🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sương Khói Quê Nhà
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Thông tin sách
SƯƠNG KHÓI QUÊ NHÀ
Nhà xuất bản Trẻ 2012
Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh
Thể loại: Tạp văn
Minh họa: Đỗ Hoàng Tường
Thông tin ebook
Nguͫn: file PDF scan của Sadec1 ORC, s΅a chính tả và tạo ebook: Nomizuha Diễn đàn: http://tve-4u.org
Hoàn thành: 12/2019
https://thuviensach.vn
Nguyễn Nhật Ánh dẫn dụ người đọc bởi kiến thức đời sống sâu rộng, óc quan sát tinh tế, sӵ liên tưởng độc đáo và một văn phong giàu cảm xúc, sáng sủa đĩnh đạc.
Nhӳng bài báo - nhӳng tạp văn - của Nguyễn Nhật Ánh, mặc dù được viết vào nhӳng thời điểm khác nhau và bao gồm nhӳng sӵ việc, nhӳng vấn đề rất khác nhau, khi tập hợp lại, đã có được sӵ gắn kết và đã tạo nên được vóc dáng mới, một sức lôi cuốn mới.
Có lẽ không có nhiều nhӳng bài báo, sau nhiều năm tháng, khi đọc lại, không nhӳng còn giӳ được niềm yêu mến cũ mà còn có thể tìm thêm được một tầng nghĩa mới, như nhӳng bài báo của Nguyễn Nhật Ánh.
Đọc tạp văn Nguyễn Nhật Ánh, người ta nhớ đến thơ của anh. Ẩn giấu sau nhӳng trang văn, là tâm hồn của nhà thơ tài hoa.
Nhà thơ Ý NHI
(Thể Thao & Văn Hóa 3.6.2005)
“Đến bây giờ, bản lĩnh nghề nghiệp của Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sӵ tӵ tin rất cao. Anh viết cái gì người ta cũng rất thích, không phải nhà văn nào cũng có thể làm được như vậy”
Nhà văn TRẦN QUỐC TOÀN
(Người Lao Đͱng, 11.12.2010)
“Tôi nghĩ là giờ Nguyễn Nhật Ánh có viết gì thì độc giả vẫn sẽ đọc, vì anh đã tạo dӵng được một thương hiệu riêng, trởi thành thần tượng của nhiều độc giả”
Nhà văn PHONG ĐIỆP
(Thể Thao & Văn Hóa, 8.6.2012
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
cây trái tuổi thơ
1
Chiều hôm qua, lúc chạy xe ngang một ngôi chợ nhỏ ven đường, tôi bỗng bắt gặp một cảm giác là lạ. Dường như ánh mắt tôi vừa trông thấy một cái gì đó. Cái gì đó là cái gì, ngay lúc đó tôi không
nhận thức được, cũng không thể gọi tên ra, nhưng rõ ràng cái mà cái gì đó vừa gieo vào lòng tôi là một cảm giác rất đỗi thân thuộc, ấm áp và gần gũi.
Dù đang có công việc gấp, nhưng tôi biết tôi không thể chạy luôn: cái cảm giác đó đã níu chân tôi. Tôi quay xe lại, giảm ga và chạy chầm chậm dọc ngôi chợ nhỏ. Nhӳng thúng mủng ven đường đӵng nhӳng món chúng ta vẫn bắt gặp ở một ngôi chợ nӱa tỉnh nӱa quê: dưa leo, nhӳng bó rau muống, các loại cà, nhӳng rổ trứng, nhӳng rổ cá hấp, cần tây, hành ngò, cà rốt và bắp cải… Tôi lướt mắt một vòng, vẫn chưa nhận ra cái cảm giác kia bắt nguồn từ đâu. Nhӳng thứ vừa kể, tôi vẫn trông thấy hằng ngày, chắc chắn không làm tôi xao xuyến đến vậy.
Chạy tiếp một quãng nӳa, ngắn thôi, tôi chợt hiểu ra. Cái gì đó kia rồi! Nó đang nằm giӳa một thúng thanh long và một thúng măng cụt.
2
Đó là một rổ thị chín. Lâu lắm, cơ hồ đã gần hai chục năm, tôi mới lại nhìn thấy một rổ thị chín giӳa một ngôi chợ ở Sài Gòn. Thanh long màu đỏ, măng cụt màu tím, nhӳng quả thị màu vàng
- chúng nằm cạnh nhau trông thật đẹp mắt. Chỉ đẹp mắt thôi, vì dù sao nhӳng quả thị vàng - thứ trái cây miền Trung quen thuộc với tuổi thơ tôi - nằm kế hai loại trái cây nổi tiếng của miền Nam trông giống như người đi lạc.
Ở các ngôi chợ làng Quảng Nam vào mùa thị chín vẫn có thị bày bán ngoài chợ. Nhưng nhӳng quả thị vàng ươm, tròn tròn, xinh xinh và thơm nức mũi chỉ hấp dẫn trẻ con và các cô gái trẻ. Bọn trẻ mua thị bỏ vào cặp sách, ngăn bàn hoặc túi áo cho thơm, hít hà chán (có
https://thuviensach.vn
khi đến ba, bốn ngày) đến khi quả thị mềm đi mới bóc ra ăn, rồi tách vỏ thị thành nhiều cánh xếp lên tường dán thành nhӳng bông hoa. Trong truyện Mắt biếc, tôi từng bồi hồi nhớ lại “Nhӳng mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng. Người lớn lẫn trẻ con làng tôi đều thích trò này. Mỗi năm, đến mùa thị chín, trên nhӳng bức vách và nhӳng cánh cӱa của các ngôi nhà trong làng lại bỗng nhiên xuất hiện vô số nhӳng bông hoa vàng. Nhӳng bông hoa này hẳn nhiên do nhӳng tay nghịch ngợm nào đó lén dán lên vào tối hôm trước nhưng rồi người ta cứ để mãi, chẳng ai buồn gỡ xuống, kể cả chủ nhà, chỉ có thời gian và mưa gió mới làm chúng tróc đi. Trong thời gian đó, khách đến làng tôi có cảm giác như đi giӳa một rừng hoa mênh mông và vàng rӵc. Ngay cả lũ bướm cũng bị lầm. Chúng cứ lượn quanh trước các ngôi nhà từ sáng đến chiều, mãi đến khi trời sụp tối, chợ Đo Đo đã lên đèn, bấy giờ đói meo và thất vọng, chúng mới buồn rầu đập cánh bay đi”. Bà Kato Sakae, người dịch tác phẩm Mắt biếc sang Nhật ngӳ, rất thích hình ảnh này. Lần nào qua Việt Nam, bà cũng hỏi tôi về quả thị. Rốt cuộc tôi phải nhờ bạn bè tìm cho bà vài quả, hướng dẫn bà cách bóc vỏ thị làm hoa trên tường, lúc đó bà mới thôi nằn nì.
3
Thị không phải là loại trái cây để ăn no bụng như mít, xoài, mãng cầu hay đu đủ, trừ khi quá đói. Bởi thӵc ra, nó không phải là loại trái cây ngon. So với hương thơm ngào ngạt thỏa mãn khứu
giác, nhӳng cánh hoa vàng làm từ vỏ thị thỏa mãn thị giác thì cái vị ngòn ngọt, chan chát của quả thị rõ ràng không đáp ứng đòi hỏi nghiêm túc của vị giác. Đó là loại trái cây để ng΅i, để ngắm, để chơi, chứ không phải để ăn. Ngay cả cách “thu hoạch” thị cũng khác: Hồi bé, cạnh ngôi trường làng tôi học có một cây thị già, nhưng tôi nhớ hầu như không đứa học trò nào trèo cây hái quả. Trẻ con hái ổi, hái mận, hái xoài, nhưng không hái thị. Chúng tôi chờ thị rụng để thi nhau nhặt, có khi đánh nhau đến bươu đầu sứt trán để giành giật nhӳng quả thị đôi khi dập nát. Nhặt thị rụng là một trong nhӳng trò chơi thú vị của chúng tôi hồi đó. Và vật nhau đến rách áo, chỉ để nhặt thị về chơi, để xuýt xoa mùi thơm chứ không phải để ăn. Tất nhiên, cuối cùng rồi cũng ăn, nhưng ăn không phải là mục đích đầu
https://thuviensach.vn
tiên, càng không phải là mục đích duy nhất. So với cách ứng xӱ với các loại trái cây khác, thái độ của trẻ thơ (và có lẽ cả người lớn nӳa) đối với quả thị rõ ràng rất khác.
Bà hàng nước trong truyện Tấm Cám khi nhìn thấy quả thị do cô Tấm hóa thân, đã cất giọng ngọt ngào: “Thị ơi thị rụng bị bà/ Bà để bà ngӱi chứ bà không ăn”. Bà già đôn hâu đó cẩn thận quá, chứ nếu bà không nói thế tôi tin cô Tấm vẫn biết thừa bà sẽ không ăn quả thị đó. Trẻ con không xem chuyện ăn thị là tiên quyết - với người già, chuyện “bà để bà ngӱi chứ bà không ăn” lại càng đáng tin.
https://thuviensach.vn
4Rõ ràng, quả thị được lưu giӳ trong ký ức con người không phải
với tư cách một món ăn mà với tư cách một món chơi. Chính điều đó khiến quả thị trở thành một phần kӹ niệm của nhӳng ai từng lớn lên ở làng quê miền Trung. Nhӳng trưa đứng bóng, vừa tới lớp, quẳng vội cặp sách lên bàn rồi ba chân bốn cẳng chạy lại xúm
https://thuviensach.vn
xít quanh gốc thị để giành quả rụng là một trong nhӳng ngọn nến lung linh trong ký ức tuổi thơ tôi. Lớn lên chút nӳa, hình ảnh nhӳng nӳ sinh áo trắng thướt tha bỏ thị trong cặp sách để hương đượm quanh tà áo là một câu chuyện thơ mộng khó quên khác.
Sau này tôi đi lập nghiệp phương Nam, mùa thị chín chỉ theo về trong nhӳng giấc mơ sầu xứ. Cho nên chiều hôm qua, rổ thị bày bất chợt bên chợ ven đường đã buộc tôi dừng chân, “ngoái đầu thương dĩ vãng”. Dĩ nhiên tôi đã mua hết rổ thị đó, không ngập ngừng, không trả giá. Bởi tôi không mua một món hàng. Tôi mua kӹ niệm. Từ một bà già đến từ ngoại ô và hẳn trong khu vườn của chủ nhân có một cây thị hiếm hoi ở đất Sài Gòn.
Tôi đã đem nhӳng quả thị về nhà, đặt trên bàn viết để bồi hồi nghe hương thơm tuổi thơ quấn quít và nghe quá khứ thao thức vọng về. Tôi đã không ăn, cũng không bóc ra để xếp thành nhӳng bông hoa tuổi nhỏ. Ừ, xếp làm gì khi nhӳng cánh hoa vàng vẫn không nguôi lấp lánh trên bức tường kӹ niệm của tuổi thơ tôi…
Tạp chí Duyên Dáng Việt Nam, tháng 11-2011
https://thuviensach.vn
bà ơi,
bán cho con lon nén!
1
Sài Gòn là thành phố chợ. Không tính nhӳng siêu thị hiện đại mọc lên nhan nhản gần đây, Sài Gòn có xấp xỉ hai trăm chợ lớn nhỏ, có nhӳng ngôi chợ tồn tại rất lâu, thậm chí trên hai trăm
năm như chợ Kim Biên. Chợ nổi tiếng thì nhiều, ngoài Kim Biên còn có các ngôi chợ lừng danh khác: chợ Bến Thành, chợ Bình Tây, chợ Cầu Ông Lãnh, chợ Bà Chiểu… Nhưng với tôi, ngôi chợ độc đáo nhất là chợ Bà Hoa ở Tân Bình.
Chợ Bà Hoa được xem như ngôi chợ Quảng Nam giӳa lòng Sài Gòn. Ở đó, có thể tìm thấy hầu như không thiếu một thứ gì của xứ Quảng: đường bát, khoai lang khô, bánh tổ, bánh nổ, dưa gang… Mì Quảng là món ăn đặc trưng và nổi tiếng nhất của Quảng Nam, nhưng người ta có thể tìm thấy quán mì Quảng ở nhiều nơi trong thành phố, ngay cả sợi mì Quảng các bà nội trợ vẫn có thể mua ở chợ Bến Thành quận 1 hay chợ Nguyễn Tri Phương quận 5. Nhưng với các món tôi vừa kể trên, chỉ có thể tìm thấy ở chợ Bà Hoa.
2
Nhưng đường bát, khoai lang khô hay dưa gang chưa vẫn chưa phải là “hàng độc”. Dĩ nhiên chỉ chợ Bà Hoa mới có mấy thứ đó, nhưng người Sài Gòn nhìn vô biết ngay đường bát tức là đường,
khoai lang khô tức là khoai lang, cũng như dưa gang tức là… dưa. Chỉ có củ nén, người miền Nam chẳng biết nó là thứ gì: “Củ này là củ gì vậy bà?”, “Củ này dùng để làm gì vậy bác?”… Thấy củ nén, trăm người như một mắt đều trố lên như nhau và miệng đều hỏi nhӳng câu giống nhau. Chưa kể, trong chợ Bà Hoa chỗ này bày đường bát thì chỗ kia bày dưa gang, thức nào chỗ đó. Riêng nén, gặp mùa, cứ đi vài ba bước dọc chợ lại thấy một thúng nén nằm phơi mình trong nắng. Cả chợ trắng xóa, ấn tượng vô cùng!
3
Ở thôn quê Quảng Nam, hầu như nhà nào cũng trồng vài vạt nén. So với hành, nén dễ trồng, dễ chăm sóc hơn nhiều. Trồng
https://thuviensach.vn
nén cũng không cần lên vồng cao như trồng khoai lang, chỉ cần vạt đất cao chừng nӱa gang tay để phòng ngập nước lúc trời mưa. Nén để làm gì? Trước tiên là để khӱ dầu. Người Sài Gòn hay khӱ dầu bằng tỏi. Người Quảng khӱ bằng nén. Đặc biệt, nén mà dùng để khӱ dầu phộng thì hết ý. Dầu phộng khӱ nén dùng nấu mì Quảng hay các món chiên xào, hương vị thơm ngon khó tả. Có người mê nén đến mức thứ gì cũng ướp nén, kể cả… bánh tét. Nén còn dùng để nấu chè, gọi là chè nén, có tác dụng giải cảm. Nén nấu cháo hay ngâm rượu cũng có tác dụng tương tӵ.
4
Củ nén thuộc họ hành, còn gọi là hành tăm hay hành hoa. Nói về công dụng và cách thức chế biến củ nén (cả lá nén) để trị bệnh thì nhiều, nói không khéo lại sa đà vô lãnh vӵc của các nhà y
học. Thӵc sӵ tôi chỉ nhớ nhất món cá chuồn chiên dồn củ nén. Hồi bé nhӳng lúc đói bụng tôi hay luẩn quẩn trong bếp xem mẹ tôi làm thức ăn, càng xem bụng càng đói thế mà vẫn cứ khoanh tay ngang bụng ngồi thu lu xem. Tôi nhớ mồn một cảnh mẹ tôi cắt vi cá chuồn, làm sạch bụng cá rồi cho củ nén, tỏi, hành, ớt, củ nghệ vào cối giã cho nát, xong nhét vào bụng cá. Sau đó, gập con cá làm đôi, bắc chảo lên chiên vàng cả hai mặt. Cá chuồn chiên dồn củ nén mà ăn với nước mắm Nam Ô giã ớt tỏi, chỉ nghĩ tới thôi đã thấy nước bọt ứa đầy khe răng!
5
Củ nén còn gợi tôi nhớ đến nhӳng ngôi chợ quê, vào cái thời mà người ta còn bán bằng đơn vị lon. Gạo, ốc ruốc, quả sim, nhộng, nén… thứ gì cũng bán lon. Hồi nhỏ mỗi lần được mẹ cho tiền, tôi
sung sướng nắm chặt tờ giấy bạc trong tay, chạy ù xuống chợ, hổn hển trước các mủng mẹt: “Bán cho con một lon sim”, “Bán cho con một lon ốc ruốc”… Bây giờ, hầu hết các mặt hàng đã chuyển qua bán bằng đơn vị kilogam, riêng củ nén vẫn thấy bán bằng lon.
Bán theo lon có khác với bán theo kilogam? Có, nhưng điểm khác biệt rất khó nhận ra, lại không liên quan gì đến lãnh vӵc thương mãi. Bán theo kilogam, lúc bắt lên cân, cây kim trỏ hơi lố một chút, người bán lập tức bớt lại cho đúng số lượng, không nghĩ ngợi - như một phản xạ. Sòng phẳng, chính xác, rạch ròi, xét về mặt kinh doanh thì không có gì đáng phàn nàn, nhưng xét về tình cảm có
https://thuviensach.vn
chút gì đó hơi lạnh lùng. Bán theo lon lại khác: khách mua một lon ốc ruốc, một lon nhộng, một lon tiêu, một lon nén, bà hàng thấy người mua lịch sӵ hoặc có giọng nói nhỏ nhẹ ngọt ngào hoặc có nét mặt hiền lành, dễ ưa (như tôi hồi nhỏ?) bao giờ cũng tӵ động bỏ thêm một nắm, cho lon vun cao lên một chút, mắt hấp háy còn miệng thì cười móm mém: “Bà thêm cho con nè”.
Câu nói đó, ánh mắt đó, miệng cười đó, đến bây giờ tôi vẫn nhớ như in và hiện nay bạn vẫn có thể tìm thấy nếu một ngày đẹp trời nào đó bạn ghé chợ Bà Hoa, lần bước tới sạp hàng bày các thúng chứa thứ củ gì tròn tròn, nho nhỏ, trăng trắng và nói với bà hàng trông giống hệt bà nội bạn ở nhà: “Bà ơi, bán cho con lon nén” mặc dù cho đến lúc đó có thể bạn chưa từng nhìn thấy củ nén bao giờ!
Sài Gòn Giải Phóng 13-2-2011
https://thuviensach.vn
trường cũ
1
Ngày Tết, nhӳng con người phiêu bạt tha hương thường có thói quen tụ họp với nhau để vơi đi nỗi sầu cố quận. Ngoài họp đồng hương, một cuộc họp mặt khá phổ biến khác là họp đồng môn,
nói nôm na là “họp lớp”. Đó là dịp bạn bè cũ thời trung học ngồi lại với nhau, nói đủ thứ chuyện - chuyện xưa chuyện nay, nhưng chủ yếu vẫn là ôn lại chuyện xưa. “Chà, thằng này hồi đó nó nghịch phải biết! Ngồi trong lớp nó chuyên cột vạt áo dài của mấy đứa con gái vô chân bàn” - “Bà này bả vô tâm ghê! Hồi đó tui thương bà mà bà đâu có biết!” - “Thằng A hồi đó suốt ngày bị con B sai vặt nè!” - “Ờ, thằng A tới nhà con B chơi, bị con B sai hốt cứt chó mà thằng A cũng hốt! Gớm!” - “Xạo đi mấy cha! Làm chi có chuyện động trời đó!”. Nhӳng kӹ niệm tưởng đã ngủ vùi trong ký ức, chợt thức giấc một sớm mai họp lớp, hóa thành một con mưa đầu xuân tắm mát các gương mặt đã hằn dấu vết thời gian và giúp cho giàn thiên lý đã xa một phút giây chợt về gần trong tầm tay với. Đám bạn cũ nhìn nhau, chép miệng: Ngày nào như thể mới hôm qua!
2
Nói bạn bè thời trung học mà không nói bạn bè thời đại học (dù các cӵu sinh viên đại học cũng thường họp bạn đồng môn) bởi bạn bè thời trung học, ngoài chuyện chung trường, chung thầy
chung bạn, còn cùng chung cội nguồn quê xứ. Sinh viên đến từ mọi vùng miền, còn học sinh trung học thường cùng tỉnh cùng huyện, có khi cùng xã cùng thôn, nên ngoài kӹ niệm dưới mái trường còn biết bao nhiêu ngọt bùi khác nӳa - cho nên kӹ niệm phong phú và đậm đà hơn. “Hồi học lớp bảy, ngày nào tao cũng ghé nhà thằng X ăn chӵc nè” - “Thằng K hồi đó lớn tồng ngồng rồi mà còn đái dầm. Tối nó ngủ nhà tao, sáng dậy mẹ tao la trời vì phải vừa bịt mũi vừa ôm chiếu đi giặt”. Nhӳng kӹ niệm ngộ nghĩnh đó chỉ có ở thời trung học.
3
Tôi từng dӵ nhiều cuộc họp lớp như thế này. Không chỉ bạn cũ, mà các thầy cô cũ cũng được mời tham dӵ. Sài Gòn là vùng đất lành chim đậu nên bạn bè và thầy cô thời trung học của tôi lập
nghiệp ở đây khá đông. “Hồi đó, thầy hay đánh em nè!”, tôi nói với
https://thuviensach.vn
thầy hiệu trưởng cũ trong một dịp họp lớp. Một đứa bạn vọt miệng “Hồi đó thằng này nó nghịch không ai chịu nổi, thầy đánh nó là đúng rồi. Chứ chẳng lẽ thầy đánh đứa hiền lành như em”. Thầy hiệu trưởng cười hiền “Làm gì có! Mấy em đừng có nói oan cho thầy! Thầy nhớ thầy đâu có đánh ai!”. Thầy trò nhìn nhau cười đùa mà mắt rưng rưng. Tóc thầy tóc trò đều đã muối tiêu, có vài người ngả trắng. Do làm ăn lam lũ, có khi tóc trò còn trắng hơn tóc thầy. Sương thời gian đấy!
