🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Stalingrad Cuộc Chiến Định Mệnh
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
https://thuviensach.vn
TÁC GIẢ
Antony James Beevor
Antony James Beevor: Sử gia, nhà văn trứ danh người Anh, sinh ngày 14 tháng 12 năm 1946. Ông từng có thời gian khá dài phục vụ trong quân đội, sau đó xuất ngũ và bắt đầu viết sách, chủ yếu là các tác phẩm nghiên cứu hết sức có giá trị về các cuộc chiến nổi tiếng trong lịch sử hiện đại.
Ông là giáo sư thỉnh giảng gạo cội của các bộ môn lịch sử, văn học Hy Lạp - La Mã cổ đại và khảo cổ học tại các trường đại học ở London, Anh. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông phải kể đến: Stalingrad (best seller) và Berlin - Sự Sụp Đổ Năm 1945, kể lại những trận chiến kinh thiên động
https://thuviensach.vn
địa trong Chiến tranh thế giới thứ II giữa hai phe Liên Xô và Đức, với các thông tin xác thực và vô cùng chi tiết được khai thác từ kho tư liệu mật của Liên Xô, các tác phẩm của ông thường được sử dụng như tài liệu nguồn trong các bộ phim tài liệu về đề tài Thế chiến II gần đây.
https://thuviensach.vn
GIỚI THIỆU
Cuộc chiến Stalingrad là một tấm bản lề khép mở hai giai đoạn của Thế chiến thứ hai. Với việc chiếm đóng Stalingrad, Đế chế thứ 3 lên đến đỉnh cao chiến thắng, nhưng cũng từ đây, sau khi bị Hồng quân Liên Xô đẩy lùi, đội quân của Đức Quốc xã bắt đầu tuột dốc không thể cứu vãn. Antony James Beevor, tác giả Stalingrad, đã chọn trận đánh có vị trí đặc biệt này để mang đến một điểm nhìn về Thế chiến thứ hai. Cách của tác giả là phóng to hết mức để các phần nhỏ của bức tranh hiện lên chi tiết đến mức khủng khiếp.
Mỗi chương, mỗi phần là những cảnh quay chân thực đến rợn người. Cảnh đổ nát sau hoang tàn một trận đánh. Những xác chết chất đầy thối rữa. Những cái chết phi lý của những người lính trẻ măng ở cả hai chiến tuyến, những cái chết dần trong đau đớn thể xác vì bệnh tật, vì chấy rận, vì đói rét, vì cả tê liệt bởi bị đối phương tra tấn về mặt tinh thần; những người thương binh cả Đức Quốc xã, cả Hồng quân, bị bỏ lại trong băng tuyết để chờ đợi cái chết thảm khốc; những bệnh viện bốc mùi hôi thối cùng những tiếng gào thét đau đớn như thể trong “Địa ngục” của Dante. Như hình ảnh một người lính đã nghĩ đến khi quan sát đống đổ nát quanh anh: “Tại nơi này, một lời Phúc âm thường chạy qua đầu tôi: Không một hòn đá nào còn tồn tại sau tất cả. Ở đây, đó là sự thật.” Còn đây là cảnh cuối của trận đánh: “Giờ đây Stalingrad trông chẳng khác gì một nắm xương đen bị cháy trụi. Thứ duy nhất còn tồn tại là chiếc đài phun nước có tượng các em bé nhảy múa xung quanh. Có vẻ như đây là một kỳ tích sau khi hàng nghìn trẻ em đã bỏ mạng trong các đống đổ nát quanh thành phố này.”
Nhưng đâu đây giữa cảnh tàn nhẫn của chiến tranh đó, vẫn le lói những câu chuyện cảm động. Nỗi nhớ nhà da diết của những người lính ở cả hai chiến tuyến, trong thời khắc đối diện với cái chết. Những bức thư, dẫu bị các cơ quan kiểm duyệt cắt xén, vẫn không che dấu được nỗi tuyệt vọng cay đắng. “Anh thường tự hỏi mình,” một Trung úy Đức viết cho vợ, “tất
https://thuviensach.vn
cả việc này là vì cái gì. Loài người điên dại cả rồi sao?”. Và đây là lá thư người lính Đức gửi cho gia đình khi nằm trong boongke chờ thời khắc của cái chết: “Điều duy nhất còn lại với anh là nghĩ về em và hai con”. Đó là điếu thuốc lá chia nhau ngày Giáng sinh đen tối trên chiến trường, tiếng đàn piano của Bác sĩ Kurt Reuber, bức tranh người mẹ đang âu yếm hôn con trên chiến trường đổ nát khiến những người lính phải bật khóc...
Giữa hàng ngàn cuốn sách viết về Thế chiến thứ hai, có lẽ, sức hút đặc biệt của Stalingrad là ở những nốt trầm đặc biệt đó. Không mô tả trận chiến như một bản anh hùng ca, không ngợi ca, không tô vẽ, không tập trung quá nhiều vào những khía cạnh bề nổi; ở đây, mỗi con số, tư liệu, bức hình, lá thư… chứa sức nặng hơn tất cả những lời bình luận. Và nhân vật chính không phải là phe Đức Quốc xã, cũng không phải là phe Hồng quân Liên Xô, mà là con người. Hàng vạn phụ nữ, trẻ em, hàng vạn người lính trẻ vô danh đã ngã xuống trên cả hai chiến tuyến. Những thanh niên đẹp đẽ, măng tơ, non nớt, những con người vô tình vướng vào giấc vĩ cuồng của những kẻ độc tài, để rồi bị đẩy vào cảnh địa ngục giết chóc lẫn nhau mà ở đó cái chết thậm chí là cả một sự giải thoát. Chiến tranh, mãi mãi là hoàn cảnh phi nhân tính khủng khiếp mà con người một khi bị đẩy vào không thể tránh được sự phân rã về đạo đức.
Một cuốn sách chân thực và thảm khốc về chiến tranh như thế đồng thời cũng là một cách đặt vấn đề nghiêm túc về hòa bình cho con người.
https://thuviensach.vn
PHẦN I
THANH KIẾM HAI LƯỠI CỦA
BARBAROSSA
Thứ bảy ngày 21 tháng 6 năm 1941 bắt đầu như một buổi sáng mùa hè tuyệt vời. Người dân Berlin lấy tàu đi Postdam nghỉ mát trong vườn hoa Sans Souci, nhiều người khác đi tắm ở Wannsee hay Nikolassee. Trong các quán cà phê, những chuyện tiếu lâm về vụ Rudolf Hess bỏ chạy sang Anh đã được thay thế bằng những lời đồn về cuộc tấn công Liên Xô sắp xẩy ra. Nhiều người lo sợ và cố mong tưởng rằng cuối cùng Stalin sẽ nhường Ucraina lại cho Đức.
Ở Sứ quán Liên Xô trên đường Unter den Linden, tất cả nhân viên ngoại giao đều có mặt ở nơi làm việc. Một điện mật từ Moscow yêu cầu làm sáng tỏ khẩn cấp những những chuẩn bị quân sự Đức ở vùng biên giới từ biển Baltic đến biển Đen. Valentin Brejkov, bí thư thứ nhất và thông dịch ở sứ quán gọi điện đến Bộ ngoại giao Đức ở Wilhem Strass để xin gặp Von Ribentrop, bộ trưởng ngọai giao. Nhưng không gặp được nhà chức trách nào. Một bầu không khí hốt hoảng bắt đầu xuất hiện ở Kremlin, khi những dấu hiệu chuẩn bị của Đức càng ngày càng hiện rõ. Viên Phó tư lệnh NKVD (Bộ Dân Ủy Nội Vụ) cho biết đã có “Ba mươi chín vụ xâm nhập không phận Liên Xô” bởi không quân Luftwaffe Đức.
Quân Đức không che dấu những chuẩn bị của mình nhưng Stalin cho đó chỉ là những đe dọa của Đức để bắt Liên Xô nhượng bộ.
Viên đại sứ Liên Xô, Vladimir Decanozov, cũng đồng ý với Stalin. Ông ta đã không chú ý đến tin từ tùy viên quân sự của sứ quán là 180 sư đoàn Đức đã được chuyển đến vùng biên giới Liên Xô. Mặc dù không dám cố thuyết phục Đại sứ, mọi nhân viên sứ quán đều biết là chiến tranh sắp xẩy ra. Cách đó vài ngày, một người thợ in, đảng viên Đảng cộng sản Đức, đã lén lút đưa được vào sứ quán một quyển sách nhỏ trong đó có in những câu
https://thuviensach.vn
dịch sang tiếng Nga đơn giản như: “Đầu hàng đi”, “Giơ tay lên”, “Anh có phải là Cộng sản không?”, “Dừng lại bằng không tôi bắn!”... Những thông điệp của Brejkov đến Bộ ngoại giao đều bị bác với câu trả lời duy nhất: “Ngài Von Ribentrop không có mặt ở Berlin, ông ta sẽ liên hệ lại khi về”. Thật ra Ribentrop đang ở Berlin để chuẩn bị nhưng thông lệnh cho Đại sứ Đức ở Liên Xô Werner Graf Von Schulenberg, trong đó có công hàm tuyên chiến của Đức mà Schulenberg sẽ phải trao cho Ngoại trưởng Molotov ngày hôm sau.
Ở Berlin chiều đã tới, những thông tin từ Moscow càng giờ càng khẩn cấp, nhưng Brejkov không thể gặp được một quan chức nào để có thể thăm hỏi. Qua khuôn cửa sổ của căn phòng điện thoại của sứ quán, ông ta thấy người dân Berlin vẫn đi lại bình thường như không có gì xẩy ra.
Ở Moscow ngoại trưởng Molotov triệu Bá tước Von Schulenberg vào 21 giờ 30 vào Kremlin. Viên đại sứ sau khi đã tiêu huỷ các giấy tờ quan trọng trong sứ quán, vẫn làm thinh đợi lệnh từ Berlin. Là một nhà ngoại giao cổ truyền, ông ta tin vào lời dặn của Bismarck (Quốc trưởng Đức vào cuối thế kỷ 19) là Đức không bao giờ nên tấn công Nga, viên Bá tước già này hoàn toàn phản đối ý định của Hitler. Stalin, đến buổi chiều thứ bảy vẫn không thể tin rằng Liên Xô đang bị tấn công. Những tin từ các đồn biên phòng cho biết xe tăng Đức đã nổ máy, nhiều cây cầu dã chiến đã được công binh dựng lên, những hàng rào trong lãnh thổ Đức đã được dọn đi.
Viên tư lệnh quân khu Kiev cho biết chiến tranh xẩy ra chỉ còn là một chuyện ngày giờ mà thôi.
Đêm hôm đó sau một cuộc tranh luận dài với các chỉ huy Hồng quân, Stalin chấp nhận cho gửi tin mật đi các quân khu phía Tây: “Trong những ngày 22 và 23 tháng 6 có thể quân Đức sẽ tấn công vào các quân khu Leningrad, Baltic, miền Tây, Kiev và Odessa. Nhiệm vụ của quân ta là không trả lời lại những khiêu khích nhằm tránh nhưñg khó khăn gây ra. Nhưng quân ta cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với nhưñg tấn công bất ngờ cùa Đức và Đồng minh”. Hải quân và một số đơn vị đã chuẩn bị trước, nhưng đối với phần lớn các đơn vị, lệnh báo động được gửi đi sau nửa đêm đã đến quá chậm.
https://thuviensach.vn
Ở Berlin, đêm đã tới, Brejkov cũng đã mệt mỏi để gặp Ribentrop thì khoảng ba giờ đêm, chuông điện thoại reo lên. Một giọng nói không quen thuộc nói: “Ngài ngoại trưởng Von Ribentrop muốn gặp đại diện của Liên Xô ở Wilhem Strass”. Brejkov nói là phải mất một chút thời gian để đánh thức Đại sứ và chuẩn bị ô tô. “Xe của Ngoại trưởng đang đợi những ngườiì đại diện ở ngay cửa sứ quán, Ngài ngoại trưởng muốn gặp họ ngay”, Giọng nói trả lời. Dekanozov và Brejkov thấy chiếc xe đen với 1 nhân viên Bộ ngoại giao mặc lễ phục và một sỹ quan SS đang đợi ở ngoài. Khi họ lên xe, bầu trời bắt đầu rạng sáng ở cửa Brandeburg và qua những cành cây ở vườn hoa Tiergarten. Ở Wilhemstrass, một đám đông nhà báo đang tập hợp trước Bộ ngọai giao đèn đuốc sáng trưng.
Ribentrop đang đi đi lại lại trong phòng tiếp tân. Ông ta không còn dáng vóc gì là thanh thản của một nhà ngoại giao nữa. “Quốc trưởng hoàn toàn đúng khi người quyết định đánh Liên Xô”. Ông ta nhắc đi nhắc lại như là để tự thuyết phục mình, “Sớm hay muộn gì thì nước Nga cũng sẽ tấn công nước Đức mà thôi!”.
Khi hai nhà ngoại giao Nga bước vào phòng, Brejkov rất ngạc nhiên trước tác phong của Ribentrop: “Mặt ông ta đỏ ửng, mắt đỏ và mờ, hình như ông ta vừa mới uống rượu!". Sau khi bắt tay một cách hình thức, Dekanozov định hỏi về nhưñg tin tức biên giới nhưng Ribentrop xua tay để phát biểu: “Trước những hành vi khiêu khích của Liên Xô và mối nguy hiểm tối trọng đến sự an toàn của”Reich” (Đế Quốc Đức) gây ra bởi những tập trung quân sự Liên Xô, “Reich” đã bắt buộc phải chọn lựa con đường quân sự để giải quyết vấn đề này!". Ông ta bắt đầu kể lể những “xâm phạm biên giới” của Liên Xô.
Tự nhiên Dekanozov và Brejkov hiểu rằng cuộc tấn công đã bắt đầu. Ribentrop ngừng đọc và đưa toàn bộ bài diễn văn của Quốc trưởng gửi cho đại sứ Liên Xô. “Quốc trưởng có nhắn tôi chính thức báo với ngài là nước Đức Quốc Xã đã bắt đầu những chiến dịch đề phòng”. Dekanozov đứng phắt dậy nhưng với chiều cao 1m50, ông ta cũng chỉ đến vai Ribentrop: “Các ông sẽ phải hối hận về cuộc tấn công vô liêm sỉ và đầy tội ác chống lại Liên Xô, các ông sẽ phải trả giá rất đắt!". Nói xong, ông ta quay gót
https://thuviensach.vn
cùng Brejkov rời phòng tiếp khách. Ribentrop bất ngờ chạy theo đằng sau và thì thầm: “Hãy nói với Moscow rằng tôi đã không đồng ý với cuộc tấn công này...”!
Khi họ về đến toà Đại sứ thì lính SS đã hoàn toàn vây toả toà nhà, các đường dây điện thoại đã bị cắt. Ở Radio Moscow lúc đó là 6 giờ sáng chủ nhật 22/6/1941, tin tức vẫn như mọi hôm, không có 1 chút nào về cuộc tấn công của Đức đang diễn ra. Các nhân viên của NKVD và GRU (tình báo quân đội) chạy nhanh lên tầng thượng để vội vã nhét nhưñg tài liệu tối mật vào lò thiêu nhanh đặc biệt để ở đây.
Ở Moscow, đã có một báo động máy bay nhưng không ai chú ý cả. Vào 3 giờ 15 sáng, viên chỉ huy hạm đội biển Đen, có gửi tin máy bay Đức ném bom Sevastopol. Mọi người trong bộ tư lệnh hải quân không ai quên được cuộc tấn công đột ngột của Nhật vào Port Arthur năm 1905. Vào 5 giờ 30 sáng, Schulenberg đưa công văn khai chiến vào Kremlin. Những ngày sau đó, tin chiến sự xấu đến nỗi Stalin có họp bàn với Molotov và Beria để xem có nên nhượng Ucraina, những nước Balte và Bạch Nga cho Hitler không.
Cuối cùng vào trưa ngày 22/6, nhưñg người công dân Liên Xô được nghe qua radio giọng của Molotov: “Hôm nay, vào 4 giờ sáng, quân đội đức đã bất thình lình tấn công đất nước ta mà không hề khai chiến (...) Lý tưởng của chúng ta là đúng, quân thù sẽ bị đánh bại, chúng ta sẽ chiến thắng!” Trên toàn bộ lãnh thổ Nga, từ vùng biển Đen đến vùng Uran, nhân dân đều trả lời bằng cách tiến hành xin gia nhập Quân đội.
Ở Stalingrad cũng vậy, người xếp hàng xin nhập ngũ rất đông. Những đoàn viên Komsomol đi từng nhà quyên góp cho tiền tuyến. Ở trường Đại học công nghiệp Stalingrad, người ta bắt đầu bàn bạc về cách sản xuất xe tăng từ những Nhà máy sản xuất máy cày của thành phố.
Không một ai vào tháng 6 năm 41 này ở thành phố kiểu mẫu Stalingrad, với những nhà máy hiện đại, với những vườn hoa và những toà nhà trắng nhìn xuống sông Volga huy hoàng có thể tưởng tượng được số phận thành phố của họ hơn một năm sau...
https://thuviensach.vn
PHẦN II
KHÔNG CÓ NHIỆM VỤ NÀO MÀ NGƯỜI LÍNH ĐỨC KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC
Trong đêm 21/6, khi mà các nhà ngoại giao hai bên chỉ có thể phỏng đoán được những gì đang xẩy ra ở biên giới, từ Phần Lan đến biển Đen, 3.5 triệu đến 4 triệu lính Đức nếu tính thêm những quân đội đồng minh phía Trục - đang đợi giờ tấn công. “Thế giới đang nín thở chờ đợi", Hitler đã tuyên bố vài tháng trước trong một dịp gặp mặt ở Bộ tổng tham mưu. Mục đích chiến dịch là”xây dựng một phòng tuyến chống lại nước Nga châu Á đi từ sông Volga đến Arkhangenlsk". Những vùng công nghiệp cuối cùng của Liên Xô ở Uran sẽ bị đè bẹp dưới bom của không quân Luftwaffe.
Đêm đó cũng là đêm ngắn nhất trong năm. Hàng trăm ngàn lính Đức nấp trong những khu rừng sồi và thông ở Đông Phổ và Ba lan chấp hành tuyệt đối lệnh im điện đàm. Những trung đoàn pháo binh đã có mặt ở đây từ vài tuần trước và đã chuẩn bị sẵn sàng. Những pháo thủ đã phải mặc đồ dân sự để vận chuyển đạn dược đến những trận địa pháo. Ngay họ cũng tin tưởng rằng những cuộc hành quân này chỉ là một đòn hoả mù để đánh lạc hướng tình báo Anh về một chương trình đổ bộ lớn ở mặt trận phía Tây.
Nhưng khi đêm xuống, lệnh trên đã tới thì không còn bí ẩn gì nữa trong quân đội Đức. Những nòng pháo được tháo bọc vải và màn ngụy trang hoặc được kéo ra ngoài những ổ rơm mà nó đã được cất dấu. Rồi những xe ngựa, xe bán xích (half-track) hay xe cày kéo chúng ra những trận địa pháo chuẩn bị trước. Những sỹ quan chỉ điểm pháo (Forward Observers) đi lên chốt với các đơn vị bộ binh chỉ cách các đồn biên phòng vài trăm mét.
Những sỹ quan thuộc các sư đoàn xung kích đợt hai mở rượu vang hay Sâm banh ngon lấy từ Pháp để chúc mừng nhau. Một số, có thể đã mở hồi ký của tướng Caulaincourt (trợ lý của Napoleon) để đọc những gì Napoleon đã nói cho ông trước cuộc tấn công Nga năm 1812: “Trong hai tháng nữa,
https://thuviensach.vn
nước Nga sẽ xin giải hòa với chúng ta”. Một số khác chắc cũng bắt đầu mở quyển sách nói chuyện đơn giản bằng tiếng Nga mà sứ quán Liên Xô đã nhận được ở Berlin. Một số nữa đọc Kinh thánh. Trong những nơi đóng quân có ngụy trang, những người lính đốt lửa để đuổi muỗi, đây đó vài tiếng đàn ác coọc đê ông hoà với tiếng hát, nhưng phần lớn đều im lặng. Họ rất sợ phải vượt biên giới, tiến vào một lãnh thổ xa lạ. Sỹ quan của họ nói rằng, ở Liên Xô, nếu họ nằm ngủ trên giường của dân, họ sẽ bị chấy rận ăn sống và họ cũng tin rằng chiến tranh sẽ không kéo lâu. Ở sư đoàn panzer số 24, đại úy Von Rosenbach Lepinski đã tuyên bố trước những người lính của tiểu đoàn trinh sát cơ động rằng "cuộc chiến tranh sẽ không kéo dài quá bốn tuần”.
Những lời như trên cũng không có gì là đáng ngạc nhiên. Những cơ quan tình báo nước ngoài cũng công nhận như vậy. Quân Wehrmacht (quân Đức) đã tập trung một đạo quân lớn chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại không những về nhân số mà còn cả về thiết bị: 3350 xe tăng, 7000 pháo, hơn 2000 máy bay. Khả năng cơ động của Quân Wehrmacht rất cao nhờ chiến lợi phẩm lấy được của quân đội Pháp, chẳng hạn 70 % số xe tải của sư đoàn bộ binh 305 (bị tiêu diệt ở Stalingrad năm sau) là xe Pháp. Trong khi đó, mặc dầu sở trường của quân Đức vẫn là Blitzkrieg (chiến tranh chớp nhoáng), họ vẫn phải nương tựa vào 600 000 lưà ngựa để kéo chân, cho nên trên toàn diện đạo quân cũng không nhanh hơn đạo quân của Napoleon mấy. Nhiều sỹ quan cũng vẫn hoài nghi. “Tinh thần chúng tôi rất cao sau những chiến thắng ở Ba Lan, Pháp và vùng Balkan”, đã công nhận người chỉ huy tiểu đoàn panzer đầu tiên đến được bờ sông Volga 14 tháng sau, “Nhưng sau khi đọc Caulaincourt, tôi thấy ngán cái không gian bao la của nước Nga”.
Chiến dịch Barbarossa đáng nhẽ đã được bắt đầu từ ngày 15/5 nhưng do chiến dịch ở vùng Balkan và thời tiết xấu gây cản trở đi lại cho nên thời gian của Cuộc tiến công vào nước Nga đã phải lùi lại.
Cũng tối ngày 21/6 đó, các chỉ huy đơn vị đều nhận được “lệnh đặc biệt” cho chiến dịch sắp tới. Chẳng hạn những “biện pháp nặng” đối với những làng mạc trong vùng có du kích hoạt động. Tất cả những cán bộ dân
https://thuviensach.vn
sự hoặc quân sự Liên Xô, Do thái và du kích bắt được đều phải chuyển lại cho các đơn vị SS và cảnh sát mật dã chiến. Hầu hết tất cả các sỹ quan bộ tham mưu và quân báo đều được biết các mệnh lệnh của thống chế Von Brauchitsch đề ngày 28 tháng 4 chỉ ra những quan hệ giữa quân đội và các đơn vị Sonderkommando SS hoạt động trong các vùng chiếm đóng ngay sau tiền tuyến, những “công việc” (diệt chủng) của các đơn vị SS này trong “công cuộc thánh chiến chống lại chủ nghĩa Bolshevik” và cuối cùng là những “luật lệnh” tước bỏ hết các quyền của người Slave chẳng hạn quyền kiện người Aryan (trên thực tế, như vậy có nghĩa người lính Đức có thể tha hồ bắn giết, hãm hiếp, cướp bóc người dân Slave mà không sợ gì cả). Lệnh này được thống chế Keitel kí ngày 13/5 với giải thích “để chuộc lại những đau khổ mà dân Đức đã phải chịu đựng sau năm 1918 do lý tưởng Bolshevik”.
Trung uý Alexander Stahlberg khi được người anh họ là Henning Von Tresckow, 1 trong những chủ mưu của vụ ám sát hụt Hitler vào tháng7/1944, cho biết những lệnh trên, đã thốt lên:
"Như thế đây sẽ là một vụ giết nguời!".
"Đúng thế!" Tresckow trả lời.
"Vậy ai đã ra lệnh này?" Stahlberg hỏi.
"Từ người mà chúng ta đã thề phục tùng đến cùng".
Tresckow cay đắng trả lời.
Nếu nhiều chỉ huy đã từ chối áp dụng những lệnh trên, họ chỉ là một phần nhỏ trong một quân đội ngày càng Quốc xã hóa. Trước mặt những sỹ quan quân đội Hitler đã nhận định, “cuộc chiến tranh sắp tới sẽ là một cuộc chiến tranh chủng tộc giữa hai ý thức hệ hoàn toàn đối nghịch nhau, do đó nó sẽ là một cuộc chiến tranh huỷ diệt giữa chúng ta với giới trí thức Bolshevik và các Chính uỷ”.
Đi theo đạo quân số VI là đơn vị Sonder Kommando SS. Từ biên giới phía tây Ucraina đến Stalingrad, những sỹ quan Wehrmacht không thể nào không biết được những “thành tích” của đơn vị này, chẳng hạn như vụ tàn sát Do thái ở Kiev (khu vực Babi Yar).
https://thuviensach.vn
Mặc dù tính chất quốc xã ngày càng mạnh trong quân đội. Vào năm 1941, các trung đoàn vẫn giữ được các truyền thống thời Đế Quốc. Chẳng hạn sư đoàn panzer số 16 vẫn giữ nguyên truyền thống của một đơn vị cận vệ Phổ. Đặc biệt là trung đoàn tăng số 2 của sư đoàn, sẽ đi đầu trong cuộc tấn công đến Stalingrad năm sau, hậu thân của trung đoàn kỵ binh vệ sỹ thiết giáp, trung đoàn xưa nhất của quân đội Phổ. Hầu hết các sỹ quan đều thuộc các gia đình quý tộc cho nên thay vào gọi bằng “đại úy” hay “trung úy” trong đơn vị hay gọi nhau bằng “ngài công tước”, “ngài bá tước”... Đơn vị hầu như không bị tổn thất trong các chiến dịch Ba lan và Pháp cho nên có rất ít thay đổi trong đội hình. Cái lợi của điều này là do quen biết nhau, họ có thể bàn bạc tự do và phát biểu những suy nghĩ về chế độ.
