🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sống Đẳng Cấp
Ebooks
Nhóm Zalo
SỐNG ĐẲNG CẤP
Chỉ dẫn hôm nay cho cuộc sống sung túc trong tương lai
Tác giả: Linda McLean
Ebook miễn phí tại : www.Sachvui.Com
Lời đề tặng
Xin gửi tặng cuốn sách này cho gia đình tôi: Tình yêu và sự hỗ trợ từ gia đình đã giúp tôi tiếp tục vươn tới những tầm cao mới trong cuộc sống. Cảm ơn những người thân đã đồng hành cùng tôi trong chuyến hành trình kì diệu này!
Gửi tới Scot – người chồng yêu dấu của tôi: 32 năm qua, anh vẫn luôn ở bên em, luôn nâng đỡ em trên mỗi bước đường. Cuốn sách này sẽ không thể thành công được nếu không có anh ở bên – người chồng, người “bạn trai” thủy chung, người bạn chí cốt của em.
Gửi tới các con gái tôi – Brittany và Paige: Không ngôn từ nào có thể diễn tả hết niềm vui mà hai con mang đến cho cuộc sống của mẹ. Tình yêu của mẹ dành cho các con cao như bầu trời, rộng lớn và sâu, sâu như biển cả bao la!
Lời giới thiệu
CUỘC HÀNH TRÌNH BẮT ĐẦU…
Rất nhiều người nhìn vào cuộc sống của tôi bây giờ và cho rằng nó thật dễ dàng và phẳng lặng. Nhưng điều mà nhiều người không nhìn thấy là để gặt hái được những thành công đẳng cấp trong kinh doanh và trong hạnh phúc gia đình, tôi đã phải trải qua biết bao khó khăn và chông gai trên đường đời. Trong cuộc sống, những khó khăn phổ biến mà mọi người thường phải trải qua có thể là: dằn vặt sâu cay về những lỗi lầm trong quá khứ, cảm thấy bất tài vì bị gia đình và bạn bè coi thường, ám ảnh về bộ váy cưới – kỉ vật còn sót lại của một mối tình tan vỡ, thất bại trong nghề nghiệp, trắc trở trong đường tình duyên…
Tôi đã vượt qua tất cả những thử thách này và còn hơn thế nữa trong chuyến hành trình đến với cuộc sống đẳng cấp của mình. Một trong số những thách thức lớn nhất với tôi là đối mặt với tử thần. Đó là câu chuyện tôi sẽ chia sẻ với các bạn ngay bây giờ.
Mấy năm trước, tôi rất trẻ trung, năng động và gia đình tôi đang càng ngày càng ổn định. Không bao giờ tâm trí tôi có ý nghĩ không hay về vấn đề sức khỏe. Cũng như nhiều người khác, tôi luôn cho rằng mình khỏe mạnh và không có một căn bệnh nào có thể đến với mình cả, chỉ những “người khác” mới gặp phải những căn bệnh đó mà thôi.
Tất cả đến với tôi như cơn gió thoảng. Bỗng chốc, tôi đã trở thành một con người khác. Chúng tôi vừa chuyển từ Canada sang Hoa Kì và việc di chuyển khó khăn hơn tôi tưởng. Tôi phải chăm sóc hai đứa trẻ (một đứa lên lớp 4 và một đứa lên lớp 8), hoàn thiện việc xây và trang trí cho ngôi nhà mới, tạo lập một thương hiệu kinh doanh, hỗ trợ chồng trong cương vị mới, quản lý giấy tờ sổ sách, cùng với rất nhiều trách nhiệm khác. Trên tất cả là một nỗi nhớ da diết với bạn bè, đại gia đình và nhà thờ nơi tôi thường cầu nguyện. Khởi đầu mới với nhiều khó khăn khiến tôi trầm cảm. Nhưng tất nhiên, lúc đó, tôi không thể lường hết được những ảnh hưởng của nó mãi đến tận sau này.
Trong 60 ngày đầu đặt chân lên đất Hoa Kì, tôi quyết định đi kiểm tra sức khỏe lần đầu. Phim chụp X – quang ngực phát hiện ra một vài vấn đề nhỏ. Họ nói tôi phải làm sinh thiết. Tôi vẫn lạc quan và nghĩ rằng đó chỉ là một phần trong quy trình kiểm tra y tế của Hoa Kì và sẽ không có vấn đề gì lớn, cho đến ngày bác sỹ cho tôi biết, tôi có một khối u ác tính. Tôi ngồi lặng, bàng hoàng không tin vào chính mình. Tại sao chuyện này lại xảy ra với tôi?
Mẹ tôi mắc bệnh ung thư vú và đã phải phẫu thuật mổ vú ở tuổi 59. Bà qua đời 9 năm sau do căn bệnh tái phát, thọ 68 tuổi. Lúc đó Brittany (con gái
đầu lòng của chúng tôi) mới 26 tuần tuổi. Tôi thực sự tuyệt vọng. Sẽ là một nỗ lực vô cùng lớn nếu tôi gắng gượng đứng dậy và tiếp tục sống. Khi bác sĩ nói với tôi: “Linda, tôi rất tiếc phải nói với cô, khối u của cô là u ác, và chúng tôi sẽ sớm hẹn ngày phẫu thuật cho cô”. Tôi bị sốc hoàn toàn. Choán hết tâm trí tôi lúc này là những ý nghĩ về gia đình mình. Trong sự rối ren, hoảng loạn đó, tôi biết mình phải xử trí thế nào trước hung tin này. Tôi hiểu mình cần nghĩ lạc quan và phải có niềm tin vào cuộc sống. Tháng trước, chúng tôi vừa gặp vị mục sư, và ngay lập tức được nhà thờ đón nhận vào Hội nhà thờ. Họ hỗ trợ chúng tôi nhiều hơn cả những gì chúng tôi mong đợi. Nhưng ngay cả khi có sự hỗ trợ tích cực đó và bản thân tôi đang tập tư duy lạc quan, tôi vẫn chưa sẵn sàng đón nhận những gì tiếp theo sẽ xảy đến.
Một ngày nắng đẹp trời, các cô công chúa của tôi đang đến trường, Scot đang đi làm, còn tôi vừa gọi mấy cuộc điện thoại để giải quyết công việc kinh doanh. Bỗng một nỗi buồn tê tái ập đến, nỗi sợ hãi xâm chiếm cơ thể tôi như lớp màn đặc quánh, không lối thoát. Tôi cảm thấy như người mình mềm nhũn ra vì đau khổ.
Nỗi sợ hãi ấy vò xé trái tim tôi khi tôi hoang mang nghĩ đến việc mình sẽ không thể dõi theo những bước trưởng thành của hai cô công chúa nhỏ, không được dưỡng già cùng với Scot, chẳng còn cơ hội đi vòng quanh thế giới, ngắm những đứa cháu chơi đàn, dành thời gian cho bạn bè và người thân. Tất cả vụt qua trước mắt tôi đầy luyến tiếc. Tôi nhớ lại nỗi đau nhói trong tim mình khi bố mẹ tôi qua đời – một nỗi nhớ dai dẳng. Tôi nghĩ đến việc mọi người sẽ đau khổ thế nào khi tôi lìa xa Trái đất này.
Tôi khóc thút thít. Tôi không biết mình phải bấu víu vào đâu, không biết ai có thể giúp đỡ mình. Đơn độc và sợ hãi…
Chúng tôi là những thành viên mới trong khu dân cư này. Bởi vậy, tôi không muốn xuất hiện trước cửa nhà hàng xóm với khuôn mặt đẫm nước mắt. Nỗi sợ hãi và buồn thảm này giam hãm tôi 2 ngày liền. Tôi không chia sẻ nó với bất kì ai vì tôi không biết phải giải thích như thế nào và nỗi buồn cứ đẩy ngược vào trong. Tôi cảm thấy mình như đang ở trong tâm một cơn bão hỗn loạn và tôi phải bằng mọi cách vượt qua nó.
Sự mệt mỏi và kiệt sức bắt đầu nuốt lấy tôi. Tôi quỳ xuống và cầu khấn Chúa rằng: Nếu Chúa muốn đưa con đi, con đã sẵn sàng. Và tôi thấy mình tỉnh táo hơn.
Từ giây phút đó, có một điều vô cùng kì lạ xảy đến với tôi. Tôi cảm thấy yên ổn, thứ cảm giác không thể lý giải nổi. Tôi tin rằng mình đã đạt đến một ngưỡng khác của việc đối mặt với nỗi sợ hãi.
Tuy đã thanh thản hơn nhưng ám ảnh về sự tan vỡ vẫn lảng vảng trong
tâm trí tôi vì cuộc phẫu thuật chưa được tiến hành.
Trên tất cả, tôi luôn cố gắng nghĩ những điều lạc quan nhất có thể. Tôi trải qua mỗi ngày với niềm hi vọng về một cuộc sống mới ở Hoa Kì.
Khi mọi thứ vượt quá giới hạn, bóng tối lại đe dọa một lần nữa, tôi trở về với một trạng thái tâm lý lạ kì. Tôi có cảm giác mình được nâng bổng lên tầm cao mới, nơi mà nỗi sợ hãi không còn hiện hữu. Và thật thoải mái mỗi khi thả mình vào trạng thái ấy.
Cuộc phẫu thuật của tôi đã diễn ra vào tháng 12 năm 2000 và thành công mĩ mãn. Sau đó tôi được điều trị bằng xạ trị. Đã hơn mười năm kể từ ca phẫu thuật đó, tôi vẫn tin rằng với sự quyết tâm tiến lên cùng với niềm tin và hi vọng của mình, tôi đã đạt đến đẳng cấp mới của cuộc sống như bây giờ.
Khi viết những dòng này, tôi đang nhìn lại cuộc sống của mình. Tôi thấy người chồng của mình (cũng là người bạn chí cốt) suốt 32 năm qua, thấy hai cô công chúa đáng yêu đang cố gắng theo đuổi ước mơ của chúng, thấy những người bạn tuyệt vời và ngôi nhà ấm cúng. Qua việc du lịch đến nhiều miền đất mới, tôi tận hưởng và học hỏi được nhiều điều bổ ích và tôi yêu công việc của mình với những khách hàng đến từ khắp mọi miền. Mỗi năm, tôi lại tự thưởng cho nỗ lực của bản thân mình và lập ra nhiều mục tiêu mới để phấn đấu. Đời sống tâm linh lại càng trở nên có ý nghĩa quan trọng hơn đối với tôi khi tôi biết học cách dựa vào niềm tin làm bàn đạp cho chuyến hành trình của cuộc đời mình. Chúa giữ vị trí trung tâm trong quỹ đạo cuộc sống của tôi. Cuộc đời thật là tươi đẹp!
Những yếu tố tâm linh về niềm tin, phép màu nhiệm như một lời khẳng định của cá nhân tôi rằng Cuộc sống đẳng cấp là có thật. Hãy luôn nhớ, trong chuyến hành trình của mình, viễn cảnh “cuộc sống đẳng cấp” của bạn sẽ hoàn toàn khác với tôi. Bài học từ câu chuyện của tôi là, tôi đã có thể vận dụng nội lực của mình để tiến lên phía trước, từ một vị thế hoàn toàn yếu đuối và đơn độc để rẽ sang một ngã rẽ tươi sáng và diệu kì. Bạn cũng có thể làm như tôi!
Điều gì đang giam hãm bạn trong mê cung của sự sợ hãi, của âu lo hay nghi ngờ? Điều gì đang kìm hãm bạn khỏi sự giải thoát chính bản thân mình để có một cuộc sống đẳng cấp hơn? Có thể do những thất bại trong cuộc sống chăng? Có thể do những mục tiêu không khả thi, những ý nghĩ xấu xa đầy sự tiêu cực và lòng thù hằn? Hay có thể là tất cả những điều trên cộng dồn và đánh gục bạn?
Những nguyên nhân đó đè nặng lên tâm hồn bạn, làm bạn không có lối thoát. Đó cũng là rào chắn của chính bạn, ngăn cách bạn đến với những điều phi thường, những tiềm năng ẩn dưới đáy sâu tâm hồn bạn, chưa được khám phá.
Những trải nghiệm để đời đã đem lại cho tôi một thông điệp, truyền tải mạch lạc và rõ ràng rằng: Để đạt được cuộc sống đẳng cấp, hãy khám phá, tìm hiểu xem những gì đang làm chùn bước ta? Hãy can đảm để đối mặt với chúng và sửa chữa những sai lầm.
Rất có thể, bạn đọc cuốn sách này khi không hề gặp phải một vấn đề gì trong cuộc sống. Cũng có thể cuốn sách này đến với bạn vì bạn đã có một cuộc sống tuyệt vời và muốn nhiều hơn thế nữa!
Không cần biết mục tiêu của bạn khi đến với cuộc hành trình này là gì, nhưng tất cả đều bắt đầu bằng một câu hỏi: Mình đến đây bằng cách nào? Gần như không có ngoại lệ, chúng ta thường tự hỏi chính mình câu hỏi nan giải này vào một thời điểm nào đó của cuộc sống.
Câu hỏi ấy có thể lóe lên ở những khúc quanh trên đường đời mà chúng ta đã trải qua như kì thi tốt nghiệp, cưới hỏi, sinh, lão, bệnh, tử hay những thay đổi nghề nghiệp. Trải qua những giây phút ấy khiến chúng ta dường như phải lùi lại để suy ngẫm về đoạn đường mình đã qua và hướng đi mà mình lựa chọn.
Có thể bạn đang khao khát đạt tới một vài trong số những sự kiện đổi đời này, chẳng hạn như việc tốt nghiệp. Một vài sự kiện khác lại đến với chúng ta một cách bất ngờ, để lại cho ta một cảm giác tan vỡ và hụt hẫng, mất định hướng. Trong những thời điểm xảy ra biến động, chúng ta buộc phải tự đặt ra cho mình những câu hỏi lớn, phải tự nhìn lại mình và sáng suốt trong việc lựa chọn hướng đi cho chính bản thân mình. Điều này là tốt và cần thiết, nhưng còn ở những thời điểm “sóng yên biển lặng” thì sao?
Chẳng hạn như một lúc nào đó bạn đang tiến lên với tốc độ chóng mặt và cảm thấy không có vấn đề gì xảy ra cả, nhưng bạn vẫn lấn cấn rằng mình có thể làm được nhiều hơn thế? Làm thế nào để chúng ta tiến lên phía trước? Vào nhiều thời điểm, chúng ta thấy như bị vòng xoáy điên đảo của những cảm xúc trong cuộc sống khiến mình chùn chân lại, khiến chúng ta loạng choạng như đang đi trong bóng tối.
Cuốn sách này sẽ tập trung phân tích việc làm thế nào để bạn có một cuộc sống đẳng cấp hơn, những bài học giúp bạn phá vỡ mọi lực cản và tư duy một cách tự do, phóng khoáng cũng như cách đẩy bạn tiến lên phía trước. Cuốn sách sẽ đóng vai trò như một hoa tiêu dẫn đường cho bạn từ điểm xuất phát là bạn bây giờ đến một nơi bạn sẽ được hưởng tự do thực sự để khám phá những tiềm năng vô tận trong cuộc sống. Chào mừng bạn đến với chuyến hành trình mà tôi gọi là Cuộc sống đẳng cấp.
