🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sống Để Hạnh Phúc
Ebooks
Nhóm Zalo
https://thuviensach.vn
Song de hanh phuc_outline_11.1.2017-01
https://thuviensach.vn
Mөc lөc
1. Born to be happy - Sống để hạnh phúc
2. Born to be happy - Sống để hạnh phúc
3. Speak English? Yes, You can!
4. Có nên học trường chuyên?
5. Đưӧc và mất khi học trường chuyên
6. Bí quyết tranh luận trên mạng
7. Giao tiếp qua e-mail
8. Phần quan trọng nhất trong danh thiếp của bạn là gì? 9. Chuyên nghiệp hay là chết
10. Chuyện mù màu và tác hại khôn lường
11. Văn hóa thang máy
12. Một cách nhìn về tiêu cӵc trong giáo dục 13. Ngộ nhận về giáo dục
14. Hãy ước mơ
15. Du học trong mắt tôi (phần 1)
16. Du học trong mắt tôi (phần 2)
17. Du học trong mắt tôi (phần 3)
18. Du học ở Anh
19. Vì sao đi du học?
20. Vinh và nhục đời người hướng dẫn thesis 21. Chuyện buồn nghề giáo
22. I have a dream
23. Chứng khoán đại học
24. Định hướng nghề nghiệp
25. Học giỏi và thành công
26. Hàn Quốc “dại dột”
27. Hãy học sòng phẳng
28. Học hướng nghiệp để khỏi thất nghiệp
29. Làm việc ở đâu?
30. Nghịch lý phụ huynh Việt
31. Nghĩ về tình nguyện
32. Trước thềm AEC nhìn lại giáo dục Việt Nam 33. Kỳ Duyên, đӯng sӧ!
https://thuviensach.vn
34. Tung hô Obama và ném đá Kỳ Duyên – logic kỳ quặc của người Việt
35. Đau đầu vì văn hóa ứng xӱ
36. Hallyu14 và chủ nghĩa thần tưӧng ở Việt Nam 37. Khổng Tӱ và Google
38. Người Việt tệ - vì sao?
39. Sa mạc hóa tâm hồn
40. Tӱ tế là…
41. Chú thích
https://thuviensach.vn
Nguyễn Hoàng Ánh
Born to be happy - Sống để hạnh phúc
Bản quyền © Nguyễn Hoàng Ánh, 2016
Không phần nào trong xuất bản phẩm này đưӧc phép sao chép hay phát hành dưới bất kỳ hình thức hoặc phương tiện nào mà không có sӵ cho phép trước bằng văn bản của Công ty Cổ phần Sách Alpha.
https://thuviensach.vn
Born to be happy - Sống để hạnh phúc
Cuốn sách là một chuỗi nhӳng cuộc trò chuyện giản dị của cô Nguyễn Hoàng Ánh về nỗi bất an của xã hội này: Trăn trở làm người, tìm ra đưӧc giá trị của bản thân, và mục đích chúng ta sống.
Ta mong đӧi và gӱi gắm rất nhiều vào giáo dục Việt Nam, nhưng chúng ta cũng buộc phải tìm cách tӵ trả lời nhӳng câu hỏi trước cánh cӱa cuộc đời. Du học, bằng cấp, niềm say mê, ước mơ trên ghế giảng đường, cuộc sống náo nhiệt tӯ facebook và tâm hồn cô quạnh của giới trẻ... Mỗi bài viết trong Born to be happy đều có khả năng khơi gӧi bạn tӵ tìm ra nhiều cách trả lời khác nhau cho cuộc sống phía trước!
Cô Nguyễn Hoàng Ánh kêu gọi giới trẻ ước mơ, và băn khoăn về nhӳng vị phụ huynh mãi không chịu trưởng thành. Cuộc sống học đường trong cuốn sách thӵc ra là một hành trình tӵ định vị bản thân, dũng cảm trải nghiệm sống, không ngӯng mơ ước của tác giả. Cô Ánh đưӧc rất nhiều sinh viên Đại học Ngoại Thương yêu quý, cũng là người dẫn dắt, tạo cảm hứng, khích lệ rất nhiều bạn trẻ - trong đó có tôi - vӳng tin vào cách mình sống và cống hiến.
Đọc sách và dũng cảm lên, vì chúng ta vốn sinh ra để sống hạnh phúc!
TRANG HẠ
https://thuviensach.vn
Speak English? Yes, You can!
Nhà tôi có truyền thống “sính ngoại ngӳ” nên học lung tung cả. Ông ngoại tôi rất giỏi chӳ Nho, ông tӯng là dịch giả trong cuốn Tuyển tập Thơ Đường. Sau đó, ông cũng phải “vứt bút lông đi giắt bút chì”, chuyển sang học tiếng Pháp theo thời thế. Và ông cũng biết tiếng Pháp đủ để làm việc với người Pháp, thậm chí đọc sách, làm thơ bằng tiếng Pháp.
Bố mẹ tôi học tiếng Pháp tӯ nhỏ, lớn lên lại phải học tiếng Nga, mẹ tôi sắp về hưu còn học tiếng Anh vì tiếng Nga hết thời. Tôi hồi nhỏ tất nhiên học tiếng Nga, có năm học tiếng Pháp, tiếng Anh (học phổ thông thì cũng chả ăn thua gì), rồi học tiếng Tiệp. Cái vụ học tiếng Tiệp khiến cho tôi thấy cách dạy ngoại ngӳ của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Cả một năm trời chúng tôi cắm đầu học ngӳ pháp, tӯ vӵng, không biết nghe nói, tài liệu đọc nghèo nàn và buồn chán nên có học 10 năm cũng không bằng một năm ở nước ngoài. Cùng lớp tôi có anh bạn rất chăm chỉ, mỗi ngày học thuộc lòng một trang tӯ điển, ai cũng khâm phục. Tôi vốn không chăm chỉ nên nhìn anh khâm phục nhưng theo không nổi. Đến khi qua Tiệp mới thấy anh gặp tây vẫn không mở miệng ra đưӧc, ngoài sách chuyên môn ra thì đọc không hiểu gì, tôi cũng phần nào tӵ an ủi mình. Nhưng làm thế nào để tiếp xúc với người nước ngoài quả là không đơn giản. Hồi đó tâm lý “ngại tây” vẫn rất phổ biến, đại sứ quán quy định muốn đi chơi với người nước ngoài, kể cả thăm thầy cô giáo phải báo cáo đơn vị trưởng để đơn vị trưởng cӱ người đi kèm. Chính vì vậy tuy ở nước ngoài nhưng trӯ lúc đến lớp, đa phần sinh viên chỉ giao tiếp với bạn bè Việt, thành ra nghe nói vẫn rất kém. Hầu hết còn rất lười đọc, tôi vẫn nhớ sӵ thất vọng não nề của mình khi đùa hỏi một siêu sao đã ở Tiệp bốn năm là “literatura” (văn học) là gì, anh bảo là không biết, chỉ biết “doporučená literatura” là “tài liệu tham khảo” vì giáo viên luôn nhắc cụm tӯ này.
Không thể học theo nhӳng người đi trước nên tôi học bằng cách đọc nhiều sách (hệ thống thư viện của Praha thật tuyệt vời) và giao
https://thuviensach.vn
tiếp nhiều với người xung quanh. Nhờ vậy chỉ sau một năm tôi có thể nghe giảng hiểu hầu hết, đọc đủ loại sách tӯ chuyên môn đến thời trang, nấu ăn, tiểu thuyết… không cần tra tӯ điển. Còn nhớ có lần tôi gọi điện cho một anh bạn người Tiệp làm ở một công ty xuất nhập khẩu, gặp đồng nghiệp của anh ta. Sau đó anh đồng nghiệp bảo bạn tôi là “Tao biết nó là người nước ngoài nhưng không nghĩ nó là dân châu Á mà cứ nghĩ là Ba Lan hay Nga gì đó vì ngӳ âm của nó không Á chút nào”.
Chính vì quá gắn bó với tiếng Tiệp như vậy nên tôi rất đau lòng khi sau sáu năm sống với nó, ăn ngủ, thậm chí nằm mơ với nó, về Việt Nam lại phải bỏ xó. Khi về trường công tác, tôi phải lӵa chọn học lại tiếng Nga hoặc tiếng Anh. Hồi đại học, tôi đưӧc học tiếng Anh là ngôn ngӳ thứ ba, bên cạnh tiếng Nga và tiếng Tiệp. Tiếc là kiểu dạy cũ với một giáo viên không yêu nghề khiến tôi càng không có cảm tình với thứ ngôn ngӳ “nói một đằng viết một nẻo” ấy. Chỉ vì bạn trai mà tôi đi học tiếng Anh ở trung tâm, may là đưӧc học theo giáo trình Kernel, các bài khóa là truyện trinh thám hấp dẫn, và đưӧc giáo viên dạy hay nên tôi trở nên yêu thích tiếng Anh hơn. Kết quả là hết khóa tôi đã có bằng C tiếng Anh với một vốn tӯ vӵng và ngӳ pháp kha khá nhưng đã chia tay bạn trai. Dù sao vẫn phải cảm ơn chàng, nếu không thì không biết bao giờ tôi mới có cơ hội bổ túc tiếng Anh. Tình cảm qua đi nhưng kiến thức thì còn mãi.
Đến lúc ấy tôi đã nhận thức đưӧc tầm quan trọng của tiếng Anh và quyết tâm nâng cao nó. Biết là mình không hӧp kiểu học cũ nên tôi tham gia khóa học TOEFL đầu tiên của Hà Nội để luyện kӻ năng nghe, học qua bài hát… Nhưng do tôi đã quá gắn bó với ngôn ngӳ Slave1 nên đọc, viết tạm đưӧc nhưng hễ mở miệng là nói tiếng Tiệp. Nhớ lại kinh nghiệm cũ, tôi tăng cường đọc sách và tìm cách giao tiếp với người nước ngoài. Đầu nhӳng năm 90, người Mӻ ở Hà Nội khá ít và xã hội cũng còn nghi kӷ phụ nӳ qua lại với người nước ngoài. May là ở trường tôi có một số giáo viên tình nguyện người Mӻ, nên tôi chọn một ông có vẻ dễ gần, nhờ ông ấy hàng tuần ngồi nói chuyện với tôi theo một chủ đề nào đó khoảng một tiếng. Nhờ trời gặp đưӧc ông giáo rất cởi mở, thông cảm, thậm chí không lấy tiền (vì tôi lúc ấy nghèo kiết xác), cũng không bắt bẻ gì cả mà để tôi
https://thuviensach.vn
tӵ nói thoải mái, chỉ hỏi lại khi không hiểu. Thầy còn khuyến khích tôi giӳ nguyên cách diễn đạt tӵ nhiên, chỉ sӱa tӯ hay phát âm thôi. Nghĩ lại cũng thấy tôi can đảm, chồng đi học xa mà vӧ ở nhà hồn nhiên ra quán cà phê ngồi buôn với tây suốt một học kỳ (vì không
dám đưa ông ấy về nhà hay về phòng ông ấy), cho đến khi thầy về nước. Nhưng chính nhờ vậy tôi đã đủ khả năng đăng ký tham gia các khóa học ngắn hạn, các hội thảo bằng tiếng Anh để nâng cao chuyên môn.
Khóa học bài bản duy nhất của tôi là bốn tháng học tiếng Anh dӵ bị Master cho sinh viên nước ngoài ở Anh. Giáo viên dạy tôi đã nhận xét là tôi nói lưu loát, tư duy bằng tiếng Anh chứ không vӯa nói vӯa
dịch, tӯ vӵng tốt nhưng ngӳ pháp chưa tốt. Tôi bảo ngӳ pháp tôi sẽ cố gắng, nhưng phát âm có cần sӱa không? Bà ấy bảo, bạn nói không sai, không hay nhưng dễ hiểu. Các bạn là dân châu Á, lại học tiếng Anh muộn như vậy thì không cần để ý làm gì. Ngay dân Anh cũng mỗi vùng nói mỗi khác nên không cần quá lo, quan trọng là dám nói.
Chính nhờ nhӳng lời khích lệ ấy của bà giáo và của rất nhiều bạn bè nước ngoài khác, tôi là giáo viên 6x hiếm hoi có thể tạm sống bằng tiếng Anh. Nhớ nhất là lần đầu tiên phải thuyết trình bằng tiếng Anh ở hội thảo nước ngoài, sáng hôm ấy tôi tỉnh dậy sớm, mồ hôi toát ra đầm đìa, nghĩ mình không thể nói đưӧc. Tôi cứ ôm lấy bài viết, đọc đi đọc lại, lúc lên bục tӵ dưng tӯ cứ tӵ tuôn ra, thậm chí còn pha trò đưӧc.
Công việc đưa tôi đi qua châu Âu, châu Mӻ, châu Á và tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra châu lục coi trọng tiếng Anh nhất lại là… châu Á. Người châu Âu lục địa hay Canada nói nhiều thứ tiếng, không chỉ tiếng Anh, tӹ lệ dân nhập cư ở Mӻ rất cao nên họ chỉ dùng tiếng Anh khi đi học, đi làm chứ về nhà lại dùng tiếng mẹ đẻ. Và có đi ra nước ngoài mới thấy, tiếng Anh đã quốc tế hóa như thế nào. Tiếng Anh của người Pháp khác của người Ý, người Đức, Singlish khác Chinglish hay Japanese English… Theo kinh nghiệm của tôi, phát âm tiếng Anh gồm hai phần: phát âm và ngӳ điệu. Người học bắt buộc phải tra tӯ điển để có cách phát âm tương đối đúng (vì trọng
https://thuviensach.vn
âm và âm gió thì rất khó chính xác hoàn toàn nhưng chӳ cái thì phải đọc đúng) nhưng ngӳ điệu thì rất khó sӱa, nhất là với nhӳng người học tiếng Anh khi đã lớn tuổi hoặc xuất thân tӯ hệ ngôn ngӳ quá khác biệt như tiếng Nhật, Hàn hay Trung Quốc. Thành ra người Anh – Mӻ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn người nước ngoài khi dùng tiếng Anh vì không quen đưӧc với nhӳng biến thể ấy. Tất nhiên tôi cũng tӯng bị một số bạn, thường là người trẻ, chỉ trích là phát âm không hay, không chuẩn. Hễ các bạn ấy chỉ ra phát âm nào sai thì tôi sӱa ngay nhưng khi bàn về ngӳ điệu thì tôi kệ. Không phải vì tôi nghĩ mình hay ho gì mà chỉ vì với tôi việc ấy đã quá muộn, trong khi tôi phải dành thì giờ làm việc khác. Tất nhiên tôi cũng ước ao nếu đưӧc học tiếng Anh tӱ tế sớm hơn thì sẽ dễ dàng hơn. Vì vậy tӯ nhỏ tôi đã cho con đi học ở trung tâm ngoại ngӳ của nước ngoài để con đưӧc chuẩn bị tốt hơn mình.
Thời gian sống ở Hàn cho tôi thấy việc can đảm nói quan trọng thế nào. Người Hàn làm việc với người Mӻ tӯ lâu nên bố mẹ đầu tư rất nhiều cho con đi học tiếng Anh. Người Hàn rất chăm chỉ nên thi IELTS hay TOEFL kết quả rất cao nhưng mỗi khi bị hỏi bằng tiếng Anh, trên mặt họ thể hiện rõ một sӵ căng thẳng và vì thế họ nói rất kém. Hóa ra, họ sӧ bị đánh giá là nói không hay nên không dám nói ra, kết quả là nói ngày càng tệ. Trong khi tại các hội thảo quốc tế, ta sẽ thấy nhiều chuyên gia nổi tiếng nói tiếng Anh rất thường, miễn là hiểu đưӧc và có nội dung tốt thì họ vẫn đưӧc hoan nghênh. Sau khi đã thӱ học sáu thứ tiếng, dù không có kết quả gì hoành tráng lắm nhưng tôi đã hiểu ra, nếu không phải là chuyên gia ngôn ngӳ thì ngôn ngӳ nào với bạn cũng chỉ là công cụ. Hãy mạnh dạn sӱ dụng nó, sai thì sӱa, miễn hiểu đưӧc nội dung chuyên môn tốt là tốt rồi. Đӯng để nhӳng nhận xét tủn mủn cản đường bạn.
Nhưng tất nhiên, nếu bạn định dạy ngoại ngӳ thì đây không phải lời khuyên dành cho bạn.
https://thuviensach.vn
Có nên học trường chuyên?
Tôi tӯng chia sẻ link bài viết Các em chẳng có gì đặc biệt2 của giáo viên tiếng Anh David McCollough Jr. đọc trong lễ tốt nghiệp của các học sinh lớp 12 trường Trung học Wellesley ở bang Massachusetts (Mӻ) và nhận đưӧc rất nhiều phản hồi với nhiều quan điểm trái
chiều. Giáo dục luôn là đề tài nóng với tôi và chắc chắn cũng là đề tài nóng của bất cứ phụ huynh Việt nào, cho nên tôi muốn chia sẻ đôi chút về vấn đề này.
1. Ngày nhỏ tôi đã bị kéo lê suốt tӯ trường chuyên này qua lớp chọn khác (chủ yếu là do hoàn cảnh xô đẩy) nên cảm thấy tuổi thơ như bị đánh cắp vậy. Suốt ngày lo học đội tuyển, lo thi, bạn bè chỉ nhìn nhau như đối thủ, nên không có niềm vui nhiều trong tình bạn. Đến khi học đại học, thấy bản thân quá thiếu kinh nghiệm sống so với bạn bè vì chưa tӯng đưӧc sống với ý muốn của mình nên sau này có con tôi không hề có ý định cho con vào con đường ấy. Tôi vốn tin con người sinh ra để hạnh phúc, không phải để học hay làm việc.
2. Tôi có hai đứa con gái, một đứa rơi vào lớp chọn tӯ nhỏ, đứa kia thì không. Tôi chӧt phát hiện ra một điều, mặc dù cùng một trường nhưng lớp chọn có môi trường tốt hơn hẳn, giáo viên giỏi hơn và bạn cùng lớp khá hơn. Vì vậy việc học hành của con dễ dàng hơn hẳn và cháu cũng có động lӵc để cố gắng học hơn. Trồng người cũng như trồng cây, “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, ba yếu tố đầu đều thuộc về môi trường, yếu tố thứ bốn mới là cá nhân đứa trẻ. Hóa ra môi trường đóng vai trò quyết định đối với thành công của một con người. Tuy nhiên, học trường chuyên lớp chọn áp lӵc sẽ lớn hơn nhiều nên phải tùy thuộc vào cá nhân đứa trẻ. Tôi đã chứng kiến nhӳng gia đình nhờ quen biết mà đưa con vào trường tốt, rồi đứa bé bị stress vì luôn có cảm giác thua kém bạn bè, không phát triển đưӧc. Vì vậy, có nhiều lớp, trường tốt dành cho nhӳng trình độ khác nhau. Là bố mẹ, chúng ta cần sáng suốt lӵa chọn cái gì là phù hӧp nhất cho con cái mình.
https://thuviensach.vn
3. Nói như vậy không có nghĩa là tôi có thành kiến với nhӳng học sinh trường chuyên. Công bằng mà nói, để vào đưӧc nhӳng trường lớp như vậy, các em phải chịu nhӳng áp lӵc và hy sinh rất lớn, không đưӧc vui chơi nhiều như các bạn khác. Gia đình cũng phải hy sinh nhiều cả về tài chính, thời gian và thường phải chăm sóc các em nhiều hơn. Hiển nhiên là các em giỏi hơn các học sinh khác về mặt kiến thức nhưng lại kém hơn về kӻ năng sống, nhất là khả năng chăm sóc người khác vì quen với việc mọi người chăm sóc mình, coi việc học của mình là trên hết. Các em phải hiểu, việc các em vào đưӧc nhӳng trường lớp đó đúng là thành công, nhưng không phải của riêng các em mà của cả gia đình, nhà trường, mà hơn nӳa thành công đó chỉ là bước đầu. Muốn đứng đưӧc trong đời, cần biết nhiều thứ hơn là kiến thức nên đӯng để cái tôi của mình che lấp mọi thứ. Lịch sӱ đã chứng kiến vô số người thông minh nhưng bất hạnh vì không tìm đưӧc chỗ đứng trong đời. Đӯng thêm mình vào danh sách ấy.
4. Không thể phủ nhận lӧi thế của các trường chuyên, lớp chọn về cả cơ sở vật chất, giáo viên, bạn bè. Cả thế giới đều công nhận điều này, hơn nӳa, tôi vui mӯng nhận thấy, ở Hà Nội, các trường chuyên khá hơn thời tôi còn đi học rất nhiều, có nhiều hoạt động ngoại khóa để học sinh phát triển, vì vậy việc học hành ở đây cũng đӥ nặng nề hơn. Vấn đề nằm ở phụ huynh. Phụ huynh Việt Nam theo ý kiến cá nhân của tôi có thể chia làm hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất sùng bái trường chuyên lớp chọn, sẵn sàng làm đủ cách để nhét con mình vào, bất kể khả năng của đứa trẻ. Kết quả là làm con thui chột vì quá tải.
- Nhóm thứ hai lại cho rằng, quan trọng là quản đưӧc con, học ở đâu cũng thế. Chỉ cần đỗ đại học là đưӧc. Quan niệm này cũng rất sai lầm vì đỗ đại học đâu phải là đích chót trong đời đứa trẻ, đấy mới chỉ là điểm khởi đầu.
Không có công thức cho sӵ thành công và không bố mẹ nào, dù yêu thương con đến đâu, sống thay con cái mình đưӧc. Chúng ta chỉ là tạo điều kiện cho con bằng việc cho con thêm cơ hội thành công và rõ ràng là môi trường học, các mối quan hệ ở trường
https://thuviensach.vn
chuyên, lớp chọn giúp cho con có thêm cơ hội thành công sau này. Đơn giản như việc thấy bạn bè du học nhiều thì chính các em cũng phải cố gắng hơn. Bản thân tôi khi gặp lại bạn bè cũ cũng thấy, tӹ lệ thành đạt trong các lớp chọn cao hơn nhiều so với các lớp thường.
Sau này, khi đi dạy tôi cũng nhận thấy các sinh viên đã tӯng học trường chuyên có sức bật, sӵ năng động, vốn hiểu biết khá hơn nhiều so với sinh viên của các trường phổ thông bình thường. Vì vậy, các em có nhiều cơ hội tiến xa hơn. Phụ huynh Việt Nam rất
thương con, nhưng quá nhiều người cứ muốn sống thay chúng. Rất ít phụ huynh để ý đến khả năng của con mình khi quyết định. Nếu chúng ta sinh con ra, nuôi chúng lớn để cướp mất quyền sống của con thì đấy chính là tội ác vô cùng lớn. Việc ép con học trường này hay làm nghề kia theo quan điểm chủ quan của mình cũng giống như việc các bà mẹ gả con cho người Đài Loan để lấy tiền xây nhà cho chính họ. Xin đӯng nhân danh tình yêu để làm hại con cái.
Trong thế giới ngày nay, kiến thức đóng vai trò quan trọng trong sӵ thành công nên việc hoạch định học hành cho con cái có thể là yếu tố quyết định sӵ thành bại của con sau này. Tuy nhiên “one man’s meat is another man’s poison” (tạm dịch: thức ăn của người này là thuốc độc của người khác), lӵa chọn trường nào phải phù hӧp với sở trường và ý nguyện của đứa trẻ, nếu không sẽ lӧi bất cập hại. Theo tôi, có ba tiêu chí để chọn trường, lớp cho con mình:
- Chọn trường, lớp có cơ sở vật chất đảm bảo việc học vì “vật chất quyết định ý thức” mà.
- Tìm lớp có giáo viên có kiến thức và công tâm nếu không con mình sẽ bị thui chột quá sớm.
- Chọn lớp có bạn bè trình độ tương đồng với con mình. Học thầy không tày học bạn, nếu bạn quá giỏi, con mình sẽ không theo nổi, dễ bị stress. Bạn quá kém, con mình cũng không có động lӵc cố gắng.
