🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tập San Nghiên Cứu Văn Sử Địa 4
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Tên sách : TẬP SAN NGHIÊN CỨU VĂN SỬ ĐỊA 4 Tác giả : NHIỀU TÁC GIẢ
Nhà xuất bản : BAN NGHIÊN CỨU VĂN SỬ ĐỊA Năm xuất bản : 1955
------------------------
Nguồn sách : Thích Đức Châu
Đánh máy : ngdatthang
Kiểm tra chính tả : Nguyễn Thị Thùy Dương, Lã Phương Thúy, Lê Mỹ Hương, Nguyễn Thanh Hải
Biên tập ebook : Thư Võ
Ngày hoàn thành : 13/05/2018
https://thuviensach.vn
Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE 4U.ORG
Cảm ơn CÁC TÁC GIẢ và BAN NGHIÊN CỨU VĂN SỬ ĐỊA đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá.
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
LỊCH SỬ THỦ ĐÔ VÀ LỊCH SỬ DÂN TỘC
GÓP Ý KIẾN VÀO VIỆC TÌM HIỂU : VĂN HỌC NHÂN DÂN CỦA TA
I. VĂN HỌC NHÂN DÂN LÀ BIỂU HIỆN Ý NGHĨ VÀ TÌNH CẢM CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG TRONG ĐẤU TRANH SẢN XUẤT VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
II. NHỮNG MÂU THUẪN TRONG Ý NGHĨ VÀ TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
III. TƯ TƯỞNG CỦA NÔNG DÂN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NHỮNG GÌ Ở KHO SỬ LIỆU CỦA LIÊN XÔ ?
MẤY NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
STA-LIN VÀ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ KHOA HỌC ĐỊA LÝ : ẢNH HƯỞNG GIỮA THIÊN NHIÊN VÀ SINH HOẠT XÃ HỘI
I. QUAN NIỆM SAI LẦM CỦA THỰC DÂN VỀ ĐỊA LÝ VIỆT NAM
II. QUAN NIỆM CỦA RÔ-BƠ-CANH VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT-NAM
III. QUAN NIỆM CỦA GU-RU VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ VIỆT-NAM
IV. ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA THIÊN NHIÊN VÀ SINH HOẠT XÃ HỘI
TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
https://thuviensach.vn
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TƯ SẢN DÂN TỘC VIỆT NAM DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC
I. TÌNH HÌNH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP DÂN TỘC Ở VIỆT NAM TRƯỚC ĐẠI CHIẾN THỨ NHẤT
II. TÌNH HÌNH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VIỆT-NAM TRONG ĐẠI CHIẾN THỨ NHẤT
III. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA TƯ SẢN DÂN TỘC TỪ SAU ĐẠI CHIẾN 1914-1918
VẼ ĐỊA ĐỒ VÀ PHIÊN ÂM ĐỊA DANH
I. NHẬN XÉT VỀ ĐỊA ĐỒ THẾ GIỚI CŨ
II. Ý KIẾN VỀ VIỆC VẼ ĐỊA ĐỒ
III. CÁCH PHIÊN ÂM ĐỊA DANH
https://thuviensach.vn
TẬP SAN NGHIÊN CỨU
VĂN SỬ ĐỊA
BAN NGHIÊN CỨU VĂN HỌC LỊCH SỬ ĐỊA LÝ XUẤT BẢN
https://thuviensach.vn
LỊCH SỬ THỦ ĐÔ VÀ LỊCH SỬ DÂN TỘC
SAU tám năm chiến đấu anh dũng, sau những thắng lợi lớn lao của toàn dân trên khắp các mặt trận : chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn hoá, nhân dân ta đã giành lại được thủ đô Hà-nội.
Nhân dịp này, chúng ta hãy cùng nhau ôn qua lại lịch sử thủ đô của chúng ta, đồng thời cũng ôn lại nhiều cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc, đánh bại giặc xâm lược, giành lại nơi trung tâm của đất nước. Lịch sử thủ đô đã khăng khít chặt chẽ với lịch sử chiến đấu giành độc lập của dân tộc và lịch sử kiến thiết tổ quốc Việt-nam yêu quý của chúng ta.
Hà-nội trở thành thủ đô của nước ta kể từ năm 544, năm nước Vạn xuân độc lập ra đời sau khi Lý Bôn đã lãnh đạo toàn dân đánh bại quân đô hộ của triều đình nhà Lương. Từ 602, nước ta lại mất vào tay phong kiến Tùy. Nước mất, tên Vạn-xuân cũng mai một và thủ đô Long-biên cũng đổi thành Đại-la. Nhưng đến năm 1010, tức là ngót 100 năm sau trận Bạch
đằng chôn vùi quân Nam-Hán, khi mà khối thống nhất toàn quốc đã thực hiện, thủ đô từ Hoa-lư rời lên Thăng-long. Từ đấy tên Thăng-long tồn tại mãi mãi cho đến đầu thế kỷ thứ 19 mới đổi thành Hà-nội.
Thăng-long 1010, Hà-nội 1954 ! Trong ngót 10 thế kỷ, dân tộc ta đã được thử thách qua bao nhiêu sự nghiệp gian lao kiến thiết và chiến đấu để bảo toàn lấy độc lập và thống nhất của Tổ quốc. Khi rời đô từ Hoa-lư đến Thăng-long, Lý-công-Uẩn tuyên bố : « Thăng-long « có thế long bàn hổ cứ », là nơi trung tâm của bốn phương, nhân vật phồn thịnh, xứng đáng là nơi thượng đô… »
Nơi thượng đô ấy, nhờ bao nhiêu công sức của toàn dân đã trở thành Kinh kỳ từ đầu thế kỉ XI và hiện nay trở thành thủ đô của nước Việt-nam dân chủ cộng hòa. Giữ gìn được Thủ đô tức là bảo toàn được đất nước. Những trang lịch sử vẻ vang của nước ta đã chứng rõ điều đó.
https://thuviensach.vn
Cuối thế kỷ thứ XIII, ba lần quân phong kiến nhà Nguyên xâm lược nước ta, uy hiếp Thăng-long, chiếm đóng Thăng-long nhưng cả ba lần chúng đều bị đánh bật ra khỏi Thăng-long rồi sau bị tống cổ khỏi bờ cõi nước ta. Từ sau khi ấy, phố phường ở thủ đô lại tiếp tục phát triển, những việc giao thương bằng đường bộ, đường thuỷ từ Thăng-long đi các nơi khác trong nước mỗi năm càng mở rộng ; trường học ở Thăng-long mở mang thêm và thu hút các sĩ tử từ bốn phương lại.
Cuối thế kỷ XIV, quân Chiêm-thành ba lần tiến vào nước ta định chiếm lấy Thăng-long, nhưng ba lần chúng đều bị đánh bại. Sang đầu thế kỷ thứ XV, phong kiến nhà Minh cướp nước ta. Sau hai mươi năm đấu tranh tiêu diệt giặc xâm lăng, nhân dân ta giành lại được độc lập của đất nước và giành lại được Thăng-long, thủ đô của đất nước. Sự thống nhất của tổ quốc càng chặt chẽ hơn trước. Phố phường Thăng-long từ đấy càng đông vui hơn, nhóm Tao đàn thành lập, trường Quốc-tử-giám được sửa sang lại và Thăng-long đã nghiễm nhiên đứng vào hàng thứ nhất trong các thành thị lớn của nước ta. Đến thế kỷ XVIII, Thăng-long lại càng phồn thịnh hơn nữa. Câu ví « Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì phố Hiến » lại càng chứng tỏ rằng phố Hiến tuy rất thịnh, nhưng cũng không sánh kịp được Thăng-long.
Chiến tranh phong kiến liên miên giữa Trịnh và Nguyễn cuối cùng đã làm cho nước ta suy yếu. Lợi dụng cơ hội ấy, triều định Mãn-Thanh đem quân tới đô hộ nước ta. Một dân tộc đã quen sống độc lập, đã chiến thắng bao nhiêu cuộc xâm lăng không bao giờ chịu khuất phục. Chế độ phong kiến đã thối nát, giặc cướp nước đã ở trong bờ cõi của mình, nông dân khắp các nơi vùng lên dưới lá cờ của vị anh hùng Nguyễn-Huệ và chỉ trong một trận đánh chớp nhoáng đã giải phóng được Thăng-long và đánh cho bọn Tôn-sĩ-Nghị xơ xác tan rã, rút khỏi nước ta không còn lại một mống nào. Độc lập của đất nước được thực hiện, mọi hoạt động ở Thủ đô lại được khôi phục từ sau năm 1789.
Nhưng Nguyễn-Ánh được thực dân Pháp mớm hơi cho, dựa vào quân và vũ khí ngoại quốc, lập lại chế độ phong kiến phản động đầu thế kỷ thứ 19. Nhân dân Việt-nam, nhân dân Thăng-long không ngớt đấu tranh chống
https://thuviensach.vn
lại ách thống trị của bọn phong kiến nhà Nguyễn. Trước sức mạnh phản kháng của nhân dân, bọn phong kiến nhà Nguyễn không dám đóng đô ở « trung tâm của bốn phương, nhân vật phồn thịnh » mà phải lùi vào một địa phương hẻo lánh, xa mọi mối giao thông để hằng ngày « dung thân » với địa vị yếu hèn của chúng. Rồi từ đấy, triều đình nhà Nguyễn dần dần rước giặc thực dân vào cướp nước ta. Từ 1862, lãnh thổ nước ta bắt đầu lọt vào tay lũ quỷ xâm lược.
Và cũng từ đấy, phong trào chống thực dân Pháp nổi lên, Đông-kinh nghĩa thục ở Hà-nội, vụ đầu độc thực dân ở Hà-nội, việc ném bom vào Hà nội khách sạn, những cuộc biểu tình to lớn ở Hà-nội năm 1925, 1926 ; những vụ ném bom vào các bóp cảnh sát của thực dân năm 1930 ở Hà-nội.
Và sau đó, từ ngày Đảng cộng sản Đông-dương thành lập, bao nhiêu cuộc đấu tranh của nhân dân ta, truyền đơn, cờ đỏ, biểu tình, mít tinh kế tiếp nhau, hoặc đồng thời cùng nhau xuất hiện trong hàng chục năm ở Hà nội cũng như ở mọi nơi khác, góp phần vào việc động viên, tổ chức toàn dân để ngày 19-8-1945, giữa Nhà Hát lớn Hà-nội, trung tâm của thủ đô yêu quý, dựng lên lá cờ đỏ sao vàng năm cánh ghi ngày độc lập đầu tiên của đất nước sau ngót 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
Thủ đô đang tưng bừng trong rừng cờ đỏ sao vàng thì giặc Pháp gây sự ngày 19-12-1946. Quân thực dân xâm lược, khi gây ra chiến tranh phi nghĩa, tưởng rằng có thể nuốt trôi được Hà-nội trong một vài ngày. Nhưng Trung đoàn Thủ đô đã chặn chúng lại trong ngót ba tháng, tiêu hao lực lượng của chúng và cuối cùng tạm rút khỏi Thủ đô để nuôi thêm sức mạnh cùng với các đơn vị khác đợi ngày có lệnh Hồ Chủ tịch ban ra, thì lại trở về bảo vệ thủ đô yêu quý. Ngày ấy nhân dân ta đã biết rằng nhất định sẽ đến. Và nó đã đến với chúng ta.
Sau thời gian chiến đấu anh dũng tám, chín năm dưới sự lãnh đạo của Hồ Chủ tịch, Đảng lao động Việt-nam và Chính phủ Việt-nam dân chủ cộng hoà, nhân dân ta đã thu được nhiều thắng lợi. Quân địch trước thế đang lên của ta và trước thế mỗi ngày càng xuống của chúng, phải nhận
https://thuviensach.vn
họp hội nghị Giơ-ne-vơ, nhận đình chỉ chiến tranh xâm lược và rút khỏi thủ đô Hà-nội. Hồ Chủ tịch ra lệnh cho bộ đội anh dũng tiến vào giải phóng Thủ đô, bảo vệ Thủ đô để Thủ đô khôi phục lại địa vị xứng đáng của mình trong toàn quốc.
Ngày ấy là ngày 10-10-1954.
Trong hơn hai tháng vừa qua, Thủ đô đã trở về với đất nước. Hồ Chủ tịch đã về Thủ đô. Trung ương Đảng lao động Việt-nam đã về Thủ đô. Chính phủ Việt-nam dân chủ cộng hoà đã về Thủ đô. Thủ đô lại có Hồ Chủ tịch, Trung ương Đảng lao động Việt-nam và Chính phủ Việt-nam dân chủ cộng hoà, nên lại trở thành một trung tâm rực rỡ, rọi ánh sáng ra khắp nơi trong toàn quốc từ cửa Nam-quan đến mũi Cà-mâu, hướng dẫn cuộc đấu tranh củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc.
Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta bước sang một giai đoạn mới. Nhiều khó khăn mới lại đặt ra. Đế quốc Mỹ, những phần tử thực dân Pháp phá hoại đình chiến và bọn phản quốc Ngô-đình-Diệm, sau nhiều thất bại chua cay, sau khi phải cúi đầu rút khỏi Thủ đô, đang âm mưu đi ngược lại ý chí của nhân dân ta, đi ngược lại bánh xe lịch sử. Nhưng lịch sử đã chứng rõ : một dân tộc quyết bảo vệ lấy Tổ-quốc của mình không bao giờ cho phép quân xâm lược chà đạp lên đất nước của mình mãi.
Quân xâm lược nhà Nguyên đã phải rút khỏi Thăng-long rồi sau đó rút khỏi Lạng-sơn, cuối thế kỷ XIII ;
Quân xâm lược Chiêm-thành ba lần xâm phạm nước ta, định chiếm lấy Thăng-long đều bị đánh bật ra, cuối thế kỷ XIV ;
Quân xâm lược nhà Minh đã phải đầu hàng ở Thủ đô và rút quân về nước năm 1427 ;
Quân xâm lược Mãn-Thanh đã bị đánh tan ở Thủ đô và bị đuổi ra khỏi bờ cõi nước ta năm 1789.
https://thuviensach.vn
Trong tất cả những thời kỳ ấy, kinh nghiệm lịch sử đã cho ta thấy : khi nào quân ta giải phóng được thủ đô Hà-nội thì sau đó nhất định giải phóng được toàn quốc.
Ngày nay, đế quốc Mỹ, những phần tử thực dân phá hoại đình chiến đã rút khỏi Thủ đô, rút khỏi miền Bắc. Rồi đây nhất định chúng sẽ phải rút khỏi miền Nam yêu quý của chúng ta.
Lịch sử lại chứng tỏ rằng : bọn Trần-ích-Tắc tay sai của quân Nguyên, bọn Lê Chiêu-Thống tay sai của quân Mãn-Thanh đã bị tiêu diệt cùng với bọn chủ của chúng là giặc phong kiến xâm lược, thì nhất định bọn Ngô đình-Diệm dù cố bám lấy quan thày là đế quốc Mỹ thế nào đi nữa, cũng sẽ không tránh khỏi được số phận của bọn phản quốc Trần-ích-Tắc, Lê Chiêu Thống.
Nước Việt-nam là của nhân dân Việt-nam. Thủ đô Hà-nội đã là thủ đô của nước Việt-nam dân chủ cộng hoà, thì nền cộng hoà dân chủ nhất định sẽ được thực hiện trong toàn quốc, độc lập thống nhất của Việt-nam nhất định sẽ toàn vẹn.
BAN NGHIÊN CỨU VĂN SỬ ĐỊA
https://thuviensach.vn
GÓP Ý KIẾN VÀO VIỆC TÌM HIỂU : VĂN HỌC NHÂN DÂN CỦA TA
của MINH-TRANH
« BÊN cạnh văn hoá chính thống của các thời đại, có cả một nền văn hoá nhân dân, còn lưu lại trong phương ngôn, ngạn ngữ, ca dao, chuyện cổ tích, tranh gà lợn, v.v… Văn hoá này tả sự phấn đấu của những người sản xuất (làm ruộng, làm thợ), lòng mong mỏi hay chí phản kháng của dân, chế diễu hủ tục hay khuyên răn điều thiện. Đó là một kho tàng rất quý mà các nhà văn hoá, sử học và khảo cổ nước ta còn phải dày công tìm bới mới hiểu hết được ». (Trường-Chinh : Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt nam).
Quả như vậy, không dày công thì không thể hiểu hết được kho tàng văn hoá rất quí của nhân dân ta, mà ngay đến hiểu một bài ca dao cũng là một việc rất khó. Lấy bài Thằng Bờm làm tỉ dụ. Tập san Văn Sử Địa đã đăng hai ý kiến trái ngược nhau về bài ấy. Báo Giáo dục nhân dân cũng đăng ý kiến của một số các bạn giáo viên về bài Thằng Bờm. Bạn Trần thanh-Mại thì cho rằng đó là một hạt ngọc của văn học nhân dân ta và giải thích đó là « một bài thơ tiêu biểu nhất cho tinh thần nông dân đấu tranh chống phong kiến địa chủ áp bức, bóc lột. Nó biểu lộ rõ rệt ý thức của giai cấp bần cố nông ở trí tuệ của mình, lực lượng của mình, lòng tin tưởng ở một thắng lợi hoàn toàn, thế nào cũng đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh lâu dài đánh đổ uy thế của địa chủ, cường hào gian ác, để tự mình giành nắm lấy ưu thế chính trị và kinh tế trong một xã hội công bằng và hợp lý hơn ». Bạn Ngô-quân-Miện lại cho rằng « bài thơ Thằng Bờm đề cao uy thế của giai cấp địa chủ và chế diễu khinh miệt nông dân. Nó đứng trên lập trường địa chủ rõ ràng và nhất định phải do một người trong giai cấp địa chủ phong kiến làm ra… » Và cuối cùng bạn Miện kết luận : « Đã là một sản phẩm văn chương của phong kiến thì nhất định là phải tẩy trừ ». Bạn Phạm-Mai trong Giáo dục nhân dân cũng đứng cùng quan điểm với bạn
https://thuviensach.vn
Miện và cho rằng « nội dung và hình thức bài này (tức là bài Thằng Bờm) chỉ có dụng ý chế diễu mỉa mai cái ngây ngô đần độn của thằng Bờm. Nghệ thuật diễn tả là của bọn phong kiến mượn giọng bình dân trà trộn vào hàng ngũ bình dân để mập mờ đánh lộn con đen ».
Cũng một bài ca dao mà người thì hiểu thế này, người lại hiểu thế khác, thậm chí lại hiểu trái ngược hẳn nhau. Cho nên chúng ta còn phải dày công cùng nhau nghiên cứu, học tập mới hiểu hết được. Trong Tập san Văn Sử Địa số 3, bạn Trần-đức-Thảo đã đề cập đến lập trường giai cấp và quan điểm lịch sử để tìm hiểu giá trị văn chương cũ của ta. Ở đây nhân bài Thằng Bờm, chúng tôi mong góp thêm ý kiến vào việc tìm hiểu văn học nhân dân của ta hay nói đúng hơn : góp ý kiến vào việc tìm hiểu văn học nhân dân của ta dưới chế độ phong kiến.
I. VĂN HỌC NHÂN DÂN LÀ BIỂU HIỆN Ý NGHĨ VÀ TÌNH CẢM CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG TRONG ĐẤU TRANH SẢN XUẤT VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
Văn học là biểu hiện ý nghĩ, tình cảm của một giai cấp trong một thời đại nhất định. Văn học nhân dân, dưới chế độ phong kiến là những bài ca dao, những câu tục ngữ, những bài hát, những truyện cổ tích nói lên ý nghĩ và tình cảm của người lao động dưới chế độ phong kiến. Cuộc sống của người lao động lúc bấy giờ có rất nhiều khía cạnh, nhưng chung quy lại chỉ ở hai phương diện chính : đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh giai cấp.
Đây là ý nghĩ và tình cảm của người tiều phu :
Tay cầm con dao,
Làm sao cho sắc,
Để mà dễ cắt,
Để mà dễ chặt,
Chặt lấy củi cành,
Trèo lên rừng xanh,
Chạy quanh sườn núi,
https://thuviensach.vn
Một mình thui thủi,
Chặt cây chặt củi,
Tìm chốn ta ngồi,
Ngồi mát thảnh thơi…
Kia một đàn chim,
Ở đâu bay đến,
Ở đâu bay lại ;
Con đang cắn trái,
Con đang tha mồi
Qua lối nọ nó ăn.
Cái con hươu kia,
Mày đang ăn lộc,
Lộc vả, lộc sung,
Mày trông thấy tớ.
Tớ không đuổi mày,
Mày qua lối nọ làm chi ?
Kinh nghiệm đấu tranh với thiên nhiên của người tiều phu đã dạy họ rằng : Muốn chặt được củi, con dao phải cho sắc. Có sắc mới dễ cắt, dễ chặt. Nhưng giữa đám rừng xanh, cô quạnh, khi đã trèo lên rừng, chạy quanh sườn núi rồi thì người chặt củi nhìn lại xung quanh thấy « một mình thui thủi ». Rồi vì tự mình cảm thấy cô đơn vắng vẻ, người lao động tìm chốn ngồi, nhìn đàn chim, nhìn con hươu và coi đó là bạn của mình. Trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, người tiều phu đã thấy ngay quan hệ của họ với xã hội như thế nào. Nhưng xã hội lúc bấy giờ là xã hội phong kiến, cái xã hội không đem lại được cho người lao động ở nông thôn một ý thức sâu sắc mạnh mẽ về lực lượng của tập thể. Cho nên trong ca dao của nhân dân, cái vui, cái buồn, lòng căm phẫn, nỗi bất bình của nông dân phần nhiều chỉ nói lên cái tình cảm riêng lẻ của một người sống rời rạc giữa cái xung quanh cũng rời rạc.
Lao động dưới chế độ phong kiến là một việc vất vả, miễn cưỡng do sự thúc bách mà phải làm, chứ hứng thú thì cũng rất ít.
https://thuviensach.vn
Người lái đò nói với vợ :
Chẳng giậm thì thuyền chẳng đi,
Giậm thì ván nát, thuyền thì long đanh,
Đôi ta lên thác xuống ghềnh,
Em ra đứng mũi để anh chịu sào…
Tình ái ân của đôi vợ chồng người lái đò bị một sức gì ngăn cản lại mà họ không nói rõ ra được. Họ thấy rằng : « Chẳng giậm thì thuyền chẳng đi, giậm thì ván nát, thuyền thì long đanh ». Tầm mắt của họ nhìn tới tấm ván, nhìn tới cái đanh. Ván nát, đanh long thì đời của họ sẽ khốn khổ, ái ân của đôi vợ chồng sẽ chịu ảnh hưởng lây cho nên họ phải gượng dẹ trong khi giậm và trong khi gượng dẹ, lo lắng băn khoăn về thuyền hỏng, người chồng ngao ngán an ủi vợ và phân công cho vợ : « Đôi ta lên thác xuống ghềnh, em ra đứng mũi để anh chịu sào ». Cuộc đấu tranh với thiên nhiên gian nan, đã thế quan hệ xã hội lại giam họ vào cái gian nan ấy mãi. Nhưng quan hệ xã hội ấy cụ thể như thế nào, thì người lái đò ở đây chưa thấy. Họ đã thấy ván nát đanh long thì họ sẽ khổ, nhưng nguyên nhân sâu xa nỗi khổ ấy ở đâu, họ không nói.
Trong ca dao của ta, những kinh nghiệm lao động của người nông dân truyền lại từ đời này qua đời khác cũng thật là phong phú. Sau đây vài tỉ dụ :
Mồng tám tháng tư không mưa,
Bỏ cả cày bừa mà lấp lúa đi.
hay là :
Đói thì ăn đậu, ăn khoai,
Chớ thấy lúa rỗ tháng hai mà mừng.
Nếu trong cuộc chiến đấu với thiên nhiên, có khi người nông dân nắm quyền chủ động, chẳng hạn như :
Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
hoặc như :
https://thuviensach.vn
Bao giờ nắng giũa bàng trôi,
Tua rua quặt lại thì thôi cày bừa.
Tua rua thì mặc tua rua !
