🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Suy Tưởng
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Table of Contents
Tựa sách
Lời đầu sách của Ban biên tập
Phần I. TOÀN CẦU HÓA
BIỆN CHỨNG CỦA TỰ DO
Tự do như một phạm trù triết học
Những quan niệm về tự do
Tự do là cái tất yếu được nhận thức (Hegel)
Tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ v{ h{nh vi
Tự do và các mối quan hệ biện chứng
Mối quan hệ giữa các thành tố của tự do
Mối quan hệ giữa tự do và phát triển
Mối quan hệ giữa tự do và dân chủ
NHẬN THỨC THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN
Chủ nghĩa khủng bố – khoảng đen mới trong bức tranh thế giới hiện đại Nguy cơ nhận thức bằng bóng – mầm mống của một thuyết bất khả tri mới Kết luận
CẢM GIÁC BẤT AN
Cảm giác bất an như một hiện tượng xã hội phổ biến
Từ cảm giác bất an đến ý tưởng về lý thuyết quản lý rủi ro
Xây dựng quy trình quản lý rủi ro trên nền tảng những nghiên cứu về Cảm giác bất an
Kết luận
TOÀN CẦU HÓA VÀ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO
1. Toàn cầu hóa. Kinh tế thị trường và sự nghèo đói
2. Tiến tới một chương trình tổng thể và thực tiễn để vượt qua nghèo đói VAI TRÒ CỦA CÁC CƯỜNG QUỐC
1. Cục diện thế giới thời hậu chiến tranh lạnh
2. L~nh đạo và nô dịch
3. Tham vọng của c|c cường quốc
3.1. Hoa Kỳ – từ nửa thế giới đến cả thế giới
3.2. Nga – Từ nửa thế giới đến chủ nghĩa Đại Nga
3.3. Trung Quốc như l{ thủ lĩnh của thế giới thứ ba
4. Phương ph|p l~nh đạo của c|c cường quốc
4.1. Hoa Kỳ
https://thuviensach.vn
4.2. Nga
4.3. Trung Quốc
Kết luận
HAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Quan điểm đối ngoại truyền thống
Ngoại giao thế kỷ
Trật tự thế giới mới và những thay đổi trong quan hệ quốc tế
Sự lớn mạnh của các lực lượng đa quốc gia
Về vấn đề hai chính s|ch đối ngoại
Xây dựng một nền văn hóa ngoại giao
TOÀN CẦU HÓA VỀ VĂN HÓA
1. Toàn cầu hóa về văn hóa trong bối cảnh hiện nay
1.1. Toàn cầu hóa về văn hóa xưa v{ nay
1.2. Toàn cầu hóa về văn hóa v{ tính độc lập văn hóa của mỗi quốc gia 1.3. Toàn cầu hóa về văn hóa v{ bản sắc văn hóa d}n tộc
2. Toàn cầu hóa về văn hóa v{ những t|c động của nó đến đời sống kinh tế, chính trị
2.1. Về kinh tế
2.2. Về chính trị
2.3. Toàn cầu hóa về văn hóa v{ những phản ứng cực đoan
3. Kết luận
PHÁP LUẬT – TÀI SẢN TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN
Pháp luật – Hình thức thể hiện tập trung nhất toàn bộ giá trị tự do của con người Tự do sinh ra con người và hành trình tìm lại tự do bị đ|nh cắp
Tính biện chứng của quá trình cống hiến tự do
Tự do tinh thần – trạng thái phát triển cao nhất của tự do
Lời kết
ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT
1. Văn hóa – Sản phẩm của tự do
2. Nền văn hóa phi tự nhiên và những khuyết tật của nó
3. Hệ thống pháp luật phi tự nhiên – Hệ quả của nền văn hóa phi tự nhiên 4. Hướng tới một hệ thống luật pháp tiên tiến
4.1. Tự do – Tinh thần của pháp luật
4.2. Văn hóa mở – Điều kiện tiên quyết để hội nhập với pháp luật quốc tế Kết luận
https://thuviensach.vn
TỪ HỆ TƯ TƯỞNG ĐẾN HỆ GIÁ TRỊ
1. Tư tưởng, Hệ tư tưởng và Sự lạc hậu của các hệ tư tưởng
2. Sự lên ngôi của Hệ giá trị
2.1. Đặc điểm của thế giới hiện đại
2.2. Sự |p đặt tư tưởng và sự hình thành hệ giá trị
3. Toàn cầu hoá và Sự hình thành hệ giá trị toàn cầu
Kết luận
HỆ TIÊU CHUẨN VĂN HÓA CHÍNH TRỊ TOÀN CẦU
1. Xây dựng một nền văn hóa ngoại giao
2. Tôn vinh những giá trị phổ quát
3. Xây dựng nền pháp quyền toàn cầu
Phần II. THẾ GIỚI THỨ BA
LÃNH ĐẠO PHI CÁCH MẠNG
1. Đổi Mới, Cải Cách và Cách mạng
2. Tiến ho| như l{ quy luật phát triển của thế giới hiện đại
3. Đổi mới, Cải cách vì một thế giới phát triển bền vững
BÓC LỘT NGOÀI KINH TẾ
1. Sai lầm trong nhận thức hiện nay về bóc lột
2. Bóc lột ngoài kinh tế là gì?
3. Những t|c động của bóc lột ngoài kinh tế
3.1. Những t|c động đối với đời sống kinh tế
3.2. T|c động đối với sự tồn vong của các giá trị nh}n văn
4. Khắc chế và chung sống với bóc lột ngoài kinh tế
4.1. Dân chủ hóa đời sống chính trị là giải pháp tối ưu để hạn chế bóc lột ngoài kinh tế
4.2. Xác lập giới hạn không gian quyền lực của c|c nh{ l~nh đạo
THAM NHŨNG VÀ THAM NHŨNG TINH THẦN
1. Tham nhũng như một hiện tượng muôn thuở
2. Tham nhũng vật chất v{ tham nhũng tinh thần
2.1. Tham nhũng quyền lực
2.2. Độc quyền tư duy
2.3. Độc chiếm lẽ phải
3. Nguồn gốc kinh tế – chính trị – xã hội của tham những hiện đại
3.1. Về mặt chính trị, tham nhũng l{ kết quả của hệ thống chính trị thiếu khả năng tự kiểm soát
https://thuviensach.vn
3.2. Về mặt kinh tế, tham nhũng l{ hậu quả của môi trường kinh tế thiếu minh bạch
3.3. Về mặt nh{ nước, tham nhũng l{ con đẻ của những thể chế tồn tại bất hợp lý và bị độc quyền lũng đoạn
3.4. Về mặt pháp luật, tham nhũng l{ kết quả của tình trạng các quyền và lợi ích cá nhân bị hạn chế hoặc chưa được hợp pháp hóa
3.5. Về mặt văn hóa x~ hội, tham nhũng bắt nguồn từ sự đạo đức giả của hệ thống chính trị – xã hội
3.6. Về mặt nh}n văn, tham nhũng l{ hậu quả của quan niệm lệch lạc và thái độ thiếu tôn trọng các giá trị cá nhân
4. Những điều kiện tiên quyết để chống tham nhũng
4.1. Dân chủ hóa như l{ điều kiện tiên quyết để chống tham nhũng
4.2. Làm trong sạch môi trường tinh thần, xây dựng môi trường văn hóa chống tham nhũng
SỰ BIẾN DẠNG TÂM LÝ DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA THAM NHŨNG
Tham nhũng v{ sự biến dạng từ t}m lý đồng chí đến t}m lý đồng lõa Tâm lý bị truy đuổi về mặt tinh thần hay hồi ức về những giá trị người của những kẻ đ~ bị “Thú hóa”
Cảm giác mất niềm tin vào những người đại diện, Sự biến dạng của tâm lý Sở hữu và một tương lai không thể dự báo
Kết Luận
THỂ CHẾ VÀ THÀNH TÍCH
Thể chế, thành tích và những khía cạnh biện chứng
Chủ nghĩa th{nh tích v{ những hậu quả của nó
Một cách tiếp cận kh|c đối với chủ nghĩa th{nh tích
Những di họa của chủ nghĩa thành tích
Thể chế nào cho phát triển?
Thể chế dân chủ – Tiền đề để xây dựng nh{ nước pháp quyền
Thể chế dân chủ – Cơ chế kiểm soát rủi ro trong tiến trình phát triển Thể chế dân chủ – Không gian của những thay thế hòa bình
Kết luận
TÍNH TRỄ CỦA CẢI CÁCH CHÍNH TRỊ
1. Mối Quan hệ giữa cải cách chính trị và cải cách kinh tế ở các nước đang ph|t triển
Cải cách kinh tế tạo ra tiền đề cho cải cách chính trị
Cải cách chính trị bảo hộ cho thành công và hoàn tất quá trình cải cách 2. Sự chậm trễ của cải cách chính trị – căn bệnh phổ biến của thế giới thứ ba
https://thuviensach.vn
Tính trễ và sự chậm trễ của cải cách chính trị
Nguyên nhân của sự chậm trễ trong cải cách chính trị
3. Phác thảo chương trình cải cách chính trị
TÍNH LẠC HẬU TƯƠNG ĐỐI CỦA VĂN HÓA
1. Lạc hậu tương đối – thuộc tính tự nhiên của văn ho|
Tính tất yếu của tính lạc hậu tương đối của văn hóa
Biểu hiện của tính lạc hậu tương đối của văn hóa
Giới hạn của tính lạc hậu tương đối của văn hóa
2. Ảnh hưởng của tính lạc hậu tương đối của văn ho| đối với tiến trình phát triển và tiến trình toàn cầu hóa
Thất bại trong việc xúc tiến sự đồng thuận – Hệ quả của trạng thái không ngưng tụ các kinh nghiệm văn hóa
Những cơ hội bị bỏ lỡ – Hệ quả của việc duy trì các giá trị văn hóa lạc hậu CẢI CÁCH VĂN HÓA
1. Bản chất của cải c|ch Văn hóa
2. Sự cần thiết phải cải c|ch văn hóa
Cải c|ch văn hóa để tạo ra sự bảo trợ tinh thần cho cải cách kinh tế và cải cách chính trị
Cải c|ch văn hóa – Hạt nhân của quá trình phát triển
Cải c|ch văn hóa để tránh sự xáo trộn trên quy mô toàn xã hội
3. Những nội dung căn bản của Chương trình cải c|ch văn hóa
Phi chính trị hóa đời sống văn hóa
Nâng cao tính mở của nền văn hóa
Loại bỏ c|c khuynh hướng văn hóa cực đoan
4. Lời kết
TÍNH ĐỒNG BỘ CỦA CÁC CUỘC CẢI CÁCH
Nhìn lại các cuộc cải cách của c|c nước thế giới thứ ba
1. Tính tình thế của cải cách kinh tế và cải cách chính trị
2. Tính nửa vời của cải cách kinh tế và cải cách chính trị
3. Thiếu tầm nhìn trong cải c|ch văn hóa v{ cải cách giáo dục
Tính đồng bộ của các cuộc cải cách
1. Sự cần thiết phải tiến h{nh đồng bộ các cuộc cải cách
2. Đảm bảo tính đồng bộ của các cuộc cải cách
Cải cách kinh tế tạo tiền đề cho cải cách chính trị và cải c|ch văn hóa Cải cách chính trị bảo trợ cho cải cách kinh tế và cải c|ch văn hóa
https://thuviensach.vn
Cải c|ch văn hóa tạo môi trường tinh thần cho cải cách kinh tế và cải cách chính trị
Cải cách giáo dục – Điểm hội tụ tính đúng đắn của các cuộc cải cách
Vấn đề xây dựng hệ tiêu chuẩn cải cách
Kết luận
ĐỒNG THUẬN XÃ HỘI
1. Khái niệm Đồng thuận v{ Đồng thuận Xã hội
2. Những nội dung cơ bản của tính đồng thuận xã hội trong thế giới hiện đại Đồng thuận chính trị
Đồng thuận kinh tế
Đồng thuận văn hóa
3. C|c điều kiện v{ cơ chế đảm bảo đồng thuận xã hội ở các quốc gia đang ph|t triển
CUỘC GIẢI PHÓNG THỨ HAI
1. Những di sản của một cuộc giải phóng nửa vời
2. Tự do như l{ không gian s|ng tạo
3. Cuộc giải phóng thứ hai và những tiền đề của nó
4. Kết luận
Phần III. VIỆT NAM
LỢI ÍCH QUỐC GIA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1. Những lợi ích nào cần được bảo vệ
1.1. Lợi ích ở cấp độ quốc gia của Việt Nam
1.2. Lợi ích ở cấp độ doanh nghiệp
1.3. Lợi ích ở cấp độ sản phẩm và hàng hóa
2. Vấn đề quản lý rủi ro
2.1. Quản lý rủi ro ở mức ứng xử quốc gia, tức rủi ro về lợi ích quốc gia 2.2. Quản lý rủi ro công ty
2.3. Quản lý rủi ro thông qua các hiệp hội
2.4. Quản lý những rủi ro về trình độ phát triển
3. Sử dụng luật sư như thế nào?
3.1. Chính phủ buộc phải có cố vấn pháp lý
3.2. Xây dựng v{ tăng cường lực lượng tư vấn và luật sư trong nước thông qua sự gắn kết với dời sống kinh tế của đất nước và doanh nghiệp.
3.3. Đề xuất về mô hình tư vấn cụ thể cho doanh nghiệp
Thứ nhất, x|c định nhu cầu
Thứ hai, x|c định đối tượng thuê tuyển l{m tư vấn pháp lý và luật sư
https://thuviensach.vn
4. Kết Luận
TƯ DUY ĐỊA KINH TẾ – ĐỊA CHÍNH TRỊ
1. Tư duy mới bắt nguồn từ sự thay đổi của Thời đại
2. Địa kinh tế v{ địa chính trị – Khoa học của những quan niệm động 3. Khai th|c ưu thế địa chính trị v{ địa kinh tế
Phát triển kinh tế mềm để điều chỉnh và thích ứng trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và nhiều biến động
Trục Đông – T}y, con đường hội nhập quốc tế và phát triển nhanh nhất
Th|i độ chính trị sáng suốt cho một chiến lược hợp tác kinh tế quốc tế hiệu quả
CON NGƯỜI – TIỀN ĐỀ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN
1. Nền kinh tế năng động và những nhân tố của nó
2. Con người – tiền đề của sự phát triển
PHÁT HUY NỘI LỰC
Nội lực – nguồn tài sản vô giá
Giải bài toán phát huy nội lực
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN
Những sai lầm trên quy mô hệ thống
Nhận thức lại về sản xuất và sở hữu tư nh}n trong nền kinh tế hiện đại Kinh tế tư nh}n trong nền kinh tế thị trường
Thời đại của quá trình kinh tế phá vỡ sự trói buộc của chính trị
C|c công ty đa quốc gia: Sự biến đổi về chất của kinh tế tư nh}n
Kinh tế tư nh}n v{ c|c gi| trị chân chính của nó
Phương tiện hiệu quả nhất để phát triển kinh tế
Giá trị nh}n văn của Kinh tế tư nh}n
Những vấn đề phát triển kinh tế tư nh}n thời hiện đại
Phát triển năng lực con người
Phát triển các quyền cá nhân
Những vấn đề của kinh tế tư nh}n tại c|c nước phát triển
Nguy cơ của nền kinh tế thành tích chính trị
Nguy cơ từ th|i độ chính trị thiếu thiện chí của đảng cầm quyền
Nguy cơ về một nền kinh tế tội phạm
Phát triển kinh tế tư nh}n của Việt Nam
Cái nhìn tổng quan về nền kinh tế
Kinh tế tư nh}n tại Việt Nam – chiếc phao an toàn của nền kinh tế
https://thuviensach.vn
Những nghịch lý trong nền kinh tế Việt Nam
Nh{ nước và quyền tạo ra giá trị gia tăng
Lời kết
XÂY DỰNG CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ
Từ một quan điểm phát triển các tập đo{n kinh tế
Cội nguồn của các tập đo{n kinh tế Việt Nam
Bài học từ sự đổ vỡ của các tập đo{n kinh tế
Cần nhìn nhận chiến lược phát triển các tập đo{n kinh tế dưới góc độ kinh tế Phát triển các tập đo{n kinh tế hay xây dựng các hiệp hội kinh doanh? XÂY DỰNG CÁC HIỆP HỘI
1. Bối cảnh ra đời các hiệp hội ở Việt Nam
2. Hiện trạng của các hiệp hội
2.1. Vai trò, tính hiệu quả của các hiệp hội ở Việt Nam
2.2. Nguyên nhân của tình trạng yếu kém và hất hợp lý
Từ phía các hiệp hội
Từ phía Nh{ nước
3. Vấn đề nâng cao hiệu quả của các hiệp hội
3.1. Nhận thức về vai trò chính trị của các hiệp hội trong quản lý xã hội 3.2. Luật hóa hoạt động của các hiệp hội
3.3. Đảm bảo tính tự nguyện và phi chính phủ ở Việt Nam
3.4. Nguyên tắc độc lập tài chính
Kết luận
XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA KINH DOANH
1. Các phẩm chất cá nhân
a) Chủ nghĩa yêu nước và ý thức công dân
b) Các giá trị nhân bản
2. Quan hệ xã hội
a) Các quan hệ trong nội bộ cộng đồng doanh nhân
b) Quan hệ với khách hàng
c) Quan hệ đối với các tổ chức xã hội và các tầng lớp xã hội khác
3. Vai trò chính trị
a) Tiếng nói trong đời sống chính trị
b) Người tham mưu về đường lối kinh tế
4. Tính tiên phong về tri thức
a) Kỹ năng kinh doanh
https://thuviensach.vn
b) Tính sáng tạo
c) Tính năng động
5. Khả năng hợp tác và cạnh tranh quốc tế
XÂY DỰNG CỘNG ĐỒNG DOANH NHÂN
1. Vị trí của doanh nhân trong xã hội hiện đại
2. Những sai lầm trong việc xây dựng cộng đồng doanh nhân
3. Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam chuyên nghiệp
CẢI CÁCH GIÁO DỤC
1. Những hạn chế của nền giáo dục Việt Nam
2. Truy nguyên tình trạng lạc hậu của hệ thống giáo dục
Áp đặt chính trị
Ảnh hưởng của Khổng gi|o, tư tưởng phi thực dụng và những tín điều xã hội chủ nghĩa
Tâm lý ngại thay đổi của người Việt
Thương mại hóa giáo dục
3. Tiến tới một nền giáo dục hiện đại
Tự do, tự lập, tự trọng – Nguyên lý cơ bản của giáo dục hiện đại
Tư duy mở – Phương ph|p luận giáo dục hiện đại
Thứ nhất, giáo dục nhân cách – Bài học vỡ lòng của giáo dục
Thứ hai, giáo dục kỹ năng – Tiền đề để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động
Thứ ba, giáo dục ứng xử nhằm xúc tiến việc bán những kỹ năng lao động Thứ tư, gi|o dục tư tưởng – Hạt nhân của quá trình giáo dục
Xã hội hóa giáo dục – lời giải cho b{i to|n đ|nh thức v{ huy động mọi tiềm năng trong x~ hội
XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
1. Đặt vấn đề
2. C|c quan điểm về xã hội hoá giáo dục
3. Kết luận
NHÂN TÀI VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI
Một số vấn đề nhận thức
Những hạn chế
Một số giải pháp
Nhân tài chính trị – lời giải cho bài toán phát triển
1. Định vị Việt Nam trong tiến trình phát triển của thế giới
2. Xây dựng hệ tư tưởng kinh tế Việt Nam
https://thuviensach.vn
3. Xây dựng hệ tư tưởng quân sự Việt Nam
4. Xây dựng chương trình ph|t triển kinh tế, chính trị v{ văn hóa bên cạnh Trung Quốc
5. Xây dựng tầng lớp thượng lưu v{ đội ngũ tri thức Việt Nam
6. Thừa nhận các giá trị phương T}y với đặc trưng l{ tự do, dân chủ
Kết luận
TÌM KIẾM MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN
1. Mô hình kinh tế hay mô hình chính trị
2. Về những tham số của nền kinh tế
Phần IV. ĐỐI THOẠI
CẢI CÁCH HIẾN PHÁP Ở TRUNG QUỐC
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
THẾ GIỚI THỨ BA VÀ TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM – MỘT TƯƠNG LAI CÓ THỂ DỰ BÁO
TRÒ CHUYỆN VỚI GIÁO SƯ JOHN GILLESPIE
VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/
Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi
https://thuviensach.vn
SUY TƢỞNG
Tác giả: Nguyễn Trần Bạt NXB Hội Nhà Văn
https://thuviensach.vn
Lời đầu sách của Ban biên tập
Chúng ta đang đứng trước một thế giới thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ. Nhiều vấn đề vốn trước đ}y thuộc của riêng quốc gia thì nay trở thành vấn đề của toàn nhân loại. Ngược lại có không ít vấn đề trong quan niệm quen thuộc của nhiều người dường như không dính d|ng gì đến sự hưng vong của quốc gia, thì nay chúng ta phải đối mặt ngày ngày vừa như cơ may, vừa như một thách thức. Những phân biệt rạch ròi giữa chính trị, kinh tế, văn hóa, x~ hội, giáo dục… giờ đ}y trở nên xa lạ hơn bao giờ hết bởi chúng không giúp nhận thức, giải quyết nhiều vấn đề nảy sinh.
Trong khi thế giới ng{y c{ng đa dạng về mọi mặt, ngày càng chằng chịt những mối quan hệ riêng tư, ng{y c{ng đề cao những giá trị c| nh}n, thì cũng trong c|i thế giới ấy chưa bao giờ sự ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau giữa các lợi ích, các hình thái quan hệ; giữa các cá nhân, các cộng đồng, dân tộc, quốc gia hay thậm chí giữa các khu vực… trở nên quan trọng đến thế, mang ý nghĩa sông còn đến thế. Quan trọng vì nó gắn liền với sự tồn tại, hòa bình, phát triển và thịnh vượng… l{ mơ ước mang tính toàn cầu ngày nay. Chỉ đơn cử vấn đề nghèo đói, môi trường hay chống khủng bố. Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được một trong ba vấn đề bức xúc và nổi cộm nhau ấy mà không cần đến sự liên kết mang tính toàn cầu. Nhưng ngay cả khi có sự, liên kết chặt chẽ thì vẫn cần một nhận thức tỉnh táo và khoa học về căn nguyên của những thảm họa trên… Rồi hiện tượng tưởng như đối nghịch giữa giầu có và sự xuống cấp của nhiều giá trị vốn là hậu quả của nghèo khổ; giữa một thế giới được kiểm soát gắt gao về an ninh với cảm giác bất an đang gia tăng; giữa bản sắc riêng của mỗi dân tộc và sự toàn cầu hóa triệt để, giữa chủ quyền quốc gia và sự mất dần ranh giới c|c đường biên; giữa sự phụ thuộc không thể tránh khỏi và quyền độc lập tự chủ của c|c nước chậm phát triển với c|c cường quốc…
Tất cả những điều vừa nêu đều được đề cập trong cuốn s|ch m{ chúng tôi đang muốn giới thiệu cùng quý độc giả. Mức độ tiếp cận ở từng vấn đề có sự khác nhau về tính độc đ|o, sự sâu sắc, khả năng ph|t hiện, ph}n tích… v{ chắc chắn sẽ g}y tranh c~i nhưng có thể nói trước rằng chúng rất đ|ng tr}n trọng đến thế, mang ý nghĩa sống còn đến thế. Quan trọng vì nó gắn liền với sự tồn tại, hòa bình, phát triển và thịnh vượng… l{ mơ ước mang tính toàn cầu ngày nay. Chỉ đơn cử vấn đề nghèo đói, môi trường hay chống khủng bố. Không một quốc gia nào có thể tự mình giải quyết được một trong ba vấn đề bức xúc và nổi cộm nhau ấy mà không cần đến sự liên kết mang tính toàn cầu. Nhưng ngay cả khi có sự, liên kết chặt chẽ thì vẫn cần một nhận thức tỉnh táo và khoa học về căn nguyên của những thảm họa trên… Rồi hiện tượng tưởng như đối nghịch giữa giầu có và sự xuống cấp của nhiều giá trị vốn là hậu quả của nghèo khổ; giữa một thế giới được kiểm soát gắt gao về an ninh với cảm giác bất an đang gia tăng; giữa bản sắc riêng của mỗi dân tộc và sự toàn cầu hóa triệt để, giữa chủ quyền quốc gia và sự mất dần ranh giới c|c đường biên; giữa sự phụ thuộc không thể tránh khỏi và quyền độc lập tự chủ của c|c nước chậm phát triển với c|c cường quốc…
Tất cả những điều vừa nêu đều được đề cập trong cuốn s|ch m{ chúng tôi đang muốn giới thiệu cùng quý độc giả. Mức độ tiếp cận ở từng vấn đề có sự khác nhau về tính độc đ|o, sự sâu sắc, khả năng ph|t hiện, phân tích và chắc chắn sẽ g}y tranh c~i nhưng có thể nói trước rằng chúng rất đ|ng tr}n trọng, trước hết ở th|i độ khoa học v{ lương tri của một trí thức. Phải nêu lên một thực tế là, những vấn đề như vậy thường khiến nhiều người ngại ngùng chạm tới bởi nhiều lý do. Thứ nhất, vì nó khá mạo hiểm, cả trên phương diện chính
https://thuviensach.vn
trị lẫn tri thức. Thứ nữa nó rất phức tạp, lại dễ gây nhàm chán ngay từ khi đặt vấn đề nếu tác giả không có một trí tuệ hấp dẫn, không biết tạo ra một không khí đối thoại khoa học, không đưa ra được những ý tưởng độc đ|o, không đủ tự tin vào bản thân mình. Và nếu có thể kể thêm lý do thì chính là từ lâu chúng ta cứ một dần thói quen đơn độc suy nghĩ, suy nghĩ một cách không vụ lợi, suy nghĩ cho tương lai…
Ông Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch – Tổng gi|m đốc Investconsult Group, tác giả của công trình khá công phu này, thuộc số những người còn coi suy nghĩ như một cái nghiệp của mình. Nhiều trang viết của ông có sức hấp dẫn vượt khỏi khuôn khổ một bài nghiên cứu bình thường. Tác giả cũng cho thấy ông không ngại đụng chạm đến cả những vấn đề nhạy cảm, không ngại đưa ra những chủ kiến, sẵn sàng chịu trách nhiệm về chúng mà không né tránh hoặc phụ hoạ. Nhưng có lẽ điều đ|ng nói hơn lại ở chỗ ông luôn tìm cách gắn những vấn đề như vậy với tiến trình mở cửa, hội nhập, phát triển để mục tiêu cuối cùng là thịnh vượng của Việt Nam; cố gắng đặt chúng trong những mối tương quan cụ thể nhằm tìm xem yếu tố nào là từ thuận lợi, yếu tố n{o t|c động tiêu cực trên tiến trình vươn lên của người Việt. Chỉ riêng nỗ lực chân th{nh như vậy đ~ rất đ|ng được ghi nhận. Chính điều đó cũng l{ lý do khích lệ chúng tôi trong việc đưa cuốn s|ch đến với bạn đọc.
