🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Steve Jobs – Sức Mạnh Của Sự Khác Biệt Ebooks Nhóm Zalo LỜI GIỚI THIỆU Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com NHỮNG DẤU VẾT STEVE ĐỂ LẠI CHO ĐỜI... Đã từ rất lâu, là người nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực khoa học máy tính, tôi và rất nhiều người đã theo dõi sát sao từng bước đi của những con người tiên phong, mang tính đột phá trong ngành công nghệ thông tin, đặc biệt là Steve Jobs - một thiên tài kỳ dị nhất trong lĩnh vực thiết kế và chế tạo máy tính, sản xuất hệ điều hành… cho đến viễn thông di động, trung tâm tích hợp kỹ thuật số… Tất cả những sản phẩm này đều có chung một đặc tính là độc đáo, khác biệt, đi đầu thị trường, vượt trội so với những sản phẩm cùng loại. Những ý tưởng xuất chúng và bước đi đột phá của Steve đã lôi cuốn sự chú ý và thán phục của không biết bao nhiêu “tín đồ” công nghệ thông tin trên toàn thế giới, và tuyệt đại đa số các nhà khoa học và sinh viên tại trường Công Nghệ Cao, Học Viện Kỹ Thuật Châu Á AIT trong nhiều năm qua… Dù có trở thành một biểu tượng bất tử nhờ những dòng sản phẩm đỉnh cao nối tiếp nhau ra đời mang đậm dấu ấn của “Quả táo”, Steve cũng không thoát khỏi cái chết đã chờ đợi đâu đó giữa con đường. Thế giới bàng hoàng khi hay tin Steve lâm trọng bệnh rồi qua đời khi sự nghiệp phát minh đang ở đỉnh cao, khi con người “nổi loạn, điên rồ” như người ta thường nói, vẫn đầy ắp các dự định, hoài bão. Và nhất là khi Steve còn quá trẻ. Quyển sách đặc biệt này xâu chuỗi lại toàn bộ các sự kiện trong cuộc đời và sự nghiệp của Steve Jobs một cách chân thực và xúc động, qua đó khắc họa những nét độc đáo, sáng tạo của con người khác thường trong tư duy, ước mơ, hành động, chiến lược kinh doanh, quản lý và ngay cả trong lối sống này. Có lẽ chính những nét lập dị, khác người đó lại là bệ phóng tạo tiền đề làm nên tính cách độc nhất vô nhị nơi Steve và các sản phẩm của Apple. Có thể người ta sẽ bảo chính những nét độc đáo, ngang tàng, lãng tử khác thường của Steve, đặc biệt là trong quản lý doanh nghiệp... đã một mặt đưa Steve lên đài danh vọng, mặt khác, cũng đã đẩy Steve vào bao cuộc thăng trầm, cay đắng trong cuộc sống. Tôi mời bạn cùng khám phá các trang sách trong cuốn sách đặc biệt này để đúc kết những bài học, kinh nghiệm cho chính mình, cũng như để đánh giá, trải nghiệm lại những nhận định vừa nêu. Lớn lên tại nước Mỹ, trong một giai đoạn mà nền văn minh vật chất chính là động lực thúc đẩy con người tiến hành mọi mưu lược cạnh tranh quyết liệt để làm giàu, chắc hẳn Steve Jobs cũng không thoát khỏi xu hướng này... Steve Jobs là tác giả của nhiều sách lược thâu tóm, chiếm lĩnh thị trường và là “sát thủ” đáng gờm trong những cuộc cạnh tranh gay gắt đó... Nhưng, bất luận thế nào, Steve Jobs vẫn để lại những dấu ấn không thể phai mờ bởi tài năng xuất chúng, những phát minh đi trước thời đại, chứ không bằng những phương cách, thủ đoạn mà chúng ta có thể thấy nhan nhản khắp nơi trên thế giới này... Steve Jobs không còn nữa. Steve đã ra đi và để lại nhiều tiếc thương, cảm phục của biết bao nhiêu con tim trên toàn thế giới, trong đó có tôi và rất nhiều người Việt Nam. Và đây là tập sách đầu tiên phân tích sự khác biệt và ghi lại những dấu ấn Steve để lại cho đời này… Giáo sư Tiến sĩ Huỳnh Ngọc Phiên Viện sĩ Viện Hàn Lâm Khoa Học New York Nguyên Hiệu trưởng Trường Công Nghệ Cao Học viện Kỹ thuật Châu Á AIT HUYỀN THOẠI VÀ SỰ BẤT TỬ Có lẽ bạn đang lần giở mỗi trang của cuốn sách này, ở một nơi thanh vắng nào đó, trong một đêm yên tĩnh nào đó chẳng hạn, duy chỉ có điều, bạn không thể cảm thấy sự an tĩnh khi đọc cuốn sách này cũng như khi đọc bất kỳ điều gì liên quan đến Steve Jobs. Máu trong huyết quản của bạn phải chảy nhanh hơn và tim bạn phải đập mạnh hơn nếu như bạn thật sự hiểu được những tinh hoa trong con người Steve Jobs. Người đàn ông này không phải là con người của sự đứng yên, tĩnh tại, hay bình lặng, cho dù ông có ăn chay và hâm mộ thiền Phật giáo. Tuy nhiên, Steve lại không theo đuổi bất kỳ thứ chủ nghĩa trung tính và ôn hòa nào theo tinh thần đạo Phật. Cho tới những ngày cuối cùng của cuộc đời mình, ông vẫn là một con người của sự nổi loạn, của một phong cách hippie chảy rần rật trong mỗi mạch máu của mình. Tinh thần ấy thể hiện rõ nhất trong một phát biểu của ông: “Những kẻ đủ điên để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thể giới cũng chính là những người có thể làm được điều đó.” “Gã điên khùng” Steve Jobs đã đi qua hết những chặng đường điên loạn của mình. Ai đó nói rằng, thế giới này phát triển không bởi những con người suy nghĩ duy lý mà ngược lại. Điều ấy có vẻ như đúng hơn cả với Steve, con người luôn thách thức tất cả những quy luật thông thường một cách ngang ngược: “thà làm hải tặc còn hơn làm hải quân”, “tôi không quan trọng mình có lý hay không, tôi chỉ quan tâm mình có thành công hay không…” Steve bất tử, tất nhiên rồi. Nhưng kỳ lạ thay, con người đặc biệt này lại dùng nỗi ám ảnh từ cái chết để lấy đó làm động lực cho những nỗ lực phi thường trên con đường vươn tới thành công. Ai cũng có thể nói rằng, hãy sống như ngày mai mình chết. Nhưng chỉ có một người như Steve, người trong suốt 33 năm cuộc đời, đã nhìn vào gương mỗi buổi sáng và tự hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối cùng của đời, tôi có làm những điều tôi muốn hay không?” Động lực chi phối hành vi của chúng ta. Động lực bạc tiền, động lực danh vọng, động lực tìm kiếm sự ngưỡng mộ của người khác giới, động lực tình yêu và còn nhiều thứ động lực khác nữa … Duy chỉ có Steve coi cái chết là động lực ngay từ thời trai trẻ, bởi nhà tiên tri công nghệ này dường như đã linh cảm được sự yểu mệnh của chính mình. Bạn có thể yêu mến Steve, tùy bạn, nhưng với những người làm việc cùng Steve, sẽ không hẳn thế. Đặc tính cáu gắt, thất thường, hay quát nạt cấp dưới và luôn luôn đòi hỏi quá cao của Steve khiến ông trở thành “hung thần” trong mắt nhân viên. Khí chất điên loạn xét theo nghĩa nào đó của Steve thể hiện một sự không hài lòng thường trực về mọi thứ, dưới mắt Steve, không gì là hoàn hảo. Thứ chủ nghĩa cầu toàn hay chủ nghĩa tinh hoa tuyệt đối ấy là đặc trưng cơ bản nhất trong tinh thần Steve Jobs, là giá trị vô hình đã tạo ra những siêu phẩm hữu hình như Ipod, Iphone, Ipad… Như Steve đã nói trong một câu bất hủ: “Người thợ mộc giỏi không sử dụng miếng gỗ tồi cho tấm lát sau lưng tủ cho dù chỗ đó không ai nhìn thấy…” Ở Apple, những con người nổi loạn một cách sáng tạo và sáng tạo trên tinh thần nổi loạn có lẽ đã không thể kết hợp với nhau thành “đoàn hải tặc” nếu thiếu ngọn roi hung bạo của Steve. Chính nền “độc tài chuyên chính” lấy tinh thần tối hảo làm hệ tư tưởng mới tạo ra những siêu phẩm, chứ không phải thứ dân chủ cãi vã và chủ nghĩa bình quân nhờ nhờ. Nhưng đừng vội quên, độc tài kiểu Steve khác hẳn những thứ độc tài lấy lợi ích cá nhân làm mục đích. “Nghĩ khác”, Steve đặt khẩu hiệu cho công ty Apple như vậy. Không ít người dám nói thế, nhưng không nhiều người làm được thế. Ai cũng có thể ca ngợi tinh thần giản dị nhưng rồi lại vác về nhà một đống những thứ xa hoa, chỉ có Steve, nghĩ khác và làm cũng khác. Ông vứt bỏ mọi thứ trong nhà chỉ để lại một vài vật dụng giản đơn. Ông nói: “Tôi tự hào về những điều tôi không làm còn hơn cả những điều tôi làm”. Vứt đi càng nhiều càng tốt, buông bỏ được hết thì hay, riêng có điểm này, tinh thần của ông rất gần gũi với đạo Phật. Steve là người đã khai sinh ra ngành máy tính cá nhân và Steve cũng là người đã hủy diệt nó. Với iPhone, iPad... máy tính cá nhân bỗng trở thành thứ gì đó nặng nề, cục mịch, quê mùa... Những thiết bị cầm tay nhỏ nhắn rồi sẽ bào mòn thị trường máy tính cá nhân bởi bản thân chúng đã là một thế giới hoàn hảo của những ứng dụng, dịch vụ và sản phẩm số. Với tư cách là nhà sáng tạo, Steve đã tự hủy diệt chính mình, tự hủy diệt những đứa con tinh thần của mình bằng cách cho ra đời những đứa con khác để rồi lại hủy diệt nó đi… “Cái chết có khả năng là phát minh duy nhất của cuộc sống. Nó là tác nhân thay đổi cuộc sống. Nó xóa cái cũ để mở đường cho cái mới…” Steve Jobs đã khẳng định điều ấy trong bài phát biểu súc tích ở trường Đại học Stanford năm 2005. Vòng tròn sinh diệt ấy không bao giờ ngừng lại và đây là điểm mấu chốt: Steve bất tử bởi ông chưa bao giờ cho phép mình ngừng lại trên con đường kiếm tìm sự hoàn hảo, không có gì bất tử ngoài sự tiếp nối không ngừng và chỉ có sự tiếp nối không ngừng mới đem lại sự bất tử mà thôi... PHẦN 1 CUỘC ĐỜI CỦA NHỮNG KHÁC BIỆT Khác biệt 1 HỌC CAO KHÔNG CHÍ CHẲNG ÍCH GÌ Khác với tất cả mọi người, Steve vẫn luôn cho rằng học cao hơn nữa ở trường lớp chẳng mang lại điều gì ngoài việc tiêu tốn số tiền tiết kiệm của gia đình. TUỔI TRẺ NGANG TÀNG ĐỨA CON NGOÀI GIÁ THÚ Steve Jobs sinh ngày 24/2/1955, tại thành phố San Francisco. Mẹ ruột của ông là Joanne Simpson, một sinh viên đại học mới tốt nghiệp và chưa kết hôn. Cha ruột của ông là Abdulfattah John Jandali, giáo sư khoa học chính trị và toán học người Syria. Sinh ngoài giá thú ở nước Mỹ khắt khe về đạo đức những năm 50, cậu bé bị đem cho người khác nhận làm con nuôi. Joanne được học đại học, nên bà muốn cha mẹ tương lai của con trai mình cũng phải là những người có giáo dục tử tế.Rủi thay, hai người đến xin nhận, ông bà Paul và Clara Jobs, lại không được như bà mong đợi: họ là cặp vợ chồng tầng lớp trung lưu thấp, định cư ở Bay Area từ sau chiến tranh. Paul là thợ máy đến từ vùng Midwest, ông thậm chí còn chưa học xong trung học. Nhưng cuối cùng, Joanne cũng đồng ý để họ nhận nuôi đứa bé, với một điều kiện, họ nhất định phải cho cậu bé được học đại học. Paul và Clara đặt tên cho con trai mình là Steven Paul. Khi Steve mới chập chững biết đi, hai ông bà đã chuyển đến hạt Santa Clara, sau này được biết đến là Thung lũng Silicon. Ba năm sau, năm 1958, họ nhận nuôi thêm một bé gái tên là Patti. THỜI THƠ ẤU NỔI LOẠN Steve là một cậu bé khá hiếu động. Đôi lúc cậu không thực sự quan tâm đến việc học - cho đến ngày cậu học đến lớp bốn và được cô Imogene “Teddy” Hill làm chủ nhiệm. Bà là một trong những vị thánh của cuộc đời tôi. Bà dạy tôi lớp bốn, và sau khoảng một tháng bà ấy đã biết tỏng về tình hình của tôi. Bà hối lộ để tôi chịu học hành. Đúng là bà đã hối lộ cậu, bằng kẹo và những tờ 5 đôla tiền túi của mình. Cậu nhanh chóng mắc câu - nhiều đến mức cậu được học nhảy cóc qua lớp năm và tiến thẳng lên học trung học, trường Trung học Cơ sở Crittenden. Đó là một vùng đất nghèo khó. Hầu hết trẻ em đều không học hành chăm chỉ, chúng chỉ thích bắt nạt những đứa trẻ khác, như cậu bé Steve. Một hôm, cậu về nhà và tuyên bố, nếu cha mẹ không cho cậu chuyển tới trường khác, cậu sẽ thôi học luôn. Cậu lúc đó 11 tuổi. Ông bà Paul và Clara chiều theo, gia đình Jobs chuyển đến thành phố Los Altos dễ chịu hơn, và cho Steve học trường Trung học Cơ sở Cupertino. Đây hóa ra lại là điều đã quyết định tương lai của Steve. KHAI SINH THUNG LŨNG SILICON Hạt Santa Clara, ở nam San Francisco, California, là nơi gieo mầm cho ngành kỹ thuật máy tính từ thời những năm 60. Thực tế, sau khi Liên Xô phóng tàu vũ trụ Sputnik vào năm 1957, nước Mỹ đã bước vào Cuộc đua Không gian, với hàng tỷ đôla tiền của liên bang được đổ vào các công ty công nghệ để nâng cao trình độ kỹ thuật máy tính. Trong các công ty này có Công ty bán dẫn Shockley của William Shockley, người giành giải Nobel Vật lý năm 1956 với phát minh bóng bán dẫn. Một công ty đáng chú ý khác là Hewlett Packard, thành lập tại Palo Alto năm 1939. HP là công ty của những kỹ sư, bán sản phẩm cho chính các kỹ sư. Có rất nhiều các kỹ sư ở rải rác khắp thung lũng của những vườn mơ này. Do Steve lớn lên tại Los Altos, cậu ngày càng tò mò về thế giới điện tử, những thứ chất đầy garage ôtô các nhà hàng xóm. Chính cha cậu là người đã cho cậu làm quen với những thiết bị điện tử Heathkit, điều làm cậu rất lấy làm thích thú: Những sản phẩm Heathkit này thường đi kèm với bản hướng dẫn chi tiết cách lắp ghép. Tất cả các bộ phận có thể tháo rời ra theo cách nào đó và được mã hóa màu sắc. Thực tế, bạn sẽ tự tay xây dựng nó. Tôi muốn nói là thông qua đó, nó sẽ mang lại cho ta một số điều. Tự tay làm sẽ giúp ta hiểu được những gì ở bên trong mỗi sản phẩm hoàn chỉnh và cách thức hoạt động ra sao bởi nó chứa đựng một nguyên lý vận hành, nhưng có lẽ quan trọng hơn là nó cho ta có cảm giác rằng ta có thể xây dựng nên những thứ mà ta thấy xung quanh trong vũ trụ. Những thứ ấy không còn là bí ẩn nữa. Ý tôi là, khi bạn nhìn vào chiếc TV bạn sẽ nghĩ “tôi chưa bao giờ xây dựng một cái nào trong những thứ này, nhưng tôi có thể. Một trong số ấy xuất hiện trong catalog của Heathkit và tôi đã xây dựng hai chiếc Heathkit khác nhau, như vậy tôi có thể xây dựng nó”. Rõ ràng chúng là kết quả của sức sáng tạo con người chứ không phải là những thứ kỳ ảo chỉ xuất hiện xung quanh ta mà ta không thể biết bên trong cấu tạo ra sao. Nó giúp ta thêm phần nhiều tự tin, thông qua khám phá và học hỏi, ta có thể hiểu được những điều tưởng chừng vô cùng phức tạp ở xung quanh. Thời thơ ấu của tôi đã rất may mắn theo cách đó. Steve trả lời phỏng vấn trong chương trình Computerworld/Smithsonian ngày 20/4/1995 PHÁT MINH ĐẦU TIÊN TỪ TRƯỜNG TRUNG HỌC HOMESTEAD Khi Steve đến học tại trường Trung học Phổ thông Homestead, anh đăng ký học lớp điện tử thường thức. Thầy McCollum sau đó nhớ lại, có lần cậu học sinh Steve của mình đã đích thân đến gặp Bill Hewlett, đồng sáng lập của HP, để xin một số bộ phận linh kiện về làm bài tập, và thậm chí cậu còn làm thêm dịp nghỉ hè cũng tại một nhà máy của HP. Kỹ năng kinh doanh của Steve thể hiện từ rất sớm. Lớp Điện tử 1 của thầy McCollum. Steve đứng ở giữa Tại Homestead, Steve kết bạn với Bill Fernandez, cậu hàng xóm có chung sở thích điện tử. Chính Bill là người đầu tiên giới thiệu anh với một cậu bạn đam mê máy tính khác, anh chàng lớn tuổi hơn tên Stephen Wozniak mà mọi người vẫn thường gọi là Woz. Steve và Woz gặp nhau năm 1969, khi một người 14 tuổi, một người 19 tuổi. Lúc đó, Woz đang thiết kế một bảng máy tính nhỏ cùng với Bill Fernandez mà hai người đặt tên là “Máy tính kem sôđa”. Woz khoe chiếc máy với Steve, và cậu lập tức tỏ ra rất háo hức. Bình thường, tôi thấy thật khó giải thích cho mọi người hiểu những thứ đồ tôi đang thiết kế, nhưng Steve lại hiểu được tức thì. Và tôi thấy thích cậu ấy. Cậu là một anh chàng mảnh khảnh, rắn chắc và đầy năng lượng. […] Steve và tôi mau chóng trở nên thân thiết hơn, mặc dù cậu mới chỉ học phổ thông […]. Chúng tôi nói chuyện về điện tử, chúng tôi nói về những bản nhạc cả hai đều thích, và chúng tôi kể cho nhau nghe chuyện về những trò tinh quái mà chúng tôi đã làm. Steve Wozniak trong cuốn tự truyện iWoz Woz và Steve sau đó cùng nhau bày ra một số trò tinh nghịch, như đặt ngón tay giữa khổng lồ lên một tòa nhà ở trường của Steve. Cũng chính tại Homestead, Steve gặp Chris-Ann Brennan, cô bạn gái chính thức đầu tiên của anh. Hai người sống chung trong vài năm. Ít năm sau, Woz và Steve bắt đầu dự án kinh doanh đầu tiên. Đó là năm 1972, và tại các khu học xá ở Mỹ, mọi người không ngớt kháo nhau về những kẻ chuyên “bẻ khóa mạng điện thoại”. Đó là những tay hacker máy tính đầu tiên; họ đã thiết kế ra những “chiếc hộp màu xanh” - gồm các công cụ nhỏ để đánh lừa các thiết bị chuyển mạch đường dài của AT&T và cho phép bạn gọi điện thoại miễn phí. Woz đọc được thông tin này trong một bài báo và đem cho Steve xem. Cả hai cũng thử xây dựng một chiếc hộp tương tự như thế, và thật bất ngờ, họ đã làm được! Steve là người đưa ra ý tưởng bán những chiếc máy này; anh và Woz đi hết phòng này đến phòng khác trong ký túc xá Berkeley, nơi Woz đang theo học, để gạ bán cho những sinh viên quan tâm. Tuy nhiên, công việc diễn ra phi pháp và cả hai đã phải ngừng lại sau khi suýt bị cảnh sát tóm. BỎ NGANG ĐẠI HỌC REED Năm sau, Steve học xong trung học và cũng đến tuổi học đại học. Anh quyết định học tại trường Đại học Reed yêu thích, một trường khoa học nhân văn tư nhân ở tận Oregon. Tuy nhiên, học phí ở Reed đắt đỏ đến mức ông bà Paul và Clara khó có đủ tiền nuôi anh ăn học. Nhưng họ vẫn giữ lời hứa đã hứa với người mẹ ruột của con trai mình nên đã dành dụm gần như toàn bộ khoản tiền tiết kiệm cả đời mình gửi cho cậu con trai học đại học. Steve cũng chỉ chính thức học tại Reed trong vài tháng. Anh bỏ học trước dịp Giáng sinh. Tuy nhiên, điều này lại cho phép anh “học ké” những lớp mà anh không được phép tham dự. Sau 6 tháng, tôi thấy việc đó không hề hiệu quả. Tôi không có ý niệm về những gì mình muốn làm trong cuộc đời và cũng không rõ trường đại học sẽ giúp tôi nhận ra điều đó như thế nào. Tại đó, tôi tiêu hết tiền mà cha mẹ tiết kiệm cả đời. Vì vậy tôi ra đi với niềm tin rằng mọi việc rồi sẽ ổn cả. Đó là khoảnh khắc đáng sợ, nhưng khi nhìn lại, đấy lại là một trong những quyết định sáng suốt nhất của tôi. Nhưng cuộc sống đâu lãng mạn thế. Tôi không có suất ở trong ký túc xá nữa, tôi phải ngủ nhờ trên sàn nhà mấy người bạn, tôi đi nhặt vỏ chai nước ngọt để đổi lấy 5 cent mua thức ăn, và tôi phải đi bộ bảy dặm qua thị trấn vào mỗi tối Chủ nhật để có một bữa ăn ngon mỗi tuần ở nhà thờ Hare Krishna. Bài phát biểu tại Lễ tốt nghiệp của Đại học Stanford, ngày 12/6/2005. Chính tại Reed, Steve đã bắt đầu ngấm dần chủ nghĩa thần bí phương Đông. Anh lao vào những cuốn sách kỳ dị và thậm chí còn trở nên tin rằng nếu anh chỉ ăn hoa quả, anh có thể loại bỏ tất cả những chất nhầy trong cơ thể và không cần tắm táp gì nữa. Anh cũng bắt đầu thói quen ăn chay trong thời gian dài (và 10 năm sau, khi đã là triệu phú, anh vẫn giữ thói quen này). Anh còn đôi lần sử dụng thuốc gây ảo giác và tự biến mình thành một gã lập dị. Một trong những người bạn thân nhất của anh ở Reed là Dan Kottke cũng quan tâm những thể loại triết học này. Năm sau, vào năm 1974, Steve thiếu tiền trầm trọng, vì thế anh kiếm một công việc ở Atari. Atari có lẽ là công ty video game đầu tiên: công ty được thành lập bởi Nolan Bushnell năm 1972, và một trong những nhân viên đầu tiên của công ty là Al Acorn, người phát minh ra trò chơi điện tử Pong. Mặc dù đôi khi anh có thái độ thiếu lịch sự với đồng nghiệp và người lại có mùi khá khó ngửi, anh vẫn được giữ lại làm việc tại đây. Nhưng đó cũng là lý do anh sớm bị chuyển sang làm ca đêm. Chàng thanh niên Steve Jobs ngưỡng mộ nhà sáng lập Nolan Bushnell của Atari. Anh rất ấn tượng với người đàn ông đả phá tín ngưỡng và kiếm ra rất nhiều tiền nhờ trò chơi bắn đạn này. Ông có lẽ chính là một phần nguồn cảm hứng thôi thúc anh thành lập Apple. KHÁM PHÁ ẤN ĐỘ - HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG Khi còn ở Atari, Steve đã đề nghị sếp tài trợ cho anh một chuyến đi tới Ấn Độ. Atari chấp nhận đài thọ chuyến công tác của anh đến Đức, nơi anh chịu trách nhiệm sửa chữa một số máy móc của Atari. Sau đó, người bạn lập dị ở Reed, Dan Kottke, tham gia cùng anh. Xong đâu đấy, hai người rủ nhau đi đến Ấn Độ để tìm sự giác ngộ. Họ thất vọng quay trở về, đặc biệt sau khi gặp vị thiền sư nổi tiếng, Kairolie Baba, một người, không giống như họ kỳ vọng, chỉ là một kẻ giả tạo. Chúng tôi đã không tìm được nơi mà chúng tôi định đi cả tháng để được giác ngộ. Đó là một trong những lần đầu tiên tôi bắt đầu nhận ra, có lẽ Thomas Edison đóng góp vào tiến bộ của thế giới còn nhiều hơn cả Karl Marx và Neem Kairolie Baba cộng lại. Trích dẫn trong cuốn The Little Kingdom của Michael Moritz Khi quay trở lại, Steve tiếp tục công việc tại Atari. Một trong những trò tiêu khiển khi đó của anh là tham gia các buổi trị liệu tại Trung tâm Thiền phái Los Altos, nơi anh kết thân với Thống đốc Jerry Brown và thiền sư Kobun Chino. Anh cũng dành vài tuần cùng bạn gái Chris-Ann và Dan Kottke ở một cộng đồng lập dị tại Oregon, nông trại All-One Farm. Ở đây, họ trồng táo và đôi khi Steve chỉ ăn táo, dù khi đó anh không còn ăn chay nữa. Khác biệt 2 “MUỐN THÀNH CÔNG PHẢI DÁM THẤT BẠI CHÍN LẦN” Những người khác không dám kinh doanh vì sợ mất tiền. Từ khi chưa tới 20 tuổi, Steve Jobs đã khẳng định, dù thua lỗ cũng phải có một công ty để khẳng định chính mình và đổi thay thế giới. SÁNG TẠO ĐẦU TIÊN MANG BÓNG HÌNH QUẢ TÁO ĐẠI NÁO CÂU LẠC BỘ MÁY TÍNH HOMEBREW Trong khi Steve còn đang ở tận Ấn Độ hay Oregon, người bạn thân thiết đồng sở thích máy tính của anh, Woz, lại đang được làm việc tại Hewlett-Packard (HP). Với anh, đây là một công việc mơ ước: một công ty với đầy đủ kỹ sư nhiệt huyết như anh, nơi anh có thể làm việc để tạo ra những sản phẩm cho các kỹ sư khác. Tuy nhiên, những lúc rảnh rỗi, anh vẫn tìm đến thú vui thiết kế mạch máy tính, và tham gia một hội có cùng đam mê máy tính: Câu lạc bộ máy tính Homebrew. MÁY TÍNH CÁ NHÂN XUẤT HIỆN Máy tính đã tồn tại từ rất lâu trước khi Apple xuất hiện. Xin ví dụ, có lẽ một trong những máy tính hoàn chỉnh đầu tiên của Mỹ xây dựng là chiếc ENIAC năm 1946. Đến những năm 1970, đa số các doanh nghiệp lớn đều trang bị máy tính. Nhưng đây thường là những cỗ máy khổng lồ được đặt trong những phòng máy tính lớn, xây dựng và bảo quản bởi công ty khổng lồ trong ngành, IBM. Máy tính cá nhân có nền tảng từ một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Người ta cho rằng máy tính có thể được sử dụng dành cho mỗi cá nhân đơn lẻ chứ không chỉ cho riêng các tổ chức. Đây là một ý tưởng mang tính cách mạng, và không bất ngờ khi nó nảy sinh tại khu vực Bay Area những năm 1970, sau cuộc cách mạng hippie, và ngay tại trung tâm ngành công nghiệp điện tử. Tất cả bắt đầu năm 1974, khi hãng Intel có trụ sở tại Mountain View cho ra mắt bộ vi xử lý đầu tiên của thế giới mang mã hiệu 8080. Tất cả những người đam mê công nghệ nô nức tìm hiểu cách sử dụng sản phẩm công nghệ mới mạnh mẽ mà lại tương đối rẻ tiền này. Một bước tiến vĩ đại đã diễn ra khi người đàn ông tên là Ed Roberts giới thiệu chiếc Altair, tại Albuquerque, New Mexico. Đây là bộ máy tính sử dụng bộ vi xử lý Intel 8080, mà người dùng có thể tự tay lắp ráp, rất giống với những thiết bị Heathkit Steve Jobs từng tháo ra tháo vào khi còn trẻ con. Chiếc Altair về cơ bản là một chiếc hộp có thể gạt tắt mở các loại đèn ánh sáng. Nhưng chiếc máy không làm được gì nhiều cho tới khi Bill Gates và Paul Allen, những người vừa thành lập công ty mới có tên Microsoft, viết ra trình thông dịch BASIC cho nó vào năm 1975. Từ này nhanh chóng được lan truyền khắp nước Mỹ trong giới hâm mộ máy tính cá nhân (bao gồm chủ yếu các kỹ sư, đài phát thanh nghiệp dư và những người đam mê máy tính khác). Câu lạc bộ máy tính Homebrew, hoạt động ở hội trường Trung tâm Máy gia tốc tuyến tính của Stanford, là một trong số những nhóm này. Những tín đồ của giới công nghệ thường xuyên tới đây để trình diễn những chiếc máy hay chương trình mới nhất mà họ vừa làm được. Woz rất ấn tượng với chiếc Altair (và trình thông dịch BASIC của Microsoft), nhưng anh biết từ kinh nghiệm gần như cả đời mình về thiết kế mạch rằng anh có thể làm được tốt hơn thế. Do đó anh bắt đầu nghiên cứu làm ra một chiếc máy tính của riêng mình – và anh quyết định sẽ sử dụng bộ vi xử lý khác, Technology 502 của MOS. Đây là mục tiêu mới của anh trong cuộc sống. Trong khi vẫn duy trì công việc tại HP, anh cũng đã rất chăm