🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sự Hiện Diện Của Thành Viên Tam Điểm Tại Việt Nam - Trần Thu Dung
Ebooks
Nhóm Zalo
SỰ HIỆN DIỆN CỦA THÀNH VIÊN TAM ĐIỂM TẠI VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN HỘI NHÀ VĂN
65 Nguyễn Du - Hà Nội
Tel & Fax: 024.38222135
E-mail: [email protected]
http://nxbhoinhavan.com
Chi nhánh miền Nam
371/16 Hai Bà Trưng - Q3 - TP.HCM
Tel & Fax: 028.38297915
Email: [email protected]
Chi nhánh miền Trung và Tây Nguyên
42 Trần Phú - TP. Đà Nẵng
Tel: 0236.3849516
Email: [email protected] Chi nhánh miền Tây Nam Bộ
314C Hoàng Lam - TP. Bến Tre
Tel: 0275.3812736 - 016.998.083.86
Email: [email protected]
Chịu trách nhiệm xuất bản
Giám đốc - Tổng biên tập
NGUYỄN QUANG THIỀU
Biên tập: Tạ Viết Đãng
Sửa bản in: Quán Thị
Thiết kế bìa: Phạm Ngọc Điệp
Trình bày: Minh Thái
In 3.000 bản, khổ 16 x 24 cm, tại Công ty TNHH MTV in Tiến Bộ.
Địa chỉ: 175 Nguyễn Thái Học, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Số ĐKXB: 4842 - 2019/CXBIPH/35 - 175/HNV.
Quyết định xuất bản số: 2036/QĐ - NXBHNV cấp ngày 27 tháng 11 năm 2019.
ISBN: 978-604-9886-43-0. In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2020.
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH OMEGA VIỆT NAM (OMEGA PLUS) VP HN: Tầng 3, Tòa nhà Dream Center Home, số 11A, ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng, P. Thanh Xuân Trung, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (024) 3233 6043
VP TP. HCM: 138C Nguyễn Đình Chiểu, phường 6, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 38220 334 | Ext: 120
Website: www.omegaplus.vn
Lời ngỏ
C
ó thể nói, cho đến tận ngày nay, hội Tam Điểm dường như vẫn còn là một ẩn số lớn với thế giới. Xuất phát từ hình thức sinh hoạt đặc thù của một hội kín với thành
phần tham gia hạn chế ở một số tầng lớp nhất định như giới chính trị, quý tộc, trí thức cao cấp,… những thông tin hoặc tài liệu liên quan đến Tam Điểm vẫn chứa nhiều nghi vấn mà đôi khi không thể kiểm chứng hay làm sáng tỏ được. Mặc dù vậy, thông qua những lần hé mở về hoạt động của các thành viên Tam Điểm cũng như việc công khai phần nào những hoạt động của tổ chức này trong khoảng thời gian gần đây, người ta dần khám phá ra được quy mô, sự phổ biến và thịnh hành của hội kín này trong những giai đoạn lịch sử khác nhau, đặc biệt là vào khoảng thế kỷ XVIII - XIX ở các quốc gia phương Tây.
Tại Việt Nam, giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đã chứng kiến những bước ngoặt to lớn trong lịch sử quốc gia. Với thất bại của triều đình nhà Nguyễn trong việc bảo vệ chủ quyền và độc lập dân tộc trước sự xâm lược của người Pháp, chế độ thực dân được áp đặt trên toàn cõi Việt Nam với sự phân chia thành xứ thuộc địa Nam kỳ và hai xứ bảo hộ Bắc và Trung kỳ. Cùng với quá trình này, hội Tam Điểm đã theo bước chân của những nhà cai trị người Pháp du nhập và tồn tại trong suốt một khoảng thời gian dài tại Việt Nam thời thuộc địa. Tuy nhiên, như đã đề cập, với hình thức của một hội kín, những hoạt động, thành phần tham gia của Tam Điểm tại Việt Nam cũng trở thành một ẩn số chưa có giải đáp cụ thể tương tự như các hội Tam Điểm khác trên thế giới.
Tìm hiểu về sự có mặt và hoạt động của hội Tam Điểm tại Việt Nam trong lịch sử chính là chủ đề xuyên suốt cuốn sách Sự hiện
diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam. Sau một quá trình tìm tòi, nghiên cứu từ những kho tư liệu, sách báo liên quan đến Tam Điểm còn lưu giữ được tại một số quốc gia, đặc biệt là Pháp, quốc gia có liên hệ trực tiếp với Việt Nam trong quá khứ, cùng những cuộc trao đổi gặp gỡ trực tiếp với hậu duệ của các thành viên Tam Điểm Việt Nam, tác giả Trần Thu Dung đã khái quát và trình bày những vấn đề liên quan đến hoạt động của hội Tam Điểm tại Việt Nam chủ yếu dưới thời Pháp thuộc và giai đoạn 1954-1975 khi người Mỹ hiện diện tại miền Nam Việt Nam. Bên cạnh đó, cuốn sách còn nêu bật lên vai trò và đóng góp trên phương diện văn hóa của các thành viên Tam Điểm người Việt xuất thân từ tầng lớp trí thức Tây học chịu ảnh hưởng của Pháp như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Huy Lục,…
Một phần quan trọng khác được đề cập đến trong Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam là sự hình thành của các tôn giáo bản địa tại Nam kỳ như Cao Đài, Hòa Hảo,… Thông qua những đối chiếu, suy luận, tác giả đặt ra những giả thuyết và chứng minh phần nào về sự liên hệ mật thiết giữa Tam Điểm và đạo Cao Đài trong suốt quá trình hình thành và phát triển của tôn giáo này.
Tuy nhiên, cũng bởi mang tính chất và đặc trưng của một hội kín, cho đến hiện nay, việc làm sáng tỏ những thông tin, tư liệu liên quan đến hoạt động, quy mô và tổ chức Tam Điểm tại Việt Nam vẫn là một điều khó khăn. Đồng thời, bởi những biến cố liên tiếp xảy ra trong ngót nghét trăm năm kể từ khi thực dân Pháp hoàn tất việc đặt nền móng đô hộ tại Việt Nam cho đến khi chiến tranh hoàn toàn chấm dứt vào tháng 4 năm 1975, những thông tin liên quan đến Tam Điểm lại càng trở nên ẩn khuất và hiếm hoi. Gần như chỉ duy nhất một lần, dư luận Việt Nam thời Pháp thuộc ghi nhận được hoạt động công khai của hội Tam Điểm, trong đám tang của Nguyễn Văn Vĩnh vào tháng 5 năm 1936 tổ chức tại trụ sở hội Tam Điểm “Huynh đệ Bắc kỳ” phố Gambetta (nay là Trần Hưng Đạo), Hà Nội. Kể từ đó cho đến mãi về sau này, gần như không có bất kỳ một hoạt động nào khác
của các thành viên Tam Điểm tại Việt Nam được ghi nhận một cách trực tiếp và công khai. Tổ chức này lại tiếp tục ẩn khuất trong khoảng tối của lịch sử.
Cuốn sách Sự hiện diện của thành viên Tam Điểm tại Việt Nam vẫn chưa phải là một công trình nghiên cứu thật sự hoàn chỉnh, tất cả chỉ dừng ở mức khai phá, hệ thống và trình bày lại vấn đề cũng như nguồn tư liệu mà cá nhân tác giả đã kỳ công sưu tập được từ nhiều nơi kèm theo đó là những lập luận, nhận định dưới góc nhìn chủ quan. Với vai trò của đơn vị xuất bản, chúng tôi mong nhận được những ý kiến phản biện và góp ý từ phía người đọc để việc tu chỉnh được thực hiện kịp thời, giúp cuốn sách được hoàn thiện hơn trong những lần tái bản sắp tới.
CÔNG TY CỔ PHẦN SÁCH OMEGA VIỆT NAM
Lời giới thiệu
Hội Tam Điểm ở Việt Nam - Một ẩn khuất lịch sử
H
ội Tam Điểm ở Việt Nam nằm đúng vào vòng xoáy của lịch sử. Vì những lý do liên quan đến một số nhân vật quan trọng của nhà nước sau khi nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa được thành lập (1945); thêm một số lý do khác thuộc về khác biệt tôn giáo và văn hóa; và thêm nữa, một số điều nghi ngại vô căn cứ - hội Tam Điểm gần như bị xóa sổ trong ký ức cộng đồng - ngay trong giới nghiên cứu, trí thức.
Công trình của Tiến sĩ Trần Thu Dung đã đưa ra ánh sáng một sự thật lịch sử rất quan trọng. Vấn đề hội Tam Điểm với các thành viên đầu tiên của nó bộc lộ những sinh hoạt chính trị, tư tưởng của tầng lớp tinh hoa trong xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Nó cho thấy một phần của sự hợp tác cũng như đối kháng luôn song hành giữa nước Việt Nam thuộc địa với chính quyền thực dân. Một khía cạnh vô cùng quan trọng và cực kỳ thú vị nữa mà công trình nghiên cứu này đem lại: những tư liệu vô cùng quý giá về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo rất đặc biệt, có thể nói là “có một không hai”, không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Trong đó, có sự ra đời và những bước thăng trầm của một tôn giáo mới nảy mầm do hoàn cảnh lịch sử mà khi hưng thịnh có đến hai triệu tín đồ.
Công trình này cũng đóng góp rất quan trọng vào việc nghiên cứu tiểu sử của một số nhân sĩ có ảnh hưởng rất lớn đến lịch sử Việt Nam hiện đại.
Lê Anh Hoài (nhà văn, nhà báo)
Dẫn nhập
T
hánh Gióng là một anh hùng trong truyền thuyết của Việt Nam được phong thánh sau khi đánh dẹp giặc ngoại xâm. Thánh Gióng không chỉ là biểu tượng thuần túy
cho tinh thần anh hùng chống giặc ngoại xâm của dân tộc như bao nhiêu truyền thuyết trên thế giới mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa lớn lao khác. Gióng là một đứa trẻ câm, không biết nói, không biết đi, chỉ biết nằm, bỗng nhiên biết nói và vụt lớn lên khi nghe tiếng loa gọi tìm người tài ra cứu nước. Gióng là người bất lực trong hòa bình, nhưng có tài trong chiến trận. Thiên tài của Gióng được phát huy khi giặc ngoại xâm đến. Hình ảnh Thánh Gióng bỗng vụt dậy, mang ý nghĩa tượng trưng rất lớn. Sự im lặng của Gióng biểu trưng cho hình ảnh dân tộc Việt Nam hiền lành, biết nhẫn nhịn và yêu hòa bình. Hãy để chúng tôi nằm yên, đừng động đến chúng tôi. Chúng tôi là một dân tộc khao khát và yêu chuộng hòa bình. Việt Nam, đất nước nhỏ bé nằm cạnh một nước Trung Quốc hùng mạnh, luôn luôn bị nhòm ngó, hăm he thôn tính, muốn biến Việt Nam cùng các nước nhỏ bé xung quanh thành chư hầu. Việt Nam đã bao lần bị giặc phương Bắc tràn xuống, và cả nghìn năm bị Trung Hoa đô hộ, gần nghìn năm triều cống và phải cử sứ giả sang thương thuyết hòa bình. Khát vọng hòa bình độc lập là khát vọng được nuôi từ nghìn đời của dân tộc Việt Nam. Gióng tượng trưng cho đất nước Việt Nam chịu nhẫn nhịn từ bao nhiêu năm vì một sự hòa bình yên ổn của muôn dân. Nhưng con giun xéo mãi cũng quằn. Sự im lặng của Gióng đã đến lúc cần phải chấm dứt, và con người bất động cần phải vùng lên. Tiếng loa tìm hiền tài cứu nước, chính là tiếng gọi chung đối với những người ái quốc. Sự câm lặng của Gióng vừa thể hiện khát khao hòa bình với các nước láng giềng, vừa nói lên sự thức tỉnh. Đến người câm như Gióng cũng không thể chịu để cho kẻ nào xâm lăng đất nước.
Đứng lên! Phải đứng dậy! Người ta lớn vì ta quỳ xuống, im lặng là chết, nên Gióng đã thức tỉnh. Đã đến lúc, những người im lặng mãi phải lên tiếng. Gióng bỗng nhiên cất tiếng nói và đòi xung trận. Tổ quốc lâm nguy, nhún nhường mãi không được.
Hình ảnh Gióng lớn vụt lên, biết nói, tượng trưng cho sức mạnh tinh thần bùng nổ, thức tỉnh. Giống như văn chương thời Phục hưng bên châu Âu, nhiều nhân vật khổng lồ về mọi phương diện bỗng xuất hiện. Gargantua của Rabelais với tầm vóc to lớn vĩ đại, vừa mới sinh ra Gargantua đã có cơn khát khủng khiếp. Sau này Gargantua đã chiến thắng kẻ thù xâm lăng để bảo vệ đất nước. Gióng là biểu tượng khát khao hòa bình của dân tộc Việt Nam, một dân tộc không muốn chiến tranh và chỉ muốn bình yên. Nằm yên không có nghĩa là chịu nhục. Gióng nằm yên vì Gióng vốn khát vọng hòa bình. Nhưng kẻ xâm lược nhầm tưởng dân tộc Gióng nhu nhược, câm điếc. Sự im lặng biểu trưng cho những con người hiền lành chất phác, không muốn gây chiến. Gióng bỗng lớn lên thành Phù Đổng. Gióng được dân làng chăm lo cho ăn nên lớn nhanh như thổi. Đấy chính là sức mạnh và lòng yêu nước toàn dân đã bùng nổ khi không thể lặng yên nhìn giặc ngoại xâm đang giày xéo quê hương. Chiến thắng của Gióng cũng là bài học để mọi kẻ thù xâm lược biết rõ sức mạnh tiềm ẩn bên trong những người dân hiền lành. Sức mạnh đó xuất phát từ lòng yêu nước đã ngấm từ lâu trong cơ thể Gióng. Tinh thần yêu nước đã thức tỉnh chú Gióng câm lặng. Hình ảnh Gióng ba tuổi câm, chỉ nằm, cũng chính là hình ảnh tượng trưng cho nhận thức ấu trĩ về sự ngây thơ trong tư tưởng của những người chủ trương bất phản kháng. Yêu nước, phải đấu tranh và phải bảo vệ cái mình yêu. Im lặng bất phản kháng và chấp nhận sự giày xéo là tự biến mình thành kẻ hèn yếu. Gióng hết ngây thơ, Gióng thức tỉnh và Gióng đã chiến đấu vì quê hương của mình.
Hết chiến tranh, Gióng lặng lẽ ra đi, đó chính là dấu hiệu để kẻ xâm lăng biết là đất nước tôi chỉ khát vọng hòa bình. Cũng như Lê Lợi sau khi chiến thắng đã mang gươm ra hồ để trả thần Kim
Quy, việc trả gươm chính là hành động để báo cho kẻ thù biết đất nước tôi chỉ mong bình an sinh sống, nhưng kẻ nào động đến, tôi sẽ lại cầm gươm bảo vệ đất nước.
Trong thời kỳ Pháp thuộc, những trí thức Việt Nam như Thánh Gióng, đã tỉnh dậy và khát khao giành độc lập. Tinh thần yêu nước của hầu hết trí thức Việt Nam đã bừng tỉnh, họ tụ nhau để tìm con đường đòi lại độc lập dân tộc. Con đường cứu nước của nhiều trí thức rất khác nhau, nhưng đại đa số đều xuất phát từ lòng ái quốc. Lòng ái quốc được thể hiện đa dạng và phong phú hơn bao giờ hết ở thời kỳ đất nước Việt Nam bị Pháp đô hộ.
Tham gia hội Tam Điểm cũng là một hình thức đấu tranh nhân quyền của trí thức Việt Nam thời kỳ này. Một con đường đấu tranh khôn khéo, để lôi kéo những người bạn Pháp dân chủ tiến bộ, chân chính ủng hộ trong việc đòi độc lập và bình đẳng dân chủ. Hội Tam Điểm ở Việt Nam hầu như ít người biết đến. Lần theo dấu vết Tam Điểm ở Việt Nam, cuốn sách này giúp chúng ta hiểu được con đường đấu tranh khôn khéo của ông cha ta thời Pháp thuộc và hiểu rõ thêm về hội Tam Điểm. Ông cha chúng ta đã tương kế tựu kế để chống thực dân Pháp. Mục đích cuốn sách này cũng nhằm để nhìn lại một con đường đấu tranh bài trừ thực dân của tiền nhân. Thỏa hiệp không đồng nghĩa với chấp nhận, đầu hàng và không yêu nước. Gióng nằm yên không đồng nghĩa là Gióng không yêu nước. Hoàn cảnh không cho phép và sức yếu buộc một số người đã phải tìm con đường đi sâu vào lòng địch để cứu dân bằng cách giáo dục dân trí, âm thầm nuôi tư tưởng dân chủ tự do và đòi tự trị bằng con đường bất bạo động.
Tam Điểm là một hội kín huyền bí gần như xa lạ đối với quần chúng, nhưng hầu hết các thành viên xuất sắc của hội nắm giữ các cương vị chủ chốt trong chính quyền ở nhiều quốc gia, đặc biệt là Mỹ, Anh và Pháp. Hội Tam Điểm luôn gắn chặt với sự phát triển văn hóa, kinh tế, chính trị của Mỹ và các nước châu Âu. Hội đã góp phần quan trọng và thiết yếu trong việc thành lập một nước Cộng hòa Pháp với khẩu hiệu “Tự do - Bình đẳng -
Bác ái” và nước Mỹ luôn tự cho họ là đất nước đang xây dựng một “trật tự thế giới mới”. Quá trình đi xâm chiếm và khai phá thuộc địa kéo theo sự hiện diện của các thành viên Tam Điểm trên thế giới. Việt Nam bị Pháp đô hộ gần một thế kỷ và hơn hai mươi năm sau đó lại có sự tham gia của Mỹ ở miền Nam, việc có mặt của hội Tam Điểm tại Việt Nam là chuyện dễ hiểu trong giai đoạn này. Các thành viên của hội Tam Điểm đã xuất hiện ở Việt Nam trong vai trò của những người đi khai hóa văn minh trong thời kỳ thuộc địa Pháp như Auguste Pavie, Chasseloup Laubat, Albert Sarraut,... Nghiên cứu về hội Tam Điểm sẽ giúp hiểu sâu hơn vấn đề thuộc địa Đông Dương và sự có mặt của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Qua đó, chúng ta sẽ thấy một phần sự thật bị che khuất trong giai đoạn lịch sử hào hùng chống ngoại xâm của dân tộc và những chiến thắng đầy thông minh và khôn khéo của người Việt trước những thế lực mạnh trên thế giới.
* * *
Cuốn sách này đề cập chủ yếu đến hội Tam Điểm Pháp, và một phần hội Tam Điểm Mỹ, hai quốc gia có nhiều mối liên quan đến Việt Nam. Đặc biệt là hội Tam Điểm Pháp, bởi nước Pháp gắn chặt với quá trình cai trị thuộc địa Đông Dương, nhiều thành viên của hội Tam Điểm lại là nòng cốt trong chính quyền thực dân, nên có thể nói sự có mặt của những thành viên Tam Điểm đã đóng vai trò nhất định trong sự bình định và khai hóa thuộc địa. Đó là lý do chúng tôi chủ yếu đề cập đến hội Tam Điểm của Pháp.
Cuốn sách có thể còn thiếu sót, do nhiều tư liệu bị đốt, hoặc bị tiêu hủy khi nước Pháp bị quân Đức chiếm đóng, và bởi tình hình chính trị ở Việt Nam có nhiều biến động qua các thời kỳ. Mặc dù Pháp đã rời bỏ Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ, Mỹ cũng phải rút quân hơn bốn mươi năm trước, nhưng nhiều gia đình tại Việt Nam vẫn ngại cung cấp thông tin, và né tránh nhắc đến ông cha họ vì sợ bị hiểu lầm.
Thời gian trôi qua, đại đa số những thành viên Tam Điểm đầu tiên đã về cõi tiên. Việc nhìn nhận vai trò của họ trong lịch sử Việt Nam lúc giao thời giữa hai nền văn hóa là điều cần thiết và cũng để xóa bỏ những hận thù, hiềm khích, hiểu nhầm do chiến tranh gây ra. Nhất là khi những thành viên Tam Điểm Việt Nam đầu tiên đã đóng góp rất lớn trong lĩnh vực văn hóa, văn học và đặc biệt cho công cuộc đòi lại chủ quyền, độc lập dân tộc mà triều đình nhà Nguyễn đã để rơi vào tay thực dân Pháp.