BAN BIÊN TẬP
https://thuviensach.vn
Phần I.
TOÀN CẦU HÓA
BIỆN CHỨNG CỦA TỰ DO
“Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do.”
—Hồ Chí Minh
Tự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống v{ để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển.
Thời kỳ Khai s|ng đ~ đ|nh dấu một bước ngoặt không chỉ trong lịch sử mà còn trong nhận thức của con người. Các học giả của thời kỳ ấy không phải những người đầu tiên bàn về tự do nhưng họ là những người có công rất lớn trong việc xây dựng những nhận thức mới về tự do và thức tỉnh nhân loại về các giá trị của nó. Phương T}y đ~ đón nhận những đóng góp ấy và là những người đầu tiên được nếm vị ngọt của tự do v{ hưởng thụ những thành quả của nó.
Tuy nhiên, ở một số vùng kém phát triển, con người vẫn mơ hồ trước tự do và dừng lại ở việc nhận thức nó như một công cụ thỏa m~n c|c đòi hỏi mang tính bản năng. Vậy đ}u l{ căn nguyên của hiện tượng này và phải chăng, có mối liên hệ giữa tình trạng kém phát triển với trạng thái thiếu hoặc không có tự do? Bài viết “Biện chứng của tự do” sẽ góp phần trả lời câu hỏi ấy.
https://thuviensach.vn
Tự do nhƣ một phạm trù triết học
Những quan niệm về tự do
Ngược dòng lịch sử, có thể thấy các học giả phương T}y đ~ sớm đưa ra một số định nghĩa về tự do. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra hai c|ch hiểu về tự do phổ biến nhất của Locke và Hegel.
Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào. (Locke)
Đ}y l{ định nghĩa nguyên thủy nhất về tự do v{ cũng từng được khá nhiều người tán đồng. Tuy nhiên, định nghĩa n{y có những hạn chế nhất định, thể hiện ở chỗ nếu tự do chỉ thuần túy là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào thì sẽ có rất nhiều người nhân danh tự do để thỏa mãn những mong muốn hay tham vọng cá nhân của mình, phá hoại trật tự xã hội, v{ do đó, l{m phương hại đến sự phát triển của mỗi c| nh}n cũng như cả cộng đồng.
https://thuviensach.vn
Tự do là cái tất yếu đƣợc nhận thức (Hegel)
Nhận thức được sự hạn chế của định nghĩa về tự do của Locke, Hegel đ~ x}y dựng một định nghĩa mới về tự do. Đó l{, tự do là cái tất yếu được nhận thức. Câu hỏi đặt ra là, vậy cái tất yếu là gì? Ở đ}y, c|i tất yếu được hiểu là các quy luật tự nhiên. Do vậy, có thể viết lại định nghĩa về tự do của Hegel như sau: Tự do là các quy luật tự nhiên được nhận thức. Hegel cho rằng con người càng nhận thức một cách chính xác, rõ ràng và toàn diện về cái tất yếu bao nhiêu thì càng có tự do bấy nhiêu.
Định nghĩa n{y đ~ ph|t triển hơn một bước so với định nghĩa của Locke, tức đ~ đưa tự do từ một trạng thái bản năng đến tự do trong mối tương quan với cái tất yếu. Như vậy, ranh giới của trạng thái tự do và trạng thái không có tự do chính là cột mốc nhận thức được cái tất yếu. Nhận thức được cái tất yếu, con người sẽ không nhân danh tự do để thực hiện những hành vi kìm hãm sự phát triển của bản thân anh ta và cả cộng đồng. Chính lúc ấy, tự do sẽ l{ điều kiện tinh thần giúp con người tiếp cận với sự phát triển thực thụ và toàn diện.
Trong khi ở phương T}y, c|c học giả bàn về tự do một cách sôi nổi v{ đầy cảm hứng thì ở phương Đông, tự do chưa phải là một khái niệm hoàn chỉnh mà mới chỉ được hiểu theo nghĩa tự do bản năng, hay như c|i cho phép, hệ quả l{, c|i gì không cho phép nghĩa l{ không tự do. Chẳng hạn, giải thoát là một trong những phạm trù triết học tôn giáp Ấn Độ để chỉ trạng thái tinh thần, t}m lý, đạo đức của con người thoát ra khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới trần tục và nỗi khổ ải của cuộc đời. Có thể nói, triết học Ấn Độ chỉ xoay quanh giải thoát
con người trong đời sống tinh thần (gần như tiệm cận trạng th|i siêu tho|t) thay vì đưa ra c|c tư tưởng phát triển con người bằng cách giải phóng con người khỏi những ràng buộc. Triết học Trung Hoa cổ đại từng đề xướng tư tưởng “vô vị” nghĩa l{ tự do tuyệt đối không bị ràng buộc bởi bất cứ ý tưởng dục vọng, đam mê, ham muốn nào; tức sống, tồn tại theo bản tính tự nhiên, không cần sự tham gia có tính chất xã hội.
https://thuviensach.vn
Tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi
Tự do được hiểu một cách rất khác nhau giữa các dân tộc và thậm chí, giữa các thành viên của dân tộc. Thực ra, người ta chỉ nhận ra giá trị của tự do khi đ~ bị mất tự do, hay nói c|ch kh|c, người ta chỉ cảm thấy giá trị của tự do khi vướng phải những giới hạn của nó bởi chính những giới hạn ấy sẽ đ|nh thức con người, giúp con người thoát ra khỏi trạng thái thụ động đón nhận một phần của tự do như sự nh}n nhượng của bề trên đối với kẻ dưới. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, tự do không phải là một loại quyền được trao tặng bởi bất kỳ thể chế nào mà nó là bản chất tự nhiên của con người, tức là nó gắn liền với con người ngay từ khi sinh ra. Có thể nói, tự do là không gian sống của mỗi c| nh}n, ai cũng có thể khai thác không gian ấy, thậm chí mở rộng nó, nếu hiểu được bản chất và giá trị của tự do.
Tuy nhiên, trước khi bàn về phép biện chứng của tự do, chúng ta cần phải xây dựng một định nghĩa về tự do. Chúng tôi cho rằng, tự do là quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ và hành vi, hệ quả là, bất cứ xã hội nào cho phép sự dịch chuyển song song này diễn ra một cách thuận lợi trong một trật tự h{i hòa v{ c}n đối, xã hội ấy sẽ đạt tới trạng thái tự do. Phép biện chứng của tự do cần phải góp phần vào việc thay đổi nhận thức của con người về tự do, trên cơ sở ấy hỗ trợ quá trình dịch chuyển song song của ý nghĩ v{ h{nh vi ở mỗi cá nh}n cũng như cả cộng động. Đó chính l{ tiền đề của sự phát triển.
https://thuviensach.vn
Tự do và các mối quan hệ biện chứng
Tự do là một khái niệm phức tạp, đa chiều và gồm có nhiều thành tố. Nó không phải là một cảm giác mặc dù nếu thiếu cảm giác về tự do thì cũng không thể tạo thành khái niệm tự do. Điều quan trọng nhất là khi nghiên cứu tự do là chúng ta phải phân tích các thành tố tạo thành khái niệm tự do, vị trí và ảnh hưởng của từng thành tố đối với đời sống. Trên cơ sở đó, con người sẽ nhận thức được mình nên chuyển nhượng bộ phận nào của tự do, chuyển nhượng cho ai và vào thời điểm n{o để phần tự do mình cống hiến không trở nên vô nghĩa.
Tự do là một trong những điều kiện ban đầu để hình thành hạnh phúc. Đồng thời, nó là nguyên liệu đầu vào của đời sống con người, hạnh phúc chính là kết quả của việc chuyển hóa tự do thành những sức mạnh nhất định và toàn bộ quá trình chuyển hóa chính là tiến trình phát triển. Vì vậy, có thể nói, phân tích tự do, hạnh phúc và quá trình phát triển chính là phân tích quá trình vận động của tự do.
Điều quan trọng nhất l{, trên cơ sở các phân tích về tự do, chúng ta cần phải xác lập ranh giới giữa các loại đối tượng, đó l{ loại đối tượng có năng lực sử dụng và khai thác tự do và loại đối tượng không có năng lực khai thác và sử dụng tự do, bởi tự do chỉ dành cho những người có trình độ nhận thức nhất định. Mặc dù tự do là sở hữu tự nhiên của con người, nhưng không phải tất cả mọi người đều có năng lực và xứng đ|ng được khai thác thứ tài sản vô giá ấy. Xác lập ranh giới giữa những loại đối tượng khác nhau sẽ giảm bớt những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xây dựng tự do như một công nghệ phát triển. Chỉ có như thế, tự do mới trở th{nh điểm xuất phát của mọi quá trình phát triển cả về mặt nhận thức lẫn hành vi.
https://thuviensach.vn
Mối quan hệ giữa các thành tố của tự do
Có thể hiểu, tự do gồm có hai thành tố quan trọng nhất là tự do nhận thức và tự do hành động trên tất cả c|c lĩnh vực của đời sống. Vậy, đ}u l{ mối liên hệ giữa hai thành tố này?
Tôi cho rằng tự do nhận thức là nền tảng để con người đi tới tự do h{nh động. Không có tự do nhận thức tức là không có tự do tinh thần, con người sẽ không thể có tự do h{nh động bởi luôn vấp phải các rào cản về mặt nhận thức, v{ do đó, con người sẽ cảm thấy bị hạn chế, bị mất tự do ngay từ trong ý nghĩ chứ không chỉ trong hành vi của mình. Điều này hoàn toàn tr|i ngược với tinh thần về tự do m{ chúng tôi đ~ đưa ra trong phần trên, đó l{ tự do là sự dịch chuyển song song của ý nghĩ v{ h{nh vi. Phải hiểu rằng, tự do nhận thức sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển và dịch chuyển của ý nghĩ, trong khi đó, tự do h{nh động sẽ tạo điều kiện cho sự dịch chuyển của h{nh vi song song v{ tương ứng với sự dịch chuyển của ý nghĩ.
Mặt khác, tự do nhận thức chính l{ điều kiện tiên quyết để xây dựng các mô-đun nhận thức, biến không gian nhận thức của mỗi cá nhân và cộng đồng thành một vườn ươm c|c mô-đun tư duy của con người. Khu vườn đó chỉ đa dạng và phong phú chừng nào tự do hạnh phúc được công nhận như một trong những nguyên lý căn bản nhất. Sự phong phú và đa dạng về mặt nhận thức sẽ dẫn tới sự phong phú v{ đa dạng của h{nh động. Điều này sẽ tạo ra không gian đa chiều trong c|c lĩnh vực kinh tế, chính trị v{ văn hóa – điều kiện cần và đủ để mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, mỗi nh{ nước, mỗi thể chế duy trì và phát triển sự đúng đắn của mình. Mặt kh|c, đến lượt mình, tự do h{nh động lại tạo điều kiện cho việc mở rộng không gian nhận thức của mỗi cá nhân và cộng đồng, bởi thông qua tự do h{nh động, con người sẽ có điều kiện làm phong phú kinh nghiệm sống, kinh nghiệm văn hóa của mình, và do đó, có thể xúc tiến những cái mới về nhận thức và tự điều chỉnh nhận thức của mình. Đ}y chính là mối liên hệ hữu cơ giữa hai thành tố cơ bản nhất của tự do.
https://thuviensach.vn
Mối quan hệ giữa tự do và phát triển
Chúng ta đ~ trăn trở rất nhiều trước vấn đề tại sao trong lịch sử cận đại và hiện đại phương Đông lại chậm phát triển hơn phương T}y. Để trả lời cho câu hỏi ấy, chúng ta đ~ tốn rất nhiều công sức và nhiệt huyết mà vẫn chưa tìm ra lời giải thích x|c đ|ng. Phần lớn tài nguyên của nhân loại nằm ở phương Đông, nhưng phương T}y l{ cả chiến thắng trong hầu hết các cuộc chạy đua đến sự phát triển. Trong khi đó, ngụy biện với chính mình, phương Đông đắm chìm và tự cổ vũ mình trong những giá trị Ch}u Á đến khi nhận ra những giá trị ấy cũng chỉ là một dạng tài nguyên chứ không thể và không phải là sự phát triển thực. Vậy đ}u l{ căn nguyên v{ lời giải của hiện tượng này?
Các phân tích về tự do cho thấy rằng chính sự thiếu tự do ở phương Đông l{ nguyên nh}n sâu xa nhất gây nên tình trạng chậm phát triển, v{ do đó, nhận thức lại tự do, ý nghĩa v{ vai trò của nó đối với đời sống cũng như công nhận tự do như quyền và sở hữu tự nhiên của con người chính là giải pháp triệt để để phương Đông tiếp cận sự phát triển.
Chúng tôi t|n đồng luận điểm của Amartya Sen, một trong những nhà kinh tế học đoạt giải Nobel, khi ông cho rằng “Ph|t triển như l{ tự do”. Sở dĩ có thể nói như vậy là bởi cấu trúc tự do, nói chung, gồm có tự do kinh tế, tự do chính trị và tự do tinh thần. Tự do kinh tế chính là nguyên khí của nền kinh tế thị trường – giải pháp duy nhất để phát triển kinh tế. Tự do chính trị chính l{ điều kiện tiên quyết để xây dựng một nh{ nước dân chủ – phương thức quản lý ưu việt cho phép phát triển con người một cách toàn diện. Tự do tinh thần, tức không lệ thuộc vào nhận thức của người khác, chính là nguyên khí của khoa học nhận thức, nó chính là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sự sáng tạo và sự đa dạng của khoa học nhận thức, tức sự đa dạng về mặt tinh thần.
Mối quan hệ giữa tự do v{ trình độ phát triển của lực lượng sản xuất cũng l{ một khía cạnh quan trọng trong các phân tích về tự do. Cần lưu ý rằng trình độ phát triển của lực lượng sản xuất không chỉ thể hiện ở sự hiện đại của tư liệu sản xuất mà quan trọng hơn l{ ở sự tiến bộ của nhận thức. Tự do đ|nh thức c|c năng lực phát triển, đó l{ điều không thể phủ
nhận. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, sự phát triển của trình độ lực lượng sản xuất cũng đóng vai trò đ|ng kể vào việc mở rộng không gian tự do của con người. Nói cách khác, lực lượng sản xuất phát triển đến đ}u thì không gian tự do sẽ mở rộng đến đó, v{ do đó, có thể
kết luận giữa hai cặp phạm trù này luôn có một sự dịch chuyển song song v{ tương ứng. Phải khẳng định rằng tự do bao giờ cũng l{ điểm xuất phát của sự phát triển và không thể có sự phát triển n{o đi trước tự do. Sự phân biệt rành mạch hai khái niệm tự do và bản lĩnh tự do sẽ giúp nhà cầm quyền nhận ra nỗi sợ về sự mất ổn định do sự thiếu kinh nghiệm tự do của người dân tạo ra là một nỗi sợ hoàn toàn vô lý bởi kinh nghiệm tự do, hay bản lĩnh tự do chỉ hình th{nh khi người dân có tự do và có quyền sử dụng v{ khai th|c nó trong đời sống của mình. Đó cũng chính l{ một trong những ý nghĩa căn bản của các phân tích về tự do.
Bên cạnh đó, tự do còn là hạt nhân của mọi cuộc cải c|ch, trong đó có bốn cuộc cải cách quan trọng nhất, đó l{ cải cách chính trị, cải cách kinh tế, cải c|ch văn hóa v{ cải cách giáo dục. Tự do kinh tế đi trước để con người nếm được các thành quả sự phát triển. Chừng nào cảm nhận được vị ngọt, tức các thành quả thu được từ tự do kinh tế, con người sẽ nhận thức được giá trị của tự do chính trị. Tự do chính trị chính là nhu cầu đòi hỏi thể chế khẳng định các quyền tự do. Tuy nhiên, con người còn là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, nói cách
https://thuviensach.vn
kh|c, con người chính là sản phẩm của văn hóa. Do vậy, nếu không có tự do văn hóa, con người sẽ không thể ra khỏi quá khứ v{ không tìm được yếu tố bảo trợ tinh thần cho tự do kinh tế và tự do chính trị. Mặt khác, thiếu yếu tố bảo trợ tinh thần là tự do văn hóa, tự do kinh tế và tự chính trị sẽ tạo ra trạng thái phát triển không ổn định vì luôn bị níu kéo bởi sự lạc hậu về mặt văn hóa. Cải cách giáo dục là tiền đề của việc xây dựng một lực lượng tiên tiến hùng hậu của xã hội, đủ năng lực để duy trì và nâng cao chất lượng của sự phát triển. Tựu trung lại, bốn cuộc cải cách này với hạt nhân là tự do đều nhằm tiếp cận trạng thái phát triển bền vững. Phát triển bền vững không thuần túy là sự phát triển ổn định và liên tục mà còn là sự ổn định của các nguồn phát triển. Nếu cải cách kinh tế tạo ra được sức mạnh hữu hình của sự phát triển thì tự do về chính trị và tự do về văn hóa sẽ tạo ra tính ổn định của các nguồn của sự phát triển, hay nói cách khác chính là tạo ra phạm trù phát triển bền vững. Đó chính l{ một trong những điểm mấu chốt quan hệ giữa tự do và phát triển.
https://thuviensach.vn
Mối quan hệ giữa tự do và dân chủ
Ở phương T}y, người ta cho rằng, tự do là một quyền tự nhiên, là không gian vốn có của mỗi con người, v{ do đó, Nh{ nước dân chủ là kết quả của sự nhượng bớt một phần tự do cá nhân cho chính phủ để nh{ nước có vốn liếng điều hành xã hội. Từ đó, có thể khẳng định, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân cho chính phủ như một hình thức góp vốn chính là bản chất khế ước xã hội. Điều h{nh đất nước bằng pháp luật, hay các khế ước xã hội chính l{ điểm ưu việt của phương thức quản lý theo mô hình dân chủ.
Russeau viết “Với khế ước xã hội, con người mất đi c|i tự do thiên nhiên và hạn chế cái quyền được làm những điều muốn l{m m{ l{m được; nhưng mặt kh|c, con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những c|i m{ anh ta có”. Cũng trong phần này, ông viết “l{m theo kích thích của dục vọng là nô lệ, mà tuân theo các quy tắc m{ mình đặt ra là tự do”. Như vậy, bản chất của tự do l{ gì v{ đ}u l{ gi| trị cao quý của nó? Có thể khẳng định ngay rằng, bản chất của tự do chính là việc tuân theo các quy tắc của nhận thức của mình chứ không lệ thuộc vào nhận thức của người kh|c. Do đó, gi| trị cao quý của tự do chính là đảm bảo và trao trả một cách nguyên vẹn không gian sống của con người và tạo điều kiện cho hành vi của mỗi con người phản ánh một cách trung thực gương mặt của nhận thức của mình. Câu hỏi được đặt ra: Hình th|i nh{ nước n{o đảm bảo được tính ổn định hay giá trị bền vững của tự do công dân? Lịch sử hình thành và phát triển của nhân loại đ~ chứng minh rằng chế độ chính trị tiên tiến có thể đảm bảo quyền tự do công dân chính là chế độ dân chủ. Khi b{n đến tự do, người ta mới nói dân chủ là tất yếu, tức là xã hội không thể tiếp tục duy trì tình trạng độc tài.
Nền dân chủ được hình th{nh trên cơ sở các quyền tự do được thể chế hóa, nói cách khác, tự do chính là nguyên liệu quan trọng nhất để xây dựng nền dân chủ. Có thể nói, sở dĩ nền dân chủ ngày càng phát triển và chứng minh vai trò của nó trong việc xúc tiến sự phát triển và tiến bộ xã hội là bởi nó đ~ nhận thức đúng đắn về tự do thể hiện ở việc xây dựng các khế ước xã hội. Khế ước xã hội không phải là những mệnh lệnh mà là những thỏa thuận của con người trên cơ sở nhận thức về tự do và tự nguyện nhượng bớt một phần tự do c| nh}n để
xác lập trạng thái phát triển h{i hòa v{ c}n đối.
Trên cơ sở đó, cần phải đi đến nhận thức rằng, không có một môi trường nào có thể hỗ trợ sự phát triển của con người tích cực bằng một môi trường đảm bảo tự do cá nhân thông qua sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân, tức một nh{ nước dân chủ.
Một khía cạnh khác trong mối quan hệ giữa tự do và dân chủ là, tự do là thứ tài sản tự nhiên vô giá nhất của con người và xã hội được cấu thành từ sự góp vốn của con người, ở đ}y, vốn được hiểu là một phần tự do cá nhân. Vì vậy, bản chất của nh{ nước là một khế ước, mà ở đó, con người tự nguyện góp một phần tự do. Gia đình l{ một đơn vị xã hội mà mỗi người, ngoài quan hệ huyết thống, còn tự nguyện góp một phần tự do. Do đó, chế độ độc tài là chế độ chiếm đoạt vốn liếng tự nhiên của đời sống con người tự do. Đó chính l{
bản chất của sự tham nhũng tinh thần, tức chiếm đoạt tự do của người khác thay vì sử dụng sự tự nguyện chuyển nhượng tự do của họ một cách minh bạch. Đó cũng chính l{ hạn chế của c|c nh{ nước phi dân chủ. Các phân tích về tự do phải chỉ ra ai chiếm dụng vốn liếng của con người và phải giúp con người đi tới nhận thức rất quan trọng, đó l{ trạng thái không có tự do của nhiều người sẽ tạo ra quyền tự do tuyệt đối của một hay một số con
https://thuviensach.vn
người. Luận điểm n{y đ~ được khẳng định từ thời kỳ Khai sáng – thời kỳ của những tên tuổi vĩ đại như Voltaire, Didro, Montesquieu hay Russeau.
Hết thảy con người khi sinh ra đều bình đẳng, v{ được tự nhiên ban cho những quyền không thể phủ nhận, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Để đảm bảo những quyền n{y, c|c nh{ nước được hình th{nh trên cơ sở sự đồng thuận của các thành viên trong một xã hội. Nếu hiểu theo nghĩa n{y thì tự do là một khái niệm rất nhân văn, nó gắn liền với cái Tự nhiên (nói chung) v{ con người (nói riêng).
Tự do còn là một phạm trù văn hóa, nói kh|c đi, văn hóa chính l{ không gian tinh thần của tự do. Ý nghĩa v{ h{nh vi của con người “lội bộ” trong một c|nh đồng mênh mông các đối tượng hình thành từ quá khứ, hay các ý niệm, khái niệm và nhận thức về văn hóa. Do đó, chính văn hóa mới có khả năng điều chỉnh h{nh vi v{ ý nghĩ của con người. Văn hóa điều chỉnh tự do cá nhân trở thành tự do cộng đồng tức là nó xây dựng các khái niệm sơ khai của khế ước xã hội, mọi khế ước xã hội đều xây dựng trên kinh nghiệm văn hóa chứ không phải kinh nghiệm pháp lý.
https://thuviensach.vn
NHẬN THỨC THẾ GIỚI TRONG THỜI ĐẠI THÔNG TIN
Con người có thể nhận thức thế giới hay không là một câu hỏi hóc búa không chỉ với các nhà triết học mà còn với cả nhân loại. Tuy nhiên, không chỉ giữa các nhà triết học duy tâm với các nhà triết học duy vật, mà ngay cả giữa những nhà triết học duy tâm với nhàu hay giữa các nhà triết học duy vật với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định trong việc trả lời câu hỏi này. Vậy chân lý nằm ở đ}u?