Không bắt buộc đó là trường lớp tốt nhất mà là cái tốt nhất chúng ta có thể lo cho con mình. Ngưӧc lại, dù bản thân đang học ở đâu, làm gì, học sinh cũng phải hiểu là “cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa là
https://thuviensach.vn
một thành tӵu đòi hỏi nỗ lӵc, chứ không phải là thứ tӯ trên trời rơi xuống vì các em là người tốt hay vì cha mẹ đưa đến tận tay các em. Hãy đứng dậy, bước ra bên ngoài, tӵ mình khám phá, tìm kiếm cảm hứng cùng niềm đam mê và hãy giӳ chắc nó bằng cả hai bàn tay. Và khi đó, các em sẽ phát hiện sӵ thật vĩ đại và lạ lùng của cuộc sống. Đó là lòng vị tha, sống vì người khác, và đó là điều tuyệt vời nhất các em có thể làm đưӧc cho bản thân. Nhӳng niềm vui ngọt ngào nhất trong cuộc sống chỉ đến khi các em nhận ra rằng mình không có gì là đặc biệt”.
Đưӧc hòa mình cùng mọi người theo cách của mình là chìa khóa của hạnh phúc và thành công, tôi luôn tin như vậy.
https://thuviensach.vn
Đưӧc và mất khi học trường chuyên
Thời gian gần đây nổ ra rất nhiều tranh cãi về hệ thống trường chuyên lớp chọn ở Việt Nam. Trong buổi giao lưu Nhật ký của tӵ do do Nhà xuất bản Trẻ tổ chức tối ngày 12 tháng Chín năm 2015, TS. Giáp Văn Dương thẳng thắn bày tỏ: “Tôi không ủng hộ trường chuyên, lớp chọn, mà ủng hộ một môi trường giáo dục tӵ do. Trường chuyên, lớp chọn giới hạn sӵ ‘tӵ do trở thành’ của mỗi người. Tôi đã tӯng gặp nhiều học sinh, tӯng học trường chuyên, lớp chọn, và giờ rất lệch lạc, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống”. Ngưӧc lại, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp phản bác lại ý kiến đó khi nêu quan điểm ủng hộ trường chuyên, lớp chọn. “Nếu sӵ chuyên và sӵ chọn đó có tính cá nhân của bản thân các bạn thì sẽ rất tốt. Bởi nếu bố mẹ, họ hàng, gia đình… tìm cách, sắp xếp cho bạn vào một chỗ nào đó mà bạn không thích, sẽ rất dở. Nên nếu bạn theo đuổi học trong một môi trường chuyên ngành, theo sở thích nào đó, chuyên và chọn do mình lӵa, thì sẽ rất may mắn”3. Đề tài trường chuyên luôn làm tôi quan tâm vì gần như cả gia đình tôi đều gắn với hệ thống này, hay dở tôi đã nếm cả.
Đi dӵ Lễ kӹ niệm 50 năm khối Phổ thông chuyên của trường Đại học Khoa học Tӵ nhiên (thường đưӧc gọi là khối A0), gặp đưӧc rất nhiều cӵu học sinh các khóa. Lớp tôi thì nhờ sӵ tích cӵc của lớp trưởng nên mọi người đưӧc cập nhật tình hình của nhau khá thường xuyên, nhưng gặp các anh chị khóa trên mới thật thú vị. Đã hơn 30 năm rồi, gặp lại nhìn nhau nӱa lạ nӱa quen, nhớ khi gặp nhau tất cả đều chỉ mới 14-15 tuổi, nay đều đã đầu hai thứ tóc, về hưu, có con có cháu cả rồi, làm sao không xúc động. Bất ngờ nhất là gặp lại rất đông cӵu sinh viên và cả đồng nghiệp của tôi. Hóa ra một tӹ lệ không nhỏ học sinh A0 các khóa sau này đã thi vào Ngoại thương vì thời tôi đã học chuyên Toán, không ai lại thi vào Kinh tế cả. Song, bây giờ nhìn lại thì khóa tôi đi làm kinh doanh quá nӱa và còn khá nhiều bạn thành đại gia nӳa. Việc A0 thi Ngoại thương
https://thuviensach.vn
ngẫm ra có lẽ cũng là lӧi thế vì tư duy logic của khối A sẽ rất phù hӧp với nghề này. Chỉ tiếc là khối A thời tôi nhiều bạn khá ngoại ngӳ và giao tiếp, còn sau này lại không đưӧc như vậy.
Do số phận đưa đẩy, tôi học đủ mọi loại lớp, tӯ lớp ‘thường thường bậc trung’ đến lớp chọn, lớp chuyên của thành phố, chuyên quốc gia... Do tính hay di chuyển và hay chuyện nên tôi giӳ liên lạc đưӧc với khá nhiều bạn học đến mức chồng tôi đã đầu hàng việc học thuộc danh sách bạn học của tôi vì danh sách không ngӯng tăng lên. Qua tìm hiểu tình hình, tôi tạm tổng kết như sau:
1. Mức độ thành đạt (tạm hiểu là có chức vụ cao hay kinh doanh giàu có) không phụ thuộc vào việc bạn học lớp nào hay có thành tích học tập thế nào vì lớp nào của tôi cũng có bạn thành đạt, mà nhӳng bạn ấy khi đi học không phải ai cũng xuất sắc.
2. Nhӳng bạn học giỏi nhất thường lại có cuộc sống khá trầm lặng, vì thường về làm việc ở trường hay các Viện nghiên cứu rồi cứ thế rơi vào quên lãng vì không thích bon chen. Nhӳng trường hӧp ngoại lệ đều là người của FPT, cho nên thật sӵ trong lịch sӱ kinh doanh của Việt Nam, FPT chắc chắn đóng một vai trò to lớn như Bạch Thái Bưởi hay Lương Văn Can ngày xưa vì đã xóa bỏ tư tưởng coi thường khả năng làm kinh doanh của dân chuyên Tӵ nhiên. Nhờ FPT mà các bạn như Nguyễn Thành Nam, Phan Ngô Tống Hưng… mới có cơ hội sống khác Hoàng Lê Minh hay Lê Bá Khánh Trình.
3. Tuy nhiên, tӹ lệ người thành đạt ở các lớp chuyên cao hơn ở các lớp thường. Hầu hết các bạn đều đi học ở nước ngoài nên cơ hội có việc tốt cũng nhiều hơn. Đặc biệt, chất lưӧng cuộc sống ở nhӳng tập thể này cao hơn hẳn. Dù không phải tất cả nhưng tư duy, ứng xӱ của nhӳng nhóm này đều cao hơn các lớp khác. Bạn cũ gặp nhau đương nhiên rất quý nhau, song vào A0 thấy tӯ giáo viên đến học sinh đều thân ái, hiền hòa, dễ thương đến mức cảm động. Có lẽ vì môi trường học hành nhiều, ít bon chen nên mọi người hiền hòa với nhau hơn?! Có điều hình như chức vụ cao nhất học sinh A0 đạt đưӧc cũng chỉ là thứ trưởng, lác đác có vài vụ trưởng, còn lại chỉ đến trưởng hoặc phó các phòng ban, khoa hoặc giám đốc công ty
https://thuviensach.vn
riêng của mình… Đó cũng là một điều đáng để các thế hệ A0 suy ngẫm.
4. Một điều lưu ý là khá nhiều cӵu học sinh trường chuyên tiếc vì đã bỏ phí tuổi trẻ mà vào học chuyên vì học nhiều quá, ít tiếp xúc với đời thӵc và ít cơ hội hưởng thụ tuổi trẻ. Do “gà công nghiệp” quá nên hình như nhiều bạn cũng hơi gặp khó khăn khi lập gia đình. Nhưng các thế hệ sau này có vẻ khá hơn bọn tôi ngày xưa?!
Tóm lại, rõ ràng sӵ tồn tại của trường chuyên lớp chọn là do yêu cầu khách quan của việc con người sinh ra có nhӳng năng lӵc và chí hướng khác nhau. Xã hội muốn phát triển thì phải có cơ chế khuyến khích nhӳng cá nhân có cơ hội phát triển năng lӵc của mình chứ nếu cào bằng, đem Ánh Viên cho học bơi cùng với mình thì chắc cô ấy không thể có thành tích như bây giờ. Ở nước nào cũng có hệ thống phân cấp trường và cũng có chế độ khen thưởng, tạo điều kiện cho người xuất sắc. Nhà giáo dục James J. Gallagher tӯng nói: ‘‘Thất bại trong việc giúp đӥ trẻ có năng khiếu bẩm sinh là một bi kịch xã hội khó có thể đo lường nhưng chắc chắn là rất lớn. Làm sao có thể đo lường đưӧc giá trị của một bản sonata không đưӧc viết ra, một phương thuốc không đưӧc khám phá, hay sӵ vắng mặt của một tầm nhìn chính trị? Đó là sӵ khác biệt giӳa xã hội hiện tại của chúng ta và xã hội mà chúng ta có thể trở thành.’’4
Điều Việt Nam cần là học hỏi các nước để tìm ra mô hình phù hӧp chứ không nên chìm vào tranh cãi vô bổ nӳa!
https://thuviensach.vn
Bí quyết tranh luận trên mạng
Rất nhiều người cho mạng là ảo nhưng tôi cho mạng chính là đời. Sau mỗi nick đều là một con người, một tính cách, một số phận. Thậm chí mạng còn thật hơn đời vì chúng ta thường thẳng thắn, ít che giấu hơn. “Hãy cho tôi biết bạn viết gì, bạn bình luận gì, bạn đọc ai, tôi sẽ cho biết bạn là ai” còn chính xác hơn cả nhӳng người sống quanh bạn cả chục năm. Mạng và đời là hai mặt của cùng một con người. Có rất nhiều người tôi quen khá lâu nhưng đến khi cùng vào mạng mới hiểu thêm nhӳng khía cạnh sâu kín trong con người họ mà trong sơ giao hằng ngày không phát hiện ra. Ngưӧc lại, có nhӳng người quen lâu năm trên mạng, khi gặp nhau mới thấy quý hơn vì hӧp lối sống hoặc ngưӧc lại, biết là chỉ có thể “kính nhi viễn chi”. Nhưng hai mặt ấy là của cùng một con người và thӵc tế là chúng ta phải cảm ơn mạng không chỉ cho chúng ta cơ hội kết nối với nhau mà còn cho chúng ta cơ hội hiểu nhau thấu đáo hơn. Nhӳng người nói rằng nên tránh giao tiếp trên mạng vì dễ gặp phiền toái chỉ như con lạc đà rúc đầu vào cát, vì bạn không thể tránh nổi thӵc tế. Nhưng giao tiếp trên mạng khác giao tiếp bên ngoài, nên cũng có nhӳng nguyên tắc cần tuân theo để có đưӧc hiệu quả mong muốn.
Thời gian qua, tôi chứng kiến nhiều vụ tranh luận hoàn toàn chỉ là về quan điểm trên mạng, mà dẫn đến nhӳng căng thẳng không đáng có. Người không quen viết không biết cách bày tỏ quan điểm đã đành, ngay cả với nhӳng người sống bằng nghề viết cũng không tránh khỏi nhӳng sai lầm đáng tiếc. Rõ ràng, tranh luận trên mạng khác với tranh luận ngoài đời vì tranh luận ngoài đời có thể thấy nhau, biết hoàn cảnh của nhau, có thêm nhӳng yếu tố khác như cӱ chỉ, điệu bộ, khung cảnh (trong phòng họp khác trên bàn nhậu…), nhiệm vụ (trên mạng chả ai có nhiệm vụ gì)…; còn tranh luận trên mạng thì chỉ có chӳ và chӳ. Người giao tiếp có xu hướng tin tưởng rằng khi viết ra, thông điệp của mình đã bao hàm một ý nghĩa mà người nghe có thể hiểu chính xác.
https://thuviensach.vn
Tuy nhiên, thӵc tế đã chỉ ra rằng, cơ chế giao tiếp là sӵ hoà trộn của nhiều yếu tố. Yếu tố đầu tiên là ngôn ngӳ, trong đó một bộ phận quan trọng là ngôn ngӳ cơ thể, bao gồm các điệu bộ, cӱ chỉ, tư thế. Yếu tố thứ hai là ngӳ cảnh (context). Theo E. T. Hall, một nhà nghiên cứu về văn hóa, văn hóa giao tiếp gồm hai loại chính là “high context culture” (văn hóa ngӳ cảnh cao) và “low context culture” (văn hóa ngӳ cảnh thấp). Áp dụng vào trường hӧp này ta có thể gọi giao tiếp ngoài đời là “high context” (ngӳ cảnh cao) còn trên mạng là “low context” (ngӳ cảnh thấp)5. Hai cơ chế giao tiếp này rất khác nhau, ví dụ như theo các nhà nghiên cứu của Mӻ, giao tiếp phi ngôn ngӳ (tone of voice, body language) chiếm đến hơn 90% ý nghĩa trong giao tiếp trong một cuộc trao đổi trӵc tiếp, nhưng qua mạng thì không thể. Nhӳng người có quen biết hay nghe về nhau ngoài đời có xu hướng đem ngӳ cảnh ở ngoài vào mạng (ví dụ đưa nhӳng thông tin mình biết về người nổi tiếng nào đó vào giao tiếp nên mặc nhiên nghĩ nhӳng người khác đã hiểu thông điệp ngầm trong trao đổi) mà quên mất nhӳng người khác không có nhӳng thông tin ấy nên không thể có kết luận như chúng ta.
Nguyên tắc chia sẻ trong ngӳ cảnh thấp là cẩn trọng trong tӯ ngӳ vì nhӳng người trao đổi không có thông tin gì khác nên có xu hướng áp đặt ý nghĩa thông điệp theo nhӳng gì mình đã biết, ví dụ nhӳng người đã theo dõi toàn bộ scandal về clip của H.T.L sẽ có xu hướng cho đấy là chuyện rất nghiêm trọng, còn người chỉ mới biết về nó sẽ cho là chuyện rất bình thường vì ngӳ cảnh năm 2007, khi xảy ra sӵ kiện này, rất khác với năm 2015. Và người mới biết cho bên kia là người cổ hủ, còn người đã biết cho người mới biết là đám không biết gì.
Dӵa vào sách vở và nhӳng gì tôi chứng kiến thì nguyên tắc giao tiếp trên mạng nên là:
1. Trình bày ngắn gọn, với nhӳng tӯ ngӳ đơn giản, dễ hiểu. 2. Tránh dùng nhӳng tính tӯ tiêu cӵc khi nhận xét về quan điểm hay ý kiến của người khác (Ví dụ: có thể nói bạn không thích cách biểu đạt của Charlie, không nên nói nó thô thiển/sai trái).
https://thuviensach.vn
3. Tránh dùng nhiều thuật ngӳ (các tӯ cao siêu, triết học hay làm đối tác nghĩ bạn kiêu ngạo).
4. Khi còn nghi ngờ phải hỏi lại (Ví dụ: sao bạn lại nghĩ tӵ do ngôn luận của Pháp là sai?)
5. Tách nội dung thành nhiều ý, trình bày tӯng ý một để giúp người đọc dễ hiểu hơn.
6. Trước khi phản đối ai, nên đọc lại các bài của người ấy một lần để xem mình có hiểu chính xác ý tác giả không.
7. Hãy phản đối quan điểm chứ đӯng phản đối con người, tuyệt đối tránh xúc phạm cá nhân vì như vậy là bạn tạo cơ hội cho kẻ khác xúc phạm chính bạn.
8. Và cuối cùng, hãy nhớ Internet là một trong nhӳng phát minh vĩ đại nhất của con người. Nó đã cho nhӳng kẻ thấp cổ bé miệng nhất quyền tӵ do biểu đạt và kết nối mà hơn 4000 năm lịch sӱ đấu tranh với biết bao máu và nước mắt, ngoài đời vẫn chưa có đưӧc. Trên mạng mọi người đều bình đẳng, chớ nên đem chức vụ hay nghề nghiệp của mình vào để ‘lòe’ người khác. Vì vậy, hãy nhớ nằm lòng câu của Voltaire: “Tôi có thể không đồng ý với bạn nhưng tôi sẽ chiến đấu đến chết để bảo vệ quyền phát ngôn của bạn.” Đӯng đi ngưӧc xu thế lịch sӱ bằng việc tìm cách ‘bịt miệng’ người khác. Hãy vui vẻ khi tìm đưӧc người cùng quan điểm nhưng nếu không thể thuyết phục nhau, hãy rời bỏ laptop và đi làm việc khác.
Hãy nhớ câu chuyện về hai vӧ chồng già khi hỏi bí quyết chung sống lâu dài, hai cụ bảo: “Khi nào tức giận thì đứng lên ra ngoài đi bộ cho hạ hỏa, hết giận mới quay về thì cả hai đã bình tĩnh và vấn đề sẽ đưӧc giải quyết tӱ tế”. Nhờ vận động thân thể thường xuyên và tránh căng thẳng nên hai cụ chung sống khỏe mạnh đến đầu bạc răng long.
https://thuviensach.vn
Giao tiếp qua e-mail
Ở thời buổi Internet đến tӯng ngôi nhà, ngõ xóm như hiện nay, e mail trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến bậc nhất trên thế giới vì các lý do như: dễ hiểu hơn điện thoại, ngắn gọn hơn thư thường, nhanh chóng, có bằng chứng… Tôi cũng chủ yếu dùng e-mail để trao đổi với sinh viên vì rẻ tiền, không bị làm phiền bất ngờ như điện thoại, có thể dễ dàng tìm lại nội dung trao đổi lại, đính kèm đưӧc tài liệu để chỉ dẫn chi tiết...
Nhӳng lần trước tôi đã phàn nàn về e-mail mà sinh viên quá cầu kỳ lời lẽ, quá dài dòng hay khúm núm không cần thiết, nhưng thật ra nhiều người lớn cũng không biết cách dùng e-mail. Lần này tôi sẽ góp ý về sӵ chuyên nghiệp khi lập e-mail. Cần lưu ý hai điểm sau:
1. E-mail phải kèm tên thật
Người trẻ thường thích nhӳng nickname nghịch ngӧm nhưng khi dùng mail để trao đổi công việc thì không phù hӧp chút nào. Sinh viên gӱi e-mail cho giáo viên mà toàn là ‘Cô Bé U Sầu’, ‘Mèo Mướp’, ‘Mũ Rơm’,… Nhӳng nickname kiểu này không phù hӧp với giao tiếp nghiêm túc. Một số bạn lại đặt tên kiểu Vivian Trần, Lady Fanh… cũng rất khó theo dõi. Hãy đặt mình vào vị trí người nhận để thấy với nhӳng nickname như vậy, rất khó tìm lại e-mail của các bạn khi cần.
Thӵc ra người dùng có thể lấy e-mail thế nào cũng đưӧc ([email protected] cũng đưӧc mặc dù không hay lắm vì nhiều khi e-mail dùng quá lâu, không tiện đổi) nhưng trong phần đăng ký thông tin phải ghi tên thật (có dấu hay không cũng đưӧc) kèm một dấu hiệu nhận dạng (VD: Nguyễn Hạnh Trang K50 FTU hay Nguyễn Văn Hiệp FPT. Như vậy e-mail của bạn khó bị rơi vào quên lãng. Ở nước ngoài mỗi sinh viên, mỗi cán bộ đều có account e-mail của cơ quan kiểu [email protected] nhưng ở Việt Nam việc này chưa phổ biến. Hầu hết sinh viên và cả người đi làm
https://thuviensach.vn
lâu năm vẫn dùng e-mail công cộng như Gmail hay Yahoo nên việc bổ sung thông tin lại càng cần thiết.
2. E-mail phải có tiêu đề rõ ràng
Ví dụ: “Gӱi cô đề tài khóa luận tốt nghiệp” vì sẽ làm người nhận chú ý ngay khi nhận và dễ tìm lại. Không nên trả lời lại e-mail cũ vì sẽ giӳ nguyên tiêu đề cũ. Hơn nӳa e-mail quá dài, không tập trung. Khi xong một vấn đề, nên gӱi một thư mới với tiêu đề mới. Nếu lâu mới viết e-mail lại, nên có vài dòng giới thiệu lại nội dung cũ.
3. Trong phần chӳ ký khi tạo tài khoản e-mail phải có thông tin cá nhân tối thiểu
Nguyễn Văn A (Mr.)
K51 Kinh tế Đối ngoại
Trường ĐHNT - 91 Chùa Láng
Thành viên CLB...
Điện thoại: 091234567
Nếu quan hệ nhiều với người nước ngoài hoặc muốn gây ấn tưӧng, các bạn có thể để chӳ ký bằng tiếng Anh nhưng phải đảm bảo văn phạm chính xác, kẻo “lӧi bất cập hại”. Như vậy giáo viên, đối tác hay nhà tuyển dụng sẽ có thể liên lạc với bạn dễ dàng hơn và cảm thấy tin cậy hơn.
Hãy nhớ e-mail chính là bước đầu để gây ấn tưӧng với đối tác giao tiếp, dù đó là bạn bè, giáo viên hay nhà tuyển dụng… Có thể bạn rất giỏi nhưng nếu e-mail của bạn đã bị bỏ qua thì bạn sẽ không bao giờ có cơ hội chứng minh năng lӵc của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm cá nhân của tôi, các bạn có thêm kinh nghiệm gì nӳa thì chia sẻ nhé!
https://thuviensach.vn
Phần quan trọng nhất trong danh thiếp cӫa bạn là gì?
Theo nghiên cứu của bản thân, văn hóa châu Á, nhất là nền văn hóa theo đạo Khổng, rất trọng danh xưng. Thậm chí khi làm việc với người Trung Quốc, nếu đối tác chỉ là Phó Giám đốc, bạn nên gọi anh ta là Giám đốc (tất nhiên là khi không có Giám đốc đi cùng)… Nhưng về mặt này, tôi không biết tôi có phải người châu Á không vì tôi hoàn toàn không quan tâm chuyện ấy, tất nhiên trӯ khi tham dӵ nhӳng hội thảo đông người thì tôi cũng đòi hỏi đủ danh xưng như nhӳng người khác. Còn nhớ, khi tham dӵ SV 2012, MC hỏi tôi chức danh là gì, tôi chỉ yêu cầu gọi đúng tên và chức danh là Giảng viên Đại học Ngoại thương nhưng MC không đồng ý, vì như vậy nghe không “oai” bằng các trường khác. Khổ thế đấy!
Nhưng hôm vӯa rồi chấm bài, nhờ con gái vào điểm, con gái tôi cứ cười bò ra vì không ngờ mẹ lắm tên thế. Tên “cúng cơm” của tôi chỉ là Nguyễn Hoàng Ánh (vì sao xin hỏi các cụ thân sinh) nhưng tôi đưӧc hưởng đủ mọi biến thể: Nguyễn Hoàng Anh, Hoàng Ngọc Ánh, Nguyễn Ngọc Ánh… Còn chức danh cũng rất phong phú, tӯ GS - TS. PGS - TS, ThS, Giám đốc…, có lẽ theo kiểu viết nhầm hơn bỏ sót. Con gái thắc mắc vì thấy điểm các sinh viên ấy vẫn khá cao, nhưng biết làm sao đưӧc?! Quy chế không quy định trӯ điểm vì sinh viên không đủ khả năng viết đúng tên giáo viên.
Tình hình còn tệ hơn khi tôi đi giao dịch với các công ty bên ngoài. Ví dụ tôi đã có sổ khám ở bệnh viện Việt – Pháp khoảng 7, 8 năm nay và khi gọi điện đặt hẹn, bao giờ tôi cũng nói tên rõ ràng nhưng
vẫn bị gọi lại là Nguyễn Hoàng Anh. Một hôm tôi bӵc quá, bảo lễ tân là nếu em là người Pháp, tôi chấp nhận em không phát âm đúng tên tôi, nhưng em là người Việt cơ mà? Sao các em không hiểu gọi đúng tên khách hàng là một cách thể hiện sӵ tôn trọng họ và tạo năng lӵc cạnh tranh cho công ty em? Em ấy xin lỗi nhưng lần sau vẫn thế vì tên bệnh nhân trong máy lưu không có dấu và các em
https://thuviensach.vn
không có thói quen nhìn hồ sơ gốc. Là người Việt sống trên nước mình còn bị gọi sai tên thì không biết nhӳng bệnh nhân nước ngoài khác còn tệ đến đâu?! Lý thuyết về dịch vụ chăm sóc khách hàng có dạy điều này không nhỉ?!