Cuộc sống đẳng cấp
Hãy tưởng tượng ra hình ảnh một người đàn ông mù đã bị giam cầm trong tầng hầm tối suốt cuộc đời và ông không biết gì về thế giới xung quanh. Ông mò mẫm trong bóng tối, hi vọng sẽ cảm nhận được thế giới nhỏ hẹp của mình.
Ở góc hầm, có một cầu thang mà ông đã va đụng rất nhiều lần. Lên khỏi cầu thang đó thì ánh sáng sẽ soi rọi vào căn hầm. Nhưng ông không biết cách trèo cầu thang, ông chỉ biết mỗi tầng hầm thôi.
Hãy tưởng tượng, người đàn ông đó không còn bị mù nữa, nhưng ông vẫn ở dưới tầng hầm. Ông vẫn ở trong bóng tối, ấn định phương hướng trong sự tăm tối bủa vây. Ông không biết cách “bật công tắc điện” trước mặt mình vì ông chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng và không có cách nào bật nó lên được.
Như vậy kể cả khi không bị mù, thì với người đàn ông đó, tầng hầm tuy tối tăm nhưng thân thuộc, tuy hạn chế về không gian nhưng thoải mái đối với ông. Đầu óc ông không bao giờ nghĩ đến việc sẽ chuyển đến một nơi mới vì đối với ông, tầng hầm là tất cả rồi.
Có bao nhiêu người trong số chúng ta cũng sống như người đàn ông trong bóng tối đó chỉ bởi vì chúng ta không biết về bất kì sự lựa chọn nào khác? Chúng ta không hề biết rằng ở trên cái nơi mà chúng ta yên vị có một thế giới với ánh sáng ngập tràn, một cuộc sống không giới hạn và nơi mà hiện thực tươi sáng hơn đang chờ đón chúng ta.
Cuộc sống đẳng cấp là hoa tiêu của bạn, là bản phác thảo chi tiết về “tầng hầm” nơi bạn đang yên vị và tấm bản đồ hữu hiệu đưa bạn tới một thực tại đẳng cấp hơn cả trí tưởng tượng của bạn.
Nó là cuộc hành trình nhằm thay đổi bản thân và chuyến hành trình này có thể giúp bạn thay đổi cách nhìn nhận về chính bản thân mình trong cuộc sống, về mục tiêu và cách thức để đạt được mục tiêu đó. Nó là những bậc cầu thang đang ở đó đợi chờ bạn, nhưng bạn không thể nhìn thấy nó nếu sống trong sự hỗn loạn và bị lớp màn của những bảo thủ, trì trệ che phủ.
Mỗi người chúng ta đều đáng được hưởng những cơ hội để tiến lên và trở thành một phiên bản tốt đẹp hơn của chính bản thân mình, luyện tập và rèn giũa chính bản thân mình để đạt tới đẳng cấp mới. Và thật thú vị là, kể cả chúng ta có trưởng thành hay tiến hóa thế nào thì vẫn có những đẳng cấp mới đang chờ đón. Kể cả khi có bao nhiêu ánh sáng đang tràn ngập quanh bạn, vẫn có một cây cầu thang chờ đón bạn để đón bạn đến với đẳng cấp sống cao hơn.
Mục tiêu của chuyến hành trình
Những tri thức mà bạn học được từ những trang sách này không phải chỉ để đọc lướt qua mà là để tiếp thu và suy ngẫm. Tôi “thách thức” xem bạn có dám nghĩ mình là ai và mình muốn gì không. Tôi sẽ khuyến khích bạn tạo lập những mục tiêu để mở rộng ý tưởng của mình nhiều nhất có thể và cho phép bạn thực sự hành động để hiện thực hóa kế hoạch của mình.
Tôi cũng khuyến khích bạn thành thật với bản thân mình và càng cụ thể càng tốt trong việc đối phó với những “cái gì” trong cuộc sống của mình. Bạn sẽ tìm hiểu về quá khứ và loại bỏ những ý tưởng, những niềm tin mù quáng và cả những vấn đề khúc mắc trên hành trình.
Đây không phải là một cuộc hành trình dễ dàng, nhưng chắc chắn sẽ là một hành trình đem lại cho bạn sự hài lòng và sung túc. Nó có thể sẽ đầy chông gai, nhưng, bạn biết đấy – thay đổi không phải lúc nào cũng mang về những trải nghiệm dễ chịu.
Đây là một trong những lý do mà đa phần mọi người không tận dụng được vô vàn những cơ hội trong cuộc sống. Họ lẩn mình sau bức tường cố hữu của những thứ gọi là “phải”, “nên”, “không thể”. Sự mù quáng chấp nhận những điều được cho là bất khả thi làm họ để lỡ một loạt những lựa chọn quanh mình. Sự mù quáng tồn tại trong con người ta giống như người đàn ông dưới tầng hầm, phổ biến với cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, phụ nữ có tỷ lệ “an phận” và chấp nhận thực tế, không cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề cao hơn nam giới.
Khi chúng ta đã hiểu được về tất cả những cơ hội đang chờ đón mình thì chúng ta sẽ biết cách làm thế nào để nắm bắt chúng. Chỉ có một cách duy nhất để tìm ra bí mật ẩn sau những cơ hội và để khai phá chúng, đó là NIỀM TIN! Nếu niềm tin đến một cách dễ dàng thì ai cũng đã có thể thành công trong cuộc sống. Có thể nó là lý do mà bao người chấp nhận an phận với “thực tại” của mình, không tìm kiếm được một viễn cảnh tươi sáng hơn. Dường như chúng ta luôn đạt đến cái ngưỡng của sự lú lẫn, trước khi tìm cách thoát ra khỏi thực tại và hành động. Đến bước đó, chúng ta sẽ có thể sẵn sàng làm những gì cần thiết thay vì những gì vẫn làm theo thói quen. Nó là bậc đầu tiên trong cây cầu thang mà tôi vừa nói đến ở trên.
Tôi không yêu cầu bạn phải thay đổi công việc, hoàn cảnh, hay đối tác để đạt được Cuộc sống đẳng cấp. Trong cuộc sống của bạn, những gì đang tốt đẹp sẽ không đổi thay kể cả khi bạn đạt đến đẳng cấp khác trong cuộc sống. Tất cả những gì tôi muốn bạn làm là nhìn nhận lại cuộc sống và khám phá con người thật sự của mình. Bạn sẽ có một “bạn” với vô vàn tiềm năng ẩn chứa đằng sau tâm hồn, một “bạn” từng có khát khao muốn đạt được thành
quả nhiều hơn.
Bạn sẽ là một “bạn” hay cười, yêu thương tràn ngập tâm hồn, được thể hiện bằng tình yêu và đam mê cuộc sống, một “bạn” được là chính mình. Công việc của tôi là cho bạn công cụ, chiếc chìa khóa để mở ra cánh cửa dẫn tới con người tuyệt diệu đó và chỉ cho bạn làm thế nào để có được một cuộc sống hạnh phúc và sung túc mà bạn đáng được hưởng. Hầu hết mọi lúc, thay đổi lớn nhất mà chúng ta phải trải qua là thay đổi về tư duy, không phải về nghịch cảnh, mặc dù đôi lúc chúng ta phải đối mặt với nghịch cảnh.
Cuộc sống đẳng cấp là một lời nhắc nhở rằng bạn có thể thay đổi. Cuộc hành trình này là cánh cửa mở ra vô vàn những cơ hội cho bạn. Khi bạn đang tận hưởng sức mạnh của mình cũng là lúc chúng tôi sẽ ăn mừng về sự tuyệt diệu, về tài năng, về trái tim đầy yêu thương và sự tự tin trong con người bạn – một “bạn” hoàn toàn mới.
Công cụ cho chuyến hành trình
Trong chuyến hành trình của bạn đến với cuộc sống đẳng cấp, có một số công cụ hữu ích thúc đẩy bạn nhanh tiến tới đích của mình. Đầu tiên, bạn sẽ phải liệt kê danh sách những người mà bạn biết ơn mỗi ngày. Để hỗ trợ cho việc này, bạn có thể mua cuốn vở ghi Cuộc sống đẳng cấp.
Trong cuốn vở ghi đó có những chỗ trống cần thiết để bạn điền danh sách những người mình biết ơn, thực hiện những hoạt động viết và xem lại thành quả của mình mỗi ngày.
Những hoạt động và chỉ dẫn mỗi ngày cũng như danh sách biết ơn được lưu lại trong vở ghi bằng cách điền vào chỗ trống. Cuốn vở ghi sẽ đóng vai trò như một hoa tiêu, kết nối từng ngày trong chuyến hành trình của bạn với những thông điệp liền mạch và rõ ràng như một cách để bạn có thể tập trung cao độ vào việc kiếm tìm Cuộc sống đẳng cấp.
Nếu bạn không muốn sắm cho mình cuốn vở ghi, thì đến mỗi phần của sách, hãy chuẩn bị cho mình một quyển vở để ghi lại và thực hiện những hoạt động trong đó. Cuối cùng, nếu bạn cảm thấy mình cần hỗ trợ thêm trên hành trình, hãy nói với tôi. Có những khóa hội thảo Sống đẳng cấp qua mạng, những cuộc tọa đàm, hay bạn cũng có thể gọi điện đến cho chúng tôi, chúng tôi sẵn sàng đến với bạn và tập huấn cho bạn trong quá trình bạn thay đổi và rèn luyện. Hãy ghé thăm website của chúng tôi (www.NextLevelLivingBook.com) để biết thêm thông tin chi tiết. Tôi sẽ hỗ trợ bạn trong chuyến hành trình và sẽ cảm thấy cực kì hạnh phúc nếu bạn thành công.
Châu báu cho chuyến hành trình
Như những hạt ngọc ẩn sâu trong những cuộc kiếm tìm báu vật, châu báu của chuyến hành trình Cuộc sống đẳng cấp có thể tìm thấy xuyên suốt cuốn sách ngay cả khi bạn ít để ý đến chúng nhất. Châu báu mà bạn tìm thấy trong sách là những phân tích, những lời kêu gọi hành động được viết ra nhằm thúc đẩy bạn đến với chân, thiện, mỹ.
Phác thảo tiến trình của cuộc hành trình Cuộc sống đẳng cấp
Thông điệp tổng quát mỗi ngày và cũng là những bài học hữu ích bao gồm một chuỗi những hoạt động định hướng bạn tới cung đường đi đúng đắn để giúp bạn tới đẳng cấp mới. Mục tiêu của chúng tôi là giúp bạn cân bằng tri thức cũng như khai mở những tìm tòi cá nhân, cùng với sự tham gia nhiệt tình và năng động của bạn. Dù sao chăng nữa, nếu chỉ nắm lý thuyết về chuyến hành trình và mơ mộng về nó thì cũng chẳng giúp bạn tiến lên được bao nhiêu.
Vì vậy, mỗi ngày bạn sẽ tiến thêm một bước bằng việc…
Viết một danh sách những người mà bạn biết ơn
Đọc và nghiền ngẫm những bài học Cuộc sống đẳng cấp của mình Hoàn thành các bài tập hành động sau mỗi bài học
Kết thúc mỗi ngày bằng việc tự nhìn lại mình.
Bạn chỉ cần dành ra 7 phút vào buổi sáng và chỉ cần 15 phút trong thời gian còn lại mỗi ngày cho việc đọc, cho những hoạt động và tổng hợp lại. Nếu bạn biết dành ra 22 phút mỗi ngày, trong 32 ngày liền, bạn có tin bạn sẽ làm thay đổi chính cuộc đời mình hay không?
Rất nhiều người tôi gặp đã tự đánh giá quá thấp chính mình. Nếu bạn cảm thấy không thể dành ra 22 phút trong 24 giờ mỗi ngày, bạn có thể sẽ là một trong số đó. Tôi luôn khuyến khích bạn thử làm như thế trong 15 ngày đầu tiên, làm hết sức có thể và xem điều gì sẽ xảy ra. Trong khoảng thời gian 15 ngày đó, bạn có thể xem xét chuyến hành trình có phù hợp với mình không. Không bao giờ được đánh giá thấp những gì mà bạn có thể làm được trong vòng 32 ngày!
Tham gia vào những đổi thay
Tôi thật sự ngưỡng mộ những vận động viên thành công, nhất là khi tôi học được từ việc họ phải khổ luyện như thế nào để đạt được những thành tích đáng nể như vậy. Điều đó thể hiện đẳng cấp trong sự nghiệp của họ. Tôi nhìn họ với ánh mắt trầm trồ ngưỡng mộ về chuyến hành trình mà họ đã trải qua để đạt tới đỉnh cao trong sự nghiệp của mình.
Nhiều lần, khi xem thi đấu thể thao, bạn đã từng nghe người ta thốt lên những lời trầm trồ thán phục như “anh ấy có tài năng thiên bẩm” hoặc “cô ấy thật là may mắn”? Những vận động viên đỉnh cao có cách chơi thể thao nhẹ như lông hồng. Cách thể hiện nhẹ nhàng, chơi mà như không chơi ấy dễ làm cho người xem quên đi bao năm tháng khổ luyện không mệt mỏi và những đầu tư cho việc trau chuốt kĩ năng của mỗi vận động viên.
Một tờ báo quốc gia đã kể câu chuyện về một nhà vô địch golf cực kì thành công – người đã đầu tư trung bình 12 giờ mỗi ngày vào việc rèn luyện kĩ năng của mình. Có một câu chuyện khác kể về một vận động viên golf trẻ dành ra 11 giờ mỗi ngày tập luyện ở sân tập CHỈ để luyện những cú đánh ngắn. Và chỉ đến khi thành thạo những cú đánh ngắn, cô ấy mới chuyển sang tập luyện những kĩ năng khác.
Viết ra những mục tiêu, tập luyện đánh giá chính bản thân và tận dụng cả quá trình phân tích, tư duy, viết lách và chỉnh sửa, là những phần quan trọng trong chuyến hành trình Cuộc sống đẳng cấp. Nó giống như việc tập luyện của những vận động viên, mặc dù, bạn không cần thiết phải dành 12 giờ rèn giũa khả năng của mình, trong chuyến hành trình của mình, bạn chỉ cần dành ra 22 phút mỗi ngày thôi.
Cuộc đời bạn như một ván bài và bạn phải quyết định chơi nó như thế nào. Bạn phải mong muốn được thay đổi và tham gia một cách năng động vào việc tạo ra những thay đổi mà bạn mong muốn.
Tất cả những gì bạn phải làm là bước từng bước nhỏ mỗi ngày. Bạn PHẢI tạo ra cuộc đời mà bạn mơ ước. Tôi không muốn bạn mơ ước một cuộc sống tươi đẹp hơn, tôi muốn bạn sống chính cuộc sống mà bạn xứng đáng được hưởng.
Gửi đến thành công của bạn – mỗi ngày một thành công!
