🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Steves Jobs
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Tên eBook: Steve Jobs - Hành Trình Từ Gã Nhà Giàu Khinh Suất Đến Nhà Lãnh Đạo Kiệt Xuất
Tác giả: Brent Schlender, Rick Tetzeli
Thể loại: Tiểu sử, Danh nhân, Khởi nghiệp
Công ty phát hành: Thái Hà
Nhà xuất bản: NXB Lao Động
Trọng lượng vận chuyển (gram): 450
Kích thước: 15.5 x 24 cm
Số trang: 582
Ngày xuất bản: 10-2015
Hình thức: Bìa Mềm
Giá bìa: 155.000 ₫
Ebook: Đào Tiểu Vũ eBook - www.dtv-ebook.com
Giới thiệu:
Steve Jobs - Hành trình từ gã nhà giàu khinh suất đến nhà lãnh đạo kiệt xuất mang đến câu trả lời cho thắc mắc lớn nhất của cả thế giới về cuộc đời, sự nghiệp của CEO và nhà đồng sáng lập Apple: Làm thế nào một gã trai trẻ kiêu căng, ngạo mạn và đầy khinh suất, bị tống cổ ra khỏi chính
https://thuviensach.vn
công ty mà mình sáng lập ra, lại có thể trở thành một nhà lãnh đạo có tầm nhìn kiệt suất nhất thời đại, và làm thay đổi cuộc sống thường ngày của hàng tỉ con người trên hành tinh này? Schlender và Tetzeli đã kể một câu chuyện hoàn toàn khác về một con người có thực đã biết vượt qua những thất bại của bản thân và học cách tối đa hóa điểm mạnh của chính mình, dựa trên những câu chuyện chưa từng được tiết lộ từ những người thân thuộc nhất với Jobs, bao gồm các thành viên trong gia đình Jobs, các cựu lãnh đạo hàng đầu và những nhân vật quan trọng nhất là Apple, Pixar và Disney, như Tim Cook, Jony Ive, Eddy Cue, Ad Catmull, John Lasserter, Robert Iger.
"Chúng tôi muốn mang đến một hiểu biết sâu hơn về kho kỹ năng và khả năng tiến bộ không ngừng trong kinh doanh của Steve Jobs, và những nỗ lực gần như thần thánh nhằm tạo ảnh hưởng lên thế giới của anh. Chúng tôi muốn thể hiện những điều đó đã được tiếp năng lượng một cách phi thường như thế nào bởi tài năng độc đáo của một người tự học, và bởi chủ nghĩa lý tưởng chân chính cũng như nỗi ám ảnh đến cuồng dại của anh đối với các tiêu chuẩn thẩm mĩ khắt khe nhưng lại rất nhất quán, và ý thức lớn lao về sứ mệnh của anh. Ngay từ đầu, anh đã luôn trắc ẩn về những nỗi lo lắng và nhu cầu của những con người bình thường, những người muốn tìm thấy các công cụ mới để trao đổi cho bản thân sức mạnh và sự tiến bộ trong một thế giới ngày càng phức tạp, bất hòa và xáo trộn."
Trích đoạn
Vào một buổi chiều tháng mười hai lạnh lẽo năm 1979, Steve Jobs dừng xe tại bãi đậu xe trong Khu vườn của Thánh A-La (Garden of Allah), một trung tâm phục vụ hội nghị và tĩnh dưỡng trên sườn ngọn núi Mount Tamalpais của hạt Marin, phía Bắc San Francisco. Trông anh mệt mỏi, thất vọng, tức giận và đến muộn. Giao thông trên đường 280 và 101 bị tắc nghẽn nhiều nơi trên đường lên từ Cupertino, và đường xuống phía nam thung lũng Sillicon, nơi đặt trụ sở chính của công ty anh sáng lập, Apple
https://thuviensach.vn
Computer, và cũng là nơi anh vừa phải trải qua một cuộc họp hội đồng quản trị Apple dưới sự chủ trì của Arthur Rock đáng kính. Anh và Rock có rất nhiều bất đồng ý kiến. Rock đối xử với anh như một đứa con nít. Rock ưa cấp bậc còn anh chuộng các quá trình, anh tin rằng các công ty công nghệ phát triển theo những cách và nguyên tắc nhất định. Anh có niềm tin này do đã quan sát thấy nó phát huy tác dụng, đáng chú ý nhất là tại Intel, hãng sản xuất chip vĩ đại có trụ sở tại Santa Clara mà anh ủng hộ ngay từ những ngày đầu. Rock có lẽ là nhà đầu tư công nghệ đáng chú ý nhất trong thời đại của mình, nhưng thực tế thì ban đầu ông đã trợ giúp Apple một cách miễn cưỡng, phần nhiều bởi vì ông không vừa mắt với Steve và đồng sự Steve Wozniak. Ông không nhìn Apple theo cách mà Jobs vẫn nhìn – Steve xem Apple là một công ty khác thường đang thực hiện công việc nhân tính hóa điện toán với một cơ cấu tổ chức không có tôn ti trật tự. Rock thì đơn giản coi Apple như một vụ đầu tư không hơn không kém. Steve cảm thấy các cuộc họp ban điều hành với Rock không tạo ra động lực và chỉ khiến anh thêm nhụt chí; anh đã trông đợi chuyến đi dài trên chiếc xe mui trần phóng tới Marin sẽ giúp anh thoát khỏi mùi hôi thối cũ rích của cuộc tranh luận kéo dài dường như tới vô tận.
Mời các bạn đón đọc Steve Jobs - Hành Trình Từ Gã Nhà Giàu Khinh Suất Đến Nhà Lãnh Đạo Kiệt Xuất của tác giả Brent Schlender và Rick Tetzeli.
https://thuviensach.vn
Dành tặng Leorna, vị cứu tinh của tôi, rất nhiều lần.
— BS
Dành tặng Mari, mãi mãi.
“Không phải lúc nào người ta cũng có thể vừa là người bạn tốt vừa là một người viết tốt.”
— RT
https://thuviensach.vn
LỜI GIỚI THIỆU
(Cho bản tiếng Việt)
K
hi được hỏi theo bạn, công ty nào đã thay máu toàn bộ ngành công nghiệp máy tính toàn cầu, chúng tôi tin rằng đa phần các bạn đều khẳng định đó chính là Apple. Apple không chỉ thay đổi
ngành công nghiệp máy tính, nó còn làm được điều mà con người chưa từng hình dung đến trước khi nó ra đời, thay đổi hoàn toàn lối sống thường ngày của hàng tỉ người trên toàn thế giới. Nhờ ai và làm như nào, Apple thực hiện được sứ mệnh đó? Câu trả lời thường gắn liền với tên tuổi của phù thủy công nghệ, người vẫn được cho là “nửa thiên thần, nửa ác quỷ” – Steve Jobs.
Câu chuyện về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Steve Jobs chưa bao giờ ngừng thu hút, chưa bao giờ ngừng gây tò mò đối với những tín đồ của Apple. Đã có rất nhiều cuốn sách, dày có, mỏng có, viết về cuộc đời của Steve, tái hiện hình ảnh một con người xuất chúng với bộ óc thiên tài, một người độc đoán, coi trọng bản thân hơn tất thảy, có thể đạp bằng mọi thứ xung quanh, bất chấp cả tình bạn, tình yêu để đạt được điều mình muốn. Nhưng chúng tôi biết, chưa bao giờ những lời nhận xét có phần phiến diện đó thỏa mãn được độc giả – những người vẫn luôn tin rằng ở góc nào đó trong cuộc đời của Steve là những nét tính cách khác, những tính cách của “con người nhân văn” – yếu tố cơ bản để làm nên những tuyệt phẩm công nghệ cho đời, bởi chắc chắn không một “hôn quân” nào có thể làm nên một đế chế vĩ đại, tạo ra những kiệt tác nghệ thuật mà tất cả nhân loại đều say đắm như một “tôn giáo” riêng. Chính vì thế, với Steve Jobs – Hành trình từ gã nhà giàu khinh suất đến nhà lãnh đạo kiệt xuất, chúng tôi muốn mang đến cho các bạn một hình ảnh hoàn toàn khác về Steve: một Steve
https://thuviensach.vn
tình cảm, giàu lòng trắc ẩn với con người, trân quý nhân tài với khả năng dùng người siêu việt, thiết tha với cái đẹp bằng “sự hoàn mỹ đã được định hình hoàn chỉnh” từ khi còn rất trẻ, tôn thờ các chuẩn
mực đỉnh cao, một Steve ương ngạnh, nông nổi, ngông cuồng, một Steve thất bại, nhưng rồi biết học hỏi, biết nỗ lực vượt bậc để thành một trong những thiên tài sáng giá nhất thời đại chúng ta. Như Jim Collins đã nói khi nhận xét về Steve: “Không một nhà lãnh đạo nào xuất chúng ngay từ ban đầu, tất thảy họ đều phải trưởng thành dần dần qua năm tháng. Và Steve cũng vậy!”
Steve Jobs – Hành trình từ gã nhà giàu khinh suất đến nhà lãnh đạo kiệt xuất được hai trong số những nhà báo kỳ cựu nhất của Thung lũng Silicon viết nên, một trong hai người – Brent Schlender – là bạn của Steve Jobs trong 25 năm, đồng thời có quan hệ tốt với những người thật sự thân thiết với Steve. Những câu chuyện được vẽ ra trong cuốn sách này chân thực, sống động như thể đang diễn ra trước mắt chúng ta, và là những chia sẻ chưa bao giờ được tiết lộ với báo giới từ những nhân vật nổi tiếng như Tim Cook, Eddy Cue, Larry Ellison, Jony Ive… Thông qua những câu chuyện này, độc giả có thể thấy được những sáng tạo, những nỗ lực chưa bao giờ ngừng nghỉ của Steve nhằm đạt tới những tiêu chuẩn cao nhất trong mọi việc mình làm, những trăn trở và lòng trắc ẩn chưa bao giờ nguôi của Steve đối với con người, khao khát mang đến cho con người những điều mà bản thân họ chưa từng hình dung đến, như ông từng nói: “Khách hàng không bao giờ biết họ muốn gì cho đến khi chúng ta chỉ ra cho họ.”
Chúng tôi tin rằng, cuốn sách này, ngoài tinh thần chung là mang đến cho độc giả sự thông hiểu sâu sắc hơn, toàn vẹn hơn về con người Steve, về những sự kiện, biến động, thành công và cả thất bại đã tạo hình nên một Steve vĩ đại về sau, thì còn truyền tải một thông điệp đến tất cả mọi người, dù công việc bạn đang làm là
https://thuviensach.vn
gì, đó là: hãy luôn đặt ra tiêu chuẩn cao nhất cho tất thảy mọi thứ mình làm.
Chúng tôi hy vọng rằng, cuốn sách sẽ mang đến cho các bạn một cái nhìn bao quát hơn, chân thực và nhân văn hơn về Steve, hiểu rõ hơn những gì đã giúp ông xây dựng nên một Apple vĩ đại, hùng mạnh và tinh tế như ngày nay, bởi báo chí và những cuốn sách khác đã tạo nên hình ảnh một con người mà như Tim Cook nói trong cuốn sách này: “Con người mà tôi đọc được trong cuốn sách đó là người tôi chưa bao giờ muốn làm việc cùng trong suốt thời gian qua.”
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn ông Trần Trọng Thành – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Vinapo, đơn vị nghiên cứu phát triển Alezaa.com – người đã gợi ý và hỗ trợ chúng tôi rất nhiều trong việc hoàn thành cuốn sách này.
Trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Hà Nội, tháng 9 năm 2015
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Sách Thái Hà
https://thuviensach.vn
MỤC LỤC
Lời giới thiệu
Lưu ý của tác giả
Lời nói đầu
Chương 1 Steve Jobs tại Khu vườn của Thánh A-La Chương 2 “Tôi từng không muốn trở thành doanh nhân” Chương 3 Đột phá và vấp ngã
Chương 4 NeXT là gì?
Chương 5 Đánh cược bên lề
Chương 6 Chuyến viếng thăm của Bill Gates
Chương 7 May mắn
Chương 8 Những gã đần, những kẻ đáng ghét và những người bảo vệ Chương 9 Chắc có lẽ họ điên
Chương 10 Tin vào bản năng
Chương 11 Làm hết sức mình
Chương 12 Hai quyết định
Chương 13 Stanford
https://thuviensach.vn
Chương 14 Nơi trú ẩn an toàn cho Pixar Chương 15 Một thiết bị toàn vẹn
Chương 16 Điểm mù, oán giận và những cú hích Chương 17 “Cứ nói với họ rằng tôi là một gã khốn” Chú thích nguồn
https://thuviensach.vn
LƯU Ý CỦA TÁC GIẢ
C
uốn sách này là công trình của hai tác giả. Hai chúng tôi đã làm việc với nhau trong nhiều năm, từ thời cùng làm ở tạp chí Fortune. Với cuốn sách Steve Jobs – Hành trình từ gã nhà giàu
khinh suất đến nhà lãnh đạo kiệt xuất, chúng tôi đã bỏ ra ba năm để cùng nhau nghiên cứu, phỏng vấn, gỡ băng, viết và biên tập. Và để thuận tiện cho độc giả, trong câu chuyện bạn sắp đọc dưới đây, chúng tôi quyết định sử dụng ngôi thứ nhất số ít xuyên suốt cuốn sách để ám chỉ Brent. Brent là người có mối quan hệ mật thiết với Steve Jobs gần một phần tư thế kỷ, vậy nên việc sử dụng đại từ Tôi sẽ giúp chúng tôi kể câu chuyện của mình dễ dàng hơn.
https://thuviensach.vn
LỜI NÓI ÐẦU
“A
nh là người mới phải không?” – đó là những từ đầu tiên anh nói với tôi. (Lời cuối cùng, 25 năm sau, là “Tôi xin lỗi”.) Anh ấy đã đổi vai trò với tôi. Xét cho cùng, tôi là một phóng viên. Người được cho là sẽ đặt ra các câu hỏi.
Tôi đã được cảnh báo về những thử thách có một không hai khi phỏng vấn Steve Jobs. Buổi tối trước đó, trên bàn nhậu, các đồng nghiệp mới của tôi ở văn phòng San Francisco của tạp chí Wall Street Journal đã cảnh báo tôi nên mặc áo chống đạn trong buổi gặp đầu tiên này. Một trong số họ nói, nửa đùa nửa thật, rằng việc phỏng vấn Jobs giống một cuộc chiến nhiều hơn là đặt câu hỏi. Đó là tháng 4 năm 1986 và Jobs đã là một huyền thoại của tạp chí. Trong văn phòng còn lưu truyền một truyền thuyết khẳng định rằng Steve đã mắng mỏ một phóng viên khác bằng cách đặt câu hỏi thẳng tuột: “Anh không hiểu một chút nào sao, không một chút gì về những điều chúng ta đang thảo luận?”
Tôi có nhiều kinh nghiệm với những chiếc áo chống đạn thật sự khi làm công việc đưa tin ở Trung Mỹ trong suốt những năm đầu thập niên 1980. Tôi chủ yếu có mặt ở El Salvador và Nicaragua, nơi tôi phỏng vấn mọi người từ tài xế lái xe tải băng qua khu vực chiến tranh, tới các cố vấn quân sự của Mỹ giữa rừng nhiệt đới, tới các chỉ huy của lực lượng chống đối tại nơi ẩn náu, hay tới các Tổng thống trong phủ của họ. Trong các nhiệm vụ khác, tôi đã gặp và nói chuyện với các tỉ phú như T. Boone Pickens, H. Ross Perot và Lý Gia Thành, với người đoạt giải thưởng Nobel như Jack Kilby, với các ngôi sao nhạc rock hay thần tượng điện ảnh, những cá nhân từ bỏ chủ nghĩa đa thê hay thậm chí bà của những người thích làm ra vẻ mình là kẻ ám sát. Tôi không phải là người dễ bị hăm dọa. Tuy nhiên, trong toàn
https://thuviensach.vn
bộ chuyến đi kéo dài 20 phút từ nhà ở San Mateo, California tới trụ sở của NeXT Computer ở Palo Alto, tôi đã nghiền ngẫm và bứt rứt về việc làm thế nào để phỏng vấn Jobs một cách tốt nhất.
Một phần băn khoăn của tôi do thực tế rằng, đó là lần đầu tiên trong trải nghiệm là một nhà báo, tôi đi phỏng vấn một lãnh đạo doanh nghiệp xuất chúng trẻ hơn mình. Tôi bấy giờ 32 tuổi, còn Jobs 31 và đã nổi tiếng khắp thế giới. Cùng với Bill Gates, anh được săn đón vì đã sáng lập nên ngành công nghiệp máy tính cá nhân. Rất lâu trước khi chứng nghiện Internet bắt đầu sinh ra hàng loạt tài năng trẻ, Jobs đã là ngôi sao sáng chói độc nhất vô nhị trên bầu trời công nghệ, với bản lý lịch hoành tráng. Các bảng mạch mà anh ấy cùng Steve Wozniak lắp ráp tại ga-ra ô tô ở Los Altos là khởi nguồn của một công ty tỉ đô. Máy tính cá nhân dường như có tiềm năng vô hạn, và với tư cách là nhà sáng lập Apple Computer, Steve Jobs là gương mặt đại diện cho tất thảy các tiềm năng đó. Nhưng rồi, vào tháng 9 năm 1985, anh từ chức, không lâu sau khi thông báo với ban điều hành của công ty rằng anh đang lôi kéo một vài nhân viên chủ chốt của Apple tham gia cùng anh thành lập công ty mới sản xuất máy tính “trạm” (computer “Workstations”). Các phương tiện truyền thông ăn khách đã mổ xẻ cặn kẽ sự ra đi của anh, cả hai tạp chí Fortune và Newsweek đều đặt sự kiện nhục nhã đó lên trang bìa của họ.
Trong vòng sáu tháng sau, chi tiết về công ty khởi nghiệp mới của Steve được giữ kín, một phần vì Apple đệ đơn kiện để ngăn chặn việc anh bòn rút nhân viên của họ. Nhưng cuối cùng thì Apple cũng dừng việc kiện tụng. Và bấy giờ, theo một nhân viên thuộc phòng quan hệ công chúng của Jobs, người đã gọi cho sếp của tôi ở Journal, Steve đang muốn thực hiện một cuộc phỏng vấn với các xuất bản phẩm lớn trong giới kinh doanh. Anh đã sẵn sàng khởi động điệu múa quạt giữa chốn công cộng để bắt đầu tiết lộ chi
https://thuviensach.vn
tiết về điều NeXT thực sự đang làm. Tôi đã hoàn toàn bị mê hoặc, nhưng đồng thời cũng cảm thấy cần phải thận trọng; tôi không muốn gục ngã trước quý ngài Jobs có sức lôi cuốn đặc biệt mà thiên hạ ai cũng biết.
CHUYẾN ĐI VỀ PHÍA NAM tới Palo Alto là cuộc hành trình xuyên qua lịch sử của Thung lũng Silicon. Từ Đường 92 tại hạt San Mateo qua tới quốc lộ Interstate 280, con đường tám làn với khung cảnh “đồng quê” chạy dọc theo các hồ San Andrea và Crystal Springs Reservoir, nơi chứa nước uống cho San Francisco được dẫn từ dãy núi Sierras; qua khu dân cư đầy phô trương của những ông chủ quỹ đầu tư mạo hiểm dọc theo đường Sand Hill Road ở Menlo Park và băng qua trung tâm nghiên cứu cơ bản quốc gia Stanford Linear Accelerator quanh co kéo dài khoảng 1,6 km, phòng nghiên cứu này nằm phía dưới con đường không thu phí và rạch một vết vào phong cảnh xung quanh giống như một nếp đứt gãy do áp lực; qua kính thiên văn vô tuyến “chiếc đĩa của Stanford” và những cây sồi được trang trí công phu nằm rải rác lấm tấm trong vành đai xanh rộng phía sau khu vực trường đại học. Những cơn mưa đông và xuân đã làm cỏ thảo nguyên trên các quả đồi sống lại, trong phút chốc biến từ màu vàng xám xịt thường thấy thành màu xanh như một sân gôn và điểm xuyết vào đó là những mảng hoa dại màu cam, tím và vàng. Tôi vẫn còn lạ lẫm với khu vực Vịnh tới mức chưa nhận ra rằng đây là khoảng thời gian đẹp nhất trong năm để lái xe tới đây.
Ở lối ra – đường Page Mill – là địa chỉ của Hewlett-Packard, tập đoàn ALZA ban đầu là nhà tiên phong về công nghệ sinh học, các công ty phát triển nhanh chóng của Thung lũng Silicon như hãng tư vấn Andersen (nay gọi là Accenture), và hãng luật Wilson Sonsini Goodrich & Rosati. Nhưng đầu tiên bạn sẽ tới Công viên Nghiên cứu
https://thuviensach.vn
thuộc quyền sở hữu của Đại học Stanford, với những lùm cây của các phòng thí nghiệm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) thấp, nằm sát mặt đất cùng nhiều không gian rộng phủ đầy cỏ. Trung tâm nghiên cứu Palo Alto danh tiếng của Xerox (PARC), nơi lần đầu tiên Steve nhìn thấy chiếc máy tính với con chuột và giao diện màn hình “nhị phân” sinh động. Đây là nơi anh ấy chọn để đặt trụ sở của NeXT.
Một cô gái trẻ thuộc hãng chịu trách nhiệm về mảng quan hệ công chúng cho NeXT – Allison Thomas Associates – dẫn tôi qua tòa văn phòng hai tầng chật hẹp xây bằng kính và bê tông tới một phòng hội thảo nhỏ, nhìn ra bên ngoài là một bãi đỗ xe còn trống một nửa. Steve đang đợi ở đó. Anh gật đầu chào đón tôi, đề nghị cô gái ra ngoài và trước khi tôi tìm thấy chỗ ngồi, anh dạm hỏi tôi với câu hỏi đầu tiên đó.
Tôi không chắc liệu Steve có muốn một câu trả lời ngắn ngọn kiểu “đúng” hoặc “không đúng”, hay anh chỉ tò mò một cách thành thật về con người và xuất xứ của tôi. Tôi cho là ý thứ hai, nên bắt đầu liệt kê những nơi và lĩnh vực tôi viết cho Journal. Ngay sau khi lấy bằng sau đại học tại Đại học Kansas, tôi chuyển tới Dallas để làm báo, tại đây tôi viết về hàng không và điện tử, vì các tập đoàn sản xuất hàng điện tử Texas Instruments và Radio Shack đặt tại đó. Trong thời gian này, tôi được nhiều người biết tới nhờ bài về tiểu sử của kẻ đã ám sát Tổng thống Reagan năm 1981, John Hinckley, người con được thừa kế sự giàu có từ người cha buôn bán dầu mỏ vùng Texas.