Ngày 22 tháng sáu, 3 giờ 15 sáng giờ Berlin, pháo binh bắt đầu khai hoả. Những chiếc cầu bảo vệ bởi lính biên phòng NKVD nhanh chóng bị chiếm trước khi họ có thể phản ứng. Số phận gia đình của họ do hay ở chung gần nơi làm việc cho nên thường cũng rất hẩm hiu. Trong nhiều trường hợp, những cục thuốc nổ do công binh Liên Xô đặt để chuẩn bị phòng ngưà đều đã bị biệt kích Wehrmacht của Sonderverband Bran denburg (biệt kích Brandenburg) bí mật vô hiệu hoá trước. Đơn vị này, lấy tên từ trại lính của họ gần Berlin, chuyên hành động phá hoại đằng sau lưng quân thù. Từ cuối tháng 4, nhưñg nhóm nhỏ Nga và Ucrain chống Cộng đã được luồn vào lãnh thổ Liên Xô để chuẩn bị. Ngày 29/4, ba nhóm này đã bị tiêu diệt và những người bị bắt sống đã được gửi về trụ sở NKVD ở Moscow để khảo cung.
Ngay từ sáng sớm ngày 22, những đơn vị bộ binh Wehrmacht bắt đầu chuyển động. Trên đầu họ, từng đoàn máy bay tiêm kích và ném bom Stuka, bay lượn về phía mặt trận Liên Xô để tìm mồi là những nơi tập trung xe tăng, sở chỉ huy và những trung tâm thông tin.
Ở Bộ chỉ huy Quân đoàn 4 Hồng quân, một sỹ quan công binh bị đánh thức bởi tiếng máy bay. Đã từng là cố vấn quân sự trong chiến tranh Tây Ban Nha, anh ta nhận ra ngay tiếng Stuka bổ nhào. “Rồi những tiếng bom nổ ngay sau đó. Toà nhà Bộ chỉ huy mà chúng tôi vừa rời khỏi nằm trong đám khói. Máy bay Đức bổ nhào hoàn toàn trong an toàn xuống các mục
https://thuviensach.vn
tiêu không được bảo vệ. Sau trận ném bom, khói đen trùm kín khắp nơi, một phần toà nhà của Bộ chỉ huy đã bị sập, đây đó tôi nghe thấy một tiếng đàn bà khóc nức nở”.
Phần lớn các phi vụ của Luftwaffe là nhằm vào không quân Liên Xô. Trong 9 tiếng đồng hồ sau đó 1200 máy bay Nga đã bị phá huỷ, phần lới lúc còn ở mặt đất. Những phi công Messerschmitt không thể tin mắt mình khi thấy những hàng máy bay thẳng băng rõ ràng trên các phi trường. Một số phi công Liên Xô cất cánh được trên những máy bay cũ kỹ, bất lực trước số đông và kỹ thuật của không quân Đức đã bắt buộc phải cảm tử đâm máy bay mình vào máy bay địch. Một viên tướng không quân Đức đã ví những cuộc không chiến hôm đó giữa những phi công già dặn của Luftwaffe và những phi công Nga không có kinh nghiệm như nhưñg cuộc săn bồ câu.
Máy xe tăng nổ to, nhưñg đơn vị Panzer được lệnh tiến công ngay sau khi nhận được tin những cây cầu và những chặng đường quan trọng phía trước họ đã được biệt kích và bộ binh chiếm giữ. Nhiệm vụ của họ là tiến nhanh lên phía trước rồi tạt ngang bao vây những mẩu lớn đơn vị địch vào trong những cái nồi “Kessel”. Quân Wehrmacht muốn phá vỡ sức mạnh chiến đấu của Hồng quân trước khi tiến vào ba mục tiêu lớn: Leningrad, Moscow và Ucraina.
Cụm quân phía bắc do Thống chế Ritter Von Leeb tiến từ Đông Phổ lên các nước Baltich, chiếm đóng các cảng ở đây để rồi tiến lên Leningrad. Cụm quân trung tâm của Thống chế Fedor Von Bock sẽ theo đường quốc lộ Minsk như đạo quân của Napoleon đã làm để chiếm Moscow sau khi bao vây và tiêu diệt các đơn vị lớn Hồng quân. Brauschisch và Halder ở Bộ tham mưu lục quân rất ngạc nhiên khi Hitler đã cắt một phần các đơn vị ở đây để chuyển về cụm quân phía nam của Thống chế Gerd Von Rundstedt. Hitler tin rằng một khi vựa lúa Ucraina và mỏ dầu vùng Caucasia bị chiếm, nước Đức sẽ thành vô địch. Ở phía nam, cộng với quân Đức của Von Rundstedt là một đạo quân Hung và hai đạo quân Rumani.
Ngày sinh nhật tuyên bố tấn công Nga của Napoleon, Hitler đã không ngưọng ngùng phát biểu rằng nước Đức đã bị đe doạ bởi 160 sư đoàn Liên
https://thuviensach.vn
Xô, do đó cuộc tấn công này là cần thiết cho quốc gia và là bước đầu tiên trong cuộc thánh chiến của châu Âu chống Bolshevik".
https://thuviensach.vn
PHẦN III
CHỈ CẦN ĐẠP VÀO CỬA, RỒI TOÀN BỘ CĂN NHÀ MỤC NÁT SẼ TỰ ĐỔ
Chưa bao giờ trong lịch sử chiến tranh, phía tấn công đã có được những lợi thế mà quân Wehrmacht có được vào tháng 6 năm 1941 này. Các đơn vị Hồng quân và biên phòng đã không biết phải phản ứng thế nào. Ngay sau 12 giờ đêm ngày 22, Stalin vẫn còn tìm cách tránh chiến tranh và chưa quyết định cho Hồng quân chuẩn bị. Một sỹ quan còn nhớ lời than của thượng tướng Pavlov chỉ huy mặt trận trung tâm khi ông một lần nữa nhận được tin tiền tuyến về các chuẩn bị của Đức: “Tôi biết, tôi biết, tôi đã được báo cáo rồi, nhưng những cấp trên của tôi lại có vẻ biết hơn tôi!”.
Ba đạo quân Sô Viết đồn trú dọc theo đường biên giới đã không có một chút may mắn nào để thoát. Những lữ đoàn tăng của họ bị Luftwaffe phá huỷ ở sau lưng họ trước khi chúng lên được tiền tuyến. Ở pháo đài Brest Litovsk, nơi mà Lenin đã ký hoà ước rút nước Nga ra khỏi Thế chiến thứ nhất đã bị tấn công ngay từ những giờ đầu. Hai đơn vị Panzer lớn của Cụm quân Trung tâm chỉ huy bởi tướng Guderian và Hoth đã vô hiệu hóa nhanh chóng các ổ phòng thủ Sô Viết rồi chọc sâu vào lãnh thổ Liên Xô trước khi tạt ngang, tiến hành một thế trận bao vây. Trong 5 ngày, hai mũi tấn công trên đã gặp nhau gần Minsk, nghĩa là cách đường biên giới gần 300 km. Trong thòng lọng là hơn 300 000 lính Hồng quân và 2500 xe tăng, tất cả sẽ bị tiêu diệt sau đó.
Ở phía bắc, từ Đông Phổ, vượt sông Niemen, phương diện quân Panzer số IV đã chọc thủng phòng tuyến nga dễ dàng. Năm ngày sau, quân đoàn panzer của tướng Von Manstein tiến gần 80 km một ngày đã ở nửa đường tới Leningrad và đang vượt sông Dvina. “Cả cuộc đời của một chỉ huy tăng thiết giáp là để sống những giây phút tấn công thần tốc này” Manstein viết lại sau này.
https://thuviensach.vn
Không quân Luftwaffe tiếp tục tiêu diệt không quân Liên Xô. sau ngày thứ hai, số máy bay bị phá huỷ lên đến 2000 chiếc. Nền công nghiệp Liên Xô tất nhiên có thể sản xuất thêm để thay thế số lượng mất này, nhưng cuộc tiêu diệt nhanh chóng này sẽ in sâu vào tinh thần của các phi công Sô Viết trong một thời gian dài. “Các đồng chí phi công đều nghĩ họ sẽ chết một khi cất cánh, vì tinh thần này mà tổn thất của ta rất cao”. Mười lăm tháng sau ở Stalingrad, một Chính ủy đã nhận xét như thế.
Ở phía nam, các đơn vị Hồng quân mạnh hơn cho nên bước tiến của Đức chậm hơn. Tướng Kirponos đã có thì giờ chuẩn một hệ thống phòng thủ theo chiều sâu chứ không tập trung ở biên giới. Những sư đoàn Hồng quân của ông đã gây thiệt hại nặng nề cho các đơn vị Wehrmacht, mặc dù thiệt hại của Hồng quân cao hơn nhiều. Trước tình thế bắt buộc, Kirponos đã phải ra lệnh cho các đơn vị tăng của ông phản công cho dù họ chưa hoàn toàn chuẩn bị đầy đủ. Ngày 23/6 các đơn vị của nhóm Panzer số I của tướng Ewald von Kleist đã đụng độ với những đơn vị tăng Sô Viết được trang bị những xe tăng nặng KV và nhất là những xe tăng được đánh giá tốt nhất của toàn Thế chiến: T34.
Cuộc tiến quân ở phía nam giữa đầm lầy Pripet và núi Carpathes rất là chậm chạp. Đạo quân số VI của tướng Von Reichenau luôn bị tập kích bởi những đơn vị Hồng quân bị kẹt lại trong vùng đầm lầy Pripet. Reichenau ra lệnh hành quyết tất cả các tù binh Nga bắt được cho dù họ có mặc quân phục hay không. Những đơn vị Hồng quân trả đũa bằng cách họ cũng bắn hết tất cả các tù binh Đức bắt được, nhất là các phi công nhẩy dù sau khi bị bắn rơi, đằng nào thì họ cũng không thể gửi được tù binh về tuyến sau, và họ cũng không muốn những người này được cứu thoát bởi các mũi tiến công của Đức.
Theo Hitler, Liên Xô chỉ là “Một toà nhà mục nát sắp đổ”. Lý thuyết này cũng được nhiều quan sát viên nước ngoài công nhận. Qua những vụ thanh toán nội bộ bắt đầu vào năm 1937 nhưng gốc rễ bắt đầu từ những năm nội chiến …. Tất cả những nghiên cứu của Tukhachevski về cách phối hợp chặt chẽ giữa hoả lực và cơ động đều được coi như là lý thuyết phản động vào năm 1941, hồi âm của những cuộc thanh trừng này đến lúc bắt đầu chiến
https://thuviensach.vn
tranh vẫn còn được thấy qua chiến dịch tấn công thất bại vào Phần Lan năm 1940. Thống chế Vorochilov hoàn toàn thiếu khả năng chỉ huy dẫn đến việc quân Phần Lan chiếm thế thượng phong chiến thuật trong toàn chiến dịch. Súng máy Phần Lan quẹt vào đội hình bộ binh Liên Xô tấn công trên tuyết như liềm gặt lúa. Chỉ sau đó với số quân đông gấp 5 lần và một sự tập trung pháo binh vượt hơn hẳn, Liên Xô mới bắt đầu chiếm được tay trên. Hitler đã quan tâm, theo dõi cuộc chiến này và rút ra kết luận trên.
Tình báo quân sự Nhật Bản lại có 1 kết luận khác. Họ là những người duy nhất vào thời điểm đó đã không khinh thường Hồng Quân. Một số đụng độ đã diễn ra ở biên giới với Mãn Châu quốc, với điểm nóng ở Khalkin Gol vào tháng 8 năm 1939. Ở đây họ đã thấy Hồng quân có thể làm gì khi được chỉ huy bởi một vị tướng trẻ và sáng suốt mới 43 tuổi có tên là Georgi Zhukhov. Stalin cũng chú ý đến viên tướng này và vào tháng 1 năm 1941, Zhukhov được phong làm Tổng tham mưu trưởng Quân ủy Trung ương STAVKA (tên cuối cùng được giữ lại sau khi chiến tranh bắt đầu).
Những ngày đầu của chiến tranh không có gì làm cho tướng tá Đức thay đổi sự khinh bỉ của mình đối với tướng tá Hồng quân. Guderian đã nhận thấy một số những hành động thí quân vô ích, ông ta cũng nhận thấy những sự thiếu trách nhiệm do sự sợ hãi cấp trên của tướng tá Hồng quân lúc đó. “Từ hai hiện tượng trên đã gây ra một tình hình chung thiếu phối hợp giữa các binh chủng, đơn vị tác chiến, làm rối loạn các tuyến phòng thủ và làm dễ dàng hơn các khai thác chiến thuật của quân ta (Đức)". Về binh chủng xe tăng, Guderian có nhận xét cái "thiếu luyện tập, thiếu tự tin và thiếu óc sáng kiến” của lính xe tăng Liên Xô. Những nhận xét trên lúc đó là đúng, nhưng Guderian và bạn bè ông ta đã không thấy được những luồng sóng tự kiểm điểm để rút ra nhưñg bài học từ những sai lầm trong Hồng Quân.
Những thay đổi không phải là dễ do nguyên tắc “chỉ huy đôi” Quân đội/Chính trị cộng với sự thiếu trách nhiệm. Nhiều Chính ủy đã đổ hết trách nhiệm thất bại sang các chỉ huy quân đội dẫn đến nhiều vụ xử tử vô ích như vụ Thượng tướng Pavlov chỉ huy mặt trận Trung tâm bị xử bắn. Từ đó một không khí sợ hãi đã làm trì trệ tất cả các cải tổ. Một sỹ quan công binh,
https://thuviensach.vn
chuyên gia mìn dẫn đến sở chỉ huy vài người lình biên phòng vì họ quen biết đường xá trong vùng, đã thấy viên tướng chỉ huy sư đoàn đứng phắt dậy mặt trắng như giấy khi thấy họ và giải thích là ông đã làm tất cả mọi thứ để cứu vãn tình hình. Chỉ ở đây anh ta mới hiểu tại vì lính biên phòng cũng thuộc NKVD cho nên khi thấy phù hiệu xanh của họ, ông tướng tưởng là họ đến bắt ông. Mặc dù vậy một cơ chế cơ bản đã xuất hiện để chuẩn bị cho cuộc phát triển mới của Hồng quân.
Ngày 15/7 Zhukhov đã tuyên bố “một số kết luận từ ba tuần kinh nghiệm chiến đấu Phát Xít Đức". Trong đó ông ta đã chỉ ra những cái “thiếu” của Hồng quân là thông tin liên lạc, luyện tập và kinh nghiệm. Ngoài ra ông ta còn chỉ trích cách tập trung quân quá lớn để dễ bị không quân tấn công và lại khó chỉ huy. Để khắc phục Zhukhov nêu ra những phương án mới:” STAVKA cho rằng một hệ thống quân đội tốt nên dựa trên những đạo quân nhỏ tối thiểu là từ 5 đến 6 sư đoàn". Sau cuộc cải tổ này, thời gian phản ứng của Hồng quân tăng lên gấp bội do đã bỏ hẳn hệ thống chỉ huy cấp binh đoàn, thông tin sẽ đi thẳng từ sư đoàn lên phương diện quân.
Nhưng sai lầm lớn nhất của Đức là đã không chú ý đến “Ivan", người lính bộ binh quèn của Hồng quân. Họ sẽ thấy là khác với các lính phương Tây, người lính Hồng quân thường chiến đấu đến cùng cho dù là một phải chọi 10. Từ khi bắt đầu chiến dịch Barbarossa, vô số những gương anh hùng đã được cả hai bên nhận thấy. Ở Brest Litovsk, trong hơn một tháng, một số chiến sỹ Hồng quân đã chiến đấu tới cùng mặc dù không được tiếp viện từ ngoài. Một trong những người cuối cùng sống sót đã ghi lên 1 bức tường” Thà chết nhưng không đầu hàng, xin Vĩnh biệt Tổ Quốc! 20/7/1941". Mẩu tường này hiện nay vẫn được giữ ở viện bảo tàng Quân đội ở Moscow. Nhưng người ta ít biết hơn về số phận của những tù binh Hồng quân ở đây sau khi sống sót 4 năm tù đầy, họ đã bị coi như những tù binh khác bị trách là đã để địch bắt sống. Ngay Stalin cũng đã từ bỏ người con trai của ông ta là Yakov, bị bắt ở Vitebsk ngày 16 tháng 7.
Trong muà hè, tình hình bắt đầu ổn định trong hàng ngũ Hồng quân. Cục diện chiến trận bắt đầu khó khăn hơn với Đức. Tướng Halder, đầu tháng 7
https://thuviensach.vn
nghĩ rằng thắng lợi sắp tới, đã phải xem lại kết luận của mình, ông ta viết trong nhật ký của mình: “Khắp nơi, quân Nga chiến đấu tới cùng, họ hầu như không đầu hàng nữa”. Guderian cũng phải công nhận “lính bộ binh Nga hầu như bao giờ cũng chiến đấu rất dai dẳng, họ bắt đầu lợi dụng rất tốt những khu rừng và ban đêm để phản công”.
Dù có thành kiến gì đi chăng nữa đối với chính phủ của Stalin, ai cũng phải công nhận họ đã nhanh chóng hàn gắn lại được xã hội Liên Xô và lãnh đạo nó trong công cuộc Chiến tranh Vệ quốc. Trong “Cuộc sống và số phận” của Vassili Grossman, nhân vật Mostovskoi, người đảng viên Bolshevik già chống Stalin đã mô tả đúng hiện tượng này: “Sự căm thù của chúng tôi đối với chủ nghĩa Phát Xít là một biểu hiện thiết thực cho sự đúng đắn của lý tưởng Lêninist.”
Bên cạnh những lập luận chính trị là một lòng yêu nước tràn đầy mà các tấm áp-phích tuyên truyền đã biết khai thác: Cảnh một người mẹ Nga tuyên thệ trong một rừng lưỡi lê với dòng chữ “Đất mẹ gọi anh” không thể không chạm được vào lòng yêu nước của người Slave. Trong quyển nhật ký của một chiến sỹ xe tăng đúng một tháng sau khi chiến tranh bắt đầu có viết: “Nhiệm vụ của chúng tôi là bảo vệ một cái gì đó còn đáng giá hơn một triệu sinh mạng, Ở đây tôi không muốn nói đến cái mạng sống bé nhỏ của tôi mà là Đất Mẹ Tổ Quốc”.
Bốn triệu người ra nhập những đội tự vệ Opoltchentsi, thiếu thốn cả về huấn luyện lẫn binh khí. Tính quân sự của các đơn vị này không có mấy. Bốn sư đoàn tự vệ bị tiêu diệt hoàn toàn ngay trước khi trận Leningrad bắt đầu. Phần lớn các gương Anh hùng trong thời điểm này không được truyền bá lại sau này do đa số những người có mặt đều đã hy sinh. Một vài trường hợp đặc biệt đã được chuyển lại nhờ những đường đặc biệt. Ví dụ như ở Stalingrad, người ta tìm thấy trên thi thể của một bác sỹ quân y tên là Maltsev một lá thư của ông ta: “Ngày mai sẽ có một trận đánh lớn, tôi chắc chắn sẽ chết, nhưng tôi muốn những dòng này được để lại cho thế hệ sau cho người ta biết được những gì mà người đồng đội tôi tên là Litchkhin đã làm...”.
https://thuviensach.vn
Nhưng những gương anh hùng lúc đó cũng chỉ để an ủi và không đủ để thay đổi tình thế. Trong ba tuần đầu, 3500 xe tăng, 6000 máy bay, khoảng 2 triệu Hồng quân trong đó có cả một phần lớn sỹ quan cán bộ đã bị tiêu diệt. Trong nửa thứ hai của tháng 7, trận đánh ở Smolensk chuyển sang thành một tai nạn cho Hồng Quân, nhiều đạo quân Liên Xô đã bị bao vây ở đây và mặc dù có 5 sư đoàn phá được vòng vây, 300000 người đã bị bắt cộng thêm với 3000 xe tăng và 3000 khẩu pháo. Sau đó nhiều sư đoàn Sô Viết cũng bị tiêu diệt dần dần khi chống trả lại các Panzer của Von Bock tiến lên chiếm các ga xe lửa ở Yelnaia và Roslavl.
Ở phía nam, cụm quân của Von Rundstedt đã bắt được 100 000 tù binh trong túi Uman đầu tháng 8. Các đơn vị đang tiến về phía Kiev trên những thảo nguyên mênh mông của Ucraina. Xung quanh Kiev, các đơn vị Hồng quân thuộc quyền chỉ huy của viên thống chế già Budiennyi và chính ủy Nikita Khruchev. Nhiệm vụ chính của họ đang là tháo gỡ các phương tiện công nghiệp để chuyển về phía Uran. Zhukhov xin Stalin rút các đơn vị này về phía sau nhưng Stalin không chấp nhận do đã hứa với Churchill rằng sẽ không bỏ Moscow, Leningrad và Kiev. Qua vụ này Zhukhov bị mất chức Tổng tham mưu trưởng.
Sau khi tiêu diệt túi Uman, các đơn vị Panzer của Von Runstedt tiến lên phía bắc hướng về Kiev. Tự nhiên nhóm Panzer số 1 quay sang phía đông bắc tiến nhanh lên để gặp mũi tấn công bất ngờ từ cụm quân trung tâm của các Panzers Guderian xuống phía nam. Tình hình đã rõ nhưng Stalin đã phản ứng quá chậm chạp. Kết quả, trận chiến bao vây Kiev kết thúc ngày 21 tháng 9. Có 665 000 tù binh Liên Xô bị bắt ở đây, tướng Kirponos, chỉ huy mặt trận phía Nam cũng đã hy sinh trong túi Kiev, Thống chế Budiennyi đã rời Kiev vào giây phút cuối cùng bằng máy bay theo lệnh của Stalin. Hitler nói " Trận đánh Kiev là trận đánh lớn nhất của lịch sử nhân loại”. Trong khi đó Halder và Guderian lại cho đây là sai lầm chiến lược lớn nhất từ trước tới nay. Phía Đức đã mất cơ may để tập trung lực lượng mạnh tiến vào Moscow. Trong những trận đánh tiêu diệt xung quanh Kiev, những kẻ xâm lăng Đức đã có nhiều suy nghĩ mâu thuẫn về dân Slave: ngạc nhiên, khinh bỉ và cả sợ hãi những kẻ thù Cộng Sản chiến đấu đến chết.
https://thuviensach.vn
Trước những đống xác chết cháy đen hay một phần trần truồng do sức thổi gây ra bởi bom đạn nổ, một nhà báo quân đội Đức đã viết: “Hãy nhìn những xác chết này, những xác chết mới, hoàn toàn mới, vưà mới được sản xuất từ những nhà máy của kế hoạch năm năm. Họ là một chủng giống mới, một chủng giống công nhân gan lỳ không sợ chết”. Dù hình ảnh này có ấn tượng như thế nào đi chăng nữa, những xác chết đó không phải đã từng là những người máy Cộng sản, họ đã từng là những chàng trai cô gái có lòng yêu nước tha thiết và đã trả lời cho kêu gọi của Tổ quốc họ.
https://thuviensach.vn
PHẦN IV
SAI LẦM CỦA HITLER
"Nước nga bao la đang ăn chúng tôi" Von Rundstedt viết cho vợ như vậy sau khi tiêu diệt túi Uman. Ngày 11/8 tướng Halder viết: “Trước đây Bộ chỉ huy đã tính toán rằng Liên Xô chỉ có thể lập ra được khoảng 200 sư đoàn thôi. Vậy mà ngày hôm nay (11/8) chúng tôi đã đếm được hơn 360 sư đoàn của họ!”. Cánh cửa đã đập vỡ nhưng căn nhà đã không sụp đổ.
Vào giữa tháng 7, cuộc tấn công của Wehrmacht bắt đầu có những triệu chứng mệt mỏi. Thiệt hại nặng hơn nhiều so với dự tính, đến cuối tháng 8, con số thương vong đã vượt quá 400 000 người. Các phương tiện cơ động bắt đầu hỏng. Những động máy bay xe tăng đã hút quá nhiều bụi cát và cần sửa chữa. Những linh kiện phụ tùng cung cấp bắt đầu thiếu thốn. Đưòng sắt, phương tiện vận chuyển hậu cần chính không cung cấp được đầy đủ cho tiền tuyến do số tàu hoả dùng cỡ bánh chạy trên đường ray Liên Xô có quá ít (Đường ray Liên Xô rộng hơn đường ray châu Âu). Do đó xăng dầu cho panzer cũng bắt đầu thiếu.