Về chức danh, xin nhắc lại câu châm ngôn rất nổi tiếng “nếu ghi chức danh cho Einstein là xúc phạm ông”. Tôi vẫn tin, cái gì là của mình thì không ai lấy đi đưӧc.
Còn theo bạn, phần quan trọng nhất trong danh thiếp của bạn là gì?
https://thuviensach.vn
Chuyên nghiệp hay là chết
Hội nhập quốc tế đã buộc mọi công ty của Việt Nam phải cạnh tranh với công ty nước ngoài ngay trên sân nhà nên gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là trong các ngành dịch vụ là ngành mà Việt Nam còn ít kinh nghiệm. Trong các ngành, hàng không là ngành phải chịu sӵ cạnh tranh trӵc tiếp nhất. Đã có rất nhiều lời phàn nàn về các hãng hàng không Việt Nam, kể cả hãng lâu đời nhất là Vietnam Airline hay các hãng mới gia nhập như Vietjet Air, Pacific Airline… Thời gian vӯa qua, tôi phải đi lại khá nhiều nên cũng có điều kiện so sánh các hãng với nhau. Nhìn chung tôi thấy Vietnam Airline khá tốt, nhất là trong tương quan với các hãng khác của Việt Nam. Máy bay của hãng khá mới, gần đây cũng có một số chính sách giá mới nên cũng dễ chịu hơn. Sau hơn nӱa tháng nếm trải năm đến sáu hãng hàng không, nhìn thấy tà áo dài và tờ báo tiếng Việt thấy cũng ấm áp. Nhưng cảm giác ấy nhanh chóng bị xóa nhòa vì đẳng cấp quá khác biệt.
1. Khả năng ngôn ngӳ và giao tiếp: Ở đây, tôi chỉ nêu ra vài ưu điểm mà tôi thấy ở China Airline vì cùng thuộc châu Á, văn hóa phục vụ khá tương đồng. Tiếp viên China Airline nói tiếng Anh không khá, không phải ai cũng xinh đẹp nhưng thái độ của họ rất tận tình và phát âm khá hay. Cả tiếp viên và phi công của Vietnam Airline phát âm tiếng Anh rất tệ, kể cả phần hướng dẫn an toàn bay hay câu chào hành khách (không hiểu vì sao không tìm người nói khá để thu âm tӯ đầu?) Nhân viên các hãng, kể cả phi công, đều rất thân thiện, trong chuyến bay luôn nói vài lời giao tiếp với hành khách. Một lần đi máy bay của Aeroméxico, chúng tôi phải chờ 20 phút mới đưӧc ra khỏi máy bay. Khi đi ra tôi gặp cơ trưởng, cũng đang kéo va li vào sân bay, thấy ông cười và nói “Thank you!”, tôi hỏi vì sao không cho hành khách xuống? Ông ấy sốt sắng giải thích là vì máy bay đến sớm nên sân bay bắt chờ đúng giờ mới cho vào, rồi xin lỗi. Tôi tӯng gặp cả tiếp viên và phi công Việt Nam cùng vào sân bay, chưa bao giờ đưӧc nghe một câu chào.
https://thuviensach.vn
Đưӧc biết, các tiếp viên của bất kỳ hãng nào đều phải trải qua một khóa huấn luyện, có lẽ việc đào tạo ở Việt Nam chưa đủ sâu để thay đổi tận gốc thái độ của họ.
2. Tính thiếu chuyên nghiệp có thể coi là thiếu sót nghiêm trọng nhất, không chỉ trong ngành hàng không mà trong mọi ngành khác. Tôi tӯng đi với vài chục hãng hàng không đủ mọi đẳng cấp nhưng họ đều giống nhau ở sӵ chuyên nghiệp. Trước mặt khách hàng, bao giờ họ cũng đứng ngay ngắn, ăn mặc chỉn chu và không có động tác nào thӯa. Trong khi đó, tôi vẫn bắt gặp tiếp viên hàng không Việt Nam và nhiều ngành dịch vụ khác vӯa làm việc vӯa nói chuyện riêng, tác phong không nghiêm ngắn. Trong chuyến bay tӯ Taipei về cuối tháng Tám vӯa rồi, tôi chứng kiến một nam tiếp viên thản nhiên đứng ngay khu vӵc công cộng ở cuối máy bay để thay áo vest. Với các hãng khác, vào khu riêng bạn cũng có thể thấy họ nói chuyện, cười đùa, chỉnh đốn trang phục nhưng không bao giờ làm trước mặt khách. Và không chỉ tiếp viên mà nhân viên, thậm chí cán bộ quản lý của hàng không Việt Nam cũng vậy. Cũng trong chuyến bay ấy, ngay cӱa lên máy bay có một nhân viên đại diện của một hãng hàng không Việt Nam đang đứng “buôn chuyện” như ngô rang với một nhân viên soát vé, dù đang giờ làm thủ tục cho khách. Như vậy, không thể mong mỏi sӵ tôn trọng tӯ phía khách hàng.
3. Sӵ cẩu thả: Vào thời an toàn hàng không đang bị đe dọa, đi với các hãng hàng không Âu – Mӻ rất căng thẳng vì họ rất chặt chẽ về việc tuân thủ quy định an ninh nhưng Vietnam Airline lại rất thờ ơ.
Nhìn xung quanh thấy khách mở điện thoại, iPad... trong lúc máy bay chuẩn bị cất cánh mà tiếp viên không nói gì. Tính tôi không thích gò bó nên khi sӱ dụng dịch vụ hàng không Âu – Mӻ nhiều khi cảm thấy rất không thoải mái, nhưng sӵ quá buông lỏng của các hãng hàng không Việt Nam sẽ khiến khách quốc tế e ngại. Máy bay thường xuyên trục trặc cái gì đó, như hai lần tôi đi Vietnam Airline gần đây, cӱa phòng vệ sinh đều hỏng khóa.
4. Sӵ vô trách nhiệm, thích đổ lỗi: Lần nào cũng vậy, hễ cứ bị chê là các cơ quan Việt Nam lại tìm đủ mọi lý do để biện minh mà không bao giờ nhận lỗi để sӱa chӳa. Cách đây không lâu, tôi có đăng một
https://thuviensach.vn
tấm ảnh hành khách không có ống, phải đi xe ô tô vào sân bay sau khi có sӵ can thiệp tӯ lãnh đạo cấp trên. Tình cờ, tấm ảnh chớp đưӧc cảnh một người (có lẽ là nhân viên hàng không) đi xe đạp trong sân bay ngay gần khu vӵc máy bay đỗ. Một bạn đã tag một người (có lẽ là) trong ngành vào để hỏi, bạn này thản nhiên trả lời: chắc tại máy bay giá rẻ nên không có tiền thuê ống. Còn chuyện người đi xe đạp thì sẽ kiểm tra xác minh sau. Cứ như vậy thì sӵ tiến bộ dường như chỉ là một viễn cảnh xa vời.
Để cho công bằng, tôi nói ngay là nhiều ngành dịch vụ của Việt Nam đều mắc nhӳng “tật” này. Có lần tôi bị ngã rách cằm, tӯng vào phòng khám dịch vụ của 108 vì nghe nói là chuyên môn tốt nhưng bác sĩ và y tá vӯa khâu cho tôi vӯa bàn chuyện buổi trưa ăn bún đậu mắm tôm ở đâu ngon, khiến cho tâm trạng của một bệnh nhân như tôi trở nên khá tồi tệ. Sau đó là chuyện vết khâu của tôi bị nhiễm trùng, phải sang bệnh viện Việt Pháp khâu lại. Bác sĩ Pháp ở Việt Pháp có thể không giỏi nhất nhưng ít nhất khi khám với họ, tôi tin họ vẫn tôn trọng mình như một con người chứ không chỉ là một đồ vật phải sӱa cho xong, tiếc rằng bác sĩ Việt ở Việt Pháp thì cũng không khá hơn bao nhiêu. Tôi tӯng nghe một bác sĩ Việt Nam ở Việt Pháp than là khách hàng sính ngoại, cứ chọn bác sĩ Pháp chứ họ có giỏi hơn bác sĩ Việt đâu. Bản thân tôi, nếu có thể, luôn chọn bác sĩ Pháp chỉ vì sӵ chuyên nghiệp của họ. Tôi tin với ngành hàng không và mọi ngành khác đều thế.
Do chính sách, nên hàng không Việt Nam vẫn độc quyền khai thác các chuyến bay nội địa và kiểm soát giá các chuyến bay tӯ Việt Nam, nhờ vậy các hãng hàng không Việt Nam vẫn có lӧi thế nhất định với khách bay tӯ Việt Nam. Nhưng lӧi thế đó chỉ làm hại người tiêu dùng chứ không làm ngành hàng không trưởng thành. Chӯng nào các ngành kinh doanh dịch vụ của Việt Nam chưa học đưӧc sӵ tôn trọng khách hàng, trân trọng công việc của mình và rèn luyện tác phong chuyên nghiệp thì dù Nhà nước có ưu đãi đến đâu, các doanh nghiệp Việt Nam cũng sẽ thất bại ngay trên sân nhà.
https://thuviensach.vn
Chuyện mù màu và tác hại khôn lường
Vốn tôi cứ nghĩ phân biệt màu sắc là chuyện dễ nhất trên đời, chỉ cần có thị lӵc bình thường là làm đưӧc. Nhưng hóa ra mọi chuyện không đơn giản như vậy. Hôm nay đi mua đồ, lúc ra thấy xe máy bị kẹt giӳa hai cái xe to khác. Nhắm cái cột sống lão hóa của mình không đủ khả năng tӵ xoay xở, tôi gọi anh trông xe khoảng ngoài 40, trông khỏe mạnh, sáng sủa: “Anh rút hộ cái xe máy đen kia với”.
Đang ngồi nhổ râu bị gọi dậy, chàng có vẻ bӵc bội, dáo dác nhìn rồi hỏi: “Cái nào cơ?” Tôi liền nhắc lại: “Cái Honda màu đen ấy” rồi bước đến chỉ tận nơi. Chàng gắt: “Thế mà bảo là xe đen làm người ta không hiểu. Cái xe này màu xanh”. Tôi buồn cười quá vì cái xe Lead của mình màu ghi sẫm, dân gian gọi là màu nòng súng, giӳa nhӳng xe vàng đỏ xung quanh và trong bóng râm thì gọi là đen cho nhanh nhưng có người lấy xe cho là tốt rồi, chả buồn đáp lại. Ý chӯng trông mặt tôi chưa “tâm phục khẩu phục” nên chàng bồi thêm: “Về xem lại đăng ký đi” làm tôi càng buồn cười vì đăng ký ghi rõ là “Màu ghi”.
Chuyện cũng bình thường vì tôi có kinh nghiệm là đàn ông Việt vốn không chịu thua phụ nӳ cái gì, càng ít học càng tӵ tin, dù là với khách hàng cũng không thể bỏ qua. Nhưng chuyện này làm tôi nhớ đến một trường hӧp khác.
Hồi đại học, có một thời gian, tôi ở cùng phòng với một bạn ở tỉnh xa. Tôi rất ngạc nhiên khi phát hiện ra nhận thức về màu sắc của bạn ấy và của mình hoàn toàn khác nhau. Trӯ nhӳng màu cơ bản như đen và trắng, còn lại chúng tôi không thể thống nhất với nhau về bất kỳ màu nào. Tôi bảo màu nâu hay vàng da cam thì bạn ấy bảo màu đỏ, màu xanh lá mạ thì thành màu vàng, bạn không thể phân biệt đưӧc xanh lá cây với xanh da trời... Bảng màu của bạn chỉ có nhӳng màu cơ bản nhất, còn nhӳng màu kiểu như bordeaux,
https://thuviensach.vn
xám thép, cà phê sӳa... là chịu. Vì thế khi chung sống có nhӳng hiểu nhầm rất khó tránh khỏi khi yêu cầu nhau làm việc này thì làm nhầm sang việc khác...
Càng sống lâu càng thấy bệnh “mù màu” ấy lan sang cả nhӳng lĩnh vӵc khác. Bạn chỉ quen nghĩ một chiều, mọi chuyện trên thế giới đều quy về hai màu đen và trắng, hễ nhӳng gì cấp trên hay nhà trường dạy đều là chân lý không thể nghi ngờ, nhӳng gì khác đều sai không thể cứu vãn. Chính vì vậy bạn không có hứng thú gì với văn học, nghệ thuật, trӯ nhӳng thứ đã có trong sách giáo khoa vì đã đưӧc “định màu” rõ ràng. Về sau tôi mới hiểu, ngôn ngӳ là tấm gương phản ánh thế giới, thế giới của bạn chỉ có chӯng ấy màu thì không thể đòi hỏi bạn gọi tên nhiều màu hơn. Chỉ tiếc là bạn nghĩ không cần thay đổi, rủ đi xem bảo tàng, ra ngoài ngắm cảnh cũng hiếm khi chịu đi, hoặc đi nhìn rồi về. Sống ở nước ngoài nhưng chỉ thích xem nhӳng phim hành động, thấy sách văn học mình mưӧn về cũng cầm lên xem qua rồi để xuống. Vì thế đâu vẫn hoàn đó. Điều đáng ngạc nhiên là tôi phát hiện ra có rất nhiều người như vậy, chỉ là ở mức độ khác nhau. Chính vì vậy bạn càng yên tâm.
Trước đó tôi nghĩ, đó chỉ là một nhưӧc điểm nhỏ, không ảnh hưởng gì đến đời sống sau này. Lúc đầu thì đúng như vậy, bạn chăm chỉ, hiền lành nên kết quả học tập khá, may mắn tìm đưӧc một công việc ổn định trong cơ quan kinh doanh của Nhà nước, đời sống cũng khá giả. Nhưng dần dần công danh của bạn cứ chӳng lại. Thời mở cӱa, công việc phức tạp hơn, đòi hỏi phải có cái nhìn đa chiều, luôn cập nhật cái mới để có phản ứng kịp thời nhưng bạn đã quá thời để cập nhật bảng màu của mình. Và thế là bạn phải ngậm ngùi chứng kiến nhӳng người trẻ hơn cứ vưӧt qua mình. Sӵ đơn màu đã không cho bạn nhiều niềm vui cá nhân, vốn giàu tӵ ái, bạn càng buồn khổ. Tính hiền lành, khép kín cũng không cho phép bạn thổ lộ cùng ai, kể cả gia đình nên nỗi buồn càng lớn.
Mỗi lần gặp nhau, nhìn bạn gưӧng vui nhưng không che giấu đưӧc mặc cảm, tӵ ti, tôi vӯa thương vӯa tiếc.
Hóa ra cái giáo dục “mù màu” có tác hại nhiều hơn tôi tưởng.
https://thuviensach.vn
Văn hóa thang máy
Triệu chứng của tuổi già là hay nhớ về quá khứ...
Năm 1985 tôi về trường, lúc đó trường chỉ là một bãi đất trống, với một tòa nhà năm tầng làm văn phòng, làm lớp học và một tòa nhà bốn tầng làm ký túc xá. Khu vӵc nhà A, nhà D và VJCC bấy giờ là các dãy nhà cấp bốn, mái ngói, nền đất, làm nhà tập thể cho cán bộ
độc thân. Mỗi cán bộ đưӧc một phòng chӯng 12 mét vuông, một cái thềm gạch rộng chӯng nӱa mét, nhà vệ sinh và nhà tắm dùng chung cả trường. Đầu mỗi dãy nhà có một vòi nước công cộng, tất cả giặt giũ, rӱa ráy ở đấy. Chính vì vậy, không chuyện nhà ai bí mật đưӧc, ra vòi nước là biết hết ai ăn gì, mặc gì, chồng ai chăm, ai lười... Bên kia cổng trường, chỗ Viện... là một cái ao lớn. Mỗi lần mưa to, nước ao tràn vào, ngập hết cả trường, cán bộ giáo viên và học sinh đều bình đẳng lội nước. Khổ nhất là các dãy nhà của các hộ độc thân, thềm thấp nên nước tràn vào nhà. Tôi còn nhớ năm ấy vӧ một thầy giáo mới sinh con nhỏ thì nhà ngập hết. Thầy kê cao giường để vӧ con ngồi trên rồi lội nước đẩy một cái chậu vào để vӧ con rӱa ráy. Tôi nhìn mà phục ‘lác mắt’.
Nhà đã thế thì văn phòng và lớp học cũng không khá khẩm hơn. Cӱa sổ, cӱa lớn thông thống, bàn ghế xộc xệch. Buổi sáng lên lớp tiết một, chưa kịp ăn sáng leo lên tầng năm mờ cả mắt. Bảng đen bạc phếch, viết phấn bụi mù. Còn nhớ đầu nhӳng năm 90 đi học dӵ án, thấy thầy viết bút dạ trên bảng formica, nhìn như mơ vậy. Năm 1998 lần đầu qua Mӻ, thấy giáo sư chỉ cầm điều khiển nháy nháy, chӳ trên bảng tӵ nhiên chạy, có cả hình vẽ, tranh ảnh... cứ ngó nghiêng không biết máy chiếu phim đặt ở đâu mà ngưӧng không dám hỏi. Đến khi biết có máy chiếu treo trên đầu, giá 2000-3000 đô la/chiếc, nghĩ mình đến già cũng không có đưӧc. Bây giờ ngồi văn phòng máy lạnh, rèm cӱa Đài Loan, đi thang máy, dạy bằng laptop, máy chiếu, nghĩ lại nhiều khi vẫn thấy như mơ.
https://thuviensach.vn
Nhưng về sau tôi mới hiểu, văn minh vật chất là thứ dễ đạt đưӧc, chỉ cần có tiền mà ngày nay các ngân hàng lại luôn sẵn sàng cho vay. Tại nhӳng quốc gia sáng chế ra nhӳng thiết bị ấy, dân chúng có thì giờ để làm quen với cách sӱ dụng, còn dân chúng nhӳng quốc gia đi thẳng tӯ nhà lá lên cao ốc sẽ sốc trong giai đoạn đầu. Dân gian đã nói, “y phục xứng kỳ đức”, hàng hóa càng đắt, công nghệ càng cao đòi hỏi người dùng cũng phải có trình độ tương xứng. Điển hình là việc sӱ dụng thang máy ở FTU.
Trước kia phải leo năm tầng nhà, ai cũng ước ao có thang máy nhưng bây giờ thang máy trở thành quá phiền toái. Với tòa nhà 12 tầng, không thể nói đến việc đi bộ. Có điều thay vì giúp nâng cao hiệu quả công việc cho cả thầy và trò, thang máy lại trở thành lý do gây phản cảm, ảnh hưởng đến môi trường giáo dục.
Trước hết, do không có thang máy riêng cho chuyển hàng, cán bộ, sinh viên nên tất cả dồn vào bốn thang máy nhỏ, chỉ chuyển đưӧc 10 người/lần. Vì vậy vào các giờ cao điểm như 7h - 9h30 - 12h30 -
15h - 17h30 - 18h - 20h30… hàng người chờ thang máy dường như vô tận. Đã thế, không rõ do không hiểu biết hay sốt ruột, sinh viên cứ ấn hết các nút lên - xuống khi gọi thang máy nên tầng nào cũng phải dӯng. Cảnh chờ đӧi làm nhiều bạn bộc lộ nhӳng cách ứng xӱ khó có thể chấp nhận. Thông thường bảo vệ ở tầng một thường phải đứng ra dàn xếp để sinh viên xếp hàng, không chen lấn. Bảo vệ cũng thường yêu cầu sinh viên để cán bộ, giáo viên vào trước. Cá nhân tôi thường tӯ chối ân huệ ấy nếu không vội lắm, vì cảm thấy áy náy với sinh viên. Nhưng nhiều cảnh quả là không thể chấp nhận, như có lần tôi và một cô giáo dạy Anh văn đang xếp hàng chờ thang máy bên này thì nghe bên kia bảo vệ yêu cầu sinh viên nhường cho một giáo viên đi trước. Mình nghe rõ một bạn đứng cuối hàng nói: “Giáo viên thì mặc mẹ giáo viên chứ, đӧi lâu lắm rồi”. Tôi ngưӧng chín cả người, may mà giáo viên kia đã vào thang máy nên có lẽ không nghe thấy. Dù có chờ lâu cũng chỉ năm đến mười phút, không đáng để mất kiềm chế đến vậy.
Rồi có một buổi tối, tôi xếp hàng để lên tầng bảy dạy cao học. Thang máy tới nhưng chỉ vӯa đủ đến bạn đứng trước tôi. Song quá
https://thuviensach.vn
tải nên chuông reo và thang máy không lên đưӧc. Có một bạn nam và một bạn nӳ đứng sát cӱa nhưng cuối cùng thì bạn nӳ phải bước ra, còn bạn nam không hề nhúc nhích. Tôi nhìn mà ngao ngán.
Hôm gần đây nhất, tôi đứng chờ thang máy với hai bạn nӳ thì một bạn nam tới đứng bên cạnh. Thang vӯa mở ra, bạn nam nhảy bật qua ba chúng tôi lao vào thang. Tôi bӵc mình quá, bắt ra ngoài, chờ người trong thang ra hết. Người cuối cùng vӯa ra, bạn ấy lại chen qua cả ba người để vào thang. Đành phải làm một bài “lên lớp” về việc chờ thang phải xếp hàng, phải đӧi người trong thang ra hết, phải nhường phụ nӳ, người lớn tuổi, chưa kể là giáo viên nӳa. Thấy bạn ấy nghe rất lơ đãng, chả biết có ăn thua gì không.
Nhӳng chuyện khó chịu lặt vặt như ấn nút gọi thang bӯa bãi dù không đi, vào thang đứng quá sát cӱa để thang không đóng đưӧc, đùa nghịch ầm ầm trong thang… thì quá phổ biến. Đến nỗi Hội Sinh viên thời gian qua đã phải tổ chức tọa đàm về văn minh học đường, trong đó nhấn mạnh đến văn minh thang máy. Tôi thiết nghĩ cần phải chú ý xây dӵng văn hóa thang máy với các điểm cần lưu ý như:
- Chú ý học cách sӱ dụng thang, ấn nút lên, xuống đúng nhu cầu của mình. Ấn lung tung sẽ làm mất thì giờ của người khác trong khi thời gian là tiền bạc. Đã tӯng có bạn giải thích với tôi là thang đang ở tầng sáu, em muốn đi xuống tầng một nhưng em đang ở tầng 10 thì em phải ấn nút lên!?
- Khi vào thang máy cần đứng sát vào vách để dành chỗ cho người vào sau. Tuyệt đối tránh đứng sát cӱa vì nguy hiểm khi thang dӯng đột ngột. Đặc biệt, chỉ cần quai túi hay vạt áo che mắt thần là thang không chạy đưӧc. Chỉ đơn giản có vậy mà rất hiếm người hiểu, vì
các bạn ấy muốn tranh chỗ sát cӱa, ra vào cho dễ.
- Nhìn chung khi vào thang nên cố gắng giӳ khoảng cách với người bên cạnh và nên nhìn lên trên, vì thang chật, đứng sát nhau lại nhìn vào mặt nhau sẽ gây phản cảm, thậm chí rắc rối cho các bạn nӳ khi gặp người không đứng đắn.
https://thuviensach.vn
- Người nào đứng sát bảng điều khiển nên nhanh tay ấn nút Đóng/Mở để mọi người ra vào cho dễ. Quá nhiều trường hӧp các bạn tranh đứng đó rồi cứ đứng ngây ra, để mọi người phải chen lấn để ấn nút, rất phiền toái.
- Khi thang chuẩn bị đóng, đӯng cố chen vào rồi bị cӱa kẹp, kêu oai oái. Tốt hơn cả nên nhanh tay ấn nút gọi thang bên ngoài, thang sẽ tӵ mở ra. Người bên trong có thể giúp bằng cách ấn nút mở cӱa.
- Đa số văn hóa các nước đều ưu tiên phụ nӳ, người lớn tuổi, người mang nặng… vào thang trước. Chút việc nhỏ ấy có thể đóng vai trò rất lớn trong việc giúp bạn xây dӵng hình ảnh.
