🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tân Châu Xưa Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn Tên sách : TÂN CHÂU XƯA Tác giả : NGUYỄN VĂN KIỀM – HUỲNH MINH Nhà xuất bản : THANH NIÊN Tái bản : 2003 ------------------------ Nguồn sách : Từ Đức Châu Đánh máy : ngoctinhpham, Harmony, hhongxuan, princess0917, Zadd3l, Thảo Nguyễn, minhf@yahoo, wonchou, mopie, linling, Ha_nhanh, Quách Châu, vqsvietnam, minhhai1768, Beos, sakura2808 Kiểm tra chính tả : Phạm Thị Kiều Quyên, Hải Hải, Diễm Tuyết Vũ, Tac House, Võ Thành Phú, Đỗ Thụy Nhi, Bùi Văn Vương, nhani78, Hữu Tín, Mihar Thảo, Thư Võ Biên tập ebook : Thư Võ Ngày hoàn thành : 18/02/2018 https://thuviensach.vn Ebook này được thực hiện theo dự án phi lợi nhuận « SỐ HÓA 1000 QUYỂN SÁCH VIỆT MỘT THỜI VANG BÓNG » của diễn đàn TVE 4U.ORG Cảm ơn tác giả NGUYỄN VĂN KIỀM – HUỲNH MINH và nhà xuất bản THANH NIÊN đã chia sẻ với bạn đọc những kiến thức quý giá. https://thuviensach.vn Ghi chú : Nhóm làm ebook thay thế trang thiếu của sách gốc (trang 249) bằng ký hiệu (...) và lượt bỏ một số hình ảnh minh họa có độ phân giải kém (do chất lượng sách scan). Những thiếu sót này sẽ được bổ sung sau khi tìm được phiên bản sách đầy đủ và rõ ràng hơn. Mong bạn đọc thông cảm. https://thuviensach.vn MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU PHẦN MỘT A. ĐỊA THẾ – GIAO THÔNG I. TÌM HIỂU DANH TỪ TÂN CHÂU ĐÔNG XUYÊN HUYỆN PHẦN ĐẤT CỦA TÂN CHÂU ĐẠO TÍN NGƯỠNG TINH THẦN CANH NÔNG II. ĐỊA THẾ GIỒNG, NÚI, CỒN, CÙ LAO III. GIAO THÔNG 1. ĐƯỜNG BỘ 2. ĐƯỜNG THỦY IV. HÀNH CHÁNH 1. AN THÀNH CÓ 8 XÃ 2. AN LẠC CÓ 6 XÃ 3. AN PHƯỚC CÓ 9 XÃ 4. CÁC CẤP HÀNH CHÁNH QUẬN 5. HÀNH CHÁNH TỔNG 6. HÀNH CHÁNH XÃ 7. DÂN SỐ TRONG QUẬN V. CÁC CƠ QUAN 1. TÒA HÀNH CHÁNH https://thuviensach.vn 2. TY QUAN THUẾ 3. TY BƯU ĐIỆN 4. NHÀ CÔNG SỞ LONG PHÚ 5. CHI Y TẾ 6. SỞ THỦY ĐIỆN 7. PHÒNG THÔNG TIN B. NGÀNH GIÁO HUẤN TRƯỜNG SỞ TRƯỜNG TÂN CHÂU QUA CÁC GIAI ĐOẠN NGÔI TRƯỜNG LÁ ĐẦU TIÊN Ở TÂN CHÂU NGÔI TRƯỜNG TỔNG TÂN CHÂU BẰNG NGÓI NGÔI TRƯỜNG BỔ TÚC TÂN CHÂU TRƯỜNG NAM TIỂU HỌC TÂN CHÂU PHẦN HAI A. THƯƠNG MÃI CHỢ TÊN CÁC CON ĐƯỜNG CÁC TRẬN HỎA HOẠN Ở CHỢ TÂN CHÂU CHỢ QUANH VÙNG TÂN CHÂU CẦU ĐÚC B. CANH NÔNG I. DIỆN TÍCH TRỒNG TRỌT II. CANH TÁC LÚA SẠ VÀ NGUYÊN NHÂN III. TRỒNG DÂU NUÔI TẰM 1. HÃNG TẰM TRÊN https://thuviensach.vn 2. HÃNG TẰM DƯỚI 3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỀ TRỒNG DÂU (1939-45) 4. CÁCH TRỒNG DÂU 5. ƯƠM TƠ 6. NHÀ DỆT 7. LÒ NHUỘM 8. HỢP TÁC XÃ TẰM TANG 9. HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHỆ TƠ LỤA 10. THÍ ĐIỂM ƯƠM TƠ 11. HỌC XƯỞNG ƯƠM TƠ C. CÔNG KỸ NGHỆ I. NHÀ MÁY XAY LÚA II. NHÀ MÁY NƯỚC ĐÁ III. TRẠI CƯA IV. LÒ GẠCH V. LÒ ĐƯỜNG D. CHĂN NUÔI – THỦY LỢI I. CHĂN NUÔI II. THỦY LỢI III. THỦY SẢN IV. NGHỀ NUÔI CÁ TRA 1. MỘT NGHỀ MỚI 2. LÀM LƯỚI MÙNG 3. LƯỚI MÙNG 4. LỰA CÁ https://thuviensach.vn 5. NUÔI CÁ 6. BÁN CÁ 7. THẢ ĐÁY MÙNG CÓ LỢI HAY CÓ HẠI V. CÁ LINH 1. TÌM HIỂU CÁ LINH QUA VÙNG TÂN CHÂU TRƯỚC NĂM 1945 2. VÌ SAO GỌI CÁ LINH ? 3. PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH CÁ LINH 4. CÔNG DỤNG CÁ LINH 5. CÔNG DỤNG MẮM 6. CÁ LINH, KỸ NGHỆ NƯỚC MẮM VI. BẢNG KÊ HÀNG HÓA XUẤT QUẬN NĂM 1964 PHẦN BA I. CHÙA GIỒNG THÀNH MỘT CỔ TÍCH – MỘT THẮNG CẢNH Ở TÂN CHÂU 1. BẢO ĐẤT TÂN CHÂU 2. BẢO ĐẤT AN LẠC 3. BẢO ĐẤT CHÂU GIANG 4. BẢO ĐẤT TẤN AN NGÔI CHÙA GIỒNG THÀNH QUA CÁC NHÀ SƯ II. MIỄU HỘI : MỘT CỔ TÍCH BA ĐẶC ĐIỂM CỦA MIỄU HỘI I. MIỄU HỘI VỚI SỰ TRÙNG TU 2. DI TÍCH THỜ TẠI MIỄU HỘI 3. MIỄU HỘI VỚI THIÊN ĐỊA HỘI https://thuviensach.vn 4. TỤC LỆ CÚNG TẾ Ở MIỄU HỘI III. VỊNH ĐỒN ÔNG ĐỘI 9 TÀI DI TÍCH ÔNG ĐỘI 9 TÀI LƯU LẠI IV. BỜ ĐỒN ÔNG ĐỒNG PHÚ HỮU NGÔI MIỄU NGŨ HÀNH XUẤT HIỆN V. KINH VĨNH AN HÀ VI. KINH THẦN NÔNG VÌ SAO GỌI KINH THẦN NÔNG ? KINH HÒA BÌNH XUẤT HIỆN VII. ĐƯỜNG TÂN CHÂU – CHÂU ĐỐC VIII. LONG SƠN – MỘT THÔN LỊCH SỬ 1. BÃI CÁT LONG SƠN 2. LONG SƠN NGÀY NAY 3. CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG 4. TỤC LỆ 5. TẬP QUÁN 6. LONG SƠN TRUNG TÂM CỦA THIÊN ĐỊA HỘI IX. VĨNH XƯƠNG – MỘT XÃ BIÊN THÙY 1. VÀI DI TÍCH CÒN TRUYỀN TỤNG 2. MỘT SỰ NHẬN XÉT VỀ BA LÒ 3. NGÔI CHÙA BỬU SƠN XUẤT HIỆN 4. SỰ THAY ĐỔI CỦA XÃ VĨNH XƯƠNG 5. VĨNH XƯƠNG, MỘT XÃ GƯƠNG MẪU VỀ CẦU VỆ SINH https://thuviensach.vn X. GIỒNG TRÀ DÊN MỘT YẾU ĐIỂM QUÂN SỰ GIỒNG TRÀ DÊN XƯA VÀ NAY XI. NÚI NỔI XII. VÀM NAO XIII. TỔNG CÙ LAO TÂY 1. GỐC TÍCH VÀ SỰ THAY ĐỔI 2. ĐỊA THẾ 3. DI TÍCH LỊCH SỬ 4. DÂN SỐ – SINH HOẠT 5. GIAO THÔNG 6. THƯƠNG MÃI 7. GIÁO HUẤN 8. NĂM VỊ PHÚ GIA 9. TÍN NGƯỠNG 10. CA DAO PHẦN TƯ A. TÍN NGƯỠNG I. LỜI NÓI ĐẦU II. VỤ ÔNG ĐẠO TƯỞNG « DẤY LOẠN » Ở TÂN CHÂU NĂM 1939 LỜI MỞ ĐẦU « MỘT CUỘC DẤY LOẠN CUỒNG TÍN » 1. THÂN THẾ 2. BA QUỐC DUNG THÂN Ở TÂN CHÂU https://thuviensach.vn 3. LẬP AM HÀNH ĐẠO 4. ĐẠO TƯỞNG HAY MINH HOÀNG QUỐC 5. TÂN CHÂU BÃI ĐẤT DỤNG VÕ CỦA BA QUỐC 6. BỊ CÔNG AN THEO DÕI 7. XIN TÙNG CHINH 8. NGÀY BẠO ĐỘNG 9. TRẬN ÁC CHIẾN 10. HẬU QUẢ III. ÔNG ĐẠO GÒ MỐI (1871-1954) 1. TIỂU SỬ 2. NGUYÊN NHÂN THÀNH ÔNG ĐẠO GÒ MỐI 3. CÁCH ÔNG TRỊ BỊNH 4. ĐỆ TỬ PHẬT THẦY TÂY AN 5. ĐỜI TƯ ÔNG ĐẠO GÒ MỐI 6. TRỞ VỀ QUÊ CŨ : THÀNH SƯ ÔNG 7. NGÀY CUỐI CÙNG CỦA SƯ ÔNG 8. NGUỒN GỐC ÔNG ĐẠO GÒ MỐI B. CƠ SỞ TÍN NGƯỠNG I. ĐÌNH THẦN LONG PHÚ II. CHÙA BẢO SANH ĐẠI ĐẾ III. MIỄU BẰNG LĂNG IV. NGÔI TRƯỜNG ẤP PHÚ HỮU RA ĐỜI PHẦN NĂM I. TÚ TÀI TRẦN HỮU THƯỜNG (1844-1921) NHÀ MÔ PHẠM TRỨ DANH MIỀN NAM https://thuviensach.vn II. CAO NHỰT TÂN III. NGUYỄN CHÁNH SẮT NHÀ VĂN TIỀN PHONG MIỀN NAM (1869-1947) IV. DƯƠNG MINH CHÍ (1862-1936) V. TRẦN THỚI HANH THI SĨ TRÀO PHÚNG MIỀN NAM (1877- 1948) VI. PHAN VĂN MƯỜI NHÀ THƠ ẨN DẬT (1883-1948) VII. ĐẶNG VĂN HANH NHÀ GIÁO LÃO THÀNH (1867-1931) THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP VÀI GIAI THOẠI TRONG ĐỜI ÔNG LÚC HƯU TRÍ VÀ KHI TỪ TRẦN VIII. PHAN HỮU DƯ ĐÔNG Y SĨ IX. LỤC VĂN THU « NHÀ THƠ MÓC » X. LÊ VĂN TẤT NHÀ THƠ TÀN PHẾ MIỀN NAM XI. ĐỖ BÁ NHẪN BẦU HÁT BỘI XII. NỮ NGHỆ SĨ NGUYỆT YẾN CÔ ĐÀO VANG BÓNG MỘT THỜI DANH TỪ NGUYỆT YẾN CHÀO ĐỜI XIII. SOẠN GIẢ THÁI THỤY PHONG XIV. HỌA SĨ LÊ TRUNG PHẦN SÁU I. CA DAO ĐỊA PHƯƠNG II. VÈ BÌNH DÂN III. THƠ, THƠ… 1. BÀ ĐỐC PHỦ TRẦN NGỌC MÂN GỞI CHO CHỒNG https://thuviensach.vn 2. ĐÔNG Y SĨ GỞI THĂM CHA MẸ 3. THƠ DỊCH : CÔ ĐƠN PHẦN BẢY I. VẬN ĐỘNG TRƯỜNG 1. BÓNG TRÒN 2. QUẦN VỢT 3. CÁC MÔN THỂ THAO KHÁC 4. VÀI MÔN GIẢI TRÍ II. LUẬT CHƠI TRÀM LỜI NÓI ĐẦU 1. QUẢ TRÀM (FLE ẰNG-CÔNH) 2. BỘ TRÀM, SÂN CHƠI, PHỤC SỨC, ĐẤU THỦ 3. CUỘC CHƠI PHÂN RA 7 GIAI ĐOẠN HAY QUẬN TRÀM 4. LỐI BẮN DẪN : NGHỆ THUẬT CHƠI TRÀM 5. LUẬT SỬA PHẠT 6. LỆ CHƠI SAU KHI THẮNG CUỘC 7. NỖI BUỒN SAU CUỘC CHƠI 8. LỆ CHƠI TRÀM ĂN CÕNG VÀ ĂN ĐỘT BIẾN 9. SỰ MÂU THUẪN TRONG ĐIỆU CHƠI TRÀM 10. KẾT LUẬN PHỤ BÚT III. THÚ GÁC CU (THÂN TẶNG KHÁCH MỘ ĐIỆU) LỜI MỞ ĐẦU 1. TÌM HIỂU THẾ GIỚI LOÀI CU 2. CÁCH BẮT LOÀI CU https://thuviensach.vn 3. CÁCH LỰA BỔI NUÔI LÀM MỒI 4. CHĂN NUÔI VÀ ĐỀ PHÒNG BỆNH 5. BỔN NGHỆ GÁC CU 6. CÁCH TẬP MỒI VÀ ĐỀ PHÒNG 7. THÚ GÁC CU KÍNH TẶNG QUÝ ĐỘC GIẢ : BÀI THUỐC NHỎ MẮT GIA TRUYỀN SÁCH, BÁO DÙNG THAM KHẢO https://thuviensach.vn NGUYỄN VĂN KIỀM – HUỲNH MINH (Biên soạn) TÂN CHÂU XƯA LOẠI SÁCH SƯU KHẢO CÁC TỈNH THÀNH NĂM XƯA NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN https://thuviensach.vn TRÂN TRỌNG GHI LỜI CÁM ƠN Quý Ô. : Giáo sư Nguyễn Văn Hầu, Hiệu trưởng Trần Văn Nhựt (Dật sĩ), Phan Văn Chẩn (Bạch Sơn), Hiệu trưởng Dương Văn Út, Thông phán Nguyễn Văn Hòa, Hương cả Trần Quang Nghiêm, Chánh bái Võ Văn Tâm, Đông y sĩ Trần Thành, Đại úy Huỳnh Đại Khái là những người giúp tôi rất nhiều trong việc sưu tầm cho quyển sách nầy. NGUYỄN VĂN KIỀM HUỲNH MINH https://thuviensach.vn LỜI NÓI ĐẦU Tân Châu ! Mảnh đất phì nhiêu, nhưng bé nhỏ, gần biên giới Việt Miên – chính là nơi tôi đã mở mắt ngỡ ngàng nhìn ánh sáng – chính là nơi tôi « oa oa » tiếng khóc đầu. Tôi lớn dần trong sự nghèo túng của gia đình tôi, dưới mái lá đơn sơ bên hữu ngạn sông Tiền. Năm 1926, sau khi đỗ Văn Bằng Sơ Học (nay Tiểu Học) ở tỉnh nhà (Châu Đốc), vì đời sống, tôi xin gia nhập vào làng giáo huấn từ ngày ấy. Rồi trên đường công vụ, tôi đã thuyên chuyển ở nhiều nơi làng mạc hẻo lánh xa xôi. Chiến tranh bùng nổ ! Nhật lật đổ Pháp ở Đông Dương, rồi Pháp trở lại tái chiếm nước ta. Loạn ly khắp nơi, sự an ninh không được bảo đảm, nhứt là tại vùng quê. Đồng bào đành lìa bỏ chỗ chôn nhau cắt rốn, bỏ mảnh đất nuôi sống gia đình họ từ bao nhiêu đời, ra thành thị lánh nạn. Chúng tôi, vì ảnh hưởng chiến tranh, tập trung về quận lỵ để tiếp tục nghề « gõ đầu trẻ » âu cũng là một dịp trở lại chốn cũ quê xưa. Về nơi sanh trưởng trên 10 năm, tôi nhận thấy chốn quê hương yêu quí, tiềm tàng một kho tài liệu đặc biệt liên quan đến sử địa, danh nhân, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, canh nông, thủy lợi, giải trí. Vì thế tôi không nệ tài hèn, sức mọn cố gắng vừa dạy học, vừa sưu tầm để hoàn thành một quyển sách, hầu giúp các bạn đồng nghiệp tài liệu dạy trẻ em, nhứt là cho người địa phương chưa am hiểu quận nhà và các bạn bốn phương tìm hiểu thêm về xứ « TẰM DÂU VÀ TRẦU, NHÃN ». Thiết nghĩ, người nay muốn tìm hiểu chuyện xưa khác nào mò kim đáy biển, khó mà đi đến chỗ kết quả mỹ mãn. Lại nữa, tôi là nhà giáo, chuyên dạy học hơn gọt đẽo văn chương, thế nên, không làm sao tránh khỏi những khuyết điểm từ sự sưu tầm đến cách hành văn. Vì đó, tôi chỉ xem quyển sách nầy như một nhịp cầu để liên lạc với thế hệ sau. Còn nói rõ thêm, nó là một https://thuviensach.vn tập bút ký ghi chép những sự kiện đã xảy ra từ trước đến nay của quận Tân Châu mà thôi. Ước mong ý kiến của các bực cao minh và các bạn bốn phương chỉ giáo để tài liệu quận nhà được đầy đủ, và có gì sơ suất xin lượng thứ cho. Tân Châu, ngày 31 tháng 12 năm 1964 NGUYỄN VĂN KIỀM HUỲNH MINH https://thuviensach.vn PHẦN MỘT - ĐỊA THẾ – GIAO THÔNG - HÀNH CHÁNH – GIÁO HUẤN https://thuviensach.vn A. ĐỊA THẾ – GIAO THÔNG I. TÌM HIỂU DANH TỪ TÂN CHÂU Sau một thời gian dài cả trăm năm của cuộc Nam tiến, người Việt đã chiếm được toàn cõi Thủy Chân Lạp (tức Nam Kỳ, nay Nam Việt). Và ngày cuối cùng của cuộc Nam tiến (từ Bà Lị, Bà Rịa trở vô) đúng vào năm Đinh Sửu 1757 (Thế Tổ Hiếu Võ Hoàng Đế năm thứ 19). Các nơi khác ở miền Nam như Hà Tiên, Tầm Bôn, Lôi Lập... tuy ta đã chiếm được, nhưng có vùng Thất Sơn 1và đất Tầm Phong Long gồm toàn cõi Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc thì vì có thế hiểm của vùng Thất Sơn, người Chân Lạp còn chiếm mãi. Mãi đến năm nói trên 1757, chúa Cao Miên là Nặc Tôn vì thất thế, mới chịu giao vùng nói trên đây cho vua ta. Bấy giờ mới đặt làm « Châu Đốc » và danh từ Tân Châu xuất hiện từ đó, nhưng không phải là quận huyện, mà là một đạo đồn thủ : « Tân Châu Đạo ». Sử ghi : Tân Châu Đạo án ngữ Tiền Giang (từ Tân Châu đến Cù lao Giêng), Châu Đốc đạo án ngữ Hậu Giang (liên lạc với đất Hà Tiên của họ Mạc, hồi nầy cũng đã dâng về cho chúa Nguyễn). Tuy nhiên, trong hồi có Tân Châu đạo thì ở đây chỉ là một đồn binh biên tái, rất hẻo lánh, hoang tịch. Ngoài số người Việt vì công vụ, rất ít thường dân Việt, mà phần đông là thổ dân (Miên). Mãi đến đời Gia Long, nhà vua xét thấy đất đai còn bỏ trống, mới đặt làm « Châu Đốc tân cương », mộ dân đến khai khẩn đất hoang và đặt chức QUẢN ĐẠO, chịu hệ thống về Vĩnh Long quản hạt. Sự mở mang phồn thịnh lần lượt lan rộng tới Tân Châu Đạo và Tân Châu mới thành huyện trị : ĐÔNG XUYÊN HUYỆN Thuộc phủ Tân Thành, ở Tây Bắc phủ 127 dặm : Đông giáp Kiến Đăng tỉnh Định Tường, Tây đến Tây Xuyên, Bắc cách hai dặm thì đến cảnh giới https://thuviensach.vn Cao Miên. Nguyên trước kia là địa phận huyện Vĩnh Định ở phía Đông Hậu Giang, đến Minh Mạng 13 (1832) mới đặt huyện nầy thuộc phủ Tuy Biên thống hạt. Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì huyện trị Đông Xuyên (tức quận lỵ Tân Châu ngày nay), châu vi 50 trượng, chung quanh có hào tre, ở địa phận thôn Long Sơn, làm ra năm Minh Mạng thứ 13 (1832). Cũng theo tài liệu đã dẫn thì ở phía Đông huyện trị (tức cơ sở hành chánh huyện) là huyện học Đông Xuyên. Huyện học nầy là cơ sở giáo huấn của huyện (ngang như sở giáo huấn của quận ngày nay) cất vào năm Minh Mạng thứ 18 (1837) cũng nằm trong địa phận thôn Long Sơn (Một làng ngày xưa rộng lắm có thể chạy dài từ trên Tân Châu đến cuối xã Long Sơn. Sau nầy vì dân đông, người ta chia thành xã Vĩnh Hậu, Long Phú, Long Sơn). XIN LƯU Ý : Tân Châu bây giờ là huyện trị Đông Xuyên huyện ngày xưa, sau dời xuống Long Xuyên ngày nay. PHẦN ĐẤT CỦA TÂN CHÂU ĐẠO Như phần trên đã nói, Tân Châu Đạo án ngữ Tiền Giang (từ Tân Châu đến Cù lao Giêng), đến thời Pháp thuộc địa phận Cù lao Giêng thành lập quận Chợ Mới (Long Xuyên). Từ sông Vàm Nao lên xã Vĩnh Xương, nơi biên giới Việt Miên thành lập quận Tân Châu (Châu Đốc). Nhưng phần đất từ Vàm Nao đến Nam Vang, kinh đô Miên Quốc, lại tọa lạc trên cù lao Kết 2, một cù lao hình giống như con qui, mỏ day về Vàm Nao. Mà « con qui » ấy lại nằm giữa sông Tiền Giang và Hậu Giang là hai chi nhánh của sông Cửu Long (Mé-Kong), tức Bảo Giang hay Bửu Giang. Con sông nầy, tuy đứng vào hàng thứ 6 của những sông dài trên thế giới 3, nhưng được xem là một con sông quý báu nhứt hoàn cầu, phát nguyên từ Tây Tạng (Thibet), nơi mọc lên dãy núi Hi Mã Lạp Sơn https://thuviensach.vn (Himalaya) cao nhứt hoàn cầu (8840 th) và là nơi Đức Phật Thích Ca đã đắc quả chánh đẳng, chánh giác thành một tôn giáo cao siêu của năm châu. Sông Cửu Long 4chảy đến Nam Việt : nhánh Tiền Giang qua Tân Châu, Hồng Ngự, Kiến Phong, Sa Đéc, Mỹ Tho, Vĩnh Long nhánh Hậu Giang qua Châu Đốc, Long Xuyên, Phong Dinh, Vĩnh Bình, rồi tuôn ra biển Đại Thanh với 9 cửa : Tiểu, Đại, Bà Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bá Sắc Thanh Đề vừa kết tụ ngươn khí sông linh lại phát hiện đủ thứ địa hình. Vì là một Bảo Giang, nên sông Cửu Long mang đến vùng Tân Châu nói riêng, cho miền Tây nói chung một ảnh hưởng lớn lao về cả ba phương diện : Tín ngưỡng, Tinh thần, canh nông. TÍN NGƯỠNG Như đã nói sông Cửu Long phát nguyên nơi xứ Phật ra đời, nên sông nầy qua Tây Tạng, Trung Hoa, Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt thì ảnh hưởng Phật giáo đã thấm nhuần vào các xứ đó, cuối cùng đến Hậu Giang (Nam Việt) thì trước nhứt « bửu sơn kỳ hương » xuất hiện tại vùng Thất Sơn (Châu Đốc) do « đức phật thầy Tây An »5lập chùa 6khai đạo tại núi Sam (Châu Đốc). Rồi đến cận kim (1939), một mối đạo gốc Phật, nhưng chịu ảnh hưởng của « bửu sơn kỳ hương » ra đời tại xã Hòa Hảo (Tân Châu) mà đời thường gọi là « phật giáo Hòa Hảo » do sự truyền giáo của đức Huỳnh giáo chủ. TINH THẦN Sông Cửu Long hùng vĩ còn có một ảnh hưởng sâu rộng đối với tinh thần và chí hướng con người. Các bậc anh hùng dân tộc, danh nhân, thi sĩ cũng đều được khí thiêng sông linh hun đúc. Vì thế, giữa thời kỳ chống Pháp : mặt Tiền Giang : ông Thiên Hộ Dương kháng Pháp ở « Đồng Tháp Mười ». Mỹ Tho : Ông Thủ khoa Nguyễn Hữu Huân. Mặt Hậu Giang : https://thuviensach.vn Rạch Giá (Kiên Giang) : ông Nguyễn Trung Trực. Châu Đốc : ông Trần Văn Thành, tục gọi « Đức Cố Quản » 7. Còn về mặt danh nhân, thi sĩ, ở Tân Châu có ông Tú tài Trần Hữu Thường, ông Nguyễn Chánh Sắt, nhà văn tiền phong của Việt Nam, ông Trần Thới Hanh, nhà thơ trào phúng của miền Nam... CANH NÔNG Thêm vào đấy, thường năm sông Cửu Long đến mùa nước dâng, tràn ngập vào đồng ruộng Tân Châu nói riêng, cho miền Tây nói chung hàng triệu tấn phù sa mầu mỡ. Nhờ đó vùng đất Tân Châu trở thành những miếng ruộng rẫy phì nhiêu rất tốt cho nền canh nông, đặc biệt nhứt là trồng dâu nuôi tằm, mía và các nguồn lợi khác, biến Tân Châu thành một quận trù phú ở miền Nam Việt. https://thuviensach.vn TÂY AN TỰ (ảnh XÍCH TÙNG Châu Đốc) https://thuviensach.vn https://thuviensach.vn II. ĐỊA THẾ GIỒNG, NÚI, CỒN, CÙ LAO Quận Tân Châu ở về phía Đông Châu Đốc, cách tỉnh lỵ 17 cs. (qua đò Châu Giang). Quận nầy nằm dọc theo hữu ngạn sông Tiền Giang. Bắc giáp với Cam Bốt. Nam giáp quận Chợ Mới (Long Xuyên) Đông giáp quận Hồng Ngự (Kiến Phong). Tây giáp quận Châu Phú và quận An Phú (Châu Đốc). Từ xã Vĩnh Xương biên giới Việt Miên đến xã Hòa Hảo độ 55 cs. (Theo đường bộ : Tân Châu + Hòa Hảo : 40 cs., Tân Châu + Vĩnh Xương : 15 cs.). Quận Tân Châu có một cái giồng khá to gọi « giồng trà dên » và « núi nổi » thuộc xã Tân An. Từ biên giới tới xã Tân An có nổi lên rải rác một số cồn nhỏ, song chưa có tên. Từ xã Tân An đến cồn Vàm Nao có ba cồn và năm cù lao sau đây : A) CỒN 1. Cồn Tàu nằm bên cạnh cù lao Cỏ Găng (xã Tân An). Danh từ Cồn Tàu do một sự tích như sau : theo lời các ông bô lão nói lại trước kia « ATTELOS », một chiếc tàu khá to chạy đường Saigon lên Nam Vang, chẳng may tàu nầy vướng lên cồn đó. Vì thế « Cồn Tàu » ra đời từ đó đến nay. 2. Cồn Thầy Cai, dưới Cồn Tàu, cách quận lỵ độ 3 cs., nằm ngay vàm Kinh Xáng (xã Tân An) nổi lên cách nay độ 40 năm. Sự khẩn cồn nầy do ông Phạm Long Nhiêu, Cai Tổng An Thành (Tân Châu). Vì vậy mới có danh từ « cồn Thầy Cai » từ đó tới nay (bây giờ là ấp Tân Hiệp của xã Tân An). 3. Cồn Vôi tục gọi cồn Dĩa, thuộc xã Phú An, cách quận lỵ 27 cs. Nay cồn nầy bồi thêm rất lớn và chạy dài gần 5 cs. B) CÙ LAO https://thuviensach.vn 1. Cù lao Cỏ Găng, cách quận lỵ độ 7 cs. (thành lập xã Vĩnh Hòa, năm 1956, xã nầy sáp nhập vào xã Tân An, lập ấp Tân Phước). 2. Cù lao lớn và cù lao nhỏ, thuộc xã Long Khánh, cách quận lỵ 3 cs. 3. Cù lao Cái Vừng lập 2 xã : Long Thuận và Phú Thuận. 4. Cù lao Ma, một ấp của xã Phú Thuận. Xưa có ông cả xã nầy tên « cù » vì quan kiên oai ông nên dân ở đây gọi « Cù lao Ma » trại ra là « Châu Ma », cách quận lỵ 23 cs., nằm đối diện chợ Vàm (xã Phú An). 5. Cù lao Tây cách quận lỵ 26 cs. (Năm 1956, cù lao Lớn, cù lao Nhỏ, cù lao Cái Vừng, cù lao Ma, cù lao Tây đều sáp nhập vào tỉnh Kiến Phong). Quận Tân Châu có một diện tích : 29.998 mẫu, chia ra 2 tổng : 1) AN THÀNH : Xã Vĩnh Xương : 1.200 mẫu - Tân An : 4.655 mẫu - Long Phú : 2.068 mẫu - Phú Vĩnh : 3.237 mẫu Cộng chung : 11.160 mẫu 2) AN LẠC : Xã Long Sơn : 2.708 mẫu - Phú Lâm : 8.382 mẫu - Phú An : 4.937 mẫu - Hòa Hảo : 2.811 mẫu Cộng chung : 18.838 mẫu III. GIAO THÔNG 1. ĐƯỜNG BỘ Quận Tân Châu có ba con đường bộ giao thông quan hệ sau đây : https://thuviensach.vn 1. Đường từ Tân Châu lên xã Vĩnh Xương (một xã ở biên giới Việt Miên) dài độ 15 cs. (qua đò Kinh Xáng xã Tân An). Trước kia người Pháp dự định đắp con lộ nầy để nối liền Việt Miên, nhưng không rõ vì sao chương trình ấy lại bỏ rơi, chỉ cho tạm đắp từ quận lỵ lên tới Kinh Xáng thôi. Sau năm 1954, nhà cầm quyền địa phương cho dân đắp khoảng đường từ Kinh Xáng lên tới xã Vĩnh Xương. 2. Đường Tân Châu – Châu Đốc (xem bài VII phần 3). 3. Đường Tân Châu xuống xã Hòa Hảo dài 40 cs., đắp đất dưới trào ông Tri phủ Nguyễn Văn Ca, đến lối năm 1930 mới trải đá. Trước kia, người Pháp trù liệu làm phà (bắc) từ xã Hòa Hảo qua xã Kiến An (Long Xuyên) để đi Sài Gòn. Rồi dự án đó cũng bị đình chỉ (con lộ nầy hiện nay hư hao quá nhiều, qua mùa mưa thường lầy lội, nên các loại xe chạy từ Tân Châu xuống Hòa Hảo lắm lúc phải tạm ngưng hoạt động). Phương tiện giao thông Khi con lộ Tân Châu – Châu Đốc đã trải đá xong vào năm 1929, bấy giờ có xe ngựa (loại xe thổ mộ) đưa hành khách qua lại, rồi lần lần mới có xe lôi đạp, tiếp theo là xe hơi. Đường Tân Châu Chợ Vàm-Hòa Hảo cũng thế, ban sơ là xe lôi, đến khi trải đá mới có xe hơi đưa hành khách. Còn đồng bào ở đây muốn đi Saigon thì chỉ có con đường thủy nói sau đây, hoặc đi xe hơi đò Châu Đốc-Sài Gòn. Đến năm 1947, trong xứ xảy ra lắm biến cố, đồng bào vì tránh nạn chiến tranh nên tản cư về quận lỵ và quanh vùng Tân Châu. Do đó, hiện nay số dân trong quận tăng lên gấp bội, xe cộ càng ngày càng đông, chỉ trừ con lộ Tân Châu Vĩnh Xương, xa phu sử dụng bằng xe lôi và xe gắn máy. Con đường Tân Châu – Châu Đốc, Tân Châu – Hòa Hảo các chủ xe đều sử dụng bằng xe hơi và xe gắn máy phân cử chạy từng giờ làm cho sự lưu thông trong quận có trật tự. Nhờ đó quận Tân Châu trở thành một cái trục giao https://thuviensach.vn thông tam giác nên sự hoạt động thường trực về xe cộ trên ba con đường nầy thật là náo nhiệt vô cùng. Mãi tới năm 1954 mới có xe hơi đưa hành khách Tân Châu – Sài Gòn mỗi ngày hai chuyến. Ngoài xe đò, còn có xe vận tải heo, gà, thổ sản đến Sài gòn, rồi từ Sài Thành chở hàng hóa về Tân Châu. Nhờ vậy mà nền thương mãi ở quận nhà được phồn thịnh. 2. ĐƯỜNG THỦY Ngoài sông Tiền Giang ra, ở đây còn có rạch, kinh xáng và kinh đào : a. Rạch I. Rạch Cái Vừng, cách quận lỵ 2 cs., dài 21 cs., Đó là cái rạch thiên nhiên, vàm ở xã Long Sơn đến cuối xã Phú Lâm đụng chợ Vàm (Phú An). Danh từ rạch Cái Vừng luôn luôn được nhắc nhở, vì ngày xưa cây cối hai bên bờ rạch giao cành làm cầu cho khỉ qua lại và đặc biệt nhứt là cây « Vừng ». Vì đó con rạch nầy mới gọi là « RẠCH CÁI VỪNG » (hiện nay tại xã Phú Thuận còn cây Vừng). Thuở xưa, rạch nầy rất hẹp, nay vì nước chảy mạnh quá làm lở đất nên lòng rạch mở rộng từ 100 đến 200 thước. Bởi thế, tên rạch Cái Vừng không còn nữa, hiện nó nằm trên bản đồ tỉnh Châu Đốc : « SÔNG CÁI VỪNG ». Lòng sông uốn cong vào giữa trông như cái « hàm rồng ». Hơn nữa, nó là con sông có một phong cảnh đẹp nhứt trong quận. Dân cư hai bên bờ sông thật đông đúc. Bên hữu ngạn là hai xã : Long Sơn, Phú Lâm. Bên tả ngạn cũng hai xã : Long Thuận và Phú Thuận lập trên cù lao Cái Vừng (nhắc lại cù lao nầy đã về Kiến Phong). 2. Rạch Cái Tắc, cách quận lỵ độ 35 cs., vàm rạch tại xã Hòa Hảo, gần chợ Mỹ Lương, ăn thông qua xã Hưng Nhơn (quận Châu Phú). b. Kinh https://thuviensach.vn 1. Kinh Vĩnh An (xem bài 5 phần 3) 2. Kinh Thần Nông (xem bài 6 phần 3) 3. Kinh Xáng (sẽ nói trong bài kinh Vĩnh An thượng) 4. Kinh Lung Dầy Tho, tục gọi kinh « Nhà máy » (nằm bên cạnh nhà máy trước kia : Nam Thành Hòa, nay : Vĩnh Nguyên) tọa lạc tại vàm rạch Cái Vừng thượng, thuộc xã Long Sơn, dài độ 2 cs., rộng 6 thước, sâu 2 th.50, do ông Hội Đồng Trần Công Ký xin đào cách nay độ 30 năm. Kinh nầy không được lưu thông, chỉ để dẫn đất phù sa vào ruộng rẫy lúc nước dâng. 5. Kinh « Cò Dốt » do ông Cò Dốt, một tín đồ của PGHH, đào vào năm 1952, tọa lạc tại xã Phú An cách quận lỵ 31 cs., xuyên qua kinh Thần Nông thượng, đụng rạch Cái Đầm, thuộc xã Hiệp Xương (quận Châu Phú). Kinh nầy cũng chỉ được lưu thông vào mùa nước dâng. 6. Kinh Đức Ông (thân sinh Đức Huỳnh Giáo Chủ) khởi đào vào ngày 12 tháng 2 âl., năm Giáp Ngọ (1954) dài độ 3 cây số, rộng 6 thước, sâu 2 th.50, tọa lạc về xã Phú Vĩnh nối liền Kinh Xáng – kinh Vĩnh An – vàm mở ngay vàm kinh Thần Nông thượng. Kinh nầy chỉ lưu thông vào mùa nước dâng, nhưng rất tiện lợi cho sự làm rẫy ; vì khi có mưa già, nước mưa hai bên bờ đều rút mau lẹ xuống kinh. 7. Kinh Chu vi Cao Đài đào vào năm 1961, dài độ non 1 cây số, rộng 6 th, sâu 2 th.50 tọa lạc tại ấp Long An A, xã Long Phú, cách quận lỵ 1 cs., nối liền sông Tiền Giang – kinh Vĩnh An. Vàm trước bên cạnh đồn Đại đội Nguyễn Khắc Nhu, vàm sau tại ấp Tân sinh Long An A. Lòng kinh ôm trọn khu chợ tân Châu. Phương tiện giao thông Khi quận Tân Châu mới thành lập thì chưa có sự giao thông bằng đường bộ. Con đường thủy Tân Châu – Châu Đốc là kinh Vĩnh An. Bấy giờ https://thuviensach.vn bà Bảy Xình (qua đời) cho ra đời đò chèo để đưa hành khách. Còn đường thủy Tân Châu – Hồng Ngự, Tân Châu – Chợ Vàm thì do các chủ khác cũng sử dụng bằng ghe đò chèo. Sau một thời gian ngắn, bà lại sắm ghe đò đạp. Mãi tới năm 1912-1913, bà tạo được hai chiếc ca nô hiệu An Phú và An Hòa. (Thời đó, hành khách muốn đi Châu Đốc bằng tàu thì có : Pluvier, Sarcelle, Pélican, Cormoran thay phiên từ Châu Đốc lên Nam Vang, vòng qua sông Vàm Nao ghé Tân Châu). Kinh Vĩnh An lần lần cạn, sự giao thông gián đoạn, cho nên vào giữa năm 1914-1918, người Pháp cho đào Kinh Xáng trên, thế kinh Vĩnh An. Kinh Xáng được lưu thông, có tàu đò thay phiên chạy Tân Châu – Châu Đốc. Đồng thời cũng có đường tàu chạy : Tân Châu – Hồng Ngự, Tân Thành – Cao Lãnh, Tân Châu – Long Xuyên, Tân Châu – Nam Vang. Đã vậy, bến chợ Tân Châu còn có những chiếc chài to lớn của hiệu Chương Hưng và Đức Nguyên chở thổ sản từ Tân Châu đến Chợ Lớn, rồi chở hàng hóa từ nơi đây về Tân Châu. Ngoài tàu bè ra còn có những thuyền ghe lui tới qua lại trên các con đường thủy thật tấp nập, tạo cho nền thương mãi Tân Châu trở nên thịnh vượng. Tân Châu lại là một cái bến rất quan trọng để liên lạc sự giao thông giữa Nam Vang với Sài Gòn. Bởi lẽ đó, vào lối năm 1935, ông Bélizaie, Tỉnh trưởng Châu Đốc nhận thấy ở đây rất quan hệ về thương mãi nên có ý định biến Tân Châu thành một tỉnh biên giới. Rồi chương trình ấy cũng không được thi hành. * Từ năm 1954, Tân Châu trở nên cái trạm kiểm soát thương thuyền quốc tế (xem hình). Đồng thời có Ủy Hội Quốc tế kiểm soát đình chiến do ba nước : Ấn Độ – Gia Nã Đại – Ba Lan đóng tại đây (1956-1960). Bấy giờ thương thuyền quốc tế hàng tháng đều đến cập bến tại quận lỵ, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ty Quan Thuế. Nhờ vậy mà quang cảnh ở https://thuviensach.vn đây trở nên rộn rịp, nhứt là lúc tàu buôn ngoại quốc cập bến vào ban đêm. Trên mặt sông Tiền Giang, Tân Châu hiện lên một châu thành nổi trông thật ngoạn mục. Ngay như bây giờ, sự giao thông bằng đường thủy ở quận nhà, chỉ có ca nô chạy từ Tân Châu – Hồng Ngự ; Tân Châu – An Hữu mà thôi. Hiện nay sự giao thông trong quận phần đông là ghe gắn máy. Tóm lại, sự giao thông bằng đường thủy chánh trong quận nhờ nhứt là sông Tiền Giang, sông Cái Vừng và Kinh Xáng. IV. HÀNH CHÁNH Dưới triều vua Nguyễn Dục Tôn Tự Đức thứ 19, có nhiều cuộc loạn lạc ở các miền Nam kỳ. Mượn cớ đó ngày 22-6-1867, Đô đốc La Grandière ra lịnh chiếm thành Châu Đốc, một tỉnh cuối miền Tây Nam Việt. Thế là chánh sách tàm thực của người Lang Sa đã thành công. Toàn xứ Việt Nam đã bị đặt dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Ba năm sau tức năm 1870, quận Tân Châu mới thành lập. Vị chủ quận đầu tiên là ông Tri huyện Nguyễn Văn Thới. Trung tâm của quận lỵ là xã Long Phú. Bấy giờ, Tân Châu là một quận lớn nhất trong tỉnh Châu Đốc gồm có ba tổng : 1. AN THÀNH CÓ 8 XÃ 1. Vĩnh Xương (3 ấp) : Vĩnh Tân, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Hưng. 2. Tân An (8 ấp) : Tân Hòa, Tân Thạnh, Tân Hậu A, Tân Hậu B, Tân Phước, Tân Vĩnh, Tân Hiệp, Tân Phú. 3. Long Phú (10 ấp) : Long Châu, Long Hưng, Long Thị A, Long Thị B, Long Thạnh A, Long Thạnh B, Long Quới A, Long Quới B, Long An A, Long An B. https://thuviensach.vn 4. Phú Vĩnh (5 ấp) : Phú An A, Phú An B, Phú An C, Phú Hữu, Phú Hưng. 5. Long Sơn (6 ấp) : Long Hưng I, Long Hưng II, Long Hưng III, Long Thạnh IV, Long Hòa V, Long Hòa VI. (3 xã : Long Khánh, Long Thuận, Phú Thuận đã sáp nhập vào tỉnh Kiến Phong) 2. AN LẠC CÓ 6 XÃ 1. Phú Lâm (8 ấp) : Phú Thạnh A, Phú Thạnh B, Phú Hòa A, Phú Hòa B, Phú Hữu A, Phú Hữu B, Phú Mỹ Hạ, Phú Mỹ Thượng. 2. Phú An (4 ấp) : Phú Xương, Phú Bình, Phú Mỹ Thượng, Phú Mỹ Hạ. 3. Hòa Hảo (11 ấp) : Ấp Thượng : I, II, III. Ấp Trung : I, II, III. Ấp Mỹ Hóa : I, II, III. Ấp Hậu Giang : I, II. (Tổng An Lạc còn ba xã nữa : Tân Huề, Tân Quới, Tân Long. Đến năm 1929, ba xã nầy sáp nhập vào quận Hồng Ngự, thành lập Tổng Cù lao Tây, nay về tỉnh Kiến Phong, đổi lại là Tổng Thanh Liêm, quận Thanh Bình). 3. AN PHƯỚC CÓ 9 XÃ Thường Phước, Thường Thới, Thường Lạc (tục gọi Tam Thường), An Bình, An Long, Bình Thạnh, Bình Phú, Tân Hội, Tân Thành. Năm 1929 tổng nầy tách ra lập quận Hồng Ngự (Châu Đốc), nay về Kiến Phong. Vì đó, hiện giờ quận Tân Châu chỉ còn có hai tổng : An Thành, An Lạc. 4. CÁC CẤP HÀNH CHÁNH QUẬN DANH SÁCH NHỮNG VỊ QUẬN TRƯỞNG TRẤN NHẬM TÂN CHÂU TỪ NĂM 1870 ĐẾN NĂM 1964 Số thứ tự. TÊN HỌ – Tước Phẩm – Ngày nhậm chức – Cước chú https://thuviensach.vn 1. Nguyễn Văn Thới – Tri Huyện – 1870 2. Phan Lương Y – Tri Huyện – 1871-76 3. Nguyễn Văn Trọng – Tri Huyện – 1877-79 4. Đỗ Nhựt Tân tự Thơm – Tri Huyện – 1887-86 5. Trần Ngọc Mân – Đốc phủ sứ – 1887-96 6. Moreau – Phó Tỉnh Trưởng – 1897-98 7. Nguyễn Trung Thu – Đốc Phủ Sứ – 1899-1907 8. Nguyễn Văn Hay – Đốc Phủ Sứ – 1908 9. Trần Văn Học – Tri Huyện – 1909-10 10. Trần Quang Nhã – Tri Huyện – 1911 11. Nguyễn Văn Hợi – Tri Huyện – 1912 12. Trần Quang Thuật – Tri Phủ – 1913 13. Trương Ngọc Báu – Tri Phủ – 1914-15 14. Lê Văn Cừ – Tri Huyện – 1916-19 15. Nguyễn Văn Ca – Tri Phủ – 1920-23 16. Trương Mỹ Thạnh – Tri Phủ – 1924-25 17. Huỳnh Văn Tài – Tri Huyện – 1926-30 18. Nguyễn Văn Mỹ (Michel) – Tri Phủ – 1931-32 19. Đỗ Cao Sô – Đốc Phủ Sứ – 1933-34 20. Nguyễn Văn Vĩ – Đốc Phủ Sứ – 1935 21. Ngô Ngọc Bửu – Tri Phủ – 1936 22. Thái Lập Thành – Tri Phủ – 1937-38 23. Nguyễn Văn Lễ – Tri Phủ – 1939-40 24. Tạ Trung Thứ – Tri Phủ – 1941-42 25. Tô Văn Qua – Phủ – 1943 26. Trương Công Thiện – Đốc Phủ sứ – 1944-45 27. Quan Hữu Kim – Cán Sự Canh Nông – 1945T – T.Q.C.Q 28. Trần Văn Phép – Tham Sự – 1946 29. Nguyễn Minh Pháp – Tri Phủ – 1947-49 https://thuviensach.vn 30. Võ Văn Nhiều – Tri Phủ – 1950-52 31. Nguyễn Thành Hoàng – Đại úy – 1953 32. Lê Văn Dừa – Đại úy – 1953 33. Trần Văn Đủ – Tham Sự – 1954-56 5. HÀNH CHÁNH TỔNG DANH SÁCH NHỮNG VỊ CAI TỔNG, PHÓ TỔNG, BAN BIỆN, SUNG BIỆN VÀ HỘI ĐỒNG ĐỊA HẠT TRONG QUẬN TÂN CHÂU (Từ năm 1870 đến 1964) Số thứ tự. TÊN HỌ – Tước Phẩm– Ngày nhậm chức – Cước chú Tổng An Thành 1. Đồng Phú Hữu – Cai tổng – / – Qua đời 2. Nguyễn Công Luông – Cai tổng – / – Qua đời 3. Trần Công Thi – Cai tổng – / – Qua đời 4. Phạm Thăng Bình – Cai tổng – / – Qua đời 5. Nguyễn Hàm Ninh – Cai tổng – / – Qua đời 6. Phạm Long Nhiêu – Cai tổng – / – Qua đời 7. Lê Hồng Tươi – Chánh tổng – 1962 – Tử trận 8. Nguyễn Văn Ngượt – Phó tổng – / – Qua đời 9. Nguyễn Công Đống – Phó tổng – / – Qua đời 10. Trần Quang Huy – Ban biện – / – Qua đời 11. Nguyễn Trung Phẩn – Sung biện – / – Qua đời 12. Lê Hào Ca – Hội đồng – / – Qua đời 13. Huỳnh Thái Khanh – Hội đồng – / – Qua đời 14. Trần Công Cẩn – Hội đồng – / – Qua đời 15. Trần Công Ký – Hội đồng – / – Còn sống 16. Huỳnh Cẩm Bài – Hội đồng – 1954-56 – Còn sống 17. Trương Công Nghị – Hội đồng – / – Còn sống 18. Nguyễn Tông Mậu – Hội đồng – / – Còn sống https://thuviensach.vn Tổng An Lạc 19. Lê Văn Vĩnh – Cai tổng – / – Qua đời 20. Phạm Hữu Giác – Cai tổng – / – Qua đời 21. Phan Văn Khải – Cai tổng – / – Qua đời 22. Trần Hữu Quận – Phó tổng – / – Qua đời 23. Lê Bá Đại – Phó tổng – / – Qua đời 24. Đặng Văn Cừ – Phó tổng – 1963 – Còn sống 25. Lê Văn Đượm – Ban biện – / – Qua đời 26. Trương Minh Tâm – Sung biện – / – Qua đời 27. Huỳnh Văn Chiếu – Hội đồng – / – Qua đời 28. Trần Hữu Lân – Hội đồng – / – Qua đời 29. Phan Văn Thái – Hội đồng – / – Còn sống 6. HÀNH CHÁNH XÃ 1. Dưới thời Pháp thuộc, hành chánh xã có một ban hương chức hội tề gồm 12 vị : Hương Cả, Hương Chủ, Hương Sư, Hương Trưởng, Hương Chánh, Hương Giáo, Hương Quản, Hương Bộ, Hương Thận, Hương Hào, Xã Trưởng, Chánh Lục Bộ. 2. Dưới chánh thế Việt Nam Cộng Hòa, thành phần hành chánh xã gồm một ban Hội Đồng Xã có 4 vị : Đại Diện 8, Tài Chánh 9, Hộ Tịch 10, Cảnh Sát 11. 7. DÂN SỐ TRONG QUẬN Hiện nay là : 109.531 người (so với đời Pháp thuộc, dân số tăng lên gấp 5) chia ra hai Tổng : I) An Thành : Xã Vĩnh Xương : 5.099 người Xã Tân An : 13.996 người Xã Long Phú : 24.669 người https://thuviensach.vn Xã Phú Vĩnh : 5.843 người Cộng chung : 49.607 người 2) An Lạc : Xã Long Sơn : 8.075 người Xã Phú Lâm : 19.872 người Xã Phú An : 11.744 người Xã Hòa Hảo : 20.233 người Cộng chung : 59.924 người V. CÁC CƠ QUAN 1. TÒA HÀNH CHÁNH Ngày nay, du khách có dịp đến viếng Tân Châu bằng đường bộ hay đường thủy và nhứt là người địa phương tới văn phòng có việc tư, đều công nhận « TÒA HÀNH CHÁNH » hiện giờ của quận lỵ thật đồ sộ, xa trông rất trang nghiêm, nên đồng thầm khen « lộng lẫy » quá. Nhưng ai có ngờ đâu sau vài lần thay đổi theo thời cuộc mà cơ quan nầy được nổi bật lên bên hữu ngạn sông Tiền do sự tích sau đây : Vào năm 1946, ông Trần Văn Phép ở Nam Vang được bổ nhiệm về Tân Châu làm Quận Trưởng, bởi lẽ trên ông điều đình tạm mượn nhà ông Trịnh Bảo Kiết (mất năm 1948) để làm văn phòng (nay là số 17 đường Trương Công Định). Cuối năm đó, ông thuyên chuyển trở về xứ « Chùa Tháp ». Kế vị ông nầy là ông Nguyễn Minh Pháp. Tới phiên ông tân Quận Trưởng lại lấy đồn « TOUMI » 12, dùng từng dưới làm phòng việc, từng trên để ở. Cùng lúc ông cho tái thiết dinh quận và tu bổ trụ sở bị phá. Khi hoàn tất, ông vừa dời gia đình về dinh mới, vừa dời văn phòng để thi hành phận https://thuviensach.vn sự cho đến cuối năm 1948, ông được lịnh dời về làm Chánh văn phòng ở Sài Gòn. Mãi đến năm 1960, cơ quan nầy được thiết lập về địa điểm hiện nay, tọa lạc oai vệ trên đường Thái Lập Thành mang danh là « tòa hành chánh » quận Tân Châu, một công sở sáng chói không kém gì các cơ quan hành chánh khác của những quận trong tỉnh Châu Đốc. 2. TY QUAN THUẾ Trước kia, công sở nầy mang tên là « sở thương chánh » (Douanes et régies) tục gọi « nhà đoan », thành lập vào năm 1903. Nó được dựng lên bằng gạch, ngói, nền đúc, ở giữa khoảng nhà thờ Công giáo và nhà Bà Thông Trượng 13để thâu thuế thuốc lá, thuế rượu, ban muối cho dân làm khô, làm mắm và đặc biệt hơn hết là thuế á phiện. Đứng sừng sựng trước công sở, một cây xoài cơm to tướng, cành lá rậm rạp làm cho nhà đoan lúc nào cũng mát mẻ. Phía sau, tại mé lộ, hiện lên một cây gòn rừng thật lớn. Thấy cây to bóng mát, thuở đó, người ở đây tin nhảm rằng có nhiều ma quái, nhất là có « bà thượng động cố hỉ » ngự tại cây gòn nầy. Vì quá tin tưởng như vậy nên con đường phía sau sở nầy vắng bóng người qua lại khi hoàng hôn vừa rũ xuống, đưa không gian vào ban đêm. Sau đấy, cách một con lộ là sở đất cất nhà, lập vườn, đào ao nuôi cá của ông giáo Giang Duy Hy (qua đời). Bây giờ chỗ nầy thuộc chu vi Cao Đài. Vào thời đó, đối với công ốc, sở thương chánh đồ sộ hơn hết, vì có nào là nhà cho nhân viên, nào kho muối, nào văn phòng. Lại nữa, dưới bến thường trực có vài chiếc tàu tuần di chuyển để bắt đồ lậu vượt biên giới. Chủ sở luôn luôn là người Pháp, tục gọi là « Tào Cáo ». Đến năm 1920, nhà thương Tân Châu mới thành lập nên chưa có trụ sở, nhà đoan được ngăn làm hai : Một nửa dành cho viên Tào Cáo, một https://thuviensach.vn phần để cho viên y sĩ cai quản bịnh xá Tân Châu (chính ông y sĩ Trần Hữu Cầu là người đầu tiên về ở đây). Đến năm 1940-1945, vùng đất sở thương chánh bị sụp, nhà sở bị dỡ. Đồng thời trong nước có nhiều biến cố lớn lao, ngành nầy ngưng hoạt động. Mãi đến năm 1954, khi nước ta được thu hồi độc lập, sở thương chánh của toàn quốc đổi lại là « ty quan thuế ». Vì không có trụ sở chánh thức do nguyên nhân nói trên cho nên nhà cầm quyền địa phương điều đình tạm mướn căn nhà số 36 đường Nguyễn Tri Phương để làm văn phòng. Đến năm 1959, công sở nầy được cất lên to lớn, tọa lạc bên phải quận lỵ Tân Châu, hiện nay là cái trạm kiểm soát « thương thuyền quốc tế », hơn nữa nơi đây có nhiều sắc thuế, nên Ty Quan Thuế nầy chiếm một địa vị quan trọng nhứt trong tỉnh Châu Đốc. 3. TY BƯU ĐIỆN Ty Bưu Điện được dựng lên trước chợ Tân Châu (1897). Thời đó sở nầy gọi « nhà thơ dây thép », tọa lạc tại góc đường Nguyễn Công Nhàn và Đại lộ Nguyễn Huệ mang số 35. Lối kiến trúc của công sở nầy rất xưa nên trông rất thấp, không hạp với khí hậu trong xứ. Vì thẩm mỹ của Châu Thành Tân Châu, nên sở kiến thiết đã trù liệu một chương trình tái thiết Ty Bưu Điện nầy vào một ngày gần đây để giúp cho quận thêm phần mỹ lệ. 4. NHÀ CÔNG SỞ LONG PHÚ Công sở nầy hướng mặt ra chợ Tân Châu và đứng oai vệ trên Đại lộ Nguyễn Huệ mang số 2, thành lập vào năm 1921. Trước kia trụ sở nầy gọi « nhà việc », nằm đối diện quan đế quân miếu, tục gọi « chùa Ông » (thờ Quan Công), bây giờ là đường Lê Lợi. https://thuviensach.vn Sở dĩ nhà việc nầy dời về địa điểm hiện nay là do sự tín ngưỡng nồng nhiệt của thị dân, vì họ đồng quan niệm rằng : nếu nhà việc mà án ngữ trước cửa chùa Ông thì sự thiêng liêng sẽ giảm đi. Để tôn trọng sự yên tĩnh của vị Thánh trấn nhậm tại chùa nầy. Ban Hương Chức Hội Tề và Ban Quản Trị chùa Ông làm đơn xin nhà cầm quyền ở đây dời nhà việc đến trụ sở hiện giờ, đổi lại là « nhà công sở Long Phú ». 5. CHI Y TẾ Khi nhà cầm quyền ở Tân Châu mới mở nhà thương, vì chưa có trụ sở nên ngôi nhà việc nói trên được dùng làm nơi săn sóc và phát thuốc cho bịnh nhân. Hai người điều dưỡng đầu tiên được lịnh về đây là ông Lê Văn Út, tự thầy « Bảy Út » và ông Nguyễn Văn Lâu, đều là người Châu Đốc. Đến năm 1920, nhà thương nầy được dựng lên mang tên « bệnh xá và bảo sanh » (ambulance et maternité) tọa lạc giữa nhà dây thép (nay Ty Bưu Điện) và nhà Nhị Tỳ (nay Tư Thục Tiểu Học Tân Dân). Thuở đó ở đây chưa có tên đường nên gọi « đường nhà thương » (nay đường Nguyễn Công Nhàn). Qua năm 1960, « Bệnh xá và Bảo sanh » đổi lại là « Chi Y tế » 14. 