1. THẤU HIỂU BỘ NÃO KÌ DIỆU CỦA BẠN Ngày thứ 1: Quyết định làm một điều gì đó “Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn”
Biết ơn là một cách hiệu quả để bắt đầu ngày mới. Khi bạn cố gắng rèn giũa “thái độ biết ơn của mình”, việc này sẽ không chỉ ảnh hưởng tích cực đến cả ngày làm việc của bạn mà còn ảnh hưởng tới cả định hướng sống của bạn nữa. Nó sẽ cho phép bạn bắt đầu ngày mới với một cái nhìn tích cực và từ đó đem đến cho bạn những kết quả tích cực. Tôi khuyến khích bạn khi rong ruổi trong chuyến hành trình Cuộc sống đẳng cấp của mình, bạn hãy bắt đầu mỗi ngày bằng một danh sách biết ơn. Điều đó sẽ không mất nhiều thời gian của bạn đâu và nó sẽ giúp bạn nắm bắt được 10 điều mà mình hàm ơn nhất trong ngày hôm đó.
Nếu bạn muốn nhiều hơn nữa – hạnh phúc hơn, sức khỏe tốt hơn, một cuộc sống sung túc hơn, nhiều tình thương hơn, bất kể điều gì – hãy dành ra chỉ vài phút một ngày để tạo ra nó. Dành thời gian cho bản danh sách những điều bạn hàm ơn và xác định rõ hướng mình theo đuổi mỗi ngày.
Khi bạn đang điền vào bản danh sách hàm ơn mỗi ngày, hãy nhanh chóng đưa ra 10 điều bạn cảm thấy cần biết ơn nhất. Đừng suy nghĩ nhiều về nó, hãy viết ra tất cả những gì xuất hiện trong đầu mình. Những điều trong đó có thể đơn giản, chẳng hạn như cốc cà phê ngon mà bạn đang cầm trong tay, một thành viên trong gia đình hay một công việc mới.
Suy nghĩ về những ý tưởng tích cực sẽ tạo ra những kết quả tích cực. Bạn sẽ tự nhận ra điều này trong chuyến hành trình của mình.
Nếu bạn bắt đầu có những suy nghĩ tiêu cực, hãy nhìn lại bản danh sách hàm ơn của mình, suy ngẫm về nó trong vòng vài phút, hít một hơi thật sâu và hướng về phía trước với niềm tin và hi vọng trong tim. Bạn đang tiến về phía trước, cuộc sống thật tuyệt diệu và mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó.
Bắt đầu ngày mới với lòng biết ơn là bước đi mạnh mẽ trong chuyến hành trình của bạn. Bây giờ hãy bắt đầu với danh sách biết ơn đầu tiên của mình. Chẳng hạn…
Hôm nay tôi biết ơn vì…
1. Quyết định của tôi đã thay đổi được nhiều điều trong cuộc sống 2. Chồng tôi luôn hỗ trợ tôi và tôi có những đứa con tuyệt vời 3. Cốc cà phê ngon lành tôi đang cầm trên tay
Bây giờ hãy viết bản danh sách biết ơn vào cuốn vở ghi của bạn.
Bài học sống đẳng cấp
QUYẾT ĐỊNH LÀM ĐIỀU GÌ ĐÓ
Có rất nhiều người nghi ngờ việc chúng ta có thể thay đổi chỉ bởi vì chúng ta quyết định làm như vậy. Nhưng chẳng phải tất cả mọi thứ đều bắt đầu bằng những quyết định sao? Kể cả có những việc ngoài tầm kiểm soát của bạn thì bạn vẫn phải đưa ra quyết định về việc làm thế nào để đối mặt với nó. Nếu đã biết mình phải thay đổi, bước đầu tiên là bạn phải quyết định bắt đầu. Bạn có thể bắt đầu bằng những việc đơn giản trước hay thậm chí bằng những thứ mang tính vĩ mô với cuộc sống của bạn. Việc đó dù lớn hay nhỏ, tất cả đều phải bắt đầu bằng quyết định. Để thay đổi, bạn phải đưa ra quyết định.
Trong cuộc đời mình nhiều lúc tôi phải trải qua những phút ngỡ ngàng khi nhận ra một điều gì mình rất muốn hoặc rất cần thay đổi. Nhưng tôi đã để giây phút đó trôi qua và cuộc sống lại tiếp diễn. Ở thời điểm đó, điều này có vẻ như là không mấy quan trọng. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn phải nhận ra rằng chọn việc không quyết định cũng là một quyết định rồi. Và rồi vấn đề cũng quay lại, tuy ngang tai trái mắt nhưng chúng ta lại phải lao vào giải quyết nó. Có thể bạn đã chìm vào vòng luẩn quẩn này rồi: nghĩ về thay đổi, muốn thay đổi, nhưng rốt cuộc lại không thể đổi thay. Và lúc này là cơ hội để bạn thực sự thay đổi theo cách mình muốn. Đây là chiếc đòn bẩy đến với cuộc sống đẳng cấp của bạn.
Hãy dành thời gian để suy nghĩ về chính mình. Bạn coi mình là một người có lối sống tích cực hay tiêu cực? Bạn có tin vào khả năng đưa ra quyết định của mình không? Tất cả mọi thứ đều bắt đầu với tư duy. Có một năng lực mạnh mẽ ẩn chứa đằng sau chúng. Năng lực này sẽ giúp bạn tiếp thu và đón nhận những gì học được trong các bài học của cuốn sách này. Cuộc sống đẳng cấp sẽ không chỉ dạy bạn cách tận dụng được hết năng lực của tư duy mà còn kêu gọi bạn hành động trong việc áp dụng những thông tin trong cuốn sách này vào thực tiễn – tất cả sẽ giúp bạn đi nhanh hơn đến với đẳng cấp mới trong cuộc sống.
Hànhđộng
Dựatrênnhữnggìbạnđãđọc,Cuộcsốngđẳngcấpcóýnghĩagìđốivới bạn?
Phản chiếu mỗi ngày
Một người có thể sẽ nghĩ việc chạy thật nhanh đến trường con gái để đưa cho con đôi giầy búp bê là rất bình thường, nhưng đối với đứa bé thì điều này quả là một việc lớn lao. Sở dĩ việc đến trường đưa cho con gái đôi giày búp bê đối với người mẹ là bình thường vì người mẹ thấy rõ mục đích của mình, cảm thấy như mình đã đạt được một điều gì đó trong mọi việc và dẻo dai, bền bỉ giúp đỡ con gái mình. Vậy nên, đừng để một người nào đó đánh giá một việc bạn làm là tầm thường hay là phi thường. Nó là của bạn, bạn có quyền quyết định.
Trước khi đi ngủ, hãy đọc lại danh sách hàm ơn của bạn và phản chiếu lại những gì mình đã đạt được trong ngày. Nhiều lần chúng ta không coi trọng những thành tựu của mình vì ta nghĩ nó tầm thường. Nhưng tầm thường với ai? Vì vậy hãy tìm những điều tốt đẹp trong những gì bạn làm được ngày hôm nay, chớp lấy chúng và tiến lên phía trước. Ngày mai là một ngày mới, cùng với nhiều cơ hội mới.
Bây giờ hãy tưởng tượng hình ảnh một ngày tuyệt vời của chính bạn vào hôm sau. Cách tốt nhất để nuôi dưỡng trạng thái vô thức là bạn hãy suy nghĩ trước khi đi ngủ và vào thời điểm bắt đầu ngày mới. Bởi vì khi bạn chìm vào giấc ngủ với những suy nghĩ êm đềm, tốt đẹp, bạn sẽ ngủ ngon giấc hơn và sẽ tận hưởng trạng thái vô thức của mình tốt hơn. Việc này sẽ làm thay đổi những hành động bạn làm trong ngày hôm sau theo hướng đúng đắn nhất.
Châu báu cho chuyến hành trình
BẠN LÀM NHỮNG GÌ CẦN PHẢI LÀM
Hãy nhớ thường xuyên nhắc đi nhắc lại câu này: “Tôi có tất cả những gì cần thiết”. Hãy viết ra và treo lên cánh cửa tủ lạnh, lên tường hoặc gõ nó trên máy tính. Hãy nhìn vào nó mỗi ngày với thái độ cầu thị và cảm xúc tuyệt vời. Tự thuyết phục bản thân mình rằng bạn có thể và sẽ làm tất cả những gì cần thết để đạt được mục đích và sống cuộc sống mà mình mong đợi. Hãy kiên nhẫn! Đổi thay không diễn ra ngày một ngày hai. Việc này sẽ tốn thời gian, nhưng đó không phải là cách bạn biện hộ để lẩn tránh con đường đến với ước mơ của mình.
Hãy dành thời gian để nhìn lại mình ở thời điểm hiện tại, và bạn ước muốn mình sẽ trở thành người như thế nào. Một ngày nào đó, bạn nhìn lại và sẽ cảm thấy rất tự hào về những quyết định đúng đắn mà bạn đang thực hiện hôm nay và cả những đổi thay mà bạn đang lựa chọn. Đừng sợ thay đổi. Chúng ta thường cảm thấy e sợ với những gì mà kết quả và giải pháp vẫn còn là ẩn số. Nhưng đừng lo lắng. Hãy tin rằng bạn có khả năng giải quyết mọi vấn đề nảy sinh và không nên tự tưởng tượng ra những mối lo toan. Bạn không thể để rủi ro thất bại làm chùn bước trên con đường danh vọng phía trước!
Ngày thứ 2: Học về lòng biết ơn
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn vở ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp, bạn hãy viết… 10 điều mà tôi cảm thấy biết ơn…
Hôm nay, chúng ta bắt đầu ngày thứ 2 của cuộc hành trình Sống đẳng cấp, và chúng ta sẽ tiếp tục tập trung vào lòng biết ơn, sự kết nối giữa tư duy và hành động, cũng như những kết quả bạn sẽ nhận được từ đó. Khi học bài ngày hôm nay, hãy tự hỏi mình những câu hỏi sau: Bạn có nghĩ cuộc sống là một chuỗi những sự kiện ngẫu nhiên và chúng ta gần như không có quyền kiểm soát chúng? Hay bạn tin rằng với tri thức đúng đắn và công cụ mới mẻ, bạn có thể học để có được tầm ảnh hưởng lên những việc “xảy ra với bạn”?
Bài học sống đẳng cấp
HỌC VỀ LÒNG BIẾT ƠN
Có rất nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của sự biết ơn đã được thực hiện. Tiến sĩ Robert Emmons (đại học ngành tâm lý học và là giáo sư California) chỉ ra rằng lòng biết ơn ảnh hưởng sâu sắc, vĩnh viễn đến hạnh phúc và những suy nghĩ, hành động tích cực của bạn.
Nghiên cứu của ông đã kết luận: “Những người tham gia vào một chương trình rèn luyện lòng biết ơn cảm thấy vui vẻ, tràn đầy nhiệt huyết, thích thú, tập trung, tràn trề năng lực, phấn khởi, cương quyết và mạnh mẽ hơn”. Những người đó cũng sẵn sàng giúp người khác có vấn đề về tâm lý.
Những người tham gia vào chương trình này cảm thấy ngủ ngon giấc hơn, suy nghĩ tích cực hơn và yêu cuộc sống hơn. Họ hạnh phúc hơn 25% so với trước khi trải qua thử nghiệm này.
Đề tài nghiên cứu của nhà tâm lý học Glen Affleck cũng rút ra kết luận: Những bệnh nhân tim “cảm thấy yêu cuộc sống hơn” khi họ biết rằng tình trạng đau tim sẽ không thường xuyên xảy ra nữa
Những nghiên cứu này cùng nhiều nghiên cứu khác đều nêu rõ: Có một “thái độ biết ơn” sẽ tạo ra những cải thiện thể chất đáng kể đối với cuộc sống của một con người. Cảm nhận của chúng ta về cuộc sống là rất quan trọng. Trở thành người biết ơn, kể cả với những thứ nhỏ nhất, sẽ giúp giảm stress, ngăn chặn bệnh tật, giúp kéo dài tuổi thọ và giúp chúng ta tận hưởng được nhiều hơn. Bày tỏ lòng biết ơn cũng làm cho những người sống xung quanh ta cảm thấy vui và hạnh phúc.
Một trong những cách loại bỏ những phản ứng và suy nghĩ tiêu cực là tập trung vào những thứ mà bạn biết ơn. Lòng biết ơn là một trong những cảm xúc tích cực nhất chúng ta có thể trải qua.
Nếu bạn dành một vài phút mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, để tập trung vào những thứ mà bạn biết ơn, nó sẽ giúp ngăn chặn những cảm xúc tiêu cực mà bạn phải chống chọi trong ngày. Đây là cách hữu dụng nhất để bạn nhận ra được mức độ tiêu cực trong cuộc sống của mình.
Lòng tự trọng giúp bạn cảm thấy tràn trề hi vọng và cho phép bạn tiến lên phía trước thay vì bị chững lại bởi những cảm xúc và tư duy tiêu cực. Lòng tự trọng tạo ra tư duy tích cực và những suy nghĩ tích cực tạo ra những hành động tích cực, dẫn đến kết quả tích cực. Kết quả là: Suy nghĩ tích cực → Hành động tích cực → Kết quả tích cực.
Hành động
Biểu thị lòng biết ơn tạo ra những hiệu quả rõ rệt. Như đã nói trong ngày hôm qua, bắt đầu mỗi ngày bằng lòng biết ơn có thể sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời bạn. Bạn hãy sử dụng bài tập này mỗi ngày cho đến khi đọc hết cuốn sách và ghi nó vào cuốn vở ghi của bạn. Điều này có thể khiến bạn ngạc nhiên! Ghi danh sách mình cần biết ơn vào một thứ gì đó mà bạn có thể mang theo và mở ra xem lại trong cả ngày. Hãy xem việc tập trung vào những gì mà bạn biết ơn có thể sẽ tạo ra những khác biệt như thế nào.
Phản chiếu mỗi ngày
Ngày hôm nay, trước khi đi ngủ hãy xem lại danh sách biết ơn của bạn và nhìn lại những gì mà bạn đạt được trong ngày. Dành vài phút để sống trong tâm trạng tự hào về khoảng thời gian bạn đã đầu tư vào chuyến hành trình của mình để đạt được đẳng cấp sống cao hơn. Hãy tìm những điểm tốt trong những gì bạn đã làm ngày hôm nay. Tập trung kĩ lưỡng vào sự kết nối giữa tư duy, hành động và kết quả. Trong ngày đầu, những điều này có thể chưa cụ thể, rõ ràng, nhưng hãy hiểu và tin tưởng, chúng sẽ xuất hiện rõ ràng trong một thời điểm nào đó của chuyến hành trình.
Bây giờ, hãy xem lại những gì mình đã đạt được và tiếp tục tiến lên phía trước. Ngày mai là một ngày mới, tràn đầy những cơ hội mới. Khi bạn nhắm mắt, tôi muốn bạn mường tượng ra hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời.
Ngày thứ 3: Học cách để học
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn vở ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp của bạn, hãy ghi… 10 điều tôi biết ơn ngày hôm nay…
Những điều bạn biết ơn ngày hôm nay đã ở sẵn trong đầu bạn chưa? Hãy bỏ qua một tình huống đặc biệt nào đó hoặc một giấc mơ thú vị mà bạn đã mơ được đêm qua, có lẽ chúng không đáng để được đưa vào bản danh sách đâu. Vì kể cả khi bạn ngủ thì não bộ của bạn vẫn hoạt động. Mục tiêu của tôi, trong những ngày tiếp theo của cuộc hành trình là cung cấp cho bạn một cái nhìn trực quan về các hoạt động tâm trí của bạn để giúp bạn tiến xa hơn trong quá trình tư duy của mình.
