🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Tà Dương
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
TÀ DƯƠNG
(Tủ sách Tinh Hoa Văn Học)
Nguyên tác tiếng Nhật: 斜陽 (Shayo)
Tác giả: Dazai Osamu
Người dịch: Hoàng Long
Công ty phát hành: Phương Nam
Nhà xuất bản: NXB Hội Nhà Văn
Trọng lượng vận chuyển: 300 grams
https://thuviensach.vn
Kích thước: 13 x 19 cm
Số trang: 192
Ngày xuất bản: 06/2012
Giá bìa: 55.000 ₫
Nguồn: http://tve-4u.org
Type+Làm ebook: thanhbt
Cuốn sách này được giới thiệu ở đây nhằm chia sẻ cho những bạn không có điều kiện mua sách.
Còn nếu bạn có khả năng hãy mua ủng hộ nha!
https://thuviensach.vn
Giới thiệu sách
Tà Dương không chỉ là cuộc suy tàn của một gia đình quý tộc mà còn là cơn tan vỡ của một thời đại đầy ảo tưởng và một xã hội đầy nạn nhân. Đó là những ngày tháng phong ba và ám tối vào giữa thế kỷ hai mươi ở Nhật. Trong cái gia đình quý tộc đang dần dà trở nên khốn cùng ấy, mỗi người bám vào một thứ lương tri tự nguyện.
Người mẹ sống nốt những này cuối cùng của cuộc chiến như một người quý tộc cuối cùng, hiền dịu, nhẹ nhàng, mang theo mình cái đẹp bi thiết của tà dương.
Người con trai Naoji tan nát tâm hồn, không thể chịu đựng một sự giả dối nào, mang chủ nghĩa hư vô đi vào cái chết.
Và cô con gái kỳ diệu Kazuko. Nàng không muốn làm nạn nhân của một lý tưởng nào, một luân thường nào. Không cần hôn nhân, nàng quyết định có con.
Tự do, nàng cưu mang sự sống, đối mặt với những tan nát phũ phàng. Dẫu biết là bất định, nàng vẫn sống như nàng muốn. Cho ngày mới.
https://thuviensach.vn
Mục lục
TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC LỜI DỊCH GIẢ
Chương 1: Rắn
Chương 2: Ðám cháy
Chương 3: Hoa quỳnh
Chương 4: Thư gửi
Chương 5: Phu nhân
Chương 6: Khởi đầu cuộc chiến Chương 7: Di thư
Chương 8: Nạn nhân
PHỤ LỤC
Không ai hay biết
Cảm nhận “Tà dương”
https://thuviensach.vn
TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC
Tinh hoa văn học của nhân loại nào cũng cần được khám phá và tái khám phá. Mỗi tác phẩm lớn là một xứ sở kỳ diệu và mỗi lần ta tìm đến là thực hiện một cuộc phiêu lưu hoan lạc.
Dịch thuật, giới thiệu và biên khảo về những tác phẩm tinh hoa sẽ mở ra các lối cổng dẫn vào những cảnh tượng văn chương khác nhau, qua những không gian và thời gian vừa hiện thực vừa kỳ ảo.
Khát vọng hiểu biết và vui thú trong đời là bản tính của con người ở mọi nơi và mọi thời. Các tác phẩm văn chương thật sự vĩ đại đều mang lại hai điều đó: vui thú và hiểu biết. Nhưng hiểu biết là niềm vui hiếm khi tự đến một cách dễ dãi. Cần đón đợi và hồi đáp.
Mọi tác phẩm tinh hoa cần được đón đợi và hồi đáp trong niềm hân hoan có tên là “ĐỌC”.
ĐỌC. Cầm sách lên và đọc. Trong sách có bạn hiền, có người đẹp, có mọi thứ. Do vậy, chúng tôi chủ trương TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC, xem đó như cửa ngõ của hiểu biết và niềm vui.
CÓ NĂM CỬA:
- Kiệt Tác:>
Mỗi Kiệt tác sẽ được dịch trọn vẹn và giới thiệu cả tác giả lẫn tác phẩm trong phối cảnh văn hóa những đặc điểm thiết yếu.
https://thuviensach.vn
- Tuyển:
Tuyển chọn những tác phẩm ngắn của một tác giả, một nền văn học hay một chủ đề mang tính điển mẫu (thuộc vòng đời hay vòng mùa)
- Kiến Thức:
Những kiến thức mà người đọc hiện đại cần có: trào lưu văn học, các nền văn học, thể loại... được trình bày gọn nhẹ, dễ tiếp nhận.
- Nghiên Cứu:
Các công trình chuyên sâu về một vấn đề văn học, một tác giả thiên tài, lý luận phê bình...
- Mới:
Về các hiện tượng văn học mới xuất hiện của nước ngoài đang gây chú ý hoặc đoạt các giải thưởng lớn... Mong ước chúng tôi là TỦ SÁCH TINH HOA VĂN HỌC sẽ tiến bước bền vững và được đón nhận thân tình.
Tủ sách được biên soạn và dịch thuật từ những nhà giáo, dịch giả và nhà nghiên cứu có uy tín và tâm huyết với văn chương.
NHẬT CHIÊU
https://thuviensach.vn
LỜI DỊCH GIẢ
Sau “Thất lạc cõi người”, chúng tôi trân trọng giới thiệu đến quý độc giả một kiệt tác khác của nhà văn Dazai Osamu>
“Tà dương”, một trong những quyển tiểu thuyết Nhật Bản hay nhất thời hậu chiến, đã đưa Dazai lên hàng tác gia nổi tiếng nhất thời bấy giờ, góp phần khai sinh một từ ngữ mới cho tiếng Nhật vẫn còn được sử dụng đến tận ngày hôm nay: “Tà dương tộc” (斜陽族).
Từ điển “Quảng Từ Uyển”(広辞苑) đã định nghĩa như sau:
(太宰治の小説「斜陽」から)急激な社会の変動によって没落した上 流階級を目指す語
(Từ tiểu thuyết “Tà dương” của Dazai Osamu): Từ này dùng để chỉ giai cấp thượng lưu sa sút vì một biến chuyển gấp gáp của xã hội.
Câu chuyện không chỉ nói về sự sa sút của một gia đình quý tộc phải sống cuộc đời thường dân mà còn tượng trưng cho tâm thức của toàn Nhật Bản sau tan hoang thời hậu chiến.
Được xây dựng trên nhật ký của Kazuko, thư gửi Uehara và di chúc của Naoji, quyển tiểu thuyết cho ta một cái nhìn ba chiều kích về cảm nhận và sự đối mặt của con người trước hiện thực.
Sau chiến tranh, hai mẹ con Kazuko phải rời bỏ ngôi nhà ở khu phố Nishikata để dọn về một sơn trang hẻo lánh nơi miền quê Izu. Naoji, người
https://thuviensach.vn
em trai đi lính trở về sa đọa rượu chè nghiện ngập và cuối cùng tự sát. Người mẹ sống trong khắc khoải nhung nhớ về một thời vàng son đã qua để cuối cùng cũng chết mòn vì bệnh lao phổi. Kazuko sau cuộc hôn nhân tan vỡ cũng quay về sống cuộc đời lay lắt như “trẻ con chơi đồ hàng” cùng với mẹ. Nhưng không thể nào chịu nổi cuộc sống tẻ nhạt đó, nàng đã đứng lên đấu tranh, làm một cuộc “cách mạng” về đạo đức. Sự vượt thoát đầy nhọc nhằn và cô độc của Kazuko cuối cùng kết thúc bằng một tia sáng le lói của bình minh đến. Một mầm hy vọng đang lớn dần trong người Kazuko, cả nghĩa đen và nghĩa bóng, dù đứa bé rồi cũng sẽ chỉ trở thành một n.
Hình ảnh người mẹ, một phụ nữ quý tộc cuối cùng của Nhật Bản cùng cái chết của bà có thể xem là sự cáo chung của giai đoạn lịch sử vàng son không bao giờ còn lặp lại. Naoji tượng trưng cho sự vỡ mộng của Nhật Bản sau chiến tranh, không còn tìm thấy đường sống, bắt buộc phải chết trong tự hủy. Kazuko tượng trưng cho sự vượt thoát lên trên hoang tàn và đổ vỡ. Bằng cách yêu Uehara, một nhà văn sống cuộc đời phóng đãng, một tượng trưng cho tinh thần vỡ mộng tuyệt vọng và đồi phế của tâm thức Nhật Bản; quyết tâm sinh một đứa con như thêm một nạn nhân mới của cuộc cách mạng, Kazuko đã trút bỏ con người cũ thuở vàng son để trở thành một con người hành động của thế kỷ mới và bước đầu hoàn thiện cuộc cách mạng đạo đức của mình.
Bức thư cuối cùng mà Kazuko viết gửi Uehara có thể được xem như một thắng lợi của cuộc vượt thoát đầy ám ảnh và bài ca huy hoàng về nữ quyền với nhiều câu nói vang vọng:
“Em nghĩ mình đã thắng cuộc.
Cho dù Đức mẹ Maria không sinh ra đứa con của chồng mình nhưng với lòng kiêu hãnh ngời sáng, hai mẹ con họ đã trở nên thần thánh.
Em điềm nhiên mà khinh thường cái thứ đạo đức cổ hủ, và mãn nguyện vì
https://thuviensach.vn
có một đứa con ngoan.”
Và:
“Đứa con hoang và mẹ nó.
Tuy nhiên hai người chúng em sẽ đấu tranh đến cùng với thứ đạo đức cổ hủ, sẽ sống như mặt trời.
Dù thế nào đi nữa, ông cũng phải tiếp tục cuộc chiến đấu của mình đi nhé.
Cách mạng vẫn chưa được tiến hành một chút nào cả. Và vẫn cần nhiều hơn nữa, thêm nữa những nạn nhân
Cái đẹp đẽ nhất trong cuộc đời chính là nạn nhân.
Lại có thêm một nạn nhân bé bỏng nữa.”.
Chúng tôi cũng muốn viết riêng một bài cảm nhận về “Tà dương” nhưng sau khi đọc xong bài viết giải thích về tác phẩm của nhà văn - dịch giả Kakuta Mitsuyo thì thấy mình phải dừng bút.
Hơn hai mươi năm, Kakuta mới thẩm thấu được “Tà dương”, sau ba giai đoạn trắc trở. Thật đúng như bài thơ của cư sĩ Tô Đông Pha:
Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều,
Vị đáo bình sinh hận bất tiêu.
Đáo đắc bản lai vô biệt sự,
Lô sơn yên tỏa Chiết Giang triều.
https://thuviensach.vn
Mà Phạm Công Thiện đã dịch rất hay và tuyệt mù thơ mộng: Lô sơn bảng lảng khói mưa,
Chiết Giang con nước triều đưa rạt rào?
Sống chưa đến đó nghẹn đau,
Tới rồi về lại thấy nào khác xưa?
Lô sơn bảng lảng khói mưa,
Chiết Giang con nước triều đưa rạt rào.
Cái Lô sơn của khói mưa trước và sau, về hiện tượng không có gì khác. Nhưng như nước lạnh và nước đun sôi để nguội, cái Lô sơn sau thật đã sạch tuyệt vi trùng của vô mi và sân hận.
Tác phẩm của Dazai được nhiều người nữ yêu thích đến tận ngày hôm nay vì ông rất am hiểu tâm lý phụ nữ và đưa vào trong tác phẩm của mình một cách chân thành, tự nhiên. Ngoài tiểu thuyết “Tà dương”, chúng tôi có đưa vào phần phụ lục một truyện ngắn “Không ai hay biết” và bài giải thích tác phẩm của nữ nhà văn Kakuta Mitsuyo để minh chứng thêm cho điều đó.
Nagoya, ngày 21/1/2012
Hoàng Long
https://thuviensach.vn
Chương 1: Rắn
Buổi sáng, trong phòng ăn, mẹ lặng lẽ húp một thìa súp và thốt ra tiếng kêu khe khẽ:
- Ah!
- Là tóc sao? - Tôi nghĩ trong bát canh súp có thứ gì ghê ghê lẫn vào chăng. - Không phải.
Mẹ lại đưa một thìa súp lên miệng nuốt vào, làm như chẳng có chuyện gì xảy ra, rồi mẹ nghiêng mặt về phía cửa sổ nhà bếp, nhìn ra những cành hoa anh đào núi đang độ mãn khai. Cứ nghiêng mặt như thế, mẹ lại đưa một thìa súp lên miệng, cho vào khoảng hẹp giữa hai môi nhẹ nhàng trút xuống. Cái tính từ “nhẹ nhàng” dùng trong trường hợp của mẹ hoàn toàn không mang tính khoa trương một chút nào. Cách ăn uống đó quả thật hoàn toàn khác biệt với cách ăn uống thường thấy trên những tạp chí phụ nữ. Naoji, em trai tôi, có lần vừa uống rượu vừa nói với tôi như thế này:
- Không phải cứ có tước vị là trở thành quý tộc cả đâu. Có những người dù không có tước vị gì cũng là một quý tộc cao sang như thể trời ban cho một thiên tước vậy. Như chị em mình đây, cho dù có tước vị thì cũng chẳng ra vẻ quý tộc gì cả, mà gần với thứ tiện dân hơn. Như Iwashima ấy (tên một bá tước[1] học chung lớp với Naoji), chị có cảm thấy hắn đối x xã hội với chị còn tệ bạc hơn kẻ ma cô dắt gái ở chốn lầu xanh không? Hay Yanai (tên một tử tước chung trường với Naoji) trong đám cưới anh trai lại mặc bộ vét tông đen. Thì cứ cho là cần phải mặc bộ vét đen đi nhưng em thật muốn nôn mửa
https://thuviensach.vn
khi nghe cái giọng khoa trương kệch cỡm như đọc diễn văn của gã ngu đó. Cái sự kiểu cách chẳng liên quan một chút gì đến sự cao sang quý phái cả. Mặc dù cái bảng hiệu “nhà nghỉ cao cấp” thường thấy ở quận Hongo này nhưng hầu hết những đám quý tộc trong đó đều là một lũ “ăn mày cao cấp” cả. Quý tộc thực sự ấy nhé, hoàn toàn không phải là những thứ kiểu cách theo kiểu thằng Iwashima đâu. Ngay cả trong gia đình mình đây, chỉ có mẹ mới là quý tộc thật sự. Có gì đó cao sang nơi bà mà chúng tôi không thể nào sánh nổi.
[1] Giai cấp quý tộc được quy định bởi Hiến Pháp Minh Trị xếp theo thứ tự lần lượt là Hoàng tộc 皇族, Hoa tộc 華族 (gồm công tước 公爵, hầu tước 侯爵, bá tước 伯爵, tử tước 子爵, nam tước 男爵), Sĩ tộc 士族 và bình dân 平民 - ND.
Như trong cách ăn súp chẳng hạn. Chúng tôi hay nghiêng nhẹ đĩa rồi dùng muỗng múc súp đưa ngang lên miệng. Nhưng mẹ tôi thì dùng các ngón của bàn tay trái tì nhẹ lên mép bàn, thẳng người, ngẩng mặt lên, đưa muỗng múc súp mà hầu như không nhìn vào đĩa. Rồi bà nhẹ nhàng và khinh khoái đưa đầu muỗng súp vào giữa hai môi theo một góc vuông khiến ta có thể hình dung tư thế ấy như một con chim . Rồi vừa như vô tình nhìn xung quanh, bà vừa nhẹ nhàng đưa muỗng súp lên xuống như vẫy đôi cánh nhỏ, không bao giờ để rơi một giọt súp cũng không bao giờ phát ra tiếng động nào cả khi chạm vào đĩa lẫn khi đưa lên miệng. Có lẽ đó không phải là kiểu cách ăn uống được quy định chính thức lễ nghi, nhưng trong mắt tôi nó lại vô cùng khả ái, và tôi cho đó mới chính là cái cốt cách của quý tộc chân chính. Hơn thế nữa, sự thực là cách uống súp theo kiểu thẳng người lên, đưa đầu muỗng súp vào miệng thì ngon hơn rất nhiều so với cách cúi đầu xuống và húp súp từ muỗng theo chiều ngang. Tuy nhiên, tôi cũng chỉ là thứ hành khất quý tộc đúng như Naoji nói nên chẳng thể nào sử dụng muỗng một cách khinh khoái và thuần khiết như mẹ tôi được. Thành ra chẳng còn cách nào hơn, tôi đành cúi đầu xuống và húp súp một cách buồn bã theo kiểu “lễ thức chính quy”.
https://thuviensach.vn
Không chỉ có món súp, cách ăn uống của mẹ tôi hầu hết đều đi lệch ra ngoài khuôn khổ. Chẳng hạn như khi ăn bít tết, bà nhanh chóng dùng dao và nĩa cắt thịt ra từng miếng nhỏ rồi bỏ dao đi, chuyển cái nĩa sang tay phải rồi cứ thế xiên từng miếng một khoan khoái đưa lên thưởng thức. Hơn thế, mỗi khi ăn một miếng thịt gà có xương, trong khi chúng tôi khổ sở tách xương ra cố không gây tiếng động nào nơi đĩa thì mẹ tôi lại nhẹ nhàng dùng đầu ngón tay cầm chỗ xương ấy đưa lên miệng rồi tách phần thịt và xương. Cái hành động thô lậu ấy khi mẹ tôi trình diễn lại vô cùng dễ thương, thậm chí còn có đôi chút gợi tình nữa. Đúng là quý tộc tinh hoa có khác. Không chỉ xương gà mà trong bữa trưa, khi ăn những món như đùi lợn muối hay xúc xích mẹ tôi cũng hay dùng tay cầm lên để ăn.
“Các con có biết tại sao món cơm nắm ngon như vậy không? Vì nó được nắm chặt bằng bàn tay người đấy.”
Có lần mẹ nói như thế.
Thực ra cũng có lúc tôi nghĩ ăn bằng tay như thế chắc ngon lắm nhưng lũ khất thực cao cấp như chúng tôi nếu bắt chước một cách tệ hại thì chẳng phải đã trở thành một kẻ ăn mày thực sự hay sao nên tôi đành gắng chịu đựng vậy.
Ngay cả thằng em tôi Naoji cũng đã nói mẹ chúng ta là số một, còn tôi sau nhiều lần chật vật bắt chước bà thì cảm thấy vô cùng tuyệt vọng.