4
Bao nhiêu năm nước chảy qua cầu, bạn cũ thầy cũ còn có dịp ngồi bên nhau, dù hạnh phúc xen lẫn ngậm ngùi, vẫn là may mắn. Chỉ thiếu mái trường năm nào. Trường cũ giờ đã xa lắm
rồi. Hồi còn đi học, tôi nghe câu hát “Hôm nay tôi trở về thăm trường cũ/ Thầy đó trường đây bạn h·u đâu rͫi”, tӵ dưng thấy lòng bâng khuâng vô hạn. Nhưng học sinh cũ trở về trường xưa mà vẫn còn gặp lại thầy cũ, tức là cũng chưa xa lắm về mặt thời gian. Bây giờ, thế hệ tôi mà quay lại trường cũ, không nhӳng không gặp bạn cũ, mà thầy cô cũ cũng không còn - người về hưu người đã qua đời người lưu lạc chân trời góc bể.
Không gặp người cũ, chỉ thấy cảnh xưa. Mà cảnh xưa giờ cũng khác lắm. Lúc tôi về lại Thăng Bình, đi ngang trường huyện, thấy trường Tiểu La đã không còn “nhӳng hàng dương liễu đứng ngủ mê trong nắng” như tôi từng mô tả trong truyện. Ngôi trường tôi học nhӳng năm cấp hai bây giờ không còn giống ngôi trường trong tâm tưởng: nó thay đổi đến mức tôi không nhận ra. Tôi cũng không nhận ra trường Phan Chu Trinh ở Đà Nẵng, nơi tôi học lớp 12 ban C năm nào, lúc về giao lưu với sinh viên học sinh Đà Nẵng mới đây. Tất nhiên, tâm trạng tôi khác với tâm trạng người học trò trở về trường cũ trong bản nhạc ảo não kia. Tôi không thấy “nhiều nét đͭi thay tường mái rêu mờ”.Các ngôi trường cũ tôi từng theo học bây giờ cũng đổi thay, nhưng do xây dӵng khang trang hơn, tường mái đẹp đẽ hơn, hiện đại hơn. Nhìn trường cũ lên tầng, cơ ngơi bề thế, lòng vui thì có vui vẫn không ngăn được cảm giác bùi ngùi. Y hệt anh học trò trong thơ Nguyễn Bính “Em đi phͩ huyện tiêu điều lắm/ Trường huyện giờ xây kiểu khác rͫi”.
https://thuviensach.vn
Tôi ngậm ngùi rút ra kết luận: về thăm trường cũ thì không gặp thầy cũ, bạn cũ. Muốn gặp thầy cũ, bạn cũ chỉ có thể gặp ở nhӳng nơi chốn xa lăng lắc: tụ họp với nhau, mượn nhau dăm mẩu chuyện xưa làm chiếc chìa khóa vàng để mở ngăn kéo của ký ức, để mường tượng lại tiếng lao xao của các dãy bàn hay ngӱi lại mùi vị của một cơn mưa chiều bên hàng hiên lớp học. Đó phải chăng là nghịch cảnh của nhӳng ai muốn lên chuyến tàu thời gian để quay về thời hoa mộng trong mỗi độ xuân về?
Sài Gòn Giải Phóng 30-1-2011
https://thuviensach.vn
sương khói quê nhà
1
Đo Đo là một ngôi làng nhỏ ở xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Đó là nơi tôi sinh ra và lớn lên trong quãng thổi gian đầu đời vô tư lӵ. Năm tôi lên tám, gia đình tôi dời về Cẩm Lũ,
sau đó dọn ra huyện lӷ Hà Lam. Như vậy, tôi gắn bó thӵc sӵ với làng Đo Đo chỉ khoảng tám năm. Tám năm, một thời gian không dài, tôi lại ở độ tuổi còn quá nhỏ, nhưng không hiểu sao rất lâu về sau này tôi vẫn nhớ như in nhӳng kӹ niệm ở ngôi làng đơn sơ đó. Tôi nhớ ngôi chợ đêm lấp lánh ánh đèn, nhớ nhӳng đoàn xiếc lưu diễn thỉnh thoảng vẫn đến làng tôi và làm bọn trẻ con chúng tôi khiếp vía với nhӳng con trăn lớn quấn quanh cổ bọn người bán dạo. Tôi nhớ nhӳng cái giếng trên con đường cuối chợ ba tôi vẫn dẫn tôi đi tắm vào nhӳng đêm trăng sáng trên đường làng. Nhӳng hình ảnh thơ mộng ấy sau này đã đi vào trang sách của tôi như nhӳng phản quang tuyệt vời của kӹ niệm.
Tác phẩm Mắt biếc có lẽ là tác phẩm tái hiện nhiều nhất nhӳng kӹ niệm của tôi về Đo Đo. Bao giờ đọc lại tác phẩm này tôi cũng rưng rưng nhớ đến hình ảnh dịu dàng và hiền hậu của bà tôi, nhӳng trò chơi tuổi thơ giӳa tôi, cô tôi và các anh chị con bác tôi. Ngoài Đo Đo, rất nhiều chi tiết trong truyện được lấy từ nhӳng nơi chốn khác tôi từng sống qua. Ngôi trường huyện hai nhân vật Ngạn và Hà Lan theo học dĩ nhiên là trường Tiểu La bây giờ. Tôi nhớ thời tôi đi học, trường Tiểu La nom rất đồ sộ, sân chơi rộng mênh mông với nhӳng hàng dương liễu tha thướt dọc bờ rào. Gần đây về lại, đi ngang qua trường cũ, tôi ngạc nhiên thấy ngôi trường bé hơn nhiều so với trí nhớ của tôi. Khu rừng sim trӳ tình trong truyện là rừng sim ở Hà Lam-trong, mà theo bạn bè tôi kể lại thì bây giờ khu rừng nhiều kӹ niệm học trò ấy đã không còn nӳa.
Thành phố Tam Kỳ cũng xuất hiện trong truyện, như không thể khác, khi Ngạn và Hà Lan học xong cấp hai ở trường huyện và khăn gói vào thành phố. Trường Nӳ tôi mô tả trong truyện đúng như nhӳng gì tôi còn nhớ về ngôi trường thơ mộng này, đã khiến nhiều
https://thuviensach.vn
độc giả lứa tuổi tôi bây giờ đọc lại vẫn còn bâng khuâng tiếc nhớ. Ngôi trường này bây giờ đã đổi tên thành trường Trần Cao Vân và không còn dành riêng cho nӳ sinh như trước đây.
2
Từ xưa, Quảng Nam đã là một trong nhӳng địa phương có con dân đi lưu lạc nhiều nhất nước. Vì vậy nỗi hoài nhớ quê hương trong lòng người Quảng Nam xa xứ dằng dặc và rất sâu đậm.
Vào Sài Gòn, đa số người Quảng tha hương sống quần tụ tại làng dệt Bảy Hiền. Để gần gũi nương tӵa và giúp đỡ nhau là một lẽ. Lẽ khác, để thỏa mãn cái nhu cầu sâu xa về mặt tinh thần: được sinh hoạt, chung đụng giӳa một cộng đồng thân thuộc. Làng dệt Bảy Hiền tồn tại như một “đặc khu”: chỉ ở đó mới có bán cái bánh đúc, bánh ú, bánh tráng đó, mới có trái dưa gang đó, củ nén đó, cục đường bát to đùng đó, mới ngoảnh tới ngoảnh lui đều nghe được cái giọng Quảng đặc sệt đó. Lạc vào khu Bảy Hiền, có cảm giác người Quảng xa xứ đã tìm cách bê nguyên cái làng ruột thịt của mình theo. Để thỏa nỗi hoài cố quận.
Tôi là nhà văn. Nên tôi thỏa nỗi nhớ quê của mình theo cách của người hành nghề bằng con chӳ. Nhӳng kӹ niệm, nhӳng vùng đất, nhӳng gương mặt bạn bè ấu thơ thi nhau hiện lên trong hết cuốn sách này đến cuốn sách khác. Đến bây giờ, tôi vẫn băn khoăn tӵ hỏi: có phải đó là nguyên nhân sâu xa khiến tôi trở thành nhà văn chuyên viết cho tuổi thơ - một thế giới lung linh mà một kẻ tha hương không nguôi nhớ đến và tìm mọi cách tái tạo trong nhӳng trang viết của mình?
https://thuviensach.vn
3Bà Kato Sakae, dịch giả người Nhật đã dịch tác phẩm Mắt biếc
ra tiếng Nhật cách đây mấy năm, mỗi lần sang Việt Nam gặp tôi bao giờ cũng xuýt xoa hỏi về quả thị vàng, về quả sim, quả trâm, về món canh hoa thiên lý mà tôi mô tả trong truyện. Bà đòi ăn cho bằng được các món đó, bà đòi tôi dẫn bà về Quảng Nam để bà
https://thuviensach.vn
“tham quan” rừng sim, chợ Đo Đo và ngôi trường Nӳ mà bà rất yêu thích khi đọc truyện. Cho đến nay, qua nhiều lần khất tới khất lui, cuối cùng tôi cũng đãi bà được món canh hoa thiên lý, đã mua được cho bà một rổ thị to tướng và bóc vỏ dán lên tường thành nhӳng bông hoa nhiều cánh cho bà xem, còn tặng bà cả chục quả đem về Nhật để “biểu diễn” cho bạn bè lác mắt chơi. Nhưng dẫn bà về Quảng Nam thì tôi không dám. Rừng sim ở Hà-Lam-trong đâu còn nӳa. Trường Nӳ cũng thế, đã thành một ngôi trường hoàn toàn khác, làm gì còn có cảnh “trường Nӳ giờ tan học là một kỳ quan đối với bọn con trai chúng tôi/ mãi về sau này, tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh thơ mộng của nhӳng tà áo trắng lӳng lờ trôi ra khỏi cổng trường như một dòng sông nghi ngút sương mù/ dòng sông ảo ảnh đó đã một thời cuốn theo nó bao nhiêu mắt nhìn ngây ngất, nhӳng mối tình vẩn vơ và thầm lặng, đã sản sinh ra bao nhiêu thi sĩ và nhӳng kẻ viết tình ca nổi tiếng và vô danh của cuộc đời” (Mắt biếc).Cả ngôi chợ Đo Đo với nhӳng túp lều ọp ẹp trong truyện nӳa, bây giờ cũng không còn. Chợ Đo Đo mới được xây cách đó một quãng. Đó là ngôi chợ lồng với nhӳng cây cột xi măng, đâu có giống như nhӳng gì tôi tả. Cho nên tôi cứ hẹn lần hẹn lӳa với bà Kato Sakae. Đã nhiều lần tôi định nói với bà nhӳng trang sách của tôi là nhӳng gì thuộc về kӹ niệm, là ký ức mà tôi lần mò trở về khi lòng tôi dậy lên nỗi niềm sầu xứ. Mà tôi thì không có cách gì dẫn bà đi “tham quan” kӹ niệm trong lòng tôi được.
Tôi định nói như thế nhưng tôi cứ dùng dằng. Tôi sợ bà thất vọng. Tôi sợ bà buồn. Tôi đành hy vọng là đến một lúc nào đó mải bận bịu công việc bà sẽ quên nhӳng gì tôi đã hứa. Ờ, lúc đó chắc nỗi mơ ước của bà cũng sẽ hóa thành… kӹ niệm. Cầu trời!
Tuͭi Trẻ 1-8-2008
https://thuviensach.vn
tuổi thơ tôi
có thằng Lợi sứt
H
ổm rày ngồi ở quán Đo Đo nghe tiếng dế vẳng ra từ chậu cây um tùm cạnh chỗ ngồi vào nhӳng chiều mưa, tӵ nhiên thấy lòng buồn man mác. Tiếng dế, tiếng chim, tiếng đập cánh của bọ rầy là nhӳng âm thanh vọng về từ tuổi thơ. Nhӳng ai đã rời quê lên thành phố, hằng ngày tai quen nghe tiếng máy, tiếng xe, tiếng huyên náo phố thị, một hôm bất chợt nghe tiếng dế cất lên từ đâu đó thật gần, hẳn lòng cũng nao nao giống như tôi.
Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suӷt chó xồ ra sủa ầm ĩ.
Đá dế là trò chơi gắn liền với thời thơ ấu của bất cứ đứa trẻ thôn quê nào. Bọn tôi thường nhốt dế trong hộp diêm, thức ăn cho dế là nhӳng nhánh cỏ non tơ nhất. Trước khi cho dế ra trận, bọn tôi bứt tóc buộc chân dế rồi quay tít. Dế quay mòng mòng, chóng mặt nên nổi khùng, vào trận là xông lên “liều mình như chẳng có”. Trong nhӳng cuốn sách về tuổi mới lớn của tôi, khi đặt bút viết nhӳng câu “thảm thiết” kiểu như “có phải em đang quay tôi như quay dế” ấy là lúc tôi đang mường tượng lại cảnh này.
Bạn bè tuổi thơ tôi có thằng Lợi sứt. Tôi đã viết về Lợi sứt trong tác phẩm Cô gái đến t hôm qua: “Lợi sứt là thằng ‘trùm sò’ nổi tiếng trong lớp tôi. Lúc nào nó cũng nghĩ đến chuyện ‘thu vén cá nhân’. Đứa nào nhờ chuyện gì nó cũng làm nhưng phải trả công nó đàng hoàng. Nó ra giá nghiêm chỉnh. Chép bài giùm là hai viên bi. Giӳ dép trong giờ chơi thì một viên. Lợi sứt làm giàu bằng cách đó”.
Vậy mà một hôm tình cờ bắt được con dế lӱa, Lợi sứt quý lắm, ai đổi gì cũng không đổi. Tụi bạn gạ đổi mười viên bi, hai chục viên bi,
https://thuviensach.vn
Lợi sứt vẫn từ chối. Tôi nhịn ăn sáng một tuần, đem năm đồng bạc năn nỉ nó bán con dế lӱa cho tôi, nó vẫn nghênh nghênh lắc đầu thấy ghét.
Dế lӱa có màu đỏ, nhỏ con hơn dế than nhưng đánh nhau không ai bì. Trong chiến trận, dế lӱa nổi tiếng lì đòn. Dế lӱa có hàm răng rất khoẻ, có thể cắn đứt chân nhӳng con dế than to gấp đôi nó. Nhiều chú dế than chỉ mới thấy dế lӱa phồng cánh gáy một tràng “rét re re”, chưa đánh đấm gì đã quay đầu bỏ chạy, lấy cọng cỏ cứng lùa thế nào cũng không chịu quay lại “võ đài”.
Tụi bạn trong lớp không gạ đổi được con dế lӱa của Lợi sứt, đâm ra ghét nó. Đứa nào cũng muốn làm Lợi sứt bẽ mặt, ít nhất một lần. Nhưng không con dế nào thắng được con dế lӱa của Lợi sứt. Muốn thắng được Lợi sứt, phải kiếm được một con dế lӱa thứ hai, chiến hơn, lì hơn, ngon hơn. Nhưng không thể đào đâu ra. Dế lӱa là thứ “cao thủ” quý hiếm, lâu lâu mới thấy “ra giang hồ” một con. Bờ thӱa, đụn cát toàn dế than, dế nhũi, dế mọi, dế cơm.
Thằng Bảo móm bèn nghĩ mẹo. Đang ngồi trong lớp, nó thình lình thò tay tóm lấy túi quần Lợi sứt. Nó cầm hộp diêm nhốt dế qua lớp vải, lắc qua lắc lại thật mạnh. Nó xốc vài lần, con dế lӱa nổi quạu, gáy inh ỏi.
Thầy Phu đang chép bài trên bảng, nghe dế gáy ầm ĩ trong lớp, giận dӳ quay xuống. Nhìn bộ mặt xanh lè xanh lét của Lợi sứt, thầy đoán ra ngay thủ phạm. Một phút sau, hộp dế của Lợi sứt đã nằm trên bàn thầy trước ánh mắt hả hê của tụi bạn.
Tai họa của Lợi sứt chưa dừng lại ở đó. Lợi sứt chắc mẩm sau buổi học, thế nào thầy Phu cũng trả lại hộp dế cho nó. Nhưng đến khi tiếng trống tan trường vang lên, thầy tìm hoài không thấy hộp dế đâu. Đến khi thầy sӵc nhớ ra, nhấc chiếc cặp to đùng lên, hộp diêm của Lợi sứt đã bị đè xẹp lép từ đời nào.
Lợi sứt khóc rung rức khi đón cái hộp diêm méo mó từ tay thầy. Tôi nhớ gương mặt thầy Phu lúc đó trông áy náy ghê lắm, thầy ấp
https://thuviensach.vn
úng xin lỗi đứa học trò nhưng Lợi sứt không nghe thấy. Nó mải khóc, cặp mắt đỏ hoe, nước mắt nước mũi chảy thành dòng.
Tất cả bọn tôi đều thấy lòng chùng xuống. Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi sứt nӳa. Chẳng ai muốn thấy một “cao thủ dế” qua đời bằng cách đó. Bọn tôi chỉ ghét Lợi sứt thôi chứ không ghét con dế lӱa của nó. Mà ngay cả Lợi sứt, khi nhìn thấy nó khóc như mưa bấc, bọn tôi cũng tan nát cõi lòng, chẳng còn tâm trạng nào mà ghét nó nӳa.
Lợi sứt chôn chú dế lӱa dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó. Nó đặt chú dế thân yêu vào hộp các-tông rồi kiếm một tờ báo có in màu bọc lại, buộc quanh bằng nhӳng sợi lá chuối tước mảnh. Đám tang chú dế, bọn tôi đều có mặt, im lìm, buồn bã, trang nghiêm.
Không biết nghe đứa nào báo mà thầy Phu cũng đến. Thầy chắp hai tay sau lưng, lặng lẽ đứng nhìn Lợi sứt cӱ hành tang lễ cho chú dế.
Tôi cầm cuốc phụ Lợi sứt đào đất. Tôi cố đào cho thật sâu và vuông vức.
Khi Lợi sứt đặt chiếc hộp các-tông vào hố, cặm cụi sӱa sang cho chiếc hộp nằm ngay ngắn, cả bọn xúm vào ném từng hòn sỏi nhặt được chung quanh lên quan tài của chú dế rồi thi nhau lấp đất cho thật đầy.
Khi ngôi mộ của chú dế đã vun cao, Lợi sứt cắm lên đó nhӳng nhánh cỏ tươi rồi như không kềm được, nó bật khóc nức nở.
Tới lúc đó, thầy Phu không đứng bất động chắp tay sau lưng nӳa. Thầy bước tới một bước và đưa tay ra, bấy giờ bọn tôi mới biết nãy giờ thầy vẫn giấu sau lưng một vòng hoa kết bằng nhӳng bông hoa tim tím.
Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú dế, rồi xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi sứt, thầy buồn buồn nói: “Đừng giận thầy nghe con”.
https://thuviensach.vn
Thầy Phu bây giờ đã qua đời, Lợi sứt đã rất lâu tôi chưa gặp lại dù lần nào về quê tôi cũng đi tìm nó. Nghe nói nó đã đi lập nghiệp phương xa. Cuộc sống bao nhiêu chuyện chất chồng, bề bộn, tôi tưởng đã quên bẵng nó, cũng như quên bẵng câu chuyện này.
Nhưng tối nay có tiếng dế gáy vang bên cạnh chỗ tôi ngồi… Sài Gòn Giải Phóng 24-5-2009
https://thuviensach.vn
ký ức làm thầy
1
Nhân hoạt động của tiệm sách Kính Vạn Hoa trong ngày Sách và Bản quyền thế giới 23-4 vừa rồi, tôi có dịp trao tặng sách cho thư viện của ba trường cấp hai và một thư viện địa phương. Trừ thư
viện khu phố 6 phường Phạm Ngũ Lão thuộc quận 1, nơi tiệm sách Kính Vạn Hoa tọa lạc, các trường cấp hai Bình Quới Tây (quận Bình Thạnh), Tân Nhӵt (huyện Bình Chánh) thuộc vùng ven, điều kiện mua sách đọc sách chắc chắn không thuận lợi như các quận trung tâm. Trường Bình Tây ở quận 6, gần hơn so với hai trường kia. Quận 6 tuy thuộc nội thành nhưng là quận ngoại vi, tập trung nhiều thành phần lao động, cơ hội đến với sách cũng không nhiều. Hơn nӳa, đây là ngôi trường tôi từng dạy học nên cũng có ý “thiên vị” chút đỉnh.