6. SỞ THỦY ĐIỆN Được thành lập vào năm 1932. Hiện nay, nó cùng đứng ngất nghểu trên đường Phan Thanh Giản, mang số 4 với Chi cảnh sát quốc gia. Đến năm 1945, nằm trong nước có nhiều biến cố trầm trọng, sở nầy phải ngưng hoạt động cho tới năm 1948 mới tái lập. Nhưng vì tình tình an ninh nên máy điện lại dời vào châu vi đồn Bảo An Châu Khuôi, tức là chỗ cơ quan quận lỵ hiện giờ, còn máy nước thì để y địa điểm cũ (cạnh sở Tằm Tang Tân Châu). https://thuviensach.vn Đến năm 1961, sở nầy lại giao cho nhà thầu. Song song với sở Thủy Điện Châu Thành Tân Châu được nới rộng, nên khắp nẻo đường trong quận lỵ đều có dựng cột đèn gắn ống « Nê ông » sáng choang. Nhờ đó, về đêm quang cảnh của Tân Châu trông thật là ngoạn mục vô cùng. Cuối năm 1962, nhà thầu nhận thấy công việc làm ăn lỗ lã nên giao Sở Thủy Điện lại cho nhà cầm quyền địa phương. 7. PHÒNG THÔNG TIN Ra đời năm 1957. Ban đầu chưa có trụ sở, cơ quan nầy tạm đặt tại ngôi nhà nhỏ trước sân quận, đó là chỗ dành cho những người có việc đến quận đường. Đến năm 1960, Trưởng phòng Thông tin mới vận động dựng lên « phòng thông tin » hiện nay tọa lạc trên đường Nguyễn Công Nhàn mang số 2, đối diện chùa Ông chợ Tân Châu. Phòng Thông tin đó tuy nhỏ, nhưng vẫn đủ chứa dụng cụ phát thanh và xa trông có vẻ mỹ thuật lắm. https://thuviensach.vn B. NGÀNH GIÁO HUẤN TRƯỜNG SỞ Dưới thời Pháp thuộc, ngành giáo huấn Tân Châu, cũng như các quận khác, không được mở mang như bây giờ, vì người Pháp rất hạn chế sự học vấn của dân tộc ta và cũng muốn tránh tốn kém ngân quỹ, nên số trường thật thưa thớt. Mỗi xã, nếu có thì chỉ toàn là trường Sơ Cấp. Tại quận lỵ, ban sơ là trường Tổng. Đến năm 1926, khi ông Lê Văn Thanh, người Châu Đốc tới làm Hiệu trưởng, vì sĩ số càng ngày càng tăng, ông mới xin lập trường Tiểu học Bổ Túc. Qua năm 1954, trường Tiểu học Bổ Túc Tân Châu lại thay bảng hiệu « Trường Nam Tiểu học ». Hiện nay, ngành giáo huấn trong toàn quận rất tiến bộ. Ở quận lỵ, ngoài trường Nam Tiểu học, còn thêm một Nữ Tiểu học. Riêng mỗi xã đều có trường Tiểu học và Trường Sơ Cấp. Đã vậy Tân Châu, còn mở ra được hai trường Trung học, Bán công : một tại xã Hòa Hảo (1952), một tại quận lỵ (1956). Thêm vào đấy, vào ngày 26-8-64, ở đây có mở cuộc thi thuyền để lập hai lớp Đệ Thất Công Lập niên khóa 1964-65. Ngoài số trường công ra, Tân Châu còn thêm Tư Thục Sơ Cấp ở Chợ Vàm (Phú An). Tại quận lỵ có « Tư Thục Tân Dân » của huê kiều, Tư Thục Sơ Cấp Nguyễn Văn Giao, Phan Văn Mười và một trường Mẫu giáo. Lại thêm trường ấp Tân Sinh Long An A đã thành lập xong. Các trường ấp Tân Sinh khác hiện đang xúc tiến. Hiện nay cơ sở giáo huấn trong quận, kể về Trung học Bán công, Công lập, Tiểu học, Sơ Cấp, Mẫu Giáo, Tư Thục và trường ấp Tân Sinh được tất cả 40 ngôi trường. TRƯỜNG TÂN CHÂU QUA CÁC GIAI ĐOẠN https://thuviensach.vn Ngày nay, mỗi khi qua lại trước cổng trường Nam Tiểu học Tân Châu, thấy ngôi trường rộng rãi, mát mẻ, sạch sẽ, trang nghiêm, bao quanh bóng quốc kỳ phất phới, ai cũng trầm trồ khen ngợi : « Trường to và đẹp quá » ! Nhưng ai có ngờ rằng : trải qua những cơn biến cuộc thiên nhiên, ngôi trường Tổng xưa kia, ở nơi nầy đã đào tạo nhiều nhân vật ưu tú, từng oanh liệt mang bảng hiệu to tướng « TRƯỜNG TỔNG TÂN CHÂU » (ÉCOLE CANTONALE DE TÂN CHÂU), đã lắm lần phải thay hình đổi dạng, thay vị đổi ngôi và bị tàn phá, thiêu hủy trong thời kỳ Pháp Việt 1945, nhường nền lại cho « TRƯỜNG NAM TIỂU HỌC TÂN CHÂU » hiện nay. NGÔI TRƯỜNG LÁ ĐẦU TIÊN Ở TÂN CHÂU Theo lời những vị cao niên ở đây thuật lại thì trường Tân Châu trước kia cất bằng lá, cột cây, vách ván, nền đất ở cạnh dinh quận Tân Châu. Trường chỉ có hai lớp. Hai bên cổng trường có trồng hai cây điệp tây, đến mùa bông trổ một màu đỏ ối, trông cực kỳ ngoạn mục (Trên nền nầy hiện là trường Nữ Tiểu học Tân Châu). Ông giáo dạy quốc ngữ đầu tiên nơi trường lá là ông Nguyễn Hàm Ninh (qua đời), người xã Long Thuận (Châu Đốc, nay về Kiến Phong). Còn ông Thủ Phong, người Châu Đốc dạy chữ nho. Đến khi ông giáo Ninh đắc cử Cai Tổng An Thành (Tân Châu), thì ông Đặng Văn Hanh (xem tiểu sử ông bài 5 phần 5), quê ở Mỹ Tho (Định Tường) đến thay thế. Ông dạy Pháp và Việt văn và ông Cao Nhựt Tân (xem tiểu sử ông bài 2 phần 5), một danh nho thời bấy giờ ở Tân Châu đến dạy chữ Hán thay ông Thủ Phong thuyên chuyển nơi khác. Ông Tân nghỉ thì có ông Phạm Văn Điệu, một nhà nho ở xã Long Phú thay thế. Kế vị ông Điệu là ông Trần Thới Hanh (xem tiểu sử ông bài 6 phần 5) cũng là một nhà thâm nho ở xã Long Phú. Ít lâu, ngôi trường Tổng Tân Châu cất xong ở khu chợ Tân Châu (chỗ Trường Nam Tiểu học hiện giờ), ông Đặng Văn Hanh dời về đó làm việc https://thuviensach.vn cho đến ngày ông hưu trí (1922). NGÔI TRƯỜNG TỔNG TÂN CHÂU BẰNG NGÓI Lúc bấy giờ, ngôi trường Tổng Tân Châu nằm đối diện với một khu đất trống, nay nơi đây là « sở Tằm tang Tân Châu ». Trường ở cạnh con lộ đất Tân Châu – Kinh Xáng và cất thành hai dãy song song : mái ngói tường gạch, nền đúc. Mỗi dãy có hai lớp. Riêng dãy bên phải nối thêm một trụ sở làm chỗ ở cho viên Cai Trường (Chargé de l’école). Sau trụ sở còn cất thêm một căn bằng lá để làm nhà bếp. Trước cổng ra vào rành rạnh một tấm bảng ghi : école cantonale de Tân Châu (Trường Tổng Tân Châu). Chung quanh trường có hàng rào me nước, mỗi tháng cắt xén trông rất đẹp mắt. Sau là một khu vườn chuối rậm rạp, rải rác xen vào những thứ cây ăn trái : ổi, mít, mận... Thấy chỗ vắng vẻ, nhiều người đồn nhảm nhí rằng nơi đây có nhiều ma quái thường nhát trẻ em bằng lối rải cát ào ào trên lá chuối hoặc làm những cành cây trong vườn rung động ồ ồ giữa trời yên lặng. Do đó khi ra giờ chơi, các cậu học trò « cột thỏ » ít dám bén mảng vào vườn đó đại hay tiểu tiện. Những chiều thứ bảy, vườn nầy vô cùng náo nhiệt, mỗi khi thầy ra lịnh nhổ cỏ thì mặc tình chúng làm mưa làm gió : vừa nhổ cỏ, vừa chọc phá nhau nhiều pha thật sôi nổi, tiếng la ó vang dậy cả khu vườn. Sau giờ công tác, thầy tuần tự tưởng thưởng công lao chúng bằng lối phân phát huê lợi của vườn như : chuối ép phơi khô, chuối chín, mận, ổi v.v... Nằm dọc phía sau cạnh vườn, một cái hầm khá to, nguyên là chỗ lấy đất đỏ nền trường và cũng là một nơi rất tiện lợi để xây cất cầu vệ sinh cho học trò. Sừng sững giữa sân trường lại có một cây táo khá to, thân cây u nần và tàn lá sum sê. Đứng xa tưởng chừng như chiếc lộng xanh giương thẳng ra vậy. Có lẽ, ông giáo cho trồng nó khi ngôi trường vừa thành lập xong. Lá nó https://thuviensach.vn phủ lên mái và sân trường làm cho hai nơi ấy lúc nào cũng mát mẻ và dễ chịu nhất là những buổi nắng hè oi ả. Cây táo nầy đã tạo cho ngôi trường một vẻ u tịch trong những giờ nghỉ học và những ngày lễ hay nghỉ hè. Mỗi khi nhớ lại cây táo trường xưa, lòng tôi rộn lên bao kỷ niệm nhớ nhung. Bất giác, tôi bật cười nôn vì gợi lại bao câu chuyện vui đáo để và buồn rỏ lệ đã xảy ra dưới cội táo lịch sử ấy. Cũng vì cây táo quý báu nầy mà trước kia thằng A, tên B và tôi, từng nếm vài trận đòn sếu mếu. Đến khi ông Đặng Văn Hanh kém sức khỏe, thế ông là : 1. Ông Phan Kim Chân đến thay ông Đặng Văn Hanh đâu được vài năm thì thuyên chuyển nơi khác. 2. Ông Giang Duy Hy thay ông Chân (từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1922). 3. Ông Trương Minh Ứng thay ông Hy (1922-1924). 4. Ông Hồ Văn Mạnh thế ông Ứng (1924-1926). NGÔI TRƯỜNG BỔ TÚC TÂN CHÂU 1. Ông Lê Văn Thanh thay ông Mạnh (1926-1929) thì trường Tổng Tân Châu đã cất nối thêm cả thảy là 10 gian. Dãy bên phải 4 lớp và một phòng việc Hiệu Trưởng và một dãy bên trái cũng 4 lớp và một trụ sở. Bấy giờ lớp Nhứt, lớp Nhì I và lớp Nhì II của trường Tiểu Học Bổ Túc Tân Châu thành những lớp hỗn hợp nam nữ. Chỉ trừ lớp ba sắp xuống là nam sinh còn nữ sinh thì học riêng tại trường Nữ Sơ Cấp ở phía sau Tòa Hành Chánh quận hiện giờ. 2. Ông Thái Chí thay ông Lê Văn Thanh (1929-1931) giữ chức Thanh Tra vùng Tân Châu và kiêm luôn chức Hiệu Trưởng. 3. Ông Đặng Văn Bê thế ông Thái Chí (1931-1935) với chức Thanh Tra. https://thuviensach.vn 4. Ông Lê Tấn Thành (anh cả cố nữ nghệ sĩ Năm Phỉ) thay ông Bê với chức Hiệu Trưởng (1935-1940). 5. Ông Nguyễn Thành Nguyên thế ông Thành (1940-1945). Để tiếp tục dạy dỗ con em nên tạm mượn đình Thần xã Long Phú, còn Trường Nữ thì dời đến nhà cố Sung Biện Nguyễn Trung Phẩm. Hai trường tạm nầy đều ở gần chợ Tân Châu, chỉ cách nhau có con kinh Vĩnh An. 9. Ông Lê Văn Bí giữ chức Hiệu Trưởng thay ông Nguyễn Thành Nguyên (1946-1948) rồi nghỉ vì bệnh và từ trần năm 1957. 7. Ông Đỗ Hữu Học thay ông Bí. Năm 1948, trường Tiểu Học Bổ Túc Tân Châu cất lại trên nền cũ. TRƯỜNG NAM TIỂU HỌC TÂN CHÂU Bắt đầu từ năm 1954, trường Tiểu Học Bổ Túc Tân Châu thay bảng hiệu lại là « TRƯỜNG NAM TIỂU HỌC TÂN CHÂU ». Trước kia, ông Đỗ Hữu Học, Hiệu Trưởng Nam Nữ Tiểu Học Tân Châu, giờ ông kiêm luôn chức Thanh Tra trọn vùng Tân Châu. Thời gian cứ bình thản trôi đi, trôi mãi không ngừng, mọi dấu vết thân yêu dưới mái trường xưa cũng lần lần tản mất. Có còn chăng chỉ một vài kỷ niệm mang máng nơi lòng người hoài cổ. Xưa, trường Tổng Tân Châu chật hẹp nghèo nàn với độ vài ba ông giáo và nam nữ sinh hỗn hợp chỉ trên một trăm. Chung quanh trường vắng vẻ, người qua lại thưa thớt. Nay, cũng nơi nầy, một ngôi trường mang bảng hiệu to tướng « TRƯỜNG NAM TIỂU HỌC TÂN CHÂU » với một dãy liên tiếp chứa đựng 26 lớp và tách rời Trường Nữ nơi khác với số 19 lớp học. Cộng chung hai trường thì nhân viên gần 50 thầy cô và học sinh nam nữ gần 3 nghìn. https://thuviensach.vn Chung quanh phố xá san sát, đường sá tấp nập kẻ qua người lại. Một mức tiến bộ ngoài sức tưởng tượng của mọi người trong khoảng mấy mươi năm. Mỗi khi hình dung lại sự thay hình đổi dạng của ngôi trường xưa, chúng tôi ngậm ngùi luyến tiếc thầm ôn dĩ vãng thì ra quý vị ân sư trước kia đã ra người thiên cổ và bạn đồng môn kẻ mất người còn ! https://thuviensach.vn PHẦN HAI - KINH TẾ – THƯƠNG MÃI CANH NÔNG - CÔNG KỸ-NGHỆ – CHĂN NUÔI – THỦY LỢI https://thuviensach.vn A. THƯƠNG MÃI CHỢ Khi quận Tân Châu thành lập xong, một cái chợ lá đầu tiên được dựng lên trước Chùa Ông. Vào lối năm 1895, chợ nầy bị thiêu hủy. Năm 1897, chợ được tái thiết bằng ngói, nền đúc tại chỗ hiện giờ. Trước kia, phố xá quanh chợ rất ít, nhưng toàn phố trệt lợp ngói kém hơn phố lá. Còn đường sá thì đắp đất. Vào lối năm 1925 mới được trải đá, sau đó tráng nhựa, nhưng các con đường chưa có tên. Phố lầu lần lần xuất hiện. Từ đó, quận Tân Châu mới nổi danh là một nơi buôn bán thổ sản rất phồn thạnh vào bực nhứt trong các quận Nam Việt. Thuở Tân Châu chưa có rạp hát, có lúc, nhà chợ tạm cho mướn để chiếu bóng và hát cải lương. Đó là gánh « nhã tình ban » ở Châu đốc (bị đời gọi là « nhà tính bán »). Hồi đó, trong nhà chợ có hai quán cà phê danh tiếng của ông Văn Phúc và Lý Quay. Vào lối năm 1930 lại có những người Bắc lần đầu tiên di cư vào đây để tranh thương cùng Huê kiều. Có nhiều người, vì lập nghiệp đồ sộ, nên ở luôn tại Tân Châu. Vào năm 1961-1962, phố xá quanh chợ lần hồi được sửa sang lại, bằng lối cho de ra từng dãy phố một hàng rào bao lơn. Đã vậy, nhiều chủ phố còn xin phép lên thêm từng lầu ba nữa. Nhờ thế chợ Tân Châu ngày nay trông thật mỹ lệ, nhứt là về đêm, chợ Tân Châu càng đẹp mắt dạ khách, bởi những ngọn đèn Nê ông đã dựng lên dọc theo các đường phố, tỏa ra những luồng ánh sáng êm dịu. Xưa chợ Tân Châu, tuy được nổi tiếng là một nơi buôn bán rất thịnh vượng, song kém quan trọng hơn ngày nay. Vì vào năm 1947, đồng bào cất nhà chen chúc ở quanh châu thành. Đến năm 1960, nhà cầm quyền địa https://thuviensach.vn phương ra lịnh giải tỏa và nới rộng khu châu thành, cho nên ngày nay Tân Châu trở nên một quận lỵ đông đúc không kém gì một tỉnh nhỏ ở miền Nam. Nhờ vậy, nền thương mãi càng lúc càng tăng. Tất cả sản phẩm từ miền quê tấp nập chở đến làm cho các buổi chợ thật đông đảo. Nền kinh tế ở đây càng dồi dào, nhân dân luôn luôn được no ấm. Chợ Tân Châu gồm có tất cả 18 dãy phố : 502 môn bài của các cửa hàng lớn nhỏ. Hồi trước, ở đây có hai nhà buôn lớn chuyên về « thổ sản » : Đức Nguyên và Chương Hưng (ngưng hoạt động từ năm 1945), Hùng Ký một tiệm làm bánh trung thu rất ngon, Chí Trung Hòa, Minh Ký, Bazar cô Ba Kỳ, Bazar ông Biện Diềm v.v… Chợ Tân Châu rất nhỏ, đã vậy mà lại quá cũ kỹ, cho nên sở kiến thiến dự định tái thiết vào một ngày gần đây. TÊN CÁC CON ĐƯỜNG Năm 1954, đường sá ở quận lỵ mới được mang tên và phân làm hai khu : A. HÀNH CHÁNH : Thái Lập Thành, Nguyễn Tri Phương, Chưởng Binh Lễ, Thoại Ngọc Hầu. B. CHÂU THÀNH : Bạch Đằng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Pasteur, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Công Nhàn, Nguyễn Đình Chiểu. Nguyễn Trung Trực, Trương Công Định, Thủ khoa Nghĩa, Nguyễn Công Trứ, Phan Thanh Giản, Đề Thám, Tản Đà, Lê Văn Duyệt. CÁC TRẬN HỎA HOẠN Ở CHỢ TÂN CHÂU 1. Năm 1895 – Cháy chợ lá 2. Năm 1925 – Cháy dãy phố ông Cả Phạm Duy Trinh 3. Năm 1930 – Cháy tiệm Long Ký ở Biện Diềm. https://thuviensach.vn 4. Năm 1933 – Cháy xóm nhà lá gần Bệnh xá Tân Châu 5. Năm 1949 – Cháy xóm nhà gần nhà in Nhất Trí (Nguyễn Tri Phương) 6. Năm 1953 – Cháy phố Sáu Liềm và Tư Hoành (Bạch Đằng) 7. Năm 1956 – Cháy xóm nhà đường Ô Môi (Phan Thanh Giản) 8. Năm 1960 – Cháy xóm Châu Vi Cao Đài (Nguyễn Huệ) một trận hỏa hoạn lớn nhứt ở Tân Châu tổn thất trên 10 triệu bạc. CHỢ QUANH VÙNG TÂN CHÂU 1. Chợ Vĩnh Xương, tục gọi chợ quốc gia lập năm 1954. 