“Anh tốt nghiệp trung học phổ thông năm nào?”, anh xen vào lời tôi. “Năm 1972”, tôi trả lời, “và tôi đã mất bảy năm học ở trường đại học nhưng chưa bao giờ lấy được bằng thạc sĩ”. “Đó cũng là thời điểm tôi tốt nghiệp phổ thông trung học”, anh ngắt lời. “Vậy là
https://thuviensach.vn
chúng ta trạc tuổi nhau”. (Về sau tôi phát hiện ra rằng anh đã nhảy một lớp.)
Rồi tôi giải thích rằng tôi dành hai năm ở Trung Mỹ và Hồng Kông để viết và đưa tin về các vấn đề địa chính trị cho Journal, và một năm ở Los Angeles, trước khi lanh lợi kiếm được công việc mơ ước ở San Francisco. Đến đây, câu chuyện bắt đầu giống một cuộc phỏng vấn tuyển dụng. Trừ một điều rằng Jobs không mấy phản ứng trước tất cả các câu trả lời của tôi.
“Vậy anh có biết bất cứ thứ gì về máy tính không?”, anh hỏi, một lần nữa lại ngắt lời tôi. “Không có phóng viên nào của các tờ báo lớn biết chút gì về máy tính cả”, anh thêm vào và lắc đầu với vẻ chiếu cố. “Người cuối cùng viết về tôi cho tạp chí Wall Street Journal thậm chí còn không phân biệt được bộ nhớ máy tính và một chiếc đĩa mềm!”
Đến lúc đó tôi cảm thấy chân mình đứng vững hơn đôi chút. “À, một cách chính thức thì tôi học chuyên ngành ngôn ngữ, nhưng tôi đã lập trình một vài trò chơi điện tử đơn giản và thiết kế những cơ sở dữ liệu liên quan trên hệ thống máy tính ở trường đại học”. Mắt anh đảo ngược, lộ vẻ chán nản. “Trong một vài năm, tôi đã làm việc nhiều đêm bên chiếc máy tính nhỏ NCR, xử lý các giao dịch hàng ngày cho bốn ngân hàng”. Anh bắt đầu nhìn chằm chằm ra ngoài cửa sổ. “Và tôi đã mua một chiếc máy tính IBM ngay trong ngày đầu nó ra lò. Tại hãng bán lẻ Businessland. Ở Dallas. Số thứ tự của nó bắt đầu với tám con số 0. Và tôi đã cài đặt hệ điều hành CP/M trước tiên. Tôi chỉ cài MS-DOS khi tôi bán nó trước khi chuyển tới Hồng Kông, theo mong muốn của người mua.”
Khi đang đề cập tới những hệ điều hành thuở ban đầu đó và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, anh tỏ vẻ hăng hái hẳn lên. “Tại sao anh không dùng một chiếc Apple II?”, anh hỏi.
https://thuviensach.vn
Một câu hỏi hay, nhưng nghiêm túc mà nói… tại sao tôi lại để anh chàng này phỏng vấn mình?
“Tôi chưa bao giờ mua sản phẩm của Apple”, tôi thừa nhận, “nhưng bây giờ tôi đang ở đây, tôi đã nói chuyện để tạp chí Journal mua cho tôi một chiếc Fat Mac”. Tôi đã thuyết phục những ông chủ ở New York rằng nếu để tôi viết về Apple, tôi sẽ thân thuộc hơn với những chiếc máy mới nhất của họ. “Tôi đã sử dụng nó được vài tuần. Cho đến bây giờ, tôi thích nó hơn chiếc máy tính cá nhân nhiều”.
Tôi dần mở được ổ khóa. “Hãy đợi cho đến khi anh quan sát thấy thứ mà chúng tôi sắp chế tạo ở đây”, anh nói với tôi. “Anh sẽ muốn tống khứ cái Fat Mac đó đi”. Cuối cùng chúng tôi cũng chạm tới điểm quan trọng của cuộc phỏng vấn, cái đích mà Steve muốn ngay từ lúc đầu – anh có thể kể cho tôi nghe cách anh sẽ vượt qua được công ty do mình sáng lập và chiến thắng những người, đáng chú ý nhất là Tổng giám đốc điều hành của Apple – John Sculley – người đã trục xuất anh khỏi vương quốc của mình.
Bây giờ đến lượt anh nhận các câu hỏi của tôi, mặc dù không phải lúc nào anh cũng trả lời chúng một cách trực tiếp. Chẳng hạn, tôi tò mò về trụ sở trống rỗng một cách kì lạ. Liệu mọi người thực sự sẽ lắp ráp những chiếc máy tính ở đây? Trông nó không hề giống một nơi sản xuất. Liệu anh sẽ đầu tư toàn bộ hay kêu gọi một vài nhà đầu tư? Bán tất cả cổ phiếu Apple, chỉ giữ lại một cổ phiếu, mang lại cho anh khoản lợi nhuận 70 triệu đô la, nhưng như vậy là chưa đủ để nuôi một công ty tham vọng đến nhường này. Đôi lúc, anh đổi hướng câu chuyện sang những chủ đề hoàn toàn không liên quan. Giữa lúc nói chuyện, anh uống nước nóng bốc khói trong một chiếc cốc thủy tinh chuyên dùng để uống bia. Anh giải thích rằng một ngày nọ khi hết trà, anh chợt nhận ra là mình cũng thích nước thật nóng. “Nó làm tôi dịu đi theo cùng một cách”, anh nói. Cuối
https://thuviensach.vn
cùng anh cũng hướng cuộc hội thoại quay trở lại chủ đề cũ: giáo dục cao hơn cần những chiếc máy tính tốt hơn, và chỉ có NeXT cung cấp được sản phẩm này. Công ty đang làm việc cùng với Stanford và Carnegie Mellon, hai trường đại học có các khoa Khoa học máy tính rất uy tín. “Họ sẽ là những khách hàng đầu tiên của chúng tôi.”
Bất chấp sự lẩn tránh không trả lời một cách trực tiếp và sự quyết tâm theo đuổi một thông điệp duy nhất, Jobs vẫn thể hiện một dáng vẻ đầy sinh động. Niềm tin mãnh liệt vào bản thân của Steve làm tôi như cuốn theo từng lời nói của anh. Steve sử dụng những câu nói có cấu trúc chặt chẽ, ngay cả khi cố gắng trả lời một câu hỏi bất ngờ. 25 năm sau, tại lễ tưởng niệm Steve, vợ anh, Laurene, đã xác nhận rằng anh sở hữu “sự hoàn mỹ đã được định hình hoàn chỉnh” từ khi còn rất trẻ. Sự tự tin vào óc phán đoán và khiếu thẩm mỹ đó của bản thân đến từ những câu trả lời của anh. Nó cũng thể hiện qua thực tế, khi tôi nhận ra từ diễn biến của cuộc nói chuyện, rằng anh quả là đang phỏng vấn tôi, kiểm tra tôi để xem liệu tôi có “thẩm thấu” được điều đặc biệt về những gì anh đã, đang và sẽ làm ở NeXT không. Sau này, tôi mới nhận ra rằng đó là vì Steve muốn bất cứ cái gì viết về anh, về công việc của anh đều phải đạt tiêu chuẩn chất lượng cao do chính anh đặt ra. Ở giai đoạn này của cuộc đời, anh nghĩ rằng anh có khả năng làm công việc của người khác tốt hơn họ làm – đây là thái độ hẳn nhiên sẽ khiến các nhân viên của anh phải lo lắng.
Cuộc phỏng vấn kéo dài 45 phút. Các kế hoạch mà anh vạch ra cho NeXT mới chỉ ở dạng phác thảo; hóa ra đây là một dấu hiệu cảnh báo sớm về những bất ổn mà công ty sẽ phải đối mặt trong những năm về sau. Tuy nhiên, có một điều hữu hình mà anh rất muốn thảo luận: logo của NeXT. Anh đưa cho tôi một cuốn sách quảng cáo nhỏ giải thích sự phát triển sáng tạo của biểu tượng trang nhã mà Paul Rand đã thiết kế. Cuốn sách cũng được thiết kế bởi chính Rand,
https://thuviensach.vn
với những chiếc lá mờ ảo bóng bẩy, tách biệt những trang giấy dày và mịn, được dập nổi với hướng dẫn từng bước cách anh đi tới quyết định sử dụng một hình ảnh được nói trong “nhiều ngôn ngữ thị giác khác nhau”. Logo là một hình lập phương đơn giản với từ NeXT được viết lần lượt theo thứ tự chữ cái với “màu đỏ tươi tương phản với đỏ hồng và xanh lá cây, màu vàng tương phản với màu đen (sự tương
phản màu sắc mạnh nhất có thể)”, và “lơ lửng ở một góc 28 độ”, theo như diễn tả trong cuốn sách nhỏ. Lúc bấy giờ, Rand được xem là một trong những nhà thiết kế đồ họa hàng đầu của Mỹ; ông nổi tiếng vì đã tạo ra logo cho IBM, ABC Television, UPS, Westinghouse cùng nhiều công ty khác. Để có cuốn sách nhỏ này và bản nháp của một chiếc logo còn chưa chính thức được chọn, Jobs sẵn lòng nói lời từ biệt với 100.000 đô la. Sự phung phí đó, mặc dù để theo đuổi sự hoàn hảo, là phẩm chất không giúp ích gì được cho Jobs tại NeXT.
TÔI ĐÃ KHÔNG viết câu chuyện nào sau buổi gặp gỡ đó. Một chiếc logo đầy hình tượng cho một công ty còn trong trứng nước chưa đủ để được coi là một bản tin, dù người đặt và người thiết kế nó có là ai đi nữa. (Bên cạnh đó, bấy giờ tạp chí Wall Street Journal cũng chưa bao giờ xuất bản tranh ảnh; thực tế thì tờ báo không bao giờ in bất cứ thứ gì có màu sắc. Vì vậy ngay cả khi tôi muốn viết về chiếc phù hiệu mới sáng bóng của Steve thì vẻ đẹp tinh tế, huyền ảo của nó cũng khó mà truyền tải được tới các độc giả, những người lúc đó ít quan tâm tới việc thiết kế hình ảnh.)
Không viết một bài đặc biệt nào là phát súng đầu tiên trong sự đàm phán kéo dài suốt 25 năm đánh dấu mối quan hệ của chúng tôi. Như với hầu hết các mối quan hệ phóng viên/nguồn tin khác, có một lý do khiến Steve và tôi muốn liên lạc với nhau: Chúng tôi
https://thuviensach.vn
có thứ mà người kia cần. Tôi có thể đưa anh lên trang nhất của Wall Street Journal và, sau đó là trang bìa của tạp chí Fortune; còn anh ấy có câu chuyện mà độc giả của tôi muốn đọc. Tôi muốn viết tốt hơn và sớm hơn tất cả các phóng viên khác. Anh thường muốn tôi viết về các sản phẩm mới; còn độc giả của tôi muốn biết về anh, nếu không hơn thì cũng nhiều như muốn biết về sản phẩm. Anh muốn tôi chỉ ra tất cả ưu điểm của sản phẩm, đặc tính và vẻ đẹp trong quá trình sáng tạo ra nó; còn tôi thì muốn đứng sau cánh gà và theo dõi những sóng gió mà công ty của Steve phải đối mặt khi cạnh tranh để đưa tin. Đây là chủ đề ngầm trong hầu hết các giao dịch giữa chúng tôi: một sự trao đổi trong đó mỗi người hy vọng sẽ thuyết phục bằng cách tâng bốc người kia vào một dạng giao dịch có lợi. Đối với Steve, điều này giống như trong trò chơi bài, nơi mà có hôm tôi cảm thấy chúng tôi cùng phe trong trò chơi bốn người nhưng hôm sau lại thấy mình chỉ như một kẻ non nớt cầm trên tay bộ bài có lá bài cao nhất chỉ là tám trong trò xì tố(1). Thường thì anh ấy làm tôi cảm thấy như thể anh nắm đằng chuôi – dù điều này có thể đúng hoặc không.
Bất chấp thực tế rằng Journal không đăng bất cứ bài gì về Steve vào lúc đó, Steve nói với Cathy Cook, một cựu binh ở Thung lũng Silicon đang làm việc cho Allison Thomas, rằng cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp và anh ấy nghĩ tôi cũng “ổn đấy”. Thỉnh thoảng, anh ấy lại yêu cầu Cathy mời tôi tới NeXT để cập nhật thông tin. Một cách thẳng thắn thì không có nhiều thứ đáng để đưa tin, ít nhất theo quan điểm của Journal – tôi đã không viết gì đáng kể về NeXT cho đến năm 1988, khi Steve cuối cùng cũng tiết lộ chiếc máy tính trạm đầu tiên của công ty. Nhưng các chuyến viếng thăm luôn kích thích trí tò mò và tiếp thêm sinh lực cho tôi.
Một lần anh gọi tôi tới, hồ hởi báo về việc thuyết phục Ross Perot đầu tư 20 triệu đô la vào NeXT. Từ vẻ bề ngoài mà nói, họ là
https://thuviensach.vn
một cặp đôi cọc cạch nhất: Perot, một cựu binh hải quân để tóc húi cua, bảo thủ, cực kì yêu nước, đang đầu tư vốn cho một người nguyên là dân hip-pi, vẫn thích đi chân trần, ăn chay và không tin vào việc sử dụng chất khử mùi. Tuy nhiên, giờ đây tôi đã biết về Steve đủ để hiểu rằng anh và Perot, người tôi từng phỏng vấn vài lần, thực ra là những tâm hồn đồng điệu: cả hai đều là những người tự học theo trường phái duy tâm, có phong cách riêng. Tôi nói với anh rằng anh nhất thiết phải tới thăm Perot ở phòng làm việc tại Electronic Data Systems (EDS) ở Dallas, nếu không vì một lý do nào khác thì cũng là ngắm bộ sưu tập đồ sộ những công trình điêu khắc đại bàng và dãy cờ Mỹ dàn hàng theo con đường lái xe ở trụ sở chính. Steve cười và đảo mắt đầy thích thú: “Đã ở đó và làm vậy”. Anh hỏi liệu tôi có nghĩ rằng anh bị điên vì thích Perot không. “Làm sao người ta có thể không thích Perot một chút nào sau khi đã gặp ông ấy?”, tôi trả lời. “Ông ấy vui tính đấy.” Steve cười khúc khích đồng ý, rồi thêm vào: “Một cách nghiêm túc thì tôi nghĩ mình có thể học hỏi nhiều điều từ ông ấy”.
Trải qua thời gian, việc chúng tôi cùng độ tuổi trở thành một chiếc cầu nối hơn là rào chắn. Steve và tôi đều trải qua những sự kiện trọng đại của tuổi thanh niên giống nhau. Tôi có thể nói điều tương tự về Bill Gates, người mà tôi cũng theo dõi và đưa tin một cách rộng rãi, nhưng anh ấy không phải là sản phẩm của những trường công hay sự giáo dục của tầng lớp lao động. Cả ba chúng tôi né tránh được bom đạn trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì nghĩa vụ quân sự bắt buộc được bãi bỏ khi chúng tôi 18 tuổi. Tuy nhiên, so với Bill thì Steve và tôi là sản phẩm rõ ràng hơn của một thế hệ phản đối chiến tranh, ưa chuộng tình yêu và hòa bình. Chúng tôi là những người thích âm nhạc, mê tít những máy móc cải tiến và chúng tôi không ngại thử nghiệm những trải nghiệm và ý tưởng mới lạ. Steve là con nuôi, và chúng tôi thỉnh thoảng có nói về chuyện này, nhưng khía cạnh giáo dục đó gần như chưa từng có tác động lớn nào lên trí
https://thuviensach.vn
tuệ và sự phát triển văn hóa của Steve giống như bối cảnh chính trị, xã hội – và chiếc hộp cát đồ chơi công nghệ cao – rộng lớn hơn gắn liền với tuổi thơ của chúng tôi.
Trong những năm khởi đầu đó, Steve có một lý do quan trọng để nuôi dưỡng mối quan hệ với tôi. Trong thế giới máy tính biến động không ngừng những năm cuối thập niên 1980, việc tạo dựng sự hồi hộp, ngóng đợi đối với sản phẩm lớn tiếp theo của anh là vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng và các nhà đầu tư tiềm năng, điều này càng ý nghĩa hơn nếu biết rằng NeXT cần tới 5 năm để sản xuất ra một chiếc máy tính có khả năng hoạt động. Trong suốt cuộc đời, Steve có một cảm giác mãnh liệt và giá trị chiến thuật của thông tin báo chí; đây chỉ là một phần mà Regis McKenna, người có lẽ là cố vấn ban đầu quan trọng nhất của anh, gọi là “năng khiếu marketing bẩm sinh của Steve. Thậm chí khi mới 22 tuổi, anh ấy đã có trực giác đó”, McKenna nói thêm. “Anh ấy hiểu điều gì là vĩ đại về Sony, về Intel. Anh ấy muốn tạo dựng mẫu hình ảnh đó cho thứ mà anh ấy sẽ tạo ra”.
Trong những năm sau đó, khi biết rằng Apple cũng là một trong những công ty mà tôi theo dõi và viết tin cho Journal, và sau đó là Fortune, Steve thường triệu tập tôi tới vào những thời điểm có vẻ như là ngẫu nhiên để cung cấp cho tôi những “tin tức tình báo” mà anh nghe được từ những đồng nghiệp cũ vẫn đang làm việc tại Apple, hay đơn giản chỉ để chia sẻ quan điểm về những màn kịch không hồi kết diễn ra tại công ty cũ đó ở Cupertino. Dần dà, tôi hiểu được rằng anh ấy là một nguồn đáng tin cậy để tìm hiểu về mớ hỗn độn tại Apple đầu những năm 1990 – và sau này tôi cũng nhận ra rằng chẳng có gì ngẫu nhiên trong những cuộc gặp đó cả. Steve luôn có một lí do không tiện nói ra: Đôi khi anh ấy hy vọng lượm lặt được thông tin về đối thủ cạnh tranh; đôi khi anh có một sản phẩm muốn tôi kiểm tra; đôi khi anh muốn trừng phạt tôi vì những thứ
https://thuviensach.vn
tôi đã viết. Anh cũng lợi dụng trường hợp sau cùng để từ chối; một lần, cuối những năm 1990, sau khi Steve trở lại công ty mà mình đồng sáng lập, tôi gửi cho anh ấy một bức thư ngắn rằng tôi nghĩ đã đến lúc viết một câu chuyện khác về Apple cho Fortune. Trước đó, tôi đã tạm ngưng liên lạc với mọi người trong một vài tháng để phẫu thuật hở tim – anh ấy có gọi điện đến bệnh viện chúc tôi mau khỏe – nhưng bấy giờ tôi đã sẵn sàng quay trở lại công việc. Thư điện tử trả lời của anh thật đơn giản: “Này Brent“, anh viết, “như tôi còn nhớ thì anh đã viết một câu chuyện khá vớ vẩn về tôi và Apple mùa hè năm ngoái. Tôi nhớ nó đã xúc phạm tới tình cảm của tôi. Sao anh lại viết một câu chuyện kinh tởm đến vậy?”. Nhưng một vài tháng sau, anh ấy đã dịu xuống và hợp tác để tôi viết một bài đặc biệt khác về công ty.
Giữa hai chúng tôi tồn tại một mối quan hệ dài, phức tạp và chủ yếu là làm vừa lòng cả hai. Khi tôi bất ngờ gặp Steve tại các sự kiện của ngành máy tính, anh giới thiệu tôi là bạn, điều này có cái gì đó bợ đỡ, kì cục, đúng sự thật nhưng không phải lúc nào cũng đúng là thế. Trong một thời gian ngắn khi anh có văn phòng ở Palo Alto gần tòa soạn của Fortune, thỉnh thoảng tôi tình cờ gặp anh đâu đó xung quanh thành phố và chúng tôi dừng lại để buôn đủ thứ chuyện. Có lần, tôi giúp anh mua quà sinh nhật cho vợ, Laurene. Tôi đến thăm nhà anh ấy đôi ba lần, không vì việc này thì cũng vì việc khác, nhưng chẳng theo một thủ tục, quy định nào giống như với các CEO khác. Tuy vậy lúc nào chúng tôi cũng giữ vai trò trong mối quan hệ một cách rõ ràng: Tôi là phóng viên, còn anh ấy là đối tượng và nguồn tin. Steve thích một vài bài viết của tôi – còn những bài khác, giống như bài đã khiến anh viết bức thư điện tử kia, lại làm anh tức điên lên. Sự độc lập của tôi và nguồn tích trữ thông tin của anh đã tạo ra biên giới cho mối quan hệ của cả hai.
https://thuviensach.vn
Khoảng cách cần thiết này ngày một xa hơn trong suốt những năm cuối đời của anh ấy. Cả hai chúng tôi đều ốm nặng trong khoảng giữa những năm 2000; Steve có triệu chứng của ung thư tuyến tụy lần đầu vào năm 2003, trong khi vào năm 2005 tôi mắc chứng viêm màng trong tim và viêm màng não trong chuyến đi tới Trung Mỹ, khiến tôi gần như bị hôn mê trong suốt 14 ngày và hẳn nhiên đã lấy đi gần như toàn bộ thính giác của tôi. Tất nhiên, anh ấy biết nhiều về bệnh của tôi hơn là tôi biết về bệnh của anh ấy. Thỉnh thoảng anh vẫn tiết lộ thông tin – có lần chúng tôi thậm chí còn so sánh các vết sẹo do phẫu thuật, giống như nhân vật Quint (do Robert Shaw thủ vai) và Hopper (do Richard Drefuss thủ vai) trong bộ phim Jaws (Hàm cá mập). Anh đến thăm tôi ở bệnh viện Stanford hai lần trong những tuần khi tôi dần hồi phục – tranh thủ lúc tới để kiểm tra thường kỳ với các bác sĩ chuyên khoa ung thư. Anh kể cho tôi nghe vài chuyện đùa kinh khủng về Bill Gates và chỉ trích tôi vì vẫn tiếp tục hút thuốc, bất chấp anh đã nhắc nhở tôi nhiều năm trời. Steve luôn thích khuyên mọi người cách kiểm soát đời sống cá nhân.
