🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tài chính cá nhân 101 - Class 1: Lập kế hoạch tài chính cá nhân - Waka Ebooks Nhóm Zalo Class 1 LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN Unit 1 Tài chính cá nhân là gì? Đ ịnh nghĩa của Wikipedia: "Tài chính cá nhân là việc quản lý tài chính mà mỗi cá nhân hoặc một gia đình thực hiện để lập ngân sách, tiết kiệm và chi tiêu các nguồn tiền mặt theo thời gian, có tính đến các rủi ro tài chính và các sự kiện trong tương lai" Tôi sẽ diễn giải theo cách dễ hiểu hơn một chút: Tài chính cá nhân là những gì xoay quanh chủ đề tiền bạc của một cá nhân cụ thể. Đó là tôi, bạn, hay bất kỳ ai, chúng ta đều có những vấn đề về tiền bạc. (Trừ khi bạn đang giàu có, hoặc bạn là một thầy tu. Nhưng bạn đang đọc những dòng này thì không phải rồi). Nói về tiền, chúng ta có 3 bài toán cần giải quyết: - Kiếm tiền. Qua công việc, sự nghiệp, hoạt động kinh doanh… Làm thế nào để mang về nhiều tiền nhất, thông qua việc trao đổi với những giá trị chúng ta đang có. - Giữ tiền. Đó là quản lý, tiết kiệm, bảo vệ tiền. Vì hầu hết đều đồng ý rằng số tiền bạn kiếm được không quan trọng bằng số tiền bạn giữ được. Và khi tìm kiếm cụm từ "tài chính cá nhân" trên Google thì đứng trước nó luôn có từ khoá "quản lý". - Đầu tư tiền. Thay vì liên tục đổi giá trị lấy tiền, ta sẽ tìm cách để tiền bạc tự thân làm việc, tự động mang thêm tiền về ngay cả khi ta đang ngủ. Đây gọi là cấp độ tiền sinh ra tiền. Hoặc bạn sẽ phải lần lượt tìm đáp án cho 3 bài toán này. Hoặc bạn sẽ giống số đông ngoài kia, chịu áp lực về tiền bạc hàng ngày, để tiền bạc chi phối tâm lý cùng phong cách sống. Bạn không muốn tiền là trở ngại duy nhất ngăn giữa ước mơ và cuộc sống bạn mong muốn? Dĩ nhiên rồi. Tin tốt cho bạn đây: Tự do tài chính - hay cái cảnh giới mà bạn vĩnh viễn thoát khỏi ảnh hưởng của tiền bạc - là một kỹ năng có thể học được. Vấn đề: Tại sao vẫn còn rất nhiều người chưa "tốt nghiệp" lớp kỹ năng này? Vì đó là một lộ trình dài hạn, có thể 5 năm, 10 năm, hoặc hơn thế nữa. Nhiều người đã bỏ cuộc. Nhiều người đang kiên nhẫn, kỷ luật, âm thầm cuộc hành trình mà bạn không biết đó thôi. Câu hỏi là: Bạn đã sẵn sàng cho một khởi đầu mới, thay vì tương lai bất định? Một kế hoạch tài chính cá nhân hoàn chỉnh bao gồm 4 bước sau: - Xác định dòng tiền và giá trị tài sản - Xác định hồ sơ rủi ro - Xác định mục tiêu và lập kế hoạch - Đầu tư theo danh mục đề xuất Chúng ta sẽ đi lần lượt từng bước trong các phần tiếp theo. Unit 2 XÁC ĐỊNH DÒNG TIỀN Lesson 1. Công việc đầu tiên L ập kế hoạch tài chính bắt đầu bằng việc ghi chép lại những khoản thu chi. Điều này khiến bạn hướng sự chú tâm vào tiền bạc. Bạn cần biết tiền đi đâu về đâu. Bạn cần hiểu tại sao đầu tháng lĩnh lương mà chưa đến cuối tháng đã hết tiền. Kakeibo là phương pháp quản lý tiền giản đơn của người Nhật, bạn có thể sử dụng Kakeibo (tôi sẽ hướng dẫn chi tiết trong phần tiếp theo). Hoặc bạn nên dùng các app quản lý tiền trên điện thoại như Money Lover, Fast Budget… Ghi chép một cách kỷ luật và kiên trì trong vòng 3-6 tháng, bạn sẽ nhận ra hiện trạng bức tranh tài chính của bản thân cũng như gia đình. Bạn có thể nói "Dù sao đây cũng là tiền của tôi, do tôi làm ra, tôi muốn được thoải mái trong việc sử dụng tiền. Đến cuối tháng còn bao nhiêu sẽ để dành cho tiết kiệm. Tại sao phải ghi chép một cách phiền phức thế làm gì?" Suy nghĩ đó đúng. Bạn làm gì với tiền của bạn là việc cá nhân. Bạn không thể sai được, dĩ nhiên. Chỉ là, có một cách tốt hơn. Hầu hết mọi người làm giống bạn. Họ không tiết kiệm được. Các chi phí bất ngờ luôn phát sinh. Họ bị điều khiển bởi những mong muốn, nhu cầu tiêu xài mua sắm. Kể cả chắt bóp mấy, việc tiết kiệm của bạn cũng sẽ chập chờn tháng có tháng không, tháng nhiều tháng ít. Trong những mùa đông tài chính, bạn sẽ tự hỏi mình: sau bao ngày tháng, bạn tiết kiệm được gì, để ra được gì, còn lại gì? Bạn nhìn vào khoản tiền dư và ngán ngẩm. Sau đó, bạn sẽ nhìn lên những người xung quanh. Không phải "nhìn sang" những người giống mình mà "nhìn lên" những người hơn mình. Bạn thấy bạn bè đều mua nhà, mua xe, có mảnh đất, mấy cây vàng... Bạn thoáng ghen tỵ với thành công của họ. Cách tốt