Bài học sống đẳng cấp
CÁCH CHÚNG TA HỌC
Trong thời đại bùng nổ thông tin đại chúng hiện nay, thông tin chúng ta tiếp thu được hệt như một miếng bọt biển. Tuy nhiên, chúng ta có cách để có được trí tuệ và lòng tin, cũng như hiểu hơn về cuộc sống quanh mình. Một trong những cách dễ dàng nhất để làm được điều đó là hiểu cơ chế làm việc của tư duy dựa trên hình vẽ đơn giản sau (Nhìn hình vẽ trang bên).
Khái niệm này tôi được biết đến qua một người thầy mà tôi vô cùng kính trọng – Bob Proctor. Bob phát hiện ra nó trong một nghiên cứu của Tiến Sĩ Thurman Fleet (người tìm ra thuyết Điều trị khái niệm). Vào những năm 1930, Fleet là một chuyên gia về bệnh xương khớp. Ông cảm thấy để chữa được cả bệnh thể chất và tinh thần cho người bệnh, phải cho họ biết trí não họ đang hoạt động như thế nào. Tiến sĩ Fleet tin rằng bệnh nhân của ông tư duy bằng hình ảnh. Và họ sẽ không thể khỏi bệnh được nếu không có được hình ảnh rõ ràng về một “mình” khỏe mạnh và hạnh phúc.
Hầu hết mọi người đều tập trung và ý thức về thể chất của mình. Nhưng trên thực tế, những gì chúng ta trải nghiệm trên cơ thể mình đều được thể hiện trong bộ não vô thức của chúng ta. Đó là lý do vì sao cơ thể mỗi người trong sơ đồ này lại nhỏ hơn tâm trí của họ.
Người que trong sơ đồ của tiến sĩ Fleet chứng minh rõ ràng hơn luận điểm: Tâm trí được chia thành 2 phần – tâm trí vô thức và tâm trí có ý thức. Tâm trí có ý thức giúp chúng ta lượm lặt thông tin. Loại tâm trí này dùng để tư duy và là cơ chế để chúng ta chấp nhận hoặc từ chối một ý tưởng nào đó. Thông thường chúng ta chỉ sử dụng một phần rất nhỏ của tâm trí có ý thức của mình.
Tâm trí vô thức của bạn kiểm soát cảm xúc và điều khiển những giác quan của cơ thể như khứu giác, vị giác, thính giác. Những giác quan này được gắn liền với trí não của mỗi người và chúng là những thứ mà chúng ta không
phảinghĩđến.Tâmtrívôthứccũnglànơimànhữnghànhvivàniềmtin đượchìnhthành.
Tâm trí vô thức của chúng ta không có khả năng từ chối một ý tưởng nào đó, nó chấp nhận tất cả những gì được đề đạt. Tâm trí vô thức cũng là nơi chứa đựng những hồi ức (cả tốt lẫn xấu). Đó là lý do mà khi được giao bài tập “Nghĩ về một chú chó”, hình ảnh về một chú chó sẽ xuất hiện trong hồi ức của bạn. Nó có thể hiện ra như một người bạn đáng yêu dễ thương hoặc như một chú chó dữ tợn của nhà hàng xóm. Dù là gì đi nữa, thì tâm trí vô thức của bạn sẽ gợi lại những hình ảnh hằn sâu trong trí óc bạn nhất và từ hình ảnh đó cũng như từ những trải nghiệm cá nhân, cảm xúc sẽ được châm ngòi. Từ sự châm ngòi cảm xúc này, sử dụng những ví dụ mà chúng ta đã dùng, bạn sẽ có thể cảm thấy ấm áp, dễ chịu hoặc sợ hãi khi nghe thấy từ “chó” dựa vào hình ảnh mà tâm trí bạn có được. Có một chuỗi những hành động chắc chắn sẽ xảy ra. Tư duy tạo nên hình ảnh trong tâm trí bạn. Những hình ảnh này sẽ châm ngòi cho cảm xúc của bạn và những cảm xúc này lại châm ngòi cho hành vi và hoạt động. Hành vi và hoạt động của bạn sẽ ở trên cung đường dẫn bạn đến với những kết quả tốt đẹp trong cuộc sống.
Tâm trí vô thức của chúng ta là tổng hợp tất cả những trải nghiệm trong quá khứ − những gì chúng ta cảm nhận được cả trong tư duy và hành động. Tâm trí vô thức luôn luôn hoạt động, nó là động cơ của não bộ chúng ta. Sự vô thức này luôn luôn giúp chúng ta biết và làm việc theo bản năng.
Hãy nghĩ về việc đi bộ hoặc đi xe đạp. Chúng ta đều học được những kĩ năng này từ khi còn là một đứa trẻ và không phải nghĩ về cách học chúng. Tâm trí vô thức của bạn chứa những chỉ dẫn và có thể tìm lại những chỉ dẫn đó, kể cả khi đã 10 năm rồi bạn không đi xe đạp một lần nào nữa. Bạn có thể loạng choạng lúc đầu nhưng sau một lúc bình tâm, bạn lại có thể lấy lại thăng bằng và vi vu trên những cung đường cùng chiếc xe đạp thân yêu.
Lý do bộ não chúng ta chứa thông tin là để hồi tưởng lại những phản xạ mà chúng ta trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày.
Nếu chúng ta cùng một lúc vừa phải trả lời email, quyết định mình sẽ dùng bữa trưa ở đâu và vừa phải nghĩ về cách đi lại và tính toán thời gian có mặt thì chúng ta sẽ không bao giờ có thể thực hiện được. Nhưng tâm trí đã hình thành một chuỗi hành vi sẽ tự động xuất hiện trong những trường hợp nhất định. Đó là lý do chúng ta có thể thực hiện một số hoạt động liên tục trong cùng một lúc thậm chí còn không cần để ý gì đến chúng.
Hành động
Những kết quả tích cực và tiêu cực trong cuộc sống của chúng ta có gốc rễ từ quá trình tư duy.
Cần biết rằng chúng ta đang nhận được những kết quả nhất định trong cuộc sống. Những kết quả đó có thể tiêu cực hoặc tích cực. Và hãy nhìn lại cuộc sống của bạn. Những kết quả nào mà bạn thấy mình rất THÍCH? Những kết quả nào mà bạn thấy mình KHÔNG THÍCH? Viết lại một số điều bạn lập tức nghĩ ra khi đặt câu hỏi này. Sau một thời gian suy nghĩ và nhìn lại mình, hãy viết tiếp những điều còn thiếu.
Phản chiếu mỗi ngày
Tôi hy vọng bạn sẽ tâm đắc với phần phân tích về tâm trí ở trên. Hãy khắc cốt ghi tâm kết luận sau: Sự kết nối giữa tư duy, hình ảnh và cảm xúc là tối quan trọng đối với việc thấu hiểu tâm trí bạn để đưa ra những đổi thay mình hằng mong muốn.
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy kiểm lại danh sách biết ơn và nhìn lại những thành tựu mình đạt được trong ngày. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi bạn chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời.
Ngày thứ 4: Khám phá “thực tại”
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn vở ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp của bạn, hãy ghi… 10 điều tôi biết ơn ngày hôm nay…
Định nghĩa của bạn về thực tại là gì? Khi tiếp tục tìm hiểu về bộ não tuyệt diệu của bạn ngày hôm nay, tôi muốn bạn nghĩ về câu hỏi này và tin rằng không có đáp án nào là sai cả.
Bài học sống đẳng cấp
THỰC TẠI
Tư duy tạo ra hình ảnh trong tâm trí bạn. Những hình ảnh này châm ngòi cho cảm xúc và những cảm xúc lại là bệ phóng cho hành vi và hành động. Hành vi và hành động của bạn soi đường dẫn lối bạn đến với những kết quả và những kết quả đó lại tạo thêm suy nghĩ và cảm xúc mới. Đó là một vòng quay không bao giờ có điểm dừng. Tuy vậy, bạn có thể lựa chọn xem vòng quay đó có tiếp tục không hay dừng lại và bạn sẽ làm thay đổi nó.
Suy nghĩ tạo ra → hình ảnh châm ngòi → cảm xúc khai hỏa → hành động đưa đến → KẾT QUẢ.
Nhiều trường hợp, não bộ sẽ phát huy tác dụng rất hiệu quả trong việc kiềm chế bạn khỏi nổi khùng (dù chức năng này cũng dễ dàng bị chồng hoặc con cái bạn làm gián đoạn). Nó nhắc bạn nhớ về “thực tại” để kiểm soát hành động của mình. Chẳng hạn, bạn nhận ra rằng “thực tại” chỉ cho bạn biết rằng bạn không biết bay và một cú rơi tốc độ cao xuống mặt đất không hề đem lại cảm giác dễ chịu chút nào. Não bộ của bạn dùng những kiến thức này để ngăn cản bạn nhảy xuống từ một tòa nhà cao bởi vì điều đó không thể thực hiện được. Kiến thức thực tại giúp bạn kiểm soát hành vi của mình.
Hầu hết mọi lúc, hiểu về thực tại là một điều rất tốt. Nó giúp chúng ta được an toàn. Đó là lý do bạn dạy con bạn phải nhìn cả hai chiều trước khi qua đường. Bạn biết một chiếc ô tô có thể làm con bạn bị thương hoặc thậm chí giết chúng và chúng có thể không biết điều đó. Vậy bạn cần cung cấp cho chúng kiến thức để giúp chúng an toàn và chúng tin bạn kể cả trước khi biết tại sao kiến thức đó lại quan trọng.
Nhưng nếu cái “thực tại” điều khiển hành động của bạn thực ra lại không phải là “thực tại”? Nhỡ ra, nó chỉ là quan điểm của bạn về “thực tại” thì sao? Liệu nó có điều khiển được hành động của bạn không?
Có chứ! Trong trường hợp này, bộ não của bạn trở thành kẻ thù không đội trời chung với bạn, bởi vì nó lừa phỉnh bạn về một “thực tại” sai lầm và làm giảm tiềm năng mà bạn có. “Thực tại” của một thời cho biết là bạn không bao giờ có thể lên Mặt trăng và núi Everest là một chướng ngại vật bất khả thi và cũng có một thời, người ta nghĩ rằng Trái đất chỉ là một bề mặt phẳng.
Ngày nay, có một số người nghĩ rằng “thực tại” là căn bệnh ung thư sẽ không bao giờ được chữa khỏi và những người bị liệt sẽ không bao giờ đi lại được. Sở dĩ có những suy nghĩ đó vì bộ não lừa phỉnh chúng ta rằng “thực tại” là những nấc thang sẽ không bao giờ có thể vươn tới được.
Hãy dành vài phút để nghĩ về những “thực tại” mà bộ não áp đặt cho bạn. Những gì đang kìm hãm bạn lại và không cho bạn vươn tới đẳng cấp cao
hơn? Làm thế nào bạn có thể thay đổi tư duy của mình để chuyển hóa niềm tin mù quáng thành những bước nhảy vọt tới Mặt trăng?
Hành động
Nhìn vào danh sách kết quả mà bạn viết ra ngày hôm qua và xem lại những gì bạn THÍCH và KHÔNG THÍCH. Bạn nghĩ những ý nghĩ nào tạo ra những kết quả này?
Phản chiếu mỗi ngày
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy kiểm lại danh sách biết ơn và nhìn lại những thành tựu mình đạt được trong ngày và hình dung mình đang ở đẳng cấp mới. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi bạn chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời.
Châu báu cho chuyến hành trình
SỨC MẠNH CỦA BỘ NÃO
Nhà nghiên cứu não bộ Susan Greenfield thực hiện nghiên cứu sau cùng với các nhà nghiên cứu của trường Đại học Havard: Đặt ba nhóm người lớn không biết chơi piano vào 3 căn phòng khác nhau trong một tuần liền và đưa ra 3 yêu cầu liên quan đến cây đàn piano. Nhóm đầu tiên không được chỉ dẫn gì về cây đàn piano trong phòng cả và họ được yêu cầu ngồi trong phòng hết cả tuần. Nhóm thứ 2 được giao những bài tập cụ thể về ngón tay đánh đàn và phải tập luyện thực sự trên chiếc đàn piano. Nhóm cuối cùng cũng được chỉ dẫn những bài tập đó nhưng không được luyện tập bằng đàn mà chỉ được suy nghĩ trong đầu.
Sau đó, mỗi người tham gia đều phải đi chụp điện não đồ để xem đã có những thay đổi gì trong não bộ của họ. Nhóm đầu tiên không thấy có thay đổi nào trong não bộ cả. Nhóm thứ 2 cho thấy sự tăng cường những hoạt động não bộ trong phần não điều khiển kĩ năng mềm nhờ việc tập luyện những động tác tay. Kết quả thật đáng ngạc nhiên khi nhóm người cuối cùng lại cho thấy nhiều hoạt động não bộ nhất trong khi họ chỉ được phép làm những bài tập trong đầu và không được chạm vào cây đàn piano!
Đây là một việc rất có ý nghĩa! Nếu chúng ta dành thời gian suy nghĩ rằng chúng ta không có gì cả, rằng chúng ta không thể đạt được mục tiêu, rằng chúng ta sẽ thất bại hoặc bất kì một thứ gì tiêu cực khác, bộ não chúng ta thu nhận thông tin đó như một trải nghiệm và trải nghiệm đó tạo nên cảm giác mất cân bằng và bị chối bỏ. Đó là lý do nhiều người không thể sống đúng với tiềm năng của mình. Thực tại mà họ chấp nhận không gì khác là sự giới hạn về tư duy.
Bạn có thể sẽ nhận ra sự cần thiết của việc thay đổi bản thân nhưng không thực hiện được điều đó, bởi vì bạn mù quáng tin rằng việc thực hiện những thay đổi thực sự là không thể. Nếu bạn “biết” bạn không thể làm được, bạn thậm chí sẽ không làm thử. Bây giờ là cơ hội để bạn mở rộng trái tim và trí óc của mình cho một hiện thực mới tươi đẹp hơn.
Ngày thứ 5: Tìm hiểu về tầm quan trọng của tư duy
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn vở ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp của bạn, hãy ghi… 10 điều tôi biết ơn ngày hôm nay…
Bạn có gặp khó khăn trong việc chọn ra 10 điều mình biết ơn không? Bạn có thể lặp lại thoải mái điều đó nếu bạn muốn. Trên thực tế, sự trùng lặp là một trong những phần quan trọng trong chuyến hành trình sống đẳng cấp của bạn. Trong những ngày u ám, mặc dù bạn đã cố gắng hết sức nhưng vẫn không thể tiến lên phía trước được và mọi nỗ lực của bạn đều không đạt được kết quả, thì sự trùng lặp thực sự cần thiết.
Hãy tiếp tục lặp lại! Tiếp tục viết, kể cả khi bạn đang lặp lại những gì mình đã viết trước đó, tiếp tục đọc mỗi bài học và tìm ra châu báu ẩn sau chúng. Bạn cần trân trọng mỗi bài tập mà bạn được giao như một công cụ để bạn thoát ra khỏi vỏ bọc của chính bản thân mình để tiến về phía trước!