Chương I
Truyền thuyết và lịch sử
T
heo lịch sử do các thành viên Tam Điểm cung cấp, hội Tam Điểm có từ thời xây cất đền thờ Solomon1, thậm chí còn trước nữa, vì trong truyền thuyết và khảo cổ đều có
dấu ấn của Tam Điểm. Mặc dù vậy, thực chất, hội Tam Điểm phát sinh từ châu Âu chỉ hơn ba thế kỷ trước. Truyền thuyết La Mã và Hy Lạp là cái nôi của nền văn minh châu Âu. Tất cả đều dựa trên những hiểu biết ghi lại trong truyền thuyết và thần thoại của mỗi dân tộc, rồi cộng với hiện thực, họ huyền thoại hóa thêm lịch sử mới tiếp theo. Hội Tam Điểm mang tính chất huyền bí, nên nhiều chi tiết về nguồn gốc Tam Điểm cũng mang tính huyền thoại. Hội Tam Điểm xuất hiện ở châu Âu vào cuối thế kỷ XVII. Thời Trung cổ, giáo hội và nhà vua là hai thế lực mạnh nhất. Những người xây dựng đền đài cung điện, nhà thờ, luôn luôn được nhà vua và giáo hội ân sủng vì họ là những người tài giỏi, đóng vai trò kiến tạo nên những công trình kiến trúc hoành tráng. Các kiến trúc sư giỏi thường được vua và giáo hội cho phép hành nghề tự do. Họ thành lập những hội đoàn sinh hoạt riêng, lấy tên “những người tự do nghề nghiệp”. Họ cũng tham gia sinh hoạt của nhà thờ và còn được nhà vua mời tham dự các buổi yến tiệc. Do bí mật nghề nghiệp, ban đầu họ hội họp kín đáo, không công khai và chỉ gồm toàn những người hành nghề xây dựng, sau này được gọi là Tam Điểm thực hành để phân biệt với thành viên Tam Điểm xuất thân từ nghề nghiệp khác. Họ hội họp vì nhiều mục đích, trao đổi kiến thức bí mật và giúp đỡ nhau. Hơn nữa, vì hầu hết họ phải di chuyển sau những công trình lớn, nên việc tụ hội để chia sẻ và tương trợ là nhu cầu tất yếu. Sự tụ tập lập hội kín được vua và những người có thế lực cho phép vì lợi ích của triều đình. Những công trình
vĩ đại, những lâu đài nguy nga cần những khối óc thiên tài của những người Thợ cả với vai trò tương tự những kiến trúc sư và công trình sư ngày nay. Chính vì vậy, vua chúa đặc ân cho họ quyền tự do hội họp.
1 Còn được gọi là Đền thờ thứ Nhất, tọa lạc trên núi Zion hay Núi Đền tại Jérusalem thời cổ đại. Theo Kinh Thánh, ngôi đền này được xây dựng bởi vua Solomon nhằm lưu giữ hai phiến đá khắc Mười điều răn của Chúa Trời. Ngôi đền này bị vua Nebuchadnezzar II của Babylon phá hủy vào năm 537 TCN. Khu vực Núi Đền, còn tồn tại cho đến ngày nay, vẫn được coi là địa điểm thiêng liêng bậc nhất đối với người Do Thái trên khắp thế giới (Cước chú của biên tập viên, về sau viết tắt là BT. Các cước chú còn lại của tác giả).
Trong những buổi giải trí, sinh hoạt dần dần bắt đầu có sự tham gia của tầng lớp tăng lữ, quý tộc, thậm chí cả nhà vua. Nhờ thế lực và sức mạnh về tài chính do có sự tham gia của tầng lớp quý tộc, hội phát triển và mở rộng. Những thành phần không phải là những người trực tiếp điều khiển công trình như quý tộc, tăng lữ được gọi là những thành viên Tam Điểm lý thuyết (Franc maçons spéculatifs). Với sự có mặt của quý tộc và các thành viên hoàng gia như gia đình Napoléon, hội phát triển nhanh chóng và nắm giữ quyền lực trên mọi lĩnh vực. Nhưng chỉ đến đầu thế kỷ XVIII, các thành viên Tam Điểm khắp nơi mới tụ về Anh, lập hội đầu tiên, chính thức đặt tên là Đại đường Luân Đôn (Grande Loge de Londres). Đến năm 1723, các hội thống nhất cho công bố bản Hiến pháp chung cho Tam Điểm với mục tiêu để phục vụ nhân loại, và yêu cầu thành viên Tam Điểm phải là những người tốt, không bị chính quyền kết án, chân thật và tôn trọng tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân.
Họ có bổn phận liên kết tất cả các hội viên trên thế giới, không phân biệt tôn giáo, và tất cả hội viên, vì đều là huynh đệ, sẽ tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Để đạt được điều này, mỗi thành
viên Tam Điểm luôn phải tự hoàn thiện mình bằng phương pháp “suy tư”, giống như thiền của đạo Phật. Quá trình luôn luôn tiến hóa và không ngừng hoàn thiện. Và giống như đạo
Phật chính thống, thành viên Tam Điểm suy tư để hành động, để cải thiện xã hội đang tồn tại mà trong đó mỗi thành viên Tam Điểm như một mắt xích chính kết nối để xây dựng xã hội hoàn thiện. Họ phải luôn tự tìm hiểu, tự khám phá và trau dồi bản thân qua các dụng cụ xây dựng hàng ngày. Những dụng cụ tưởng tầm thường, đơn giản, thậm chí thô sơ như thước thợ bằng gỗ, dây dọi đã làm nên những công trình vĩ đại của nhân loại qua bao thế kỷ.
Hiện nay, hội Tam Điểm ở Anh và Pháp có ảnh hưởng lớn đối với các hội Tam Điểm tại các quốc gia khác trên thế giới. Một số hội ở các quốc gia tồn tại độc lập như Đức, Thụy Sĩ... Số lượng người theo Tam Điểm trên thế giới không đông, nhưng họ lại nằm trong bộ máy chủ chốt của chính quyền ở nhiều nước. Nhiều người nắm chức vụ quan trọng trong mọi lĩnh vực.
Nhiều Tổng thống Mỹ là thành viên của hội như Washington, Thomas Jefferson, Grant, Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt, G. Bush (cha) cũng như các Tổng thống Pháp François Mitterrand và Jacques Chirac… Nhiều Thủ tướng, Bộ trưởng trên thế giới như Winston Churchill, Allende, La Fayette, Mirabeau, Sieyès, gia đình Napoléon; nhiều nhà văn nổi tiếng như Voltaire, Montesquieu, Fichte, Rudyard Kipling, Mark Twain, Poushkin, Stendhal…; nhiều tài tử nổi tiếng như Clark Gable, John Wayne; phi hành gia Gordon Cooper; nhiều nhạc sĩ như Mozart, Haydn, Louis Amstrong, Rouget de Lisle cũng là thành viên Tam Điểm. Trong khoa học có Alexander Fleming, Laplace, Lumière - ông tổ ngành điện ảnh thế giới - tham gia hội. Tóm lại, hội thu hút được nhiều thành phần ưu tú trong xã hội. Những người ưu tú lại trở thành hạt nhân thu hút những người tài giỏi khác vây quanh quỹ đạo của họ. Sự lựa chọn kỹ lưỡng thành viên tốt vào hội, cộng thêm tinh thần huynh đệ cao, giải thích việc nhiều thành viên của hội tham gia nắm
chính quyền và đóng vai trò cao cấp, quan trọng trong cơ chế kinh tế và xã hội của quốc gia. Nhiều người nhầm lẫn và đồng hóa Tam Điểm với tôn giáo. Tam Điểm không phải tôn giáo. Các tín đồ tôn giáo chỉ theo tôn giáo của họ. Họ không thể cùng một lúc vừa là tín đồ Phật giáo vừa là Công giáo, đạo Hồi, đạo Tin Lành… Thành viên của hội Tam Điểm được quyền theo bất kỳ tôn giáo nào. Họ có thể là tín đồ Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Hồi giáo hay tôn giáo khác. Tam Điểm cũng không phải là một đảng phái. Thành viên Tam Điểm có thể sinh hoạt ở bất kỳ tổ chức chính trị nào mà họ thấy phù hợp. Tôn trọng sự nhận thức của mỗi cá nhân, thành viên Tam Điểm có mặt ở khắp các tổ chức chính trị khác nhau và theo các tôn giáo khác nhau. Song, vì là một hội kín mang tính chất huyền bí không mở rộng cửa như các đoàn thể khác nên nhiều người nghĩ nhầm hội Tam Điểm là một hình thức tôn giáo hay là một giáo phái. Theo sách vở và tài liệu về lịch sử hội Tam Điểm, hội có từ thuở khai thiên lập địa như các tôn giáo trên thế giới vì biểu tượng Con mắt có mặt trong một số tôn giáo khắp nơi từ Á đến Âu, cũng như Thiên Chúa giáo La Mã, các tôn giáo châu Âu, hay Phật giáo đều có truyền thuyết và sự tích giải thích việc hình thành của đạo. Cây có gốc, nước có nguồn. Thời kỳ đại đa số người không biết chữ, những câu chuyện được vẽ trên tường hoặc kính cửa sổ, trần nhà thờ nhằm để truyền lại sự tích và nguồn gốc của đạo. Riêng hội Tam Điểm, vì trong thực tế, chính thức ra đời khoảng thế kỷ XVII và XVIII ở châu Âu, và hội viên là những người xuất sắc, ban đầu, họ không cần vẽ tranh để miêu tả tích các chuyện trong nhà thờ của hội, tuy nhiên mỗi hình vẽ trang trí đều mang ý nghĩa tượng trưng cho huyền thoại về xuất xứ của Tam Điểm.
Giống như hầu hết những câu chuyện về nguồn gốc các tôn giáo ở châu Âu đều dựa theo truyền thuyết, thần thoại Hy Lạp và Lã Mã, Tam Điểm cũng dựa vào truyền thuyết, thần thoại xây dựng đền thờ Solomon. Tổ sư của hội là kiến trúc sư Hiram Abiff từ thời vua Solomon (Do Thái) khoảng 900 năm trước Công nguyên (TCN).
Ề
1. HUYỀN THOẠI HIRAM
Huyền thoại Hiram, kiến trúc sư xây đền thờ Solomon, có một số dị biệt, tuy nhiên về nội dung chính thì tương đồng. Tìm hiểu kỹ huyền thoại Hiram sẽ thấy rõ lý do đặt tên của nhiều hội Tam Điểm trên thế giới và mật khẩu giữa những thành viên Tam Điểm khi hoạn nạn.
Theo kinh Cựu Ước, Solomon là con của David và Bethsabée, vua Israel từ năm 970 đến năm 931 TCN. Ông nổi tiếng về sự thông thái và công bằng trong các cuộc phán xử. Ông cho xây đền thờ đầu tiên ở Jérusalem. Solomon được cha truyền ngôi khi còn trẻ. Ông luôn cầu nguyện Thượng đế cho mình một trái tim biết lắng nghe. Truyền thuyết về sự phán xử thông thái của ông được ghi lại nhiều trong Thánh thư. Một câu chuyện nổi tiếng kể lại hai người đàn bà sinh con cùng một lúc, chẳng may một đứa bé bị chết, và tranh nhau nhận đứa còn sống là con mình. Vua Solomon cho gọi hai bà đến và trao cho một thanh kiếm rồi ra lệnh chia đứa trẻ làm đôi, mỗi người một phần đem về nuôi. Một bà từ chối, khóc và nói: “Thưa Đức vua anh minh, tôi thà từ bỏ con còn hơn giết đứa bé như thế”. Vua Solomon biết đó mới là người mẹ đích thực. Mọi người mẹ mang nặng đẻ đau đều được quyền nuôi dưỡng con. Từ đó sinh ra thành ngữ “phán xử của Solomon” nói lên công lý, bình đẳng và sự thông thái của người phán xử. Solomon là hiện thân của sự anh minh và công bằng, là nhà vua trị vì đem lại thịnh vượng và hòa bình cho vương quốc. Ông cũng được mệnh danh là vua xây dựng, vì đương thời ông cho xây cất nhiều đền đài, thành quách. Thánh thư viết nhiều về câu chuyện của ông và bà hoàng Saba.
Khi vua David chiếm được Jérusalem, ông tuyên bố nơi đây là thủ phủ, và thành phố này được đặt tên là thành David. Để tạ ơn thần đã giúp ông ngự trị bình an, ông cho xây đền thờ. Ông đã mất trước khi thực hiện được mong muốn này. Solomon kế ngôi cha, ông bắt đầu thực hiện công trình vĩ đại theo ước nguyện của cha. Đền thờ này được coi như nhà thờ đầu tiên của người
Do Thái ở Jérusalem, nằm trên quả đồi Moria, nơi mà theo truyền thuyết, Abraham đã đem con trai Isaac đến để cúng cho Yahvé - thần đã sinh ra con người nhưng cũng đã tức giận trừng phạt con người bằng trận đại hồng thủy. Đại hồng thủy hung dữ đã giết chết hết con người cùng sinh vật, chỉ có chiếc thuyền gỗ duy nhất của Noé sống sót. Để tránh cơn giận của Yahvé, hàng năm con người tổ chức lễ tế thần để cầu mong sự phù trợ của thần. Solomon ra lệnh xây đền thờ làm nơi tế thần và cầu mưa. Đền thờ có chỗ được mạ vàng.1
Đền thờ vĩ đại xây ở Jérusalem được hoàn thành khoảng năm 960 TCN. Công trình vững được gần bốn thế kỷ, sau bị vua Nebuchadnezzar phá vào năm 586 TCN. Gần năm mươi năm sau đó, vua Cyrus chiếm được thành Babylone, thả người Do Thái trước đó bị bắt làm nô lệ. Họ trở về Jérusalem và xây lại đền thờ dưới sự chỉ đạo của Zerubbabal. Công trình hoàn tất vào năm 515 TCN, sau đó bị quân La Mã chiếm và phá hủy. Bây giờ chỉ còn bức tường kiên cố, bên trong đã xây lại hai nhà thờ Hồi giáo trên nền đền thờ cũ. Tuy nhiên, Jérusalem vẫn được coi như là thánh địa, hàng nghìn con chiên hành hương mỗi năm tràn về đất tổ.2
1 Theo Thánh thư, vòng cung mạ vàng lấy từ Ophir - một cảng trù phú đầy đá quý. Ophir theo truyền thuyết cũng là một trong những đứa con của Joktan. Ngày nay, các nhà khảo cổ vẫn còn tranh cãi về địa điểm của cảng Ophir và đền thờ Solomon trên bản đồ. Các nhà khảo cổ hầu như không tìm thấy dấu vết, nhưng trong Thánh thư lại ghi chép nhiều tên địa danh này cùng với đền thờ Solomon.
2 Theo Thánh thư, Hiram là con của vua Abibaal nước Tyr. Ông đã xây dựng hai cái cầu bắc qua con kênh nối vào thành phố. Ông là tác giả của nhiều cung điện, đền thờ nên được các nước lân cận biết đến tài năng. Vua David có ước nguyện xây đền thờ dâng thần trên đồi Moria, nhưng vì chiến tranh liên miên nên vua không thực hiện được. Khi David mất, Solomon quyết thực hiện ý nguyện của cha. Khi David còn sống, ông mời Hiram đến để bàn chuẩn bị xây đền thờ. Vua David mất, nên con trai kế vị Solomon tiếp tục công trình và giao cho Hiram đảm trách toàn bộ. Hiram đã thỏa thuận với vua Solomon về công xá và việc xây dựng trong hai mươi năm. Vua Solomon hứa trao cho Hiram một số tỉnh thuộc vương quốc của Solomon khi bàn giao công trình.
Truyền thuyết về hội Tam Điểm tuy cũng dựa trên truyền thuyết về lịch sử xây đền này nhưng nhấn mạnh vai trò và tài năng của những người thợ xây, đặc biệt là Hiram, được coi như đại kiến trúc sư, một vĩ nhân mở đầu cho sự ra đời của Tam Điểm. Do đó, câu chuyện xây cất đền thờ này gắn chặt với công lao của vua Solomon và đại kiến trúc sư Hiram. Theo truyền thuyết Tam Điểm, vua Solomon vâng lệnh Thượng đế cho cất đền thờ Jérusalem trên đồi Moria. Hiram do vua Hiram Đệ nhất, vương quốc Tyr, gửi đến để xây đền thờ vĩ đại ở Jérusalem theo lời mời của vua Solomon. Hiram vừa là nhà kiến trúc đại tài, vừa được coi là chuyên gia đúc đồng nổi tiếng được vua Solomon giao cho trang trí “ngôi đền vĩnh cửu” này. Bằng tài năng, trí thông minh và sự hiểu biết, ông đã dựng được hai cột hoành tráng có tên Jachin (cột bên phải) và Boaz (cột bên trái), ngay tiền sảnh nhà thờ. Ông còn cho đúc cái bể rộng, trên có mười hai con bò bằng đồng, nhiều cái chảo lớn và cốc vại. Trong
g g ạ g
Thánh thư, ông được coi là người nắm mọi bí quyết mỹ thuật và công nghệ. Công trình hoàn thành sau bảy năm, do 217.451 thợ xây dựng. Việc điều khiển được số lượng thợ như vậy trong thời đại không có máy móc và vi tính như ngày nay ngoài mấy dụng
cụ đơn sơ như thước thợ, bay, compa, nên đòi hỏi một số lượng nhân công rất lớn và đầu óc thiên tài của người chỉ đạo công trình. Để hoàn thành công việc vĩ đại và khó khăn này, nhà vua chỉ định kiến trúc sư Hiram chỉ huy đội quân gồm ba mươi nghìn thợ luyện kim giỏi, tám mươi nghìn thợ hồ, bảy mươi nghìn phu khuân vác. Kiến trúc sư xuất sắc này đã chia đội quân thành ba cấp theo khả năng của họ để cấp lương nuôi đội quân vĩ đại. Bậc đầu tiên là Tập sự có mật hiệu Jakin, sau đến Thợ chính có mật hiệu là Boaz, bậc cao nhất là Thầy có mật hiệu là Jéhovah. Mọi người nghiêm túc làm việc và nhận biết nhau qua tín hiệu quy định. Hiram nắm được bí quyết xây đền do Moses trao cho. Khi công việc đang tiến hành trôi chảy, ba người thợ chính do ganh tị và muốn thay thế Hiram, âm mưu bắt và dọa giết Hiram nếu không cho họ lên bậc Thầy và truyền bí quyết xây đền. Một đêm khuya vắng, Hiram đi tuần trong đền, ông bị phục kích và giết chết. Chúng đem xác ông chôn dưới gốc cây keo (Acacia). Rất may mắn, trước khi chết Hiram đã kịp ném cái dây chuyền có chiếc tam giác vàng vẫn đeo ở cổ ông xuống giếng sâu. Chiếc tam giác ấy chính là nơi giấu tất cả những bí quyết mà nhà tiên tri Moses đã truyền cho dân Do Thái mà người đại công trình sư Hiram nắm giữ được. Nữ hoàng Saba, người yêu của Hiram, lúc đó đang mang thai không được tin tức gì của Hiram đã đến tận nơi tìm ông.
Bản vẽ dựng lại nhà thờ Solomon của Hérode.
Vua Solomon ra lệnh cho các Thầy xây dựng đi tìm Hiram. Chín người Thầy đã tìm thấy xác của Hiram chôn dưới cây keo. Ba tên phản tặc bị chặt đầu. Chín người Thầy được vua chỉ định thay Hiram làm tiếp công trình vĩ đại. Những người này chính là tiền thân của hội Tam Điểm. Họ thường bí mật họp nhau lại để trao đổi kinh nghiệm và để hoàn thành công trình dở dang của Hiram. Thành viên Tam Điểm tự nhận họ là những đứa con của Hiram - người xây cất “Ngôi đền của Vũ trụ” và cũng tự coi mình là “những đứa con côi của bà mẹ góa, tức là nữ hoàng Saba”.
2. XUẤT XỨ CỦA HỘI TAM ĐIỂM
Hội ban đầu xuất phát từ những nghiệp đoàn thợ xây, những buổi sinh hoạt ban đầu là bàn việc phân công những người đứng đầu phụ trách từng nhóm. Thời đó để xây một công trình vĩ đại như đền thờ và cung điện đòi hỏi một lực lượng lao động chân tay rất đông, và nhiều người chỉ huy phân đội rất giỏi để phối hợp, dưới sự chỉ huy của một công trình sư chính. Nhóm chỉ huy này thường tụ lại với nhau, được nhà vua và giáo hoàng ưu đãi để công trình được sớm hoàn tất. Họ được tự do và không bị ràng buộc bởi những quy định của nhà thờ hay luật lệ của nhà vua đối với dân thường. Do đi xây dựng nhiều công trình khác nhau nên họ được gọi là những người Thợ xây tự do, theo
ọ ợ gọ g g ợ y ự
tiếng Pháp là Franc-maçon và tiếng Anh là Free mason. Tuy nhiên, những người Thợ xây tự do phải tuân thủ rất nghiêm ngặt những quy định của Thầy tức là Thợ cả và chịu sự chỉ đạo chặt chẽ của người Thầy chỉ huy mà vua giao cho toàn quyền. Hội Tam Điểm ra đời. Họ là những người rất từ tâm, hay che giấu giúp đỡ những người hoạn nạn chạy trốn các cuộc thanh trừng tôn giáo như người Do Thái, tín đồ Tin Lành, những người bị coi là tà giáo.
Thành phần của hội đều là những người xuất sắc và quyền quý, những người ưu tú được chọn lọc trong xã hội. Do đó chữ “Thợ nề tự do” có ý nghĩa tượng trưng khác. Hội nhiều phen bị triệt phá, do hiềm khích, tranh giành quyền lợi và ảnh hưởng, nên danh sách thành viên thường không bao giờ công khai để bảo vệ sự an toàn của họ trong khi tham gia sinh hoạt ở các nơi khác. Nguyên tắc của hội nhằm bảo vệ sự bí mật và tính huyền bí cho nên các thành viên của hội không công khai nhận mình là thành viên Tam Điểm, họ chỉ được phát tín hiệu nhận nhau qua cách bắt tay, hoặc mật khẩu riêng dùng khi gặp hoạn nạn.
Hội Tam Điểm còn gọi là Illuminati, tiếng La tinh có nghĩa là những người được thần linh khai sáng, cũng còn có nghĩa là ánh sáng lan tỏa. Vì thế các chi nhánh của hội thường mang tên như Ánh Sáng, Phương Đông (nơi mặt trời mọc, bình minh, nơi ánh sáng đầu tiên đến trái đất, cũng mang nghĩa khác là phương hướng), thức tỉnh, báo thức, sao, trăng, đèn pha… Ánh sáng là biểu tượng quan trọng trong Tam Điểm. Con người với những công cụ đơn giản đã tìm ra chân lý tức là tìm ra ánh sáng. Ánh sáng soi đường cho con người đi tiếp được. Từ bóng tối, con người khám phá ánh sáng để vượt qua được mọi thử thách của cuộc đời và đạt được chân lý.