Chúng tôi cho rằng quả thực rất khó để tìm ra câu trả lời đúng cho vấn đề này, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày càng trở nên bão hòa về thông tin cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật. Mặc dù như vậy, thế giới vẫn luôn luôn là một đối tượng bí ẩn v{ đầy ma lực đối với các nhà khoa học; vì vậy câu hỏi con người có thể nhận thức được thế giới hay không vẫn còn nóng bỏng và thú vị như buổi ban đầu. Bài viết dưới đ}y sẽ trình bày cách tiếp cận của chúng tôi trước vấn đề này và hy vọng nó sẽ phần nào thức tỉnh con người về khả năng v{ giới hạn của mình trước vấn đề nhận thức thế giới trong mối tương quan với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là của ngành truyền thông.
Lịch sử tư tưởng của con người đ~ tiếp nhận rất nhiều quan điểm về khả năng nhận thức thế giới của con người, từ “bất khả tri” của Berkeley đến “vật tự nó” của Kant, từ “tinh thần tuyệt đối” của Hegel đến “cải tạo thê giới” của Marx. Phải khẳng định rằng, mỗi học thuyết đều có những điểm hợp lý của nó; chính bới vậy, nó vẫn rất sống động và liên tục truyền cảm hứng cho con người trong việc lý giải câu hỏi này. Vấn đề chúng tôi đặt ra trong bài viết này chỉ là một khía cạnh liên quan đến khả năng nhận thức thế giới của con người, đó l{ ng{y nay con người có nhận thức được thế giới không khi m{ c{ng ng{y c{ng được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin hơn? Hay thế giới, trải qua vô số những cơn thăng trầm và biến chuyển vĩ đại, vẫn là chính nó, bí ẩn và huyễn hoặc như trong mắt Berkeley và Kant hay rõ ràng, cụ thể như trong nhận thức của Marx?
https://thuviensach.vn
Chủ nghĩa khủng bố – khoảng đen mới trong bức tranh thế giới hiện đại
Một số người cho rằng những biến động gần đ}y của thế giới báo hiệu một triển vọng không mấy xán lạn mà quên mất rằng biến động là một thuộc tính căn bản của thế giới, hay nói cách khác, thế giới luôn luôn và không ngừng biến động. Từ trước đến nay, do những hạn chế về trình độ khoa học công nghệ, con người không theo kịp với những biến động của thế giới. Dường như, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là của ngành truyền thông, l{m con người ng{y c{ng hoang mang trước những biến động của thế giới trong khi sự xuất hiện của những biến cố ấy, xét về mặt hiện tượng thuần túy, không hẳn dã hoàn toàn mới. Các cuộc bầu cử vẫn được tiến hành ở khắp mọi nơi với chiến thắng hay thất bại của những phe phái khác nhau. Các cuộc đảo chính hay thậm chí, các cuộc chiến tranh cũng vậy.
Trước đ}y, do sự hạn chế về khoa học công nghệ, thông tin về những thay đổi của thế giới cũng như ảnh hưởng của chúng không có c|ch n{o đến với con người nhanh chóng như ngày nay. Gần đ}y, bức tranh thế giới hiện đại có một điểm nhấn – đó l{ chủ nghĩa khủng bố. Đó l{ cuộc chiến tranh giữa bóng tối và ánh sáng, hay theo cách nói của một số người, đó là cuộc chiến của thế hệ thứ tư với “một kẻ thù vô hình và hữu hình, chẳng ở đ}u v{ ở khắp mọi nơi, không một trung t}m đầu não cụ thể và phi lãnh thổ hóa”. C|c nh{ nghiên cứu đ~ chỉ ra rằng hình thức sơ khai của chủ nghĩa khủng bố là những phong tr{o đấu tranh, sau đó thoái hóa trở thành những tổ chức khủng bố, hay tổ chức phản động có tính chất phi chính phủ. Lúc mới ra đời, chúng cũng chỉ mục tiêu chính trị, tôn chỉ và giá trị xã hội nhất định.
Hội Tam Ho{ng ra đời trong hoàn cảnh nhà Thanh lật đổ nhà Minh ở Trung Quốc, hay các tổ chức mafia ra đời ở Italia đều có lịch sử tương tự như vậy. Có thể nói, sự nở rộ của chủ nghĩa khủng bố trong khoảng thời gian gần đ}y l{ một mặt của quá trình toàn cầu hóa nằm bên ngoài khả năng kiểm soát của các chính phủ, chống lại thế giới văn minh v{ thế giới hợp pháp.
Một số người đổ lỗi cho Tổng thống Hoa Kỳ – George Bush – trong việc “chọc giận” c|c tổ chức khủng bố. Tuy nhiên, Bush con không phải là một vị tổng thống tồi mặc dù trong vô số những việc ông ta đ~ l{m, hẳn có những việc không đúng. Phản ứng quyết liệt và chính sách cứng rắn của Bush trước những h{nh động của các tổ chức khủng bố sẽ là một liều thuốc đặc trị nếu ông ta chiếu cố đến sự không kiên quyết của các nhà chính trị khác. Sẽ tốt hơn nhiều nếu Bush hợp tác với các nhà chính trị trên toàn thế giới trong việc thiết kế và áp dụng những chính sách chống khủng bố táo bạo và quyết liệt. Nói đúng hơn, chủ nghĩa khủng bố mặc dù đ~ hình th{nh từ l}u, nhưng có lẽ chưa bao giờ lại xuất hiện một cách có tổ
chức và chủ động như gần đ}y. Điều đó đ~ l{m dấy lên trong vô số người những lo ngại về một cuộc chiến tranh mới, sau những cuộc chiến lịch sử của Th{nh C|t Tư H~n, Napoleon hay Hitler. Nhưng liệu bức tranh thế giới có u |m đến như vậy, hay đó chính l{ hiệu ứng phụ của truyền thông?
https://thuviensach.vn
Nguy cơ nhận thức bằng bóng – mầm mống của một thuyết bất khả tri mới
Không thể phủ nhận sự khủng khiếp của những gì mà các tổ chức khủng bố đ~ g}y ra ở New York, Mandrid hay Baghdad. Tuy nhiên, chúng tôi muốn tiếp cận vấn đề theo một cách khác, liệu rằng chúng ta đ~ th{nh công trong việc xây dựng cho mình phương ph|p luận nhận thức đúng đắn (tức phương ph|p xử lý thông tin đúng đắn) hay chúng ta đang nhận thức thế giới qua hiệu ứng của truyền thông?
Sự ra đời của ngành truyền thông là một trong những thành tựu vĩ đại của nhân loại. Truyền thông đưa con người xích lại gần nhau hơn v{ giúp con người ph}n định thế giới một cách có ý thức thành những mảng màu khác nhau thông qua việc cung cấp cho con người những thông tin cập nhật và rất có giá trị. Truyền thông cũng giúp cho con người tự làm mới nhận thức của mình và nếu thiếu vắng nó, chúng ta sẽ tự giam hãm mình trong những ốc đảo về nhận thức. Tóm lại, truyền thông đóng một vai trò thiết yếu trong việc xây dựng và xúc tiến nhận thức của con người về thế giới.
Với khả năng to lớn như vậy của truyền thông, một số người đ~ lạc quan cho rằng thuyết bất khả tri đ~ chẳng còn lý do gì để tồn tại, họ quên mất rằng truyền thông là một công cụ cực kỳ sắc bén cho việc nhận thức thế giới v{ do đó, nó cũng có những phản ứng phụ nhất định. Tuy nhiên, một số người bàng quan hoặc kém tỉnh t|o đ~ không nhận ra điều này. Thậm chí, thay vì sử dụng lượng thông tin, kiến thức mà truyền thông cung cấp như những nguyên liệu để nhận thức, một số người còn hoàn toàn phụ thuộc vào sự phản ánh chủ quan của nó.
Hãy lấy chủ nghĩa khủng bố làm ví dụ. Mặc dù truyền thông đ~ cố gắng truyền tải những thông tin chân thực v{ kh|ch quan nhưng nó vẫn tạo ra những ảo giác về sự nức nở của con người lớn hơn cả những thất thiệt mà họ phải gánh chịu. Sức mạnh của truyền thông là ở tính lan tỏa tức thì của nó; kết quả là, những ảo giác khủng khiếp cũng lan đi nhanh chóng không kém. Sự cộng hưởng ảo gi|c, đến một mình, tạo ra một nhận thức cực kỳ hoảng loạn v{ đen tối về thế giới trên phạm vi rộng lớn.
H~y tưởng tượng một thế giới không có sự lớn mạnh của ngành truyền thông sẽ ra sao? Rõ ràng, những sự kiện khủng khiếp ấy sẽ chìm trong lãng quên một cách nhanh chóng và con người cũng sẽ không cảm thấy lo sợ từ nó. Tuy nhiên, giới truyền thông rất biết cách khai thác những biến động của thế giới. Điều n{y cũng chính l{ mục đích của truyền thông – l{m nên c|i m{ chúng ta thường gọi là Quyền lực của Truyền thông.
Đến lướt mình, nó sẽ tạo ra một nguy cơ mới – nguy cơ nhận thức thế giới bằng bóng, tức nhận thức thế giới qua thông tin và hình ảnh. Nếu chúng ta tiếp tục khai thác thông tin theo cách này thì truyền thông sẽ không l{m con người mạnh hơn, to{n diện hơn về nhận thức, mà còn tạo ra sự đứt gãy và nhiễu loạn về nhận thức thế giới.
Có thể nói rằng, tại những nơi m{ ng{nh công nghiệp truyền thông đặt chân tới, thế giới được nhận thức hoàn toàn khác với những miền mà nó bỏ sót. Ở nơi n{y người ta lo sợ chủ nghĩa khủng bố trong khi ở nơi kh|c – những miền đất thiếu thông tin về thế giới – con người vẫn nhận thức thế giới một cách hoan hỉ v{ đơn giản. Phải chăng khi những bài ca về nỗi đau thương được cất lên trong những nhà hát lớn sẽ có sức lan tỏa v{ lay động gấp hàng nghìn lần khi nó được hát ở những nơi kh|c? Phải chăng, hiệu ứng phụ của truyền thông
https://thuviensach.vn
đang l{m con người mơ hồ và nhiễu loạn trong việc nhận thức thế giới? Và phải chăng, với việc nhận thức thế giới bằng bóng, truyền thông đang cùng với con người xây dựng một thuyết bất khả tri mới?
Thế giới thực sự như thế nào?
Chúng tôi cho rằng, một phần n{o đó của thế giới, hay thậm chí cả thế giới, dưới hiệu ứng phụ của truyền thông, đang bị mô tả v{ cường điệu tới mức làm méo mó cấu trúc đời sống tâm lý của con người. Thực ra, thế giới, về bản chất, là bị chèn ép và chèn ép lẫn nhau chứ không được l~nh đạo. Giai đoạn thế giới được l~nh đạo v{ l~nh đạo một cách có tổ chức nhất l{ giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Thế giới, về cơ bản, l{ đơn cực – cái mà trong thời đại ngày nay cần được hiểu l{ đơn cực động chứ không phải l{ đơn cực tĩnh như trước. Do vậy, thật khó để hình dung hay nhận thức thế giới, hay nói cách khác, thật khó để trả lời câu hỏi thế giới mà chúng ta nhận thức được là cái gì, là kết quả của nhận thức của con người, kết quả của truyền thông, kết quả của tiếng vọng hay tiếng ồn. Chúng ta luôn nghĩ rằng sẽ đặt cộng đồng trong một nhận thức thống nhất để giải thích thế giới, nhưng thực ra, thế giới được giải thích hoàn toàn không nhất qu|n. Do đó, vấn đề cần nghiên cứu là thế giới thực ra như thế nào trong thời đại thông tin hiện nay. Chừng nào không trả lời được câu hỏi ấy, chúng ta sẽ tiếp tục sống và nhận thức bằng bóng, tức bằng những gì mà giới truyền thông truyền tải tới con người thông qua c|c phương tiện hiện dại của nó.
Sức mạnh của Truyền thông khiến con người tưởng mình chứng minh được sự sai lầm của thuyết bất khả tri nhưng dường như nó đang l{m điều ngược lại. Có vẻ như con người đang bị khủng hoảng thông tin và càng ở những vùng lạc hậu về nhận thức, sự khủng hoảng thông tin ấy càng rõ rệt. Khủng hoảng thông tin có lẽ sẽ là một cuộc khủng hoảng mới của nhân loại.
Khủng hoảng thông tin chỉ có thể xảy ra ở những vùng đất lạc hậu về nhận thức bởi sự lạc hậu về nhận thức đồng nghĩa với việc tư duy một c|ch đơn giản, phiến diện và thụ động. Trong khi đó, khối lượng thông tin đồ sộ được tiếp nhận mỗi ngày khiến thế giới được phản ánh vào trong tiềm ‘thức con người một cách hết sức phức tạp, khiến cho một số học giả phải đ|nh động nhân loại về nền kinh tế Intemet, hay nền kinh tế thông tin, cho rằng nếu biến thông tin trở thành nền kinh tế, chúng ta sẽ tự mình tạo ra sự thay thế. Vấn đề không dừng lại ở đó, m{ quan trọng hơn, chúng ta cần phải cảnh báo nhân loại về nguy cơ thông tin, hay nói c|ch kh|c l{ nguy cơ về nhận thức bóng của các hình ảnh của thế giới.
Để trả lời câu hỏi con người có thể nhận thức thế giới hay không, chúng tôi cho rằng con người không chỉ có thể mà buộc phải nhận thức được thế giới và chỉ khi nào nhận thức được thế giới, chúng ta mới có thể tồn tại và phát triển. Nói như vậy không có nghĩa l{ con người có thể nhận thức được thế giới một cách trọn vẹn và chính xác bởi thế giới là một đối tượng quá rộng lớn và phức tạp. Với sự chênh lệch về trình độ nhận thức, thế giới được phản ánh và mang màu sắc rất khác nhau trong nhận thức của những người khác nhau. Nói c|ch kh|c, trình độ và bản lĩnh nhận thức của con người sẽ quyết định việc con người sẽ đi tới đ}u trong chặng đường nhận thức thế giới.
Về mặt lý thuyết, để có thể nhận thức thế giới, chúng ta cần phải tạo cho mình bản lĩnh thoát khỏi vùng ảnh hưởng của thông tin, nghĩa l{ phải có sự quan sát và phân tích độc lập. Hãy dừng lại ở việc coi thông tin như những nguyên liệu thô và hãy lọc ra trong thông tin
https://thuviensach.vn
những sự kiện nguyên bản trước khi chúng bị phóng đại. Thiết nghĩ, l{m như vậy chúng ta sẽ hình dung thế giới đúng với bản chất của nó.
Do đó, h~y hình dung và nhận thức thế giới như chính nó chứ không phải thông qua những tiếng vọng của truyền thông.
Đừng để truyền thông can thiệp sâu sắc v{o tư duy cũng như v{o nhận thức của chúng ta về thế giới để rồi tạo ra những sự đứt g~y đột ngột. Đó cũng chính l{ nhiệm vụ của khoa học và quả thực là một nhiệm vụ khó khăn bởi h{ng ng{y có h{ng trăm, h{ng nghìn b{i viết về các sự kiện của thế giới. Nhiệm vụ của khoa họe là chia thế giới th{nh đúng những mảng màu và những dữ liệu có màu sắc khác nhau. Khi xem xét một hiện tượng n{o đó, chúng ta sẽ nhận ra sự xuất hiện của hiện tượng ấy thể n{o cũng tạo ra những hình ảnh và phản ứng khác nhau của thế giới. Và thế giới theo đó sẽ ửng hồng hay xám xịt bới các mảng nhận thức khác nhau hay bởi c|c vùng cư d}n kh|c nhau.
Quay trở lại với thực tiễn Việt Nam, chúng tôi cho rằng sự khủng hoảng thừa thông tin khiến chúng ta tưởng tượng ra một thế giới phức tạp với vô số hiểm họa và chính nỗi lo sợ ấy khiến chúng ta không dám thực hiện những cuộc cải cách triệt để.
Trong khi đó, Trung Quốc đ~ tiến hành rất nhiều chương trình cải cách lớn và khuấy động cả thế giới bằng sự thành công của những cuộc cải c|ch đó. So với Việt Nam, Trung Quốc là một đất nước rộng lớn và phức tạp hơn nhiều. Do đó, rủi ro và các vấn đề mà Việt Nam phải đối mặt khi tiến hành cải cách chắc chắn ít hơn Trung Quốc cả về số lượng và nhỏ hơn về quy mô.
Bên cạnh đó còn có một yếu tố thuận lợi khác nữa l{ con người Việt Nam tiềm ẩn đầy đủ phẩm chất để thực hiện những cuộc cải c|ch bước ngoặt. Vậy, tại sao chúng ta vẫn trì hoãn các cuộc cải cách? Phải chăng, chúng ta đang nhận thức thế giới nói chung và nhận thức về sự lớn mạnh v{ thay đổi của Trung Quốc một cách bàng quan, quên mất rằng những sự thay
đổi ấy có t|c động trực liếp tới tương lai của Việt Nam? Thiết nghĩ đó thực sự là một câu hỏi lớn.
https://thuviensach.vn
Kết luận
Đ~ đến lúc phải đi tìm ch}n lý trong một sự chuyển động tương đối, nghĩa l{ phải nhận thức thế giới nói chung và sự vật, hiện tượng nói riêng trong sự xê dịch tương đối của đời sống và xê dịch tương đối của ý nghĩ. Nói c|ch kh|c, không được xem sự vật là những vật thể để bám vào nó mà phân tích, cần phải xem các sự kiện chỉ là ảnh của một trạng thái của các loại hình phổ biến của nhân loại, và vì vậy, chúng ta phải tư duy trong thể động và tính động tương đối. Hoặc l{m như thế, hoặc chúng ta đang tự mình xây dựng một thuyết “bất khả tri” mới cho những vấn đề có thể nhận thức?
https://thuviensach.vn
CẢM GIÁC BẤT AN
Bất an là một cảm giác, một trạng th|i t}m lý bình thường của con người. Sẽ chẳng có gì là đ|ng b{n nếu nó xuất hiện ở một hoặc một vài cá nhân. Vấn đề cần nghiên cứu là cộng đồng, hay nói rộng hơn, x~ hội sẽ đi về đ}u khi bất an trở thành một trạng thái tâm lý phổ biến.
Trên tinh thần đó, chúng tôi sẽ tiếp cận và phân tích cảm giác bất an từ một góc độ khác – đó l{ cảm giác bất an như l{ tín hiệu về sự xuất hiện của các rủi ro trong đời sống. Hy vọng nó sẽ cung cấp cho các nhà khoa học những gợi ý về việc xây dựng một lý thuyết có ý nghĩa thực tiễn – lý thuyết quản lý rủi ro trong xã hội hiện đại.
https://thuviensach.vn
Cảm giác bất an nhƣ một hiện tƣợng xã hội phổ biến
Nhằm l{m rõ đối tượng nghiên cứu trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau trả lời các câu hỏi cảm giác bất an là gì? Là khủng hoảng niềm tin, là rối loạn nhận thức, là những nghi ngờ về tính hợp pháp của hành vi hay là nỗi lo sợ vô hình, thường trực và khó cắt nghĩa?
Trước hết, bất an là một cảm giác, và giống như bất kỳ trạng thái cảm xúc nào của con người, nó mang đậm sắc thái trừu tượng. Chính bởi vậy, thật khó để xây dựng một định nghĩa cụ thể và tuyệt đối chính xác về cảm giác bất an. Bài viết này sẽ nghiên cứu cảm giác bất an trên tư c|ch l{ một nỗi lo sợ vô hình, thường trực và khó cắt nghĩa bởi nó là hệ quả mang tính chất tổ hợp của sự khủng hoảng niềm tin, rối loạn về nhận thức và những nghi ngờ về tính hợp pháp của hành vi. Ba loại cảm giác trên tựa như những mạch nước ngầm khác nhau trong tâm hồn mỗi con người v{ cùng đổ về một dòng suối – đó chính l{ cảm giác bất an.
Từ góc độ phân tâm học, bất an l{ năng lực cảm biến của con người về những rủi ro có thể xảy đến với mình (hoặc lien quan đến mình), và vì thế, nó phần nào giống như bản năng sinh tồn hay một loại phản ứng của con người trước những tín hiệu về sự xuất hiện của rủi ro. Vì vậy, không bao giờ cảm giác bất an bị triệt tiêu, nếu con người không cảm thấy bất an thì chắc chắn, anh ta đ~ bị thoái hóa cả về tâm hồn lẫn nhận thức. Tuy nhiên, khác với các loại cảm giác khác, ngay cả khi được chia sẻ, cảm giác bất an vẫn không tăng lên hay vợi đi bởi nó là tín hiệu thông báo sự xuất hiện của một rủi ro n{o đó, trong khi rủi ro là có thực và nằm ngoài ý muốn của con người. Vì lý do đó, cảm giác bất an phải trở thành một đối tượng nghiên cứu quan trọng của ngành xã hội học.
Như trên đ~ ph}n tích, bất an là một trạng th|i t}m lý bình thường và phổ biến của con người; nó, thậm chí, còn nói lên sự lành mạnh (về mặt sinh học) của con người, thể hiện sự nhạy cảm của con người trước cả những rủi ro chủ quan và khách quan. Tuy nhiên, khi bất an trở thành trạng thái tâm lý phổ biến của cộng đồng hay của xã hội thì quả thực rất đ|ng lo ngại bởi nó nói lên sự không lành mạnh của cộng đồng hoặc xã hội. Nói cách khác, nếu bất an trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến, chúng ta sẽ phải đối mặt với một rủi ro cực lớn trên phạm vi toàn xã hội – đó l{ sự khủng hoảng tâm lý có tính chất toàn diện và sâu sắc.
Trước khi đi v{o những nghiên cứu s}u hơn, chúng ta h~y bắt đầu với việc lý giải tính phổ biến của cảm giác bất an. Tại sao cảm giác bất an lại trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến? Trong quan điểm của chúng tôi, điều này xảy ra khi và chỉ khi xã hội tiềm ẩn đầy đủ các tín hiệu về rủi ro v{ điều kiện xảy ra rủi ro. Trên thực tế, con người cảm nhận về sự bất an rất khác nhau vì cảm giác không chỉ đơn thuần là một kích thích mà nó còn là hệ quả của
quá trình nhận thức. Nói cách khác, con người nhận thức về c|c lĩnh vực cụ thể của đời sống khác nhau (chẳng hạn kinh tế, chính trị, văn hóa, gi|o dục) nên có cảm giác về sự bất an rất kh|c nhau. Do đó, sự xuất hiện phổ biến và triền mien của cảm giác bất an cho phép đi đến kết luận: Gần như hết thảy c|c lĩnh vực khác nhau của xã hội đang tiềm ẩn rủi ro. Một nền kinh tế không chuyên nghiệp, các giá trị không được xác lập một cách minh bạch, con người không còn năng lực tin vào sự trong sạch của chính mình, các giới hạn về mặt nguyên lý, về đạo đức không được kiểm soát và những điều tương tự như thế chính là nguyên nhân của sự xuất hiện phổ biến của cảm giác bất an.
https://thuviensach.vn
Các phân tích trên cho thấy chúng ta không thể dừng lại ở việc xem xét cảm giác bất an như một hiện tượng tâm lý phổ biến mà phải coi nó như l{ tham số quan trọng nhất của lý thuyết quản lý rủi ro trong xã hội hiện đại. Chừng n{o l{m được như vậy, chúng ta sẽ biến xã hội Việt Nam trở thành một đối tượng có thể dự báo trong mắt cộng đồng quốc tế.
https://thuviensach.vn
Từ cảm giác bất an đến ý tƣởng về lý thuyết quản lý rủi ro
Nhiệm vụ của xã hội là phát hiện tính phổ biến của cảm giác bởi tính phổ biến của cảm giác là một thông điệp quan trọng về các trạng thái khác nhau của xã hội. Tính phổ biến của cảm giác bất an cho thấy xã hội đang tiềm ẩn những rủi ro khác nhau trong c|c lĩnh vực của đời sống. Vì vậy, đi từ tính phổ biến của cảm giác bất an, chúng ta có thể xây dựng lý thuyết quản lý rủi ro trong xã hội hiện đại.
Trước hết, phải thức tỉnh con người một chân lý là cảm giác bất an của mỗi cá nhân phản ánh các nguy cơ, c|c rủi ro v{ c|c cơ hội trong cuộc đời anh ta v{ do đó, phải nhận ra nó trong đời sống của mình và phải nghiên cứu nó một cách cẩn thận. Cảm giác bất an là cảm gi|c ban đầu của qu| trình con người nhận ra rủi ro, nó chính là tham số quan trọng nhất của lý thuyết quản lý rủi ro. Nếu không nghiên cứu c|c nguyên lý cơ bản hình thành cảm giác bất an, chúng ta sẽ không thể nghiên cứu rủi ro, chưa nói đến việc dự báo và tìm ra các giải ph|p để ứng phó với chúng. Khi chúng ta nghiên cứu, điều tra và thống kê một cách có hệ thống cảm giác bất an của c|c c| nh}n v{ sau đó, điểm cảm giác bất an trên những khía cạnh khác nhau của cuộc sống, chúng ta sẽ phát hiện ra các rủi ro, những rủi ro đó l{ rủi ro cộng đồng chứ không chỉ là rủi ro của một cá nhân.