Các tướng tá chỉ huy ở mặt trận càng ngày càng tỏ ra chống đối những quyết định tấn công nhiều hướng của Hitler, nhất là Guderian. Sau khi đã bao vây các đơn vị Hồng quân ở Smolensk cuối tháng 7, cụm quân Trung tâm được nhận lệnh dừng lại, đơn vị của Guderian đặt lấy tên mới là đạo quân Panzer Guderian được lệnh quay xuống phía Nam tham gia trận bao vây ở Kiev. Chỉ đến đầu tháng 9 Hitler mới chấp nhận kế hoạch “Typhoon” tấn công Moscow với cụm quân Trung tâm. Phải đợi thêm một thời gian để các đơn vị Panzer của Hoth rút khỏi vùng chiến sự xung quanh Leningrad. Đến cuối tháng 9, các chuẩn bị cho chiến dịch “Typhoon” mới đầy đủ. Moscow chỉ cách tiền tuyến có 300 km, nhưng thời gian trước những bùn lầy của muà thu còn rất ít. Tướng Paulus, tham mưu chiến dịch dưới quyền
https://thuviensach.vn
của Halder có nhắc với Hitler những khó khắn sắp tới của mùa đông, Hitler trả lời bằng cách cấm tất cả mọi người nói đến chuyện này. Thống chế Von Bock chỉ huy Tập đoàn quân Trung tâm có dưới quyền 1.5 triệu lính, nhưng những sư đoàn Panzer của ông ta đã mệt mỏi, thiếu linh kiện phụ tùng. Trước khi phát động chiến dịch ông ta đã đặt mục tiêu bao vây Moscow vào ngày 7 tháng 11 ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười. Ông ta muốn lịch sử nhớ tới như nguời đã chiếm được Moscow. Bộ chỉ huy STAVKA đã đợi cuộc tiến công này từ khi tập đoàn Trung tâm dừng lại. Stalin đã cho Eremenko lập một tuyến phòng thủ ở Bryansk, trong khi hai đạo quân khác lập ra một Mặt trận bảo vệ Moscow. Tuy nhiên Eremenko vẫn bị thụ động khi ngày 30/9 những đơn vị Panzer của Guderian chọc thủng cánh quân phía Nam của ông trong sương mù. Trong những ngày đầu tiên của tháng 10, tình hình rất khả quan cho Đức. Xe tăng và máy bay của không đoàn số 2 thuộc thống chế Kesselring phối hợp rất chặt chẽ. Ngày 3/10, những đơn vị tiên phong của Guderian đã đến Orel, tức là đến 200 km đằng sau lưng của Eremenko. Sự bất ngờ coi như hoàn toàn. Ở Orel, những xe tăng đầu tiên tiến vào vượt qua những chiếc tầu điện vẫn chạy bình thường trong thành phố, người dân vẫy tay chào vì họ tưởng là xe tăng Nga. Trong những ngày sau đó, tình hình trở thành rối loạn, Bộ chỉ huy của Eremnko suýt nữa bị bắt gọn. Budienyi chỉ huy mặt trận Dự bị bị lạc và Eremenko bị thương nặng phải chở bằng máy bay về hậu phương. Ngày 5/10, một phi công tiêm kích thông báo rằng 1 đơn vị xe tăng Đức dài đến 20 km đang tiến nhanh về phía Yukhnov, chỉ cách Moscow có 160 km. Stalin tập trung ngay một Đại hội đặc biệt của Ban Quốc phòng và khẩn cấp gọi Zhukhov đang ở Leningrad về Chỉ huy công cuộc phòng thủ Moscow. Tất cả các đơn vị dự bị đều được điều ra phía trước nhằm khôi phục lại một vành đai phòng thủ. Lệnh tổng động viên các công dân Moscow để vào các đơn vị tự vệ và dân công đã được ban hành. Đêm 6/10, những hạt tuyết đầu tiên rơi xuống. Mặc dù tan ngay nhưng nó cũng đủ để biến cả con đường đất thành đường bùn. Tuy vậy Von Bock vẫn có đủ thời gian để lập ra thêm hai “túi” Briansk và Viasma (Vòng vây).
https://thuviensach.vn
"Chắc ông đang rất vui mừng khi kế hoạch của ông đang hoàn thành mỹ mãn"
Reichenau nói cho Paulus như vậy khi viên tướng này đến Đạo quân số VI lấy chức tham mưu trưởng. Nhưng những ngườii lính Nga trong các túi này, mặc dù không được tiếp trợ, vẫn chiến đấu tới cùng. “Chúng tôi đã phải chiếm lấy từng ngôi nhà, từng đống rơm mà họ vẫn không chịu chui ra. Chúng tôi phải dùng bộc phá và súng phun lửa để giải quyết”. Một sư trưởng đã nói với Paulus như vậy.
Các đơn vị panzer cũng thấy được một cách chống tăng mới của Liên Xô: Những con chó được dậy cách chạy tới các xe tăng với một quả mìn chống tăng trên lưng. Muà thu đến với mùa bùn Rapustitsa vào giữa tháng 10. Bùn ngập đến tận háng ở nhiều nơi, không đủ gỗ để đệm đường, quân Đức bắt đầu dùng cả những xác chết để làm việc đó. Bước tiến của quân đội Đức vẫn không dừng. Ở khu Trung tâm, sư đoàn 10 Panzer và sư đoàn SS Das Reich đến Borodino, trận đánh xưa của Napoleon ngày 16/10, Moscow chỉ còn cách 110 km. Cùng ngày đó sư đoàn 1 Panzer cắt tuyến đường sắt Moscow - Leningrad ở Kalinin. Ở phía nam Guderian đã vượt qua Tula.
Thông tin lạc quan nhất cho Liên Xô lúc đó là những đợt tới của các sư đoàn Syberia đến từ Viễn đông. Hai trung đoàn bộ binh đầu tiên đã chạm trán với sư đoàn SS Das Reich ở Borodino vài ngày trước, nhưng phần lớn các đơn vị này vẫn chưa tới nơi. Đây là một thành tựu lớn của Người gián điệp Richard Sorge ở Tokyo, ông ta đã biết được chiến lược quay về phía Thái Bình Dương của Nhật để tấn công Mỹ chứ không phải Liên Xô.
Ngày 19/10, lệnh thiết quân luật được lập ra ở Moscow. Stalin quyết định ở lại thành phố và quyết định vẫn giữ nguyên cuộc Duyệt binh kỷ niệm ngày Cách mạng Tháng Mười ở Quảng trường Đỏ. Hôm đó, các đơn vị tiếp viện của Zhukhov duyệt binh qua trước lăng Lênin sau đó đi thẳng ra chiến trường chỉ cách đó vài chục cây số.
Quân Đức bắt đầu chùn bước, trời thấp làm không quân càng ngày càng khó đến viện trợ cho lục quân. Các trận đánh liên miên làm các đơn vị hai bên chỉ còn một phần quân số lúc đầu. Guderian bị chặn lại trước Tula và
https://thuviensach.vn
bắt buộc phải đi vòng sang bên phải. Các đơn vị Panzer của Hoth đã đến kênh Moskova - Volga, làng Krasnaia Poliana, quê hương của Tolstoi là Bộ chỉ huy tiền phương gần Moscow nhất mà Hoth có thể lập được. Zhukhov ra lệnh cho Rokossovski với những gì còn lại của Đạo quân số 16 phải giữ Krioukovo bằng mọi cách. “Chúng ta không còn chỗ nào để lùi nữa”, Zhukhov nói và trong thâm tâm của Rokossovski ông tin đó là sự thật.
Quân Đức cũng không thể tiến được nữa. Von Kluge chỉ huy cuộc tấn công cuối cùng trên phía đường Minsk-Moscow nhưng lạnh và các cuộc phòng thủ cảm tử của Hồng quân đã chặn đứng được mưu toan này.
Guderian và Von Kluge bắt đầu tự động rút các đơn vị tiên phong ở các vị trí nguy hiểm nhất sau một cuộc họp trong ngôi nhà của Toltoi ở Iasnaia Poliana. Muà đông năm đó rất lạnh. Nhiệt độ xuống -20 độ C. Xăng trong động cơ đóng thành băng. Số người chết trong các đơn vị Đức vì rét bắt đầu trở thành nhiều hơn vì chiến đấu. Đến Noel, tổn thất của Wehrmacht vì lạnh cóng đã lên đến 100 000. Đúng lúc đó, Quân Nga cho thấy những dấu hiệu đầu tiên của cuộc phản công mùa đông.
Những sư đoàn Syberia, với rất nhiều các tiểu đoàn lính trượt tuyết, đã được bí mật tập trung bởi STAVKA, máy bay và 1700 xe tăng cũng đuợc chuyển lên tiền tuyến. Phần lớn các xe tăng này là loại T34 xích rộng có thể đi lại dễ dàng trên tuyết. Ngày 5 tháng 12, ở mặt trận Kalinin, những đơn vị của tướng Koniev mở màn cuộc phản công yểm trợ bở những khẩu đội Katiusa mà quân Đức bắt đầu kiêng sợ. Ngày hôm sau, tập đoàn quân Xung kích số 1 và tập đoàn quân số 16 bắt đầu tấn công vào sườn các đơn vị Đức. Ở phía nam, Guderian cũng bị tấn công từ nhiều phía. Ở giữa Von Kluge cũng bị tấn công cho nên không thể cứu những đơn vị khác được.
Những cuộc phản công sau lưng của quân đội Đức cũng trở nên nhiều hơn. Những nhân viên NKVD tổ chức những đơn vị du kích trong những khu rừng hay đầm lầy đóng băng để đánh những đoàn hậu cần Quốc xã. Những đơn vị đi ski mặc áo trắng xuất hiện bất thình lình trên tuyết để tập kích một đơn vị Đức trước khi biến mất như những bóng ma. Những kỵ binh xuất hiện 20 đến 30 km đằng sau lưng quân Đức để tấn công bằng kiếm như thờ Thành Cát Tư Hãn những khẩu pháo hay xe tải Đức.
https://thuviensach.vn
Kế hoạch phản công của Nga trở thành rõ ràng, Von Bock phải nhanh chóng rút lui đến 160 km. Moscow đã đứng vững, tin tức về những đống xác chết cóng của Wehrmacht bên cạnh nhưñg khẩu đại bác bỏ lại và những tấn công kỵ binh làm cả hai bên liên tưởng đến năm 1812. Stalin quyết định mở một cuộc tổng tiến công ở Leningrad, Ucraina và Crimea. Hitler lại ra lệnh cấm quân Đức được lùi. Sau này có người cho rằng mệnh lệnh này đã cho cụm quân Trung tâm tránh khỏi số phận của đạo quân Napoleon trước kia, nhưng có lẽ chuyện này sẽ không xảy ra vì lúc này Hồng Quân không có đủ lực lượng để tổ chức một cuộc đánh đuổi lớn như thế.
Cuộc tổng phản công của Stalin cũng bắt đầu sa lầy. Nếu các đơn vị Liên Xô chọc thủng dễ dàng các tuyến phòng thủ của Đức. Họ lại không có đủ tiềm lực để tấn công những con nhím phòng thủ. Ở Kholm phía tây bắc Moscow, tướng Scherer với 5000 người đã giữ vững cứ điểm với tiếp trợ luơng thực và vũ khí bằng đường không. Ở Demiansk, 100 000 người bị bao vây trong 1 cái nồi “Kessel” được tiếp trợ bằng 100 chuyến bay Junker 52 mỗi ngày, chở vào 60 000 tấn vũ khí luơng thực và chở ra 35 000 thương binh. Trong 72 ngày túi Demiansk đã chống lại nhiều đạo quân Liên Xô trước giải vây vào cuối tháng 4. Chiến thắng này làm cho Hitler quá tin tưởng vào một mô hình phòng thủ kiểu Kessel viện trợ bằng đường không.
Kết quả của chiến dịch mùa đông là cả 2 bên đều kiệt sức. Moscow đã được cứu thoát, tinh thần quân Đức xuống thấp đến nỗi Bộ chỉ huy cấm tuyệt đối những người lính về nghỉ phép kể chuyện chiến trường nhằm tránh gây hoang mang cho dân hậu phương. Trên một xác chết Đức, giấu trong hai lần áo, một lính Nga đã tìm được 1 tờ báo “Tin mặt trận” số 3 kêu gọi những người lính Đức lập ra các chi bộ Đảng trong các đơn vị: “Các đồng chí, tại sao chúng ta lại phải đi theo Hitler vào trong một cuộc chiến tranh đầy tội lỗi của hắn? Chúng ta phảI loại bỏ hắn, phải diệt Hitler, chúng ta những người lính có thể làm được nhiệm vụ này, tương lai của nước Đức dựa vào chúng ta...”
Cuối cùng vào muà xuân năm 1942, mặt trận bắt đầu được ổn định ở phía đông Smolensk. Nhưng tình hình toàn cuộc đã thay đổi hoàn toàn. Từ
https://thuviensach.vn
tháng 12 năm 1941, Hoa Kỳ đã bước vào vòng chiến. Cán cân quân sự, chính trị, kinh tế, công nghiệp hiện nay đã thay đổi ngược lại về phía Moscow.
https://thuviensach.vn
PHẦN V
TRẬN ĐÁNH ĐẦU TIÊN CỦA TƯỚNG PAULUS
Sau những thất vọng của Hitler vào cuối năm 1941, hàng ngũ tướng tá chỉ huy mặt trận phía Đông bị đảo lộn hoàn toàn đã dẫn Paulus đến chức chỉ huy đạo quân số 6. Cũng những thất vọng kiểu này sẽ dẫn ông và đạo quân ông chỉ huy đến thảm họa một năm sau.
Vào tháng 11 năm 41 khi thế giới đang chú ý đến Moscow, tình hình ở Ucraina thay đổi liên tục. Ngày 19/11, những đơn vị tiên phong của von Kleist dưới mưa tuyết đã chiếm được Rostov trên sông Đông, bức tường cuối cùng trước vùng Caucasia. Nhưng rất nhanh chóng, tướng Timochenko đã phản công ngay. Quân Nga vượt sông Đông đóng băng chọc thủng cánh trái của quân Đức do đạo quân Hung bảo vệ. Von Kleist bắt buộc phải rút lui. Hitler đang mơ tưởng chiếm được Moscow và vùng Caucasia đã giận điên. Tệ hơn nữa, đây là lần đầu tiên từ khi bắt đầu thế chiến, một đạo quân Đức đã phải rút lui. Hitler không tin là Von Rundstedt không đủ phương tiện để giữ đến nỗi phải cho Von Kleist lùi đến tận sông Mius. Ngày 30/11 Von Rundstedt cho biết nếu Hitler không tin tưởng vào tài chỉ huy của ông thì cứ việc cắt chức ông.
Sáng sớm ngày hôm sau, ông bị mất chức. Von Reichenau chỉ huy đạo quân số VI lên thay thế và được lệnh dừng ngay cuộc rút lui. Reichenau tuận lệnh hoặc đúng hơn là giả vờ tuân lệnh này. Chỉ vài giờ sau khi nhận chức, một điện văn từ Bộ chỉ huy cụm quân miền Nam được gửi về Berlin nó rằng mặc dù tất cả những gì có thể làm được đã được làm,một cuộc rút lui về phía sông Mius là không thể tránh được. Bức điện này chỉ làm tăng khinh bỉ của Von Rundstedt đối với Von Reichenau, con rối Quốc xã với cơ thể kiện tráng.
https://thuviensach.vn
Ngày 3/12, Chiếc máy bay Focke-Wulf Condor của quốc trưởng bay tới Potalva, sở chỉ huy tiền phương của cụm quân phía Nam và cũng là nơi mà Charles 12 của Thụy Điển đã bị Piotr đại đế đánh bại vào năm 1709 để kiểm tra tình hình. Viên tướng đầu tiên được Hitler hỏi là Sepp Dietrich chỉ huy sư đoàn 1 SS Leibstandarte. Và trước ngạc nhiên của Hitler, Dietrich ủng hộ ý định rút lui. Hitler cũng lợi dụng cơ hội này để làm hoà với von Rundstedt. Viên thống chế già 70 tuổi được đưa về Berlin nghỉ lão. Đầu tiên Hitler định để Reichenau chỉ huy cả cụm quân phía nam và đạo quân số 6, nhưng Reichenau từ chối và nâng cử viên tham mưu trưởng của mình là Paulus và được Hitler đồng ý.
Như vậy là từ ngày 1/1/1942, Paulus đựơc thăng chức “General Von Panzertruppe” và 5 ngày sau đó chính thức nhậm chức Chỉ huy Đạo quân số VI mặc dù chưa bao giờ chỉ huy một quân đoàn và ngay cả một sư đoàn trước đó trong khi Timochenko đang tấn công mạnh ở Kursk.
Friedrich Wilhem Paulus sinh ra trong 1 gia đình trung nông vùng Hess. Năm 1909, chàng trai Paulus dãđịnh xin ra nhập hải quân nhưng đã bị từ chối vì lý do sức khoẻ. Năm sau anh vào trường thiếu sinh quân, chắc chắn bị bạn bè phần lớn gốc gác từ tầng lớp quý tộc chê bai về nguồn gốc của mình, Paulus luôn luôn giữ 1 bề ngoài rất tề chỉnh. Năm 1912, ông lấy Elena Rosetti Solesco, em gái của một người bạn sỹ quan mà gia đình có nguồn gốc quý tộc người Rumani. Khác với chồng đã có những cảm phục đối với lý tưởng Quốc xã từ khi ông ta cũng như Von Reichenau ra nhập nhưñg đơn vị vũ trang Freikorps tiêu diệt Cộng Sản sau năm 1918, bà ta đã ghét Hitler từ rất lâu.
Ở trung đoàn bộ binh số 13, đại uý Paulus được cấp trên coi như một đại đội trưởng giỏi, nhưng không tiên tiến như viên đại úy chỉ huy đại đội súng máy Erwin Rommel. Có đầu óc sáng tạo, E. Rommel sẵn sàng không nghe mệnh lệnh trên để tuỳ cơ ứng biến với tình hình chiến trận thì Paulus lại rất là tỉ mỉ thi hành hoàn hảo mệnh lệnh trên. Do đó công việc ở bộ tham mưu cần thiết nhưñg người cẩn thận, chặt chẽ phù hợp với ông ta hơn. Paulus thường hay thức khuya ban đêm để nghiên cứu những trận đánh của
https://thuviensach.vn
Napoleon trên những bản đồ. Theo người con của ông ta, so với Rommel hay Model, Paulus có dáng vóc một nhà khoa học hơn là một viên tướng. Cũng chính vì thế mà Paulus rất được cấp trên thích chẳng hạn như viên tướng thô bạo Von Reichenau đã nhận Paulus về làm tham mưu cho mình từ chiến dịch đánh Pháp. Hai người cộng tác với nhau rất là trôi chẩy, kết quả là họ đã nhận đầu hàng của Leopold vua nước Bỉ. Sau đó Paulus được Halder gọi về Berlin cộng tác trong kế hoạch chuẩn bị chiến dịch Barbarossa. Trong khi chiến dịch đang diễn ra, Reichenau đã rút viên tham mưu lại từ đồng sự Halder.
Cuộc thăng quan tiến chức như gió của Paulus bị u ám bởi cái chết của Von Reichenau. Ngày 12/1, một tuần sau khi Paulus nhậm chức, Reichenau sau cuộc tập chạy trên tuyết đã bị nhồi máu cơ tim. Viên thống chế này được chở ngay về Đức điều trị, nhưng khi hạ cánh ở sân bay Lemberg, do thời tiết xấu, máy bay bị tai nạn, xác chết của Reichenau được tìm thấy bên cạnh cây gậy thống chế của ông ta bị gẫy đôi.
Mặc dù rất lạnh nhạt, Paulus cũng đã có những cử chỉ nhân đạo đối với binh sỹ của ông. Cũng chính Paulus đã huỷ bỏ “lệnh đặc biệt” của Reichenau đối với Do thái và du kích. Nhưng những đơn vị cảnh sát giã chiến (Feldgendarmerie) vẫn được lệnh chuyển tình nghi Cộng Sản và Do thái cho các đơn vị “đặc biệt” Einsatzkommando của SD. Thật ra Paulus đã nhận được một gia tài quá nặng về những biện pháp đặc biệt dưới thời Reichenau. Lúc bấy giờ, định nghĩa của “du kích” đã mở rộng thành “tất cả các người đàn ông cắt tóc cao kiểu quân đội, dù người đó mặc quân phục hay không”.
Lệnh xử tử được áp dụng cho cả các trường hợp thường dân đưa thức ăn cho những Hồng quân trốn trong rừng. Một lệnh từ tháng 7 năm 1941 cho phép binh lính Đạo quân số VI tàn sát và đốt trụi những làng mạc có hành động bao che cho du kích. Theo viên đại tá SS August Haffner, Reichenau đã ra lệnh trực tiếp tàn sát 3000 người Do thái để cảnh cáo vào tháng 7 năm 1941.
Nhiều đơn vị của Đạo quân số VI đã trực tiếp tham gia những vụ tàn sát Cộng Sản và Do thái. “Những lính nghỉ phép đã giúp đỡ các đơn vị SD và
https://thuviensach.vn
SS trong công việc tiêu diệt thảm họa Cộng Sản và Do thái, họ đã tự nguyện tham gia những hành quyết mặc dù không được khuyến khích” một bản báo cáo trong sở chỉ huy Đạo quân số VI đã ghi như vậy.
Nhưng thỉnh thoảng cũng có những gương nhân đạo xuất hiện. Ngày 12/8 viên sỹ quan tuyên huấn của sư đoàn 295 báo cáo với tham mưu sư đoàn, trung tá Helmut Groscurth, rằng ở Belaia Tserkhov có 90 trẻ mồ côi Do thái từ vài tháng đến 7 tuổi đang bị giam giữ trong điều liện rất tàn khốc, và các em sắp bị hành quyết như bố mẹ các em trước đó. Groscurth, sỹ quan chống Quốc xã, đã đi thẳng tới nơi đánh nhau với đại tá SS Paul Blobel chỉ huy Einsatzkommando IV A để tìm cách cứu các em. Nhưng cuối cùng cả 90 đứa trẻ đều đã bị bắn chết ngày hôm sau. Groscurth viết đơn kiện lên Reichenau nhưng cũng không có hồi âm. Ông ta viết thư cho vợ sau đó “Chúng ta không đáng thắng cuộc chiến tranh này” và vào lần nghỉ phép sau đó, ông ta đã đi liên lạc ngay với nhóm chống Phát Xít trong quân đội Wehrmacht.
Vụ tàn sát ở Belaia Tserkhov, đã nhanh chóng bị lãng quên khi quân Đức chiếm được Kiev. 33 771 người Do thái đã bị Einsatzkommando IV A tập trung rồi hành quyết ở hố Babi Yar trong vùng kiểm soát của Đạo quân số VI. Lệnh của Von Reichenau cho quân lính ngày 10/10 với chữ ký ủng hộ của Von Rundstedt có đề “trên chiến trường phía đông, người lính không phải chỉ là một chiến binh mà còn là một người bảo vệ lý tưởng văn hoá Quốc xã và là người trả thù cho dân tộc Đức chịu những đau khổ mà bọn Bolshevik châu Á và bọn Do thái đã gây ra trong bao nhiêu thế hệ”.
Với Paulus, những đốt phá không hoàn toàn biến mất, ngày 29/1/1942, làng Komsomolsk gần Kharkov đã bị thiêu trụi với 10 người dân thường bị bắn chết trong đó có 2 trẻ con. Sự thật là đối với người lính Đức, những tư duy đạo đức tốt và xấu đang dần dần biến mất và thay thế bởi lý tưởng Quốc xã và mô hình một cuộc chiến tranh diệt chủng của Hitler.
Số phận của những tù binh Nga lúc đó rất là hẩm hiu. August von Kageneck, chỉ huy một đơn vị trinh sát cơ động của sư đoàn 9 Panzer kể rằng từ trên tháp súng máy của xe ông, ông đã từng thấy những xác lính Nga “xếp thẳng băng, đầu úp xuống đất” chắc chắn không phải là chết do
https://thuviensach.vn
chiến đấu. Một nhà báo Ý kể lại trên đường ra mặt trận, lính Đức trên xe của ông đã “thử súng” vào những đoàn tù binh Nga thương tích đầy mình đang lê lết về phía sau.
Cũng không nên quên rằng ở trại tập trung Auschwitz, hơi ngạt Zyklon B trước khi được dùng trên 3 triệu người Do thái đã được thử nghiệm lần đầu tiên trên 600 tù binh Liên Xô. Yuri Mikhail Maximov tù binh Liên Xô của sư đoàn BB 127, bị giam ở trại Novo-Alexandrovsk, kể lại: “Trại tù binh chỉ là một khoảng đất giữa đồng không mông quạnh, khoanh lại bằng dây thép gai. 18 000 người ở trong đó được nuôi mỗi ngày bằng 18 thùng phi nước đun nóng với vài miếng thịt ngựa trong đó. Khi phân phát thức ăn ai chạy vội tới đều bị bắn chết và để xác đó ba ngày để làm gương".
Trong Hồng Quân Liên Xô mặc dầu không có những lệnh trên nhưng càng ngày với những gì họ thấy và nghe được, lòng căm thù của họ bắt đầu đổ lên tất cả những gì của Đức, từ các tù binh, đặc biệt là SS đến những bệnh viện dã chiến. Ngày 29/12/1941, ở Feodosia, Crimea, những người lính thuỷ Liên Xô sau khi chiếm được một bệnh viện Đức đã thẳng tay tàn sát 160 thương binh.