Có một lần, vào đêm trăng sáng đầu thu, trong vườn sau nhà, tôi và mẹ ngồi dưới bóng cây bên bờ ao ngắm trăng, vừa nói chuyện trời sao mây gió vừa cười đùa. Chợt mẹ tôi đứng dậy đi sâu vào bụi hoa hagi kế bên rồi từ giữa đám hoa màu trắng ấy, mẹ ló gương mặt trắng ngần đẹp hơn cả hoa cười ra hỏi tôi rằng:
https://thuviensach.vn
- Kazuko à, con xem mẹ đang làm gì này?
- Hái hoa chứ gì?
- Không, mẹ đi tiểu đấy.
Mẹ tôi cất giọng cười tươi trả lời.
Quả thật nơi mẹ tôi có một vẻ gì cao quý vô cùng mà tôi không tài nào bắt chước được.
Bắt đầu từ câu chuyện món súp sáng nay mà lan man đến như vậy thì có lẽ đi hơi quá xa nhưng vì gần đây tôi có đọc một quyển sách nói rằng những quý phu nhân vương triều Louis thường bình thản tiểu tiện ở những góc hành lang hay trong các khu vườn ở cung điện. Sự ngây thơ đáng yêu ấy mới thật dễ thương làm sao và tôi nghĩ rằng không chừng người như mẹ tôi là một phu nhân quý tộc chân chính cuối cùng còn lại?
Trở lại chuyện sáng nay, khi húp một thìa súp, mẹ tôi kêu lên khe khẽ. Và khi tôi hỏi rằng có phải tóc không thì mẹ đáp rằng không.
- Có lẽ vì quá mặn chăng?
Món súp sáng nay được tôi chế biến từ đậu bina đóng hộp do Mỹ cấp và ngay từ đầu tôi đã không tự tin chút nào nên dù mẹ nói không tôi cũng lo lắng hỏi như vậy.
- Con nấu ăn ngon lắm.
Mẹ tôi nói nghiêm túc như vậy và sau khi dùng hết chén súp mẹ còn ăn thêắt cơm nắm cuộn rong biển.
https://thuviensach.vn
Từ nhỏ, phải sau 10 giờ sáng tôi mới ăn điểm tâm thấy ngon miệng vì không cảm thấy đói. Lúc đó tôi chỉ húp qua loa chén súp cho xong chuyện, rồi đặt vắt cơm nắm lên đĩa dùng đũa dẽ vụn ra, sau đó lấy đũa gắp từng miếng y như khi mẹ tôi dùng muỗng húp súp vậy. Tôi đưa đũa vuông góc với miệng như thể đang đút mồi cho một con chim sẻ nhỏ và ăn một cách lề mề chậm chạp. Trong khi đó mẹ tôi đã dùng xong bữa sáng, lặng lẽ đứng dậy, dựa lưng vào bức tường đang hứng ánh sáng buổi mai, nhìn cách tôi ăn và nói:
- Kazuko à, vẫn chưa được đâu con. Phải tập làm sao để có thể ăn sáng một cách ngon lành nhất mới được.
- Còn mẹ thì sao? Có thấy ngon không ạ?
- Đương nhiên rồi, mẹ đâu còn là bệnh nhân nữa.
- Vậy thì Kazuko cũng chẳng phải bệnh nhân đâu.
- Không được, không được - Mẹ vừa lắc đầu vừa cười với vẻ cô đơn vô hạn.
Năm năm trước, tôi từng bị bệnh phổi và phải nằm miệt mài trên giường nhưng tôi biết đó chỉ là thứ bệnh ích kỷ của tôi mà thôi. Tuy nhiên điều làm tôi lo lắng lại chính là chứng bệnh u sầu của mẹ dạo gần đây. Vậy mà mẹ lại chỉ toàn lo lắng cho tôi.
- Ah! - Tôi nói.
- Gì vậy con? - Lần này đến mẹ lên tiếng.
Hai mẹ con nhìn nhau và tôi có cảm giác dường như chúng tôi thấu hiểu
https://thuviensach.vn
tâm tư nhau nên tôi cười khúc khích còn mẹ thì khẽ mỉm cười.
Những lúc cảm thấy ngượng ngùng với điều gì tự nhiên tôi thường khe khẽ thốt ra tiếng “ah” kỳ diệu ấy. Bây giờ đột nhiên nhớ đến chuyện ly hôn sáu năm về trước, buồn bã nên tôi bất chợt thốt ra tiếng kêu “ah” như thế nhưng còn mẹ thì sao? Không lẽ mẹ cũng giống như tôi đang nhớ về kỷ niệm đau lòng nào? Không phải. Vậy thì có chuyện gì đây?
- Mẹ à, lúc nãy hình như mẹ vừa nhớ ra chuyện gì phải không? Chuyện gì vậy mẹ?
- Mẹ quên rồi.
- Chuyện của con hả?
- Không phải.
- Vậy thì chuyện của Naoji?
- Ừ - Mẹ nghiêng nghiêng đầu nói - Hình như là vậy.
Thằng em tôi khi đang học đại học thì bị triệu tập nhập ngũ đến vùng đảo phía Nam, từ đó bặt vô âm tín. Chiến tranh kết thúc nhưng vẫn không rõ tung tích, mẹ nói đã chuẩn bị tinh thần là không thể gặp lại nó rồi nhưng tôi biết mẹ chưa một lần chấp nhận suy nghĩ đó mà lúc nào cũng nuôi hy vọng sẽ gặp lại Naoji.
- Mẹ định từ bỏ hy vọng về Naoji rồi nhưng ăn canh súp con nấu ngon quá làm mẹ nhớ em không chịu nổi. Phải chi mẹ làm được nhiều điều cho em nó hơn.
Thằng Naoji từ khi vào trường trung học, đã chọn ngành văn chương và bắt
https://thuviensach.vn
đầu cuộc sống ăn chơi quậy phá như một thiếu niên hư hỏng, không hiểu rằng mình đã gây cho mẹ bao nỗi buồn phiền khổ sở. Vậy mà mẹ tôi ngay cả khi ăn súp vẫn nghĩ đến Naoji. Tôi nuốt cơm và cảm thấy nóng máu.
- Không sao đâu mẹ. Naoji không sao đâu. Thằng hư hỏng như Naoji dễ gì mà chết. Người chết thường là những người hiền lành, dịu dàng và đẹp đẽ thôi. Chứ còn thằng Naoji ấy có lấy cây đập nó cũng không chịu chết cho đâu.
Mẹ mỉm cười trêu tôi:
- Vậy thì người chết sớm sẽ là Kazuko rồi.
- Sao vậy được chứ? Con là chị của thằng du côn đó mà, nên đến tám mươi tuổi vẫn còn khỏe đấy.
- Vậy sao? Vậy thì chắc đến chín mươi tuổi mẹ vẫn còn minh mẫn nhỉ?
- Đúng đấy - Tôi nói và bất chợt cảm thấy ngại ngùng. Kẻ ác thì thường sống lâu, người đẹp lại thường yểu mệnh. Mẹ tôi rất đẹp, nhưng tôi lại muốn bà được sống lâu. Tôi cảm thấy mình thật khó hiểu.
- Mình thật tệ - Tôi nói, đôi môi run lên và nước mắt khẽ ứa tràn.
Có lẽ giờ nên chuyển sang chuyện những con rắn. Một buổi chiều của chừng bốn năm ngày trước, bọn trẻ trong làng tìm thấy khoảng mười cái trứng rắn ở góc hàng rào tre trong vườn.
- Đây là trứng rắn độc mamushi đó. - Bọn trẻ khăng khăng.
Tôi nghĩ nếu trứng nở ra chừng mười con rắn thì mình làm sao còn có thể đi dạo quanh quẩn trong vườn được nữa nên mới bảo bọn trẻ:
https://thuviensach.vn
- Mình hãy đốt nó đi!
Bọn nhỏ vui mừng nhảy cẫng lên và chạy theo tôi.
Chúng tôi thu gom lá cây, cành khô ở gần hàng rào lại, châm lửa và ném từng cái trứng vào trong đám cháy. Những cái trứng mãi vẫn không chịu cháy. Bọn trẻ chất thêm củi, lá khô làm cho lửa bùng mạnh hơn nhưng mấy cái trứng vẫn không hề hấn gì.>
Cô bé nhà làm nông ở cuối làng đứng bên ngoài hàng rào vừa cười vừa hỏi: - Chị đang làm gì đấy ạ?
- Bọn chị đang đốt trứng rắn độc mamushi. Nếu để nó nở thành con thì ghê lắm.
- Trứng đó to cỡ nào chị?
- To cỡ như trứng cút và màu trắng.
- Vậy thì đó chỉ là trứng rắn bình thường chứ không phải là trứng rắn độc mamushi đâu. Trứng sống thì làm sao đốt cháy được!
Cô bé cười tinh quái rồi bỏ đi.
Đốt mãi chừng ba phút nhưng mấy cái trứng vẫn không cháy, bọn trẻ mới khều ra và đem chôn dưới gốc cây mơ. Tôi gom mấy viên sỏi và đắp thành mộ bia cho chúng.
- Nào các em, mình cùng khấn vái nhé!
https://thuviensach.vn
Khi tôi ngồi xổm xuống và chắp hai tay vái thì bọn trẻ phía sau tôi dường như cũng ngoan ngoãn chắp tay theo.
Sau đó tôi và bọn trẻ chia tay nhau. Tôi chậm rãi bước lên thềm đá và thấy mẹ đang đứng đó, dưới bóng của tàn cây cát đằng.
- Con vừa làm một việc thật tội lỗi đó. - Mẹ tôi nói.
- Vì con tưởng đó là rắn độc nhưng hóa ra chỉ là rắn bình thường. Nhưng con đã chôn cất chúng tử tế, nên chắc không sao đâu.
Mặc dù nói vậy nhưng tôi nghĩ chuyện như thế mà để mẹ nhìn thấy thì thật không hay chút nào.
Đương nhiên mẹ không phải là người mê tín nhưng mười năm trước, sau khi cha tôi qua đời tại tư gia ở thành phố Nishikata mẹ trở nên rất sợ rắn. Ngay trước khi cha mất, mẹ nhìn thấy có sợi dây đen đen dài dài bên gối nằm của cha, mẹ định nhặt lên thì mới hay ra đó là con rắn. Nó trườn đi, ra tới hành lang rồi mất hút. Chứng kiến cảnh tượng ấy chỉ có mẹ và chú Wada, hai người nhìn nhau nhưng vì không muốn làm kinh động đến phút ra đi của cha nên đều im lặng. Lúc đó, tôi cũng có mặt tại phòng khách nhưng không hề hay biết gì.
Nhưng chính tôi đã chứng kiến cảnh rắn bò lóp ngóp trên bờ ao, trên ngọn cây ở ngoài vườn vào buổi tối ngay ngày cha tôi qua đời. Bây giờ tôi là bà cô hai mươi chín tuổi nhưng khi cha mất vào mười năm trước, tôi cũng đã mười chín tuổi rồi. Không còn là trẻ con nữa nên cho dù mười năm đã trôi qua ký ức đó vẫn còn rõ ràng, không hề sai trật. Khi đi cắt hoa cúng, tôi bước dọc về phía bờ ao, đến bên cây đỗ quyên, ngước mắt nhìn thì thấy trên đầu cành cây có một con rắn nhỏ đang quấn mình. Khi định ngắt cành hoa cúc yamabuki tiếp theo cũng thấy trên cành hoa có rắn, tôi hơi ngạc nhiên.
https://thuviensach.vn
Trên cành cây ô liu, rồi cây phong, cây hoa đậu, dây cát đằng, cây hoa anh đào kế bên cũng có..., nói chung nơi nào có cây là nơi đó thấy rắn. Tuy nhiên tôi lại không thấy sợ hãi lắm. Tôi chỉ cảm thấy rắn cũng giống như tôi, buồn thương về sự ra đi của cha, nên chúng mới rời hang bò ra ngoài vái lạy vong linh của cha tôi. Khi tôi lặng lẽ báo cho mẹ biết về chuyện có rắn trong vườn, mẹ nghiêng đầu như đang suy nghĩ điều gì đấy nhưng không nói ra.
Nhưng sự thật là sau lần thứ hai thấy rắn đó, mẹ tôi đâm ra vô cùng ghét rắn. Có lẽ hơn cả ghét nữa mà là kính rắn, sợ rắn, như một cảm giác kinh sợ nên kính nhi viễn chi vậy.
Tôi nghĩ việc đốt trứng rắn mẹ nhìn thấy khi nãy chắc chắn đã khiến mẹ có cảm giác đó là việc vô cùng bất thường, còn tôi cũng thấy rất sợ vì mình đã đốt trứng rắn và cứ lo lắng không biết đó có phải là lời nguyền ác nghiệt nào lên mẹ hay không? Đến ngày hôm sau, hôm sau nữa tôi vẫn không thể quên nhưng sáng nay nơi nhà ăn, tôi đã lỡ miệng nói xằng bậy thiếu suy nghĩ rằng người đẹp sẽ chết, không thể nào rút lại lời nói được nữa, tôi chỉ đành khóc; vừa dọn dẹp bữa sáng tôi vừa cảm thấy sâu th trong ngực mình, có cái gì đó như một con rắn đang trườn vào âm mưu rút ngắn sinh mệnh của mẹ, một cảm giác bức bối không tài nào chịu nổi.
Rồi ngày hôm đó, tôi lại nhìn thấy rắn trong vườn. Đó là một ngày đẹp trời và vô cùng yên tĩnh nên sau khi làm xong việc ở nhà bếp, tôi mang một chiếc ghế mây ra bãi cỏ sau vườn để ngồi đan len. Nhưng khi vừa đặt chiếc ghế xuống bãi cỏ, tôi nhìn thấy ở bụi cây chỗ tảng đá nơi góc vườn có một con rắn. “Á, thật là đáng ghét!” Lúc đó tôi chỉ nghĩ vậy thôi chớ không suy nghĩ gì sâu xa hơn rồi mang ghế đặt ngay chỗ lối đi, ngồi xuống và đan len. Cho đến chiều, tôi muốn xem tập tranh của Marie Laurencin[2] ở trong thư viện nhà tôi, vốn là một cái chòi nơi góc vườn nên đã cất bước và lại thấy trên bãi cỏ một con rắn đang chậm chạp trườn đi. Nó giống y như con rắn ban sáng. Một con rắn dài thanh mảnh quý phái. Tôi nghĩ nó là rắn cái.
https://thuviensach.vn
Nàng ta từ từ băng qua bãi cỏ, đến dưới bụi hoa hồng thì ngừng lại ngẩng đầu lên, thè lưỡi đung đưa như ngọn lửa. Làm ra vẻ nhìn ngắm xung quanh một hồi lâu, nàng gục đầu, rũ xuống đất một cách uể oải. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đây là một con rắn thật đẹp rồi đi đến thư viện góc vườn lấy tập tranh. Khi quay trở lại, tôi thử tìm con rắn lúc nãy nhưng nàng không còn ở đó nữa.
[2] Marie Laurencin (1885-1956): nữ họa sĩ Pháp, chuyên vẽ tranh chân dung - ND.
Đến gần chiều, tôi cùng mẹ uống trà trong căn phòng bài trí kiểu Trung Hoa, nhìn ra vườn tôi lại thấy nàng rắn ban sáng đang nằm trên bậc thang đá thứ ba. Mẹ cũng nhận ra.
- Con rắn kia là...?
Mẹ đi đến chỗ tôi, nắm tay tôi và cứ đứng yên như thế. Nghe mẹ hỏi, tôi chợt nghĩ ra và nói:
- Con rắn mẹ của những cái trứng đó đúng không?
- Đúng, đúng đấy con à - Mẹ>
Chúng tôi nắm chặt tay nhau, nghẹt thở, im lặng quan sát con rắn. Nó ngóc đầu uể oải rồi bắt đầu trườn đi như thể đang run rẩy, băng ngang qua bậc thang đá về phía bụi hoa diên vỹ.
- Nó cứ đi vòng quanh vườn từ sáng nay đấy mẹ ạ - Tôi khe khẽ nói. Mẹ thở dài rồi ngồi xuống ghế:
- Vậy sao? Nó đi tìm trứng đấy mà. Thật tội nghiệp - Mẹ trầm giọng.
https://thuviensach.vn
Tôi chỉ đành cười trừ trong căng thẳng.
Ánh chiều soi sáng gương mặt mẹ, mắt mẹ sáng lấp lánh gần như một màu xanh, gương mặt dường như mang một chút gì giận dữ đẹp vô cùng, khiến người khác phải động lòng. Tôi chợt nghĩ gương mặt mẹ và con rắn đẹp đẽ khi nãy có một cái gì đó giống nhau. Tôi cũng không hiểu tại sao lại có cảm giác con rắn xấu xí như con rắn độc mamushi đang uốn éo trong ngực tôi như muốn ăn tươi nuốt sống con rắn mẹ đẹp đẽ vô chừng và buồn rầu sang trọng đó.
Tôi đặt tay lên bờ vai mềm mại và mảnh mai của mẹ, cảm nhận được một nỗi muộn phiền không rõ lý do.
Chúng tôi đã rời bỏ căn nhà nơi khu phố Nishikata, Tokyo để chuyển về một sơn trang xây theo kiểu Trung Hoa ở Izu này từ tháng mười hai năm Nhật Bản phải đầu hàng vô điều kiện. Sau khi cha tôi mất, việc kinh tế của gia đình đều do một tay chú Wada, em trai và là người thân duy nhất của mẹ lo liệu. Nhưng thế cuộc đổi thay từ khi chiến tranh kết thúc, chú Wada cũng chẳng còn cách nào khác là phải bán nhà, giải tán hết người làm rồi bàn với mẹ tôi rằng cách tốt nhất bây giờ là mua một căn nhà nhỏ đâu đó ở miền quê để sống qua những tháng ngày yên ổn. Mà mẹ tôi thì chuyện tiền nong còn kém hiểu biết hơn cả một đứa trẻ con, khi nghe chú Wada nói thế chỉ gật đầu mà rằng “vậy chú làm sao được thì làm” rồi thôi.