Trân trọng sự trùng lặp, kể cả với việc viết danh sách biết ơn của mình mỗi ngày. Biết ơn là một cảm xúc mạnh mẽ và nó sẽ không bị xóa nhòa. Mỗi khi bạn bắt đầu ngày mới với lòng biết ơn, hãy viết bằng trái tim chứ đừng bằng bộ óc.
Bài học sống đẳng cấp
TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ DUY
Rất nhiều người nhìn nhận kết quả của mình như là tiềm năng. Điều này không chính xác. Những kết quả chúng ta có được đều là phản chiếu của tư duy và hành động trong quá khứ. Một khi chúng ta đã mường tượng ra bức tranh đẹp tuyệt vời về tương lai phía trước trong đầu mình thì kết quả sẽ chính là sự phản chiếu của bức tranh đó.
Quá trình này phải bắt đầu bằng tâm thức, nơi mà, như chúng ta đã nói trước đây, bạn thu thập thông tin và tạo ra những thay đổi. Hãy nhớ rằng nó có khả năng chấp nhận và từ chối những ý tưởng. Bạn phải hiểu rằng chúng ta bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh trong suốt cả cuộc đời mình. Thông tin được đưa vào để nuôi dưỡng tâm thức của chúng ta từ những giác quan. Khi chúng ta còn rất trẻ (khoảng 6 tuổi trở xuống), tâm thức chưa phát triển đầy đủ. Chúng ta thu nạp tất cả những trải nghiệm như thực tại, bởi vì chúng ta không có bất kì bộ lọc nào để phân tích thông tin. Những ý tưởng và niềm tin của người khác được đẩy trực tiếp vào tâm thức chúng ta. Việc này tạo nên một loại “nút” giúp chúng ta thắt lại những gì người khác muốn đẩy vào đầu óc chúng ta.
Niềm tin này nằm ở tiềm thức của chúng ta và ảnh hưởng đến hình ảnh mà chúng ta tự nhìn nhận về bản thân mình cũng như thay đổi góc nhìn của ta về cuộc sống xung quanh, bao gồm suy nghĩ về những gì không thể và những gì có thể. Tiềm thức không có cách nào khác là chấp nhận mọi suy nghĩ mà tâm thức hình thành. Những ý tưởng có sẵn sẽ tự thể hiện mình ngay cả khi không có sự giúp đỡ của tâm thức cho đến khi chúng bị thay thế. Đó là những hành vi của tư duy bạn. Tuy vậy, bạn có thể hình thành những hành vi tích cực chỉ bằng sự lặp lại. Như tôi đã nói trong phần mở đầu chương này, kể cả khi bạn có muốn đập đầu vào tường vì chán nản, cứ tiếp tục lặp lại. Hãy đi theo con đường đã định mỗi ngày trong chuyến hành trình. Sự lặp lại này sẽ được lập trình trong tâm trí để bạn có thể nghĩ khác đi, và khi bạn nghĩ khác đi, những kết quả bạn đạt được sẽ khác với những gì bạn từng nhận được.
Sức mạnh để chọn lựa
Chúng ta đều có sức mạnh để chọn lựa con đường đi của riêng mình. Bạn không chỉ xứng đáng được nhận cuộc sống tốt nhất, gia đình bạn cũng vậy. Với cương vị những bậc làm cha mẹ, chúng ta không chỉ truyền lại cho con cái những đặc điểm về ngoại hình và thể chất mà còn cả trí tuệ và niềm tin nữa. Một số thì tích cực, và một số thì… có tính phá hoại. Làm thế nào để thay đổi những đặc điểm có tính phá hoại này? Chúng ta cần phải hiểu làm thế nào để những niềm tin chi phối chúng ta và hiểu làm cách nào để tâm trí ta hình thành những niềm tin mới.
Rất nhiều người nghĩ rằng họ không có nhiều, thậm chí là không có bất kì sự lựa chọn nào ngõ hầu làm thay đổi những sự kiện xảy ra trong cuộc đời mình. Họ sống trong một ảo tưởng sai lầm về thế giới. Có người cho rằng “Gia đình tôi chưa có người nào đỗ đại học và chắc tôi cũng như họ thôi” hoặc “ Tôi chưa bao giờ sống ở một nơi nào khác, nên tôi sẽ không đi đâu được cả, dù ở đây có điều xấu gì xảy ra chăng nữa”. Bởi việc không thể lạc quan nhận biết niềm tin của mình và không thể có trách nhiệm trước những gì mình làm, mọi người đang tiếp tục có những lựa chọn sai lầm ảnh hưởng đến bản thân họ, con cái họ, cháu chắt của họ và cả thế hệ tiếp theo nữa.
Tín hiệu tốt cho thấy bạn có thể lật ngược tình thế. Bạn vẫn có thể truyền niềm tin và tình yêu của mình đến với người khác, chỉ bằng việc chọn lựa làm như vậy.
Đơn cử trường hợp hai cô công chúa của tôi. Ngay từ nhỏ, trong tư duy của tôi đã tồn tại một số định kiến và tôi cương quyết không để hai cô con gái phải chịu sự chi phối của những định kiến đó. Như vậy, những gì bạn muốn truyền lại cho người khác hoàn toàn nằm trong lựa chọn của bạn.
Bộ não chúng ta có thể phù hợp với bất cứ điều gì
Điều này có thể làm bạn ngạc nhiên, nhưng khả năng thích nghi và tồn tại trong những trường hợp hiểm nghèo là một kĩ năng sinh tồn cơ bản của con người. Bộ não người là một thứ công cụ tuyệt vời. Nó có khả năng thích nghi kì diệu để giúp ta sinh tồn trong nhưng trường hợp hiểm nghèo và trớ trêu nhất.
Loài vật cũng có khả năng này. Sau đây là một ví dụ hay về những chú voi trong rạp xiếc.
Một lần, một người đàn ông đến rạp xiếc cùng cô con gái nhỏ của mình. Ông hoàn toàn ngạc nhiên khi thấy một nhóm 8 chú voi, mỗi chú chỉ bị buộc vào cây cột bởi một sợi dây rất ngắn và một cái vòng kim loại nhỏ. Mỗi sợi dây nhỏ được nối với một sợi dây to hơn rất nhiều và được cột vào một cây cột khác. Cây cột và sợi dây đó không là gì với những chú voi. Chúng có thể dễ dàng thoát ra và đi “du lịch” thăm thú khu mua sắm bên cạnh. Người đàn ông tự hỏi tại sao chúng không thoát ra và ông quyết định hỏi người luyện thú.
Người luyện thú nói rằng khi đàn voi còn bé, chúng bị xích bằng những sợi xích luôn kêu lẻng xẻng và chúng gần như không thể di chuyển được. Trong vài tuần đầu, chúng cố gắng chống cự để giải thoát bản thân mình. Nhưng dần dần, những chú voi nhận ra rằng, chúng không thể di chuyển tự do được khi bị buộc ở chân phải. Từ đấy, những chú voi không chống cự nữa vì chúng tin rằng chúng không thể thoát ra được. Nặng 6 tấn, đáng lẽ voi phải dễ dàng thoát ra, nhưng những gì trói buộc đầu óc chúng lớn hơn bất cứ dây rợ nào.
Cơ chế thích nghi này cũng có thể áp dụng đối với những tù nhân chiến tranh. Khi người tù nhân bị giam hãm quá lâu, họ sẽ nhìn nhận thế giới qua lăng kính song sắt nhà tù và ý nghĩ trốn thoát để được tự do sẽ dần dần biến mất. Những người tù đối mặt với cuộc đời trong chốn lao tù khốn khố, nào tra tấn, nào cực hình đến mức độ họ như chai lì trước sự sợ hãi. Họ chấp nhận thực tại mới và không suy nghĩ một cách tích cực nữa. Họ bắt đầu chấp nhận.
Ở một góc độ nhỏ hơn, việc này cũng đúng với trường hợp của bạn. Nếu bạn thường xuyên nghe người khác nói rằng bạn “không thể”, bạn sẽ bị thuyết phục và sống theo “chuẩn” đó. Mặc dù những luồng chỉ trích từ bên ngoài có thể ảnh hưởng đến cách bạn nhìn nhận cuộc sống, nhưng luồng chỉ trích tồi tệ, khắc sâu nhất, đến từ chính bạn – từ hệ tư tưởng sai lệch ăn mòn vào cốt rễ tâm trí bạn.
Phản chiếu mỗi ngày
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy kiểm lại danh sách biết ơn và nhìn lại những thành tựu và kiến thức mình đạt được trong ngày, và hình dung mình đang ở đẳng cấp mới. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi bạn chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời.
Ngày thứ 6: Nhận diện luồng hỗ trợ
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn vở ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp của bạn, hãy viết… 10 người tôi cảm thấy biết ơn ngày hôm nay…
Bạn có nhận thấy một chút thay đổi trong câu chữ không? Hôm nay, chúng ta sẽ nhận diện luồng hỗ trợ trong cuộc sống đối với bạn, những người ở bên bạn và ủng hộ bạn. Tôi nghĩ rằng sẽ phù hợp nếu bạn đưa ra một danh sách những NGƯỜI mà bạn biết ơn nhất.
Bài học sống đẳng cấp
LUỒNG HỖ TRỢ
Mỗi người chúng ta đều có những người, những địa chỉ, những việc làm để chúng ta dựa vào khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Tôi muốn gọi chúng là luồng hỗ trợ. Những luồng hỗ trợ này có nhiều dạng khác nhau. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp là phổ biến nhất, nhưng cũng có thể là những con vật nuôi, những địa chỉ, những việc làm giúp bạn lấy lại sức sống (Xem phụ lục A để biết thêm thông tin chi tiết). Người, vật nuôi hay việc làm trong luồng hỗ trợ đều có thể giúp bạn thay đổi cuộc sống. Tôi khuyên bạn nên nghĩ về luồng hỗ trợ cá nhân của mình và học cách dựa vào chúng mỗi khi bạn cần sự hỗ trợ. Những luồng hỗ trợ này có thể là bất cứ thứ gì làm cho đầu óc bạn thư thái – nấu nướng, câu cá, đánh golf, hoặc cũng có thể là đánh một giấc ngủ trưa thật dài vào Chủ nhật! Hoặc luồng hỗ trợ có thể là sự có mặt của bạn bè hoặc người thân trong gia đình.
Một khi đã nhận diện được luồng hỗ trợ, bạn sẽ học được cách sử dụng từng luồng vào từng mục đích. Có một người phụ nữ trẻ đang gặp rắc rối trong mối quan hệ không lành mạnh với bạn trai của mình. Người phụ nữ này biết rằng cô cần phải tự mình vượt qua thử thách hoặc nhờ cố vấn tin cậy giúp cô chấm dứt mối quan hệ. Trong tình huống đó, luồng hỗ trợ mà cô tìm đến là những người thân tín của cô. Một người khác gặp tình huống tương tự có thể sẽ nhờ đến những luồng hỗ trợ khác, chẳng hạn như chọn nghỉ phép ở một nơi tĩnh lặng để nghỉ ngơi và giải tỏa tâm trạng u sầu. Một nhà quản trị kinh doanh có thể sử dụng đến những bài tập thể thao để giải tỏa tâm trạng và người đồng nghiệp thì chọn cách cuộn mình vào trong chăn ấm. Bất kể luồng hỗ trợ của bạn là gì, hãy tin vào những gì bạn chọn.
Vậy là, bạn đã bước đi trên chuyến hành trình này được gần một tuần. Bạn đã nhận thấy, rút ra cốt lõi của quá trình thay đổi để đến với cuộc sống đẳng cấp và hiểu, đổi thay không thể ngày một ngày hai mà có. Bây giờ là lúc bạn được trang bị đầy đủ sự hỗ trợ cần thiết cho chuyến hành trình đến với cuộc sống đẳng cấp của bạn.
Một cây làm chẳng nên non
Trong chuyến hành trình thay đổi hệ tư tưởng, sẽ là tốt nhất nếu bạn có thể tìm được một người bạn cũng có khao khát đổi thay như mình để hai bạn có thể tương trợ lẫn nhau. Việc tìm được bằng hữu tin cậy và sẽ dành thời gian cho người đó trong suốt cuộc hành trình là rất quan trọng. Bạn cần sự hỗ trợ và động viên, chứ không phải dèm pha và dè bỉu. Nếu thực hiện hành trình này khiến bạn còn ít thời gian dành cho các thành viên trong gia đình hoặc bạn bè, hãy đưa ra lựa chọn đúng đắn. Một khi bạn đã tự tin và cứng rắn, không gì có thể ngăn cản bạn được. Bạn có quyền lựa chọn hoặc là tiếp thu những ý tưởng tiêu cực của người khác hoặc dẹp chúng sang một bên. Nếu bạn ở trong một tình trạng không thể dẹp chúng sang một bên được, hãy coi những lời nói đó chỉ như gió thổi qua tai mà thôi.
Nhà văn, nhà triết học người Anh John Donne đã viết: “No man is an island” (tạm dịch: một cây làm chẳng nên non). Câu nói này nghĩa là mọi sự tương tác của chúng ta với bất cứ ai trong cuộc đời có thể kết nối và liên kết với nhiều người khác nữa. Mỗi cuộc nói chuyện và mỗi hành động của chúng ta ảnh hưởng tới một người và ấn tượng của người đó về ta. Người đó lại tiếp tục tương tác với một người khác theo ấn tượng mà ta đã tạo ra cho họ. Để nhận ra ảnh hưởng lớn lao của bạn tới mọi người và tầm ảnh hưởng của họ đến với bạn cũng như những người khác, bạn hãy cố tạo lập những mối quan hệ lành mạnh. Hãy tạo lập những mối quan hệ lành mạnh một cách có chủ đích. Nó có thể là chìa khóa để mở ra những ý tưởng, hành động và kết quả mà bạn khát khao trong cuộc sống.
Hành động
Hãy lập một bản danh sách những luồng hỗ trợ của bạn. Những gì và những người nào có thể giúp bạn cảm thấy hứng khởi và được truyền nhiệt huyết trong quá trình đổi thay của mình?
Phản chiếu mỗi ngày
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy kiểm lại danh sách biết ơn, viết danh sách luồng hỗ trợ và nhìn lại những thành tựu và kiến thức mình đạt được trong ngày. Hãy tìm những điểm tốt trong những gì bạn đạt được ngày hôm nay – có điều gì bạn đạt được trong ngày hôm nay mà chỉ cần nghĩ đến bạn đã mỉm cười? Chớp lấy cảm xúc đó và tiếp tục tiến lên phía trước. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi bạn chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời.
Ngày thứ 7: Bạn là ai?
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn sổ ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp của bạn, hãy viết… 10 điều tôi cảm thấy biết ơn ngày hôm nay…
Hãy suy ngẫm câu này…
Cuộc sống phát triển là cuộc sống mà bạn biết lúc nào phải ĐẦY và lúc nào chỉ nên kiên nhẫn
(Linda McLean)
Bài học sống đẳng cấp
BẠN LÀ AI?
