🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sức Mạnh Của Tập Trung Ebooks Nhóm Zalo Jack Canfield Mark Victor Hansen Les Hewitt SỨC MẠNH CỦA TẬP TRUNG THE POWER OF FOCUS SỨC MẠNH CỦA TẬP TRUNG Bản quyền tiếng Việt © 2009, 2012 Công ty Sách Alpha TẬP TRUNG: Công thức của thành công Stefan Wzeig (1881 - 1942), ngôi sao sáng trên bầu trời văn học nửa đầu thế kỷ XX đã nói: “Tập trung là bí mật vĩnh cửu của mọi thành công trong cuộc sống”. Guồng quay liên tục của cuộc sống khiến chúng ta dường như chao đảo và căng lên như dây đàn. Hàng ngày, luôn có một núi công việc chờ chúng ta giải quyết, từ việc học tập, kinh doanh, họp hành, gặp gỡ đối tác… cho đến những công việc nhỏ lẻ và vụn vặt trong gia đình như rửa bát, dọn dẹp, nấu ăn… Không chỉ vậy, trong thế giới đầy cạnh tranh và thay đổi chóng mặt ngày nay, nếu bạn không tạo được sự khác biệt và xuất sắc hơn người khác, bạn sẽ không thể thành công và có được nguồn tài chính đảm bảo. Nhưng tất cả chúng ta đều chỉ có một quỹ thời gian hạn hẹp, không phép mầu nào có thể cho chúng ta hơn 24 tiếng một ngày và 365 ngày một năm. Vậy làm thế nào sắp xếp mọi việc hợp lý, thành đạt trong sự nghiệp, cân bằng cuộc sống và vẫn có thời gian dành cho bản thân cũng như những người quan trọng với chúng ta? Được đúc rút từ kinh nghiệm, các kết quả nghiên cứu của Jack Canfield, Mark Victor Hansen và Les Hewitt – những chuyên gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực phát triển tiềm năng con người – cuốn sách này sẽ cung cấp cho bạn công thức để giải quyết tình thế tiến thoái lưỡng nan đó. Đây không phải là một công thức bí mật hay một phép lạ, mà là một khả năng có sẵn trong mỗi chúng ta: Khả năng tập trung. Với 10 chiến thuật tập trung hiệu quả, các tác giả mang đến cho độc giả những phương pháp rất thực tế và hữu dụng như: thay đổi thói quen xấu, thiết lập thói quen mới có lợi; tập trung vào những điều mình làm tốt nhất; sống có mục đích; tạo dựng những mối quan hệ bền vững, luôn kiên trì và kiên định… Tập trung giải quyết ba vấn đề chính: áp lực thời gian, độc lập tài chính và sự cân bằng giữa cuộc sống gia đình và công việc, những chiến lược này sẽ là vũ khí đắc lực giúp bạn tránh được sự thiếu định hướng, dàn trải, để sống một cuộc sống ý nghĩa, bằng tất cả nhiệt huyết, khả năng và luôn tìm thấy niềm vui, sự tươi mới mỗi ngày. Trong mỗi chương sách là các kế hoạch, phương pháp được minh họa bằng những câu chuyện cuốn hút, những bức tranh hài hước. Đồng thời cuối mỗi chương, tác giả đều chỉ ra các bước hành động, bài tập thực hành hiệu quả, cụ thể để giúp bạn dễ dàng xác định được những điều quan trọng với bạn và dồn sức lực, thời gian tập trung hoàn thành chúng. Sức mạnh của Tập trung gợi chúng ta nhớ đến một luận điểm rất thú vị trong cuốn sách Điểm bùng phát mà Alpha Books đã xuất bản. Có thể nói, theo cách nào đó, tập trung cũng chính là một điểm bùng phát, một điểm cốt lõi để chúng ta tạo ra sự khác biệt và lan tỏa thành công, tự do, hạnh phúc quanh cuộc sống của mình và rất nhiều người khác. Và có lẽ đó cũng chính là những gì các tác giả cuốn sách muốn chia sẻ cùng tất cả mọi người. Xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả cuốn sách này! Tháng 4 năm 2009 ITD VIỆT NAM Lời nói đầu Cuốn sách này mang lại cho bạn những gì? “Bất kỳ ai muốn vươn tới đỉnh cao trong kinh doanh đều phải hiểu rõ sức mạnh của những thói quen và rằng thói quen là do chúng ta tạo ra. bạn phải loại bỏ những thói quen có hạivà tạo dựng những thói quen có thể mang lại thành công.” J. PAUL GETTY Các độc giả thân mến! Trong cuốn sách này, chúng tôi nghiên cứu ba vấn đề lớn mà các doanh nhân ngày nay đang phải đối mặt, đó là: áp lực thời gian, áp lực tài chính và khả năng cân bằng giữa công việc - gia đình. Cuộc sống hối hả khiến nhiều người có cảm giác như đang ở trong một guồng quay liên tục và luôn luôn căng thẳng. Vì thế, doanh nhân ngày nay muốn dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè và những thú vui trong cuộc sống. Tuy nhiên, rất nhiều người, vì những gánh nặng lớn, không có thời gian để làm điều đó. Cuộc sống với những áp lực thường rất nặng nề. Cuốn sách này sẽ giúp bạn giải quyết những khó khăn trong cuộc sống đầy áp lực ngày nay, cho dù bạn là giám đốc, phó chủ tịch tập đoàn, giám sát viên, nhân viên bán hàng, doanh nhân, nhà tư vấn hay chủ một phòng khám.v.v… CAM KẾT của chúng tôi Nếu áp dụng những chiến thuật trong cuốn sách này, bạn sẽ không chỉ thành công trong kinh doanh, đạt được các mục tiêu cá nhân và tài chính mà còn gặt hái được những kết quả hơn cả mong đợi. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách tập trung vào những điểm mạnh của mình để vừa đạt được lợi nhuận tối đa vừa có cuộc sống lành mạnh, hạnh phúc, cân bằng hơn. Bạn cũng sẽ học được cách xây dựng nền tảng vững chắc cho tương lai dựa trên mẹo nhỏ: làm rõ những điều cần tập trung. Và trên hết, bạn sẽ tháo gỡ các vấn đề tài chính bằng cách áp dụng những phương pháp thực tế của các nhà triệu phú trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Cuối cùng, bạn có thể gặp những ý tưởng giúp bạn nuôi dưỡng và làm giàu thêm các mối quan hệ của mình. Những ý tưởng trong cuốn sách này sẽ hữu ích với bạn bởi chúng thật sự hiệu quả với bản thân chúng tôi và hàng ngàn khách hàng khác. Tổng cộng cả ba chúng tôi đã hợp tác kinh doanh trong 79 năm và đây là tất cả những kinh nghiệm thực tế được đúc rút từ chính những thành công và thất bại trong quãng thời gian đó. Chúng là những phương pháp thực tế chứ không phải lý thuyết mơ hồ. Chúng sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều phiền phức, sai lầm trong cuộc sống, đồng thời tiết kiệm được thời gian, công sức và hạn chế sự căng thẳng. Làm thế nào khai thác tối đa cuốn sách này? Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp kỳ diệu mang lại hiệu quả tức thì trong cuốn sách này, chắc chắn bạn sẽ thất vọng. Kinh nghiệm cho thấy, không có những phương pháp như vậy. Để có được những chuyển biến tích cực đòi hỏi bạn phải thật sự tận tâm và tận tụy. Có tới 90% những người tham dự các cuộc hội thảo ngắn hạn nhận thấy cuộc sống của họ không hề được cải thiện. Bởi họ không dành thời gian áp dụng những điều đã tiếp thu được. Mục tiêu chính của chúng tôi là mang lại những thông tin có tính thuyết phục cao, khiến bạn muốn bắt tay ngay vào hành động. Đây là một cuốn sách dễ đọc, dễ sử dụng. Thậm chí, bạn có thể thấy ở đây những bức tranh biếm họa vui nhộn. Mỗi chương trong cuốn sách này đều chứa đựng rất nhiều kế hoạch, phương pháp được minh họa bằng những giai thoại, những mẩu chuyện sinh động. Ba chương đầu tiên giúp bạn xây dựng một nền tảng vững chắc. Những chương tiếp theo sẽ giới thiệu những chiến thuật mới xung quanh một thói quen cụ thể để giúp bạn tập trung và áp dụng tốt hơn. Những thói quen đó rất quan trọng đối với thành công của bạn trong tương lai và giúp bạn tận hưởng cuộc sống. Cuối mỗi chương, bạn sẽ thấy các bước hành động nhằm hỗ trợ bạn thực hiện trôi chảy hơn. Nếu bạn thật sự muốn đạt tới đỉnh cao thành công, bạn cần thực hiện và hoàn thiện theo những bước hành động đó. (Hãy sử dụng cuốn sách này để tham khảo trong quá trình làm việc.) Khi đọc cuốn sách, bạn hãy ghi lại những ý tưởng có ảnh hưởng lớn tới bạn. Nguyên nhân chính khiến hầu hết mọi người gặp khó khăn trong nghề nghiệp cũng như trong cuộc sống cá nhân là do họ thiếu tập trung. Nhưng bây giờ bạn đang có một cơ hội để trở nên khác biệt với những người đó. Toàn bộ cuốn sách này đề cập tới sự tập trung và mục đích duy nhất của nó là tạo cho bạn cảm hứng hành động. Hãy sử dụng cuốn sách này để có được một tương lai tốt đẹp hơn. Thân ái! Jack Canfield, Mark Victor Hansen và Les Hewitt Tái bút: Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp và đang đặt ra kế hoạch phát triển cho những năm tới thì hãy phát cuốn sách này cho tất cả nhân viên công ty. Sự kết hợp những chiến thuật tập trung sẽ đảm bảo cho bạn đạt tới mục tiêu sớm hơn mong đợi rất nhiều. Chiến lược tập trung #1 Thói quen sẽ quyết định tương lai Bắt tay vào thực hiện một điều gì đó sẽ dễ dàng hơn so với việc chỉ suy tính đơn thuần ROBERT M. PIRSIG Từng có lúc, Brent Vouri biết mình sắp qua đời. Những cơn hen suyễn ngày càng dữ dội. Lá phổi của anh hoàn toàn kiệt quệ như chiếc đèn đã cạn dầu. Điều cuối cùng mà anh có thể nhớ được trong đêm hôm đó là bỗng nhiên anh gục xuống sàn bệnh viện; sau đó, một màu đen bao phủ quanh anh. Anh hôn mê 15 ngày và giảm sụt gần 20 kg. Sau khi tỉnh lại, anh vẫn không thể nói được trong suốt hai tuần. Đó là lần đầu tiên anh có thời gian để suy nghĩ. Cuộc sống của anh dường như đã chấm dứt khi mới chỉ ở tuổi 20. Các bác sỹ đã làm nên điều kỳ diệu ‒ cứu sống anh khi tất cả mọi người đều nghĩ rằngkhông thể. Brent suy nghĩ rất nhiều về điều đó. Anh bị hen suyễn ngay từ khi lọt lòng mẹ. Anh trở nên nổi tiếng ở bệnh viện và sau rất nhiều lần điều trị. Dù giống như bao đứa trẻ khác nhưng anh không thể tham gia bất cứ hoạt động thể thao nào. Khi cậu 10 tuổi, bố mẹ ly hôn và tất cả những thất vọng dồn nén lên tới đỉnh điểm. Những năm sau đó, cuộc sống của Brent xuống dốc. Anh nghiện rượu, ma túy và thuốc lá. Anh bỏ học và sống vật vờ bằng cách làm thêm rất nhiều nghề. Mặc dù sức khỏe ngày càng tồi, anh vẫn phớt lờ bệnh tật cho đến khi cơ thể không thể chịu đựng thêm được nữa. Sau một thời gian, anh quyết định: “Tôi đã chung sống với bệnh tật suốt nhiều năm và lựa chọn này thật sai lầm. Điều đó sẽ không bao giờ lặp lại. Tôi muốn được sống.” Brent đã dần dần hồi phục và có thể ra viện. Ít lâu sau, anh vạch kế hoạch cải thiện cuộc sống. Đầu tiên, Brent đăng ký làm thành viên của một chương trình phù hợp. Ba năm sau, anh trở thành huấn luyện viên aerobics. Anh đã tạo cho mình một động lực đúng đắn. Năm năm sau, anh thử sức ở giải vô địch aerobics quốc gia. Rồi sau đó, anh quyết định học tiếp. Mục tiêu đầu tiên là hoàn thành chương trình trung học và thi đỗ đại học. Sau đó, anh và một người bạn thành lập công ty Typhoon Sportsware Ltd (www.typhoonsportsware.com) chuyên sản xuất đồ thêu trang trí cho hệ thống các cửa hàng bán lẻ và chỉ có bốn nhân viên. Hiện tại, công ty của Brent trị giá hàng trăm triệu đô-la với 66 nhân viên và một hệ thống phân phối toàn cầu chuyên cung cấp sản phẩm cho các đối tác nổi tiếng như hãng Nike. Đưa ra một quyết định đúng đắn và tạo dựng một thói quen tốt, từ một kẻ vô danh tiểu tốt, Brent Vouri đã trở thành một người hùng thật sự. Câu chuyện trên có tạo cảm hứng cho bạn? Cuộc sống là những gì bạn lựa chọn và cách bạn xử lý trong mọi tình huống. Nếu bạn tiếp tục lựa chọn sai lầm, thảm họa sẽ rơi xuống đầu bạn. Những quyết định hàng ngày sẽ định đoạt cuộc sống của bạn: sung túc hay nghèo hèn. Tuy vậy, cuộc đời không bao giờ đóng lại hoàn toàn cánh cửa dẫn tới cơ hội. Những lựa chọn phù hợp sẽ tạo nên nền tảng cho thói quen. Thói quen đóng vai trò chủ đạo quyết định tương lai của bạn. Nó bao gồm cả những ứng xử trong công việc cũng như trong đời sống cá nhân. Qua cuốn sách này, bạn sẽ tìm thấy những chiến thuật thích hợp cho bản thân. Tất cả những gì bạn phải làm đọc kỹ và áp dụng những chiến thuật đó. Chúng có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Trong chương này, chúng tôi đưa ra những yếu tố quan trọng nhất về thói quen. Trước tiên, bạn sẽ khám phá những ảnh hưởng của thói quen. Tiếp theo, bạn học cách xác định những thói quen xấu và phương pháp thay đổi chúng. Điều này giúp bạn tự kiểm tra từng thói quen và xác định xem đâu là những thói quen bất lợi. Cuối cùng chúng tôi sẽ đưa ra công thức những thói quen thành công, rất đơn giản nhưng hiệu quả trong việc giúp bạn biến những thói quen xấu thành những thói quen hữu ích. NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG LUÔN CÓ NHỮNG THÓI QUEN THÀNH CÔNG Còn những người không thành công thì không ! Tác động của THÓI QUEN THÓI QUEN SẼ QUYẾT ĐỊNH TƯƠNG LAI Thế nào là một thói quen? Rất đơn giản, đó là một việc mà bạn thường xuyên làm đến thành thục. Hay nói cách khác, đó là những hành vi mà bạn thường xuyên lặp đi lặp lại. Nếu kiên trì phát triển một hoạt động mới, dần dần nó sẽ trở thành quán tính. Chẳng hạn: Nếu bạn học lái xe, những bài học đầu tiên sẽ khiến bạn rất hứng thú. Thách thức lớn nhất là bạn học cách phối hợp ăn khớp giữa cần số và chân ga để có thể sang số nhẹ nhàng và trơn tru. Nếu bạn gạt cần số quá nhanh, xe sẽ bị chết máy. Nếu bạn nhấn chân ga quá mạnh khi chưa nhả cần số, động cơ sẽ rồ lên nhưng chiếc xe vẫn đứng yên. Đôi khi, chiếc xe lao đi, quay vòng rồi dừng lại trong khi chàng tài xế non tay đang vật lộn với chân ga và cần số. Tuy nhiên, càng tập luyện, kỹ năng sang số của bạn sẽ dần trở nên thuần thục và bạn không còn phải lo lắng về nó nữa. LES: Mọi thói quen đều do chúng ta tạo ra. Hàng ngày, trên đường từ văn phòng về nhà tôi, có tới chín cột đèn giao thông. Tôi thường về nhà mà chẳng thể nhớ bất cứ một cột đèn nào. Điều này giống như khi lái xe, tôi hoàn toàn không ý thức là mình đang lái. Nếu vợ tôi bảo tôi rẽ vào đâu đó thì chắc chắn tôi sẽ quên, vì mỗi tối tôi đã tự đặt ra thói quen đi về. Bạn có thể tạo lại thói quen cho mình bất cứ lúc nào bạn muốn. Nếu bạn đang phải vật lộn với vấn đề tài chính thì điều này càng quan trọng. Ví dụ: Bạn muốn được độc lập về tài chính. Vậy bạn đã có ý thức kiểm tra lại thói quen kiếm tiền của mình chưa? Bạn có thói quen tự thanh toán các khoản chi phí hàng tháng của mình không? Bạn có kiên trì tiết kiệm và đầu tư ít nhất 10% thu nhập hàng tháng không? Câu trả lời có thể là có hoặc không. Bạn sẽ ngay lập tức nhận ra mình có đi đúng hướng không. Điểm mấu chốt ở đây là sự kiên trì, nghĩa là bạn phải thực hiện chúng đều đặn hàng tháng. Mọi người thường không mấy nghiêm túc trong việc tích tiền bạc. Họ là những người không kiên định. Giả sử bạn bắt đầu tiết kiệm và có kế hoạch đầu tư. Trong sáu tháng đầu, bạn cần cù dành dụm 10% thu nhập cho kế hoạch của mình. Sau đó, một việc phát sinh khiến bạn phải mượn tạm số tiền đó. Bạn tự nhủ sẽ bù lại trong một vài tháng tới. Tất nhiên bạn không làm được và kế hoạch độc lập về tài chính của bạn phá sản hoàn toàn. Bạn có biết để được đảm bảo về tài chính dễ dàng như thế nào không? Nếu bắt đầu từ năm 18 tuổi cho đến 65 tuổi, bạn đầu tư một trăm đô-la một tháng cộng với 10% thu nhập hàng năm, bạn sẽ có được 1,1 triệu đô-la. Thậm chí, nếu bạn không làm việc đó cho đến khi 40 tuổi, bạn vẫn có cơ hội sở hữu được số tiền đó bằng cách hàng ngày tiết kiệm nhiều hơn. Điều này được gọi là chính sách không có ngoại lệ. Hay nói cách khác, bạn tự cam kết cải thiện tình hình tài chính mỗi ngày. Đó sẽ là điều phân biệt giữa những người thực hiện theo chính sách này và những người không thực hiện. Hãy nói về những tình huống khác. Nếu giữ sức khỏe là ưu tiên hàng đầu của bạn thì việc tập thể dục ba lần một tuần là tiêu chuẩn tối thiểu để có một thân hình đẹp. Chính sách không có ngoại lệ trong trường hợp này là bạn phải duy trì thói quen tập thể dục đều đặn cho dù điều gì xảy ra. Những người nôn nóng muốn được thay đổi thường nhanh chóng bỏ cuộc sau thời gian ngắn. Và họ luôn có một danh sách dài những lý do để biện hộ cho việc tại sao họ không làm việc đó. Nếu bạn muốn khác biệt với đám đông và tận hưởng lối sống độc đáo thì cần phải hiểu điều này: Thói quen sẽ quyết định tương lai. Hãy nhớ rằng những người thành công không ngẫu nhiên đạt được điều đó. Nó là kết quả của quá trình tập trung hành động, kỷ luật cá nhân và công sức bỏ ra hàng ngày. Những thói quen hôm nay sẽ quyết định tương lai của bạn. Giàu có hay nghèo hèn, khỏe mạnh hay đau yếu, thỏa mãn hay không thỏa mãn, hạnh phúc hay đau khổ đều là lựa chọn của bạn. Vì vậy, hãy là người luôn có sự lựa chọn sáng suốt. THÓI QUEN QUYẾT ĐỊNH CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG Ngày nay, mọi người quan tâm hơn tới lối sống của mình. Những câu “Tôi đang tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn,” hay “Tôi chỉ muốn đơn giản hóa cuộc sống của mình,” đang ngày càng trở nên quen thuộc. Dường như cuộc chạy đua tìm kiếm sự đầy đủ về vật chất thôi là chưa đủ. Giàu có thực sự không đơn thuần là về vấn đề tài chính mà còn phải có những mối quan hệ sâu sắc, sức khỏe tốt và có sự cân bằng giữa nghề nghiệp với đời sống cá nhân. Việc nuôi dưỡng tâm hồn cũng là một yêu cầu cần thiết. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian. Đó là một quá trình không bao giờ kết thúc. Bạn càng hiểu rõ bản thân, cách suy nghĩ, cảm nhận, mục đíchvà cách sống của mình thì cuộc sống của bạn càng suôn sẻ và êm đềm hơn. Thay vì chỉ biết làm việc cật lực suốt tuần, bạn sẽ đưa ra những lựa chọn tốt hơn dựa trên trực giác và khả năng nhận biết những việc làm đúng đắn. Đây là một cấp độ cao hơn của ý thức, yếu tố quyết định chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn. Ở chương 10, chúng tôi đưa ra một hệ thống nhất quán giúp tất cả những điều trên trở nên khả thi. Đó là một cách sống vô cùng thú vị. CHỈ ĐẾN GẦN CUỐI ĐỜI, BẠN MỚI NHẬN RA HẬU QUẢ CỦA NHỮNG THÓI QUEN XẤU Hãy đảm bảo rằng bạn đã thật sự tỉnh táo để không bỏ lỡ những nội dung quan trọng mang tính nền tảng sau đây. Hiện nay có rất nhiều người đang sống với sự thỏa mãn nhất thời. Họ mua những thứ ngoài khả năng chi trả như xe hơi, các thiết bị nội thất, hệ thống giải trí và cố gắng trì hoãn tối đa việc thanh toán. Kết quả là họ phải làm thêm giờ hoặc làm việc bán thời gian để thanh toán hết các hóa đơn và do đó, chồng chất thêm sự căng thẳng. Nếu bạn liên tục tiêu pha vượt quá thu nhập của mình, khoản nợ của bạn sẽ rất lớn. Khi bạn duy trì một thói quen xấu, chắc chắn cuộc sống sẽ dẫn tới hậu quả tất yếu mà bạn không hề muốn. Bạn cần phải thật sự hiểu rằng: hậu quả tất yếu sẽ đến dù bạn có muốn hay không. Nếu bạn luôn làm việc theo một cách thức nhất định thì sẽ luôn nhận được những kết quả nhất định. Những thói quen tiêu cực gây ra những hậu quả tiêu cực. Những thói quen tích cực tạo nên những thành quả tốt đẹp. Đó chính là cuộc sống. Hãy xem một số ví dụ khác. Nếu bạn muốn sống lâu thì phải có những thói quen lành mạnh. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tập thể dục và tập dưỡng sinh là những yếu tố chủ đạo để bạn thực hiện được mong muốn. Hầu hết người phương Tây đều bị béo phì, lười luyện tập và ăn uống không hợp lý. Đó chính là do thói quen ăn uống không nghĩ tới hậu quả. Có cả một danh sách dài khi đề cập đến vấn đề sức khỏe. Làm việc mười bốn giờ một ngày và bảy ngày một tuần đã khiến nhiều người bị kiệt sức. Khi bạn có thói quen ăn đồ ăn nhanh hoặc ăn vặt, hàm lượng cholesterol cao cùng với sự căng thẳng sẽ làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ. Có rất nhiều hậu quả đe dọa đến cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn phớt lờ sự thật hiển nhiên đó và vui vẻ sống cùng những nguy cơ, bất chấp bệnh tật đang rình rập. Có nhiều cuộc hôn nhân không hạnh phúc và 50% trong số đó dẫn tới ly dị. Nếu bạn thường xuyên thiếu thời gian, tình yêu và công sức cho những mối quan hệ quan trọng nhất thì làm sao bạn có thể mong đợi hạnh phúc. Về mặt tiền bạc, thói quen xấu có thể sẽ khiến bạn lún sâu trong vòng xoáy công việc, không còn thời gian để tận hưởng niềm vui. Và đây là những tin tốt lành cho bạn: BẠN CÓ THỂ BIẾN NHỮNG HẬU QUẢ TIÊU CỰC THÀNH NHỮNG KẾT QUẢ TÍCH CỰC Thật đơn giản, hãy thay đổi thói quen của mình ngay từ bây giờ ! PHÁT TRIỂN NHỮNG THÓI QUEN THÀNH CÔNG ĐÒI HỎI THỜI GIAN Phải mất bao nhiêu thời gian để có thể thay đổi một thói quen? Câu trả lời phổ biến nhất là “khoảng 21 ngày” hoặc “ba đến bốn tuần.” Điều này có thể đúng trong việc tạo nên những thay đổi nhỏ trong cách cư xử. Sau đây là một ví dụ: LES: Tôi thường xuyên bỏ quên chìa khóa. Cuối mỗi ngày làm việc, tôi thường đưa xe hơi vào gara, bước vào nhà và ném chìa khóa vào bất cứ chỗ nào tôi thấy tiện tay. Sau đó, tôi phải ra ngoài để tham dự một cuộc họp và dĩ nhiên là không thể tìm thấy chìa khóa của mình. Trong khi tìm chìa khóa, sự căng thẳng và bực bội của tôi càng tăng lên. Khi tìm thấy nó, tôi phóng xe tới cuộc họp và muộn mất 25 phút. Giải pháp cho vấn đề mà tôi thường xuyên gặp phải này thật đơn giản. Một ngày, tôi đóng một cái đinh lên tường và treo một tấm bảng gỗ đối diện với cổng gara, trên đó có viết từ ²chìa khóa” rất to. Đêm hôm sau, khi về nhà, sải bước ngang qua tấm biển nhắc nhở đó, tôi ghi nhớ và để chìa khóa ở một góc cố định trong phòng. Tại sao tôi phải làm như vậy? Bởi đó sẽ là những điều mà tôi thường xuyên phải làm. Tôi mất gần một tháng buộc mình phải treo tấm bảng đó trên tường trước khi tôi kịp ghi nhớ thông điệp: ²Tôi đoán là chúng ta sẽ phải làm một điều gì đó khác biệt ngay lúc này” và một thói quen mới đã được hình thành. Tôi không còn bỏ quên chìa khóa của mình nữa. Để làm được điều đó, tôi đã phải nỗ lực đáng kể để điều chỉnh bản thân. Sau khoảng từ 21 đến 30 ngày làm quen với thói quen mới, bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi không theo thói quen đó. Trước khi có thể thay đổi một thói quen, bạn phải kiểm tra xem thói quen đó đã kéo dài bao lâu. Nếu đó là một thói quen đã kéo dài trong khoảng 30 năm thì thay đổi nó trong vòng một vài tuần sẽ không hề đơn giản. Những thói quen ăn sâu vào con người bạn rất khó có thể thay đổi. Điều này giống như việc bạn cố gắng tách rời một hệ thống sợi được bện rất chặt. Đó là một kết cấu rất khó phá vỡ. Những người hút thuốc lá lâu năm sẽ biết được việc từ bỏ chất nicotine khó khăn như thế nào. Nhiều người không bao giờ làm được điều đó dù có rất nhiều khuyến cáo rằng hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe. Tương tự, những người tự ti sẽ không thay đổi mình để trở nên tự tin, sẵn sàng đương đầu với thế giới chỉ trong vòng 21 ngày. Có thể sẽ phải mất một hoặc nhiều năm để phát triển những niềm tin tích cực. Những thay đổi quan trọng đó có thể tác động lớn đến cuộc sống cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Một vấn đề nữa trong việc thay đổi thói quen là nguy cơ lặp lại những thói quen cũ. Điều này có thể xảy ra khi bạn căng thẳng hoặc khi một sự khủng hoảng bất ngờ xảy đến. Thói quen mới có thể sẽ không đủ mạnh để chiến thắng những hoàn cảnh đó, bởi vậy, cần phải có nhiều thời gian, công sức và nỗ lực để rèn luyện chúng. Để đảm bảo sự ổn định của mình, các nhà du hành vũ trụ đã sử dụng một bảng liệt kê kiểm soát các công đoạn. Bạn cũng có thể tạo cho mình một bản liệt kê kiểm soát các lỗi tương tự. Điều này chỉ đòi hỏi sự luyện tập. Nỗ lực của bạn sẽ sớm được đền đáp. Nếu mỗi năm bạn thay đổi bốn thói quen thì sau năm năm, bạn sẽ có 20 thói quen mới tích cực hơn. Vấn đề là liệu 20 thói quen mới đó có mang lại sự khác biệt cho bạn hay không? 20 thói quen thành công sẽ mang lại cho bạn nhiều tiền bạc, những mối quan hệ tuyệt vời, một sức khỏe tốt, một cơ thể cường tráng và hàng loạt những cơ hội mới. Bạn sẽ còn đạt được điều gì nữa nếu có thể thay đổi nhiều hơn bốn thói quen trong một năm? Hãy nghĩ về những khả năng đó. 90% NHỮNG ỨNG XỬ HÀNG NGÀY CỦA CHÚNG TA XUẤT PHÁT TỪ THÓI QUEN Có rất nhiều hoạt động thường ngày của chúng ta là những thói quen. Từ khi thức dậy cho đến lúc đi ngủ, có tới hàng trăm việc mà bạn làm theo cùng một cách thức như: thay đồ, đánh răng rửa mặt, chuẩn bị cho một ngày mới, ăn sáng, đọc báo, lái xe đến công sở, chào hỏi mọi người, dọn dẹp bàn làm việc, sắp xếp các cuộc hẹn, tham gia các dự án, tham gia các cuộc họp, trả lời điện thoại… Nếu thực hiện các hoạt động đó trong nhiều năm nghĩa là bạn đã thiết lập những thói quen ăn sâu trong mình. Chúng liên quan đến mọi lĩnh vực của cuộc sống như công việc, gia đình, thu nhập, sức khỏe, các mối quan hệ và nhiều khía cạnh khác nữa. Tổng hợp tất cả những thói quen trong những lĩnh vực đó sẽ quyết định cách cuộc sống của bạn diễn ra. Nói đơn giản thì đó là cách cư xử thông thường. Khi những thói quen được tạo ra, người khác có thể dễ dàng đoán biết được tính cách của chúng ta. Trong nhiều trường hợp, điều này rất tốt bởi họ sẽ xem bạn là một người đáng tin cậy, độc lập và vững vàng. (Một điều rất thú vị là những người không thể đoán định tâm tính được cũng có thói quen, đó là thói quen không kiên định.) Tuy nhiên, nếu có quá nhiều thói quen lặp đi lặp lại hàng ngày, cuộc sống sẽ trở nên buồn tẻ. Chúng ta không nên thiết lập quá nhiều thói quen. Thực tế, có rất nhiều việc xử thế hàng ngày là những hành động vô thức. Chúng ta làm một việc gì đó mà không hề suy nghĩ. Và đây là điểm mấu chốt: Khả năng cư xử, xử thế hàng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của cuộc đời bạn. Nếu bạn không hạnh phúc với những kết quả đó, đã đến lúc cần thay đổi. PHẨM CHẤT KHÔNG PHẢI LÀ HÀNH VI MÀ LÀ MỘT THÓI QUEN KHI MỘT THÓI QUEN MỚI ĐƯỢC DUY TRÌ NÓ SẼ TRỞ THÀNH CÁCH CƯ XỬ MỚI CỦA BẠN Khi áp dụng một lối cư xử mới thay vì những cách cư xử mà bạn vẫn thường áp dụng trước đó, bạn có thể tạo nên một phương pháp hành động mới. Cách xử sự mới này sẽ sớm trở thành tôn chỉ hành động của bạn. Hay nói cách khác, bạn đã thay thế một thói quen cũ, tiêu cực bằng một thói quen mới hợp lý và thành công hơn. Chẳng hạn: Nếu bạn thường xuyên đến trễ trong các cuộc họp, mức độ căng thẳng của bạn sẽ tăng cao và bạn cảm thấy khó có thể khắc phục. Để cải thiện tình hình đó, hãy tự cam kết với bản thân sẽ đến tham dự các cuộc hẹn trong vòng bốn tuần tới sớm hơn mười phút. Nếu bạn tuân thủ kỷ luật vừa đặt ra, bạn sẽ nhận thấy hai điều: 1. Một hoặc hai tuần đầu tiên sẽ rất khó khăn đối với bạn. Thực ra, bạn cần phải tự an ủi mình nhằm giữ cho tinh thần không dao động. 2. Càng thể hiện rằng mình đúng giờ thường xuyên, bạn sẽ càng trở nên như thế. Và việc đến sớm sẽ trở thành thói quen mới của bạn. Điều này giống như việc bạn được lập trình lại. Bạn sẽ thấy lợi ích chương trình mới mang lại giá trị hơn rất nhiều so với chương trình cũ. Bằng việc cải thiện từng có hệ thống cư xử, bạn có thể hoàn thiện mạnh mẽ lối sống của mình. Trong đó bao gồm sức khỏe, thu nhập, các mối quan hệ và thời gian tận hưởng niềm vui. BẰNG CHỨNG MINH HỌA: Một người bạn 50 tuổi của tôi đã thay đổi thành công 24 thói quen ăn uống chỉ trong vòng hai năm. Trước khi quyết định thay đổi, ông ấy vô cùng mệt mỏi và mắc bệnh béo phì. Ông ấy thường xuyên ăn quá nhiều đồ tráng miệng, thức ăn nhanh và uống một chai rượu mỗi ngày. Sau đó, ông ấy quyết định thay đổi. Đó là một quá trình lâu dài và đòi hỏi một tinh thần kỷ luật cao. Với sự giúp đỡ của một chuyên gia dinh dưỡng tuyệt vời và một chuyên gia về vóc dáng, ông ấy đã thay đổi hoàn toàn. Ông ngừng uống rượu, từ bỏ các món tráng miệng, đồ ăn nhanh và chỉ ăn theo khẩu phần đã được cân bằng đầy đủ các chất dinh dưỡng. Ông ấy có niềm vui mới với công việc kinh doanh và luôn tự tin. Nếu người khác có thể làm nên những thay đổi rất ý nghĩa như vậy thì tại sao bạn lại không thể? Hãy nhớ rằng sẽ không có gì thay đổi nếu bạn không hành động. Hãy nắm bắt sự thay đổi như một chất xúc tác để mang lại cho bạn tự do và thanh thản đầu óc. NẾU BẠN VẪN TIẾP TỤC LÀM NHỮNG VIỆC THƯỜNG LÀM Bạn sẽ tiếp tục nhận được những gì bạn thường nhận được. Làm thế nào NHẬN BIẾT những thói quen xấu? HÃY NHẬN THỨC NHỮNG THÓI QUEN BẤT LỢI CHO BẠN Nhiều thói quen, khuôn mẫu, tính cách và lề thói của chúng ta dường như vô hình. Tác giả danh tiếng Oliver Wendell Holmes đưa ra nhận xét: “Tất cả chúng ta đều cần phải được giáo dục như một điều hiển nhiên.” Bởi vậy, hãy giám sát chặt chẽ những thói quen đang có xu hướng ngăn bạn tiến bộ. Bạn có thể nhận ra một số thói quen đó. Dưới đây là những thói quen phổ biến mà chúng tôi nhận thấy từ khách hàng trong các cuộc hội thảo: • Không gọi điện trả lời đúng hẹn; • Thường xuyên trễ hẹn hoặc dự họp muộn; • Ít giao tiếp với đồng nghiệp; • Thiếu rõ ràng khi vạch những mục tiêu, chỉ tiêu hàng tháng hay kết quả mong đợi; • Ít dành thời gian dự các cuộc hẹn bên ngoài; • Không giải quyết nhanh chóng và hiệu quả giấy tờ, sổ sách; • Lạm dụng thư từ; • Chậm thanh toán các hóa đơn dẫn đến việc lãi suất tăng cao; • Nói nhiều nhưng ít lắng nghe; • Thường xuyên quên tên của người khác ngay sau khi họ giới thiệu; • Cố ngủ nướng mỗi buổi sáng; • Làm việc cả ngày mà không tập thể dục hoặc giải lao; • Không dành nhiều thời gian cho con cái; • Ăn trưa bằng đồ ăn nhanh; • Ăn uống không đúng bữa; • Trước khi đi làm không ôm hôn tạm biệt vợ con; • Thường xuyên mang việc về nhà làm; • Buôn chuyện qua điện thoại quá lâu; • Đến những phút cuối mới quyết định đặt chỗ (trong nhà hàng, nhà hát, các buổi hòa nhạc); • Thường xuyên không hoàn thành đúng hạn như đã hứa; • Không dành nhiều thời gian để tận hưởng niềm vui cùng gia đình; • Để chuông điện thoại di động mọi lúc, mọi nơi; • Nói chuyện điện thoại khi ăn cơm với gia đình; • Quá thận trọng với mọi quyết định, đặc biệt là những việc lặt vặt mà đáng lẽ phải gạt bỏ; • Luôn chần chừ trong mọi việc, từ thanh toán các khoản thuế cho tới việc lau dọn gara. Và bây giờ hãy kiểm tra lại mình bằng cách liệt kê một danh sách những thói quen bất lợi với bạn. Hãy dành ít nhất một giờ để suy nghĩ và cân nhắc cẩn thận hơn. Cần lập kế hoạch cho việc đó để bạn không bị gián đoạn bởi những công việc khác. Sự rèn luyện này rất đáng làm bởi nó sẽ mang lại cho bạn một nền tảng vững chắc để cải thiện kết quả của bạn trong những năm tiếp theo. Thực ra, những thói quen xấu này lại đóng vai trò như một bàn đạp để bạn đạt được thành công trong tương lai. Chỉ khi hiểu rõ những gì ngăn cản bạn tiến lên phía trước, bạn mới thấy việc tạo ra những thói quen tích cực khó khăn như thế nào. Công thức những thói quen thành công được đề cập ở cuối chương này sẽ chỉ cho bạn một phương pháp hữu hiệu để biến các thói quen xấu trở thành những thói quen tạo nên thành công. Một cách khác để nhận biết những thói quen xấu của bạn là thu thập thông tin phản hồi. Hãy nói chuyện với những người mà bạn kính trọng và ngưỡng mộ, những người hiểu rất rõ về bạn. Hãy hỏi họ xem đâu là những thói quen xấu mà họ nhận thấy ở bạn. Nếu tám trong số những người bạn nói chuyện nói rằng bạn không bao giờ gọi điện trả lời đúng hẹn thì cần phải chú ý điều này. Hãy nhớ cách cư xử bạn thể hiện ra là điều có thực trong khi những nhận thức của bạn về chúng thường chỉ là ảo tưởng. Nếu bạn luôn cởi mở để đón nhận những lời nhận xét chân thành, bạn sẽ nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn những thói quen xấu của mình. NIỀM TIN VÀ THÓI QUEN LÀ SẢN PHẨM CỦA MÔI TRƯỜNG SỐNG Đây là một nhận thức sâu sắc và cực kỳ quan trọng. Những người bạn thường xuyên tiếp xúc và môi trường sống ảnh hưởng rất lớn đến những việc bạn làm. Một người lớn lên trong môi trường tiêu cực, bị đối xử tàn tệ và luôn phải nghe những lời lăng mạ sẽ có cách nhìn cuộc sống khác hẳn với những đứa trẻ được nuôi nấng trong tình thương ấm áp và sự động viên, ủng hộ của bố mẹ. Mức độ tự trọng của chúng hoàn toàn khác nhau. Những đứa trẻ sống trong môi trường bị ngược đãi sẽ có cảm giác mình là người đáng khinh và luôn thiếu tự tin. Những niềm tin tiêu cực này nếu đeo đẳng người đó đến khi trưởng thành sẽ sinh ra những thói hư tật xấu như không nghề nghiệp, nghiện ngập, phạm tội, vô công rồi nghề. Tác động của những người cùng địa vị có thể đóng vai trò tích cực hoặc tiêu cực. Nếu bạn thường xuyên phải tiếp xúc với những người luôn kêu ca phàn nàn và bi quan thì chắc chắn sẽ có lúc bạn tin những lời của họ. Ngược lại, nếu xung quanh bạn là những người mạnh mẽ và lạc quan, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống đầy ắp cơ hội và những điều thú vị để khám phá. Trong tác phẩm tuyệt vời có tựa đề NLP: The New Art and Science of Getting What You Want (NLP: Khoa học và nghệ thuật mới để đạt được những gì bạn muốn), tác giả Harry Alder đã giải thích rất rõ: Chỉ cần những thay đổi nhỏ trong niềm tin cũng có thể tạo nên sự thay đổi đáng kinh ngạc trong cách biểu hiện và cư xử của một người. Điều này biểu hiện ở trẻ con rõ ràng hơn so với những người trưởng thành bởi chúng nhạy cảm hơn với những lời khuyên bảo và dễ dàng thay đổi niềm tin. Vậy nên, nếu đứa trẻ tin rằng chúng có năng khiếu thể thao hay trong một lĩnh vực nào đó, chúng sẽ thể hiện tốt hơn trên thực tế. Những biểu hiện của trẻ càng tốt sẽ càng thổi bùng lên sự tự tin giúp chúng tiến dần tới sự hoàn thiện. Trong một số trường hợp, người nào đó quá tự ti sẽ nói rằng: “Tôi chẳng giỏi bất cứ một cái gì cả,” và điều này sẽ có sức phá hoại rất lớn tới bất cứ điều gì mà người đó đang cố gắng đạt được. Tuy nhiên, phổ biến hơn vẫn là sự tự ti chứa đựng song song cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Trong công việc, một người đàn ông có thể sẽ đánh giá thấp bản thân và không tìm thấy chính mình, ví dụ, không là giám đốc, lãnh đạo hay ông chủ. Vẫn là người đó, anh ta lại có thể khẳng định mình ở các môn thể thao, các hoạt động xã hội, trong một số sở thích hoặc các trò giải trí. Một người phụ nữ luôn khẳng định mình khi thực hiện và giải quyết các công việc liên quan đến kỹ thuật song rất vất vả khi phải giải quyết những công việc liên quan đến chính trị. Bởi vậy, mỗi chúng ta đều có một ưu thế trong nhiều khía cạnh của công việc, xã hội và cuộc sống gia đình. Chúng ta phải xác định cụ thể và rành mạch những niềm tin ảnh hưởng tới những điều mà mình đạt được. Chúng ta cần phải thay thế niềm tin tiêu cực bằng sự tự tin tích cực. Dù bạn đã gặp rất nhiều rủi ro vì lý lịch không đẹp, bạn vẫn có thể thay đổi nó. Để làm được điều này cần có một người giúp đỡ bạn. Một giáo viên, một huấn luyện viên giỏi, một bác sỹ chuyên khoa, một nhà cố vấn hoặc một mẫu người có thể tác động mạnh mẽ đến tương lai của bạn. Song điều kiện tiên quyết vẫn là quyết tâm thực hiện sự thay đổi của bạn. Nếu bạn đã thật sự sẵn sàng để làm điều đó, một người thích hợp sẽ xuất hiện để giúp đỡ bạn. Sự hòa hợp không còn là một phần trong hệ thống niềm tin của cô gái này nữa. Cách THAY ĐỔI những thói quen xấu HỌC TẬP THÓI QUEN CỦA NHỮNG NGƯỜI THÀNH CÔNG Những người thành công luôn có những thói quen thành công. Hãy tìm và học tập thói quen thành công đó. Nhà triết học kinh tế nổi tiếng Jim Rohn từng nói: “Những người thành công luôn luôn để lại dấu ấn.” Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi tháng bạn có thể gặp gỡ với một người thành công? Hãy mời người đó đi ăn và hỏi người ấy thật nhiều câu hỏi hữu ích về kế hoạch, kỷ luật và những thói quen của người ấy.Người ấy đọc sách gì? Tham gia các tổ chức nào? Người đó vạch kế hoạch và sắp xếp thời gian như thế nào? Nếu bạn có khả năng nghe và ghi chú tốt, bạn sẽ thu được rất nhiều ý tưởng tuyệt vời chỉ trong một thời gian ngắn. Và nếu yêu cầu của bạn thật sự chân thành, những người thành công sẽ không ngần ngại chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm mà họ có được. JACK VÀ MARK: Khi hoàn thành cuốn sách đầu tiên trong series sách Chicken Soup for the Soul (Hạt giống tâm hồn), chúng tôi đã hỏi ý kiến những tác giả nổi tiếng nhất như Barbara De Angelist, John Gray, Ken Blanchard, Havey Markay, Harold Bloomfield, Wayne Dyer và Scott Peck đâu là những chiến thuật đặc biệt cần thiết để đảm bảo rằng cuốn sách của chúng tôi được bán chạy nhất? Tất cả những người đó đều vui lòng chia sẻ những ý tưởng và sự hiểu biết sâu sắc của họ. Chúng tôi đã làm theo những gì họ chỉ bảo. Chúng tôi đã tạo thói quen thực hiện ít nhất một cuộc gặp gỡ và trao đổi trên truyền hình mỗi ngày trong vòng hai năm. Chúng tôi gửi đến các nhà phê bình sách và một số chuyên gia đánh giá sách tiềm năng năm cuốn sách mỗi ngày. Chúng tôi cho phép báo chí in trước những câu chuyện trong sách tổ chức các cuộc hội thảo nhằm tạo động lực, cổ vũ những người chịu trách nhiệm bán sách của chúng tôi. Nói ngắn gọn là chúng tôi đã nghĩ về việc đâu là những thói quen của một tác giả best-selling và đưa những thói quen đó thành hành động. Kết quả là chúng tôi đã bán được 50 triệu cuốn sách trên toàn thế giới tính cho đến thời điểm này. Tuy nhiên, mọi người thường không bao giờ hỏi ý kiến những người thành công. Họ viện ra hàng tá lý do như những người thành công quá bận rộn, không có thời gian dành cho họ hoặc băn khoăn làm sao có thể tìm được những người như thế? Những người thành công không đứng đâu chờ sẵn bạn đến gặp gỡ và trao đổi. Vì thế, bạn cần phải xoay xở và xác định được nơi những người thành công sống, làm việc và thường lui tới. Hãy coi đó là một trò chơi thú vị và xứng đáng để bạn thực hiện. (Trong Chương 5, tập trung đề cập đến thói quen xây dựng những mối quan hệ tốt, bạn sẽ tìm hiểu rõ hơn về cách tìm và liên lạc với những người thành công). Một cách khác để học tập những người thành công là đọc tự truyện và tìm hiểu tiểu sử của họ. Ở đó có những câu chuyện trong đời sống thực tế của họ cùng rất nhiều ý tưởng tuyệt vời. Bạn có thể tìm thấy những cuốn sách đó ở hiệu sách hoặc các thư viện. Hãy đọc mỗi tháng một cuốn sách và sau một năm, bạn sẽ thu được rất nhiều kiến thức hữu ích. Ngoài ra, hãy theo dõi những chương trình truyền hình nói về những người thành công. Một thói quen khác nữa mà chúng tôi phát triển là nghe những cuốn băng có tính giáo dục và tạo động lực vào những lúc rảnh rỗi như khi lái xe, đi dạo hoặc tập thể dục. Nếu mỗi ngày bạn nghe một cuốn băng trong 30 phút, mỗi tuần năm ngày thì sau mười năm, bạn sẽ có hơn 1.500 giờ theo dõi tin tức và các thông tin hữu ích. Đây cũng là thói quen của những người thành công. Một người bạn của tôi, Jim Rohn nói rằng: “Nếu mỗi tháng bạn đọc một cuốn sách về lĩnh vực chuyên môn của bạn thì sau mười năm, bạn sẽ đọc được 120 cuốn sách. Điều này sẽ giúp nâng cao kiến thức của bạn về lĩnh vực của mình.” Đồng thời, Jim cũng nhấn mạnh: “Có sách mà không đọc thì cũng vô ích.” Hãy tìm kiếm những hiệu sách chuyên bán các loại băng đĩa nói về những huấn luyện viên, những nhà lãnh đạo hàng đầu. Tất cả những thông tin tuyệt vời đó đang chờ bạn khám phá. Bởi vậy, hãy tham khảo những ý tưởng đó và hãy chờ xem nhận thức của bạn tăng lên. Nếu bạn áp dụng những điều đã học được, thu nhập của bạn cũng sẽ tăng cao. KHÔNG NGỪNG THAY ĐỔI NHỮNG THÓI QUEN Những người nhạy cảm sẽ hiểu rằng cuộc sống là cả một quá trình học hỏi kinh nghiệm không ngừng nghỉ. Hãy học cách để không ngừng hoàn thiện những thói quen của mình. Luôn có cái đích cao hơn để bạn vươn tới dù hiện tại bạn giỏi đến thế nào. Khi không ngừng nỗ lực để nâng cao khả năng, bạn xây dựng nên tính cách của mình. Bạn càng phát triển bản thân thì những yêu cầu của bạn cũng nhiều hơn và cao hơn. Đó là một cuộc hành trình thú vị dẫn tới thành công và sự thỏa mãn. LES: Bạn đã bao giờ bị sỏi thận chưa? Căn bệnh đó khiến cuộc sống của bạn trở nên khổ sở và nó là ví dụ tiêu biểu minh chứng cho tác hại mà một thói quen xấu có thể mang lại. Trong một lần được bác sỹ hội chẩn, tôi biết được căn bệnh đó của mình xuất phát từ thói quen ăn uống không khoa học. Bác sỹ quyết định sử dụng phương pháp nghiền sỏi để triệt tiêu chúng. Liệu pháp dùng tia laser để bắn tan những viên sỏi chỉ mất khoảng một tiếng đồng hồ và thông thường, bệnh nhân sẽ nhanh chóng hồi phục trong một vài ngày. Trước khi cuộc phẫu thuật này diễn ra, tôi lên kế hoạch cho hai bố con đi nghỉ một tuần tại Toronto. Con trai tôi vừa tròn chín tuổi và chưa từng được đến Toronto. Đội bóng mà bố con tôi yêu thích sẽ chơi trận chung kết quốc gia ở đó, đồng thời đội khúc côn cầu Los Angeles Kings mà con trai tôi ngưỡng mộ cũng ở thành phố này. Chúng tôi dự định sẽ lên máy bay vào sáng thứ bảy. Thế nhưng cuộc phẫu thuật của tôi lại diễn ra vào ngày thứ ba của tuần đó và sẽ khiến tôi phải mất một khoảng thời gian dài để hồi phục trước chuyến bay. Tuy nhiên, vào chiều ngày thứ sáu, sau một cơn đau dữ dội ở vùng thận và ba ngày đau đớn, uể oải bởi liên tục phải tiêm morphin giảm đau, chuyến đi thú vị của hai bố con tôi có nguy cơ tan biến. Thật may, vào phút cuối, vị bác sỹ theo dõi tình trạng của tôi quyết định rằng tôi đã hồi phục và có thể đi du lịch, đồng thời ký thủ tục cho tôi xuất viện ngay ngày hôm đó. Kỳ nghỉ đó rất tuyệt vời. Đội bóng của chúng tôi đã chiến thắng, hai bố con lại được xem một trận đấu khúc côn cầu nảy lửa và đó là những kỷ niệm khó quên của cả hai bố con tôi. Suýt nữa thì tôi đã đánh mất cơ hội tuyệt vời ấy chỉ vì một thói quen xấu của mình. Bây giờ, tôi luôn cảnh giác để tránh bị sỏi thận thêm lần nữa. Mỗi ngày, tôi uống mười ly nước và không ăn những loại thức ăn có khả năng tạo sỏi. Thói quen mới giúp tôi tránh khỏi những rắc rối như trước kia. Mục đích của câu chuyện này là để chỉ cho bạn thấy rằng mỗi hành động của bạn đều có thể gây ra những hậu quả. Bởi vậy, trước khi tham gia một khóa học đặc biệt nào đó, hãy nhìn về phía trước. Bạn sẽ tạo ra một kết quả tích cực hay một hậu quả xấu? Bạn hãy suy nghĩ thật rõ ràng. Hãy đặt ra những câu hỏi trước khi bắt đầu một thói quen nào đó. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ được tận hưởng nhiều niềm vui hơn từ cuộc sống mà không bao giờ phải dùng tới morphin để giảm đau. Bây giờ, bạn đã hiểu được ảnh hưởng của những thói quen và cách xác định những thói quen đó. Hãy quyết định điều quan trọng nhất: làm thế nào để thay đổi hoàn toàn những thói quen của bạn. Công thức NHỮNG THÓI QUEN thành công Đây là phương pháp gồm ba bước giúp những thói quen hữu ích hơn. Phương pháp này thật sự hiệu quả vì nó rất đơn giản và có thể áp dụng trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống, trong kinh doanh hay đời sống cá nhân. Nếu kiên trì thực hiện, nó sẽ giúp bạn đạt được những gì bạn muốn. 1. XÁC ĐỊNH RÕ NHỮNG THÓI QUEN XẤU VÀ NHỮNG THÓI QUEN BẤT LỢI Việc suy nghĩ thật sự nghiêm túc về hậu quả trong tương lai của những thói quen xấu rất quan trọng. Hậu quả của những thói quen xấu không thể hiện vào ngày mai, tuần tới hay tháng tới mà rất lâu sau đó. Có thể khi nhìn lại những thói quen không hữu ích của mình, bạn thấy nó cũng không quá tồi tệ. Có một người nghiện thuốc lá đã nói: “Hôm nay, nếu mình chỉ hút một vài điếu thôi thì sao nhỉ? Nó sẽ giúp mình thư giãn. Mình không hề bị ho hay bị ngạt.” Thế nhưng, 20 năm sau, chiếc máy chụp X-quang sẽ chỉ cho bạn thấy tất cả. Người ta chỉ ra rằng: “Nếu bạn hút mười điếu thuốc mỗi ngày trong 20 năm thì tổng số thuốc mà bạn hút sẽ là 73.000 điếu. Bạn có nghĩ là 73.000 điếu thuốc đó có thể làm ảnh hưởng tới hai lá phổi của mình không? Dĩ nhiên là có, thậm chí, nó có thể dẫn đến cái chết. Bởi vậy, khi bạn tự kiểm tra những thói quen của mình, hãy nghĩ đến những hậu quả lâu dài. Hãy thành thật với chính mình. Tính mạng của bạn có thể đang bị đe dọa. 2. XÁC ĐỊNH RÕ THÓI QUEN THÀNH CÔNG MỚI CỦA BẠN Thông thường, đó là những thói quen đối lập với những thói quen xấu của bạn. Với một người nghiện thuốc lá, thói quen mới là “không hút thuốc”. Để tạo động lực cho mình, hãy nghĩ về những lợi ích mà bạn có được khi xác lập một thói quen mới. Điều này sẽ giúp bạn tạo nên một bức tranh sinh động về những điều mà thói quen mới mang lại. Càng miêu tả sinh động bao nhiêu, bạn càng sẵn sàng hành động bấy nhiêu. 3. TẠO MỘT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG Đây là phần quan trọng nhất. Trong trường hợp của những người nghiện thuốc lá trên, người đó sẽ có một số sự lựa chọn : Đọc những cuốn sách dạy cách bỏ thuốc lá; điều trị bằng liệu pháp thôi miên; dùng những thứ khác để thay thế cho thuốc lá mỗi khi thèm hút thuốc; cá cược với bạn bè để giữ vững tinh thần; bắt đầu một chương trình luyện tập trong không khí trong lành; sử dụng một miếng băng chống chất nicotine. Tránh xa những người hút thuốc lá; điều quan trọng bạn phải quyết định xem đâu là những hành động thích hợp mà mình sẽ áp dụng. Bạn cần phải hành động. Hãy bắt đầu với một thói quen mà bạn muốn thay đổi. Tập trung vào ba bước thực hiện và luyện tập chúng. Hãy làm việc đó ngay bây giờ. Hãy nhớ rằng, sẽ không có gì thay đổi cho đến khi bạn bắt tay thực hiện. KẾT LUẬN Bây giờ, bạn đã biết những ảnh hưởng thật sự và cách nhận biết những thói quen xấu. Thêm vào đó, bạn đã có một công thức để bắt đầu những thói quen mới. Công thức này có tác dụng tốt với cả những thói quen trong kinh doanh và cuộc sống riêng tư. Chúng tôi khuyến khích bạn hoàn thành các bước hành động được mô tả ở cuối chương này. Chỉ khi bạn viết ra cam kết sẽ làm việc thông qua Công thức thói quen thành công này, những lợi ích thực tế mới trở nên rõ ràng. Việc chỉ giữ khư khư những thông tin trong đầu sẽ không dài lâu. Chúng tôi muốn bạn trải nghiệm một sự biến chuyển trong chính những kết quả và cả trong lối sống của bạn. Chương tiếp theo sẽ được xây dựng dựa trên nền tảng vững chắc này. Tất cả đều tập trung vào sức mạnh của bạn và hy vọng sẽ có những bước đột phá xảy ra. CÁC BƯỚC HÀNH ĐỘNG A. Những người thành công mà tôi muốn gặp gỡ Hãy lập một danh sách những người bạn kính trọng, những người thực sự thành đạt. Đặt ra mục tiêu mời họ đi ăn hoặc đề nghị được gặp họ tại văn phòng. Đừng quên mang theo sổ tay hoặc máy ghi âm để ghi lại những ý tưởng hay nhất. B. Công thức những thói quen thành công Hãy xem ví dụ sau đây. Nó có ba phần A, B và C. Ở phần A, hãy xác định cụ thể và rõ ràng những thói quen khiến bạn không thể tiến bộ. Sau đó, hình dung những hậu quả khi bạn tiếp tục duy trì chúng. Mỗi hành động mà bạn làm đều tạo ra những hậu quả. Thói quen xấu sẽ tạo ra những hậu quả xấu và ngược lại, những thói quen tốt sẽ có kết quả tích cực. Ở phần B, hãy xác định rõ các thói quen mới của bạn. Thông thường, tất cả những gì bạn cần là viết ra một thói quen trái ngược với thói quen xấu của bạn. Nếu thói quen đó là tiêu xài hoang phí, không tiết kiệm cho tương lai thì thói quen mới mà bạn nên xác lập có thể là tiết kiệm 10% thu nhập mỗi tháng. Ở phần C, hãy liệt kê ba bước hành động mà bạn sẽ làm để biến thói quen mới của mình thành hiện thực thật rõ ràng và cụ thể. Hãy ấn định thời gian để bắt đầu và từng bước thực hiện. Hãy sử dụng một mẫu thống nhất để ghi lại những thói quen và các kế hoạch hành động của bạn trên các trang giấy riêng biệt. HÃY THỰC HIỆN NGAY! Bạn đã hoàn thành bước đầu tiên ‒ một sự nỗ lực đáng ghi nhận! Chiến lược tập trung # 2 Thành công là kết quả của sự tập trung chứ không phải của phép lạ Tôi không bao giờ làm được việc gì nếu thiếu thói quen đúng giờ, trình tự và cần cù: quyết tâm dồn toàn bộ sức lực cho một mục đích CHARLES DICKENS Thế tiến thoái lưỡng nan của các doanh nhân Nếu bạn sở hữu một doanh nghiệp (hay một giám đốc, một nhà quản lý) hoặc có kế hoạch xây dựng nó trong tương lai thì cần phải nhận thức rõ những tình huống tiến thoái lưỡng nan của các doanh nhân. Và đây là kịch bản: Bạn có một ý tưởng tuyệt vời về việc bán một sản phẩm mới hoặc cung cấp một dịch vụ độc đáo. Bạn hình dung rằng mình có thể làm điều đó tốt hơn bất kỳ ai và dĩ nhiên sẽ kiếm được rất nhiều tiền. Mục đích chính và đầu tiên của công việc kinh doanh là không ngừng tìm kiếm khách hàng mới, đồng thời duy trì quan hệ với khách hàng cũ. Mục đích thứ hai là đạt được lợi nhuận cao. Khi mới khởi nghiệp, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ bị lỗ vốn. Do đó, chủ doanh nghiệp thường phải kiêm nhiệm một lúc nhiều vai trò, làm việc suốt ngày đêm, đặc biệt là trong năm đầu tiên. Tuy nhiên, đó lại là một quãng thời gian thú vị bởi bạn sẽ có rất nhiều mối quan hệ, các cuộc gặp gỡ với khách hàng tiềm năng và phát triển mối hàng hay dịch vụ. Khi đã tạo được nền móng vững chắc, con người và hệ thống doanh nghiệp đó sẽ bước vào thời kỳ ổn định. Lúc này, chủ doanh nghiệp sẽ phải tham gia nhiều hơn trong công việc quản lý hàng ngày. Số lượng giấy tờ, tài liệu cũng sẽ tăng lên và những thương vụ đầy mạo hiểm sẽ trở thành một thói quen thường nhật. Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian hơn cho vấn đề nhân sự, thuế và tiền lương hàng tháng. Với tổng cộng 79 năm kinh nghiệm kinh doanh, chúng tôi cho rằng đây là tình huống rất phổ biến. Tình thế tiến thoái lưỡng nan của các chủ doanh nghiệp rất phức tạp. Họ cảm thấy khó khăn khi phải bỏ qua một việc nào đó hay san sẻ gánh nặng cho người khác. Khả năng ủy thác không phải là điểm mạnh của họ và dĩ nhiên cảm xúc của họ sẽ bị công việc kinh doanh trói buộc. Rốt cuộc, họ chính là người tạo ra gánh nặng, chịu đựng và duy trì nó. Họ hiểu rõ mọi chi tiết, khía cạnh của công việc và theo họ, không ai có thể đảm nhiệm công việc tốt hơn họ. Đây là một tình thế tiến thoái lưỡng nan. Sẽ có nhiều cơ hội và những mối quan hệ tốt đẹp hơn có thể đến với bạn nhưng bạn lại không thể nắm bắt được chúng do còn bị cuốn vào những công việc thường ngày. Điều này khiến bạn rất chán nản. Bởi vậy, bạn nghĩ: “Nếu mình làm việc chăm chỉ hơn nữa và dành thời gian tham dự một khóa học quản lý, chắc chắn mình sẽ đảm đương được mọi công việc.” Điều đó sẽ không giúp gì cho bạn. Làm việc chăm chỉ hơn với thời gian dài hơn sẽ không thể giải quyết được những vấn đề của bạn. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này? Rất ngắn gọn, chỉ trong một câu thôi: Hàng tuần, bạn phải dành hầu hết thời gian cho những việc bạn làm tốt nhất và để người khác làm những việc đúng với sở trường của họ. Hãy tập trung vào những công việc mà bạn thực hiện xuất sắc. Nếu không, có thể bạn sẽ rất căng thẳng và nhanh chóng kiệt sức. Những việc bạn làm xuất chúng sẽ tiếp thêm sức mạnh, tạo hứng khởi, để bạn theo đuổi những cơ hội mới. Nhưng có thể bạn đang băn khoăn trong một mớ bòng bong đang níu chân mình. Bạn hoàn toàn có lý khi băn khoăn về điều đó. Ở phần sau, bạn sẽ tìm hiểu cụ thể hơn về cách đương đầu với những rắc rối và trút bỏ gánh nặng. Tập trung vào những TÀI NĂNG THIÊN BẨM Đây sẽ là một điều cực kỳ quan trọng bạn cần phải biết. Để bạn hình dung rõ ràng hơn, chúng ta hãy nói về thế giới của nhạc Rock and Roll. Rolling Stones là một trong những ban nhạc Rock and Roll có nhiều sáng tác và tồn tại lâu dài nhất trong lịch sử âm nhạc. Cho đến nay, sự nghiệp của họ đã kéo dài gần 40 năm. Hiện nay, ở độ tuổi 50, Mick Jagger và ba người bạn vẫn mạnh khỏe, vẫn lưu diễn trên toàn thế giới với lượng khán giả khổng lồ. Hãy xem khung cảnh trước khi buổi biểu diễn của họ bắt đầu. Phải cần tới hơn 200 người để xây dựng sân khấu hoành tráng. Hơn 20 chiếc xe tải được huy động để vận chuyển toàn bộ thiết bị đến địa điểm biểu diễn mới. Hai chiếc chuyên cơ riêng có nhiệm vụ đưa các nhân vật quan trọng, trong đó có các thành viên của ban nhạc, từ thành phố này tới các thành phố khác trong chuyến lưu diễn. Chuyến lưu diễn vòng quanh thế giới năm 1994 đã mang lại cho ban nhạc khoản lợi nhuận khổng lồ 80 triệu đô-la. Đó là phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực của họ. Một chiếc Limousine dừng lại ở đằng sau sân khấu và bốn thành viên của ban nhạc từ từ bước ra. Một thoáng lo lắng xen lẫn háo hức hiện ra trên khuôn mặt của các thành viên ban nhạc khi 70.000 người hâm mộ reo hò vang dội như muốn làm nổ tung cả không gian. Trong suốt hai tiếng đồng hồ sau đó, họ biểu diễn vô cùng xuất sắc khiến những người hâm mộ cuồng nhiệt rất hạnh phúc và thỏa mãn. Sau bài hát cuối cùng, họ vẫy tay tạm biệt và bước xuống chiếc Limousine đang đợi phía sau sân khấu để rời đi. Họ là những bậc thầy trong việc áp dụng thói quen tập trung. Họ chỉ làm những gì thuộc sở trường đó là thu âm và biểu diễn. Sau khi lên kế hoạch, họ không bận tâm đến các công việc khác như vận chuyển thiết bị, hành trình lưu diễn, dựng sân khấu hay đảm nhận hàng trăm nhiệm vụ cần thiết khác. Các thành viên ban nhạc đơn giản chỉ tập trung vào những gì họ có thể làm tốt nhất, đó là biểu diễn. Khi bạn tập trung toàn bộ thời gian và sức lực để thực hiện những điều bạn có thể làm tốt nhất, chắc chắn bạn sẽ thu được những thành quả to lớn. Đây là sự thật có tính nền tảng và sẽ quyết định tương lai của bạn. KHÔNG NGỪNG LUYỆN TẬP Hãy xem xét một vài ví dụ khác trong lĩnh vực thể thao. Tất cả các nhà vô địch đều tập trung vào tài năng thiên bẩm duy nhất của mình và không ngừng hoàn thiện để đạt tới đỉnh cao. Và họ có một điểm chung là dành hầu hết thời gian để tập trung cho sức mạnh của mình. Họ rất ít khi lãng phí thời gian vào những việc vô bổ. Họ không ngừng luyện tập, luyện tập, luyện tập mỗi ngày để rèn luyện tài năng của mình. Siêu sao bóng rổ Michael Jordan đã tập ném bóng hàng trăm lần mỗi ngày và ngày nào cũng vậy, cho dù bất cứ điều gì xảy ra. George Best, một trong những ngôi sao bóng đá lớn nhất hành tinh trong những năm 1960, thường xuyên nán lại để tập luyện thêm. George biết rằng tài sản lớn nhất của anh là đôi chân. Anh có thể nhận bóng từ đồng đội ở bất kỳ cự ly nào và liên tục luyện tập khả năng ghi bàn. Kết quả tất yếu, anh trở thành cầu thủ ghi được nhiều bàn thắng nhất của câu lạc bộ Manchester United trong