Mạ già, ruộng ngấu không thua bạn điền.
thì trái lại, trong nhiều trường hợp, người nông dân đành khuất phục trước sức mạnh của thiên nhiên :
Mồng chín tháng chín không mưa
Mẹ con bán cả cày bừa mà ăn.
hoặc :
Lạy trời mưa xuống
Lấy nước tôi uống
Lấy ruộng tôi cày.
Tình trạng thui thủi của người tiều phu, tình ân ái của vợ chồng người lái đò bị kìm hãm lại trong nỗi lo âu ván nát, đanh long, sự khuất phục của người nông dân trong nhiều trường hợp trước sức mạnh của thiên nhiên, tất cả những tình cảm, ý nghĩ ấy bắt nguồn từ một xã hội nhất định.
Tìm hiểu văn học nhân dân của ta không thể không đi sâu vào qui luật nhất định của một chế độ xã hội, tìm cho ra cái quan hệ đã gò bó kìm hãm sức đấu tranh của nông dân. Có như thế, chúng ta mới hiểu giá trị mỗi bài ca dao, mỗi câu tục ngữ và từ đấy tiến lên tìm hiểu cả cái kho tàng quí báu của nền văn học nhân dân Việt-nam.
Người lao động dưới chế độ phong kiến không phải chỉ có đấu tranh với thiên nhiên mà thôi. Sức lực, ý nghĩ, tình cảm của họ phần lớn dồn vào đấu tranh xã hội. Chế độ phong kiến không cho phép họ bộc lộ thẳng ra những ý nghĩ và tình cảm của họ đối với giai cấp thống trị, nhưng nó không thể nào hoàn toàn bóp nghẹt những ý nghĩ, tình cảm ấy được. Người lao động bị đè ép, luôn luôn vươn lên, vùng lên, trỗi dậy. Họ tỏ bầy nguyện vọng của họ, mong mỏi của họ, họ nguyền rủa giai cấp thống trị. Họ ước ao :
https://thuviensach.vn
Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng
… … …
Gà con đuổi bắt diều hâu,
Chim di đuổi đánh vỡ đầu bồ nông.
Trong lúc chưa gặp cơ hội « Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng » thì người lao động luôn luôn chăm chú đến mỗi hành động của bọn thống trị, mỉa mai chế diễu chúng và cũng là rút ra bài học bảo khẽ lẫn nhau. Bọn địa chủ chúng nó thì :
Miệng na mô, bụng bồ dao găm.
Hay có khi họ kêu to lên :
Bộ binh, bộ hộ, bộ hình
Ba bộ đồng tình bóp vú con tôi,
Những câu ca dao tục ngữ trên đây là những ước vọng, những ý nghĩ, những lời nguyền rủa của người lao động ném vào mặt giai cấp phong kiến, bóc trần dã tâm của chúng, lòng tàn nhẫn và hèn mạt của chúng. Nhưng người lao động dưới chế độ phong kiến không phải bất cứ lúc nào cũng mong mỏi « Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng ». Khi họ chưa có một ý nghĩ táo bạo mãnh liệt ấy, thì lề thói phong kiến, giáo dục phong kiến vẫn nhiễm sâu trong đầu óc họ. Cho nên, ý nghĩ, tình cảm của họ vẫn có hai mặt của nó : một mặt thì căm ghét muốn hạ kẻ thù, một mặt lại ngại ngùng và có khi còn ao ước địa vị của kẻ thống trị nữa.
Họ ví họ với con ếch, con chim di còn kẻ thống trị là con rắn, con bồ nông ; họ mong đợi có dịp nào đấy ếch cắn cổ rắn, chim di đánh bồ nông, nhưng bao giờ dịp tốt ấy đến được ? Người nông dân trong xã hội phong kiến nước ta chưa thấy. Chưa thấy, nhưng họ vẫn mong ngày ấy, cái ngày mà :
Con vua thì lại làm vua,
Con sãi ở chùa thì quét lá đa.
Bao giờ trời nổi can qua,
https://thuviensach.vn
Con vua thất thế lại ra ở chùa.
Nhưng lúc trời nổi can qua thì con sãi đi đâu ? Tác giả bài này sau đó cũng không cho ta biết.
Quan hệ giữa nông dân và giai cấp phong kiến là quan hệ đối kháng quyết liệt. Nhưng quan hệ đối kháng ấy cũng có từng mức của nó, từ mỉa mai chế diễu đến căm thù đến nguyền rủa và cuối cùng đến nổi lên bạo động.
Bạo động để rồi làm gì nữa ? Trước khi có giai cấp vô sản và Đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo, nông dân nước ta không biết và không thể biết, đó là lẽ có thể hiểu được nếu ta đi sâu vào việc nghiên cứu những qui luật tiến hóa của xã hội nước ta. Kinh nghiệm lịch sử đã nhiều lần cho ta thấy rằng sau mỗi cuộc bạo động thắng lợi, hay sau mỗi cuộc kháng chiến chống xâm lăng thắng lợi, nông dân vẫn không được giải phóng, kẻ cầm đầu họ dù thuộc về giai cấp phong kiến dân tộc chống đối với xâm lăng như Lê-Lợi, hay xuất thân trong nông dân như Nguyễn-Huệ, cũng lại là những người đè đầu cưỡi cổ họ. Với lối sản xuất riêng lẻ, phân tán, rời rạc của người nông dân trong điều kiện sức sản xuất còn lạc hậu, với kinh nghiệm lịch sử, thêm nữa với sự tiêm nhiễm giáo dục của phong kiến là giai cấp nắm độc quyền về văn hoá, tư tưởng của người nông dân trong xã hội phong kiến có khi đã muốn vươn lên một mình, tách ra ngoài giai cấp. Cho nên, nếu có chị phụ nữ hô lớn lên :
Ai ơi chớ lấy học trò,
Dài lưng tốn vải ăn no lại nằm !
thì có một chị khác ôn tồn đáp lại ngay :
Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham về cái bút cái nghiên anh đồ.
Cái bút, cái nghiên anh đồ không những sẽ tạo ra ruộng cả ao liền mà còn tạo ra cảnh « võng anh đi trước, võng nàng đi sau » nữa.
https://thuviensach.vn
Vì vậy, nghiên cứu văn học nhân dân, chúng ta cần nhìn thấy nhiều mặt của tư tưởng nhân dân dưới chế độ phong kiến. Nếu không, thì dễ dàng mắc vào sai lầm hoặc gán ghép cho nông dân những ý nghĩ, tình cảm mà họ chưa thể có, hoặc hễ thấy trong đầu óc họ có nhiễm phần tư tưởng phong kiến nào, thì kết luận ngay rằng : đó không phải là văn học nhân dân.
Cũng cần phải nói thêm rằng : văn học nhân dân không phải chỉ diễn tả những nỗi lo lắng, băn khoăn, căm thù của người lao động mà thôi. Văn học nhân dân còn diễn tả những niềm vui mừng, lòng yêu mến của họ đối với cảnh, đối với người. Có người đặt ra câu hỏi : sống dưới chế độ phong kiến thì người lao động vui mừng làm sao được ? Như thế là không đúng sự thực. Người nông dân làm ra lúa, ra khoai, xây dựng nên làng mạc nên họ có một lòng yêu làng mạc rất thắm thiết. Họ thuộc nam giới, hay nữ giới cho nên họ biết yêu ; họ lại là những người lao động, cho nên tình luyến ái của họ thật là trong trắng, hồn nhiên, lành mạnh, mộc mạc. Cô thôn nữ ra giữa cánh đồng, cất tiếng hát :
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát,
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông… Thân em như ngọn lúa đòng đòng
Phất phơ trước ngọn nắng hồng buổi mai.
Không có lòng yêu nồng thắm ấy thì làm sao mà có lòng hăng hái đấu tranh với thiên nhiên, và lòng căm thù kẻ ngăn cản mình sản xuất được. Ở đây ta không thấy có sự cảm thù, có sự vất cả, nhưng như thế cũng không thể kết luận rằng tác giả bài này không phải là người lao động và câu ca dao này không phải của nhân dân.
Người lao động yêu thiên nhiên, yêu chồng, yêu con. Và khi chưa có vợ, anh thanh niên còn biết yêu bạn tình của mình nữa :
Hôm qua tát nước đầu đình,
Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen.
Em được thì cho anh xin,
Hay là em để làm tin trong nhà.
https://thuviensach.vn
Áo anh sứt chỉ đường tà,
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu…
Hay là :
Ai kêu xeo xéo bên sông ?
Tôi còn vá áo cho chồng tôi đây !
Tình yêu của người nông dân bền vững, chắc nịch :
Bao giờ cạn nước Đồng-nai,
Nát chùa Thiên mụ mới phai lời nguyền.
Chính vì yêu chồng, yêu con, yêu người bạn tình của mình như thế, nên người lao động mới căm thù sâu sắc kẻ phá hoại hạnh phúc gia đình mình. Những câu ca dao, những bài hát ấy không phải là của giai cấp nào khác mà chính là của nhân dân lao động. Lòng yêu ấy gắn chặt với cuộc đấu tranh xã hội và đấu tranh với thiên nhiên, cho nên khi tìm hiểu một bài văn, chúng ta làm sao nhận thức được sự liên quan giữa yêu với ghét của người lao động, giữa bạn và thù, giữa lo lắng băn khoăn với tin tưởng. Chớ nên thấy một câu ca dao nào không có đấu tranh, không có căm thù mà vội kết luận ngay rằng : đó là của tác giả tiểu tư sản, tác giả địa chủ.
Trở lên trên, chúng tôi nêu một ít tỉ dụ để chứng tỏ rằng : văn học nhân dân luôn luôn đi sát với đấu tranh thiên nhiên, với đấu tranh xã hội. Nhưng muốn hiểu được văn học nhân dân, chúng ta cũng cần tìm xem tư tưởng nhân dân trong xã hội phong kiến có những mâu thuẫn gì, do đâu có những mâu thuẫn ấy, những mâu thuẫn ấy biểu lộ như thế nào ?
II. NHỮNG MÂU THUẪN TRONG Ý NGHĨ VÀ TÌNH CẢM CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN DƯỚI CHẾ ĐỘ PHONG KIẾN
Mới đây, một diễn giả trình bày về vấn đề : Ý thức hệ bình dân. Bình dân ở đây, theo ý diễn giả, là nông dân. Nhưng nông dân có hẳn một ý thức hệ không ? Đây là vấn đề chúng ta cần nghiên cứu. Từ trước tới nay, chúng ta thường nghe nói : ý thức hệ phong kiến, ý thức hệ tư sản, ý thức hệ vô
https://thuviensach.vn
sản, và ít nghe nói tới ý thức hệ bình dân hoặc ý thức hệ nông dân. Hoặc khi có nói tới thì nghĩa của những tiếng ý thức hệ ấy đã bị thu hẹp lại. Vì khi nói tới một ý thức hệ thì người ta hiểu ngay rằng đó là hệ thống tư tưởng của một giai cấp nhất định trong xã hội. Vấn đề đặt ra là : nông dân có phải là một giai cấp như giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản, giai cấp vô sản không ? Chúng ta hãy nghe Mác (Karl Marx) phân tích trong sách Cuộc chính biến của Nã-phá-luân (Le 18 brumaire de Bonaparte) :
« Những nông dân riêng lẻ họp thành một đám quần chúng to lớn mà mỗi người đều sống trong một hoàn cảnh như nhau, nhưng không gắn bó với nhau, thống nhất với nhau bằng những quan hệ phức tạp. Phương thức sản xuất của họ đáng lẽ đưa họ tới những mối liên hệ với nhau, thì lại cô lập họ với nhau. Tình trạng cô lập ấy càng tăng thêm vì đường giao thông ở Pháp xấu và vì nông dân quá nghèo nàn. Sự kinh doanh trên mảnh ruộng nhỏ không cho phép sự phân công lao động, không cho phép xử dụng những phương pháp khoa học ; do đó cũng không cho phép áp dụng những sáng kiến để phát triển, những sáng kiến của tài năng, không cho phép xử dụng những quan hệ xã hội phong phú. Mỗi gia đình nông dân hầu như hoàn toàn tự túc, tự sản xuất trực tiếp ra phần lớn những thức cần dùng, và tự làm ra thức ăn, vật dụng bằng những quan hệ với thiên nhiên hơn là bằng những quan hệ với xã hội. Đây là mảnh ruộng, người nông dân và gia đình của họ ; bên cạnh đấy lại một mảnh ruộng khác, một người nông dân khác và một gia đình nông dân khác. Một số những gia đình ấy hợp thành một làng và một số làng họp thành một quận. Như thế, đại bộ phận dân tộc Pháp là do một con số những đại lượng với cùng một tên gọi, cấu thành ; cũng gần giống như một cái bì đựng khoai tây gọi là bì khoai tây vậy. Trong chừng mực mà hàng triệu gia đình nông dân sống trong những điều kiện kinh tế làm học tách rời nhau và đối lập lối sống, lợi ích và văn hóa của họ với các giai cấp khác của xã hội thì họ là một giai cấp. Nhưng họ không phải là một giai cấp trong chừng mực giữa những nông dân lẻ tẻ chỉ có liên hệ địa phương và sự giống nhau về quyền lợi không tạo ra giữa họ với nhau một cộng đồng thể nào cả, một mối
https://thuviensach.vn
quan hệ dân tộc và một tổ chức chính trị nào cả 1. Vì lẽ ấy, họ bất lực trong việc lấy danh nghĩa của họ để bảo vệ lợi ích của họ, dù là kinh qua nghị trường hay quốc hội. Họ không tự đại biểu cho mình, họ phải để người khác đại biểu cho họ. Đại biểu của họ đối với họ đồng thời như một người bề trên, như một lực lượng chính quyền tuyệt đối, bảo vệ họ chống những giai cấp khác và ban phát ơn huệ cho họ. Ảnh hưởng chính trị của nông dân lẻ tẻ đã tìm thấy biểu hiện cao hơn hết ở sự qui phục xã hội vào quyền lực hành chính ».
Trên đây là sự phân tích của Mác về nông dân Pháp giữa thế kỷ thứ XIX, sau khi cách mạng tư sản Pháp đã thành công ngót 100 năm. Sự phân tích ấy áp dụng vào nông dân ở xã hội phong kiến nước ta vẫn có ý nghĩa đầy đủ của nó. Lối sống lẻ tẻ, rời rạc trong nền kinh tế tự cấp tự túc, lối sống cô lập lẫn với nhau đã làm cho người nông dân không thể có một ý thức hệ thuần nhất như các giai cấp khác. Họ không tự đại biểu cho họ, và người khác đã đại biểu cho họ. Họ chỉ thành giai cấp trong một chừng mực nhất định nào đó và trong một chừng mực khác thì họ lại không phải là một giai cấp. Địa vị xã hội ấy đã tạo ra nhiều mâu thuẫn trong ý nghĩ, tình cảm của họ. Văn học nhân dân cũ của ta đã phản ánh những mâu thuẫn ấy. Trong cuộc sống hàng ngày, trực tiếp bị áp bức và bóc lột, họ căm thù giai cấp phong kiến. Nhưng lòng căm thù của họ vẫn bao hàm phần thiếu chủ động, phần tiêu cực, phần trông ngóng vào một người dìu dắt làm đại biểu cho mình :
Bao giờ cho đến tháng ba,
Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.
Cái tháng ba ấy quả là khó có ngày tới được cũng như cái cảnh ếch cắn cổ rắn thì bao giờ mà có được. Tự nhìn mình, họ thấy họ chỉ là con ếch hoặc con gà con trước con diều hâu. Ý nghĩ ấy chính là ý nghĩ thiếu tự tin của một cuộc sống rời rạc lẻ tẻ trong một khung cảnh mà bao nhiêu người khác cũng rời rạc lẻ tẻ như vậy. Đọc hai câu trên, chúng ta hãy nhớ lại lời một chị con gái nói với một anh con trai mà chị ta không muốn lấy :
https://thuviensach.vn
Bao giờ trạch đẻ ngọn đa,
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Ếch cắn cổ rắn, chim di đánh bồ nông, trạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước là những chuyện không sao có được, không bao giờ có cả. Nói cho rõ hơn thì người nông dân căm thù địa chủ, nhưng trong điều kiện sản xuất của xã hội phong kiến, kinh nghiệm đã cho họ thấy rửa được thù là rất khó, có khi là ảo tưởng nữa. Vì vậy, họ vẫn gờm gờm kẻ thù. Cho đến :
Bao giờ trời nổi can qua,
Con vua thất thế lại ra ở chùa.
thì người nông dân thấy hả dạ, hả dạ vì kẻ thù trước mắt của mình thất thế chứ không phải là đời của mình đã đổi khác về căn bản. Mà thật ra dưới chế độ phong kiến nước ta, đời người nông dân cũng không có nhiều thay đổi lớn. Can qua hết rồi thì lại có vua, con vua lại làm vua và con sãi lại quét lá đa.
Đó là nói về những lúc mà lòng căm thù của người nông dân bùng lên sôi nổi và thốt ra nguyền rủa. Trong lúc cuộc xung đột chưa gay go đến mức ấy, thì ý nghĩ của họ đối với giai cấp phong kiến bóc lột chỉ là mỉa mai, chế diễu. Họ nhìn thấy giai cấp địa chủ là một kẻ xỏ lá, nham hiểm mà luôn luôn họ phải đề phòng. Nhưng họ vẫn đè chừng bọn địa chủ. Chúng ta trở lại bài Thằng Bờm thì sẽ thấy.
Bài Thằng Bờm cho ta thấy gì ? Nó đã bóc trần tâm địa lừa bịp, gian ngoan, xỏ lá của giai cấp địa chủ, tiêu biểu là phú ông. Tên phú ông muốn lấy cái quạt mo nên đã mặc cả đổi ba bò chín trâu. Đổi ba bò chín trâu không được thì nó lại mặc cả đổi ao sâu cá mè ; đổi ao cá mè không được thì nó lại gạ đổi bè gỗ lim ; gỗ lim không được, nó gạ đổi con chim đồi mồi ; đổi con chim đồi mồi không được, nó đành phải đổi hòn xôi vậy.
Bài Thằng Bờm còn cho ta thấy tính thiết thực của người nông dân, việc trao đổi phải chăng của người lao động. Nội dung bài ấy đã nói lên như vậy. Bạn Trần Thanh Mại đã nêu lên ý nghĩa ấy. Nhưng bạn Mại lại đi quá xa và có những kết luận không căn cứ, chẳng hạn như Bờm là tiêu biểu
https://thuviensach.vn
cho cái gì bất khuất, hoặc đó là bài nói lên lòng tin tưởng ở việc đánh đổ cường hào gian ác để giữ lấy ưu thế chính trị của nông dân.
Nhưng nếu chỉ nhìn thấy tâm địa xỏ lá của thằng phú ông, và tính ngay thẳng, thiết thực của Bờm thì tức là không thấy cái mâu thuẫn trong ý nghĩ, tình cảm của người nông dân dưới chế độ phong kiến nước ta. Người nông dân căm ghét địa chủ, thấy rõ dã tâm của địa chủ, nhưng vì nông dân không phải là giai cấp chủ động trong cách mạng, cho nên họ vẫn có lòng tự ti, họ vẫn e dè đối với giai cấp địa chủ. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, của Đảng lao động Việt nam, họ mới tránh được sự tự ti ấy, họ mới có một tin tưởng mạnh mẽ ở họ. Mà giai cấp công nhân và Đảng của giai cấp công nhân chỉ xuất hiện khi điều kiện xã hội đã cho phép, khi những lực lượng sản xuất mới đã vươn lên có thể tạo ra nó. Trong điều kiện xã hội phong kiến nước ta trước kia, nông dân chưa gột hẳn được lòng tự ti và chưa có thể có được lòng tự tin ấy. Vì vậy, trong bài Thằng Bờm, vị trí « thằng » của người « nông dân » và vị trí « phú ông » của địa chủ vẫn nói lên cái dụt dè, tự ti ngài ngại của người nông dân. Bạn Ngô-quân-Miện đã thấy rõ điều ấy, nhưng tiếc rằng bạn Miện không thấy rõ mâu thuẫn trong tình cảm, ý nghĩ của người nông dân, hơn nữa cũng chưa đi sâu hơn vào xã hội phong kiến cho nên đã có những kết luận vội vàng rằng : nên liệt bài ấy vào loại phong kiến. Rồi do không thấy rõ qui luật mâu thuẫn trong tư tưởng nông dân dưới chế độ phong kiến, nên từ bài Thằng Bờm bạn Miện xui chúng ta rằng : « Đã là một sản phẩm văn chương của phong kiến thì nhất định là phải tẩy trừ ».
Nếu có ai hỏi lại bạn Miện : thế thì có nên tẩy trừ bài Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Truyện Kiều của Nguyễn Du không thì chắc bạn Miện cũng như những bạn cùng quan điểm với bạn Miện sẽ khó mà trả lời được.
Tại sao cùng một bài ca dao mà lại có những nhận định trái ngược hẳn nhau như vậy ? Theo ý chúng tôi thì mặc dầu những nhận định của bạn Mại, Miện và Mai có vẻ như trái ngược nhau, nhưng thật ra thì đều xuất phát ở một chỗ giống nhau : tức là lấy tiêu chuẩn người nông dân dưới sự
https://thuviensach.vn
lãnh đạo của Đảng lao động Việt nam trong thời kỳ phát động quần chúng năm 1954 để đánh giá người nông dân trong những thế kỷ trước, khi mà giai cấp công nhân và Đảng của giai cấp công nhân Việt nam chưa xuất hiện. Bạn Mại đã cường điệu ý nghĩa của bài Thằng Bờm và đã rơi vào quan điểm phi lịch sử ; bạn Miện và bạn Mai mới nhìn thấy một phía của nội dung bài Thằng Bờm và thấy người nông dân xưa kia tự ti, coi mình là « thằng » và gọi địa chủ là « phú ông » nên không bằng lòng và do đó cũng không bằng lòng luôn cả một bài ca dao rất có giá trị là bài Thằng Bờm. Rút cục, cả bạn Miện và Phạm Mai cũng đi từ điểm xuất phát như bạn Trần Thanh Mại.
Lê-nin trong khi bình luận Tôn-stôi (Les articles de Lé-nine sur Tolstoĩ) đã dạy ta rằng : « Cho nên, phải xét những mâu thuẫn trong nhận định của Tôn-stôi không phải theo quan điểm của phong trào công nhân hiện đại và quan điểm của chủ nghĩa xã hội hiện đại (thực ra sự nhận xét ấy là rất cần, nhưng không đủ), nhưng phải xét theo quan điểm phản đối chế độ tư bản lúc đó đang lên, phản đối tình trạng phá sản của những quần chúng đã bị chiếm đoạt ruộng đất, những lời phản đối nổi lên từ nông thôn còn tính chất gia trưởng của Nga » Lê-nin cũng đã vạch rõ phần giá trị đáng quí trong những tác phẩm của Tôn-stôi, cũng như những phần phản động trong các tác phẩm ấy. Lê-nin đã lấy phương pháp biện chứng, vận dụng qui luật mâu thuẫn để đánh giá những tác phẩm của nhà đại văn hào Tôn-stôi và đã dạy ta một bài học rất quí để chúng ta tìm hiểu giá trị văn học cũ của ta, không những văn học nhân dân mà cả văn học phong kiến nữa.
Cho nên đối với mỗi bài văn cũ có giá trị, đối với những tác phẩm cũ có giá trị chúng ta cần thấy được những mâu thuẫn trong nội dung bài văn, nội dung tác phẩm, nhưng không nên xét theo quan điểm của người cán bộ đi phát động quần chúng để đánh giá lời của người nông dân trong ca dao, mà cần xét theo quan điểm chống đối lại giai cấp thống trị, chống đối lại chế độ phong kiến. Còn đối với những phương diện tiêu cực, phương diện lạc hậu của nội dung bài ca dao, chúng ta cần tìm hiểu xem vì sao lại có
https://thuviensach.vn
tiêu cực, lạc hậu ấy, và làm bật lên được tính giới hạn của những điều kiện lịch sử của một xã hội nhất định.