- Do thang máy nhỏ, sinh viên lại đông nên dễ bị quá tải. Vì vậy thỉnh thoảng cũng có sӵ cố như thang tụt hay trôi quá nhanh một lúc nào đó. Tuy nhiên, thang bằng sắt rất vӳng chắc, khó có sӵ cố cho người bên trong đưӧc. Đӯng quá sӧ hãi, hãy coi đó như một dịp để thӱ cảm giác mạnh miễn phí. Đây cũng là một dịp để các bạn nam thể hiện “bản lĩnh đàn ông” (nếu có nó).
- Điều cuối cùng muốn nhắn nhủ các bạn sinh viên là thang máy có không gian hẹp, không thông thoáng lắm nên khi đi thang máy cần chú ý đến mùi cơ thể. Điều đó thể hiện sӵ tôn trọng mình và nhӳng người xung quanh.
Như tôi đã kể sơ qua trong phần đầu, FTU nói riêng và Việt Nam nói chung đã tӯng có nhӳng thời kỳ rất thiếu thốn vật chất. Có trường lớp như bây giờ, có thang máy là một tiến bộ lớn so với thời trước. Nhưng để sӵ tiến bộ ấy trở nên hӳu ích, tất cả chúng ta phải học cách ứng xӱ đúng đắn với nó. Đây cũng là dịp để sinh viên thӵc tập trước khi gia nhập môi trường kinh doanh còn nhiều thiết bị phức tạp hơn. Hy vọng rằng chúng ta luôn ứng xӱ văn minh, lịch thiệp để có nhiều môi trường giáo dục đúng nghĩa.
https://thuviensach.vn
Một cách nhìn về tiêu cӵc trong giáo dөc
Nhân đọc lại một bài báo cũ của một nhà báo than thở rằng: “Vào ngày lễ, nếu tôi chưa kịp mua quà bánh mang tới biếu cô giáo, cháu rất lo lắng. Cháu nói ở trường các bạn đều mang quà cho cô mà sao mẹ chưa mua. Nếu bị điểm xấu đầu năm, cháu cũng tâm sӵ rằng các bạn nói thầy cô đang “đánh điểm xuống”. Chỉ cần đánh xuống vài điểm nӳa là hết tháng Chín hay cùng lắm tháng Mười, cả lớp sẽ phải đi học thêm, nếu không thì không tài nào có điểm tốt. Con tôi cũng nói ở lớp có cha mẹ một số bạn là Mạnh Thường Quân, vì vậy nên cô cũng có nhӳng ưu tiên nhất định cho các bạn ấy.” Tôi nhớ lại một chuyện mới xảy ra vào học kỳ trước.
Hồi đó, trong lớp tôi dạy, có một em nghỉ học giӳa chӯng, theo lớp trưởng báo lại là do em bị tai nạn xe máy, rạn xương phải bó bột nên xin phép nghỉ. Lúc ấy lớp học đưӧc hai phần ba chương trình, mà em ấy khá gầy yếu, tӯ trước đến giờ đi học đầy đủ nên tôi nhắn lớp trưởng báo em cứ yên tâm nằm viện. Em có thể mưӧn vở của bạn học bài, bao giờ đi lại đưӧc thì đến làm bài kiểm tra lấy điểm bù cho điểm kiểm tra giӳa kỳ là vẫn đưӧc thi. Vì lớp học xong khoảng hai tuần mới thi thì em vẫn kịp để tham gia. Sau khi dạy xong một lần tôi nhận đưӧc điện thoại của một giáo viên trẻ trong trường mà tôi không nhớ rõ vì trường có đến hơn 500 giáo viên. Em nói là em sinh viên ấy là người nhà em ở tỉnh lẻ cách Hà Nội chӯng 100 cây số, nhờ tôi giúp đӥ. Tôi bảo không có việc gì phải lo, nghe nói khoảng ba tuần là em chống nạng đi lại đưӧc, khi ấy cứ đến chỗ tôi làm bài là xong. Em nằn nì nói gia đình sinh viên muốn đến thăm tôi, tôi bảo không cần thiết vì có việc gì đâu. Nhưng em nài nỉ mãi nên tôi hẹn gặp ở văn phòng. Hôm sau mẹ em sinh viên đến, khoảng ngoài 40, trông giản dị kiểu công chức, cứ năn nỉ xin cô giáo thông cảm cho cháu nghỉ học. Tôi bảo quy chế cho nghỉ, bác cứ yên tâm nhưng bà vẫn lo lắng. Bà hỏi tôi nên xin phép các giáo viên khác thế nào, tôi bảo “Bác có thể làm đơn hay đơn giản hơn là e-mail cho
https://thuviensach.vn
giáo viên”. Đến lúc về bà dúi vào tay tôi một cuốn sổ, trong lấp ló cái phong bì; tôi bảo cháu đang ốm, nhà cần tiền, bác cứ cầm về. Giằng co mãi mới trả đưӧc, vӯa thương vӯa bӵc.
Sáng hôm sau tôi nhận đưӧc e-mail xin cho con nghỉ học của bà, nhưng đề tên giáo viên khác dù địa chỉ e-mail chính là tên tôi. Đến chiều thì cô đồng nghiệp lại gọi điện bảo cho cháu đến kiểm tra. Đến lúc ấy thì tôi rất bӵc vì quá mất thì giờ. Tôi bảo: “Đây là việc của sinh viên, em bảo nó tӵ liên lạc với chị để hẹn giờ kiểm tra. Quá 18 tuổi rồi, phải để nó tӵ lập”. Cô ấy vâng dạ rồi bỏ máy, tôi thở phào.
Hôm sau em ấy chống nạng đến làm bài, rất rụt rè dù tôi đã giải thích rất rõ là em không có gì để lo. Tôi phải lên lớp nên dặn em làm bài luôn ở văn phòng rồi nộp lại cho thư ký, tôi sẽ chấm và vào điểm cho em. Em làm bài cũng đưӧc nên tôi cho bảy, tám gì đó.
Tưởng thế là yên, ai ngờ trước hôm thi cô đồng nghiệp lại gọi lại, nói là gia đình muốn gӱi tôi chút quà. Tôi bảo là không cần thiết vì tôi có giúp đưӧc gì đâu. Thế là cô lại nằn nì, xin tôi nâng đӥ em ấy. Tôi cáu quá, bảo: “Em ơi, em ấy làm bài OK mà, sao cứ phải vẽ chuyện ra thế? Chúng mình đều là giáo viên, em làm thế người ngoài nghĩ chúng ta thế nào?” Đến lúc ấy cô ấy mới chịu thôi.
Chuyện này giải thích vì sao ngành giáo dục mang tiếng xấu. Bản thân tôi có hai đứa con, tôi chưa bị giáo viên nào của hai con trong 12 năm học gây bất kỳ áp lӵc nào. Các phụ huynh khác thỉnh thoảng có rủ tôi nên làm gì đó với giáo viên để nâng điểm cho con nhưng tôi không tham gia. Tôi nghĩ mình may mắn vì trӯ một, hai giáo viên hồi con học tiểu học có ép con học thêm đôi chút, không giáo viên nào sách nhiễu con tôi cả. Thậm chí các thầy cô còn nhắn tôi mỗi lần con có khuyết điểm để tôi kịp thời chấn chỉnh con. Năm tôi đi nước ngoài, cô giáo con còn e-mail cho tôi thông báo tình hình. Tôi rất biết ơn giáo viên của con, tôn trọng họ, có chút quà ngày lễ nhưng không mưu cầu gì và họ cũng tôn trọng tôi. Khi đến thăm thầy cô ngày lễ, tôi chứng kiến nhiều phụ huynh chuẩn bị quà đắt tiền nhưng tôi thì không mà con tôi cũng không bị trù úm gì. Tôi chấp nhận sӵ thӵc về con tôi, chẳng bao giờ yêu cầu nâng điểm. Ở
https://thuviensach.vn
đâu cũng vậy, bạn thế nào sẽ gặp người như thế. Cho đến bây giờ tôi không có chức vụ gì to tát, không phải người nổi tiếng nên không thể hy vọng gây ảnh hưởng cho ai. Có lần tôi nghe mẹ của bạn con tôi bảo giáo viên lớp con thế nọ thế kia nhưng tôi không hề thấy như vậy.
Đến giờ tôi vẫn nhớ ơn cô Lan trường Tiểu học Nam Thành Công dạy con tôi năm lớp hai vì cô đã khuyến khích con tôi học tiếng Anh và Tin học, chọn cháu đi thi học sinh giỏi; cô Tâm dạy Toán, cô Uyên dạy tiếng Anh ở trường Trung học Giảng Võ, cô Hoa, cô Nhung ở trường Chuyên ngӳ, cô Nguyệt Anh, thầy Bảo, cô Ngân trường Amsterdam… và còn nhiều thầy cô giáo bộ môn mà con tôi kể nhưng tôi không nhớ hết. Các thầy cô đã rất tận tụy với con tôi mà chưa bao giờ có chút gì phiền hà với gia đình tôi hay bất kỳ học sinh nào. Vì vậy, tôi thấy mình có nghĩa vụ phải lên tiếng để bảo vệ nhӳng giáo viên vẫn cần cù làm công việc của mình một cách trung thӵc để họ không bị mang tiếng xấu oan.
Tôi không hề có ý định phủ nhận chuyện có giáo viên nhận tiền hoặc sách nhiễu học sinh. Nhưng trong chuyện này, các phụ huynh cũng có phần lỗi. Như một sinh viên của tôi đã nhận xét: “Trong bài báo có một điểm mà em không tán thành nhất, đấy là khi cô này phê phán việc tặng quà thầy cô ở trường.
- Thứ nhất, tặng quà là một cách cảm ơn thầy cô vì đã tận tình dạy dỗ, cái này là hoàn toàn hӧp lý.
- Thứ hai, tặng quà bị biến tướng thành việc tặng phong bì, chạy đua phong bì... ảnh hưởng đến cả con trẻ (khi thấy bạn mình tặng cô mà mình chưa tặng thì cũng về đòi bố mẹ...) thì đấy chính là lỗi của phụ huynh (dĩ nhiên thầy cô cũng có phần lỗi, nhưng xuất phát điểm không phải là tӯ thầy cô). Nếu các bố các mẹ không tặng phong bì, thì thầy cô cũng đâu có đòi đâu, tӵ các bậc phụ huynh tạo ra tiền lệ xấu đấy, vậy nên có trách thì cũng trách mình trước, đӯng có cái gì cũng đổ lỗi cho nền giáo dục như vậy.
Em thấy có nhiều người rất buồn cười, cứ than thở việc tặng phong bì cho thầy cô, tặng rồi lại về chӱi thầy cô. Sao lại phải thế nhỉ,
https://thuviensach.vn
không thích thì không làm, đơn giản vậy thôi!”
Giáo viên cũng là người, cũng dễ bị cám dỗ. Nếu chúng ta cứ ấn tiền bạc, quà cáp vào tay ép họ nhận thì dần dần họ sẽ quen đi. Lâu dần ai không có quà họ sẽ khó chịu. Nếu là người xấu họ sẽ tìm cách gӧi ý để bạn phải có quà… Rồi người không nhận quà sẽ thấy mình thiệt và sẽ làm theo. Phải chăng, như một người dân Việt Nam đã nhận định: ở đâu dân cũng mơ ước như nhau, nhưng dân các nước sẽ phấn đấu để biến ước mơ thành sӵ thӵc, còn dân Việt lại muốn đi tắt. Vì vậy khi thấy thời mở cӱa, bằng cấp có thể mang đến nhiều lӧi lộc hơn, thay vì rèn luyện con họ lại muốn chạy thầy cô. Sau đó phụ huynh lại đổ lỗi cho giáo dục là tiêu cӵc.
Phải chăng, xuất phát điểm chính là do ta không chịu chấp nhận sӵ thӵc về con mình?
https://thuviensach.vn
Ngộ nhận về giáo dөc
Tôi sinh ra trong một gia đình ba đời làm giáo viên. Vì vậy, tӯ thuở nhỏ tôi đã hít thở không khí của nghề giáo, nghe hết các chuyện thâm cung bí sӱ của các trường. Cả đời tôi gắn bó chặt chẽ với ngành giáo dục với tư cách học sinh, sinh viên, giáo viên rồi phụ huynh nên tôi có dịp quan sát giáo dục ở nhӳng nước khác, qua đó, tôi có thể thấy xã hội Việt Nam đã ngộ nhận quá nhiều về giáo dục. Và còn ngộ nhận thì giáo dục còn chưa thể hy vọng đưӧc cải thiện. Và sau đây là nhӳng ngộ nhận theo tôi là phổ biến và nguy hại nhất:
1. Chỉ đến trường mới là giáo dục:
Đó là một quan niệm sai lầm! Giáo dục có hai loại. Giáo dục chính thức ở nhà trường và giáo dục không chính thức ở gia đình và xã hội. Cả hai hình thức đều quan trọng như nhau đối với sӵ hình thành nhân cách của con người và cả cuộc đời của bạn. Thậm chí giáo dục ở gia đình và xã hội còn quan trọng hơn nhiều so với giáo dục ở nhà trường trong việc dạy kӻ năng sống và hình thành nhân cách.
2. Nhà trường và giáo viên phải chịu trách nhiệm 100% về kết quả học tập của học sinh.
Lại là một sai lầm nӳa! Học sinh chỉ ở trường khoảng năm giờ đến tám giờ một ngày, thời gian còn lại là gia đình và xã hội, đấy mới là nơi các em thӵc sӵ sống và thể hiện bản thân. Vì vậy, nếu không có một động lӵc học tập đúng đắn, không đưӧc gia đình và xã hội tạo điều kiện khuyến khích, không học sinh nào có thể học tốt.
3. Kiến thức qua đi nhưng bằng cấp thì còn lại, vì vậy, bằng cấp quan trọng hơn kiến thức.
Một sai lầm nghiêm trọng! Bằng cấp may lắm chỉ mở đưӧc cánh cӱa việc làm cho bạn, còn kiến thức và kӻ năng mới giúp bạn tồn tại trong cuộc đời. Thӵc tế sẽ nhanh chóng bóc trần bản chất kiến thức
https://thuviensach.vn
của bạn và bạn sẽ phải đối mặt với sӵ xấu hổ ê chề khi tiếp xúc với nhӳng đồng nghiệp hằng ngày.
4. Việc học là quan trọng nhất với con trẻ. Để chúng có thể chuyên tâm học đạt điểm số cao nhất, không nên bắt chúng làm việc nhà. Nhӳng chuyện ấy không quan trọng, khi lớn chúng tӵ khắc biết làm hoặc có thể thuê người làm.
Đây là nhầm lẫn kinh khủng nhất vì mục đích của việc sinh ra trên đời của mỗi con người là để đưӧc làm người, không phải để trở thành cái máy. Một con người dù cố gắng đến mấy cũng không thể thu thập đưӧc nhiều kiến thức bằng một cái máy tính cӥ trung bình. Nhưng cái làm con người hơn máy tính là tӵ mình hành động. Việc tước mất của trẻ con khả năng tӵ lo cho bản thân, tӵ sống trên đời là tước đi quyền đưӧc sống như người của chúng. Chưa kể sӵ bất lӵc ấy sẽ bắt con trẻ cả đời phụ thuộc vào người khác. Nӳ hoàng Anh thỉnh thoảng vẫn tӵ tay nấu ăn cho gia đình, vì sao con chúng ta không làm đưӧc?!
5. Việc đưӧc vào học nhӳng trường danh giá sẽ có thể thay đổi đứa trẻ hoàn toàn. Vì vậy, đó chính là khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo con bạn có tương lai tươi sáng.
Không phải bỗng dưng giáo dục đưӧc gọi là trồng người, vì nó cũng tương tӵ trồng cây, có đơm hoa kết trái thơm ngọt không phụ thuộc vào: một là giống cây trồng; hai là thổ nhưӥng.
Cây ôn đới mà trồng ở xứ nhiệt đới thì dù có chăm sóc đến mấy cũng không thể cho quả ngọt. Việc cho con học trường nào phụ thuộc vào khả năng của đứa bé và vào điều kiện cụ thể của trường. Tôi tӯng biết nhӳng bố mẹ chạy chọt cho con vào trường chuyên lớp chọn nhưng con không theo đưӧc, cuối cùng bị trầm cảm, rất đáng thương. Hãy để con cái có đưӧc môi trường giáo dục phù hӧp với năng lӵc và sở thích của con, như vậy con mới có thể phát triển bình thường.
6. Điểm số là mục đích chính của việc học.
https://thuviensach.vn
Tӯng là học sinh giỏi rồi là giáo viên lâu năm, tôi nhận thấy điểm số chỉ có tính tương đối vì nó chỉ đánh giá sӵ tuân thủ của trẻ với hệ thống cho điểm hiện hành. Nhӳng trẻ có cá tính thường không đạt điểm cao nhưng ra đời lại thành đạt nhiều hơn nhӳng trẻ ngoan. Và mỗi con người đều có nhӳng năng lӵc riêng cần đưӧc tôn trọng và tôn vinh. Giáo sư Hồ Ngọc Đại đã nói, “Một đứa trẻ học giỏi Toán đáng đưӧc đề cao thì nhӳng đứa trẻ chăm quét nhà cũng nên đưӧc khen”6, nhờ vậy ông mới góp phần đào tạo đưӧc nhӳng tài năng như Ngô Bảo Châu.
Tôi có dịp làm việc với một nӳ giáo sư người Việt ở Canada, rất năng động và thông minh. Cô tӯng là bạn học của một giảng viên FTU, luôn kể là cô này học rất giỏi, điểm luôn cao hơn cô nhiều nên thi đỗ ngay vào Đại học Ngoại thương, còn cô chỉ đỗ vào trường Đại học Ngoại ngӳ, rất tủi thân. Nhưng cô học tốt nên có học bổng đi học thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài rồi thành giảng viên ở Canada. Thời điểm ấy cô bạn ở trường tôi vẫn chưa có bằng tiến sĩ và tất nhiên cơ hội phát triển thua xa ở Canada. Mình bảo: “Thôi, em đӯng tiếc không vào đưӧc Ngoại thương nӳa, vì nếu vào đưӧc thì bây giờ em chưa chắc đã có nổi bằng tiến sĩ ở Việt Nam”.
7. Đại học là con đường tốt nhất để mở cánh cӱa vào đời.
Đây chính là hậu quả của việc sính bằng cấp, coi người đi học là quan trọng nhất trong xã hội. Xã hội có rất nhiều nghề nghiệp, nhiều cơ hội cho mọi khả năng, mọi trình độ. Không có nghề nghiệp nào vinh quang và cũng không có nghề nghiệp nào thấp hèn, chỉ có người làm nghề vinh quang hay thấp hèn. Một người lao công tӱ tế còn có chỗ đứng trong đời vӳng chắc hơn một ông tiến sĩ tồi. Người xưa tӯng nói: “Khi cánh cӱa này khép lại, một cánh cӱa khác sẽ mở ra”. Tiến sĩ Nguyễn Phương Mai, tác giả của hai cuốn sách nổi tiếng “Tôi là một con lӯa” và “Con đường Hồi giáo” năm 18 tuổi đã trưӧt đại học, thay vì tuyệt vọng cô đã chọn vào Cao đẳng Ngoại ngӳ rồi đi làm báo và bây giờ là giảng viên trường Đại học Khoa học Ứng dụng.
Ở nước ngoài, sinh viên thường đưӧc khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội chứ không chỉ chú tâm vào học. Nhiều em còn
https://thuviensach.vn
nghỉ học một năm trước hoặc trong khi học đại học để đi làm, đi du lịch, đi thiện nguyện lấy kinh nghiệm trước khi bước vào đời. Nhưng bố mẹ Việt mà nghe vậy chắc nhiều người ngất.
Chính vì vậy, ngay tӯ khi còn ngồi trên ghế nhà trường các em đã định hình đưӧc con đường đi của mình, đóng góp tích cӵc cho xã hội, thậm chí lên tiếng phản biện như sinh viên Czech năm 1990 hay sinh viên Hongkong năm 2014. Còn sinh viên Việt Nam vẫn còn đang chờ bố mẹ nuôi ăn và kiếm việc làm cho, thậm chí đi làm rồi nhiều em vẫn còn sống bám vào bố mẹ. Trước khi than khổ, bố mẹ Việt nên nhìn lại mình.
8. Con gái không cần học nhiều như con trai vì đằng nào cũng lấy chồng, sẽ có chồng lo cho mình.
Sai hoàn toàn. Về mặt pháp luật con gái và con trai đều bình đẳng, chúng ta muốn con gái mình đưӧc tôn trọng, yêu thương nhưng lại muốn chúng sống đời phụ thuộc, như vậy có vô lý không? Suốt đời, tôi đã chứng kiến phụ nӳ học tập và làm việc không kém gì đàn ông. Khi nói chuyện với các giáo viên Hàn Quốc, họ cũng công nhận dù ở Hàn Quốc phụ nӳ ít đi làm hơn Việt Nam nhưng phụ nӳ cũng học giỏi hơn. Do thiên chức sinh con, có nhӳng giai đoạn phụ nӳ sẽ nên ưu tiên cho gia đình hơn nhưng ngoài thời gian đó, phụ nӳ hoàn toàn có cơ hội phát triển bình đẳng với nam giới. Trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều phụ nӳ giỏi giang và thành đạt mà vẫn có gia đình bình thường như Thủ tướng Đức Angela Merkel hay Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình. Hãy để con gái có cơ hội phát triển bình đẳng trong gia đình thì mới có thể đưӧc bình đẳng trong xã hội và tránh nguy cơ sa vào cảnh đói nghèo nếu không may gia đình tan vӥ.
9. Giáo dục Việt Nam hoàn toàn tệ hại. Vì vậy, chỉ có học nước ngoài con cái mới có đưӧc học vấn mong muốn.
Đồng ý là giáo dục Việt Nam có nhiều nhưӧc điểm, nhưng không có nền giáo dục hoàn hảo trên thế giới này. Giáo dục Việt Nam vẫn sản sinh ra nhiều người tài như Ngô Bảo Châu, Lê Bá Khánh Trình… Nếu gia đình có điều kiện và người học có khả năng, có quyết tâm
https://thuviensach.vn
thì rất nên ra nước ngoài để các em có thêm cơ hội phát triển. Nếu không đủ nhӳng điều kiện trên thì cứ để con cái học trong nước. Quan trọng là nếu con em ta chăm chỉ học hành, có khả năng thì ở đâu chúng cũng sẽ phát triển. Còn nếu chúng lười biếng, ӹ lại thì không nền giáo dục nào đủ sức thay đổi chúng như thӵc tế nhiều nhà giàu gӱi con ra nước ngoài đã cho thấy.
10. Trong thời gian đi học, việc học là quan trọng nhất, không nên yêu đương làm mất thì giờ, ảnh hưởng đến việc học.
Trong quá trình dạy học, tôi tӯng đưӧc nhiều bố mẹ gӱi gắm để ý xem con họ có yêu đương gì không để còn kịp thời ngăn chặn. Đây là điều rất nӵc cười và vi phạm thô bạo quyền sống của con trẻ, nhất là khi các em đã quá 18 tuổi. Tôi tӯng hỏi lại họ: “Thế anh/chị có bao giờ chỉ ăn mà không thở hay chỉ thở mà không ăn cả ngày không? Anh/chị vẫn làm đưӧc cả hai, đúng không? Thế tại sao anh chị lại không tin con cái có thể vӯa học vӯa yêu?” Cuộc sống của con người luôn có nhiều nhu cầu đòi hỏi đưӧc thỏa mãn cùng một lúc, trong đó với tuổi trẻ, nhu cầu yêu đương là mạnh mẽ nhất. Tình yêu nảy nở trong trường đại học là phù hӧp nhất vì các em còn trong trắng, vô tư và trình độ lại tương đồng. Các em sẽ có cơ hội trưởng thành bên nhau, nhờ vậy khi nên vӧ nên chồng sẽ dễ hòa thuận hơn là nhӳng mối tình nơi công sở. Còn nếu không thành, các em sẽ còn nhiều thời gian để tìm đối tưӧng phù hӧp hơn. Và khi đưӧc hạnh phúc, con người làm việc hiệu quả hơn nhiều. Tôi tӯng chứng kiến nhiều đôi sinh viên yêu nhau, cùng nhau phấn đấu, hỗ trӧ cho nhau nên đều đạt kết quả xuất sắc. Và tôi cũng tӯng chứng kiến nhiều sinh viên, nhất là con gái, vì nghe lời bố mẹ mà bỏ qua cơ hội yêu đương, đến khi đi làm thì không tìm đưӧc đối tưӧng nào phù hӧp, nhân duyên lӥ dở.