SAU KHI STEVE QUA ĐỜI, hàng loạt các phân tích vô thưởng vô phạt được tung ra: báo chí, sách vở, phim ảnh, các chương trình truyền hình. Thường thì chúng làm sống lại những câu chuyện huyền thoại cũ về Steve, bằng cách sử dụng những mẫu rập khuôn được tạo sẵn từ những năm 1980, khi báo chí phát hiện ra thần đồng đến từ Cupertino. Trong những năm tháng đó, Steve dễ bị tác động bởi sự nịnh hót từ báo giới nên anh cho phép bản thân và công ty cởi mở với cánh phóng viên. Về sau, anh đối đãi với họ bằng sự vô kỷ luật và thất thường nhất của mình. Ngoài việc thể hiện bản thân là một thiên tài khi tưởng tượng ra những sản phẩm đột phá, anh cũng thể hiện sự thờ ơ và bủn xỉn khó chịu đối với nhân viên và bạn
https://thuviensach.vn
bè. Do vậy, khi anh bắt đầu giới hạn sự cởi mở và chỉ hợp tác với báo chí khi cần để quảng bá sản phẩm, những câu chuyện từ những ngày đầu tiên ở Apple đã trở thành sự mặc định có tính quy ước cho nhân cách và suy nghĩ của Steve. Có lẽ đó là lý do tại sao những bản tin sau cái chết của anh đã phản ánh những mẫu rập khuôn như thế này: Steve là thiên tài với sự nhạy bén trong thiết kế, một pháp sư mà pháp lực kể chuyện có thể tạo ra những điều kì diệu và hiểm ác được gọi là “trường bóp méo hiện thực”; anh là một gã xuẩn ngốc tự cao tự đại, người không đếm xỉa đến mọi người để theo đuổi một mục đích duy nhất là sự hoàn hảo; Steve nghĩ rằng anh thông minh hơn tất thảy mọi người, không bao giờ lắng nghe các ý kiến khuyên nhủ, nửa thiên tài nửa đáng khinh không thay đổi từ khi sinh ra.
Không một điều nào ở trên đúng với trải nghiệm của tôi về Steve, người có vẻ luôn phức tạp hơn, nhân tính hơn, ủy mị hơn và thậm chí còn thông minh hơn tất cả Steve khác mà tôi từng được đọc. Một vài tháng sau khi anh qua đời, tôi bắt đầu tổng hợp các ghi chú cũ, băng ghi âm và tài liệu từ những câu chuyện của tôi viết về anh ấy. Có tất cả những thứ mà tôi đã quên lãng: những ghi chú tôi viết về anh khi không có sự chuẩn bị trước, những câu chuyện anh kể cho tôi trong các cuộc phỏng vấn mà tôi không thể sử dụng vì một vài nguyên nhân nhạy cảm, những chuỗi thư điện tử cũ mà chúng tôi đã trao đổi qua lại, hay thậm chí một vài cuốn băng ghi âm mà tôi chưa bao giờ sử dụng. Có một cuốn băng audio anh làm cho tôi, đó là bản được lồng nhạc từ cuốn mà anh được tặng bởi bà Yoko Ono, phu nhân của John Lennon, với nhiều phiên bản khác nhau của Strawberry Fields Forever được thu lại trong suốt quá trình sáng tác dài lê thê. Tất cả những thứ này được lưu giữ trong ga-ra của tôi, và việc lục tìm chúng đã gợi lại nhiều kỉ niệm chôn giấu về Steve trong suốt nhiều năm qua. Sau khi xem lại những di vật cá nhân trong một vài tuần, tôi quyết định rằng việc càu nhàu về
https://thuviensach.vn
những câu chuyện huyền thoại một chiều, thứ đã đóng đinh trong tâm trí công chúng, về Steve là không đủ; tôi muốn đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn và một sự hiểu biết sâu sắc hơn về người mà tôi đã theo dõi kĩ lưỡng, theo cách không thể xảy ra được nếu Steve còn sống. Việc theo dõi để đưa tin bài về Steve thực sự cuốn hút và tạo
ra những cảm xúc mạnh mẽ. Chuyện của anh thực sự giống với chuyện trong kịch Shakespeare, đầy ngạo mạn, mưu đồ và kiêu hãnh, giống những kẻ hung ác và những gã ngốc hậu đậu, không thiếu những may mắn bất thường, dụng ý tốt và những hậu quả không tưởng. Có rất nhiều thăng trầm diễn ra trong một thời gian quá ngắn đến mức thật không thể vẽ ra được một quỹ đạo khái quát về thành công của anh lúc sinh thời. Giờ đây tôi muốn thực hiện một cái nhìn dài hơn về người mà tôi đã chú ý theo dõi trong nhiều năm, người mà tôi đã gọi là bạn.
CÂU HỎI CƠ BẢN nhất về sự nghiệp của Steve là như thế này: Làm thế nào một doanh nhân đầy mâu thuẫn, thiếu thận trọng, liều lĩnh và ương ngạnh tới mức bị đầy ải khỏi công ty mình sáng lập lại có thể trở thành một CEO được tôn kính, người đã giải nguy
cho Apple và tạo ra cả một dòng những sản phẩm định hình nên một nền văn hóa riêng biệt để biến công ty thành một tổ chức kinh doanh giá trị nhất và được ngưỡng mộ nhất trên trái đất này, thay đổi cuộc sống hàng ngày của hàng tỉ con người đến từ mọi nền văn hóa, tầng lớp kinh tế xã hội khác nhau? Steve chưa bao giờ muốn trao đổi về câu hỏi này. Dù là người hay tự vấn, Steve lại không có khuynh hướng hồi tưởng quá khứ: “Nhìn lại thì có ích gì”, anh cho tôi biết trong một bức thư điện tử. “Tôi thích mong đợi tất cả những thứ tốt đẹp sắp diễn ra hơn”.
https://thuviensach.vn
Câu trả lời thực sự phải chỉ ra được cách anh ấy thay đổi, người nào đã tác động tới những thay đổi đó và làm thế nào anh áp dụng những thứ học được vào kinh doanh để tạo ra những thiết bị tin học tuyệt vời. Trong lúc mải mê nghiền ngẫm đống tài liệu cũ, tôi đã nhớ lại quãng thời gian mà nhiều người cho rằng đó là những năm tháng “hoang tàn” của Steve, khoảng thời gian 12 năm kéo dài từ lần đầu tiên Steve nhận nhiệm vụ ở Apple đến lúc anh quay trở lại. Thời đại đó, từ 1985 đến 1997, rất dễ để có một cái nhìn tổng thể. Những lúc trầm không bi thảm như những biến cố lớn trong nhiệm kì đầu của Steve tại Apple, và những lúc thăng, dĩ nhiên, không li kì như những sản phẩm mà anh đã tạo ra trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Đây là khoảng thời gian phức tạp, rối ren, và không phải là chất liệu để tạo nên những tiêu đề báo dễ dãi. Mà những năm tháng đó thực sự mang tính then chốt đối với sự nghiệp của anh. Đó là khi anh học được hầu hết mọi thứ để tạo dựng nên thành công sau này, và đó là khi anh bắt đầu kiềm chế và điều khiển được hành vi của mình. Chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều từ những thất bại, từ những lối đi dẫn tới đường cùng ngõ cụt. Tầm nhìn, sự thấu hiểu, kiên trì, và uyên thâm – những đặc điểm chính trong thập kỷ cuối cùng của Steve, đã được rèn giũa trong các thử thách của những năm tháng có tính trung chuyển này. Thất bại, tính khí sớm nắng chiều mưa gây nhức nhối, truyền đạt thông tin không rõ ràng, những phán quyết chủ quan tồi tệ, nhấn mạnh vào những giá trị sai lầm – toàn bộ những điều bất hạnh trong chiếc hộp Pandora có nguồn gốc từ sự non nớt – là những điều kiện tiên quyết cho sự rõ ràng, tiết chế, chín chắn và kiên định mà anh biểu lộ trong những năm tháng sau này.
Kết thúc thập kỷ khó khăn đó, bất chấp những sai lầm, Steve đã đủ xuất sắc để cứu được cả hai con tàu NeXT và Pixar. Di sản của NeXT đảm bảo an toàn cho tương lai nghề nghiệp, trong khi thắng lợi của Pixar đảm bảo cho tình trạng tài chính của Steve. Hồi tưởng
https://thuviensach.vn
lại thì kinh nghiệm thu nhặt được từ hai công ty này dạy anh những bài học mà từ đó giúp anh xác định được tương lai của Apple và định nghĩa thế giới chúng ta đang sống. Steve có lẽ là người không khoan nhượng, và không có bài học nào mà anh từng học lại đến một cách dễ dàng và hời hợt, nhưng anh đã học. Tham vọng và tò mò ngay cả trong hoàn cảnh khắc nghiệt, anh là một cỗ máy học hỏi trong suốt những năm này, và anh khắc ghi trong tim tất cả mọi thứ mà anh lượm lặt được.
Không ai có thể sống và làm việc cô độc một đời. Lấy vợ và bắt đầu cuộc sống gia đình đã thay đổi Steve một cách sâu sắc, theo chiều hướng tạo ra các ảnh hưởng vô cùng tích cực đến công việc của anh. Trải qua ngần ấy năm, tôi có rất nhiều ý niệm mơ hồ về đời tư của Steve, cùng một vài lần gặp Laurene và những đứa con của họ. Nhưng tôi không phải là người bạn thân thiết của gia đình. Khi bắt đầu tập hợp tư liệu để viết cuốn sách này, cuối năm 2012, có vẻ như tôi không nên đào sâu thêm nữa về đời tư của anh. Đau buồn vì sự ra đi của anh và cảm giác sôi máu khi biết một vài tin tức từ giới truyền thông sau khi Steve qua đời, nhiều đồng nghiệp và bạn bè thân tín của anh ban đầu đã từ chối nói chuyện với tôi. Nhưng mọi thứ dần dần thay đổi, và những cuộc nói chuyện với bạn bè và đồng nghiệp thân cận của Steve – bao gồm bốn nhân viên của Apple, những người có mặt trong tang lễ của anh – đã cho biết một khía cạnh về Steve mà tôi từng cảm nhận được nhưng chưa hiểu một cách đầy đủ, và tôi chắc chắn rằng chưa từng đọc nó ở bất kì đâu. Steve có khả năng khoanh vùng tuyệt đỉnh. Đây là tài năng cho phép anh làm chủ và theo dõi nhiều bộ phận trong một tổ chức phức tạp như Apple trong lúc quay trở lại công ty. Nó cho phép anh duy trì sự tập trung, bất chấp âm hưởng xấu bởi sự lo lắng khi biết mình bị ung thư. Nó cũng cho phép anh duy trì một cuộc sống ý nghĩa bên ngoài văn phòng làm việc, trong khi anh rất ít thể
https://thuviensach.vn
hiện điều này với những người không nằm trong vòng quan hệ thân mật của mình.
Tất nhiên, anh có thể là một người khó tính, thậm chí cho tới lúc cuối đời. Đối với một số người, làm việc cho một ông chủ như anh quả là địa ngục. Niềm tin vào giá trị sứ mệnh của bản thân cho phép anh hợp lý hóa những hành vi mà nếu ở địa vị của mình nhiều
người trong chúng ta sẽ cảm thấy ân hận. Nhưng anh cũng có thể là một người bạn trung thành, một người cố vấn đầy nhiệt huyết. Anh có thể là người có lòng tốt và lòng trắc ẩn vô bờ, anh là một người cha biết yêu thương và lắng nghe. Anh tin tưởng sâu sắc vào giá trị của những lựa chọn mà anh đưa ra với cuộc đời mình và anh hy vọng những người xung quanh cũng tin vào giá trị công việc của họ sâu sắc như thế. Đối với một người hoàn toàn “lệch khỏi giá trị trung bình”, như người bạn đồng thời là đồng nghiệp Ed Catmull, Chủ tịch của Pixar, từng đánh giá, anh có những cảm giác, sức mạnh và thiếu sót mang tính con người sâu sắc.
Điều mà tôi luôn yêu thích về nghề làm báo, về lĩnh vực kinh doanh, và thứ mà tôi học được từ những đồng nghiệp xuất sắc nhất, là luôn tồn tại khía cạnh con người trong thế giới công nghiệp tưởng chừng như luôn được tính toán trước một cách kĩ càng này. Tôi đã biết điều này đúng với Steve khi anh còn sống – không có ai mà tôi từng đưa tin lại say đắm với những sản phẩm mà mình sáng tạo ra đến vậy. Nhưng chỉ đến khi viết cuốn sách này, tôi mới hiểu được đời tư và công việc của Steve Jobs chồng lấn, tương tác với nhau nhiều như thế nào. Bạn thực sự không thể hiểu được làm thế nào Steve lại cùng lúc trở thành Edison, Ford, Disney và Elvis trong thế hệ của chúng ta cho đến khi bạn hiểu rõ điều này. Nó là thứ khiến khả năng tái sáng tạo của anh ấy lớn lao đến vậy.
https://thuviensach.vn
KẾT THÚC cuộc phỏng vấn đầu tiên của chúng tôi, Steve dẫn tôi qua dãy hành lang gọn gàng, chập chờn ánh đèn trong trụ sở của NeXT để ra ngoài. Chúng tôi không trao đổi gì thêm. Trong suy nghĩ của Steve, cuộc nói chuyện của chúng tôi đã kết thúc. Khi tôi bước ra ngoài, anh thậm chí còn không nói lời tạm biệt. Anh chỉ đứng đó, nhìn qua chiếc cửa kính hướng về lối vào của bãi đỗ xe trên đường Deer Creek, tại đó một đội công nhân đang lắp đặt phiên bản 3D chiếc logo của NeXT. Khi tôi đã đi xa, anh vẫn nán lại ở đó, nhìn chằm chằm vào chiếc logo trị giá 100.000 đô la. Anh biết chắc chắn rằng, như anh đã nói, anh sẽ làm được điều gì đó thật vĩ đại. Tất nhiên là trên thực tế, anh không biết điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước.
https://thuviensach.vn
Chương 1
STEVE JOBS TẠI KHU VƯỜN CỦA THÁNH A-LA V
ào một buổi chiều tháng 12 lạnh lẽo năm 1979, Steve Jobs dừng xe tại bãi đậu xe trong Khu vườn của Thánh A-la (Garden of Allah), một trung tâm phục vụ hội nghị và tĩnh dưỡng trên sườn
ngọn núi Mount Tamalpais của hạt Marin, nằm ở phía Bắc San Francisco. Trông anh mệt mỏi, thất vọng, tức giận và đến muộn. Giao thông trên đường 280 và 101 bị tắc nghẽn nhiều nơi trên đường lên từ Cupertino, và đường xuống phía Nam Thung lũng Silicon, nơi đặt trụ sở chính của công ty anh sáng lập, Apple Computer, và cũng là nơi anh vừa phải trải qua một cuộc họp Hội đồng quản trị dưới sự chủ trì của Arthur Rock đáng kính. Anh và Rock có rất nhiều ý kiến bất đồng. Rock đối xử với anh như một đứa con nít. Rock ưa cấp bậc còn anh chuộng quy trình, anh tin rằng các công ty công nghệ phải phát triển theo những cách và nguyên tắc nhất định. Anh có niềm tin này do đã quan sát thấy nó phát huy tác dụng, đáng chú ý nhất là tại Intel, hãng sản xuất chip vĩ đại có trụ sở tại Santa Clara mà anh ủng hộ ngay từ những ngày đầu. Rock có lẽ là nhà đầu tư công nghệ đáng chú ý nhất trong thời đại của mình, nhưng thực tế thì ban đầu ông cũng miễn cưỡng trợ giúp Apple, phần nhiều bởi vì ông không vừa mắt với Steve và đồng sự Steve Wozniak. Ông không nhìn Apple theo cách mà Jobs vẫn nhìn – Steve xem Apple là một công ty khác thường đang thực hiện công việc nhân tính hóa điện toán với một cơ cấu tổ chức không có thứ hạng cao thấp. Rock thì đơn giản coi Apple như một vụ đầu tư không hơn không kém. Steve cảm thấy các cuộc họp ban điều hành với Rock không tạo ra động lực và chỉ khiến anh thêm nhụt chí; anh đã trông đợi chuyến đi dài trên chiếc xe mui
https://thuviensach.vn
trần phóng tới Marin sẽ giúp anh thoát khỏi mùi hôi thối cũ rích của cuộc tranh luận kéo dài dường như vô tận.
Nhưng vùng vịnh San Francisco bị bao phủ trong sương mù và mưa, đường trơn khiến giao thông kinh khủng tới mức nó đã lấy hết đi vui thú của Steve trên chiếc Mercedes-Benz 450SL mới cứng. Steve yêu chiếc xe; anh yêu nó giống như cách anh yêu chiếc máy quay đĩa Linn Sondek hay các bức ảnh đen trắng của nhiếp ảnh gia Ansel Adams. Chiếc xe trong suy nghĩ của anh là một hình mẫu cho máy tính: mạnh mẽ, kiểu dáng đẹp, trực quan và hiệu quả, không có bất cứ thứ gì lãng phí. Nhưng buổi chiều nay thời tiết và giao thông đã hạ gục chiếc xe. Và thế là Steve dù đã phóng nhanh hết mức vẫn tới cuộc họp đầu tiên của Quỹ Seva, do người bạn trông giống như một vị Phật nhỏ, Larry Brillant, sáng lập, trễ khoảng nửa tiếng đồng hồ. Mục tiêu của Seva tham vọng một cách thú vị: loại bỏ chứng bệnh mù lòa đã ảnh hưởng tới hàng triệu người dân Ấn Độ.
Steve đỗ xe và bước ra. Với chiều cao 1m83 và thân hình gọn gàng trên 70kg, cùng mái tóc nâu chạm tới tận vai, đôi mắt sâu, sắc sảo, Steve hẳn sẽ nổi bật ở khắp mọi nơi. Và trong bộ vest ba mảnh mà anh mặc cho cuộc họp ban quan trị, trông anh càng trở nên lộng lẫy. Jobs rất hiếm khi mặc vest. Ở Apple, mọi người mặc bất cứ thứ gì họ thích. Anh thường xuất hiện với đôi chân trần.
Khu vườn của Thánh A-la là một kiểu biệt thự trông là lạ, được xây dựng trên một ngọn đồi nhỏ bên trên Mount Tamalpais, đỉnh núi phủ đầy màu xanh trông ra vịnh San Francisco. Nép mình trong những tán cây bách và gỗ đỏ, nó là sự pha trộn giữa phong cách Nghệ thuật Thủ công California truyền thống với hơi hướng nhà gỗ của Thụy Sĩ. Được xây dựng vào năm 1916 dành cho một người California giàu có tên là Ralston Love While, nó trở thành nơi phục vụ hội họp và tĩnh dưỡng nằm dưới sự điều hành của giáo phái Giáo hội Ki-tô thống nhất (United Church of Christ) từ năm 1957. Steve bước
https://thuviensach.vn
ngang qua bãi cỏ của con đường dành cho xe ô tô có hình trái tim, leo lên vài bậc thang tới một hàng hiên rộng và đi vào tòa nhà.
Bên trong, khi nhìn vào nhóm người tụ tập xung quanh chiếc bàn họp, bất kì người ngoài cuộc nào vô tình đi qua sẽ đều cho rằng đó không phải là một cuộc hội họp tôn giáo thông thường. Tại một bên của chiếc bàn là Ram Dass, một người Do Thái tập yoga theo đạo Hindu vào năm 1971 đã xuất bản một trong những cuốn sách yêu thích của Steve, Be Here Now (Ngay lúc này ở đây), tựa sách ăn khách hướng dẫn cách thiền định, yoga và giác ngộ. Ngồi bên cạnh là Bob Weir, ca sĩ kiêm nhạc công guitar của ban nhạc Grateful Dead – nhóm này sẽ có một buổi biểu diễn quyên góp tiền cho Seva ở Oakland Coliseum ngày 26 tháng 12. Stephen Johns, một nhà dịch tễ học đến từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, cũng có mặt. Nicole Grasset cũng vậy. Brilliant và Jones đã làm việc cho Grasset ở Ấn Độ và Bangladesh trong một chương trình táo bạo – và thành công – nhằm diệt trừ bệnh đậu mùa. Nhà triết học của phong trào phản văn hóa vốn được yêu thích bởi các vai hề xiếc, Wavy Gravy, cũng tới dự cùng vợ, ngồi bên cạnh bác sĩ Govindappa Venkataswamy, người sáng lập Bệnh viện Mắt Aravind tại Ấn Độ, tổ chức đã phẫu thuật giúp hàng triệu người chữa chứng đục thủy tinh thể. Brilliant đang hy vọng thực hiện một việc gì đó táo bạo như xóa sạch bệnh đậu mùa. Mục đích của ông đặt ra đối với Seva là tổ chức này sẽ hỗ trợ cho những người như bác sĩ V (Brilliant vẫn gọi Venkataswamy bằng tên này) bằng cách thành lập các trại điều trị mắt khắp Nam Á để đem lại ánh sáng cho người khiếm thị ở các khu vực nông thôn nghèo đói.
Steve nhận ra một vài người quen. Robert Friedland, anh chàng đã thuyết phục Steve thực hiện chuyến hành hương tới Ấn Độ năm 1974, tiến tới và chào anh. Và tất nhiên anh nhận ra Weir; anh ngưỡng mộ ban nhạc Grateful Dead, dù anh nghĩ rằng họ không hề
https://thuviensach.vn
có chiều sâu về cảm xúc và trí tuệ như Bob Dylan. Steve được Brilliant mời tới cuộc gặp mặt, người mà anh gặp lần đầu tiên tại Ấn Độ, 5 năm về trước. Sau khi Friedland gửi cho anh một bài báo viết năm 1978 mô tả chi tiết về thành công của chương trình chống bệnh đậu mùa và hé lộ các kế hoạch tiếp theo của Brilliant, Steve đã chuyển cho Brilliant 5.000 đô la để giúp Seva đi vào hoạt động.
Đó quả là nơi tụ tập của đủ các kiểu người: đạo Hồi có, đạo Phật có, cả các rocker và bác sĩ, tất cả đều tài năng, tất cả đang có mặt tại Khu vườn của Thánh A-la của Giáo hội Ki-tô thống nhất. Rõ ràng, đây không phải là nơi dành cho những ông chủ quyền cao chức trọng của các tập đoàn truyền thống, nhưng với Steve thì khác. Anh vẫn thường ngồi thiền. Anh hiểu làm thế nào để tìm thấy sự hoàn mỹ trong tâm hồn – trên thực tế, anh tới Ấn Độ chủ yếu là để học hỏi người thầy của Brilliant, Neem Karoli Baba, hay còn gọi là Đạo sư Maharaj-ji, người đã mất chỉ vài ngày trước khi Steve tới. Jobs đã có ước muốn thay đổi thế giới, chứ không chỉ là xây dựng một công việc kinh doanh trần tục. Sự đả phá những tín ngưỡng lâu đời, sự giao thoa của các ngành nghề khác nhau, cùng tình người đang hiện hữu trong phòng, tất cả đều đại diện cho những mong mỏi của Steve. Nhưng vì một lý do nào đó, anh đã không thể hòa hợp trong môi trường như vậy.
