🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sự Trỗi Dậy Và Suy Tàn Của Đế Chế Thứ Ba – Lịch Sử Đức Quốc Xã Ebooks Nhóm Zalo SỰ TRỖI DẬY VÀ SUY TÀN CỦA ĐẾ CHẾ THỨ BA LỊCH SỬ ĐỨC QUỐC XÃ Tác giả: William L. Shirer Dịch Giả: Diệp Minh Tâm Bách Việt phát hành NXB Thông Tin Và Truyền Thông Xuất bản & tái bản: 2007, 2008, 2013, 2016, 2018 EBOOK©VCTVEGROUP —★— Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com TÁC GIẢ WILLIAM LAWRENCE SHIRER (1904-1993) được xem là một trong những phóng viên người Mỹ có tiếng tăm nhất. Ông quan sát và tường thuật cuộc sống của nước Đức dưới chế độ Quốc xã từ năm 1925, tiếp cận với các nhà lãnh đạo Quốc xã hàng đầu, dự khán một số bài diễn văn của Adolf Hitler và Đại hội Đảng Quốc xã. Ông có mặt ở Vienna trong khi Đức sáp nhập Áo rồi bay đi London để gửi những tin tức không bị kiểm duyệt. Ông đưa tin về Hội nghị Munich và sự chiếm đóng Tiệp Khắc của quân Đức, rồi đến Ba Lan để tường thuật cuộc tấn công của Đức vào nước này. Khi chiến tranh bùng nổ trên mặt trận phía Tây năm 1940, ông đi theo sau đoàn quân xâm lăng để tường thuật về “chiến tranh sấm sét” của Đức. Ông đưa tin về các chiến dịch của Đức tấn công Đan Mạch, Na Uy, Hà Lan, Bỉ và Pháp. Bài tường thuật của ông về Hội nghị đình chiến ở Compiègne được ca ngợi như một kiệt tác. Sau chiến tranh, khi trở lại Đức tham dự các phiên toà Nuremberg xử tội phạm chiến tranh, ông được nhìn thấy các cựu lãnh đạo của chính quyền quân sự Đức một lần nữa, nhưng là đứng trước vành móng ngựa. William L. Shirer là một trong số ít sử gia được phép tiếp cận không giới hạn những tài liệu của Đức tịch thu được. Ông bỏ ra 5 năm 6 tháng để rà soát hàng đống những tài liệu này. Từ những nguồn ấy và cũng từ thông tin tự thu thập ở Đức và châu Âu trong hơn 4 thập kỷ, ông tổng hợp nên cuốn sách: Sự trỗi dậy và suy tàn của Đế chế Thứ Ba (The Rise and Fall of the Third Reich), đến nay vẫn được xem là thiên sử liệu kinh điển của một trong những thời kỳ hãi hùng nhất trong lịch sử nhân loại. Sau Thế chiến II, ông được trao tặng Legion d’Honneur (Bắc Đẩu bội tinh), huân chương cao quý nhất của Nhà nước Pháp. Iceland (British occupied) Faroe Islands (British occupied) Finland Finnish Military Admin. Reichs Europe at the height of German expansion, 1941-1942 Nazi Germany* Areas under German occupation German allies*, co-belligerents, and puppet states* Nominally unoccupied Allied-held areas Retaken during Soviet 1941- 1942 winter-offensive Neutral countries kommissariat Norwegen Sweden * Including annexed and occupied territories Soviet Union Reichs kommissariat IrelandUnited Denmark RK Nieder Ostland Under Military Administration Kingdom lande Under Military German Reich General Reichs kommissariat Ukraine Admin. B Goverment ohemia Zone occupée (Under Military Admin.) Vichy France Zone libre San Moravia Inde pendent State of Slovakia Hungary Under Military Admin. Romania Bulgaria Portugal Monaco Andorra Marino Croatia Vatican Albania (Italy) Turkey City Spain Italy Italian Military Dodecanese Syria (Free France) (From July 1941) Iraq Admin. (Italy)Cyprus (Br.-oc.) Tangier Morocco (Spain) Morocco Tunisia France)Malta Montenegro (Italy) (Britain)Trans Jordan Saudi (Vichy France)Algeria (Vichy France) (Vichy (Britain) (Britain) Arabia TÊN RIÊNG VÀ TỪ ĐẶC BIỆT Aachen: thành phố miền Trung Tây của Đức, gần biên giới Đức với Bỉ và Hà Lan. Abbeville: thành phố miền Tây Bắc nước Pháp, gần cửa sông Somme, cách bờ biển Manche 12 km, phía Nam Eo biển Dover. Abyssinia: vương quốc Abyssinia, hiện nay là nước Ethiopia. Alexander: Alexander Đại đế (356-323 trước CN), vua nước Macedonia (miền Trung Nam Bán đảo Balkans), thôn tính nhiều lãnh thổ bây giờ là Syria, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Iraq, Afghanistan, Pakistan… cho đến miền Tây Ấn Độ. Alexandria: thành phố lớn thứ nhì và là cảng biển quan trọng nhất của Ai Cập, nằm ven bờ Địa Trung Hải, do Alexander Đại đế thành lập. Alsace-Lorraine: vùng đất lịch sử ở Đông Bắc nước Pháp, ngăn cách với Đức ở phía Đông bởi sông Rhine và tiếp giáp với Bỉ ở phía Bắc, gồm vùng Alsace phía Đông và vùng Lorraine phía Bắc. Trong quá khứ, Alsace Lorraine thường bị Pháp và Đức thay nhau chiếm, sau Chiến tranh Pháp-Phổ thuộc Đế chế Đức (1871), sau Thế chiến I được Hoà ước Versailles giao cho Pháp (1918), bị Quốc xã sáp nhập (1940), cuối cùng sau Thế chiến II được trả về cho Pháp. Antwerp: tỉnh và thành phố thủ phủ ở miền Bắc nước Bỉ. Ardennes: vùng rừng và đồi giữa Bỉ và Luxembourg, một phần kéo dài vào nước Pháp. Arkhangelsk: cảng biển và thị trấn miền Bắc nước Nga, nằm trên sông Bắc Dvina, cách biển Trắng gần 50 km. Arnhem: thành phố miền Đông Hà Lan, nằm dọc hạ lưu sông Rhine. Attolico: Bernardo Attolico (1880-1942), Đại sứ Ý tại Đức. Auchinleck: Sir Claude John Eyre Auchinleck (1884-1981), Thống chế của Anh, Tư lệnh lực lượng Đồng minh ở Na Uy (1940), Tư lệnh lực lượng Đồng minh ở Trung Đông (1941), Tư lệnh Quân đội Ấn Độ (1943). Auschwitz: trại tập trung của Đức ở gần thị trấn Oświęcim, cách thành phố Cracow của Ba Lan khoảng 60 km về hướng Tây Nam. Áo: lịch sử của Áo liên quan mật thiết đến Đức. Đế quốc La Mã thần thánh của người Đức đặt thủ đô tại Vienna, cũng là thủ đô của Áo. Trong giai đoạn 1438-1806 (trừ thời gian ngắn 1742-1745), Hoàng tộc Habsburg gốc Áo ngự trị trên ngai vàng của Đế quốc La Mã thần thánh, vì thế đế quốc này còn được gọi là “Đế quốc Habsburg”. Năm 1804, Đế quốc Áo được thành lập. Trong giai đoạn 1867-1918, Áo và Hungary thoả hiệp thành lập Đế quốc Áo-Hungary trong đó người Đức chiếm vị thế quan trọng. Năm 1879, hai đế chế Đức và Áo-Hungary ký Hiệp ước Liên minh. Sau Thế chiến I, Áo thành lập nước Cộng hoà Liên bang. Bach-Zelewski: Erich von dem Bach-Zelewski (1899-1972), Đại tướng S.S., chỉ huy toàn bộ lực lượng cảnh sát và S.S. ở Silesia (1937), thực hiện nhiều hoạt động đàn áp, thủ tiêu và tịch thu gia sản ở Belarus, Ba Lan, Liên Xô…, lĩnh án 10 năm tù vào năm 1951 và sau đó lại thêm án 10 năm tù nữa vào năm 1961, đều vì tội ám sát chính trị, qua đời trong tù. Badoglio: Pietro Badoglio (1871-1956), Tham mưu trưởng Quân đội Ý, được vua Victor Emmanuel Đệ Tam cử làm Thủ tướng sau khi Mussolini bị lật đổ (1943-1944), ký văn bản đầu hàng Đồng minh, rồi tuyên chiến với Đức. Baku: thành phố cảng bên bờ Tây của biển Caspi, gần các mỏ dầu vùng biên giới Iran, vì thế có công nghiệp hoá dầu phát triển, vào thời Thế chiến II thuộc Liên Xô, hiện giờ là thủ đô của Azerbaijan. Trung tâm Baku được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới. Balkans: bán đảo nằm ở Đông Nam châu Âu, ba mặt giáp biển: phía Đông giáp biển Đen, phía Nam giáp Địa Trung Hải và phía Tây giáp biển Adriatic và biển Ionian. Vào thời kỳ này bao gồm: Nam Tư, Albania, Hy Lạp, Rumania, Bulgaria và phần Thổ Nhĩ Kỳ phía châu Âu. Bán đảo Balkans là cửa ngõ để Trung Âu và Đông Âu thông ra Địa Trung Hải, vì thế có tầm quan trọng về địa-chính trị. Bastogne: thị trấn nhỏ miền Đông Nam nước Bỉ, gần biên giới với Luxembourg. Batum (hoặc Batumi, Batoum, Bat’umi): thành phố nằm ven bờ Đông của biển Đen, sát ranh giới phía Bắc của Thổ Nhĩ Kỳ, thuộc Liên Xô, hiện giờ thuộc nước Gruzia. Vì là trung tâm vận chuyển dầu từ Baku, cả Batum và Baku đều có vị trí chiến lược quan trọng và là đầu mối gây tranh giành ảnh hưởng trong Thế chiến II. Bavaria: (tên gốc theo tiếng Đức là Bayern): bang tận cùng phía Nam của Cộng hoà Liên bang Đức hiện nay, đóng thủ phủ ở Munich, từ năm 1871 là một vương quốc nằm trong Đế chế Đức. Sau Thế chiến I, Bavaria là bang nằm trong Cộng hoà Đức. Lúc ấy, Bavaria có xu hướng cương quyết muốn tách ra khỏi Đức, một phần là do những nét văn hoá rất đặc thù so với cả nước Đức. Bài Do Thái: chủ nghĩa thù địch với người Do Thái vì lý do chống Do Thái giáo hoặc chống chủng tộc Do Thái. Bạch Nga (tiếng Nga: Белая Русь, phiên âm tiếng Anh: Belaya Rus): những vùng đất lịch sử ở Đông Âu, phía Tây nước Nga, chủ yếu nằm trong Ba Lan, hiện giờ tương ứng với nước Belarus, một phần nhỏ ở Ukraine, Slovakia, miền Đông Ba Lan và miền Tây nước Nga. Bạo loạn Kapp (tiếng Đức: Kapp Putsch): xảy ra ngày 13 tháng 3 năm 1920 do Wolfgang Kapp thuộc cánh Hữu chủ xướng, được một phần quân đội, phe bảo thủ chủ nghĩa quốc gia và bảo hoàng ủng hộ. Chính phủ hợp pháp phải chạy trốn khỏi thành phố, Kapp tự xưng là Thủ tướng và thành lập Chính quyền lâm thời. Các nghiệp đoàn chống đối, kêu gọi đình công toàn quốc, được 12 triệu công nhân cùng nhiều công chức hưởng ứng, làm cho nhiều dịch vụ điện, nước, khí đốt, viễn thông bị cắt. Cuộc bạo loạn sụp đổ sau bốn ngày. Nhưng các nghiệp đoàn ra yêu sách với chính quyền và chính quyền không giữ lời hứa. Công nhân cánh Tả gây cuộc nổi dậy Ruhr (tiếng Đức: Ruhraufstand). Đầu tháng 4 năm 1920, Quân đội cùng Lực lượng Tự do đàn áp, hàng nghìn người bị giết, gần 500 người bên phe đàn áp cũng bị chết. Phần lớn người tham gia 2 cuộc bạo loạn được ân xá. Kapp qua đời năm 1922 khi đang ở trong tù chờ xét xử. Bạo loạn Nhà hàng Bia (tiếng Anh: Beer Hall Putsch): đặc ngữ mà sử gia gọi biến cố xảy ra ở nhà hàng bia Buergerbräukeller, ngoại ô Munich ngày 8 tháng 11 năm 1923, khi Hitler cầm đầu cuộc đảo chính tuyên bố lật đổ chính quyền Bavaria lẫn chính quyền Trung ương, nhưng thất bại. Beneš: Edvard Beneš (1884-1948): Tổng thống Tiệp Khắc (1938- 1948), có thời gian lưu vong ở Anh (1940-1945). Beck: Jósef Beck (1894-1944), Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan (1932- 1939). Beck: Ludwig Beck (1880-1944), Đại tướng cấp cao của Đức, Tham mưu trưởng Lục quân (1935-1938), từ chức vì phản đối quyết định xâm chiếm Tiệp Khắc của Hitler và chế độ độc tài của Quốc xã, được cử lãnh đạo nhóm âm mưu chống Hitler (1942), hỗ trợ âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, được chỉ định là Quốc trưởng nếu thành công, nhận lệnh phải tự tử nhưng sau đó lại bị sát hại. Bendlerstrasse: có nghĩa là “Phố Bendler”, khu chỉ huy của Quân đội Đức gồm Tổng hành dinh Dân quân và nhiều doanh trại, cũng là tổng hành dinh cửa nhóm âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, và là nơi Fromm ra lệnh hành quyết năm người chủ chốt kể cả Stauffenberg trong nhóm âm mưu, sau chiến tranh được đổi tên thành Stauffenbergstraße (Phố Stauffenberg), còn toà nhà Tổng hành dinh được biến thành Nhà lưu niệm phong trào chống Hitler. Berchtesgaden: ngôi làng vùng núi Alps miền Đông Nam nước Đức, nằm trong bang Bavaria, gần biên giới Đức-Áo, nơi có biệt thự nghỉ dưỡng của Hitler mang tên Berghof (hiện đã bị phá huỷ). Bernadotte: Bá tước Folke Bernadotte (1895-1948), Hội trưởng Hướng đạo sinh nam Thuỵ Điển, Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Thuỵ Điển, làm trung gian trao đổi tù binh giữa các nước tham chiến và sau đó làm trung gian chấm dứt Thế chiến II. Bessarabia (hoặc Bessarabiya): vùng đất ở Đông Nam châu Âu, xưa kia được sáp nhập từ Đế quốc Ottoman vào Đế quốc Nga, khi Đế quốc Nga tan rã sau Thế chiến I thì được sáp nhập vào Rumania. Hiện giờ tương ứng với nước Cộng hoà Moldova, ngoại trừ vùng miền Bắc và miền Nam thuộc về Ukraine. Best: Werner Best (1903-1989), Đại tướng S.S., Chủ tịch Hành chính trong Ban Quân quản Pháp (1940-1942), Toàn quyền Đan Mạch (1942- 1945), năm 1948 bị toà án Đan Mạch tuyên án tử hình, nhưng được ân xá. Biển Baltic: biển nằm về phía Đông Bắc của châu Âu, xung quanh là Thuỵ Điển, Phần Lan, Đức, Ba Lan, Nga… Khi nói đến các nước vùng Baltic là chỉ các nước nhỏ gồm Phần Lan, Estonia, Latvia và Lithuania nằm dọc bờ Nam, là mục tiêu tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Biển Bắc: một nhánh của Đại Tây Dương, nằm giữa bờ Đông của Anh quốc và lục địa châu Âu. Biển Manche nối biển Bắc với Đại Tây Dương ở phía Nam. Biển Caspi: biển trong lục địa, nằm giữa châu Á và châu Âu (Nga), phía Đông vùng Caucasus, nơi có nhiều mỏ dầu. Biển Đen: biển trong lục địa, nằm giữa Đông Nam châu Âu và Tiểu Á, phía Bắc và Đông giáp Nga, Ukraine và Georgia, phía Tây giáp Rumania và Bulgaria, cả bờ Nam là Thổ Nhĩ Kỳ. Bismarck: Quận công Otto von Bismarck (1815-1898), người thành lập Đế chế Thứ Hai, được gọi chính thức là Đế chế Đức mà ông là Thủ tướng đầu tiên (1867-1890). Blomberg: Werner Eduard Fritz von Blomberg (1878-1946), Bộ trưởng Quốc phòng Đức (1933-1938), Bộ trưởng Chiến tranh kiêm Tổng Tham mưu trưởng Quân lực (1935-1938), Thống chế đầu tiên dưới thời Hitler (1936), làm nhân chứng trong Toà án Nuremberg. Blum: Léon Blum (1872-1950), Thủ tướng Pháp (1936-1937, 1938, 1946-1947), bị chế độ Vichy bắt rồi đưa ra xét xử nhưng nhờ có tài tự biện hộ khiến Quốc xã lúng túng, đưa ông vào trại tập trung. Ông được quân Mỹ giải cứu (1945), rồi làm Thủ tướng Chính phủ lâm thời. Blumentritt: Günther Blumentritt (1897-1967), Thượng tướng (1941) của Đức, Tham mưu trưởng Đại Quân đoàn Thứ Tư đánh Liên Xô (1940), Tham mưu phó Hành quân Lục quân (1942), Tham mưu trưởng Mặt trận Miền Tây và Tập đoàn quân D (1944), Tư lệnh Tập đoàn quân “Blumentritt” trên Mặt trận phía Tây (1945), sau chiến tranh tham gia việc xây dựng Quân đội Đức mới. Bock: Fedor von Bock (1880-1945), Thống chế (1940) của Đức, Tư lệnh Tập đoàn quân Bắc đánh Ba Lan (1939), Tư lệnh Tập đoàn quân B đánh qua Hà Lan, Bỉ và Luxembourg (1940), Tư lệnh Tập đoàn quân B chuẩn bị đổ bộ lên nước Anh, Tự lệnh Tập đoàn quân Trung tâm đánh Moscow (1941), chỉ huy toàn mặt trận miền Nam Liên Xô (1942), thiệt mạng vì trúng bom của Đồng minh. Boeselager: Nam tước Georg von Boeselager (1915-1944), Đại tá của Đức (1943), tham gia vào phong trào chống đối Hitler. Boetticher: Friedrich von Boetticher (1881-1967), Trung tướng của Đức, Tùy viên Quân sự tại Mỹ (1933-1941). Bohemia và Moravia (tên gốc là Böhmen và Mähren): sau Thế chiến I là phần đất của Tiệp Khắc, đến năm 1939 là Xứ Bảo hộ của Đức dưới quyền Bảo quốc do Hitler bổ nhiệm. Hiện Bohemia chiếm một phần ba lãnh thổ Cộng hoà Séc về phía Tây, và Moravia là phần đất phía Đông của Cộng hoà Séc. Bohle: Ernst Wilhelm Bohle (1903-1960), Trưởng ban Tổ chức Nước ngoài Đảng Quốc xã (1933-1945), Thứ trưởng Ngoại giao (1937- 1945), Đại tướng S.S. (1943), sau Thế chiến II bị án giam lỏng 5 năm rồi được xoá án. Bonhoeffer: Dietrich Bonhoeffer (1906-1945), Mục sư Giáo hội Phúc Âm, tham gia vào âm mưu chống Hitler, bị Mật vụ Đức bắt (1943) rồi xử tử hình. Bonnet: Georges-Étienne Bonnet (1889-1973), Bộ trưởng Ngoại giao Pháp (1938-1939), ủng hộ chính sách xoa dịu Quốc xã, cũng ủng hộ chế độ của Vichy (1939). Sau Thế chiến II, bị đưa vào diện can phạm chiến tranh nhưng không có đủ chứng cứ luận tội. Bormann: Martin Bormann (1900-1945?), Đại tướng S.S., Bí thư Đảng Quốc xã, Chánh Văn phòng Phủ Thủ tướng và Thư ký riêng của Hitler. Bị Toà án Nuremberg tuyên tử hình vắng mặt vì chi tiết của cái chết không được rõ ràng, thi thể được tìm thấy năm 1972. Bosporus và Dardanelles: hai eo biển ở Thổ Nhĩ Kỳ tạo đường thông thương từ Biển Đen đến Địa Trung Hải, vì thế có tầm quan trọng về địa chính trị: tàu