Cách chúng ta độc thoại với chính bản thân mình gửi một thông điệp mạnh mẽ đến với “bản ngã”. Nó gián tiếp ảnh hưởng tới những kết quả chúng ta đạt được. Hãy quan sát cách bạn tự nói về mình cả ngày. Nếu bạn thấy trong mình dù chỉ một ý nghĩ tiêu cực, hãy DỪNG lại! Chỉ nên sử dụng những lời nói tích cực để thay đổi hình ảnh về chính bạn trong “chiếc gương tâm trí” của bạn thành hình ảnh một BẠN với diện mạo mới hoàn toàn và vô cùng tích cực. Hãy luyện tập độ lượng với chính bản thân mình và đừng tự dày vò mình về quá khứ. Tập trung vào ngày hôm nay và những gì bạn có thể đạt được. Hãy tự làm công tác tư tưởng với bản thân”
Có một khoảng ranh giới rất mong manh giữa từ “có thể” và từ “không thể” − một từ có 8 chữ cái. Từ giờ phút này, bạn phải coi nó như không tồn tại trên đời. Từ nhỏ đến lớn chúng ta đã bị gò vào một chuỗi những cái “không thể”, những sự ràng buộc và kì vọng tạo ra cho ta, hầu hết bởi người khác. Mặc dù họ có thể yêu ta vô bờ bến và quan tâm đến chúng ta hết mực, nhưng một số những niềm tin mà họ truyền cho ta lại không được hữu dụng lắm. Nếu những niềm tin về khả năng của chúng ta đã hết thời và không còn phù hợp với năng lực của bản thân nữa, hãy quẳng chúng đi như một đĩa salad mì Ý thật tệ trong bữa ăn ngày hôm qua vậy.
Hôm nay, chúng ta được quyền lựa chọn “thực tại” cho mình. Bạn có thể có một “thực tại” người khác chọn cho bạn hoặc bạn tự chọn một “thực tại” khác. Nếu “thực tại” bạn đưa ra trùng với ý kiến bố mẹ, ông bà, chị gái, thầy cô giáo hoặc bạn bè thân nhất của bạn, nhưng không trùng với bạn, hãy từ chối nó! Bạn có toàn quyền quyết định cách tự nhìn nhận bản thân mình và thế giới xung quanh.
Hành động
Với một tâm hồn vị tha, cởi mở, tôi muốn bạn viết vào cuốn vở ghi hoặc trong một tờ giấy, danh sách những người mang đến cho bạn những niềm tin cũ – những niềm tin đã làm giới hạn bạn (chúng ta đã nói về chúng trong ngày thứ năm). Những niềm tin loại này thường là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu quyết đoán hay những mất mát trong cuộc sống. Viết chúng ra nhưng không phải với sự giận dữ hay lòng căm hờn. Chẳng hạn, bạn có thể viết: “Bố tôi đã bảo tôi rằng, tôi không bao giờ có thể giỏi trong việc làm thơ, nên đừng viết nữa”. Việc này có thể làm bạn nhụt chí, nhưng với lòng quyết tâm cao và thái độ không-thù-hằn, cứ viết chúng ra.
Trong cuộc sống, có thể có một người nào đó bảo bạn rằng, bạn rất tệ trong việc chi tiêu, nấu ăn dở ẹc, không thể kinh doanh, không thể giảm cân hay không thể nói chuyện trước đám đông. Dù là gì đi chăng nữa, nếu chúng không giúp ích cho bạn, nghĩ xem chúng bắt nguồn từ ai và ghi vào danh sách. Có những người ghi ra danh sách thật dài, có những người lại ngắn. Độ dài không quan trọng vì chỉ cần một niềm tin sai lệch là có thể thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nghĩ và cảm nhận về bản thân mình.
Khi đã hoàn thành, chỉ cần nhìn lại bản danh sách và giữ nó trong lòng (hoặc tự nói ra) để trả lại những giới hạn này cho những người nói ra nó. Chẳng hạn bạn nói: “Bố ơi, con trả lại bố niềm tin hạn hẹp này, vì nó không giúp ích cho con. Chắc chắn con có thể viết một bài thơ hay nếu chịu khó luyện tập.” Làm như vậy với tất cả danh sách những niềm tin cũ mà mọi người mang đến. Tuy nhiên, hầu hết mọi người trong danh sách này đều có ý tốt và không cố ý hại bạn. Một số người khác thì có đấy, tất nhiên, ngay cả với những người này, chúng ta cũng không nên cố truy tìm thủ phạm và vạch trần chân tướng làm gì, chỉ cần trả lại cho họ niềm tin đó là được rồi.
Như vậy, những ai đã mang đến cho bạn những niềm tin cũ? Hành động hay lời nói của họ đưa cho bạn một thông điệp sai lệch, trong trái tim và tâm khảm của mình, bạn hãy gửi trả lại nó “về nơi sản xuất”.
Phản chiếu mỗi ngày
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy kiểm lại danh sách biết ơn và nhìn lại những thành tựu và kiến thức mình đạt được trong ngày và hình dung bạn đang ở một đẳng cấp mới. Bạn hãy tìm ra những điều tốt đẹp đã làm trong ngày hôm nay. Bạn hãy tận hưởng cảm giác nhẹ nhõm khi trút bỏ được gánh nặng là những niềm tin sai lệch mục ruỗng và vươn tới những những niềm tin xán lạn hơn. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi bạn chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời.
Ngày thứ 8: Đổi thay đúng cách
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn vở ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp của bạn, hãy viết… 10 điều tôi biết ơn ngày hôm nay…
(và hôm nay bạn hãy viết thêm những điểm cần phải chỉnh sửa trong cuộc sống của mình)…
Nếu bạn là một ngôi nhà, bạn muốn là ngôi nhà mới toanh, cổ điển hay một ngôi nhà cũ cần tu sửa? Có nhiều người nhìn thấy vẻ đẹp và tiềm năng của một ngôi nhà cũ cần tu sửa, nhưng ít ai biết chúng là cơ hội để chúng ta có thể vận dụng khả năng giải quyết tình huống và phát huy óc sáng tạo. Nếu bạn là một ngôi nhà cũ cần tu sửa, hãy chỉ ra những phần nào cần phải tu sửa, những phần có tiềm năng tạo nên điều khác thường?
Bài học sống đẳng cấp
ĐỔI THAY ĐÚNG CÁCH
Tôi là người thiết kế và cũng là bậc thầy thiết kế cuộc sống của mình. Tôi có thể trang trí lại cuộc sống, xây sửa lại nó theo cách phù hợp với tôi, bất kể tuổi tác và kinh nghiệm. Hầu hết chúng ta đang ở những nơi cần phải tu sửa lại thì mới ở được. Nhiều lúc, sự chỉnh sửa đó đơn giản có thể chỉ là trang trí lại ngôi nhà, làm cho không gian thân thiện hơn, tạo ra thay đổi vẻ ngoài để làm nổi bật cá tính và định hướng sống. Một người kiến trúc sư, một nhà kinh doanh, hoặc một sinh viên đại học có thể cảm thấy hài lòng với định hướng cuộc sống của mình nhưng vẫn cần một vài thay đổi nhỏ để giúp phù hợp với những tình huống nào đó.
Một nhà thiết kế cảm thấy mình rảnh rỗi, có thể quyết định, trong thời gian chưa nhận được công việc ổn định thì sẽ đi làm việc tình nguyện cho một bệnh viện địa phương. Một nhà kinh doanh có thể quyết định, mình phải nâng cấp trình độ máy tính để theo kịp công nghệ ở nơi mình làm việc. Một sinh viên học có thể thay đổi nhóm bạn mà mình thường giao du để tăng năng suất học tập bằng việc giảm áp lực bạn bè để tiến lên phía trước mà không gặp trở ngại nào. Những thay đổi này không cần sửa đổi tận gốc rễ mà chỉ là sự “nâng cấp” thôi.
Nhưng có lúc chúng ta phải thực sự tu sửa. Có những trường hợp chúng ta phải có những thay đổi thực sự lớn trong cách nhìn nhận bản thân, thay vì xây lại cuộc sống từ đầu. Đây là sự chuyển đổi đáng kể giúp bạn đạt được ước nguyện của mình. Một sự thăng chức, chẳng hạn, làm chúng ta phải thay đổi trách nhiệm và phong cách làm việc, là một ví dụ của việc tu sửa.
Cuối cùng, có thể trong một số trường hợp bất khả kháng nào đó, ta phải bắt đầu lại từ đầu. Sự mất mát về tinh thần, chẳng hạn như sự ra đi của một người thân hoặc sự chia ly, có thể thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn, thay đổi theo một cách phù hợp với thực tại mới. Gặp vấn đề về sức khỏe cũng có thể khiến chúng ta có rất ít lựa chọn và phải tự định hình lại cuộc sống của mình. Lý do thì nhiều vô kể, nhưng trước một tình huống định mệnh, cũng cần một sự thay đổi định mệnh.
Như trường hợp của chính tôi, vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe xảy ra đã buộc tôi phải tự định hình cuộc sống của mình để làm cách nào vừa sống chung với căn bệnh vừa cùng lúc chống chọi với nó. Khi tôi đến hóa trị, bác sĩ nói rằng tôi CẦN phải nghỉ ngơi để phương pháp trị liệu có tác dụng. Trong kinh doanh, tôi thường có một thói quen xấu là làm việc không ngừng nghỉ. Tôi nói với bác sĩ là những khách hàng cần mình và tôi phải luôn luôn sẵn sàng. Vậy làm thế nào mà tôi có thể có thời gian nghỉ ngơi được? Chị gái
đang ngồi cạnh tôi lắng nghe bác sĩ rồi nhìn tôi THẬT LÂU và nói: “Em phải thay đổi, và thay đổi BÂY GIỜ!”
Bác sĩ cũng cho tôi thấy, đây không phải là một cuộc thương thuyết. Để cơ thể tôi có thời gian phục hồi, việc tốt nhất có thể làm là nghỉ ngơi. Đó là một tiếng gọi thức tỉnh đối với tôi, một thứ tôi chưa bao giờ được trải nghiệm trước đây. Không một ai (kể cả tôi) có thể làm tôi trì hoãn tiến độ công việc của mình. Nhưng lần này phải thay đổi cuộc sống của mình bằng một quyết định “động trời”, đối với tôi là một điều cần thiết.
Tôi làm theo những gì bác sĩ yêu cầu, thay đổi lịch trình của mình và dừng công việc lại. Kết quả lớn hơn nhiều sự thay đổi về lịch trình đơn thuần, đó là sự thay đổi về ý thức hệ đã ăn sâu vào tâm khảm tôi. Tôi rũ bỏ thói quen xưa cũ và đặt trung tâm chữa trị bệnh cũng như trên hết là sức khỏe của mình thành mối quan tâm hàng đầu. Tập trung trị bệnh và quan tâm hơn nữa đến gia đình là một phần quan trọng trong những mối quan tâm của tôi. Đây vẫn là cách sống và sự phân chia công việc mà tôi lựa chọn
Đừng đổ lỗi
Việc đổ lỗi cho người khác, rủi thay, lại là vấn đề có tính xã hội. Chúng ta tự cho mình cái quyền nghĩ và hành động như thể có ai đó phải chịu trách nhiệm cho những việc chúng ta làm, phải nhận hoàn toàn lỗi về phía mình.
Chúng ta tự lựa chọn cách sống của mình và chính chúng ta là những người có sức mạnh để tự thay đổi cuộc sống của bản thân mình. Một số việc làm trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến hình ảnh của chúng ta nhưng ta không được biến mình thành nạn nhân của nghịch cảnh, kể cả khi nghịch cảnh đó nằm ngoài tầm kiểm soát. Chúng ta không được giới hạn bản thân mình trong câu hỏi “nó là gì?” mà không phải “nó có thể là gì”?. Việc tự biến mình thành nạn nhân khiến ta trở nên yếu đuối và dễ bị khuất phục. Nó làm chúng ta mất khả năng lựa chọn hoặc làm ảnh hưởng tới kết quả của mình.
Chúng ta phải luôn nhớ những gì đã góp phần làm nên chúng ta ngày hôm nay, nhưng nhìn chúng từ góc độ thực tại. Chỉ như vậy ta mới có thể học hỏi, trưởng thành và chuyển nguồn năng lượng của mình sang một kênh khác phù hợp hơn với đẳng cấp mới mà ta đang khát khao chiếm lĩnh.
Rõ ràng là, không ai muốn mình ở trong những mối quan hệ không lành mạnh và bị chà đạp, một công việc không thành, hay một hội chứng tâm lý như nghiện ngập. Nếu đó là bạn, bạn có thể tiếp tục mò mẫm trong bóng tối hoặc bật đèn lên và thoát khỏi nó. Tất nhiên, sẽ có những hệ quả từ sự lựa chọn của bạn. Đó có thể là những hệ quả của việc không đi theo lối mòn xưa cũ, làm thay đổi hoặc tự làm mới mình để phù hợp với chân lý. Hãy cố gắng thoát ra khỏi nó và sự thật vẫn là sự thật: chúng ta đang sống cuộc sống hiện tại vì chúng ta chọn làm như thế. Chúng ta có thể lựa chọn bậc cầu thang khác để hướng tới kết quả khác. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào ta. Không một ai khác có trách nhiệm với cuộc sống của chúng ta ngoài chính chúng ta cả.
Vì vậy: Nếu nó phụ thuộc vào tôi, thì nó chỉ phụ thuộc vào mình tôi thôi.
Hành động
Bây giờ bạn nên học cách làm thế nào để lựa chọn khác đi. Ở một số trường hợp, những thói quen cũ về cả tư duy và hành vi cần phải được sửa đổi. Bạn có thể cần phải học một số kĩ năng mới, tìm bạn mới hay chỉ đơn giản là tập trung vào những gì bạn cần. Nhưng điều đó phải bắt đầu bằng việc bạn hiểu rằng mình có thể thay đổi cách tư duy và từ đó thay đổi cả cảm xúc và hành động. Không thể bắt đầu theo cách khác hoặc trình tự khác vì cảm xúc và hành vi được xúc tác trực tiếp bằng dòng chảy tư duy.
Khi nhìn nhận lại tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống của bạn (về chính bản thân, công việc của bạn, đời sống tâm linh…), bạn MUỐN trang trí lại, tu sửa hay bắt đầu lại cuộc sống như thế nào và tại sao? Hãy nhớ trong đầu rằng những gì bạn muốn khác với những gì bạn cần. Những gì bạn cần để sinh tồn là nước và thức ăn.
Chẳng hạn: Sau khi nhìn nhận, đánh giá lại những lĩnh vực trong cuộc sống của mình, bạn có thể đưa đến kết luận: Một mục tiêu nào đó cần được “trang trí” lại (chẳng hạn như tăng cường khả năng quản lý thời gian của mình), một mối quan hệ cần được tu sửa lại (người bạn đang hẹn hò làm bạn bị áp lực về tâm lý) và cuộc sống tâm linh cần phải được củng cố (bắt đầu thói quen cầu nguyện mỗi ngày và ngồi thiền).
Phản chiếu mỗi ngày
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy kiểm lại danh sách biết ơn và nhìn lại những thành tựu và kiến thức mình đạt được trong ngày và hình dung bạn đang ở đẳng cấp mới. Hãy tận hưởng cảm giác tiến lên phía trước bằng việc thay đổi, tu sửa và làm mới cuộc sống của mình. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi bạn chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời.