2. Chợ Bến Nước, thuộc xã Vĩnh Hòa lập năm 1954. 3. Chợ Tân An, thuộc xã Tân An lập năm 1962. 4. Chợ Phú Vĩnh lập năm 1961. 5. Chợ Tân Phú xã Phú Lâm do Đức Ông sáng lập năm 1955. 6. Chợ Vàm xã Phú An, một cái chợ lập đã lâu đời. 7. Chợ Phú Hiệp (Phú An) lập năm 1952. 8. Chợ Mỹ Lương (Hòa Hảo) lập năm 1948, bị cháy năm 1961. 9. Chợ Hảo Hảo, tục gọi chợ Đình, một cái chợ đã lâu đời. CẦU ĐÚC Nói tới nền thương mãi quận Tân Châu, tưởng cũng nên nhắc sơ lược đến cầu đúc. Đó là bến tàu của sở Thủy Vận (Messageries Fluviales), tục gọi hãng « Năm Ngôi Sao » ở Sài Gòn, dựng lên cách nay độ 60 năm, trước chợ Tân Châu. Sở dĩ phải nhắc, vì nó là cái bến rất quan hệ cho sự giao thương về thổ sản giữa Tân Châu – Nam Vang, Tân Châu – Sài Gòn, do những chiếc tàu to lớn sau đây thường luân phiên cập bến : An Nam, Phán Nuôi, Mékong, Battambang, Attelos, Jules Rueff 15Louis Blanchet 16. Còn dưới dây là những kỷ niệm lưu lại tại cầu đúc : https://thuviensach.vn Trước kia, cây cầu nầy đã giúp cho chợ Tân Châu, ngày lẫn đêm, một quang cảnh vô cùng náo nhiệt cũng như trạm kiểm soát thương thuyền quốc tế của quận lỵ hiện nay. Được thế đều do những chiếc tàu kể trên cập bến. Bây giờ, hành khách lên xuống rộn rịp. Kẻ buôn người bán thật tấp nập. Tiếng rao lanh lảnh và ơi ới. Đắt nhứt là « gỏi nhộng 17». Thêm vào đấy, ở đây như một sân khấu lộ thiên mà diễn viên là những kẻ đi người ở đồng diễn những bi kịch chia ly não ruột, khi còi súp lê báo hiệu : tàu sắp mở đỏi rời bến. Ngoài sự giao thông ra, vào lối tháng 11 âl., khi nước hạ bày trơ vơ sườn cầu từng dưới, chỗ nầy lúc ban ngày lại dành cho các ngư phủ buông cần. Còn nói gì hơn, vào những đêm trăng êm dịu, trong khung cảnh thơ mộng, nơi đây trở nên một trung tâm duy nhứt của quận lỵ, giúp cho khách nhàn du cùng tài tử giai nhân dừng gót để thưởng thức cảnh vật thiên nhiên : « Gió đưa nước, nước giỡn trăng. ». Cũng nơi đây, giữa trận đệ nhứt thế chiến (1914-18) vào một đêm, đồng bào háo kỳ quận nhà đều nô nức chen chơn không muốn lọt, để xem cho kỳ được chiếc quan tài của ông Nguyễn Văn Cẩn, con bà Mười Lý ở xã Long Phú (Tân Châu), một du học sinh ban đại học, từ trần bên Pháp, chở trên chiếc Mékong. Giữa hồi giặc giã lung tung mà thân mẫu ông khéo vận động đem xác con từ bên trời Âu về tận quê nhà. Tình mẫu tử nặng xiết bao. Sau đó, một đám ma thật linh đình để đưa ông Cử đến chốn yên giấc nghìn thu. Cũng tại nơi đây, hồi Pháp thuộc còn có nhiều cuộc tổ chức long trọng để tiếp rước quan Thống Đốc Nam Kỳ (Nam Việt) đi kinh lý ở quận nhà. Được thế đều nhờ kỳ công của các tay thợ khéo léo ở xã Long Phú. Họ dùng toàn hàng sản xuất ở địa phương kết bông xây cửa tam quan trông thật mỹ thuật làm say mê khách ngoại bang và người háo kỳ bổn xứ. https://thuviensach.vn Ngày 9-3-45, sau khi Nhật lật đổ chánh quyền Pháp ở Đông Dương, lúc đó trong quận trở nên loạn lạc, trộm cướp nổi lên khắp nơi. Đồng thời, ở đây có một số lưu manh bị quân đội Nhật túm cổ được. Quân Phù Tang dùng cầu đúc tạm làm pháp trường để đưa phần tử bất hảo ấy về chầu Long Vương. Nhờ thế, đạo tặc mới kinh tâm tán đởm không còn thừa cơ hội để bốc lột nữa, lương dân mới được sống trong cảnh an cư lạc nghiệp. Cùng lúc, ngày 18-9-45, ông Dương Lai Bửu tự Hương Chủ Bó ở xã Hòa Hảo, bị lên án tử hình tại cầu đúc, vì tội làm Việt gian. Phía trên cầu độ 200 th. Còn có ba xác tàu bị chìm ở đấy : Vạn Quới (1943), Trung Huê (1945) và chiếc tàu ngoại quốc (1956). Và cuối cùng, cũng nơi đấy, vào năm 1953, giữa một đêm cô tịch, một tiếng nổ long trời lở đất làm đắm chìm chiếc tuần tiễu của hải quân Pháp, gây nhiều thiệt hại về vật chất cũng như về binh sĩ. https://thuviensach.vn B. CANH NÔNG I. DIỆN TÍCH TRỒNG TRỌT Vùng đất Tân Châu rất phì nhiêu, vì toàn là đất phù sa do sông Cửu Long hằng năm bồi đắp, nên hầu hết đều được trồng trọt. Ruộng sâu chiếm 3/4 tổng số diện tích chung để canh tác lúa sạ như : Nàng Tây, nàng Đùm, nàng Rùm… còn 1/4 để trồng dâu nuôi tằm. Rẫy bái cũng nhiều, nhưng chỉ trồng xen kẽ sau mùa ruộng. Phần đất làm vườn trồng cây trái cũng ít. Thổ sản đặc biệt ở đây là : dâu, tằm tơ, lúa, bắp, mía, đậu xanh, gòn, đậu nành, đậu phộng, thuốc lá, bí rợ, khoai lang. Riêng Long Sơn được nổi danh nhứt là một xã sản xuất nhiều trầu, nhãn và gừng. Ba sản phẩm nầy thường được tiêu thụ ở Sài Gòn và các tỉnh Nam Việt. (Hiện nay Tân Châu đã có vài chủ sắm máy cày để thế sức trâu bò). II. CANH TÁC LÚA SẠ VÀ NGUYÊN NHÂN Dưới thời Pháp thuộc, từ trận đại chiến thứ nhứt (1914-1918) trở về trước nông dân trong quận chỉ biết làm ruộng cấy theo lối cổ truyền, cũng như các tỉnh lân cận. Họ chưa biết áp dụng công việc cày bừa theo cách trồng lúa sạ. Vả lại trong quận lúc ấy chưa có giống lúa nổi (riz flottant), một giống lúa hễ nước lên đến đâu, nó luôn luôn vượt lên cao hơn mực nước. Vì thế, đến mùa nước đổ (từ tháng 7 đến tháng 10 âl.), trong khoảng thời gian nầy, mực nước sông Cửu Long lên quá cao, đồng ruộng ngập như bể cả : từ 1,50 đến 4,50 th nước, lúa cấy không sao theo kịp với nước lũ đành phải ngập chết. Mùa màng trong quận bị thất bát nặng nề. Đến nỗi nông dân phải xoay qua làm ruộng gián để kiếm lúa ăn. Trước viễn ảnh bi quan nầy làm mất lòng tin tưởng của nông dân, nên đôi ba năm ruộng đất bỏ hoang. Sau vài năm mất mùa liên tiếp, chánh https://thuviensach.vn quyền trong quận phải cho sang các tỉnh lân cận mua lúa ăn đem về bán lại cho dân chúng (Bấy giờ có nhiều nhà ăn toàn bắp). Trong lúc đó có ông Phan Văn Vàng, tục gọi « Xếp Vàng »18, người xã Đa Phước, quận Châu Phú (Châu đốc), nay xã nầy về quận An Phú (Châu Đốc), thường năm lên miệt sông lớn (Cam Bốt) bắt sấu về bán. Đồng thời, ông nhận thấy người Miên trồng giống lúa nổi rất trúng, nên mua về trồng thử, đến mùa có kết quả khả quan. Thấy vậy nông dân đua nhau lên xứ Miên mua giống, không mấy năm Châu Đốc trở thành một tỉnh ruộng sạ. Từ đó, ảnh hưởng lúa sạ mang đến vùng Tân Châu nói riêng, cho khắp miền Tây Nam Việt nói chung. Trước kia, nông dân ở đây rất nghèo, nay nhờ canh tác được lúa sạ nên thâu huê lợi rất nhiều, cộng với nghề trồng dâu nuôi tằm sau đây và các ngành khác biết nền kinh tế Tân Châu thật trù phú. Ngày nay, người Châu Đốc và du khách thấy con đường chạy ngang qua hí viện Tân Việt mang tên « Phạm Văn Vàng ». Đó là người được ghi công tìm ra lúa sạ và cũng chính là « ân nhân » của nông dân miền Tây vậy. III. TRỒNG DÂU NUÔI TẰM Quận Tân Châu, từ trước đến nay được nổi tiếng khắp miền Nam, nơi trồng dâu nuôi tằm, nên mang danh là « xứ tằm tang ». Rải rác theo các làng mạc quanh quận lỵ đều có trồng dâu nuôi tằm, nhưng đặc biệt nhứt là xã : Vĩnh Hòa, Tân An, Vĩnh Xương, Long Phú. Đã vậy, các xã lân cận như : Thường Phước, Long Khánh, Long Thuận (quận Hồng Ngự) cũng có trồng dâu nuôi tằm. Nhờ vậy mà số tơ cung cấp cho nhà dệt Tân Châu trước kia và hiện nay được dồi dào. Nhận thấy tầm quan trọng của nghề canh nông trong quận, nên dưới thời Pháp thuộc, một công sở được dựng lên gọi : SỞ CANH NÔNG. https://thuviensach.vn 1. HÃNG TẰM TRÊN Bạn là người Tân Châu, hay một du khách, mỗi khi có dịp qua lại ấp Long Hưng, xã Long Phú, cách quận lỵ 1.500 th, trên con đường Tân Châu lên Kinh Xáng, xã Tân An, quý bạn đâu có ngờ rằng trước kia, nơi đây đã có xây cất một cơ sở canh nông, tục gọi « hãng tằm trên » (thuở đó ở đây có hai hãng tằm). Hãng tằm nầy nay không còn nữa, vì người ta đã dỡ vào năm 1946 do nạn đất lở. Theo lời ông Nguyễn Văn Hòa, nguyên là cựu chủ sở đó nói lại : « Hãng tằm trên » thành lập vào năm 1909, do sáng kiến của ông Bùi Quang Chiêu, bấy giờ là Giám đốc Sở Canh Nông Nam Kỳ. Hồi đó, cơ sở nầy gồm ba gian đồ sộ : một dành cho chủ sở ở, một để nuôi tằm và một ở giữa hai gian nầy để sấy kén. Để tránh nạn lụt nên nhà sở cất theo kiểu nhà sàn của người Chà Châu Giang (Châu Đốc) cao độ 2 th, vách gạch và lợp bằng lá dừa nước. Cả ba đều hướng mặt xuống sông Tiền Giang (cách 10 năm sau, sở lợp lại bằng ngói). Khi sở tạo lập xong, chính ông Bùi Quang Chiêu đứng ra làm lễ khánh thành thật long trọng, do sự hiện diện của ông Thống đốc Nam Kỳ, ông Tỉnh trưởng Châu Đốc, ông Chủ quận Tân Châu và thân hào nhân sĩ địa phương tham dự. Sau đó, vì chưa có chuyên viên, nên ông Bùi tạm ở lại đây trong vòng một năm để cai quản sở nầy. Lúc bấy giờ, nền canh nông trong quận có mòi phát triển lắm, nhưng với mục đích chánh là nâng đỡ nghề chăn nuôi tằm và khuếch trương ngành trồng dâu. Vậy hãng nầy có nhiệm vụ : - Lựa giống dâu tốt và phổ biến sâu rộng cách trồng dâu và săn sóc. - Phát hom dâu cho nông dân canh tác (từ 500.000 – 700.000 hom) - Chọn giống tằm tốt để gây giống. https://thuviensach.vn - Lựa trứng bướm bằng kính hiển vi để diệt trừ các chứng bệnh và phân phát trứng bướm lành mạnh cho dân nuôi (từ 800.000 – 1.600.000 ổ). Ngoài sự phát hom dâu, trứng bướm ra, cạnh bên tả hãng có lập một khu ương cây và tháp cây để phát cho đồng bào trong quận lập vườn (nơi đây, trước kia được người địa phương xem như một chỗ có một phong cảnh vừa đẹp, vừa kín đáo, ví như một công viên thơ mộng thu hút khách tài tử giai nhân làm nơi hẹn hò dưới bóng trăng thanh). 2. HÃNG TẰM DƯỚI Là một nhà lão luyện trong ngành canh nông và nhận thấy tương lai Tân Châu sẽ trở nên một trung tâm kỹ nghệ tằm tơ, cho nên năm 1912, ông Bùi Quang Chiêu đứng ra kêu gọi mua đất, dựng lên một hãng tằm, tục gọi « HÃNG TẰM DƯỚI », nằm đối diện trường Tổng Tân Châu (nay trường Nam Tiểu Học Tân Châu), trên Đại lộ Nguyễn Huệ. Sau đó, ông định mua máy dệt bên Pháp để kinh doanh, nhưng chẳng may, hãng tằm ông ra đời nhằm thế chiến thứ nhứt (1914-18) bộc khởi, thành ra công cuộc tranh thương của ông đành thất bại nên phải rã phần hùn. Đến năm 1918, ông Bùi nhường cơ sở nầy lại cho Sở Canh Nông Nam Kỳ. Đến năm 1937, do nghị định số 3840 ngày 19-6-37 của Thống Đốc Nam Kỳ, Sở Canh Nông Tân Châu được mở rộng, lập trường dệt hàng để đào tạo thợ dệt tân tiến hầu canh cải ngành dệt bổn xứ. Từ đó, trường dệt nầy đã rèn được khá nhiều tay thợ giỏi. Từ năm 1944, ông Đỗ Hữu Học được lịnh biệt phái qua trường dệt nầy làm Giám đốc hành chánh cùng với ông Paradis làm Giám đốc chuyên môn để cai quản trường dệt cho đến lúc Nhật đảo chánh Pháp ở Đông Dương (9- 3-45). Việt Minh lên nắm chánh quyền. Rồi Pháp tái chiếm nước ta, cơ sở https://thuviensach.vn nầy bị phá hoại, nhưng rất may là « hãng tằm dưới » còn nguyên vẹn chỉ trừ trụ sở bị thiêu hủy thôi. Từ đó đến năm 1947, sở nầy không ai đảm nhiệm, lại nhằm trong nước xảy ra nhiều biến cố. Bấy giờ có một số tín đồ Cao Đài ở các vùng Tân Châu, vì lánh nạn chiến tranh nên tản cư về đây, họ tạm mượn hãng tằm đó để làm chỗ thờ Đấng Chí Tôn (thờ Thiên Nhãn). Mãi đến năm 1959, trật tự và an ninh lần lần vãn hồi, hãng tằm được giáo phái Cao Đài trả lại cho sở Canh Nông, sau khi cất xong Thánh Thất. Nghề tằm tang được mở mang lại, nhưng không được phát triển cho mấy. Đến ngày 1-1-63, hãng nhường lại cho Trung tâm khuếch trương tiểu công nghệ để lập nên « sở tằm tang Tân Châu ». Nay trụ sở nầy gồm có : Hợp tác xã tằm tang, Hợp tác xã công nghệ tơ lụa, Học xưởng ươm tơ (Ba cơ sở nầy sẽ nói ở đoạn sau). 