Vào cuối tháng mười một, chú tôi gửi điện báo nói rằng “ngôi biệt thự của tử tước Kawada trên tuyến đường sắt Sunzu[3]đang rao bán, ngôi nhà nằm trên nền cao bằng phẳng, tầm nhìn khoáng đạt và có vườn rộng chừng một trăm tsubo[4]; vùng này cũng nổi tiếng là một chốn để ngắm hoa mơ, mùa đông ấm áp, mùa hè mát mẻ, em nghĩ chị sống nơi đó sẽ rất thích hợp nhưng vì cần phải gặp và nói chuyện trực tiếp với chủ biệt thự nên nếu được ngày mai chị có thể ghé văn phòng em ở khu Ginza một chút”.
https://thuviensach.vn
[3] Sunzu 駿豆: viết tắt của hai vùng Suruga 駿河 và Izu 伊豆 - ND.
[4] Tsubo(坪): đơn vị đo diện tích ở Nhật. Một tsubo chừng 3,306 mét vuông - ND.
- Vậy mẹ có đi không? - Tôi hỏi.
- Đi chứ, vì chú ấy đã yêu cầu như vậy còn gì - Mẹ nói với một nụ cười cô đơn vô hạn.
Ngày hôm sau, mẹ nhờ chú Matsuyama, người tài xế cũ, đưa đi từ quá trưa đến khoảng 8 giờ tối mới cùng chú Matsuyama trở về nhà.
Mẹ vào phòng của tôi, chống tay lên b ngồi xuống với vẻ rã rời và buông một câu.
- Mẹ quyết định rồi.
- Quyết định cái gì vậy mẹ?
- Tất cả.
- Nhưng mà...
Tôi kinh ngạc:
- Nhà cửa như thế nào mẹ còn chưa xem qua mà.
Mẹ tựa khuỷu tay lên bàn, sờ trán và khẽ thở dài:
- Bởi vì chú Wada nói đó là một nơi rất tốt. Mẹ cảm thấy chúng ta cứ nhắm
https://thuviensach.vn
mắt mà dọn đến ngôi nhà đó thì cũng được chứ sao.
Mẹ ngẩng mặt lên cười yếu ớt. Gương mặt ấy hơi tiều tụy nhưng đẹp vô cùng.
- Đúng vậy.
Tôi gật đầu biết mình đã thua niềm tin đẹp đẽ của mẹ đối với chú Wada và cũng tán đồng.
- Vậy thì con cũng nhắm mắt mà dọn đi.
Hai mẹ con cùng cất tiếng cười nhưng sau đó là một nỗi rầu buồn vô hạn.
Sau đó, mỗi ngày đều có phu khuân vác đến thu xếp hành lý và chuyển đi. Chú Wada cũng đã đến giúp cắt đặt mọi việc. Tôi cùng cô hầu Okimi bận rộn với bao nhiêu việc, nào là sắp xếp quần áo, rồi mang những thứ linh tinh ra vườn đốt, vậy mà mẹ không phụ giúp gì dù chỉ là đụng đến một ngón tay, cứ suốt ngày chôn mình trong phòng thờ thẫn.
- Sao vậy ạ? Mẹ lại không muốn chuyển đến Izu nữa à? - Tôi lấy can đảm hỏi mẹ.
- Không phải vậy đâu - Mẹ mơ màng đáp.
Mười ngày sau, chuyện thu dọn hành lý cũng hoàn tất. Buổi tối khi tôi c3ùng Okimi đốt giấy vụn và rơm khô ngoài vườn, mẹ cũng từ trong phòng bước ra, đứng ở lối đi và lặng lẽ nhìn những tàn lửa cháy. Cơn gió tây lạnh lẽo như màu tro xám thổi qua, làn khói bay là đà sát mặt đất, tôi vô tình ngước lên nhìn gương mặt của mẹ, thấy thần sắc vô cùng nhợt nhạt, nét mặt này tôi chưa nhìn thấy bao giờ.
https://thuviensach.vn
- Mẹ à, sắc mặt mẹ xanh xao quá!
Khi tôi hoảng hốt la lên như vậy thì mẹ cười nhẹ đáp lời:
- Không có gì đâu con.
Rồi lặng lẽ quay về phòng.
Tối hôm đó, vì chăn chiếu đã đóng hành lý nên Okimi ngủ ở trường kỷ trên tầng hai, còn tôi và mẹ nghỉ trong phòng của mẹ, hai người nằm chung trên một tấm futon mượn của nhà kế bên.
Khi tôi vừa định chúc mẹ ngon giấc thì bất ngờ mẹ nói với giọng run run yếu ớt:
- Vì có Kazuko nên mẹ mới đến Izu. Chính vì có Kazuko đi cùng mẹ đấy. Tôi giật mình hỏi lại:
- Nếu không có Kazuko thì sao?
Đột nhiên mẹ bật khóc.
- Mẹ thà chết đi còn hơn. Mẹ muốn chết trong ngôi nhà mà cha con đã qua đời.
Mẹ nghẹn ngào và khóc thổn thức.
Từ trước đến giờ chưa lần nào mẹ tỏ ra yếu đuối trước mặt tôi, cũng chưa khi nào để tôi nhìn thấy mẹ khóc đau khổ như vậy. Cho dù là lúc cha tôi mất, lúc tôi đi lấy chồng, lúc tôi bụng mang dạ chửa quay về nhà, rồi đứa bé
https://thuviensach.vn
bị chết non trong bệnh viện, hay lúc tôi bệnh nằm liệt giường, rồi ngay cả khi Naoji quậy phá nữa, mẹ cũng tuyệt đối không cho ai thấy thái độ yếu ớt như thế.
Mười năm kể từ ngày cha tôi mất, mẹ không thay đổi một chút nào, vẫn lạc quan và hiền dịu. Chúng tôi cứ thế tha hồ làm nũng với mẹ. Tuy nhiên, giờ thì mẹ đã hết sạch tiền. Vì tôi và Naoji, mẹ trang trải tiêu pha hết chẳng tiếc nuối một chút gì. Và giờ đây mẹ phải rời ngôi nhà thân thương này để dọn đến một sơn trang nhỏ ở Izu, cùng tôi bắt đầu cuộc sống mới, lủi thủi chỉ có hai người.
Phải chi mẹ là người hẹp lòng, la mắng chúng tôi, lặng lẽ tiết kiệm một chút cho riêng mình thì dù cuộc thế đổi thay thế nào cũng không đến mức cùng quẫn chỉ muốn chết như thế này. Mà cái chuyện không có tiền đúng làịa ngục đáng sợ và thê thảm vô vọng nhất mà tôi lần đầu tiên từ lúc sinh ra đến giờ mới nhận thấy. Ngực tôi nghẹn thắt lại, muốn khóc nhưng không thể nào khóc được. Không biết cái cảm giác lúc này có phải thứ mà nhân gian thường hay nói là “sự nghiêm túc của cuộc đời” hay không? Tôi cứ ngửa mặt nhìn lên trần nhà, cảm thấy người mình như một tảng đá, không tài nào nhúc nhích nổi.
Ngày hôm sau, quả thật sắc mặt mẹ rất xanh xám, có vẻ dùng dằng muốn ở lại căn nhà này lâu hơn chút nữa, không muốn rời đi. Chú Wada nhìn thấy được điều này nên nói rằng hành lý đã gửi đi hết rồi, hôm nay phải khởi hành đi Izu. Lúc này, mẹ mới miễn cưỡng mặc áo khoác, khẽ cúi chào cô hầu Okimi cùng những người làm khác cũng đang nói lời tạm biệt, rồi cùng chú và tôi ba người rời khỏi căn nhà ở Nishikata.
Chuyến xe lửa khá vắng vẻ nên cả ba chúng tôi đều tìm được chỗ ngồi. Trong xe, chú tôi cao hứng ngâm nga vài đoạn kịch No còn mẹ thì sắc diện rất xấu, ủ rũ gục đầu và như co ro vì lạnh. Đến Mishima, chúng tôi đổi qua chuyến tàu đi Sunzu, đến Izu Nagaoka thì xuống tàu đi xe buýt chừng 15
https://thuviensach.vn
phút là tới nơi. Chúng tôi từ từ leo lên con dốc hướng về phía núi và thấy một ngôi làng nhỏ, ở rìa làng có một sơn trang xây theo kiểu Trung Hoa khá kỳ công.
- Mẹ ơi, nơi này tuyệt hơn nhiều so với hình dung của mình nhỉ? - Tôi nói hổn hển.
- Đúng vậy đấy.
Mẹ đứng trước cổng sơn trang với một thoáng vui hiện lên trong mắt. - Thứ nhất là không khí trong lành. Thật tinh khiết biết bao! Chú nói đầy vẻ tự hào:
- Đúng như thế.
Mẹ mỉm cười đáp lại:
- Thật tuyệt! Không khí ở đây thật tuyệt!
Và cả ba chúng tôi mỉm cười.
Chúng tôi thử bước vào bên trong thì thấy hành lý từ Tokyo đã được chuyển đến chất đầy từ hành lang cho đến tận trong phòng.
- Thứ hai là phong cảnh từ phòng khách nhìn ra rất đẹp.
Chú cao hứng kéo hai mẹ con tôi vào phòng khách và bắt chúng tôi ngồi xuống.
Lúc này khoảng ba giờ chiều, khí trời mùa đông dịu nhẹ lan tỏa trên bãi cỏ
https://thuviensach.vn
trong vườn. Dưới chân bậc thềm đá nơi bãi cỏ là một cái ao nhỏ với rất nhiều cây hoa mơ, ở phía cuối vườn là một mảng vườn cam trải dài, ở đó có con đường làng, theo đó là ruộng lúa nước, xa xa là rừng thông và tít bên kia rừng thông là biển. Nếu ngồi ở phòng khách như thế này thì mực nước biển cao ngang ngực tôi.
- Cảnh vật thật yên bình - Mẹ nói đầy vẻ ưu tư.
- Chắc tại bầu không khí. Ánh nắng dường như khác hẳn với Tokyo, đúng không mẹ? Những tia nắng trông giống như tơ lụa.
Tôi phấn khởi lên tiếng.
Căn nhà có một phòng mười chiếu, một phòng sáu chiếu, một phòng khách kiểu Trung Hoa, hành lang rộng khoảng ba chiếu, phòng tắmhoảng chừng ba chiếu, rồi phòng ăn và phòng sinh hoạt chung, rồi một phòng trên tầng hai thiết kế theo kiểu Tây bên trong kê một cái giường lớn dành cho khách. Chỉ có bấy nhiêu phòng thôi nhưng với hai mẹ con tôi, à không, cho dù Naoji trở về nữa thì đối với ba người, căn nhà cũng không chật chội chút nào.
Chú đến cửa hàng duy nhất trong sơn thôn này để đặt mua thức ăn. Khi cơm hộp được mang tới, chúng tôi bày ra trong phòng khách, chú lấy rượu whisky đem theo ra thưởng thức. Chú vui vẻ kể chuyện về chuyến đi du lịch Trung Quốc với tử tước Kawada, người chủ trước của sơn trang này. Mẹ chỉ cầm đũa chấm mút chút ít và khi trời vừa chạng vạng tối, mẹ cất giọng khe khẽ.
- Để cho mẹ ngủ một chút.
Tôi soạn hành lý lấy chăn đệm trải cho mẹ nằm nghỉ. Nhưng có điều gì đó
https://thuviensach.vn
nơi mẹ khiến tôi lo lắng. Tôi tìm cái nhiệt kế và thử đo thân nhiệt cho mẹ thì thấy lên đến ba mươi chín độ.
Chú tôi cũng hoảng hốt và vội vàng đi đến cuối làng tìm bác sĩ. - Mẹ ơi!
Tôi gọi nhưng mẹ chỉ nằm thiêm thiếp. Tôi nắm chặt bàn tay nhỏ nhắn của mẹ và nức nở khóc. Mẹ thật tội nghiệp biết bao, mà không, cả hai mẹ con mình thật là đáng thương. Tôi vừa khóc vừa nghĩ đến việc chết đi cùng mẹ. Thôi, chúng tôi không cần bất cứ thứ gì nữa. Cuộc sống của mẹ con tôi đã kết thúc kể từ khi bước chân ra khỏi ngôi nhà ở Nishikata.
Khoảng hai tiếng sau chú đưa một vị bác sĩ trong làng về, ông có vẻ khá già, mặc áo hakama thượng phẩm và chân mang tất trắng.
- Không chừng bị viêm phổi đấy. Tuy nhiên, dù bị viêm phổi đi nữa cũng không cần lo lắng gì đâu.>
Sau khi chẩn bệnh, bác sĩ nói một cách mập mờ như vậy rồi chích thuốc cho mẹ xong thì ra về.
Ngày hôm sau mẹ vẫn không hạ sốt.
Chú Wada đưa cho tôi hai ngàn yên và căn dặn nếu phải nhập viện thì hãy gửi điện báo về Tokyo cho chú, rồi quay về trong ngày hôm đó.
Tôi lấy trong hành lý ra một số vật dụng nấu ăn cần thiết, nấu cháo mời mẹ ăn. Mẹ vẫn nằm như thế và húp đến muỗng cháo thứ ba thì lắc đầu.
Vào buổi trưa hôm ấy, vị bác sĩ làng lại ghé thăm bệnh. Lần này ông không mặc áo hakama nhưng chân vẫn đi tất trắng.
https://thuviensach.vn
- Có nên đưa vào bệnh viện không ạ? - Tôi hỏi.
- Không cần thiết đâu. Hôm nay tôi sẽ tiêm một mũi thuốc liều cao và phu nhân có lẽ sẽ hạ sốt đấy.
Câu trả lời của bác sĩ cũng mơ hồ như hôm trước. Sau đó ông tiêm thuốc cho mẹ rồi ra về.
Dường như mũi thuốc đó có hiệu quả, quá trưa hôm đó sắc mặt mẹ trở nên hồng hào, mồ hôi ra đầm đìa và cười nói khi tôi thay áo ngủ cho mẹ.
- Có lẽ đây là danh y chăng?
Sốt đã hạ xuống còn 37 độ. Tôi vui mừng không tả xiết, vội chạy đến quán trọ cuối làng nhờ bà chủ mua giùm mười quả trứng gà mang về ộc hồng đào mời mẹ ăn. Mẹ ăn được ba quả và chừng nửa chén cháo.
Hôm sau, vị bác sĩ, lại mang tất trắng, đến thăm bệnh. Khi tôi bày tỏ lòng cám ơn về liều thuốc hiệu nghiệm ngày hôm qua thì ông cúi đầu đáp lễ với vẻ mặt như muốn nói “đương nhiên phải có hiệu quả rồi”. Ông khám bệnh cho mẹ một cách cẩn thận và quay sang nói với tôi:
- Phu nhân đã khỏi bệnh. Vì vậy, từ bây giờ có thể ăn bất cứ thứ gì và làm gì cũng được hết đấy.
Đúng là cách nói chuyện lạ lùng, tôi kiềm chế lắm mới không bật cười.
Tôi tiễn vị bác sĩ ra tận cổng, khi quay lại phòng khách thì thấy mẹ đã ngồi dậy được.
- Đúng là danh y. Mẹ đã khỏi rồi.
https://thuviensach.vn
Mẹ trông rất vui tươi, thì thầm như nói với chính mình.
- Mẹ à, con mở cửa ra nhé? Bên ngoài tuyết đang rơi đấy.
Tuyết nhẹ nhàng rơi rơi từng phiến mỏng như những cánh hoa mẫu đơn. Tôi kéo cánh cửa và ngồi bên cạnh mẹ, ngắm tuyết Izu qua lớp kính.
- Khỏi bệnh rồi.
Mẹ lại thì thầm một mình.
- Ngồi như thế này, mẹ có cảm giác những chuyện trước đây thoáng qua như một giấc mơ thôi. Nói thật, lúc sắp chuyển nhà đến Izu trong lòng mẹ cứ chán nản thế nào ấy. Mẹ chỉ muốn ở thêm dù chỉ một ngày, thậm chí nửa ngày trong ngôi nhà ở Nishikata. Khi lên xe điện là lúc mẹ nhận ra lòng mình đã chết đi một nửa và khi đặt chân đến đây, lúc đầu mẹ cảm thấy tâm trạng vui lên một chút nhưng khi trời chập choạng tối mẹ như kiệt sức vì da diết nhớ Tokyo. Đây không phải là căn bệnh bình thường đâu. Thần linh đã cho mẹ tái sinh thành một người khác hoàn toàn với ngày hôm qua đấy.
Rồi từ đó đến nay, cuộc sống nơi sơn trang chỉ hai mẹ con tôi cứ lặng lẽ và yên bình trôi qua. Những người ở đây đối xử rất tử tế với chúng tôi. Chúng tôi chuyển đến đây từ tháng mười hai năm ngoái, vậy tính đến hôm nay là đã bốn tháng trôi qua rồi. Ngoài việc chuẩn bị cơm nước ra chúng tôi đan len ở ngoài sân vườn, đọc sách trong phòng bày trí kiểu Trung Hoa hay lặng lẽ thưởng trà, sống một cuộc sống hầu như biệt lập với thế gian. Vào tháng hai hoa mơ nở rộ, cả sơn thôn ngập chìm trong sắc hoa. Tháng ba nhiều ngày bình yên lặng gió nên những cánh hoa mơ độ mãn khai càng tươi tắn, khoe sắc cho đến cuối tháng. Dù sáng trưa chiều hay tối, những cánh hoa mơ vẫn đẹp đến nao lòng. Lần nào tôi mở cửa, hương hoa cũng lan tỏa khắp gian phòng.
https://thuviensach.vn
Vào cuối tháng ba, buổi chiều thường hay có gió, khi tôi thưởng thức trà chiều trong phòng ăn những cánh hoa mơ ngoài cửa sổ theo gió bay vào trong tách trà. Sang tháng tư, tôi và mẹ đan len ngoài sân và thường nói về kế hoạch làm vườn sắp tới. Mẹ nói là muốn giúp tôi.
Ah, dù cho chúng tôi - như lời mẹ nói - đã chết đi để tái sinh thành hai con người hoàn toàn khác nhưng phải chăng sự phục sinh như chúa Jesu đối với người phàm là không thể được? Mặc dù mẹ nói đã quên đi chuyện đã qua nhưng rõ ràng khi húp muỗng súp mẹ lại nhớ đến Naoji và thở dài. Và vết thương trong lòng tôi, thực ra cũng chưa bao giờ lành lại.