chỉ với công việc thiết kế bo máy tính này, và đạt được kết quả khá ấn tượng: một chiếc máy tính mạnh mẽ (ở thời điểm đó) hoạt động với một bàn phím và một màn hình, chứ không phải chiếc máy tính phát ra những ánh sáng nữa – và tất cả đều hoạt động với rất ít các con chip. Woz lập tức khoe thiết kế máy tính này với anh bạn Steve Jobs. Steve rất ấn tượng. Anh không biết nhiều về kỹ thuật nhưng anh có thể thấy từ đây sẽ xuất hiện nhu cầu sở hữu máy tính để viết phần mềm, một chiếc máy tính cho những tín đồ phần mềm. Anh tỏ ra đặc biệt hứng thú khi thấy rất nhiều kỹ sư có trình độ tại Homebrew bàn tán về chiếc máy tính của Woz với đầy sự ngưỡng mộ. Vì thế anh đã đưa ra ý tưởng bán chiếc máy cho các thành viên của hội. Steve đã rất có lý. Chúng tôi ở trên chiếc xe của anh và anh nói – tôi có thể nhớ y nguyên những gì anh nói như mới vừa hôm qua: “Được, cho dù có thua lỗ, chúng ta cũng sẽ mở một công ty. Cho dù chỉ một lần trong đời, chúng ta cũng phải có một công ty của riêng chúng ta”. Điều đó đã thuyết phục tôi. Và tôi vui sướng nghĩ về chúng tôi như thế. Hai người bạn thân thiết nhất sắp thành lập một công ty. Steve Wozniak trong cuốn tự truyện iWoz LẬP CÔNG TY TỪ 1.000 USD Để có đủ 1.000 đôla cần thiết cho việc xây dựng những chiếc máy tính đầu tiên, Steve đã phải đem bán chiếc xe tải Volkswagen còn Woz bán đi chiếc máy tính HP 65. Họ suy nghĩ những cái tên để đặt cho công ty mới, nhưng không thể tìm ra cái gì đó cho thật hay ho, cho tới một ngày, Steve nói họ sẽ đặt tên cho công ty là Apple nếu không tìm được cái tên nào hay hơn. Họ không thể nghĩ ra thứ gì khác, và thế là Apple Computer ra đời. Đôi bạn đi tìm kiếm sự trợ giúp, và họ nhận được hỗ trợ từ một đồng nghiệp của Steve ở Atari, Ron Wayne. Wayne chủ yếu chuẩn bị những giấy tờ gần thiết để mở công ty và thiết kế logo đầu tiên cho công ty. Đổi lại, anh này được sở hữu 10% công ty, trong khi Steve và Woz chia đôi phần còn lại, mỗi người 45%. Một vấn đề nữa cần giải quyết là Woz vẫn đang làm việc cho HP, và theo các điều khoản hợp đồng đã ký, tất cả những sản phẩm của anh đều thuộc về công ty này. Xét về lý, máy tính Apple là tài sản của HP. Woz đã chia sẻ điều này với các giám đốc nhưng họ không buồn quan tâm. Woz rất thất vọng bởi mục tiêu của anh là làm việc trọn đời ở HP. Anh lẽ ra sẽ vui hơn nếu HP sản xuất một chiếc máy tính cá nhân dựa trên thiết kế của anh. Nhưng đó không phải là mong muốn của Steve Jobs. Đơn hàng đầu tiên của Apple Computer đến từ một thành viên của Homebrew, Paul Terrel. Anh này sắp mở một cửa hàng máy tính mới lấy tên Byte Shop, ở Mountain View, và phán đoán giống như Steve rằng sẽ có không ít người muốn mua những chiếc máy tính hoàn chỉnh như thế. Anh đặt hàng 50 chiếc với giá 500 đôla mỗi chiếc. Tổng cộng anh phải trả 25.000 đôla! Đây là bước khởi đầu sáng sủa cho một công ty trẻ, và nó khiến cho cả Steve và Woz rất hứng thú. Họ bắt đầu lưu trữ các bộ phận ở garage ôtô nhà Jobs, với sự giúp đỡ của Patti, em gái Steve, và anh bạn Dan Kottke. Họ trả cho hai người này một đôla mỗi chiếc máy. Các bộ phận của một chiếc máy tính Apple có chi phí 220 đôla, trong khi giá bán mỗi chiếc cho Terrel, người thường thích đặt những chiếc máy tính này vào trong các hộp làm bằng gỗ, là 500 đôla. Steve và Woz bắt đầu tự tay đi bán. Họ thống nhất giá bán lẻ 666,66 đôla (giá này chỉ đơn giản là kết quả của phép tính lợi nhuận 33% và chẳng phải là con số đặc biệt nào cả). Họ giới thiệu chiếc máy với các anh bạn Homebrew tháng 3/1976, nhưng phản ứng nhận được cũng không nhiệt tình cho lắm. Vì thế đôi bạn tìm đến những nơi khác, đi hết cửa hàng này đến cửa hàng nọ để thuyết phục họ bán sản phẩm cho mình. Hai người bán được khoảng vài trăm chiếc theo cách này. Apple Computer khởi đầu như thế. Steve và Woz đã mua lại phần nắm giữ của nhà đồng sáng lập khác là Ron Wayne với giá 800 đôla, và công ty chính thức thành lập ngày 1/4/1976. KHÁT VỌNG ĐIÊN CUỒNG Ngày anh hoàn thành dự án máy tính đầu tiên của mình, Woz lại bắt tay vào tiến hành cải thiện thiết kế để cho ra đời chiếc Apple I. Apple II vẫn dựa trên thiết kế của Apple I, nhưng xét trên nhiều khía cạnh, lại là cả một đột phá lớn. Trước hết, chiếc máy mới chạy nhanh hơn nhiều với số chip chỉ bằng một nửa. Đây cũng là chiếc máy tính đầu tiên có thể thể hiện màu, khi bạn cắm vào bất kỳ chiếc TV màu nào. Nó có thể xử lý đồ họa phân giải cao và âm thanh, và cài sẵn trình thông dịch BASIC. Tóm lại, đây là chiếc máy tính đầu tiên mà bất kỳ ai biết ngôn ngữ lập trình BASIC đều có thể sử dụng: nó hội tụ đủ những thứ người ta cần để tiến hành một cuộc cách mạng máy tính cá nhân. Nguyên mẫu Apple II đầu tiên mới gần hoàn thiện khi Steve và Woz tham dự Lễ hội Máy tính cá nhân, tổ chức tại Atlantic City mùa hè năm 1976. Nó cũng chưa hoàn toàn sẵn sàng để trình diện trước công chúng. Steve cùng anh bạn Dan Kottke bày bán chiếc Apple I tại gian hàng Apple Computer, trong khi Woz tiếp tục hoàn thiện chiếc Apple II. Khách ghé thăm không ấn tượng với Apple I, một chiếc máy tính được bán bởi gã hai thanh niên nghiệp dư, râu ria xồm xoàm, trong khi MITS, công ty kinh doanh máy tính Altair, có hẳn một gian hàng rộng với âm nhạc, các vũ công và những bộ trang phục doanh nhân. Steve đã học hỏi được rất nhiều từ ngày tham gia Lễ hội đó. Sau khi chiếc Apple II được hoàn thiện, Steve tiếp tục tìm kiếm nhà đầu tư. Anh đã nói chuyện với một số nhà đầu tư mạo hiểm, một lực lượng đã khá đông đảo ở Thung lũng. Người đầu tiên đến với họ là Don Valentine. Ông từ chối Steve và Woz, nhưng nhận lời giúp đỡ bằng cách giới thiệu một nhà đầu tư tiềm năng khác, Mike Markkula. Mike từng làm việc cho Intel và trong tay có hàng triệu đôla sau khi xin về hưu non. Ông mới 34 tuổi khi gặp Woz và Steve, và rất lấy làm tin tưởng vào tầm nhìn của hai người. Ông cũng hoàn toàn kỳ vọng vào khả năng thu lời từ khoản đầu tư của mình. Chỉ hai năm nữa, chúng ta sẽ là một trong những công ty trong nhóm Fortune 500. Ngành này mới chỉ bắt đầu. Nó sẽ chỉ xảy ra mười năm một lần mà thôi. Mike Markkula nói với Steve và Woz trong cuốn tự truyện iWoz Mike vạch ra hẳn một kế hoạch kinh doanh. Ông định bỏ ra 250.000 đôla để xây dựng 1.000 chiếc máy. Đây quả là con số quá lớn so với tiêu chuẩn của hai thanh niên trẻ. Nhưng ông quả quyết với Woz, điều này sẽ chỉ xảy ra khi anh ra khỏi HP. Ban đầu, Woz từ chối, bởi anh là người hết lòng ngưỡng mộ HP và từng có kế hoạch làm việc cả đời tại đây. Tuy nhiên, Steve đã ra sức vận động, và cuối cùng Woz đành mủi lòng. Mike Markkula cũng nhấn mạnh, Apple cần phải quảng bá cho chiếc máy tính mới của mình. Ông mời về một người bạn, ông Regis McKenna, một trong các nhà quảng cáo nổi tiếng nhất tại Thung lũng. Họ làm việc với Steve Jobs xây dựng những hình ảnh quảng cáo đầu tiên của Apple, còn giám đốc nghệ thuật Rob Janoff thiết kế logo mới cho công ty. Điều duy nhất Steve nói với ông này là “đừng làm cho nó trông dễ thương”. Rob Janoff là người đã nghĩ ra ý tưởng quả táo cắn dở (để trông cho khác với quả cà chua) cũng như những sọc màu trên quả táo để nhấn mạnh khả năng thể hiện màu sắc của Apple II. Rod Holt, người bạn của Steve Jobs, được thuê xây dựng một bộ nguồn xung ổn áp và thiết kế khuôn mẫu cho chiếc case nhựa của Apple II. Mike Markkula sau đó cũng mời về một người thứ tư tên là Mike Scott, để điều hành công ty mới thành lập này, và văn phòng đầu tiên cũng được chuyển tới Stevens Creek Boulevard ở Cupertino. TIN TỐT LÀNH TỪ HỘI CHỢ MÁY TÍNH WEST COAST Công ty mới đã sẵn sàng trình diễn sản phẩm đầu tiên của mình tại Hội chợ máy tính West Coast tổ chức tại San Francisco tháng 4/1977. Đây mới chỉ là hàng mẫu, nhưng chiếc vỏ nhựa rõ ràng đã khiến Apple có hình dáng một sản phẩm chuyên nghiệp. Steve đàm phán xin thuê một vị trí đẹp để mở gian hàng Apple, và cũng nghe theo lời tư vấn quý giá của cả Mike Markkula và Regis McKenna. Đó là lý do tại sao anh mua bộ com-lê đầu tiên trong dịp này. Hồi ức của tôi khi đó là chúng tôi đã “chiếm đoạt” cả buổi triển lãm. Steve Jobs trong bộ phim tài liệu Triumph of the Nerds Chỉ riêng trong buổi triển lãm này, Apple Computer đã nhận được 300 đơn đặt hàng cho chiếc Apple II, gấp đôi tổng số chiếc Apple I bán. Khác biệt 3 MÁY TÍNH SAU NÀY CHẲNG CAO SIÊU GÌ HƠN CHIẾC XE ĐẠP Khác với những ông chủ công nghệ luôn coi sản phẩm của mình là một kết tinh trí tuệ siêu nhiên, Steve muốn biến sản phẩm của ông thành những thứ ơn giản và phổ biến mà những người kém cỏi nhất cũng có thể sử dụng cho cuộc sống của mình. PHÁT TRIỂN THẦN TỐC LÀM NÊN “CUỘC CÁCH MẠNG” MÁY TÍNH CÁ NHÂN Xét trên nhiều khía cạnh, Apple II vừa là khởi đầu, vừa là biểu tượng cho cuộc cách mạng máy tính cá nhân đầu những năm 1980. Mặc dù có nhiều loại máy tính cá nhân cạnh tranh trên thị trường – như Commodore PET hay TRS-80 của Radio Schack – nhưng Apple II đã thực sự rất nổi bật ngay từ ban đầu, và sớm trở thành biểu tượng của máy tính cá nhân trong suy nghĩ của công chúng. Nó xuất hiện trên khắp các phương tiện truyền thông, và doanh số bán ra liên tục tăng vọt qua các năm 1978, 1979 và 1980. Người ta không chỉ nói về Apple II ở thiết kế bắt mắt, ở bộ bàn phím tích hợp, hay khả năng kết nối với bất kỳ màn hình TV nào để thể hiện đồ họa màu sắc hay chơi nhạc. Mà chính ngôn ngữ lập trình BASIC cài đặt sẵn cũng góp phần quyết định vào thành công của Apple II, bởi nó giúp cho việc viết các phần mềm tương thích trở nên rất dễ dàng. Bản thân Woz đã dùng BASIC để viết chương trình đầu tiên chạy trên chiếc máy, một trò chơi có tên Breakout. Tám khe cắm mở rộng cũng giúp chiếc Apple II tạo nên sự khác biệt. Woz quyết định thực hiện như vậy bất chấp ý muốn của Steve Jobs, và đó đã chứng tỏ là một quyết định khôn ngoan, bởi các khe cắm ấy sẽ cho phép bổ sung tất cả những tính năng và phần mềm mới vào trong máy tính. Một trong những tính năng này là Disk II, một loại ổ đĩa mềm Apple bắt đầu gắn thêm vào từ đầu năm 1978. Nó giúp cho việc chia sẻ và cài đặt phần mềm mới đơn giản hơn rất nhiều – chẳng mấy chốc, hoạt động cung cấp phần mềm cho Apple II phát triển mạnh. Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng nhất đưa tới thành công của Apple II không phải xuất phát từ bản thân Apple, mà chính một phần mềm có tên VisiCalc – chương trình bảng tính đầu tiên được đưa ra thị trường. VisiCalc chỉ chạy trên Apple II, và bản thân nó đã là cả một cuộc cách mạng. Hàng triệu kế toán, doanh nghiệp nhỏ hay thậm chí các cá nhân muốn quản lý tài chính của mình tốt hơn, có thể làm những phép tính phức tạp chỉ trong vòng vài phút thay vì phải mất hàng tuần nhẩm tính theo cách thông thường. Họ đổ xô đến các cửa hàng máy tính để mua bộ máy tính Apple II, biến Apple trở thành một trong những công ty có lợi nhuận cao nhất thời kỳ này. Chỉ bốn năm sau khi khởi sự từ một garage ôtô, công ty đã đi rất đúng hướng, theo đúng tính toán của Mike Markkula, để lọt vào nhóm Fortune 500 doanh nghiệp lớn nhất nước Mỹ. CHIÊM NGHIỆM 10 PHÚT - THAY ĐỔI THẾ GIỚI Apple Computer phát triển với tốc độ nhanh không ngờ. Các con số đạt được khiến người ta mê mẩn: từ doanh số 2.500 chiếc Apple II bán ra năm 1977, đã tăng lên 8.000 chiếc năm 1978, và tới 35.000 chiếc năm 1979. Điều đáng nói là, trước đó chưa hề có một thị trường máy tính cá nhân nào! Công ty kiếm được 47 triệu đôla doanh thu trong năm tài chính 1979, đưa Steve Jobs trở thành nhà triệu phú trên giấy tờ (anh sở hữu bảy triệu đôla giá trị cổ phiếu). Ban giám đốc công ty, trong đó có các thành viên mới như Arthur Rock và Don Valentine, bắt đầu tính chuyện cổ phần hóa Apple. Trong khi đó, các kỹ sư tại Cupertino đã bắt đầu bắt tay vào những công việc cho tương lai của Apple. Một vài dự án đã hoàn thành trong những năm đầu tiên này. Trước tiên, cuối năm 1978, chiếc Apple III xuất hiện, kế thừa trên di sản của Apple II. Woz không tham gia dự án và phê bình nó ngay từ đầu. Cũng có một dự án ít người biết đến nữa là Macintosh, do nhà khoa học máy tính Jef Raskin đứng đầu. Ông khởi sự huy động một đội nhỏ để thiết kế một chiếc máy “dễ sử dụng như một chiếc máy nướng bánh mì”, và được đặt theo tên một loại táo ông yêu thích. Steve Jobs không tham gia vào bất kỳ dự án nào trong số này. Anh có một dự án của riêng mình trong đầu, dự án Lisa. Không phải vô cớ mà anh đặt cái tên như vậy cho dự án này. Thực tế, năm 1978, khi Steve đã chuyển sang yêu cô nhân viên PR của McKenna, bạn gái cũ của anh từ hồi học trung học Chris-Ann Brennan lại xuất hiện và nói rằng cô sắp sinh. Steve không nhận mình là cha của đứa bé, dù mọi người xung quanh đều biết sự thực là vậy. Cô bé được đặt tên là Lisa… người ta thấy nhiều sự lúng túng trong thái độ của Steve, đặc biệt bởi chính anh cũng đã từng phải chịu đựng cái cảm giác bị bỏ rơi ấy. Như một động thái chia sẻ với cô con gái, anh lại lấy tên cô bé để đặt tên cho mã của dự án. Dự án Lisa bước sang ngã rẽ lớn cuối năm 1979, sau khi Steve tới thăm Xerox PARC. XEROX PARC LÀ GÌ? Trung tâm nghiên cứu Xerox Palo Alto, thường được gọi là Xerox PARC, được tập đoàn Xerox thành lập đầu những năm 1970. Có trụ sở tại East Coast, nhà sản xuất máy photo này nhận thấy ngành kinh doanh chủ chốt của mình đang bị đe dọa bởi một cuộc cánh mạng máy tính nổ ra, với khả năng rất lớn sẽ xuất hiện những văn phòng không giấy. Trong một động thái rất khôn ngoan, họ đã thành lập một trung tâm nghiên cứu ở Công viên Nghiên cứu Stanford, và thuê những nhà khoa học máy tính tài năng, nhiều trong số đó đến từ ngôi trường đại học hàng đầu này, để phát minh ra một văn phòng như thế của ngày mai. Năm 1979, khi Steve Jobs tới tham quan PARC, các nhà nghiên cứu ở đây đã đi tiên phong trong một số công nghệ sẽ làm nên cuộc cách mạng máy tính rồi. Họ sử dụng các máy tính để làm việc cùng nhau thông qua mạng công nghệ Ethernet. Họ phát triển lập trình hướng đối tượng, một phương thức mới để viết phần mềm hiệu quả hơn. Họ cũng đang chế tạo chiếc máy in laze. Nhưng trên hết, họ tạo ra chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới sử dụng giao diện đồ họa người dùng (GUI), máy tính Alto. Xerox Alto có một thiết bị lạ lẫm được gọi là con chuột, có thể dùng để di chuyển con trỏ chạy xung quanh màn hình. Bạn có thể mở các thư mục và tập tin, sao chép và dán nội dung vào bên trong đó. Đó đơn giản là một bước đột phá. Xerox PARC không hề giấu giếm công nghệ của mình với người ngoài. Giới công nghệ thông tin, tại Stanford nói riêng và Thung lũng nói chung, đều biết đến những tiến bộ của trung tâm. Mọi người đều cảm nhận rõ rệt công nghệ này sẽ có ảnh hưởng to lớn tới ngành công nghiệp máy tính – phải, mọi người trừ chính bản thân Xerox. Ban lãnh đạo bảo thủ ở East Coast chưa bao giờ hiểu được các nhà nghiên cứu của mình tại California đã đạt được bước tiến như thế nào. Họ đơn giản bỏ qua nó như bỏ qua một thứ vô ích. Nhóm Lisa có cuộc họp nội bộ ngắn thảo luận về công nghệ của Xerox PARC, với sự tham gia của Jef Raskin, giám đốc dự án Macintosh. Steve đã thương lượng với Xerox để được tham quan toàn bộ cơ sở sản xuất của hãng. Anh đã không thể quên được cảm giác của mình khi đặt chân tới đây. Chỉ trong vòng 10 phút tôi đã hiểu ra rằng một ngày nào đó tất cả máy tính sẽ hoạt động đơn giản như thế này. Steve Jobs trong cuốn phim tài liệu Triumph of the Nerds Một số nhà nghiên cứu và kỹ sư như Larry Tesler và Bruce Horn bị Apple lôi kéo khỏi PARC để phát triển một giao diện đồ họa người dùng cho Lisa. Thách thức lớn nhất lúc đó là phải làm sao để thiết kế cho ra một sản phẩm mang tính thực tiễn, chứ không phải là một mẫu máy lạ lùng không đâu, xây dựng tốn kém. Cuối cùng, một trong những lý do Xerox từ chối Alto là cái giá trên trời của nó: 20.000 đôla, tức là cao gấp năm lần chiếc Apple II. VỤ IPO ĐÌNH ĐÁM NHẤT KỀ TỪ THỜI FORD Năm 1980, Apple Computer bắt đầu phát hành cổ phiếu ra công chúng. Quyết định này có ít nhiều ý nghĩa lớn đối với Steve Jobs, cả về mặt công việc và cá nhân. Lúc đầu, ban giám đốc lo ngại những tác động cộng đồng xấu có thể xảy ra xung quanh cách Steve đối xử với cô con gái Lisa. Họ nhấn mạnh anh phải dàn xếp ổn thỏa vụ việc với Chris-Ann trong năm, bởi đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) dự kiến diễn ra vào tháng 12/1980. Anh đành miễn cưỡng đồng ý hoàn trả lại cho quỹ phúc lợi quốc gia đúng bằng số tiền họ đã dành để hỗ trợ mẹ của con gái anh, 20.000 đôla. Công ty cũng được tái cơ cấu mạnh mẽ ở bộ phận cấp cao. Chiếc Apple III ra đời mùa xuân năm 1980, nhưng nhanh chóng thảm bại trên thị trường. Máy gặp nhiều lỗi khiến hàng nghìn mẫu ban đầu bị gửi trả lại công ty, doanh thu của Apple vẫn phải nhờ vào việc bán Apple II. Dự án tiếp theo, Lisa, do đó càng mang tính quyết định tới tương lai của công ty. Kết quả, Apple Computer được tổ chức lại thành ba bộ phận mới: Phụ kiện; Hệ thống máy tính văn phòng làm việc (POS, bao gồm dự án Lisa), và Hệ thống máy tính cá nhân (gồm Apple II và Apple III). Steve tin chắc sẽ được lãnh đạo bộ phận Văn phòng, nhưng ban giám đốc lại lựa chọn một người cứng rắn hơn và kinh nghiệm hơn là John Couch. Thay vào đó, Steve được lựa chọn làm chủ tịch hội đồng quản trị. Lựa chọn này chủ yếu mang tính chất của một kế hoạch quan hệ công chúng để chuẩn bị cho đợt IPO. Công ty bắt đầu quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhất là qua tờ Tạp chí Phố Wall, để phổ biến “truyền thuyết” về vị kỹ sư thiên tài Steve Wozniak, và nhà tiếp thị tài ba, có tầm nhìn xa trông rộng Steve Jobs, những người đã làm nên cuộc cách mạng từ chiếc máy ở garage ôtô nhà mình. Có trang quảng bá in hình ảnh Steve Jobs và chiếc Apple II, cùng câu nói thú vị của anh rằng máy tính cá nhân là một kiểu xe đạp mới – xe đạp của trí óc. Tính cách của Steve cũng thay đổi nhiều trong giai đoạn này. Anh ngày càng được công nhận là một biểu tượng quốc gia, một biểu tượng cho làn sóng doanh nhân mới của đất nước. Anh bắt đầu nhận ra giấc mơ thay đổi thế giới của mình. Những ngày tháng hippie dường như đã qua lâu rồi: anh bỏ bộ râu và ria mép, không còn tới Trung tâm Thiền phái Los Altos nữa, và anh cũng thường ăn mặc sang trọng hơn. Cuối cùng, ngày 12/12/1980, Apple chính thức cổ phần hóa. Mặc dù nước Mỹ đang trong đợt suy thoái, nhưng chiến dịch vẫn thành công ngoài mong đợi. Đây là đợt phát hành cổ phần ra công chúng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ kể từ sau vụ Ford Motor năm 1956. Sau đợt IPO, số cổ phiếu của Steve Jobs có giá trị 217,5 triệu đôla, cao hơn 210 triệu đôla so với ngày hôm trước. CUỘC BÙNG NỔ CỦA NHỮNG GÃ KHÔNG ĐÂU Tuy nhiên, bản thân Steve thì vẫn vậy. Anh vẫn là một nhà quản lý quyết liệt, và nhiều kỹ sư không chịu làm việc với anh. Các giám đốc của Apple đều biết vấn đề này, và đây là một trong những lý do họ chỉ định John Couch điều hành dự án Lisa, thay vì Steve. Đặc biệt, Steve có quan hệ rất căng thẳng với CEO của Apple Mike Scott. Còn nhớ, Scott được Mike Markkula mời về năm 1977 để điều hành công ty. Nhưng như bạn sẽ sớm thấy, Scott có lẽ cũng nóng tính chẳng kém Jobs, nếu không nói là còn hơn thế. Thực tế, tại Cupertino đã xuất hiện một mối quan tâm chung về chất lượng của những người mới tại công ty. Tổ chức phát triển nhanh đến mức, nhiều người được tuyển vào thực sự không đủ trình độ đảm nhận công việc đang làm. Theo cách nói rất Steve Jobs, hiện tượng này có thể được gọi chung là “cuộc bùng nổ của những gã không âu”. Mike Scott, với biệt danh là Scotty, quyết định đã đến lúc phải hành động. Ngày 25/2/1981, một ngày đã đi vào lịch sử Apple là “Ngày thứ Tư đen tối”, khi ông sa thải một nửa nhóm làm việc của Apple II, mà không thèm báo cáo gì với Hội đồng quản trị – đây không phải là cách quản lý một công ty được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Ban lãnh đạo đã triệu tập cuộc họp và quyết định Apple sẽ sa thải Scotty ngay lập tức. Mike Markkula tạm đảm nhận công việc của ông này để lại trong khi công ty bắt đầu tìm kiếm một CEO mới. Sự ra đi của Scotty, một trong những đối thủ lớn nhất của Jobs, khiến anh được tự do hơn ở Apple. Điều này diễn ra không lâu sau khi vị chủ tịch trẻ tuổi của Hội đồng quản trị được phụ trách dự án nhỏ nhất trong bộ phận POS, dự án Macintosh của Jef Raskin. Nên nhớ, Jef là kỹ sư cũ của Apple, một con người rất thông minh và có giọng nói rất êm, nhưng chưa bao giờ đồng cảm lắm với Jobs. Ông thậm chí còn viết thư gởi cho Mike Scott để giải thích tại sao ông không thể nào làm việc được cùng với Steve. Nhưng ban lãnh đạo đành phải hy sinh ông thì Steve Jobs mới để dự án Lisa được yên, vì thế họ để ông ra đi, và chỉ định Steve lên làm trưởng nhóm mới của đội Mac. Sở dĩ Lisa là sản phẩm chiến lược đến vậy đối với Apple bởi nó liên quan tới cục diện mới của thị trường máy tính cá nhân. Thực tế, tháng 8/1981, cả ngành máy tính rung chuyển mạnh mẽ bởi sự ra đời của máy tính cá nhân IBM. Big Blue vẫn luôn là người đi đầu trong ngành máy tính, và trong suốt mấy chục năm – sản phẩm duy nhất của họ chỉ có những máy chủ cỡ lớn. Chứng kiến sự thành công nhanh chóng của Apple Computer và thị trường mới này, IBM đã quyết định chuyển sang các khách hàng cá nhân. Máy tính IBM thua kém Apple II ở nhiều mặt, nhưng chỉ riêng cái việc nó là sản phẩm của IBM đã đủ quan trọng rồi. IBM PC giúp cho các doanh nghiệp Mỹ sẵn sàng bắt đầu sử dụng máy tính cá nhân, bởi mọi nhà quản lý hệ thống thông tin đều biết rằng “bạn sẽ chẳng thể bị sa thải vì mua máy tính IBM”. Vị trí lãnh đạo thị trường của Apple rõ ràng đang bị đe dọa, và sản phẩm khả thi duy nhất, Apple II, cũng đã 4 năm tuổi. Sau khi Apple III thất bại, Lisa có vẻ là cứu cánh duy nhất cho công ty trái cây này. Khác biệt 4 THÀ LÀM HẢI TẶC CÒN HƠN GIA NHẬP HẢI QUÂN Những người bình thường đi theo con đường truyền thống để đảm bảo vị trí và sự an toàn. Steve coi thường điều đó. Với Steve, thà làm một kẻ nổi loạn để thay đổi cuộc sống còn hơn bằng lòng với những gì cũ mòn đã không còn giá trị với hiện tại và tương lai. MACINTOSH SINH RA TỪ HẢI TẶC THÀ LÀM HẢI TẶC CÒN HƠN GIA NHẬP HẢI QUÂN Steve Jobs nhanh chóng để lại dấu ấn trong nhóm Macintosh. Động lực của anh ở đây có thể kể đến: 1. Có một chiếc máy tính thành công của riêng mình, khác với chiếc Apple II, sản phẩm trí óc của Woz; 2. Trả thù ban lãnh đạo Apple vì trước kia đã đẩy anh ra khỏi dự án Lisa. Khi anh trở lại, nhóm Mac chỉ gồm có một số ít các kỹ sư: Brian Howard, Burrell Smith và Bud Tribble, cùng với một phụ nữ làm tiếp thị, Joanna Hoffman. Anh lập tức tuyển thêm một số nhân sự mới như Andy Hertzfeld, Chris Espinosa, George Crow, Steve Capps và Mike Boich, để xây dựng lực lượng hạt nhân của nhóm. Những nhân vật chủ chốt khác gia nhập sau như nhà thiết kế phần mềm tài năng Bill Atkinson từ nhóm Lisa, Mike Murray của bộ phận tiếp thị, hay Susan Kare, người thiết kế biểu tượng và một số phông chữ cho hệ thống. Về thiết kế vỏ máy, anh thuê hãng thiết kế Frogdesign của Harmut Esslinger, người đi tiên phong trong cái gọi là ngôn ngữ thiết kế “Snow White”, một phong cách đã có ảnh hưởng lớn đến ngành thiết kế máy tính thập niên sau này. Với Steve, dự án Macintosh sẽ cứu Apple thoát khỏi dự án lãng xẹt Lisa và bộ máy hành chính rối rắm của công ty. Anh cố gắng thổi vào nhóm của mình các giá