sáu mùa bóng liên tiếp. Đây chính là một điển hình của việc tỏa sáng nhờ tính kỷ luật. Một điều đáng chú ý là tất cả các ngôi sao đó đều ít quan tâm đến những điểm yếu của mình. Rất nhiều trường học cần phải học tập điều này ở họ. Nhà trường thường dạy học sinh tập trung khắc phục những môn học yếu mà không dành nhiều thời gian để phát triển những môn mà học sinh có năng khiếu. Họ giải thích đó là để phát triển cân bằng năng lực ở nhiều môn học thay vì chỉ tập trung vào một số môn. Đó là sai lầm. Nhà huấn luyện kinh doanh Dan Sullivan đã nói: “Nếu dành quá nhiều thời gian cho việc khắc phục những điểm yếu thì tất cả những gì bạn thu được là rất nhiều những điểm yếu nảy sinh.” Điều này không mang lại cho bạn một vị trí cạnh tranh trên thương trường hay trở thành một người giàu có mà chỉ khiến bạn luôn ở mức trung bình. Việc phân biệt rõ ràng điểm mạnh và điểm yếu là hết sức quan trọng. Có thể bạn giỏi ở rất nhiều lĩnh vực và thậm chí đạt tới mức xuất chúng trong một số lĩnh vực nhất định. Nếu bạn thành thật với chính mình thì không thể phủ nhận rằng có rất nhiều điều mà bạn không thể làm tốt được. Nếu ta đặt ra một thước đo có đơn vị từ một đến mười, bạn có thể tạo ra một đồ thị biểu thị những sở trường và sở đoản của mình trên đó. Mức một là để biểu thị điểm yếu nhất và mức điểm mười biểu thị cho điểm xuất sắc nhất của bạn. Tất cả những thành tựu lớn nhất mà bạn đạt được trong cuộc đời sẽ là kết quả của sự đầu tư toàn bộ thời gian cho những điểm mạnh nhất. Để xác định rõ hơn những tài năng bẩm sinh của bạn, hãy tự đặt ra cho mình một số câu hỏi. Chẳng hạn: Đâu là những điều mà bạn thực hiện dễ dàng nhất không cần phải học tập hay chuẩn bị kỹ lưỡng? Bạn đã xử lý những việc mà người khác cảm thấy vô cùng khó khăn như thế nào? Những cơ hội tiềm ẩn nào trong thương trường hiện nay là dành cho tài năng tuyệt vời của bạn? Bạn có thể tạo ra những gì khi sử dụng tài năng của mình? KHÁM PHÁ TÀI NĂNG CỦA BẠN Tất cả chúng ta đều được ban tặng những tài năng nhất định. Một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn là phải khám phá ra đâu là tài năng của mình. Quá trình khám phá đó có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí có rất nhiều người không bao giờ tìm ra được tài năng lớn nhất của mình. Tất nhiên, cuộc sống của họ không hoàn toàn được thỏa mãn. Những người như vậy thường rất lận đận bởi họ dành hầu hết thời gian của mình vào những công việc, những ngành kinh doanh không phù hợp với thế mạnh của họ. Nó chẳng khác gì việc đặt một người có tài không đúng chỗ. Điều này không những không mang lại lợi ích gì mà còn khiến người đó căng thẳng và chán nản. Jim Carrey, một diễn viên hài và là một ngôi sao điện ảnh, đang được trả mức cát xê trung bình 20 triệu đô-la có một biệt tài là có thể làm biến dạng khuôn mặt và các bộ phận trên cơ thể thành những hình thù quái dị. Nhiều người có cảm giác như cơ thể anh được làm bằng cao su. Khi còn nhỏ, anh đã dành ra hàng tiếng đồng hồ để luyện tập trước gương. Anh nhận ra rằng mình rất có năng khiếu bắt chước một ai đó và điều này sớm trở thành phong cách của anh trên sân khấu hài kịch. Carrey đã gặp phải muôn vàn khó khăn trên con đường trở thành ngôi sao. Anh từng phải bỏ ra hai năm để đấu tranh với sự thiếu tự tin của mình. Anh không ngừng kiên trì theo đuổi năng khiếu hài kịch và cuối cùng nhận được vai chính trong bộ phim Ace Ventura-Pet Detective. Vai diễn trong bộ phim này đã đem đến cho anh cơ hội thể hiện sự kỳ dị của mình. Bộ phim thu hút lượng người xem khổng lồ và đưa Carrey trở thành một ngôi sao. Sự kết hợp giữa niềm tin mạnh mẽ vào khả năng của mình cộng với những giờ luyện tập vất vả cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng. Carrey đã phát triển được khả năng tập trung bằng khả năng tưởng tượng của mình. Anh tự viết cho mình một tấm séc trị giá mười triệu đô-la, có ngày tháng rõ ràng và luôn giữ trong túi. Mỗi khi gặp khó khăn, anh thường ngồi trên một ngọn đồi, lặng lẽ nhìn toàn cảnh thành phố Los Angeles rồi tưởng tượng mình là một ngôi sao điện ảnh. Mỗi lần như vậy, anh lại nhìn vào tấm séc để nhắc nhở mình về những vận may đang chờ đón. Vài năm sau đó, anh ký được một hợp đồng trị giá hơn mười triệu đô-la để đóng vai chính trong phim The Mask (Mặt nạ). Và điều đáng ngạc nhiên là hầu như ngày tháng của hợp đồng hoàn toàn khớp với ngày tháng mà anh đã ghi trong tờ séc của mình. Các công việc ưu tiên tập trung. Hãy biến nó thành một phần của những kế hoạch hàng ngày và bạn sẽ tạo ra những bước nhảy vọt trong công việc và thu nhập của mình. Chúng tôi có một phương pháp thực tế có thể khiến điều này trở nên đơn giản hơn, đồng thời xác định rõ tài năng của bạn. Phương pháp này được gọi là những việc ưu tiên tập trung. Bạn cần phải liệt kê rõ ràng những gì thật sự diễn ra trong một tuần làm việc điển hình của mình. Số lượng những việc mọi người phải làm nằm trong khoảng 10 và 20. Một khách hàng của chúng tôi đã làm tới 40 việc. Chắc chắn bạn không thể làm hết 40 việc một tuần. Thậm chí, chỉ 20 việc thôi đã là quá nhiều. Bạn sẽ bị phân tán và bị gián đoạn bởi những vấn đề phát sinh. Nhiều người bị sốc khi thấy một tuần của họ bị chia nhỏ. “Quá tải”, “ngoài tầm kiểm soát” hay “quá căng thẳng” là những lời phàn nàn quen thuộc nhất. Tuy vậy, nếu bạn lập xong bảng các việc ưu tiên tập trung thì đó sẽ là một sự khởi đầu mới tốt đẹp. Ít nhất bạn có thể biết thời gian của mình đã dùng để làm những gì. Nếu bạn gặp rắc rối trong việc nhớ lại tất cả những gì mình làm (một dấu hiệu khác của việc quá tải) thì hãy trang bị một cuốn sổ ghi chép. Chỉ cần ghi lại những gì bạn làm trong khoảng 15 phút và luôn mang theo bên mình cuốn sổ ghi chép đó. Hãy làm việc này bốn hoặc năm ngày và bạn sẽ có được số liệu chính xác. Nó đòi hỏi tính kỷ luật nhưng bạn sẽ thấy đây là việc đáng phải làm. Bảng ghi chép bạn có được sẽ thể hiện rõ cách bạn tiết kiệm hoặc lãng phí thời gian của mình. Sau khi lập xong bảng các việc ưu tiên tập trung, bạn hãy liệt kê ba điều mà bạn làm tốt nhất trong quá trình kinh doanh. Nếu bạn không liên quan trực tiếp tới các hoạt động tạo ra lãi suất thì ai sẽ là người đảm nhận hoạt động đó? Và họ có thể làm tốt công việc đó hay không? Nếu không, có lẽ bạn cần phải đưa ra những quyết định trong tương lai không xa. Một câu hỏi không kém phần quan trọng là: “Trong một tuần làm việc điển hình, bạn dành bao nhiêu phần trăm thời gian cho các hoạt động mà bạn làm tốt nhất? Câu trả lời thường là 15%-25%. Thậm chí, nếu 60%-70 % thời gian của bạn được sử dụng có ích thì cũng vẫn còn rất nhiều điều cần cải thiện. Điều gì xảy ra nếu bạn có thể đạt tới 80 hoặc 90%? Hãy nhớ rằng thu nhập của bạn liên quan trực tiếp tới lượng thời gian bạn sử dụng cho lĩnh vực sở trường của mình. MỨC ĐỘ TÀI NĂNG QUYẾT ĐỊNH TẦM CỠ CỦA NHỮNG CƠ HỘI CỦA BẠN Bước tiếp theo bạn phải làm là chọn ra ba việc trong bảng liệt kê mà bạn không thích hoặc không thật sự thành thạo. Không có gì phải xấu hổ khi thừa nhận mình có một vài điểm yếu. Câu trả lời chúng ta thường thấy nhất trong trường hợp này là công việc giấy tờ, kế toán và sắp xếp các cuộc hẹn hoặc trả lời điện thoại. Tất cả mọi chi tiết nhỏ nhặt để hoàn thành một dự án đều có thể thấy trong danh sách. Tuy những công việc đó phải được thực hiện song người thực hiện không nhất thiết phải là bạn. Bạn đã bao giờ để ý rằng những hoạt động đó luôn làm bạn hao tổn tâm trí và sức lực chưa? Nếu nó đã xảy ra với bạn thì hãy mau chóng tỉnh táo. Khi bạn vẫn cố làm những việc mà mình không thích, thì hãy tự nhắc nhở rằng mọi nỗ lực của bạn sẽ không mang lại hiệu quả. Nhà hùng biện nổi tiếng Rosita Perez đã nói: “Khi con ngựa đã chết, hãy ngừng cuộc hành trình!” Không nên ép mình làm mọi việc. Sẽ luôn có những lựa chọn khác tốt hơn cho bạn. Bạn là NGƯỜI KHỞI SỰ hay hoàn thành? Tại sao bạn chỉ thích làm một số việc nhất định mà không thích làm những việc khác? Hãy tự hỏi: “Mình là người khởi sự hay hoàn thành?” Nếu bạn là người khởi sự, bạn thường thích tạo ra những dự án mới, những sản phẩm mới và những ý tưởng giúp công việc vận hành suôn sẻ. Song, vấn đề mà những người khởi sự thường gặp phải là họ không thật sự giỏi trong khâu hoàn thành. Tất cả những chi tiết nhỏ đó chúng ta đã từng nói đến lúc trước. Đó là một mớ hỗn độn nhàm chán đối với những người khởi sự. Hầu hết những doanh nhân đều là những người khởi nghiệp vĩ đại. Tuy nhiên, sau khi mọi việc đã ổn định, họ lại có xu hướng rời bỏ nó và theo đuổi những thứ mới mẻ khác. Những người khác sẽ được huy động để thu xếp mọi việc. Những người đó được coi là người hoàn thành. Họ thường là những người thích hoàn thiện phần dở dang của một dự án. Họ không phải là những người giỏi khởi sự nhưng lại rất giỏi trong việc tổ chức và đảm bảo mọi chi tiết được quản lý hiệu quả. Bởi vậy, bạn phải xác định được mình là người khởi đầu hay người hoàn thành. Hiểu được đâu là khuynh hướng tự nhiên của mình là điều thật sự hữu ích. Nếu bạn là người khởi sự, không phải băn khoăn với những điều mà bạn không bao giờ hoàn thành. Điểm mấu chốt là: hãy tìm một người hoàn thành tài năng để gánh vác nhiệm vụ dở dang của bạn. Sẽ còn có rất nhiều những dự án khác cần bạn khởi đầu và người đó hoàn thành. Tôi xin đưa ra một ví dụ thực tế. Cuốn sách bạn đọc được bắt đầu bằng một ý tưởng. Việc phác thảo các chương, phát triển nội dung từng chương là những công việc cần thiết của một người khởi đầu. Mỗi người trong chúng tôi đóng một vai trò quan trọng riêng. Tuy nhiên, để có được một tác phẩm hoàn chỉnh phải có sự góp sức của rất nhiều người hoàn thành xuất sắc ở các công đoạn biên tập, in ấn, xuất bản, phân phối ấn phẩm. Nếu không có họ, những bản thảo gốc có lẽ sẽ bị bỏ quên ở đâu đó trong suốt nhiều năm. Vì vậy, bạn cần đặt ra một câu hỏi quan trọng: “Ai sẽ là người đảm nhận những công việc mà bạn không thích làm?” Ví dụ: Nếu bạn không muốn làm kế toán, hãy tìm một người kế toán xuất sắc. Nếu bạn không giỏi sắp xếp các cuộc hẹn, hãy tuyển một nhân viên trực điện thoại hoặc liên hệ với dịch vụ tiếp thị qua điện thoại. Nếu bạn không thích buôn bán? Có thể bạn sẽ cần có một trưởng phòng bán hàng tài năng, người có thể tuyển dụng, đào tạo và theo dõi kết quả của những nhân viên bán hàng khác hàng tuần. Nếu các khoản thuế khiến bạn chán nản, hãy sử dụng dịch vụ chuyên giải quyết các vấn đề về thuế. Và trước khi bạn bắt đầu nghĩ: “Đó là một khoản tiền quá lớn, tôi không đủ tiền thuê nhiều người như vậy”, hãy suy nghĩ cẩn thận. Bạn sẽ giải phóng được bao nhiêu thời gian khi ủy thác cho người khác những công việc mà bạn không muốn làm? Nếu bạn không ủy thác những công việc đó, chắc chắn công việc sẽ bị ứ đọng. Bạn có thể sắp xếp kế hoạch để kêu gọi sự giúp đỡ hoặc đưa ra thỏa thuận với các dịch vụ ngoài giờ nhằm giảm bớt giá thành. Một khách hàng của chúng tôi có công việc kinh doanh tại nhà khá phát đạt đã tìm ra một sự liên kết thống nhất. Cô ấy thuê một người phụ nữ khác đến văn phòng của mình vào mỗi sáng thứ tư hàng tuần để làm sổ sách. Một người khác nữa lại được thuê đến để lau dọn nhà cửa vào buổi chiều. Cô ấy luôn làm những công việc thích hợp với tài năng của mình và điều đó đã mang lại hiệu quả. Nếu cảm thấy BẾ TẮC, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ HÃY HỌC CÁCH ĐỂ LOẠI BỎ NHỮNG THỨ VỤN VẶT Nếu bạn là chủ một doanh nghiệp đang mở rộng quy mô và công việc đòi hỏi sự tập trung cao hơn nữa, cách tốt nhất để bạn có thể đảm đương gánh nặng là tuyển dụng một trợ lý. Nếu tìm được một người thích hợp, cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn. Bởi vậy, hãy nhìn nhận chiến thuật then chốt này sâu sắc hơn. Trước hết, người trợ lý mà bạn đang tìm kiếm không phải là một nhân viên tiếp tân, một thư ký hay một ai đó có thể chia sẻ những nhiệm vụ mà bạn ủy thác cho hai hay ba người khác. Một trợ lý thật sự phải là người luôn cống hiến hết mình cho bạn. Đó phải là người có khả năng giải quyết tốt những công việc mà bạn không thích làm hoặc không nên làm. Vai trò chính của người trợ lý đó là giải thoát bạn khỏi những công việc vụn vặt có khả năng làm xáo trộn tuần làm việc của bạn. Nhiệm vụ của họ là bảo vệ bạn để bạn có thể hoàn toàn yên tâm tập trung vào những công việc mình có thể hoàn thành xuất sắc bằng. Việc lựa chọn cẩn thận người ở vị trí này sẽ quyết định tình hình sức khỏe của bạn trong tương lai. Lựa chọn đúng người sẽ khiến cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn, căng thẳng sẽ giảm đi. Ngược lại, nếu lựa chọn không đúng người đúng việc, những rắc rối của bạn sẽ ngày càng chồng chất. Đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn tìm được một người trợ lý như ý: Đầu tiên, hãy liệt kê những công việc mà bạn muốn trợ lý của mình đảm nhận. Hầu hết đó là những việc mà bạn muốn loại bỏ khỏi danh sách công việc hàng tuần của mình. Khi phỏng vấn, hãy yêu cầu ba ứng viên tốt nhất làm một bản đánh giá cá nhân. Có một số mẫu bản đánh giá rất tốt được bán trên thị trường. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn về các ứng viên lý tưởng thông qua bản đánh giá của họ trước khi bắt đầu một chiến dịch tuyển dụng thật sự. Hãy sử dụng các bản đánh giá đó trong ba cuộc phỏng vấn để so sánh những ý tưởng mà các ứng viên trình bày. Thông thường, những ứng viên có sự tương đồng lớn nhất với bản đánh giá sẽ là người có khả năng đáp ứng công việc tốt nhất. Tất nhiên, bạn cũng phải để ý đến những tiêu chuẩn khác như thái độ, tính trung thực, thẳng thắn, những thành tích trong quá khứ v.v… Hãy cẩn thận để không lựa chọn những người giống bạn. Hãy nhớ là bạn muốn tuyển dụng người này để bổ khuyết cho bạn. Nếu tuyển dụng một người giống bạn thì chắc chắn sẽ tạo ra hàng tá rắc rối khác. Có một số điều khác nữa mà bạn cần chú ý: Nếu là người quản lý, bạn sẽ không dễ dàng gạt bỏ một số việc, lúc đó tốt nhất là bạn nên nghe lời của người trợ lý. Trước khi bạn thấy hoang mang khi nói đến việc “nghe lời ai đó” thì hãy suy xét lại cẩn thận. Một người quản lý thường nghĩ rằng không ai có thể làm tốt hơn họ. Tuy nhiên sẽ thế nào nếu người trợ lý của bạn có thể hoàn thành nhiệm vụ đó tới 75% ngay từ đầu? Với sự đào tạo bài bản và khả năng giao tiếp tốt, sau vài tuần, ứng viên sáng giá mà bạn lựa chọn sẽ có thể giải quyết công việc tốt như bạn, thậm chí còn tốt hơn. Vì vậy, hãy từ bỏ thói quen quản lý tất cả bởi nó sẽ khiến bạn không thể tiến bộ. Hãy vui vẻ nghe lời của người có khả năng tổ chức tốt và có niềm đam mê trong công việc. Trong trường hợp bạn vẫn vướng mắc với ý nghĩ rằng mình có thể làm tất cả mà không cần có trợ lý, hãy tự hỏi: “Một tiếng đồng hồ của mình đáng giá bao nhiêu?” Nếu bạn chưa bao giờ dành thời gian để nghĩ về điều này thì hãy làm việc đó ngay bây giờ. Hãy tham khảo biểu đồ dưới đây: Một giờ của bạn đáng giá bao nhiêu? Hy vọng số tiền mà bạn kiếm được sẽ ở mức cao. Nếu vậy, không có lý do gì để bạn phải tìm những công việc với mức thu nhập thấp. Hãy bỏ qua những công việc như vậy. Mặt khác, bạn bắt buộc phải lên kế hoạch hàng ngày hoặc ít nhất một tuần một lần để trao đổi những công việc cần thiết với trợ lý của mình. Giao tiếp, giao tiếp và giao tiếp! Nguyên nhân hàng đầu khiến những mối quan hệ tiềm năng tốt đẹp bị tan vỡ chính là thiếu sự giao tiếp. Hãy đảm bảo rằng trợ lý của bạn luôn biết rõ bạn muốn dành thời gian vào những việc gì. Đừng quên dành cho trợ lý mới của mình một khoảng thời gian để họ làm quen với hệ thống công việc, đồng thời chỉ định những người chủ chốt mà bạn muốn dành thời gian. Thiết lập phương pháp trình bày để trợ lý của bạn không cắt ngang hay làm gián đoạn, như vậy, bạn có thể tập trung hơn vào những việc bạn có thể làm tốt nhất. Hãy luôn sẵn sàng đón nhận những thông tin phản hồi. Thông thường, người trợ lý sẽ đưa ra phương pháp tổ chức lại văn phòng của bạn hiệu quả hơn trong việc. Hãy lấy làm hãnh diện nếu điều đó xảy ra bởi bạn đã tìm được một người có khả năng thật sự. Thống kê dựa trên 250 ngày làm việc một năm, 8 giờ làm việc mỗi ngày. Và bây giờ hãy nghĩ bạn sẽ áp dụng thói quen tập trung ưu tiên cho cuộc sống cá nhân như thế nào để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn với gia đình và bạn bè hoặc tham gia một sở thích đặc biệt, môn thể thao yêu thích. Dù bạn sống ở đâu, việc giữ cho ngôi nhà của mình luôn ngăn nắp ngốn rất nhiều thời gian. Nếu bạn có con cái, điều này sẽ quan trọng hơn gấp ba, bốn lần, tùy thuộc vào độ tuổi và sự nghịch ngợm của chúng. Hãy nghĩ về tất cả thời gian bạn phải dành ra trong một tuần để nấu nướng, lau dọn, rửa bát, sửa chữa, cắt cỏ, bảo dưỡng xe cộ, làm các việc vặt, v.v…. Bạn có thấy rằng những việc như vậy không bao giờ kết thúc không? Nó thường xuyên tái diễn trong cuộc sống thường nhật. Và bạn có thể thích, không thích, thậm chí chịu đựng chúng. Nếu bạn có thể tìm ra cách để giảm thiểu sự phát sinh những công việc, thậm chí có thể loại bỏ chúng hoàn toàn thì sẽ ra sao? Bạn sẽ cảm thấy thế nào? Tự do, thoải mái hơn, có thể dành nhiều thời gian hơn để làm những công việc mà mình thích? Tất nhiên là như vậy. Những gì bạn đọc tiếp theo đây đòi hỏi bạn phải có cách suy nghĩ khác, một sự thành thật cần thiết. Tuy nhiên, hãy tập trung vào những phần thưởng, những lợi nhuận mà bạn có được thay vì những giá trị ban đầu. Bạn sẽ thu được nhiều giá trị hơn bất cứ một sự đầu tư nào. Nếu muốn thời gian của mình được giải phóng, bạn cần được giúp đỡ. Hầu hết sự giúp đỡ mà bạn đòi hỏi sẽ là những việc bán thời gian. Chẳng hạn, thuê người dọn dẹp nhà cửa mỗi tuần một lần. LES: Chúng tôi tìm được hai người tuyệt vời