Mong rằng các bậc bố mẹ và cả các em sinh viên hãy hiểu đúng về giáo dục để chọn con đường tốt nhất cho mình.
https://thuviensach.vn
Hãy ước mơ
(Gӱi tân sinh viên khóa 2014 - 2018)
Hằng năm tôi vẫn đưӧc FTU Forum mời làm diễn giả chương trình chào tân sinh viên. Chủ đề năm nay là “Hold on Your Dream”, một chủ đề đầy cảm hứng. Nhìn nhӳng em sinh viên mới vào trường, tôi nhớ lại mình mấy chục năm trước, thấy thời gian sao trôi quá nhanh.
Ước mơ là rất cần thiết cho con người nói chung và người trẻ nói riêng. Ai cũng biết người là một động vật thoát thân tӯ khỉ nhưng con người khác động vật ở chỗ biết mơ ước. Chưa ai tӯng thấy một con chó hay một con khỉ dù thông minh đến đâu biết mơ ước sau này nó sẽ như thế nào, chỉ có con người làm đưӧc điều đó. Thời gian phù hӧp nhất cho ước mơ chính là khi ta sắp bước vào đời vì khi ấy ta còn tràn trề niềm tin vào tất cả. Và đã mất công ước mơ thì ước hẳn cái gì cho thật to lớn vào, đӯng để “giấc mơ con đè nát cuộc đời con”. Tôi đã chán nghe người trẻ ước kiếm đưӧc việc làm ổn định, nhàn hạ, lương cao rồi. Lương thế nào là cao? Và cứ cho là có lương cao rồi sau đó sẽ làm gì? Hay ngồi chờ đến ngày về hưu? Như vậy thì chết năm 25 tuổi hay 75 tuổi có gì khác nhau? Đӯng nhầm lẫn giӳa “need” và “demand”, đã cần thì cần hẳn thật nhiều, còn nhu cầu và cầu thì thӵc tế sẽ quyết định. Napoleon đã nói: “Binh nhì nào không ước mơ thành đại tướng sẽ chỉ là một anh lính tồi”, hãy nghĩ xem bạn thật sӵ mong muốn gì trong đời vì ước mơ ấy sẽ định hướng cho cuộc đời bạn sau này. Ngay tӯ khi mới thành lập FPT, khi bán máy tính đang rất thành công và mọi người đều thỏa mãn, không ai biết phần mềm là gì thì Tổng giám đốc Trương Gia Bình đã mơ ước đưa FPT thành công ty kinh doanh phần mềm hàng đầu Đông Nam Á, cạnh tranh với Ấn Độ. Nhờ vậy FPT mới lớn mạnh như bây giờ. Trong thế giới tràn đầy cơ hội và
https://thuviensach.vn
thay đổi này, người nghèo không phải là người ít tiền mà là người không có ước mơ. Sau khi rời ghế nhà trường, bạn sẽ có cả đời để sống cho thӵc tế nhưng chỉ có mấy năm trên giảng đường đại học để mơ ước. Tôi không khuyên ai ước mơ viển vông mà hãy nhớ thӵc hiện hết nhӳng nghĩa vụ với bố mẹ, nhà trường… nhưng sau đó hãy dành thời gian cho ước mơ của mình. Như vậy chúng ta sẽ phải nỗ lӵc hơn nhiều, nếu chỉ làm hết nghĩa vụ học hành xong rồi để thời gian trôi đi vô bổ thì có khác gì không bao giờ có tuổi 20.
Một số bạn lo lắng là sau khi tốt nghiệp ra trường liệu có đưӧc làm đúng nghề đã học? Nếu phải làm nghề khác thì có phải đã xa rời ước mơ ban đầu của bạn không? Nghĩ như vậy thật thiển cận. Việc hướng nghiệp ở Việt Nam làm quá kém nên đến 80-90% sinh viên thi vào trường theo lời khuyên của bố mẹ, họ hàng, người đi trước hay bạn bè, tức là thӵc hiện ước mơ của người khác, không phải của mình. Kể cả các bạn tӵ quyết thì 18 tuổi chưa chắc đã đủ hiểu biết. Vì vậy nếu trong quá trình học tập, bạn có phát hiện ra bạn thật sӵ phù hӧp với công việc khác hơn thì tại sao lại không cho bản thân một cơ hội? Thӵc tế đã cho thấy rất nhiều người làm trái ngành họ đưӧc học và đã thành công rӵc rӥ như ông Trần Bình Minh học luyện kim ở Nga về, hiện nay là Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, nhà văn Phan Việt hay ca sĩ Đức Tuấn đều là cӵu sinh viên FTU ngành Kinh tế Đối ngoại…
Hãy nghĩ rằng thi đỗ vào một trường đại học chỉ giống như bạn có đưӧc chìa khóa mở cӱa vào tòa lâu đài tri thức, vốn rất rộng lớn, rất nhiều phòng, mỗi phòng là nhӳng lĩnh vӵc chuyên môn khác nhau và đương nhiên có rất nhiều cánh cӱa. Mỗi trường chỉ giống như một cánh cӱa vào tòa lâu đài ấy. Một khi đã vào đưӧc hãy cố thám hiểm tòa lâu đài ấy càng xa càng tốt và hãy ở lại phòng nào bạn thấy phù hӧp nhất. Đӯng tӵ tước cơ hội của mình bằng cách loanh quanh ở cӱa ra vào. Hãy nắm lấy ước mơ của mình!
https://thuviensach.vn
Du học trong mắt tôi (phần 1)
Nhӳng niềm vui và may mắn
Trong lịch sӱ Việt Nam thời phong kiến chưa hề có du học, kể cả tӯ Việt Nam ra nước ngoài hay tӯ bên ngoài vào Việt Nam. Với chính sách bế quan tỏa cảng, chỉ các ông quan đi sứ và số ít doanh nhân là có dịp đi ra hay giao tiếp với người nước ngoài. Nền giáo dục Việt Nam vẫn tiếp thu “sách thánh hiền” của Trung Quốc tӯ hàng trăm năm trước nên cũng không có nhu cầu cập nhật kiến thức. Chính vì vậy, Việt Nam thời đó hoàn toàn không có khoa học công nghệ gì, đất nước với 3000 km bờ biển nhưng chỉ toàn thuyền gỗ, loanh quanh đánh bắt gần bờ. Sӱ chép Việt Nam chỉ có một ông “Thần Toán”, chỉ là tính toán chính xác gạch để xây cái cổng thành, điều mà một học sinh lớp bảy bây giờ làm dễ dàng. Trong thời gian đó, châu Âu đã có Leonardo Da Vinci và Copernicus với nhӳng phát hiện làm thay đổi cả thế giới. Sӵ bế quan tỏa cảng, không học hỏi bên ngoài đã làm Việt Nam lạc hậu không chỉ với phương Tây mà ngay cả với nhӳng nước châu Á như Nhật hay Trung Quốc.
Du học Việt Nam thật sӵ chỉ bắt đầu vào thời kỳ Pháp thuộc, với lứa trí thức đầu tiên của Việt Nam đưӧc gӱi sang Pháp để học hỏi về văn minh Tây phương. Một trong số nhӳng trí thức đó là học sinh giỏi, đưӧc Pháp lӵa chọn đi đào tạo, một số là con quan lại. Nhӳng người này một số sau khi đi về trở thành quan chức trong bộ máy chính quyền của Pháp như Phạm Quỳnh, một số lại trở thành nhà hoạt động xã hội hay văn hóa nghệ thuật như Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh)…. Phong trào Đông Du của Phan Chu Trinh đã mở đường cho du học sinh qua Nhật. Nhӳng du học sinh thời ấy thӵc sӵ đã cùng với nhӳng trí thức Pháp tiến bộ như Victor Tardieu gây dӵng nên nền văn hóa, mӻ thuật tân thời của Việt Nam và đã thu đưӧc một số kết quả khá rӵc rӥ như khai sinh ngành báo tiếng Việt, thành lập nhóm Tӵ lӵc Văn đoàn hay sӵ ra đời nền mӻ thuật Việt Nam. Một số trong nhӳng thế hệ du học sinh nhӳng năm 40 của thế kӹ trước đã hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch,
https://thuviensach.vn
trở về Việt Nam giúp cách mạng kháng chiến và đã lập đưӧc nhӳng thành tích to lớn như Trần Đại Nghĩa, Đặng Văn Ngӳ… Bản thân Bác Hồ cũng trưởng thành tӯ nhӳng năm tháng ra nước ngoài học hỏi, làm việc. Mặc dù Pháp thời ấy đang đô hộ Việt Nam nhưng giáo dục Pháp với nhӳng giá trị tӵ do – bình đẳng – bác ái thӵc sӵ đã mở mang cho người học rất nhiều. Nhờ vậy, có thể khẳng định rằng, Cách mạng tháng Tám thành công có phần đóng góp rất quan trọng về mặt khoa học kӻ thuật, tư tưởng tӯ nhӳng du học sinh ấy.
Đi du học trở nên ồ ạt tӯ năm 1960, bằng Thông tư số 95-TTg7 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ngày 13 tháng 4 năm 1960, lúc đầu chủ yếu là đi Liên Xô và Trung Quốc, sau đó mới phát triển sang nhӳng nước khác. Nhưng tính chất du học thời kỳ này khác với nhӳng thời kỳ trước đây vì toàn thể chi phí trong thời gian du học là do nước tiếp nhận chu cấp, kể cả vé máy bay đi về (một lần) căn cứ vào kết quả tuyển chọn của phía Việt Nam. Bên cạnh nhӳng tiêu chuẩn như sức khỏe, trình độ văn hóa..., tiêu chuẩn đưӧc tuyển chọn đầu tiên là chính trị. Theo khoản 1 điều 2 của Thông tư số 95- TTg, lí lịch chính trị là tiêu chuẩn sống còn với hàng chục ngàn lưӧt lưu học sinh tӯ 1960 đến khi phe XHCN tan rã và với tương lai khoa học công nghệ của đất nước, người đưӧc tuyển chọn trước hết phải:
“a) Đối với cán bộ:
Trung thành với cách mạng (lập trường, tư tưởng, thái độ công tác và học tập tốt);
Lý lịch rõ ràng, không phạm sai lầm nghiêm trọng;
Về quan hệ gia đình, không có vấn đề phản cách mạng. (Xét điều kiện bản thân người đưӧc lӵa chọn là chủ yếu; nhưng không thể xem nhẹ quan hệ gia đình; khi xét quan hệ gia đình phải điều tra, nghiên cứu kӻ lưӥng, xác minh rõ ràng, kết luận thận trọng).
b) Đối với học sinh:
Cũng như tiêu chuẩn chính trị đối với cán bộ, nhưng khi xét chọn phải thận trọng hơn. Cần chú ý lӵa chọn con em nhân dân lao động
https://thuviensach.vn
(công nhân, nông dân, quân nhân cách mạng, cán bộ, công chức cách mạng), quan hệ gia đình tốt, học tập và lao động tích cӵc, có ý thức tổ chức và kӹ luật.’’
Điều đáng chú ý là đối với học sinh (tốt nghiệp lớp 7 hoặc lớp 10/10 trường phổ thông) tӯ 14-17 tuổi thì tiêu chuẩn chính trị còn phải xét tuyển thận trọng hơn với cán bộ. Chính vì vậy hồi năm 1975, tôi đã chứng kiến một anh đoạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia cho
lớp 10, bố mẹ là công chức, nhân thân tốt nhưng không đưӧc đi nước ngoài vì ông nội (đã mất trước khi anh ra đời) tӯng làm cho Pháp. Sở Giáo dục giải thích là để anh đưӧc học đại học trong nước đã là ưu đãi lắm rồi, chứ lý lịch như anh đáng ra không đưӧc học đại học. Sở đã nói đúng vì rất nhiều học sinh của bố mẹ tôi học giỏi mà hết lớp 10 đành ngậm ngùi làm công nhân vì không bao giờ đưӧc nhận vào đại học. Ngay tӯ hồi ấy tôi đã thắc mắc, theo như thông báo thì tuyển học sinh du học là để sau này trở thành trí thức nòng cốt về xây dӵng đất nước. Như vậy thì phải tuyển người giỏi chứ thӵc tế nhiều người có lý lịch tốt nhưng không có năng lӵc, không theo đưӧc, rất phí. Hơn nӳa quan hệ ngoại giao thời chống Mӻ giӳa Việt Nam và Pháp rất tốt, thời nhӳng năm 70 Pháp còn là nước trung gian cho hòa đàm Paris, sao nhӳng người làm công chức cho Pháp lại bị kỳ thị? Và vì sao con cháu họ lại phải chịu tội cho nhӳng người thậm chí chúng còn không biết mặt?
Đến lưӧt tôi đi du học năm 1979, lúc ấy chính sách xét tuyển lưu học sinh miền Bắc đã thông thoáng hơn nhưng khi đưa danh sách lên Thành ủy duyệt vẫn có ý kiến là bố mẹ tôi lý lịch tiểu tư sản, lại không phải là Đảng viên, may mà vẫn trót lọt.
Đó là thời cӵc thịnh của du học sinh đi Nga và Đông Âu, hằng năm có khoảng hơn 1000 sinh viên đưӧc gӱi đi học, trong đó 50 phần trăm là đi Nga. Trước khi lên đường, chúng tôi phải vào trường Đại học Ngoại ngӳ để học tiếng rồi phải ký vào một cam kết là phải chấp nhận học theo ngành đưӧc phân công, nếu không phải quay về học trong nước. Oái oăm là lúc đó chúng tôi chỉ biết ngành học của mình một năm sau khi đã qua kỳ thi ngoại ngӳ. Và cách phân ngành học cũng không ai hiểu nổi, như tôi đăng ký thi Đại học Bách
https://thuviensach.vn
khoa, khoa Hóa Thӵc phẩm (vì thích sản phẩm vị phở của Đại học Bách khoa thời ấy), thi khối A với lý lịch là học sinh chuyên Toán nhưng lại đưӧc phân công đi học Du lịch. Buồn cười nhất là đến khi qua Tiệp, chúng tôi mới đưӧc biết Tiệp không nhận đào tạo ngành Du lịch cho sinh viên nước ngoài nên chúng tôi phải chuyển sang học Ngoại thương. Tôi khi đó không có khái niệm gì về ngành này nhưng cũng chẳng có con đường nào khác. Rất nhiều sinh viên cũng ở hoàn cảnh như tôi, học nhӳng ngành mà họ không hiểu và không lӵa chọn. Trong lưu học sinh xì xào về chuyện nếu có người quen thì sẽ đưӧc học ngành mình thích nhưng chúng tôi mới 16-17 tuổi nên ngoan ngoãn chấp nhận.
Tôi tӯng rất mê nước Nga nên không thích lắm khi phải đi Tiệp, nhưng nhìn lại thì hóa ra may mắn. Tiệp là nước làm ngoại thương tốt nhất trong khối XHCN, các tài liệu học thuật khá tiên tiến và cập nhật, không khí học thuật khá dễ thở so với Nga. Nhờ truyền thống học thuật và vị trí sát ngay các nước phương Tây như Áo, Pháp, Đức… học đại học ở các nước Đông Âu thời ấy khá tiên tiến. Chúng tôi đã đưӧc học theo tín chỉ thật sӵ ngay tӯ thời gian ấy. Danh sách giảng viên và trӧ giảng cùng thời gian giảng dạy của họ đưӧc dán công khai ở khoa. Đầu năm học chúng tôi nô nức rủ nhau dậy thật sớm để đi đăng ký giáo viên mình ưa thích và đưӧc chủ động lӵa chọn thời gian học của mình. Việc học trên lớp đưӧc chia làm hai phần, một phần học trong hội trường lớn để nghe về lý thuyết với nhӳng giảng viên và một phần học với trӧ giảng với quy mô nhỏ để làm bài tập thӵc hành hay giải đáp thắc mắc. Nhờ vậy việc học đưӧc sâu sát và thӵc tế hơn. Dù chưa có Internet nhưng hệ thống thư viện rất tốt, sách báo đầy đủ và cập nhật thường xuyên. Đầu năm, sinh viên xếp hàng dài ở thư viện để mưӧn sách, ai không mưӧn đưӧc mới phải đi mua. Ký túc xá tổ chức Hội chӧ bán sách cũ để sinh viên năm sau có thể mua đưӧc sách của sinh viên năm trước với giá rẻ. Tôi tốt nghiệp đại học đã 30 năm nhưng giáo dục Việt Nam hiện nay sau bao loanh quanh cải tổ vẫn chưa thể sánh đưӧc với nền giáo dục Đông Âu thời đó. Mùa hè, bạn bè học ở các nước khác cũng qua lại thăm nhau nên chúng tôi cũng biết tình hình của nhau. Nhìn chung, theo nhận định của tôi, truyền thống giáo dục Đông Âu cởi mở và cập nhật hơn giáo dục của Nga, nhờ vậy chúng
https://thuviensach.vn
tôi đưӧc tӵ do suy nghĩ và nhận định hơn. Chúng tôi đưӧc học ngôn ngӳ, lịch sӱ, các thành tӵu của quốc gia chủ nhà nhưng chưa bao giờ giáo viên có ý tưởng quốc gia của họ là tuyệt vời hay có ý định kỳ thị các nước khác, trӯ Nga vì sӵ áp đặt của Nga với họ. Nhӳng bạn học ở Liên Xô có vẻ đưӧc tuyên truyền quá nhiều về sӵ ưu việt của Liên Xô và Nga, đồng thời khắc sâu ý thức kỳ thị mọi thứ tӯ phe Tư bản chủ nghĩa, kể cả khoa học kӻ thuật. Ý thức về tӵ do cá nhân trong giáo dục Liên Xô cũng ít hơn. Khi về nước, do dân đi Liên Xô đông hơn, lại đưӧc tin tưởng hơn về ý thức chính trị nên công việc cũng thuận lӧi hơn, nhưng tôi vẫn cho là mình may mắn vì nhӳng gì đưӧc học đã trở thành tài sản quý báu mà không ai lấy đi của chúng tôi đưӧc.
Nhưng quan trọng hơn là lần đầu tiên trong đời tôi đưӧc biết cá nhân con người có thể đưӧc tôn trọng, đưӧc đối xӱ công bằng, đưӧc công nhận, miễn làm tốt công việc của mình. Nhờ vậy, tôi dần ra khỏi cái vỏ nhút nhát, vụng về của một người con gái đưӧc giáo dục về đủ mọi loại nghĩa vụ nhưng chưa bao giờ đưӧc biết mình là ai và chưa tӯng biết mình cũng có quyền sống hạnh phúc như bất kỳ ai khác. Cộng thêm việc đưӧc sống ở thành phố Praha đẹp tuyệt vời, thời trang, âm nhạc, phim ảnh khá cởi mở và không đắt đã làm cho đời sống du học sinh của tôi dù rất nghèo nhưng tràn ngập hạnh phúc. Nếu không có gánh nặng trӧ cấp cho gia đình thì cuộc sống thật hoàn hảo vì chúng tôi còn trẻ, lại có niềm vui học tập, khám phá nên nhӳng thiếu thốn vật chất trở nên nhỏ bé. Nghĩ lại, với số học bổng 27 đô-la một tháng mà chúng tôi vẫn có thể mua hàng gӱi về cho gia đình và tiết kiệm mua sắm chuẩn bị về nước thì quả là thiên tài!
https://thuviensach.vn
Du học trong mắt tôi (phần 2)
Du học trước 1991- mặt trái và nhӳng hệ lөy
Cho đến năm 1982, cuộc sống của lưu học sinh ở Tiệp khá dễ chịu vì cả nước này lúc đó chỉ có chӯng 500 đến 600 người Việt, hầu hết là lưu học sinh và nghiên cứu sinh, tuy sống khép kín và lạc lõng với xung quanh nhưng chăm chỉ, ngoan ngoãn nên đưӧc người dân yêu quý. Nhưng tӯ 1982 trở đi, Việt Nam ồ ạt xuất khẩu lao động sang Nga và Đông Âu. Nhӳng thanh niên mới tốt nghiệp phổ thông, không có kӻ năng sống, sống ở một nơi bị tách rời khỏi toàn bộ thế giới, nay bị ném sang một nước hoàn toàn xa lạ, không đưӧc trang bị chút hiểu biết nào với nhiệm vụ làm giàu càng nhanh càng tốt cho gia đình và bản thân nên đã làm loạn cả Đông Âu. Nhӳng thất vọng thời hậu chiến đã làm dân chúng Việt đổ xô vào tìm kiếm các giá trị vật chất, bố mẹ cho con đi nước ngoài không căn dặn con học nghề, giӳ uy tín cho đất nước… mà chỉ dặn con kiếm tiền mang về nuôi gia đình. Báo chí Tiệp liên tục đưa tin lao động Việt Nam ăn cắp, đánh nhau, giết người… làm dân địa phương tӯ chỗ rất yêu quý người Việt chuyển sang khinh ghét, kỳ thị. Tӯ chỗ đi đâu cũng đưӧc chào đón tӱ tế, chúng tôi phải đối mặt với nhӳng vẻ mặt lạnh lùng, khinh bỉ, thậm chí nhӳng câu xúc phạm. Sӵ khinh ghét ấy kéo dài đến tận bây giờ, làm đời sống của người Việt ở Séc gặp rất nhiều khó khăn so với Ba Lan hay Đức. Chúng tôi vẫn đùa nhau rằng uy tín nӱa thế kӹ chống ngoại xâm của người Việt đã bị nhӳng người lao động vô tổ chức ấy xóa tan trong một năm.
Lối sống thӵc dụng do một bộ phận lao động xuất khẩu đưa sang làm ảnh hưởng nhiều đến du học sinh. Nhiều sinh viên không còn chú trọng học hành mà chuyển sang buôn bán, chạy mánh… Các gia đình nghe đồn con người này người kia gӱi đưӧc nhiều hàng về
nước nên cũng gây sức ép cho con mình. Việc học ở một nước tiên tiến bằng ngoại ngӳ vất vả hơn nhiều so với học trong nước, học bổng lại rất thấp, việc làm thêm không nhiều nên muốn kiếm tiền phải đi buôn, mánh mung. Số tiền kiếm đưӧc khá dễ dàng đã làm
https://thuviensach.vn
nhiều bạn học hành sa sút dẫn đến bị đuổi về nước. Nghiên cứu sinh vốn chất lưӧng kém hơn lưu học sinh vì kém ngôn ngӳ và sức ép nuôi gia đình cũng lớn hơn, nay càng đi xuống. Hiện tưӧng thuê người viết luận án, bỏ học trốn ra ngoài ở để đi buôn cũng xảy ra ngày càng nhiều, nhất là sau năm 1991. Hậu quả là không chỉ người lao động mà cả giới nghiên cứu sinh, lưu học sinh Việt Nam cũng mất uy tín trong mắt nhà trường.
Nhìn lại lịch sӱ lưu học sinh thời trước 1991, có thể thấy việc du học là một cơ hội rất tốt cho cá nhân người học. Với hầu hết lưu học sinh, đó là cơ hội mở mang tầm mắt, thay đổi tư duy, học hỏi kӻ năng sống..., còn quan trọng hơn cả nhӳng kiến thức đưӧc học và làm thay đổi hẳn cuộc đời của chúng tôi. Với một số người là cơ hội cải thiện đời sống cho gia đình và là bước đệm để họ chuyển hẳn sang kinh doanh. Thậm chí một số bạn còn tìm cơ hội ở lại định cư tại nước ngoài, đưa cuộc đời mình rẽ sang hẳn một con đường khác. Điều bất ngờ là mục đích chính của du học là nhӳng kiến thức học hỏi đưӧc lại không giúp gì cho bản thân và cho đất nước. Môi trường Việt Nam thời bao cấp không cởi mở với kiến thức mới, người đi nước ngoài về thường bị nghi ngờ, ghen tị, không đưӧc trọng dụng nên không phát huy đưӧc. Bản thân tôi dù là người duy nhất học ở nước ngoài về với điểm số khá tốt trong số sáu người đưӧc tuyển vào trường lúc ấy nhưng ngay tӯ đầu đã bị nhắc nhở là không am hiểu tình hình Việt Nam, không bằng nhӳng bạn kia nên phải cố gắng. Môi trường đại học còn vậy thì môi trường các cơ quan khác cũng tương tӵ thôi. Nói cách khác, muốn sống yên lành ở cơ quan, chúng tôi phải quên hết nhӳng gì đã bị “tiêm nhiễm” ở nước ngoài để sống như một người chưa tӯng bước qua lũy tre làng.