Xét văn học nhân dân cũ của ta mà nhất thiết đòi các tác phẩm văn học ấy phải có một nội dung hiện nay ta mong muốn, tức là muốn bắt thời xưa phải như thời nay. Như thế là phủ nhận lịch sử, không đứng vào quan điểm khoa học lịch sử để xét vấn đề. Những bài ca dao nói lên ý nghĩ, tình cảm của người lao động dưới chế độ phong kiến trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên cũng như trong cuộc đấu tranh xã hội đều có những phần tiến bộ, nhưng đồng thời cũng lại có những phần lạc hậu của nó. Những mâu thuẫn ấy là điều không sao tránh được. Vì chỉ khi nào, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động mới tiến lên và thấy được hướng đấu tranh đúng của mình để giải phóng mình và giải phóng cả những trói buộc của những tư tưởng lạc hậu do điều kiện xã hội và giai cấp thống trị để lại trong đầu óc họ.
III. TƯ TƯỞNG CỦA NÔNG DÂN DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
Cố gán ghép cho những bài ca dao thời phong kiến là đã có một nội dung phản phong triệt để, là đã nói lên lòng tin tưởng mãnh liệt vào việc đánh đổ uy thế của giai cấp phong kiến để giành lấy ưu thế chính trị cho nông dân lao động ở nông thôn, tức là chưa nhận thấy rõ vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân. Đó là trường hợp bạn Trần Thanh Mại.
Có những người bề ngoài hình như trái ngược lại, đòi hỏi những bài ca dao thời phong kiến phải có một nội dung như văn học thời dân chủ nhân dân, và hễ thấy một chút tư tưởng phong kiến trong nội dung những bài ca dao cũ đã vội kết luận rằng : « phải tẩy trừ đi », như thế cũng tức là không nhìn thấy tác dụng lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với phong trào nông dân, đối với tư tưởng nông dân. Đó là trường hợp bạn Ngô Quân Miện và bạn Phạm Mai.
https://thuviensach.vn
Tư tưởng của nông dân dưới chế độ phong kiến không thể tách khỏi tác động của phương thức sản xuất của họ được. Trong điều kiện kinh tế tự cấp tự túc, kỹ thuật lạc hậu, một mặt nông dân đấu tranh với thiên nhiên, « thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân », nhưng một mặt thì sức mạnh của thiên nhiên vẫn luôn luôn ám ảnh họ, làm cho họ lo sợ, cho nên họ mới « Lạy trời mưa xuống… ». Trong tư tưởng của người nông dân, có một sức phấn đấu đẩy họ tiến lên thắng thiên nhiên, nhưng đồng thời lại có một sức kìm hãm họ lại. Cày ải được là do cái cày bằng sắt, vãi được phân là nhờ đã thu được bao nhiêu kinh nghiệm của cha ông để lại. Với phương thức canh tác ấy, họ tin ở họ, thấy sức mạnh của họ. Nhưng cũng trong điều kiện ấy, mưa, nắng, lụt, bão, sâu vẫn là những tai họa « Trời » gieo cho họ. Tại sao lại mưa, và muốn cho ruộng khỏi lụt thì phải làm thế nào ? Nắng quá, ruộng sẽ khô nẻ, kỹ thuật mà họ có, đời sống rời rạc giữa họ với nhau chưa cho phép họ tìm thấy con đường thắng những trở lực thiên nhiên ấy. Tư tưởng tiến thủ và tư tưởng thoái thủ của họ là do phương thức sản xuất đương thời đẻ ra mà thôi. Cuộc đấu tranh thực tế trong sản xuất hàng ngày đã tạo ra cho người lao động có tư tưởng thắng thiên nhiên. Nhưng họ thắng đến mực nào ? Sự nỗ lực chủ quan của họ lại do điều kiện phương thức sản xuất đương thời giới hạn. Những tư tưởng mê tin dị đoan, bảo thủ, lạc hậu do giai cấp thống trị nhồi cho họ cũng là những lực lượng kìm hãm tư tưởng tiến thủ của họ rất nhiều. Nghiên cứu văn học cũ của ta, đặc biệt là văn học nhân dân, chúng ta không thể không thấy hai mặt của tư tưởng người lao động trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên. Có thấy được cả hai mặt ấy, chúng ta mới thấy tại sao hiện nay, dưới chế độ dân chủ nhân dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, nhân dân lao động có thể giải phóng tư tưởng khỏi những kìm hãm của phong kiến để đẩy mạnh sản xuất. Phong trào thi đua thắng thiên tai mấy năm nay là bằng chứng của công cuộc giải phóng tư tưởng ấy.
Trên đây là nói về tư tưởng của nhân dân lao động thời phong kiến trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên. Trong cuộc đấu tranh xã hội của nhân dân lao động cũng vậy. Sự áp bức bóc lột hàng ngày làm cho nhân dân lao
https://thuviensach.vn
động căm thù bọn địa chủ phong kiến đã kìm hãm, đọa đầy đời sống của họ. Do đó, tư tưởng chống đối lại giai cấp thống trị đã biểu hiện ra nhiều mặt : diễu cợt, mỉa mai, châm biếm, nguyền rủa rồi tới ngày nổi can qua thì họ hạ cổ kẻ thù giai cấp trước mắt.
Nhưng không phải chỉ có một mặt ấy. Đối với giai cấp phong kiến, nhân dân lao động trong xã hội phong kiến có phần còn tự ti, còn e ngại rụt rè và còn biểu lộ ra cả những ý nghĩ thèm muốn địa vị của giai cấp thống trị nữa.
Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồ.
Tại sao lại có phần tư tưởng thoái thủ ấy ? Lễ giáo tôn ti trật tự của xã hội không phải một lúc mà gột rửa ngay được. Vả lại, như Mác đã phân tích cho ta thấy : người nông dân « không tự đại biểu cho mình, họ phải để người khác đại biểu cho họ », cho nên trong cuộc đấu tranh với bọn thống trị dưới chế độ phong kiến, kinh nghiệm lịch sử đã chỉ cho ta thấy rằng đại biểu cho nông dân nếu không phải những ông đồ thi hỏng như Nguyễn Hữu Cầu thì lại là những phú ông như Lê Lợi. Những người này là ai ? Cũng lại là một tầng lớp phong kiến. Người đại biểu phong trào nông dân lúc ấy đã như vậy thì trách gì tư tưởng của chính người nông dân. Nếu có những trường hợp riêng biệt như phong trào Tây Sơn thì khi Tây Sơn đã thắng, bộ máy quan lại của triều đình Tây Sơn thành lập vẫn không khác xưa, tôn ti trật tự phong kiến vẫn được duy trì và tư tưởng phong kiến lại vẫn thống trị.
Nhưng tư tưởng của nông dân không phải chỉ ở mãi trong vòng luẩn quẩn của một phạm vi phong kiến nhất định. Những lời ca dao, tục ngữ, những bài hát đã bóc trần những cái thối nát của giai cấp thống trị trong một thời kỳ nhất định rồi góp phần động viên tổ chức lực lượng nhân dân làm bạo động và sau mỗi lần bạo động lại nâng cao tư tưởng của nhân dân lên một trình độ khác, tùy theo với trình độ phát triển mới của xã hội. Khi hát lên bài Thằng Bờm nhân dân thấy được cái đểu giả của giai cấp địa chủ
https://thuviensach.vn
; từ nhà địa chủ bước ra, họ nói với bạn cùng cảnh với họ : bọn địa chủ thì « miệng nam vô bụng bồ dao găm » ; và khi tất cả mọi người ở nhiều nơi đã căm thù bọn bóc lột đến cùng cực, thì họ mong ngày : « Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng ».
Nghiên cứu ca dao tục ngữ, nghiên cứu văn học cũ của nhân dân ta, chúng ta cần thấy rõ sự tiến triển của ý nghĩ, tình cảm của người nông dân trong mối quan hệ nhất định đối với giai cấp thống trị trong những thời kỳ nhất định. Chúng ta lại cần thấy những ý nghĩ, tình cảm thoái thủ, tiêu cực, những tư tưởng kìm hãm sự giải phóng nông dân để thấy rõ rằng : Trong điều kiện chưa có một giai cấp tiền phong, đại biểu cho một nền sản xuất tiến bộ như giai cấp công nhân lãnh đạo, thì nông dân cũng như mọi tầng lớp lao động, chưa thể có một tư tưởng triệt để cách mạng được. Thật như vậy, chúng ta cứ nhìn những biểu hiện tư tưởng của nông dân trước và sau phát động quần chúng thì đủ rõ.
Một đồng chí cán bộ được Đảng và Chính phủ phái đi về các xã phát động quần chúng. Trong mọi bước công tác thì việc phát động tư tưởng là khó nhất. Làm thế nào cho nông dân không tự ti, không rụt rè, mạnh bạo chống lại kẻ đã hà hiếp họ. Muốn phát động được tư tưởng nông dân, phải gợi được khổ của họ, lại phải tổ chức họ để họ có sức mạnh và luôn luôn giúp đỡ họ. Những tổ sản xuất, tổ đổi công, những cuộc hội nghị lớn nhỏ liên tiếp trong hàng tháng mới bắt đầu, giúp cho nông dân thấy sức mạnh của tập thể, của mình và tránh cho nông dân khỏi e ngại rụt rè. Và đó mới chỉ là bước đầu. Rồi đây, lại còn phải luôn luôn làm thế nào tiếp tục bồi dưỡng và cải tạo tư tưởng cho họ nữa. Hiện nay, ở Trung Quốc, sau phát động cải cách ruộng đất, việc tổ chức hợp tác xã đã được tiến hành và ở đấy cũng đã có nông trường tập thể. Ở Liên-xô là nơi mà tư tưởng của nông dân đã rất tiến bộ, việc động viên tổ chức và cải tạo nông dân đang được đẩy lên một giai đoạn mới : giai đoạn cộng sản chủ nghĩa. Những nông trường tập thể đang tiến tới trở thành những nông trường quốc doanh với một nền kỹ thuật tối tân.
https://thuviensach.vn
Không có sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và Đảng của giai cấp công nhân, thì trong điều kiện sản xuất rời rạc, phân tán, với kỹ thuật lạc hậu, nông dân chưa thể giải phóng khỏi những tư tưởng của xã hội cũ được. Chỉ có dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và Đảng lao động Việt nam, nông dân mới mỗi ngày tiến lên gột rửa những vết tích của những tư tưởng của giai cấp phong kiến mà họ đã nhiễm phải và phát huy được tất cả những ý nghĩ, tình cảm của người lao động chiến đấu và sản xuất. Tìm hiểu văn học cũ của nhân dân ta, chúng ta cần nhận thấy rõ điều đó để đặt những ca dao tục ngữ vào thời đại nhất định của nó, để xét nội dung của những ca dao tục ngữ theo quan điểm chống đối lại giai cấp phong kiến trong chừng mực nào đó, đồng thời cũng xét những điều kiện lịch sử nhất định đã kìm hãm tư tưởng của người lao động. Có như thế, chúng ta mới hiểu được nội dung một bài văn cũ.
Văn học gần đây đã bắt đầu được nâng lên địa vị một khoa học. Muốn hiểu khoa học, phải dày công tìm kiếm và học tập. Muốn hiểu văn học cũ của ta cũng vậy. Cho nên, chúng tôi xin nhắc lại lời của đồng chí Trường Chinh đã nêu ra ở trên :
« Đó là một kho tàng rất quí mà các nhà văn hóa, sử học và khảo cổ học nước ta còn phải dày công mới tìm hiểu hết được ».
MINH TRANH
https://thuviensach.vn
NGƯỜI NÔNG DÂN VIỆT NAM TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
của VŨ NGỌC PHAN
NHÂN dân Việt nam, chủ yếu là nông dân là những người đã sáng tạo ra lịch sử. Họ là những người đã đặt những viên gạch đầu tiên cho nền văn hóa Việt nam nói chung và nền văn học Việt nam nói riêng, mà cho đến ngày nay và sau này, họ vẫn tiếp tục xây dựng.
Goóc-ki có nói : nhân dân là người sáng tạo và tuyên truyền ngữ ngôn. Họ cũng là người sáng tạo ra những giá trị mà văn học đã nêu lên một cách rực rỡ. Chỉ có cách nghiên cứu những điều kiện sinh hoạt của những người sản xuất ra những thứ về vật chất – đồng thời họ cũng là những người sáng tạo những giá trị về tinh thần – mới có thể giảng giải được sự phát triển của văn hóa.
Lẽ tự nhiên, không phải tất cả nền dân gian văn học của ta đều là tiến bộ. Cái chế độ người bóc lột người trong lâu đời đã thâm nhập vào trí óc nhân dân nhiều cái phản tiến hóa. Trước khi có giai cấp vô sản, trước khi có chủ nghĩa Mác, hay ngay trước khi có cuộc Cách mạng Xô-viết, không một tác phẩm văn chương nào ở một nước nào lại diễn được một quan điểm giai cấp thuần túy. Không một tác phẩm nào tránh được mâu thuẫn, không có những ý kiến chống đối nhau. Chỉ có người vô sản thời nay mới có ý thức thật rõ về giai cấp. Các nhà nghiên cứu về biện chứng duy vật luận đã nói cho chúng ta biết rằng chúng ta phải kể đến sự phức tạp của các sự việc, nhưng đừng để mình bị chìm đắm trong đó. Phải đứng trên lực lượng đấu tranh giai cấp mà tìm cho thấy những vị trí của giai cấp đang lên.
Trong văn học Việt nam, dân gian văn học đã chiếm một địa vị rất lớn, mà dân gian văn học chính là thứ văn học phản ánh một cách rất rõ tư tưởng và sinh hoạt của người nông dân. Văn học do người nông dân sáng
https://thuviensach.vn
tạo cho ta thấy được những cái lớn mạnh của người nông dân, nhưng đồng thời nó cũng cho ta thấy cả những nhược điểm của người nông dân nữa.
Người nông dân Việt nam có ưu điểm, có nhược điểm, tất nhiên phải như thế, nhưng một điều ta cần phải nhận định là trên mặt địa cầu, cũng như mấy nước dân chủ khác, nước Việt nam ta thật là một nước nhỏ bé, nhỏ bé về diện tích về dân số, mà vẫn giữ nguyên được bản chất của mình, vẫn tồn tại qua biết bao thời kỳ xâm lăng tàn bạo.
Sự tồn tại ấy do đâu mà có ? Do ở ý chí quật cường của dân tộc ta, do ở tinh thần đấu tranh của dân tộc ta. Ý chí ấy thật là bền bĩ, tinh thần ấy thật là mãnh liệt. Văn hóa nước ngoài xâm nhập nước ta dần dần đều bị việt hóa, trở nên những công cụ của hẳn ta, để giúp ta tiến bộ. Tất cả những điều đó làm cho chúng ta phải chú ý đến vai trò của người nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
*
Truyện cổ tích Việt nam, những sáng tác truyền khẩu bất hủ của nhân dân Việt nam, đã cho chúng ta thấy rõ vai trò ấy. Óc tưởng tượng, óc lãng mạn cách mạng, tinh thần quật khởi, óc thực tế và xây dựng, ý chí bền bĩ và tích cực, lý trí và tình cảm, đều luôn luôn liên hệ đến sản xuất và chiến đấu, đó là tất cả những cái ta thấy trong các truyện cổ tích Việt nam. Truyện cổ tích của ta cho chúng ta thấy đầy những mâu thuẫn trong xã hội cũ của chúng ta, mà mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ trong suốt thời kỳ phong kiến.
Những truyện cổ tích ấy lại cho chúng ta thấy những người lao động ở nông thôn nước ta thật là những thi sĩ thiên tài. Hồn thơ của họ man mác đến người, đến giống vật, đến cỏ cây, đến cả vũ trụ, nhưng không bao giờ mơ hồ, vơ vẩn. Sống ở đồng ruộng, giữa khoảng trời đất bao la, luôn luôn phải đấu tranh với thiên nhiên, chống đối với giai cấp thống trị áp bức bóc lột mình, trí óc người nông dân được tôi luyện, ngày một mở mang, sáng suốt trong cuộc chiến đấu bền bĩ, nên óc tưởng tượng của họ cũng rất đặc
https://thuviensach.vn
biệt. Óc tưởng tượng ấy thể hiện rất rõ trong truyện cổ tích, bao giờ nó cũng liên hệ với thực tế và có tính chất xây dựng.
Vào thời Hùng vương thứ XVIII, chế độ cộng sản nguyên thủy bắt đầu tan rã và sắp chuyển sang chế độ chiếm hữu nô lệ. Bắt đầu có công cụ sản xuất bằng kim khí, những người lao động thời đó cũng bắt đầu kéo nhau từng đoàn, từng lũ, từ núi cao rừng sâu di cư xuống đồng bằng, gần sông nước, cho đời sống được dễ chịu, vui tươi hơn. Những công việc khai phá để mở mang đồng ruộng là những công việc thời đó rất mới, đòi hỏi rất nhiều sức lao động của người và những dụng cụ cứng cáp, sắc bén. Người lao động mỗi ngày một giàu kinh nghiệm, công cụ mỗi ngày một tinh xảo thì chế độ đương thời lại càng mau đi đến chỗ tan rã. Người ta thiết tha với mảnh đất mà người ta đã mất biết bao bồ hôi nước mắt trong khi vun xới. Bởi thế, trong khi sản xuất được đảm bảo thì có sự hòa hoãn ; đến khi sản xuất bị xâm phạm quá mức, lập tức có sự chống đối của nhân dân. Đấu tranh giai cấp xuất phát ở sản xuất và nó là động lực thúc đẩy xã hội tiến lên.
Trong khi có nước lụt, nước sông dâng lên tràn vào đồng ruộng phá phách mùa màng, nhân dân thời cổ đã coi con nước như kẻ thù địch. Đó là một việc lớn xảy ra làm hại người hại của của nhân dân, xáo trộn trật tự xã hội, ảnh hưởng sâu rộng đến trí óc mọi người. Họ nhớ đến những ngày đen tối mà những tù trưởng các bộ lạc ở gần kéo quân tàn bạo đến cướp gia súc, thóc lúa và vợ con của họ đem đi. Do đó, óc tưởng tượng của họ đã nhân cách hóa nước lụt thành Thủy tinh, một kẻ xâm lược, cũng đến cướp bóc hoa màu và súc vật của họ như những quân cướp kia. Còn Sơn tinh tiêu biểu cho một bộ lạc, cho cả một đoàn người ở miền sơn cước vừa mới xuống gần bờ nước để giồng giọt chăn nuôi, thì vấp phải sự phá phách của nước lụt. Sơn tinh bảo vệ sản xuất cho nhân dân lao động, nên Sơn tinh đã được nhân dân ghi nhớ công ơn, còn Thủy tinh phá hoại sản xuất, nên đã bị nhân dân coi là kẻ đại thù.
Đến cả chuyện Thánh Gióng cũng vậy. Phù đổng thiên vương có thể là một viên tù trưởng một bộ lạc, hưởng ứng lời kêu gọi của Hùng vương và
https://thuviensach.vn
đã dùng vũ khí bằng sắt để phá tan quân giặc xâm phạm đất đai của mình. Nhưng vào thời cộng sản nguyên thủy, dù là vua 2, dù là tù trưởng, cũng đều tham gia lao động và cũng đều ở quần chúng nhân dân ngoi lên, cho nên Phù đổng thiên vương cũng vốn là con đẻ của người dân lao động thời bấy giờ, tiêu biểu cho sức mạnh tiềm tàng và tinh thần quật khởi của nhân dân, đã được nhân dân thần thánh hóa sau một trận thắng rất huy hoàng, oanh liệt.
Sự tưởng tượng của người dân lao động lên đến cao độ khi họ đã tin tưởng ở thắng lợi. Trong thời sắt còn rất hiếm, chỉ bọn vua chúa mới có, người dân lao động Việt nam thời cổ đã ao ước có thật nhiều vũ khí bằng sắt để phá tan mọi cuộc xâm lăng. Sự tưởng tượng của họ đã trở nên lãng mạn cách mạng khi họ đứng trong lò rèn, trước những thỏi sắt nung đỏ, tóe lửa dưới cây búa lớn nện xuống. Thánh Gióng (một viên dũng tướng, có lẽ bị tử thương không tìm thấy xác sau khi đã đánh tan quân thù) do ở óc tưởng tượng của người dân lao động, đã trở nên một vị anh hùng cực kỳ vĩ đại, đội nón sắt, mặc giáp sắt, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt. Người chiến sĩ thanh niên ấy đã đập cái bàn tay cứng rắn như cây búa lớn lên lưng ngựa sắt, làm cho ngựa sắt thét ra lửa, cháy cả một khu rừng. Rồi sau khi thắng trận, cả người lẫn ngựa bay bổng lên trời. Chỉ những dân tộc tinh thần đấu tranh lên đến cao độ mới có được ý thơ mạnh mẽ, để xây dựng một sự việc thánh thần như thế. Óc tưởng tượng ấy thật là hùng vĩ. Nhưng sự tưởng tượng cao cả ấy cũng không quên thực tế đương thời : vào thời mới có sắt, những đồ bằng sắt còn chế tạo vụng về, hay gẫy, nên cái roi sắt của Thánh Gióng cũng bị gẫy trong khi ông đang giết giặc và ông phải nhổ tre bên đường để quật vào quân thù.
Trong hàng nghìn năm chế độ phong kiến ngự trị, dưới thời Trần, Lê, nông dân đã cùng đứng vào hàng ngũ với giai cấp phong kiến để chống xâm lăng. Chúng ta có đứng trên cơ sở sản xuất và về mặt giai cấp đấu tranh mà xét nhận, mới thấy rõ được mâu thuẫn. Khi có giặc Nguyên, giặc Minh đến xâm lăng đất nước, thì mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn giữa quân phong kiến ngoại xâm với toàn bộ quốc gia, còn mâu thuẫn trong nội
https://thuviensach.vn
bộ xã hội đương thời, như mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân trở nên thứ yếu. Tất cả các tầng lớp nhân dân đã cùng nhau sát cánh để chống xâm lăng. Bởi vậy, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, sau khi đánh bại được quân Nguyên, quân Minh, đã được nhân dân đương thời coi là anh hùng dân tộc. Cũng như ở Trung quốc, trong thời kỳ phong kiến, Nhạc Phi, đại biểu của giai cấp địa chủ, đã từng đàn áp việc khởi nghĩa của nông dân, nhưng cũng đã được coi là anh hùng dân tộc trong việc phá giặc Kim xâm lăng đất nước. Vậy chỉ trừ những thời kỳ chống xâm lăng, còn trong xã hội Việt nam, mâu thuẫn chủ yếu vẫn là mâu thuẫn giữa địa chủ với nông dân. Sự căm thù của nông dân đối với địa chủ nhiều khi cực kỳ gay gắt. Óc tưởng tượng dồi dào của người nông dân đi tới lãng mạn cách mạng, bắt nguồn ở sự căm thù của giai cấp, đã làm cho họ có con mắt khác thường đối với giai cấp đàn áp bóc lột họ. Với lòng tin tưởng rất mạnh, coi địa chủ như thú vật, người nông dân đã thú vật hóa địa chủ trong sáng tác của họ. Đó là những truyện cổ tích Thần lợn, Nghè hóa cọp, trong có những tên địa chủ cường hào đã do người nông dân điển hình hóa bằng những nét sắc sảo, mạnh dạn, bóc trần hết những tính chất bỉ ổi của giai cấp bóc lột và ngoan cố.
Ngay trong truyện Tấm, Cám, Tấm hết hóa ra chim, ra cây soan đào, lại ra quả thị, nhiều người căn cứ vào nguồn gốc của truyện, bảo đó là thuyết luân hồi của đạo Phật, buộc người ta trước khi được sung sướng, phải trải qua đủ mùi cay đắng, phong trần. Nhưng nếu chúng ta căn cứ vào sự việt hóa nhiều thứ ngoại lai và đặt nó vào một hoàn cảnh lịch sử nhất định và trình độ tư tưởng của người thời xưa, thì nó chỉ có ý nghĩa tôn giáo một phần nhỏ. Cái chính là ở như óc tưởng tượng phi thường của người nông dân. Thí dụ truyện Tú Uyên, sự việc trong đó không liên quan gì đến đạo Phật, vậy mà tác giả vô danh trong quần chúng nhân dân đã tưởng tượng được cái vật vô tri vô giác là bức tranh có một sức sinh động tiềm tàng : trong lúc vắng vẻ, người tố nữ ở trong tranh bước ra, rồi khi đã thu vén nhà cửa cho lang quân xong, lại nhập vào tranh như cũ…
*
https://thuviensach.vn
Óc tưởng tượng của người nông dân Việt nam được dồi dào phong phú như thế là nhờ ở như họ rất nhiều tình cảm. Tình cảm ấy thắm thiết biết chừng nào khi ta đọc những bài dân ca, những bài thơ ứng khẩu của người nông dân. Tình cảm ấy cũng rất thắm thiết trong những truyện cổ tích Việt nam. Tình cảm của người nông dân Việt nam không phải thứ tình cảm ủy mị, nhớ hão thương huyền. Đối với ngoại vật, đối với mọi việc ở đời, lý trí của họ có hoan nghênh, thừa nhận, tình cảm của họ mới hòa một nhịp với lý trí mà dồi dào, thắm thiết. Từ những việc nhỏ giữa người với người ở nông thôn, từ những sự sinh hoạt của bản thân, của những người cùng giai cấp, cho đến sự sống còn của dân tộc, sự đấu tranh với thiên nhiên, sự yêu mến cái đẹp vĩ đại của trời đất, người nông dân Việt nam đều có nhận định thiết thực theo mức tiến bộ của tư tưởng họ. Những sự nhận định đó, những quan niệm đó chứa chan tình cảm và luôn luôn liên hệ với thực tế đương thời. Đó là vũ trụ quan của tổ tiên chúng ta.