hơn, như tôi đã nói, đó là quản lý tài chính cá nhân. Bạn đổi chút ít sự thoải mái hôm nay lấy sự dư dả ngày mai. Quản lý tiền không đồng nghĩa với việc bạn phải "thắt lưng buộc bụng", chỉ yêu cầu tính kỷ luật và sự kiên nhẫn. Bạn cần lập kế hoạch để hướng cuộc sống của bạn đến cái đích bạn mong muốn về tài chính. Nghe xa xôi thế, nhưng hãy bắt đầu với bước đơn giản: ghi chép lại thu chi. Lesson 2. Phương pháp Kakeibo Kakeibo (家計簿 – kah keh boh) có nghĩa là “Sổ ghi chép chi tiêu tài chính” Phương pháp này có nguồn gốc từ nước Nhật, do nữ nhà báo Hani Motoko sáng tạo vào năm 1904, giúp phụ nữ Nhật biết cách kiểm soát hiện trạng tài chính của gia đình. Theo thống kê, bạn có thể tiết kiệm được 35% tổng thu nhập của gia đình hoặc thu nhập cá nhân khi áp dụng Kakeibo. Phương pháp này chỉ cần một quyển sổ và một cây bút để ghi chép lại mọi khoản thu chi (không sử dụng các app quản lý tài p ạ ọ g ụ g pp q ý chính hiện đại). Khoa học đã chứng minh rằng việc ghi chép bằng tay sẽ tốt hơn việc sử dụng các thiết bị công nghệ. Kakeibo sử dụng một quy trình gồm 4 câu hỏi: 1. Bạn có bao nhiêu tiền? Xác định nguồn thu nhập của bản thân: lương, tiền cho vay, một số khoản thu khác như lãi tiết kiệm, chứng khoán, hoặc các công việc bán thời gian … 2. Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? Ghi chép lại số tiền muốn tiết kiệm vào trang tiếp theo và cất riêng khoản này trước. Cố gắng chi tiêu làm sao để không phải sử dụng đến khoản tiết kiệm. 3. Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền? Ghi chép lại hàng ngày tất cả các khoản chi tiêu lớn nhỏ. Kakeibo chia chi tiêu thành bốn nhóm chính: - Thiết yếu: ăn uống, phương tiện đi lại, hoá đơn điện/nước/internet ... - Sở thích: ăn ngoài, mua sắm… - Bồi dưỡng tâm hồn và thư giãn: mua sách, khoá học trực tuyến, đi xem phim, thể thao… - Khoản chi tiêu bất thường: cưới hỏi, đầy tháng con, sửa chữa xe máy... 4. Bạn sẽ làm gì để cải thiện? Vào cuối mỗi tháng, bạn sẽ xem xét lại toàn bộ bức tranh thu chi. Tự hỏi bản thân những câu sau: - Bạn có đạt được mục tiêu tiết kiệm trong tháng này không? Bạn có thể tiết kiệm hơn không? - Bạn đã tiêu quá nhiều tiền vào các khoản nào? Từ đó cắt giảm hoặc điều chỉnh chi tiêu hợp lý. - Bạn có thể cải thiện trong các tháng tiếp theo bằng cách nào? Tôi có thể cho bạn vài mẹo nhỏ: Một. Đừng vội quyết định mua sắm ngay mà hãy suy nghĩ, cân nhắc về món đồ đó trong vòng 72 giờ. Hai. Đừng bị thu hút bởi những “dịp đại hạ giá”,"săn sale". Bạn sẽ mua rất nhiều thứ không cần thiết chỉ vì chúng quá rẻ. Ba. Thường xuyên nhìn vào số dư trong ví hoặc tài khoản ngân hàng. Bốn. Dùng tiền mặt để dễ kiểm soát chi tiêu hơn. Đánh giá tổng quan, tôi cho rằng lợi ích lớn nhất của Kakeibo là yêu cầu bạn phải chú tâm vào những khoản thu chi hàng tháng của mình. Bức tranh tài chính rất rõ ràng "giấy trắng mực đen" sẽ khiến bạn nhận ra thói quen xài tiền của bản thân, qua đó buộc bạn phải cải thiện nếu không chấp nhận tình hình tài chính hiện tại. Rất nhiều người không hề quan tâm vấn đề tài chính cá nhân. Họ không biết tiền đi đâu về đâu. Họ không hiểu tại sao gần cuối tháng lại hết tiền. Họ nghĩ mình cần phải kiếm nhiều hơn nữa. Thực chất vấn đề của họ lại ở việc quản lý chi tiêu để tránh thất thoát. Kakeibo là công cụ hữu ích, đơn giản để giải quyết bài toán đó. Lesson 3. Xác định tình trạng tài chính của bạn Hành động đầu tiên để cải thiện tình hình tài chính đó là biết bạn đang ở đâu. Bài tập nhỏ cho bạn ngay bây giờ: Hãy chuẩn bị giấy bút để thống kê những con số theo các bước sau: Bước 1. Xác định dòng thu nhập và chi phí (phản ánh khả năng thanh toán) Liệt kê những khoản thu nhập bạn đang có, bao gồm: - Thu nhập thường xuyên của bạn (lương, thưởng, phụ cấp/hỗ trợ bằng tiền khác). - Thu nhập từ công việc kinh doanh (Nếu bạn đang kinh doanh một sản phẩm/dịch vụ nào đó). Lưu ý: Nếu bạn giao dịch cổ phiếu theo cách mua đi bán lại, lợi nhuận thu được bạn nên để vào mục này. Bởi công việc trading được tính là một hoạt động kinh doanh. - Thu nhập từ đầu tư (lợi nhuận đầu tư cổ phiếu, lợi tức trái phiếu, tiền thuê nhà, thanh lý BĐS...). Đầu tư nên hiểu là hoạt động trung và dài hạn, có thời hạn từ 3 năm trở