Điều tra xã hội học cảm giác bất an là nghiên cứu các rủi ro của xã hội. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà cảm giác bất an rất rõ rệt và phổ biến nhưng không có bằng chứng thống kê hay phát hiện xã hội học nào chứng minh sự tồn tại khoa học của những cảm giác bất an mang tính phổ biến. Điều này cho thấy xã hội không nhận ra rằng điều tra về cảm giác bất an của con người là một nhiệm vụ cần được pháp chế hóa. Nói cách khác, tiến h{nh c|c điều tra xã hội về cảm giác bất an và dùng các kết quả đó để dự báo các rủi ro, phát hiện tính phổ biến cũng như nguy cơ của các rủi ro và giải ph|p ngăn chặn chúng là nhiệm vụ quan trọng của nh{ nước.
Các phân tích trên chỉ ra rằng tính phổ biến của cảm giác bất an l{ cơ sở để phát hiện rủi ro và nghiên cứu các giải pháp ứng phó. Tình trạng tha hóa về đạo đức, kinh tế, văn hóa v{ giáo dục đều thể hiện một cách rõ ràng qua cảm giác bất an của con người. Do đó, nó l{ phương tiện khoa học và hữu hiệu nhất để các chính phủ có thể đo đạc tâm lý xã hội phổ biến và từ đó quản lý xã hội của mình. Thật đ|ng tiếc là các chính phủ vẫn chưa ý thức được hết tầm quan trọng của công cụ này, dẫn đến tình trạng chính phủ không hiểu rõ đối tượng mà mình quản lý. Điều này không chỉ là hệ quả của tình trạng lạc hậu về nhận thức của chính phủ mà còn nói lên sự xơ cứng của xã hội trước các hiện tượng gây ra cảm giác bất an phổ biến. Đ}y mới chính l{ điều đ|ng sợ nhất bởi nó báo hiệu một sự thoái hóa về nhận thức, về cảm giác và về trách nhiệm trên phạm vi toàn xã hội.
https://thuviensach.vn
Xây dựng quy trình quản lý rủi ro trên nền tảng những nghiên cứu về Cảm giác bất an
Một xã hội dân chủ l{ môi trường lý tưởng nhất đảm bảo sự thành công của việc xây dựng quy trình quản lý rủi ro. Sở dĩ có thể kết luận như vậy là bởi xã hội dân chủ cho phép con người bày tỏ cảm xúc của mình một cách chân thật v{ chính x|c; trên cơ sở đó, con người mới có thể nói một cách công khai về cảm giác bất an của mình, nghĩa l{ cung cấp cho nhà nước những linh cảm hoặc dự báo mang tính chất cá nhân và cụ thể về một loại rủi ro nào đó. Bất an là một cảm giác bản năng, nhưng mô tả cảm giác bất an lại là một h{nh vi văn hóa. Do đó, để mô tả cảm giác của mình một c|ch chính x|c, con người cần phải có những kinh nghiệm văn hóa, hay nói c|ch kh|c, con người cần phải được gi|o đục về tính chính đ|ng trong việc mô tả cảm giác của mình, nghĩa l{ phải giúp con người nhận ra rằng mô tả cảm giác của mình là một quyền mang chất lượng văn hóa. Dường như, nhân loại luôn luôn khủng hoảng cái mà mình không biết và vụng về trong việc mô tả những linh cảm của mình về rủi ro, điều này góp phần tạo nên sự rối loạn về thông tin – nguyên nh}n căn bản của sự bất lực trong việc nhận thức thế giới.
Nh{ nước dân chủ cho phép con người mở rộng không gian văn hóa; trên cơ sở đó, con người sẽ ra làm phong phú mình với việc trải nghiệm những kinh nghiệm văn hóa kh|c nhau – đ}y chính l{ tiền đề để biến cảm giác nói chung và cảm giác bất an nói riêng, trở thành những tham số mang tính chất thống kê và dự báo. Từ trước đến nay, các mô hình nh{ nước khác không chú trọng lắm đến việc đảm bảo tự do của con người trong việc mô tả
khát vọng cũng như cảm giác của mình. Trong khi đó, tự do trong mô tả cảm giác là thành tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khái niệm tự do. Nếu con người không tự do trong nhận thức và bắt đầu bằng hình thức sơ khai nhất là tự do trong cảm nhận hay tự do trong việc mô tả cảm gi|c, thì con người không bao giờ đạt tới trạng thái tự do. Việc khoác lên mình những cảm xúc không có thật của những thành viên khác nhau tạo ra một xã hội không có năng lực dự báo bởi phần lớn các trạng thái cảm xúc – trên tư c|ch c|c tham số dự báo – đều giả tạo, v{ do đó, tham vọng đo đạc cảm xúc nói chung v{ đo đạc cảm giác bất an nói riêng là không thể thực hiện được.
Một trong những điểm ưu việt của chế độ dân chủ là thừa nhận biểu tình như l{ phương thức mô tả cảm giác của nhân dân nhằm thông báo cho chính phủ biết về cảm giác bất an của họ. Con người chỉ biểu tình khi họ cảm thấy sự xuất hiện của rủi ro hay nói cách khác biểu tình là công cụ giải tỏa cảm giác bất an của con người, v{ do đó, nó l{ một phương tiện để xúc tiến sự hiểu biết lẫn nhau giữa chính phủ v{ đối tượng mà chính phủ quản lý, tức nhân dân. Vì vậy, chính phủ phải tôn trọng nhân dân, phải đo đạc cảm giác bất an của họ một cách chân thực v{ chính x|c. Đó chính l{ biểu hiện của một xã hội văn minh.
Để có thể đo đạc chính xác cảm giác của con người, cần xây dựng phương ph|p luận khoa học trên cơ sở kết hợp giữa hai loại khoa học là thống kê và dự báo. Thống kê để chỉ ra tính phổ biến của cảm giác bất an trên những lĩnh vực kh|c nhau, để có con số cụ thể về tỉ lệ và tần suất xuất hiện của từng loại cảm giác bất an cụ thể v{ qua đó phản ánh chân dung của xã hội. Dự báo kết hợp với các khoa học xã hội khác nhằm chỉ ra loại rủi ro nào có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong tương lai, trên cơ sở đó, có t}m lý chuẩn bị và ứng phó một cách chủ động.
https://thuviensach.vn
Trong những năm gần đ}y, nhiều học giả đ~ bắt đầu phân biệt hai khái niệm an ninh con người và an ninh quốc gia, cho rằng an ninh con người quan trọng hơn an ninh quốc gia. Kết luận này hoàn toàn không có tính chất pháp chế hay tính chất khoa học nhưng cũng l{ một mô tả về cảm giác bất an. Điều này cho thấy đ~ đến lúc phải chuyển trọng tâm nghiên cứu từ an ninh quốc gia sang an ninh con người. Nghiên cứu về cảm giác bất an chính là tìm cách xác lập mối quan hệ biện chứng giữa an ninh con người và an ninh quốc gia. Rõ ràng, an ninh quốc gia chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở đảm bảo an ninh con người tức là khắc phục những cảm giác bất an cho con người – đó chính l{ qu| trình tiệm cận đời sống lý tưởng của con người.
https://thuviensach.vn
Kết luận
Xã hội n{o cũng có sự dịch chuyển – đó l{ kết quả của hai khuynh hướng, thứ nhất là khát vọng của con người hướng tới những điều tốt đẹp hơn, thứ hai là phản ứng của con người trước sự bất an. Nếu sự dịch chuyển của xã hội bị chi phối bởi cảm giác bất an là chủ đạo, nó sẽ rơi v{o trạng thái bị động, báo hiệu sự xuất hiện của tình trạng suy thoái ở những lĩnh vực kh|c tượng xã hội phổ biến, chúng ta sẽ ph}n tích được cội nguồn của nếu không đi từ gốc, mọi ứng phó tiếp theo để giải quyết các vấn đề sẽ l{ không có cơ sở đến lượt mình, điều này sẽ dẫn đến một xã hội hoảng loạn và khủng hoảng toàn diện.
https://thuviensach.vn
TOÀN CẦU HÓA VÀ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO
https://thuviensach.vn
1. Toàn cầu hóa. Kinh tế thị trƣờng và sự nghèo đói
Trên c|c phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ ở Việt Nam mà hầu như trên to{n thế giới, người ta nói rất nhiều về sự nghèo đói v{ hiện tượng chênh lệch giàu nghèo. Tuy nhiên, ở đ}y có một điểm cần l{m rõ, đó l{ phải phân biệt sự nghèo đối với khoảng cách chênh lệch giàu nghèo, sự nghèo đói v{ chênh lệch giàu nghèo với nhận thức về chúng. Cần phải khẳng định rằng toàn cầu hóa chỉ làm cho sự nghèo đói xuất hiện v{ được chú ý hộ, chứ không phải l{m cho người ta nghèo đói họ. Trước đ}y, khi tất cả mọi người đều nghèo đói, nhất là trong một thế giới ít thông tin, sự nghèo đói bị chìm đi. Thế nhưng, to{n cầu hóa, với luồng thông tin thông tho|ng, đ~ khiến người ta cảm nhận rõ r{ng hơn sự nghèo đói của mình trong mối tương phản với sự giàu có của những dân tộc kh|c. Cũng bởi thế mà một số người vội v~ đổ lỗi cho toàn cầu hóa, quên mất rằng chính nó đ~, đang v{ sẽ đem đến cho dân tộc mình rất nhiều cơ hội phát triển.
Toàn cầu hóa đ~ thổi vào các quốc gia một luồng sinh khí mới, hay ít ra, buộc các quốc gia, thêm một lần nữa, phải nhìn lại chính mình, phải x|c định những mặt mạnh, mặt yếu của chính mình để tận dụng c|c cơ hội v{ đối mặt với những hiểm họa mà nó mang lại.
Hãy nhìn lại những diễn biến gần đ}y của thế giới để thấy rằng, sự luân chuyển mạnh mẽ dòng vốn giữa các quốc gia, quá trình chuyển giao công nghệ sôi động cùng với sự phổ biến các tiêu chuẩn về lao động v{ môi trường đ~ giúp v{ buộc các quốc gia, nhất là những nước thuộc thế giới thứ ba, cải thiện bức tranh kinh tế xã hội của mình như thế nào. Toàn cầu hóa có t|c động quan trọng nhất là khai thác việc sử dụng một cách hiệu quả lợi thế so sánh của các quốc gia, v{ hơn thế nữa, nó giúp các quốc gia phát huy những lợi thế ấy. Dường như, lý thuyết về việc khai thác chi phí nhân công rẻ đ~ không còn tuyệt đối đúng v{ giữ nguyên màu sắc nguyên thủy của nó nữa. Trước dây, khi toàn cầu hóa còn ở mức thấp, c|c nước giàu chỉ khai th|c lao động về mặt số lượng, hay nói kh|c đi, họ chỉ tận dụng những lao động cơ học, thay vì tạo điều kiện để tăng cường h{m lượng chất xám của nhưng lao động ấy. Ngày nay, toàn cầu hóa buộc các quốc gia phải tăng cường chất lượng lao động cũng như tiêu chuẩn hóa lao động của mình, phải đặt vấn đề về việc sử dụng lao động tù nhân lao động trẻ em… thay vì khai th|c theo kiểu bóc lột như trước đ}y.
Toàn cầu hóa cũng đ~ l{m thay đổi tư duy của mọi người về hoạt động đầu tư của các nước gi{u. Trước đ}y, người ta nhìn nhận nó đơn thuần như một quá trình khai thác tài nguyên, mà kẻ hưởng lợi duy nhất là những nước đi đầu tư. Ng{y nay, hoạt động n{y được công nhận như một quá trình hợp t|c “win-win”, đôi bên đều có lợi. C|c nước đầu tư đ~, đang v{ sẽ tái phân phối sự giàu có của mình, giúp c|c nước nghèo đói khai th|c v{ chỉ cho họ cách thức để tạo ra sự giàu có cho riêng mình. Bên cạnh đó, c|c nước đầu tư cũng có thể mở rộng thị trường của mình qua việc làm cho một bộ phận d}n cư ở c|c nước nhận đầu tư trở nên gi{u có hơn, v{ do đó, có điều kiện tiêu dùng sản phẩm của mình. Cũng nhờ thế, quá trình này phần n{o giúp c|c nước đang ph|t triển giải quyết vấn đề việc l{m v{ gia tăng những điều kiện thuận lợi để thực hiện c|c chương trình xo| đói giảm nghèo.
Tuy nhiên, chúng ta cũng nên ý thức về những ảnh hưởng tiêu cực mà toàn cầu hóa mang đến. Thứ nhất, toàn cầu hóa buộc các quốc gia phải đối mặt với những nguy cơ tụt hậu, nó cũng buộc các quốc gia phải chấp nhận thay đổi, m{ đôi khi l{ những thay đổi đau đớn. Toàn cầu hóa sẽ chỉ ra những hạn chế về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, sẽ khiến các doanh nghiệp phải tham gia vào một cuộc chơi với những luật chơi khắc nghiệt, để hoặc
https://thuviensach.vn
tận hưởng những cơ hội mà nó mang lại, hoặc chấp nhận bị phá sản. Vì thế, nó sẽ kéo theo hệ quả thất nghiệp như là nguyên nhân của sự lan tràn các tệ nạn xã hội. Thứ hai, toàn cầu hóa chỉ ra một cách rõ ràng sự lạc hậu của năng lực một dân tộc, năng lực doanh nghiệp và năng lực c| nh}n. Hơn bất kỳ lúc n{o, người ta sẽ phải đ|nh gi| một cách sâu sắc về “tính có thể mua b|n được” của những giá trị lao động của mình. Thứ ba, toàn cầu hóa cũng sẽ yêu cầu các quốc gia phải giải b{i to|n đ|nh đổi tăng trưởng về kinh tế với tính ổn định của chính trị và xã hội. Bởi nó thổi vào các quốc gia những luồng tư duy mới rất có thể gây ra những xáo trộn tạm thời. Ô nhiễm môi trường cũng l{ vấn đề nan giải của các quốc gia và của cả thế giới trước nhịp điệu phát triển vũ b~o của khoa học công nghệ. Nhưng trên hết, dân chủ hóa đóng vai trò then chết, bởi lẽ chỉ có dân chủ hóa mới cho phép chúng ta huy động tiềm năng s|ng tạo của mọi thành viên trong xã hội, hợp lý hóa đời sống kinh tế chính trị, tăng sức cạnh tranh và cuối cùng là sự phát triển bền vững.
Cũng tương tự như vậy, chúng ta phải nhận thức lại vấn đề chênh lệch giàu nghèo. Xét về mặt xã hội học, sự chênh lệch giàu nghèo trở thành vấn đề xã hội thực sự và làm nảy sinh những vấn đề mang tính t}m lý t|c động không tốt tới nhiều mặt của đời sống xã hội. Điều này thể hiện qua việc xuất hiện và tồn tại tâm lý hằn học với sự giàu có, đố kỵ với những nhà kinh doanh, ác cảm với những người th{nh đạt không theo quan niệm truyền thống cũ. Trên c|c phương tiện thông tin đại chúng, người ta đổ lỗi cho kinh tế thị trường, cho toàn cầu hóa hoặc tự do thương mại, coi đó như l{ mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, buôn lậu, và các hành vi trục lợi hoặc tạo ra ưu thế và lợi ích cho người giàu, hạn chế và làm thiệt hại đến quyền lợi của người nghèo và là nguyên nhân khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng mở rộng. Tâm lý tiêu cực này nảy sinh trên cơ sở nhận thức không đúng đắn về sự chênh lệch giàu nghèo. Nhận thức lại vấn đề sẽ giúp chúng ta hình thành tâm lý xã hội đúng đắn và chỉ có như vậy mới đưa ra được những biện pháp phù hợp để xo| đói giảm nghèo tiến tới thu hẹp khoảng cách phát triển vốn là hố s}u ngăn c|ch giữa nhiều quốc gia, nhiều cộng đồng đang cùng sống chung dưới một mái nhà thế giới.
Chúng ta cần nhận thức chênh lệch giàu nghèo là hiện tượng tất yếu của xã hội. Chúng ta không thể xoá bỏ được chênh lệch giàu nghèo bởi nó thể hiện kết quả của chênh lệch năng lực tự nhiên giữa các cá thể. Điều chúng ta có thể l{m được là nâng cao mức sông của người nghèo thông qua việc n}ng cao năng lực của chính họ. Chỉ có trên cơ sở đổi mới quan điểm như vậy chúng ta mới xây dựng được một tâm lý xã hội tích cực đối với vấn đề chênh lệch gi{u nghèo. Đ}y cũng chính l{ tiền đề để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo.
Chúng ta cũng cần đặt lại vấn đề về mối liên quan giữa chênh lệch giàu nghèo với toàn cầu hóa và kinh tế thị trường. Toàn cầu hóa, một lần nữa xin được nhấn mạnh, chưa bao giờ l{m người ta nghèo đói hơn, m{ chỉ làm cho vấn đề nghèo đói v{ khoảng cách giàu nghèo được ý thức một c|ch rõ r{ng v{ đầy đủ hơn m{ thôi. Cũng như vậy, kinh tế thị trường không phải là nguyên nhân của chênh lệch giàu nghèo, trái lại, những điều kiện mới này giúp người ta ý thức đúng đắn hơn, s}u sắc hơn về sự nghèo đói. Còn hơn thế nữa, người giàu, trong chừng mực n{o đó, còn l{ tấm gương, sự giàu có còn là mục tiêu để những người nghèo phải nỗ lực vươn lên. Sẽ ho{n to{n không qu| đ|ng nếu chúng ta nói rằng toàn cầu hóa, kinh tê thị trường l{ cơ may để các dân tộc đang ph|t triển thoát khỏi nghèo đối.
https://thuviensach.vn
2. Tiến tới một chƣơng trình tổng thể và thực tiễn để vƣợt qua nghèo đói
Trong một cuộc hội thảo về kinh tế tri thức được phát trên truyền hình, một bạn trẻ đặt câu hỏi, liệu anh ta có thể thoát khỏi nghèo đói không, nếu anh ta bán ruộng vườn, trâu bò, những thứ mà phần nhiều do cha ông để lại, để theo học lớp lập trình viên.
Có người đ~ trả lời rằng có thể. Câu chuyện này cho thấy tâm lý nóng vội muốn đốt cháy nhiều thứ để phát triển, nhưng cũng cho thấy cả sự phiến diện trong c|ch tư duy của chúng ta về một sự phát triển thực sự. Giàu có thịnh vượng không phải là một to{ l}u đ{i đẹp được xây dựng chỉ sau một đêm như ước mơ của anh bạn trẻ nêu trên. Chúng ta không thể tư duy hời hợt như vậy bởi vấn đề phải được giải quyết trên quy mô quốc gia và quốc tế, trên cơ sở phối hợp c|c chính s|ch đ~ được phân tích và nghiên cứu thấu đ|o
Một số người chủ trương rằng để giải quyết vấn đề nghèo đói tạo lập sự bình đẳng xã hội phải thực hiện nhiều hơn nữa các giải ph|p ưu đ~i người nghèo thông qua các biện pháp điều tiết thu nhập của nh{ nước. Những giải pháp này còn có thể áp dụng trong điều kiện hiện nay, khi Việt Nam chưa bị ràng buộc quá khắt khe bởi những hiệp ước kinh tế song phương hoặc đa phương, tức l{, khi nh{ nước còn có không gian đủ tự do để sử dụng nhiều biện pháp hỗ trợ sản xuất thông qua các hình thức ưu đ~i cho người nghèo. Nhưng c|c hình thức ưu đ~i như vậy không thể là giải pháp dài hạn. Về thực chất, đó chỉ là sự bố thí trên quy mô xã hội và sẽ không bao giờ cho phép chúng ta giải quyết dược cơ bản vấn đề nghèo đói. Hơn thế nữa, trong tương lai, khi tiến trình hội nhập kinh tế đạt đến quy mô v{ trình độ cao, nhiều hình thức ưu đ~i sẽ không còn có thể áp dụng, bởi sẽ bị coi là trợ cấp thương mại, điều cấm kỵ trong xu thế tự do hóa thương mại.
Rõ ràng, chúng ta phải đi con đường kh|c để tìm ra những giải ph|p cơ bản có thể xo| đói giảm nghèo phù hợp với các chuẩn mực quốc tế cũng như xu hướng phát triển của thời đại. Theo chúng tôi, trên phương diện vĩ mô, chúng ta có thể tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau đ}y:
Thứ nhất, n}ng cao năng lực cho người lao động đê họ có thể cạnh tranh thắng lợi, hoặc chí ít, giúp người lao động không bị thua thiệt trong quá trình toàn cầu hóa. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập thương mại, cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, trong khi năng lực tự nhiên của người lao động tại c|c nước nghèo lại nhanh chóng trở nên lạc hậu với yêu cầu của thị trường và rất dễ bị gạt ra bên lề của sự phát triển. Ngư lao động tại c|c nước nghèo như Việt Nam cần được n}ng cao năng lực để tham gia vào quá trình hội nhập, đó mới là hạt nhân của chính s|ch xo| đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển. Để làm được như vậy, đổi mới giáo dục – đ{o tạo phải l{ bước đi đầu tiên và tất yếu trong chiến lược xo| đói giảm nghèo. Vấn đề không chỉ ở chỗ nhiều người nghèo không có điều kiện tiếp cận hệ thống giáo dục – đ{o tạo, mà còn ở chỗ hệ thống giáo dục – đ{o tạo hiện nay quá xa rời thực tế thị trường lao động, không đảm bảo trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Vì thế, năng lực cạnh tranh cá nhân của họ vẫn rất yếu kém, khiến họ là những người đầu tiên thua thiệt trong cạnh tranh khi quá trình hội nhập ngày càng sâu sắc.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu một cách linh hoạt và thích hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong quá trình hội nhập. Cần phải nói rằng chuyển dịch cơ cấu là quá trình tất yếu xảy ra
https://thuviensach.vn
trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chuyển dịch đến đ}u, chuyển dịch như thế nào, chuyển dịch chất lượng lao động theo hướng nào là chuẩn mực quốc tế cũng như xu hướng phát triển của thời đại.
Theo chúng tôi, trên phương diện vĩ mô, chúng ta có thể tập trung vào các giải pháp chủ yếu sau đ}y:
Thứ nhất, nâng cao năng lực cho người lao động để họ có thể cạnh tranh thắng lợi, hoặc chí ít, giúp người lao động không bị thua thiệt trong quá trình toàn cầu hóa. Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập thương mại, cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, trong khi năng lực tự nhiên của người lao động tại c|c nước nghèo lại nhanh chóng trở nên lạc hậu với yêu cầu của thị trường và rất dễ bị gạt ra bên lề của sự phát triển. Ngư lao động tại c|c nước nghèo như Việt Nam cần được n}ng cao năng lực để tham gia vào quá trình hội nhập, đó mới là hạt nhân của chính s|ch xo| đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát triển. Để làm được như vậy, đổi mới giáo dục – đ{o tạo phải l{ bước đi đầu tiên và tất yếu trong chiến lược xo| đói giảm nghèo. Vấn đề không chỉ ở chỗ nhiều người nghèo không có điều kiện tiếp cận hệ thống giáo dục – đ{o tạo, mà còn ở chỗ hệ thống giáo dục – đ{o tạo hiện nay quá xa rời thực tế thị trường lao động, không đảm bảo trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết. Vì thế, năng lực cạnh tranh cá nhân của họ vẫn rất yếu kém, khiến họ là những người đầu tiên thua thiệt trong cạnh tranh khi quá trình hội nhập ngày càng sâu sắc.
Thứ hai, chuyển dịch cơ cấu một cách linh hoạt và thích hợp với đòi hỏi của thực tiễn trong quá trình hội nhập. Cần phải nói rằng chuyển dịch cơ cấu là quá trình tất yếu xảy ra trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chuyển dịch đến đ}u, chuyển dịch như thế nào, chuyển dịch chất lượng lao động theo hướng nào là một vấn đề cần được nghiên cứu s}u hơn v{ nghiêm túc hơn.
Chẳng hạn, chúng ta luôn nói về việc phát triển các làng nghề mà quên mất rằng nghề ấy, hay làng nghề ấy cho ra những sản phẩm không còn những giá trị thị trường như trước nữa, v{ do đó, thị trường lao động ấy cũng không nên khuyến khích nữa. Chúng ta đ~ b{n nhiều về chuyển dịch lĩnh vực sản xuất, nhưng do những nghiên cứu nửa vời, chúng ta lại rơi v{o tình trạng chuyển từ một lĩnh vực kém hiệu quả này sang một lĩnh vực kém hiệu quả khác. Kết quả l{ chúng ta đ~ nghèo lại còn nghèo hơn, vì việc đầu tư sai hướng đ~ g}y l~ng phí cả năng lực vật chất cũng như thời gian. Bởi vậy, vấn đề chuyển dịch cơ cấu không thể thực hiện bằng mọi giá mà cần được nghiên cứu một cách khoa học để tạo ra những thay đổi tích cực và phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong mọi trường hợp, chúng ta không được quy quá trình chuyển dịch cơ cấu đơn thuần về c|c đối tượng sản xuất, mà cần phải chuyển địch cơ cấu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu quản lý và cả cơ cấu thị trường lao động. Nếu không, chuyển dịch cơ cấu có thể lại là sự thua thiệt của người nghèo và rốt cục, khoảng cách giàu nghèo không những không bị thu hẹp m{ còn có nguy cơ mở rộng hơn.