2
Tôi dạy học hai năm 1984-1986 ở trường Bình Tây, sau đó chuyển về báo Sài Gòn Giải Phóng đến tận hôm nay, tính ra đã hai mươi sáu năm, một quãng thời gian đủ để một em bé sơ sinh
trở thành một ông bố hay bà mẹ. Hôm tặng sách, gặp lại các thầy cô giáo, tôi chợt nhận ra tôi đã cách xa các thầy cô nhiều lắm, không chỉ về không gian, thời gian mà cả phong cách xӱ sӵ đến lời ăn tiếng nói cũng khác. Gần ba mươi năm lăn lộn trong nghề báo, quen kiểu ăn nói tӵ do phóng khoáng, đôi khi thân mật bỗ bã, bây giờ ngồi trò chuyện với các thầy cô giáo điềm đạm, nói năng mӵc thước, từ tốn, tôi thấy chất mô phạm trong tôi đã phai nhạt đi nhiều.
3
Ngành giáo dục gần đây bị than vãn không ít, từ chương trình học quá tải đến nạn bằng cấp giả, từ chuyện thu các loại phí đến sӵ thoái hóa của vài gương mặt đen trong ngành, nhӳng thông
tin đó khiến một người từng đứng trên bục giảng như tôi không khỏi nhức đầu và cảm thấy bất an. Nhưng khi tiếp xúc trӵc tiếp với thầy cô giáo của các trường Tân Nhӵt, Bình Quới Tây, Bình Tây, nhìn tác phong sư phạm mẫu mӵc, nghe nhӳng tâm sӵ tha thiết về nghề cũng như mối quan tâm các thầy cô dành cho học trò, cho ngôi trường của mình, tôi bắt gặp trong lòng một cảm giác yên tâm, tin
https://thuviensach.vn
cậy. Đại bộ phận các thầy cô giáo hiện nay trên cả nước có lẽ cũng giống như các thầy cô đang ngồi trước mặt tôi trong buổi sáng tháng tư đầy nắng đó. Chính họ là nhӳng tấm gương sáng để học sinh soi vào, là nhӳng người âm thầm gìn giӳ sӵ cao quý của nghề dạy học vốn đã bị sứt mẻ không ít bởi nhӳng chuyện ngoài tầm tay của nhӳng người đứng trên bục giảng.
4
Tốt nghiệp ngành Sư phạm nhưng do thời thế đưa đẩy, tôi chỉ dạy học được có hai năm. Nhưng đó là hai năm có quá nhiều điều để nhớ và một trong nhӳng tác phẩm tái hiện một cách sinh
động và đầy đủ nhӳng tháng ngày dạy học của tôi là truyện dài Bàn có năm chͯ ngͫi. Tác phẩm này được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 1987, nhưng tôi viết nó vào năm 1985, lúc tôi vẫn còn là một thầy giáo. Chính vì vậy, so với các tác phẩm sau này vẫn viết về lứa tuổi học trò, ở Bàn có năm chͯ ngͫi không khí học đường đậm đặc hơn hẳn, từ khung cảnh trường lớp đến các sinh hoạt dưới mái trường. Có lẽ nhờ điều này mà ở Hội sách thành phố Hồ Chí Minh tháng ba mới đây, một cô bé trạc 14, 15 tuổi trong lúc chờ tôi ký tên vào sách, đã hớn hở hỏi: “Hồi trước thầy dạy học ở trường Bình Tây phải không thầy? Con là học trò trường Bình Tây nè thầy!”. Tôi nhìn cô bé, hết sức ngạc nhiên, vì lứa học trò của tôi năm nay hẳn vào cỡ… ba mẹ của cô bé. “Sao con biết? Con nghe ba mẹ con kể lại phải không?”. Cô bé lém lỉnh: “Cần gì nghe ai kể hả thầy. Con học ở trường Bình Tây, đọc cuốn truyện Bàn có năm chͯ ngͫi của thầy, biết ngay là thầy tả trường con rồi!”.
5
Đã hai mươi sáu năm trôi qua, cuộc sống nhiều thay đổi, nhìn cô bé sáng sủa trước mặt, tôi tin đời sống của các em bây giờ tươm tất hơn so với lứa học trò nhếch nhác của tôi. Hồi tôi còn dạy
học, thấy nhiều em trả bài không lần nào thuộc, dù tôi hết khuyên bảo đến răn đe, tôi chán nản vô cùng. Một lần, tôi tìm đến nhà học trò, định trao đổi với phụ huynh về việc học của con em. Tôi đang đạp xe trên con đường ngoằn ngoèo dẫn vào khu phố lao động, vừa đạp vừa nhìn dáo dác, bỗng nghe vang lên bên tai tiếng reo: “Chào thầy!”. Tôi quay lại, gặp đúng đứa học trò tôi đang định ghé nhà “méc” phụ huynh. Em mặc quần đùi, áo cộc phong phanh, đang đẩy chiếc xe chở củi. Tôi leo xuống xe, đến gần em tò mò hỏi: “Em đẩy
https://thuviensach.vn
củi về nhà à?”. “Dạ, không ạ. Em đẩy thuê cho người ta”. Hỏi chuyện một hồi, tôi mới biết em nhà nghèo, đi học về vừa cất tập vô ngăn bàn là ba chân bốn cẳng chạy ra chợ đẩy xe mướn kiếm tiền phụ ba mẹ. Hèn gì mà em không có thì giờ học bài! Hôm đó, sau một hồi ngẩn ngơ, tôi vuốt tóc em, động viên vài câu rồi tặc lưỡi quay xe về, bỏ luôn ý định vào gặp phụ huynh để… trách cứ.
6
Nhӳng gương mặt học trò sạm đen vì nắng gió đó bây giờ đã trưởng thành, đã làm cha làm mẹ, nhưng hình ảnh các em đã in sâu vào ký ức tôi và đã đi vào trong từng trang sách của tôi như
nhӳng kӹ niệm đẹp đẽ. Hôm gặp các thầy cô giáo, ngoài các thùng sách tặng cho thư viện, tôi đã sung sướng trao cho thầy Diệp Vĩ Cường, hiệu trưởng đương nhiệm của trường Bình Tây, tác phẩm Bàn có năm chͯ ngͫi như một tỏ bày tình cảm với ngôi trường duy nhất trong đời dạy học ngắn ngủi của tôi, ngôi trường mà nếu không có nó một trong nhӳng tác phẩm đầu tay của tôi đã không có mặt trên cõi đời này…
Sài Gòn Giải Phóng 27-5-2012
https://thuviensach.vn
vui buồn
nhà văn ký sách
https://thuviensach.vn
Anh ngồi đó, bút trên tay, mồ hôi lấm tấm trên trán, giӳa vòng người đang xếp hàng hoặc vây quanh, đầu cúi xuống trang sách hí hoáy hết chӳ ký này đến chӳ ký khác. Có nhӳng buổi ký tặng kéo dài ba tiếng đồng hồ giӳa nắng nóng làm anh mệt mỏi, nhưng anh vẫn tӵ động viên mình cố gắng. Nhìn nhӳng gương mặt trẻ thơ thấp
https://thuviensach.vn
thỏm chờ đợi, nhӳng đôi mắt sáng ngời hy vọng khi nhích tới thêm một chút gần chỗ anh ngồi, anh đã định đứng lên vì hết giờ, lại kiên nhẫn ngồi yên. Lại ký lên trang sách bằng bàn tay đã mỏi, nét chӳ đã bắt đầu không còn đều đặn. Làm sao anh có thể để bạn đọc thất vọng vì mình. Họ đã yêu quý anh, đã đến với anh khi đọc thông báo trên truyền thông với bao khấp khởi. Mệt nhọc trước tình cảm nồng nhiệt của bạn đọc, đó là hạnh phúc của nhà văn, là phần thưởng tinh thần cho nhӳng trang sách anh đã viết ra.
Đã có lần thời gian quy định sắp hết mà đoàn người xếp hàng vẫn còn dài, ban tổ chức quyết định mỗi độc giả chỉ được xin ký vào một cuốn sách thôi, để nhӳng người xếp sau không bị thiệt thòi, tránh tình trạng có người có được mười chӳ ký trong khi nhӳng người khác không có được chӳ ký nào. Tất cả, kể cả anh, đều thấy đó là một đề nghị hợp lý và vui vẻ làm theo. Một bạn đọc hoặc do đến trễ hoặc lơ đãng không nghe thông báo trên loa phóng thanh, khi không xin được chӳ ký thứ hai, hôm sau viết trên mạng đả kích anh tơi bời, rằng không ngờ nhà văn mà… không có nhân văn, tiếc bạn đọc đến một chӳ ký cỏn con. Đọc lời phê phán kia, anh dở cười dở khóc.
Lần khác, có bạn đọc nhỏ đề nghị anh ghi lên sách câu “Thân tặng Long khùng”. Anh giải thích đến khô cả miệng người bạn nhỏ ấy mới hiểu rằng cậu đề tặng người bạn thân câu đùa nghịch đó thì được, nếu anh ghi như thế thì đó là sӵ bất nhã, vì anh không chơi thân với “Long khùng”, thậm chí không biết “Long khùng” là ai. Tương tӵ, một bé gái 7 tuổi tha thiết muốn anh ghi câu “Thương tặng chị Hai” và anh lại phải mất rất nhiều thì giờ để nói cho cháu bé hiểu đó là chị Hai của cháu chứ không phải chị Hai của người ký tên bên dưới.
Nói chung, càng ngày anh càng ngại viết thêm nhӳng lời đề tặng bên cạnh chӳ ký của mình. Ngoài nhӳng tình huống oái ăm như kể trên, có một sӵ thӵc là anh không hề tặng cuốn sách đó cho bạn đọc, bạn của bạn đọc hay “chị Hai” của bạn đọc. Đó là sách của bạn đọc đem tới; là một nhà văn, anh chỉ có quyền ký tên lên trang đầu cuốn sách như một kӹ niệm. Ghi lời đề tặng lên một món quà mà
https://thuviensach.vn
mình không bỏ tiền ra mua tặng, đó là điều khiến anh vô cùng áy náy.
Tất nhiên cũng có nhӳng ngoại lệ: Anh đã gặp nhӳng độc giả xin chӳ ký vào sách để tặng cho bạn bè hoặc người thân đang bị nhӳng chứng bệnh nan y. Nhӳng bệnh nhân ấy cũng là độc giả của anh, nhӳng lời đề tặng và chúc sức khỏe của anh trong hoàn cảnh đó có thể là nhӳng liều thuốc tinh thần giúp các bạn có thêm niềm vui và nghị lӵc để vượt qua cơn hiểm nghèo.
Trong trường hợp này, sứ mệnh của nhà văn không chỉ nằm trong nhӳng thông điệp trên trang sách mà đôi khi trong nhӳng lời giản dị như “Chú chúc cháu mau chóng bình phục” với chӳ ký và tên tác giả phía dưới. Chính độc giả đã dạy cho anh hiểu được ý nghĩa sâu xa đó trong nhӳng buổi ký tặng mướt mồ hôi.
Tuͭi Trẻ 26-3-2012
https://thuviensach.vn
sách của con đâu?
1
Tục lệ lì xì ngày Tết để mừng tuổi chẳng biết có từ bao giờ mà ngay khi còn bé, tôi đã biết rồi. Hồi đó (và ngay cả bây giờ), trẻ con đứa nào cũng mong chờ Tết để được nhận tiền lì xì. Ba
ngày xuân, được ba mẹ dắt đi viếng nhà này nhà nọ là một niềm vui to lớn của trẻ con, chỉ vì thế nào cũng được chủ nhà lì xì. Có đứa ba ngày Tết ai rủ đi chơi đâu cũng không đi, sợ “mất thu nhập”, cứ “cố thủ” ở nhà để chờ cô, dì, chú, bác, cậu, mợ và khách của ba mẹ đến thăm. Trong bài Thương nhͳ Tết xưa, nhà văn Nguyễn Quang Lập nhớ lại: “Sáng mồng một háo hức chờ khách đến nhà cho tiền mừng tuổi, hồi đó tiền mừng tuổi chỉ năm xu một hào, khách sộp mới cho đến hai hào. Khách đến thì cứ giả đò chạy vô chạy ra, đến khi khách cho tiền thì giả đò ưỡn ẹo không lấy, mồm thì cháu không cháu không, mắt thì liếc nhìn mạ đợi lệnh, mạ cười nói thôi xin bác đi con, mới cầm lấy tiền chạy ù đi. Lúc lúc lại sờ vào túi lẩm nhẩm đếm tiền, thỉnh thoảng lại xổ cả ra ngồi đếm đi đếm lại, sung sướng vô cùng”.
2
Trẻ con sung sướng vì tiền lì xì, không biết người lớn khổ sở vì tiền lì xì. Nhӳng người kinh tế eo hẹp, con cháu đông, cứ đến Tết là chạy tiền lì xì toát mồ hôi như chạy gạo. Ai đổi không được
tiền lẻ càng lo sốt vó. Lì xì vài chục con cháu mà dùng tiền chẵn thì không khéo khánh kiệt tới nơi. Bên cạnh đó, người lớn còn nỗi khổ khác: Lì xì ít sợ trẻ con (có khi cả ba mẹ trẻ con) so sánh, bình phẩm. “Bác này bủn xỉn!” - tuy là lời trẻ nhưng người lớn nghe được cũng không khỏi chạnh lòng. Chưa kể, khách lì xì con mình 50 ngàn, khi qua nhà khách trả lễ mình không thể lì xì ít hơn. Tӵ nhiên, vì cái chuyện lì xì mà không ít người phải cân nhắc, tính toán chuyện viếng thăm nhau ba ngày Tết. Chuyện vui, chuyện tốt lành bỗng dưng trở thành một gánh nặng vô hình!
3
Tục lệ lì xì thoạt đầu có ý nghĩa tinh thần, gọi là “mừng tuổi”, thể hiện sӵ quan tâm, nhằm chúc phúc chúc lộc. Theo giáo sư Nghiêm Toản, “lì xì” là âm Quảng Đông của từ Trung Quốc “lợi
thị”, có nghĩa là “tốt lành”, “vận may”. Tiền lì xì thường bỏ trong bao
https://thuviensach.vn
giấy màu đỏ, gọi là “hồng bao”. Nhưng rồi theo thời gian, nó biến tướng, nhiễm tinh thần thӵc dụng lúc nào không hay. “Lì xì 20 ngàn thì mua được gì!”: người ta bắt đầu đánh giá tiền mừng tuổi dưới khía cạnh sӱ dụng, cả người tặng lẫn người được tặng! Từ nhiều năm trước, cứ gần Tết là các ngân hàng rộ lên dịch vụ đổi tiền để người dân có tiền mới lì xì. Tờ bạc thông dụng lúc đó là tờ 1 ngàn, 2 ngàn. Bây giờ tiền lì xì có mệnh giá thấp nhất là tờ 10 ngàn, sau đó là tờ 20 ngàn, 50 ngàn, 100 ngàn. Nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, Tết nhứt mà lì xì 50 ngàn vẫn là ít, đành bấm bụng nhét tờ 100 ngàn vô hồng bao. Lì xì 50 người, vị chi mất đứt 5 triệu - rõ ràng không phải là số tiền nhỏ!
4
Gần đây nổi lên tờ 2 USD, nhiều người gọi là tờ “lucky money” (tờ bạc may mắn). Đồng 2 USD có in hình tổng thống Jefferson ở mặt trước và bức tranh tuyên bố độc lập của hoạ sĩ John
Trumbull ở mặt sau. Tờ bạc này ít xuất hiện trên thị trường vì ngân khố Mӻ cho in loại tiền này với số lượng hạn chế. Trong khi tờ 5 USD và 1 USD chiếm gần 50% tổng số bạc giấy do ngân hàng quốc gia Mӻ phát hành thì tờ 2 USD chỉ chiếm khoảng 1%. Vì đồng 2 USD hiếm khi lưu thông trên thị trường nên khi vớ phải tờ bạc này, người ta không xài mà giӳ lại, thoạt tiên là “để làm kӹ niệm”, sau này khoác thêm ý nghĩa… “để cho may mắn”. Từ ngày “sӵ tích” này lan qua Việt Nam, nhiều người chuyển qua lì xì bằng tờ 2 USD. Lì xì bằng tờ ngoại tệ này vừa được tiếng “sang”, vừa đạt được ý nghĩa ban đầu là “chúc may mắn”; người nhận thấy vui vui và tӵ nhiên giũ bỏ được tâm lý “quy ra thóc”. Người tặng thì đỡ tốn (hiện nay tỉ giá tờ 2 USD so với tiền đồng khoảng 40 ngàn, nếu mua từ các dịch vụ đổi tiền thì vào khoảng 50 ngàn), rẻ phân nӱa so với tờ 100 ngàn đồng.
5
Nhưng suy cho cùng, tiền bạc. được in ra là để làm công cụ thanh toán, đúng như tâm sӵ cay đắng của nhân vật nam trong bài Tiền và lá của nhà thơ Kiên Giang. Hồi bé cùng bạn gái chơi
trò bán hàng lấy lá làm tiền: “Anh moi đất nắn tưͻng người/ Em thơ thẩn nhặt lá rơi… làm tiền/ Mͯi ngày chͻ họp mười phiên/ Anh đem người đất đͭi tiền lá rơi”, lớn lên chàng thi sĩ nghèo mới đau khổ phát hiện ra một chân lý… xưa như trái đất: “Tiền không là lá em ơi/ Tiền là giấy bạc của đời in ra/ Người ta giấy bạc đầy nhà/ Cho nên
https://thuviensach.vn
mͳi đưͻc gọi là chͫng em”. Chính vì “chân lý” đó: “tiền là giấy bạc của đời in ra”, nên dù tờ 2 USD có là “tờ bạc may mắn” đi nӳa, vẫn không tránh khỏi có người tỉ mẩn tính nhẩm: “Vậy là vào khoảng 40- 50 ngàn”, thậm chí sau đó đem ra xài để hiểu “may mắn” ở đây theo cái nghĩa có thể dùng để thanh toán được(!).
6
Vậy cách hay nhất là không lì xì bằng tiền, mặc dù điều đó có thể bị coi là đi chệch khỏi hình thức ban đầu của nó. Nói có sách mách có chứng: Vài năm trở lại đây, tôi thấy có nhiều người
dùng sách làm quà tặng đầu năm thay cho “hồng bao”. Trẻ con ngày nay được tặng sách nhiều em mặt mày rạng rỡ chứ không xịu xuống như bánh mì gặp nước. Có lẽ đời sống kinh tế, đặc biệt ở khu vӵc thành thị, gần đây đã được cải thiện đáng kể nên trẻ em thành phố không quá mong đợi tiền lì xì (như một khoản “thu nhập thường niên”) như trước đây. Dĩ nhiên mỗi dịp Tết nhứt, các em vẫn đau đáu chờ được nhận “quà mừng tuổi” từ tay người lớn như một thói quen, nhưng không nhất thiết phải là tiền, dù là nội tệ hay ngoại tệ.
Mừng tuổi đầu năm bằng sách, tôi hoàn toàn ủng hộ sáng kiến đó, không phải vì tôi là người viết sách mà vì bản thân điều đó là một nét đẹp văn hóa cần được phổ biến. Sách cũng là sản phẩm “của đời in ra” nhưng khác với tiền, sách in ra để đọc, để bồi dưỡng tâm hồn và khám phá tri thức chứ không phải dùng làm công cụ thanh toán. Và khi được tặng một cuốn sách, chắc chắn không đứa trẻ nào bắt gặp trong đầu mình ý nghĩ lật xem giá bìa để bình phẩm “bác này rộng rãi, dì kia keo kiệt” như lúc nôn nóng mở “hồng bao”.
7
Thật là tuyệt vời nếu ngày đầu năm mới, vừa nhìn thấy cô chú cậu mợ hay bạn của ba mẹ đến nhà, trẻ con ùa ra, nhao nhao “Sách của con đâu?” thay vì “Tiền lì xì của con đâu?”. Chỉ riêng
sӵ thay đổi đó thôi đã đủ để các bậc phụ huynh mỉm cười, để các nhà văn hóa bớt băn khoăn than thở “văn hóa đọc đang xuống cấp” và để chàng thi sĩ trong thơ Kiên Giang không còn rầu rĩ: “Kiếp tôi là kiếp làm thơ/ Vͩn riêng chỉ có muôn mùa lá rơi”. Vì trong nhӳng cuốn sách được lì xì đầu năm đó, chắc chắn thế nào cũng có… vài tập thơ!
Sài Gòn Giải Phóng 6-2-2011
https://thuviensach.vn
làm quen với sách
Cuͩi năm tôi ghé nhà sách Kim Đͫng trên đường Hͫ Văn Huê mua sách. Đng gi·a các dãy kệ xinh xắn, rΉc r, ngắm tng cái bìa, lật vào bên trong xem tranh minh họa, nâng lên đặt xuͩng tng cuͩn, tΉ dưng tôi bắt gặp cảm giác thích thú bͫi hͫi của lần đầu tiên trong đời đặt chân vào hiệu sách.
1
Lúc tôi còn bé, thôn quê miền Trung tivi chưa có, rađiô cũng rất hiếm, trẻ con ngoài nghịch đất, câu cá, bắn chim, chỉ có sách là bạn.