lên. Sau khi đã liệt kê ra toàn bộ các khoản thu nhập, bạn hãy liệt kê tất cả các chi phí theo từng hạng mục tương ứng, bao gồm: - Chi phí thường xuyên (tiền ăn, nhà ở, hóa đơn điện/ nước/ internet …) - Chi phí kinh doanh - Chi phí đầu tư. Dòng tiền = Tổng thu nhập - Tổng chi phí. Lúc này 3 khả năng có thể xảy ra: dòng tiền dương, dòng tiền âm hoặc bằng 0. ặ g Dòng tiền yếu khi âm hoặc tình trạng qua các tháng lúc âm, lúc dương không ổn định. Dòng tiền mạnh khi lớn hơn 0. Điều này rất quan trọng, vì khi và chỉ khi dòng tiền dương bạn mới nên nghĩ đến việc đầu tư dài hạn. Bước 2. Xác định lượng tài sản ròng Tiếp tục với giấy và bút. Bạn hãy liệt kê ra: - Tài sản tiêu dùng: (nhà ở, ô tô..) - Tài sản kinh doanh (vốn góp) - Tài sản đầu tư (số dư tài khoản ngân hàng, BĐS…) Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu ai đó không có tài sản hoặc chỉ có mỗi tài sản tiêu dùng. Tuy nhiên điều này không quan trọng, nếu bạn không có tài sản kinh doanh/đầu tư, hãy để trống hoặc điền số 0. Chúng ta cần xác định một cách tương đối chính xác về dòng tiền và tài sản để biết mình đang ở đâu, từ đó mới lên kế hoạch tài chính phù hợp. Tương ứng với mỗi loại tài sản là các khoản vay (nếu có) bao gồm: vay tiêu dùng, vay kinh doanh, vay đầu tư. Tương tự, hãy lấy tổng tài sản trừ đi tổng nợ. Con số bạn có lúc này là Tài sản ròng. Giống như Dòng tiền, chúng có thể mang giá trị dương hoặc âm Tài sản ròng = Tổng tài sản - Tổng nợ Lesson 4. Các cấp độ của tự do tài chính Ngoài việc xác định xem bạn đang ở đâu, bạn cần biết mình sẽ đi đâu. Trong cuốn sách nổi tiếng về tài chính cá nhân “Money master the game”, tác giả Tony Robbins đã chia các mục tiêu tài chính thành 5 cấp bậc. Từ đó mỗi người sẽ tự quyết định xem điều gì là quan trọng. Các cấp bậc tự do tài chính lần lượt như sau: 1. An toàn tài chính. - Tiền nhà, hóa đơn tiện ích, thực phẩm, chi phí đi lại cơ bản, gói bảo hiểm cơ bản.. Tất cả được chi trả mà không cần bạn phải làm bất cứ ngày nào trên đời - Có quỹ bảo vệ khẩn cấp khi cần tiền để trang trải trong 6- 12 tháng. 2. Đảm bảo tài chính Một nửa trong tổng số chi phí dành cho quần áo, giải trí, sự hưởng thụ nho nhỏ, vài thứ đắt đỏ … được chi trả mà bạn không cần phải làm việc. 3. Độc lập tài chính - Bạn không cần phải làm việc để có cuộc sống như hiện tại. Khoản sinh lợi hàng năm có từ việc tiết kiệm và đầu tư sẽ cung cấp đủ số tiền bạn cần. - Bạn làm việc vì bạn muốn làm, không phải vì bắt buộc làm 4. Tự do tài chính Một cuộc sống tự do và có phong cách riêng. Bạn có mọi thứ của hiện tại kèm theo 2 hoặc 3 thứ xa xỉ bạn muốn trong tương lai. Bạn cũng không cần phải làm việc để trả tiền cho chúng. 5. Tự do tài chính tuyệt đối Bạn có thể tự do làm bất cứ thứ gì bạn muốn vào bất cứ thời gian nào bạn muốn. Bạn và gia đình không bao giờ có nhu cầu cho bất cứ thứ gì nữa. Chỉ cần hình dung ra những gì có thể làm là bạn sẽ thực hiện được. 5 cấp bậc tự do tài chính của Tony Robbins chỉ mang tính gợi mở về bức tranh cuộc sống trên mỗi chặng đường. Nếu những điều trên chưa đủ rõ ràng, chúng ta cùng tham khảo thêm quan điểm khác, từ tác giả Adam Khoo, viết trong cuốn Secrets of self-made millionaires. Tác giả này chia các mục tiêu tài chính thành 4 mức độ giàu có: Mức độ 1: Vững vàng tài chính - Có tài sản thanh khoản đủ trang trải chi phí hiện tại trong ít nhất 6 tháng - Có bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm y tế để bảo vệ bản thân và/hoặc gia đình nếu chẳng may bạn bị mất khả năng lao động, mất sức khoẻ, thất nghiệp hoặc đột ngột qua đời. Mức độ 2: An toàn tài chính - Lượng tài sản tạo ra khoản thu nhập thụ động (được hiểu là thu nhập mà gần như hoàn toàn bạn không cần phải làm việc) đủ trang trải những chi phí cơ bản nhất của bạn (tiền nhà, ăn uống, đi lại, thanh toán hóa đơn, trả lãi suất cho các khoản nợ…). - Bạn có thể ngừng làm việc mà vẫn giữ được mức sống tối thiểu Mức độ 3: Tự do tài chính - Khi bạn có thu nhập thụ động đủ chi trả cho mức sống hiện tại - Bạn đi làm vì đam mê thay vì mưu sinh - Giải thoát hoàn toàn khỏi áp lực tiền bạc Mức độ 4: Dư dả tài chính - Bạn tích lũy được lượng tài sản đủ lớn, tạo ra nguồn thu nhập thụ động giúp bạn sống cuộc