Ba dấu chấm (.·.) chính thức dùng từ năm 1775, tượng trưng cho ba câu hỏi thường phải trả lời khi vào hội, cũng có nghĩa là ba nghĩa vụ mà thành viên Tam Điểm không thể quên: tự hướng về chính bản thân mình, về đồng loại, về Thượng đế, nói
ngắn gọn là Cá nhân - Đồng loại - Thượng đế. Trong thư tín gởi cho nhau, họ thường viết tắt ba chấm thay thế hình tam giác đều như F.·. (Frère - hiền huynh hay hiền đệ), M.·. (Maître - Thầy). Việt Nam vốn đơn giản hóa cách gọi cho tiện, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm, việc dịch tên “Hội Thợ nề tự do” dễ bị hiểu nhầm là những người trong nghề xây dựng. Thợ xây ở đây có nghĩa là những người muốn xây dựng một trật tự mới trong xã hội. Người Việt Nam thông minh, lấy đặc trưng nổi bật của hội qua mỗi lần ký văn thư của thành viên để đặt tên.
Chân lý đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm bắt được. Chân lý đó chính là tự do, công bằng, huynh đệ bác ái.
Tự do, công bằng, huynh đệ bác ái - khát vọng muôn thủa của con người, trở thành ba nguyên tắc chính của hội Tam Điểm. Ba nguyên tắc chính là đòn bẩy để thu hút tất cả mọi người, mọi nơi, mọi chính kiến khác nhau, đến với nhau trong hội. Hội Tam Điểm có thể chia làm hai thành phần, ban đầu là những người “kiến trúc sư” tài năng, sau này hội kết nạp những thành phần không cùng nghề nghiệp, trong mọi lĩnh vực. Ngày nay, hội Tam Điểm chủ yếu là những thành viên lý thuyết có mặt trong mọi lĩnh vực: văn hóa, kinh tế và chính trị. Hội Tam Điểm trở thành một hội triết lý và bác ái.
Tam Điểm sử dụng lịch khác với lịch dương, thường cộng thêm bốn nghìn năm vì họ quan niệm con người bắt đầu tính từ thiên niên kỷ ánh sáng chân lý. Ngày nay, để tiện việc liên lạc, một số chi hội Tam Điểm không sử dụng lịch này mà tính như lịch dương. Nhiều thành viên truyền thống sang đến Đông Dương vẫn sử dụng cỗ lịch này khi viết báo cáo về trụ sở chính ở Pháp.
3. MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG CỦA HỘI TAM ĐIỂM
Biểu tượng của hội Tam Điểm dựa trên lòng hiếu học. Khát vọng nắm bắt và chinh phục vũ trụ là nguyên nhân chính đã gắn chặt với ham muốn tồn tại, tình yêu chân lý và cuộc sống. Sự ngu dốt
cản trở tự do của con người. Sự hiểu biết giúp con người tự giải phóng chính bản thân ra khỏi sự lệ thuộc. Hiểu biết về sự thật thường biến đổi cũng như lịch sử diễn biến không ngừng. Hôm nay sự khám phá đó chỉ là chân lý tạm thời trong một giai đoạn, ngày mai nó trở nên lỗi thời, con người luôn luôn phải tự trau dồi và khám phá không ngừng. Sự tiến triển không ngừng bao trùm cả tôn giáo, chính trị, thậm chí khoa học.
Khoa học cũng có thể nhầm lẫn, mọi quan niệm tôn giáo, triết lý và chính trị cũng có thể nhầm hoặc thiếu sót, cần được bổ sung và liên tục hoàn chỉnh, phù hợp với từng giai đoạn của cuộc sống. Chính vì thế nên có sự khác biệt, bất đồng về những quan niệm triết lý khác nhau, nhưng các thành viên hội Tam Điểm đều có ý thức tích cực là không thù hận giữa các chi hội, và luôn tìm cách giải quyết mâu thuẫn giúp nhau khi gặp khó khăn. Mỗi thành viên Tam Điểm đều dùng một số biểu tượng chung, cùng với quy định mật khi hoạn nạn, cách bắt tay để nhận biết, ở mọi nơi trên thế giới.
Như huyền thoại, thành viên Tam Điểm là những người thợ xây ngôi đền của vũ trụ, các dụng cụ thợ xây được coi là biểu tượng sức mạnh của họ. Những dụng cụ rất đơn giản, nhưng với trí óc tuyệt vời con người đã làm nên những công trình vĩ đại của thế
kỷ. Êke (thước góc vuông), thước thợ, quả dọi, dao bay, compa, búa là những dụng cụ cần thiết tối thiểu của những người thợ để tạo nên những đền đài, nhà thờ hoành tráng khắp nơi trên
thế giới. Các dụng cụ được vẽ trong logo biểu tượng là các dụng cụ đơn giản nhưng nói lên những phẩm chất làm nên tất cả sự thật. Tuy nhiên, tùy theo quan niệm của từng chi nhánh và cách vẽ sáng tạo của người họa sĩ, kiến trúc và kiểu trang trí ở các nhà thờ Tam Điểm hơi khác nhau. Hình tam giác, con mắt, chiếc compa, thước thợ, dây dọi là những hình không thể thiếu được trong bất kỳ hội Tam Điểm nào trên khắp thế giới.
Compa tượng trưng cho dương, cho sự đoàn kết, sự kết nối vòng tròn.
Con mắt giữa mặt trăng và mặt trời như cán cân để cân bằng sáng tối, để hài hòa thế giới, mắt tượng trưng cho sự hiện diện thấy được khắp nơi.
Thước vuông êke tượng trưng cho yếu tố âm, biểu tượng của công lý và sự chính xác. Âm dương hòa hợp mang ý nghĩa khi con người biết đoàn kết và theo công lý thì sẽ tìm được chân lý, tức là xây được một trật tự mới. Âm dương kết nối xung quanh Đấng sáng tạo thế giới (G).
Con mắt trong Tam Điểm được giải thích theo con mắt trong thần thoại Hy Lạp. Con mắt của Horus bị Seth lấy mất trong trận chiến trả thù cho cha. Seth cắt con mắt này làm thành từng miếng thả xuống sông. Thần Zeus vớt lên trả lại con mắt cho Horus, nhưng lại thiếu một mảnh chỉ bằng 1/64 con mắt.
Thần Zeus đã tái tạo tài tình, phù phép nốt một phần nhỏ bé đó để cho con mắt của Horus hoàn chỉnh hay còn gọi là oudjat (có nghĩa là đầy đủ, hoàn chỉnh). Con mắt Horus tượng trưng cho ánh sáng, sự hiểu biết, sự thấu thị và tìm ra hạnh phúc. Để mãi tưởng niệm cuộc chiến vì nghĩa chống lại điều ác, con người lấy con mắt để biểu tượng cho sự hoàn hảo, nhìn thấu được mọi điều trên thế gian, giúp những người làm điều thiện chống điều ác. Hội Tam Điểm còn dùng những con số bí ẩn để nói lên sự hoàn thiện cuối cùng như mảnh thứ 64, và sự đền đáp của đấng thiêng liêng khi con người có khát vọng thực sự và quyết tâm đạt được ý muốn hoàn thiện của chính mình. Sự tìm tòi những bí ẩn của cuộc đời là hành trình của mỗi cá nhân. Những sự ngẫu nhiên và những con số kỳ diệu đã tạo nên những bí ẩn của cuộc đời. Cuộc đời cũng chẳng có gì là bí ẩn, nếu con người có khát vọng tìm hiểu và đi tìm chân lý, họ sẽ tìm được mảnh thứ 64.
Hình tam giác tượng trưng cho sự hoàn hảo. Theo huyền thoại Tam Điểm, hình tam giác là nơi cất giữ bí quyết của Moses truyền cho con người mà Hiram ném xuống giếng trước khi
mất. Theo đạo Công giáo thì hình tam giác là ba dấu thánh nhân danh Cha - Con - Thánh thần. Cả ba đều đóng vai trò chủ thể như nhau trong việc tạo dựng thế giới. Nhiều nhà thờ có con mắt của Chúa, hoặc hình ảnh Chúa bên trong hình tam giác. Trong đạo Ki-tô cũng có hình tam giác, mắt và Chúa. Trong khi theo Tam Điểm thì hình tam giác mang nhiều ẩn ý khác. Trong biểu tượng Tam Điểm, chỉ có con mắt ở giữa, không có hình đầu Chúa bên trong như bên Ki-tô giáo. Trong biểu tượng Tam Điểm, tam giác còn có nghĩa là ba cấp bậc (Tập sự - Thợ - Thầy), và ba tiêu chí “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”. Tất cả mọi cấp bậc đều bình đẳng dù ở góc độ nào. Con người quyết tâm vươn lên sẽ đứng được ngang tầm. Tập sự giỏi sẽ vươn lên ngang với Thợ và tiếp tục cố gắng sẽ thành Thầy.
Ngược lại, Thầy luôn tiếp tục trau dồi kiến thức như Tập sự để vươn lên thành Thợ và thành Thầy ở mức độ cao hơn. Thầy cũng là Tập sự của nhận thức không ngừng tiến triển. Kiến thức tạo cho con người bình đẳng và vươn lên đỉnh cao. Hai hình tam giác ghép lại mang ý nghĩa khác.
Hình tam giác có đỉnh hướng lên trên tượng trưng cho lửa - dương, ngược lại hình có đỉnh chúc xuống dưới tượng trưng cho nước - âm. Hai hình tam giác úp đáy vào nhau tạo thành một hình thoi tượng trưng cho hòa hợp âm dương. Hai hình đan xen vào nhau thành ngôi sao David trong ấn của Solomon.
Con số 3 luôn được sử dụng như một mật hiệu. Trước khi vào thỉnh Thầy, thành viên Tam Điểm phải gõ cửa ba lần xin phép, Thầy gõ đáp lại là được phép. Ba ngọn nến thắp trong các nhà thờ vào lúc hành lễ và hội họp tượng trưng cho Mặt trời, Mặt trăng và Thầy. Trời trị vì ban ngày, Trăng trị vì ban đêm, Thầy điều khiển toàn bộ hội. Trong một số nhà thờ hội Tam Điểm có dựng ba cột tượng trưng cho sự hiền minh - sức mạnh - hoàn mỹ. Nhờ hiền minh mới tạo ra sức mạnh. Khi con người có sức mạnh, có tiềm lực mới đạt được cái đẹp, cái hoàn thiện. Ba ngạch trong Tam Điểm: Tập sự - Thợ - Thầy, ba luồng ánh sáng
vĩ đại là cuốn Luật thiêng, compa, và thước thợ. Trong mỗi luồng ánh sáng có Thầy và hai người trực bên là thư ký và diễn giả. Ba luồng ánh sáng là Mặt trời, Mặt trăng và ánh sáng của Thầy. Thầy cũng như ánh sáng Mặt trời, Mặt trăng, là nguồn kiến thức truyền lại. Tôn sư, trọng đạo chính là nguyên tắc đạo đức căn bản trong Tam Điểm. Ánh sáng ở đây bao hàm nhiều ý nghĩa cũng như tam giác ba cạnh. Cuốn Luật thiêng chính là thánh thư của hội Tam Điểm. Đọc sách tức là con người tự kiểm nghiệm và đón nhận thông điệp. Mỗi cuốn sách mang một thông điệp nội tại và người đọc tự khám phá ra thông điệp. Thông điệp trong sách chính là ánh sáng nuôi từ những ánh sáng khác, tức là mọi tri thức đều bắt nguồn từ những tri thức khác, khám phá tri thức là không ngừng để tìm ra ánh sáng. Con số 3 thiêng liêng, khi viết thư cho nhau thành viên Tam Điểm thường ký hiệu ba chấm như ba góc hình tam giác. Ngoài ra cũng có nhiều con số khác mang tính chất huyền bí. Số 5, năm yếu tố của thiên nhiên làm nên vũ trụ tượng trưng cho sự hòa hợp giữa Trời và Đất, giống như trong triết lý phương Đông.
Kim tự tháp do những hình tam giác ghép tạo thành. Kim tự tháp nói lên khát vọng vươn lên đỉnh cao của con người, thể hiện sức mạnh tài giỏi của Thợ xây (tức là của hội Tam Điểm) và là đỉnh cao ánh sáng. Kim tự tháp Ai Cập là những công trình kiến trúc nổi tiếng với nghệ thuật thiết kế ánh sáng tài tình. Chỉ có một tia sáng xuyên qua một khe hở chiếu thẳng vào mộ khi mặt trời lên. Hội Tam Điểm thường dùng kim tự tháp để làm logo, để nói lên sức mạnh vĩ đại huyền bí của Thượng đế và con người. Không phải vô tình mà trong tờ giấy bạc một đô-la của Hoa Kỳ có in hình kim tự tháp chưa xây xong, còn thiếu cái chóp, trên có hình con mắt. Phía dưới con mắt có khẩu hiệu “Novus Ord Sectorum” (Trật tự mới toàn cầu) gần giống như biểu tượng của Illuminati trong hội Tam Điểm (xem ảnh ở phần sau). Trong quốc ấn Hoa Kỳ cũng có hình kim tự tháp mất đầu và con mắt soi sáng ở trên, nhìn thấu vạn vật. Con người khi đạt tới đỉnh cao như nắm bắt được ánh sáng. Ánh sáng của trí tuệ, của ý thức, con mắt như mở ra tìm được con đường mới. Đồng
một đô-la là đồng tiền giấy có giá trị nhỏ nhất, từ cái nhỏ nhất con người có thể đến cái lớn hơn như 1/64 mảnh mắt thiếu tìm được.
Một số con vật cũng mang ý nghĩa tượng trưng trong Tam Điểm, như rắn là tượng trưng cho sự thông minh, sắc sảo, sự bất tử vì tự lột xác để lớn lên. Con người muốn lớn lên phải biết tự lột xác mình, qua nhận thức học hỏi. Kiến thức sẽ giúp con người lớn lên. Nhưng con người phải tự biết và can đảm lột xác thông minh như con rắn.
Bình thường rắn không tấn công đối phương trước, chỉ dùng vũ khí nọc độc tự vệ trong trường hợp gặp nguy hiểm, khi bị động đến, nó sẽ phản ứng, chỉ cần cắn nhẹ cũng đủ gây tổn thương và thiệt mạng cho đối thủ. Nhờ sự thông minh và khôn khéo, rắn trở thành con vật tượng trưng cho Tam Điểm.
Gà trống báo hiệu ánh sáng bình minh sắp đến, tượng trưng cho việc con người đang đi từ biết đến nhận biết.
Đồng hồ cát cho phép con người được suy nghĩ về thời gian. Bánh mì là cách con người tự nhận biết từ sống đến chín.
Lửa và nước là yếu tố thiên nhiên sinh động trong vũ trụ, biểu trưng của Tam Điểm, vì lửa tiêu hủy tất cả những điều ác và nước hòa tan tất cả theo thời gian.
Khi trời đất giao hòa, cây sống tươi tốt và đơm hoa kết quả. Cây keo (Acacia) tượng trưng cho sự bất diệt. Theo truyền thuyết, xác Hiram bị chôn dưới gốc cây này. Cây keo là một loại cây có sức sống rất mãnh liệt và tái sinh nhanh ở châu Âu, to như cổ thụ, dù bị chặt sát gốc, cây không chết, hàng loạt chồi từ các rễ phụ mọc lên vô vàn cây con một cách nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ. Thân cây có gai cứng nhọn, việc phá chặt cây không đơn giản, cây có sức chịu đựng mùa đông lạnh giá ở châu Âu. Hoa rất thơm, hương tỏa lan khắp nơi. Acacia tượng trưng
cho sự bất diệt của Đại công trình sư Hiram. Thành viên Tam Điểm luôn luôn là những người khát khao đi tìm lại xác của Hiram, tức là đi tìm chân lý và công lý trong cuộc đời. Tờ báo riêng của hội Tam Điểm cũng lấy tên Acacia (Cây keo).
Cây ôliu, theo truyền thống Hy Lạp - La Mã xưa là phần thưởng cao quý cho quá trình nỗ lực phấn đấu. Dầu ôliu dùng để thắp và tạo ra ánh sáng. Đối với dân cư đạo Hồi, ôliu mang lại điềm lành, sự giàu có cho con người, là món hàng kinh tế chiến lược của họ. Lá xanh quanh năm tượng trưng sự vĩnh hằng của ánh sáng. Ôliu, lá thơm, lâu héo.
Nguyệt quế cũng là loại cây lá thơm như ôliu.
Ôliu và nguyệt quế, cũng như cây keo, có sức sống mãnh liệt, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Mùa đông băng giá, lá nguyệt quế vẫn xanh. Trong các tượng Hy Lạp, La Mã, nhiều bức tượng thần đeo vòng nguyệt quế ở trên đầu, một phần thưởng cao quý dành cho những người chiến thắng trên mọi lĩnh vực.
Hoa hồng tượng trưng cho sự hồi sinh, hiền minh và cái đẹp. Theo truyền thuyết Hy Lạp, loại hoa này trước tiên màu trắng nhưng nữ thần tình yêu Venus trong khi chạy đến cầu cứu Adonis giúp thoát khỏi sự ghen tuông trả thù của thần chiến tranh Mars, chân giẫm phải gai chảy máu, máu của thần tình yêu thấm vào cánh hoa trắng và khiến nó biến thành màu hồng.
Con lừa Apulée ăn hoa hồng này trở lại thành người, nên hoa còn mang nghĩa hồi sinh, tình yêu làm sống lại con người và biến đổi con người từ thú vật thành người. Hoa hồng như ảo thuật, như sự hiền minh, sức mạnh; sắc đẹp làm thay đổi thế giới.
Tổ ong là công trình của thiên nhiên, ong cũng có trật tự tự nhiên nhất định để xây dựng tổ của mình. Ong - những người Thợ cần cù, tượng trưng cho công trình và sự hồi sinh liên tục. Nhiều chi hội Tam Điểm lấy tên tổ ong (Ruche). Ong cũng như
ộ y g g g
những thành viên Tam Điểm cùng nhau xây cất đền thờ, và tổ ong chỉ có một ong chúa, đó là Thầy. Ong có một tổ chức tự nhiên quy củ và tự tạo ra công trình bằng mật hút từ nhụy hoa. Ong chỉ chuyên đi hút sự tinh túy của hoa thơm đem về xây tổ làm ra mật ngọt cho đời. Thành viên Tam Điểm tự ví mình như những con ong đi hút tinh hoa của đời để xây nên trật tự xã hội mới, ngọt ngào như mật ong.
Sàn nhà thờ màu sắc đen trắng đan xen như ngày và đêm, xung quanh lát nhiều màu thể hiện sự đa dạng của cuộc sống con người và họ cũng dựa trên lý thuyết Âm dương của Á Đông để nói về sự tuần hoàn của vũ trụ, sự đối lập đi đến hòa quyện, hài hòa tạo nên vũ trụ. Hai màu đen trắng biểu hiện bóng tối và ánh sáng, đêm và ngày, vật chất và trí tuệ, mà con người sống trong thế giới phải trải qua và nhiều khi còn được giải thích như vòng tròn âm dương của Lão giáo.
Trần nhà trang trí đầy sao. Sao tỏa ánh sáng ra giữa hai dụng cụ chính để giúp con người tài ba xây dựng đền đài vĩ đại. Hình các dụng cụ xây dựng, và ngôi sao ở giữa rất thường gặp trong nhà thờ Tam Điểm. Sao vẽ chi chít trên trần nhà tượng trưng cho nhà thờ không bị che khuất, tạo một cảm giác ở giữa không gian trời đất bao la. Sự hiểu biết chân lý là vô tận, mênh mông như trong vũ trụ. Không phải cứ vào hội Tam Điểm có nghĩa là nắm bắt được hết bí quyết cuộc đời. Tất cả đều vô hạn. Muốn nắm bắt vũ trụ, con người phải tự mình nắm bắt và vươn lên mãi mãi.
Thang vẽ trong những bức tranh trang trí như cấp bậc để con người vươn lên cao tìm sự thật, tìm thấy Thượng đế, tìm thấy chính mình. Cũng như người thợ xây dựng, họ phải leo lên từ
bậc thang thấp nhất, tiếp đến lên cao dần mới đạt tới đỉnh. Thang để nhắc cho con người biết mình phải rèn luyện và phấn đấu để tìm được chân lý cuộc sống.
Kiếm để bảo vệ công lý, sự thật, và sự an toàn. Kiếm nhọn là sự tư duy, là sự mài giũa mũi nhọn để xuyên qua được bí mật,
huyền bí của ngôn từ, của chữ để ánh sáng trí tuệ từ đấy tràn ra. Kiếm ở đây không phải là vũ khí thuần túy mà là vũ khí ánh sáng. Thời thập tự chinh bên châu Âu, những người lính kỵ mã đeo kiếm để biểu hiện dòng dõi quý tộc. Thành phần hội Tam Điểm ban đầu kết nạp phần đông là tầng lớp quý tộc, kiếm biểu hiện sự cao quý của các thành viên. Lưỡi kiếm ở Tam Điểm mà vị Đại sư đeo uốn lượn như lửa, tượng trưng cho ánh sáng nội lực, lửa, sét và chớp. Khi người mới nhập hội, được Thầy dùng kiếm gõ lên lưng coi như Thầy truyền cho ánh sáng, tức là người Tập sự bắt đầu giác ngộ ánh sáng chân lý. Một số hội Tam Điểm ở Anh và hội dành cho phái nữ không dùng kiếm lưỡi lửa khi làm lễ nhập hội.