Thứ ba, phát triển nông thôn như l{ hạt nhân của chiến lược xo| đói giảm nghèo. Với một quốc gia m{ đa số người dân sống ở nông thôn như Việt Nam, khu vực nông thôn l{ lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong chiến lược xo| đói giảm nghèo. Theo những số liệu chính thức, hiện còn quá nhiều người nông dân Việt Nam có mức sống dưới đô la/ ng{y. Vì thế, nông thôn l{ địa bàn chính, phát triển nông thôn là một giải pháp cốt lõi, để xo| đói giảm nghèo. Nếu được đ{o tạo kỹ năng để chủ động tham gia vào quá trình hội nhập, người lao động nông thôn sẽ không phải ra thành thị chỉ để làm các nghề nặng nhọc. Họ có thể xây dựng
https://thuviensach.vn
cuộc sống mới v{ hưởng thụ thành quả ngay trên mảnh đất quê hương bởi cuộc sống ở đ}y cũng cần phát triển để không bị tụt hậu so với nhịp phát triển chung trong một thế giới đang to{n cầu hóa mạnh mẽ.
Cuối cùng xây dựng đô thị giàu có và thịnh vượng, tạo động lực thúc đẩy cả nền kinh tê. Xo| đói giảm nghèo phải được đặt trong bối cảnh phát triển kinh tế chung của một quốc gia. C|c nước đang ph|t triển muốn cho nền kinh tế cất cánh, muốn đất nước phồn vinh, muốn xo| đói giảm nghèo phải có động lực đủ mạnh. Trên phương diện thị trường, khu vực đô thị giàu có với sức mua lớn sẽ kích thích sản xuất ở nông thôn, tạo lối ra cho sản phẩm và dịch vụ từ khu vực nông thôn, v{ do đó, có thể đẩy nhanh quá trình giảm nghèo cho nông dân hiện chiếm đại bộ phận cư d}n cả nước. Chính vì thế, nếu chúng ta thành công trong việc giải b{i to|n tăng cường sức mua đô thị, bộ mặt của nông thôn sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để tăng cường sức mua đô thị, chúng ta cũng nên có những thay đổi về
chính sách thuế thu nhập. Hiện nay, chính sách thuế thu nhập của chúng ta ít nhiều mang tính chất “c{o bằng”, bỏ qua sự khác nhau giữa các khu vực địa lý, tức là bỏ qua những yếu tố địa kinh tế, mà quên mất rằng tiền cũng như nước, nó sẽ chảy từ nơi có cột nước cao đến nơi có cột nước thấp. Do đó, nếu chúng ta làm cho mức nước ở c|c đô thị thấp, thì sức nén đẩy tới những vùng xa xôi kh|c cũng sẽ thấp. Thành công của một số nước trong việc phát triển đô thị chỉ ra rằng, việc phát triển c|c đô thị lớn thành các trung tâm kinh tế giàu có và thịnh vượng sẽ đóng vai trò c|c đầu tầu tạo động lực thúc đẩy cả nền kinh tế cất cánh.
Qua tất cả những gì đ~ trình b{y ở trên, chúng tôi muốn khẳng định rằng xo| đói giảm nghèo không phải là vấn đề của riêng người nghèo mà là của toàn xã hội. Tuy nhiên, giải pháp cho vấn đề không nằm ở chỗ tiếp tục khoét sâu khía cạnh tâm lý của việc phân biệt giàu nghèo, chia rẽ các lực lượng trong xã hội v{ đổ lỗi cho những lực lượng này hoặc lực lượng khác, mà ở chỗ nhận thức một cách khách quan và khoa học các quy luật và hiện tượng nhằm xây dựng những chiến lược phát triển phù hợp. Một chính sách thực tế và sáng suốt hơn để xo| đói giảm nghèo, trong bối cảnh hiện nay khi toàn cầu hóa đang ng{y c{ng trở thành xu thế |p đảo trong mọi lĩnh vực đời sống phát triển phải l{ tăng cường hợp tác giữa các lực lượng, giữa các quốc gia, không kể gi{u nghèo, đồng thời nâng cao mức sống tối thiểu cho người dân thông qua việc cải thiện năng lực phát triển của chính họ.
Mọi chương trình xo| đói giảm nghèo chỉ có thể th{nh công khi chính người nghèo trở thành chủ thể trong cuộc chiến chống đói nghèo.
https://thuviensach.vn
VAI TRÒ CỦA CÁC CƢỜNG QUỐC
Cường quốc toàn cầu là những quốc gia dồi dào về tài nguyên, hùng mạnh về quân sự và quan trọng hơn, có một hệ thống chính trị, một nền văn hóa tiên tiến và một hệ giá trị mang tính phổ quát.
Xét trên những tiêu chí như vậy, thế giới ngày nay và thậm chí trong tương lai, chỉ có ba cường quốc toàn cầu là Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc. Những nước này, với vai trò tiên phong trên con đường phát triển chung của nhân loại, không chỉ có nhiệm vụ xác lập và phát triển hệ giá trị tiên tiến của mình, m{ còn có nghĩa vụ phổ biến, truyền bá nó ra toàn thế giới.
Có ý kiến cho rằng thế giới cần sự l~nh đạo của Hoa Kỳ.
Quan điểm n{y đúng nhưng có phần |p đặt. Chúng tôi cho rằng Hoa Kỳ không phải là quốc gia duy nhất có tham vọng và có khả năng l~nh đạo thế giới, nhưng chúng ta buộc phải thừa nhận rằng, trong những thập kỷ trước đ}y v{ cả trong nhiều thập kỷ sau này, Hoa Kỳ là quốc gia có thực lực nhất, cho phép họ đảm nh}n vai trò l~nh đạo thế giới.
Tuy nhiên, trước khi nghiên cứu c|c cường quốc toàn cầu hiện đại, chúng ta phải trở lại với những dữ liệu lịch sử.
https://thuviensach.vn
1. Cục diện thế giới thời hậu chiến tranh lạnh
Cuối thế kỷ XX, trước sự sụp đổ của Liên Xô v{ c|c nước Đông }u, nhiều học giả khẳng định rằng, phương T}y đ~ chiến thắng trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai”. Nhưng thực chất, không phải phe tư bản chủ nghĩa đ~ chiến thắng, mà phe xã hội chủ nghĩa đ~ tự thua. Tự thua chính mình. Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa đ~ thất bại bởi chính những sai lầm mang tính chiến lược về nhận thức, trong đó có nhận thức về vai trò v{ phương ph|p l~nh đạo thế
giới. Việc nhiều nước thua cuộc xin gia nhập NATO, EU, có nghĩa l{ những nước n{y đ~ nhận ra sự phi lý hay vô giá trị của hệ gi| ta đ~ nô dịch họ trước đó, đồng thời thừa nhận những giá trị hợp lý của phương T}y, tiêu biểu là hệ thống giá trị Hoa Kỳ.
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, nhiều người tưởng rằng thế giới sẽ trở nên yên ổn. Thực tế, tình hình thế giới những năm đầu thế kỷ XXI hoàn toàn khác. Mặc dù Chiến tranh Lạnh và sự đối đầu về tư tưởng không còn nữa, lại thấy xuất hiện những cuộc đối đầu khác không kém phần khốc liệt. Đó l{ những xung đột về sắc tộc, tôn giáo, và nguy hiểm hơn, phức tạp và khốc liệt hơn l{ những xung đột về văn hóa – luôn tiềm ẩn nguy cơ không giải quyết được nếu không có giải pháp thích hợp.
Trước đ}y, người ta thường l~nh đạo thế giới thông qua hệ thống tư tưởng. Nhưng trong một thế giới biến đổi nhanh chóng và phức tạp như hiện nay, việc sử dụng hệ tư tưởng làm công cụ l~nh đạo đ~ trở nên lỗi thời. Trong xu thế toàn cầu hóa, nhất là với sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố và các thảm họa môi trường, thế giới đòi hỏi một sự l~nh đạo theo một phương thức mới. Hơn nữa, thế giới đang bước vào kỷ nguyên chính trị, một kỷ nguyên của đối thoại và hợp tác. Một đòi hỏi đặt ra cho các quốc gia là phải ý thức sâu sắc về vai trò, quyền lợi và giá trị của mình trên cơ sở phải tính đến lợi ích chung của cộng đồng. Các cường quốc, trong bối cảnh kinh tế – chính trị mới, phải thực hiện vai trò l~nh đạo của mình, cùng với nỗ lực duy trì và phát triển dân chủ toàn cầu. Để thực hiện được những tham vọng đó, hệ tư tưởng nhường chỗ cho hệ giá trị.
https://thuviensach.vn
2. Lãnh đạo và nô dịch
Để tránh lặp lại những sai lầm của quá khứ, để phát triển nhanh v{ tr|nh được rủi ro, một cộng đồng hay một quốc gia luôn cần một sự l~nh đạo sáng suốt. Thế giới, với tư c|ch l{ một cộng đồng lớn, cũng cần sự l~nh đạo. Trong bối cảnh c|c định chế quốc tế còn chưa được đổi mới để theo kịp với thực tế cuộc sống, c|c cường quốc với tư c|ch l{ những cộng đồng tiên tiến phải đóng vai trò l~nh đạo khai phá, dẫn dắt nhân loại trên con đường phát triển chung.
Trước hết, chúng ta phải phân biệt l~nh đạo với nô dịch.
Đ}y l{ hai kh|i niệm kh|c nhau nhưng thường bị đ|nh tr|o. Nô dịch là sự |p đặt những tiêu chuẩn của cộng đồng mình lên một cộng đồng khác. Nô dịch bắt con người phải chấp giá trị mà chính họ không hiểu hoặc chưa có điều kiện để hiểu, cho dù đó l{ những thứ vô hại với họ, hoặc thậm chí còn mang lại lợi ích cho con người. L~nh đạo, trái lại, chính là việc xúc tiến sự đồng thuận nhằm đạt được các mục tiêu chính trị – xã hội, hay nói cách khác, l~nh đạo là việc tìm kiếm sự chấp nhận đối với hệ thống giá trị của mình như những quy tắc lẽ phải của đời sông, nhằm giải quyết những xung đột v{ điều hòa lợi ích giữa các quốc gia. Khác với nô dịch về mục đích v{ phương thức tiến h{nh, l~nh đạo là một hoạt động nghệ thuật và khoa học. Người ta thường nói đến cái gọi l{ “nghệ thuật l~nh đạo”, nhưng nghệ thuật đó phải dựa trên những tiêu chuẩn khoa học, với phương ph|p luận khoa học và sử
dụng những công cụ khoa học. Không giống với những kẻ mị d}n, nh{ l~nh đạo đi tìm hạnh phúc không phải trong sự ca ngợi, yêu mến của kẻ khác, mà trong việc họ sẽ đón nhận sự l~nh đạo của ông ta như một nhu cầu tất yếu Trên phương diện quốc tế, khi kẻ l~nh đạo là một quốc gia cũng vậy. Lịch sử cho thấy rằng, không chỉ Hoa Kỳ mà tất cả những nước đi tiên phong trong việc l~nh đạo thế giới đều chịu nhiều sự căm ghét. Về mặt chính trị, hình ảnh Hoa Kỳ không được thân thiện trong con mắt dân chúng nhiều cộng đồng. Trên thực tế, Hoa Kỳ trở thành một chiếc cột thu lôi cho những tức giận của rất nhiều lực lượng trên thế giới. Điều n{y cũng tương tự như việc nước Nga từng bị dân chúng nhiều nước Đông Âu, như Hungary, Ba Lan, Tiệp Khắc từ chối. Tuy nhiên, bất chấp tất cả những tình cảm của mình, các cộng đồng bị l~nh đạo cũng không thể không thừa nhận việc cần thiết của sự lãnh đạo thế giới từ phía c|c cường quốc.
https://thuviensach.vn
3. Tham vọng của các cƣờng quốc
3.1. Hoa Kỳ – từ nửa thế giới đến cả thế giới
Như đ~ nói ở trên, Hoa Kỳ không phải là quốc gia đầu tiên và duy nhất có tham vọng lãnh đạo thế giới. Nhiều năm trước, người Thổ Nhĩ Kỳ cũng đ~ có tham vọng l~nh đạo thế giới, khi họ khống chế châu Âu và xây dựng đế chế Ottoman. Đế quốc của Bismark, đế quốc của Napoleon, hay xa hơn, đế quốc của Th{nh C|t Tư H~n cũng từng có tham vọng như vậy. Tuy nhiên, những tham vọng n{y thô sơ hơn, ít mang tính tư tưởng và triết học hơn.
Bước sang thế kỷ XXI, rất nhiều quốc gia, thậm chí những quốc gia nhỏ bé, với trình độ phát triển chưa cao, đôi khi cũng le lói tham vọng l~nh đạo. Nhưng xét về mặt tiềm năng v{ nhiều phương diện kh|c, trên tư duy địa kinh tế v{ địa chính trị, không có quốc gia nào có đủ thực lực để đảm nhận vai trò l~nh đạo thế giới hơn Hoa Kỳ. Quốc gia này luôn cố gắng trở thành một xứ sở của hệ giá trị mới, tiến bộ, năng động và sáng tạo. Các cuộc chiến tranh thế giới, sự xung đột quyền lợi v{ tư tưởng khiến Hoa Kỳ ng{y c{ng tăng cường vai trò của mình trong những sinh hoạt quốc tế.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, Hoa Kỳ, thông qua NATO, tập hợp xung quanh mình một loạt c|c nước đồng minh, và miễn cưỡng cùng với Liên Xô, chia nhau l~nh đạo một phần hai thế giới. Tuy nhiên, chính x|c hơn, trong thế đối đầu căng thẳng của Chiến tranh Lạnh, cả hai nước n{y đều muốn duy trì địa vị của mình với tư c|ch l{ kẻ thống trị thế giới. Một mặt, Hoa Kỳ trở thành cỗ xe tăng đi trước, che chắn cho c|c nước đồng minh trong mọi cuộc xung đột, mặt khác, quốc gia n{y cũng tận dụng địa vị thống trị của mình để |p đặt hệ giá trị lên toàn thế giới.
Ngày nay, Hoa Kỳ tham gia chính trường quốc tế như một người tổ chức, dàn xếp và lãnh đạo thế giới. Hoa Kỳ muốn kiểm soát chi phối tất cả các yếu tố trong đời sống kinh tế chính trị toàn cầu, kiểm soát hệ thống các lợi ích trên quy mô toàn thê giới, kiểm soát tài nguyên và an ninh toàn cầu, với mục đích duy trì sự thịnh vượng và hùng mạnh của Hoa Kỳ và toàn thế giới.
https://thuviensach.vn
3.2. Nga – Từ nửa thế giới đến chủ nghĩa Đại Nga
Không thể phủ nhận rằng, đ~ có thời, nước Nga từng là một cường quốc thế giới, thậm chí l{ đối trọng của Hoa Kỳ trong việc chia nhau l~nh đạo một nửa thế giới. Ngày nay, thời thế đ~ thay đổi, nhưng điều đó không có nghĩa l{ Nga không còn tham vọng đi tìm lại chiếc vương miện cũ của mình. Trên thực tế, việc phấn đấu khôi phục lại một phần hay nguyên trạng các giá trị toàn cầu trong quá khứ là tâm lý phổ biên ở cường quốc này, hay nói cách khác, sự luyến tiếc vai trò cường quốc cũ đ~ trở thành tâm lý chính trị, tâm lý dân tộc chủ nghĩa ở nước Nga.
T}m lý n{y có cơ sở của nó.
Thứ nhất, quyền lực là một khái niệm rất kỳ lạ, luôn luân chuyển trong thế giới loài người. Nước Nga từng nắm giữ quyền lực trong quá khứ, vậy chắc chắn sẽ có cơ hội nắm giữ quyền lực trong tương lai. Thứ hai, một nước lớn như nước Nga, với một nguồn tài nguyên khổng lồ, cộng thêm những kinh nghiệm của một cường quốc, sớm hay muộn cũng tìm kiếm được chỗ đứng của nó. Nhưng đến bao giờ? Nhìn v{o th|i độ của Hoa Kỳ đối với Nga trên trục thời gian, chúng ta thấy rõ điều đó. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Hoa Kỳ vẫn luôn theo dõi mọi động thái của nước Nga một cách dè chừng. Bởi nước Nga là một kho hạt nhân khổng lồ, kho vũ khí sinh, hóa học khổng lồ, bất cứ lúc n{o cũng có thể gây nguy hiểm cho sự an toàn của Hoa Kỳ và thế giới. V{ nước Nga c{ng khó khăn về kinh tế thì càng có nguy cơ phải bán cả những thứ nguy hiểm cho các quốc gia láng giềng. Nhưng Hoa Kỳ theo dõi nước Nga không phải với th|i độ thù địch, ít nhất từ 10 năm nay, m{ l{ với một thái độ kiểm soát. Hoa Kỳ muốn giữ cho chủ nghĩa Đại Nga không trỗi dậy đến mức có thể thực hiện các cuộc phiêu lưu chính trị nguy hiểm.
https://thuviensach.vn
3.3. Trung Quốc nhƣ là thủ lĩnh của thế giới thứ ba
Trung Quốc là một quốc gia đ~ từng giữ địa vị của quốc gia tiên tiến nhất thế giới, trước khi nổ ra các cuộc cách mạng công nghiệp. Vào thời xuất hiện con đường tơ lụa, giá trị thương mại của Trung Quốc chiếm tới 40% giá trị thương mại thế giới.
Nhưng khi thế giới phát triển đến một trình độ cao như hiện nay, vị thế đó đ~ nằm ngoài khả năng của người Trung Quốc. Nhận thức được tình hình mới, Trung Quốc đã tham gia sáng lập khối không liên kết, tham gia WTO, với tiêu chuẩn của c|c nước thế giới đang ph|t triển. Các nhà chính trị Trung Quốc hiểu rất rõ khả năng v{ tiềm năng của dân tộc mình nên đ~ đưa ra c|c mục tiêu chính trị khiêm tốn và có tính khả thi. Là một dân tộc thông minh và nhạy cảm, Trung Quốc dừng lại ở tham vọng l~nh đạo thế giới thứ ba hay thế giới c|c nước đang ph|t triển.
Trung Quốc trước hết là một cường quốc khu vực, do đó, sự lan tỏa ảnh hưởng là tất yếu. Minh chứng cho sự lan tỏa này là th|i độ dè dặt của tất cả các quốc gia khu vực trong quan hệ với Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, Trung Quốc đang hay thậm chí đ~ trở thành một cường quốc toàn cầu. Cho nên, tất cả các chính phủ đều phải xét đến Trung Quốc trong việc hoạch định chính s|ch đối ngoại và cả chính s|ch đối nội của mình.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, Trung Quốc luôn theo đuổi mục tiêu là thủ lĩnh của thế giới thứ ba, và bằng c|ch đó, Trung Quốc thực hiện tham vọng l~nh đạo thế giới.
https://thuviensach.vn
4. Phƣơng pháp lãnh đạo của các cƣờng quốc
Lựa chọn một phương thức hợp lý, trong sự phức tạp của thế giới đương đại l{ điều không đơn giản, thậm chí có thể nói là một thách thức lớn không chỉ đối với bản thân các cường quốc m{ đối với toàn thể nhân loại.
https://thuviensach.vn
4.1. Hoa Kỳ
Trong thập kỷ vừa qua, Hoa Kỳ dần dần hình th{nh c|c chính s|ch, phương ph|p luận nhằm thực hiện vai trò l~nh đạo trong một thế giới mới.
Vậy Hoa Kỳ dựa vào sức mạnh gì để thực hiện sứ mệnh l~nh đạo thế giới? Đương nhiên, Hoa Kỳ sẽ phải dựa vào sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật, thậm chí phải dựa vào sức mạnh quân sự, trong những trường hợp không nhận được sự đồng thuận từ những “kẻ cứng đầu” như trường hợp của Iraq. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa trên những cơ sở mang tính vật chất như vậy, Hoa Kỳ chỉ có thể l~nh đạo thế giới với chất lượng trung bình, tức là chỉ tạo được c|i uy trước các dân tộc kh|c. Để l~nh đạo thế giới với chất lượng cao, hay nói c|ch kh|c, để đạt được sự đồng thuận tự nguyện, Hoa Kỳ phải có sức mạnh tinh thần để gi{nh được chữ tín từ phía các cộng đồng khác. Và, chính sức mạnh và sự hấp dẫn của hệ thống giá trị Hoa Kỳ sẽ là công cụ cho Hoa Kỳ thực hiện sứ mệnh này. Hiện nay, Hoa Kỳ đ~ bắt đầu nhận thức được điều đó, cho nên, chắc chắn trong tương lai, việc sử dụng hệ giá trị Hoa Kỳ như một phương tiện sẽ l{ điểm bao trùm trong chiến lược l~nh đạo thế giới của cường quốc này.
Vậy Hoa Kỳ có gặp khó khăn trong việc truyền bá hệ giá trị của mình? Câu trả lời, chắc chắn là có. Bởi vì một mặt, Hoa Kỳ vẫn chưa có phương ph|p tiếp cận hiệu quả với các nền văn hóa kh|c; mặt khác, do những đặc tính bảo thủ cố hữu, các nền văn hóa thường khó tiếp nhận các yếu tố ngoại lai. Trong bối cảnh đó, Hoa Kỳ buộc phải tôn trọng giá trị của các nền văn hóa kh|c, đồng thời tìm cách làm cho nó chung sống với nền văn hóa của mình. Chỉ có như vậy, Hoa Kỳ mới có thể thiết lập được một trạng thái dân chủ giữa các quốc gia, ở đó các hệ thống giá trị và các nền văn hóa đều được tôn trọng.
Tóm lại, một th|i độ ứng xử đúng đắn trong c|c lĩnh vực kinh tế – chính trị v{ văn hóa sẽ mở đường cho Hoa Kỳ gi{nh được sự đồng thuận của các quốc gia khác trong tất cả những vấn đề cốt lõi của thế giới. Chỉ bằng phương ph|p như vậy, Hoa Kỳ mới thực sự thành công trong sứ mạng của mình với c|c nước trên thế giới.
https://thuviensach.vn
4.2. Nga
Nước Nga đ~ từng l{ cường quốc quân sự. Nước Nga lớn lên, mở rộng lãnh thổ của mình bằng sự lấn chiếm, kết nạp vào cộng đồng mình 14 nước cộng hòa. Việc nước Nga sất ruột để đóng vai trò cường quốc chính trị và quân sự trên thế giới đ~ dẫn tới cuộc Chiến tranh Lạnh, và chính cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài gần nửa thế kỷ này càng làm trầm trọng thêm những căn bệnh cố hữu của nước Nga. Việc “lên g}n” qu}n sự quá mức đ~ l{m cho nước Nga phát triển mất c}n đối, nền kinh tế lâm vào suy thoái và trì trệ. Sau khi Liên bang Xô Viết tan r~, nước Nga vẫn chưa ho{n toàn thoát khỏi căn bệnh cũ n{y.
Vậy liều thuốc nào là thích hợp cho tan bệnh của nước Nga? Khác với Trung Quốc, nước Nga là một nước hiện đại. Mặc dù chưa bao giờ là một cường quốc kinh tế nhưng trong lĩnh vực khoa học – kỹ thuật, nước Nga có thể so sánh với Hoa Kỳ. Do vậy việc khôi phục lại tinh thần Đại Nga, theo nhận xét của nhiều nhà chính trị, sẽ dễ d{ng hơn việc khôi phục tinh thần Đại Hán. Bên cạnh đó, nước Nga là một quốc gia lớn, giàu tài nguyên nên có thể trở thành một cường quốc nguyên nhiên liệu. Tuy nhiên, cho tới nay, nước Nga vẫn chưa tìm được đ|p số cho bài toán kinh tế của mình.
Gần đ}y, trong c|c thủ lĩnh chính trị trên thế giới, Putin là vị thủ lĩnh gi{nh được sự yêu mến của nhân dân nhất v{ cũng l{ người được thêu dệt nhiều nhất. Putin l{ người biết tận dụng những dư }m cuối cùng của chủ nghĩa cường quốc như một liều thuốc nhằm chuyển dần chủ nghĩa cộng sản sang một chủ nghĩa mới m{ cho đến nay vẫn chưa rõ r{ng. Nh}n dân Nga vẫn phải cần những người như vậy. Ở các dân tộc phát triển, người ta không cần thủ lĩnh như một huyền thoại mà cần một người điều hành có chất lượng. Hoa Kỳ là một ví dụ điển hình. Nước Nga vẫn chưa ph|t triển đến mức có thể chấp nhận những người lãnh đạo như Gaida, Kvnenko, Nemsov… Mặc dù, Yeltsin v{ Putin đều đ~ nhận thức được tình hình thế giới mới, đ~ thực hiện giải ph|p khôn ngoan l{ nh}n nhượng với Hoa Kỳ, có nghĩa là thực hiện những bước lùi cần thiết nhưng cũng chỉ khôi phục vị thế quốc gia trên trường quốc tế, xây dựng cho nước Nga một cơ chế đối thoại mạnh. Nước Nga vẫn chưa thiết lập được bàn cờ mới cho sự phát triển của mình.
https://thuviensach.vn
4.3. Trung Quốc
Phải nói rằng, khôi phục lại tinh thần Đại Hán là một trong những mục tiêu chính trị quan trọng của Trung Quốc. Và Trung Quốc hiểu rất rõ tư tưởng là công cụ để thực hiện tham vọng ấy. Người Trung Quốc khôn ngoan trong lĩnh vực chính trị. Tính thực dụng của xã hội Trung Quốc đ~ tạo ra tính thực dụng cho nền chính trị của Trung Quốc v{ Ban l~nh đạo Trung Quốc.
Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI là một mốc rất quan trọng trong lịch sử đất nước n{y vì đ~ giải quyết được hai vấn đề quan trọng:
Thứ nhất, tiếp tục duy trì vai trò của đảng cầm quyền.
Người Trung Quốc sẵn s{ng thay đổi rất nhiều thứ để duy trì vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản, duy trì tiến trình cải c|ch, v{ đặc biệt là duy trì tiến trình khôi phục lại danh dự của nước Trung Quốc. Người Trung Quốc sắp đặt trật tự của các thành tố tư tưởng trong cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc rất khoa học: Chủ nghĩa Marx, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình, lý thuyết “Ba đại diện” của Giang Trạch D}n. Điều đó có nghĩa l{ người Trung Quốc đ~ sắp đặt các thành tố tham gia v{o cương lĩnh chính trị theo chiều dọc của lịch sử. Trung Quốc đ~ đưa c|c yếu tố tư tưởng không còn có giá trị
đương đại trở thành những yếu tố có giá trị lịch sử và tạo ra một hệ thống tư tưởng theo trục thời gian. Đó l{ th{nh công lớn nhất của Đại hội Đảng Cộng sản TQ lần thứ XVI. Thứ hai, mở rộng lực lượng.
Kết nạp thương nh}n v{o Đảng không phải là kết nạp một đảng viên mà kết nạp một lực lượng. Việc thay đổi lực lượng chính trị của Đảng Cộng sản TQ là một thay đổi mang tính bản chất, do đó, không thể giải thích về lượng được. Phải nói rằng, đó l{ một trong những thay đổi mang tính cách mạng trong cấu trúc chính trị của Đảng Cộng sản. Bằng c|ch như vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc dã hạ cánh một cách an toàn tối đa, về mặt chính trị, vào chủ nghĩa d}n tộc Trung Quốc, về mặt xã hội, vào nhân dân Trung Quốc. Điều đó có nghĩa l{ Đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ l{ đại diện cho một nhóm mà cho toàn bộ lực lượng, cấu tạo nên xã hội Trung Quốc. Những nhà chính trị Trung Quốc hiện đại, từ Mao Trạch Đông cho đến Giang Trạch Dân, và có lẽ cả thế hệ Hồ Cẩm Đ{o, đ~ chuyển rất quyết liệt từ chủ nghĩa quốc tế cộng sản, Chủ nghĩa cộng sản sang Chủ nghĩa d}n tộc Trung Quốc. Và họ biết chắc chắn là chỉ có bằng con đường thức tỉnh các giá trị dân tộc Trung Quốc, họ mới có hy vọng khôi phục lại những giá trị toàn cầu của dân tộc mình.
Về mặt đối ngoại, Trung Quốc luôn sử dụng chính sách linh hoạt và mềm dẻo với phần còn lại của thế giới. Đó l{ một chính sách rất rõ ràng và nhất quán của Trung Quốc trong nhiều năm nay.
Thứ nhất, Trung Quốc luôn sử dụng chính s|ch đối ngoại làm công cụ cơ bản để giải quyết vấn đề đối nội. Thứ hai, Trung Quốc luôn thực hiện chính s|ch “toạ sơn quan hổ đấu hay “ngư ông đắc lợi”. Thứ ba, Trung Quốc cực kỳ thận trọng trong việc xử lý quan hệ với c|c nước lớn. Trung Quốc quan hệ với Hoa Kỳ để kìm h~m cường quốc kinh tế Nhật Bản trở th{nh cường quốc chính trị. Giang Trạch Dân chấp nhận việc đưa Ấn Độ trở th{nh đồng minh trong tam giác Trung – Nga – Ấn để kìm hãm khả năng trở th{nh cường quốc khu vực của Ấn Độ.
https://thuviensach.vn
Bằng những phương ph|p s|ng suốt như vậy, Trung Quốc đ~ trở thành trung tâm của thế giới thứ ba, trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, và chắc chắn là trung tâm của c|c nước đang phát triển, trong thời kỳ toàn cầu hóa.
https://thuviensach.vn
Kết luận
Trong quá khứ, Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc, với những cấp độ kh|c nhau đ~ th}u tóm quyền l~nh đạo thế giới trong sự tương t|c mang tính đối đầu, trong sự co cụm của ý thức hệ hay sự biệt lập về trình độ phát triển. Về mặt bản chất, đó chính l{ cơ chế l~nh đạo toàn cầu trong trật tự thế giới cũ. Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, cả ba quốc gia, trong đó nước Nga với vai trò người thừa kế Liên Xô, không còn có thể tiếp tục đảm nhận vai trò l~nh đạo theo kiểu cũ, bởi thế giới đ~ chuyển sang một trạng thái chính trị mới.
Thời đại ngày nay, dân chủ trong sinh hoạt chính trị toàn cầu bao gồm cả khía canh dân chủ trong l~nh đạo là một xu thế không thể đảo ngược Chúng ta đ~ ra khỏi một thế giới của nhưng cuộc đấu tranh một mất một còn mà trên thực tế đ~ huỷ diệt rất nhiều thành quả của nhân loại Ngày nay, chúng ta dù muốn hay không cũng phải cùng nhau chung sống cùng nhau tồn tại v{ cùng ph|t lên Điều đó có nghĩa l{ nh{ loại đ~ bắt đầu một kỷ nguyên mới – kỷ nguyên đối thoại và hợp tác. Kỷ nguyên n{y đòi hỏi việc xác lập một cơ chế l~nh đạo toàn cầu hoàn toàn khác.
https://thuviensach.vn
HAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI
Quan điểm đối ngoại truyền thống
Kể từ khi xuất hiện nh{ nước, giao lưu kinh tế, văn hóa, tư tưởng, giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, đồng thời với mặt tích cực của quá trình phát triển trên, những mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia cũng ng{y c{ng trở nên căng thẳng và gay gắt hơn. Điều này giải thích tại sao trong lịch sử phát triển của mình các quốc gia luôn nhận thức ngoại giao là một hoạt động vô cùng quan trọng để các quốc gia đối thoại với nhau, bảo vệ hoặc chia sẻ các quyền lợi của mỗi nước hoặc nhóm nước tuỳ theo tình hình cụ thể của lịch sử.
Trên thực tế, trong suốt tiến trình lịch sử cho đến hiện tại, khi nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới, thế giới luôn bị chia rẽ bởi rất nhiều yếu tố kh|c nhau, trong đó dai dẳng nhất là những lý do về dân tộc, tôn giáo và ý thức hệ. Tuy nhiên, trong thế kỷ XX, những chia rẽ về ý thức hệ và dân tộc đ~ bao trùm lên mọi khía cạnh của sinh hoạt quốc tế và ảnh hưởng đậm nét đến chính sách ngoại giao của các dân tộc.
https://thuviensach.vn
Ngoại giao thế kỷ
Thế kỷ XX đ~ chứng kiến phong trào giải phóng dân tộc trên quy mô toàn thế giới. Hệ thống thuộc địa và chủ nghĩa thực dân bị xoá bỏ nhưng đồng thời người ta cũng chứng kiến sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa v{ sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh đ~ được hình thành từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, phần lớn các nh{ nước không thực sự có quyền tự quyết trong lĩnh vực đối ngoại. Trong thời kỳ này sự
phân chia về ý thức hệ chiếm ưu thế, trong đó nhiều nh{ nước không có năng lực chính trị độc lập v{ đầy đủ. Tuy nhiên, vấn đề dân tộc hoàn toàn không bị lãng quên m{ khi có điều kiện, và nhất là khi Chiến tranh Lạnh kết thúc nó lại bùng phát trở lại không kém phần dữ dội.
Trong bối cảnh đó, ngoại giao cũng mang nặng những định kiến dân tộc và ý thức hệ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của ngoại giao là cố gắng giành lấy những lợi ích cho quốc gia hay nhóm các quốc gia. Các hoạt động ngoại giao về cơ bản thường đi thẹo những hành lang vạch sẵn. Các cuộc đối thoại giữa các quốc gia có xung đột về quyền lợi thường như những cuộc nói chuyện giữa những người điếc. Mỗi quốc gia cố gắng đòi hỏi quyền lợi nhiều nhất v{ thường không hiểu hoặc không muốn hiểu đối tác của họ muốn gì. Cuộc đụng đầu lịch sử giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là một minh chứng cho nhận định trên. Nếu xét trên quan điểm đối tác thì hai bên hầu như không hiểu nhau. Năm 1945, bất chấp những cố gắng liên minh của Việt Minh, người Mỹ phớt lờ nguyện vọng tự do độc lập dân tộc của Việt Nam. Về phía chúng ta cũng hầu như không hiểu và nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của Hoa Kỳ trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam. Chúng ta ho{n to{n chưa thấy được Hoa Kỳ như một thị trường lớn nhất thế giới mà mọi quốc gia không thể không xâm nhập nếu muốn th{nh công trên con đường phát triển. Nghĩa l{ cả Việt Nam và Hoa Kỳ cũng như nhiều nước khác bị những định kiến về dân tộc và ý thức hệ chi phối. Nguyên nhân trực tiếp của tình trạng trên l{ tính độc tuyến của hoạt động đối ngoại thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nhưng nguyên nh}n s}u xa hơn l{ thế giới chưa x}y dựng được những tiêu chuẩn chính trị lành mạnh để các dân tộc cùng chung sống và phát triển, chưa có nền văn hóa chung để có thể hiểu và chia sẻ quyền lợi cũng như những nghĩa vụ cùng nhau. Các quốc gia mạnh luôn theo xu hướng |p đặt còn các quốc gia yếu hơn thường rơi v{o trạng thái cực đoan của những định kiến. Tuy nhiên lịch sử là quá khứ, các dân tộc hoàn toàn và có thể h{nh động theo những cách khác tốt đẹp hơn so với những gì đ~ xảy ra trong quá khứ, để cùng nhau kiến tạo tương lai.
https://thuviensach.vn
Trật tự thế giới mới và những thay đổi trong quan hệ quốc tế
Những thay đổi của thế giới trong hai thập kỷ cuối của thế kỷ XX đ~ tạo nên một trật tự thế giới mới, các quốc gia thoát khỏi những ràng buộc chặt chẽ v{o c|c siêu cường. Họ có thể tự do hơn để nói tiếng nói thật của mình. Nhân loại bước vào thời kỳ phát triển nhanh chưa từng thấy, nhưng tình hình không phải là hoàn toàn thuận lợi, thế giới ngày nay vẫn đầy biến động và bất trắc. Các quốc gia bước vào thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh trong đó xuất hiện những tr{o lưu v{ xu thế mới: Quá trình toàn cầu hóa gia tăng mạnh mẽ và sự lên
ngôi của các lực lượng đa quốc gia trên vũ đ{i quốc tế.
Nền chính trị thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh Sau Chiến tranh Lạnh, các quốc gia bỗng nhiên tự mình phải gánh vác những nhiệm vụ chính trị của mình. Nền chính trị thời hậu Chiến tranh Lạnh giải thoát cho nhiều quốc gia khỏi “quỹ đạo” l{m vệ tinh cho các siêu cường, nhưng nó lại l{ cơ hội mới để những mâu thuẫn th}m căn cố đế giữa các dân tộc có dịp nổi lên, dẫn đến sự chia cắt thế giới thành những mảnh vụn mang màu sắc dân tộc, tôn giáo, ý thức hệ hoặc thậm chí l{ trình độ phát triển. Thế giới ngày nay mang lại cho các dân tộc nhiều cơ hội mới để phát triển nhưng nó cũng dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Thực tế cuộc sống đòi hỏi ngoại giao trong thời kỳ hiện nay phải thay đổi về chất để đ|p ứng với yêu cầu của thời đại.
Xu thế toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại. Ng{y nay tr{o lưu to{n cầu hóa và tự do hóa thương mại ngày càng diễn ra sâu rộng và quyết liệt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nhân loại. Cho dù nơi n{y hay nơi kia người ta lên tiếng phản đối hoặc công kích, nhưng mọi người buộc phải thừa nhận rằng toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại là xu thế
không thể cưỡng lại đối với mọi quốc gia. Toàn cầu hóa về bản chất là các nền kinh tế quốc gia không những ràng buộc lẫn nhau ngày một chặt chẽ hơn, m{ còn th}m nhập lẫn nhau, do đó mỗi quốc gia có cơ hội nhiều hơn để tiếp nhận những thành quả của sự phát triển nhưng cũng dễ bị tổn thương hơn do c|c yếu tố bên ngoài.
Dưới t|c động của toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại, Tr|i Đất dường như đang nhỏ lại. Dòng chảy của hàng hóa, tiền vốn, kỹ thuật, nh}n công v{ kèm theo đấy là cả quyền lực từ nước này xâm nhập sang nước khác dễ d{ng hơn v{ mức độ ng{y c{ng cao hơn. Từ nay, không một quốc gia nào có thể độc lập giải quyết mọi vấn đề của mình (như ph|t triển kinh tế, khoa học công nghệ, bảo vệ môi sinh…) v{ cũng không có sai lầm trên quy mô quốc gia nào không ảnh hưởng đến đời sống chung của toàn nhân loại.
https://thuviensach.vn
Sự lớn mạnh của các lực lƣợng đa quốc gia
Trước hết cần hiểu khái niệm lực lượng đa quốc gia bao gồm c|c công ty đa quốc gia và c|c định chế quốc tế. C|c công ty đa quốc gia đại diện cho sức mạnh khổng lồ của kinh tế tư nhân trong thời đại mới, còn c|c định chế quốc tế đại diện cho sức mạnh của c|c “siêu nh{ nước”. So với mỗi quốc gia đơn lẻ, lực lượng đa quốc gia hiện có sức mạnh to lớn hơn nhiều trên vũ đ{i kinh tế, chính trị toàn cầu và chắc chắn rằng họ tiếp tục còn có vai trò to lớn hơn nữa trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như của kinh tế toàn cầu trong thế kỷ tới. Hai nguồn quyền lực đứng trên quyền lực này buộc các quốc gia phải thay đổi v{ điều chỉnh các chính sách của mình, trong đó đặc biệt l{ chính s|ch đối ngoại, để phù hợp với hoàn cảnh mới.
Nếu nhìn thuần túy dưới góc độ kinh tế thì c|c công ty đa quốc gia l{ bước phát triển mới về chất của nền kinh tế thế giới.
Về thực chất, đó l{ những siêu công ty xét về vốn, công nghệ, chất x|m v{ trình độ quản lý. Hoạt động của c|c công ty đa quốc gia vượt ra ngo{i c|c đường biên giới và trở thành những thế lực khổng lồ thậm chí vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các chính phủ. Đến cuối thế kỷ XX, sức mạnh kinh tế của nhiều công ty đa quốc gia còn vượt cả những quốc gia được xếp hạng trung bình của thế giới. Nghĩa l{ về mặt n{o đấy c|c công ty đa quốc gia đ~ trở thành những quốc gia không có đường biên và nhiều nh{ l~nh đạo công ty da quốc gia đ~ trở thành những chính khách thực sự. C|c công ty đa quốc gia phân phối vốn đầu tư v{ sự chú ý của họ vào quốc gia nào, phụ thuộc trước hết vào chính sách của chính phủ nước ấy, vào tình trạng giá cả lao động, hàng hóa ở những khu vực đó. Rõ r{ng l{ họ tự quyết định việc phân bố sự chú ý chính trị và kinh tế của mình không phụ thuộc vào ý chí của các chính phủ.
C|c định chế quốc tế bao gồm Liên hiệp quốc (UN), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ Thế giới (IMF) và các tổ chức kinh tế, hợp tác khu vực kiểu như EU, ASEAN, NAFTA… Thực tế hiển nhiên l{ để phát triển, mọi quốc gia, kể cả những nền kinh tế lớn nhất như Hoa Kỳ không thể không hợp tác mà thậm chí còn phải điều chỉnh chính sách của mình cho phù hợp với các quan hệ với c|c định chế quốc tế. Có thể nói, các lực lượng đa quốc gia đóng vai trò quyết định, l{ động lực cơ bản trong quá trình toàn cầu hóa. Trên thực tế đ}u đó hiện vẫn nổi lên những tiếng nói phản đối quyền lực của các lực lượng đa quốc gia, nhưng chúng ta phải có cái nhìn thiết thực hơn. Ta có thể thấy tình hình tương tự như việc sử dụng Intemet. Ngày nay, không còn quốc gia nào vì lý do Intemet có chứa cả sự độc hại mà tự tước đi của mình quyền lợi khai thác và sử dụng nguồn lợi không gì so s|nh được n{y để phát triển kinh tế. Các lực lượng đa quốc gia đang trở thành lực lượng chính trong phân phối các nguồn lực, chuyển giao công nghệ, khoa học, lưu chuyển hàng hóa, thậm chí đóng vai trò chủ đạo trong việc điều hành guồng máy kinh tế toàn cầu. Vai trò của họ ng{y c{ng tăng trong mọi tiến trình quốc tế và khu vực. Vì vậy, các quốc gia muốn phát triển, muốn được hưởng những thành quả phát triển của nhân loại cần và phải khai thác tối đa hiệu quả của sự hợp tác với các lực lượng đa quốc gia.
https://thuviensach.vn
Về vấn đề hai chính sách đối ngoại
Những thay đổi cơ bản nói trên ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ ngoại giao của các quốc gia và phá vỡ hình thức quan hệ quốc tế truyền thống.
Có tài liệu thống kê đ~ đưa ra tỉ lệ tài sản mà các chính phủ không quản lý nổi, tức là nằm trong c|c công ty đa quốc gia, chiếm khoảng 48% tài sản của nhân loại. Có thể khẳng định rằng, một quốc gia có nhận được sự hỗ trợ của các lực lượng da quốc gia hay không còn tuỳ thuộc v{o th|i độ và những nhận thức của quốc gia đó về các lực lượng đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia đương nhiên bao giờ cũng có mặt ở chỗ mà chính phủ tỏ ra tự do và tôn trọng thương nh}n nhất, thuế suất thấp nhất. Họ đến đó để tìm kiếm lợi nhuận lớn hơn nhưng đồng thời góp phần tạo thêm việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng tốt cho quốc gia nơi họ có mặt. C|c công ty đa quốc gia là một lực lượng vô định hình, họ có mặt ở chỗ nào có lợi. Do đó, một chính phủ thông minh cần có c|c chính s|ch để lôi kéo họ, biến họ không chỉ th{nh đồng minh kinh tế, đồng minh phát triển, mà thậm chí có thể trở th{nh đồng minh chính trị. Người ta đ~ bắt đầu đặt c|c công ty đa quốc gia bên cạnh các quốc gia, đặt các nhà tài phiệt như Bill Gates bên cạnh những người đứng đầu nh{ nước. Đối với các định chế quốc tế cũng có tình trạng tương tự. Thời đại ngày nay mỗi quốc gia chỉ có thể phát triển tốt nếu họ xây dựng một nền kinh tế Thị trường Mở. Chính s|ch đối ngoại thể hiện sự tham gia hoặc hợp tác tích cực với c|c định chế quốc tế không chỉ l{ thước đo của quá trình hội nhập mà thực chất l{ điều kiện tiên quyết cho phát triển. Lợi dụng được tối đa sức mạnh khổng lồ của c|c công ty đa quốc gia để phát triển kinh tế đất nước không những là yêu cầu cấp bách của thực tế mà còn thể hiện sự thông minh, sáng suất của mỗi chính phủ.
Có thể kết luận rằng, ngày nay một chính phủ cần có hai chính s|ch đối ngoại: Chính sách thứ nhất để giao dịch, đối phó và chung sống với các quốc gia, tức là ngoại giao giữa quốc gia và quốc gia, giữa quốc gia v{ c|c định chế quốc tế, chính sách thứ hai hướng tới các công ty đa quốc gia.
Căn cứ vào những phân tích xu thế phát triển của thế giới, quan điểm mới về đối ngoại có thể tóm tắt bằng những điểm chính sau đ}y:
1. Đối với các quốc gia, nhất là các quốc gia nhỏ như Việt Nam, chính s|ch đối ngoại phải phù hợp với vị thế của mình. Chính sách này phải dựa trên một nguyên tắc ổn định nhưng cần phải có cơ cấu cho phép ứng phó linh hoạt với tình hình thế giới luôn luôn biến động nhanh chóng. Nguyên tắc này không biến quốc gia mình thành một nước cơ hội, nhưng đồng thời phải cho phép quốc gia tận dụng mọi cơ hội thuận lợi để phát triển.
2. Nguyên tắc ngoại giao được thể hiện v{ đảm bảo trước hết bởi việc xử lý quan hệ với c|c cường quốc. Chính sách làm bạn với tất cả c|c nước không thể thay thế tầm quan trọng sống còn của chính sách ngoại giao với Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật v{ EU. Chính s|ch đúng đắn sẽ giúp chúng ta tiếp cận những cơ hội và tranh thủ được những yếu tố tích cực từ các lực lượng quốc tế và quốc gia có thể t|c động tích cực đến sự phát triển của mình.
3. Đối ngoại với các tổ chức quốc tế và tập đo{n đa quốc gia đ~ v{ ng{y c{ng có tầm quan trọng hơn. Nếu trong quá khứ, mỗi nh{ nước chỉ có một chính s|ch đối ngoại, thực chất là hoạt động của nh{ nước nhằm đối thoại với các nhà nước
https://thuviensach.vn
khác cùng phe hoặc khác phe với mình, thì ngày nay mỗi quốc gia cần có hai chính s|ch đối ngoại: Một với quốc gia và một với c|c công ty đa quốc gia. 4. Toàn cầu hóa là quá trình không thể đảo ngược, do đó, c|c biện ph|p đối nội cần được quan niệm như l{ quá trình chuẩn bị cho công cuộc hội nhập. Mặt khác việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối với sự nghiệp phát triển đất nước.
5. Ngoại giao khu vực cần dựa trên cơ sở những ph}n tích đầy đủ, khách quan và có tính dự báo, trong đó phải lưu ý rằng c|c nước láng giềng vừa l{ đối tác vừa là những đối thủ cạnh tranh trước mắt và lâu dài.
6. Cùng với các nhiệm vụ đối ngoại, cơ cấu v{ cơ chế hoạt động của chính phủ cũng c|n được thay đổi dựa theo các tiêu chuẩn quốc tế.
Trong những điểm này chính sách ngoại giao với c|c công ty đa quốc gia là hết sức một vẻ. Nó sẽ giúp chúng ta đạt được hai mục đích chính.
1. Tận dụng vốn, công nghệ, trình độ quản lý và thị trường để phát triển kinh tế, 2. hỗ trợ giải quyết vấn đề chính trị. Qua đó, chúng ta có thể phát triển hoặc mở rộng quan hệ với những quốc gia hay những lực lượng mà trong những điều kiện cụ thể không thể giải quyết trực tiếp giữa các quốc gia.
https://thuviensach.vn
Xây dựng một nền văn hóa ngoại giao
Trước khi Chiến tranh Lạnh kết thúc có thể coi ngoại giao giữa các quốc gia như diễn ra trong thế giới của những người điếc. Các cộng đồng đều đưa ra yêu s|ch của mình nhưng không hiểu hoặc không muốn hiểu đối t|c, hay nói đúng hơn không muốn thừa nhận đối tác. Thực tế ng{y nay đ~ đổi khác. Chúng ta cần và buộc phải hiểu c|c đối tác, nắm được những yêu cầu của họ. Ngày nay các mâu thuẫn v{ xung đột quốc tế cần phải giải quyết theo tư duy ngoại giao mới. Đó l{ một nền văn hóa ngoại giao giúp cộng đồng các quốc gia hiểu biết, thông cảm và chia sẻ quyền lợi cùng nhau. Đó l{ sự hợp tác và cạnh tranh đê mang lại thắng lợi cho c|c bên đối tác.
Những thay đổi sâu sắc của thế giới trong vài thập kỷ gần đ}y đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa và sự gia tăng ảnh hưởng của các quyền lực đa quốc gia đòi hỏi chúng ta phải có tư duy đối ngoại mới.
Chính s|ch đối ngoại giữa các quốc gia cần phải tính đến đặc điểm đa cực và ràng buộc lẫn nhau của thế giới hiện đại dưới t|c động của toàn cầu hóa. Mặt khác, bằng các chính s|ch đối ngoại khôn khéo trong quan hệ với c|c công ty đa quốc gia, một chính phủ có thể biến họ th{nh đồng minh của mình không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển đất nước, đồng thời hạn chế sự thao túng của họ. Trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác vô cùng phức tạp hiện nay, chính phủ nào, quốc gia nào tranh thủ được các lực lượng đa quốc gia sẽ có sức cạnh tranh lớn để thực hiện thành công chính sách phát triển kinh tế của mình.
https://thuviensach.vn
TOÀN CẦU HÓA VỀ VĂN HÓA
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam người ta nói nhiều đến toàn cầu hóa nhưng chủ yếu là nói về khía cạnh kinh tế. Nói như thế là phiến diện, mặc dù nó có lý do lịch sử. Trong thế kỷ vừa rồi, sau khi một loạt quốc gia được giải phóng khỏi ách thuộc địa, nhiệm vụ quan trọng nhất đặt ra đối họ là phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho người d}n. Dĩ nhiên, khi thế giới chuyển từ “quốc tế hóa” sang “to{n cầu hóa”, thuật ngữ “to{n cầu hóa kinh tế được nhắc đến như l{ một xu thế tất yếu v{ tr{o lưu n{y đ~ v{ vẫn đang trở th{nh đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, c{ng ng{y con người càng nhận ra một tr{o lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn quyết liệt hơn, s}u sắc hơn, đó l{ to{n cầu hóa về văn hóa.