đời mà bản thân ao ước. - Bạn có thể mua bất cứ thứ gì, làm bất cứ việc gì nhằm mang lại niềm vui, hạnh phúc cho bản thân, gia đình và người khác. Thực tế mỗi tác giả hay chuyên gia có thể đưa ra các quan điểm khác nhau về việc chia lộ trình tự do tài chính thành 4,5, thậm chí 7,8 cấp độ cũng như có các tên gọi khác nhau khiến bạn bối rối. Tuy nhiên điều này không quan trọng! Từ khóa ở đây là “tài sản”,“thu nhập thụ động”. Cái đích chúng ta mong muốn là được làm việc mình thích và không còn phải “đau đầu về tiền”, vậy thôi! Lời khuyên là: Bạn nên chọn ra 3 mục tiêu tài chính để theo đuổi, chia chúng thành các lộ trình ngắn/trung/dài hạn. Bạn cần những mục tiêu đủ gần để chắc chắn đạt được trong thời gian vừa đủ. Nhớ ăn mừng chiến thắng trên mỗi chặng đường. Unit 3 THÔNG TIN TÀI SẢN Lesson 1. Khái niệm tài sản B ây giờ chúng ta sẽ đến với một vài khái niệm quan trọng mà không phải ai cũng hiểu rõ ràng về nó. Bắt đầu từ cuốn sách "Rich dad poor dad", Robert Kiyosaki đưa ra khái niệm tài sản (asset) là những gì mang tiền vào túi bạn, còn tiêu sản (liability) là những gì lấy tiền trong túi bạn ra. Định nghĩa như vậy dễ hiểu nhưng sơ sài, vì đã bỏ qua những loại tài sản vô hình, đồng thời dẫn đến một cuộc tranh luận không dứt cho câu hỏi "Ngôi nhà là tài sản hay tiêu sản". Bản thân tác giả “Cha giàu cha nghèo” cũng bị chỉ trích rất nhiều về vấn đề này. Ở đây, tôi sẽ đưa ra một khái niệm chuẩn chỉnh, đầy đủ và được nhiều người công nhận hơn: Tài sản (Assets) là những gì tạo ra lợi ích trong tương lai. Tài sản chia làm 2 loại là Tài sản đầu tư và Tài sản tiêu dùng 1. Tài sản đầu tư: tạo ra tiền trong tương lai (future cash inflow). Bao gồm: - Dạng hữu hình: cổ phiếu, trái phiếu, BĐS, vàng, các loại tiền. - Dạng vô hình: Năng lực (Capability), Mạng lưới (Network), Thương hiệu (Brand). 2. Tài sản tiêu dùng: tạo ra chi phí trong tương lai để duy trì. VD: BĐS để ở, phương tiện đi lại … Nợ (Liabilities) là các khoản vay để tạo ra tài sản. Chúng sẽ được thể hiện trên bảng cân đối như sau: Chúng ta có thể tóm gọn phần này trong 2 ý: Thứ nhất, kế hoạch tài chính cá nhân sẽ bao trùm mọi hoạt động hướng đến mục tiêu xây dựng tài sản đầu tư. Khi bạn phát triển năng lực/kỹ năng nghề nghiệp, thương hiệu cá nhân hay mạng lưới mối quan hệ, đó chính là đầu tư vào tài sản vô hình. Các loại tài sản đầu tư sẽ mang dòng tiền vào túi bạn (thu nhập). Thứ hai, mọi quyết định tài chính đều nên dựa trên bảng cân đối cụ thể của mỗi người. Không có lời khuyên nào phù hợp cho tất cả. Từ việc chúng ta nên đầu tư loại tài sản nào, có nên mua nhà/xe thời điểm này hay không v.v.. Các bạn đều cần nhìn vào bảng cân đối cá nhân để cân nhắc, đánh giá. Bạn cần luôn bảo đảm Dòng tiền thuần và Tài sản thuần luôn là con số dương. ố ố Lesson 2. Bảng cân đối tài chính cá nhân tối ưu Một trong những công cụ được sử dụng nhiều và hiệu quả nhất bởi những cố vấn tài chính chuyên nghiệp nhằm xác định tình trạng tài chính một cá nhân hay một gia đình chính là “Bảng cân đối tài chính cá nhân”. Đây là phiên bản đơn giản hơn của báo cáo tài chính doanh nghiệp. Cả hai đều là những công cụ có thể cho thấy sức khỏe tài chính của đối tượng. Bảng cân đối tài chính cá nhân là bản phác thảo tình hình tài chính của cá nhân tại một thời điểm nhất định, mô tả thông tin về tỷ lệ dòng tiền thuần, tỷ lệ tài sản ròng giúp mỗi người theo dõi và xác định “sự giàu có” của bản thân. Dưới đây là một vài ví dụ mô phỏng tình trạng tài chính cá nhân: Lesson 3. Kim tự tháp tài sản Phần lớn mọi người không hề biết đến khái niệm tháp tài sản. Khi có một khoản tiền nhàn rỗi, họ đưa ngay vào Lớp rủi ro nhất như Cổ phiếu penny, Chứng khoán phái sinh, Forex, Crypto… Chúng ta thấy truyền thông đưa tin có quá nhiều người đặt cược tiền tiết kiệm, tiền lương hưu, vay nóng/vay lãi cao để đầu tư ệ g y g y vào đỉnh chóp, ôm rủi ro cao với kỳ vọng kiếm lợi nhuận lớn. Họ phá sản, trắng tay. Vừa đáng thương. Vừa đáng trách. Hầu hết những người nghiệp dư nhất lại lao vào các cơ hội rủi ro nhất, những kênh đầu tư tồi tệ nhất. Kẻ khôn đi lối khác. Bạn có thể khác họ. Bắt đầu bằng cách kiên nhẫn xây dựng cho mình một tháp tài sản bền vững. Tháp tài sản là