chuyên dọn dẹp nhà cửa trong suốt 12 năm. Họ rất yêu thích công việc đó và làm rất tốt. Căn nhà được lau dọn sạch sẽ từ tầng dưới đến tầng trên cùng. Chúng tôi chỉ phải trả 60 đô-la cho một lần dọn dẹp. Và có thêm một vài tiếng đồng hồ thảnh thơi để nghỉ ngơi và tận hưởng sau một tuần làm việc mệt mỏi. Có phải hàng xóm của bạn là một người đã về hưu nhưng rất thích sửa chữa mọi thứ hay không? Có rất nhiều người già đầy kinh nghiệm và cực kỳ khéo léo đang tìm kiếm những công việc bán thời gian để được thấy mình bận rộn. Những công việc đó mang lại cho họ cảm giác thỏa mãn. Thường thì tiền bạc không phải là nhu cầu thiết yếu của họ. Hãy liệt kê tất cả những thứ trong nhà bạn cần được sửa chữa, bảo dưỡng hoặc nâng cấp. Những công việc vụn vặt ấy đều là những công việc bạn không bao giờ đụng tới bởi không có thời gian. Hãy thuê một người làm những công việc đó cho bạn. Như vậy, bạn đang để những người khác có thể phát huy những kỹ năng của họ. Đồng thời, bạn cũng tiết kiệm được thời gian lãng phí khi phải làm những việc mình không thành thạo. Nếu bạn vẫn còn rất nhiều việc vặt khác như cắt cỏ, tỉa cây, tưới nước, trồng cây, xới đất, v.v… thì hãy nghĩ đến hàng xóm của bạn. Hãy tìm một đứa trẻ mạnh dạn muốn kiếm thêm tiền để mua một chiếc xe đạp mới hay một chiếc đĩa CD mới nhất. Có rất nhiều người trong giới trẻ làm việc rất chăm chỉ và luôn hoàn thành tốt công việc. Hãy tìm cho mình một người như vậy. Chi phí mà bạn trả cho họ sẽ không đắt như những người chuyên nghiệp. Tuy nhiên, cũng không nên trả công quá rẻ bởi chất lượng công việc sẽ tương xứng với số tiền mà bạn trả. Nếu bạn phản đối ý kiến trên thì hãy nghĩ lại. Hãy nghĩ về lượng thời gian mà bạn sẽ có được. Bạn có thể tái đầu tư khoảng thời gian quý báu đó của mình vào việc kiếm tiền hoặc tận hưởng nó để nghỉ ngơi và lấy lại sức lực cùng gia đình và bạn bè. Sự tự do có được từ việc giải phóng khỏi những công việc lặt vặt hàng tuần sẽ cho phép bạn thực hiện sở thích mà bạn luôn muốn theo đuổi hoặc môn thể thao mà bạn đam mê. Hãy làm điều đó mà không vướng bận bởi cảm giác tội lỗi, vì xét cho cùng bạn xứng đáng có thời gian nghỉ ngơi. Hãy nhớ mỗi tuần bạn đều có rất nhiều thời gian. Cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ hơn khi bạn làm việc với hiệu quả cao, ít bị trì trệ. Nếu bạn thật sự thích làm những việc lặt vặt trong nhà (bạn cần phải thành thật về điều này) hãy thực hiện nó, song chỉ trong trường hợp nó mang lại cho bạn cảm giác thư giãn và thoải mái. Giải pháp 4-D Một điều rất quan trọng bạn phải làm là phân chia những nhiệm vụ khẩn cấp với những ưu tiên hàng đầu của bạn. Chuyên gia điều hành Harold Taylor đã ví: “Việc suốt ngày chạy theo những việc gấp chính là ‘nhượng bộ để sự gấp gáp hoàn thành’.” Cứ mỗi lần chuông điện thoại reo, bạn phải bật dậy để trả lời. Khi có một bức điện hay một bản fax xuất hiện trên bàn làm việc, bạn phản hồi lại ngay lập tức dù bức điện không yêu cầu bạn phải trả lời ngay. Thay vì giải quyết những công việc như thế, bạn nên tập trung vào những nhiệm vụ ưu tiên của mình. Dù bạn chọn làm hay không làm một việc gì đó, hãy áp dụng giải pháp 4-D sau đây để giúp mình luôn chiếm ưu thế: 1. Loại bỏ (Dump it) Hãy học cách từ chối dứt khoát. 2. Ủy thác (Delegate it) Sẽ có rất nhiều việc cần được giải quyết song người làm những việc đó không nhất thiết phải là bạn. Hãy ủy thác lại cho người khác mà phải không vướng bận với cảm giác hối tiếc hay có lỗi. Bạn chỉ cần hỏi một câu đơn giản: “Còn ai khác có thể làm việc này?” 3. Trì hoãn (Defer it) Có rất nhiều việc thật sự cần thiết bạn phải giải quyết, tuy nhiên không đòi hỏi phải làm ngay. Bạn có thể trì hoãn và bố trí một khoảng thời gian thích hợp để giải quyết sau. 4. Thực hiện (Do it)_ Bây giờ là lúc bạn phải thực hiện. Những dự án quan trọng cần được chú trọng và bắt đầu thực hiện. Hãy tự đặt ra cho mình một phần thưởng để hoàn thành các dự án. Đừng bao giờ viện ra những lý do và hãy nhớ rằng nếu bạn không hành động mau chóng thì kết quả sẽ không mấy dễ chịu. Ranh giới của TÀI NĂNG Bản chất của nguyên tắc tập trung là thiết lập những ranh giới bạn không nên vượt qua. Trước hết, bạn cần xác định rõ đâu là những ranh giới đó, ở công ty và ở nhà. Hãy thảo luận với những người quan trọng nhất đối với bạn về những giới hạn mới đó. Họ cần phải hiểu tại sao bạn lại đưa ra những thay đổi này. Bạn cũng sẽ cần sự ủng hộ của họ. Hầu hết những người làm kinh doanh thường gặp rắc rối bởi họ dành quá nhiều thời gian vào những việc mà họ không hiểu rõ. Hãy gắn bó với những công việc mà bạn am hiểu nhất và không ngừng hoàn thiện tài năng. (Đây là lời khuyên đặc biệt hữu ích cho bạn trong việc đầu tư tiền bạc.) Để giúp bạn nhìn rõ hơn về việc thiết lập những ranh giới, bạn có thể hình dung về một đứa trẻ dạo chơi trên bãi biển. Người ta tạo ra một khu vực an toàn trên mặt nước bằng cách nối liền những cái phao bằng một sợi dây chão lớn. Nối liền dây chão với một tấm lưới bền nhằm giữ cho những đứa trẻ không đi ra khỏi khu vực an toàn. Mực nước ở trong khu vực này thường chỉ sâu một vài mét, không có sóng và lũ trẻ có thể chơi đùa thỏa thích mà không phải lo lắng gì. Phía bên kia của sợi dây chão, dòng nước thường mạnh hơn và chỉ cần bước ra một bước, mực nước có thể sâu tới hơn 5,6 m. Những chiếc xuồng máy và ván trượt nhấp nhô theo nhịp sóng ở mực nước này. Ở đó sẽ có một biển báo: “Nguy hiểm! Không bơi ở đây!” Miễn là những đứa trẻ vẫn ở trong ranh giới, chúng vẫn sẽ được an toàn. Và đây là thông điệp gửi đến bạn: Khi tham gia vào những lĩnh vực có khả năng phá vỡ sự tập trung của bạn nghĩa là bạn đã đi quá xa khỏi ranh giới an toàn của mình. Sẽ rất nguy hiểm cho tinh thần và sức khỏe của bạn nếu bạn vượt quá ranh giới đó. Khi bạn luôn ở trong ranh giới tài năng của mình, hãy tập trung vào những việc mà bạn làm tốt nhất, bạn vẫn có thể thoải mái vẫy vùng mà không phải lo lắng. Sức mạnh của LỜI TỪ CHỐI Để có thể luôn ở trong ranh giới đòi hỏi phải có một tinh thần kỷ luật cao. Điều này có nghĩa bạn phải luôn tỉnh táo. Để tránh đánh mất tập trung, hãy thường xuyên tự hỏi: “Những gì mình đang làm lúc này có giúp cho mình đạt được mục tiêu hay không?” Điều này cần luyện tập, nghĩa là bạn cần biết từ chối nhiều hơn nữa. Sẽ có ba phạm vi bạn cần kiểm tra: 1. Bản thân bạn Cuộc chiến đấu ác liệt nhất mà bạn phải trải qua hàng ngày là những cám dỗ từ trong chính bạn. Chúng ta thường tự nói với mình rằng cần phải xử lý dứt khoát và hoàn thành những công việc này. Trong khi một giọng nói khác từ tâm trí lại yêu cầu bạn phải chú ý và cố gắng lấn át suy nghĩ của bạn. Hãy nhanh chóng đưa ra những lời động viên, cổ vũ tinh thần cho chính mình. Tập trung vào những lợi ích, những phần thưởng gắn liền với ưu tiên của bạn đồng thời nhắc nhở bản thân về những hậu quả có thể xảy ra nếu bạn không làm theo lý trí của mình. 2. Những người khác Có rất nhiều người luôn làm bạn mất tập trung. Họ đi lại trong văn phòng của bạn và nói chuyện phiếm vì bạn luôn mở cửa. Nhanh chóng thay đổi nguyên tắc chính là cách để khắc phục tình trạng đó. Hãy đóng cửa văn phòng một khoảng thời gian nhất định trong ngày khi bạn cần tập trung vào những công việc quan trọng. Nếu điều này vẫn chưa đủ hiệu nghiệm thì bạn có thể treo một tấm bảng thông báo bên ngoài như: “Xin đừng quấy rầy! Ai vi phạm sẽ bị đuổi việc.” Chuyên gia tư vấn kinh doanh hàng đầu ở California - tác giả của những cuốn sách best-seller, Danny Cox cũng đã áp dụng biện pháp tương tự. Ông nói: “Nếu bạn thấy một con ếch, đừng nên nhìn, hãy bắt nó ngay. Nếu trước mắt bạn có rất nhiều ếch nhảy ra, hãy bắt con to nhất trước.” Hay nói cách khác, hãy giải quyết công việc quan trọng nhất của mình ngay lập tức. Đừng giống như những người khác, họ thường có một danh sách gồm sáu việc phải làm trong ngày và bắt đầu thực hiện từ công việc dễ nhất, ít được ưu tiên nhất. Cho đến cuối ngày, nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu vẫn chưa được đụng tới. Có một ý tưởng rất hay cho bạn đó là mua một con ếch bằng nhựa và đặt nó lên bàn khi bạn làm việc với dự án ưu tiên hàng đầu của mình. Hãy nói với những người trợ lý của mình rằng khi bạn đặt con ếch đó lên bàn có nghĩa là bạn không muốn bị làm phiền. Biết đâu điều này sẽ lan truyền tới toàn thể nhân viên và bạn sẽ có một văn phòng yên tĩnh. 3. Điện thoại Có lẽ một trong những kẻ quấy rầy bất trị nhất chính là những chiếc điện thoại. Nếu bạn được yên tĩnh và không muốn bị quấy rầy hai tiếng đồng hồ một ngày thì hãy rút dây điện thoại ra. Sử dụng e-mail, thư thoại và máy trả lời tự động sẽ giúp bạn tránh khỏi những tiếng ồn làm sao nhãng tập trung. Hãy sử dụng chúng thông minh mỗi khi bạn cần. Hãy sắp xếp trước các cuộc hẹn rồi sau đó lựa chọn thời gian phù hợp để gọi điện cho người được hẹn. Hãy từ bỏ thói quen luôn luôn nhấc ống nghe trả lời điện thoại mỗi khi có cuộc gọi đến. Hãy biết từ chối. Một người bạn của tôi, Harold Taylor, nhớ lại một rắc rối do anh mắc chứng nghiện trả lời điện thoại. Khi vừa về đến nhà, anh nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo. Anh vội vàng chạy vào nhà để kịp nghe điện. Trong lúc vội vàng, Harold đã làm vỡ cửa kính và những mảnh kính đã rơi vào chân anh. Không để ý đến điều đó, anh băng qua những mảnh vỡ rồi vội vàng cầm lấy điện thoại để xem ai đang gọi đến. Trước khi điện thoại ngừng reo, anh đã kịp nhấc điện thoại, thở hổn hển một lúc và nói: “Xin chào!” Ngay lập tức, một giọng nói từ tốn cất lên: “Xin lỗi, có phải ngài đã đăng ký đặt mua dài hạn tờ Globe and Email không ạ?” Đây là một gợi ý khác cho bạn: Để tránh những cuộc điện thoại chào hàng như thế, hãy rút dây điện thoại nhà mình vào giờ ăn. Đó là thời điểm thường có các cuộc gọi chào hàng. Các thành viên của gia đình bạn sẽ có cơ hội để trong bữa ăn thay vì phải kìm nén giận dữ. Đừng để sự gián đoạn phá hoại tương lai tốt đẹp và sự thanh thản đầu óc của bạn. Hãy dừng lại mỗi khi bắt đầu làm một việc gì đó mà bạn không hứng thú. Và hãy hạn chế triệt để những hoạt động không cần thiết này. Bạn sẽ không còn Phải làm những việc đó thêm một lần nào nữa. Thiết lập RANH GIỚI mới Việc thiết lập những ranh giới mới đòi hỏi phải có sự thay đổi trong cách nghĩ của bạn. Quan trọng nhất là bạn phải hành động. Bởi vậy, hãy bắt đầu ngay từ lúc này. Sau đây là một ví dụ điển hình có thể giúp bạn thiết lập những ranh giới mới. Phòng mạch của các bác sỹ chuyên nghiệp đã trở thành đơn vị tiên phong trong việc thiết lập những ranh giới mới. Do số lượng bệnh nhân ngày một đông đảo, các bác sỹ phải sắp xếp lại mọi hoạt động của họ hợp lý hơn. Một trong những chuyên gia có khả năng tập trung tốt nhất là bác sỹ Kent Remington. Kent là một bác sỹ đáng kính trong lĩnh vực điều trị bệnh da liễu bằng liệu pháp Laser. Trong nhiều năm, tay nghề của anh rất được tin tưởng nhờ những cuộc phẫu thuật có kết quả mỹ mãn. Bởi thế, chiến thuật phân bổ thời gian hợp lý và khả năng tập trung cao trong lĩnh vực tài năng của mình là điều cần thiết. Bác sỹ Remington tiếp bệnh nhân đầu tiên của mình vào lúc 7 giờ 30 phút sáng. Khi tới phòng khám, các bệnh nhân sẽ được kiểm tra, sau đó được hướng dẫn đến phòng đợi. Một trợ lý sẽ xem trước hồ sơ và sau đó lập bệnh án cho bệnh nhân, đồng thời hỏi họ về tình hình sức khỏe hiện tại. Tài liệu được để sẵn sàng trên bàn chờ bác sỹ Remington đến. Chỉ sau vài phút, bác sỹ đến và đọc những bệnh án đã được người trợ lý sắp xếp sẵn trên bàn. Điều này cho phép bác sỹ Remington tập trung tốt hơn vào việc chữa trị cho bệnh nhân. Mọi sự chuẩn bị ban đầu đều được thực hiện trước đó. Sau khi khám bệnh xong, những người trợ lý giỏi khác sẽ đưa ra những hướng dẫn cụ thể hơn. Bằng cách này, sẽ có nhiều bệnh nhân được khám bệnh mà không phải đợi lâu. Mỗi thành viên trong đội ngũ bác sỹ sẽ đảm nhiệm một số công việc mà họ có khả năng làm tốt nhất và cách sắp xếp này đã mang lại hiệu quả tuyệt vời cho phòng khám. Nếu so sánh với các văn phòng khác thì sao? Chắc chắn câu trả lời đã có sẵn trong đầu bạn. Bạn còn có thể làm gì nữa để tiến lên một nấc thang mới, để tập trung và hiệu quả hơn? Sau đây là một mẹo nhỏ giúp bạn: Nhận biết những thói quen khiến bạn mất tập trung Xem tivi quá nhiều là một ví dụ điển hình. Nếu bạn xem tivi ba tiếng đồng hồ mỗi tối và bài tập thể dục duy nhất của bạn là nhấc lên, đặt xuống chiếc điều khiển từ xa thì đã đến lúc bạn cần xem lại điều này. Nhiều bậc phụ huynh hiểu được hậu quả của việc xem tivi quá nhiều nên đã hạn chế thời gian xem tivi của con cái. Vậy tại sao bạn lại không làm điều đó cho chính mình? Đây là một thử thách dành cho bạn. Hãy cố gắng thử không xem tivi trong suốt một tuần để xem bạn có thể làm được đến mức nào. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên. Trong một nghiên cứu của công ty Nielsen về số lượng người xem tivi, thời gian và các chương trình họ xem đã chỉ ra nhiều điều thú vị. Trung bình, một người xem tivi 6,5 giờ một ngày. Mấu chốt là ở từ “trung bình”, điều này nói lên còn có rất nhiều người xem tivi nhiều hơn thế. Với tỷ lệ này, trung bình trong suốt cuộc đời bạn sẽ dành ra bảy năm để xem tivi. Và nếu bạn chỉ cần ngừng xem các chương trình quảng cáo, bạn đã tiết kiệm được một lượng thời gian là ba năm. Chúng tôi biết những thói quen cũ rất khó bỏ, song cuộc sống không phải là một sự diễn tập. Nó là thực tế. Nếu bạn muốn làm được nhiều điều trong cuộc sống, hãy loại bỏ những thói quen cũ của mình. Hãy phát triển một chiến thuật mới mẻ hơn để có thể làm cho cuộc sống phong phú hơn. JACK: Năm 1968, khi tôi đến làm việc cho W. Clement Stone, ông ấy đã phỏng vấn tôi suốt một tiếng đồng hồ. Câu hỏi đầu tiên ông đặt ra là: ”Anh có xem tivi không?” Rồi ông ấy lại hỏi: “Một ngày, anh xem tivi mấy tiếng đồng hồ?” Sau một phép tính nhẩm, tôi trả lời rằng: “Khoảng ba tiếng mỗi ngày.” Ông Stone nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: “Tôi muốn anh giảm bớt một tiếng đồng hồ mỗi ngày. Như vậy anh chỉ dành hai tiếng mỗi ngày để xem tivi. Nếu làm được như vậy, anh sẽ tiết kiệm được 365 giờ mỗi năm đấy. Nếu chia lượng thời gian ấy thành 40 giờ làm việc một tuần, anh sẽ thấy mình có thêm khoảng chín tuần rưỡi để làm ra của cải vật chất. Điều này cũng giống như việc anh có thêm hai tháng mỗi năm vậy.” Tôi hoàn toàn đồng ý đó là một ý tưởng hiệu quả và đã hỏi ông Stone rằng tôi nên làm gì với lượng thời gian mà mình tiết kiệm được. Ông ta gợi ý rằng tôi nên đọc sách về lĩnh vực của mình. Đồng thời, tôi nên học qua băng hoặc học thêm ngoại ngữ. Tôi thực hiện theo lời khuyên của ông ta và nó đã tạo ra nhiều thay đổi trong cuộc sống của tôi. Không có những công thức kỳ diệu Chúng tôi hy vọng bạn thấy việc đạt được những thành công trong cuộc sống không phải là nhờ một công thức kỳ diệu hay một yếu tố bí mật nào cả. Nó là kết quả của sự tập trung vào những việc hiệu quả. Tuy nhiên, có rất nhiều người lại hướng sự tập trung của mình vào những việc sai trái. Những người chỉ biết tiêu tiền sẽ không học được cách kiếm tiền thông minh. Họ chủ yếu hướng sự tập trung của mình vào việc tiêu tiền thay vì kiếm tiền để tạo nền móng vững chắc cho tương lai. Có rất nhiều người bế tắc trong sự nghiệp bởi họ không chú trọng phát triển những sở trường của mình. Điều này cũng tương tự như việc thiếu ý thức về các vấn đề sức khỏe. Hiệp hội y tế Mỹ đưa ra thông báo rằng có tới 63% nam giới và 55% nữ giới Mỹ (từ độ tuổi 25 trở lên) mắc bệnh béo phì. Hiển nhiên là bởi có rất nhiều người quá chú trọng vào ăn uống mà lơ là tập thể dục. Hãy nghiên cứu cụ thể những điều có lợi và những điều không có lợi trong cuộc sống của bạn. Yếu tố nào tạo nên những chiến thắng to lớn nhất của bạn? Đâu là những điều bạn đã tập trung nhưng kết quả thu được lại rất nghèo nàn? Điều này đòi hỏi bạn phải có một tư duy rõ ràng. Trong chương tiếp theo, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn từng bước để phát triển “sự rõ ràng khác thường”. Bạn cũng sẽ học được cách tạo ra những mục tiêu tổng quát. Sau đó, chúng tôi sẽ trang bị cho bạn một hệ thống tập trung thống nhất để đảm bảo bạn có thể thành công. Những chiến thuật này rất hiệu quả với chúng tôi và cũng sẽ hữu ích với bạn. THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT MÀN ẢO THUẬT HAY PHÉP LẠ Đơn giản nó là kết quả của sự tập trung. KẾT LUẬN Chương này bao quát rất nhiều điều. Hãy đọc kỹ nó cho đến khi bạn cảm thấy hoàn toàn quen với các khái niệm. Hãy biến những ý tưởng đó thành hành động. Một lần nữa, chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện theo các bước hành động sau mỗi chương. Đó là những công cụ cần thiết để giúp bạn ưu tiên sự tập trung của mình vào một thói quen. Trong một vài tuần, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt. Hiệu suất làm việc được nâng cao và các mối quan hệ cá nhân được bồi đắp. Bạn sẽ cảm thấy khỏe khoắn hơn và dĩ nhiên sẽ có những cống hiến quan trọng. Đồng thời, bạn cũng có thêm nhiều niềm vui và cơ hội để theo đuổi những mục tiêu của riêng mình mà trước đây bạn không có thời gian. Sự tập trung mới của bạn sẽ làm tăng tài khoản của bạn trong ngân hàng. Bạn sẽ nhận được những lợi ích và các phần thưởng to lớn khi cố gắng trở thành bậc thầy trong lĩnh vực ưu tiên tập trung. Hãy bắt đầu ngay hôm nay. CÁC BƯỚC HÀNH ĐỘNG Bảng hướng dẫn ưu tiên tập trung Một bảng hướng dẫn luyện tập gồm sáu bước có thể giúp bạn tận dụng tối đa thời gian và năng suất làm việc của mình. A. Liệt kê những hoạt động kinh doanh ngốn hết thời gian của bạn. Chẳng hạn: Những cuộc điện thoại, họp hành, công việc kế toán, các dự án, thủ tục… Hãy chia nhỏ các mục như những cuộc điện thoại, họp hành. Phải bao gồm mọi thứ, kể cả những việc bạn chỉ làm trong 5 phút. Hãy làm thật cẩn thận, chi tiết và rõ ràng. B. Hãy mô tả ba hoạt động kinh doanh mà bạn thực hiện xuất sắc nhất 1……………………………………………………………………………………………2……………………………………………………………………………………………3……………………………………………………………………………………………C. Hãy kể tên ba hoạt động quan trọng nhất đem lại thu nhập cho bạn 1……………………………………………………………………………………………2……………………………………………………………………………………………3…………………………………………………………………………………………… D. Hãy kể tên ba hoạt động kinh doanh mà bạn không muốn làm hoặc không thành thạo 1……………………………………………………………………………………………2……………………………………………………………………………………………3……………………………………………………………………………………………E. Ai sẽ là người làm những việc đó? 1……………………………………………………………………………………………2……………………………………………………………………………………………3…………………………………………………………………………………………… F. Đâu là công việc mất nhiều thời gian mà bạn thường từ chối hoặc ủy thác cho người khác? G. Quyết định đó đã mang lại cho bạn những lợi ích tức thì nào? ……………………………………………………………………………………………… Chiến lược tập trung # 3 Bạn có nhìn thấy bức tranh tổng thể? Cuộc sống không được kiểm nghiệm là một cuộc sống vô nghĩa. SOCRATES Peter Daniels là một người khác thường. Cuộc đời anh giống như một câu chuyện trong tác phẩm của nhà văn Mỹ nổi tiếng Horatio Alger. Peter sinh ra và lớn lên ở Australia trong một gia đình nghèo khó. Ngày ấy, anh học cấp I ở vùng Adelaide. Vì học kém, anh cảm thấy việc hiểu các từ ngữ trong chương trình học vô cùng khó khăn. Anh bị giáo viên của mình gọi là “kẻ đần độn”. Cô Phillips thường xuyên bắt Peter đứng dậy trước lớp và mắng mỏ: “Peter Daniels, cậu là một học trò dốt. Cậu sẽ chẳng bao giờ làm nên trò trống gì đâu.” Và dĩ nhiên, Peter chẳng thể làm gì để bảo vệ lòng tự trọng của mình. Kết quả tất yếu là cậu học trò nhỏ không thể qua nổi một môn thi nào trong kỳ thi tốt nghiệp. Do đó, anh trở thành thợ nề. Vài năm sau đó, Peter kết hôn với một cô gái trẻ và quyết định làm kinh doanh. Thương vụ đầu tiên của anh thất bại thảm hại và nhanh chóng bị phá sản chỉ trong vòng một năm. Không nản chí, anh tìm kiếm cho mình một cơ hội khác và dành tâm huyết để thực hiện thành công cơ hội đó. Một điều tất yếu xảy ra, anh lại bị phá sản nhanh chóng chỉ sau tám tháng. Bằng ý chí sắt đá, anh quyết tâm vượt qua những lần thất bại trước. Một lần nữa, Peter lao vào thương trường đầy cạnh tranh để rồi nhận được kết cục là lần thứ ba phá sản. Lúc này, anh đã lập được một kỷ lục khó tin: ba lần liên tiếp phá sản trong vòng năm năm. Hầu hết mọi người trong hoàn cảnh của anh đều sẽ bỏ cuộc. Song Peter Daniels thì không. Quan điểm của anh là: “Tôi đang học hỏi và chưa bao giờ lặp lại sai lầm nào hai lần.” Được vợ ủng hộ, anh quyết định kinh doanh bất động sản. Một trong những kỹ năng mà Peter được rèn dũa trong nhiều năm đó là khả năng thuyết phục. Anh cũng có khả năng tổ chức. Tất cả những điều anh làm xuất phát từ sự thúc bách của những hóa đơn đang chờ được thanh toán. Trong suốt mười năm sau đó, Peter Daniels đã trở nên nổi tiếng trong giới kinh doanh bất động sản. Nhờ sự lựa chọn cẩn thận và khả năng đàm phán khôn khéo, anh đã tích lũy được hàng triệu đô-la. Bây giờ, Peter Daniels đã trở thành một doanh nhân tầm cỡ quốc tế được nhiều người ca ngợi nhờ có những thương vụ thành công trên khắp thế giới. Và anh đã có thể kết bạn với những người thuộc dòng dõi hoàng gia, nguyên thủ quốc gia và những thương gia nổi tiếng trong giới kinh doanh. Anh là một người hảo tâm luôn nhiệt tình và tận tụy với mọi người và là người đóng góp rất hào phóng cho sự phát triển của đạo Cơ đốc. Khi được hỏi điều gì đã biến anh từ một người nợ nần chồng chất với ba lần phá sản trở thành một người thành đạt như vậy, anh trả lời: “Mỗi tuần, tôi đã dành trọn một ngày để suy nghĩ. Tất cả những ý tưởng lớn lao, những cơ hội và những thương vụ làm ăn hình thành trong những ngày tôi suy nghĩ. Tôi tự nhốt mình trong căn phòng nhỏ và dặn người nhà không được quấy rầy dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.” Một chiến thuật tương tự cũng đã được nhà bác học Albert Einstein áp dụng. Ông luôn luôn suy nghĩ rất cẩn thận mỗi khi ngồi vào chiếc ghế đặc biệt dành riêng cho việc suy nghĩ của mình. Và tập trung suy nghĩ đã biến cuộc sống của một cậu bé luôn thất bại ở trường học trở thành một nhà triệu phú. Không chỉ có thế, Peter còn là tác giả của một số cuốn sách bán chạy, tiêu biểu như Miss Phillips, you were wrong! (Thưa cô Philips, cô đã sai!) Cuốn sách là một lời nhắc nhở gửi tới người giáo viên cũ của anh năm nào rằng không nên bỏ cuộc sớm khi dạy dỗ học sinh. Luôn THẤU TỎ trong mọi việc Có một lý do khác khiến Peter Daniels không ngừng gặt hái thành công chính là khả năng hình dung ra viễn cảnh ở tương lai. Hầu hết mọi người đều không hình dung rõ ràng được những điều họ muốn, cho dù là rất mờ nhạt. Vậy còn bạn thì sao? Bạn đã bao giờ dành thời gian để nghĩ về tương lai tốt đẹp của mình chưa? Có thể bạn sẽ nói: “Peter Daniels có thể làm được như vậy, còn tôi thì không thể kiếm đâu ra một ngày mỗi tuần để suy nghĩ. Chỉ riêng những việc hiện tại tôi cũng chưa đủ thời gian. Nếu thế, bạn có thể bắt đầu bằng cách dành cho mình mỗi tuần năm phút để suy nghĩ rồi dần dần tăng lên thành một giờ đồng hồ. Dành 60 phút mỗi tuần để suy nghĩ và hình dung tương lai của mình chẳng phải là một cách sử dụng thời gian hữu hiệu hay sao? Có rất nhiều người sẵn sàng bỏ ra rất nhiều thời gian chỉ để lên kế hoạch cho kỳ nghỉ kéo dài hai tuần thay vì lập kế hoạch cho cuộc sống và đặc biệt là tình hình tài chính của họ. Chúng tôi đảm bảo rằng: Nếu bạn luôn cố gắng thấu tỏ trong mọi việc thì sự đền đáp mà bạn nhận được cũng rất lớn. Cho dù mong ước của bạn là thoát khỏi nợ nần, độc lập về tài chính, có nhiều thời gian hơn để tận hưởng niềm vui hay xây dựng những mối quan hệ mới tốt đẹp, bạn đều có thể đạt được. Thậm chí bạn còn đạt được nhiều hơn thế nếu có thể hình dung rõ ràng về những điều mình muốn. Trong một vài trang sau, bạn sẽ khám phá một chiến thuật toàn diện giúp bạn có cái nhìn bao quát về cuộc sống tương lai. Trong những chương tiếp, bạn cũng sẽ được học cách để đẩy mạnh và hỗ trợ tầm nhìn của mình qua cách sử dụng những bản kế hoạch hàng tuần, tìm kiếm sự giúp đỡ của những người thông minh và những cố vấn đặc biệt. Thực chất, bạn sẽ xây dựng được một pháo đài vững chắc của sự ủng hộ để có thể chống trả lại bất cứ một sự phá hoại nào. Bởi vậy, hãy nhanh chóng bắt đầu. Mục đích của NHỮNG MỤC TIÊU Bạn có là một người luôn tỉnh táo trong việc xác định những mục tiêu hay không? Nếu có thì thật tuyệt vời. Tuy nhiên, thì hãy chú ý đọc thật kỹ những thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây. Có thể bạn sẽ thu được rất nhiều lợi ích từ việc củng cố và mở rộng tầm nhìn khi xác định mục tiêu. Nếu bạn không có ý định thiết lập mục tiêu, hay nói cách khác, bạn không vạch ra những mục tiêu cho mình trong nhiều tuần, nhiều tháng và thậm chí nhiều năm tiếp theo thì hãy đọc những thông tin này. Nó có thể cải thiện đáng kể cuộc sống của bạn. Trước hết, thế nào là một mục tiêu? Nếu bạn không định nghĩa được rõ ràng về nó, có thể bạn sẽ đi chệch hướng ngay từ đầu. Trong nhiều năm, chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này từ phía khách hàng. Đây là những câu trả lời tốt nhất: MỘT MỤC TIÊU LÀ QUÁ TRÌNH THEO ĐUỔI KHÔNG NGỪNG MỘT MỤC ĐÍCH ĐÁNG GIÁ CHO ĐẾN KHI ĐẠT ĐƯỢC NÓ. Xác định và hoàn thành được mục tiêu là một cách tốt nhất để đo lường cuộc sống của bạn. Nếu bạn sống mà không có mục tiêu, chỉ hy vọng một ngày nào đó vận may sẽ đến mà không cần phải nỗ lực thì đã đến lúc phải tỉnh táo lại và thoát khỏi giấc mơ đó. Bạn sẽ có nhiều cơ hội để “đãi cát tìm vàng”. Bản liệt kê 10 MỤC TIÊU HÀNG ĐẦU Người dẫn chương trình David Letterman có danh sách về 10 điều lập dị hàng đầu mà mọi người sẽ thật sự muốn trả tiền để có được. Và đây là một danh sách còn giá trị hơn thế, một bản danh sách kiểm tra để đảm bảo rằng bạn đã sử dụng một khuôn mẫu thành công trong việc xác lập các mục tiêu. Điều này cũng giống như một bữa ăn có nhiều món vậy. Chỉ cần bạn lựa chọn ra những món mà bạn thích nhất. 1. Những mục tiêu quan trọng nhất phải là của chính bạn Điều này nghe có vẻ quá hiển nhiên, song hàng nghìn người đã mắc phải một sai lầm rất phổ biến đó là để cho người khác xác định mục tiêu cho mình. Đó có thể là công ty mà bạn đang làm việc, là ngành nghề, ông chủ của bạn, ngân hàng mà bạn đăng ký tài khoản hoặc bạn bè, người thân của bạn. Trong các buổi hội thảo của mình, chúng tôi đã khuyến khích khách hàng nêu ra một câu hỏi cho bản thân họ, đó là: “Mình thật sự muốn gì?” Trong một buổi hội thảo, sau khi kết thúc bài giảng, có một người đàn ông lên gặp chúng tôi và tâm sự: “Tôi là một nha sỹ. Tôi theo nghề này chỉ bởi mẹ tôi muốn thế. Tôi ghét phải làm nghề này. Có một lần khi chữa cho bệnh nhân, tôi đã khoan thủng mất một vùng hàm của bệnh nhân và phải bồi thường cho anh ta 470.000 đô-la.” Vấn đề ở chỗ: Khi bạn để cho người khác hay xã hội định nghĩa về sự thành công của bạn, có nghĩa là bạn đang phá hoại tương lai của chính mình. Bởi vậy hãy kết thúc việc này ngay lập tức. Hãy suy nghĩ về điều này. Phương tiện truyền thông đại chúng là yếu tố có sự ảnh hưởng lớn nhất tới bạn trong việc đưa ra những quyết định. Mọi người hầu như đều mua thông tin hàng ngày. Nếu bạn sống trong một thành phố lớn, chắc chắn bạn sẽ bị tấn công bởi ít nhất 2.700 tin nhắn quảng cáo mỗi ngày. Những tin quảng cáo đó chủ yếu được phát từ radio và các kênh truyền hình thương mại, các biển quảng cáo, các loại báo và tạp chí. Mọi suy nghĩ của chúng ta dù là có ý thức hay vô thức đều không ngừng chịu ảnh hưởng của các phương tiện đó. Các phương tiện thông tin đại chúng định nghĩa sự thành công bằng những bộ quần áo bạn đang mặc, những chiếc ô-tô bạn đang sở hữu hay ngôi nhà bạn đang sống và những kỳ nghỉ bạn đang tận hưởng. Tùy thuộc vào sự đánh giá của bạn như thế nào dựa trên những tiêu chí đó, bạn có thể được coi là người thành công hay thất bại. Bạn thường thấy gì ở trang bìa của một cuốn tạp chí phổ biến ngày nay? Đó là một cô gái, một người có vẻ đẹp quyến rũ với kiểu tóc hoàn hảo cùng làn da mịn màng. Hoặc cũng có thể là một người đàn ông lực lưỡng, khoe vẻ đẹp cơ bắp. Thông điệp các tờ tạp chí đó muốn gửi tới bạn là gì? Nếu bạn không giống những người trên tạp chí, có nghĩa bạn không phải là người thành công? Điều này thật nực cười! Hãy quyết định ngay từ bây giờ để tự tạo cho mình định nghĩa thành công và không phải lo lắng liệu cả thế giới sẽ nghĩ gì. Trong nhiều năm, Sam Walton ‒ người sáng lập Wal-Mart, tập đoàn có hệ thống cửa hàng phân phối bán lẻ lớn nhất và thành công nhất thế giới, rất thích lái chiếc xe Ford cũ của mình cho dù tại thời điểm đó, ông là một trong những người giàu nhất nước. Khi được hỏi tại sao ông không mua một chiếc xe tốt hơn và tương xứng hơn với vị trí hiện tại của mình, Sam đã trả lời: “À, đơn giản là vì tôi thích lái chiếc xe cũ của mình.” Bởi vậy, hãy quên ngay những hình ảnh và những mục tiêu được người khác xác định cho bạn ngay từ lúc này. Nếu bạn thật sự muốn lái một chiếc ô-tô sang trọng, sống trong khu biệt thự xinh đẹp hay tạo cho mình lối sống độc đáo thì hãy cứ làm những gì bạn muốn. Chỉ cần bạn xác định được đó là những gì bạn muốn và bạn làm tất cả những điều đó vì những mục đích chính đáng. 2. Mục tiêu của bạn phải thật sự ý nghĩa Nhà hùng biện nổi tiếng Charlie Jones kể lại những ngày đầu tiên trong nghề: “Tôi nhớ những ngày đầu tiên phải vật lộn để bắt đầu sự nghiệp của mình. Có những đêm thật dài ở văn phòng, tôi phải cởi áo khoác rồi cuộn tròn nó lại để làm một chiếc gối và chợp mắt một vài tiếng đồng hồ trên bàn làm việc.” Mục tiêu của Charlie rất ý nghĩa bởi ông đã làm mọi việc để phát triển công việc của mình. Nếu điều đó có nghĩa là phải ngủ lại văn phòng một vài đêm thì đó cũng là điều cần phải làm. Trong những năm đầu tiên của tuổi 30, Charlie đã không ngừng nỗ lực xây dựng một công ty môi giới bảo hiểm với lợi nhuận hơn 100 triệu đô-la mỗi năm. Đó là một con số khổng lồ trong những năm đầu thập niên 1960. Khi bạn chuẩn bị viết ra những mục tiêu tương lai, hãy tự hỏi: “Điều gì thật sự quan trọng với mình? Mình làm việc này vì mục đích gì? Mình sẽ phải từ bỏ những gì để thực hiện những mục tiêu đó?” Quá trình suy nghĩ đó sẽ giúp bạn có được sự thấu tỏ. Đây là điều cực kỳ quan trọng bạn cần phải làm. Những lý do để bạn lập biểu đồ cho quá trình hành động mới là chúng sẽ mang lại cho bạn nghị lực, sức mạnh để thức dậy vào mỗi buổi sáng, thậm chí vào những ngày mà bạn không muốn thực hiện. Hãy tự hỏi: “Những quy tắc mới này sẽ mang lại cho mình những lợi ích và thành quả gì?” Nên tập trung vào lối sống mới đầy thú vị mà bạn có thể có được bằng việc cam kết với bản thân sẽ hành động kiên định. Nếu điều đó vẫn không kích thích được nhiệt huyết của bạn, hãy hình dung một khả năng khác. Nếu bạn chỉ làm đi làm lại một công việc thì lối sống của bạn sẽ như thế nào trong 5, 10 hoặc 15 năm tới? Viễn cảnh về tài chính của bạn có thể được miêu tả như thế nào nếu bạn không tạo nên bất kỳ một sự thay đổi nào? Các mối quan hệ của bạn, sức khỏe và lượng thời gian mà bạn dành để tận hưởng niềm vui sẽ ra sao? Bạn sẽ trở nên tự do hơn hay vẫn sẽ phải làm việc cật lực suốt tuần? TRÁNH MẮC PHẢI HỘI CHỨNG “GIÁ NHƯ”. Nhà triết học Jim Rohn đã thừa nhận rằng cuộc sống con người có hai nỗi đau lớn. Đó là kỷ luật và sự hối tiếc. Nếu kỷ luật có sức nặng một gam thì sự hối tiếc sẽ là một tấn nếu bạn thả trôi cuộc đời. Bạn không muốn nhìn lại những năm đã qua và nói rằng: “Giá như mình nắm bắt cơ hội kinh doanh đó; giá như mình đã tiết kiệm và dành tiền để đầu tư thường xuyên hơn; giá như mình có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình; giá như mình quan tâm nhiều hơn tới sức khỏe của bản thân…”. Hãy nhớ rằng đó hoàn toàn là sự lựa chọn của bạn. Và bạn vẫn là người phải chịu trách nhiệm với những sự lựa chọn của mình, bởi vậy hãy thật sáng suốt khi lựa chọn. Hãy tự cam kết với chính mình rằng từ nay bạn sẽ tự đặt ra những mục tiêu cho mình để có được một tương lai tươi sáng hơn. 3. Mục tiêu của bạn phải cụ thể và có thể đo lường Đây là điều mà nhiều người còn thiếu sót. Nó là một trong những nguyên nhân chính khiến mọi người không thể đạt đến những gì mà họ có khả năng đạt được. Họ không bao giờ định nghĩa chính xác được mình muốn gì. Chỉ xác định chung chung, đại khái thôi thì chưa đủ. Chẳng hạn có một người nói: “Mục tiêu của tôi là độc lập về tài chính”, điều đó có nghĩa là gì? Đối với nhiều người, độc lập về tài chính tức là có được 50 triệu đô-la tiền tiết kiệm và đầu tư. Đối với một số người khác thì đó là phải kiếm được 100 nghìn đô la mỗi năm. Một số khác nữa là không vướng phải nợ nần. Còn với bạn thì sao? Con số mà bạn đưa ra sẽ là bao nhiêu? Nếu đây là một mục tiêu quan trọng với bạn thì hãy dành thời gian ngay từ bây giờ để thực hiện mục tiêu ấy. Đối với hạnh phúc cũng vậy, định nghĩa mà bạn đưa ra cũng cần được xem xét kỹ lưỡng. Nếu chỉ “dành thời gian nhiều hơn cho gia đình” thì chưa nói lên được đầy đủ về hạnh phúc. Bạn chỉ có thể cắt nghĩa nó đầy đủ khi trả lời được những câu hỏi như: Khi nào thì dành thời gian cho gia đình, thời gian bao lâu và dành để làm việc gì, với ai? Năm từ sau đây sẽ giúp bạn dễ dàng trả lời những câu hỏi đó: Cần rõ ràng hơn nữa LES: Một khách hàng của chúng tôi đã xác định mục tiêu cải thiện sức khỏe là tập thể dục. Anh ấy luôn cảm thấy uể oải và mong muốn mình hoạt bát hơn. Mục tiêu “tập thể dục” là một khái niệm rất nghèo nàn trong trường hợp này bởi nó quá chung chung và chẳng có cách nào để đo đếm được cả. Bởi vậy chúng tôi nói: “Cần phải cụ thể hơn nữa.” Vậy là anh ấy sửa lại như sau: “Tôi muốn tập thể dục 30 phút mỗi ngày, bốn lần mỗi tuần.” Hãy đoán xem chúng tôi sẽ nói gì tiếp theo? Đó chính là: “Hãy cụ thể hơn nữa.” Bằng cách lặp đi lặp lại những câu hỏi này một vài lần, mục tiêu cải thiện sức khỏe của anh ta đã được làm rõ như sau: Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, bốn lần mỗi tuần, được thực hiện vào các ngày thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ bảy, từ 7 giờ đến 7 giờ 30 phút sáng. Thói quen của anh là dành 10 phút để tập các bài tập thể dục và 20 phút để tập với máy. Đó chính là điều khác biệt. Bây giờ thì chúng tôi có thể dễ dàng theo dõi và đánh giá quá trình luyện tập của anh. Và bây giờ anh ấy đã thu được những kết quả rất đáng kể. Đây là điểm mấu chốt: Khi bạn xác định một mục tiêu, hãy thử sức với phương châm: “Hãy cụ thể hơn nữa”. Hãy lặp đi lặp lại yêu cầu này cho đến khi mục tiêu của bạn trở nên rõ ràng và có thể đo lường được. Bằng cách này, bạn sẽ có cơ hội lớn hơn để đạt được kết quả mong muốn. MỤC TIÊU KHÔNG ĐI LIỀN VỚI CON SỐ THÌ CHỈ LÀ KHẨU HIỆU Cần có một hệ thống để đo lường quá trình thực hiện mục tiêu của bạn. Hệ thống phương pháp tạo sự tập trung thống nhất mà chúng tôi đã sử dụng sẽ khiến việc đó trở nên dễ dàng hơn với bạn. Phương pháp này sẽ được đề cập chi tiết ở cuối chương. 