Học lớp ba, lớp bốn, tôi “luyện” gần hết các bộ truyện Tàu của Tín Đức Thư Xã trong rương sách của ông thợ hớt tóc trong làng. Dường như cả làng cũng chỉ mỗi nhà ông có sách. Thấy tôi còn bé mà ham đọc, ông tỏ ra rộng rãi. Nhưng ông không cho tôi mượn sách đem về, sợ mất. Ngoài lúc đến trường và hai bӳa cơm nhà, thời gian còn lại tôi đều ngồi lì ở nhà ông, hôm nào cũng chúi mũi vào nhӳng trang sách đến tối mịt. Truyện Tàu của nhà Tín Đức Thư Xã chӳ nhỏ li ti, nét rất mảnh, giấy lại vàng khè, thế mà trong một mùa hè tôi đã “ngốn” sạch Phong Thần diễn nghĩa, Phi Long diễn nghĩa, Tiết Nhơn Quý chinh Đông, Tiết Đinh San chinh Tây, Chung Vô Diệm, Tây Du, Vạn Huê Lầu… Lên lớp năm, tôi đọc Hán Sở tranh hùng, Tam Quͩc chí, Đông Châu liệt quͩc, L΅a cháy thành Tây Đô, Kỳ n· gò Ôn Khâu, Người đao phủ thành Đại La, các truyện thơ Nôm có tác giả và khuyết danh, nhӳng cuốn sách mỏng teng trong tủ Sách Hồng, và truyện tranh Phong Thần, Tề Thiên Đại Thánh, Tế Điên hòa thưͻng…
2
Khoảng nhӳng năm lớp sáu, lớp bảy (hồi đó gọi là đệ thất, đệ lục), tôi mê mẩn với Vô gia đình (Hector Malot), Nh·ng kẻ khͩn nạn (Victor Hugo), Tâm hͫn cao thưͻng (Edmond de Amicis),
Con nai tơ (M.K. Rawlings), Tiêu Sơn tráng sĩ (Khái Hưng), Thằng Còm (Lê Văn Trương), Dế mèn phiêu lưu ký (Tô Hoài). Lúc này tôi đã lên trung học, đã ra trường huyện, nhưng huyện lị quê tôi cũng
https://thuviensach.vn
không có nhà sách nào. Tôi và nhӳng đứa bạn cùng lớp đọc bất cứ thứ gì lọt vào tay mình, sau đó đem đổi cho nhau… Không có sách để đổi thì phải tới nhà bạn ngồi đọc, không được mượn về, như vậy cũng rưng rưng thích thú lắm rồi.
Năm lớp chín, tôi được ba tôi chở đi thành phố Tam Kỳ, dắt vô hiệu sách. Cho đến lúc đó tôi mới biết, đúng ra là mới tận mắt chứng kiến trên đời có một nơi tập trung nhiều sách đến vậy. Hiệu sách lúc đó đối với tôi giống như một ngôi đền thờ thiêng liêng, một thế giới hoa lệ, sang trọng và kỳ thú tuyệt vời. Lần đầu tiên đặt chân vô hiệu sách Nam Ngãi ở ngã ba Phan Chu Trinh - Trần Cao Vân, tôi hồi hộp đến gần như nín thở, chân bước rón rén, tim đập thình thịch trong lồng ngӵc. Đặt chân lên thiên đường, tôi nghĩ cũng sung sướng đến thế là cùng.
3
Nhӳng tác phẩm đến bây giờ khiến tôi nhớ nhất vẫn là nhӳng tác phẩm làm tôi cảm động nhất. Cảm xúc của tuổi thơ là thứ gì đó rất khó nhạt phai theo năm tháng. Tôi thӵc khó thể nào quên
nhӳng ấn tượng mà các tác phẩm Vô gia đình (Hector Malot), Nh·ng kẻ khͩn nạn (Victor Hugo), Con nai tơ (M.K. Rawlings), Chim hót trong lͫng (Nhật Tiến), Con sáo của em tôi (Duyên Anh) từng in dấu vào trí óc non nớt của tôi.
Nhӳng tác phẩm đó sau này tôi đều có dịp đọc lại, kể cả truyện Thằng Còm mà tôi tưởng sẽ không bao giờ nhìn thấy nӳa. Lúc tôi đọc Thằng Còm, đó là cuốn sách mất bìa, mất cả mấy trang đầu, tôi không biết tên tác giả, chỉ nhớ tên nhân vật và cốt truyện. Lên đại học, đọc tiểu sӱ Lê Văn Trương tôi mới biết đó là tác phẩm của ông, nhưng ngay cả khi tác phẩm Lê Văn Trương được in lại hàng loạt vào thập niên 80, cũng không thấy ai tái bản truyện này. Mãi đến gần đây, một lần vào nhà sách FAHASA, tôi ngạc nhiên một cách sung sướng khi nhìn thấy cuốn Thằng Còm bày trên giá sách, do Nhà xuất bản Văn Nghệ in lại theo khổ vuông vức. Dĩ nhiên tôi mua ngay, tâm trạng của tôi lúc đó không phải là mua một cuốn sách, mà mua lại mảnh kӹ niệm lấp lánh của tuổi thơ tưởng đã chìm khuất sau màn khói sương dày đặc của thời gian và nhӳng biến động đời người.
https://thuviensach.vn
4Bây giờ, trẻ em - đặc biệt ở thành phố lớn - có cơ hội đi nhà sách
bất cứ lúc nào. Thời buổi thông tin, sách không còn chiếm vị trí độc tôn trong việc giúp trẻ em khám phá thế giới nhưng để mở ra bầu trời bao la cho trí tưởng tượng, sách vẫn là cánh cӱa tuyệt vời nhất. Có lẽ vì vậy mà các ông bố bà mẹ vẫn thích dắt con đến nhà sách và mỗi khi chứng kiến hình ảnh đó tôi luôn bắt gặp trong lòng mình một niềm vui khó tả.
Làm quen với sách ngay từ thuở ấu thơ hiển nhiên sẽ giúp trẻ em lớn lên cùng với sách, xem đọc sách là một nhu cầu tӵ nhiên như ăn và ngủ, thậm chí có thể đánh thức khát vọng sáng tạo của nhӳng nhà văn tài năng trong tương lai.
Cu Bin, 7 tuổi, con một người cháu, được mẹ dẫn vào nhà sách mua tập, nhìn thấy sách của tôi bày trên kệ, liền reo lên “Tập của ông Ánh nè mẹ!”. - “Không phải tập! Sách đó, con!” - “À, là sách! Thích quá! Mẹ ơi, lớn lên con cũng sẽ chế tạo sách như ông Ánh!”.
Có thể cu Bin sau này sẽ “chế tạo” được nhӳng cuốn sách như tôi, có thể không. Nhưng một nhà văn ra đời thường bắt đầu từ nhӳng tiếng reo hồn nhiên kia! Chắc vậy!
Sài Gòn Giải Phóng 8-1-2012
https://thuviensach.vn
tản mạn trong mưa
T
ôi rất thích mưa. Bao giờ tôi cũng thích mưa. Vì mưa luôn gợi lại nhӳng hoài niệm. Có lẽ không riêng tôi, tôi tin nhӳng kӹ niệm đáng nhớ nhất của mỗi người đều gắn với một con mưa nào đó.
Tôi luôn tìm cách đưa nhӳng con mưa vào trang sách. Viết tác phẩm Đi qua hoa cúc, tôi sung sướng tả mưa:
“Nhӳng đóa hoa cúc vẫn tiếp tục khoe sắc trong mưa, mặc dù sáng ra tôi nhìn thấy nhiều cánh hoa bị dập, một số rụng lả tả trên mặt đất ướt. Nhӳng cánh hoa rơi vãi đó, chị Ngà không cho ai quét. Chị nhón lấy từng cánh, gom vào dưới gốc và nhặt lá tre khô đắp lên. Chị bảo làm như thế, nhӳng cánh hoa dù rơi rụng vẫn được ngủ ấm áp trong nhà mình.
Đó là buổi sáng. Bây giờ, mỗi buổi chiều chị ngồi trong nhà ngắm dãy cúc qua màn mưa lướt thướt, trắng tӵa sương mù. Nhӳng lúc đó, nếu không đi rảo với anh em thằng Chӱng, tôi thường ngồi co ro bên cạnh chị, thu tay vào bụng và lơ đãng nhìn ra sân.
Hai chị em ngồi với nhau như vậy trong nhiều ngày trước khi nhӳng con mưa lê thê chấm dứt. Thường thì chẳng ai nói gì. Tôi lặng lẽ nhai đậu phộng rang thủ sẵn trong túi hoặc gặm nhӳng trái ngô nướng thơm lừng. Chị Ngà ngồi trên ngách cӱa, chân duỗi thẳng, tay vòng trước ngӵc, bất động và mơ màng. Có vẻ như chị đang ngóng đợi một điều gì từ nhӳng cơn mưa muộn”.
Tiếc là khả năng của tôi chỉ đến đó, nếu không tôi sẵn sàng dành hai, ba chục trang nӳa để tả mưa.
Trong nhӳng cuốn sách sắp tới, các bạn hãy tin đi, thế nào tôi cũng dành thật nhiều trang cho nhӳng con mưa. Đơn giản là, tôi rất yêu mưa.
* * *
https://thuviensach.vn
Sở dĩ tôi viết bài tản mạn này chẳng qua do chiều nay ngồi ở quán Đo Đo với hai người bạn, tӵ nhiên trời đổ mưa sầm sập. Gió thổi u u luồn qua con hẻm, làm lắt lay nhӳng cành huỳnh anh ở tầng thượng.
Ngồi dưới chiếc dù to nhìn nước chảy róc rách giӳa con hẻm xi măng, tӵ dưng tôi thấy nhớ tuổi thơ khắc khoải.
https://thuviensach.vn
Thời thơ ấu của tôi, bọn trẻ con chỉ mong trời mưa để nhong nhong tắm mưa và xếp thuyền thả lượn lờ theo dòng nước rồi say sưa nhìn ngắm.
https://thuviensach.vn
Nhӳng con thuyền giấy con con đó đã chở theo chúng bao nhiêu là kӹ niệm. Nhӳng ký ức lung linh đó, bây giờ đi đâu về đâu, sao trẻ con thành phố bây giờ không còn tha thiết nӳa?
Trẻ con hôm nay gặp trời mưa, thu lu trong nhà chơi game, xem tivi, lướt web hoặc nhốt mình trong lớp học thêm, lớn hơn chút nӳa thì chui vào rạp xem phim hoặc ngồi quán cà phê tán gẫu.
Tuổi thơ các em không có nhӳng con thuyền giấy trôi lӳng lờ theo dòng nước nhӳng buổi trời mưa, các em lấy gì để chuyên chở kӹ niệm?
Tôi viết nhӳng dòng này nhưng vẫn e điều đang bộc bạch là tâm thế của người không còn trẻ - nhӳng người lúc nào cũng e sợ thời gian đi qua còn mình thì ngẩn ngơ đứng lại.
Hay xưa nay nhӳng nhà văn viết cho trẻ con là nhӳng người không chịu lớn, cõi lòng kia chỉ chӵc chờ xao động khi ngoài trời bất chợt một chiều mưa?
Sài Gòn Giải Phóng 6-9-2009
https://thuviensach.vn
dẫn tình yêu đi xem bóng đá N
ếu bạn yêu nàng và không biết làm sao để mở lời thì tốt nhất là bạn nên rủ nàng đi xem một trận bóng đá. Chọn trận đội tuyển Việt Nam gặp đội tuyển Thái Lan là tốt nhất. Việt Nam - Thái Lan có thể xem là trận derby khu vӵc, giống như các trận derby kinh điển Brazil - Argentina hay Hà Lan - Đức. Trong nhӳng trận derby máu lӱa kiểu này, tâm lý của cả cầu thủ dưới sân lẫn người xem trên khán đài đã vượt ra khỏi ranh giới của bóng đá. Nó không chỉ là một trận cầu cần phải thắng mà là một món nợ cần phải đòi, thậm chí một mối thù cần phải trả. Trong bầu không khí được đốt cháy hừng hӵc như vậy, mọi trái tim sẽ bị kích động đến mức người ta không nhớ ra người ngồi bên cạnh là ai, nam hay nӳ, trẻ hay già, xấu hay đẹp.
Tóm lại, bạn chỉ việc dắt nàng đến sân bóng, mua cho nàng một ổ bánh mì và một bịch Coca Cola, rồi ngồi xuống bên cạnh nàng, chờ đợi. Bạn hãy nhớ, khi tiếng còi trọng tài cất lên, không chỉ trận đấu giӳa Việt Nam và Thái Lan bắt đầu mà trận đấu giӳa bạn và nàng cũng khai cuộc, mặc dù tính chất hai bên khác nhau rất rõ: cuộc kịch chiến dưới sân là trận đấu của sӵ nôn nóng, chiến trường của bạn là trận đấu của lòng nhẫn nại, nói khác đi đó là một mặt trận không tiếng súng. Nếu bạn học được sӵ kiên nhẫn, bạn sẽ được đền đáp. Vận may sẽ đến với bạn khi đội Việt Nam sút tung lưới đối phương. Lúc đó, chắc chắn cả rừng người sẽ gào thét và nhảy tưng tưng như một bầy bò điên. Nàng cũng thế thôi, cũng sẽ gào thét, nhảy lên và quay sang… ôm chầm lấy bạn, thậm chí còn nhấc bổng bạn lên nếu nàng nặng hơn bạn hai chục ký. Nếu Việt Nam thắng quả thứ hai, nàng sẽ ôm lấy bạn lần thứ hai, điều đó không thể khác. Nếu đội ta thắng đội bạn mười quả thì thật không có gì tốt hơn cho mối tình câm của bạn.
Dĩ nhiên, trong cơn phấn khích giӳa đám đông, nàng sẽ không nhớ ra nàng đang làm gì, nhưng khi trận đấu kết thúc, trên đường về nàng sẽ bình tĩnh và bẽn lẽn nhớ ra nàng đã vừa ôm bạn, thậm chí còn lặp đi lặp lại cái động tác “trên mức tình cảm” đó nhiều lần.
https://thuviensach.vn
Khi một người con gái ôm một người con trai hơn một lần thì có nghĩa cô ta có thể ôm người con trai đó thêm nhiều lần nӳa trong suốt cuộc đời còn lại của mình và bạn hãy tìm cách làm cho điều đó xảy ra càng sớm càng tốt. Tôi nghĩ sau trận derby đầy máu lӱa và đầy nhӳng vòng tay đó, bạn sẽ dễ dàng thúc ép vận may của mình mà không cần phải nhờ cậy bất cứ một chuyên gia tư vấn tâm lý nào.
Bạn cũng đừng sợ Thái Lan sẽ sút tung lưới tuyển Việt Nam. Trong trường hợp đó, sӵ thân mật sẽ diễn ra theo kiểu khác, còn mùi mẫn hơn: nàng sẽ gục đầu lên vai bạn mà khóc rưng rức, khóc như chưa bao giờ được khóc. Lúc đó, bạn có thể vuốt tóc nàng, cả lau mắt cho nàng mà không bị phản ứng gì. Nếu chẳng may chung cuộc đội Việt Nam không lật ngược được thế trận mà tiếp tục thua như trước nay vẫn thua người Thái thì trên đường về nàng sẽ tiếp tục gục đầu lên vai bạn, nàng sẽ thổn thức hoài như thế và bờ vai bạn một lần nӳa trở thành chỗ dӵa tin cậy để nàng tắm nước mắt như một cô gái ngồi khóc tuổi thơ qua. Trong hoàn cảnh này, đội tuyển thua nhưng bạn vẫn thắng. Vì sau trận cầu đẫm nước mắt, nàng sẽ nhận ra bờ vai của bạn là thứ mà nàng đã tìm kiếm lâu nay để có thể nghiêng xuống nỗi buồn con gái. Bờ vai đó, nếu bạn khéo léo hơn, sẽ là một bếp than mà nàng nguyện sẽ dùng để sưởi ấm suốt đời.
Nói chung, bóng đá sẽ đem lại cho bạn nhiều thứ. Bởi ngoài nhӳng tình huống đã kể ở trên, bạn có thể tìm thấy ở bóng đá nhӳng chiến thuật phù hợp để chinh phục một trái tim. Nếu cần thӵc dụng, bạn hãy học Chelsea. Cần bay bướm, đã có Barcelona và Arsenal làm mẫu. Khi cần tấn công tổng lӵc, bạn hãy bắt chước Hà Lan. Cần phòng thủ, hãy nhìn người Ý. Còn khi muốn tấn công một cách khoa học, hãy bắt chước bóng đá lập trình của người Đức.
Thông thường thì đàn ông khoái chiến thuật tấn công, còn phụ nӳ chuộng hệ thống phòng thủ. Nhưng bạn đừng lo, nếu nàng đã trót ôm lấy bạn khi tuyển Việt Nam thắng hoặc đã lỡ khóc vùi trên vai bạn khi tuyển Việt Nam thua, chắc chắn nàng sẽ xem xét và điều chỉnh lại hệ thống chiến thuật cho phù hợp với sӵ đột biến của tình
https://thuviensach.vn
hình. Vì thể diện, có thể nàng vẫn tiếp tục rêu rao về chiến thuật phòng thủ nhưng bên trong nàng đã bắt chước Chelsea cố tình giấu đi Terry và Carvalho rồi la toáng lên rằng hai trung vệ hay nhất của mình đã bị chấn thương và treo giò. “Lӵc lượng mỏng, đội hình chắp vá, bây giờ ai cũng có thể chọc thủng lưới tôi được”. Nàng sẽ lặp lại lời than vãn đó của huấn luyện viên Mourinho, nhưng vì nàng là con gái chắc chắn nàng sẽ biên tập lại cụm từ “chọc thủng lưới”. Nhưng dù nàng thay thế bằng nhӳng từ ngӳ khác tế nhị và mӻ miều hơn thì ý tứ của nàng cũng không có gì khác hơn là khuyến khích bạn dâng cao đội hình để tìm kiếm cơ hội.
Ở chỗ này, tình yêu vẫn có điểm khác bóng đá: khi bạn hạ gục được nàng thì cả “hai đội” đều thắng, ở đây không có người thua. Bạn có thấy như vậy không? Bạn đang chuẩn bị dẫn nàng đi xem trận Việt Nam - Thái Lan đó chứ?
Tạp chí Người làm báo sͩ Xuân 2009
https://thuviensach.vn
chở vợ đi shopping
Đọc tập bút ký Nghiêng tai dưới gió của nhà thơ Lê Giang, mͳi biết giai điệu điệp khúc “A, ai gọi đời ta!” trong bài hát Hãy yên lòng mẹ ơi đưͻc nhạc sĩ Lư Nhất Vũ tìm ra ngay trưͳc… cͭng chͻ. Lê Giang mô tả cảnh chͫng mình đang khoái trá sáng tác: “Cho tͳi mͱt hôm, trong nhà lͫng chͻ bưͳc ra, đụng mấy bà bán trái cây đang bụm miệng cười khọt khẹt, mấy bả hͧi tôi ͭng làm gì vậy bà? Tôi dòm qua đường thấy ông ng΅a mặt lên trời, miệng chu chu hút gió”. Hình ảnh ấy thật ngͱ nghĩnh. Ủa, nhưng chẳng lẽ nhạc sĩ họ Lư hết chͯ ngͫi viết nhạc rͫi sao mà lò dò ra trưͳc cͩng chͻ đng… “hút gió”?
1
Trong một trăm ông chồng chở vợ đi chợ thiết tưởng hết chín mươi chín ông chọn cách thả vợ xuống trước cổng, kiếm cái quán nước - không có quán nước thì kiếm tảng đá, bờ tường
hay gốc cây - ngồi đợi chứ hổng có ông nào có gan theo vợ loanh quanh trong chợ.
Trong quãng thời gian dằng dặc đó, nhӳng ông chồng giàu kinh nghiệm thường cẩn thận thủ sẵn theo người tờ báo hay quyển sách, nhӳng ông chồng hời hợt, “non nớt” thì đành giết thì giờ bằng cách đếm số người qua lại trước mặt hoặc ngắm phin cà phê đang tí tách kia để đếm thӱ một ly cà phê trung bình chứa… tổng cộng bao nhiêu giọt(!).
Hiển nhiên, trong trường hợp này lợi thế thuộc về các ông chồng nghệ sĩ. Nhạc sĩ chờ vợ thì tha hồ “miệng chu chu hút gió”, hy vọng sẽ tìm ra ca khúc hay, giai điệu đẹp. Thi sĩ chờ vợ, có cơ may nảy ra lắm câu thơ tuyệt tác trong đầu. Văn sĩ thì tranh thủ thời gian vẽ ra cốt truyện, hình dung ra nhân vật hoặc tưởng tượng ra tình tiết. Vợ đi chợ càng lâu, tình tiết càng phong phú, dồi dào, phần “thu hoạch” có khi còn nhiều hơn lúc thả hồn nơi yên tĩnh. Mới biết, cái chợ (hay cái cổng chợ) cũng có thể kiêm luôn chức năng của “trại sáng tác”!
https://thuviensach.vn
2Ủa, mà tại sao mấy ông chồng ngán vô chợ lắm vậy? Mấy ổng
sợ dơ tay dơ chân, dơ quần dơ áo chăng? Hay sợ phải chen chúc với đủ hạng người, sợ ngӱi mùi cá mùi tôm tanh tưởi, sợ nghe tiếng bấc tiếng chì nhức óc?