gì? Được lấy ý tưởng từ các kim tự tháp có kết cấu mạnh mẽ và bền vững theo thời gian, các nhà kinh tế học sáng tạo ra mô hình này nhằm mục đích phân chia các loại tài sản, nguồn lực cá nhân, lên kế hoạch xây từng tầng một cách bền vững, hướng đến tự do tài chính. Một mô hình tháp tài sản cơ bản có thể chia làm 4 tầng bao gồm: - Tầng 1: Bảo vệ. Đây là tầng lớn nhất nằm dưới đáy, là nền tảng của toàn bộ tháp, bao gồm các chi phí cơ bản cho cuộc sống (ăn uống, thuốc men, chữa bệnh…) Để xây dựng tầng này, bạn cần có một tài khoản dự phòng đảm bảo cuộc sống khi có rủi ro (thất nghiệp, tai nạn, ốm đau…) xảy ra. Số tiền tích lũy thấp nhất là từ 3-6 tháng chi tiêu tối thiểu của cá nhân. - Tầng 2: Lập kế hoạch. Đây là số tiền tiết kiệm phục vụ cho những mục tiêu cụ thể như mua nhà, mua xe, đầu tư học hành, quỹ hưu trí… mà không ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. - Tầng 3: Mục tiêu ưu tiên. Tầng này sẽ giúp ích cho việc xây dựng các khoản đầu tư tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, bất động sản…), tạo ra nguồn thu nhập thụ động. - Tầng 4: Tài sản cho thế hệ sau. Cá nhân sẽ thiết lập quỹ tài sản để lại cho thế hệ sau hoặc làm từ thiện. Nguyên tắc xây dựng Bạn sẽ chỉ đưa vào đây những tài sản nắm giữ lâu dài. Chúng ta sẽ không tính các cổ phiếu hay các loại tài sản mà bạn liên tục giao dịch, trading ngắn hạn. Một tháp tài sản được xem là bền vững khi bạn xây dần từ đế lên với phần bên dưới càng rộng càng tốt. Bắt đầu với Lớp tài sản vô hình, sau đó lên dần là Lớp bảo vệ, Lớp tạo thu nhập, Lớp tăng trưởng. Trên đỉnh tháp là Lớp rủi ro với phần trăm phân bổ ít nhất. Chúng ta sẽ phân chia khối tài sản cụ thể như sau: Lớp tài sản vô hình Tài sản vô hình như kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, các mối quan hệ… là những thứ không nhìn thấy, không chạm vào được nhưng lại vô cùng quan trọng, nó là nền tảng để tạo ra các loại tài sản khác Lớp tài sản này không tự nhiên hình thành mà phải trải qua rèn luyện, va vấp mới có thể tạo ra và phát triển. Làm thế nào để tính toán giá trị Lớp tài sản vô hình? Chúng ta đều biết rằng năng lực, mạng lưới, thương hiệu của bạn chính là tài sản đầu tư. Có một cách ước lượng tương đối như sau: - Thu nhập hàng tháng của bạn là bao nhiêu? Ví dụ: giả sử anh A có mức lương 10 triệu đồng/tháng. - Nhân con số đó với 12 để tính ra thu nhập hàng năm. Trong trường hợp này là 120 triệu đồng. - Lãi suất ngân hàng tại thời điểm này là 9%/năm. Bằng phép tính nhân chéo đơn giản, ta có con số 1,3 tỷ. Nếu đem số tiền 1,3 tỷ VNĐ đi gửi ngân hàng, sau 1 năm ta có số tiền 120 triệu. Như vậy, xét trên góc độ giá thị trường, giá trị anh A tạm tương đương với số tài sản trị giá 1,3 tỷ. Dĩ nhiên đây chỉ là con số ước lượng dựa trên thu nhập hàng năm của bạn. Nó trả về một kết quả mà nếu bạn không hài lòng về điều này, bạn sẽ có động lực để thay đổi định giá bản thân. Khi bạn mang lại nhiều giá trị hơn cho người khác, số tiền bạn kiếm được sẽ tăng theo cùng với giá trị Lớp tài sản vô hình. Lớp tài sản bảo vệ Tài sản bảo vệ là loại tài sản dự phòng trường hợp cá nhân xảy ra những rủi ro, biến cố trong cuộc sống như bệnh tật, thất nghiệp… Đây là tiền mặt, vàng, bất động sản hoặc loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền để bạn có thể sử dụng lúc khó khăn. Lớp tài sản tạo thu nhập Đây là lớp tài sản trực tiếp tạo ra thu nhập cho bạn: Tiền thu từ việc cho thuê nhà, tiền lãi từ khoản gửi tiết kiệm, tiền cổ tức doanh nghiệp trả đều đặn hàng năm cho cổ đông, tiền lãi từ hoạt động kinh doanh hiện tại… Lớp tài sản tăng trưởng Lớp tài sản này thường là các khoản đầu tư với mục đích tăng trưởng, kiếm lợi nhuận như: Đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản, tiền cho vay… Các khoản đầu tư này thường đi kèm với các rủi ro tài chính tương ứng. Lớp tài sản mạo hiểm Lớp tài sản mạo hiểm là lớp trên cùng, được phân bổ vào các kênh đầu tư nhiều rủi ro như tiền mã hóa, chứng khoán phái sinh… Tuy rủi ro cao nhưng lợi nhuận kỳ vọng thu được từ kênh đầu tư này cũng rất lớn, có thể tăng tài sản lên gấp nhiều lần trong thời gian ngắn. Bài tập cho bạn trong phần này: Tính toán mỗi lớp tài sản hiện tại chiếm bao nhiêu phần trăm trong cấu trúc tháp tài sản của bạn? Vẽ hình dáng tháp tài sản cá nhân. Unit 4 HỒ SƠ RỦI RO (RISK PROFILE) Lesson 1. Khẩu vị rủi ro (Risk Appetite) C ó thể hiểu đây là mức độ rủi ro mà nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) sẵn sàng chấp nhận để theo đuổi các mục tiêu của mình. Khẩu vị rủi ro được xem là công cụ quan trọng trong việc ra quyết định hiệu quả và quản lý hiệu suất. Trước hết, bạn cần đánh giá xem mỗi hướng đầu tư của mình sẽ gặp phải những mối nguy nào: con người? máy móc? quy trình? đối thủ? … Từ đó nắm được sơ bộ mức độ nghiêm trọng và thiệt hại có thể gặp phải. Bạn có thể tự chấm điểm cho mỗi tiêu chí theo thang sau đây: Câu hỏi quan trọng: Làm thế nào để xác định khẩu vị rủi ro? Tôi sẽ cung cấp cho các bạn tới 4 cách để tham khảo, đánh giá Cách 1: Sử dụng bộ câu hỏi nhanh Yes/No theo hình ảnh bên dưới Cách 2: Bảng câu hỏi của đại học Missouri (uy tín) Link: https://pfp.missouri.edu/research/investment-risk tolerance-assessment/ QR Code: Cách 3: Bộ trắc nghiệm trên trang TheFreeFinancialadvisor (uy tín) Link: https://www.thefreefinancialadvisor.com/risk-tolerance quiz/ QR Code: Cách 4: Tạo hồ sơ rủi ro và nhận khuyến nghị phân bổ tài sản trên Topi (tối ưu) Chi tiết sẽ có ngay trong bài học tiếp theo Lesson 2. Cách thiết lập Hồ sơ rủi ro (Risk profile) Bạn chỉ cần 5 phút để làm bài trắc nghiệm này và thực hiện lại định kỳ 6 tháng/lần để thiết lập Hồ sơ rủi ro (HSRR) cho cá nhân. Trong phần này, tôi dẫn các bạn sử dụng ứng dụng Topi - Đầu tư, quản lý tài chính Bước 1: Tải ứng dụng Topi trên smartphone Link: https://app.topi.vn/wakavn QR Code: Bước 2: Đăng nhập. Bước 3: Bạn chọn mục “Tài chính”, chọn “Hồ sơ rủi ro” và nhấn vào “Khảo sát”. Hoàn thành 13 câu hỏi trắc nghiệm. Bước 4: Nhận kết quả HSRR phù hợp với bản thân. Có 6 loại HSRR khác nhau (Rất an toàn, Thận trọng, Thận trọng vừa phải, Cân bằng, Tăng trưởng, Tăng trưởng mạnh) với mức lợi nhuận kỳ vọng tương ứng. Bạn nên làm theo hướng dẫn phân bổ tài sản trên Topi để tối ưu kết quả đầu tư của bản thân. Ví dụ với Hồ sơ rủi ro Cân bằng: Tổng kết phần này, chúng ta có 3 ý chính: Một. Dĩ nhiên ai cũng kỳ vọng lợi nhuận càng cao càng tốt. Tuy nhiên mấu chốt vấn đề là bạn chỉ nên kỳ vọng mức lợi nhuận hợp lý - tương ứng với hồ sơ rủi ro của bản thân. Hai. Do HSRR mỗi người khác nhau, việc chọn lớp tài sản nào, loại tài sản nào và phân bổ theo tỷ lệ ra sao (cấu trúc danh mục đầu tư) sẽ không giống nhau ở mỗi người. Không có lời khuyên nào đúng cho tất cả các trường hợp. Ba. Bạn có thể tính toán số tiền cần thiết cho kế hoạch tự do tài chính theo công thức sau: Số tiền cần thiết cho kế hoạch tự do tài chính = Mức chi tiêu theo phong cách sống mong muốn / (Lợi suất HSRR - Lạm phát) Tôi giả định lạm phát là 4%/năm, lợi nhuận kỳ vọng theo HSRR là 12%/năm. Mức chi tiêu theo phong cách sống của anh A là 120 triệu/năm. Số tiền anh A cần = 120 triệu / (12% - 4%) = 1,5 tỷ VNĐ. Chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn về kế hoạch tự do tài chính trong các bài tiếp theo. Lesson 3. Tại sao nên phân bổ tài sản? Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng trong quá trình tạo tiền, mọi hoạt động đầu tư/kinh doanh đều hàm chứa rủi ro. Rủi ro (Risk) là khả năng có điều gì đó xấu xảy ra hoặc khi mọi thứ không diễn ra như kỳ vọng. Rủi ro thể hiện qua việc mất một phần hoặc toàn bộ vốn và chúng ta không thể chắc chắn về kỳ vọng đạt được. Có 2 loại rủi ro chính: Ả - Rủi ro hệ thống. Ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường. Loại hình rủi ro này chắc chắn sẽ xảy ra, bạn không thể tránh được mà chỉ có thể chuẩn bị vài biện pháp giảm bớt thiệt hại. - Rủi ro cụ thể (Rủi ro phi hệ thống). Xảy ra trong khoản đầu tư riêng lẻ, cá biệt, không bao trùm cả thị trường. Rủi ro cao chỉ tương ứng lợi tức kỳ vọng cao. (High risk high EXPECTED return). Hãy chú ý chữ KỲ VỌNG. Không có chuyện rủi ro cao tương ứng với lợi nhuận lớn. Hầu hết mọi người sẽ kỳ vọng một mức lợi nhuận đầu tư nhất định (càng cao càng tốt). Sau đó họ đi tìm kênh đầu tư hứa hẹn khả năng sinh lời tương xứng. Đó là lý do nhiều người giao dịch hợp đồng CFD (Forex) hoặc chơi coin (Crypto