3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHỀ TRỒNG DÂU (1939-45) Ngành trồng dâu ở Tân Châu, trước năm 1939, không được người ta quan tâm cho lắm, vì lúc đó trên khắp thị trường nước ta đều nhập cảng hàng vải Âu châu và Nhật Bổn, nên hàng trong xứ bị loại vì thiếu kỹ thuật, thành ra phần đông nông dân cũng ít nghĩ đến tầm quan trọng của nghề trồng dâu nuôi tằm. Mãi cho đến thế chiến thứ hai (1939-45) bộc khởi giữa trục Phát Xít (Đức-Ý-Nhật) với Đồng Minh (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Tàu). Vì đó, các đường giao thông quốc tế bị nghẽn. Trong thời kỳ nầy, khắp nước ta đâu đâu cũng khan hiếm hàng vải, có chỗ phải dệt đệm để che thân. Riêng Tân Châu được nổi danh nhứt ở miền Nam là một quận trù mật lắm đất bồi, nên dân địa phương trồng dâu nuôi tằm. Nhờ vậy, người dân ở đây chẳng những được lành lẽ mà còn trở nên đại phú gia nữa. Giá một bó dâu lúc đó bằng lương tháng của một tiểu công chức. Lợi tức một công dâu mỗi năm có thể là 8.000$ (theo giá bạc hồi đệ nhị thế chiến). Nhiều ông chủ dâu phát giàu https://thuviensach.vn ngang xương, họ vung tiền như công tử Bạc Liêu. Rõ ràng, thuở ấy người ta cho Tân Châu là một « XỨ BÒN VÀNG », lời nói không ngoa. Khi trục Phát Xít bị hạ, người Pháp tái chiếm nước ta, đường giao thông quốc tế trở lại bình thường. Hàng vải ngoại quốc không ngớt nhập cảng vào Việt Nam. Nghề trồng dâu xứ ta bị khai tử để nhường lại cho các ngành khác. Nhưng gần đây, nhờ sự khuyến khích của Chánh phủ, nghề trồng dâu ở đây được hồi sinh (người chăn tằm hiện nay cho biết : giá một bó dâu vừa người đội cả trăm bạc). 4. CÁCH TRỒNG DÂU Nông dân Tân Châu trồng dâu có hai cách : 1. Chặt hom dâu sẵn lối 2 tấc, kế đem ra bãi đất đã chọn, nhứt là nơi đất bồi, rồi dùng xuỗng hoặc dao đào lỗ cắm hom xuống lắp đất lại. 2. Để nguyên cây dâu, cho lối 5 cây vào một bụi, kế lấy mác thật bén đoạn hom dâu ấy, còn dư lại để trồng qua bụi khác (với lối nầy người trồng dâu cho biết là tiết kiệm thời giờ hơn là chặt hom sẵn). Một công đất có thể cắm được 36 hàng dâu. Mỗi hàng cách nhau độ 8 tấc và mỗi bụi cách nhau độ 4 tấc. Nếu đất còn ướt hay lúc trồng gặp mưa thì trong ba tháng sẽ phát tốt. Lứa đầu tiên, mỗi công bán từ 1000$ đến 1500$. Lứa sau trong vòng 2 tháng là bán độ 3000$ (đất cao một năm bán 4 lứa, đất thấp 3 lứa). Dâu ở Tân Châu có thể gọi : « ruộng dâu », vì mỗi kỳ bán dâu, người ta chặt sát gốc, rồi bó lại từng bó mang về cho tằm ăn. Trong đôi tháng ruộng dâu đó nếu gặp mưa, thì đâm chồi xanh um. Còn dâu ở các nơi khác như : Cao Miên, miền Trung, Cao Nguyên là « vườn dâu » vì dâu ở mấy vùng đó cứ để nguyên cây, rồi tuốt lá xát cho tằm ăn, chớ không chặt sát gốc như dâu ở miền Nam (theo kinh nghiệm của https://thuviensach.vn nông dân ở đây cho biết dâu chặt sát gốc, nó sẽ đâm chồi lên tốt tươi và nhiều lá). 5. ƯƠM TƠ Tân Châu, trung tâm tơ lụa miền Nam. Trước kia, ở ấp Long Hưng xã Long Phú đã có nhiều nhà lập lò ươm danh tiếng như : Ô. Trần Văn Có, Trần Văn Vững, Trần Văn Bền, Nguyễn Văn Thiết, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Văn Hữu, Trần Văn Thạch v.v... Thời đó cả vùng Tân Châu sản xuất từ 4 đến 6 tấn tơ chỉ mỗi năm để cung ứng cho ngành dệt địa phương. Tuy nhiên, cách ươm tơ lúc đó còn thô sơ theo lối cổ điển nên sợi tơ không được đều đặn và nhuyễn. Bây giờ tơ ấy không còn thích hợp với lối ươm tơ dệt hiện giờ, vì hàng dệt ra nhuộm xài trong vài tháng là đổ lông, nên không cạnh tranh nổi với tơ ngoại quốc nhập cảng. Trong mấy năm gần đây, để nâng đỡ và cải thiện nghề ươm, nhà tằm Tân Châu, tùy theo phương tiện của mình mà tổ chức những buổi tựu họp các nhà ươm và thợ ươm tơ để biểu diễn cách ươm tơ theo lối Quảng Nam. Theo lối nầy sợi tơ được đều đặn, suôn sẻ không đổ lông, khúc mắc như đã ươm theo lối cổ truyền, và rất thích hợp với ngành dệt hiện tại. Hơn nữa, chủ lò còn có lợi một số thao càng đáng giá từ 200$ đến 250$ một kí. Từ trước đến nay, số thao càng nầy bị cuộn theo kén gốc và lại bán cho khách trú giá chỉ có từ 5 đến 15 đồng một kí. Vì vậy, nhiều chủ lò ươm sáng suốt đã tự canh tân nghề nghiệp của mình và có một chủ lò ươm tại ấp Long Hưng (xã Long Phú) đã hiến cho nhà tằm Tân Châu một nhà ươm tơ cho các thợ ươm tơ trong ấp. Số lò ươm tại đây hiện có lối 40 cái. Trước năm 1945, số nhà ươm ở Tân Châu có trên 120 cái. 6. NHÀ DỆT https://thuviensach.vn Trước kia, khi ươm xong, số tơ ấy chẳng những đủ cung cấp cho các nhà dệt Tân Châu, mà nhà ươm còn dư ra để bán cho các nhà tiêu thụ ở Châu Giang (Châu Đốc), Cao Miên, Chợ Mới (Long Xuyên). Lúc đó nhà dệt ở đây sử dụng khung cửi thô sơ theo lối cổ truyền, nên khổ hàng dệt chỉ có 4 tấc. Hàng lụa dệt ra loại trơn gọi « cấm tự trơn », loại bông có : bông dâu, bông cúc, mặt võng, mặt đệm lớn, mặt đệm nhỏ v.v... Để cải cách ngành dệt, các nhà dệt Tân Châu dẹp khung cửi xưa nầy, tạo nên khung cửi dệt khổ 8, 8.50, 9 tấc gọi khổ đôi. Các khung cửi được kéo bằng máy. Vì vậy mà sự hoạt động của nhà dệt Tân Châu ngày càng tân tiến, động cơ nhà dệt hoạt động cả ngày lẫn đêm biến Tân Châu thành một xứ kỹ nghệ dệt. Sự canh cải nầy thâu được nhiều kết quả mỹ mãn, hàng Tân Châu sẽ theo kịp hàng Trung Bắc. Hàng danh tiếng ở Tân Châu là lãnh « MỸ A » được tiêu thụ mạnh ở khắp Nam Việt và ngoại quốc như : Lào, Cao Miên. Hiện nay ở đây có tất cả 60 nhà dệt lớn nhỏ gồm 344 khung dệt. Danh tiếng nhứt là nhà dệt của quý vị sau đây : Ô. Đỗ Phước Hòa, Trần Văn Tôn tự Antoine, Long Hưng (Trịnh Thế Nhân), Trần Ngọc Lình (Phước Hưng), Trần Văn Nho (Đại Hòa) v.v... 7. LÒ NHUỘM Trước thế chiến thứ hai, ở xã Long Phú có nhiều nhà nhuộm hàng bằng dà, chàm, nhưng vì tính chất của hai loại cây nầy không bền bỉ, hàng nhuộm hay trổ làm mất giá trị của hàng sản xuất. Sau hàng ở đây lại nhuộm bằng thuốc, song chất thuốc lần lần cũng phai thành hàng bị trổ như nhuộm dà và chàm. Vì vậy, từ mấy năm gần đây, kỹ nghệ nhuộm hàng Tân Châu đã canh cải bằng cách trái mặc nưa ở Cam Bốt 19. Nhờ thế mà hàng Tân Châu nhứt là lãnh « Mỹ A » được nổi tiếng khắp Trung Nam Bắc, những nhà tiêu thụ https://thuviensach.vn đều vừa ý bởi nước nhuộm đen huyền (đặc biệt càng giặt càng đen, mặt hàng láng thêm). Đồng thời, họ cũng công nhận là mịn màng và bền bỉ. Ngày nay các lò nhuộm ở đây hoạt động không ngớt. Sự buôn bán hàng lãnh thật tiến bộ, nền kinh tế trong quận thật khả quan. Vì sự lợi ích của mặc nưa, nên vào lối năm 1959, nhà tằm Tân Châu cố gắng ương thử một số hột mặc nưa, để phát cho nông dân, đã vậy lại có nhiều sự khuyến khích nên hiện nay rải rác khắp làng mạc Tân Châu đã có trồng mặc nưa. Sự kiện nầy cho thấy trong vài năm nữa, số mặc nưa sản xuất tại địa phương đủ cung cấp cho các nhà nhuộm Tân Châu khỏi phải mua của nước bạn. 8. HỢP TÁC XÃ TẰM TANG Vào năm 1955, cũng là thời kỳ mà sự trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ Tân Châu không còn hoạt động như xưa. Muốn nâng đỡ ngành nầy được tái sạch, Sở Canh Nông đề nghị ông Hội đồng Huỳnh Cầm Bài, người Tân Châu đứng ra lãnh vai Chủ tịch để thành lập « Hợp tác xã Tằm Tang » với mục đích chánh là triệt để khuyến khích nông dân trở lại với nghề xưa hầu nâng đỡ đời sống nông thôn. Đồng thời tìm cách mua tơ Quảng Nam và Nhật để cung cấp cho các nhà dệt Tân Châu. Khi Hợp tác xã Tằm Tang thành lập xong thì thâu nhận được gần 140 xã viên. Bây giờ xã viên lên đến 214. 9. HỢP TÁC XÃ CÔNG NGHỆ TƠ LỤA Sau hợp tác xã Tằm Tang một năm thì có « Hợp tác xã công nghệ Tơ Lụa » ra đời. Từ ngày thành lập tới nay, cơ sở nầy thâu nhận được 400 xã viên. 10. THÍ ĐIỂM ƯƠM TƠ https://thuviensach.vn Muốn cho ngành ươm tơ trong quận được toàn thiện, toàn mỹ, vào năm 1961, một thí điểm gọi « THÍ ĐIỂM ƯƠM TƠ » theo lối canh tân, tọa lạc trên con đường Tân Châu – Kinh Xáng và chỉ cách quận lỵ độ 1500 th, thuộc ấp Long Hưng, xã Long Phú. 11. HỌC XƯỞNG ƯƠM TƠ Tuy thí điểm ươm tơ trên ra đời được ba năm, nhưng số tơ canh không đủ cung ứng cho các xã viên. Vì thế, vào ngày 21-10-63 người địa phương, thành lập một « HỌC XƯỞNG ƯƠM TƠ » cũng tọa lạc tại sở Tằm Tang Tân Châu, để đào tạo thêm học viên ươm tơ canh với giống kén lai (Việt Nhật) ngõ hầu có đủ chỉ tơ cung cấp cho xã viên. Hiện thời, học xưởng nầy có hai máy ươm : Một cái 40 mũi trị giá : 300.000$ Một cái 20 mũi trị giá : 150.000$ Khi thành lập xong, cơ sở nầy đã có 5 thợ chánh và 15 học viên. Công nhật thợ chánh 50$, học viên 15$. Tuy nhiên, số kén quanh vùng Tân Châu không đủ cho học viên ươm, vì đó các ông trong Ban quản trị học xưởng ươm tơ ở đây phải vận động để liên lạc mua kén ở Bảo Lộc vùng Cao Nguyên, Ban Mê Thuột đặng thường trực ươm tơ hầu giúp đỡ xã viên có đủ tơ dệt. Sợi tơ ươm ra rất đều đặn không kém gì tơ Quảng Nam. Mỗi ngày, nếu có đủ kén, học xưởng nầy có thể ươm được 10 kí tơ. Đây cũng là một bước tiến đầu tiên của ngành ươm tơ ở Tân Châu để cạnh tranh với tơ ngoại quốc, hầu tạo cho nền kỹ nghệ tằm tang nước nhà được kết quả khả quan (một phần tài liệu nầy soạn theo quyển « Địa Phương Chí » tỉnh An Giang năm 1959). https://thuviensach.vn C. CÔNG KỸ NGHỆ Trong vòng hai mươi năm, tức sau thế chiến thứ hai, nhà ươm, nhà dệt, nhà xay mặc nưa ở đây đều sử dụng bằng máy. Vì đó, ngày đêm các động cơ hoạt động không ngừng, cộng với các xí nghiệp dưới đây, làm Tân Châu trở thành một quận kỹ nghệ : I. NHÀ MÁY XAY LÚA Trước năm 1945, trong quận có tất cả tám nhà máy xay gạo chạy suốt năm, vì Tân Châu sản xuất rất nhiều lúa sạ. Gạo xay ra chở bán đến Sài Gòn, Chợ Lớn. Còn tấm cám người địa phương dùng nuôi heo, trấu để hầm gạch, hầm bánh, tro để bón phân thuốc lá, mía… Sau năm 1945, chỉ có nhà máy « Nam Thành Phát I » ở xã Phú Thuận là còn hoạt động. Đến năm 1950, có nhà máy Mai Phước Thành ra đời tại xã Phú An. Cũng xã nầy, năm 1953 có thêm nhà máy « Dân Tín ». Năm 1954, nhà máy Nam Thành Phát II xuất hiện tại quận lỵ. Năm 1956, nhà máy Vĩnh Nguyên dựng lên tại xã Long Sơn. Năm 1960, có nhà máy « Nhan Đồng » xây cất tại xã Phú Lâm. II. NHÀ MÁY NƯỚC ĐÁ Trước kia, ở đây chưa có nhà máy nước đá các tiệm buôn trong quận đều phải tiêu thụ nước đá ở Cần Thơ (Phong Dinh), Cao Lãnh, Nam Vang. Đến năm 1954 có nhà máy nước đá « Nam Thành Hưng » ra đời tại quận lỵ. Cơ sở nầy chiếm độc quyền ở Tân Châu, nhưng nước đá còn bọt độ ¼. III. TRẠI CƯA https://thuviensach.vn Hồi đó ở đây có hai trại cưa tay rất lớn : một ở ấp Long Hưng, một ở quận lỵ hiệu Quản Lợi (chỗ Ty Quan Thuế). Sau trại cưa nầy sến lại cho chủ khác đổi hiệu là Quản Đồng Hòa và ngưng hoạt động năm 1927. Vào lối năm 1950, có người đứng ra lập trại cưa máy, nhưng vì sự làm ăn không thuận tiện, nhứt là không có cây cưa, nên năm sau thì dời về Sài Gòn. Đến năm 1960, trại cưa máy hiệu « Nam Hiệp » dựng lên tại xã Long Sơn, song số gỗ rất ít, trại cưa máy nầy cũng khó tiến. IV. LÒ GẠCH Dưới thời Pháp thuộc, ông Phạm Long Nhiêu (qua đời), Cai Tổng An Thành có lập tại Kinh Xáng (xã Tân An) một lò gạch và bị phá hủy giữa trận Pháp-Việt. Đến năm 1950, có người lập tại xã Long Sơn một lò gạch và ngưng hoạt động. Hiện nay tại xã Phú An có hai lò gạch hiệu : Mai Phước Thành và Dân Mỹ. Còn ở xã Hòa Hảo thì có sáu lò tọa lạc tại ấp Thượng. V. LÒ ĐƯỜNG Hồi trước, ở vùng Tân Châu chỉ trồng mía Chợ, mía Cò Cát, mía Thâm Rôn, mía Thâm Dịu để bán giải khát. Đến năm 1954, các nhà nông ở đây tìm được mía đường ở Hiệp Hòa. Rồi lần lần giống mía nầy tràn lan khắp quận, nhiều nhứt là ở xã Long Phú (ấp Long Châu, kinh Cũ), Tân An (Kinh Xáng), Long Sơn. Thấy mía trồng quá nhiều, người địa phương có óc kinh doanh mới lập lò đường để tiêu thụ mía. Tuy nhiên, lúc ban đầu, cách nấu đường còn thô sơ-nên đường không được tốt vì đó muốn cho nghề làm đường được tân tiến, các chủ lò mướn thợ chuyên môn ở hãng đường Hiệp Hòa. Nhờ thế, số đường thẻ và đường móng trâu sản xuất tại đây rất tiến bộ. Chẳng những đủ cung cấp cho toàn quận, mà còn dư ra để bán cho các quận lân cận. https://thuviensach.vn Trong quận hiện có 4 lò đường : Hiệp Hưng (xã Tân An), Nguyên Hưng (ấp Long Châu, xã Long Phú), Khai Phong và Hiệp Lợi ở xã Long Sơn. * Ngoài các xí nghiệp trên, hiện Tân Châu có nào là nhà máy cà rem hiệu Thanh Châu, hãng nước mắm Viễn Hương, hãng nước ngọt Hưng Hưng, nhà in Nhất Trí, lò bánh mì Hiệp Thành, Hiệp Hòa, chành tương Thành Long, Sanh Thành, xưởng máy : Công Lực, Nam Phước Thành, Nguyễn Văn Xu, Tân Thới Long. Còn về tiểu công nghệ thì ở đây thạnh hành nhứt là nghề thợ bạc. https://thuviensach.vn D. CHĂN NUÔI – THỦY