Có ít nhất 20 người trong căn phòng đó hoàn toàn xa lạ với Steve và không khí không thể trầm lắng hơn khi anh đứng lên giới thiệu bản thân. Anh cảm thấy có vẻ như nhiều người trong số họ chẳng hề biết anh là ai, điều này có chút kỳ lạ, đặc biệt là ở vùng vịnh. Apple đã là một hiện tượng: Công ty đang bán ra hơn 3.000 máy tính mỗi tháng – tăng từ khoảng 70 chiếc một tháng thời điểm cuối năm 1977. Không một công ty máy tính nào từng có bước phát triển rực rỡ đến vậy và Steve chắc chắn rằng năm tới còn bùng nổ hơn nữa.
https://thuviensach.vn
Anh ngồi xuống và bắt đầu lắng nghe. Quyết định thành lập quỹ đã được thông qua; câu hỏi cần thảo luận bây giờ là làm thế nào để thông tin cho thế giới biết về Seva, các kế hoạch của quỹ và ai sẽ là người thực hiện. Steve nhận thấy hầu hết các ý tưởng đều ngờ nghệch, rối tung rối mù. Cuộc thảo luận dường như giống một buổi họp phụ huynh hơn; có lúc, mọi người trừ Steve thảo luận sôi nổi về những điểm đẹp hơn cho một tờ gấp quảng cáo mà họ muốn tạo ra. Một tờ gấp quảng cáo ư? Đó là thứ tốt nhất những con người ở đây có thể tưởng tượng ra sao? Những người được gọi là chuyên gia này có thể đạt được những thành tựu đáng chú ý ở đất nước của họ, nhưng ở đây rõ ràng là họ không có cơ may để thành công. Việc bạn có một mục tiêu lớn lao và liều lĩnh sẽ trở nên vô dụng nếu bạn không có khả năng kể một câu chuyện có sức thuyết phục về việc làm thế nào bạn có thể đạt được mục tiêu đó. Đây là điều dường như không có gì phải bàn cãi.
Vì cuộc tranh luận trở nên lòng vòng, Steve cảm thấy như bị lơ đễnh. “Anh ấy bước vào căn phòng đó với hình ảnh một doanh nhân trong cuộc họp Hội đồng quản trị của Apple“, Brilliant nhớ lại, “nhưng các quy tắc để thực hiện những việc như chế ngự bệnh khiếm thị hay nhổ tận gốc bệnh đậu mùa lại hoàn toàn khác.” Đôi lúc, anh lại lớn tiếng gây sự chú ý, nhưng đa phần là để xen vào một nhận xét ác ý lý giải tại sao ý tưởng này hay ý tưởng kia lại không bao giờ có thể thành công. “Anh ấy dần trở thành một mối rắc rối”, Brilliant nói. Cuối cùng, Steve không thể chịu đựng thêm nữa. Anh ấy đứng dậy.
“Nghe này”, anh nói, “tôi đang nói với các vị với tư cách của một người biết vài điều về marketing. Chúng tôi đã bán được gần 100.000 chiếc máy tại Apple Computer, và khi bắt đầu không ai biết chúng tôi là ai. Seva đang ở vị trí tương tự như Apple một vài năm về trước. Điểm khác biệt là các ngài chẳng biết gì về
https://thuviensach.vn
marketing cả. Vì vậy, nếu các vị thực sự muốn làm một điều gì đó ở đây, nếu các vị muốn tạo ra sự khác biệt trong thế giới này mà không phải tất ta tất tưởi vòng vèo như mọi quỹ phi lợi nhuận vô danh khác, các vị cần thuê một người có tên là Regis McKenna – ông ta là vua của marketing. Tôi có thể mang ông ta đến đây nếu các bạn muốn. Các bạn cần có thứ tốt nhất. Đừng chấp nhận cái tốt thứ nhì.”
Cả khán phòng tĩnh lặng trong chốc lát. “Anh chàng trẻ măng này là ai?”, Venkataswamy thì thầm với Brilliant. Một vài người từ các bàn khác nhau bắt đầu thách thức Steve. Nhận được sao thì đáp lại vậy, anh đã biến cuộc thảo luận nhóm thành một cuộc ẩu đả, bỏ qua thực tế rằng đó là những con người đang giúp xóa bỏ bệnh đậu mùa khỏi trái đất, những người đang đem lại ánh sáng cho các bệnh nhân khiếm thị tại Ấn Độ, những người đã đàm phán các hiệp ước xuyên biên giới để có thể thực hiện tốt công việc ở nhiều quốc gia, thậm chí ở cả các nước đang có chiến tranh. Nói cách khác, đây là những người không ít thì nhiều đã biết cách làm thế nào để hoàn thành công việc. Steve không quan tâm tới những thành tựu của họ. Anh chẳng ngại gây chiến. Thách thức, đối đầu: Theo kinh nghiệm hạn chế của anh, đó là cách thức hoàn thành công việc; đó cũng là cách đột phá để tạo ra những điều lớn lao. Khi cuộc đối thoại nóng lên, Brilliant cuối cùng phải xen vào: “Steve”. Rồi ông hét lên: “Steve!”.
Steve nhìn một vòng xung quanh, rõ ràng là rất tức tối vì bị ngắt lời và tỏ ra bối rối khi quay trở lại lý lẽ của mình.
“Steve”, Brilliant nói tiếp, “chúng tôi rất mừng là anh có mặt ở đây, nhưng bây giờ, anh phải dừng lại đi!”.
“Tôi sẽ không làm thế”, anh trả lời. “Các anh đề nghị tôi giúp đỡ và tôi đang làm việc đó đây. Các anh muốn biết cần phải làm gì
https://thuviensach.vn
đúng không? Các anh cần gọi cho Regis McKenna. Hãy để tôi kể cho các anh nghe về Regis McKenna. Ông ấy –.“
“Steve!”, Brilliant một lần nữa lại hét lên. “Dừng lại đi!” Nhưng Steve không làm vậy. Anh phải nói lên quan điểm của mình. Vì vậy anh đã đề cập đến lý lẽ của mình hết lần này tới lần khác, đi tới đi lui như thể anh đã mua lại sân khấu với 5.000 đô la tiền quyên góp, hay chỉ thẳng vào người đối thoại như để nhấn mạnh ý mình. Và khi các nhà dịch tễ học, các bác sĩ và Bob Weir của ban nhạc Grateful Dead ngồi nhìn không thèm nói gì nữa, Brilliant cuối cùng phải ngắt mạch. “Steve”, ông nói, giọng hạ xuống, cố gắng giữ bình tĩnh, nhưng cuối cùng không thể kiểm soát được nữa. “Đến lúc phải đi rồi”. Brilliant dẫn Steve ra khỏi phòng họp.
Mười lăm phút sau, Friedland lẩn ra ngoài. Anh trở lại ngay sau đó và dè dặt bước qua Brilliant. “Anh nên ra ngoài gặp Steve”, anh thì thầm vào tai Brilliant. “Anh ta ở ngoài bãi đậu xe, đang khóc đấy.”
“Anh ta vẫn ở đây ư?”, Brilliant hỏi lại.
“Đúng vậy và anh ta đang khóc ở ngoài bãi đậu xe.”
Brilliant, người đang chủ trì cuộc họp, xin phép mọi người và tất tưởi chạy ra ngoài tìm người bạn trẻ của mình, người đang đổ gục xuống vô lăng của chiếc Mercedes mui trần, khóc thổn thức, ở giữa bãi đậu xe. Mưa đã ngừng rơi và sương mù bắt đầu buông xuống. Anh thu mui xe lại. “Steve”, Brilliant nói, đồng thời ngả người qua cửa xe và vòng tay ôm chàng thanh niên 24 tuổi. “Steve. Ổn rồi.”
“Em xin lỗi. Em đã quá kích động”, Steve nói. “Em như sống trong hai thế giới.”
“Ổn rồi. Em nên quay trở vào.”
https://thuviensach.vn
“Em sẽ đi. Em biết em là kẻ lạc loài. Em chỉ muốn họ lắng nghe mình thôi.”
“Không sao mà. Trở vào đi.”
“Em sẽ vào và xin lỗi mọi người. Sau đó em sẽ rời đi”, anh nói. Và đó cũng là những gì anh đã làm.
MẨU GIAI THOẠI diễn ra vào mùa đông năm 1979 này là điểm thích hợp để bắt đầu câu chuyện giải thích làm thế nào Steve Jobs thay đổi hoàn toàn cuộc đời và trở thành nhà lãnh đạo có tầm nhìn vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta. Chàng trai trẻ đã làm rối tinh rối mù cuộc họp tại Khu vườn của Thánh A-la vào buổi tối tháng 12 đó là một mớ hỗn độn các mâu thuẫn. Anh là người đồng sáng lập một trong những công ty khởi nghiệp thành công nhất từ trước đến nay, nhưng lại không muốn mọi người coi mình là một doanh nhân. Anh khao khát lời khuyên của các bậc tiền bối, nhưng lại kiểm soát họ bằng quyền lực. Anh sử dụng chất thức thần (một loại chất kích thích thần kinh nhưng không gây nghiện), đi chân trần, mặc quần jeans lếch tha lếch thếch và thích ý tưởng chung sống trong cộng đồng, nhưng anh cũng không thích gì hơn việc phóng xuống những con đường cao tốc trên chiếc xe thể thao đầy đủ trang thiết bị được lắp ráp tinh vi của Đức. Anh đã có ý định thoáng qua muốn làm từ thiện, nhưng lại ghét sự hoạt động không hiệu quả của đại đa số các hội từ thiện. Anh nóng vội khủng khiếp nhưng lại cho rằng chỉ có các vấn đề mà việc xử lý mất hàng năm trời mới đáng để giải quyết. Anh là người thực hành đạo Phật và cũng là một nhà tư bản không biết ăn năn. Anh đã tỏ ra là mình biết mọi điều trong thiên hạ, hống hách, nhiếc móc cả những người có hiểu biết và kinh nghiệm hơn mình nhiều lần, nhưng anh đã hoàn toàn đúng trước sự ngây thơ về kiến thức marketing cơ bản của họ. Anh có thể thô lỗ
https://thuviensach.vn
một cách hung hăng rồi sau đó lại ăn năn đầy thành khẩn. Anh là người không khoan nhượng, nhưng ham học. Anh bước đi, và quay trở lại để xin lỗi. Ở Khu vườn của Thánh A-la, anh đã phơi bày tất cả sự hỗn xược cùng các hành vi xấu xa, những thứ đã trở thành một phần không thể thiếu định hình nên huyền thoại Steve Jobs. Để thực sự hiểu Steve và hành trình phi thường mà anh trải qua, sự biến đổi trọn vẹn mà anh trải nghiệm trong suốt cuộc đời tráng lệ của mình, bạn phải nhận ra, chấp nhận và cố gắng dung hợp cả hai mặt của con người này.
Anh là nhà lãnh đạo và cũng là gương mặt của công chúng đại diện cho ngành công nghiệp máy tính cá nhân, tuy vậy anh vẫn là một đứa trẻ – mới chỉ 24 tuổi và đang chập chững bước vào những ngày đầu tiên của quá trình học làm kinh doanh. Những điểm mạnh nhất của anh cũng chính là những điểm yếu nhất. Biến cố xảy ra năm 1979 đó đã không thể ngăn Steve bước tới thành công.
Tuy nhiên, trong các năm về sau, bó mâu thuẫn chặt chẽ của Steve đã bung ra. Sức mạnh ngoan cường của anh đã thúc đẩy sự ra đời của chiếc máy tính mang lại tên tuổi cho Apple, Macintosh, xuất hiện lần đầu trước công chúng vào năm 1984. Nhưng những điểm yếu của anh cũng khiến công ty chao đảo, còn cá nhân anh thì bị đày ải khỏi công ty chỉ một năm sau đó. Chúng cũng phá hỏng nỗ lực của anh trong việc tạo ra chiếc máy tính đột phá thứ hai tại NeXT, công ty anh sáng lập một thời gian ngắn sau khi rời khỏi Apple. Chúng đẩy anh ra xa khỏi trung tâm của ngành công nghiệp máy tính, nhận lời chỉ trích của một trong những người bạn thân nhất, “kẻ hết thời”. Chúng ăn sâu vào danh tiếng kinh doanh của anh đến mức khi anh không có khả năng được mời trở lại để điều hành Apple năm 1997, những nhà bình luận và thậm chí cả những nhân vật cùng địa vị với anh trong ngành đều gọi ban giám đốc của công ty là “ngu xuẩn”.
https://thuviensach.vn
Nhưng rồi anh đã thành công và tạo ra một trong những sự trở lại vĩ đại nhất từng có trong giới kinh doanh, dẫn dắt Apple tạo ra một loạt các sản phẩm kỳ diệu đánh dấu cả một thời đại và biến một hãng sản xuất máy tính đang chết dần chết mòn thành một công ty có giá trị và được ngưỡng mộ nhất thế giới. Sự thay đổi hoàn toàn đó không phải là một phép màu ngẫu nhiên. Trong lúc rời xa Apple, Steve Jobs đã bắt đầu học cách tạo ra hầu hết những điểm mạnh nhất và cách kiềm chế ở mức độ nào đó những điểm yếu chết người của mình. Thực tế này xung đột với những câu chuyện huyền thoại phổ biến về Steve. Trong trí tưởng tượng của công chúng, anh đồng thời là một kẻ đáng ghét, bướng bỉnh, không bạn bè, không kiên nhẫn, và không đạo đức; anh sống và chết đi như khi được sinh ra – nửa thiên tài nửa đáng khinh.
Nếu vẫn là một kẻ non nớt ở Khu vườn của Thánh A-la thì có lẽ anh đã không bao giờ cứu nổi một công ty đang suy tàn khi anh quay trở lại năm 1997, cũng như không tạo ra được cuộc cách mạng phức tạp dẫn tới một Apple thành công ngoài sức tưởng tượng trong suốt 10 năm cuối đời. Sự phát triển của chính bản thân anh cũng phức tạp không kém. Tôi nghĩ không một doanh nhân nào có thể lớn lên, thay đổi và trưởng thành hơn Steve. Tất nhiên, thay đổi cá nhân có tính tăng dần. Trong quá trình trưởng thành, chúng ta vật lộn với những tài năng, thói xấu và học cách quản lý chúng trong suốt cuộc đời. Đó là một quá trình phát triển không ngừng. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là chúng ta trở thành một con người hoàn toàn khác. Steve là một ví dụ có thực, minh họa cho cách một cá nhân có thể cải thiện khả năng để sử dụng tốt hơn những điểm mạnh và để giảm thiểu hiệu quả những khía cạnh tính cách ảnh hưởng tiêu cực đến những điểm mạnh đó. Những phẩm chất tiêu cực không mất đi, chúng cũng không được thay thế bởi những điểm tốt. Nhưng anh học được cách kiểm soát chính mình, những mặt trái của tài năng và những khuyết điểm chưa hoàn hảo. Hầu như là tất cả. Để hiểu được điều này đã
https://thuviensach.vn
xảy ra như thế nào, và cách dẫn tới sự cải tử hoàn sinh đầy ngạc nhiên của Apple về sau, bạn phải xem xét phạm vi đầy đủ của những mâu thuẫn nội tại bên trong mà Steve mang tới Khu vườn của Thánh A-la buổi chiều tháng 12 đó.
STEVE PAUL JOBS cảm nhận một cách sâu sắc rằng mình luôn có đặc quyền hơn người gần như ngay từ ban đầu, nhờ cha mẹ, những người đã nuôi nấng anh với suy nghĩ rằng anh là người đặc biệt như
những gì họ tin tưởng. Sinh ngày 24 tháng 2 năm 1955 tại San Francisco, Steve được mẹ đẻ là bà Joanna Shieble cho đi làm con nuôi. Mẹ đẻ của Steve vốn là một sinh viên cao học tại Đại học Wisconsin ở Madison, bà đã có mối quan hệ tình cảm với ông Abdufattah Jandali năm 1954, một nghiên cứu sinh người Syria đang theo học để lấy bằng tiến sĩ về khoa học chính trị. Schieble chuyển tới San Francisco sau khi mang bầu, nhưng Jandali vẫn ở lại Wisconsin. Paul và Clara Jobs, cặp vợ chồng thuộc tầng lớp lao động không có con, nhận nuôi Steve chỉ một vài ngày sau khi anh được sinh ra. Khi Steve được năm tuổi, họ chuyển tới Mountain View, cách 40 km về phía Nam thành phố, và không lâu sau đó thì nhận nuôi thêm một bé gái mà họ đặt tên là Patty. Trong khi một số người đã khoa trương rằng việc là con nuôi là nguyên nhân của thái độ cáu kỉnh mà anh thường thể hiện, đặc biệt trong những năm tháng đầu của sự nghiệp, Steve nhiều lần nói với tôi rằng anh được bố mẹ nuôi hết mực yêu thương và cưng chiều. “Anh ấy cảm thấy thật sự may mắn khi có bố mẹ như hai người họ”, Laurene Powell Jobs, vợ của Steve cho biết.
Cả Paul và Clara đều chưa từng học đại học, nhưng họ đã hứa với Schieble rằng sẽ cho đứa con trai mới của mình học đại học. Đó là lời cam kết quan trọng đối với một gia đình ở tầng lớp thấp hơn mức
https://thuviensach.vn
trung lưu, và nó đánh dấu sự khởi đầu cho việc dành cho đứa con trai duy nhất của mình bất cứ thứ gì nó cần. Steve rất thông minh và nhanh trí; anh được bỏ qua không phải học lớp Sáu và các giáo viên thậm chí còn xem xét cho anh nhảy hai lớp. Tuy nhiên, khi học lớp Bảy, anh cảm thấy bị cô lập và các bài tập ở trường không mấy khó khăn. Anh xin bố mẹ chuyển anh tới một ngôi trường tốt hơn và họ đồng ý, dù chi phí chuyển trường không hề rẻ. Paul và Clara thu dọn đồ đạc và chuyển tới Los Altos, một cộng đồng thịnh vượng. Los Altos được xây dựng trên khu đất mà trước đây từng là các vườn cây mận nối liền các dãy đồi thấp vượt lên phía Tây bên trên vịnh San Francisco. Hạt mới là một phân khu nằm trong khu vực quận Cupertino-Sunnyvale có nhiều trường công nổi tiếng, một trong những nơi tốt nhất ở California. Từ khi tới đó, Steve bắt đầu phát triển rực rỡ.
Paul và Clara có lẽ đã để cho cảm giác mình là người đặc biệt của anh nở rộ, nhưng họ cũng nuôi dưỡng chủ nghĩa hoàn hảo của anh, đặc biệt khi nó đến từ tính nghiêm khắc là cơ sở cho sự khéo tay, lành nghề tuyệt vời. Paul Jobs làm nhiều nghề để kiếm sống, bao gồm thương thảo giao kèo mua lại, chế tạo máy và cơ khí ô tô. Về mặt cơ bản thì ông là một thợ sửa chữa máy móc và thợ thủ công giàu kinh nghiệm. Hầu như cuối tuần nào ông cũng đóng đồ gia dụng, tái chế ô tô và dạy con mình giá trị tối cao của việc tiến hành công việc một cách chậm chắc, cẩn thận, chú tâm vào từng chi tiết, cũng như – vì Paul có mọi thứ, trừ sự giàu có – việc bỏ công sức đi lại để lùng mua các bộ phận máy móc thay thế còn giá trị sử dụng. “Bố tôi có một chiếc bàn làm việc của thợ mộc trong gara”, Steve có lần kể cho một người phỏng vấn đến từ Viện Smithsonian. “Khi tôi lên 5 hoặc 6 tuổi, ông đã tháo dời một miếng nhỏ của chiếc bàn và nói ‘Steve, đây là bàn thợ mộc dành cho con’. Ông đưa cho tôi một vài dụng cụ nhỏ và chỉ cho tôi cách sử dụng búa, cưa và cách để chế tạo các đồ vật. Nó thực sự rất có ích đối với tôi. Ông dành nhiều thời
https://thuviensach.vn
gian với tôi… dạy tôi cách chế tạo, tháo lắp mọi thứ”. Sau này, khi Steve cho tôi xem chiếc iPod hay máy tính xách tay mới, anh đều nhớ lại lời của cha mình rằng con phải dành sự chăm chút cho mặt dưới của cốp ô tô nhiều như khâu hoàn thiện cuối cùng hay cho bộ
đệm phanh của chiếc Chevy Impala hoặc công việc sơn màu. Steve cũng có những xúc cảm sâu sắc và nó xảy đến khi anh kể những câu chuyện này về cha mình. Chúng càng trở nên thấm thía hơn bởi thực tế rằng Steve gửi gắm cho cha rất nhiều sự tín nhiệm vì đã truyền cho anh cảm giác riêng về óc thẩm mỹ trong lĩnh vực điện tử số mà Paul Jobs sẽ không bao giờ hiểu ngọn ngành được.
Sự kết hợp đó, giữa việc tin tưởng rằng mình là người đặc biệt và mong muốn mọi thứ đều phải được thực hiện một cách chính xác, là sự pha trộn hiệu nghiệm địa điểm và thời gian khi anh trưởng thành. Trải nghiệm được lớn lên vùng đất thậm chí còn chưa được gọi là Thung lũng Silicon cuối những năm 1960 và đầu 1970 là độc nhất vô nhị. Môi trường giữa Palo Alto và San Jose là khu đô thị phát triển nhanh chóng, thu hút các kỹ sư điện, các nhà hóa học, chuyên gia quang học, lập trình viên máy tính và các nhà vật lý, những người có trình độ học vấn cao muốn tới làm việc tại các công ty phát đạt của vùng hoạt động trong các lĩnh vực điện tử, truyền thông và sản xuất vật liệu bán dẫn. Đó là thời kỳ khi thị trường hàng điện tử cao cấp chuyển dịch từ các khách hàng là quân đội và chính phủ sang các tập đoàn công nghiệp ở Mỹ, làm tăng nhanh chóng số lượng khách hàng tiềm năng cho các công nghệ điện tử mới. Ông bố của nhiều đứa trẻ con hàng xóm nhà Steve đều là các kỹ sư, ngày ngày đi làm bằng các phương tiện giao thông công cộng đến các trụ sở gần nhà ở của các hãng công nghệ khổng lồ đang phát triển như Lockheed, Intel, Hewlett-Packard và Applied Materials.
