🔙 Quay lại trang tải sách pdf ebook Sợi Chỉ Mỏng Manh Ebooks Nhóm Zalo https://thuviensach.vn SỢI CHỈ MỎNG MANH Tác giả: Yakov Naumov và Aleksandr Yakovlev Nhà Xuất bản Đồng Nai —✶— Nguồn: Vnmilitaryhistory Đánh máy: Namvinh789 Biên tập: V.C Tạo bìa: inno14 Tạo ebook (26/07/‘16): QuocSan https://thuviensach.vn Chương 1 Đã một giờ trôi qua và có lẽ là hơn nữa, thiếu tá An-đrây Mi-rô-nốp miệng vẫn không rời điếu thuốc lá – hết điếu này anh lại châm ngay điếu khác. Mi-rô-nốp đi đi, lại lại từ góc này sang góc kia trong căn phòng làm việc. Anh đếm mười bốn bước đi, quay lại mười bốn bước, rồi lại đi mười bốn bước nữa. “Đi bao nhiêu bước rồi: năm trăm, một ngàn, năm ngàn hay mười ngàn?” – ý nghĩ đó thoáng đến rồi vụt biến đi vì nó có nghĩa lý gì đâu. Mi-rô-nốp dừng lại bên cửa sổ, anh mở rộng hai cánh cửa. Không khí mát mẻ mùa thu ùa vào căn phòng. Những làn khói thuốc lá đang luẩn quẩn quanh bàn, xao động và tan dần. Tỳ tay vào khung cửa, Mi-rô-nốp nhìn ra đường. Trước mắt anh là những khung cảnh quen thuộc: bên phải là đường phố hẹp mang tên Đgiéc-gin-xki ngược về phía trước, đường hơi dốc thoai thoải. Về buổi chiều, đường phố náo nhiệt hẳn lên với những ô tô du lịch, tơ-rô-lây-buýt và xe khách loại lớn. Bên trái, trông rõ một phần quảng trường Đgiéc-gin-xki với cửa hàng bách hóa “Thế giới thiếu nhi” đang tấp nập người ra vào. Từ trên tầng năm của tòa nhà Ủy ban an ninh nhà nước, có thể trông rõ dòng người vô tận trên các vỉa hè, đường rẽ… Mi-rô-nốp trầm ngâm ngắm nhìn cảnh người, xe tấp nập, nhộn nhịp. Nhưng khung cảnh gần gũi và quen thuộc thường ngày ấy hôm nay đối với anh không thể gợi lên được một niềm vui nào như mọi hôm. Anh đang bận tâm suy nghĩ một vấn đề quan trọng. Mi-rô-nốp thở dài, đóng cửa sổ lại và quay về bàn làm việc. Ngồi xuống chiếc ghế mềm, Mi-rô-nốp lại kéo cặp tài liệu và dở tập ” Hồ sơ số…” Bìa tập hồ sơ màu nâu mỏng dính. Trong đó chỉ có mười đến hai mươi trang. Chính những vấn đề trong cặp hồ sơ ít ỏi đó đã làm cho người thiếu tá an ninh mất ăn mất ngủ suốt ba hôm nay. Anh mở cặp giấy và lại một lần nữa, không hiểu là lần thứ mấy rồi, chăm chú đọc hết trang này sang trang khác. Nhưng tất cả đều vô ích, vì không có gì sáng sủa hơn. Càng đọc bao nhiêu anh càng thấy bế tắc bấy nhiêu (và quả là Mi-rô-nốp hầu như đã gần https://thuviensach.vn thuộc lòng) anh không làm sao lần ra đầu mối của cuốn chỉ để theo đó có thể tiến hành cuộc điều tra. Còn nhiều điều chưa rõ ràng, chưa được xác minh. Phải tập trung chú ý ai trước? Phải nghiên cứu ai trước? Mi-rô-nốp suy nghĩ. Xa-môi-lốp-xcai-a ư? Điều này chẳng cần phải nói vì chính là đã bắt đầu từ mụ ta, tuy nhiên Mi-rô-nốp cũng tin là Xa-môi-lốp-xcai-a chỉ là một con cờ ngẫu nhiên không đáng được các cơ quan an ninh nhà nước chú ý. Trê-nhi-a-ép chăng? Rất mơ hồ. Quả thật nếu như tin vào lời khai của Xa-môi-lốp-xcai-a (nhưng có nên tin mụ ta không?) thì trường hợp của Trê nhi-a-ép quả là lạ lùng thật. Tại sao ông ta, một con người sống phong lưu, dư dật lại phải đi bán những quần áo phụ nữ nhập cảng. Nếu quả như vậy thì dù chỉ là một giả thuyết tồi nhất: điều đó có khác gì một kẻ đầu cơ. Bản thân Trê-nhi-a-ép lại là một đảng viên, từng tham gia cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, một trung tá kỹ sư, một người đã được thưởng nhiều huân chương, một nhà xây dựng cỡ lớn. Không thể nào ông ta lại giống một kẻ có thể gây nên những tội lỗi chống Tổ quốc, chống Nhà nước xô-viết. Vậy thì là ai bây giờ? Tác giả của mẩu thư còn sót lại chăng? Cũng có thể lắm. Nhưng, nên bắt đầu với anh ta như thế nào nếu như chưa biết rõ anh ta, hay đúng hơn là cô ta, là ai? Phải tìm tác giả bức thư đó ở đâu? Tìm như thế nào? Nếu như trong tay Mi-rô-nốp đã có được một mối chỉ nào đấy thì nó cũng rất mỏng manh, rất rời rạc… Mi-rô-nốp gấp cặp hồ sơ lại và hình dung toàn bộ quá trình sự việc. Câu chuyện bắt đầu từ hôm người ta bắt giữ Xa-môi-lốp-xcai-a – một mụ buôn lậu khét tiếng, từ lâu cơ quan công an đã quen mặt. Tại một cửa hàng ở Mát-xcơ-va, mụ ta đã bị bắt quả tang trong lúc đang bán một số áo khoác bằng ni-lông của phụ nữ theo giá đầu cơ. Khi khám chiếc túi xách căng phồng của mụ Xa-môi-lốp-xcai-a, công an còn phát hiện một số quần áo phụ nữ sản xuất ở nước ngoài (Mỹ, Tây Đức, Pháp) và một số đồ trang sức phụ nữ, theo như các chuyên viên xác minh cho biết thì đó là các loại đồ trang sức cổ rất quý giá. https://thuviensach.vn Nhân viên công an chẳng khó khăn gì lắm đã xác minh được tất cả những đồ vật mà Xa-môi-lốp-xcai-a bán đều là những loại hàng không có trong màng lưới thương nghiệp Liên-xô. Một điều làm cho người ta phải suy nghĩ là phần lớn những quần áo đó đều hoàn toàn mới, chưa hề mặt lần nào. Lại thêm những đồ trang sức quý giá kia càng làm cho vấn đề trở lên bí ẩn và đáng nghi ngờ. Hơn nữa, khi khám xét kỹ các đồ vật tịch thu của Xa-môi-lốp-xcai-a người ta còn phát hiện ở trong lần lót của một chiếc áo khoác (cũng cần phải nói thêm là chiếc áo này đã được dùng vài ba lần) có một mẩu giấy bị lộn xuống góc gấu áo, qua lần vải túi bị thủng. Mẩu giấy ấy là phần còn lại của một bức thư hay là một trang nhật ký nào đó. Nó không có đoạn đầu, không có đoạn cuối, cũng không có một câu nào hoàn chỉnh. Chỉ còn sót lại những dòng vô nghĩa với một nét chữ phụ nữ nguệch ngoạc: …người Nga không biết và sẽ không biết… …ấy… giữ mình cho cẩn thận. Rằng… …hoàn thành nhiệm vụ đã… …trở thành kẻ phản bội… Xa-môi-lốp-xcai-a có biết mẩu giấy này không? Những đồ vật kia và nhất là cái áo đáng ngờ đó đến tay mụ ta bằng cách nào? Trong các cuộc hỏi cung ở cơ quan công an, mụ đã khai nhiều điều mâu thuẫn với nhau. Lúc đầu mụ khai rằng những đồ vật (trong đó có chiếc áo đáng ngờ) là do mụ bắt được ở ngoài phố, bắt được một cách bình thường. Mụ đang đi và bỗng thấy một gói gì đấy. Xung quanh chả có ai. Mụ mở ra và thấy trong đó có nhiều quần áo. Làm thế nào với món hàng này nhỉ! Và thế là mụ quyết định đem bán. Chả lẽ như vậy là phạm tội ư? Tuy nhiên khi các nhân viên hỏi cung bảo mụ nói rõ địa điểm và thời gian nhặt được gói đồ, thì họ thấy Xa-môi-lốp-xcai-a lúng túng hơn. Cuối cùng mụ phản cung lại, mụ lại đưa ra một khẩu cung mới: không, quả là mụ không nhặt được gói đồ đó, mà nó do một trong những người quen mụ đưa nhờ bán hộ. Người đó là Trê-nhi-a-ép, Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích Trê-nhi-a-ép. https://thuviensach.vn Trê-nhi-a-ép là ai? Xa-môi-lốp-xcai-a không khẳng định dứt khoát được: ông ta là quân nhân, có lẽ là đại tá. Ông ta sống ở thành phố Crai-xcơ, – ông ta làm gì? Thủ trưởng, một thủ trưởng lớn, có xe riêng. Ngoài ra Xa môi-lốp-xcai-a không biết gì hơn về Trê-nhi-a-ép nữa. Cơ quan công an xác minh lời khai của mụ; họ điện hỏi Crai-xcơ xem có ai tên là Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích Trê-nhi-a-ép mang quân hàm đại tá không? Và họ chả phải chờ đợi lâu. Có một người như vậy sống ở đấy: kỹ sư, trung tá dự bị Trê-nhi-a-ép, hiện đang làm việc tại một công trường xây dựng quân sự đặc biệt ở Crai-xcơ. Khi các nhân viên điều tra đã thu thập đầy đủ các tài liệu như lý lịch tự khai, giấy nhận xét công tác, và các giấy tờ cần thiết, thì đường đời của người trung tá kỹ sư này không có gì đáng nghi ngờ. Trê-nhi-a-ép sinh năm 1915 tại một làng hẻo lánh ở Xi-bê-ri. Sau khi tốt nghiệp trường làng ra tỉnh làm ăn. Vừa làm vừa học đã tốt nghiệp lớp trung cấp kỹ thuật buổi tối, sau đi Mát-xco-va và học tại Học viện xây dựng quân sự. Trong thời gian chiến tranh chiến đấu ở mặt trận. Ban đầu công tác ở một đơn vị công binh, sau đấy chiến đấu trong hàng ngũ du kích. Bị thương rồi khỏi, lại ra mặt trận và một lần nữa về đơn vị công binh. Đã được thưởng nhiều huân chương và bằng khen của Chính phủ. Sống độc thân. Sau chiến tranh đi hết công trường này đến công trường khác. Mới đây vừa giải ngũ về ngành dự bị. Ở Crai-xcơ đã gần hai năm và là một trong những nhà lãnh đạo một công trường lớn xây dựng các công trình đặc biệt. Trong các bản nhận xét về đạo đức và tư cách đều nhấn mạnh: trung tá kỹ sư Trê-nhi-a-ép là một người có đạo đức tốt, trung thành với sự nghiệp của Đảng, rất cố gắng trong công tác và luôn luôn trau dồi trình độ tư tưởng, chính trị của mình, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công tác. Thật ra, đọc những dòng nhận xét khô khan trong các bản lý lịch có đóng dấu thì khó mà hình dung được hình dáng, bộ mặt của một người mà người ta chỉ biết được một phần nào về tư cách, đạo đức, sở thích và khuynh hướng. Nhưng, ở đây cuộc đời của Trê-nhi-a-ép hiện lên khá đẹp đẽ. Không có một dấu vết đáng nghi ngờ nào cả. Khó mà hiểu được một người https://thuviensach.vn như vậy mà lại quen với Xa-môi-lốp-xcai-a, và ông ta đã lấy các quần áo phụ nữ ấy ở đâu? Tại sao lại phải bán đi một cách rất khó hiểu: bán ở một thành phố khác qua tay mụ buôn lậu chuyên nghiệp? Mặt khác, liệu có thể tin rằng, Xa-môi-lốp-xcai-a đang có âm mưu nấp sau lưng một người như trung tá kỹ sư này chăng? Các cơ quan công an đã gửi tất cả tang vật có kèm theo mảnh giấy đáng ngờ đó về Ủy ban an ninh nhà nước. Chuyện đã xảy ra từ ba hôm trước. Từ hôm ấy đến nay, chiếc cặp bìa nâu với đầy đủ các tài liệu đó nằm trên bàn làm việc của thiếu tá Mi-rô-nốp. Trong chiếc cặp còn có lá thư viết tay của cục trưởng thiếu tướng Va-xi-li ép gửi Mi-rô-nốp: “Đồng chí Mi-rô-nốp! Hãy nghiên cứu kỹ các tài liệu trong hồ sơ. Hỏi kỹ kẻ bị bắt và báo cáo cho tôi biết ý kiến riêng của đồng chí.” Quả là quá dễ dàng khi nói: “Báo cáo cho biết ý kiến riêng của đồng chí!” Còn làm thế nào mà báo cáo được nếu như những ý kiến sơ bộ, cho đến nay vẫn chưa có được. Báo cáo cái gì bây giờ? Đã ba ngày qua, Mi-rô nốp nghiền ngẫm tập hồ sơ nhưng chưa hề thấy có một tý ánh sáng nào. Anh đã trực tiếp hỏi cung Xa-môi-lốp-xcai-a. Nhưng, những lần hỏi cung đó chưa mang lại cho anh điều gì mới mẻ, hấp dẫn. Nhìn toàn bộ vấn đề, thì sự quen biết giữa Xa-môi-lốp-xcai-a với Trê-nhi-a-ép chỉ hoàn toàn ngẫu nhiên. Mụ vẫn chỉ nói đi nói lại mãi về Trê-nhi-a-ép như là đã khai trong những lần trước”đại tá”, “một thủ trưởng lớn.” Ngoài ra Xa-môi-lốp-xcai-a không cung cấp được điều gì mới hơn. Qua lời khai của Xa-môi-lốp-xcai-a thì mụ đã đến Crai-xcơ để thăm những người quen. Ở đó, mụ tình cờ gặp Trê-nhi-a-ép mà trước đây mụ có quen biết. Hình như Trê-nhi-a-ép có mời mụ ta về nhà chơi, rồi đề nghị mụ ta bán hộ những đồ trang sức ở Mát-xco-va. Còn những đồ vật đó là của ai và làm sao Trê-nhi-a-ép lại có thì mụ không biết rõ. Trê-nhi-a-ép không nói gì về điều này và Xa-môi-lốp-xcai-a cũng không cần hỏi. Đối với mụ ta, điều đó chả có gì cần thiết. https://thuviensach.vn Trong khi hỏi cung Mi-rô-nốp giả vờ như vô tình hướng câu hỏi vào chiếc áo khoác mà họ đã tìm thấy mảnh giấy bí mật. Chiếc áo đó cũng do Trê-nhi-a-ép đưa cho phải không? Xa-môi-lốp-xcai-a có xem kỹ nó không? Có tìm thấy gì trong túi áo không? - Trong túi à? Mụ buôn lậu ngạc nhiên hỏi.- Ồ, ngài thủ trưởng, các túi đều rỗng tuếch. Chẳng có gì trong ấy cả! Không có lấy một chút gì đâu. Tôi đã xem kỹ mà… Đúng: Xa-môi-lốp-xcai-a không lục soát kỹ chiếc áo nên mụ ta không phát hiện ra mảnh giấy bị xé. Điểm này, có thể tin ở mụ ta được, nhưng còn những điểm khác… Phải bắt đầu điều tra ở Crai-xcơ thôi! Rõ ràng là phải như vậy – Mi-rô nốp dự kiến. Như thế, tức là phải đi tới đấy. Có thể là sẽ phát hiện bổ sung được điều gì đó tại chỗ. Và, cũng có thể sẽ giúp cho việc điều tra bắt nguồn từ ở đây. Tuy vậy, trước khi đi cũng cần phải báo cáo với Xê-men Pha-đê ê-vích đã (tức là thiếu tướng Va-xi-li-ép). Phải thảo luận và để đồng chí ấy cho chỉ thị. Đồng chí ấy sẽ quyết định có nên đi Crai-xcơ hay không. Sự sáng suốt của thiếu tướng, những kinh nghiệm lớn trong công tác an ninh của ông, cũng như óc xét đoán ông có thể nhìn nhận rõ từng chi tiết quan trọng và đáng kể ở chính những điểm mà người khác nếu như không phải là một cán bộ lão luyện trong công tác phản gián thì không làm sao thấy được. Nhiều lần ông làm cho An-đrây Mi-rô-nốp ngạc nhiên. Hồi chuông điện thoại cắt đứt luồng suy nghĩ của anh. - Đồng chí Mi-rô-nốp đấy phải không? Giọng thiếu tướng vang lên trong máy nói.- Mời đồng chí… Nếu có một người nào không biết nghề nghiệp của Xê-men Pha-đê-ê vích, gặp ông ngoài phố, trong nhà hát hay chỗ hội họp công cộng thì không chắc đã nghĩ rằng đấy là một cán bộ an ninh có nhiều kinh nghiệm. Trông thiếu tướng thật hiền từ, bình thường. Khuôn mặt ông mang đặc điểm của người trí thức Nga – hiền lành và thông minh. Ông luôn bận thường phục. Bộ quần áo hơi rộng so với thân hình của ông. Bộ tóc đã https://thuviensach.vn điểm bạc nhưng vẫn còn dày và cong cong một cách tự nhiên. Đôi mắt ông dường như sâu thêm sau cặp kính dày. Do vậy, nên đôi khi người ta cảm thấy cái nhìn của ông có vẻ khe khắt, khô khan. Cuộc đời của thiếu tướng cũng không phẳng lặng lắm. Ngay từ hồi thanh niên, ông đã được Đoàn thanh niên cộng sản cử sang làm công tác an ninh. Ông từng có dịp may mắn thi hành những nhiệm vụ của Đgiéc-gin-xki và đã có lần được gặp riêng Phê-lích Ê-mun-đô-vích. Ông đã làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Men-gin-xki, Tơ-ri-lít-xe và các cán bộ an ninh Bôn sê-vích lỗi lạc khác. Trong những năm ba mươi, vì có những thay đổi trong cơ quan an ninh nên Xê-men Pha-đê-ê-vích Va-xi-li-ép chuyển khỏi cơ quan trung ương. Ông đi công tác ở một vùng biên giới hẻo lánh và ông đã lăn lộn ở các vùng biên giới gần hai chục năm ròng. Mãi đến những năm năm mươi ông mới lại được cử về Ủy ban an ninh nhà nước. Từ đó Xê-men Pha-đê-ê-vích Va-xi-li-ép trở thành thủ trưởng trực tiếp của thiếu tá Mi-rô nốp. Đọc xong tập tài liệu, để nó sang một bên, thiếu tướng dựa lưng vào thành ghế, bảo: - Nào, An-đrây I-va-nô-vích, kể lại nghe nào. Ông với tay lấy chiếc cặp bìa màu nâu. Thiếu tướng dở từng tờ hồ sơ. Ông đọc lướt và lắng nghe Mi-rô-nốp báo cáo. Thiếu tá báo cáo rành rọt, vắn tắt như đã lựa từng lời từng ý một. Trong khi anh đang báo cáo lại tình hình vụ án thì thiếu tướng đã kịp đọc lướt các trang giấy trong cặp. Ông gạt nó sang một bên, tay trái chống cằm, ông nhìn thẳng vào mặt Mi-rô-nốp. Kết luận của thiếu tá về mối liên quan giữa tác giả mẩu giấy bí mật với một con người như Trê-nhi-a-ép còn rất mơ hồ. Thiếu tướng bỗng đặt tay phải lên bàn,mấy ngón tay gõ khe khẽ xuống bàn. Nhịp gõ mỗi lúc một nhanh. Mi-rô-nốp hoang mang: mọi cán bộ trong Cục đều đã biết thói quen ấy của thiếu tướng. Nếu thiếu tướng gõ nhịp tay liên hồi như vậy lên mặt bàn tức là ông đang lo ngại hoặc đang bực mình về điều gì đấy. - Xin lỗi nhé. – Thiếu tướng bỗng ngắt lời Mi-rô-nốp. – Anh đã biết rõ là trung tá kỹ sư Trê-nhi-a-ép làm gì chưa? https://thuviensach.vn - Hình như là… – Mi-rô-nốp rụt rè đáp – Tôi đã đọc và biết được đầy đủ tất cả những điều ghi trong hồ sơ lý lịch. Trê-nhi-a-ép là một trong những người lãnh đạo một công trường lớn ở Crai-xcơ. - Ừ, nhưng là công trường nào? - Theo chỗ tôi được biết thì đó là một công trường bí mật. Một công trình quốc phòng đặc biệt. - Ấy chính thế đấy: công trình quốc phòng đặc biệt – Thiếu tướng nói và giơ ngón tay trỏ lên. Tôi sẽ không kể cho anh tỷ mỉ, điều đó không cần thiết. Nhưng phải biết rằng, đấy là một công trình quốc phòng loại đặc biệt tối mật. Anh đã biết bọn tình báo nước ngoài đang rất chú ý đến các loại công trình này. Hơn thế, trong tay tôi đã có những tin tức cho hay: cơ quan tình báo của một nước tư bản đã chú ý đến công trường ở Crai-xcơ. Từ chuyện này, ta thấy có thể có một điều gì đây đặc biệt liên quan đến Trê nhi-a-ép. Anh có cảm thấy thế không nào? - Thực lòng mà nói, – Mi-rô-nốp ngập ngừng, – tôi chưa hoàn toàn cảm thấy như vậy. Chúng ta đều biết là, những người được đưa vào làm ở các công trường này đều đã qua sự kiểm tra rất tỷ mỉ, kỹ càng. Nên Trê-nhi-a ép thì… - Sao lại dính Trê-nhi-a-ép vào đấy? – Thiếu tướng hơi cau mày, tay lại gõ gõ xuống bàn – Chả lẽ lại cứ phải dính dáng đến Trê-nhi-a-ép. Nhưng, dĩ nhiên cũng có thể có một âm mưu gì đấy đã xảy ra quanh ông ta, nấp sau lưng ông ta. Ông ta là cái bình phong, và chả riêng gì mình ông ta đâu. Chúng ta không nên khẳng định một điều gì sớm nhưng cần phải nghĩ tới điều có thể xảy ra sau này. Nhìn chung thì Trê-nhi-a-ép cũng không đến nỗi hấp dẫn với chúng ta lắm, mặc dù chứng cớ cho thấy rằng đây là một chuyện xấu, bán các thứ hàng ngoại qua tay một mụ buôn lậu. Nhưng làm sao mà ông ta có thể có những loại hàng này? Thật không đẹp đẽ gì! Phải rút ra kết luận gì ở đây? Có thể loại trừ trường hợp là một bộ máy tình báo ngoại quốc nào đó đã thu thập được những tin tức về Trê-nhi-a-ép, dò la được những mặt yếu của ông ta và đang định mon men tới gần ông ta chăng? Tôi nhắc lại rằng: tất cả những điều này chỉ là giả định. Cần phải https://thuviensach.vn kiểm tra thật kỹ càng! Tại sao lại có giả định như vậy? Điều đó đòi hỏi chúng ta phải phân tích. Hình như mảnh giấy lạ lùng tìm thấy ở lần lót chiếc áo khoác là do phụ nữ viết, phải không? Mi-rô-nốp lặng lẽ gật đầu. - Và mụ Xa-môi-lốp-xcai-a đã nhận chiếc áo đó từ tay Trê-nhi-a-ép. Đúng không? Thế tức là, quanh quẩn bên Trê-nhi-a-ép hiện nay có thể có một phụ nữ nào đó mà chúng ta cần phải hết sức chú ý. Phải tìm cho ra người phụ nữ – tác giả của mẩu giấy bí mật đó. Hơn nữa, điều này cũng không thể loại trừ: có thể Trê-nhi-a-ép đã bị lọt vào “tầm mắt” của bọn tình báo nước ngoài. Cần phải quan tâm bảo đảm an ninh và điều kiện công tác, sinh hoạt cho ông ta. Để làm việc đó, cần phải nghiên cứu kỹ càng những người chung quanh. Theo dõi cách làm việc, sinh hoạt của ông ta và những người gần gũi. Cuối cùng, dù muốn hay không, chúng ta cũng phải tìm hiểu nguồn gốc của những món hàng nước ngoài và các đồ trang sức cổ quý giá kia. Tóm lại, đó là nhiệm vụ của anh. Chỉ có thể giải quyết những nhiệm vụ đó ở ngay Crai-xcơ. Anh phải chuẩn bị đi đến đấy. Tôi đã gọi điện báo cho đồng chí Xcơ-vô-re-xki – đại tá Cục trưởng cục an ninh Crai-xcơ biết là anh sẽ đến. Hình như đồng chí đại tá có quen biết anh phải không? - Vâng, thưa đồng chí Xê-men Pha-đê-ê-vích, – Mi-rô-nốp trả lời. – Còn hơn cả sự quen biết thông thường nữa ạ. - À, à. Tôi nhớ ra rồi. Dạo chiến tranh phải không? Xcơ-vô-re-xki phụ trách mọi vấn đề, đồng chí ấy sẽ giúp anh. Nếu như có điều gì không rõ, cứ gọi điện cho tôi, đừng ngại. Có lẽ như thế là hết rồi đấy. Hỏi gì nữa không? - Không, đồng chí Xê-men Pha-đê-ê-vích, tất cả đã rõ. – An-đrây đứng dậy. – Bao giờ đồng chí cho tôi lên đường? - Tôi giữ anh làm gì? – Thiếu tướng hỏi lại, thay cho câu trả lời. – Cố thu xếp đi ngay hôm nay! Thôi chúc anh thành công! Ngay tối hôm đó Mi-rô-nốp đi Crai-xcơ. https://thuviensach.vn Chương 2 Chuyến đi Crai-xcơ làm Mi-rô-nốp hồi hộp không những chỉ do tính chất phức tạp và nghiêm túc trong nhiệm vụ của anh; mà còn là do nơi đó anh rất thích. Một thành phố phương Nam ấm áp và vui vẻ. Đã mấy năm rồi An-đrây không đến Crai-xcơ nên anh càng mong sao cho chóng tới thành phố như mong gặp người thân cũ lâu ngày xa cách. …Gần trưa, sau cửa sổ toa tàu đã thấp thoáng hiện ra mái các nhà máy, các dàn giáo công trường và những tháp nhọn của cần trục. Tàu hỏa đã đến Crai-xcơ. Tòa nhà màu trắng rộng lớn của khu ga rực lên dưới ánh nắng phương Nam chói chang. Mi-rô-nốp thấy nhiều khu nhà mới xây. Trước đây, khi anh tới Crai-xcơ, nhà ga lớn lộng lẫy này cũng chưa có. Quảng trường nhà ga đã thay đổi: nó được mở rộng hơn và rải nhựa bóng loáng. Từ quảng trường, đường phố rộng chạy tỏa ra khắp hướng như rẻ quạt với các hàng cây bồ đề, cây dẻ mọc thẳng tắp dọc trên vỉa hè. Xe con, xe lớn xuôi ngược vội vã, hoàn toàn giống như cảnh ở Mát-xcơ-va. Nhưng ở đây thưa thớt hơn. Chả khó khăn gì, anh đã tìm được tòa nhà của Cục an ninh nhà nước trong thành phố. Mi-rô-nốp đi thẳng đến phòng khách của cục trưởng. Đối với Ki-rin Pê-tơ-rô-vích Xcơ-vô-re-xki, An-đrây Mi-rô-nốp có những tình cảm phức tạp khác nhau. Đó là lòng biết ơn đối với mọi sự chăm sóc thân tình mà Xcơ-vô-re-xki đã dành cho anh trước đây. Đó là lòng kính trọng đối với những kinh nghiệm phong phú của người cán bộ phản gián. Anh khâm phục công lao và uy tín của ông. Cuối cùng đó là những đức tính trong nếp sống,trong phương pháp làm việc của một con người thuộc thế hệ đi trước mà Mi-rô-nốp nhiều khi có cảm giác như tình cảm cha con. An-đrây biết Xcơ-vô-re-xki từ nhiều năm trước: chiến tranh đã khiến cho họ có dịp sống với nhau. Trước chiến tranh Ki-rin Pê-tơ-rô-vích làm việc ở Ủy ban nội vụ tỉnh Xmô-len-xcơ, khi tỉnh này bị phát xít Đức chiếm đóng https://thuviensach.vn thì ông đã lãnh đạo một trong những binh đoàn du kích chiến đấu ở khu Tây – Nam tỉnh. Chính ở đây, đầu mùa đông năm 1942, cậu học sinh An đrây Mi-rô-nốp bị mồ côi cả cha lẫn mẹ trong thời kỳ quân Hít-le tràn qua, đã được dẫn đến với đội du kích lớn này. Ngay từ buổi đầu, Xcơ-vô-re-xki đã dự định, nếu có hoàn cảnh thuận lợi là gửi ngay cậu bé này về “Đất lớn” – hậu phương Xô-viết, nhưng mãi vẫn không có dịp và khi có dịp thì những dự định cũ không hợp nữa: An-đrây đã trở thành một người gắn bó với đơn vị. Chàng trai lanh lẹn, thông minh và chín chắn trước tuổi đó, với lòng căm thù sâu sắc bọn Hít-le, lúc đầu làm việc ở ban tham mưu, về sau dần dần trở thành một trong những tay quân báo xuất sắc của du kích. So với những người lớn tuổi anh lọt vào dễ dàng hơn các làng mạc, thành phố bị chiếm đóng, vào tận hang ổ của địch, duy trì sợi dây liên lạc với những người hoạt động bí mật, khai thác nhiều tin tức tình báo có giá trị. Chính trong những năm hoạt động du kích đó, những đức tính cần thiết của một người tình báo, một cán bộ phản gián tài giỏi đã dần dần hình thành trong con người An-đrây Mi-rô-nốp. Sau khi đuổi bọn phát xít khỏi các vùng Xmô-len-xcơ, O-ri-ôn, Bri-an xcơ, binh đoàn du kích do Xcơ-vô-re-xki lãnh đạo đã thay đổi nhiệm vụ: người thì chuyển vào bộ đội thường trực, người thì bắt tay vào công cuộc khôi phục trong hoàn cảnh hòa bình. Theo nguyện vọng và với sự giúp đỡ của Xcơ-vô-re-xki, An-đrây Mi-rô nốp được cử đi học tại trường quân sự bộ đội biên phòng. Sau những năm phục vụ ở biên giới, ở Trung Á và Viễn Đông, vào đầu những năm năm mươi, Mi-rô-nốp được điều về công tác tại Ủy ban an ninh nhà nước ở Mát xcơ-va… Chia tay với Ki-rin Pê-tơ-rô-vích Xcơ-vô-re-xki từ năm 1943,nhưng An đrây vẫn không mất liên lạc với ông. Hai người ít khi gặp nhau nhưng thỉnh thoảng anh vẫn viết thư cho ông… Mấy năm nay, anh chưa gặp lại Xcơ-vô re-xki nên giờ đây anh rất vui sướng trước cuộc gặp gỡ này. https://thuviensach.vn Xcơ-vô-re-xki cũng không kém phần vui mừng khi thấy An-đrây. - Chà, chà, lại gặp cậu ở đây. Nào, xem xem có gì biến đổi không nào? – Xcơ-vô-re-xki xúc động reo lên. Ông cầm tay An-đrây kéo vào phòng và tò mò ngắm anh. Không, – đại tá vừa nói vừa ấn vai An-đrây ngồi xuống chiếc đi-văng và tự ông cũng ngồi xuống cạnh anh, – cậu không thay đổi gì cả: khá lắm! – Xcơ-vô-re-xki thực lòng ngạc nhiên, nhìn khuôn mặt rám nắng, kiên nghị của An-đrây với đôi vai rộng và thân hình cân đối khỏe mạnh của anh, miệng cứ tấm tắc. – Cậu hầu như không thay đổi gì cả, vẫn còn trẻ, trẻ lắm. Bao nhiêu tuổi rồi nhỉ? Đã ba mươi chưa? - Ồ, Ki-rin Pê-tơ-rô-vích! – An-đrây mỉm cười. – Đồng chí quá khen. Trên ba mươi từ lâu rồi đấy… - Chà, chà, – Xcơ-vô-re-xki thở dài. – Thời gian trôi nhanh thật. Nhanh thật!… Thế, sống ra sao? Vẫn chưa lập lại gia đình chứ? - Chưa, Ki-rin Pê-tơ-rô-vích ạ. Như người ta nói là: chỉ sợ tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa thôi. Đồng chí cũng đã biết rồi đấy! – Mi-rô-nốp nói, vẻ không vui. Xcơ-vô-re-xki hiểu. Những nằm đầu khi mới về Mát-xcơ-va, Mi-rô-nốp đã làm quen với cô sinh viên Li-u-đa ở ga tàu thủy Him-ki. Li-u-đa có vẻ thích anh. Và, anh cũng vậy, anh thấy có cảm tình với cô gái đó. Chả hiểu vì sao? Từ xưa, An-đrây luôn có vẻ ngại ngùng đối với các cô gái, nhưng sau khi quen biết Li-u-đa độ vài ba tuần thì anh chợt hiểu ra, anh đã yêu Li u-đa, yêu một cách nghiêm túc. Một tháng sau, mặc dầu bố mẹ Li-u-đa phản đối là con gái họ còn trẻ chưa vội gì lấy chồng cả, nhưng họ vẫn cứ quyết định làm lễ cưới. Nhưng về sau, sự việc lại diễn ra hoàn toàn khác hẳn với những điều mà Mi-rô-nốp đã suy tính. Càng gần gũi vợ bao nhiêu, Mi-rô-nốp càng nhận thấy rõ cô ta là một người quá được nuông chiều từ bé, một người nhẹ dạ và thậm chí rất bướng bỉnh. Cuộc sống chung không được hòa thuận lắm. Do điều kiện nhà ở còn khó khăn nên sau khi cưới, Mi-rô-nốp và vợ vẫn phải ở nhờ căn phòng – chung một nhà với gia đình khác. Điều đó làm cho https://thuviensach.vn Li-u-đa không hài lòng. Cô ta đòi phải có nhà riêng. Ai chả biết là trong những năm ấy, một gia đình hai vợ chồng son mà đòi ở riêng một nhà thì thực tế hoàn toàn không cho phép. Mi-rô-nốp coi những đòi hỏi của Li-u đa là lố bịch. Từ đấy, sự bất hòa giữa hai người bắt đầu. Mâu thuẫn càng ngày càng nhiều và trở nên sâu sắc hơn.Li-u-đa không thích chồng đi làm đêm, mãi đến gần sáng mới về nhà. Cô không thích kiểu sống giản dị khiêm tốn của Mi-rô-nốp. Cô rất khó chịu trước lòng căm ghét của anh đối với những ý nghĩ trống rỗng và cuộc sống vô công rồi nghề. Li-u-đa không thấy xấu hổ khi cô mắng chồng là giả dối với cô. “Tôi, – cô ta nói, – tôi cứ nghĩ rằng công tác phản gián của anh phải là một công việc hết sức hấp dẫn, lãng mạn, phải là một cuộc sống sôi nổi và rộng rãi. Còn anh thì sao? Anh chỉ mài mòn đũng quần suốt ngày, suốt đêm như một nhân viên bàn giấy hạng quèn. Không, anh cũng chưa được như một nhân viên bàn giấy nữa – còn tồi tệ hơn loại ấy. Anh nhân viên bàn giấy còn có lúc rảnh rang nghỉ ngơi chiều tối với vợ. Chứ anh thì làm gì có!” Tất nhiên Mi-rô-nốp không thể nói cho cô ta biết là anh đã “mài mòn đũng quần” như thế nào. Tuy nhiên, anh biết công tác phản gián của anh luôn luôn đòi hỏi cả hai điều – sự kiên nhẫn và sự ” mài mòn” đũng quần. An-đrây ngày càng hiểu rõ là anh đã sai lầm rất lớn khi cưới Li-u-đa làm vợ và không thể tiếp tục mãi cuộc sống với cô ta được. Anh đau khổ chịu đựng những điều xảy ra. Tất cả những việc đó đã mấy năm nay, nhưng vết thương lòng của anh vẫn chưa hàn gắn được… Ki-rin Pê-tơ-rô-vích Xcơ-vô-re-xki cũng biết chuyện vợ con của Mi-rô nốp. Ông hiểu tâm trạng của anh và nghĩ, tốt hơn hết là đừng hỏi gì thêm. Ông đi thẳng vào công việc. - Nào An-đrây, báo cáo đi, anh đến đây làm gì? Những nét đại thể thì tôi biết rồi. Xê-men Pha-đê-ê-vích Va-xi-li-ép đã nói với tôi qua điện thoại. Nhân viên của tôi cũng đã báo cáo. Nhưng tôi muốn biết tỷ mỷ hơn. An-đrây kể lại cặn kẽ việc bắt giữ Xa-môi-lốp-xcai-a, về những khẩu cung của mụ và những tang vật khám thấy trong xắc. Nhưng khi anh vừa https://thuviensach.vn nói đến mẩu giấy bí mật và những dòng chữ ghi trên đó thì Xcơ-vô-re-xki bỗng cắt ngang: - Khoan! Chờ một lát. Đấy, căn cứ theo lời anh thì rõ ràng là ở Mát-xcơ va, các anh đã nghĩ nát óc về tờ giấy kia ở đâu ra? Ai viết những câu đó và nó có nghĩa gì? Mẩu giấy này theo tôi nghĩ, có lẽ là do vợ Trê-nhi-a-ép viết. Đúng! Tất cả đều chứng tỏ, mẩu giấy đó là của cô ta. Mi-rô-nốp sửng sốt hỏi: - Xin lỗi, xin lỗi cho tôi hỏi đã, đồng chí Ki-rin Pê-tơ-rô-vích! Vợ nào? Trê-nhi-a-ép là người độc thân cơ mà. - Độc thân à? Ai bảo anh vậy. Không phải đâu. Ông ấy đã có vợ. Tuy nhiên… tuy nhiên hiện nay, có thể coi như kẻ độc thân thật… - Đồng chí nói gì vậy, Ki-rin Pê-tơ-rô-vích, đồng chí không đùa đấy chứ? Khi thì đã có vợ, lúc thì lại là kẻ độc thân. Thật lạ lùng! Tôi đã đọc kỹ toàn bộ hồ sơ của ông ấy, và biết rõ: ông ấy là người độc thân, chưa bao giờ cưới vợ cả. Hồ sơ mới nhất mà tôi có, làm cách đây hai năm trước khi Trê-nhi-a ép được cử đến công trường ở Crai-xcơ. Khi đến làm việc ở Crai-xcơ ông ấy không hề có điều gì bổ sung vào hồ sơ của mình cả. Ở Crai-xcơ cũng không có điều gì bổ sung thêm. Ở phòng địa chỉ cũng vậy… - Thế mà ông ta, – Xcơ-vô-re-xki nói xen ngang, – lại cưới vợ cách đây gần hai năm,trước lúc về Crai-xcơ. - Trước khi về Crai-xcơ? Như vậy mọi sự giờ đã rõ hơn. Nhưng sao đồng chí lại nói: ông ta là kẻ độc thân, trong khi theo như lời đồng chí vừa nói, thì ông ta đã có vợ từ hai năm nay? Thế là thế nào? - Ồ, người anh em ạ, đây là cả một câu chuyện dài. Tôi vừa được biết từ hôm qua thôi. Vợ Trê-nhi-a-ép đã bỏ chồng. Cô ta bỏ đi. Có thể đã được ba bốn tháng nay rồi. Đây là một việc chả tốt đẹp gì, một sự dối trá. Cô ta bỏ đi vội vã đến nỗi chả kịp mang theo đồ đạc gì. Trê-nhi-a-ép chờ đợi, chờ mãi cho đến lúc không thể chờ được nữa. Ông ta đành chịu đựng một mình. Nhưng còn có những đồ vật để lại, ông ta quyết định phải đoạn tuyệt với nó. Trong lúc đó thì Xa-môi-lốp-xcai-a xuất hiện… Phần còn lại của câu https://thuviensach.vn chuyện thì anh đã rõ. Do đó, tôi nghĩ rằng: có phải chính chiếc áo khoác nữ kia là của người vợ Trê-nhi-a-ép không? Kể cả mẩu giấy nữa? Anh nghĩ sao? An-đrây vẫn chăm chú nghe Xcơ-vô-re-xki, chưa vội trả lời. Giờ đây anh đang nghĩ tới điều khác. - Đồng chí Ki-rin Pê-tơ-rô-vích, – anh hỏi, – cho tôi hỏi một điều có được không? Làm sao đồng chí biết được câu chuyện: bỏ trốn, lừa dối? Những câu chuyện loại này người ta không thích đưa ra bàn tán. Mà Trê nhi-a-ép, xét kỹ ra, thì không phải là người ba hoa. Xcơ-vô-re-xki hơi phân vân, đưa tay xoa xoa chiếc đầu hói bóng, ông bối rối nói: - Anh hiểu chứ, ở đây có một chi tiết khác. - Chi tiết gì vậy? – Mi-rô-nốp hỏi, hồi hộp. – Chi tiết gì nữa? - Anh hiểu không, khi Cục công an Crai-xcơ nhận được tin về việc bắt giữ mụ Xa-môi-lốp-xcai-a, và việc mụ ta vu khống Trê-nhi-a-ép thì mấy cậu phụ trách điều tra hình sự đã mời ngay Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích Trê nhi-a-ép đến hỏi. Sau khi ông ta gặp họ, tôi mới được hay biết. Do đó, chúng tôi biết được những chuyện rắc rối về gia đình của ông ta. Mặt khác, ông ta cũng biết việc Xa-môi-lốp-xcai-a bị bắt và nguồn gốc lần điều tra này. Quả thật là ngốc nghếch vô cùng, nhưng bây giờ cậu nghĩ xem, nên làm gì? Giờ thì phải tính đến các chứng cớ. Trong cuộc nói chuyện ấy có một cán bộ của tôi dự, cậu Lu-ga-nốp. Nhưng cậu ta cũng không biết gì nhiều lắm. Đúng là chuyện “hỏi han” này xảy ra thật bất ngờ. - Thế còn mẩu giấy, và những dòng chữ bí mật kia, họ cũng nói với Trê nhi-a-ép à? – Mi-rô-nốp hồi hộp hỏi. - Không, – Xcơ-vô-re-xki nói, giọng nói làm cho anh yên tâm, – về mảnh giấy đó thì cơ quan công an chúng tôi chưa hề biết đến. Chính tôi cũng vừa được Xê-men Pha-đê-ê-vích cho biết mới đây thôi. An-đrây không muốn để lộ sự bất bình của mình về lối làm ăn hấp tấp, non nớt của cơ quan công an địa phương. Thật là họ không biết cách điều https://thuviensach.vn tra nên bắt đầu từ đâu, nhưng họ cũng hiểu là việc điều tra sẽ đụng chạm đến một con người cụ thể tham dự vào sự kiện. Thật tai hại. Nhưng về một mặt nào đó thì Xcơ-vô-re-xki cũng có cái đúng: cái gì phải xảy ra thì nó tất yếu sẽ đến, không thể bỏ qua các chứng cớ được. Theo ý kiến của Xcơ-vô-re-xki, An-đrây quyết định tiếp tục cuộc điều tra cùng với đại úy Lu-ga-nốp – cán bộ của Cục an ninh nhà nước tỉnh Crai xcơ, người đã dự vào cuộc nói chuyện với Trê-nhi-a-ép ở sở công an. Anh hẹn với đại tá là đến chiều hoặc có thể là muộn hơn – anh sẽ gặp đại tá tại nhà riêng, An-đrây chia tay với ông và đến phòng Lu-ga-nốp. Phút đầu gặp gỡ, đại úy lu-ga-nốp không gợi cho Mi-rô-nốp một cảm giác gì đặc biệt: vóc người hơi thấp, nhưng mập và khỏe. Khuôn mặt vào khoảng bốn mươi. Anh tiếp An-đrây vẻ chậm chạp, khô khan. Nhưng chỉ một lát sau, An-đrây hiểu, cảm giác ban đầu đã đánh lừa anh. Đại úy không phải là con người khô khan như anh tưởng, trái lại, sau vài phút bỡ ngỡ, anh đã tỏ ra lanh lẹn, mặc dù anh không có ý bắt người cùng nói chuyện phải thay đổi ý nghĩ ban đầu của mình. Nói chung, qua thái độ, giọng nói, Mi-rô-nốp thấy anh ta có một tính cách nghiêm nghị. Đặc biệt, Mi-rô-nốp rất hài lòng khi nghe Lu-ga-nốp, cố nén vẻ bực tức nhưng đầy mỉa mai, kể lại những việc làm của cơ quan công an Crai-xcơ. Họ đã hấp tấp cho gọi Trê-nhi-a-ép đến hỏi. Có một cán bộ công an nào đó, như Lu-ga-nốp cho biết, đã can ngăn và cho rằng gọi như vậy là quá sớm. ( Bản thân Lu-ga nốp cũng ủng hộ quan điểm này). Nhưng ý kiến đó đã không được xét đến. Làm sao được! Trê-nhi-a-ép – một nhân vật nổi tiếng ở Crai-xcơ! Ông ta có điều gì bí mật? Một con mụ buôn lậu nào đó đã vu khống, đã đổ tiếng xấu cho ông ta. Tất nhiên là cần phải hỏi. Ông ta sẽ nói hết, sẽ trình bày rõ ràng. - Nhưng theo ý kiến cá nhân thì anh có nhận xét gì về Trê-nhi-a-ép? - Ý kiến gì được, đồng chí thiếu tá? – Lu-ga-nốp hỏi lại với vẻ hết sức chân thực. – Tôi cũng chỉ là một người dự buổi nói chuyện lâu không quá một giờ đó. Tôi có thể nói gì về ông ấy? Cảm giác chung nhất là ông ta có vẻ đường hoàng, tự tin. Tôi không muốn kêt luận một cách vội vã về bất cứ https://thuviensach.vn ai. Chúng tôi cũng chưa có những tài liệu cần thiết về ông ta, do đó tôi thấy cần phải phân tích thêm đã. Câu trả lời đó của Lu-ga-nốp đã làm cho An-đrây rất thích. Anh không ưa những con người ba hoa như ông Khôn-xơ[1] (mà quả là trong đời vẫn hay gặp những người như vậy). Họ thường tự phụ, khoe khoang là “họ biết đánh giá con người ngay từ cái nhìn đầu tiên.” Lu-ga-nốp không biết được gì thêm so với những điều mà Mi-rô-nốp đã có, những điều anh đã nghiên cứu trong tập hồ sơ bìa nâu, nếu như không kể đến một số chi tiết bổ sung thêm về hoàn cảnh gia đình Trê-nhi-a-ép. Nói chuyện với Lu-ga-nốp, Mi-rô-nốp biết thêm được một số chi tiết để bổ sung cho những điều mà Xcơ-vô-re-xki đã nói. Thế là, Trê-nhi-a-ép – con người độc thân từ lâu,đã lấy vợ một cách tình cờ, đột ngột chỉ một vài ngày sau khi quen biết một phụ nữ: cô ấy đã trở thành vợ của ông ta. Họ của người phụ nữ đó là Vê-lít-cô, tên là Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na. Cuộc sống của gia đình Trê-nhi-a-ép có thể nói là đầm ấm, tươi sáng. Bỗng nhiên, khoảng năm tháng trước đây, ông biết rằng, vợ ông đã lừa dối ông. Tiếp đó, cô ta bỏ đi đâu không một ai biết. Chờ mãi không thấy Ôn-ga quay về lấy đồ dùng, quần áo, Trê-nhi-a-ép liền quyết định tống táng đi cho khuất mắt. Do đó, đồ đạc mới rơi vào tay mụ Xa-môi-lốp-xcai-a. Đấy là tóm tắt tất cả những gì Trê-nhi-a-ép đã nói ở sở công an. Còn những dòng chữ bí mật trên mảnh giấy bị xé dở quả là hoàn toàn bất ngờ đối với Lu-ga-nốp. Anh vân vê mãi mẩu giấy, chăm chú đọc những dòng chữ khó hiểu, cắn môi, suy nghĩ. - Hừ, – anh bật ra một tiếng rồi đưa trả An-đrây mẩu giấy, – điều này đã thay đổi toàn bộ vấn đề. Chúng ta sẽ làm gì bây giờ? Bây giờ phải làm gì? Bắt đầu điều tra từ đâu? Tất cả những việc đó Mi rô-nốp đều đã có ý định: trước hết, cần phải tìm cách xác minh được nét chữ thường ngày của Ôn-ga Vê-lít-cô và so sánh nó với nét chữ trên mẩu giấy này. An-đrây nghĩ, có thể Ki-rin Pê-tơ-rô-vích đã nói đúng: “đó là nét chữ do chính tay cô ta viết.” Nếu quả là như vậy thì công việc sẽ dễ dàng https://thuviensach.vn hơn. Trước lúc áp dụng những biện pháp khẩn trương nhất để tìm cho ra người phụ nữ bỏ trốn kia thì việc dò lại mặt chữ phải là điều rất cần thiết. Và nếu như việc kiểm tra đó chứng tỏ đúng là nét chữ của cô ta thì công việc sẽ trở nên thuận lợi hơn. Khi tìm thấy người phụ nữ bỏ trốn, thì nhiều vấn đề lúc đó sẽ được xác minh. - Xin lỗi đồng chí Lu-ga-nốp, – Mi-rô-nốp bỗng nói. – Tên thường gọi của đồng chí là gì? - Va-xi-li Nhi-cô-lai-ê-vích, đồng chí thiếu tá ạ. - Còn mình tên là An-đrây I-va-nô-vích. Vậy cậu có thể cho biết thêm là trong lúc nói chuyện Trê-nhi-a-ép có nói rõ chi tiết nào để xác định được là cô vợ của ông ta đi đâu không? Cô ta đã mua những loại quần áo đắt tiền kia ở đâu? - Không, đồng chí thiếu tá ạ, quên xin lỗi, không, An-đrây I-va-nô-vích ạ. Chi tiết nào ở đây nhỉ? Ông ta đã được báo cho biết về việc mụ Xa-môi lốp-xcai-a. Chính ông ta cũng xác minh là ông ta đã đưa những đồ dùng đó cho mụ ấy. Tóm lại, ông ta chỉ kể rất vắn tắt mấy câu về hoàn cảnh lấy vợ và việc cô vợ bỏ trốn, để giải thích lý do ông ta đã nhờ bán quần áo của vợ. Thế rồi chúng tôi chia tay. Chả ai hỏi thêm được điều gì. Còn về phần tôi, như anh biết đấy, tôi không tiện can thiệp vào câu chuyện của mấy cậu công an hình sự. Nói đúng ra, thì việc tôi có mặt lúc nói chuyện cũng không phải là do chủ ý từ trước. - Này, cậu nghĩ xem, – sau một phút suy nghĩ Mi-rô-nốp nói, – ta có nên mời Trê-nhi-a-ép đến hỏi lần nữa không? Cứ mời ông ta đến sở công an vì ông ta cho rằng cậu là người của cơ quan công an hình sự. Với lý do là để xác minh thêm vài việc có liên quan đến mụ Xa-môi-lốp-xcai-a. Một hay hai lần gọi thì cũng chả có gì khác nhau, chả có gì là xấu cả. Nhưng cậu cứ nghĩ xem: có thể có những chi tiết quan trọng sẽ lộ ra trong cuộc nói chuyện lần này. Còn về mẩu giấy khó hiểu kia, thì đừng đả động đến. Sau một lát suy nghĩ, Lu-ga-nốp đồng ý. Họ vạch kế hoạch cho cuộc nói chuyện và thống nhất rằng, để cho Trê-nhi-a-ép khỏi lo lắng thì Lu-ga-nốp https://thuviensach.vn sẽ giới thiệu Mi-rô-nốp là người giúp việc của anh. Lu-ga-nốp nhận trách nhiệm tìm cách để lấy được nét chữ của vợ Trê nhi-a-ép. Còn An-đrây chịu trách nhiệm nghiên cứu những người công tác gần gũi với Trê-nhi-a-ép và bố trí việc bí mật bảo vệ ông. https://thuviensach.vn Chương 3 Sáng hôm sau, họ ngồi trong một căn phòng lịch sự do Sở công an Crai xcơ dành riêng cho hai người. Mi-rô-nốp nóng lòng chờ đợi, anh thầm hỏi: kỹ sư, trung tá dự bị Trê-nhi-a-ép là người thế nào? Nói gì thì nói, chứ hình dung một con người chỉ qua tài liệu, qua các bản lý lịch và nhận xét thì không thể nào tốt bằng cách gặp mặt trực tiếp được. Trê-nhi-a-ép đến rất đúng giờ hẹn. Mi-rô-nốp lặng lẽ quan sát người trước mặt mình. Một thân hình cao lớn, cân đối; khuôn mặt kiên nghị, thông minh. Ông tỏ ra tự chủ và điềm đạm. Chỉ hơi gật đầu đáp lại lời chào của Lu-ga-nốp, Trê-nhi-a-ép đường hoàng ngồi