LỢI I. CHĂN NUÔI Về phương diện chăn nuôi, đồng bào khắp quận đều có nuôi gà, vịt, heo, bò, nhưng không phải nuôi đúng theo phương pháp chăn nuôi, người ta chỉ nuôi gà vịt để ăn thịt và dùng trong đám tiệc, khi dư ra mới bán. Cho nên buổi chợ nào số gà vịt cũng bán độ 5, 3 trăm con. Bò cũng thế, các nhà nông chỉ nuôi để giúp việc đồng áng. Ít ai nghĩ rằng sự chăn nuôi súc vật mang lại một mối lợi to tát. Những con bò bị loại toàn là bò xấu. Nhờ thế, mỗi buổi chợ, người ta cũng tìm thấy một số thịt bò đủ dùng cho toàn quận lỵ. Còn về việc nuôi heo cũng vậy. Trước kia, dân chúng chỉ nuôi giống heo loại nhỏ con gọi « heo cỏ ». Sau nầy có giống heo ngoại quốc to con nhập cảng nên nhà nào cũng nuôi ít lắm cũng vài ba con. Vì thế số thịt heo chẳng những đủ cung cấp cho dân ở đây, mà lại còn dư ra để bán cho bạn hàng mua chở đi tiêu thụ ở Sài Gòn và Chợ Lớn. Mấy năm gần đây, rải rác ở các xã Long Phú, Long Sơn, Phú Lâm… dân chúng khởi sự nuôi dê, trừu để bán cho lái buôn chở đi sang lại các lò thịt ở Đô Thành. Hiện nay ở xã Hòa Hảo người thôn quê có nuôi vịt ấp thuốc như các vùng miền dưới. Từ năm 1950, quanh vùng Tân Châu lại học thêm được nghề nuôi cá tra và cá vồ. Khi cá lớn bạn hàng mua chở đến Sài Thành. II. THỦY LỢI Nguồn thủy lợi Tân Châu thật dồi dào nhờ sông Cửu Long sanh ra hai thứ cá : cá đen và cá trắng. Cá đen gồm : cá lóc, cá bông, cá rô, cá sặt, cá trê. Cá trắng : cá linh, cá leo, cá ngựa, cá trèn bầu, cá trèn răng, cá he, cá dảnh, cá heo, cá chốt, cá kết, cá kìm, cá lưỡi trâu, cá còm, cá thác lác, cá https://thuviensach.vn cơm, cá mè hôi… Cho nên từ biên giới đến xã Hòa Hảo có nhiều giàn lưới, nhưng sự đánh cá cũng tùy theo mùa. Từ tháng chạp, tháng giêng, tháng hai, tháng ba âl., là mùa cá đen (nhiều nhứt là vùng Hồng Ngự). Từ tháng hai đến tháng tư âl., các nhà hạ bạc ở đây đánh lưới được đặc biệt là « cá thu » một thứ cá rất thơm ngon chẳng những nổi danh ở quận nhà, mà bạn hàng còn đem bán ở Sài Gòn và các tỉnh miền Nam. Đã vậy, người ta còn lưới được cá chẻm và cá bông lao là hai giống cá rất béo ngon không thua cá thu bao nhiêu. Từ tháng tư và năm âl., họ còn đánh được cá cóc, cá hô to lớn cả 100 kí. Thỉnh thoảng họ cũng lưới được cá đuối và cá vồ cỡ rất lớn độ 7, 8 chục kí. Từ tháng 10, 11 âl., dân Tân Châu được nếm rất nhiều tôm tươi, nhưng phần đông đều là tôm ở quận Hồng Ngự chở lên. Và cũng bắt đầu từ hai tháng đó, khắp vùng Tân Châu đánh lưới và kéo bò hàng tấn cá linh rất quý dùng trong việc nấu dầu, làm phân, làm mắm, làm nước mắm. III. THỦY SẢN Từ năm 1928, người ở đây tìm được hai thủy sản « cát và sạn » tọa lạc tạo vàm rạch Cái Vừng, thuộc xã Long Sơn. Nhưng thời gian qua ít người để ý đến. Mãi đến năm 1950 vì nhu cầu nên người ta tìm lại hai thủy sản đó. Rồi bắt đầu từ lúc ấy, cát và sạn ở đây rất đắc dụng, chẳng những cho toàn quận, mà còn lan tràn ra khắp các tỉnh miền Nam nữa, vì chất cát đó rất nhuyễn và mịn nên trộn hồ tô vách tường không hề nứt. Còn sạn thì có tác dụng trong sự đúc bê-tông. Hằng năm, người ta neo ghe tại vàm rạch Cái Vừng lấy cát sạn từ tháng chạp đến tháng sáu âl., có cả triệu thước khối. Mỗi thước giá tại chỗ 70đ, sạn 120đ, còn chở đi nơi khác giá trên nữa. Xem thế thì thấy nguồn lợi của hai thủy sản nầy không phải nhỏ. https://thuviensach.vn IV. NGHỀ NUÔI CÁ TRA 1. MỘT NGHỀ MỚI Nam Vang lên dễ khó về, Trai vô bạn biển, gái về Tào Kê. Câu hò dí dỏm trên phát sinh từ đám bình dân vùng Châu Đốc, nói lên sự phong phú của Thủy lợi Biển Hồ (Tonlé-sap) và cũng chê bai phần nào sự « ăn chơi » của xứ « Chùa Tháp » dưới trào Pháp thuộc. Thật vậy, Biển Hồ là một vựa cá thiên nhiên của xứ Cao Miên vào mùa nước lớn, cá nầy theo dòng sông Cửu Long tràn vào đồng ruộng các tỉnh ven biên giới như Châu Đốc, Hà Tiên… tạo cho dân chúng ở các tỉnh vừa kể một nghề sinh sống : « NGHỀ HẠ BẠC ». Vào một thuở xa xăm, tại Tân Châu, Hồng Ngự… ít ai nghĩ đến việc nuôi cá, vì nuôi để làm gì trong khi cứ bưng một vùa cám xuống sông, rải cám cho cá « bu » lại thật đông, rồi tha hồ dùng tay bắt quăng vào giỏ. Lại nữa, hàng ngày tại các chợ quận, hoặc dài theo thôn xóm, ghe « đục » chở cá ngon từ Cao Miên đến để chực bán với một giá rẻ mạt. Có nhiều ghe chở « CÁ SẤU », cua đinh, càn đước, kỳ đà… mà các « cây nhậu » nhà giàu dám đào hầm cất trọn ghe để chứa làm mồi đãi khách. Thời « vàng son » ấy, nay không còn nữa ! Kể từ ngày hàng rào quan thuế được dựng lên giữa Cao Miên và Việt Nam thì việc chở bán cá tươi, cá khô đều dứt hẳn. Số lượng cá trên dòng sông Cửu thuộc đất Việt Nam, suy ra cũng không thay đổi, nhưng dân chúng vùng biên giới phải ăn cá mắt, lắm lúc phải cực ăn, nhứt là tháng 5 đến tháng 9 âl., vì bao nhiêu cá câu hoặc lưới đều được « thầu » chở về cung cấp cho Đô Thành thay thế cá Cao Miên không « xuống nữa ». Bị dồn vào cảnh cực ăn và cũng để chạy theo một lối làm ăn có lợi và chắc chắn, https://thuviensach.vn dân chúng vùng trên mới xoay qua « NGHỀ NUÔI CÁ », nhứt là cá tra, vì loài cá nầy dễ nuôi, mau lớn và chịu nước đứng. Thoạt tiên, vào độ năm 1948, những nhà tiền phong nuôi cá tra chờ khi nước hạ (khoảng tháng 9, tháng 10 âl.) lúc cá theo nước ra sông cho ghe đến các « miệng rọ » hoặc các ghe lưới lựa mua cá tra con độ một hay hai phân để chở về nuôi. Rồi cầu nhiều, cung ít, giá thị trường cá tra con lên vùn vụt. Lắm kẻ mạo hiểm cho liên lạc chịu giá trước, vì rẻ ở các rọ thuộc vùng đất Cao Miên, rồi thừa lúc đêm hôm tăm tối, cho ghe vượt biên giới hấp tấp « xuống » cá chở về nuôi. Kể ra không ít, những kẻ mướn đào được ao mà không tranh mua được cá đành phải bỏ ao trống cả năm tròn. Có lẽ những người sau nầy, hoặc vì cô thế, hoặc vì ít vốn mới nảy sinh ra sáng kiến làm « lưới mùng » (nay gọi là đáy mùng) để vớt cá tra con về nuôi trong lúc chúng mới bằng cộng chơn nhang. 2. LÀM LƯỚI MÙNG Kinh nghiệm từ xưa cho thấy, vào ngày mùng 5 tháng 5 âl., sông Cửu Long bắt đầu chảy hơi mạnh hơn thường lệ, và nước trên sông lang lổ, chỗ đục, chỗ trong. Hiện tượng nầy, người địa phương gọi là « nước quay » và cũng chính trong lúc ấy, dọc và cách bờ sông một vài thước, và nhứt là nơi đó có bóng cây che mát, nếu lưu ý, ta sẽ thấy bầy cá li ti quây quần quanh bọt nước đang trôi giạt theo dòng. Lúc phong trào tranh mua cá tra con để nuôi chưa phát khởi, không một ai lưu tâm đến bầy cá tra li ti nầy, kịp khi nhu cầu bắt buộc, dân chúng mới tìm tòi. Và cũng không biết « ông nào » có mắt tinh đời phân biệt trong bầy cá li ti đó có cá tra con, mà vào độ năm 1952, rải rác trên dòng sông Cửu, dài theo phía tả của cù lao Phú Thuận (Kiến Phong) mọc lên vài cây sào con để giữ lưới mùng đang chìm dưới mặt nước độ 3 hay 4 tấc. Nếu có ai tò mò hỏi chủ lưới thì họ mỉm cười trả lời vắn tắt : « Kiếm cái ăn ». Nhưng khi hay ra thì chính những ông chủ lưới nầy đã « phát tài » ngang xương trong việc bán cá tra con. Một đồn https://thuviensach.vn mười, mười đồn trăm. « Kỹ nghệ » lưới mùng bành trướng mau lẹ vào những năm kế tiếp và lên điểm cực thịnh kể từ năm 1954 đến nay. Thế nên hàng năm, từ mùng 5 tháng 5 âl., ngày nước bắt đầu quay và quang cảnh về đêm trên sông Cửu Long khoảng từ biên giới Việt Miên đến cuối xã Hòa hảo (Tân Châu) trở nên vô cùng ngoạn mục với số đèn lấp lánh như sao. Nhưng bắt đầu tháng 6 âl., đèn thưa dần để rồi tắt hẳn vào ngày cuối tháng. Mùa thả lưới mùng đã chấm dứt vì nước chảy quá mạnh, và cũng vì hết cá con. 3. LƯỚI MÙNG Hai tiếng « lưới mùng » đã nói lên thực chất của nó là một cái mùng cũ đem căng dưới sông, 3 vách nổi trên mặt nước, một vách chìm dưới sâu, một ít mồi được rải vào diện tích bị bao để nhử cá vào rồi để vách mùng chìm lên chận bắt. Lối bắt cá nầy đã có từ một ngày rất xa xôi, nhưng bị cấm hẳn dưới trào Pháp thuộc nhằm bảo vệ và nuôi dưỡng cá con. Vả lại ngoài những gia đình quá nghèo suốt ngày phải vất vả về công việc khác nên thỉnh thoảng « xé rào » bảo vợ hay con nhỏ áp dụng lối bắt cá nầy, còn ra thì ít ai chịu cực nhọc và lạnh lẽo để bắt cá không « ngon ». Nhờ thế mà lưới mùng bị xếp bỏ. Nhiễu nhương đến, sự kiểm soát về luật lệ câu lưới, nơi thì lỏng lẻo, nơi lại không còn. Do đó, lưới mùng được đem ra dùng lại nhưng với mục đích khác là bắt cá tra con. Rồi từ cái mùng cũ căng ngược không bắt được nhiều, cá con đủ loại bị cuốn theo dòng nước, nó biến thành một dụng cụ hình chóp nón bằng vải thưa, căng hả miệng dưới lòng sông. Phía chóp có bọc vải kết liền vào. Cá con bị nước cuốn chui vào đàng miệng và dồn vào bọc vải nầy cứ cách một hay nửa giờ, phải kéo bọc vải lên, tháo ra để trút cá con ra thùng, vì nếu để https://thuviensach.vn lâu hơn nữa cá con sẽ chết ngột. Thận trọng như thế, mà cá con cũng hao hớt nhiều. Đã vậy, kết quả về tài chánh lại muôn phần mỹ mãn. Sẵn vốn rừng, chủ không ngần ngại canh tân dụng cụ. Cái dụng cụ hình chóp nón, sau một mùa nghiên cứu biến thành một miệng đáy « chánh tông » nhưng thu hẹp, dài cỡ 6 hay 7 th, may bằng vải thưa mới « tinh khôi », và để cá khỏi chết ngột, bọc vải phía chóp được thay thế bằng một thùng thiếc nhỏ, nổi lờ đờ trên mặt sông giữa hai chiếc phao con. Cá con chui vào dàn miệng bị lùa vào lòng đáy, để rồi trừng lên phía trong thùng. Chủ cứ neo thuyền tại thùng, soi đèn hớt cá, vì chỉ về đêm cá mới chạy nhiều. Kết quả sự canh tân nầy là hai miếng lưới mùng tuân theo luật đào thải chìm sâu trong lãng quên để được thay thế vào bằng hai miếng đáy mùng hiện nay đã thông dụng. 4. LỰA CÁ Cá con đủ loại được vớt và chứa trong thùng, chủ lưới bắt đầu lựa cá tra con. Kinh nghiệm cho thấy rằng sau một đêm bị « rọng » một phần lớn cá con không chịu nổi nước đứng đều chết. Phần còn lại, tuy cố chống trả với « tử thần », nhưng cũng yếu hẳn, lội hầu như không muốn nổi. Chỉ có cá tra con là mạnh khỏe, liến thoắng, bơi lội tung tăng. Chủ cứ cầm muỗng lừa múc ra để vào thau nước khác. Muốn khỏi sai lầm, người ta lại còn căn cứ vào hình dáng cá con để hớt : cá con nào bụng to, đuôi nhỏ tựa như con nòng nọc thì được chú trọng cho vào muỗng, vì đích thị là cá tra con. Lựa cá tra xong, phần cá còn lại, người ta không buồn phóng thích vào lòng sông mà đổ chạt vào chơn rào. 5. NUÔI CÁ Cá tra con lớn bằng cọng chơn nhang lựa ra được tưng tiu và săn sóc kỹ lưỡng. Thoạt tiên, chúng được « rọng » trong một thùng to độ một thước khối bằng tre hoặc bằng nga đan kín và được cho ăn nhiều buổi trong ngày. https://thuviensach.vn Thức ăn thay đổi tùy theo kinh nghiệm chủ nuôi, nhưng bắt buộc phải nghiền thật nát để có thể hòa tan trong nước. Đại loại người ta dùng ốc bưu nghiền thật nhỏ để trong cái rổ thật dày rồi đem nhúng xuống nước, dùng tay đảo nhẹ thịt ốc đã nghiền. Nhớt ốc hòa trong nước, cá tra con bu lại đốp. Nhiều con mạnh dạn chiếm được lợi thế, kề miệng vào rổ, nút một cách say sưa. Cũng có nhiều nơi dùng lá gòn non, hoặc rau muống, nhưng cách « nấu nướng » đều phải như trên. Cá tra lớn rất nhanh, trong vòng 10 ngày từ bằng cọng nhang, chúng có thể lớn lên bằng đầu đũa ăn. Lúc ấy, chúng đã đốp được mồi. Thùng tre hoặc nga đan được tháo ra để chúng tự do bơi lội trong ao rộng rãi. Rồi tùy theo sức vóc, thức ăn cũng gồm ốc, rau muống hay chuối cây được bằm nhỏ hay to. Đến như cá bằng ngón tay, chủ làm nhiều cầu vệ sinh ngay trên ao để... nhỡ người hàng xóm cho ăn giùm. Vào những nơi ít người lui tới cầu vệ sinh, chủ phải cho cá ăn thêm bằng bắp lúa hoặc chuối cây trộn với cám v.v... Tưởng cũng nên thêm : kẻ thù số một của cá con là rắn, ếch, cá bông, cá lóc, cá trê v.v... Nếu trước khi bỏ cá con vào mà ao không được « gạn » sạch các ngách, hang không được lấp kỹ càng thì cá con sẽ biến mất dần dần. Lắm người nuôi cá bị lỗ lã là vì sự vô ý trên. 6. BÁN CÁ Không phải ai ai cũng có đủ phương tiện nuôi cá tra con từ lúc còn bằng cọng nhang cho đến đúng vóc dễ dàng tiêu thụ trong thị trường. Đại đa số người làm đáy mùng bắt cá tra con không ngoài mục đích bán lại ngay sau khi hớt hoặc « rọng » để nuôi trong vòng một hoặc hai tháng rồi cũng « đếm » lại các chủ ao tại vùng, hay ở các tỉnh lân cận như : Vĩnh Long, Sa Đéc, Mỹ Tho... Các tỉnh nầy thường đem ghe đến tận nơi để « đếm cá ». Năm nào cá con nhiều chủ chứa cá con phải mướn ghe chở đi, https://thuviensach.vn rao bán nghêu ngao như bán các loại hàng khác. Trung bình và theo luật cung cầu : - Một con cá tra con mới hớt giá từ 5 xu đến 1 cắc. - Một con cá tra nuôi lớn bằng đầu đũa ăn giá 2 đến 5 cắc. - Một con cá tra con từ một phân rưỡi đến 3 phân (đo ngang bụng) giá từ 1 đến 3 đồng. Lại viếng một ao cá tra, thấy cá trong ao đều lớn trên 3 phân thì biết ngay là chủ nhất định nuôi mãn mùa (1 năm tròn), chờ lúc chợ hút cá bắt bán lần hồi, được giá nhiều hơn. Nuôi trọn một năm và thức ăn đầy đủ, con cá tra từ bằng cọng chơn nhang có thể lớn và nặng từ một đến một kí lô rưỡi. Còn giá bán thì đương nhiên may, rủi tùy giá bán thị trường, nhưng tối thiểu cũng 16$ một kí lô. Tuy sẵn cá, nhưng quí bà nội trợ vùng ao không thích mua, và đó cũng là điều dễ hiểu. Họ phân biệt rất tài « con cá tra hầm » theo danh từ thường dùng của quí bà, với con cá sông. Có hỏi thì họ giải thích : Cá tra hầm lưng màu xanh sậm và ít phấn, còn cá tra sông thì lưng màu xanh lợt, bụng trắng nõn nà và phấn nhiều. Chính vì thế mà cá tra nuôi hầm không được tiêu thụ mạnh tại chỗ, mà chỉ dành bán cho bạn hàng ở các chợ xa, hoặc bán cho lái chở về Sài Gòn Chợ Lớn. 7. THẢ ĐÁY MÙNG CÓ LỢI HAY CÓ HẠI Đó là đầu đề thảo luận từ lâu của phần đông dân chúng có đáy mùng. Vì không được ai hỏi hay chú trọng đến, nên cuộc thảo luận không đem lại kết quả nào, rốt cuộc ý kiến ai nấy giữ. Lại nữa việc thả đáy mùng càng ngày càng bành trướng công khai, nên dân chúng quen mắt coi là việc thông thường, không bận tâm bàn đến nữa. Dưới đây, chúng tôi xin được chép lại ý kiến thuận và chống về vấn đề trên để rộng đường thảo luận : https://thuviensach.vn Trả lời câu hỏi : « Thả đáy mùng có lợi hay có hại » ? một nhóm, dĩ nhiên là nhóm làm đáy và nuôi cá, mạnh dạn ủng hộ rằng : « CÓ LỢI ». Thoạt tiên, họ vấn lại kẻ « đối lập » với hai câu hỏi ; mà câu trả lời, dù bướng bỉnh đến đâu cũng là tiếng : « KHÔNG ». 