Thời điểm Paulus lên nắm quyền chỉ huy không được tốt lắm cho quân Đức. Ở Crimea, Đạo quân số XI của Von Manstein vẫn dậm chân đằng trước Sevastopol. Một cuộc tấn công chớp nhoáng của Hồng quân từ Caucasia đã chiếm lại được bán đảo Kerch, viên tướng chỉ huy binh đoàn Đức ở đây tướng bá tước Von Sponeck phải ra toà án binh. Paulus chuyển sở chỉ huy về Kharkov, mục tiêu của Timochenko. Nhiệt độ xuống âm ba mươi, nhiều khi còn thấp hơn nữa.
Kế hoạch của Timochenko là cô lập hóa vùng Donbas và sử dụng một chiến thuật bao vây Kharkov, như ng chỉ có cánh quân phía nam của ông chọc thủng được phòng tuyến Đức lập ra một đầu cầu kéo dài gần 100km. Nhưng Hồng quân không còn đủ phương tiện và quân dự bị để phát triển thêm, sau hai tháng tranh chiến quyết liệt, cuộc tấn công chấm dứt.
Đạo quân số VI đã giữ vững phòng tuyến nhưng thống chế Von Bock, người thay Reichenau đã cho là Paulus đã quá cẩn thận để phản công thắng lợi. Nhưng nhờ Halder cho nên Paulus không mất chức.
https://thuviensach.vn
Vào mùa xuân năm 1942, muà đông khủng khiếp đã trôi qua, quân Đức lại bắt đầu chuẩn bị cho cuộc tấn công muà hè sắp tới. Những kỷ niệm đau đớn của muà đông hầu như tan đi với những xe tăng mới tinh nhận được từ hậu phương. Nhưng ai cũng biết rằng chiến tranh sẽ còn dài.
Tướng Pfeiffer chỉ huy sư đoàn 297 đã đùa với một sỹ quan của ông đi nghỉ phép ở Pháp: “Cứ tha hồ nghỉ ngơi tận hưởng bên đó đi, chiến tranh hãy còn dài và khó khăn để anh thử sự chịu đựng của anh”.
Ngày 28/3, tướng Halder đến Rastenburg để trình bày kế hoạch chiếm Caucasia và nam Nga đến Volga. Cùng lúc đó Timochenko cũng trình bày ở STAVKA chương trình tấn công vào Kharkhov của ông.
Ngày 5/4, Hitler chấp nhận chương trình chiến dịch muà hè 1942: chiến dịch “Ánh sáng Bắc cực” do cụm quân phía Bắc nhằm kết thúc các tuyến phòng ngự của Leningrad và gặp các đơn vị Phần Lan. Chiến dịch “Siegfried” sau đó đổi thành chiến dịch “Blau” nhằm chiếm vùng Caucasia và nam Nga.
Ngày 8/5, Von Bock tiếp nhận tướng Walther Von Seydlitz Kurzbach người hùng giải vây cho ông trong túi Demiansk. Hậu duệ của viên tướng kỵ binh của Frederick đại đế ở trận Rossbach, trận “khai quốc” của Đế quốc Phổ. Vưà nghỉ phép từ quê ở đông Phổ về, Seydlitz được điều động đến Đạo quân số VI chỉ huy binh đoàn 51. Khi ông ta tạm biệt người vợ ở đông Phổ, ông ta không biết đó là một sự tạm biệt trong 14 năm.
Ngày 10/5, Paulus đệ trình cho Von Bock kế hoạch Fridericus nhằm huỷ diệt đầu cầu ở Barvenkovo của Timochenko lập ra trong dịp tấn công mùa đông. Thật ra chỉ hai ngày sau, nguyên soái Timochenko đã tấn công trước với 640.000 lính và 1.200 tăng. Hai mũi bắt đầu từ Volchansk và Barvenkovo cùng xuất kích một lúc nhằm bao vây Kharkov. Von Bock yêu cầu Paulus không phản công sớm quá mà phải phòng thủ. Xe tăng Nga chọc thủng được phòng tuyến trong vùng của binh đoàn 8 chỉ huy bởi tướng Walter Heitz. Tối ngày 12, quân Liên Xô chỉ còn cách Kharkov có 20 km.
Trong 72 giờ sau đó, Đạo quân số VI mất hoàn toàn 16 tiểu đoàn. Paulus xin rút lui để đổi đất lấy thời gian trong khi Von Bock nghĩ nếu dùng đạo
https://thuviensach.vn
quân Panzer của von Kleist ở phía nam đánh vào hông các mũi tấn công, tình hình sẽ được cứu vãn. Hitler trong những tình huống này đã rất sáng suốt chọn một kế hoạch thứ ba để cả cho Paulus lùi và Von Kleist đánh lên vào hông càng ngày càng kéo dài của Timochenko.
Ngày 17, Kleist bắt đầu phản công từ phía nam gồ Barvenkovo. Vào buổi trưa, bộ phận tiền phong đã tiến được đến 15 km. Những xe tăng Panzer mk III đã phải chạm trán với những T34 của Timochenko ở khoảng cách rất gần bằng không “những viên đạn pháo 50 mm nẩy bật lại trên giáp tăng như mấy quả pháo tép”.
Tối hôm đó Timochenko xin Moscow cho thêm viện binh để chặn Kleist, nhưng theo Nikita Khruschev Chính uỷ chiến trường thì Stalin đã không cho (đây là một tuyên cáo của Khruschev ở Đại hội Đảng lần thứ 20 vào năm 1956). Cuối cùng ngày 19, với sự đồng ý của Stalin, Timochenko dừng cuộc tấn công, nhưng đã chậm rồi.
Paulus cũng bắt đầu phản công. Chiến trận trở nên ác liệt. Một thượng sĩ của Sư đoàn 389 Đức kể lại trung đoàn của ông ta bị “Một tiểu đoàn cướp cái chỉ huy bởi một mụ tóc đỏ tấn công”. Ông ta còn nói thêm “Họ rất đáng sợ, thường họ trốn trong các đống rơm đợi chúng tôi qua rồi mới bắn sau lưng chúng tôi”.
Vòng vây bắt đầu khép chặt xung quanh quân Nga. Trong bước tiến, trung đoàn 2 Panzer bị vướng vào một vùng tàn quân Liên Xô. Trung đoàn chỉ huy bởi Hyacinth “Panzer Kavallerist” Graf von Strachwitz, một chỉ huy có tiếng trong binh chủng Panzer. Đơn vị chỉ có thời gian lập thành con nhím phòng thủ khi tiếng “Hurrah” của Hồng quân nổi lên khắp nơi. Suốt đêm, hết lớp này đến lớp khác, nhưñg người hồng quân cảm tử xung phong để phá vòng vây. Đến sáng hàng ngàn xác chết trước vị trí Đức chứng minh cho quyết tâm của quân Nga.
Thật ra chỉ có 1 người trên 10 đã thoát khỏi vòng vây. Trong túi Barvenkovo, 2 đạo quân 6 và 57 đã bị tiêu diệt, 240.000 tù binh và gần như toàn bộ xe tăng của Timochenko. Tổn thất của Đức chỉ là hơn 20.000 người. Sau chiến công này, Paulus được nhận huân chương Hiệp sỹ Chữ thập sắt và vô số thư chúc mừng. Do nguồn gốc hạ đẳng cho nên Paulus
https://thuviensach.vn
được tuyên truyền Quốc xã đưa ra trước những quý tộc như Von Kleist, Von Bock... Paulus đã rửa được ở đây nỗi nhục giai cấp và Hitler ở đây chắc chắn đã mê hoặc được một viên tướng nữa...
https://thuviensach.vn
PHẦN VI
MỘT NGƯỜI CẦN BAO NHIÊU ĐẤT
Ngày 1/6/1942, chiếc máy bay Fock Wulf Condor của Hitler hạ cánh xuống phi trường Potalva ở bộ chỉ huy Cụm quân phía nam. Một hội nghị bàn bạc về cuộc phản công muà hè đang diễn ra ở đây. Hitler có vẻ rất vui khi nói chuyện với Bộ chỉ huy cụm quân bao gồm Thống chế chỉ huy cụm quân Von Bock, Paulus chỉ huy Đạo quân số VI, Von Kleist chỉ huy ĐQ Panzer 1, Hoth ĐQ Panzer 4 và Wolfram von Richthofen, chỉ huy không quân Luftwaffe.
Là người em họ của viên phi công “nam tước đỏ” nổi tiếng trong thế chiến thứ I, Richthofen là một viên tướng không quân già dặn thông minh nhưng cũng rất kiêu căng và tàn bạo. Ông ta đã chỉ huy đoàn Condor trong chiến tranh Tây Ban Nha. Ở vị trí này, ông ta đã tham gia trực tiếp vào vụ ném bom ở Guernica tàn sát hàng ngàn dân thường. Cũng chính ông ta chỉ huy không đoàn số VIII đã ném bom Belgrad diết hại 17 000 dân thường. Chính vì vụ này mà tướng Alexander Lohr chỉ huy trực tiếp của ông đã bị người Nam Tư xử tử sau chiến tranh. Cũng chính những máy bay của Richthofen đã đập tan các thành phố Cannae và Herakleon trong chiến dịch nhảy dù trên đảo Kreta.
Trong hội nghị Hitler không hề nhắc tới Stalingrad mà chỉ tập trung vào các giếng dầu ở Caucasia và 2 thành phố Groznyi và Maikop. Vào thời điểm này mục tiêu của cuộc tiến công vào thành phố chỉ là để phá huỷ những nhà máy vũ khí ở đây chứ không hề có ý định chiếm hoàn toàn thành phố.
Phần thứ nhất của chiến dịch “Blau” là chiếm Voronej, thứ 2 là bao vây và tiêu diệt các đơn vị Hồng quân ở phía tây sông Đông. Sau đó Đạo quân số VI sẽ tiến về phía Stalingrad để bảo cánh trái của cụm quân trong khi Đạo quân số 17 và Đạo quân Panzer 1 sẽ tiến vào vùng Caucasia. Sau khi
https://thuviensach.vn
Von Bock kết thúc bài thuyết trình, Hitler bắt đầu lên tiếng. Theo y tất cả đều rất dễ, sau các chiến dịch mùa đông và trận Kharkhov, Hồng quân không còn gì để chiến đấu nữa. Hitler chắc chắn về thắng lợi của kế hoạch đến nỗi y sẵn sàng gửi về phía bắc đạo quân của Manstein sau khi chiến được Sevastopol. Hitler bắt đầu mơ tưởng đến những đoàn xe panzer ở vùng Trung đông và ngay cả ở Ấn Độ.
Trước khi chiến dịch Blau bắt đầu,hai chiến dịch nhỏ nhằm lập hai đầu cầu bên kia bờ sông Đôngetz. Hai giờ sáng ngày 10/6, các đại đội của sư đoàn 297 vượt sông Đôngetz trên các thuyền cao su. Ngay sau khi chạm đất liền, các đơn vị công binh lập tức xây dựng một cây cầu dã chiến. Ngay chiều hôm sau, các xe tăng của sư đoàn 14 panzer đã có thể vượt sông.
Sáng hôm sau,một cây cầu khác đã bị chiếm nguyên vẹn trước khi những quả thuốc nổ được khai hoả. Các xe cộ ùn ùn từ các nơi đổ tới để vượt sông ở đây. Ở gò đất phía đông cây cầu một viên thiếu tá trong ban tham mưu một sư đoàn bộ binh đã bị một người lính bắn tỉa hạ sát cùng với người tài xế, mỗi người với một viên đạn qua đầu. Cuối cùng phải cần đến hai khẩu pháo tự hành cùng một đại đội bộ binh để hạ được người lính bắn tỉa. Tối hôm đó ở sư đoàn, câu chuyện về cái chết của viên thiếu tá, mọi ngươì đều cho đây là cái chết yên ổn nhất.
Trong khi Đạo quân số VI và Đạo quân số I Panzer đang bắt đầu mở màn chiến dịch Blau, bắt đầu vào ngày 28/6. Một sai lầm không thể tưởng tượng được đã xẩy ra ở Ban tham mưu Đức. Ngày 19/6, máy bay hiệu Fiseler-Storch của thiếu tá Reichel của ban tham mưu Sư đoàn 23 Panzer, với toàn bộ tài liệu về chiến dịch sắp tới, đã bị bắn rơi ngay phía trước mặt trận Đức. Xác chết của viên thiếu tá đã được các đơn vị Hồng Quân kiếm ra trước, và tài liệu được mang về Moscow. Sau vụ này 2 viên tướng chỉ huy sư đoàn 23 Panzer và binh đoàn mà sư đoàn trực thuộc đã bị đưa ra toà án binh. Điều đáng mỉa mai là do việc tìm ra được tài liệu dễ quá nên cũng rất ít ai trong STAVKA tin tưởng vào sự chân thật của nó.
Tuyến phòng thủ ở Orel vẫn được xây dựng nhằm bảo vệ Moscow, mục tiêu giả định. Ngày 28/6, TĐQ số 2 và TĐQ số 4 Panzer bắt đầu từ Kursk tiến về phía đông, về Voronej chứ không phải Orel và Moscow. Stalin chấp
https://thuviensach.vn
nhận tăng cường xe tăng cho tướng Golikov, nhưng do hệ thống truyền tin thiếu nhanh chóng, các đơn vị tăng không được triển khai đúng lúc để rồi biến thành mồi săn của máy thuộc không đoàn Richthofen.
Ngày 30/6, TĐQ 6 của Paulus, TĐQ số 2 Hunggary bên cánh trái và TĐQ 1 panzer bên cánh phải bắt đầu tiến công từ những đầu cầu phía đông sông Đông. Sức chống trả của Hồng quân mạnh hơn dự định. T34 và pháo chống tăng, được chôn và ngụy trang trốn Stuka và Panzer Đức, bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên những xe tăng bất động là những con mồi dễ dàng cho những lính xe tăng Đức rất thuần thuộc chiến thuật di động. “Một khi đã bị quay vòng, xe T34 phải rút bỏ vị trí phòng thủ kéo theo màn ngụy trang nhìn như bà già với bộ tóc giả”.
Những đơn vị Đức tiến lên giữa nhưñg cánh đồng hoa hướng dương bao la phải tiêu diệt những đơn vị Hồng quân nhỏ làm nhiệm vụ cản chậm. Họ thường giả chết để đợi quân Đức tới gần trước khi nổ súng.
Vụ Reichel, mất giấy tờ vẫn làm Bộ chỉ huy Đức lo ngại, cho đến ngày nay vẫn còn nhiều người cho rằng từ đầu Stalin đã đặt ra cái bẫy lớn ở Stalingrad. Lý luận này được củng cố bởi sự kiện là khác với các trận đánh bao vây khác vào năm 1941, trận bao vây Voronej chỉ bắt vào lọng được rất ít quân Liên Xô. Thật ra, Stalin lúc này đã hoàn toàn được các phụ tá thuyết phục là không nên phòng ngự một vị trí cho tới cùng như trong muà hè trước mà phải biết bán đất lấy thời gian. Tuy nhiên phía Hồng quân vẫn công nhận là Voronej là một địa điểm quan trọng đáng được phòng thủ, và STAVKA cũng biết nếu Voronej mất, toàn bộ hệ thống phòng thủ của Timochenko phía đông sông Đông sẽ bị phá hủy.
Trận Voronej sẽ là trận đầu tiên của sư đoàn kỵ binh 24 vừa được biến thành Sư đoàn panzer, với sự giúp đỡ của sư đoàn Grossdeutschland và sư đoàn 16 panzergrenadier. Ngày 3/7, một đầu cầu đã được xây dựng phía đông sông Đông.
Cũng ngày 3/7, Hitler lại đến Potalva để xem tình hình. Y vẫn còn vui mừng sau khi Sevastopol bị chiếm và phong cho Manstein chức Thống chế. Mặc dầu vẫn chú ý đến thế trận ở Voronej, y chỉ để lại ở đây một binh đoàn panzer và chuyển xuống phía nam số quân còn lại nhằm tập trung vào công
https://thuviensach.vn
việc bao vây Hồng Quân bị kẹt lại phía tây sông Đông. Ở Voronej, các cuộc chiến cho từng căn nhà, từng dẫy phố rất là ác liệt. Đường lối chính trị mới đã cho phép đạo quân của Timochenko rút lui an toàn khỏi cạm bẫy Đức.
Ngày 12/7, Stavka thành lập cụm quân Stalingrad. Mặc du khồng ai dám công nhận, nhưng lúc đó ai cũng nghĩ trận chiến quyết định sẽ xẩy ra trên sông Volga. Dấu hiệu hiện thực nhất là việc chuyển sư đoàn NKVD số 10 với 5 trung đoàn từ Uran đến Stalingrad để chuẩn bị bảo vệ thành phố, các đơn vị tự vệ, phòng không được thành lập trong và xung quanh các nhà máy, khu tập thể.
Vào tháng 7, Hitler ngày càng nóng vội để chiếm những mỏ dầu ở Caucasia. Cũng sự nóng vội này dẫn đến những thay đổi tai hại trong kế hoạch Blau. phần giữa của chiến dịch Blau là 1 mũi tiến nhanh của TĐQ 6 và TĐQ 4 panzer về phía Stalingrad nhằm cắt đôi các đơn vị của Timochenko và chuẩn bị một cuộc tấn công về phía Rostov rồ vùng Caucasia. Những do nóng vội Hitler bắt cả hai bước đều phải tiến hành cùng một lúc, để thúc đẩy cuộc tiến công vào Caucasia, mũi tấn công về phía Stalingrad bị cắt hẳn TĐQ 4 panzer của Hoth và binh đoàn 40 của TĐQ 6.
Von Bock hoàn toàn không đồng ý và rất tức giận khi thấy ý của mình không được Hitler nghe. Biết sự bất đồng của Von Bock, Hitler cắt chức ông ta và cắt tập đoàn quân phía nam thành 2 nhóm. Thống chế List chỉ huy nhóm A tiến về Caucasia, Thống chế nam tước Von Weichs chỉ huy nhóm B với TĐQ 6 là mũi nhọn tiến về Stalingrad. Hitler đã thay đổi không chỉ những đơn vị tham gia mà còn cả nhịp độ của chiến dịch Blau làm cho nó mất hết tất cả lô-gích đầu tiên của nó.
Bây giờ Hitler lại muốn làm một cuộc tiến quân bao vây rộng lớn bao trùm tất cả các đơn vị của Timoshenko ở phía bắc Rostov. Nhưng ngày 17/7, chỉ có một số ít đơn vị bị rơi vào lưới vòng vây sau khi binh đoàn panzer số 40 tiến sâu đến gần 200 km trong 3 ngày và đóng vòng lọng ở Millerovo.
Một lần nữa số phận của các tù binh Nga rất bạc bẽo. Stepan Ignatievich Odiniktchev, thư ký ở sư đoàn kỵ binh số 60 bị bắt ở Millerovo kể lại 3
https://thuviensach.vn
tháng sau khi ông được Hồng Quân cứu thoát: “Họ (Đức) không cho chúng tôi ăn, vài ba ngày mới có vài xô nước bột mỳ cho cả trại, 1 miếng thịt ngựa chết lúc đó còn quý hơn vàng. Chúng tôi bắt đầu chết hàng chục người mỗi ngày rồi hàng trăm...” Thông thường các cán bộ NKVD rất nghi ngờ những tù binh nhưng trường hợp của Odiniktchev có vẻ đã động lòng viên thanh tra vì ở bên lề tờ biên bản khẩu cung đánh máy có một câu viết tay của viên thanh tra: “Anh ta chỉ là một bộ xương có bọc da”.
Quân Đức tiến nhanh đến nỗi Stalin đã ra lệnh chuẩn bị bảo vệ Stalingrad ngay ngày 19/7. STAVKA sợ Rostov không giữ được lâu. TĐQ 17 đã vượt sông Đông ở phía biển Đen. Phía bắc thành phố, TĐQ 1 panzer đang di chuyển rất nhanh và TĐQ 4 panzer cũng đã vượt sông Đông. Ngày 23/7, su đoàn Panzer 13 và 22 cùng với sư đoàn Panzergrenadier SS Wiking đã tiến thẳng vào Rostov. Các đơn vị Hồng Quân ở đây, đặc biệt là các đơn vị NKVD đã bảo vệ đến cùng từng ngôi nhà trong thành phố. Việc Rostov bị chiếm làm Hitler vui mừng đến tột độ, chiến thắng này đã rửa mối nhục ở đây muà đông năm trước.
Trong cơn hân hoan bằng một nét bút, Hitler lại mở rộng hơn chương trình hành quân. TĐQ số 6 bây giờ phải chiếm và giữ Stalingrad chứ không phải chỉ phá huỷ những nhà máy ở đây. Sau đó các đơn vị cơ giới của nhóm B sẽ tiến dọc theo sông Volga đến tận Astrakhan nhằm cắt hẳn vùng Caucasia. Tin tưởng vào sự kiệt sức của Hồng Quân, Hitler còn cắt khỏi nhóm quân A của List sư đoàn Grossdeutschland gửi về phía mặt trận Leningrad và sư đoàn SS Leibstandart rút về Pháp nghỉ ngơi. Để thay thế vào các thay đổi cắt xén này Hitler cho tăng viện hai nhóm quân các đơn vị đồng minh phe Trục: những đơn vị mà Rommel hay đùa là dầu chống mặt trời của ông ta. Dưới những cái tên Đạo quân số 3 và 4 Rumani, số 2 Hung và số 8 Ý là nhưñg đơn vị quân số thiếu (mỗi ĐQ chỉ ngang với 1 binh đoàn Đức), chỉ huy kém, trang bị tồi và không có tinh thần.
Trong một cuốn hồi ký được Hồng Quân tìm thấy trên một xác chết của một hạ sỹ người Hung tên là Istvan Balogh thuộc lữ đoàn cơ giới số 1, có kể ngày anh ta rời Budapest ngày 18/6:"Đám đông ra sân ga tiễn những người lính ra trận như đi dự đám ma, tiếng kèn trống tiễn chân buồn bã pha
https://thuviensach.vn
với tiếng khóc của nhưñg người đàn bà làm lòng chúng tôi não nề. Lạy Chúa phù hộ cho chúng tôi và nước Hungary..."
Trên tàu hoả chở ra mặt trận, Balogh kể lại khi anh qua những bãi chiến trường của năm 1941: “Khắp nơi, những xác xe tăng Nga lừng lững cháy nhám đen sì như những bóng ma sẵn sàng tràn sang nước Hungary. Lạy Chúa, chúng đã bị dừng ở đây...”
Ngày 1/7, đơn vị của Balogh nghe thấy tiếng đại bác lần đầu tiên gần Ivanovka: “Khắp nơi xác xe tăng Đức cháy nằm vất vưởng bên lề đường, hay là tình thế đã thay đổi? Mong Đức Chúa trời bảo vệ cho chúng con thoát qua tai nạn này...” Các sỹ quan Hung rất khắc khiệt với binh lính một cách vô tình, ngày 3/7, Balogh kể: “Một người lính đã đi cứu bạn mình bị thương, viên sỹ quan chỉ huy đã muốn treo cổ anh ta vì không nghe lệnh. Cuối cùng hình phạt thành 8 giờ gác đêm, nhưng trong đơn vị khác đã có đã có đến 32 người bị treo cổ vì tội cũng như vậy”.
Phải đến khi mùa thu bắt đầu Hitler mới thấy cho dù không chịu chấp nhận những sai lầm của mình vì đã quá tham lam là: Không một mục tiêu nào đã được hoàn thành. Có lẽ nếu Hitler đã đọc câu chuyện của Tolstoi “Một người cần bao nhiêu đất” viết năm 1886, y sẽ thấy thấm thía.
Câu chuyện kể về một địa chủ tên là Pahom luôn luôn muốn giàu thêm. Ông ta biết được rằng ở Bachkirie, bên kia sông Volga, ông ta có thể mua đất rất rẻ vì người Bachkir là những người thẳng thắn không biết mánh khoé. Đến nơi, ông ta vui mừng khôn tả và buồn cười về sự cả tin của người Bachkir khi được biết với 100 rúp, ông ta có thể mua được phần đất mà ông ta có thể đi bộ trong một ngày. Nhưng do lòng tham ông ta đã cố gắng chạy thật nhanh để có được nhiều đất hơn đến nỗi kiệt sức rồi chết và được chôn tại chỗ. Tolstoi kết luận: “Sáu bước từ đỉnh đầu tới gan chân, đó là số đất cần thiết cho ông ta”. Sáu mươi năm sau trên thảo nguyên này, không phải một người sẽ bị chôn mà hàng trăm nghìn người chỉ vì lòng tham của Hitler.
https://thuviensach.vn
PHẦN VII
KHÔNG MỘT BƯỚC LÙI NÀO NỮA
Ngày 28/7/1942, trong khi Hitler vẫn còn vui mừng về chiến thắng ở Rostov, Stalin cũng bắt đầu thấy rằng tình hình chung đang xấu đi cho Liên Xô. Nếu Hồng quân tiếp tục lùi trước TĐQ số 6 của Paulus, các đơn vị của Timochenko vẫn còn ở bờ tây sông Đông sẽ bị tiêu diệt, và nếu để quân Đức vượt sông Volga, nước Liên Xô sẽ bị cắt ra làm hai. Hơn nữa đoàn tàu PQ 17 chở viện trợ từ Anh vừa mới bị tiêu diệt trên biển Barentz, đường liên lạc an toàn duy nhất còn lại là con đường từ Iran đi lên sẽ bị cắt nếu vùng Caucasia bị chiếm, lúc đó Liên Xô sẽ bị cô lập hoàn toàn.