Sống ở đó, một đứa trẻ tò mò yêu thích toán và khoa học dễ dàng phát triển ý thức về công nghệ hơn hẳn những đứa trẻ ở nơi khác.
https://thuviensach.vn
Điện tử học dần dần thay thế cho những chiếc xe có động cơ lớn được độ lại, vốn là niềm đam mê của những nhà chế tạo máy trẻ tuổi. Những kẻ chỉ chú tâm vào khoa học, công nghệ đã sống và hít thở bầu không khí phát ra từ những chiếc mỏ hàn và trao đổi các bản đã quăn góc của những tạp chí Popular Science (Khoa học đại chúng) và Popular Electronics (Điện tử học đại chúng). Họ tự làm các radio bán dẫn; các dàn loa phát âm thanh lập thể, trung thực; vô tuyến điện nghiệp dư, dao động kế, tên lửa, máy phát tia laze và cuộn dây Tesla từ bộ đồ nghề được bán bởi các công ty nhận bán hàng qua thư như Edmund Scientific, Heathkit, Estes Industries và Radio Shack. Ở Thung lũng Silicon, điện tử học không đơn thuần chỉ là một sở thích. Nó là cả một ngành công nghiệp mới và hấp dẫn chẳng kém gì nhạc rock ‘ n‘ roll.
Đối với những đứa trẻ phát triển sớm như Steve, luôn tồn tại một mặc định ngầm rằng có thể hình dung ra mọi thứ – và vì chúng ta có thể hình dung ra mọi thứ, chúng ta có thể chế tạo mọi thứ. “Nó mang đến cảm giác rằng, chỉ cần nhìn thấy là chúng ta có thể làm được mọi vật trên thế gian này”, như anh có lần đã nói với tôi. “Những thứ như vậy không còn là bí ẩn nữa. Bạn nhìn vào một chiếc tivi và nghĩ rằng: ‘Mình chưa từng làm ra nó nhưng mình có thể. Có một cái trong bản liệt kê danh mục của Heathkit và tôi đã chế tạo được hai cái Heathkit khác, nên tôi có thể làm cái đó’. Mọi thứ trở nên rõ ràng. Chúng là kết quả từ sức sáng tạo của con người, chứ không phải những thứ ma thuật chỉ xuất hiện xung quanh mà ta chẳng hề biết bên trong chúng như thế nào.”
Steve tham gia Câu lạc bộ Những nhà khám phá, một nhóm gồm 15 trẻ em nhóm họp thường xuyên tại văn phòng của Hewlett Packard ở Palo Alto để tìm hiểu về điện tử học và tiếp thu các bài học do các kỹ sư của HP giảng dạy. Đây là nơi Steve lần đầu tiên được khám phá những chiếc máy tính. Đó cũng là thứ mang lại cho
https://thuviensach.vn
anh khái niệm mới lạ, giúp anh bước ra khỏi gara ô tô và thiết lập mối quan hệ dù nhỏ, nhưng đầy say mê với một trong hai nhân vật nổi tiếng đã sáng lập nên HP, người tràn đầy năng lượng và quyền lực đầu tiên của Thung lũng Silicon. Lúc 14 tuổi, anh đã gọi điện đến nhà riêng của Bill Hewlett tại Palo Alto để yêu cầu, với tư cách cá nhân, một vài thiết bị điện tử khó tìm cho một dự án của Câu lạc bộ Những nhà khám phá. Anh đã nhận được một số thiết bị từ Bill nhờ khả năng dựng nên các câu chuyện có tính thuyết phục. Về nhiều mặt, Steve là một thiếu niên đam mê công nghệ tiêu biểu. Nhưng anh cũng là một học sinh tò mò về những đặc tính của con người, bị lôi cuốn bởi những câu nói của Shakespeare, Melville và Bob Dylan. Lém lỉnh và thường xuyên thuyết phục cha mẹ, anh áp dụng những kĩ năng tương tự khi đàm phán với bạn bè, thầy cô giáo, cố vấn và với cả những người giàu có đầy quyền lực; một cách bẩm sinh, ngay từ lúc còn trẻ, Steve đã hiểu rằng những câu chuyện và lời nói phù hợp có thể giúp anh thu hút sự chú ý mà anh cần để đạt được thứ mình muốn.
STEVE KHÔNG THỰC SỰ là một ngôi sao trong đám đông những chuyên gia công nghệ bắt đầu nảy nở tài năng này. Nhưng vào năm 1969, một người bạn tên là Bill Fernandez đã giới thiệu anh với Stephen Wozniak. Stephen đến từ khu vực gần thành phố Sunnyvale. Con trai của một kỹ sư làm việc tại Lockheed, “Woz” là một thiên tài kỹ thuật. Steve thế mà lại là một người thúc đẩy thiên tài tuyệt vời. Đây hóa ra là sự hợp tác thành công đầu tiên trong sự nghiệp của anh.
Không biết thứ gì khác ngoài công nghệ và nhút nhát, Woz hơn Steve 5 tuổi nhưng lại kém quyết đoán hơn nhiều. Giống như Steve, anh học điện tử từ người cha và những ông bố hàng xóm xung
https://thuviensach.vn
quanh. Nhưng anh chìm đắm trong môn học này hơn Steve nhiều, cả trong lẫn bên ngoài lớp học, thậm chí còn tạo ra một chiếc máy tính đơn giản làm từ bóng bán dẫn, điện trở, và điôt khi mới bước vào độ tuổi vị thành niên. Năm 1971, trước khi vi xử lý đơn chíp được thương mại hóa, Woz đã thiết kế một bo mạch với các chíp và bộ phận điện tử mà anh gọi là “máy tính soda kem”, vì đó là thứ nước ngọt anh thích trong thời gian đó. Woz dần trở thành một nhà thiết kế phần cứng có tài năng xuất chúng, người có các bản năng kỳ lạ về kỹ thuật điện tử, được kết hợp với trí tưởng tượng của một lập trình viên phần mềm xuất sắc – anh có thể nhìn thấy những đường tắt trong cả bản mạch lẫn phần mềm mà những người khác không hình dung ra được.
Steve không có tài năng thiên bẩm của Woz, nhưng anh có khao khát tự nhiên được đặt những đồ vật thực sự hay ho vào tay nhiều người nhất có thể. Về cơ bản, điểm độc đáo này giúp phân biệt anh với những người có sở thích tiêu khiển cùng chiếc máy tính. Ngay từ ban đầu, anh đã có khuynh hướng tự nhiên của một nhà quản lý, đó là thuyết phục mọi người theo đuổi mục tiêu mà thường chỉ có anh nhìn thấy, rồi sắp xếp và thúc đẩy họ thực hiện mục tiêu đó. Dấu hiệu đầu tiên của điều này xuất hiện vào năm 1972, khi anh và Woz bắt đầu việc hợp tác tưởng chừng như không mang tính thương mại.
Với sự giúp đỡ của Steve, Woz đã phát triển “chiếc hộp màu xanh” kỹ thuật số đầu tiên – chiếc máy có thể bắt chước giọng nói, được các bộ phận chuyển hướng cuộc gọi sử dụng trong các công ty điện thoại, để kết nối những chiếc điện thoại ở bất kì đâu trên thế giới. Những kẻ gian lận có thể đưa một trong những chiếc máy thông minh (và phạm luật) chạy bằng pin này lên bộ phận thu lời nói của bất kì chiếc điện thoại nào và lừa các hệ thống chuyển hướng
https://thuviensach.vn
cuộc gọi của Ma Bell thành các cuộc điện thoại đường dài hay thậm chí là quốc tế mà không phải trả tiền.
Woz ban đầu chỉ muốn lắp đặt bản mạch và chia sẻ nó – giống như xu hướng của anh về sau với chiếc bo mạch hình thành nên trái tim và khối óc của chiếc máy tính Apple I. Tuy nhiên, Steve đề nghị thử kiếm tiền bằng việc bán nguyên chiếc máy được lắp ráp hoàn chỉnh. Do vậy, trong khi Woz trau chuốt việc thiết kế bản mạch thì Steve thu thập các nguyên liệu cần thiết và định giá những chiếc hộp hoàn thiện. Anh và Woz thu được lợi nhuận khoảng 6.000 đô la từ việc bán những thiết bị phạm pháp này với giá 150 đô la một chiếc, đa số khách hàng của họ là sinh viên. Hai cậu bé đã lang thang tại các hành lang ở khu tập thể trường, gõ cửa các phòng và hỏi liệu đó có phải là phòng của George không – George là một cái tên tưởng tượng được miêu tả như một chuyên gia gọi điện thoại chùa. Nếu cuộc thảo luận thu hút được sự quan tâm, họ sẽ diễn tả những chức năng mà chiếc hộp xanh có thể thực hiện và thỉnh thoảng bán được hàng. Nhưng việc kinh doanh lúc được lúc không, và khi họ mở rộng phạm vi đi xa hơn thì bị sa lầy – những đứa trẻ tạm dừng công việc làm ăn sau khi một người được cho là khách hàng đã chĩa súng vào Steve. Tuy vậy, nỗ lực đầu tiên của họ cũng không đến nỗi nào.
CÓ THỂ LÀ KỲ LẠ khi cho rằng đời sống tinh thần của Steve là một trong các nguyên liệu chính gây dựng nên sự nghiệp. Nhưng là một thanh niên trẻ, Steve, với tính khí thật thà, đã theo đuổi một thực tại sâu hơn, một mức ý thức ẩn dưới vẻ bề ngoài. Anh theo đuổi nó với chất thức thần, với quá trình khám phá tôn giáo. Cảm giác tinh thần này đóng góp một phần lớn vào việc hình thành nên một tầm nhìn trí tuệ ngoại biên có bề rộng bất thường, thứ rõ ràng đã dẫn
https://thuviensach.vn
dắt anh nhìn thấy các khả năng – thay đổi phạm vi từ các sản phẩm mới tuyệt vời cho đến những mô hình kinh doanh được sáng tạo lại một cách triệt để – thoát khỏi hầu hết các rào cản khác.
Khi mà Thung lũng Silicon là môi trường sinh ra và nuôi dưỡng tính lạc quan đối với công nghệ của Steve, thì những năm 1960 là thập kỷ kích thích sự thôi thúc tự nhiên của một cậu nhóc ham hiểu biết đi tìm kiếm những chân lý sâu sắc hơn. Như rất nhiều người trẻ tuổi khác thời bấy giờ, Steve đã theo đuổi sự hoài nghi và khao khát của phong trào phản văn hóa. Anh sinh ra trong giai đoạn bùng nổ dân số sau chiến tranh, được trải nghiệm chất gây nghiện, đắm mình trong lời bài hát nổi loạn của các nhạc sĩ như Dylan, Beatles, Grateful Dead, Band, thậm chí cả âm nhạc mơ màng trừu tượng hơn của Miles Davis và nghiên cứu kỹ lưỡng các tác phẩm của những người mà anh coi là ông hoàng triết học, các nhà tư tưởng thông tuệ như Suzuki Roshi, Ram Dass và Paramahansa Yogananda. Các thông điệp của thời đại rất rõ ràng: nghi ngờ mọi thứ, đặc biệt là quyền lực; thử nghiệm; đi đây đó; không sợ hãi và làm việc để tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn.
Cuộc tìm kiếm lớn lao của riêng Steve bắt đầu ngay sau khi tốt nghiệp trường phổ thông Homestead ở Cupertino, khi anh tới học tại trường cao đẳng Reed ở Portland, thuộc tiểu bang Oregon. Cậu sinh viên cứng đầu năm thứ nhất không mất nhiều thời gian vì chỉ tham dự các lớp mà anh thấy thích thú, và chỉ sau một kỳ, anh bất ngờ bỏ học mà không nói lời nào với cha mẹ. Anh dành kỳ thứ hai để tham gia các lớp học tự do không cần lấy điểm, bao gồm một khóa luyện viết chữ đẹp mà anh đã nhắc lại trong những trong năm sau này như một nguồn cảm hứng cho khả năng tạo ra bộ phông chữ in phong phú và tuyệt đẹp của Macintosh. Anh cũng nghiên cứu sâu hơn về chủ nghĩa thần bí và triết lý Á Đông, sử
https://thuviensach.vn
dụng chất thức thần với tần suất thường xuyên hơn, đôi lúc gần giống như một lời nguyền tôn giáo.
Mùa hè năm sau, không một đồng xu dính túi, sau khi quay trở về sống với bố mẹ tại Cupertino, anh dành nhiều thời gian đi đi lại lại để tới làm việc trong một vườn táo ở Oregon đã được mở rộng thành một cộng đồng nhỏ. Sau cùng anh kiếm được một công việc gần nhà, làm kỹ thuật viên cho Ateri, công ty trò chơi điện tử do Nolan Bushnell, nhà sáng lập của Pong, thành lập. Anh đã chứng tỏ mình có khả năng sửa những chiếc máy chơi game hỏng và thuyết phục được Bushnell để anh sửa một vài buồng máy chơi game kiểu nhét xu đặt tại Đức, như là một phần của giao dịch trang trải chi phí cho chuyến đi tới Ấn Độ, nơi anh có thể gặp lại người bạn Robert Friedland, chủ sở hữu đầy lôi cuốn của khu vườn Oregon kia.
Đó là phần đầy đủ của quá trình tìm kiếm đầy mơ mộng một phong cách sống thực sự có ý nghĩa, đúng lúc khi nền văn hóa mỉm cười với những cuộc truy lùng như vậy. “Bạn phải đặt Steve trong bối cảnh của thời cuộc”, Larry Brilliant từng nói. “Tất cả chúng ta đang tìm kiếm điều gì? Rồi một sự chia rẽ thế hệ xuất hiện, một sự chia rẽ sâu sắc hơn sự phân hóa giữa phe cánh hữu và cánh tả mà chúng ta đang có hiện nay, sâu sắc hơn cả sự chia rẽ giữa trào lưu chính thống và phi tôn giáo. Và mặc dù Steve sống trong một gia đình nơi cha mẹ nuôi luôn ủng hộ hết mực, anh vẫn trao đổi thư từ với Robert Friedland và những người khác từng ở Ấn Độ, họ đã tới đó để tìm kiếm sự thanh thản và tin rằng mình đã tìm ra thứ gì đó. Đó cũng là thứ Steve đang tìm kiếm”.
Steve tới Ấn Độ với mục đích ban đầu là gặp được Neem Karoli Baba, được biết tới với cái tên Maharaj-ji, vị đạo sư nổi tiếng là nguồn cảm hứng cho Brilliant, Friedman và những đạo sinh khác. Nhưng Maharaj-ji mất không lâu trước khi Steve tới Ấn Độ, trong sự thất vọng khôn nguôi của anh. Thời gian của Steve ở Ấn Độ chia
https://thuviensach.vn
nhỏ ra cho nhiều sự kiện khác nhau, mất trọng tâm giống như những cuộc lần mò của nhiều thanh niên khác đang tìm kiếm tầm nhìn rộng hơn thứ mà họ đã được thuyết giảng khi còn là trẻ con. Anh đã tới một lễ hội tôn giáo thu hút sự tham gia của 10 triệu tín đồ hành hương. Anh mặc những chiếc váy dài bằng vải bông, ăn những đồ ăn kỳ lạ và đầu được cạo bởi một đạo sư thần bí. Anh mắc bệnh lỵ. Lần đầu tiên anh đọc Tự truyện của một yogi của Yogananda, cuốn sách mà anh đã đọc lại vài lần trong suốt cuộc đời và cũng là thứ được phát cho tất cả mọi người tới dự lễ truy điệu của Steve tại Nhà thờ Tưởng niệm của Đại học Stanford vào ngày 16 tháng 10 năm 2011.
Khi mới tới, theo như Brilliant, “Steve đã đùa cợt với ý tưởng trở thành thánh nhân”. Hầu hết các thánh nhân Ấn Độ đều sống như thầy tu để có thể tập trung tuyệt đối vào tín ngưỡng. Nhưng Steve hiển nhiên là quá ham muốn, có quá nhiều động cơ và quá tham vọng so với lối sống đó. “Quả là một sự mơ mộng”, Brilliant nói, “với ý tưởng trở thành một nhà tu hành khất thực”. Nhưng điều đó không có nghĩa là anh quay lại Mỹ trong tình trạng vỡ mộng, hay đã gạt đi hết thuyết duy tâm phương Đông. Mối quan tâm của anh chuyển hướng sang Phật giáo, tôn giáo cho phép con người ta có nhiều ràng buộc với thế giới hơn đạo Hindu khổ hạnh. Nó cũng cho phép anh pha trộn cuộc tìm kiếm con đường giác ngộ với tham vọng tạo ra một công ty có thể cung cấp những sản phẩm thay đổi thế giới. Điều này lôi cuốn người thanh niên trẻ đang cố thay đổi bản thân và nó sẽ tiếp tục lôi cuốn người đàn ông có sự hoạt động trí tuệ vô hạn. Một vài nguyên lý cơ bản của đạo Phật rất phù hợp với anh đến mức chúng đã hỗ trợ về mặt triết học cho những lựa chọn nghề nghiệp – cũng như làm cơ sở cho yêu cầu về tính thẩm mỹ của anh. Đạo Phật góp phần giúp anh hợp lý hóa việc không ngừng đòi hỏi sự “hoàn hảo” – theo tiêu chuẩn của anh – từ người khác, từ các sản phẩm anh tạo ra và từ chính anh.
https://thuviensach.vn
Trong triết lý của đạo Phật, cuộc sống thường được ví với một dòng sông không ngừng chảy. Có một quan điểm cho rằng mọi thứ, hay thậm chí mọi cá nhân đều liên tục biến đổi. Theo quan điểm này, việc đạt tới sự hoàn hảo cũng là một quá trình liên tục, và bạn không bao giờ đạt được một mục tiêu một cách trọn vẹn. Tầm nhìn đó phù hợp với bản chất hay đòi hỏi khắt khe của Steve. Ngước nhìn lên phía trước tới những sản phẩm chưa được làm, tới bất cứ thứ gì sắp xảy ra và cái tiếp sau nữa, là một bản năng tự nhiên của anh. Trong con mắt của Steve, các khả năng đều không có giới hạn và không tồn tại khái niệm hoàn hảo trong công việc anh làm. Và chừng nào Steve còn tránh hầu hết sự tự phân tích bản thân, cuộc sống riêng của anh vẫn vậy. Bất chấp thực tế rằng, đôi lúc anh là người bướng bỉnh, bảo thủ đến mức không thể hiểu được, nhưng con người anh vẫn liên tục thích nghi, tin tưởng vào cảm nhận của bản thân, học hỏi, thử nghiệm các hướng mới. Quá trình thay đổi của anh luôn diễn ra không ngừng nghỉ.
Không một điều nào trong số này thể hiện rõ ràng ra thế giới bên ngoài, và đạo Phật trong Steve cũng mờ nhạt, ngay cả đối với những bạn bè và đồng nghiệp thân thiết nhất. “Luôn tồn tại khía cạnh tâm linh này mà nó có vẻ không ăn khớp với bất cứ thứ gì khác mà anh đang làm”, Mike Slade, một giám đốc marketing từng làm việc với Steve những năm cuối sự nghiệp, cho biết. Anh thường xuyên ngồi thiền cho đến khi anh và Laurene có con, khi anh không thể bố trí được thời gian. Anh đọc lại cuốn sách Zen Mind, Beginner’s Mind (Tâm hồn thiền định) của Suzuki một vài lần, và thường xuyên đàm đạo cùng Brilliant cho tới cuối đời về sự giao thoa của các nguyên lý cơ bản trong chủ nghĩa tâm linh Á Đông với cuộc sống kinh doanh. Anh đã sắp xếp để một nhà sư có tên là Kobun Chino Otogawa tới gặp anh ở văn phòng mỗi tuần một lần trong nhiều năm, để cố vấn cho anh cách cân bằng ý thức tâm linh với các mục tiêu kinh doanh. Trong khi nếu có ai biết rõ về
https://thuviensach.vn
Steve trong những năm cuối đời sẽ không gọi anh là tín đồ tôn sùng đạo Phật, thì việc thực hành tâm linh thực tế lại ảnh hưởng tới cuộc đời anh theo cả hai mức độ sâu sắc lẫn mờ nhạt.
KHI STEVE QUAY TRỞ VỀ Mỹ vào mùa thu năm 1974, anh cập bến lại Atari, chủ yếu là để thực hiện các nhiệm vụ sửa chữa liên quan đến phần cứng cho công ty tiên phong và được quản lý theo cách tồi tệ của Nolan Bushnell. Atari là một tổ chức kỳ lạ và lỏng lẻo đến nỗi Jobs vẫn có thể vắng mặt một cách thoải mái trong vài tuần để hái táo ở khu vườn của Robert Friedland mà không bị sa thải, hay chịu tổn thất gì. Trong lúc ấy, Woz đang làm việc tại Hewlett-Packard theo một hợp đồng an toàn, lương cao, nhưng không có nhiều thử thách đặc biệt. Không có gì trong cuộc sống của Jobs bấy giờ báo hiệu rằng anh sẽ đạt được thành công đáng kinh ngạc trong kinh doanh, công nghệ máy tính, hay bất kì lĩnh vực nào khác. Nhưng không ai, thậm chí cả bản thân anh, biết được rằng Steve sắp bắt đầu thực hiện một công việc thực sự thay đổi cuộc đời anh. Trong ba năm tiếp theo, anh đã thay đổi hình ảnh từ một chàng trai 19 tuổi lôi thôi, nay đây mai đó thành nhà đồng sáng lập và lãnh đạo của một doanh nghiệp Mỹ hoàn toàn mới và khác biệt.
Steve thật may mắn khi được sống trong thời đại chín muồi, sẵn sàng chào đón những tài năng như anh. Đó là kỷ nguyên của sự thay đổi trên nhiều bình diện, đặc biệt trong giới công nghệ thông tin. Trong những năm 1970, những chiếc máy lớn được gọi là máy chủ (mainframe) đã định nghĩa nên khái niệm điện toán. Các máy chủ là những hệ thống tính toán khổng lồ, có kích cỡ bằng cả một căn phòng, được bán cho các khách hàng như hãng hàng không, nhà băng, công ty bảo hiểm và các đại học lớn. Việc lập trình để đưa ra kết quả – chẳng hạn như tính số tiền trả góp – rất cồng kềnh.
https://thuviensach.vn
Điều này có lẽ đúng ít nhất đối với những ai học khoa học máy tính ở trường cao đẳng, đó là nơi hầu hết chúng ta được giới thiệu nguyên lý hoạt động của máy chủ. Sau khi xác định được bài toán bạn muốn giải bằng máy tính, bằng cách sử dụng một ngôn ngữ lập trình như COBOL hay Fortran, bạn phải viết ra một cách cẩn thận một chuỗi các lệnh theo từng dòng, từng bước để thực hiện quá trình tính toán chính xác và logic. Sau đó, trên một bảng điều khiển chạy bằng cơ ồn ào, bạn sẽ đánh từng dòng lệnh của chương trình được viết bằng tay lên trên “thẻ dập dấu” hình chữ nhật được đục lỗ theo cách mà máy tính có thể “đọc” được. Sau khi chắc chắn không xảy ra sai sót, các tấm thẻ đã được đánh máy sẽ được sắp xếp theo đúng thứ tự – một chương trình đơn giản có thể cần vài tá thẻ bó lại với nhau bằng một sợi dây chun, trong khi các chương trình phức tạp cần hàng tập giấy và phải xếp cẩn thận vào một chiếc hộp các tông đặc biệt. Rồi bạn chuyển đống thẻ đó tới một “điều phối viên” máy tính, người sẽ xếp cỗ bài của bạn vào hàng chờ sau hàng tá những cái khác để đưa vào máy tính chủ. Cuối cùng, chiếc máy sẽ tuồn ra kết quả trên những tờ giấy in sọc xanh trắng xếp nếp theo kiểu quạt giấy. Thường thì bạn phải chỉnh sửa chương trình ba, bốn, hay thậm chí hàng tá lần để thu được kết quả mong muốn.