thuyền của Bulgaria, Rumania, Ukraine, Liên Xô… muốn đi ra Địa Trung Hải phải đi qua hai eo biển này. Boulogne: thành phố ở miền Bắc nước Pháp, bên bờ biển Manche, cách Palais 30 km về phía Nam theo đường chim bay. Bộ Tổng Tham mưu Quân lực: xem Quân đội Đức. Bradley: Omar Nelson Bradley (1893-1981), Thống tướng (1950) của Mỹ, Tư lệnh Quân đoàn II ở châu Phi (1943), chỉ huy ba quân đoàn đổ bộ lên bãi biển Normandy, Tư lệnh Tập đoàn quân Thứ Mười Hai gồm 900.000 người (1944). Brandenburg: Vương quốc thuộc Đế chế Đức nằm quanh Berlin, từ năm 1618 hợp với Phổ để trở thành Vương quốc Brandenburg-Phổ. Bratislava: trong Thế chiến II thuộc Tiệp Khắc, hiện giờ là thủ đô và thành phố lớn nhất của Slovakia khi tách ra khỏi Tiệp Khắc, nằm bên bờ sông Danube, gần thành phố Vienna của Áo. Brauchitsch: Walther von Brauchitsch (1881-1948), Tư lệnh Lục quân Đức (1938-1941), bị Hitler cách chức vì chiến dịch đánh Liên Xô thất bại và cũng do đau tim, sau Thế chiến II bị truy tố là tội nhân chiến tranh, nhưng qua đời trước khi bị xét xử. Brest: thành phố ở điểm cực Tây của Pháp, nơi đầu ngõ phía Nam của Biển Manche, là cảng biển và căn cứ hải quân quan trọng. Bruening: Tiến sĩ Heinrich Brüning (1885-1970), Chủ tịch Đảng Trung dung Công giáo, Thủ tướng Cộng hoà Đức (1930-1932). Bühler: Tiến sĩ Josef Bühler (1904-1948), Thiếu tướng S.S. (1940), Phó Toàn quyền Ba Lan, cấp dưới của Toàn quyền Hans Frank, can dự vào việc tàn sát người Do Thái, bị Ba Lan xử tử hình. Burgdorf: Wilhelm Burgdorf (1895-1945), Đại tướng Lục quân Đức, Trưởng Phòng Nhân viên Lục quân (1944), thi hành việc bức tử Rommel (1944), tự tử ở Berlin khi quân Nga tiến vào thành phố này. Busch: Ernst Busch (1885-1945), Thống chế (1943) của Đức, phục vụ dưới quyền List khi đánh Ba Lan (1939), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Mười Sáu đánh Pháp (1940) rồi đánh qua Liên Xô, bao vây Leningrad (1941), Tư lệnh Tập đoàn quân Trung tâm (1943-1944) rồi bị cách chức và Model thay thế, được gọi lại để làm Tư lệnh Tập đoàn quân Tây Bắc (tháng 3 năm 1945), qua đời trong trại tù binh ở Anh. Bức tường Tây: còn được gọi là Phòng tuyến Siegfried, gồm 18.000 boong-ke cùng chướng ngại vật, hào chặn xe thiết giáp… do Đức xây ở miền Bắc nước Pháp, dài trên 630 km, bắt đầu từ Kleve ở biên giới Đức-Hà Lan, chạy dọc theo biên giới của Đế quốc Đức cũ cho đến Weil am Rhein ở biên giới Đức-Thụy Sĩ. Cadogan: Alexander George Montagu Cadogan, Thứ trưởng Thường trực Ngoại giao Anh (1938-1945). Caen: thành phố miền Bắc nước Pháp, cách bờ biển Normandy khoảng 10 km về phía Nam. Caesar: Gaius Julius Caesar (100-44 trước CN), tướng lĩnh và chính khách, lập nhiều chiến công hiển hách, tạo nền tảng cho hệ thống chính trị của Đế quốc La Mã. Nắm chức vụ chuyên chế suốt đời trong khi trước đó, chức vụ này chỉ được bổ nhiệm 6 tháng trong thời kỳ khẩn cấp. Calais: xem Pas-de-Calais. Canaris: Wilhelm Franz Canaris (1887-1945), Đô đốc cấp cao (1940) của Đức, Giám đốc Cục Quân báo của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực Đức (1935-1944), bị Mật vụ Đức xử tử ít tuần trước khi Thế chiến II kết thúc. Canary: quần đảo trên Đại Tây Dương ngoài khơi Maroc, bờ biển Tây Bắc châu Phi, dưới quyền Tây Ban Nha, hiện là vùng tự trị của Tây Ban Nha. Cao uỷ (tiếng Đức: Reichskommissar-Cao uỷ Đế chế): chức vụ đại diện nước Đức để điều hành lãnh thổ tạm chiếm hoặc sáp nhập. Trong Thế chiến II, Đức đặt Cao uỷ ở trong nước và vùng sáp nhập: Saargebiet, Sudetenland và Vienna, miền Tây: Bỉ, Hà Lan và Na Uy, Liên Xô: Ostland và Ukraine. Cap Verde: quần đảo trên Đại Tây Dương ngoài khơi Senegal, bờ biển Tây Phi, dưới quyền Bồ Đào Nha, hiện là nước Cộng hoà Cap Verde. Caucasus (hoặc Caucasia): vùng núi đồi có dãy núi Caucasus ở cực Đông Nam châu Âu và Tây Nam châu Á, nằm giữa biển Đen và biển Caspi, gồm các nước hiện nay là Georgia, Armenia và Azerbaijan cùng một phần miền Nam nước Nga. Cánh Hữu: ở Đức chủ yếu gồm có quân đội, giới doanh nghiệp, công nghiệp, ngân hàng, nhóm bảo hoàng… Quốc xã cũng thuộc cánh Hữu, vì có tư tưởng cực đoan nên đôi khi được gọi là cực Hữu. Cánh Tả: ở Đức chủ yếu gồm có Đảng Cộng sản, Đảng Dân chủ Xã hội, Liên đoàn Spartakist, chính quyền Xô Viết… Đôi khi người theo Cộng sản và Marxit được gọi là cực Tả. Chamberlain: Arthur Neville Chamberlain (1869-1940), Thủ tướng Anh (1937-1940). Chamberlain: Houston Stewart Chamberlain (1855-1927), nhà khảo luận người Đức gốc Anh, được biết đến qua những tác phẩm về chủng tộc và chủ nghĩa bài Do Thái, tôn vinh người Đức. Tư tưởng về sự “thuần chủng” dân tộc của ông gây ảnh hưởng mạnh mẽ đến tư tưởng của Hitler về chủng tộc. Charles XII: (1682-1718), vua của Thuỵ Điển, dẫn quân xâm lăng nước Nga, bị Pyotr Đại đế đánh bại (1709). Do đó, Thuỵ Điển từ vị thế cường quốc bị xuống dốc rõ rệt, mất nhiều đất đai, tạo cơ hội cho Nga vươn lên. Cherbourg: thành phố miền Bắc nước Pháp, nằm dọc bờ biển Manche, ở cửa sông Divette, cách bờ biển Normandy khoảng 100 km về phía Tây Bắc. Chiến tranh Ba mươi năm (tiếng Anh: Thirty Years’ War): một loạt trận chiến trong giai đoạn 1618-1648, diễn ra trên những lãnh thổ của người Đức. Khởi đầu, cuộc chiến chủ yếu dựa trên xung đột tôn giáo giữa các phe nhóm Công giáo và Tin lành trong Phong trào Cải cách. Dần dà, cuộc chiến lan rộng giữa một bên là những hoàng thân người Đức và bên kia chủ yếu là Thuỵ Điển và Pháp muốn hạn chế quyền lực của Đế quốc La Mã Thần thánh. Từ cuộc chiến này, Thuỵ Điển chiếm được nhiều lãnh thổ của người Đức. Chiến tranh Ba mươi năm là một trong những cuộc chiến gây tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử châu Âu. Chiến tranh Bảy năm (tiếng Anh: Seven Years’ War): diễn ra trong giai đoạn 1756-1763, gồm một bên là Phổ dưới sự lãnh đạo của Friedrich Đại đế Anh và Công quốc Hanover, bên kia là Áo, Công quốc Saxony, Pháp, Nga, Thuỵ Điển và Tây Ban Nha. Sau cuộc chiến, Phổ trở lại là nước hùng mạnh ở châu Âu nhờ vận may từ cái chết của Nữ Hoàng đế Elizabeth của Nga. Chiến tranh sấm sét (theo nghĩa tiếng Đức: Blitzkrieg): chiến thuật đánh thiết giáp tổng lực dưới sự yểm trợ của máy bay nhằm thần tốc xuyên thủng phòng tuyến của địch và tiếp tục tiến công, để bộ binh theo sau làm công việc truy quét và bình định vùng mới chiếm được. Christian (1870-1947): vua Christian X của Đan Mạch (1912-1947) và Vua của Iceland (1918-1944), anh trai của vua Haakon, đầu hàng Đức ngày 9 tháng 4 năm 1940. Chương trình Kinh tế-Xã hội Mới (tiếng Anh: New Deal Program): Chương trình do Tổng thống Mỹ Roosevelt thực hiện trong giai đoạn 1933- 1938 nhằm đối phó với tình trạng suy thoái kinh tế: cải thiện hệ thống ngân hàng và chứng khoán, cho vay để mua nhà, tạo việc làm qua các dự án công trình xây dựng công ích, trồng rừng… Chương trình xây dựng ồ ạt của Fritz Todt và Albert Speer dưới quyền Hitler cũng được so sánh với Chương trình Kinh tế-Xã hội Mới của Roosevelt. Theo đánh giá chung, Chương trình Kinh tế-Xã hội Mới thất bại trong việc phục hồi nền kinh tế, và khiến cho Nhà nước can thiệp quá sâu vào cuộc sống của người dân. Chvalkovsky: František Chvalkovsky (1885-1945), Bộ trưởng Ngoại giao Tiệp Khắc ký vào bản đầu hàng của Tiệp Khắc cùng với Tổng thống Hácha, đại diện cho Xứ Bảo hộ Bohemia và Moravia tại Đức, thiệt mạng trong một cuộc thả bom của Đồng minh. Chữ thập ngoặc (hoặc chữ “vạn”): Cần phân biệt hai hình dạng nguyên thuỷ xuất hiện từ thời xa xưa, có nét bên trên nằm ngang hướng về phải (卐) như dùng trong Ấn giáo, ở Iran, Pháp, Phần Lan… hoặc nét bên trên nằm ngang hướng về trái (卍) như dùng trong Phật giáo, ở La Mã, Trung Hoa thời Hán, Panama…, hoặc Ba Lan sử dụng cả hai thể. Riêng chữ thập ngoặc của Quốc xã có nét bên trên nằm nghiêng là do (卐) quay một góc 45°. Ciano: Gian Galeazzo Ciano (1903-1944), con rể của Benito Mussolini, Bộ trưởng Ngoại giao của Ý (1936-1943), Đại sứ Ý tại Toà thánh Vatican (1943), bị nhóm ủng hộ Mussolini sát hại vì tội phản bội. Clemenceau: Georges Clemenceau (1841-1929), Thủ tướng Pháp, cùng với Mỹ và Anh soạn thảo Hoà ước Versailles sau Thế chiến I. Corbin: Charles Corbin, Đại sứ Pháp tại Anh (1933-1940). Coulondre: Robert Coulondre (1885-1959), Đại sứ Pháp tại Đức (1938- 1939). Cộng hoà Đức: chế độ trong giai đoạn 1919-1933 với “Hiến pháp Weimar” làm cơ sở, nên chế độ được gọi bằng tên thông dụng là “Cộng hoà Weimar”. Vì Hoà ước Versailles, diện tích Đế chế Đức từ hơn 540.000 km² còn lại hơn 468.000 km² của Cộng hoà Đức. Cần biết: tuy thể chế khác hẳn, nền Cộng hoà vẫn có tên Đức chính thức là Deutsches Reich (Đế chế Đức), cũng là tên chính thức của Đế chế Đức trước năm 1919. Cracow (tên gốc theo tiếng Ba Lan là Cracow): thành phố lớn thứ hai của Ba Lan, nằm bên bờ sông Wistla. Crimea: bán đảo phía Đông Nam Ukraine, được nối với lục địa qua eo đất Perekop. Hiện có bang Cộng hoà tự trị Crimea thuộc Ukraine, biện pháp nhập thành nước cộng hoà tự trị Crimea thuộc liên bang Nga. Cripps: Richard Stafford Cripps (1889-1952), Đại sứ Anh tại Liên Xô (1940-1942). Daladier: Édouard Daladier (1884-1970): Thủ tướng Pháp trong ba giai đoạn (1933, 1934, 1938-1940), tham gia ký kết Hiệp ước Munich. Dalmatia: dải đất nằm dọc bờ biển Adriatic, Đông Nam châu Âu, hiện nay phần lớn thuộc về nước Croatia. Daluege: Kurt Daluege (1897-1946), Đại tướng cấp cao của S.S. (1942), Bộ trưởng Nội vụ bang Phổ (1933), thay thế Heydrich làm Toàn quyền Bohemia và Moravia, bị toà án tội phạm chiến tranh Tiệp Khắc xử tử. Danzig (tên gốc là Gdańsk): thành phố ở miền Bắc Ba Lan, nơi hai nhánh sông Wistla chảy qua, trong thời Trung cổ bị người Đức, Phổ (cũng do người Đức cai trị) và Ba Lan chiếm đi lấy lại nhiều lần, sau Thế chiến I được Hoà ước Versailles quy định dưới quyền kiểm soát của Hội Quốc liên theo thể chế “Thành phố Tự do”, hiện nay thuộc Ba Lan. Darré: Richard Walther Darré (1895-1953), Đại tướng S.S., Bộ trưởng Lương Nông (1933-1942), bị Toà án Nuremberg tuyên 7 năm tù, được trả tự do năm 1950. Dân quân: “quân đội Thay thế” hay “quân đội Trừ bị”, là lực lượng gồm tân binh vừa được huấn luyện và một số binh sĩ lớn tuổi, đảm nhận nhiệm vụ canh gác, giữ gìn an ninh ở nội địa. de Valera: Eamon de Valera (1882-1975), Thủ tướng Ireland trong nhiều giai đoạn từ năm 1932 đến 1959 và là Tổng thống Ireland trong giai đoạn 1959-1973. Diels: Rudolf Diels (1900-1957), Chỉ huy trưởng Mật vụ Đức (1933- 1934), liên quan đến vụ cháy toà nhà Nghị viện (1933), không bị Toà án Nuremberg truy tố nhưng được gọi ra làm chứng cho phiên xử Goering. Dietl: Eduard Dietl (1890-1944), Đại tướng cấp Cao của Đức, Tư lệnh Sư đoàn 3 Sơn cước đánh Na Uy, sau đó tham gia đánh Phần Lan và Đông Âu, bị tử nạn máy bay. Dietrich: Josef “Sepp” Dietrich (1892-1966), Đại tướng cấp Cao Waffen-S.S., Tư lệnh Sư đoàn 1 Thiết giáp S.S. trên mặt trận phía Đông (1941), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Sáu Thiết giáp S.S., trên mặt trận miền Tây (1944), bị án 25 năm tù vì tội sát hại tù binh Mỹ, được trả tự do năm 1956 nhưng bị thêm 19 tháng tù vì tham gia vào vụ Thanh trừng Đẫm máu ngày 30 tháng 6 năm 1934. Dietrich: Otto Dietrich (1887-1952), Trưởng ban Báo chí Đảng Quốc xã, Đại tướng Danh dự S.S., (1941), sau Thế chiến II bị án 7 năm tù, được trả tự do năm 1950. Dohnanyi: Hans von Dohnanyi (1902-1945), đỗ Tiến sĩ Luật (1925), được Oster đưa vào Quân báo dưới quyền Canaris, liên quan đến âm mưu ám sát Hitler (1943), bị Mật vụ Đức bắt (1943) rồi xử tử hình. Dollfuss: Engelbert Dollfuss (1892-1934), Thủ tướng Áo (1932- 1934), bị Quốc xã Áo ám sát trong một vụ đảo chính hụt. Donets: sông dài 1.020 km ở miền Đông Ukraine và Tây Nam nước Nga, chảy vào sông Don, được sử dụng để vận chuyển than đá và nhiều hàng hoá khác. Vào thời này, lưu vực sông Donets là vùng tập trung 60% công nghiệp của Liên Xô. Dortmund: thành phố miền Trung Tây của Đức, là trung tâm của vùng hầm mỏ và công nghiệp Ruhr. Dostler: Anton Dostler (1891-1945), Tư lệnh Quân đoàn LXXV của Đức, bị Mỹ xử tử hình vì tội ra lệnh xử tử biệt kích Mỹ. Tuy nhiên, có thông tin mâu thuẫn về vụ án: Dostler khai biệt kích Mỹ không mặc đồng phục mà giả dạng làm dân Ý, Dostler thu hồi lệnh xử tử đã đưa ra nhưng Tướng Kesselring (cấp trên trực tiếp của Dostler) ra lệnh vẫn xử tử biệt kích Mỹ. Do chứng cớ không rõ ràng và vì cuối cùng Dostler đã khai rằng mình không trực tiếp ra lệnh mà chỉ chuyên lệnh của cấp trên xuống cấp dưới, nên phía công tố và chuyên gia pháp luật Mỹ đề nghị miễn tố Dostler rồi báo cáo về thủ đô Washington. Họ được hồi đáp rằng : “Khi thiếu chứng cớ theo chuẩn mực, lời đồn đại được chấp nhận là chứng cớ trước phiên toà”. Người con của một chuyên gia pháp luật tham dự vào vụ án kể rằng cha của ông đã cảm thấy rất bứt rứt về vụ này. Dover: xem Pas-de-Calais. Doenitz: Karl Doenitz (1891-1980), mang quân hàm Thuỷ sư Đô đốc tuy không phải là đảng viên Quốc xã, Tư lệnh binh chủng tàu ngầm rồi Tư lệnh Hải quân Đức (1943-1945), được Hitler đề cử giữ chức vụ Tổng thống Đức kiêm Tư lệnh Tối cao Quân lực trong Tuyên cáo Chính trị, bị Toà án Nuremberg tuyên 10 năm tù vì tội ác chiến tranh của tàu ngầm Đức, nhưng bản án gây nhiều tranh cãi vì chứng cứ cho thấy tàu ngầm Anh và Mỹ cũng có những hành động tương tự như tàu ngầm Đức. Dresden: thành phố miền Trung Bắc của Đức, bên bờ sông Elbe, thủ phủ của bang Sachsen, gần biên giới giữa Đức và Cộng hoà Séc hiện giờ. Drexler: Anton Drexler (1884-1942), cùng với Gottfried Feder và Dietrich Eckart thành lập Đảng Lao động Đức, tiền thân của Đảng Quốc xã, được Hitler đưa lên chức Chủ tịch Danh dự của Đảng mà không có thực quyền. Dulles: Allen Welsh Dulles (1893-1969), Trưởng Văn phòng Tình báo Chiến lược (Office of Strategic Services – OSS) tại Thuỵ Sĩ (1942- 1945). OSS là tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương (Central Intelligence Agency – CIA), do Dulles làm Giám đốc trong giai đoạn 1953-1961. Dunkirk (tên gốc theo tiếng Pháp là Dunkerque): thành phố cảng bên bờ biển Manche ở miền Cực Bắc của Pháp. Đảng Cộng sản Đức: một trong những Đảng quan trọng trong thời kỳ 1918-1933, được thành lập sau Thế chiến I do ảnh hưởng từ Cách mạng 1917 ở Nga. Đảng Dân chủ Đức: được thành lập trong thời kỳ đầu của Cộng hoà Đức, có khuynh hướng dân chủ, ủng hộ nền Cộng hoà, tham gia Chính phủ liên hiệp đầu tiên của Cộng hoà Đức do Đảng Dân chủ Xã hội lãnh đạo. Đảng Dân chủ Xã hội Đức: Đảng lâu đời nhất ở Đức (thành lập năm 1863), có xu hướng xã hội chủ nghĩa ôn hoà, ủng hộ nền dân chủ, dưới chế độ Cộng hoà Đức thường là Đảng đứng đầu trong Nghị viện, thành lập Chính phủ liên hiệp đầu tiên của Cộng hoà Đức. Đảng Lao động Đức: được Anton Drexler và Karl Harrer thành lập ngày 5 tháng 1 năm 1919. Để tạo vẻ bề ngoài là một Đảng lớn, mã số Đảng viên được đêm từ số 500. Hitler gia nhập với mã số Đảng viên là 555. Đến ngày 24 tháng 2 năm 1920, Đảng được đổi thành Đảng Quốc xã. Đảng Nhân dân Đức: được thành lập sau Thế chiến I, do Gustav Stresemann lãnh đạo, đứng về phe đối lập với Chính phủ liên hiệp đầu tiên