À, tôi muốn kể mọi chuyện rõ ràng không che đậy tí gì cả. Thỉnh thoảng tôi thầm nghĩ sự bình yên ở sơn trang này chỉ là giả dối ngụy tạo mà thôi.
Cho dù đây có là khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn ngủi mà thần linh đã ban cho mẹ con tôi đi nữa, thì tôi cũng không ngừng nhận thấy rằng trong sự yên bình này có một bóng đen tăm tối và bất thường đang tiến lại gần chúng tôi. Mẹ tỏ ra hạnh phúc nhưng mỗi ngày lại cứ tiều tụy đi. Trong ngực tôi, con rắn độc mamushi đang trú ngụ, dù gắng đè nén đến đâu nó cũng đang lớn dần lên bằng sự hy sinh của mẹ. Ah, giá như đây chỉ là do thời tiết mà thôi thì hay biết mấy. Nhưng gần đây tôi cứ cảm thấy cuộc sống này thật chán chường không chịu nổi. Chắc hẳn là việc đốt trứng rắn là một trong những điều dại dột làm tôi cứ lo lắng bồn chồn như vậy. Nếu cứ thế này mãi thì sẽ làm cho mẹ ngày càng chìm sâu vào nỗi buồn phiền và suy nhược hơn thôi. Còn nếu viết về tình yêu thì tôi đã không thể nào viết gì được nữa.
https://thuviensach.vn
Chương 2: Ðám cháy
Mười ngày trôi qua sau sự kiện trứng rắn, những chuyện xui xẻo cứ lần lượt xảy ra càng làm cho mẹ thêm đau lòng và bào mòn sinh mệnh của mẹ.
Tôi đã gây ra một vụ cháy. Từ nhỏ đến giờ, dù có mơ tôi cũng chưa một lần nghĩ đến chuyện khủng khiếp như vậy lại xảy ra trong cuộc đời tôi.
Nếu không cẩn thận với lửa sẽ xảy ra hỏa hoạn. Một điều hiển nhiên như thế mà không biết thì chắc hẳn chỉ có “tiểu thư” như tôi đây mà thôi.
Buổi tối thức dậy đi vệ sinh, khi bước ra cửa hành lang tôi chợt nhận thấy trong phòng tắm ofuro[1] có ánh sáng. Tôi liếc mắt nhìn thì thấy cửa kính phòng tắm ofuro đỏ rực và còn nghe cả tiếng lách tách. Cứ để nguyên chân trần, tôi vội vàng chạy đến, kéo cửa nhìn ra ngoài thì thấy nguyên đống củi chất bên cạnh lò đun nước nóng đang bốc cháy phừng phừng.
[1] Ofuro お風呂: phòng tắm kiểu Nhật, thường có một cái bồn để ngâm mình.
Chạy bay biến đến ngôi nhà ở phía dưới khu vườn, tôi ráng sức đập cửa và hét:
- Ông Nakai dậy đi! Cháy rồi!
Tôi nghĩ ông đang ngủ nhưng nghe thấy ngay tiếng đáp:
- Vâng, tôi ra ngay.
https://thuviensach.vn
Rồi trong khi tôi đang nói “làm ơn đi, xin nhanh nhanh cho” thì ông ấy đã lao ra khỏi nhà trong bộ đồ ngủ yukata. Hai chúng tôi đang khẩn trương lấy xô múc nước dưới ao chạy đến dập tắt lửa thì nghe tiếng hét thất thanh của mẹ vọng ra từ hành lang phòng khách. Tôi quẳng cái xô đi và chạy vội lên hành lang đỡ lấy mẹ. Mẹ gần như ngất đi.
- Mẹ à, đừng lo lắng. Không sao đâu. Mẹ ngủ đi nhé!
Sau khi đưa mẹ về phòng ngủ, tôi lập tức chạy lại đám cháy. Lần này tôi lấy nước từ trong phòng tắm ofuro chuyền cho ông Nakai để dập lửa nhưng lửa quá mạnh, hầu như không thể dập tắt được.
- Cháy, cháy, biệt trang phát hỏa rồi!
Tôi nghe tiếng gọi to từ phía cuối làng và sau đó có bốn năm người dân phá cửa rào lao vào. Họ dùng xô nhựa múc nước nơi bồn trữ phía hàng rào, nhanh chóng chuyền tay nhau và chỉ hai ba phút sau ngọn lửa đã được dập tắt. Suýt tí nữa là lửa đã cháy lan tới nóc phòng tắm ofuro.
Khi vừa nghĩ thật là may mắn thì cũng là lúc tôi nhận ra nguyên nhân của vụ cháy. Đó là do lúc chiều tối, tôi lấy củi còn cháy dở từ trong bếp đun nước tắm ra với ý định dụi tắt nhưng rồi cứ để bên đống củi. Lúc này tôi đứng yên và muốn khóc. Sau đó tôi nghe cô con dâu của nhà Nishiyama cao giọng nói vọng từ ngoài hàng rào vào là “phòng tắm đã bị cháy rụi rồi” và “do là lửa của nồi nước nóng chưa được dập tắt đó”.
Cuối cùng thì ông Fujida - trưởng thôn, anh Ninomiya - cảnh sát, trưởng ban phòng vệ[2] - ông Ouchi, cũng có mặt. Ông Fujida hỏi thăm với nét mặt hiền lành muôn thuở:
[2] Keibodan警防団: một đơn vị phòng vệ được thành lập vào năm 1939
https://thuviensach.vn
nhằm mục đích chữa cháy và đề phòng không tập trong trường hợp bị máy bay tập kích. Đơn vị này bị giải thể vào năm 1947.
- Cháu sợ lắm phải không? Chuyện xảy ra như thế nào vậy? - Cháu thật là bất cẩn. Cháu đã định dụi tắt thanh củi ấy mà...
Chỉ nói được chừng ấy, quá đau xót, nước mắt tôi trào ra, rồi cứ đứng gục đầu im lặng. Lúc đó, tôi nghĩ mình chắc sẽ bị cảnh sát bắt đi và trở thành kẻ phạm tội. Đột nhiên tôi cảm thấy hổ thẹn với bộ dạng nhếch nhác, mặc nguyên áo ngủ với đôi chân đất của mình và thấy mình sao mà thê thảm.
- Bác hiểu rồi. Thế còn mẹ cháu đâu?
Ông Fujida nhẹ nhàng lên tiếng như muốn xoa dịu tôi.
- Dạ, cháu để mẹ nghỉ trong phòng khách. Dường như mẹ vô cùng kinh hãi. - Nhưng thôi...
Người cảnh sát trẻ cũng an ủi.
- Rất may căn nhà không bị bắt lửa.
Ngay lúc đó ông Nakai đã thay đồ và bước tới.
- À, chỉ là thanh củi có hơi bắt lửa thôi mà, có gì lớn đâu.
Ông nói trong hơi thở hổn hển, bao che cho tội lỗi ngu ngốc của tôi. - Vậy à. Tôi hiểu rồi.
https://thuviensach.vn
Trưởng thôn gật đầu hai ba lần và quay sang thì thầm trao đổi điều gì đó với anh cảnh sát tuần tra Ninomiya.
- Thôi, vậy chúng ta về đây. Cho gửi lời hỏi thăm mẹ cháu nhé!
Sau đó thì ông Ouchi trưởng ban phòng vệ và những người khác ra về. Chỉ còn anh tuần tra Ninomiya ở lại, bước đến bên tôi và hạ giọng thì thầm:
- Chuyện này tôi sẽ cho qua và không lập biên bản gì đâu.
Khi người cảnh sát vừa ra về ông Nakai hỏi tôi với giọng lo âu và căng thẳng.
- Anh Ninomiya nói gì thế?
- Anh ấy nói sẽ không lập biên bản gì cả.
Lúc này bên ngoài hàng rào còn mấy người láng giềng đứng xem. Khi nghe tôi trả lời như vậy mọi người đều nói “vậy à, tốt quá nhỉ” rồi cùng tản mát đi hết cả. Ông Nakai cũng nói lời tạm biệt và ra về. Còn lại mình tôi đứng thẫn thờ bên đống củi cháy đen, ngước nhìn trời cao qua làn nước mắt. Một đêm dài đã qua. Trời sắp sáng.
Tôi vào phòng tắm ofuro rửa tay chân, mặt mũi và tự dưng thấy sợ phải gặp mẹ, nên cứ loanh quanh trong đó sụt sịt rồi sửa sang tóc tai. Sau đó, tôi sang nhà bếp sắp xếp lại chén bát cho đến khi trời sáng bạch.
Trời vừa sáng, tôi rón rén bước chân vào phòng khách xem thử thì thấy mẹ đã thức dậy, thay đồ chỉnh tề và ngồi với vẻ mệt mỏi ở chiếc trường kỷ trong căn phòng trang trí theo kiểu Trung Hoa. Khi thấy tôi, mẹ mỉm cười nhưng gương mặt tái xanh đến mức làm người khác giật mình.
https://thuviensach.vn
Tôi không cười, chỉ lẳng lặng đến đứng sau lưng mẹ. Lát sau mẹ lên tiếng: - Đâu có chuyện gì đúng không? Chỉ là thanh củi bắt lửa thôi mà.
Tôi chợt cảm thấy nhẹ cả người và cười khúc khích. Tôi chợt nhớ đến câu cách ngôn trong Kinh thánh “lời nói đúng lúc như quả táo vàng trên đĩa bạc” và thấy vô cùng cảm tạ thần linh đã ban cho tôi một người mẹ dịu dàng như vậy. Chuyện tối qua đã trở thành dĩ vãng. Cứ thế, tôi đứng mãi sau lưng của mẹ, cùng hòa nhịp thở đều đều nhẹ nhẹ của bà và ngắm biển Izu buổi sáng qua lớp cửa kính.
Sau bữa ăn sáng, khi tôi đang dọn dẹp những thanh củi bị cháy tối hôm qua thì cô Osaki, bà chủ của nhà nghỉ duy nhất trong sơn trang này, chạy đến qua cánh cửa khu vườn và rối rít hỏi thăm:
- Sao vậy? Có chuyện gì vậy? Tôi mới vừa nghe nói. Tối qua làm sao vậy? Trong đôi mắt của cô lấp lánh những giọt nước mắt. Tôi xin lỗi lí nhí: - Cháu xin lỗi!
- Xin lỗi gì chứ! Quan trọng là phía cảnh sát đã nói gì nào? - Cảnh sát nói không sao ạ!
- Thế thì may quá!
Cô vui mừng ra mặt. Sau đó tôi bàn bạc với cô là nên xin lỗi và tạ ơn dân làng như thế nào, bằng cách thức ra sao. Cô Osaki nói “cứ tiền là được” và chỉ cho tôi những nhà nào mà tôi nên mang tiền đến tạ lỗi.
https://thuviensach.vn
- Nếu tiểu thư thấy đi một mình không tiện thì tôi đi cùng cho. - Chắc cháu đi một mình cũng được mà.
- Cháu tự đi được sao? Vậy thì đi một mình có lẽ hay hơn. - Cháu sẽ tự đi.
Sau đó cô Osaki giúp tôi dọn dẹp chỗ cháy chút đỉnh. Sửa sang xong xuôi, tôi nhận những tờ tiền giấy trăm yên từ mẹ rồi dùng giấy Mino[3] gói lại từng tờ. Trên đó tôi viết chữ “Tạ lỗi”.
[3] Minogami (美濃紙): từ dùng chỉ các loại giấy Nhật sản xuất ở Mino, vì có độ bền cao nên thường dùng để viết thư pháp, bao thư, làm cửa giấy...
Đầu tiên tôi tìm đến cơ quan công vụ. Nhưng trưởng thôn Fujita đã đi vắng nên tôi gửi gói giấy lại cho cô tiếp tân và nói lời xin lỗi.
- Tối hôm qua tôi đã làm chuyện đáng trách. Từ nay về sau tôi sẽ cẩn thận. Hãy tha thứ cho tôi. Vui lòng chuyển lời đến trưởng thôn giúp.
Sau đó tôi đến nhà của trưởng ban phòng vệ Ouchi. Anh Ouchi ra tận cổng, nhìn tôi im lặng và mỉm cười buồn bã. Không biết tại sao tôi lại muốn khóc:
- Tối hôm qua, tôi xin lỗi.
Nói được tới đây, tôi vội vã cáo từ. Ra đến ngoài đường, nước mắt tôi trào ra giàn giụa nhem nhuốc cả khuôn mặt nên tôi đành quay về nhà. Tôi vào phòng tắm, rửa mặt, trang điểm lại và mang giày chuẩn bị đi ra ngoài thì mẹ bước đến hỏi:
https://thuviensach.vn
- Lại đi đâu nữa vậy con?
- Dạ, bây giờ con mới bắt đầu đi ạ.
Tôi cúi mặt trả lời.
- Thật vất vả cho con.
Mẹ nói đầy chân tình.
Nhận được sức mạnh từ tình yêu thương của mẹ, lần này tôi đã có thể đi khắp mọi nhà mà không khóc một lần nào nữa. Khi tôi đến nhà trưởng khu phố, ông đi vắng nên chỉ có cô con dâu ra chào. Vừa thấy mặt tôi, cô ấy đã sụt sùi nước mắt. Rồi đến nhà của anh cảnh sát tuần tra Ninomiya, anh ấy cứ nói, “may quá, thật là may”. Tất cả mọi người đều thật là tử tế. Tôi cũng đi quanh một vòng các nhà hàng xóm, mọi người đều thông cảm và an ủi tôi nhiều. Duy chỉ có cô con dâu ông Nishiyama (nói vậy chứ cũng là bà cô gần bốn mươi tuổi rồi) ở phía trước nhà tôi, là mắng tôi sa sả:
- Từ giờ phải chú ý đấy. Tui không biết mấy người là quý tộc cái gì nhưng từ trước cứ thấy mấy người sống theo kiểu trẻ con chơi đồ hàng là tui ngứa mắt lắm. Sống theo kiểu như vậy không gây hỏa hoạn mới là chuyện lạ. Từ bây giờ phải cẩn thận vào đi. Nếu như tối hôm qua mà có gió lớn thì cả cái thôn này bị thiêu trụi hết còn gì.
Cô con dâu nhà ông Nishiyama này là người mà trong khi những người như ông Kanai chạy đến trước mặt trưởng thôn và viên cảnh sát tuần tra để bênh vực tôi: “chỉ là thanh củi bắt lửa, chuyện nhỏ thôi” thì bà ta cứ đứng ở ngoài hàng rào gào lên “nhà tắm bị cháy trụi rồi”, “do không cẩn thận lửa củi đấy”. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy lời mỉa mai của bà ta là có lý và thực sự đúng như vậy nên tôi không oán hận gì. Mặc dù mẹ cũng nói đùa: “chỉ là
https://thuviensach.vn
thanh củi bắt lửa thôi mà” để an ủi tôi nhưng đúng như lời của cô con dâu nhà Nishiyama nói, nếu như khi ấy có gió lớn thì cả cái thôn này có thể bị thiêu rụi rồi. Lúc đó, tôi có chết cũng không đền hết tội. Nếu vậy thì chắc mẹ cũng không sống nổi và tôi còn làm nhơ nhuốc thanh danh của người cha đã mất. Tuy bây giờ chẳng còn là người của hoàng gia hay quý tộc gì nữa, nhưng nếu như phải chết tôi cũng muốn chết một cách cao đẹp. Cái kiểu chết bi thảm như gây hỏa hoạn rồi phải đền tội đó chắc sẽ khiến tôi không thể nào nhắm mắt được. Từ giờ mình phải tỉnh táo và cẩn thận hơn.
Từ ngày hôm sau, tôi ráng sức làm việc đồng áng. Cô con gái nhà ông Nakai thỉnh thoảng cũng chạy sang giúp đỡ tôi. Sau hành động đáng xấu hổ như gây ra hỏa hoạn vừa rồi, tôi có cảm giác như máu trong người bị bầm đen đi, và con rắn độc mamushi của lòng ác ý trong ngực tôi cũng đổi cả màu máu nữa, dần dần tôi đã trở thành một người con gái làm ruộng quê mùa. Khi ngồi đan áo cùng mẹ nơi hành lang, tôi cảm thấy tức ngực khó thở, ngược lại, khi bước ra đồng và cày xới, tôi lại cảm thấy vui vẻ, sảng khoái hơn.
Lao động chân tay, đối với tôi công việc sử dụng sức lực này không phải là lần đầu tiên. Hồi còn chiến tranh, tôi bị trưng dụng để đi đào công sự. Bây giờ đôi tất mà tôi mang đi làm vườn cũng là thứ mà quân đội cấp cho hồi đó. Lần đầu tiên trong đời xỏ chân vào đôi bít tất dã chiến, tôi thấy vô cùng sửng sốt vì sự êm ái của nó. Khi tôi mang đôi vớ này đi dạo quanh vườn, ngực tôi râm ran niềm vui và có cảm giác như mình có thể hiểu được sự khinh khoái của chim và thú khi chúng dạo bước trên mặt đất bằng đôi chân trần. Đó là cái ký ức vui vẻ nhất trong thời chiến tranh. Bây giờ nghĩ lại, chiến tranh thật là cái thứ vớ vẩn.
Năm ngoái đã chẳng có gì
Năm kia cũng vậy>
https://thuviensach.vn
Năm kìa cũng thế thôi.
Bài thơ thú vị này được đăng trên một tờ báo ngay sau khi kết thúc chiến tranh. Bây giờ nhớ lại tôi vừa có cảm giác có nhiều chuyện đã xảy ra, vừa cảm thấy như chẳng có gì cả. Tôi ghét phải nghe người ta nói về ký ức chiến tranh. Mặc dù đã có nhiều người chết thật đấy nhưng toàn là những chuyện tầm thường, chán ngắt. Có lẽ đó chỉ là cảm nhận riêng của tôi chăng? Chỉ có chuyện tôi bị chính phủ trưng dụng, mang tất của quân đội và đi lao dịch là không cũ. Quả là một kỷ niệm đáng ghét nhưng cũng chính nhờ vào việc đi lao dịch ấy mà cơ thể tôi trở nên rắn chắc hơn và ngay cả bây giờ, mỗi lần gặp khó khăn trong cuộc sống, tôi cứ nghĩ là mình đang sống theo kiểu lao dịch vậy thôi.