Ngày thứ 9: Nắm bắt sự thật
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn vở ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp, hãy viết… 10 điều bạn cảm thấy biết ơn ngày hôm nay…
Sau đây là câu nói mà tôi cảm thấy rất biết ơn mỗi khi tôi nghe thấy… Dám ước mơ, dám thực hiện.
(Walt Disney)
Bài học sống đẳng cấp
NẮM BẮT SỰ THẬT
Chúng ta thường ngại viết ra những thứ mà ta không tin là sự thật. Ta cảm thấy như mình thiếu trung thực và như đang lừa dối bản thân mình (hoặc cảm thấy ngượng ngùng). Trên thực tế, chúng ta chẳng khác gì một đứa trẻ tập đi. Đứa trẻ nhìn thấy mọi người đi lại và tin rằng nó cũng có thể làm được điều đó. Được niềm tin củng cố, niềm tin rằng “Mình có thể đi”, đứa trẻ bắt đầu công cuộc đi tìm sự tự do trên đôi chân, bắt đầu bằng những cú ngã liên tiếp nhưng không bao giờ từ bỏ niềm tin mãnh liệt đó. Khi bắt đầu va vào đồ đạc, đứa trẻ vẫn tiếp tục cố gắng vì tin vào điều mình đang làm. Dần dần, trẻ sẽ làm được, mặc dù không phải ngày một ngày hai. Việc chúng ta làm cũng tương tự như vây. Bạn đã được “lập trình” để suy nghĩ theo một hướng nào đó và chúng ta phải thay đổi hướng tư duy đó. Bạn sẽ cảm thấy điều đó là phi lí nhưng có thể nó sẽ trở thành “thực tại mới” của bạn.
Sau khi bạn đã trải nghiệm việc này một vài lần, nhìn mọi việc với con mắt tích cực cũng như đã có những bước tiến trong chuyến hành trình sống đẳng cấp, bạn sẽ bắt đầu nắm bắt tất cả những ý tưởng mới như sự thật ngay tức khắc, kể cả khi chúng chưa xảy ra. Nếu tất cả mọi người chỉ ngồi một chỗ và chỉ tin vào những gì mắt thấy tai nghe, chúng ta sẽ không bao giờ đạt được những điều kì diệu. Chúng ta phải hình dung một cuộc sống tốt đẹp hơn để biến nó thành sự thật.
Hãy nghĩ về hình ảnh con người mà bạn đang muốn trở thành. Bạn sẽ can đảm và không có giới hạn. Bạn mạnh mẽ và có quyền lựa chọn. Bạn có năng lực và yêu mạo hiểm. Bạn thật tuyệt vời. Đó chính là bạn đấy! Chỉ cần bạn suy nghĩ lại vài lần trước khi hoàn toàn bị thuyết phục.
Ham muốn quá nhiều
Tôi thấy mọi người thường hay tự nhủ với bản thân mình rằng đừng nên mơ ước lớn, ham muốn nhiều hoặc cố vươn tới một điều gì đó cao hơn. Tại sao? Ai nói rằng giấc mơ này là quá lớn và bao nhiêu tiền là quá nhiều hay công việc nào là ngoài tầm với? Sao ta không tự lựa chọn giới hạn cho mình?
Có một ví dụ hay về Jennifer, cử nhân tại đại học Duke, chủ tịch của Khối liên hiệp trường dòng và là một người Mỹ gốc Mexico. Hệ tư tưởng của cha cô đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc đời cô. Cô chia sẻ câu chuyện của mình như sau:
Mẹ tôi luôn là một người quan tâm đến giáo dục nên từ bé tôi đã đinh ninh mình sẽ vào đại học. Nhưng cha mẹ tôi ly hôn từ khi tôi còn rất nhỏ, và khi học cấp 3 tôi đã hỏi cha về việc học đại học của mình. Cha nói với tôi rằng, đối với con gái, học đại học là một sự lãng phí, tôi cần phải tìm cho mình một tấm chồng tốt và ổn định cuộc sống. Tôi hoàn toàn suy sụp. Mặc dù tôi nhận ra cha nói những điều ấy chỉ vì lo lắng cho mình và sợ mình sẽ thất bại. Nhưng những lời nói của cha vẫn như cắt vào tim tôi.
Tôi vẫn quyết định học đại học tuy luôn lo lắng rằng phải chăng mình đã đặt kì vọng quá cao và có thể sẽ thất bại. Lúc đó hình ảnh về tôi vẫn luôn là một người giàu hi vọng nhưng rất ủ dột. Khi được nhận vào đại học Duke, tôi nói với mẹ rằng tôi có thể sẽ theo học Trường nghề Texas. Trường đó cách nhà chỉ vài tiếng đi xe và hầu hết bạn bè tôi đều vào đó. Bà sốc và cảm thấy buồn vì tôi đã tự giới hạn những lựa chọn của mình trước một cơ hội lớn nhất trong đời. Sau nhiều tranh cãi, mẹ đã thuyết phục tôi theo học học kì đầu ở Duke, và nếu tôi không thích, tôi có thể về nhà. Khỏi phải bàn, tôi đến Bắc Carolina và thành công ở đó. Tôi rất tự hào vì mình đủ bản lĩnh để không chịu ảnh hưởng bởi những giới hạn của cha. Tôi đã có được những trải nghiệm tuyệt vời trong suốt 4 năm theo học tại Duke. Và tôi hoàn toàn thoải mái khi cha vẫn giữ những niềm tin cũ. Tôi hiểu rằng những niềm tin đó là của cha, không phải của tôi.
Mọi người đã xây dựng niềm tin và hệ tư tưởng của mình về những gì mình có thể hoặc không thể làm được từ những thứ rất nhỏ nhặt hoặc từ những lời nhận xét của người khác như trường hợp của Jennifer. Những câu nói biểu thị sự lo lắng từ người cha với Jennifer khi cô còn là một đứa trẻ, có thể sẽ giới hạn cô với những gì cô có thể đạt được và với việc cô sẽ trở thành người như thế nào.
Việc này cũng có thể đã xảy ra với bạn trong quá khứ. Có thể người thân của bạn đã đưa ra những nhận xét tiêu cực để thuyết phục bạn rằng bạn không thể làm điều gì đấy. Có thể, bạn vẫn đang có những người thân hoặc
bạn bè khuyên mình từ bỏ ước mơ và sống với “thực tại”. Bạn phải quyết định xem có thể họ còn giới hạn cuộc sống của bạn và giữ bạn mãi trong cái nhà kho tồi tàn ẩm thấp đó không? Đây dường như không phải là một lựa chọn cần tới tư duy, nhưng nó đúng là như vậy.
Bạn có thể lựa chọn để không cho họ cái quyền ngăn cản ước mơ và khát vọng cuộc sống của chính bạn.
Việc bạn có thể tự quyết định số phận của mình, mặc ai nói ngả nói nghiêng, cho bạn tự do khám phá chính bản thân mình và quyết định mình sẽ trở thành một người như thế nào được tính từ thời điểm này trở di.
Bản danh sách ước mơ
Khi bạn đã quyết định mình phải đổi thay và phải nắm bắt được hành trình sống đẳng cấp, bạn sẽ phải biết về những gì mình thực sự mong muốn. Bây giờ cũng là lúc bạn hình dung mình sẽ thế nào khi bước lên bậc cầu thang của hành trình sống đẳng cấp và hướng đến một tương lai ngời sáng.
Bạn phải tự cho phép mình mơ ước như thể bạn là một đứa trẻ – như thể chỉ có bầu trời là giới hạn và bất cứ thứ gì đều khả thi. Khi ta lớn lên, ta bắt đầu hết mơ ước như chúng ta thường có được thời thơ ấu. Ta tự giới hạn ước mơ của mình vào cái được gọi là những thứ “làm được” thay vì tiếp tục tiến lên phía trước để đạt tới sự tuyệt vời. Trong mục hành động ngày hôm nay, với câu nói của Walt Disney, bạn có thể tự do mơ ước, viết ra mơ ước đó rồi theo đuổi chúng”
Một khi bạn đã viết ra được mơ ước của mình và xem lại những gì viết ra, bạn sẽ cảm thấy sáng tỏ cho những quyết định của mình. Bạn có thể xem mình có thực sự thích những gì mình viết ra hay còn muốn chỉnh sửa chúng.
Cuối cùng thì, chúng ta không chỉ MƠ ƯỚC cuộc sống, chúng ta còn phải SỐNG cuộc sống đó nữa. Những mục LÀ, LÀM và CÓ cũng tối quan trọng để bắt đầu chuyến hành trình đến đẳng cấp mới. Từ bản danh sách này, bạn có thể hiểu rõ hơn về mục tiêu và đặt ra những bước hành động cụ thể để theo đuổi nó.
Hành động
Hãy dành thời gian để mơ ước và lập ra “Bản danh sách ước mơ”. Bản danh sách này có 3 phần:
Bạn muốn LÀ người như thế nào (hoặc trở thành ai) trước khi bạn ra đi khỏi trái đất này; bạn muốn LÀM GÌ và bạn CÓ những gì. Hãy để trí tưởng tượng của bạn được bay bổng khi nghĩ đến mỗi lĩnh vực trong cuộc sống của mình. Sau đó viết ra 10 điều cho mỗi phần. Bản danh sách HOÀN CHỈNH cần phải có 30 điều mỗi phần, nhưng hãy bắt đầu bằng ít nhất 10 điều đã. Lý do bạn cần viết hơn 20 điều là từ những điều viết ra đó, bạn sẽ có được suy nghĩ phóng khoáng, cho phép tư duy mình vượt quá giới hạn thông thường. Hãy xem phụ lục B để đọc bản danh sách của tôi.
Xem lại bản danh sách của mình và bắt đầu suy ngẫm về những gì mình đã viết ra, từ gốc rễ là bản danh sách này, bạn sẽ sớm lập ra những mục tiêu. Tuy nhiên, bây giờ hãy hình dung cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu có được tất cả mọi điều mơ ước. Lên đến đẳng cấp đó mọi điều sẽ kì diệu như thế nào. Và quan trọng nhất là bạn hoàn toàn có năng lực để làm được điều đó!
Phản chiếu mỗi ngày
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy kiểm lại danh sách biết ơn và nhìn lại những thành tựu và kiến thức mình đạt được trong ngày, và hình dung bạn đang ở đẳng cấp mới. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi bạn chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời
Ngày thứ 10: Xúc tiến đổi thay
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn vở ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp, hãy viết… 10 hành vi mà bạn cảm thấy biết ơn ngày hôm nay…
Đúng rồi, đó là hành vi. Nghĩ đến 10 hành vi mà bạn thường làm, giúp bạn cảm thấy mình đang tiến về phía trước trong chuyến hành trình sống đẳng cấp này.
Bài học sống đẳng cấp
XÚC TIẾN ĐỔI THAY
Bạn có khả năng thay đổi những kết quả trong cuộc đời mình bằng việc thay đổi những chọn lựa của mình. Việc này nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra nó không hề dễ dàng. Những lối mòn trong tư duy đã bám rễ vào tư tưởng của bạn quá lâu rồi, sẽ cần sự kiên trì và nhiều công sức để thay đổi nó.
Năm 1995 tôi đã tham gia một cuộc hội đàm với Bob Proctor. Chúng tôi được thách thức với bài tập có nội dung là thay đổi một điều gì đó theo ý mình. Việc này chứng tỏ rằng nếu chúng tôi thực sự muốn thay đổi, chúng tôi sẽ làm được! Đặc biệt là, Bob còn thử thách chúng tôi đeo đồng hồ sang tay ngược lại với tay thuận của mình (hôm đó tất cả đều đeo đồng hồ). Trong trường hợp mình, tôi đổi đồng hồ từ tay trái sang tay phải. Thử thách bắt đầu. Tất nhiên, lúc đầu thì chúng tôi cảm thấy gượng gạo và tôi không thôi nhìn vào tay phải của mình. Điều khác biệt tiếp theo, tôi nhận thấy là mình tạo được thói quen, sáng nào thức dậy cũng đổi đồng hồ về bên tay phải. Việc này cần tư duy và sự kết hợp của cử chỉ dưới sự điều khiển của não bộ hơn là một hành vi bình thường. Tôi tự nhủ với bản thân rằng mình sẽ từ bỏ lối mòn thói quen cũ. Thời gian trôi qua, và trong vòng 45 đến 60 ngày, tôi nhận thấy rằng mình đã có một hành vi mới. Nhiều người nói rằng họ chỉ mất trung bình 22 ngày để làm điều đó, nên tôi nghĩ chắc mình ở trong nhóm những người “khó bảo” và không dễ đổi thay – vậy mà tôi vẫn làm được đó thôi!
Đến nay, đã 15 năm rồi, tôi vẫn đeo đồng hồ của mình ở tay phải. Điều lạ lùng hơn nữa là con gái tôi Brittanny cũng đeo đồng hồ tay phải. Vậy là bài tập này không chỉ cho tôi thấy tôi có khả năng thay đổi mà còn có ảnh hưởng đến người khác nữa. Khi chúng ta làm điều gì đó có mục đích, những người xung quanh có thể được ảnh hưởng kể cả khi ta không chủ đích ảnh hưởng tới họ.
Hành động
Những hành vi nào của bạn (đeo đồng hồ tay nào, đi tất chân nào trước, bắt đầu ngày mới như thế nào,…) mà bạn muốn thay đổi? Trong vòng 10 ngày tiếp theo hãy cố thay đổi những hành vi đó và ghi lại những gì mình học được từ cả quá trình này. Bài tập đơn giản này giúp bạn tự chứng tỏ với bản thân rằng bạn có thể thay đổi.
Phản chiếu mỗi ngày
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy kiểm lại danh sách hành vi tích cực của mình và xem chúng ảnh hưởng tới những thành tựu và kiến thức mình đạt được trong ngày như thế nào. Ăn mừng bất cứ kết quả nào bạn đạt được (mỗi kết quả dù nhỏ nhưng cũng là cả sự vinh quang đấy), tận hưởng cảm giác thắng cuộc và tiến về phía trước. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi bạn chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời.
Châu báu cho chuyến hành trình
TÔI LUYỆN TRONG LỬA HỒNG
Bạn có thể so sánh cuộc sống của mình tựa như viên kim cương vậy. Kim cương được hình thành từ rất lâu qua quá trình dồn nén áp suất và lực cực kì lớn. Nếu bạn nghĩ về cuộc sống của bạn, nó cũng hệt như vậy. Qua thời gian, chúng ta đều trải qua những áp lực và sự dồn nén ảnh hưởng lớn đến cách nhìn nhận cuộc sống của mình. Đó là một trong những yếu tố hình thành nên biểu tượng cho chính bản thân chúng ta.
Khi bạn ngẫm nghĩ kĩ về cuộc sống của mình, bạn nhận ra rằng những thứ trong cuộc đời không tự nhiên mà có. Nếu chúng ta cứ sống lớt phớt, chấp nhận những gì đạt đến hơn là chủ động lựa chọn tự tạo ra trải nghiệm cho chính bản thân mình, có rất nhiều thứ chúng ta sẽ bỏ lỡ hoặc không thể trải nghiệm được đầy đủ. Quá trình hình thành nên cuộc sống cần nhiều công sức và có thể có những lúc bạn sẽ tự hỏi liệu nỗ lực đó có đáng không, nhưng bạn phải tập trung vào việc hoàn thiện bản thân mình và đừng để áp lực nào ngáng chân bạn.