của Cộng hoà Đức, xuống dốc sau khi Stresemann qua đời (1929). Đảng Nhân dân Quốc gia Đức: thường đứng về phe đối lập trong Nghị viện dưới chế độ Cộng hoà Đức, được giới địa chủ và công nghiệp ủng hộ, có xu hướng bảo thủ, chống nền Cộng hoà, khởi đầu theo phe bảo hoàng nhưng dần dà ngả theo phe quốc gia. Chủ tịch là Alfred Hugenberg gia nhập Nội các Hitler năm 1933. Đảng Quốc xã: tên Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei (Đảng Lao động Quốc gia Xã hội Chủ nghĩa Đức), gọi tắt là Nazi (tiếng Việt gọi tắt theo cách tương tự là “Quốc xã”). Lãnh tụ là Hitler, Phó Lãnh tụ là Rudolf Hess, kế tiếp là Martin Bormann. Ở Trung ương là cấp Reich (Đế chế), có chức vụ Reichsleiter, những người này (khoảng 20 người) tập hợp thành cơ quan gọi là Reichsleitung (“Bộ Chỉ huy Đế chế”, tương tự như Bộ Chính trị). Tại địa phương, tổ chức Đảng được chia ra thành chi bộ tương ứng với các đơn vị hành chính: Gaue: cấp vùng, đứng đầu là Gauleiter (tương tự như Xứ uỷ), Kreis: cấp tỉnh (tương tự Bí thư tỉnh uỷ), Ort: cấp thị xã hoặc quận, Block tương đương phường, Zelle tương đương tổ dân phố. Trên lý thuyết, Bí thư Đảng uỷ chỉ là đại diện của Đảng Quốc xã có chức năng điều phối hoạt động của Đảng tại địa phương và “cố vấn” cho chính quyền địa phương. Nhưng trên thực tế Đảng uỷ, nhất là Xứ uỷ, có quyền hành bao trùm mọi lĩnh vực điều hành tại địa phương. Đảng Trung dung Đức: tên gọi thông thường là Đảng Trung dung Công giáo, có nguồn gốc từ giữa thế kỷ XIX, sau Thế chiến I tham gia Chính phủ liên hiệp đầu tiên của Cộng hoà Đức do Đảng Dân chủ Xã hội lãnh đạo, năm 1929 Heinrich Bruening nắm quyền thủ lĩnh của Đảng trong Nghị viện. Đại quân đoàn: xem Đơn vị lục quân. Đại quân đoàn không quân: xem Đơn vị không quân. Đế chế Đức (tiếng Đức: Deutsches Reich): được Bismarck thành lập năm 1871 sau khi thống nhất các vương quốc và công quốc do người Đức cai trị, chấm dứt năm 1918 khi Hoàng đế Wilhelm II thoái vị. Mặc dù Bismarck rất mong muốn, ông vẫn không thể bao quát lãnh thổ được gọi là “Áo Đức”trong Đế chế Đức. Deutsches Reich là tên chính thức được tiếp tục sử dụng cho Cộng hoà Đức (1919-1933) và nước Đức dưới chế độ Quốc xã (1933-1945). Đế chế Thứ Nhất: ý niệm gán cho Đế quốc La Mã thần thánh. Đế chế Thứ Hai (1871-1918): ý niệm gán cho Đế chế Đức do Bismarck thành lập. Đế chế Thứ Ba: nước Đức dưới chế độ Quốc xã do Hitler thành lập. Các thể chế chính được liệt kê dưới đây (Dấu * chỉ người được nêu tên trong Tuyên cáo Chính trị của Hitler): Nguyên thủ quốc gia: Lãnh tụ và Thủ tướng Đế chế: Adolf Hitler, tiếp nhiệm là Tổng thống Karl Doenitz và Thủ tướng Goebbels Văn phòng Lãnh tụ: Philip Bouhler Văn phòng Đảng: Martin Bormann Bộ trưởng Đảng: Martin Bormann* Văn phòng Tổng thống: Otto Meissner (bãi bỏ năm 1934) Văn phòng Thủ tướng Đế chế: Hans Lammers Hội đồng Nội các Cơ mật: Konstantin von Neurath Các cơ quan chủ chốt: Cơ quan Kế hoạch Bốn năm: Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Hermann Goering Cơ quan Kinh tế Chiến tranh: Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Hjalmar Schacht Cơ quan Sử dụng Lao động: Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Fritz Sauckel Đặc mệnh Toàn quyền Hành chính: Heinrich Himmler Ngân hàng Nhà nước: Thống đốc Hjalmar Schacht, Walther Funk Cơ quan Thanh niên Đế chế Cơ quan Kho bạc Đế chế Tổng Thanh tra Đế chế Lãnh đạo Đế chế đặc trách Phụ nữ: Gertrud Scholtz-Klink Lãnh đạo Đế chế đặc trách Thể thao: Hans von Tschammer und Osten Mặt trận Lao động Đức: Tiến sĩ Robert Ley Các bộ quan trọng: Ngoại giao: Konstantin von Neurath, Joachim von Ribbentrop, Lutz Graf Schwerin von Krosigk, Seyss-Inquart* Nội vụ: Wilhelm Frick, Heinrich Himmler, Paul Giesler* Quốc phòng (đổi tên thành Bộ Chiến tranh năm 1935): Werner von Blomberg. Hitler bãi bỏ Bộ Chiến tranh năm 1938 rồi tái lập năm 1945 và cử Karl Doenitz * làm Bộ trưởng. Thông tin và Tuyên truyền: Joseph Goebbels, Werner Naumann* Hàng không: Hermann Goering Kinh tế: Karl Schmitt, Hjalmar Schacht, Walther Funk, Walther Funk* Tài chính: Schwerin von Krosigk* Khí tài và Vũ trang: Fritz Todt, Albert Speer, Karl-Otto Saur* Tư pháp: Otto Thierack* Lương Nông: Walther Darré, Herbert Ernst Backe* Công nghiệp: Walter Funk Quốc vụ khanh*: Konstantin von Neurath, Hans Frank, Hjalmar Schacht, Arthur Seyss-Inquart Lãnh thổ chiếm đóng: Thủ hiến Tỉnh Ostmark (Áo): Arthur Seyss-Inquart Bảo quốc Bohemia và Moravia: Konstantin von Neurath Chủ tịch Hội đồng Hành chính Tiệp Khắc: Konrad Henlein Toàn quyền Ba Lan: Hans Frank Văn phòng Quân quản Pháp: Carl-Heinrich von Stuelpnagel Văn phòng Quân quản Bỉ & bắc Pháp: Alexander von Falkenhausen Cao uỷ Hà Lan: Arthur Seyss-Inquart Cao uỷ Na Uy: Josef Terboven Bộ trưởng Lãnh thổ phía Đông: Alfred Rosenberg Cơ quan lập pháp: Nghị viện (Reichstag), Chủ tịch: Hermann Goering Hội đồng Bang (Reichsrat, tương tự Thượng viện, bị giải tán vào năm 1934). Đế quốc La Mã thần thánh (800-1806) (tiếng Anh: Holy Roman Empire): do Giáo hoàng Leo III thành lập và cử Charlemagne làm Hoàng đế. Việc này dựa trên ý tưởng làm sống lại Đế quốc La Mã miền Tây đã suy tàn từ thế kỷ VI, nhằm tạo ra đối trọng với Đế quốc Byzantine lúc bấy giờ đang kiểm soát Đế quốc La Mã miền Đông. Lãnh thổ của Đế quốc La Mã thần thánh thay đổi theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào tiềm lực quân sự và chính sách ngoại giao. Thời cực thịnh vào khoảng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII, đế quốc này trải xuyên suốt từ biển Bắc xuống đến Địa Trung Hải, bao gồm lãnh thổ rộng lớn của các nước hiện giờ: Đức, Áo, Thuỵ Sĩ, miền Đông nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, miền Tây Ba Lan, Cộng hoà Séc và nửa phần trên của nước Ý. Tuy nhiên, đến thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, đặc biệt là trong Chiến tranh Ba mươi năm, Đế quốc La Mã thần thánh suy yếu nhiều, do dòng họ Habsburg trị vì, đóng thủ phủ ở Vienna. Lúc này, Hoàng đế chỉ là tước vị tượng trưng vì quyền lực thật sự là do các lãnh thổ và công quốc thành viên nắm giữ. Sau khi Đế quốc La Mã thần thánh bị giải tán (ứng với câu châm biếm của Voltaire để mô tả thực trạng: “Không phải thần thánh, không phải La Mã, mà cũng không phải là đế quốc”), người Đức vẫn còn vọng tưởng về một đế quốc nối tiếp sau này. Đông Phổ: tỉnh nằm ở miền Cực Đông của Đức, bị Hoà ước Versailles tách rời khỏi nước Đức để tạo Hành lang Ba Lan cho Ba Lan có lối thông thương ra biển, vì thế người Đức rất bất mãn. Đội Đặc nhiệm (tiếng Ehrc: Einsatzgruppen): 4 đội bán quân sự (A, B, C và D) gồm Mật vụ, S.S…. liên quan đến việc sát hại người Do Thái và Chính uỷ Liên Xô, các dân tộc Slav… ở Đông Âu Đơn vị không quân: các đơn vị lớn tựu chung được tổ chức như sau: Sư đoàn không quân: thường có 300-360 máy bay do thiếu tướng làm tư lệnh, được tổ chức theo nhiệm vụ chuyên biệt. Đại quân đoàn không quân: thường do Thống chế hoặc Đại tướng làm Tư lệnh, có khoảng trên dưới 1.000 máy bay và đủ các tổ chức hậu cần, bảo dưỡng… để hoạt động độc lập theo những nhiệm vụ đa dạng. Khi mới bắt đầu Thế chiến II, Đức có bốn đại quân đoàn không quân, sau đó tuỳ nhu cầu Đức lập thêm những đại quân đoàn không quân mới. Đơn vị lục quân: các đơn vị lớn tựu chung được tổ chức như sau: Lữ đoàn: tương đương với từ 1-2 trung đoàn nhưng không nằm trong cơ cấu của sư đoàn, mà độc lập hoặc được tăng phái nơi khác. Sư đoàn: đơn vị lục quân tương đối giống nhau ở các nước tham chiến, thường có 10.000 đến 15.000 quân do Đại tá hoặc Thiếu tướng làm tư lệnh. Quân đoàn: gồm hai đến bốn sư đoàn, thường do Trung tướng làm Tư lệnh. Mã số chỉ định quân đoàn thường được viết thành số La Mã. Đại quân đoàn: gồm hai đến bốn quân đoàn thêm một số lực lượng thiết giáp, không quân… biệt phái, thường do Thượng tướng hoặc Đại tướng nắm quyền tư lệnh. Mã số chỉ định Đại quân đoàn thường được viết thành nguyên chữ của số thứ tự. Đại Quân đoàn của Đức thường có hơn 100.000 quân. Ở Liên Xô, một Đại quân đoàn thường tương ứng với một quân khu (rộng lớn hơn quân khu ở Việt Nam). Tập đoàn quân: quân số có thể gần một triệu vì có thêm binh chủng biệt phái (thiết giáp, không quân…) để đảm trách một mặt trận lớn, thường do Thống chế (Anh, Pháp, Đức) và Nguyên soái (Liên Xô) nắm quyền tư lệnh. Ở Liên Xô, đơn vị tương đương được gọi là Phương diện quân. Ebert: Friedrich Ebert (1871-1925), Tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Đức (1919-1925), tiếp nối ông là Thống chế Hindenburg. Eckart: Dietrich Eckart (1868-1923), cùng với Gottfried Feder và Anton Drexler thành lập Đảng Lao động Đức, tiền thân của Đảng Quốc xã, tham gia Bạo loạn Nhà hàng Bia, tác giả bài hát Deutschland erwache (nước Đức thức tỉnh), là bài hát chính thức của Đảng Quốc xã. Eden: (Robert) Anthony Eden (1897-1977), Bộ trưởng Ngoại giao (1935-1938, 1940-1945), Thủ tướng Anh (1955-1957). Edward VIII (1894-1972): vua của Anh và Bắc Ireland (từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1936), vì muốn cưới một phụ nữ người Mỹ đã ly dị hai lần nên thoái vị, nhường ngôi cho em trai, kế tiếp nhận tước hiệu Quận công Windsor, Trung tướng trong Lực lượng Viễn chinh Anh tại Pháp, Toàn quyền Bahamas (1940-1945). Eichmann: (Karl) Adolf Eichmann (1906-1962), Trung tá S.S. (1941), Trưởng Văn phòng Di cư người Do Thái thuộc Cơ quan RSHA, giữ chức vụ “Quản lý Vận chuyển” để đưa người Do Thái đến trại tập trung (1942), thực hiện công việc tương tự ở Hungary (1944), bị người Do Thái bắt năm 1960 ở Argentina rồi xử treo cổ. Eisenhower: Dwight David “Ike” Eisenhower (1890-1969), Thống tướng (1944) của Mỹ, Tư lệnh Tối cao lực lượng Đồng minh ở châu Âu (1944), Tư lệnh Tối cao của NATO (1949), Tổng thống Mỹ (1953-1961). El Alamein (hoặc Al Alamayn): thị trấn miền Bắc Ai Cập, nằm ven bờ Địa Trung Hải, cách Alexandria 106 km về hướng Tây và thủ đô Cairo 240 km về hướng Tây bắc. Elbe: sông dài 1.170 km ở Trung Âu, chảy qua Đông Bắc Tiệp Khắc, Trung Đông và Tây Bắc Đức rồi ra biển Bắc, là tuyến hàng hải quan trọng giữa biển Bắc và Prague, và được nối bằng kênh đào với sông Oder và sông Rhine. Enigma: tên loại máy xách tay ghi và giải mật mã, vận hành bằng cơ điện, có nhiều loại, nổi tiếng nhất là loại do Quân đội Đức sử dụng trong Thế chiến II. Estonia: hiện giờ là nước Cộng hoà ở Đông Bắc châu Âu, giáp với vịnh Phần Lan (phần kéo dài của biển Baltic) về hướng Bắc, nước Latvia về hướng Nam, nước Nga về hướng Đông và biển Baltic về hướng Tây. Sau Thế chiến I, Estonia là nước độc lập, sáp nhập vào Liên Xô năm 1940 và trở lại thành nước độc lập từ năm 1991. Falkenhausen: Alexander von Falkenhausen (1878-1966), Trung tướng Đức, Chỉ huy quân quản Bỉ và miền Bắc nước Pháp (1940-1944), ủng hộ nhóm âm mưu chống Hitler, bị giam trong trại tập trung cho đến khi Đồng minh giải cứu (1945), bị toà án Bỉ tuyên 12 năm khổ sai rồi được tha bổng vì có bằng chứng mới cho thấy ông cứu giúp người Do Thái và người Bỉ tránh bị trục xuất và hành quyết. Feder: Gottfried Feder (1883-1941), một trong những nhân vật chủ chốt trong thời kỳ đầu của Đảng Quốc xã, được xem là lý thuyết gia về kinh tế của Đảng, tham gia Bạo loạn Nhà hàng Bia, Đại biểu Nghị viện (1924- 1936), Thứ trưởng Kinh tế (1933), giáo sư đại học từ năm 1936. Fegelein: Hermann Otto Fegelein (1906-1945?), Đại tướng Waffen-S.S., anh em cột chèo của Hitler, bỏ trốn nhưng bị Hitler ra lệnh truy nã, bị xử tử (nhưng có nghi vấn về việc này). Fellgiebel: Fritz Erich Fellgiebel (1886-1944), Đại tướng (1940) của Đức, Cục trưởng Thông tin thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân (1938), tham gia vào vụ ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, bị Toà án Nhân dân xử tử hành. Fichte: Johann Gottlieb Fichte (1762-1814), triết gia và giáo sư Đại học người Đức, Hiệu trưởng đầu tiên của Đại học Berlin (1810), manh mẽ cổ vũ cho tinh thần quốc gia Đức. Fiehler: Karl Fiehler (1895-1969), Đại tướng S.S., Thị trưởng thành phố Munich (1933-1945), năm 1949 bị án 2 năm tù khổ sai. Flander: một vùng của sắc dân Flemish có những nét đặc thù về văn hoá, trải dài từ miền Bắc nước Pháp đến miền Nam Hà Lan và phân nửa nước Bỉ ở miền Tây, vào thế kỷ XI nằm trong Đế quốc La Mã thần thánh. Flemish: xem Flander. Folkestone: xem Dover. Forbes: George Ogilvie Forbes, Tham tán Đại sứ quán Anh tại Đức. Franco: Francisco Franco (1892-1975), lãnh tụ độc tài của Tây Ban Nha (1939-1975), thân với Hitler và Mussolini trong Thế chiến II. François-Poncet: André François-Poncet (1887-1978), Đại sứ Pháp tại Đức (1931-1938), Đại sứ Pháp tại Ý (1938-1940). Frank: Tiến sĩ Hans Frank (1900-1946), luật sư cho Đảng Quốc xã, Đại tướng S.S., Quốc vụ khanh (1934), Toàn quyền Đức Quốc xã ở Ba Lan (1939), bị Toà án Nuremberg xử tử hình. Frank: Karl Hermann Frank (1898-1946), Đại tướng S.S., chỉ huy Quốc xã tại Sudetenland, Thủ lĩnh S.S.. và Cảnh sát Bohemia và Moravia, ra lệnh tiêu diệt làng Lidice, sau chiến tranh bị Tiệp Khắc xử treo cổ công khai. Friedrich Đại đế: tức Friedrich II (1712-1786) thuộc Hoàng tộc Hohenzollern, vua nước Phổ, tiền thân của Đế chế Đức. Friedrich III (1657-1713): Tuyển hầu tước của Công quốc Brandenburg, xưng làm vua Friedrich I của nước Phổ. Frick: Wilhelm Frick (1877-1946), tham gia Bạo loạn Nhà hàng Bia, đại biểu Nghị viện (1924), Bộ trưởng Nội vụ và Giáo dục của Bang Thuringen, Bộ trưởng Nội vụ Đức (1933-1936), Quốc vụ khanh (1936-1943), Bảo quốc của Bohemia và Moravia (1943-1945), bị Toà án Nuremberg xử tử hình. Friedeburg: Hans-Georg von Friedeburg (1895-1945), Đô đốc cấp cao (1945) của Đức, Tư lệnh lực lượng tàu ngầm (1943), Tư lệnh Hải quân Đức cuối cùng trong Thế chiến II (1945), ký văn kiện đầu hàng cho Quân đội Đức trên chiến trường Bắc Âu và Đức với Montgomery, tự tử hai tuần sau đó. Fritsch: Werner Freiherr von Fritsch (1880-1939), Đại tướng cấp cao của Đức, Tư lệnh Lục quân (1935), bị Himmler và Goering tố cáo là đồng tính luyến ái nên buộc phải từ chức (1938), được Toa án Quân sự Danh dự minh oan, rồi được gọi lại làm nhiệm vụ trong Quân đội ngay trước khi Thế chiến II bùng nổ, tử trận ở Ba Lan (là tướng Đức đầu tiên tử trận trong Thế chiến hai). Fritzsche: Hans Fritzsche (1900-1953), giữ các chức vụ Giám đốc Cục Báo chí Quốc nội (1938), Giám đốc Cục Truyền thanh (1942) thuộc Bộ Thông tin và Tuyên truyền, được Toà án Nuremberg tha bổng, rồi bị án tù 9 năm vì tội khác. Fromm: Friedrich Fromm (1888-1945), Đại tướng cấp cao của Đức, Tư lệnh Dân quân (1939-1940), tuy ra lệnh xử tử 5 người âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944 nhưng vẫn bị Toà án Nhân dân xử bắn vì bị kết tội không báo cáo âm mưu ngay từ đầu. Fuller: John Frederick Charles Fuller (1878-1966), Trung tướng của Anh, sử gia và nhà chiến lược quân sự, nêu quan điểm mới về việc cơ giới hoá quân đội mà tướng lĩnh Đức, như Guderian, vận dụng thành công. Funk: Walther Emanuel Funk (1890-1960), Bộ trưởng Kinh tế Đức (1937-1945), thay thế Schacht làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đức (1939-1943). Bị Toà án Nuremberg tuyên án tù chung thân, được trả tự do vì lý do sức khoẻ (1957). Gamelin: Maurice Gustave Gamelin (1872-1958), Thống chế của Pháp, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pháp (1933-1940), được thay thế bởi Weygand. Gestapo: xem Mật vụ. Gibraltar: thuộc địa của Anh phía Nam Tây Ban Nha, nằm trên Eo biển Gibraltar nối Đại Tây Dương phía Tây và Địa Trung Hải phía Đông, trong Thế chiến II là căn cứ quan trọng cho bộ binh và Hải quân Anh vì có tác dụng khống chế tàu thuyền qua lại giữa Đại Tây Dương và Địa Trung Hải. Gisevius: Hans Bernd Gisevius (1904-1974), sĩ quan cảnh sát chuyên nghiệp, phụ tá đắc lực cho nhóm âm mưu chống Hitler, khai nhiều chi tiết về các âm mưu này tại Toà án Nuremberg. Gluecks: Richard Gluecks (1889-1945), Trung tướng Waffen-S.S., Tổng Thanh tra các trại tập trung, tự tử sau khi đầu hàng cuối Thế chiến II để tránh bị đưa ra toà. Gobineau: Joseph-Arthur Gobineau (1816-1882), nhà ngoại giao và nhà nhân chủng học người Pháp. Tư tưởng của ông tạo ảnh hưởng rộng lớn trong việc phát triển tiếp nối lý thuyết chủng tộc và áp dụng những lý thuyết này vào hành động. Godesberg (hoặc Bad Godesberg): nơi nghỉ dưỡng nhờ có nhiều suối nước nóng, nằm trong Bang Nordrhein-Westfalen của Đức, trên bờ tây sông Rhine, hiện thuộc thành phố Bonn. Goerdeler: Carl Friedrich Goerdeler (1884-1945), Thị trưởng Leipzig và Trưởng ban Vật giá nhưng xin từ cả hai chức năm 1936, tham gia âm mưu chống Hitler, được chỉ định làm Thủ tướng của chế độ mới, bị Quốc xã bắt năm 1944 và năm sau bị Toà án Nhân dân xử tử hình. Gort: Lord Gort là tên gọi thông dụng của John Standish Surtees Prendergast Vereker (1886-1946), Tử tước xứ Gort, Thống chế của Anh (1943), Tư lệnh Lực lượng Viễn chinh Anh tại Pháp (1939-1940), Thủ hiến Gibraltar (1941-1942), Thủ hiến Malta (1942-1944). Goebbels: Tiến sĩ Paul Joseph Goebbels (1897-1945), Bộ trưởng Bộ Thông tin và Tuyên truyền của Quốc xã (1933). Sau khi Hitler tự sát, giữ chức Thủ tướng Đức trong một ngày, chấp thuận việc hạ sát sáu đứa con của mình rồi tự sát. Goering: Hermann Wilhelm Göring (1893-1946), Lãnh tụ S.A. (1923), Chủ tịch Nghị viện (1932-1933), Chỉ huy trưởng Mật vụ Đức (1934-1936), Bộ trưởng Hàng không, Tư lệnh Không quân (1935-1945), Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Cơ quan Kế hoạch Bốn năm (1936), được chỉ định là người kế vị Lãnh tụ khi Hitler chết (1941), người duy nhất mang quân hàm cao nhất: Thống chế Đế chế (1941), bị Toà án Nuremberg tuyên án tử hình nhưng tự tử trước khi bị thi hành án. Greim: Robert Ritter von Greim hoặc Robert Greim (1892-1945), Thống chế cuối cùng của Quốc xã (1945), nhận nhiệm vụ tái lập Không quân Đức một cách lén lút để tránh sự hạn chế của Hoà ước Versailles (1933), Chỉ huy trưởng Trường đào tạo phi công chiến đấu (1934), Tư lệnh Không quân Đức (1945), bị quân Mỹ bắt rồi tự tử. Gris-Nez: xem Dover. Groener: Wilhelm Groener (1867-1939), Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần (1918), Bộ trưởng Quốc phòng (1928-1932) kiêm Bộ trưởng Nội vụ (1931-1932). Grozny (hoặc Groznyy): thành phố phía Nam của Liên Xô bây giờ, gần bờ tây biển Caspi, phía Bắc dãy núi Caucasus, có nhiều mỏ dầu, hiện là thủ phủ của nước Cộng hoà Chechnya. Guderian: Heinz Wilhelm Guderian (1888-1954), Đại tướng cấp cao (1940) của Đức, được cho là người khởi xướng Chiến tranh sấm sét. Tư lệnh Quân đoàn XIX Thiết giáp đánh Ba Lan (1939) và Pháp (1940), Tư lệnh Quân đoàn XIX Thiết giáp tiến đến Dunkirk, Tư lệnh Đại Quân đoàn Thiết giáp Guderian (mang tên ông) đánh Liên Xô (1941), bị cách chức vì ra lệnh rút lui mà không được phép, được gọi trở lại làm Tổng Thanh tra Binh chủng Thiết giáp (1943) rồi Tham mưu trưởng Lục quân (1941), rồi lại mất chức vì bật đồng ý kiến với Hitler (1945). Tuy không được thăng lên Thống chế nhưng Guderian vẫn được xem là một trong những tướng lĩnh tài giỏi nhất của Đức Quốc xã. Sau Thế chiến II, ông không phải ra trước Toà án Nuremberg để chịu xét xử vì được cho là một quân nhân chuyên nghiệp, nhưng vẫn là tù binh của Mỹ cho đến lúc được trả tự do (1948). Gürtner: Franz Gürtner (1881-1941), Bộ trưởng Tư pháp Bang Bavaria (1922), ngầm hỗ trợ Hitler trong phiên toà xử vụ Bạo loạn Nhà hàng Bia, Bộ trưởng Tư pháp Đức liên tục trong các Chính phủ của Papen, Schleicher và Hitler. Habsburg: vương triều của các hoàng đế trị vì Đế quốc La Mã thần thánh và Đế quốc Áo-Hungary từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX, và trong nhiều thời điểm khác nhau người của dòng họ Habsburg cũng là vua các nước Hungary, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Hoàng đế cuối cùng của vương triều là Hoàng đế Charles I của Áo kiêm Vua Charles IV của Hungary (1916-1918). Halder: Franz Ritter von Halder (1884-1972), Đại tướng cấp cao của Đức (1940), nổi tiếng vì tài hoạch định chiến thuật hành quân, Tham mưu trưởng Lục quân (1938-1942), soạn thảo kế hoạch đánh qua Ba Lan (1939) và các kế hoạch tiến công Pháp, Bắc Âu và vùng Balkans (1940). Vì bất đồng ý kiến với Hitler, bị giáng chức làm sĩ quan Dân quân (1942), bị bắt giam (1944) tuy không dính líu đến âm mưu ám sát Hitler, rồi chính thức bị khai trừ khỏi Quân đội Đức (1945). Sau Thế chiến II làm cố vấn lịch sử quân sự cho Quân đội Mỹ, được Tổng thống Mỹ John F. Kennedy tặng thưởng Huân chương Tự do, là huân chương dân sự cao quý nhất của Mỹ. Halifax: Edward Frederick Lindley Wood Halifax (1881-1959), thường được gọi là Lord Halifax, Ngoại trưởng Anh (1938-1940), giữ vai trò quan trọng trong việc đàm phán cho Hiệp ước Munich, Đại sứ Anh tại Mỹ (1941- 1946). Hanfstaengl: Ernst Franz Sedgwick Hanfstaengl (1887-1975), có cha người Đức và mẹ người Mỹ, bạn thân của Hitler, giúp đỡ tài chính cho việc xuất bản cuốn sách Mein Kampf, cho Quốc xã vay tiền để làm tờ báo Đảng, làm Trưởng ban Báo chí Nước ngoài của Đảng Quốc xã, tham gia Bạo loạn Nhà hàng Bia, trở về Mỹ (1942) làm cố vấn cho Chính phủ Mỹ về Đức Quốc xã. Hang Sói: xem Rastenburg. Hanke: Karl-August Hanke (1903-1945), Thống chế S.S. (1945), Xứ uỷ Quốc xã vùng Hạ Silesia (1940-1945), Lãnh tụ S.S. thay thế Himmler (1941) theo di chúc của Hitler, bị quân kháng chiến Ba Lan hoặc Tiệp Khắc bắt và xử tử. Hase: Karl Paul Immanuel von Hase (1885-1944), Thiếu tướng của Đức, Tư lệnh Quân khu Berlin (1940-1944), tham gia vào vụ ám sát hụt Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, bị Toà án Nhân dân xử tử hình. Hassell: Ulrich von Hassell (1881-1944), Đại sứ Đức ở Ý (1932- 1938), một trong những người lãnh đạo chủ chốt và năng động của nhóm âm mưu chống Hitler, bị Mật vụ bắt và xử tử. Hausser: Paul Hausser (1880-1972), Đại tướng cấp cao của Waffen S.S., Tư lệnh Quân đoàn II Thiết giáp S.S. tham gia nhiều trận đánh ở chiến trường phía Đông rồi chiến trường phía Tây, Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Bảy Thiết giáp S.S. trên chiến trường phía Tây, bị thương ít lâu trước khi chiến tranh kết thúc. Hácha: Emil Hácha (1872-1945): Tổng thống Tiệp Khắc (1938- 1039), Tổng thống (trên danh nghĩa) của Xứ Bảo hộ Bohemia và Moravia (1939- 1945), bị người Tiệp bắt để định đưa ra xét xử trước toà, nhưng qua đời trước đó. Haakon (1872-1957): Vua Haakon VII của Na Uy (1905-1957), em trai vua Christian X của Đan Mạch, khi Đức xâm chiếm Na Uy, lãnh đạo cuộc kháng chiến trong hai tháng, rồi đi đến Anh cầm đầu chính quyền lưu vong, trở về Na Uy năm 1945. Hành lang Ba Lan: dải đất dọc theo sông Wistla cho đến biển Baltic, trước Thế chiến I thuộc Đế chế Đức, được Hoà ước Versailles cắt cho Ba Lan nhằm tạo cho nước này lối thông thương ra biển nhưng tách rời Đông Phổ ra khỏi phần còn lại của nước Đức khiến cho người Đức rất bất mãn. Hành lang Ba Lan là một trong những vấn đề chính dẫn đến Thế chiến II. Hegel: Georg Wilhelm Friedrich Hegel (1770-1831), triết gia Đức theo đường lối lý tưởng, được xem là một trong những nhà tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong thế kỷ XIX, cũng tạo ảnh hưởng đến chủ thuyết của Friedrich Engels và Karl Marx. Heißmeyer: August Heißmeyer (1897-1979), Đại tướng cấp cao S.S. (1936), Trưởng ban Giáo dục của S.S. bị án tù mười tám tháng (1948), bị Toà án Bài trừ Quốc xã tuyên thêm án tù 3 năm (1950). Helldorf: Bá tước Wolf-Heinrich Graf von Helldorf (1896-1944), Chỉ huy trưởng Cảnh sát Berlin (1935), tham gia âm mưu ám sát Hitler, bị Toà án Nhân dân xử tử hình. Henderson: Nevile Meyrick Henderson (1882-1942), Đại sứ Anh tại Đức (1937-1939), liên hệ mật thiết đến chính sách xoa dịu Hitler của Thủ tướng Anh Chamberlain. Henlein: Konrad Henlein (1898-1945), thủ lĩnh Đảng “Người Đức Sudeten” (1933), Đại tướng S.S., Xứ uỷ kiêm Cao uỷ vùng Sudetenland (1939-1945), Chủ tịch Hội đồng Hành chính Xứ Bảo hộ Bohemia và Moravia (1939), tự tử trong trại giam của Quân đội Mỹ. Hess: Walter Richard Rudolf Hess (1894-1987), Trung uý phi công trong Thế chiến I, Phó Lãnh tụ Đảng Quốc xã, tham gia Bạo loạn Nhà hàng Bia rồi vào tù cùng với Hitler, ghi chép lại quyển Mein Kampf, tự lái máy bay sang Scotland để làm trung gian đàm phán hoà bình (1941). Sau vụ việc này, Hitler bãi bỏ chức danh Phó Lãnh tụ. Hess bị Toà án Nuremberg tuyên án tù chung thân, là tội phạm chiến tranh cuối cùng của Quốc xã bị giam trong nhà tù Spandau của Đồng minh ở Tây Berlin, qua đời vì tự tử. Nhiều sử gia và luật gia cho rằng án tù lâu năm của Hess là không công minh. Heusinger: Adolf Heusinger (1897-1982), Trung tướng (1943) của Đức, Quyền Tham mưu trưởng Lục quân lúc xảy ra vụ ám sát Hitler (20 tháng 7 năm 1944), dù có chứng cứ liên hệ với nhóm âm mưu được tha bổng nhưng không được giữ chức vụ nữa, sau chiến tranh làm Đại tướng Chủ tịch Hội đồng Quân sự NATO (1961-1964). Heydrich: Reinhard Tristan Eugen Heydrich (1904-1942), Đại tướng S.S., Chỉ huy trưởng Mật vụ Đức (1936-1939), Giám đốc Cơ quan RSHA (1939-1942), Quyền Bảo quốc Bohemia và Moravia (1941-1942), là một trong những nhân vật chủ chốt chỉ huy cuộc diệt chủng, bị quân kháng chiến Tiệp Khắc ám sát. Hiến chương Đại Tây Dương: do Hoa Kỳ và Anh cùng công bố, được Tổng thống Roosevelt và Thủ tướng Churchill ký ngày 14 tháng 8 năm 1941, nêu một số nguyên tắc chung trong chính sách của hai nước thời hậu chiến. Hai nước tuyên bố không tìm kiếm lãnh thổ, công nhận quyền của mọi dân tộc được chọn thể chế Chính phủ cho riêng mình và không bị áp đặt về biên giới, quyền của các bên thắng và bại trong cuộc chiến được tiếp cận với tài nguyên của Trái Đất, xác nhận sự cần thiết phải giải trừ quân bị… Hội nghị ngày 1 tháng 1 năm 1942 triệu tập 26 quốc gia chống Phe Trục tuyên bố tuân theo chương trình hành động và những nguyên tắc trong Hiến chương Đại Tây Dương, từ đó làm nền tảng để thành lập Liên hiệp quốc năm 1945. Hiến pháp: trong sách này chủ yếu chỉ bản Hiến pháp Đức có hiệu lực trong thời gian 1919-1933, do Hội nghị Đại biểu nhân dân soạn ra ở thành phố Weimar (vì thế có tên thông dụng là Hiến pháp Weimar). Hiến pháp này quy định nước Đức theo chế độ cộng hoà nghị viện, từ đây ra đời Cộng hoà Đức. Hiến pháp này vẫn mang tựa chính thức là Verfassung des Deutschen Reichs (Hiến pháp của Đế chế Đức) giống như tựa của bản Hiến pháp có hiệu lực trong thời gian 1871-1919. Hiệp ước Ba bên (27 tháng 9 năm 1940): được ký kết giữa Nhật, Đức và Ý, củng cố liên minh của Phe Trục, một điều khoản quy định hỗ trợ lẫn nhau về chính trị, quân sự và kinh tế khi một nước bị tấn công. Hiệp ước Chống Đệ tam Quốc tế (25 tháng 11 năm 1936): được ký kết giữa Đức và Nhật ngày 25 tháng 11 năm 1936, Ý tham gia năm 1937, tạo liên minh trong Phe Trục. Hiệp ước nhằm chống Cộng sản quốc tế nói chung và Liên Xô nói riêng, tuy sau này khi đàm phán với Liên Xô, Đức phủ nhận. Năm 1941, Hiệp ước được tái xác nhận, lần này có thêm Hungary, Tây Ban Nha, Mãn Châu quốc, Bulgaria, Croatia, Đan Mạch, Phần Lan, Rumania, Slovakia và chế độ Nam Kinh của Quốc dân Đảng. Hiệp ước Thép (22 tháng 5 năm 1939): tên chính thức là Hiệp ước Hữu nghị và Liên minh giữa Phát xít Ý và Quốc xã Đức, quy định hỗ trợ quân sự khi một bên bị tấn công. Hiệp ước Locarno (16 tháng 10 năm 1925): gồm có bảy Hiệp ước được ký ở thành phố Locarno của Thuỵ Sĩ nhằm củng cố mối an ninh ở Tây Âu (như quy định đường biên giới và thành lập vùng trung lập). Anh, Ba Lan, Bỉ, Đức, Pháp, Tiệp Khắc và Ý ký vào các hiệp ước này. Hiệp ước Munich: Hiệp ước nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng về vùng đất Sudetenland, được ký kết ngày 29 tháng 9 năm 1938 giữa Hitler, Thủ tướng Anh Chamberlain, Thủ tướng Pháp Daladier và Lãnh tụ Mussolini của Ý. Tiệp Khắc phải giao cho Đức 30.000 km² lãnh thổ. Hiệp ước Quốc xã-Liên Xô (23 tháng 8 năm 1939): còn được gọi là Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, có tên chính thức là “Hiệp ước Bất tương xâm giữa Đức và Liên bang Xô Viết”, Nghị định thư bí mật đính kèm quy định các nước Phần Lan, Estonia, Latvia, Lithuania và Rumania thuộc vùng ảnh hưởng của Liên Xô, hai nước đồng ý chia nhau Ba Lan. Himmler: Heinrich Luitpold Himmler (1900-1945), Thống chế S.S. (1933), là một trong những nhân vật có thế lực nhất của Đức Quốc xã, Lãnh tụ Lực lượng S.S. (1929-1945), Chỉ huy trưởng Cảnh sát Đức (1936-1945), Bộ trưởng Nội vụ (1943-1945), Đặc mệnh Toàn quyền Hành chính (1943- 1945), Tư lệnh Lực lượng Dân phòng (1944-1945), sau chiến tranh tìm cách liên hệ với Đồng minh để đàm phán hoà bình nhưng bị từ chối, chạy trốn nhưng vẫn bị quân Anh bắt, tự tử trước khi bị xét xử. Hindenburg: Ludwig Hans Anton von Beneckendorff und von Hindenburg (1847-1934), thường được biết dưới tên Paul von Hindenburg, Thống chế (1914) của Đức, trong Thế chiến I là Tổng Tham mưu trưởng Quân lực Đức, Tổng thống Cộng hoà Đức (1925-1934). Hitler: Adolf Hitler (1889-1945), Lãnh tụ của lực lượng S.A. (1930), Thủ tướng Đức (1933-1945), Lãnh tụ và Thủ tướng Đế chế (1934-1945), Tư lệnh tối cao Quân lực kiêm Bộ trưởng Chiến tranh (1938-1945), Tư lệnh Lục quân (1941-1945). Hotacker: Caesar von Hotacker (1896-1944), Đại tá Đức, sĩ quan tham mưu dưới quyền Stuelpnagel, tham gia vụ mưu sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, khuyến dụ Rommel cùng tham gia, nhưng khi bị Mật vụ bắt và tra tấn khai ra ông này, bị Toà án Nhân dân xử tử hình. Hoepner: Erich Hoepner (1886-1944), Đại tướng cấp cao (1941) của Đức, Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Tư Thiết giáp đánh Liên Xô (1941), ra lệnh lui quân sau khi bị đánh bật ra ở Moscow nên bị cách chức (1942), có tư tưởng chống đối Hitler, lực lượng dưới quyền được giao nhiệm vụ chống trả S.S. sau khi ám sát Hitler (1938), âm mưu thất bại nhưng ông không bị phát giác, cũng can dự vào âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, lần này bị Mật vụ treo cổ. Hohenzollern: dòng họ bắt nguồn từ các Hiệp sĩ Teuton của người Junker, nói chung trị vì các nước Phổ, Đức và Rumania từ thế kỷ XVI, nói riêng chỉ ba hoàng đế trị vì Đế chế Đức gần đây nhất: Wilhelm I (trị vì 1871- 1888), Friedrich III (trị vì 1888), Wilhelm II (trị vì 1888-1918). Hoth: Hermann Hoth (1885-1971), Đại tướng cấp cao (1943) của Đức, Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Ba Thiết giáp đánh Liên Xô (1941), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Tư Thiết giáp bao vây Stalingrad (1942) và đánh Trận Kursk, bị Hitler cách chức vì thất bại ở Stalingrad (1943), bị Toà án Nuremberg tuyên mười lăm năm tù giam, được trả tự do năm 1954. Hoà ước Saint-Germain (10 tháng 9 năm 1919): hoà ước giữa một bên là các nước Đồng minh chiến thắng Thế chiến I và bên kia là Áo, xoá bỏ vương quyền Áo-Hungary, thành lập nước Cộng hoà Áo. Lãnh thổ của Đế quốc Áo cũ bị cắt cho Tiệp Khắc, Nam Tư, Ba Lan, Rumania và Ý. Hoà ước Versailles (28 tháng 6 năm 1919): hoà ước giữa Đức và các nước Đồng minh, chính thức chấm dứt Thế chiến I, quy định Đức giao một số vùng đất cho Pháp, Bỉ, Đan Mạch, Ba Lan, bồi thường chiến tranh và giải trừ quân bị. Hoà ước Westphalia (tiếng Anh: Peace of Westphalia): một số hoà ước nhằm chấm dứt Chiến tranh Ba mươi năm, chủ yếu là Hoà ước Tây Ban Nha ngày 30 tháng 1 năm 1648 để chấm dứt chiến tranh và hoà ước ngày 24 tháng 10 năm 1648 giữa Hoàng đế Ferdinand III của Đế quốc La Mã thần thánh, một số hoàng thân người Đức, cùng Pháp với Thuỵ Điển. Hoà ước Westphalia được các sử gia ghi nhận là cột mốc bắt đầu kỷ nguyên lịch sử hiện đại. Hội đồng Bang (tiếng Đức: Reichsrat): gồm đại biểu các bang của Đức, có quyền phủ quyết dự thảo luật do Nghị viện thông qua, tương tự như Thượng viện Mỹ, bị Hitler giải tán năm 1934. Hoess: Rudolf Franz Ferdinand Höß (1900-1947): Trung tá S.S., chỉ huy trại tập trung Auschwitz, bị Ba Lan xử tử hình. Huân chương Chữ thập sắt (tiếng Đức: Eisemes Kreuz): chỉ ban thưởng trong thời gian chiến tranh cho công trạng trên chiến trường. Gồm các cấp sau: Chữ thập Sắt, gồm 2 cấp: hạng Nhì (trong suốt Thế chiến II đã trao cho 2,3 triệu người), hạng Nhất (trao cho khoảng 300.000 người). Chữ thập Hiệp sĩ của Chữ thập sắt (tiếng Đức: Ritterkreuz des Eisemen Kreuzes) hoặc Chữ thập Hiệp sĩ (tiếng Đức: Ritterkreuz) để tặng thưởng chiến công xuất chúng, được chia ra 5 cấp. Tổng cộng có 7.313 người được trao tặng, riêng cấp cao nhất chỉ có 1 người là phi công anh hùng. Khi đề cập đến Huân chương này, sách nguyên tác thường không ghi rõ cấp nào. Đại Thập tự của Chữ thập sắt: cấp cao nhất, được dành riêng cho Goering. Hugenberg: xem Đảng Nhân dân Quốc gia Đức. Hull: Cordell Hull (1871-1955), Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (1933- 1944). Huntziger: Charles Huntziger (1880-1941), Đại tướng của Pháp, Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Hai rồi Tập đoàn quân Thứ Tư tại Ardennes, đàm phán và ký hiệp định đình chiến với Đức và Ý (1849), chết vì tai nạn máy bay. Iberia: bán đảo bao gồm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Gibraltar ở Tây Nam châu Âu, ngăn cách với lục địa châu Âu bởi dãy núi Pyrénées. Istria: bán đảo Istria ở Đông Nam châu Âu nhìn ra biển Adriatic, sau Thế chiến I được giao cho Ý (mà Hitler có yêu sách Ý phải nhượng cho Đức), sau Thế chiến II một phần được giao cho Nam Tư, hiện giờ một phần là Tây Bắc nước Croatia và một phần là Đông Nam nước Slovenia sau khi hai nước này ly khai khỏi Nam Tư. Jeckeln: Friedrich Jeckeln (1895-1946), Đại tướng S.S. (1936), chỉ huy S.S. và cảnh sát Đức ở Liên Xô, bị Liên Xô đưa ra xét xử rồi thi hành án tử hình trong vòng một ngày. Jeschonnek: Hans Jeschonnek (1899-1943), Đại tướng cấp cao của Đức, Tham mưu trưởng Không quân (1939-1943), tự tử để tránh Hitler trừng phạt vì không ngăn cản được Không lực Hoàng gia Anh đánh phá Đức. Jessen: Jens Peter Jessen (1895-1944), Giáo sư kinh tế học tại Đại học Berlin, một trong những bộ óc của nhóm âm mưu chống Hitler, Đảng viên Quốc xã nhiệt thành trong thời gian 1931-1933 và là một trong số ít trí thức thật sự của Đảng, sau đó tan vỡ ảo tưởng và trở thành người chống Quốc xã mạnh mẽ, bị hành quyết sau vụ ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944. Jodl: Alfred Jodl (1890-1946), Đại tướng cấp cao của Đức, Tham mưu trưởng Hành quân của Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực trong suốt Thế chiến II, thay mặt cho Doenitz ký bản đầu hàng vô điều kiện. Tại Toà án Nuremberg, ông tuyên bố không có tội “trước Thượng Đế, trước lịch sử và dân tộc tôi”, nhưng vẫn bị xử tử hình, rồi được Toà án Bài trừ Quốc xã của Đức xoá tội và phục hồi danh dự (1953) dựa trên luận cứ của Thẩm phán Henri Donnedieu de Vabres tại Toà án Nuremberg. Junge: Traudl Junge, nhũ danh Gertrude Humps (1920-2002), một trong các thư ký của Hitler từ năm 1942, đánh máy bản Tuyên cáo Chính trị và di chúc của Hitler cùng tuyên cáo của Goebbels. Junker: giai cấp địa chủ quý tộc ở Phổ và miền Đông Đế quốc La Mã thần thánh từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII. Hohenzollern là một dòng họ quan trọng của Junker. Những hậu duệ Junker nổi tiếng là Thủ tướng Bismarck, Tổng thống Hindenburg, Thống chế Rundstedt, Đại tướng Lossow, và những người trong nhóm của Claus von Stauffenberg âm mưu ám sát Hitler. Kahr: Gustav von Kahr (1862-1934): Thủ hiến Bang Bavaria, một trong tam đầu chế lãnh đạo Bavaria khi xảy ra cuộc Bạo loạn Nhà hàng Bia, bị sát hại trong vụ Thanh trừng đẫm máu ngày 30 tháng 6 năm 1934. Kaltenbrunner: Ernst Kaltenbrunner (1903-1946), Đại tướng S.S., chỉ huy lực lượng S.S., ở Áo (1935), Giám đốc Cơ quan RSHA (1942- 1945), Thủ lĩnh S.S. và Cảnh sát Donau, viên chức S.S., cao cấp nhất sống sót sau chiến tranh, bị Toà án Nuremberg xử tử hình. Kammler: Tiến sĩ Hans Friedrich Karl Franz Kammler (1901- 1945?), Đại tướng S.S., giữ nhiều nhiệm vụ quan trọng như thiết kế trại tập trung và lò thiêu người… gần cuối Thế chiến II được cử chỉ huy Chương trình tên lửa V-2, mất tung tích năm 1945. Keitel: Wilhelm Bodewin Johann Gustav Keitel (1882-1946), Thống chế (1940) của Đức, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực (1938- 1945), bị Toà án Nuremberg xử tử hình. Keppler: Wilhelm Keppler (1882-1960), người khởi xướng lập nên nhóm “Bạn hữu của Lãnh tụ S.S., tức Himmler, làm cố vấn riêng cho Hitler về kinh tế được cử chỉ huy toàn bộ Đảng viên Quốc xã ở Áo (1936), Đại sứ tại Áo (1938), được Himmler giao quản lý những nhà máy ở Liên Xô và Ba Lan bị S.S. tịch thu, Thứ trưởng Ngoại giao, bị Toà án Nuremberg phạt 10 năm tù, được trả tự do năm 1951. Kerensky: Aleksandr Fyodorovich Kerensky (1881-1970), Thủ tướng của Chính phủ lâm thời Nga sau khi vương triều bị lật đổ năm 1917, nhưng bị quân đội phản đối. Ông muốn trấn áp Đảng Bolshevik của Lenin nhưng thất bại. Vì không thể cải thiện tình hình kinh tế và quân sự tồi tệ, phe Bolshevik có cơ hội thiết lập những tổ chức Xô Viết khiến cho Chính phủ của ông lung lay. Ông cũng bị các nhóm bảo hoàng và chống Cách mạng chống đối. Cuối cùng, Đảng Bolshevik giành chính quyền vào tháng 10 năm 1917. Kerensky đào thoát qua Paris. Kesselring: Albert Kesselring (1881-1960), Thống chế Không quân (1940) của Đức, Tham mưu trưởng Không quân (1936-1937), Tư lệnh Đại Quân đoàn Số 1 Không quân đánh Ba Lan, Tư lệnh Đại Quân đoàn số 2 Không quân đánh Pháp (1940), Tư lệnh miền Nam chỉ huy mọi đơn vị Không quân ở Địa Trung Hải và Bắc Phi (1941), Tổng Tư lệnh Mặt trận phía Tây Nam chỉ huy toàn lực lượng Đức ở Ý (1943), Tổng Tư lệnh Mặt trận phía Tây rồi Tổng Tư lệnh Mặt trận phía Nam (1945). Sau Thế chiến II bị Anh quốc kết án tử hình vì tội giết quân kháng chiến nhưng bản án bị phản đối mạnh mẽ vì thiếu chứng cứ, được trả tự do vì lý do sức khoẻ (1952). Kharkiv: thành phố lớn thứ hai của Ukraine, trong Thế chiến II bị Đức chiếm 3 lần, cuối cùng được giải phóng ngày 23 tháng 8 năm 1943. Không đoàn: xem Đơn vị không quân. Kleist: Paul Ludwig Ewald von Kleist (1881-1954), Thống chế (1943) của Đức, Tư lệnh Đại Quân đoàn von Kleist Thiết giáp đánh Pháp (1940), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Nhất Thiết giáp đánh Nam Tư và Hy Lạp (1941), Tư lệnh Tập đoàn quân A đánh Liên Xô (1942), bị tước quyền chỉ huy khi ra lệnh cho Đại Quân đoàn Thứ Tám rút lui(1944), bị Liên Xô tuyên án 10 năm tù (1952), là tướng lĩnh có quân hàm cao nhất của Đức qua đời trong nhà tù của Liên Xô. Kluge: Gunther von Kluge (1882-1944), Thống chế (1940) của Đức, Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Tám đánh Ba Lan (1939) rồi đánh Pháp (1940), Tư lệnh Tập đoàn quân Trung tâm đánh Liên Xô (1942), Tổng Tư lệnh Mặt trận phía Tây (1944), có liên can phần nào đến âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, tự tử khi biết bị Hitler nghi ngờ. Koch: Erich Koch (1896-1986), Xứ uỷ Quốc xã Đông Phổ (1928- 1945), Cao uỷ Ukraine (1941-1944) cũng bao gồm Ba Lan, sau chiến tranh bị Ba Lan tuyên án tử hình nhưng không bị thi hành án. Kramer: Josef Kramer (1906-1945), Đại uý S.S., chỉ huy trại tập trung Bergen-Belsen, sau chiến tranh bị xử tử hình. Krebs: Hans Krebs (1898-1945), Đại tướng Lục quân Đức, Tham mưu trưởng các tập đoàn quân khác nhau (1942-1045), Tham mưu trưởng Lục quân trong những tuần lễ cuối cùng của cuộc chiến, tự tử khi quân Nga tiến vào Berlin. Krosigk: Johann Ludwig Graf Schwerin von Krosigk (1887-1977), Bộ trưởng Tài chính Đức tiếp nối qua Nội các của Papen, Schleicher và Hitler (1932-1945), Bộ trưởng Ngoại giao (1945), được Tổng thống Karl Doenitz cử làm Thủ tướng để điều đình việc ngừng bắn với Đồng minh (1943) nhưng vẫn bị bắt giữ cho đến khi được ân xá năm 1951. Kubizek: August (Gustl) Kubizek (1888-1956), bạn thân và sống cùng phòng trọ với Hitler ở Vienna, được Quốc xã thuê viết về thời tuổi trẻ của mình cùng với Hitler (1938) và cho xuất bản cuốn sách (1953) với tựa đề Adolf Hitler, mein Jugendfreund (Adolf Hitler, người bạn thời trẻ của tôi). Nhiều sử gia cho rằng cuốn sách này không được trung thực. Kurusu: Saburo Kurusu (1886-1954), đại sứ Nhật tại Đức (1939- 1941) ký kết Hiệp ước Ba bên, đặc sứ Nhật tại Hoa Kỳ (1941) khi Nhật không kích Trân Châu Cảng. Kuechler: Georg Karl Friedrich Wilhelm von Küchler (1881-1968), Thống chế của Đức (1942), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Mười Tám đánh Hà Lan và Pháp (1940), Tư lệnh Tập đoàn quân Bắc đánh Leningrad thay thế Leeb (1942), mất chức khi Liên Xô phản công (1944), bị Toà án Nuremberg tuyên 20 năm tù, nhưng chỉ ngồi tù 8 năm thì được trả tự do vì già yếu (1953). Kiev (tên gốc là Kyyiv): thành phố thủ phủ của tỉnh Ukraine, nằm bên bờ sông Dniepr, hiện giờ là thủ đô nước Ukraine. Ladoga: Hồ Ladoga, nằm ở miền cực Bắc nước Nga, xả nước vào sông Neva chảy qua thành phố Leningrad. Lammers: Hans Lammers (1879-1962), Tiến sĩ Luật, chuyên gia Luật Hiến pháp, Đại tướng S.S. Danh dự, Bộ trưởng Văn phòng Thủ tướng, là trung tâm cho các mối liên lạc và tham vấn luật pháp, bị Toà án Nuremberg tuyên 20 năm tù, nhưng được giảm án và trả tự do năm 1951. Latvia: hiện giờ là nước cộng hoà ở Đông Bắc châu Âu, nằm trên bờ biển Baltic. Trước Thế chiến II, Latvia là nước độc lập, sáp nhập vào Liên Xô năm 1940, và trở lại thành nước độc lập từ năm 1991. Laval: Pierre Laval (1883-1945), Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Pháp (1935-1939), sau khi Đức đánh thắng Pháp, làm Phó Thủ tướng trong chính quyền Vichy (1939-1940), lại làm Thủ tướng do Đức sắp đặt (1942- 1945), hợp tác chặt chẽ với Quốc xã, bị tử hình sau Thế chiến II. Le Havre: thành phố miền Tây Bắc Pháp, nằm trên bờ biển Manche ở cửa sông Seine, cách Eo biển Dover khoảng 200 km về phía Nam. Leeb: Wilhelm Ritter von Leeb (1876-1956), Thống chế (1940) của Đức, Tư lệnh Tập đoàn quân 2 chiếm Tiệp Khắc (1938), Tư lệnh Tập đoàn quân C đánh Pháp, Tư lệnh Tập đoàn quân Bắc bao vây Leningrad nhưng không chiếm được thành phố này, vì thế bị tước quyền chỉ huy (1941) và không được Hitler trọng dụng nữa, bị Toà án Nuremberg tuyên 3 năm tù nhưng được trả tự do sau phiên xử vì đã bị giam quá thời gian này. Leningrad: thành phố lớn thứ hai và cảng biển lớn nhất của Liên Xô, nằm trên vùng cực Bắc ở đầu vịnh Phần Lan (một nhánh của biển Baltic), bao trùm cửa sông Neva, hiện nay mang tên cũ là Sankt-Peterburg. Ley: Robert Ley (1890-1945), Tiến sĩ Hoá học, Chủ tịch Mặt trận Lao động Đức (1933), thành lập và điều hành chương trình “Sức mạnh qua Vui chơi” (tiếng Đức: Kraft durch Freude), Chủ tịch Mặt trận Lao động Đức (1933-1945), bị Toà án Nuremberg truy tố nhưng tự tử trong tù trước khi phiên xử diễn ra. Liên bang Bắc Đức (tiếng Đức: Norddeutscher Bund): thể chế trong giai đoạn 1867-1870 do Bismarck thành lập, gồm 22 nước, trong đó Vương quốc Phổ là nước chủ đạo, với Bismarck làm Thủ tướng và vua Phổ làm Tổng thống, sau đó trở thành Đế quốc Đức và tạo nền móng của nước Đức cho đến ngày nay. Lindbergh: Charles A. Lindbergh (1902-1974), người Mỹ, người đầu tiên thực hiện chuyến bay thẳng qua Đại Tây Dương, từ thành phố New York đến Paris ngày 20 tháng 5 năm 1927, sau đó được phong quân hàm Đại tá Không vận Trừ bị. Lipski: Józef Lipski (1894-1958), Đại sứ Ba Lan tại Đức (1933-1939). List: Siegmund Wilhelm von List (1880-1971), Thống chế (1940) của Đức, Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Mười Bốn ở Ba Lan (1939), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Mười Hai ở Pháp và Hy Lạp (1939-1941), Tổng Tư lệnh Mặt trận Đông Nam (1941-1942), Tư lệnh Tập đoàn quân A ở Liên Xô (1942), bị Toà án Nuremberg xử chung thân (1948), được trả tự do vì lý do sức khoẻ (1952). Lithuania: hiện giờ là một nước Cộng hoà ở Đông Bắc châu Âu, giáp với nước Latvia về hướng Bắc, nước Belarus về hướng Đông và Nam, Ba Lan và Nga về hướng Đông Nam, biển Baltic về hướng Tây. Sau Thế chiến I, Lithuania là nước độc lập, bị Liên Xô sáp nhập năm 1940 và trở lại thành nước độc lập từ năm 1991. Litvinov: Maksim Maksimovich Litvinov (1876-1951), Chính uỷ Ngoại giao Liên Xô (1930-1939), đại sứ Liên Xô tại Mỹ (1941-1943). Lord: trong sách này là từ xưng hô đặt trước tên người Anh có phẩm cấp quý tộc bậc cao. Lossow: Otto von Lossow (1868-1938), Đại tướng Đức, chỉ huy quân sự ở bang Bavaria, là một trong tam đầu chế Lãnh đạo Bavaria khi xảy ra cuộc Bạo loạn Nhà hàng Bia (1923). Luật Nuremberg: Luật ban hành năm 1935, đặt người Do Thái ngoài vòng pháp luật: tước quốc tịch Đức, không cho làm công nhân viên chức và gia nhập quân đội, hậu quả là phần lớn người Do Thái bị mất việc và được người Đức đang thất nghiệp vào thế chỗ. Luật Nuremberg cũng cấm hôn nhân và quan hệ ngoài hôn nhân giữa hai chủng tộc Do Thái và Aryan. Luật Tái lập Đế chế (tiếng Đức: Gesetz über den Neuaufbau des Reichs): Luật ban hành ngày 30 tháng 1 năm 1934, biến chế độ Cộng hoà Đức phân quyền thành một nước Trung ương tập quyền, giải tán Nghị viện quốc gia, đặt bộ máy hành chính quốc gia dưới sự kiểm soát của bộ máy hành chính Đế chế Thứ Ba. Luật Trao quyền (tiếng Đức: Ermächtigungsgesetz), do Nghị viện Đức thông qua ngày 23 tháng 3 năm 1933, chính thức cho phép Hitler cai trị bằng sắc lệnh. Ludendorff: Erich Ludendorff (1865-1937), Đại tướng của Đức, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần (trên thực tế là nhân vật số Hai của Quân đội Đức) dưới quyền Hindenburg trong Thế chiến I, đại biểu Nghị viện (1924-1928). Tham gia cuộc Bạo loạn Nhà hàng Bia. Năm 1935, Hitler phong quân hàm Thống chế nhưng ông từ chối. Khi ông qua đời, Hitler ra lệnh tổ chức quốc tang. Ludin: Hanns Ludin (1905-1947), Đại tướng S.S. (1943) của Đức, ra toà án quân sự vì tội tuyên truyền cho Quốc xã chống chế độ (1930), Đại sứ Đức tại Slovakia (1941), bị Tiệp Khắc xử tử hình. Lueger: Karl Lueger (1844-1910), chính trị gia và Thị trưởng thành phố Vienna (1897-1910), có chính sách bài Do Thái và phân biệt chủng tộc. Luther: Martin Luther (1483-1546), nhà thần học Đức khởi xướng Phong trào Cải cách Đức, có tầm ảnh hưởng sâu rộng từ tôn giáo đến chính trị, kinh tế, giáo dục và ngôn ngữ, khiến cho ông trở thành một trong những nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử cận đại châu Âu. Là người có óc cải tổ tôn giáo, ông đả kích tình trạng suy đồi của Công giáo thời Trung cổ. Chủ thuyết Lutheran, dần dà mở rộng thành Giáo hội*, làm lung lay sự thống trị của Công giáo ở châu Âu và mở đường cho việc phát triển Giáo hội Tin lành. Lực lượng Viễn chinh Anh: đơn vị đặc biệt do Anh thành lập để chiến đấu ở châu Âu từ Thế chiến I, đến năm 1939 được điều đến trấn đóng vùng biên giới Pháp – Bỉ. Lúc này, lực lượng gồm có 10 sư đoàn bộ binh được tổ chức thành 3 quân đoàn, một lữ đoàn thiết giáp và một phi đoàn biệt phái gồm khoảng 500 máy bay. Lực lượng Tự do (tiếng Đức: Freikorps): những lực lượng bán quân sự tình nguyện ra đời sau Thế chiến I ở Đức, tụ họp cựu chiến binh, có khuynh hướng cực Hữu, chống Cộng sản, vì thế được Quân đội Đức sử dụng để đàn áp biểu tình hoặc đảo chính của cánh Tả (Cộng sản, chính quyện Xô Viết, nhóm Spartakist…). Nhiều thành viên của Lực lượng Tự do gia nhập Đảng Quốc xã rồi trở thành lãnh đạo cấp cao của Quốc xã (như Bormann, Himmler, Kammler, Rudolf Hess, Roehm, Hugo Sperrie, Gregor Strasser…), Ở Tiệp Khắc, Đức lập Lực lượng Tự do Sudeten có những hoạt động tương tự để gây rối, tạo lý do để biện minh trước khi xâm chiếm Tiệp Khắc. Lyme: vịnh vùng cực Nam Anh quốc, phía bên kia là Cherbourg của Pháp nhìn qua biển Manche. Maas: xem Meuse. Maikop: hoặc Maykop, thành phố có nhiều mỏ dầu ở miền Tây Nam nước Nga, cách Rostov 290 km về phía Nam, ở rìa Bắc dãy núi Caucasus. Malta: quần đảo nước Cộng hoà nằm giữa Địa Trung Hải, về địa lý thuộc châu Phi nhưng về địa chính trị thuộc Nam châu Âu. Manstein: Erich von Manstein (1887-1973), Thống chế (1942) của Đức dù không phải là Đảng viên Quốc xã, nêu sáng kiến đánh Pháp xuyên qua Ardennes để tạo bất ngờ (1940), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Mười Một chiếm Crimea (1941) rồi đánh Leningrad (1942), Tư lệnh Tập đoàn quân Don giải cứu Đại Quân đoàn Thứ Sáu của Paulus ở Stalingrad nhưng thất bại (1943), Tư lệnh Tập đoàn quân Nam tái chiếm Kharkiv (1943), bị Hitler cách chức rồi nghỉ hưu (1944), sau Thế chiến II bị án 18 năm tù (1949) nhưng sau khi ngồi tù 4 năm thì được trả tự do vì lý do sức khoẻ, được Thủ tướng Tây Đức Adenauer cử làm cố vấn quân sự. Manteuffel: Hasso von Manteuffel, Đại tướng (1944) của Đức, Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Năm Thiết giáp trong các trận đánh ở Ardennes và Bastogne (1944), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Ba Thiết giáp trên mặt trận phía Đông (1945), đầu hàng Đồng minh rồi được trả tự do (1947). Masaryk: Tomáš Garrigue Masaryk (1850-1937), Tổng thống đầu tiên của Cộng hoà Tiệp Khắc (1920-1930). Masaryk: Jan Masaryk (1886-1948), con trai của Tomáš Garrigue Masaryk, Đại sứ Tiệp Khắc tại Anh (1925-1938), Bộ trưởng Ngoại giao trong Chính phủ Tiệp Khắc lưu vong và tiếp tục sau chiến tranh (1940- 1948). Matsuoka: Yōsuke Matsuoka (1880-1946), Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản (1940-1941). Mặt trận Lao động Đức: tổ chức do Hitler thành lập năm 1933 để thay thế các nghiệp đoàn, Chủ tịch là Tiến sĩ Ley. Mật vụ (Geheime Staatspolizei, gọi tắt là Gestapo): lực lượng cảnh sát bí mật của S.S., có thêm nhiệm vụ thành lập và điều hành trại tập trung, các chỉ huy trưởng là Diels (1933-1934), Goering (1934-1936), Heydrich (1936- 1939), và Heinrich Mueller (1939-1945). Mcauliffe: Anthony C. Mcauliffe (1898-1975), Đại tướng của Mỹ, khi là Thiếu tướng Quyền Tư lệnh Sư đoàn Không vận 101 bị bao vây ở Bastogne, trở nên nổi tiếng vì duy nhất chữ NUTS (KHÙNG) ông dùng để trả lời tối hậu thư của quân Đức yêu cầu ông đầu hàng. Mein Kampf (tiếng Đức, có nghĩa “Cuộc tranh đấu của tôi”): tựa đề cuốn sách của Hitler, kết hợp tiểu sử và tư tưởng của Hitler. Xem Chương 4. Memel: vùng lãnh thổ có cảng cùng tên dọc bờ biển Baltic, trước Thế chiến I thuộc Đế chế Đức, được Hoà ước Versailles tách ra là xứ bảo hộ dưới quyền kiểm soát của Hội Quốc liên nhằm tạo đường thông thương ra biển cho nước Lithuania mới được thành lập, bị Hitler thôn tính (1939), hiện thuộc nước Lithuania. Meuse: sông Meuse bắt nguồn từ Đông Bắc nước Pháp, chảy qua Verdun và Sedan đến Bỉ, chảy giữa Bỉ và Hà Lan (ở đây sông có tên là Maas) qua Nemur rồi đổ ra biển Bắc ở Maastricht. Miklas: Wilhelm Miklas (1872-1956), Tổng thống Áo (1928-38) cho đến khi Hitler sáp nhập Áo vào Đức. Milch: Erhard Milch (1892-1972), Thống chế Không quân (1940) của Đức, làm việc cho hãng hàng không Lufthansa trước khi được Goering mời làm Thứ trưởng Bộ Hàng không để xây dựng lại Không quân Đức (1933), Phó Tư lệnh kiêm Tổng Thanh tra Không quân (1938-1945), Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Lufthansa (1943), bị Toà án Nuremberg xử chung thân (1947), rồi được trả tự do (1954). Mirabeau: Honoré Gabriel Riqueti Mirabeau (1749-1791), chính khách người Pháp theo trào lưu Cách mạng, được bầu làm Chủ tịch Quốc hội Pháp năm 1791, và qua đời một thời gian ngắn sau đó. Model: Otto Moritz Walter Model (1891-1945), Thống chế (1944) của Đức, tư lệnh một quân đoàn đánh Ba Lan, Tư lệnh Quân đoàn XXXXI Thiết giáp tiến đến cách Moscow 20 km (1941), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Chín (1942), Tư lệnh Tập đoàn quân Bắc (1943), Tư lệnh Tập đoàn quân Nam (1944) đánh Liên Xô, Tổng Tư lệnh Mặt trận phía Tây kiêm Tư lệnh Tập đoàn quân B (1944), tự tử vì nghĩ “Thống chế không đầu hàng.” Molotov: Vyacheslav Mikhaïlovich Molotov (1890-1986), cánh tay phải của Stalin, Chủ tịch Hội đồng dân biểu Nga tức Thủ tướng (1930-1941), Bộ trưởng Ngoại giao (1939-1949, 1953-1957), Phó Thủ tướng (1941-1957). Moltke: Bá tước Helmuth James Graf von Moltke (1907-1945), cầm đầu Nhóm Kreisau, soạn chương trình chống đối – nhưng không muốn ám sát – Hitler, bị hành quyết ngày 23 tháng 1 năm 1945 tuy không can dự vào âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944. Vào ngày 20 tháng 7 năm 2004, bà Moltke được mời đến khu tưởng niệm (nơi Stauffenberg bị hành quyết) dự lễ kỷ niệm tròn 60 năm. Montgomery: Bernard Law Montgomery (1887-1976), Thống chế (1944) của Anh, đánh bại Rommel ở El Alamein (1942), chỉ huy các lực lượng Anh và Canada trên chiến trường châu Âu (1944-1945). Mussolini: Benito Mussolini (1883-1945), Thủ tướng và lãnh tụ độc tài của Phát xít Ý (1922-1943), thường được gọi theo tiếng Ý là Duce (có nghĩa “lãnh tụ”) nên nhiều người sử dụng từ này cả trong lời nói và văn bản. Để tránh nhầm lẫn với chức danh chính thức “Lãnh tụ” của Hitler, bản dịch này dùng từ Duce để chỉ Mussolini. Mueller: Heinrich Müller (1900-19??), Đại tướng S.S. (1939), Chỉ huy trưởng Mật vụ thuộc Cơ quan RSHA (1939-1945), giữ vai trò quan trọng trong việc thủ tiêu người Do Thái, chỉ huy việc truy lùng nhóm âm mưu ám sát Hitler (1944), mất tích sau khi Hitler tự sát. Mueller: Hermann Müller (1876-1931), Bộ trưởng Ngoại giao (1919- 1920) và hai lần làm Thủ tướng (1920, 1928-1930) của chế độ Cộng hoà Đức, ký kết Hoà ước Versailles với cương vị Bộ trưởng Ngoại giao. Mueller: Tiến sĩ Josef Müller (1898-1979), tham gia nhóm âm mưu chống Hitler, bị bắt đưa vào trại tập trung (1944) nhưng thoát chết. Mueller: Ludwig Müller (1883-1945), có quan hệ với phong trào Quốc xã từ những năm 1920, mang tư tưởng bài Do Thái mạnh mẽ, được bầu làm Giám mục Đế chế để lãnh đạo “Giáo hội Đế chế” mới (1933), ủng hộ Quốc xã đến cùng, tự tử khi Đức thua trận. Munich (tên gốc theo tiếng Đức là München): thành phố lớn thứ ba của Đức, thủ phủ của Bang Bavaria. Na Uy: là một phần lãnh thổ của Đan Mạch trong 4 thế kỷ và của Thuỵ Điển thêm 1 thế kỷ nữa, rồi mới được độc lập từ năm 1905, lúc ấy Hoàng tử Carl của Đan Mạch được bầu lên là Vua Haakon VII. Từ lúc khởi đầu Thế chiến I cho đến khi Thế chiến II bùng nổ, Na Uy vẫn chủ trương đứng trung lập. Namur: thành phố thủ phủ của tỉnh cùng tên ở miền Nam nước Bỉ, là nơi hợp lưu của hai con sông Sambre và Meuse. Narvik: cảng biển phía Tây Bắc Na Uy, quanh năm không bị đóng băng vì ở gần dòng hải lưu ấm Gulf Stream, vì thế đóng vai trò quan trọng trong tuyến đường hàng hải cung cấp quặng sắt của Thuỵ Điển cho Đức. Naujocks: Alfred Naujocks (1911-196?), chỉ huy đội quân giả dạng làm quân Ba Lan tấn công đài truyền thanh Gleiwitz của Đức để Đức lấy cớ tiến công Ba Lan, khơi mào cho Thế chiến II, sau chiến tranh đào thoát khỏi trại giam tội nhân chiến tranh và mất tích hẳn. Neurath: Nam tước Konstantin Freiherr von Neurath (1873-1956), Bộ trưởng Ngoại giao Đức (1932-1938), Bảo quốc Bohemia và Moravia (1939- 1943), bị Toà án Nuremberg tuyên 15 năm tù, được trả tự do sớm vì lý do sức khoẻ (1953). Nghị viện: ở Đức (tiếng Đức: Reichstag, có nghĩa: Nghị viện Đế chế) được thành lập từ thời Đế quốc La Mã thần thánh, hiện diện cho đến năm 1945. Hiện nay, Nghị viện Đức có tên là Bundestag, nhưng toà nhà Nghị viện vẫn được gọi là Reichstag. Nibelungenlied: bộ sử thi Đức của tác giả vô danh xuất hiện đầu thế kỷ XIII, trình bày huyền thoại và lịch sử cổ xưa của vương quốc Burgundy, dựa theo đấy Richard Wagner soạn bốn đoạn nhạc kịch. Niemoeller: Friedrich Gustav Emil Martin Niemöller (1892-1984), Hạm trưởng tàu ngầm trong Thế chiến I, thụ phong Mục sư (1931), thành lập một chi nhánh Tin lành (1934), quay lại chống Hitler nên bị đưa ra toà xét xử tội chống Nhà nước (1937), rồi bị đưa vào trại tập trung (1938-1945), được quân Mỹ giải cứu. Nietzsche: Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844-1900), triết gia và nhà thơ người Đức. Nomura: Kichisaburo Nomura (1877-1964), Đô đốc Hải quân Nhật Bản, Bộ trưởng Ngoại giao (1939-1940), Đại sứ Nhật tại Mỹ (1941-1942). Normandy (tên gốc theo tiếng Pháp là Normandie): vùng bờ biển miền Tây Bắc nước Pháp nhìn ra biển Manche, trải dài từ Cherbourg phía Tây đến Le Havre phía Đông, nơi quân Đồng minh đổ bộ giải phóng châu Âu năm 1944. Nuremberg (tên gốc tiếng Đức là Nürnberg): thành phố miền Trung Nam của Đức, trong Thế chiến II là nơi diễn ra Đại hội thường niên của Đảng Quốc xã, năm 1935 là nơi Quốc xã ban hành Luật Nuremberg tước đoạt các quyền công dân của người Do Thái, trong hai năm (1945-1946) là nơi tổ chức Toà án Nuremberg, được xây dựng lại hoàn toàn sau chiến tranh. Obersalzberg: xem Berchtesgaden. Oder: sông dài 912 km ở miền Bắc Trung châu Âu, chảy qua Tiệp Khắc, Ba Lan hiện nay rồi ra biển Baltic. Trước Thế chiến II, sông Oder chảy qua lãnh thổ Đức, sau 1945 đoạn hạ lưu được quy định là đường biên giới Đức-Ba Lan. Berlin cách sông Oder ở điểm gần nhất khoảng 60 km. Odessa: thành phố bên bờ bắc Tây Bắc biển Đen, vào thời Thế chiến II thuộc Liên Xô, hiện nay thuộc nước Ukraine. Olbricht: Friedrich Olbricht (1888-1944), Đại tướng Lục quân Đức, Cục trưởng Tổng hợp-Thanh tra thuộc Bộ Tư lệnh Lục quân, Cục trưởng Động viên thuộc Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực, tham gia vụ ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, bị Fromm xử tử hình. Ohlendorf: Otto Ohlendorf (1907-1951), Trung tướng S.S. (1944), Trưởng phòng Amt III (Tình báo nội bộ) thuộc RSHA (1943-1945), chỉ huy Đội Đặc nhiệm D ở Ukraine và Crimea (1941), bị Toà án Nuremberg xử tử hình. OKW: xem Quân đội Đức. Oshima: Hiroshi Oshima (1886-1975), Nam tước, Thượng tướng Đại sứ Nhật tại Đức (1938-1939, 1941-1945), sau chiến tranh bị án tù chung thân do tội ác chiến tranh (1948) rồi được ân xá (1955). Oster: Hans Oster (1887-1945), Đại tá Đức, phụ tá chính cho Đô đốc Canaris ở Cục Quân báo, có vai trò tích cực trong các âm mưu chống Hitler, bị Mật vụ Đức xử thắt cổ cùng với Canaris ít tuần trước khi Thế chiến II kết thúc. Ott: Eugen Ott (1889-1977), Thiếu tướng Đức, Tùy viên Quân sự Đức tại Nhật (??-1938), Đại sứ Đức tại Nhật (1938-1942). Papen: Franz von Papen (1879-1969), Thủ tướng Cộng hoà Đức thay thế Bruening (1932-1932), người tiền nhiệm của Schleicher, Phó Thủ tướng trong Nội các Hitler (1933-1934), Công sứ Đức tại Áo (1934- 1938), Đại sứ Đức tại Thổ Nhĩ Kỳ (1939-1944), được Toà án Nuremberg tha bổng. Pas-de-Calais: tên theo tiếng Pháp (người Anh gọi là Dover) của eo biển nơi biển Manche hẹp nhất (khoảng 35 km) giữa Pháp và Anh, bên Pháp là thị trấn Calais và Mũi Gris-Nez, bên Anh là hai thị trấn Folkestone và Dover. Patton: George Smith Patton, Jr. (1885-1945), Đại tướng (1945) của Mỹ, Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Ba trên mặt trận phía Tây (1944), qua đó nổi tiếng vì chiến thuật đánh tổng lực bằng xe thiết giáp. Paulus: Friedrich Wilhelm Ernst Paulus (1890-1957), Tham mưu phó Lục quân Đức (1940), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Sáu đánh Stalingrad (1942), bị Hồng quân bao vây, đầu hàng Liên Xô vài giờ sau khi được thăng Thống chế (1943), được trả về Đông Đức năm 1953. Peenemünde: thị trấn ở Đông Bắc Đức, bên bờ biển Baltic, nơi Đức có cơ sở phát triển tên lửa V-1 và V-2. Pétain: Henri Philippe Benoni Omer Joseph Pétain (1856-1951), cầm đầu chế độ Vichy dưới sự chiếm đóng của Đức (1940-1944), sau Thế chiến II bị kết án tử hình rồi được Charles de Gaulle giảm còn tù chung thân. Phẩm cấp Hiệp sĩ Teuton: Phẩm cấp quân sự của người Đức Teuton được thành lập vào cuối thế kỷ XII, kế đến lập căn cứ ở vương quốc Phổ, với quân phục và khiên nền trắng và chữ thập đen, xây dựng một loạt thành trì vững chắc, từ đấy họ tiến hành những cuộc tấn công chống các chủng tộc Slav. Đến thế kỷ XIV Hiệp sĩ Teuton trở thành một lực lượng hùng mạnh, thống trị Đông Âu và Trung Âu. Trong nhiều thế kỷ, họ thôn tính các dân tộc Slav và giúp người Đức mở rộng lãnh thổ về phía Đông Âu. Vì thế Quốc xã xem Hiệp sĩ Teuton là tấm gương sáng, sử dụng hình tượng các thành trì người Teuton như là biểu hiện cho lịch sử quang vinh của người Đức. Phe Trục: khởi đầu có ba nước chủ yếu là Đức, Ý và Nhật, sau có thêm Hungary, Rumania, Bulgaria và Nam Tư. Phi đoàn: xem Đơn vị không quân. Phong trào Cải cách: cuộc Cách mạng tôn giáo trong Giáo hội Cơ đốc ở Tây Âu vào thế kỷ XVI, chấm dứt quyền năng tối thượng của Giáo hoàng và khởi đầu cho các hội thánh Tin lành. Phong trào này thay đổi toàn diện lối sống thời Trung cổ ở Tây Âu, mở đầu một kỷ nguyên mới trong lịch sử hiện đại, kết quả là quyền