Vào thời điểm chiến cục đang lâm vào bế tắc, có một thanh niên mặc quân phục đến nhà khu Nishikata đưa thông báo trưng dụng và lịch trình lao động cho tôi. Khi nhìn lịch trình, từ hôm sau cứ cách một ngày là tôi phải vào tận sâu trong núi Tachigawa để lao động, tự nhiên nước mắt tôi ứa ra.
- Cho người đi thay có được không?
Không ngăn được nước mắt, tôi khóc thổn thức.
- Quân đội đã thông báo trưng dụng tiểu thư vì vậy nhất định phải đích thân cô đi mới được.
Người thanh niên đó nhấn mạnh.
Tôi quyết tâm đi.>
Ngày hôm sau trời mưa. Chúng tôi được yêu cầu xếp hàng ở chân núi Tachigawa, trước tiên là nghe bài diễn thuyết của sĩ quan chỉ huy:
https://thuviensach.vn
- Chúng ta nhất định chiến thắng.
Ông mở đầu.
- Chúng ta nhất định sẽ chiến thắng. Tuy nhiên, nếu mọi người không làm theo mệnh lệnh của quân đội thì sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch tác chiến và sẽ có kết quả như Okinawa. Nhất định mọi người phải làm những công việc như yêu cầu. Ngoài ra, trong núi này không chừng có gián điệp trà trộn vào, vì vậy hãy cảnh giác lẫn nhau. Bắt đầu từ bây giờ, tất cả mọi người cũng giống như binh sĩ, sẽ vào trong trận địa làm việc. Vì vậy phải tuyệt đối chú ý không được tiết lộ hiện trạng quân đội ra ngoài.
Dưới trời mưa, trong khung cảnh núi giăng mờ sương khói, khoảng năm trăm đội viên cả nam lẫn nữ nghiêm cẩn đứng nghe. Trong số những binh sĩ, có nam sinh và nữ sinh của trường quốc dân, họ lạnh run như muốn khóc. Nước mưa thấm qua áo mưa, áo khoác và cuối cùng, thấm ướt đồ lót của tôi.
Cả ngày hôm đó tôi phải gùi đất đá. Trên xe điện trở về nhà, tôi đã khóc không ngừng. Nhưng bù lại, ngày tiếp theo tôi được giao việc kéo dây thừng trong đội lao dịch. Tôi nghĩ đây là công việc thú vị nhất.
Sau hai ba lần vào núi làm việc, bọn nam sinh trường quốc dân bắt đầu nhìn tôi một cách chằm chằm rất là khó chịu. Một hôm, khi tôi đang bưng đất thì có hai ba đứa đi ngược chiều, trong đó có một đứa lên tiếng:
- Con nhỏ đó là gián điệp hả?
Giọng nói rất nhỏ nhưng tôi nghe được và giật mình.
- Tại sao bọn họ lại nói như vậy nhỉ?
https://thuviensach.vn
Tôi thử hỏi cô gái đang đi bưng đất chung với tôi.
- Bởi vì nhìn cô giống người nước ngoài.
Cô gái trả lời rất nghiêm túc.
- Cô cũng nghĩ tôi là gián điệp hả?
- Không!
Lần này cô ấy mỉm cười.
- Tôi là người Nhật mà.
Nói xong tôi bất giác thấy mình thật ngớ ngẩn và cười thầm.
Vào một ngày đẹp trời, khi tôi đang khuân gỗ chung với những thanh niên khác thì một sĩ quan giám sát trẻ nghiêm nghị đến và chỉ vào tôi
- Này, cô. Hãy đến đây!
Viên sĩ quan nói và nhanh chóng đi về phía rừng thông. Tôi vô cùng bất an và lo sợ, tim đập thình thình bước theo. Viên sĩ quan đi đến đống gỗ xẻ mới đem về từ xưởng cưa thì dừng lại, quay sang tôi nói:
- Mỗi ngày cô vất vả lắm phải không? Hôm nay hãy canh giữ đống gỗ xẻ này.
Anh ta cười để lộ hàm răng trắng tinh.
- Vậy là tôi đứng ở đây à?
https://thuviensach.vn
- Ở đây mát mẻ và yên tĩnh, cô hãy lại chỗ tấm gỗ kia mà nằm nghỉ trưa. Nếu thấy chán thì cô có thể đọc cái này.
Anh ta nói và lấy trong túi áo khoác một cuốn sách nhỏ rụt rè đặt xuống tấm ván.
- Nếu thích thì cô cứ đọc.
Cuốn sách có tựa “Nhóm tam hùng”[4]. Tôi cầm lên.
[4] Nguyên tác là Toroika トロイカ, phiên âm từ chữ troika, nghĩa là nhóm tam hùng (nhóm ba người cùng làm việc với nhau, nhất là làm lãnh tụ (chính trị) của một nước).
- Xin cám ơn! Trong nhà tôi cũng có người thích đọc sách nhưng bây giờ đã đi đến tận miền Nam rồi.
Hình như đã nghe nhầm nên anh ta lắc đầu trầm giọng nói:
- Thế à! Chồng cô à! Ở miền nam là gay go lắm đấy! Tóm lại, hôm nay cô hãy đảm nhận công việc trông chừng chỗ gỗ này, cơm trưa lát sau tôi sẽ mang đến nên cô cứ thong thả nghỉ ngơi.
Nói xong anh lập tức bước đi.
Tôi ngồi xuống tấm ván và bắt đầu đọc sách. Đọc được chừng nửa quyển thì nghe tiếng giày của người sĩ quan ấy đi tới.
- Tôi mang cơm đến. Một mình chắc buồn tẻ lắm nhỉ!
Anh ta đặt phần cơm xuống cỏ và lại nhanh chóng rút lui.
https://thuviensach.vn
Sau khi ăn xong, tôi leo lên đống gỗ và lần xuống đọc sách. Đọc hết cuốn sách, tôi bắt đầu thiu thiu ngủ. Khi mở mắt ra thì đã quá ba giờ. Tôi có cảm giác ngờ ngợ là đã gặp người sĩ quan này ở đâu rồi nhưng nghĩ mãi vẫn không nhớ ra. Tôi leo xuống đống gỗ, vuốt vuốt lại mái tóc thì lại nghe tiếng giày ấy bước đến.
- Hôm nay thật vất vả cho cô. Cô có thể về được rồi.
Tôi chạy đến bên người sĩ quan, trả cuốn sách và định nói cám ơn nhưng không thể cất thành lời, cứ yên lặng nhìn mặt anh. Khi hai ánh mắt chạm nhau thì trong mắt tôi thấm đầy nước. Và rồi mắt người sĩ quan ấy cũng long lanh ướt. Cứ như thế chúng tôi chia tay trong yên lặng. Người sĩ quan trẻ ấy, từ hôm đó trở đi không một lần nào xuất hiện ở nơi chúng tôi làm việc nữa. Ngày hôm đó, chỉ có ngày hôm đó tôi được thảnh thơi, còn lại, cứ cách một ngày là tôi phải đến làm việc cực nhọc trong núi Tachigawa. Mẹ vô cùng lo lắng về thể trạng của tôi nhưng ngược lại, tôi trở nên rất chắc khỏe. Bây giờ tôi đã ngầm tự tin về mình và công việc đồng áng không làm cho tôi cảm thấy đau khổ nữa.
Mặc dù không thích nói và cũng không thích nghe chuyện về chiến tranh nhưng rồi tôi đã kể về “trải nghiệm đáng quý” của mình. Nếu như muốn nói một chút về ký ức thời chiến tranh thì chỉ có chừng ấy thôi, còn lại là như bài thơ kia đã viết.
Năm ngoái đã chẳng có gì
Năm kia cũng vậy
Năm kìa cũng thế thôi.
Nói nghe có vẻ ngớ ngẩn chứ chỉ có đôi tất quân dụng này là còn lại với tôi
https://thuviensach.vn
mà thôi.>
Chỉ có chuyện chiếc tất mà tôi lan man nhiều quá. Nhưng mỗi khi mang đôi tất này như là vật kỷ niệm duy nhất thời chiến tranh để đi làm vườn, tôi đều có một cảm giác bất an và day dứt trộn lẫn vào nhau nơi ngực mình vì thấy mẹ càng ngày càng yếu đi rõ rệt.
Vụ trứng rắn.
Và hỏa hoạn nữa.
Từ đó trở đi, sức khỏe của mẹ càng ngày càng đi xuống, còn tôi thì ngược lại, có cảm giác dần dần mình đã trở nên thô lậu và đê tiện. Không hiểu sao tôi cứ thấy mình đang hút dần sinh lực của mẹ để trở nên tốt tươi hơn.
Hồi hỏa hoạn, mẹ chỉ nói đùa là “thanh củi bắt lửa”, rồi từ đó không nói thêm lời nào về đám cháy, mà ngược lại còn có vẻ chăm lo cho tôi hơn nhưng chắc chắc là mẹ nhận cú sốc lớn gấp mười lần tôi. Từ sau vụ cháy, trong đêm mẹ thường hay nói mớ. Những đêm gió lớn, cho dù khuya khoắt cỡ nào, mẹ cũng ra khỏi giường, giả vờ đi vệ sinh để dạo quanh nhà xem xét. Sắc mặt mẹ lúc nào cũng mệt mỏi, có những ngày tôi thấy mẹ đi đứng cũng thật là khó khăn. Trước đây có lần mẹ nói “sẽ giúp con làm việc đồng áng”. Và dù tôi đã can ngăn nhưng mẹ cũng cố mang năm, sáu thùng nước ra tưới vườn, rồi hôm sau than là đau vai đến thở không nổi, ngủ vùi suốt một ngày. Từ đó có vẻ như mẹ bỏ hẳn việc làm vườn. Lâu lâu có ra thăm vườn thì mẹ cũng chỉ đứng nhìn tôi làm việc.
- Người ta nói, ai thích hoa nở mùa hè thì sẽ chết vào mùa hè, không chừng là thực đấy.
Hôm nay, mẹ cũng ra xem tôi làm vườn và bất ngờ nói như thế. Tôi im lặng tưới nước cho cây cà tím. Nghe mẹ nói vậy tôi mới nhận ra trời đã chớm h>
https://thuviensach.vn
- Mẹ thích hoa phượng[5] nhưng vườn nhà mình chẳng có cây nào cả.
[5] Nguyên văn Mune no hana むねの花, một giống hoa thuộc họ Albizia (phượng) nhưng bông nở hoa màu trắng, xòe ra.
Mẹ lại nói một mình.
- Chẳng phải có nhiều cây trúc đào hay sao?
Tôi cố tình nói xẵng giọng.
- Mẹ không thích trúc đào. Hầu hết các loại hoa nở vào mùa hè mẹ đều thích nhưng trúc đào thì sặc sỡ quá.
- Con thích hoa hồng nhất. Mà hoa hồng thì nở suốt bốn mùa. Vậy người yêu hoa hồng sẽ chết đi sống lại tới bốn lần trong các mùa xuân hạ thu đôngspan>
Hai mẹ con cùng cười.
- Con có nghỉ tay một chút không?
Mẹ vẫn cười và nói.
- Hôm nay mẹ có chút chuyện muốn bàn với Kazuko.
- Chuyện gì đây? Chuyện chết chóc thì con không muốn nghe đâu nhé!
Tôi bước theo mẹ đến ngồi nơi ghế đá dưới giàn hoa cát đằng. Hoa thì đã tàn, ánh nắng dịu nhẹ của buổi chiều xuyên qua kẽ lá hắt xuống, đầu gối chúng tôi nhuộm một màu xanh biếc.
https://thuviensach.vn
- Mẹ định kể cho con nghe chuyện này từ trước rồi nhưng đợi đến khi cả hai chúng ta đều có tâm trạng vui vẻ mới nói. Đằng nào cũng là chuyện không hay nhưng không hiểu sao hôm nay tâm trạng mẹ cảm thấy thoải mái và muốn nói hết mọi chuyện. Vì vậy con hãy cố gắng nghe cho hết nhé! Thực ra thì Naoji vẫn còn sống!
Người tôi đông cứng lại.
- Năm sáu ngày trước mẹ có nhận được tin tức từ chú Wada như thế này. Dạo trước, có người từng làm việc ở công ty của chú từ miền Nam sống sót trở về nên đến chào. Trong lúc hàn huyên thì mới biết người này cùng đơn vị với Naoji, rằng Naoji vẫn bình an và có lẽ sắp trở về. Nhưng có một chuyện chẳng may. Theo lời người này thì dường như Naoji bị nghiện á phiện khá nặng
- Lại nữa!
Miệng tôi nhăn lại giống như ăn phải thứ gì đắng nghét. Thằng Naoji từ hồi học phổ thông đã bắt chước nhà văn nào đó nghiện ngập ma túy, chính vì vậy đã gây ra một món nợ khổng lồ. Mẹ phải vất vả suốt hai năm mới trả hết số nợ ấy.
- Đúng vậy. Hình như lại mới bắt đầu. Nhưng nếu không cai nghiện thì không được người ta tha cho, nên có lẽ sẽ đi cai nghiện rồi mới về, người ấy nói như thế. Trong thư, chú có nói cho dù có cai nghiện trở về cũng không thể giới thiệu chỗ làm cho một tên lêu lổng như thế được. Hơn nữa, làm việc ở Tokyo loạn lạc như hiện nay, dù là một người đàng hoàng nghiêm túc cũng có lúc phát cuồng, huống hồ là một người dở bệnh mới vừa cai nghiện như Naoji, chắc chắn sẽ phát điên ngay và làm những chuyện không ai ngờ được. Vì vậy, tốt nhất là ngay khi Naoji trở về hãy lập tức đưa nó về biệt trang ở Izu để tĩnh dưỡng, không cho nó đi đâu hết. Còn
https://thuviensach.vn
nữa, Kazuko này, chú ấy còn nhắc đến một việc. Đó là tiền của chúng ta không còn nữa. Nào là phong tỏa tiền tiết kiệm, nào là thuế tài sản nên việc chú gửi tiền cho chúng ta như từ trước đến giờ trở nên khó khăn. Hơn nữa, chú ấy nói, khi Naoji trở về cả ba chúng ta chỉ sống nhờ vào số tiền trợ cấp sinh hoạt ấy thì vô cùng chật vật. Vì vậy chú đề nghị là nên tìm chỗ nào đó mà gả Kazuko hay kiếm chỗ làm thêm cũng được.
- Nghĩa là đi làm hầu gái cho người ta à?
- Không, theo lời chú nói thì đó là một người ở Gomaba - mẹ nêu tên của một người quý tộc. - Gia đình người đó cũng có chút dính dáng họ hàng với nhà ta. Con sẽ làm gia sư cho tiểu thư nhà ấy. Tuy nói là đi làm nhưng công việc này cũng không đến nỗi buồn chán lắm cho Kazuko. Chú nói như vậy đấy.
- Ngoài ra không ccông việc nào khác sao hả mẹ?
- Chú cũng nói những công việc khác đối với Kazuko là quá sức. - Tại sao lại quá sức, tại sao lại không thể hả mẹ?
Mẹ mỉm cười buồn bã, không trả lời câu hỏi của tôi.
- Không, con ghét chuyện này.
Ngay cả tôi cũng biết những lời mình nói là sai trái. Nhưng không thể ngừng lại được.
- Con sẽ mang đôi tất này, con sẽ mang đôi tất quân dụng này.
Nói thế rồi nước mắt trào ra, tôi khóc lớn. Rồi tôi ngẩng mặt lên, lấy mu bàn tay lau nước mắt. Mặc dù nghĩ là “không được, không nên làm thế”
https://thuviensach.vn
nhưng những lời nói cứ tiếp tục tuôn ra một cách vô thức, như thể chúng chẳng liên quan gì với thân xác tôi vậy.
- Chẳng phải mẹ đã nói rồi sao? Chẳng phải mẹ đã từng nói nhờ có Kazuko, chính vì có Kazuko mà mẹ mới chuyển đến Izu, rằng nếu không có Kazuko thì mẹ đã chết rồi sao? Vì vậy mà Kazuko không đi đâu hết, chỉ ở bên cạnh mẹ, mang đôi tất này vào, chỉ nghĩ làm sao trồng rau cho ngon đem mời mẹ thôi. Vậy mà giờ đây khi nghe tin Naoji sắp trở về tự nhiên con trở nên vướng víu và mẹ muốn tống khứ con đi làm đầy tớ cho nhà quí tộc người ta. Thật quá đáng! Mẹ thật quá đá>
Tôi biết mình đã nói ra những điều kinh khủng nhưng ngôn từ dường như là những sinh vật sống không thể nào ngăn chúng lại được.
- Nếu như nghèo khổ, không có tiền thì bán mấy bộ kimono của chúng ta không được sao? Ngôi nhà này mình bán luôn cũng được vậy. Con làm được hết. Con có thể làm việc trong văn phòng thôn mà. Nếu phòng công vụ chấp nhận tuyển dụng con, dù là lao dịch con cũng làm, nghèo khổ chẳng là gì cả. Mẹ à, con chỉ nghĩ nếu được mẹ yêu thương thì con sẽ ở bên cạnh mẹ mãi, vậy mà mẹ lại thương Naoji hơn con. Con sẽ ra đi! Con sẽ ra đi! Đằng nào thì tính tình con và Naoji cũng đã không hợp nhau, nếu ba người chúng ta sống chung chỉ làm cho nhau bất hạnh mà thôi. Con và mẹ, chỉ hai chúng ta sống với nhau tới bây giờ con không có gì hối tiếc cả. Nhưng sau này, Naoji và mẹ, hai người sẽ sống chung và con mong sao Naoji sẽ thật hiếu thảo với mẹ. Con mệt mỏi lắm rồi. Con chán ngán cuộc sống này lắm rồi. Con sẽ đi. Hôm nay, ngay bây giờ lập tức con sẽ đi. Con có nơi để đi.
Tôi đứng dậy.