Ngày hôm đó sau khi nghe tướng Vassilievski trình bày tình hình mặt trận, Stalin nặng tiếng: “Các đồng chí có vẻ đã quên mệnh lệnh của tôi hồi tháng 8 năm ngoái! Trong lệnh đó có ghi rõ: Bất cứ ai trong trong chiến đấu tháo bỏ quân hiệu để đầu hàng sẽ bị coi như những tên phản bội Tổ quốc đáng khinh bỉ, chúng phải bị xử bắn tại chỗ trong bất kỳ hoàn cảnh nào và gia đình của chúng sẽ không nhận được trợ cấp liệt sỹ”.
"Các đồng chí có vẻ đã quên!" Stalin nhấn mạnh trước Vassilievski, “Hãy chuẩn bị một lệnh khác ngay từ hôm nay”. Chiều hôm đó, Vassiliev ski đã chuẩn bị xong mệnh lệnh số 227. Sau khi thay đổi hầu hết các điều luật trong đó, Stalin ký và mệnh lệnh được lịch sử biết đến qua cái tên “Không một bước lùi nào nữa”. Lệnh này đã được tuyên truyền trong khắp các đơn vị Hồng Quân. "Tư tưởng rút lui phải được tiêu diệt hoàn toàn, những chỉ huy có trách nhiệm trong những vụ bỏ vị trí, đào ngũ sẽ bị tước chức và phải ra toà án binh (...) Những kẻ hàng binh là những tên phản bội Tổ quốc (...)
Những đơn vị trừng giới được thành lập. Trong toàn cuộc chiến tranh, 422 700 binh lính hồng quân đã “trả nợ cho tổ quốc bằng máu của mình” qua các đơn vị này. do thiếu người, rất nhiều tù nhân hình sự cũng được
https://thuviensach.vn
nhập vào các đơn vị đó, nhiều người cho rằng con số này lên đến 1 triệu cho dù có nhiều người khác lại cho rằng nó nhiều quá so với sự thật. Có rất nhiều sai lầm đã đưa đến hậu quả đau đớn qua các đơn vị trừng giới, chẳng hạn ở mặt trận Stalingrad, trong số những sỹ quan sống sót của ĐQ 51, 58 người đã bị điều động vào các đại đội trừng giới chỉ vì một sai lầm trong bộ máy quản lý NKVD. Hai tháng sau, khi sai lầm được phát hiện, phần lớn các sỹ quan trên đều đã hy sinh.
Các đơn vị công an đặc biệt NKVD, sau Stalingrad sẽ được họp lại thành nhánh SMERSH (viết tắt của Shmert Spionam?) có nhiệm vụ tìm kiếm bọn “phản bội và gián điệp” cũng như quản lý tù binh. Họ chính là những người nhúng tay trong vụ hành quyết 4000 tù binh Ba Lan ở Katyn vào mùa thu 1939. Nhưng vào mùa hè năm 1942, họ không có nhiều công việc do số lượng tù binh rất ít. Một nữ sỹ quan, trung úy Lepinskaia, người tham gia trực tiếp khẩu cung những tù binh của 1 đơn vị nhỏ thuộc sư đoàn cơ động số 29, quân đoàn 4 Panzer đã không giấu được thất vọng trong bản báo cáo của mình: “Tất cả tù binh đều muốn chiến đấu tới cùng. Họ không hề biết một trường hợp đào ngũ cũng như tự hoại thương nào. Những sỹ quan của họ nghiêm nhưng đúng.”
Cô ta có nhiều kết quả hơn với những tù binh người Rumania. Một sỹ quan tù binh đã thổ lộ suy nghĩ của mình về thống chế Antonescu, quốc trưởng Rumania, theo ông ta đa số lính Ru xem Antonescu như “kẻ đã bán Tổ quốc cho Hitler". Đối với những lính thường, cô ta còn được biết nhiều tin tức hơn, chẳng hạn những vụ đánh nhau giữa lính Ru và lính Đức, những vụ tự hoại thương, ám sát sỹ quan... Trung úy Lepinskaia kết luận” tình trạng khủng hoảng tinh thần và chính trị của lính Rumania rất đáng được chú ý. Bản báo cáo này của cô ta đã nhanh chóng được đưa đến Stavka.
Cuộc tiến quân trong vùng đồng bằng sông Đông của Đứ cũng có khó khăn do “nhiệt độ có khi lên đến 53 độ C ngoài nắng” như trung tá Groscurth viết trong nhật trình sư đoàn ngày 22/7. Tướng Strecker cũng nhận xét “trời nóng và bụi bặm như ở châu Phi”.
https://thuviensach.vn
Trong cuộc rút lui, lính Sô Viết đã “đổ xăng dầu vào những bãi cỏ để rồi ban đêm máy bay Liên Xô ném bom phốt-pho nhằm đốt cháy thảo nguyên cùng quân Đức trong đó” bản báo cáo ngày 10/8 của sư đoàn Groscurth có ghi như thế. Trong thảo nguyên bao la, thương binh Đức được vận chuyển ngay về tuyến sau bằng những phi vụ vận chuyển y tế gọi là sanitätju. Nhịp tấn công đối với người lính Đức không khác gì muà hè năm trước.
Với những thất bại, lòng tin tưởng xây dựng trong muà đông giữa các tướng tá Hồng quân và Stalin bắt đầu sứt mẻ, một số chỉ huy quân đoàn đã bị hạ chức. Đa số các tân binh đưa ra mặt trận chỉ có khoảng 12 ngày huấn luyện, nhiều khi ít hơn. Những người nông dân này, hầu như mù tịt về vũ khí hiến đại dẫn đến nhiều tai nạn chết người, chẳng hạn trường hợp một kỵ sĩ người Trung Á kiếm được một ống nhôm đã tưởng có thể dùng làm cán xẻng, thật ra đây là một quả bom cháy đã nổ trong tay anh ta.
Mặc dù vẫn còn những trường hợp thí quân như vụ ba tiểu đoàn thiếu sinh quân không được cung cấp vũ khí đã được tung ra chặn sư đoàn 16 Panzer. Viên chỉ huy, sau khi bị bắt đã khai rằng đó là lệnh của viên tưóng cấp trên lúc đang say rượu. Nhưng sau một năm chiến tranh, một thế hệ sỹ quan mới đã được tôi luyện qua những chiến thắng cũng như những thất bại. Họ là những người có năng lực, cứng cáp, thẳng thắn nhưng cũng rất nghiêm nghị, không thương xót và cũng không sợ các chính ủy hay NKVD nữa. Những kết quả của Zhukhov đã cho họ lại niềm tin vào chiến thắng sau những nhục nhã mà Hồng quân phải chịu trên các mặt trận.
Tướng Vassili Chuikov là một trong những người này. Với một gương mặt đặc biệt nông dân Nga, ông ta cũng nổi tiếng như Zhukhov về những cơn nổi giận và một tính hài hước cứng cỏi. Đặc phái viên quân sự Liên Xô ở Trung quốc cho Tưởng Giới Thạch, Chuikov không có mặt trong những thất bại sáu tháng đầu của chiến tranh. Sau đó ông được điều động về chỉ một Tập Đoàn Quân Dự bị đang được thành lập ở Tula. Đầu tháng 7, đơn vị mặc dù chưa được hoàn chỉnh đã được gửi tới mặt trận sông Đông nhằm chặn bước tiến của Đức với ký hiệu Quân Đoàn 64.
Với chính ủy Constantin Kirkovich Abramov, Chuikov đến sở chỉ huy mặt trận Stalingrad ngày 16/7. Ông được biết địch đang tấn công rất nhanh
https://thuviensach.vn
về phía sông Đông nhưng không có tin tức chính xác. Quân đoàn 62 được triển khai ở phần trên vòng sông Đông và Quân đoàn 64 của ông sẽ đuợc nhiệm vụ che chở phần dưới, ở phía nam sông Tchir. Tinh thần của các đơn vị ở 2 bên cánh làm ông ta rất lo, trong khi hành quân lên mặt trận, ông đã thấy từng đoàn xe chở sỹ quan và đồ hậu cần đi ngược lại mà không hề có giấy phép đầy đủ.
Ở ngay phía cánh phải của ông, tình hình chiến trận trở nên gay go. Trên sông Tchir, sư đoàn bộ binh số 44 người Áo và 3 sư đoàn của quân đoàn 62 đang giằng co quyết liệt từng tấc đất. Trên phiá Bắc hơn nữa, quân Đức đã chọc thủng phòng tuyến và đến sông Đông ở Kamenski cắt khỏi đội hình phòng thủ nhiều trung đoàn Hồng Quân. Ngày 25/7, sau nhưñg cuộc do thám trên không, quân Đức bắt đầu tấn công các sư đoàn tiên phong của Chuikov. Trận thử lửa này không dễ cho Quân Đoàn 64 tí nào do phần lớn các đơn vị chính của Quân Đoàn vẫn còn nằm ở Tula.
Ngày hôm sau, các xe tăng Đức tấn công lần nữa gây luống cuống cho những đơn vị T 60, hoàn toàn bất lực trước những đoàn xe Panzer quốc xã, những chiếc panzer này cũng bất lực khi đụng độ với những chiếc xe tăng nặng KV.
"Súng của họ bắn xa súng hơn súng của chúng tôi"
Một sỹ quan Panzer giải thích,
"Chúng tôi không thể tấn công trước mặt được cho nên đã phải đánh sang bên hông. Nhưñg xe tăng vừa chạy vừa bắn ngang nhìn như những tàu chiến, tội định tấn công từ đằng sau đến nhưng họ đã tản ra hết trừ một chiếc xe bị đứt xích và hỏng máy quay tháp pháo. Chúng tôi đến thật gần và nã súng cùng một lúc, những vết đạn của chúng tôi được thấy rõ trên chiếc xe bọc thép nhưng không viên nào đã chọc thủng được cả. Rồi nắp xe mở ra, những người lính xe tăng chui ra đầu hàng họ bị choáng váng vì những tiếng nổ nhưng không hề bị thương. Thật là buồn chán khi thấy vũ khí của chúng ta lạc hậu đến như thế!"
Cuộc tấn công của Đức vào hông Quân Đoàn 64 bắt đầu gây xôn xao trong các đơn vị. 26/7, tin đồn rằng họ sắp bị cô lập khỏi cụm quân sông Đông bắt đầu lan ra, tinh thần giảm sút. Chuikov phải điều động những sỹ
https://thuviensach.vn
quan của ban tham mưu đi các đơn vị thăm dò, cùng lúc đó máy bay Stuka của Richthofen bắt đầu oanh tạc vị trí quân đoàn, Một số thân cận của Chuikov đã hy sinh trong trận này.
Tình trạng của quân đoàn 62 còn bi đát hơn nhiều. Sư đoàn vệ binh số 33 do đại tá Alexander Outvenko đã bị kẹt lại phía bờ tây sông Đông và bị tấn công bởi 2 sư đoàn Đức. “Chúng tôi có lẽ đã bị tiêu diệt nếu không có công sự chuẩn bị trước”, Outvenko kể lại cho nhà văn Constantin Simonov.
Sư đoàn còn có 3000 người phải đợi ban đêm để cho thương binh vượt sông trên lưng lạc đà. Quân Đức cũng bị thiệt hại nặng nề, tổn thất của 1 tiểu đoàn lên đến 513 người chết. Quân Liên Xô thiếu thốn đến nỗi phải tấn công hết sức để thu vũ khí và phải hái lúa mì chưa được gặt trên thảo nguyên để ăn.
Ngày 11/8, những gì còn lại của sư đoàn chia thành những toán nhỏ, cố gắng vượt sông Đông, len lỏi giữa các đơn vị Đức để trở về phòng tuyến Nga. “Tôi phải nạp lại khẩu súng lục 5 lần, nhiều sỹ quan xung quanh tôi bắt buộc phải tự bắn một viên đạn vào đầu để tránh bị bắt. Sư đoàn tôi mất đến hơn 1000 người trong đêm đó, nhưng họ đã bắt kẻ thù trả giá cao không kém. Trong thời gian này có một người lính định rút truyền đơn địch để ra hàng, nhưng nữ liên lạc viên của ban chỉ huy, Galia, đã hét lên: “Xem kià! Con rắn độc kia định ra hàng kìa!” rồi cô ta đã kết liễu đời hắn bằng một viên đạn súng lục”.
Những túi phòng thủ cuối cùng hết đạn đã bị quân Đức tràn ngập. Outvenko và vài người đã thoát chết bằng cách nhẩy xuống vực thẳm bên bờ 1 đầm lầy. Sau đó Outvenko đã bị thương ở cả 2 chân, không bò được, ông ta đã phải trốn cả ngày hôm sau trong 1 cánh đồng hoa hướng dương cùng với khoảng 20 binh sỹ. Tối hôm đó, cùng với một số nữa gặp được sau đó, họ đã bơi vượt sông Đông. Trong cuộc vượt sông này 8 người nữa đã chết đuối. Outvenko may mắn nhờ một đại úy Cận vệ tên là Khoudovkhin kéo qua sông, Ngay sau đó Khoudovkhin đã lên một cơn động kinh. Outvenko sau đó có nói rằng may mắn thay khi cơn động kinh không xẩy ra trong khi hai người vượt sông, Khoudovkhin trả lời: “Nếu
https://thuviensach.vn
chúng ta không chết ở đây, chúng ta sẽ qua khỏi cuộc chiến tranh này an toàn”.
Outvenko, còn có lý do khác để tin vào điều này, mẹ ông ta đã nhận dấy báo tử của ông khi ông bị thương nặng ở Crimea và đã làm lễ chay cho ông. Theo tin tưởng Cơ đốc giáo chính thống, nếu đã làm lễ chay cho một người còn sống, ngày chết của người đó sẽ đến chậm đi. Simonov có cảm tưởng rằng điều này có thể áp dụng được cho toàn bộ Tổ quốc Liên Xô vào muà hè 1942 kinh hoàng đó.
Mặc dù phải chịu đựng nhiều thiệt hại, các đơn vị Liên Xô vẫn tiếp tục chống trả. Họ phải phản công ban đêm để tránh sự trả lời của không quân Đức. Để thay đổi cán cân trên không, những đơn vị không quân Liên Xô được chuyển về phía nam từ mặt trận phía bắc và trung tâm. Lần đầu tiên chuyển ra mặt trận, một trung đoàn máy bay tiêm kích ban đêm đã thấy rằng “sân bay” của họ chỉ là một cánh đồng dưa hấu và cà chua mà dân chúng xung quanh vẫn đến hái gặt hàng ngày để bán ở một phiên chợ ngay bên cạnh. Vị trí của đơn vị bị không quân Đúc phát hiện ngay sau đó, máy bay ném bom và Messerschmitt đã đến bắn phá. Nhưng trong khi trung đoàn hầu như không bị gì, phiên chợ bên cạnh đã bị tàn phá hoàn toàn. Cũng ngay sau đó, những phi vụ liên miên bắt đầu cho trung đoàn nhiều tổn thất mới. Những trận không chiến trên sông Đông được binh lính hai bên xem và cổ vũ không khác gì các trận đá bóng. Những tiếng hò hét reo hò hay kèm theo những chiếc máy bay đối phương bị bắn rơi. Những “Aces” không quân Đức trở thành những ngôi sao không chỉ của không quân mà còn của lục quân nữa.
Trong các Ban tham mưu của các sư đoàn Panzer, chiến tranh cơ động có nghĩa là chỉ huy trên xe, ăn ngủ trên xe. Họ chỉ họp vào ban đêm trong một chiếc lều cắm vội trước ánh đèn dầu. Tướng Hans Hube, chỉ huy sư đoàn Panzer số 16, viên tướng cụt tay từ hồi thế chiến thứ nhất hay có tật ăn uống đều đặn. Cứ ba tiếng ông ta lại bắt đầu ăn cho dù đang ở giữa một trận đánh hay một cuộc họp. Không phải là một nhà trí thức, ông ta vẫn được xem là thông minh, tư tưởng nhanh nhẹn và sáng suốt. Ông ta được
https://thuviensach.vn
Hitler rất kính trọng cho dù vào cuối trận Stalingrad, y cho rằng ông ta “quá bi đát”.
Những sỹ quan Panzer Đức vào năm 1942 vẫn cho rằng binh chủng xe tăng Nga quá kém. Mặc dù họ có những loại xe tốt như T34 và KV1, KV2 nhưng họ đã không lợi dụng được những điều kiện này. Nhiều xe được đậu lại giữa đồng không mông quạnh làm mồi ngon cho máy bay Stuka và súng 88mm. Xe T34 vẫn còn nhiều nhược điểm như chức năng kém của ống nhòm xử dụng bởi các trưởng xe, hệ thống ngắm tồi và thiếu máy điện đàm trong xe. Nhưng cái dở nhất vẫn là chiến thuật xử dụng xe tăng mà ngay Chuikov cũng phải công nhận. Xe tăng Nga chưa biết chiến đấu phối hợp bộ binh, không quân và tăng.
Những thiếu sót trên không có nghĩa là xe tăng Nga không có hiệu lực. Ngày 30/7, một đội T34 lợi dụng ban đêm tấn công bất ngờ vào sở chỉ huy của Hube gây ra náo loạn trong một thời gian. Nhờ một thiết đoàn của trung đoàn 2 panzer đóng quân gần đó đã can thiệp,sáu xe T34 đã bốc cháy, một chiếc đã định cảm tử lao vào trạm đỗ xe của sư đoàn khi nó bị bắn tung tháp pháo từ một chiếc panzer ngay cạnh nó. Hube nói với Podewils, người nhà báo có mặt ở đó “có lẽ ở tiền tuyến còn an toàn hơn ở đây”.
Sau khi trở về binh đoàn, Podewils được biết hơn 1000 xe tăng Liên Xô đã vượt sông Đông và hơn một nửa số này đã bị phá hủy. Thật ra trên toàn mắt trận này, Hồng Quân chỉ có khoảng 550 xe tăng trong đó phần lớn chưa bao giờ vượt sông Đông. Con số quá mức này đến từ những báo cáo thổi phồng của các đơn vị. “Mỗi khi một xe tăng bị bắn cháy, mỗi nhân viên của chiếc xe đã bắn được cho là đã hạ được nó để rồi nó thành 5 chiếc khi đến sở chỉ huy” một người lính xe tăng kể lại. Nhưng cho gì đi nữa, cảnh những xác xe tăng nga khắp nơi làm tăng tinh thần của quân Đức. Họ có cảm tưởng rằng con mãng xà trăm đầu Liên Xô sắp bị kiệt sức.
Một lần nữa thấy cuộc tiến công bị chậm lại, Hitler cho trở lại chương trình đầu: TQĐ panzer số 4 phối hợp với TQĐ 6 tiến về Stalingrad. Các đơn vị của Hoth, sau khi mất thời gian thay đổ hướng tấn công về phía bắc, đã nhanh chóng uy hiếp Kotelnikovo, cách Stalingrad 150 km về phía tây
https://thuviensach.vn
nam. Nhưng ngày 2/8, Richthofen quan sát: “Từ khắp nơi các đơn vị tiếp viện đổ về Stalingrad”.
Paulus trong lúc đó cũng tấn công với hai mũi nhọn là Sư đoàn 16 panzer và 24 panzer với máy bay yểm trợ, sau hai ngày chiến đấu, 8 sư đoàn và toàn bộ pháo binh phía tây sông Đông bị bao vây sau khi Kalatch bị chiếm. từ một điểm cao trên “sông Đông êm đềm” các xe tăng panzer đã thấy một thảo nguyên mênh mông trải dài đến tận một thành phố lớn: Stalingrad.
Tối hôm đó họ lại phải chuẩn bị con nhím để nhận những trận phản công cảm tử của những đơn vị kẹt lại. Sáng hôm sau, họ bắt đầu cuộc “Săn heo rừng”, trong số tù binh họ bắt được một sỹ quan cao cấp truyền thông và toàn bộ đơn vị nữ điện thoại viên của ông ta. Cuối cùng vào buổi chiều, quân Đức đốt các bụi rậm nhằm đuổi Hồng quân ra. Rất ít lính Sô Viết đã thoát. Trong số 13.000 người thuộc sư đoàn 81, quân đoàn 62, chỉ có 105 người đã vượt qua sông Đông.
Khác với sự lạc quan của Paulus, những người lính Đức sau trận này không còn nghĩ là Liên Xô sẽ quỵ. Trong tiểu đoàn chống tăng của sư 371, 23 người đã chết và trong các đơn vị khác số tổn thất còn nặng hơn nhiều. Trong thư gửi về nhà, một người lính của sư đoàn 76 bộ binh viết: “rất nhiều mộ đã được đào ngày hôm nay, toàn bộ sư đoàn của tôi đã được điều động để trợ giúp trong việc này”. Một người lính của sư đoàn bị bắt một tháng sau đó đã nói với người khảo cung Liên Xô rằng anh ra cùng 3 người khác đã phải đào 72 huyệt ngày hôm đó.
Để thưởng cho những người lính mệt nhọc, một ngày nghỉ lấy hơi được phát cho tất cả những ai đã tham gia trận đánh. Một người lính công xung phong đã viết trong lá thư cho gia đình ngày hôm đó "Trận đánh đã rất là gay go, điều an ủi duy nhất của chúng tôi là một khi ở Stalingrad, chúng tôi có thể nghỉ đông ở đây, và may ra tôi có thể có nghỉ phép.
Không bao giờ lệnh 227 của Stalin lại được tuân thủ như ở Stalingrad. Như ở Moscow năm ngoái các hố chống tăng, công sự, lô cốt... được 200.000 dân công ở các vùng xung quanh xây dựng. Những học sinh từ 6 đến 15 tuổi được các thầy cô giáo hướng dẫn đắp những ụ đất xung quanh
https://thuviensach.vn
các thùng chứa xăng trên sông Volga. Một trong số họ, nữ sinh Nina Grebenikova, 14 tuổi sẽ bị gẫy xương sống và liệt sau khi bị trúng bom Đức từ một máy bay tấn công một nhóm học sinh.
Bộ phận phòng không của thành phố vẫn còn rất thiếu thốn về đạn dược. Phần lớn các khẩu đội đều do các nữ đoàn viên Komsomol điều khiển. Họ đã được kết nạp ngay từ tháng 4 với một câu hỏi duy nhất: “Cô có muốn bảo vệ quê hương không?”.
Những khẩu pháo phòng không được đặt ở những vị trí quan trọng như nhà máy điện Betetovka phía nam thành phố và những nhà máy phía bắc: Tháng Mười Đỏ, Chiến Lũy và Máy Cầy.
Timochenko bị cách chức ngày 21/7. Gordov thay thế, dưới sụ chỉ thị của Vassilievski. Ông ta chia mặt trận phía nam ra hai phần với đường chia đi qua Tsarisina, ở dữa Stalingrad. Phần phía nam do Eremenko chỉ huy. Sau khi vết thương ở chân khỏi hẳn, Eremenko hạ cánh xuống Stalingrad ngày 4/8. Ở đây, ông được chính ủy Nikita Khruchev tiếp đón và đưa về Bộ chỉ huy. Năm ngày sau Stalin ra lệnh sát nhập hai phần vào quyền chỉ huy của Eremenko.
Sự nguy hiểm chính lúc đó đối với Eremenko là một cuộc tấn công tay đôi của Hoth và Paulus về phía Stalingrad. Toàn bộ vùng hạ nguồn sông Volga đang loạn sau vụ ném bom Astrakhan bởi không quân Đức. Những giếng dầu ở đây đang cháy rừng rực nhả ra những mây khói đen ngòm và dầy đặc. Không có gì có thể cản được những Panzers của Đức trong thảo nguyên Kalmuk bên kia bờ sông Volga. Nơi mà ngay người Nga như viên chuẩn úy hải quân Lazarev cũng phải công nhận là “vùng tận cùng của trái đất”.
Do thiếu người, từng lữ đoàn thuỷ thủ của hạm đội Viễn đông được huy động ở Vladivostock, chở bằng tầu hoả xuyên Syberia. Chỉ huy của họ là những chuẩn úy 18 tuổi vừa mới ra trường hải quân ở Leningrad và đã có kinh nghiệm chiến đấu đầu tiên ở đây. Trong khi đợi những người lính của họ đến từ Viễn đông, họ đã được huấn luyện chiến đấu trên bộ trong 3 tuần. Họ đã chiến đấu và đã nâng cao danh dự của những nguời lính thủy. Trong
https://thuviensach.vn
số 21 chuẩn úy thuộc đội huấn luyện của Lazarev, vào 6 tháng sau chỉ còn có hai người sống sót.
https://thuviensach.vn
PHẦN VIII
ĐÃ TỚI SÔNG VOLGA
Sáng ngày 21 tháng 8 năm 1942, các đơn vị bộ binh thuộc binh đoàn 51 của tướng von Seidlitz bắt đầu vợt sông Đông bằng thuyền hơi. Họ thành lập nhanh chóng một đầu cầu ở làng Luchinski và ngay sau đó các đơn vị tiếp viện được điều động tới. Vài cây số phía dưới, ở Vertiachi, toàn bộ một tiểu đoàn đã vượt sông trong vòng 70 phút! Một khi đầu cầu được thành lập, các đơn vị công binh bắt đầu xây những cầu dã chiến cho xe cộ thuộc binh đoàn Panzer của tướng Von Wietersheim vượt sông.