Nói một cách khác, điện toán vào năm 1975 không có tính cá nhân. Viết phần mềm là một quá trình tốn thời gian và gian khổ. Các máy tính lớn, đắt đỏ, cần bảo dưỡng thường xuyên được sản xuất và bán bởi một số ít các công ty công nghệ lớn quan liêu. Giống như từ những năm 1950, ngành công nghiệp máy tính năm 1975 bị thống trị bởi International Business Machines (IBM), công ty đã bán nhiều máy chủ hơn tất cả các đối thủ cạnh tranh cộng lại. Trong những năm 1960, những công ty không được xếp hạng đó được gọi là “bảy chú lùn”, nhưng tới những năm 1970, cả General Electric và RCA đầu hàng, rời khỏi nhóm các nhà sản xuất ngoan cường được nhắc đến với cái tên “BUNCH” – từ được tạo ra từ các
https://thuviensach.vn
chữ cái đầu của các công ty Burroughs, Univac, NCR, Control Data Corporation và Honeywell. Tập đoàn thiết bị số Digital Equipment Corporation (DEC) thống trị phân khúc máy vi tính rẻ và yếu hơn, thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ hơn và các chi nhánh của các tập đoàn lớn. Luôn có một kẻ bứt hẳn lên ở mỗi phân khúc phổ giá. Ở phân khúc hàng cao cấp, Cray Research, thành lập năm 1972, bán thứ được gọi là siêu máy tính, sử dụng chủ yếu trong nghiên cứu khoa học và mô hình toán. Đây là những chiếc máy tính đắt nhất, trị giá hơn ba triệu đô la. Ở phân khúc giá rẻ là Wang, được thành lập trong những năm đầu của thập niên 1970 và chế tạo một chiếc máy có nhiệm vụ chuyên biệt – “máy xử lý văn bản”. Lúc bấy giờ, đó là thứ gần máy tính cá nhân nhất, vì nó được thiết kế cho một người sử dụng khi chuẩn bị viết thư từ và báo cáo. Ngành công nghiệp máy tính chủ yếu được xây dựng ở miền Đông. IBM đặt trụ sở ở vùng ngoại ô phía Bắc thành phố New York; DEC và Wang đóng căn cứ ở Boston. Burroughs đặt bản doanh tại Detroit, Univac ở Philadelphia, NCR ở Dayton thuộc tiểu bang Ohio, và Cray, Honeywell và Control Data tới từ Minneapolis. Nhà chế tạo máy tính đầu tiên đáng chú ý duy nhất ở Thung lũng Silicon là Hewlett Packard, nhưng lĩnh vực kinh doanh chính của hãng là dụng cụ kiểm tra khoa học, thiết bị đo và máy tính bỏ túi.
Ngành công nghiệp này khác xa với thế giới công nghệ đầy đổi mới, buôn bán sôi động và quay vòng nhanh chóng ngày nay. Đó là một hoạt động kinh doanh buồn tẻ giống với ngành kinh doanh thiết bị sản xuất. Thế giới khách hàng tiềm năng của nó có thể đếm ở con số hàng trăm và đây là những công ty với hầu bao rủng rỉnh có nhu cầu tập trung vào sức mạnh cũng như độ tin cậy của sản phẩm nhiều hơn là giá cả. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ngành công nghiệp này được bao bọc và tự hài lòng với chính mình.
https://thuviensach.vn
Ở California, rất nhiều người muốn thay đổi ngành công nghiệp đó bắt đầu thường xuyên gặp gỡ nhau như một nhóm có chung niềm đam mê gọi là Homebrew Computer Club (Câu lạc bộ máy tính bia tự ủ). Cuộc tụ họp đầu tiên của họ diễn ra không lâu sau sự xuất hiện của số báo xuất bản tháng 1 năm 1975 trên tờ Popular Electronics, câu chuyện trên trang bìa là về chiếc “máy vi tính” Altair 8800. Gordon French, một kỹ sư ở Thung lũng Silicon, tổ chức buổi gặp gỡ trong gara ô tô của mình để giới thiệu một chiếc Altair mà French cùng một người bạn đã lắp ráp từ bộ dụng cụ giá 495 đô la của hãng Micro Instrumentation and Telemetry Systems (MITS). Đó là một thiết bị trông có vẻ bí hiểm, có kích cỡ bằng bộ khuếch đại âm thanh lập thể, mặt trước có hai dãy phím chuyển mạch kiểu bập bênh nằm ngang và nhiều đèn đỏ nhấp nháy. Thứ cục mịch này không làm được nhiều việc, nhưng nó chứng minh rằng bạn có thể sở hữu chiếc máy tính của riêng mình, với nó, bạn có thể lập trình 24 tiếng mỗi ngày nếu muốn mà không phải chờ đợi xếp hàng. Bill Gates đọc bài báo và không lâu sau đó bỏ trường Harvard để xây dựng một công ty nhỏ có tên là Microsoft chuyên thiết kế các ngôn ngữ lập trình phần mềm cho chiếc máy Altair.
Woz biết rằng chiếc máy MITS không hề hiện đại hơn chiếc máy sô-đa kem anh đã chế tạo ra bốn năm về trước, năm 1971, dù khi đó anh phải sử dụng những bộ phận kém tinh vi hơn rất nhiều. Bị thôi thúc bởi bản năng cạnh tranh tự nhiên của dân nghiền máy tính, anh đã phác thảo ra một vài thiết kế mới mà anh cho rằng nó sẽ là một chiếc máy vi tính tốt hơn, dễ lập trình, điều khiển và thao tác hơn. Trong suy nghĩ của anh, gạt những phím chuyển kiểu bập bênh và đếm ánh sáng nhấp nháy giống như việc sử dụng công cụ truyền tin qua thị giác và mã Morse. Tại sao không truyền lệnh và các dữ liệu một cách trực tiếp hơn bằng bàn phím của người đánh máy. Tại sao không để máy tính hiển thị quá trình đánh máy và kết quả lên một màn hình gắn kèm? Và tại sao lại không cắm vào
https://thuviensach.vn
một bộ thu bằng cát-sét để lưu trữ chương trình và dữ liệu? Chiếc Altair không có bất kì tính năng nào trong số này để giúp việc tính toán bớt kinh khủng và thân thiện hơn. Đây là thử thách mà Woz quyết định sẽ tìm cách giải quyết. Thoáng trong suy nghĩ, anh hy vọng rằng ông chủ của mình, HP, có lẽ sẽ muốn sản xuất một phiên bản dựa trên ý tưởng này.
Và đến cảnh Steve Jobs bước lên sân khấu với vai diễn một kẻ cơ hội bắt đầu nảy nở tài năng và một lãnh đạo trẻ tuổi. Anh không nghĩ Woz cần HP. Anh cho rằng mình và Woz có thể phát triển công việc kinh doanh của riêng họ. Steve biết rằng Woz là một tài năng độc nhất vô nhị, đến mức bất cứ chiếc máy tính nào anh thiết kế ra đều sẽ rẻ, dễ sử dụng và lập trình – nhiều đến mức những người đam mê khác ở Homebrew có thể cũng muốn sở hữu một chiếc. Do vậy trong suốt mùa thu đông năm 1975 và đầu năm 1976, khi Woz hoàn thành việc thiết kế, Jobs bắt đầu tìm cách huy động nguồn lực để mua sắm các thiết bị cần thiết để tạo ra mẫu máy tính đầu tiên. Cứ đôi tuần họ lại mang một phiên bản máy tính hoạt động được, mới nhất tới cuộc họp của Homebrew để giới thiệu một, hai đặc tính mới trước những khán giả khó tính nhất trong thành phố. Steve thuyết phục Woz rằng hai người có thể biến các thành viên trong câu lạc bộ thành khách hàng của mình bằng cách bán cho họ sơ đồ cấu tạo, hay có lẽ thậm chí cả các bản mạch in. Sau đó, các thành viên câu lạc bộ có thể tự mua các con chíp cùng các thiết bị khác và lắp ráp lại thành ruột cho chiếc máy vi tính của chính mình. Để có tiền trả cho một người bạn khi nhờ anh ta vẽ một bản “thiết kế tham khảo” cho các bản mạch, Steve đã bán chiếc xe bus nhỏ hiệu Volkswagen giá trị của mình, còn Woz cũng chia tay chiếc máy tính bỏ túi có khả năng lập trình HP-65 quý giá. Sau khi tiêu tốn 1.000 đô la vào việc thiết kế bản mạch và sản xuất ra vài chục chiếc, Jobs và Wozniak đã hoàn vốn và có lãi khi
https://thuviensach.vn
bán sản phẩm cho các thành viên của Hombrew với giá 50 đô la một chiếc, lãi 30 đô la cho mỗi bản mạch.
Đó là một thương vụ không có nhiều ý nghĩa, nhưng nó đủ để khiến hai chàng trai trẻ dần có niềm tin rằng những chiếc máy vi tính này có thể thay đổi mọi thứ. “Chúng tôi đã cảm thấy nó sẽ ảnh hưởng tới mọi hộ gia đình trên toàn quốc”, về sau Woz giải thích. “Nhưng cảm nhận đó được hình thành dựa trên những lý do sai lầm. Chúng tôi có cảm giác rằng mọi người đều có đủ kỹ thuật để sử dụng nó một cách thực sự, viết các chương trình của riêng mình và giải quyết vấn đề theo cách đó”. Steve quyết định đặt tên cho công ty mới của họ là Apple (quả táo). Có nhiều câu chuyện thêu dệt khác nhau về nguồn gốc của cái tên này, nhưng đó là một cái tên tuyệt vời. Nhiều năm về sau, Lee Clow, một người hợp tác lâu năm của Steve trong vấn đề quảng cáo thương hiệu đặc biệt của Apple, kể với tôi, “Một cách thành thật, tôi tin tưởng anh ấy có trực giác rằng họ sẽ thay đổi cuộc sống của con người bằng cách mang đến cho họ công nghệ mà họ không biết rằng mình có nhu cầu. Vì vậy họ cần một cái gì đó thân thiện, dễ tiếp cận và đáng yêu. Anh ấy đã làm theo cách của Sony, bởi vì Sony ban đầu có tên là Tokyo Telecommunication Engineering Corporation (Tập đoàn Kỹ thuật Truyền thông Tokyo), và [nhà đồng sáng lập] Akio Morita đã nói rằng họ cần cái tên nào đó thân thiện hơn”.
Quả thực, việc chọn cái tên Apple là dấu hiệu cho tính bao quát và sáng tạo mà Steve muốn mang tới cho quá trình sản xuất của công ty. Nó gợi nên nhiều điều: khu vườn Địa Đàng và con người – cả thiện và ác – tạo ra từ miếng cắn của Eva vào quả Cây Tri Thức (cây trái cấm); Johnny Appleseed, một huyền thoại của nước Mỹ, người gieo rắc sự sung túc; ban nhạc Beatles và nhãn hiệu ghi âm riêng của họ, một mối liên hệ dẫn tới cuộc kiện tụng về sau; Isaac Newton, quả táo rơi và một ý tưởng lóe lên; bánh táo là hình ảnh được
https://thuviensach.vn
dùng để miêu tả những gì mang đậm bản sắc Mỹ; truyền thuyết về William Tell, người đã cứu bản thân và con trai nhờ bắn tên trúng quả táo đặt trên đầu người con trai; sự lành tính, sức sinh sôi nảy nở và tất nhiên cả thế giới tự nhiên. Apple không phải là từ dành cho dân nghiền máy tính, không như Asus, Compaq, Control Data, Data General, DEC, IBM, Sperry Rand, Texas Instruments, hay Wipro, những cái tên thích hợp gợi nhắc đến các công ty máy tính. Nó ám chỉ một công ty sẽ mang chủ nghĩa nhân đạo, sự sáng tạo tới khoa học và kỹ thuật máy tính, và quả thực là như vậy. Đúng như Clow nói, việc đặt tên Apple là một quyết định mang tính trực giác tuyệt vời. Steve không chút băn khoăn khi tin tưởng vào sự quả quyết của mình; đó là đặc điểm của những doanh nhân giỏi nhất, một điều cần thiết cho bất cứ ai muốn phát triển những thứ mà chưa ai từng hình dung ra được.
Tất nhiên, sự quả quyết cũng phản bội Steve, như khi anh cảm thấy thích chiếc logo đầu tiên của Apple. Đó là một bức tranh vẽ bằng bút mực, trình bày theo lối điêu khắc, hình ảnh của Isaac Newton ngồi dưới gốc cây táo. Bức tranh được chạm trổ chi chít, quý giá này có thể khiến một sinh viên trẻ từng tham gia lớp luyện chữ đẹp cảm thấy say mê, nhưng lại quá huyền bí cho một công ty có tham vọng lớn về máy chủ. Tác giả của bức vẽ là Ronald Wayne, một cựu kỹ sư của Atari, người được Steve tuyển dụng để tham gia vào nhóm. Wayne đóng vai trò như một trọng tài khôn ngoan khi Steve và Woz gặp bất đồng. Cả ba đã kí vào một hợp đồng thành lập công ty, trong đó Steve và Woz mỗi người góp 45% cổ phần và 10% còn lại thuộc về Wayne. Nhưng Wayne nhanh chóng quyết định rằng mình không sẵn sàng để mạo hiểm tương lai vào cặp đôi mới chập chững bước vào nghề này. Tháng 6 năm 1976, anh bán lại cổ phần với giá 800 đô la cho Jobs và Wozniak, những người mà năm sau đó đã đặt làm một chiếc logo mới. Giống như Pete Best của Beatles, Wayne đã đánh mất cơ hội tốt nhất của cuộc đời mình.
https://thuviensach.vn
KHÔNG LÂU SAU khi đăng kí thành lập công ty kinh doanh Apple đặt tại California vào ngày cá tháng 4 năm 1976, Steve và Woz thêm một lần nữa tới câu lạc bộ máy tính Homebrew để giới thiệu phiên
bản cuối cùng, được lắp ráp hoàn thiện của chiếc máy tính mới. Woz đã vượt qua tất cả các thách thức. Trên một bản mạch có kích thước 22,86 x 39,37 cm, anh đã lắp đặt một bộ vi xử lý, một vài con chip nhớ truy cập ngẫu nhiên động, một bộ xử lí trung tâm, một bộ cấp điện và các phần khác nữa. Khi kết nối bản mạch với bàn phím và màn hình, bạn có thể thực hiện một vài công việc hoàn toàn mới lạ: viết chương trình máy tính trên chính chiếc máy của mình, tại nhà mình mà không cần đánh vật với một chiếc máy chủ xa xôi; và lần đầu tiên trên một chiếc máy vi tính, bạn có thể đánh các dòng lệnh với bàn phím và quan sát chúng được hiển thị trực tiếp trên một màn hình tivi đen trắng, khiến việc chỉnh sửa chúng trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Cả hai bước này là những thay đổi căn bản so với những gì thường diễn ra trong quá khứ. Woz cũng viết một phiên bản của BASIC, ngôn ngữ lập trình đơn giản nhất và quan trọng nhất đối với những người đam mê nhưng không chuyên, để chạy trên bộ vi xử lý Motorola 6800 đóng vai trò như những bộ não cho thứ mà anh và Steve bắt đầu gọi là Apple I. Woz không hoàn toàn đánh giá cao nó, nhưng anh đã tạo ra một chiếc máy tính cá nhân thực sự đầu tiên. Tuy nhiên, Steve đã hiểu ra tầm quan trọng của thành tựu này cũng như sức mạnh của thuật ngữ máy tính cá nhân trong bối cảnh của một ngành công nghiệp chỉ còn thiếu yếu tố mang tính cá nhân. Vì vậy máy tính cá nhân cũng chính là thuật ngữ mà anh sử dụng mỗi khi có người hỏi về thứ mà Woz đã sáng chế ra.
Tuy nhiên, phản ứng từ đa số các thành viên trong câu lạc bộ khá hững hờ. Hầu hết mọi người đều là nhà chế tạo máy, họ tin rằng
https://thuviensach.vn
một nửa niềm vui thú của điện toán nằm ở khâu thiết kế và lắp ráp những chiếc máy của chính mình. Xét cho cùng, đó là lý do họ đặt tên câu lạc bộ là Homebrew (bia tự ủ). Với một chiếc Apple I, tất cả những gì bạn phải làm là dựng nó lên, kết nối với bàn phím và màn hình, cắm điện và khởi động. Một số khác còn phàn nàn rằng Steve đã coi thường tinh thần cộng đồng và truyền thống chia sẻ ý tưởng miễn phí của câu lạc bộ khi anh đòi họ trả tiền cho một chiếc máy đã được dựng sẵn.
Steve không tán thành lối tư duy nhóm này. Anh là một người có tư duy độc lập, thường có những sáng kiến đi ngược với quy ước của các cộng đồng anh tham gia. Anh và những người ở Homebrew hoàn toàn khác nhau. Những cuộc tranh luận hăng say của họ thường khiến anh buồn chán. Trong khi chỉ có rất ít người có tham vọng kinh doanh lớn và cuối cùng đều thành lập công ty máy tính của riêng mình, đa số còn lại chỉ tập trung một cách ám ảnh vào những thứ phức tạp dính dáng tới điện tử, như tìm cách hiệu quả nhất để gắn con chip nhớ vào bộ vi xử lý, hay nghĩ cách sử dụng một chiếc máy tính giá rẻ để chơi game giống như cách họ từng chơi trên chiếc máy chủ đặt trong trường. Steve chỉ muốn biết đủ để quen với điện tử học và thiết kế máy tính, sau này anh cũng khoe về kỹ năng lập trình “coi như là có” của mình. Nhưng ở thời điểm năm 1975, về cơ bản thì anh không mấy hứng thú với những thứ phức tạp liên quan đến riêng máy tính. Thay vào đó, anh bị ám ảnh bởi điều có thể xảy ra khi công nghệ mạnh mẽ này rơi vào tay của rất nhiều người.
Trải qua nhiều năm, Steve phải đối mặt với tương đối nhiều may rủi. Ed Catmull của Pixar thích nói rằng vì bạn không thể điều khiển được may rủi, thứ mà chắc chắn sẽ xảy đến với bạn theo cả hai chiều hướng tốt và xấu, nên điều cần quan tâm là trạng thái chuẩn bị sẵn sàng của bạn khi đương đầu với nó. Steve có cảm nhận
https://thuviensach.vn
vô cùng tốt về môi trường xung quanh, cho phép anh nhanh chóng và hăm hở đón nhận các cơ hội khi chúng xuất hiện. Vì vậy khi Paul Terrell, chủ sở hữu của cửa hàng máy tính Byte Shop gần khu vực Mountain View, tới giới thiệu bản thân với Steve và Woz sau khi họ giới thiệu chiếc máy tính và cho họ biết rằng ông ta thấy khá ấn tượng và muốn cùng họ trao đổi về việc cùng hợp tác kinh doanh, Steve biết chính xác anh phải làm gì. Ngay ngày hôm sau, anh mượn một chiếc ô tô và đi tới Byte Shop, cửa hàng khiêm tốn của Terrell ở El Camino Real, một con đường lớn trong Thung lũng Silicon. Terrell làm anh ngạc nhiên khi nói rằng nếu hai người có thể giao 50 bản mạch được lắp ráp hoàn thiện cùng tất cả các con chip được hàn đúng vị trí vào một ngày cố định, ông ta sẽ trả họ 500 đô la cho mỗi chiếc – tức là gấp mười lần giá thành mà Steve và Woz đã bán những bản mạch in cho các thành viên trong câu lạc bộ. Không do dự, Steve vui mừng hứa sẽ giao hàng, mặc dù anh và Woz chưa có đủ tiền để mua thiết bị, cũng như chưa có bất cứ thứ gì giống như “nơi sản xuất” hay “lực lượng lao động” cần thiết để tiến hành công việc.
Từ điểm này trở đi, nỗ lực và chủ nghĩa cơ hội của Steve sẽ định hình mối quan hệ của anh với Woz. Woz, người lớn hơn anh 5 tuổi, đã dạy cho Steve về giá trị thực chất của kỹ thuật đỉnh cao. Thành tựu của Woz càng khiến Steve có cảm giác rằng mọi thứ đều có thể khi bạn có một thiên tài công nghệ bên cạnh. Nhưng chính khả năng lôi kéo Woz của Steve đã dẫn tới sự hợp tác trong kinh doanh, và không phải lúc nào cũng có thể tạo ra điều tốt đẹp hơn được nữa. Quay lại năm 1974, khi Atari đang cố gắng phát triển một phiên bản mới cho Pong, chiếc máy đã tạo được tiếng vang lớn của hãng, Nolan Bushnell đã đề nghị Jobs chế tạo một bản mẫu và sẽ thưởng lớn nếu anh có thể giảm số lượng chíp cần thiết cho mỗi bản mạch. Steve đưa Woz tham gia dự án, hứa sẽ chia tiền thù lao. Thiết kế của Woz kinh tế hơn sức tưởng tượng của Bushnell, nên ngoài
https://thuviensach.vn
số tiền thù lao 700 đô la, Steve còn được thưởng thêm 5.000 đô la. Theo Woz kể lại, Steve chỉ trả anh 350 đô la, chứ không phải 2.850 đô la mà anh xứng đáng được hưởng. Walter Isaacson, tác giả cuốn tiểu
sử chính thức của Steve, viết rằng Jobs đã phủ nhận chuyện trả thiếu tiền Woz. Nhưng sự kết tội có vẻ đúng, vì nó phù hợp với một vài trường hợp khác khi Steve ăn chặn nỗ lực của những người thân cận.
Tuy nhiên, giống như một vài người cùng hợp tác thân tín khác sau này dần vỡ mộng về Steve, Woz thừa nhận rằng anh sẽ không bao giờ đạt được thành công vang dội đến vậy nếu không có Steve. Woz chưa bao giờ hình dung được rằng mình sẽ bán được thứ gì chứ chưa nói tới đơn đặt hàng trị giá 25.000 đô la của Terrell cho các bo mạch chủ.