- Kazuko!
https://thuviensach.vn
Giọng nói mẹ nghiêm nghị, vẻ mặt đầy uy nghi mà trước giờ tôi chưa từng nhìn thấy. Mẹ đứng đó, đối mặt với tôi và tôi có thể thấy mẹ cao hơn tôi một chút.
Tôi muốn lập tức nói xin lỗi mẹ nhưng không hiểu sao không thể thốt thành lời, đã vậy, tôi còn nói:
- Mẹ gạt con. Mẹ, mẹ đã lừa dối con, đã lợi dụng con cho đến khi Naoji trở về. Con là con hầu của mẹ, khi xong chuyện rồi thì tống khứ đến gia đình quí tộc kia.
Tôi hét lên và khóc tức tưởi.
- Con thật là ngu ngốc.
Giọng nói nhẹ nhàng của mẹ đang run lên vì giận dữ.
Tôi ngẩng mặt lên:
- Phải, con ngu ngốc. Ngu ngốc mới bị dối lừa. Ngu ngốc mới bị đuổi đi. Không có con thì tốt hơn chứ gì? Nghèo khổ - là gì?Tiền bạc – là gì chứ? Con không hiểu những thứ đó. Tình yêu, tình yêu của mẹ, con chỉ tin tưởng vào tình yêu của mẹ mà sống.
Tôi tiếp tục nói ra những lời sai trái, ngu xuẩn. Đột nhiên mẹ quay mặt đi, mẹ đang khóc. Tôi muốn nói lời xin lỗi, tôi muốn chạy đến ôm mẹ nhưng tay lấm lem đất cát vì công việc đồng áng khi nãy và cảm giác ngượng nghịu ngăn tôi lại, khiến tôi ngang ngược hơn:
- Không có con mọi việc sẽ tốt đúng không? Con sẽ ra đi. Con có chỗ để đi mà.
https://thuviensach.vn
Nói xong tôi chạy vô phòng tắm, vừa khóc thổn thức, vừa rửa tay chân mặt mũi. Sau đó thì lên phòng thay đồ và lại khóc tức tưởi. Tôi cứ khóc, tiếp tục khóc. Tôi chạy lên tầng hai nằm vùi trên giường, lấy chăn trùm kín đầu và khóc đến rạc cả người. Và rồi trong lúc nửa tỉnh nửa mê, dần dần tôi cảm thấy nhớ, rất nhớ một người, tôi thèm được nhìn thấy và nghe giọng nói của người ấy. Một cảm giác rất đặc trưng giống như khi ta phải chịu đựng cảnh bác sĩ đốt lá ngải dưới hai lòng bàn ch
Vào chập choạng tối, mẹ nhẹ nhàng lên tầng hai, mở đèn, bước đến bên giường và gọi tên tôi thật dịu dàng:
- Kazuko.
- Dạ.
Tôi thức dậy, ngồi trên giường, lấy hai tay vuốt lại mái tóc. Tôi nhìn mặt mẹ và mỉm cười.
Mẹ cũng cười yếu ớt và trầm ngâm ngồi trên ghế sofa bên cửa sổ.
- Lần đầu tiên trong đời mẹ từ chối yêu cầu của chú Wada... Mẹ viết thư hồi âm cho chú ấy rồi. Mẹ nói là hãy để chuyện các con cho mẹ lo liệu. Kazuko này, con bán kimono đi nhé. Hãy bán chúng dần dần và chi tiêu như chúng ta muốn. Hãy sống sung túc một chút. Mẹ không muốn để con vất vả trồng trọt nữa. Dù có đắt đỏ một chút nhưng chúng ta hãy mua rau, có sao đâu nào. Mỗi ngày phải làm việc ngoài đồng đối với con thật là quá sức.
Nói thật lòng thì việc đồng áng cũng có hơi vất vả. Thêm vào đó là cảm giác tủi thân bất hạnh làm tôi bực tức phẫn hận với mọi thứ, thành ra có cơn khóc như điên dại vừa rồi. Tôi ngồi trên giường cúi đầu im lặng.
https://thuviensach.vn
- Kazuko.
- D
- Con nói có chỗ đi, là chỗ nào?
Tôi tự biết mặt mình đỏ tận gáy.
- Nhà Hosoda à?
Tôi im lặng. Mẹ thở dài.
- Mẹ nói chuyện cũ được không?
- Mẹ nói đi.
Tôi thì thầm.
- Khi con rời nhà chồng Yamaki quay về nhà mình ở khu Nishikata, mẹ định là không trách con bất cứ điều gì nhưng chỉ có một việc khiến mẹ nói con đã phản bội mẹ. Con nhớ không? Con đã òa khóc. Và mẹ nhận ra rằng mình đã nói với con những lời khủng khiếp...
Nhưng tôi nhớ lúc đó, khi nghe mẹ nói như thế, tôi đã khóc vì vui mừng và biết ơn.
- Mẹ nói mẹ bị phản bội không phải vì con bỏ nhà chồng ra đi mà vì mẹ được nhà Yamaki cho biết rằng, con và anh Hosoda là người yêu của nhau. Mẹ thật sự hoang mang khi nghe những lời như thế bởi vì anh Hosoda đã có vợon đàng hoàng và cho dù con có yêu mến anh ta đến mấy thì việc cũng chẳng đi đến đâu...
https://thuviensach.vn
- Người yêu gì chứ, thật là kinh khủng! Chẳng qua đó là sự ngờ vực vô căn cứ của bên chồng con thôi.
- Có lẽ là vậy. Này con, con không còn vương vấn gì anh Hosoda đó nữa đúng không nào? Con nói muốn ra đi vậy chứ đi đâu?
- Không phải chỗ anh Hosoda đâu mẹ.
- Vậy à. Vậy thì ở đâu?
- Mẹ này, gần đây con chợt nghĩ ra điểm khác biệt hoàn toàn giữa con người và động vật. Là gì nhỉ? Ngôn ngữ, trí tuệ, suy nghĩ hay trật tự xã hội? Có lẽ động vật cũng có những cái này nhưng khác về mức độ so với con người. Không chừng còn có cả tín ngưỡng, tôn giáo nữa đấy chứ. Con người cứ tự cho là mình ở trên vạn vật nhưng về bản chất dường như chẳng có gì khác biệt so với động vật. Mà mẹ này, có một thứ duy nhất những sinh vật khác hoàn toàn không có chỉ con người mới có. Chắc mẹ không biết đâu. Đó là bí mật đấy.
Mặt mẹ ửng hồng và cười duyên dáng.
- Vậy mong sao điều bí mật của Kazuko sớm đơm hoa kết trái nhé! Mỗi sáng mẹ nguyện cầu trước linh hồn của cha, mong cho con được hạnh phúc.
Chợt tôi nhớ lại ngày mà tôi cùng cha lái xe qua miền Nasuno. Khi dừng xe dọc đường, cảnh sắc mùa thu bừng l trong tâm trí. Một cánh đồng ngập tràn hoa cỏ mùa thu. Nào là cỏ hagi, hoa cẩm chướng, long đảm, nữ lang,... đua nhau khoe sắc. Những trái nho dại vẫn còn đang xanh. Sau đó, tôi cùng cha lên xuồng máy ở hồ Biwa. Tôi nhảy xuống nước, một con cá nhỏ sống trong đám rong đụng vào chân, bóng đôi chân ngả xuống đáy hồ trong vắt, di chuyển cùng với tôi. Những kỉ niệm này chợt hiện ra rồi biến mất.
https://thuviensach.vn
Tôi tuột xuống giường, bước đến ôm lấy đầu gối mẹ và lên tiếng: - Cho con xin lỗi chuyện vừa rồi.
Cuối cùng tôi cũng nói ra được.
Bây giờ nghĩ lại, những ngày tháng đã qua là ánh sáng còn lại của thời gian hạnh phúc huy hoàng cuối cùng của hai mẹ con tôi. Địa ngục thật sự với chúng tôi bắt đầu khi Naoji từ miền Nam trở về.
https://thuviensach.vn
Chương 3: Hoa quỳnh
Tôi thấy thất vọng đến mức không thiết sống nữa. Cái cảm giác bất an như những con sóng khổ đau cứ dội vào lồng ngực tôi từng đợt, giống như những cụm mây trắng liên tục đuổi bắt nhau trên bầu trời chiều. Nó siết chặt trái tim tôi rồi thả lỏng ra, mạch máu nghẽn lại, hơi thở yếu ớt như tơ, mặt mũi tối tăm, lực toàn thân thoát ra khỏi đầu ngón tay khiến tôi không thể nào tiếp tục công việc đan áo.
Dạo này, trời cứ mưa mãi, không khí nặng nề, làm cái gì cũng thấy lo âu. Hôm nay, tôi mang chiếc ghế mây ra hành lang, định tiếp tục công việc đan áo dang dở từ hồi đầu xuân. Cuộn len màu hoa mẫu đơn nhạt được tôi thêm vào ít sợi màu xanh cô ban để đan thành một chiếc áo. Cái cuộn len này vốn là một chiếc khăn quàng mẹ đan tặng tôi hai mươi năm trước, khi tôi còn học tiểu học. Đầu chiếc khăn được mẹ đan thành một cái mũ trùm đầu, tôi đội vào và soi gương thấy mình giống như một con quỷ nhỏ. Vì cái màu này khác hẳn với những màu khăn của các bạn trong lớp nên tôi ghét nó lắm. Mặc dù cũng được bạn bè khen là “cái khăn đẹp đấy chứ” nhưng tôi vẫn cảm thấy xấu hổ và từ đó không quàng cái khăn này thêm lần nào nữa, bỏ bê nó trong một thời gian dài. Rồi đến mùa xuân năm nay, trong khi dọn dẹp những thứ hư cũ trong nhà kho để xem chúng còn dùng được hay phải vứt đi, tôi tìm thấy nó và tháo ra với ý định dùng để đan một chiếc áo len cho mình. Nhưng vì không ưa cái màu nhạt nhòa này nên tôi lại để đó. Hôm nay, do chẳng có việc gì làm, tôi lại lôi ra, chậm rãi tiếp tục công việc. Bất chợt, trong khi đan, tôi nhận ra cái màu len hồng nhạt này thật hợp với bầu trời mưa xam xám, chúng tan lẫn vào nhau thành một màu mềm mại dịu dàng không thể nào diễn tả được. Tôi đã không biết điều ấy. Tôi đã không biết rằng mình cần chú ý đến màu sắc trang phục sao cho hợp với màu trời.
https://thuviensach.vn
Khi thấy vẻ đẹp đẽ tuyệt vời của sự xứng hợp đó, tôi kinh ngạc đến ngẩn người ra. Tôi có thể cảm thấy sợi len đang cầm trong tay chợt trở nên ấm áp, và bầu trời mưa lạnh thì mượt như nhung. Điều này làm tôi nhớ đến bức tranh của Monet[1] vẽ một thánh đường trong sương mù. Nhờ sợi len cầm trong tay mà lần đầu tiên tôi hiểu được cái cảm nhận về “gu”[2] là như thế nào. Một sự tinh tế tuyệt diệu. Và tôi mới hiểu mẹ đã cố tình chọn màu hồng nhạt và đan cho tôi chiếc khăn quàng này để tôi mang trong trời tuyết mùa đông, vậy mà tôi đã ngu ngốc chê bai nó. Mà mẹ thì không bao giờ có ý định cưỡng ép tôi cả. Cho đến khi tôi hiểu được vẻ đẹp của màu sắc này thì cũng đã mất hai mươi năm. Trong thời gian đó, mẹ không giải thích một lời nào, im lặng chờ đợi cho đến khi tôi thấu hiểu. Nhưng khi tôi thấm dần sự cao đẹp của mẹ thì đám mây lo lắng sợ hãi không ngừng cũng nổi lên trong ngực tôi, rằng cả tôi và Naoji đã hiếp đáp một người mẹ tuyệt vời như vậy, làm mẹ suy nhược và hao mòn đến độ có thể giết chết mẹ luôn chăng? Càng nghĩ quanh nghĩ quẩn, tôi càng sợ hãi trước một tương lai tối tăm, dự tưởng đến toàn những điều không hay, trở nên lo lắng bất an đến không thiết sống nữa. Sức lực tuôn ra đầu ngón tay, tôi buông que đan ra đặt trên đầu gối, thở dài, ngẩng mặt lên và nhắm mắt lại. Bất giác tôi kêu lên:
[1] Claude Monet (1840-1926): họa sĩ nổi tiếng người Pháp, một trong những người sáng lập trường phái Ấn tượng.
[2] Nguyên văn tác giả dùng chữ “グウ” phiên âm trực tiếp từ gout, tiếng Pháp.
- Mẹ ơi!
- Gì đó con?
Hình như mẹ đang đọc sách ở cái bàn trong góc phòng khách và trả lời vẻ
https://thuviensach.vn
hơi bất ngờ.
Tôi bối rối, cố tình cất cao giọng:
- Cuối cùng thì hoa hồng cũng đã nở rồi. Mẹ có biết hay không? Bây giờ con mới để ý và thấy đó. Cuối cùng thì hồng cũng nở hoa.span> Ngay trước hành lang phòng khách là vườn hoa hồng. Đó là những bông hoa mà ngày xưa chú Wada đã mang về từ Anh hay Pháp tôi không nhớ nữa, nhưng chúng đã được mang về từ nơi xa xôi và cách đây khoảng hai ba tháng, chú đem đến trồng ở khu vườn nơi biệt trang này. Sáng nay tôi đã thấy một bông hoa hé nở nhưng tôi cố tình tỏ ra kinh ngạc như thể giờ mới nhận ra để giấu che đi nỗi xấu hổ của mình.
- Mẹ biết rồi.
Mẹ nói khẽ khàng.
- Đối với con chuyện này có vẻ trọng đại nhỉ?
- Có lẽ vậy đấy. Mẹ tội nghiệp cho con à?
- Không đâu. Mẹ chỉ muốn nói cái kiểu người của con là như vậy. Như trước đây con cũng từng dán bức tranh của Renoir[3] vào hộp diêm trong nhà bếp hay làm khăn tay cho búp bê vậy. Rồi con nói chuyện về hoa hồng trong vườn như thể nói về một sinh linh nào đấy.
[3] Pierre August Renoir (1841-1919): họa sĩ Pháp, trường phái Ấn tượng. - Chắc tại vì con không có con mà.
Tôi thốt ra những lời mà chính mình cũng không ngờ. Nói xong, tôi bần
https://thuviensach.vn
thần đùa với mảnh len đan dở đặt trên đầu gối và nhớ về những ký ức buồn bã.
- Vì em đã hai mươi chín tuổi đấy.
Cái giọng nói trầm trầm của người đàn ông đó nghe như giọng nói trên điện thoại, chợt vang vọng bên tai một cách rõ ràng. Mặt tôi đỏ bừng lên vì thẹn.
Mẹ không nói gì và tiếp tục đọc sách. Dạo gần đây mẹ hay mang khẩu trang, có lẽ vì vậy mà quá kiệm lời. Việc này là do mẹ nghe lời Naoji nói. Khoảng chừng mười ngày trước, Naoji từ phương Nam trở về với sắc mặt xanh xám. Đó là một buổi chiều mùa hạ, chẳng báo trước một lời, nó bước vào từ cái cổng gỗ phía sau nhà.
- Tệ quá! Nhà gì mà tệ lậu thế này! Chị nên dán tấm biển là “Tiệm Lai Lai đây, có bán xíu mại” thì hơn.
Đó là lời chào đầu tiên của Naoji khi gặp mặt tôi.
Trước đó khoảng hai ba ngày, mẹ bị đau lưỡi nằm ngủ li bì. Nhìn bên ngoài, đầu lưỡi không có gì khác lạ nhưng mẹ nói là khi cử động thì nó rất đau nên đến bữa, mẹ chỉ húp được vài thìa cháo loãng. Khi tôi nói với mẹ là thử mời bác sĩ đến khám xem sao thì mẹ lắc đầu cười khổ sở mà nói “ông ta sẽ cười cho đấy”. Tôi lấy thuốc Lugol xức lưỡi cho mẹ nhưng dường như chẳng có chút hiệu quả gì và tôi cứ lo lắng không yên.>
Đúng lúc này thì Naoji trở về.
Naoji đến ngồi cạnh chiếc gối mẹ nằm, cúi đầu chào và nói “con đã về đây”, rồi ngay lập tức đứng dậy đi vòng vòng xem xét ngôi nhà. Tôi cũng bước theo sau.
https://thuviensach.vn
- Sao? Thấy mẹ thế nào? Có gì thay đổi không?
- Có có, thay đổi nhiều. Tiều tụy đi. Có lẽ chết sớm thì hay hơn. Người như mẹ làm sao có thể sống trong cái thế giới này được. Nhìn mẹ bi thảm đến độ không thể nào chịu nổi.
- Còn chị thì sao?
- Thô tục đi nhiều. Nhìn cái mặt chị như thể đã qua tay hai ba thằng đàn ông gì đó rồi vậy. Rượu chứ? Tối nay say một bữa đi nhỉ?
Tôi đến quán trọ duy nhất trong thôn, nói với cô Osaki chủ quán là em tôi mới trở về, nhờ cô ấy chia cho một ít rượu nhưng cô ấy bảo rằng thật không may rượu đã hết. Tôi về truyền đạt lại cho Naoji, mặt nó lạnh lùng như người chưa từng quen biết, bảo rằng tôi giao tiếp dở quá mà. Rồi sau khi hỏi tôi chỗ nhà trọ, nó xỏ guốc làm vườn lao ra khỏi nhà. Tôi chờ nó mãi mà không thấy trở về. Tôi làm mấy món trứng và táo nướng mà nó thích, rồi thay cái đèn bếp cho sáng hơn, cứ thế ngồi chờ. Đúng lúc ấy thì cô Osaki từ cánh cửa bếp ló đầu vào và hạ giọng thì thầm như nói điều gì quan trọng lắm:
- Này này, có sao không đấy? n đang uống rượu Shochu.
Đôi mắt tròn như cá chép của cô ta mở to hơn thường lệ.
- Sochu? Ý cô nói là rượu cồn[4] ấy hả?
[4] Nguyên tác Mechiru メチル tức là methyl alcohol, thứ rượu pha cồn công nghiệp, rất độc hại.