Trưa ngày 22/8, những cây cầu đã được lập xong, sư đoàn Panzer số 16 của tướng Hube, mệnh danh là “máy phá thành của binh đoàn” bắt đầu vượt sông. Đêm hôm đó, cùng với trăng xuất hiện, không quân Liên Xô bắt đầu tấn công. Hai bên bờ sông, ánh lửa đỏ rực từ những xe trúng bom đang cháy làm cả một vùng sáng như ban ngày. Mặc dầu vậy, mục tiêu chính của cuộc ném bom là những cây cầu vẫn còn nguyên vẹn. Ở phía đầu cầu, những trận đánh nhỏ xẩy ra suốt đêm. Thỉnh thoảng, người ta lại nghe thấy tiếng thét của một giàn Ca-chiu-sa được đặt ở đâu đó. Do không biết được vị trí chính xác của các đơn vị Đức, mối nguy hiểm chính của Ca-chiu-sa chỉ là tiếng thét của nó lên tinh thần đã rất căng thẳng của người lính Đức. Sau bức màn bộ binh phòng thủ ở đầu cầu, những người lính xe tăng đang chuẩn bị máy móc, đạn dược sẵn sàng mở một cuộc tấn công một khi mặt trời xuất hiện. Vào 4 giờ 30, những tia sáng đầu tiên xuất hiện, trung đoàn Panzer số 2 của bá tước Von Strachwitz được củng cố thêm bởi vài đại đội bộ binh hộ tống bắt đầu cuộc tiến quân. Trong số họ, ai cũng biết được rằng họ đang sống một khoảnh khắc lịch sử. Do nắng hè, mặt đất ở đây cứng như đường đá, rất tốt cho di chuyển cơ giới, phía trước họ chỉ còn sông Volga.
https://thuviensach.vn
Trong 20 km đầu, đơn vị hầu như không gặp khó khăn. Trưa tới, một máy bay Fiseler Storch hạ cánh ngay bên cạnh đoàn xe và tiến về phía xe chỉ huy, người phi công chính là tướng không quân Von Richthofen chỉ huy toàn bộ không quân ở đây. Richthoffen tỏ ra rất tức tối về bước tiến quá chậm của lục quân. Ông ta cho biết, theo lệnh của Hitler, toàn bộ nỗ lực của không quân Đức sẽ tập trung cho mũi tiến về Stalingrad. “Hãy tận hưởng ngày hôm nay đi! Các anh sẽ được bảo trợ trên trời bởi 1200 chiếc máy bay, nhưng ngày mai thì không chắc chắn đâu.” Ông ta nói với viên chỉ huy sư đoàn 16 Panzer. Chiều hôm đó, trên xe tăng của họ, những người lính của sư đoàn đã thấy vô số máy bay Junker 88, Heinkel 111 và Stukas kín bầu trời đến nỗi “che cả ánh mặt trời” bay về phía Stalingrad... Đối với người dân ở Stalingrad, ngày 23/8/1942 là"Một ngày không bao giờ quên". Ngày hôm đó, thành phố thanh bình đã trở thành địa ngục.
Ở trên loa phát thanh lời báo động vang ra khắp nơi “Các đồng chí chú ý, báo động máy bay, báo động máy bay...”. Do đây không phải lần đầu tiên có báo động giả cho nên rất ít người chú ý, chỉ một khi các chùm khói đạn pháo cao xạ nổ trên trời bắt đầu xuất hiện họ mới hốt hoảng tìm chỗ trú. Những máy bay của Richthofen được lệnh ném bom rải thảm không chỉ lên những nhà máy mà còn cả lên thành phố. Những lời kể lại làm cho người ta khó có thể tin được có người sống sót trong các hầm dưới thành phố. Bom cháy đốt trụi những căn nhà gỗ ở ngoại ô thành phố, những nhà lầu chung cư đều bị phá sập, hàng trăm tra đình bị chôn sống trong những toà nhà biến thành đống gạch vụn. Một phi công Đức bị trúng pháo cao xạ phải nhẩy dù, nhưng gió đã đẩy dù của hắn ta vào đúng một đám cháy.
Kho xăng của thành phố cũng bị trúng bom, luồng khói đen của nó có thể thấy cách đấy hàng trăm km. Hệ thống điện, nước, điện thoại của thành phố bị phá hủy hoàn toàn.
Do đàn ông đã ra chiến trường hết, chỉ còn đàn bà và trẻ em ở lại để đối phó với tai hoạ này. Vợ của Viktor Goncharov và đứa con Nicolai mới 12 tuổi đã phải tự chôn cất xác của bố Viktor. Họ đã lùng kiếm cả ngày mà không tìm ra được đầu của ông ta. Cuộc ném bom đó, với hơn 1600 phi vụ, đã thả 1000 tấn bom trọn một buổi chiều và chỉ mất 3 máy bay. Theo số
https://thuviensach.vn
liệu sau này, khoảng 40.000 thường dân đã chết trong tuần đầu tiên của cuộc ném bom.
Trong lúc máy bay của Richthofen đang đè bẹp Stalingrad, lục quân Đức cũng tiến đến hơn 50km mà không gặp cản trở đáng kể. “Ở Gumrak, địch chống trả cứng cáp hơn và ở phía tây bắc Stalingrad, chúng tôi đã nhận những phát súng cao xạ vào trong đội hình tấn công” những dòng chữ ghi trong sổ hành trình của sư đoàn 16 Panzer.
Những phát đạn cao xạ được bắn từ những khẩu đội phòng không do các nữ đoàn viên đến từ những trường phổ thông của thành phố. Họ hầu như chưa có kinh nghiệm chống tăng như khi thấy xe tăng Đức xuất hiện, họ đã không ngần ngại bỏ mục tiêu máy bay, hạ nòng súng 37mm của họ để bắn xe tăng.
Nhanh chóng lấy lại tinh thần sau vài phút ngạc nhiên, các xe tăng bắt đầu triển khai đội hình tấn công các ổ súng này, máy bay Stukas cũng ào tới tiếp viện. Đại úy Sarkissian, chỉ huy một tiểu đoàn súng cối nặng, kể lại cho Vassili Grossman nỗi lo lắng của anh trong trận chiến quá chênh lệch này. Mỗi lần những khẩu súng im đi, Sarkissian lại nghĩ là các cô gái đã bị tiêu diệt. Nhưng luôn luôn, sau một thời gian, tiếng súng lại vang lên. “Đây là trang sử Anh hùng đầu tiên trong trận chiến bảo vệ Stalingrad” Vassli Grossman viết.
Mặc dầu vậy, đoàn quân tiên phong của Đức vẫn tiếp tục tiến. Vào 4 giờ chiều, họ đã ở Rynok, ngay phía bắc của thành phố. Từ đây họ có thể thấy sông Volga đang chảy ngay trước mắt. “Chúng tôi bắt đầu ngày hôm nay trên sông Đông và kết thúc nó trên sông Volga”. Một chỉ huy xe tăng đã thốt ra như vậy. Cũng như các sỹ quan khác, đại úy Freitag Von Lohringhoven cũng mở nắp xe lên xem qua ống nhòm sông Volga:
"Chúng tôi nhìn nó rất cảm động, nhưng không thể suy nghĩ lâu được vì lại phải tấn công một khẩu súng phòng không khác đang khạc đạn vào chúng tôi."
Những cô gái phòng không vẫn có mặt. “Họ không chịu nấp!” kể lại đại úy Sarkissian. Một nữ pháo thủ tên là Macha đã giữ chốt trong vòng 4 ngày liền. Trong sổ ký sự của sư đoàn 16 Panzer có đề: “Đến tận cuối buổi chiều,
https://thuviensach.vn
chúng tôi đã phải đối đầu với 37 vị trí súng phòng không do nữ pháo thủ điều khiển. Họ rất là bền bỉ. Trận đánh chỉ kết thúc một khi họ đã hoàn toàn bị tiêu diệt”
Những người lính tăng Đức cũng không dấu nổi nỗi kinh hoàng khi họ thấy rằng họ đã bắn vào những người đàn bà. Người Nga thì thấy cái này hoàn toàn phản logic khi cùng ngày hôm đó, máy bay của Richthofen đã tàn sát hàng chục ngàn đàn bà trẻ em ở Stalingrad.
Tình thế của những người bảo vệ Stalingrad lúc này rất là xấu. Eremenko đã tập trung phần lớn những đơn vị của ông để chặn mũi tiến của TĐQ Panzer số 4 từ phía tây nam. Ông không ngờ rằng TĐQ 6 đã tiến nhanh như thế.
Ở hang Tsaritsa, đại bản doanh của Eremenko và Khruchev, nỗi hoang mang lên đến nỗi khi những người lính công binh đến báo việc vừa xây xong cầu qua sông Volga, họ đã được lệnh phải phá nó ngay để tránh nó rơi vào tay Phát Xít Đức. Trong thành phố, các đơn vị tự vệ thiếu kinh nghiệm chiến đấu cũng như vũ khí được tập trung.
Gần nhà máy “Máy Kéo” được chuyển sang sản xuất T34, trong trường Đại học Công Nghiệp đã bị bom phá hủy, các thầy giáo và sinh viên tập hợp thành các đơn vị chiến đấu và đào hào ngay trước tầm bắn trực tiếp của sư đoàn 16 Panzer. Những thầy giáo trở thành chỉ huy của 1 tiểu đoàn “thiết giáp” do một nữ thợ máy của nhà máy làm chính ủy. Họ nhẩy lên xe tăng ngay sau khi nó mới ra khỏi dây chuyền sản xuất, chưa được tô sơn gì hết.
Trong ngày 24/8, những đơn vị không quân của Hồng quân hầu như bị thất bại. Những chiếc Yak-1 hoàn toàn vô dụng trước từng đoàn Mes serschmitt 109, và không có yểm trợ trên không những chiếc Sturmmovik trở thành mồi ngon cho tiêm kích Đức. Cuộc ném bom vào thành phố kéo dài cả ngày 25/8. Lệnh sơ tán cũng chỉ được ban ngày 25, nhưng do số phà quá ít và hoạt động của quân Đức, vượt sông nguy hiểm không kém ở lại. Ngày 28/8, sư đoàn 16 Panzer thông báo đã bắn hỏng một pháo thuyền và một con phà. Trong những ngày sau đó nó đã đánh chìm 7 chiếc thuyền đều được gọi hết là “pháo thuyền” nhưng thật ra có lẽ phần lớn là những chiếc thuyền sơ tán dân. Ngày thứ 3, những xe tăng Đức đã bắn chìm một chiếc
https://thuviensach.vn
tầu guồng. Ngay sau đó họ đã nghe thấy tiếng đàn bà trẻ em la hét kêu cứu, từ nơi đắm tầu. Một số đã xin chỉ huy cho bơi thuyền hơi ra cứu nhưng bị từ chối. Tối hôm đó, họ phải ngủ bịt tai để không nghe thấy những tiếng hét từ trên sông vọng lên. Một số người đàn bà đã lên được một bãi cát giữa sông và phải đợi ở đó cả đêm và ngày hôm sau. Họ chỉ được cứu vào đêm hôm sau, và khi đó ngay quân Đức cũng ngừng không bắn nữa.
Tình hình hậu cần của đạo quân Panzer Đức cũng không được khả quan cho lắm. Đa số bộ binh và vật liệu vẫn ở phía sông Đông. Ngày 25/8, Richthofen cho thả dù tiếp tế xuống các xe tăng của Von Wietersheim. Mũi tiến của Đức cũng bị tê liệt nếu không có yểm trợ của TĐQ Panzer số 4, nhưng với một binh đoàn Panzer bị chuyển về phía Caucasia và sự chống trả quyết liệt của Hồng quân, tuớng Hoth chỉ huy TQĐ 4 Panzer không thể làm hơn được. Ngày 31/8, binh đoàn Panzer số 48 đã cắt được đường xe lửa Stalingrad -Morozovsk, tàn quân của các TĐQ 62 và 64 có nguy cơ bị bao vây. Eremenko bắt buộc phải rút nhanh ra khỏi cái túi đang hình thành để bao vây hai TQĐ này. Ở cánh Bắc của Paulus, binh đoàn 14 Panzer cũng phải gánh chịu những cuộc phản công liên miên. Không quân Nga cũng cố gắng tấn công cả ngày và đêm các đầu cầu sân bay và sở chỉ huy của Đức.
Vào cuối tháng 8, thời tiết thay đổi đột ngột. Ngày 29, trời mưa cả ngày biến các con đường đất thành bùn. Ở khu vực Rynok, nơi đóng quân của sư đoàn 16 Panzer, không khí lạc quan cũng bắt đầu tan. Những khu rừng cây lê nơi trú ẩn của xe tăng đã bị pháo binh Nga bắn trụi. Những cuộc phản công của Nga bắt sư đoàn phải chuyển sang tư thế phòng thủ bị động. Ba TĐQ Nga đã được tập trung nhằm mở một chiến dịch phản công lớn: TĐQ 24, 66 và một Quân Đoàn Cận vệ. Nhưng do lộn xộn ở tiền tuyến, các đơn vị không có thể tác chiến được, hơn nữa vũ khí nặng và xe tăng của họ cũng chưa đến nơi. Zhukov, vưà mới được phong làm phó Tổng tư lệnh Hồng quân, số hai sau Stalin cũng đến xem xét tình hình ngày 29/8 ở mặt trận Stalingrad. Ở đây ông thấy rằng đa số những người lính chuẩn bị cho cuộc phản công đều còn thiếu kinh nghiệm và đã xin Stalin hoãn lại 1 tuần. Nhưng ngày 3/9, các đơn vị của Von Seidlitz đã gặp các đơn vị của Hoth ở phía tây Stalingrad, vài ngày sau, quân Đức đã vào ngoại ô thành phố.
https://thuviensach.vn
Stalin điện ngay tới Zhukhov nhằm thúc đẩy trận phản công, Zhukhov xin thêm hai ngày trước sự tức tối của Stalin “Tất cả những chậm chạp hiện nay là một tội lỗi”.
Khó có thể nói được là Stalin hay Zhukhov đã đúng. Paulus cũng đã có thời gian củng cố chuẩn bị. Hai ngày sau cuộc phản công bắt đầu và thất bại nhanh chóng. QĐ 1 Cận vệ chỉ tiến được vài cây số trong QĐ 22 bị đánh bật lại vị trí lúc đầu.
Điểm khả quan duy nhất của cuộc phản công này là đã làm tổn thất nặng lực lượng dự bị của Paulus vào lúc ông ta đang cần nó nhất. Số thiệt hại của Đức ở đây cao nhất trong chiến dịch. Trong vòng một ngày: 6 chỉ huy tiểu đoàn đã chết, nhiều đại đội chỉ còn 40-50 người. Con số tử vong của Đức ở mặt trận phía Đông vừa vượt 1,5 triệu người. Ở Stalingrad, tinh thần cũng lạc quan hơn. Danh hiệu “Người bảo vệ Stalingrad” được đánh giá rất cao. Họ biết là cả nước đang chú ý đến cuộc chiến đấu của họ, và sông Volga là hàng phòng thủ cuối cùng duy nhất trước vùng núi Ural.
https://thuviensach.vn
PHẦN IX
NHỮNG TRẬN ĐÁNH TRONG THÁNG CHÍN, “THỜI GIỜ LÀ MÁU”
Lần đầu tiên, người dân Đức nghe tin thành phố Stalingrad ở góc độ một mục tiêu quân sự là trong một thông cáo đưa ra ngày 20 tháng 8. Chỉ hơn hai tuần sau, Hitler – kẻ không bao giờ muốn lính mình dính vào những trận chiến đấu trên đường phố Moscow hoặc Leningrad đã phải quyết định chiếm thành phố bằng mọi giá.
Những sự kiện ở mặt trận Caucasus, được xem là quan tâm chính của ông, đóng một phần quan trọng trong nỗi ám ảnh mới của ông ta, Stalingrad. Ngày 7 tháng 9, ngày mà Halder đã ghi chú là “Tiến triển thỏa mãn ở Stalingrad”, thì cơn điên giận của Hitler vì thất bại trong tấn công ở Caucasus đã bốc lên đầu. Hắn không chịu chấp nhận rằng Thống chế List không còn đủ quân cho nhiệm vụ. Tướng Alfred Jodl, vừa mới trở về sau cuộc viếng thăm sở chỉ huy của List, đã nhận xét trong bữa ăn tối rằng List chỉ nghe theo lệnh của lãnh tụ (Fuhrer). Hiler gầm lên: “Dối trá”, rồi bỏ ra. Như thế để chứng tỏ rằng ông ta đã bị trích dẫn sai, những chỉ thị được gửi về Đức bằng máy điện báo, lệnh cho các nhân viên tốc ký Reichstag đến Vinitsa để ghi chép từng lời một cho các cuộc họp tình hình hàng ngày.
Sau chiến thắng ở Ba lan, ở các nước vùng Scandinavia và Pháp, Hiler thường sẵn sàng coi khinh những yêu cầu trần tục, như cung cấp nhiên liệu, thiếu nhân lực, như thể ông ta đứng trên những sự câu thúc vật chất bình thường của chiến tranh. Cơn giận của ông trong tình huống này cho thấy một dạng thức tâm lý. Tướng Warlimont, vừa quay lại sau một tuần phép, đã sỗ bởi “Cái nhìn chằm chằm không chớp mang đầy nỗi căm ghét”, rằng ông đã nghĩ “Người này thật mất mặt; hắn tin rằng cuộc mưu đồ tai hại đó của hắn đã chấm dứt; rằng nước Nga Sô Viết sẽ không bị đánh bại trong nỗ lực thứ hai này”. Nicolaus von Below, sĩ quan quản trị không lực Fuhrer
https://thuviensach.vn
cũng quay lại để thấy “một tình hình mới hoàn toàn”. “Cả những người thân cận Hitler đều mang một cảm tưởng phiền muộn giống nhau”. Đột nhiên Hitler rút lui hoàn toàn.
Hitler có thể cảm giác được sự thật – rốt cuộc, ông bảo với các tướng lãnh rằng, thất bại trong việc chiếm Caucasus nghĩa là kết thúc chiến tranh – nhưng ông ta vẫn không chấp nhận điều đó. Sông Volga đã bị cắt rời và vùng công nghiệp chiến tranh Stalingrad đã bị hủy diệt – cả hai mục tiêu đã được định ra trong chiến dịch Xanh – còn giờ ông ta muốn chiếm được thành phố mang tên Stalin, cứ như việc này, chính nó có thể đạt được sự khuất phục của kẻ thù theo một nghĩa nào đó. Con người mơ mộng nguy hiểm này đã hướng đến một biểu tượng chiến thắng để đền bù.
Một hai chiến công rực rỡ đã cố duy trì cho viễn cảnh rằng Stalingrad sẽ là thử thách gắt gao mà ở đó sẽ chứng minh cho sức mạnh vượt trội của người Đức. Trong trận đánh liên miên ở mặt trận phía Bắc. Bá tước von Strchwitz, tư lệnh nổi danh của sư đoàn thiết giáp số 16, đã cho thấy sự thành công của một trận đánh tăng kéo dài phụ thuộc vào một cái đầu lạnh, ngắm trúng và bắn nhanh. Quân Nga đã lũ lượt kéo đến hàng đàn T-34 và những chiếc tăng Mỹ theo hiệp ước Lend-Lease. Những chiếc xe của Mỹ, với xác cao và giáp mỏng, cho thấy dễ dàng bị hạ gục. Các tổ lái Sô Viết không thích chúng. “Những chiếc tăng đó không tốt”, một lính lái tăng bảo với người bắt giữ “Van thì lung tung, máy thì nóng còn bộ truyền động thì bất lực”.
“Quân Nga tấn công khắp quả đồi”. Freytag Loringhoven nhớ lại “chúng tôi ở trên sườn dốc. Trong cả hai ngày họ đến theo đúng một cách, phơi mình ra rõ ở phía chân trời”. Hơn một trăm lính đã bị tiêu diệt. Một hạ sỹ trinh sát viết về nhà”Xa trong tầm mắt, vô số tăng bị bắn hạ và phát cháy”. Strachwitz, bốn mươi chín tuổi, nhận cành lá sồi Hiệp sỹ chữ thập, và được gửi về lại Đức rất nhanh sau đó vì lý do tuổi tác của mình. Ông ta là chỉ huy của Freytag Loringhoven. Những cuộc tấn công của quân Nga ở vị trí này là ngông cuồng và bất lực một cách kinh khủng, nhưng nó thể hiện cho quyết tâm phòng thủ Stalingrad bằng mọi giá. Đó là một quyết tâm cao hơn so với thứ tương tự ở phía quân xâm lược.
https://thuviensach.vn
“Thời khắc cho lòng dũng cảm đã điểm…”, dòng thơ của Anna Akhmatova tại thời điểm mà sự tồn vong của nước Nga đang trên bờ vực thẳm
Từ khi Rostov thất thủ, mọi điều để nâng cao mức kháng cự đều được cho phép. Một bức tranh trên tờ Slinskoe Znamia, tờ báo của phương diện quân Stalingrad, đăng ngày 8 tháng 9 vẽ hình một cô gái hoảng sợ với chân tay bị trói. Dòng chú thích ghi:“Giả sử người yêu của bạn bị quân Phát Xít trói như thế này? Đầu tiên bọn mất dạy sẽ hiếp cô, rồi sẽ ném cô ấy xuống dưới xích xe tăng. Hãy tiến lên hỡi các chiến sỹ. Hãy bắn vào quân thù. Trách nhiệm của bạn là phải ngăn lũ tham tàn cưỡng hiếp bạn gái của bạn!”
Những tuyên truyền kiểu này – hầu như lặp lại chủ tố trong bài thơ “Giết nó!” của Konstantin Simonov – rõ ràng là thô thiển, nhưng hình tượng đó phản ánh rất gần với tâm trạng lúc ấy. Bài thơ của Alexey Surkov “Tôi căm thù” cũng mang tính hung tợn như vậy. Tội ác của bọn Đức với tổ quốc chỉ có thể xoá sạch bằng máu[1] Ngày 9 tháng 9 những đơn vị đi trước của tập đoàn tăng số 4 đã cán lên những tờ Sao đỏ, trên đó đầy những lời khẩn cầu của Ilya Ehrenburg gửi đến chiến sĩ Sô Viết, kết thúc với đoạn: “Không còn nhiều ngày, cũng không còn nhiều đất. Chỉ còn một số quân Đức mà bạn giết. Hãy giết quân Đức - đó là lời cầu nguyện của mẹ bạn. Hãy giết quân Đức – đó là lời hét vang của đất Nga. Đừng do dự, đừng yếu đuối. Giết”
Với Eremenko và Khrushchev, vấn đề quan trọng trong giai đoạn khủng hoảng này, là chọn ra một người chỉ huy tập đoàn quân 62, họ rõ ràng là không tin có thể giữ được Stalingrad. Ngày 10 tháng 9, Tập đoàn quân 62 vừa chiến đấu vừa rút lui vào nội thành. Nó bị cắt rời với tập đoàn quân 64 ở mạn bắc, khi sư đoàn bộ binh môtô hoá số 29 (quân Đức) đột kích được đến sông Volga ở Kuporosnoe điểm chót đỉnh phía bắc của Stalingrad. Ngày 11 tháng 9, sở chỉ huy của Eremenko tại hẻm núi Tsaritsa đã trong tầm hoả lực pháo hạng nặng. Konstantin Simonov đến đó đúng vào lúc ấy. Ông ta ấn tượng bởi “mùi rầu rĩ của kim loại nung cháy” lúc băng qua dòng Volga đến với thành phố đang âm ỉ cháy. Trong cái boong-ke thiếu dưỡng
https://thuviensach.vn
khí của Khrushchev, “Người trông buồn bã và trả lời gióng một… lấy ra một gói thuốc lá và cố đánh hết que diêm này đến que khác, nhưng không thể châm lửa được lần nào vì hơi gió trong hầm quá mạnh”.
Simonov và bạn ông ngủ trên áo bành tô của họ trong một góc hệ thống hầm cạnh lối vào Tsaritsa. Sáng hôm sau, khi họ thức giấc, khu vực đó trống trơn. “Không còn một ai, từ các sỹ quan tham mưu cho đến những người đánh máy”. Rốt cuộc, họ cũng tìm thấy một tay lính thông tin đang cuộn lại những mét dây cuối cùng. Và biết được Sở chỉ huy Phương diện quân được sơ tán qua bên kia bờ Volga. Những cuộc bắn phá làm dây liên lạc đứt thường xuyên buộc Yeremenko và Khrushchev phải xin Stalin được phép dời sở chỉ huy sang bên kia sông. Chỉ còn một sở chỉ huy chính còn ở lại bên tả ngạn, đó là của Tập đoàn quân 62. Sáng hôm sau, tướng Chuikov được lệnh triệu tập lên sở chỉ huy mới tại Yamy, là nơi trú của Hội đồng Quân sự hỗn hợp hai Phương diện quân: Stalingrad và Tây Nam. Ông ta phải mất cả một ngày và gần một đêm để vượt sông Volga và tìm ra địa điểm đó. Ánh lửa từ những toà nhà đang cháy ở Stalingrad mạnh đến nỗi, dù ở bờ đông con sông, cũng không cần phải bật đèn pha của chiếc xe Jeep. Cuối cùng, khi Chuikov gặp được Khrushchev và Yeremenko thì trời cũng đã sáng, họ kiểm điểm lại tình hình. Quân Đức chuẩn bị chiếm thành phố bằng bất cứ giá nào. Không được đầu hàng. Cũng không còn nơi nào để rút lui nữa. Tướng Chuikov được đề nghị làm tư lệnh mới của Stalingrad.
“Đồng chí Chuikov” Khrushchev nói “Đồng chí hiểu nhiệm vụ mới của mình thế nào?”
“Chúng tôi sẽ phòng thủ được thành phố hoặc sẽ chết trong nỗ lực đó” Ông ta trả lời. Yeremenko và Khrushchev nhìn ông và nói rằng ông đã hiểu đúng nhiệm vụ.