xuống chiếc ghế tựa dành cho mình và không hề để ý đến sự có mặt của Mi-rô-nốp. - Nào, tôi có thể giúp gì các đồng chí bây giờ? – Ông hỏi giọng trầm nhẹ nhàng, qua giọng nói cũng như thái độ và cách hỏi, Trê-nhi-a-ép như muốn biểu lộ rằng, ông là một người bận bịu nhiều việc, không muốn để phí thì giờ vào những câu chuyện vô ích. - Đồng chí Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích, trước hết xin lỗi đã làm phiền đồng chí lần thứ hai, – Lu-ga-nốp mào đầu, – nhưng quả là chúng tôi rất cần sự giúp đỡ của đồng chí. Chúng tôi cần phải xác minh thêm vài vấn đề liên quan đến mánh khóe của mụ Xa-môi-lốp-xcai-a. Trê-nhi-a-ép nhún vai. - Tôi còn có thể nói thêm gì được nữa? Vì một người như mụ ta – mụ Cơ-láp-đi-a Xê-me-nốp-na Xa-môi-lốp-xcai-a. - Không, Cơ-láp-đi-a Pê-tơ-rốp-na, – Lu-ga-nốp khẽ chữa lại. - Ừ thì Pê-tơ-rốp-na vậy, chả sao, – Trê-nhi-a-ép hơi mỉm cười. – Tôi cũng mới biết mụ ta. Tôi biết mụ ta qua một người bạn, – tôi cũng không nhớ rõ là ai – khi tôi đang cần thuê một căn phòng thì Xa-môi-lốp-xcai-a có người quen lại đang cần đổi phòng ở. Do đó mụ ta đã giúp tôi với tư cách một người môi giới; tất nhiên là có hoa hồng. Đấy, tất cả sự quen biết của chúng tôi chỉ có vậy thôi. Mấy ngày trước, tình cờ tôi gặp lại mụ ta ở ngoài phố. Xa-môi-lốp-xcai-a là loại người như thế nào thì các đồng chí đã biết. https://thuviensach.vn Chúng giày vò tôi, làm khổ tôi suốt bao tháng nay rồi. Tôi bảo mụ ta: “Này, bà có thể giúp tôi bán hộ những thứ quần áo kia đi được không?” Mụ ta vồ lấy ngay. Và thế là sau đó công an Mát-xcơ-va đã bắt được mụ ta như là một con ăn cắp. Thật là một việc xấu, và rất phiền toái cho tôi. - Xin lỗi, – Mi-rô-nốp cắt lời Trê-nhi-a-ép, và hỏi, – tôi không hiểu rõ ý đồng chí. Đồng chí nói rằng nhờ Xa-môi-lốp-xcai-a bán hộ mấy thứ quần áo của đồng chí nhưng nó có phải là của đồng chí đâu? Đó là quần áo nữ kia mà? Trê-nhi-a-ép bực mình nhìn Mi-rô-nốp rồi lại nhìn Lu-ga-nốp. - Tôi nhớ là hai lần trước tôi đã nói rõ, – Trê-nhi-a-ép nhìn thẳng vào Lu ga-nốp rồi dằn giọng, – những đồ vật đó là của Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na,vợ cũ của tôi. Các anh còn hỏi gì nữa? - Ồ, đồng chí Trê-nhi-a-ép, xin đừng giận, sao lại phải nói với nhau gay gắt như vậy? – Lu-ga-nốp nói. – Đây là người giúp việc của tôi. – Anh vừa nói vừa hất đầu chỉ An-đrây. – Anh ấy không được dự buổi nói chuyện lần trước. Tôi cũng mới kể vắn tắt cho anh ấy biết qua thôi. Tôi nghĩ rằng nếu anh ấy có hỏi điều gì hơi đột ngột làm đồng chí phật ý thì chúng ta thứ lỗi cho anh ấy. Tất cả chúng ta, những người ngồi ở đây đều chỉ có một mục đích là: xác định và nêu ra những điều có liên quan đến Xa-môi-lốp-xcai-a người mà như đồng chí đã khẳng định là đồng chí cũng hiểu biết rất ít. Tôi chẳng hạn! Tôi hoàn toàn không tin được mụ ta chỉ buôn bán ngần ấy thứ hàng của đồng chí. Không có sự giúp đỡ của đồng chí thì chúng tôi khó mà hiểu hết về mụ ta được. Đồng chí đồng ý chứ? Trê-nhi-a-ép im lặng gật đầu. - Tôi cũng không giấu đồng chí là, – Lu-ga-nốp nói tiếp, – chúng tôi có điều băn khoăn: làm sao mà Xa-môi-lốp-xcai-a lại kiếm được nhiều quần áo phụ nữ loại hiếm như thế. Tôi muốn nói đến những hàng ngoại. Nếu như đúng là những quần áo của vợ đồng chí thì chúng tôi sẽ không phải suy nghĩ, băn khoăn làm gì. Nhưng không nên loại trừ là, không phải tất cả những thứ ấy là của vợ đồng chí đưa cho mụ ta. Chúng tôi chỉ muốn biết rõ https://thuviensach.vn Xa-môi-lốp-xcai-a đã tìm được những thứ hàng đó bằng cách nào để buôn bán kiểu trao tay như vậy. Lu-ga-nốp và Mi-rô-nốp đưa cho Trê-nhi-a-ép bản kê các thứ quần áo nữ mà họ đã khám thấy trong xắc của mụ buôn lậu. Trê-nhi-a-ép xem lướt qua. Ông nói với các cán bộ điều tra rằng,ông chưa bao giờ ngó tới những tài sản riêng của vợ mình. Theo lời ông nói thì chính Xa-môi-lốp-xcai-a đã tự lục lọi trong tủ quần áo và các va-ly của Ôn-ga để chọn lấy những thứ mà mụ cho là có thể bán được; còn hầu hết những thứ còn lại thì ông đã biếu mụ để “tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ.” Thế là Trê-nhi-a-ép đã dễ dàng tránh được việc xác định một cách chính xác những thứ đồ dùng nào là của vợ mình mà công an đã tìm thấy ở mụ Xa-môi-lốp-xcai-a. - Tôi xin hỏi một câu nữa, – Mi-rô-nốp dè dặt. – Đồng chí có thể cho biết một cách tỷ mỉ về mối quan hệ, về bạn bè, người quen của vợ đồng chí được không? - Để làm gì? Các đồng chí quan tâm tới điều đó để làm gì? – Trê-nhi-a ép hỏi lại, cáu kỉnh. – Điều đó có liên quan gì đến công việc kia? An-đrây chưa vội trả lời ngay: cho Trê-nhi-a-ép xem mảnh giấy chăng? Nói cho ông biết là có điều đáng nghi về vợ ông, rằng có thể trong số bạn bè của cô ấy có kẻ thù chăng? Nên nói thế nào khi mà tất cả những điều đó còn chưa được xác minh, còn chưa rõ ràng? Không! Không nên! Không nên, nó sẽ không giúp được gì cả. - Đồng chí có biết, – Mi-rô-nốp thong thả nói, – theo tôi hiểu như lời đồng chí nói thì đồng chí cũng không biết là những loại hàng kia đã đến tay vợ đồng chí bằng cách nào. Có phải thế không? Chúng ta cần xác minh lại điều đó. Tôi nghĩ rằng, xác minh điều đó cũng là vì quyền lợi của đồng chí. Chúng ta không loại trừ câu giải đáp đó còn giấu kín trong quá khứ của vợ đồng chí, trong số bạn bè của cô ấy. Đồng chí rõ chứ? - Sao lại không rõ! – Trê-nhi-a-ép cười có vẻ đau khổ. – Về quá khứ của Ôn-ga, thú thật tôi hoàn toàn không biết, và không để ý tới. Còn về bạn bè https://thuviensach.vn cô ấy, tôi cũng không biết gì hơn vì tôi chưa hề gặp một người bạn hoặc là một người quen nào của cô ấy cả… - Xin lỗi, – Mi-rô-nốp ngắt lời, – đồng chí đã chung sống với cô Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na tới gần hai năm mà chả lẽ lại không biết tý gì về quá khứ, về cuộc đời của cô ấy? Tuy nhiên… Ngay lúc đó, An-đrây bỗng nhớ lại câu chuyện vợ chồng đáng buồn của chính mình, nhớ đến Li-u-đa. Chính bản thân anh đã biết gì về quá khứ người vợ cũ của mình chưa? Biết ít lắm. Ôi! Biết quá ít. Thật vậy, đối với Trê-nhi-a-ép vấn đề này cũng chả có gì là khó hiểu cả. Tất cả đều có thể như vậy lắm. Chả lẽ lại kết thúc câu chuyện ở đây mà chả tìm thêm được điều gì mới mẻ, không biết thêm được chứng cớ gì mới, không có thêm được dù là một chi tiết nào chăng? Họ im lặng một lúc, Mi-rô-nốp lại tiếp: - Đồng chí Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích ạ, đồng chí có thể kể cho biết là đồng chí đã quen biết vợ mình trong hoàn cảnh, trong trường hợp nào được không? Quen nhau ở đâu? Đồng chí có thể nhớ lại dù là những chi tiết hoặc những nét nhỏ nhất mà đồng chí cho là có ích đối với chúng tôi được không? - Tôi có thể nói điều gì có ích đối với các đồng chí? Trê-nhi-a-ép hỏi lại, không giấu sự bực mình. – Tôi quen biết Ôn-ga ra sao điều đó có liên quan gì đến ai đâu. Tuy vậy, nếu các đồng chí thấy cần thiết thì… – Trê-nhi-a-ép nhìn Mi-rô-nốp như muốn hỏi. Mi-rô-nốp gật đầu. – Tôi xin kể? Trê-nhi-a-ép bắt đầu kể lại việc quen biết với Ôn-ga Vê-lít-cô bằng một giọng xúc động, vội vã và lúng túng: - Ôn-ga… Tôi quen biết Ôn-ga ở Xô-tri. Tất nhiên là điều này không phải đơn giản. Các đồng chí cũng biết đấy. Từ lâu tôi vẫn sống độc thân và chưa hề có ý nghĩ lấy vợ. Cũng có lúc tôi mê một vài cô nhưng rồi lại không thành. Chuyện chẳng lâu la gì. Cũng có thể do nghề nghiệp của tôi. Tôi là nhà xây dựng, lại là một quân nhân. Nay công trường này, mai lại đi nơi khác. Làm sao còn có thể nghĩ đến việc lập gia đình nữa? Lập gia đình https://thuviensach.vn để làm gì cơ chứ? Thế rồi năm tháng trôi qua. Cách đây gần hai năm, đúng vào lúc tôi sắp đến công tác ở Crai-xcơ này thì tôi xin đi nghỉ phép ở Xô tri… Tôi chả cần chữa bệnh gì đặc biệt cả. Chỉ đến để tắm biển, đi chơi thoải mái ít bữa thôi. Cứ thế hết tuần này sang tuần khác. Tôi đã cảm thấy chán. Tôi nghĩ, có lẽ đã đến lúc vẫy tay từ biệt Xô-tri để trở về nơi công tác, thì tôi gặp được một người láng giềng – một thiếu tá – vừa đến nghỉ ở đây. Anh ta trẻ hơn tôi. Chúng tôi làm quen với nhau rất nhanh như bất cứ ai đã từng quen nhau ở các khu nghỉ mát. Sống đã có bạn nên vui hơn và chính qua anh bạn này – anh thiếu tá trẻ tuổi, nên tôi mới quen biết với Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na. Trê-nhi-a-ép im lặng một lúc. - Tôi sẽ kể cho các anh biết,sự quen biết đó diễn ra như thế nào, – ông nói tiếp – Một lần hai chúng tôi đi dạo dọc bờ biển vào buổi tối. Trăng rất sáng đến nỗi tưởng có thể đọc sách được. Đi qua một khu rừng thưa, chúng tôi nghe có tiếng nói chuyện. Giọng nam và giọng nữ và có thể nói là cả hai đều lớn tiếng với nhau thì phải. Chúng tôi định quay về phòng thì ngay lúc ấy vang lên một tiếng tát rồi một phụ nữ vùng chạy ra khỏi lùm cây. Cô ta còn trẻ măng, vì tôi đã kịp quan sát dưới ánh trăng. Cô ta rất đẹp! Tôi không ngờ phút gặp gỡ ngắn ngủi đó đã đóng một vai trò rất lớn. Tôi chỉ biết rằng là tôi có thể ngất được. Vâng, tôi xin lỗi vì đã có những tình cảm tầm thường như vậy… Nhưng đúng thế, tôi có thể ngất đi được! Trê-nhi-a-ép thở dài não nuột, hình như có cái gì đang chẹn lấy cổ họng mình. Ông cố gắng nói tiếp: - Sau đó, tôi thấy người đàn ông đứng tuổi, tóc rối bù chạy theo cô ta. Chúng tôi ở cái thế mặt đối mặt với cặp kia. Có thể là, cuộc chạm trán đó sẽ chả có nghĩa gì và sẽ qua đi,nếu như người con gái không quen biết kia không nắm lấy tay anh bạn tôi. Té ra, cô ta quen anh đó. Chúng tôi chả biết làm gì. Tôi thành ra người chứng kiến. Chúng tôi chào người đàn ông là chồng cô gái. https://thuviensach.vn Tôi hiểu là anh ta không bằng lòng về sự xuất hiện của chúng tôi nhưng cô ta thì trái lại. Cô cố ý giữ chúng tôi lại, vui vẻ nói chuyện và thỉnh thoảng liếc nhìn tôi. Nhìn bề ngoài thì có thể nghĩ rằng, giữa hai vợ chồng họ hầu như không có chuyện gì xảy ra, và chúng tôi chỉ là bốn người bạn thân đang giết thì giờ bằng cách đi dạo mát. Theo đề nghị của Ôn-ga, cả nhóm chúng tôi cùng vào hiệu ăn, ngồi ở đấy khoảng hơn nửa giờ rồi ra về. Khi chia tay, Ôn-ga mời tôi và thiếu tá đến phòng vợ chồng cô ở khu điều dưỡng. Dĩ nhiên tôi không có ý nhận lời, một lời mời có tính chất xã giao, mặc dầu ý nghĩ về Ôn-ga không lúc nào rời khỏi đầu óc tôi. Nhưng việc đó lại xảy ra. Hai hôm sau chúng tôi gặp lại cô ta trên bãi tắm của khu chúng tôi. Cô ta cho biết là chồng cô đã phải về bất ngờ để đi công tác ở đâu đó. Cô ta một mình ở lại Xô-tri. Cần phải nói là tôi không thích những chuyện tán tỉnh, không biết nói những lời bay bướm, không biết phỉnh nịnh. Từ lúc gặp Ôn-ga tôi cứ im như hến. Cô ta thì trái lại, luôn tỏ ra là một người nói chuyện rất lịch thiệp, hiền dịu. Các đồng chí có thể đoán được cảm giác của tôi chứ? Khi chỉ có hai người với nhau tôi thấy hồi hộp lạ thường. Hoang mang và mặt nóng bừng, nói năng ấp úng. Nhưng rồi dần dần gặp nhau luôn, tôi đã thấy mạnh dạn. Tôi đã quen với Ôn-ga và tôi cảm thấy hình như mình quen cô đã lâu. Hơn thế nữa càng ngày cô đối với tôi càng trở nên thân thiết. Chả bao lâu tôi giật mình nhận ra: tôi không thể sống xa cô được nữa. Một tuần, lại tuần khác, tôi cảm thấy rằng tình cảm và suy nghĩ của Ôn ga cũng chả khác gì tôi. Cô ta ngày càng dành cho tôi sự săn sóc, chú ý đặc biệt. Mối quan hệ của chúng tôi ngày càng gắn bó, gần gũi hơn. Cô ta kể cho tôi nghe về cuộc sống chán ngán với người chồng mà cô không hề yêu, vì anh ta luôn luôn tỏ ý ghen tuông rất ti tiện… Trê-nhi-a-ép lại im lặng. Một lúc sau ông mới tiếp tục: https://thuviensach.vn - Nói sao bây giờ! Chúng tôi hiểu: số phận đã gắn bó chúng tôi và ngay ở đấy, ở Xô-tri, chúng tôi quyết định lấy nhau. Vấn đề còn lại là cô ta cần phải chính thức ly dị người chồng cũ của mình. - Nhân thể xin hỏi thêm, – Mi-rô-nốp ngắt lời, – hình như họ ông ta là Vê-lít-cô?[2] Tôi chưa thấy đồng chí nói đến họ tên ông ấy bao giờ cả. - Vê-lít-cô à? – Trê-nhi-a-ép hỏi lại. – Không phải. Đó là họ thời con gái của Ôn-ga. Còn họ của chồng cô ta là gì thì tôi, khỉ thật, cũng không biết nữa. Tôi chỉ biết ông ta là bác sĩ, hình như là bác sĩ phẫu thuật thì phải. Ông ấy sống ở Cui-bư- sép. Đấy là tất cả những gì tôi biết. Có lẽ các đồng chí cũng hiểu rằng tôi chẳng bận tâm đến ông ta làm gì. Tất cả những gì liên quan đến việc ly dị thì Ôn-ga làm lấy. Còn cách nào khác được? Đó không phải là việc của tôi… Tôi cùng Ôn-ga rời Xô-tri trở về Xa-ra-tốp nơi tôi đang làm việc. Chưa kịp tới nơi thì đã có quyết định chuyển tôi về công tác ở Crai-xcơ. Chúng tôi lại cùng nhau tới đây. Thật là hạnh phúc cho tôi, Ôn-ga tỏ ra là một bà chủ nhà tuyệt diệu. Cô ta biến cái hang gấu lạnh lẽo của tôi thành một tổ uyên ương ấm cúng. Đặc biệt may mắn, tôi đã đổi được căn phòng rộng cũ của tôi lấy hai căn buồng nhỏ khác… Chính vì thế mà tôi đã quen biết mụ Xa-môi-lốp-xcai-a. Tôi không biết các loại công việc khác thì ra sao, nhưng về khoản môi giới nhà cửa thì phải nói là mụ ta rất thánh! - Chúng tôi, – Trê-nhi-a-ép nói tiếp, chúng tôi sống với nhau rất tâm đồng ý hợp, có thể nói tất cả những lúc nhàn rỗi, hầu như từng phút vậy, tôi đều dành cho cuộc sống của cô ta. Tôi cố gắng làm mọi điều để cô ta cảm thấy mình là người có hạnh phúc. Thật sự đối với những nhược điểm của cô ta, quả thật là càng ngày càng lộ ra, tôi cũng đều biết rõ nhưng cố gắng bỏ qua. - Ý đồng chí định nói gì? – Lu-ga-nốp hỏi. - Mê vải vóc, – Trê-nhi-a-ép trả lời, – cô ta lao vào việc may mặc. Ôn-ga có thể đi suốt ngày qua khắp các cửa hiệu, khắp các hàng thợ may, đến các người quen biết hoặc không quen biết để lùng, may áo quần theo mốt mới. https://thuviensach.vn Đôi khi tôi cũng lựa cách để ghìm cô lại, nhưng quả là khó mà từ chối cô ta bất cứ điều gì. Vả lại, cô ta cũng chả nghe lời tôi. Có đôi lúc chúng tôi đã giận nhau. Nhưng cuối cùng bao giờ Ôn-ga cũng thắng, vì tôi, tôi không thể không chiều cô ta được. Nói chung, nếu không có những chuyện lặt vặt đó thì cuộc sống của chúng tôi quả là tốt đẹp, hòa thuận. Nhưng đám mây đen u ám đầu tiên trong cuộc sống của chúng tôi đã đến: người chồng cũ của Ôn-ga bỗng dưng xuất hiện. Gần một năm trước đây, chả hiểu vì sao biết được chỗ ở của chúng tôi, ông ta đến Crai-xcơ để gặp Ôn-ga, vừa đe dọa vừa dỗ dành cô. Tôi được biết là Ôn-ga chưa ly dị với chồng cũ mà chỉ bỏ trốn khỏi nhà ông ta. Đối với tôi, con người đó không thể có một cảm tình gì cả. Nhưng hành vi của Ôn-ga làm tôi rất căm giận. Các đồng chí tự nghĩ xem, đó là một sự lừa dối. Mà không phải cô ta chỉ lừa dối ông chồng cũ mà cô ta còn lừa dối cả tôi nữa, khi cô ta nói là cô ta đã ly dị với chồng xong. Thật ra thì Ôn-ga có bỏ đi đâu mấy ngày và cô ta nói đi Cui-bư-sép để làm đơn ly dị, nhưng thực tế chỉ là đi thăm người bà con nào đó ở một thành phố khác… - Thành phố nào? – Mi-rô-nốp ngắt lời, hỏi rất hồi hộp. – Cô ấy gặp ai? - Tôi không biết chính xác, – Trê-nhi-a-ép đáp, – vì tôi không hỏi kỹ. Tôi chỉ nhớ, theo như Ôn-ga nói là cô về Vô-rô-ne-giơ. Nhưng đấy là mãi về sau, lúc cãi nhau cô ta mới lộ ra. Chắc các đồng chí cũng hiểu là, những việc không hay ho đó đã làm nứt rạn cuộc sống êm ấm của chúng tôi, nhưng điều đó không kéo dài được vì, quả thật, tôi vẫn yêu cô ta, yêu một cách mãnh liệt! Hè năm ngoái, công việc ở công trường bận đến nỗi tôi không thể có thời gian đi nghỉ. Mặc dầu đầu năm chúng tôi đã định cùng nhau đi nghỉ hè ở Ki-xlô-vơ-xcơ. Tôi không muốn cô ta bực mình thất vọng vì kế hoạch bị phá vỡ nhưng không làm cách nào khác được thế là tôi không lấy giấy đi nghỉ và đành để cô đi một mình. Chúng tôi rất buồn khi phải chia tay nhau như vậy, nhưng còn cách nào khác; tôi muốn làm vui lòng người mà tôi yêu quý nhất!… https://thuviensach.vn Trê-nhi-a-ép thở dài mệt nhọc, cúi đầu rồi im lặng. Hai ba phút nặng nề trôi qua. Sau đấy, hình như đã lấy lại được bình tĩnh, ông lại nói tiếp. Ông kể có vẻ vội vàng và hồi hộp hơn: - Vâng, thế là mọi sự bất hạnh đều bắt đầu từ chuyến đi ấy. Sau khi ở Ki xlô-vơ-xcơ trở về, Ôn-ga thay đổi hẳn. Một người nào đó chứ không phải là cô ta nữa. Cô không còn đi đến các hàng vải, hiệu may nữa. Suốt ngày cô ủ rũ, chỉ nằm xoài trên đi-văng thở dài chẳng chịu làm gì mà cũng chẳng bước chân ra khỏi cửa. Thỉnh thoảng cô ta cũng có đọc một quyển sách nào đấy mà cô ta tiện tay cầm lên. Tất cả mọi cách của tôi nhằm dò hỏi xem cô ta làm sao lại như vậy, đều vô ích. Đáp lại những câu hỏi của tôi, cô ta chỉ nói dối qua quýt là người khó chịu, mệt mỏi. Tôi không biết là tình trạng đó kéo dài đến bao giờ nếu như không xảy ra một chuyện. Một hôm, vào ngày nghỉ, tôi đang nằm một mình trên đi-văng, còn cô ta đi đâu đó. Nằm chán, tiện tay tôi chọn một cuốn sách để trên giá. Khi cầm đến một quyển và dở ra định đọc thì có một tờ giấy rơi ra. Tôi nhặt lên đưa mắt nhìn. Tôi cảm thấy như bị ai đánh một cú làm cho choáng váng. Trước mắt tôi là dòng chữ: “Ôn-ga thân yêu….” Đó là một bức thư, một bức thư tình. Gửi cho ai? Cho Ôn-ga! Một bức thư tình gửi cho Ôn-ga – người mà tôi yêu quý, tôn thờ. Tôi choáng váng, không hiểu ra sao, cần phải làm gì nữa. Vò nát bức thư, tôi vất xuống sàn nhưng rồi lại nhặt lên và cố bình tĩnh để đọc. Không còn nghi ngờ gì, Ôn ga đã phản bội tôi. Đây, các đồng chí hãy đọc và suy xét xem. Trê-nhi-a-ép lấy ở túi trong áo vét-tông một tờ giấy nhàu nát chi chít những dòng chữ nắn nót và đưa cho Lu-ga-nốp. - Đồng chí đọc đi. Cứ đọc xem, – Trê-nhi-a-ép giục giã. – Tôi nghĩ rằng Ôn-ga đã có người khác, nhưng người đó là ai? Té ra lại là một thằng ranh con mới nứt mắt. Một thằng sinh viên. Quả thật, tôi không ngờ bị một đòn như vậy. Tôi không hiểu là liệu mình có đủ sức để chịu đựng cơn ác mộng này không… – Giọng nói của Trê-nhi-a-ép lạc hẳn đi. Ông cố gắng lấy lại bình tĩnh và nói tiếp: – Như người chết đuối vớ phải cọc, tôi tự an ủi mình, hay có lẽ đây chỉ là sự nhầm lẫn. Nhưng vô ích. Các chứng cớ đã tự xác https://thuviensach.vn minh sự thật. Bức thư nói lên tất cả: sự thay đổi của Ôn-ga, tính tình đỏng đảnh, thái độ buồn nản bấy lâu nay của cô ta… Giải đáp điều này chả có gì khó, tôi đã nắm được chứng cớ trong tay. Lát nữa, Ôn-ga sẽ về. Sẽ ra sao đây? Nói thẳng cho cô ta là tôi đã biết cả, là tôi đã đọc bức thư chăng? Hay cứ làm ra vẻ như không có gì xảy ra cả? Không! Không, cần phải thế! Thế là khi Ôn-ga vừa về, tôi yên lặng chìa bức thư cho cô ta. Cô ta bỗng khóc nức nở. “Đúng, đúng, đúng vậy, – cô ta khẳng định. – Tôi là một người lừa dối, hèn hạ, tôi biết, nhưng tôi biết làm thế nào khác được? Anh ta là ai à? Anh muốn biết chứ gì? Anh cần biết? Ừ, thì tôi sẽ nói. Anh ta là sinh viên, nhà địa chất. Ở Lê-nin-grát. Chúng tôi quen biết nhau ở Ki-xlô-vơ-xcơ. Chúng tôi đã yêu nhau. Anh muốn làm gì thì làm.” Tôi đâm ra hoang mang. Nghĩ đến việc mất Ôn-ga là tôi không thể nào chịu đựng được. Nhưng có lối thoát nào đây? Không. Chẳng còn cách nào cả. Ngày hôm sau, mọi việc được quyết định. Thật ra, Ôn-ga cũng tỏ vẻ dao động, do dự nhưng chả được lâu. Sợ xấu hổ trước mọi người nên buộc lòng chúng tôi phải giấu kín việc cô ta sẽ bỏ đi. Còn nguyên nhân chuyến đi bất ngờ này của cô ta thì chúng tôi đã biện bạch là cô ta phải đi chữa bệnh đợt nữa ở Ki-xlô-vơ-xcơ. Cô ta đã đến đấy. Nhưng không phải để chữa bệnh mà là đến với người chồng mới của mình. Những ngày sắp xa nhau quả là những ngày nặng nề, giày vò cả tôi lẫn cô ta. Khó mà nói được rằng ai trong chúng tôi đau khổ hơn. Nhưng cuối cùng rồi mọi sự đã đi đến chỗ kết thúc: tôi không biết là tại sao tôi có đủ nghị lực nữa, nhưng hôm đó chính tôi đã tiễn Ôn-ga ra ga, đưa cô ta lên tận buồng trong toa tàu. Chúng tôi buồn bã chia tay nhau. Đấy, toàn bộ câu chuyện của tôi là thế. Tất cả cũng chỉ có thế thôi. Trê-nhi-a-ép im lặng, gục đầu xuống và bỗng nhiên trông ông già đi đến chục tuổi. - Thế còn quần áo? – Mi-rô-nốp phá tan sự im lặng nặng nề. - Xin lỗi, đồng chí định nói gì? Quần áo nào?