Nhӳng tưởng nhӳng gì chúng tôi học đưӧc ở nước ngoài sẽ vĩnh viễn bị quên đi để có thể câm lặng duy trì sӵ tồn tại bé nhỏ của mình, như Lưu Quang Vũ nói:
“Điều anh tin không có thật trên đời
Điều anh biết không cần cho ai hết”
https://thuviensach.vn
Nhưng thời mở cӱa đã thay đổi tất cả. Mất đi sӵ trӧ giúp về kinh tế và sӵ ủng hộ về chính trị của phe XHCN, lần đầu tiên kể tӯ năm 1945, Việt Nam phải học tӵ đứng trên đôi chân mình. Và lúc ấy kiến thức, tư duy học hỏi tӯ nước ngoài mới có dịp phát huy trong nghiên cứu, giáo dục và cả trong kinh doanh. Nhӳng thế hệ đầu tiên làm việc với doanh nghiệp hay cơ quan nước ngoài, hӧp tác nghiên cứu, giành học bổng đi học Master hay Tiến sĩ hầu hết là du học sinh tӯ Nga và Đông Âu. Thời mở cӱa cũng giúp du học sinh định cư ở nước ngoài có cơ hội quay về làm việc với doanh nghiệp Việt, giúp cho ngoại thương phát triển mạnh mẽ hơn và kinh tế Việt Nam khởi sắc.
Nhưng nền giáo dục ở tӯng quốc gia nơi tӯng du học cũng ảnh hưởng khá lớn đến tư tưởng của lưu học sinh sau này. Sӵ tan vӥ của hệ thống XHCN là một cú sốc lớn với hầu hết người Việt Nam, vốn đưӧc giáo dục để tin cậy tuyệt đối vào Liên Xô, đặc biệt là với cӵu du học sinh ở Nga. Du học sinh Đông Âu vốn đưӧc thông tin về mặt trái của Liên Xô nên dễ chấp nhận sӵ thay đổi hơn. Đặc biệt, sӵ thay đổi địa chính trị thời gian gần đây đã khai sinh ra nhӳng xu thế quan hệ quốc tế mới nhưng nhӳng người này đã chuyển lòng trung thành của họ tӯ Liên Xô sang Nga nên rất khó chấp nhận. Một lần tranh luận về tranh chấp Nga – Ucraina, trong khi mọi người phản đối việc Nga xâm phạm chủ quyền của một quốc gia độc lập, một anh bạn học ở Nga về bảo Nga làm thế là đúng vì họ phải bảo vệ quyền lӧi nước họ, nước nhỏ phải nghe họ. Khi tôi hỏi lại nếu Nga là Trung Quốc và Ucraine là Việt Nam, anh sẽ tính sao thì anh im lặng nhưng vẫn không thay đổi quan điểm. Giáo dục khuôn mẫu của Nga có vẻ đã ảnh hưởng lớn đến tư duy độc lập của người học thời đó. Việc này đã vưӧt quá tầm của quan điểm cá nhân, đơn cӱ như hằng năm Bộ KHCN duyệt khá nhiều đề tài cấp Nhà nước và Nghị định thư về hӧp tác Khoa học Kӻ thuật với Nga và các nước cộng hòa cũ trong khi thứ hạng về nghiên cứu của các nước này quá thấp chỉ vì các nhà nghiên cứu là cӵu du học sinh Nga muốn có cơ hội quay về cảnh cũ người xưa. Nhӳng khoản tiền ấy nếu đưӧc đầu tư vào nhӳng nước tiên tiến sẽ mang lại hiệu quả cao hơn nhiều.
https://thuviensach.vn
Thӵc tế cho thấy nhӳng bài học về trồng người của Minh Trị Thiên Hoàng tӯ thế kӹ 19 chọn người thӵc tài sang nhӳng nước có nền khoa học cởi mở tiên tiến mà không e ngại chảy máu chất xám đã tỏ ra hoàn toàn chính xác. Nhӳng người đưӧc đi học theo diện chính sách thời tôi khi về chỉ theo con đường công chức, chỉ người học thӵc là có đóng góp cho xã hội dù bằng kiến thức hay kinh doanh. Hãy mở cӱa cho du học đúng nghĩa và ta sẽ thấy, cả đất nước và cá nhân đều có cơ hội cất cánh.
https://thuviensach.vn
Du học trong mắt tôi (phần 3)
Du học sau năm 1991 – Mâu thuẫn giӳa học vấn và văn hóa Đông Tây
Sau năm 1991, tính chất du học đã hoàn toàn thay đổi. Số sinh viên, nghiên cứu sinh đi Nga và Đông Âu theo học bổng nhà nước giảm rất nhanh. Thay vào đó là trào lưu đi du học sang các nước phương Tây. Thay vì du học sinh đưӧc Nhà nước đài thọ toàn bộ thì nay sinh viên phải du học tӵ túc hoặc tӵ tìm nguồn học bổng tӯ chính phủ nước ngoài, nhà trường, học bổng của các tổ chức quốc tế, các công ty hay thậm chí là các nhà hảo tâm. Các em cũng tӵ chọn trường và ngành học, tӵ lo cuộc sống cá nhân trong suốt thời gian học. Điều này có điểm tốt là khiến sinh viên năng động hơn, đưӧc học đúng trường, đúng ngành theo nguyện vọng cá nhân nên cũng hội nhập với xã hội bên ngoài tốt hơn. Nhưng việc tӵ chủ này khiến sinh viên cô đơn hơn, vai trò quản lý của Đại sứ quán gần như không còn. Thӵc tế này làm nảy sinh hai quan điểm:
- Nhiều phụ huynh và các nhà quản lý lo lắng, sӧ sinh viên sống một mình sẽ vất vả, hay tệ hơn nӳa là sẽ a dua theo văn hóa Tây phương và sẽ hư hỏng. Việc này khiến tôi không ngớt ngạc nhiên vì bố mẹ bỏ ra một số tiền rất lớn cho con du học tức là họ phải tin cậy vào nền giáo dục đó. Nhưng bên cạnh sӵ sùng bái nhiều khi không chính xác ấy họ lại giӳ một thành kiến là “văn hóa Tây phương là tӵ do quá trớn, hư hỏng, không trọng tình cảm như văn hóa Việt’’. Tiếp xúc với nhiều sinh viên nước ngoài ở Việt Nam, tôi chưa bao giờ thấy họ lo sӧ bị tiêm nhiễm văn hóa Việt mà còn rất háo hức tìm hiểu văn hóa Việt. Truyền thông Việt thậm chí còn tung hô nhӳng anh chị Tây am hiểu văn hóa Việt nhưng lại luôn nhắc nhở người trẻ Việt phải cẩn trọng trước văn hóa ngoại lai? Sao chưa bao giờ chúng ta tӵ đặt câu hỏi, vì sao cái văn hóa “hư hỏng” ấy lại tạo ra đưӧc nhӳng thành tӵu to lớn cả về khoa học, nghệ thuật và kinh tế trong khi văn hóa “ngoan” của Việt Nam lại không vưӧt khỏi đói
https://thuviensach.vn
nghèo, lạc hậu? Vậy ta nên để con cháu ta theo cái “hư” hay theo cái “ngoan” đây?
- Ngưӧc lại, một số bố mẹ lại rất liều, thả con ra nước ngoài học tӯ phổ thông. Khi đưӧc hỏi, để con đi sớm thế, không có gia đình bên cạnh, không lo sao, thì họ trả lời là lo gì, giáo dục Tây phương tốt lắm, con ở homestay/nội trú, đưӧc chăm sóc đến tận răng, rất an toàn. Họ không hiểu là đứa trẻ không phải cái máy học, muốn trưởng thành con người không chỉ cần học chӳ mà cần hơn là đưӧc giáo dục về kӻ năng sống trong gia đình, trong xã hội, đưӧc dạy cách yêu thương… Đó là nhӳng điều mà ký túc xá hay gia đình homestay không thể cho con đưӧc. Năm 1998, tôi đã gặp một cô bé Việt là sinh viên năm thứ hai ở Mӻ. Hồi đó đi du học ở Mӻ còn rất khó khăn nhưng do bố em tӯng cứu sống một sĩ quan Mӻ nên sau 1995 ông ấy đã quay lại tìm gia đình em và đề nghị trӧ giúp. Ông vưӧt qua bao rào cản pháp lý để nhận em làm con nuôi rồi đưa qua Mӻ học. Em bảo tôi là em rất may mắn nhưng nhìn em tôi không thấy như vậy. Em qua Mӻ tӯ lớp 11, đã ở Mӻ hơn ba năm nhưng rất gầy yếu, trông bơ vơ như trẻ lạc. Em vui vẻ kể là ở đây rất tӵ do, em đi về không cần báo cáo, học về muộn thì tӵ mở tủ lạnh tìm đồ ăn, chỉ chủ nhật gia đình mới ngồi với nhau một lần. Nhưng khi đã quen thân, em kể là bố mẹ nuôi rất thương em nhưng nói chuyện không hiểu, cách sống khác nhau và ăn đồ Mӻ hoài ngán lắm. Em thèm nói tiếng Việt và rất cô đơn. Tôi cũng chứng kiến một số gia đình khá giả cho con đi du học tӯ phổ thông nhưng giӳa chӯng gia đình làm ăn sa sút, cháu phải quay về học ở Việt Nam và không sao thích nghi đưӧc, thậm chí có cháu muốn tӵ tӱ. Ngay cả nhӳng gia đình đủ khả năng chu cấp cho con đến cùng thì hầu hết phải ngậm ngùi chứng kiến cảnh con trở nên xa lạ với bố mẹ, có chị cay đắng nói với tôi là mất tiền còn mất cả con vì không còn có thể nói chuyện với nhau. Bản thân đứa trẻ cũng không sung sướng vì chúng không biết mình là ai, người bản địa không tiếp nhận chúng còn chúng lại không thể chấp nhận làm người Việt.
Theo quan điểm của tôi, chỉ nên cho con đi du học tӯ bậc đại học, khi đứa trẻ đã hình thành nhân cách và trưởng thành trong suy nghĩ ở một mức nhất định. Con người sinh ra để sống hạnh phúc, muốn
https://thuviensach.vn
vậy chúng phải học sống chứ không phải chỉ học chӳ, và chỉ gia đình mới có thể làm điều ấy. Chỉ nhӳng bố mẹ hiểu biết, cho con tiếp xúc với bên ngoài tӯ sớm, chuẩn bị kӻ năng cần thiết và duy trì sӵ giao tiếp thường xuyên với con mới có thể tránh đưӧc nguy cơ này.
https://thuviensach.vn
Du học ӣ Anh
Vӯa gặp một cӵu sinh viên đến nhờ ký thư giới thiệu để nộp hồ sơ đi học ở Anh. Hằng năm tôi ký trên dưới 20 bức thư, chắc đến 70- 80% trong đó là đi Anh. Hình như sinh viên trường này rất thích đi Anh. Tôi không có gì phản đối vì Anh là một nước có nền giáo dục
tiên tiến, lại nói tiếng Anh. Tuy nhiên, tôi ngạc nhiên khi rất nhiều phụ huynh và sinh viên không biết gì về trường nơi con mình đi học như thứ hạng của trường, ngành học con chọn, khả năng tìm việc của ngành đó… Vụ scandal về Đại học London Metropolitan (London Met) bị tước quyền cấp giấy chứng nhận để xin visa cho sinh viên quốc tế làm rất nhiều sinh viên Việt Nam điêu đứng là một minh chứng vì trong bảng thứ hạng của Anh năm đó, trường này đứng thứ 171/171. Một sinh viên học bên ấy kể cho tôi là rất nhiều sinh viên tӯ các nước đang phát triển nộp vào trường ấy chỉ để sang đi làm. Nhà trường không quan tâm, miễn là đóng học phí. Và có rất nhiều trường như vậy ở Anh đang tuyển sinh ở Việt Nam thông qua các công ty du học. Nếu các bạn qua Anh chỉ để đi chơi, đi làm thì tùy các bạn nhưng mục đích của hầu hết sinh viên Việt Nam tôi biết lại là đi học, nếu rơi nhầm vào nhӳng trường như vậy thì thật đau khổ cho bố mẹ và cho các bạn.
Lý do của hầu hết nhӳng trường hӧp đi Anh mà mình biết là:
1. Là nước nói tiếng Anh, cho nên khi con học về vӯa có chuyên môn vӯa nâng cao tiếng Anh. Đồng ý, nhưng Anh không phải là nước duy nhất nói tiếng Anh, lại càng không phải là nước duy nhất dạy bằng tiếng Anh. Tiếng Anh - Anh cũng không phải tiếng Anh phổ biến nhất thế giới vì nó khó nói và khó hiểu với hầu hết nhӳng người không sống ở Anh. Hơn nӳa, trong các trường con bạn học ở Anh sẽ chủ yếu là người nước ngoài, đến Anh vì cũng nhầm tưởng như bạn.
2. Thời gian học ngắn (một năm), trong khi đi Úc hay Mӻ là hai năm. Phụ huynh nghĩ như vậy sẽ đưӧc một công đôi việc, chi phí rẻ và
https://thuviensach.vn
con không phải xa nhà quá lâu, bớt khả năng hư hỏng (có rất nhiều phụ huynh vẫn mặc định đi Tây là dễ hư. Họ không hề nghĩ, vì sao cái bọn ‘hư’ ấy lại có đưӧc nền giáo dục và kinh tế văn minh hơn mình? Và vì sao ‘ngoan’ như Việt Nam lại kém cỏi, hủ lậu thế? Vậy nên “hư” hay nên “ngoan” nhỉ?). Nghĩ như vậy là hoàn toàn nhầm. Du học nước ngoài không chỉ là học trong trường mà là học ngoài xã hội, học cách ứng xӱ văn minh, phong cách làm việc chuyên nghiệp của người ta… Cầm hộ chiếu Việt Nam xin visa sang các nước phát triển rất khó, thường họ chỉ cấp đúng theo thời gian học hoặc dư ra tối đa một tháng. Học một năm ở Anh (thӵc ra nhiều khi chỉ có chín tháng), chương trình dồn dập, cắm đầu học, chưa kịp biết gì đến bên ngoài thì đã phải về nước, cơ hội học hỏi quá ít.
Học ở Anh còn có một loạt bất lӧi sau đây:
1. Chi phí ở Anh rất đắt đỏ: Theo Công ty Du học Toàn cầu, để học thạc sĩ tại Anh mức học phí trung bình tӯ 9.000 đến 12.000 bảng, học phí MBA là 12.000 đến 15.000 bảng. Chi phí sinh hoạt trung bình của sinh viên quốc tế tại Anh khoảng 800 bảng một tháng ở London và 600 bảng một tháng với các thành phố khác. Như vậy, tổng tiền sinh hoạt phí cho một năm học thạc sĩ là 7.200 đến 9.600 bảng. Tổng chi phí khóa học thạc sĩ ở Anh là 16.000 đến 22.000 bảng, tương đương khoảng 520 triệu đến 700 triệu đồng, theo Talent Space là tương đương với mức chi phí ở Úc hay Mӻ. Nhưng thời gian học ở Mӻ hay Úc thường là hai năm, cho bạn thời gian cũng như cơ hội học hỏi, trải nghiệm. Ở Úc hay Mӻ do đất rộng người thưa, đông Việt kiều nên chi phí sinh hoạt rẻ và cơ hội tìm đưӧc việc làm thêm cũng cao hơn. Theo như tôi biết, xin học bổng học Master ở Mӻ khá dễ, hầu hết sinh viên của mình đưӧc tӯ 50- 100% học phí, cá biệt có bạn còn đưӧc cả sinh hoạt phí nhưng tôi chưa gặp ai đưӧc học bổng cao hơn 50% học phí ở Anh. Theo trí nhớ của tôi, học phí với sinh viên ngoại quốc cao gấp tӯ hai đến hai rưӥi so với sinh viên Anh, vì vậy cái học bổng ấy chỉ là ‘bánh vẽ’.
2. Học ở Anh rất khó có cơ hội ở lại làm việc vì nước Anh rất hạn chế cấp visa làm việc cho người nước ngoài. Đưӧc làm việc ở nước ngoài sẽ giúp bạn có kinh nghiệm, nâng cấp CV và thu hồi lại một
https://thuviensach.vn
phần số tiền bố mẹ đã đầu tư cho bạn. Nhưng hiếm bạn có đưӧc cơ hội này ở Anh.
3. Theo kinh nghiệm của bản thân, Anh là một đất nước đẹp, lịch sӱ hoành tráng, trình độ phát triển tiên tiến nhưng không phải là một nơi lý tưởng cho người nước ngoài vì thời tiết lạnh, mưa quanh năm, đồ ăn dở (một trong nhӳng tiêu chuẩn của địa ngục là khi người Anh làm đầu bếp), người Anh khá bảo thủ, khó kết bạn, chi phí lại quá đắt đỏ với người Việt có mức sống trung bình.
Tất nhiên có cơ hội qua Anh thì không nên bỏ qua, nhưng nếu có sӵ lӵa chọn thì bạn nên cân nhắc kӻ hơn. Đặc biệt, đӯng quá tin các công ty du học, trӯ nhӳng công ty uy tín đưӧc người đi trước
giới thiệu. Lưu ý là nhӳng trường tốt hiếm khi tuyển sinh qua công ty du học vì họ luôn thӯa sinh viên rồi, nhӳng trường qua công ty du học thường chỉ là trường tӯ trung bình đến kém. Nên kiểm tra lại thông tin về học bổng mà các công ty du học công bố. Năm trước có một bạn đưӧc thông báo nhận 50% học bổng nên chỉ phải đóng 9000 bảng nhưng khi kiểm tra lại với nhà trường thì học phí chính thức có 8800 bảng. Các trường đều công bố chính sách tuyển sinh trên website và nhận hồ sơ online. Hãy kiểm tra thứ hạng của trường, của ngành học, giấy phép tuyển sinh quốc tế, học phí… trước khi đầu tư đồng tiền mồ hôi nước mắt của cả đời bố mẹ bạn. Mình tӯng biết có nhӳng gia đình bố mẹ chưa tӯng dám mua vé máy bay vào Sài Gòn mà bỏ ra cả mấy trăm triệu cho con đi du học, tiếc rằng lại rơi vào trường ‘dỏm’, đau khổ mãi. Chọn trường cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến tương lai của bạn nӳa, chôn chân một, hai năm trong một ngôi trường chán ngắt trong khi bạn bè đi làm, có sӵ nghiệp sẽ ‘xì trét’ lắm đấy.
Chúc các phụ huynh và sinh viên sáng suốt để có sӵ lӵa chọn phù hӧp nhất!
https://thuviensach.vn
Vì sao đi du học?
Hôm qua tôi đưӧc ông bạn vàng gọi đi ăn tất niên với bạn học cũ, nhiều người tӯ năm 1985 về nước đến giờ không gặp lại. Vẫn biết các bạn ở loanh quanh đâu đấy nhưng cuộc sống lôi kéo, không mấy khi gặp nhau, may nhờ facebook nên còn biết tin nhau. Nhìn nhau tóc đã điểm sương hết rồi, con cái đều đã xấp xỉ tuổi bố mẹ chúng khi gặp nhau lần chót. Hỏi bạn định cho con vào trường nào, bạn bảo là sẽ đi nước ngoài thôi. Chắc thương hại tôi nên bạn thêm, “giáo viên Việt Nam mấy ai như Ánh nên tớ không thể chấp nhận rủi ro cho con học ở nhà, dạy toàn mấy thứ vô bổ, làm khổ sinh viên.”
Tôi vội vàng nói, nhӳng gì mình học trong suốt bốn năm đại học ở Tiệp đã quên sạch, về nhà học lại tӯ đầu mà. Bạn bảo, nhưng họ đã dạy cho chúng ta kiến thức cơ bản và phương pháp tiếp cận đúng đắn. Tôi gật đầu bảo, điều lớn nhất mà mình thu đưӧc sau năm năm ở nước ngoài là tӯ một đứa trẻ chỉ biết làm theo mệnh lệnh của người khác, tôi đã biết mình là ai.
Khi bước chân xa nhà, tôi mới có 16 tuổi, là một đứa con ngoan, một người chị mẫu mӵc của hai đứa em, một học sinh giỏi, niềm tӵ hào của bố mẹ và gia đình nhưng trong lòng tôi lúc nào cũng hoang mang, đau khổ, không biết mình là ai, mình có giá trị gì không, thậm chí không biết mình có phải là con gái không vì mình không giống chút gì với hình mẫu “Công – Dung – Ngôn – Hạnh” mà xã hội quy định cả. Cuộc sống trước mắt tôi là trùng trùng điệp điệp nhӳng nghĩa vụ và ràng buộc không chӯa cho mình một chút tӵ do nào để làm theo ý mình, không ai cho mình chút cơ hội khám phá bản thân. Bố mẹ mình cũng chỉ biết nhắc con học, dạy làm việc nhà, chứ không có chút ý niệm gì về nhӳng hoang mang của tuổi mới lớn.
Sang nước ngoài, lần đầu đưӧc tӵ quyết tӯ nhӳng việc như ăn gì, mặc gì, sӱ dụng thời gian rảnh rỗi thế nào, chơi với ai… phải mất hai năm tôi mới quen đưӧc với tӵ do mà không có cảm giác phạm tội. Dần dần tôi biết làm đẹp, biết chăm sóc bản thân, biết mình
https://thuviensach.vn
thích làm gì, có khả năng về việc gì, biết mình hơn ai kém ai cái gì, và quan trọng nhất là quen với cảm giác đưӧc tôn trọng dӵa trên thành tӵu của cá nhân chứ không phải do mức độ ngoan ngoãn của mình. Các nhà tâm lý đều nói, trong mỗi con người đều tiềm ẩm nhӳng khả năng rất lớn. Bộ não con người đến lúc chết mới sӱ dụng hết có khoảng 15%. Chính vì vậy, người tài chẳng qua là người gặp điều kiện tốt để giải phóng khả năng của mình thôi! Điều kiện vật chất, sӵ giỏi giang của người thầy không phải là tất cả vì nhӳng ngôi trường rất sơ khai xưa kia vẫn sản sinh ra đưӧc nhӳng nhân tài như Leonardo da Vinci, thậm chí nhiều người chỉ tӵ học cũng thành công như Edison.
Một nền giáo dục tốt là nền giáo dục tôn trọng con người, tôn trọng sӵ khác biệt của mỗi cá nhân để giúp con người tӵ giải phóng và phát triển đưӧc khả năng của mình, có vậy thôi.
Liệu giáo dục Việt Nam hiện tại có làm đưӧc không?
https://thuviensach.vn
Vinh và nhөc đời người hướng dẫn thesis
Ở Việt Nam, có nhiều tӯ khoa học rất thiếu nghĩa tương đương với tӯ tiếng Anh nhưng nhiều tӯ lại quá phong phú, ví dụ như tiếng Anh chỉ có một tӯ thesis thì Việt Nam có thể dịch là khóa luận (cho sinh viên đại học), luận văn (cho thạc sĩ) và luận án (cho tiến sĩ). Các nước đều gọi người đi học đại học, cao học, nghiên cứu sinh là sinh viên, chỉ thêm Master, PhD để phân biệt, ở Việt Nam lại chỉ học đại học mới đưӧc gọi là sinh viên, học sau đại học sẽ gọi là học viên, mệt quá. Đến nội dung hướng dẫn còn mệt mỏi hơn.