Đêm ấy, tướng Chuikov qua sông bằng phà từ bến Krasnaya Sloboda, cùng với hai chiếc T-34, đến bến đáp trung tâm, phía trên hẻm núi Tsaritsa một chút. Khi con tàu cập bờ, hàng trăm người, chủ yếu là thường dân đang hi vọng thoát đi được, hiện ra yên lặng trong các hố đạn pháo. Những người khác thì mang thương binh lên tàu. Tướng Chuikov cùng đoàn tuỳ tòng bắt đầu lên đường tìm Sở chỉ huy mới của ông.
https://thuviensach.vn
Sau nhiều lần lạc hướng, chính trị viên của một đơn vị công binh đã dẫn họ đến Mamaev Kurgan, một gò mộ Tartar cổ, còn được biết với cái tên đồi 102, căn cứ theo cao độ của nó. Ở đó, tướng Chuikov tìm được sở chỉ huy Tập đoàn quân 62 và gặp tham mưu trưởng của mình, tướng Nikolay Ivanovich Krylov. Sự thẳng thừng và cộc cằn của Chuikov hoàn toàn tương phản với Krylov, một người kỹ càng, với một đầu óc tính toán, nhưng cả hai nhanh chóng hiểu nhau và hiểu tình hình chung. Chỉ có một con đường để trụ vững. Họ phải trả giá bằng sinh mệnh. “Thời giờ là máu” như Chuikov đã nói sau đó với vẻ thẳng thừng.
Được hỗ trợ bởi Krylov và Kuzma Akimovich Gurov, chính uỷ tập đoàn quân với vẻ sát khí cùng bộ mặt cạo nhẵn, lông mày rậm, Chuikov bắt đầu rót nỗi kinh hoàng vào bất cứ viên chỉ huy nào có chút suy nghĩ về việc rút lui. Vài sĩ quan cao cấp bắt đầu chuồn qua sông, bỏ mặc đồng đội, dù hầu hết họ, như Chuikov đã biết, cũng muốn “chạy qua sông Volga càng nhanh càng tốt, để thoát khỏi cái địa ngục này”. Ông yêu cầu lực lượng NKVD kiểm soát mọi bến phà, cầu tàu. Những kẻ đào ngũ, dù ở cấp bậc nào, sẽ đối mặt với án tử hình.
Có nhiều những báo cáo báo động khác về tính khả tín của binh sỹ. Trước đó, ở lữ đoàn Tăng Cận vệ số 6, một thượng sỹ đã giết đại đội trưởng của mình, rồi đe dọa điện báo viên và lái tăng bằng súng lục. Khi họ ra khỏi chiếc xe, hắn lái thẳng về hướng của sư đoàn bộ binh số 76 của Đức. Bởi tên thượng sỹ ấy có gắn sẵn một lá cờ trắng ngoài tháp pháo, những điều tra viên kết luận rằng tên phản bội lão luyện này đã lên kế hoạch chi tiết cho âm mưu kinh tởm của hắn từ trước. Hai người lính bị ép bằng họng súng phải ra khỏi xe, cũng bị cho rằng đã “thể hiện tính hèn nhát”. Cả hai phải ra toà án binh sau đó và có thể đã bị bắn.
Trong tình trạng đó, tập đoàn quân 62 chỉ còn lại chừng 20.000 quân. Và còn ít hơn 60 chiếc tăng. Nhiều trong số đó chỉ còn có thể dùng như các hoả điểm cố định. Tuy vậy, tướng Chuikov có hơn 700 pháo cối, và ông ta muốn tất cả pháo binh hạng nặng phải rút về bên kia bờ sông. Ông ta có một bận tâm hàng đầu là giảm thiểu ảnh hưởng của sự hỗ trợ từ không quân Luftwaffe cho lính Đức. Tướng Chuikov cũng nhận thấy tính miễn cưỡng
https://thuviensach.vn
của quân Đức khi tham gia các trận cận chiến, đặc biệt là vào ban đêm. Để xói mòn tinh thần mỗi lính Đức “phải làm cho có cảm giác là đang sống dưới họng pháo Nga”.
Ngay đến trước lúc quân Đức triển khai đợt tấn công chính, thì mối quan ngại hàng đầu của ông ta vẫn đang là điều khiển được các đơn vị lộn xộn mà ông không quen, cũng không xác định được vị trí đóng. Tướng Chuikov vạch đại các tuyến phòng thủ mà ông thấy nó còn bé hơn cả những chiếc rào chắn mà một chiếc xe tải cũng có thể xô ngã được. Trong khi đó, sở chỉ huy tập đoàn quân 6, lại phóng đại theo hướng khác, với những báo cáo đại loại “những vị trí phòng thủ mạnh với hầm ngầm sâu và các ụ súng có phủ bê tông”. Những chướng ngại vật thực sự với quân tấn công, như họ phát hiện rất nhanh sau đó, nằm dưới các đống đổ nát của thành phố.
Cùng ngày ấy, ngày 12 tháng 9, tướng Paulus ở hành dinh Werwolf của Hitler tại Vinnitsa với tướng Halder và tướng Von Weichs, tư lệnh cụm tập đoàn quân B. Các ghi chép về những cuộc thảo luận khác nhau. Paulus đòi kéo sườn trái mở rộng dọc lên sông Đông, trên các tuyến về Voronezh, và sự thiếu một chiếc “coóc xê” cứng cáp cho quân Ý, Hung và Rumani. Theo Paulus, kế hoạch của Hitler dựa trên giả định rằng quân Nga đang kiệt quệ và rằng bên sườn sông Đông được củng cố bởi các đội hình quân chư hầu. Hitler, chỉ chú tâm vào Stalingrad, muốn biết nó sẽ sụp đổ nhanh thế nào. Paulus có lẻ lặp lại ước lượng ông đã báo cho Halder trước đó: Mười ngày chiến đấu, “sau mười bốn ngày tập hợp đội hình”
Giai đoạn một cuộc tấn công của quân Đức bắt đầu vào sáng hôm sau, lúc 4h45 sáng giờ Đức hay 6h45 giờ Nga (Hitler vẫn cố đòi Wehrmacht ở Nga hoạt động cùng giờ với tổng hành dinh Wolfsschanze của hắn ở Đông Phổ). Ở phía cánh trái của quân đoàn 51, sư đoàn bộ binh 295 đánh thẳng về hướng Mamaev Kurgan, trong khi bên phải sư đoàn bộ binh 76 và 71 tấn công vào nhà ga xe lửa chính và bãi đổ bộ trung tâm bên bờ Volga. Các sỹ quan sư đoàn 295 đã kích thích quân mình bằng ý tưởng rằng họ có thể tiến đến sông Volga chỉ bằng một trận tấn công ồ ạt.
Những cuộc tập kích bằng pháo binh và không quân vào các vị trí quân Sô Viết trong ngày trước đó rất mãnh liệt. “Hàng đống máy bay Stukas
https://thuviensach.vn
vượt qua đầu chúng tôi” một hạ sỹ của sư đoàn bộ binh 389 viết “và sau cuộc công kích của họ, không ai tin rằng một con chuột có thể sống sót”. Những cuộc dội bom vẫn tiếp tục như vậy cho đến ngày 13 tháng 9. Từ vị trí chỉ huy ở Mamaev Kurgan, tướng Chuikov quan sát điều đó qua ống nhòm. Một màn bụi bốc lên từ những ngôi nhà gạch nát vụn làm bầu trời ngả sang một màu nâu nhợt nhạt. Mặt đất rung chuyển không ngớt bởi những tiếng nổ. Trong hầm, đất mịn, như thể từ một chiếc đồng hồ cát, chảy xuống từ giữa những thanh gỗ gát trần. Những sỹ quan tham mưu và những điện báo viên bị chúng phủ đầy. Bom và đạn pháo cũng làm đứt những tuyến dây liên lạc. Lính thông tin được gửi đi dò chỗ đứt để nối lại, họ có ít cơ hội sống ở không gian trống. Việc ngắt tín hiệu thường xuyên đến nỗi cả những cô gái điện báo viên cũng liều lĩnh ra ngoài (để sửa). Chuikov cố gắng liên lạc đựơc với Yeremenko chỉ mỗi một lần trong suốt ngày hôm đó, và đến cuối buổi chiều, ông hoàn toàn mất liên lạc với các sư đoàn của mình ở bờ tây. Ông được lệnh phải dùng liên lạc viên, mà những người này sinh mệnh còn mong manh hơn cả lính thông tin khi phải băng mình qua thành phố đầy mưa đạn.
Dù quân Đức thắng lợi ở góc tây thành phố, chiếm được một phi trường nhỏ và những doanh trại, nhưng nỗ lực phá vỡ mấu lồi phía bắc lại không thành công. Trận chiến gay go hơn dự kiến. Nhiều người vẫn tin rằng họ có thể trú đông ở Stalingrad.
Tướng Chuikov quyết định trong đêm dời về sở chỉ huy cũ, chỗ hệ thống hầm chạy từ hẻm núi Tsaritsa và có lối thoát hậu ra Pushkinskaya Ulitsa, một con đường sát cạnh bờ sông Volga. Tuyến hẻm núi Tsaritsa cũng là lựa chọn hiển nhiên cho đừơng ranh giới giữa hai tập đoàn quân của Paulus và Hoth. Trong khi, những sư đoàn của Seydlitz, từ phía bắc, tấn công đến Mamaev Krugan và ga xe lửa chính, thì sư đoàn tăng số 14, 24 và sư đoàn bộ binh số 94 của Hoth, từ phía nam, tiến đến khu tứ giác Tháp Ngũ Cốc, cao điểm khống chế Stalingrad.
Tin sư đoàn bộ binh 71 tiến vào trung tâm Stalingrad ở phía bắc Tsaritsa được tiếp nhận với niềm hân hoan mãnh liệt ở Tổng hành dinh Fuhrer. Cũng tin đó đến điện Kremlin trong đêm. Khi Stalin đang thảo luận về khả
https://thuviensach.vn
năng mở một cuộc phản kích chiến lược lớn ở Stalingrad với Zhukov và Vasilevsky, thì Poskreyshev, thư kỵ́ của ông bước vào và nói Yeremenko đang đợi bên máy. Sau khi nói chuyện với ông ta, Stalin báo cho hai vị tướng tin mới: “Yeremenko nói quân địch mang những lực lượng thiết giáp đến gần thành phố. Anh ta dự báo rằng ngày mai có một cuộc tấn công”. Rồi ông quay sang Vasilevsky bảo: “Ra lệnh cho sư đoàn Cận vệ 13 của Rodimtsev qua sông ngay và nghĩ xem anh có thể gửi thêm đựơc gì nữa”. Một giờ sau, tướng Zhukov đáp máy bay trở lại Stalingrad.
Trong những giờ đầu tiên của ngày 14 tháng 9, Chuikov cùng ban tham mưu tiến về phía nam băng qua vùng thành phố bị tàn phá để đến khu hầm Tsaritsa trên hai chiếc xe. Những con đường đầy gạch vụn vừa mới được thông làm chuyến di chuyển ngắn của họ bị chậm liên tục. Chuikov rất sốt ruột vì ông được lệnh phản công và cần sẵn sàng ở sở chỉ huy mới. Quân của ông đã làm quân Đức bất ngờ ở vài nơi, nhưng họ sẽ bị đập tan lúc mặt trời mọc, khi các phi đoàn không quân Đức hoạt động trở lại. Tin đáng khích lệ duy nhất ông nhận được khi sáng là sư đoàn bộ binh Cận vệ số 13 đã vượt sông trong đêm. Nhưng quân địch đã tiến rất nhanh và mạnh trong ngày, nên nhiều người e ngại liệu rằng quân của Rodimtsev có xoay sở đổ bộ sang bờ Tây được không. Sư đoàn bộ binh số 295 của Đức chiến đấu trên đường dốc phía xa Mamaev Kurgan, nhưng mối đe doạ hiện nay cho sự tồn vong của Stalingrad đến từ hướng nam. “Cả hai sư đoàn [sư 71 và 76] cố tiến lên” một báo cáo quá lạc quan của Tập đoàn quân VI viết “Một mũi tấn công đã đến ga trung tâm vào lúc trưa, và 3h15 chiều, bằng việc chiếm được nhà máy nước, họ đã đến được sông Volga”. Sự thật là, nhà ga trung tâm đổi chủ ba lần trong vòng hai tiếng đồng hồ của buổi sáng, và sau đó bị tái chiếm bởi một tiểu đoàn bộ binh NKVD vào lúc chiều. Bộ quân phục của tướng Aleksandr Rodimtsev trông bẩn thỉu khi ông đến sở chỉ huy Chuikov lúc đầu giờ chiều. Ngay khi đặt chân lên bờ Tây sông Volga, những cuộc không kích liên miên buộc ông phải chui vào các hố đạn để ẩn nấp. Dí dỏm, nồng nhiệt kiểu sinh viên, Rodimtsev trông có vẻ của một nhà trí thức Moscow hơn là một vị tướng Hồng quân, một Anh hùng Liên bang. Mái tóc xám kiểu trẻ con, với hai bên hớt cao và để chỏm ở giữa làm đầu
https://thuviensach.vn
ông trông dài ra. Rodimtsev, 37 tuổi, thuộc về nhóm rất ít những người có thể nói một cách thành thật là coi thường nguy hiểm. Trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha, phục vụ dưới bí danh “Pablito”, ông là cố vấn Sô Viết chính cho trận chiến Guadalajara vào năm 1937, lúc đó quân Cộng hoà Tây Ban Nha đã buộc các quân đoàn viễn chinh của Mussolini phải lên máy bay. Ông là một anh hùng trong quân mình, họ quả quyết rằng nỗi sợ hãi nhất của họ là lỡ bị thương thì bị chuyển sang đơn vị khác nếu còn phục vụ được.
Chuikov cho Rodimtsev biết về sự nguy ngập không nghi ngờ gì. Ông vừa triển khai lực lượng dự bị sau cùng, mười chín chiếc tăng của một lữ đoàn thiết giáp. Ông khuyên Rodimtsev để các trang thiết bị nặng lại phía sau. Quân Rodimtsev chỉ cần các vũ khí cá nhân, đại liên và súng chống tăng, cùng với càng nhiều lựu đạn càng tốt.
Tướng Chuikov triệu tập Đại tá A. A. Sarayev, tư lệnh sư đoàn bộ binh NKVD số 10 và cũng là tư lệnh quân bảo vệ của Stalingrad. Sarayev đã đến Stalingrad từ tháng 7 với 5 trung đoàn quân NKVD (chừng hơn 7.500 người), và đã mở rộng đế chế mình ra rất nhiều. Ông đã lập một đội quân riêng với hơn 15,000 lính mạnh ở cả hai bờ Volga. Ông cũng điều khiển các luồng giao thông vượt sông. Chuikov, lúc đó có chút mất bình tĩnh, doạ sẽ gọi Sở chỉ huy phương diện quân ngay nếu Sarayev không tuân lệnh ông. Dù Beria từng doạ “bẻ gãy lưng” một tư lệnh ở vùng Caucasus khi đề nghị rằng quân NKVD nên chịu sự điều hành của quân đội, nhưng Sarayev trong trường hợp này, cho là khôn ngoan hơn nếu tuân lệnh. Hơi gió từ điện Kremlin bắt đầu quạt thiên vị cho phía quân đội.
Các tiểu đoàn dân quân dưới quyền Sarayev được lệnh chiếm các toà nhà mà và giữ cho đến cùng. Một tiểu đoàn NKVD chính qui được gửi đến Mamaev Kurgan, trong khi hai trung đoàn bộ binh được lệnh khoá chặt đường tiến của quân địch ra bờ sông. Quân Cận vệ của Rodimtsev phải đổ bộ lên được. Các đơn vị NKVD đã chiến đấu quả cảm, dù chịu thương vong nặng nề, và sau đó sư đoàn được nhận Huân chương Lê-nin cùng với danh hiệu “Stalingradsky”. Sarayev giữ vị trí của mình trong suốt trận chiến, nhưng bị truất nhanh sau đó. Người kế nhiệm là tư lệnh lực lượng
https://thuviensach.vn
NKVD, thiếu tướng Rogatin, thay thế từ tuần thứ 2 của tháng 10, với một sở chỉ huy mới thiết lập bên bờ đông.
Một cuộc chạm trán không vui chút nào cũng diễn ra trong đêm đó. Bên kia sông Volga, đại diện dân sự của Stalin, Georgy Malenkov, triệu tập các sỹ quan cao cấp của Tập đoàn quân không quân số 8 đến sở chỉ huy Phương diện quân. Họ nghĩ, khi mới đến, rằng được gọi về để nhận huy chương. Zhukov và Yeremenko đứng phía sau. Malenkov, người mà trong ngày đầu cuộc chiến đã không tin vào báo cáo của Đô đốc Kuznetsov rằng không quân Đức rải bom vào Sevastopol, bây giờ đang hướng sự bực dọc vào các sỹ quan không quân. Ông ta đòi biết những đơn vị nào đã hoạt động trong những ngày đó, rồi buộc tội họ thiếu tích cực. Ông tuyên bố đưa ra toà án binh các tư lệnh. Rồi để thể hiện quyền lực, ông cho gọi đến một sĩ quan, một thiếu tá thấp bé với mới tóc đen lởm chởm phía sau, cùng với một khuôn mặt sưng húp vì lạc thú. Ông nói với con trai của Josef Vissarionovich[2]:
“Thiếu tá Stalin, các phi công của anh trình diễn một trận đánh thật đáng hổ thẹn. Trong trận gần nhất, không ai trong số 24 phi công của anh bắn hạ được tên Đức nào. Việc gì vậy? Các anh quên mất cách chiến đấu à? Chúng tôi hiểu thế nào đây?”.
Sau đó Malenkov làm bẽ mặt tướng Khryukin, tư lệnh tập đoàn quân không quân số 8. Chỉ nhờ có sự can thiệp của Zhukov mà vụ việc mới được khép lại. Ông nhắc nhở họ rằng sư đoàn Rodimtsev đang vượt sông Volga. Trung đoàn tiêm kích phải có trách nhiệm bảo vệ và tốt nhất là không để cho một quả bom của Đức nào được ném xuống.
Các sỹ quan không quân nối đuôi nhau đi ra, quá sửng sốt để nói được gì.
Bộ tổng tư lệnh tối cao STAVKA lệnh cho sư đoàn Bộ binh Cận vệ 14 tiến về Stalingrad từ ba ngày trước. Dù có hơn 10.000 quân khỏe mạnh, nhưng một phần mười số họ không có vũ khí. Để tránh không quân trinh sát địch, sư đoàn phân tán trú dưới bóng các cây du, cây dương Ukrain và các rặng liễu bên bờ phải sông quanh Krasnaya Sloboda. Họ có được chút
https://thuviensach.vn
xíu thời gian để chuẩn bị sau chuyến đi đến miền Nam từ Kamyshin. Tướng Rodimtsev, biết tình hình khẩn trương, nên đã thúc giục các chỉ huy dưới quyền suốt dọc đường. Những bộ tản nhiệt của xe tải nóng sôi, những con lạc đà bị kích động và bụi tung lên bởi xe cộ dày đến nỗi “những chiếc diều trên cột điện báo cũng xám đi”. Trong vài trường hợp, các đơn vị phải tản ra khi những chiếc máy bay Messerchmitt mũi vàng gầm rú ở tầm thấp, oanh tạc vào đội hình.
Lúc đến gần sông Volga, thảo nguyên bụi bặm, khô cằn kết thúc, những cây thích báo rằng rất gần nguồn nước. Một bảng chỉ đường hình mũi tên, đóng vào thân cây, mang một vỏn vẹn một từ “Phà”. Binh sỹ thấy được khói đen dày đằng trước, thúc tay chỉ cho bạn bè quân ngũ đứng cạnh. Đó là hình ảnh đầu tiên của cuộc chiến đang chờ họ ở xa, phía bên kia dòng sông vĩ đại.
Ở bờ sông, họ nhanh chóng được phát đạn dược, thủ pháo và lương khô – xúc xích, và cả đường để pha trà. Tướng Rodimtsev, sau cuộc gặp Chuikov, quyết định không chờ trời tối hẳn. Đợt lính Cận vệ đầu tiên tiến qua vào lúc trời chạng vạng bằng đủ loại phương tiện, tàu chiến của đội giang thuyền Volga và các loại thuyền dân sự được trưng dụng – tàu kéo, xuồng máy, sà lan, thuyền buồm đánh cá và cả ghe chèo tay. Những người đi sau chờ đến lượt bên bờ đông và cố tính xem còn bao lâu thì tàu sẽ quay lại đón họ.
Cuộc vượt sông chắc hẳn rất kỳ lạ với những ai đi bằng ghe, lúc nước dịu dàng vỗ vào mũi ghe, và cọc chèo kẽo kẹt hoà cùng bản hợp xướng. Xa xa nghe tiếng súng bộ binh cùng tiếng ầm vang của đạn đại bác nổ ồm ồm trên dòng sông rộng. Sau đó, đại bác, cối, đại liên quân Đức gần bờ đổi điểm ngắm. Hàng cột nước bị ném tung giữa dòng, làm ướt sũng những người trên thuyền. Một chiếc tàu chiến của đội giang thuyền Volga bị trúng đạn, hai mươi thuỷ thủ thuộc chi đội hi sinh. Vài người đăm đắm nhìn xuống trước, để tránh thấy khung cảnh ở trên bờ đằng kia, còn hơn kiểu những người leo núi tránh nhìn xuống. Tuy vậy, những người khác vẫn nhìn thằng vào các toà nhà đang cháy rực ở bờ tây, những chiếc đầu đội mũ mắt theo bản năng rụt vào vai. Họ đang được gửi đến một hoả ngục.
https://thuviensach.vn
Nổi lên trên nền trời đen, các đám cháy lớn đổ bóng những toà nhà lên bờ sông cao phía trước họ và phát ra những hình dáng dị dạng. Tàn lửa bay lên trong bầu trời đêm. Bờ sông phía trước thì “một đống hỗn độn những máy móc bị cháy và xuồng bè hư hỏng nằm rải rác trên bờ”. Khi đến được bờ, họ nghe thấy mùi cháy của nhà cửa, và mùi thối đến lộn mửa của xác người đang phân huỷ dưới những đống đổ nát.
Đợt quân Cận vệ Rodimtsev đầu tiên còn chưa lắp lê. Họ nhảy ào qua thành tàu xuống con nước cạn gần bờ và leo ngay lên bờ sông dốc, đầy cát. Ở đâu đó, quân Đức chỉ cách không quá một trăm thước. Không cần phải có ai nhắc quân Cận vệ rằng trù trừ chút nào, là nguy hiểm tính mạng chừng ấy. May cho họ, quân Đức không có thời gian đào hào và chuẩn bị các vị trí. Một tiểu đoàn thuộc trung đoàn cận vệ số 42 ở cánh trái, cùng với quân NKVD, đã đẩy lùi quân Đức quanh nhà ga trung tâm. Trung đoàn Cận vệ số 39 ở cánh phải tấn công vào một nhà máy xay xát lớn xây bằng gạch đỏ (giờ nó vẫn còn đó, lỗ chỗ vết đạn, làm nơi tưởng niệm), và họ đã quét sạch nơi đó sau một trận cận chiến không khoang nhượng. Khi đợt quân đổ bộ thứ hai đến, trung đoàn được tăng viện tấn công về phía đường sắt chạy quá căn cứ đồi Mamaev Kurgan.
Sư đoàn bộ binh Cận vệ số 13 đã bị thương vong đến 30% trong 24 giờ đầu, nhưng bờ phải con sông đã được cứu thoát. Những người còn sống (chỉ còn 320 người trong số 10,000 quân ban đầu, còn sống khi trận chiến Stalingrad kết thúc) thề rằng quyết tâm của họ là “theo Rodimtsev”. Và theo gương của ông, họ cũng thề rằng “Không còn đất cho chúng ta ở phía sau sông Volga”.
Đầu tiên, khi giáp mặt với trận phản công của quân Rodimtsev, phía Đức cho rằng nó chỉ là thất bại tạm thời. Họ tin rằng cuộc tiến công của mình vào trung tâm thành phố là không thể đảo ngược. “Từ ngày hôm qua, lá cờ của Đế chế thứ III đã tung bay trong trung tâm thành phố” một thành viên của sư đoàn bộ binh mô tô số 29 đã viết trong ngày hôm sau, “Trung tâm và nhà ga [chính] đã nằm trong tay quân Đức. Bạn không thể tưởng tượng chúng tôi nhận được tin này như thế nào”. Nhưng lính tráng, run lên vì trời lạnh “đã mơ về hầm trú đông, với những lò sưởi kiểu Hindenburg
https://thuviensach.vn
sặc sỡ, và nhiều thư từ gia đình thân thương”. Những đại đội bộ binh Đức tiến xuống hẻm núi Tsaritsa. Lối vào Sở chỉ huy tập đoàn quân 62 năm trong tầm hoả lực bắn thẳng, và trong boongke lèn đầy thương binh. Và rất nhanh, không khí nóng, ẩm trở nên không thở nổi. Các sỹ quan tham mưu ngất xỉu vì thiếu dưỡng khí. Nên tướng Chuikov quyết định chuyển sở chỉ huy lần nữa, lần này thì họ băng qua sông, đi ngược lên phía bắc và quay trở lại phía bờ tây.