… À, đúng còn một số quần áo… – Trê-nhi-a-ép xoa xoa tay lên trán. – Cô ta chỉ lấy đi những thứ https://thuviensach.vn thật cần thiết và mới may. Khi tôi khuyên cô ấy lấy đi hết thì cô ta nói: “tất cả những thứ đó là tôi đã mua bằng tiền của anh, anh muốn làm gì với chúng thì làm.” Tôi vẫn chờ đợi, hy vọng cô ta sẽ nghĩ lại và trở về với tôi. Nhưng, như các anh đã thấy đấy, nửa năm nay tôi không thấy tăm hơi cô ta đâu nữa. Đối với tôi thì tất cả những thứ kia, những đồ đạc, quần áo của cô ta là một sự dày vò, là cái gai trước mắt tôi. Thế là, Xa-môi-lốp-xcai-a đã mang chúng đi bán. Đấy, những gì đã xảy ra sau đó là như vậy đấy. - Xin lỗi. – Mi-rô-nốp lại hỏi. – Thế tên họ anh chàng sinh viên mà Ôn ga theo là gì? Chả là về anh chàng sinh viên này thì tôi có chỗ vẫn chưa hiểu rõ lắm. Đồng chí có nói rằng anh ta sống ở Lê-nin-grát nhưng Ôn-ga thì lại đi đến Ki-xlô-vơ-xcơ. Sao lại như vậy? - Họ thằng sinh viên kia, tôi không biết, như các đồng chí thấy, bức thư không có chữ ký. Chỉ có một chữ viết tắt nào đó thôi. – Trê-nhi-a-ép chỉ vào bức thư nằm trước mặt Lu-ga-nốp. – Cô ấy đến Ki-xlo-vơ-xcơ có lẽ vì anh chàng kia sẽ đến đấy thực tập hay là thăm dò gì đó. Giờ thì có lẽ họ đã trở về Lê-nin-grát rồi. Vả lại, tôi còn cần biết gì đến điều đó? Tôi không phải Xa-đốp-xki cho nên tôi không cần phải đuổi theo cô ta làm gì. - Xa-đốp-xki? Xa-đốp-xki nào? Trê-nhi-a-ép cười, vẻ buồn rầu: - Thật là tình cờ như vậy đấy: Xa-đốp-xki – chồng cũ của Ôn-ga. Tôi cố nhớ lại họ ông ta mà không nhớ nổi, thế mà nó đột nhiên lại bật ra. Mi-rô-nốp kín đáo ra hiệu cho Lu-ga-nốp. Anh đứng dậy, nói: - Đồng chí Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích, xin lỗi là đã giữ đồng chí quá lâu, nhưng công tác chúng tôi… - Không! Không sao! – Trê-nhi-a-ép ngập ngừng bắt tay từ biệt Lu-ga nốp và Mi-rô-nốp rồi bước ra cửa. Đến cửa, ông bỗng quay lại và bước một bước ngập ngừng: - À, còn bức thư! Các đồng chí còn cần không? - Đồng chí muốn lấy lại? – Lu-ga-nốp hỏi. https://thuviensach.vn - Quả là thế. Dù sao thì đó cũng là một kỷ niệm. Tuy là kỷ niệm đau xót đấy nhưng nó vẫn là một kỷ niệm. - Chúng tôi đề nghị cho chúng tôi giữ ít lâu nếu như đồng chí không phản đối, – Mi-rô-nốp nói, – có thể nó sẽ cần cho chúng tôi. - Vâng, tùy các anh, – Trê-nhi-a-ép nói, lặng lẽ gật đầu chào và đi ra. - Nào, cậu thấy thế nào? – An-đrây quay hỏi bạn khi cánh cửa vừa đóng kín. Lu-ga-nốp nhíu mày, băn khoăn: - Nói gì bây giờ được nhỉ? Đối với tôi thì trong câu chuyện của ông ta chả có điều gì mới mẻ nếu như ta tước bỏ tất cả những chi tiết lãng mạn của nó. - Thế còn bức thư? Lần trước ông ấy có đưa cho anh xem bức thư không? - Bức thư à? Đúng đấy. Lần trước ông ấy không đưa ra. Nhưng bức thư này tôi cũng liệt vào một trong những chi tiết lãng mạn. Dù bỏ nó đi thì thực chất vấn đề cũng không thay đổi cơ mà. - Một chi tiết thú vị! – Mi-rô-nốp trầm ngâm, nhận xét. - Sao, nói rõ hơn xem nào? - Đúng, nhiều thú vị lắm. Này nhé, thí dụ như tại sao ông ta giữ lại bức thư mà đáng lẽ ra là phải đốt quách nó đi? Sao ông ta lại mang đến đây cho chúng ta đọc? Rồi sao lại không muốn để nó lại đây? - Tôi cũng không biết, – Lu-ga-nốp nói, – điều gì làm anh chú ý đến bức thư này. Ta thử đọc qua xem sao. Vừa nói Lu-ga-nốp vừa cầm lấy bức thư và đọc to lên: - “Ôn-ga thân yêu! Theo như những lá thư em đã viết, bây giờ em đã khác hẳn, hay là em chỉ viết vậy thôi? Giá như em biết rằng, anh khao khát được gặp em, anh đang chờ mong em như thế nào! Lúc chia tay, anh muốn nói nhiều với em, nhưng… anh đã không thể nói được gì. Anh không đủ can đảm nói rằng: https://thuviensach.vn em sẽ là của anh, của anh mãi mãi. Nhưng, dầu sao, anh cũng chỉ mong ước như vậy, và chỉ có như vậy. Rất nóng lòng chờ em ở chỗ cũ vào cuối tháng Năm này. Anh lại được cử về đấy công tác. Anh biết và anh tin rằng chúng ta sẽ gặp nhau để sẽ không bao giờ xa nhau nữa. Đúng vậy, phải không em?” V.của em…” Đọc xong, Lu-ga-nốp nhìn Mi-rô-nốp: - Đúng, không thể nói một cách dứt khoát được. Hoàn cảnh Trê-nhi-a-ép chả lấy gì làm khó hiểu. Ông ấy đang đau khổ và rõ ràng là có cơ sở hẳn hoi. Dù sao thì tôi cũng cho câu chuyện của ông là chân thật. - Tôi đồng ý, – An-đrây gật đầu tán thành, – Chúng ta không có cơ sở gì để nghi ngờ tính chân thật của câu chuyện cả. Nhưng, còn bức thư… Câu chuyện về bức thư này thì tôi nghĩ dứt khoát là không hay lắm. Còn về thực chất của sự việc thì còn một vấn đề khó hiểu. Không có Ôn-ga thì chúng ta sẽ không thể nào làm sáng tỏ vấn đề được. Chúng ta thử suy nghĩ xem, làm cách nào để tìm được cô ta. Họ thống nhất với nhau là Lu-ga-nốp sẽ tập trung vào việc tìm kiếm Ôn ga và mẫu chữ của cô, còn Mi-rô-nốp sẽ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu những người chung quanh Trê-nhi-a-ép. Họ chia tay. Một trong những biện pháp được thi hành để tìm kiếm Ôn-ga là gửi điện đi Ki-xlo-vơ-xcơ và đến tất cả các nơi mà cô ta đã sống như ở Xa-ra-tốp, nơi hai vợ chồng Trê-nhi a-ép đã sống trước khi đến Crai-xcơ, như Cui-bư-sép nơi người chồng trước của Ôn-ga đã sống và cả ở Trê-nhi-gốp nơi Ôn-ga đã sinh ra và lớn lên. Ma xui quỷ khiến biết đâu được là hiện nay ở đấy lại chả còn người nào đó thân thích của cô ta đang sống? Biết đâu được, hay chính cô ta lại đang ở đấy! Trong khi đó sau khi ở Sở công an ra,Trê-nhi-a-ép lững thững đi về nhà mình. Được nửa đường, ông dừng lại và suy nghĩ một lát. Bỗng ông quay lại, rảo bước đi về trung tâm thành phố. Đến khu nhà trụ sở thành ủy đảng, Trê-nhi-a-ép đi vào. Theo cầu thang rộng, ông bước lên gác hai vào phòng bí thư thành ủy. Đồng chí Xô-cô-lốp – bí thư thành ủy, vừa thu dọn xong giấy tờ, thì Trê-nhi-a-ép ung dung bước vào. https://thuviensach.vn - Ồ, mời vào, Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích, mời đồng chí vào, – Xô-cô-lốp giấu vẻ bực mình, mời Trê-nhi-a-ép, – Suốt buổi đã ngấy lên vì giấy tờ thế mà các nhà xây dựng lại không để cho yên một lát, – đồng chí nói tiếp, cố giấu vẻ mặt không hài lòng của mình bằng nụ cười mỉa mai. – Nào, nhà xây dựng có vấn đề gì bàn với chúng tôi đấy? - Vấn đề riêng thôi, đồng chí Pi-ốt I-va-nô-vích ạ, – Trê-nhi-a-ép cau có, và kín đáo liếc nhìn Xô-cô-lốp. Rõ ràng là ông đang lộ vẻ hồi hộp. - Được, nói đi, tôi nghe đây, – người bí thư đảng vừa nói, vừa chỉ tay mời ngồi xuống ghế! - Pi-ốt I-va-nô-vích ạ! Tôi yêu cầu thành ủy xem xét lại tư cách, phẩm chất của tôi. Nếu không xứng đáng thì cứ việc thi hành kỷ luật và bỏ cái trò theo dõi, chất vấn mà cơ quan công an đã làm đối với tôi. Tôi không hiểu là đồng chí có biết không, nhưng mới có mấy tháng nay mà tôi phải chịu đựng bao nhiêu là điều thử thách. Vợ bỏ đi…Rồi bây giờ lại đến những buổi hỏi cung, cặn kẽ chi li từng chuyện cỏn con… Lý do gì cơ chứ? Tôi không phải là trẻ con nữa… - Chuyện gì vậy?… – Xô-cô-lốp ngắt lời. – Đồng chí định nói về câu chuyện con mụ đầu cơ ấy chứ gì? Tôi có nghe nói về mụ ta. Đồng chí giám đốc công an có báo cáo cho biết. Thì anh định nói về ai bên ấy? Đúng, vợ bỏ đi – điều đó dĩ nhiên là không vui sướng gì nhưng ma quỷ nào xui khiến mà đồng chí lại dính dáng vào cái việc của mụ buôn lậu, đầu cơ ấy? Chơi với dân buôn lậu? Quả là việc đó chả tốt đẹp gì đối với đồng chí, vì đồng chí là một người cộng sản mà lại là cán bộ lãnh đạo! - Tất nhiên là, trong việc này, tôi là thằng ngu rồi, – Trê-nhi-a-ép nghẹn ngào xác nhận. – Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về điều này. Các đồng chí cứ thi hành kỷ luật, mặc dầu tôi không có tội tình gì. Nhưng không phải vì vậy mà cứ quấy rầy người ta không dứt. Cứ nay hỏi, mai hỏi… - Vậy thì đồng chí muốn gì? – Bí thư thành ủy hỏi. – Khi chính mình đã dính dáng với bọn buôn lậu chứ! Để mọi người biết thì sao? Có phải thế không? Theo tôi biết thì, họ mời đồng chí đến Sở công an chính là để đồng https://thuviensach.vn chí giúp họ làm sáng tỏ câu chuyện xấu xa này. Vậy thì đồng chí cáu làm gì? Hay là, ở Sở công an họ đã đưa ra những việc mà đồng chí không hề có lỗi? Nếu đúng như vậy thì đồng chí cứ cho biết hết, chúng tôi sẽ không tha thứ những kiểu làm ăn như vậy. - Không, – Trê-nhi-a-ép nói, – chả có ai khiêu khích hay dọa gì tôi cả. Khi họ gọi tôi đến lần thứ nhất, tôi không phản đối gì, tôi hiểu là cần phải giúp đỡ các đồng chí công an. Nhưng sau lần thứ nhất, họ lại gọi đến lần thứ hai, hết cuộc thẩm vấn này đến cuộc hỏi chuyện khác. Tất cả cũng chỉ vấn đề ấy mà thôi. Họ cứ sục vào đời tư, vào những điều đau khổ của riêng tôi không có liên quan gì đến ai cả. Đấy, vấn đề tôi phàn nàn là thế. Tôi xin nhắc lại: nếu tôi có lỗi thì thi hành kỷ luật, nhưng đừng có quấy rầy nhau mãi. - Chính đồng chí cũng hiểu là nắm sự việc không đúng thì làm sao mà kết luận được. Đó cũng là bài học cho anh nhớ suốt đời đấy. Còn vấn đề về những câu hỏi có tính chất riêng tư về cuộc đời của anh – vấn đề moi móc như anh nói, thì tôi sẽ nói chuyện với bên công an. Đồng ý chứ? Xô-cô-lốp thu dọn giấy tờ để tỏ rõ là câu chuyện đã kết thúc. Trê-nhi-a ép đứng dậy, xin lỗi và đi ra. Khi cánh cửa vừa khép chặt, bí thư thành ủy liền gọi điện thoại cho giám đốc công an thành phố. Sau khi hỏi bên công an là tại sao lại gọi Trê-nhi-a-ép lên lần thứ hai, đồng chí liền gọi điện thoại ngay cho Xcơ-vô-re-xki. Câu chuyện với cục trưởng Cục an ninh nhà nước tỉnh Crai-xcơ rõ ràng đã làm hài lòng người bí thư thành ủy. Nói chuyện xong với Xcơ-vô-re-xki, đồng chí lại ngồi vào ghế, và tiếp tục làm việc một cách bình tĩnh thoải mái. https://thuviensach.vn Chương 4 Những ngày sau buổi nói chuyện với Trê-nhi-a-ép, Mi-rô-nốp và Lu-ga nốp phải bù đầu với bao công việc. Trong khi chưa có điện trả lời từ Ki xlo-vơ-xcơ và chưa xác định được chỗ ở hiện nay của Ôn-ga Vê-lít-cô thì họ lao cả vào việc tìm kiếm những người quen và bạn bè của Ôn-ga ở Crai xcơ. Làm công việc đó không phải chỉ cần có thời gian mà đòi hỏi… cả đôi chân khỏe nữa. Đúng, đôi chân khỏe. Họ đã chạy đi chạy lại không phải là ít! Trước hết, Lu-ga-nốp đến căn nhà Trê-nhi-a-ép ở. Qua các câu chuyện với những người chung quanh và người nhân viên quản trị anh biết được thêm một số chi tiết làm sáng tỏ hơn nếp sinh hoạt của Trê-nhi-a-ép. Cũng ở đây, anh đã biết cô Dê-len-cô – nữ y tá trẻ, láng giềng sát phòng với vợ chồng Trê-nhi-a-ép. Hình như Dê-len-cô chơi thân với Ôn-ga Nhi-cô-lai ép-na. Lu-ga-nốp cũng biết được là trước đây vợ chồng Trê-nhi-a-ép và hiện nay tuy chỉ còn một mình, nhưng ông ta cũng mượn một bà giúp việc tên là Xtê-pha Lép-cô-vích. Có lẽ hỏi chuyện bà này sẽ cho ta nhiều điều bổ ích. Mi-rô-nốp nhận việc đó; sau khi đã tìm được lý do có vẻ phù hợp thì ngay chiều hôm đó anh đến thăm bà Xtê-pha ở nhà riêng. Thật là may, Xtê-pha Lép-cô-vích lại là một người đàn bà thích bắt chuyện. - Tôi sống ra sao à? – Bà xởi lởi trả lời ngay câu hỏi của An-đrây. – Không sao,không có gì đáng phàn nàn cả. Làm gì thì làm miễn là có lương ăn. Tôi phục vụ ở khách sạn, và tôi đã nhận thêm một buồng nhà tư để kiếm thêm tiền tiêu vặt: buồng của ông Trê-nhi-a-ép Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô vích. Anh không biết ông ta à? Sao lại thế được nhỉ? Ông ta là người thế nào ư? Một người nghiêm nghị, lịch thiệp đã đứng tuổi. Sống dè sẻn, điều đó quả là có thật. Nhờ mua gì thì tính từng Cô-pếch một. Nếu cho thế là căn cơ, thì cũng được. Chúa chả giận đâu! Đối với tôi điều đó chả hề gì. Đấy là việc của ông ta. Khi nói sang Ôn-ga Vê-lít-cô, thì bà ta xòe tay ra: https://thuviensach.vn - Nói gì về chị ấy được nhỉ? Tôi cứ tưởng Ôn-ga là người rất tốt. Thế mà lại hóa ra là người nhẹ dạ. Ca-pi-tôn chiều chuộng, quý mến bấy nhiêu mà cô ta vẫn đang tâm bỏ ông ta. Đúng! Bề ngoài mà nhìn thì cô ta rất hiền lành, dịu dàng khiêm tốn. Bỗng dưng lại xoay ra thế! Ai làm sao mà hiểu được? Còn ông chồng thì tôi không phải nói nữa – một con người điềm đạm, đứng đắn đến thế, mà cô ta vẫn bỏ đi chả nói lại lấy một lời. Nhưng trước khi xảy ra chuyện đó tôi đã để ý thấy có sự lạ rồi. Chả là, trước lúc cô ta bỏ đi mấy ngày, tôi thấy có một người trẻ tuổi đến thăm cô ấy. Anh ta vào buồng, ngồi uống cà-phê và cứ im thin thít. Còn cô ta thì sao? Cô Ôn ga ấy mà, như ngồi trên đống kim ấy, cứ nhấp nha, nhấp nhổm. Đúng thế thật mà! Còn anh khách kia thì cô ấy khoe là anh em thúc bá. Nhưng hoàn toàn không có vẻ gì giống là anh em cả. Tại sao tôi lại nhớ kỹ vậy? Chả là ngày hôm sau tôi lại gặp anh ta ở khách sạn, đúng ngay tầng tôi làm việc. Thế tức là anh ta ở đâu đó đến. - Anh ta không phải là người ở đây? – Mi-rô-nốp hỏi nhanh, hết sức chú ý chi tiết của bà Lép-cô-vích lắm lời này. - Anh ta ấy à? Dĩ nhiên không phải là người ở đây rồi. Ở tỉnh khác đến nên mới thuê khách sạn chứ. - Anh ta ở đâu đến, bà có nhớ không? - Sao lại không nhớ? – Lép-cô-vích nói, giọng có vẻ ngạc nhiên trước câu hỏi có vẻ ngớ ngẩn của Mi-rô-nốp. – Sao lại không nhỉ, thậm chí còn nhớ kỹ là khác. Dù sao thì anh ta cũng không phải là người xa lạ, anh ta là anh họ Ôn-ga – cô chủ nhà xinh đẹp, hiền lành của tôi cơ mà. - Thế thì anh ta ở đâu đến? – Mi-rô-nốp hỏi lại. - Hừ, theo như anh ta nói thì, hình như từ… Bà Lép-cô-vích nhắc đến N. – một thành phố cảng loại lớn. Mà ở gần đó, Mi-rô-nốp biết có một số nhà máy sản xuất các loại hàng quân sự tối mật. Ngay cả Mi-rô-nốp cũng không được biết cụ thể. “Nếu như “ông anh” này làm việc tại một trong số những nhà máy trên đây thì sao? – An-đrây thoáng nghĩ. – Không nên loại trừ điều này.” https://thuviensach.vn - Như tôi đã nói là, – bà Lép-cô-vích lại sôi nổi, nói tiếp, – tôi gặp anh ta ở hành lang lúc vừa ở trong buồng bước ra… - Buồng số mấy, bà có nhớ không? – An-đrây lại hỏi ngay. - Nhớ chứ! Buồng số mười lăm… – Bà Lép-cô-vích hơi ngập ngừng. – À! Hình như không phải… Phòng hai mươi lăm. Ôi, tôi sao tự nhiên lại bị lẫn rồi. Phòng hai mươi mốt thì đúng hơn. Đúng rồi, phòng hai mốt. Câu chuyện về sau không còn gì hấp dẫn nữa, An-đrây Mi-rô-nốp vội cảm ơn và tìm cách kết thúc câu chuyện con cà con kê này. Ngay tối hôm đó, Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp đến phòng giám đốc khách sạn. Họ yêu cầu cho mượn sổ đăng ký khách trọ. Hai người đặc biệt chú ý số khách trọ khoảng từ mùa xuân đến mùa hè năm ngoái. Mi-rô-nốp chú ý ngay đến người khách mang tên An-tôn Vla-đi-mi-rô-vích Rư-gi-cốp, ba mươi ba tuổi, kỹ sư vô tuyến điện từ thành phố N. tới. Tháng tư năm ngoái, anh ta đã trọ ở khách sạn này mấy ngày nhưng không phải là buồng mười lăm hay hai mươi mốt mà là buồng số mười tám – dãy số chẵn. Theo như trong sổ ghi: Rư-gi-cốp đến Crai-xcơ công tác. Ngay đêm đó, công an thành phố N. nhận được điện yêu cầu thẩm tra Rư-gi-cốp: nơi làm việc, và mục đích chuyến đi của anh tới Crai-xcơ. Sáng hôm sau, Lu-ga-nốp cũng đã tìm cách lấy được mẫu nét chữ của Ôn-ga Vê lít-cô. Không nghi ngờ gì nữa: những dòng chữ lạ lùng trên mảnh giấy vụn kia chính là do tay cô ta viết. Lu-ga-nốp và Mi-rô-nốp càng nóng ruột đợi điện trả lời ở Ki-xlo-vơ-xcơ tới. Mi-rô-nốp tiếp tục nghiên cứu rất kỹ về Trê-nhi-a-ép và những người giúp việc quanh ông ta. An-đrây nói chuyện với Xcơ-vô-re-xki và đề nghị ông cử một cán bộ của Cục an ninh nhà nước tỉnh Crai-xcơ thường xuyên bám sát Trê-nhi-a-ép nhằm bảo vệ ông ta và đề phòng những bất trắc có thể xảy ra. Còn đối với những người cộng sự với ông ta thì vẫn phải tiếp tục theo dõi. Hôm sau, một sĩ quan trẻ tuổi bước vào phòng Mi-rô-nốp: https://thuviensach.vn - Báo cáo đồng chí thiếu tá! Thiếu úy Xa-vê-li-ép có mặt theo lệnh của đồng chí. An-đrây chăm chú nhìn người giúp việc mới của mình. Anh ta khoảng hai ba, hai bốn tuổi, nhưng trông mặt anh thì lại có vẻ trẻ hơn. Nhiều nhân viên trong Cục, đặc biệt là các cô đánh máy, nữ thư ký và nhân viên tốc ký thường quen mồm gọi anh là “cậu” Xéc-gây. Thiếu úy Xa-vê-li-ép mới làm việc ở Cục an ninh được hai năm nhưng anh đã được liệt vào loại cán bộ “có khả năng” vì anh là người dũng cảm, nhiệt tình, kiên nghị và rất có kỷ luật. Có lẽ những đức tính đó có được nhờ ở thời gian phục vụ ở hải quân và từ đấy, anh được chuyển thẳng về công tác tại Cục an ninh. Xéc-gây đã được tham dự vào một số vụ án phức tạp và đã hành động có hiệu quả. Nhưng chưa lần nào anh được làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phái viên cơ quan an ninh trung ương cả. Do đó, lần công tác này làm anh có vẻ vui sướng và tự hào trước sự chỉ định của thủ trưởng. Mi-rô-nốp phân tích cho Xa-vê-li-ép biết rõ nhiệm vụ của anh ta. - Anh được phân công, – Mi-rô-nốp nói, – bí mật bảo vệ kỹ sư, trung tá dự bị Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích Trê-nhi-a-ép – một trong những cán bộ lãnh đạo chủ yếu của công trình quân sự đặc biệt. Theo những tài liệu mà chúng tôi biết, và có cơ sở để dự đoán thì quanh Trê-nhi-a-ép hiện đang có những kẻ âm mưu làm tổn hại đến danh dự của ông và lợi dụng các chuyện đó để làm những việc nguy hại khác. Để xác minh thêm, cần phải bám sát Trê-nhi-a-ép. Phát hiện, phân tích và theo dõi xem trong số những người hay đến với ông ấy có ai thuộc loại đáng nghi hay không. Anh hiểu chứ? - Rõ, thưa đồng chí thiếu tá. – Xa-vê-li-ép vừa chăm chú nghe vừa gật đầu. - Tôi nghĩ rằng, – Mi-rô-nốp tiếp, – không cần phải vạch kỹ từng chi tiết về cách tiến hành công việc cho anh. Vì anh đã có kinh nghiệm. Anh tự đề ra kế hoạch và hàng ngày, vào buổi chiều phải có báo cáo đặc biệt cho tôi. Chỉ có thế thôi! https://thuviensach.vn - Xin tuân lệnh, đồng chí thiếu tá. – Xa-vê-li-ép đáp và đứng dậy. – Xin phép được thi hành nhiệm vụ. Chưa đầy một giờ sau, Xéc-gây đã xuất hiện ở nơi Trê-nhi-a-ép làm việc… Xa-vê-li-ép đi chưa được bao lâu, đột nhiên Lu-ga-nốp bất ngờ và vội vã bước vào phòng Mi-rô-nốp. Chỉ kịp ngồi xuống ghế, anh đã móc túi lấy ra bức điện gập tư và nhoài người qua bàn trao cho Mi-rô-nốp: - Này, An-đrây I-va-nô-vích. Vừa nhận được từ Ki-xlo-vơ-xcơ đấy. Anh đọc xem họ viết gì. Anh thấy thế nào? Mi-rô-nốp im lặng, cầm bức điện mở ra và liếc mắt đọc nhanh. Anh nhíu mày, vẻ bực mình rồi anh lại đọc lại từng chữ một nội dung bức điện lần nữa. Lu-ga-nốp chăm chú chờ đợi. Anh theo dõi những diễn biến trên mặt bạn và khi biết rằng Mi-rô-nốp đã đọc xong, liền hỏi: - Thế nào! Anh thấy chưa? Cô ta không đến đấy đâu! - Hừ, thế đấy, – Mi-rô-nốp lầu bầu. – Cô ta chuồn đâu rồi. Thực ra, An-đrây vẫn đoán rằng Ôn-ga Vê-lít-cô chưa chắc còn ở Ki xlo-vơ-xcơ. Chả lẽ cô ta lại ở nơi an dưỡng tới mấy tháng trời. Lấy tiền ở đâu mà tiêu? Anh đoán ít ra cơ quan công an Ki-xlo-vơ-xcơ cũng báo cho biết được ngày đến và ngày đi của cô ta, tất cả những vấn đề đó, Mi-rô-nốp đã yêu cầu rõ trong bức điện anh gửi đi. Nhưng, những điều mà bức điện trả lời quả là hoàn toàn bất ngờ đến nỗi anh phải sửng sốt. Bức điện khẳng định là, ở Ki-xlo-vơ-xcơ không có ai tên họ là Ôn-ga Vê-lít-cô đã sống hoặc tạm trú cả. Và, từ năm ngoái đến nay không có người đàn bà nào mang tên họ như vậy đến đây, không có một nhà an dưỡng cũng như bệnh viện nào ở đó nhận người có tên họ như vậy. “Thế là thế nào? – An-đrây suy nghĩ: “chính Trê-nhi-a-ép đã tiễn cô ta ra ga, đã đưa cô ấy lên tàu. Đúng ra thì không có tàu thẳng từ Crai-xcơ đi Ki xlo-vơ-xcơ mà phải đi chuyển tiếp. Chả lẽ Ôn-ga đã xuống nửa đường, đã https://thuviensach.vn không đi đến nơi? Tại sao lại như vậy? Hay là cử Lu-ga-nốp đến Lê-nin grát vậy.” Mi-rô-nốp nói cho Lu-ga-nốp rõ ý định của mình. Sau khi đến đấy sẽ hỏi ngay xem trong thời gian đó, trường đại học Lê-nin-grát đã cử những ai đi thực tập ở các vùng trên ( số sinh viên này không đông lắm). Biết vậy thì chả khó khăn gì mà không xác minh được ai là tác giả bức thư gửi cho Vê lít-cô. Rồi thì sẽ dễ dàng hơn nhiều: gặp anh ta, nói chuyện và hỏi rõ xem Vê-lít-cô hiện nay ở đâu. Anh chàng này nhất định là biết rõ cô ta ở đâu. Sáng hôm sau, Lu-ga-nốp đáp máy bay đi Lê-nin-grát. Vừa đến, được sự giúp đỡ của cán bộ Cục an ninh nhà nước thành phố Lê-nin-grát, anh đã nhanh chóng được biết rõ tác giả bức thư mà Trê-nhi-a-ép tìm thấy trong cuốn sách của vợ là Vích-to Xéc-gây-ê-vích Cu-dơ-nét-xốp – sinh viên năm thứ năm, khoa địa chất trường đại học tổng hợp Lê-nin-grát. Lu-ga nốp mời anh ta đến nói chuyện ở ngay cơ quan công an. Khi Cu-dơ-nét-xốp bước vào phòng, rõ ràng là anh rất xúc động, hồi hộp. Cũng dễ hiểu thôi: đây là lần đầu tiên anh ta được gọi đến Sở công an và lại không hiểu vì lý do gì. Để làm yên lòng anh bạn sinh viên và để cho câu chuyện được tự nhiên, Lu-ga-nốp vui vẻ hỏi anh về việc học tập, về những chuyến đi thực tập, về sinh hoạt của các đội thăm dò địa chất ở vùng Cáp-ca-dơ và vùng Suối khoáng.