Hai chàng trai trẻ đã tạo ra một thị trường nhỏ, hấp dẫn cho những “chiếc hộp xanh” của họ, nhưng nó thật tầm thường khi so sánh với lần kinh doanh này. Họ chưa bao giờ sản xuất nhiều máy ở quy mô lớn như vậy. Họ chưa bao giờ chính thức bỏ vốn để kinh doanh. Họ cũng chưa bao giờ thực sự bán bất cứ thứ gì có giá trị thực tế. Không một điều nào trong số này ngăn cản được Jobs. Anh bắt đầu chú ý tới các chi tiết của quá trình sản xuất. Để có một nhà máy tạm thời, anh trưng dụng một phòng ngủ tại nhà của bố mẹ. Anh lôi kéo cô em gái nuôi, Patty, làm công việc lắp, hàn các chất bán dẫn và các phần khác vào những vị trí đã được đánh dấu sẵn trên bản mạch. Khi Terrell đặt hàng 50 chiếc khác, Steve chuyển hoạt động sang gara ô tô của bố mẹ sau khi cha anh bán đi hết những chiếc ô tô mà ông đang sửa. Anh đã tuyển Bill Fernandez, người đã giới thiệu anh với Woz hồi còn học ở trường phổ thông. Và anh cũng đưa những đứa trẻ hàng xóm khác tới để thúc đẩy công việc. Anh đăng kí một dịch vụ trả lời và thuê một hộp thư bưu điện. Nói cách khác, anh đã làm mọi điều cần thiết.
https://thuviensach.vn
Gara ô tô đã trở thành “trụ sở” của một dây chuyền lắp ráp thu nhỏ. Một bên là khu vực dành cho em gái của Steve và một vài người bạn hàn những con chip vào đúng chỗ. Woz có không gian làm việc riêng, gần nơi anh có thể xem lại các bản mạch khi chúng đã được hoàn thiện. Bên kia của gara, họ thay nhau kiểm tra các bản mạch trong hàng giờ liền dưới những bóng đèn nóng để kiểm tra lại tuổi thọ của chúng. Mẹ của Steve trả lời các cuộc điện thoại. Mọi người đều làm việc cả đêm lẫn những ngày cuối tuần. Và Steve là người tập trung hơn tất cả. Anh liên tục thúc giục cả đội. Khi có trục trặc, anh xử lý nhanh chóng; sau khi một người bạn gái cũ không thể hàn một vài con chip một cách chính xác, anh đã để cô làm kế toán của nhóm. Anh rất dễ nổi nóng và không bao giờ ngần ngại xem thường công việc của người khác khi họ không làm được việc. Khi còn là một đứa trẻ, Steve hiếm khi phải kìm nén cảm giác thật của mình. Bây giờ anh bắt đầu học một trong những bài học quản trị đầu tiên, đó là tính khí của anh, khi nhắm đúng mục tiêu, có thể là một công cụ thúc đẩy rất hiệu quả. Đây là bài học chứng minh rằng từ bỏ được tính khí nóng nảy là điều tuyệt vời nhất.
Tất nhiên, dưới tầm nhìn sắc sảo của Steve, đội ngũ pha tạp của anh đã giao đủ số bản mạch mà Terrell yêu cầu. Sản phẩm không đắt như tôm tươi – chưa tới 200 chiếc máy Apple I từng được bán ra. Tuy vậy, mùa hè trong chiếc gara ô tô huyền thoại đã chứng kiến lần đầu tiên Steve tập hợp một nhóm người để đào sâu và giao đúng hạn một thứ hàng hóa cách tân và kì diệu mà họ thậm chí còn không chắc mình có thể tạo ra được hay không. Đó không phải là lần cuối cùng anh ấy thực hiện một mánh lới như vậy. Sau khi bỏ học giữa chừng, lưu lạc hành hương ở Ấn Độ, phiêu bồng với chất thức thần LSD và làm vài công việc lặt vặt ở Atari, Steve đã khám phá ra sứ mệnh thực sự của mình. Và giờ đây anh đã hoàn toàn bị khóa chặt vào sứ mệnh đó.
https://thuviensach.vn
Chương 2
“TÔI TỪNG KHÔNG MUỐN TRỞ THÀNH DOANH NHÂN” C
âu chuyện về nhiệm kỳ đầu tiên của Steve Jobs tại Apple Computer diễn ra khi anh mới là một chàng trai trẻ có tầm nhìn đang trong giai đoạn sự nghiệp chưa chín muồi. Sau khi đóng vai
trò chủ chốt trong quá trình chế tạo và bán máy tính Apple I, Steve đã phải đối mặt với thách thức về việc chuyển dịch tầm nhìn, trí tuệ, trực giác và tính cách hung dữ từ gara để xe của cha mình sang một “không gian” rộng lớn hơn – thế giới công nghiệp, tài chính và tập đoàn của Thung lũng Silicon. Steve có thể có khả năng tiếp thu nhanh, nhưng anh không có trực giác bản năng để biết mình phải làm gì trong hoàn cảnh này. Một số người được nuôi ăn học để sống trong môi trường doanh nghiệp, điển hình như Bill Gates. Còn Steve thì không.
Nếu Steve muốn làm cái gì đó lớn lao hơn việc tạo ra những thứ hay ho cùng với bọn trẻ trong gara, anh phải học cách chơi cùng những người trưởng thành. Nhưng điều đó sẽ chẳng dễ dàng gì. Bởi có vài lần anh đã nói với tôi: “Tôi từng không muốn trở thành doanh nhân, vì tôi không muốn mình giống những doanh nhân mà tôi biết”. Chiều hướng tự nhiên của Steve là định vị bản thân như một người thích chỉ trích, nổi loạn, có tầm nhìn, một David mềm dẻo và lanh lợi chiến đấu chống lại gã Goliath nặng nề, dù hắn có mạnh tới cỡ nào đi chăng nữa. Hợp tác với “giới quyền lực”, thuật ngữ thô tục được sử dụng trong thời đại của Steve, không chỉ là một việc bắt buộc, nó còn buộc anh phải thông đồng. Và đúng là, anh đã muốn chơi trò chơi của họ, nhưng bằng luật lệ của mình.
https://thuviensach.vn
GẦN NHƯ NGAY KHI những chàng trai trẻ bắt đầu bán mẻ máy tính Apple I đầu tiên, Woz nói với Steve rằng anh biết mình có thể thiết kế ra một chiếc máy tốt hơn nhiều. Theo như Woz hình dung, mẫu máy tiếp theo sẽ hiển thị kết quả ở chế độ đầy đủ màu sắc, trang bị nhiều chức năng và sức mạnh hơn nữa lên “bo mạch chủ” có kích cỡ giữ nguyên, và có nhiều “khe” có thể được gắn thêm vào giúp thực thi được nhiều nhiệm vụ hơn. Nếu Steve và Woz muốn sản xuất và bán một chiếc máy hấp dẫn như vậy, không còn cách nào khác, họ buộc phải tìm kiếm và thu thập một nguồn vốn luân chuyển đủ lớn. Nếu tiếp tục đi xin xỏ, vay mượn từ bạn bè, bố mẹ, hay nhận tiền tạm ứng từ chủ các cửa hàng bán đồ giải trí, họ sẽ không có đủ số tiền mình cần. Vì không biết cách chính xác để có thể xoay được một số tiền lớn như vậy, Steve bắt đầu cố gắng liên hệ với thế giới tách biệt của những doanh nhân, các chuyên gia tài chính và marketing thành công của Thung lũng Silicon.
Vào năm 1976, con đường dẫn tới thành công ở Thung lũng Silicon không được vạch ra một cách khá rõ nét như ngày nay, khi các doanh nhân có thể tìm được nguồn vốn chỉ bằng cú kích chuột tra cứu trên Google với từ khóa “đầu tư mạo hiểm”. Thời điểm đó, Thung lũng Silicon có những nhóm nhỏ hơn nhiều, với đủ các thành phần từ luật sư, chuyên gia tài chính đến nhà quản lý và hầu hết các giao dịch được tiến hành thông qua hình thức gặp mặt trực tiếp. Nhưng Steve có một vài phẩm chất giúp anh trở thành một nhà kết nối tuyệt vời. “Tôi thực sự may mắn khi tạo dựng được ảnh hưởng trong lĩnh vực máy tính khi nó còn là một ngành non trẻ”, anh có lần từng nói với tôi. “Bấy giờ không có nhiều khóa học cấp bằng khoa học máy tính, vì vậy những người bước chân vào ngành máy tính đến từ đủ các ngành như toán học, vật lý, âm nhạc, động vật học, hay bất cứ ngành nào khác. Dù hoàn cảnh khác nhau nhưng ai cũng đều yêu thích máy tính, và có một vài cá nhân thực sự kiệt xuất”. Anh không
https://thuviensach.vn
hề thấy băn khoăn khi gọi điện thoại cho ai đó để hỏi thông tin hay tìm kiếm sự giúp đỡ; ví dụ điển hình là cuộc gọi của anh cho Bill Hewlett năm 14 tuổi. Steve không có sự tự tin như hầu hết các thanh niên trẻ khi họ bắt đầu quá trình học hỏi những sắc thái của một thế giới mới phức tạp như kinh doanh vốn đầu tư mạo hiểm. Anh có niềm tin vào sự tuyệt hảo của sản phẩm mình làm ra lớn tới mức anh cứ đinh ninh rằng người ta hiển nhiên sẽ đồng ý cấp vốn cho anh. Steve có sức lôi cuốn của một thiên tài nên niềm tin này không đẩy anh vào những tình huống khó đỡ.
Do vậy, anh đã không ngừng tìm kiếm trên mạng lưới các chuyên gia của Thung lũng, gọi điện rồi gặp mặt, cho đến khi anh kết nối được với Regis McKenna, một chuyên gia marketing tài năng, người đã quảng cáo sản phẩm cho Intel và có đóng góp chính trong việc xây dựng một hình ảnh có tính đại chúng, mềm dẻo và hiện đại của Apple sau này.
Steve và Woz gặp McKenna ở văn phòng của ông. Steve hiển nhiên đã không ăn mặc cầu kỳ khi đến cuộc họp – như thường lệ, quần jean thủng, tóc rối, chân không giày và người bốc mùi. Lúc bấy giờ, anh không để ý lắm tới chất khử mùi, giày dép hay những thứ màu mè như vậy. McKenna là ngôi sao độc nhất vô nhị giữa các vì tinh tú của Thung lũng Silicon. Đầu tóc gọn gàng, đôi mắt xanh quyến rũ, dáng vẻ bộc trực, không khoan nhượng, ông có quan hệ rộng và óc hài hước ngầm cùng sự tự tin bất cần đời rất hợp với Steve. Danh thiếp của ông chỉ cần một cái tên Regis McKenna là đủ. Ông bỏ qua vẻ nhếch nhác của hai cậu bé nghiền máy tính để chú ý tới sự thông minh tuyệt vời của họ và thấy mình có cảm tình với họ. McKenna nhớ lại: “Steve có sự phóng khoáng và một sức hút vô cùng đặc biệt khó mà phai mờ được”. Do vậy, ông và Nolan Bushnell, sếp cũ của Jobs tại Atari, đã chuyển Steve tới gặp Don Valentine, một thành viên sáng lập của Sequoia Capital, một trong
https://thuviensach.vn
những hãng đầu tư mạo hiểm đầu tiên, là bậc thầy của nghệ thuật đầu tư vào các công ty công nghệ cao non trẻ.
Valentine đến từ thế giới của các con chip máy tính. Ông đã làm việc với các sáng lập viên của Intel trước khi họ từ bỏ công ty Fairchild Semiconductor để mở công ty của riêng mình và từng giữ một vị trí cấp cao tại National Semiconductor. Ông gặp những đứa trẻ vì nể người bạn McKenna, và đúng là ông đã phải bịt mũi để lắng nghe toàn bộ câu chuyện của Steve và Woz. Sau cuộc gặp gỡ, ông gọi cho McKenna để hỏi: “Tại sao cậu lại gửi những kẻ phản bội loài người này đến chỗ tôi?”. Tuy vậy ông đã tiếp tục chuyển lũ trẻ tới một nhà đầu tư “thiên thần”(2) hoạt động đơn lẻ, thích hợp hơn với một công ty khởi nghiệp có phong cách riêng như Apple.
Đó là lý do vì sao Steve được giới thiệu với A. C. “Mike” Markkula, người dù tốt xấu gì thì sau này cũng trở thành một trong hai cố vấn chính trong giai đoạn đầu thành lập Apple. Một ngày nọ, Markkula quyết định phóng chiếc xe Corvette vàng coóng tới gara nhà Steve và để những đứa trẻ dẫn đi ngắm những kỳ quan của Apple I. Từng là giám đốc bán hàng của Intel và có bằng chuyên sâu về kỹ thuật điện, ông nhanh chóng trở nên giàu có nhưng đã “nghỉ hưu” khi mới ngoài 30 tuổi. Đối lập với vẻ bề ngoài, Markkula là một người đam mê máy tính và biết lập trình. Ông ngay lập tức hiểu được tiềm năng trong những ý tưởng đầy tham vọng của Jobs và Wozniak, và ông cũng thấy họ thật thông minh, tháo vát, mà lại dễ uốn nắn. Sau một vài cuộc gặp, ông đề nghị một vụ mua bán tương đối cương quyết để được tham gia vào Apple. Tại một trong những vụ đầu tư “thiên thần” vĩ đại nhất lịch sử, Markkula rút hầu bao ra 92.000 đô la và sắp xếp để vay thế chấp thêm 250.000 đô la nữa từ ngân hàng Hoa Kỳ (Bank of America), đổi lại ông được nắm giữ một phần ba cổ phần của Apple.
https://thuviensach.vn
Markkula nhất định đòi Woz, vốn vẫn đang là kỹ sư tại Hewlett Packard, phải làm việc toàn thời gian cho Apple. Woz thích làm việc ở HP, nhưng anh cũng thực sự muốn tạo ra những chiếc máy vi tính tuyệt vời khác. Do vậy, anh đã thực hiện một buổi thuyết trình cuối cùng để giới thiệu với HP ý tưởng phác thảo của mình về chiếc máy Apple II. Họ không hề quan tâm. “Các công ty lớn, các nhà đầu tư, và chuyên gia phân tích có kinh nghiệm – những người được đào tạo về kinh doanh và thông minh hơn chúng tôi rất nhiều – không nghĩ rằng đây sẽ là một thị trường thực sự lớn”, Woz nhớ lại. “Họ đã nghĩ rằng đó là những thứ nhỏ bé phục vụ cho mục đích giải trí, giống như người máy làm việc nhà và vô tuyến điện nghiệp dư, những thứ chỉ được tạo ra bởi một số ít người biết về điện tử”. Do vậy anh đã bỏ việc và đồng ý với bản giao kèo.
Lúc đầu, Markkula không phải là một mảnh ghép còn thiếu của Steve và Woz. Là một người có dáng vẻ thấp gọn, ăn mặc chỉn chu, ông như một hình ảnh đại diện cho gu thời trang của thập niên 70, với chiếc ô tô thời thượng, tóc mai dài, đầu đầy tóc và bộ vét may vô cùng hào nhoáng. Lầm bầm là từ tốt nhất diễn tả phong cách đối thoại của ông. Dù thông minh và tinh thông về kỹ thuật, ông lại không mạnh mẽ hay hiếu chiến, ông cũng không thể hiện quan điểm quyết liệt với bất kì cảm xúc mạnh nào. Và vì đã kiếm được nhiều tiền và muốn kiếm được nhiều hơn, ông thực sự không muốn làm việc quá mệt nhọc. Về sau này, khi Steve rời Apple, Markkula đã làm việc một cách can trường để giữ con thuyền Apple khỏi chòng chành. Nhưng đó là khi có khủng hoảng. Còn tại thời điểm gặp Steve, ông khá hài lòng với ngôi nhà khang trang và thu nhập từ Intel. Trong một động thái thể hiện rõ sự mâu thuẫn trong tư tưởng của Markkula, ông đã hứa với vợ rằng mình sẽ không làm việc với Apple quá bốn năm.
https://thuviensach.vn
Vì vậy khi Markkula quyết định rằng Apple cần chuyển từ mô hình công ty hữu hạn sang hình thức tập đoàn và có một Tổng giám đốc chuyên nghiệp, ông đã thông báo rõ ràng rằng bản thân ông không hứng thú với công việc này. Ông đã tuyển Michael “Scotty” Scott, một giám đốc sản xuất 32 tuổi tới từ National Semiconductor, làm Chủ tịch và Giám đốc điều hành chuyên nghiệp đầu tiên của Apple. Markkula, 34 tuổi, là Chủ tịch Hội đồng quản trị. Đó là vào tháng 2 năm 1977, và Steve, mới chỉ 21 tuổi, đã chuyển giao Apple cho những nhà quản lý trưởng thành. Thật không may, cả Markkula lẫn Scotty đều không trở thành những cố vấn mà anh cần.
CÔNG TY CHUYỂN khỏi gara của bố mẹ Steve tới một văn phòng thực sự trên đại lộ Stevens Creek ở Cupertino. Scotty và Markkula bắt đầu tuyển dụng nhân viên và chuẩn bị những điều cơ bản cho công ty. Trong một vài tháng đầu tiên, Steve tiếp tục tiến hành công việc mà anh đã biết cách làm sao để thực hiện tốt nhất: tập hợp một đội nhỏ để tạo ra những thứ tuyệt vời. Lần này là sự ra đời của Apple II – thứ đã thực sự làm cho cả thế giới biết tới máy tính cá nhân.
Một lần nữa, Jobs là người quản lý còn Woz là thiên tài kỹ thuật. Steve khích lệ, dỗ dành, nhiếc móc và thách thức suy nghĩ của Woz. Còn Woz đáp lại bằng việc tạo ra cho chiếc máy tính mới của mình sự linh hoạt và những tính năng hữu dụng chưa từng thấy trước đó
trong máy vi tính. Đó là một chiếc máy tính hoàn thiện nhất được đặt trong một chiếc hộp duy nhất, dễ sử dụng mà thế giới từng biết đến. Tất cả những gì bạn cần để thêm vào là một chiếc màn hình ti vi. Với những bộ phận bên trong nằm gọn trong một chiếc vỏ nhựa màu be đẹp mắt cùng một bàn phím được tích hợp sẵn,
https://thuviensach.vn
Apple II trông giống những chiếc máy đánh chữ điện thân thiện với người dùng đã rất phổ biến khi ấy. Nó được thiết kế như một sản phẩm hoàn chỉnh, có thể được sử dụng dễ dàng trong các gia đình, trường học, hay văn phòng. Và lúc bấy giờ, rõ ràng Apple I sẽ bị chuyển tới thế giới của sắt hàn, dao động kế vôn kế, và các thiết bị điện tử hiếm gặp khác và người tiêu dùng bình thường không bao giờ muốn quan tâm đến nó nữa.
Mẫu máy tính mới có bộ vi xử lý nhanh hơn đáng kể so với phiên bản tiền nhiệm và dung lượng bộ nhớ trong lớn hơn cũng giúp cải thiện khả năng thực thi. Nó có một bộ khuếch đại âm thanh và loa, cùng các giắc cắm để có thể kết nối với bộ điều khiển dành cho việc chơi game hay ổ băng cát-sét cho việc lưu trữ dữ liệu giá rẻ. Vì Woz muốn nó có ích cho những người đam mê lập trình ngay khi máy được khởi động, anh đã xây dựng ngôn ngữ lập trình BASIC ngay trong hệ thống, tải nó vào một con chip riêng biệt gắn cứng vào bo mạch chủ. Có lẽ quan trọng nhất là chiếc máy được thiết kế để tương thích với những thay đổi phần cứng không lường trước được trong tương lai, điều này hoặc giúp nâng cao khả năng thực thi hoặc giúp tối ưu hóa khi thực hiện một nhiệm vụ tính toán cụ thể, dù là xử lý số liệu lớn, chơi trò chơi, xây dựng danh sách tìm kiếm hay viết chương trình. Woz cũng tích hợp vào cái gọi là tám “khe” mở rộng, cho phép chèn vào những thẻ mạch đặc biệt – thực chất là những bo mạch nhỏ hơn – có thể hoạt động phối hợp với các bộ vi xử lý và các con chip nhớ trên bo mạch chủ phục vụ cho các mục đích cụ thể, chẳng hạn như thêm vào một ổ đĩa mềm, nâng cao kỹ thuật đồ họa video, cải tiến chất lượng âm thanh, hay mở rộng bộ nhớ. Điều này làm cho Apple II có tiềm năng trở thành một máy tính đa năng hơn rất nhiều, nếu có sẵn những ứng dụng phần mềm được thiết kế chuyên nghiệp cùng những thẻ mạch mở rộng, và không lâu sau, những thứ này đã xuất hiện.
https://thuviensach.vn
Như từng xảy ra trong gara, chủ nghĩa hoàn hảo cùng sự bất tuân theo các nhận thức thông thường của Steve dẫn đến những xung đột. Chẳng hạn, Steve đã phản đối việc thêm các khe cắm mở rộng, bởi anh nghĩ người tiêu dùng muốn có một chiếc máy tính dễ sử dụng và không ai muốn tăng thêm khả năng của phần cứng bằng cách mở nó ra cả. Thiên hướng – cung cấp một chiếc máy tính với sự đơn giản của thiết bị – có thể là một mục tiêu lâu dài đáng ngưỡng mộ, nhưng đó lại là một sự lựa chọn hết sức sai lầm cho một chiếc máy tính cá nhân vào năm 1977. Các nhà chế tạo máy có đầu óc kinh doanh đã bày tỏ mối quan tâm tới việc thiết kế những chiếc thẻ bổ sung giúp Apple II điều khiển hoặc tương tác với điện thoại, nhạc cụ, dụng cụ phòng thí nghiệm, thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, máy in và những thứ tương tự. Woz hiểu được điều này và đã thắng trong cuộc tranh luận.