- Không, không phải cồn đâu nhưng mà cũng gần như thế.
https://thuviensach.vn
- Uống vào không bị bệnh gì chứ?
- Ừ, không đâu, nhưng mà...
- Vậy cô cứ để cho nó uống.
Cô Osaki gật đầu như thể nuốt nước miếng rồi
Tôi đi đến bên mẹ.
- Cô Osaki nói là nó đang uống rượu chỗ cô ấy.
Khi tôi nói vậy mẹ khẽ nhếch miệng cười:
- Hình như nó bỏ được á phiện rồi thì phải. Con làm cơm đi. Rồi từ giờ trở đi ba chúng ta ngủ trong phòng này luôn, nhưng để cho đệm của Naoji nằm ở giữa.
Tôi nghe mà muốn khóc.
Rất khuya Naoji mới trở về, chân dậm thình thình quanh nhà. Tôi mắc một cái màn lớn trong phòng, ba người ngủ trong đó.
- Sao em không kể cho mẹ nghe chuyện ở phương Nam?
Tôi vừa nằm vừa hỏi.
- Chẳng có gì, chẳng có gì. Quên hết cả rồi. Về đến Nhật Bản, em leo lên tàu hỏa. Từ cửa sổ tàu nhìn ra, thấy những cánh đồng lúa sao mà đẹp. Chỉ vậy thôi. Tắt đèn đi chứ. Em ngủ không được đây này.
https://thuviensach.vn
Tôi tắt đèn. Ánh trăng mùa hạ tràn đầy ùa vào trong màn như cơn hồng thủy.
Sáng hôm sau, Naoji nằm dài trên giường, vừa hút thuốc lá vừa nhìn ra phía biển xa.
- Nghe nói mẹ đau lưỡi hả?
Nó hỏi như thể mới lần đầu nhận thấy mẹ không khỏe vậy. Mẹ chỉ khẽ mỉm cười.
- Chắc chỉ là do tâm lý thôi. Tối ngủ mẹ cứ há miệng ra mà. Thật bất cẩn! Đeo khẩu trang vào đi! Lấy mấy cái bông băng ngâm trong dung dịch Rivanol rồi đắp lên khẩu trang là được đấy.
Tôi nghe thế thì bật cười:
- Liệu pháp chữa trị gì thế?
- Thì mỹ học liệu pháp chứ gì.
- Nhưng chắc là mẹ sẽ không mang khẩu trang đâu.
Không chỉ có khẩu trang mà mẹ còn rất ghét những thứ đắp lên mặt như bông băng hay mắt kính cũng vậy.
- Thế mẹ có mang khẩu trang không?
Tôi dò hỏi mẹ.
- Mang chứ!
https://thuviensach.vn
Mẹ trả lời rất nghiêm túc khiến tôi sửng sốt. Dường như mẹ tin tất cả những gì Naoji nói và sẵn sàng nghe theo.
Sau bữa sáng, tôi làm như lời Naoji, lấy dung dịch Rivanol đổ vào bông băng, độn vào khẩu trang và mang đến chỗ mẹ. Cứ nằm trên đệm, mẹ im lặng nhận lấy, đeo cẩn thận hai đầu dây khẩu trang vào hai bên tai. Tôi thật buồn khi thấy mẹ nằm đó như một đứa trẻ.
Đến quá trưa, Naoji bảo mình phải gặp bạn bè và thầy dạy văn ở Tokyo, rồi thay quần áo lịch sự, lấy của mẹ hai ngàn yên, đi lên Tokyo mất dạng. Đã gần mười ngày trôi qua mà chưa thấy nó trở về. Mẹ thì cứ mang khẩu trang mà chờ Naoji mòn mỏi.
- Rivanol thật là thuốc hay. Đeo cái khẩu trang này vào, cơn đau lưỡi hết liền con à.
Mặc dù mẹ cười và nói vậy nhưng tôi nghĩ là mẹ đang nói dối mà thôi. Tuy mẹ nói là “không sao cả đâu” và đã ngồi dậy được nhưng hầu như không muốn ăn uống gì và ít khi mở miệng khiến tôi lo lắng bất an. Không biết bây giờ Naoji làm gì ở Tokyo? đang lang thang chơi bời với ông nhà văn Uehara rồi bị nuốt chửng trong vòng xoay điên loạn của kinh đô mất rồi. Tôi càng nghĩ càng thấy khổ tâm. Việc bất giác nói với mẹ chuyện hoa hồng rồi lỡ miệng nói là “tại vì không có con”, khiến tôi càng day dứt không yên.
- Ah.
Tôi thốt ra rồi đứng dậy, nhưng không biết đi đâu, khổ sở bước lên cầu thang rồi bước vào căn phòng bài trí theo kiểu Tây Phương ở lầu hai.
Căn phòng này vốn được định trước là phòng của Naoji nên từ bốn năm ngày trước, tôi đã bàn với mẹ nhờ ông Nakai đến giúp mang tủ quần áo của
https://thuviensach.vn
Naoji, giá sách, bàn ghế với năm sáu cái hộp gỗ chứa đầy sách vở và tất cả những thứ trong phòng Naoji ở Nishikata mang hết lên đây. Rồi chúng tôi quyết định là đợi đến khi Naoji từ Tokyo trở về mới cùng nhau đặt để tủ quần áo, giá sách chỗ nào cho vừa ý nó nhất. Thành ra đồ đạc cứ để y như vậy. Giữa căn phòng bừa bãi ngổn ngang đồ đạc đến không có chỗ đặt chân đó, tôi vô tình cầm một quyển vở của Naoji trong cái hộp gỗ dưới chân và mở ra xem. Trên bìa quyển vở có ghi mấy chữ “Nhật ký hoa quỳnh”[5], trong đó viết tùy hứng những dòng như dưới đây. Đây hẳn là quyển nhật ký ghi lại tâm trạng khổ sở của Naoji khi nghiện á phiện.
Cảm giác thiêu đốt muốn chết. Cái khổ sở này không thể nói nửa lời, một lời là được. Khi đã vương vào cõi nhân gian, đừng có coi thường cái địa ngục vô đáy, cổ kim chưa từng có tiền lệ này.
Tư tưởng à? Láo toét cả. Chủ nghĩa ư? Lý tưởng ư? Dối trá thôi. Trật tự ư? Chân lý ư? Sự thuần túy ư? Tất cả là vờ vịt đấy. Người ta nói dây cát đằng ở Fushijima có ngàn năm tuổi và ở Kumano cũng đến mấy trăm năm. Nghe nói hoa của dây cát đằng Fushijima dài nhất đến chín xích[6], của Kumano cũng năm xích có dư. Chỉ nghe thấy kích cỡ bông hoa thôi mà tim đã muốn nhảy dựng lên rồi.>
Kia cũng là con của người ta. Đang sống[7].
Lý luận, cuối cùng cũng chỉ là thứ tình yêu hướng về lý luận, không phải là tình yêu hướng về con người đang sống.
Tiền và gái, lý luận ngượng ngùng vội vã lủi đi mất.
Một chút hé cười của một nàng xử nữ cũng đáng giá hơn tất cả những thứ học vấn về lịch sử, triết học, giáo dục, tôn giáo, pháp luật, chính trị, kinh tế, xã hội. Đó là điều mà tiến sĩ Faust[8] đã dũng cảm chứng minh.
https://thuviensach.vn
Học vấn chỉ là một tên gọi khác của hư vinh. Đó là cố gắng của con người để trở thành không còn là người.
Tôi có thể thề điều này trước Goethe. Tôi có thể viết tuyệt hay về bất cứ điều gì không chừa bất cứ thể loại nào. Hoạt kê có mức độ, bi ai để lấy nước mắt độc giả, hay nghiêm túc đàng hoàng, một tiểu thuyết hoàn bích để có thể đọc ngâm nga, hay một kịch bản phim tôi đều có thể viết. Cái ý thức kiệt tác như thế có vẻ rẻ tiền. Đọc tiểu thuyết mà nghiêm trang sửa sang cổ áo chỉ là thái độ của kẻ điên[9]. Nếu thế thì phải mặc áo hakama đàng hoàng vào. Càng là tác phẩm hay thì nó càng nhìn càng như không có gì làm duyên làm dáng cả. Tôi sẽ cố tình viết một quyển tiểu thuyết chán ngắt và tệ hại để nhìn thấy gương mặt cười vui vẻ của bạn tôi, để bạn vui mừng chạy đến xoa đầu tôi. A, cái gương mặt tươi cười của bạn khi ấy!>
[5] Nguyên tác là Yuugao nisshi “夕顔日誌 tịch nhan nhật chí”, tịch nhan là một loài hoa thuộc họ bầu bí tối nở sáng tàn nên mới có tên “tịch nhan” (gương mặt buổi tối). Chúng tôi dùng tạm từ hoa quỳnh, dù hoa quỳnh trong tiếng Nhật có một cái tên rất đẹp là “mỹ nhân dưới trăng” (nguyệt hạ mỹ nhân)
[6] Xích: 尺 Shakuđơn vị đo chiều dài, một xích khoảng chừng 30.3cm.
[7] Được nhấn mạnh trong nguyên tác bằng chữ Katakana “アレモ人ノ 子。生キテイル”
[8] Tên nhân vật chính trong vở kịch lừng danh cùng tên của văn hào Goethe.
[9] Chơi chữ. Thành ngữ Nhật “chỉnh trang cổ ” 襟を正す ý nói nghiêm trang đàng hoàng, thái độ đứng đắn.
https://thuviensach.vn
Tôi thổi cái kèn đồ chơi loan báo cho mọi người biết cái vẻ tệ hại văn chẳng ra văn, người chẳng ra người, rằng: “Nơi đây có một kẻ ngu ngốc nhất Nhật Bản này. Mọi người còn tuyệt hơn tôi nhiều lắm. Hãy giữ sức khỏe đi nhé!”. Cái lời nguyện cầu ân tình này cuối cùng là cái gì vậy?
Bạn sẽ cười mà nói rằng: “Đó là cái tật xấu tệ hại của nó. Đáng tiếc làm sao!”. Như vậy là bạn chẳng biết thế nào là được yêu thương cả.
Liệu có ai không phải là kẻ bất lương không nhỉ?
Những suy nghĩ vô nghĩa.
Tôi muốn tiền.
Nếu như không c
Trong khi đang ngủ một cái chết tự nhiên.
Nợ tiền thuốc gần một ngàn yên rồi. Hôm nay lén dẫn người của tiệm cầm đồ về nhà, đi vào phòng và nói “anh xem có thứ gì đáng giá không thì cầm giùm, tôi cần tiền gấp lắm”. Không thèm nhìn kỹ càng căn phòng, anh ta phán một câu: “Thôi, bỏ đi. Đây đâu phải là đồ đạc của cậu”. “Được rồi, nếu vậy anh hãy cầm những thứ mà tôi mua bằng tiền của mình đi”, tôi lên giọng. Nhưng không có một thứ nào trong đống đồ tạp nham của tôi đáng giá cả.
Đầu tiên là tượng bàn tay bằng thạch cao. Đó là bàn tay phải của thần Vệ Nữ. Bàn tay trắng ngần, đẹp như một đóa hoa thược dược đặt trên một cái bệ. Tuy nhiên nếu nhìn kẻ bàn tay trắng tinh khôi không một chút gân, một chút vân tay này anh sẽ kinh ngạc nhận thấy nỗi khổ đau và thẹn thùng của Venus khi nàng bị đàn ông nhìn thấy lúc khỏa thân, khiến nàng gần như
https://thuviensach.vn
ngừng thở. Cảm nhận này chắc chắn làm anh đau đớn thắt ngực. Đây là một thứ đồ cổ hiếm thấy đấy. Anh ta nói nó đáng giá năm mươi xu.
Thứ đến là bản đồ vùng phụ cận Paris, một con quay bằng cenluloid với đường kính dài gần một xích, thêm một cây bút đặc chế để viết được những chữ còn mảnh hơn sợi chỉ. Đây là những thứ tôi mua được với giá hời đấy. Anh ta cười và bảo “thôi tôi đi đây”. “Chờ chút đã”, tôi ngăn lại và sau khi chất lên lưng anh ta một đống sách, anh ta đưa tôi năm yên. Những quyển sách trên giá sách của tôi hầu hết đều là ấn bản bỏ túi mà tôi mua ở hàng sách cũ nên rẻ là phải.
Chỉ có năm yên để giải quyết món nợ ngàn yên. Thực lực của tôi trên đời này chỉ có vậy. Đây không phải là chuyện cười đâu.
Kẻ phóng đãng ư? Nhưng không như thế thì không thể nào sống được. Tôi thích những người rủa tôi “chết đi” hơn là những người phê phán tôi bằng những lời như vậy. Thật thoải mái. Nhưng người ta hiếm khi nói câu “chết đi”. Toàn là một lũ đạo đức giả thâm hiểm bần tiện.
Chính nghĩa à? Bản chất của cái gọi là đấu tranh giai cấp đâu nằm ở chỗ đó. Nhân đạo à? Đừng nói đùa nữa. Tôi biết cả rồi. Đó là đánh đổ kẻ khác vì hạnh phúc của mình chứ gì. Là chuyện giết chóc đấy. Nếu không ra tuyên cáo “chết đi” thì sao nào? Không lừa ai được cả.
Tuy nhiên trong giai cấp của chúng ta không có những kẻ bất toàn. Những kẻ đần độn, yêu ma, keo kiệt, chó điên, đại ngôn khoác lác đang từ trên đám mây kia mà tiểu xuống đấy.
Ngay cả việc ban phát lời nói “chết đi” chúng cũng thấy uổng phí nữa. Chiến tranh. Chiến tranh Nhật Bản là một sự liều lĩnh tuyệt vọng.
https://thuviensach.vn
Bị cuốn vào cơn tuyệt vọng đó rồi chết thật là đáng chán! Chẳng thà tự mình chết còn hơn.
Con người khi nói dối thì nhất thiết làm ra vẻ mặt nghiêm túc. Cái vẻ nghiêm túc của những tênhuy khi ấy. Phù...
Tôi muốn chơi với những người không nghĩ là mình được tôn kính. Tuy nhiên, những người tốt như thế không dễ gì chơi với tôi.
Khi tôi giả vờ nghiêm chỉnh đĩnh đạc, người ta truyền tai nhau rằng tôi là người chín chắn. Khi tôi giả bộ lười biếng, người ta nói tôi là kẻ lười chảy thây. Khi tôi làm ra vẻ là mình không viết được tiểu thuyết, người ta nói tôi không viết tiểu thuyết được đâu. Khi tôi giả vờ nói dối, người ta bảo tôi là kẻ nói dối đấy. Khi tôi ra vẻ giàu có, người ta bảo tôi là kẻ lắm tiền. Khi tôi làm bộ lãnh đạm, người ta bảo tôi là kẻ lạnh lùng. Nhưng khi tôi đau khổ thật sự bất giác buông lời than thở, người ta lại bảo tôi đang làm bộ tịch khổ đau.
Thế giới này thật là sai lạc.
Kết cuộc, chẳng còn cách nào khác hơn là tự sát chăng?
Khi nghĩ đến việc mình chỉ còn cách tự sát để chấm dứt đau khổ giày vò, tôi đã gào khóc.
Vào buổi sáng mùa xuân, ánh sáng chiếu vào cành hoa mơ có hai ba cánh hoa đã nở, một chàng học sinh ở Heidelberg đã treo cổ trên cành cây đó và chết.
- Mẹ à, hãy la mắng con đ
https://thuviensach.vn
- Về chuyện gì chứ?
- Người ta nói con yếu đuối.
- Vậy sao? Kẻ yếu đuối à? Thôi đủ rồi đấy.
Mẹ tốt vô cùng. Nghĩ về mẹ tự nhiên mình muốn khóc. Để gửi lời xin lỗi đến mẹ thì chỉ còn cách chết đi thôi.
Hãy tha thứ cho tôi! Bây giờ xin hãy tha thứ cho tôi!
Năm năm tháng tháng trôi đi
Vẫn mù lòa
Con chim hạc nhỏ
Lớn lên và béo >
(Bài thơ năm mới)
Morphine, atromol, narcopon, philipon, pantopon, papinal, panopin, atropin[10].
[10] Các chất gây nghiện.
Tự hào là gì? Tự hào là gì chứ?
Con người, không, lũ đàn ông nếu không nghĩ những câu đại loại như “ta là ưu việt”, “ta cũng có những điểm tốt đấy chứ” thì không thể nào sống được.
https://thuviensach.vn
Tôi căm ghét con người và con người cũng căm ghét tôi.
Một cuộc cạnh tranh trí tuệ.
Sự nghiêm túc = cảm giác ngu ngốc.
Dù sao đi nữa, để sống còn, con người phải lừa đảo thôi.
Một bức thư xin vay nợ:
“Hãy trả lời
Xin chị hãy trả lời đi!
Và hãy báo tin vui đấy nhé!
Em đang một mình rên rỉ khi nghĩ đến những nỗi nhục.
Không phải em đang đóng kịch đâu. Tuyệt đối không.
Van chị đấy!
Em tưởng mình có thể chết đi vì hổ thẹn.
Không phải là lời nói khoa trương đâu.
Mỗi ngày mỗi ngày em đợi hồi âm, sáng trưa chiều tối đều run lẩy bẩy. Đừng để em phải gặm đất cát mà.
Trong đêm khuya, em có thể nghe ra tiếng cười thầm thì vọng từ những bức tường, em trăn trở không yên.
https://thuviensach.vn
Đừng trêu chọc em nữa.
Chị ơi.”
Đọc tới đây, tôi gấp quyển Nhật ký hoa quỳnh bỏ lại vào chiếc hộp gỗ rồi bước đến bên cửa sổ, mở thật rộng cánh cửa ra, vừa nhìn xuống khu vườn nghi ngút hơi mưa trắng xóa vừa nghĩ đến chuyện xa xưa.
Đã sáu năm trôi qua kể từ ngđó. Việc Naoji nghiện ngập ma túy là nguyên nhân dẫn đến cuộc ly hôn của tôi, mà không, không thể nói như vậy được. Dù không có chuyện này thì cuộc hôn nhân của tôi đến một lúc nào đó cũng sẽ kết thúc mà thôi. Tôi có cảm giác rằng khi tôi sinh ra số phận đã được an bài như vậy.