Kiếm tượng trưng cho quyền lực thế tục và linh thiêng. Nhà nước và nhà thời xưa là hai thế lực thường cạnh tranh nhau ở châu Âu. Kiếm biểu trưng cho sự hòa hợp hai quyền lực nhà nước và nhà thờ. Bậc Thầy Tam Điểm bắt buộc phải đeo kiếm, trong các buổi lễ và buổi kết nạp thành viên mới mang ý nghĩa đã được tẩy sạch và sáng tạo. Nhiều thành viên Tam Điểm, trong nhà thường treo thanh kiếm hoặc cái khăn tạp dề để trang trí trên tường.
Tạp dề và găng tay bắt buộc dùng khi sinh hoạt hội. Hình thức trang trí, màu sắc tùy từng hội và tùy từng cấp bậc.
Thành viên Tam Điểm coi mình là những người Thợ xây đi xây dựng trật tự xã hội mới, nên đeo tạp dề là thể hiện sự chấp nhận quy luật của một người học nghề thực thụ khi làm việc, chấp nhận làm người học trò của trí tuệ và kiến thức của nhân loại.
Tạp dề màu trắng viền các màu xanh, đỏ, đen, trắng dành cho những cấp bậc khác nhau. Tạp dề có chữ M có nghĩa là Maçon - tiếng Pháp hay Mason - tiếng Anh (Thợ xây hay Tam Điểm theo tiếng Việt). Khi sinh hoạt hội phải bắt buộc mang tạp dề, còn kiếm thì tùy theo nội quy của mỗi hội.
Chìa khóa mở ra kho báu của nhân loại. Bí mật cuộc đời như kho tàng quý báu, con người phải nắm được chân lý tức là nắm được chiếc chìa khóa để mở được cánh cửa bí mật huyền diệu của sự thật, của ánh sáng. Từ bóng tối, con người tự mày mò ra chiếc chìa khóa để tìm được ánh sáng chân lý.
Sách đem lại kiến thức và sự hiểu biết vô tận. Cuốn sách luôn mở ra, bày trang trọng trên bàn trong nhà thờ, hai bên trang sách có in chữ G - Thượng đế. Chữ G - God để chỉ Thượng đế trong tiếng Anh. G vừa có nghĩa Thượng đế, nhưng cũng có nghĩa Hình học - Géometrie hay Gnose (gốc Hy Lạp là sự hiểu biết). Hội Tam Điểm tự nhận là đứa con mồ côi, cũng có nghĩa không thừa nhận cha, chỉ thừa nhận một đấng sáng tạo duy nhất. Có nhánh không thừa nhận Thượng đế, chỉ thừa nhận đấng sáng tạo ra vũ trụ.
Trong nhà thờ Tam Điểm, cuốn sách thiêng luôn được mở ra, tượng trưng kiến thức luôn mở để đón những người muốn tìm hiểu chân lý qua nhận thức.
Trong nhà thờ Tam Điểm có hai quả cầu tượng trưng cho trời và đất. Mặt trời, mặt trăng đều đem lại ánh sáng. Mặt trời mọc ở phương Đông. Ánh sáng bắt đầu từ Đông. Mặt trời và mặt trăng ngày đêm đem ánh sáng cho nhân loại. Quả địa cầu tượng trưng cho sự liên minh nhân loại trên thế giới.
Trong nhà thờ có hai cột, cột dựng ở phía bắc khắc chữ J (Jakin), tiếng Do Thái cổ có nghĩa là “người sẽ lập nên”, là chỗ dành cho hạng Tập sự; còn cột phía nam (B - Boaz), nghĩa là sức mạnh. Trên cái tạp dề, đọc từ trái sang phải có nghĩa là người sẽ thiết lập nên sức mạnh; mặt trăng chiếu thẳng vào cột B truyền năng lượng, còn mặt trời chiếu trước cột J. Ánh sáng mặt trăng là ánh sáng phản quang từ mặt trời, con người có hiểu biết sẽ sử dụng ánh sáng hiểu biết mà mình đạt được để phát sáng trí tuệ. Trong nhà thờ Tam Điểm ở Anh, ba cột tượng trưng cho sự Hiền minh, Sức mạnh và Hoàn mỹ. Mỗi cuộc họp đều được thắp sáng để nói
lên những gặp gỡ thảo luận trao đổi kiến thức sẽ dẫn con người đạt được Hiền minh, Sức mạnh và Hoàn mỹ. Tại trụ sở một số hội Tam Điểm chỉ đặt tượng trưng trên bàn hai cột nhỏ, trên để hai quả địa cầu tượng trưng cho trái đất và trời. Khi hội họp, cột địa cầu hạ nằm xuống, cột trời dựng lên, cuối buổi dựng ngược lại.
Rất nhiều hình tượng và con số mang tính huyền ảo bí ẩn trong Tam Điểm, tương tự như trong phim Da Vinci code (Mật mã Da Vinci)1. Con người có nhiệm vụ phải đi tìm được mật mã để đến được kho báu của nhân loại. Trong Tam Điểm, con người cũng phải tự tìm ra mật mã để mở cánh cửa đến được chân lý sự thật và nói nôm na theo Phật giáo là giác ngộ. Hình tượng trong hội Tam Điểm rất phong phú và đa dạng, mang nhiều ý nghĩa nhằm hướng con người tự vận động không ngừng để nắm bắt trí tuệ và tự nhận thức để hoàn thiện bản thân.
1 Bộ phim của đạo diễn Ron Howard, ra mắt vào năm 2006, được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng cùng tên của nhà văn người Mỹ Dan Brown - BT.
Mắt Horus trong thần thoại trong biểu tượng Tam Điểm.
Một logo trong Tam Điểm với ba ngôi sao David.
Hình tam giác và con mắt trong nhà thờ Tam Điểm.
Tạp dề dùng khi sinh hoạt trong Tam Điểm với màu sắc theo cấp bậc.
Mắt Horus trong biểu tượng Tam Điểm.
Chìa khóa đặc trưng trong Tam Điểm.
Trang trí nội thất nhà thờ Tam Điểm.
Kiếm của Lafayette, với biểu tượng Tam Điểm.
Cây Ôliu.
Nguyệt quế.
Chương II
Hệ thống tổ chức và Hội Tam Điểm Pháp H
ệ thống tổ chức Tam Điểm tùy thuộc vào từng Đại đường của mỗi nước. Trải qua ba thế kỷ thăng trầm, hệ thống tổ chức, hiến chương của hội cũng có nhiều thay đổi. Việt
Nam từng là thuộc địa của Pháp trước đây, nên ở cuốn sách này cũng cần giới thiệu sơ lược về hệ thống tổ chức của hội Tam Điểm Pháp.
1. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ LỄ KẾT NẠP
Năm 1817, hội Tam Điểm các nước trên thế giới thống nhất tập hợp dưới sự chỉ đạo chung của Đại đường Luân Đôn (London). Năm 1723, mục sư Tin Lành James Anderson, nguời Tô Cách Lan (Ecosse) đã thảo ra một bản Hiến chương cho toàn hội Tam Điểm trên thế giới gọi là Hiến chương Anderson. Hiến chương ghi rõ những mục đích và quy định của hội. Theo Hiến chương Anderson, Tam Điểm có mục tiêu phục vụ con người, thành viên Tam Điểm phải là những người tốt và chân thật, tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mỗi cá nhân. Hiến chương cũng ghi rõ nhiệm vụ của Tam Điểm là kết hợp người tốt trên thế giới, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo. Mọi việc làm của các chi hội đều phải báo về Đại đường Luân Đôn.
Hội Tam Điểm Pháp đã biến đổi một số điều khoản trong Hiến chương Anderson cho phù hợp với nhu cầu riêng của họ. Hiện nay trên thế giới, một số chi hội vẫn theo nghi lễ của Tam Điểm Đại đường Luân Đôn, một số chịu ảnh hưởng nghi lễ Tam Điểm Pháp. Sau này do hoàn cảnh mỗi nước, nhiều chi hội Tam Điểm
thấy bất tiện trong nhiều việc khi cần giải quyết, một số nước tách ra độc lập, không ràng buộc với Đại đường Luân Đôn.
Một số tùy theo quy định của từng chi hội do nhu cầu cụ thể từng nước sở tại như Đức, Thụy Sĩ. Các bậc chức sắc cũng thay đổi tùy từng nước. Hệ thống cổ truyền gồm ba mươi ba bậc cấp theo hệ thống Anh cũng được áp dụng ở Pháp, nhưng cũng có chi hội tổ chức đơn giản, giảm xuống còn bảy bậc. Nhìn chung, tất cả đều chia thành ba loại như thời Đại công trình sư Hiram: Tập sự, Thợ, Thầy. Trong mỗi loại lại chia ra từng loại bậc theo trình độ nhận thức của mỗi cá nhân. Một số thành viên Tam Điểm cả đời sinh hoạt vẫn chỉ ở bậc Tập sự. Chi hội Tam Điểm York ở Anh có mười bốn bậc, ban đầu cũng có ba bậc cơ bản (Tập sự với mật hiệu Jakin, sau đến bậc Thợ mật hiệu Boaz, còn Thầy mật hiệu Jehovah). Tiếp sau Thầy chia tiếp nhiều bậc, tạm dịch như Thầy bậc tư, Thầy cổ, Thầy xuất sắc, Thầy hoàng gia, Thầy tuyển chọn, Thầy cao cấp, Thầy Bắc đẩu Hồng Thập Tự, Thầy Bắc đẩu Malte, Thầy Bắc đẩu nhà thờ, Thầy Bắc đẩu Constin v.v... Các cấp bậc Tam Điểm thể hiện sự phấn đấu và thành công của mỗi thành viên trong xã hội.
Luật nhập hội trước tiên đòi hỏi người muốn gia nhập phải có đức tin vào thế giới siêu hình, trên hai mươi mốt tuổi mới đủ lĩnh hội được vai trò và trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, nếu cá nhân đã là thành viên của DeMolay hay có cha đã là thành viên Tam Điểm thì chỉ cần trên mười tám tuổi. DeMolay là một tổ chức dành cho lớp trẻ từ mười hai đến hai mươi mốt tuổi, thành lập ở Missouri năm 1919, do Thầy DeMolay - thành viên Tam Điểm sáng lập. Hội có khoảng mười tám nghìn thành viên, chủ yếu ở Canada và Mỹ. Những thanh niên nào tham gia tổ chức này thì mười tám tuổi được phép kết nạp vào Tam Điểm sớm, không phải chờ đến hai mươi mốt tuổi theo Luật Anderson. Hội được sự trợ giúp của các chi nhánh Tam Điểm và được coi như một bộ phận của Tam Điểm vì các thành viên tham gia chủ yếu là con em gia đình Tam Điểm. Hội giáo dục thành viên Tam Điểm tương lai lòng ái quốc, sự quan tâm đến
cha mẹ và gia đình, tình bạn, sự trung thành và lối sống trong sạch.
Thành viên phải tự tìm hiểu và nhận biết về Tam Điểm, và xác định rõ việc vào hội không phải vì lợi ích cá nhân, đồng thời bắt buộc phải là người có đạo đức, trong sạch, chưa từng bị truy tố hay bị bắt.
Luật Anderson không kết nạp những người nô lệ. Người nô lệ không phải là người tự do và lệ thuộc vào chủ, thường bị coi là tầng lớp thấp hèn nhất trong xã hội, không có quyền tham gia
bầu cử và sinh hoạt nên việc không được tham gia hội Tam Điểm là điều tất yếu.
Các buổi lễ ở các chi hội được tổ chức khác nhau, do đó việc kết nạp thành viên cũng rất khác nhau. Bất kỳ ở đâu, tại buổi lễ theo nghi thức cũng đều nói rất rõ nguồn gốc của chi nhánh. Việc kết nạp thành viên mới mang tính chất huyền bí. Người muốn gia nhập Tam Điểm phải được thành viên của hội Tam Điểm giới thiệu. Người muốn vào hội phải nộp đơn và nói rõ lý do mình muốn gia nhập. Đơn sẽ được niêm yết để mọi thành viên chi hội biết. Chi hội bí mật cử người theo dõi người muốn vào hội trong vòng sáu tháng hoặc một năm để xét tư cách của người nộp đơn. Đồng thời, chi hội mở cuộc phúc tra về người này để báo cáo lên hội. Tất cả những ai đang bị dính đến pháp luật đều không được kết nạp. Hội viên bị kết án sẽ bị khai trừ ra khỏi hội. Trước khi kết nạp, thành viên tương lai được yêu cầu nộp một bản trích lục án sử có xác nhận của Sở Nội vụ cho hội. Bản trích lục trắng tức là người đó chưa bị kết án bao giờ thì mới được xét. Sau khi điều tra, chi hội sẽ tổ chức bỏ phiếu kín để chấp nhận kết nạp hay không. Trước khi chính thức trở thành hội viên, họ phải qua nghi lễ thụ giáo khai tâm. Lễ kết nạp mang tính chất huyền bí. Hội viên mới bị bịt mắt, được một thành viên Tam Điểm dắt vào một phòng kín, tối bưng. Trong phòng kín đó người này phải một mình mò mẫm trong bóng tối. Trong phòng có một cái bàn, trên bàn có sọ người và nhiều vật dụng khác. Đây như một
thử thách lòng can đảm của con người phải vượt qua chướng ngại vật đầu tiên. Ở trong đó, người sắp thành hội viên tự mình tìm hiểu trong bóng tối. Cảm giác sợ hãi hay lo sợ tùy theo mỗi cá nhân tự cảm nhận.
Sau đó, họ tìm được một cánh cửa và một cái chìa khóa để mở cánh cửa. Ánh sáng òa vào mắt, con người ngỡ ngàng nhưng hạnh phúc vì đã tìm ra và thấy được ánh sáng, coi như tìm được chân lý. Đó là một trong những nghi lễ cổ truyền để kết nạp thành viên. Người được đưa vào phòng kín không hề biết được những gì đang chờ đợi mình trong đó. Họ tự tìm hiểu sự huyền bí kỳ diệu qua các hiện vật, suy ngẫm về bóng tối và cái chết. Con người đi từ chết chóc, đau thương, từ sự giam cầm, từ bóng tối để vươn ra ánh sáng, tiến tới tự do. Tự do ở đây chính là đạt được sự phóng tâm. Nghi lễ mang nhiều ý nghĩa tượng trưng cho quá trình tiến hóa về nhận thức của mỗi cá nhân để đạt tới chân lý hiện thực và sự thật của cuộc sống. Darwin, tác giả nổi tiếng với Thuyết tiến hóa có viết về nghi lễ gia nhập Tam Điểm của cụ thân sinh ra ông trong cuốn hồi ký rằng: hồi trẻ cha ông có gia nhập hội Tam Điểm.
Một người bạn của cha ông, thành viên Tam Điểm, giả vờ không biết cha ông sợ máu, đã hỏi cha ông khi hai người cùng đi đến dự buổi lễ khai tâm rằng “cậu đâu có ngán mất vài giọt máu?” Trong buổi lễ gia nhập đoàn thể, người ta bịt mắt cha ông và xắn tay áo của ông lên. “Tôi không biết ngày nay một buổi lễ như vậy có còn diễn ra không, nhưng cha tôi nói về buổi lễ hôm ấy như một ví dụ tuyệt hảo về sức mạnh của tưởng tượng, bởi vì ông cảm thấy rõ ràng máu chảy dọc theo cánh tay của ông, và ông không tin ở mắt mình sau đó khi ông không thấy dấu tích gì của một vết chích nào.”1
1 Francis Darwin, The Life and Letters of Charles Darwin (Hồi ký của Darwin), John Murray, London, 1887, tr. 27.
Vượt qua đau đớn, tân thành viên tìm ra sự thật. Qua đau đớn, chết chóc, con người đi đến nhận thức đúng và đánh giá đúng những gì mình đạt được. Cuộc đời đến không phải trên thảm đỏ, những nhận thức đến từ sự đau đớn và mất mát hy sinh, nên buổi kết nạp khi vào hội con người trong bóng tối phải sờ đầu lâu xương sọ lạnh toát và mò mẫm tìm đường ra chân lý mới thoát được sự kinh hoàng. Nếu không bình tĩnh, can đảm, không dám hy sinh xương máu, sợ hãi sẽ không mở được cánh cửa chân lý cuộc đời. Con người sợ hãi sẽ quỵ ngã trước khó khăn ban đầu.
Cách kết nạp hội viên mang tính triết lý về quá trình nhận thức của cuộc sống và sự tiến triển của tư duy nhận thức. Đó chính là giai đoạn đầu tiên của thành viên Tam Điểm tự nhận biết về cái
chết và sự sống. Trên bàn còn để lọ muối chiết lọc từ nước biển bốc hơi, cốc nước, ngọn lửa, lọ lưu huỳnh, là những biểu tượng triết lý về sự tồn tại cơ bản đầu tiên trên trái đất. Lưỡi liềm tượng trưng cho sự gặt hái tri thức. Ánh sáng và bóng tối luôn tồn tại cùng nhau, con người là những kẻ xây dựng thế giới phải kiên trì đi từ bóng tối tìm ra chân lý. Nếu run sợ hoảng hốt, con người sẽ không đạt được chân lý ánh sáng. Nói theo đạo Phật là chưa giác, chưa ngộ được chân lý. Hình ảnh con gà trống báo hiệu ánh sáng bình minh sắp đến cũng là sự báo hiệu con người đang đi từ biết đến nhận biết.
Goethe, nhà thơ nổi tiếng người Đức, thành viên Tam Điểm đã để lại những vần thơ về lễ thụ giáo khai tâm này:
“Anh không còn bị giam hãm
Trong bóng tối đến kinh hãi
Một ham muốn mới cuốn hút anh
Đến giao hòa tuyệt đỉnh…”1
1 Daniel Beresniak, Symboles des franc-maçons, Assouline, 1997, tr. 4.
Việc tìm hiểu là quá trình suốt đời, đòi hỏi sự chăm chỉ và kiên nhẫn của mỗi cá nhân. Con người càng hiểu biết, càng thấy mình chưa biết gì. Thành viên Tam Điểm là con người luôn đi tìm sự hiểu biết ẩn tàng trong cuộc sống mênh mông và vô tận để xây dựng một trật tự mới của thế giới mới. Con người tự quyết định chính số phận của mình. Ánh sáng chính là nhân đạo, con người hiểu biết là con người nắm được ánh sáng, tức là lòng nhân đạo. Bản thân cá nhân không tự mình tìm đến ánh sáng của hiểu biết, tức là chưa đạt đến được nhân đạo. Chủ nghĩa nhân bản quang minh bao trùm và hàm chứa tất cả. Tư cách con người được đánh giá qua cách xử sự của chính họ, chứ không phải qua tư tưởng, tôn giáo, chính trị, nghề nghiệp. Để đạt đến chủ nghĩa nhân bản quang minh, con người phải không ngừng nhận thức.
Cuốn sách luôn mở đặt trên bàn thờ trong nhà thờ Tam Điểm tượng trưng cho nhận thức luôn mở, chỉ có người lười biếng mới không tìm đến được nhận thức.
Trước khi trở thành hội viên, người gia nhập cũng phải trả lời một số câu hỏi để chứng minh sự nhận thức của mình về Tam Điểm, về Đấng Tối cao. Trước khi được Thầy chứng nhận là thành viên Tam Điểm chính thức, Thầy sẽ dùng kiếm lưỡi lửa gõ nhẹ vào lưng thành viên như biểu tượng đã truyền ánh sáng vào người Tập sự. Người mới nhập hội phải ký vào một bản cam kết. Bản cam kết của mỗi chi hội khác nhau đôi chút nhưng đều
thề nguyện từ nay sẽ tuân thủ đúng nguyên tắc chung, thực hiện đúng các thông tri, quyết định của hội đề ra và các nội quy riêng của chi hội kết nạp, cam kết đóng hội phí đầy đủ ít nhất là trong ba năm ở chi hội. Người nào không thực hiện đúng cam kết sẽ bị khai trừ khỏi hội. Hội viên bắt buộc phải mặc quần áo đeo tạp dề (tablier) mang găng, đeo băng theo đúng cấp bậc khi vào lễ.
Nghi lễ khác nhau theo từng nước. Những nghi lễ chính thường đặt tên kèm theo tên hội để nhận biết thuộc nghi lễ nào. Những nghi lễ quen thuộc nhất là nghi lễ Tô Cách Lan (Ecosse) cổ truyền và chấp nhận(Le rite écossais ancien et accepté1), nghi lễ Ê-cốt cải biến (rite écossais rectifié), nghi lễ hiện đại (le rite moderne), nghi lễ York, nghi lễ Memphis v.v...
1 Accepté có nghĩa là chấp nhận. Vì hội Tam Điểm có hai loại thành viên: Tam Điểm thực hành và Tam Điểm lý thuyết. Ngày nay, hầu hết đều là thành viên Tam Điểm lý thuyết. Chữ chấp nhận ở đây có nghĩa là đã được hội Tam Điểm chấp nhận vào đối với thành viên không phải trong nghề. Nghi lễ cổ truyền và chấp nhận là nghi lễ của các hội Tam Điểm trực thuộc Đại đường Luân Đôn.
Trong Tam Điểm có năm điều cơ bản biểu hiện tình huynh đệ khi chào nhau và mang ý nghĩa bác ái: chân trên chân có nghĩa sẵn sàng đi giúp đỡ; đầu gối chạm đầu gối nghĩa là hãy cầu nguyện cho nhau; ngực áp ngực là nguyện giữ kín cho nhau; tay ôm sau lưng nghĩa là huynh ngã đệ nâng; miệng để gần tai là thì thầm khuyên nhủ.