1. Trên sông Cửu Long, phần chảy trong Nam Việt, anh có câu hay lưới, hay chài được thật nhiều cá tra như các loại cá khác không ? 2. Cũng trên phần nầy của sông Cửu Long, anh có bắt được một con cá tra nào, chỉ một con thôi có trứng hay không ? Rồi từ hai tiếng « KHÔNG » trả lời cho hai câu hỏi trên, họ lập luận như sau : - Cá tra là một loại cá đặc biệt của Biển Hồ (Cao Miên). Chúng chỉ sanh sống ở Biển Hồ. Nếu có vài con lạc lõng trên phần nước của Việt Nam và bị câu hay bị lưới là vì lúc nước mới bắt đầu đổ (mùng 5 tháng 5 âl.), một số cá tra mới nở bị trôi giạt theo nước tràn vào đồng ruộng của chúng ta. Cá ấy nhờ thức ăn của đồng ruộng ta mà lớn, và sau ba tháng ngập lụt, chúng đã đủ sức lội theo nước ra trở lại sông, để rồi quay lại Biển Hồ làm giàu cho xứ Chùa THÁP. Chỉ một số nhỏ không đáng kể vì trễ bầy hay yếu sức không kịp đi theo nên mới bị chúng ta lưới hay câu. Như thế thì bắt chúng đang trôi giạt, nghĩa là lúc chúng chưa đủ sức trở về, nuôi cho cá lớn để bán là làm lợi cho ta vậy. Nhóm thứ hai gồm đại đa số, chống hẳn với luận điệu trên. Họ dẫn chứng luật lệ chài, lưới xưa và sự tàn sát hàng triệu tỷ cá con đủ loại, trừ cá tra, để kết luận rằng làm đáy mùng « có hại ». Họ bảo : - Nếu chúng ta còn nhớ thì xưa kia một lỗ chài, một « cụ » lưới, thậm chí một kẻ đăng, mỗi mỗi đều qui định ni tấc hẳn hòi. Như thế, không có nghĩa là làm khổ dân chúng, mà nhằm vào việc bảo vệ và nuôi dưỡng cá con cho lớn mới đủ cung cấp món ăn cho chính dân chúng. Ngoài ra, lúc nước mới « chạy » vào mương, rạch để vô đồng, cai tuần, phó xã, lý https://thuviensach.vn trưởng... đều đích thân canh tuần cẩn mật các miệng rạch, mương. Nếu bắt được ai vi phạm gài lờ, đặt lọp hay cặm câu bắt cá, lúc cá theo nước vô mương rạch thì kẻ ấy bị phạt vạ và làm khó dễ đủ điều. Biện pháp nầy phải chăng là để cá tự do thong thả vô đồng tìm nơi sanh đẻ. Bắt một con cá mang trứng vào lúc nước lên, là phải mất ăn cả muôn ngàn con cá lúc nước hạ. Bảo vệ như thế mà lắm khi còn thiếu cá ăn thay ! Nay thì khác hẳn, lưới, chài, đáy, đăng v.v... đều dày bịt. Lờ, lọp, chà, bò, muốn đặt đâu thì đặt. Một con cá con bằng đầu đũa ăn cũng qua không lọt thì trách sao sông, rạch không còn nhiều cá như xưa ? Rồi lại thêm đáy mùng, một tai ách làm mỗi năm hàng tỷ tỷ cá con không phải là cá tra bị giết một cách đại qui mô và tối ư vô ích ! Nếu bảo không để cá tra trở về Biển Hồ làm giàu cho xứ Chùa THÁP tại sao không theo lề lối xưa là tổ chức qui mô chận bắt chúng nó lúc nước vừa mới hạ, nghĩa là lúc chúng « đập đuôi phản bội » ngược nước về quê ? Đành rằng sẽ có một số trốn thoát nhưng có thấm tháp vào đâu so với cái lợi là vô số tỷ cá con loại khác, bị trôi giạt trước đây vài tháng, được nuôi dưỡng, vừa tầm vóc, và cứ quanh quẩn ở sông ngòi ta, nghĩa là không « phản bội » ta, nếu chúng không bị chết oan về nghiệp đáy mùng lúc chúng nó còn « non » tháng. * Đứng trước hai luận cứ trên, kẻ tường thuật trót là « mỏ trắng » trong nghề hạ bạc, không biết đâu là « chơn lý », nhưng cũng hơi nghiêng về nhóm sau, và cũng ước mong có một cuộc cứu xét tận tường của giới « HỮU NHIỆM » hầu kinh tế nước nhà được thịnh vượng thêm hơn về ngành « thủy lợi ». ĐỖ HỮU HỌC V. CÁ LINH 20 https://thuviensach.vn 1. TÌM HIỂU CÁ LINH QUA VÙNG TÂN CHÂU TRƯỚC NĂM 1945 Cá linh là một giống cá trắng có vảy nhỏ được nổi danh nuôi dân chúng khắp miền Tây, nơi biên giới Việt Miên, nhứt là vùng Tân Châu, Hồng Ngự, Châu Đốc, Long Xuyên v.v... Giống cá nầy cũng như cá tra con và các loại cá khác đều xuất xứ tại vựa cá thiên nhiên ở Biển Hồ (Cao Miên). Hằng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 âl. (ngày nầy bất di bất dịch), nước sông Cửu Long bắt đầu quay, hiện lên một màu đục ngầu. Thời gian nầy, cá linh nở li ti, và cũng bắt đầu từ giờ phút đó, chúng rời khỏi quê cha đất tổ, thả lênh đênh trên dòng nước, rồi trôi giạt lần lần đến vùng Tân Châu (Tiền Giang) và miền Hậu Giang. Lúc bấy giờ, chúng đã có một tầm vóc cỡ đầu đũa ăn. Chờ khi nước dâng lên thật cao, cá linh vào mương, rạch để nương mình nơi đồng ruộng bao la đầy lúa sạ của xứ ta. Chính ở đấy có nhiều thức ăn nuôi chúng trở nên trưởng thành, và đợi lúc nước hạ (bắt đầu từ thượng tuần tháng 10 âl.). Chúng giã từ chỗ tạm sống, lần lượt ra mương, ra kinh, ra ngòi, cặp theo ven bờ sông Cửu, thi nhau ngược dòng trở về quê làm giàu cho xứ Khờ-Me (Khmer). Lúc ấy cá linh lên xanh nước, tục gọi « cá linh đua ». Thuở còn để chỏm, những khi đi học về, chúng tôi lượm đất liệng chơi làm chúng hoảng hốt nhảy ào ào lên mặt nước trông thật vui mắt. Thời ấy đã qua ! 2. VÌ SAO GỌI CÁ LINH ? Người địa phương gọi cá linh với hai truyền thuyết : a. Vài tháng trước, từ Biển Hồ xuống, rồi sau một thời gian ngắn ngủi ăn gởi nằm nhờ tại xứ ta, cá linh lại trở về xứ « Chùa Tháp », vì đó gọi cá lên, lần lần nói trại ra là « cá linh » nên thành danh đến ngày nay. https://thuviensach.vn b. Được gọi « cá linh » là do tánh linh đặc biệt của chúng. Thường năm cứ đúng ngày mùng 10 tháng 10 âl., thì cá linh khởi sự lên. Lứa nầy là lứa đầu tiên gọi cá « lên bờ rào ». Kể từ đó lần lượt cá linh lên « đông ken ». Lạ một điều là khi có mưa dầm, cá linh không bao giờ lên (là đàn hậu tấn, tôi nghe các bậc lão thành nói lại, nên ghi vào đây, không biết có đúng không ? Kính nhờ các nhà « Ngư học » giải thích thêm). Cá linh có ba thứ : Cá linh rìa, cá linh tròn, cá linh bản. Thứ sau nầy lớn hơn hai thứ trước, dài độ hai tấc, ngang cỡ ba ngón tay. Công dụng của ba thứ cá đó sẽ nói ở đoạn 4. 3. PHƯƠNG TIỆN ĐÁNH CÁ LINH Các tay làm nghề hạ bạc ở miền Tây Nam Việt đánh cá linh bằng những phương pháp cổ điển như : xây đáy, ven đăng, đặt rọ theo mấy khúc doi, mấy ngọn mương, ngọn rạch và vồn (khí cụ sau nầy như cây vợt xúc cá, nhưng lớn gấp 5, thường người ta vồn cá linh bằng ghe nên gọi ghe vồn). Các phương tiện trên là khí cụ đại quy mô để đánh cá bán nấu dầu, làm phân, làm mắm, làm nước mắm. Còn phần đông nông dân ở đây bắt cá linh để chi dụng trọn năm trong gia đình, thì họ chỉ đươn bò, một dụng cụ thô sơ đan bằng nan tre, thành hình chữ nhật, trung bình dài 5 thước, rộng 4 thước (lớn nhỏ cũng tùy theo sức chủ). Muốn cho mê bò được chắc chắn, họ chẻ tre cỡ ba ngón tay để cặp đôi vào thân mê, làm cong xuôi và cong ngang. Một đầu mê bò được uốn cong lên thành cái đáy phủ kín bởi tấm vỉ tre có chừa cửa gần đáy để tuôn cá vào giỏ khi kéo bò. Phía sau có phủ lên tấm vỉ tre như mui ghe. Mấy cái đầu cong còn lại, họ cũng ràng bằng tre nên trông cái bò thật chắc chắn. Dưới chân bò, họ còn kiền vào một cặp gọng tre dài 10 th. Mỗi đầu gọng có khấc lỗ tròn để tra then ngang làm điểm tựa để kéo bò. Xong họ mé nhánh cây cắm vào lòng bò như lối chất chà vậy. Đúng ngày mùng 10 tháng https://thuviensach.vn 10 âl., họ lấy tre già xốc rượng xuống bến nhà theo hình tam giác, kế thả bò. Đã vậy, họ còn bắt thêm một cái nề ngang bằng tre gốc thật già, cành mé nước để cho sự kéo bò và tuôn cá vào giỏ được dễ dàng. Thuở đó, qua mùa cá linh lên, dọc theo hai bờ sông Tiền, từ biên giới tới sông Vàm Nao (xã Hòa Hảo), bến nào cũng có thả bò (chủ nào đủ sức, họ làm đôi ba cái bò), tạo cho những buổi kéo bò, nhất là những đêm không trăng, một bầu không khí thật tưng bừng náo nhiệt : người thôn dã đốt đuốc sáng ánh cả khúc sông Tiền. Nếu người lạ đến vùng nầy, chưa từng am hiểu cái « điệu kéo bò » sẽ lầm tưởng đây là một cuộc canh phòng cướp bốc, hay ngăn ngừa giặc Miên xâm nhập vào lãnh thổ nước ta. Giờ kéo bò thật rộn rịp vô cùng : trục kéo bò nghiến kèn kẹt hòa với giọng cười, tiếng la, tiếng gọi nhau ơi ới làm vang dội cả góc trời biên thùy xa xăm. Bò vừa lú khỏi mặt nước, cá rộ lên muốn xé lòng bò, gồm đủ các thứ cá nhưng nhiều nhứt là cá linh. Mỗi đêm, cá lên nhiều, một cái bò có thể kéo đôi ba dác. Mỗi dác được cả đôi ba giạ cá linh. Thời kỳ vàng son đã qua ! Thú kéo bò cá linh ở miền Tây Nam Việt không còn được thịnh hành như xưa nữa. Còn chăng chỉ rải rác ở một vài chỗ thôi. Phải chăng vì không có cá linh mà dân chúng thờ ơ với lối bắt cá linh thô sơ của tiền nhân ta ? Nguyên nhân ấy, sẽ nói ở đoạn 6. 4. CÔNG DỤNG CÁ LINH a. ĂN SỐT-DẺO Cá linh là thức ăn cần thiết cho người Đông Dương nói riêng, cho Á Đông nói chung, mà nhất là giới nông thôn. Ở Sài Thành, đã nếm qua chạo tôm, lươm um, rùa rang muối, quý bạn đều khen ngon. Nhưng quý bạn đâu có ngờ ở miền Tây Nam Việt lại sản xuất giống cá linh hiếm có nầy. Vậy, xin mạn phép giới thiệu để mai kia mốt nọ, nếu thuận tiện, quý bạn cất bước đến vùng nầy, nhằm mùa (trong vòng tháng 10, 11 âl.), hầu thưởng https://thuviensach.vn thức qua hương vị béo ngon của cá linh miền « linh địa ». Đây là món ăn sốt-dẻo khi cá còn tươi. Quý bạn bảo « má cu Tèo » bắt cá linh cặp gấp hay để trên vỉ sắt nướng hơi vàng vàng. Lúc còn nóng hổi, vừa thổi vừa ăn, bạn cặp nó với dưa leo, chuối sống, rau sống rồi nhẹ tay chấm vào chén nước mắm đồng 21, hoặc nước mắm biển của « bà xã nhà » giằm với me nướng (sung sướng một điều là qua mùa cá linh lên thì cũng đúng vào lúc me già) có thêm đồ gia vị. Bạn từ từ đưa gọn gàng vào mồm, thì ôi chu choa « hương vị cá linh tăng cường » : nó vừa ngon, vừa béo, vừa ngòn ngọt làm cho bạn khoái khẩu vô song. Chừng đó, bạn ăn lìm lịm, ăn muốn quên thôi và hấp dẫn không thua nem nướng Thủ Đức. Nếu bạn ăn nó với cơm khuya kèm bên tô canh chua hơi lên nghi ngút thì bạn sẽ ngỏa nguê. Thực đơn chỉ giản dị có hai món : « cá linh nướng và cá linh nấu chua », mà trở thành « thú ăn cá linh ở miền Tây ». Còn cá linh, nhất là « cá linh bản », mà được quý bà nội trợ ở Châu Đốc, Tân Châu… kho hầm với mía lại càng tuyệt. Đến bữa ăn, bạn cặp nó với lá xoài non, xợp non, lá lụa, chuối dông thì béo ngấy và bùi ngận. Lại nữa nước cá linh kho hầm chan vào bát cơm nóng, càng ngon và càng bắt. Và khi được kho rục để điểm tâm với bánh mì cũng không thua cá mòi của nước Pháp. Thêm vào đấy, món quốc phẩm nầy mà đãi khách sang cũng không kén mặt. Lúc nếm qua, dù ai có khó tánh cho thế nào đi nữa, khi « thực tri kỳ vị » món cá linh kho hầm đó cũng phải gật gù tấm tắc khen thầm tài nghệ nữ công của quý bà ở miền Tây. Lời nói không ngoa. Bởi vậy đến mùa cá linh lên, bất cứ người sang hèn giàu nghèo ở vùng nầy cũng đều chuẩn bị để thưởng thức qua thứ cá hữu danh đó cho khoái khẩu. Vì mỗi năm chỉ có một lần thôi. (Lưu ý : khi xơi cá linh phải cẩn thận vì xương hơi nhiều). https://thuviensach.vn