[3] Cu-dơ-nét-xốp sôi nổi kể về những chuyến đi thăm dò thực tập. Anh kể thật hào hứng. Người nghe dễ dàng thấy rằng anh rất yêu nghề tương lai của mình. Anh nói đến kết quả của những chuyến đi ở Xi-bi-ri và hai năm gần đây thì anh được cử vào các đội đi về miền Bắc Cáp-ca-dơ, vùng Be stao. Anh nói là đã đến Ki-xlo-vơ-xcơ mấy lần với tư cách người tham quan. - Thế ở Ki-xlo-vơ-xcơ anh có quen biết ai không? – Lu-ga-nốp làm như vô tình, buột hỏi. https://thuviensach.vn - Quen à? – Cu-dơ-nét-xốp hỏi lại. – Đồng chí định hỏi gì? Đề nghị nói rõ hơn. Lu-ga-nốp im lặng, mở ngăn kéo bàn làm việc, lấy ra một số ảnh phụ nữ cái thì chụp nghiêng, cái chụp thẳng. Trong đó có ảnh Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép na Vê-lít-cô. Anh xếp lên trên bàn theo hình rẻ quạt. - Anh thử nhớ xem, có quen ai trong số các cô này không? Trong lúc anh sinh viên chăm chú nhìn từng chiếc ảnh một, Lu-ga-nốp kín đáo quan sát nét mặt của người đối chuyện. Nhưng, anh không phát hiện được gì ngoài vẻ băn khoăn rất chân thật của anh ta. - Khô…ông, Cu-dơ-nét-xốp ngập ngừng nói sau khi đã cầm lên xem từng chiếc ảnh. Anh đưa trả lại cho Lu-ga-nốp. – Tôi không biết bất cứ ai trong số các cô này cả. - Chả lẽ lại không biết ai cả!… – Lu-ga-nốp hỏi lại, giọng không giấu vẻ mỉa mai, xoi mói, – Thế anh đã xem thật kỹ chưa? - Để làm gì? – Cu-dơ-nét-xốp nói, giọng chắc nịch. – Tôi đã nói với đồng chí rồi đấy. Tôi chả quen biết một ai trong số các cô này cả… Lu-ga-nốp sốt ruột. Tại sao Cu-dơ-nét-xốp lại cố tình lẩn tránh một điều đã quá hiển nhiên! - Nghĩ lại đi, – Lu-ga-nốp xẵng giọng. – Chả lẽ anh lại không biết cô Ôn ga Nhi-cô-lai-ép-na Vê-lít-cô hay là Trê-nhi-a-ê-va – anh muốn gọi họ gì cũng được, tùy anh? Anh đồng ý chứ? - Vê-lít-cô? Trê-nhi-a-ê-va? Lần đầu tiên tôi được nghe đấy! Lu-ga-nốp bực mình không phải là không có nguyên do: cái anh chàng sinh viên này định ngoan cố đến bao giờ đây? Và sau trò chơi này anh ta còn giấu giếm điều gì nữa? - Không tốt đâu, Vích-to Xéc-gây-ê-vích ạ. Không tốt đâu. Làm như vậy sẽ không ăn thua gì đâu. Chả lẽ anh lại không biết điều này sao? Chả lẽ, cái này không phải do anh viết hay sao? – Vừa nói, Lu-ga-nốp vừa vất lá thư của Cu-dơ-nét-xốp viết cho Ôn-ga Vê-lít-cô. https://thuviensach.vn Thấy bức thư, Cu-dơ-nét-xốp hơi sửng sốt một tý, sau đó anh bật dậy suýt làm đổ chiếc ghế anh ngồi. Bộ mặt rám nắng của anh ửng đỏ. Nỗi hoang mang lúc đầu chả còn vết tích gì nữa. - Bức thư. Bức thư của tôi! Sao nó lại rơi vào tay đồng chí được? - Trước hết, anh cứ ngồi xuống đã. Cứ bình tĩnh. – Lu-ga-nốp nói khẽ, hơi mỉm cười. – Thế chứ. Nào bây giờ thì anh hãy nói hết về câu chuyện bức thư này và về người nhận thư. Nhớ là phải nói thật và càng tỷ mỉ càng tốt. Cu-dơ-nét-xốp thở dài nặng nề. - Bức thư này, tôi viết cho Dê-len-cô. Ôn-ga I-va-nốp-na Dê-len-cô. Ôn ga… – Cu-dơ-nét-xốp im lặng một lát và sau đó anh tiếp tục, mạnh bạo hơn. Ôn-ga – người yêu của tôi. Chính bức thư này không được cô ta trả lời. Tôi không biết là tại sao, tôi không thể hiểu nổi… Vậy, sao mà bức thư này lại rơi vào tay đồng chí được? Bằng cách nào? Giờ lại đến lượt Lu-ga-nốp đỏ mặt lên. Anh giả vờ ho,để tập trung suy nghĩ. Bất ngờ thực, câu chuyện xoay ra đến khó xử. Tất cả đều ngoài dự kiến. Câu chuyện đến lúc này không có lợi cho anh. Dê-len-cô? Dê-len-cô? Lu-ga-nốp đã biết đến cô gái đó. Không còn nghi ngờ gì nữa. Anh nhớ lại: Ôn-ga Dê-len-cô – cô bạn láng giềng của gia đình Trê-nhi-a-ép. Nhưng sao bức thư gửi cho Dê-len-cô lại rơi vào tay Vê-lít-cô được. Sao vợ chồng Trê-nhi-a-ép lại cất giấu nó, lại đọc nó? Và, tại sao khi thấy chồng đưa bức thư đó ra, cô ta lại không phản đối gì, không thanh minh cho chồng rõ, không nói cho chồng biết rằng bức thư đó không phải là gửi cho cô, rằng cô chả có quan hệ gì với bức thư đó cả? Đúng là ở đây có vấn đề gì đó khó hiểu. Lu-ga-nốp nhớ lại những chữ “tại sao?”, “sao lại như vậy” mà An-đrây Mi-rô-nốp cứ nêu lên sau cuộc nói chuyện lần thứ hai với Trê-nhi-a-ép. “An-đrây quả là đúng khi anh ta nêu lên nhiều nghi vấn chung quanh bức thư. – Lu-ga-nốp thầm nghĩ. – Còn Cu-dơ-nét-xốp? Tất cả đều đã rõ. Đối với Cu-dơ-nét-xốp thì chả còn gì để kéo dài thêm câu chuyện nữa. Thật là https://thuviensach.vn vô ích khi mình cứ lao vào tấn công cái cậu sinh viên thật thà này. Anh ta chả dính dáng gì vào câu chuyện cả.” Lu-ga-nốp xin lỗi và giải thích cho Cu-dơ-nét-xốp biết là ở đây có sự hiểu lầm, Lu-ga-nốp yêu cầu anh sinh viên cho anh giữ bức thư này để nghiên cứu thêm. - Ấy, cũng chính do sự hiểu lầm này mà bọn tôi cứ chạy bấn lên. – Anh nói. – Anh cứ để bức thư ở đây, có thể nó sẽ giúp ích chúng tôi. Anh không phản đối chứ? Cu-dơ-nét-xốp đành phải đồng ý. Chia tay với người sinh viên, Lu-ga nốp liền gọi điện thoại ngay về Crai-xcơ nói chuyện với Mi-rô-nốp. Vừa nghe báo cáo vắn tắt về tình hình chuyến đi, An-đrây liền đề nghị Lu-ga nốp về ngay Crai-xcơ. Anh thấy rằng, qua “câu chuyện lạ lùng” này có nhiều chi tiết khá quan trọng. https://thuviensach.vn Chương 5 Ngay sau khi về tới Crai-xcơ, Lu-ga-nốp đi thẳng từ sân bay tới gặp Mi rô-nốp. Khi anh vừa báo cáo xong về tình hình cuộc gặp gỡ với Cu-dơ-nét xốp, Mi-rô-nốp liền đề nghị ngay: - Chúng ta phải mời cô Ôn-ga Dê-len-cô tới và nói hết với cô ta xem. Căn cứ theo các giấy nhận xét mà ta có thì cô ta là một người đứng đắn, nghiêm nghị, đoan trang chứ không phải loại ba hoa. Cô ta đã sống hai năm nay cạnh buồng vợ chồng Trê-nhi-a-ép, do đó có thể là biết được nhiều về gia đình này. Lu-ga-nốp đồng ý. Ngày hôm sau, Ôn-ga Dê-len-cô đã có mặt tại buồng làm việc của họ. Mi-rô-nốp giải thích nguyên nhân việc mời cô đến. Chả là có một việc hiểu lầm đã xảy ra và có liên quan đến cô nên mời cô đến để hỏi thêm cho rõ. Sự hiểu lầm như thế nào, anh sẽ nói sau. - Bây giờ, – Mi-rô-nốp nhấn mạnh, – trước hết cần phải thống nhất với nhau là, câu chuyện giữa chúng ta hôm nay phải giữ kín giữa ba người thôi. Tuy nhìn anh với vẻ băn khoăn, hồi hộp nhưng Dê-len-cô vẫn im lặng gật đầu tỏ vẻ đồng ý. - Mấy năm nay chị vẫn sống, – Mi-rô-nốp tiếp, – trong cùng một nhà với gia đình Trê-nhi-a-ép. Chúng tôi cần biết càng kỹ càng tốt về gia đình này. Chị có thể cho chúng tôi biết tất cả những gì chị biết. Tôi xin nhắc lại là, điều này rất quan trọng. Ôn-ga mỗi lúc một băn khoăn và ngạc nhiên hơn. - Vợ chồng Trê-nhi-a-ép à? – Cô hỏi. – Ca-pi-tôn Trê-nhi-a-ép? Chả lẽ ông ấy làm điều gì xấu hay sao? Tôi biết gì về ông ta à? Ông ấy làm gì còn gia đình nữa. Cô Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na đã bỏ đi rồi, đi hẳn rồi. - Chúng tôi không cần biết nhiều về Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích. – Mi-rô nốp nói thêm. – Tôi không hỏi chị về ông ta mà hỏi về gia đình ông ấy. Nếu chị muốn thì tôi nói thêm. Đúng hơn là chúng tôi muốn biết rõ về Ôn-ga https://thuviensach.vn Nhi-cô-lai-ép-na. Điều này có nguyên nhân của nó. Chị có thể cho biết là vợ Trê-nhi-a-ép đã kiếm được những loại quần áo ngoại ở đâu trong khi các cửa hiệu ở Crai-xcơ đều không có bán. Chúng tôi hy vọng là chị biết và có thể giúp đỡ chúng tôi, vì chị sống cạnh buồng vợ chồng Trê-nhi-a-ép và lại chơi thân với cô Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na. Chúng tôi cũng cần biết mối quan hệ bạn bè thân thích của vợ chồng Trê-nhi-a-ép. Chị có thể cho biết về những điều đó được không? - Tôi… Dê-len-cô ngập ngừng. – Tôi rất vui sướng được giúp đỡ các đồng chí nhưng tôi có thể giúp điều gì được? Hai tay vo đi vo lại chiếc khăn tay, Dê-len-cô bắt đầu kể. Cô hồi hộp, vừa như nhớ lại vừa như lựa chọn từng ý từng điểm chi tiết. Theo lời cô: Ôn-ga Vê-lít-cô không thích may sắm quần áo như bất cứ cô gái đẹp nào khác, mặc dầu cô ta quả là một cô gái đẹp, rất đẹp là đằng khác. Nhưng Vê-lít-cô có phải ham mê quá đáng việc ấy không? Không. Ôn-ga Dê-len-cô không nhận thấy điều đó. Nhưng cô ta có điều gì đó hơi lạ lùng: cô cứ thẫn thờ. Điều này tôi có nhận thấy. Lúc thì cô ta ngồi bần thần suốt buổi ở trong phòng mình, lúc thì ngồi hàng giờ ở phòng Dê-len-cô. Cô ta cũng có nói đùa, cười đấy nhưng thật là gượng gạo và giả tạo. Cô ta có điều gì có vẻ lạ lùng, khó hiểu nhưng nói chung là một cô gái hiền lành, tốt bụng. Còn cô ta mua những hàng ngoại và các vật trang sức cổ đắt tiền ở đâu thì Dê-len-cô không biết rõ. Chưa bao giờ cô hỏi Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na Vê-lít-cô về chuyện này và cô cũng không kể cho Dê-len-cô biết gì cả. Dê len-cô cũng không để ý đến việc Ôn-ga thích la cà ngoài phố xá và các hiệu may. Chưa bao giờ Ôn-ga khoe với Dê-len-cô về việc này. Chị ta nói chung, là một người kín đáo, không hay nói gì về những điều mà mình suy nghĩ Còn thái độ của Ôn-ga đối với chồng ra sao? Điều này khó nói lắm. Hình như không đến nỗi tồi nhưng Dê-len-cô cũng thấy họ không có vẻ gì đằm thắm đặc biệt lắm. Có lẽ Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích đối với vợ tốt hơn, chiều vợ hơn là cô ta đối với ông ấy. Lúc nào ông cũng có vẻ bình tĩnh, https://thuviensach.vn điềm đạm, còn chị ấy thỉnh thoảng lại gắt toáng lên như người loạn thần kinh vì những chuyện không đâu, mà chả thấy ngượng vì có bạn là Dê-len cô ở đấy. Đang nói về mối quan hệ giữa vợ chồng Trê-nhi-a-ép, Ôn-ga Dê-len-cô bỗng có vẻ lúng túng, ngừng một lát. - Các đồng chí biết không. – Cô nói tiếp. – Có lẽ vì Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép na đã có một người chồng khác, rất già…Tôi đã thấy ông ta. - Đã thấy à? – Mi-rô-nốp hỏi. – Chị gặp ở đâu? Lúc nào? Chị hãy nói kỹ điểm này một chút. - Bao giờ nhỉ? Vào khoảng mùa đông năm ngoái, đúng là đầu mùa đông năm ngoái. Trưa hôm đó tôi đi trực về (tôi là y tá bệnh viện khi thì trực sáng khi thì trực tối) bỗng nghe trong buồng Trê-nhi-a-ép có tiếng ồn ào rồi tiếng kêu gì đó. Chuyện gì vậy? Tôi tự hỏi. Thời gian này Ca-pi-tôn Trê nhi-a-ép rất bận, luôn ở cơ quan. Ngay lúc đó Ôn-ga kêu lên lời gì đó tôi chỉ nghe loáng thoáng qua cửa mà thôi. Tất nhiên, tôi phải gõ cửa xem sao. Tôi nghĩ, phải xem xem sao, ngộ nhỡ xảy ra chuyện gì thì phải giúp chị ấy chứ. Tôi chưa kịp gõ, bỗng cánh cửa buồng bật mở và một người đàn ông lạ mặt xồng xộc đi ra, ngay trước mặt tôi. Tôi chưa hề gặp người này bao giờ. Tóc đã điểm bạc, có râu. Tôi giật nảy người, lùi lại. Còn ông ta thì vụt đi qua mặt tôi, vội vã xuống cầu thang, đi nhanh gần như là chạy ấy. Trông ông ta rất già… Tôi đứng sững cạnh cửa sổ ở hành lang, bàng hoàng vì chả hiểu chuyện gì đã xảy ra. Ngay lúc đó Ôn-ga cũng bước ra, một tay ôm cổ. Trông chị ấy vẫn cố giữ vẻ bình tĩnh nhưng mặt thì tái nhợt hẳn đi. Chị ấy mỉm cười nhìn tôi nhưng rõ ràng là rất gượng gạo vờ làm vui mà thôi. “Sao, Ôn-ga. – Chị ấy hỏi. – Sợ à? Vào đây với tôi đi, vào đi, không có gì đâu. Không có gì đáng sợ đâu. Ông ấy, chị biết không, chồng cũ của tôi đấy. Ông ấy không có gì đáng sợ đâu, đáng thương là đằng khác. Rất yêu tôi nhưng làm sao được!…” https://thuviensach.vn - Thế về sau cô ta có nói gì với chị về chuyện đó nữa không? – Mi-rô nốp hỏi. - Không, chả nói gì, cả về chuyện buổi trưa hôm đó, cả về người chồng cũ của mình. Chị ấy không thích nhắc đến quá khứ. Tôi đã nói từ đầu với các đồng chí rằng chị ta rất kín đáo… - Thế chị có biết gì về việc Vê-lít-cô bỏ đi, về việc chị ta bỏ Trê-nhi-a-ép không? – Lu-ga-nốp hỏi tiếp. – Chị thử nhớ kỹ xem, càng chi tiết càng tốt. - Chi tiết gì nhỉ? – Dê-len-cô vừa hỏi vừa suy nghĩ. – Chả có gì đặc biệt cả. Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na nói là đi chữa bệnh ở Ki-xlo-vơ-xcơ. Chị ấy đi một mình như lần đi năm ngoái ấy. Và tôi cũng không nghĩ rằng, chị ấy không trở lại. - Thế theo ý chị thì, – Mi-rô-nốp hỏi xen vào. – Trê-nhi-a-ép có biết là cô ta sẽ bỏ đi hẳn không? Chị có nhận thấy gì khác trước lúc cô ta đi không? - Tôi chả nhận thấy có gì đặc biệt cả. Và, dĩ nhiên là Trê-nhi-a-ép cũng không ngờ tới điều đó. Chính ông đã tiễn chị ấy ra ga. Tôi nhớ rõ là lúc ấy tôi cũng có mặt ở đấy, ông ấy đi làm về lúc gần tối và xe vẫn chờ ở dưới đường. Ông ấy lên nhà một lúc và cùng Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na đi ra. Trê nhi-a-ép xách va-li cho chị ấy. Tôi tiễn họ ra đến xe ôtô. Họ lên xe và lái đi. Còn tôi cũng đi đến bệnh viện nhận trực ca đêm. Trê-nhi-a-ép có vẻ thẫn thờ. Ông buồn trong những ngày Ôn-ga vắng nhà. Một tháng, rồi hai tháng trôi qua nhưng chị ấy vẫn không trở về. Một hôm tôi gặp ông ấy và hỏi là có chuyện gì mà sao mãi không thấy chị ấy về thì Ca-pi-tôn trả lời: “Chả có chuyện gì cả, chỉ có điều là cô ấy không muốn về với tôi nữa. Cô ấy bỏ đi rồi. Chúng tôi đã ly dị…” Kể xong, Ôn-ga Dê-len-cô nhìn Mi-rô-nốp như muốn hỏi: thế nào, đủ rồi chứ? Ngay lúc đó Mi-rô-nốp thong thả rút lá thư của Cu-dơ-nét-xốp ra và đưa cho cô xem. Thấy nét chữ quen thuộc, Dê-len-cô cau mày và môi dưới mím lại. Khuôn mặt cô lộ vẻ ngạc nhiên. - Đây, – Mi-rô-nốp nói và chỉ vào lá thư. – Chính là sự nhầm lẫn mà tôi đã nói với chị ngay từ đầu buổi nói chuyện. Và nó cũng là nguyên nhân https://thuviensach.vn chính buộc chúng tôi phải phiền đến chị, mời chị đến đây. Bức thư này, đúng như chị thấy, do người bạn chị là anh Vích-to Cu-dơ-nét-xốp viết cho chị, – Mi-rô-nốp cười, – nhưng người viết nó lại đang đợi sự trả lời. Đúng không nào? Ôn-ga cau mặt, giận dỗi. - Và có lẽ, – Mi-rô-nốp vẫn thản nhiên giả vờ như không nhận thấy vẻ giận dỗi của Ôn-ga. – Chị đã giận, đã cáu với anh vì chuyện lá thư này, có đúng thế không? Quả là oan cho anh ấy, anh ấy hoàn toàn không có lỗi tý nào. Rồi chị sẽ hiểu rõ vấn đề này. Chúng tôi lại chú ý đến điều khác: lá thư này gửi cho chị nhưng lại rơi vào tay Ôn-ga Vê-lít-cô và cô ta đã giấu nó khá lâu, đã giấu chị. Chị có nói là giữa chị và Ôn-ga Vê-lít-cô có mối quan hệ tốt, vậy thì chị làm sao giải thích được hành động này của cô ta, làm sao cô ta lại lấy và giấu bức thư này mà không cho chị biết? Càng nghe Mi-rô-nốp nói, Dê-len-cô càng ngạc nhiên. Chị không hiểu gì và hai tay cứ xoắn lấy nhau một cách bất lực. - Tôi không thể hiểu nổi. Ôn-ga Vê-lít-cô lấy trộm bức thư của tôi? Ăn cắp và giấu đi? Không, không thể như vậy được, điều này không thể có ở chị ấy được. Ở đây có điều gì thật khó hiểu. Các đồng chí tin chắc rằng không có sự nhầm lẫn chứ? Mi-rô-nốp lắc đầu, khẳng định: - Không đâu, Ôn-ga I-va-nốp-na ạ. Nhầm lẫn thế nào được. Chị tự nghĩ xem: lá thư đang trong tay chị, đúng chứ? Đây là một chứng cớ. Chị hãy xem lại ngày viết: nó đã được gửi đến Crai-xcơ từ mấy tháng nay rồi thế mà chị vẫn chưa nhận được. Đấy cũng là một chứng cớ nữa. Lỗi của Ôn-ga Vê-lít-cô đã rõ rành rành: cô ta đã lấy trộm và đã giấu lá thư. Thế cũng là một chứng cớ nữa. Nhầm lẫn ở chỗ nào được? - Tức là… – Dê-len-cô ngập ngừng, – tức là, Ôn-ga vẫn giữ lá thư này đến tận hôm nay mới đưa cho các đồng chí? Nhưng sao chị ấy lại làm như vậy? Và hiện nay chị ấy ở đâu? Chị ấy đã trở về đây rồi chăng? Tôi sẽ hỏi thẳng chị ta về tất cả những chuyện này. Thật… thật là ghê tởm! https://thuviensach.vn - Hãy bình tĩnh đã, Ôn-ga I-va-nốp-na ạ, – An-đrây nhẹ nhàng nói. – Mọi điều không phải là đơn giản như vậy đâu. Không phải là Ôn-ga đưa cho chúng tôi lá thư này, và… theo tôi, điều quan trọng không phải là ai đưa ra bức thư này. Cô ta, Ôn-ga Vê-lít-cô cũng không trở lại Crai-xcơ. Đấy là một điều khó hiểu. Bây giờ, chị cứ đọc lá thư này đi đã, đọc kỹ xem. Chúng tôi sẽ chờ cho chị đọc xong. Đọc đi. - Xin lỗi, – Ôn-ga I-va-nốp-na nói, giọng lúng túng. – Tốt hơn hết là về nhà tôi sẽ đọc. Các đồng chí còn nhiều việc ấy mà! Nhưng Mi-rô-nốp lại nói lúc này anh không thể trao lá thư này cho cô được: nó còn cần thiết cho họ, do vậy Ôn-ga cần phải đọc nó ở dây dù muốn hay không cũng thế thôi… Khi Ôn-ga đọc xong lá thư và miễn cưỡng đưa trả cho họ, Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp cảm ơn và chia tay cô. Trước lúc tiễn cô ra, Mi-rô-nốp còn nhắc Dê-len-cô là câu chuyện hôm nay còn phải tuyệt đối giữ kín. - Và, nhân tiện, – Mi-rô-nốp vừa nói vừa đưa cho Ôn-ga I-va-nốp-na mảnh giấy. – Đây, số điện thoại của chúng tôi. Có thể lúc nào đó thấy có gì cần thiết, chị cứ gọi điện ngay cho chúng tôi. Đồng ý chứ? Dê-len-cô gật đầu và đi ra. - Va-xi- li Nhi-cô-lai-ê-vích ạ, chúng mình cần phải gặp cậu lái xe của Trê-nhi-a-ép để tìm hiểu kỹ xem, – An-đrây nói với Lu-ga-nốp. – Cậu ta đã lái xe đưa Vê-lít-cô ra ga và, có thể cậu ấy còn nhớ được điều gì bổ ích khả dĩ có thể soi sáng thêm cho câu chuyện rắc rối này chăng? Lu-ga-nốp đồng ý ngay. Ngay trong lúc nói chuyện