Chắc là không phải. Từ khi thành phố mọc ra vô số siêu thị mát mẻ, sáng bóng, các ông cũng có thích thú cái chuyện lẽo đẽo theo vợ la cà bên các quầy hàng đâu. Chở vợ đi shopping, tiễn vợ bước qua tấm cӱa kính sang trọng của siêu thị kia, ngay lập tức các ông lại làm cái chuyện mà các ông từng làm với chợ: kiếm một quán nước ngồi đốt thời gian.
Hóa ra đây là chuyện khác nhau giӳa đàn ông và phụ nӳ chứ không phải giӳa chợ và siêu thị. Mua sắm là sở thích của các bà, các cô. Đàn ông cũng mua sắm, nhưng thường chỉ mua cái mình cần. Phụ nӳ đã đành cũng cần cái mình mua, nhưng cũng cần cả…
cái sӵ mua sắm.
Với đàn ông, mua sắm thuần túy là hành vi, là phương tiện để sở hӳu cái mình muốn có. Với phụ nӳ, hành vi mua sắm bản thân nó đã là mục đích, trước khi được xem như một phương tiện. Giống như đi câu cá, một người câu là để chăm chăm chờ cá cắn câu, một người không coi chuyện câu được cá là quan trọng, mục đích chính là thưởng thức cái thú thảnh thơi buông cần dưới bóng cây râm mát, giống như Nguyễn Khuyến ngày xưa nhấm nháp cảnh nhàn.
Do vậy, mua sắm với phụ nӳ không đơn giản chỉ là sӵ trao đổi tiền-hàng nhằm thúc đẩy nền thương mãi của nhân loại như định nghĩa của các nhà kinh tế học, mà đã nâng lên thành một thói quen, một thú vui, một lẽ sống ở đời.
3
Từ đó suy ra: đàn ông biết mình cần mua gì mới vô siêu thị, còn phụ nӳ vô siêu thị nhẩn nha cả buổi rồi mới biết nhӳng gì mình cần mua. Cho nên cái sӵ rề rà, nấn ná của người phụ nӳ bên
các quầy hàng, các tủ kính; cái cách thӱ hết cái áo này đến cái áo khác (chọn được kích cỡ thì không thích kiểu dáng, chấp nhận kiểu dáng lại không chuộng màu sắc, cứ thế mà ướm tới ướm lui, cầm lên đặt xuống) là cái cách mà người đàn ông không hiểu nổi, người
https://thuviensach.vn
đàn ông thấy chóng mặt, thấy đầu váng mắt hoa, thấy việc ngồi hàng giờ đồng hồ trong quán cà phê bên kia đường để chờ dài cổ dù sao cũng đáng gọi là cuộc sống thần tiên nếu đem so với “cӵc hình” lếch thếch theo chân các bà.
Từ đó suy ra thêm một “chân lý” nӳa: Nhӳng người vợ thông minh nếu muốn trừng phạt đức ông chồng về tội trăng hoa chẳng hạn, chẳng cần gây gổ hay cấu xé làm gì cho hao hơi tốn sức, cứ thỏ thẻ nhờ ông chồng xách giỏ theo mình vô chợ hay vô siêu thị là đủ để hắn nhớ đời.
Đòn trừng phạt này nhẹ nhàng, văn minh-lịch sӵ-tế nhị, mà sức tàn phá âm thầm của nó chẳng có phép động khẩu hay phép động thủ nào sánh bằng.
Áp dụng “độc chiêu” này tức là khai thác sӵ khác nhau giӳa các ông và các bà trước chợ và siêu thị. Hay nói cách khác, chính là khai thác sӵ giống nhau giӳa chợ và siêu thị trước các bà và các ông.
Bởi, chợ hay siêu thị gì cũng vậy, hạnh phúc lớn nhất của các ông là được các bà cho “ngồi chơi xơi nước” trước cổng, dù có sốt ruột đến mấy cũng sẵn sàng tươi cười, đợi lâu quá thì đem thơ Hồ Dzếnh ra ngâm ngợi để tưởng tượng mình đang sống trong nhӳng giờ hoa mộng:
Ngó trên tay thuͩc lá cháy lụi dần
Anh khẽ nói: gͳm sao mà nhͳ thế!
Sài Gòn Giải Phóng 20-9-2009
https://thuviensach.vn
câu chuyện thời trang
Phụ n· thích mua sắm, chuyện đó tường đã rõ. Nhưng phụ n· thường mua sắm nh·ng gì? Đó lại là mͱt câu chuyện không phải là không thú vị nếu chúng ta th΅ tìm cách chiếu rọi nó.
1
Hồi nhỏ đọc truyện Tàu, tôi cứ nhớ mãi câu “Sӵ liễu phất y khứ/ Thâm tàng thân dӳ danh” (Việc xong rũ áo ra đi/ Xoá nhòa thân thế, kể gì tiếng tăm - Trần Trọng San dịch). Đây là hai câu thơ
trong bài Hiệp khách hành của Lý Bạch ca ngợi nghĩa khí của đám bằng hӳu Tín Lăng Quân, Hầu Doanh, Chu Hợi. Khi gặp trong sách nhӳng nhân vật chọn cách ứng xӱ “công thành - thân thoái” như Phạm Lãi, Trương Lương, tôi mường tượng hình ảnh “phất y khứ” của họ chắc là rất hào sảng. Tôi thích dịch cụm từ “phất y khứ” thành “phất tay áo ra đi” hơn, vì thấy nó “đã” hơn, nó khinh bạc hơn là “rũ áo ra đi”. “Rũ áo” (hay “giũ áo”), tôi hình dung là hai tay áo đánh mạnh sang hai bên hoặc xuống đất. Còn “phất áo”, chắc chắn là tay phải vung lên khỏi đầu. (Từ “phất” trong tiếng Nôm có ý nghĩa ngang tàng hiển lộng - như “phất cờ khởi nghĩa”). “Rũ áo ra đi” gợi đến thái độ xuất xӱ, đến cách chọn lӵa, đó là thái độ của một triết gia, một bậc đạo hạnh. Còn “phất tay áo ra đi” nhấn mạnh về hành động, ẩn tàng khí phách hiên ngang của một hiệp sĩ. Thấy “đã”!
Nhưng muốn “rũ” hay “phất” gì thì tay áo bắt buộc phải rộng. Đó là tay áo mà chú bé Lục Tích trong Nhị thập tứ hiếu giấu quýt đem về cho mẹ, ngớ ngẩn để chủ nhà bắt quả tang.
2
Cái tay áo rộng thùng thình đó bây giờ không còn nӳa. Thời hiện đại, tay áo có thể dùng để “phất y khứ” chỉ còn trên sân khấu tuồng, chèo, cải lương hoặc trong các phim cổ trang. Quan sát
nam phụ lão ấu đi đứng ngoài đường, bên ta cũng vậy mà bên Tàu cũng vậy, thấy tay áo người nào cũng vừa vặn với cổ tay, không thể dùng để “rũ” hay “phất” được. Lý Bạch nếu sống thời nay, chắc chắn không dùng hình ảnh “phất tay áo ra đi” để trỏ thái độ của kẻ sĩ
https://thuviensach.vn
không màng danh lợi. Có khi thi bá họ Lý buộc phải dùng tới ngôn từ thô lậu “phủi đít ra đi” cũng nên!
Nói lan man nãy giờ, cũng chỉ cốt để kết luận rằng trang phục ngày nay khác xưa nhiều quá. Có lẽ trên đời không có gì biến đổi nhanh hơn trang phục. Thay đổi một cách nghĩ chẳng dễ, thay đổi một cách cảm càng vô cùng khó, nhưng thay đổi một cách ăn mặc lại quá sức tӵ nhiên. Xuất xứ của cụm từ “à la mode” vì vậy hẳn có nguồn gốc từ chuyện ăn mặc. Tất nhiên “thời trang” không phải là lãnh địa dành riêng cho phụ nӳ. Nhưng trong thӵc tế, chúng ta có thể kết luận mà không cần phải uốn lưỡi quá nhiều rằng ngành thời trang được sinh ra chủ yếu vì quý bà và cho quý bà.
3
Trên đại thể, phụ nӳ nào cũng bận tâm đến trang phục. Sắm sӱa quần áo, mũ nón, giày dép có lẽ là nhu cầu thiết thân và thường trӵc của mọi phụ nӳ. (Từ ngày xứ ta bắt buộc đi xe máy phải đội
nón bảo hiểm thì mối quan tâm của phụ nӳ đến mũ nón sụt giảm đáng kể). Vào siêu thị hoặc một khu mua sắm nào đó, không cần giỏi quan sát ta cũng dễ dàng nhận ra chốn thu hút phụ nӳ nhiều nhất là các gian hàng quần áo.
Làm đẹp. là bản tính của phụ nӳ. Chúng ta vẫn thường gọi phụ nӳ là “phái đẹp” đấy thôi. Cách gọi đó bao hàm thái độ chấp nhận ước muốn làm đẹp của phụ nӳ là nhu cầu tӵ nhiên, ít ra là để chứng tỏ họ xứng đáng với mӻ từ mà cánh mày râu gọi họ.
https://thuviensach.vn
Các nhà kinh doanh khai thác nhu cầu này của phụ nӳ đến tận răng: các loại nước hoa, keo xịt tóc, son phấn, kem dưỡng da, kem chống nắng, các loại son dành cho móng tay và móng chân được sản xuất và cung cấp từng giờ. Hiển nhiên không thể thiếu trang phục.
https://thuviensach.vn
4
Trang phục dành cho phụ nӳ phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chủng loại, lại thay đổi liên tục. Trong khi đó, trang phục của đàn ông về cơ bản không biến đổi nhiều qua thời gian. Từ khi Âu
phục xuất hiện ở Việt Nam, gần một thế kӹ qua cách ăn vận của các đấng mày râu về cơ bản vẫn không có gì khác: quần tây dài, áo sơ mi; có biến tấu gì đi nӳa vẫn không thoát khỏi kiểu dáng đã được “cổ điển hóa” đó. Quần gin áo pull chỉ là biến tướng về mặt chất liệu, chứ không đột phá về mặt quy cách. Đi các nước, thấy đàn ông nhiều nơi trên thế giới hầu hết cũng đều ăn mặc giống nhau, nghĩa là giống y chang đàn ông xứ ta.
Phụ nӳ thì khác, về sӵ đổi mới trong ăn mặc, phụ nӳ “nổi loạn” hơn nhiều. Và nếu bạn tin có một cuộc cách mạng trong ăn mặc, điều đó chỉ có thể xảy ra trong thế giới quý bà. Bikini ở thập niên 40 là một ví dụ. Chỉ phụ nӳ Việt Nam thôi đã có thể liệt kê: áo dài, áo tứ thân, áo bà ba, quần tây áo sơ mi, các loại váy, yếm… Riêng áo dài và váy thôi, đã nhiêu khê qua từng biến thiên: cổ cao, cổ thấp, xẻ nách, xẻ sườn, váy túm, váy quét, váy cộc, váy dài. Ngay chiếc áo sơ mi của phụ nӳ cũng “biến động” hơn áo cùng loại của đàn ông: hở ngӵc, hở rốn, ôm mông, giả bầu… Thậm chí chiếc quần là vật che thân nhạy cảm nhất, tưởng không có lý do gì để co dãn, cũng đã bắt đầu trễ xuống…
Mẫu mã, kiểu dáng ngày một đa dạng, đổi thay liên tục, làm sao một phụ nӳ không bồn chồn mua sắm khi chị hàng xóm, cô đồng nghiệp lượn lờ trước mặt với nhӳng kiểu áo kiểu quần mới lạ từng ngày.
5
Như vậy, trong khi đòi hỏi quan trọng nhất trong ăn mặc của các ông là lịch sӵ, gọn gàng thì tiêu chí về trang phục phụ nӳ còn đi xa hơn (và cao hơn): còn phải đẹp, thậm chí hơn cả đẹp: phải
mới lạ. Chỗ này, đàn ông không nên so bì với các bà các cô. “Trai tài gái sắc”, ông bà đã tổng kết rồi, nhan sắc với phụ nӳ là một giá trị, mặc dù sau đó ông bà cẩn thận dặn thêm “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Nhưng khi cái đẹp chưa chết thì nó vẫn có quyền làm cho mình đẹp hơn.
https://thuviensach.vn
Cho nên mới nói: mua sắm quần áo là sở thích mà mọi phụ nӳ đều gặp nhau, đặc biệt là các cô gái trẻ. Bên cạnh đó, dĩ nhiên cũng có phụ nӳ thích sắm nӳ trang, phụ nӳ có chồng có con thì thích sắm dụng cụ gia đình, thích la cà bên các quầy thӵc phẩm. Sӵ phân hóa (hay bổ sung?) về mặt sở thích này cũng là một khía cạnh đáng để chúng ta tò mò, nhưng có lẽ nên dành nó cho một bài viết khác.
Sài Gòn Giải Phóng 4-10-2009
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
chuyện ông Vu
T
ôi gặp ông Nguyễn Thắng Vu lần đầu vào khoảng 1993.
Trước đó tôi chưa hề biết ông, mặc dù tôi in cuốn sách đầu tiên ở Nhà xuất bản Kim Đồng vào năm 1985 (tập truyện ngắn Cú phạt đền) và hai năm sau, tôi lại in tác phẩm thứ hai, cuốn Bàn có năm chỗ ngồi. Người trӵc tiếp nhận bản thảo lúc bấy giờ là nhà văn Thy Ngọc và biên tập viên là chị Lê Hồng Phấn. Giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng trong thời kỳ đó là ông Nguyễn Ân và Tổng biên tập là nhà văn Văn Hồng.
Năm 1988 và nhӳng năm tiếp theo, tôi bận viết loạt sách về lứa tuổi mới lớn theo lời kêu gọi của Nhà xuất bản Trẻ nhằm đối phó với hiện tượng “sách đen chuyền tay trong nhà trường” đang gây xôn xao dư luận trong thời điểm đó nên tôi gần như không còn thời gian để viết cho Kim Đồng. Phần khác, sau này tôi được biết Nhà xuất bản Kim Đồng nhӳng năm cuối thập niên 80 gặp khó khăn trăm bề, kể cả trong khoản chi trả nhuận bút nên cũng e dè trong việc kêu gọi các nhà văn phía Nam cộng tác.
Chỉ khi ông Nguyễn Thắng Vu lên làm giám đốc, tạo nên “hiện tượng Doraemon” vào năm 1992 thì Nhà xuất bản Kim Đồng mới vượt qua nhӳng ngày tháng lao đao để bước vào thời hoàng kim rӵc rỡ.
Tôi gặp ông trong thời điểm đó.
Đó là một con người tầm thước, dong dỏng, đôi mắt tinh anh, giọng Quảng Bình nặng nhưng dễ nghe, đặc biệt giọng ông khỏe và rất trầm. Lần tiếp xúc đầu tiên, tôi nghĩ bụng ông này mà đi theo con đường ca sĩ thì có khi thành của hiếm cũng nên.
Ông là người thân tình nhưng có cái uy ngầm, có lẽ do cách nói chuyện của ông có tính thuyết phục cao, tầm nhìn xa, đặc biệt là
https://thuviensach.vn
năng động, táo bạo và quyết đoán.
Nhưng điều khiến tôi quý ông nhất là thái độ của ông đối với sách.
Tôi còn nhớ một buổi trưa cách đây 15 năm, khoảng 11 giờ tôi ghé qua Chi nhánh Nhà xuất bản Kim Đồng ở đường Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Hồ Chí Minh. Sáng hôm sau là ngày phát hành bộ truyện Kính vạn hoa nên tôi ghé lại xem sách đã về chưa. Dắt xe qua khỏi cổng, tôi thấy một ông già mặc bộ pyjama đang lui cui ở giӳa sân, loay hoay dán nhӳng cuốn Kính vạn hoa lên tấm bảng kê sát tường. Ông tỉ mẩn dán nhӳng cuốn sách nhỏ theo hình chӳ K, V và H, có lẽ để trưng bày trong ngày hôm sau.
Tôi không nghĩ người đang làm công việc tủn mủn đó là ông giám đốc nhà xuất bản. Lại gần, nhận ra ông Vu, tôi ngạc nhiên quá. Cái việc cỏn con đó, ông có thể bảo bất cứ nhân viên nào làm cũng được. Nhưng ông không thích thế.
Ông dán xong chӳ K, lại lùi ra xa, nghiêng đầu ngắm nghía. Xong chӳ V, lại lùi ra, miệng không ngớt xuýt xoa. Tới chӳ H, ông lại bước qua trái nhìn một lúc, bước qua phải nhìn một lúc, tặc tặc lưỡi rồi bước tới chỉnh chỗ này một chút, sӱa chỗ kia một tẹo. Cái việc nhỏ nhặt đó gần như thu hút toàn bộ tâm trí ông, trông ông như một họa sĩ đang thưởng thức bức tranh vừa vẽ xong, thích thú, say sưa, phấn khích.
Sau này, đã quen thân với ông nhiều, mới biết ông là người yêu sách một cách kỳ lạ. Trước khi cho in một cuốn sách, ông băn khoăn, cân nhắc chất lượng giấy ruột, giấy bìa, tính toán đến từng mẩu bìa, từng tranh minh họa. Khi sách in xong, bao giờ ông cũng muốn được là người nhìn thấy và vuốt ve trước tiên. Tôi đã nhiều lần bắt gặp ông say sưa mân mê bằng cả tay lẫn mắt nhӳng cuốn sách mới đem về từ nhà in còn thơm mùi mӵc, lúc ấy mặt ông sáng bừng như có ai quạt lӱa dưới da ông. Quả thật trông cái cách ông nâng niu một cuốn sách mới in không thể không liên tưởng đến cảnh người mẹ đang hân hoan nâng niu một đứa con vừa chào đời, đó là gương mặt không thể nhầm được của một người đang đắm
https://thuviensach.vn
chìm trong nỗi trìu mến, lòng âu yếm và cảm giác hạnh phúc. Một nhà văn yêu sách của mình như thế cũng là hiếm, nhưng không phải là không có. Nhưng một ông giám đốc nhà xuất bản yêu sách đến thế, có lẽ là có một không hai.
Phẩm chất đó nơi ông tӵ nhiên tạo sӵ tin cậy vô điều kiện với nhӳng người cầm bút như tôi. Tôi quý cái phẩm chất văn hóa đó nơi một nhà kinh doanh, nếu chúng ta tin rằng xuất bản là ngành kinh doanh văn hóa. Bởi một khi ông yêu sách, tất ông cũng quý nhӳng người làm ra sách. Cái cách ông Nguyễn Thắng Vu đối xӱ với các nhà văn luôn toát lên thái độ quý mến và trân trọng, không chỉ vì ông hiểu rằng các nhà văn là yếu tố đầu tiên tạo nên sӵ thành công cho một nhà xuất bản. Ông quý các nhà văn, vì ông hiểu họ cùng đi trên con đường mà ông đã chọn, cùng thӵc thi cái lý tưởng mà ông đã đeo đuổi, đó là góp phần một cách tӵ nguyện và không mệt mỏi vào việc phục vụ đời sống tinh thần của các thế hệ trẻ.
Tôi còn nhớ khi bộ Kính vạn hoa ra tới tập 20, ông viết một bức thư tay thật dài để chúc mừng tôi và đặc biệt dòng chӳ “thay mặt các em thiếu nhi tôi cảm ơn Ánh đã viết bộ truyện này” làm tôi vô cùng cảm động. Ông không “thay mặt nhà xuất bản” như lẽ thường tình, không nhắc gì đến mối quan hệ giӳa một nhà xuất bản và một cộng tác viên, đối với ông mối quan hệ giӳa nhà vân và các độc giả nhỏ tuổi mới là điều đáng nói hơn. Chuyện tuy nhỏ nhưng qua đó có thể thấy được tâm niệm thӵc sӵ của một người làm sách chân chính cho thiếu nhi: luôn nghĩ đến lợi ích của các em. Cũng vì cảm kích trước tâm huyết của ông với sӵ nghiệp làm sách cho trẻ em mà sau này đã nhiều lần tôi muốn kết thúc sớm bộ Kính vạn hoa vì nhiều lý do nhưng cuối cùng tôi vẫn phải ngồi vào bàn để tiếp tục bộ truyện mà tôi biết nếu tôi đột ngột ngưng lại chắc ông sẽ thất vọng lắm.
Sau này, khi đã rời khỏi cương vị giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng, ông Nguyễn Thắng Vu vẫn giӳ chức Chủ tịch Hội đồng xuất bản một thời gian trước khi về nghỉ hẳn, đại khái ông đóng vai trò như một ông cố vấn, có một căn phòng nhỏ ở nhà xuất bản để lui tới mỗi tuần.
https://thuviensach.vn
Thӵc ra tôi nghĩ ông cũng chẳng “cố vấn” được gì nhiều, tuổi tác cũng đã chạm nhӳng ngón tay lạnh lẽo lên người ông và các thế hệ quản lý sau ông cũng dần cứng cáp. Cái yếu tố chính khiến ông chưa muốn rời bỏ hẳn công việc xuất bản, vẫn cố “dây dưa” với chức Chủ tịch Hội đồng xuất bản, kể cả khi ông biết có người suy diễn điều đó theo chiều hướng xấu, là vì ông không thể sống thiếu hơi thở của sách. Ông thèm biết bao nhӳng khoảnh khắc hồi hộp nhìn theo một bản thảo chuẩn bị đưa tới nhà in và hạnh phúc biết chừng nào khi đón một cuốn sách từ nhà in trở về. Làm sách, với Nguyễn Thắng Vu từ lâu đã không còn là công việc. Đó là tình yêu của ông. Còn hơn thế nӳa, là cuộc sống của ông. Sách là bầu khí quyển quen thuộc mà rời bỏ nó ông giống như cá rời khỏi nước.