trị kinh doanh, tự gọi nhóm là những kẻ nổi loạn và những nghệ sĩ, còn các bộ phận nhân sự khác của Apple là những kẻ không đâu. Nhóm thậm chí còn thuê hẳn một tòa nhà riêng biệt ở Bandley Drive, nơi Steve treo một lá cờ của những tên cướp biển: “Thà làm hải tặc còn hơn gia nhập Hải quân”, anh phát biểu, ý nói Hải quân là phần còn lại của Apple. Đến đầu năm 1982, Macintosh bắt đầu được công nhận là dự án quan trọng của Apple, không còn là một nỗ lực kỳ quặc nữa, nhưng nó vẫn là thứ gì đó khá gây tranh cãi. Bởi vì Mac có một chút gì đó giống Lisa, sản phẩm được đánh giá như Apple II, nên bị coi là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng từ cả hai nhóm. Hơn nữa, lãnh đạo của chúng tôi Steve Jobs lại có thói quen nói quá về tính ưu việt của nhóm Mac nên khiến người khác có xu hướng mất dần thiện cảm. Lập trình viên Andy Hertzfeld của nhóm Mac nói trên trang Folklore.org HỌA TỪ BÁO MÀ RA Chính trong năm1982 trọng đại, một sự kiện quan trọng xảy ra đã quyết định mối quan hệ giữa Steve với giới truyền thông. Tháng Hai, ở tuổi 27, anh xuất hiện trên trang bìa của tờ Tạp chí Time (có người nói chủ tịch Microsoft Bill Gates đã tức điên khi Steve được “lên” trước - phải hai năm sau ông mới xuất hiện trên trang bìa của tờ Time). Anh được mệnh danh là biểu tượng của giới doanh nhân trẻ ở Mỹ. Steve rất hài lòng và đồng ý cho phép phóng viên Mike Moritz của tờ Time được toàn quyền viết một cuốn sách về lịch sử của Apple nói chung và Macintosh nói riêng. Đến cuối năm, lại có những cuộc tranh luận gay gắt về việc đề cử Steve Jobs là Nhân vật của năm 1982. Mike Moritz, người vừa được bổ nhiệm làm Trưởng ban phụ trách San Francisco của tờ Time, bắt đầu tiến hành cuộc phỏng vấn dài kỳ để rộng đường dư luận. Nhưng trước sự ngỡ ngàng của công chúng, tờ Time quyết định bầu chọn “máy tính cá nhân là chiếc máy của năm 1982”. Không có Nhân vật tiêu biểu nào của năm! Thay vào đó Moritz viết một tác phẩm có tựa đề “Cuốn sách cập nhật về Jobs”, trong đó Jef Raskin nói Steve “có đủ tố chất để trở thành một ông vua nước Pháp khó tính”. Steve tỏ ra vô cùng bực tức. Anh đã gọi Jef Raskin và Dan Kottke, người bạn của anh ở Reed nói với Moritz rằng “điều gì đó đang xảy ra đối với Steve, xấu xa và không mấy tốt đẹp, điều gì đó liên quan đến tiền bạc, quyền lực và sự cô đơn. Anh đã ít nhạy cảm hơn với cảm xúc của mọi người. Anh thờ ơ và dửng dưng trước họ”. Nghe đồn sau vụ này Steve không bao giờ nói chuyện với Dan một lần nào nữa. Steve thường cảnh giác với giới truyền thông hơn từ đó trở đi. Anh cũng thận trọng hơn với những chuyện riêng tư của mình, sau khi tờ Time đem cả chuyện đứa con ngoài giá thú Lisa của anh lên mặt báo. MUỐN BÁN NƯỚC NGỌT SUỐT ĐỜI HAY ĐỔI THAY THẾ GIỚI? Tháng Giêng 1983, Steve tới East Coast để dự buổi ra mắt của Lisa. Đây quả là chuyện thật lạ, bởi trái tim của vị chủ tịch này rõ ràng giờ chỉ thuộc về Macintosh. Và anh không thể ngăn mình phát ngôn công khai điều đó. Sau đó vài tháng, anh đã tuyên bố, một chiếc máy tính GUI tốt hơn sắp ra đời, với phần mềm vượt trội mà giá chỉ bằng một phần nhỏ Lisa. Hơn nữa, phần mềm của Lisa sẽ không chạy được trên Macintosh. Thái độ này chỉ càng làm xấu thêm phản ứng phê phán vốn đã rất tiêu cực, chưa kể cái giá ngất ngưởng 10.000 đôla của chiếc máy. Trong khi Steve đang ở New York City, anh đã gặp giám đốc PepsiCo John Sculley. Hãy nhớ, Apple vẫn đang tìm kiếm một CEO, từ sau sự ra đi của Mike Scott. Ban lãnh đạo sẽ không để một anh chàng Steve Jobs 28 tuổi điều hành công ty bởi anh còn quá non kinh nghiệm. Steve lôi kéo Sculley tới California làm CEO của Apple và giúp ông trở thành một giám đốc thành công. Lời lẽ anh dùng để thuyết phục John Sculley đã trở thành truyền thuyết trong lịch sử kinh doanh: “Anh muốn dành phần đời còn lại của mình để bán nước ngọt, hay muốn có một cơ hội thay đổi thế giới?” Trích trong Triumph of the Nerds Trong những tháng ngày đầu tiên của Sculley tại Apple, mối quan hệ của ông với Steve Jobs giống như đang trong kỳ trăng mật. Họ thường nói trên các phương tiện truyền thông về việc cả hai hiểu nhau đến mức có thể nói đúng tiếp câu của người kia đang nói dở. Steve thực sự coi Sculley như một người bạn, và thường dẫn ông đi dạo quanh khu đồi Stanford. Quan trọng hơn, Sculley cũng đồng ý với tầm nhìn của Steve về việc đưa Macintosh trở thành ưu tiên số một tại Apple. Trong suốt năm 1983, Lisa hóa ra lại là thứ bom xịt trên thị trường, giống như Apple III trước đó. Apple vẫn phải sống dựa vào chiếc máy tính đã 6 năm tuổi - mà thị phần lại đang co hẹp trước sự bánh trướng của máy tính cá nhân IBM. Macintosh phải thành công, nếu không, công ty sẽ bị bật khỏi thương trường rất nhanh chóng. CUỘC TRÌNH LÀNG MACINTOSH Sau khi Lisa ra mắt vào tháng Giêng năm 1983, cả nhóm Lisa đã gia nhập nhóm Steve và đội của anh chuẩn bị sẵn sàng đưa Macintosh ra thị trường. Nhóm nhanh chóng phát triển lên vài chục người - những ngày sống nổi loạn dường như đã qua lâu rồi. Nhưng mọi chuyện không diễn ra suôn sẻ: tất cả các nhóm đều bị chậm tiến độ, và ban quản lý cuối cùng phải ấn định một ngày phải hoàn thiện sản phẩm để kịp ra mắt. Họ chọn ngày đại hội cổ đông của Apple năm 1984, ngày 24 tháng Giêng. Áp lực phát triển phần mềm cho nền tảng mới để kịp buổi ra mắt cũng rất lớn. Một số nhà phát triển phần mềm đăng ký tham gia, trong đó có hãng đứng đầu thị trường Microsoft của Lotus và Bill Gates, những người đang kinh doanh là hệ điều hành cho máy tính cá nhân IBM, DOS. Nhưng một trong những vấn đề nóng nhất là thái độ chống đối của Steve Jobs. Anh thường xuyên phê phán các bộ phận khác: anh từng gọi nhóm kỹ sư của Apple II (những người duy nhất đem tiền về cho công ty) là “bộ phận sản xuất tối dạ và nhàm chán”. Sau khi Lisa được tung ra thị trường, anh cũng nói trước cả nhóm phát triển, trong đó có những người sắp bị cho thôi việc: “Tôi chỉ thấy toàn hạng B và C ở đây. Tất cả những người hạng A đều đã tham gia với tôi ở nhóm Mac”. Về chuyện tiếp thị, Steve đã cùng Mike Murray đi tới Chiat/Day để thảo luận với Lee Clow làm một đoạn quảng cáo đặc biệt cho Macintosh, quảng cáo 1984. Họ thuê một giám đốc trẻ, Ridley Scott, để quay đoạn quảng cáo mô tả máy tính của Apple như một nữ vận động viên điền kinh California tóc vàng khỏe khoắn ném thẳng chiếc búa vào mặt của Big Brother (ám chỉ IBM) trên một màn hình lớn. Quảng cáo kết thúc với dòng chữ, 1984 này sẽ không giống như “1984” của George Orwell. Đoạn quảng cáo táo tợn đến mức suýt bị hủy làm lại, nhưng cuối cùng ban lãnh đạo vẫn tán thành. Giờ đây không ít người thừa nhận, đó là một trong những đoạn quảng cáo truyền hình hay nhất từng được quay. Nó được phát sóng trong chương trình Super Bowl XVIII, ngày 22/1/1984, và gây nên một cơn sốt truyền thông xung quanh sự kiện ra mắt của Macintosh hai ngày sau đó. Khi ngày hạn cuối cùng đến, Steve một lần nữa chứng tỏ tài năng bậc thầy về quảng cáo truyền hình của mình. Anh giới thiệu Macintosh là một cuộc cách mạng trước đám đông đang hết sức cuồng nhiệt tại khán phòng Flint Center của Cupertino. Khi xuống khỏi sân khấu, anh nói: Đó là khoảnh khắc hãnh diện nhất và hạnh phúc nhất trong cuộc đời tôi. Trích dẫn trong Triumph of the Nerds Sau những gì Apple trải qua trong vòng ba năm ấy, mọi hy vọng giải cứu công ty đều được đặt vào chiếc Macintosh của Steve. Đây quả là một sự đánh cược mạo hiểm… NHỮNG NỖI THẤT VỌNG Ban đầu, Mac tưởng chừng sẽ là một thành công lớn. Vài tháng sau ngày ra mắt, Steve Jobs và đội phát triển đã xuất hiện trong vô vàn bức ảnh, trả lời hơn 200 cuộc phỏng vấn, và cuối cùng xuất hiện trên trang bìa của một số tạp chí. Tình hình bán hàng tại các trường đại học của Mỹ cũng khá mỹ mãn. Trước khi giới thiệu, nhóm kinh doanh của Apple đứng đầu là Dan’l Lewin đã thuyết phục 24 tổ chức thuộc Liên đoàn Ivy đăng ký cái gọi là Chương trình Liên kết Đại học Apple: họ sẽ trở thành những trung gian của Apple, mua Macintosh giá sỉ và bán lại giá lẻ cho sinh viên. Trong cả năm 1984, Macintosh trở thành chiếc máy đầu tiên được sùng bái trong giới sinh viên đại học Mỹ. Nhưng sau làn sóng mua hàng đáng phấn khởi ban đầu ấy, doanh số của Mac bắt đầu đi xuống. Một số băn khoăn về máy tính của Apple bắt đầu nảy sinh: thứ nhất, máy quá chậm bởi khả năng xử lý kém các Giao diện đồ họa người dùng phức tạp. Giá thành của máy cũng quá đắt, 2.500 đôla, cao hơn 1.000 đôla so với máy tính của IBM được coi là đối thủ cạnh tranh. Nhưng điểm yếu lớn nhất của máy là phần mềm: Macintosh là một nền tảng hoàn toàn mới, gần như không chương trình nào có thể chạy trên đó ở thời điểm chiếc máy mới xuất hiện, trong khi vô số các ứng dụng đã có sẵn trên nền tảng IBM PC. Mọi người đều cảm nhận Macintosh thân thiện và dễ sử dụng hơn, công nghệ sử dụng tối ưu hơn nhiều máy tính IBM; nhưng lại rất vô ích. Nhóm tiếp thị của Mike Murray bị chỉ trích quảng cáo không đúng về sản phẩm: các nhà kinh doanh đồng ý là chiếc máy rất đẹp, nhưng chỉ phù hợp cho giới trẻ và con cái họ, và đây không phải là chiếc máy tính giúp cải thiện năng suất. Khác biệt 5 CHỈ TUYỂN NHỮNG NGƯỜI “ĐỈNH CỦA ĐỈNH” Steve Jobs không bao giờ chấp nhận những người chỉ giỏi thứ hai. Khác với những công ty khác đi tìm người giỏi vừa vừa để chỉ phải trả mức lương vừa vừa. Steve chỉ tuyển những người giỏi nhất vì với ông, khoảng cách giữa số 1 và số 2 luôn là cả một đại dương. BỊ LOẠI KHỎI APPLE NHỮNG CUỘC CÃI VÃ NẢY LỬA Steve không thể xử lý thất bại của sản phẩm con cưng trên thị trường. Anh tiếp tục cư xử như thể anh đã cứu Apple, đối xử với nhân viên không thuộc nhóm Mac ở Cupertino một cách thiếu tôn trọng. Mọi người cảm giác anh đã phá hỏng nhóm Mac, anh mua cho họ xe máy BMW và đàn piano Bosendorfer chính hiệu bằng tiền túi của mình, trong khi công ty vẫn đang sống nhờ doanh thu từ Apple II (thực tế, các kỹ sư Macintosh được trả chỉ bằng hoặc thậm chí thấp hơn các đồng nghiệp khác). Bức xúc bên trong Apple đối với Steve Jobs ngày càng tích tụ lớn hơn. Thời trăng mật với CEO John Sculley cũng kết thúc: hai người hay chỉ trích nhau hơn trong nội bộ. Ngay cả Woz, người cảm thấy bị xúc phạm bởi cách đối xử mà nhóm Apple II nhận được, cũng rời bỏ công ty vào tháng 2/1985. Anh công khai phê bình ban quản trị tại Cupertino: đây là một thảm họa PR của công ty. Tháng 4/1985, ban giám đốc lại thảo luận kế hoạch tái cơ cấu cho công ty. Mọi người đều đồng ý cần phải có một giám đốc mới cho nhóm Mac, và người được đề cử là giám đốc của Apple tại Pháp, Jean-Louis Gassée. Ban đầu Jobs thậm chí đã chấp nhận ý tưởng đó và tính chuyển sang điều hành bộ phận nghiên cứu và phát triển. Nhưng anh cảm thấy bị xúc phạm khi Gassée yêu cầu phải cam kết bằng văn bản việc thăng chức này. Với anh, đây trở thành cuộc chiến cá nhân với Sculley. Trong khi vị CEO này đang đi công tác, ngày 23/5/1985, Steve đã tập hợp một số trợ lý cao cấp và nói với họ rằng Sculley muốn anh đi khỏi công ty của chính anh. Ngay hôm sau, Sculley biết được âm mưu và đã hủy chuyến đi. Ông đối đầu với Steve ngay trước mặt các giám đốc khác của Apple. Sau vài giờ thảo luận căng thẳng, họ đơn giản không thể tìm ra cách giải quyết xung đột giữa hai người. Steve nói anh sẽ xin nghỉ phép cho tới khi nào họ hoàn thành xong việc tái tổ chức, và bỏ đi. Chỉ vài ngày sau, ngày 28/5, Sculley thông báo cho anh, ban lãnh đạo đã quyết định xong cơ cấu tổ chức mới, trong đó không có anh trong bất kỳ cương vị quản lý nào. Steve đã sai lầm khi tin rằng ban lãnh đạo sẽ đứng về phía mình: anh thua trong cuộc đấu quyết định. Ở tuổi 30, tôi phải ra đi. Ra đi một cách rất công khai. Những gì