4. Mục tiêu của bạn phải linh hoạt Tại sao tính linh hoạt lại quan trọng đến vậy? Điều này có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất: Bạn không muốn tạo ra một hệ thống quá cứng nhắc khiến bạn cảm thấy nghẹt thở. Chẳng hạn, nếu bạn lên một chương trình thể dục nâng cao sức khỏe, chắc chắn bạn sẽ muốn sắp xếp thời gian và các bài tập đa dạng, nhờ vậy sẽ không cảm thấy nhàm chán. Một huấn luyện viên có kinh nghiệm có thể giúp bạn tạo một chương trình vừa vui vừa đa dạng và các hoạt động phong phú mà vẫn đảm bảo được kết quả bạn mong muốn. Thứ hai: Một mục tiêu linh hoạt sẽ cho phép bạn tự do thay đổi cách thực hiện trong trường hợp có một cơ hội thật sự chợt đến khiến bạn không thể bỏ qua. Song vẫn phải có một lời nhắc nhở ở đây. Nói như vậy không có nghĩa là bạn cứ chạy theo bất cứ ý tưởng nào chợt thoáng qua trong đầu. Những doanh nhân là những người dễ bị mất tập trung và sao nhãng. Hãy nhớ rằng bạn không cần phải buộc mình vào tất cả các ý tưởng mới, chỉ cần tập trung vào một hoặc hai ý tưởng cũng có thể khiến bạn hạnh phúc và giàu có. 5. Mục tiêu của bạn phải thách thức và thú vị Sau một vài năm, rất nhiều doanh nhân vẫn giữ trạng thái bình ổn trong một thương vụ. Họ đánh mất niềm hứng khởi ban đầu với những nguy cơ, mạo hiểm liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của họ trên thương trường. Họ vừa là một người điều hành, vừa là người quản lý và phải xử lý những công việc lặp đi lặp lại và không mấy thích thú. Khi thiết lập những mục tiêu cho mình, bạn cần phải chú ý đến yếu tố mạo hiểm và thử thách để đảm bảo cuộc sống của mình không bị nhàm chán. Để đạt được điều này, bạn cần phải có nghị lực để bước ra khỏi sự thoải mái quen thuộc. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy hơi sợ hãi bởi bạn sẽ không biết liệu có thể đứng vững trên đôi chân của mình hay không. Đây là một nguyên nhân tích cực giúp bạn chiến thắng chính mình. Bạn sẽ có thể học hỏi nhiều hơn về cuộc sống và khả năng thành công của mình khi bước ra khỏi vùng thoải mái đang có. Thông thường, khi dám đối mặt với sự sợ hãi, bạn sẽ đạt được những bước tiến lớn. John Goddard - nhà thám hiểm từng được mệnh danh là “Indiana Jones ” của thế giới thực, là một minh chứng lý tưởng cho luận điểm này. Khi 15 tuổi, ông dành thời gian để lập ra một danh sách gồm 127 mục tiêu đầy thử thách mà mình sẽ chinh phục trong suốt cuộc đời. Đó là những mục tiêu rất ấn tượng như: Thám hiểm tám con sông lớn nhất thế giới như sông Nile, Amazone và Congo; leo lên những đỉnh núi cao nhất thế giới trong đó có Everest, đỉnh Kenya, Matterhorn; học lái máy bay, đi vòng quanh thế giới (ông đã thực hiện việc này được bốn lần); thám hiểm Bắc cực, Nam cực; đọc hết Kinh thánh từ đầu đến cuối, học thổi sáo và chơi đàn vi-ô-lông; tìm hiểu văn hóa gốc của 12 quốc gia như Borneo, Sudan và Brazil. Khi bước sang tuổi 50, ông đã hoàn thành được hơn 100 mục tiêu trong danh sách của mình. Khi được hỏi điều gì đã lôi cuốn ông khi bắt đầu xây dựng danh sách của mình, John đã trả lời: “Có hai lý do. Một là tôi cảm thấy chán ngấy khi cứ phải nghe người lớn chỉ bảo cái gì nên làm và cái gì không nên làm. Thứ hai là tôi không muốn đi hết nửa đời người mà vẫn thấy mình chưa làm được việc gì đáng ghi nhận.” Có thể bạn không thích thử thách chính mình theo cách của John Goddard song cũng đừng đưa ra những thử thách quá xoàng xĩnh. Cần phải nghĩ đến những thử thách lớn lao hơn. Hãy nghĩ đến những mục tiêu khiến bạn cảm thấy hứng thú đến nỗi không thể ngủ được. Cuộc sống có rất nhiều điều để khám phá, tại sao bạn không thử sức? 6. Mục tiêu của bạn phải phù hợp với giá trị bản thân Hài hòa và trôi chảy là những từ ngữ có thể sử dụng để miêu tả bất cứ một quá trình nào được hoàn thành dễ dàng. Khi những mục tiêu đặt ra đồng bộ với giá trị cốt lõi của bạn thì sự hòa hợp được tạo ra. Vậy giá trị cốt lõi của bạn là gì? Đó là bất cứ điều gì mà bạn cảm nhận được mạnh mẽ từ sâu thẳm tâm hồn và bản chất của bạn. Đó là những niềm tin mang tính nền tảng đã hun đúc và phát triển, tạo nên tính cách của bạn. Ví dụ như tính thật thà và thẳng thắn. Khi bạn làm điều gì mâu thuẫn với giá trị của bản thân, ngay lập tức, trực giác, quyết tâm sẽ lên tiếng nhắc nhở bạn rằng đó là những việc sai trái, không nên làm. Giả sử bạn đang mắc nợ một khoản tiền rất lớn và đang bị sức ép nặng nề từ chủ nợ. Một hôm, có một người bạn tới và nói với bạn: “Mình có một cách để kiếm tiền rất dễ dàng, đó là cả hai chúng ta hãy đi cướp ngân hàng. Chúng ta sẽ kiếm được một khoản tiền khổng lồ vào sáng ngày mai. Tôi có một kế hoạch hành động hết sức hoàn hảo để đột nhập và thoát khỏi ngân hàng chỉ trong vòng 20 phút.” Lúc đó, chắc chắn bạn sẽ thấy rất phân vân. Một mặt, bạn muốn có được số tiền để nhanh chóng trả nợ và giải quyết các vấn đề tài chính trong lúc cấp bách này. Mặt khác, nếu bản chất thật thà của bạn mạnh hơn và chiến thắng được mong muốn thấp hèn đó, bạn sẽ không bao giờ đi cướp ngân hàng bởi bạn biết đó là điều sai trái. Và thậm chí, nếu người bạn đó đưa ra những lý lẽ rất mạnh và đã thuyết phục được bạn thì sau khi làm việc đó, bạn sẽ luôn bị lương tâm cắn rứt. Đó chính là sự phản ứng của tính trung thực trong con người bạn. Cảm giác tội lỗi sẽ ám ảnh bạn suốt đời. Khi bạn khai thác những giá trị cốt lõi của bản thân theo hướng tích cực để theo đuổi các mục tiêu, bạn sẽ dễ dàng đưa ra những quyết định. Sẽ không còn những xung đột trong chính con người bạn và điều này giúp bạn toàn tâm toàn ý chinh phục những đỉnh cao của sự thành công. 7. Mục tiêu của bạn phải có sự cân bằng hợp lý Nếu bạn được quay trở lại cuộc sống đã qua, bạn sẽ làm gì? Với câu hỏi này, người già chắc chắn sẽ không trả lời: “Tôi muốn dành thời gian nhiều hơn cho công việc ở văn phòng,” hay “Tôi muốn tham dự các cuộc họp làm ăn”. Thay vào đó, họ sẽ bày tỏ họ muốn được đi du lịch nhiều hơn, có nhiều niềm vui và dành nhiều thời gian cho gia đình hơn. Bởi thế, khi xác định một mục tiêu cho mình, bạn đừng quên xét đến những lĩnh vực sẽ mang lại cho bạn nhiều thời gian để nghỉ ngơi và tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Tự làm khó mình, bắt ép mình làm quá nhiều công việc trong tuần sẽ khiến bạn mệt mỏi và kiệt sức. Cuộc sống sẽ rất ngắn ngủi nếu bạn bỏ lỡ những niềm vui và những điều tốt đẹp. Ở Chương 4, bạn sẽ được khám phá một chiến thuật tuyệt vời giúp bạn dễ dàng tạo ra sự cân bằng trong cuộc sống. 8. Mục tiêu của bạn phải thực tế Thoạt đầu, điều này nghe có vẻ mâu thuẫn với những luận điểm trước đó. Tuy nhiên, thước đo thực tế sẽ đảm bảo cho bạn kết quả tốt hơn. Mọi người hầu như không thực tế bởi họ không thể có đủ thời gian để thực hiện những mục tiêu đó. Hãy luôn ghi nhớ câu nói sau: KHÔNG CÓ MỤC TIÊU NÀO LÀ THIẾU THỰC TẾ, CHỈ CÓ LƯỢNG THỜI GIAN LÀ THIẾU THỰC TẾ. Nếu mức thu nhập của bạn là 30.000 đô-la một năm và bạn đặt mục tiêu là trở thành triệu phú trong vòng ba tháng thì đó là điều không thực tế. Nguyên tắc quan trọng cần vận dụng đó là nhân đôi lượng thời gian bạn đề ra khi thực hiện những bước đầu của một thương vụ mới. Thông thường, sự trì trệ, quan liêu của các quan chức chính phủ, những khó khăn tài chính và rất nhiều những vấn đề khác sẽ làm cho tiến trình chậm lại. Có rất nhiều người lại đặt ra những mục tiêu hết sức kỳ quặc. Chẳng hạn: Nếu bạn cao 1m50, bạn sẽ không bao giờ có thể chơi bóng rổ chuyên nghiệp được. Bởi vậy, bạn cần phải suy nghĩ cẩn thận hơn để tạo ra những viễn cảnh thú vị trong tương lai. Phải đảm bảo rằng những mục tiêu của bạn không quá phi thực tế và bạn có thể dành đủ thời gian để thực hiện nó. 9. Mục tiêu của bạn cần phải có sự cống hiến Tục ngữ nói rằng: “Gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Đây là một sự thật không thể phủ nhận. Nếu bạn là người làm nhiều việc tốt, gieo mầm cho cái tốt thì phần thưởng mà bạn nhận được cũng là những điều tốt đẹp. Rất nhiều người coi tiền bạc và vật chất là mục tiêu phấn đấu hàng đầu. Họ không có thời gian cống hiến cho xã hội, chỉ biết nhận chứ không biết cho đi. Và nếu bạn cũng giống họ thì sớm muộn bạn cũng sẽ đánh mất mọi thứ trên đời. Sự cống hiến có thể hình thành ở rất nhiều dạng. Có thể bạn chỉ dành thời gian, kinh nghiệm, thậm chí cả tiền bạc cho xã hội. Bởi vậy, hãy coi đó là một phần của những mục tiêu không bao giờ kết thúc. Bạn hãy cống hiến vô điều kiện và đừng mong được đền đáp ngay. Sự đền đáp sẽ đến rất bất ngờ vào một thời điểm nào đó. 10. Mục tiêu của bạn cần có sự ủng hộ Yếu tố cuối cùng trong những mục tiêu của bạn cũng là vấn đề được bàn luận nhiều nhất. Có nhiều quan điểm khác nhau khi nói về vấn đề này. Nhiều người tán thành việc nói cho tất cả mọi người biết những điều họ sẽ làm. Họ cho rằng như thế sẽ khiến họ phải có trách nhiệm hơn. Bạn sẽ bị áp lực một khi cả thế giới nhìn vào bạn xem bạn có làm như những gì đã tuyên bố hay không. Tiến sĩ Robert H. Schuller là một ví dụ điển hình. Ông đã tuyên bố với thế giới rằng ông sẽ cho xây dựng một thánh đường lớn bằng pha lê tại thành phố Garden Groove, California với chi phí khoảng hơn 20 triệu đô-la. Nhiều người đã cười nhạo ý tưởng của ông và tin chắc rằng ông không thể thực hiện được điều đó. Ông vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu của mình và cuối cùng, một công trình tuyệt vời đã được tạo nên. Chi phí của công trình này chưa đến 30 triệu đô-la. Schulller nói: “Tôi nghĩ rằng khi bạn có một ước mơ lớn, bạn cũng sẽ thu hút được những người có ước mơ lớn lao khác”. Và ông đã làm được điều đó. Có nhiều người đã đóng góp hơn một triệu đô-la để giúp ông hoàn thành dự án. Luồng ý kiến thứ hai cho rằng bạn nên giữ kín mục tiêu của mình và âm thầm thực hiện. Hành động luôn có sức nặng hơn lời nói. Bạn có thể khiến nhiều người ngạc nhiên. Ý kiến thứ ba và cũng là những ý kiến thông thái nhất cho rằng bạn nên chia sẻ ước mơ của mình với những người mà bạn tin tưởng nhất. Bạn cần phải chọn lọc cẩn thận người sẽ luôn động viên và ủng hộ bạn mỗi khi gặp khó khăn. Nếu bạn có một kế hoạch lớn, sự giúp đỡ của họ là hết sức cần thiết bởi sẽ có lúc bạn đi vào ngõ cụt trong quá trình thực hiện kế hoạch. KẾ HOẠCH tổng thể của bạn Bây giờ, chúng ta sẽ quay lại với công việc chính của mình. Đây là lúc bạn nên bắt đầu tạo cho mình một kế hoạch tổng thể. Phần này rất thú vị, nó sẽ giúp bạn tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn và sự thấu tỏ để theo đuổi ước mơ của mình. Nó sẽ là viễn cảnh của bạn trong tương lai. Phần này bao gồm sáu bước chính. Chúng tôi đề nghị bạn nên đọc qua tất cả sáu bước này rồi áp dụng từng bước một. Hãy sử dụng đồng thời các bước hành động được đề cập ở sau chương sách như một lời hướng dẫn. Các bước năm và sáu sẽ được đề cập rõ hơn trong Chương 4 và Chương 5. 1. Xem lại mười đặc tính hàng đầu của các mục tiêu Hãy tham khảo bản liệt kê này khi bạn bắt tay vào tạo mục tiêu thật sự của mình. Nó sẽ giúp bạn vẽ nên một bức tranh rõ nét về những mục tiêu. 2. Tạo sự hứng thú với những mục tiêu cơ bản Để tạo sự hứng thú, bạn hãy liệt kê một danh sách những điều chính bạn muốn thực hiện trong mười năm tới. Hãy coi đây là một niềm vui và mở rộng tâm hồn để cảm nhận mọi khả năng, tạo cho mình sự hăng hái, nhiệt tình và đừng quá nghiêm khắc trong từng nếp nghĩ. Hãy thể hiện cá tính của bạn trong danh sách đó bằng cách mở đầu mỗi câu với từ “Tôi sẽ…”. Chẳng hạn: “Tôi sẽ thực hiện một kỳ nghỉ kéo dài sáu tuần ở châu Âu,” hay “Tôi sẽ tiết kiệm hoặc đầu tư 10% thu nhập hàng tháng của mình.” Để giúp bạn xác định rõ hơn, chúng tôi đã đưa ra một số câu hỏi: • Tôi muốn làm những việc gì? • Tôi muốn đạt được những gì? • Tôi muốn đi những đâu? • Tôi muốn cống hiến những gì? • Tôi muốn trở thành một người như thế nào? • Tôi muốn học tập những gì? • Tôi muốn dành thời gian cho những ai? • Tôi muốn kiếm được, tiết kiệm và đầu tư bao nhiêu tiền? • Tôi muốn dành bao nhiêu thời gian để tận hưởng niềm vui cuộc sống? • Tôi sẽ làm gì để có được sức khỏe dồi dào? Để đảm bảo bạn có thể cân bằng cuộc sống tuyệt đối, hãy lựa chọn một số mục tiêu trong từng lĩnh vực như: sự nghiệp và kinh doanh, tài chính, thời gian tận hưởng niềm vui, sức khỏe, các mối quan hệ, sự cống hiến và rất nhiều những lĩnh vực khác. XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN CHO DANH SÁCH CỦA BẠN Bây giờ, bạn phải thực hiện bước tiếp theo sau khi đã thỏa sức bay bổng với trí tưởng tượng của mình. Hãy quan sát tất cả những mục tiêu cơ bản của bạn và xác định khoảng thời gian hoàn thành thích hợp. Đánh số thứ tự tương ứng với mỗi mục tiêu. Điều này sẽ cho phép bạn có được một khung thời gian rõ ràng để thực hiện. Trong cuốn sách có tựa đề The On-Purpose person (Người có mục đích), tác giả Kevin W. McCarthy đã mô tả một mẹo nhỏ hiệu quả giúp bạn lựa chọn ưu tiên dễ dàng hơn. Ông ấy gọi đó là bảng phân chia vòng loại. Đây là một khuôn mẫu vẫn thường sử dụng cho tất cả các môn thi đấu thể thao. Hãy ưu tiên những lựa chọn của bạn bằng cách phân loại các mục tiêu ra thành từng mảng riêng biệt theo lượng thời gian một năm, hai năm, ba năm, năm năm hay mười năm. BẢNG PHÂN CHIA VÒNG LOẠI Hãy liệt kê tất cả các mục tiêu có thời hạn một năm vào phía bên trái của bảng. Khổ giấy của bạn phải đủ rộng để trình bày hết các mục trong danh sách. Tốt nhất là hãy sử dụng loại giấy có 16, 32 hoặc 64 ô kẻ. (Chúng tôi trình bày một mẫu có tám mục tiêu có thời hạn một năm như dưới đây.) Bây giờ, bạn phải quyết định xem đâu là những mục tiêu quan trọng nhất, tức là những mục tiêu được lọt vào vòng trong. Hãy lặp lại quá trình này cho đến khi bạn kết thúc ở tám mục tiêu. Lúc này, nó là những mục tiêu chính của bạn. Sau đó, bạn lại lựa chọn xem trong tám mục tiêu đó đâu là cái quan trọng hơn để tiếp tục vào vào vòng trong. Để quyết định được đòi hỏi bạn phải quyết đoán. Trực giác của bạn rất ít khi sai lầm, bởi vậy bạn có thể dựa vào nó để lựa chọn xem đâu là mục tiêu quan trọng nhất với mình. Tất nhiên là bạn có thể hoàn thành những mục tiêu ít quan trọng hơn sau này nếu bạn muốn. Bây giờ, hãy tiếp tục thực hiện lại các bước trên với các mục tiêu có thời hạn ba năm, năm năm và mười năm. Chúng tôi biết rằng bạn rất khó lựa chọn các mục tiêu có thời hạn năm hay mười năm. Tuy nhiên, đó sẽ là những mục tiêu xứng đáng với sự nỗ lực của bạn và khoảng thời gian đó sẽ trôi qua nhanh hơn bạn tưởng. Ít nhất bạn phải có một mục tiêu có thời hạn ba năm. Và đây là một mẹo nhỏ khác không kém phần quan trọng: Trước khi bạn chọn lọc một mục tiêu ưu tiêu, hãy ghi lại lý do quan trọng nhất khiến bạn muốn hoàn thành mục tiêu đó và những lợi ích mà bạn sẽ thu được sau khi thực hiện. Như chúng tôi đã nói, những lý do quan trọng sẽ là động lực giúp bạn vượt qua những khó khăn trong quá trình theo đuổi mục tiêu. Bạn cần phải sử dụng thời gian thật hợp lý để xác định rõ lý do của mình trước khi thực hiện các mục tiêu. Điều này sẽ đảm bảo cho việc chọn lọc mục tiêu của bạn đạt kết quả tốt nhất. 3. Tạo một album ảnh minh họa các mục tiêu Để tăng khả năng tập trung của bạn vào lối sống mới của mình, hãy tạo một album chứa các hình ảnh về những mục tiêu quan trọng nhất. Công việc này rất thú vị và mọi thành viên trong gia đình bạn đều có thể tham gia. Hãy mua một cuốn album lớn, sau đó sưu tầm các bức ảnh liên quan. Chẳng hạn: Nếu mục tiêu của bạn là có một kỳ nghỉ tuyệt vời ở London, bạn hãy tìm những mẩu quảng cáo và cắt những hình ảnh trong đó rồi dán vào album. Nếu đó là một kỳ nghỉ dành cho cả gia đình, hãy ghi một tiêu đề lớn ở đầu trang với nội dung: “Tôi muốn có một kỳ nghỉ dài ba tuần cùng gia đình ở London”, kèm theo ngày tháng thực hiện chuyến đi. Bạn có thể phân chia cuốn album của mình thành nhiều phần tương ứng với các lĩnh vực trong cuộc sống. Đặc biệt là phải đảm bảo đầy đủ các lĩnh vực chúng tôi đã đề cập ở bước 2. Một người bạn của chúng tôi là Glenna Salsbury đã kiên trì thực hiện chiến thuật này và đạt được thành công lớn. Glenna là mẹ của ba cô con gái, chính vì thế trong những ngày đầu của sự nghiệp, cô phải xoay sở để trang trải tiền nhà, tiền xăng xe nhưng vẫn luôn mong muốn thắp sáng những ước mơ của mình. Dưới đây là câu chuyện về người phụ nữ này: Một buổi tối, tôi tham dự cuộc hội thảo về nguyên tắc nền tảng I+V=R (Imagination mixed Vividness becomes Reality) có nghĩa là trí tưởng tượng cộng với những hình ảnh tạo nên thực tế. Người thuyết trình đã chỉ ra rằng trí óc của chúng ta thường thể hiện những suy nghĩ ở dạng hình ảnh chứ không phải lời nói. Và khi chúng ta vẽ ra trong tâm trí những hình ảnh mình mong muốn, nó sẽ trở thành hiện thực. Quan niệm này đã đánh trúng tâm lý của tôi lúc đó. Tôi đã quyết định viết ra những ước muốn của mình và biến nó thành những hình ảnh thực. Tôi cắt một số hình ảnh từ các trang bìa tạp chí thể hiện những mong muốn. Sau đó, tôi dán chúng lại trong cuốn album của mình và không ngừng theo đuổi. Những bức ảnh của tôi rất riêng biệt. Chúng bao gồm: 1, Một người phụ nữ với bộ váy cưới đi bên chú rể bảnh bao. 2, Những bó hoa. 3, Một hòn đảo nổi lên giữa màu xanh lấp lánh của vùng biển Caribe. 