Nhưng trong một số quyết định khác, khi Steve bất chấp nhận thức thông thường, anh đã đúng. Bạn sẽ không muốn một chiếc máy tính cá nhân phát ra âm thanh như một chiếc máy công nghiệp, anh lý luận, do đó anh đã thuyết phục một kỹ sư tài năng tên là Frederick Rodney Holt thiết kế một bộ nguồn cung cấp điện đặc biệt giúp chiếc máy không bị nóng tới mức cần một chiếc quạt ồn ào và kêu vo vo liên tục để làm mát. Jobs cũng đòi hỏi chiếc vỏ bên ngoài phải trông giống như một dụng cụ gia đình hơn là một thiết bị trong phòng thí nghiệm, tới mức anh đến tận các cửa hàng bách hóa để tìm kiếm cảm hứng thiết kế. Nhận thức này trong thời đại ngày nay có vẻ là hiển nhiên, nhưng vào thời điểm đó những người đam mê máy tính ưa thích một chiếc vỏ ngoài mang kiểu dáng công nghiệp hơn, thậm chí là một chiếc máy hở phần trên để khoe những thứ phức tạp bên trong và dễ dàng tháo lắp. Đối với những người tiêu dùng ít cực đoan hơn, thiết kế của Apple II thực sự lôi cuốn, gọn gàng và chỉn chu hơn, và chỉ những phẩm chất đó thôi cũng đủ làm cho nó rất khác biệt vào thời điểm đó. Mặc dù ứng dụng phần
https://thuviensach.vn
mềm quan trọng đầu tiên của nó – VisiCalc, chương trình bảng tính được Dan Bricklin và Robert Frankston viết – không xuất hiện cho đến tận năm 1979, nhưng chiếc máy tính Apple II có giá 1.295 đô la
ngay lập tức trở thành một hiện tượng khi được ra mắt vào tháng 4 năm 1977. Trong vòng một năm, một công ty chỉ quen với việc bán được hơn chục chiếc Apple I trong vài tuần đã bán được khoảng 500 chiếc Apple II mỗi tháng.
ĐÓ LÀ LẦN THỨ HAI, Steve chứng tỏ mình là một nhà lãnh đạo mạnh mẽ của một nhóm người nhỏ. Thách thức anh phải đối mặt là tìm ra cách chấp nhận sự chỉ đạo của Markkula và Scott, khi họ bắt đầu thực hiện những công việc mà anh biết rằng mình anh thì có thể không quản lý được như: thiết kế, xây dựng và điều hành một công ty đang lớn lên để phát triển, sản xuất, phân phối và bán máy tính. Việc nhượng lại quyền kiểm soát hoàn toàn không có gì khó khăn đối với Wozniak, người không mấy hứng thú với việc giám sát tỉ mỉ công việc kinh doanh đang trên đà phát triển. Là một kỹ sư điện đẳng cấp thế giới, anh dường như luôn hạnh phúc nhất trên bàn làm việc, nơi anh có thể lắp ráp, phát minh và tranh luận với các kỹ sư về các chi tiết chưa hoàn chỉnh với tư cách là Phó chủ tịch mảng nghiên cứu và phát triển của Apple.
Nhưng chuyện đó phức tạp hơn nhiều đối với Steve, không chỉ vì anh tham quyền cố vị. Bấy giờ, anh nhận thấy rằng lối suy nghĩ khác người của mình là không thể thiếu để sản xuất ra những loại sản phẩm mang tính đột phá và anh cũng thấy rằng sự cáu giận của mình có thể kích thích một nhóm người chuyển tải tầm nhìn đó. Đây là những phẩm chất không phù hợp với phong cách lãnh đạo trưởng thành mà Scotty đang cố gắng mang tới Apple.
https://thuviensach.vn
Những gì Scotty mang tới là các hệ thống. Nếu Apple là một gia đình, Scotty sẽ xử lý các công việc chính như thiết lập tài khoản ngân hàng, dừng vay thế chấp và... Tất nhiên, những gì anh làm cho Apple phức tạp hơn rất nhiều. Là một kỹ sư có nền tảng vững chắc về sản xuất tại National Semiconductor, Scotty thực sự là một con mọt công nghệ, anh thậm chí còn dùng cả một bộ bảo vệ túi bằng nhựa để đựng bút trên chiếc áo sơ mi công sở cộc tay. Anh tới Apple khi đã quản lý hàng trăm công nhân và giám sát quy trình sản xuất phức tạp tại một hãng chế tạo chip. Tại Apple, anh đã thực hiện những công việc quản trị nặng nề cần thiết để xây dựng một công ty công nghệ cao từ một đống hỗn tạp: thuê văn phòng, khu vực sản xuất và thiết bị, đạo diễn việc thiết kế nên một quy trình sản xuất tin cậy, xây dựng đội ngũ bán hàng, tạo ra các tiêu chuẩn chất lượng, giám sát kỹ thuật, lắp đặt hệ thống thông tin quản lý và tập hợp một đội ngũ nhân viên điều hành xử lý các vấn đề liên quan đến tài chính, tuyển dụng. Anh khởi xướng một quy trình quan trọng, giúp phát triển mối quan hệ vững chắc với các nhà cung cấp linh kiện chủ chốt và các hãng phát triển phần mềm. Steve đã tiếp thu được rất nhiều điều khi quan sát Scotty xử lý công việc.
Thêm một sự phức tạp trong công việc quản lý của Scott, thực tế là Apple đang đi tiên phong trong một ngành công nghiệp non trẻ, khác với hầu hết các ngành khác trên một khía cạnh rất căn bản: Máy tính là hệ thống kết hợp ba công nghệ nền quan trọng, mà tất cả đều ở trong trạng thái luôn sẵn sàng thay đổi một cách nhanh chóng – chất bán dẫn, phần mềm và lưu trữ dữ liệu. Một công ty không thể chỉ phát minh ra một sản phẩm vĩ đại và tân tiến duy nhất, cung cấp ra thị trường, nghiền nát khi nó hết hạn sử dụng, sau đó ngồi rung đùi và đếm tiền. Quy trình đó đã đem lại thành công cho những người khác, trước những công ty công nghệ cao như Polaroid và Xerox trong những thập kỷ đầu tiên của họ. Nhưng với ngành máy tính thì rất khác. Ngay sau khi một công ty máy tính
https://thuviensach.vn
sáng tạo ra một hệ thống mới, nó phải thực hiện những công việc cần thiết và bắt đầu lại từ đầu để vượt qua bản thân, trước khi một công ty sáng tạo khác cấu hình lại các phiên bản mới hơn của những công nghệ từng được cải thiện trước đây và ăn cắp sự sáng tạo của nó. Và quy trình đó sẽ phải lặp đi lặp lại, từ vòng này qua vòng khác. Trên thực tế, mọi thứ sớm trở nên rõ ràng rằng, một công ty sẽ có một thương vụ thông minh nếu nó sản xuất và cung cấp ra thị trường sản phẩm tốt nhất, hiện đại nhất mà phải mất rất lâu nữa các công ty khác mới làm ra được. Đó là cách mọi thứ thay đổi trong thị trường công nghệ cao chỉ mới bắt đầu xuất hiện. Và cả ba công nghệ cơ bản của hệ thống máy tính đều được cải tiến một cách độc lập với tốc độ ngoạn mục riêng, do vậy luôn có nhiều lực đòn bẩy hơn được tạo ra bằng cách sử dụng những khối lắp ghép có sẵn mới nhất, tốt nhất.
Những Tổng giám đốc điều hành xuất sắc hoạt động trong lĩnh vực công nghệ có thể sử dụng các biện pháp khắt khe để quản lý công ty của mình, nhưng họ vẫn chấp nhận thực tế rằng tất cả những thay đổi nhanh chóng này dù thế nào đi nữa cũng sẽ làm gián đoạn các hoạt động của công ty. Mike Scott không phải là một Tổng giám đốc điều hành xuất sắc. Anh có các kỹ năng và tính cách của một giám đốc tác nghiệp. Khi không có được sự ổn định mà anh đã cố gắng tột độ để thiết kế ra, anh trở nên kiệt quệ. Và, phần lớn nhờ vào Steve, Scotty đã không có được quá nhiều sự ổn định ở Apple.
Tất nhiên, về mặt trí tuệ, Steve hiểu rằng anh cần những hoạt động cơ bản có thứ tự và hiệu quả để thực hiện được tầm nhìn của mình. Nhưng anh đã quá mê mệt sự bất ổn. Tầm nhìn của anh dựa trên việc gây mất ổn định ngành công nghiệp máy tính đang tồn tại. Tính ổn định là một phẩm chất mà IBM đã có, và Apple, trong tâm trí của Steve, phải đối lập với IBM.
https://thuviensach.vn
Chẳng cần phải nói, “cuộc hôn nhân” được sắp đặt giữa một người ủng hộ sự không chắc chắn và một người khao khát ổn định này sẽ tan vỡ. Một dấu hiệu của sự kết thúc không tránh khỏi đã xảy ra trong vài tuần đầu sau khi Scotty đến Apple. Anh đã phải gắn các con số vào thẻ nhân viên cho tất cả mọi người ở văn phòng mới trên đại lộ Stevens Creek. Khi Scotty quyết định rằng Woz sẽ là “Nhân viên số 1”, Steve đã gặp anh ta để than vãn, và không mất nhiều thời gian, Scotty nhanh chóng nhượng bộ đưa cho Steve một chiếc thẻ mới ghi “Nhân viên số 0”.
MỘT PHẦN VÌ Steve bất đồng với Markkula và Scott, một phần vì anh quá trơ tráo bảo vệ quan điểm cá nhân và phần khác vì xuyên suốt sự nghiệp, anh không muốn chia sẻ công trạng với những người khác về những thành công của Apple trên báo chí, Steve phát triển thanh danh như một người vô cùng ích kỉ, không muốn học hỏi từ người khác. Đó là sự hiểu lầm cơ bản về anh, ngay cả khi anh đang trong những năm tháng trẻ trung, ngông cuồng và hống hách nhất của cuộc đời.
Không chỉ trông chờ vào những người trưởng thành tại Apple đưa ra chỉ dẫn, anh cũng tìm kiếm nó ở những nơi khác nữa. Anh chưa có những kỹ năng để xây dựng một công ty lớn, nhưng anh ngưỡng mộ những người làm được điều đó và anh đã rất nỗ lực để gặp và học hỏi từ họ. “Không ai trong số họ làm điều đó vì tiền”, anh nói với tôi. “Dave Packard là một ví dụ, ông ấy để lại tất cả tiền bạc cho quỹ từ thiện của mình. Ông ấy có thể đã chết như một người giàu nhất trong nghĩa trang, nhưng ông không cần tiền. Bob Noyce [đồng sáng lập Intel] là một ví dụ khác. Tôi đã đủ tuổi để có thể hiểu hơn về những con người này. Tôi gặp Andy Grove [Tổng giám đốc điều hành của Intel từ 1987-1998] khi tôi 21 tuổi. Tôi gọi điện cho
https://thuviensach.vn
ông ấy và nói rằng tôi nghe mọi người nói ông có khả năng điều hành rất giỏi, rồi tôi đề nghị xem liệu có thể mời ông ấy ra ngoài ăn trưa được không. Tôi đã làm điều tương tự với Jerry Sanders [người sáng lập Advanced Micro Devices] và Charlie Sporck [người sáng lập National Semiconductor] cùng nhiều người khác nữa. Về cơ bản tôi bắt đầu hiểu những người này, tất cả đều là những người xây dựng công ty, và mùi thơm đặc trưng của Thung lũng Silicon thời gian đó thực sự gây ấn tượng rất lớn đối với tôi”.
Hầu hết những người đàn ông từng trải này đều thích đấu khẩu và khuyên nhủ một ai đó lém lỉnh, thông minh và khao khát học hỏi. Tất nhiên, họ không làm việc với anh ấy, nên tránh được nhiều nguy cơ ảnh hưởng tới mối quan hệ. Một vài người là những anh hùng mà anh chỉ gặp một hoặc hai lần như Edwin Land – người sáng lập Polaroid. Steve ngưỡng mộ nhiều điều về Land, chẳng hạn như lời cam kết tạo ra những sản phẩm có phong cách, thiết thực và lôi cuốn người tiêu dùng như chiếc máy ảnh SX-70 tân tiến đã gây ấn tượng mạnh cho nước Mỹ trong những năm 1970; niềm tin của ông vào suy nghĩ bản năng hơn là các nghiên cứu về người tiêu dùng; nỗi ám ảnh khôn nguôi và óc sáng tạo mà ông đã mang đến cho công ty do mình sáng lập.
Những người khác đã trở thành cố vấn suốt đời của Steve. Grove đóng vai trò như một cố vấn hậu trường tại một vài thời điểm mà Steve lâm nguy trong sự nghiệp, bất chấp thực tế rằng đến năm 2006, Apple đã không còn sử dụng các chip Intel trên máy tính của hãng nữa. Jobs kính trọng Grove một cách sâu sắc. Là một người Do Thái gốc Hungary, ông đã sống sót qua một trại lao động của Đức Quốc xã, chủ nghĩa phát xít, một cuộc cách mạng thất bại và cuộc vây hãm Budapest kéo dài của Nga. Ông mất gần như toàn bộ thính giác năm 4 tuổi do mắc bệnh ban đỏ nghiêm trọng. Khi còn ở tuổi thiếu niên, Grove đã tự tìm đường tới đảo Ellis. Grove cũng
https://thuviensach.vn
cứng rắn và thực dụng như bao doanh nhân khác. Nhưng ông cũng giống như Steve, là một người đa dạng với nhiều mối quan tâm trên phạm vi rộng. Tại trường Đại học City College của New York, ông đã làm chủ được tiếng Anh, kể cả những từ ngữ chửi rủa gay gắt nhất, do đó ông có thể tuôn ra những lời lẽ cay độc đáng ngạc nhiên nhờ một phần vào chất giọng Hungary của mình. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa thực dụng và tính bao quát của Grove là thứ mà Steve ngưỡng mộ, một điều mà bản thân anh đang mong mỏi.
Grove là thành viên thứ ba – cùng với Jobs và Bill Gates – của bộ tam quyền lực đã mang điện toán cá nhân đến với công chúng. Ông đạt đến đỉnh cao của sự nghiệp sau khi trở thành nhân viên đầu tiên của Intel, tập đoàn được thành lập năm 1968 bởi các kỹ sư cấp cao của Fairchild là Robert Noyce và Gordon Moore, cha đẻ của định luật Moore năm 1965. “Định luật” đó là một sự quan sát về giá cả và hiệu suất của chất bán dẫn mà trước Moore không ai nhận ra: Ấy là số lượng bóng bán dẫn có thể được gắn trên một con chip có kích thước xác định sẽ tăng gấp đôi sau khoảng 18 tháng mà chi phí sản xuất không thay đổi. Chính Grove là người hiểu rõ nhất sự phức tạp và khó khăn của việc sản xuất các thành phần bán dẫn đáng tin cậy trên quy mô mà các nhà sản xuất máy tính như IBM, Sperry và Burroughs có thể mong đợi. Theo nghĩa đó, ông chính là người chuyển đổi định luật Moore sang mô hình kinh doanh, cho phép ngành công nghiệp máy tính tin vào khả năng đạt được lợi nhuận nhất định trong một khoảng thời gian định kỳ. Grove nổi tiếng vì những quyết định chiến lược cứng rắn, có vẻ đi ngược với trực giác thông thường, tiêu biểu là, từ bỏ các con chip nhớ đang chiếm gần như toàn bộ doanh thu của Intel để sản xuất vi xử lý cho các mẫu máy tính đang xuất hiện như máy tính cá nhân, máy trạm kỹ thuật và các hệ thống lớn hơn dần được biết đến với cái tên “máy chủ tập tin”. Cách tiếp cận quản trị đầy tinh vi và linh hoạt của ông đã thiết lập một tiêu chuẩn cao cho các công ty ở Thung lũng Silicon.
https://thuviensach.vn
Ông thậm chí còn viết một mục về quản lý rất nổi tiếng cho tờ báo San Jose Mercury News.
Noyce, đồng sáng lập của Intel, đi tiên phong trong việc phát triển mạch tích hợp, cũng là một anh hùng thuở ban đầu khác. Jobs và Wozniak đã giới thiệu Apple II với Noyce và những người còn lại trong Hội đồng quản trị Intel vào năm 1977. Dù đánh giá cao công nghệ, Noyce lại đánh giá thấp hai chàng trai trẻ với mái tóc dài cùng bộ trang phục tồi tàn. Nhưng Steve vẫn đeo đuổi Noyce và theo năm tháng, hai người trở thành bạn bè. Vợ của Noyce – Ann Bowers – là nhà đầu tư ban đầu của công ty, và năm 1980, bà thậm chí còn trở thành Phó chủ tịch đầu tiên phụ trách mảng nhân sự của Apple.
Mối quan hệ của Steve với các cố vấn bên ngoài hoàn toàn mang tính cá nhân. “Steve muốn những thứ thuộc về gia đình”, Regis McKenna nhớ lại. “Cậu ấy thường ghé thăm nhà tôi và ngồi tại bàn ăn trong bếp cùng tôi và vợ [Dianne McKenna, một nhà quy hoạch đô thị từng làm thị trưởng thành phố Sunnyvale]. Steve luôn muốn nói chuyện với bà ấy khi cậu ấy gọi điện đến. Bà ấy và tôi luôn có cảm giác rằng cậu ấy thực sự muốn có một gia đình. Steve thường đi từ Apple tới nhà tôi để sửa chiếc Apple II của tôi! Tôi đã nói với cậu ấy: ‘Này Steve, cậu có nhiều việc quan trọng để làm hơn thế’, nhưng cậu ấy vẫn cứ đến. ‘Ngoài ra’, cậu ấy trả lời tôi, ‘em muốn trò chuyện với Dianne.’”
Một phần vì ông ấy quá hấp dẫn, một phần vì Markkula đề nghị ông làm việc cho Apple như một cố vấn, và một phần vì chuyên môn của ông liên quan tới thứ mà từ trong bản năng, Steve cảm thấy nó hấp dẫn – marketing – McKenna đã trở thành một trong những người thầy đầu tiên quan trọng nhất của Steve. McKenna rất giỏi trong việc giới thiệu những mẩu chuyện thần tiên về các công ty, nhưng ông cũng là một chiến lược gia kinh doanh bậc thầy. Ở Thung lũng Silicon, các nhà tiếp thị lâu nay vẫn đóng
https://thuviensach.vn
vai trò quan trọng chẳng kém các kỹ sư là bao. Mỗi tiến bộ công nghệ phải được đóng khung trong một câu chuyện lý thú, nếu nó muốn thoát khỏi chiếc bàn thí nghiệm để bước vào các doanh nghiệp hay hộ gia đình. Dù sao đi chăng nữa, những tiến bộ này thường là các khái niệm xa lạ, nếu không làm mọi người sợ hãi thì cũng chẳng có tiềm năng rõ ràng, vì vậy công việc của một nhà tiếp thị xuất sắc là làm cho những khái niệm đó trở nên gần gũi và dễ tiếp cận với người sợ công nghệ. Văn phòng tư vấn của McKenna đã góp phần tạo ra nhiều công ty ưu tú trong và ngoài Thung lũng Silicon, bao gồm National Semiconductor, Silicon Graphics, Electronic Arts, Compaq, Intel và Lotus Software.
McKenna nhanh chóng nhận thấy rằng Steve có khả năng ăn nói lưu loát và định hướng tuyệt vời. “Cậu ấy có những thứ mà tôi gọi là sự lanh lợi học từ đường phố của Thung lũng Silicon”, McKenna nói. “Bạn có biết làm thế nào những đứa trẻ lớn lên giữa lòng thành phố lại biết cần tìm thứ gì ở đâu, cũng như cách tổ chức quyền lực của nhà hàng xóm? Trong trường hợp này, gần như bạn sẽ sống bên cạnh nhà một kỹ sư điện hay một lập trình viên và một đứa trẻ lanh lợi, tò mò có thể học được rất nhiều chỉ bằng cách lang thang xung quanh và để ý. Từ khi còn là một cậu bé tiểu học, Steve đã ở ngoài đó để tìm hiểu mọi thứ”.
Hai người đã trải qua hàng giờ trong tầng hầm ngôi nhà có kiến trúc một tầng ở Sunnyvale của McKenna, để bàn về mục tiêu của Steve đối với Apple và sản phẩm kỳ diệu Apple II. Các cuộc hội thoại của họ xoay quanh nhiều vấn đề từ thiết kế, marketing, phát triển sản phẩm, chiến lược cho đến việc làm thế nào để kết hợp những yếu tố này lại với nhau trong một công ty bền vững. McKenna rất giỏi đóng khung sự phát triển của một công ty vào trong một câu chuyện mà Steve có thể hiểu được. “Chúng tôi nói về nguyên nhân tại sao tình hình tài chính lại là những công cụ
https://thuviensach.vn
marketing tốt nhất”, McKenna nói. “Muốn làm cho mọi người chú ý tới, đặc biệt là trong ngành kinh doanh máy tính, bạn cần phải trở thành một công ty thành công về tài chính”.
McKenna đã bị thu hút và không thể dừng cuộc nói chuyện với Steve lại. “Cậu ấy rất dễ chịu, thú vị và có chiều sâu trí tuệ. Cậu ấy có thể nói về đủ các chủ đề. Chúng tôi có thể nói về những chuyện tầm phào, rồi về Apple và kinh doanh. Tôi nhớ Steve từng hỏi tôi rằng tôi có nghĩ Apple sẽ có ngày lớn hơn Intel không. Câu trả lời, tất nhiên là, Intel là một nhà sản xuất linh kiện, và thường thì các nhà sản xuất thiết bị sẽ lớn hơn nhiều về mặt doanh thu”.
McKenna và Jobs kết nối trên nhiều cấp độ, tới mức Regis hiểu Steve cũng như bất cứ ai khác trong những năm tháng ban đầu đó. Điều này giúp ông không phải chịu đựng bất cứ hành vi đáng ghét hơn nào của Steve. “Cậu ấy rất dễ có phản ứng tức giận, nhưng tôi chưa bao giờ để Steve quát; tôi cũng không bao giờ để cậu ấy làm tôi bực mình. Chúng tôi có bất đồng không ư? Có. Chúng tôi có tranh cãi không? Có. Nhưng chúng tôi cũng rất, rất hợp nhau”, ông nhớ lại. “Một trợ lý đến báo với tôi rằng Steve gọi cô đến yêu cầu một việc gì đó, cậu ấy mắng cô ấy xối xả, bằng những từ ngữ tục tĩu. Sau đó khi gặp Steve, tôi đã nói với cậu ấy, ‘Này, đừng bao giờ làm điều đó một lần nữa.’ Cô ấy cho tôi biết, khi tới văn phòng lần tiếp theo, Steve đã bước vào và nói rằng anh đã thực sự xấu hổ và xin lỗi. Tôi được đào tạo trong ngành công nghiệp chất bán dẫn dưới sự chỉ bảo của Charlie Sporck, Don Valentine và nhiều người khác. Nếu bạn không mạnh mẽ, họ sẽ nuốt sống bạn. Vì vậy, tôi chẳng ngại nói, ‘Này, Steve, im đi’. Cậu ấy sẽ không lấn át bạn. Nhưng khi mọi người hành động như thể là tay sai, cậu ấy sẽ để cho họ được làm tay sai”.
McKenna và nhóm của ông đã làm việc với Steve để thiết kế một khẩu hiệu marketing giúp Apple II nổi bật lên như một chiếc máy
https://thuviensach.vn