tôi theo đuổi cả đời đã biến mất, nó đã bị phá hủy. Tôi không biết phải làm gì trong những tháng tiếp theo. Tôi cảm thấy mình đã làm thế hệ doanh nhân đi trước phải thất vọng - như mình đã đánh rơi mất cây gậy trong cuộc chơi khi người ta vừa trao nó cho tôi. Tôi đã gặp David Packard và Bob Noyce, cố gắng xin lỗi vì đã làm mọi chuyện trở nên tồi tệ. Tôi đã thất bại mất mặt, và tôi thậm chí đã nghĩ tới chuyện chạy khỏi Thung lũng. Phát biểu tại Lễ phát bằng của trường Stanford, ngày 12/6/2005 NHỮNG THỬ NGHIỆM HOANG DẠI Trong bốn tháng, từ tháng 5 đến tháng 9/1985, Steve vẫn là chủ tịch Hội đồng quản trị - anh không bị sa thải khỏi Apple, như suy nghĩ chung của nhiều người. Nhưng anh có rất nhiều thời gian trong tay, và cố gắng nghĩ xem sẽ làm gì tiếp theo. Anh tới châu Âu, giới thiệu Macintosh cho các trường đại học Pháp, đi xe đạp quanh Tuscany, và tính định cư luôn tại miền nam nước Pháp. Sau đó anh đến Liên Xô để thuyết trình về lợi ích của máy tính cá nhân và đặt vấn đề với NASA đi tham quan trên tàu vũ trụ Con thoi. Anh thậm chí còn định ứng cử vào văn phòng thống đốc California, tìm kiếm lời tư vấn của anh bạn Jerry Brown. Nhưng không dự định nào trên đây có thể thực sự “hấp thụ” hết nguồn năng lượng và đam mê cháy bỏng trong anh dành cho máy tính. Anh cũng tìm kiếm địa chỉ đầu tư. Một trong những người bạn rất thân của anh ở Xerox PARC, chuyên gia hàng đầu về máy tính, Alan Key, kể với anh về một nhóm các nhà phát triển đồ họa máy tính ở bắc Bay Area, mà công ty mẹ của họ Lucasfilms’Industrial Light & Magic, đang có ý định bán đi. NGUỒN GỐC CỦA PIXAR Cha đẻ của Pixar là hai nhà nghiên cứu Ed Catmull và Alvy Ray Smith, những người ngay từ đầu những năm 1970, đã có chung ước mơ làm phim hoạt hình bằng máy tính. Tuy nhiên, họ biết sẽ phải mất ít nhất một thập kỷ tầm nhìn của họ mới có thể trở thành hiện thực, với điều kiện máy tính có đủ sức mạnh cần thiết để xử lý những thao tác phức tạp. Vì thế họ cứ làm việc cùng nhau và chờ đợi sự tiến bộ của công nghệ. Catmull và Smith từng bước tập hợp một đội nòng cốt những người tiên phong về đồ họa máy tính cũng tin vào việc làm phim hoạt hình bằng máy tính. Trong số những thành viên đầu tiên có hai nhà khoa học máy tính Ralph Guggenheim và Bill Reeves. John Lasseter, một nhà làm phim hoạt hình thông minh của Disney, cũng tham gia nhóm năm 1984. Từ ngày thành lập, nhóm liên tục bị chuyển nhượng; đến năm 1985, thuộc về Industrial Light & Magic (ILM) của George Lucas. Tuy nhiên, nhà làm phim Chiến tranh giữa các vì sao đang muốn bán bộ phận này. Ông cần tiền sau vụ ly hôn, và quan trọng hơn, ông không có chung nhận định về tương lai với nhóm này. Ông chỉ muốn dùng kỹ xảo 3-D làm hiệu ứng đặc biệt trong các bộ phim. Hơn nữa, vào thời điểm đó, Pixar đang phát triển một chiếc máy tính đồ họa mạnh mẽ chuyên dùng để xử lý dữ liệu hình ảnh. Họ cũng bắt đầu phát triển ngôn ngữ máy tính 3-D của riêng mình, RenderMan. Bộ phận này rõ ràng đang phát triển ra ngoài lĩnh vực trọng tâm của Lucasfilm, và đó là lý do tại sao họ đang tìm kiếm một khách hàng mới. Steve tham quan phòng thí nghiệm ILM và bị ấn tượng rất mạnh. Anh so sánh trải nghiệm này với những phát hiện tại Xerox PARC sáu năm trước, khi anh lần đầu tiên được biết đến giao diện đồ họa người dùng. Tuy nhiên, mức giá yêu cầu quá cao: 30 triệu đôla. Anh từ chối Lucas, nhưng đề nghị khi nào chào giá thấp hơn thì hãy gọi cho anh. MƯU ĐỒ PHỤC HẬN Mọi chuyện cứ thế diễn ra, và Steve Jobs vẫn đang tìm kiếm hướng đi mới trong cuộc sống khi anh gặp lại một người bạn ở Đại học Stanford từng giành Giải thưởng Nobel, Paul Berg. Berg nói với anh về công việc liên quan tới DNA của mình, và hỏi anh liệu các phân tử có thể được mô phỏng trên máy tính. Anh trả lời là không, hay ít nhất là vẫn chưa… điều này đưa Steve đến ý tưởng bắt đầu một công ty mới. Anh sẽ xây dựng một chiếc máy tính cao cấp chỉ dành cho thị trường giáo dục bậc cao và giới nghiên cứu. Anh đi thăm dò và nhận thấy thị trường đúng là đang có nhu cầu cái gọi là máy 3M này - một chiếc máy tính có thể chứa bộ nhớ một megabyte, thực hiện hàng một triệu hướng dẫn mỗi giây, và thể hiện một triệu pixel trên màn hình. Do vẫn là người của Apple, anh quyết định thông báo với ban lãnh đạo về quyết định của mình. Ngày 13/9/1985, anh miêu tả lại kế hoạch. Ban lãnh đạo ban đầu tưởng chừng rất hào hứng, thậm chí sẵn sàng đầu tư vào dự án mới của ngài chủ tịch. Nhưng khi Steve tuyên bố ai sẽ theo anh trong công ty mới, có tên NeXT này, họ quay sang khắt khe hơn: anh sẽ có sự hợp tác của Bud Tribble, lập trình viên Mac đầu tiên; George Crow, kỹ sư phần cứng chủ chốt của Mac; Rich Page, người chứng kiến gần như toàn bộ quá trình phát triển của Lisa; Dan’l Lewin, người đã hiện thực hóa sáng kiến Liên kết Đại học Apple; và Susan Barnes, nam sinh viên đại học Wharton với bằng MBA về tài chính. Họ không phải là những nhân vật hạng xoàng bởi chính Steve đã giới thiệu họ. Apple cảm thấy bị đe dọa, đặc biệt khi những người này sẽ tham gia dự án máy tính 3M có tên mã “Big Mac”. Đây là cuộc đảo chính của Steve. Ngày 17/9, anh tuyên bố quyết định xin thôi chức vụ tại Apple trước sự ngỡ ngàng của một loạt các phóng viên tại dinh thự của anh ở Woodside. ĐÓ LÀ NEXT INC. Khởi đầu của NeXT cũng chẳng dễ dàng. Đúng cái lúc công ty được thành lập, sáu đồng sáng lập bị ông chủ cũ, Apple, đòi bồi thường. Công ty trái cây cáo buộc họ ăn cắp công nghệ. Kết quả, trong khoảng một năm đầu tiên tồn tại, công ty không thể tập trung được vào bất kỳ sản phẩm nào, bởi bất cứ lúc nào họ cũng có thể thua kiện và phải trao lại tất cả công nghệ họ đang phát triển cho Apple. Trong khi đó, Steve Jobs lại tham vọng xây dựng một công ty hoàn hảo. CÔNG TY HOÀN HẢO Anh bắt đầu với việc mà anh thạo làm nhất: tuyển dụng. Anh chỉ tuyển những người thực sự thông minh và có năng lực. Có lúc NeXT còn quảng cáo ngay cả lễ tân của họ cũng phải có bằng tiến sĩ! Một sự cường điệu hóa đến không thể tin được xung quanh dự án mới của Steve. Tưởng như cả Thung lũng Silicon đều muốn làm việc cho NeXT - ngay cả khi đây được coi là “niềm tin viển vông” (bởi không ai biết sau cùng họ sẽ phải làm về cái gì). Trong số những nhân viên đầu tiên có Avie Tevanian, một thiên tài phần mềm. Khi Steve gặp anh, anh vẫn đang là sinh viên của trường Đại học Carnegie Mellon. Anh đang thực hiện dự án về UNIX có tên Mach; Steve nói với anh rằng nếu gia nhập NeXT, phát minh của anh sẽ được chạy trên hàng triệu máy tính chỉ trong vòng vài năm. Về cơ bản bạn phải gặp gỡ mọi người trong cả công ty và tất cả đều ủng hộ bạn. Cảm giác thực sự giống như tình anh em. Mọi người đều yêu quý bạn. Vì thế bạn cảm thấy bất kỳ ai tiếp xúc với hẳn phải là “những con người đỉnh của đỉnh”. Lời của một nhân viên hồi đầu mới vào NeXT trích trong tác phẩm The Second Coming of Steve Jobs của Alan Deutschman. NeXT đối đãi nhân viên theo cách khá độc đáo so với ở Thung lũng Silicon. Đầu tiên, chỉ có hai mức lương duy trì trong thời gian dài: nhân sự cấp cao 75.000 đôla một năm; những người còn lại 50.000 đôla. Điều này mang đến cho công ty một cảm giác cộng đồng, một cộng đồng của những con người siêu thông minh, chứ không phải là một công ty công nghệ mới thành lập với động lực là lòng tham. Những điểm nổi bật khác bao gồm câu lạc bộ sức khỏe, dịch vụ tư vấn, cho vay khẩn cấp, và nước trái cây tươi miễn phí. Điều đáng nói là, công ty này vẫn chưa hề có doanh thu trong những năm đầu này - nó vẫn vận hành bằng tiền túi của Steve. Steve cũng tìm kiếm một logo và dấu hiệu nhận biết doanh nghiệp cho dự án mới này của mình. Anh tìm được cả hai thứ này khi dò hỏi ai là người thiết kế logo giỏi nhất hành tinh, và được giới thiệu tới giáo sư mỹ thuật Đại học Yale, Paul Rand. Rand thiết kế một logo với không quá 100.000 đôla, và anh đã nghĩ đến cái tên NeXT, với chữ “e” viết thường rất đáng chú ý, đại diện cho “education (giáo dục), excellence (tuyệt hảo), expertise (tri thức), exceptional (đặc biệt), excitement (thú vị), e=mc²...” Cuối cùng, Steve cũng không hề tỏ ra keo kiệt với trụ sở của NeXT. Một trong 10 nhân viên đầu tiên trong biên chế của công ty là Tom Carlisle, một chuyên gia thiết kế nội thất. Trụ sở đặt tại một trong những khu vực đắc địa nhất tại Thung lũng, Công viên Công nghiệp Stanford, cách Xerox PARC không xa. Carlisle trang trí nơi này bằng tường kính và những bức hình Ansel Adams rất đẹp, và thiết kế một không gian chung với sàn gỗ chắc, bao gồm bếp ăn với bàn ăn bằng đá granite và một khán phòng với những chiếc ghế sofa hình chữ U cho 12 người ngồi. SĂN LÙNG MẠNH THƯỜNG QUÂN Sau khi rời Apple, Steve bán gần như toàn bộ số cổ phiếu của mình cho bõ cơn tức. Vì thế, đầu năm 1986, anh vẫn ngồi trên đống tiền hơn 100 triệu đôla, chờ đợi cơ hội đầu tư. Anh nhận được cú điện thoại của Lucasfilm: họ không tìm thấy người mua ưng ý nào cho nhóm đồ họa máy tính, vì thế họ hạ giá bán xuống hai phần ba. Steve đồng ý trả 10 triệu đôla, và ngày 30/1, Pixar được hợp nhất. Nhưng đây hứa hẹn là một khoản đầu tư tốn kém của anh trong những năm sau. Nhưng Pixar thế nào thì mặc Pixar - đó chỉ là “thú vui” của Steve, bởi trái tim anh chỉ dành cho NeXT. Anh giao cho Catmull và Smith điều hành nhóm nhỏ ở bắc Bay Area này, để anh tập trung thời gian cho Palo Alto. Apple vừa từ bỏ vụ kiện với công ty mới, vì thế, cuối cùng họ cũng có thể bắt đầu dự án máy tính phục vụ giáo dục bậc cao. Điều thú vị là, thú vui làm một ông chủ đầu tư của Steve có lẽ trái ngược hoàn toàn với tình cảm dành cho các công ty của mình. Cho dù anh chẳng quan tâm tới Pixar được bằng như với NeXT, anh vẫn mở cho công ty một khoản các tín dụng mà anh sẽ trả bằng tiền của mình trong vài năm. Pixar vẫn luôn phải cầu cứu thêm tiền từ Steve bởi họ gần như không có bất kỳ khoản doanh thu nào. Trong khi đó, anh lại từ chối tài trợ cho NeXT hoàn toàn bằng tiền của mình. Anh bắt đầu tìm kiếm nhà đầu tư bên ngoài ngay từ đầu. Một thay đổi quyết định diễn ra khi vào tháng 11/1986, CBS phát sóng bộ phim tài liệu có tên Entrepreneurs nói về Jobs trong giai đoạn khó khăn của công ty NeXT. Trong số các khán giả xem phim có tỷ phú Ross Perot, người vẫn đang rất dư dả sau khi bán công ty Electronic Data Systems cho General Motors. Ông thấy rất hấp dẫn và gọi điện cho Steve: “nếu anh cần một nhà đầu tư, hãy liên lạc với tôi”. Đây quả là tin tốt lành bởi NeXT đang bắt đầu đốt tiền với tốc độ ngoài sức tưởng tượng. Vì thế, thỏa thuận nhanh chóng được ký kết: tháng 2/1987, họ tuyên bố Perot đầu tư 20 triệu đôla để đổi lấy 16% quyền sở hữu NeXT, trong khi Steve giữ 63%. Công ty vẫn chưa có sản phẩm nào ngoại trừ sự hào phóng mà nó nhận được từ các ông chủ, tuy nhiên vẫn được định giá trên 125 triệu đôla! Điều đó chứng tỏ, cái tên Steve Jobs đã có sức nặng như thế nào từ hồi giữa những năm 1980. Ross Perot tham gia Hội đồng quản trị cùng với hiệu trưởng trường Đại học Carnegie Mellon, Pat Crecine, một người bạn thân thiết của Steve. Thực tế thành phần Hội đồng quản trị không được cân bằng cho lắm… TÌM LẠI ĐIỂM TỰA GIA ĐÌNH Cuộc sống riêng tư của Steve cũng trải qua những thăng trầm. Đầu tiên, sau nhiều năm tìm kiếm, cuối cùng anh cũng tìm được gia đình sinh ra mình. Mẹ ruột của anh, Joanne, vẫn còn sống, và đã cưới cha anh vài năm sau khi Steve sinh ra. Họ sinh một bé gái, em ruột của Steve, tên là Mona. Mona Simpson là một nhà văn trẻ nhưng đã rất thành công, và vừa xuất bản một tiểu thuyết giúp cô giành được một số giải thưởng văn học, Anywhere But Here. Steve rất xúc động vì em gái mình là một nghệ sĩ: quả thực trong anh cũng có gen nghệ sĩ! Anh đặt lên tủ sách tại NeXT một cuốn sách của Mona tặng. Anh cũng chịu nhận cô con gái Lisa 9 tuổi của mình. Cô bé hay tới thăm anh hơn tại nhà riêng ở Woodside, và thậm chi anh còn thỉnh thoảng đưa tới văn phòng làm việc của NeXT. Anh bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới việc học của cô bé. Cuối cùng, anh trở nên ổn định hơn trong các mối quan hệ và tính tới chuyện kết hôn với bạn gái Tina Redse. Toàn bộ giai đoạn cuộc đời này của Steve được ghi lại rất rõ trong A Regular Guy, một tiểu thuyết của Mona Simpson mà ở đó Steve Jobs và Lisa được cải trang làm nhân vật chính. Khác biệt 6 KHÔNG CÓ CHI TIẾT NÀO DÙ NHỎ NHẤT LÀ TẦM THƯỜNG Những doanh nhân khác thích tỏ ra là có tầm nhìn bằng việc luôn nghĩ lớn và coi thường những chuyện nhỏ nhặt. Steve thì khác, ông coi những thứ nhỏ nhặt và đơn giản lại là yếu tố quyết định cho thành công của một sản phẩm và cả con đường kinh doanh. ĐI TÌM SỰ HOÀN HẢO Có lẽ không có sản phẩm nào trong sự nghiệp của Steve bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa cầu toàn của anh hơn chiếc máy tính NeXT Cube. Tưởng như không một chi tiết nào, dù là rất nhỏ, bị bỏ qua, Mọi thứ đối với NeXT phải là hoàn hảo. Đầu tiên là về phần mềm. Khi Steve tìm tòi khắp nơi một hệ điều hành máy tính được cho là tiên tiến nhất, anh phát hiện phần mềm ổn định và hiện đại nhất có tên UNIX. Đó là một hệ điều hành khá phức tạp nhưng hết sức mạnh mẽ, được sử dụng trong máy chủ của các trường đại học hay các công ty. Công nghệ UNIX hiện đại nhất này đang được phát triển tại trường Carnegie-Mellon, nơi Steve tìm thuê được một số lập trình viên giỏi nhất, như Avie Tevanian. Anh cũng được nghe kể về lập trình hướng đối tượng, một sản phẩm đột phá của Xerox PARC, giúp cho việc phát triển phần mềm nhanh và hiệu quả hơn. Đây là cách dễ dàng nhất và hiệu quả nhất để xây dựng phần mềm, và lại là một phát minh quan trọng nữa của Xerox PARC. Vì thế, Steve biết lựa chọn ưu tiên của anh cho hệ điều hành NeXT sẽ là hệ định hướng đối tượng UNIX – cộng thêm với giao diện đồ họa người dùng, để giúp nó thân thiện với người dùng hơn. Đây là những nền tảng đầy tham vọng của NeXTSTEP, tham vọng đến mức phải mất vài năm họ mới cho ra đời được một hệ điều hành ổn định. Thứ hai, dĩ nhiên là phần cứng. Steve vẫn rất ấn tượng với nhà máy từng được sử dụng để sản xuất Macintosh – lần này anh còn muốn làm tốt hơn thế với NeXT. Anh quyết tâm xây dựng một nhà máy tự động hiện đại bậc nhất thế giới, ở Fremont, nơi cũng cách không xa chính nhà máy Mac đó. Máy tính NeXT sẽ được xây dựng không cần bàn tay con người, mà dùng những con robot điều khiển bởi chính các máy tính NeXT khác. Công ty được thiết kế để sản xuất hàng loạt các máy tính NeXT Cube và sẽ giảm thiểu chi phí nhờ sản xuất số lượng lớn… một lựa chọn tai hại cho tương lai. Và cuối cùng, thiết kế của chiếc máy tất nhiên cũng phải thật bắt mắt. Steve lại thuê Frogdesign, công ty đã thiết kế nên chiếc Macintosh, và họ đã nghĩ đến một khối lập phương màu đen hoàn hảo bằng magiê. Cho dù Cube xứng đáng có một vị trí trong SF MOMA (Bảo tàng Nghệ thuật hiện đại San Francisco), nhiều đặc điểm của nó khiến các kỹ sư rất khó xây dựng: từ một góc phải hoàn hảo cho tới nguyên liệu và màu sắc, vô cùng phức tạp – và tốn kém – nếu kết hợp với nhau. Hơn nữa, Steve còn đòi hỏi bo mạch cho Cube cũng phải thiết kế thật đẹp. Toàn bộ linh kiện điện tử, thường gắn trên các miếng nhựa khác nhau, được đính vào một tấm bảng hinh vuông duy nhất mà ngài chủ tịch thấy cũng phải đẹp như vỏ máy vậy. Tuy nhiên, đó cũng là vấn đề đòi hỏi nỗ lực giải quyết lớn của các kỹ sư. Một vấn đề khác liên quan đến hệ thống lưu trữ của máy tính: Steve không thích đĩa mềm, vì thế khi anh biết đến một công nghệ do Canon phát triển có tên ổ đĩa quang, anh lập tức mang vào thử nghiệm. Đây là cách thức lưu trữ dữ liệu rất mới, nhưng chưa được đưa ra thị trường và giá cả cũng rất trên trời. Steve đặt cược vào đó và biến nó thành tiêu chuẩn cho máy tính NeXT. CHIẾC MÁY TÍNH QUÝ TỘC Bởi tất cả đều là những phát minh quan trọng, trong cả phần cứng và phần mềm, nên ngày ra mắt của máy tính NeXT cũng liên tục bị lùi lại. Ban đầu, công ty dự kiến giới thiệu vào mùa xuân năm 1987, bởi hầu hết các trường chuẩn bị mua sắm cho năm học mới vào thời gian mùa xuân. Nhưng chiếc máy vẫn chưa thể sẵn sàng cho thời điểm đó. Lịch trình lại phải hoãn tới mùa thu năm 1987, rồi mùa xuân 1988, và cuối cùng lại mùa thu 1988 – rồi mãi tới 12/10 mới là ngày chính thức. *** Tôi nghĩ tôi có thể đại diện cho mọi người ở NeXT, để nói rằng thật tuyệt khi trở lại. [...] Tôi nghĩ chúng ta sẽ cùng nhau trải qua một trong những giai đoạn chỉ diễn ra một đôi lần trong kỷ nguyên máy tính, một thời điểm mà khi một cấu trúc mới được đưa ra, nó sẽ thực sự làm thay đổi tương lai ngành máy tính. Và chúng tôi đã triển khai dự án này trong ba năm. Kết quả đạt được tuyệt vời ngoài sức mong đợi… Trích Steve Jobs trong bài viết Steve Jobs and the NeXT Big Thing của Randal E. Stross *** Hoạt động quảng cáo “phóng đại” cũng hết sức rầm rộ. Steve đứng trên sân khấu Nhà hát giao hưởng Davies của San Francisco trong suốt ba tiếng đồng hồ, kết thúc bài thuyết trình của mình với một bản nhạc của một nghệ sĩ violin và một máy tính NeXT Cube cùng chơi để chứng minh khả năng âm thanh tuyệt hảo của chiếc máy tính. Khán giả bên dưới bị cuốn hút đến mức gần như không ai nhận ra anh đã thả hai quả bom tấn vào trong bài phát biểu của mình. Đầu tiên, NeXTSTEP, hệ điều hành của chiếc máy tính, vẫn chưa sẵn sàng sau hơn hai năm phát triển. Đây vẫn là phiên bản thử nghiệm và sẽ không thể hoàn thiện trong vòng sáu tháng nữa. Thứ hai, giá một chiếc Cube đắt không tưởng, 6.500 đôla, cao hơn gấp đôi mức giá 3.000 đôla các trường sẵn sàng trả cho chiếc máy 3M. Và đó là còn chưa kể chiếc máy in laser 2.000 đôla hay ổ cứng 3.000 đôla vô cùng cần thiết bởi ổ đĩa quang chạy quá chậm… Cube thực sự là một món hời với mọi thứ bên trong nó: riêng ổ đĩa Canon đã có giá 6.000 đôla trên thị trường, chưa kể các phần mềm cách mạng của NeXT – nhưng chẳng ai có tiền đầu tư vào một chiếc máy hiện đại như thế. RA ĐỜI MÁY TÍNH ĐỒ HỌA Trong khi đó, cái được gọi là “thú vui” của Steve, Pixar, cũng đang có những tiến bộ. Hãy nhớ nó được Lucas giới thiệu là một nhóm sản xuất đồ họa máy tính. Năm 1986, ngay sau khi được hợp nhất, công ty đã đưa ra thị trường chiếc máy tính đồ họa chuyên dụng: Pixar Image Computer, hay PIC. Nhưng ngay cả với thị trường doanh nghiệp mà hãng này đang nhắm đến, cái giá 125.000 đôla, đòi hỏi phải có thêm máy trạm đi kèm, và lại thiếu gần như toàn bộ phần mềm, PIC trở thành giải pháp rất bất khả thi. Nó cơ bản chỉ nhắm đến các trường đại học lớn và các phòng thí nghiệm hiện đại trong các ngành nhỏ. Doanh thu thất vọng đến mức, năm 1988, công ty quyết định sản xuất một hệ thống rẻ hơn, chiếc PIC II, bán với giá 29.500 đôla, trong khi giá PIC đã hạ xuống còn 49.000 đôla. Họ cũng xuất xưởng một ngôn ngữ máy tính đồ họa đột phá có tên RenderMan. Ý tưởng đằng sau RenderMan là phát triển đồ họa 3D như những gì PostScript đã làm với phông chữ và đồ họa 2D nói chung: viết một ngôn ngữ thống nhất mà bất cứ máy nào cũng có thể sử dụng để kết xuất đồ họa 3D. Tuy nhiên, khái niệm đó quá phức tạp và đi trước thời đại quá xa. RenderMan gần như chỉ sử dụng được trong phần mềm kết xuất của Pixar, PhotoRealistic RenderMan. TỪ CUNG TRĂNG XUỐNG MẶT ĐẤT KỲ VỌNG Ở NEXT Có một số sự kiện diễn ra khiến các giám đốc NeXT nhìn nhận sai lầm rằng họ đang đi đúng hướng, thay vì nhận ra họ đang lao đầu vào bức tường. Đầu tiên là thương vụ lớn với IBM được ký tháng 9/1988, chỉ một tháng trước buổi ra mắt của Cube. Như đã giải thích, hệ điều hành của NeXT, NeXTSTEP, là một cuộc cách mạng trong phần mềm. UNIX là phần mềm đầu tiên hỗ trợ giao diện đồ họa người dùng, giúp cho những phần mềm tưởng chừng bí ẩn trở nên gần gũi hơn với giới bình dân. Chúng tôi cũng đã nói rằng UNIX được sử dụng trên một số máy trạm, đa số đều cho máy do IBM sản xuất. Đó là lý do tại sao Big Blue lại thể hiện sự quan tâm lớn như vậy đối với hệ điều hành của NeXT: ý định của hãng này là mua bản quyền đăng ký NeXTSTEP trên hệ thống máy trạm, để bổ sung giao diện đồ họa người dùng vào các máy tính UNIX. Hơn nữa, IBM đang cố gắng tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của nhà phát triển phần mềm Microsoft. MÁY TÍNH CÁ NHÂN NĂM 1988 Khi Steve lần đầu tiên giới thiệu máy tính NeXT năm 1988, bối cảnh của ngành đã khác xa so với tình hình năm 1985, năm anh rời khỏi Apple. Thành công của Macintosh Ban đầu, Macintosh, với doanh thu thảm họa trong hai năm đầu, đã bắt đầu tăng mạnh trên thị trường. Tất cả đều nhờ vào một thứ: PostScript. PostScript là ngôn ngữ máy tính do hai nhà nghiên cứu cũng của Xerox PARC phát triển, John Warnock và Charles Geschke. Trước khi nó xuất hiện, việc in ấn văn bản từ máy tính là cả một công việc khó nhọc. Không có chuẩn mực nào, do đó mỗi chương trình phải làm sao tương thích với mỗi máy in khác nhau, và ngược lại. PostScript trở thành chuẩn mực: mọi người biên tập văn bản bắt đầu nói về PostScript, và mọi máy in cũng bắt đầu quen với PostScript, vì thế tất cả đều bắt đầu kết hợp với nhau dễ dàng hơn. Warnock và Geschke thành lập Adobe Systems năm 1982 để xây dựng những chiếc máy in laze cao cấp (lại một phát minh nữa của họ ở PARC), loại duy nhất có thể sử dụng PostScript. Chính Steve Jobs là người đã thuyết phục họ phát triển nó trở thành chuẩn ngôn ngữ máy tính: anh ký thỏa thuận với Adobe để được sử dụng phần mềm của họ và Apple được mua 20% công ty mới này. Tầm nhìn của anh đã đúng: một năm sau khi anh rời đi, doanh số của Macintosh tăng vọt nhờ cách mạng in màn hình. In màn hình là một thuật ngữ chuyên ngành để chỉ khả năng thiết kế những văn bản và hình ảnh minh họa đẹp trên máy tính sau đó in ra giống hệt như những gì xuất hiện trên màn hình (với cái được gọi là phần mềm WYSIWYG, tức là What You See Is What You Get (những gì bạn thấy là những gì bạn có)). Công nghệ này chỉ hoạt động trên máy tính Mac trong nhiều năm, khiến cho Apple trở nên giàu có hơn bao giờ hết… Người khổng lồ ra đời Tuy nhiên, thay đổi lớn nhất trong bối cảnh máy tính cá nhân đó không phải đến từ Apple mà đến từ một trong những đối tác đầu tiên của nó là Microsoft, công ty có trụ sở tại Redmond. Năm 1981, Microsoft ký thỏa thuận với IBM trở thành nhà cung cấp độc quyền hệ điều hành chạy trên các máy tính của hãng này, phần mềm có tên DOS. Thỏa thuận cũng bao gồm Microsoft được quyền bán hệ thống cho các nhà sản xuất máy tính khác. IBM nhất trí, ở thời điểm mà phổ biến giới kinh doanh máy tính đều nghĩ rằng sẽ không thể kiếm ra tiền từ phần mềm, mà chỉ có phần cứng mà thôi. Thật là một sai sót quá lớn của Big Blue! Ngay sau khi máy tính cá nhân IBM xuất hiện, thị trường đã tràn đầy những thứ gọi là bản sao của PC: những chiếc máy tính rẻ hơn từ các công ty khác cũng chạy phần mềm tương thích với máy tính của IBM. Một trong những hãng nổi tiếng nhất là Compaq, công ty thành lập năm 1982 với chiếc PC “di động” đầu tiên. Vì thế, suốt những năm 80, IBM chứng kiến cảnh thị phần máy tính cá nhân của mình sụt giảm nghiêm trọng, trong khi Microsoft trở thành một công ty phần mềm khổng lồ, bán DOS cho những người dùng máy tính cơ bản nhất đang không sử dụng sản phẩm của Apple. Công ty từ Redmond này cũng trở nên ngày càng độc lập với IBM và cũng bất khả đối phó. Giải pháp nào? Big Blue định tung ra một tiêu chuẩn mới cho các sản phẩm của mình trong tương lai, những sản phẩm sẽ không liên quan gì