Đất vuông, trời tròn, cái thuyết không gian bốn góc, người dân lao động Việt nam đã quan niệm trong truyện Bánh dày, bánh chưng. Ở giữa khoảng trời đất, cùng với vạn vật chung sống, con người ta phải đấu tranh liên tục, phải lao động, phải tin ở khả năng biến cải thiên nhiên của mình. Đó là chỗ mà ý thức về giai cấp bắt nguồn, để nhận định cho rõ quyền lợi của người lao động và sự chiếm hữu của kẻ không lao động và ăn bám. Lý trí và tình cảm của người dân Việt nam luôn luôn hướng về xây dựng. Những tình cảm của họ biểu lộ trong dân ca hay trong truyện cổ tích, đôi khi tưởng như tiêu cực, chỉ là những sự nhận định thống thiết về nỗi khổ của mình, về cương vị thấp kém của mình. Có như thế, họ mới thấy rõ mặt chủ yếu của mâu thuẫn giữa họ với giai cấp phong kiến, để vươn lên đấu tranh. Những cuộc đấu tranh của nông dân, những cuộc nông dân khởi nghĩa đã đầy rẫy trong lịch sử Việt nam. Cho đến hiện thời, ngay trước mắt ta, chúng ta đã thấy nông dân là chủ lực quân của Cách mạng, và không có nông dân, Cách mạng không thể thành công.
Nhưng tinh thần đấu tranh của người nông dân tuy có quyết liệt, nhưng không được triệt để, do ở những hoạt động của họ trong thời bình
https://thuviensach.vn
phần nhiều có tính chất cá thể, và một khi quyền lợi được thỏa mãn, đấu tranh cũng tạm ngừng. Nông dân đấu tranh chống phong kiến, nhưng một khi cướp được chính quyền rồi, nông dân cũng dễ quên gốc rễ, lại trở thành phong kiến với một chính sách tuy có khác trước, nhưng sự đàn áp bóc lột cũng vẫn nặng nề. Cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Huệ là một bằng chứng rất rõ.
Trong các truyện cổ tích của ta, những tính chất phức tạp ấy của người nông dân cũng rất rõ ở các vai chính trong truyện. Trong truyện Tấm, Cám, Tấm rất oán ghét dì ghẻ đã bóc lột sức lao động của mình và đã hành hạ mình tàn nhẫn, nhưng cũng thích được làm vợ vua, và khi được làm hoàng hậu thì cũng muốn giữ chặt lấy ngôi của mình, tuy Tấm vẫn thích lao động. Trong truyện Cây Khế, óc tư hữu, quyền trưởng tử, lối sản xuất cá thể của người nông dân, chúng ta cũng thấy rất rõ. Trong truyện Bánh dày, bánh chưng, Lang Liêu vốn nghèo và tích cực tham gia lao động. Anh tiêu biểu cho quần chúng nhân dân thời anh về lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, về quan niệm đối với vũ trụ, nhưng anh cũng tiêu biểu cho cả lòng thiết tha muốn có ngôi vị và sự ao ước được làm vua của người dân lao động thời anh nữa. Bởi vậy, phải đợi cho có giai cấp công nhân ra đời, mới có thể có quan điểm giai cấp thuần túy được. Tính tình tư tưởng người nông dân có rất nhiều mâu thuẫn, nên đấu tranh tính của họ khác hẳn đấu tranh tính của người công nhân.
*
Dân gian văn học Việt nam vốn rất phong phú. Từ Cách mạng tháng Tám đến nay, nó lại phát triển mạnh mẽ phi thường. Tư tưởng người nông dân được phát động, khả năng và tài nghệ của người nông dân cũng phát triển không ngừng. Chúng ta đã thấy tài năng các nghệ nhân trong những cuộc biểu diễn của các đoàn văn công tại Hà nội, những đoàn văn công thuộc đủ các địa phương, từ miền Nam Việt nam cho đến liên khu Việt bắc. Có biết bao câu hát, điệu hò, có biết bao truyện cổ, hương vị của quê hương đất nước, luôn luôn gắn bó với lao động và sản xuất, đã được trình bày rất ý nhị, nêu rõ tính chất dân tộc Việt nam. Chúng ta đã thấy các bài hát, các vở
https://thuviensach.vn
chèo, vở tuồng của từng địa phương đều bắt nguồn ở những dân ca, ở những truyện cổ tích và thần thoại của ta.
Văn học bao giờ cũng biểu hiện chính trị, kinh tế của một dân tộc trong một thời đại. Hơn thế nữa, một tác phẩm văn học, dù nó là của giai cấp phong kiến đang lên hay của nhân dân lao động, dù nó là truyện cổ tích, dân ca hay thơ văn, bao giờ nó cũng là một sự diễn tả cuộc sống của nhân loại. Trong những truyền thuyết về thời cộng sản nguyên thủy (như Sơn tinh Thủy tinh, Thánh Gióng, Sự tích bánh chưng, bánh dày) hay về thời chiếm hữu nô lệ (như Thần Kim Qui, Mị Châu Trọng Thủy), trong những truyện cổ tích về thời phong kiến (như Tấm Cám, Thần Lợn, Nghè hóa cọp, Cây khế, v.v…) sự có mặt của con người hoạt động giữa cảnh thiên nhiên thật là rõ rệt. Người ta lúc thì cố gắng bảo vệ sản xuất, ra sức chống thiên tai ; rồi lúc bắt đầu có sắt, lực lượng sản xuất phát triển, người ta bắt đầu cải thiện vật dùng, thức ăn (như làm bánh chưng, bánh dày) ; rồi khi xã hội đã có giai cấp thì cuộc đấu tranh thiên nhiên vẫn tiếp diễn, thêm vào đó cuộc đấu tranh xã hội mỗi ngày một gắt gao. Như vậy dù là tả cảnh, cũng cần đến sự có mặt của con người, con người hoạt động, mà hoạt động trong một phạm vi nhỏ hay to trong một thời gian nhất định. Tả cảnh, hay nói một cách khác, diễn tả thiên nhiên, tức là diễn tả qua một tình cảm, theo một hướng của lý trí.
Đời sống của người dân lao động Việt nam gắn liền với đồng ruộng. Bởi thế không còn ai tha thiết với đất cát, với quê hương bằng người nông dân. Những cảnh vườn ruộng, sông núi, đồng cỏ, rừng rú của đất nước đều là những cảnh mến yêu của người nông dân. Họ thấy những cảnh ấy không phải chỉ đẹp vì nó đẹp, mà nó còn có cái đẹp sâu sắc là nó rất gần họ và nó nuôi sống họ khi họ biết đem sức lao động của mình để cải tạo thiên nhiên. Họ đã diễn tả cảnh nông thôn trong truyện cổ tích qua một tình cảm thắm thiết của họ, qua một lý trí ngay thẳng, thật thà của họ. Do đó mà sự diễn tả về văn học có một sự đặc biệt, không giống với sự diễn tả thuần túy về khoa học. Nó khác ở chỗ có lời văn, lời văn vần ở dân ca, lời văn xuôi ở truyện cổ tích, tuy nó là truyền khẩu. Bởi thế, một khi sự phô diễn những ý
https://thuviensach.vn
kiến về tôn giáo, triết học, khoa học, chính trị, cần đến lời văn thì nó thuộc phạm vi văn học.
Công việc văn học không những chỉ ở sự lựa chọn sự việc, mà còn ở cả sự diễn ra, trình bày ra cho đúng một sự việc có ý nghĩa.
Ở truyện cổ tích, diễn ra cho đúng một sự việc có ý nghĩa là như thế nào ? Cũng như về các loại khác trong văn học, về truyện cổ tích, chúng ta phải theo phương pháp biện chứng và đứng trên cơ sở duy vật mà phân tích, mới có thể tôn trọng được những nét lớn, thấy rõ được sự xác thực và sự xuyên tạc của phong kiến. Cũng một sự việc, nhưng nó có thể do ở hoạt động của người này hay của người nọ, thuộc vào những giai cấp khác nhau, quyền lợi chống đối nhau. Vậy nếu chúng ta đặt vào một hoàn cảnh lịch sử nhất định, luôn luôn nhớ rằng đấu tranh giai cấp bao giờ cũng xuất phát ở sản xuất và văn học bao giờ cũng biểu hiện chính trị và kinh tế của một thời đại, chúng ta sẽ thấy mâu thuẫn nào là chủ yếu, mâu thuẫn nào là thứ yếu và đã là mâu thuẫn chủ yếu thì nó có tác dụng lãnh đạo và quyết định. Phân biệt có được rõ, chúng ta mới thấy được trọng tâm của vấn đề. Do đó, nó nổi lên những sự việc gì không ăn khớp với nhau, không hợp với tính chất của nhân vật hay không đặt được mối quan hệ mật thiết giữa con người ta với thiên nhiên.
Theo sự xét nhận của những nhà bác học nghiên cứu những tính chất khoa học của văn học, nhà văn học sử phải hiểu cho thấu đáo về khoa tâm lý, phải có óc tế nhị trong khoa học lịch sử, phải nhận định cho thật minh bạch, phải có cái học uyên bác, lại không bao giờ quên đặc tính của việc nghiên cứu của mình, nó là việc nghiên cứu những tương quan biện chứng giữa nội dung và hình thức. Trong sự nghiên cứu những tính chất khoa học của dân gian văn học, trong đó có truyện cổ tích, điều cốt yếu là phải lấy đấu tranh giai cấp làm căn bản. Dân gian văn học, cũng như văn học nói chung, là một bộ phận của lịch sử, nó là một sự việc xã hội, chủ yếu là ở ngay như sự quan hệ giữa tác giả vô danh trong quần chúng nhân dân với xã hội đương thời. Như vậy, văn học sử có cái đặc biệt là liên hệ mật thiết với những cuộc đấu tranh giai cấp và chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc đấu
https://thuviensach.vn
tranh giai cấp. Muốn tìm hiểu ý nghĩa một truyện cổ tích, chúng ta bắt buộc phải chú ý đến những tính chất về tâm lý, về tất cả những ảnh hưởng nó đè nặng lên người nông dân lao động ở một hoàn cảnh lịch sử nhất định và chính bản thân họ đã có những phản ứng gì đối với những ảnh hưởng ấy. Lại phải để ý đến mọi hình thái của thượng từng kiến trúc ngoài lĩnh vực dân gian văn học, nhưng nó đã ảnh hưởng đến dân gian văn học. Về phần khác, lại phải biết tất cả truyền thống của văn học dân tộc, do đó người dân lao động ở nông thôn, tác giả những truyện cổ tích, đã có chịu ảnh hưởng một phần nào.
Vậy nếu chúng ta không lưu tâm đến rất nhiều mâu thuẫn trong đó dân gian văn học phát triển, chúng ta sẽ không bao giờ thoát khỏi được những mắc míu trong việc nghiên cứu dân gian văn học, một công tác phức tạp vô cùng. Đối với truyện cổ tích, tác giả là quần chung nhân dân, lẽ tự nhiên chúng ta phải đặt vào từng hoàn cảnh lịch sử nhất định mà nghiên cứu theo phương pháp khoa học chúng ta mới thấy được sự chính xác của truyện, nhận định được rõ tính tình và tư tưởng của người nông dân và vai trò của họ trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.
VŨ NGỌC PHAN
https://thuviensach.vn
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NHỮNG GÌ Ở KHO SỬ LIỆU CỦA LIÊN-XÔ ?
của TRẦN HUY LIỆU
TRƯỚC hết phải nói rằng : Liên-xô chẳng những là một thành trì cách mạng, một cột trụ của hòa bình thế giới, mà còn là một nơi tập hợp văn hóa chung của nhân loại, gồm cả cổ kim đông tây của nhiều dân tộc và đương xây dựng một nền văn hóa tiền tiến : văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Trong bài này, tôi muốn nói riêng về môn sử học cùng một vài điểm mà tôi đã nhận xét và học tập được trong những ngày đi thăm Liên-xô :
Ở Liên-xô, trong ngành khoa học xã hội, sử học là một môn chủ yếu. Các bộ môn khác như triết học, kinh tế chính trị học, văn học nghệ thuật v.v… một khi đi sâu là bước vào lĩnh vực của sử. Ví dụ : triết học sử, kinh tế sử, chính trị sử, văn học sử, nghệ thuật sử, tư tưởng sử v.v… Nghiên cứu văn học nghệ thuật căn bản vẫn là nghiên cứu duy vật lịch sử. Chúng tôi đã đến thăm những nơi đào tạo các nghệ sĩ như nhạc viện, kịch viện, họa viện, điêu khắc viện v.v… thì thấy trong việc học tập, về lập trường cũng như về chuyên môn, sử học vẫn chiếm phần trọng yếu. Một khi nói đến văn cũng như nói đến họa, đến nhạc, đến kịch, đến điêu khắc, người ta không thể không tìm hiểu nó bắt nguồn từ đâu, quá trình phát triển của nó thế nào, nghĩa là nói đến lịch sử của nó. Trong nhạc việc Sécosky ở Mạc-tư-khoa mà chúng tôi đã đến thăm, chương trình học gồm có phần khoa học xã hội và phần chuyên môn dạy về lý thuyết nhạc và sáng tác nhạc. Ở trường cao đẳng mỹ thuật và kịch ở Ê-rê-văng, chương trình dạy gồm có chủ nghĩa Mác và Lê-nin, chính trị kinh tế học, triết học duy vật, duy vật lịch sử, lịch sử văn học Liên-xô và các nước dân chủ nhân dân, lịch sử nghệ thuật của mỗi ngành. Do đó, người nghệ sĩ mới nắm vững được quy luật của lịch sử, theo rõi được bước tiến triển của nghệ thuật trong quá trình sản xuất và đấu tranh của nhân dân để phục vụ nhân dân.
https://thuviensach.vn
Tại Liên-xô không có những tổ chức riêng của các sử gia theo kiểu tập đoàn các nhà văn nghệ, mà là thuộc trong hệ thống nhà nước. Trong một buổi đi thăm viện Đông-phương, một viện chuyên nghiên cứu về lịch sử các nước châu Á, tôi đã có dịp nói chuyện nhiều với giáo sư Gô-be, tổng giám đốc của viện và có chân trong Hàn-lâm-viện Liên-xô. Theo lời giới thiệu của giáo sư thì viện Hàn-lâm gồm cả hai ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Mỗi ngành lại có từng viện chuyên môn nghiên cứu về một bộ phận. Ví dụ : bộ phận sử trong ngành khoa học xã hội thì có viện nghiên cứu riêng về sử. Chẳng những thế, trong những viện nghiên cứu riêng về sử lại có chia ra từng khu vực trên thế giới để nghiên cứu sâu vào, như viện Đông-phương chuyên nghiên cứu về lịch sử các nước phương đông chẳng hạn.
Viện Đông-phương thành lập từ trước cuộc Cách mạng tháng Mười. Hiện nay trong viện có sáu vạn bản thảo về tài liệu. Trong đó có những bản thảo duy nhất còn sót lại trên thế giới. Tài liệu mà ở đây có nhiều nhất là Trung quốc và Nhật bản. Còn Việt-nam ta thì mới được viện nghiên cứu từ sau Cách mạng tháng Mười. Trong một bài khác, tôi sẽ nói riêng về vấn đề này.
Vì là một nơi tập hợp văn hóa của nhiều dân tộc qua các thời đại, nên Liên-xô có nhiều kho sử liệu rất phong phú. Những nhà bảo tàng, những thư viện, trong đó chứa vô số những tài liệu lịch sử. Nói riêng một thành phố Lê-nin, đã có 1.600 thư viện, mà thư viện lớn nhất có 14 triệu quyển sách và 45 viện bảo tàng vào hạng cổ nhất ở Liên-xô. Một nước cộng hòa Ác-mê-ni với một triệu rưởi dân số cũng có hơn 2000 thư viện tại các làng. Một thư viện lớn nhất trong liên bang là thư viện Lê-nin ở Mạc-tư-khoa, có 17 triệu quyển sách, 14 phòng đọc sách, có đường sắt dài 400 thước để chuyển sách từ phòng nọ sang phòng kia trong thư viện.
Ở đây, tôi chỉ giới thiệu với các bạn một số nhà bảo tàng mà tôi đã có dịp đến thăm và những sử liệu của nó.
https://thuviensach.vn
Vào nhà bảo tàng Cơ-răm-lanh ở Mạc-tư-khoa, chúng ta sẽ thấy những hình ảnh và phương thức sinh hoạt của bọn vua chúa, tăng lữ qua các thời đại phong kiến ; những trang bị và khí giới của quân đội châu Âu hàng trăm năm trước. Tất cả phô bày ra đời sống xa hoa của giai cấp thống trị bấy giờ, nhưng cũng nói lên công sức vĩ đại và trình độ kỹ thuật cao đến bực nào của nhân dân lao động đã sáng chế, đã xây dựng nên những công trình văn hóa.
Vào nhà bảo tàng Mùa đông ở thành phố Lê-nin, chúng ta sẽ thấy những kiệt tác mỹ thuật qua nhiều thời đại của nhiều dân tộc với màu sắc lịch sử. Những di vật của đại đế Pi-e (Pierre) người đã tự mình chế tạo ra những máy tiện, máy làm đồ gỗ và xương. Chiếc áo quan bằng 15 tạ bạc của A-lét-dăng Nép-ky (Alexandre Nevsky), người đã lập chiến công chống giặc trên sông Nê-va. Hành lang kỷ niệm trận đánh bại Na-pô-lê-ông thứ nhất năm 1812. Có những bức họa chân dung tướng Cu-tu-dôp và 332 tướng tá khác. Bức họa Cơ-rôm-oen đứng trước thi hài vua Charles (nước Anh) vừa bị giết. Lá cờ của Thái bình thiên quốc nổi dậy chống Mãn-thanh. Chiếc « vườn treo » liệt vào hạng kỳ quan thứ 18 trên thế giới, có nhiều tượng của những nhân vật lịch sử. Qua những gian phòng hội họa của nhiều nước, chúng ta có thể theo rõi từng bước tiến triển của nghệ thuật loài người. Từ những ý nghĩ, tưởng tượng trong các truyện thần thoại, phản ảnh từ một hoàn cảnh khách quan đến bức bản đồ Liên-xô vĩ đại bằng 45.000 miếng đá hoa chắp lại và thủ đô Mạc-tư-khoa được kết bằng ngọc bích chẳng những bày ra trước mắt chúng ta từng trang nghệ thuật sử, mà còn gợi cho chúng ta những biến thiên lịch sử từ chế độ nô lệ trong thời cổ La mã Hy-lạp đến chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên-xô hiện nay.
Vào nhà bảo tàng lịch sử ở thành phố Ê-rê-văng, thủ đô nước Ác-mê ni, chúng ta sẽ thấy xã hội loài người từ trước khi có giai cấp tới thời kỳ phong kiến. Trong những đồ khai quật lên, có những đồ dùng bằng đá của thời đại thạch khí từ 600 ngàn năm trước từ một thành trì cổ nhất ở Liên-xô ; có những khuôn đúc đồ kim khí, nồi, bình bằng đất sét và lò giữ lửa để tế thần từ đời thạch khí sang thời đại kim khí 3000 năm trước công lịch ; có
https://thuviensach.vn
những đồ trang sức và khí giới của thời đại đồng đen 2000 năm trước công lịch. Thời kỳ này đã có bộ lạc và của riêng, nhưng chưa thành giai cấp. Đồ sắt cũng đã xuất hiện. Những vật tìm thấy trong một ngôi mộ của một vị tộc trưởng có chiếc xe 4 con bò kéo, có nồi, ấm đã khá tinh xảo, có cả 14 nô lệ cùng chôn chung với tộc trưởng. Những đồ tìm thấy ở hồ Sê-văng có cả những đồ vật của Ấn-độ làm căn cứ cho giả thuyết rằng lúc ấy đã có đổi chác rồi.
Đến thời đại nô lệ trước công lịch 1000 năm, quốc gia U-ra-ten đã xuất hiện trên đất Ác-mê-ni. Trong những đồ khai quật được ở U-ra-ten, có đồ dùng của nhà vua, có chữ khắc trên đá như hình cái đinh từ 800 năm trước công lịch, có cả những đồ vật chứng minh là đã có giao thiệp với các nước phương đông. Trong một pháo đài bằng đá, người ta tìm thấy cả một cái kho. Có đồ ăn như lúa mì, kê… Có vật liệu của tôn giáo như tượng thần Chiến tranh và thần Đẹp. Những chữ ghi lại có nói đến công trình thủy lợi.
Cho đến đầu thế kỉ thứ 4, chế độ phong kiến đã xuất hiện. Trong những đồ khai quật được từ các lâu đài cũ trong một thành cũ, chúng ta thấy có những đồ trang trí của nhà vua ; có chiếc khuôn đúc bằng đá tả cảnh săn lợn rừng, đào thấy trong mộ của một ông vua ; có tấm đá khắc cảnh hái nho ; có những đồ gốm tại một khu dân nghèo ; có những đồ bằng đất nặn và thủy tinh. Từ thế kỷ thứ 9 đến 13, đã có những đồ gốm đánh bóng, tráng men, có đồ thủy tinh, có dao và mũi tên bằng sắt, có bình đựng rượu vang, có đồ dùng làm ruộng, có đồ sành của Ba-tư và Ác-mê-ni. Đáng chú ý là thế kỷ thứ 9 đã có ống dẫn nước bằng đá vào các thành phố. Một khu thành phố, năm 550, đã có những nhà ba tầng. Cảnh một thành phố cũ từ thế kỷ thứ 10 đến 13. Hình một pháo đài dựng lên năm 1236. Hình một người lao động khắc trên đá vào thế kỷ 13.