lực và tài sản của giới quý tộc phong kiến và Giáo hội Thiên Chúa La Mã suy giảm, được chuyển qua các thành phần trung lưu và vương quyền. Nhiều lãnh thổ giành được độc lập về chính trị, tôn giáo và văn hoá. Cùng lúc, việc xoá bỏ thể chế cai trị phong kiến giúp tháo gỡ những trói buộc về thương mại do giáo điều truyền thông đặt ra, mở đường cho việc phát triển chủ nghĩa tư bản hiện đại (Xem thêm: Luther). Phòng tuyến Maginot: gồm công sự, giao thông hào, lô cốt… bằng bê tông cốt thép dày, được vũ trang với hoả lực mạnh, do Pháp xây dọc đường biên giới với Đức. Phổ (tên gốc là Preußen): trước Thế chiến I là vương quốc lớn nhất và hùng mạnh nhất trong Đế chế Đức, vì thế trong nhiều trường hợp “Phổ” đồng nghĩa với “Đức”, và khi nói đến vinh quang ngày trước của Đức, người Đức hay nhắc đến Phổ. Sau Thế chiến I, Phổ vẫn là bang lớn nhất nước Đức vào thời Hitler, đóng thủ phủ ở Berlin (cũng là thủ đô của Đức). Picardie: tỉnh ở miền Bắc của Pháp. Pohl: Oswald Pohl (1892-1951), Đại tướng Waffen-S.S. (1942), Cục trưởng Kinh tế và Hành chính của S.S. (WVHA), tham gia thủ tiêu người Do Thái trong các trại tập trung, bị Toà án Nuremberg xử tử hình. Popitz: Johannes Popitz (1884-1945), Bộ trưởng Tài chính của Bang Phổ (1933), tham gia âm mưu chống Hitler, bị Mật vụ Đức bắt và xử tử. Posen (tên gốc là Poznań): thành phố miền Tây Ba Lan, sau Thế chiến I đến giờ thuộc về Ba Lan. Potsdam: thành phố miền Đông Bắc nước Đức, có giá trị lịch sử liên quan đến quá khứ anh hùng của người Đức. Quốc xã chọn Potsdam để cử hành lễ khai mạc Nghị viện mới năm 1934 nhằm thể hiện sự đoàn kết giữa thế hệ lãnh đạo cũ và Quốc xã. Potsdam cũng là nơi tổ chức Hội nghị Potsdam lịch sử 1945 giữa Thủ tướng Anh Churchill, Thủ tướng Liên Xô Stalin và Tổng thống Mỹ Truman. Pripet hoặc Pripyat: vùng đầm lầy pha rừng ngập nước rộng gần 300 km², thuộc lưu vực sông Pripet rộng 100.000 km², ở miền Trung Tây của Liên Xô trong Thế chiến II, hiện giờ nằm giữa Belarus về phía Bắc và Ukraine về phía Nam. Quân đội Đức: Sau Thế chiến I, phần đông sĩ quan và binh sĩ trong Quân đội Đế chế Đức được giải ngũ. Năm 1919, Cộng hoà Đức thành lập Quân đội mới, đến năm 1921 Quân đội này có tên chính thức là Reichswehr (Quân Phòng vệ Đế chế) có cơ số 100.000 theo hạn chế của Hoà ước Versailles bao gồm lục quân và một ít tàu chiến, riêng xe thiết giáp, đại pháo và máy bay bị cấm. Vì Hoà ước Versailles cấm thành lập Bộ Tổng Tham mưu, Đức lập ra một cơ quan gọi là Truppendienst (Cơ quan Binh sĩ), người đứng đầu là Hans von Seeckt được gọi là “Chỉ huy Ban Lãnh đạo Quân đội” (1920-1926). Bắt đầu từ 1935, quân đội Đức có tên chính thức là Wehrmacht (Lực lượng Phòng vệ), gồm có các quân chủng Lục quân, Hải quân và Không quân dưới quyền Bộ Tổng Tham mưu và Bộ Chiến tranh. Blomberg là Tổng Tham mưu trưởng Quân lực kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến tranh. Sau khi Tổng thống Hindenburg qua đời tháng 8 năm 1934, Adolf Hitler giữ chức Tư lệnh Tối cao Quân lực cho đến phút chót. Sau khi Blomberg từ chức năm 1938, Bộ Chiến tranh bị giải tán, thay vào đó là Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực (Oberkommando der Wehrmacht hoặc OKW) do Hitler chỉ đạo trực tiếp. Cơ cấu tổ chức như sau: Bộ Chỉ huy Tối cao Quân lực (OKW) Trên lý thuyết Bộ Tư lệnh Lục quân ở dưới sự chỉ huy của OKW. Trên thực tế, OKW chỉ huy trực tiếp chiến trường phía Đông và OKH phụ trách chủ yếu chiến trường phía Tây. Tư lệnh Tối cao Quân lực Adolf Hitler (1935-1945) Thuỷ sư Đô đốc Karl Doenitz (1945) Tổng Tham mưu trưởng Quân lực (chức danh cũ) Thống chế Paul von Hindenburg (1933-1934) Adolf Hitler (1934-1935) Thống chế Werner Eduard Fritz von Blomberg (1935-1938) Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy Tối cao Thống chế Wilhelm Keitel (1938-1945) Tham mưu trưởng Hành quân, Bộ Chỉ huy Tối cao Đại tướng cấp cao Alfred Jodl (1939-1945) Tham mưu phó Hành quân, Bộ Chỉ huy Tối cao Trung tướng Walter Warlimont (1939-1944) Bộ Tư lệnh Lục quân (OKH) Tư lệnh Lục quân: Đại tướng cấp cao Werner von Fritsch (1935-1938) Thống chế Walther von Brauchitsch (1938-1941) Adolf Hitler (1941-1945) Thống chế Ferdinand Schoerner (1945) Tham mưu trưởng Lục quân: Đại tướng Ludwig Beck (1935-1938) Đại tướng cấp cao Franz Halder (1938-1942) Đại tướng cấp cao Kurt Zeitzler (1942-1944) Đại tướng cấp cao Heinz Guderian (1944-1945) Đại tướng Hans Krebs (1945) Bộ Tư lệnh Không quân (OKL) Tư lệnh Không quân: Thống chế Đế chế Hermann Goering (1935-1945) Thống chế Robert Ritter von Greim (1945) Phó Tư lệnh kiêm Tổng Thanh tra: Thống chế Erhard Milch (1938-1945) Tham mưu trưởng Không quân: Đại tướng Walther Wever (1935-1936) Thống chế Albert Kesselring (1936-1937) Đại tướng Hans-Jürgen Stumpff (1937-1939) Đại tướng cấp cao Hans Jeschonnek (1939-1943) Đại tướng Günter Korten (1943-1944) Đại tướng Werner Kreipe (1944) Đại tướng Karl Koller (1944-1945) Bộ Tư lệnh Hải quân (OKM) Tư lệnh Hải quân: Thuỷ sư Đô đốc Erich Raeder (1928-1943) Thuỷ sư Đô đốc Karl Doenitz (1943-1945) Đô đốc cấp cao Hans-Georg von Friedeburg (1945) Đô đốc cấp cao Walter Warzecha (1945) Tham mưu trưởng Hải quân: Đô đốc Otto Groos (1931-1934) Đô đốc Günther Guse (1934-1938) Đô đốc Otto Schniewind (1938-1941) Đô đốc Kurt Fricke (1941-1943) Đô đốc Wilhelm Meisel (1943-1945) Quân hàm: từ ngữ dịch thuật tựu chung được sử dụng như sau*: Trên cấp tướng: Lục quân có Thống chế ở Anh (Field Marshal) và Pháp (Maréchal), Đức có Thống chế Đế chế (Reichsmarschall, duy nhất Goering mang quân hàm này) và Thống chế (Generalfeldmarschall), Mỹ có Thống tướng (General of the Army), Liên Xô có 3 cấp nguyên soái mà sách nguyên bản không ghi rõ cấp nào: Đại Nguyên soái Liên bang Xô Viết (Генерали́ссимус Сове́тского Сою́за, duy nhất Stalin mang quân hàm này), Nguyên soái Liên bang Xô viết (Ма́ршал Сове́тского Сою́за), và Nguyên soái binh chủng (Генераaл aрмии của Không quân, Pháo binh, Thiết giáp, Thông tin, Kỹ thuật). Hải quân các nước Anh, Đức, Liên Xô, Mỹ và Pháp đều có Thuỷ sư đô đốc. Cấp tướng: Lục quân và Không quân các nước Anh, Mỹ*, Liên Xô, Pháp đều có 4 cấp tương đương với Đại tướng, Thượng tướng, Trung tướng và Thiếu tướng của Quân đội Việt Nam. Đức có ba cấp tướng, vì thế có thể xem như không có thượng tướng. Còn có thêm Đại tướng cấp cao của Đức (Generaloberst) và Liên Xô (Маршал). Hải quân: từ trên xuống là Đô đốc (ngang với Đại tướng), Phó Đô đốc, Chuẩn Đô đốc và Đề đốc*. Còn có thêm Phó Thuỷ sư đô đốc của Đức (Generaladmiral) và Liên Xô (Адмирал флота). Cấp tá: các nước Anh, Đức, Mỹ, Liên Xô và Pháp có 3 cấp, xem như tương đương với Đại tá, Trung tá và Thiếu tá của Quân đội Việt Nam, không có cấp tương đương với Thượng tá. Cấp uý: các nước Mỹ, Liên Xô và Pháp có 4 cấp tương đương với Đại uý, Thượng uý, Trung uý và Thiếu uý của Quân đội Việt Nam, riêng Anh và Đức chỉ có 3 cấp nên xem như không có cấp tương đương với Thượng uý. Quân trừ bị: loại hình quân đội được huấn luyện xong rồi cho về nhà làm công việc bình thường, khi cần có thể được gọi lại vào quân đội, ngày thường có thể lãnh thêm nhiệm vụ như dân phòng. Cần phân biệt với quân dự bị, là quân có đội hình và trang bị hoàn chỉnh trong tình trạng dự phòng, sẵn sàng tác chiến ngay khi tình thế đòi hỏi. Riêng ở Đức, quân trừ bị được tổ chức chặt chẽ hơn thành lực lượng Dân quân. Quận công Windsor: xem Edward VIII. Quisling: Vidkun Abraham Lauritz Jonssøn Quisling (1887- 1945), người Na Uy hợp tác với Đức để lũng đoạn Na Uy, được Đức cử làm Thủ tướng Na Uy (1942-1945), suốt chiến tranh cộng tác đắc lực với Quốc xã, sau chiến tranh bị xử tử hình. Danh từ chung “quisling” được dùng trong vài ngôn ngữ ở châu Âu, kể cả tiếng Anh, như là đồng nghĩa với “kẻ bán nước”. Raeder: Erich Johann Albert Raeder (1876-1960), người đầu tiên (1939) nhận quân hàm Thuỷ sư Đô đốc của Đức Quốc xã, Tư lệnh Hải quân (1928- 1943). Bị Toà án Nuremberg xử chung thân (nhưng bản án gây tranh cãi), được trả tự do vì lý do sức khoẻ (1955). Ramsay: Sir Bertram Home Ramsay (1883-1945), Đô đốc của Anh quốc. Khi còn là Phó Đô đốc, tổ chức cuộc di tản ở Dunkirk. Đóng vai trò quan trọng trong trận Normandy, bị tử nạn khi đi máy bay. Rastenburg: ngôi làng thuộc Đông Phổ (bây giờ là Kętrzyn thuộc Ba Lan, gần biên giới với Nga), có tổng hành dinh chiến trường của Hitler được gọi là Hang Sói (từ tiếng Đức: Wolfsschanze). Reichenau: Walther von Reichenau (1884-1942), Thống chế (1940) của Đức, góp phần thuyết phục Hitler dẹp bỏ lực lượng S.A. nếu muốn được quân đội ủng hộ. Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Mười đánh Ba Lan (1939), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Sáu đánh Liên Xô (1941), Tư lệnh Tập đoàn quân Nam thay thế Rundstedt. Khi bị xuất huyết não, ông được đưa lên máy bay về Đức, nhưng chiếc máy bay gặp nạn tại Leipzig khiến cho ông chết vì đau tim. Reitsch: Hanna Reitsch (1912-1979), nữ phi công lái máy bay thử nghiệm nổi tiếng của Không quân Đức, một trong hai phụ nữ Đức được thưởng Huân chương Chữ thập sắt hạng Nhất, sau chiến tranh bị quân Mỹ giam trong 18 tháng rồi được trả tự do. Rennes: thành phố ở Tây Bắc nước Pháp, nơi hợp lưu của hai con sông Ille và Vilaine, cách bờ biển Normandy khoảng 160 km về hướng Tây Nam. Rhine: một trong những sông chính ở châu Âu, dài 1.320 km, chảy qua Thuỵ Sĩ, Áo, Pháp, Đức, Hà Lan rồi ra biển Bắc, đoạn trên cùng là biên giới Thuỵ Sĩ-Áo, đoạn kế là biên giới Pháp-Đức. Rhineland: vùng lãnh thổ của Bỉ, Pháp và Đức nằm dọc bờ Tây sông Rhine. Sau Thế chiến I, Hoà ước Versailles quy định Đồng minh chiếm đóng tạm thời trong 15 năm khu vực Rhineland nằm trong nước Đức. Hiệp ước Locarno quy định Rhineland là vùng trung lập, phi quân sự. Richthofen: Wolfram Freiherr von Richthofen (1895-1945), Thống chế Không quân Đức (1943), Tư lệnh Đại Quân đoàn Số 4 Không quân trên mặt trận Liên Xô, về hưu vì lý do sức khoẻ (1944), qua đời trong khi bị quân Mỹ tạm giam. Ribbentrop: Joachim von Ribbentrop (1893-1946), Đại tướng S.S., Đại sứ Đức tại Anh (1936-1938), Bộ trưởng Ngoại giao (1938-1945), lập kế hoạch và thi hành mở rộng lãnh thổ Đức, dẫn đến việc sáp nhập Áo và Tiệp Khắc vào nước Đức, bị Toà án Nuremberg xử tử hình. Rommel: Erwin Johannes Eugen Rommel (1891-1944), Thống chế (1942) của Đức, Tư lệnh Sư đoàn 7 Thiết giáp đánh Pháp, tiên phong đến Dunkirk (1940), Tư lệnh Binh đoàn Châu Phi (1941-1943), qua đó nổi tiếng với biệt danh “Cáo Sa mạc”, Tư lệnh Tập đoàn quân B ở Normandy (1943), có liên can đến vụ ám sát hụt Hitler nên bị Hitler hạ sát. Ông là người duy nhất của chế độ Quốc xã có một Viện bảo tàng tưởng niệm sự nghiệp và cá nhân. Rosenberg: Alfred Rosenberg (1893-1946), Đảng viên Quốc xã có học thức lúc Đảng còn trong thời kỳ phôi thai, khởi xướng và thực hiện nhiều chủ trương của Quốc xã, tham gia Bạo loạn Nhà hàng Bia, Bộ trưởng Lãnh thổ phía Đông, chống việc thủ tiêu các dân tộc Slav nhưng có hành động mạnh bài Do Thái, bị Toà án Nuremberg xử tử hình. Rostov: hoặc Rostov-na-Donu, thành phố miền Tây Nam nước Nga, nằm bên cửa sông Don đổ ra biển Azov, có vị trí chiến lược quan trọng vì là trung tâm giao thông nối với biển Azov, kênh Volga-Don đến biển Caspi, biển Baltic và các mỏ dầu vùng Caucasus. Roehm: Ernst Julius Röhm (1887-1934), cựu Đại uý trong Thế chiến I, Tham mưu trưởng lực lượng S.A., tham gia Bạo loạn Nhà hàng Bia, bị sát hại trong vụ Thanh trừng Đẫm máu ngày 30 tháng 6 năm 1934. RSHA (Reichssicherheitshauptamt – Cơ quan Trung ương An ninh Đế chế): thuộc S.S., được thành lập vào năm 1939 bằng cách sáp nhập các bộ phận: S.D., Mật vụ và Cảnh sát Hình sự. Chức năng chính thức là chiến đấu chống “các kẻ thù của Đế chế”, người Do Thái và những “thành phần chủng tộc bất hảo”. RSHA được chia ra thành bảy phòng (Ämter hoặc Amt), trong đó Amt IV là Mật vụ (Gestapo), dưới quyền Heinrich Mueller. Adolf Eichmann đứng đầu Văn phòng Di cư người Do Thái của Amt IV. Ruhr: Sông Ruhr (một nhánh của sông Rhine) hoặc vùng lưu vực sông Ruhr miền Tây nước Đức. Vùng này kéo dài từ hai bên bờ sông Ruhr về hướng Đông giữa Wesel và Düsseldort, có mật độ công nghiệp hoá rất cao. Runciman: Walter Runciman (1870-1949), Tử tước Thứ Nhất xứ Doxford, được Thủ tướng Anh cử đi thuyết phục Tiệp Khắc giao Sudetenland cho Đức (1938). Rundstedt: Karl Rudolf Gerd von Rundstedt (1875-1953), Thống chế (1940) của Đức, Tư lệnh Tập đoàn quân Nam đánh Ba Lan (1939), Tư lệnh Tập đoàn quân A đánh Pháp qua vùng Ardennes (1940), Tư lệnh Tập đoàn quân Nam đánh Liên Xô (1941), khi bị Liên Xô phản công xin phép Hitler cho rút lui nhưng bị từ chối, mất chức và Richeneau thay thế. Kế tiếp, ông được gọi lại làm Tổng Tư lệnh Mặt trận phía Tây (1942), khuyên Hitler đàm phán hoà bình với Đồng minh nên bị mất chức và Kluge thay thế (tháng 7 năm 1944). Sau khi Hitler bị ám sát hụt ngày 20 tháng 7 năm 1944, Kluge tự tử, ông được bổ nhiệm làm Chánh án Toà án Danh dự, có Keitel và Guderian tham gia, để tước quân tịch những sĩ quan có liên can rồi giao họ cho Toà án Nhân dân xét xử. Rundstedt được tái bổ nhiệm Tổng Tư lệnh Mặt trận phía Tây (tháng 9 năm 1944) rồi lại mất chức và Kesselring thay thế (tháng 3 năm 1945). Sau Thế chiến II, ông bị quy là tội nhân chiến tranh nhưng không ra toà vì lý do sức khoẻ, rồi được trả tự do (1948). S.A. (viết tắt từ tên Đức Sturmabteilung): đội quân riêng của Đảng Quốc xã, vì mặc đồng phục màu nâu nên còn được gọi là “Áo Nâu”, phân biệt với lực lượng S.S. là “Áo Đen”. Từ năm 1930, Hitler là Lãnh tụ của S.A., trực tiếp dưới quyền là Tham mưu trưởng chỉ huy hàng ngày, Tham mưu trưởng S.A. nổi tiếng nhất là Roehm. Saar: bang miền Tây Nam nước Đức, ngày xưa thuộc Đế quốc La Mã thần thánh nhưng chịu ảnh hưởng mạnh của Pháp, theo thời gian sang tay nhiều lần giữa Pháp và Đức. Hoà ước Versailles quy định các mỏ than ở Saar thuộc quyền khai thác của Pháp trong 15 năm để bồi thường cho những thiệt hại ở các mỏ than của Pháp trong Thế chiến I. Sachsen: bang miền Đông nước Đức, thủ phủ ở Dresden, trước Thế chiến I là một vương quốc của Đế chế Đức, sau đó là bang nằm trong Cộng hoà Đức, hiện giờ có lãnh thổ gần tương ứng với vương quốc ngày xưa. Salmuth: Hans Eberhard Kurt von Salmuth (1888-1962), Đại tướng cấp cao (1943) của Đức, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân B đánh Pháp (1939- 1941), Tư lệnh Quân đoàn XXX đánh Liên Xô (1941), sau đó làm Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Hai rồi Thứ Tư (1942-1943), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Mười Lăm trong trận Normandy, bị cách chức khi Đồng minh giải phóng Paris, nhận án tù 20 năm nhưng được giảm còn 12 năm (1951). Saint-Lô: thị trấn ở miền Tây Bắc nước Pháp, nằm trên sông Vire ở vùng Normandy, gần bờ biển Manche. Sauckel: Fritz Sauckel (1894-1946), Xứ uỷ Thüringen (1927), Bộ trưởng Đặc mệnh Toàn quyền Cơ quan Sử dụng Lao động (1942-1945), khai thác lao động nô lệ ở các lãnh thổ bị Đức chiếm đóng, bị Toà án Nuremberg xử tử hình. Schacht: Hjalmar Horace Greeley Schacht (1877-1970), Tiến sĩ Kinh tế (1899), tuy không phải là Đảng viên Quốc xã nhưng ủng hộ Hitler nhiệt tình và lập nhiều chương trình nhằm giải quyết nạn thất nghiệp và ổn định tiền tệ (1922-1923), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đức (1923-1930, 1933-1939), Bộ trưởng Kinh tế Đức (1934-1937) kiêm Đặc mệnh Toàn quyền Kinh tế Chiến tranh (1935-1937), Quốc vụ khanh (1939-1943). Ông bị Quốc xã kết án dính líu đến vụ ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, bị đưa vào trại tập trung, rồi được Đồng minh giải thoát. Ông được Toà án Nuremberg tha bổng, nhưng bị Toà án Bài trừ Quốc xã của Đức tuyên án 8 năm khổ sai, rồi được trả tự do (1948). Schellenberg: Walther Friedrich Schellenberg (1910-1952), Thiếu tướng S.S., Phó Giám đốc Cơ quan RSHA (1939-1942), thay thế Canaris làm Giám đốc Cục Quân báo (1944), sau Thế chiến II bị án 6 năm tù nhưng được trả tự do sớm (1951) vì lý do sức khoẻ. Scheubner-Richter: Ludwig Maximilian Erwin von Scheubner-Richter hoặc Max Scheubner-Richter (1884-1923): một trong những Đảng viên Quốc xã đầu tiên, trúng đạn qua đời trong vụ Bạo loạn Nhà hàng Bia. Schirach: Baldur Benedikt von Schirach (1907-1974), Lãnh đạo Đoàn Thanh niên Hitler (1931), Xứ uỷ kiêm Thủ hiến Thành phố Vienna, bị đưa ra xử trước Toà án Nuremberg, ngồi tù 1946-1966. Schlabrendorff: Fabian von Schlabrendorff (1907-1980), sĩ quan dưới quyền Tresckow, tham gia vào âm mưu ám sát Hitler, bị đưa ra Toà án Nhân dân xét xử nhưng máy bay Đồng minh ném bom trúng phiên toà, bị đưa vào trại tập trung rồi được quân Mỹ giải cứu. Schlegelberger: Louis Rudolph Franz Schlegelberger (1876-1970), Bộ trưởng Tư pháp Đức (1941-1942), bị Toà án Nuremberg xử tù chung thân nhưng được trả tự do năm 1950 vì già yếu. Schleicher: Tướng Kurt von Schleicher, Bộ trưởng Quốc phòng trong Nội các của Papen (1932), Thủ tướng Cộng hoà Đức (1932-1933) tiếp nối Papen trước khi Hitler lên thay thế, bị sát hại cùng vợ trong vụ Thanh trừng đẫm máu. Schmidt: Tiến sĩ Paul Schmidt (1923-1945), thông dịch viên của Bộ Ngoại giao Đức, thông dịch cho Hitler trong nhiều cuộc hội đàm quan trọng với nhân vật cao cấp nước ngoài. Schmitt: Kurt Paul Schmitt (1886-1950), Thiếu tướng S.S. (1935), Tổng Giám đốc Công ty Bảo hiểm Allianz (1921-1933), Bộ trưởng Kinh tế (1933- 1934), sau đó làm trong hội đồng quản trị của một số công ty tư nhân. Schoerner: Ferdinand Schörner (1892-1973): Thống chế (1944) của Đức, Tư lệnh Sư đoàn 6 Sơn cước đánh Liên Xô (1940), Tư lệnh Quân đoàn XXXX Thiết giáp (1943), Tư lệnh Tập đoàn quân A rồi Tập đoàn quân Nam Ukraine ở Liên Xô (1944), Tư lệnh Tập đoàn quân ở Tiệp Khắc (1945), được Hitler cử trong Tuyên cáo Chính trị làm Tư lệnh Lục quân, sau Thế chiến II bị Liên Xô tuyên án 25 năm khổ sai, khi được trả tự do (1955) trở về Tây Đức rồi bị toà án Tây Đức xét xử vì tội xử tử thuộc cấp sai phạm trong chiến tranh, bị án tù 4 năm 6 tháng, được trả tự do năm 1963. Schulenburg: Friedrich Werner von der Schulenburg (1875-1944), Đại sứ Đức ở Liên Xô (1934-1941), bị buộc phải từ chức khi Đức đánh Liên Xô, tham gia vụ ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, được chỉ định là Ngoại trưởng nếu thành công, bị Mật vụ xử tử. Schuschnigg: Kurt Schuschnigg (1897-1977), Thủ tướng Áo (1934- 1938), bị Đức Quốc xã cầm tù khi Đức sáp nhập Áo, được Quân đội Mỹ giải cứu năm 1945. Schwarz: Franz Xavier Schwarz (1875-1947): Thủ quỹ của Đảng Quốc xã, Đại tướng cấp cao S.S.. S.D. (Sicherheitsdienst, có nghĩa “Cơ quan An ninh”): cơ quan tình báo của S.S., được thành lập năm 1931 dưới quyền Heydrich, sau 1939 thuộc cơ quan RSHA, từ năm 1944 nắm luôn Quân báo. Sedan: thị trấn ở Đông Nam nước Pháp, trong vùng Ardennes, bên bờ sông Meuse, gần biên giới Pháp-Bỉ. Seeckt: Hans von Seeckt (1866-1936), Đại tướng của Đức, sau Thế chiến I có nhiệm vụ tổ chức lại Quân đội Đức theo hạn chế của Hoà ước Versailles và đứng đầu Quân đội mới này với chức vụ tương đương Tổng Tham mưu trưởng Quân lực (1920-1926), bí mật nhờ Liên Xô tạo điều kiện chế tạo vũ khí trên đất Liên Xô, đại biểu Nghị viện (1930-1932). Seisser: Đại tá Hans von Seisser, Chỉ huy trưởng cảnh sát bang Bavaria, là một trong tam đầu chế lãnh đạo Bavaria khi vụ “Bạo loạn Nhà hàng Bia” xảy ra. Seyss-Inquart: Arthur Seyß-Inquart (1892-1946), Thủ tướng Áo (1938), Đại tướng S.S., tiếp tục điều hành nước Áo sau khi Áo bị sáp nhập vào Đức (1938), Quốc vụ khanh của Đức (1939), Phó Toàn quyền Ba Lan, Cao uỷ Hà Lan (1940), Ngoại trưởng Đức thay thế Ribbentrop (1945), bị Toà án Nuremberg xử tử hình. Silesia: vùng đất nằm dọc trung lưu và thượng lưu sông Oder và dãy núi Sudetes, khi xưa thuộc Đế chế Đức, sau Thế chiến I bị các nước Ba Lan, Tiệp Khắc và Đức tranh chấp, phần bên Đức được chia thành Thượng Silesia và Hạ Silesia. Hiện giờ vùng đất này bao gồm miền Tây Nam Ba Lan, một phần Cộng hoà Séc cùng các bang Brandenburg và Saxony ở miền Đông nước Đức. Simon: John Allsebrook Simon (1873-1954), Bộ trưởng Ngoại giao Anh (1931-1935), Bộ trưởng Nội vụ (1935-1937), Bộ trưởng Tài chính (1937- 1940). Sir: trong sách này là từ xưng hô đặt trước tên người được Hoàng gia Anh phong tước vị Hiệp sĩ. Six: Tiến sĩ Franz Alfred Six (1909-1975), Thiếu tướng S.S. (1945), đứng đầu Phòng VII của RSHA, bị Toà án Nuremberg xử 20 năm tù (1948), được giảm án còn 15 năm (1951). Skagerrak: eo biển nằm giữa bờ biển miền Nam của Na Uy và bờ biển miền Nam của Đan Mạch. Slav: các dân tộc phân bố ở Đông Âu và Trung Âu, bán đảo Balkans, và qua dãy núi phía châu Á. Nhánh phía Đông gồm những dân tộc Nga, Belarus, Ukraine, nhánh miền Tây gồm những dân tộc Ba Lan, Séc, Slovak, và nhánh phía Nam gồm những dân tộc Slovenia, Serb-Croatia, Macedonia, và Bulgaria. Hitler xem các dân tộc Slav là ở mức hạ đẳng so với dân tộc Đức. Slovakia: từ đầu thế kỷ X là một phần của Hungary, được nhập vào Bohemia và Moravia thuộc Tiệp Khắc (1918), tuyên bố ly khai khỏi Tiệp Khắc (1939), hiện nay là một nước độc lập. Skorzeny: Otto Skorzeny (1908-1975), Trung tá Waffen-S.S., chiến đấu trên chiến trường Liên Xô (1941-1942), được Hitler cử làm chỉ huy chiến dịch giải cứu Mussolini (1943), chỉ huy đặc công đi bắt cóc Tổng thống Nam Tư Tito nhưng thất bại (1944), chỉ huy đội quân giả dạng binh sĩ Mỹ xâm nhập vùng hành quân của Mỹ để gây rối loạn (1944), sau chiến tranh bị Toà án Quân sự Dachau xét xử như tội nhân chiến tranh, được tha bổng nhưng chưa được thả ngay, rồi trốn thoát khỏi trại giam (1948). Smolensk: thành phố ở vùng Trung Tây nước Nga, nằm bên bờ sông Dniepr (gần biên giới Nga – Belarus hiện nay), là giao điểm của các tuyến đường quan trọng và được xem là thành trì che chắn Moscow, vì thế khi xâm lăng Nga, quân đội Vua Charles XII của Thuỵ Điển, Hoàng đế Napoléon và sau này là của Hitler đều đi qua thành phố này. Spartakist (tiếng Đức: Spartakusbund): nhóm có khuynh hướng chủ nghĩa xã hội do Rosa Luxemburg và Karl Liebknecht thành lập vào năm 1916. Trong Thế chiến I, nhóm này là cánh tả của Đảng Dân chủ Xã hội. Tên của nhóm là do Liebknecht lấy bút hiệu “Spartacus” (tên của một nô lệ cầm đầu phong trào nổi dậy chống triều đình La Mã) để viết báo. Speer: Albert Speer (1905-1981), được xem là “kiến trúc sư đầu tiên của Đức Quốc xã”, thiết kế nhiều công trình kiến trúc độc đáo như Phủ Thủ tướng mới (1939), Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang (1942), góp công trong việc chấn chỉnh ngành công nghiệp sản xuất của Đức, ngay sau khi chiến tranh chấm dứt được tự do di chuyển, diễn thuyết…, nhưng bị Toà án Nuremberg truy tố và tuyên 20 năm tù vì việc sử dụng lao động nô lệ, mãn hạn tù năm 1966. Speidel: Hans Speidel (1897-1984), Trung tướng (1945) của Đức Quốc xã, Tham mưu trưởng Tập đoàn quân B dưới quyền Rommel và Kluge (1944), liên can vào vụ ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944 nhưng vì Toà Danh dự gồm Rundstedt, Guderian, và Keitel không tước quân tịch nên không bị đưa ra xét xử, là người duy nhất trong nhóm chủ mưu không bị sát hại hoặc tự tử, sau chiến tranh làm Đại tướng của Cộng hoà Liên bang Đức trong khối NATO, Tư lệnh lực lượng trên bộ của NATO ở châu Âu (1957- 1963). Sperrle: Hugo Sperrle (1885-1953), Thống chế (1940) của Không quân Đức, Tư lệnh Đại Quân đoàn Số 3 Không quân đóng trên đất Pháp để đánh phá Anh, bị đưa ra Toà án Nuremberg nhưng được tha bổng. Sponeck: Hans Graf von Sponeck (1888-1944), Trung tướng (1940) của Đức, Tư lệnh Quân đoàn 42 đánh Liên Xô, bị đưa ra toà án quân sự (1942) vì tự ý ra lệnh rút quân, bị án tử hình nhưng Hitler giảm còn 6 năm tù, bị tử hình sau âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944 tuy không can dự. Sportpalast: cung thể thao có mái che với sức chứa 10.000 người ở phía Tây Berlin, xây năm 1910 cho các môn trượt băng, quyền Anh…, cũng là nơi diễn ra triển lãm, mít tinh…, bị phá huỷ năm 1973. S.S. (viết tắt từ tên Đức Schutzstaffel, có nghĩa “đội phòng vệ”): tổ chức quân sự của Đảng Quốc xã, mặc đồng phục màu đen nên còn được gọi là “Áo Đen” để phân biệt với lực lượng S.A. là “Áo Nâu”, khởi đầu là đội cận vệ cho cấp lãnh đạo Quốc xã, chỉ khi được đặt dưới quyền chỉ huy của Himmler (1929-1945) mới lớn mạnh, có hệ thống quân hàm tương tự như trong Quân đội Đức nhưng với tên gọi khác, có đồng phục và quân phù riêng. Trong Thế chiến II, S.S. là “nhà nước trong một nhà nước”, có cơ cấu như sau: Thủ lĩnh: Heinrich Himmler (1929-1945). Thủ lĩnh S.S. và Cảnh sát: chỉ huy những đơn vị S.S. khác nhau trên một vùng rộng, tương tự như Xứ uỷ của Đảng Quốc xã. Tổng hành dinh S.S.: được chia ra thành 12 cơ quan điều hành mọi hoạt động của S.S., như Cơ quan Trung ương An ninh Đế chế (RSHA), Cục Kinh tế và Hành chính (WVHA) dưới quyền của Cục Kinh tế và Hành chính. Thủ lĩnh Danh dự S.S.: phong cho cấp lãnh đạo chính quyền, như Bormann, Henlein, Ribbentrop, Weizsaecker… Theo chiều ngang, S.S. được chia ra thành từng bộ phận chuyên biệt, như: S.S. Tổng quát (Allgemeine S.S.). S.S. Kỵ binh (Reiter-S.S.). Đầu Tử thần (Totenkoptverbande, gọi tắt S.S.-TV), ban đầu gồm những đơn vị cấp trung đoàn phụ trách các trại tập trung đến năm 1944 gồm có 3 sư đoàn, các trại tập trung được giao lại cho WVHA. Đội Đặc nhiệm (Einsatzgruppen), gồm 4 đội A, B, C và D. S.S. Vũ trang (Waffen-S.S.): do Heinrich Himmler làm Tư lệnh. Cảnh sát Trật tự (Ordnungspolizei, gọi tắt Orpo): quy tụ cảnh sát các cấp Trung ương và địa phương, Cảnh sát Đường sắt, Cảnh sát Đường thuỷ, bảo vệ tại các cơ quan… Toà án Nuremberg tuyên Lực lượng S.S. (ngoại trừ S.S. Kỵ binh) phạm tội ác chiến tranh. Stahlhelm: Lực lượng Tự do có số lượng thành viên lớn nhất (500.000 người) vào đầu thời kỳ Quốc xã, lực lượng này theo chủ nghĩa quốc gia và chống chế độ Cộng hoà, gia nhập Nội các Hitler năm 1933 nhưng bị Hitler giải tán năm 1935. Stalin: Joseph Vissarionovich Stalin (1879-1953), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô (1922-1953), kiêm nhiệm Thủ tướng (1941-1953). Stalingrad: thành phố miền Tây Nam nước Nga, nằm bên bờ sông Volga, được nối với sông Don qua Kênh Volga-Don, vì thế có vị trí chiến lược là nút giao thông đường thuỷ quan trọng, hiện giờ có tên là Volvograd. Stauffenberg: Claus Philipp Maria Graf Schenk von Stauffenberg (1907-1944) nhà quý tộc, Đại tá Tham mưu trưởng Dân quân (1944), đảm nhiệm việc ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, bị Fromm ra lệnh xử bắn. Steiner: Felix Martin Julius Steiner (1896-1966), Đại tướng Waffen-S.S. (1943), được Hitler ra lệnh phản công quân Nga ở Berlin (1945) nhưng không có lực lượng để thi hành, bị bắt làm tù binh cho đến năm 1948 mới được trả tự do. Stieff: Helmuth Stieff (1901-1944), Đại tướng Đức, Cục trưởng Tổ chức Bộ Tư lệnh Lục quân (1942), tham gia vào vụ ám sát hụt Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, bị Toà án Nhân dân xử tử hình. Strasser: Gregor Strasser (1892-1934), cựu Trung uý, một trong những nhà lãnh đạo đầu tiên của Đảng Quốc xã, thành lập lực lượng S.A., tham dự cuộc Bạo loạn Nhà hàng Bia, thành lập mạng lưới cơ sở Quốc xã ở miền Bắc Đức, bị sát hại trong vụ Thanh trừng đẫm máu. Strauss: Adolf Strauss (1879-1973), Đại tướng cấp cao của Đức, Tư lệnh Quân đoàn II đánh Ba Lan (1939-1940), Tư lệnh Đại Quân đoàn Thứ Chín đánh Liên Xô (1941) và phía Tây (1942). Streicher: Julius Streicher (1885-1946): chủ bút tờ báo của Quốc xã Der Stürmer bài Do Thái, tham gia vụ Bạo loạn Nhà hàng Bia, Xứ uỷ Franconia trong bang Bavaria, Đảng uỷ Nuremberg (1933). Bị Toà án Nuremberg xử tử hình nhưng bản án gây tranh cãi vì liên quan đến sự xâm phạm quyền tự do ngôn luận và báo chí. Stresemann: Gustav Stresemann (1878-1929), Chủ tịch Đảng Nhân dân Đức, Thủ tướng Đức (1923), Bộ trưởng Ngoại giao (1923- 1929), có chính sách hoà giải với Đồng minh và đưa Đức gia nhập Hội Quốc liên. Do nỗ lực ngoại giao kiến tạo hoà bình, ông được giải Nobel về Hoà bình năm 1926 cùng với Bộ trưởng Ngoại giao Aristide Briand của Pháp. Stroop: Jürgen Stroop (1895-1952), Trung tướng S.S., Thủ lĩnh S.S. và Cảnh sát và Warsaw, Ba Lan (1943), sau Thế chiến II bị Ba Lan xử tử hình. Stuelpnagel: Karl-Heinrich von Stülpnagel (1886-1944), Đại tướng Lục quân Đức (1939), Chỉ huy ban Quân quản Pháp (1942), tham gia âm mưu ám sát Hitler ngày 20 tháng 7 năm 1944, bị Mật vụ bắt và Toà án Nhân dân xử tử hình. Sudetenland: vùng đất gồm Bohemia và Moravia và một phần Silesia xung quanh dãy núi Sudeten, có phần lớn người gốc Đức (gọi là người Đức Sudeten) cư ngụ, vào thời gian 1918-1938 thuộc về Tiệp Khắc, được Hiệp ước Munich quy định giao cho Đức, sau năm 1945 được trả về Tiệp Khắc, hiện nay là miền Tây, một phần miền Bắc và một phần miền Nam của Cộng hoà Séc. Sư đoàn: xem Đơn vị lục quân. Sư đoàn không quân: xem Đơn vị không quân. Taylor: Maxwell Davenport Taylor (1901-1987), Đại tướng của Mỹ, là vị tướng đầu tiên của Đồng minh đổ bộ lên Normandy khi chỉ huy Sư đoàn Không vận 101. Sau này là Tư lệnh quân Mỹ và Liên hiệp quốc trong Chiến tranh Triều Tiên (1953), Tổng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ (1962-1964) và Đại sứ Mỹ tại Nam Việt Nam (1964-1965). Tàu khu trục: loại tàu nhỏ, có vận tốc cao, thường được dùng để chống trả tàu phóng ngư lôi, tàu ngầm. Tàu thiết giáp: loại tàu chiến hạng nặng nhất, có lớp thép dày để bảo vệ, và có đại bác rất to, vì nặng nề nên tốc độ chậm hơn các loại tàu khác. Những tàu thiết giáp nổi tiếng kể trong sách này là Bismarck của Đức (trọng lượng nước rẽ hơn 50.000 tấn, đại bác nòng 380 mm), Tirpitz của Đức (hơn 42.000 tấn, đại bác 380 mm), Hood của Anh (gần 50.000 tấn, đại bác 380 mm), và Prince of Wales của Anh (trên 40.000 tấn, đại bác 370 mm). Tàu thiết giáp bỏ túi: loại tàu thiết giáp của Đức có trọng tải giảm bớt nhằm tuân thủ hạn chế 10.000 tấn của Hoà ước Versailles nhưng có đại bác khá to (khoảng 280 mm). Từ “bỏ túi” dễ gây hiểu lầm là loại tàu nhỏ, chẳng hạn chiếc thiết giáp bỏ túi Deutschland (tên mới là Lützow) có trọng lượng nước rẽ đến 16.200 tấn, vẫn còn nặng hơn loại tàu tuần dương hạng nặng.