Cá rời khỏi nước dĩ nhiên không sống nổi. Ông rời khỏi công việc làm sách không đến mức như thế, nhưng lúc đó cuộc sống đối với ông chắc chẳng còn bao lăm ý nghĩa.
Đó là nỗi đau của Nguyễn Thắng Vu. Nhưng đó cũng là hạnh phúc của ông, thứ hạnh phúc hiếm người có được.
Tuͭi Trẻ 30-5-2010
https://thuviensach.vn
ngày xuân,
đọc tạp bút Đỗ
1
Hồi bé, mỗi khi mải chơi quên học bài hay trót, làm điều nghịch quấy tôi thường bị ba tôi phạt quỳ gối úp mặt vô tường. Bao giờ bị phạt tôi cũng òa ra khóc, thoạt đầu là nức nở rất ghê nhưng
quỳ lâu quá, tôi dần chuyển sang thút thít. Thút thít một hồi, tôi ngừng bặt lúc nào không hay. Ấy là lúc mắt tôi bắt gặp nhӳng lỗ thủng, nhӳng nét gạch xóa, nhӳng vết ố lam nham trên tường và tâm trí non nớt của tôi bắt đầu tưởng tượng ra đủ thứ hình ảnh kỳ lạ, quên béng mình đang bị phạt. Chuyện qua đã lâu, tưởng không còn nhớ. Nhӳng ngày Tết rảnh rỗi, giở tạp bút Đỗ Trung Quân ra xem, đọc tới bài Bc tường, tӵ nhiên hình ảnh ấu thơ hiện về, mới hay họ Đỗ thuở bé cũng từng bị úp mặt vô tường như tôi. Và cũng mơ mộng như tôi. Đỗ còn đi xa hơn: Anh liên tưởng đến chín năm diện bích của Bồ Đề Đạt Ma trong thạch động núi Thiếu Thất…
2
Đọc tạp bút Đỗ, tôi có cảm giác con người lang thang tӵ ví mình như con chuồn chuồn ớt ấy, khi lớn lên đã gần như dành cả cuộc đời để “úp mặt” vô bức tường kӹ niệm. Nhӳng hoài niệm về một
thời thơ ấu nghèo khổ đã trở đi trở lại trong nhӳng trang viết của anh như một ám ảnh khôn nguôi. Ta thấy thấp thoáng trong tạp bút của anh một Sài Gòn phân hóa nhӳng năm 60-70 nhiều biến động. Ta thấy một gã con trai thị dân lớn lên trong xóm lao động nghèo với nhӳng buồn vui phố thị. Nhӳng ngày còn ở thanh niên xung phong, nhӳng lần về phép Sài Gòn, tôi thường vác ba lô đến ở với Đỗ Trung Quân dăm ba bӳa trong căn nhà chật chội trên bờ kênh Nhiêu Lộc, nơi mà anh vừa yêu mến nó vừa căm ghét nó vì nhӳng phận người trong khu ổ chuột này đã không thể nào bơi ra khỏi dòng kênh đục ngầu của định mệnh. Và tôi hiểu tại sao anh viết bài Bơi đi - bài tạp bút buồn nhất, thống thiết nhất và có sức lay động nhất của Đỗ trong tập này.
https://thuviensach.vn
Trong nhӳng cây bút trưởng thành sau 1975, Đỗ Trung Quân là cây
bút giàu chất thị dân nhất, cả trong thơ trong văn trong họa - có 3
lẽ là vì vậy. Tôi chưa thấy ai viết về nhạc boléro hay và cảm động như anh trong bài Đêm khuya ngõ sâu như không màu. Vì anh
viết bằng cả tâm tình. Anh từng sống lay lắt cảnh gác trọ đèn vàng. Anh từng trải qua nhӳng ngõ sâu lênh đênh phận người phiêu dạt. Tóm lại, anh đem tâm tình viết tạp bút. Nên tạp bút của Đỗ Trung Quân là loại văn mà người đọc bắt gặp mình buồn man mác, lắm khi rưng rung theo từng con chӳ.
4
Đỗ Trung Quân tӵ nhận mình là kẻ ham chơi. Anh khoái la cà quán xá. Khoái chạy xe long nhong ngoài phố, nhiều khi chỉ vì “nắng vàng sao mà nhớ nhung”. Và hầu như anh luôn mê Tết.
Rất nhiều bài trong tập tạp bút này nhắc đến Tết. Đỗ Trung Quân “diện bích” cuộc đời đấy. Anh nhớ Tết để mà nhớ người. Như Cung Tiến, anh đang hoài cảm. Nên Vì sao con cóc, con cò, cái bͩng - bài viết hay nhất trong tập - anh dành tặng Ngã ba Ông Tạ - nơi anh đã trải qua một tuổi thơ lem luốc và lêu lổng. Lang thang phố xá - lang thang trong cuộc đời - lang thang trong cõi nhân sinh - với Đỗ Trung Quân, là một. Cho nên Tạp bút Đͯ tài hoa mà trĩu nặng nhân tình…
Sài Gòn Giải Phóng 18-2-2006
https://thuviensach.vn
khi người Việt đi xa…
1
Lê Minh Quốc đi Mӻ một tháng, về nhà chìa cho tôi bản thảo Mͱt ngày ở MΏ, nói “Ông viết giùm tui lời giới thiệu”. Tôi nheo mắt “Ông qua bển ở một tháng lận mà, sao bảo mͱt ngày?”. Quốc
cười méo xẹo “Một tháng ở Mӻ cũng là cưỡi ngӵa xem hoa thôi. Đất nước người ta rộng mênh mông, tôi biết bao lăm mà dám huênh hoang. Tôi chỉ viết theo cái ý “đi mͱt ngày đàng học mͱt sàng khôn” thôi”.
Tôi ngạc nhiên về Lê Minh Quốc quá. Lần trước anh đi Hà Lan 7 ngày, về viết cuốn Du lịch của người câm. Nay đi Mӻ một tháng, về viết cuốn này. Mà toàn là đi lần đầu tiên, cái gì cũng không biết, cái gì cũng gặng hỏi. Chắc cái thú quan sát, ghi chép của một nhà báo ở trong anh phải mạnh mẽ lắm. Có cái say mê đó, đi một tháng có khi sӵ thu thập bằng người đi một năm. Ờ, suy cho cùng đối với người viết du ký vấn đề không phải là anh đi bao lâu mà là anh đã nhìn thấy gì và ghi nhận được gì trong thời gian đó. Thời lượng của chuyến đi tất nhiên là quan trọng nhưng chất lượng của chuyến đi xem ra còn quan trọng hơn.
Xưa nay, các nhà văn xứ ta mỗi lần có dịp đi đến chốn lạ đều có thói quen ghi chép. Qua Pháp, Phạm Quỳnh viết Pháp du hành trình nhật ký, Nhất Linh viết Đi Tây. Qua Tàu, Lê Văn Trương viết Ba tháng ở Trung Hoa, Nguyễn Tuân viết Mͱt chuyến đi. Qua Cao Mên, Nguyễn Hiến Lê viết Đế Thiên Đế Thích… Đi xa cũng viết. Đi gần cũng viết: Phạm Quỳnh có Mười ngày ở Huế, Nguyễn Hiến Lê có Bảy ngày trong Đͫng Tháp Mười…
Bây giờ Lê Minh Quốc có Mͱt ngày ở MΏ. “Mười ngày”, “bảy ngày” hay “một ngày” cũng chỉ là một cách nói. Nó cho thấy ham muốn nghe và nhìn, nhớ và ghi là thói quen, thậm chí là bản năng của người cầm bút.
https://thuviensach.vn
Lê Minh Quốc viết Mͱt ngày ở MΏ có điều bất lợi. Cuốn sách ra đời
trong thời điểm nước Mӻ đã không còn là một quốc gia xa lạ, so 2
với chục năm trước đây sӵ qua lại giӳa Mӻ và Việt Nam đã nhộn nhịp hơn nhiều. Bây giờ người Việt qua Mӻ và người Việt ở Mӻ
về Việt Nam là chuyện bình thường: ngoài nhӳng điều mắt thấy tai nghe, trong nhӳng cuộc trà dư tӱu hậu người ta đã thuật cho nhau biết bao nhiêu là chuyện về nước Mӻ. Chưa kể, trong bối cảnh bùng nổ thông tin với sӵ trợ giúp tuyệt vời của internet như hiện nay, trái đất hầu như không còn xó xỉnh nào không được phơi ra ánh sáng, nói gì một nước to đùng như nước Mӻ. Nước Mӻ ngày nay rõ ràng gần gũi hơn nhiều so với Singapore thời Tӵ Đức: “Tân-Gia t vưͻt con tàu/ Mͳi hay vũ trụ mͱt bầu bao la” (Cao Bá Quát). Mới hôm qua đây thôi, lúc đang ngồi đọc bản thảo này của Quốc, tôi thoáng thấy kênh truyền hình HTV3 hăm hở giới thiệu chương trình Tìm hiểu văn hóa MΏ, được quảng cáo là sẽ phát vào lúc 21 giờ chủ nhật hằng tuần, liền giật mình nghĩ: “Thôi rồi, Quốc ơi!”.
Nhưng đọc kӻ Mͱt ngày ở MΏ, lại thấy Lê Minh Quốc có cái lợi của người đến sau. Với nhӳng người đã có hiểu biết ít nhiều về nước Mӻ, người ta đang tò mò chờ đợi xem cái anh “Lý Toét” Lê Minh Quốc cảm nhận về nước Mӻ như thế nào, có gì giống họ và khác họ không.
Giống, thì giống nhiều! Vì nhӳng điểm nổi bật của xã hội Mӻ nó sờ sờ ra trước mắt, ai cũng thấy, chẳng hạn về tinh thần thượng tôn pháp luật và ý thức tӵ giác cao của người Mӻ trong sinh hoạt cộng đồng, về nhӳng quan tâm đặc biệt mà pháp luật và xã hội dành cho người tàn tật và trẻ em, về ý thức bảo vệ thiên nhiên và động vật hoang dã, về trật tӵ xã hội và an toàn giao thông, v. v…
Nhưng cuốn sách của Lê Minh Quốc có nhӳng cái khác, cái riêng rất thú vị, nhất là nhӳng thông tin so sánh. Lâu nay, Lê Minh Quốc biên soạn nhiều đề tài, nhiều lãnh vӵc: từ báo chí, giáo dục, doanh thương đến chӳ viết, địa chí, lịch sӱ. Với tư cách nhà tư liệu học, trong cuốn sách này anh hào hứng nhắc đến người Việt Nam đầu tiên đến Mӻ và người Mӻ đầu tiên đặt chân đến Việt Nam, anh nhắc đến Bùi Viện, đến John Briggs, John White, Edmund Robert; thấy
https://thuviensach.vn
dân Mӻ được phép mua súng phòng thân, anh lại nhắc chúng ta nhớ đến thế kӹ 18, do giặc cướp nhiều nơi nổi dậy chúa Trịnh Giang đã từng cho phép dân đinh tӵ sắm lấy vũ khí chống giặc (mặc dù sau khi phép tắc này ban ra, giặc giã còn loạn hơn vì người mua vũ khí nhiều nhất là… giặc cướp!) - nhӳng chi tiết có lẽ không phải ai cũng biết. Bên cạnh đó, với cảm xúc của một nhà thơ, đang ở Mӻ anh lại cảm khái nhớ đến Hồ Dzếnh, Thạch Lam, Hàn Mặc Tӱ, Nguyễn Bính, Bùi Giáng và nhӳng liên tưởng bất ngờ này khiến cho cuốn sách của anh thêm phần tӵ nhiên, khoái hoạt.
3
Không chỉ nhắc đến Bùi Giáng, Lê Minh Quốc còn hăng hái nơi gương nhà thơ đồng hương của mình bằng cách chen thơ vô bất cứ chỗ nào chen được. Đặt chân xuống sân bay cũng làm thơ.
Không nói được tiếng Mӻ, thèm tiếng Việt, ước chi cả nước Mӻ… đều nói tiếng Việt để mình đỡ khổ cũng làm thơ. Gặp cô gái đẹp đang cười với ai đó, tưởng cười với mình, cũng làm thơ. Và bài thơ Quốc viết khi đến thăm Bảo tàng nhạc Jazz, thứ âm nhạc bất hủ của người da đen, theo tôi là một trong nhӳng bài thơ hay nhất của Quốc từ trước đến nay: “Chảy xuͩng t trời đen mͱt dòng đen/ âm nhạc đen thế giͳi màu đen/ nhẹ nhàng nͩt nhạc đen/ như dòng lệ em/ lăn qua tình yêu đen/ thời gian khoảnh khắc đen/ tng giọt đen/ tng giọt/ tng giọt/ tôi đưa tay che lấy ngΉc/ mͱt dòng đen đang nhói trong tim/ tiếng kèn man dại/ đen đen đen/ nh·ng thân phận da đen/ tiếng nấc lên men/ cͧ dại hoa hèn/ ngàn năm t đá/ bật lên nh·ng chͫi đen/ hy vọng.
Tôi rất thích bài thơ này, như tôi từng thích bài thơ Đen của Thanh Tâm Tuyền trước đây, có lẽ đó là tâm trạng của người hồi bé đã mê truyện Túp lều của bác Tom của Harriet Beecher Stowe và lớn lên lại yêu thích nhà thơ Mӻ lừng danh Langston Hughes, một thi sĩ da đen “đen như đêm tͩi/ đen như chiều sâu thăm thẳm của châu Phi”. Đọc bài thơ của Quốc, tôi thích đến nỗi đùa với anh “Đọc du ký của ông, tôi mới biết ông… mạnh về thơ”!
4
Một điều tôi nôn nao khi đọc tập bút ký này là chờ xem Lê Minh Quốc có nhắc gì đến người Việt ở Mӻ hay không. Tôi chờ đợi điều đó, bởi vì khi gặp người Việt trên đất Mӻ, bao giờ tôi cũng
https://thuviensach.vn
cảm thấy mừng rỡ và xúc động lạ lùng, cái cảm giác như khi tôi rời quê vào Sài Gòn học đại học bất chợt gặp một người nói tiếng Quảng Nam - cái mừng rỡ “tha hương ngộ cố tri”. Người Việt trên đất Mӻ có thể không quen biết, có thể không phải “cố tri”, nhưng đó là “người Việt mình” - nhӳng đồng bào lưu lạc tha hương nơi đất khách quê người. Cái tình cảm thiêng liêng của người cùng một giống nòi nó thắm thiết lắm, nó vượt lên trên mọi bất đồng, nó biến mọi thứ khác thành tiểu tiết.
Nhớ hồi lần đầu tôi đến Mӻ, 8 giờ sáng ra ngồi ngoài hiên nhìn mưa bay lất phất, tӵ nhiên thấy nhớ nhà kinh khủng. Cũng lạ, ba mẹ tôi, tất cả anh em ruột thịt của tôi đều ở bên cạnh, thế mà tôi lại nhͳ nhà. Hóa ra nhà trong tâm khảm người Việt không chỉ là gia đình ruột thịt mà còn là không gian là cảnh vật gắn bó với ta từ thuở ấu thơ, thậm chí từ nhiều đời, là tiếng mưa rơi trên mái tranh trên tàu lá chuối, là tiếng cuốc trưa hè, là nhӳng hình ảnh thấm vào ký ức và tình cảm ta một cách hӳu hình lẫn vô hình… Ở Việt Nam, nhiều người nói “đi thăm nhà”, tức là đi qua Mӻ thăm gia đình. Nhưng đến Mӻ họ lại thấy “nhớ nhà”, tức là nhớ Việt Nam. Giống hệt như tôi. Lạ ghê!
May là Lê Minh Quốc đã nhìn ra điều này. Anh nhắc đến nhӳng “mảnh vườn Việt Nam” với cây bí, cây bầu, cây nhãn, cây xoài, cây cà chua, cây chuối, cây ớt, diếp cá, tía tô, húng quế… Đó là quê hương thu nhỏ đối với người Việt xa xứ. Quốc viết “Mảnh vườn của người Việt trên nước Mӻ là nơi người ta gӱi gắm nỗi niềm bàng bạc nhớ quê”. Đúng quá! Mà ngay cả Quốc cũng thế: “mới xa nhà dăm ngày đã thấy não lòng huống gì nhӳng người già sống lâu dài ở Mӻ”.
Có lẽ người Việt xa quê nào cũng thế, không cứ là người già. Tôi nhớ bài tập đọc Chͯ quê hương đẹp hơn cả trong sách Quͩc văn giáo khoa thư kể chuyện một người đi du lịch đã nhiều nơi, hôm về nhà hàng xóm láng giềng đến chơi rất đông. Có người hỏi “Ông đi du sơn du thủy, tất đã trông thấy nhiều cảnh đẹp, vậy ông cho ở đâu là thú hơn cả”. Người đó trả lời “Cảnh đẹp mắt tôi trông thấy đã nhiều, nhưng không đâu làm cho tôi cảm động, vui thú bằng lúc trở
https://thuviensach.vn
về chốn quê hương, trông thấy cái hàng rào, cái tường đất cũ kӻ của nhà cha mẹ tôi. Từ cái bụi tre ở xó vườn, cho đến con đường khúc khuӹu trong làng, cái gì cũng gợi ra cho tôi nhӳng mối cảm tình chứa chan, kể không sao xiết được”. Cái hàng rào đó, cái tường đất đó, cái bụi tre quanh con đường làng khúc khuӹu đó, thiết tưởng người Việt nào đi xa cũng mang theo trong lòng.
Lại nhắc chuyện tôi ngồi nhìn mưa bay bên Mӻ. Thấy mưa sao giống mưa bên nhà, lòng tӵ nhiên bồi hồi quá thể. Bỗng nghe tiếng chó sủa vẳng ra từ dãy nhà trước mặt, tiếng sủa giống y con Vàng, con Vện ở quê. Tôi mừng quýnh, chạy vô đập thằng em dậy, rối rít khoe: Này, tao vừa nghe tiếng chó sủa. Không phải chó bécgiê. Nó sủa y như mấy con chó nhà ngoại mình dưới quê. Thằng em chạy ra dòm, nói: Gia đình đó người Lào! Hóa ra không phải chó Việt, mà là chó Lào. Tôi thất vọng quá, nhưng rồi tӵ an ủi: Nước Lào ở kế mình, tuy tiếng Lào khác tiếng Việt, nhưng chó Lào sủa cũng không khác chó Việt là mấy, nó sủa cũng giống chó quê mình, không ra “ngoại ngӳ” lắm! Nghĩ vậy, tӵ nhiên đỡ buồn!
https://thuviensach.vn
Cho nên, thật dễ hiểu mà cũng thật cảm động khi Lê Minh Quốc bùi ngùi kết luận “Trong khi làm vườn với tâm thế hướng về quê hương, tìm lại nhӳng hình ảnh cũ thì cũng chính lúc ấy người Việt xa quê bắt đầu chớm lên tình yêu gắn bó với vùng đất đai của xứ sở
https://thuviensach.vn
mới”, chính vì xứ sở mới đã mang hình bóng của quê hương qua nhӳng trái bí trái bầu…
Đó cũng là nhӳng hình ảnh và nhӳng cảm nhận Lê Minh Quốc dành để khép lại tập bút ký Mͱt ngày ở MΏ. Như để nói rằng, trong Mͱt ngày ở MΏ giới thiệu về nước Mӻ không phải là phần quan trọng nhất mà điều lớn hơn là khám phá tâm tình người Việt. Và cái tâm tình đó chỉ được chiếu rọi rõ nét hơn khi người Việt đi xa, cụ thể là… đi Mӻ.
Lời tΉa cho tập bút ký Một ngày ở Mӻ của Lê Minh Quͩc, Nhà xuất bản Trẻ 2008
https://thuviensach.vn
nghiêng tai dưới gió hay là một cách thế ở đời
1
Hổm rày, lần theo nhӳng trang sách Nghiêng tai dưͳi gió của nhà thơ Lê Giang, thú thiệt là gặp ý nào tôi cũng muốn viết, muốn bàn. Tôi tâm đắc rất nhiều thứ mà chị đề cập. Chẳng hạn,
chuyện chị rất hay nằm mơ thấy mất tiền, mất bóp, thức dậy muốn toát mồ hôi hột. Hồi học cấp một, tôi cũng hay nằm mơ. Tôi khác chị, tôi nằm mơ thấy mình lượm được tiền. Nhưng tôi chưa bao giờ lượm được tờ giấy bạc nào có mệnh giá lớn. Trong giấc mơ, tôi chỉ lượm được tiền xu, thứ tiền trẻ em dùng đánh đáo. Vậy mà tôi đã mừng rơn. Lúc tỉnh dậy hớn hở xòe tay ra, thấy tay trống không, biết là mơ, tôi buồn ứa nước mắt. Đó là nhӳng giấc mơ khốn khổ của người nghèo. Người nghèo lượm được vài đồng xu đã tíu tít. Người nghèo mới cắt củm gìn giӳ từng tờ bạc, gài kim băng ngay túi áo nhưng lúc nào cũng sợ rớt mất, ngay cả trong khi ngủ. Nhà giàu bỏ tiền vào két sắt, gӱi tiền vào ngân hàng, đâu sợ gió thổi bay đi, ngả lưng xuống là ngủ một giấc thẳng cẳng từ đêm tới sáng. Đâu có giống chị Lê Giang.
Lê Giang gọi cuốn sách của mình là tạp văn và ký. Tôi đọc, lại nghĩ mình đang đọc tӵ truyện. Qua nhӳng trang sách của chị, tôi mường tượng ra được một phụ nӳ gạt nước mắt gӱi lại con thơ để lên đường ra trận, hình dung ra nhӳng tháng ngày vất vả lội núi băng đồng, nhӳng tình bạn chân thành và ấm áp, và như thấy mồn một trước mắt cảnh sống đơn sơ mà giàu cảm thông trong gia đình chị. Cảnh sống thanh bạch và giản dị của một đôi vợ chồng nghệ sĩ từ chiến khu về giúp tôi cảm thấy lòng mình như được sưởi ấm trong nhӳng ngày vụ PMU 18 đang làm lung lay niềm tin và chấn động dư luận xã hội.
2
Đọc tập sách này của chị, tôi chắc bạn đọc “ngoại đạo” sẽ ngạc nhiên thú vị khi biết được chuyện bếp núc của giới sáng tác. “Cho tͳi mͱt hôm, trong nhà lͫng chͻ bưͳc ra, đụng mấy bà bán
https://thuviensach.vn
trái cây đang bụm miệng cười khọt khẹt, mấy bả hͧi tôi ͭng làm gì vậy bà? Tôi dòm qua đường thấy ͭng ng΅a mặt lên trời, miệng chu chu hút gió”. Gì vậy cà? Té ra người đàn ông trông có vẻ “tưng tӱng” đó là nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, người bạn đời của chị. Sở dĩ trông nhạc sĩ kỳ khôi như vậy là do anh đang sáng tác, đang thả hồn theo mây gió trong khi chờ vợ xách giỏ đi chợ. Nếu Lê Giang không nói, chắc không ai biết được đó là khoảnh khắc anh khoái trá tìm ra giai điệu điệp khúc “A, ai gọi đời ta!” trong bài hát Hãy yên lòng mẹ ơi khá quen thuộc. Nhӳng khoảnh khắc trông “không giống ai” đó ở người nghệ sĩ dưới ngòi bút hóm hỉnh của Lê Giang hiện ra không chỉ một lần: “Mấy ngày còn lại ở Buôn Ma Thuͱt, anh em trong đoàn gặp nhau sao bͯng lạnh lùng, lại còn đăm chiêu… Về nhà nghỉ c day lưng ra ngoài, quay mặt vô vách, lẩm nhẩm, lầm thầm như đọc thần chú. Hễ đi vòng vo về là ịch xuͩng gͩi, day mặt vô vách như giận ai t đời nào”. Bạn đọc có thể hoảng hồn, nhưng nhӳng con người khó đăm đăm và có vẻ sẵn sàng gây gổ với bất cứ ai đó thӵc ra không xa lạ gì trong giới văn nghệ. Họ toàn là nhӳng bậc tài danh: Phan Huỳnh Điểu, Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Phạm Minh Tuấn… Họ đang sáng tác, đang nâng niu và cӵc nhọc nuôi dưỡng nhӳng ý tưởng vừa hoài thai trong đầu. Mới biết, sӵ thai nghén một tác phẩm tinh thần so ra cũng vật vã không thua gì sӵ thai nghén một tác phẩm bằng xương bằng thịt.
3
Riêng tôi, tôi khoái nhất nhӳng trang ngòi bút tác giả đụng chạm đến chuyện ăn uống. Tôi không phải là người ham ăn uống, nhưng cái kiểu ăn uống của Lê Giang, cái cách bàn về ẩm thӵc
của chị có điều gì đó rất gần gũi với tôi. Tôi lớn lên ở thôn quê miền Trung, lớn lên trong các món ăn dân dã như bánh ú, bánh ít, rau lang, rau muống, khoai khô, khoai chà và đến bây giờ vẫn khôn nguôi nhung nhớ thì Lê Giang cũng vậy. Trong suốt tập sách của mình, người con gái của sông Gành Hào không ngừng tha thiết nhắc tới nhӳng món ăn đơn sơ quê kiểng: cá trê, cá sặc, cá chốt giấy, bông súng, điên điển, bông so đũa, khổ qua đèo, rau đắng đất, bông mướp, đọt bầu, cỏ hẹ, rau mác, bông bí, rau ngổ, cọng bồn bồn… Hổng thấy cà rốt, xà lách, bắp cải, su hào đâu hết.
https://thuviensach.vn
Cư ngụ tại thành phố hoa lệ đã lâu, mỗi lần đi chợ Lê Giang vẫn khoái la cà các chợ bình dân, nơi nhӳng tiếng mời chào trở thành một phần của đời sống tình cảm: “- Ngoại ăn kèo nèo đi ngoại. Con mͳi nhͭ hͫi sáng. - Má ăn cá chͩt giấy kho tiêu đi má. Cá còn tươi, rͱng nưͳc sông Sài Gòn nè má. - Dì Năm làm mͳ rau ngͭ về luͱc ‘trần’ đi, dì Năm.” Rõ ràng, Lê Giang đi chợ không chỉ để mua, mà còn để nghe, để ngắm. Ngắm cái sàng rách bung vành đӵng mớ đọt nhãn lồng, rau đắng, dền gai, mớ rau dệu nhám nhám bùi bùi, nhӳng loại rau đọt mà chị vẫn âu yếm bảo “nhӳng loại rau không ở trong nhà kính” - nhӳng loại rau mọc ở bờ bụi, sông hồ, mương rạch, ao chuôm, ruộng đồng - nơi chị tắm mình trong không khí thân quen thời ấu thơ và sau này chị lại hít thở nó khi lặn lội qua nhӳng nẻo đường dân ca diệu vợi.
Có lần Lê Giang tâm sӵ với người bạn đời của mình rằng đời chị bây giờ chỉ có hai sở thích: một là đi sưu tầm nhӳng bài dân ca còn sót lại ở đâu đó, hai là đi… chợ. Tôi đọc chỗ này, tin là chị không nói đùa. Vì đi chợ với Lê Giang là cơ hội để kӹ niệm trong tâm hồn thức dậy, là dịp để chị nhớ mùi bánh cống ở chợ Sóc Trăng của các cô gái Khmer, nhớ thím xẩm bán dầu cháo quảy ở bưu điện Trà Vinh, nhớ tô bún nước lèo ăn trên chiếc xuồng bồng bềnh lắc lư chỗ chợ Ngã Bảy, tóm lại ăn để mà nhớ mà thương bụi tre, tán khế, gốc xoài. Nói cách khác, “ăn để thͧa mãn tình quê”.
4
Ăn để thỏa mãn tình quê, như vậy phải ăn ở ngoài chợ, trên sông hay bên lề đường gió bụi? Điều đó đúng, nhưng với Lê Giang bӳa ăn gia đình cũng cӵc kỳ quan trọng, không kém phần
thú vị và nhất là vẫn đáp ứng được nhu cầu “thỏa mãn tình quê”. Chị và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ gặp nhau ở một điểm: khoái nấu nướng, khoái thưởng thức nhӳng món ăn gọi nhớ “ngày xưa còn bé”. Nhấm nháp món ăn cũng chính là nhấm nháp kӹ niệm. Ăn cá chốt giấy, Lê Giang nhớ ba: “Năm à! Ra sông câu cho ba vài con cá chͩt giấy đi con!”, nhớ con sông Gành Hào chảy ngang trước nhà để tới chợ Cà Mau, nhớ “thời thơ ấu bên sông, chiều chiều có đàn cá nưͻc đua, phun vòi nưͳc trắng xóa lên đôi bờ đám lá ken dày xanh mưͻt, khua rͭn rảng như triệu c đường gươm”. Không phải tӵ nhiên mà trong tập sách này, ít nhất là ba lần Lê Giang nhắc đến hình ảnh chơi nhà
https://thuviensach.vn
chòi - trò chơi gắn liền với thời thơ ấu ở quê nhà. Chồng chị cũng y hệt chị, đến lúc ốm liệt giường còn nằng nặc đòi ra thӵc đơn “cháo tiêu hành, xắt lá tía tô trͱn vô cháo như má anh nấu ngày xưa”. Ra vậy! Lê Giang nhìn chồng ăn, cảm khái “Anh húp xì xụp đͭ mͫ hôi, nhͳ mẹ!”. Cái miếng ăn như vậy quan trọng quá. Một người nhớ ba, một người nhớ mẹ. Cho nên tác giả mới kết luận “Té ra cái sΉ ăn không chỉ để cho no, mà còn là mͱt nhu cầu tình cảm vͩn phc tạp của con người”.
Cái ăn còn quan trọng ở chỗ nó có khả năng gắn kết và nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình. Tác giả quan niệm như vậy và tôi thấy không có lý do gì không đồng ý với chị. Thời buổi hiện đại, con người có thể cho phép tӵ giải phóng mình ra khỏi chuyện chợ búa, bếp núc. Hai vợ chồng có thể kéo nhau ra quán xá, nhà hàng. Hoặc giao chuyện nấu nướng cho người giúp việc. Còn không thì nhấc điện thoại “alô” một tiếng, cả tỉ tiệm ăn sẵn sàng đem cơm hộp tới tận nhà. Chàng và nàng chẳng phải bận tâm gì hết. Tới bӳa cứ ngồi vô bàn. Như vậy tiện thì có tiện, nhưng ngẫm kӻ cũng có chỗ thiếu sót. Người chồng sẽ không thấy được hình ảnh người vợ xách giỏ đồ chợ bước vô nhà, mồ hôi bết tóc, mặt mày đỏ lơ đỏ lưỡng. Không thấy được cái cảnh người phụ nӳ ngồi bên bếp than hồng, làm cá, vo gạo, bằm ớt, lặt rau rồi chí thú và hồi hộp bày biện các món ra bàn, thấp thỏm hỏi “Anh có ngon miệng không?”. Nói chung, người vợ rời xa cái bếp cũng giống như người nông dân bỏ bê ruộng đồng - nhӳng hạt giống tình yêu sẽ mất đi một cơ hội để gieo xuống nhӳng buồn vui, sẽ không ai thấy được sӵ chăm sóc, quan tâm của người này đối với người kia. Không khí đầm ấm, thân thuộc của nếp sống truyền thống tӵ nhiên mà biến mất. Cái không khí đó nó vô hình nhưng thӵc ra nó như sợi dây tình cảm thiêng liêng cột chặt các thành viên trong tổ ấm lại với nhau. Khi cái “tổ” không còn cảnh người phụ nӳ ngồi cơi bếp lӱa thì đâu còn “ấm” nӳa! Vì lẽ đó mà khi Lê Giang nói chắc như cua gạch “Tôi gi· ảnh tͳi ngày nay, có lẽ là nhờ b·a cơm hằng ngày”, tôi tin là chị không định nói chuyện hoạt kê. Vì với chị, nấu nướng cũng giống như làm “lời mới” cho một bài dân ca, hoa lá cỏ cây chim trời cá biển đã có tӵ ngàn xưa nhưng mỗi ngày biết “biên soạn” lại sao cho phù hợp với tuổi tác và tâm tình của người đối diện là một nghệ thuật - không chỉ nghệ thuật của
https://thuviensach.vn
bàn tay mà còn là nghệ thuật của tâm hồn: “Cái bàn là chiếc gương soi mình hằng ngày” - Lê Giang nói vậy.
Soi mình vào chiếc bàn ăn hằng ngày thì trong chúng ta ai cũng “soi”. Nhưng soi để thưởng thức, để ngẫm nghĩ, để điều chỉnh, để nhìn từng màu sắc, ngӱi từng hương vị trên bàn ăn mà rèn cho tâm hồn mình luôn hòa quyện vào thiên nhiên, vào cuộc sống chung quanh sao cho thích ứng hài hòa thì không phải ai cũng làm được.
Để có thể cảm thụ cuộc sống tới mức đó, chắc chắn không thể sống thờ ơ. Mà phải sống mạnh mẽ, chân thành, lòng như muối mặn, và nhất là phải biết “nghiêng tai dưới gió” để đón bắt nhӳng giai điệu đa thanh của cuộc đời. Như Lê Giang. Hay nói một cách ví von, như một câu thơ trong bài Hương ngọc lan trong vườn treo của chị - câu thơ đạt đến mức khái quát của một bậc minh triết:
Đời cho ta đưͻc nâng niu
Nâng niu cho đời ta đưͻc…
Lời tΉa cho tập tạp bút Nghiêng tai dưới gió của Lê Giang, Nhà xuất bản Trẻ 2006
https://thuviensach.vn
người bạn đồng hành
của văn học thiếu nhi
1
Tôi gặp ông lần đầu vào năm 1984, lúc tôi đang chuẩn bị in tập truyện thiếu nhi đầu tay Cú phạt đền ở Nhà xuất bản Kim Đồng. Nhà văn Thy Ngọc giới thiệu với tôi đây là Tổng biên tập của nhà
xuất bản, mới từ Hà Nội vào: nhà văn Văn Hồng. Đó là một người đàn ông trung niên vóc dáng cao lớn, hơi dềnh dàng, nói giọng Nghệ Tĩnh, trầm tĩnh nhưng sẵn sàng tranh biện.
Ông thông minh và thẳng thắn, cuộc gặp đầu tiên giӳa tôi và ông đánh dấu bằng cuộc tranh cãi quyết liệt về từ “thằng” và “con” tôi dùng khá nhiều trong truyện. Tôi nhớ đại khái ông bảo các từ đó nghe nó “sỗ sàng” quá. Tôi cãi đó là từ Nam bộ dùng để chỉ giới tính: “ngoài Bắc gọi cái Huệ thì trong Nam gọi con Huệ”, “miền Bắc thấy sỗ sàng nhưng miền Nam không thấy như vậy”. Ông thẳng thắn nhưng không áp đặt. Ông nói “Tùy cậu. Nhưng mình vẫn bảo lưu ý kiến của mình”.
Tôi cãi rất hăng, nhưng về nhà giở bản thảo coi lại, thấy chӳ “thằng” và “con” trong truyện có vẻ bị lạm dụng. Thế là tôi lẳng lặng gạch bớt nhӳng từ đó, chỉ chừa lại ở nhӳng chỗ cần thiết. Đọc lại, thấy dễ chịu hơn hẳn. Sách in ra, tình cờ gặp lại ông, ông ngạc nhiên “Sao đọc bản thảo của cậu, mình thấy ‘chỏi’ quá, nhưng lúc in thành sách, mình không bắt gặp cảm giác đó, lạ thật! Cậu có ‘táy máy’ gì trong bản thảo không?”. Tôi cười khì khì, thú thật là tôi đã nghe lời ông “thanh lọc” khá nhiều nhӳng từ ông nói.
2
Mãi về sau này, lúc ông đã nghỉ hưu, tôi mới biết ông còn là nhà nghiên cứu văn học thiếu nhi. Hèn gì mà ông đọc kӻ và góp ý thật thấu đáo, tỉ mỉ. Ông bệnh đã nhiều năm nay, đi lại khó khăn,
vậy mà ông vẫn không bỏ thói quen đọc. Trò chuyện với ông, tôi ngạc nhiên phát hiện ông đọc rất nhiều, không chỉ sách thiếu nhi. Sau này, khi internet phát triển, ông còn đọc miệt mài trên mạng. Lúc
https://thuviensach.vn
viết Kính vạn hoa và Chuyện x Lang Biang, tôi gӱi sách tặng ông, tưởng truyện dài cả mấy ngàn trang, ông chỉ đọc qua loa. Nào ngờ ông đọc hết, không chỉ đọc mà còn gọi điện thoại nhận xét chi tiết và cụ thể, còn viết cả bài giới thiệu. Ở tuổi của ông, đọc nhiều đã là đáng nể, nhưng ông còn viết khỏe, thiệt là bái phục. Bây giờ ông vẫn rất minh mẫn, nhưng có lẽ sức khỏe đã yếu nên không còn viết nhiều. Còn khoảng một năm trở về trước, cứ lâu lâu tôi lại thấy ông khoe một bài viết mới. Về Đoàn Giỏi, về Xuân Sách, về Thy Ngọc, về Hoàng Lại Giang… Gần đây, ông thích viết chân dung văn học, có lẽ đã đến tuổi ông ngồi mơ màng hoài niệm lại nhӳng gương mặt bạn bè mà hầu hết đã quá tuổi thất thập cổ lai hy…
3
Là một tổng biên tập lâu năm của Nhà xuất bản Kim Đồng, hằng ngày đọc và thẩm định tác phẩm, thường xuyên gần gũi tiếp xúc với các nhà văn viết cho thiếu nhi, dĩ nhiên mối quan tâm lớn
nhất của ông vẫn là mảng văn học thiếu nhi. Không nhӳng thế ông luôn theo dõi và trăn trở về quá trình vận động và phát triển của mảng văn học này. Nghe ông say sưa nói về Phạm Hổ, Trần Hoài Dương, Trần Đăng Khoa cho đến Đặng Hấn, Trần Quốc Toàn, Quách Liêu, nhận xét cả về J. Rowling - tác giả của Harry Potter, tôi không có cảm giác ông là người đã nghỉ hưu nhiều năm. Ai đụng đến đề tài này, giống như đụng vào chỗ nhạy cảm nhất trong tâm hồn ông, lúc đó mắt ông sáng lên và ông nói thao thao như một nhà hùng biện. Ông đọc nhiều, biết nhiều, nói nhiều nhưng cần khắc họa chân dung một ai, ông chỉ tóm trong vài từ then chốt: Nguyễn Khắc Viện, đó là “dân chủ và khoa học”, Đoàn Giỏi là “du ký và phong tục”, Võ Quảng “dân gian và khác lạ” v.v… Giống như một nhiếp ảnh gia lành nghề, sӵ tinh tường cho phép ông chọn đúng khoảnh khắc xuất thần nhất của đối tượng để bấm máy.
4
Nhân kӹ niệm 50 năm ngày thành lập Nhà xuất bản Kim Đồng, ông cho ấn hành tác phẩm mới nhất của mình: Mai kia đi hết con đường. Đây là tác phẩm nối tiếp mạch nghiên cứu văn học thiếu
nhi của ông từ Hoa trái mùa đầu, Mười năm ghi nhận, T mục đͫng đến Kim Đͫng và các bài viết khác in trong bộ Bách khoa thư về văn học thiếu nhi Việt Nam. Đọc ông, cảm động thấy ông rất tâm huyết với mảng văn học này: ông không nhӳng trân trọng nhӳng cây đại
https://thuviensach.vn
thụ như Tô Hoài, Phạm Hổ, Võ Quảng, mà còn dành rất nhiều thiện cảm đối với nhӳng cây bút mới như Nguyễn Ngọc Thuần hay với nhӳng nhà văn thỉnh thoảng rẽ ngang qua mảng văn học thiếu nhi như Nguyễn Quang Thiều. Nhӳng dấu mốc của quá trình phát triển nền văn học thiếu nhi được ông ghi nhận và đánh giá khá đầy đủ nên đọc ông có cảm giác đang đọc một bộ biên niên sӱ về văn học thiếu nhi.
Đến nay, đã có rất nhiều các cuộc hội thảo, các phương tiện truyền thông đại chúng đặt vấn đề: Tại sao văn học thiếu nhi Việt Nam cứ bị lép vế trước truyện dịch nước ngoài? Tất nhiên có nhiều nguyên nhân, nhưng theo tôi một nguyên nhân khá quan trọng là nền phê bình văn học Việt Nam quá hiếm nhӳng người tâm huyết thӵc sӵ với trẻ em và với văn học cho trẻ em, cũng như có hiểu biết sâu sắc về mảng văn học này như Văn Hồng, Vân Thanh, Vũ Ngọc Bình, Lã Thị Bắc Lý.