4, Những tấm bằng đại học cho các con. 5, Nữ phó chủ tịch của một công ty lớn. (Tôi làm việc cho một công ty không có lãnh đạo nữ.) 6, Một cái mũ biểu tượng cho chức danh thạc sỹ mà tôi đang mong ước có được từ trường Theological Seminary Fuller. Tám tuần sau đó, khi tôi đang lái xe trên đường cao tốc ở California, tôi chợt thấy một chiếc xe màu đỏ rất đẹp chạy bên cạnh. Anh chàng lái xe mỉm cười với tôi, tôi cũng mỉm cười lại. Những gì mà tôi biết sau đó là anh ta lái xe theo tôi. Tôi giả vờ như không thấy anh ta nhưng anh ta vẫn giữ khoảng cách với xe của tôi khoảng 15 dặm. Anh ta khiến tôi lo sợ. Tôi tăng tốc, anh ta cũng tăng tốc. Tôi dừng lại anh ta cũng dừng lại và cuối cùng, tôi đã lấy anh ta. Sau những lần gặp gỡ đầu tiên, Jim đã tặng tôi rất nhiều hoa hồng. Mỗi ngày thứ hai, anh ấy đều gửi cho tôi một bó hoa kèm lời nhắn ngọt ngào. Trước khi chúng tôi cưới nhau, Jim nói với tôi: “Anh đã tìm được một nơi tuyệt vời để chúng ta cùng hưởng tuần trăng mật. Đó là đảo St. John’s ở vùng biển Caribe”. Tôi không tiết lộ gì cho Jim về cuốn album của mình cho đến khi chúng tôi chuyển đến ngôi nhà mới, nơi mà tôi tiếp tục sưu tầm thêm nhiều ảnh khác. Không lâu sau, tôi trở thành phó phòng nhân sự tại công ty tôi đang làm việc. Sau khi hoàn thành khóa học Thạc sỹ, tôi là một trong những người phụ nữ đầu tiên được đề cử học vị Tiến sỹ tại trường Fuller. Các con gái tôi không chỉ đạt được những tấm bằng đại học mà chúng còn tạo cho mình những cuốn album để thực hiện theo cách của tôi. Những gì tôi kể nghe như một câu chuyện cổ tích, song nó hoàn toàn là sự thật. Kể từ lúc đó, tôi và Jim làm thêm rất nhiều cuốn album khác. Tôi hiểu ra rằng không có ước mơ nào là không thể. Bạn thực sự có thể có những ước mơ cháy bỏng trong trái tim. Trích: Hạt giống tâm hồn (ChickenSoup for the Soul) Bây giờ, Glenna là một trong những nhà diễn thuyết chuyên nghiệp nhất trong nước và là cựu chủ tịch của Hiệp hội các nhà hùng biện quốc gia. Những bức ảnh của bạn càng rõ ràng cụ thể bao nhiêu, bạn sẽ càng dành nhiều sự tập trung vào chúng hơn và có thể đạt được những kết quả mong muốn. Bởi thế, bạn cần phải sáng tạo. Hãy luôn khám phá nhiều phương thức để củng cố tầm nhìn của bạn. Một cuốn album chứa các hình ảnh minh họa là cách tuyệt vời để bạn bắt đầu việc đó. Ở Chương 4, bạn sẽ tìm hiểu cách phát triển một kế hoạch hành động cụ thể để biến những hình ảnh trong album thành hiện thực. Trước khi sang Chương 4, chúng ta vẫn còn ba chiến thuật hữu ích để giúp bạn tạo nên sự thấu tỏ. 4. Sử dụng một cuốn sổ ý tưởng Nó đơn giản chỉ là một cuốn sổ tay để ghi lại những điều quan sát được và những hiểu biết mà bạn thu được hàng ngày. Đó là một công cụ rất hữu hiệu để mở mang tầm hiểu biết của bạn. Đã bao giờ bạn nảy ra một ý tưởng lớn vào lúc nửa đêm, ngồi dậy và trí óc cực kỳ tỉnh táo chưa? Thông thường, bạn chỉ có vài giây để nắm bắt ý tưởng đó trước khi nó biến mất, hoặc cũng có thể bạn sẽ tự nhủ: “Hãy nằm xuống và ngủ đi, bây giờ là ba giờ sáng rồi đấy.” Trên thực tế, bạn sẽ tiếp tục nằm ngủ rồi thức dậy sau vài giờ và hoàn toàn quên mất những ý tưởng tuyệt vời đó. Ý TƯỞNG LỚN KHÔNG KÈM THEO HÀNH ĐỘNG SẼ KHÔNG MANG LẠI ĐIỀU GÌ Đó cũng chính là lý do tại sao một cuốn sổ ghi những ý tưởng lại giá trị đến vậy. Bằng cách ghi lại những suy nghĩ của mình, bạn sẽ không phải vất vả để nhớ ra những ý tưởng đó. Bạn có thể suy nghĩ về những ý tưởng đó bất cứ lúc nào bạn muốn. Hãy sử dụng một cuốn sổ để ghi lại những ý tưởng trong lĩnh vực kinh doanh, mẹo nhỏ trong buôn bán, thuyết trình, các dự án tiềm năng, những đoạn trích bạn vừa đọc, hay những mẩu chuyện có thể giúp bạn giải thích một điều gì đó rõ ràng hơn. Chỉ cần bạn chú ý quan sát và lắng nghe trực giác mách bảo. Chẳng hạn: Khi bạn vừa thực hiện xong một bài thuyết trình bán hàng, tất cả mọi việc diễn ra đúng như dự kiến và bạn phát hiện ra một điều quan trọng, hãy ghi ngay vào sổ tay của bạn. Những gì bạn nói đã phát huy tác dụng. Có thể bạn đã đặt ra một câu hỏi đặc biệt khơi gợi quyết định của những người mua hoặc đã giải thích rõ ràng cho họ về chất lượng hàng hóa và dịch vụ của bạn. Hãy nhớ lại những gì bạn đã nói và ghi vào sổ tay những điều có tác dụng nhất. Ghi âm lại những lời giới thiệu của bạn cũng là một cách tốt. Hãy nhờ một ai đó mà bạn kính trọng để trao đổi về những ý tưởng của mình, sau đó bạn có thể suy nghĩ để cải thiện nó. Hãy không ngừng luyện tập. Ngôi sao điện ảnh Robbie Williams thường phải diễn đi diễn lại 30 lần cho mỗi cảnh đến khi cả anh và đạo diễn đều cảm thấy hài lòng. Bạn đã bao giờ thực hiện một bài thuyết trình quan trọng chưa? Đó cũng là lúc bạn cần mở cuốn sổ tay của mình ra và ghi lại những sai lầm đã mắc phải. Bạn có thể đánh dấu và chú thích thêm rằng: “Không bao giờ nói lại điều này nữa.” Trong cả hai ví dụ trên, bằng việc ghi lại những ý nghĩ của mình khi chúng xuất hiện trong tâm trí, bạn đã củng cố được những việc hiệu quả và không hiệu quả. Điều này sẽ mang lại cho bạn sự rõ ràng đến khó tin. Và đây là một lời gợi ý nữa dành cho bạn khi sử dụng sổ tay. Mỗi buổi sáng, hãy dành ra mười phút để ghi lại những cảm giác của mình. Bạn có thể bày tỏ những cảm xúc như vui, buồn, lo âu, thích thú, giận dữ, thất vọng, chán nản… Chẳng hạn, bạn có thể viết: “Tôi cảm thấy lo, lần đầu tiên con gái tôi tự lái xe,” hay “Tôi cảm thấy rất vui bởi sáng nay, tôi sẽ bắt đầu làm quen với công việc mới”. Khi bạn thật sự gắn bó với cảm xúc của mình, bạn sẽ liên hệ tốt hơn với những tình huống hàng ngày và nhận thức rõ những gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình. 5. Hình dung, suy nghĩ, nghiền ngẫm và cân nhắc Sức mạnh của sự hình dung và suy ngẫm thường bộc lộ rõ nhất trong các môn thể thao. Những vận động viên Olympic thường nhẩm lại động tác của mình một vài lần trước khi bước vào biểu diễn thật sự. Họ hoàn toàn tập trung cho một kết quả khả quan. Mark Tweksbury, vận động viên bơi lội người Canada đã đoạt huy chương vàng Olympic nội dung bơi ngửa 200m tại Thế vận hội 1992 ở Tây Ban Nha, đã đứng trên bục chiến thắng vào buổi tối trước khi cuộc thi diễn ra và hình dung ra cảnh tượng mình chiến thắng. Anh nghe thấy tiếng hò reo của khán giả, thấy được gia đình của mình đang ngồi ở trên khán đài và nhìn anh đón nhận chiếc huy chương vàng. Ngày hôm sau, khi bước vào cuộc thi, anh thi đấu đúng như những gì anh đã tưởng tượng và chiến thắng. Hãy nhớ rằng nếu bạn học theo bí quyết của các nhà vô địch thì bạn cũng có thể trở thành một nhà vô địch. Hãy sử dụng khả năng tưởng tượng của mình để tạo nên bức tranh chiến thắng. Những hình ảnh bạn hình dung càng rõ nét và cảm giác của bạn càng mãnh liệt bao nhiêu thì khả năng đạt được kết quả như mong muốn càng lớn bấy nhiêu. Bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về cách suy nghĩ sâu sắc và cân nhắc ở Chương 4. Tất cả những mẹo nhỏ đó sẽ giúp bạn tạo nên sự thấu tỏ đồng thời mang lại cho bạn những lợi thế rõ rệt trong thương trường. 6. Phát triển đội ngũ quân sư và cố vấn Có một cách tuyệt vời để giúp bạn cải thiện hoạt động sản xuất và khả năng nhìn nhận là tranh thủ sự giúp đỡ của những người giàu kinh nghiệm. Khi xung quanh bạn có nhiều chuyên gia giỏi, khả năng học tập của bạn sẽ được cải thiện đáng kể. Có rất ít người kiên trì thực hiện việc này. Nếu bạn là người dám tạo nên sự khác biệt, bạn sẽ gặt hái được nhiều điều bổ ích. Và nếu bạn tự tính toán, thử làm và thất bại, nó sẽ không thể giúp bạn tiến bộ nhanh được bởi bạn đã đi vào con đường đầy rẫy những rào cản. Ngược lại, những lời khuyên thông thái từ những cố vấn tuyệt vời sẽ thúc đẩy bạn nhanh chóng tiến tới mục đích. Một nhóm những nhà quân sư, cố vấn thường có bốn đến sáu người. Họ thường xuyên gặp gỡ, chia sẻ ý tưởng và hỗ trợ lẫn nhau. Họ là những đồng minh đắc lực của bạn. Bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về điều này trong chương 5. Bây giờ, bạn đã có một khuôn mẫu hoàn chỉnh để tạo ra những mục tiêu dài hạn. Sau đây là giải pháp cuối cùng được gọi là hệ thống chiếm lĩnh sự tập trung. Hệ thống chiếm lĩnh sự tập trung Đây là một phương pháp tập trung đơn giản nhưng có hiệu quả cao, có khả năng giúp bạn đo lường mọi quá trình và luôn đi đúng hướng. Hầu hết khách hàng của chúng tôi đều áp dụng nó rất thành công. Về cơ bản, nó sẽ chia các mục tiêu của bạn thành bảy loại khiến bạn phải tạo được một sự cân bằng tuyệt vời. Bạn có thể định ra thời gian để đạt được những mục tiêu của mình. Hai tháng là khoảng thời gian thích hợp bởi nó không quá lâu để bạn thiết lập những mục tiêu đầy ý nghĩa. Chúng tôi phân loại bảy mục tiêu như sau: • TÀI CHÍNH • KINH DOANH/SỰ NGHIỆP • THỜI GIAN GIẢI TRÍ • SỨC KHỎE VÀ VÓC DÁNG • CÁC MỐI QUAN HỆ • BẢN THÂN • CỐNG HIẾN Nếu bạn quyết định hoàn thành các mục tiêu có ý nghĩa trong 60 ngày, bạn sẽ cảm nhận được sự cân bằng. Sự cân bằng mang lại cho bạn sự thanh thản. Hệ thống chiếm lĩnh sự tập trung là sức mạnh của bạn trong việc thực hiện các kế hoạch. Thoạt đầu, việc hoàn thành bảy mục tiêu trong 60 ngày có vẻ không thực tế, tuy nhiên, nếu luyện tập nhiều, bạn sẽ thực hiện được. Hãy bắt đầu với một vài mục tiêu và sau đó dần dần tăng số lượng lên. Khi mới bắt đầu thực hiện, việc tạo ra cho mình bảy chiến thắng nhỏ có vai trò còn quan trọng hơn những mục tiêu cao xa. Để giữ những mục tiêu đó thường trực trong tâm trí, hàng ngày bạn cần phải cân nhắc chúng. Mọi người hầu như không làm điều này. Thực tế là nhiều người thậm chí không có một kế hoạch hành động nào cho những mục tiêu của họ. Hãy là người thông thái để có những bước nhảy trong các cuộc cạnh tranh. Bạn sẽ được đền đáp xứng đáng. KẾT LUẬN Cũng giống như những thói quen thành công, phát triển thói quen thấu tỏ trong mọi việc đòi hỏi phải có nỗ lực và tính kỷ luật cao. Hãy nhớ rằng đó là một quá trình không ngừng nghỉ. Những điểm mấu chốt là: 1. Sử dụng bản liệt kê 10 mục tiêu hàng đầu làm khuôn mẫu. 2. Thiết kế một kế hoạch tổng thể với những mục tiêu ưu tiên. 3. Tạo một cuốn album minh họa những mục tiêu. 4. Sử dụng một cuốn sổ tay ghi lại những ý tưởng. 5. Hình dung, suy nghĩ, nghiền ngẫm và cân nhắc. 6. Phát triển đội ngũ quân sư và cố vấn. 7. Sử dụng hệ thống chiếm lĩnh sự tập trung để đo lường các quá trình. HÃY LÀM ĐIỀU NÀY VÀ BẠN SẼ CÓ ĐƯỢC SỰ THẤU TỎ TUYỆT VỜI Lúc này, nếu bạn cảm thấy hơi dồn dập thì cũng đừng nên lo lắng. Đó là điều rất bình thường. Hãy thực hiện lần lượt từng bước. Hãy lên kế hoạch thời gian để luyện tập những chiến thuật trên. Hãy thực hiện những bước đầu tiên, sau đó tập trung thực hiện những mục tiêu ngắn hạn của mình. Để có một tương lai thành công đòi hỏi phải mất nhiều công sức, nỗ lực và khả năng tập trung. Đó cũng là lý do khiến hầu hết mọi người không đủ kiên nhẫn để thực hiện. Tuy nhiên, quyết định đọc cuốn sách này nghĩa là bạn đã bước những bước tiến đầu tiên để trở nên nổi bật giữa đám đông. Hãy đối mặt với những thử thách. Hãy tập trung và phần thưởng mà bạn đạt được sẽ rất xứng đáng. Hãy nỗ lực ngay từ bây giờ! CÁC BƯỚC HÀNH ĐỘNG Dưới đây là sự xem xét hoàn chỉnh giúp bạn có thể thực hiện bản kế hoạch tổng thể cũng như những mục tiêu ngắn hạn của mình. Để đạt được những kết quả khả quan nhất, chúng tôi khuyên bạn nên dành ra ít nhất một ngày để làm những việc này. Bản liệt kê 10 mục tiêu hàng đầu. Để đạt kết quả tốt nhất, những mục tiêu của bạn cần phải: HÃY LIỆT KÊ NHỮNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA BẠN Chẳng hạn: Chân thật, thẳng thắn, cầu tiến… Những mục tiêu cơ bản của bạn Để làm được việc này, hãy sử dụng sổ tay. Trước khi liệt kê tất cả những mục tiêu bạn muốn hoàn thành, hãy xem lại bước 2. Hãy ghi lại những suy nghĩ đầu tiên bạn đặt ra đối với các câu hỏi ở đó. Hãy dành càng nhiều thời gian càng tốt. Viết ra danh sách những mục tiêu cơ bản cho mình. Sau đó, hãy lọc ra những mục tiêu ưu tiên dựa theo bảng phân chia vòng loại. Mục tiêu tổng thể của bạn Hãy sử dụng mẫu ở trang 128 để thực hiện. Hãy mở rộng mẫu này nếu bạn thấy cần thiết, tùy thuộc vào số lượng những mục tiêu mà bạn có trong mỗi lĩnh vực. Hãy đảm bảo rằng bạn điền đầy đủ tất cả các cột, đặc biệt là các cột nguyên nhân và lợi ích. Những nguyên nhân chính là động lực của bạn trong mỗi mục tiêu. Bạn cũng cần phải đặt ra thời hạn nhất định để hoàn thành. Chúng tôi đã giới thiệu cho bạn một khuôn mẫu các mục tiêu cần thiết bao gồm bảy lĩnh vực chính tạo nên sự cân bằng hợp lý trong lối sống. Nếu muốn, bạn có thể thêm vào một số lĩnh vực khác. Tạo một cuốn album ảnh minh họa những mục tiêu Hãy xem lại bước 3. Vấn đề ở đây là có được niềm vui và sự sáng tạo. Các bức tranh của bạn có sức tác động càng mạnh càng tốt. Hãy mua cho mình một chiếc bút dạ lớn, có nét đậm và màu sáng. Nếu ước mơ của bạn là được sở hữu một chiếc ô-tô hiện đại thì hãy đến các cửa hàng bán xe và lấy hình ảnh của chiếc xe đó trưng bày ngay bên cạnh vô-lăng của bạn. Một khách hàng của chúng tôi đã mong ước có một vóc dáng đẹp và anh ta đã lấy hình ảnh của một vận động viên thể hình, cắt phần mặt của chàng vận động viên đi và thay khuôn mặt của mình vào đó. Sử dụng một cuốn sổ tay ý tưởng Hãy xem lại bước 4. Bạn có thể lựa chọn bất cứ thứ gì, từ một cuốn sổ tay đơn giản cho đến một cuốn nhật ký cầu kì. Bạn có thể mua ở bất cứ cửa hàng văn phòng phẩm nào. Hãy điền số trang nếu cuốn sổ của bạn vẫn chưa được đánh số. Khi đã chuẩn bị xong cuốn sổ tay, có thể bạn sẽ muốn làm một bảng chú dẫn ở cuối bìa để dễ dàng tìm được những thông tin cần thiết. Hãy học cách phát triển thói quen nắm bắt các ý tưởng tốt, những suy nghĩ, sự hiểu biết và quan sát hàng ngày. Cuốn sổ tay này không phải là một cuốn nhật ký. Hãy sử dụng nó để ghi lại những ý tưởng trong kinh doanh, ý tưởng kiếm tiền, những câu chuyện giải thích rõ một số quan điểm, các khái niệm về thị trường và bất cứ thứ gì bạn thấy quan trọng. Song quan trọng nhất là hãy viết ra. Hãy bắt đầu ngay từ tuần này. Hệ thống chiếm lĩnh sự tập trung Đây là một bản kế hoạch hàng tuần giúp bạn chinh phục được những mục tiêu lớn trong bản kế hoạch tổng thể dài hạn. Các mục vẫn sẽ tương tự như trên. Chúng tôi sẽ có một mẫu dành cho bạn. Đầu tiên, hãy liệt kê cụ thể mục tiêu quan trọng nhất của mỗi lĩnh vực. 1. TÀI CHÍNH ‒ Lĩnh vực này được chia thành các mục nhỏ: tổng thu nhập, số tiền mà bạn muốn tiết kiệm và đầu tư trong thời gian này. Nếu bạn phải trả nợ, bạn cũng có thể ghi mục này vào đây. 2. VIỆC KINH DOANH VÀ SỰ NGHIỆP ‒ Chắc chắn bạn sẽ hoàn thành một số mục tiêu kinh doanh trong khung thời gian này. Tuy nhiên, hãy chọn một mục tiêu có thể giúp bạn tiến xa nhất và tập trung vào mục tiêu đó. Có thể đó là một mục tiêu trong công việc buôn bán, một thương vụ mới hoặc một dự án mới, tuyển dụng hay sa thải một nhân viên chủ chốt. 3. THỜI GIAN GIẢI TRÍ ‒ Đây là mục tiêu dành thời gian nghỉ ngơi mà không vướng bận tới công việc. Hãy ghi lại số ngày bạn muốn nghỉ ngơi và nhớ rằng bạn xứng đáng được như vậy. 4. SỨC KHỎE VÀ VÓC DÁNG ‒ Thể chất, tinh thần và tâm linh là ba yếu tố chính được nói đến ở đây. Bạn sẽ làm gì để cải thiện toàn diện sức khỏe của mình? Hãy tập thể dục, thể thao, có thói quen ăn uống hợp lý, có những kiến thức mới và nhận thức về tâm linh. 5. CÁC MỐI QUAN HỆ ‒ Đâu là mối quan hệ quan trọng của bạn trong thời gian tới? Có thể là dành thời gian nhiều hơn cho gia đình, cho một người cố vấn, một nhân viên quan trọng hoặc một đối tác. Chắc chắn bạn sẽ phải giao tiếp với rất nhiều người trong tuần, tuy nhiên chỉ nên tập trung phát triển một mối quan hệ đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa trong số đó. 6. BẢN THÂN ‒ Đây là sự lựa chọn rất rộng rãi liên quan tới những sở thích có thể thỏa mãn cho cá nhân bạn. Đó có thể là mua sắm một thứ gì đó, phát triển một kỹ năng mới như chơi đàn guitar hoặc lập kế hoạch cho một kỳ nghỉ đặc biệt. 7. CỐNG HIẾN ‒ Bạn sẽ có những cống hiến gì cho xã hội trong thời gian này? Có thể là đóng góp một khoản tiền cho các hoạt động từ thiện mà bạn thích. Cũng có thể, bạn sẽ cống hiến nhiều thời gian cho các hoạt động xã hội, đội thể thao ở địa phương hoặc đơn giản chỉ là giúp đỡ một ai đó. Khi bạn viết ra bảy mục tiêu lớn nhất, hãy hướng sự tập trung của mình tới tuần lễ mà chúng tôi thường gọi là “Bảy ngày của sự tập trung”. Và đây là phương thức hoạt động của nó: Vào những ngày đầu tuần, hãy chọn ba điều quan trọng nhất mà bạn muốn hoàn thành. Nên chọn trong bảy mục tiêu những hoạt động sẽ thúc đẩy mình tiến gần hơn tới thành công. Chẳng hạn: Nếu mục tiêu trong lĩnh vực sức khỏe và vóc dáng của bạn là thiết lập một chương trình tập luyện mới thì bước đầu tiên hãy tham gia một câu lạc bộ thể hình. Nếu mục tiêu của bạn trong lĩnh vực các mối quan hệ là dành nhiều thời gian hơn cho con cái trong những ngày cuối tuần thì bước đầu tiên bạn phải lập thời gian biểu mỗi tuần. Nếu mục tiêu hàng đầu trong kinh doanh là bán được thật nhiều hàng thì có thể bạn sẽ phải nghĩ đến những cuộc hẹn trong vòng bảy ngày tới để có được sự khởi đầu thuận lợi. Dĩ nhiên là bạn còn phải làm nhiều điều khác nữa với công việc kinh doanh và cuộc sống cá nhân của bạn mỗi tuần. Kế hoạch hành động này sẽ giúp bạn tập trung vào những hoạt động quan trọng nhất. Vấn đề là bạn phải theo dõi quá trình của mình. Hãy thẩm định lại những việc mình đã làm. Kiểm tra lại những mục tiêu đã làm được hàng tuần là một điều vui vẻ và khiến bạn thêm tự tin, tiến gần đến những mục tiêu lớn hơn. Chúng tôi khuyên bạn nên có một người cộng tác để giúp bạn có trách nhiệm với những kết quả của mình. Đó có thể là một đồng nghiệp, người cũng sử dụng hệ thống chiếm lĩnh sự tập trung. Hãy gọi điện cho một người bạn vào ngày đầu tuần để chia sẻ về ba hoạt động quan trọng nhất của bạn. Bảy ngày sau đó, các bạn hãy cùng thảo luận về những kết quả đã làm được, những thử thách và khởi động cho chương trình tuần kế tiếp. Bằng cách hỗ trợ và thử thách lẫn nhau, chắc chắn bạn sẽ không trì hoãn công việc trong tuần đó. Bạn cũng có thể tạo ra sự khích lệ để khuyến khích sự tập trung của bản thân. Một khách hàng của chúng tôi rất mê trượt tuyết. Cô ấy đã đặt chỗ cho một ngày tại khu trượt tuyết ưa thích của mình với ý nghĩa là một phần thưởng trong việc đạt được những mục tiêu hàng tuần. Để khích lệ, nếu không hoàn thành được ba mục tiêu quan trọng nhất, cô ấy sẵn sằng nhường lại ván trượt cho người cộng tác của mình. Một khách hàng khác thì nói rằng anh ta sẽ gọi điện cho đối thủ lớn nhất của mình và nhường cho người đó ba mối làm ăn hàng đầu nếu anh ta không hoàn thành những