Cuộc chiến trở nên dữ dội ở đồi Mamaev Kurgan. Nếu quân Đức chiếm được, thì pháo của họ có thể khống chế được sông Volga. Một trong số các trung đoàn bộ binh NKVD cố giữ một phần nhỏ còn lại của quả đồi, cho đến khi được tăng viện bởi số quân còn lại của trung đoàn Cận vệ Rodimtsev số 42 và một phần từ sư đoàn khác ngay trước bình minh ngày 16 tháng 9. Những đơn vị mới, tấn công lên đỉnh đồi và các bên cánh của quả đồi lúc rạng sáng. Bấy giờ đồi Mamaev Kurgan không còn hình dạng của một nơi mà chỉ vài tuần trước là một công viên, chỗ các đôi tình nhân dạo bước. Không còn một ngọn cỏ, mà giờ đầy những mảnh đại bác, bom và lựu đạn. Cả quả đồi bị khuấy tung lên, lỗ chỗ hố bom, vốn được dùng nhưng những công sự tức thời cho những đợt đánh nhau ngắn: tấn công và phản công. Kentya, lính cận vệ, được tôn vinh vì đã giật xuống lá cờ của quân Đức, cắm trên đỉnh đồi bởi quân của sư đoàn bộ binh 295 (Đức), và giẫm lên nó. Những tình tiết không anh hùng chút nào thì ít được nghe hơn. Một khẩu đội trưởng của quân Nga trên đồi Mamaev được cho là đã đào ngũ bởi “hắn sợ phải chịu trách nhiệm vì đã hèn nhát trong trận chiến”. Các pháo thủ đã hoảng sợ và bỏ chạy khi một nhóm lính Đức xông lên tấn công khẩu đội. Thượng uý M. đã cho thấy “tính do dự” và đã không giết được quân Đức, một sai phạm nghiêm trọng trong thời điểm ấy.
Lúc 11 giờ đêm ngày 16 tháng 9, trung uý K, một trung đội trưởng của sư đoàn bộ binh 112, ở cách 5 dặm về phía bắc, phát hiện ra có 4 lính vắng mặt cùng NCO của họ. “Thay vì dùng mọi biện pháp để tìm ra chúng và ngăn hành động bội phản này, tất cả những gì anh ta làm là báo cáo sự việc lên đại đội trưởng”. Và chừng 1 giờ sáng, chính uỷ Kolabanov xuống trung đội để điều tra. Khi đến chiến hào, ông ta nghe thấy một giọng nói tiếng
https://thuviensach.vn
Nga phát ra từ phía quân Đức, điểm tên từng binh sỹ trong trung đội và thúc giục họ hãy chạy sang “Tất cả các bạn nên trốn đi, họ sẽ cho các bạn ăn và đối xử tốt với các bạn. Ở với bên quân Nga, các bạn sẽ chết dù có gì xảy ra đi nữa”. Viên chính uỷ nhận thấy có vài bóng dáng đang chạy qua vùng phân tuyến sang phía quân Đức. Ông giận điên bởi những thành viên khác trong trung đội không bắn vào họ. Ông thấy có mười người, trong đó có một thượng sỹ, đã rời đi. Tay trung đội trưởng bị bắt và đưa ra toà án binh. Bản án dành cho người này, có thể đoán chừng là tử hình hoặc một đại đội shtraf (đại đội trừng giới), không được biết. Cũng trong sư đoàn đó, một đại uý hình như cố thuyết phục hai sỹ quan khác cùng đào ngũ với hắn, nhưng một trong số đó “không đồng ý và hành quyết tên phản bội”, nhưng không ai có thể chắc rằng bản phóng tác này của sự việc, không nguỵ trang cho một nguyên nhân cá nhân nào đó.
Quân Đức tấn công, rồi tấn công liên tục trong những ngày sau, nhưng quân Cận vệ của Rodimtsev và những người sống sót của trung đoàn bộ binh NKVD vẫn cố giữ được đồi Mamaev Kurgan. Sư đoàn bộ binh 295 trong tình trạng bế tắc. Thương vong của họ nặng đến mức phải hợp nhất các đại đội lại với nhau. Lượng sỹ quan bị thương rất cao, phần lớn do lính bắn tỉa Nga. Không quá hai tuần ở tiền duyên, mà một đại đội trong trung đoàn đại tá Korfe thuộc sư bộ binh 295 đã có đại đội trưởng thứ ba, một trung uý trẻ.
“Đụng độ chết chóc” vẫn tiếp diễn trên đồi Mamaev Kurgan và pháo binh hạng nặng của Đức tiếp tục bắn phá các vị trí quân Nga trong hai tháng sau đó. Nhà văn Vasily Grossman đã quan sát cảnh đạn đại bác bắn tung đất đá lên không “Một đám mây đất cát vượt qua cái sàn trọng trường, những mảnh nặng hơn rơi thẳng xuống đất, còn bụi thì bốc lên cao”. Xác người sau những trận chiến nằm trên sườn đồi bị lấp xuống rồi lại quật lên bởi những trận phi pháo không ngớt. Nhiều năm sau chiến tranh, xác một người lính Đức và một lính Nga được phát hiện khi làm công tác khai quang. Hai xác này bị vùi lấp bởi sức nổ của một quả đạn pháo chỉ sau khi họ đâm nhau bằng lê cho đến chết.
https://thuviensach.vn
Theo cách nói giảm nhẹ có tính toán của tướng Zhukov thì đó là “những ngày rất khó khăn của Stalingrad”. Tại Moscow, các quan chức của Toà đại sứ Mỹ đã tin rằng thành phố đã bị kết liễu, và tâm trạng của điện Kremlin là hết sức lo lắng. Vào đêm 16 tháng 9, ngay sau bữa tối, Poskrebyshev lặng lẽ bước vào và đặt trên bàn của Stalin một bản ghi của Cục tình báo Bộ tổng tham mưu. Đó là bản văn của một điện văn vô tuyến bị chặn từ Berlin “Stalingrad đã bị chiếm bởi các lực lượng vẻ vang của Đức. Quân Nga bị chia cắt thành hai phần ở phía bắc và nam và sẽ sớm sụp đổ trong những cơn quằn quại chết người”. Stalin đọc bản văn vài lần, rồi đứng lặng bên cửa sổ một lúc. Ông bảo Poskrebyshev nối giây cho ông với STAVKA. Trên điện thoại, ông ra lệnh cho Yeremenko và Khrushchev: “Hãy báo cáo thật về tình hình đang diễn ra ở Stalingrad. Có thật là Stalingrad đã bị quân Đức chiếm? Hãy trả lời thẳng và đúng sự thật. Tôi đợi hồi đáp của các anh ngay lập tức.”
Sự thật là cuộc khủng hoảng tức thời đã vượt qua. Sư đoàn Rodimtsev đã đến kịp thời. Trong suốt ngày hôm đó, các tư lệnh quân Đức biết rằng có lực lượng tăng viện qua sông, như là sư đoàn bộ binh số 95 của Gorishny và lữ đoàn thuỷ quân lục chiến cắt cử tăng viện cho sư đoàn bộ binh Cận vệ số 35 bị suy yếu nghiêm trọng ở phía nam Tsaritsa. Không quân Luftwaffe cũng chú ý thấy có sự gia tăng số lượng máy bay cất cánh chống lại họ từ tập đoàn quân không quân số 8 (Liên Xô), dù những phi công tiêm kích Sô Viết vẫn tràn ngập nỗi sợ quân thù theo bản năng. “Khi nào một chiếc Me 109 xuất hiện” báo cáo của một chính uỷ phàn nàn “là bắt đầu quần vòng ngay, ai cũng cố bảo vệ đuôi của mình”.
Trên tất cả, tự không quân Luftwaffe quan sát thấy sự tăng cường của hoả lực phòng không. “Ngay khi một phi đoàn Stuka xuất hiện” một sỹ quan liên lạc của sư đoàn xe tăng số 24 ghi nhận “cả không gian phủ đầy những đụn khói đen của đạn cao xạ”. Tiếng hoan nghêng vang dội từ phía những vị trí quân Nga bên dưới, khi một trong số những chiếc Stuka đáng ghét bị nổ tung trong không trung và những mảnh vụn cháy bỏng rơi xuống. Ngay cả những chiếc tiêm kích nhanh nhẹn hơn cũng bị ảnh hưởng của hoả lực (phòng không) tăng lên từ bên kia sông. Ngày 16 tháng 9, một
https://thuviensach.vn
NCO của Luftwaffe, Jurgen Kalb, buộc phải nhảy ra khỏi chiếc Me-109 của ông ngay trên sông Volga. Ông đã nhảy dù xuống nước và lội vào bờ, ở đó lính Hồng quân đợi sẵn.
Các phi đội ném bom được nghỉ ngơi rất ít. Mỗi chiếc máy bay được yêu cầu ném bom liên tục. Ngày 19 tháng 9, một phi công đã tính ra rằng trong 3 tháng qua, anh đã thực hiện 228 phi vụ, nhiều bằng cả trong 03 năm trước đó cả ở “Ba Lan, Pháp, Anh, Nam Tư và Nga cộng lại”. Anh ấy và đồng đội ở trên không 6 giờ một ngày.
Bố trí trên các phi trường dựng vội ngoài thảo nguyên, cuộc sống trên mặt đất của họ là những buổi ăn vội vàng, những cuộc cãi vả trên đường điện thoại, và nghiên cứu cặn kẽ các bản đồ, không ảnh trinh sát trong lều tác chiến. Khi trở lại không trung, những mục tiêu xác định không dễ dàng chút nào khi trải dài dưới cánh bay là “những đống hỗn độn khó tin những thứ đổ nát và lửa khói”, và những cột to bự khói dầu đen thui cuồn cuộn bốc lên từ những bồn dầu cháy, che mờ mặt trời đến tận độ cao 10,000 feet.
Yêu cầu nhiệm vụ liên tục đến từ cánh lục quân “Oanh kích mục tiêu khu A-11, vùng tây bắc, một dãy nhà lớn, quân địch chống cự mạnh ở đó”. Tuy nhiên, các phi công Luftwaffe cảm thấy không kết quả mấy cho việc tiếp tục đập vụn một vùng đất hoang tàn với “những nhà xưởng nát vụn, bốc cháy, và không còn một bức tường nào còn đứng vững”.
Với các đội mặt đất “cơ khí – vũ khí, bom và điện báo viên”, phải chuẩn bị cho máy bay cất cánh “ba, bốn, năm lần một ngày”, không ngơi nghỉ. Với các phi đoàn, thời gian yên ổn duy nhất là lúc hoàng hôn và rạng đông, nhưng ngay cả lúc đó, họ cũng không nấn ná lâu cạnh đường băng và nhìn ngắm bầu trời trên cái “xứ sở vô tận” này: đến tuần thứ 3 của tháng 9, cái rét sắc dần. Ngày 17 tháng 9, nhiệt độ đột ngột giảm. Mọi người mặc đồ len dưới áo jacket, nhưng trong nhiều trường hợp đã tã cả rồi. Một bác sỹ ghi lại “Quần áo binh sỹ, đã quá rách nát, và thường thì họ buộc phải mặc những thứ từ quân phục Nga”.
Trong khi những trận đánh lẻ tẻ ở đồi Mamaev Kurgan vẫn tiếp tục, thì một trận đánh cũng ác liệt tương tự nổ ra ở khu Tháp Ngũ cốc nhìn xuống dòng sông. Cuộc tiến quân nhanh lẹ của quân đoàn xe tăng XLVIII (43) của
https://thuviensach.vn
Hoth hầu như đã cắt rời cái pháo đài tự nhiên này. Quân phòng thủ thuộc sư đoàn bộ binh Cận vệ số 35 đã vui mừng chào đón lực lượng tăng viện là một trung đội thuỷ quân lục chiến chỉ huy bởi trung uý Andrey Khozyanov khi họ đến được trong đêm 17 tháng 9. Họ có 02 khẩu đại liên Maxim kiểu cũ và hai khẩu súng trường chống tăng nòng dài của Nga, thứ mà họ dùng bắn vào một chiếc tăng Đức khi một sỹ quan và một thông ngôn xuất hiện dưới lá cờ ngưng bắn và yêu cầu họ đầu hàng. Pháo quân Đức bắn vào cái kiến trúc to lớn này để chuẩn bị bãi cho sư đoàn bộ binh Saxon số 94, biểu tượng của sư đoàn là những thanh gươm bắt chéo của vùng đồ sứ Meissen.
Trên 50 lính phòng thủ đã đẩy lùi 10 cuộc tấn công trong ngày 18 tháng 9. Biết rằng không thể mong đợi được tiếp tế thêm, họ đã giữ gìn đạn dược, lương thực và nước uống cẩn thận. Điều kiện chiến đấu của họ trong hai ngày kế tiếp thật kinh khủng. Khi ngũ cốc trong thang nâng bốc hoả, họ ngộp thở trong bụi và khói, và cũng nhanh chóng không còn gì để uống. Nước làm nguội nòng ở các khẩu đại liên Maxin cũng cạn (có lẽ các thuỷ quân đã dùng nước tiểu thay vào như từng thấy trong thế chiến thứ nhất, nhưng các báo cáo bên phía Sô Viết tránh các chi tiết như vậy)
Tất cả lựu đạn và đạn chống tăng đã dùng hết khi có thêm nhiều xe tăng Đức đến để kết thúc họ trong ngày 20 tháng 9. Cả hai khẩu Maxim cũng bị loại khỏi vòng chiến. Những người phòng thủ, không thể nhìn thấy gì trong thang nâng bởi khói và bụi, họ liên lạc bằng cách hét vào nhau qua những cổ họng khô nẻ. Khi quân Đức đột nhập vào, họ bắn vào các nguồn âm thanh chứ không phải các mục tiêu. Đêm đó, với không đầy một vốc đạn còn lại, những người sống sót phá vây. Thương binh phải để lại phía sau. Dù là một trận đánh khốc liệt, thật khó nói đó là một chiến công oanh liệt của quân Đức, vậy mà Paulus đã chọn cái tháp ngũ cốc khổng lồ đó làm biểu tượng của Stalingrad cho huy hiệu đeo tay mà ông đã thiết kế tại sở chỉ huy tập đoàn quân để kỷ niệm chiến thắng.
Những trận phòng ngự ngoan cường tương tự như thế ở các toà nhà bán kiên cố ở trung tâm thành phố làm tiêu hao nhiều quân Đức trong suốt những ngày ấy. Những “người bảo vệ” là lính Hồng quân từ các sư đoàn khác nhau đã ngoan cường bám trụ dù bị đói và khát khủng khiếp. Có một
https://thuviensach.vn
trận đánh đẫm máu để tranh giành khu hành chánh Univermag tại quảng trường Đỏ, cũng là nơi đặt tiểu đoàn bộ của tiểu đoàn 1, trung đoàn Bộ binh Cận vệ 42. Một nhà kho nhỏ, còn có tên “nhà máy đinh” cũng là một vị trí cố thủ khác. Và trong một ngôi nhà ba tầng cách đó không xa, quân cận vệ đã chiến đấu ròng rã trong 5 ngày, mũi và cổ họng bỏng cháy của họ nhét đầy bụi gạch từ những bức tường bị giã nát. Thương binh chết trong hầm, không được chữa chạy khi cô y tá trẻ của họ bị hy sinh do một vết thương ở ngực. Sáu người còn sót lại của nguyên gần một nửa tiểu đoàn, đã thoát ra được ở thời khắc sau cùng, khi xe tăng của quân Đức cuối cùng cũng xuyên qua được các bức tường.
Với việc quân Đức dành được trung tâm thành phố, vấn đề đáng sợ nhất với Hồng quân là việc chúng tiến đến bến đổ bộ trung tâm. Điều này làm cho quân Đức có thể công kích vào điểm vượt sông chính ban đêm bằng đại bác, bằng dàn phóng Nebelwerfer và cả đại liên do có ánh sáng từ đèn dù hoả châu. Quân Đức quyết ngăn luồng tăng viện và tiếp tế đến được chỗ lực lượng phòng thủ.
Nhà ga trung tâm, bị đổi chủ 15 lần trong 5 ngày, sau cùng quân Đức cũng chiếm được đống đổ nát đó. Tướng Rodimtsev, nhất trí với chính sách của tướng Chuikov, ra lệnh cho tuyến của quân mình luôn nằm trong khoản cách chừng 50 yard (tầm 45 thước) so với tuyến quân Đức, để việc không trợ và pháo kích của phe địch khó khăn hơn. Lính trong sư đoàn ông có niềm tự hào về tài thiện xạ “Mỗi lính Cận vệ bắn như một tay bắn tỉa” và như thế “buộc bọn Đức phải bò, không đựơc đi”.
Lính Đức, mắt đỏ ngầu, kiệt lực vì đánh nhau ác liệt, vì cảnh tang tóc của đồng đội nhiều hơn họ có thể tưởng tượng, và đã đánh mất niềm tin chiến thắng của chỉ một tuần trước đó. Mọi thứ dường như đảo lộn hết. Họ thấy pháo bắn xa nguy hiểm hơn trong thành phố.
Không chỉ sức nổ đạn đại bác là nguy hiểm. Khi mà một toà nhà cao bị bắn trúng, mảnh đạn và vữa rơi từ trên cao xuống như mưa. Những lính landser đã bắt đầu mất khái niệm về thời gian trong thế giới xa lạ này, với những đống hoang tàn đổ nát. Ngay cả ánh sáng ban trưa cũng lạ lùng, ma quái bởi những đám bụi mờ không ngớt.
https://thuviensach.vn
Trong cái không gian cô đặc đó, một người lính phải nhận thức không gian ba chiều của cuộc chiến rõ hơn, với mối nguy hiểm từ những tay lính bắn tỉa trong những toà nhà cao tầng. Họ cũng cần phải nhìn lên trời. Mỗi khi có cuộc không kích của Luftwaffe, lính Landser cũng bám lấy mặt đất giống hệt như cách một lính Nga làm. Luôn có mối lo sợ về việc các chiếc Stuka không nhìn thấy những lá cờ trắng đỏ với chữ thập ngoặc màu đen cắm để xác định vị trí của họ. Thường thì họ bắn pháo hiệu để nhấn mạnh vị trí. Máy bay ném bom của Nga cũng bay rất thấp, đủ thấp để có thể nhận ra được ngôi đỏ trên cánh đuôi. Còn cao hơn trên đó, là những chiếc tiêm kích lấp lánh dưới ánh mặt trời. Những người quan sát thấy rằng họ xoay, họ đảo giống như cá trong biển hơn là chim trên bầu trời.
Tiếng ồn tấn công vào hệ thần kinh của họ liên tục. “Không gian đậm đặc” một sỹ quan thiết giáp viết “với tiếng hú quỉ quái của những chiếc Stuka bổ nhào, với tiếng sấm động của cao xạ, của đại bác, tiếng gầm của động cơ, tiếng nghiến của xích tăng, tiếng rít của những giàn phóng,“đàn dương cầm của Stalin”, rồi tiếng lạch cạch của tiểu liên cả đằng trước, đằng sau, và lúc nào mọi người cũng thấy sức nóng của một thành phố cháy ở mọi điểm". Tiếng la hét của thương binh cũng ảnh hưởng tới binh sỹ rất nhiều “Đó không phải là tiếng người” một quân nhân Đức viết trong nhật ký, “mà là những tiếng gào ảm đạm của một loài vật hoang dại”.
Trong hoàn cảnh như thế, nỗi nhớ nhà trở nên buốt lòng. “Quê nhà sao quá xa – Ôi, quê nhà xinh đẹp!” một người buồn bã viết “Chỉ đến giờ chúng tôi mới biết rõ nó mới đẹp làm sao”. Còn quân phòng thủ Nga, mặc khác, hiểu rõ nỗi nhớ nhà chỉ là xa xỉ mà họ không thể với tới được. Một người lính vô danh viết cho vợ vào ngày 17 tháng 9:
“Chào em Palina thân yêu,
Anh bình yên và khoẻ mạnh. Không ai biết điều gì sẽ đến nhưng chúng ta sẽ sống và sẽ thấy. Cuộc chiến rất gay go. Em đã đọc được tin tức về những gì đã xảy ra ở mặt trận trên báo rồi đấy. Nhiệm vụ của người lính đơn giản lắm em ạ: giết quân Frizt càng nhiều càng tốt rồi đẩy chúng về lại phía Tây. Anh nhớ em nhiều nhưng có thể làm gì khi giữa đôi ta là điệp trùng xa cách”.
https://thuviensach.vn
Và trong ngày 23 tháng 9, một người lính tên Sergey viết cho Lyola vợ anh, một thông điệp đơn giản: “Bọn Đức sẽ không chịu nổi quân ta đâu”. Không có nhắc gì đến quê nhà.
Lại một nỗ lực của ba tập đoàn quân Sô Viết ở phía bắc mặt trận tấn công vào cánh trái của tập đoàn quân 6, bị thất bại vào ngày 18 tháng 9. Sự triển khai nhanh chóng của các phi đoàn Luftwaffe đã chống lại mối đe doạ, kết hợp với cuộc phản công của quân đoàn xe tăng XIV (Đức) vốn có hiệu quả rất mạnh trên thảo nguyên thoáng đãng. Một nỗ lực thứ hai cũng thất bại trong ngày kế tiếp. Tất cả những gì mà 3 tập đoàn quân đạt được, với giá rất đắt, là giảm những cuộc không kích của Luftwaffe vào tập đoàn quân 62 trong hai ngày đó.
Tướng Chuikov biết rằng tình hình sẽ không dịu bớt, nên bắt đầu đưa sư đoàn bộ binh số 284 của đại tá Batyuk, chủ yếu là lính Siberia, sang sông Volga. Ông giữ sư đoàn làm dự bị dưới đồi Mamaev Kurgan, phòng trong trường hợp khi quân Đức thiết lập được vị trí vững chắc quanh bến đổ bộ trung tâm, và rồi tấn công mạnh lên hướng bắc theo bờ sông để cố cắt tập đoàn quân của ông với hậu phương. Sáng ngày 23 tháng 9, chừng một vài giờ sau khi người lính Siberia cuối cùng qua được bờ tây sông Volga, sư đoàn được ném vào một cuộc tấn công nhằm quét quân Đức khỏi bãi đổ bộ trung tâm và bắt liên lạc với các đơn vị Sô Viết bị cô lập ở phía nam Tsaritsa. Nhưng các sư đoàn Đức, dù bị thiệt hại nặng, đẩy lùi được họ. Trong ngày đó, cũng là sinh nhật lần thứ 52 của tướng Paulus, quân Đức cuối cùng cũng đảm bảo được một hành lang rộng, cắt cánh trái của tập đoàn quân 62 vào trong một cái túi ở phía nam hẻm núi Tsaritsa.
Với tính kỹ lưỡng có thể đoán trứơc được, quân Đức tiếp tục nỗ lực để nghiền nát kháng cự ở khu nam Stalingrad. Hai ngày sau, họ chọc thủng được phòng tuyến. Điều này gây lên sự hoảng loạn ở hai lữ đoàn dân quân, vốn đà hầu như hết lương thực và đạn dược. Sự sụp đổ, tuy vậy, lại bắt đầu từ cấp trên, như sở chỉ huy phương diện quân Stalingrad đã báo về cho Moscow. Lữ đoàn trưởng lữ đoàn đặc biệt số 42, “bỏ tuyến phòng thủ, vờ như ra ngoài để xin ý kiến ban tham mưu tập đoàn quân”. Việc tương tự cũng diễn ra ở lữ đoàn đặc biệt số 92, dù có thuỷ quân lục chiến hỗ trợ.
https://thuviensach.vn
Ngày 26 tháng 9, lữ đoàn trưởng, chính uỷ cùng ban tham mưu đi theo, đã bỏ rơi binh sỹ, cũng “vờ như họ đi thảo luận tình hình với cấp trên”, nhưng sự thật là họ rút đến một đảo lớn an toàn tên là Golodny ở giữa sông Volga. Sáng hôm sau, “khi quân lính biết chỉ huy của họ bỏ trốn, phần đông đổ ra bờ sông Volga, bắt đầu tìm bè, mảng vượt sông”. Một số cố chèo, bơi về đảo Golodny bằng thân cây, bằng vài mảnh ván và cả bơi tay không. Quân địch, nhận ra cố gắng riêng lẽ của họ để trốn đi, đã khai hoả pháo, cối, và giết được rất nhiều ngay trên sông.
“Khi ấy thiếu tá Yakovlev, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn súng máy, lúc đó là sỹ quan cao cấp nhất của lữ đoàn còn ở bên bờ tây, biết được chỉ huy lữ đoàn đã bỏ trốn và gieo rắc nỗi lo sợ cho các đơn vị, ông bèn nắm quyền phòng thủ”. Ông nhanh chóng nhận ra mình bị mất liên lạc do các lính thông tin cũng nằm trong số những người trốn ra đảo. Với sự giúp đỡ của trung uý Solutsev, Yakovlev tập hợp các đơn vị còn lại và thiết lập một tuyến phòng ngự, và dù bị thiếu người, đạn dược, vẫn trụ vững trước 7 cuộc tấn công trong 24 giờ kế tiếp. Trong khi đó, chỉ huy lữ đoàn vẫn còn ở trên đảo. Hắn không hề cố gửi chút đạn dược nào cho những người phòng thủ ở phía sau. Để cố che dấu những việc đã diễn ra, hắn gửi những báo cáo bịa đặt về cuộc chiến đấu cho sở chỉ huy tập đoàn quân 62. Điều này làm tốt cho hắn chút xíu. Nhưng rồi cán bộ của Chuikov trở trên nghi ngờ. Hắn bị bắt và buộc tội “Tội không phục tùng mệnh lệnh số 227”. Dù không có chi tiết được nêu trong báo cáo cho Moscow về án được tuyên từ toà án binh NKVD, nơi mà lòng khoan dung khó mà tưởng tượng ra.
https://thuviensach.vn