với Dê-len-cô anh đã nghĩ đến ý này. Giờ đây, sau khi đã gặp Cu-dơ-nét-xốp và qua câu chuyện với Ôn-ga Dê-len-cô, bản thân chuyến đi của vợ Trê-nhi-a-ép đã trở thành một vấn đề phức tạp, khó hiểu. Mi-rô-nốp nghĩ đúng. Mỗi chi tiết, dù là nhỏ nhặt giờ đây cũng rất cần thiết, rất quan trọng. Trước lúc gặp Cru-gli-a-cốp, lái xe cho Trê-nhi-a-ép, Lu-ga-nốp đã tranh thủ xem qua lý lịch và giấy nhận xét công tác của anh ta, do đó đã biết rằng, anh ta chả phải là con người hoàn toàn đứng đắn lắm, hay nịnh “ông https://thuviensach.vn chủ” và thích “cải thiện” riêng. Qua bản nhận xét anh còn hiểu là Trê-nhi-a ép tuy có biết rõ những khuyết điểm của người lái xe cho mình nhưng cũng làm ngơ đi. Suy nghĩ cân nhắc kỹ càng, Lu-ga-nốp quyết định gọi Cru-gli-a-cốp tới Phòng thanh tra an toàn giao thông với một lý do rất chính đáng. Chỉ có cách ấy mới xem được phiếu vận chuyển của anh ta trong đó có tờ phiếu vận chuyển ngày mà Vê-lít-cô đi Ki-xlô-vơ-xcơ. Và từ đó mới có lý do để nói chuyện với anh lái xe mà không bị ai nghi ngờ. Lu-ga-nốp đến Phòng thanh tra an toàn giao thông nửa giờ trước khi Cru-gli-a-cốp phải đến. Anh vào Phòng thanh tra an toàn giao thông và tham dự vào cuộc nói chuyện với mấy anh lái xe phạm lỗi. Anh làm ra vẻ như chính anh là một trong những người có trách nhiệm chặn các “tay lái” vô kỷ luật. Biết là Cru-gli-a-cốp đã đến nhưng Lu-ga-nốp cứ lờ đi để anh ta ngồi chờ một lúc rồi mới gọi vào phòng: - Ngồi xuống đây! – Bằng một giọng khô khốc, cộc lốc anh muốn tỏ cho chàng lái xe đang ngơ ngơ ngác ngác chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao mà mình bị gọi tới đây, biết rằng đây không phải là chuyện đùa. – Giấy phép đâu? Cru-gli-a-cốp với tay qua bàn, đưa bằng và giấy phép lái xe. Chăm chú xem xong các giấy tờ, Lu-ga-nốp nói có vẻ cáu: - Chà, chà, chà! Sao anh không biết xấu hổ nhỉ! Một người lái xe lâu năm có kinh nghiệm, đã nhiều tuổi như anh mà lại không bỏ được cái thói láu cá, ma mãnh. Thật là quá quắt! Cru-gli-a-cốp từ nãy đến giờ vẫn ngồi cúi đầu lo âu, nghe vậy bỗng ngẩng phắt đầu dậy, vẻ sửng sốt: - Xin lỗi đồng chí thanh tra, tôi không hiểu. Có lẽ đồng chí nhầm tôi với ai rồi. Tôi chả làm điều gì bậy bạ, quá quắt cả. Đồng chí cứ hỏi bất cứ ai trong đoàn xe chúng tôi xem. https://thuviensach.vn - Nhầm à? Thế hồi cuối tháng năm vừa rồi ai đã đâm vào chiếc xe ngựa của nông trường, rồi phóng thẳng. Ai đã làm việc đó trên đường I-gu-men xcơ. Lu-ga-nốp hỏi, giọng ra vẻ cáu giận. - Tôi à? – Cru-gli-a-cốp sửng sốt, há hốc miệng hỏi. – Tôi à? May mà suốt năm nay tôi chưa hề lái chuyến xe nào trên đường I-gu-men-xcơ. – Giọng anh tỏ vẻ cáu giận vô cùng. - Không đúng à? Đừng có chối. Số xe anh là 11-23 phải không? - Thế thì sao? Số xe tôi đấy, nhưng tôi không đi đường ấy! – Cru-gli-a cốp cãi lại và vững tin ở mình. - Căn cứ theo lời khai của những người bị thiệt hại thì đúng là xe của anh. Thứ nhất: số xe đúng với xe anh, thứ hai: màu xe cũng xanh sẫm như xe anh. Tất cả đều khớp với xe anh. - Hoàn toàn là vu khống! – Cru-gli-a-cốp nổi cáu. – Tôi chưa bao giờ đi trên đường I-gu-men-xcơ cả. Chỉ có thế thôi. Căn cứ vào số xe, đó chưa phải là chứng cớ duy nhất đúng. Có thể là số xe trùng nhau nhưng cái chính là chữ cái ký hiệu trước số xe khác nhau. - Ồ, điều đó ai chả biết. Chính vì vậy mà lâu nay chúng tôi không động đến anh vì những người làm chứng cũng không kịp nhìn rõ. Do đó cần phải xác minh, điều tra thêm. Tiếc rằng, tất cả chứng cứ đều khẳng định là xe của anh đấy, Cru-gli-a-cốp ạ. Đừng chối quanh nữa mà thêm rắc rối ra. Cru-gli-a-cốp không giữ bình tĩnh được nữa. Anh tức điên người. - Sao lại có thể như vậy được? Tại sao người ta lại có thể vu khống tôi một cách vô lý như vậy được? Được rồi, đồng chí thanh tra ạ, đồng chí hãy bảo phòng điều vận đưa giấy vận hành của tôi trong tháng đó cho đồng chí xem. Rồi đồng chí sẽ biết là ngày hôm đó tôi ở đâu. Lu-ga-nốp cười thầm vì anh cũng chỉ chờ có thế. Một giờ sau các phiếu vận hành đã được đưa đến. Cầm tập giấy trong tay, Cru-gli-a-cốp dở từng tờ, đọc tên các phố, khu vực, họ tên và địa chỉ những người mà anh ta phải https://thuviensach.vn chở đi và giải thích thêm lý do từng chuyến đi một. Đến ngày hai mươi tám tháng Năm anh lấy riêng tờ phiếu vận hành ra và nhấn mạnh. - Suốt ngày hôm ấy, đồng chí xem đây – tôi không đi đâu cả. Mãi tới mười bảy giờ đúng tôi mới lái xe đi chuyến đầu tiên. Vì ngay từ sáng đồng chí Trê-nhi-a-ép đã dặn tôi là chiều không được đi đâu cả, hãy chờ đồng chí ấy về vì có thể tôi phải dùng xe bất cứ lúc nào. Té ra là đồng chí ấy lấy xe đưa vợ ra ga. Tôi đưa đồng chí ấy về nhà. Đến nhà đồng chí ấy lên gác, còn tôi ngồi chờ. Sau một lát thì Trê-nhi-a-ép và vợ đi xuống. Tôi còn nhớ rõ là đồng chí ấy xách va-li cho vợ. Tôi lái đưa họ ra ga đi chuyến tàu Crai-xcơ – Mát-xcơ-va. Trê-nhi-a-ép bảo là không cần phải chờ, do đó tôi lái thẳng xe về ga-ra. Đấy chỉ có thế, giấy vận hành còn ghi rõ giờ về và số cây số đi đường đây. Vậy thì tôi đi I-gu-men-xcơ lúc nào! Nét mặt Cru-gli-a-cốp lộ vẻ đắc thắng hình như muốn hỏi rằng: “Nào, còn vặn vẹo gì nữa không?” Lu-ga-nốp làm bộ thất vọng xua tay: - Đồng chí Cru-gli-a-cốp ạ, thế tức là không phải khuyết điểm của đồng chí rồi. Họ nhầm rồi. Lại phải mất công truy tìm thủ phạm đây. Khoái trá vì đã làm cho tay thanh tra Phòng an toàn giao thông – kẻ thù truyền kiếp của các tay lái xe, bị một phen vỡ mộng, Cru-gli-a-cốp phóng xe về công trường. Lu-ga-nốp sau khi đã “thành thật xin lỗi” đồng chí lái xe thẳng thắn, cũng vội phóng ngay đến gặp Mi-rô-nốp ở Cục an ninh nhà nước. Mặc dầu không khai thác được điều gì mới ở Cru-gli-a-cốp nhưng anh cũng rất thỏa mãn với màn kịch vừa qua vì những lời trình bày của Cru-gli a-cốp đã hoàn toàn xác minh những điều mà họ đã thu thập được về chuyến đi của Vê-lít-cô qua lời khai của Trê-nhi-a-ép và cô Dê-len-cô. Điều đó có ý nghĩa nhất định của nó. Nhưng, Lu-ga-nốp vừa bước chân vào ngưỡng cửa phòng làm việc của Mi-rô-nốp thì cái vẻ thoải mái vui vẻ của anh tan mất: anh hiểu rằng hình như có chuyện gì quan trọng đã xảy ra trong lúc anh vắng mặt. Mi-rô-nốp https://thuviensach.vn đang im lặng, suy nghĩ rất căng thẳng. Anh đi đi lại lại từ góc này sang góc khác, miệng không ngừng rít thuốc lá. - A, Va-xi-li Nhi-cô-lai-ê-vích, anh đã về! – Mi-rô-nốp kêu lên. – Anh biến đi đâu từ trưa đến giờ? - Sao lại biến đi đâu? – Lu-ga-nốp ngạc nhiên hỏi lại. – Tôi chả biến đi đâu cả mà đi gặp Cru-gli-a-cốp, cậu lái xe của Trê-nhi-a-ép. Chính anh chỉ thị cho tôi kia mà. Tôi báo cáo kết quả ngay bây giờ, được không?… - Khoan đã Va-xi-li ạ, bây giờ không cần đến Cru-gli-a-cốp nữa! Anh biết là, hiện chúng ta cần tìm ai chứ? Có phải là Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na Vê-lít-cô không? Đúng thế chứ? - Tôi không hiểu anh định nói gì đấy, An-đrây ạ. – Lu-ga-nốp có vẻ phật lòng và vừa ngạc nhiên nhìn Mi-rô-nốp vừa nói. - Thế anh cũng cho rằng tôi hiểu được điều gì trong chuyện này chăng? – An-đrây nói và chỉ tay vào một tờ giấy nằm trên bàn. – Xem đi! Trên một tờ giấy in có dấu của Sở công an tỉnh Trê-nhi-gốp đóng ở góc, ghi rõ:” Phúc đáp công văn của các đồng chí, chúng tôi xin báo như sau: cô Ôn-ga Vê-lít-cô Nhi-cô-lai-ép-na sinh năm 1925, nguyên trú quán ở làng Xô-phi-ép-ca là một đoàn viên thanh niên cộng sản tích cực. Trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại, cô là liên lạc bí mật của ban tham mưu du kích địa phương. Năm 1943 bị bọn Ghét-ta-pô bắt và đưa sang Đức. Theo những tin tức ở trại tập trung cho biết thì năm 1944 cô đã bị thủ tiêu một cách dã man tại trại giam của bọn Hít-le…Phó giám đốc Sở công an (ký tên). Trưởng phòng lưu trữ hồ sơ ( ký tên).” https://thuviensach.vn Chương 6 Va-lê-ri-an Xéc-gây-ê-vích Xa-đốp-xki một mình dạo bước dọc theo bờ sông Vôn-ga.Ông nặng nề bước từng bước một dường như đang phải vác vật gì nặng trên vai. Đầu cúi gằm tựa như bị tảng đá đè trĩu xuống Thỉnh thoảng Xa-đốp-xki đứng sững lại và đăm đăm nhìn vào dòng nước đen thẫm. Hàng ngày, cứ đến buổi hoàng hôn, ông lại đi dạo một mình hàng giờ như vậy. Lòng nặng trĩu không biết đi đâu. Về nhà ư? Ngôi nhà vắng lặng. Không một ai thân thuộc, không bạn bè, không ai chờ đợi. Một mình đơn độc, buồn chán. Đọc sách chăng? Không đọc nổi nữa. Biết làm gì, ngủ chăng?Nhưng đã bao đêm ròng ông không ngủ được, giấc ngủ không đến với ông. Cứ mỗi lần đặt mình xuống giường, định nhắm mắt là hình ảnh Ôn-ga lại chờn vờn hiện lên… Cho đến tận bây giờ, Xa-đốp-xki vẫn còn nhớ rõ bộ mặt kinh hoàng, đầy thất vọng và đáng thương hại của Ôn-ga lúc cô đứng dán sát vào bức tường hành lang. Cô vừa mới thoát khỏi trại tập trung về: người gầy còm, lãnh đạm đối với chung quanh, khuôn mặt như còn ghi lại tất cả những gì đau khổ trong các trại tập trung của bọn Hít-le ở nước Nga bị chúng chiếm đóng cũng như ở trên đất Đức, và trong các trại tập kết chờ trao trả ở các nước phương Tây. Quần áo rách rưới, người xanh xao, đói gầy… Chưa chắc Xa-đốp-xki đã nhận ra cô nếu như cô không lên tiếng gọi trước. Đúng vậy, làm sao mà có thể tìm thấy được trong con người gầy còm, hốc hác, phờ phạc kia cái hình ảnh vui tươi, đẫy đà của cô Ôn-ga trước kia. Ông đã quen Ôn-ga tại gia đình giáo sư Na-vơ-rô-xki, thầy học cũ của mình, đã tản cư từ Vô-rô-ne-giơ đến Cui-bư-sép ngay từ hồi đầu chiến tranh. Tình cờ gặp Xa-đốp-xki ở ngoài phố, giáo sư kéo luôn ông về nhà chơi. Ôn-ga là cháu bà giáo, đã ở với gia đình này từ thời thơ ấu. Hình như bố mẹ cô đã chết từ khi cô còn bé. Bố mẹ cô làm nghề gì, họ đã sống ở đâu, Xa-đốp-xki cũng không biết và không để ý đến. https://thuviensach.vn Nhưng từ ngày đó, ông thường hay đến chơi nhà Na-vơ-rô-xki và không phải chỉ để được nói chuyện với người thầy học cũ kính mến. Ông cũng thường hay nói chuyện với Ôn-ga, lúc đó đã tốt nghiệp trung học. Những buổi tối như vậy không phải là vô ích, buồn tẻ. Ôn-ga tỏ ra là người tiếp chuyện sôi nổi và có duyên. Cô cũng chả cần phải tích lũy lâu gì nữa mà không biết được ưu thế của mình là sức quyến rũ của tuổi thiếu nữ. Giáo sư thấy đôi bạn ngồi nói chuyện với nhau trong ánh hoàng hôn, ông thường đùa: “Này, Rô-mê-ô ạ (ông thích gọi đùa Xa-đốp-xki như vậy), cậu bị Ôn ga của chúng tôi làm choáng váng rồi đấy!” Xa-đốp-xki cười, thanh minh: “Ồ, xin giáo sư tha lỗi cho tôi! Tôi coi Ôn ga như con gái tôi thôi. Giáo sư biết đấy tôi đã bốn mươi xuân xanh rồi còn gì!” Xa-đốp-xki cười chỉ để mà cười thôi, chứ thực ra tự mình ông cũng thấy rằng càng ngày càng mê cô gái đó. Khi đã biết quan hệ của ông với Ôn-ga không phải là chuyện đùa nên ông cố trấn tĩnh, tự mắng mình và cố gắng tự hạn chế tình cảm bồng bột của mình lại. Ông tự nhủ không còn cách nào tốt hơn là đừng gặp Ôn-ga nữa, hãy thưa đến thăm nhà Na-vơ-rô-xki đi. Mùa thu năm 1942 ông nghe tin Ôn-ga được cử đi học một lớp chuyên môn nào đó và sau đấy đi ra mặt trận. Một hôm Na-vơ-rô-xki đã cho ông biết với một giọng hết sức bí mật là “con bé đã đi du kích” và được phái sâu vào vùng hậu phương quân Đức. Thế là chấm dứt được cái điều, mà trong thực tế chưa kịp bắt đầu. Thời kỳ đầu Xa-đốp-xki có nhận được của Ôn-ga mấy bức thư và ông cũng đã viết thư cho cô. Nhưng, chả bao lâu sự liên lạc giữa hai người cũng chấm dứt. Ôn-ga không gửi thư về nữa… Khoảng một năm sau Xa-đốp-xki được tin của gia đình Na-vơ-rô-xki cho biết là Ôn-ga đã hy sinh – hay đúng hơn là đã mất tích. Cuối chiến tranh, vợ chồng Na-vơ-rô-xki từ Cui-bư-sép trở về thành phố Vô-rô-ne-giơ quê hương. Cách một năm sau, qua báo chí, Xa-đốp-xki đã đọc bản cáo phó về người thầy học cũ của mình. Ông xếp tất cả công việc lại, đáp máy bay ngay đến Vô-rô-ne-giơ nhưng không kịp dự lễ an táng. https://thuviensach.vn Và một năm nữa trôi qua, chiến tranh kết thúc đã lâu. Bỗng nhiên Xa đốp-xki tình cờ gặp Ôn-ga ở ngay hành lang bệnh viện nơi ông làm việc… Cô đã thay đổi đến nỗi khó nhận ra được nhưng dầu sao cuối cùng ông cũng nhận ra cô ta. Đó chính là Ôn-ga – người con gái mà Xa-đốp-xki không bao giờ và không thể nào quên được. Xa-đốp-xki hết sức sửng sốt trước cuộc gặp gỡ này. Ông lặng người đi vì hạnh phúc đột ngột. Có thể, nếu không cố kìm mình lại, ông đã ôm chầm ngay lấy cô. Nhưng còn Ôn-ga thì sao? Ôn-ga vẫn thản nhiên, thờ ơ đối với tất cả… Xa-đốp-xki có thể là một người không từng trải lắm. Nhưng ở đây, ông cũng tỏ ra là kiên trì nhanh trí. Ông hiểu biết nhiều và được sự kính trọng của bạn bè, nên sau một thời gian ông cũng đã xin được đầy đủ giấy tờ để Ôn-ga vào làm việc ở bệnh viện. Giờ thì ngày ngày họ được gần nhau, gặp nhau luôn. Dần dần, Ôn-ga có vẻ vui hơn và trẻ ra. Thời gian trôi qua và Xa-đốp-xki cảm thấy rõ ràng là ông không thể chế ngự được tình cảm của mình đối với Ôn-ga. Ông khẳng định: không thể sống thiếu cô ấy được. Lần lữa ngày này qua ngày khác mà ông vẫn không nói được với Ôn-ga ý định riêng tư của mình. Một hôm, có chàng bác sĩ trẻ mời ông cùng Ôn ga đi dự đám cưới. Dự lễ cưới xong Xa-đốp-xki và Ôn-ga cùng nhau trở về. Ông ngập ngừng mãi trên quãng đường về, và rồi ông mạnh dạn nói lên điều vẫn ấp ủ từ lâu ấy… Ông nói hết những điều thầm kín của lòng mình: ông yêu Ôn-ga từ lâu, tình yêu đối với Ôn-ga ngày càng mãnh liệt và nếu Ôn-ga đồng ý thì… Ông bỗng thấy trong mắt Ôn-ga ánh lên vẻ sợ hãi. Không, không phải là sợ hãi mà là kinh hoàng. Ông kinh ngạc: - Ôn-ga… Ôn-ga, tha lỗi cho anh. Anh không muốn làm em giận dỗi. Nếu như anh biết rằng em sẽ giận thì anh đã không nói ra… - Ồ, Va-lê-ri-an Xéc-gây-ê-vích, anh nói gì vậy? – Ôn-ga nức nở, – Em phản đối ư? Anh điên rồi đấy! Anh có biết không, nếu như em có ý nghĩ xây dựng gia đình thì có lẽ em sẽ không dám ước mơ một người chồng nào https://thuviensach.vn tốt hơn anh được. Em hiểu anh, em biết ơn anh lắm. Nhưng, anh hiểu cho, em không thể, không thể… Ôn-ga nấc lên đau xót. Câu chuyện tối hôm đó đã kết thúc như vậy. Xa-đốp-xki không thể hiểu nổi là tại sao lại như vậy. Ông biết rõ, Ôn-ga chỉ còn một mình, không người thân thích, không nơi nương tựa. Ông cảm thấy Ôn-ga không tỏ ra lãnh đạm với ông (Ôn-ga cũng đã khẳng định như vậy). Vậy thì tại sao Ôn ga lại không phải là vợ ông được? Sự cự tuyệt của Ôn-ga có điều gì đó khó hiểu, thái độ phản ứng rất lạ lùng nhưng Xa-đốp-xki không muốn hỏi kỹ vì ông cho rằng, ông không nên và không có quyền làm như vậy. …Thời gian trôi đi, quan hệ của họ dần dần càng gần gũi và ấm cúng hơn: có thể nói, họ không thể chịu được nếu như hàng ngày không được gặp nhau một lần và, bỗng một hôm, câu chuyện ngày hôm trước được nhắc lại, nhưng lần này chính Ôn-ga đã chủ động gợi lên… Ít lâu sau, họ làm lễ cưới… Ôn-ga thật là một người vợ dịu hiền, chăm chỉ, là người bạn gái gần gũi, người bạn đường đầy tin tưởng của Xa-đốp-xki. Còn cô có thật yêu Xa đốp-xki không? Điều này khó nói. Có lẽ chỉ có Ôn-ga mới có thể trả lời một cách xác thực, cặn kẽ câu hỏi này. Họ sống với nhau thắm thiết và chen lẫn sự kính trọng nhau… Dù sao chăng nữa, họ cũng sống hòa thuận, tâm đầu ý hợp. Nhưng cũng có đôi lúc hình như có điều gì đó chen lấn vào tâm hồn Ôn-ga: cô buồn hẳn đi, ngồi lầm lì ít nói. Nhưng những điều đó chỉ thoáng qua một vài ngày rồi, sau đấy, dường như có một bàn tay vô hình nào đó đã lái tình cảm của cô vào cuộc sống bình thường như cũ. Có lẽ sẽ không có gì bất hạnh xảy ra nếu như không có chuyện đi nghỉ ở Xô-tri… Vào mùa thu cách đây gần hai năm họ cùng nhau đi nghỉ ở Xô-tri. Đây là lần đầu tiên Ôn-ga đi nghỉ ở miền Nam. Những ngày đầu trên chặng đường dài, Ôn-ga sôi nổi, vui vẻ hẳn lên và Xa-đốp-xki cảm thấy cô chưa bao giờ lại đáng yêu đến thế. Mọi vật, mọi cảnh ở đây đều làm cho cô hồi hộp, vui sướng. Vào một buổi chiều họ cùng nhau sánh vai đi dạo trong vườn bách thảo ở Xô-tri. Xa-đốp-xki say sưa ngắm nhìn những cây lạ còn Ôn-ga thì https://thuviensach.vn vui vẻ ngắm cảnh vật chung quanh. Ở đây cái gì đối với cô cũng đều mới lạ. Bỗng nhiên cô rùng mình nắm chặt cánh tay Xa-đốp-xki thì thào với ông bằng một giọng hốt hoảng: “Về nhà đi, nhanh lên. Về ngay đi anh ơi… Nhanh lên!…” Vì sao vậy? Chuyện gì thế? Ôn-ga không hề giải thích một lời nào. Trên đường về nhà cô bước đi vội vã, im bặt, không trả lời một chuỗi những câu hỏi đầy kinh ngạc của Xa-đốp-xki. Mãi đến quá nửa đêm, đúng hơn là lúc gần sáng Ôn-ga mới nói. Nhưng nói gì? Nói thế nào? Chả có gì rõ ràng cả… Thấy Xa-đốp-xki trằn trọc không ngủ,mắt mở trân trân, Ôn-ga mới nói với một giọng gần như nức nở: - Ta về thôi, – cô khẩn khoản. – Em van anh. Em muốn đi khỏi đây ngay sớm mai anh ạ…Đi ngay… Dù cho Xa-đốp-xki cố an ủi cô bao nhiêu đi nữa thì cũng vô ích. Cô ta cũng chỉ nằng nặc một điều: “Đi khỏi đây, càng nhanh càng tốt” mà không hề nói rõ nguyên cớ làm sao, không hề giải thích thêm một lời nào khác. Một đêm trôi qua, không ai ngủ. Mặc dầu đã suy nghĩ nát óc nhưng Xa đốp-xki vẫn không sao hiểu nổi: đây là lần đầu tiên ông thấy Ôn-ga ở trong một tình trạng như vậy. Làm sao bây giờ? Sáng hôm sau, thoái thác là đau đầu, Ôn-ga không bước ra khỏi phòng. Ông đành đi dạo một mình và cố suy nghĩ tìm hiểu những điều đã xảy ra. Nhưng vẫn không làm sao hiểu được: điều gì đã xảy ra với Ôn-ga? Trở về phòng mình Xa-đốp-xki từ tốn hỏi thêm Ôn-ga vài điều nhưng cô vẫn im lặng như cũ. Cô cũng không nằng nặc đòi phải rời khỏi Xô-tri nữa. Tối hôm đó cô lại còn muốn đi dạo một lúc nhưng vừa ra đến cửa khu nhà nghỉ, khi họ gặp hai người đàn ông lạ mặt nào đó, Ôn-ga bỗng ùa chạy và trốn về phòng mình. Xa-đốp-xki sau một lúc sửng sốt quay về thì chỉ thấy mặt cô đầy nước mắt. Sáng hôm sau, Xa-đốp-xki không hỏi gì hơn, liền ra nhà ga lấy hai vé về Cui-bư-sép. Khi ở nhà ga về ông không thấy Ôn-ga đâu; chờ mãi đến tận tối mới thấy cô trở về. Nghe nói là vé đã mua,cô mỉm cười buồn bã và https://thuviensach.vn không nói gì, nằm xoài ra trên giường. Còn việc đi đâu suốt ngày, cô không nói gì cả. Ngày hôm sau trôi qua một cách yên tĩnh. Ôn-ga đã có vẻ hơi vui, khi ăn đã nói chuyện với mấy người ngồi cùng bàn; và giải thích cho họ biết là vợ chồng cô phải về sớm là vì Va-lê-ri-an Xéc-gây-ê-vích Xa-đốp-xki có công tác đột xuất. Nhưng đoạn cuối của câu chuyện khó hiểu đó đã kết thúc ở nhà ga. Xa đốp-xki ngồi ở trong buồng của toa tàu, còn Ôn-ga vẫn đứng ở cửa sổ nhìn xuống đám người tấp nập trên sân ga. Bỗng hình như trông thấy một người nào đó, cô rời khỏi cửa sổ, đột ngột quay vào đứng ở cửa phòng ngủ. Cô nhỏ nhẹ, nghẹn ngào nói: “Tha lỗi cho em. Xin lỗi và vĩnh biệt anh. Em không thể đi với anh được. Em không thể ở với anh được…” Nấc lên một tiếng như nén vào lồng ngực nỗi đau xót, Ôn-ga lao mình chạy ra khỏi cửa toa. Tàu chạy nhanh dần… Xa-đốp-xki sững sờ, lặng đi một lúc và khi đã bình tâm lại, ông vẫn không hiểu tất cả những gì đã xảy ra. Ông xuống ngay ga tiếp đầu tiên và trở lại Xô-tri. Ông đi khắp những nơi họ đã ở và có mặt! Ông lùng khắp nhà nghỉ, các hiệu ăn và quán cà-phê đông người, vào trình cả cơ quan công an và tìm ở nhà xác – nhưng