Muốn đánh giá nhà bảo tàng lịch sử này đến một mực nào, tôi chỉ cần nhắc lại những chữ lưu niệm của một sử gia ngoại quốc đến đây nghiên cứu, đại ý nói : những ai muốn nghiên cứu lịch sử nhân loại mà quên đến nhà bảo tàng lịch sử này thì sẽ không khỏi thiếu sót.
https://thuviensach.vn
Vào thư viện cổ thư ở Ê-rê-văng, một trong những thư viện cổ nhất thế giới, chúng ta sẽ được thấy những tác phẩm còn sót lại từ hàng nghìn năm trước với một giá trị quý báu vô cùng. Trong số 27.000 quyển sách, có lịch sử dân tộc Ác-mê-ni và lịch sử nhiều nước khác ở Trung và Cận đông. Có những bản thảo còn sót lại từ cuối thế kỷ thứ tư. Có những tài liệu viết trên đá từ thế kỷ thứ 5 và bằng những thứ giấy cũ nhất. Có quyển sách từ thế kỷ thứ sáu, đóng bằng ngà. Nhiều quyển lịch sử, văn thơ dịch ra bằng nhiều thứ tiếng. Nhiều tác phẩm Hy-lạp, La-mã, như quyển vạn vật học chỉ còn giữ lại được bằng chữ Ác-mê-ni. Kỷ hà học của Hê-ra-cơ-lít (Héraclite) cũng bằng chữ Ác-mê-ni. Một quyển cổ thư cổ nhất Âu châu viết bằng giấy. Đáng chú ý là 80% cổ thư đều có vẽ ; trong đó có những bức tranh cách đây hàng ngàn năm mà màu vẽ không những không phai lạt, lại càng ngày càng thắm thêm. Có lối vẽ kinh điển, cũng có lối vẽ nhân dân. Quyển sách đầu tiên có vẽ hình người từ thế kỷ 13 và 14. Đến thế kỷ 13, đã xuất hiện những họa sĩ tả chân. Quyển sách bách khoa có từ thế kỷ 14. Quyển sử đầu tiên từ thế kỷ thứ 5. Quyển luật năm 1213 đã đề ra thuyết quân chủ lập hiến. Có những quyển do một vài thi sĩ viết ra từ thế kỷ thứ 10 và 13. Đề tài của nó là ái tình, thiên nhiên và tôn giáo. Có thi sĩ tả về xã hội, thấy kẻ giàu, người nghèo, kẻ ngu, người giỏi, thì trách thượng đế bất công và ước mong xây dựng lại. Có quyển triết học của A-rit-tốt (Aristote) dịch ra tiếng Ác-mê-ni từ thế kỷ thứ 6. Quyển này còn có giá trị hơn những quyển hiện có ở Hy-lạp. Có quyển ký âm của nhạc theo lối xưa mà đến bây giờ vẫn chưa tìm ra cách dùng. Có quyển toán học từ thế kỷ thứ 7 với bản cửu chương đầu tiên, 700 năm sau mới được dịch ra và đem dùng ở Âu châu. Có quyển sách thuốc từ thế kỷ 14 đã nói đến pê-ni-ci-lin. Có quyển kinh thánh từ thế kỷ 11 đã gần nát hết. Có quyển sách viết tay nhỏ nhất từ năm 1434, nặng 19 gờ-ram. Có những kịch hát của Ác-mê-ni từ 2000 năm trước. Có bức địa đồ thế giới từ thế kỷ 15, mà trọng tâm của nó là thành Giê-duy da-lem. Có chữ a b c của dân tộc Ac-van đã mất tích. Có những cổ thư viết trên lá cọ, gồm đủ các thứ tiếng Sla-vờ, U-gia-bêch Sy-ri, A-dec-bê-giăng, Giê-óc-gi, Ấn-độ, La-mã, Hy-lạp và A-bít-xi-ni. Đặc biệt là quyển lịch sử dân tộc Ác-mê-ni bằng 607 tấm da cừu, nặng 32 cân, có từ năm 1205. Nó
https://thuviensach.vn
đã gắn liền với vận mệnh của dân tộc Ác-mê-ni : năm lần nước bị ngoại xâm, sách bị cướp đi, rồi năm lần khôi phục đất nước, sách lại lấy về được. Trong cuộc đại chiến thứ nhất, quân Thổ-nhĩ-kỳ đánh vào Ác-mê-ni, bộ sử này phải chia làm đôi để dễ cất dấu cho tiện. Sau đại chiến, bộ sử lại hợp nhất. Trong cuộc trường kỳ chống ngoại xâm, nhân dân Ác-mê-ni chẳng những phải bảo vệ đất nước, mà còn phải bảo vệ những di sản văn hóa của tổ quốc.
Hiện nay thư viện cổ thư này là một nơi cho các học giả, các sử gia Liên-xô và thế giới đến để nghiên cứu. Nhiều sử gia đã công nhận nếu không có những tài liệu này thì không thể nghiên cứu được lịch sử châu Á một cách toàn vẹn.
*
Những nhà bảo tàng và thư viện ở trên đã cung cấp cho chúng ta nhiều tài liệu để nghiên cứu cổ sử. Nhưng nếu ta muốn đi sâu vào Cách mạng tháng Mười, một cuộc cách mạng đã mở một kỉ nguyên mới trong lịch sử nhân loại, thì phải đến thăm mấy viện bảo tàng cận đại ở thành phố Mạc-tư khoa và thành phố Lê-nin.
Tại Liên-xô, riêng thành phố Lê-nin đã có mấy nhà bảo tàng. Nhà bảo tàng Lê-nin ở Mạc-tư-khoa thành lập năm 1936. Ở đây, người ta còn giữ lại lá cờ của Hồng quân trong những ngày gian khổ chống thù trong, giặc ngoài, dưới quyền lãnh đạo của Lê-nin. Những áo, giầy cũ, cả đến chiếc áo bị hai viên đạn bắn xuyên qua khi Lê-nin đương diễn thuyết tại một nhà máy còn giữ lại nguyên vẹn. Ngoài những cảnh gia đình, trường học, cho đến bức ảnh cuối cùng của Lê-nin, người ta còn có những mô-hình bằng gỗ hay bằng đất của nhà tù mà Lê-nin đã ở, cả đến số phòng 193 và những bàn ghế trong phòng chở từ Tây-bá-lợi-á về. Thêm vào đấy là căn nhà in bí mật năm 1906-1907 ở dưới gầm một nhà khác, mỗi khi vào phải lặn xuống giếng và trèo qua thang vào hầm. Có cả mô hình cuộc đại hội đảng xã-hội dân-chủ Nga ở Pơ-ra-gơ (Prague) và bản thảo nghị quyết của đảng Bôn-sơ-
https://thuviensach.vn
vích ly khai với đảng Men-sơ-vích. Tất cả những bức họa, bức ảnh, mô hình, di vật ấy đã nói lên một quá trình hoạt động của Lê-nin.
Đời sống của Lê-nin mật thiết với quá trình cách mạng Nga, với cuộc Cách mạng tháng Mười, với phong trào vô sản thế giới, nên mỗi giai đoạn cách mạng qua đời sống của Lê-nin lại có một bảo tàng riêng.
Vào viện bảo tàng Sit-mô-ni, chúng ta như thấy được sống lại những ngày quyết định của Cách mạng tháng Mười. Chính ở đây đã diễn ra mấy sự kiện lớn của lịch sử : nơi mà Lê-nin và ủy ban quân sự cách mạng đã ở, để điều khiển cuộc khởi nghĩa tháng Mười ; nơi đã tuyên bố thành lập chính quyền vô sản ; cũng là nơi họp đại hội Xô-viết lần thứ hai thông qua đề nghị của Lê-nin về việc giải quyết hòa bình với Đức và chia ruộng đất cho dân cày, hai nguyện vọng tha thiết của nhân dân bấy giờ. Ngày nay, những di tích ấy vẫn còn giữ được y nguyên : phòng làm việc của Lê-nin với những bàn, ghế, lọ mực, bàn thẩm, điện thoại v.v… ; giường ngủ của Lê-nin với những gối đệm đơn giản ; cả đến những tập tài liệu do Lê-nin thảo ra còn xóa xóa bỏ bỏ nhiều chữ và chữ ký của Lê-nin vào sắc lệnh lập chính quyền vô sản.
Vào viện bảo tàng bên hồ Ra-dơ-líp, cách thành phố Lê-nin 40 cây số về phía biên giới cũ của Phần-lan, chúng ta sẽ được chứng kiến những vật còn lại của vị lãnh tụ của phong trào vô sản thế giới. Đây là nơi mà khoảng hai tháng 7, 8-1917, Lê-nin đã đến trú ẩn trong khi chính phủ tư bản Kê răng-ky đương lùng bắt. Hiện nay, căn lều đã được tạc thành đá dựng trên chỗ nền xưa. Bên cạnh là căn lều lợp rạ, phỏng theo kích thước, khuôn khổ và màu sắc của căn lều cũ, trong để những búa, dao, đồ cắt cỏ, nồi nấu cơm, ấm nấu nước, nhất nhất theo kiểu ngày xưa. Khi Lê-nin ở đây, ban ngày Người làm việc trong rừng, ban đêm mới về lều ngủ. Dưới gốc cây có hai khúc gỗ mà Lê-nin trước kia ngồi và kê lên để viết, thì ngày nay hai khúc gỗ ấy cũng được thay bằng hai khúc gỗ khác rập theo khúc gỗ cũ với những vết nẻ trên mặt và màu sắc của gỗ. Gần đấy, một đống tro còn lại mà ở đấy trước kia Lê-nin đã nấu nước uống. Ngày nay mặc dầu đã thay bằng tro khác, nhưng người ta vẫn giữ nguyên khối lượng của tro và màu sắc của
https://thuviensach.vn
nó. Người Liên-xô quý mến lãnh tụ, đã trân trọng bảo tồn những di vật của lãnh tụ một cách tinh tế. Đồng chí hướng dẫn viên còn nói cho tôi biết là năm 1941, khi quân phát xít Đức vây thành phố Lê-nin, chỗ này là phòng tuyến thứ hai, cách phòng tuyến thứ nhất 7 cây số, Hồng quân đã tuyên thệ cương quyết chống giữ, nhất định không để cho quân phát xít được giẵm chân lên miếng đất lịch sử thiêng liêng, và quả nhiên, mấy lần quân phát xít xông tới, đều bị đánh bật ra.
Đứng bên bờ sông Nê-va, chúng ta còn thấy một di vật lịch sử đồ sộ của Cách mạng tháng Mười hiện ra trước mắt, ta đó là chiến hạm Rạng đông với ba ống khói, mười tám khẩu đại bác. Chính nó đã bắn phát súng đầu tiên vào lâu đài Mùa đông, báo hiệu một cuộc cách mạng vĩ đại bùng nổ. Ngày nay, chiến hạm lịch sử này vẫn đứng hiên ngang tại chỗ cũ với màu sơn trắng xóa ngày xưa. Vào lâu đài Mùa đông, tại một gian phòng mỹ lệ, chính nơi đây đã họp phiên cuối cùng của chính phủ lâm thời, bị quân khởi nghĩa kéo ập vào, 15 bộ trưởng trong chính phủ phản động bị bắt.
Sau hết là nhà bảo tàng Lê-nin tại an dưỡng đường trên đồi Goóc-ky, cách thành phố Mạc-tư-khoa 34 cây số, nơi mà Lê-nin đã tới dưỡng bệnh từ tháng 9-1918 và từ trần. Trong nhà bảo tàng thâm nghiêm này, còn cả chiếc bàn làm việc của Lê-nin, bên tường treo một tấm lịch ghi dấu ngày cuối cùng trong đời hoạt động của Người (21-1-1924) ; chiếc giường mà Lê-nin đã thở hơi cuối cùng và gian phòng để thi hài, còn chồng chất những vòng hoa cũ. Từ những giòng chữ còn ghi, những bài báo viết trước khi chết, những bức thư viết cho lãnh tụ công nhân các nước, những văn phòng phẩm mà Lê-nin thường dùng đến, cửa mà Lê-nin thường ra vào, thang gác có tay vịn hai bên mà Lê-nin thường lên xuống, chiếc ghế mà hai ngày trước khi chết, Lê-nin còn ngồi đọc quyển sách « Yêu đời ». Những tặng phẩm của công nhân, nông dân các nơi gửi đến biếu lãnh tụ, cho cả đến con đường ngoài vườn mà Lê-nin thường qua lại, chiếc ghế mà Lê-nin thường ngồi chơi, nhất nhất đều gợi cho khách tham quan những hình ảnh bất diệt của vị lãnh tụ cách mạng và những tình cảm thương tiếc vô biên đối với người đã khuất.
https://thuviensach.vn
Tại Liên-xô, ngoài những nhà bảo tàng của Lê-nin ra, còn nhiều những nhà bảo tàng khác của các văn hào, nghệ sĩ, thi sĩ v.v…, mà mỗi nhà bảo tàng là một công trình xây dựng do bao nhiêu sáng kiến, công phu bồi đắp nên. Chính những nhà bảo tàng này đã ghi dấu quá trình lịch sử một cách cụ thể và mãi mãi về sau, còn gợi cho người ta sống lại những thời gian đã qua, nối liền với hiện tại với một tình cảm nồng nàn. Chỉ riêng những nhà bảo tàng này cũng đủ giới thiệu cho khách tham quan đi sâu vào quá trình phát triển của một dân tộc. Những hướng dẫn viên mà chúng tôi thường gặp, trong khi giới thiệu những nơi danh thắng của đất nước Liên xô, những di tích lịch sử của lãnh tụ, của danh nhân, của dân tộc đã biểu lộ một tinh thần yêu nước đến say sưa, lòng tự tôn dân tộc và tự tin vào dân tộc đến cao độ. Do đó, họ đã biết, đã đánh giá rất đúng, đã cố gắng gìn giữ những cái gì là quý nhất của đất nước, của dân tộc.
*
Đến Liên-xô, chẳng phải chỉ đọc sử trong sách vở ở thư viện hay tài liệu trong bảo tàng, mà còn ở khắp mọi nơi. Nếu các bạn đi chơi các công viên hay công trường thì những cái trình bày trước mắt các bạn là hình ảnh các vị anh hùng dân tộc hay văn hào, thi sĩ, bằng những tượng đồng, tượng đá. Mà mỗi bức tượng là một trang sử. Những công viên hay công trường là những chỗ du quan công cộng, đồng thời để kỷ niệm những biến thiên hay những sự việc lớn trong lịch sử. Tại thành phố Lê-nin, công viên tháng Chạp để kỷ niệm cuộc khởi nghĩa năm 1825 ; công viên Chiến thắng để kỷ niệm cuộc đánh bại phát xít Đức năm 1945. Một điểm chú ý là : ở Liên-xô, những anh hùng được đúc tượng dựng ở các công trường không cứ là những người đã mất, mà cả những người đương còn sống. Công viên Chiến-thắng có tượng 6 vị anh hùng của thành phố Lê-nin thì 5 vị hiện nay còn sống. Trong cuộc chiến tranh chống phát xít vừa qua, những vị anh hừng sau khi được hội đồng Xô-viết tối cao trong liên bang công nhận thì mỗi địa phương đều dựng tượng những anh hùng thuộc địa phương mình. Do đó, mỗi địa phương đều lấy làm tự hào có những người con lập công
https://thuviensach.vn
với tổ quốc và vinh dự hơn hết nếu thành phố nào có nhiều tượng nhất trong liên bang.
Qua những công viên, công trường ở trên mặt đất, nếu các bạn muốn xuống dưới đất chơi, theo đường xe điện dưới hầm thành phố Mạc-tư-khoa thì bài học lịch sử cũng vẫn bày ra trước mắt bạn. Với 44 ga, dài hơn 100 cây số, mỗi ga xe điện có một lối kiến trúc riêng và một cách bố trí riêng. Ga « Cách mạng tháng Mười » gồm có một dãy tượng của các chiến sĩ trong cuộc cách mạng vĩ đại này. Tại nhiều ga khác, những bức họa lịch sử Liên-xô, từ những cuộc chống ngoại xâm trước kia, qua Cách mạng tháng Mười, đến trận đánh đuổi quân phát xít Đức tới tận Béc-lanh, đều lần lượt diễn ra trước mắt mọi người, ôn lại từng trang lịch sử của dân tộc.
Nói tóm lại, lịch sử Liên-xô là một bài học rất phổ biến, chẳng những ở trong trường học, thư viện, bảo tàng, công viên, mà còn ở khắp mọi nơi, mọi chỗ. Những bài học phổ biến và thường xuyên ấy đã nhắc nhở cho nhân dân Liên-xô tự hào về lịch sử vẻ vang của tổ quốc, tự tin vào sức chiến đấu của dân tộc, phối hợp lòng ái quốc với tinh thần quốc tế, đẩy mạnh bánh xe lịch sử tiến lên.
Một điểm nữa đáng chú ý là ở Liên-xô hiện nay, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, những vị anh hùng dân tộc, mặc dầu ở thời đại phong kiến hay thời đại nào đã qua, vẫn được biểu dương đúng mức của nó. Nhân dân Liên-xô ngày nay vẫn ghi ơn đại đế Pi-e và dựng tượng ở nhiều nơi. Trong một công viên ở thành phố Lê-nin, tượng Pi-e đại đế phi ngựa dẵm trên lưng một con rắn, xung quanh có những làn sóng bằng đá tượng trưng cuộc vùng dậy của dân tộc Nga, đè lên bọn quý tộc, bọn giáo sĩ phản động, và Pi-e đã mở cho Nga có hải cảng để thông ra đại dương. Tại nhiều nhà bảo tàng, người ta đã dành cho Pi-e một địa vị xứng đáng trong việc đẩy mạnh đà phát triển của tư bản Nga. Những bức tranh về Pi-e phi ngựa chồm lên tượng trưng sự hưng thịnh của nước Nga được phổ biến ở nhiều nơi. Tôi đã được xem một bản kịch diễn tả âm mưu của bọn quý tộc và giáo sĩ mưu phá cuộc cải cách của Pi-e, nhưng Pi-e vẫn trấn áp phản động để tiến lên. Những vị anh hùng khác như Cu-tu-dốp, người đã đánh bại Na-pô-lê-ông
https://thuviensach.vn
thứ nhất cùng nhiều tướng tá khác cũng được biểu dương trong những bức vẽ tại hành lang của lâu đài Mùa đông. Chẳng những đối với các vị anh hùng dân tộc, cả đến những vua chúa của các triều đại, như nữ hoàng Ca tơ-rin cũng vẫn có tượng trong lâu đài Mùa đông. Người Liên-xô không cắt đứt hiện tại với quá khứ, đánh giá đúng những nhà ái quốc, những vị anh hùng dân tộc trong quá trình lịch sử.
*
Qua những điều tai nghe mắt thấy ở Liên-xô, học hỏi Liên-xô, yêu mến xứ xã hội chủ nghĩa, quê hương của Lê-nin và Sta-lin, chúng tôi càng cảm thấy lòng yêu tổ quốc Việt-nam thấm thía vô cùng. Thực ra, non sông gấm vóc của chúng ta không thiếu gì những danh lam thắng cảnh. Trong quá trình dựng nước, chống ngoại xâm hàng nghìn năm, đất nước yêu quý của chúng ta đã in rất nhiều dấu vết lịch sử và văn hóa. Cho đến cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp hơn 80 năm và 9 năm gian khổ kháng chiến vừa qua, lịch sử dân tộc đã ghi những trang oanh liệt, cũng như non sông đất nước càng tỏ thêm những nét đậm đà. Nhiệm vụ của chúng ta là phải trân trọng giữ gìn những di sản, di tích quý báu vô cùng của dân tộc cũng như bảo vệ đất nước, đấu tranh cho tổ quốc được độc lập thống nhất hoàn toàn. Những ngày vừa qua, thực dân Pháp có đế quốc Mỹ giúp sức và bè lũ của chúng, không những đã tàn sát nhân dân ta, chúng lại còn phá hoại rất nhiều di tích lịch sử và văn hóa của ta nữa. Trong phiên hội đồng chính phủ vừa rồi, theo chỉ thị của Hồ chủ tịch, Chính phủ đã quyết định bảo tồn và trùng tu những danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Đó là một công tác cấp bách. Theo ý chúng tôi, ngoài những di tích lịch sử qua các đền đài miếu mạo từ ngày xưa để lại, chúng ta còn phải dựng lại những dấu vết 80 năm chống Pháp và 9 năm kháng chiến vừa qua. Nào đâu là những nơi khởi nghĩa của các văn thân thổ hào, những chiến trường của nhân dân nổi dậy đánh giặc ? Nào đâu là những chốn cũ của Đông kinh nghĩa thục, của cuộc khởi nghĩa Thái-nguyên và cuộc khởi nghĩa Yên-bái ? Từ Xô-viết Nghệ Tĩnh đến những cuộc khởi nghĩa ở Nam-kỳ, Bắc-sơn, Đô-lương v.v… còn bao nhiêu dấu tích để lại ? Những trụ sở và địa điểm các cuộc đại hội và
https://thuviensach.vn
các cuộc hội nghị lớn của Đảng Cộng sản Đông dương trước kia và Đảng Lao động Việt-nam hiện nay. Những công trình xây dựng tại các an toàn khu và chiến khu, những làng chiến đấu ở rải rác các nơi, cả đến những nhà tù trại giam của thực dân Pháp đã làm chết mòn bao nhiêu nhà ái quốc của chúng ta, những nghĩa địa của chính trị phạm còn chứa đựng bao nhiêu xương cốt của những con yêu của tổ quốc, chúng ta phải làm « sống » lại, chẳng những ở trong trí óc, mà cả ở những dấu xưa vết cũ, không thể để bị chôn vùi, bị phai lạt cùng với thời gian. Ở đây chúng tôi chưa nói đến việc trù bị lập nhà bảo tàng Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ yêu quí của dân tộc, là một việc phải khởi công ngay từ bây giờ. Trên kia, qua những nhà bảo tàng về đời sống Lê-nin, chúng ta đã thấy người Liên-xô chú ý đặc biệt đến những cái gì là của lãnh tụ, từ những sự nghiệp lớn lao đến những cử chỉ hàng ngày và cố giữ mãi những dấu tích thiêng liêng cùng với lãnh tụ bất diệt. Đó là một bài học trực tiếp cho chúng ta về ý nghĩa cũng như về tổ chức.
Các bạn ngoại quốc đến tham quan nước chúng ta, muốn tìm hiểu dân tộc ta và đánh giá cho đúng dân tộc ta, chẳng phải chỉ nhìn vào những sự việc trước mắt, mà còn sẽ đi sâu vào cả quá trình lịch sử của ta nữa. Vì vậy, trong việc giữ gìn và dựng lại những di tích lịch sử, từ cách tổ chức đến việc đào tạo hướng dẫn viên, nó chẳng phải đóng khung ở chỗ « bảo tồn cổ tích » mà còn có một ý nghĩa trọng đại về lịch sử.
TRẦN HUY LIỆU
https://thuviensach.vn
MẤY NHẬN XÉT VỀ VIỆC GIẢNG DẠY LỊCH SỬ
của HOÀNG NGUYÊN KHỞI
Bài sau đây trích dịch trong tạp chí Học tập và sinh hoạt (quyển II, kỳ 3), một tập hiệu san của trường đại học Hà nam, tác giả là Hoàng Nguyên Khởi, một giáo sư dạy sử. Bài này có in lại trong tập Trung quốc thông sử tư liệu tuyển tập, xuất bản vào tháng giêng năm 1953.
*
MÔN sử học, xưa kia vốn vẫn bị tất cả các giai cấp bóc lột xuyên tạc, thay màu đổi sắc, dùng làm công cụ thống trị tinh thần nhân dân. Chỉ mãi đến thời có vận động cách mạng của giai cấp vô sản, các nhà sử học đại biểu cho giai cấp vô sản mới vạch rõ được tính chất lừa bịp ấy, khiến cho lịch sử trở nên một khoa học chân chính. Căn cứ vào chân lý của lịch sử, các nhà sử học vô sản vạch rõ ra, chỉ bảo cho nhân dân bị áp bức tiến hành đấu tranh cách mạng. Xem thế đủ rõ tất cả các sách về lịch sử, tất cả lý luận về lịch sử đều phục vụ cho chính trị ; nhất định không làm gì có nhà sử học siêu giai cấp, không làm gì có nhà sử học đứng trên lập trường sử học thuần túy. Gọi là nhà sử học siêu giai cấp, hay đứng trên lập trường sử học thuần túy, trên thực tế đều là những người đội lốt tư tưởng giai cấp địa chủ phong kiến, hoặc tư tưởng giai cấp tư sản, hoặc tư tưởng giai cấp tiểu tư sản. Dù là cố ý hay vô tình, họ cũng đều là những người ngồi viên những viên thuốc độc bọc áo đường để làm tê liệt nhân dân. Đứng trên lập trường nhân dân mà nói, các nhà sử học cũ ấy đều đi trái ngược hẳn lợi ích nhân dân, hay nói khác đi, họ đã phục vụ cho giai cấp phản động. Xem thế, ta thấy rõ địa vị quan trọng của môn sử học trong việc giáo dục và ý nghĩa chính trị của môn ấy.
Bởi vậy, đã là nhà sử học toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân thì nhất định phải đứng hẳn trên lập trường giai cấp vô sản và phải vận dụng quan
https://thuviensach.vn
điểm duy vật và phương pháp biện chứng. Nếu xa rời lập trường, quan điểm và phương pháp chính xác đó, tất nhiên sẽ không trình bày rõ được nét mặt thật của lịch sử mà sẽ nhầm lẫn lung tung.