Cuộc đời giống như những công đoạn khai thác kim cương: cắt kim cương, lau bề mặt, mài giũa và lau rửa, loại bỏ những tạp chất để trở nên hoàn hảo. Chúng ta phải loại bỏ những suy nghĩ, thái độ và tàn dư của lối sống cũ để tiến về phía trước. Việc đó có thể rất đơn giản, chẳng hạn như vứt đi những mảnh giấy vụn cũ còn sót lại trong túi áo, hoặc cho hay vứt đi một tủ chất đầy quần áo cũ. Hoặc giả đó có thể là một mối quan hệ không lành mạnh mà bạn đã muốn rũ bỏ từ lâu, hay một thói quen có hại cho sức khỏe mà bạn chưa thể sửa đổi. Để tạo ra thay đổi, bạn phải dành không gian cho nó. Điều này nghĩa là bạn phải “đổ rác” ra khỏi tâm trí mình. Những tư duy cũ, những hành vi, những mối quan hệ cũ có thể phải bị gạt bỏ. Để quyết định những gì cần phải điều chỉnh trong cuộc sống của mình, hãy lập một danh sách những điều hoặc những tình huống mà bạn đang phải đối mặt. Sẽ ra sao nếu bạn loại bỏ chúng đi? Thay đổi là hoàn toàn có thể – nhưng chỉ khi bạn hoạch định một con đường cho nó.
Tổng kết
Bây giờ, bạn đã đi đến “điểm dừng” đầu tiên để đánh giá quãng đường mà mình đã trải qua trong chuyến hành trình của mình. Chúc mừng bạn vì những gì bạn đã đạt được trong những ngày vừa qua!
Đây là những gì bạn đã đạt được…
Bạn đã bắt đầu mỗi ngày bằng lòng biết ơn
Bạn đã thấy được ý nghĩa của Cuộc sống đẳng cấp đối với bản thân mình Bạn đã dành thời gian để viết ra những kết quả mà mình THÍCH và KHÔNG THÍCH.
Bạn đã có những hiểu biết về tư duy ẩn giấu sau những kết quả đó. Bạn đã nhận ra được bản chất những niềm tin cũ và quyết định tìm cho mình những niềm tin mới
Bạn đã viết danh sách luồng hỗ trợ
Bạn đã chỉ ra được danh sách những người mang đến cho mình những ý tưởng cũ và trả lại chúng cho họ.
Bạn đã quyết định có chọn việc tu sửa, trang trí lại, hay làm mới lại cuộc sống của mình hay không
Bạn đã mơ ước và viết bản danh sách LÀ, LÀM và CÓ của mình. Bạn đã nhận ra rằng đổi thay là hoàn toàn có thể”
Nếu bạn chưa làm hết được các bước trên, bây giờ là thời gian phù hợp nhất để lên tham khảo website của chúng tôi (www.nextlevellivingbook.com) để có được những tài liệu miễn phí giúp bạn trong cuộc hành trình của mình.
2. XÁC ĐỊNH TẦM NHÌN
Châu báu cho chuyến hành trình: CHÚ Ý, KẾ HOẠCH, HÀNH ĐỘNG VÀ TRÁCH NHIỆM
Cách để bạn có thể tìm ra “cái gì” trong cuộc sống của mình là tự đánh giá cá tính mình và cá tính của những người xung quanh mình rồi tự nhận thức về bản thân xem mình đang ở đâu và đang phải đương đầu với những gì. Chỉ khi thực sự hiểu điều gì đang xảy ra và chịu trách nhiệm về nó, bạn mới có thể bắt đầu hành động để đổi thay.
Bạn phải có trách nhiệm với bất kì lĩnh vực nào trong cuộc sống của mình, vì bạn sẽ không thể thực hiện những gì mà mình thấy không có trách nhiệm với nó. Có thể sẽ đáng sợ nếu phải đặt áp lực của mọi lĩnh vực trong cuộc sống lên vai mình, nhưng bù lại nó sẽ cho bạn quyền lực lớn. Khi bạn cảm thấy hoàn toàn bị thuyết phục rằng bạn có thể có được những thay đổi như mình mong muốn, bạn sẽ cứ tự nhiên tiến về phía những kết quả xán lạn.
Bạn là nhà thiết kế và là kiến trúc sư của chính tương lai mình. Kể cả có chuyện gì xảy ra chăng nữa cũng không có bất kì một giới hạn nào cho những gì bạn có thể trải nghiệm trong tương lai.
Bạn có thể ngồi vào bàn ngay bây giờ và nghĩ về “cái gì”. Đừng đợi đến sinh nhật, năm mới, hay một sự kiện trong tương lai nào khác, hãy bắt đầu xác định tầm nhìn. Bây giờ là lúc bắt đầu đổi thay.
Bước đầu tiên là Chú ý, nghĩa là bạn phải làm sáng tỏ tất cả mọi vấn đề. Việc này đòi hỏi bạn phải chú ý đến những ý nghĩ cũng như những phản ứng của mình trước các sự việc. Thường thì chúng ta hay phản ứng tức thì trước mỗi sự việc mà không sử dụng đến tâm trí – không thực sự suy nghĩ khi đưa ra những phản ứng đó. Những lúc ấy, chúng ta như đang ở trong chế độ “lái tự động”. Bây giờ là lúc tắt chế độ đó đi và xem những suy nghĩ của bạn đang ở đâu và nó đang ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn như thế nào.
Một khi bạn đã chú ý đến những suy nghĩ của mình và hiểu ảnh hưởng của những suy nghĩ đó, bạn phải chấp nhận “cái gì”. Bạn phải chống lại cảm giác bị xâm lấn, thèm khát quá nhiều hoặc phải tự đánh giá hành động của mình. Thái độ chấp nhận đem đến trạng thái thư giãn khi bạn nắm được nó cũng như giúp bạn tiến lên phía trước.
Bước tiếp theo là lập ra kế hoạch. Nếu bạn lái xe từ San Francisco đến New York, bạn có lập ra kế hoạch không? Hãy nghĩ về vị thuyền trưởng, nếu ông ấy không lập ra hải trình và đo đạc trước chuyến đi, cả đoàn sẽ hoàn toàn mất phương hướng và trôi dạt giữa đại dương mênh mông vô tận. Người thuyền trưởng phải luôn luôn chú ý đến tốc độ gió và hướng gió, đến chân vịt dưới nước và luôn sẵn sàng tạo ra những thay đổi trong chuyến
hành trình. Một khi bạn đã chú ý suy nghĩ về những gì mình muốn trong cuộc sống, chúng sẽ bắt đầu gửi những thông điệp mạnh mẽ đòi hỏi bạn phải thay đổi. Và khi bạn đã chấp nhận thực trạng về bản thân, mặc dù có thể nó không làm bạn hài lòng, hãy sẵn sàng hình dung kế hoạch cho những mục tiêu tương lai.
Một điểm mấu chốt khác nữa là hành động đi đôi với trách nhiệm. Bạn phải nghĩ về những gì cần phải làm để đạt được mục tiêu. Bạn cần phải gạt cái gì sang một bên? Bạn phải hy sinh những gì? Nếu phải hy sinh thì chuyện gì sẽ xảy ra? Bạn không thể dành chỗ trọn vẹn để thực hiện mục tiêu nếu bạn không gạt sang một số thói quen hoặc suy nghĩ khác. Nên nhớ rằng sẽ chỉ cần gián đoạn trong một thời gian ngắn thôi là khoảng thời gian đó đã đủ để bạn nắm được mục tiêu trong tay mình. Bạn có năng lực bổ sung vào hoặc xóa bỏ những hành động cụ thể trong cuộc sống của mình và việc thay đổi đó hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Bạn là người hiểu rõ bản thân mình và vì vậy bạn sẽ biết phải làm thế nào để đầu tư thời gian cho mình. Ai là người đủ tiêu chuẩn giúp bạn không làm lãng phí thời gian và đặt ra những ưu tiên cho mình? Chính là bạn!
Những bài học và công cụ mà bạn nhận được suốt những bài học tiếp theo sau đây của chuyến hành trình được thiết kế dành riêng để chỉ dẫn bạn dấn thân vào quá trình đổi thay và trách nhiệm. Trong những phần trước, bạn đã hiểu được cơ chế hoạt động của tâm trí mình. Bây giờ, hãy vạch ra con đường tới thành công!
Ngày thứ 11: Tìm ra “cái gì”
“Bắt đầu ngày mới bằng lòng biết ơn” Trong cuốn vở ghi bài tập Cuộc sống đẳng cấp của bạn, hãy viết… 10 điều mà bạn cảm thấy biết ơn ngày hôm nay…
Khi bạn bắt đầu hoạch định cho chuyến hành trình sống đẳng cấp của mình, hãy nghĩ về những con người, những hoàn cảnh hay những sự kiện đã góp phần làm nên bức tranh cuộc sống của bạn ngày hôm nay. Bây giờ, hãy hình dung rằng cuộc sống của bạn từ trước đến nay được trình bày bằng một con đường. Tôi dám chắc rằng con đường đó sẽ không thể thẳng mà nó sẽ có rất nhiều đoạn quanh co, nhiều đoạn ngắt quãng, hoặc thậm chí là chệch hướng hoàn toàn, đúng không? Chắc chắn là thế rồi! Những sự đổi hướng không trù tính trước thường dẫn đến những bất ngờ tuyệt vời, đó là những món quà đối với cuộc sống của bạn. Hãy biết ơn chúng nhưng cũng nhớ rằng bạn là thuyền trưởng và bạn có quyền quyết định có nên đổi hướng hay không. Đừng làm một con thuyền mất định hướng, trôi dạt về vô định. Hãy hình dung rõ:
Bài học sống đẳng cấp
CÁI GÌ?
Để lập ra bản danh sách LÀ, LÀM và CÓ bạn phải tiếp tục nghĩ về những thứ thực sự quan trọng với mình – không phải với tôi hay với bất cứ ai khác và không phải những thứ bạn lờ mờ cho là quan trọng. Đó phải là những thứ thực sự quan trọng.
Để có thể hình dung về nơi bạn đang đến, bạn phải tự đánh giá mình ở thời điểm hiện tại đã. Việc này phải được làm công tâm, không phải với thái độ tiêu cực. Đây là một góc nhìn trung thực nhất cho biết bạn như thế nào trong cuộc sống, không phải là những gì bạn nghĩ về mình trong những giấc mơ hay những trải nghiệm tiêu cực. Nó là việc tạo ra một cuộc sống mới. Để làm như vậy, bạn phải dựa vào tình trạng của bạn hiện tại.
Hãy nghĩ cuộc sống như một chuyến hành trình tuyệt vời. Nếu bạn quyết định thực hiện chuyến đi bằng ô tô nhưng không biết nó ở đâu trước đó, bạn sẽ không thể biết cách thực hiện chuyến hành trình. Chúng ta đều khác nhau và đều có xuất phát điểm khác nhau. Nhưng điều đó không có nghĩa là xuất phát điểm của bạn tốt hơn hay tệ hơn những người khác. Nó chỉ khác thôi. Nó như một chấm trên bản đồ chỉ địa điểm bạn đang ở đâu hay biển báo “Bạn đang ở đây” của bản đồ một khu mua sắm.
Nếu tất cả chúng ta đều ở một địa điểm cùng một lúc, chẳng phải sẽ rất đông đúc hay sao? Hãy xem xuất phát điểm của bạn ở đâu dựa hoàn toàn vào lí trí chứ không thêm thắt vào đó cảm xúc hay sự tiếc nuối. Khi bạn nghĩ về cuộc sống hiện tại của mình, đâu là những ý nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu bạn?
Tôi đã được biết về Heather ở Texas. Cô ấy đã là thư kí trưởng trong 15 năm. Cô luôn cảm thấy như mình bị gò bó trong một vòng xoáy nhạt nhẽo và buồn tẻ. Heather là một cô gái rất xinh đẹp, thông minh hay pha trò và thực sự rất truyền thống. Ở vẻ bề ngoài, cô dường như đang có một cuộc sống tuyệt vời. Cô nói:
Tôi cảm thấy như mình ở trong bộ phim Groundhog day mà ngày hôm sau giống hệt như ngày hôm trước. Không có gì thực sự là phiền toái cả, chỉ là tôi phát ngấy công việc của mình thôi. Ngày nào tôi cũng đến một địa điểm, cũng nói chuyện với những người mà tôi gặp mỗi ngày, cũng giải quyết những vấn đề cũ. Bạn biết đấy, khi tôi 30 tuổi tôi nghĩ rằng cuộc đời mình là hoàn hảo. Tất cả bạn bè của tôi đều có gia đình và những đứa trẻ lũn cũn theo sau, còn tôi vẫn tự do làm những gì mình thích. Nhưng giờ tôi nhìn lại, và tự hỏi mình đã làm được những gì? Tôi thấy như cuộc đời đang bỏ rơi mình và mình như đang rơi tự do trong khoảng không vô vọng.
Heather đang bắt đầu tự kiểm điểm cuộc sống của mình. Đây là bước đầu tiên để cô chọn những thứ khác và và viết lại bản đồ của mình đến với Cuộc sống đẳng cấp. Việc này có nghĩa là bạn chỉ cần hiểu rõ về cuộc sống của mình là cuộc đua đã có thể bắt đầu, phải vậy không? Không! Nó chỉ có nghĩa rằng bạn đã tìm được một chú tuấn mã và vào được vạch xuất phát của cuộc đua, việc mà rất nhiều người khác không thể làm được.
Bây giờ khi bạn đã đến được đây là lúc bạn phải dừng lại việc sống trong quá khứ và tự kiểm điểm bản thân mình về kết quả của những cuộc đua trước đây. Sau khi đã làm như vậy, hãy bước ra khỏi quá khứ! Hôm nay là ngày để bắt đầu lại từ đầu”
Hành động
Thực hiện bài tập này, hãy gạt cảm xúc của bạn sang một bên và trả lời những câu hỏi “Cái gì” sau đây một cách công tâm nhất. Hãy viết ra cả những điều tốt đẹp và những điều cần phải thay đổi, những thứ đầu tiên đến với bạn. Hãy nhớ không được xếp loại chúng xấu hay tốt.
Có những thứ gì…
… trong lĩnh vực Phát triển cá nhân của cuộc đời mình?
… trong lĩnh vực Sức khỏe của cuộc đời mình?
… trong lĩnh vực Những mối quan hệ của cuộc đời mình?
… trong lĩnh vực Tài chính của cuộc đời mình?
… trong lĩnh vực Nghề nghiệp/Học hành của cuộc đời mình? … trong lĩnh vực Tâm linh của cuộc đời mình?
… trong lĩnh vực Giải trí của cuộc đời mình?
… trong lĩnh vực Cộng đồng của cuộc đời mình.
Phản chiếu mỗi ngày
Bây giờ, trước khi đi ngủ, hãy kiểm lại danh sách biết ơn và nhìn lại những thành tựu và kiến thức mình đạt được trong ngày, và hình dung bạn đang ở đẳng cấp mới. Ngày mai là một ngày mới, tràn ngập cơ hội mới. Khi bạn chìm vào giấc ngủ tối nay, hãy mường tượng hình ảnh về một ngày mai tuyệt vời.