Như mình thấy thì ngay ở bậc đại học, các trường nước ngoài đã có dạy cách viết luận, nhưng ở Việt Nam chưa tӯng có môn này, hoặc có thì cũng không có tác dụng gì vì quá giáo điều, xa thӵc tế. Chính vì vậy, hướng dẫn sinh viên Việt Nam ở mọi bậc học đều tuyệt vọng như dạy gà tập bơi vậy! Viết thesis, nguyên tắc đầu tiên là phải có ý
tưởng riêng. Sau 12 năm chỉ đưӧc đọc chép, cấm mọi ý kiến khác biệt với giáo viên, đòi hỏi việc này ở sinh viên quả là bất khả. Các em sӧ hãi đến cả việc giơ tay phát biểu trên lớp thì làm sao dám có ý kiến gì. 100% sinh viên đều chọn đề tài nghe quen quen mà không hề biết đó là phạm tội chết.
Viết thesis cần phải đọc rất nhiều mới có tài liệu hay ý tưởng đưӧc nhưng ngay tӯ phổ thông, học sinh đã chỉ học theo vở ghi hoặc tóm tắt của cô giáo, quên hẳn việc đọc sách gốc, trӯ truyện tranh. Năm nào tôi cũng hỏi sinh viên trên lớp và số sinh viên có đọc sách không phải truyện tranh chỉ khoảng 2%, trong đó 1% là đọc sách dạy làm giàu hay kӻ năng sống. Trên 90% sinh viên không xem các chương trình thời sӵ, kinh tế hay đọc báo mà chỉ xem gameshow. Em nào có xem thì lại không nhớ gì cả. Tôi tӯng phàn nàn là sinh viên khoa Báo chí ngay đúng thời gian xảy ra phong trào phản kháng của sinh viên ở Hong Kong mà không biết Joshua Wong là ai. Lạ nӳa là bố mẹ nào cũng chỉ chi tiền cho con đi học tiếng Anh,
https://thuviensach.vn
không cần biết tiếng Việt của con ra sao. Nhưng 90% sinh viên chỉ thích đọc tài liệu tiếng Việt, nhất là tài liệu trên mạng. Hễ giáo viên yêu cầu đọc tiếng Anh là nhìn như người ngoài hành tinh cả. Tôi mỏi mồm giải thích là tài liệu tiếng Việt về ngành kinh tế quá ít vì Việt Nam không có truyền thống về ngành này. Tài liệu dịch thì hiếm khi chính xác, cùng một tӯ dịch ra ba đến bốn nghĩa khác nhau, ví dụ “franchise” có thể là: nhưӧng quyền thương hiệu, nhưӧng quyền thương mại, nhưӧng quyền kinh doanh. Thế là sinh viên cứ tưởng có ba hình thức, khi phân tích lại bắt đầu tӯ sӵ khác nhau giӳa thương hiệu, thương mại và kinh doanh. Cho nên nếu có đọc tiếng Việt cũng phải tìm sách của nhà xuất bản có uy tín mà vẫn phải kiểm tra lại để hiểu chính xác tӯ chuyên môn. Nguyên tắc nghiên cứu là phải đọc tài liệu gốc, nên nếu viết về bánh chưng bánh giầy thì đọc tiếng Việt đưӧc vì nó là gốc, còn marketing, chiến lưӧc kinh doanh… thì phải đọc của tác giả nước ngoài.
Tôi không biết trường phổ thông bây giờ dạy gì nhưng khoảng 80% sinh viên không có chút ý niệm gì về viết văn bình thường chứ chưa nói đến lập luận hay hùng biện. Chính tả, ngӳ pháp sai tùm lum, năm nào cũng mệt mỏi với “nghành” hay “ngành”, câu không chủ ngӳ, vị ngӳ hoặc kiểu “Công ty có hai thị trường là Hà Lan và lạc”. 90% không thể viết tên các quốc gia chính xác như: Newzealand thay vì “New Zealand”, Philippin thay vì “Philippines”… hoặc mỗi đoạn viết tên mỗi khác tùy theo copy đưӧc ở đâu. Có nhӳng thứ 100 phần trăm sinh viên sai như sau dấu hai chấm (:) xuống dòng lại không gạch đầu dòng nên không biết đoạn văn có bao nhiêu ý. Sinh viên nộp một bản đăng ký tên đề tài ba font chӳ, cӥ chӳ khác nhau là bình thường. Độc đáo nhất có lẽ là sinh viên đặt tên mình là “Hoành Ánh”, may chưa phải “Hoành Thánh”.
Nhưng lỗi ‘ghê rӧn’ nhất có lẽ là gần như 100% sinh viên không phân biệt đưӧc thế nào là copy/paste, thế nào là viết. Các em bê nguyên nhӳng đoạn văn trên các báo kiểu VnExpress, Dân Trí… vào bài mình, khi giáo viên bảo sai thì bạn ấy rất ngạc nhiên, vì “báo đã viết là phải đúng” nhưng không bao giờ trích dẫn cả. Tôi phải giải thích là Internet giống như cái sọt rác, tôi và em viết “mặt trời màu đen” rồi đăng lên thì google cũng ra, nhưng thế không có nghĩa là
https://thuviensach.vn
mặt trời màu đen thật. Không ít sinh viên đem bài đến cho tôi chӳa mà đưa nguyên bài của tôi vào, khi tôi hỏi thì bạn ấy bảo: “Vì em thấy bài của cô hay quá, em không thể bổ sung gì nӳa.” Bạn ấy cho đó là một câu tán dương nên không thể hiểu vì sao giáo viên lại không tán thành.
Một sai lầm cơ bản nӳa của tư duy giáo dục phục tùng, máy móc là lý luận gì cũng đưӧc coi là khuôn vàng thước ngọc, ở chỗ nào cũng bê vào. Trong thesis luôn có phần Cơ sở lý luận (Literature Review),
100% sinh viên các cấp toàn bê văn bản luật và dưới luật vào. Một nghiên cứu sinh viết về tài chính đưa hàng loạt khái niệm về tӹ giá, cơ chế tӹ giá… mỗi khái niệm chưa đến một dòng vào bài, không ăn nhập gì với phần phân loại tӹ giá ở dưới. Hỏi thì em bảo là khái niệm em lấy trong Pháp lệnh của Ngân hàng Nhà nước, còn phân loại thì theo IMF. Hỏi sao em lại đem nước mắm xếp với pizza thế thì em im lặng.
Vì trong một vài tháng không thể chӳa đưӧc lỗi của cả 12 năm nên kết quả cũng hiếm khi làm tôi hài lòng. Điều khó là sinh viên không tin nhӳng yêu cầu của tôi vì:
1. Chưa ai yêu cầu như vậy nên các em quá ngӥ ngàng.
2. Trường có yêu cầu nhưng quá sơ sài và thӵc tế hội đồng bảo vệ cũng hiếm khi kiểm tra vì nhiều thầy cô cũng có hiểu hay đọc hướng dẫn đâu. Vì thế mất công viết tӱ tế mà điểm nhiều khi lại không bằng người viết kiểu “quen quen” rồi gặp hội đồng dễ. Chưa kể tư duy của nhiều người rất kỳ cục, cái gì cũng “thôi, cho nó xong đi”. Có lần tôi làm chủ tịch một hội đồng thạc sĩ, gặp một thầy phản biện trường ngoài là giảng viên về hưu. Đầu tiên thầy nhã nhặn hỏi tôi có chỉ đạo điểm không, tôi bảo “Không, tuỳ các thầy cô”. Thế là thầy đưӧc ‘cởi trói’. Đến khi phát hiện sinh viên đi chép quá nhiều, hiểu sai toàn bộ vấn đề, tôi cho trưӧt thì thầy nhắc đi nhắc lại là “Đứa nào chả thế, cô đӯng khó tính quá”.
Thật tình tôi cảm thấy hoang mang!
https://thuviensach.vn
Chuyện buồn nghề giáo
Mấy hôm đi mời cưới con gái, gặp lại cô bạn cũ, hiện đang làm giảng viên ở một trường đại học lớn và đưӧc nhiều sinh viên yêu quý, nhưng thấy bạn đang rất buồn. Hỏi mãi bạn mới kể: Có một sinh viên cũ mà bạn tӯng giúp đӥ và quý mến, nay trở thành chủ nhiệm một đơn vị trong trường, nơi bạn có tham gia giảng dạy tӯ đời thủ trưởng cũ. Bạn vẫn biết chức vụ thay đổi con người nhưng cũng nghĩ mình chỉ làm việc mình thì chắc cũng chả có gì thay đổi. Ai ngờ chỉ một thời gian ngắn bên ấy thông báo sinh viên phản đối bạn và đề nghị thay giáo viên. Bạn rất bất ngờ vì bạn chỉ cho điểm thấp và nhắc nhở một số sinh viên lười chứ không khí lớp vẫn tốt. Tuy nhiên, khi bên ấy xin lỗi và nói là vì phụ huynh phản ứng nên mong bạn đồng ý cho tạm thay giáo viên, thậm chí dùng hiệu trưởng gây sức ép. Bạn rất buồn nhưng vẫn phải đồng ý, cũng nghĩ chắc do mình chưa khéo léo. Với lại, cậu học sinh cũ cam kết rằng, bạn là Chủ nhiệm bộ môn nên chuyên môn vẫn do bạn quyết định. Nhưng lớp sau, rồi lớp sau nӳa, không thấy bên ấy nhắc nhở gì… Khi bạn lên tiếng hỏi thì nhân viên loanh quanh một hồi rồi bảo do cải tiến chương trình nên đã bỏ môn học đó. Bạn quá bất ngờ vì không ai hỏi gì đến bạn cả. Tình cờ gặp sinh viên lớp cũ, bạn mới biết không hề có chuyện lớp làm đơn tập thể phản đối như bên ấy nói. Sinh viên chỉ đưӧc thông báo là đổi giáo viên thôi và tất nhiên không có chuyện bỏ môn học. Tất cả chỉ là cách để loại bạn khỏi chương trình đó.
Tôi cũng bất ngờ nên hỏi, bạn có làm gì mất lòng chàng sinh viên cũ đó không? Bạn bảo nghĩ mãi chẳng ra lỗi gì, trӯ việc có lẽ không cùng ekip với nhau thôi, vì bạn chẳng bao giờ chịu tham gia ekip nào cả. Rồi tiện thể, bạn hỏi trường tôi cũng như trường bạn, đều có chính sách giӳ sinh viên ở lại trường làm giảng viên, nên chắc tôi cũng như bạn có rất nhiều đồng nghiệp là sinh viên cũ. Thế tôi có khi nào phải chứng kiến nhӳng ứng xӱ không “có trước có sau” của học trò cũ không? Nếu có thì tôi làm thế nào chứ có tuổi rồi, bạn sinh ra hay nghĩ ngӧi, buồn rầu, đi làm cũng mất vui.
Ở
https://thuviensach.vn
Tôi bảo, có chứ sao không. Ở đâu cũng có người này người khác mà, gặp nhiều sinh viên dễ thương thì cũng có lúc gặp phải người không dễ thương, nhất là khi bị đẩy vào hoàn cảnh bắt buộc phải va chạm trong công việc. Lúc đầu tôi cũng bức xúc lắm nhưng bây giờ gần như đã bình thản rồi vì:
1. Tôi không coi việc tình cờ có thời gian mình là giáo viên dạy họ thì mình có quyền đặt mình ở vị trí cao hơn. Trong công việc, mọi người đều bình đẳng, vì thế tôi không tӵ ái gì khi nhận “lệnh” của sinh viên cũ, miễn là cư xӱ công bằng và đúng mӵc.
2. Hồi nhỏ tôi có đọc và rất nhớ truyện ngắn của Nga Cô hãy tha lỗi cho chúng em, trong đó có câu: “Lớp mình chỉ còn có hai người đến thăm cô giáo cũ nhưng cuộc đời hai bạn ấy không may mắn lắm”. Quy luật cuộc sống là vậy, người trẻ luôn hướng về phía trước, chỉ người không may mắn mới hay ngoái lại, nên mình chẳng bao giờ trách ai không nhớ đến mình. May mắn vẫn còn nhiều người dù thành đạt hay không vẫn nhớ mình, mình bận rộn với họ đủ rồi.
3. Nếu có khi nào gặp sinh viên cũ “lên mặt” với tôi thì tôi chỉ việc cúi xuống. Không ai có thể lên mặt với một người nhún nhường mà lòng vẫn thoải mái.
4. Còn nếu gặp nhӳng sinh viên cũ làm tôi buồn hơn nӳa (như trường hӧp của bạn), trước hết tôi sẽ lục vấn bản thân xem mình có lỗi gì đến mức ấy không. Nếu có thì sӱa vì cơ hội bao giờ cũng còn nhiều; nếu không thì hãy nghĩ, có thể người ấy chỉ hiểu nhầm mình, hoặc có thể người ta có một lý do nào đó mà mình không biết mới phải hành xӱ như vậy. Tôi không bao giờ muốn tin sinh viên của mình, nhất là nhӳng người mình đã tӯng tin cậy, lại là người quá tệ. Ai cũng có thể có lúc lầm lỗi, đӯng quá trách cứ nhau. Hơn nӳa, bản thân họ cũng sẽ phải đối diện với nhӳng nghịch cảnh bạn và tôi gặp phải hôm nay, họ sẽ tӵ học đưӧc.
Cô bạn tôi ra về, có vẻ nhẹ nhõm hơn nhưng nỗi buồn của bạn lại lan sang mình. Làm nghề giáo cái gì cũng không hơn thiên hạ, chỉ có tấm lòng sinh viên là hơn.
https://thuviensach.vn
Chả lẽ ngay cả nhà giáo với nhau cũng không giӳ đưӧc tấm lòng ấy?
https://thuviensach.vn
I have a dream
Chỉ là tình cờ, tôi rơi vào ngành giáo dục và trong một thời gian khá dài, tôi vẫn trăn trở, không biết mình có làm nhầm nghề không. Trắc trở đầu tiên của tôi với nghề này là khi phỏng vấn tuyển dụng tôi ngây thơ hỏi ban Tuyển dụng xem tôi có đưӧc đi học một lớp bồi dưӥng về sư phạm không. Vì bố mẹ tôi đều phải học sư phạm mới đưӧc đi dạy phổ thông, nên tôi quan niệm dạy đại học phải khó khăn hơn, đưӧc học nhiều hơn. Nhưng câu hỏi ấy của tôi làm tôi mang tiếng “đòi hỏi”, “khó tính” vì cả đӧt không ai hỏi thế cả, vӯa làm vӯa học ở Việt Nam là bình thường.
Đến khi đã quen với nghề, tôi vẫn không sӱa đưӧc tính cứ ước vọng viển vông. Thӵc ra nhӳng chuyện mình ước cũng chỉ là chuyện bình thường ở hầu hết các nơi trên thế giới.
Tôi ước sao lớp học đại học đưӧc chia thành hai loại: lớp lý thuyết với các giảng viên là thạc sĩ, tiến sĩ trở lên, quy mô có thể 150-200 sinh viên nhưng sau đó có các lớp bài tập với các trӧ giảng, quy mô chỉ 20 đến 30 sinh viên để có dịp thӵc hành và giảng viên mới có cơ hội học hỏi. Tôi ước sao sinh viên có quyền lӵa chọn giáo viên giảng dạy mình và giáo viên có quyền lӵa chọn lớp mình muốn giảng. Ở nước ngoài, các giảng viên chỉ bị ràng buộc về số lớp giảng hằng năm, còn đưӧc tӵ do lӵa chọn thời gian giảng và loại hình giảng. Tôi ước sao thư viện có các cơ sở dӳ liệu về các bài báo khoa học trên thế giới để cả giảng viên và sinh viên biết thế nào là nghiên cứu khoa học bên ngoài Việt Nam. Tôi ước sao các giảng viên và sinh viên khi có nhu cầu về cơ sở vật chất để học tập sẽ không phải đi xin các phòng ban trӧ giúp mà yên tâm là các phòng ban sẽ phục vụ nếu nhu cầu đó là chính đáng. Tôi ước sao mọi giảng viên, mọi nhà khoa học sẽ có quyền lên tiếng về sӵ nghiệp giáo dục của trường, của ngành và tiếng nói ấy sẽ đưӧc lắng nghe. Tôi ước sao một ý kiến đưӧc đưa ra sẽ đưӧc lắng nghe vì nội dung của nó chứ không phải vì chức vụ của người đưa ra nó. Hơn hết, tôi ước sao khi làm đề tài, tôi đưӧc toàn tâm toàn ý nghiên cứu, đưӧc
https://thuviensach.vn
trung thӵc trong các kết quả của mình chứ không phải vò đầu bứt tóc tìm cách nói dối đủ các phòng ban để đòi đưӧc ba đồng tiền còm cõi, quá mệt mỏi vì việc phải ve vuốt nhӳng người quản lý để hoàn thành đủ các thủ tục ngớ ngẩn đến mức không còn đầu óc đâu cho khoa học.
Điều ước của tôi còn nhiều, quá nhiều. Ước cho khuôn viên của trường đưӧc rộng rãi, đẹp như công viên mà không lo bị đuổi đi nơi khác. Ước cho giáo viên đưӧc trӧ giúp khi đăng ký hội thảo quốc tế để học hỏi mà viết bài báo cho tạp chí nước ngoài. Ước cho tạp chí chuyên ngành của Việt Nam có đưӧc mã ISI... Và tất nhiên là ước cho một đại học nào đó của Việt Nam (nếu là FTU càng tốt) đưӧc công nhận là đại học đẳng cấp quốc tế.
Nhưng không biết ước mơ của tôi bao giờ thành hiện thӵc?
https://thuviensach.vn
Chӭng khoán đại học
(Viết về kỳ thi đại học năm 2015)
Cả xã hội đang sốt xình xịch vì lần đầu tiên các trường đại học đưӧc “lên sàn”. Các mã VNU (Đại học Quốc gia), NEU (Đại học Kinh tế Quốc dân), HUP (Đại học Dưӧc Hà Nội), HMU (Đại học Y Hà Nội)… trở thành nhӳng tӯ đưӧc nhắc đến nhiều nhất tӯ vỉa hè đến văn phòng làm việc, tӯ bӳa cơm đến bӳa nhậu vì gia đình nào cũng có con cháu đang thi và không ai có chút kinh nghiệm nào nên chỉ biết hỏi nhau, mà càng hỏi càng rối.
Thӵc ra ý tưởng cải cách kỳ thi của bộ Giáo dục và Đào tạo là khá tiến bộ vì cho thí sinh chủ động hơn trong việc chọn trường phù hӧp với năng lӵc của mình. Cách thi cũ giống như đánh xổ số vì thí sinh phải chọn trường trước khi biết điểm thi. Diễn biến điểm chuẩn của các trường cũng khá khó lường vì năm trước điểm cao, làm nhiều thí sinh trưӧt thì năm sau ít người đăng ký hơn, điểm lại xuống. Năm nào tôi cũng chứng kiến nhiều thí sinh tiếc đau đớn là quá lo ngại nên đã không dám chọn trường mình thích để rồi trải qua bốn năm đại học với tâm lý không hài lòng, dù chưa chắc vào đưӧc trường kia bạn đã vui vẻ hơn nhưng “con cá mất luôn là con cá to”. Ngưӧc lại, cũng không ít thí sinh vӥ mộng theo hướng ngưӧc lại, khi điểm thi thấp hơn điểm chuẩn. Chưa kể việc tổ chức kỳ thi ba chung, buộc thí sinh và cha mẹ phải đổ về các thành phố lớn, toàn bộ giáo viên các trường đại học điên đảo trong suốt một tuần tӯ năm giờ rưӥi sáng đến sáu giờ tối hằng ngày là quá căng thẳng, vất vả, tốn kém. Vì vậy, khi ý tưởng cải cách dồn hai kỳ thi làm một nhen nhóm đã nhiều năm đưӧc thành hiện thӵc, rất nhiều người mӯng rӥ. Kỳ thi mới đưӧc kỳ vọng giống như đi mua hàng ở siêu thị, thí sinh có đưӧc bốn sӵ lӵa chọn trong phạm vi điểm thi của mình và vì đã biết điểm nên sẽ tӵ chủ hơn. Nhưng cũng như mua hàng ở siêu thị, người tiêu dùng sẽ mệt mỏi hơn vì phải tӵ quyết để có sӵ lӵa chọn tốt nhất cho mình.
https://thuviensach.vn
Thời gian đầu mọi chuyện khá ổn vì kỳ thi cũng nhẹ nhàng hơn, dù có nhӳng lo ngại về tính nghiêm minh ở các điểm thi địa phương. Có lẽ do bộ muốn chọn phương án an toàn với dư luận nên đề thi dễ hơn hẳn mọi năm, dấy lên niềm hy vọng cho đa số thí sinh chứ không chỉ top trên. Nhưng sau khi công bố điểm thi, tình hình cứ nóng dần lên tӯng ngày. Sau niềm vui vӥ oà khi nhận đưӧc kết quả khá cao, thí sinh bắt đầu chuyển sang lo sӧ khi phát hiện thấy quá nhiều người điểm cao ngang và hơn mình. Bản thân bộ phận tuyển sinh của các trường cũng bị bất ngờ khi dӵ kiến điểm chuẩn chỉ cao hơn năm trước đôi chút nhưng theo số hồ sơ nộp vào, điểm chuẩn tăng lên tӯng ngày. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã khá nhạy bén khi kịp thời đáp ứng nhu cầu của thí sinh bằng cách cho phép các trường đưӧc công bố điểm trúng tuyển dӵ kiến vào 17 giờ hằng ngày. Thế là ngành “Chứng khoán Đại học” chính thức ra đời. Hằng ngày các phụ huynh và sinh viên chầu chӵc chờ xem mức điểm của trường mình thích để quyết định nộp hay rút hồ sơ. Điều kỳ quặc là trong đӧt đăng ký nguyện vọng một, thay vì cho phép thí sinh đăng ký bốn trường cho một ngành thì Bộ lại bỏ qua mọi logic về định hướng ngành nghề mà chỉ cho phép đăng ký bốn ngành trong một trường, tức là bằng mọi giá vào đưӧc trường nào đấy, bất kể học ngành gì. Vì vậy, nhӳng trường top trên càng sốt xình xịch. Thông tin về điểm ưu tiên lên đến ba điểm rưӥi càng làm tâm lý bức xúc tăng lên. Trong suốt 20 ngày, bộ phận tuyển sinh chỉ lo tiếp thí sinh và phụ huynh đến hỏi thông tin, nộp rồi rút hồ sơ. Ở Việt Nam, kỳ thi đại học không phải chỉ là của thí sinh mà là của cả gia đình, nhất là cha mẹ. Mọi thí sinh đều luôn có cha mẹ đi kèm, làm mọi việc của con và quyết định luôn thay con, mặc dù đây là việc đáng ra thí sinh phải tӵ quyết. Càng gần đến ngày 20 tháng Tám là hạn chót nộp hồ sơ, tâm lý đám đông càng đưӧc dịp phát huy, sӵ hoảng loạn lan tràn khắp nơi với nhӳng tin đồn tăng/hạ điểm chuẩn làm thí sinh và gia đình không còn sáng suốt, sẵn sàng tӯ bỏ ước mơ chuyển sang nguyện vọng đỗ bằng mọi giá. Chiều ngày 20 tháng Tám, thí sinh tӯ các trường top trên như Y, Dưӧc, Ngoại thương… lũ lưӧt đổ về trường Kinh tế Quốc dân, nơi đưӧc cho là sӵ lӵa chọn an toàn hơn. Kết quả là hội trường đại học Kinh tế Quốc dân như vӥ ra vì dòng người ào ạt đổ về. Bộ Giáo dục và Đào tạo lại khóa phần mềm, không cho tổng kết điểm nên mọi người càng thất vọng. Mãi đến tối
https://thuviensach.vn
muộn mọi người mới chịu ra về để tiếp tục lo sӧ, đồn đoán, đau tim cho đến ngày thông báo kết quả IPO lần đầu của chứng khoán đại học Việt Nam. Nhӳng lời phàn nàn, chê trách Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như các trường có thể nghe thấy ở khắp mọi nơi, nhưng không ai đưa ra giải pháp và đặc biệt không ai nghĩ đến việc tӵ mình thoát khỏi mớ bòng bong này. Mọi lời khuyên bình tĩnh, sáng suốt, tӵ chủ để tìm lối thoát đều bị phụ huynh và các học sinh bỏ ngoài tai, cuồng loạn chạy theo đám đông, bất chấp lӧi ích thật sӵ của con mình.