Trung quốc hiện nay chính đang tiến hành việc xây dựng một nền văn học giáo dục dân chủ mới. Chúng ta đối với việc dạy sử, đặc biệt là việc dạy sử Trung quốc, trên nhận thức cơ bản thường mắc phải một vài chỗ lệch lạc rất rõ rệt. Đầu tiên có thể hữu ý hay vô tình vẫn theo nếp hiểu truyền thống về lịch sử của các nhà học giả thuộc giai cấp tư sản từ Ngũ tứ vận động tới nay, cho sử học là môn học sử liệu (như Thái Nguyên Bồi trong bài tựa tập Minh Thanh sử liệu : « sử học vốn là môn học sử liệu »), hay là môn khảo cứ 3(như phái « cổ sử biện » 4đại biểu cho thực nghiệm chủ nghĩa của giai cấp tư sản trong cuộc Ngũ tứ vận động). Họ nhấn mạnh vào sự quan trọng của sử liệu mà coi thường quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác Lê. Lối hiểu đó cứ phát triển mãi thì tất nhiên không nắm được quy luật chính xác của lịch sử và sẽ không tài nào hoàn thành được nhiệm vụ dạy sử.
Cố nhiên bản thân môn lịch sử không thể tách rời được sử liệu, cũng như nhà nghiên cứu về các khoa học tự nhiên không có vật liệu về khoa học tự nhiên thì không thể nghiên cứu được. Nhưng nếu cho là lịch sử phải ngả nặng về sử liệu học hay khảo cứu học như thế thì thực chất nó đã biến lịch sử thành công cụ đấu tranh tư tưởng của giai cấp tư sản, phản đối lại giai cấp vô sản. Sử liệu học hay khảo cứu học bắt đầu mới có từ học phái Kiền Gia đời Thanh (Kiền Long 1736-1795), Gia Khánh (1796-1820) 5, và từ vận động Ngũ tứ. Trước vận động Ngũ tứ khảo cứ học đã vận dụng lối luận lý hình thức, trong việc nghiên cứu sử của họ để đả phá xã hội phong kiến Trung quốc. Như vậy, dĩ nhiên nó đã có ít nhiều tác dụng. Nhưng giai cấp tư sản Trung quốc là một giai cấp tư sản bán thực dân. Ngay từ khi giai cấp ấy còn chưa đủ sức xây dựng được hệ thống sử học của giai cấp mình cho đúng đắn đầy đủ thì hoàn cảnh thế giới đã tiến sang thời đại cách mạng vô sản. Vì vậy mà do ở tính chất thỏa hiệp của giai cấp tư sản, bọn họ đã mượn ngay khẩu hiệu : « nghiên cứu nhiều các vấn đề, ít nói đến các chủ
https://thuviensach.vn
nghĩa », hoặc khẩu hiệu : « chỉnh lý truyện cũ quốc gia » (lời của Hồ Thích) để chúi đầu vào trong đống giấy lộn, kết hợp ngay với ý thức tư tưởng phong kiến. Về thời Ngũ tứ, người ta coi lịch sử là ý nghĩa hiện thực của sử liệu học hay khảo cứ học, tức là phản đối lại lý luận về lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê, đưa thanh niên vào đống giấy lộn, không cần biết là hiện thực hay chính trị. Đứng trên phương diện khách quan, đó là một điều có lợi cho phép thống trị phản động thuộc giai cấp địa chủ tư sản. Nhưng cũng có những nhà sử học thuộc giai cấp tư sản lại chủ trương : « Vì lịch sử mà học lịch sử » nghĩa là có ý muốn nói : « Cốt sao có một bộ sử gần với tính chất khách quan » (xem Lương Khải Siêu, sách Trung quốc lịch sử nghiên cứu pháp, chương 3, nói về sự cải biên về sử). Trên thực chất đó, vẫn chỉ là đem tư tưởng thực nghiệm chủ nghĩa của giai cấp tư sản tưới vào cho người ta hay là đem những tư tưởng phản động « anh hùng sử quan », « duy tâm sử quan », « tri thức sử quan » reo rắc cho người ta.
Người học về chủ nghĩa Mác coi sử học và khảo cứ học là hai môn học không giống nhau ; công nhận việc nghiên cứu của khảo cứ học cũng có phần cống hiến cho môn sử học (xem bài tựa sách « Cách mạng sử nước Pháp của người Pháp là Mã-để-da (?) »), nhưng sưu tầm sử liệu hay học về khảo cứ học vẫn chưa phải là học tập lịch sử. Trái lại, nhiệm vụ chính của việc học tập lịch sử cốt là ở chỗ phân tích và tổng hợp sử liệu, hiểu thấu sự kiện lịch sử sinh động, nhận thức chân lý lịch sử, hướng dẫn đấu tranh cách mạng hiện thực. Nếu chúng ta là những người giảng dạy lịch sử hay học tập lịch sử, mà chỉ hoàn toàn tập trung vào nguồn gốc sử liệu hay về việc khảo cứ, thì kết quả thu lượm được chỉ là từng mẩu sử liệu hay là các sử liệu đã bị bóp méo đi rồi, mà lại còn làm mờ ám mất tính chất quy luật của lịch sử làm cho lịch sử đối với đấu tranh cách mạng hiện thực, không còn ý nghĩa gì cả.
Tại sao chúng ta phải nhấn mạnh vào lập trường quan điểm và phương pháp sử học như vậy ? Phải chăng nhấn mạnh vào những điểm ấy thì sẽ coi thường sử liệu coi thường việc khảo chứng và lựa chọn sử liệu ? Thật ra không phải như thế. Trước hết nói về khảo cứ học, lập trường quan điểm và
https://thuviensach.vn
phương pháp của hai bên đã không giống nhau mà tính chất và kết quả của việc khảo chứng sử liệu cũng không giống nhau. Ví dụ như phương pháp khảo cứ học của giai cấp tư sản là thực nghiệm chủ nghĩa hay luận lý hình thức không nhìn đến quy luật phát triển của xã hội, chỉ cốt tìm được sử liệu phiến diện, đem các sử liệu ấy xem xét riêng rẽ lặng lẽ về từng thứ, từ chỗ hiện tượng hay hình thức của nó mà tách bạch ra thật hay giả, chứ không từ chỗ các hiện tượng ấy đi sâu vào thực chất xã hội của nó để nhận rõ, rồi mới đem ra phân tích phê phán thêm. Lối khảo cứ ấy, nói về mặt « tra xét chứng cứ kỹ càng, vận dụng chứng cứ cẩn thận » của nó, cố nhiên có cái tinh thần thực sự cầu thị (tìm sao cho đúng sự thực, nhưng do ở chỗ nó phủ nhận quy luật phát triển của xã hội), cả gan đặt ra những giả thuyết, tìm đủ mọi chứng cứ để bênh vực giả thuyết đó. Kết quả chỉ có thể giải quyết được những vấn đề trong phạm vi « thường thức của người ta », vấn đề không quan thiết gì đến những vấn đề rộng lớn cả. Thế cho nên khảo cứ học của Hồ Thích nói ra là lấy « từng tý » làm chân lý cao nhất, cho là chân lý chỉ là la liệt chất đống những kết luận nhỏ. Hồ Thích cho « việc khảo cứ, đính chính một chữ cổ xem đúng hay không có giá trị không kém gì nhà thiên văn học đã phát hiện ra được ngôi thiên vương tinh ». Còn như các vấn đề to tát thì sự thực bọn họ nhiều nhất chỉ có thể đề ra vấn đề, mà không đủ sức giải quyết nổi vấn đề được. Nếu như bọn họ quả có thực hành việc « cả gan đặt giả thuyết », vượt hẳn ra ngoài « thường thức của người ta », « một khi đặt chân vào thế giới nghiên cứu, những giả thuyết ấy, lập tức sẽ phải trải qua nhiều biến cố rất đáng kinh ngạc » (lời của Ăng-ghen). Lối « cả gan đặt giả thuyết » ấy cố nhiên có thể tìm được « từng mẩu chứng cứ », nhưng thật ra đến 8 hay 9 phần 10 chỉ là những kết luận hết sức hoang đường nhầm lẫn. Nhưng khi chúng ta đem quan điểm và phương pháp của giai cấp vô sản để khảo chứng sử liệu, theo chỉ dẫn của quy luật phát triển xã hội, một mặt chú ý điều tra nghiên cứu sử liệu, rồi tiến lên một bước phê phán kết quả nghiên cứu của khảo cứ học thuộc giai cấp vô sản. Về một phương diện khác, phân tích thực chất xã hội của bản thân sử liệu và dựa vào quy luật phát triển xã hội mà vận dụng sử liệu, đó mới có thể giải quyết hợp lý được những vấn đề trọng đại.
https://thuviensach.vn
Lại nói đến việc lựa chọn sử liệu. Những sử liệu mà các nhà sử học thuộc giai cấp địa chủ phong kiến cần đến đều là những sử liệu nói về gia phả các đế vương quý tộc, quan liêu các đời, những sử liệu duy trì trật tự phong kiến. Những sử liệu mà các nhà sử học thuộc giai cấp tư sản cần đến là những sử liệu có thể dùng cho bọn họ trong việc tuyên truyền và nhuốm màu tư tưởng cá nhân chủ nghĩa và thiên kiến về dân tộc của họ. Trái lại, những sử liệu mà các nhà sử học đứng trên lập trường giai cấp vô sản cần đến thì chú trọng đến các sử liệu về đấu tranh sản xuất, về đấu tranh giai cấp của nhân dân lao động, về sáng tạo văn hóa, cho đến cả các cuộc đấu tranh anh dũng của anh hùng nhân dân. Có như thế mới có thể, trong công tác dạy sử, quét sạch được ảnh hưởng đế vương, quan liêu, phong kiến còn có trong óc thanh niên mà hoàn thành được nhiệm vụ dạy sử của chủ nghĩa dân chủ mới là : dân tộc, khoa học, đại chúng.
Tóm lại, lập trường, quan điểm và phương pháp mà chúng ta nhấn mạnh ở đây không phải là những công thức trống rỗng, không có sự thực, hay là những giáo điều. Nguồn gốc sử liệu của ta muốn được phong phú, việc lựa chọn sử liệu của ta muốn được hợp lý, nhất định phải thông qua lập trường, quan điểm và phương pháp đó. Có như vậy, sử liệu của ta mới biến thành các thứ sinh động, thể hiện được đầy đủ tất cả đời sống nhân loại, được toàn diện lịch sử nhân loại. Có như vậy, mới biểu hiện được quy luật cụ thể của sự phát triển của lịch sử nhân loại. Điều mà ta phản đối là sự gom góp sử liệu mà không có lập trường, quan điểm chính xác và không theo phương pháp của giai cấp vô sản, hay là việc chỉ trình bày la liệt các hiện tượng lịch sử viết những bài văn rất dài và văn vẻ về một vấn đề chi tiết. Những lệch lạc ấy đều có thể đưa thanh niên vào đống giấy lộn, làm sai lạc hẳn phương hướng chính xác của khoa học lịch sử.
*
Còn một thứ lệch lạc nữa có thể nẩy ra trong công tác dạy sử, tức là đem bài lịch sử giảng thành bài xã hội học. Tức là chỉ chú ý đến quy luật chung trong phát triển xã hội lơ là hẳn những sự kiện sống của lịch sử, lơ là hẳn nội dung cụ thể và chứng cớ cụ thể trong lịch sử phát triển của từng
https://thuviensach.vn
dân tộc. Nếu như thế thì thật là đem giảng bài lịch sử biến thành bài xã hội học hay bài duy vật lịch sử, tức là lịch sử phát triển xã hội. Kết quả cuối cùng của sự lệch lạc này là làm cho người ta cảm thấy học tập lịch sử là khô khan vô vị, không tài nào thâu nhận được. Do đó mà cũng không thể nào hiểu rõ được nét mặt thật của lịch sử, vì đã hạ thấp hẳn hiệu xuất việc dạy sử. Cái thứ lệch lạc này, ngay ở Liên-xô là một nước xã hội chủ nghĩa cũng đã từng thấy có. Ngày 16 tháng 5 năm 1934, Nhân dân ủy viên hội và Trung ương Đảng cộng sản Liên-xô đã thông qua bản quyết nghị nổi tiếng về « việc giảng dạy lịch sử tổ quốc tại các trường học Liên-xô », đã có sửa lại những khuyết điểm về công tác dạy học lối trừu tượng, lối chết cứng mà trước kia đã mắc phải. Quyết nghị chỉ rõ : « Giảng dạy lịch sử tổ quốc mà chỉ dạy cho học sinh một ít định nghĩa trừu tượng về hình thái kinh tế xã hội, không giảng về các sự kiện cùng sự thực quan trọng nhất trong lịch sử và các đặc điểm của nhân vật lịch sử bằng phương pháp sinh động, thú vị, theo đúng thứ tự năm tháng, thời đại, thì tức là đã đem công thức xã hội học trừu tượng thay thế cho việc giảng dạy có hệ thống một bài lịch sử tổ quốc ». Tiếp đó, lại có chỉ thị như sau : « Theo đúng thứ tự từng năm, từng thời đại mà giảng dạy sự kiện lịch sử, lại phải bắt học sinh phải nhớ kỹ lấy một số hiện tượng lịch sử quan trọng, một số nhân vật lịch sử, một số ngày, tháng, năm cùng thời đại. Đó là những điều kiện quyết định, khiến học sinh có thể thiết thực hiểu rõ chương trình lịch sử. Chỉ có chương trình lịch sử như thế mới có thể đảm bảo được tính chất dễ hiểu, rõ ràng, cụ thể của tài liệu lịch sử đem dạy cho học sinh. Chỉ trên cơ sở như vậy, phân tích cho chính xác, tổng kết cho chính xác các sự kiện lịch sử (tất cả các việc đó đều có thể dẫn cho học sinh đi tới một nhận thức theo chủ nghĩa Mác về lịch sử) thì mới có thể được » (trích trong bài : Luận về phương pháp, tư tưởng Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Sta-lin, phụ lục luận về lịch sử). Chỉ thị ấy thật hết sức rõ ràng. Chúng ta phải chú ý đến các tính chất dễ hiểu, rõ ràng, cụ thể của tài liệu dạy về lịch sử. Không những khi dạy học không nên có những điều lệch lạc nói trên, ngay như khi nghiên cứu về lịch sử cũng cần sửa chữa lại. Mao Chủ tích đã từng nhiều lần dạy chúng ta : « Không có chủ nghĩa Mác trừu tượng, chỉ có chủ nghĩa Mác cụ thể. Quy luật phát triển của
https://thuviensach.vn
lịch sử xã hội nằm ngay trong lịch sử phát triển cụ thể và khách quan của các xã hội, các dân tộc. Quy luật chung của xã hội phát triển sử là do ở sự đúc kết các quy luật cụ thể về lịch sử xã hội của hết thảy các dân tộc. Tách rời hẳn sự kiện cụ thể, sự thực và nhân vật của lịch sử thì không thể nào có được quy luật phát triển xã hội chung ». Muốn hiểu rõ quy luật phát triển xã hội chung, chỉ có một cách là : « Phân tích chính xác và tổng kết chính xác các sự kiện lịch sử ». Đặc biệt là các học sinh trung học nói chung, trước khi họ còn chưa có đầy đủ một số tri thức về khoa học xã hội nào đó, cho nên biện pháp duy nhất của chúng ta là phải từ các sự kiện lịch sử, các sự thực và nhân vật sống, mà khiến cho họ thật sự đi tới được nhận thức của chủ nghĩa Mác về lịch sử.
Ngoài ra, còn có một thứ lệch lạc thứ ba có thể nẩy ra được trong việc giảng dạy lịch sử hay là học tập lịch sử, tức là cố tìm « lối hiểu độc đáo », lập dị, ba hoa, thái độ không thật thà, nói lung tung, hàng tràng. Thứ lệch lạc này cũng do ảnh hưởng còn dây dớt lại của các học giả thuộc giai cấp tư sản xưa kia khi họ dạy chúng ta học sử.
Nói về khoa học xã hội hay lịch sử học, thì lý luận của giai cấp tư sản và lý luận của giai cấp vô sản có một chỗ căn bản không giống nhau. Đó là các nhà học giả giai cấp tư sản lấy duy tâm luận làm xuất phát điểm, đem ảo tưởng chủ quan thay thế cho tồn tại khách quan. Đối với mọi vấn đề, họ đều dựa vào sức liên tưởng của chủ quan, nắm lấy sự thực phiến diện, nói lung tung một hồi, như thế là « lối hiểu độc đáo ». Đồng thời bọn họ phủ nhận hẳn quy luật hay chân lý của tồn tại khách quan chân chính, cho là « sư bảo sư phải, vãi bảo vãi hay ». Mọi người hình như đều có một chân lý, phiến diện hay tương đối. Trái lại, các học giả giai cấp vô sản thì lấy duy vật luận làm xuất phát điểm. Về các học giả giai cấp vô sản, Mao Chủ tịch đã nói : « Trên thế giới chỉ có một thứ lý luận chân chính, tức là lý luận rút ra từ thực tế khách quan mà tìm thấy được chứng minh » (xem bài chỉnh đốn học phong, đảng phong, văn phong). Về công tác dạy sử và học sử thì các học giả giai cấp tư sản, thích gì nói ấy, mà sự thực ra, đó chính là những lời nói sai, đó là do đã đứng trên lập trường giai cấp tư sản mà nói. Trái lại,
https://thuviensach.vn
học giả giai cấp vô sản thì cho là : « trên thế giới chỉ có một thứ lý luận chân chính ». Vậy thì trong việc nghiên cứu sử học, trong khi dạy sử, họ sẽ hết sức đem thái độ đứng đắn chân thật mà bênh vực chân lý.
Đã căn cứ vào nhận thức cơ bản ấy mà xuất phát thì chúng ta không nên còn để cho « lối hiểu độc đáo », lối duy tâm luận của giai cấp tư sản xưa lừa bịp nữa. Vô luận khi giảng dạy, khi học về lịch sử, chúng ta đều cần phải căn cứ vào quan điểm cơ bản Mác Lê-nin. Về Trung quốc thì phải nên căn cứ vào tư tưởng Mao Trạch Đông thì mới thật là có thái độ thực thà bênh vực chân lý, « vì nhân dân phục vụ ». Do đó, những người dạy sử hay học sử, đối với các sách về sử học hiện nay ở toàn thế giới, và ở Trung quốc đều nên có thái độ tìm hiểu thấu đáo và giới thiệu chính xác tất cả những sách nào đã nắm vững được quan điểm chính xác của chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Mao Trạch Đông. Nếu một người nào phụ trách giảng dạy lịch sử, khi chính mình chưa nhận rõ được lập trường, quan điểm và phương pháp của một quyển sách nào đó mà cứ tùy tiện giảng bừa đi cho học sinh, thì tất nhiên lại quay về duy tâm luận của giai cấp tư sản và không thể làm tròn được nhiệm vụ giảng dạy lịch sử. Còn người học tập lịch sử, khi đối với quan điểm cơ bản của một quyển sách nào đó, còn chưa thật sự nắm vững thì cũng không cứ là phải yêu cầu ông thày đề ra « nhận xét riêng hẳn » cho bằng được.
Thật vậy, sự nghiên cứu lịch sử Trung quốc còn đang ở giai đoạn ấu trĩ, nó đòi hỏi một sự cố gắng tìm tòi thường xuyên của giới sử học chúng ta. Những sự cố gắng ấy phải có phương hướng nhất định, thế là quan điểm cơ bản của Mao Trạch Đông, rút ra từ trong thực tế khách quan lại quay về chứng minh cho thực tế khách quan. Về việc nghiên cứu sử học, chúng ta cần phải khéo tìm ra vấn đề, đào sâu vấn đề, nhưng trong khi sự nghiên cứu của chúng ta còn chưa được chín mùi, thì trong việc giảng dạy lịch sử, giới thiệu các sách sử có quan điểm chính xác để dạy bảo thanh niên, ta cần phải có thái độ phụ trách của một ông thày.
*
https://thuviensach.vn
Lê-nin khi bàn về học thuyết chủ nghĩa Mác, đã nói : « Học thuyết này đã hấp dẫn được tất cả những người nào đã nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước. Sức hấp dẫn không gì có thể chống lại được, đó là ở chỗ học thuyết Mác kết hợp được tinh thần khoa học đúng đắn và cao nhất (học thuyết ấy đại biểu cho uy quyền khoa học xã hội) với tinh thần cách mạng. Học thuyết Mác kết hợp được tinh thần khoa học với tinh thần cách mạng, đó không phải là ngẫu nhiên. Không những chỉ vì người sáng lập ra học thuyết ấy vừa là một nhà học giả, vừa là một nhà cách mạng, bản thân ông còn có sự kết hợp của hai phẩm tính mà tồn tại, vì chính ngay trong bản thân học thuyết của ông đã kết hợp chặt chẽ cả hai tinh thần đó. Rõ ràng là công dụng của học thuyết ấy, mục đích khoa học của nó định ra hẳn ở đây là giúp đỡ giai cấp bị áp bức tiến hành cuộc đấu tranh kinh tế trước mắt của họ » (xem chủ nghĩa Mác về cách mạng và bài giải thích). Lời chỉ thị này đối với các nhà chuyên về sử học chúng ta, theo ý tôi, có công dụng rất lớn, ta nên đọc đi đọc lại nhiều lần, nhận hiểu kỹ lấy tinh thần của lời ấy. Sử học của chủ nghĩa Mác không những chỉ ở chỗ phân tích lịch sử chính xác, lịch sử loài người, mà lại còn ở chỗ sáng tạo ra lịch sử mới của loài người, phục vụ cho đấu tranh giải phóng của quảng đại nhân dân bị áp bức. Muốn đạt tới mục đích kết hợp tinh thần khoa học với tinh thần cách mạng và về phương diện giảng dạy lịch sử, phải khéo vận dụng cho được lý luận chủ nghĩa Mác Lê-nin để phân tích và tổng hợp sự kiện và sự thực lịch sử ; phải nhấn mạnh vào tính chất quan trọng của vấn đề lập trường, quan điểm và phương pháp. Một mặt thì phải khắc phục cái sai lầm chỉ muốn tích lũy sử liệu hoặc muốn dẫn ra la liệt những hiện tượng. Một mặt khác lại phải khắc phục tư tưởng thoát ly sử liệu mà không hề trọng thực tế của lịch sử để tìm quy luật cụ thể về công thức xã hội học. Đồng thời vì muốn phục vụ cho đấu tranh giải phóng nhân dân, chúng ta cũng phải phản đối cái thói ba hoa của các học giả giai cấp tư sản mà phải thực sự cầu thị, không nói ra các ý kiến không chín mùi để khoe mình lập dị làm cho học sinh lạc mất phương hướng lịch sử chính xác.
TRẦN VĂN GIÁP dịch
https://thuviensach.vn
STA-LIN VÀ KHOA HỌC ĐỊA LÝ
của TÔN KÍNH CHI
(đăng trong Địa lý học báo
quyển thứ 19, kỳ thứ 1)
VỀ khoa học địa lý cũng như về các khoa học khác, Sta-lin đã phát triển lý luận Mác Ăng-ghen Lê-nin. Ông đã giải quyết một số vấn đề căn bản và trọng đại thuộc về khoa học địa lý, nhân đó đã xây dựng cơ sở bền vững cho sự phát triển của khoa học địa lý nhân dân.
1. Giải quyết chính xác tác dụng của hoàn cảnh địa lý trong sự phát triển xã hội là phương pháp luận của chúng ta về việc giải thích mối quan hệ giữa tự nhiên và sự sản xuất của xã hội. Trong sự phát triển của xã hội, hoàn cảnh địa lý có tác dụng quyết định hay không, đó là một vấn đề đã được bàn cãi sôi nổi nhiều trong lịch sử châu Âu. Hê-ghen và học phái của ông thì không đếm xỉa gì đến tự nhiên giới, không đếm xỉa gì đến hoàn cảnh địa lý, mà chỉ nghiên cứu sự phát triển của xã hội một cách hoàn toàn tách biệt. Còn một phái nữa như Mông-tét-ki-ơ (Montesquieu) và Bớc kơn (Burkle) thì lại đi đến chỗ trái lại hẳn. Họ coi ảnh hưởng của hoàn cảnh địa lý là điều kiện quyết định đối với sự phát triển xã hội. Trước đây Mác, Ăng-ghen, Lê-nin đều đã phê phán những người đó rồi. Nhưng chỉ đến khi Sta-lin nói rõ trong quyển « Duy vật biện chứng và duy vật lịch sử » thì vấn đề mới được giải quyết một cách toàn diện, sâu sắc và triệt để. Sta-lin lại còn đưa ra lý luận tổng kết rằng « phương thức sản xuất những tư liệu vật chất » là lực lượng quyết định sự phát triển của xã hội. Điều kiện quyết định sự phát triển của xã hội đã được tìm ra ở trong nội bộ của xã hội. Vậy thì hoàn cảnh địa lý là một điều ở bên ngoài, chỉ có thể là một điều kiện thứ yếu, không thể là một điều kiện quyết định. Như vậy là dứt khoát.