Khi hành lễ, hội viên phải mặc đúng quần áo theo cấp bậc của mình. Tạp dề viền xanh da trời cho ba cấp bậc đầu, từ bậc 4 đến 18 tạp dề viền đỏ, từ bậc 19 đến 30 viền đen, mấy bậc cuối tạp dề trắng. Khi vào gặp cấp bậc Thượng sư và Đại sư, người Tập sự
phải đi ba bước theo quy định của hội Tam Điểm. Hội theo nghi lễ Ê-cốt không kết nạp người da đen, nô lệ, phụ nữ, người nghèo. Bên Mỹ, các cấp bậc rút ngắn chỉ còn mười. Nghi lễ Ê-cốt có ba mươi ba bậc. Nhiều người nổi tiếng có thể được thăng nhiều bậc. Lúc mới vào Tam Điểm, phải trải qua nhiều đợt kiểm tra nhận thức qua các công việc. Khi đã lên bậc Thầy, tức là thực sự tự do vì coi như đã chín và có thể tự đứng ra quản được một chi hội khác.
Hội Tam Điểm có nhiều tên gọi khác nhau. Cuộc họp toàn thành viên Tam Điểm gọi là cuộc họp mặc trang phục, còn cuộc họp mở rộng có nhiều người không phải Tam Điểm tham gia gọi là họp trang phục mở rộng.
Những nhân vật nổi tiếng có công trình và đóng góp trong xã hội dễ dàng được kết nạp, thậm chí được mời vào hội. Quá trình kiểm xét chỉ là hình thức đối với những người đã có danh tiếng trong xã hội. Một số nhân vật nổi tiếng được mời vào nhưng từ chối như đại văn hào Victor Hugo. Trong cuốn nhật ký của Victor Hugo, ngày 13/8/1879 có ghi: “Bà Edmond Adam giới thiệu tôi… ông... đáng kính của chi nhánh (Loge - tên hội Tam Điểm), ép tôi vào hội Tam Điểm, nhưng tôi tránh xa…”1 Mặc dù cha của Victor Hugo là một vị tướng, là thành viên Tam Điểm, nhưng ông từ chối vào hội. Sau này ông mất, hội Tam Điểm đã mặc nhiên coi ông là thành viên của Tam Điểm ở Mexique nhưng không có bằng chứng kết nạp ông vào hội.
1 Loys Dechamp, Vrais et faux macons, Historia, Hors serie 30, 1973, tr. 22.
Các hiện vật trong phòng kín để chuẩn bị cho hội viên mới vào làm lễ khai tâm.
Tân hội viên mặc quần áo trắng, bịt mắt, chuẩn bị được dẫn vào phòng kín để làm lễ thụ khai tâm.
Trang phục Tam Điểm.
Thủ bút Victor Hugo, trích từ nhật ký ngày 13/8/1879.
Nhân vật nổi tiếng như V. Hugo, nếu thực sự là thành viên chắc chắn không thể không có hồ sơ, thẻ ghi tên ông. Nhiều nhà văn nổi tiếng thời kỳ Khai sáng như các triết gia Voltaire và Montesquieu đều luôn được nhắc đến trong lịch sử hội Tam Điểm, vì sự vinh quang cho cuộc Cách mạng dân chủ bình đẳng không chỉ cho riêng nước Pháp mà cho toàn nhân loại khát khao dân chủ và bác ái trên thế giới đầy bất công, đau khổ và phân biệt chủng tộc.
Thành viên Tam Điểm được phép tự do sinh hoạt ở bất cứ đảng phái chính trị nào và tín ngưỡng nào mà bản thân nhận thấy phù hợp nhưng họ phải tuyệt đối tôn trọng “luật im lặng” hay nôm na còn gọi là luật bảo mật (La loi du silence). Làm gì hay sinh hoạt bất kỳ nơi đâu, họ phải giữ bí mật, không được tiết lộ mình là thành viên Tam Điểm. Luật này càng làm tăng thêm vẻ huyền bí của các thành viên Tam Điểm. Sự cho phép tự do ý
thức về chính trị và tôn giáo tạo sức hút được nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Do tinh thần tương trợ huynh đệ trong hội, và việc tuyển chọn chất lượng cao, thành viên Tam Điểm có chân rết trong các cơ cấu trọng điểm của xã hội. Tự do tư tưởng
là nguyên tắc chính của Tam Điểm. Tam Điểm quy định không được đưa bất kỳ hình thức áp đặt tôn giáo và chính trị nào vào dạy ở trường học hay nói một cách khác Tam Điểm chủ trương một nền giáo dục thế tục. Trường học giảng dạy tất cả các tôn giáo cũng như, các chủ nghĩa chính trị khác nhau ở nước Pháp
và trên thế giới để học sinh nắm bắt và tự tìm hiểu lý tưởng nào thích hợp với mình. Lúc đầu khi vấn đề này được đưa ra, phía giáo hội Công giáo đã phản đối kịch liệt. Trước kia trường học đều có giờ giảng dạy về Chúa Ki-tô, học sinh phải cầu nguyện theo kiểu đạo Thiên Chúa vì nhà thờ nắm quyền lực mạnh trong xã hội. Mọi việc kể cả tấn phong vua đều được cử hành tại nhà thờ. Cách mạng Pháp đã làm đảo lộn trật tự xã hội. Bình đẳng, dân chủ, nhân đạo là phương châm hàng đầu mà Cách mạng Pháp muốn đạt được. Để thực hiện được các mục tiêu này, biết bao người phải hy sinh trên đoạn đầu đài như Condorcet, Lavoisier… Tuy nhiên, khi cách mạng thành công, một thành viên Tam Điểm đã ký lệnh phê chuẩn luật máy chém. Nhà chính trị Guillotin (1738-1814), thành viên Tam Điểm thuộc chi nhánh Angoulême đầy nhiệt huyết và nhân đạo, đã đề xướng và áp dụng hình phạt máy chém.
Ông mang tư tưởng hiện đại về sự nhân đạo. Ông đề nghị bình đẳng trước cái chết và nhân đạo đối với sự kéo dài đau đớn khi chịu án tử hình. Xưa kia các hình phạt khác nhau tùy theo giai
cấp. Người ăn cắp bị treo cổ hoặc bị cột trên bánh xe quay, kẻ làm tiền giả thì bị bỏ vạc dầu, phù thủy thì bị thiêu cháy, người quý tộc gây án chỉ bị đi đày v.v... Sự đau đớn kéo dài của thể xác thật vô nhân đạo, tàn nhẫn và vô ích cho nên ông bỏ hết các hình phạt này. Ông đã phê chuẩn và đưa ra quốc hội hình phạt bình đẳng cho mọi tội phạm dù thuộc giai cấp nào bằng cách sử dụng máy chém. Máy chém đã gắn với tên ông, sự vinh danh đó
đã làm nhân vật Tam Điểm này rất khổ tâm. Victor Hugo đã từng nói có những con người bất hạnh vì sáng chế của mình.
Nhiều người hạnh phúc được gắn tên mình với công trình của họ, với những định luật và các cách đo lường mà họ tìm ra như Watt, Joule, Newton, hay Celsius. Amerigo Vespucci đã khẳng định nước Mỹ là mảnh đất mới, không phải là Ấn Độ như Christophe Colombo nhầm, nên đã đặt tên cho lục địa là America. Poubelle phát minh ra thùng rác, nên trong tiếng Pháp từ “poubelle” có nghĩa là thùng rác. Guillotin rất đau khổ vì tên ông được dùng để chỉ cái máy chém. Giờ đây, các nhà chính trị chống Tam Điểm vẫn đem chuyện này ra giễu hội Tam Điểm là tình huynh đệ “máy chém” vì Tam Điểm vẫn tự nhận là một tổ chức bác ái và nhân đạo. Những quan điểm nhân đạo và bình đẳng của mọi người khi sinh ra cũng như trước cái chết của ông dường như không ai nhớ, nhưng tên ông lại bị gán cho cái máy giết người nhanh chóng, và được ghi vào từ điển. Tên ông trở thành động từ chém đầu rất tàn khốc cũng như Điện Biên Phủ biến thành động từ để chỉ cái chết hàng loạt. Điều này đã làm cho ông đau khổ đến khi chết. Con cháu, hậu duệ, không ai dám tự hào về sáng chế của ông. Nếu tổ tiên là người gắn liền với những sáng chế văn minh như máy cày, máy bay, hậu duệ sẽ luôn tự hào nhắc đến tên, như tháp Eiffel, thuyết Einstein, định luật Euclide. Cái máy chém “nhân đạo” chính là điều ông ân hận mặc dù đó là hình thức xử tử nhân đạo và bình đẳng lúc bấy giờ. Thực chất máy chém có từ lâu. Máy chém được thử giết cừu và chỉ được áp dụng khi luật của Guillotin ra đời. Guillotin không phải là người chế ra máy chém, nhưng là người đem máy chém ra ứng dụng, thay thế cho tất cả các hình phạt nặng nề và vô nhân đạo trước đó đối với án tử hình.
Trong thời điểm đó, đại văn hào Victor Hugo lại chủ trương bãi bỏ án tử hình, một ý tưởng đầy tính nhân bản. Xóa bỏ án tử hình là hình thức giáo dục ân xá nhân đạo cao nhất đối với tất cả những kẻ phạm tội. V. Hugo đề ra cách giáo dục con người cần thiết và hiệu quả hơn án tử hình. Chính vì thế hội Tam
Điểm luôn muốn đưa Hugo vào danh sách những người huynh đệ. Giờ đây, việc bãi bỏ án tử hình đã được quốc hội Pháp phê chuẩn. Nước Pháp nhân đạo đã không còn án tử hình, máy chém chỉ là kỷ niệm đau đớn của nước Pháp Cộng hòa lúc Cách mạng mới thành công. Tuy nhiên, chúng ta không thể quên được rằng, cũng chính các thành viên Tam Điểm Pháp đã có công lớn trong việc triển khai nền giáo dục cấm tuyên truyền tôn giáo và chính trị trong trường học để tạo nên sự bình đẳng trong giáo dục và tự do ý thức trong cuộc sống.
Hội Tam Điểm có Hiến chương riêng của hội. Tất cả hoạt động của các chi hội đều phải báo về Đại đường, tức là Tổng hội. Đại đường quản lý và ra quyết định. Mọi việc kết nạp, khai trừ, thu
hay xin ngân quỹ, mở chi nhánh, đặt tên chi nhánh, đều phải xin phép Đại đường. Việc nhập hội khó khăn, nhưng việc ra khỏi hội hết sức đơn giản, chỉ cần viết một cái đơn xin từ bỏ sinh hoạt hội đệ trình lên cấp trên.
Việc kết nạp hội viên có khi kéo dài, kiểm xét thử thách từ sáu tháng đến một năm. Người sắp được kết nạp được mời tham gia các buổi sinh hoạt từ thiện và nhân đạo để xem tư cách thành viên mới trước khi kết nạp chính thức. Họ cũng được học tập điều lệ và nội quy của hội viên như đóng niên liễm, phải tham gia sinh hoạt hàng tháng, phải mặc trang phục đúng nghi lễ… Đại đường Luân Đôn tại Anh được coi là trung tâm đầu não của Tam Điểm thế giới. Những chi nhánh nào thuộc Anh thì theo nghi thức Tam Điểm Anh.
Nhiều chi hội Tam Điểm tách ra do quan niệm triết lý khác nhau, nên theo những nguyên tắc riêng của từng hội. Tuy nhiên, các hội đều dựa trên Hiến chương Anderson.
2. HỘI TAM ĐIỂM VÀ PHỤ NỮ
Trước đây, hội Tam Điểm không kết nạp phụ nữ, vì những thế kỷ trước phụ nữ thường ít được tự do, sống phụ thuộc chồng và
chịu sự quản lý của chồng. Theo Hiến chương Anderson, soạn thảo từ năm 1723, thành viên Tam Điểm “phải là những người đàn ông đàng hoàng, tự do (thời đó còn nô lệ), và có danh tiếng, tuổi thành niên, thận trọng, Tam Điểm không nhận nô lệ, đàn bà và đàn ông có tiền án.” Phụ nữ bị coi như một dạng nô lệ trong gia đình và chưa được tự do bầu cử. Nhưng ở Pháp, vào khoảng thế kỷ XVIII, hội Tam Điểm khó ngăn cản phụ nữ quý tộc có học thức tách hẳn ra khỏi trào lưu triết học và huyền bí được coi là mốt thời thượng lúc đó. Nhiều phụ nữ quý tộc được học hành và có kiến thức uyên thâm. Họ cũng giàu tiền bạc và đa số thuộc dòng dõi quý tộc cao sang. Dựa vào Hiến chương Anderson không cấm phụ nữ tham dự các buổi dạ hội, hòa nhạc, hay tang lễ, các huynh đệ Tam Điểm xin cho phu nhân đến tham dự và được gọi là “muội”. Dần dần họ thành lập hội Tam Điểm các bà mệnh phụ hay gọi là con nuôi Tam Điểm dành cho các bà quý tộc, thành phần hoàng gia. Nhưng tên các chi nhánh nhiều khi mang tên đàn ông, như Tam Điểm Lorient, Narbonne, Rochefort, Toul v.v... Thành phần phụ nữ tham gia toàn xuất thân từ các gia đình quý tộc, nên trên phương diện xã hội, các nghi lễ chỉ được tổ chức trong giới quý phái. Đến năm 1808, các hội này bị Đại Đông Đường (G.O - Grand Orient) cấm vì vi phạm Luật Anderson. Đến giữa thế kỷ XIX, bắt đầu xuất hiện lại chi nhánh Tam Điểm dành cho cả hai phái nam và nữ. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn chỉ tham gia chủ yếu trong các hoạt động từ thiện, lo tổ chức lễ hội, tang lễ, lễ cưới, lễ sinh nhật và rất ít tham gia chính trường. Nhiều chi nhánh phụ nữ tách ra hoạt động riêng và tự kết nạp phụ nữ, nhưng không đóng vai trò mạnh mẽ trong xã hội như nam giới.
Người phụ nữ đầu tiên được kết nạp vào hội Tam Điểm năm 1732 là bà Aldworth, ở Ireland. Do có những bất tiện trong sinh hoạt hội họp toàn đàn ông, nên hội Tam Điểm không kết nạp phụ nữ nữa. Mãi đến năm 1882, bà Maria Deraismes mới được vào hội Tam Điểm Pháp. Bà đã kết nạp mười bảy phụ nữ khác vào năm 1893, và thành lập chi nhánh chung cho cả hai giới lấy tên “Đại chi nhánh nam nữ quyền con người”, tượng trưng Ê-cốt
(Ecosse) của Pháp. Sau đó, ở Anh cũng phát triển các chi nhánh chung cho cả nam lẫn nữ. Do nhu cầu đòi hỏi sự bình đẳng trong giới tính, đầu thế kỷ XX, Đại Đông Đường mở lại chi nhánh con nuôi. Do đó, xuất hiện những hội toàn phụ nữ hoặc những hội lẫn lộn hai giới nam và nữ ở Anh và Pháp. Càng ngày, số lượng phụ nữ tham gia hội càng đông. Một vài phụ nữ lên được chức Thầy. Việc cấm phụ nữ tham gia Tam Điểm trong Hiến chương Anderson là một trong những biểu hiện thiếu bình đẳng về nam nữ trong xã hội. Như vậy, chữ bình đẳng đề ra trong mục tiêu của hội là không triệt để. Để khắc phục điều này và trước phong trào giải phóng phụ nữ đang lên ở nước Pháp lúc bấy giờ, Tam Điểm đã chấp nhận mở hội khác để phụ nữ sinh hoạt. Tuy nhiên, Đại đường Pháp vẫn không chấp nhận phụ nữ tham gia. Đại đường Pháp không có sự bình đẳng tuyệt đối, nhất là trong xã hội mà số lượng phụ nữ bao giờ cũng thường chiếm tỷ lệ hơn 50%. Hội Tam Điểm này không chấp nhận sự hiện diện của phụ nữ. Nếu phụ nữ muốn tham gia, họ chỉ giới thiệu qua hội khác. Điều đó cũng thể hiện sự bất bình đẳng, thiếu dân chủ trong nhân sinh quan của những thành viên Tam Điểm theo Đại đường Pháp và một số chi hội Tam Điểm trên thế giới giữ quan điểm tôn trọng Luật Anderson không chịu thừa nhận sự tiến hóa của xã hội. Theo Tam Điểm, nhận thức phát triển không ngừng thì luật cũng phải biến đổi khi tình hình thay đổi. Ngày nay, nhiều phụ nữ đã tham gia trên chính trường thế giới, những thành viên Tam Điểm cổ hủ này đã làm giảm thiểu hình ảnh bình đẳng giới tính trong xã hội mới hiện nay và viện cớ Hiến chương Anderson để ngăn cản sự tiến bộ của phụ nữ trong xã hội. Theo Tam Điểm, nhận thức luôn không ngừng tiến triển và đổi mới, nhưng Đại đường Pháp bảo thủ, trở nên mâu thuẫn với triết lý tiến bộ về nhận thức của chính họ.
3. HỘI TAM ĐIỂM Ở PHÁP
Hội Tam Điểm đầu tiên ở Pháp thành lập năm 1721, lấy tên là “Tình Bằng hữu và Tình Huynh đệ” (Amitié et la Fraternité),
nghi lễ thuộc hệ Anh, ở Dunkerque, biên giới phía bắc nước Pháp. Về sau, nhiều hội khác thành lập tại Paris, tách khỏi ảnh hưởng của Anh, không phải báo cáo về Đại đường Luân Đôn. Nhiều tăng lữ, trí thức ưu tú gia nhập hội, đã làm nên cuộc Cách mạng năm 1786 và lập ra Cộng hòa Pháp. Hội đề cao tự do dân chủ, bác bỏ sự chuyên quyền độc đoán của nhà vua và giáo hội nên nhiều thành viên Tam Điểm bị giết hoặc bị lưu đày như Montesquieu phải qua Anh tị nạn. Giáo hoàng Công giáo La Mã tuyên bố rút phép thông công đối với nhiều thành viên Tam Điểm với lý do Tam Điểm tuyên truyền “tà đạo và hoạt động bí mật”.
Tuy nhiên, khát vọng tự do dân chủ bác ái là khát vọng của đại đa số. Giáo hội Công giáo không thể ngăn được xu thế khi chính giáo hội cũng phải đề cao quyền bình đẳng và bác ái. Ở Pháp, các chi hội nhỏ hợp lại thành “the French Freemasonry”. Đại đường Pháp được chấp nhận năm 1756. Năm 1771, do bất đồng chính kiến, hội Tam Điểm chia thành hai nhánh. Nhánh tách ra xưng danh là Đại Quốc đường Pháp (Grand National de France), sau năm 1773 đổi tên thành Đại Đông Pháp do Công tước Chartres làm Đại sư (Grand maître)1 phụ trách. Chức Đại sư là chức vị cao nhất trong hội Tam Điểm. Như vậy, hai hệ phái song song hoạt động vẫn liên lạc với nhau. Quan điểm của Tam Điểm là tôn trọng tự do nhận thức cá nhân, nên thành viên Tam Điểm ở những nhánh khác nhau ít khi đụng độ nhau.
1 Chúng tôi tạm dịch các cấp bậc chính trong Tam Điểm: Grand maître = Đại sư; Maître = Sư thầy; Compagnon = Thợ chính, Apprentis = Tập sự. Từ bậc Sư thầy đến Đại sư còn nhiều cấp bậc, ở đây tạm dùng chung là Thượng sư.
Những thành viên Tam Điểm như Đại tướng La Fayette, Talleyrand, Sieyès, Camille Desmoulins, Saint Just, Danton,
Marat, Linh mục Grégoire, La Rochefoucauld, Noailles đã tham gia Cách mạng Pháp 1789.
Khi cuộc Cách mạng thành công, phương châm chính của hội được ghi vào trong tuyên ngôn đầu tiên của Hiến pháp nước Cộng hòa Pháp: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Tuy nhiên, một số thành viên Tam Điểm thuộc dòng dõi quý tộc đã không ủng hộ Cách mạng vì quyền lợi của cá nhân và hoàng tộc như Công tước de Montmorency và de Luxembourg đã chạy trốn sang Anh và Áo tị nạn. Hội Tam Điểm cũng đã từng cứu nguy Cộng hòa Pháp khi quân đội Áo tấn công để giúp phái bảo hoàng năm 1792 bằng cách đưa tám triệu quan cho Công tước de Brunswich. Do thành viên Tam Điểm tham gia trong các chính trường nên hội Tam Điểm Pháp bị nhiều phen điêu đứng. Năm 1793, nhiều hội viên bị xử tử và tù đày. Nhiều thành viên chạy trốn sang Anh. Sau đó hội nhanh chóng tụ lại để gầy dựng. Họ chia thành hai phái chính trị, phe hữu ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, phe tả ủng hộ chế độ Cộng hòa và chống đối giáo hội Thiên Chúa. Đến thời Napoléon, hội lại trở thành lực lượng chủ chốt của chính quyền. Cả gia đình Napoléon đều tham gia Tam Điểm. Anh cả của Napoléon được phong chức Đại sư của Tam Điểm Đại Đông Pháp vào ngày 5/11/1804. Sau khi Napoléon thua trận, bị bắt và đi đày, hội Tam Điểm rút vào hoạt động bí mật.