tới Microsoft nữa, qua đó gạt họ ra khỏi thị trường. NeXT có cơ hội trở thành Microsoft thứ hai: nếu thương vụ với IBM thành công, phần mềm đột phá của họ sẽ chạy trên mọi máy tính IBM tương thích trong tương lai. Hơn nữa, tháng 6/1989, NeXT ký thỏa thuận với Canon, nhà sản xuất ổ đĩa quang từ của Nhật Bản để sử dụng cho Cube. Đổi lại độc quyền phân phối máy tính NeXT tại châu Á, họ đồng ý đầu tư 100 triệu đôla để có 15,67% công ty – do đánh giá công ty có giá trị tới 600 triệu đôla! CHUYỂN HƯỚNG NEXT STATION GIÁ RẺ Bất chấp những dấu hiệu lạc quan như vậy, NeXT Cube vẫn là một thất bại rõ ràng trên thị trường. Đơn giản, sản phẩm không thể bán được: các trường đại học và sinh viên kêu quá đắt. Đầu tiên, vào năm 1988, việc mỗi sinh viên thường có một chiếc Macintosh trong phòng ký túc là chuyện bình thường. Những ngày mà bạn phải đi tới phòng thực nghiệm máy tính để được sử dụng một chiếc máy như Cube đã qua lâu rồi. Cũng có một vấn đề nữa liên quan tới việc trao tặng – các trường thường được tặng, chứ không phải bán mua, các máy tính với hy vọng sinh viên sẽ sử dụng loại máy tính tương tự trong công việc tương lai. Cuối cùng, Cube không hiện đại như người ta tưởng vào một năm trước: nó vẫn chỉ có một màu ở thời điểm mà màu sắc bắt đầu xuất hiện, ổ đĩa quang của nó cũng khó sử dụng, và trên hết, nó có rất ít phần mềm. Nhà máy NeXT, với khả năng sản xuất 10.000 Cube một tháng, chỉ cho ra 400 chiếc mỗi tháng vào năm 1989. Ở tốc độ như vậy, lợi thế cạnh tranh của việc nhà máy có thể chạy tự động đang trở thành yếu thế – chi phí vận hành tốn kém hơn, và khối lượng sản xuất thấp, khiến nó càng không thể giảm giá thành xuống thấp. Steve Jobs cố gắng điều chỉnh bằng cách thay đổi đáng kể chiến lược của NeXT: *** Đối thủ cạnh tranh nhỏ nhất của chúng tôi có trị giá 1,75 tỷ đôla những ngày đó. [...] Chúng tôi phải đạt đến một mức độ nào đó nếu chúng tôi muốn ở lại cuộc chơi. Bình chọn Doanh nhân thập niên tiêu biểu của Inc, tháng 4/1989 *** Công ty ngừng bán hàng dành riêng cho thị trường giáo dục, và cố gắng mở đường sang thị trường doanh nghiệp Mỹ. Môi trường phát triển hướng đối tượng của NeXTSTEP là lợi thế quan trọng trên thị trường khi đó: nó cho phép các công ty viết các phần mềm tùy theo nhu cầu trong một thời gian nhanh kỷ lục. Để làm như vậy, tháng 3/1989, NeXT phối hợp cùng với Businessland, nhà bán lẻ máy tính lớn nhất của Mỹ khi đó, phân phối máy tính Cube trong toàn bộ các cửa hàng của hãng – với mức giá 9.994 đôla. Dĩ nhiên, điều này vẫn không mấy hiệu quả. Song song với đó, hoạt động sản xuất một chiếc máy tính mới rẻ hơn cũng đang bắt đầu diễn ra. NeXT Station hay “Slab” (bởi trông giống hình hộp chiếc bánh pizza) cuối cùng cũng ra mắt tháng 9/1990, cùng với những chiếc Cube rẻ hơn có màu và khả năng video cực tốt. Station rẻ nhất có giá 5.000 đôla, dù vẫn cao nhưng chỉ bằng nửa Cube. Sân khấu còn xuất hiện hãng phần mềm Lotus, với tuyên bố rằng phần mềm bảng tính cách mạng nữa của họ có tên Lotus Improv ra mắt tới đây sẽ chỉ chạy trên nền tảng NeXT, và sẽ được cài sẵn với mọi máy tính NeXT. Mục tiêu của hãng là biến đây trở thành ứng dụng sát thủ của NeXT (một ứng dụng mà chỉ riêng nó đã đủ thuyết phục khách hàng mua chiếc máy). VẬT LỘN VỚI PIXAR Về Pixar, nó vẫn ở trong tình trạng cực kỳ khó khăn cho tới đầu những năm 90. Trước tiên, bộ phận hoạt họa máy tính, do John Lasseter đứng đầu, luôn phải chật vật tồn tại. Steve Jobs suýt phải đóng cửa Pixar mấy lần trong năm 1987 và 1988, cho tới khi nhóm có ý tưởng làm phim hoạt hình cho các chương trình quảng cáo truyền hình. Họ có thể tồn tại theo cách đó và giữ lại toàn bộ những nhân tài mà họ đã phải mất bao năm trời mới quy tụ được, và kiếm thêm được một số tiền. Và cũng như vậy, các tác phẩm phim “nghệ thuật” cũng liên tục được ra mắt: phim Câu chuyện ồ chơi của nhóm giành Giải thưởng hàn lâm cho Phim hoạt hình ngắn hay nhất năm 1988, và năm sau, Lasseter nhận được lời khen ngợi của giới phê bình cho bộ phim ngắn Luxo Jr. tại hội thảo thưởng niên về ngành đồ họa SIGGRAPH. Steve cho phép bộ phận hoạt hình tiếp tục công việc này vì danh tiếng của các bộ phim có thể giúp ích cho việc bán thêm nhiều hơn những chiếc máy PIC – mặc dù, thật trớ trêu, Pixar chỉ sản xuất một bộ phim ngắn bằng máy tính của mình trong cả lịch sử: Red’s Dream (năm 1987). Tuy vậy, doanh số của Pixar Image Computer vẫn hết sức thất vọng. Ngày 30/4/1990, Steve Jobs tuyên bố anh sẽ đóng cửa toàn bộ bộ phận sản xuất phần cứng của công ty, và đội ngũ nhân sự làm việc tại đây sẽ rời dinh thự của Lucasfilm sang văn phòng mới ở Point Richmond – cách nhà máy lọc dầu Chevron không xa. Từ đó trở đi, họ chỉ phải tập trung vào kế hoạch mới của anh: Steve nghĩ rằng RenderMan sẽ trở thành PostScript tiếp theo, một tiêu chuẩn mở được chấp nhận bởi đại chúng để tạo kết xuất đồ họa 3D ngay tại nhà, giống như PostScript đã hiện thực hóa khả năng in màn hình. Anh không phủ nhận thực tế đầy khó khăn công cuộc làm chủ công nghệ hoạt họa 3D. Nếu chi phí có thể giảm được chút ít từ hướng đi này, điều đó cũng không khiến Pixar thu lợi hơn. Công ty mới vẫn phụ thuộc vào dòng tín dụng của Steve Jobs, và chỉ riêng năm 1990, thua lỗ hoạt động ròng của nó đã lên tới hơn 8 triệu đôla. Tháng 3/1991, Steve đưa ra một động thái quyết liệt hơn để giúp Pixar vượt qua khó khăn. Anh tuyên bố sẽ chỉ tiếp tục bơm thêm tiền khi anh được nhận lại toàn bộ cổ phần do công nhân viên nắm giữ. Kế hoạch này bao gồm việc đóng cửa công ty trên giấy tờ, và thành lập một Pixar mới, nơi anh là ông chủ duy nhất. Anh cũng sa thải gần một nửa nhân sự, chỉ giữ lại các nhà lập trình phần mềm cũng như bộ phận hoạt họa của Lasseter – bộ phận mà cho đến lúc đó vẫn là nơi duy nhất của công ty kiếm ra tiền nhờ công việc làm quảng cáo truyền hình. *** Pixar thất bại chín lần theo tiêu chuẩn thông thường, nhưng Steve không muốn từ bỏ và bởi vậy anh vẫn tiếp tục ký séc. Có lúc anh suýt bán chúng tôi cho bất kỳ ai mua được, anh đã thực sự rất cố gắng, nhưng anh cũng muốn bù đắp khoản thua lỗ 50 triệu đôla của mình. Đồng sáng lập Pixar Alvy Ray Smith trong The Second Coming of Steve Jobs *** Nhiều người ở NeXT cùng chia sẻ quan điểm như vậy… Khác biệt 7 THÀNH CÔNG ĐẾN TỪ NHỮNG ĐIỂM TÌNH CỜ Khi nhìn lại cuộc đời mình, những người thành đạt có xu hướng nhìn nhận nguyên nhân của thành công do những yếu tố cá nhân họ. Steve Jobs có thừa tài năng cá nhân nhưng chưa bao giờ ông phủ nhận có những thành công lớn là sự kết của những dấu mốc mang tính tình cờ. NHỮNG NĂM THÁNG TIÊU ĐIỀU HÔN NHÂN VỚI “CHÂN DÀI” Những năm 1991-1994 là thời điểm tồi tệ nhất trong sự nghiệp của Steve. Nghịch lý thay, đây lại là những năm tháng hạnh phúc nhất trong đời sống riêng tư của anh. Năm 1990, ở tuổi 35, sau khi cô bạn gái Tina Redse từ chối lời cầu hôn, anh bắt đầu hẹn hò với một sinh viên MBA của trường Stanford, Laurene Powell. Laurene có mái tóc vàng, chân dài, đúng như tiêu chuẩn của Steve về phụ nữ, nhưng cô cũng rất thông minh và tự lập. Cô cũng là một người ăn chay. Theo Steve, đó là tình yêu sét đánh: anh đã hủy một cuộc gặp gỡ trao đổi công việc để đi ăn trưa cùng cô, và năm sau, ngày 18/3/1991, họ tổ chức lễ cưới tại Yosemitte. Steve chỉ mời mấy vị khách đến nhà nguyện, và lễ thành hôn không kiểu cách được tổ chức bởi vị thiền sư quen thân của anh, Kobun Chino. Vài tháng sau, Laurene sinh đứa con thứ hai cho Steve, một bé trai được đặt tên Reed Paul, lấy theo tên ngôi trường cũ (Cao đẳng Reed) và tên cha anh (Paul Jobs). HỌA VÔ ĐƠN CHÍ Ở NEXT Trong suốt hai năm 1990 và 1991, ban quản trị NeXT nhận thấy rõ rằng có cái gì đó chưa ổn với những chiếc máy tính của công ty. Họ tin đây là một sai lầm chiến lược; rằng họ đáng ra phải ở vị trí của nhà sản xuất những chiếc máy tính, máy trạm cá nhân của thời đại… những chiếc máy mạnh mẽ như những máy trạm, nhưng lại dễ sử dụng như một chiếc máy tính cá nhân. Đối thủ cạnh tranh của họ không phải là Apple hay các nhãn hiệu máy tính khác nữa, mà là Sun, ông chủ trong ngành kinh doanh máy trạm. Việc tái định vị này diễn ra quá muộn và nó không thể giúp cải thiện tình trạng tài chính bi đát của công ty. Họ vẫn ngốn tiền như điên, đơn cử là văn phòng mới đối diện với bến du thuyền ở Redwood City hay chiếc cầu thang không giá đỡ được thiết kế bởi công ty kiến trúc của I.M. Pei. Nhưng họ chẳng thể bán được hàng: doanh thu năm 1990 chỉ vỏn vẹn 28 triệu đôla (so với việc Sun đã kiếm về tới 2,5 tỷ đôla cùng năm đó). Hơn nữa, thương vụ của NeXT với IBM cũng đổ bể, bởi không thể có sự hợp tác nào giữa hai công ty quá khác biệt nhau. Steve cũng nghi ngờ Big Blue: Làm sao tôi có thể ngốc nghếch trao cho anh tất cả mọi thứ trong tay, ngay cả khi anh có 27.000 nhân viên kinh doanh. Trích trong Steve Jobs and the NeXT Big Thing của Randall E. Stross Anh đang phản ánh tâm trạng chung ở công ty, rằng trao phần mềm của NeXT cho IBM chẳng khác nào hành động tự sát, bởi đó là tài sản giá trị nhất của công ty. Chưa hết, IBM còn đề nghị Steve Jobs từ bỏ phần cứng nếu anh muốn hợp tác với IBM, nhưng điều này chẳng phải là mối quan tâm của anh thời gian đó. Quyết định này dẫn tới sự rút lui của Bud Tribble, nhà phát triển thông minh, người lãnh đạo bộ phận phần mềm và cùng sáng lập NeXT với Steve năm 1985. Toàn bộ các nhà sáng lập khác, trừ George Crow, đều ra đi trong những năm tháng quan trọng của công ty những năm đầu thập niên 90. Mối làm ăn chính khác của công ty, thỏa thuận phân phối với Businessland, cũng sụp đổ khi chuỗi phân phối này phá sản năm 1991. NeXT, khi đó mới vừa mở rộng sang thị trường châu Âu, phải quay sang các nhà buôn độc lập trên toàn thế giới, ngay cả khi đây là giải pháp ngày càng tốn kém hơn. Lợi nhuận tưởng như là một mục tiêu bất khả thi, và các nhà đầu tư bắt đầu giận dữ: Ross Perot cũng ra đi vào cuối năm 1991, sau khi doanh thu quý ba đã xuống tới vực thẳm. Công ty giờ đây chỉ còn biết trông cậy vào Steve và Canon, những người vẫn tiếp tục đổ tiền vào những mong không mất đi toàn bộ khoản đầu tư 100 triệu đôla bỏ ra ban đầu (và cả sự mất mặt vào thời điểm đó nữa). Với tư cách đối tác, công ty Nhật yêu cầu Steve thuê một giám đốc bên ngoài để giúp anh điều hành công ty. Người được lựa chọn là nhà quản trị giàu kinh nghiệm, Peter Van Cuylenburg, ông giữ chức giám đốc hoạt động từ đầu năm 1992. CÁCH MẠNG PHIM HOẠT HÌNH LÀM BẰNG MÁY TÍNH Khi mà Steve đang cố gắng biến NeXT trở thành một công ty thành công, một sự kiện quan trọng đã xảy ra tại một công ty khác của anh, “thú vui” của anh, Pixar. Hãy nhớ bộ phận làm phim hoạt hình vẫn cố gắng để tồn tại trong nhiều năm bằng cách làm quảng cáo truyền hình. Nhưng bộ phận này cũng nhận được một số giải thưởng cho thể loại phim ngắn, hầu hết trong các hội thảo hoạt hình SIGGRAPH mới, và thậm chí Giải thưởng Hàn lâm, cho phim Câu chuyện đồ chơi năm 1989. John Lasseter ngày càng được công nhận là một trong những nhà làm phim hoạt hình tài năng nhất trong ngành. Bắt đầu năm 1989, ban quản trị mới của Disney (CEO Michale Eisner, nhưng chủ yếu là trợ lý cấp cao của ông, Jeffrey Katzenberg) đã cố gắng lôi kéo Lasseter trở lại Kinh đô điện ảnh. Tuy nhiên, mặc dù tình trạng bấp bênh của Pixar, ông vẫn tiếp tục từ chối lời đề nghị: ông nhận ra không ở nơi nào trên trái đất này ông có thể tìm thấy nhiều con người tài năng có cùng quan điểm về tương lai của phim hoạt hình máy tính như ở đây. Vì thế Disney đành đồng ý ký vào bản hợp đồng với Pixar làm một bộ phim hoạt hình dài tập, hoàn toàn bằng máy tính. Đây là giấc mơ của Pixar từ bấy lâu, từ hồi cuối những năm 1970 với Ed Catmull