Để “kích hoạt” nền văn học viết cho trẻ em phải cần nhiều thứ, trong đó cần có cú hích của nhà nghiên cứu, phê bình, như nhӳng bài viết sắc sảo, điềm tĩnh và đầy gӱi gắm của ông - một người bạn đồng hành đáng tin cậy của trẻ thơ và của nhӳng người viết cho trẻ thơ. Để mai kia ông có đi hết con đường đẹp đẽ mà ông đã chọn, vẫn còn nhiều người nối gót ông…
Sài Gòn Giải Phóng 11-08-2007
https://thuviensach.vn
bạn tôi
trở về vùng trời hoa tím
1
Tin Cao Vũ Huy Miên qua đời đối với tôi thật là đột ngột. Bạn bè ai cũng biết anh bị bệnh hơn mười năm nay, có nhӳng lần bệnh rất nguy kịch, nhưng rồi cuối cùng anh vẫn vượt qua được. Như
năm ngoái, lúc tôi vào thăm anh ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nhìn anh dây nhợ chằng chịt khắp người mà héo cả ruột. Anh nắm tay tôi, khóc nói “Ông gặp bạn bè cho tôi gӱi lời chia tay tất cả”. Tâm trạng anh lúc đó rất xấu, nhưng thật kỳ diệu, một lần nӳa anh lại vượt qua. Tôi và Cao Vũ Huy Miên cùng quê Quảng Nam, cùng đi thanh niên xung phong thành phố một lượt, cùng làm thơ và viết bài cho báo Tuyến Đầu của thanh niên xung phong nhӳng năm cuối thập niên 70, khi xuất ngũ lại về làm chung tại báo Sài Gòn Giải Phóng. Nhưng chỉ khi anh về ban văn hóa văn nghệ thì hai anh em mới gần gũi nhau hơn. Khi trang chủ nhật Sài Gòn Giải Phóng mở mục Văn hóa Thể thao, chính Cao Vũ Huy Miên và Vũ Ân Thy xúi tôi giӳ mục này. Tôi lấy tên Chu Đình Ngạn viết bình luận thể thao, dịp nào đi công tác xa thì Cao Vũ Huy Miên viết thay tôi. Khi tôi ra sách thể thao, anh lại sốt sắng viết bài giới thiệu. Thế nhưng chính giai đoạn này bệnh anh ngày càng xấu đi nên anh thường nằm nhà, sӵ gặp gỡ vì vậy không được đều đặn. Lần nào tôi điện cho anh, anh cũng nói “Đỡ rồi”, “Khá rồi”, giọng rất khỏe. Đây cũng là điểm đặc biệt của anh: yếu đến lả người nhưng giọng nói lúc nào cũng sang sảng, cũng có thể anh cố gân cổ để rồi sau đó thở dốc, cốt làm cho mọi người yên tâm. Hai tháng nay, thấy tuần nào anh cũng vô cơ quan, anh em đều khấp khởi mừng, nghĩ là sức khỏe anh đã tốt lên. Vậy mà, giӳa lúc đó anh lại ra đi.
2
Lúc chưa bị bệnh, Cao Vũ Huy Miên là nhà thơ tướng tá vạm vỡ nhất trong các anh em văn nghệ xuất thân từ thanh niên xung phong. Anh ăn to nói lớn, giọng Quảng đặc sệt, nhìn rất “hầm
hố”, chơi thể thao rất cừ. Mỗi lần anh bước lên sân khấu đọc thơ, người dềnh dàng như con gấu. Đi cổ vũ đội bóng chuyền thanh niên
https://thuviensach.vn
xung phong thi đấu, một cái miệng của anh thừa sức át giọng cả phe đối phương. Đỗ Trung Quân lúc làm tờ nội san Tuyến Đầu của Lӵc lượng thanh niên xung phong thành phố, nhận được bài thơ của Cao Vũ Huy Miên từ Liên đội Quyết Tâm gӱi về, thấy trong bài thơ có chӳ “trảng”, Quân lúc đó chưa nhìn thấy “trảng” bao giờ, sӱa lại thành “thung lũng”. Cao Vũ Huy Miên bắn tiếng về thành phố sẽ có ngày “hỏi thăm sức khỏe” biên tập viên Đỗ Trung Quân. Cao Vũ Huy Miên về thật. Một hôm nhà thơ còm nhom Đỗ Trung Quân đang ngồi trong tòa soạn, thấy một tay lӵc lưỡng, nón tai bèo, chân mang dép râu, quần xăn ống cao ống thấp, người bụi bặm lừng lӳng bước vô. “Anh tìm ai?”. “Tôi là Cao Vũ Huy Miên, tìm Đỗ Trung Quân”. Quân mặt xanh lét, chỉ tay ra cӱa “Đỗ Trung Quân hả? Khi nãy hắn ngồi đây, giờ chắc đi uống cà phê bên kia”.
3
Trong cuộc sống, Cao Vũ Huy Miên là người tӵ do chủ nghĩa. Anh sống rất văn nghệ, thẳng thắn, ruột để ngoài da, lại ưa nói nhiều. Chỗ nào có anh, chỗ đó sôi động hẳn. Ngồi vô bàn rượu,
lúc hứng lên anh cũng chӱi thề nhặng xị, bây giờ nhớ lại thấy anh chẳng chӱi cụ thể người nào, chẳng bao giờ thấy anh lên án hay nói xấu ai. “Nổ” vung vít cho ra vẻ tay chơi thế thôi. Có lần, lúc tôi còn phụ trách mục tiểu phẩm Nh·ng điều trông thấy của báo Sài Gòn Giải Phóng, Cao Vũ Huy Miên chìa bài cho tôi. Tôi nhìn bút hiệu bên dưới “Ông lấy tên là Nguyễn Chơi à?”. Anh cười khà khà “Dân chơi thứ thiệt mà”. Cái tật đó, đến giờ cũng không bỏ. Trước khi mất một tuần, anh hớn hở khoe tôi “Tôi tӵ lái xe đi làm được rồi nha” khiến tôi rất yên tâm. Tối hôm anh mất, tôi đến nhà hỏi ca sĩ Ánh Hồng, vợ anh cũng là đồng đội thanh niên xung phong của tôi, Ánh Hồng rơm rớm nước mắt “Ông nổ cho oai thế thôi. Toàn là em chở. Cũng có bӳa ổng đòi lái xe, nhưng một đoạn thôi, em phải chạy theo canh chừng mệt muốn chết, sợ ổng gặp chuyện gì”.
4
Cao Vũ Huy Miên ngoại hình gồ ghề như thế, ra vẻ “dân chơi” như thế nhưng bên trong là một tâm hồn mơ mộng, trӳ tình. Đề tài thơ Cao Vũ Huy Miên có ba mảng: tình yêu, lao động và chiến
đấu. Đó cũng là đặc trưng của thế hệ cầm bút sau 1975, đề tài sáng tác luôn gắn bó máu thịt với nhӳng chuyển biến của đất nước. Có thể nói Cao Vũ Huy Miên là một trong nhӳng nhà thơ viết về chiến
https://thuviensach.vn
tranh biên giới Tây Nam hay nhất. Loạt bài Khi nghe em hát, Cô gái Sài Gòn đi tải đạn, Sao các em chưa về, Ở hai đầu mặt trận, đặc biệt ba bài Trăng treo đỉnh đầu, Gò Mô, Tờ báo tường trên chͩt tiền tiêu là nhӳng bài thơ đặc sắc của anh về đề tài chiến tranh biên giới. Bây giờ đọc lại nhӳng câu như “Viết thư cho anh nhͳ đề địa chỉ Gò Mô/ Nơi hôm qua đͫng đͱi anh va đͭ máu/ Chͯ gò đất không cao mͯi chiều bầ chim về vẫn đậu/ Mà đͫng đͱi anh trong đͻt phản công có đa chẳng kịp nhìn” hay “Tờ báo tường bị miểng cắt làm hai/ Đͱi phó chính trị mͱt mình loay hoay ngͫi dán/ Miểng cắt nhằm ngay bài thơ tải đạn/ Tác giả mͳi hy sinh trong trận đánh hͫi chiều/ Nên bài thơ đành bͧ dở mấy câu”, tôi vẫn thấy xúc động đến nổi da gà. Sáng tác về cuộc chiến tranh vệ quốc 1979, bên cạnh các nhà thơ bộ đội cùng trang lứa như Phạm Sĩ Sáu, Lê Minh Quốc thì các nhà thơ thanh niên xung phong như Cao Vũ Huy Miên, Đỗ Trung Quân (Nh·ng bông hoa trên tuyến l΅a), Trần Ngọc Châu (Qua Xa Mát) có một đóng góp xứng đáng nhưng ít được nhắc tới, theo tôi đó là một thiếu sót lớn.
5
Thơ tình cũng là một mảng thơ thành công của Cao Vũ Huy Miên. Thӵc ra thơ anh là thơ tӵ sӵ: ngay cả khi viết về đề tài chiến đấu hay lao động, cách tiếp cận của anh cũng không giống
các nhà thơ khác. Có lẽ anh gần với Hoàng Nhuận cầm, cảm quan và góc nhìn đậm chất sinh viên, trong trẻo và lãng mạn. Phẩm chất tӵ sӵ, khi đi vào các đề tài tình cảm thì hoàn toàn nhuần nhuyễn. “Khi mình về thương nh·ng đͫi sim/ Đͫng đͱi n· hay hái cài lên tóc” là thơ thanh niên xung phong rất Cao Vũ Huy Miên, đằm thắm, trӳ tình. Đọc câu thơ “Đau ͩm mãi không về thăm em đưͻc/ Hẹn tháng giêng lần l·a đến bây giờ” khó mà biết anh nói về người yêu cũ hay nӳ đồng đội cũ, vì cái tình của anh dường như luôn ngân lên trong từng con chӳ, thường đem lại cảm giác bùi ngùi. Hoa tím ngày xưa là bài thơ được nhiều người biết đến nhất qua âm nhạc của Hӳu Xuân. Mặc dù đây không phải là bài thơ hay nhất của anh nhưng vẫn chứa đầy đủ đặc điểm của tâm hồn Cao Vũ Huy Miên: “Hoa tím thôi không chờ n·a/ Chỉ còn ta đng dưͳi mưa”…
6
Trước ngày mất nӱa tháng, Cao Vũ Huy Miên cùng ngồi ăn trưa với tôi ở quán Đo Đo. Không hiểu sao anh tâm sӵ với tôi rất
https://thuviensach.vn
nhiều trong ngày hôm đó. Và một câu nói khiến tôi nhớ mãi “Bây giờ mình chỉ ước nằm ngủ một giấc rồi đi luôn. Như vậy là đẹp nhất”. Bây giờ, câu nói đó đã ứng nghiệm: anh ra đi ngay trong giấc ngủ, khi cháu Sao Kim vào lay anh dậy thì anh đã mất. Tôi hiểu anh, anh không muốn sống lay lắt để vợ con phải cӵc khổ chăm sóc, bạn bè phải quan tâm lo lắng. Đó là tính cách của anh: sống không bao giờ muốn làm phiền ai, kể cả làm phiền chính mình. Anh không muốn bắt thể xác cường tráng ngày nào của anh bây giờ phải cam chịu chứng bệnh tiểu đường quái ác hành hạ: cơm không dám ăn, rượu không dám uống, xe không dám lái. Thỉnh thoảng, liều mạng uống cốc bia, anh lại bừng bừng hào sảng “Nguyễn Nhật Ánh mà hát hò gì, tao mà không bị bệnh tao cho nó tắt đài luôn!”, “Đỗ Trung Quân mà bia rượu gì, tao mà không bị bệnh tao chấp mười thằng như nó”. Ôi, “tao mà không bị bệnh”, anh gân cổ hét rất to mà sao tôi vẫn nghe toát ra mùi vị cay đắng của kẻ bị số phận thình lình đánh úp. Chẳng thà anh bị một chứng bệnh khác. Còn tiểu đường - đối thủ mà một con người tràn trề sinh lӵc như anh có lẽ không bao giờ muốn đối diện.
7
Tôi muốn kết thúc bài tưởng niệm về anh, một người bạn thân thiết và có lẽ là cây viết đầu tiên của phong trào thanh niên xung phong thành phố đã xa rời “cõi tạm” bằng bài thơ của chính anh
rút từ trong tập Thời k niệm và hoa tím ngày xưa. Bài thơ được anh đặt tên là Cõi tạm: “Mai về vͳi đất/ Thương lắm cuͱc đời/ Dẫu là cõi tạm/ Xa cũng ngậm ngùi/ Nhͳ bao gã bạn/ Cùng quê cơ hàn/ Áo cơm chưa đủ/ Vẫn hoài lang thang/ Thương người tình cũ/ Yêu ta l lầm/ Mai không đến đưͻc/ Trong ngày đưa quan/ Thương nhà tập thể/ Lâu lâu ta về/ Vͻ con đi vắng/ Mͱt mình nằm queo/ Mai về vͳi đất/ Thương quá con khờ/Mai rͫi mͳi biết/ Mͱt mình bơ vơ…”. Viết đến đây, tôi lại xốn xang nhớ đến anh, nhớ đến Ánh Hồng và cháu Sao Kim. Tôi phải ngăn nước mắt để nói nốt với anh câu này: Xa rời cõi tạm để về với vùng trời hoa tím đối với Cao Vũ Huy Miên dù sao cũng là một cuộc trở về đẹp đẽ. Xin bạn tôi hãy bình yên!
Sài Gòn Giải Phóng 27-11-2008
https://thuviensach.vn
tản mạn
về một người bạn
1
Nhân kӹ niệm 20 năm ngày báo Thanh Niên ra đời, Nguyễn Công Khế tặng tôi cuốn Gõ c΅a đêm giao tha thế k. Đây là tuyển tập thứ hai nhӳng bài báo của anh, sau tập Lời cám ơn ngọn l΅a xuất
bản cách đây 7 năm. Sách dày dặn, gần 400 trang: rõ ràng, Nguyễn Công Khế không chỉ làm báo mà còn viết báo - có lẽ anh là một trong nhӳng tổng biên tập viết báo nhiều nhất hiện nay. Khế viết nhiều như vậy chắc chắn không phải vì… nhuận bút. Mà vì nhà báo, theo anh “là một công dân - cũng có nhӳng dồn nén, vui sướng, đau khổ, bất bình nhưng không phải nén lại mà phải thể hiện các cảm xúc đó với công chúng trên mặt báo diễn ra hằng ngày”. Đó không chỉ là quan điểm hành nghề, mà còn là quan điểm sống. Thӵc hành triệt để phương châm này, nhӳng bài báo của anh luôn đậm tính công dân. Nhà báo lão thành Trần Bạch Đằng nhận xét ngắn gọn “Nguyễn Công Khế viết trong dòng chảy của thời cuộc”.
Từ nhỏ, Nguyễn Công Khế đã có khuynh hướng gắn bó với thời 2
cuộc. Tôi, Nguyễn Công Khế và nhạc sĩ Phan Văn Minh (tác giả ca khúc thiếu nhi nổi tiếng Cả nhà thương nhau) hồi cấp hai học
chung một lớp. Năm lớp tám chúng tôi cùng vài người bạn yêu văn chương khác rủ nhau thành lập bút nhóm Mặt trời khuya. Bút nhóm học trò đó viết đủ thứ đề tài, thể loại, tӵ ấn hành các tập san và gӱi bài đăng trên các báo ở Sài Gòn. Lên lớp chín, bắt đầu biết “rung động đầu đời”, đa số thành viên bút nhóm thích viết về tình yêu, riêng Khế nghiêng về tình tӵ dân tộc. Bút danh của Khế lúc đó là Thương Việt Linh, “thương Việt” - gọi là tuyên ngôn thì hơi quá nhưng đủ nói lên sӵ chọn lӵa của anh ngay từ hồi đó. Lên cấp 3, tôi vào Tam Kỳ, Khế ra Đà Nẵng. Anh học trường Phan Chu Trinh, hoạt động trong phong trào đấu tranh của học sinh sinh viên, và tiếp tục viết bài trên một số tờ báo phản chiến tại Sài Gòn, với bút danh mới: Nguyễn Bình Nguyên.
Ở
https://thuviensach.vn
Bình Nguyên là tên một xã của huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Ở 3
đó có trường Tiểu La mà chúng tôi theo học. Trường Tiểu La nằm ở thị trấn Hà Lam, trong khi nhà Khế ở Liễu Trì, mỗi ngày đi về
phải cuốc bộ gần chục cây số, nên hồi đó Khế hay ở lại nhà tôi - ba má tôi và các em tôi coi Khế như thành viên trong gia đình một cách tӵ nhiên. Dưới chế độ miền Nam lúc đó, ba tôi là trưởng chi thông tin huyện, còn ba Khế đi tập kết, thuộc gia đình cách mạng, nhưng hai anh em vẫn chơi với nhau rất thân - đó cũng là điểm đặc biệt của con người và thế sӵ Việt Nam. Sau ngày 30-4-1975, gia đình tôi dọn về quê, ba tôi đi học tập cải tạo, còn Khế bấy giờ là anh cán bộ cách mạng sinh hoạt ở Hội văn nghệ Trung Trung bộ, lặn lội vào tận Cẩm Lũ để thăm má tôi và các em tôi. Sau đó Khế vào Sài Gòn tìm tôi, lúc này đang thất nghiệp vì không được phân bổ nhiệm sở sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm do vấn đề lý lịch. Sau bao nhiêu năm xa cách, Khế và tôi gặp nhau trong hai hoàn cảnh khác nhau vẫn mừng rỡ, hồn nhiên, thân thiết như ngày nào, có cảm giác như không hề có cuộc chiến nào chảy qua giӳa tình bạn của chúng tôi. Lúc tôi lấy vợ, chính Khế là người tích cӵc lo xe cộ và lẽo đẽo cùng tôi đến họ nhà gái, trong vai trò như một chàng phụ rể.
4
Nhân chuyện thời cuộc, cũng nên nhắc thêm về số phận của bút nhóm văn chương đầu đời của bọn tôi: cho tới 1975, Nguyễn Hӳu Sơn và Nguyễn Công Long rớt tú tài, đi lính Cộng hòa và
chết trận. Nguyễn Công Khế thì bị chế độ Sài Gòn bắt tù năm 1972, Huỳnh Văn Hoa (bây giờ là Thành ủy viên Đà Nẵng, Giám đốc Sở giáo dục) cũng tham gia phong trào học sinh sinh viên đấu tranh như Khế, phải bỏ trường Phan Chu Trinh, chạy vô học Trần Quý Cáp ở Hội An. Chỉ có tôi, Nguyễn Tấn Lê, Phan Văn Minh và Hồng Vân Tiên là không gặp biến động lớn. Hồi học cấp hai, tôi cũng thường đến chơi nhà Khế - căn nhà tuềnh toàng, trống huếch trống hoác, gió thổi lộng, hai đứa nướng khoai ăn rồi nằm lăn ra ngủ trên bộ phản trong khi mẹ Khế đội nón xăn quần mải mê cặm cụi trên vạt ruộng sau nhà. Cái hình ảnh người mẹ già lủi thủi tần tảo nuôi đứa con côi cút như cánh cò cô đơn lặn lội trong ca dao đó đến bây giờ vẫn còn ám ảnh tôi ghê gớm. Còn Khế, nhớ đến má tôi, bao giờ Khế cũng nhớ đến món cá nục kho dưa trong nhӳng bӳa cơm với đàn con đông đúc bu quanh. Đến bây giờ tuần nào Khế cũng ghé quán Đo
https://thuviensach.vn
Đo để ăn cơm với món cá nục thời thơ ấu, lý do “ăn để nhớ bà già mi”.
5
Do vai trò và công việc của một tổng biên tập, con người tình cảm của Nguyễn Công Khế hằng ngày chắc ít có điều kiện bộc lộ. Do việc viết lách bận bịu, tôi cũng ít gặp Khế dù tôi phụ trách
một mục trên tờ Thanh Niên của anh suốt mười lăm năm nay. Nhưng qua nhӳng lần tâm sӵ hiếm hoi, qua nhӳng gì bằng hӳu văn nghệ nhắc về anh, qua cách đối xӱ của anh với bạn học thời thơ ấu và thái độ khiêm cung và trân trọng đối với các thầy cô giáo cũ, tôi biết Khế là con người chu đáo trong tình cảm. Trong cuốn sách anh mới tặng tôi, bài Tập sách của mͱt người thầy khiến tôi rất xúc động. Thầy giáo Đạo, thầy giáo Cương, thầy Quốc mà anh nhắc đến với lòng biết ơn sâu sắc là nhӳng người thầy mà chúng tôi từng học. Các ông thầy giáo làng, các thầy trường huyện khiêm tốn trong con mắt của Khế là nhӳng bậc tôn sư mà không có họ, anh tin là cả một lớp học trò sẽ không có ngày hôm nay. Khế đã tâm tình thay cho cả một thế hệ.
6
Thӵc ra hầu hết nhӳng bài trong tập Gõ c΅a đêm giao tha thế k đều đề cập đến nhӳng vấn đề thời sӵ có phạm vi rất rộng, từ chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục đến các vấn đề quốc tế. Tôi
đã đọc nhӳng bài này của Nguyễn Công Khế khi in trên báo và nhiều người đã nhắc tới. Có lẽ điều đáng nói nhất - vì nó xuyên suốt trong các bài viết của anh - đó là sӵ trăn trở của một nhà báo, trước hết là của một công dân. Với Khế, không có bất công nào là nhỏ - vì bất công nào cũng cản trở sӵ tiến bộ của xã hội. Việc chỉ đưa một con cá heo vô biểu diễn ở Việt Nam để phục vụ ngành du lịch mà hàng đống cơ quan như Kế hoạch - đầu tư, Văn hóa - thông tin, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giao thông công chính, Văn phòng Kiến trúc sư… phải xét duyệt đến hai năm trời với trên hai mươi con dấu đối với Khế cũng đáng bức xúc như nhӳng bất cập trong chính sách thuế, chính sách xuất khẩu nông sản hay thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Anh mừng khi một làng quê nghèo có điện, các phương tiện y tế, giáo dục, giao thông được cải thiện nhưng anh cũng sẵn sàng “giãy nảy” lên khi biết được cũng chính cái làng quê đó còn tồn tại không ít nhӳng bất công.
https://thuviensach.vn