Thời hoàng kim trong tiến trình bình định các nước thuộc địa Pháp, cũng là thời vàng son của Tam Điểm. Nhiều quan Toàn quyền ở thuộc địa của Pháp là thành viên Tam Điểm, Bộ trưởng Bộ Thuộc địa, Tổng thống thời đó cũng là thành viên Tam Điểm (Paul Doumer, Paul Beau, Klobukowski, Constans (Bộ trưởng Nội vụ tương lai)). Hội Tam Điểm lại bùng lên, phát triển và mở các chi nhánh ở các thuộc địa. Đến thời chính phủ Vichy, Pháp bị Đức quốc xã chiếm đóng, Tam Điểm bị coi là một sinh hoạt mang tính chất huyền bí, ma thuật lại bị cấm, các Đại đường bị đóng cửa, tài liệu và tài sản của hội bị tịch thu và sung công. Hội Tam Điểm một lần nữa bị điêu đứng, nhiều thành viên lãnh đạo bị tử hình và bị đem đi thủ tiêu. Hoạt động Tam Điểm trở lại khi
nước Pháp tham gia lực lượng đồng minh thắng Hitler. Nhiều thành viên của hội đã giữ vai trò chủ chốt trong chính trường Pháp. Nhiều Tổng thống Cộng hòa Pháp là thành viên Tam Điểm như Paul Doumer (1857-1932), thành viên Tam Điểm chi nhánh L’Union Fraternelle, Gaston Doumergue (1863-1937), thành viên hội L’Écho thuộc Đại Đông Pháp ở Nîmes, Félix Faure (1841-1899), nhiệm kỳ 1895-1899 thuộc chi nhánh La Parfaite Aménité ở thành phố cảng Le Havre. François Mitterrand (1916- 1996) cũng là thành viên của Tam Điểm, Jacques Chirac (1932- 2019) thuộc hội Suisse Alpina. Hội Tam Điểm Pháp cũng có nhiều hệ phái nhưng có ba hội chính thường được nhắc đến và có mặt ở Việt Nam:
Đại đường Pháp (Grande Loge de France) viết tắt là GLDF, thành lập từ năm 1738. Đại đường Pháp có trụ sở tại 8 rue Puteaux, Paris 17 với tiêu chí “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Hội này không kết nạp phụ nữ. Nếu phụ nữ muốn tham gia, họ được giới thiệu qua hai hội kia.
Đại Đông Pháp (Grand Orient de France) viết tắt là GODF. Đại Đông Pháp có trụ sở chính tại 16 rue Cadet, Paris 9. Hội này giờ đây cho phép kết nạp phụ nữ vào hội. Hội thành lập từ năm 1771, tách ra từ Đại đường Pháp.
Hội “Nhân quyền“ (Droit Humain) viết tắt là DH. Hội “Nhân quyền” có trụ sở ở 9 rue Pinel, Paris 13. Hội này gồm có hai phái nam và nữ sinh hoạt chung. Hội chính thức thành lập ngày 4/4/1893 khi không thể phủ nhận quyền bình đẳng giới tính đang là phong trào lúc bấy giờ. Những hội khác như Memphis Misraim, Ecossais… không có mặt ở Việt Nam.
Hội Tam Điểm nắm phần đông các chức vụ trọng đại trong chính quyền Pháp và châu Âu. Hội Tam Điểm không ngần ngại công khai biểu lộ vai trò của họ trong việc hình thành nước Cộng hòa Pháp, Bưu chính Pháp cho ra mắt con tem năm 2003, thời Tổng thống Chirac - thành viên Tam Điểm, có ghi rõ chữ
Tam Điểm Pháp (La Franc-maçonnerie française) bên trên và bên cạnh Cộng hòa Pháp (RF - La République française). Auguste Pavie, một thành viên Tam Điểm, đã có công trong việc mở mang hệ thống bưu điện Đông Dương cũng được trân trọng in vào tem Đông Dương. Điều này chứng minh sức mạnh của Tam Điểm trong chính quyền thuộc địa và nước Cộng hòa Pháp. Nhiều thành viên được đặt tên cho trường học nổi tiếng ở thuộc địa Đông Dương như Chasseloup Laubat, Albert Sarraut, trung tâm triển lãm Maurice Long… Hội Tam Điểm đã nở rộ một thời huy hoàng ở Đông Dương.
4. HỘI TAM ĐIỂM PHÁP VÀ CÔNG GIÁO Ở VIỆT NAM
Hội Tam Điểm là những người “Thợ tự do” đi xây đền đài, nhà thờ, cung điện nên được sự ủng hộ của nhà thờ - một thế lực mạnh ở châu Âu. Đó là những người thợ xây thực sự. Khi hội Tam Điểm phát triển và đón nhận thành viên quý tộc, không hề có sự va chạm giữa Công giáo và Tam Điểm. Thời đó, thành viên Tam Điểm và tín đồ Công giáo không tách bạch. Một người có thể vừa là thành viên Tam Điểm vừa là tín đồ Công giáo. Khi tổ chức Tam Điểm thu hút được lực lượng đông đảo, lập nên nước Cộng hòa Pháp, và có sự hỗ trợ của Napoléon, hội Tam Điểm và Công giáo bắt đầu kình địch với nhau vì tranh giành ảnh hưởng xã hội và chính trị. Công giáo tôn thờ Thượng đế, Tam Điểm đề cao Đấng sáng tạo ra thế giới, có hội vẫn đề cao Thượng đế, và yêu cầu thành viên muốn vào hội phải có lòng tin vào Thượng đế. Công giáo và Tam Điểm đều dựa trên nguyên tắc cuộc sống bác ái, nhân đạo. Công giáo mở ra đại quần chúng, nhưng Tam Điểm chỉ giới hạn ở những thành viên xuất sắc trong xã hội hoặc những người thuộc dòng dõi quý tộc, trí thức và trình độ tay nghề giỏi và cao. Công giáo có ảnh hưởng lớn và vốn có thế lực mạnh từ xưa. Mỗi khi vua lên ngôi đều phải được Giáo hoàng làm lễ tấn phong để được lòng dân. Vua coi như con của Thượng đế gửi xuống để giúp dân vì đại đa số người châu Âu thời bấy giờ
đều là tín đồ Công giáo. Trong các cuộc Thập tự chinh, Công giáo là đội quân mạnh mẽ đi chinh chiến. Công giáo có mặt từ lâu đời, có ảnh hưởng lớn đối với xã hội châu Âu.
Hội Tam Điểm thành lập khoảng bốn thế kỷ gần đây. Hội đã tham gia cuộc cách mạng 1789 để lập nên nước Cộng hòa Pháp. Thành phần Tam Điểm vốn là thế lực ngầm bên trong các cuộc cách mạng. Họ bí mật tham gia trong thành phần chính của Nhà nước và quân đội. Sức mạnh và đóng góp của Tam Điểm đối với nước Pháp dân chủ, bình đẳng ngày nay không cần bàn cãi. Vai trò đắc lực của Tam Điểm trong các cuộc vận động bầu cử ở châu Âu là điều rất hiển nhiên. Nhiều thành viên Tam Điểm đắc cử Tổng thống hoặc những vị trí quan trọng trong xã hội Pháp.
Công giáo thường công kích hội Tam Điểm công khai trên báo chí. Công giáo coi chiến tranh trên thế giới đều do người lãnh đạo Tam Điểm tham gia trong thành phần chính quyền quyết
định. Thực chất, Công giáo cũng khát vọng quyền lực. Đó là khát vọng muôn thủa của Công giáo và Tam Điểm. Chỉ có đạo Phật, do quan điểm từ bỏ mọi dục vọng nên không trực tiếp tham gia triều chính. Các vua quan Việt Nam hay châu Á khi chán ngán thế sự thường bỏ lên núi tu hành như vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lên núi Yên Tử đi tu sau khi đại thắng xâm lược Nguyên Mông và sau đó lập ra phái Trúc Lâm Yên Tử khoảng thế kỷ XIII (1258-1308). Phật Thích Ca cũng xuất thân từ hoàng gia quý phái giàu sang và bỏ ngai vàng đi tu tìm đạo giải thoát cứu độ chúng sinh.
Công giáo công kích Tam Điểm về việc đề ra luật vô thần và phi chính trị (tức là không ai được quyền áp đặt những chính kiến chính trị hay tôn giáo) trong giáo dục. Hội Tam Điểm đề nghị bỏ ép buộc phải đọc kinh kính Chúa trước buổi học mà trước kia Công giáo đã đề ra. Trong chương trình học, có giảng dạy tất cả các tôn giáo, tư tưởng chính trị, nhưng không có áp đặt. Tự do tín ngưỡng và không áp đặt tín ngưỡng để mọi người tự nhận thức những gì mình cần phải theo, Công giáo coi đó là vô thần
và chỉ trích kịch liệt hội Tam Điểm. Hơn nữa, thành viên của hội Tam Điểm tham gia trong Liên hiệp châu Âu đã thêm vào điều khoản của Hiến pháp châu Âu bắt buộc giáo hội phải lệ thuộc quốc gia, các tổ chức triết học được miễn phí và Hiến pháp cố tình không hề nhắc đến gốc gác Ki-tô giáo của châu Âu… Điều này gây nên sự bất bình trong lòng Công giáo.
Công giáo tin vào Thượng đế Tối cao. Khoảng thế kỷ XVII, những thành viên Tam Điểm đầu tiên cũng là các tín đồ Công giáo hoặc Tin Lành. Những bản thảo viết tay đầu tiên đều chịu ảnh hưởng của nhà thần học Calvin, những thành viên Tam Điểm lúc đầu không hề dùng từ “Đại kiến trúc sư vũ trụ” và khuyên những người mới nhập Tam Điểm phải trung thành với Thượng đế và nhà thờ Công giáo. Mãi đến năm 1723, trong Hiến chương của Tam Điểm, lần đầu tiên khái niệm về “Đại kiến trúc sư vũ trụ” mới được dùng trong sách viết về Tam Điểm. Năm 1760, Đại đường Luân Đôn và Dublin đều coi Thượng đế, đấng xây dựng thế giới là đấng sáng tạo con người. Những thành viên Tam Điểm thường theo quan điểm của các nhà khai sáng như J.J. Rousseau, Voltaire, Montesquieu, những nhà thần luận theo quan điểm thiên nhiên. Con người và Thượng đế hiệp thông trực tiếp. Tất cả những gì không phải do con người tạo ra đều do Thượng đế, nhưng Thượng đế không can thiệp trực tiếp vào công việc và dự án của con người. Con người chính là chủ thể của hành động của mình, không có thế lực siêu nhiên phù phép và phi lý can dự. Con người tự nhận thức để vươn lên nắm được bí quyết của thế giới bằng việc thiện. Do đó nhiều người nhầm lẫn đồng hóa vô thần với Tam Điểm. Cũng vì lý do này, hội Tam Điểm mất một số huynh đệ là tín đồ Công giáo. Công giáo và Tam Điểm ở một số nơi trở nên thù địch, như ở Vương quốc Bỉ, hai thế lực không dung hòa được với nhau. Do cạnh tranh ảnh hưởng chính trị, hội Tam Điểm ở Bỉ năm 1837 ra lệnh cấm tín đồ Công giáo gia nhập hội Tam Điểm. Việc giảm số lượng lớn tín đồ Công giáo trong Tam Điểm tạo điều kiện cho thành phần tự do công khai chống Công giáo. Chủ nghĩa duy lý dựa trên những hiểu biết khoa học đã thắng, thành viên Tam Điểm bỏ nghi lễ
cầu Thượng đế Tối cao trong các buổi họp ở hội Tam Điểm Bỉ. Ngày 6 tháng 9 năm 1875, Đại hội Tam Điểm tập hợp những đại diện cao cấp đã tuyên cáo những nguyên tắc của hội trong đó nhấn mạnh rõ, hội Tam Điểm tuyên bố sự tồn tại của Đấng Tối cao dưới tên gọi là “Đại kiến trúc sư vũ trụ”, một Đấng Tối cao siêu việt. Một số nơi bác bỏ quan điểm này và tin vào sự hiện hữu của Thượng đế.
Năm 1877, hội Tam Điểm Đại Đông Pháp bổ sung vào Hiến chương năm 1849 “Hội Tam Điểm với triết học tiến bộ dựa trên sự tồn tại của Thượng đế và sự bất tử của linh hồn…” Năm 1867, các thành viên Tam Điểm thuộc Đại Đông Pháp tổ chức một cuộc tranh luận về chủ đề sự tồn tại của Thượng đế. Năm 1875, sự tham gia của các thành viên Tam Điểm mới như Emile Littré và Jules Férry đã làm thay đổi một phần lớn nội dung của Hiến chương. Hội Tam Điểm thực chất là một tổ chức cơ bản từ thiện, triết học tiến bộ, có mục đích tìm kiếm sự thật và nghiên cứu đạo đức thế giới, khoa học, nghệ thuật và sự tồn tại của từ thiện. Hội có nguyên tắc cơ bản là tự do tuyệt đối về nhận thức và tình đoàn kết nhân loại. Hội luôn tôn trọng mọi chính kiến và tôn giáo khác nhau trên thế giới. Tôn chỉ của hội: Tự do, Bình đẳng, Tình huynh đệ. Hội bác bỏ việc bắt buộc phải tin vào Thượng đế, nhưng khái niệm về Đại kiến trúc sư vũ trụ thì hoàn toàn tự do theo nhận định của mỗi thành viên. Tuy nhiên, chỉ mười năm sau khi khánh thành công trình nhà thờ hội Tam Điểm, các thành viên đã đề cao biểu ngữ “Vì sự vinh quang của Đại kiến trúc sư vũ trụ” và hàng năm tổ chức lễ lớn dành cho Đại kiến trúc sư vũ trụ. Lễ này về sau cũng biến mất dần dần ở các chi nhánh.
Hội Tam Điểm ở Mỹ ra đời sau và có tiêu chí hơi khác. “Mỗi chi hội trong năm năm giữ quyền lực và quyền tạo ra những nguyên tắc hay thay đổi với thiện ý vì tình huynh đệ, song với điều kiện phải tuân thủ Luật Landmarks.” Luật này cũng chưa được hoàn thiện, đòi hỏi thành viên Tam Điểm không được kết nạp những người vô thần hay đa thần và từ chối không giải thích rõ chủ nghĩa thần học. Luật Landmarks nói rõ chỉ có Đấng
chủ thể duy nhất đối với tất cả mọi tín ngưỡng nhưng dưới tên gọi khác nhau. Sau này ở hội Tam Điểm Anh, muốn gia nhập hội thì điều kiện tối thiểu phải có niềm tin vào Đại kiến trúc sư vũ trụ - Đấng Tối cao. Hội Tam Điểm luôn cổ vũ thành viên tham gia trong các tổ chức chính trị và các công tác xã hội, đặc biệt là công tác từ thiện.
Nhìn chung, việc không bắt buộc tin vào Đấng Tối cao trong đại đa số các chi hội là sự chấp nhận chủ nghĩa thần luận khoa học thiên nhiên tin ở Đấng sáng tạo tối cao nhưng từ bỏ những khái
niệm siêu hình, thần chú, tiên tri, phép lạ. Tất cả sự giải thích về Thượng đế đều do con người đặt ra. Thượng đế không hề can thiệp vào công việc của con người.
Ban đầu, lúc mới phát triển, hội Tam Điểm đã liên kết với nhà thờ Công giáo; liên kết vì lợi ích chung của cả hai bên. Công giáo vốn là thế lực mạnh từ trước và đóng vai trò quan trọng trong xã hội châu Âu vì hầu như đại đa số người dân châu Âu thời bấy giờ theo Công giáo. Hội Tam Điểm và Công giáo kình địch vì triết lý khác nhau. Thành viên Tam Điểm tự nhận thức ra chủ thể sáng tạo vũ trụ trong quá trình hiểu biết. Công giáo thừa nhận ngay từ đầu sự can thiệp của Đức Chúa Trời. Đến cuối thế kỷ XIX, Công giáo bắt đầu chỉ trích công khai hội Tam Điểm. Năm 1887, Đại Đông Pháp (GODF) nhân danh sự tự do ý thức loại bỏ bắt buộc phải có niềm tin ở Thượng đế trong khi Đại đường Pháp (GLDF) vẫn giữ nguyên khái niệm về Thượng đế. Cả hai hội đều họp nhau thống nhất bảo vệ tôn trọng tín ngưỡng nhưng không áp đặt tín ngưỡng vào trong giáo dục, và chủ trương một nền giáo dục phi tôn giáo để cho con người tự nhận thức ra chủ thể sáng tạo vũ trụ trong quá trình hiểu biết.
Tam Điểm và Công giáo không đụng độ ở Việt Nam. Người châu Âu ở xa mẫu quốc, giữa dân bản xứ chủ yếu theo đạo Phật, số người Pháp quá ít so với dân bản địa, họ bắt buộc liên kết vì tình đồng hương để bảo vệ quyền lợi của chính họ nói riêng và của nước Pháp nói chung. Nhưng trong thâm tâm hai bên đều ganh
tị về quyền lực và ảnh hưởng trong xã hội Đông Dương. Trong lá thư của một chức sắc Tam Điểm thuộc chi nhánh Huynh đệ Bắc kỳ, có đệ trình thư về Đại Đông Pháp nói về việc các vị truyền giáo mở ồ ạt một số trường tiểu học nhằm gây ảnh hưởng, nhưng ngoài việc truyền giáo họ ít quan tâm đến nội dung và mục đích của giảng dạy, nên người biên thư đề nghị Đại sư phải xem xét và can thiệp kịp thời. Bức thư chứng tỏ sức mạnh quyền lực của Đại sư Tam Điểm đối với các nhà cầm quyền Đông Dương lúc bấy giờ.
Hội Tam Điểm tuy ít về số lượng do Công giáo đông con chiên nhưng Tam Điểm vẫn đóng vai trò rất quan trọng ở thuộc địa. Tại Việt Nam, thành viên Tam Điểm vẫn đến nhà thờ để gặp bạn bè, nhưng ngược lại tín đồ Công giáo nếu không phải là Tam Điểm không được tham gia sinh hoạt hoặc được phép vào trong nhà thờ Tam Điểm. Tam Điểm có sức mạnh trong chính quyền thuộc địa, nên số lượng tuy ít nhưng họ đủ mạnh để cạnh tranh ảnh hưởng với Công giáo.
Công giáo đến Việt Nam sớm hơn, từ thế kỷ XVI, do những nhà truyền đạo Bồ Đào Nha đi cùng các thuyền buôn đến xứ ta. Việc truyền giáo cũng chỉ bắt đầu chính thức từ đầu thế kỷ XIX vì vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của đông đảo người bản địa theo tam giáo và đạo cổ truyền thờ cúng ông bà, từ lâu đã bắt rễ sâu ở Việt Nam cùng với ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa sau nghìn năm đô hộ. Sau khi nhà Nguyễn nhượng ba tỉnh miền Đông Nam kỳ cho Pháp, đa số người Việt Nam đã nhận thấy sự có mặt của đạo Ki-tô như là tay trong cho Pháp, là đạo của kẻ phản bội. Đa số người Việt không chấp nhận việc này và muốn tẩy chay đạo của “người Tây”. Những người cải đạo theo Ki-tô được coi là những kẻ phản bội dân tộc, phản đạo đức cổ truyền, không thờ cúng tổ tiên. Do những quan niệm khác nhau hoàn toàn về linh hồn và thể xác, các nghi lễ dường như đối lập nhau, Ki-tô giáo đã vấp phải sự phản kháng của dân và triều đình vì sự lo ngại đạo châu Âu làm hại phong tục tập quán dân tộc.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Tâm linh người Việt vốn tin vào sự phù trợ của thần linh nên không chấp nhận đạo Công giáo. Đại đa số người Việt Nam theo đạo Phật và thờ cúng tổ tiên nên không chấp nhận Công giáo. Do đó, nhà Nguyễn coi Công giáo là đạo của Tây nên ra sức bài trừ, ngăn chặn sự xâm nhập của các nhà truyền giáo châu Âu. Các thừa sai đã nhờ tàu Pháp cứu viện, Pháp bắn phá các pháo đài phòng thủ ở Đà Nẵng. Sau Hiệp ước 1868, Jean Dupuis, tay buôn thực dân (1829-1912), giả vờ bị cấm đậu ở cảng và gây quấy nhiễu ở cảng, để Pháp có cớ cử quân ra Bắc bắt đầu chiếm hoàn toàn Đông Dương. Khi Việt Nam trở thành thuộc địa và nằm dưới sự bảo hộ của Pháp, những người Pháp đi “khai hóa” đầu tiên đã họp nhau ca ngợi công lao của Dupuis trong việc chiếm thuộc địa và dựng tượng Dupuis ở Đông Dương.
Ngay sau khi chiếm được Việt Nam, cơ quan tối cao điều hành cuộc viễn chinh xâm lược, Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp có trụ sở tại Paris, do Chasseloup Laubat - một thành viên Tam Điểm làm Bộ trưởng, công khai tuyên bố phải biến xứ Nam kỳ thành Philippines thứ hai tại châu Á, biến Nam kỳ thành một xứ Công giáo là giải pháp tốt nhất để ổn định thuộc địa một cách lâu dài. Công giáo trở thành công cụ phát triển và bảo vệ thuộc địa của Pháp. Chính sách Công giáo hóa được áp dụng ở Nam kỳ bằng cách thành lập hệ thống các giáo xứ, và các thừa sai Pháp được hưởng lương như công chức Pháp. Từ năm 1864, Nhà nước thuộc địa Pháp đã trả cho các giáo sĩ 40 nghìn francs, và năm 1879 lên 145 nghìn francs. Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Bộ Hải quân và Thuộc địa Pháp còn ra lệnh phải tích cực yểm trợ cho các giáo sĩ. Alexandre de Rhodes đã từng về châu Âu vận động Vatican và Pháp mở cuộc viễn chinh truyền giáo sang Đông Dương.
Georges Coulet, tác giả cuốn Cultes et Religions de l’Indochine Annamite (Nghi lễ và tôn giáo người An Nam ở Đông Dương) ghi nhận Ki-tô giáo đã mở cửa cho quân đội Pháp và là nguyên nhân trực tiếp của cuộc xâm lược nước Việt Nam1.
