữa thì mới có thể có được cái tác dụng quyết định ấy. Trong lịch sử các nước thời cổ đại, cũng có nhiều nước từ cuối thời công xã nguyên thủy đã có việc sử dụng nô lệ, đã có đồ đồng rồi vậy mà phải chờ đến khi đồ sắt xuất hiện mới chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ được. Do đấy những nhà sử học mác xít thường nói : Lưỡi cày bằng sắt và lưỡi búa bằng sắt đã làm tan rã chế độ công xã nguyên thủy. Tôi cũng biết rằng ở nhiều nước Đông-phương cổ đại, có đồ đồng xuất hiện và phổ biến là đã có thể tiến tới chế độ chiếm hữu nô lệ, nhưng phải có những điều kiện khác kèm theo nữa, chứ không phải chỉ đơn thuần có đồ đồng và việc sử dụng nô lệ như ông Minh Tranh nói. Về nô lệ, ông Minh Tranh cho rằng khi nhà nước nô lệ đã ổn định thì tất cả nhân dân trong nước đều biến thành nô lệ, trong xã hội chỉ có hai giai cấp : giai cấp chủ nô là một thiểu số thống trị tức lạc vương, lạc hầu, lạc tướng, bồ chính, gia trưởng và giai cấp nô lệ là toàn dân. Phân tích chế độ nô lệ như thế cũng giản đơn quá. Trong chế độ nô lệ không phải là chỉ đơn thuần có hai giai cấp chủ nô và nô lệ. Ngay trong những xã hội nô lệ phát đạt cao độ như Hy-lạp, La-mã, thành phần dân tự do vẫn có – cố nhiên là phải hiểu chữ tự do với nghĩa rất hẹp. Ở xã hội nô lệ Đông-phương – tức xã hội nô lệ tảo kỳ – số lượng nô lệ lại rất ít, mà thành phần dân tự do chiếm đa số trong nhân dân. Cho nên ở xã hội nô lệ Đông-phương, lực lượng sản xuất chủ yếu không phải là nô lệ mà là dân tự do và cũng chính vì thế mà xã hội nô lệ Đông-phương không phát triển tới giai đoạn nô lệ điển hình được. Ông Minh Tranh có thường nói đến việc xây thành Cổ-loa để chứng minh việc sử dụng lao động nô lệ thời đó. Về vấn đề thành Cổ-loa, tôi thấy có hai điểm cần phải nhận định dứt khoát. Một là thành Cổ-loa chưa phải là một thành thị, làm tiêu biểu cho sự phát triển kinh tế ở thời An Dương vương, nó chỉ là một thành lũy để tự vệ mà thôi. Hai là thành lũy để tự vệ ấy cũng chưa phải là một công trình kiến trúc lớn lao gì, mà chỉ là một https://thuviensach.vn