đều vô ích – Ôn-ga không để lại dấu vết gì cả. Ngày hôm sau, khi Xa-đốp-xki gặp người bác sỹ trẻ vui tính, bạn cùng nghỉ phòng bên cạnh thì mới rõ được mọi việc. Gặp Xa-đốp-xki, anh này suýt kêu lên vì kinh ngạc: mới có hai ba ngày mà Xa-đốp-xki thay đổi đến nỗi khó mà nhận ra được; nỗi bất hạnh giày vò ông, ông già sọm đi, gò má nhô cao, nếp nhăn hằn trên trán, má hóp lại. - Tôi hiểu rồi, – anh bạn nói nhanh, nắm chặt tay Xa-đốp-xki. – Tôi hiểu hết rồi. Nhưng anh là người đàn ông kiên nghị. Cô ấy không xứng đáng với anh… - Xin lỗi, anh định nói gì vậy? – Xa-đốp-xki ngước mắt, hỏi. – Anh biết gì? https://thuviensach.vn Anh bạn trẻ im lặng một lát. - Anh thấy đấy, – anh ta nói, vẻ thận trọng. – Tôi biết hết rồi. Hôm qua tôi ra sân bay Át-le-rơ tiễn một người bạn… - Thế việc đó có liên quan gì đến tôi? – Xa-đốp-xki đột ngột ngắt lời anh ta với một giọng khác thường. – Tôi cần gì chuyện đó? - Khoan đã. Chuyện là thế này. Chính ở sân bay này tôi đã gặp… gặp Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na của anh. Và không phải một mình đâu. Chị ấy cùng đi với một sĩ quan, hình như là trung tá thì phải. Họ cùng lên máy bay với nhau… Đúng thế mà… Thế là rõ. Mọi việc thế là đã kết thúc. Kết thúc tất cả những điều lạ lùng, nhưng thật khó hiểu và đầy bí ẩn. Những giọt nước mắt, những cơn loạn thần kinh, việc chạy trốn của Ôn-ga là như vậy đấy. Tiếp tục tìm kiếm cũng chả ích lợi gì, chả có nghĩa gì nữa, nên hôm sau Xa-đốp-xki lên đường về Cui-bư-sép. Ông lủi thủi một mình… Nhưng Xa-đốp-xki không thể quên được Ôn-ga, không thể xóa nhòa hình ảnh cô khỏi ký ức mình. Có thể, theo ông nghĩ, điều đó chả có gì là lạ vì có lẽ ta còn mê cô ấy chăng? Ôn-ga còn rất trẻ, có thể cô ấy sẽ nghĩ lại, sẽ hối hận và có lẽ sau khi suy nghĩ cô sẽ trở về với ông. Nhưng, cũng có thể là cô ta chưa dám mạnh dạn tự mình quay về chăng?Không, không nên thất vọng, cần phải đi tìm cô ấy, giúp đỡ cô ta. Còn ta, ta sẽ tha thứ cho cô ấy mọi lỗi lầm, sẽ quên hết miễn là cô ta trở lại, chỉ cần một điều ấy thôi… Nhưng tìm Ôn-ga bằng cách nào? Tìm ở đâu? Còn người kia – cái người mà vì hắn cô ta đã bỏ mình? Hắn ta ở đâu? Họ ở đâu? Ai có thể giúp ta tìm họ được? Ai? Bỗng ông nhớ đến một người: bà Na-vơ-rô-xcai-a. Dĩ nhiên là chỉ có bà Na-vơ-rô-xcai-a! Có thể là, bà giáo quả phụ ấy đã biết cô cháu gái yêu của bà ở đâu, cũng đã biết chuyện gì đã xảy ra với cô. Ngay trong những năm sống với Xa-đốp-xki, thỉnh thoảng Ôn-ga cũng đến thăm bà cô hoặc viết thư cho bà. Ngày hôm sau, Xa-đốp-xki đến Vô-rô-ne-giơ. Trông thấy ông, bà quả phụ khóc òa lên. Đúng, Ôn-ga có đến đây, bà có nhận được thư cô ta. Ôn- https://thuviensach.vn ga hiện đang sống ở Crai-xcơ cùng với một sĩ quan nào đó… Họ ông ta là Trê-nhi-a-ép… Ca-pi-tôn I-la-ri-ô-nô-vích Trê-nhi-a-ép… Và Xa-đốp-xki đã đến Crai-xcơ… Đã hơn hai năm nhưng ông không thể nào quên được cuộc gặp gỡ này. Có một cái gì buồn bã, khó hiểu, bí ẩn và tàn ác trong cách cư xử của Ôn-ga ở cuộc gặp gỡ này. Ngày hôm ấy, sau khi đến Crai-xcơ, Xa-đốp-xki tìm được khu nhà Ôn-ga ở. Ông đứng đợi dưới đường xem cô có đi ra phố không, ông nhìn thấy khuôn mặt quen thuộc của cô từ xa rồi hầu như quên hết mọi điều ông lao đến đón gặp cô. Thấy ông, Ôn-ga đứng sững lại, mặt xanh nhợt, cầm lấy tay và kéo vào nhà. Cô ta đứng ở cầu thang và nắm chặt tay Xa-đốp-xki khóc nức nở… Xa-đốp-xki trở lại bình tĩnh. Ông khẽ gỡ tay ra, và dìu Ôn-ga lên cầu thang, đưa cô về phòng. Nhưng vừa bước vào tới phòng mình, Ôn-ga bỗng như biến thành người khác. Mặt cô đanh lại không ra kinh hãi mà cũng không ra giận dữ, đanh đá (Xa-đốp-xki không kịp phân biệt được). Ôn-ga đòi ông phải đi ngay, ra ngay và đi hẳn. Cô ta không chịu nghe bất cứ lời nói nào của Xa-đốp-xki và chỉ khăng khăng xua tay lia lịa: “Anh đi đi, đi đi. Chúng ta không thể sống cùng với nhau được đâu. Không, không thể được đâu…” Xa-đốp-xki định nói điều gì đó nhưng đều vô ích. Ôn-ga giận dữ đi đi lại lại trong phòng, vẫn chỉ nói có một điều: “Đi đi, anh đi đi…” Còn điều gì xảy ra sau đấy Xa-đốp-xki không nhớ rõ nữa. Hình như có một đám sương mù phủ quanh đầu óc ông. Có lẽ ông đã kêu lên và cũng có thể là Ôn-ga đã hét lên chăng?Ông nhớ láng máng là hình như có những tiếng gõ cửa đã kéo ông ra khỏi tình trạng mông lung đó. Ông bừng tỉnh, nhận ra mình đang đứng trong một căn phòng xa lạ và hiểu rằng giữa ông với Ôn-ga thế là hết. Tất cả đều đã kết thúc ở đấy… Ông mở toang cửa và lao ra khỏi căn phòng, ra khỏi khu nhà và đi khỏi thành phố ngay…Thế là hết. Mọi việc đã kết thúc từ đấy… và vĩnh viễn kết thúc. https://thuviensach.vn Thời gian cứ trôi, nhưng ý nghĩ về Ôn-ga, những ký ức về Ôn-ga vẫn cứ bám riết Xa-đốp-xki, day dứt. Tại sao cô ta lại bỏ đi? Sao cô ta lại lạ lùng, khác lạ như vậy khi họ gặp nhau ở Crai-xcơ. Tại sao, tại sao, tại sao? Và, giờ đây, trong khi dạo bước trên bờ sông vắng này, Xa-đốp-xki cũng vẫn chỉ nghĩ đến tất cả những điều đó. Nhưng ông cũng không biết là, hiện nay cũng trên mảnh đất này còn có một người mà ngay trong giờ phút ông đang dạo chơi ở đây, cũng đang nghĩ đến Ôn-ga, nghĩ đến nguyên nhân cô bỏ Xa-đốp-xki mà đi, nghĩ đến những mối quan hệ của cô ta với ông. Chính người đó cũng đang nghĩ đến người phụ nữ mang cái tên Ôn-ga Nhi-cô-lai ép-na Vê-lít-cô. Người đó là thiếu tá Ủy ban an ninh nhà nước An-đrây Mi-rô-nốp. An-đrây tới Cui-bư-sép đã mấy hôm nay, anh đang thu thập các tài liệu về Xa-đốp-xki và Ôn-ga Vê-lít-cô. Mi-rô-nốp suy nghĩ về những điều cần nói với Xa-đốp-xki. Nói như thế nào đây? Nếu cần nói chuyện với Xa-đốp xki thì cứ việc mời đến và hãy nói với nhau đi. Nhưng Mi-rô-nốp hiểu rất rõ rằng, trong trường hợp này cái quyết định đơn giản đó không thể thực hiện được: có khá nhiều điều mập mờ chung quanh Vê-lít-cô. Và cả trong mối quan hệ của cô với Xa-đốp-xki cũng còn nhiều nét chưa rõ ràng. Mặc dầu đã có những điều cung cấp của cô hàng xóm Dê-len-cô… Từ khi anh được biết cô gái mang tên là Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na Vê-lít-cô kia lại không phải là Vê-lít-cô thực, rằng đó chỉ là một người chưa rõ lai lịch đã mạo nhận tên, họ của người nữ anh hùng du kích đã hy sinh. Hơn lúc nào hết mảnh giấy bí mật kia tự nó đã mang một ý nghĩa hết sức nghiêm túc. Hàng chục câu hỏi mới được đặt ra: cô gái, người vợ cũ của Trê-nhi-a-ép mang tên là Vê-lít-cô kia là ai? Tại sao cô ta lại hành động như vậy? Để làm gì? Làm sao mà cô ta lại lấy được những giấy tờ của người nữ thanh niên cộng sản đã hy sinh ấy? Và, cuối cùng là, hiện nay cô ta ở đâu? Sao cô ta lại bỏ trốn khỏi Crai-xcơ, đã nói dối tất cả mọi người kể cả chồng mình là Trê nhi-a-ép? Cũng không thể loại trừ khả năng Xa-đốp-xki có thể giải đáp được một số lớn những câu hỏi nêu ra. Nhưng có nên nói thật cho ông ta biết hết https://thuviensach.vn không? Ông ta sẽ đứng về phía nào? Đây là tất cả những điều mà An-đrây cần suy nghĩ kỹ, tự giải đáp lấy trước khi quyết định: nên nói sự thật với Xa-đốp-xki hay là không? Ngày đầu đến Cui-bư-sép, An-đrây đã biết là Xa-đốp-xki đã từng sống với bà cô họ của Ôn-ga gần mười năm trời, từ khi chiến tranh mới kết thúc. Tất cả những người mà Mi-rô-nốp gặp gỡ để hỏi về Xa-đốp-xki cũng đều có nhận xét tốt về người bác sĩ này. Xa-đốp-xki sống và làm việc ở Cui-bư sép đã gần hai mươi năm nay. Ở thành phố này mọi người đều biết ông là một bác sĩ tốt,có trách nhiệm và có lương tâm. Tất cả mọi người, khi Mi rô-nốp mời đến gặp với những lý do khác nhau để tìm hiểu về Xa-đốp-xki cũng đều có một nhận xét chung là khoảng một, hai năm gần đây, tức là sau lúc vợ bỏ đi, Xa-đốp-xki đâm ra lầm lì, buồn bã và không thích giao du với ai cả. Nhưng với tư cách là bác sĩ thì ông vẫn giữ được những đức tính như trước, nghĩa là vẫn dịu dàng, có trách nhiệm và tài năng Chả ai chê trách hoặc phàn nàn về Xa-đốp-xki, ai cũng tỏ ý thương và thông cảm với hoàn cảnh của ông. Đúng, có lẽ nên nói thẳng, nói thật với Xa-đốp-xki. Tất cả những phân tích, suy luận đều nói lên là nên như thế, nếu như không có chữ “nhưng.” Vấn đề là ở chỗ, trong khi tìm hiểu, phân tích những tài liệu về Xa-đốp-xki, Mi-rô-nốp phát hiện thấy rằng mùa xuân năm ấy – đúng hơn là ngày hai mươi sáu tháng Năm, tức là đúng hai ngày trước khi Ôn-ga Vê-lít-cô rời khỏi Crai-xcơ, bỗng nhiên chả hiểu vì sao Xa-đốp-xki bỏ đi đâu liền mười ngày. Hôm đó, ông ta tự nhiên xin nghỉ phép tự túc và bỏ đi không nói cho ai biết. Và cũng không một ai biết là ông ở đâu. Đây chính là chỗ phải hỏi ông ta xem! Có thể phỏng đoán rằng, giữa chuyến đi nghỉ vội vàng và khó hiểu của Xa-đốp-xki ra khỏi Cui-bư-sép và việc Vê-lít-cô giả mạo kia biến khỏi Crai-xcơ có mối liên quan nào đó. Mối liên quan gì thì còn là điều cần tìm hiểu phân tích thêm nhưng… rõ ràng là có thể có… “Không, – Mi-rô-nốp lại thầm nói với mình, – có lẽ chưa cần tìm hiểu vội việc Xa-đốp-xki trong những ngày từ hai mươi sáu đến ba mươi tháng https://thuviensach.vn Năm ở đâu. Khoan hãy nghĩ đến chuyện đó!” Thật dễ dàng khi nói “chưa cần tìm hiểu vội”, nhưng cần phải giải thích điều đó như thế nào, nếu như không ai biết một tí gì cả? Rất khó nói là An-đrây sẽ giải quyết vấn đề đặt ra cho anh như thế nào, nếu như không có một trường hợp may mắn ngẫu nhiên. Tuy nhiên, thiếu tướng Va-xi-li-ép vẫn thường thích nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng: trong công tác tình báo trường hợp ngẫu nhiên ít đến với những người lười suy nghĩ và thụ động, mà nó chỉ đến với những người thông minh và kiên trì. Nói chuyện với nhiều người khác nhau, thu thập mọi chi tiết nhỏ nhặt nhất về người phụ nữ mang tên là Ôn-ga Vê-lít-cô và về người chồng cũ của cô ta, Mi-rô-nốp chú ý đến bà hộ lý đã làm việc nhiều năm ở ngay bệnh viện cùng Xa-đốp-xki. - Thế đấy, – bà hộ lý nói. – Thế ra là anh lại quan tâm đến bệnh viện chúng tôi ư? Tốt thôi, chả là bệnh viện chúng tôi đúng là một bệnh viện tốt, có nhiều điều đáng tự hào và, chính là vì có những thầy thuốc giỏi. Tất nhiên, mỗi người một tính một nết khác nhau, nhưng chung quy, họ đều là những người tốt. Nhưng phải nói rằng người mà đặc biệt tốt, đối xử tốt, quan tâm và thương yêu bệnh nhân hơn cả thì phải kể đến Va-lê-ri-an Xéc gây-ê-vích tức là ông Xa-đốp-xki ấy. Ngoài ra còn Va-xi-li Mi-tơ-rô-pha nô-vích Prô-xcu-rin nữa. Hai người chơi với nhau rất thân, nhưng tiếc là Prô-xcu-rin vừa đổi đi nơi khác. Hiện anh ấy làm việc ở Xta-vrô-pôn. Anh có biết không? Nó ở cách đây khoảng một trăm véc-ta ngược dòng Vôn-ga ấy. Đó là một thành phố nhỏ mới, gọi là Xta-vrô-pôn trên sông Vôn-ga. Cứ lần nào đến thăm Va-xi-li Prô-xcu-rin về, Xa-đốp-xki cũng đến gặp tôi trước tiên để chuyển lời hỏi thăm của anh ấy. Cả hai người đều rất kính trọng và quý mến tôi. Sao? Anh muốn biết lần gần đây nhất ông Xa-đốp-xki gặp Prô-xcu-rin là lúc nào à? Được thôi, có lẽ độ nửa năm rồi chứ chả mới gì đâu. Tôi không nhớ rõ ngày tháng. Có lẽ là vào mùa xuân… https://thuviensach.vn “Mùa xuân, – Mi-rô-nốp thầm nghĩ, – lại vào mùa xuân? Nhưng, nếu như không phải thì sao?…” Sáng hôm sau Mi-rô-nốp đến Sở công an tỉnh mượn chiếc xuồng máy tốc độ nhanh và phóng ngược dòng Vôn-ga. Hơn ba giờ du lịch trên sông, anh đã đến Xta-vrô-pôn. An-đrây tìm gặp Prô-xcu-rin – bác sĩ trưởng bệnh viện địa phương ngay sau khi đến và trong câu chuyện xã giao thông thường, anh chen vào những câu hỏi là Va-xi-li có thích ở nơi mới này không, có thích trở lại Cui-bư-sép và anh còn có liên hệ gì với bệnh viện, với bạn bè, đồng chí cũ không? - Nói thế nào với anh được nhỉ? Trở lại Cui-bư-sép à? – Prô-xcu-rin nói, vẻ mơ màng. – Tôi tự nguyện xin về bệnh viện mới này đấy chứ; dĩ nhiên là điều kiện ở đây không được như ở chỗ cũ nhưng công việc thì hứng thú hơn vì mình chủ động độc lập giải quyết. Việc nhiều, bận rộn… – Prô-xcu rin cười. – Việc bận đến nỗi chả còn lúc nào mà nghĩ đến quá khứ và thậm chí có lúc muốn ngồi nghỉ một lát cũng không được. Không có thì giờ nữa. Còn bạn bè, đồng chí cũ thì tôi chả quên ai và cũng chả có ai quên tôi cả. Không, không quên nhau được. Thỉnh thoảng vẫn có người đến chơi đây. Chả là chỗ chúng tôi ở đây là một nơi tuyệt diệu. Đây là một vùng đẹp không bức tranh nào sánh nổi. Đặc biệt là mùa hè, ừ,mà cả mùa xuân nữa… ở đây, anh có thể đi săn, đi câu… - Chà,lại chuyện câu cá. – Mi-rô-nốp gật đầu vẻ am hiểu. – Thế mùa xuân vừa rồi ai đến đây được? Năm nay rét muộn, sang xuân rồi vẫn còn băng giá. - Vâng, năm nay mùa xuân không thuận lợi lắm, nhưng dân mê cá vẫn cứ đến chứ. Nhất là anh bạn tôi thì không thể không đến được. Xa-đốp-xki ấy mà. Có thể là anh có nghe nói về anh ta. Chúng tôi làm việc với nhau nhiều năm ở Cui-bư-sép. Tôi biên thư và thế là anh ấy đã đến đây. Anh ấy là con người có tâm hồn lớn lao, chân thực và cao thượng. Tôi nói thực với đồng chí đấy. Nhưng tiếc rằng, cuộc sống không chiều anh ấy. https://thuviensach.vn - Sao, – An-đrây làm bộ vô tình hỏi, – chuyện gì vậy? Chuyện bất hạnh à? - Bất hạnh à? Cũng có thể tạm gọi như thế. Chuyện vợ anh ấy… Cô ta bỏ đi, bỏ Xa-đốp-xki. Thật là đáng buồn cho anh ấy. Thôi, tôi chả thích nói đến chuyện đó… – Prô-xcu-rin khoát tay vẻ bực bội. Cảm thấy Prô-xcu-rin không thích nói đến chuyện riêng của bạn nên Mi rô-nốp tảng lờ và quay sang chuyện câu cá. - Theo như anh nói thì, Xa-đốp-xki chỉ đến đây để câu cá thôi à? Chả lẽ đi câu vào đầu mùa xuân đúng vào mùa nước to. Bấy giờ có phải là mùa câu đâu. - Đúng vậy! – Prô-xcu-rin nói, kéo dài giọng. – Mùa nước lũ nhưng có phải là anh ấy đến vào đầu mùa xuân đâu mà muộn hơn – vào tháng Năm. Thậm chí tôi có thể nói chính xác là ngày hai mươi sáu tháng Năm. Đúng vào ngày sinh của tôi, đồng chí hiểu chứ? Anh ấy hẹn và đến rất đúng. Chiều tối chúng tôi ngồi với nhau đến khuya và sáng hôm sau anh ấy lại đi… Chỉ có thế thôi!… Mi-rô-nốp thoáng nghĩ: thế tức là Xa-đốp-xki đã rời khỏi Xta-vrô-pôn vào ngày hai mươi bảy tháng Năm, nhưng để đi đâu? Đúng ngày mà Vê-lít cô rời Crai-xcơ thì anh ta ở đâu? Có thể Prô-xcu-rin biết vấn đề này chăng? - Sao lại thế, – Mi-rô-nốp nói, giọng thờ ơ, – chả lẽ bạn anh cố tình nghỉ phép để đến vùng giàu đẹp này và chỉ ở có một đêm, rồi lại về Cui-bư-sép ngay, thậm chí chả đi câu buổi nào sao? Có mà điên!… - Tôi chưa kịp nói hết, – Prô-xcu-rin nói, – có thể anh ta đã đi câu đấy chứ. Va-lê-ri-an có về Cui-bư-sép ngay đâu mà anh ấy đến thăm cụ Da-kha rích… - Da-kha-rích à? – An-đrây hỏi, vẻ không hiểu. Prô-xcu-rin cười với vẻ khoan dung: - Nghe anh hỏi, tôi biết ngay anh không phải người vùng này. Không những Xta-vrô-pôn, nhưng có thể nói là toàn tỉnh Cui-bư-sép đều biết ông ấy. Một cụ già nổi tiếng! Ngoài bảy mươi tuổi rồi nhưng rất thích chơi với https://thuviensach.vn những tay đi săn trẻ. Cụ làm nghề gác rừng ở ngay đấy. Là một nhà săn bắn và câu cá rất lão luyện. Có thể nói là đến mùa săn và mùa câu các tay câu Cui-bư-sép kéo đến với cụ. Cụ và Xa-đốp-xki chơi với nhau rất thân… - Va-xi-li Mi-tơ-rô-pha-nô-vích à! – Mi-rô-nốp sôi nổi hẳn lên. – Đồng chí giới thiệu tôi với cụ Da-kha-rích và chỉ đường hộ được không. Đã đến đây mà không đến đó để săn bắn và câu cá thì thật là uổng. Tôi cũng rất thích câu cá! Chả phải An-đrây là người say mê gì thú câu cá, mặc dầu thỉnh thoảng anh cũng có nghỉ phép đi câu giải trí nhưng lần này thì anh cần cớ đó để gặp cụ Da-kha-rích, để xác minh lần cuối cùng trong những ngày hai bảy, hai tám, hai chín tháng Năm, Xa-đốp-xki ở đâu và trong những ngày đó ông ta có gặp cô gái mang tên Vê-lít-cô hay không? Chỉ có việc đó mà anh cần phải bỏ ra thêm một, hai ngày và nếu cần thì cả tuần lễ nữa cũng được. Tuy nhiên cần gì đến cả tuần lễ. Hãy đến với cụ Da-kha-rích một hôm và ngủ một đêm trong căn nhà gác rừng của cụ là An-đrây đã xác minh được tất cả những điều cần thiết. Theo lời cụ Da-kha-rích mà Mi-rô-nốp đã khéo léo và dễ dàng gợi lên trong khi tán chuyện về bác sĩ Xa-đốp-xki, An-đrây biết rõ là, Xa-đốp-xki đã đi thẳng từ nhà Prô-xcu-rin đến với cụ già gác rừng này sáng hôm sau ngày sinh nhật của Prô-xcu-rin và ở đây với cụ trọn một tuần chả đi đâu cả. Suốt thời gian đó, hai người cùng ở và đi săn với nhau, ngoài ra không còn ai đến nữa. Như vậy rõ ràng là, trong những ngày đó Xa-đốp-xki không hề gặp người vợ cũ của mình và dĩ nhiên là cũng không biết cô ta đã bỏ đi khỏi Crai-xcơ. Điều do dự cuối cùng của Mi-rô-nốp đã được giải quyết. Anh trở về Cui bư-sép với quyết định: cần phải tiến hành ngay việc đó. Chiều hôm trở về tới thành phố. An-đrây cho mời Xa-đốp-xki tới. Cuộc nói chuyện với Xa-đốp-xki đã không đánh lừa những điều Mi-rô nốp mong đợi. Xa-đốp-xki đã kể về Ôn-ga, về mối quan hệ của họ một cách đầy đủ và bình tĩnh, nhưng, không phải chỉ có thế, trong khi nói về tình cảm của mình với Ôn-ga, giọng Xa-đốp-xki đôi lúc như nghẹn lại, chua xót, căm uất nhưng sau đó ông trấn tĩnh được ngay và lại cố bình tĩnh https://thuviensach.vn kể tiếp câu chuyện. Giọng nói của ông chứng tỏ rằng, những ký ức đó vẫn đang cháy bỏng trong lòng ông. Toàn bộ câu chuyện của Xa-đốp-xki ngay từ đầu đã lôi cuốn An-đrây, lôi cuốn hoàn toàn sự chú ý của anh. Thỉnh thoảng Mi-rô-nốp đề ra những câu hỏi với vẻ mặt hết sức tự nhiên để cố giấu vẻ hồi hộp thực sự của mình. Xa-đốp-xki bắt đầu kể từ chỗ quen biết Ôn-ga trong gia đình giáo sư Na vơ-rô-xki trong những năm đầu chiến tranh. Đám mây bao phủ quanh cô gái giả danh là Vê-lít-cô dần dần tan đi. An-đrây im lặng lắng nghe, không thúc giục Xa-đốp-xki, mặc dầu anh rất nóng lòng muốn biết tại sao cô cháu và là con gái nuôi của giáo sư Na-vơ-rô-xki lại mang họ Vê-lít-cô. Vì từ khi bắt đầu đến giờ, Xa-đốp-xki chưa một lần nào nhắc đến họ của cô cả. Khi Xa-đốp-xki sang đến đoạn nói về sự xuất hiện của Ôn-ga ở Cui-bư sép sau khi ở trại tập trung về thì An-đrây rõ ràng thấy mình hồi hộp hơn nữa. Thế tức là, cô ta đã bị bắt làm tù binh? Lúc đầu ở với bọn Đức và sau đó ở với bọn Mỹ ( vì mãi hai năm sau khi chiến tranh chấm dứt cô mới được trao trả từ một trại tập kết tù binh nào đó ở phương Tây về). Đây là một điều mới mẻ và là điều hết sức quan trọng. “Thế đấy – An-đrây thoáng nghĩ, – vì thế nên họ cô ta mới là Vê-lít-cô, nếu như không phải là một sự nhầm lẫn.” - Xin lỗi, – cuối cùng rồi không thể chờ được, nên An-đrây đành phải nêu một cách khéo léo câu hỏi mà anh vẫn suy nghĩ từ lâu. – Thế tại sao sau khi lấy chồng rồi Ôn-ga lại không đổi sang họ của anh? - Tại sao à? – Xa-đốp-xki hỏi lại. – Tôi xin thề rằng, quả là tôi cũng không hề để ý đến chuyện vợ tôi lấy họ gì nữa. Nhưng Ôn-ga cũng có lý do riêng để không đổi họ của cô ấy sang họ tôi. - Lý do gì? - Đối với cô ấy, họ Vê-lít-cô là một kỷ niệm thiêng liêng, do đó cô rất không muốn đổi họ. - Vê-lít-cô à? – Mi-rô-nốp hỏi thêm. – Thế họ này là từ thời con gái à? https://thuviensach.vn - Không, anh chả hiểu gì cả. – Xa-đốp-xki trả lời với giọng thoải mái và bình tĩnh như từ đầu. – Họ của Ôn-ga là Nhi-cô-lê-va. Họ Vê-lít-cô là có từ thời kỳ ở mặt trận. Cô ấy là hiệu thính viên của đội du kích. Chắc