1 Georges Coulet, Cultes et Religions de l’Indochine Annamite, Ardin, Saigon, 1929, tr. 99.
Vào thế kỷ XVII, tại Nagasaki (Nhật Bản), hai mươi nhà truyền giáo Âu châu bị giết, nhiều tín đồ Công giáo bị sát hại, dân Nhật Bản bị cấm theo đạo Công giáo và ngược lại được trao tặng huy chương bạc nếu chịu bỏ đạo Công giáo để trở về đạo truyền thống. Vì sao quân đội nước ngoài không tấn công Nhật Bản? Điều đơn giản là vì vấn đề biến Nhật Bản thành thuộc địa chưa được đặt ra, hơn nữa Nhật Bản cũng là nước mạnh, nên thực dân châu Âu không dám động đến. Nếu triều đình nhà Nguyễn vững mạnh như Nhật Bản thì sự cầu viện của thừa sai Pháp sẽ không được Pháp đáp ứng. Mục đích của Pháp là muốn chiếm Việt Nam nên đã cho tàu đậu gần cảng Việt Nam từ trước để xem xét và chờ thời cơ.
Việc bảo vệ Công giáo bị đàn áp chỉ là cái cớ để Pháp chính thức tấn công, bắt Việt Nam đền bù chiến tranh, trong khi kẻ xâm lược lại được hưởng lợi lộc. Yếu về mặt quân sự, triều đình nhà Nguyễn đành chịu lép vế và nhượng bộ dần dần, dẫn đến mất toàn bộ đất nước. Công giáo dựa vào đó để phát triển mạnh ở Việt Nam vào thời kỳ hoàng kim của chế độ thực dân. Công giáo được chính quyền thuộc địa bật đèn xanh ở Việt Nam, chính quyền thuộc địa câu kết với Công giáo để cai trị Việt Nam. Hội Tam Điểm liên minh với Công giáo ở Việt Nam để giữ chế độ thuộc địa và quyền lợi chung của hai bên. Đại đa số những người tham gia chỉ huy quân sự tấn công chiếm Việt Nam là thành viên Tam Điểm. Toàn bộ Tổng ủy viên quân sự và khoảng 70% Thống đốc quân sự Nam kỳ thuộc hội Tam Điểm. Việc liên kết giữa Tam Điểm và Công giáo để bình định Nam kỳ là điều nhất thiết để thiết lập bộ máy chính quyền thực dân tại đây.
Song song với sự phát triển và bình định thuộc địa, những người thực dân tiên phong đã tụ nhau lập hội để giải trí, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt gặp gỡ trao đổi và tương trợ nhau. Họ lập ra nhóm yêu nghệ thuật, âm nhạc, hội quần ngựa, hội chơi, hội thể thao, hội đua xe... Người Pháp đã xây nhà đấu xảo, một số điểm giải trí, nhiều nhà thờ... Cùng thời điểm đó các chi nhánh Tam Điểm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam khi thực dân Pháp đã hầu như nắm trọn nước ta. Từ năm 1858 đến năm 1896, Đông Dương nói chung gần như do Pháp bảo hộ và cai trị. Từ năm 1897 đến năm 1913, Pháp bắt đầu thực hiện chính sách khai thác thuộc địa. Giai đoạn này đánh dấu thời kỳ hoàng kim của nước Pháp với nhiều thành công trong công cuộc bình định thuộc địa. Hội Tam Điểm đóng vai trò quyết định trong công cuộc bình định thành công rực rỡ ở Đông Dương. Mối quan hệ tự nhiên giữa những người Cộng hòa và Tam Điểm trở nên khăng khít, những thành viên Tam Điểm muốn khẳng định sự đóng góp của họ trên mọi lĩnh vực và vai trò rất quan trọng của Tam Điểm trong việc thành lập, củng cố nền Cộng hòa Pháp. Thời kỳ này, một số khá lớn thành viên Thượng nghị viện, Hạ nghị viện, Bộ trưởng, Chủ tịch hội đồng, thậm chí Tổng thống đều là thành viên Tam Điểm, chẳng hạn như Gambetta, Brisson, Floquet, Méline, Bourgeois, Férry, Rouvier, Dupuis, Combes, Emile (Chủ tịch hội đồng nhà nước), Doumer, Doumergue, Millerand, Viviani, Chautemps, và nếu ngẫu nhiên nhắc đến một vài nhân vật nổi danh thời đó, nhiều người là Tam Điểm. Nhiều nhân vật quan trọng trong chính phủ đều là các chức sắc trong Tam Điểm ở các chi hội khác nhau. Ngay cả triết lý và quốc hiệu của nền Cộng hòa Pháp cũng đều xuất phát từ tư tưởng Tam Điểm. Tam Điểm muốn thâu tóm mọi quyền bính trong tay, qua vụ thẻ lý lịch cá nhân “Affaire des fiches” làm rùm beng nước Pháp. Vụ này bùng lên vào ngày 28/10/1904 về cái gọi là “Kế hoạch trong sạch hóa đội ngũ sĩ quan” trong quân đội Pháp. Tướng André, Bộ trưởng Bộ Chiến tranh, thành viên Tam Điểm, đã nhận được một danh sách chi tiết các thông tin về lai lịch cá nhân cùng quan điểm tôn giáo và chính trị của từng sĩ quân quân đội Pháp, tức là tư liệu đời tư của hai mươi bảy nghìn sĩ quan Pháp.
ệ y g q p
Danh sách này giúp cho các thành viên Tam Điểm cấp lãnh đạo biết được tư tưởng, thành phần của từng sĩ quan trong quân đội Pháp để dễ dàng thực hiện chính sách nâng đỡ những sĩ quan Tam Điểm, nhanh chóng kiểm soát bộ máy chính quyền Pháp ở khắp nơi. Vụ này do báo chí phe đối lập phanh phui. Vụ việc thể hiện rõ sức mạnh của Tam Điểm trong bộ máy chính quyền Pháp. Hội Tam Điểm muốn bố trí các thành viên Tam Điểm trong bộ máy chính quyền và thâu tóm toàn bộ quyền lực trong quân đội. Nhân danh là dân chủ bình đẳng, vụ “thẻ lý lịch cá nhân” đã nói lên sự mâu thuẫn trong phương châm bình đẳng của nền Cộng hòa - Tam Điểm. Sự mâu thuẫn giữa lý thuyết và thực hành càng bộc lộ rõ hơn qua việc thành lập chi nhánh Tam Điểm ở Việt Nam. Vụ “thẻ lý lịch cá nhân” cũng bộc lộ rõ những bí mật trong việc loại bỏ hay nâng đỡ những tín đồ Công giáo không theo tư tưởng Tam Điểm trong bộ máy chính quyền. Bên ngoài, vì lợi ích chung Tam Điểm tất yếu liên kết với những tín đồ Công giáo gốc Pháp ở Việt Nam. Cuốn sách Quand les Missionnaires rencontraient les Vietnamiens (1920-1960)1, do Karthala xuất bản năm 2008, cũng nhắc rất nhiều đến vai trò của thực dân Tam Điểm ở Đông Dương. Để thành công trong việc truyền đạo Ki-tô ở Đông Dương, các nhà truyền giáo cũng phải dựa vào thế lực của hội Tam Điểm. Mặc dù có những mâu thuẫn ngầm, công kích nhau để tranh giành ảnh hưởng, bất đồng trong quan niệm triết lý và chủ trương giáo dục, các thành viên Tam Điểm đã thành công trong việc thành lập những chi hội đầu tiên ở Đông Dương, và các nhà truyền giáo cũng lan tỏa được ở xứ này.
Song song với việc mở chi nhánh, hội Tam Điểm thành lập được thư viện nhân dân, ra tờ báo Indochine populaire (Đông Dương nhân dân) ở 57 phố des Pavillons Noirs2, Hà Nội, và lập được nhà thờ riêng của Tam Điểm trên khu đất rộng 8.000m² ngay giữa Hà Nội, nhà thờ ở Sài Gòn. Các nhà truyền giáo cũng xây dựng thành công nhà thờ lớn ở Sài Gòn, Hà Nội, và nhiều nơi ở miền Trung.
1 Khi những nhà truyền giáo gặp người Việt (1920-1960). 2 Nay là phố Mã Mây - BT.
Đó là bằng chứng hùng hồn của sự song tồn và thỏa hiệp để bảo vệ quyền lợi của cả Công giáo, Tam Điểm cũng như chính quyền Pháp ở Đông Dương.
Chương III
Thành lập Hội Tam Điểm Đông Dương
1. TÌNH HÌNH ĐÔNG DƯƠNG
N
gày 6 tháng 6 năm 1884, nhà Nguyễn buộc phải ký Hòa ước Patenôtre (hay còn gọi là Hòa ước Giáp Thân) với thực dân Pháp tại Huế, đại diện phía Pháp là Jules
Patenôtre. Việt Nam bị chia làm ba xứ với ba chế độ quản lý khác nhau, nhưng thực chất Việt Nam đã nằm hoàn toàn trong tay thực dân Pháp. Nam kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc kỳ và Trung kỳ chịu sự bảo hộ của Pháp. Trên nguyên tắc, triều đình nhà Nguyễn được quyền kiểm soát Bắc kỳ và Trung kỳ, nhưng thật ra chỉ là chính quyền thoi thóp đang chuyển dần vào tay chính quyền Pháp.
Năm 1887, Pháp thành lập Liên hiệp Đông Dương. Trong suốt thời kỳ thuộc địa, nhiều thành viên Tam Điểm được giao trọng trách lớn ở Đông Dương. Thống kê danh sách các nhân vật Toàn quyền Đông Dương, rất nhiều người là thành viên Tam Điểm: Jean Antoine Ernest Constans (16/11/1887 đến 4/9/1888), Paul Doumer (13/2/1897 đến 10-1902), Jean Baptiste Paul Beau (15/10/1902 đến 5/6/1908), Antony Wladislas Klobukowski (24/9/1908 đến 31/5/1911), Maurice Long (20/2/1920 đến 15/3/1923), Martial Henri Merlin (10/8/1923 đến 27/7/1925), Alexandre Varenne (18/11/1925 đến 18/11/1928)… Số thành viên Tam Điểm lên tới mười tám trong số ba mươi hai Toàn quyền Đông Dương. Trong số đó có mười người giữ quyền tạm thời trong khoảng thời gian ngắn trong khi chờ chính phủ bổ nhiệm người mới, như vậy hai mươi hai người chính thức được bổ nhiệm trong đó có mười lăm thành viên Tam Điểm (khoảng
69%). Cao ủy có tám người thì sáu trong số đó là hội viên Tam Điểm (75%), bốn Tổng ủy viên đều là hội viên Tam Điểm (100%), trong giai đoạn xâm lược và chiếm đóng trước khi bình định Nam kỳ từ năm 1858 đến năm 1879, chín trong số mười sáu Thống đốc quân sự là thành viên Tam Điểm (gần 60%). Thống kê này cho thấy đại đa số các nhân vật quan trọng trong bộ máy chính quyền thuộc địa là thành viên hội Tam Điểm. Đông Dương có thể được coi như thuộc địa của hội Tam Điểm.
Để củng cố thuộc địa, các hội Tam Điểm Pháp bắt đầu công khai mở chi nhánh sang các nước thuộc địa như Sénégal, Maroc, Tunisie, Tân Đảo v.v... Đông Dương cũng nằm trong mục tiêu của Tam Điểm. Hội Tam Điểm bắt đầu thực hành chiến dịch mở rộng địa bàn sang thuộc địa Đông Dương. Thực chất nhiều thành viên Tam Điểm đã đến trước là những người tiền phong đi khai phá thuộc địa. Nhiều sĩ quan, giáo chức và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam là thành viên Tam Điểm. Việc thành lập chi hội trực thuộc ở Đông Dương là thiết yếu để các thành viên Tam Điểm có điều kiện sinh hoạt tiếp tục và phát triển hội viên mới. Hơn nữa, nhiều nhân vật quan trọng trong Bộ Thuộc địa là thành viên Tam Điểm, nên sự có mặt công khai của Tam Điểm ở Đông Dương là điều hiển nhiên để phô trương thế lực. Hội Tam Điểm, có thể nói, gắn chặt với sự phát triển thuộc địa Pháp và chính sách thực dân ở Đông Dương. Các huynh đệ Tam Điểm nhanh chóng họp nhau một cách chính thức và thỉnh ý Đại sư xin thành lập hội tại bản địa nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, gặp gỡ công khai trong nhóm và tương trợ lẫn nhau.
Sự thắng lợi to lớn của việc khai thác thuộc địa đã đem lại cho họ lợi nhuận lớn và vị trí vững chắc trong xã hội thuộc địa. Họ là những chủ thầu, chủ kinh doanh khai thác trên các lĩnh vực
kinh tế (tàu biển, thương thuyền, hải quan, đường sắt, đồn điền cao su, cà phê…). Hội Tam Điểm Pháp tại mẫu quốc bắt đầu tỏa nhánh đến thuộc địa. Chi nhánh đầu tiên thành lập ở Việt Nam
thuộc Đại Đông Pháp. Sau đến các chi hội thuộc Đại đường Pháp và hội “Nhân quyền”.
2. HỘI TAM ĐIỂM VÀ VẤN ĐỀ KẾT NẠP NGƯỜI BẢN XỨ
Hội Tam Điểm ban đầu chỉ hoàn toàn gồm những người Pháp - thành viên Tam Điểm đi tiên phong sang khai thác thuộc địa vì nhiều mục đích: vì công vụ và để làm giàu. Người bản xứ không được quyền tham gia với nhiều lý do.
Lý do thứ nhất là tình hình lịch sử Đông Dương bắt đầu có nhiều biến động. Sự bất bình đối với chế độ bóc lột ở thuộc địa đã dấy lên những phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Số lượng nhà tù nhiều hơn trường học. Trong các đồn điền cao su, cà phê, hầm mỏ, người bản xứ bị bóc lột và bị khinh thường thậm tệ, nhiều người bị chết vì rừng thiêng nước độc. Phương châm “tự do, bình đẳng, bác ái”, ghi trong Hiến pháp của Cộng hòa Pháp chỉ là sự giả hiệu. Phản ứng chống bóc lột người lao động bản xứ ở các đồn điền khai thác thuộc địa thể hiện qua nhiều câu ca dao Việt Nam thời kỳ đó. Nhân phẩm người Việt bị rẻ rúng và chà đạp. Những người nông dân bị mất đất biến thành công nhân bất đắc dĩ vì nghèo khổ. Cái nghèo hèn đeo đẳng người dân mất nước. Số phận của họ còn thua gốc cây cao su mà chính tay họ trồng trên mảnh đất quê hương để làm lợi cho thực dân xâm lược.
“Cây cao su quý hơn người,
Mỗi khi cây bệnh, cây thời nghỉ ngay
Lang ta cho chí lang tây
Đêm đêm chăm sóc, ngày ngày chăm lo.”1
1 Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1996, tr. 124-126.
Hay:
“Cao su xanh tốt tuyệt vời
Mỗi cây bón một xác người công nhân.”
Những người dân nghèo đến đất đỏ lao động tưởng kiếm được tiền nhưng thực chất bị đi đày khổ sai xa gia đình và bị bóc lột tận cùng.
“Cao su đi dễ khó về,
Khi đi trai tráng khi về bủng beo.”
“Chẳng tu thì cũng như tù chung thân.”
Người nông dân vừa bị mất đất, vừa phải gánh chịu sưu cao thuế nặng đè lên lưng.
“Hỡi trời cao đất dày
Thuế sao nặng thế này
Làng xóm đành bóp bụng
Bán đìa nộp cho Tây.”
Cuộc sống khổ cực, đủ các loại thuế đè nặng lên người lao động, nhà toàn quyền còn ra lệnh bắt dân phải mua rượu và thuốc phiện để kiếm lợi nhuận, đẻ ra đủ loại sưu thuế vô lý.
“Thuế đò, thuế chợ, thuế xia
Bây giờ Tây bắt đóng thồ thuế đinh.”
Nạn bắt lính đi tham gia đội quân viễn dương, nạn bắt đi khai thác mỏ ở các thuộc địa đã tạo nên phản ứng của các tầng lớp nhân dân.
“Bỏ thây xứ lạ, làm giàu cho ai
Hỏi rằng đi chết cho ai
Cho nhà, cho nước cho tình cho em
Hay là đi chết vì tiền.”
Đất của họ, nhưng họ phải bỏ đi làm thuê hầm mỏ, đồn điền cho Tây.
“Nhà tan nước mất ai ơi,
Cái thân nô lệ, sống đời cu li.”
Cuộc sống của kẻ làm thuê, làm phu đồn điền trong mỏ than khổ cực nhưng không được trả lương đúng mức; mọi lợi nhuận rơi vào túi những ông chủ thực dân cộng thêm nỗi nhục mất nước và bị chà đạp đã khơi dậy sự phản kháng của người dân Việt Nam. Đầu thế kỷ XIX, xuất hiện gần như cùng một lúc hai phong trào Đông Du do cụ Phan Bội Châu đề xướng và phong trào Duy Tân do cụ Phan Châu Trinh lãnh đạo. Hai phong trào thu hút được nhiều nhân sĩ yêu nước ủng hộ và tham gia, nhưng cả hai đều bị Pháp dẹp ngay vào năm 1908.
Hội Tam Điểm thành lập trong giai đoạn nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào ái quốc đang bùng nổ, các thành viên Tam Điểm lo ngại các huynh đệ bản xứ vào hội sẽ nhân danh bình đẳng và
tự do để đòi quyền lợi cho dân tộc họ. Sự tiên báo này đã được Toàn quyền Varenne, một người tương đối khá tiến bộ trong chính sách đối với người bản xứ, phát biểu trong bài diễn văn
của ông rằng, một người Việt dù ở Nam kỳ hay ở Bắc kỳ, cũng không bao giờ coi nước Pháp là quê hương của họ được. Nỗi lo sợ này đã ngăn cản việc kết nạp người bản xứ vào hội Tam Điểm.
Mặt khác, hội Tam Điểm chỉ kết nạp những thành phần xuất sắc trong xã hội tức là những người thường bị coi là “cứng đầu” không mấy khi chịu bị coi thường và luôn đấu tranh để giành chỗ đứng cho chính bản thân và cho dân tộc họ. Việc đấu tranh đòi quyền tự do và bình đẳng là điều không thể tránh khỏi trong tâm trí của những người tài giỏi xuất sắc.
Việt Nam chính thức là thuộc địa của Pháp sau hiệp ước Patenôtre (1884). Mối liên hệ Pháp - Việt trước kia chưa có. Người Việt Nam không biết gì về tổ chức này. Ngay khi Việt Nam trở thành thuộc địa Pháp, ở Việt Nam chỉ có tầng lớp trí thức Nho học cũ. Đại đa số lớp nhà nho không chấp nhận lối sống của Tây và cũng không muốn thỏa hiệp với kẻ xâm lược. Họ đã bị chính sách thực dân bỏ rơi bằng cách vô hiệu hóa lớp người Nho học, không sử dụng họ vì đại đa lớp trí thức này mang nặng nghĩa trung hiếu với triều đình và lòng ái quốc không chịu khuất phục.
“Nào có ra gì cái chữ Nho,
Ông Nghè, ông Cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông Phán,
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò.”1
1 Thơ Tú Xương (1870-1907), tức Trần Tế Xương, là một nhà Nho quê ở Nam Định. Ông sinh ra giữa lúc nền Nho học dần đi đến chỗ suy tàn cuối triều Nguyễn. Cuộc đời gắn liền với thi cử, tuy nhiên, cả tám lần đi thi, ông đều chỉ đậu tới Tú tài. Tú Xương nổi tiếng trong việc làm thơ trào phúng, châm biếm hiện thực xã hội Việt Nam trong buổi giao thời - BT.
Vì bị vô hiệu hóa, lớp trí thức cũ càng tăng thêm lòng căm thù Pháp.
Lý do hết sức hiển nhiên cho việc không kết nạp người bản xứ là vì lợi ích riêng của người Pháp ở thuộc địa. Lợi ích thuộc địa không thể tạo nên sự bình đẳng giữa kẻ bóc lột và kẻ bị bóc lột. Thành viên Tam Điểm Pháp phải bảo vệ quyền lợi của chính họ. Họ buộc phải nhắm mắt làm ngơ những việc làm phi nhân bản ở thuộc địa vì quyền lợi chung của người Pháp.
Bản thân những thành viên Tam Điểm là những ông chủ thuộc địa, những nhà chức trách trong quân đội, chính quyền thuộc địa, họ phải tán thành hoặc im lặng để không tiếp nhận người bản xứ vào hội.
Ngay những thành viên Tam Điểm tiến bộ cũng không dám bênh vực và phản đối việc phân biệt đối xử với người bản xứ và từ chối không kết nạp những thành viên xuất sắc gốc An Nam. Trường hợp ông Schneider và ông bạn luật sư người Pháp có tư tưởng tiến bộ là một điển hình. Hai ông đều là những thành viên Tam Điểm, họ rất coi trọng tài năng và quan hệ thân thiết với một số người bản xứ. Họ rất khâm phục tài năng của Nguyễn Văn Vĩnh, song chẳng ông nào dám giới thiệu. Chỉ nhân dịp một chuyến đi hội chợ triển lãm ở Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh và Phạm Quỳnh, họ mới mời ông lên Paris chơi và giới thiệu với mấy người bạn thuộc hội “Nhân quyền” Pháp. Nguyễn Văn Vĩnh được kết nạp vào hội trong thời gian ngắn ở Pháp, không cần
qua thử thách sáu tháng, thậm chí cả năm để kết nạp như trong điều lệ. Điều này chứng tỏ tài năng xuất chúng của Nguyễn Văn Vĩnh và vai trò của hai nhân vật người Pháp này trong Tam Điểm ở Đông Dương trong việc bảo lãnh cho Nguyễn Văn Vĩnh. Hai vị hội viên Tam Điểm này buộc tìm cách kết nạp Nguyễn Văn Vĩnh vào Tam Điểm để tạo nên mối dây ràng buộc vô hình huynh đệ và nuôi hy vọng sự cắm rễ vào lớp trí thức bản xứ thông qua tiếng tăm của Nguyễn Văn Vĩnh. Việc đưa Nguyễn Văn Vĩnh sang Pháp nhằm được kết nạp vào hội Tam Điểm để tránh phản ứng và mâu thuẫn của các huynh đệ Tam Điểm thực dân ở Đông Dương lúc bấy giờ.