Cũng giống như to{n cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương t|c giữa các cộng đồng. Nó diễn ra song song với toàn cầu hóa về kinh tế.
Chúng ta đều biết rằng nhu cầu trao đổi và buôn bán là nhu cầu tự nhiên của cuộc sống. Toàn cầu hóa về kinh tế là quá trình bắt đầu từ xu thế tự nhiên như vậy của đời sống kinh tế. Người ta mang hàng hóa từ l{ng n{y b|n sang l{ng kh|c để trao đổi buôn bán và chính trong quá trình ấy người ta đ~ thực hiện cái gọi l{ phi địa phương hóa qu| trình kinh tế, tức l{ người ta đang thực hiện giai đoạn làm tiền đề cho toàn cầu hóa về kinh tế. Trong các quá trình trao đổi h{ng hóa như vậy, người ta thấy rằng hàng hóa của làng này bán cho làng khác phải thỏa mãn những nhu cầu hay những đòi hỏi về chất lượng văn hóa của làng khác. Suy rộng ra, hàng hóa của nước n{y b|n sang nước khác phải chứa đựng những đòi hỏi về chất lượng văn hóa của nước khác. Lon Coca- Cola bán ở Việt Nam vào dịp tết có in hình một c{nh đ{o hay một con rồng chính là một trong những dấu hiệu của sự chấp nhận những đòi hỏi văn hóa của người tiêu dùng Việt Nam về h{ng hóa. Như vậy, quá trình toàn cầu hóa về văn hóa l{ một quá trình tất yếu. Giao lưu kinh tế là tiền đề của giao lưu văn hóa, còn giao lưu văn hóa thúc đẩy nhận thức cả về sự khác biệt lẫn sự tương đồng về văn hóa. Ng{y nay, khi người ta ý thức được rằng văn hóa vừa là mục tiêu vừa l{ động lực của sự phát triển, chúng ta có thể khẳng định rằng toàn cầu hóa về văn hóa l{ qu| trình tất yếu, diễn ra song song với toàn cầu hóa về kinh tế ở giai đoạn đầu v{ vượt trước nó ở giai đoạn phát triển sau này.
https://thuviensach.vn
1. Toàn cầu hóa về văn hóa trong bối cảnh hiện nay 1.1. Toàn cầu hóa về văn hóa xƣa và nay
Phải khẳng định rằng toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa về văn hóa nói riêng trong bối cảnh hiện nay đ~ kh|c xa so với trước kia cả về nội dung, ý nghĩa, quy mô v{ tốc độ. Thật ra, nói một cách chính xác, toàn cầu hóa trước kia chỉ là khu vực hóa. Sự giao lưu có tính chất khu vực được quy định bởi sự hạn chế của c|c phương tiện, của giao thông lúc bấy giờ v{ do đó, phạm vi ảnh hưởng của giao lưu văn hóa không có tính chất toàn cầu thực sự. Chỉ
đến ngày nay nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học – công nghệ, c|c phương tiện giao thông và thông tin hiện đại mới cho phép con người vượt qua các giới hạn không gian và thời gian, tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa ph|t triển trên phạm vi toàn thế giới. Loài người h{ng ng{y được tiếp cận nhiều nguồn thông tin v{ do đó, có thêm nhiều dịp trao đổi tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự giao lưu về mọi mặt từ kinh tế mậu dịch, đầu tư, du lịch đến văn hóa nghệ thuật. Làn sóng di dân từ nước n{y sang nước kh|c cũng góp phần mở rộng hơn nữa sự giao lưu trực tiếp và mạnh mẽ về cả đời sống vật chất và tinh thần của nhiều dân tộc. Cũng nhờ những thành tựu của khoa học – công nghệ, thế giới hình thành các lực lượng đủ mạnh có quy mô toàn cầu. Đó l{ c|c công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia, các thể chế quốc tế v{ đi cùng với nó là các lực lượng phá hoại như khủng bố hay tôn giáo cực đoan…
C|c công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia ngày nay thậm chí còn có sức mạnh hơn cả những quốc gia trung bình, có khả năng ảnh hưởng to lớn đến nền kinh tế thế giới. Đồng thời, các lực lượng phá hoại xuất hiện và hoạt động trên quy mô toàn cầu, kết quả của những xung đột giữa các dân tộc, các sắc tộc, các tôn giáo, mà nguyên nhân sâu xa là sự xung đột về kinh tế, chính trị được che đậy dưới hình thức của sự xung đột về tôn gi|o, cũng phải được nhìn nhận như một mặt khác của toàn cầu hóa về văn hóa. Đ}y l{ vấn đề sâu sắc nhất, bức thiết nhất trong xu thế lớn toàn cầu hóa mà chúng ta không thể chỉ xem xét thông qua các lực lượng thị trường.
Nhiều người lo ngại rằng trong thời đại hiện nay, khi toàn cầu hóa về kinh tế đang được tiến hành ngày càng rõ nét, các nền văn hóa do có năng lực kh|c nhau nên c|c nước giàu, bằng tiềm lực kinh tế, bằng cơn lũ h{ng hóa của mình, có thể sẽ quy định các tiêu chuẩn văn hóa của h{ng hóa, |p đặt cho các dân tộc yếu hơn c|c tiêu chuẩn văn hóa của nó. Theo chúng tôi, mối lo ngại n{y không có cơ sở. Không một nền văn hóa n{o có thể lấn át nền văn hóa nào. Bởi vì con người tiếp nhận các ảnh hưởng của văn hóa một cách tự nhiên, một cách từ từ và nó có quá trình chọn lọc. Hơn nữa, bản lĩnh văn hóa của mỗi quốc gia là kết quả của sự hình thành tự nhiên có chọn lọc qua một quá trình lịch sử đủ d{i. Do đó, về bản chất, toàn cầu hóa về văn hóa chỉ góp phần thúc đẩy sự hợp tác và chọn lọc giữa các nền văn hóa chứ không thể gây áp lực hay lấn át bản lĩnh văn hóa của bất cứ nền văn hóa n{o.
https://thuviensach.vn
1.2. Toàn cầu hóa về văn hóa và tính độc lập văn hóa của mỗi quốc gia
Nói đến tính độc lập văn hóa của mỗi quốc gia là muốn nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị hay sự trọn vẹn về mặt cấu trúc văn hóa của mỗi quốc gia. Quan niệm này hiện nay đ~ trở nên lỗi thời do sự mờ dần của khái niệm biên giới quốc gia và sự hình thành hệ giá trị phổ quát của toàn nhân loại. Giao lưu văn hóa vốn từ xa xưa đ~ l{ một quy luật phát triển của mọi dân tộc, trong mấy thập kỷ gần đ}y c{ng diễn ra trên một quy mô chưa từng có. Trong bối cảnh hiện nay, dân tộc n{o đứng ngoài cuộc giao lưu văn hóa v{ không chủ động trong giao lưu văn hóa thì sẽ khó tránh khỏi suy thoái. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia xẻ quan điểm cho rằng giao lưu văn hóa không chỉ tạo điều kiện cho sự hiểu biết và học hỏi lẫn nhau mà còn góp phần làm mất đi những khác biệt về văn hóa v{ tạo ra những tiêu chuẩn văn hóa chung để nhân loại cùng chung sống hòa bình. Chính sự khác biệt về văn hóa đ~ hạn chế rất nhiều khả năng hợp tác giữa các dân tộc, do đó, giao lưu văn hóa – một hoạt động tự nhiên của cuộc sống – sẽ đ{o thải những gì cản trở sự giao lưu v{ gắn bó giữa các quốc gia về mặt văn hóa. Nhưng giao lưu văn hóa không đồng nghĩa với việc xói mòn tính độc lập văn hóa của mỗi quốc gia. Thế giới luôn luôn tồn tại nhờ sự đa dạng bản sắc của các cộng đồng bên cạnh những giá trị phổ biến. Chừng nào các quốc gia còn tồn tại thì sự độc lập về văn hóa của mỗi quốc gia cũng sẽ vẫn tồn tại. Tính độc lập văn hóa của mỗi dân tộc không chỉ được duy trì bởi ý muốn chính trị của c|c nh{ l~nh đạo mà còn bởi tính địa phương của nó.
Tuy nhiên, trong mối quan hệ với tính độc lập văn hóa, giao lưu văn hóa đòi hỏi mỗi quốc gia, mỗi dân tộc phải có bản lĩnh, phải biết chủ động tiếp thu những giá trị văn hóa mới, đồng thời loại bỏ những giá trị văn hóa không còn phù hợp, trên cơ sở đó lựa chọn các loại hình văn hóa cho phù hợp. Sự hấp thụ, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các dân tộc, các khu vực, các nền văn hóa đ~ khiến cho những tinh hoa văn hóa từ các miền khác nhau trên hành tinh được kết tụ lại thành những yếu tố cấu thành nền văn hóa chung của nhân loại. Điều này có nghĩa l{ nền văn hóa chung sẽ tiếp nhận những nhân tố tết đẹp của mọi nền văn hóa, phản ánh những thành tựu m{ lo{i người đ~ đạt được từ c|c lĩnh vực khác nhau. Nền văn hóa chung ấy chỉ có thể phát triển trên cơ sở của sự phát triển ngày một tốt đẹp và phong phú của mỗi nền văn hóa d}n tộc.
https://thuviensach.vn
1.3. Toàn cầu hóa về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc
Nếu độc lập văn hóa nhấn mạnh đến khía cạnh chính trị của văn hóa thì bản sắc văn hóa nhấn mạnh đến khía cạnh truyền thống của nó. Bản sắc văn hóa l{ những đặc điểm để phân biệt dân tộc này với dân tộc kh|c v{ nó được hình thành tự nhiên bởi sự t|c động của nhiều yếu tố kh|c nhau như địa lý, lịch sử và cả những yếu tố ngẫu nhiên. Bản sắc văn hóa d}n tộc đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần cũng như vật chất của con người. Văn hóa hay là bản sắc chính là dấu hiệu để phân biệt người này với người kia, cộng đồng này với cộng đồng kia, quốc gia này với quốc gia kia và là kết quả của cộng đồng đó hay con người đó tương t|c với chính mình v{ tương t|c với các cộng đồng kh|c Văn hóa thể hiện nhân cách xét về mặt cá nhân và bản sắc dân tộc xét về mặt cộng đồng. Chính bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc l{m cho con người khác nhau chứ không l{m cho con người đối lập với nhau vì bản th}n văn hóa được hình thành nên bởi một cộng đồng chứ không phải một c| nh}n. Văn hóa chính l{ thông điệp chung sống vì vậy nó có giá trị chung sống.
Chúng ta không thể phủ nhận sự b{nh trướng của văn hóa phương T}y trên thế giới trong vòng hơn một thế kỷ qua cũng như sự tất yếu của giao lưu giữa văn hóa phương Đông v{ phương T}y. Trong qu| trình to{n cầu hóa về văn hóa như hiện nay, không ít người lo ngại về sự mất mát bản sắc dân tộc. Họ lo sợ sự b{nh trướng và ảnh hưởng của văn hóa phương T}y. Thật ra, đó l{ những mối lo ngại không có cơ sở vì nếu chúng ta cường điệu nhiệm vụ bảo vệ bản sắc dân tộc một cách chủ quan thì sẽ làm cho chúng ta tự trở thành dị biệt với nhân loại trong khi thế giới đang đi theo xu hướng tất yếu của sự hòa hợp. Sớm hay muộn, các dân tộc cũng hội tụ đến một tiêu chuẩn chung sống giữa con người. Vì thế một bản sắc tết là một bản sắc tự nó phải có khả năng hòa hợp với các bản sắc khác. Trong sự nghiệp phát triển, một chính phủ khôn ngoan phải biết phát huy những thế mạnh của văn hóa dân tộc đồng thời biết học hỏi những cái hay, cái tết của các dân tộc kh|c để dân tộc mình có thể rương tác với nhiều cộng đồng văn hóa kh|c. Hội nhập vào thế giới, đó chính l{ con đường tiến bộ.
https://thuviensach.vn
2. Toàn cầu hóa về văn hóa và những tác động của nó đến đời sống kinh tế, chính trị
2.1. Về kinh tế
T|c động của toàn cầu hóa về văn hóa đối với các hoạt động kinh tế là rất rõ r{ng. Trước hết, trong thời đại hiện nay, sự phân biệt giữa những giá trị kinh tế và giá trị văn hóa ng{y càng trở nên mập mờ vì những giá trị n{y đan xen với nhau làm cho việc phân biệt chúng trở nên khó khăn. Bất kỳ một sản phẩm n{o đều chứa trong nó những giá trị kinh tế và cả những giá trị văn hóa. Do đó, chúng ta cần phải ý thức về sự phân biệt mang tính tương đối này. Thứ hai, giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, do ở mức độ cao hơn, s}u sắc hơn đ~ có những t|c động mạnh mẽ đến giao lưu về kinh tế, ảnh hưởng đến tất cả các mặt của kinh tế trong đó 3 khía cạnh sau được coi l{ cơ bản:
1. Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến sản xuất bởi lẽ văn hóa tạo nên một phần giá trị của sản phẩm, trong một số sản phẩm thậm chí là phần lớn nhất;
2. Toàn cầu hóa về văn hóa ảnh hưởng đến tổ chức lao động và chất lượng lao động.
3. Toàn cầu hóa về văn hóa quy định những tiêu chuẩn chung trong sản xuất v{ lưu thông.
Nhận thức được những t|c động của toàn cầu hóa về văn hóa đối với kinh tế đòi hỏi những người có trách nhiệm không được phép bỏ qua những giá trị văn hóa trong qu| trình tổ chức lao động, sản xuất v{ lưu thông h{ng hóa. Từ l}u, c|c công ty đa quốc gia được coi là các tác nhân chính của sự trao đổi và hợp tác kinh tế quốc tế thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học và cả giao lưu văn hóa. Chúng ta phải khẳng định rằng, chính giao lưu văn hóa đ~ thúc đẩy hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn thế giới v{ đến lượt hội nhập kinh tế kẻo con người xích lại gần nhau, trên cơ sở tuân theo những tiêu chuẩn chung được quy định làm nền tảng cấu thành nên những giá trị văn hóa chung của toàn nhân loại.
https://thuviensach.vn
2.2. Về chính trị
Ảnh hưởng của toàn cầu hóa về văn hóa đến chính trị cũng rất rõ ràng. Toàn cầu hóa về văn hóa đang l{m lan truyền trên khắp thế giới những giá trị phổ biến như nh}n quyền, dân chủ, tự do, đồng thời l{m thay đổi tính chất của các quan hệ xã hội. Trong thế giới hiện nay, dân chủ không chỉ mang tính chính trị xã hội m{ còn l{ điều kiện tiên quyết cho phát triển. Nói cách khác; dân chủ không còn đơn thuần là một quyền chính trị m{ đ~ trở thành quyền phát triển. Khi con người ràng buộc với nhau trên quy mô toàn cầu, việc giải phóng năng lực sáng tạo của mỗi con người l{ điều kiện cốt yếu để một quốc gia có khả năng cạnh tranh. Khi tất cả các khả năng s|ng tạo của mỗi dân tộc được giải phóng thì mỗi dân tộc càng có tiềm lực lớn hơn. Do đó, phổ biến các giá trị dân chủ là xu thế tất yếu và toàn cầu hóa buộc các dân tộc, các tôn giáo khác nhau phải ngồi lại cùng nhau tìm ra các tiêu chuẩn chung sống của toàn nhân loại.
Trong những thập kỷ gần đ}y, UNESCO v{ c|c tổ chức tiến bộ đ~ cùng đặt lại vấn đề văn hóa v{ giao lưu văn hóa, khẳng định lại vị trí của văn hóa so với kinh tế và chính trị trong sự phát triển chung của nhân loại và của mỗi dân tộc. Những năm quốc tế khoan dung, về người già, về trẻ em đều phản ánh nguyện vọng chính đ|ng của nhân loại. Cùng với xu thế tự do thương mại, xu thế toàn cầu hóa về văn hóa đang góp phần l{m cho c|c nước trên thế giới xích lại gần nhau do đó, các nhà chính trị phải chấp nhận những nguyên tắc đối thoại
chung trên phạm vi toàn cầu. Đó l{ những tiêu chuẩn trong sản xuất về sử dụng lao động trẻ em, lao động tù nhân hay những tiêu chuẩn về môi trường – là vấn đề hiện nay đ~ trở thành vấn đề đạo đức. Như vậy toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa về văn hóa nói riêng buộc các quốc gia phải cùng nhau hợp tác, cùng nhau xây dựng một thế giới chung hòa bình và ổn định, trong đó gi| trị c| nh}n không được phép bỏ qua.
https://thuviensach.vn
2.3. Toàn cầu hóa về văn hóa và những phản ứng cực đoan
Giao lưu văn hóa bên cạnh những mặt tích cực vẫn chứa đựng nhiều mâu thuẫn về tư tưởng, quan điểm, nội dung… Rõ r{ng phản ứng của các quốc gia đối với toàn cầu hóa về văn hóa l{ không giống nhau. Phải khẳng định rằng người được hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình toàn cầu hóa về văn hóa chính l{ nh}n loại Tuy nhiên vẫn có không ít kẻ bị thua
thiệt. Đó l{ những lực lượng kinh tế, tôn giáo khác nhau, với những lý do ích kỷ hay lạc hậu n{o đó, muốn duy trì quyền lực và lợi ích của mình bằng phương thức cai trị cũ. Thế giới ngày nay vẫn phải chứng kiến những xung đột sắc tộc, tôn gi|o như c|c cuộc xung đột kéo dài ở Trung Đông, vùng Vịnh, nhiều nước ch}u |, ch}u Phi, vùng Ban Căng hay ở Đông Timor… Những phản ứng cực đoan như khủng bố, xung đột sắc tộc hay xung đột về tôn giáo như vậy phản ánh tình trạng lạc hậu, bảo thủ về văn hóa của một bộ phận nhân loại và nó t|c động trở lại kinh tế và chính trị. Điều đó thực ra cũng l{ tất yếu. Khi các nền văn hóa x}m nhập lẫn nhau, những giá trị phổ biến xâm nhập vào những giá trị cá biệt, những vùng cá biệt sẽ gây ra những phản ứng trong đó có những phản ứng cực đoan. Do c|c đặc thù chính trị, đặc thù địa lý mà những phản ứng luôn luôn khác nhau và nếu thái quá thì trở thành những phản ứng cực đoan. Nhưng cho dù có những phản ứng cực đoan ấy thì nhân loại vẫn không lùi bước trên xu thế toàn cầu hóa về văn hóa. Những phản ứng cực đoan ấy dần dần sẽ phải mất đi cùng với những lợi ích mà họ nhận, trong quá trình nghiên cứu, trong quá trình hưởng thụ những thành quả văn hóa chung của nhân loại. Hiểu rằng những phản ứng cực đoan l{ tất yếu, nhân loại tiến bộ phải cảnh giác và hợp tác tìm ra các giải pháp cùng chống lại những biểu hiện tiêu cực như vậy. Giải ph|p đó chính l{ n}ng cao d}n trí, x}y dựng xã hội văn minh, nh{ nước pháp quyền, xây dựng cơ chế kiểm soát toàn cầu mang tính dân chủ, bình đẳng, hỗ trợ cùng nhau phát triển kinh tế, giảm mâu thuẫn giữa các dân tộc, các khu vực…
https://thuviensach.vn
3. Kết luận
Cần phải khẳng định rằng, quá trình toàn cầu hóa về mặt văn hóa là một quá trình tự nhiên, nó không phụ thuộc vào bất cứ ai cũng như không chịu sự kiểm soát của bất cứ lực lượng nào. Toàn cầu hóa về văn hóa sẽ làm lan tỏa toàn cầu những thước đo mới, những tiêu chuẩn mới trong cuộc sống của nhân loại v{ do đó, nó không tương thích với một vài cách quản lý cũ, một vài cách cai trị cũ hoặc c|ch kinh doanh cũ. Chúng ta không thể đứng ngoài xu thế chung n{y, nhưng chúng ta có thể lựa chọn một chính sách khôn ngoan, làm sao để chúng ta ít bị thua thiệt và chúng ta có thể tận dụng tối đa những cơ hội từ quá trình này. Chúng ta cần phải biết chủ động hướng các chính sách của mình sao cho phù hợp với xu thế toàn cầu hóa về văn hóa, v{ biện pháp cấp bách nhất, đồng thời cũng l{ tốt nhất cho tất cả các dân tộc là dân chủ hóa xã hội và cùng nhau xây dựng một hệ tiêu chuẩn văn hóa – chính trị chung toàn cầu, để vừa cạnh tranh vừa hợp tác hòa bình vì một thế giới ngày càng ổn định hơn trong tương lai.
https://thuviensach.vn
PHÁP LUẬT – TÀI SẢN TINH THẦN CỦA NHÂN DÂN
Từ trước đến nay, tự do luôn được quan niệm như l{ một tài sản tự nhiên hay một quyền tự nhiên của con người và xã hội được cấu thành từ sự góp một phần tự do của con người. Xuất phát từ đòi hỏi xã hội phải được điều chỉnh bởi những quy tắc nhất định, pháp luật đ~ ra đời. Bản chất của pháp luật là các khế ước xã hội, tức là kết quả của sự thỏa thuận của mọi người. Nếu thỏa m~n điều kiện này, sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do cá nhân sẽ đưa đến sự hình thành của nền dân chủ ở đó, tự do không chỉ đơn thuần là tự do bản năng m{ sẽ có chất lượng cao hơn, tức là tự do mang trong mình sự hài hòa lợi ích giữa các cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và ở mức độ cao hơn nữa, tự do như l{, ph|t triển. Tuy nhiên, rất nhiều quốc gia không nhận thức được điều này. Kết quả là pháp luật trở thành một thứ dây trói hoặc công cụ cai trị v{ do đó, nó thuộc sở hữu của những kẻ thống trị’ chứ không còn là tài sản của nhân dân.
Trong bài viết này, pháp luật sẽ được tiếp cận như một đối tượng triết học nhằm chỉ ra ý nghĩa thiêng liêng nhất của pháp luật đối với đời sống con người – đó l{ Ph|p luật như l{ t{i sản tinh thần của nhân dân hay Biện chứng của Tự do.
https://thuviensach.vn
Pháp luật – Hình thức thể hiện tập trung nhất toàn bộ giá trị tự do của con ngƣời
Bất kỳ sự thỏa thuận n{o cũng thể hiện quyền tự do của con người. Khi đối thoại với nhau, với nhà cầm quyền và thậm chí với thần th|nh, con người đ~ thể hiện tự do của mình. Nếu không khẳng định được địa vị của mình, không cảm nhận được giá trị của mình tức không có tự do thì con người sẽ chỉ biết lắng nghe và tuân lệnh mà không thể đối thoại. Pháp luật là khế ước tinh thần của con người với nhau và với nhà cầm quyền và vì thế, pháp luật thể hiện một cách tập trung nhất toàn bộ giá trị tự do của con người. Mối quan hệ giữa tự do và pháp luật là mối quan hệ hệ quả, nói cách khác, pháp luật là hệ quả của tự do. Vấn đề n{y đ~ được thảo luận từ thế kỷ XVII, XVIII bởi nhiều học giả lớn, trong đó nổi bật là Montesquieu với ‘Tinh thần pháp luật” v{ Rousseau với “B{n về khế ước xã hội”. Tuy nhiên, đến nay không phải tất cả mọi người trên thế giới đều nhận ra giá trị của tự do, nhận ra mối quan hệ biện chứng, mối quan hệ nhân quả giữa tự do và pháp luật. Vì thế, không phải tất cả mọi người đều coi pháp luật là sở hữu của mình và ở những chỗ khuất nẻo của cuộc sống, con người vẫn làm những điều phi pháp mà không cảm thấy áy náy. Chỉ khi n{o con người nhận ra mình là chủ sở hữu của những quy tắc sống, l{ đồng sở hữu những khế ước xã hội thì lúc đó con người mới đối xử với pháp luật một cách tự giác.
Không ít người chúng ta sẽ tự hỏi tại sao lại phải cưỡng bức con người tuân thủ pháp luật trong khi pháp luật là tài sản tinh thần của nh}n d}n, l{ c|i m{ đ|ng ra con người phải tự nhiên tuân thủ? Tại sao tình trạng vi phạm pháp luật vẫn diễn ra tràn lan và càng ngày càng khó kiểm soát? Phải chăng, con người sinh ra l{ để phản bội lại những đòi hỏi của chính mình? Trong quan điểm của chúng tôi, tất cả những tình trạng n{y đều bắt nguồn từ những hạn chế trong nhận thức của con người về tự do.