anh cũng biết đấy, đó là điều bí mật. Cô ấy nói là chả cần thiết phải thay đổi họ vì đó là kỷ niệm của những năm chiến đấu. Phần cuối câu chuyện cũng chả có gì mới mẻ hơn: hầu hết những điều Xa-đốp-xki nói là những đoạn về cuộc đi nghỉ ở Xô-tri, việc Ôn-ga bỏ ông và đến Crai-xcơ để tìm cô ta. Những chi tiết đó Mi-rô-nốp đã biết. Xa-đốp xki không biết gì về số phận Ôn-ga sau lần gặp gỡ cuối cùng của họ. Nhưng có một số mâu thuẫn trong câu chuyện đã làm Mi-rô-nốp chú ý. Thí dụ như, Trê-nhi-a-ép thì nói về “thiên tình sử” của ông ta với Ôn-ga ở Xô tri kéo dài tới gần hai tuần lễ, nhưng theo lời Xa-đốp-xki thì Ôn-ga đã bỏ đi với Trê-nhi-a-ép ngay ngày hôm sau, khi quen biết ông ta. Còn câu chuyện bên bờ biển dưới đêm trăng, cái tát tai thì sao? Xa-đốp-xki không nói tý gì về chi tiết này cả. Có nhiều chi tiết khác nhau khá quan trọng giữa Xa-đốp xki và Trê-nhi-a-ép. Vậy thì ai trong họ đã giấu sự thật? Xa-đốp-xki chăng? Để làm gì? Hay là Trê-nhi-a-ép? Nhưng ông ta cần gì điều đó? Nhưng,vấn đề đó không phải là điều quan trọng chính hiện nay, mặc dầu vẫn còn thì giờ để phân tích. Tối hôm ấy, sau khi nghe xong báo cáo bằng điện thoại, thiếu tướng Va xi-li-ép hỏi: - Thế tức là, theo như Xa-đốp-xki nói thì vợ cũ của ông ta có ở trong các trại trao trả tù binh ở gần N. à? Vấn đề rất hấp dẫn đấy… – Ông im lặng một lát. – Này An-đrây, nhân tiện tôi muốn biết là chính cái “họ Cô-nhi-lê va” kia anh có ý kiến gì không? Cả Rư-gi-cốp nữa? Nếu như tôi không nhầm thì cũng được trao trả từ N. về. Anh có ý kiến gì về sự trùng lặp đó không? - Ồ, thưa thiếu tướng, sao lại không nghĩ đến điều ấy được. Không nên loại trừ rằng, để làm sáng tỏ những dấu vết đã mất về cô gái Cô-nhi-lê-va, theo tôi, có lẽ cần phải đến ngay đấy – đến ngay N. Nếu có thể, xin phép cho tôi tự đến đấy được không? https://thuviensach.vn - Tùy anh, – thiếu tướng đồng ý. – Anh cứ đi đi. Nhưng trước tiên nên về Crai-xcơ để kiểm tra xem công việc ra sao đã rồi hãy đi N. Chúng tôi sẽ phải tổ chức kiểm tra thật tỷ mỉ số phận của cô Cô-nhi-lê-va – nếu quả đó là họ thật của cô ta. Kết quả ra sao tôi sẽ báo anh biết. Đúng là, mấy lâu nay chúng ta cũng quan tâm đến bà Cô-nhi-lê-va – Na-vơ-rô-xcai-a ấy. Như vậy là đã có cơ sở rồi. Biết đâu Cô-nhi-lê-va của anh lại đang sống ở đấy? Anh thấy thế nào? Ta có nên cử Lu-ga-nốp đến Vô-rô-ne-giơ không? Hả? Đồng ý chứ? Tốt! https://thuviensach.vn Chương 7 Ở Cui-bư-sép về, Mi-rô-nốp gọi ngay thiếu úy Xa-vê-li-ép đến. An-đrây muốn biết xem có tin gì mới về Trê-nhi-a-ép và về những người cộng tác, giúp việc của kỹ sư trung tá. Tuy vậy báo cáo của Xa-vê-li-ép cũng chả có gì đặc biệt. Đã ba tuần nay, mặc dầu anh ta không rời mắt khỏi Trê-nhi-a-ép nhưng vẫn không có gì đáng lưu ý. Mọi việc đều diễn ra quá ư bình thường và lặng lẽ. Anh muốn tìm hiểu xem Xa-vê-li-ép có gặp những khó khăn gì cần khắc phục hay không. Nhưng người tình báo trẻ tuổi Xa-vê-li-ép hình như không cảm thấy có gì nguy hiểm cũng như hấp dẫn trong công tác khó khăn sắp tới của mình. Trê-nhi-a-ép thì vẫn tỏ ra bình tĩnh và khiêm tốn. Ông không tiếp xúc với ai ngoài giờ làm việc. Tối tối ông thường ở nhà, thỉnh thoảng có đi dạo phố một mình nhưng hay đi vào những phố vắng hoặc những khu ít người qua lại. Theo báo cáo thì Xa-vê-li-ép không phát hiện gì đặc biệt đáng lưu ý trong hành động của Trê-nhi-a-ép. - Không việc gì phải vội. – Thiếu tá nói. – Thường thường vẫn thế. Có thể là chung quanh Trê-nhi-a-ép chưa có những hiện tượng xấu. Nhưng anh vẫn cứ tiếp tục công việc của mình. Đừng nản! Chúng ta chưa nên kết luận vội vàng, quá sớm. Sau khi Xa-vê-li-ép về, Mi-rô-nốp làm việc với Lu-ga-nốp. Anh truyền đạt mệnh lệnh của thiếu tướng và thảo luận kế hoạch cụ thể về chuyến đi của Lu-ga-nốp tới Vô-rô-ne-giơ gặp bà quả phụ Cô-nhi-lê-va. An-đrây cũng báo cho đại úy biết là anh sẽ đi N. Sau khi nghe Mi-rô-nốp và Lu-ga-nốp báo cáo kế hoạch hành động, đại tá Xcơ-vô-re-xki tỏ ý không hài lòng. “Khá lắm, – ông nói, – thế là các anh đã quyết định xong! Người thì vù đi Lê-nin-grát, người thì đến Cui-bư-sép và bây giờ cả hai anh lại định chuồn đi một lần nữa. Thế giờ đây trong lúc các anh đi vắng, ai sẽ đảm đương việc theo dõi, giải quyết chỉ đạo toàn bộ công việc truy tìm này. Thế là các anh định hạ lệnh cho lão già này chắc?” https://thuviensach.vn Đại tá làm ra bộ giận dỗi thế thôi chứ thực ra, trong thâm tâm ông thầm khen hai người cán bộ trẻ và sau một lúc im lặng, ông bảo đảm với họ là ông sẽ gắng điều khiển toàn bộ công việc còn lại. Trong khi An-đrây vừa chuẩn bị khẩn trương chuyến đi N., anh xem đi xem lại tập hồ sơ ít ỏi về Rư-gi-cốp và những cuộc gặp gỡ của anh ta với cô Vê-lít-cô giả kia, thì Mát-xcơ-va đã gửi về kịp tập hồ sơ của Cô-nhi-lê-va. Tập hồ sơ nói rõ về cô gái, về gia đình và bố mẹ cô ta. Bố của cô là Cô nhi-lép sinh ra và lớn lên trong một gia đình địa chủ lớn. Bản thân ông ta là sĩ quan của một trung đoàn cận vệ quý tộc của Nga hoàng. Trong những năm đầu nội chiến Cô-nhi-lép đã chiến đấu trong hàng ngũ bạch vệ chống lại Chính quyền xô-viết. Mùa thu năm 1919, sau cuộc tấn công thất bại của Đê-ni-kin ở Mát-xcơ-va, Cô-nhi-lép bị thương và chuồn về vùng Cuốc-xcơ sống với vợ. Khi nội chiến sắp kết thúc, Cô-nhi-lép do ra thú tội ở Chính quyền xô viết địa phương nên đã được tha thứ. Đến trước năm 1929 lão ta vẫn làm việc ở phòng ruộng đất Cuốc-xcơ, cho đến giữa năm 1929 mới bị bắt. Theo như điều tra thì Cô-nhi-lép đã liên hệ với bọn phản cách mạng là những tên bạch vệ cũ. Trong tù, lão bị sưng phổi nặng nên đã chết. Chả bao lâu, bà mẹ cô bé Ôn-ga cũng chết nốt. Ôn-ga lúc đó chưa đầy sáu tuổi. Mồ côi bố mẹ, Ôn-ga cùng anh trai hơn cô năm tuổi phải sống trong nhà nuôi trẻ, nhưng cả hai anh em ở đây không lâu. Giáo sư Na-vơ-rô-xki đã đưa cô về làm con nuôi vì vợ ông là chị ruột mẹ Ôn-ga Cô-nhi-lê-va (tức là cô ruột Ôn-ga). Còn cậu Ghê-oóc-ghi anh ruột Ôn-ga thì không muốn rời nhà nuôi trẻ. Số phận anh ta sau này ra sao, không thấy hồ sơ nói tới. Căn cứ theo hồ sơ thì Ôn-ga Cô-nhi-lê-va tốt nghiệp trường cấp hai vào mùa thu năm 1942, và sau đó theo nguyện vọng cô được xếp vào học trường kỹ thuật vô tuyến điện. Tốt nghiệp loại ưu khóa cấp tốc, cô được phái đi cùng một tổ nhảy dù vào vùng quân Đức chiếm đóng. Cô được biên https://thuviensach.vn chế vào một binh đoàn du kích. Trong thời gian công tác ở binh đoàn cô rất tích cực. Trong một trận chiến đấu vào mùa hè năm 1943, Cô-nhi-lê-va bị thương và bị bắt làm tù binh. Đầu tiên cô bị giam ở trại tập trung của Hít-le ở vùng N. và cô đã tỏ ra là người Xô-viết cương nghị. Sau đó, Ôn-ga bị giải sang Đức cùng với nhiều tù binh khác. Đến đây, dấu tích Ôn-ga bị đứt quãng. Cô được coi như mất tích. Còn về câu hỏi: làm thế nào và tại sao Ôn-ga Cô nhi-lê-va lại trở thành Ôn-ga Vê-lít-cô, thì bản hồ sơ không hề nói đến. Đọc xong bản hồ sơ, Mi-rô-nốp trầm ngâm suy nghĩ. Dĩ nhiên là về thành phần xuất thân của cô và số phận bố mẹ cô ít nhiều phải cảnh giác đề phòng. Nhưng bản thân Ôn-ga thì lại được nuôi dưỡng, lớn lên trong một gia đình trí thức xô-viết, cô đã sống giữa những người xô-viết chân chính… và cuối cùng chính ngay sự việc và hoàn cảnh cô đi ra mặt trận, sự hoạt động của cô ở đội du kích, những ngày ở trại tù binh – chả đã nói lên phẩm chất cao quý của cô hay sao? Đúng như vậy, nhưng còn cái họ Vê-lít-cô. Tại sao lại là Vê-lít-cô? Tại sao cô lại đổi họ là Vê-lít-cô và nhằm mục đích gì? Tại sao cô ta lại nói dối Xa-đốp-xki lý do đổi họ của mình mà chỉ khẳng định rằng họ Vê-lít-cô là do người ta đặt cho cô trong thời gian ở đội du kích, “do yêu cầu của công tác bí mật.” Rõ ràng, việc nói dối này không phải là đơn giản. Còn mảnh giấy bí mật kia thì sao? Nó có ý nghĩa gì ở đây không? Ngần ấy câu hỏi “tại sao?” và “thế nào?“cứ quay cuồng, lởn vởn trong đầu óc người cán bộ an ninh trên con đường khám phá điều bí mật về người thiếu phụ đó! An-đrây tuy đã quen với những sự việc như vậy nhưng lần này anh thấy không mãn nguyện với mình. Mỗi ngày trôi qua, mỗi lần có một chi tiết, chứng cớ mới xuất hiện là một câu chuyện bí mật về Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na Cô-nhi-lê-va – Vê-lít-cô – Trê-nhi-a-ê-va[4] không những không được sáng tỏ thêm mà trái lại, càng có vẻ phức tạp và rắc rối hơn. Thôi, cứ phải lao vào công việc đã… Sáng hôm sau Mi-rô-nốp đi N., còn Lu-ga-nốp đi Vô-rô-ne-giơ. https://thuviensach.vn Đến Vô-rô-ne-giơ, Lu-ga-nốp nhanh chóng tìm thấy ngay nhà bà quả phụ – vợ giáo sư Na-vơ-rô-xki. Từ ngày chồng chết bà Ma-ri-a Xê-me-nốp na Na-vơ-rô-xcai-a thỉnh thoảng có cho người quen biết thuê tạm một vài căn phòng trong tòa nhà rộng rãi của mình, cho đỡ hiu quạnh. Được biết còn một phòng bỏ không, Va-xi-li Lu-ga-nốp liền chớp lấy thời cơ. Anh tìm đến gặp bà Na-vơ-rô-xcai-a xin thuê tạm căn phòng đó trong thời gian đến công tác ở thành phố này. Đã có người giới thiệu với anh như vậy và anh cũng muốn được hưởng tấm lòng quý khách của bà giáo kính mến. Làm sao bà có thể từ chối được một người từ xa đến như anh? Rõ ràng là nhiều người không thích ở khách sạn vì đắt tiền và không phải lúc nào khách sạn cũng sẵn phòng để cho thuê. Bà giáo im lặng nghe người khách trình bày. Môi bà mím chặt, nghiêm trang. Khi Lu-ga-nốp nói xong, bà mới bảo rằng, bà chỉ dành những căn phòng này cho người quen biết, bạn bè cũ của gia đình nhưng nếu có những trường hợp như thế thì… Chả lẽ lại từ chối? Do đó, sau khi đã thỏa thuận đôi bên, bà đã đồng ý để anh ở tạm ít lâu. Mới vài ba hôm ở đây nhưng Va-xi-li Lu-ga-nốp đã gây được cảm tình với bà cô họ của Ôn-ga. Tuy bề ngoài có vẻ khô khan, cô độc nhưng thật ra bà lại rất hiền lành và dễ bắt chuyện. Tính tình khiêm tốn và sự kính trọng của Lu-ga-nốp đối với giáo sư Na vơ-rô-xki (mà anh đã được nghe nói đến) đã làm cho bà Na-vơ-rô-xcai-a cảm động và hài lòng. Bà nhanh chóng thay đổi thái độ từ chỗ kiểu cách nghiêm nghị ra vẻ khoan dung đến chỗ thân tình với anh chàng cán bộ đi “công tác”lại hay rụt rè và hay đỏ mặt thẹn thùng như một cô gái này. Chiều tối, sau bữa cơm bà mời anh chén trà và sẵn sàng nói chuyện vui với anh hàng giờ liền. Được cái là bà cũng thích bắt chuyện để giết thì giờ. Bà ít nói về chồng mình, về công tác của ông ( có lẽ vì bà cũng không để ý đến công việc của ông chăng?) nhưng bà lại có thể ngồi hàng giờ kể về quá khứ của bà, về những năm sung túc thời trẻ, về những bà con thân thuộc của mình. https://thuviensach.vn Tuy vậy, Lu-ga-nốp nhận thấy rằng, bà hầu như không nhắc đến tên em gái mình – mẹ cô Ôn-ga Nhi-cô-lai-ép-na Cô-nhi-lê-va, đến gia đình và quá khứ của bà ta. Bà cũng không đả động gì đến cô cháu ruột và là con gái nuôi của bà là Ôn-ga. Trong lúc đó thì Lu-ga-nốp chỉ chờ và chỉ chú ý đến chuyện này thôi. Lu-ga-nốp suy nghĩ và quyết định phải tìm cách rút ngắn quá trình tìm hiểu lại để đi vào vấn đề chính mà anh quan tâm trong đợt công tác. Chẳng bao lâu anh đã tạo nên được điều kiện thuận lợi. Cũng như mọi lần, hôm ấy, sau bữa ăn tối, hai người lại ngồi uống trà trong phòng khách của bà Na-vơ-rô-xcai-a. Lu-ga-nốp làm bộ vô tình với tay, cầm quyển an-bom rồi thong thả dở xem từng trang sau khi đã xin phép bà chủ. Đây là quyển ảnh gia đình giáo sư Na-vơ-rô-xki. Đến một trang, Lu-ga-nốp giật mình ngạc nhiên: một tấm ảnh chụp một sĩ quan mặc áo quân phục đội cân vệ hoàng gia, bộ mặt nghiêm nghị, đứng sau một thiếu phụ mặt gầy gò, vẻ mệt mỏi nhưng lại hao hao giống khuôn mặt bà Ma-ri-a Xê-me-nốp-na Na-vơ-rô-xcai-a. Tại sao đã có lần anh xem nhưng lại không chú ý đến tấm ảnh này? - Xin lỗi bà, xin lỗi bà! – Lu-ga-nốp vừa kêu lên vừa đưa quyển ảnh ra trước mặt bà Ma-ri-a và hỏi. – Chả lẽ bà đây chăng? Nhưng sao trông bà lại gầy yếu thế này nhỉ? Có lẽ chụp sau lúc ốm dậy chăng? - Ồ, anh nhầm rồi! – Bà Na-vơ-rô-xcai-a kêu lên đầy lý thú. – Không phải tôi đâu. Tôi chả bao giờ lại gầy yếu thế đâu. Đây là Ca-tơ-rin. Em ruột tôi đấy. Khổ thân, cô ấy ốm yếu luôn. Tội nghiệp, cô ấy mất lúc chưa đầy ba mươi hai tuổi. Và, chả phải để mời, bà Ma-ri-a bắt đầu kể về “cô em Ca-tơ-rin tội nghiệp.” Trong câu chuyện bà cố nhấn mạnh đến mối tình của hai chị em lúc son trẻ, đến những cá tính khác nhau của hai người và lòng khoan dung của bà đối với em gái. Tuy có đôi điểm không bằng lòng nhưng, nói chung, bà rất yêu thương cô em gái – cô em yếu đuối của mình. Đặc biệt bà rất thương Ôn-ga – con gái cưng của em. Lu-ga-nốp hiểu rõ điều đó. Không có gì phải phân vân, nghi ngờ về điểm này cả. https://thuviensach.vn Lu-ga-nốp cũng hiểu được nguyên nhân sự khác biệt về cá tính của hai chị em qua câu chuyện của bà: đó là sự khác nhau về số phận của hai người – một người thì được nuông chiều ngay từ bé, còn một người là bà thì ít được nuông chiều chăm sóc bằng và do đó đã dẫn đến sự thay đổi khá nhanh, khá đột ngột trong cuộc sống của họ. Theo lời bà Ma-ri-a thì Ca-tơ-rin là một cô gái rất “nổi tiếng trong phái nữ” về sắc đẹp của mình. Cô lấy chồng khá sớm, đã đi một “nước cờ tuyệt diệu.” Chồng cô là một sĩ quan có uy quyền, con trai một đại địa chủ, một người rất giàu có. Còn Na-vơ-rô-xcai-a thì lại khác. Cả một thời gian dài chả có ai ngó ngàng tới, chả có ai thèm hôn tay bà. Giáo sư chồng bà, lúc mới đậu bác sĩ, tình cờ gặp cô Ma-ri-a ở một khu nghỉ mát. Hai người quen nhau chưa bao lâu thì giáo sư đã ngỏ lời cầu hôn. Ma-ri-a bèn chớp ngay lấy thời cơ mong đợi từ lâu ấy và chả bao lâu cô Ma-ri-a đã trở thành phu nhân Na-vơ-rô xcai-a. Tất nhiên, chả cần phải nói, bà rất yêu chồng, yêu một cách nồng nhiệt và rất quý trọng chồng. Cuộc sống của họ thật đầm ấm. Đã có lần bà ước ao có được cuộc sống sung túc như Ca-tơ-rin. Nhưng cuộc sống của em bà xoay chuyển thật bất ngờ. Một sĩ quan cận vệ hoàng gia đầy quyền thế, một người giàu có phút chốc biến thành kẻ nghèo túng, thành anh nhân viên quèn. Người vợ trẻ, đẹp, được nuông chiều của ông ta thì ốm yếu, gầy gò đi vì tiếc của, tiếc cuộc sống xưa. Còn bà Ma-ri-a Xê me-nốp-na thì đã cùng chồng bước từng bước vững chắc lên “bậc thang danh vọng.” Từ một bác sĩ thường, ông trở lên nổi tiếng, được đề bạt là bác sĩ trưởng, rồi giáo sư và cuối cùng là tiến sĩ y khoa… Kích động bởi những câu hỏi có vẻ ngây thơ và tò mò của Lu-ga-nốp, Na-vơ-rô-xcai-a đã kể về các con của Cô-nhi-lép và về người cháu trai và người cháu gái mình. Anh trai của Ôn-ga là Ghê-oóc-ghi sau khi mẹ chết, đã đưa em gái vào sống ở nhà nuôi trẻ trong lúc cậu chưa đầy mười một tuổi! Ít lâu sau, bà Na-vơ-rô-xcai-a và chồng đã đưa cô bé Ôn-ga về nuôi vì hai ông bà không có con.Ôn-ga đã sống và lớn lên trong gia đình bà như một người con đẻ thực sự. Cô đã tỏ ra là một người con gái tốt nết. https://thuviensach.vn Còn Ghê-oóc-ghi thì sao? Đối với cậu bé này thì có phức tạp hơn. Họ cũng muốn đưa cậu về nuôi nhưng cậu ta một mực từ chối. Không sao cả, vì cậu ta cũng đã trở thành một con người biết suy nghĩ. Cậu đã dần lớn lên và tham gia chiến đấu. Sau đó tốt nghiệp đại học. Giờ đang công tác trong ngành khoa học. Hình như là nhà địa chất hay là khảo cổ gì đó. Chỉ có một điều là, theo như bà Na-vơ-rô-xcai-a nói, cháu đối với chúng tôi cũng như người dưng nước lã. Mỗi năm nó chỉ viết cho chúng tôi vài lá thư gọi là, tuy thỉnh thoảng có nhiều hơn. Chỉ có thế thôi! Còn tôi thì cũng chả viết gì cho nó cả. Có gì mà viết, nghe đâu, cháu nó hiện đang ở An-ma-A-ta. Đấy, tôi chỉ biết về nó có thế! - Thế còn Ôn-ga? – Lu-ga-nốp hỏi, cố giấu sự hồi hộp. – Cuộc sống của cô ta hiện ra sao? Bà Na-vơ-rô-xcai-a thở dài nặng nề và đưa khăn tay lên mắt: - Biết nói gì với anh được? Ôn-ga của chúng tôi không gặp may lắm, không được hạnh phúc. Ôi! Cuộc sống của nó không gặp vận may… - Sao lại như vậy được? Cô ta sống trong gia đình bà cơ mà? Không, không, tôi không thể hiểu được! – Lu-ga-nốp sôi nổi nói với một giọng hoàn toàn sửng sốt, do đó lại càng làm cho bà chủ nhà thấy cần phải giải thích thêm. - Như anh biết đấy, – sau một lúc im lặng, bà Ma-ri-a thở dài rồi chậm rãi tiếp tục, – khó mà nói cho anh hiểu được là chúng tôi đã nuôi nấng Ôn ga ra sao… Ồ! Biết nói thế nào được nhỉ? Chỉ có thể nói rằng đó là một enfant terrible – một đứa trẻ ghê gớm. (Trong câu chuyện, bà ta thỉnh thoảng lại đệm vài câu tiếng Pháp vào.) Một con bé tự chủ, hay thay đổi tính nết nhưng đồng thời nhiều lúc lại rất hiền từ và đặc biệt là rất đẹp. Con bé lớn lên ngoan ngoãn, thông minh hiền hậu. Nhưng bỗng nhiên nó lại đột ngột đổi tính thay nết có vẻ khó hiểu. Anh biết không, – bà Ma-ri-a Na-vơ rô-xcai-a bỗng hạ giọng thì thầm có vẻ bí mật, – anh có biết là trước chiến tranh ít lâu, con bé Ôn-ga làm cái gì không? Thật kinh khủng! Thật kinh khủng! Này, anh Va-xi-li Ni-cô-lai-ê-vích, anh phải thỏa thuận là không được hở ra cho ai lời nào cả nhé! Điều này chỉ entre nous thôi đấy. https://thuviensach.vn Comprenez vous.[5] Tức là, con bé Ôn-ga tham gia một cái hội gì đó. Hội bí mật. Chả hiểu chúng nó định làm gì thì tôi không biết được, nhưng tôi biết đó là một cái hội xấu, bất hợp pháp. Tôi phát hiện điều này chỉ do tình cờ thôi: chả là một hôm thu dọn bàn của con bé tôi thấy một tờ giấy có chữ nắn nót. Tờ giấy ghi những lời thề lạ lùng gì đó. “Tôi là… gì gì đó… thề sẽ trung thành với thủ lĩnh.” Đại loại có những câu thề thốt như vậy. Đó là những tổ chức có từ trước cách mạng mà hiện nay đã bị xóa bỏ rồi. “Thủ lĩnh.” Chà, chà con bé táo tợn! Tôi đọc cho nhà tôi nghe – chả là Ôn-ga rất quý trọng giáo sư. Một hôm Ôn-ga đi đâu về, khi ba chúng tôi ngồi vào bàn, tôi bèn để tờ giấy lên bàn. Lúc đầu Ôn-ga khăng khăng chối cãi nhưng sau lại thú nhận hết. Thì ra bọn chúng tập hợp một số học sinh là con cái bọn quý tộc cũ lại và lập hội để phục thù chính quyền mới. Cái hội này do Ma-cốp-xki chủ xướng ra. Tên nó là Xéc-giơ Ma-cốp-xki. Anh chưa nghe nói đến cái họ Ma-cốp-xki nhỉ? Ừ, làm sao mà biết hết được… Họ nhà Ma-cốp-xki, – bà tiếp tục sau một lúc trầm ngâm, – là những tay địa chủ lớn ở tỉnh Vô-rô-ne-giơ này. Sau cách mạng vào khoảng năm 1925- 1926 gì đó chúng nó kéo cả nhà chạy ra nước ngoài. Hình như sang Pháp hay Đức gì đó. Thôi, điều đó không quan trọng. Chúng để thằng con trai ở lại… Tại sao nó lại ở lại, nó sống dựa vào ai, sống ra sao – những điều này tôi không biết. Tôi chỉ biết là trước khi xảy ra chiến tranh ít lâu thì thằng Ma-cốp-xki này xuất hiện trong nhà tôi. Nó bắt đầu ve vãn con bé Ôn-ga và con bé này tỏ ra rất vui sướng. Lúc đó nó cũng đã ở tuổi mười sáu rồi mà thằng kia thì lại là một thanh niên quý tộc, đẹp trai. Nó vào khoảng ngoài hai mươi. Dĩ nhiên là con Ôn-ga ưng ý lắm. Tôi và nhà tôi rất không hài lòng chuyện đó, nhưng anh biết đấy, làm sao được? Cần phải nói thẳng với cháu rằng cái thằng Ma-cốp-xki kia là người như thế nào: nó là một đứa xấu, dối trá, hung bạo, cục cằn. Chính thằng Ma-cốp-xki là “thủ lĩnh cũ” của bọn này. Ngay tối hôm ấy, Ôn-ga thú nhận hết. Thằng Ma-cốp-xki chơi với bọn trẻ, tán dương, nhận xét chúng và chọn https://thuviensach.vn