Một lý do cơ bản khác về việc không chấp nhận người bản xứ chính là sự phân biệt chủng tộc ngấm ngầm bên trong đại đa số những người tự coi mình đi khai sáng văn minh. Cuối thế kỷ XIX, chế độ nô lệ chưa được xóa bỏ trên thế giới. Người da trắng luôn tự nhận họ là người thuộc tầng lớp trên đối với người da màu. Trường hợp gia đình Đỗ Hữu Vị là một điển hình. Đỗ Hữu Vị sinh ra trong một gia đình quan lại1 sớm thức thời gia nhập vào hàng ngũ dân Tây và ủng hộ nước Pháp thuộc địa. Đỗ Hữu Vị tốt nghiệp trường sĩ quan Saint-Cyr ở Pháp với hàm thiếu úy. Ông vinh dự là người Việt Nam đầu tiên đỗ bằng lái máy bay chiến đấu ở trường quân sự nổi tiếng tại Pháp. Tốt nghiệp sĩ quan, Đỗ Hữu Vị được tuyển mộ vào quân đoàn lính lê dương và từng được Toàn quyền Albert Sarraut mời vào làm nghiên cứu chủ đề không quân tại Đông Dương.
1 Đỗ Hữu Vị là con trai của Tổng đốc Đỗ Hữu Phương, Tong-doc honoraire (Tổng đốc danh dự) - một chức danh do người Pháp bổ nhiệm - BT.
Sau đó viên thiếu úy này trở lại Pháp tham gia chiến tranh chống Đức, bị thương hai lần nhưng vẫn xung trận và được thưởng Bắc đẩu bội tinh vì lòng dũng cảm hy sinh cho nước
Pháp. Theo Gibert David, trong cuốn Chroniques Secrètes d’Indochine: 1928-1946 (Biên niên bí mật Đông Dương: 1928- 1946), ngày 11 tháng 11 năm 1920, các nhà chức trách thuộc địa Đông Dương họp bàn xây đài tưởng niệm những người lính hy sinh vì Tổ quốc Pháp trong đại chiến thế giới thứ nhất ở Huế, Sài Gòn và Hà Nội. Các bậc sinh thành được vinh hạnh mời đến dự lễ tưởng niệm nhưng cha mẹ của Đỗ Hữu Vị không được mời. Không một người lính gốc Việt nào hy sinh vì Tổ quốc Pháp được khắc tên trên bảng vàng kỷ niệm. Toàn quyền Martial Merlin (1922- 1925) nhất định không thừa nhận công lao của những người lính gốc bản xứ đã hy sinh vì nước Pháp. Toàn quyền Merlin là một huynh đệ Tam Điểm mang tư tưởng phân biệt chủng tộc. Em trai Đỗ Hữu Vị tốt nghiệp bác sĩ loại giỏi ở Pháp, được học bác sĩ nội trú dành cho những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc. Năm 1923, sau khi tốt nghiệp, bác sĩ này trở về Việt Nam, nộp đơn xin thi vào chức phụ tá giám đốc bệnh viện lao quân đội ở Sài Gòn nhưng bị từ chối vì ông là người Pháp nhưng gốc bản xứ, tức là người Pháp trên giấy tờ chứ không phải thực sự có dòng máu Pháp chảy trong người. Ông tức giận, viết thư phản đối gửi đến Toàn quyền Merlin nhưng lá thư không được phúc đáp. Ông bỏ theo Nhật với hy vọng chống thực dân và mất trong trận ẩu đả giữa những người lính Nhật và Triều Tiên. Thực chất, người Pháp thực dân da trắng chính cống không thừa nhận làm việc dưới sự chỉ huy của dân bản xứ. Một chức vị có chút quyền lực này lại được trao cho tay bác sĩ Pháp bị kỷ luật vì lỗi nghề nghiệp làm chết một bệnh nhân ở Marseille. Đông Dương trở thành chỗ dành cho những người Pháp bị kỷ luật hoặc thất nghiệp đành chấp nhận ra đi để kiếm sống. Chính quyền thuộc địa thà chấp nhận người Pháp học vị thấp, đạo đức tồi lãnh đạo hơn là mấy tay “An Nam” nhỏ con, da vàng chỉ đạo họ và chính quyền tin tưởng hơn mấy tay Tây gốc mẫu quốc. Điều lo ngại này không phải không có lý. Sự phân biệt chủng tộc thể hiện qua những ngôn từ mà thực dân Pháp dùng để miệt thị người bản xứ “mọi, nhà quê, dân Annamit”.
Những cuộc hôn nhân giữa người Pháp và người bản xứ thường bị xem là hôn nhân dị tộc và coi khinh. Nhiều người Pháp không đến dự, hoặc tìm cách nói xấu và phản đối như trường hợp giáo
sư Yes Baillif đến Đông Dương làm việc và dạy học ở Đà Lạt. Do ham thích săn bắn, ông đã quen thân với già làng Jarai, ông sống với người Jarai và học nói thành thạo tiếng Jarai và đem lòng yêu con gái của già làng. Việc làm giấy tờ xin cưới của ông gặp khó khăn mặc dù đã có sự giúp đỡ của người bạn trong Tam Điểm là sĩ quan Louis Vidal. Thời đó, tất cả những người Thượng được người Pháp gọi một cách miệt thị là “lũ mọi” và coi như lũ khỉ trên rừng giống như người châu Âu coi khinh người Digan. Nhiều giáo sư dạy ở trường Yersin đã phản đối cuộc hôn nhân mà họ cho là không cùng chủng tộc. Họ đã nhân danh bảo vệ thuần giống da trắng để ngăn cản cuộc hôn nhân “dị tộc” này. Người con gái Jarai không có khai sinh thời đó, Vidal đã phải đích thân ra Sài Gòn giúp bạn làm giấy khai sinh cho cô gái dân tộc Jarai. Thật kỳ cục, trong giấy khai sinh ghi cha mẹ không biết mặc dù cha mẹ cô chính là già làng nổi tiếng khắp Jarai. Lễ cưới được tổ chức ở phòng thị chính Đà Lạt. Già làng Jarai mặc khố chạy vào bất chấp những cái nhìn khinh bỉ của một số người Pháp có mặt, ông chẳng biết tiếng Pháp, ông làm một số dấu hiệu theo nghi lễ gả con của người Jarai, rồi bỏ đi. Chàng rể Tây từ đó bị đồng hương gọi là “thằng mọi”. Sự phân biệt đối xử ngay cả ở những nơi giải trí như rạp chiếu bóng, thính phòng, người bản xứ chỉ được vào một số nơi nếu đi cùng một người Pháp da trắng. Trong một lần tổ chức khiêu vũ ở Hà Nội, vợ của Toàn quyền Varenne - một phụ nữ tiến bộ mời một vị công chức bản xứ ra nhảy, đã gây tiếng xì xầm và những ánh mắt thiếu thiện cảm với quý bà phu nhân Varenne. Việc bà dám nhảy cùng một người đàn ông bản địa này dù có thể tài năng giỏi hơn nhiều người Pháp có mặt ở đấy thể hiện sự coi trọng và bình đẳng của bà, nhưng lại bị đánh giá là hành vi thấp hèn đi với bọn “Annamit”. Trong cuốn sách Conseils d’hygiène aux coloniaux en partance pour l’Indochine (Một số lời khuyên về an toàn vệ sinh khi đến Đông Dương) của bác sĩ C. Spire (éditions de la Dépêche Coloniale, 1923) người đọc thấy rõ sự hạ thấp
p g ọ y ự ạ p người bản xứ, khi tác giả khuyên đề phòng các bệnh truyền nhiễm qua đường sinh dục, người Pháp độc thân nên tránh tuyệt đối việc quan hệ sinh lý với phụ nữ bản địa. Nhưng chắc
chắn khó kiêng giữ được, tốt nhất là cưới tạm thời (mariage temporaire) một người bản xứ để tránh bệnh truyền nhiễm. Việc cưới người bản xứ không phải vì tình yêu, mà tạm thời giải quyết sinh lý nhất thời khi đi sang Đông Dương làm việc. Các vị linh mục và các bà xơ mới phải lập ra trại trẻ mồ côi và có chính sách ngầm ưu tiên dành riêng cho trẻ con lai. Vidal - một sĩ quan Pháp, thành viên chức sắc Tam Điểm thuộc chi nhánh “Chùa 9” (Pagode IX) lấy con gái1 của Hộ pháp Phạm Công Tắc đã bị thuyên chuyển công tác sang tận Lào mặc dù con nhỏ chưa thôi nôi, cách Sài Gòn hơn ba trăm cây số (thời đó giao thông đi lại khó khăn), vì một sĩ quan Pháp không được cưới một người phụ nữ bản xứ. Mặc dù trong Hiến pháp không ghi quy định, nhưng đó là luật bất thành văn đối với những người muốn tiến cao trong nghề nghiệp khi sang Đông Dương. Ngay những người Pháp còn thấy chướng tai gai mắt vì sự phân biệt đối xử với vợ con họ, huống hố những gia đình thuần Việt. Năm 1902, Trường Y Đông Dương (École de Médecine de Indochine) do Alexandre Yersin mở, với chính sách đào tạo người bản xứ để họ tự đảm nhiệm cùng người Pháp ở Đông Dương, nhưng họ không được học thành bác sĩ, chỉ được học ở mức y tá, y sĩ và giữ chức vụ nhỏ không quan trọng trong các cơ sở y tế. Năm 1909, Lê Văn Chinh và một số sinh viên y khoa xuất sắc được sang Pháp thực tập. Ông đã tận mắt nhìn thấy sự phát triển của nền y học Pháp, nên đã đề nghị chính quyền cho học tiếp để thành bác sĩ. Chính quyền thuộc địa chẳng vội vàng gì để cho đám bản xứ dám đặt ngang hàng với họ, do đó kiến nghị ham học này đã bị chính quyền lờ đi không hồi âm. Sự bất bình ngấm ngầm tạo nên sự phân chia và khoảng cách giữa người bản xứ và người Pháp. Đến những năm 1930 mới có một vài người bản xứ được đào tạo thành bác sĩ tại Đông Dương. Ông Nguyễn Văn Hương, mặc dù phụ trách một phòng nghiên cứu ở Viện Pasteur năm 1934, một chức vụ thường dành cho người Pháp, bị chính
quyền từ chối không cho qua mẫu quốc thực tập. Sự bất bình này đã thức tỉnh ông cùng nhiều trí thức bản địa khác, như bác sĩ Tôn Thất Tùng đi theo kháng chiến để giành độc lập.
1 Louis Vidal, lãnh đạo hội Tam Điểm FB3 (Free Brothers, Huynh đệ tự do), vợ ông tên là Phạm Thị Tốt - BT.
Một lý do nữa: thời điểm đó hầu như chưa có người bản địa nói tiếng Pháp thành thạo. Goupillon trong lá thư trả lời cũng lấy lý do dân thuộc địa vẫn chưa được phát triển để trì hoãn việc kết nạp người bản xứ. Sau hai mươi năm khai sáng văn minh, một lớp trí thức Việt Nam Tây học mới xuất hiện. Lối thi cuối cùng theo Nho học chấm dứt năm 1919 cũng đánh dấu sự ra đời của một tầng lớp trí thức Việt Nam Tây học - những người mở màn cho một nền văn hóa mới hiện đại ở Việt Nam. Do đó việc kết nạp người bản xứ để bổ nhiệm vào các chức vụ quan trọng tại thuộc địa chỉ bắt đầu vào khoảng năm 1920. Một phần do việc những thành viên Tam Điểm kết nạp tại Pháp bắt đầu trở về nước và trường hợp như Nguyễn Văn Vĩnh có nhu cầu sinh hoạt thường lệ. Vấn đề kết nạp người xuất sắc của bản xứ vào hội được đặt ra trước sự phản ứng của những huynh đệ Pháp. Những người anh em từ Pháp trở về ban đầu cũng không được tham gia. Họ viết thư gửi về cho các Đại sư, nên sự tham gia của người bản xứ thực sự chỉ bắt đầu xuất hiện ở khoảng năm 1920.
Vấn đề đưa người bản xứ vào hội chỉ được để cập chính thức trong những lá thư gửi về Đại đường vào đầu thế kỷ XX, tức là khoảng sau hơn hai mươi năm Pháp xâm chiếm Việt Nam, sau khi một lớp trí thức Tây học hình thành. Tuy nhiên, việc kết nạp người bản xứ vẫn gặp nhiều trở ngại do sự không đồng tình của nhiều thành viên trong hội Tam Điểm tại Đông Dương. Sau hơn ba chục năm (từ 1886, năm chi hội Tam Điểm đầu tiên thành lập ở Đông Dương), khoảng đầu thập niên 20 của thế kỷ XX, hội
Tam Điểm mới kết nạp các thành viên người Việt. Họ chính là những người sinh ra trong thời kỳ Pháp thuộc và chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp hoàn toàn. Việc kết nạp người bản xứ tại thuộc địa khó khăn vì có nhiều vấn đề đặt ra. Nếu đã chấp nhận người bản xứ tức là chấp nhận họ được bình quyền. Vì phương châm mà hội Tam Điểm đề cao là tự do, bình đẳng và bác ái. Tất cả đều là huynh đệ, như vậy chấp nhận người bản xứ vào, hội vô hình trung, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng. Người bản xứ có thể ngang hàng với người Pháp. Việc này sẽ dẫn đến thành viên Tam Điểm Pháp chấp nhận trao quyền tự do, độc lập cho các huynh đệ. Đồng nghĩa với việc từ từ trao trả tự do, độc lập cho người Việt, trong khi những thành viên Tam Điểm Pháp muốn duy trì vai trò ưu tiên của kẻ thực dân.
Mối quan hệ ngang hàng, bình đẳng với đám dân bản xứ là điều không thể chấp nhận đối với kẻ thực dân. Tốt nhất là không kết nạp người bản xứ để phòng họ nổi loạn đòi dân chủ và bình đẳng cho huynh đệ bản xứ. Việc lo sợ người Việt đòi bình đẳng không phải là không có lý. Năm 1903, cụ Phan Bội Châu đã viết “Lưu Cầu huyết lệ tân thư”, thông qua tình trạng đau đớn mất nước của Lưu Cầu để thức tỉnh người dân: Ông thấy cần mở mang dân trí, chấn hưng dân khí, bồi dưỡng nhân tài. Ngay từ khi thực dân Pháp đến Việt Nam đã có biết bao cuộc khởi nghĩa, nổi dậy chống Pháp. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân bắt đầu xuất hiện. Các nhà trí thức yêu nước Việt Nam đã nhận thức được vấn đề “mất nước”, và “nô lệ”. Những thành viên Tam Điểm lo xa sự bùng nổ tinh thần ái quốc của những huynh đệ tương lai gốc bản xứ là việc hiển nhiên đối với họ, nên phòng tránh trước.
Tại Pháp quốc, đối với các sinh viên Việt Nam sang du học, việc vào hội không gặp khó khăn như ở Việt Nam. Một số người Việt qua Pháp du học đã được kết nạp vào hội Tam Điểm tại Pháp. Việc kết nạp tại Pháp cũng rất hạn chế, nhưng dễ dàng hơn ở Đông Dương. Bên Pháp, việc kết nạp đơn giản và dễ hơn vì hai lý do. Thứ nhất, số người bản xứ qua Pháp du học quá ít, hầu như
là những thành phần xuất sắc hoặc con nhà giàu có, quý tộc và có chức quyền ở Đông Dương. Nếu Tam Điểm nhắm vào họ chính là nhắm vào tầng lớp trí thức xuất sắc, lớp điều khiển xã hội tương lai và là những người phục vụ trung thành cho nước Pháp sau này tại thuộc địa. Đám trí thức này trở về thường được trọng dụng, nên hội Tam Điểm mẫu quốc không ngần ngại kết nạp. Hơn nữa số người này quá ít, như muối bỏ biển, nếu họ ở lại Pháp thì không đủ sức để chống lại chính quyền, vì họ cần hội giúp đỡ trong việc làm và còn phải cạnh tranh rất lớn với người Pháp tại mẫu quốc. Mặt khác tại Pháp quốc, không tồn tại sự phân biệt giữa người bản xứ và kẻ thực dân rõ ràng và công khai như ở thuộc địa. Số lượng người này luôn luôn là thiểu số bé nhỏ đối với số đông người Pháp nên thành viên Tam Điểm không e ngại trong những cuộc bầu cử nội bộ. Mặc dù tham gia hội Tam Điểm, hoạt động của nhiều thành viên ái quốc Việt Nam đều bị theo dõi. Mật thám luôn theo sát Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Ái Quốc, Phan Văn Trường, Dương Văn Giáo… những người lãnh đạo phong trào sinh viên và hội người Việt tại Pháp. Chính quyền Pháp rất lo sợ những nhân vật Tam Điểm gốc bản xứ này khơi dậy lòng yêu nước và gây ra làn sóng chống lại chính quyền thực dân khi hồi hương, nên tìm cách ngăn cản ngay từ đầu. Tờ báo nào dám công khai bài trừ thực dân ngay tại Pháp sẽ bị cấm.
3. CÁC CHI NHÁNH TAM ĐIỂM Ở ĐÔNG DƯƠNG
Với khẩu hiệu đi khai sáng, hội Đại Đông Pháp mở chi nhánh đầu tiên ở Sài Gòn năm 1868. Sau khi Pháp xác lập được quyền bảo hộ Bắc kỳ và Trung kỳ, Việt Nam coi như hoàn toàn nằm trong tay Pháp. Song song với việc phát triển Công giáo để bình định Nam kỳ, chi nhánh Tam Điểm đầu tiên ra đời lấy tên “Đông phương Thức tỉnh” (Le Réveil de l’Orient) ngày 10/11/1886 tại Sài Gòn. Chưa đầy một năm sau, ngày 9/9/1887 chi hội thứ hai, đồng thời là chi hội đầu tiên ở Bắc kỳ thành lập lấy tên “Huynh đệ Bắc kỳ” (La Fraternité Tonkinoise) tại Hà Nội. Như vậy hội Tam Điểm đã có mặt tại hai thành phố lớn nhất của Việt Nam
thời bấy giờ. Tại Huế, vì lúc đó còn triều đình nhà Nguyễn, việc thành lập hội chậm hơn. Sau sáu năm, đến năm 1892, hội mở thêm chi nhánh ở Hải Phòng, vì Pháp lúc này được quyền bảo hộ hai thành phố chính ở Bắc kỳ là Hải Phòng và Hà Nội. Hải Phòng là một bến cảng lớn của Việt Nam, thời bấy giờ lực lượng hải quân Pháp mạnh, việc mở chi nhánh Hải Phòng cũng nhằm mục đích để các sĩ quan hải quân Tam Điểm sinh hoạt, chi nhánh lấy tên “Ngôi sao Bắc kỳ” (L’Étoile du Tonkin) thành lập ngày 21/7/1892. Năm 1908, chi hội thứ tư thành lập ở Sài Gòn do nhu cầu tăng thành viên và lấy tên “Những người nhiệt huyết vì Tiến bộ” (Les Fervents du Progrès) ngày 16/4/1913.
Đầu thế kỷ XX, Việt Nam hoàn toàn thuộc quyền cai trị của Pháp, Đại đường Pháp và hội “Nhân quyền” bắt đầu mở chi nhánh tại Đông Dương.
Hội “Nhân quyền” là một chi nhánh Tam Điểm lớn tại Pháp cho phép phụ nữ được tham dự, đã có mặt ở Việt Nam vào năm 1920, nhưng một số thành viên của hội như ông Delmas có mặt ở Việt Nam từ năm 1913. Delmas đã gửi thư về Pháp cho ông André Lebey vừa là thành viên Tam Điểm, vừa là đại biểu của đảng Xã hội Pháp, đề xuất mở chi nhánh. Tuy nhiên không có phụ nữ An Nam nào được kết nạp vào hội Tam Điểm. Phụ nữ Việt Nam không tham gia Tam Điểm vì Hiến chương Anderson cấm và một phần phụ nữ Việt Nam vẫn còn bị định kiến nhiều trong chế độ phong kiến. Ngay chính nam giới Việt Nam cũng không chấp nhận việc phụ nữ đứng ra thảo luận về chính trị - xã hội giữa thế giới toàn nam giới, nhất là thời đó phụ nữ châu Á đi với người ngoại quốc vẫn bị đánh giá thấp và bị coi thường.
Đại đường Pháp là một hệ thống Tam Điểm lớn và mạnh tại Pháp. Năm 1906, tổ chức “Tương lai Cao Miên“ (l’Avenir Khmer) được thành lập ở Nam Vang. Năm 1907, sau gần mười sáu năm đô hộ, chi nhánh Tam Điểm tại Trung kỳ mở sau cùng, vì lúc bấy giờ triều đình nhà Nguyễn đóng đô ở Huế, nên việc thành lập không phải đơn giản. Huế là một thành phố nhỏ, ít dân hơn