2. Vấn đề nhân khẩu và dân tộc. Về sự tăng nhân khẩu, về mối quan hệ giữa mật độ nhân khẩu và sự phát triển của xã hội, Sta-lin đã kết luận rất thấu triệt, rất sâu sắc. Trước kia, Man-tuýt (Malthus) cho sự tăng nhân
https://thuviensach.vn
khẩu, mật độ nhân khẩu cao quá, là nguyên nhân làm cho xã hội nghèo khổ. Mác và Ăng-ghen đã phê bình sâu sắc điều đó rồi. Sta-lin lại phát triển lý luận của Mác và Ăng-ghen, đem những thí dụ rất hiện thực ra đập tan lý luận phản động ấy. Giải quyết chính xác vấn đề nhân khẩu không những chỉ vạch rõ bản chất thuyết nhân khẩu của Man-tuýt là bênh vực sự bóc lột của giai cấp tư sản đối với nhân dân lao động, mà còn vạch rõ chủ nghĩa đế quốc lấy cớ vì nhân khẩu thúc bách để xâm lược các nước ngoài. Và cả cái thuyết các chủng tộc hơn kém nhau nữa, thứ lý luận rất đắc ý của giai cấp tư sản bịa đặt ra ấy, cũng là để giai cấp tư sản che đậy việc chúng hút máu mủ các dân tộc nhỏ yếu, đặng sống một cuộc đời dâm dật và xa hoa. Lê-nin từng đã vạch mặt rõ ràng thứ ngụy biện. Sta-lin tiếp tục sự nghiệp Lê-nin, phát triển lý luận ấy của Lê-nin và còn biến nó thành hành động thực tế. Trong quyển « Bàn về cơ sở của chủ nghĩa Lê-nin », Sta-lin đã phân tích vấn đề ấy. Trước hết, ông cho rằng vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa không thể tách rời nhau. Ông vạch rõ vấn đề dân tộc là một bộ phận của vấn đề cách mạng của giai cấp vô sản nói chung, Sau đó, ông cho rằng sự liên hiệp của các dân tộc phải đặt trên cơ sở tín nhiệm lẫn nhau và tự nguyện, thủ tiêu các quan điểm hẹp hòi, khiến cho các dân tộc bị áp bức giành được quyền bình đẳng thực sự về chính trị, nhất là về kinh tế. Lý luận sáng ngời của Sta-lin soi đường giải phóng cho các dân tộc nhỏ yếu, vạch phương hướng đấu tranh cho các dân tộc nhỏ yếu, đem nhân dân thế giới đoàn kết thành một khối, thành một lực lượng ngày càng lớn mạnh, không gì phá nổi.
3. Lý luận phân phối sản xuất làm cho khoa địa lý kinh tế trở thành khoa học có tính xây dựng. Lý luận phân phối sản xuất đã được nêu lên ở thời đại Mác và Ăng-ghen. Lê-nin và Sta-lin cùng phát triển và làm cho phong phú lý luận của Mác và Ăng-ghen về phân phối hợp lý sự sản xuất trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Lý luận ấy đại khái gồm hai điểm như sau : một là làm cho lực lượng sản xuất được phân phối đều và khắp trong toàn quốc, làm cho công nghiệp ở liền ngay nơi có nguyên liệu, nơi có nhiên liệu và nơi tiêu thụ sản phẩm làm ra ; hai là các bộ môn kinh tế quốc dân
https://thuviensach.vn
đều cùng phát triển để phát huy năng lực của nền thiết bị sản xuất hiện có, do đó mà đi đến chỗ lợi dụng được đầy đủ và được nhiều bề những tài nguyên tự nhiên. Những nguyên tắc cơ bản trên đây không những là một bộ phận của lý luận kiến thiết chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, chẳng những là nguyên tắc chỉ đạo không thể rời bỏ được một giờ một phút trong khi nghiên cứu khoa địa lý kinh tế, mà lại còn là kim chỉ nam cho sự kiến thiết kinh tế của Liên xô và của các nước dân chủ nhân dân. Lý luận phân phối sản xuất mà Sta-lin đề xướng còn vĩ đại ở chỗ mục đích trọng tâm mà lý luận đó là để làm thỏa mãn những nhu cầu vật chất luôn luôn tăng tiến của con người.
4. Vấn đề tính chất khoa học, nhiệm vụ và phạm vi của khoa học địa lý. Trong bài Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngữ ngôn học, Sta-lin đã vạch rõ sự khác nhau về tính chất khoa học giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên. Theo sự phân tích của Sta-lin về chỗ ngữ ngôn học có tính chất giai cấp hay không, chúng ta biết rằng không phải khoa học nào cũng là khoa học của giai cấp, thí dụ như khoa học địa lý tự nhiên : bản thân nó vốn không có tính chất giai cấp ; nó không phải là một khoa học của giai cấp ; điều mà nó nghiên cứu là những quy luật khách quan của tự nhiên giới và trong sự sản xuất. Nhưng vì trong xã hội có giai cấp, người nghiên cứu địa lý tự nhiên không thể có nhân sinh quan ngoài giai cấp, cho nên khoa địa lý tự nhiên tất phải có nhân tố của giai cấp tính. Còn khoa địa lý kinh tế thì vẫn có giai cấp tính (Tuy nó cũng có một phần không bao hàm giai cấp tính) ; giai cấp tính của nó rất mạnh ; nó thuộc phạm trù thượng từng kiến trúc. Nó phục vụ một cách trung thực giai cấp dựng ra nó. Tác phẩm Chủ nghĩa Mác và vấn đề ngữ ngôn học không những đã vạch rõ sự khác nhau giữa hai môn địa lý kinh tế và địa lý tự nhiên ; do việc tiến hành, dưới sự chỉ đạo của Sta lin, kế hoạch lớn lao kiến thiết kinh tế và cải tạo đại tự nhiên ở Liên xô ; do việc mở mang tiền đồ rộng lớn cho sự phát triển của địa lý kinh tế và địa lý tự nhiên ; do việc đề ra nhiệm vụ có tính chất xây dựng gấp rút cho địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế, tác phẩm đó còn làm cho khoa học địa lý trở thành một khoa học có tính chất kiến thiết và thực tiễn.
https://thuviensach.vn
5. Vấn đề nhận định về tình hình thế giới. Trong quyển Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô sự phân tích tình hình thế giới của Sta-lin đem lại cho chúng ta nhiều chỉ thị có tính chất nguyên tắc, khiến cho chúng ta, khi nghiên cứu địa lý của thế giới có căn cứ đúng đắn và có phương hướng. Một là : nêu ra một cách sâu sắc, đúng đắn và rõ rệt quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện nay và quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội. Hai là : sự tan rã của thị trường thế giới duy nhất bao gồm toàn thể các nước. Những lý luận trên khiến cho những nhà kinh tế địa lý học, khi nghiên cứu địa lý kinh tế các nước, có thể phân tích đúng đắn trạng huống và nguyên nhân của sự phát triển kinh tế các nước, và có thể dự kiến được những kết quả tất nhiên phải đi tới của hai phe đối lập.
6. Vấn đề thành lập các thành thị lớn. Trong quyển Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô, khi bàn đến việc thủ tiêu sự đối lập giữa thành thị và thôn quê, Sta-lin có nói : « Như thế không phải là bảo rằng việc thủ tiêu sự đối lập giữa thành thị và thôn quê phải đưa đến chỗ « những thành thị lớn bị tiêu diệt ». Chẳng những những thành thị lớn sẽ không bị tiêu diệt, mà những thành thị lớn mới còn phải xuất hiện thêm nữa. Những thành thị lớn mới ấy sẽ là những trung tâm lớn của văn hóa. Những thành thị lớn mới ấy không phải chỉ là những trung tâm của đại công nghiệp, mà còn là những trung tâm của sự chế biến nông phẩm và của sự phát triển mạnh mẽ của tất cả các ngành công nghiệp thực phẩm. Tình hình ấy thúc đẩy cho nền văn hóa toàn quốc được phồn thịnh và khiến cho điều kiện sinh hoạt ở nông thôn tiến lên kịp thành thị. »
Thế là vấn đề chúng ta cần có hay không cần có những thành thị lớn cũng được giải quyết. Giải quyết một vấn đề như thế là có rất nhiều ý nghĩa chỉ đạo cho việc nghiên cứu địa lý đô thị và kế hoạch kiến thiết đô thị của nhà nước.
HƯỚNG-TÂN dịch
https://thuviensach.vn
MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ KHOA HỌC ĐỊA LÝ : ẢNH HƯỞNG GIỮA THIÊN NHIÊN VÀ SINH HOẠT XÃ HỘI
I. QUAN NIỆM SAI LẦM CỦA THỰC DÂN VỀ ĐỊA LÝ VIỆT-NAM
Khoa học địa lý ở nước ta so với các khoa học khác là bộ môn còn được ít người góp phần xây dựng. Có nhiều vấn đề cần được quan niệm lại cho đúng để tránh ảnh hưởng phản động của địa lý đế quốc. Đối với những nhà địa lý thực dân, tất cả những cái gì tốt đẹp do nhân dân ta xây dựng nên trong quá trình lịch sử đấu tranh là đều do điều kiện thiên nhiên thuận lợi mà có. Thí dụ : dưới thời phong kiến, nông nghiệp miền xuôi của ta tương đối khá hơn nông nghiệp miền núi là nhờ có phù sa. Ta có một nền văn hóa là nhờ ở gần Trung-quốc và Ấn-độ. Ta thắng được quân Nguyên là nhờ có khí hậu nhiệt đới không hợp với sức khỏe quân giặc, nên chúng phải rút lui, v.v… Còn tình trạng lạc hậu, đói rét dưới thời đế quốc phong kiến là đều do hoàn cảnh địa lý gây nên. Thí dụ : nhân dân không đủ cơm ăn là vì khí hậu bất thường, vì mất mùa, vì nhân mãn v.v… Những quan niệm phản động này có thể ảnh hưởng không ít đến tinh thần phấn khởi, ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Trong số chúng ta còn nhiều người vì chịu ảnh hưởng tai hại ấy nên chưa thấy rõ công lao xây dựng đất nước của dân tộc. Thậm chí có người còn nghi ngờ đến cả khả năng phong phú của đất nước ta về tài nguyên, đã tự hỏi : không biết nước mình thiếu điều kiện thiên nhiên thuận lợi thì làm sao mà phát triển theo các nước tiền tiến được ? Tiêu biểu cho phái xướng xuất ra ngụy biện ấy là hai giáo sư địa lý thực dân Rô-bơ-canh (Charles Robequain) và Gu-ru (Pierre Gourou).
II. QUAN NIỆM CỦA RÔ-BƠ-CANH VỀ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
https://thuviensach.vn
a) Rô-bơ-canh cho rằng sở dĩ các miền châu thổ nước ta có một nền kinh tế, chính trị, văn hóa cao hơn các dân tộc trong lục địa bán đảo, vì chúng ta ở theo ven biển phía đông bán đảo, chúng ta có bình nguyên châu thổ các sông lớn chảy ra Thái bình dương. Châu thổ là nơi đất tốt, sẵn có nước sông hàng năm đem phù sa đến. Mặt đất bằng phẳng, dễ đào mương khơi ngòi dẫn nước vào ruộng. Còn vị trí ở ven bể tạo cho chúng ta nhiều điều kiện giao thông thuận tiện với nước ngoài. Do đó chúng ta hấp thụ dễ dàng những luồng văn hóa từ Trung quốc và Ấn độ sang.
Vẫn biết điều kiện thiên nhiên có giúp nhân dân ta một phần nào đạt tới một trình độ tương đối cao hơn các dân tộc trong lục địa bán đảo : Châu thổ dễ trồng trọt hơn đất núi đã tập trung cư dân sớm hơn. Việc liên lạc với Trung quốc từ đời nội thuộc đã giúp cho ta du nhập phương pháp cày bừa bằng trâu bò để thay thế cho phương pháp trồng trọt bằng cuốc, làm rẫy, như ta còn thấy ngày nay ở một số bộ tộc miền núi. Nhưng điều kiện đó chỉ là thứ yếu. Điều kiện quyết định phải ở trong nội bộ xã hội Việt-nam, ở sức đấu tranh với thiên nhiên của nhân dân lao động, ở trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. Nhờ cải tiến công cụ sản xuất cho tiện lợi hơn, sức sản xuất của ta đã tăng dần, phá vỡ quan hệ sản xuất nô lệ tiến dần đến quan hệ sản xuất phong kiến phân quyền, rồi tập quyền ; trong khi đó công cụ sản xuất thô sơ ở miền núi vẫn kìm hãm những bộ tộc trong quan hệ sản xuất lạc hậu của chế độ thổ ty, lang, đạo. Không có nông cụ tốt thì một mình đất rộng phì nhiêu cũng không thể làm cho nông nghiệp phát triển được. Phải có một nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển, nông sản, hóa phẩm dồi dào đẩy mạnh thương nghiệp, trao đổi hàng hóa với nước ngoài thì mới dễ tạo điều kiện cho việc trao đổi văn hóa. Xem đó ta thấy điều kiện quyết định mọi mặt sinh hoạt xã hội phải là phương thức sản xuất.
b) Rô-bơ-canh còn cho rằng giữa các miền nước Việt-nam như đồng bằng, thượng du, cao nguyên cũng như giữa nước ta và các nước trên bán đảo có những dãy núi ngăn trở như núi Tây bắc, Trường sơn, Đăng réc, chia đất ra từng khu vực rất khó liên lạc, ngoảnh lưng lại với nhau ; mỗi
https://thuviensach.vn
khu vực có sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hóa riêng ; khu vực nào biết khu vực ấy. Từ xưa tới nay chưa bao giờ có sự liên lạc mật thiết, sự thống nhất trên bán đảo.
Ở đây chắc chắn rằng tác giả không nói đến sự thống nhất trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau, thành thực đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau tiến bộ, vì dưới chế độ phong kiến đế quốc, thì thế nào mà có sự thống nhất như thế được. Dưới những chế độ phong kiến, tư bản, nếu có thống nhất thì chỉ thống nhất bằng xâm lược, nô dịch, dung hóa để khai thác nguyên liệu, bóc lột sức lao động. Thống nhất như thế chỉ có đế quốc mới chủ trương. Còn ra bất cứ dân tộc nào muốn sống độc lập tự do đều không bao giờ ước mong sự thống nhất ấy.
Tuy núi rừng có làm khó khăn cho sự liên lạc giữa các miền trong nước ta và giữa nước ta với các nước trên bán đảo, nhưng đó không phải là những trở ngại cố định không vượt được. Sở dĩ lâu nay ta chưa vượt được những trở ngại đó vì ta còn thiếu lực lượng để thắng thiên nhiên. Sự thiếu thốn này là do quan hệ sản xuất phong kiến đế quốc không cho phát huy hết khả năng của con người để cải tiến công cụ sản xuất, áp dụng phát minh khoa học vào việc chế tạo cơ khí, làm tăng lực lượng đấu tranh chống thiên nhiên. Trái lại, từ khi ta lật đổ ách thực dân, phá tan dần ràng buộc phong kiến, quan hệ sản xuất dân chủ nhân dân đã thay thế cho quan hệ sản xuất cũ, mọi người nhận thấy sức lao động của mình không bị ai bóc lột đều tích cực vượt khó khăn để tăng gia sản xuất, tạo ra phương tiện để phát huy kinh tế nước nhà. Ta đã đắp những đường cấp phối là đường tốt đẹp nhất từ trước đến nay để vận tải, để trao đổi sản vật giữa miền núi và miền đồng bằng, giữa nước ta và các nước bạn. Mới từ ngày đình chiến, nhân dân ta đã đạt được nhiều thành tích vẻ vang trong việc đấu tranh với thiên nhiên để kiến thiết nước nhà. Trước kia thực dân muốn có công cụ bóc lột được nhiều đã bắt dân ta xây đập nông giang Thác Huống, Bái-thượng, Đô lương, nhưng chúng phải ỳ ạch hàng mấy năm mới hoàn thành được. Trong cuộc kháng chiến vừa qua, chúng thấy không hy vọng lợi dụng được nữa, đã dùng bom phá hoại. Ngày nay với hòa bình trở lại, nhân dân ta ở miền
https://thuviensach.vn
Bắc thấy sức lao động của mình không bị phong kiến đế quốc kìm hãm nữa, đã bắt đầu nỗ lực kiến thiết. Trên nhiều công trường nông giang, công trường đường xe lửa Hà-nội – Mục-Nam-quan ta đang tích cực thi đua, xây dựng được nhiều công trình mới xong trước thời hạn. Với đà phấn khởi này chúng ta sẽ vượt được nhiều trở lực thiên nhiên nữa. Sẽ không còn rừng, núi, sông, bể nào ngăn cản chúng ta liên lạc với nhau cũng như với các nước trên thế giới. Thử xem như Liên-xô, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, người đã thắng được bao nhiêu trở lực thiên nhiên. Kênh Von-ga Đông đã làm nối liền bể Ban-tích phía Bắc, với Lý hải và Hắc hải phía Nam. Những sa mạc Trung-Á, những khu rừng mênh mông Tây-bá-lợi-á không còn là những trở ngại cho đường giao thông nữa. Xem như thế thì thấy rõ không phải chỉ vì điều kiện thiên nhiên không cho liên lạc và thống nhất mà chính vì quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm.
III. QUAN NIỆM CỦA GU-RU VỀ ĐỊA LÝ KINH TẾ VIỆT-NAM
a) Gu-ru cho rằng đất châu thổ canh tác lâu đời ngày càng xấu. Những chất tốt như chất lân-tinh tan trong nước, ngâm xuống sâu, hoặc trôi đi, sau cùng chỉ còn những chất không tan trong nước như phốt phát an-luy-min không thể nuôi hoa mầu. Quá trình cải biến này làm cho chất tốt của ruộng kém dần đi ; không có phương pháp nào bổ cứu.
Cách phân tích những hiện tượng cải biến của châu thổ, tuy có căn cứ vào thực tế, nhưng kết luận như tác giả thật trái với khoa học. Khi đất đã biến thành chất không tan trong nước, không ngấm nước thì không phải bắt buộc chịu trong tình trạng ấy mãi. Người ta có thể chăm bón cho nó trở nên tốt bằng cách thêm chất mới, bằng luân canh hay hưu canh. Sở dĩ trước kia ruộng châu thổ càng ngày càng xấu là vì nông dân ngày càng nghèo khổ, không lấy gì chăm bón, không cải tiến được dụng cụ để cày bừa cho kỹ ; còn nhiều khi thiếu cả dụng cụ cần thiết nữa. Tình trạng này là do chế độ đế quốc phong kiến áp bức bóc lột bằng tô, tức, sưu cao, thuế nặng. Nông dân càng nghèo thì phương tiện canh tác càng kém. Vả lại sản xuất ra nhiều lại càng bị bóc lột nhiều, nên không phấn khởi cố gắng tăng gia. Vì thế mà đất
https://thuviensach.vn
phải xấu dần đi. Chính vì quan hệ sản xuất lạc hậu kìm hãm lực lượng sản xuất, cho nên đất châu thổ không thể trở nên tốt được. Trái lại, trong quan hệ sản xuất dân chủ nhân dân của ta ngày nay đất xấu cũng dễ trở thành tốt. Ngay từ khi Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ ngày kháng chiến, chính sách tăng gia sản xuất đề ra ; nông dân bắt đầu có ý thức sản xuất góp phần vào kháng chiến. Tuy chưa phải là được hoàn toàn giải phóng, nhưng cũng đã phấn khởi tích cực tăng gia ; có nhiều sáng kiến, biết học kinh nghiệm, cải tiến dần nông cụ, làm cho đất ngày càng tốt thêm. Có những vùng như Mỹ lợi (Thừa thiên) nông dân đã dùng rong biển biến những đụn cát trắng trên bãi bể thành ruộng khoai, ruộng dâu tốt tươi hơn ở đất phù sa. Nhất là ở những vùng đã cải cách ruộng đất, nông dân được hoàn toàn giải phóng, có ruộng, có trâu bò, tích cực cải tiến lề lối canh tác, tận dụng mọi thứ phân bón, đã làm cho đất trở nên tốt hơn trước, sản lượng có nơi tăng lên gấp đôi. Xem trên thế giới, ta thấy với phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa, nông nghiệp Liên-xô đã vượt xa nông nghiệp các nước tư bản. Trong một năm (1954), Liên-xô vỡ hoang gần 14 triệu mẫu ruộng đã cày cấy được và số ruộng mới vỡ ấy đã sản xuất ra một số lượng ngũ cốc bằng gấp đôi của nước Pháp. Năng suất ruộng đất trước kia chỉ 5, 6 tạ một mẫu, ngày nay trung bình là 22 tạ và đặc biệt đã lên tới 35 tạ. Liên-xô đã biến đất hoang thành đất trồng trọt, đã biến đất xấu thành tốt bằng điện khí hóa nông nghiệp, áp dụng phương pháp canh tác khoa học. Một nhà bác học Liên-xô Uy-li-am chuyên nghiên cứu về đất trồng trọt, sau khi làm nhiều thí nghiệm, đã nêu ra quy luật : « đất trồng trọt là sản phẩm của sự sinh hoạt » nghĩa là đất có trồng trọt thì mới có thêm những chất hữu cơ, có cày sâu bừa kỹ mới thêm khả năng hút chất đạm v.v… Trái lại, đất dù tốt mà người cày không cố gắng thì tốt cũng hóa xấu. Do đó ta thấy lý luận Gu-ru là phản khoa học, phản tiến bộ. Nó cốt phục vụ và duy trì quan hệ sản xuất đế quốc phong kiến.
b) Gu-ru cho rằng không thể cải thiện đời sống người nông dân trên châu thổ Bắc bộ : mật độ cư dân quá cao, là một tai nạn không bổ cứu được. Khó lòng đem lại những nguồn lợi mới cho nông dân tập trung đến
https://thuviensach.vn
mật độ 400 người trong một cây số vuông. (Xem nông dân châu thổ Bắc bộ trang 577). Thực ra, không phải vì tập trung cao độ mà người ta không thể sản xuất đủ nuôi sống. Biết bao nhiêu thành thị ở Liên-xô và các nước dân chủ nhân dân có nhiều cư dân tập trung, mà đời sống vẫn sung túc, ngày càng tươi đẹp. Trái lại dưới chế độ đế quốc, phong kiến thì đa số nhân dân vẫn chịu đói rét, không cứ tập trung hay phân tán. Không phải chỉ ở tập trung đông đảo như ở Thái-bình, Nam-định mới thiếu ăn, mà dù ở thưa thớt, rải rác trên những vùng đất rộng phì nhiêu như trung du, thượng du cũng vẫn nghèo khổ. Do đó ta thấy nếu mật độ có ảnh hưởng đến đời sống một phần nào thì chỉ có ảnh hưởng tốt vì nó giúp điều kiện cho việc cơ khí hóa sản xuất. Còn chính quan hệ sản xuất lạc hậu đã quyết định tình trạng nghèo khổ của nhân dân.