Làm việc trong trường đại học, tôi và đồng nghiệp thường xuyên nhận đưӧc tin nhắn/nghe nhӳng lời rất thống thiết như sau:
- Chị ơi, em đang thắt cả ruột gan. Nhìn cháu thấy thương vô cùng, cứ nghĩ đến cháu là muốn trào nước mắt.
- Chị ơi, chị kiểm tra lại giùm xem tình hình cháu có hy vọng gì không? Nếu không cứu vãn đưӧc thì để chúng em còn tính phương án đưa cháu về, chấp nhận số phận vậy.
Nghe cứ như chúng tôi là bác sĩ khoa cấp cứu của bệnh viện lớn nào đó đang tiếp chuyện với bố mẹ có con ở tình trạng nguy kịch đến tính mệnh. Thӵc tế chúng tôi chỉ là giảng viên quèn và con họ rất khỏe mạnh, tràn trề sức sống, giỏi giang đến mức có điểm thi xấp xỉ mức điểm chuẩn trên trời của FTU. Chỉ vì sӵ xấp xỉ ấy mà các bậc phụ huynh đáng kính coi con mình như kẻ “gần đất xa trời” vậy.
Dù còn nhiều điều chưa hài lòng với cách tổ chức kỳ thi này nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung, tôi không thể chia sẻ với tâm lý bi kịch hóa kỳ thi này của phụ huynh Việt đến mức đã gắt lên với họ: “Trời ạ, con em mạnh khoẻ, giỏi giang, không đỗ trường này sẽ đỗ trường khác. Nó vất vả suốt cả ba năm cấp ba vì kỳ thi này, giờ xong với kết quả tốt rồi thì nên cho nó vui sống, sao cứ quở quang con vậy? Hay em nhất định phải bắt con khổ sở, khóc than mới hài lòng?”
https://thuviensach.vn
Lang thang qua một vài bệnh viện, chứng kiến cảnh trẻ con ốm đau, khổ sở, mới thấy có đứa con khoẻ mạnh, bình thường là quá may mắn. Con cái lớn, đi học đi làm xa, bố mẹ khô héo vì nhớ con, trân trọng tӯng lúc đưӧc ở bên con. Thế mà nay con khỏe mạnh, học hành khá, ở ngay cạnh mình mà không biết vui, cứ tӵ làm khổ mình và hành hạ con cái. Nhӳng lời khuyên nên sáng suốt, chọn trường vӯa sức, chấp nhận hoàn cảnh đều bị hầu hết phụ huynh bỏ qua và có vẻ chưa ai tӯng nghe câu: “Khi một cánh cӱa này khép lại, sẽ có cánh cӱa khác mở ra”.
Quan sát cuộc chiến đại học kiểu mới này, tôi nhớ lại câu chuyện về một bạn học thời phổ thông. Trong lớp bạn tuy khá nghịch ngӧm nhưng vẫn học khá và đã đỗ Đại học Bách khoa, là giấc mơ của đa số sinh viên thời đó. Nhưng không may hết năm thứ nhất, vì nghịch dại, bạn đã bị đuổi học. Thời đó bị đuổi là vĩnh viễn không còn cӱa quay lại với giảng đường, giấc mơ học vấn tan vӥ. Bạn kể là đã có lúc muốn tӵ tӱ vì xấu hổ, tiếc nuối, đau lòng... nhưng đưӧc cái tuổi trẻ nên vẫn còn ham sống. Bạn quay về đi làm công nhân, rồi mở xưởng riêng, đến thời Mở cӱa thì thành lập công ty. Bây giờ khi gặp lại, bạn đã thành đại gia nhất lớp, đã quay lại học đại học, vӧ con đề huề. Nhӳng câu chuyện bạn kể về kinh doanh còn hay hơn nhiều giáo trình tôi tӯng đọc. Mặc dù vẫn rất buồn khi nhắc lại tai nạn thời trẻ, bạn vẫn bảo: “Trong cái rủi có cái may, nếu ngày ấy mình không gây chuyện thì chắc đến giờ vẫn an phận làm kӻ sư trong nhà máy nào đó. Chính vì tai nạn ấy mà mình bị ném vào đời rồi mới có đưӧc ngày hôm nay.”
Và như Hoàng Huy, một thạc sĩ ở Anh Quốc, người có nhiều bài viết rất hay cho giới trẻ, đã viết: “Mình tӵ thấy may vì tӵ thân mình đã nhận thức đưӧc tӯ rất sớm rằng: đại học hay du học, cӱ nhân hay thạc sĩ, tiến sĩ... chưa bao giờ nên là cái đích của một cuộc sống hạnh phúc và vui vẻ, tất cả chỉ là sӵ lӵa chọn, và chắc chắn chưa phải là sӵ lӵa chọn duy nhất hay tốt nhất. Còn muốn đi, tất sẽ có nhiều hơn một con đường.
Hãy học vì cuộc sống, chứ đӯng sống chỉ để học.”
https://thuviensach.vn
Định hướng nghề nghiệp
Tôi vẫn còn nhớ cuối nhӳng năm 70, tôi chuẩn bị thi vào đại học, khi bàn về việc chọn trường bố tôi đã dặn: “Trong đời mỗi con người có hai điều quan trọng nhất là chọn nghề và lập gia đình, vì nó sẽ ảnh hưởng đến cả cuộc đời mình sau này”. Vì thế, bố tôi mua về một cuốn sách giới thiệu về các ngành nghề đào tạo trong các trường đại học, rồi cả nhà chụm đầu vào nghiên cứu. Nói là cả nhà chứ thӵc tế thì chỉ có bố mẹ tôi đọc là chính vì khi đưӧc hỏi sẽ thi trường nào, tôi nói ngay là sẽ thi Bách khoa. Lý do để chọn trường ấy rất đơn giản là vì tôi đang học chuyên Toán, đưӧc đánh giá là lớp chuyên cao giá nhất thời ấy và xã hội đang chuộng các trường như Y, Dưӧc, Bách khoa... Lớp tôi học khối A nên đương nhiên hầu hết sẽ thi Bách khoa hay Tổng hӧp (mà bây giờ đưӧc gọi là Đại học Khoa học Tӵ nhiên). Cô bạn thân nhất của tôi muốn học Bách khoa nên tôi đương nhiên sẽ thi trường ấy mà không có ý nghĩ gì xa xôi cả. Chúng tôi chưa bao giờ đưӧc nghe đến tìm hiểu khả năng bản thân hay hướng nghiệp, cũng chẳng nghĩ gì đến tương lai xa xôi sau này. Nhӳng cô cậu bé mới 16-17 tuổi, chưa tӯng làm việc gì ngoài đời trӯ học, mọi giá trị con người đưӧc đánh giá qua điểm số, thì dù có muốn cũng không thể đủ hiểu biết để nghĩ sâu xa hơn niềm vui đỗ đại học, đưӧc trải nghiệm cuộc sống mới bên cạnh bạn bè của mình.
Nhiều năm sau khi đã có dịp chứng kiến hướng nghiệp ở một vài nước, tôi mới nhận thấy sӵ ấu trĩ của mình. Một quyết định có ảnh hưởng rất lớn đến cả đời người lại đưӧc đưa ra dӵa trên vài dòng giới thiệu trong một cuốn sách mang nặng tính quảng cáo và cảm tính của nhӳng người không có chuyên môn.
30 năm sau, khi bản thân phải trải nghiệm việc hướng nghiệp cho con cái và đã có dịp trao đổi với nhiều phụ huynh cũng như sinh viên về đề tài này, tôi phát hiện ra tình hình còn tệ hơn trước. Theo kinh nghiệm thӵc tế của tôi, hiện nay bố mẹ Việt đang có nhӳng sai lầm rất lớn khi định hướng nghề nghiệp cho con:
https://thuviensach.vn
1. Chọn nghề theo trào lưu xã hội, như thời tôi là thích Bách khoa, Tổng hӧp, còn giờ thì các ngành kinh tế lại lên ngôi. Hằng năm tôi mệt mỏi vì phải chứng kiến đến mùa đăng ký vào trường, tất cả các sĩ tӱ đều đi cùng bố mẹ và gần như 100% các thủ tục cũng như quyết định chọn ngành để nộp hồ sơ đều do bố mẹ đưa ra với sӵ tham khảo ý kiến của họ hàng, bạn bè, giáo viên... tất tật mọi người trӯ hỏi chính đối tưӧng! Năm nào tôi và các đồng nghiệp cũng phải tiếp rất nhiều phụ huynh hỏi nhӳng câu rất khó hiểu như: “Con tôi nên học ngành nào?”, “Ngành nào là ngành tốt bây giờ?” Khi tôi hỏi lại “Thế nào là ngành tốt?” thì tất cả đều ngạc nhiên vì thӵc ra ý họ là ngành nào đang đưӧc xã hội săn lùng với niềm tin đó là ngành dễ xin việc, có lương cao. Nhưng không ai nghĩ thế nào là lương cao? Lương lúc mới ra trường cao hay khả năng thăng tiến sau này cao? Nếu có tồn tại một ngành như vậy mà mọi người đều mong muốn thi vào thì làm gì có đủ chỗ cho tất cả sinh viên ra trường? Tình trạng này đã thật sӵ xảy ra với ngành ngân hàng, mọi thí sinh đều đổ vào nhưng sau vài năm ngành thӵc sӵ bão hoà, cӱ nhân ngành này trở nên thất nghiệp, làm sinh viên và gia đình thất vọng sâu sắc mà không hề nghĩ đó chính là do sӵ định hướng quá kém của mình.
2. Bắt con thӵc hiện ước mơ của bố mẹ: Có lần tôi hỏi thi một sinh viên đi thi lần ba mà không biết gì cả, cũng không có vẻ quan tâm đến học. Khi tôi định đánh trưӧt thì tình cờ một giáo viên ghé qua cho biết em tӯng đoạt giải Toán quốc gia, là thủ khoa đầu vào của trường. Tôi ngạc nhiên hỏi mới đưӧc biết em chỉ thích học Toán tin, nhưng ước mơ của mẹ em là có con học ngoại thương nên đã ép em học trường này. Học đưӧc một năm, em không thích nên đã thi lại để học Bách khoa và đã đỗ nhưng mẹ em vẫn bắt phải có bằng Ngoại thương, làm cả em và giáo viên đều khổ sở!
Nhӳng chuyện như vậy rất nhiều, như tôi tӯng có người bạn bị gia đình ép học ngành Y vì thích trong nhà có bác sĩ trong khi bạn rất sӧ máu và ghét môn Sinh học. Ngày bạn kiên quyết thi trường khác, bà mẹ giận đến hàng tháng, sau này vẫn còn đay đả mãi là bạn bất hiếu. Bây giờ, mỗi lần đọc báo thấy bác sĩ mổ nhầm chân hay cắt nhầm thận, tôi vẫn nghĩ liệu có phải họ tӯng bị gia đình ép vào ngành này không?
https://thuviensach.vn
3. Chọn ngành vì nghĩ ngành này hӧp với con trai/con gái, phổ biến nhất là con trai nên học Bách khoa, Xây dӵng, Máy... còn con gái nên học Sư phạm, Kinh tế... Bố mẹ làm như vậy hoàn toàn với mong ước điều tốt cho con mà không hề biết mình đã vi phạm Luật Bình đẳng giới. Khoa học đã chứng minh, trӯ nhӳng việc quá đặc thù (mà ngày càng ít), còn nam nӳ đều có thể làm mọi nghề tốt như nhau. Ngay ở Việt Nam, trong ngành công nghiệp, hiếm có nam giới nào có thành tích như PGS.TS. Nguyễn Thị Hòe, người phát minh ra sơn KOVA và trong ngành sư phạm cũng có rất nhiều thầy giáo thành công. Khi nghe phụ huynh thổ lộ ý định bắt con học ngành này ngành kia, tôi không thể không nhớ đến việc cuối thế kӹ 19, với sӵ trӧ giúp của gia đình, chị em bà Marie Curie đã phải kết hôn giả để sang Pháp học nhӳng ngành mà ở Ba Lan con gái không đưӧc học. Không thể tưởng tưӧng đưӧc sau 150 năm, tai ương ấy vẫn đè nặng lên người trẻ Việt mà lại là do bố mẹ.
4. Chọn ngành vì bố mẹ có quan hệ, sau này dễ tìm việc cho con. Suy nghĩ này xuất phát tӯ thӵc tế thời bao cấp, khi lưӧng công việc hạn chế do chỉ có thể làm cho nhà nước, nhưng hiện tại lối nghĩ ấy đã quá lạc hậu vì nó hạn chế khả năng phát triển của con cái. Hơn nӳa, quan hệ có thể giúp ta tìm việc cho con nhưng không ai có thể bảo đảm cho con bạn cả đời, chỉ có năng lӵc làm việc mới quyết định đưӧc. Thӵc tế quan sát sinh viên, tôi rất ngạc nhiên nhận ra nhӳng bạn có gia đình xin việc giùm sau 5 đến 10 năm lại thua xa nhӳng bạn tӵ tìm việc, vì việc không đúng sở thích, vì ӹ lại, không chịu phấn đấu.
5. Quyết định ngành học thay cho con: Đây chính là điều kỳ cục nhất mà tiếc rằng bây giờ lại phát triển hơn thời của tôi. Ít ra trong thời của tôi, chúng tôi cũng đưӧc hỏi ý kiến và việc chọn trường cũng dӵa trên năng lӵc của cá nhân. Còn sau này, khảo sát trong các lớp mình dạy, khi tôi hỏi về lý do thi vào trường này, có đến trên 90% sinh viên trả lời là thi vào trường theo lời khuyên của bố mẹ, họ hàng, hay đơn giản thi theo bạn bè vì tưởng trường/ngành đó ‘oai’ hoặc hay ho lắm, tóm lại tất cả đều có chӳ “tưởng”. Rất nhiều bố mẹ dẫn con đến nhà tôi hỏi về ngành học, về trường… nhưng cả buổi chỉ có bố mẹ nói, con không nói câu nào, mặt ngơ ngác như nói
https://thuviensach.vn
chuyện về ai khác. Khi tôi bảo: “Phải để cháu tӵ quyết chứ” thì 90% cha mẹ đều bảo: “Chúng nó thì biết gì! Mình phải quyết cho chúng nó chứ!” Nhà khá giả, bố mẹ hiểu biết quyết thay con đã dở nhưng nhà bố mẹ thiếu hiểu biết cũng khăng khăng bắt con theo ý mình! Tôi tӯng có cô học sinh cũ đi học thạc sĩ ở châu Âu, có cơ hội thӵc tập ở một tổ chức quốc tế mà bố mẹ nhất định bắt về vì “thӵc tập không có bằng, ở làm gì”. Hỏi ra bố mẹ em ở miền quê xa Hà Nội, mới học hết phổ thông nhưng lại muốn quyết việc của cô thạc sĩ ở nước ngoài. Không biết nếu cái gì cũng quyết thế thì bố mẹ cho con đi học để làm gì?
Bản thân các em không đưӧc tӵ chọn, hoặc chọn trên thông tin của bố mẹ nên không có hứng thú, kết quả là một thế hệ người trẻ học đối phó, thụ động, ra đời không thành đạt, thiệt thòi cho cả bản thân, gia đình và xã hội.
https://thuviensach.vn
Học giỏi và thành công
Người Nhật thường nói, giai đoạn quan trọng nhất trong việc hình thành bản chất con người là ba năm đầu tiên của cuộc đời. Vì vậy, thành bại trong đời người đều bắt nguồn tӯ thời thơ ấu. Tôi nghĩ ký ức đầu tiên của tôi về căn phòng nhỏ bé trên tầng ba ngôi nhà phố Cầu Đất, Hải Phòng là cái tủ sách. Như mọi gia đình Việt Nam thời bao cấp, cả gia đình gồm bố mẹ và ba chị em tôi chen chúc trong một căn phòng hơn 20 mét vuông và một khoảng sân thưӧng chӯng 15 mét vuông làm công trình phụ. Trong khoảng không bé nhỏ ấy, đồ đạc quan trọng nhất có lẽ là cái tủ sách tӯ chân tường đến trần nhà. Trong tầm tay chúng tôi, bố tôi sắp sách thiếu nhi, sách giáo khoa, còn các tầng trên cùng là tiểu thuyết và nhӳng sách dành cho người lớn. Giường tôi kê ngay cạnh tủ sách, khi nằm xuống tôi thường rút một cuốn sách để đọc cho đến khi bố mẹ bắt tắt đèn đi ngủ. Sáng mở mắt ra, thứ đầu tiên tôi nhìn thấy là cái tủ sách, trước khi đi ngủ chị em tôi cùng nói chuyện về nhӳng quyển sách chúng tôi đã đọc hay muốn mua và sau khi bị tắt đèn tôi nằm nhìn tủ sách, ước ao sẽ có ngày mình đọc đưӧc nhӳng cuốn sách đẹp đẽ tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Anh của bố mẹ tôi trong tủ.
Kӹ niệm êm đềm nhất của tôi có lẽ là nhӳng buổi tối thứ Bảy, khi bố tôi không phải đi dạy và nằm dịch vài chương Ba chàng lính ngӵ lâm hay Bá tước Monte Cristo cho chúng tôi. Trong hoàn cảnh sống nghèo nàn của đất nước thời chiến tranh, bị tách rời với cả thế giới, nhӳng câu chuyện phiêu lưu kỳ thú đó đã nuôi dưӥng ước mơ về nhӳng vùng đất xa xôi, đẹp đẽ trên thế giới, nhӳng con người tài giỏi, kiên cường để mình vươn tới. Tôi cũng ao ước lớn lên sẽ học thật nhiều ngoại ngӳ để có thể dịch sách như bố mẹ tôi. Nhӳng buổi tối mất điện, cả nhà trải chiếu nằm ngoài sân thưӧng, ngӱa mặt ngắm vầng trăng vằng vặc trên trời, bố mẹ tôi kể về kӹ niệm thời thơ ấu. Mẹ tôi kể chuyện về ông ngoại tôi, một người rất uyên bác, giỏi cả chӳ Nho và tiếng Pháp (ông tôi là một trong các dịch giả của tập thơ Đường ở Việt Nam, tӯng có sách giới thiệu về tác phẩm và cuộc đời ông). Bác cả của tôi cũng học rất giỏi, đưӧc học bổng đi
https://thuviensach.vn
học ở Pháp rồi đưӧc giác ngộ cách mạng bên ấy, trở về Việt Nam theo đoàn quân về giải phóng thủ đô. Bố tôi kể chuyện ông nội tôi dù chỉ là một trung nông trong làng nhưng rất trọng việc học. Ông
luôn nhắc nhở bố tôi và bác tôi phải đi học để đưӧc hiểu biết, tiến xa hơn đời ông bà tôi, chỉ biết gắn với mảnh ruộng sau lũy tre làng. Chính vì thế bố tôi đã chăm chỉ học tập để luôn đạt loại ưu và đưӧc học bổng vào học ở trường Albert Sarraut, là ngôi trường chỉ dành cho người Pháp và con cái quan lại Việt Nam. Bố mẹ tôi đều đỗ vào đại học, việc khá hiếm hoi thời nhӳng năm 60 và trong suốt thời gian làm giáo viên, bất chấp đời sống khó khăn, bận bịu con cái, cả hai đều không ngӯng bồi bổ kiến thức của mình. Chính nhờ chuyên môn vӳng vàng và lối sống trung thӵc, nhân ái, bố mẹ tôi đưӧc rất nhiều đồng nghiệp, sinh viên yêu quý. Nhӳng dịp lễ tết, 20 tháng Mười một nhà tôi luôn đông nghịt học sinh cả cũ và mới đến thăm hỏi. Chúng tôi rất hãnh diện vì đưӧc nhiều anh chị học sinh quan tâm, nhiều người còn thân thiết như anh chị của chúng tôi. Vì thế, mặc dù phải sống xa ông bà, các cô dì chú bác nhưng chúng tôi không cảm thấy cô đơn. Mãi sau này khi đã làm giáo viên, tôi mới hiểu bố mẹ tôi đã cho chúng tôi một di sản quý báu thế nào qua cách sống của mình.
Tôi là chị lớn trong nhà, sau tôi là hai đứa em một trai một gái. Sống trong gia đình có truyền thống học tập, việc yêu thích sách vở, kiến thức đến với tôi một cách rất tӵ nhiên. Tӯ khi tôi bắt đầu đi học, bố tôi đã luôn dặn dò: “Con ơi, nhà mình không giàu cũng không có thế lӵc gì nên điều duy nhất bố mẹ cho con đưӧc là học vấn. Con phải cố mà học vì chỉ có học mới có thể giúp con mở mang tầm mắt, có đưӧc cuộc sống tốt sau này. Con là chị lớn, con phải làm gương cho các em con vì “đầu xuôi, đuôi lọt”, con mà học hành giỏi giang thì các em con mới tiến bộ đưӧc”. Nhӳng lời dặn dò ấy đã luôn là động lӵc giúp tôi cố gắng nhưng đồng thời cũng gây sức ép cho tôi, làm tuổi thơ tôi khá đơn điệu, chỉ loanh quanh giúp bố mẹ việc nhà, đi học và dạy các em học. Các em tôi cũng vì vậy mà thích đọc sách, chăm chỉ học tập tӯ nhỏ và cũng có kết quả học tập khá tốt.
Khác với đa phần trẻ em các gia đình khác, tôi rất yêu thích kiến thức, thích sách vở, học hỏi nên việc học tập với tôi khá dễ dàng.
https://thuviensach.vn
Nhưng cá tính tôi chỉ hӧp với việc học tӵ nhiên, không hӧp với nhӳng cách học ép buộc nên tôi không bao giờ quá xuất sắc. Sau này khi đi ra nước ngoài, tôi cũng cảm thấy hoàn toàn thoải mái vì họ không yêu cầu học nhồi nhét như Việt Nam. Thời gian học đại học ở nước ngoài đã mở mang tầm mắt cho tôi, giúp tôi hiểu không nên chỉ tập trung vào học kiến thức như nhà trường và bố mẹ tôi luôn hướng tới mà cần học cả nhӳng kӻ năng sống như biết ăn mặc, trang điểm, quản lý tiền bạc, biết giao tiếp, vui chơi… Chỉ khi con người có hiểu biết toàn diện thì cuộc sống mới có ý nghĩa và giúp đưӧc mọi người xung quanh. Sau này khi đi làm, chứng kiến sӵ trưởng thành của sinh viên và gặp lại bạn bè cũ, tôi mới nhận ra thành tích học tập có nhưng không phải là yếu tố quyết định đến hạnh phúc sau này của con trẻ. Một người thành công, trước hết phải là người hài lòng với cuộc sống của mình và đưӧc sống vӯa với sức mình. Nếu bị thúc ép, trẻ có thể đạt đưӧc một thành tích cao hơn trong ngắn hạn nhưng cả đời sẽ căng thẳng, không có hạnh phúc. Theo viện Công nghệ Carnegie, nhân cách và kӻ năng mềm chiếm tới 85% thành công của con người, kiến thức chuyên ngành chỉ chiếm 15%. Đáng tiếc là cả giáo dục trường học và giáo dục gia đình ở Việt Nam đều quá chú trọng vào 15% mà bỏ qua 85% cần thiết ấy.
Theo thời gian, ba chị em tôi đều lập gia đình, có con cái. Chúng tôi luôn ý thức dạy con tiếp tục truyền thống học tập của gia đình. Tuy nhiên tôi cũng rất quan tâm dạy con nhӳng kӻ năng cần thiết để con có thể sống tӵ lập và có đời sống phong phú. Dù các cháu đều học chuyên nên khá bận bịu nhưng tôi vẫn thu xếp cho các cháu học đàn, học nấu ăn, khiêu vũ… Hằng ngày các cháu phải tӵ dọn dẹp phòng mình, gấp cất quần áo cho cả nhà và giúp mẹ nấu ăn. Chính vì vậy, mặc dù hai vӧ chồng tôi thường xuyên phải đi công tác xa nhà lâu ngày nhưng các cháu đều có thể tӵ lo liệu. Việc chia sẻ nội trӧ làm mẹ con gần gũi, thông cảm với nhau hơn dù thời gian đầu các cháu không vui vì bạn bè không ai phải làm cả. Nhưng nhӳng kӻ năng này đã giúp các cháu rất nhiều khi đi học ở nước ngoài và khi lập gia đình.
https://thuviensach.vn