currency) - những kênh rủi ro nhất. Hướng tiếp cận đúng phải là xác định mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi cá nhân. Từ đó mới lựa chọn các kênh đầu tư phù hợp. Mức độ chấp nhận rủi ro của mỗi cá nhân khác nhau do có sự khác biệt về tỷ suất lợi nhuận kỳ vọng, khả năng chịu lỗ, thái độ, loại rủi ro ưa thích, kiến thức tài chính, kinh nghiệm đầu tư … Ý thứ hai chúng ta cần hiểu là thị trường luôn biến động Biến động thị trường (Market volatility) Là sự thay đổi về giá của khoản đầu tư. Khoản đầu tư có mức độ rủi ro cao sẽ có mức độ biến động cao. Một trong những cách thức làm giảm ảnh hưởng của sự biến động là nắm giữ khoản đầu tư trong thời gian đủ dài để bình quân hóa mức biến động. Một phương pháp có thể bạn từng nghe nói đến là DCA (Dollar Cost Averaging) - Bình quân giá/Trung bình giá. Những NĐT thực hiện DCA sẽ mua các khoản đầu tư làm nhiều lần, tại nhiều thời điểm khác nhau để "làm mịn" sự biến động của thị trường. Bản chất của việc phân bổ tài sản chính là đa dạng hóa. Đây là một cách để quản lý rủi ro, hay kiểm soát biến động. Chúng ta sẽ phân bổ danh mục đầu tư tùy thuộc vào mục tiêu tài chính, khoảng thời gian đầu tư và mức độ chấp nhận rủi ro. Có thể kết hợp các lớp tài sản khác nhau trong danh mục đầu tư và/hoặc chia tỷ trọng từng loại tài sản thuộc mỗi lớp tài sản Các lớp tài sản (Asset classes) Là các nhóm tài sản hợp pháp khác nhau có chu kỳ rủi ro khác nhau ở một thời điểm hoặc một giai đoạn nhất định: tiền, trái phiếu, cổ phiếu, vàng, BĐS, tài sản số. Mỗi lớp tài sản khác nhau sẽ có sự biến động theo chu kỳ. Việc phân bổ theo các lớp tài sản giúp NĐT có lợi nhuận đều đặn và ổn định theo thời gian,"mùa nào thức nấy". Unit 5 MỤC TIÊU VÀ LẬP KẾ HOẠCH Lesson 1. Đặt mục tiêu tài chính Đ ầu tiên, hãy viết ra toàn bộ các mục tiêu về tài chính mà bạn muốn trong vòng từ 1 đến 10 năm tới. Bạn muốn mua gì? Bạn muốn có gì? Bạn muốn học về điều gì? Bạn muốn sở hữu gì? Bạn dự định làm gì? Bạn muốn cuộc sống thế nào? Ở phần này, bạn đừng hạn chế trí tưởng tượng và những hoài bão của mình, dù là điên rồ nhất. Chúng ta sẽ tinh chỉnh chúng bằng nguyên tắc SMART sau. Thêm giới hạn thời gian. Bạn nghĩ mục tiêu đó cần bao lâu để thực hiện? Bạn có thể chia thành các mốc 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm. Bây giờ hãy cùng nhìn lại. Các mục tiêu của bạn nên được phân phối một cách hợp lý trên trục thời gian. Nếu bạn có nhiều mục tiêu ngắn hạn mà quá ít mục tiêu dài hạn, có thể bạn chưa nhìn thấy được bức tranh cuộc sống mà bản thân mong muốn. Ngược lại, nếu có quá ít mục tiêu ngắn hạn, có thể bạn đang trì hoãn thực hiện ngay điều gì đó để thay đổi trạng thái tài chính của mình. Với mỗi mục tiêu, hãy viết thêm đằng sau đó lý do sâu xa cho chúng. Nếu "Tại sao" đủ lớn thì "Làm thế nào" trở nên đơn giản. Ngược lại, nếu bạn không tìm được lý do hoặc lý do không đủ tốt, hãy xếp mục tiêu đó vào dạng bốc đồng để loại bỏ và thay bằng mục tiêu khác. Bây giờ chúng ta sẽ vận dụng nguyên tắc SMART. Nguyên tắc SMART đã được George T. Doran nhắc đến trong ấn bản “Management Review” được phát hành vào tháng 11 năm 1981. Sau đó, SMART được Giáo sư Robert S. Rubin thuộc ĐH Saint Louis tiếp tục nghiên cứu và công bố trên báo chí. Trong lý thuyết quản trị của Peter Drucker cũng có đề cập đến tiêu chí SMART. Nguyên tắc này tập trung vào việc đặt mục tiêu cho bất kỳ lĩnh vực gì. Ở đây chúng ta sẽ vận dụng vào lĩnh vực tài chính cá nhân. SMART là viết tắt của 5 chữ cái: S - Specific. Cụ thể. Mục tiêu càng rõ ràng càng tốt. "Tôi muốn giàu có" là chưa đủ. "Tôi muốn giàu có như Bill Gates" đã rõ ràng hơn nhưng chưa đủ. Cụ thể hơn nữa, ít nhất bạn cần đặt ra là "Tôi muốn giàu có như Bill Gates với khối tài sản 114 tỷ USD" Tạm chưa xét các tiêu chí khác. Phần này chúng ta chỉ tập trung vào khía cạnh cụ thể của mục tiêu tài chính. "Tôi muốn nhiều tiền" hay "Tôi muốn trở nên dư dả" là chưa rõ ràng. "Tôi không muốn nghèo thêm một ngày nào nữa" hay "Tôi muốn kiếm thêm ít tiền hàng tháng" xem ra khá mù mờ. Gợi ý: bộ câu hỏi 5W có thể giúp bạn cụ thể hóa mục tiêu của mình. 5W bao gồm: - What: Tôi muốn đạt được điều gì? - Who: Ai tham gia vào mục tiêu này? - Where: Mục tiêu này cần thực hiện ở đâu? - When: Khi nào tôi muốn đạt được mục tiêu này? - Why: Tại sao tôi muốn đạt được mục tiêu này? M - Measurable. Đo lường được. Muốn đo lường, ta cần những con số. "Tôi muốn tích lũy được 100 triệu trong tài khoản ngân hàng" hay "Tôi sẽ để dành ra 10% thu nhập mỗi tháng cho việc đầu tư". Từ khoá là "những con số" A - Attainable/Achievable. Khả thi. Một mục tiêu được cho là khả thi khi nó phù hợp xuất phát điểm của bạn, có đủ lượng thời gian tích lũy cần thiết. Nó không nên quá dễ để bạn không cần nỗ lực. Nhưng cũng không nên quá khó khiến bạn tê liệt không hành động. Ví dụ bạn muốn có khối tài sản 114 tỷ USD trong khi bạn đang 40 tuổi, làm công ăn lương 5 triệu/tháng thì không khả thi chút nào. Hay bạn muốn nhân đôi nhân ba tài khoản sau một giao dịch nghe có vẻ điên rồ (hầu hết những người cố gắng làm điều này thì đều chia hai chia ba tài khoản). Để mục tiêu trở nên khả thi, bạn cần chia mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ hơn, sau đó chia mục tiêu nhỏ thành các công việc cần làm hàng ngày, hàng tuần. Như vậy, khi bạn kiểm soát và hoàn thành lần lượt từng công việc, giống như đặt từng mảnh ghép, bức tranh lớn sẽ hoàn thành. R - Realistic/Relevant. Thực tế. Phù hợp. Có liên quan. Mục tiêu tài chính của bạn nên là bước đệm/tiền đề cho một mục tiêu lớn hơn. Mỗi khi hoàn thành mục tiêu nhỏ, bạn tiến gần thêm một chút trên con đường đi đến mục tiêu lớn. Ví dụ: bạn 20 tuổi, mục tiêu mỗi tháng dành ra 10% thu nhập để đầu tư, cố gắng mang lại lợi nhuận 15%/năm. Điều này hỗ trợ cho mục tiêu lớn tự do tài chính năm 35 tuổi. Để xác định mục tiêu có phù hợp hay không, bạn có thể trả lời những câu hỏi sau: - Điều này có đáng giá không? - Đây có phải là thời điểm thích hợp thực hiện mục tiêu? - Mục tiêu có phù hợp với những nỗ lực, nhu cầu, mục tiêu khác của bạn không? - Bạn có phải là người phù hợp để đạt được mục tiêu này không? - Mục tiêu có áp dụng, thực hiện được trong bối cảnh hiện tại không? T - Time bound/Time based. Thời hạn hoàn thành. Định luật Parkinson chỉ ra rằng, công việc luôn mở rộng ra để lấp đầy khoảng thời gian sẵn có cho việc hoàn thành nó. Nếu bạn không đặt ra giới hạn thời gian/deadline cho riêng mình, tâm trí bạn ngầm hiểu mục tiêu này cần "cả đời" để thực hiện. Nếu bạn đặt mục tiêu trở nên giàu có với khoảng thời gian là "vô hạn", nhiều khả năng bạn sẽ đạt được khi đã sang thế giới bên kia, người thân sẽ đốt rất nhiều tiền vàng gửi cho bạn. Giàu có khi chưa “đăng xuất” ở thế giới hiện tại thì tốt hơn. Nên hãy đặt thời hạn hoàn thành. Ví dụ như: Tôi sẽ đọc cuốn sách “Tài chính cá nhân 101”, mỗi ngày học 1 bài, bắt đầu từ ngày dd/mm/yy và kết thúc vào ngày dd/mm/yy. Đến đây thì bạn đã hiểu toàn bộ nguyên tắc SMART. Giấy bút của bạn đâu? Viết ra các mục tiêu tài chính của bạn ngay thôi! Lesson 2. 5 bước lập kế hoạch tự do tài chính cùng TOPI Dưới đây là 5 bước lập kế hoạch tự do tài chính để sử dụng đúng đồng tiền bạn bỏ ra và mang lại lợi nhuận kỳ vọng như mong muốn. Điểm đặc biệt của phương pháp này là giúp nhà đầu tư mới không cần suy nghĩ nên bắt đầu từ đâu, mà chỉ cần thực hiện lần lượt 5 bước sẽ đạt kết quả: Bước 1: Xác định tình trạng tài chính hiện tại Bước 2: Thông tin về tài sản (gồm bảng cân đối tài sản và tháp tài sản) Bước 3: Xác định hồ sơ rủi ro. Để thực hiện đầu tư thông minh, bạn cần xác định hồ sơ rủi ro phù hợp với khẩu vị của bản thân. Bạn có thể xem lại nội dung “Cách thiết lập hồ sơ rủi ro” trong các bài trước. Bước 4: Xác định mục tiêu và lập kế hoạch. Topi sẽ giúp bạn thiết lập các mục tiêu quan trọng và phổ biến như: nghỉ hưu, tự do tài chính, mua nhà, mua xe. Bước 5: Hệ thống sẽ vẽ mô phỏng về tình hình tài chính, mục tiêu hướng tới và đề xuất danh mục đầu tư phù hợp với bạn nhất. Việc còn lại của nhà đầu tư là tuân thủ một cách kỷ luật cho đến ngày gặt hái thành quả của tự do tài chính. N Lời kết hư vậy tôi và các bạn vừa hoàn thành phần đầu tiên: Lập kế hoạch tài chính cá nhân. Sang đến Class 2, chúng ta sẽ cùng nhau giải 3 bài toán cụ thể: kiếm tiền, giữ tiền, tạo tiền. Thay mặt team dự án Tài chính cá nhân Waka.vn, tôi chúc bạn sớm đạt được mục tiêu tự do tài chính!