Naoji túng quẫn không có tiền để trả cho tiệm thuốc nên thường xuyên vòi tôi. Tôi mới về làm dâu nhà Yamaki nên chuyện tiền nong không thể tự do được. Ngoài ra, việc lấy tiền của nhà chồng lén lút đưa cho em trai là chuyện không đứng đắn. Vì thế tôi mới bàn với Oseki, người theo tôi về bên nhà chồng, đem bán nữ trang và âu phục của tôi. Em tôi đã gửi thư xin tiền và còn viết rằng: “Bây giờ em vô cùng khổ sở và ngượng ngập nên không dám gặp mặt, thậm chí không dám nói chuyện điện thoại với chị. Chị hãy đưa tiền cho Oseki mang đến chung cư Kayano, phố X ở Kyobashi, chỗ tiểu thuyết gia - ông Uehara Jiro đang sống. Em chắc rằng chị cũng biết tên người này. Ông Uehara tuy bị xã hội đánh giá là người đạo đức suy đồi nhưng tuyệt đối không phải như thế. Vì vậy chị hãy yên tâm mà cho mang tiền tới chỗ ông ấy. Sau đó ông Uehara sẽ lập tức gọi điện thoại báo cho em biết. Xin chị hãy làm như thế nhé! Em không muốn cho mẹ biết chuyện nghiện thuốc lần này. Trong lúc mẹ chưa hay biết gì, em muốn cố gắng cai nghiện. Em dự định sau khi nhận được tiền của chị sẽ đem trả hết nợ cho tiệm thuốc, sau đó sẽ đi đến biệt trang Shiobara để tịnh dưỡng và quay về với mẹ. Em hứa như vậy đó. Ngay khi trả hết nợ, em sẽ từ bỏ ma túy. Em
https://thuviensach.vn
xin thề với thần linh. Xin hãy tin em! Hãy giấu mẹ và nhờ Oseki đi đến chung cư Kayano chỗ ông Uehara dùm em!”. Tôi làm theo yêu cầu của nó, đưa tiền cho Oseki lén lút mang đến chung cư cho ông Uehara. Nhưng những lời thề thốt trong thư của thằng em tôi như cá trê chui ống. Nó không đến biệt trang Shiobara, cũng chẳng cai nghiện mà coi bộ còn sa đà hơn. Rồi những lời thề thốt thống thiết trong những lá thư xin tiền tiếp theo khiến tôi mủi lòng nên mặc dù biết chắc cũng là dối trá thôi nhưng tôi vẫn đưa trâm cài cho Oseki đi bán và đưa tiền đến chung cư chỗ ông Uehara.
- Ông Uehara là người như thế nào?
- Nhỏ thó, sắc mặt tối tăm, u ám, lạnh lùng.>
Oseki trả lời như vậy.
- Nhưng hiếm khi ông ấy có ở nhà. Thường thì chỉ có bà vợ và đứa con gái chừng sáu bảy tuổi thôi. Bà vợ không đẹp nhưng dịu dàng và nhanh nhẹn. Chúng ta có thể yên tâm đưa tiền cho bà ấy.
Nếu so sánh tôi của ngày xưa với tôi bây giờ, à mà khác biệt quá, không thể so sánh được đâu. Ngày ấy tôi mơ mộng và vô tư nhưng vì bị đứa em liên tục viết thư xin một khoản tiền lớn nên cứ lo lắng không yên. Một ngày nọ, từ rạp kịch No trở về, tôi xuống xe ở Ginza, từ đó đi bộ đến chung cư Kayano. Ông Uehara đang một mình đọc báo trong nhà. Ông mặc bộ hakama kẻ sọc và cái ấn tượng đầu tiên về ông là rất kỳ dị, như một con thú lạ lần đầu tiên tôi nhìn thấy, trông vừa trẻ lại vừa già.
- Bà nhà tôi cùng đứa con đi nhận thực phẩm trợ cấp rồi.
Ông ta nói bằng giọng mũi, hơi ngắt quãng.
Dường như ông ta nghĩ tôi là bạn của bà nhà. Khi tôi nói mình là chị của
https://thuviensach.vn
Naoji thì ông bật cười và tự nhiên tôi cảm thấy ớn lạnh.
- Đi chơi chút nhé>
Nói xong, ông khoác hờ áo choàng lên vai, lấy từ tủ giày đôi guốc mới và nhanh chóng đi ra hành lang. Bên ngoài là buổi chiều ngày chớm đông. Gió từng cơn lạnh buốt. Dường như cơn gió từ dòng sông Sumida thổi đến. Ông Uehara hơi nâng vai phải lên như thể chống chọi với cơn gió ấy và yên lặng bước đi. Tôi lầm lũi chạy theo phía sau. Chúng tôi đi vào tầng hầm của tòa nhà phía sau nhà hát kịch Tokyo. Có chừng bốn năm nhóm khách đang ngồi đối diện nhau lặng lẽ uống rượu trong căn phòng hẹp dài chừng hai mươi chiếu. Ông Uehara uống sake bằng ly thủy tinh. Ông xin thêm một cái ly và mời tôi rượu. Tôi uống hai ly nhưng chẳng có cảm giác gì. Ông ấy uống rượu rồi hút thuốc nhưng vẫn im lặng. Đây là lần đầu tiên tôi đến nơi như thế này nhưng lại cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
- Phải chi uống rượu thì tốt rồi...
- Gì ạ?
- Không, cậu em ấy. Phải chi cậu ấy chuyển qua uống rượu thì đỡ. Ngày xưa tôi cũng từng nghiện ngập đấy chứ. Con người ta không có thiện cảm với con nghiện. Mặc dù nghiện rượu thì cũng vậy thôi nhưng người ta dễ khoan dung cho kẻ nghiện rượu hơn. Tôi sẽ làm cho cậu em cô chuyển qua nghiện rượu nhé? Được không?
- Tôi có thấy người nghiện rượu một lần. Đó là dịp đầu năm, khi tôi định ra ngoài thì phát hiện người quen của tài xế nhà tôi đang ngồi trên xe mặt đỏ gay như con quỷ ấy, vừa ngủ vừa ngáy khò khò. Tôi giật mình và thét lên. Người tài xế nói anh ta nghiện rượu bét nhè và kéo anh ta xuống xe, nắm vai lôi đi đâu mất. Người anh ta mềm nhũn như không có xương vậy mà
https://thuviensach.vn
miệng thì cứ lầm bà lầm bầm cái gì không rõ. Đó là lần đầu tiên tôi thấy người nát rượu. Thật là buồn cười!>
- Tôi cũng là kẻ nát rượu đấy.
- Ồ, nhưng hoàn toàn khác với kiểu ấy đúng không?
- Và cô cũng là kẻ nghiện rượu.
- Làm gì có chuyện ấy? Tôi đã thấy một kẻ nghiện rượu là như thế nào. Quả thực là hoàn toàn khác cơ.
Lần đầu tiên ông Uehara cười vui vẻ:
- Có lẽ là cậu em cô sẽ không trở thành kẻ nát rượu được đâu nhưng trước hết cứ tập cho cậu ấy uống rượu đã. Mình về thôi chứ nhỉ? Nếu khuya quá thì gây phiền cho cô.
- Không, không sao đâu ạ.
- Nói thực chứ nơi này tù túng quá. Tính tiền đi em ơi!
- Có đắt không ạ Tôi có mang theo một ít tiền.
- Vậy thì nhường cô trả đấy.
- Có lẽ là không đủ đâu.
Tôi kiểm tra ví và nói cho ông Uehara biết số tiền mình có. - Đừng ngớ ngẩn thế! Chừng đó đủ cho mình đi uống hai ba chỗ nữa đấy.
https://thuviensach.vn
Ông Uehara nhăn mặt nói, xong phá ra cười.
- Hay mình đi đâu đó uống nữa nhỉ?
Nói xong ông lại nghiêm túc lắc đầu:
- Không được, đủ rồi. Tôi sẽ gọi tắc xi cho cô. Chúng ta về thôi.
Chúng tôi leo lên chiếc cầu thang tối của căn phòng dưới tầng hầm. Ông Uehara đi trước tôi một bước, đến giữa cầu thang, ông ta xoay người lại và hôn tôi một cái rất nhanh. Môi tôi lúc ấy vẫn còn mím chặt.
Tôi chẳng yêu thích gì ông Uehara cả nhưng từ giờ phút ấy tôi đã có “bí mật” của riêng mình. Ông Uehara chạy lập cập lên cầu thang. Cảm giác của tôi thật trong suốt rõ ràng. Tôi cũng từ từ bước lên. Ra đến bên ngoài, gió từ bờ sông thổi vào gò má tôi mát rượi.
Ông Uehara bắt tắc xi cho tôi và chúng tôi chia tay nhau trong im lặng.
Ngồi trong chiếc xe rung lắc, đột nhiên tôi cảm thấy cái thế gian này sao bao la như biển.
- Em cũng có người yêu đấy.
Một ngày, sau khi nghe câu nói đùa của chồng, tôi cảm thấy buồn bã và bật nói như vậy.
- Anh biết rồi. Hosoda chứ gì? Xem ra em không thể nào dứt tình với tay đó được nhỉ?
Tôi im lặng.
https://thuviensach.vn
Mỗi lần có chuyện gì không vui xảy ra giữa hai vợ chồng là chủ đề đó lại được đưa ra. Tôi nghĩ chắc không xong rồi. Cũng giống như khi may áo mà cắt nhầm vải, ta không thể nào khâu lại mảnh vải đó được nữa; chỉ còn cách vứt bỏ tất cả và chọn cắt một tấm vải mới mà thôi.
- Lẽ nào đứa con trong bụng em lại là...
Một đêm khi nghe chồng nói câu đó, tôi sợ run bắn cả người lên. Bây giờ nghĩ lại, khi ấy cả chồng tôi và tôi đều còn non trẻ quá. Tôi chưa biết tình yêu là gì, cũng không hiểu được yêu đương là như thế nào nữa. Tôi rất thích những bức tranh mà anh Hosoda vẽ, tôi thường nói với mọi người là nếu làm vợ một người như thế, cuộc sống mỗi ngày sẽ tươi đẹp biết bao, và nếu như không kết hôn với người có sở thích cao quý như thế, cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết chừng nào. Vì thế mà mọi người hiểu lầm. Còn tôi thì nào có biết tình yêu là gì đâu, cũng nói là mình thích anh Hosoda, chẳng tỏ vẻ gì phản đối cả nên sự tình càng phức tạp thêm. Rồi đến ngay cả đứa con nhỏ bé trong bụng của tôi cũng trở thành cái đích ngắm nghi ngờ của chồng tôi nữa. Dù chúng tôi không ai đề cập đến chuyện ly hôn nhưng không biết từ lúc nào, không khí trong nhà trở nên không thể chịu đựng được. Tôi cùng với cô hầu Oseki trở về nhà mẹ. Sau đó đứa con sinh ra bị chết đi, tôi bệnh nằm liệt giường, chuyện tình cảm với bên nhà anh Yamaki thế là chấm dứt.
Chắc Naoji cũng thấy có phần trách nhiệm trong việc ly hôn của tôi nên nó khóc lóc bảo “em đáng chết” rồi gào khóc nghệch mặt ra. Khi tôi hỏi là em còn nợ nhà thuốc bao nhiêu tiền thì mới hay đó là một con số đáng sợ. Sau này tôi mới hiểu ra, lúc ấy Naoji đã nói dối. Số tiền thực sự phải trả sau khi xác minh nhiều gần gấp ba lần số tiền nó nói với tôi.
- Chị đã gặp ông Uehara rồi đấy. Ông ấy tốt nhỉ. Từ bây giờ em hãy giao du và đi uống rượu với ông ấy đi. Rượu thì rẻ tiền hơn nhiều đúng không? Tiền mua rượu thì lúc nào chị cũng có thể cho em được. Còn chuyện tiền thuốc thì đừng lo nữa. Rồi sẽ ổn thỏa thôi mà.
https://thuviensach.vn
Chuyện tôi gặp ông Uehara và nói ông ấy là người tốt chắc làm em tôi vui lắm nên tối đó Naoji lấy tiền tôi đi ngay đến chỗ ông Uehara chơi.
Nghiện ngập có lẽ là một thứ bệnh thuộc về tinh thần. Tôi khen ngợi ông Uehara, đọc mấy quyển sách của ông ấy mà em tôi mượn về, rồi nói mấy câu như “người này giỏi giang nhỉ” thế là Naoji tỏ vẻ vui mừng nói “chị hiểu ông ấy à” rồi lại bắt tôi đọc mấy quyển sách khác của ông Uehara. Tôi cũng trở nên say sưa đọc và hai chị em nói với nhau ông Uehara thế này, ông Uehara thế kia. Em tôi đến nhà ông Uehara hầu như hàng đêm và cuối cùng, đúng theo kế hoạch của ông ấy, Naoji đã chuyển sang nghiện rượu. Chuyện trả tiền thuốc thì tôi đã lén bàn với mẹ. Mẹ lấy tay che mặt, bất động một hồi lâu rồi ngẩng mặt lên cười với một vẻ cô đơn vô hạn, nói “Chẳng còn cách nào khác. Mẹ không biết phải trả trong bao nhiêu năm mới hết nhưng mình cứ trả dần từng tháng vậy”.
Từ đó đến giờ đã sáu năm trôi qua.
Hoa quỳnh. Thì ra em tôi cũng khổ. Hơn nữa, còn không có đường đi. Đến bây giờ, nó vẫn chưa biết mình phải làm gì. Chắc là vậy, nên mỗi ngày nó chỉ có uống rượu như chết mà thôi.
Nếu nghĩ theo cách khác thì chẳng phải tôi cũng bất lương hay sao? Nghĩ vậy chắc sẽ dễ dàng hơn cho Naoji.
“Liệu có ai không phải là kẻ bất lương không?”. Naoji đã viết như vậy. Như thế thì cả tôi cũng bất lương, chú và mẹ cũng bất lương. Có lẽ đối với Naoji, bất lương là sự dịu dàng chăng?
https://thuviensach.vn
Chương 4: Thư gửi
Tôi vô cùng khó xử, không biết phải viết thư hay làm gì. Tuy nhiên, sáng nay, chợt nhớ đến lời của Giêsu: “hãy khôn ngoan như rắn và đơn sơ như chim bồ câu”, tôi cảm thấy hứng khởi một cách kỳ diệu, nên quyết định viết lá thư này và gửi đi.
Tôi là chị của Naoji. Có lẽ ngài quên rồi chăng? Nếu quên xin hãy nhớ lại.
Tôi rất xin lỗi vì Naoji gần đây đã làm phiền và gây cản trở cho ngài quá nhiều. (Tuy nhiên, thực ra chuyện của Naoji là do Naoji làm nên tôi cảm thấy lời xin lỗi của mình thật vô nghĩa). Hôm nay viết thư cho ngài,có một thỉnh cầu không phải cho Naoji mà là cho chính mình. Tôi có nghe Naoji nói căn nhà của ngài ở Kyobashi đã bị thiêu rụi và ngài chuyển đến chỗ ở hiện nay. Tôi cũng có ý định đến thăm chỗ của ngài ở ngoại thành Tokyo nhưng do sức khỏe của mẹ tôi dạo này sa sút tôi không thể bỏ mặc bà để lên Tokyo được. Vì thế mà tôi quyết định viết bức thư này cho ngài.
Tôi có chuyện muốn trao đổi với ngài. Nếu nhìn từ quan điểm “nữ huấn ca”[1] cho đến bây giờ thì chuyện này có vẻ gian trá, bẩn thỉu và thậm chí ác đức nữa. Tuy nhiên tôi, không, chúng tôi không thể nào mà sống như trước đây được nữa vì thế tôi muốn hỏi ý kiến và cảm nghĩ thực của ngài, người mà em trai tôi tôn kính nhất đời này.
[1] Nguyên văn: Nữ đại học 女 大 学 Tên quyển sách viết bằng chữ Hiragana ghi chép những lời giáo huấn dành cho phụ nữ thời Edo. Chúng tôi dịch tạm là “Nữ huấn ca”.
https://thuviensach.vn
Tôi không thể chịu nổi cuộc sống bây giờ. Đây không phải chuyện yêu ghét gì mà là cả ba mẹ con chúng tôi không thể sống một cuộc sống.
Hôm qua tôi khổ sở, cơ thể nóng bừng mà không biết phải làm sao. Đến hơi quá trưa, cô gái nông dân xóm dưới mang một bao gạo đến nhà trong mưa. Tôi đã đưa nàng y phục của tôi theo như thỏa thuận. Cô gái ấy vừa ngồi uống trà cùng với tôi trong phòng ăn vừa hỏi tôi một câu vô cùng thực tế:
- Nếu chị cứ bán đồ đi như thế này thì sẽ sống được bao lâu nữa đây? - Chắc khoảng sáu tháng hay một năm gì đó.
Tôi trả lời rồi đưa tay phải che lấy nửa khuôn mặt.
- Tôi buồn ngủ quá. Sao buồn ngủ thế này.
- Chắc là do mệt mỏi. Thường thì thần kinh suy nhược khiến ta buồn ngủ. - Chắc là vậy nhỉ?
Tôi muốn ứa nước mắt. Trong tâm trí chợt hiện ra hai từ “hiện thực” và “lãng mạn”. Mình hoàn toàn không có chút thực tế nào. Và khi nghĩ đến việc cứ tiếp tục sống mơ màng thế này, tôi chợt cảm thấy ớn lạnh toàn thân. Mẹ tôi đến quá nửa phần là bệnh nhân, hết nằm ngủ rồi thức dậy. Em tôi thì như ngài đã biết, là một bệnh nhân thần kinh. Khi còn ở đây, ngày nào nó cũng đi đến quán trọ gần nhà uống rượu, rồi cứ ba ngày một lần lại cầm tiền mà chúng tôi bán quần áo để đi lên Tokyo. Tuy nhiên đó không phải là chuyện làm tôi khổ sở. Tôi chỉ hãi sợ khi thấy cái sinh mệnh của mình trong cuộc sống thường ngày này đang dần tự tàn úa đi như tàu lá chuối ngả vàng mà không rụng xuống. Tôi không thể nào chịu nổi. Nên cho dù trái với
https://thuviensach.vn