Ở đây Gu-ru dựa vào thuyết phản động của Man-tuýt (Malthus) cho rằng số người trên mặt đất ngày càng đông, khả năng cung cấp của quả đất có hạn, nên cần phải hạn chế sinh dục, tiếp tục chiến tranh để giải quyết vấn đề thừa người. Gu-ru cũng cho rằng khả năng cung cấp của châu thổ Bắc bộ chỉ có hạn mà số người tập trung quá đông. Muốn sống thì phải phân tán đi làm trong các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền của thực dân. Giải pháp này chỉ nhằm phục vụ quyền lợi thực dân và phong kiến. Tác giả không thấy rằng trong quan hệ sản xuất dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa người là vốn quý nhất, mọi người đều được tự do phát huy khả năng của mình và mọi khả năng đều được tận dụng. Càng đông người, lực lượng sản xuất càng tăng, nhu cầu đời sống càng được thỏa mãn. Ở Liên-xô đàn bà sinh được nhiều con nghĩa là thêm nhiều lao động cho xã hội thì được tặng thưởng huân chương bà mẹ anh hùng. Hài nhi, nhi đồng được săn sóc không nước nào bằng. Hơn nữa Liên-xô không những không lo cư dân tập trung quá đông mà còn tiến tới thành thị hóa nông thôn để thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Hiện nay đã có những miền ban đêm ngồi trên máy bay trông xuống, không thể phân biệt đâu là nông thôn đâu là thành thị.
c) Theo Gu-ru vấn đề cải tiến kỹ thuật chưa thể đặt ngay ra bây giờ được, còn phải đợi một thời gian lâu dài. Người nông dân Việt-nam nghèo
https://thuviensach.vn
túng không lấy gì mua được máy móc. Vả lại cũng không nên ước mong những sự thay đổi như thế vì nó sẽ làm cho nông dân thiếu công việc làm ăn, rồi đến chết đói. Phải tránh lập ra đại kỹ nghệ ở xứ này, vì không có thị trường. Đại kỹ nghệ sẽ đảo lộn nền kinh tế, không nên nhập cảng vào, chỉ nên mở những xưởng nhỏ và dùng bắp thịt người ta làm cho máy sản xuất.
Nói rằng ở nước ta không có thị trường thì thật là vô lý. Hơn 20 triệu dân Việt-nam không phải là một sức tiêu thụ mạnh hay sao ? Biết bao nhiêu nhu cầu vật chất của chúng ta chưa được thỏa mãn. Sở dĩ thực dân không lập ra kỹ nghệ nặng ở xứ này là vì chúng muốn để dành thị trường để bán hóa phẩm của đế quốc. Chúng sợ lập ra kỹ nghệ nặng ở xứ này thì thuộc địa sẽ có một nền kỹ nghệ độc lập có thể cạnh tranh với kỹ nghệ « chính quốc ».
Mục đích và động cơ sản xuất của chủ nghĩa tư bản là sản xuất ra thặng dư giá trị, tích súc tư bản làm cho người sản xuất ngày càng nghèo cực ; không lấy gì bảo đảm đời sống, phải chịu những nạn thất nghiệp, khủng hoảng chu kỳ. Người thợ chỉ biết sản xuất ra hàng hóa mà rất ít khi được dùng. Bọn phong kiến, thực dân bắt nông dân ta sản xuất ra cao su, chè đen, chè bột v.v… để bán trên thị trường ngoại quốc. Còn chính người sản xuất đã mấy ai được dùng. Phát xít Nhật bắt nhổ lúa, nhổ khoai đi trồng bông, trồng gai cho chúng, trong khi đó hai triệu đồng bào ta chết đói, chết rét vì thiếu cơm áo. Chúng không nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu của người lao động sản xuất, chỉ cốt sao bóc lột được nhiều thặng dư giá trị. Sản xuất của chủ nghĩa tư bản tất nhiên sẽ đi đến chỗ bế tắc bất cứ ở nước nào. Trái lại, trong xã hội xã hội chủ nghĩa đời sống của người lao động sản xuất được nâng cao không ngừng. Nhu cầu của người lao động ngày càng nhiều. Sản xuất và nhu cầu thích ứng với nhau. Sản xuất có chương trình, kế hoạch, có chỉ huy, nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tăng không ngừng. Càng đông người sản xuất thì nhu cầu dễ được thỏa mãn. Chủ nghĩa tư bản cần có thị trường bán hóa phẩm thì mới sản xuất. Hễ trong sự cạnh tranh với nhau, chưa chiếm được thị trường thì không giảm phát triển sản xuất, cứ phải duy trì lấy phương thức sản xuất lạc hậu, dùng sức người làm động
https://thuviensach.vn
lực. Trong khi đó, ở xã hội xã hội chủ nghĩa sức người dần dần được thay thế bằng sức máy. Lực lượng sản xuất phát triển không ngừng. Liên-xô đang điện khí hóa tất cả công cụ sản xuất để thực hiện chủ nghĩa cộng sản theo như lời của Lê-nin : « cộng sản tức là chính quyền Xô-viết cộng với điện khí hóa » Hơn thế nữa Liên-xô đã dùng tinh lực nguyên tử xây dựng nhà máy đầu tiên trên thế giới, dùng vào kiến thiết hòa bình. Liên-xô đã có những nhà máy tự động, chỉ cần 5 người làm việc là thay thế cho hàng vạn người. Như vậy mà không lo thất nghiệp ; trái lại, đà phát triển cơ giới ngày càng mạnh và nhanh. Xem đó thì nhà địa lý thực dân chỉ thấy những mối lợi thiển cận, nhỏ nhen, không biết mở rộng tầm con mắt, nhìn bước tiến của lịch sử nhân loại.
d) Sau cùng Gu-ru kết luận rằng : « Những người Việt-nam yêu nước phải hết sức duy trì lấy những phong tục, tập quán xưa, duy trì lấy sự hòa hợp giữa người và thiên nhiên, vì đó là một vấn đề căn bản về mặt kinh tế cũng như về mặt chính trị. Có như thế, mới chịu đựng được cảnh nghèo khó và bảo đảm lấy hạnh phúc của mình. » Thật là một quan niệm kỳ quặc về hạnh phúc. Khuyên người ta đừng tiến bộ nữa, khuyên người ta nên chịu đựng cảnh nghèo khổ để tìm hạnh phúc thì ai nghe được ? Hạnh phúc của người Việt-nam cũng như bất cứ của một dân tộc nào, trước hết phải được ăn no, mặc ấm, được tự do phát triển khả năng của mình về mọi mặt và được toàn quyền hưởng thụ kết quả do sức lao động của mình tạo ra, chứ không phải ở trong phong tục, tập quán phong kiến, nó cố duy trì lấy quan hệ sản xuất người bóc lột người. Cho nên muốn có hạnh phúc, trước hết nông dân phải phá tan ách đế quốc phong kiến, tự giải phóng lấy mình, thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất tiến bộ hơn thì mới có điều kiện tăng gia sản xuất để thỏa mãn nhu cầu của mình. Lẽ tất nhiên trong cuộc cách mạng này vẫn phải giữ lại những sự nghiệp văn hóa do sức lao động của nhân dân đã xây dựng, nên trong quá trình đấu tranh phải bảo tồn lấy tinh hoa dân tộc để dựa vào đó mà phát huy lên. Gu-ru muốn phục vụ chế độ thực dân đang tan rã cho nên mới đưa những ý kiến kia ra để góp phần vào việc cố duy trì chế độ ấy được ngày nào hay ngày ấy.
https://thuviensach.vn
IV. ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA THIÊN NHIÊN VÀ SINH HOẠT XÃ HỘI
Sai lầm của những nhà địa lý thực dân là dựa vào ảnh hưởng thiên nhiên để giải thích sinh hoạt xã hội. Cho nên chúng ta cần nhận định lại cho rõ. Vấn đề ảnh hưởng qua lại này đã được tranh luận từ lâu trong lịch sử. Có phái như Mông-tét-ki-ơ thì cho điều kiện thiên nhiên là quyết định. Có phái như Hê-gơn (Hegel) lại cho xã hội không chịu ảnh hưởng gì của hoàn cảnh địa lý. Hai phái này đều thiên lệch. Đến Sta-lin thì vấn đề đã được giải đáp thấu triệt trong « duy vật biện chứng và duy vật lịch sử ». Người đã dạy : « Nhất định hoàn cảnh địa lý là một trong những điều kiện vĩnh viễn và cần thiết cho sự phát triển của xã hội và lẽ tất nhiên nó ảnh hưởng đến sự phát triển ấy. Nhưng ảnh hưởng ấy không quyết định, vì những sự thay đổi và phát triển của xã hội diễn ra nhanh hơn những sự thay đổi và phát triển của hoàn cảnh địa lý, nhanh hơn đến nỗi không thể so sánh được. Trong khoảng ba ngàn năm đã có ba chế độ xã hội khác nhau kế tiếp trên đất châu Âu : Xã hội nguyên thủy, chế độ nô lệ, chế độ phong kiến ; và ở phía đông châu Âu, trên địa phận Liên-xô, có đến bốn chế độ. Thế mà trong khoảng thời gian ấy những điều kiện địa lý của châu Âu hoặc không thay đổi gì hết hoặc thay đổi rất ít đến nỗi các nhà địa lý học không hề nói đến. »
Người ta sống trong một hoàn cảnh thiên nhiên, lẽ tất nhiên giữa người và thiên nhiên phải có một sự liên quan nào đó, phải có ảnh hưởng qua lại. Ảnh hưởng này có thể nhiều hay ít tùy trình độ tiến hóa của xã hội. Dưới chế độ phong kiến của nước ta trước kia, quan hệ sản xuất còn kìm hãm lực lượng sản xuất. Khả năng vượt trở lực thiên nhiên còn kém. Đời sống còn chịu nhiều ảnh hưởng thiên nhiên. Những thiên tai như hạn, lụt đã gây nên nhiều nạn đói kém. Sông, bể, núi, rừng đã làm trở ngại rất lớn cho sự giao thông. Cho đến ngày nay, tuy ta đã bắt đầu đấu tranh mạnh để thắng thiên nhiên nhưng cũng chưa phải đã thắng được nhiều. Dưới một chế độ tiến bộ hơn như ở Liên-xô, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa xúc tiến tính chủ động sáng tạo của quần chúng, làm phát triển mạnh sức sản xuất, sức đấu tranh chống thiên nhiên. Liên-xô đã xây được những nhà máy thủy
https://thuviensach.vn
điện khổng lồ để sử dụng sức nước ; đang biến những bãi sa mạc thành đồng lúa và hoa mầu, đang trồng hàng trăm vạn mẫu rừng, ngăn gió nóng và khô để làm cho khí hậu sa mạc trở nên dịu, mát. Đời sống của người ngày càng ít phụ thuộc vào thiên nhiên. Trên đây là hai xứ có điều kiện khác nhau. Bây giờ ta thử so sánh hai xứ có điều kiện địa hình, khí hậu, thảo mộc, động vật tương tự như nhau, như Gia-nã-đại và Tây-bá-lợi-á. Hai xứ này cùng chung dưới một vĩ độ, cùng chung một vòng đai xanh Bắc bán cầu. Nhưng trình độ kinh tế văn hóa thì khác nhau một trời một vực. Gia nã-đại ở dưới chế độ tư bản, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hạn chế lực lượng sản xuất, lực lượng đấu tranh chống thiên nhiên ; cho nên những rừng phía bắc và phía tây còn là nơi hoang vu, tịch mịch, nhiều nơi không có bóng người. Còn nơi nào gặp được dăm ba người thì toàn là dân chưa định cư, rất lạc hậu. Trái lại, ở Tây-bá-lợi-á, phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa làm cho lực lượng sản xuất ngày càng được khoa học hóa, sức đấu tranh chống thiên nhiên ngày càng phát triển. Nhiều khu rừng hoang đã biến thành đồng tốt. Nhiều nơi trước kia không có bóng người nay đã trở thành đô thị phồn thịnh.
Ảnh hưởng của điều kiện địa lý còn có nhiều trường hợp phức tạp. Có thể có hai nơi cùng chung một quan hệ sản xuất, nhưng điều kiện địa lý không thuận tiện như nhau mà nơi kém điều kiện thuận tiện lại tiến hơn nơi có điều kiện thuận tiện. So sánh châu thổ sông Cửu-long và châu thổ Hồng hà thì châu thổ Cửu-long đất tốt hơn, khí hậu điều hòa, hạn, lụt rất ít xảy ra. Châu thổ Hồng-hà thì đất không tốt bằng, khí hậu, hạn, lụt rất bất thường. Thế mà châu thổ Hồng-hà lại có một kỹ thuật canh tác tương đối khá hơn. Đó là nhờ ảnh hưởng của kỹ thuật canh tác Trung-quốc đưa vào từ hồi Nội thuộc. Xem đó ta thấy điều kiện lịch sử hai nơi khác nhau, thì ảnh hưởng hoàn cảnh địa lý cũng khác nhau. Cho nên khi xét ảnh hưởng qua lại giữa thiên nhiên và sinh hoạt xã hội, chúng ta không thể chỉ dựa vào một nguyên nhân đơn giản mà phải căn cứ vào những điều kiện chính và điều kiện phụ của mỗi nơi để phân tích thì mới chính xác được.
https://thuviensach.vn
Nhưng dù ở thời nào hay nơi nào đi nữa, tác động của điều kiện thiên nhiên vẫn là một yếu tố rất ít thay đổi hay không thay đổi so với tác động của lực lượng sản xuất luôn luôn phát triển. Khi lực lượng sản xuất, sức đấu tranh chống thiên nhiên được giải phóng thì nó phát triển không ngừng và ngày càng mạnh, nó dễ vượt qua những trở ngại thiên nhiên, vì những trở ngại này thay đổi rất chậm hoặc hầu như không thay đổi trong một thời gian ngắn. Cho nên ngay trong một chế độ xã hội lạc hậu, người còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thiên nhiên, những điều kiện thiên nhiên ấy cũng không quyết định sinh hoạt xã hội mà chính quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất quyết định
LÊ XUÂN PHƯƠNG
https://thuviensach.vn
TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM CẬN ĐẠI
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TƯ SẢN DÂN TỘC VIỆT-NAM DƯỚI THỜI PHÁP THUỘC
I. TÌNH HÌNH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP DÂN TỘC Ở VIỆT NAM TRƯỚC ĐẠI CHIẾN THỨ NHẤT
Sau khi dùng vũ lực để đặt nền thống trị ở Việt-nam, thực dân Pháp tiến hành vơ vét bằng cách chiếm đoạt hầm mỏ, lấy nguyên liệu, đem hàng hóa từ Pháp sang bán ở Việt-nam, mở nhà máy bóc lột nhân công và đầu tư. Đời sống của những nhà buôn và tiểu công nghệ Việt-nam bị đe dọa vì hàng hóa Pháp chèn ép. Họ cần phải đoàn kết chống lại những hoạt động của thực dân Pháp. Giữa lúc ấy, phong trào duy tân ở Trung-quốc, ở Nhật bản cùng học thuyết tư sản phương Tây tràn qua Trung-quốc vào Việt-nam, càng thúc đẩy lớp sĩ phu tiến bộ, đồng thời cũng là những nhà buôn ở các thành thị, hấp thụ được tư tưởng tư sản ở ngoài vào, chủ trương mở mang kinh doanh có tổ chức.
Năm 1907, cuộc vận động duy tân ra đời do những sĩ phu cấp tiến ấy lãnh đạo. Nhiều nhà buôn hô hào lập hội kinh doanh. Ở Hà-nội, năm 1908, có hiệu Đồng-lợi-tế bán các hàng nội hóa, Hồng-tân-hưng làm đồ sơn, Quảng-hưng-long do nhiều nhà buôn hùn vốn, Đông-thành-hưng do các nhà nho Nguyễn Quyền và Hoàng Tăng Bí quản lý. Ở Nghệ-an có Triêu dương thương quán do cụ Ngô Đức Kế mở. Ở Quảng-nam có Quảng-nam hiệp thương công ty phát triển từ năm 1906-1907, vốn ước chừng 20 vạn đồng. Công ty mua các lâm thổ sản ở nông thôn đem đi Hà-nội, Sài-gòn, Hồng kông bán, rồi lại mua hàng ở các nơi đó về. Ngoài chủ trương lập hội buôn bán, còn có chủ trương thúc đẩy sản xuất. Nhiều nhà nho hỏng thi đã rủ nhau mở hiệu buôn các quần áo cũ, làm mũ, mua máy khâu, máy dệt vải
https://thuviensach.vn
khổ rộng. Bị hàng hóa Pháp lấn át, họ hô hào dùng nội hóa, bài trừ ngoại hóa. Mặt khác do ảnh hưởng tư tưởng tư sản, họ còn chống đối những phong tục phong kiến, hô hào cắt tóc ngắn, tẩy trừ áo lam, bài ngà, khuyến khích mở trường dạy học, xuất bản báo chí để tuyên truyền cải cách.
Nhưng những nhà công thương nghiệp dân tộc lúc bấy giờ phần thì còn non yếu lại phải đương đầu ngay với chính sách chèn ép của thực dân, nên nói chung thì phong trào lập hội kinh doanh và phong trào cải cách đến 1910 bắt đầu xuống. Tuy vậy, những kinh doanh đó đã gây cơ sở cho thương nghiệp dân tộc phát triển một phần nào trong đại chiến thứ nhất.
II. TÌNH HÌNH CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VIỆT-NAM TRONG ĐẠI CHIẾN THỨ NHẤT
Đại chiến thứ nhất bùng nổ. Thực dân Pháp lúng túng ở Việt-nam. Việc khai thác nguyên liệu phải ngừng lại. Hàng hóa ở bên Pháp không chở sang Việt-nam được. Nhân dịp này, những nhà công thương nghiệp Việt nam bỏ vốn kinh doanh và ngày càng phát đạt. Họ lập ra nhiều công ty chung vốn, nhiều xưởng thợ ; họ nắm được một số phương tiện vận tải. Nguyễn Hữu Thu tức Sen, chủ hãng xe cao-su ở Hải-phòng từ năm 1906- 1907, tiến lên trở thành chủ hãng tầu thủy chạy Hồng-kông trong những năm đại chiến. Công ty buôn bán Liên thành ở Phan-thiết thành lập từ 1908 mở thêm hai chi điếm lớn : một ở Sài-gòn, một ở Hội-an xuất cảng đường, quế, tơ… Ở Hà-nội đã có nhà máy in của Ngô Tử Hạ, Lê Văn Phúc. Ở Huế có nhà máy in của Bùi Huy Tín. Năm 1917, ông Nguyễn Sơn Hà bắt đầu mở xưởng chế sơn ở Hải-phòng. Ở Thanh-trì có những lò bát lớn. Rất nhiều công ty vô danh khác đồng thời cũng thành lập.
Kinh tế của thực dân vì chiến tranh ở châu Âu làm cho giảm sút hoạt động ; công thương nghiệp dân tộc Việt-nam phát triển, giai cấp tư sản dân tộc Việt-nam cũng thành hình.
https://thuviensach.vn
III. TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA TƯ SẢN DÂN TỘC TỪ SAU ĐẠI CHIẾN 1914-1918
Đại chiến 1914-18 kết liễu.
Thực dân Pháp lại tiến hành khai thác ở Việt-nam. Lần này với một quy mô rộng lớn hơn chúng tăng cường vơ vét của cải ở Việt-nam để bù đắp vào chỗ thiếu hụt trong chiến tranh và làm giàu thêm cho tư bản Pháp. Đường xe lửa, đường ô tô nối liền các tỉnh để chở nguyên liệu, thóc gạo, hàng hóa. Đông dương ngân hàng, Địa ốc ngân hàng mở thêm. Công ty doanh nghiệp Pháp mọc lên nhiều. Các hàng L’Ucia, Descours Cabaud, Poinsard Veyret, Denis Frères, Optorg hoạt động ráo riết hơn. Đồng thời nhiều thứ thuế xuất hiện đánh vào công thương nghiệp dân tộc ở Việt-nam.
Giai cấp tư sản dân tộc Việt-nam lúc này sẵn có vốn và đang đà phát triển cũng tăng cường hoạt động. Họ cạnh tranh với tư bản Pháp để phát triển kinh doanh của họ. Nhưng chính sách kinh tế của thực dân Pháp đã chặn bước tiến của họ lại. Thực ra, thực dân Pháp cần có những tầng lớp trung gian để tiện việc khai thác nguyên liệu, buôn bán hàng hóa ; tầng lớp đó chủ yếu là giai cấp tư sản Việt-nam. Nhưng để tư sản Việt-nam được tự do phát triển thì quyền lợi của chúng bị va chạm. Cho nên, chúng không để tư sản Việt-nam được tự do kinh doanh theo khả năng và nguyện vọng của họ. Chùng dùng mọi thủ đoạn để kìm hãm hoạt động của họ.
Nhà tư sản dân tộc Bạch Thái Bưởi năm 1924-1923 có hơn 100 tầu thủy chở khách, chiếm gần hết lợi quyền chạy tầu trên mặt sông ở Bắc-bộ. Ông đã có tầu chạy vào Tourane và Sài-gòn. Ông có xưởng máy nhỏ để chữa tầu. Công nhân và người làm công tới trên 3000. Vốn của ông ước chừng 10 triệu đồng. Ông đang định cho tầu chạy các sông ở Trung bộ. Bên việc kinh-doanh chạy tầu, ông còn bắt đầu khai mỏ than. Mỏ Bí-chợ của ông ở Uông-bí có độ hơn một trăm người làm. Nhưng nếu để Bạch Thái Bưởi tự do phát triển kinh doanh thì nhiều hãng tư bản Pháp sẽ thất bại. Cho nên thực dân Pháp đã ra lệnh hạn chế tầu Bạch Thái Bưởi chạy trên các mặt sông ; gây nhiều khó khăn thiệt hại cho ông, chẳng hạn bắt chữa
https://thuviensach.vn
tầu mặc dầu tầu của ông không hỏng. Đến năm 1925, vốn dần dần bị hao mòn, ông Bạch Thái Bưởi phải bán tất cả số tầu của ông cho hãng tư Pháp Sauvage.
Hãng sơn Résistanco của ông Nguyễn Sơn Hà ở Hải-phòng từ một cửa hiệu nhỏ, kỹ thuật thấp kém dần dần lớn lên thành một nhà máy rộng bốn, năm mẫu ; kỹ thuật khá cao. Vì ông Nguyễn Sơn Hà đã đánh bạt những hãng sơn Pháp như Poinsard Veyret và làm rung chuyển địa vị các hãng sơn Pháp ở chính quốc nên thực dân đã tìm cách phá sơn Résistanco. Chúng cấm các công sở và những người Pháp không được dùng sơn Résistanco khi chính quyền thực dân chưa công nhận là một hãng sản xuất tốt. Nhà máy sơn của ông Hà đang sản xuất đều, chúng bắt rỡ đi nơi khác. Một người Việt-nam khác tìm được mỏ mica ở Phú-thọ, năm 1943 xin khai mỏ ấy. Nhưng tới khi bắt đầu làm thì chính phủ thực dân ra lệnh xung công mỏ mi-ca đó.
Ngoài những luật lệ trắng trợn mà trên đây là một vài tỉ dụ, chế độ độc quyền quan thuế của thực dân đặt ra cũng làm cho tư sản dân tộc ở Việt nam không thể hoạt động dễ dàng được. Đạo luật thuế quan bổ xung ngày 13 tháng 4 năm 1928 không cho hàng hóa các nước khác đưa vào bán ở Việt-nam. Những nhà tư sản dân tộc Việt-nam bó buộc phải mua hàng hóa của Pháp. Ông Nguyễn Sơn Hà muốn mua nguyên liệu của Đức, Nhật nhưng vì thuế nặng, giá trở nên đắt quá, lại phải mua của hãng sơn Pháp Poinsard Veyret. Hàng hóa Pháp lũng đoạn thị trường bóp chết nhiều công nghiệp và thủ công nghiệp cựu truyền Việt-nam.
Sau đại chiến thứ nhất, ngoài những nhà tư sản dân tộc có tiếng, lại xuất hiện thêm một số nhà tư sản dân tộc khác. Ở Gia-lâm có nhà máy khuy trai của ông Q. Phong. Ở Thanh hóa, năm 1926-27 có hai hội buôn lớn : Hưng nghiệp hội xã và Tiên long thương đoàn. Năm 1925-26, ở Thanh-hóa và Văn-Điển có hai công ty nấu rượu là Nam đồng ích và Văn điển thành lập. Năm 1926, một số tư sản và địa chủ ở Sài-gòn thành lập Việt-nam Ngân hàng, vốn ước chừng 25 vạn đồng. Cũng ở Sài-gòn, năm 1925, Trương văn Bền mở xưởng chế xà phòng. Nhiều công ty làm thủy tinh,
https://thuviensach.vn