Do đó, cần phải giúp con người nhận thức rằng, tự do không phải là một thứ bất tận và nếu con người không chấm dứt việc ch{ đạp tự do thì con người sẽ mất tự do, cũng chính l{ đ|nh mất những giá trị người của mình. Do đó, xét về bản chất, nghiên cứu pháp luật chính là nghiên cứu tự do với tất cả hình hài cụ thể của nó. Nếu pháp luật không có quan hệ hệ quả với tự do thì pháp luật không có nội dung, hay nói đúng hơn l{ nghiên cứu pháp luật chính là nghiên cứu cấu trúc văn hóa của tự do. Tự do l{m cho con người nhận thức được cả
lợi ích lẫn rủi ro trong mỗi h{nh động của mình; nó, đồng thời, giúp con người tự đ|nh gi| tính hợp lý trong h{nh động của mình và với nhận thức như vậy, con người sẽ h{nh động một cách tự giác và thận trọng. Vì vậy, có thể nói, mọi thỏa thuận, mọi khế ước của cuộc sống được thể hiện dưới hai hình thức: Luật th{nh văn l{ luật pháp và luật bất th{nh văn l{ văn hóa. Con người sinh ra, dùng địa vị tự do của mình để thỏa thuận. Sự thỏa thuận ấy có hai hệ quả, hệ quả th{nh văn l{ nh{ nước – pháp luật và hệ quả thứ hai bất th{nh văn l{ c|c quy tắc cộng đồng hay văn hóa. Tự do, vì thế, là nguồn gốc của mọi trật tự mang tính tự giác; mọi trật tự không có tự do chỉ là trật tự cưỡng bức v{ con người sẽ ch{ đạp lên những trật tự cưỡng bức đó. Do đó, tự do hoàn toàn không gắn với sự hỗn loạn như bấy lâu nay các nh{ nước phi tự do vẫn |p đặt lên nhận thức của người dân; nó là một khái niệm vĩ đại và cần phải chỉ ra tất cả cách thức con người đùng để ngụy biện cho việc đ|nh cắp tự do của người khác và nhất là sự đ|nh cắp trên quy mô nh{ nước đối với xã hội.
Từ trước đến nay, chúng ta vẫn quan niệm mục tiêu của pháp luật là giữ gìn trật tự xã hội. Đó l{ một c|ch nghĩ qu| đơn giản v{ đ~ tầm thường hóa vai trò của pháp luật. Chúng tôi cho
https://thuviensach.vn
rằng, sứ mệnh của pháp luật l{ đảm bảo tự do và phát triển quyền tự do của con người. Nếu pháp luật được định ra bởi ý chí của nhà cầm quyền thay vì là kết quả của quá trình thảo luận v{ đ{m ph|n giữa các thành viên trong xã hội, thì pháp luật đó sẽ trái với ý chí xã hội và không thể hiện các giá trị tự do. Nếu duy trì tình trạng đơn nguyên trong nhận thức và h{nh động thì không bao giờ pháp luật trở thành tài sản tinh thần của nhân dân, bởi thông qua c|c h{nh động nói chung v{ đặc biệt l{ thông qua h{nh động chính trị, con người sử dụng tự do để xây dựng các khế ước văn hóa v{ khế ước pháp luật. Thể chế dân chủ l{ cơ cấu duy nhất để con người thực hiện quyền tự do của mình trong qu| trình đ{m ph|n, bởi tất cả các khế ước đều được thể hiện thông qua c|c quan điểm chính trị v{ con người lựa chọn người đại diện cho mình thôn gí qua việc đ{m ph|n ấy, chính là lựa chọn ra cấu trúc của khế ước. Nói cách khác, dân chủ là cách thức duy nhất để kéo tự do xuống các tầng hàng ngày của cuộc sống.
https://thuviensach.vn
Tự do sinh ra con ngƣời và hành trình tìm lại tự do bị đánh cắp
Từ trước đến nay, người ta luôn cho rằng, con người sinh ra đ~ có tự do; tuy nhiên, trên thực tế, ở một số nơi trên thế giới, con người hoàn toàn không có tự do. Điều n{y, đương nhiên, đ~ phủ nhận ch}n lý con người sinh ra đ~ có tự do nhưng đồng thời, lại đưa đến một kết luận mới – đó l{ Tự do sinh ra Con người (*), hay nói kh|c đi, tự do sinh ra tất cả các quyền l{m người. Đó cũng chính l{ ý nghĩa thiêng liêng nhất của tự do.
Hãy thử quan sát những gì đang diễn ra ở c|c nh{ nước phi dân chủ, nơi tự do của con người đ~ bị đ|nh cắp từ trước khi sinh ra. Liệu có thể coi con người ở những quốc gia như vậy đ~ đạt đến trạng thái phát triển hoàn chỉnh chứa trong khi họ đang sống một đời sống rất phi con người với những giá trị người đang ng{y c{ng suy tho|i? Vì thế, nếu thừa nhận con người sinh ra đ~ có tự do thì vô tình chúng ta đ~ tạo ra cơ sở tồn tại hợp pháp cho các nh{ nước phi dân chủ. Với cách tiếp cận như vậy, chúng ta buộc phải thừa nhận một chân lý khác – đó l{ tự do sinh ra con người; nói kh|c đi, tự do là nguồn sống của con người. Nếu coi tự do như một thứ tài sản thì con người sẵn lòng ch{ đạp tự do của chính mình và chiếm đoạt tự do của người khác, bởi không ai chết khi tự ch{ đạp tài sản của mình hay khi bị tước đoạt tài sản. Nhưng, nếu coi tự do là nguồn sống của con người thì con người sẽ ứng xử một cách chừng mực và thận trọng hơn với tự do, bởi con người sẽ chết khi bị ch{ đạp hay khi bị tước đoạt nguồn sống của mình. Với ý nghĩa như vậy, có thể nói, tự do là chất xúc t|c để các sinh vật ở trạng thái tiền con người trở th{nh con người và không có tự do là không có môi trường để con người thực sự sống với tư c|ch con người.
Mặt khác, cần chỉ ra mối tương quan giữa hai phạm trù tự do v{ bình đẳng. Rõ ràng, không có tự do, chúng ta sẽ không có những con người theo đúng nghĩa v{ đi theo chuỗi logic này, chúng ta sẽ nhận ra sự vô lý khi c|c nh{ nước phi dân chủ b{n đến sự bình đẳng hay bác ái giữa con người và những sinh vật ở trạng thái tiền con người. Và rằng, tự do chỉ tồn tại, hay nói c|ch kh|c, con người chỉ có thể sử dụng tự do và phát triển khái niệm tự do khi có sự tương t|c với những con người kh|c. Trong khi đó, một xã hội phi dân chủ không phải l{ môi trường để con người thể hiện mình với tư c|ch l{ con người. Do đó, nếu tiếp tục đ|nh cắp tự do của con người, c|c nh{ nước phi dân chủ sẽ phải chịu đựng hậu quả tất yếu là sự biến mất vĩnh viễn của những giá trị người. Những nghiên cứu nghiêm túc về tự do sẽ khiến những nh{ nước phi tự do nhận ra sự tồn tại bất hợp pháp của mình và giúp con người ý thức về sự tồn tại vô lý của mình. Nếu tồn tại mà không có tự do từ tư duy đến hành động thì chúng ta chưa phải là những con người hoàn chỉnh. Muốn đạt tới trạng thái con người hoàn chỉnh thì chúng ta phải phấn đấu để tự do thấm vào tất cả các hoạt động của mình. Tự do là nội dung đúng đắn của mọi h{nh động cũng như s|ng tạo của con người. Nếu không có tự do trong ý nghĩ thì chúng ta không thể tự sáng tạo ra giá trị của mình và càng không thể đ{m ph|n một c|ch bình đẳng để tạo ra những khế ước có chất lượng pháp luật v{ văn hóa. Nếu không hiểu được mối quan hệ biện chứng giữa tự do v{ con người, thì sẽ không hiểu được luận điểm pháp luật là tài sản tinh thần của nhân dân và càng không hiểu được mối quan hệ giữa tự do v{ văn hóa, tự do và pháp luật, hay nói chung là giữa tự do và xã hội. Không có tự do thì không có con người v{ hơn nữa là không có tự do thì không có xã hội lo{i người. Phấn đấu vì tự do và dân chủ, do đó, đ~ trở thành nhiệm vụ số một của mọi quốc gia trên thế giới này.
https://thuviensach.vn
Tuy nhiên, con người không bao giờ chấp nhận sự tồn tại ở trạng thái tiền con người của mình; họ dần nhận ra rằng, nếu không có tự do thì những giá thị mang chất lượng con người sẽ biến mất vĩnh viễn và bởi tự do là khoảng không gian hợp lý duy nhất tạo ra con người, nên những khao khát về tự do sẽ khiến con người bùng nổ và họ sẽ đòi lại tự do bằng cách mạng. Đó l{ những con người, những dân tộc không may mắn và ở đ}y, xin được nhấn mạnh rằng, chúng ta không được phép nhân danh nỗi bất hạnh của con người để ngụy biện cho sự tồn tại của những nh{ nước phi dân chủ.
Nhưng liệu những cuộc cách mạng có phải là những giải pháp tối ưu trong khi c|ch mạng là một loạt hoạt động rất bản năng v{ luôn để lại đằng sau nó những chuỗi đứt g~y đột ngột? Trong khi đó, tiến trình phát triển của con người phải là các chuỗi logic, mà ở đó mọi sự thay đổi đều phải tự gi|c v{ được kiểm soát bởi các tiêu chí về sự hợp lý. Vì lý do đó, chúng tôi đề xướng Lý thuyết Cải c|ch như một giải ph|p để tìm lại tự do một cách hợp lý. Sự trở về của tự do cũng phải là một lộ trình được hoạch định tương xứng với những nhận thức của con người về tự do; nếu không, con người sẽ rơi v{o trạng thái choáng ngợp trước những giá trị của tự do và sẽ sử dụng nó một cách liều lĩnh, hay đúng hơn, sẽ lại cống hiến tự do một cách thiếu chín chắn v{ đẩy mình vào những trạng thái không tự do khác.
Nhằm chứng minh cho luận điểm cải c|ch như l{ công nghệ phát triển duy nhất trong xã hội hiện đại, chúng ta sẽ cùng nhau ph}n tích trường hợp của Việt Nam với việc thực hiện chính s|ch Đổi Mới từ năm 1986 m{ thực chất là một cuộc cải cách kinh tế.
Nền kinh tế thị trường mới vào Việt Nam khoảng hơn mười năm nhưng nó đ~ tạo ra sự đột biến vĩ đại trong tư duy của người Việt Nam. Đó l{ mỗi người đều cảm thấy bị thất thiệt nếu không có tự do v{ đó cũng chính l{ nguồn gốc của tất cả những thành tựu mà chúng ta đạt được kể từ năm 1986 đến nay. Cần phải khẳng định như vậy để bác bỏ cách tiếp cận sai lầm của một số người khi lên án nền kinh tế thị trường như l{ căn nguyên của sự suy thoái của một số giá trị, cụ thể là của tình trạng vi phạm pháp luật tràn lan và gần như không thể
kiểm so|t. Như đ~ ph}n tích trong phần trước, tình trạng vi phạm pháp luật có căn nguyên sâu xa là những nhận thức phiến diện của con người về những giá trị của tự do chứ không phải là do kinh tế thị trường hay tự do kinh tế Chính vì thế, người ta không được phép hạn chế tự do kinh tế, kể cả nhằm mục đích khôi phục trật tự, bới trật tự trước đ}y ở Việt Nam là một thứ trật tự của tình trạng chậm phát triển còn sự nhôn nháo trong hiện tại là một sự nhốn nh|o vĩ đại – nó chứa đựng trong đó những khát vọng tự do, những mưu cầu hạnh phúc, những tìm kiếm cơ hội của con người Việt Nam và vì thế, nó chứa đựng những yếu tố phát triển. Pháp luật phải đảm bảo an to{n cho con người trong khi họ đổ ra đường để tìm kiêm cơ hội chứ không phải tước đi của họ sự tự do trong việc tìm kiếm v{ khai th|c c|c cơ hội. Quan trọng hơn, ph|p luật phải từng bước xây dựng và khẳng định tâm lý sở hữu trong người dân Việt Nam và hãy bắt đầu sứ mệnh này với việc thừa nhận tầm quan trọng của tích luỹ. Nếu tiếp cận vấn đề tích luỹ một cách thiếu hợp lý như hiện nay thì chúng ta sẽ có một tương lai không có tích luỹ, trong khi tích luỹ là tiền đề để phát triển.
Bản thân việc thay đổi cách tiếp cận đối với vấn đề tích lũy sẽ mở ra một chương mới trong nhận thức của con người Việt Nam về tự do kinh tế nói riêng và tự do nói chung và như thế nghĩa l{ chúng ta đang gieo những mầm phát triển trong cuộc sống hiện tại.
https://thuviensach.vn
Tính biện chứng của quá trình cống hiến tự do
Các phân tích về tự do đ~ khẳng định rằng, xã hội được cấu thành từ sự tự nguyện nhượng bớt một phần tự do của c|c th{nh viên. Không ít người đặt câu hỏi về giá trị hay ý nghĩa của phần tự do còn lại: Trong quan điểm của chúng tôi, phần tự do còn lại là phần dự phòng cho sự phát triển của khái niệm tự do bội còn người luôn cần tự do để nhượng tiếp trong những chặng phát triển tiếp theo. Vì thế, có thể nói, quá trình phát triển của con người l{ qu| trình nhượng thêm tự do hay nói c|ch kh|c, con người nhượng bớt tự do để
mở rộng tự do hay không gian phát triển của chính mình. Đó chính l{ khía cạnh biện chứng quan trọng nhất của quá trình cống hiến tự do.
Nhưng phải chăng tự do là một đại lượng hữu hạn? Câu trả lời l{ không, vì con người góp tự do như góp vốn; nó sẽ tạo ra tài sản trước mắt và giá trị gia tăng trong tương lai. Gi| trị gia tăng đó chính l{ quyền tự do phát triển. Như vậy, tự do không phải là một đối tượng tĩnh mà luôn luôn vận động; sự vận động đó, rõ r{ng, đ~ mở rộng khái niệm tự do và tạo ra tự do với một chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, nếu con người nhận ra rằng phần tự do mà họ đóng góp đ~ bị đ|nh cắp, thì họ sẽ không còn tín nhiệm đối tượng nhận sự góp vốn của họ. Chính vì thế, họ sẽ từ chối góp phần tự do của mình và tìm cách giữ lại phần tự do càng lớn càng tốt. Đó chính l{ khuynh hướng tiêu cực của sự phát triển tự do, tức l{ con người không tin tưởng v{o người đại diện hay nh{ nước và tạo ra tình trạng vô chính phủ. Vô chính phủ là sự không thừa nhận các giá trị minh bạch của chính phủ và ở đ}u, chính phủ càng xuất hiện như một công cụ cưỡng bức con người, thì ở đó mức độ vô chính phủ càng nghiêm trọng. Cần phải nhắc lại rằng, con người cần đến chính phủ như l{ đối tượng bảo vệ lợi ích, trong đó quan trọng nhất là bảo vệ quyền sở hữu của họ đối với pháp luật trên tư c|ch l{ t{i sản tinh thần của nhân dân.
Nếu nh{ nước, với tư c|ch l{ người quản trị nguồn vốn tự do của cộng đồng và xã hội, chiếm đoạt phần tự do mà các thành viên trong xã hội đóng góp thì sẽ tạo ra tình trạng độc tài; nói cách khác, bản chất của chế độ độc tài chính là sự chiếm đoạt các phần tự do được đóng góp bởi các thành viên trong xã hội. Những kẻ thiết lập và duy tự chế độ độc tài là những kẻ không hiểu tự do. Tự do là những giá trị có thật và mỗi người đều có đủ lượng tự do cho mình. Bản thân sự chiếm đoạt tự do đ~ tự nó nói lên những hạn chế trong nhận thức về giá trị của tự do của những kẻ đi chiếm đoạt. Người biết sử dụng tự do l{ người biết khai thác tự do của mình và không phải chiếm đoạt của bất kỳ ai. Bi kịch của nhân loại là con người không hiểu giá trị của tự do và không có kinh nghiệm sử dụng tự do nên tưởng rằng mình cần nhiều hơn hoặc không cần đến nó. Những người tưởng rằng mình không cán tự do đ~ d}ng hiến trọn vẹn tự do của mình và trở th{nh đối tượng bị trị, còn những người tưởng mình cần nhiều tự do hơn thì chiếm đoạt tự do của kẻ khác và trở thành kẻ cai trị, kẻ phá hoại đời sống xã hội. Thật ra, không chỉ những kẻ chiếm đoạt tự do của người khác mới có tội, mà ngay cả những người để cho người khác chiếm đoạt tự do của mình cũng l{ những kẻ có tội bởi không ý thức được về thứ đ~ sinh ra mình. Đó cũng chính l{ khuyết tật nghiêm trọng nhất về nhận thức của con người v{ l{ cơ sở tồn tại hợp pháp của các nhà nước rút; dân chủ như đ~ ph}n tích trong phần trước.
https://thuviensach.vn
Tự do tinh thần – trạng thái phát triển cao nhất của tự do
Các phân tích về tự do dưa chúng ta đến kết luận tự do là tài sản thiêng liêng nhất đối với mỗi con người và vì thế, chúng ta không được nhuyễn nhượng và cống hiến tự do một cách ngẫu hứng. Tuy nhiên, một trong những khía cạnh tinh tế nhất của khái niệm tự do v{ đồng thời cũng l{ đối tượng dễ bị xâm phạm và chiếm đoạt nhất là tự do tinh thần. Trước khi đi vào những ph}n tích s}u hơn, chúng ta h~y cùng nhau đưa ra định nghĩa tự do tinh thần. Chúng tôi cho rằng, tự do tinh thần là trạng thái con người không bị lệ thuộc về mặt nhận thức vào bất kỳ ai, cho dù người đó có vĩ đại đến đ}u đi chăng nữa, bởi sự vĩ đại của một cá nhân không thể thay thế cho sự vĩ đại của một dân tộc và càng không thể thay thế tự do tinh thần.
Giải thích tình trạng chậm phát triển của một số quốc gia trên thế giới, trong một số bài viết, chúng tôi đ~ ph}n tích trạng thái không thể ra khỏi quá khứ của những quốc gia này. Nhưng, sự không thể ra khỏi quá khứ, xét về bản chất, phải chăng l{ trạng thái bị đ|nh cắp tự do tinh thần hay trạng thái tự nguyện cống hiến trọn vẹn tự do tinh thần cho quá khứ? Xin được nhấn mạnh rằng tự do là cảm hứng phát triển quan trọng nhất và tự do tinh thần l{ điều kiện không thể thiếu để phát triển về mặt nhận thức. Con người không thể trưởng thành nếu không thoát rà khỏi cái bóng của những c| nh}n vĩ đại. Một dân tộc càng không thể phát triển nếu không có cảm hứng phát triển trong hiện tại, tức là không có tự do tinh thần trong hiện tại.
Thực ra, ngay cả tình trạng gi|o điều về mặt nhận thức hay sự khủng hoảng lý thuyết phát triển cũng bắt nguồn từ sự không có tự do tinh thần, hay nói đúng hơn l{ từ sự không có tự do nhận thức. Tại sao con người lại tự trói buộc mình vào những thứ chưa hẳn đ~ l{ chân lý mà quên mất rằng ngay cả ch}n lý cũng l{ một đối tượng của triết học; nó cũng vận động, thay đổi để tự làm mới mình v{ l{m đúng mình? Cần phải khẳng định rằng sự tôn sùng và phổ biến những chân lý lạc hậu đ~ tiêu diệt cảm hứng tư duy của con người trong hiện tại. Một triết gia từng nói “Tôi tư duy tức là tôi tồn tại”. Vậy phải chăng, con người đ~ chết nếu không còn cảm hứng tư duy?
Vì tất cả những lý do đó, chúng tôi cho rằng tự do tinh thần là hình thức phát triển cao nhất của tự do mà nếu không có nó, các dân tộc sẽ bị thoái hóa về mặt tinh thần và không thể phát triển.
https://thuviensach.vn
Lời kết
Sẽ là thừa nếu nói thêm bất kể lời nào về những giá trị của tự do bởi tự do là chính nó, tự do sinh ra con người, tự do khiến con người sáng tạo ra mình và tự do mang lại sự thức tỉnh vĩ đại cho các dân tộc. Chúng tôi tin tưởng rằng tự do sẽ đến với con người khắp nơi trên thế giới, thậm chí cả những nh{ nước hiện còn trong tình trạng thiếu hoặc không có tự do.
https://thuviensach.vn
ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT
Văn hóa có một ảnh hưởng không thể phủ nhận đối với pháp luật. Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến th{nh văn hóa để điều chỉnh cuộc sống. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Phải chăng yếu tố văn hóa, ở những nơi đó, đ~ bị tách rời khỏi pháp luật hay bản thân pháp luật được xây dựng trên một nền văn hóa méo mó, phi tự nhiên?
Phải khẳng định ngay rằng, một nền văn hóa phi tự nhiên chắc chắn sẽ dẫn đến một một hệ thống pháp luật phi tự nhiên. Vậy văn hóa ảnh hưởng như thế n{o đến pháp luật? Trước khi đi v{o lý giải vấn đề, chúng tôi xin bắt đầu từ một nền văn hóa được hình thành và phát triển tự nhiên như chính cuộc sống của con người. Nền văn hóa đó, trước hết, là sản phẩm của tự do.
https://thuviensach.vn
1. Văn hóa – Sản phẩm của tự do
Văn hóa, nhìn chung, hình th{nh từ sự tích lũy kinh nghiệm sống của một cộng đồng, một dân tộc, do đó, văn hóa chính l{ cuộc sống, nó có mặt trong tất cả c|c lĩnh vực của đời sống. Qu| trình hình th{nh văn hóa l{ một quá trình tự nhiên và khách quan. Từ xưa đến nay, con người luôn sống v{ h{nh động theo những lẽ phải của tâm hồn mình, tức là nhận thức về “cái tất yếu“, kết quả là tạo ra thành tựu. Những thành tựu đó, cùng với thời gian, đ~ kết tinh lại và trở th{nh văn hóa. Một nền văn hóa hình th{nh tự nhiên như vậy là một nền văn hóa lành mạnh. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cần phải thấy là, chất xúc tác cho quá trình hình thành của văn hóa không gì kh|c chính l{ tự do, vì nếu không có tự do thì đời sống tinh thần của con người không phát triển. Đời sống tinh thần của con người không phát triển thì không có đời sống văn hóa l{nh mạnh. Vậy tiêu chuẩn để phân biệt giữa một nền văn hóa lành mạnh và một nền văn hóa không lành mạnh l{ gì? Đó chính l{ tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống.
Chúng ta đều biết rằng, bản chất của cuộc sống chính l{ tính đa dạng tự nhiên và tự do là điều kiện quan trọng nhất để không chỉ đảm bảo m{ còn ph|t huy tính đa dạng ấy. Tính đa dạng tự nhiên của cuộc sống tạo ra một sự cạnh tranh bình đẳng giữa c|c khuynh hướng của cuộc sống và sau khi trải qua quá trình sàng lọc một cách tự nhiên, những khuynh hướng còn lại là những khuynh hướng hợp lý. Nếu con người |p đặt một khuynh hướng n{o đó một cách tuyệt đối thì tức l{ đ~ tiêu diệt sự cạnh tranh giữa c|c khuynh hướng, cũng tức là tiêu diệt tính đa dạng của cuộc sống. Như vậy, một nền văn hóa l{nh mạnh là một nền văn hóa hình th{nh v{ ph|t triển một cách tự nhiên từ bản chất đa dạng của cuộc sống. Ngược lại, một nền văn hóa không l{nh mạnh là một nền văn hóa m{ ở đấy người ta sử dụng công cụ nh{ nước để |p đặt các giá trị.
Mặt kh|c, văn hóa thể hiện sự chấp nhận lẫn nhau và chấp nhận sự bình đẳng giữa các thành tố cấu tạo nên cuộc sống; nói cách khác, nếu không có sự chấp nhận lẫn nhau và bình đẳng giữa các thành tố cấu tạo ra cuộc sống thì không có văn hóa l{nh mạnh. Trong quá trình đi đến sự chấp nhận đó chắc chắn không thể thiếu sự đấu tranh bình đẳng của các thành tố v{ do đó, văn hóa phản ánh cả tính xung đột và tính hòa hợp. Yếu tố đảm bảo sự hợp pháp của qu| trình đấu tranh và hòa hợp giữa các yếu tố của cuộc sống không gì khác chính là tự do. Tự do đem lại cho con người sự phong phú về nhận thức v{ đến lượt mình, sự phong phú về nhận thức sẽ tạo ra sự đa dạng về khuynh hướng. Khi đó, trong một môi trường có sự bình đẳng giữa c|c khuynh hướng, con người được tự do nhận thức v{ đi đến thỏa thuận. Hơn nữa, hết thảy những gì đẹp đẽ đều được sáng tạo khi con người tự do, hay khi con người đạt đến trạng thái tự do và chính những đóng góp đẹp đẽ đó của con người đ~ tạo ra nền văn hóa l{nh mạnh, với tư c|ch l{ sản phẩm của tự do.
Như vậy, rõ ràng ở đ}u nền văn hóa có tính đa dạng, ở đ}u m{ sự tồn tại của các khuynh hướng của cuộc sống được tôn trọng, thì ở đó có tự do v{ khi đó, văn hóa l{ hệ quả của tự do. Văn hóa ấy hỗ trợ cuộc sống v{ chính l{ môi trường tinh thần của tất cả những gì còn lại của cuộc sống.
https://thuviensach.vn